id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 5
274k
|
---|---|---|---|
19854488 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1%20quan%20ngang%20B%E1%BB%99%20%28Ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%29 | Cơ quan ngang Bộ (Chính phủ Việt Nam) | Cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ, mặc dù không mang tên là Bộ nhưng cơ quan này giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực,... trong phạm vi toàn quốc. Người đứng đầu cơ quan ngang Bộ được gọi là Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, tùy theo từng cơ quan sẽ có tên gọi chính thức khác nhau.
Danh sách cơ quan
Hiện nay, Chính phủ hiện nay có 4 cơ quan ngang Bộ bao gồm:
1. Ủy ban Dân tộc
Ủy ban Dân tộc là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc. Hiện nay người đứng đầu Ủy ban Dân tộc là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ông Hầu A Lềnh, người H'Mông. (Cần phân biệt cơ quan này với Hội đồng Dân tộc - cơ quan của Quốc hội)
2. Thanh tra Chính phủ
Đây là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;... Người đứng đầu là Tổng thanh tra Chính phủ - ông Đoàn Hồng Phong.
3. Ngân hàng Nhà nước
Thống đốc là bà Nguyễn Thị Hồng - nữ thống đốc đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của nước ta; có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối;... (Cần phân biệt "Ngân hàng Nhà nước" với Big4 ngân hàng nhà nước (ngân hàng thương mại thuộc nhà nước) lớn nhất Việt Nam bao gồm: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV).
4. Văn phòng Chính phủ
Đây là một cơ quan ngang Bộ được ví như "Siêu Bộ" trong Chính phủ bởi đây là cơ quan thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hiện nay là ông Trần Văn Sơn. Cùng với 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ cùng tạo nên cơ cấu tổ chức Chính phủ hiện nay (22 Bộ, cơ quan ngang Bộ).
Nhiệm kỳ của cơ quan ngang Bộ
Theo Luật Tổ chức chính phủ hiện hành thì nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, mà cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ vì vậy, nhiệm kỳ của cơ quan ngang Bộ theo nhiệm kỳ của Chính phủ. Tuy nhiên, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, thì Chính phủ được tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ nhiệm kỳ tiếp theo.
Tham khảo
Cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam |
19854489 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Zuerchermyia | Zuerchermyia | Zuerchermyia là một chi ruồi thuộc họ Stratiomyidae.
Loài
Zuerchermyia bequaerti (Curran, 1932)
Zuerchermyia festiva (Walker, 1854)
Zuerchermyia malachitis (Lindner, 1928)
Zuerchermyia princeps (Gerstaecker, 1857)
Zuerchermyia pustulosa (James, 1938)
Tham khảo
Ruồi Nam Mỹ
Ruồi Bắc Mỹ |
19854500 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%90%C3%ACnh%20D%C5%A9ng | Lương Đình Dũng | Lương Đình Dũng (sinh năm 1973) là nhà văn, biên kịch phim và đạo diễn điện ảnh độc lập người Việt Nam. Ông được biết đến với các bộ phim Cha cõng con, Thành phố ngủ gật và 578: Phát đạn của kẻ điên.
Tiểu sử
Lương Đình Dũng sinh năm 1973 tại xã Phú Lâm, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang nay thuộc phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang. Ông là con út trong gia đình có 4 anh em trai. Ông tự nhận mình từng là một đứa con hư hỏng và học dốt, có vài lần bỏ nhà đi cũng như bị đuổi học do đánh nhau. Dũng cũng đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ năm 12 tuổi khi có thể làm thơ.
Sự nghiệp
Sáng tác thơ, văn
Từ năm 1995 đến 1997, khi là công nhân bốc vác tại Nhà máy xi măng Tuyên Quang, Lương Đình Dũng đã bắt đầu sáng tác truyện ngắn với hai tác phẩm Cha cõng con và Những cô gái vô chủ. Năm 2002, Lương Đình Dũng cho ra mắt tuyển tập Con hãy đi về phía mặt trời gồm 24 truyện ngắn và 58 bài thơ.
Hơn mười năm bươn chải đủ nghề, năm 1993, bước ngoặt cuộc đời của Dũng là khi mẹ ông bị bệnh, ông từ bỏ tất cả đề trở về. Lương Đình Dũng muốn thực hiện ý nguyện của bà rằng Dũng sẽ học đại học, cùng với lời thách thức của một người bạn nên ông đã thi vào khoa Biên kịch, Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.
Lĩnh vực quảng cáo
Với dự định ban đầu là học khoa Đạo diễn, nhưng khi biết chi phí bỏ ra làm đề án tốt nghiệp vượt quá khả năng bản thân, nên Dũng đăng ký học biên kịch vì sẽ không mất chi phí làm đề án lại còn được tài trợ thêm. Khi làm một số kịch bản, ông nhận được đề nghị chỉnh sửa lại từ phía các đạo diễn, sau những lần này, ông quyết tâm sẽ tự thực hiện các bộ phim của mình. Từ năm 1999, ông cùng một người bạn tiết kiệm tiền để cùng làm phim.
Trong thời gian làm sinh viên, Dũng từng làm gia sư, buôn bán xe máy,..., ông nhận thấy bản thân thích làm quảng cáo và rồi ông gắn bó với công việc này trong suốt 15 năm tiếp theo.
Ông tốt nghiệp với bằng Thạc sĩ Nghệ thuật điện ảnh, với số vốn 1,4 triệu trong tay, ông thành lập công ty Tứ Vân Media với lĩnh vực chính là quảng cáo, thỉnh thoảng phát hành thêm chương trình hài.
Lĩnh vực điện ảnh
Bài tập tốt nghiệp Bánh đa bánh đúc giúp Dũng kiếm thêm 4 triệu đồng và được dựng thành phim truyền hình.
Tác phẩm đầu tay của Lương Đình Dũng làm đạo diễn là phim ngắn Đồng tiền được thực hiện khi ông đang còn là sinh viên với kinh phí chỉ 160 nghìn VNĐ. Bộ phim ngắn tiếp theo do ông đạo diễn là Hạnh phúc đỏ được hỗ trợ sản xuất bởi Trung tâm phát riển điện ảnh – TPD, đã giành được Bằng khen tại Cuộc thi phim ngắn toàn quốc 2004. Phim ngắn Chuyện ông Mờ với kinh phí 17 triệu đồng, nhận được bằng khen của Giải Cánh diều cho phim ngắn 2006 và giải phim xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo lần thứ 19 năm 2007. Từ năm 2007, Lương Đình Dũng bắt đầu chuyển thể kịch bản điện ảnh cho truyện ngắn Cha cõng con, năm 2010 ông tham gia lớp đào tạo biên kịch của Pilar Alessandra và được cô biên tập lại kịch bản này. Quá trình quay phim bắt đầu từ 2013 nhưng bị gián đoạn do thời tiết và không muốn dùng đến kỹ xảo nên đến tháng 7 năm 2015 mới được tiếp tục, cuối cùng bộ phim Cha cõng con kịp hoàn tất vào cuối năm 2016.
Năm 2017, Lương Đình Dũng phát hành bộ phim điện ảnh đầu tay Cha cõng con, Tại Giải Cánh diều 2016 bộ phim được trao Bằng khen của hạng mục Phim điện ảnh. Vì cảm thấy phần thưởng này không tương xứng với tác phẩm của mình nên Lương Đình Dũng đã lập tức trả lại giải thưởng. Sau đó bộ phim giành được một số giải thưởng quốc tế cùng giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20. Lương Đình Dũng cũng nhận được giải Đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan phim độc lập Hoa Kỳ lần thứ 6 và Biên kịch xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 cùng với đồng biên kịch Bùi Kim Quy. Sau khi Cha cõng con được đề cử tại Liên hoan phim Tallinn Black Nights, Lương Đình Dũng được Ban tổ chức chọn làm người đại diện của điện ảnh Việt Nam hỗ trợ các phim và tác giả Việt Nam tham dự kỳ liên hoan phim tiếp theo. Năm 2018, Lương Đình Dũng tiếp tục kế hoạch sản xuất phim điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết do ông sáng tác năm 2008, Thành phố ngủ gật. Bộ phim này dự định phát hành trong năm 2019, nhưng bị trì hoãn do dịch bệnh và một số lý do chuyên môn khác. Trong cùng năm, Lương Đình Dũng triển khai tiếp dự án phim hành động 578 được chuyển thể từ tiểu thuyết 578 do ông sáng tác. Năm 2020, ông công bố dự án phim kinh dị Mật mã 45: Ma đói, bộ phim có sự tham gia của các nhà làm phim đến từ Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Estonia. Bộ phim dự kiến sẽ lấy bối cảnh tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và một số nước Châu Á và dự định quay vào năm 2021, do dịch COVID-19 bùng phát nên lịch sản xuất được rời sang năm 2022. Cùng với Mật mã 45: Ma đói, Lương Đình Dũng cũng cho biết ý định chuyển thể tiểu thuyết Những cô gái vô chủ của ông thành một bộ phim hành động.
Năm 2021, Lương Đình Dũng trở thành đạo diễn Việt Nam đầu tiên là thành viên Ban giám khảo hạnh mục phim điện ảnh tại Liên hoan phim Quốc tế Pune. Cũng trong năm này ông là thành viên Ban giám khảo của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22. Năm 2022, ông là Giám khảo hạng mục phim truyện tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6.
Năm 2022, bộ phim 578: Phát đạn của kẻ điên chính thức được phát hành. Đây là tác phẩm thứ hai của Lương Đình Dũng được chọn đại diện điện ảnh Việt Nam tham gia hạng mục Phim nước ngoài xuất sắc tại hai kỳ Giải thưởng Oscar. Tuy nhiên kết quả cuối cùng cả hai bộ phim đều không có tên trong đề cử.
Tháng 4 năm 2023, Lương Đình Dũng công bố dự án phim kinh dị thứ hai của ông với tựa đề Đồi hành xác. Cuối năm 2023, ông được chọn vào vị trí đạo diễn dự án phim điện ảnh lịch sử Anh hùng. Mặc dù được hoàn thành trước nhưng đến tháng 10 năm 2023, bộ phim Thành phố ngủ gật mới chính thức được phát hành sau hơn 2 năm trì hoãn. Bộ phim có được một số đề cử tại các liên hoan phim quốc tế.
Ngoài việc sản xuất phim, từ tháng 1 năm 2024, Lương Đình Dũng còn gây dựng dự án Đu đủ xanh Xi nê – Green Papaya – với mục đích kéo các bạn trẻ ra khỏi các hoạt động không có lợi, đồng thời khơi gợi đam mê điện ảnh và làm phim từ khả năng mà các em sẵn có. Lương Đình Dũng đã có sẵn kế hoạch cho năm 2034 với bộ phim Ba mùa mưa, bẩy mùa nước.
Tác phẩm
Ấn phẩm
Giải thưởng
Giải thưởng cá nhân
Giải thưởng cho tác phẩm
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Sinh năm 1973
Người Tuyên Quang
Đạo diễn điện ảnh Việt Nam
Họ Lương tại Việt Nam
Nhà biên kịch điện ảnh Việt Nam |
19854513 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%A3%20gi%E1%BA%A3ng | Trợ giảng | Trợ giảng () là người hỗ trợ giáo viên hoặc giảng viên trong việc giảng dạy và nghiên cứu. Họ có thể là sinh viên đại học, cao học, hoặc người đã tốt nghiệp đại học.
Về bản chất, trợ giảng (TA) đóng vai trò hỗ trợ cho các lớp học. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sinh còn đảm nhiệm vị trí giảng viên chính cho một hoặc nhiều lớp học mỗi học kỳ với vai trò là giảng viên tập sự hoặc trợ giảng sau đại học. Tuy nhiên, ở một số nơi như Florida, họ vẫn được gọi là "trợ giảng". Nhìn chung, trợ giảng sau đại học và trợ giảng trưởng thành thường nhận mức lương cố định theo từng hợp đồng (thường là một học kỳ hoặc một năm học). Ngược lại, trợ giảng là sinh viên đại học hoặc học sinh trung học đôi khi không được trả lương. Tại Mỹ và các quốc gia sử dụng hệ thống tín chỉ, họ sẽ nhận tín chỉ học tập để đổi lấy sự hỗ trợ của mình.
Chú thích
Nghề nghiệp trong ngành giáo dục
Giảng dạy |
19854523 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Namie%2C%20Fukushima | Namie, Fukushima | là thị trấn thuộc huyện Futaba, tỉnh Fukushima, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 1.923 người và mật độ dân số là 8,6 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 223,1 km2.
Địa lý
Đô thị lân cận
Fukushima
Minamisōma
Iitate
Kawamata
Nihonmatsu
Tamura
Ōkuma
Futaba
Katsurao
Khí hậu
Tham khảo
Thị trấn của Fukushima |
19854566 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%81lvaro%20Odriozola | Álvaro Odriozola | Álvaro Odriozola Arzalluz (, sinh ngày 14 tháng 12 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha hiện đang thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh phải cho câu lạc bộ Real Sociedad tại La Liga.
Sự nghiệp câu lạc bộ
Real Sociedad
Odriozola sinh ra ở San Sebastián, Xứ Basque, và gia nhập đội trẻ của Real Sociedad vào lúc 10 tuổi. Vào ngày 1 tháng 9 năm 2013, anh có trận ra mắt cho đội dự bị trong trận thua 3–0 trên sân khách trước UD Las Palmas Atlético tại Segunda División B. Cũng trong tháng đó, anh đã ra sân trong một vài trận tại UEFA Youth League.
Odriozola đã được thăng hạng lên đội B trước mùa giải 2014–15 và ghi bàn thắng đầu tiên vào ngày 6 tháng 9 năm 2014 khi ghi bàn thắng cuối cùng trong chiến thắng 3–0 trên sân nhà trước Real Unión. Vào ngày 25 tháng 2 năm 2016, anh đã gia hạn hợp đồng với Real Sociedad đến năm 2018.
Vào ngày 16 tháng 1 năm 2017, khi cả Carlos Martínez và Joseba Zaldúa đều bị chấn thương, Odriozola đã có trận ra mắt đội một ở La Liga trong trận thắng 2–0 trên sân khách trước Málaga CF. Tính đến cuối mùa giải 2016–17, anh thi đấu thêm 16 trận nữa.
Odriozola gia hạn hợp đồng đến năm 2022 vào ngày 10 tháng 6 năm 2017. Sau đó, anh chính thức được đôn lên đội một trước mùa giải 2017–18 và nhanh chóng trở thành sự lựa chọn số một ở vị trí hậu vệ phải. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho đội một vào ngày 15 tháng 2 năm 2018 trong trận hòa 2–2 trước FC Red Bull Salzburg ở vòng 32 đội UEFA Europa League tại Sân vận động Anoeta.
Real Madrid
Vào ngày 5 tháng 7 năm 2018, Real Madrid đã đạt được thỏa thuận với Real Sociedad về việc chuyển nhượng Odriozola. Sau đó, anh ký hợp đồng có thời hạn 6 năm với Real Madrid với khoản phí xấp xỉ 40 triệu euro. Odriozola ra mắt cho Real Madrid trong trận thắng 1–0 trước RCD Espanyol vào ngày 22 tháng 9 và chơi trọn vẹn 90 phút. Odriozola ghi bàn thắng đầu tiên cho Real Madrid tại La Liga vào ngày 21 tháng 4 năm 2021 khi ghi bàn thắng thứ hai trong chiến thắng 3–0 trước Cádiz.
Cho mượn tại FC Bayern Munich
Vào tháng 1 năm 2020, Odriozola được cho FC Bayern Munich mượn đến cuối mùa giải 2019–20 và anh trở thành tân binh của Bayern trong kỳ chuyển nhượng mùa đông của mùa giải 2019-20. Vì giai đoạn cuối của mùa giải này phải bị hoãn do đại dịch COVID-19, hợp đồng của Odriozola đã được gia hạn đến ngày 31 tháng 8 để anh có thể tham gia trận chung kết cúp quốc gia vào ngày 4 tháng 7 và trận chung kết Champions League 2019–20 vào tháng 8. Anh ra sân tổng cộng 5 lần cho FC Bayern Munich trong tất cả các giải đấu và là lựa chọn phía sau Benjamin Pavard và Joshua Kimmich, những người chủ yếu chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Trong mùa giải này, anh giành được cú ăn ba với Bayern Munich khi giành chức vô địch Bundesliga, DFB-Pokal và Champions League.
Cho mượn tại ACF Fiorentina
Vào ngày 28 tháng 8 năm 2021, Odriozola gia nhập câu lạc bộ Fiorentina ở Serie A theo dạng cho mượn trong một mùa giải.
Quay trở lại Real Sociedad
Vào ngày 1 tháng 9 năm 2023, Odriozola trở lại Real Sociedad sau khi ký hợp đồng có thời hạn đến mùa giải 2028–29.
Sự nghiệp quốc tế
Odriozola lần đầu tiên được chọn vào đội tuyển U-21 quốc gia Tây Ban Nha bởi Albert Celades và giúp đội lọt vào trận chung kết Giải vô địch U-21 châu Âu 2017. Anh có trận đấu quốc tế chính thức đầu tiên cho Tây Ban Nha vào ngày 6 tháng 10 năm 2017 trong chiến thắng 3–0 trước Albania ở vòng loại FIFA World Cup 2018. Anh đã chơi toàn bộ trận đấu này và đã thực hiện một pha kiến tạo cho bàn thắng của Thiago Alcântara giúp đội lọt vào World Cup với tư cách là đội nhất bảng.
Odriozola có tên trong danh sách 23 người tham dự FIFA World Cup 2018 ở Nga. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Tây Ban Nha vào ngày 3 tháng 6 năm 2018 trong trận hòa 1–1 với Thụy Sĩ ở Villarreal.
Thống kê sự nghiệp
Câu lạc bộ
Quốc tế
Tỷ số của Tây Ban Nha được liệt kê trước, cột tỷ số ghi tỷ số sau mỗi bàn thắng của Odriozola.
Danh hiệu
Câu lạc bộ
Real Madrid
Copa del Rey: 2022–23
FIFA Club World Cup: 2018, 2022
Bayern Munich
Bundesliga: 2019–20
DFB-Pokal: 2019–20
UEFA Champions League: 2019–20
Quốc tế
U-21 Tây Ban Nha
Giải vô địch bóng đá U-21 châu Âu: 2017
Tham khảo
Liên kết ngoài
Álvaro Odriozola tại Real Madrid CF
Sinh năm 1995
Nhân vật còn sống
Người Tây Ban Nha
Cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha
Cầu thủ bóng đá nam Tây Ban Nha
Hậu vệ bóng đá
Hậu vệ bóng đá nam
Cầu thủ bóng đá Real Sociedad B
Cầu thủ bóng đá Real Sociedad
Cầu thủ bóng đá Real Madrid
Cầu thủ bóng đá Bayern München
Cầu thủ bóng đá ACF Fiorentina
Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Tây Ban Nha
Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Tây Ban Nha
Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha
Cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha ở nước ngoài
Cầu thủ bóng đá nam Tây Ban Nha ở nước ngoài
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Đức
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Ý |
19854574 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Valorant%20Champions%20Tour%202023%3A%20LOCK//IN%20S%C3%A3o%20Paulo | Valorant Champions Tour 2023: LOCK//IN São Paulo | Valorant Champions Tour 2023 (VCT): LOCK//IN São Paulo, là một giải đấu quốc tế được tổ chức bởi Riot Games cho bộ môn thể thao điện tử Valorant, và là một phần của Valorant Champions Tour mùa giải 2023. Giải đấu diễn ra từ ngày 13 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3 năm 2023 tại São Paulo, Brazil. Riot Games đã thay thế giải Masters của giai đoạn 1 năm 2023 bằng 1 giải đấu khởi động mùa giải mang tên "VCT LOCK//IN" dành cho tất cả 30 đội thành viên và 2 đội được mời từ Trung Quốc. Đội chiến thắng trong giải đấu này sẽ được coi là giành được danh hiệu Masters.
Địa điểm
São Paulo là thành phố được chọn để đăng cai tổ chức giải đấu. Tất cả các trận đấu được thi đấu tại Ginásio do Ibirapuera.
Các đội tham dự
30 đội thành viên đến từ các khu vực , Châu Mỹ và và 2 đội được mời đến từ khu vực Trung Quốc đều đủ điều kiện tham gia. 32 đội thi đấu theo thể thức loại trực tiếp. Tất cả các trận đấu đều thi đấu theo thể thức , ngoại trừ các trận bán kết và chung kết thi đấu theo thể thức .
Kết quả
Thứ hạng
Tham khảo
Chú thích |
19854579 | https://vi.wikipedia.org/wiki/The%20English%20%28phim%20truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh%29 | The English (phim truyền hình) | Người Anh là một bộ phim truyền hình tái hiện miền Viễn tây do BBC và Amazon Prime sản xuất, do Hugo Blick viết kịch bản và đạo diễn. Với sự tham gia của Emily Blunt và Chaske Spencer, phim kể về một phụ nữ người Anh du hành đến miền Tây nước Mỹ vào năm 1890 để tìm cách trả thù người đàn ông mà cô cho rằng đã gây ra cái chết của con trai mình. Phim được công chiếu lần đầu tại Vương quốc Anh trên BBC Two và iPlayer vào ngày 10 tháng 11 năm 2022 và tại Hoa Kỳ trên Amazon Prime Video vào ngày 11 tháng 11 năm 2022. Bộ phim nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình, đặc biệt là diễn xuất của Blunt và Spencer.
Cốt truyện
Người phụ nữ người Anh, Quý cô Cornelia Locke đến miền Viễn tây vào năm 1890 để trả thù người đàn ông mà cô cho là nguyên nhân gây ra cái chết của con trai mình. Cô gặp Eli Whipp, cựu trinh sát kỵ binh và là thành viên của Quốc gia Pawnee. Eli đang trên đường đến Nebraska để đòi lại mảnh đất mà anh được hưởng vì đã phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, mặc dù đã được cảnh báo rằng người da trắng sẽ không trả lại. Cornelia và Eli khám phá ra mối liên hệ với nhau trong quá khứ.
Diễn viên và nhân vật
Chính
Emily Blunt vai Quý cô Cornelia Locke
Chaske Spencer trong vai Thượng sĩ Eli Whipp/Sói bị thương
Phụ
Quá trình sản xuất
Vào tháng Hai năm 2020, Emily Blunt gia nhập dàn diễn viên của phim, với Hugo Blick biên kịch và đạo diễn, và Amazon Studios và BBC Studios đồng sản xuất. Tháng Năm năm 2021, Chaske Spencer, Rafe Spall, Toby Jones, Tom Hughes, Stephen Rea, Valerie Pachner, Ciarán Hinds, Malcolm Storry, Steve Wall, Nichola McAuliffe, Sule Rimi và Cristian Solimeno gia nhập dàn diễn viên.
Ghi hình chính thức bắt đầu ở Tây Ban Nha vào tháng Năm năm 2021 và kết thúc vào tháng Chín năm 2021.
Đón nhận
Hệ thống tổng hợp kết quả đánh giá của trang web Rotten Tomatoes ghi nhận 82% đánh giá tích cực và đánh giá trung bình 7.7/10, dựa trên 56 bài phê bình. Sự đồng thuận của trang web viết: "Một sự vượt trội về mặt hình ảnh được nâng cao nhờ màn trình diễn của Emily Blunt và Chaske Spencer, Người Anh là một bộ phim Viễn Tây hấp dẫn và có phần uốn khúc được làm bằng kỹ thuật thủ công đáng ngưỡng mộ." Trên Metacritic, bộ phim có điểm trung bình là 74/100 dựa trên 26 bài phê bình, cho thấy "các bài đánh giá nhìn chung là ưa thích". The Guardian chấm bộ phim năm trên năm sao, nêu rõ: "mặc dù bạn có thể mất dấu các chi tiết, nhưng cốt truyện không bao giờ trở nên khó hiểu hoặc các màn trình diễn kém hấp dẫn" cho rằng màn trình diễn của Spencer và Blunt là "một sự mặc khải".
Giải thưởng
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim truyền hình BBC
Phim truyền hình Mỹ ra mắt năm 2022 |
19854580 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%9D%20ng%C5%A9%20h%C3%A0nh | Cờ ngũ hành | Cờ Ngũ Hành hay còn gọi Cờ Vũ Trụ là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người, lấy cảm hứng từ âm dương ngũ hành và các vì sao xoay vần trong vũ trụ, trò chơi mô phỏng cuộc chiến tranh giữa ngày và đêm của các vì sao trong Thái Dương Hệ.
Tác giả
Cờ Ngũ Hành là tác phẩm của nghệ nhân Nguyễn Văn Thiên, được Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chính thức công nhận sản phẩm trí tuệ vào ngày 30 tháng 7 năm 2019.
Bàn cờ
Trò chơi này diễn ra trên một bàn hình vuông, gọi là bàn cờ mô phỏng quỹ đạo trong hệ mặt trời, hình vuông do 7 đường dọc, 7 đường ngang và 10 đường chéo cắt nhau tạo thành 49 nút giao điểm là đường đi của quân cờ, ký hiệu màu đen. Trung tâm bàn cờ được ký hiệu bằng chấm tròn đỏ ở chính giữa. Ở góc ngoài bàn cờ được ký hiệu Tọa độ bằng chữ và số màu đen.
Chiều ngang : A B C D E F G
Chiều dọc : 1 2 3 4 5 6 7
Quân cờ
Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 22 quân chia đều cho mỗi bên 11 quân đen và 11 quân trắng, có 6 loại quân bao gồm Quân chủ, và Quân ngũ hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ.
Mỗi hành có 2 quân giống nhau
Quân Chủ kí hiệu : Ngôi sao 5 cánh ngũ sắc mỗi cánh mang 1 màu tượng trưng cho ngũ hành
Quân Kim kí hiệu : Thanh kiếm màu ghi
Quân Thủy kí hiệu : Giọt nước màu xanh dương
Quân Mộc kí hiệu : Cây cối màu xanh lá
Quân Hỏa kí hiệu : Ngọn lửa màu đỏ
Quân Thổ kí hiệu : Ngọn núi màu vàng
2 bên phân biệt với nhau qua 2 màu cờ đen - trắng
Thuật ngữ
Tương khắc #: Ăn quân bị khắc chế (loại quân ra khỏi bàn cờ)
Tương sinh =>: Tái sinh quân đã mất (đưa quân bị loại trở lại bàn cờ)
Sinh điểm: Điểm trống xung quanh Quân Chủ. Khi Quân Ngũ Hành di chuyển vào sinh điểm sẽ có quyền tái sinh lại quân đã bị ăn mất.
Điểm sinh: Vị trí đặt quân tái sinh. Quân được tái sinh sẽ đặt tại điểm trống xung quanh Quân Ngũ Hành đã di chuyển đến tương sinh.
Cách chơi
Cách đi
Theo luật âm dương 2 bên đi lần lượt .
Ban ngày quân trắng đi trước (do Dương thịnh Âm suy)
Ban đêm quân đen đi trước (do Âm thịnh Dương suy)
Tất cả các quân cờ đều có cách đi giống như nhau. Đi từng bước một trên tất cả các hướng khi không bị cản. Có thể bỏ lượt.
Cách ăn quân
Quân chủ bên Trắng tương khắc với toàn bộ quân đen và ngược lại
Quân ngũ hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ đều tương khắc và ăn được quân chủ bên đối phương.
Khi quân ngũ hành hai bên ăn nhau phải theo quy luật tương khắc (Kim # Mộc # Thổ # Thủy # Hỏa # Kim). Trong phạm vi 1 bước có thể ăn quân thế chỗ.
Cách tái sinh quân
Tái sinh quân theo quy luật tương sinh:
Di chuyển Quân Ngũ Hành vào Sinh Điểm là " vị trí trống nằm xung quanh Quân Chủ " và tái sinh ra quân đã mất theo luật tương sinh. Quân mới tái sinh sẽ đặt tại Điểm Sinh nằm xung quanh vị trí quân đã di chuyển đến tương sinh.
(Kim => Thủy => Mộc => Hỏa => Thổ => Kim)
Ví dụ : Mô tả các bước tái sinh quân bằng 3 giai đoạn
Giai Đoạn 1: Khi đến lượt, người chơi di chuyển Quân Hỏa đến vị trí trống cạnh Quân Chủ
Giai Đoạn 2: Trường hợp này người chơi sẽ được quyền lựa chọn tái sinh ra Quân Thổ đã bị đối thủ ăn mất hoặc quyết định từ bỏ quyền tái sinh quân này.
Giai Đoạn 3: Nếu lựa chọn tái sinh, người chơi sẽ đặt Quân Thổ xung quanh vị trí tuỳ chọn cạnh Quân Hỏa.
Các ví dụ tóm tắt tương tự:
Quân Thổ di chuyển đến cạnh Quân Chủ sẽ sinh ra Quân Kim đặt xung quanh Quân Thổ
Quân Kim di chuyển đến cạnh Quân Chủ sẽ sinh ra Quân Thủy đặt xung quanh Quân Kim
Quân Thủy di chuyển đến cạnh Quân Chủ sẽ sinh ra Quân Mộc đặt xung quanh Quân Thủy
Quân Mộc di chuyển đến cạnh Quân Chủ sẽ sinh ra Quân Hỏa đặt xung quanh Quân Mộc
Quy ước.
1. Mỗi hành giới hạn 2 quân việc tái sinh quân tùy thuộc vào số quân đã mất đi ,khi 1 hành còn đủ 2 quân sẽ không tái sinh thêm được nữa.
2. Tái sinh quân khi đủ điều kiện là không bắt buộc ,tùy theo chiến thuật của người chơi.
Cách cản quân
Dùng quân không có quan hệ tương khắc với quân đối thủ để cản đường quân của đối thủ.
Quân KIM bị 3 Quân: THỔ, KIM, THUỶ của đối phương cản đường.
Quân THUỶ bị 3 Quân: KIM, THUỶ, MỘC của đối phương cản đường.
Quân MỘC bị 3 Quân: THUỶ, MỘC, HOẢ của đối phương cản đường.
Quân HOẢ bị 3 Quân: MỘC, HOẢ, THỔ của đối phương cản đường.
Quân THỔ bị 3 Quân: HOẢ, THỔ, KIM của đối phương cản đường.
Xem thêm
Cờ vua
Cờ tướng
Cờ tư lệnh
Chú thích
Cờ (trò chơi)
Trò chơi chiến thuật trừu tượng |
19854592 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Acatepec%20%28th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%29 | Acatepec (thành phố) | Acatepec là thành phố thủ phủ của khu đô thị tự trị Acatepec bang Guerrero, tây nam México. Tính đến năm 2010, dân số là 2.238 người. Acatepec là nơi đông dân nhất khu đô thị nhưng chiếm chưa đến 10% tổng dân số.
Tham khảo
Tọa độ trên Wikidata |
19854595 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Conrad%20Graf | Conrad Graf | Conrad Graf (sinh ngày 17 tháng 11 năm 1782 tại Riedlingen, Áo - mất ngày 18 tháng 3 năm 1851 tại Viên) là một nhà chế tạo piano người Đức gốc Áo. Những cây đàn piano của ông đã được Beethoven, Chopin và Robert và Clara Schumann và nhiều người nổi tiếng khác sử dụng.
Cuộc đời và sự nghiệp
Graf bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một người thợ đóng tủ. Ông theo học nghề thủ công này tại quê hương Riedlingen ở miền nam Đức. Năm 1800, ông học việc từ một nhà chế tạo đàn piano tên là Jakob Schelkle và làm việc tại Währing. Khi Schelkle qua đời vào năm 1804, Graf kết hôn với người vợ góa Katherina và tiếp quản cửa hàng. Năm 1824, ông được bổ nhiệm làm Nhà chế tạo đàn piano và bàn phím nhạc cụ cho triều đình Hoàng gia Viên. Đến năm 1826, ông mua lại "Mondscheinhaus", một vũ trường thời thượng trước đây ở 102 auf der Wieden, và xây dựng lại nơi này thành một nhà máy sản xuất đàn piano. Nhà máy của Graf đã sản xuất hơn 3000 nhạc cụ trong suốt thời gian hoạt động. Năm 1840, Graf nghỉ hưu và bán công ty cho Carl Stein, cháu trai của nhà chế tạo đàn piano nổi tiếng Johann Andreas Stein.
Đàn piano Graf do các nhạc sĩ nổi tiếng chơi
Năm 1826 Graf đã cho Ludwig van Beethoven mượn một cây đàn piano có 6½ quãng tám được nối ba dây đàn mỗi phím đến C♯, và bốn dây đàn từ D đến F4. Sau khi nhà soạn nhạc qua đời vào năm 1827, Graf đã lấy lại cây đàn piano và bán nó cho gia đình Wimmer ở Viên. Nhạc cụ vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay và trưng bày tại Beethoven-Haus ở Bonn.
Năm 1829, chàng trai 19 tuổi Frédéric Chopin đã chọn cây đàn piano của Graf cho buổi hòa nhạc của mình ở Viên. Sau đó, theo Goldberg, Chopin tiếp tục 'cherish' sắc màu của những cây đàn fortepiano của Graf.
Năm 1840, Graf đã tặng một trong những cây dương cầm của ông cho nghệ sĩ piano trẻ tuổi Clara Wieck, nhân dịp cô kết hôn với Robert Schumann. Khi Schumann qua đời vào năm 1856, Clara đã tặng lại cây đàn cho bạn của cô là Johannes Brahms, người đã sử dụng nó cho đến năm 1873.
Felix Mendelssohn cũng rất ngưỡng mộ các cây đàn của Graf. Ông mua một cây vào năm 1832 để sử dụng tại nhà và các buổi biểu diễn ở Berlin, sau đó là một cây khác để sử dụng ở Dusseldorf.
Các nhạc sĩ khác từng sở hữu hoặc chơi trên đàn piano của Graf là Franz Liszt, Friedrich Kalkbrenner và Camille Pleyel. Trong những năm 1880, chàng trai trẻ Gustav Mahler cũng từng sở hữu và chơi một cây đàn piano rất cũ của Graf từ khoảng năm 1836.
Vào tháng 9 năm 2018 , bản sao cây đàn fortepiano Graf năm 1819 của Paul McNulty đã được sử dụng trong Cuộc thi Piano Chopin Quốc tế đầu tiên trên các nhạc cụ thời xưa (tổ chức bởi Nhạc Viện Chopin Fryderyk).
Danh sách đĩa nhạc
The Atlantis Trio. Klaviertrios. Graf fortepiano.
Viviana Sofronitsky. Franz Schubert. Wanderer Fantasy. Impromptus opp.90 & 142. Graf fortepiano (Paul McNulty).
Kristian Bezuidenhout with Jan Kobow. Franz Schubert. Die schone Mullerin. Graf fortepiano (Paul McNulty).
Ronald Brautigam. Ludwig van Beethoven. Complete Works for Solo Piano. Chơi trên bản sao của các đàn fortepianos Graf, Walter, Stein được làm bởi Paul McNulty.
Alexei Lubimov and his colleagues. Ludwig van Beethoven. Complete piano sonatas. Chơi trên bản sao của các đàn fortepianos Stein, Walter, Graf, Buchholtz do Paul McNulty sản xuất.
Tham khảo
Liên kết bên ngoài
Sound files: fortepianist V.Sofronitsky plays on a modern Graf replica made by Paul McNulty on YouTube
"The Piano in Polish collections" Graf op. 318 ca. 1819 piano copy
Paul McNulty - the piano maker that makes copies of Graf instruments
Nghệ sĩ Áo
Sinh năm 1782
Mất năm 1851
Nhạc cổ điển |
19854602 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Valorant%20Champions%20Tour%20m%C3%B9a%20gi%E1%BA%A3i%202024 | Valorant Champions Tour mùa giải 2024 | Valorant Champions Tour (VCT) mùa giải 2024 là một chuỗi giải đấu thể thao điện tử toàn cầu dành cho bộ môn Valorant trong năm 2024 do Riot Games điều hành. Chuỗi giải đấu diễn ra nhiều giải đấu quốc tế và khu vực xuyên suốt, đỉnh điểm là Valorant Champions 2024.
Những đổi mới
Với việc Valorant chính thức được cấp phép phát hành tại Trung Quốc, nên bắt đầu từ mùa giải 2024, ngoài 3 khu vực đã có, sẽ có thêm khu vực Trung Quốc, nâng tổng số khu vực lên 4. Giải đấu dành riêng cho khu vực Trung Quốc sẽ có thể thức tương tự như các Giải đấu Quốc tế của những khu vực khác, cũng như các suất tranh tài chỉ dành cho các đội đến từ Trung Quốc tại Masters và Champions. Cũng như các khu vực khác, khu vực Trung Quốc sẽ có 10 đội thành viên cùng với 1 đội Ascension tham gia thi đấu Giải đấu Quốc tế của khu vực.
4 đội tuyển Ascension mới sẽ tham gia thi đấu Giải đấu Quốc tế tại khu vực tương ứng, nâng tổng số đội tham gia thi đấu lên 11 đội tuyển.
Riot Games cũng đưa vào các giải đấu cơ chế mới mang tên Điểm Đấu Giải. Điểm đấu giải được thiết kế để thưởng cho những màn trình diễn mạnh mẽ và hoàn mỹ trong suốt mùa giải. Điểm đấu giải được tính như sau:
1 điểm đối với mỗi một trận thắng trong giải đấu quốc tế giai đoạn 1 và 2.
3 điểm khi vô địch giải đấu (ngoại trừ giải đấu quốc tế giai đoạn 2).
Các đội tham dự
Có tổng cộng 40 đội thành viên và 4 đội không phải thành viên của 4 khu vực, với 11 đội mỗi khu vực, sẽ tham gia thi đấu các giải đấu của VCT mùa giải 2024.
Kickoff
Kickoff EMEA
Vòng bảng
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Vòng khởi động
Vòng loại trực tiếp
Kickoff châu Mỹ
Vòng bảng
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Vòng khởi động
Vòng loại trực tiếp
Kickoff Thái Bình Dương
Vòng bảng
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Vòng khởi động
Vòng loại trực tiếp
Kickoff Trung Quốc
Vòng bảng
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Vòng khởi động
Vòng loại trực tiếp
Tham khảo
Chú thích |
19854603 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ignaz%20Pleyel | Ignaz Pleyel | Ignace Joseph Pleyel (tiếng Pháp: [plɛjɛl]; tiếng Đức: [ˈplaɪl̩]; sinh 18 tháng 6 năm 1757 - mất 14 tháng 11 năm 1831) là một nhà soạn nhạc người Pháp gốc Áo và nhà chế tạo đàn piano thời kỳ cổ điển.
Cuộc đời
Ông sinh ra ở Ruppersthal (Áo), là con trai của một hiệu trưởng trường học tên là Martin Pleyl. Năm 1772, ông bắt đầu học sáng tác với Joseph Haydn. Sau đó Pleyel chuyển đến Strasbourg, Pháp vào năm 1783 để làm việc cùng với người chỉ huy dàn hợp xướng, Franz Xaver Richter, tại Nhà thờ Strasbourg. Sau khi Richter qua đời năm 1789, Pleyel đảm nhận vai trò chỉ huy hợp xướng (maître de chapelle) của nhà thờ này. Năm 1788, Pleyel kết hôn với Françoise-Gabrielle Lefebvre và có bốn người con, người con trai cả của họ là Camille.
Pleyel chuyển đến Paris năm 1795. Năm 1797, ông thành lập doanh nghiệp với tư cách là nhà xuất bản âm nhạc ("Maison Pleyel"). Hoạt động kinh doanh xuất bản này kéo dài trong 39 năm và xuất bản khoảng 4.000 tác phẩm, bao gồm ấn bản hoàn chỉnh tứ tấu đàn dây của Haydn (1801) cũng như các tác phẩm của Adolphe Adam, Luigi Boccherini, Ludwig van Beethoven, Muzio Clementi, Johann Baptist Cramer, Johann Ladislaus Dussek, Johann Nepomuk Hummel, Wolfgang Amadeus Mozart và Georges Onslow. Pleyel đã sáng tác ít nhất 42 bản giao hưởng, 70 bản tứ tấu đàn dây và một số vở opera cũng như các tác phẩm độc tấu piano, nhạc thính phòng và nhạc cho nghi thức hội Tam điểm.
Pleyel qua đời năm 1831 và được chôn cất tại Nghĩa trang Père Lachaise ở Paris.
Pleyel pianos
Hãng sản xuất đàn piano Pleyel et Cie được thành lập bởi Ignace Pleyel và tiếp tục xây dựng bởi con trai của Pleyel – Camille Pletyel (1788-1855). Những cây đàn của Pleyel được nhà soạn nhạc nổi tiếng Frederic Chopin đánh giá là « non plus ultra » («không có gì tốt hơn»).
Vào tháng 9 năm 2009, nhà chế tạo đàn piano Paul McNulty đã chế tạo một bản sao của cây đàn Pleyel phiên bản năm 1830. Cây đàn này hiện nằm trong bộ sưu tập của Viện Fryderyk Chopin ở Warsaw và được sử dụng trong Cuộc thi piano quốc tế trên những các cụ thời xưa mang tên Chopin lần thứ nhất.
Danh sách đĩa nhạc
Yuan Sheng. Frederic Chopin. Ballades Nos 1–4/Impromptus Nos 1–4. Played on the 1845 Pleyel piano. Label: Piano Classics
Freddy Eichelberger. Beranger. Chansons. Pleyel 1845 piano. Early Piano series. CD 5. Label: Alpha Classics.
Ronald Brautigam. Felix Mendelssohn. Piano Concertos. Played on a copy of the 1830 Pleyel piano made by Paul McNulty. Label: BIS Records
Janusz Olejniczak Chopin evening around 1831 Pleyel.
Alexei Lubimov. Chopin, Bach, Mozart, Beethoven: at Chopin's home piano. Played on the original 1843 upright Pleyel piano. Label: NIFCCD
Dina Yoffe. Fryderyk Chopin. Piano Concertos No 1 & 2. Version for one piano. Played on the 1848 Pleyel and the 1838 Erard pianos. Label: Fryderyk Chopin Institute
Viviana Sofronitsky, Sergei Istomin. Frederyk Chopin. Complete works for cello and piano. Played on a copy of the 1830 Pleyel piano made in 2010 by Paul McNulty. Label: Passacaille
Kevin Kenner. Fryderyk Chopin. 4 Impromptus. Played on the 1848 Pleyel piano. Label: Fryderyk Chopin Institute
Patrick Schneyder. Franz Liszt. Mazeppa. Early piano series. CD 10. Played on Pleyel piano 1846. Label: Alpha Classics.
Arthur Schoonderwoerd. Fryderyk Chopin. Mazurkas, Valses & other dances. Early Piano series. CD 7. Played on Pleyel piano 1836. Label: Alpha Classics.
Tomasz Ritter. Fryderyk Chopin. Sonata in B minor, Ballade in F minor, Polonaises, Mazurkas. Karol Kurpinski. Polonaise in D minor. Played on the 1842 Pleyel piano, the 1837 Erard piano and a copy of Buchholtz piano from ca 1825–1826 made by Paul McNulty. Label: Fryderyk Chopin Institute
Tham khảo
Liên kết ngoài Bản
Pleyel pianos
21st century update on pianos & company
Salle Pleyel, một phòng hòa nhạc tại Paris được xây dựng vào cuối những năm 1920
Sheet music editions from Artaria Editions
Web site on Pleyel pianos của Stephen Birkett tại Đại học Waterloo; bao gồm hình ảnh về đàn Pleyel và các đàn piano Pleyel lịch sử
Web site của Bảo tàng Ignaz Pleyel (bằng tiếng Đức); bao gồm tiểu sử
Pleyel in the grand piano – photoarchive
Salle Pleyel Renewed với tiểu sử
Pleyel page at the Michael Haydn project
Pianola Institute Factsheet – The Pleyela Piano
annales.org/archives/x/lyon.html
soudoplatoff.org/musique
soudoplatoff.net/pianos/piano.php?cpno=278
naxos.com/composerinfo/Ignaz_Joseph_Pleyel/22774.htm
classical-composers.org/comp/pleyel
Karadar Classical Music Dictionary article
Collection of over 200 early printed and manuscript scores in the University of Iowa Digital Library
Pleyel Pianos – The Piano in Polish Collections
Copy of a Pleyel piano from 1830 do Paul McNulty làm
Nhà soạn nhạc Áo
Nhà soạn nhạc Pháp
Sinh năm 1757
Mất năm 1831
Nhạc cổ điển |
19854605 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sunshine | Sunshine | Sunshine là một vùng ngoại ô ở Melbourne, Victoria, Úc, cách Trung tâm thành phố Melbourne 12 km (7,5 mi) về phía tây, nằm trong khu vực chính quyền địa phương của Thành phố Brimbank. Sunshine ghi nhận dân số 9.445 người trong cuộc điều tra dân số năm 2021.
Chú thích
Xem thêm
- St Albans - một vùng ngoại ô nhiều người Việt ở nhất Melbourne. |
19854609 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sargo%20%28l%E1%BB%9Bp%20t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%29 | Sargo (lớp tàu ngầm) | Lớp tàu ngầm Sargo bao gồm mười tàu ngầm diesel-điện được Hải quân Hoa Kỳ đưa vào hoạt động ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chúng là những tàu ngầm Hoa Kỳ đầu tiên bước vào tác chiến ngay sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, do được triển khai đến Philippines vào cuối năm 1941. Tương tự như dẫn trước, chúng được chế tạo trong giai đoạn 1937-1939, đạt tốc độ tối đa trên mặt nước và tầm hoạt động đến cho phép tuần tra đến tận vùng biển nhà Nhật Bản, cùng một hệ thống động lực tin cậy. Cùng với lớp Salmon, chúng là một bước quan trọng trong việc phát triển một tàu ngầm hạm đội thực sự. Trong một số tài liệu, các lớp Salmon và Sargo lần lượt còn được gọi là "lớp S mới" nhóm 1 và nhóm 2.
Tàu ngầm trong lớp Sargo trở nên nổi bật vì là tàu ngầm Hoa Kỳ đầu tiên đánh chìm một tàu Nhật Bản trong Thế Chiến II.
Thiết kế
Hầu hết đặc tính của lớp Sargo đều là sự lặp lại của lớp Salmon ngoại trừ việc quay trở lại cấu hình diesel-điện toàn phần trên bốn chiếc cuối cùng và việc áp dụng thiết kế hệ thống ắc-quy điện Sargo được cải tiến.
Hệ thống động lực
Sáu chiếc Sargo đầu tiên có hệ thống động lực hỗn hợp tương tự như lớp Salmon, gồm hai động cơ diesel phía sau dẫn động trục chân vịt thông qua hộp số thủy lực giảm tốc được cách âm, và hai động cơ phía trước vận hành máy phát điện. Hai động cơ điện tốc độ cao chạy bằng điện từ máy phát hay từ ắc-quy cũng được nối vào hộp số giảm tốc. Văn phòng Kỹ thuật Hơi nước và Ủy ban Tướng lĩnh Hải quân mong muốn có hệ thống diesel-điện toàn phần, nhưng có những quan điểm bất đồng, đặc biệt là của Đô đốc Thomas C. Hart, chuyên gia tàu ngầm duy nhất của Ủy ban, đã chỉ ra tình huống hệ thống diesel-điện sẽ bị vô hiệu nếu ngập nước. Trở ngại kỹ thuật không cho phép sử dụng hai động cơ diesel lớn dẫn động trực tiếp thay cho bốn động cơ; và không có động cơ nào sẵn có đủ khả năng đưa con tàu đạt tốc độ theo yêu cầu thiết kế, cũng như hộp số giảm tốc cách ly rung động cũng không thể chuyển tải công suất mạnh. Giải pháp kết nối hai động cơ vào một trục chân vịt cũng không thực tế. Vì vậy cuối cùng, cấu hình hệ thống động lực diesel-điện toàn phần được áp dụng cho bốn chiếc Sargo cuối cùng, trở thành tiêu chuẩn cho mọi lớp tàu ngầm diesel-điện Hoa Kỳ tiếp theo.
Bốn chiếc trong lớp, Sargo, Saury, Spearfish và Seadragon, được trang bị kiểu động cơ diesel Hooven-Owens-Rentschler (HOR) hoạt động hai chiều gặp nhiều trục trặc. Trong một cố gắng tạo ra công suất lớn hơn từ một động cơ nhỏ, kiểu động cơ hoạt động hai chiều tỏ ra kém tin cậy trong hoạt động. Vào giữa Thế Chiến II chúng được thay thế bởi động cơ GM Cleveland Diesel 16-278A, có thể vào lượt đại tu vào đầu năm 1943.
Ắc-quy Sargo
Dựa trên đề xuất của Đại úy Hải quân Elmer Eugene Yeomans, hạm trưởng tàu ngầm , Văn phòng Kỹ thuật đã thiết kế một kiểu ắc-quy a-xít chì mới chịu đựng được hư hại trong chiến đấu, được gọi là kiểu ắc-quy "Sargo" vì lần đầu tiên được lắp đặt cho chiếc . Thay vì sử dụng một vỏ bọc cao su cứng duy nhất, nó áp dụng hai lớp vỏ cứng với một lớp cao su mềm ở giữa, nhằm ngăn ngừa việc rò rỉ acid sulfuric nếu lớp vỏ cao su cứng bị nứt do chấn động bởi các vụ nổ của mìn sâu gần tàu. Kiểu ắc-quy này trở thành tiêu chuẩn cho mọi lớp tàu ngầm tiếp theo, cho đến khi được thay thế bởi kiểu "Sargo II" và kiểu GUPPY trong Chương trình Công suất đẩy dưới nước lớn hơn vào cuối thập niên 1940. Ắc-quy mới có dung lượng nhỉnh hơn, với 126 cell thay vì 120 cell; và điện áp danh định cũng tăng từ 250 lên 270 volt, trở thành tiêu chuẩn ngay cả cho ắc-quy dự phòng trên những tàu ngầm hạt nhân.
Hải pháo
Kiểu pháo 3-inch (76 mm)/50 caliber Mark 21 nguyên thủy tỏ ra yếu kém trong chiến đấu, không đủ mạnh để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ hay các tàu đã bị hư hại. Nó được thay thế bởi kiểu 4-inch (102 mm)/50 caliber Mark 9 trong giai đoạn 1943-1944, phần lớn được tháo dỡ từ những tàu ngầm lớp S được rút ra làm nhiệm vụ huấn luyện.
Lịch sử hoạt động
Sau khi nhập biên chế cho đến cuối năm 1941, sáu chiếc đầu tiên trong lớp Sargo thoạt tiên đặt căn cứ tại San Diego, và sau đó tại Trân Châu Cảng. Bốn chiếc cuối được triển khai đến Philippines ngay sau khi nhập biên chế. Vào tháng 10, 1941, những chiếc Sargo còn lại cùng nhiều tàu ngầm mới hơn được điều sang Hạm đội Á Châu tại Philippines như một phần của nỗ lực quá trễ nhằm tăng cường lực lượng Đồng Minh tại Đông Nam Á. Việc Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng phía Nam Đông Dương thuộc Pháp và hành động trả đủa cấm vận dầu mỏ Nhật Bản vào tháng 8, 1941 khiến tình hình thế giới thêm căng thẳng.
Sau khi Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12, 1941, tàu ngầm là lực lượng tấn công chủ yếu của Đô đốc, Thomas C. Hart, Tổng tư lệnh Hạm đội Á Châu. Ông được phân bố 16 tàu ngầm Salmon và Sargo,<ref></ref là toàn bộ số tàu ngầm trong cà hai lớp, cộng với bảy chiếc lớp và sáu chiếc lớp . Phía Nhật Bản đã không ném bom Philippines mãi cho đến ngày 10 tháng 12, nên hầu hết tàu ngầm đã ra đi trước khi bị tấn công. Sealion đang đại tu tại Xưởng hải quân Cavite nên bị hư hại nặng và phải đánh chìm vào ngày 25 tháng 12, còn Seadragon được các chiếc và trợ giúp đã sửa chữa khẩn cấp và rời cảng để tiếp tục chiến đấu.
Lớp Sargo đã hoạt động tích cực trong chiến tranh, đánh chìm 73 tàu đối phương bao gồm một tàu ngầm. Bốn chiếc đã bị mất, bao gồm một chiếc bởi hỏa lực bắn nhầm của tàu bạn.
Đến đầu năm 1945 những chiếc còn sống sót trong lớp được rút về làm nhiệm vụ huấn luyện cho đến khi chiến tranh kết thúc. Cuối cùng chúng bị bán để tháo dỡ trong giai đoạn 1947-1948. được sử dụng như mục tiêu thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo Bikini vào năm 1946, trong khuôn khổ Chiến dịch Crossroads. Nó chỉ bị hư hại nhẹ sau thử nghiệm, và cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu vào năm 1948.
Những chiếc trong lớp
Xem thêm
Danh sách tàu ngầm Hoa Kỳ thành công nhất trong Thế Chiến II
Danh sách lớp tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Danh sách lớp tàu trong Thế Chiến II
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
On Eternal Patrol, website for lost US subs
Johnston, David, A Visual Guide to the U.S. Fleet Submarines Part Two: Salmon & Sargo Classes 1936-1945 (2010) Navsource Naval History website
https://web.archive.org/web/20140322093118/http://www.fleetsubmarine.com/sublist.html
The Pacific War Online Encyclopedia, Sargo-class article
Navsource.org fleet submarines page
Pigboats.com pre-1941 submarine photo site
DiGiulian, Tony Navweaps.com later 3"/50 caliber gun
Lớp tàu ngầm
Lớp tàu ngầm Sargo
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II |
19854614 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pleyel%20et%20Cie | Pleyel et Cie | Pleyel et Cie. ("Pleyel and Company") là một công ty sản xuất đàn piano của Pháp do nhà soạn nhạc Ignaz Pleyel thành lập năm 1807. Năm 1815, con trai của Pleyel là Camille gia nhập công ty với tư cách là một đối tác kinh doanh. Những cây đàn của Pleyel được nhà soạn nhạc nổi tiếng Frederic Chopin đánh giá là « non plus ultra » («không có gì tốt hơn»). Đàn piano Pleyel là sự lựa chọn của các nhà soạn nhạc như Debussy, Saint-Saëns, Ravel, Manuel de Falla, Stravinsky cũng như các nghệ sĩ và giảng viên piano Alfred Cortot, Philip Manuel và Gavin Williamson. Vào những năm 1980, công ty Pleyel đã mua lại các công ty sản xuất piano là Erard và Gaveau ở Pháp. Năm 2008, công ty đã cho ra mắt những cây đàn piano mới được thiết kế bởi các nhà thiết kế nổi tiếng. Một cây đàn piano sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh sẽ nhận được thêm 30–40 giờ tinh chỉnh. Vào cuối năm 2013, công ty tuyên bố ngừng sản xuất đàn piano ở Pháp.
Vào tháng 9 năm 2009, nhà chế tạo đàn piano Paul McNulty đã chế tạo một bản sao của mẫu đàn piano Pleyel năm 1830. Hiện cây đàn này nằm trong bộ sưu tập của Viện Fryderyk Chopin ở Warsaw và được sử dụng trong Cuộc thi Chopin quốc tế lần thứ nhất trên các nhạc cụ thời xưa vào tháng 9 năm 2018.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Official Pleyel pianos website
Pleyel of Paris newsletter
Salle Pleyel, một phòng hòa nhạc tại Paris được xây dựng vào cuối những năm 1920
A web site on Pleyel pianos do Stephen Birkett của Đại học Waterloo; bao gồm hình ảnh về đàn piano Pleyel và các đàn piano Pleyel lịch sử
Grove Dictionary of Music and Musicians, 2001 s.v., Pleyel (ii), pp. 923–924
Pictures of several Pleyel pianos
History of Pleyel and their pianos, với nhiều hình ảnh và chi tiết
International Chopin Competition on Period Instruments website
Rachel Donadio, "Storied French Piano Manufacturer to Close". New York Times "ArtsBeat" blog, 14 November 2013
Pleyel Pianos – The Piano in Polish Collections
Chopin's last piano (Pleyel 14810)
Official McNulty pianos website Liên kết đến bản sao đàn piano Pleyel năm 1830 do Paul McNulty chế tạo cho Viện Chopin Warsaw
Pleyel replica to make its concert debut
Fryderyk Chopin Institute website
Nhạc cổ điển
Nhạc cụ
Bàn phím
Công ty |
19854619 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tambor%20%28l%E1%BB%9Bp%20t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%29 | Tambor (lớp tàu ngầm) | Lớp tàu ngầm Tambor bao gồm mười hai tàu ngầm diesel-điện được Hải quân Hoa Kỳ đưa vào hoạt động ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chúng là những tàu ngầm hạm đội thành công đầu tiên của Hải quân Mỹ, và đã ở gần mặt trận khi bắt đầu cuộc xung đột. Sáu chiếc đang có mặt tại vùng biển Hawaii hay Trung tâm Thái Bình Dương vào ngày 7 tháng 12, 1941, và hiện diện tại Trân Châu Cảng khi cảng này bị Nhật Bản tấn công. Lớp tàu này chịu đựng gánh nặng của cuộc chiến, với bảy trong số 12 chiếc bị mất, là tỉ lệ tổn thất cao nhất trong các lớp tàu ngầm Hoa Kỳ. Đến đầu năm 1945, những chiếc còn sống sót được rút khỏi tuyến đầu để làm nhiệm vụ huấn luyện hay thử nghiệm, và cuối cùng bị tháo dỡ hay đánh chìm như mục tiêu. Với thành tích đánh chìm tổng cộng 26 tàu đối phương, xếp thứ hai về số lượng tàu trong số tàu ngầm Hoa Kỳ có thành tích nổi bật nhất trong chiến tranh.
Giống như dẫn trước, tàu ngầm lớp Tambor đạt được tốc độ tối đa và tầm xa hoạt động lên đến , cho phép tuần tra tại vùng biển nhà Nhật Bản. Chúng được bổ sung đến sáu ống phóng ngư lôi trước mũi, hệ thống động cơ cấu hình diesel-điện toàn phần tin cậy hơn, và hiệu quả hơn trong chiến đấu khi bố trí mọi nhân sự và thiết bị chủ yếu vào tháp chỉ huy. Trên một số tài liệu, lớp Tambor còn được gọi là lớp T, và các tàu từ SS-206 đến SS-211 đôi khi được gọi là lớp Gar.
Thiết kế
Các đề án sơ thảo
Những thiết kế tàu ngầm của Hoa Kỳ trong Thế Chiến I nhấn mạnh đến vai trò hộ tống tàu bè, nên chúng ít có khả năng răn đe các mối đe dọa tấn công. Cho dù tàu ngầm U-boat của Đế quốc Đức đã chứng minh rằng một nước không thể trở thành cường quốc hải quân mà không có tàu ngầm, vai trò của tàu ngầm để bảo vệ Thái Bình Dương chỉ mới được các nhà chiến lược Hải quân để mắt đến.
Sau Hiệp định đình chiến, và sau khi thử nghiệm các tính năng thiết kế Đức qua những chiếc U-boat chiến lợi phẩm, Hải quân Mỹ bắt đầu xem xét mở rộng khả năng tấn công của tàu ngầm. Tàu ngầm hoạt động cùng hạm đội cần đạt tốc độ để có thể cơ động cùng thiết giáp hạm tiêu chuẩn; và thời gian hoạt động lâu cũng cần thiết để duy trì tuần tra tại vùng biển nhà Nhật Bản, với hy vọng trinh sát hoạt động của đối phương hay đánh chìm tàu đối phương. Các đặc tính này trở nên quan trọng trong hoạt động đánh phá tàu buôn đối phương trong Thế Chiến II, nhưng hầu như không có mặt trong các kế hoạch trước chiến tranh do những giới hạn của Hiệp ước Hải quân Washington. Cần sử dụng những tiến bộ về kỹ thuật của Hoa Kỳ để lấp vào khoảng trống của một "tàu ngầm hạm đội đa mục đích" mới.
Nỗ lực đầu tiên nhằm tạo ra tàu ngầm hạm đội là , sau đổi tên thành lớp T, hạ thủy vào các năm 1918-1919. Với bốn động cơ bố trí thành hai cặp trước sau, nhưng tạo ra rung động quá mức và hư hại động cơ; chúng xuất biên chế trong thập niên 1920 và tháo dỡ vào năm 1930. Nỗ lực tiếp theo là lớp Barracuda với ba chiếc V-boat hạ thủy vào các năm 1924-1925. Chúng kết hợp động cơ chính dẫn động trực tiếp trục chân vịt với động cơ diesel-điện nhỏ hơn để đạt tốc độ 21 knot. Động cơ do Văn phòng Kỹ thuật Hơi nước chế tạo theo giấy phép nhượng quyền của hãng Đức MAN tỏ ra kém tin cậy, và các con tàu có đặc tính đi biển kém; chúng xuất biên chế vào năm 1937 và chỉ phục vụ hạn chế cho hoạt động huấn luyện và thử nghiệm trong Thế Chiến II.
Một hướng khác để giải quyết vấn đề là "tàu ngầm tuần dương" có thể hoạt động tầm xa với tốc độ trung bình, với ba chiếc V-boat đợt hai , và , hạ thủy vào các năm 1927-1930. Chịu ảnh hưởng bởi tàu ngầm tuần dương Tàu ngầm Đức Kiểu U 139 thời Thế Chiến I, chúng đến dài và có trọng lượng choán nước , trở thành những tàu ngầm phi hạt nhân lớn nhất mà Hoa Kỳ từng chế tạo. Trang bị hai khẩu pháo 6-inch (152 mm) trên boong, chúng có khả năng đối đầu các tàu buôn tuần dương vũ trang hay Q-ship trên mặt biển; tuy nhiên kích thước lớn là một bất lợi trong phần lớn tình huống chiến thuật, khi chúng không thể lặn nhanh, và cơ động chậm chạp. Chúng được sử dụng trong việc tiếp tế du kích hay tung các đội biệt kích Commando sâu vào hậu phương đối phương, đặc biệt là tại Philippines hay trong trận Đột kích đảo Makin.
Sau những nỗ lực không thành công này, những nhà thiết kế hải quân hướng đến một kiểu tàu ngầm hạm đội thực dụng. Thiết kế thành công đầu tiên là những tàu ngầm lớp Porpoise hay lớp "P", và / hay lớp "S" mới, được hạ thủy trong giai đoạn 1935-1939. Chúng nhỏ hơn và linh hoạt hơn những chiếc V-boat kiểu tuần dương. Tuy nhiên lớp P không có đủ tốc độ và hệ thống động cơ diesel-điện dễ bị đoản mạch; còn lớp S mới, dù với hệ thống động lực "hỗn hợp" mạnh hơn, kết hợp dẫn động trực tiếp với diesel-điện, chúng vẫn kém tin cậy và hỏa lực yếu. Một số chiếc lớp S mới trang bị kiểu động cơ Hooven-Owens-Rentschler (H.O.R.) hoạt động hai chiều vốn dễ gặp trục trặc kỹ thuật.
Đề xuất lớp Tambor
Vào mùa Thu năm 1937, một nhóm sĩ quan bao gồm Trung tá Hải quân Charles A. Lockwood (sau là Đô đốc và là Tư lệnh Tàu ngầm Thái Bình Dương), Thiếu tá Hải quân Andrew McKee, sĩ quan kế hoạch Xưởng hải quân Portsmouth, và Đại úy Hải quân Armand M. Morgan, đứng đầu bộ phận thiết kế tàu ngầm, đề xuất một thiết kế tàu ngầm hạm đội được cải tiến. Nó sẽ là tàu ngầm lớn 1.500 tấn, trang bị động cơ diesel kiểu mới nhất, có mười ống phóng ngư lôi, một pháo trên boong tàu và một máy tính dữ liệu ngư lôi được cập nhật. Điều kiện sống trên tàu được cải thiện nhờ trang bị máy chưng cất nước và điều hòa không khí.
Tuy nhiên, thiết kế này gặp sự phản đối của Đô đốc Thomas Hart, Chủ tịch Ủy ban Tướng lĩnh Hải quân Hoa Kỳ. Ông kiên quyết với quan điểm chế tạo các tàu ngầm nhỏ để phòng vệ duyên hải (không có các "xa xỉ" như máy điều hòa, mà chức năng chính không phải là tiện nghi nhưng để ngăn ngừa chập mạch điện). Nhờ kiên trì và sự vận động hành lang chính trị, thiết kế của được giữ lại, cho dù chỉ được trang bị pháo theo thỏa thuận với Hart. Giống như các lớp tàu ngầm khác, pháo cỡ nhỏ nhằm ngăn ngừa tàu ngầm tìm cách đối đầu trên mặt nước với tàu hộ tống đối phương được vũ trang mạnh. Thiết kế này cuối cùng được Ủy ban Tướng lĩnh Hải quân và Hội nghị Sĩ quan Tàu ngầm chấp thuận cho Chương trình Chế tạo 1939.
Đặc tính thiết kế
Lớp Tambor có nhiều đặc tính được cải thiện so với lớp Sargo. Lần đầu tiên đối với tàu ngầm Hoa Kỳ, trước mũi trang bị sáu ống phóng ngư lôi; việc này đã bị trì hoãn trong nhiều năm do ước tính quá mức trọng lượng cần thiết của hai ống bổ sung thêm. Bốn ống phóng phía đuôi của Sargo được giữ lại. Phòng ngư lôi rộng hơn đã giúp loại bỏ việc cất giữ ngư lôi trên boong tàu ở các lớp trước đây, một việc cần phải làm trong thời chiến. Hiệu quả tác chiến được cải thiện nhờ bố trí lại người vận hành sonar và máy tính dữ liệu ngư lôi vào một tháp chỉ huy lớn hơn, cho phép trao đổi trực tiếp với hạm trưởng, cùng một kính tiềm vọng kiểu mới có đầu nhỏ hơn giúp khó bị phát hiện. "Thùng dằn âm" (thùng lặn khẩn cấp) trên một số tàu ngầm thời Thế Chiến I được trang bị lại, có thể làm ngập nước nhanh chóng giúp con tàu lặn xuống nhanh hơn. Hình dạng thân tàu được làm suôn thẳng hơn để đạt tốc độ nhanh hơn.
Cho dù lớp Tambor ban đầu được trang bị pháo /50 caliber, Lockwood và Hội nghị Sĩ quan Tàu ngầm thuyết phục được đô đốc Hart gia cố boong tàu đủ để lắp đặt pháo cỡ /51 caliber nếu thực tiễn tác chiến đòi hỏi. Vào các năm 1942-1943, bốn chiếc Tambor và hai chiếc Gar được nâng cấp lên cỡ pháo 5-inch tháo dỡ từ những chiếc lớp Barracuda. Những chiếc còn lại, giống như nhiều tàu ngầm khác được trang bị pháo 3-inch từ đầu chiến tranh, được nhận những khẩu /50 caliber tháo dỡ từ lớp S cũ được rút khỏi hoạt động tấc chiến.
Hệ thống động lực toàn diesel-điện của vài chiếc Sargo được áp dụng, và những cải tiến trên lớp Porpoise đã giải quyết được vấn đề chập mạch. Lớp S mới trang bị động cơ General Motors-Winton hoặc Hooven-Owens-Rentschler (HOR), nhưng động cơ HOR có độ tin cậy rất kém, nên được thay thế vào khoảng đầu năm 1943, trong đợt đại tu đầu tiên trong chiến tranh. Một kiểu động cơ khác không phải của GM là kiểu động cơ Fairbanks-Morse 38 8-1/8.
Lớp Tambor có một điểm yếu cố hữu khi cả bốn động cơ đều được đặt trong một khoang duy nhất, nên dễ bị hư hại trong trong tác chiến. Điều này được khắc phục trên , đồng thời độ sâu thử nghiệm cũng gia tăng từ lên , dựa trên thử nghiệm độ sâu của Tambor.
Vũ khí thủy lôi
Lớp Tambor có thể thay thế thủy lôi thay cho ngư lôi. Đối với thủy lôi Mark 10 và Mark 12 sử dụng trong Thế Chiến II, mỗi quả ngư lôi có thể thay thế bởi hai quả thủy lôi, nên tàu ngầm có thể mang theo tối đa 48 quả mìn. Tuy nhiên, học thuyết quân sự yêu cầu mang theo ít nhất bốn quả ngư lôi trong nhiệm vụ rải mìn, nên giới hạn số mìn còn 40 quả, nên nhiều tài liệu xem đây là con số thủy lôi tối đa mang theo. Thực tế trong chiến tranh, tàu ngầm thường mang tối thiểu 8 ngư lôi, và một bãi thủy lôi rộng nhất có 32 thủy lôi. Sau chiến tranh, thủy lôi Mark 49 thay thế cho kiểu Mark 12, trong khi kiểu Mark 27 lớn hơn nên chỉ cho phép mang theo một quả mìn thay cho một quả ngư lôi.
Lịch sử hoạt động
Sáu chiếc thuộc lớp Tambor đang có mặt tại khu vực quần đảo Hawaii hay khu vực Trung tâm Thái Bình Dương, đặc biệt là đang có mặt tại Trân Châu Cảng khi Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ này vào ngày 7 tháng 12, 1941. Những chiếc khác còn ở lại lục địa Hoa Kỳ khi vừa mới nhập biên chế hay đang chạy thử máy. Hầu hết lực lượng tàu ngầm sẵn có tại Thái Bình Dương đã được phái đến Philippines vào tháng 10, 1941.
Lớp Tambor đã hoạt động tích cực trong Thế Chiến II, với bảy trong số 12 chiếc bị mất, trước khi những chiếc còn sống sót được rút khỏi tuyến đầu vào đầu năm 1941 để làm nhiệm vụ huấn luyện hay thử nghiệm. Đây là lớp tàu ngầm có tỉ lệ tổn thất cao nhất của Hải quân Hoa Kỳ. đã đánh chìm tổng cộng 26 tàu đối phương, xếp thứ hai về số lượng tàu trong số tàu ngầm Hoa Kỳ có thành tích nổi bật nhất trong chiến tranh.
Sau chiến tranh được sử dụng như mục tiêu thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo Bikini vào năm 1946, trong khuôn khổ Chiến dịch Crossroads. Nó chỉ bị hư hại nhẹ sau thử nghiệm, và cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu vào năm 1948.
Những chiếc trong lớp
Sáu chiếc sau cùng của lớp Tambor được một số tài liệu gọi là lớp Gar. Chúng được đặt hàng trong Tài khóa 1940 trong khi sáu chiếc đầu được đặt hàng trong Tài khóa 1939, và dự kiến sẽ có những cải tiến. Tuy nhiên vào ngày 17 tháng 12, 1938, Bộ trưởng Hải quân quyết định những chiếc trong Tài khóa 1940 sẽ giống như trong Tài khóa 1939. Điểm khác biệt là độ sâu bị ép vỡ thiết kế sẽ là thay vì , trong khi độ sâu tối đa thử nghiệm không thay đổi ở mức .
Xem thêm
Danh sách tàu ngầm Hoa Kỳ thành công nhất trong Thế Chiến II
Danh sách lớp tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Danh sách lớp tàu trong Thế Chiến II
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
On Eternal Patrol, website for lost US subs
Navsource.org fleet submarines photo index page
Pigboats.com pre-1941 submarine photo site
DiGiulian, Tony Navweaps.com later 3"/50 caliber gun
DiGiulian, Tony Navweaps.com 4"/50 caliber gun
DiGiulian, Tony Navweaps.com 5"/51 caliber gun
List of USN World War II fleet submarines at The Wayback Machine, archived from www.fleetsubmarine.com
Lớp tàu ngầm
Lớp tàu ngầm Tambor
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II |
19854627 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i%20kho%E1%BA%A3n%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20danh%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD | Tài khoản định danh điện tử | Tài khoản định danh điện tử là tài khoản dùng để đăng nhập vào ứng dụng VNeID, bao gồm:
- Tên đăng nhập là số định danh cá nhân.
- Mật khẩu do người dùng tự đặt.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử vào ngày 05/9/2022. Trong đó, hoản 6 Điều 3 quy định:
"Tài khoản định danh điện tử" là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.
Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử, còn công dân dưới 14 tuổi sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử theo tài khoản định danh điện tử của cha mẹ.
Ngoài ra, người nước ngoài và tổ chức cũng sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử khi có đăng ký.
Đăng ký tài khoản định danh điện tử
Tài khoản định danh điện tử có 02 mức độ là mức độ 1 và mức độ 2.
- Đối với mức độ 1 thì người dân có thể tự đăng ký tại nhà bằng ứng dụng VNeID.
- Đối với mức độ 2 thì người dân không thể tự đăng ký tại nhà mà phải đến công an xã, phường, thị trấn để đăng ký.
Lưu ý: Đối với công dân chưa có căn cước công dân thì sẽ đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng lúc với làm căn cước công dân.
Sử dụng tài khoản định danh điện tử
Tài khoản định danh điện tử của công dân sẽ được sử dụng với các giá trị như sau:
- Dùng để đăng nhập vào các ứng dụng khác như VssID
- Dùng để đăng nhập khi thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an,...
- Dùng để cung cấp thông tin các loại giấy tờ đã được tích hợp vào ứng dụng VNeID
Các loại giấy tờ tích hợp vào tài khoản định danh điện tử
Công dân có thể tích hợp các loại giấy tờ sau vào tài khoản định danh điện tử: Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận đăng ký xe, Bảo hiểm y tế, thông tin người phụ thuộc.
Định danh điện tử |
19854632 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20d%E1%BB%8Bch%20qu%C3%A2n%20s%E1%BB%B1%20%C4%91%E1%BA%B7c%20bi%E1%BB%87t | Chiến dịch quân sự đặc biệt | Chiến dịch quân sự đặc biệt (tiếng Anh: Special military operation/SMO; tiếng Nga: Специа́льная вое́нная опера́ция/Spetsialnaya voennaya operatsiya/SVO) là thuật ngữ chính thức được Chính phủ Nga và các nguồn thân Nga để biểu thị về sự kiện Nga phát động tấn công toàn diện Ukraina. Cụm từ này xuất hiện trong bài phát biểu của Tổng thống Putin "về việc tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt" (О проведении специальной военной операции/Provedenii spetsialʹnoy voyennoy operatsi) được phát sóng vào lúc 05h30 sáng (giờ địa phương) ngày 24 tháng 2 năm 2022. Thuật ngữ "Chiến dịch quân sự đặc biệt" được nhiều truyền thông phương Tây xem như là một uyển ngữ được tạo ra để nhằm nói giảm, nói tránh và đánh tráo khái niệm bản chất thực sự của cuộc chiến toàn diện do Nga phát động.
Sử dụng
Trong hoạt động tuyên truyền ở Nga, thuật ngữ thì cụm từ "chiến dịch quân sự đặc biệt" hay "hoạt động quân sự đặc biệt" là cách chỉ định chính thức cho việc chống lại hành vi gây hấn của Ukraina và được sử dụng để thay thế định nghĩa về "chiến tranh", điều mà chính quyền Nga và truyền thông nhà nước đã cẩn thận tránh không dùng tới. Thực tế thì cả Nga và Ukraina đề không chính thức tuyên chiến với nhau. Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, sau 6 giờ sau khi bắt đầu cuộc tấn công của quân đội Nga vào Ukraina, chính phủ Nga đã thắt chặt kiểm duyệt bằng cách chính thức yêu cầu giới truyền thông chỉ sử dụng tài liệu do các nguồn của chính phủ Nga cung cấp. Sau đó, dưới áp lực của chính quyền, nhiều tổ chức đã rời bỏ khỏi Nga hoặc đóng cửa. Chính quyền Nga đã chặn quyền truy cập vào một số nền tảng, ứng dụng trên Internet từ chối tuân thủ các yêu cầu.
Hãng thông tấn Sputnik mở chuyên trang về diễn biến tình hình xung đột tại Ukraina, trong đó đưa tin chủ đề với nội dung: "Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24 tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt". Theo một số nhà quan sát, chẳng hạn như nhà báo Nga Ksenia Turkova (Туркова, Ксения Дмитриевна) thì mục đích của thuật ngữ này chủ yếu là tạo ra nhận thức rằng chiến tranh lành tính hơn thực tế, bằng cách làm dịu đi quan điểm trong các báo cáo chính thức và trên các phương tiện truyền thông. Nhà nhân chủng học xã hội Nga Aleksandra Arkhipova (Архипова, Александра Сергеевна) lưu ý rằng kể từ thời điểm sau tháng 9 năm 2022, chữ viết tắt "SVO" được sử dụng phổ biến hơn thay vì "hoạt động đặc biệt".
Theo Aleksandra Arkhipova lý giải điều này là do tên gọi quá dài gây bất tiện trong cách diễn đạt và việc che giấu bản chất thật của thuật ngữ trong cách viết tắt này. Nói đúng ra, Hoạt động đặc biệt"/Special operation (theo định nghĩa của các tổ chức như NATO) là thuật ngữ quân sự dành cho một nhiệm vụ yêu cầu các đơn vị được huấn luyện đặc biệt cho một hoạt động chuyên biệt và nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, ý nghĩa của cụm từ “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraina lại khác. Sự mơ hồ này được sử dụng để che giấu và bóp méo ý nghĩa thực sự của những gì "SVO" yêu cầu Ông Konstantin Gorobets, phó giáo sư tại Đại học Groningen, lập luận rằng, không giống như thuật ngữ "chiến tranh" thì thuật ngữ "chiến dịch quân sự đặc biệt" đã định vị Ukraina là một thuộc địa của Nga, phủ nhận vị thế bình đẳng của Ukraina với tư cách là một quốc gia có chủ quyền. Gorobets nói rằng hàm ý của thuật ngữ này là chủ nghĩa đế quốc bởi vì nó cho rằng Nga đang sử dụng vũ lực trong lãnh thổ của mình, trong đó Ukraina theo quan điểm của họ chỉ là một phần của Nga.
Chú thích
Nga xâm lược Ukraina 2022 |
19854636 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20s%E1%BA%A3n | Động sản | Động sản là một loại tài sản, động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Động sản và bất động sản là một trong các hình thức phân loại tài sản dựa vào khả năng di chuyển của tài sản. Từ góc nhìn thực tế có thể hiểu động sản là những tài sản mà con người có thể mang đi, di chuyển được.
Tài sản là động sản luôn có quanh chúng ta, từ những thứ đơn giản nhất là cây viết, giày dép, quần áo cho đến những tài sản có giá trị lớn hơn như xe cộ,...
Trong pháp luật Việt Nam, hay cụ thể hơn là tại Bộ luật Dân sự qua các thời kỳ thì đều không định nghĩa, liệt kê cụ thể như thế nào là động sản hay những tài sản nào tài động sản. Các nhà làm luật thường dùng phương pháp loại suy để có thể nhận biết được động sản. Cụ thể động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản chỉ là một trong số rất nhiều hình thức phân loại, trên thực tế, người ta còn có thể phân loại tài sản thành tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai, ….
Động sản gồm những gì
Có rất nhiều tài sản là động sản, nếu mô tả bằng cảm quan thì có thể hiểu động sản là những tài sản có thể tự di chuyển được hoặc con người có thể dễ dàng di chuyển tài sản đó được.
- Tài sản là động sản có thể di chuyển được có thể là các loài động vật
- Tài sản là động sản mà con người có thể dễ dàng di chuyển được như xe cộ, các vật dụng cá nhân như túi xách, quần áo….
Tuy nhiên, việc liệt kê những tài sản nào là động sản cũng chỉ mang tính chất tương đối, không mang tính tuyệt đối vì trong một số trường hợp những tài sản mà con người có thể dễ dàng di chuyển nhưng tại một thời điểm, tài sản đó lại được xem là bất động sản. Ví dụ như: Cánh cửa nhà trước khi được lắp đặt vào căn nhà, về bản chất, trước khi được lắp vào căn nhà, cánh cửa là động sản bởi con người có thể di chuyển nó. Tuy nhiên, sau khi lắp vào căn nhà, cánh cửa trở thành tài sản gắn liền với nhà. Chính vì vậy, sau khi gắn vào ngôi nhà, cánh cửa sẽ trở thành bất động sản.
So sánh động sản và bất động sản
Sự giống nhau
Sự giống nhau duy nhất đó là cả động sản và bất động sản thì đều là tài sản, đều được chủ sở hữu thực hiện các quyền đối với tài sản bao gồm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt.
Sự khác nhau
Sự chuyển hóa giữa động sản và bất động sản
Sự khác nhau cơ bản giữa động sản và bất động sản đó chính là tính chất đặc thù về việc di chuyển được hay không. Do đó sẽ có một số trường hợp trong hoàn cảnh này thì một vật được xem là động sản, trong hoàn cảnh khác thì nó lại được xem là bất động sản.
Ví dụ: Một vật trang trí nội thất trong căn nhà được cố định và gắn liền với căn nhà không thể tách rời khỏi căn nhà thì nó được xem là bất động sản. Tuy nhiên, cũng là vật trang trí nội thất đó cũng trang trí trong căn nhà nhưng nó có thể tách rời và được tách ra khỏi căn nhà thì lúc này nó được xem là động sản.
Tham khảo
Chú thích
Pháp luật
Tài sản |
19854638 | https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%B7p%20l%E1%BA%A1i%20ch%E1%BB%8B%20b%E1%BA%A7u | Gặp lại chị bầu | Gặp lại chị bầu là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại gia đình, hài, tình cảm ra mắt vào năm 2024 do Đoàn Nhất Trung làm đạo diễn. Tác phẩm có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên gồm Diệu Nhi, Anh Tú, Lê Giang, Quốc Khánh, Ngọc Phước.
Nội dung
Phim “Gặp Lại Chị Bầu” là câu chuyện về Phúc, một chàng trai trẻ mồ côi từ nhỏ và phải đối mặt với cuộc sống đầy thách thức. Trong một lần không trả được nợ, Phúc bị một nhóm người cho vay truy đuổi và tình cờ rơi xuống sông. Mặc dù anh đã may mắn sống sót, nhưng điều bất ngờ là Phúc đã xuyên không trở về quá khứ vào năm 1997.
Ở thời điểm này, Phúc gặp gỡ và yêu mến Ngọc Huyền, một cô gái tốt bụng nhưng lại giấu đi nhiều bí mật. Phúc và những người bạn ở nhà trọ của bà Lê đã cùng nhau trải qua những khoảnh khắc vui vẻ và ý nghĩa nhất của tuổi trẻ.
Phim mang đến cho khán giả không khí retro đặc trưng của Sài Gòn trong những năm 90, tạo nên những cảm xúc nhớ nhung và bồi hồi trong những ngày đầu năm mới.
Diễn viên
Anh Tú trong vai Phúc: Anh Tú thể hiện vai diễn của một diễn viên nghiệp dư đầy tình yêu với nghề nhưng lại gặp phải nhiều sóng gió trong cuộc sống.
Diệu Nhi trong vai Ngọc Huyền: Diệu Nhi xuất hiện với hình ảnh dịu dàng, thanh thuần, khác biệt so với hình tượng hài hước, tràn đầy năng lượng mà cô nàng thường thể hiện.
Ngọc Phước trong vai Ngọc: Ngọc Phước tiếp tục thể hiện một nhân vật rất phù hợp với hình tượng của cô trong đời thực: một cô gái hài hước, năng động và thông minh.
Quốc Khánh trong vai Tuấn.
Lê Giang trong vai bà Lê.
và một số diễn viên phụ khác
Sản xuất
Phát hành
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trailer chính thức trên YouTube
Phim tiếng Việt
Phim quay tại Việt Nam
Phim năm 2024
Phim Việt Nam
Phim lãng mạn Việt Nam
Phim hài Việt Nam
Phim chính kịch Việt Nam
Phim lấy bối cảnh ở Việt Nam
Phim Tết
Phim Việt Nam năm 2024 |
19854642 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sergey%20Eduardovich%20Zuev | Sergey Eduardovich Zuev | Sergey Eduardovich Zuev (; sinh ngày 25 tháng 4 năm 1954) là một nhà kinh tế học, chuyên gia về quản lý văn hóa người Nga, Phó tiến sĩ Lịch sử Nghệ thuật (1984), Giáo sư, Hiệu trưởng Trường Xã hội học và Kinh tế Moskva (MSSES) từ năm 2011 đến năm 2023, Giám đốc Viện Xã hội học của Học viện Hành chính Công và Kinh tế Quốc dân Nga.
Ông Zuev bị bắt giữ vào tháng 10 năm 2021 với cáo buộc tham ô trong vụ án Marina Rakova, được những người ủng hộ ông cho là có động cơ chính trị.
Tiểu sự
Lĩnh vực chuyên môn
Chiến lược phát triển vùng, quản lý dự án, nghiên cứu ứng dụng văn hóa - xã hội.
Đầu đời và giáo dục
Sergey sinh ngày 25 tháng 4 năm 1954 tại Moskva. Năm 1971, ông theo học tại Khoa Trung Quốc học, . Sau hai năm, ông chuyển sang học tại Khoa Bác ngữ học thuộc Đại học Quốc gia Moskva, và tốt nghiệp năm 1978, đồng thời bảo vệ luận án và tốt nghiệp bằng tiến sĩ Lịch sử Nghệ thuật năm 1984.
Sự nghiệp
Trong những năm 1980, ông công tác tại với vai trò nhà nghiên cứu xã hội học. Năm 1989, ông trở thành Trường Chính trị Văn hóa, năm 1994 ông trở thành Giám đốc Trung tâm Công nghệ Văn hóa. Năm 1998, ông trở thành Trưởng khoa Quản lý Văn hóa tại Trường Xã hội học và Kinh tế Moskva (MSSES). Trong giai đoạn 2000-2001, ông là Phó Chủ nhiệm của sáng kiến 'Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược'.
Từ năm 2005 đến năm 2010, ông phụ trách một số nhóm chuyên gia phát triển các chiến lược phát triển khu vực cho các khu vực như: tỉnh Astrakhan, Karelia, tỉnh Kaliningrad, tỉnh Kaluga, tỉnh Smolensk, và Buryatia. Năm 2011-2012, ông đảm nhận vai trò dẫn đầu chương trình 'Phát triển kinh tế xã hội Moskva 2025'.
Năm 2011, ông được bầu làm Hiệu trưởng Trường Xã hội học và Kinh tế Moskva. Cùng năm đó, ông trở thành Viện trưởng Viện Xã hội học trực thuộc Học viện Hành chính Công và Kinh tế Quốc dân Nga. Tại ngôi trường này, ông đã khởi xướng khóa học 'Thạc sĩ hành chính công'.
Từ năm 1991, Zuev đã đọc hơn 150 chuyên đề nghiên cứu về phát triển khu vực và đô thị, và đã đóng góp cho hơn 17 chương trình phát triển của chính phủ. Ông đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học.
Bắt giữ
Vào ngày 13 tháng 10 năm 2021, ông bị bắt giữ và thẩm vấn với tư cách là nghi phạm trong Vụ án Marina Rakova, một cựu Thứ trưởng Bộ Giáo dục, người đã bị buộc tội tham ô 50 triệu rúp tiền nhà nước dành cho chương trình giáo dục tại MSSES dưới sự chỉ đạo của Zuev. Vào ngày 13 tháng 10, ông bị buộc tội biển thủ khoảng 21 triệu rúp. Ông đã phủ nhận mọi hành vi sai trái. Ngày 20 tháng 10, ông phải nhập viện cấp cứu vì tăng huyết áp và được phẫu thuật tim ngay sau đó. Ngày 9 tháng 11, Zuev bị đưa vào trại tạm giam theo quyết định của tòa án theo yêu cầu của Tổng công tố viên. Ngày 3 tháng 12, ông đột ngột ngã quỵ trước tòa, xe cứu thương được gọi đến nhưng ông từ chối nhập viện. Dù trong tình trạng sức khỏe xấu, ông vẫn bị tạm giam tại cơ sở giam giữ. Các chuyên gia y tế không được phép đến thăm ông, ông cũng từ chối việc chuyển đến bệnh viện. Việc bắt giữ ông được kéo dài đến ngày 7 tháng 3 năm 2022.
Tháng 12 năm 2021, tại cuộc họp thường niên với Hội đồng Tổng thống về Xã hội Dân sự và Nhân quyền, Vladimir Putin được hỏi về Zuev và ông trả lời rằng "không có lý do gì để giữ ông sau song sắt". After that the defense requested his transfer under house arrest again, but with no success
Theo tuyên bố của Alexander Khiridgy, một thành viên của Ủy ban Giám sát Công cộng, đến tháng 2 năm 2022, sức khỏe của Zuev đã xấu đi rất nhiều đến mức ông không còn có thể đứng dậy khỏi giường. Ông cũng không được phép tiếp xúc với người thân. Không có hoạt động điều tra nào được thực hiện trong thời gian ông bị tạm giam. Vào ngày 3 tháng 4, gia đình Zuev đã trả 6 triệu rúp như một khoản bồi thường một phần cho số tiền mà ông bị cáo buộc đã biển thủ. Theo giải thích của các luật sư, việc bồi thường đã được thực hiện với hy vọng rằng Zuev có thể được chuyển khỏi trại tạm giam và thay bằng việc quản thúc tại gia. Tuy nhiên, tòa án đã kéo dài thời gian bắt giữ đến ngày 5 tháng 6 năm 2022.
Vào ngày 7 tháng 6 năm 2022, Marina Rakova đã nhận tội và làm chứng chống lại Vladimir Aleksandrovich Mau. Cô cũng đề nghị bồi thường tất cả các thiệt hại đã bị cáo buộc. Vào ngày 3 tháng 8, tòa án đã thay đổi biện pháp tạm giam đối với ông từ tù giam sang quản thúc tại gia. Dù vậy, ông vẫn bị khước từ yêu cầu về thời gian ra ngoài cho mục đích chăm sóc y tế. Cho tới ngày 22 tháng 8, khi cơ quan công tố tuyên bố kết thúc điều tra, Mau là bị cáo duy nhất trong vụ án phủ nhận mọi hành vi sai trái. Phái đến ngày 3 tháng 11 năm 2022, tòa án mới đồng ý thay đổi biện pháp tạm giam đối với ông từ quản thúc tại gia sang cấm một số hoạt động nhất định.
Gia đình
Zuev kết hôn với Elizaveta Fokina; Ông có bốn người con qua hai cuộc hôn nhân.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Ректору «Шанинки» Сергею Зуеву продлили арест до 7 марта 2021 года
Sinh năm 1954
Nhân vật còn sống
Người nhận Huân chương Danh dự (Nga)
Người nhận Huân chương "Vì Công lao Tổ quốc", hạng 2
Cựu sinh viên Đại học Quốc gia Moskva
Hiệu trưởng trường đại học Nga
Nhà sử học nghệ thuật Nga |
19854643 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3nh%20s%C3%A1t%20Bangladesh | Cảnh sát Bangladesh | Cảnh sát Bangladesh hay Công an Bangladesh (tiếng Bengal: বাংলাদেশ পুলিশ, tiếng Anh: Bangladesh Police, viết tắt: BP) là cơ quan thực thi pháp luật quốc gia của Bangladesh, hoạt động trực thuộc Bộ Nội vụ. Lực lượng này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình cũng như thực thi luật pháp và trật tự ở Bangladesh. Mặc dù cảnh sát chủ yếu quan tâm đến việc duy trì luật pháp, trật tự và an ninh cho người và tài sản của các cá nhân nhưng họ cũng đóng một vai trò lớn trong hệ thống tư pháp hình sự. Cảnh sát Bangladesh đóng một vai trò quan trọng trong Chiến tranh giải phóng Bangladesh.
Tham khảo
Cảnh sát theo quốc gia |
19854646 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20v%C6%B0%C6%A1ng%20Th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Nam vương Thế giới Việt Nam | Nam vương Thế giới Việt Nam (tiếng Anh: Mister World Vietnam) là một cuộc thi sắc đẹp giành cho nam giới cấp quốc gia tại Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2024.
Cuộc thi này hiện đang thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Quảng cáo Thương mại Sen Vàng. Người chiến thắng sẽ dự thi Nam vương Thế giới.
Lịch sử
Năm 2007, Việt Nam lần đầu tham dự Nam vương Thế giới với đại diện là Hồ Đức Vĩnh, Giải Đồng Siêu mẫu Việt Nam 2003, tại Nam vương Thế giới 2007 nhưng anh không đạt thành tích gì.
Năm 2012, Việt Nam trở lại cuộc thi với đại diện Trương Nam Thành tại Nam vương Thế giới 2012 và lọt vào Top 10 chung cuộc cùng các giải phụ Mr. World Fashion & Style và Top 10 Mr. World Talent. Trước đó, Trương Nam Thành từng đạt được khá nhiều danh hiệu về người mẫu và Nam vương như Giải Vàng Ngôi sao người mẫu 2010, giải Siêu mẫu có thể hình đẹp nhất của Siêu mẫu Việt Nam 2010, Á vương 3 của Manhunt International 2011.
Năm 2024, Công ty Cổ phần Quảng cáo Thương mại Sen Vàng đã chính thức trở thành đơn vị nắm giữ bản quyền Nam vương Thế giới tại Việt Nam và lần đầu tiên tổ chức cuộc thi cử đại diện của Việt Nam tại cuộc thi sau 12 năm.
Kết quả cuộc thi
Bảng xếp hạng cá nhân
Bảng xếp hạng khu vực
Đại diện Việt Nam tại các cuộc thi quốc tế
Nam vương Thế giới
Xem thêm
Danh sách cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam
Chú thích
Cuộc thi sắc đẹp
Nam giới |
19854649 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng%20D%C6%B0%C6%A1ng | Dương Dương | Dương Dương có thể là:
Dương Dương, sinh năm 1991, nam diễn viên và ca sĩ người Trung Quốc.
Dương Dương, nữ đạo diễn, biên kịch và nhà sản xuất người Trung Quốc. |
19854652 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%B1c%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20C%E1%BA%A3nh%20s%C3%A1t%20Ho%C3%A0ng%20gia%20Brunei | Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Brunei | Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Brunei hay Lực lượng Công an Hoàng gia Brunei (tiếng Mã Lai: Polis Diraja Brunei, viết tắt: PDB), gọi tắt là Công an Brunei, chịu trách nhiệm duy trì luật pháp và trật tự ở Brunei. PDB là một trong 190 thành viên của Interpol, một tổ chức liên chính phủ trên toàn thế giới kể từ năm 1984.
Với lực lượng hơn 4.400 nhân viên, RBPF chịu trách nhiệm duy trì luật pháp, trật tự và cung cấp các dịch vụ thực thi pháp luật. Nhiệm vụ của RBPF trong việc tuân thủ luật pháp tại Vương quốc Brunei Darussalam bao gồm ngăn chặn, phát hiện và điều tra tội phạm, thu thập thông tin tình báo tội phạm, kiểm soát giao thông, nhiệm vụ hộ tống (VIP, tiền mặt, tù nhân), tuần tra trên biển và biên giới, trật tự công cộng, bạo loạn cũng như kiểm soát sự kiện công cộng.
Tham khảo
Cảnh sát theo quốc gia |
19854653 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C6%B0%C6%A1ng%20ho%C3%A0ng%20h%E1%BA%ADu | Khương hoàng hậu | Khương Hoàng Hậu ( ) là vợ lẽ đầu tiên của vua Trụ nhà Thương trong " Chu Vũ Vương phạt Trụ" của nhà Tống và " Phong Thần Diễn Nghĩa" của nhà Minh . Mẹ của Hoàng tử Ân Giao và
Ân Hồng , kẻ thù truyền kiếp của Đắc Kỷ, hoàng hậu đầu tiên được vua Trụ phong thánh, là con gái của Khương Hoàng Sở làm chức Đông Bá Hầu, bà và vua Trụ có hai con trai là Ân Hồng và Ân Giao. Sau khi Đắc Kỷ vào cung, gài bẫy bà, cuối cùng dẫn đến cái chết bi thảm của Khương hoàng hậu, sau khi bà qua đời được được mệnh danh là Thái Âm tinh trong số các vì sao.
Cuộc sống
Khương thị là con gái của Đông Bá Hầu Khương Hoàng Sơ, bà vô cùng xinh đẹp và sinh ra hai con trai Ân Giao và Ân Hồng . Khi đó, Đắc Kỷ vừa được chọn vào cung vì sắc đẹp của mình và được tôn làm phi tần cao quý, cô không quen Khương thị nhưng họ quen nhau vài tháng sau đó. Hai năm sau, Khương thị được phong làm hoàng hậu, điều này khiến Đắc Kỷ ghen tị nên Đắc Kỷ đã phát động hàng loạt âm mưu nhằm hãm hại Khương hoàng hậu.
Bị giáng xuống làm vợ lẽ
Sau khi Khương Hoàng Hậu bị Đắc Kỷ hãm hại , Đắc Kỷ được vua Trụ phong làm vợ lẽ ,Đắc Kỷ được sủng ái, nhưng Khương Hoàng Hậu chỉ có một mình trong Đông Cung. Hai con trai của bà là Ân Hồng, Ân Giao đã báo cáo mọi chuyện với vua Trụ, nhưng vua Trụ tin vào lời vu khống của Đắc Kỷ và từ chối nghe lời khuyên của các con trai mà thay vào đó, ông dùng gậy đánh hai hoàng tử. |
19854664 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%87nh%20giao%20d%E1%BB%8Bch%20ch%E1%BB%A9ng%20kho%C3%A1n | Lệnh giao dịch chứng khoán | Lệnh giao dịch chứng khoán hay còn gọi là đặt lệnh (Order) là hướng dẫn mua hoặc bán trên một địa điểm giao dịch như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường hàng hóa, thị trường phái sinh tài chính hoặc sàn giao dịch tiền điện tử. Những hướng dẫn này có thể đơn giản hoặc phức tạp và có thể được gửi tới nhà môi giới hoặc trực tiếp đến địa điểm giao dịch thông qua tiếp cận thị trường trực tiếp. Có một số hướng dẫn tiêu chuẩn cho các lệnh giao dịch như vậy. Nhà đầu tư phải chọn một trong các loại lệnh như Lệnh giới hạn (LO), Lệnh thị trường (MP), Lệnh mở cửa (ATO, ATC), Lệnh khớp lệnh sau giờ (PLO) để đặt mua hoặc bán chứng khoán, tuỳ vào nhu cầu và thời gian giao dịch. Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, lệnh bán và giao dịch chứng khoán và nghĩa vụ của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty chứng khoán.
Các loại
Lệnh thị trường
Lệnh thị trường (Market order/MP) là lệnh mua hoặc lệnh bán được thực hiện ngay lập tức theo giá hiện tại thị trường (thời gián thị trường). Miễn là có người bán và người mua sẵn sàng, lệnh thị trường sẽ được lấp đầy. Lệnh thị trường được sử dụng khi sự chắc chắn trong việc thực hiện được ưu tiên hơn giá thực hiện. Lệnh thị trường là loại lệnh đơn giản nhất. Loại lệnh này không cho phép bất kỳ sự kiểm soát nào đối với giá nhận được. Lệnh được thực hiện ở mức giá tốt nhất có sẵn tại thời điểm thích hợp. Ở những thị trường biến động nhanh, giá thanh toán hoặc giá nhận được có thể khá khác so với giá cuối cùng được đưa ra trước khi nhập lệnh. Lệnh thị trường có thể được chia cho nhiều người tham gia ở phía bên kia của giao dịch, dẫn đến các mức giá khác nhau cho một số cổ phiếu. Đây là lệnh cơ bản nhất trong tất cả các lệnh và do đó, chúng phải chịu mức hoa hồng (chiết khấu) thấp nhất, từ cả nhà môi giới trực tuyến và truyền thống..
Lệnh thị trường à lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc bán chứng khoán tại mức giá cao nhất đang có trên thị trường, đây là lệnh mà bên mua hoặc bán chậm nhất giao dịch với bất cứ giá nào. Nếu chưa khớp hết khối lượng, lệnh MP được xem lệnh mua tại giá bán cao hơn hoặc bán tại giá mua thấp hơn tiếp theo đang có trên thị trường. Sau khi giao dịch theo nguyên tắc này mà vẫn chưa khớp toàn bộ khối lượng đặt lệnh thì lệnh MP được chuyển thành lệnh giới hạn (LO). Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần (đối với lệnh mua) hoặc giá sàn (đối với lệnh bán) thì lệnh MP trở thành lệnh LO mua tại giá trần hoặc lệnh LO bán tại giá sàn. Lệnh MP chỉ được nhập vào hệ thống trong các phiên khớp lệnh liên tục. Trường hợp không có lệnh LO đối ứng tại thời điểm nhập lệnh thì lệnh MP bị huỷ bỏ. Lệnh thị trường trên sàn gồm:
Lệnh thị trường giới hạn (MTL): nếu không thực hiện được toàn bộ thì phần còn lại chuyển thành lệnh LO và áp dụng các quy định về sửa, huỷ đối với lệnh LO.
Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc huỷ (MOK), nếu không thực hiện được toàn bộ thì bị huỷ ngay sau khi nhập.
Lệnh thị trường khớp và huỷ (MAK), tức có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại sẽ bị huỷ ngay sau khi khớp lệnh.
Lệnh giới hạn
Lệnh giới hạn (Limit order/LO) là lệnh mua chứng khoán với giá không quá một mức giá cụ thể hoặc bán chứng khoán với giá không thấp hơn một mức giá cụ thể (được gọi là "hoặc tốt hơn" cho một trong hai hướng). Điều này cho phép người giao dịch (khách hàng) kiểm soát mức giá mà giao dịch được thực hiện; tuy nhiên, lệnh có thể không bao giờ được thực thi ("đã khớp lệnh"). Đây là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Ở Việt Nam thì đây là loại lệnh phổ biến, được nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất. Lệnh này được thực hiện suốt phiên, trừ giao dịch thoả thuận sau một thời gian xác định theo quy định của sàn giao dịch chứng khoán. Lệnh LO có hiệu lực từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc đến khi bị huỷ bỏ. Trong trường hợp nhà đầu tư đặt lệnh này trước phiên giao dịch hoặc trong giờ nghỉ trưa, hệ thống sẽ thông báo lệnh ở trạng thái "chờ gửi" và chỉ hiệu lực khi phiên giao dịch bắt đầu.
Lệnh điều kiện
Lệnh điều kiện (Conditional order) là một tính năng để nhà đầu tư mua bán linh hoạt, nhất là những nhà đầu tư không có nhiều thời gian theo dõi bảng điện tử. Lệnh điều kiện chia thành nhiều loại, cụ thể:
Lệnh điều kiện với thời gian (TCO): nhà đầu tư có thể đặt lệnh trước phiên giao dịch từ một đến nhiều ngày với số lượng và mức giá xác định. Lệnh này có hiệu lực tối đa trong 30 ngày. Việc đặt lệnh được thực hiện bất cứ lúc nào, sau đó lệnh nằm chờ trong hệ thống của công ty chứng khoán và chỉ được kích hoạt khi thoả mãn điều kiện chọn trước. Nhà đầu tư có thể chọn hình thức khớp lệnh là phát sinh một lần (đồng nghĩa sau khi được kích hoạt thì dù khớp hết, khớp một phần hay không khớp thì cũng bị huỷ bỏ) hoặc phát sinh cho tới khi khớp hết khối lượng.
Lệnh tranh mua hoặc lệnh tranh bán (PRO): là lệnh nhà đầu tư sẵn sàng mua ở các giá ATO (giá mở cửa)/giá trần/giá ATC (giá đóng cửa) và sẵn sàng bán ở các giá ATO (giá mở cửa)/giá sàn/ATC (giá đóng cửa). Lệnh có hiệu lực cho phiên giao dịch kế tiếp sau khi nhà đầu tư đặt và có thể đặt trước cho tối đa 30 ngày giao dịch kế tiếp.
Lệnh dừng (Stop order/ST): là lệnh để nhà đầu tư xác định trước giá cắt lỗ hoặc chốt lãi trong tương lai. Lệnh này có hiệu lực ngay khi nhà đầu tư đặt và kéo dài trong 30 ngày.
Lệnh xu hướng (TS): nhà đầu tư sẽ chọn mã chứng khoán và khối lượng muốn giao dịch, cộng thêm khoảng dừng theo giá trị tuyệt đối (nghìn đồng) hoặc giá trị tương đối (%). Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể thiết lập thêm giá mua thấp nhất hoặc bán cao nhất. Khi giá chứng khoán chạm đến khoảng dừng hoặc giá thì lệnh sẽ được kích hoạt. Tương tự các lệnh điều kiện khác, lệnh xu hướng có hiệu lực tối đa 30 ngày.
Các lệnh khác
Lệnh mở cửa (ATO) là lệnh giao dịch tại giá khớp lệnh xác định giá mở cửa. Lệnh có thể được nhập vào hệ thống trước hoặc trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh. Tuy nhiên, phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO. Lệnh đóng cửa (ATC) có đặc tính tương tự lệnh ATO, nhưng để xác định giá đóng cửa.
Lệnh khớp lệnh sau giờ (PLO) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên ATC (đóng cửa). Nhà đầu tư chỉ được nhập lệnh này vào hệ thống, nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn thì được khớp ngay. Các lệnh PLO không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không thực hiện hết tự động bị huỷ. Trong trường hợp phiên khớp lệnh định kỳ không xác định được giá đóng cửa thì lệnh sau giờ (PLO) cũng không được nhập vào hệ thống.
Chú thích
Tham khảo
"Different Stock Sale Types". Eroller.
Larry Harris, Trading & Exchanges, Oxford Press, Oxford, 2003. Chapter 4 "Orders and Order Properties."
U.S. Securities and Exchange Commission Orders accessed 4/21/2007.
U. S. Securities and Exchange Commission Trade Execution accessed 4/21/2007.
Giao dịch chứng khoán
Trái phiếu
Thị trường hàng hóa
Phái sinh (tài chính)
Thị trường tài chính |
19854665 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vladimir%20Yevseyevich%20Zuev | Vladimir Yevseyevich Zuev | Vladimir Yevseyevich Zuev (; 29 tháng 1 năm 1925 – 6 tháng 6 năm 2003) là một nhà vật lý Liên Xô và Nga, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa, từng nhận Giải thưởng Nhà nước Liên Xô, công dân danh dự của Tomsk, chuyên gia trong lĩnh vực vật lý khí quyển và quang học.
Tưởng nhớ
Tên của ông được đặt cho một con đường ở Tomsk
Có một đài tượng niệm ông ở Akodemgorodok
Tác phẩm
Ông là tác giả của 32 cuốn sách và hơn 600 bài báo khoa học. Lĩnh vực chuyên môn của ông là quang học và vật lý khí quyển.
Xem thêm
Akademgorodok (Tomsk)
Sinh năm 1925
Mất năm 2003
Nhà vật lý Nga thế kỷ 20
Người Irkutsk (tỉnh của Đế quốc Nga)
Người Irkutsk (tỉnh)
Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga
Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô
Cựu sinh viên Đại học Quốc gia Tomsk
Giảng viên Đại học Quốc gia Tomsk
Thành viên triệu tập lần thứ 8 của Xô viết Tối cao Liên Xô
Thành viên triệu tập lần thứ 9 của Xô viết Tối cao Liên Xô
Thành viên triệu tập thứ 10 của Xô viết Tối cao Liên Xô
Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa Liên Xô
Người nhận Huân chương Zhukov
Người nhận Huân chương "Vì Công lao Tổ quốc", hạng 2
Người nhận Huân chương "Vì Công lao Tổ quốc", hạng 3
Người nhận Huân chương Lenin
Người nhận Huân chương Cờ đỏ Lao động
Người nhận Giải thưởng Nhà nước Liên Xô
Nhà vật lý Nga
Nhà vật lý Liên Xô |
19854666 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh%20Gia | Thành Gia | Thành Gia ( ; 25–36 CN), còn gọi là nhà Thành hay Đại Thành, là một đế quốc tự xưng được thành lập bởi Công Tôn Thuật vào năm 25 sau sự sụp đổ của nhà Tân trong lịch sử Trung Quốc. Có địa bàn tại bồn địa Tứ Xuyên với thủ phủ là Thành Đô, Thành Gia bao phủ một khu vực rộng lớn gồm Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu, Vân Nam và miền nam Thiểm Tây ngày nay, chiếm khoảng 7% dân số Trung Quốc vào thời điểm đó. Thành Gia là đối thủ nguy hiểm nhất của Đông Hán và là chế độ ly khai cuối cùng ở Trung Quốc bị nhà Đông Hán chinh phục năm 36.
Tham khảo
Năm 36
Năm 25
Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc
Lịch sử Thiểm Tây
Lịch sử Quý Châu
Lịch sử Trùng Khánh
Lịch sử Tứ Xuyên
Nhà Hán
Nhà Tân |
19854667 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20d%E1%BB%8Bch%20trong%20ng%C3%A0y | Giao dịch trong ngày | Giao dịch trong ngày hay Xác nhận cùng ngày (Same-day affirmation, viết tắt là SDA) còn được biết đến thông dụng là T0 trong giao dịch chứng khoán đề cập đến việc hoàn thành toàn bộ quy trình xác minh giao dịch vào cùng ngày giao dịch thực tế diễn ra (giao dịch trong ngày). Ngày đặt lệnh mua/bán và khớp lệnh thành công được hiểu là T+0, tài khoản của người mua bị trừ số tiền tương ứng giá trị cổ phiếu ngay khi khớp lệnh, và ngược lại, tài khoản người bán cũng bị trừ số cổ phiếu vừa khớp lệnh (tuy nhiên, cả hai chưa nhận được cổ phiếu và tiền ngay). Quy trình này được nhà phát minh xử lý xuyên suốt James Karat phát minh vào đầu những năm 1990 ở Luân Đôn. Việc xác minh giao dịch được thực hiện về mặt tổ chức của thị trường giữa người quản lý đầu tư và nhà môi giới/đại lý. Quá trình này đảm bảo rằng các bên nhất trí về các chi tiết thương mại trọng yếu. Quá trình xác minh giao dịch kết thúc khi việc xác nhận/phân phối chứng khoán đã được hoàn thành và sau đó quá trình thanh toán bù trừ và thanh toán bắt đầu, bao gồm cả người giám sát, Trung tâm lưu ký chứng khoán trung ương (CSD) và những người tham gia khác trong quá trình sau giao dịch chuỗi giá trị.
Đại cương
Việc xác nhận trong cùng ngày (SDA) dành nhiều thời gian hơn cho quy trình thanh toán bù trừ và thanh toán trong khoảng thời gian thanh toán dự định (ngày chờ về), mà ở hầu hết các thị trường có nghĩa là vào ngày thứ hai sau khi thực hiện giao dịch (được viết tắt quy ước là "T+2"). Thị trường mà SDA là tiêu chuẩn cũng được gọi là "môi trường ngày giao dịch", đây được coi là yếu tố quan trọng giúp đạt được chu kỳ thanh toán được rút ngắn một mục tiêu mà Ủy ban Châu Âu đang hướng tới thông qua Quy định về Lưu ký Chứng khoán Trung ương và Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu thảo luận về mục tiêu này, một phần được thúc đẩy từ nghiên cứu do Tập đoàn Tín thác và Thanh toán bù trừ Lưu ký ủy quyền (Depository Trust & Clearing Corporation) vào năm 2012. SDA dẫn đến hiệu quả thanh toán mà hiệu quả thanh toán ở các quốc gia có tỷ lệ SDA trên 90% như Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc cao hơn 26% so với các quốc gia có điểm SDA dưới 70% như Brazil, Ý, Nam Phi và Hoa Kỳ.
Ngày thanh toán là ngày chứng khoán/tiền giao dịch chứng khoán được chuyển giao đồng thời cho bên mua/bên bán chứng khoán. Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo quy định pháp luật bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh toán. Hoạt động giao dịch trong ngày không được thực hiện trong khoảng thời gian năm (05) ngày làm việc, trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho cổ đông gắn với mã chứng khoán được giao dịch trong ngày.
Trong giao dịch chứng khoán thì T0 hay T+0 là ngày giao dịch mà nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu thành công. Khi giao dịch thành công nghĩa là mức giá cổ phiếu được xác định vào thời điểm này. Giao dịch được tiến hành ngay trong cùng ngày, nhà đầu tư có thể tiến hành mua bán nhanh chóng với mức giá kỳ vọng. Lướt T0 là việc nhà đầu tư có thể giao dịch mua bán cổ phiếu ngay trong ngày chứ không cần đợi sau 2 ngày (đến ngày T+2). Do giá cổ phiếu trên thị trường biến động liên tục trong phiên nên nếu phải đợi vài ngày nữa mới tiến hành giao dịch tiếp theo thì sẽ tồn tại nhiều rủi ro về giá. Giao dịch T0 tạo điều kiện cho các hành vi bán khống, nhất là khi giá cổ phiếu biến động lớn, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị tác động bởi tâm lý sợ hãi, mua bán theo đám đông dễ tiềm ẩn rủi ro. Hành vi lợi dụng T0 để bán khống dễ gặp các rủi ro mất tiền lớn do thị trường biến động giá không như dự tính. Để có thể giao dịch lướt T0, cần phải có sẵn một mã chứng khoán. Nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán là thành viên giao dịch để thực hiện giao dịch chứng khoán.
Chú thích
Tham khảo
Micklethwaite, Jim (April 2013). "Pre-matching and matching processes"
Oxera Report (June 2008). "Building efficiencies in post-trade processing: the benefits of same-day affirmation."
Jeffs, Luke (June 2008). "UBS Backs same day affirmation calls," Financial News Online.
Devasabai, Kris (July 2008). "Omgeo urges buy-side to improve automation," ICFA.
Groenfeldt, Tom (December 2008). "What can possibly go wrong?" Banking Technology.
Liên kết ngoài
Omgeo website
Oxera website
SWIFT website
FIX website
Giao dịch chứng khoán
Thị trường tài chính |
19854672 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90o%C3%A0n%20T%E1%BB%81 | Đoàn Tề | Đoàn Tề là một vương quốc nằm ở bán đảo Sơn Đông trong thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc, được thành lập bởi Đoàn Cần, thành viên tộc Đoàn của người Tiên Ti. Năm 350, Nhiễm Mẫn lật đổ nhà Hậu Triệu, khuynh đảo vùng đồng bằng Hoa Bắc. Đoàn Cần nhân cơ hội này dẫn người của mình đến thành Quảng Cổ ở Sơn Đông và lập nước Đoàn Tề. Đoàn Cần không tự xưng đế vì coi hoàng đế nhà Tấn là thiên tử. Năm 351, Đoàn Tề trở thành chư hầu của nhà Tấn sau khi hoàng đế nhà Tấn phong Cần làm Trấn Bắc tướng quân và Tề công. Tuy nhiên, Đoàn Tề vẫn được coi là một nước độc lập vì nhà Tấn không trực tiếp kiểm soát nó.
Năm 355, Mộ Dung Tuấn, một người thuộc tộc khác của Tiên Ti, tự xưng là hoàng đế Tiền Yên. Đoàn Cần cho rằng không ai thuộc tộc Tiên Ti có tư cách xưng đế. Ông viết thư tố cáo Tuấn, điều này chọc giận Tiền Yên. Năm 356, chiến tranh giữa Tiền Yên và Đoàn Tề nổ ra, Đoàn Tề thua trận, cầu cứu Tấn nhưng không kịp. Ông bị Mộ Dung Tuấn bắt và bị xử tử vào năm sau.
Xem thêm
Tiên Ti
Đoàn bộ
Tham khảo
Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc |
19854673 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20v%C6%B0%C6%A1ng%20Th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%202024 | Nam vương Thế giới Việt Nam 2024 | Nam vương Thế giới Việt Nam 2024 là cuộc thi Nam vương Thế giới Việt Nam lần thứ nhất diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2024. Đêm chung kết diễn ra vào tháng 6 năm 2024.. Người chiến thắng sẽ đại diện Việt Nam tại cuộc thi Nam vương Thế giới 2024.
Kết quả
Thứ hạng
Thứ tự gọi tên
Top 10
Top 5
Top 3
Giải thưởng phụ
Dự thi quốc tế
Tham khảo
Việt Nam năm 2024 |
19854674 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%2B2 | T+2 | T+2 là cách viết tắt quy ước của ngày giao dịch cộng với hai ngày cho biết khi nào các giao dịch chứng khoán phải là đã thanh toán. Các quy tắc hoặc thông lệ trong thị trường tài chính là các giao dịch chứng khoán phải được giải quyết trong một thời hạn thanh toán được hiểu theo cách thông thường. Thời gian thanh toán phổ biến nhất hiện nay đối với các giao dịch chứng khoán là hai ngày làm việc sau ngày giao dịch (T0), được viết tắt phổ biến là T+2 (ngày chờ về). Khi thanh toán, bên bán phải xuất trình Chứng chỉ chứng khoán và thực hiện giấy chuyển nhượng cổ phần để đổi lấy khoản thanh toán từ bên mua. Nhiều quốc gia hiện nay không còn yêu cầu phải xuất trình chứng chỉ chứng khoán thực tế và đã áp dụng hệ thống thanh toán điện tử. Tương tự, T+3 là quy ước trước đó về ngày giao dịch cộng thêm ba ngày.
Khi ngày đặt lệnh mua/bán và khớp lệnh thành công (T+0) thì tài khoản của người mua bị trừ số tiền tương ứng giá trị cổ phiếu ngay khi khớp lệnh, và ngược lại, tài khoản người bán cũng bị trừ số cổ phiếu vừa khớp lệnh. Tuy nhiên, cả hai chưa nhận được cổ phiếu và tiền ngay. Cổ phiếu sẽ vào tài khoản người mua lúc 16h30 sau hai ngày (ở Việt Nam thì không tính thứ Bảy và Chủ nhật) từ lúc khớp lệnh, còn tiền sẽ vào tài khoản người mua cùng thời điểm ngày này được gọi là T+2. Khi nhận cổ phiếu hoặc nhận tiền vào ngày T+2, nhà đầu tư vẫn chưa được giao dịch mà phải chờ đến sáng hôm sau (tức là T+3). Một số công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán cho nhà đầu tư muốn nhận tiền bán cổ phiếu để rút ra hoặc thực hiện giao dịch mua cổ phiếu khác trước thời điểm quy định.
Đại cương
Thủ tục thanh toán khác nhau đáng kể trên thị trường chứng khoán quốc gia. Có hai loại thời gian thanh toán chính được các quốc gia khác nhau sử dụng, đó là số ngày cố định sau giao dịch được gọi là độ trễ thanh toán cố định hoặc định kỳ vào một ngày cố định khi tất cả các giao dịch tính đến ngày đó được thanh toán được gọi là ngày thanh toán cố định. Tại Hoa Kỳ, Sở giao dịch chứng khoán New York đã sử dụng T+1 vào những năm 1920 và Sở giao dịch chứng khoán Mỹ đã sử dụng T+2 trước năm 1953. Những khoảng thời gian thanh toán này dần dần được kéo dài đến T+5 vào cuối những năm 1960 khi các công ty môi giới trở nên choáng ngợp và quá tải trước khối lượng khổng lồ các giấy tờ giao dịch chứng khoán đang chờ giải quyết. Mỹ và Canada đang hướng tới mục tiêu chuyển sang T+1 vào nửa đầu năm 2024.
Ở Việt Nam, năm 2022, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại VSD để đáp ứng việc rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm), qua đó mang lại lợi ích tốt hơn cho nhà đầu tư và thị trường khi nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mua ngày T+0 ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T+2 thay vì chờ đến ngày T+3 như trước đây. Thời gian ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền và VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán được điều chỉnh từ 15h30-16h00 lên 11h00-11h30 ngày T+2 (trường hợp có phát sinh thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán tiền thì thời gian hoàn tất thanh toán chậm nhất là 12h00). Thành viên lưu ký phải thực hiện phân bổ tiền và chứng khoán cho khách hàng ngay sau khi ngân hàng hoàn tất thanh toán tiền và VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán, đảm bảo hoàn tất trước 13h ngày thanh toán.
Nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mua ngày T+0 ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T+2 thay vì chờ đến ngày T+3. Việc rút ngắn thời gian thanh toán bên cạnh khả năng nâng cao tính thanh khoản cho thị trường, gia tăng lợi ích cho nhà đầu tư thì đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán cao hơn do thời gian thanh toán ngắn hơn đồng nghĩa với việc thành viên lưu ký có ít thời gian hơn để huy động chứng khoán, tiền trong trường hợp kiểm soát không tốt ký quỹ của nhà đầu tư hoặc phát sinh lỗi giao dịch, việc áp dụng giao dịch T+2 được kỳ vọng sẽ giúp cho thanh khoản của thị trường có sự gia tăng nhất định, đồng thời giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong chiến lược đầu tư như có thể kịp thời hiện thực hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu thiệt hại tùy theo diễn biến của thị trường, nhờ đó tăng thêm sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thành viên không báo cáo hoặc báo cáo sai dẫn tới thiếu tiền thanh toán vào ngày T+2 sẽ bị khiển trách hoặc cao hơn là đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán nếu vi phạm từ hai lần trở lên.
Chú thích
Liên kết ngoài
EU to reduce settlement time for securities, HSBC (2013)
Giao dịch chứng khoán |
19854683 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nicaea | Nicaea | Nicaea (chữ Hi Lạp cổ: Νίκαια), hoặc viết là Nicæa, Nicea, Nikaia, là một thành phố của Hi Lạp cổ đại nằm ở phía tây bắc Anatolia, thành phố này là địa điểm triệu tập giám mục khai mạc Giáo hội nghị Nicaea lần thứ nhất và lần thứ hai (công đồng đại kết lần thứ nhất và lần thứ bảy trong lịch sử Giáo hội Cơ Đốc giáo thời kì đầu), bài Tín điều Nicaea trứ danh là nghị quyết được soạn thảo về việc tín ngưỡng Cơ Đốc giáo có nhiều điểm khác biệt, sau khi Giáo hội nghị Nicaea lần thứ nhất kết thúc. Ngoài ra, sau khi đế quốc Byzantine bị quân Thập tự lần thứ tư đánh chiếm vào năm 1204, Nicaea trở thành thủ đô của đế quốc Nicaea do Theodore I sáng lập, mãi cho đến người Byzantine đoạt lại Constantinople vào năm 1261.
Di chỉ của thành cổ này nằm ở İznik (tên thành phố İznik nghĩa là "bắt nguồn từ Nikaia"), thành phố của Thổ Nhĩ Kì thời hiện đại, nó toạ lạc ở trong bồn địa phì nhiêu màu mỡ, phía đông của hồ İznik, phía bắc và phía nam lấy dãy núi làm ranh giới, bức tường thành phía tây xây dựng dọc theo bờ hồ, thiết kế của thành trì Nicaea không những phòng ngừa các cuộc tấn công đến từ trên hồ lại còn khiến cho quân địch khó cắt đứt đường tiếp viện của thành phố. Do diện tích của hồ tương đối rộng lớn cho nên lực lượng vây đánh không dễ gì phong toả thành phố từ đất liền, hơn nữa vì phạm vi của thành phố đủ lớn nên dù cho quân địch toan tính vận chuyển vũ khí đánh thành từ bờ ra bến cảng cũng vô cùng khó khăn.
Bốn mặt của thành cổ Nicaea được bao quanh bởi bức tường thành dài đến 5 kilômét, cao khoảng 10 mét, những bức tường cao này cùng lúc bị hai con kênh vây quanh, ngoài ra có hơn 100 lầu tháp phân bố ở các địa điểm khác nhau, một số cổng thành nằm sát phần đất liền là ngõ vào duy nhất của thành phố.
Ngày nay, Nicaea là một danh lam thắng cảnh được du khách ưa thích, mặc dù rất nhiều tường thành địa phương của nó đều đã bị đường lộ cắt xuyên qua, nhưng phần lớn di chỉ của thời kì đầu vẫn còn bảo tồn đến nay.
Bối cảnh lịch sử
Nicaea là một thành phố nằm ở tỉnh Bursa, Thổ Nhĩ Kì, ở vào bờ đông của hồ İznik, cách Istanbul khoảng 90 kilômét về phía đông nam. Từng là thủ đô của Sultan quốc Rum, đế quốc Nicaea và đế quốc Ottoman (năm 1331, Orhan I chiếm đóng thành phố này, bỗng chốc trở thành thủ đô của đế quốc Ottoman).
Lịch sử thời kì đầu
Thành cổ Nicaea xây dựng rất sớm, tương truyền rằng nó thuộc lãnh thổ của Thần rượu Dionysus hoặc bán thần Heracles. Một giả thuyết nói rằng nó được thiết lập vào thời kì Vương quốc Mecedonia cổ đại, tên gọi lúc đó là Ancore (Ἀγκόρη).
Tốp di dân đầu tiên của thành phố là người Mercia, sau đó Antigonus I thống trị khu vực này, đồng thời tái thiết thành phố này vào năm 315 TCN, lúc đó gọi là Antigoneia (Ἀντιγονεία).
Antigonus I sau khi thất bại trong Chiến dịch Ipsus (năm 306 TCN) đã mất đi phần lớn lãnh thổ, và lại qua đời vào năm 301 TCN. Từ sau đó khu vực này bị Lysimachus thống trị, để kỉ niệm Nicaea (en) - vợ ông, chết sớm mà đem thành phố này đặt tên là Nicaea.
Thời kì La Mã
Năm 72 TCN nó thuộc hành tỉnh Bithynia, nước Cộng hoà La Mã, về sau Bithynia và Pontus sáp nhập thành hành tỉnh Bithynia và Pontus (en), năm 110 Gaius Plinius Caecilius Secundus đảm nhiệm Toàn quyền Hành tỉnh Bithynia và Pontus, đã xây dựng lại nhà hát bị đốt phá.
Năm 123, Hoàng đế La Mã Hadrian thị sát Nicaea sau trận động đất, rồi lại tái thiết Nicaea một lần nữa. Nicaea mới trở thành bức tường thành có hình đa giác dài khoảng 5 kilômét. Mặc dù bức tường thành mãi đến thế kỉ III mới hoàn thành nhưng tường thành mới hoàn toàn không thể cứu vãn người Nicaea, năm 258 Nicaea bị người Goth sau khi cướp sạch lại đốt phá lần nữa.
Thời kì Byzantine
Nicaea đạt được sự phát triển tương đối lớn vào thời kì Byzantine, không chỉ kinh tế phồn vinh lại còn trở thành một trong những trung tâm hành chính và quân sự lúc bấy giờ.
Năm 325, Constantine Đại đế đã triệu tập khai mạc Công đồng đại kết lần thứ nhất tại nơi này, sử gọi là Giáo hội nghị Nicaea lần thứ nhất.
Song, đi cùng với việc thiết lập thủ đô mới Constantinople và hai trận động đất vào năm 363 và năm 368, Nicaea lại suy bại, mãi cho đến thời kì Justinian I mới được khôi phục.
Năm 715, hoàng đế phế truất Anastasius II bỏ trốn đến đây.
Năm 716 và năm 727, Nicaea đã kháng cự thành công hai cuộc xâm lược của Đế quốc Hồi giáo Umayyad.
Năm 740, Nicaea lại bị động đất (en).
Năm 787, Constantine VI đã triệu tập khai mạc Công đồng đại kết lần thứ bảy ở Nicaea, sử gọi là Giáo hội nghị Nicaea lần thứ hai.
Vào thế kỉ IX, thủ phủ của quân khu Opsikion từ Ankara dời đến Nicaea.
Do nằm gần Constantinople, Nicaea luôn được coi là căn cứ địa của phiến quân tấn công thủ đô vào thế kỉ X và XI.
Năm 1077, Suleiman ibn Qutalmish (en) đã chiếm đóng phần lớn Tiểu Á, tự xưng là sultan của vương triều Seljuk. Sử gọi là Sultan quốc Rum, đóng đô ở Nicaea.
Ngày 7 tháng 1 năm 1078, Hoàng đế Byzantine Nikephoros III giành được sự ủng hộ xưng đế ở Nicaea của Suleiman ibn Qutalmish, tiến quân vào Constantinople, ép buộc Michael VII thoái vị, đồng thời còn cưới hoàng hậu Maria (en) nhỏ hơn ông 50 tuổi làm vợ.
Tháng 6 năm 1097, quân đội của quân Thập tự Đông chinh lần thứ tư đã đánh chiếm Nicaea lúc bấy giờ là thủ đô của Sultan quốc Rum, Kilij Arslan I - con trai của Suleiman, dời đô đến Konya, sau đó mới lại bị Byzantine tiếp tục thống trị.
Năm 1204, quân Thập tự Đông chinh lần thứ tư dưới sự xúi giục của người Venice đã đánh chiếm và cướp bóc Constantinople, đế quốc Byzantine chia năm xẻ bảy, Theodore I đã thiết lập đế quốc Nicaea, đóng đô ở Nicaea.
Năm 1261, đế quốc Nicaea dễ như trở bàn tay đã đoạt lấy Constantinople - thủ đô của đế quốc La-tinh, Michael VIII trở thành hoàng đế của đế quốc Byzantine, tầm quan trọng của Nicaea bỗng nhiên giảm sút.
Năm 1290, Hoàng đế Andronikos II vì mục đích đối phó mối uy hiếp của đế quốc Ottoman nên đã tăng cường phòng thủ Nicaea.
Ngày 11 tháng 6 năm 1329, Hoàng đế Andronikos III bị quân đội Ottoman đánh bại ở Pelekanon (sử gọi là Chiến dịch Pelekanon, en), Byzantine kể từ đó không còn sức bảo vệ Nicaea, ngày 2 tháng 3 năm 1331, Nicaea đầu hàng quân đội Ottoman sau cuộc bao vây lâu dài.
Thời kì Ottoman
Năm 1331, Orhan I - thủ lĩnh Ottoman (cách gọi sultan mãi đến năm 1383 mới bắt đầu sử dụng), đã đánh chiếm Nicaea, và tạm thời đóng đô tại nơi đây, năm 1335 dời đến Bursa. Kể từ đó Nicaea được gọi là İznik, ngày 29 tháng 5 năm 1453, Mehmed II - sultan của đế quốc Ottoman, sau khi đã đánh chiếm Constantinople, İznik càng mất đi tầm quan trọng của nó.
Vào thế kỉ XV - XVII, vì được sự ủng hộ của hoàng thất Ottoman (en), cùng với việc kiến thiết đế quốc quy mô lớn vào thời kì đầu khiến cho nhu cầu tăng lên, İznik trở thành trung tâm sản xuất gạch nung và đồ gốm quan trọng ở Thổ Nhĩ Kì. Trong đó nhà thờ Hồi giáo Rüstem Pasha và hoàng cung Topkapı đều sử dụng số lượng lớn gạch men sứ có nguồn gốc từ İznik. Vào thời kì này, bởi vì ngành công nghiệp gốm sứ ở İznik hưng thịnh cho nên chỗ này đã sản xuất đồ gốm chất lượng cao, như bát đĩa, giá cắm nến, bình chai,... Phong cách và hoa văn của những đồ gốm này bị đồ sứ của triều Nguyên và triều Minh, Trung Quốc ảnh hưởng.
Cuối thế kỉ XVI, do đánh mất sự ủng hộ của hoàng thất, cộng thêm số lượng đồ sứ Trung Quốc được đế quốc Ottoman nhập khẩu vào giữa thế kỉ XVI tiếp tục gia tăng, đều khiến cho nhu cầu và chất lượng của đồ gốm İznik dần dần giảm sút. Đồ gốm İznik cuối cùng được truy nguồn là đĩa sứ có từ năm 1678, khắc chữ Hi Lạp thể uncial.
Năm 1921, phần lớn khu đô thị của İznik bị phá hoại bởi Chiến tranh Hi Lạp - Thổ Nhĩ Kì.
Nhân vật nổi tiếng
Hipparchus (190 TCN - 120 TCN, chữ Hi Lạp: Ίππαρχος) là nhà thiên văn học vĩ đại nhất của Hi Lạp cổ đại.
Cassius Dio (165 - 235, chữ Hi Lạp: Δίων Κάσσιος) là nhà chính trị và nhà lịch sử học của La Mã cổ đại.
Sporus (240 - 300, chữ Hi Lạp: Σπόρος) là nhà số học và nhà thiên văn học của La Mã cổ đại.
George Pachymeres (1242 - 1310, chữ Hi Lạp: Γεώργιος Παχυμέρης) là nhà sử học, nhà triết học và tác giả tạp văn của đế quốc Byzantine.
Chú ý
Chú thích
Liên kết ngoài
Hazlitt, Classical Gazetteer, "Nicæa"
T. Bekker-Nielsen, Urban Life and Local Politics in Roman Bithynia: The Small World of Dion Chrysostomos Aarhus, 2008.
Çetinkaya, Halûk. Four Newly Discovered Churches in Bithynia. Actual Problems of Theory and History of Art: Collection of articles. Vol. 9. Ed: A. V. Zakharova, S. V. Maltseva, E. Iu. Staniukovich-Denisova. Lomonosov Moscow State University/St. Petersburg, NP-Print, 2019, pp. 244–252. ISSN 2312-2129.
Địa điểm khảo cổ Hy Lạp cổ đại ở Thổ Nhĩ Kỳ
Thành phố và thị trấn La Mã ở Thổ Nhĩ Kỳ
Khu dân cư Đế quốc Đông La Mã
Nicaea
Địa danh Thập tự chinh
İznik |
19854684 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Valorant%20Champions%20Tour%202024%3A%20Kickoff | Valorant Champions Tour 2024: Kickoff | Valorant Champions Tour 2024 (VCT): Kickoff, là một giải đấu khu vực được tổ chức bởi Riot Games cho bộ môn thể thao điện tử Valorant, và là một phần của Valorant Champions Tour mùa giải 2024. Kickoff là giải đấu đầu tiên trong chuỗi giải đấu năm 2024, diễn ra tại 4 địa điểm khác nhau dựa trên 4 khu vực lớn của VCT, gồm: Berlin, Đức (khu vực EMEA), Los Angeles, Hoa Kỳ (khu vực Châu Mỹ), Seoul, Hàn Quốc (khu vực Thái Bình Dương) và Thượng Hải, Trung Quốc (khu vực Trung Quốc).
Địa điểm
Berlin là thành phố đăng cai tổ chức giải đấu Kickoff EMEA. Tất cả các trận đấu được thi đấu tại Riot Games Arena Berlin.Los Angeles là thành phố đăng cai tổ chức giải đấu Kickoff châu Mỹ. Tất cả các trận đấu được thi đấu tại Riot Games Arena Los Angeles.Seoul là thành phố đăng cai tổ chức giải đấu Kickoff Thái Bình Dương. Tất cả các trận đấu được thi đấu tại Tháp D, S FACTORY.Thượng Hải là thành phố đăng cai tổ chức giải đấu Kickoff Trung Quốc. Tất cả các trận đấu được thi đấu tại Fearless Arena.
Các đội tham dự
40 đội thành viên và 4 đội không phải thành viên đến từ các khu vực , Châu Mỹ, Thái Bình Dương và Trung Quốc đều đủ điều kiện tham gia giải đấu ở khu vực của họ. 32 đội thi đấu theo thể thức loại trực tiếp.
Thể thức
Tất cả bốn giải đấu của các khu vực đều sẽ thi đấu theo thể thức sau:
Vòng bảng:
11 đội tham gia thi đấu được chia làm 3 bảng thi đấu theo thể thức GLS.
Bảng A và bảng B mỗi bảng có 4 đội, riêng bảng C có ba đội.
Đội có thành tích tốt nhất khu vực trong giải Champions 2023 sẽ được xếp vào bảng C.
3 đội đứng đầu bảng sẽ đủ điều kiện lọt vào vòng loại trực tiếp, 3 đội đứng thứ hai sẽ đủ điều kiện lọt vào vòng khởi động.
Tất cả các trận đấu được thi đấu theo thể thức .
Vòng khởi động:
3 đội sẽ tham gia thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt.
Đội đứng đầu sẽ đủ điều kiện lọt vào vòng loại trực tiếp.
Tất cả các trận đấu được thi đấu theo thể thức .
Vòng loại trực tiếp:
4 đội sẽ tham gia thi đấu theo thể thức loại trực tiếp.
Tất cả các trận đấu được thi đấu theo thể thức , ngoại trừ trận chung kết sẽ thi đấu theo thể thức .
2 đội đứng đầu sẽ đủ điều kiện tham gia giải đấu Masters Madrid 2024.
Kickoff EMEA
Vòng bảng
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Vòng khởi động
Vòng loại trực tiếp
Kickoff Châu Mỹ
Vòng bảng
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Vòng khởi động
Vòng loại trực tiếp
Kickoff Thái Bình Dương
Vòng bảng
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Vòng khởi động
Vòng loại trực tiếp
Kickoff Trung Quốc
Vòng bảng
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Vòng khởi động
Vòng loại trực tiếp
Thứ hạng
Tham khảo
Chú thích |
19854687 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20th%E1%BB%A9c%20Leibniz%20%C4%91%E1%BB%83%20t%C3%ADnh%20%CF%80 | Công thức Leibniz để tính π | Trong toán học, Công thức Leibniz để tính được viết như sau:
Đây là một chuỗi đan dấu, được đặt theo tên nhà toán học Gottfried Wilhelm Leibniz. Tuy nhiên Leibniz không phải là người đầu tiên tìm ra kết quả của chuỗi số này, mà là Madhava, một nhà toán học người Ấn Độ sống ở thế kỷ 14-15. Thậm chí trước khi Leibniz công bố kết quả của mình vào năm 1673 thì có một nhà toán học khác là James Gregory cũng đã độc lập tìm ra kết quả của chuỗi số vào năm 1671.
Đến đầu thế kỷ 18, Brook Taylor tìm ra được kết quả của một chuỗi số tổng quát hơn, mà sau này được gọi là chuỗi Taylor:
Theo đó thì công thức Leibniz là một trường hợp đặc biệt của chuỗi Taylor khi x=1. Khi đó thì:
Bên cạnh đó công thức Leibniz cũng có thể được suy ra từ hàm số L Dirichlet với ký tự Dirichlet của module 4 được tính khi s=1.
Chứng minh
Cách 1
Chỉ xét tích phân ở số hạng cuối cùng, chúng ta có:
Theo định lý kẹp, khi , chúng ta sẽ có chuỗi Leibniz:
Cách 2
Từ hàm số , khi , thì chuỗi sẽ hội tụ đều, khi đó thì
Vì thế, nếu tiến đến thì nó sẽ liên tục và hội tụ đều. Căn cứ tiêu chuẩn Leibniz thì chuỗi cũng sẽ hội tụ. Ngoài ra, khi tiến đến trong phạm vi góc Stolz, thì tổng Abel cũng chính xác.
Tham khảo
Chuỗi toán học |
19854693 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan%20V%C4%83n%20H%C3%B9ng | Phan Văn Hùng | Phan Văn Hùng là chính trị gia Việt Nam. Ông hiện là Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự nghiệp
Ông Phan Văn Hùng sinh năm 1973 tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ ngày 1-10-2018, ông được Ban Bí thư bổ nhiệm làm Ủy viên Ban Biên tập kiêm Giám đốc Trung tâm Truyền hình Nhân Dân; trước đó ông là quyền Giám đốc Trung tâm Truyền hình Nhân Dân.
Từ ngày 28-6-2021, ông được Ban Bí thư bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân.
Ông là người chỉ đạo nội dung và sản xuất Chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc - nối mạch ngàn năm” diễn ra tại Di tích quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7) và 54 năm Chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc (24-7), vào ngày 22-7-2023.
Tham khảo |
19854694 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1i%20ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202006 | Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 | Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 được tổ chức tại Trung tâm thể thao dưới nước Hamad, Doha, Qatar từ ngày 8 đến ngày 9 tháng 12 năm 2006. Lần đầu tiên trong giải đấu này, ban tổ chức đã thay thế nội dung solo bằng nội dung thi đấu đồng đội. Trung Quốc giành cả 2 huy chương vàng và đứng đầu bảng tổng sắp, Nhật Bản đứng thứ 2 với 2 huy chương bạc. Triều Tiên và Kazakhstan mỗi nước giành được một huy chương đồng.
Lịch thi đấu
Danh sách huy chương
Bảng tổng sắp huy chương
Quốc gia tham dự
Tổng cộng có 67 vận động viên từ 9 quốc gia tranh tài môn bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2006:
Liên kết ngoài
Olympic Council of Asia
Tham khảo
2006
Đại hội Thể thao châu Á
Môn thi đấu tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 |
19854702 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Wipeout%20%28ch%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%ACnh%20truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh%202021%29 | Wipeout (chương trình truyền hình 2021) | Wipeout (tạm dịch: Cú ngã) là một trò chơi truyền hình của Mỹ dựa trên vượt chướng ngại vật, được dẫn dắt bởi John Cena, Nicole Byer và Camille Kostek, được công chiếu trên TBS vào ngày 1 tháng 4 năm 2021. Đây là phiên bản khởi động lại của Wipeout trên ABC kéo dài từ năm 2008 đến năm 2014. Chương trình đã được gia hạn thêm mùa thứ hai vào tháng 5 2021.
Sản xuất
Vào tháng 4 năm 2020, có thông báo rằng Wipeout sẽ được TBS lên sóng phiên bản khởi động lại. Vào tháng 9 năm 2020, John Cena, Nicole Byer và Camille Kostek được công bố là người dẫn chương trình.
Vào ngày 11 tháng 2 năm 2021, có thông báo rằng chương trình sẽ lên sóng vào ngày 1 tháng 4 năm 2021. Tập đầu tiên cũng được phát sóng lại vào ngày hôm sau trên kênh chị em của TBS, The CW. Vào ngày 19 tháng 5 năm 2021, có thông báo rằng phiên bản khởi động lại đã được gia hạn thêm mùa thứ hai.
Vào ngày 19 tháng 10 năm 2021, có thông báo rằng các tập mới của mùa đầu tiên sẽ tiếp tục lên sóng vào ngày 11 tháng 1 năm 2022.
Vào ngày 5 tháng 10 năm 2023, có thông báo rằng mùa thứ hai sẽ lên sóng vào ngày 7 tháng 11 năm 2023.
Các tập phát sóng
Tổng quan
Mùa 1 (2021–22)
Mùa 2 (2023)
Giải thưởng
Phát sóng quốc tế
Chương trình cũng được phát sóng tại Anh trên kênh E4, Đông Nam Á trên AXN, Canada trên CTV Comedy, Mỹ Latinh trên Warner Channel và Hà Lan trên RTL7.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim truyền hình Mỹ ra mắt năm 2021 |
19854705 | https://vi.wikipedia.org/wiki/MGM%20Grand%20Las%20Vegas | MGM Grand Las Vegas | MGM Grand Las Vegas là một khách sạn và sòng bạc tọa lạc trên Dải Las Vegas ở Paradise, Nevada. Nơi đây thuộc sở hữu của Vici Properties và do tập đoàn danh tiếng MGM Resorts International điều hành.
Khi khai trương, khu nghỉ dưỡng MGM Grand được tích hợp thêm một công viên giải trí mang tên MGM Grand Adventures, tọa lạc trên diện tích 33 mẫu Anh (13 hecta) ở khu vực đông bắc của khu nghỉ dưỡng. Tổng vốn đầu tư cho cả MGM Grand và công viên giải trí này lên đến 1 tỷ USD. Tuy nhiên, MGM Grand Adventures đã ngừng hoạt động vào năm 2000 và được thay thế bởi hai dự án mới: The Signature at MGM Grand - khu căn hộ khách sạn cao cấp, và khu vui chơi giải trí Topgolf.
Lịch sử
Vị trí hiện tại của MGM Grand trước đây là khu đất của Tropicana Country Club và Golf Club Motel, được mở cửa vào những năm 1960.
Marina (1975–1990)
Tom Wiesner, cựu Ủy viên Quận Clark, đồng sáng lập Công ty Phát triển Chứng khoán Tây Nam (Southwest Securities) vào năm 1972. Sau đó, ông thành lập Công ty Đầu tư Wiesner tập trung vào lĩnh vực bất động sản và thương mại. Năm 1973, Southwest Securities công bố kế hoạch xây dựng Khách sạn Marina cạnh Câu lạc bộ Golf, dự kiến được cải tạo đồng thời. Công ty Đầu tư Wiesner đảm nhận việc xây dựng bến du thuyền, hoàn thành và đưa vào hoạt động vào ngày 1 tháng 5 năm 1975.
Marina là tòa nhà 14 tầng với 714 phòng, cùng với sòng bạc, hai nhà hàng và khu vực giải trí. Sòng bạc ban đầu do Allen Glick điều hành thông qua công ty Argent Corporation. Công ty Fred Harvey từng vận hành khách sạn, nhà hàng và các khu vực khác trong Marina. Trước đây, Fred Harvey cũng đã khai trương các khách sạn mang thương hiệu Marina khác tại Hoa Kỳ. Golf Club Motel cạnh Marina sau đổi tên thành Mariner, nhưng đã bị phá dỡ năm 1986 để mở rộng bãi đậu xe cho Marina.
Tháng 2 năm 1987, Marina gặp vấn đề tài chính với khoản nợ 700.000 USD cho Sở Thuế vụ. Chủ nhà Southwest Securities cũng nộp đơn yêu cầu trả lại 393.000 USD tiền thuê từ các nhà điều hành khu nghỉ dưỡng. Tháng 3 năm 1987, Marina nộp đơn xin phá sản. Hoạt động cờ bạc bị đóng cửa một thời gian ngắn vào tháng sau do số tiền ngân quỹ sòng bài giảm xuống dưới 256.000 USD, mức tối thiểu do Ban Kiểm soát Trò chơi Nevada quy định.
Năm 1989, Marina được bán cho Kirk Kerkorian thông qua công ty MGM Grand, Inc., bao gồm cả Câu lạc bộ đồng quê Tropicana. Kerkorian dự kiến xây dựng Khách sạn và Công viên giải trí MGM Grand trên khu đất này nhằm phát triển Las Vegas thành điểm du lịch thân thiện với gia đình. Trước đó, Kerkorian đã mở MGM Grand vào năm 1973 tại trung tâm Dải Las Vegas, sau đổi tên thành Bally's năm 1986. MGM Grand hiện tại nằm gần cuối phía nam Dải Las Vegas, tại giao lộ Tropicana.
Tháng 1 năm 1990, Kerkorian mua lại Marina với giá 80 triệu USD. Sau khi cải tạo, khách sạn được đổi tên thành MGM Marina và hoạt động trong thời gian ngắn. Cùng năm, Câu lạc bộ đồng quê Tropicana và MGM Marina đóng cửa vào ngày 30 tháng 11 để nhường chỗ cho dự án MGM Grand. Cấu trúc của Marina được sáp nhập vào MGM, trở thành Khu Tây của khách sạn.
MGM Grand (1993–nay)
Lấy cảm hứng từ chủ đề Phù thủy xứ Oz, MGM Grand tổ chức lễ khởi công vào ngày 7 tháng 10 năm 1991. Tiếp theo đó, lễ cất nóc diễn ra vào ngày 23 tháng 2 năm 1993. Giám đốc điều hành sòng bạc Clifford S. Perlman được tin tưởng giao nhiệm vụ giám sát việc xây dựng khu nghỉ dưỡng và công viên giải trí MGM Grand Adventures. Với diện tích 112 mẫu Anh (45 ha), MGM Grand và công viên giải trí tiêu tốn tổng chi phí 1 tỷ USD.
MGM Grand chính thức mở cửa đón công chúng vào sáng ngày 18 tháng 12 năm 1993. Việc khai trương diễn ra sớm hơn ba tháng so với dự kiến ban đầu do việc xây dựng được tiến hành trước thời hạn. MGM Grand tạo ra việc làm cho 8.000 nhân viên. Ngay sau khi khai trương, một biển quảng cáo cao 76 mét được dựng lên dọc theo Dải Las Vegas, trở thành một trong những bảng hiệu lớn nhất tại đây. Năm 1995, hệ thống tàu điện một ray kết nối MGM Grand với Bally's được đưa vào sử dụng, đóng vai trò tiền đề cho sự phát triển của hệ thống Monorail Las Vegas sau này. Cẩm nang Du lịch Mobil (Mobil Travel Guide) đã đánh giá MGM Grand 4 sao vào năm 1996.
Rapper Tupac Shakur đã đến MGM ngay trước khi anh bị sát hại vào năm 1996. Tại đây, anh tham dự trận đấu quyền anh giữa Bruce Seldon và Mike Tyson. Sau trận đấu, Shakur xảy ra xô xát với thành viên băng đảng Orlando Anderson tại sảnh khách sạn. Đêm đó, anh bị bắn khi đang di chuyển gần Dải Las Vegas.
Tập đoàn MGM Grand khởi động dự án cải tạo khu nghỉ dưỡng kéo dài 30 tháng vào giữa năm 1996, chia thành 4 giai đoạn. Nhiều yếu tố liên quan đến chủ đề Phù thủy xứ Oz đã được loại bỏ trong quá trình cải tạo, giúp cải thiện đáng kể doanh thu của MGM Grand. Đánh dấu cột mốc kỷ niệm 10 năm hoạt động, resort tiếp tục được nâng cấp để cạnh tranh tốt hơn với khu phức hợp Mandalay Bay gần đó. Từ năm 2011 đến năm 2012, dự án cải tạo khách sạn trị giá 160 triệu đô la đã được triển khai, đánh dấu lần thay đổi đầu tiên đối với các phòng sau hơn một thập kỷ. Vào năm 2022, Khu Tây (West Wing) được đổi tên thành Studio Tower sau khi hoàn tất cải tạo.
Tháng 1 năm 2020, MGM Resorts đã bán khu nghỉ dưỡng MGM Grand cho một liên doanh bao gồm MGM Growth Properties và Tập đoàn Blackstone. Theo thỏa thuận, MGM Growth sở hữu 50,1% cổ phần liên doanh, phần còn lại thuộc về Blackstone. MGM Resorts tiếp tục được thuê lại và điều hành khu nghỉ dưỡng. Thỏa thuận này được hoàn tất vào tháng 2 năm 2020. Tháng 4 năm 2022, Vici Properties mua lại MGM Growth. Đến tháng 1 năm 2023, Vici Properties tiếp tục mua lại phần cổ phần của Blackstone tại MGM Grand, qua đó sở hữu hoàn toàn khu nghỉ dưỡng.
Đặc điểm
Kiến trúc sư Veldon Simpson là người thiết kế MGM Grand. Henry Conversano & Associates và Miller & Jedrziewski Associates chịu trách nhiệm thiết kế nội thất ban đầu cho khu nghỉ dưỡng.
Khách sạn và sòng bạc
MGM Grand sở hữu 5.044 phòng, với các tòa tháp khách sạn cao 30 tầng, trong khi khu vực cánh Tây ban đầu giữ nguyên cấu trúc 14 tầng. Khi mới mở cửa, MGM có 5.005 phòng, trở thành khách sạn lớn nhất thế giới tính theo số lượng phòng, vượt qua Khách sạn Rossiya ở Nga. Cho đến nay, đây vẫn là khách sạn lớn nhất tại Hoa Kỳ.
Khi mở cửa, MGM Grand có sòng bạc lớn nhất thế giới với diện tích lên đến 15.930 mét vuông. Sòng bạc có 3.500 máy đánh bạc và 165 bàn chơi các trò chơi khác. Không gian sòng bạc được chia thành bốn khu vực theo chủ đề riêng biệt, bao gồm Emerald City Casino, lấy cảm hứng từ vùng đất hư cấu cùng tên trong bộ phim Phù thủy xứ Oz. Khu vực này có các diễn viên hóa trang và mô hình cơ khí mô phỏng các nhân vật trong bộ phim. Lối vào sảnh nổi bật với mái vòm cao bảy tầng; trần nhà mô phỏng bầu trời với hiệu ứng ngày và đêm luân chuyển. Bên trong còn có chương trình ảo thuật dài 15 phút mang tên "Bí mật của Phù thủy", kết hợp với sàn sân khấu di chuyển bằng hệ thống thủy lực. Các khu vực khác của sòng bạc cũng mang những chủ đề riêng, bao gồm: Hollywood Casino thiết kế theo phong cách điện ảnh; Monte Carlo Casino dành cho khách chơi lớn; và Sports Casino, nơi đặt quầy cá cược thể thao của khu nghỉ dưỡng.
Sòng bạc MGM Grand mở cửa với 50 máy đánh bạc Lion's Share, trong đó giải độc đắc (jackpot) có thể lên đến hơn 2 triệu USD. Sau nhiều năm, chỉ còn một máy được giữ lại và trở thành huyền thoại thu hút đông đảo người chơi. Đây cũng là máy đánh bạc phổ biến nhất tại đây.
Năm 2000, MGM Grand tiên phong trong việc mang đến trải nghiệm tiện lợi cho du khách khi mở quầy đăng ký và đặt phòng vệ tinh tại Sân bay Quốc tế McCarran. Cùng với New York-New York Hotel & Casino đối diện, đây là hai khu nghỉ dưỡng đầu tiên tại Las Vegas cung cấp dịch vụ này.
The Mansion, khu vực biệt lập dành riêng cho khách VIP với các dãy phòng và biệt thự sang trọng, chính thức đi vào hoạt động vào tháng 5 năm 1999. Lấy cảm hứng từ kiến trúc Tuscany, The Mansion mang đến không gian đẳng cấp và riêng tư cho những vị khách thượng lưu. Hai năm sau, khu vực biệt thự và nhà hàng của The Mansion được mở rộng để chào đón cả khách thông thường, tạo nên trải nghiệm độc đáo cho du khách.
Năm 2001, MGM Grand dẫn đầu nỗ lực hợp pháp hóa sòng bạc tư nhân, mô hình sòng bạc dành riêng cho giới thượng lưu. Nhờ nỗ lực vận động của MGM Grand, Cơ quan Lập pháp Nevada đã thông qua luật mới cho phép hoạt động sòng bạc tư nhân dành cho người chơi có khả năng chi trả tối thiểu 500.000 USD và đặt cược tối thiểu 500 USD mỗi ván. Tháng 8 năm 2002, MGM Grand trở thành sòng bạc đầu tiên tại Nevada cung cấp dịch vụ phòng chơi riêng độc đáo này. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng ban đầu, nhu cầu về sòng bạc tư nhân lại không cao.
Năm 2005, MGM Grand giới thiệu Skylofts, khu căn hộ cao cấp gồm 51 căn hộ sang trọng tọa lạc tại hai tầng thượng của tòa nhà. Được kiến trúc sư Tony Chi thiết kế theo phong cách hiện đại, mô phỏng các căn hộ đô thị, Skylofts hướng đến nhóm khách hàng thượng lưu. Tiếp nối thành công đó, khu phức hợp khách sạn kết hợp căn hộ nghỉ dưỡng The Signature at MGM Grand, bao gồm ba tòa tháp, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2006.
Các tính năng khác
Khi khai trương, MGM Grand chào đón du khách với những khu giải trí dành cho gia đình như Oz Arcade với hơn 150 trò chơi và Oz Midway rộng 2.800 m² với 30 trò chơi truyền thống. Nối tiếp đó là công viên giải trí MGM Grand Adventures rộng 13 ha được mở cửa ở phía Đông Bắc khu nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, công viên đóng cửa vào năm 2000 và chỉ được sử dụng cho các sự kiện doanh nghiệp và đặc biệt trong một thời gian ngắn. Một phần diện tích của công viên sau đó được sử dụng để xây dựng tòa tháp Signature. Năm 2016, Topgolf khai trương một trong những sân tập chơi golf công nghệ cao của họ trên phần đất còn lại của khu vực trước đây là công viên.
MGM Grand mở rộng dịch vụ với trung tâm hội nghị rộng 35.000 m² vào tháng 4 năm 1998. Trung tâm này cùng khu hồ bơi và spa được xây dựng trên diện tích 6 ha trước đây là một phần công viên giải trí và bãi đậu xe. Dự án mở rộng trung tâm hội nghị được khởi công vào tháng 6 năm 2017 và hoàn thành vào tháng 1 năm 2019 với tổng kinh phí 130 triệu USD.
MGM Grand mở cửa khu vực sinh sống cho sư tử vào ngày 1 tháng 7 năm 1999, miễn phí tham quan. Khu vực rộng 460 m² với chi phí đầu tư 9 triệu USD, được thiết kế với nhiều vách kính và đường hầm trong suốt để du khách quan sát. Hơn 40 con sư tử được luân phiên cho khách xem mỗi ngày. Chúng thuộc sở hữu của nhà huấn luyện Keith Evans và sinh sống tại trang trại của ông bên ngoài Las Vegas. Do quá trình tu sửa, khu vực này đóng cửa vào ngày 31 tháng 1 năm 2012 và được thay thế bằng quán bar.
Quá trình cải tạo từ năm 1996 đến 1998 đã bổ sung khu mua sắm và nhà hàng mang tên Studio Walk, lấy cảm hứng từ phim trường Hollywood. Năm 2013, Studio Walk được đổi tên thành The District. Khu mua sắm ngầm ban đầu có tên Starlane Mall, sau đó được đổi thành MGM Underground vào năm 2012.
Tháng 4 năm 2001, Television City, một cơ sở nghiên cứu truyền hình của đài CBS, được khai trương tại khu mua sắm Studio Walk. Năm 2009, khu triển lãm tương tác CSI: The Experience lấy cảm hứng từ loạt phim CSI: Crime Scene Investigation cũng mở cửa tại đây. Du khách tham gia tour sẽ phân tích hiện trường và bằng chứng giả để giải quyết các vụ án mạng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại địa phương, khu triển lãm đã đóng cửa vào năm 2020.
MGM Grand mở cửa với khu vực hồ bơi rộng hơn 13.400 mét vuông. Câu lạc bộ ban ngày Wet Republic do Hakkasan vận hành đã hoạt động tại đây từ năm 2008 với diện tích 5.000 mét vuông. Cũng thuộc sở hữu của Hakkasan, trung tâm giải trí trò chơi điện tử Level Up đã thay thế quán Rainforest Cafe cũ và đi vào hoạt động từ năm 2016.
Giải trí trực tiếp
Khu nghỉ mát ban đầu bao gồm nhà thi đấu MGM Grand Garden với sức chứa 15.200 chỗ ngồi, bên cạnh Nhà hát Lớn với 1.700 chỗ ngồi và Nhà hát Hollywood ấm cúng với 630 chỗ ngồi.
Từ năm 1995 đến năm 2002, khu nghỉ dưỡng đã tổ chức chương trình EFX. Đây là một chương trình sản xuất đặc biệt thu hút sự chú ý của nhiều nghệ sĩ giải trí nổi tiếng trong suốt thời gian diễn ra, bao gồm Michael Crawford, David Cassidy, Tommy Tune và Rick Springfield.
Ảo thuật gia David Copperfield đã gắn bó lâu dài với MGM Grand Las Vegas, nơi anh mang đến những màn ảo thuật đầy mê hoặc cho khán giả từ năm 2000 . Kà, một vở diễn đặc sắc của Cirque du Soleil, cũng đã khuấy động khu nghỉ dưỡng này từ năm 2005. Sân khấu được thiết kế riêng cho Kà có sức chứa gần 2.000 người.
Năm 2001, khu nghỉ dưỡng ra mắt chương trình "La Femme", một màn trình diễn ngực trần lấy cảm hứng từ quán bar Paris mang tên "Crazy Horse". Lựa chọn tên "La Femme" xuất phát từ việc Las Vegas đã có một câu lạc bộ thoát y tên "Crazy Horse Too", dẫn đến tranh chấp về quyền sở hữu tên gọi. TNăm 2007, chương trình đổi tên thành "Crazy Horse" và tiếp tục hoạt động cho đến năm 2012. Năm 2013, Jeff Beacher giới thiệu chương trình "Beacher's Madhouse" tại địa điểm cũ của "Crazy Horse" Nhóm nhảy Jabbawockeez bắt đầu biểu diễn tại đây vào năm 2015 với hợp đồng kéo dài đến năm 2025.
Câu lạc bộ hài kịch Brad Garrett chính thức ra mắt vào tháng 3 năm 2012 với sức chứa 283 chỗ ngồi tại khu vực ngầm của MGM Grand. Nơi đây đã chào đón nhiều nghệ sĩ hài nổi tiếng, bao gồm cả Brad Garrett - người sáng lập câu lạc bộ. Năm 2022, câu lạc bộ chuyển đến vị trí đắc địa hơn tại The District, tiếp quản không gian trước đây của nhà hàng China Tang. Tuy số lượng chỗ ngồi giảm xuống còn 210, địa điểm mới thu hút nhiều khách hàng hơn nhờ vị trí thuận lợi và tầm nhìn đẹp mắt.
Trong văn hóa đại chúng
Khu nghỉ dưỡng MGM Grand góp mặt trong một số bộ phim thuộc thể loại hài hước.
Khu nghỉ dưỡng được giới thiệu trong bộ phim The Great White Hype ra mắt năm 1996.
Chủ đề "Phù thủy xứ Oz" được đề cập trong phim "Swingers" (1996); nhân vật Trent tán tỉnh một nữ phục vụ bàn có bạn làm việc tại MGM với trang phục Dorothy Gale.
MGM Grand cũng xuất hiện ở phần cuối của phim "Vegas Vacation" (1997), là sòng bạc nơi gia đình Griswold chiến thắng số tiền đã mất thông qua trò chơi Keno.
Khu nghỉ dưỡng MGM Grand xuất hiện trong phân cảnh cuối cùng của bộ phim "Ready to Rumble" ra mắt năm 2000.
Trong bộ phim "Ocean's Eleven" (2001), MGM Grand là một trong ba sòng bạc bị nhóm của Danny Ocean đột nhập. Phim cũng đặc biệt giới thiệu trận đấu tranh đai quyền anh hạng nặng giữa hai nhà vô địch Lennox Lewis và Wladimir Klitschko, tuy nhiên đây chỉ là cảnh quay dàn dựng.
Trên các chương trình truyền hình:
Khu nghỉ dưỡng được giới thiệu trong tập phim "Table Stakes" thuộc bộ phim "CSI: Crime Scene Investigation" (tạm dịch: Điều tra Hiện trường Tội phạm) phát sóng năm 2001.
MGM Grand cũng góp mặt trong chương trình truyền hình thực tế "The Amazing Race" vào mùa thứ 15 (năm 2009) và mùa thứ 24 (năm 2014).
Trong series phim truyền hình "Dominion" (2014 - 2015), MGM Grand được chọn làm địa điểm hoạt động của nhân vật David Whele.
Chú thích
Liên kết ngoài
Khách sạn sòng bạc |
19854709 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Heinrich%20IV%2C%20C%C3%B4ng%20t%C6%B0%E1%BB%9Bc%20x%E1%BB%A9%20Sachsen | Heinrich IV, Công tước xứ Sachsen | Heinrich IV Ngoan đạo, Công tước xứ Sachsen (tiếng Đức: Heinrich der Fromme; 16 tháng 3 năm 1473, tại Dresden – 18 tháng 8 năm 1541, tại Dresden) là Công tước xứ Sachsen thuộc dòng Albertine, nhánh thứ của Triều đại Wettin. Kế vị Công tước xứ Sachsen từ anh trai mình là Georg Râu, một người Công giáo nhiệt thành, người đã tìm cách dập tắt chủ nghĩa Tin Lành bằng mọi cách có thể, trong khi đó Heinrich thì ngược lại, ông đã thành lập nhà thờ Tin Lành và đưa nó trở thành quốc giáo trong lãnh thổ của mình.
Ông là cha của 2 vị Tuyển hầu xứ Sachsen đầu tiên đến từ dòng Albertine, con trai trưởng của ông là Công tước Moritz nhờ vào sự khôn ngoan của mình đã chiếm được ngôi tuyển đế hầu của dòng trưởng Ernestine vào năm 1547, sau khi qua đời vì không có con trai thừa tự, nên đã nhường ngôi lại cho ngươi em trai là Công tước August.
Tham khảo
Nguồn
Liên kết ngoài
Article in the ABD
Công tước xứ Sachsen
Công tử Sachsen
Vương tộc Wettin
Sinh năm 1473
Mất năm 1541
Dòng Albertine
Quân vương Tin Lành
Vương tử Sachsen |
19854712 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Wipeout%20%28ch%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%ACnh%20truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh%201988%29 | Wipeout (chương trình truyền hình 1988) | Wipeout là một trò chơi truyền hình của Mỹ được phát sóng từ ngày 12 tháng 9 năm 1988 đến ngày 9 tháng 6 năm 1989, với Peter Tomarken là người dẫn chương trình. Chương trình do Dames-Fraser Productions sản xuất và được phân phối trong phân phối lần đầu bởi Paramount Domestic Television.
Nội dung chính
Vòng đầu tiên
Ba thí sinh tranh tài ở mỗi tập phát sóng. Ban đầu, mỗi trò chơi có ba thí sinh mới. Sau vài tuần, một nhà vô địch trở lại và hai thí sinh mới tranh tài.
Các thí sinh được đưa ra một hạng mục và hiển thị 16 câu trả lời có thể có trên lưới màn hình 4 x 4. Mười một câu trả lời đúng, trong khi năm câu trả lời sai được gọi là "Wipeout". Thí sinh ở vị trí ngoài cùng bên trái bắt đầu vòng thi. Thí sinh kiểm soát lần lượt chọn một câu trả lời, mỗi câu trả lời đúng sẽ được thưởng tiền, đồng thời tìm ra cách xóa sạch sẽ đặt lại điểm về 0 và kết thúc lượt của mình. Sau mỗi câu trả lời đúng, thí sinh có thể chọn lại hoặc chuyển quyền kiểm soát cho thí sinh tiếp theo. Câu trả lời đúng đầu tiên của vòng có giá trị 25 USD và giá trị của mỗi câu trả lời tiếp theo tăng thêm 25 USD, với câu trả lời cuối cùng trị giá 275 USD.
Vòng đấu kết thúc khi tất cả 11 câu trả lời đúng được tìm thấy hoặc nếu tất cả năm lần loại bỏ đã được chọn. Hai thí sinh có tổng số tiền cao nhất giữ nguyên số tiền mình kiếm được và đi tiếp, trong khi thí sinh đứng thứ ba ra về với giải khuyến khích. Nếu hòa vì điểm thấp, các thí sinh bị hòa sẽ được xếp vào một hạng mục mới và đưa ra 12 câu trả lời (tám đúng, bốn sai). Họ luân phiên chọn từng câu trả lời một, bằng cách tung đồng xu để quyết định xem ai sẽ bắt đầu và thí sinh đầu tiên tìm được câu trả lời bị loại sẽ bị loại. Nếu tìm được tất cả tám câu trả lời đúng thì thí sinh đưa ra câu trả lời cuối cùng sẽ tiến lên.
Một trong mười một câu trả lời đúng được gọi là "Hot Spot", kèm theo giải thưởng. Sau khi Hot Spot được phát hiện, Tomarken sẽ lấy một token thông báo từ bên trong bục của mình và đặt nó lên bàn của thí sinh đã tìm thấy nó. Để giành được giải Hot Spot, một thí sinh vừa phải sở hữu token ở cuối vòng, vừa phải có số điểm đủ cao để tiến vào Vòng thử thách. Nếu thí sinh nắm giữ Hot Spot phát hiện ra lỗi wipeout, mã thông báo sẽ bị lấy đi và một câu trả lời khác được chỉ định là Hot Spot.
Vòng thưởng
Vòng thưởng sử dụng một lưới gồm 12 màn hình được sắp xếp thành ba hàng bốn. Nhà vô địch đã cố gắng giành được một xe hơi mới bằng cách xác định sáu câu trả lời đúng trong một danh mục trong vòng sáu mươi giây. Sau khi nhà vô địch được hiển thị danh mục và 12 câu trả lời có thể có, anh/cô đã chọn ra 6 câu trả lời. Nhà vô địch chạm vào đường viền bên ngoài màn hình tương ứng và màn hình sáng lên. Sau khi sáu màn hình được thắp sáng, nhà vô địch chạy và nhấn chuông để chốt câu trả lời. Nếu có ít hơn sáu câu đúng, Tomarken sẽ nói với nhà vô địch rằng anh/cô đã chọn đúng bao nhiêu và nhà vô địch sẽ thực hiện những thay đổi. Quá trình lặp lại cho đến khi tìm thấy tất cả sáu câu trả lời đúng hoặc hết thời gian. Nếu nhà vô địch tìm được tất cả sáu câu trả lời trong thời hạn, họ sẽ thắng giải đặc biệt là xe hơi và bất bại về đích. Nếu không, nhà vô địch sẽ quay trở lại cho đến khi bị đánh bại.
Phát lại
Các phần phát lại của chương trình này sau đó được phát sóng trên USA Network từ năm 1989 đến năm 1991.
Phiên bản quốc tế
Tham khảo
Liên kết ngoài |
19854717 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Louis-Constantin%20Boisselot | Louis-Constantin Boisselot | Louis-Constantin Boisselot (11 tháng 3 năm 1809 - 5 tháng 6 năm 1850 tại Marseille) là một nhà chế tạo piano người Pháp, sinh ra ở Montpellier.
Vào tháng 11 năm 1835, ông kết hôn với Fortunée Funaro, con gái của một thương gia ở Marseille. Họ có một người con trai, Marie-Louis-François Boisselot (1845–1902), được gọi đơn giản là Franz vì có cha đỡ đầu là Franz Liszt (1811–1886), một người bạn lâu năm của gia đình.
Tại Triển lãm Paris năm 1844, ông trình làng một cây đàn piano với "pedal tone" ("âm điệu pedal") là tiền đề của "cơ chế sostenuto" mà Steinway giới thiệu lại vào năm 1874. Công việc kinh doanh được tiếp tục bởi các thế hệ kế tiếp của gia đình ông cho đến cuối thế kỷ XIX.
Trong các bộ sưu tập của Klassik Stiftung Weimar bao gồm khoảng 50 nhạc cụ mang tính lịch sử. Đặc biệt trong số đó là cây đại dương cầm từ xưởng Boisselot & Fils (Marseille1846), được tặng cho Franz Liszt như một món quà. Trên chiếc piano này Liszt đã viết lên các tác phẩm thời kỳ Weimar. Nhà soạn nhạc bày tỏ lòng yêu mến của mình đối với nhạc cụ này trong lá thư gửi Xavier Boisselot vào năm 1862: "Mặc dù các phím đàn gần như bị bào mòn bởi những trận chiến của âm nhạc trong quá khứ, hiện tại và tương lai, tôi sẽ không bao giờ đồng ý thay đổi nó và quyết tâm giữ chiếc đàn này cho đến ngày cuối đời, như một người cộng sự đắc lực của tôi".
Nhà chế tạo đàn piano Paul McNulty đã được Klassik Stiftung Weimar chọn để chế tạo ra một bản sao cây đàn piano Boisselot năm 1846 của Liszt. Cây đàn piano này là một dự án của chính phủ miền Nam Đức được thực hiện nhân dịp lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhật của Liszt. Cả bản gốc và bản sao cây đàn đều thuộc tài sản của Stiftung Weimar.
Liên kết ngoài
Boisselot op. 2800, 1846
Liszt's Boisselot piano in Weimar
Klaviernachbau von Franz Liszt erklingt auf Landesausstellung
Musikinstrumente (bằng tiếng Đức)
Schätze in Gefahr: Liszts Hammerklavier (bằng tiếng Đức)
Tham khảo
Sinh năm 1809
Mất năm 1850
Nhạc cổ điển
Nghệ sĩ Pháp |
19854718 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m%20Anh%20Tri%E1%BA%BFt | Lâm Anh Triết | Lâm Anh Triết có thể là:
Hayashi Eitetsu (林英哲; sinh năm 1952), nhạc sĩ người Nhật Bản
Lim Young-chul (임영철, 林英喆; sinh năm 1960), huấn luyện viên bóng ném Hàn Quốc |
19854719 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m%20T%C3%BA%20Trinh | Lâm Tú Trinh | Lâm Tú Trinh (林秀貞) có thể là:
Lâm Tú Trinh (Trung Quốc) (sinh năm 1946), doanh nhân nông dân Trung Quốc
Hayashi Hidesada (1513–1580), samurai người Nhật Bản
Lim Su-jeong (taekwondo) (임수정, sinh năm 1986), Học viên taekwondo người Hàn Quốc |
19854726 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng%20t%E1%BB%99c%20Hessen | Vương tộc Hessen | Vương tộc Hessen (tiếng Đức: Haus Hessen) là một triều đại châu Âu, có nguồn gốc trực tiếp từ Nhà Brabant. Họ cai trị vùng Hessen, hai dòng quan trọng nhất của vương tộc Hessen chính là Hessen-Kassel cai trị Bá quốc Hessen-Kassel, sau được nâng lên thành Tuyển hầu xứ Hessen và nhánh Hessen-Darmstadt, cai trị Bá quốc Hessen-Darmstadt, sau được nâng lên thành Đại công quốc Hessen.
Gia tộc Battenberg được tạo ra từ cuộc hôn nhân quý tiện kết hôn của một thành viên thuộc Nhà Hessen-Darmstadt. Trong suốt lịch sử của mình, họ đã hôn phối với Vương thất Anh, Hoàng gia Hy Lạp, Hoàng gia Tây Ban Nha và cũng từng có một nhân vật của gia tộc này được bầu lên ngai vàng của Thân vương quốc Bulgaria, đó là Thân vương Aleksandr I.
Lịch sử
Nguồn gốc của Nhà Hesse bắt đầu từ cuộc hôn nhân vào năm 1241 của Sophie xứ Thuringia (con gái của Ludwig IV, Bá tước xứ Thuringia và Elizabeth của Hungary) với Heinrich II, Công tước xứ Brabant, từ Nhà Reginar. Sophie là nữ thừa kế của Hessen, mà bà đã truyền lại cho con trai mình là Heinrich, khi bà giữ lại lãnh thổ sau chiến thắng một phần trong Chiến tranh Kế vị Thuringia, trong đó bà là một trong những người tham chiến.
Ban đầu là phần phía Tây của Bá quốc Thuringia, vào giữa thế kỷ XIII, nó được thừa kế bởi con trai của Heinrich II, Công tước xứ Brabant, và trở thành một thực thể chính trị riêng biệt. Từ cuối thế kỷ XVI, nó thường được chia thành nhiều nhánh, trong đó quan trọng nhất là các nhánh của Hessen-Kassel (hoặc Hesse-Cassel) và Hessen-Darmstadt.
Vào đầu thế kỷ XIX, Bá tước xứ Hessen-Kassel được phong làm Tuyển hầu xứ Hessen (1803), trong khi Bá tước xứ Hessen-Darmstadt trở thành Đại công tước Hessen (1806), sau này là Đại công tước xứ Hesse và Rhein. Tuyển hầu xứ Hessen (Hesse-Kassel) bị Vương quốc Phổ sáp nhập vào năm 1866, trong khi Đại công quốc Hessen (Hesse-Darmstadt) vẫn là một nhà nước có chủ quyền cho đến khi chế độ quân chủ Đức kết thúc vào năm 1918.
Kể từ ngày 23 tháng 5 năm 2013, người đứng Nhà Hessen là Donatus, Bá tước xứ Hessen. Ông xuất thân từ nhánh Hesse-Kassel của gia đình, vốn là dòng dõi nam cao cấp trong phả hệ kể từ cuộc chia cắt lớn của gia tộc vào năm 1567. Ông kết hôn với nữ bá tước Floria-Franziska xứ Faber-Castell. Họ có với nhau 3 đứa con.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nhà Hessen
Quý tộc Hessen
Gia đình quý tộc Đức
Vương tộc châu Âu |
19854729 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Friedrich%20II%20x%E1%BB%A9%20Hessen-Kassel | Friedrich II xứ Hessen-Kassel | Friedrich II (tiếng Đức: Landgraf Friedrich II von Hessen-Kassel; 14 tháng 8 năm 1720 – 31 tháng 10 năm 1785) là Bá tước xứ Hessen-Kassel (hay Hessen-Cassel) từ năm 1760 đến khi qua đời vào năm 1785. Ông cai trị dưới hình thức chuyên chế khai sáng và kiếm tiền bằng cách cho thuê binh lính (được gọi là lính "Hessia") chiến đấu cạnh Vương quốc Anh để chống lại Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Ông kết hợp các ý tưởng Khai sáng với các giá trị Cơ đốc giáo, thực hiện các kế hoạch của Kameralismus để kiểm soát trung tâm nền kinh tế và cách tiếp cận quân sự đối với ngoại giao quốc tế.
Vợ đầu của ông chính là Vương nữ Mary của Đại Anh, là con gái thứ 4 của Vua George II và Caroline xứ Ansbach và họ có với nhau 4 người con, trong đó có người thừa kế là Bá tước Wilhelm xứ Hanau, trở thành Tuyển hầu xứ Hessen đầu tiên. Ông đã ly hôn vợ đầu của mình sau khi chuyển sang Công giáo La Mã.
Tham khảo
Đọc thêm
Charles W. Ingrao, The Hessian Mercenary State: Ideas, Institutions, and Reform under Frederick II, 1760–1785 (2003)
Liên kết ngoài
|-
Sinh năm 1720
Mất năm 1785
Nhà Hessen
Hiệp sĩ Garter
Người Đức thế kỷ XVIII
Bá tước xứ Hessen-Kassel
Bá tước xứ Hessen
Quân vương Tin Lành
Người Đức thế kỷ 18 |
19854735 | https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Threadfin%20%28SS-410%29 | USS Threadfin (SS-410) | USS Threadfin (SS-410) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên họ Cá vây tua. Nó đã phục vụ trong giai đoạn cuối của Thế Chiến II, thực hiện được ba chuyến tuần tra, đánh chìm được ba tàu Nhật Bản bao gồm một tàu frigate với tổng tải trọng 3.394 tấn. sau khi xung đột chấm dứt, nó đã tiếp tục hoạt động, rồi được nâng cấp trong khuôn khổ Dự án GUPPY IIA, và đã phục vụ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh cho đến năm 1972. Con tàu được chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục hoạt động như là chiếc TCG Birinci İnönü (S346) cho đến khi xuất biên chế vào năm 1998; số phận sau cùng của con tàu không rõ. Threadfin được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Thiết kế của lớp Balao được cải tiến dựa trên dẫn trước, là một kiểu tàu ngầm hạm đội có tốc độ trên mặt nước cao, tầm hoạt động xa và vũ khí mạnh để tháp tùng hạm đội chiến trận. Khác biệt chính so với lớp Gato là ở cấu trúc lườn chịu áp lực bên trong dày hơn, và sử dụng thép có độ đàn hồi cao (HTS: High-Tensile Steel), cho phép lặn sâu hơn đến . Con tàu dài và có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn. Chúng trang bị động cơ diesel dẫn động máy phát điện để cung cấp điện năng cho bốn động cơ điện, đạt được công suất khi nổi và khi lặn, cho phép đạt tốc độ tối đa và tương ứng. Tầm xa hoạt động là khi đi trên mặt nước ở tốc độ và có thể hoạt động kéo dài đến 75 ngày.
Tương tự như lớp Gato dẫn trước, lớp Balao được trang bị mười ống phóng ngư lôi , gồm sáu ống trước mũi và bốn ống phía phía đuôi tàu, chúng mang theo tối đa 24 quả ngư lôi. Vũ khí trên boong tàu gồm một hải pháo 4 inch/50 caliber, một khẩu pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đơn và một khẩu đội Oerlikon 20 mm nòng đôi, kèm theo hai súng máy .50 caliber. Trên tháp chỉ huy, ngoài hai kính tiềm vọng, nó còn trang bị ăn-ten radar SD phòng không và SJ dò tìm mặt biển. Tiện nghi cho thủy thủ đoàn bao gồm điều hòa không khí, thực phẩm trữ lạnh, máy lọc nước, máy giặt và giường ngủ cho hầu hết mọi người, giúp họ chịu đựng cái nóng nhiệt đới tại Thái Bình Dương cùng những chuyến tuần tra kéo dài đến hai tháng rưỡi.
Thoạt tiên dự định mang tên Sole nhưng được đổi tên vào ngày 24 tháng 9, 1942, Threadfin được đặt lườn tại Xưởng hải quân Portsmouth ở Kittery, Maine vào ngày 18 tháng 3, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 6, 1944, được đỡ đầu bởi bà Frank G. Fox, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 8, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân John Joseph Foote.
Lịch sử hoạt động
Phần thưởng
Threadfin được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm ba tàu Nhật Bản bao gồm một tàu frigate với tổng tải trọng 3.394 tấn.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-410
Lớp tàu ngầm Balao
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Tàu ngầm trong Chiến tranh Lạnh
Tàu được Hải quân Hoa Kỳ chuyển cho Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ
Tàu ngầm của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ
Tàu thủy năm 1944 |
19854736 | https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Trepang%20%28SS-412%29 | USS Trepang (SS-412) | USS Trepang (SS-412/AGSS-412) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên tiếng Indonesia của loài sên biển hay hải sâm. Nó đã phục vụ trong giai đoạn sau của Thế Chiến II, thực hiện được năm chuyến tuần tra và đánh chìm 11 tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 23.850 tấn. Được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1946, nó không bao giờ hoạt động trở lại, và cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi California vào năm 1969. Trepang được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân cùng năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Thiết kế của lớp Balao được cải tiến dựa trên dẫn trước, là một kiểu tàu ngầm hạm đội có tốc độ trên mặt nước cao, tầm hoạt động xa và vũ khí mạnh để tháp tùng hạm đội chiến trận. Khác biệt chính so với lớp Gato là ở cấu trúc lườn chịu áp lực bên trong dày hơn, và sử dụng thép có độ đàn hồi cao (HTS: High-Tensile Steel), cho phép lặn sâu hơn đến . Con tàu dài và có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn. Chúng trang bị động cơ diesel dẫn động máy phát điện để cung cấp điện năng cho bốn động cơ điện, đạt được công suất khi nổi và khi lặn, cho phép đạt tốc độ tối đa và tương ứng. Tầm xa hoạt động là khi đi trên mặt nước ở tốc độ và có thể hoạt động kéo dài đến 75 ngày.
Tương tự như lớp Gato dẫn trước, lớp Balao được trang bị mười ống phóng ngư lôi , gồm sáu ống trước mũi và bốn ống phía phía đuôi tàu, chúng mang theo tối đa 24 quả ngư lôi. Vũ khí trên boong tàu gồm một hải pháo 4 inch/50 caliber, một khẩu pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đơn và một khẩu đội Oerlikon 20 mm nòng đôi, kèm theo hai súng máy .50 caliber. Trên tháp chỉ huy, ngoài hai kính tiềm vọng, nó còn trang bị ăn-ten radar SD phòng không và SJ dò tìm mặt biển. Tiện nghi cho thủy thủ đoàn bao gồm điều hòa không khí, thực phẩm trữ lạnh, máy lọc nước, máy giặt và giường ngủ cho hầu hết mọi người, giúp họ chịu đựng cái nóng nhiệt đới tại Thái Bình Dương cùng những chuyến tuần tra kéo dài đến hai tháng rưỡi.
Ban đầu được dự định đặt cái tên Senorita, theo tên một loài trong họ Cá bàng chài, nó được đổi tên thành Trepang vào ngày 24 tháng 9, 1942 và được đặt lườn tại Xưởng hải quân Mare Island ở Vallejo, California vào ngày 25 tháng 6, 1943.
Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà Jane Andre Davenport, phu nhân Hạm trưởng tương lai, Trung tá Hải quân Roy Milton Davenport. Con tàu nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 5, 1944 dưới quyền chỉ huy của Trung tá Davenport.
Lịch sử hoạt động
Phần thưởng
Trepang được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân cùng năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm 11 tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 23.850 tấn.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-412
fleetsubmarine.com: USS Trepang
Episode "Dennis at Boot Camp" of Dennis the Menace on YouTube, including footage of USS Trepang
Lớp tàu ngầm Balao
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Sự cố bắn nhầm trong Thế chiến II
Tàu bị đánh chìm như mục tiêu
Xác tàu đắm ngoài khơi bờ biển California
Sự cố hàng hải năm 1945
Sự cố hàng hải năm 1969
Tàu thủy năm 1944
Sự cố quân ta bắn quân mình trong Thế chiến thứ hai
Tàu đắm ở Thái Bình Dương
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II |
19854737 | https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Trepang | USS Trepang | Hai tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Trepang, theo tên tiếng Indonesia của loài sên biển hay hải sâm:
là một trong biên chế từ năm 1944 đến năm 1946
là một trong biên chế từ năm 1970 đến năm 1999
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ |
19854742 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m%20V%C4%83n%20H%C3%B9ng | Lâm Văn Hùng | Lâm Văn Hùng (林文雄) có thể là:
Lâm Văn Hùng (chính trị) (sinh năm 1942), chính trị gia Quốc Dân Đảng Đài Loan
Lin Wen-heung (林文雄, Lâm Văn Hùng), doanh nhân nông dân Trung Quốc
Hayashi Fumio (bác sĩ) (1900–1947), bác sĩ người Nhật Bản |
19854744 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BA%A3%20Nhi | Khả Nhi | Khả Nhi có thể là:
Kani, Gifu (可児市), Nhật Bản
Lam Khả Nhi (藍可兒; 1991–2013), sinh viên người Canada gốc Hoa tại Đại học British Columbia ở Vancouver |
19854746 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m%20Th%E1%BB%8B%20%C3%81nh%20V%C6%B0%C6%A1ng | Phạm Thị Ánh Vương | Phạm Thị Ánh Vương (sinh ngày 7 tháng 8 năm 2002) là một hoa hậu người Việt Nam. Cô à người được trao danh hiệu Miss Fashion tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023, trước đó cô từng đạt Top 30 Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2022.
Tiểu sử
Phạm Thị Ánh Vương sinh ra ở Tân Hà, Hàm Tân, Bình Thuận. Năm 6 tuổi đến 15 tuổi, Ánh Vương bắt đầu theo chân học tại Trường Tiểu học Tân Hà và Trường Trung học Cơ sở Tân Hà, tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng thành tích học tập lại vô cùng đáng nể. Năm 16 tuổi, Ánh Vương đã phải sống xa gia đình và tự lập để di chuyển về học tại Trường Trung học Phổ Thông Nguyễn Huệ, với sự chăm học hỏi và lễ phép, thành tích học tập cao cô được giao với các chức vụ như Lớp trưởng, bí thư và thành tích ba năm của cô lại vô cùng ấn tượng với bằng Giỏi vào lớp 12.
Sau đó, Cô tiếp tục thi lên Đại học và đậu 2 Trường đại học là Trường Đại học Sài Gòn với ngành Việt Nam học; ngành Y dược của Đại học Công nghệ Miền Đông. Hiện tại cô đang theo học tại Trường Đại học Sài Gòn với 4 năm Đại học tại Trường, cô gây nhiều dấu ấn với những thành tích vượt bậc: Top 4 sinh viên giỏi nhất khóa 2 năm liên tiếp, Giành được học bổng loại Giỏi với bảng điểm rèn luyện Giỏi, Xuất sắc và hiện tại cô đang làm Khóa luận tốt nghiệp và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Ngoài việc học, cô tích cực tham gia hoạt động nghệ thuật ở nhiều lĩnh vực khác. Bộ phim đầu tiên cô tham gia của Đạo diễn Lê Hoàng, sau đó cô tiếp tục tham gia các lĩnh vực trình diễn thời gian của các thương hiệu nổi tiếng và nhận nhiều công việc quảng cáo cho nhiều nhãn hàng có tên tuổi tại Việt Nam và hiện tại cô đang là đạo diễn catwalk cho các chương trình, công ty lớn.
Sự nghiệp
Hoa hậu Thế giới Việt Nam
Phạm Thị Ánh Vương bắt đầu sự nghiệp với vai trò người mẫu sau đó chuyển sang làm Kols và tham gia cuộc thi Miss World Việt Nam vào năm 2022. Cuộc thi này tuy chỉ dừng lại ở Top 45 nhưng đã cho cô cơ hội được quen biết với nhiều đạo diễn catwalk, quản lý và truyền thông. Sau khi dừng chân tại Top 45, cô bắt đầu tham gia trình diễn cho nhiều thương hiểu nổi tiếng như HANOIA tại fashion show do tạp chí ELLE tổ chức vào năm 2022, Đào Minh Nhật và Joven tại SR Celebrating Local Pride 2022 Powered by VASCARA,.. Sau đó, cô được mời làm hình ảnh quảng cáo cho nhiều thương hiệu nổi tiếng như P/S, Tresemme, Lazychef, KingSport, C’choi Việt Nam, Emmíe by Happyskin, Toptotoesvn, dProgram Việt Nam,…
Phạm Thị Ánh Vương sau khi giành giải thưởng Miss Fashion 2023 trong tổng số 46 thí sinh tham dự. Ngoài sự nghiệp Hoa Hậu, Người mẫu, Đại sứ, Kols, cô còn tham gia diễn xuất trong các bộ phim truyền hình quốc tế cũng như là diễn viên trong Mv “Baby No No” của nhóm nhạc The Hotel Lobby kết hợp với ca sĩ Yuno Bigboy.
Hoa hậu Hòa bình Việt Nam
Năm 2023, trong đêm chung kết Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023, cô đã đăng chiến thắng với ngôi vị Miss Fashion(Người đẹp Thời trang) và đồng thời đạt top 16 Người đẹp truyền cảm hứng.
Phong cách trình diễn
Trong một bài phỏng vấn gần nhất, cô cho rằng sau khi xem kendall Jenner walks for Alexandre Vauthier, cô chỉ học tập theo phong cách của Kendall và chia sẻ Kendall chính là “ người mẫu mà Ánh Vương yêu thích từ phong cách đến trình diễn”.
Cô chiến thắng trong giải thưởng Miss Fashion Miss Grand Việt Nam 2023 và đạt thành tích Kols xuất sắc nhất năm 2023 do Saostar tổ chức.
Hình tượng công chúng
Trong một bài phỏng vấn gần nhất, cô cho rằng sau khi xem kendall Jenner walks for Alexandre Vauthier, cô chỉ học tập theo phong cách của Kendall và chia sẻ Kendall chính là “ người mẫu mà Ánh Vương yêu thích từ phong cách đến trình diễn”.
Cô chiến thắng trong giải thưởng Miss Fashion Miss Grand Việt Nam 2023 và đạt thành tích Kols xuất sắc nhất năm 2023 do Saostar tổ chức.
Những hoạt động khác
Từ thiện
Phạm Thị Ánh Vương còn được biết đến là một nữ sinh thường xuyên tham gia các chương trình từ thiện trong lúc vừa học tại Trường Đại học và tham gia hoạt động Nghệ Thuật.
Cô đã tham gia vào nhiều chương trình thiện nguyện do nhiều đơn vị khác nhau tổ chức. Và làm tình nguyện viện trong chương trình “ Cùng xây ngôi nhà mơ ước” được chiếu trên kênh HTV khi còn mới năm nhất đại học, di chuyển đến bản Na sơ mi để hỗ trợ các vật dụng học tập cho những trẻ em khiếu học…… hay mới đây nhất cô cùng đồng hành với From Hearts to Souls về Trường Trung học Phổ Thông Nguyễn Huệ để tư vấn hướng nghiệp và trao tặng 20 triệu động cho 20 bạn khiếu học tại Trường.
Sự kiện đã tham dự
Point of light Fashion Show 2024 x Thương hiệu Bad Biss
Phong cách và cuộc sống 2024 x Thương hiệu Symphony - Lamhouse
Trên bến dưới thuyền 2024 x NTK Nguyễn Việt Hùng x Ban lãnh đạo Thành Phố
Lễ hội Tết Việt 2024 x NTK Ngô Nhật Huy x Ban lãnh đạo Thành phố x Sen Vàng Entertaiment
ELEE Fashion show 2023 x NTK Peggy Hartanto x Singapo
Trình diễn Fashion Runway tại The World’s highest motorable road, Umling La at 19,022 feet, Ladakh, Indian.
Wedding Art Gallery 2023 x nhiều thương hiệu váy cưới nổi tiếng như Thuy Bridal, IDY Wedding, Hacchic couture,...
SR Celebrating Local Pride 2022 Powered by VASCARA x Đào Minh Nhật và Joven…
Đại diện Việt Nam tham dự liên Hoan Phim tại adakh - Ấn Độ.
Đại diện Việt Nam trình diễn Fashion Runway ở Uming-an.
Thành tích sắc đẹp
Miss Grand Việt Nam 2023
Chiến thắng Miss Fashion 2023- Miss Grand Việt Nam 2023
Top 15 Miss Fashion Miss Grand Việt Nam 2023
Top 16 Người đẹp truyền cảm hứng - Miss Grand Việt Nam 2023
Top 16 Miss Elasten 2023
Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2023
Top 30 Hoa Hậu các Dân tộc Việt Nam
Top 10 Ứng viên cho ngôi vị Hoa Hậu
Top 8 Người đẹp có chiều cao nổi bật
Top 2 Người đẹp có vòng eo 57
Miss World Việt Nam 2022
Top 45 Miss World Việt Nam 2022
Tham khảo
iên kết ngoài
__CHỈ_MỤC__
__LIÊN_KẾT_MỤC_MỚI__
Hoa hậu Hòa bình Việt Nam
Nhân vật còn sống
Người Bình Thuận
Sinh năm 2002 |
19854751 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh%20Xu%C3%A2n%20Vi%E1%BB%87t | Đinh Xuân Việt | Đinh Xuân Việt (sinh ngày 10 tháng 11 năm 1983) là một cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam.
Tham khảo
Nhân vật còn sống
Sinh 1983
Người Hải Phòng
Sinh năm 1983
Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng
Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ môn bóng đá nam
Cầu thủ giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam
Cầu thủ bóng đá nam Việt Nam |
19854753 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20ty%20VTC%20C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20v%C3%A0%20N%E1%BB%99i%20dung%20s%E1%BB%91 | Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số | Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (tên viết tắt: VTC Intecom) là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện - VTC, được thành lập từ tháng 1/2006. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nội dung số, Công nghệ thông tin.
VTC Intecom được biết đến là doanh nghiệp thuộc top 10 doanh nghiệp đầu tiên xây dựng nền móng phát triển cho ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam , được biết đến với lính vực phát hành trò chơi giải trí trực tuyến với thương hiệu VTC Game.
VTC Intecom là nhà phát hành game tại Việt Nam của các sản phẩm game lớn trên PC và mobile như Audition, Silkroad Origin VTC (Con đường tơ lụa), Age of Empires (Đế Chế), Phi Đội, Truy Kích PC, Đột Kích, Au Beat, Au2… Đồng thời, trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến, VTC Intecom cũng sở hữu các thương hiệu truyền thông nổi bật tại Việt Nam như Checkin VietNam, Game8.vn (tin game), We25, Vẽ bậy, VNGAG,...
Lịch sử
VTC Intecom được thành lập ngày 6 tháng 1 năm 2006 với tên gọi đầy đủ Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin VTC Intecom , bước đầu là doanh nghiệp cung cấp nội dung di động qua tổng đài 8x30.
Năm 2006, VTC Intecom hợp tác cùng YD Online phát hành tựa game Audition tại Việt Nam. Sau này Audition được biết đến là tựa game casual ăn khách nhất Việt Nam đưa cái tên VTC Games (thuộc VTC Intecom) vươn lên top 3 nhà phát hành game tại thị trường Việt Nam.
Cùng năm, VTC Intecom chính thức phát hành tựa game Phi đội.
Ngày 18/3/2008, VTC Intecom tổ chức buổi họp báo ra mắt chính thức tựa game “Đột Kích – Trong tầm ngắm” (CF- CrossFire), phiên bản địa hóa của trò chơi trực tuyến bắn súng góc nhìn thứ nhất Crossfire tại Việt Nam, đồng thời công bố về giải đấu thể thao điện tử trên truyền hình đầu tiên tại Việt Nam mang tên “VTC e-sport Championship”.
Ngày 20/10/2008, VTC Intecom là đơn vị thứ 3 trên thế giới phát hành bản thử nghiệm close beta game bóng đá trực tuyến EA SPORTS FIFA Online 2 tại Việt Nam.
Ngày 5/1/2009, tại Hà Nội, bắt tay cùng nhà phát hành Thiên Cực Phong (Trung Quốc) bằng việc cho ra mắt webgame Linh Vương Open Beta, VTC Intecom đạt được thỏa thuận độc quyền phát hành game trên thị trường toàn cầu, nhanh chóng trở thành nhà phát hành đưa ra sản phẩm game online đầu tiên trong năm tại Việt Nam.
Linh Vương được VTC Intecom ra mắt chính thức tại hàn Quốc dưới tên VTC Korea vào ngày 23/10/2009, thương mại hóa ngày 27/11/2009. Sau đó, Linh Vương vươn lên vị trí dẫn đầu tại thị trường Hàn chỉ sau 1 tháng phát hành.
Sự kiện và giải đấu
Miss Audition:
Năm 2006, tại cuộc thi Miss Audition 2006 được tổ chức tại trường quay S4 - Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, Hà Nội, thí sinh Nguyễn Ngọc Anh đến từ Hà Nội đã giành chiến thắng.
Một cuộc thi tương tự mang tên Miss Audition 2007 do VTC Game và Công ty Đầu tư - Phát triển Công nghệ thông tin Intecom tổ chức diễn ra vào năm sau với giải nhất thuộc về thí sinh Nguyễn Hương Ly.
Từ sự thành công của hai cuộc thi trên, 2008 ý tưởng về cuộc thi sắc đẹp mang tên Hoa hậu Tuổi Teen Việt Nam (Miss Teen) dành cho các nữ sinh tuổi từ 16-19 ra đời.
Sau 8 năm, VTC Intecom đã tiếp tục tổ chức cuộc thi ‘Mr & Miss Miss Audition 2015’ với giải nhất thuộc về thí sinh Bùi Phượng Liên, đến từ Hà Nội.Chèn văn bản thuần tại đây |
19854757 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20laevigatus | Abacetus laevigatus | Abacetus laevigatus là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được mô tả bởi Straneo năm 1960.
Tham khảo
laevigatus
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1960 |
19854762 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Shimanto%20%28th%E1%BB%8B%20tr%E1%BA%A5n%29 | Shimanto (thị trấn) | là thị trấn thuộc huyện Takaoka, tỉnh Kōchi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 15.607 người và mật độ dân số là 24 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 642,3 km2.
Địa lý
Đô thị lân cận
Kōchi
Shimanto
Kuroshio
Nakatosa
Tsuno
Yusuhara
Ehime
Kihoku
Matsuno
Khí hậu
Tham khảo
Thị trấn của Kōchi |
19854763 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20abacillus | Abacetus abacillus | Abacetus abacillus là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae.Loài này được Kolbe mô tả lần đầu năm 1898.
Loài này được tìm thấy ở châu Phi, phân bố ở Ethiopia và Zambia, và có hai danh pháp ba phần là Abacetus abacillus abacillus Kolbe, 1898 và Abacetus abacillus dollmanni Straneo, 1949.
Tham khảo
abacillus
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1898
Côn trùng Đông Phi
Côn trùng Nam Phi |
19854765 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20aberrans | Abacetus aberrans | Abacetus aberrans là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Straneo mô tả lần đầu năm 1943 và được phát hiện ở Tanzania, châu Phi.
Tham khảo
Động vật đặc hữu Tanzania
aberrans
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1943
Côn trùng Đông Phi |
19854766 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20abor | Abacetus abor | Abacetus abor là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Herbert Edward Andrewes mô tả lần đầu năm 1942 và được tìm thấy ở Ấn Độ.
Tham khảo
abor
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1942
Côn trùng Ấn Độ |
19854769 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20acutangulus | Abacetus acutangulus | Abacetus acutangulus là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Tschitscherine mô tả lần đầu năm 1903 và là loài đặc hữu của Madagascar.
Tham khảo
acutangulus
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1903
Côn trùng Nam Phi |
19854770 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20aeneocordatus | Abacetus aeneocordatus | Abacetus aeneocordatus là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Straneo mô tả lần đầu năm 1940 và được tìm thấy ở Bờ Biển Ngà, châu Phi.
Tham khảo
aeneocordatus
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1940
Côn trùng Tây Phi |
19854771 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20aeneolus | Abacetus aeneolus | Abacetus aeneolus là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Chaudoir mô tả lần đầu năm 1869 và là loài động vật đặc hữu của Namibia.
Tham khảo
Động vật đặc hữu Namibia
aeneobus
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1869
Côn trùng Nam Phi |
19854772 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Roberto%20Jim%C3%A9nez | Roberto Jiménez | Roberto Jiménez Gago (; sinh ngày 10 tháng 2 năm 1986), thường được gọi đơn giản là Roberto, là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha chơi ở vị trí thủ môn.
Roberto thi đấu 150 trận tại La Liga trong tám mùa giải, khoác áo các đội bóng Atlético Madrid (hai lần), Zaragoza (hai lần), Espanyol, Málaga, Alavés và Valladolid. Chuyển ra nước ngoài, anh thi đấu ba năm cho Olympiacos và giành chức vô địch Giải bóng đá vô địch quốc gia Hy Lạp ba mùa liên tiếp. Roberto cũng từng thi đấu cho Benfica (Bồ Đào Nha) và West Ham United (Anh).
Sự nghiệp câu lạc bộ
Atlético Madrid
Roberto sinh ra tại Madrid, trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Atlético Madrid. Anh dành phần lớn thời gian thi đấu cho đội dự bị, chỉ được triệu tập lên đội một khi có cầu thủ bị treo giò hoặc chấn thương. Vào ngày 22 tháng 12 năm 2005, anh có trận ra mắt đội một trong trận thua 1-2 trước CA Osasuna do nhiều cầu thủ đội một gặp chấn thương.
Đầu tháng 7 năm 2008, Roberto được bán cho Recreativo de Huelva sau thời gian thi đấu cho Gimnàstic de Tarragona theo dạng cho mượn. Đây là một phần trong thương vụ trao đổi đưa Florent Sinama Pongolle về Atlético Madrid. Tuy nhiên, Atlético vẫn giữ quyền mua lại Roberto trong tương lai. Mùa giải duy nhất của Roberto tại Recreativo kết thúc với việc đội bóng xuống hạng. Trong mùa giải này, anh chỉ được thi đấu ở cúp Nhà vua Tây Ban Nha.
Ngày 13 tháng 7 năm 2009, Atlético Madrid chi 1,25 triệu euro để đưa Roberto trở lại từ Recreativo de Huelva. Hợp đồng của anh có thời hạn ba năm. Việc Atlético mua lại Roberto diễn ra sau khi hai thủ môn Grégory Coupet và Leo Franco đồng loạt rời khỏi đội bóng.
Năm 2009, Roberto được đôn lên đội hình chính Atlético Madrid sau khi thủ môn số một Sergio Asenjo được triệu tập tham dự Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới. Trận ra mắt của anh là trận thua 2-5 trước FC Barcelona vào ngày 19 tháng 9. Sau đó, Roberto gặp chấn thương và khi trở lại, anh phải xếp sau Asenjo và thủ môn trẻ David de Gea.
Cuối tháng 1 năm 2010, Roberto được cho Real Zaragoza mượn đến hết mùa giải. Tại đây, anh trở thành thủ môn số một, đẩy Juan Pablo Carrizo xuống ghế dự bị và góp phần giúp Zaragoza thoát khỏi cảnh xuống hạng.
Benfica
Ngày 25 tháng 6 năm 2010, S.L. Benfica chiêu mộ Roberto với mức phí 8,5 triệu euro. Tuy nhiên, trong ba trận đầu tiên, bao gồm trận tranh Siêu cúp Bồ Đào Nha với FC Porto, phong độ của anh không tốt, khiến Benfica thua 3 trận và thủng lưới 6 bàn. Roberto bị đẩy xuống dự bị ở trận thứ ba của Primeira Liga gặp Vitória de Setúbal. Tuy nhiên, anh buộc phải vào sân sau khi Júlio César bị đuổi khỏi sân ở phút 20 và đã cản phá thành công quả phạt đền của Hugo Leal, giúp Benfica giành chiến thắng 3-0. Sau đó, Roberto mất vị trí chính thức do sự xuất hiện của các thủ môn mới Artur và Eduardo.
Trở lại Zaragoza
Ngày 1 tháng 8 năm 2011, Roberto trở lại Zaragoza với mức phí 8,6 triệu euro. Thương vụ này được tài trợ phần lớn bởi công ty mẹ của Zaragoza, nắm giữ 99% quyền kinh tế của cầu thủ. Tuy nhiên, sau đó có thông tin tiết lộ rằng một quỹ đầu tư bóng đá cũng tham gia vào vụ chuyển nhượng này.
Mùa giải đầu tiên trở lại Zaragoza, Roberto thi đấu trọn vẹn 38 trận và góp phần giúp đội trụ hạng thành công ở vòng đấu cuối cùng. Mùa giải 2012-13, anh tiếp tục là lựa chọn số một trong khung gỗ, nhưng Zaragoza không thể duy trì phong độ và đành xuống hạng sau 4 năm góp mặt ở La Liga.
Olympiacos
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Roberto trở lại Atlético Madrid với bản hợp đồng 4 năm sau khi Benfica đồng ý. Ngay lập tức, anh được cho mượn đến Olympiacos FC của Hy Lạp. Ủy ban Chứng khoán Bồ Đào Nha đã đặt nghi vấn về thương vụ này. Benfica giải thích rằng BE Plan, công ty mẹ ban đầu tài trợ cho vụ chuyển nhượng, đã vỡ nợ. Do đó, Zaragoza và Benfica đồng ý hủy bỏ quyền sở hữu và quyền kinh tế đối với cầu thủ, và Benfica bán anh cho Atlético Madrid với giá 6 triệu euro.
Ngày 5 tháng 11 năm 2013, Roberto tỏa sáng với màn trình diễn xuất sắc giúp Olympiacos đánh bại Benfica với tỷ số 1-0 tại Piraeus trong khuôn khổ vòng bảng UEFA Champions League. Tháng 2 năm sau, Olympiacos và Atlético Madrid chính thức hoàn tất thương vụ chuyển nhượng Roberto với mức phí 2,5 triệu euro. Cầu thủ người Tây Ban Nha ký hợp đồng 4 năm với Olympiacos. Trước thông báo chính thức, thông tin về thương vụ này đã được phát trên loa phóng thanh tại sân vận động Karaiskakis trong trận đấu giữa Olympiacos và Panionios FC.
Ngày 22 tháng 10 năm 2014, Roberto đã có màn trình diễn xuất sắc với nhiều pha cứu thua ấn tượng trong chiến thắng 1-0 của Olympiacos trước Juventus FC tại Champions League. Tuy nhiên, nỗ lực của anh không thể giúp đội bóng vượt qua vòng bảng.
Espanyol
Tháng 6 năm 2016, Roberto gia nhập RCD Espanyol với bản hợp đồng 3 năm trị giá 3 triệu euro, trở thành bản hợp đồng đầu tiên của tân huấn luyện viên Quique Sánchez Flores. Tuy nhiên, anh không cạnh tranh được vị trí chính thức với Diego López và chuyển sang Málaga CF theo dạng cho mượn vào tháng 7 năm sau. Trở lại Espanyol, Roberto không được ra sân thi đấu tại La Liga do López bắt chính cả 38 vòng.
West Ham United
Tháng 5 năm 2019, Roberto ký hợp đồng hai năm với West Ham United theo dạng chuyển nhượng tự do. Anh ra mắt đội bóng vào ngày 27 tháng 8 trong chiến thắng 2-0 trước Newport County tại Cúp EFL. Trận ra mắt Premier League của Roberto diễn ra vào ngày 28 tháng 9, anh vào sân thay thế Łukasz Fabiański bị chấn thương và góp phần giữ hòa 2-2 trước AFC Bournemouth. Do Fabiański chấn thương, Roberto trở thành thủ môn chính thức của West Ham. Tuy nhiên, phong độ của anh không tốt và liên tục mắc lỗi dẫn đến bàn thua. Sau trận thua 0-3 trước Burnley, Roberto bị đẩy xuống băng ghế dự bị. Tháng 2 năm 2020, HLV Manuel Pellegrini cho rằng phong độ tệ hại của Roberto là một phần nguyên nhân khiến ông bị sa thải vào tháng 12 năm trước.
Ngày 20 tháng 1 năm 2020, sau 10 trận chính thức cho West Ham, Roberto gia nhập Deportivo Alavés theo dạng cho mượn đến hết mùa giải. Mặc dù chỉ là thủ môn dự bị cho Fernando Pacheco, anh vẫn được khen ngợi bởi sự chuyên nghiệp và chỉ để lọt lưới 19 bàn trong thời gian ngắn thi đấu tại đây.
Valladolid
Tháng 8 năm 2020, Roberto gia nhập Real Valladolid theo dạng chuyển nhượng tự do và ký hợp đồng 3 năm. Anh ra mắt đội bóng vào ngày 20 tháng 9 trong trận thua 0-2 trước Real Betis, thay thế cho thủ môn Jordi Masip dương tính với COVID-19. Mặc dù cũng mắc COVID-19 vào tháng 3, Roberto vẫn thi đấu 1/3 số trận mùa giải. Mùa giải 2021-22, khi Valladolid xuống hạng Segunda División, huấn luyện viên Pacheta sử dụng Roberto trong 19 trận đầu tiên trước khi chuyển sang Jordi Masip.
Vào ngày 5 tháng 9 năm 2022, Roberto thông báo giải nghệ ở tuổi 36 trên các nền tảng mạng xã hội.
Sự nghiệp quốc tế
Ngày 5 tháng 6 năm 2007, Roberto có trận ra mắt U21 Tây Ban Nha trong chiến thắng 1-0 trước Georgia tại vòng loại Giải vô địch U21 châu Âu 2009. Anh có tổng cộng 6 lần khoác áo đội tuyển U21.
Thống kê sự nghiệp
Danh hiệu
Benfica
Cúp Liên đoàn Bồ Đào Nha: 2010–11
Á quân Siêu cúp Bồ Đào Nha: 2010
Olympiacos
Giải Vô địch Quốc gia Hy Lạp: 2013–14, 2014–15, 2015–16
Cúp Quốc gia Hy Lạp: 2014-2015 và Á quân 2015-2016.
Tây Ban Nha U17
Á quân Giải vô địch bóng đá U-17 châu Âu: 2003
Cá nhân
Thủ môn xuất sắc nhất mùa giải Giải Vô địch Quốc gia Hy Lạp: 2013–14, 2015–16
Đội hình tiêu biểu mùa giải Giải Vô địch Quốc gia Hy Lạp: 2013–14, 2015–16
Chú thích
Liên kết ngoài
Sinh năm 1986
Nhân vật còn sống
Cầu thủ bóng đá nam Tây Ban Nha |
19854773 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20aeneovirescens | Abacetus aeneovirescens | Abacetus aeneovirescens là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Straneo mô tả lần đầu năm 1939 và được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên khắp châu Phi và Trung Đông. Loài này được tìm thấy ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Mauritania, Nigeria, Sénégal, Tanzania, Somalia, Yemen.
Tham khảo
aeneovirescens
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1939
Côn trùng Bắc Phi
Côn trùng Tây Phi
Côn trùng Đông Phi
Côn trùng bán đảo Ả Rập |
19854774 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20aenescens | Abacetus aenescens | Abacetus aenescens là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Peringuey mô tả lần đầu năm 1896 và là loài động vật đặc hữu của Nam Phi.
Tham khảo
aenescens
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1896
Côn trùng Nam Phi |
19854775 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn%20%C4%91%E1%BA%A3ng%20v%C4%A9%20nghi%E1%BB%87p | Kiến đảng vĩ nghiệp | Kiến đảng vĩ nghiệp (; ) là một bộ phim điện ảnh tuyên truyền của Trung Quốc công chiếu năm 2011 nhân kỷ niệm 90 thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bộ phim do Hoàng Kiến Tân và Hàn Tam Bình cùng làm đạo diễn (hai người trước đó đã thực hiện bộ phim liên quan mang tên Đại nghiệp kiến quốc), với sự tham gia của dàn minh tinh hàng đầu của Hoa ngữ, gồm Lưu Đức Hoa, Châu Nhuận Phát và nhiều diễn viên khác. Tác phẩm do Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc trực thuộc nhà nước sản xuất và miêu tả sự hình thành Đảng Cộng sản Trung Quốc, bắt đầu bằng sự sụp đổ của nhà Thanh vào năm 1911 và kết thúc bằng Đại hội Đảng đầu tiên vào năm 1921.
Nội dung
Đầu thế kỷ 20, Trung Quốc trải sự chia rẽ về mặt chính trị và một cá nhân gồm Mao Trạch Đông, Lý Đại Chiêu và Chu Ân Lai đã hình dung về một đất nước Trung Quốc thống nhất, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng chính trị ngay sau Cách mạng Tân Hợi (1911), khép lại hàng thế kỷ của triều đại phong kiến trong nước. Sau Thế chiến I, Khối Đồng Minh phương Tây đã trao Thanh Đảo và vịnh Giao Châu cho đế quốc Nhật Bản tại hòa ước Versailles, qua đó khuấy động tình yêu nước của thanh thiếu niên Trung Quốc và khởi phát Phong trào Ngũ Tứ vào năm 1919. Tháng 3 năm 1920, Grigori Voitinsky đến Trung Quốc để truyền bá chủ nghĩa cộng sản ở Viễn Đông; ngày 22 tháng 7 năm 1921, 13 đại diện từ khắp Trung Quốc gặp nhau tại khu ký túc xá nữ của Thượng Hải nhằm thành lập tổ chức mà về sau gọi là Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phân vai
Sản xuất
Kiến đảng vĩ nghiệp nằm trong chùm 28 bộ phim điện ảnh mà Tổng cục Phát thanh Truyền hình Quốc gia Trung Quốc vận động và đặt hàng nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phim bấm máy vào ngày 18 tháng 8 năm 2010 tại địa điểm ghi hình của Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc ở quận Hoài Nhu, Bắc Kinh.
Được truyền thông phương Tây mệnh danh là "sử thi tuyên truyền", bộ phim quy tụ một dàn minh tinh gồm những người nổi tiếng từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan và các quốc gia khác, để họ hóa thân thành nhiều nhân vật lịch sử; các diễn viên danh tiếng gồm Lưu Đức Hoa, Châu Nhuận Phát, ca sĩ người Mỹ gốc Đài Loan Vương Lực Hoành, đạo diễn phim người Hồng Kông Ngô Vũ Sâm, nam diễn viên Đài Loan Trương Chấn, nam diễn viên Hồng Kông Tăng Chí Vĩ, ca sĩ Trung Quốc đại lục Hàn Canh và ca sĩ người Nga Vitalii Vladasovich Grachyov (nghệ danh Vitas). Lưu Diệp (diễn viên thủ vai Mao Trạch Đông trẻ) được cho đã tăng tới để đóng vai này nhờ ăn 20 quả trứng mỗi ngày. Truyền thông đưa tin rằng đã có hơn 400 diễn viên đi thử vai cho bộ phim.
Trong buổi họp báo vào ngày 8 tháng 6 năm 2011, đạo diễn Hoàng Kiến Tân cho biết bộ phim sẽ bị lược một số cảnh, vì bản phim gốc có thời lượng quá dài để đem chiếu rạp. Trong số những cảnh bị cắt, phim có lược cả cảnh diễn xuất vai Đào Nghị, một người tình ban đầu của Mao Trạch Đông (do nữ diễn viên Thang Duy thể hiện). Một số phương tiện truyền thông cho rằng cháu trai của Mao Trạch Đông là Mao Tân Vũ (thiếu tướng trong Quân Giải phóng Nhân dân) phản đối cô đóng vai này (có nhắc tới vai diễn trước của cô trong bộ phim giật gân khiêu dâm Sắc, Giới). Tuy nhiên, một giám đốc tập đoàn điện ảnh cáo buộc rằng một nhóm "người trong ngành" giấu tên đã chất vấn về độ xác thực của nhân vật trong phim và phủ nhận quyết định cắt phim liên quan đến vai diễn của Thang Duy trong Sắc, Giới.
Kinh phí sản xuất phim đã được nâng cao hơn so với bộ phim trước của Hàn Tam Bình là Đại nghiệp kiến quốc, với khâu quay phim trên màn ảnh rộng tốt hơn của Triệu Hiểu Thì. Giống với Kiến quốc, Kiến đảng cũng có Thư Nam sáng tác nhạc nền. Một vài thước phim tài liệu đen trắng được đưa vào phim. Bộ phim còn được trao cơ hội để ghi hình tại Điện Kremli, Moskva.
Tài trợ
Shanghai GM - liên doanh của Trung Quốc với hãng xe ô tô khổng lồ General Motors của Mỹ để thông báo vào tháng 9 năm 2010 rằng chi nhánh Cadillac của hãng đã trở thành 'đối tác kinh doanh chính' tài trợ cho bộ phim. General Motors hứng chịu chỉ trích sau khi lộ tin họ đã tài trợ cho bộ phim tuyên truyền của Trung Quốc. General Motors cho biết thương vụ tài trợ này là liên minh thương mại do bên liên doanh của Trung Quốc khởi xưởng và miêu tả đây là "một phần trong chiến lược liên kết với ngành công nghiệp điện ảnh". Người phát ngôn của tập đoàn điện ảnh cho hay Cadillac đã ký hợp đồng hợp tác nhiều năm với hãng phim, chứ không chỉ cho mỗi bộ phim này.
Phát hành
Buổi lễ ra mắt phim diễn ra vào ngày 8 tháng 6 tại Bắc Kinh, trước thềm ngày công chiếu chính thức vào 15 tháng 6. Theo Hàn Tam Bình, tác phẩm được trình chiếu ở hơn 10 quốc gia, gồm Canada, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc và Singapore, bản dựng phim để chiếu trên toàn cầu được hoàn tất vào 8 tháng 6. Bài nhạc hiệu của bộ phim có nhan đề One Day. Bản IMAX của bộ phim chỉ được chiếu ở 20 trong tổng số 24 rạp IMAX ở Trung Quốc.
Lịch chiếu rạp của các bộ phim Transformers 3 và Harry Potter và Bảo bối Tử thần – Phần 2 tại Trung Quốc bị dời sang cuối tháng bảy, để đảm bảo rằng Kiến đảng vĩ nghiệp nhận được nhiều sự chú ý nhất có thể.
Bản phim chiếu trên thị trường quốc tế có tựa khác là Beginning of the Great Revival và một bản cắt khác so với bản chiếu ở nội địa Trung Quốc, và bản phim quốc tế được phát hành tại Bắc Mỹ, New Zealand và Úc vào ngày 24 tháng 6 năm 2011.
Đón nhận
Hai ngày sau khi khởi chiếu, doanh thu của bộ phim đã vượt mốc 50 triệu nhân dân tệ (NDT), và có tin cho rằng đa số khán giả là thanh thiếu niên. Tuy nhiên, The Christian Science Monitor đưa tin rằng doanh số bán vé tăng đột biến do phân phối vé miễn phí hàng loạt; nhân viên được nghỉ làm để đi xem phim. Trường học và văn phòng chính phủ phải mua một số lượng vé lớn. Doanh thu phòng vé tăng còn nhờ ảnh hưởng của các bộ phim nổi tiếng – nhiều rạp đã thay đổi thủ công cuống vé bằng máy tính để tạo điều kiện cho khán giả xem phim khác. Truyền thông Trung Quốc không được phép phê phán bộ phim.
Một bài đánh giá của Derek Elley cho rằng ý tưởng "tiêu thụ" những bộ phim nhân kỷ niệm chính thức bằng cách nhét đầy vai khách mời là người nổi tiếng trong Kiến đảng vĩ nghiệp không gây được hiệu ứng thành công so với tác phẩm trước của ông, Đại nghiệp kiến quốc (2009) được sản xuất để mừng kỷ niệm 60 năm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dẫu cho chiến thuật ấy vẫn có tác dụng ở quy mô ít hơn; ông cho rằng việc sử dụng khách mời toàn minh tinh vốn làm ít người có đất diễn hơn vì truyện phim lấy bối cảnh ở phạm vi nhỏ trong quãng thời gian dài có 10 năm, và khái niệm khách mời minh tinh là "có phần mờ nhạt". Giống như với Kiến quốc, Kiến đảng mang đến "yếu tố choáng ngợp" nhờ có những gương mặt quen thuộc; tuy nhiên, rất ít diễn viên có cơ hội gây dựng được đất diễn thật sự. Ông còn dành lời khen khâu thiết kế hiện trường, xem phân cảnh ở Bắc Kinh là có "không khí của truyện cổ tích". Elley chấm phim điểm tổng kết là 7/10.
Tuy không được chiếu tại các rạp ở Việt Nam, song bộ phim cũng thu hút sự chú ý của báo giới tại Việt Nam. Cây viết Tuy Hòa của báo Nông nghiệp Việt Nam viết: "Bộ phim Kiến đảng vĩ nghiệp được thực hiện với mục đích kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thoạt trông qua, ai cũng nghĩ đây chỉ là một sản phẩm nhằm nhắc nhớ một sự kiện chính trị. Thế nhưng, sau khi trình chiếu, Kiến đảng vĩ nghiệp không những đạt doanh thu kỷ lục tại bản địa mà còn tạo ra cơn sốt tại nhiều quốc gia khác, đã giúp công chúng có cái nhìn khác về nghệ thuật tuyên truyền". Tác giả Tâm Huyền của báo PetroTimes nhận định: "Bộ phim Kiến đảng vĩ nghiệp giúp công chúng hiểu rằng, nghệ thuật tuyên truyền luôn cần được huy động tài lực và trí lực một cách sáng tạo, chứ không thể áp đặt thô thiển và vụng về. Nghệ thuật tuyên truyền không phải là chuyện đơn giản cờ – đèn – kèn – trống để đưa ra một tác phẩm nửa nghệ thuật nửa tuyên truyền. Đề tài chính trị chỉ có sức lay động khán giả khi và chỉ khi ý niệm tuyên truyền được thiết lập bằng vẻ đẹp nghệ thuật!"
Xem thêm
Đại nghiệp kiến quốc
Chú thích
Liên kết ngoài
Phim IMAX
Phim lấy bối cảnh ở thập niên 1920
Phim tuyên truyền Trung Quốc
Phim năm 2011
Miêu tả Vladimir Lenin trong văn hóa
Miêu tả Mao Trạch Đông trong văn hóa
Miêu tả Chu Ân Lai trong văn hóa
Miêu tả Tưởng Giới Thạch trong văn hóa
Phim tiếng Trung thập niên 2010
Phim của Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc
Phim do Hoàng Kiến Tân đạo diễn |
19854776 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20aeneus | Abacetus aeneus | Abacetus aeneus là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được nhà côn trùng học nổi tiếng người Pháp Pierre François Marie Auguste Dejean mô tả lần đầu năm 1828 và được tìm thấy ở Ai Cập và Síp.
Tham khảo
aeneus
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1828
Côn trùng Bắc Phi
Bọ cánh cứng Síp |
19854778 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20aenigma | Abacetus aenigma | Abacetus aenigma là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Maximilien Chaudoir mô tả lần đầu năm 1869 và được tìm thấy ở nhiều quốc gia ở châu Á. Loài này được tìm thấy ở Campuchia, Trung Quốc, Lào và Việt Nam.
Tham khảo
aenigma
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1869
Côn trùng Trung Quốc
Côn trùng Việt Nam
Côn trùng Đông Nam Á |
19854779 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20aeratus | Abacetus aeratus | Abacetus aeratus là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Tschitscherine mô tả lần đầu năm 1900 và là loài đặc hữu của Việt Nam.
Tham khảo
aeratus
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1900
Côn trùng Đông Nam Á
Côn trùng Việt Nam
Động vật đặc hữu Việt Nam |
19854780 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20afer | Abacetus afer | Abacetus afer là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Tschitscherine mô tả lần đầu năm 1899 và được tìm thấy ở Burkina Faso và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Tham khảo
afer
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1899
Côn trùng Tây Phi
Côn trùng Trung Phi |
19854781 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%B1c%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20C%E1%BA%A3nh%20s%C3%A1t%20Singapore | Lực lượng Cảnh sát Singapore | Lực lượng Cảnh sát Singapore hay Lực lượng Công an Singapore (tiếng Anh: Singapore Police Force, viết tắt: SPF), gọi tắt là Cảnh sát Singapore hoặc Công an Singapore, là cơ quan thực thi pháp luật quốc gia và chính chịu trách nhiệm ngăn ngừa tội phạm và thực thi pháp luật tại Cộng hòa Singapore. Đây là cơ quan hàng đầu của đất nước chống tội phạm có tổ chức; buôn bán người và vũ khí; tội phạm mạng; cũng như các tội phạm kinh tế xuyên biên giới trong nước và quốc tế, nhưng có thể được giao nhiệm vụ điều tra bất kỳ tội phạm nào thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội Singapore.
Khu vực địa lý chính chịu trách nhiệm của SPF bao trùm toàn bộ đất nước, bao gồm 5 khu vực được chia thành 55 khu vực quy hoạch. Tổ chức có nhiều bộ phận nhân viên khác nhau với trọng tâm cụ thể. Chúng bao gồm Phòng Cảnh sát Sân bay, phụ trách việc kiểm soát các sân bay dân sự chính của Singapore ở Changi và Seletar, hoặc Cảnh sát bảo vệ bờ biển, bảo vệ và thực thi các khu vực thuộc lãnh hải và các cảng của Singapore.
Trước đây gọi là Cảnh sát Cộng hòa Singapore, SPF là một tổ chức mặc đồng phục. SPF đã tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn của mình là "ngăn chặn, răn đe và phát hiện tội phạm nhằm đảm bảo an toàn và an ninh của Singapore". Đây là đầu mối liên lạc của Singapore với các cơ quan nước ngoài như Interpol và các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế khác. Cơ cấu tổ chức của SPF được phân chia giữa các chức năng nhân viên và tuyến, gần được mô phỏng theo Lực lượng Vũ trang Singapore.
SPF hiện bao gồm 16 phòng ban nhân viên, 4 phòng ban nhân viên chuyên môn, 18 đơn vị chuyên môn và tuyến cũng như 7 đơn vị đất đai. Trụ sở chính của nó được đặt tại một trong các dãy nhà của tòa nhà New Phoenix Park ở quận Novena, nằm ngay cạnh khu nhà đôi do quốc hội chiếm giữ. Nằm trong trụ sở chính là Trung tâm Di sản Cảnh sát, mở cửa cho công chúng và giới thiệu lịch sử của SPF thông qua các cuộc triển lãm và trưng bày đa phương tiện khác nhau.
Tính đến năm 2020, SPF có quân số khoảng 10.706 nhân sự: 9.571 sĩ quan tuyên thệ và 1.135 nhân viên dân sự. SPF nhìn chung được coi là đơn vị đi đầu trong việc giữ tỷ lệ tội phạm ở mức thấp ở Singapore cũng như tương đối minh bạch trong hoạt động trị an. Theo đó, Singapore được coi là một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất và an toàn nhất trên thế giới. SPF cũng hợp tác chặt chẽ với Cục an ninh Nội bộ và Cục Điều tra Hành vi Tham nhũng. Tính đến năm 2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hiện tại là K Shanmugam, trong khi ủy viên hiện tại của SPF là Hoong Wee Teck.
Tham khảo
Cảnh sát theo quốc gia
Tội phạm ở Singapore
Văn phòng Trung ương Quốc gia của Interpol |
19854784 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20t%E1%BA%A1i%20Ph%E1%BA%A7n%20Lan | Tôn giáo tại Phần Lan | Phần Lan là một quốc gia Kitô giáo với 65,15% dân số là tín hữu thuộc Hội Thánh Tin Lành Lutheran Phần Lan (Kháng Cách), 32,02% dân số không có tôn giáo, 1,05% theo Chính thống giáo Đông Phương, 0,94% theo các trường phái Kitô giáo khác (trong đó có Công giáo) và 0.84% còn lại là tín hữu của các tôn giáo khác như Islam giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, theo tín ngưỡng dân gian, v.v. Số liệu thống kê trên không tính đến một số phân loại dân cư khác, chẳng hạn như những người tị nạn chưa được cấp giấy phép cư trú vĩnh viễn.
Tại Phần Lan, có hai Giáo hội cấp dân tộc (khác với Giáo hội quốc gia), đó là Hội Thánh Tin Lành Lutheran Phần Lan và Giáo hội Chính thống giáo Phần Lan. Các tín hữu thuộc một trong hai Giáo hội này về mặt giấy tờ sẽ được trích một phần thu nhập (xấp xỉ 1%–2%) để đóng góp cho Giáo hội của mình.
Phần Lan có hơn 12.000 tín hữu Công giáo, Anh giáo và khoảng 44.000 người theo phong trào Tin Lành Ngũ Tuần, cùng với một số cộng đồng Kitô giáo phi hệ phái. Trước khi người Phần Lan bản địa được Kitô hóa vào đầu thế kỷ 11, tôn giáo chính của họ là Pagan giáo Phần Lan.
Kitô giáo
Công giáo
Giáo hội Công giáo Phần Lan là một phần của Giáo hội Công giáo hoàn vũ, do đức Đức Thánh Cha lãnh đạo trực tiếp về mặt thiêng liêng tại Roma. Năm 2020, tại Phần Lan có khoảng 16.000 tín hữu Công giáo trong tổng số 5,5 triệu dân. Ước tính có hơn 6.000 hộ gia đình Công giáo tại Phần Lan, một nửa trong số đó là các hộ gia đình người Phần Lan bản địa và phần còn lại thuộc về các dân tộc khác. Do số giáo dân Công giáo Phần Lan là rất ít nên toàn bộ địa phận nước Phần Lan nằm trong một giáo phận duy nhất, đó là giáo phận Helsinki.
Theo số liệu năm 2018, trên thế giới chỉ có 5 linh mục là người gốc Phần Lan, trong đó có 3 linh mục hiện đang phục vụ tại Phần Lan. Giám mục Giáo phận Helsinki hiện tại là Đức cha Raimo Goyarrola (được bổ nhiệm ngày 29 tháng 9 năm 2023), người kế nhiệm Đức Cha Teemo Sippo sau khi ngài thoái vị vào tháng 5 năm 2019 vì lý do tuổi già. Đức Cha Sippo là người Phần Lan bản địa đầu tiên được bổ nhiệm làm giám mục Công giáo trong vòng 500 năm. Hiện nay có khoảng 30 linh mục đang phục vụ tại Phần Lan và họ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Giáo hội Công giáo Phần Lan tham gia tích cực trong phong trào Đại kết và hiện là một thành viên của Hội đồng Đại kết Phần Lan, mặc dù Giáo hội Công giáo hoàn vũ không phải là thành viên của Hội đồng Giáo hội Thế giới.
Tham khảo
Tôn giáo tại Phần Lan
Tôn giáo theo quốc gia |
19854785 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ga%20Flinders%20Street | Ga Flinders Street | Ga đường sắt Flinders Street là ga xe lửa nằm ở góc đường Flinders và Swanston ở Melbourne, Victoria, Úc. Đây là ga xe lửa bận rộn thứ hai ở Úc, phục vụ toàn bộ mạng lưới đường sắt đô thị, 15 tuyến xe điện đi và đến thành phố, cũng như một số dịch vụ V/Line quốc gia và khu vực đến miền đông Victoria. Khai trương vào năm 1854, nhà ga này là nhà ga lâu đời nhất ở Úc, dựa vào sông Yarra ở khu thương mại trung tâm, khu phức hợp bao gồm 13 sân ga và công trình trải dài trên hơn hai dãy nhà thành phố, từ phía đông Phố Swanston đến gần Phố Market.
Phố Flinders được phục vụ bởi các dịch vụ Tàu điện ngầm và các dịch vụ khu vực V/Line đến Gippsland. Đây là nhà ga đông đúc nhất trong mạng lưới đô thị của Melbourne, với trung bình 77.153 lượt khách hàng ngày được ghi nhận trong năm tài chính 2017/18. Đây là ga cuối của tuyến đường sắt đầu tiên ở Úc (tuyến Port Melbourne) và nổi tiếng là ga hành khách bận rộn nhất thế giới vào những năm 1920, do sự tập trung các dịch vụ ở đó chỉ được khắc phục khi xây dựng City Loop vào những năm 1970. Sân ga chính của nó (được chia thành sân ga 1 và 14) là sân ga dài thứ 2 của Úc và là sân ga dài thứ 18 trên thế giới. Phố Flinders kết nối với một số dịch vụ xe điện và chịu trách nhiệm về hai lối qua đường dành cho người đi bộ đông đúc nhất ở Melbourne, cả hai đều băng qua Phố Flinders, bao gồm một trong số ít những lối đi dành cho người đi bộ ở Melbourne.
Tòa nhà chính hiện tại của nhà ga được hoàn thành vào năm 1909 và là biểu tượng văn hóa của Melbourne. Tòa nhà theo phong cách Edwardian đặc biệt và chiết trung, với mái vòm nổi bật, lối vào hình vòm, tháp và đồng hồ là một trong những địa danh dễ nhận biết nhất của thành phố, và đặc điểm to lớn, có phần kỳ lạ của nó đã dẫn đến huyền thoại phổ biến rằng thiết kế thực sự được dành cho Ga cuối Victoria và Mumbai của Mumbai. ngược lại, nhưng đã được hoán đổi trong bài viết.
Câu nói "Tôi sẽ gặp bạn dưới đồng hồ" của Melbourne ám chỉ hàng đồng hồ chỉ báo phía trên lối vào chính, hiển thị điểm khởi hành tiếp theo của mỗi tuyến; giải pháp thay thế, "Tôi sẽ gặp bạn ở bậc thềm", ám chỉ cầu thang rộng bên dưới đồng hồ.
Nó đã được liệt kê trong Sổ đăng ký Di sản Victoria từ năm 1982.
Lịch sử
Thời điểm trước khi xây ga
Nhà ga đường sắt đầu tiên nằm trên địa điểm Phố Flinders là một tập hợp các nhà kho dành cho xe lửa có ván trượt thời tiết. Nó được khai trương vào ngày 12 tháng 9 năm 1854 bởi Phó Thống đốc Charles Hotham. Ga cuối là ga đường sắt thành phố đầu tiên ở Úc và ngày khai trương đã chứng kiến chuyến tàu hơi nước đầu tiên trong nước. Nó đi đến Sandridge (nay là Cảng Melbourne), qua Cầu Sandridge đã được tái phát triển và dọc theo tuyến đường sắt nhẹ hiện nay là Cảng Melbourne. [cần dẫn nguồn]
Có một số nhầm lẫn về tên ban đầu của nhà ga. Trong cuốn sách "Đường sắt Victoria đến '62", Leo Harrigan chỉ ra rằng lần đầu tiên nó được đặt tên là "Ga cuối Melbourne". Các bài báo về việc khai trương vào tháng 9 năm 1854 đề cập đến "ga cuối Melbourne" bằng chữ t viết thường, điều này có thể gây ra sự hiểu lầm này.
H.K Atkinson trong cuốn sách "Vé ngoại ô của Đường sắt Victoria", liệt kê nhà ga được gọi là "Phố Flinders" ngay từ khi mở cửa. Vé sớm cho tuyến đường sắt chỉ hiển thị "Melbourne" là điểm đến. Hơn nữa, một tờ báo vào tháng 12 năm 1854 còn đề cập rằng cuộc họp cổ đông của Công ty Đường sắt Vịnh Hobsons được tổ chức tại "Ga phố Flinders".
Rất có thể, nhà ga này ngay từ đầu đã được gọi là "Melbourne, Flinders Street" và cái tên "Melbourne" có phần thừa thãi dần dần bị loại bỏ do cách sử dụng thông thường. Khi ga Prince's Bridge mở cửa đối diện đường phố vào năm 1859, chắc chắn cái tên Phố Flinders sẽ trở nên nổi bật hơn. Sân ga dành cho các chuyến tàu đến từ Station Pier vẫn giữ biển hiệu "Melbourne, Flinders Street" cho đến tận thế kỷ 20, vì vậy những người di cư mới xuống thuyền sẽ không bị nhầm lẫn về nơi họ đang ở.
Ga cuối đầu tiên có một sân ga duy nhất dài 30 mét (98 ft 5 in) và nằm bên cạnh tòa nhà Chợ Cá ở góc tây nam của Phố Swanston và Flinders. Một sân ga bổ sung được cung cấp vào năm 1877, cùng với hai cây cầu trên cao để cung cấp lối đi cho hành khách, tiếp theo là các tòa nhà bổ sung bằng gỗ và tôn và một trạm điện báo vào năm 1879. Các hộp tín hiệu đầu tiên được mở tại nhà ga vào năm 1883, một ở mỗi đầu của các nền tảng. Đến những năm 1890, nền đảo thứ ba đã được xây dựng.
Kiến trúc vòm |
19854786 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Miss%20USA%202021 | Miss USA 2021 | Miss USA 2021 là cuộc thi Hoa hậu Hoa Kỳ lần thứ 70, cuộc thi được tổ chức vào ngày 29 tháng 9 năm 2021 tại Nhà hát Paradise Cove, Khu nghỉ dưỡng Sòng bạc River Spirit, Tulsa, Oklahoma. Phiên bản này đánh dấu năm đầu tiên diễn ra cuộc thi dưới sự chỉ đạo của Crystle Stewart.
Cuối sự kiện, Asya Branch, Miss USA 2020 đã trao vương miện cho Elle Smith đến từ Kentucky với tư cách là Miss USA 2021. Đây là danh hiệu đầu tiên của Kentucky sau mười lăm năm. Smith cũng là người Mỹ gốc Phi thứ ba liên tiếp giành được danh hiệu này và là người thứ năm trong sáu năm. Cô đại diện cho Hoa Kỳ tại Hoa hậu Hoàn vũ 2021, lọt vào top 10. Cô là một trong những hoa hậu có nhiệm kì ngắn nhất cuộc thi với mười tháng bốn ngày.
Thông tin cuộc thi
Tác động của COVID-19 đối với các cuộc thi cấp bang
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến lịch trình của Miss USA 2020, khiến cuộc thi này bị hoãn từ mùa xuân năm 2020 đến tháng 11 năm 2020. Ban đầu, mỗi tổ chức tiểu bang dự định lên lịch tổ chức cuộc thi Miss USA 2021 vào mùa thu 2020 và mùa đông 2020–21, khung thời gian điển hình cho các cuộc thi cấp tiểu bang. trở lại những năm 1970. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc thi cấp bang sau đó đã được dời lại sang mùa xuân và mùa hè năm 2021 để tránh xung đột lịch trình với Miss America 2022. Các cuộc thi cấp bang thường diễn ra trong hầu hết tháng 6 năm 2021 và được kéo dài thêm đến cuối mùa hè và đầu mùa thu do lo ngại về khả năng tham gia, các mối đe dọa của sự bùng phát trở lại của COVID-19.
Lựa chọn thí sinh
Đại diện từ 50 tiểu bang và Đặc khu Columbia đã được chọn trong các cuộc thi cấp bang bắt đầu vào tháng 9 năm 2020. Các cuộc thi cấp bang đầu tiên là Idaho và Montana, được tổ chức cùng nhau vào ngày ban đầu là ngày 27 tháng 9 năm 2020, và cuộc thi cấp bang cuối cùng là California, được tổ chức vào ngày 12 tháng 9 năm 2021, 350 ngày sau khi bắt đầu mùa cuộc thi Hoa hậu 2021, trở thành cuộc thi dài nhất trong lịch sử Hoa hậu Mỹ.
11 đại diện trước đây đã từng tranh tài ở Miss Teen USA và Miss America, trong đó 8 đại diện từng chiến thắng bang Miss Teen USA và 3 đại diện từng chiến thắng bang Miss America. Kataluna Enriquez, Hoa hậu Nevada Hoa Kỳ 2021, trở thành người phụ nữ chuyển giới công khai đầu tiên tranh tài tại Hoa hậu Mỹ.
Kết quả
Thứ hạng
§ – Thí sinh được vào top 16 nhờ bình chọn qua mạng.
Thứ tự công bố
Top 16
Top 8
Giải thưởng phụ
Các giải thưởng đặc biệt
Trang phục bang đẹp nhất
Các giải thưởng khác
Cuộc thi
Sau khi đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn, các sự kiện như hoạt động trước cuộc thi và họp báo từ các bình luận viên cuộc thi đã được quay lại khắp Tulsa.
Bán kết
Trước chung kết, các thí sinh bước vào vòng sơ khảo trang phục bơi và trang phục dạ hội. Được tổ chức vào ngày 26 tháng 11 tại River Spirit Casino Resort do Nicole Adamo và Asya Branch dẫn chương trình.
Chung kết
Như phiên bản trước, 16 thí sinh được chọn vào bán kết; 15 thí sinh lọt vào vòng bán kết được ban giám khảo bán kết lựa chọn, 1 thí sinh được chọn thông qua bình chọn trực tuyến của người hâm mộ. Top 16 sau đó tranh tài ở cả trang phục áo tắm và trang phục dạ hội, trước khi 8 người được chọn đi tiếp. Top 8 tham gia vòng thảo luận nhóm được tiến hành theo hai nhóm bốn người và sau đó trả lời các câu hỏi cuối cùng từ ban giám khảo. Người chiến thắng và á hậu được công bố sau.
Giám khảo
Bán kết
Paul Anthony – Nhà tạo mẫu tóc người Mỹ
Elan Biongiorno – Chuyên gia trang điểm nổi tiếng người Mỹ
LeeAnne Locken – Nhân vật truyền hình thực tế Mỹ và Hoa hậu Arizona Hoa Kỳ 1989
Pamela Price – Vận động viên marathon người Mỹ
Chuck Steelman – Nhà phân tích và chuyên gia thời trang người Mỹ
Chung kết
Natalía Barulích – Người mẫu và ca sĩ người Croatia gốc Cuba, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và là ca sĩ
Sophie Elgort – Nhiếp ảnh gia người Mỹ
Chloe Flower – Nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano cổ điển người Mỹ
Ty Hunter – Nhà tạo mẫu cá nhân người Mỹ
Haley Kalil – Người mẫu Mỹ và là Hoa hậu Minnesota Hoa Kỳ 2014
Alton Mason – Người mẫu người Mỹ
Pascal Mouawad – Thợ kim hoàn, doanh nhân và CEO người Liban của Mouawad
Oliver Trevena – Diễn viên và người dẫn chương trình truyền hình người Anh
Thí sinh
51 thí sinh cạnh tranh cho danh hiệu.
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Miss USA official website
2021
November 2021 events in the United States
2021 beauty pageants
Beauty pageants in the United States
2021 in Oklahoma
Cuộc thi sắc đẹp 2021 |
19854802 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1i%20ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202006%20%E2%80%93%20%C4%90%C3%B4i%20N%E1%BB%AF | Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 – Đôi Nữ | Nội dung biểu diễn đôi nữ bộ môn bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 ở Doha được tổ chức vào ngày 8 tháng 12 tại Trung tâm thể thao dưới nước Hamad.
Lịch thi đấu
Tất cả các giờ đều là Giờ chuẩn Ả Rập (UTC+03:00)
Kết quả
Chú thích
FR — Dự bị trong nội dung free
RR — Dự bị trong nội dung technical và free
TR — Dự bị trong nội dung technical
Tham khảo
Trang web chính thức
Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 |
19854807 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1i%20ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202006%20%E2%80%93%20%C4%90%E1%BB%93ng%20%C4%91%E1%BB%99i%20N%E1%BB%AF | Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 – Đồng đội Nữ | Nội dung biểu diễn đồng đội nữ bộ môn bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 ở Doha, được tổ chức vào ngày 9 tháng 12 tại Trung tâm thể thao dưới nước Hamad.
Lịch thi đấu
Tất cả các giờ đều là Giờ chuẩn Ả Rập (UTC+03:00)
Kết quả
Chú thích
FR — Dự bị trong nội dung free
RR — Dự bị trong nội dung technical và free
TR — Dự bị trong nội dung technical
Tham khảo
Trang web chính thức
Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 |
19854810 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1i%20ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202002 | Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2002 | Bơi nghệ thuật được tranh tài từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 tại Đại hội Thể thao châu Á 2002 ở Busan, Hàn Quốc với tất cả các nội dung thi đấu diễn ra tại Bể bơi Sajik. Tổng cộng có 16 vận động viên đến từ bảy quốc gia tranh tài tại nội dung này, Nhật Bản giành cả hai huy chương vàng, Hàn Quốc và Trung Quốc xếp sau tại bảng tổng sắp huy chương với một huy chương bạc và một huy chương đồng.
Lịch thi đấu
Quốc gia tham dự
Tổng cộng có 16 vận động viên đến từ 7 quốc gia tranh tài môn bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2002:
Danh sách huy chương
Bảng tổng sắp huy chương
Liên kết ngoài
Đại hội Thể thao châu Á 2002 Official Report, Pages 247–248
Tham khảo
Môn thi đấu tại Đại hội Thể thao châu Á 2002
2002
Đại hội Thể thao châu Á |
19854815 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Buenavista%20de%20Cu%C3%A9llar%20%28th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%29 | Buenavista de Cuéllar (thành phố) | Buenavista de Cuéllar là thành phố thủ phủ khu đô thị tự trị Buenavista de Cuéllar, bang Guerrero, tây nam México.
Tham khảo
Tọa độ trên Wikidata |
19854817 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20th%E1%BB%9D%20ch%C3%ADnh%20t%C3%B2a%20Th%C3%A1nh%20Henric%C3%B4 | Nhà thờ chính tòa Thánh Henricô | Nhà thờ chính tòa Thánh Henricô là nhà thờ chính tòa của giáo phận Helsinki, tọa lạc tại quận Ullanlinna, thành phố Helsinki, Phần Lan. Ngôi thánh đường này được cung hiến cho Giám mục Henrik, người được nhân dân Phần Lan coi là một vị thánh và từng phục vụ tại giáo phận Turku vào thế kỷ 12. Giáo xứ Thánh Henricô là giáo xứ có đông giáo dân nhất trong giáo phận Helsinki, với khoảng 4900 tín hữu Công giáo sinh sống trong địa phận.
Ngôi thánh đường được xây dựng từ năm 1858 đến năm 1860 để phục vụ các binh sĩ Công giáo người Nga cũng như các thương lái theo đạo Công giáo. Mặc dù việc xây dựng được hoàn thành vào năm 1860, phải đến năm 1904 thì ngôi thánh đường này mới được cung hiến. Đến năm 1955 thì Giáo phận Helsinki được thành lập, và nhà thờ Thánh Henricô được thăng làm Nhà thờ chính tòa của giáo phận ấy.
Nhà thờ chính tòa Thánh Henricô được thiết kế bởi kiến trúc sư Ernst Lohrmann. Mặt tiền nhà thờ bài trí tượng Thánh Phaolô Tông đồ, Giám mục Henrik và Thánh Phêrô Tông đồ.
Chùm ảnh
Xem thêm
Công giáo tại Phần Lan
Giáo phận Helsinki (Công giáo Rôma)
Nhà thờ Thánh Maria, Helsinki
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nhà thờ ở Helsinki
Công giáo tại Phần Lan
Nhà thờ chính tòa ở Phần Lan
Nhà thờ tại Phần Lan
Tòa nhà Ernst Lohrmann |
19854819 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lan%20Qu%E1%BB%B3nh | Lan Quỳnh | Phạm Thị Lan Quỳnh (sinh năm 1998), là một nữ ca sĩ giành ngôi vị quán quân - Giải nhất Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc - giải Sao Mai 2022 - dòng nhạc thính phòng.
Tiểu sử
Phạm Thị Lan Quỳnh tại Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đinh không có truyền thống nền tảng về âm nhạc.
Lan Quỳnh là học trò của Tân Nhàn. Cô tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành thanh nhạc biểu diễn loại xuất sắc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Sự nghiệp
Cô tham gia Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 2023 và đạt giải Quán quân dòng nhạc thính phòng.
Thành tích
Quán quân “Sao Mai Toàn Quốc” 2022
Giải Nhất “Tiếng Hát Sông Thương” 2020
Giải nhất “Giọng Hát Hay Sinh Viên” mở rộng 2022
Giải Nhất “Sao Mai Miền Bắc” 2022
Giải Nhì “Sao Mai Hải Phòng” 2022
Tranh cãi
Tháng 10 năm 2023, công chúng tại Việt Nam đã tỏ ra "xôn xao" trước một bài đăng trên trang cá nhân của ca sĩ Đinh Trang, người được xem là từng giúp đỡ Lan Quỳnh rất nhiều trên con đường nghệ thuật. Trong đó, bài đăng này cho biết Đinh Trang đã "tố cáo" một cách công khai ba nghệ sĩ đã có những đoạn chat thể hiện hàm ý xúc phạm và khinh thường cô trong nhóm chat Messenger. Sau bài viết của Đinh Trang, Lan Quỳnh cùng một số thành viên trong nhóm chat đã khóa tài khoản Facebook cá nhân. Sáng ngày 13 tháng 10, Lan Quỳnh mở lại tài khoản và gửi lời xin lỗi tới công chúng mà cô cho là vì "những thông tin đã gây ảnh hưởng đến tâm trạng của mọi người". Tuy nhiên, Lan Quỳnh không xin lỗi ca sĩ Đinh Trang mà phát ngôn rằng "người tôi phải xin lỗi nếu tôi có ăn cháo đá bát thì đó là cô giáo của tôi - Phó Trưởng khoa Thanh nhạc Tân Nhàn", thậm chí cô còn khẳng định sẽ nhờ đến pháp luật vào cuộc. Ít giờ sau đó, tài khoản cá nhân của Lan Quỳnh bị biến mất. Lời xin lỗi của cô đã một lần nữa khiến dư luận tiếp tục chỉ trích.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Lan Quỳnh trên Facebook
Nhân vật còn sống
Nữ ca sĩ Việt Nam
Người Hưng Yên
Sinh năm 1998 |
19854829 | https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%AA%20c%E1%BB%99ng%20v%E1%BB%9Bi%20s%C3%BAng%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng | Kê cộng với súng trường | Kê cộng với súng trường (), còn gọi là "Hạt kê và súng trường" hay "súng trường với túi kê", là cụm từ được Mao Trạch Đông sử dụng để mô tả vật tư và trang bị của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Bối cảnh
Trường hợp đầu tiên được ghi lại về việc Mao sử dụng cụm từ này là trong bài phát biểu của ông tại một cuộc họp đảng ở Diên An. Ông đang nhớ lại cuộc trò chuyện với David D. Barrett, một sĩ quan quân đội Mỹ được cử đi quan sát lực lượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc chiến đấu trong Thế chiến thứ hai. Khi được cảnh báo rằng người Mỹ sẽ ủng hộ Tưởng Giới Thạch chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc nếu họ từ chối tham gia chính phủ liên hiệp, Mao đã trả lời:
Cụm từ này trở nên nổi tiếng ở phương Tây sau khi Mao nhắc lại nó trong cuộc phỏng vấn với phóng viên chiến trường người Mỹ Anna Louise Strong vào ngày 6 tháng 8 năm 1946. Ông nói như sau:
Nó phản ánh quan điểm của Mao rằng trang bị kém chất lượng của Quân Giải phóng là đủ để đánh bại binh lính Quốc dân Đảng được trang bị và tiếp tế tốt trong Cách mạng Cộng sản Trung Quốc, vì người dân Trung Quốc đứng đằng sau sự nghiệp cộng sản. Hạt kê (cùng với lúa mì), là nguồn lương thực chính của Bát lộ quân trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, và bị binh lính coi là một loại thực phẩm tầm thường. Cụm từ này nhanh chóng được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền nhằm ca ngợi cuộc đấu tranh yếu thế của họ chống lại Quốc dân Đảng.
Nhận định
Một số học giả cho rằng Quân Giải phóng từ nội chiến Trung Quốc cho đến chiến tranh Triều Tiên là kết quả của chiến lược "kê cộng với súng trường". Những nhà nghiên cứu khác cho rằng "kê cộng với súng trường" chỉ là một phép ẩn dụ cho chiến thắng của Quân Giải phóng trước quân đội Quốc dân Đảng được trang bị vượt trội, và không tương ứng theo nghĩa đen với thực tế của các chiến dịch quy mô lớn, phòng thủ và tấn công đô thị trong nội chiến. Một số nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cụm từ "kê cộng với súng trường" làm giảm thiểu tầm quan trọng của viện trợ quân sự của Liên Xô trong Nội chiến. Mặc dù tầm quan trọng của sự trợ giúp của Liên Xô đã được Trần Vân, Hồ Kiều Mộc và các quan chức khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc thừa nhận, giới học thuật ở Trung Quốc đại lục đã giảm thiểu tác động của nó. Hầu hết các nhà sử học đều đồng ý rộng rãi rằng Quân Giải phóng tham chiến với bất lợi đáng kể về vật chất so với lực lượng của Quốc dân Đảng.
Tham khảo
Thuật ngữ tư tưởng Mao Trạch Đông
Tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông ở Trung Quốc |
19854830 | https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BA%BB%20th%C3%B9%20c%E1%BB%A7a%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc | Kẻ thù của nhà nước | Kẻ thù của nhà nước là người bị bị cáo buộc phạm tội chính trị chống lại nhà nước, chẳng hạn như tội phản quốc. Khi chỉ định một số cá nhân và tổ chức là kẻ thù của nhà nước, chính phủ có thể thực hiện việc đàn áp chính trị đối với đối thủ chính trị, chẳng hạn như những người bất đồng chính kiến; do đó một chính phủ có thể biện minh cho việc đàn áp chính trị là bảo vệ an ninh quốc gia của đất nước và quốc gia.
Ví dụ
Chính trị
Dưới thời La Mã cổ đại, một số đảng phái có thể bị coi là kẻ thù của nhà nước thông qua các hành động công khai cụ thể dẫn đến tình trạng chiến tranh được chính thức công nhận. Thuật ngữ cấm đoán trong tiếng Latinh được sử dụng để lên án chính thức những kẻ thù của nhà nước.
Thuật ngữ "kẻ thù của nhân dân" ở Liên Xô trong thời kỳ chủ nghĩa Stalin.
Những người cộng sản bị coi là kẻ thù của nhà nước ở Indonesia kể từ năm 1965. Việc trưng bày các biểu tượng cộng sản hoặc cố gắng truyền bá hệ tư tưởng này được coi là hành vi phản quốc và khủng bố cao độ có thể bị phạt tù lên tới 20 năm.
Người Do Thái, người România, Nhân Chứng Giê-hô-va, người đồng tính, người khuyết tật, người cộng sản, nhà dân chủ xã hội và công đoàn viên đều bị coi là "kẻ thù của nhà nước" ở Đức Quốc xã.
Carlos Lamarca, Đại úy Lục quân Brasil đã đào ngũ để trở thành thủ lĩnh của lực lượng du kích cánh tả chống lại chế độ độc tài quân sự; Lamarca là người duy nhất trong lịch sử Brasil bị coi là kẻ phản bội, bị coi là "kẻ thù của nhà nước".
Người rò rỉ tài liệu quân sự mật của Mỹ và điện tín ngoại giao Chelsea Manning bị buộc tội "trợ giúp kẻ thù" (được xác định là al-Qaeda).
Edward Snowden, chuyên gia máy tính người Mỹ đã tiết lộ thông tin chi tiết về các chương trình giám sát hàng loạt tối mật của Mỹ và Anh cho báo chí, đã được giới bình luận thảo luận là bị bức hại như thể là kẻ thù của nhà nước.
Những nhà bảo vệ nhân quyền làm việc thay mặt cho các cộng đồng chịu ảnh hưởng từ những dự án phát triển quy mô lớn ngày càng bị coi là kẻ thù của nhà nước.
Clive Palmer, một ông trùm khai thác mỏ người Úc, đã bị Mark McGowan, Thủ hiến Tây Úc, gán cho cái mác như vậy, khi Palmer kiện chính quyền Tây Úc vì không cho phép ông ta tự do ra vào tiểu bang này trong thời gian phong tỏa vì đại dịch COVID-19.
Tiểu sử
Tiểu sử của Justin Raimondo viết về Murray Rothbard có nhan đề An Enemy of the State: The Life of Murray N. Rothbard.
Tiểu sử của Bill Lueders viết về Erwin Knoll có nhan đề An Enemy of the State: The Life of Erwin Knoll.
Hư cấu
Nhân vật hư cấu Peter LaNague trong tiểu thuyết An Enemy of the State (The LaNague Federation, quyển 1) của F. Paul Wilson.
Nhân vật hư cấu Emmanuel Goldstein trong tiểu thuyết Một chín tám tư của George Orwell.
Trong Resident Evil: Damnation, đặc vụ Leon S. Kennedy bị Tổng thống Cộng hòa Đông Slav Svetlana Belikova buộc tội là kẻ thù của nhà nước, từng ra lệnh cho lính canh của mình giết Leon ngay sau khi cô đấu tay đôi trong một thời gian ngắn với anh ta.
Sáu nhân vật chính trong Final Fantasy XIII bị coi là kẻ thù của nhà nước sau vụ tàn phá của Cocoon; các sự kiện chính của trò chơi xoay quanh việc họ cố gắng sống sót và hy vọng làm trong sạch được tên tuổi của mình.
Tali'Zorah bị buộc tội phản quốc qua nhiệm vụ cá nhân của cô trong tựa game Mass Effect 2.
Trong tập "Breaking Brig" của bộ phim truyền hình NCIS: New Orleans, nhóm truy lùng một nghi phạm được gọi là "Matt S. O'Feeney", một kiểu đảo chữ của eneMy OF State. Nghi phạm là một người đàn ông nguy hiểm bị NCIS và Interpol truy nã vì buôn bán vũ khí trái phép và các hoạt động tội phạm khác.
Tham khảo
Đàn áp chính trị
Đàn áp chính trị ở Cuba
Đàn áp chính trị ở Liên Xô
Áp bức chính trị tại Việt Nam
Đàn áp chính trị ở Trung Quốc
Đàn áp chính trị ở Bắc Triều Tiên
Áp bức chính trị
Áp bức chính trị ở Trung Quốc |
19854837 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1i%20ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202002%20%E2%80%93%20%C4%90%C6%A1n%20N%E1%BB%AF | Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2002 – Đơn Nữ | Nội dung biểu diễn đơn nữ bộ môn bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2002 ở Busan được tổ chức vào ngày 30 tháng 9 và ngày 1 tháng 10 tại Bể bơi Sajik.
Lịch thi đấu
Tất cả các giờ đều là Giờ chuẩn Hàn Quốc (UTC+09:00)
Kết quả
Liên kết ngoài
Đại hội Thể thao châu Á 2002 Official Report, Page 247
Solo Technical Routine Final
Solo Free Routine Final
Tham khảo
Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2002 |
19854839 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Anne%20t%C3%B3c%20%C4%91%E1%BB%8F%20d%C6%B0%E1%BB%9Bi%20ch%C3%A1i%20nh%C3%A0%20xanh%20%28phim%201979%29 | Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh (phim 1979) | là một phim truyền hình hoạt hình của Nhật Bản và là phần thứ năm trong World Masterpiece Theater của Nippon Animation (đã được biết đến với nhiều cái tên khác nhau). Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên năm 1908 của Lucy Maud Montgomery. Được sản xuất bởi Nippon Animation vào năm 1979, phim được phát sóng lần đầu tiên trên Fuji TV từ ngày 7 tháng 1 năm 1979 đến ngày 30 tháng 12 năm 1979. Tổng cộng có 50 tập đã được sản xuất. Sáu tập đầu tiên sau đó đã được biên tập thành phim tổng hợp phát hành năm 2010.
Bộ phim đã được lên sóng sang các nước châu Á lân cận cũng như sang châu Âu và Canada (; ; ; ; ). Phiên bản lồng tiếng Anh do Leephy Studios sản xuất được phát sóng trên SABC và Japan Entertainment Television.
Cũng như tiểu thuyết, phiên bản hoạt hình của Anne vẫn được yêu thích ở Nhật Bản cho đến ngày nay. "Bộ DVD Tưởng niệm" (DVD Memorial BOX set) cho Region 2 được phát hành vào ngày 22 tháng 8 năm 2008, và Blu-Ray của bộ phim được phát hành tại Nhật Bản vào ngày 26 tháng 3 năm 2014. Bộ phim đóng vai trò là phần tiền truyện của bộ phim Kon'nichiwa Anne: Before Green Gables, được công chiếu vào ngày 5 tháng 4 năm 2009 tại Nhật Bản.
Cốt truyện
Anne Shirley là một cô gái lớn lên trong trại trẻ mồ côi. Anne vô tình được gửi đến gặp cô Marilla Cuthbert và ông Matt Cuthbert, người ban đầu đã yêu cầu có một cậu bé. Lúc đầu bà Marilla rất ngạc nhiên. Sau khi bà Marilla biết được quá khứ đau buồn của Anne, Anne dần trở thành thành viên không thể thay thế của gia đình Cuthbert.
Tóm tắt
Bộ phim được đạo diễn bởi Isao Takahata. Anh chọn giữ phiên bản này rất đúng với tài liệu gốc, mặc dù hai tác phẩm trước đó của anh (Heidi, Girl of the Alps và 3000 Leagues in Search of Mother) đã được điều chỉnh và thay đổi.
Hayao Miyazaki thực hiện dựng cảnh và bố cục. Trước đây, anh đã từng làm phim 3000 Leagues in Search of Mother, mặc dù anh đã rời khỏi công việc sản xuất và rời Nippon Animation sau 15 tập đầu tiên. Miyazaki nhận thấy sự khác biệt trong triết lý hoạt hình của Takahata. Vào thời điểm đó, Takahata mắc kẹt với lối diễn xuất có kiểm soát và thực tế, tương tự như tác phẩm trước đây của anh. Miyazaki không có ý định làm công việc khác với Takahata, nhưng cũng không có ý định hoạt động độc lập ở giai đoạn này của sự nghiệp.
Yoshifumi Kondō đã được chọn làm đạo diễn thiết kế nhân vật và hoạt hình thay cho Yoichi Kotabe, người đã ngừng làm việc với Takahata sau 3000 Leagues in Search of Mother của tác phẩm trước. Kondo tiếp tục hợp tác với Takahata trong các phim Grave of the Firefly và Only Yesterday. Giọng nói của Anne được cung cấp bởi Eiko Yamada, người sẽ trở thành nhân vật chính của anime World Masterpiece Theater, tiếp tục lồng tiếng Lavinia trong Princess Sarah và Jo March trong Little Women (phần sau cũng có thiết kế nhân vật của Kondo).
Sáu tập đầu tiên đã được Takahata biên tập thành một bộ phim chiếu rạp dài 100 phút vào năm 1989. Một bản phim điện ảnh đã được lên kế hoạch, nhưng thay vào đó nó được phát hành rất hạn chế ở một số thành phố được chọn trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1990. Một băng VHS của bộ phim cũng đã được phát hành vào năm 1992. Vào ngày 17 tháng 7 năm 2010, phim được công chiếu tại Ghibli Museum với tựa là . Cả bản phim điện ảnh và trọn bộ các tập phim gốc đều có sẵn trên Blu-ray.
Các nhân vật
Anne Shirley
Marilla Cuthbert
Matthew Cuthbert
Bà Spencer
Bà Rachel Lynde
Diana Barry
Ông Barry
Bà Barry
Minnie May Barry
Gilbert Blythe
Ông Phillips
Reverend and Bà Allan
Josie Pye
Ruby Gillis
Jane Andrews
Josephine Barry
Các tập phim
Nhạc phim
Bài hát mở đầu: "Kikoeru Kashira (I wonder if you can hear it)", Akira Miyoshi sáng tác, Ritsuko Ohwada thể hiện
Bài hát kết thúc: "Samenai Yume", Akira Miyoshi sáng tác, Ritsuko Ohwada thể hiện
Đón nhận
Bộ phim đã được đón nhận nồng nhiệt khi ra mắt tại Nhật Bản, giúp nâng cao danh tiếng của nguồn tài liệu. Sau đó, đã xuất hiện trong danh sách anime hay nhất được thực hiện bởi các cuộc thăm dò ý kiến khán giả của TV Asahi's và những cuộc thăm dò do các cửa hàng như Animage sản xuất.
Shigeto Mori đã nhận được hai Giải thưởng Quốc tế JASRAC cho tác phẩm của ông trong bộ phim này, lần đầu tiên là vào năm 2003 và sau đó là vào năm 2010.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim năm 2010
Anime và manga phiêu lưu
Kodomo manga
Anime và manga tuổi mới lớn
Anime và manga chính kịch
Anime và manga lịch sử
Anime và manga đời thường
Studio Ghibli |
19854840 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Breyers | Breyers | Breyers là một nhãn hiệu kem do William A. Breyer ở Philadelphia, Pennsylvania thành lập vào năm 1866.
Lịch sử
Năm 1866, William A. Breyer bắt đầu sản xuất và bán kem lạnh ở Philadelphia, Pennsylvania, đầu tiên là ở nhà, sau đó bằng ngựa và xe trên đường phố. Con trai Henry đã thành lập công việc kinh doanh vào năm 1908. Nhãn hiệu kem Breyer độc lập trước đây đã được bán lại cho National Dairy Products Corporation/Sealtest vào năm 1926. National Dairy sau đó đổi tên (?)thành Kraftco vào năm 1968 và Kraft vào năm 1975. Kraft đã bán lại cho Unilever vào năm 1993, trong khi vẫn giữ quyền đối với các sản phẩm sữa chua.
Sản phẩm
Kem
Trước năm 2006, Breyers nổi tiếng với việc sản xuất kem lạnh với một số lượng nhỏ thành phần tự nhiên.
Trong những năm gần đây, là một phần của các biện pháp cắt giảm chi phí kể từ khi họ chuyển trụ sở từ Green Bay, Wisconsin đến Englewood Cliffs, New Jersey, trụ sở chính của Unilever tại Hoa Kỳ, Unilever đã cải tiến nhiều hương vị của mình bằng các thành phần phụ gia, kết quả là làm thay đổi đáng kể hương vị và kết cấu của món tráng miệng này. Thông qua cách làm tương tự của một số đối thủ cạnh tranh và trước sự ngạc nhiên của nhiều khách hàng kì cựu, danh sách các nguyên liệu của Breyers đã mở rộng thêm chất làm đặc, chất làm ngọt, màu thực phẩm và chất phụ gia chi phí thấp như bột kẹo cao su Tara và bột carob; các chất phụ gia nhân tạo như maltodextrin và propylene glycol; cùng các thành phần được tách và chiết xuất nhân tạo phổ biến như siro ngô, đạm váng sữa và các loại khác. Danh sách thành phần cho món kem đông lạnh Breyers hiện có thể bao gồm tối đa 40 thành phần, bao gồm: Sữa, sữa gầy, đường, siro ngô, kem sữa, maltodextrin, đạm váng sữa, gel cellulose, mono & diglyceride, guar gum, cellulose gum, hương liệu tự nhiên, bột carob, carrageenan. Thành phần cho món caramel xoáy: Đường, nước, siro ngô, siro ngô có hàm lượng fructose cao, chất rắn sữa không béo, bơ, muối, rỉ đường, pectin, lecithin đậu nành, natri citrat, hương liệu tự nhiên, acid lactic, kali sorbate. Thành phần cho món bánh quế: lớp phủ kẹo mềm (đường, dầu dừa, bột cacao, sữa bột không béo, bột sữa nguyên kem, chất béo sữa khan, lecithin đậu nành, vani), bánh quế (bột mì không làm giàu, đường, tinh bột ngô, cọ và/hoặc dầu đậu nành, sợi tre, lecithin đậu nành, hương tự nhiên, bột đậu nành, muối), hương tự nhiên.
Kết quả của những biện pháp cắt giảm chi phí này là nhiều (nhưng không phải tất cả) sản phẩm của Breyers không còn chứa đủ sữa và kem để đáp ứng các yêu cầu và hiện được dán nhãn "Frozen Dairy Dessert" ở Hoa Kỳ và "Frozen Dessert" ở Canada.
Trong nhiều thập kỷ qua, hơn 30% sản phẩm của Breyers, gồm hầu hết các sản phẩm được bán ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, được sản xuất tại một nhà máy lớn ở Framingham, Massachusetts. Là một phần trong kế hoạch cắt giảm chi phí của Unilever, nhà máy đã ngừng hoạt động vào tháng 3 năm 2011.
Sữa chua
Breyers Yogurt là một loại sữa chua thuộc sở hữu của Kraft Foods, sau đó là CoolBrands International, một nhà sản xuất thực phẩm đông lạnh có trụ sở ở Canada. Sau khi CoolBrands gặp vấn đề về tài chính, Healthy Food Holdings, một chi nhánh của Catterton Partners, có trụ sở tại Greenwich, Connecticut đã mua lại vào năm 2007.
Chúng được sản xuất theo giấy phép của Unilever tại một cơ sở ở ngoại ô New York cho đến khi thỏa thuận cấp phép bị chấm dứt và dòng sữa chua Breyers bị ngừng sản xuất vào tháng 4 năm 2011. Catterton tiếp tục sản xuất sữa chua YoCrunch nhưng không có đồng thương hiệu cho đến khi bán cho Group Danone vào tháng 8 năm 2013.
Thương mại
Vào những năm 1980, khi Breyers sản xuất kem hoàn toàn tự nhiên, công ty đã chạy một quảng cáo truyền hình ở Bắc Mỹ có hình ảnh một đứa trẻ gặp khó khăn tột độ khi phát âm một số chất phụ gia nhân tạo được liệt kê trong danh sách thành phần của một nhãn hiệu kem. Sau đó, đứa trẻ quay sang công thức của Breyers và dễ dàng đọc tên các thành phần như sữa, kem và dâu tây.
Nhầm lẫn với Dreyer's
Ở miền Tây Hoa Kỳ và Texas, thương hiệu Breyers đôi khi bị nhầm lẫn với Dreyer's. Breyer được thành lập bởi Henry Breyer vào năm 1908 tại Philadelphia, Pennsylvania, trong khi William Dreyer và Joseph Edy đồng sáng lập Edy's Grand Ice Cream vào năm 1928 tại Oakland, California. Nguồn gốc của sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ năm 1953, khi "Edy's Grand Ice Cream" được đổi tên thành "Dreyer's Grand Ice Cream". Để loại bỏ sự nhầm lẫn này, Dreyer's đã đổi tên thương hiệu của mình từ "Dreyer's Grand" trở lại thành "Edy's Grand" vào năm 1981. Cũng trong khoảng thời gian đó, Breyers mở rộng sang Bờ Tây - trụ sở của Dreyer's - và đến giữa những năm 1980 đã phân phối kem khắp miền Tây Hoa Kỳ và Texas. Không giống như Dreyer's, Breyers vẫn giữ thương hiệu của mình trên toàn quốc và do đó, cả Breyers và Dreyer's đều có thể được tìm thấy trên các kệ hàng ở miền Tây Hoa Kỳ và Texas.
Xem thêm
Henry West Breyer Sr. House
Danh sách thương hiệu kem
Tham khảo
Liên kết ngoài
Khởi đầu năm 1866
Khởi đầu năm 1866 ở Hoa Kỳ
Lịch sử Philadelphia
Nhãn hiệu kem
Nhãn hiệu Unilever |
19854843 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1i%20ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202002%20%E2%80%93%20%C4%90%C3%B4i%20N%E1%BB%AF | Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2002 – Đôi Nữ | Nội dung biểu diễn đôi nữ bộ môn bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2002 ở Busan được tổ chức từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2002 tại Bể bơi Sajik.
Lịch thi đấu
Tất cả các giờ đều là Giờ chuẩn Hàn Quốc (UTC+09:00)
Kết quả
Liên kết ngoài
Đại hội Thể thao châu Á 2002 Official Report, Page 248
Duet Technical Routine Final
Duet Free Routine Final
Tham khảo
Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2002 |
19854849 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u%20c%E1%BA%A1n%20G%C3%B6ltzsch | Cầu cạn Göltzsch | Cầu cạn Göltzsch (tiếng Đức: Göltzschtalbrücke) là một cây cầu cạn đường sắt ở Đức. Đây là cây cầu xây bằng gạch lớn nhất thế giới và có thời điểm là cây cầu đường sắt cao nhất thế giới. Nó trải dài qua thung lũng sông Göltzsch giữa quận Reichenbach im Vogtland của Mylau và thị trấn lân cận Netzschkau ở bang Sachsen tự do của Đức.
Nó được xây dựng từ năm 1846 đến năm 1851 như một phần của tuyến đường sắt giữa Sachsen (Leipzig, Zwickau và Plauen) và Bayern (Hof và Nürnberg). Nó hiện là một phần của tuyến đường sắt Leipzig–Hof, gần ga Netzschkau.
Cầu cạn
Cầu đường sắt
Cầu ở Đức |
19854854 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20alacer | Abacetus alacer | Abacetus alacer là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Peringuey mô tả lần đầu năm 1896 và là loài đặc hữu của Zimbabwe.
Tham khảo
Động vật đặc hữu Zimbabwe
alacer
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1896
Côn trùng Nam Phi |
19854855 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20alaticollis | Abacetus alaticollis | Abacetus alaticollis là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Straneo mô tả lần đầu năm 1957 và là loài đặc hữu của Mozambique.
Tham khảo
Động vật đặc hữu Mozambique
alaticollis
Côn trùng Nam Phi |
19854857 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20alesi | Abacetus alesi | Abacetus alesi là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Jedlicka mô tả lần đầu năm 1936 với mẫu vật được phát hiện tại Indonesia và Philippines.
Tham khảo
alesi
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1936
Côn trùng Đông Nam Á |
19854858 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Kh%E1%BA%AFc%20Ch%C3%ADnh | Nguyễn Khắc Chính | Nguyễn Khắc Chính (16 tháng 2 năm 1924 – 24 tháng 9 năm 2016) là luật sư, nhà văn và nhân vật chống cộng người Việt Nam, trở thành tù nhân chính trị tại Việt Nam kể từ lúc Sài Gòn thất thủ. Sau khi được trả tự do vào năm 1992, ông sang Mỹ sống lưu vong cho tới cuối đời.
Tiểu sử
Thân thế và học vấn
Nguyễn Khắc Chính chào đời tại tỉnh Quảng Nam, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương vào ngày 16 tháng 2 năm 1924. Ông tốt nghiệp Trường Luật Sorbonne ở Paris, Pháp.
Bản thân theo đuổi sự nghiệp văn chương, ông viết nhiều tác phẩm bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp, trong đó có 20 tiểu thuyết, 2 vở kịch và nhiều bài thơ. Năm 1966, ông được tuyên bố là người đoạt giải Văn học Thế giới cho truyện ngắn viết bằng tiếng Pháp.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, ông làm luật sư cho Tòa Phúc thẩm Tối cao ở Sài Gòn.
Hoạt động chính trị và tù đày
Nguyễn Khắc Chính từng là thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng. Là một người nhiệt thành chống cộng, ông đã chọn ở lại trong thời điểm Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và tự gầy dựng Lực lượng Dân quân Phục quốc Việt Nam. Năm 1975, ông đóng vai trò là Cố vấn Tư pháp cho vụ nổi dậy Nhà thờ Thánh Vinh Sơn ở Sài Gòn. Biến cố này khiến ông bị chính quyền Cộng sản Việt Nam bắt giữ vào ngày 27 tháng 12 và nhận bản án chung thân. Trong thời gian bị giam cầm, ông được cho là đã bị công an tra tấn và biệt giam suốt nhiều năm liền. Khi được hỏi làm thế nào mà ông có thể sống sót trong tù lâu như vậy, Nguyễn cho biết "Tôi đã sáng tác nhạc và làm thơ rồi cất giữ ở đây [chỉ vào đầu mình]".
Dưới áp lực chính trị của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Chính phủ Pháp và Tổ chức Văn bút Quốc tế, Chính phủ Việt Nam đành trả tự do cho ông sau mười bảy năm ngồi tù. Ông được tị nạn chính trị và đoàn tụ với gia đình tại Sân bay Quốc tế Dulles vào ngày 3 tháng 3 năm 1992, trước khi sống cùng họ ở Maryland.
Sống đời lưu vong
Năm 1996, ông gia nhập tổ chức chống cộng lưu vong mang tên Chính phủ Lâm thời Việt Nam Tự do, và giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin của tổ chức này.
Ngày 15 tháng 8 năm 1997, ông đứng ra thành lập Đảng Liên minh Việt Nam Tự do và tháng 6 năm 2002, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Việt Nam.
Về sau Nguyễn Khắc Chính sang sinh sống tại Silver Spring, Maryland. Sau đó, ông được chẩn đoán mắc bệnh đa u tủy, bệnh đã giai đoạn cuối vào năm 2015. Ông qua đời vào ngày 24 tháng 9 năm 2016, hưởng thọ 92 tuổi.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Lễ ra mắt Chính phủ Lâm thời Việt Nam Tự do (Ảnh)
Sinh năm 1924
Mất năm 2016
Luật sư Việt Nam
Nhà văn Việt Nam
Tử vong do đa u tủy
Người Việt di cư tới Mỹ
Người Việt Nam ở Pháp
Người chống cộng Việt Nam
Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam |
19854859 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20V%C4%83n%20L%E1%BB%B1c | Nguyễn Văn Lực | Nguyễn Văn Lực (? – ?) là Thiếu tướng người Việt Nam và là lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng dưới thời Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa.
Tiểu sử
Thân thế và hoạt động chính trị
Nguyễn Văn Lực được coi là nhân vật bất đồng chính kiến chống lại chế độ Ngô Đình Diệm. Có thời điểm vào năm 1960, Tổng thống Diệm đã bỏ tù ông một tháng vì tham gia vào "các hoạt động chống đối chính phủ". Ông vốn là người miền Bắc, một đảng viên kỳ cựu của Việt Nam Quốc dân Đảng và cũng từng quen biết nhiều với cố vấn Ngô Đình Nhu.
Mưu sát vợ chồng Ngô Đình Nhu
Tổ chức chống đối chế độ Ngô Đình Diệm của Nguyễn Văn Lực chỉ gồm có gia đình ông, một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng như nhà báo tên tuổi Vũ Ngọc Các, giáo sư Nguyễn Mậu, Trung úy Không quân Phan Ngô và một số người khác. Ngoài ra còn có Nguyễn Xuân Kỷ, trưởng nam của bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, linh mục Nguyễn Văn Dũng và Phan Xứng là những người đã hết lòng ủng hộ Diệm trong những năm đầu khi Diệm mới cầm quyền. Riêng về phía quân đội ông gầy dựng nhiều tiểu tổ trong các đơn vị nhưng họ chỉ có nhiệm vụ sẵn sàng đợi vụ ném bom thành công là phát động phong trào binh sĩ nổi dậy hưởng ứng cuộc cách mạng để vận dụng quân lực yểm trợ cho tổ chức.
Vụ ném bom Dinh Độc Lập đầu năm 1962 do chính Nguyễn Văn Lực đứng ra tổ chức và lãnh đạo. Buổi sáng ngày 27 tháng 2 năm 1962, con trai của ông là Trung úy Nguyễn Văn Cử cùng với Trung úy Phạm Phú Quốc được lệnh thực hiện phi vụ hành quân tại Quân khu 4, khi vừa cất cánh khỏi phi đạo của Căn cứ Không quân Biên Hòa thì liền đổi hướng bay về Sài Gòn để ném bom vào Dinh Độc Lập hòng giết chết vợ chồng Ngô Đình Nhu đang ngủ say giấc nồng. Trong lúc đó thì Trung úy Nguyễn Văn Đính có nhiệm vụ giữ liên lạc giữa Bộ Chỉ huy Đảo chính và hai phi công này theo đúng kế hoạch đã định.
Hậu quả và cuối đời
Tuy vậy vụ ném bom đã gặp phải thất bại, ông hay được tin này bèn bỏ trốn về Biên Hòa, xuống tóc và bận áo nâu sòng sống như một nhà tu hành ẩn nấp từ chùa này qua chùa khác, thình thoảng ông về thăm nhà và liên lạc với các đồng chí của tổ chức. Mãi tới lúc xảy ra cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông mới công khai trở về đoàn tụ cùng gia đình mình. Ông vẫn sinh sống bình thường cho đến khi Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì đã kịp thời di tản sang Mỹ rồi sống trong cảnh lưu vong cho đến cuối đời.
Tư tưởng
Ông còn là tác giả bản "Tuyên ngôn Con người" rất nổi tiếng trong giới chính trị Sài Gòn. Ông phân giải hệ thống Âm Dương Ngũ Hành trong Kinh Dịch phương Đông để đưa ra thuyết "nhân chủ" chống lại quan niệm vũ trụ và nhân sinh của Karl Marx cũng như các giáo lý tín điều của tôn giáo phương Tây, chủ trương thờ một Đấng Chúa Tể vạn năng. Theo ông thì muốn chống Cộng cứu nước, phải thực hiện chế độ nhân chủ dựa theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành.
Nhận định
Nguyễn Văn Lực là thứ người cương nghị, đảm lược nên ông dám có những hành động táo bạo, tốc chiến tốc thắng. Ông lý luận một cách tuy đơn giản nhưng rất hợp lý rằng đối với một gia đình tham tàn, độc đoán, mục hạ vô nhân mà lại ngoan cố như gia đình họ Ngô thì chỉ có hai cách đối xử: một đầu hàng họ để kiếm miếng đỉnh chung cho cá nhân mình, hai là đập nát đầu họ để cướp lấy chính quyền mà cứu nước. Còn thiện chí xây dựng, hòa giải hay đoàn kết thì chắc chắn đã không cảm hóa được họ mà nhiều khi còn rước họa vào thân.
Ông từng nói rằng nếu vụ ném bom này mà thành công, tiêu diệt được vợ chồng Ngô Đình Nhu thì một trong hai trường hợp có thể xảy ra: Một là Ngô Đình Diệm sẽ vì mất em ruột, cánh tay mặt chính trị mà ông phải nương dựa nên buồn phiền rồi tự ý từ bỏ địa vị; hai là ông ta sẽ được người Mỹ khuyến cáo tiếp tục lãnh đạo quốc gia trong tư thế lâm thời cho đến ngày một "Quốc dân Đại hội" bao gồm các tôn giáo, đảng phái, các tổ chức quần chúng khác và quân đội được thành hình để nhận trách nhiệm lãnh đạo đất nước. Bản thân ông không muốn giết Diệm vì ông không muốn làm cho Hoa Kỳ, vốn đang mạnh mẽ ủng hộ Diệm, phải xúc động dẫn đến những phản ứng bất lợi hoặc những hệ quả tiêu cực cho miền Nam Việt Nam.
Arthur J. Dommen còn đề cập đến một chi tiết khác liên quan đến sự tàn bạo của Nguyễn Văn Lực khi ông từng được cho là đã giết chết một đứa trẻ khá tàn nhẫn bên bờ sông trong một buổi huấn luyện nọ.
Tham khảo
Không rõ năm sinh
Không rõ năm mất
Quân nhân Việt Nam
Chính khách Việt Nam
Việt Nam Quốc dân Đảng
Người chống cộng Việt Nam
Chính khách Quốc gia Việt Nam
Chính khách Việt Nam Cộng hòa |
19854860 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20amaroides | Abacetus amaroides | Abacetus amaroides là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Laferte-Senectere mô tả lần đầu năm 1853 và được tìm thấy trên khắp Tây Phi cũng như Cộng hòa Dân chủ Congo.
Tham khảo
amaroides
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1853
Côn trùng Tây Phi
Côn trùng Trung Phi |
19854861 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20ambiguus | Abacetus ambiguus | Abacetus ambiguus là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Straneo mô tả lần đầu năm 1969 và là loài đặc hữu của Bờ Biển Ngà.
Tham khảo
ambiguus
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1969
Côn trùng Tây Phi |
19854862 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20amplicollis | Abacetus amplicollis | Abacetus amplicollis là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Henry Walter Bates mô tả lần đầu năm 1890 và được tìm thấy ở Ấn Độ và Myanmar.
Tham khảo
amplicollis
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1890
Côn trùng Ấn Độ
Côn trùng Đông Nam Á |
19854863 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan%20%C4%90inh%20T%C3%B9ng | Phan Đinh Tùng | Phan Thi Phương Tùng (sinh ngày 26 tháng 12 năm 1975), thường được biết đến với nghệ danh Phan Đinh Tùng, là một nam ca sĩ kiêm nhạc sĩ sáng tác ca khúc người Việt Nam. Anh từng là cựu thành viên của nhóm nhạc MTV.
Sự nghiệp
Thành viên của MTV
Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000, Phan Thi Phương Tùng gia nhập nhóm MTV – với nghệ danh Trung Tùng – thay cho trưởng nhóm Thành Nguyễn, vì không cùng dòng nhạc nên thời gian đầu anh được các thành viên hướng dẫn. Năm 2001, nhóm MTV đạt đến đỉnh cao sự nghiệp với một số hit như "Áo xanh", "Sóng tình". Trong gian đoạn này nhóm nhận được nhiều lời biểu diễn, trong một buổi diễn Tùng bị ngã từ tầng 3 xuống đất và ảnh hưởng đến trí nhớ, anh cho biết mình gặp khó khăn khi nhớ về khoảng thời gian này. Khi các thành viên cảm thấy dấu hiệu nhóm xuống dốc, họ đã cùng bàn kế hoạch tách nhóm để theo đuổi sự nghiệp riêng của mỗi người. Năm 2003, dù các thành viên khác đã đổi ý muốn duy trì nhóm nhưng Tùng vẫn quyết theo đuổi kế hoạch solo với nghệ danh mới là Phan Đinh Tùng.
Sự nghiệp cá nhân
Trước khi gia nhập MTV, Phan Đinh Tùng đã bắt đầu sáng tác nhạc. Để có kinh phí thực hiện album riêng đầu tay, Tùng đã mượn giấy tờ đất của bố mẹ vay được 80 triệu đồng để đầu tư vào album. Cuối năm 2003, album vol.1 Phan Đinh Tùng – Những sáng tác đầu tay gồm các ca khúc Tùng tự sáng tác và yêu thích, thực hiện cùng Nguyễn Quang Dũng được phát hành nhưng không thành công, Tùng sau đấy phải bận rộn chạy show để trả nợ. Anh tham khảo các ca khúc của đồng nghiệp trên thị trường để biết thị hiếu khán giả, trong thời gian này, anh sáng tác ca khúc Bởi vì anh yêu em, đây cũng là ca khúc chủ đề của album vol.2 Khát khao trở về. Sau album vol.2 khá thành công, năm 2004, Tùng sáng tác và cho ra mắt ca khúc "Khúc hát mừng sinh nhật", trong những năm tiếp theo ca khúc ngày càng trở nên phổ biến. Anh phát hành album vol.3 Đánh thức trái tim vào năm 2005, tính đến thời điểm này anh đã phát hành được 11 ca khúc tự mình sáng tác. Năm 2006, Tùng phát hành album Phan Đình Tùng hay Phan Đinh Tùng dù tựa đề gốc của album được đăng ký với tên gọi Phan Đinh Tùng vol.4. Tựa đề mới được chọn để khẳng định nghệ danh của anh sau thời gian dài bị báo chí nhầm lẫn. Vol.4 đánh dấu phong cách mới trong âm nhạc của anh, các ca khúc theo hướng nhẹ nhàng, ướt át được đem ra so sánh với phong cách của Duy Mạnh.
Tùng mắc một chứng bệnh khiến tóc rụng rất nhiều buộc anh phải cạo đầu trọc, ban đầu dư luận hiểu nhầm và cho rằng anh thích chơi nổi, so sánh anh với những thành phần "bất hảo". Với đặc điểm đầu trọc khiến Phan Đinh Tùng và Vũ Ngọc Đãng thường xuyên bị khán giả nhận nhầm. Khi quy chế biểu diễn của Bộ Văn hóa Thông tin ban hành, có 3 ca sĩ trở thành đề tài của báo gồm Phan Đinh Tùng, Nguyễn Đạt và Đàm Vĩnh Hưng. Để không vi phạm quy chế, Tùng bắt đầu đội khăn khi biểu diễn trực tiếp hay xuất hiện trong các video, điều này tạo cho anh một hình tượng riêng biệt.
Năm 2009, Tùng phát hành album vol.6 Hạt nhân do Viết Tân Studio và công ty Magic Talent Entertainment do anh làm giám đốc hợp tác sản xuất. Album gồm các ca khúc do anh sáng tác sau đó đã chiến thắng hạng mục Album được khán giả yêu thích nhất trong chương trình Album vàng tháng 11 năm 2009. Ca khúc "Khúc hát mừng sinh nhật" lúc này đã trở thành một bài hát "quốc dân" cũng được anh làm lại bối cảnh và phát hành trong album này.
Với 5 album đầu tiên, Tùng đã có 2 album được xem là thất bại. Năm 2008, anh dự định phát hành 12 album với những phong cách và thể loại khác nhau, khởi đầu với album Tùng teen phát hành vào tháng 1. Tháng 12 năm 2008, Tùng ra mắt một lúc 4 album. Vì một số nhạc sĩ hủy hợp đồng và trả lại tiền cọc nên Tùng chỉ phát hành được 7 album, dù không theo đúng kế hoạch nhưng anh cũng đã tạo được một kỷ lục hiếm có. Một số ca khúc trong các album này tạo được dấu ấn như "Chiếc khăn gió ấm", "Cào cào lá tre", "Ngồi bên em". Năm 2010, Phan Đinh Tùng phát hành album vol.7 Ngôi sao lẻ loi, ngay sau đó giành giải Album được khán giả yêu thích của Album vàng tháng 9 còn anh lọt top 10 ca sĩ được yêu thích nhất của Làn Sóng Xanh vào cuối năm.
Năm 2011, Tùng phát hành album Thánh ca đầu tay với tựa đề Về với Ngài, năm 2016 ra album thứ hai Thập giá. Cuối năm 2011, Tùng ra album Níu kéo hay buông tay song ca cùng Thái Ngọc Bích, trong buổi ra mắt hai người cũng chính thức đính hôn. Năm 2012, Tùng là huấn luyện viên đội thành phố Hồ Chí Minh trong chương trình Hợp ca tranh tài, dù không ổn định về kỹ năng nhưng đội của anh lại bất ngờ giành chiến thắng chung cuộc.
Sau khi kết hôn, Tùng không còn sáng tác các ca khúc buồn bã mà tập trung sáng tác các ca khúc thiếu nhi. Năm 2013 anh giành giải bạc chương trình truyền hình Cặp đôi hoàn hảo cùng Cát Phượng. Năm 2014, Tùng là nhân vật chính trong chương trình âm nhạc Dấu Ấn.
Năm 2017, Phan Đinh Tùng phát hành album Cảm xúc, album gồm 8 ca khúc do ca sĩ trẻ Châu Đăng Khoa và Hùng Nguyễn viết riêng cho anh. Trong năm này, trung tâm spa do vợ chồng anh thành lập bị phá sản, Tùng cũng mắc chứng thoát vị đĩa đệm do luyện tập thể thao quá sức, sau những vấn đề Tùng quyết định nghỉ ngơi một thời gian. Năm 2021, Tùng lập kênh Youtube chính thức và đăng tải các video hát bolero được người hâm mộ hưởng ứng tích cực. Tùng chuyển sang dòng nhạc này với album Xót xa.
Thành lập Hi-N Entertainment, công ty chuyên về lĩnh vực đào tạo tài năng âm nhạc và tổ chức sự kiện Năm 2022, anh công bố dự án Hi-n kids gồm chuỗi ca khúc cho thiếu nhi.
Đời tư
Trong thời gian đầu sự nghiệp hát đơn, Tùng có một cuộc tình bí mật với ca sĩ Uyên Trang – lúc này đang là học viên Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, hai người quyết định chia tay để phát triển sự nghiệp. Khi ra mắt album vol.7 Ngôi sao lẻ loi, Phan Đinh Tùng đã ngẫu hứng tiết lộ cuộc tình này là một phần cảm hứng cho một số ca khúc anh tự sáng tác trong album vol.6 Hạt nhân.
Năm 2012, Phan Đinh Tùng kết hôn với diễn viên, ca sĩ từng là học trò của anh là Thái Ngọc Bích trước đó hai người từng làm việc chung trong album DVD Kiếp Dã tràng. Bố vợ anh, Thái Thanh Hải, cũng từng là một ca sĩ. Hai người có một con gái, Châu Ngọc sinh năm 2012 và một con trai, Trí Đức sinh năm 2021.
Giải thưởng
Giải thưởng cá nhân
Giải thưởng cho tác phẩm
Album
MV
Liveshow
Tham khảo
Sinh năm 1975
Nam ca sĩ Việt Nam
Nhân vật còn sống
Người họ Phan tại Việt Nam |
19854864 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20amplithorax | Abacetus amplithorax | Abacetus amplithorax là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Straneo mô tả lần đầu năm 1940 và là loài đặc hữu của São Tomé và Príncipe.
Tham khảo
amplithorax
Bọ cánh được cứng mô tả năm 1940
Côn trùng Trung Phi |
19854866 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Abacetus%20angolanus | Abacetus angolanus | Abacetus angolanus là một loài bọ chân chạy thuộc phân họ Pterostichinae. Loài này được Straneo mô tả lần đầu năm 1940 và là loài đặc hữu của Angola.
Tham khảo
Động vật đặc hữu Angola
angolanus
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1940
Côn trùng Nam Phi |