question
stringlengths 0
248
| domain
stringclasses 43
values | citation_related
sequencelengths 1
36
| citation_unrelated
sequencelengths 0
8
|
---|---|---|---|
Điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với vận tải quốc tế là gì? | kinh-doanh-van-tai | [
"Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP mới nhất\nThuế suất 0%\n1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.\nHàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.\na) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:\n- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;\n- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;\n- Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;\n- Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;\n- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:\n+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.\n+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.\n+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.\nb) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.\nCá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.\nTrường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.\nCơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.\nVí dụ 45: Công ty B ký hợp đồng với Công ty C về việc cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế cho dự án đầu tư ở Cam-pu-chia của Công ty C (Công ty B và công ty C là các doanh nghiệp Việt Nam). Hợp đồng có phát sinh các dịch vụ thực hiện ở Việt Nam và các dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-chia thì giá trị phần dịch vụ thực hiện tại Cam-pu-chia được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đối với phần doanh thu dịch vụ thực hiện tại Việt Nam, Công ty B phải kê khai, tính thuế GTGT theo quy định.\nVí dụ 46: Công ty D cung cấp dịch vụ tư vấn, khảo sát, lập báo cáo khả thi đối với dự án đầu tư tại Lào cho Công ty X. Giá trị hợp đồng Công ty D nhận được là 5 tỷ đồng đã bao gồm thuế GTGT cho phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam. Hợp đồng giữa 2 doanh nghiệp không xác định được doanh thu thực hiện tại Việt Nam và doanh thu thực hiện tại Lào. Công ty D tính toán được các chi phí thực hiện ở Lào (chi phí khảo sát, thăm dò) là 1,5 tỷ đồng và chi phí thực hiện ở Việt Nam (tổng hợp, lập báo cáo) là 2,5 tỷ đồng.\nDoanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Việt Nam đã bao gồm thuế GTGT được xác định như sau:\n\n5 tỷ x\n\n2,5 tỷ\n\n2,5 tỷ + 1,5 tỷ\n\n= 3,125 tỷ đồng\n\nTrường hợp Công ty D có tài liệu chứng minh Công ty cử cán bộ sang Lào thực hiện khảo sát, thăm dò và có giấy tờ chứng minh Công ty mua một số hàng hóa phục vụ việc khảo sát, thăm dò tại Lào thì doanh thu đối với phần dịch vụ thực hiện tại Lào được áp dụng thuế suất 0% và được xác định bằng 1,875 tỷ đồng (5 - 3,125 = 1,875 tỷ đồng).\nc) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.\nVí dụ 47: Công ty vận tải X tại Việt Nam có tàu vận tải quốc tế, Công ty nhận vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc. Doanh thu thu được từ vận chuyển hàng hóa từ Sin-ga-po đến Hàn Quốc là doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế.\nd) Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:\nCác dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay; soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).\nCác dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.\nđ) Các hàng hóa, dịch vụ khác:\n- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;\n- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;\n- Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.\n2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:\na) Đối với hàng hóa xuất khẩu:\n- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;\n- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;\n- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.\nRiêng đối với trường hợp hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam, cơ sở kinh doanh (bên bán) phải có tài liệu chứng minh việc giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam như: hợp đồng mua hàng hóa ký với bên bán hàng hóa ở nước ngoài; hợp đồng bán hàng hóa ký với bên mua hàng; chứng từ chứng minh hàng hóa được giao, nhận ở ngoài Việt Nam như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ…; chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm: chứng từ qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh thanh toán cho bên bán hàng hóa ở nước ngoài; chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua hàng hóa thanh toán cho cơ sở kinh doanh.\nVí dụ 48: Công ty A và Công ty B (là các doanh nghiệp Việt Nam) ký hợp đồng mua bán dầu nhờn. Công ty A mua dầu nhờn của các công ty ở Sin-ga-po, sau đó bán cho Công ty B tại cảng biển Sin-ga-po. Trường hợp Công ty A có: Hợp đồng mua dầu nhờn ký với các công ty ở Sin-ga-po, hợp đồng bán hàng giữa Công ty A và Công ty B; chứng từ chứng minh hàng hóa đã giao cho Công ty B tại cảng biển Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty A chuyển cho các công ty bán dầu nhờn ở Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty B thanh toán cho Công ty A thì doanh thu do Công ty A nhận được từ bán dầu nhờn cho Công ty B được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.\nb) Đối với dịch vụ xuất khẩu:\n- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;\n- Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;\nRiêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, để được áp dụng thuế suất 0%, ngoài các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên, tàu bay, tàu biển đưa vào Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải làm thủ tục xuất khẩu.\nc) Đối với vận tải quốc tế:\n- Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.\n- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp.\nd) Đối với dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải:\nd.1) Dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0% được thực hiện trong khu vực cảng hàng không quốc tế, sân bay, nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế và đáp ứng các điều kiện sau:\n- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài;\n- Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp các dịch vụ cung cấp cho tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài phát sinh không thường xuyên, không theo lịch trình và không có hợp đồng, phải có chứng từ thanh toán trực tiếp của tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài.\nCác điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên không áp dụng đối với dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).\nd.2) Dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0% thực hiện tại khu vực cảng và đáp ứng các điều kiện sau:\n- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, người đại lý tàu biển hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài hoặc người đại lý tàu biển;\n- Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của tổ chức ở nước ngoài hoặc có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của người đại lý tàu biển cho cơ sở cung ứng dịch vụ hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng.\n3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:\n- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;\n- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;\n- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;\n- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);\n- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:\n+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;\n+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;\n+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam."
] | [
"Điều 2 Thông tư 93/2017/TT-BTC sửa đổi 219/2013/TT-BTC bãi bỏ 156/2013/TT-BTC thuế giá trị gia tăng mới nhất\nĐiều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) như sau:\n1. Bỏ các khổ 1, 2, 3, 4, 5 sau\nđiểm đ Khoản 3 Điều 12 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC\nngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) và thay bằng nội dung như sau:\nPhương pháp tính thuế của cơ sở kinh doanh xác định theo Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).\n2. Bỏ điểm d Khoản 4 Điều 12 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính).\nĐiều 2. Bỏ Khoản 7 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.",
"Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC sửa đổi khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC mới nhất\nSửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất\nkhoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau:\n“3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).”",
"Điều 1 Thông tư 192/2011/TT-BTC sửa đổi Thông tư 219/2009/TT-BTC\nSửa đổi Khoản 2, Điều 2 Thông tư 219/2009/TT-BTC.\n“Tiền lương và phụ cấp quản lý dự án của cán bộ, viên chức làm việc tại BQLDA ODA đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) chuyên trách được thành lập theo quyết định của chủ dự án hoặc cơ quan chủ quản áp dụng quy định tại Quyết định số 198/1999/QĐ-TTg ngày 30/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tiền lương của cán bộ, viên chức làm việc tại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định này.”",
"Điều 6 Nghị định 209/2013/NĐ-CP năm 2013 hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng mới nhất\nThuế suất\nThuế suất thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.\n1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng\nkhi xuất khẩu, trừ các hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm đ Khoản này.\nHàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.\na) Đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, bán vào khu phi thuế quan; công trình xây dựng, lắp đặt ở nước ngoài, trong khu phi thuế quan; hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam; phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; xuất khẩu tại chỗ và các trường hợp khác được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật.\nb) Đối với dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, tiêu dùng trong khu phi thuế quan.\nTrường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.\nCá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.\nTổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.\nc) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.\nd) Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu quy định tại các Điểm a, b Khoản này được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định này và một số trường hợp hàng hóa, dịch vụ được áp dụng mức thuế suất 0% theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.\nđ) Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% gồm:\n- Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;\n- Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;\n- Dịch vụ cấp tín dụng ra nước ngoài;\n- Chuyển nhượng vốn ra nước ngoài;\n- Đầu tư chứng khoán ra nước ngoài;\n- Dịch vụ tài chính phái sinh;\n- Dịch vụ bưu chính, viễn thông;\n- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác quy định tại Khoản 11 Điều 3 Nghị định này;\n- Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan.\ne) Bộ Tài chính quy định cụ thể một số trường hợp hàng hóa, dịch vụ khác cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài được áp dụng thuế suất 0% và hàng hóa, dịch vụ cung ứng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng tiêu dùng ở Việt Nam không được áp dụng mức thuế suất 0%.\n2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Một số trường hợp áp dụng mức thuế suất 5% được quy định cụ thể như sau:\na) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc diện áp dụng mức thuế suất 10%.\nb) Các sản phẩm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm:\n- Phân bón là các loại phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh và các loại phân bón khác;\n- Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón;\n- Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;\n- Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.\nc) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng .\nd) Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng gồm: Phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, xay sát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác.\nđ) Thực phẩm tươi sống quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành các sản phẩm khác.\nLâm sản chưa qua chế biến quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm các sản phẩm rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: Song, mây, tre, nứa, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.\ne) Sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại Điểm 1 Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng.\ng) Nhà ở xã hội quy định tại Điểm q Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.",
"Điều 1 Thông tư 112/2009/TT-BTC điều kiện áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% vận tải quốc tế dịch vụ ngành hàng không hàng hải\nĐối với vận tải quốc tế\nVận tải quốc tế được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng các điều kiện sau:\n- Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Trường hợp hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.\n- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp.",
"Điều 2 Thông tư 112/2009/TT-BTC điều kiện áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% vận tải quốc tế dịch vụ ngành hàng không hàng hải\nĐối với dịch vụ của ngành hàng không:\n1. Dịch vụ của ngành hàng không thực hiện trong khu vực cảng hàng không quốc tế, sân bay được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng các điều kiện sau:\n- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài;\n- Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp các dịch vụ cung cấp cho tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài phát sinh không thường xuyên, không theo lịch trình và không có hợp đồng, phải có chứng từ thanh toán trực tiếp của tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài.\nCác dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay; soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay.\n2. Dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges) được áp dụng thuế suất 0%."
] |
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải đáp ứng điều kiện gì? | kinh-doanh-van-tai | [
"Điều 5 Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức mới nhất\nĐiều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế\n1. Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.\nb) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;\nc) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;\nd) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.\n2. Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;\nb) Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;\nc) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;\nd) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.\n3. Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó;\nb) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;\nc) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam.\n4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.",
"Khoản 2 Điều 1 Nghị định 144/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về vận tải đa phương thức mới nhất\nĐiều 5\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n\"Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế"
] | [
"Khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2006/NĐ-CP họ, hụi, biêu, phường\nTuỳ theo từng loại họ, sổ họ có thể bao gồm các nội dung sau:\n\na) Tên, địa chỉ của chủ họ và các thành viên trong họ;\n\nb) Phần họ, kỳ mở họ, thể thức góp họ và lĩnh họ;\n\nc) Số tiền, tài sản khác đã góp họ hoặc đã lĩnh họ;\n\nd) Việc chuyển giao phần họ;\n\nđ) Việc ra khỏi họ và chấm dứt họ;\n\ne) Chữ ký hoặc điểm chỉ của các thành viên khi góp họ và lĩnh họ;\n\ng) Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của họ.\n",
"Khoản 1 Điều 2 Nghị định 144/2006/NĐ-CP họ, hụi, biêu, phường\nQuyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.\n",
"Khoản 2 Điều 20 Nghị định 144/2006/NĐ-CP họ, hụi, biêu, phường\nTrả lãi cho các thành viên khác khi được lĩnh họ.",
"Khoản 1 Điều 1 Nghị định 144/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về vận tải đa phương thức mới nhất\nBổ sung khoản 3 Điều 1 như sau:\n\"3. Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng với mỗi phương thức vận tải.\".",
"Điều 22 Nghị định 125/2003/NĐ-CP vận tải đa phương thức quốc tế\nGiới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức\n1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ chịu trách nhiệm trong bất cứ trường hợp nào về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá với mức tối đa tương đương 666,67 SDR cho một kiện hoặc cho một đơn vị hoặc 2,00 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hoá bị mất mát, hư hỏng, tuỳ theo cách tính nào cao hơn, trừ khi tính chất và giá trị của hàng hoá đã được người gửi hàng kê khai trước khi hàng hoá được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển và đã được ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức.\n2. Trường hợp trong một công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác được xếp nhiều kiện, nhiều đơn vị mà các kiện hoặc các đơn vị đó được liệt kê trong chứng từ vận tải đa phương thức thì sẽ được coi là các kiện hoặc các đơn vị. Trong những trường hợp khác, container, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác đó phải được coi là kiện hoặc đơn vị .\n3. Mặc dù có quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nếu trong hợp đồng vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn bởi số tiền không vượt quá 8,33 SDR cho một kilogram trọng lượng cả bì của hàng hoá bị mất mát hoặc hư hỏng.\n4. Trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá xảy ra trong một công đoạn cụ thể của vận tải đa phương thức, mà ở công đoạn đó điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia có quy định một giới hạn trách nhiệm khác, nếu hợp đồng vận tải được ký riêng cho công đoạn đó, thì giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá sẽ được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc của pháp luật quốc gia đó.\n5. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm, hoặc tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm mà không phải là mất mát hoặc hư hỏng đối với chính hàng hoá đó, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tương đương với tiền cước vận chuyển theo hợp đồng vận tải đa phương thức.\n6. Toàn bộ trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.\n7. Người kinh doanh vận tải đa phương thức không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường, nếu người có quyền lợi liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do người kinh doanh vận tải đa phương thức đã hành động hoặc không hành động với chủ ý gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách liều lĩnh và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn sẽ xảy ra.\n",
"Điều 94 Luật Đường sắt 2005 35/2005/QH11\nVận tải quốc tế\n1. Vận tải quốc tế là vận tải từ Việt Nam đến nước ngoài, vận tải từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam đến nước thứ ba bằng đường sắt.\n2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thuộc mọi thành phần kinh tế khi tham gia vận tải quốc tế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 89 của Luật này và quy định của điều ước quốc tế về vận tải đường sắt mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.",
"Điều 5 Nghị định 160/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải biển dịch vụ đại lý tàu biển lai dắt tàu biển mới nhất\nĐiều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế\n1. Điều kiện về tổ chức bộ máy\na) Có bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code);\nb) Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);\nc) Có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển;\nd) Có bộ phận thực hiện công tác pháp chế.\n2. Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên; mức bảo lãnh tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.\n3. Điều kiện về tàu thuyền: Phải có tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.\n4. Điều kiện về nhân lực\na) Người phụ trách hệ thống quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;\nb) Người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế;\nc) Người phụ trách bộ phận thực hiện công tác pháp chế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật;\nd) Thuyền viên làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, được cấp chứng chỉ chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.",
"Điều 10 Nghị định 21/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa\nĐiều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa\n1. Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa nói tại khoản 2 Điều 77 của Luật Giao thông đường thủy nội địa được quy định như sau :\na) Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh vận tải đường thủy nội địa;\nb) Phương tiện có đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa;\nc) Thuyền viên, người lái phương tiện phải có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm, đúng độ tuổi theo quy định.\n2. Ngoài điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách còn phải đáp ứng điều kiện sau đây :\nĐã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông vận tải đường thủy nội địa phương án tổ chức chạy tàu và biểu đồ chạy tàu theo tuyến cố định (đối với hình thức vận tải theo tuyến cố định) hoặc khu vực hoạt động (đối với hình thức vận tải không theo tuyến cố định).\n3. Đối với vận tải hành khách ngang sông, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì bến đón, trả hành khách phải đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động.\n"
] |
Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế bị thu hồi trong trường hợp nào? | kinh-doanh-van-tai | [
"Điều 8 Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức mới nhất\nThu hồi Giấy phép\nBộ Giao thông vận tải thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạm một trong các trường hợp sau:\n1. Vi phạm điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế quy định tại Điều 5 của Nghị định này.\n2. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật."
] | [
"Điều 15 Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức mới nhất\nHiệu lực bằng chứng của chứng từ vận tải đa phương thức\n1. Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng ban đầu về việc người kinh doanh vận tải đa phương thức đã tiếp nhận hàng hóa để vận tải như đã nêu trong chứng từ vận tải đa phương thức, trừ trường hợp chứng minh ngược lại.\n2. Trong trường hợp chứng từ vận tải đa phương thức được phát hành dưới dạng chuyển nhượng và đã được chuyển giao hợp thức cho người nhận hàng hoặc từ người nhận hàng cho bên thứ ba, nếu người nhận hàng hoặc bên thứ ba đã dựa vào sự mô tả hàng hóa và thực hiện đúng theo sự mô tả đó thì sự chứng minh ngược lại sẽ không được chấp nhận.",
"Điều 10 Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức mới nhất\nPhát hành chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế\n1. Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được, do người gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác.\n2. Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền ký.\n3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.\n4. Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức phải được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức gồm:\na) Văn bản đề nghị đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (theo mẫu tại Phụ lục IV);\nb) Bộ Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (hai bộ).\nTrong thời hạn 3 ngày làm việc, Bộ Giao thông vận tải xác nhận “Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức đã được đăng ký” tại bộ Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức.",
"Điều 9 Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức mới nhất\nQuy định về kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa\n1. Chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa và phải đáp ứng các điều kiện sau:\na) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức;\nb) Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức.\n2. Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức nội địa phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương đương với mỗi phương thức vận tải.",
"Điều 11 Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức mới nhất\nPhát hành chứng từ vận tải đa phương thức nội địa\n1. Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức.\n2. Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền ký.\n3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.",
"Điều 12 Nghị định 119/2021/NĐ-CP trình tự cấp thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới mới nhất\nThu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS\n1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thu hồi giấy phép khi đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm một trong các trường hợp sau:\na) Kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS;\nb) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi;\nc) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đề nghị thu hồi vì lý do vi phạm liên quan đến các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu, quy định về quản lý hoạt động ở khu vực cửa khẩu;\nd) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.\n2. Trình tự, thủ tục:\na) Cơ quan cấp giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS và gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải, các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu và các cơ quan có liên quan; đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép đồng thời thông báo bằng văn bản đến các quốc gia thành viên GMS để phối hợp xử lý;\nb) Sau khi quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải phải dừng toàn bộ các hoạt động vận tải qua biên giới GMS và trong vòng 15 ngày làm việc phải nộp cho cơ quan cấp giấy phép các giấy tờ sau: Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS và toàn bộ Giấy phép liên vận GMS hoặc Sổ theo dõi tạm nhập phương tiện vận tải (sau đây gọi là sổ TAD) đã được cấp.",
"Điều 9 Nghị định 119/2021/NĐ-CP trình tự cấp thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới mới nhất\nThu hồi Giấy phép liên vận ASEAN\n1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thu hồi Giấy phép liên vận ASEAN khi vi phạm một trong các trường hợp sau:\na) Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép liên vận khi thực hiện hoạt động vận tải liên vận ASEAN;\nb) Không thực hiện hoạt động vận tải liên vận ASEAN trong thời gian 03 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép liên vận;\nc) Không thực hiện hoạt động vận tải liên vận ASEAN từ 03 chuyến trở lên trong thời gian 06 tháng liên tục (chuyến được tính là cả lượt xe đi và về);\nd) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi;\nđ) Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam theo quy định, ngoại trừ trường hợp bị thiên tai, tai nạn hoặc lý do bất khả kháng.\n2. Trình tự, thủ tục:\na) Cơ quan cấp giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép liên vận ASEAN và gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải, các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu và các cơ quan có liên quan; đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đồng thời thông báo bằng văn bản đến các quốc gia thành viên ASEAN để phối hợp xử lý;\nb) Sau khi quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải phải dừng toàn bộ các hoạt động vận tải qua biên giới ASEAN đối với phương tiện bị thu hồi giấy phép và trong vòng 15 ngày làm việc phải nộp Giấy phép liên vận ASEAN của phương tiện đó cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.",
"Điều 1 Nghị định 89/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về vận tải đa phương thức với nội dung sau đây:\n1. Sửa đổi tên Điều 6 như sau:\n“Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế”\n2. Sửa đổi khoản 1 Điều 6 như sau:\n“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Nghị định này nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm:\na) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế (theo mẫu tại Phụ lục I).\nb) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao chứng thực Giấy phép đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.\nc) Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính quản lý doanh nghiệp hoặc Kiểm toán Nhà nước, doanh nghiệp kiểm toán. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện kiểm toán thì phải được tổ chức ngân hàng bảo lãnh tương đương.”\n3. Sửa đổi khoản 2 Điều 6 như sau:\n“2. Doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm:\na) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.\nb) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế do Cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp và đã được hợp pháp hóa lãnh sự.\nc) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.”\n4. Sửa đổi khoản 3 Điều 6 như sau:\n“3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế cho doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục III của Nghị định này.\nGiấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.”\n5. Bổ sung khoản 5 Điều 6 như sau:\n“5. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu điện, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.”\n6. Sửa đổi khoản 1 Điều 7 như sau:\n“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Nghị định này nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm:\na) Đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế (theo mẫu tại Phụ lục II).\nb) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có thay đổi).\nc) Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc bảo lãnh tương đương (nếu có thay đổi).”\n7. Sửa đổi khoản 2 Điều 7 như sau:\n“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế cho doanh nghiệp. Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế này có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.”\n8. Bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:\n“3. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu điện, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.”",
"Điều 24 Nghị định 119/2021/NĐ-CP trình tự cấp thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới mới nhất\nThu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào\n1. Cơ quan cấp giấy phép thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào khi đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm một trong các trường hợp sau:\na) Kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào;\nb) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi;\nc) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đề nghị thu hồi vì lý do vi phạm liên quan đến các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu, quy định về quản lý hoạt động ở khu vực cửa khẩu;\nd) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.\n2. Trình tự, thủ tục:\na) Cơ quan cấp giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào và gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải, các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu và các cơ quan có liên quan đồng thời đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép;\nb) Sau khi quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải phải dừng toàn bộ các hoạt động vận tải qua biên giới và trong vòng 15 ngày làm việc phải nộp cho cơ quan cấp giấy phép các giấy tờ sau: Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào, toàn bộ Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào đã được cấp."
] |
Có thể nộp phí đường bộ cho cơ quan nào? | kinh-doanh-van-tai | [
"Điều 4 Nghị định 90/2023/NĐ-CP mức thu chế độ thu nộp miễn quản lý phí sử dụng đường bộ mới nhất\nNgười nộp phí và tổ chức thu phí\n1. Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi chung là chủ phương tiện) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí sử dụng đường bộ.\n2. Tổ chức thu phí bao gồm:\na) Cục Đường bộ Việt Nam thu phí đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.\nb) Các đơn vị đăng kiểm thu phí đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an quy định tại điểm a khoản này). Cục Đăng kiểm Việt Nam tổng hợp số phí thu của các đơn vị đăng kiểm, kê khai, nộp phí theo quy định."
] | [
"Điều 3 Nghị định 90/2008/NĐ-CP chống thư rác\nGiải thích thuật ngữ\nTrong phạm vi Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Thư rác (spam) là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật. Thư rác trong Nghị định này bao gồm thư điện tử rác và tin nhắn rác.\n2. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.\n3. Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.\n4. Thư điện tử là thông điệp dữ liệu được gửi đến một hoặc nhiều địa chỉ thư điện tử thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.\n5. Địa chỉ điện tử là địa chỉ mà người sử dụng có thể nhận hoặc gửi thông điệp dữ liệu thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.\n6. Địa chỉ thư điện tử là địa chỉ được sử dụng để gửi hoặc nhận thư điện tử, bao gồm tên truy nhập của người sử dụng kết hợp với tên miền Internet.\n7. Tin nhắn là thông điệp dữ liệu được gửi đến điện thoại, máy nhắn tin hoặc thiết bị có chức năng nhận tin nhắn.\n8. Tiêu đề thư điện tử là phần thông tin được gắn kèm với phần nội dung thư điện tử bao gồm thông tin về nguồn gốc, đích đến, tuyến đường đi, chủ đề và những thông tin khác về thư điện tử đó.\n9. Chủ đề thư điện tử là một phần của tiêu đề nhằm trích yếu nội dung thư điện tử.\n10. Tiêu đề tin nhắn là phần thông tin được gắn kèm với phần nội dung tin nhắn bao gồm nhưng không giới hạn nguồn gốc, thời gian gửi tin nhắn.\n11. Thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo là thư điện tử, tin nhắn nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng về các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, hoạt động xã hội, hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời.\n12. Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình.\n13. Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo là tổ chức cung cấp dịch vụ gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo đến người nhận.\n14. Mã số quản lý là mã số được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet khi chấp thuận hồ sơ đăng ký của đối tượng này.\n15. Mã sản phẩm là mã số do nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo gán cho từng sản phẩm. Mã sản phẩm có thể bao gồm thông tin về nhóm sản phẩm nhằm mục đích phân loại các sản phẩm quảng cáo.\n16. Người sở hữu địa chỉ điện tử là người tạo ra hoặc được cấp địa chỉ điện tử đó.",
"Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 90/2020/NĐ-CP đánh giá chất lượng cán bộ công chức mới nhất\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức\n1. Bổ sung khoản 5 và khoản 6 vào sau khoản 4 Điều 2 như sau:\n“5. Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính thì đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:\na) Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.\nb) Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để đánh giá, xếp loại chất lượng ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.\nc) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá.\n6. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức xếp loại \"Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ\" trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức tại cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỷ lệ đảng viên được xếp loại \"Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ\" theo quy định của Đảng. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc, nổi trội, hoàn thành vượt kế hoạch các công việc được giao, hoàn thành tốt các công việc đột xuất, có đề xuất hoặc tổ chức thực hiện đổi mới sáng tạo, tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực thì cấp có thẩm quyền quyết định tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức.”.\n2. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:\n“Điều 22. Lưu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức\nTài liệu kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được lưu giữ bằng hình thức điện tử, bao gồm:\n1. Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá.\n2. Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.\n3. Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có).\n4. Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền.\n5. Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (nếu có).\n6. Các văn bản khác liên quan (nếu có).\nNgoài việc lưu giữ bằng hình thức điện tử, tài liệu quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này còn được lưu bằng văn bản trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.”.\n3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 như sau:\n“1. Căn cứ quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức về đánh giá, xếp loại chất lượng, cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ban hành Quy chế đánh giá phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.\nNội dung Quy chế phải xác định rõ sản phẩm cụ thể gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả, thời điểm đánh giá theo quý, tháng hoặc tuần (nếu có); căn cứ để xác định tỉ lệ % mức độ hoàn thành công việc; các tiêu chí thành phần để đánh giá và xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có tính đến tỷ lệ khối lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm phù hợp với các quy định tại Nghị định này.\nViệc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu và không trái với nguyên tắc đánh giá, xếp loại cán bộ của cấp có thẩm quyền.”.\n4. Bỏ cụm từ “trong quá trình thực thi nhiệm vụ” tại khoản 5 Điều 7; điểm c khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 11; điểm c khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 15.",
"Điều 1 Nghị định 90/2008/NĐ-CP chống thư rác\nPhạm vi điều chỉnh\nNghị định này quy định về chống thư rác; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).",
"Điều 6 Thông tư 197/2012/TT-BTC hướng dẫn mức thu chế độ thu nộp phí sử dụng đường bộ\nPhương thức thu, nộp phí\n1. Đối với xe ô tô\n1.1. Kỳ tính phí và thời điểm khai, nộp phí\na) Đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe của lực lượng công an, quốc phòng quy định tại điểm c khoản này)\nPhí sử dụng đường bộ tính theo năm (12 tháng) và theo chu kỳ đăng kiểm của xe. Chủ phương tiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cơ quan đăng kiểm khi đăng kiểm xe. Cơ quan đăng kiểm dán Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. Cụ thể như sau:\na.1) Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm và được dán Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.\nVí dụ 1: Xe ô tô của ông A có chu kỳ đăng kiểm 6 tháng (từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/6/2013). Ngày 01/01/2013, ông A mang xe đến đăng kiểm, nộp phí sử dụng đường bộ cho cơ quan đăng kiểm. Cơ quan đăng kiểm thực hiện đăng kiểm xe, thu phí sử dụng đường bộ và cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ 6 tháng.\na.2) Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 01 năm (18, 24 và 30 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18, 24 và 30 tháng).\nTrường hợp nộp phí theo chu kỳ đăng kiểm (18, 24 và 30 tháng): Cơ quan đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian đăng kiểm.\nTrường hợp nộp phí theo năm (12 tháng): Cơ quan đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí 12 tháng. Hết thời hạn nộp phí (12 tháng), chủ phương tiện phải đến cơ quan đăng kiểm nộp phí và được dán Tem nộp phí của thời gian tiếp theo (12 tháng hoặc thời gian còn lại của chu kỳ đăng kiểm).\nVí dụ 2: Xe ô tô của ông B có chu kỳ đăng kiểm 30 tháng (từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/6/2015). Ngày 01/01/2013, ông B mang xe đến đăng kiểm. Ông B được lựa chọn nộp phí 01 năm (12 tháng) hoặc nộp phí cho cả chu kỳ đăng kiểm (30 tháng).\nTrường hợp ông B nộp phí cho cả chu kỳ đăng kiểm, được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ 30 tháng.\nTrường hợp ông B chọn nộp phí theo năm: Cơ quan đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ có thời gian 12 tháng. Hết 12 tháng, ngày 01/01/2014, ông B phải đến nộp phí sử dụng đường bộ cho thời gian tiếp theo 12 tháng (hoặc có thể nộp cho thời gian còn lại của chu kỳ đăng kiểm là 18 tháng) và được dán Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho thời gian nộp phí tương ứng (12 tháng hoặc 18 tháng). Nếu nộp phí 12 tháng thì đến ngày 01/01/2015, ông B phải đến nộp phí cho thời gian 6 tháng còn lại (từ 01/01/2015 đến 30/6/2015) và được cấp Tem nộp phí 6 tháng. Ngày 01/7/2015, ông B đến đăng kiểm xe và nộp phí cho chu kỳ tiếp theo.\na.3) Trường hợp chủ phương tiện đến đăng kiểm sớm hơn hoặc chậm hơn thời gian theo chu kỳ đăng kiểm quy định, cơ quan đăng kiểm kiểm tra xe và tính tiền phí sử dụng đường bộ nối tiếp từ thời điểm cuối của khoảng thời gian đã nộp phí sử dụng đường bộ lần trước. Trường hợp thời gian tính phí không tròn tháng thì số phí phải nộp sẽ tính bằng số ngày lẻ chia 30 ngày nhân với mức phí của 1 tháng.\nVí dụ 3: Về trường hợp đăng kiểm sớm, xe của ông C có chu kỳ đăng kiểm 6 tháng tính từ ngày 01/3/2013 đến 31/8/2013. Ngày 01/3/2013, ông C mang xe đến đăng kiểm và nộp phí 06 tháng. Theo định kỳ thì đến ngày 01/9/2012 ông C mới phải đến đăng kiểm xe nhưng vì lý do nào đó ngày 20/8/2013 ông C mang xe đến đăng kiểm và nộp phí (đăng kiểm sớm 10 ngày).\nCơ quan đăng kiểm thực hiện đăng kiểm xe, cấp Tem đăng kiểm cho chu kỳ 6 tháng tiếp theo tính từ ngày 20/8/2013 đến ngày 19/02/2014. Do ông C đã nộp phí tính đến ngày 01/9/2013 nên Cơ quan đăng kiểm sẽ tính và thu phí sử dụng đường bộ từ ngày 01/9/2013 đến ngày 19/02/2014 (5 tháng 20 ngày), cụ thể như sau:\nSố phí phải nộp = 5 tháng x 180.000 đồng/tháng + (20/30 ngày) tháng x 180.000 đồng/tháng = 1.020.000 đồng.\nVí dụ 4: Về trường hợp đăng kiểm muộn, vẫn các giả định như trường hợp ví dụ 3 nêu trên nhưng đến ngày 15/9/2013, ông C mới mang xe đến đăng kiểm (đăng kiểm chậm 15 ngày).\nCơ quan đăng kiểm kiểm tra và cấp Tem đăng kiểm 6 tháng tính từ ngày 15/9/2013 đến 14/3/2014. Do ông C mới nộp phí đến ngày 01/9/2013 nên cơ quan đăng kiểm sẽ tính và thu phí sử dụng tính từ ngày 01/9/2013 đến ngày 14/3/2014 (6 tháng 15 ngày), cụ thể như sau:\nSố phí phải nộp = 6 tháng x 180.000 đồng/tháng + (15/30ngày) tháng x 180.000 đồng/tháng = 1.170.000 đồng.\na.4) Đối với xe đăng kiểm trước ngày 01/01/2013 (ngày hiệu lực của Thông tư) thì:\nTrường hợp kỳ đăng kiểm tiếp theo phát sinh trong thời gian từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2013 thì chủ phương tiện phải đến đăng kiểm nộp phí cho thời gian tính từ ngày 01/01/2013 đến kỳ đăng kiểm tiếp theo.\nTrường hợp kỳ đăng kiểm tiếp theo phát sinh sau ngày 31/12/2013 thì chậm nhất đến ngày 30/6/2013, chủ phương tiện phải đến cơ quan đăng kiểm nộp phí cho thời gian tính từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013 hoặc đến kỳ đăng kiểm tiếp theo.\nVí dụ 5: Ông D có xe đăng kiểm ngày 01/02/2012, chu kỳ đăng kiểm là 12 tháng thì đến ngày 01/02/2013, ông D đến đăng kiểm xe nộp phí đối với thời gian từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/01/2014 (13 tháng).\nVí dụ 6: Ông M có xe đăng kiểm ngày 01/9/2012 chu kỳ đăng kiểm là 30 tháng, chậm nhất đến ngày 30/6/2013, ông M phải đến cơ quan đăng kiểm nộp phí. Ông M có thể lựa chọn nộp phí 12 tháng (từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2013) hoặc nộp phí cho thời gian còn lại của chu kỳ đăng kiểm (27 tháng). Trường hợp ông M nộp phí 12 tháng thì đến ngày 01/01/2014 ông M phải đến cơ quan đăng kiểm nộp phí cho thời gian tiếp theo.\na.5) Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí sử dụng đường bộ của chu kỳ đăng kiểm trước theo thời hạn quy định, thì ngoài số phí phải nộp cho chu kỳ tiếp theo, chủ phương tiện còn phải nộp số phí chưa nộp của chu kỳ trước. Cơ quan đăng kiểm sẽ truy thu số phí phải nộp của chu kỳ trước, số phí phải nộp bằng mức thu phí của 01 tháng nhân với thời gian nộp chậm.\nb) Đối với xe ô tô nhập cảnh lưu hành tại Việt Nam\nKỳ tính phí là khoảng thời gian được phép lưu hành tại Việt Nam. Thời điểm nộp phí là khi nộp hồ sơ xin nhập cảnh lưu hành tại Việt Nam.\nVí dụ 7: Ông E là chủ xe ô tô chở người dưới 10 chỗ được nhập cảnh vào Việt Nam kể từ ngày 10/7 đến hết ngày 19/7/2013. Khi nộp hồ sơ xin nhập cảnh, phải nộp phí sử dụng đường bộ như sau: 10/30 ngày x 180.000 đồng/30 ngày = 60.000 đồng.\nc) Đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, an ninh: Phí nộp theo năm và mức thu theo quy định tại Biểu mức thu phí tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.\n1.2. Kê khai và nộp phí\na) Đối với xe ô tô quy định tại tiết a điểm 1.1 khoản này: Người nộp phí phải khai theo Mẫu số 01/TKNP tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp phí cho cơ quan đăng kiểm.\nb) Đối với xe ô tô nước ngoài tạm nhập lưu hành tại Việt Nam: Người nộp phí phải khai theo Mẫu số 01/TKNP tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp phí cho Sở Giao thông vận tải theo từng lần phát sinh.\nc) Đối với ô tô của lực lượng công an, quốc phòng thực hiện nộp phí đường bộ theo quy định sau đây:\nc.1) Định kỳ hàng năm, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập dự trù số lượng, chủng loại vé “phí đường bộ toàn quốc” cần sử dụng gửi Quỹ bảo trì đường bộ trung ương (Văn phòng Quỹ).\nc.2) Văn phòng Quỹ thực hiện in và phát hành loại vé “phí đường bộ toàn quốc” áp dụng riêng đối với xe quốc phòng, công an.\nc.3) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện mua vé “phí đường bộ toàn quốc” tại Văn phòng Quỹ theo thủ tục như sau:\nĐến kỳ mua vé, người mua vé mang giấy giới thiệu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ghi rõ: họ tên, chức vụ của người mua vé; số lượng, chủng loại vé cần mua kèm theo chứng minh thư đến Văn phòng Quỹ để mua vé.\nVăn phòng Quỹ thực hiện cung cấp cho người mua vé số lượng, chủng loại vé “phí đường bộ toàn quốc” theo yêu cầu. Trên cơ sở số vé đã cấp, Văn phòng Quỹ có trách nhiệm tổ chức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô quốc phòng, công an và nộp về tài khoản Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương mở tại Kho bạc Nhà nước.\n1.3. Chứng từ thu phí\na) Cơ quan thu phí phải lập và cấp Biên lai thu phí cho người nộp phí theo quy định.\nRiêng thu phí đối với xe mô tô sử dụng Biên lai thu phí theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Đơn vị thu phí tự in, đặt in hoặc mua của cơ quan thuế.\nb) Đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an, khi thu phí cơ quan thu phí cấp Biên lai thu phí và vé “phí đường bộ toàn quốc”.\nVé áp dụng riêng đối với xe quốc phòng, công an có tiêu đề “phí đường bộ toàn quốc”. Xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an có vé “phí đường bộ toàn quốc” có nghĩa là đã nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện có giá trị theo mệnh giá ban hành kèm theo Thông tư này và đối với tất cả các trạm thu phí trong toàn quốc (không phân biệt trạm thu phí theo hình thức BOT và hình thức đầu tư khác).\nNội dung vé “phí đường bộ toàn quốc” áp dụng đối với xe quốc phòng bao gồm: Cơ quan phát hành (Văn phòng Quỹ), loại phương tiện sử dụng gồm 2 loại: vé sử dụng cho xe ô tô con quân sự và vé sử dụng cho xe ô tô tải quân sự (không ghi chi tiết theo trọng tải và biển số cụ thể của từng phương tiện), năm sử dụng (không ghi mệnh giá). Kích cỡ vé có tổng chiều dài nhân (x) chiều rộng là 12 x 8 cm và có màu sắc: nền vé màu đỏ, chữ và số màu trắng. Vé “phí đường bộ toàn quốc” áp dụng đối với các phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng mang biển số màu đỏ, không áp dụng đối với các phương tiện mang biển số khác (kể cả phương tiện của Bộ Quốc phòng không mang biển số màu đỏ).\nNội dung vé “phí đường bộ toàn quốc” áp dụng đối với xe của Bộ Công an bao gồm: Cơ quan phát hành (Quỹ bảo trì đường bộ trung ương), loại phương tiện sử dụng gồm 4 loại (theo biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này). Kích cỡ vé có chiều dài nhân (x) chiều rộng là 12 x 8 cm và có màu sắc: nền vé màu vàng có gạch màu đỏ dọc theo thân vé ở vị trí 1/3 vé tính từ trái sang phải, chữ và số màu đen.\nc) Việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại Biên lai thu phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.\n2. Đối với xe mô tô\na) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) là cơ quan thu phí đối với xe mô tô của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (chủ phương tiện) trên địa bàn.\nb) UBND cấp xã chỉ đạo tổ dân phố (hoặc thôn) hướng dẫn kê khai phí sử dụng đường bộ đối đối với xe mô tô của chủ phương tiện trên địa bàn theo Mẫu số 02/TKNP tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và tổ chức thu phí.\nc) Chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí như sau:\nc.1) Đối với xe mô tô phát sinh trước ngày 01/01/2013 thì tháng 01/2013 thực hiện khai, nộp phí cả năm 2013, mức thu phí 12 tháng.\nc.2) Đối với xe mô tô phát sinh từ ngày 01/01/2013 trở đi thì việc khai, nộp phí thực hiện như sau:\nThời điểm phát sinh từ ngày 01/01 đến 30/6 hàng năm, chủ phương tiện phải khai, nộp phí đối với xe mô tô, mức thu phí bằng 1/2 mức thu năm. Thời điểm khai nộp chậm nhất là ngày 31/7.\nThời điểm phát sinh từ 01/7 đến 31/12 hàng năm, thì chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất ngày 31/1) và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh.\nd) Khi thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô, cơ quan thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí theo quy định.\nđ) Việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại Biên lai thu phí sử dụng đường bộ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.",
"Điều 1 Quyết định 11/2015/QĐ-UBND phí sử dụng đường bộ xe mô tô Tiền Giang\nQuy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, như sau:\n1. Đối tượng chịu phí:\nĐối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), bao gồm: xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là xe mô tô).\n2. Các trường hợp miễn phí:\nMiễn phí sử dụng đường bộ đối với những trường hợp sau đây:\na) Xe mô tô của lực lượng công an, quốc phòng;\nb) Xe mô tô của chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về hộ nghèo, theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu có).\n3. Người nộp phí:\nTổ chức, cá nhân sở hữu; sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi chung là chủ phương tiện) thuộc đối tượng chịu phí theo quy định tại khoản 1 Điều này là người nộp phí sử dụng đường bộ.\n4. Mức thu phí:\na) Xe mô tô loại có dung tích xy lanh đến 100 cm3: 50.000 đồng/năm/xe mô tô;\nb) Xe mô tô loại có dung tích xy lanh trên 100 cm3: 110.000 đồng/năm/xe mô tô.\n5. Khai, nộp phí:\na) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) là cơ quan thu phí đối với xe mô tô của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (chủ phương tiện) trên địa bàn.\nb) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo cho ấp, khu phố hướng dẫn chủ phương tiện trên địa bàn kê khai phí sử dụng đường bộ theo mẫu quy định.\nc) Chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí như sau:\n- Đối với xe phát sinh từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 hàng năm, chủ phương tiện khai nộp phí vào tháng 7 hàng năm (từ ngày 01/7 đến ngày 31/7), cụ thể:\n+ Xe đăng ký mới thực hiện khai nộp phí, với mức thu phí bằng 1/2 mức thu năm.\n+ Xe đăng ký lần thứ 2 trở đi (xe này đã được đăng ký trước ngày 01/01 của năm đó), nếu xe đó chưa được nộp phí thì chủ phương tiện phải khai nộp phí với mức thu phí cả năm; nếu đã được nộp thì chủ phương tiện chỉ thực hiện nộp Tờ khai phí và không phải nộp phí năm phát sinh.\n- Đối với xe phát sinh từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 hàng năm, chủ phương tiện khai nộp phí vào tháng 01 năm sau (chậm nhất ngày 31/01): Đối với xe đăng ký lần đầu và xe đăng ký lần 2 trở đi (đã được nộp phí của năm phát sinh) thì chủ phương tiện không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh. Trường hợp đăng ký từ lần thứ 2 trở đi nhưng xe đó chưa được nộp phí của năm phát sinh thì chủ phương tiện phải thực hiện khai nộp phí bổ sung tiền phí của năm phát sinh, cùng với số phí phải nộp của năm tiếp theo.\n- Các năm tiếp theo không có biến động tăng, giảm xe, chủ phương tiện thực hiện nộp phí vào tháng 01 hàng năm (chậm nhất 31/01) mức thu phí 12 tháng cho cơ quan thu phí.\n6. Chứng từ thu phí:\na) Khi thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô, cơ quan thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho người nộp phí theo quy định.\n- Sử dụng biên lai thu phí theo mẫu quy định. Biên lai thu phí là loại biên lai in sẵn mệnh giá, được in bằng bìa cứng, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm. Biên lai thu phí cho phương tiện thuộc hộ nghèo thuộc diện miễn phí thì dòng mệnh giá được ghi chữ “Hộ nghèo”.\n- Cục Thuế tỉnh Tiền Giang có trách nhiệm in, phát hành, hướng dẫn quản lý và sử dụng Biên lai thu phí sử dụng đường bộ theo quy định.\n- Biên lai thu phí cho phương tiện thuộc hộ nghèo, cơ quan thu phí cấp cho chủ phương tiện và không thu tiền cấp biên lai.\nb) Việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại Biên lai thu phí sử dụng đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật.\n7. Quản lý và sử dụng phí:\na) Tại các phường, thị trấn, cơ quan thu phí được để lại 10% (mười phần trăm) số phí thu được; tại các xã, cơ quan thu phí được để lại 20% (hai mươi phần trăm) số phí thu được để trang trải chi phí tổ chức thu phí theo quy định.\nb) Số tiền còn lại (sau khi trừ chi phí tổ chức thu) được quản lý và sử dụng như sau:\n- Đối với các xã: cơ quan thu phí nộp vào ngân sách xã để đầu tư (bao gồm xây dựng, nâng cấp, duy tu, sửa chữa) đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.\n- Đối với các phường, thị trấn: cơ quan thu phí nộp vào tài khoản của Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh Tiền Giang theo quy định hiện hành.\n8. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô: được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.",
"Điều 9 Thông tư 197/2012/TT-BTC hướng dẫn mức thu chế độ thu nộp phí sử dụng đường bộ\nTổ chức thực hiện\n1. Cơ quan thu phí có trách nhiệm tổ chức thu, nộp, kê khai, quyết toán phí theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về quản lý thuế, phí, lệ phí.\n2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:\na) Xây dựng phương án và tổ chức thu, quản lý, sử dụng phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô áp dụng trên địa bàn; hướng dẫn cụ thể về mức thu phí, phương thức thu phí, tỷ lệ phần trăm để lại cho đơn vị thu phí, quản lý và sử dụng tiền phí thu được để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Việc xây dựng, quy định mức thu phí phải căn cứ vào chủ trương chính sách của Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội và đặc điểm của các địa bàn của địa phương trong từng thời kỳ, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp phí.\nb) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới phối hợp với cơ quan công an, cơ quan giao thông vận tải, cơ quan thuế, cơ quan tài chính tổ chức phổ biến, tuyên truyền đến cấp cơ sở các nội dung liên quan đến phí sử dụng đường bộ; thực hiện có hiệu quả công tác thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô.\nc) Chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra việc tổ chức thực hiện thu phí sử dụng đường bộ đối với mô tô trên địa bàn.\n3. Cục Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức in ấn, cấp phát và quản lý sử dụng Tem nộp phí sử dụng đường bộ đối với ô tô theo mẫu được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt."
] |
Ô tô gia đình có bắt buộc lắp hộp đen không? | kinh-doanh-van-tai | [
"Khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nSửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 12 như sau:\n\"b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.\".",
"Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nQuy định về thiết bị giám sát hành trình của xe\n1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.\n2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.\n3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:\na) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);\nb) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.\n4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.\n5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.\n6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày."
] | [
"Khoản 2 Điều 2 Nghị định 25/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bưu chính mới nhất\nBãi bỏ Điều 3; Điều 5; điểm g khoản 3 Điều 6; điểm c khoản 2 Điều 7; điểm c khoản 2 Điều 12; khoản 2 Điều 13; khoản 5 Điều 15; Phụ lục VI; Phụ lục IX; Phụ lục X.",
"Điều 12 Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP mới nhất\nNội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động\n1. Nội dung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm phần lý thuyết và phần thực hành, được quy định trong chương trình khung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Xây dựng ban hành.\n2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm: cập nhật văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, các thông tin quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng; trao đổi các kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các nội dung cần thiết khác có liên quan.",
"Điều 10 Nghị định 12/2003/NĐ-CP sinh con theo phương pháp khoa học\nCán bộ y tế có trách nhiệm:\n1. Xem xét trạng thái tâm lý của người cho và người nhận tinh trùng, noãn.\n2. Tư vấn đầy đủ các rủi ro có thể xẩy ra trong quá trình lấy tinh trùng, noãn.\n3. Kiểm tra sức khỏe và làm đầy đủ các xét nghiệm đối với người cho và người nhận tinh trùng, người cho noãn và người nhận noãn, người nhận phôi.\n4. Ghi nhận đầy đủ các thông số về chất lượng tinh trùng, chất lượng noãn của người cho.\n5. Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.\n6. Giữ bí mật các thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho, người nhận tinh trùng, phôi.\n",
"Khoản 5 Điều 3 Quyết định 01/2022/QĐ-UBND tuyến đường thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Cà Mau\nThiết bị định vị (còn gọi là thiết bị giám sát hành trình) là thiết bị điện tử được lắp trên xe ô tô để ghi, lưu trữ và truyền phát các thông tin bắt buộc liên quan trong hành trình của phương tiện vận chuyển.",
"Khoản 1 Điều 4 Quyết định 16/2019/QĐ-TTg Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô\nÔ tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất trước năm 1999 được tiếp tục áp dụng Mức 1.",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 58/2008/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá tối thiểu dùng làm căn cứ tính lệ phí trước bạ truy thu thuế hoạt động kinh doanh xe ô tô\nXe do Công ty Ford Việt Nam sản xuất, lắp ráp:\n\nSố TT\n\nModel/Nhãn hiệu\n\nLoại xe\n\nGiá trước khi điều chỉnh (VNĐ)\n\nGiá xe mới (VND)\n\n1\n\nFord ESCAPE Ev24\n\nÔ tô con, động cơ xăng, 2.3L, hộp số tự động, 5 chỗ ngồi, 4x4, XLT, thỏa mãn tiêu chuẩn khí thải Euro II\n\n641.592.000\n\n679.320.000\n\n2\n\nFord ESCAPE Ev65\n\nÔ tô con, động cơ xăng, 2.3L, hộp số tự động, 5 chỗ ngồi, 4x2, XLS, thỏa mãn tiêu chuẩn khí thải Euro II\n\n577.272.000\n\n612.720.000\n"
] |
Hộp đen của xe ô tô phải bảo đảm yêu cầu gì? | kinh-doanh-van-tai | [
"Khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nSửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 12 như sau:\n\"b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.\".",
"Khoản 3 Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nThiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:\na) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);\nb) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế."
] | [
"Khoản 12 Điều 1 Nghị định 12/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 44/2014/NĐ-CP và Nghị định 10/2023/NĐ-CP mới nhất\n1. Căn cứ nguyên tắc định giá đất quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật Đất đai, điều kiện áp dụng phương pháp định giá đất quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định này, kết quả thẩm định phương án giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể đối với trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.\n2. Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 114, khoản 2 Điều 172 và khoản 3 Điều 189 của Luật Đất đai; giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê.\n3. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức việc xác định giá đất cụ thể quy định tại khoản 1 Điều này.\n4. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xác định, thẩm định, quyết định giá đất cụ thể chịu trách nhiệm về áp dụng nguyên tắc, phương pháp định giá đất, trình tự, thủ tục xác định giá đất cụ thể, thẩm định, quyết định giá đất cụ thể đã được quy định tại Nghị định này; không chịu trách nhiệm về các nội dung khác đã được cơ quan, người có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận, quyết định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.\n5. Đơn vị xác định giá đất chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin để áp dụng phương pháp định giá đất; tuân thủ nguyên tắc, phương pháp định giá đất, trình tự, thủ tục định giá đất quy định tại Nghị định này; về tính độc lập, khách quan, trung thực trong hoạt động tư vấn xác định giá đất; đảm bảo việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các định giá viên thuộc tổ chức của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả tư vấn xác định giá đất.”\n11. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:\n“Điều 16. Trình tự, thủ tục thực hiện xác định giá đất cụ thể",
"Khoản 3 Điều 10 Nghị định 29/2022/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 12/2021/UBTVQH15\nTrên cơ sở Danh mục thống kê nhu cầu sử dụng thuốc và Danh mục các thuốc có hoạt chất, dạng bào chế, chủng loại vắc xin, dược liệu tương ứng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành, Bộ Y tế gửi thông báo đến các cơ sở sản xuất có thuốc đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 đề nghị hỗ trợ thuốc cho Bộ Y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.",
"Khoản 7 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bưu chính mới nhất\n1. Doanh nghiệp, tổ chức đề nghị cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính quy định tại Điều 9 Nghị định này và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ.\nViệc thông báo hoạt động bưu chính được thực hiện chậm nhất là 07 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hoạt động bưu chính.\n2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính từ chối cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với trường hợp không đúng thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này và nêu rõ lý do.\n3. Kể từ ngày nhận được hồ sơ, việc cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính được thực hiện trong thời hạn sau đây:\na) 20 ngày đối với việc thẩm tra và cấp giấy phép bưu chính;\nb) 10 ngày làm việc đối với việc thẩm tra và cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.\n4. Trong thời gian quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính phải thông báo cho doanh nghiệp, tổ chức về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.\n5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo, doanh nghiệp, tổ chức có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.\nTrường hợp doanh nghiệp, tổ chức không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc có sửa đổi, bổ sung nhưng chưa đạt yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính thông báo từ chối cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính và nêu rõ lý do.\n6. Việc thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều này được thực hiện bằng văn bản qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.\nKết quả giải quyết thủ tục cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính được trả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.”\nSửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 9 như sau:\n“Điều 9. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép bưu chính; cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính”\nb) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:\n\"a) Cấp, thu hồi giấy phép bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi nội tỉnh;\"\nc) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:\n\"a) Cấp, thu hồi giấy phép bưu chính đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế;”",
"Khoản 3 Điều 10 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 132/2008/NĐ-CP và 74/2018/NĐ-CP mới nhất\nTrong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 08/2009/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung bảng giá tối thiểu dùng làm căn cứ tính lệ phí trước bạ và truy thu thuế đối với hoạt động KD xe ô tô\nXe do Công ty TNHH Ford Việt Nam:\n\nSố TT\n\nSố loại\n\nKiểu xe\n\nGiá trước khi điều chỉnh (VND)\n\nGiá xe mới (VNĐ)\n\n1\n\nFord Ranger 2AW 8F2-2\n\nÔ tô tải (PICK UP cabin kép), hai cầu, Diesel XLT\n\n544.222.000\n\n538.568.000\n\n2\n\nFord Ranger 2AW 8F2-2\n\nÔ tô tải (PICK UP cabin kép), hai cầu, Diesel XL\n\n485.251.000\n\n480.865.000\n\n3\n\nFord Ranger 2AW 8F2-2\n\nÔ tô tải (PICK UP cabin kép), hai cầu, Diesel XLT, trang bị cao cấp du lịch\n\n574.550.000\n\n570.043.000\n\n4\n\nFord Ranger 2AW 8F2-2\n\nÔ tô tải (PICK UP cabin kép), hai cầu, Diesel XLT, trang bị cao cấp thể thao\n\n566.126.000\n\n561.300.000\n\n5\n\nFord Ranger 2AW 8F2-2\n\nÔ tô tải (PICK UP cabin kép), hai cầu, Diesel XL, trang bị nắp che thùng sau\n\n510.524.000\n\n505.345.000\n\n6\n\nFord Ranger 2AW 1F2-2\n\nÔ tô tải (PICK UP cabin kép), một cầu, Diesel XL, trang bị nắp che thùng sau\n\n448.183.000\n\n444.144.000\n\n7\n\nFord Ranger 2AW 1F2-2\n\nÔ tô tải (PICK UP cabin kép), một cầu, Diesel XL\n\n431.334.000\n\n426.658.000\n\n8\n\nFord Ranger UV7C\n\nÔ tô tải (PICK UP cabin kép), hai cầu, Diesel XLT\n\n517.644.000\n\n535.071.000\n\n9\n\nFord Ranger UV7C\n\nÔ tô tải (PICK UP cabin kép), hai cầu, Diesel XLT, trang bị cao cấp du lịch\n\n546.671.000\n\n566.546.000\n\n10\n\nFord Ranger UV7C\n\nÔ tô tải (PICK UP cabin kép), hai cầu, Diesel XLT, trang bị cao cấp thể thao\n\n538.608.000\n\n557.803.000\n\n11\n\nFord FOCUS DB3 QQDD MT\n\nÔ tô con 5 chỗ ngồi, động cơ xăng 1.8L, hộp số sàn, 4 cửa\n\n497.835.000\n\n498.351.000\n\n12\n\nFord FOCUS DA3 AODB AT\n\nÔ tô con 5 chỗ ngồi, động cơ xăng 2.0L, hộp số tự động, 5 cửa\n\n642.789.000\n\n636.490.000\n\n13\n\nFord FOCUS DB3 AODB AT\n\nÔ tô con 5 chỗ ngồi, động cơ xăng 2.0L, hộp số tự động, Ghia, 4 cửa\n\n576.720.000\n\n601.518.000\n\n14\n\nFord ESCAPE EV24\n\nÔ tô con 5 chỗ ngồi, động cơ xăng 2.3L, hộp số tự động, hai cầu, XLT\n\n679.320.000\n\n680.205.000\n\n15\n\nFord ESCAPE EV65\n\nÔ tô con 5 chỗ ngồi, động cơ xăng 2.3L, hộp số tự động, một cầu, XLS\n\n612.720.000\n\n613.758.000\n\n16\n\nFord TRANSIT FCC6 PHFA\n\nÔ tô khách 16 chỗ ngồi, động cơ Diesel\n\n620.043.000\n\n613.758.000\n\n17\n\nFord TRANSIT FCC6 GZFA\n\nÔ tô khách 16 chỗ ngồi, máy xăng\n\n609.933.000\n\n605.015.000\n\n18\n\nFord TRANSIT FCA6 PHFA 9S\n\nÔ tô con 9 chỗ ngồi, máy dầu\n\n634.741.000\n\n19\n\nFord TRANSIT FAC6 PHFA\n\nÔ tô tải VAN, 3 chỗ ngồi, máy dầu\n\n438.074.000\n\n454.636.000\n\n20\n\nFord TRANSIT FAC6 SWFA\n\nÔ tô tải VAN, 3 chỗ ngồi, máy dầu\n\n411.213.000\n\n445.893.000\n\n21\n\nFord Everest UW 152-2\n\nÔ tô con 7 chỗ ngồi, động cơ dầu 2.5L, một cầu, hộp số cơ khí\n\n563.049.000\n\n22\n\nFord Everest UW 151-7\n\nÔ tô con 7 chỗ ngồi, động cơ dầu 2.5L, một cầu, hộp số tự động\n\n603.267.000\n\n23\n\nFord Everest UW 852-2\n\nÔ tô con 7 chỗ ngồi, động cơ dầu 2.5L, hai cầu, hộp số cơ khí\n\n699.440.000\n\n24\n\nFord Everest UV9S\n\nÔ tô con 7 chỗ ngồi, động cơ dầu 2.5L, hai cầu, hộp số cơ khí\n\n668.109.000\n\n692.445.000\n\n25\n\nFord Mondeo BA7\n\nÔ tô con 5 chỗ, động cơ xăng 2.3L, hộp số tự động (Nhập khẩu nghuyên chiếc)\n\n947.385.000\n\n951.238.000\n",
"Khoản 2 Điều 12 Thông tư 22/2014/TT-BGTVT hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành khai thác bến phà bến khách mới nhất\nXuống phà:\na) Khi thấy đủ điều kiện an toàn, trưởng ca yêu cầu hành khách ra khỏi xe trước khi xe ô tô xuống phà, sau đó ra hiệu lệnh xuống phà bằng còi, cờ hiệu hoặc bằng tay;\nb) Trình tự xuống phà theo thứ tự lần lượt như sau: xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ;\nc) Cho lần lượt từng xe xuống phà. Khi xe ô tô bị chết máy ở dốc bến, nhân viên điều hành phải giúp người điều khiển phương tiện chèn xe. Nếu xe ô tô không tự nổ máy được phải dùng các biện pháp kéo xe ô tô ra khỏi mặt bến;\nd) Quy định cho xe ô tô tiến xuống phà: Nhân viên chỉ dẫn cho xe ô tô tiến chính giữa lưỡi phà với vận tốc không lớn hơn 5 km/h, hướng dẫn và sắp xếp xe ô tô vào vị trí trên phà. Sau khi xe ô tô đã ổn định vào vị trí trên phà, tiếp tục ra hiệu lệnh cho các xe ô tô tiếp theo xuống phà;\nđ) Quy định cho xe ô tô lùi xuống phà: Nhân viên ra hiệu lệnh cho xe ô tô tiến vào vị trí quay đầu xe tại đỉnh bến và lùi xe ô tô xuống dốc bến với vận tốc không lớn hơn 5km/h. Nhân viên quan sát, chỉ dẫn cho người lái xe điều khiển lùi xe ô tô xuống phà và hướng dẫn và sắp xếp xe ô tô vào vị trí trên phà. Sau khi xe ô tô đã ổn định vào vị trí trên phà, tiếp tục ra hiệu lệnh cho các xe ô tô tiếp theo lùi xuống phà và đưa vào vị trí đỗ trên phà;\ne) Việc xếp hành khách, hàng hóa và phương tiện giao thông đường bộ trên phà phải đảm bảo phà cân bằng, không nghiêng lệch, không chúi mũi, không quá mớn nước cho phép. Không để xe ô tô và hành khách đứng trên lưỡi phà hoặc ở các vị trí ảnh hưởng đến thao tác chuyên chở như: trên thành phà, gần cần bẩy phà và ở các vị trí làm khuất tầm nhìn của người lái phà;\ng) Khi đủ tải trọng cho phép, đóng cửa phà, nhắc nhở, kiểm tra hành khách mang dụng cụ cứu sinh;\nh) Phải kiểm tra lại tình trạng an toàn của phà, nếu đảm bảo điều kiện an toàn báo cáo thuyền trưởng ra lệnh cho phà dời bến.",
"Khoản 3 Điều 3 Quyết định 11/2021/QĐ-UBND tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô chuyên dùng tại các cơ quan Hà Nội\nViệc mua sắm xe ô tô chuyên dùng tại Quyết định này phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, quy định của pháp luật về mua sắm tài sản công và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Ưu tiên mua xe ô tô chuyên dùng được lắp ráp trong nước, chỉ mua xe nhập khẩu khi xe lắp ráp trong nước không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của xe chuyên dùng.",
"Khoản 3 Điều 1 Quyết định 223/QĐ-UBND tiêu chuẩn định mức sử dụng xe chuyên dùng trang bị cho cơ quan đơn vị Cà Mau\nXe ô tô sử dụng cho các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội mà không thực hiện việc thuê xe hoặc thuê xe không có hiệu quả: Xe ô tô phòng chống dịch, xe ô tô chống buôn lậu, kiểm tra kiểm soát thị trường, xe ô tô chở các đại biểu HĐND đi tiếp xúc cử tri. Ngoài các đối tượng nêu trên, các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo hoàn toàn nguồn kinh phí hoạt động có nhu cầu sử dụng xe ô tô để chở dụng cụ, trang thiết bị thuộc dụng cụ quản lý chuyên ngành thì được trang bị 01 xe ô tô bán tải từ nguồn kinh phí phát triển sự nghiệp của đơn vị."
] |
Dừng kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng sang biển trắng không? | kinh-doanh-van-tai | [
"Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT kiểm định phương tiện giao thông mới nhất\nSửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT) như sau:\n“Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số sê ri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới có biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen, sê ri biển số sử dụng một trong các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z thì cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải; đối với các trường hợp khác cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo khai báo của chủ xe.”.",
"Điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới nhất\nGiấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số seri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo có kinh doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải, đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo không kinh doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại không kinh doanh vận tải.",
"Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT an toàn phương tiện giao thông mới nhất\nSửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1 Điều 9 như sau:\n“1. Xe cơ giới thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu hoặc đã được kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Chủ xe chịu trách nhiệm dán Tem kiểm định (đối với trường hợp miễn kiểm định lần đầu) phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư này.”."
] | [
"Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư 54/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 27/2016/TT-BGTVT Giấy chứng nhận hoa tiêu hàng hải mới nhất\nChương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản;",
"Điểm d Khoản 4 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT an toàn phương tiện giao thông mới nhất\na) Giấy chứng nhận kiểm định lần đầu hoặc Tem kiểm định lần đầu của xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định bị mất thì trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định lần đầu, Tem kiểm định lần đầu, chủ sở hữu phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật đến các đơn vị đăng kiểm khai báo theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để được in lại 01 lần duy nhất Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải mang xe đến đơn vị đăng kiểm);\nb) Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Tem kiểm định của xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu bị hư hỏng, có sự sai lệch so với thông tin của xe thì chủ xe mang Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã được cấp đến đơn vị đăng kiểm và khai báo theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để đơn vị đăng kiểm rà soát, kiểm tra thông tin và để được in lại Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải mang xe đến đơn vị đăng kiểm).”",
"Điểm a Khoản 2 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT an toàn phương tiện giao thông mới nhất\nXe cơ giới chưa qua sử dụng thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu quy định tại khoản 3 Điều này;",
"Điểm a Khoản 8 Điều 2 Quyết định 26/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục hàng hải Việt Nam\nXây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về phát triển vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển;",
"Điểm c Khoản 11 Điều 2 Nghị định 41/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quản lý hoạt động vận tải ô tô mới nhất\nKhi cơ quan cấp phù hiệu, biển hiệu ban hành quyết định thu hồi, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký, đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp, đồng thời dừng hoạt động kinh doanh vận tải đối với xe bị thu hồi.\nTrường hợp đơn vị kinh doanh vận tải nộp lại phù hiệu, biển hiệu theo theo đúng quyết định thu hồi, Sở Giao thông vận tải chỉ cấp mới, cấp lại phù hiệu, biển hiệu sau thời gian 30 ngày (60 ngày đối với trường hợp vi phạm lần thứ 2 trong thời gian 06 tháng liên tụkể từ ngày đơn vị kinh doanh vận tải nộp phù hiệu, biển hiệu đến Sở Giao thông vận tải.\nTrường hợp quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan cấp phù hiệu, biển hiệu ban hành quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu mà đơn vị kinh doanh vận tải không nộp, Sở Giao thông vận tải chỉ cấp mới, cấp lại phù hiệu, biển hiệu sau thời gian 45 ngày (90 ngày đối với trường hợp vi phạm lần thứ 2 trong thời gian 06 tháng liên tụkể từ ngày đơn vị kinh doanh vận tải nộp đủ phù hiệu, biển hiệu theo quyết định thu hồi;",
"Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 160/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải biển dịch vụ đại lý tàu biển lai dắt tàu biển mới nhất\nCó sự thay đổi các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển."
] |
Hồ sơ cấp đổi lại biển đổi biển vàng sang biển trắng gồm những giấy tờ gì? | kinh-doanh-van-tai | [
"Điều 17 Thông tư 24/2023/TT-BCA cấp thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới mới nhất\nHồ sơ cấp đổi, cấp lại\n1. Giấy khai đăng ký xe.\n2. Giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.\n3. Chứng nhận đăng ký xe (trường hợp cấp đổi chứng nhận đăng ký xe) hoặc biển số xe (trường hợp cấp đổi biển số xe).\n4. Một số giấy tờ khác:\na) Trường hợp cấp đổi biển số xe từ nền màu vàng, chữ và số màu đen sang biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen thì phải có thêm quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải hoặc quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu;\nb) Trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung thì phải có thêm chứng từ nguồn gốc, chứng từ lệ phí trước bạ, chứng từ chuyển quyền sở hữu của tổng thành máy hoặc tổng thành khung đó theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;\nc) Trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung không cùng nhãn hiệu thì phải có thêm giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo quy định;\nd) Trường hợp cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung của xe đã đăng ký thì phải có chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số của xe đã đăng ký đó."
] | [
"Điều 5 Thông tư 37/2015/TT-BCA sửa đổi Thông tư 17/2012/TT-BCA 18/2012/TT-BCA 19/2012/TT-BCA\nTrách nhiệm thi hành\nCác Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Giám đốc các học viện, hiệu trưởng các trường Công an nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.\nTổng cục Chính trị Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.\nTrong quá trình tổ chức thực hiện Thông tư nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) để có hướng dẫn kịp thời",
"Điều 3 Thông tư 37/2015/TT-BCA sửa đổi Thông tư 17/2012/TT-BCA 18/2012/TT-BCA 19/2012/TT-BCA\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2012/TT- BCA ngày 10/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về Nghi lễ Công an nhân dân\n1. Bổ sung điểm b khoản 1 Điều 5 như sau:\n“b) Chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tháng: các đơn vị Công an từ cấp phường, đồn, đội và tương đương trở lên có trụ sở độc lập (trừ các đơn vị và đối tượng học sinh, sinh viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tháng vào đầu giờ làm việc buổi sáng, ngày làm việc đầu tiên của tuần đầu tháng. Tuần đầu tháng được xác định là tuần không có ngày làm việc của tháng trước”.\n2. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 7 như sau:\n“đ) Đội hình lãnh đạo và các đơn vị tham gia lễ chào cờ Tổ quốc khi tổ chức ở ngoài trời:\nCác đơn vị trực thuộc đứng thành hàng dọc, đội hình đơn vị chào cờ đứng thành hàng ngang. Lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ chào cờ đứng thành một hàng dọc chính giữa đội hình, đối diện với cờ Tổ quốc, cách hàng bên phải, bên trái đội hình đơn vị 01 mét. Đối với đơn vị thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên thì lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ chào cờ đứng thành hai hàng dọc chính giữa đội hình, đối diện với cờ Tổ quốc, cách hàng bên phải, bên trái đội hình đơn vị 01 mét; cấp trưởng đứng trước, đứng sau cấp trưởng là các cấp phó, đứng bên trái cấp trưởng là chính ủy hoặc chính trị viên, đứng sau chính ủy hoặc chính trị viện là phó chính ủy hoặc phó chính trị viên. Khi chỉnh hàng, trực ban hô khẩu lệnh “tại chỗ nhìn bên phải thẳng hoặc tại chỗ nhìn bên trái thẳng” các hàng bên trái hoặc bên phải (kể cả hàng của lãnh đạo đơn vị nhìn hàng ngoài cùng của hàng bên phải hoặc hàng ngoài cùng của hàng bên trái để gióng hàng). Khi chủ lễ lên vị trí chào cờ thì đồng chí đứng liền sau chủ lễ không bước lên và thực hiện động tác chào như người đứng ở đầu hàng”.\n3. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 7 như sau:\n“d) Đội hình lãnh đạo và các đơn vị tham gia lễ chào cờ Tổ quốc tổ chức ở trong nhà:\nVị trí của lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ chào cờ Tổ quốc ở trong nhà (hội trường) có bàn, ghế đứng ở hàng ngang thứ nhất, lãnh đạo đơn vị trực thuộc đứng từ hàng ngang thứ 2 trở xuống, tiếp theo là cán bộ, chiến sĩ; chủ lễ, trực ban, cán bộ đọc 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân đội mũ kê pi, cán bộ, chiến sĩ khác tham gia lễ chào cờ không đội mũ. Khi hô khẩu lệnh \"chào cờ, chào\" thì lãnh đạo đơn vị đứng ở hàng ngang thứ nhất thực hiện động tác chào. Trường hợp tổ chức chào cờ trong nhà, bàn ghế không sắp xếp theo các vị trí trên thì chủ lễ bố trí đội hình cho phù hợp với điều kiện thực tế. Chào cờ Tổ quốc ở trong nhà không có bàn, ghế thì thực hiện như chào cờ Tổ quốc khi tổ chức ở ngoài trời”.\n4. Sửa đổi, bổ sung tiết 1 điểm d khoản 1 Điều 8 như sau:\n“- Trường hợp không có cấp trên là chủ lễ:\nKhi trực ban buổi lễ về vị trí, đồng chí chủ lễ thực hiện động tác quay sau hoặc đến vị trí thích hợp thực hiện động tác chào, hô “nhận xét, nghỉ” (nếu không có ghế ngồi), hoặc hô “nhận xét, ngồi xuống” (nếu có ghế ngồi), rồi nhận xét, đánh giá tình hình, kết quả công tác trong tuần hoặc tháng. Nhận xét xong, chủ lễ hô nhận xét, hết”; đồng thời, thực hiện động tác chào và đi về vị trí ban đầu”.\n5. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 21 như sau:\n“5. Công bố quyết định và tổ chức trao thưởng do Ban tổ chức thực hiện:\na) Công bố quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước và tổ chức trao thưởng cho tập thể, cá nhân\n- Công bố quyết định khen thưởng cho tập thể: trước khi công bố, người công bố mời Tổ Công an kỳ, lãnh đạo của đơn vị được khen thưởng lên vị trí danh dự để nghe công bố quyết định khen thưởng. Tổ Công an kỳ từ vị trí tập kết thành một hàng dọc đi nghiêm ra vị trí danh dự, đứng nghiêm thành một hàng ngang thực hiện động tác giữ Công an kỳ, mặt hướng về các đại biểu dự lễ. Lãnh đạo đơn vị được khen thưởng thành một hàng dọc đi đến vị trí danh dự, đứng nghiêm thành một hàng ngang bên phải và cách Tổ Công an kỳ 1,5 mét, mặt hướng về các đại biểu dự lễ. Sau đó, công bố quyết định và mời cấp trên trao quyết định, trao thưởng.\n- Công bố quyết định khen thưởng cho cá nhân: trước khi công bố, người công bố mời cá nhân được khen thưởng lên vị trí danh dự để nghe công bố quyết định khen thưởng. Người được khen thưởng đi đến vị trí danh dự, đứng nghiêm thành một hàng ngang, thứ tự từ phải sang trái theo hướng nhìn lên lễ đài (nếu từ hai người trở lên), mặt hướng về các đại biểu dự lễ. Sau đó, công bố quyết định và mời cấp trên trao quyết định, trao thưởng.\nb) Quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ và các hình thức khen thưởng khác\nViệc tổ chức trao thưởng có thể thực hiện theo một trong hai hình thức sau:\n- Hình thức thứ nhất: sau khi công bố quyết định khen thưởng xong, người công bố mời đại diện lãnh đạo của đơn vị hoặc cá nhân có tên trong quyết định khen thưởng lên vị trí danh dự. Đại diện lãnh đạo của đơn vị hoặc cá nhân được khen thưởng đi đến vị trí danh dự, đứng nghiêm thành một hàng ngang thứ tự từ phải sang trái theo hướng nhìn lên lễ đài (nếu từ hai người trở lên) mặt hướng về các đại biểu dự lễ; sau đó mời cấp trên trao thưởng, trao thưởng từ phải qua trái hướng nhìn lên lễ đài;\n- Hình thức thứ hai: trong buổi lễ trao thưởng có nhiều tập thể đơn vị hoặc cá nhân được khen thưởng, sau khi công bố quyết định xong, mời lãnh đạo cấp trên lên đứng bên phải lễ đài nhìn từ dưới lên để trao thưởng, mặt hướng về các đại biểu dự lễ, đồng thời mời đại diện tập thể đơn vị hoặc cá nhân lên nhận thưởng, nhận xong về đứng thành hàng ngang thứ tự từ phải sang trái theo hướng nhìn lên lễ đài, mặt hướng về các đại biểu dự lễ.\nViệc trao thưởng theo hình thức nào do Trưởng ban tổ chức quyết định.\nc) Phục vụ trao thưởng\n- Phục vụ việc trao thưởng có 2 người: từ vị trí tập kết, người phục vụ thứ nhất đi đều đến đứng bên trái người trao thưởng, cách khoảng 70 cm, người phục vụ thứ 2 hai tay nâng khay để phần thưởng đi sau và đứng bên trái phía sau người phục vụ thứ nhất cách khoảng 70 cm. Người phục vụ thứ nhất lấy phần thưởng ở trong khay đựng phần thưởng chuyển cho người trao thưởng (đối với các loại bằng có khung thì hai tay cầm hai cạnh bên, nếu là cờ thường thì cầm ở cán treo cờ).\n- Người phục vụ trao thưởng mặc trang phục Công an nhân dân, nếu người phục vụ thứ hai là nữ có thể mặc áo dài”.",
"Điều 2 Thông tư 37/2015/TT-BCA sửa đổi Thông tư 17/2012/TT-BCA 18/2012/TT-BCA 19/2012/TT-BCA\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2012/TT-BCA ngày 10/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân\n1. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:\n“ Điều 9. Vị trí của lãnh đạo, chỉ huy trong đội hình đơn vị\n1. Vị trí của lãnh đạo, chỉ huy trong đội hình hàng ngang\nCấp trưởng đứng bên phải ngoài cùng ngang với hàng trên cùng, đứng sau cấp trưởng thành một hàng dọc là phó chỉ huy về tham mưu, phó chỉ huy về hậu cần; đứng bên trái cấp trưởng là chính ủy hoặc chính trị viên, đứng sau chính ủy hoặc chính trị viên là phó chính ủy hoặc phó chính trị viên. Riêng đội hình tiểu đội: cấp trưởng đứng bên phải ngoài cùng đội hình tiểu đội, cấp phó đứng bên trái cấp trưởng.\n2. Vị trí của lãnh đạo, chỉ huy trong đội hình hàng dọc\nCấp trưởng đứng phía trước chính giữa đội hình, đứng sau cấp trưởng là chính ủy, hoặc chính trị viên, cấp phó xếp thành một hàng ngang đứng sau chính ủy hoặc chính trị viên, thứ tự (từ phải sang trái) phó chỉ huy về tham mưu, phó chính ủy hoặc phó chính trị viên, phó chỉ huy về hậu cần. Riêng đội hình tiểu đội, trung đội: cấp trưởng đứng phía trước, cấp phó đứng sau cấp trưởng.\n3. Vị trí của lãnh đạo, chỉ huy trong đội hình cấp trên\nLãnh đạo, chỉ huy đơn vị căn cứ vào đội hình cấp trên quy định để xác định vị trí đứng của mình”.\n2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 18 như sau:\n“b) Báo cáo trong các hội nghị, hội thi, hội thảo, buổi lễ, học tập phải xưng đầy đủ thứ tự: tôi, cấp bậc, họ tên, trực ban hội nghị..., báo cáo đồng chí cấp bậc (nếu có), họ tên, chức vụ cao nhất về chính quyền của người nhận báo cáo, đại biểu hoặc cán bộ, chiến sĩ, học viên dự hội nghị...đã có mặt, đội ngũ chính tề, xin chỉ thị đồng chí (nếu là lãnh đạo Bộ) xin ý kiến đồng chí (đối với các trường hợp khác), báo cáo hết (trường hợp không phải xin ý kiến), kinh mời đồng chí lên vị trí chủ lễ (nếu báo cáo trong buổi lễ chào cờ)”\n3. Sửa đổi, bổ sung Điều 104 như sau:\n“Điều 104. Cờ truyền thống Công an nhân dân; tổ chức, trang phục, trang bị, vị trí Tổ Công an kỳ\n1. Cờ truyền thống Công an nhân dân: chất liệu bằng vải, chiều dài 1,95 mét; chiều rộng 1,30 mét, không có tua rua; cán cờ bằng gỗ màu nâu đỏ, dài 2,75 mét, đường kính 3,5 cm; búp cờ màu vàng, dài 25 cm đường kính rộng nhất của búp cờ 5,5 cm, trên búp cờ có tua cờ bằng chỉ màu vàng, dài 30 cm; nền cờ màu đỏ, ở giữa có ngôi sao 5 cánh màu vàng, góc trên phía trái có 6 chữ “BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” in hoa, màu vàng, nét cuối của chữ thứ sáu không vượt quá đầu của cánh sao phía phải và được in 2 mặt.\n2. Tổ Công an kỳ gồm 3 đồng chí:\na) Một đồng chí mang Công an kỳ;\nb) Hai đồng chí bảo vệ Công an kỳ.\n3. Trang phục, trang bị của Tổ Công an kỳ\na) Trang phục:\n- Khi thực hiện các nghi lễ Công an nhân dân (lễ đón lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đón nhận huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước; khi thực hiện lễ tang) mặc trang phục chuyên dùng theo quy định của Bộ Công an;\n- Khi tham gia duyệt đội ngũ, duyệt binh, Điều binh mặc trang phục theo quy định của từng lực lượng, thống nhất với trang phục của cán bộ, chiến sĩ đi trong đội hình khối; mặc trang phục xuân hè áo kiểu sơ mi để áo trong quần, đeo dây chéo, áo kiểu bludông để áo ngoài quần không đeo dây chéo; mặc trang phục thu đông đeo dây chéo, mang găng tay trắng.\nb) Trang bị: đồng chí giữ Công an kỳ đeo súng ngắn, hai đồng chí bảo vệ Công an kỳ đeo súng ngắn (nếu là sĩ quan), treo súng tiểu liên AK (nếu là hạ sĩ quan).\n4. Vị trí Tổ Công an kỳ:\na) Tổ Công an kỳ trong đội hình hàng ngang: đứng bên phải và cách đội hình đơn vị 1 mét;\nb) Tổ Công an kỳ trong đội hình hàng dọc: đứng phía trước chính giữa và cách đội hình đơn vị 3 mét sau đồng chí chỉ huy 2 mét.",
"Điều 1 Thông tư 24/2023/TT-BCA cấp thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới mới nhất\nPhạm vi điều chỉnh\nThông tư này quy định về hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới được quy định trong Luật Giao thông đường bộ, bao gồm: Đăng ký xe lần đầu; đăng ký sang tên, di chuyển xe; cấp đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; đăng ký xe tạm thời; thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; đăng ký, cấp biển số xe trúng đấu giá (sau đây gọi chung là đăng ký xe); hướng dẫn giải quyết một số trường hợp cụ thể; biểu mẫu, thời hạn sử dụng chứng nhận đăng ký xe, xác định năm sản xuất của xe và biển số xe.",
"Điều 14 Nghị định 161/2013/NĐ-CP đăng ký mua bán đóng mới tàu biển\nThủ tục đăng ký thay đổi tên chủ tàu biển\n1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được cấp trong trường hợp thay đổi tên gọi của chủ tàu biển là giấy chứng nhận đăng ký tàu biển tương ứng với hình thức đăng ký trước đây của tàu biển đó với tên gọi mới của chủ tàu.\n2. Hồ sơ đăng ký thay đổi tên chủ tàu biển.\na) Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm d, đ, g và h Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;\nb) Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm b, c, d và i Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;\nc) Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;\nd) Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, các giấy tờ quy định tại các Điểm đ, e và g Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.\n3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây.\n4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:\na) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;\nb) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;\nc) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.\n5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.",
"Điều 15 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe Bộ trưởng Bộ Công an\nCấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mất\n1. Hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mất bao gồm:\na) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).\nb) Các giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.\nTrường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài, phải có:\n- Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước (đối với cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế) hoặc Sở Ngoại vụ (đối với cơ quan lãnh sự).\n- Công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế.\n- Đối với nhân viên nước ngoài phải xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng).\n2. Khi cấp lại giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe thì giữ nguyên biển số. Trường hợp xe đang sử dụng biển 3 số hoặc 4 số hoặc khác hệ biển thì đổi sang biển 5 số theo quy định.\nTrường hợp xe đã đăng ký, cấp biển số nhưng chủ xe đã làm thủ tục sang tên, di chuyển đi địa phương khác, nay chủ xe đề nghị đăng ký lại nguyên chủ thì giải quyết đăng ký lại và giữ nguyên biển số cũ; trường hợp biển số cũ là biển 3 số hoặc 4 số hoặc khác hệ biển thì cấp đổi sang biển 5 số theo quy định.",
"Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA cấp thu hồi đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ\nCấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe\n1. Đối tượng cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe: Xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn, xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký cấp biển nền màu trắng, chữ và số màu đen; gia hạn giấy chứng nhận đăng ký xe; giấy chứng nhận đăng ký xe bị mờ, rách nát hoặc bị mất hoặc thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, địa chỉ) hoặc chủ xe có nhu cầu đổi giấy chứng nhận đăng ký xe cũ lấy giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định của Thông tư này.\n2. Đối tượng cấp đổi, cấp lại biển số xe: Biển số bị mờ, gẫy, hỏng hoặc bị mất hoặc chủ xe có nhu cầu đổi biển số 3, 4 số sang biển số 5 số; xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký cấp biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen.\n3. Thủ tục hồ sơ đổi lại, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: Chủ xe nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Thông tư này, giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc biển số xe (trường hợp đổi biển số xe), trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung thì phải có thêm: Giấy tờ lệ phí trước bạ theo quy định, giấy tờ chuyển quyền sở hữu (thay động cơ, khung) theo quy định, giấy tờ nguồn gốc của tổng thành máy, tổng thành khung.",
"Điều 16 Nghị định 161/2013/NĐ-CP đăng ký mua bán đóng mới tàu biển\nThủ tục đăng ký thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển\n1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được cấp trong trường hợp tàu biển thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển là giấy chứng nhận đăng ký tàu biển tương ứng với hình thức đăng ký trước đây của tàu biển đó cấp cho chủ tàu có tàu biển đăng ký thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển.\n2. Hồ sơ đăng ký thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển.\na) Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;\nb) Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn: hồ sơ đăng ký bao gồm Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm b và c Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;\nc) Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;\nd) Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; giấy tờ quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.\n3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây.\n4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:\na) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;\nb) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;\nc) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.\n5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản."
] |
Xe ô tô kinh doanh vận tải có phải lắp camera không? | kinh-doanh-van-tai | [
"Khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nBổ sung khoản 8 Điều 34 như sau:\n\"8. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.\"."
] | [
"Khoản 10 Điều 34 Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam mới nhất\nTổng hợp tình hình và thống kê số liệu các việc về quốc tịch đã giải quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.",
"Khoản 2 Điều 10 Nghị định 34/2021/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 119/2020/QH14 mô hình chính quyền đô thị mới nhất\nPhó Chủ tịch quận có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch quận phân công, ủy quyền và chịu trách nhiệm về các chỉ đạo, quyết định của mình.",
"Khoản 8 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế mới nhất\nCác khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.",
"Khoản 2 Điều 3 Thông tư 23/2013/TT-BGTVT dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô\nĐơn vị kinh doanh vận tải: là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có phương tiện thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.",
"Khoản 6 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nXe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.",
"Khoản 5 Điều 36 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nGiấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng; các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành."
] |
Phương tiện vận tải hành khách ASEAN có ký hiệu phân biệt quốc gia như thế nào? | kinh-doanh-van-tai | [
"Khoản 3 Điều 5 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới mới nhất\nPhương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào phía sau xe ký hiệu phân biệt quốc gia và dán lên kính chắn gió phù hiệu phương tiện vận tải qua biên giới ASEAN được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận của các nước ASEAN. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:\na) Vương quốc Brunei: BRU;\nb) Vương quốc Campuchia: KH;\nc) Cộng hòa Indonesia: RI;\nd) Liên bang Malaysia: MAL;\nđ) Cộng hòa Philippines: RP;\ne) Cộng hòa Singapore: SGP;\ng) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;\nh) Liên bang Myanmar: MYA;\ni) Vương quốc Thái Lan: T;\nk) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN."
] | [
"Khoản 5 Điều 21 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới mới nhất\nPhương tiện qua lại biên giới phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba phù hợp với luật pháp và các quy định của nước chủ nhà.",
"Khoản 6 Điều 5 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới mới nhất\nCác giấy tờ quy định tại khoản 5 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.",
"Khoản 3 Điều 3 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 37/2018/TT-BGTVT mới nhất\nChánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này",
"Khoản 1 Điều 21 Thông tư 88/2014/TT-BGTVT thực hiện Hiệp định phương tiện cơ giới đường bộ Việt Nam Lào\nTổng cục Đường bộ Việt Nam\na) Tổ chức quản lý và hướng dẫn hoạt động đối với các phương tiện qua lại biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Lào;\nb) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và xử lý phương tiện thương mại và phi thương mại của Việt Nam và Lào hoạt động qua lại biên giới giữa hai nước;\nc) Xây dựng, triển khai và hướng dẫn thực hiện phần mềm quản lý hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Lào;\nd) Chủ trì tổ chức hội nghị thường niên với Cục Vận tải Lào để trao đổi, giải quyết các vấn đề có liên quan đến vận tải đường bộ giữa hai nước;\nđ) In và phát hành ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam, Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào, Giấy phép liên vận Việt - Lào, danh sách hành khách.",
"Khoản 1 Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Hiệp định Nghị định thư vận tải đường bộ Việt Nam Campuchia\nKý hiệu phân biệt quốc gia của Campuchia là KH; ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam là VN. Ký hiệu phân biệt quốc gia do cơ quan cấp phép phát hành cùng với việc cấp Giấy phép liên vận. Phương tiện của Việt Nam phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia ở kính trước và phía sau phương tiện.",
"Khoản 3 Điều 3 Thông tư 18/2010/TT-BGTVT hướng dẫn Hiệp định và Nghị định thư\nBiển ký hiệu phân biệt quốc gia (gọi tắt là biển ký hiệu quốc gia)\na) Ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam là “VN\". Biển ký hiệu phân biệt quốc gia quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này do cơ quan cấp Giấy phép vận tải biển liên vận cấp;\nb) Ký hiệu phân biệt quốc gia của Campuchia là “KH”. Biển ký hiệu phân biệt quốc gia của Campuchia do cơ quan có thẩm quyền của Campuchia cấp;\nc) Biển ký hiệu phân biệt quốc gia được gắn ở trên kính phía trước và phía sau phương tiện, riêng biệt so với biển số đăng ký."
] |
Dừng kinh doanh vận tải có phải đổi biển số xe? | kinh-doanh-van-tai | [
"Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT kiểm định phương tiện giao thông mới nhất\nSửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT) như sau:\n“Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số sê ri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới có biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen, sê ri biển số sử dụng một trong các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z thì cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải; đối với các trường hợp khác cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo khai báo của chủ xe.”.",
"Điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới nhất\nGiấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số seri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo có kinh doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải, đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo không kinh doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại không kinh doanh vận tải.",
"Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT an toàn phương tiện giao thông mới nhất\nSửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1 Điều 9 như sau:\n“1. Xe cơ giới thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu hoặc đã được kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Chủ xe chịu trách nhiệm dán Tem kiểm định (đối với trường hợp miễn kiểm định lần đầu) phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư này.”."
] | [
"Điểm e Khoản 5 Điều 37 Thông tư 24/2023/TT-BCA cấp thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới mới nhất\nBiển số xe ô tô, xe mô tô nền màu vàng, chữ và số màu đỏ, có ký hiệu địa phương đăng ký và hai chữ cái viết tắt của khu kinh tế theo quy định của Chính phủ;\ng) Một số trường hợp có ký hiệu sêri riêng, gồm:\nBiển số xe có ký hiệu “CD” cấp cho xe ô tô chuyên dùng, kể cả xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân sử dụng vào mục đích an ninh;\nBiển số có ký hiệu “KT” cấp cho xe của doanh nghiệp quân đội, theo đề nghị của Cục Xe - Máy;\nBiển số có ký hiệu “RM” cấp cho rơ moóc, sơ mi rơ moóc;\nBiển số có ký hiệu “MK” cấp cho máy kéo;\nBiển số có ký hiệu “TĐ” cấp cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước, được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thí điểm, kể cả xe chở người 4 bánh có gắn động cơ, xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ;\nBiển số có ký hiệu “HC” cấp cho xe ô tô phạm vi hoạt động hạn chế;\nXe có kết cấu tương tự loại xe nào thì cấp biển số đăng ký của loại xe đó.\nMàu sắc biển số của các sêri thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 5 Điều này.",
"Điểm b Khoản 4 Điều 1 Thông tư 08/2024/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 19/2018/TT-BGTVT đăng kiểm viên đường sắt mới nhất\nKiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với thiết bị, phương tiện giao thông đường sắt;",
"Điểm a Khoản 5 Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BCA cấp thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới mới nhất\nĐối với cấp xã có số lượng xe mô tô đăng ký mới dưới 150 xe/năm, giao Công an cấp xã đó trực tiếp đăng ký xe hoặc giao cho Công an huyện, thị xã, thành phố hoặc Công an cấp xã đã được phân cấp đăng ký xe tổ chức đăng ký xe theo cụm;",
"Điểm a Khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 50/2015/TT-BGTVT quản lý kết cấu giao thông mới nhất\nĐối với các tuyến quốc lộ không có dải phân cách giữa, khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề cùng phía dọc theo một bên tuyến được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến quốc lộ, cụ thể như sau: đối với đường cấp III không nhỏ hơn 1.500 mét, đối với đường cấp IV trở xuống không nhỏ hơn 1.000 mét”.",
"Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư 133/2014/TT-BTC chế độ thu nộp quản lý sử dụng phí đường bộ theo đầu phương tiện\nSở Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ (kiểm tra các điều kiện: Các xe đề nghị tạm dừng lưu hành là xe kinh doanh vận tải và thuộc sở hữu của doanh nghiệp; thời gian đề nghị tạm dừng lưu hành của từng xe phải liên tục từ 30 ngày trở lên).\n- Trường hợp chưa đủ điều kiện thì ra Thông báo (theo mẫu tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này) trả lại doanh nghiệp để hoàn thiện lại hồ sơ. Thời gian thực hiện 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn;\n- Trường hợp đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải ký xác nhận vào Đơn xin tạm dừng lưu hành, đồng thời lập Biên bản tạm giữ phù hiệu, biển hiệu (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này; thời gian thực hiện 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.",
"Điểm a Khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP kinh doanh điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô\nXe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công - ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;",
"Điểm d Khoản 7 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất\nKhi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh thì đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh ngay sau khi quyết định có hiệu lực.",
"Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ mới nhất\nDữ liệu định danh bao gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải; tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải); biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe); trọng tải xe (số chỗ hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông); loại hình kinh doanh; họ và tên người lái xe, số giấy phép người lái xe. Dữ liệu định danh này phải được gắn kết với dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe;"
] |
Hồ sơ cấp đổi lại biển số xe gồm những giấy tờ gì? | kinh-doanh-van-tai | [
"Điều 17 Thông tư 24/2023/TT-BCA cấp thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới mới nhất\nHồ sơ cấp đổi, cấp lại\n1. Giấy khai đăng ký xe.\n2. Giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.\n3. Chứng nhận đăng ký xe (trường hợp cấp đổi chứng nhận đăng ký xe) hoặc biển số xe (trường hợp cấp đổi biển số xe).\n4. Một số giấy tờ khác:\na) Trường hợp cấp đổi biển số xe từ nền màu vàng, chữ và số màu đen sang biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen thì phải có thêm quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải hoặc quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu;\nb) Trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung thì phải có thêm chứng từ nguồn gốc, chứng từ lệ phí trước bạ, chứng từ chuyển quyền sở hữu của tổng thành máy hoặc tổng thành khung đó theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;\nc) Trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung không cùng nhãn hiệu thì phải có thêm giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theo quy định;\nd) Trường hợp cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung của xe đã đăng ký thì phải có chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số của xe đã đăng ký đó."
] | [
"Điều 17 Thông tư 36/2010/TT-BCA đăng ký xe\nTrách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe\n1. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký, quản lý xe\n1.1. Làm thủ tục cấp giấy chứng nhận thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho những trường hợp quy định tại Điều 16 Thông tư này.\n1.2. Căn cứ danh sách xe ô tô hết niên hạn sử dụng, xe không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật do cơ quan đăng kiểm cung cấp, cơ quan thu hồi biển số xe phải rà soát, làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.\n1.3. Phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ xe cư trú để thông báo, yêu cầu tổ chức, cá nhân có xe hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh đến cơ quan Cảnh sát giao thông làm thủ tục thu hồi đăng ký, biển số xe. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu chủ xe không tự giác đến làm thủ tục thì phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn thu hồi giấy đăng ký, biển số xe.\n1.4. Thông báo danh sách xe hết niên hạn sử dụng cho Công an các đơn vị, địa phương làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông biết để phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật.\n2. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương và lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông\n2.1. Thông qua công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nếu phát hiện xe ô tô hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe 3, 4 bánh tự chế tham gia giao thông trên địa bàn, Công an các đơn vị, địa phương và các lực lượng khác làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải lập biên bản, đình chỉ lưu hành xe, tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho cơ quan Cảnh sát giao thông nơi đã đăng ký xe đó biết để làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.\n2.2. Trường hợp xe tai nạn giao thông bị phá huỷ không sử dụng được thì cơ quan thụ lý giải quyết vụ tai nạn giao thông đó tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã đăng ký xe đó để làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.",
"Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA cấp thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới mới nhất\nNguyên tắc đăng ký xe\n1. Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì được đăng ký, cấp một bộ biển số xe theo quy định tại Thông tư này.\n2. Chủ xe là tổ chức, cá nhân có trụ sở, nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú, tạm trú) tại địa phương nào thì đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe thuộc địa phương đó; trừ trường hợp quy định tại khoản 14 Điều 3 Thông tư này.\n3. Biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe (sau đây gọi là biển số định danh). Biển số định danh là biển số có ký hiệu, seri biển số, kích thước của chữ và số, màu biển số theo quy định tại Thông tư này.\n4. Đối với chủ xe là công dân Việt Nam thì biển số xe được quản lý theo số định danh cá nhân.\n5. Đối với chủ xe là người nước ngoài thì biển số xe được quản lý theo số định danh của người nước ngoài do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập hoặc số thẻ thường trú, số thẻ tạm trú hoặc số chứng minh thư khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.\n6. Đối với chủ xe là tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập; trường hợp chưa có mã định danh điện tử của tổ chức thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành lập.\n7. Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, hư hỏng hoặc chuyển quyền sở hữu xe thì biển số định danh của chủ xe được cơ quan đăng ký xe thu hồi và cấp lại khi chủ xe đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình. Số biển số định danh được giữ lại cho chủ xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày thu hồi; quá thời hạn nêu trên, nếu chủ xe chưa đăng ký thì số biển số định danh đó được chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định.\n8. Trường hợp chủ xe chuyển trụ sở, nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì được giữ lại biển số định danh đó (không phải đổi biển số xe).\n9. Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe.\n10. Việc kê khai đăng ký xe được thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an (sau đây gọi chung là cổng dịch vụ công). Chủ xe sử dụng mã hồ sơ đã kê khai trên cổng dịch vụ công để làm thủ tục đăng ký xe. Trường hợp không thực hiện được trên cổng dịch vụ công do không có dữ liệu điện tử hoặc lỗi kỹ thuật thì chủ xe kê khai làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe.\n11. Việc nộp lệ phí đăng ký xe thực hiện qua ngân hàng hoặc trung gian thanh toán được kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên cổng dịch vụ công; trường hợp không thực hiện được trên cổng dịch vụ công thì nộp tại cơ quan đăng ký xe.\n12. Việc nhận kết quả đăng ký xe được thực hiện trực tuyến trên cổng dịch vụ công hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích (trường hợp thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình) hoặc nhận tại cơ quan đăng ký xe theo nhu cầu của chủ xe.\n13. Dữ liệu điện tử các giấy tờ, chứng từ trong thành phần hồ sơ xe do hệ thống đăng ký, quản lý xe tiếp nhận từ cổng dịch vụ công hoặc cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành hoặc dữ liệu điện tử được quét (scan) từ các chứng từ trong thành phần hồ sơ, bản chà số máy, số khung, kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ văn bản giấy, có chữ ký số của cán bộ đăng ký xe, cơ quan đăng ký xe (sau đây gọi chung là số hóa hồ sơ) có giá trị pháp lý như văn bản giấy.\n14. Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá biển số xe ô tô được lựa chọn đăng ký, cấp biển số xe trúng đấu giá tại Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông) nơi chủ xe có trụ sở, cư trú hoặc tại Phòng Cảnh sát giao thông quản lý biển số xe trúng đấu giá đó.\n15. Tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự, an toàn giao thông mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì chưa giải quyết đăng ký xe; sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì được đăng ký xe theo quy định của Thông tư này.",
"Điều 8 Thông tư 24/2023/TT-BCA cấp thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới mới nhất\nHồ sơ đăng ký xe lần đầu\nHồ sơ đăng ký xe lần đầu gồm:\n1. Giấy khai đăng ký xe.\n2. Giấy tờ của chủ xe.\n3. Giấy tờ của xe.",
"Điều 30 Thông tư 20/2010/TT-BGTVT cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy\nSở Giao thông vận tải\n1. Tổ chức thực hiện việc cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng theo quy định của Thông tư này tại địa phương.\n2. Quản lý hồ sơ đăng ký:\na) Lưu và quản lý hồ sơ đăng ký gồm hồ sơ cấp đăng ký lần đầu, cấp đăng ký có thời hạn, cấp đổi, cấp lại, cấp đăng ký tạm thời; sang tên, di chuyển đăng ký; xoá sổ, thu hồi đăng ký, biển số và các loại giấy tờ khác có liên quan đến việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số;\nb) Các trường hợp mất hoặc có sự gian lận trong quản lý hồ sơ lưu tại Sở Giao thông vận tải sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;\nc) Sổ quản lý cấp đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này.\n3. Thu, nộp và sử dụng các khoản phí, lệ phí về cấp đăng ký xe máy chuyên dùng theo quy định của Bộ Tài chính.\n4. Báo cáo Tổng Cục Đường bộ Việt Nam về nhu cầu phôi Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng và biển số theo mẫu quy định tại Phụ lục 21 của Thông tư này.\n5. Tháng 01 hàng năm, báo cáo công tác cấp đăng ký, biển số theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 của Thông tư này về Tổng Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.",
"Điều 14 Thông tư 24/2009/TT-BGTVT cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ\nĐổi đăng ký, biển số\n1. Chủ sở hữu có xe máy chuyên dùng đã cải tạo, thay đổi màu sơn hoặc có giấy chứng nhận đăng ký, biển số bị hỏng làm thủ tục đổi tại Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp theo đúng số đăng ký biển số đã cấp.\n2. Hồ sơ gồm:\na) Tờ khai đổi đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư này;\nb) Giấy chứng nhận đăng ký đã cấp;\nc) Biển số xe máy chuyên dùng (trường hợp bị hỏng).",
"Điều 15 Thông tư 20/2010/TT-BGTVT cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy\nCấp lại đăng ký, biển số\n1. Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng bị mất Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng hoặc biển số phải làm thủ tục cấp lại đăng ký, biển số tại Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp theo đúng số đăng ký biển số đã được cấp.\n2. Hồ sơ cấp lại đăng ký, biển số gồm:\nTờ khai cấp lại đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này (bản chính).",
"Điều 11 Thông tư 37/2010/TT-BCA quy trình đăng ký xe\nĐổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe hoặc xe cải tạo, thay đổi màu sơn\n1. Kiểm tra giấy tờ của chủ xe; giấy khai đăng ký xe.\n2. Thu lại chứng nhận đăng ký xe (đổi lại chứng nhận đăng ký), biển số xe (đổi lại biển số).\n3. Kiểm tra thực tế xe (đối với xe cải tạo, thay đổi màu sơn, xe quảng cáo).\n4. Viết phiếu đề xuất rút hồ sơ gốc, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ xe.\n5. Bổ sung nội dung đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe vào máy vi tính.\n6. Đối với trường hợp đổi, cấp lại biển số xe thì thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 7, 9, 11, 12 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe thì thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 7, 8, 9, 10,11, 12 Điều 6 Thông tư này.\n7. Đóng dấu “ĐỔI, CẤP LẠI LẦN THỨ…..” vào phía trên bên phải của Giấy khai đăng ký xe. Trường hợp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe thì đóng thêm dấu “ĐỔI, CẤP LẠI LẦN THỨ…..” vào mặt trước chứng nhận đăng ký xe (phía trên dòng chữ giấy chứng nhận đăng ký xe).\n8. Trường hợp hồ sơ xe được sử dụng làm chứng từ đăng ký cho một tổng thành máy hoặc tổng thành khung để thay thế cho xe khác thì toàn bộ hồ sơ xe được sử dụng làm chứng từ cho tổng thành đó (kể cả hồ sơ xe đã đăng ký và chưa đăng ký)."
] |
Thủ tục cấp đổi lại biển số xe trên dịch vụ công trực tuyến toàn trình như thế nào? | kinh-doanh-van-tai | [
"Khoản 1 Điều 18 Thông tư 24/2023/TT-BCA cấp thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới mới nhất\nThực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với trường hợp cấp lại chứng nhận đăng ký xe, cấp lại biển số xe (trừ trường hợp xe đã đăng ký là biển 3 số hoặc 4 số)\na) Chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và gửi đính kèm bản quét (scan) bản chà số máy, số khung theo quy định trên cổng dịch vụ công;\nb) Sau khi kiểm tra hồ sơ xe đảm bảo hợp lệ, cơ quan đăng ký xe gửi thông báo cho chủ xe để nộp lệ phí đăng ký xe, phí dịch vụ bưu chính công ích trên cổng dịch vụ công để trả kết quả đăng ký xe theo quy định;\nc) Chủ xe nhận chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe theo quy định từ dịch vụ bưu chính công ích."
] | [
"Khoản 18 Điều 32 Thông tư 24/2023/TT-BCA cấp thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới mới nhất\nXe nhập khẩu miễn thuế đã sử dụng tại Việt Nam mà có trị giá tính thuế nhập khẩu bằng 0% theo quy định của pháp luật; xe là tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú Việt Nam, đã về đến cảng Việt Nam trước ngày 01 tháng 4 năm 2014 thì được đăng ký sang tên xe theo quy định tại Thông tư này.\nXe của công dân Việt Nam đó đã về đến cảng Việt Nam từ ngày 01 tháng 4 năm 2014 thì phải đăng ký xe rồi mới được chuyển nhượng; khi chuyển nhượng xe phải có chứng từ truy thu thuế theo quy định thì được đăng ký sang tên xe theo quy định tại Thông tư này.",
"Khoản 2 Điều 3 Thông tư 37/2015/TT-BCA sửa đổi Thông tư 17/2012/TT-BCA 18/2012/TT-BCA 19/2012/TT-BCA\nSửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 7 như sau:\n“đ) Đội hình lãnh đạo và các đơn vị tham gia lễ chào cờ Tổ quốc khi tổ chức ở ngoài trời:\nCác đơn vị trực thuộc đứng thành hàng dọc, đội hình đơn vị chào cờ đứng thành hàng ngang. Lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ chào cờ đứng thành một hàng dọc chính giữa đội hình, đối diện với cờ Tổ quốc, cách hàng bên phải, bên trái đội hình đơn vị 01 mét. Đối với đơn vị thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên thì lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ chào cờ đứng thành hai hàng dọc chính giữa đội hình, đối diện với cờ Tổ quốc, cách hàng bên phải, bên trái đội hình đơn vị 01 mét; cấp trưởng đứng trước, đứng sau cấp trưởng là các cấp phó, đứng bên trái cấp trưởng là chính ủy hoặc chính trị viên, đứng sau chính ủy hoặc chính trị viện là phó chính ủy hoặc phó chính trị viên. Khi chỉnh hàng, trực ban hô khẩu lệnh “tại chỗ nhìn bên phải thẳng hoặc tại chỗ nhìn bên trái thẳng” các hàng bên trái hoặc bên phải (kể cả hàng của lãnh đạo đơn vị nhìn hàng ngoài cùng của hàng bên phải hoặc hàng ngoài cùng của hàng bên trái để gióng hàng). Khi chủ lễ lên vị trí chào cờ thì đồng chí đứng liền sau chủ lễ không bước lên và thực hiện động tác chào như người đứng ở đầu hàng”.",
"Khoản 3 Điều 4 Quyết định 57/2023/QĐ-UBND sửa đổi quyết định kiểm soát thủ tục hành chính Bình Định\nSửa đổi khoản 3, khoản 4 và bổ sung khoản 5 Điều 2 như sau:\n“Dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công là mức độ thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến trên môi trường mạng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP .",
"Khoản 2 Điều 2 Quyết định 1566/QĐ-UBND 2023 danh mục dịch vụ công trực tuyến Vĩnh Long\nGiao các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã\na) Theo phạm vi thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Vĩnh Long năm 2023, thúc đẩy doanh nghiệp và người dân tăng cường nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cổng Dịch vụ công của tỉnh, tiến tới cung cấp các ứng dụng (apps) thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp tương tác trực tuyến hiệu quả với chính quyền;\nb) Tập trung chuyển đổi quy trình, thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công từ phương thức truyền thống sang môi trường điện tử; chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, xây dựng các biểu mẫu điện tử, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính để làm giàu kho dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp không phải cung cấp lại các thông tin đã có;\nc) Tiếp tục rà soát đánh giá và tái cấu trúc toàn bộ quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm;\nd) Rà soát, cải tiến quy trình tiếp nhận, hướng dẫn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận Một cửa các cấp theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn;\nđ) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc khi thực hiện thủ tục hành chính (đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là cơ quan nhà nước) và tất cả cán bộ, công chức, viên chức bắt buộc phải nộp hồ sơ trực tuyến khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công;\ne) Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến: ưu tiên xử lý hồ sơ trực tuyến, đảm bảo giải quyết hồ sơ trực tuyến trước hạn; không để tình trạng nhiều hồ sơ trực tuyến giải quyết trễ hạn hoặc không được tiếp nhận, xử lý; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với việc chậm trễ trong công tác: tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết đối với hồ sơ dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết; Xử lý theo thẩm quyền cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ, không đạt mục tiêu, yêu cầu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương;\ng) Tích cực phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ công trực tuyến một phần trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo quy định;\nh) Rà soát quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo hoàn thiện quy trình hoặc sửa đổi, bổ sung quy trình trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh để thống nhất, phù hợp, đảm bảo việc triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến thông suốt, hiệu quả.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 2422/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến Quảng Ninh\nSửa đổi, bổ sung 374 danh mục thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng dịch vụ công tỉnh Quảng Ninh, trong đó: 218 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 156 dịch vụ công trực tuyến một phần (chi tiết tại Phụ lục I), cụ thể:\na) Sửa đổi cung cấp 217 dịch vụ công trực tuyến tại Quyết định số 3744/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh, trong đó:\n- Cung cấp 122 dịch vụ công trực tuyến toàn trình: cấp tỉnh 114 dịch vụ công, cấp huyện 06 dịch vụ công, cấp xã 02 dịch vụ công.\n- Cung cấp 95 dịch vụ công trực tuyến một phần: cấp tỉnh 78 dịch vụ công, cấp huyện 17 dịch vụ công.\nb) Bổ sung cung cấp 157 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần:\n- Cung cấp 96 dịch vụ công trực tuyến toàn trình: cấp tỉnh 01 dịch vụ công, cấp huyện 71 dịch vụ công, cấp xã 24 dịch vụ công.\n- Cung cấp 61 dịch vụ công trực tuyến một phần: cấp tỉnh 06 dịch vụ công, cấp huyện 47 dịch vụ công, cấp xã 08 dịch vụ công."
] |
End of preview. Expand
in Dataset Viewer.
README.md exists but content is empty.
Use the Edit dataset card button to edit it.
- Downloads last month
- 30