Dataset Preview
Full Screen Viewer
Full Screen
The full dataset viewer is not available (click to read why). Only showing a preview of the rows.
The dataset generation failed
Error code: DatasetGenerationError Exception: ArrowInvalid Message: JSON parse error: Column(/res/[]/[]/[]) changed from object to array in row 0 Traceback: Traceback (most recent call last): File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/packaged_modules/json/json.py", line 160, in _generate_tables df = pandas_read_json(f) File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/packaged_modules/json/json.py", line 38, in pandas_read_json return pd.read_json(path_or_buf, **kwargs) File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/pandas/io/json/_json.py", line 815, in read_json return json_reader.read() File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/pandas/io/json/_json.py", line 1025, in read obj = self._get_object_parser(self.data) File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/pandas/io/json/_json.py", line 1051, in _get_object_parser obj = FrameParser(json, **kwargs).parse() File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/pandas/io/json/_json.py", line 1187, in parse self._parse() File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/pandas/io/json/_json.py", line 1403, in _parse ujson_loads(json, precise_float=self.precise_float), dtype=None ValueError: Trailing data During handling of the above exception, another exception occurred: Traceback (most recent call last): File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/builder.py", line 1854, in _prepare_split_single for _, table in generator: File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/packaged_modules/json/json.py", line 163, in _generate_tables raise e File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/packaged_modules/json/json.py", line 137, in _generate_tables pa_table = paj.read_json( File "pyarrow/_json.pyx", line 308, in pyarrow._json.read_json File "pyarrow/error.pxi", line 154, in pyarrow.lib.pyarrow_internal_check_status File "pyarrow/error.pxi", line 91, in pyarrow.lib.check_status pyarrow.lib.ArrowInvalid: JSON parse error: Column(/res/[]/[]/[]) changed from object to array in row 0 The above exception was the direct cause of the following exception: Traceback (most recent call last): File "/src/services/worker/src/worker/job_runners/config/parquet_and_info.py", line 1417, in compute_config_parquet_and_info_response parquet_operations = convert_to_parquet(builder) File "/src/services/worker/src/worker/job_runners/config/parquet_and_info.py", line 1049, in convert_to_parquet builder.download_and_prepare( File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/builder.py", line 924, in download_and_prepare self._download_and_prepare( File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/builder.py", line 1000, in _download_and_prepare self._prepare_split(split_generator, **prepare_split_kwargs) File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/builder.py", line 1741, in _prepare_split for job_id, done, content in self._prepare_split_single( File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/builder.py", line 1897, in _prepare_split_single raise DatasetGenerationError("An error occurred while generating the dataset") from e datasets.exceptions.DatasetGenerationError: An error occurred while generating the dataset
Need help to make the dataset viewer work? Make sure to review how to configure the dataset viewer, and open a discussion for direct support.
text
string |
---|
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Thông tư số 30/2022/TT BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2004/TTr SNN ngày 07/7/2023, của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1934/TTr SNV ngày 01/8/2023 và của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 880/BC STP ngày 07/7/2023 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Chăn nuôi và Thú y. Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2023. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Điều 1. Vị trí, chức năng 1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y (sau đây gọi tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y (bao gồm cả thú y thủy sản) theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y. 2. Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Chi cục có trụ sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, biên chế và kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: a) Dự thảo quyết định, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực chăn nuôi, thú y thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh; b) Chiến lược, kế hoạch phát triển chăn nuôi, quy định mật độ chăn nuôi của địa phương; quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh về khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; quyết định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; chính sách hỗ trợ, sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc thú y; các quy định, chính sách, hướng dẫn về hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật; chương trình giám sát, khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. 2. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: a) Chỉ đạo xây dựng và tổ chức vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, vùng chăn nuôi, sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến các sản phẩm có nguồn gốc động vật gắn với xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau dịch bệnh động vật; xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật số liệu, khai thác, quản lý dữ liệu quốc gia về chăn nuôi; cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh động vật và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật tại tỉnh; b) Thực hiện quản lý nhà nước về chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi tuần hoàn, chăn nuôi sinh thái, chăn nuôi thông minh, chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi kết hợp công nghiệp, chăn nuôi kết hợp dịch vụ, tăng trưởng xanh, kinh tế chia sẻ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 3. Giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực chăn nuôi và thú y: a) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực Chăn nuôi thú y được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao; b) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động chăn nuôi, hoạt động thú y trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được ủy quyền theo quy định của pháp luật; d) Tổ chức thực hiện công tác thu thập, lưu trữ, bảo tồn, khai thác nguồn gen giống vật nuôi; quản lý giống vật nuôi; quản lý thức ăn chăn nuôi và các vật tư khác thuộc lĩnh vực chăn nuôi và thú y theo quy định của pháp luật; đ) Quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về thuốc thú y, vật tư, hàng hóa thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý về kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; hành nghề thú y; quản lý thuốc thú y theo quy định của pháp luật; g) Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan, thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành trong nước trên địa bàn tỉnh; kiểm tra điều kiện, đánh giá giám sát duy trì điều kiện của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; giám sát việc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ; đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo quy định của pháp luật; h) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất chăn nuôi tại đại phương; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật; i) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về đăng ký, cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận, quyết định công nhận, chứng chỉ hành nghề lĩnh vực chăn nuôi, thú y thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, phân công, ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; k) Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về chăn nuôi, thú y và các hoạt động thông tin, lưu trữ, thống kê khác phục vụ yêu cầu quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định; l) Tổ chức thực hiện giám sát bệnh động vật trong quá trình nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật; m) Điều tra, báo cáo và đề xuất áp dụng các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy theo quy định của pháp luật; n) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác, chế độ thông tin báo cáo của tổ chức nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt trên địa bàn; các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã với Uỷ ban nhân dân cấp xã; o) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh; trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ lĩnh vực chăn nuôi thú y theo quy định của pháp luật. 4. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý vi phạm thuộc phạm vi quản lý của đơn vị hoặc phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc, vị trí việc làm, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo quy định. 6. Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y theo quy định. 7. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặt đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định. 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao và quy định của pháp luật. Điều 3. Tổ chức và biên chế 1. Lãnh đạo Chi cục, gồm: Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng. a) Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục; b) Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác do Chi cục trưởng phân công, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó chi cục trưởng được Chi cục trưởng ủy nhiệm thay Chi cục trưởng điều hành các hoạt động của Chi cục. 2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: a) Phòng Hành chính Tổng hợp; b) Phòng Chăn nuôi; c) Phòng Thú y. 3. Đơn vị sự nghiệp thuộc Chi cục: Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật. 4. Biên chế công chức và số lượng người làm việc của Chi cục được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Chi cục và nằm trong tổng số biên chế công chức và số lượng người làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt. Điều 4. Trách nhiệm của Chi cục trưởng 1. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng thuộc Chi cục. 2. Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chi cục theo đúng quy định của pháp luật. 3. Bố trí, sắp xếp, sử dụng công chức, số lượng người làm việc và lao động hợp đồng phù hợp với vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt./. |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Thông tư số 30/2022/TT BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát trển nông thôn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2004/TTr SNN ngày 07/7/2023, của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1934/TTr SNV ngày 01/8/2023 và của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 880/BC STP ngày 07/7/2023 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm. Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2023. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Điều 1. Vị trí và chức năng 1. Chi cục Kiểm lâm (sau đây gọi tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp, kiểm lâm theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. 2. Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Kiểm lâm và Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; có trụ sở, biên chế và kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: a) Dự thảo quyết định, kế hoạch, chương trình, dự án, phương án, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh; b) Chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương; chủ trương chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng; quyết định giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng, thuê đất để trồng rừng sản xuất; phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; quyết định khung giá rừng tại địa phương; quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tại địa phương; quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên tại địa phương theo quy định; báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh; phương án huy động các lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh để ứng phó khẩn cấp chữa cháy rừng theo thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 2. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về lâm nghiệp; tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng; cập nhật cơ sở dữ liệu, hồ sơ quản lý rừng ở địa phương; bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các loại rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng trừ sinh vật gây hại rừng; phát triển rừng; sử dụng rừng; khai thác lâm sản; tổ chức sản xuất lâm nghiệp gắn với chế biến và thương mại lâm sản ở địa phương; b) Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững, đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ thuộc địa phương quản lý, thiết kế, dự toán công trình lâm sinh theo quy định của pháp luật; c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phát triển cây lâm nghiệp phân tán theo quy định. 3. Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: a) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp; chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về lâm nghiệp theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lâm nghiệp; công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, vườn giống và rừng giống trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; tổng hợp, cập nhật, công bố công khai danh mục nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận hoặc hủy bỏ công nhận; trồng rừng; nuôi dưỡng rừng; làm giàu rừng; cải tạo rừng tự nhiên và khoanh nuôi tái sinh rừng; chế biến và bảo quản lâm sản; phòng, chống dịch bệnh gây hại rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng trong quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương, phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các loại rừng; d) Hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp trong rừng; đ) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất lâm nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; e) Thực hiện nhiệm vụ thường trực về công tác bảo vệ và phát triển rừng; quản lý buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm; phòng chống dịch bệnh trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; g) Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về lâm nghiệp; tổ chức công tác thống kê diễn biến đất lâm nghiệp, diễn biến rừng và và các hoạt động thông tin, lưu trữ, thống kê khác phục vụ yêu cầu quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định. 4. Hướng dẫn, kiểm tra việc kinh doanh, chế biến lâm sản, gây nuôi, trồng cấy các loài động vật rừng, thực vật rừng; xác minh, xác nhận nguồn gốc lâm sản đối với cơ sở kinh doanh, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản theo quy định của pháp luật; chỉ đạo việc xác nhận gỗ xuất khẩu, tổ chức việc phân loại doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền; thực hiện quản lý, truy xuất nguồn gốc gỗ và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật. 5. Tổ chức đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. 6. Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật. 7. Tổ chức thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ kiểm lâm tại địa phương theo quy định của pháp luật. 8. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý vi phạm thuộc phạm vi quản lý của đơn vị hoặc phân công của Giám đốc. 9. Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định. 10. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo quy định. 11. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình nhiệm vụ được giao theo quy định. 12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao và theo quy định pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Lãnh đạo Chi cục, gồm: Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng; a) Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục; b) Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác do Chi cục trưởng phân công, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng ủy nhiệm thay Chi cục trưởng điều hành các hoạt động của Chi cục. 2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức hành chính khác thuộc Chi cục: a) Phòng Hành chính Tổng hợp; b) Phòng Quản lý, bảo vệ và Phát triển rừng; c) Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng; d) Hạt Kiểm lâm Nghĩa Hưng; đ) Hạt Kiểm lâm Giao Xuân Hải. 3. Biên chế công chức hành chính của Chi cục được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Chi cục và nằm trong tổng số biên chế công chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt. Điều 4. Trách nhiệm của Chi cục trưởng 1. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, hạt thuộc Chi cục. 2. Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chi cục theo đúng quy định của pháp luật. 3. Bố trí, sắp xếp, sử dụng công chức và lao động hợp đồng phù hợp với vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt./. |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018; Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Căn cứ Quyết định số 153/QĐ TTg ngày 27 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT BXD ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn và các quy định của pháp luật có liên quan; Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 6021/SXD QH ngày 07 tháng 9 năm 2023 về việc đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 (kèm theo Tờ trình số 210/TTr UBND ngày 31 tháng 8 năm 2023 của UBND huyện Thọ Xuân). Điều 1. Phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045, với nội dung chính sau: 1. Phạm vi và ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch Ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Thọ Xuân với 30 đơn vị hành chính (03 thị trấn và 27 xã), ranh giới lập quy hoạch cụ thể như sau: + Phía Bắc giáp các huyện Ngọc Lặc, Yên Định; + Phía Nam giáp huyện Triệu Sơn; + Phía Đông giáp huyện Thiệu Hoá; + Phía Tây giáp các huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc. Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 292,29 km2. 2. Dự báo quy mô dân số Dân số hiện trạng toàn huyện năm 2022 khoảng 197.174 người, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn huyện đạt 14%. Dự báo đến năm 2030, dân số toàn huyện bao gồm cả dân số tạm trú quy đổi đạt khoảng 275.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 220.000 người); dân số đô thị đạt tối thiểu khoảng 150.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 120.000 người), tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 55% trở lên. Dự báo đến năm 2045, dân số toàn huyện bao gồm cả dân số tạm trú quy đổi đạt khoảng 380.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 270.000 người), dân số đô thị đạt tối thiểu khoảng 305.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 220.000 người), tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 80% trở lên. 3. Quy mô đất đai Đất xây dựng hiện trạng (là nhóm đất phi nông nghiệp không bao gồm đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và đất có mặt nước chuyên dùng) khoảng 7.960 ha, đất xây dựng hiện trạng đạt chỉ tiêu khoảng 400 m2/người. Áp dụng chỉ tiêu đất dân dụng khu vực phát triển mới khoảng 80 m2/người (theo tiêu chuẩn đô thị loại III IV). Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị khu vực phát triển mới được xác định theo các chức năng cấp vùng liên huyện đã được phân bổ theo quy hoạch cấp trên (các khu công nghiệp, khu du lịch, hạ tầng kỹ thuật liên vùng…). Dự báo đến năm 2030: đất dân dụng phát triển mới khoảng 580ha – 660 ha, đất xây dựng đô thị phát triển mới khoảng 2.700 3.000 ha (theo phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất tại Quyết định số 2907/QĐ UBND ngày 26/8/2022 của UBND tỉnh Thanh Hoá). Dự báo đến năm 2045: đất dân dụng phát triển mới khoảng 1.350 ha 1.550 ha, đất xây dựng đô thị phát triển mới khoảng 7.700 ha 8.700 ha. (Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị tương ứng khoảng 330 450m2/người). 4. Tính chất, chức năng Là trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử của tỉnh, vùng tập trung phát triển nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, thương mại, đô thị và dịch vụ hàng không; là trung tâm động lực của vùng liên huyện Thọ Xuân Thiệu Hóa Yên Định Triệu Sơn Thường Xuân, đầu mối giao lưu với các tỉnh trong cả nước và quốc tế thông qua Cảng hàng không Thọ Xuân. 5. Định hướng phát triển không gian vùng 5.1. Cấu trúc phát triển không gian vùng Trên cơ sở địa hình tự nhiên, hiện trạng, tổ chức không gian phát triển vùng thành mô hình "Hai tuyến Ba vùng phát triển" như sau: Tuyến phát triển số 01 là tuyến phát triển đô thị tạo bởi các trục hiện có, gồm: + Trục số (1): Đường Hồ Chí Minh vừa là đường cao tốc Quốc gia vừa là trục phát triển đô thị và trục đối ngoại của đô thị Lam Sơn Sao Vàng và của vùng huyện; + Trục số (2): Quốc lộ 47 hiện tại nắn tuyến tại ngã ba Xuân Thắng chạy qua sông Chu tại phía Nam xã Xuân Bái là hành lang kinh tế Đông Tây của tỉnh; + Trục số (3): Quốc lộ 47B (CHK Thọ Xuân đi Ninh Bình) và đường CHK Thọ Xuân đi Nghi Sơn, vừa là trục liên kết vùng với vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh (Nghi Sơn), vừa là trục phát triển và kết nối nội vùng. + Trục số (4): Quốc lộ 47C và đường tỉnh 515 dọc hai bên sông Chu, là trục Đô thị hóa Công nghiệp hóa Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của vùng. Tuyến phát triển số 02 là tuyến cảnh quan sinh thái: Tạo bởi hai trục gồm: + Trục số (5): Đường tỉnh 506B (Xuân Lam thị trấn Vạn Hà): nối các vùng nông nghiệp sinh thái, vùng di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan vùng Tả ngạn sông Chu; + Trục số (6): Đường tạo mới kết hợp đường tỉnh 506D (Minh Sơn Thọ Minh) qua sông Chu tại cầu Lược kết nối các vùng nông nghiệp sinh thái Tả ngạn và Hữu ngạn sông Chu. Hai tuyến phát triển nêu trên kết nối 03 phân vùng kiểm soát phát triển chính của vùng huyện gồm vùng Lam Sơn Sao Vàng, vùng Đông Tả ngạn sông Chu, vùng Đông Hữu ngạn Sông Chu. 5.2. Phân vùng phát triển Toàn vùng huyện Thọ Xuân được phân chia thành các phân vùng kiểm soát, quản lý phát triển như sau: a) Phân vùng Lam Sơn Sao Vàng: bao gồm thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng và 08 xã: Xuân Thiên, Xuân Bái, Thọ Xương, Thọ Lâm, Thọ Diên, Xuân Hưng, Xuân Phú và một phần xã Xuân Sinh (thuộc QHC đô thị Lam Sơn Sao Vàng). Là trung tâm kinh tế động lực của huyện Thọ Xuân và của tỉnh với các chức năng phát triển chủ yếu bao gồm: công nghiệp, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; dịch vụ hàng không; thương mại dịch vụ; logistics; dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác trong khu vực. b) Phân vùng Đông hữu ngạn sông Chu: bao gồm thị trấn Thọ Xuân và 10 xã Thọ Hải, Xuân Hoà, Xuân Trường, Xuân Giang, Tây Hồ, Bắc Lương, Xuân Hồng, Nam Giang, Thọ Lộc, Xuân Phong với trung tâm phân vùng là thị trấn Thọ Xuân. Là phân vùng sinh thái phía Hữu ngạn sông Chu với các chức năng phát triển chủ yếu bao gồm: dịch vụ thương mại, công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp năng suất, chất lượng với các sản phẩm thế mạnh là cây lương thực (lúa), cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. c) Phân vùng Đông Tả ngạn sông Chu: Bao gồm 09 xã: Thuận Minh, Thọ Lập, Xuân Tín, Phú Xuân, Xuân Lập, Xuân Lai, Xuân Minh, Trường Xuân, Quảng Phú với trung tâm phân vùng là đô thị Xuân Lai và trung tâm cụm xã là Xuân Tín. Là phân vùng sinh thái và văn hoá lịch sử phía Tả ngạn sông Chu với các chức năng phát triển chủ yếu bao gồm: nông nghiệp với các mô hình trang trại theo hướng nông nghiệp sạch, chất lượng cao, với các sản phẩm thế mạnh là cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và thủy sản; bảo tồn, phát huy giá trị các di tích văn hoá lịch sử cùng với khai thác giá trị các vùng cảnh quan nông nghiệp đặc trưng để phát triển du lịch sinh thái. d) Các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan, khu vực hạn chế phát triển: * Các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan gồm các khu vực sau: Khu di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia Lam Kinh: Là khu vực bảo tồn có quy mô 200ha, thuộc xã Xuân Lam (theo Quyết định số 1419/QĐ TTg ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt). Khu di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia Lê Hoàn: Là khu vực bảo tồn có quy mô 40ha, thuộc xã Xuân Lập (theo Quyết định số 1820/QĐ TTg ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt). Khu vực vùng đệm dọc hai bờ sông Chu: là khu vực cần bảo vệ cảnh quan vùng sinh thái cảnh quan và phòng chống lũ lụt ven sông cần được bảo vệ, hạn chế xây dựng, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác cát, tài nguyên khoáng sản khác; có quy mô diện tích khoảng 18,5km2. Phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao như rau sạch, hoa cây cảnh và thủy sản. Phát triển các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí. Các khu vực bảo tồn khác: Xác định các phạm vi bảo vệ di tích cụ thể tại từng di tích theo quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích. * Khu vực hạn chế phát triển là khu vực thuộc phần diện tích đất dự phòng phát triển sau năm 2050 (379,65ha) theo Quy hoạch Cảng hàng không Quốc tế Thọ Xuân thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 1136/QĐ BGTVT ngày 12/6/ 2020; các yêu cầu cụ thể như sau: Giai đoạn trước mắt phát triển hạn chế các điểm dân cư nông thôn trong phạm vi; chỉ phát triển một số vị trí phù hợp với nhu cầu thiết yếu để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các công trình xây dựng trong khu vực này không quá 03 tầng để đảm bảo độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 32/2016/NĐ CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ; không làm ảnh hưởng tới hoạt động hàng không (dân dụng, quân sự) tại CHK Thọ Xuân. 5.3. Tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn Định hướng phát triển huyện Thọ Xuân theo hướng đô thị hóa, đến năm 2030 thành lập thị xã Thọ Xuân, đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; đến năm 2045 đạt tiêu chuẩn đô thị loại III. 5.3.1. Hệ thống đô thị Giai đoạn đến năm 2025: lập, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Lam Sơn Sao Vàng (trên cơ sở khu vực đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV) làm cơ sở hình thành khu vực trung tâm của thị xã trong tương lai, các xã Xuân Lai, Xuân Thiên được lập, điều chỉnh quy hoạch chung làm cơ sở quản lý, đầu tư xây dựng để hình thành các trung tâm tiểu vùng (không thành lập thị trấn). Sớm triển khai lập quy hoạch chung đô thị trên toàn huyện làm cơ sở quản lý, đầu tư xây dựng hoàn thiện các tiêu chí đô thị đô thị loại IV, tạo tiền đề thành lập thị xã Thọ Xuân. Giai đoạn đến năm 2030 thành lập thị xã Thọ Xuân trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính huyện Thọ Xuân với khu vực nội thị bao gồm: Thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Sao Vàng, thị trấn Lam Sơn và các xã: Xuân Lai, Xuân Bái, Bắc Lương, Nam Giang, Thọ Xương, Xuân Minh, Thọ Hải, Tây Hồ, Xuân Hoà, Xuân Thiên, Xuân Lập, Xuân Trường, Xuân Sinh, Thọ Lâm, Thọ Diên, Thọ Lộc, Xuân Phong, Xuân Giang. Giai đoạn 2031÷2045: phát triển đô thị theo định hướng Quy hoạch chung thị xã Thọ Xuân được phê duyệt. 5.3.2. Khu vực nông thôn Xây dựng huyện Thọ Xuân trở thành huyện nông thôn mới nâng cao trước năm 2024; đến năm 2030 xây dựng 100% xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, trong đó 14 đơn vị xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu kết hợp xây dựng tiêu chí xã đạt cơ sở hạ tầng phường. Sau năm 2030 phát triển khu vực nông thôn theo định hướng quy hoạch chung thị xã Thọ Xuân được phê duyệt. 5.4. Phân bố và quy mô các không gian phát triển 5.4.1. Không gian phát triển công nghiệp Tại phân vùng Lam Sơn Sao Vàng: Phát triển Khu công nghiệp (KCN) Lam Sơn Sao Vàng có quy mô đến năm 2030 khoảng 537 ha, sau năm 2030 mở rộng diện tích KCN Lam Sơn Sao vàng lên khoảng 654,3 ha, đồng thời dành quỹ đất để dự trữ phát triển các khu vực sản xuất công nghiệp với diện tích khoảng 2.500 ha. Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ cao, nhất là các dự án công nghiệp hàng không, công nghiệp điện tử, viễn thông, thiết bị y tế, dược phẩm, thiết bị chiếu sáng, cơ khí chính xác, công nghiệp quốc phòng. tiến tới hình thành khu công nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Bố trí Khu bảo trì, bảo dưỡng và dịch vụ hàng không quy mô khoảng 100 ha tại khu vực lân cận Cảng hàng không Thọ Xuân. Quy hoạch 08 Cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn huyện với tổng diện tích khoảng 540ha, bao gồm: CCN Xuân Lai (75 ha), CCN Thọ Minh (40 ha), CCN Thọ Nguyên (75 ha), CCN Xuân Hoà Thọ Hải (75 ha), CCN Xuân Tín Phú Xuân (75 ha), CCN Trường Xuân (75 ha), CCN Neo (75 ha), CCN Xuân Phú (50 ha). Trong đó giai đoạn đến năm 2030 phấn đấu tỷ lệ lấp đầy các CCN đạt 50% trở lên, đến năm 2045 đạt 80% trở lên. Ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp phụ trợ cho các ngành sản xuất tại KCN Lam Sơn Sao Vàng. Tại các xã bố trí quỹ đất sản xuất kinh doanh để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống địa phương như: làm bánh gai, làm nem nướng, kẹo lạc, mật mía, nón lá, đồ gỗ gia dụng. 5.4.2. Không gian phát triển thương mại, dịch vụ a) Trung tâm thương mại (TTTM) dịch vụ cấp vùng: Bố trí các TTTM, siêu thị tại các khu vực đô thị mang tính chất đầu mối giao hàng hóa cấp tỉnh theo đường Hồ Chí Minh (kết nối Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Yên Cát, Na Mèo, đi Lào, Nghệ An và các tỉnh phía Bắc); đầu mối giao hàng hóa cấp vùng liên huyện kết nối giữa các huyện Thọ Xuân Yên Định Thiệu Hóa Triệu Sơn theo các tuyến QL47B, QL47C, đường tỉnh 515 và 506B (kết nối các đô thị Vạn Hà, Hậu Hiền, Kiểu, Vĩnh Lộc…) Đến năm 2030 trên địa bàn huyện có 02 TTTM hạng III tại thị trấn Thọ Xuân và thị trấn Lam Sơn; sau năm 2030 phát triển thêm các TTTM hạng III tại các khu vực Xuân Lai, Phố Đầm, bố trí một TTTM hạng I tại khu vực Lam Sơn Sao Vàng mang tính chất đầu mối giao thương có yếu tố quốc tế thông qua liên kết Cảng hàng không Thọ Xuân Cảng Nghi Sơn Cửa khẩu Na Mèo. b) Trung tâm thương mại dịch vụ tại đô thị và trung tâm cụm xã: Cải tạo, nâng cấp và xây mới mạng lưới các chợ đầu mối, chợ dân sinh theo “Phương án phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thanh Hóa” đã xác định tại Quy hoạch tỉnh được phê duyệt. c) Phát triển các điểm thương mại dịch vụ tại các khu vực trung tâm đô thị, trung tâm cụm xã, dọc các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh với khoảng cách phù hợp; phát triển các khu thương mại dịch vụ kết hợp khu dân cư gắn với các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. 5.4.3. Không gian phát triển du lịch Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng huyện Thọ Xuân với đa dạng loại hình như du lịch lịch sử văn hóa, tâm linh; du lịch sinh thái, cộng đồng; du lịch lữ hành công vụ thương mại, sự kiện. Tại phân vùng Lam Sơn Sao Vàng: Xây dựng các khu du lịch (KDL) nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí kết hợp với các di tích lịch sử và khu vực cảnh quan sinh thái phục vụ khách du lịch và người dân đô thị như KDL sinh thái Lam Kinh (khoảng 300 ha); Khu Resort Sao Mai Thanh Hoá (khoảng 53,8 ha); Công viên tre luồng Thanh Tam khoảng 159,6 ha (trong đó phần diện tích thuộc huyện Thọ Xuân khoảng 102,4 ha); khu vui chơi giải trí và sân Golf Núi Chì Núi Chẩu (khoảng 230 ha); phát triển các điểm du lịch tham quan và mua sắm kết hợp với các Trung tâm dịch vụ thương mại, Khu Nông nghiệp sử dụng công nghệ cao. Tại phân vùng phía Đông hữu ngạn sông Chu: xây dựng khu du lịch sinh thái, văn hóa Hồ Bàn Thạch gắn với khu đền thờ các vua thời Lê Trung Hưng (xã Xuân Sinh) và Lăng mộ vua Lê Dụ Tông (xã Xuân Giang) diện tích khoảng 50 ha; xây dựng các điểm du lịch khai thác di tích lịch sử, văn hóa cộng đồng như: thăm quan Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia trò Xuân Phả (Xuân Trường), đền thờ bà Phạm Thị Ngọc Trần, di tích cách mạng nhà ông Hồ Sỹ Nhân (Xuân Hoà) làng nghề bánh gai Tứ Trụ (Thọ Diên), nón lá Thọ Lộc. Tại phân vùng Tả ngạn sông Chu: xây dựng các khu du lịch vui chơi giải trí gắn với các vùng hồ, đồi núi và các di tích lịch sử văn hóa liên quan đến các thời Tiền Lê, Hậu Lê, Lê Trung Hưng, thời kỳ Cần vương và lịch sử cách mạng thời đại Hồ Chí Minh: Khu du lịch sinh thái Xuân Lập gắn với Khu di tích Lê Hoàn (khoảng 100 ha); khu du lịch sinh thái cảnh quan Long Hồ gắn với vùng lịch sử Yên Trường Vạn Lại (khoảng 150 ha); khu di tích thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tại Thọ Lập; khu du lịch cộng đồng Phố Đầm (khoảng 120 ha), cụm di tích cách mạng Xuân Minh, di tích cách mạng Thọ Trường. Phát triển các điểm du lịch sinh thái ven sông Chu kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch sinh tại các khu vực bãi sông được phép xây dựng (qua địa bàn các xã Thọ Diên, Thọ Hải, Xuân Hoà, Xuân Trường, Phú Xuân, Xuân Lai gồm: Khu vực bãi sông phía bờ hữu sông Chu tương ứng K7+500 K12+300; K13+100 K16+500; khu vực bãi sông phía bờ tả sông Chu tương ứng K8+800 K12+200). Yêu cầu diện tích xây dựng không vượt quá 5% diện tích bãi sông và được thực hiện theo khoản 3 Điều 26 Luật Đê điều. Vị trí và quy mô cụ thể được xác định trong các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã. 5.4.4. Không gian phát triển nông nghiệp Phát triển các khu nông nghiệp công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, tổng diện tích các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 khoảng 1.000 ha trở lên, đến năm 2045 khoảng 2.000 ha trở lên. Tại khu vực Lam Sơn Sao Vàng: Điều chỉnh ranh giới và quy mô Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thanh Hoá xuống còn khoảng 400ha (trong đó khoảng 200 ha hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng giai đoạn năm 2030)1; bổ sung thêm khu nông nghiệp ứng dụng CNC tại các xã Thọ Lâm, Thọ Xương, Thọ Diên, diện tích khoảng 650 ha trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng (R&D) khoảng 25 ha và khu nông nghiệp ứng dụng CNC phía Tây đường Hồ Chí Minh diện tích khoảng 250 ha trên cơ sở mở rộng khu vực hiện có. Tại vùng tả ngan sông Chu: hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Thuận Minh với diện tích khoảng 300 ha và tại khu vực các xã Xuân Lập Xuân Tín Phú Xuân với diện tích khoảng 450 ha. Đối với các khu vực sản xuất nông nghiệp còn lại, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm như: + Vùng trồng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, phân bố ở các vùng trong huyện, trong đó vùng sản xuất lúa giống tập trung tại các xã Trường Xuân, Thọ Lập, Xuân Sinh, Bắc Lương, Thọ Hải, Xuân Lập, Xuân Lai, Xuân Tín. + Vùng trồng ngô, lạc, đậu tương năng suất, chất lượng cao, phân bố ở các vùng trong huyện ở những vùng có điều kiện thuận lợi và các bãi ven sông. + Vùng trồng cây chất bột (khoai, sắn), làm nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất khẩu, chủ yếu tập trung ở các xã: Xuân Sinh, Thọ Lâm, Xuân Thiên, Thuận Minh, Quảng Phú, Xuân Phú, Xuân Hưng và thị trấn Sao Vàng. + Vùng trồng rau, quả, đậu thực phẩm an toàn, chất lượng cao, chủ yếu tập trung ở các xã: Thọ Hải, Tây Hồ, Thọ Xương, Thọ Diên, Xuân Bái, Xuân Lai, Xuân Lập, Trường Xuân, Xuân Hồng. + Vùng trồng cây ăn quả có múi ứng dụng công nghệ cao, chủ yếu tập trung ở các xã: Xuân Trường, Xuân Hồng, Bắc Lương, thị trấn Thọ Xuân, Thọ Diên, Thọ Lâm, Thọ Xương, Xuân Bái, Thọ Lâm, Quảng Phú. + Trước mắt duy trì diện tích mía hiện có (tập trung ở các khu vực bãi ven sông vùng không bị ngập úng, đất bãi bằng, đất đồi thấp tập trung), về lâu dài giảm dần diện tích kết hợp sản xuất thâm canh để ổn định sản lượng, để chuyển đổi thành các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, với tổng diện tích đến năm 2025 khoảng 2.000 ha. + Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị chủ yếu ở các xã: Xuân Trường, Xuân Phú, Xuân Hồng, Trường Xuân, Xuân Hòa, thị trấn Sao Vàng…chăn nuôi trâu bò tập trung tại các xã Thọ Lâm, Thuận Minh, Xuân Bái, Xuân Hưng, Xuân Thiên…, xây dựng mô hình chăn nuôi đặc sản (gà ri, lợn rừng…) tại các xã Quảng Phú, Thuận Minh, Thọ Lâm, Xuân Phú. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản ở các khu vực có điều kiện. 5.5. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng xã hội 5.5.1. Trung tâm hành chính chính trị Giai đoạn đến năm 2030: Di chuyển, xây dựng trung tâm hành chính mới của huyện Thọ Xuân tại đô thị Lam Sơn Sao Vàng, trước mắt di chuyển, xây dựng mới Trụ sở làm việc của Huyện uỷ, HĐND, UBND, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện và một số cơ quan khác. Giai đoạn đến năm 2045 di chuyển toàn bộ các cơ quan hành chính cấp huyện đến khu vực trung tâm hành chính mới. Tạo điều kiện, khuyến khích các cơ quan cấp tỉnh, trung ương đứng chân trên địa bàn huyện di chuyển đến khu trung tâm hành chính mới để hình thành khu trung tâm đô thị, phát huy tối đa khả năng phục vụ người dân và các cơ quan tổ chức trên địa bàn huyện. Quy mô các công trình phù hợp với yêu cầu, mô hình hoạt động của chính quyền đô thị cấp huyện. 5.5.2. Trung tâm giáo dục đào tạo Giáo dục cấp Đại học và trường nghề: Nâng cấp Trường dạy nghề Lam Kinh hiện có tại thị trấn Sao Vàng thành trường đào tạo nghề đa ngành, đáp ứng nhu cầu lao động tại khu vực đô thị Lam Sơn Sao Vàng trong giai đoạn đầu. Hình thành trung tâm phân viện đại học tại đô thị Lam Sơn – Sao Vàng gồm các ngành Quản trị kinh doanh, công nghệ tin học, tự động hóa, cơ khí chế tạo, nông lâm nghiệp chăn nuôi, văn hóa du lịch thể dục thể thao. Tổng quy mô các phân viện đến 2045 khoảng 10.000 sinh viên (thu hút 2.000 2.500 sinh viên/năm). Hình thành học viện hàng không thuộc khu dịch vụ hàng không với quy mô đào tạo dự kiến khoảng 2.500 học viên (phi công, tiếp viên, kỹ thuật viên)/năm. Hình thành các trường đào tạo nghề đa ngành đến năm 2045 đạt quy mô tổng cộng 15.000 học viên (thu hút khoảng 5.000 học viên/năm) tại khu vực thị trấn Lam Sơn. Giáo dục cấp Phổ thông trung học: giai đoạn đến năm 2030, ổn định 05 trường hiện có: THPT Lê Lợi (Thị trấn Thọ Xuân); THPT Lam Kinh, THPT Thọ Xuân 5 (di chuyển vị trí mới theo quy hoạch chung đô thị Lam Sơn Sao Vàng); THPT Lê Hoàn (Xuân Lai); THPT Thọ Xuân 4 (Thọ Lập). Sau năm 2030, bổ sung thêm 03 trường để đảm bảo khả năng phục vụ tương ứng với quy mô dân số tăng thêm tại các khu vực: đô thị Phố Đầm, xã Xuân Hồng (vị trí xã Thọ Nguyên cũ) và tại đô thị Lam Sơn Sao Vàng (dự kiến thu hút trường ngoài công lập để đảm bảo không quá 01 trường trên một đơn vị hành chính). Hệ thống giáo dục cấp xã: bao gồm trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, TH&THCS được nghiên cứu bố trí phục vụ cho từng xã, đơn vị ở tại đô thị, quy mô và vị trí cụ thể sẽ được nghiên cứu trong các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã. Bố trí quỹ đất mở rộng, đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định; xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đến trường của con em địa phương, nhất là đối với bậc học mầm non. Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là khối mầm non và trường liên cấp tại các khu vực đô thị, trung tâm cụm xã, khu vực tập trung đông dân cư. 5.5.3. Hệ thống công trình y tế Đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình y tế cấp huyện với tổng quy mô phục vụ khoảng 1.600 giường (đảm bảo chỉ tiêu tối thiểu 40 giường/1vạn dân theo tiêu chuẩn của đô thị), cụ thể như sau: Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân, nâng cấp lên quy mô 400 giường; Bệnh viện Đa khoa Lam Sơn (vị trí phía Tây Nam cầu Lam Kinh, đô thị Lam Sơn – Sao Vàng), quy mô 500 giường; Bệnh viện Sao Vàng (vị trí được xác định theo QHC đô thị Lam Sơn Sao Vàng), quy mô 500 giường. Quy hoạch mới bệnh viện đa khoa tại khu vực đô thị Xuân Lai để phục vụ cho vùng Tả ngạn sông Chu, quy mô khoảng 200 giường. Quy hoạch mới 01 Viện dưỡng lão tại khu vực thị trấn Thọ Xuân với quy mô khoảng 2,5 3 ha. Thu hút đầu tư cơ sở Y tế tại thị trấn Thọ Xuân (vị trí tại Công sở thị trấn cũ). 5.5.4. Hệ thống công trình văn hóa, thể dục thể thao Hoàn chỉnh hệ thống các công trình văn hóa, thể dục thể thao theo tầng bậc ở các đô thị và các điểm dân cư nông thôn tại huyện Thọ Xuân. Bố trí quần thể khu trung tâm văn hoá, thể thao (bao gồm đầy đủ các công trình thiết yếu) tại đô thị Lam Sơn Sao Vàng, thuộc khu trung tâm hành chính mới với diện tích tối thiểu 30 ha, trong đó khu trung tâm thể thao phục vụ cho cấp huyện và vùng liên huyện. Bố trí trung tâm hội chợ triển lãm quảng cáo cấp tỉnh với diện tích tối thiểu 20 ha (đã được xác định theo quy hoạch tỉnh). Ngoài ra bố trí 04 cụm công trình văn hoá thể thao (bao gồm các công trình cơ bản như nhà văn hoá, sân thể thao cơ bản) tại các tiểu vùng như thị trấn Lam Sơn, thị trấn Thọ Xuân, đô thị Xuân Lai, xã Xuân Tín diện tích mỗi cụm tối thiểu khoảng 6 ha. 5.6. Các khu chức năng khác Bố trí khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn diện tích khoảng 30 ha tại khu vực xã Phú Xuân với các chức năng đảm bảo tiêu chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao theo hướng dẫn số 2307/BXD QHKT ngày 27/6/2022 của Bộ Xây dựng. Quy hoạch mới tại khu vực đô thị Lam Sơn Sao Vàng các kho: 01 kho xăng dầu cấp 3 dung tích 2.000 m3 (diện tích đất tối thiểu 0,5 ha), 01 kho khí dầu mỏ hoá lỏng dung tích 1.000 tấn (diện tích tối thiểu 2 ha), 01 trạm chiết nạp LPG vào chai công suất 3.000 tấn/năm (diện tích tối thiểu 0,5 ha). Khoảng cách ly với sân bay tối thiểu 500 m tính từ ranh giới phạm vi phễu bay và cách ly với các công trình khác đảm bảo quy định tại Nghị định số 13/2011/NĐ CP ngày 11/02/2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền. Bố trí trung tâm Logistics cấp tỉnh tại đô thị Lam Sơn Sao Vàng với diện tích tối thiểu 20 ha. 5.7. Các khu vực Quốc phòng, An ninh Các khu vực Quốc phòng, An ninh được xác định theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo từng thời kỳ, dự kiến đến năm 2030 đất Quốc phòng, An ninh trên địa bàn huyện khoảng 940 ha. Bố trí khu đất quân sự cho Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 (đối với phần diện tích thuộc huyện Thọ Xuân). Xây dựng các khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật như giao thông đường bộ, đường sắt, bến đường sông. để phát triển kinh tế, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và có khả năng sẵn sàng phục vụ nhu cầu quốc phòng khi cần thiết. Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội tại khu vực vùng huyện Thọ Xuân và các huyện lân cận để phát triển kinh tế và gắn việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kinh tế với hoạt động đối ngoại; phát triển tại khu công nghiệp Lam Sơn Sao Vàng một số lĩnh vực công nghiệp quốc phòng để hỗ trợ cho hoạt động của Sân bay quân sự Sao Vàng. 6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật 6.1. Định hướng phát triển giao thông a) Giao thông đường bộ: Quốc lộ: Tuân thủ định hướng quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ TTg ngày 01/9/2021. Đường tỉnh: Đối với các tuyến đường tỉnh hiện trạng bao gồm: đường tỉnh 506B, 506C, 506D, 506E, 514B, 515, 518C, 519B, quy hoạch cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang một số đoạn tuyến qua huyện Thọ Xuân đến năm 2030 tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, đến năm 2045 tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III. Đối với các đoạn qua khu vực hiện trạng khó có khả năng mở rộng, phải đảm bảo lòng đường tối thiểu 12m, vỉa hè tuỳ thuộc vào hiện trạng từng đoạn tuyến để xác định cho phù hợp, đối với các đoạn còn lại đảm bảo lộ giới tối thiểu 42 m. Đối với các tuyến đường tỉnh quy hoạch mới: + Tuyến đường nối QL217 QL45 QL47 quy hoạch kéo dài đến đường Hồ Chí Minh tại địa phận xã Luận Thành, huyện Thường Xuân; + Tuyến đường Lam Kinh Thành Nhà Hồ (đi trùng với tuyến đường vành đai tả sông Chu); + Tuyến đường nối từ thành phố Thanh Hóa đi Ngọc Lặc; + Tuyến đường Nam sông Chu; + Tuyến đường vành đai Đông Bắc cảng hàng không Thọ Xuân (tuyến đường số 9 đô thị Lam Sơn Sao Vàng) quy hoạch kéo dài đến đường Hồ Chí Minh; + Tuyến đường nối xã Xuân Thiên Thọ Lâm Sao Vàng Xuân Phú (tuyến đường số 8 đô thị Lam Sơn Sao Vàng) quy hoạch nối với đường tỉnh 519B. Các tuyến đường tỉnh Quy hoạch đến năm 2030 tối thiểu đạt cấp IV; đến năm 2045 quy hoạch đường đô thị, tối thiểu cấp III, 4 làn xe; lộ giới tối thiểu 42 m. Đường huyện: Quy hoạch các tuyến đường huyện đến năm 2030, đạt tiêu chuẩn đường cấp V trở lên; đến năm 2045 quy hoạch đường đô thị, tối thiểu cấp III, 4 làn xe. Đối với các đoạn quy hoạch mới, lộ giới tối thiểu 25 m (lòng đường 15 m, vỉa hè 5 m x2), đối với các đoạn hiện trạng tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế cụ thể để xác định lộ giới nhưng phải đảm bảo tối thiểu 16 m (lòng đường 8 m, vỉa hè 5 m x2). Yêu cầu đối với quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ: Khi lập các quy hoạch cấp dưới để cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng huyện cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Tuân thủ quy định về hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ CP ngày 24/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ CP ngày 03/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ CP ngày 24/02/2010. + Quy hoạch hệ thống đường gom tại các vị trí xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị và các công trình tập trung lưu lượng giao thông vận tải lớn (đối với khu vực phát triển mới) để kết nối với Quốc lộ, đường tỉnh tại các điểm đấu nối được duyệt. Vị trí kết nối trực tiếp vào hệ thống Quốc lộ, đường tỉnh phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ chấp thuận trước khi triển khai thực hiện. Bến xe khách: Quy hoạch đến năm 2030 có 04 bến xe tại các khu vực: thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng (loại III) và tại xã Xuân Tín (loại V). Quy hoạch đến năm 2045, nâng cấp các bến xe Thọ Xuân, Lam Sơn thành loại II; bến xe Sao Vàng thành loại I, bến xe Xuân Tín thành loại IV. b) Đường thủy nội địa: Khai thác tuyến sông Chu làm tuyến thủy nội địa cấp IV với chiều dài sông qua huyện Thọ Xuân khoảng 34,0 km. Bố trí 12 bến thuỷ nội địa trên địa bàn huyện, bao gồm: 01 bến du lịch và sửa chữa tàu thuyền tại thị trấn Thọ Xuân. 03 bến hàng hoá, công suất mỗi bến 50 nghìn tấn/năm (bến Hạnh Phúc thị trấn Thọ Xuân, bến Mục Sơn thị trấn Lam Sơn và bến Bái Thượng xã Xuân Bái). 08 bến chuyên dùng, công suất mỗi bến 100 nghìn tấn/năm (là các bến vật liệu xây dựng tại thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và các xã: Thọ Hải, Thọ Lâm, Xuân Hồng, Thọ Minh, Thọ Lập, Xuân Lai). c) Đường sắt: Thực hiện Quy hoạch chung Đô thị Lam Sơn – Sao Vàng được duyệt, bố trí 02 tuyến đường sắt đô thị kết nối Lam Sơn Sao Vàng với Liên đô thị Thành phố Thanh Hóa Sầm Sơn và Khu Kinh tế Nghi Sơn; bố trí 01 tuyến đường sắt hàng hóa nối KCN Lam Sơn Sao Vàng với KKT Nghi Sơn. Bố trí các ga đường sắt gồm: ga hàng hóa tại phía Nam Khu Công nghiệp Lam Sơn Sao Vàng; ga trung tâm và các ga đón trả khách của đường sắt đô thị bố trí dọc tuyến đường đô thị Lam Sơn Sao Vàng, gần vị trí cảng hàng không. d) Cảng hàng không Thọ Xuân: Phát triển, mở rộng Cảng hàng không Thọ Xuân đến năm 2025 thành Cảng hàng không quốc tế, quy mô đến năm 2030 đạt 5,0 triệu lượt khách/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm; Quy hoạch đến 2045 xây dựng đồng bộ các công trình khu hàng không dân dụng mới ở phía Đông Bắc đạt khoảng 20 triệu hành khách/năm. 6.2. Định hướng quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật San nền: + Yêu cầu chung phù hợp với tổ chức hệ thống thoát nước mưa hiện có; tận dụng và tôn trọng tối đa địa hình tự nhiên và hệ thống cây xanh hiện có, hạn chế khối lượng đào đắp và hạn chế chiều cao đất đắp. + Cao độ san nền được tính toán cho từng khu vực, trong đó có dự báo, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thoát nước mặt: Đầu tư cải tạo nâng cấp, xây dựng hệ thống công trình thủy lợi đầu mối trên địa bàn huyện theo quy hoạch thủy lợi vùng Nam sông Mã Bắc sông Chu và vùng Nam sông Chu của tỉnh. Toàn vùng huyện phân thành 02 vùng thoát nước: + Khu vực các xã tả ngạn sông Chu: Gồm tuyến kênh Bắc Cửa Đặt và hệ thống kênh nhánh (cấp I, cấp II); các hệ thống kênh tiêu thoát úng dọc sông Chu và sông Cầu Chày. + Khu vực các xã hữu ngạn sông Chu: Gồm hệ thống kênh Bái Thượng; hệ thống kênh tiêu sông Hoàng (sông nhà Lê); hệ thống kênh mương, hồ đập khu vực các xã trung du Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Bái, Thọ Xương, Xuân Sơn; hệ thống thoát nước mưa cho đô thị ra sông Chu, sông Nông Giang, sông Nhà Lê. Trong quá trình xây dựng, phát triển đô thị cần giữ tối đa và tăng diện tích bề mặt các hệ thống ao, hồ, đập sẵn có trên địa bàn toàn huyện làm hệ thống điều hòa nước mặt một cách tự nhiên. 6.3. Định hướng cấp nước Tổng nhu cầu cấp nước đến năm 2030 khoảng 56.000 m3/ng.đ, đến năm 2045 khoảng 130.000 m3/ng.đ. Nguồn cấp nước thô: sử dụng nguồn nước mặt lấy từ sông Chu và hệ thống kênh Bắc từ tuyến ống nước thô thuộc dự án Xây dựng hệ thống cấp nước sạch và nước thô chuỗi đô thị dọc Quốc lộ 47 thành phố Thanh Hóa và vùng phụ cận theo hình thức PPP. Xây dựng các nhà máy cấp nước (NMN) theo từng phân vùng như sau: + Phân vùng Lam Sơn Sao Vàng: NMN số 1 (công suất 8.400 m3/ngđ); NMN số 2 (công suất 50.000 m3/ng.đ); NMN số 3 (công suất 20.000 m3/ng.đ); NMN số 4 (công suất 20.000 m3/ng.đ) cấp cho vùng dự trữ phát triển công nghiệp. + Phân vùng Đông hữu ngạn sông Chu: NMN thị trấn Thọ Xuân (tại xã Tây Hồ, vị trí theo quy hoạch chung thị trấn Thọ Xuân) công suất 20.000 m3/ngđ phạm vi cấp nước bao gồm toàn bộ vùng phía Đông hữu ngạn Sông Chu (thị trấn Thọ Xuân và 10 xã). + Phân vùng Đông tả ngạn sông Chu: bao gồm NMN Xuân Lai công suất 14.000 m3/ngđ (phạm vi cấp nước bao gồm các xã: Xuân Lai, Xuân Lập, Xuân Minh, Trường Xuân), NMN Xuân Tín công suất 9.000 m3/ngđ (phạm vi cấp nước bao gồm các xã: Xuân Tín, Phú Xuân, Thọ Lập, Thuận Minh, Quảng Phú). Mạng lưới cấp nước: Bố trí dạng vòng, cụt kết hợp; các tuyến ống chuyển tải và phân phối chính được bố trí dọc theo các trục đường chính. 6.4. Định hướng cung cấp năng lượng Tổng nhu cầu cấp điện đến năm 2030 khoảng 212 MVA, đến năm 2045 khoảng 443 MVA. Nguồn cấp điện: chủ yếu lấy từ 4 nguồn chính: TBA 220 kV Thanh Hóa; TBA 220 kV Thiệu Yên, Thủy điện Xuân Minh và Thủy điện Cửa Đạt. Hệ thống điện cao thế gồm các các trạm biến áp 110 kV sau: Giai đoạn đến 2030: + Trạm 110 kV E9.3 Thọ Xuân hiện có tại thị trấn Lam Sơn, có công suất hiện trạng 25+40 MVA được nâng cấp lên công suất 2x40 MVA; + Quy hoạch mới Trạm 110 kV Thọ Xuân 2 tại khu vực xã Xuân Lai để phục vụ cho vùng tả sông Chu với công suất 2x40 MVA; + Quy hoạch mới 02 Trạm 110 kV tại đô thị Lam Sơn Sao Vàng là TBA 110 kV KCN Lam Sơn 1 và TBA 110 kV KCN Lam Sơn 2 với công suất mỗi trạm là 2x63 MVA , cung cấp điện cho khu vực công nghiệp, cảng hàng không Thọ Xuân và có tính tới nhu cầu cấp điện cho khu vực đô thị. Giai đoạn đến 2045: + Trạm 110 KV E9.3 Thọ Xuân hiện có tại thị trấn Lam Sơn, được nâng cấp lên công suất 2x63 MVA; + Trạm 110 kV Thọ Xuân 2 tại khu vực xã Xuân Lai được nâng cấp lên công suất 2x63 MVA; + 02 Trạm TBA 110 kV KCN Lam Sơn 1 và TBA 110 kV KCN Lam Sơn 2 được giữ nguyên công suất như giai đoạn trước. Đường dây 110 kV: Xây mới, cải tạo nâng tiết diện dây dẫn các tuyến 110 kV hiện trạng, để đảm bảo cấp điện ổn định cho các TBA phân phối trong khu vực. Hệ thống điện trung áp: + Lưới điện 35 kV: Các lộ 35 kV hiện hữu sẽ được giữ nguyên và vận hành cho khu vực nông thôn, tuy nhiên cần cải tạo hướng tuyến và tiết diện dây dẫn đảm bảo khả năng cấp điện. + Xây mới và cải tạo các lưới 6 kV, 10 kV về cấp điện áp chuẩn 22 kV. + Loại bỏ, thay thế toàn bộ các trạm biến áp trung gian 35 kV trên địa bàn toàn huyện. Các trạm biến áp phân phối sẽ lấy điện trực tiếp từ các trạm 110 kV thông qua các xuất tuyến 35 kV, 22 kV. 6.5. Định hướng hạ tầng viễn thông thụ động Đầu tư, xây dựng mới, duy trì, nâng cấp các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng trong phạm vi quy hoạch. Đầu tư, nâng cấp các trạm truy nhập quang hiện có; đầu tư xây dựng mới các trạm truy nhập quang tại các khu đô thị mới, Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet. Đầu tư xây dựng mới các cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động (BTS) tại khu vực dân cư hiện hữu và các khu dân cư mới. Số lượng, vị trí các trạm BTS sẽ được tính toán và bố trí cụ thể ở các bước tiếp theo (quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết xây dựng). Ngầm hóa toàn bộ mạng cáp viễn thông tại khu đô thị mới, Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch đảm bảo an toàn, mỹ quan. Đối với các hệ thống cáp viễn thông hiện hữu, thực hiện cải tạo, chỉnh trang theo lộ trình: Loại bỏ các đường dây cáp, sợi cáp không còn sử dụng; thực hiện bó gọn, gia cố hệ thống dây cáp; hạ ngầm các tuyến cáp treo thuộc các khu vực quy hoạch phải ngầm hóa mạng cáp; hạ ngầm các tuyến cáp treo tại các ngã tư, nút giao thông và tuyến cáp cắt ngang qua đường giao thông. Nhu cầu sử dụng đất cho các công trình viễn thông thụ động: Diện tích 01 trạm viễn thông xây dựng mới là: ≥ 200 m2; diện tích xây dựng cột ăng ten: ≥ 80 m2. 6.6. Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang Định hướng thoát nước thải: + Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải, đảm bảo xử lý tổng lượng nước thải đến năm đến năm 2045 là 104.000 m3/ng.đ. + Các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch quy hoạch hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, có các trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và được kiểm soát chặt chẽ. Các trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn quy hoạch hệ thống thoát nước chung; nước thải được xử lý cục bộ trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung. Định hướng quản lý chất thải rắn: Dự báo tổng khối lượng phát sinh CTR vùng huyện Thọ Xuân đến năm 2030 là 315 tấn/ng.đ, đến năm 2045 là 920 tấn/ngđ (gồm CTR thông thường từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông lâm nghiệp, y tế .) được phân loại triệt để tại nguồn theo đúng tính chất; thu gom vận chuyển tới khu xử lý chất thải rắn tại xã Xuân Phú (phía Tây đường Hồ Chí Minh). Định hướng quản lý nghĩa trang: + Đối với các nghĩa trang hiện có đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường từng bước cải tạo, mở rộng diện tích, xây dựng hoàn thiện hạ tầng theo các quy hoạch chung xây dựng xã, đảm bảo chỉ tiêu đất nghĩa trang, vệ sinh môi trường theo quy định, riêng đối với các xã trong vùng nội thị dự kiến chỉ mở rộng đủ đảm bảo phục vụ nhu cầu đến năm 2030, sau năm 2030 được khoanh vùng không phát triển thêm, trồng cây xanh để hình thành các mảng cây xanh cách ly trong đô thị. Các nghĩa trang còn lại hạn chế việc mở rộng để tiến tới sử dụng chung công viên nghĩa trang huyện, đối với các nghĩa trang trong KCN Lam Sơn Sao Vàng, được ổn định, khoanh vùng, bố trí hành lang cây xanh, bố trí lối đi cho khu nghĩa trang. + Quy hoạch mới nghĩa trang tập trung theo định hướng công viên nghĩa trang tại xã Xuân Phú với quy mô khoảng 45 ha tại phía Tây đường Hồ Chí Minh vị trí cụ thể được xác định theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Lam Sơn Sao Vàng. + Quy hoạch 01 nghĩa trang liệt sỹ của huyện tại khu vực xã Thọ Lâm với diện tích khoảng 10ha nhằm phục vụ nhu cầu di dời, quy tập mộ liệt sỹ từ các địa phương khác về địa bàn huyện. 6.7. Định hướng quy hoạch hệ thống thuỷ lợi, phòng chống thiên tai Định hướng quy hoạch hệ thống thuỷ lợi: + Hệ thống các công trình cấp nước nông nghiệp và tiêu úng trong phạm vi vùng huyện được thực hiện theo Quy hoạch thuỷ lợi chi tiết vùng Nam sông Chu, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3670/QĐ UBND ngày 27/9/2017. + Ưu tiên đầu tư, xây dựng, nâng cấp một số công trình thủy lợi bao gồm: (1) Đầu tư, nâng cấp các tuyến đê, kè, cống dưới đê các tuyến đê tả, hữu sông Chu, sông Cầu Chày, sông Tiêu Thuỷ và sông Hoàng giai đoạn 2022 2030; (2) Đầu tư trạm bơm tiêu cống Ông Học tại K6+522 đê tả Cầu Chày, xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân năm 2023; (3) Đầu tư trạm bơm tiêu cống Nổ đào tại K16+140, đê hữu Cầu Chày, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân năm 2023; (4) Đầu tư trạm bơm tiêu cống Xốn tại K21+940 đê hữu Cầu Chày, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân năm 2024; (5) Xây dựng kè lát mái chống sạt lở bãi, bảo vệ khu dân cư bãi sông ứng với đê hữu sông Chu đoạn từ K9+500 K10+500 xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân năm 2023; (6) Xây dựng kè lát mái bảo vệ đê đoạn từ K20+870 K20+887 đê hữu Cầu Chày, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân năm 2023; (7) Xây dựng kè lát mái bảo vệ đê đoạn từ K3+450 K3+650 đê hữu Tiêu Thuỷ, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân năm 2023; (8) Nạo vét, khơi thông dòng chảy, đảm bảo tiêu thoát lũ sông Cầu Chày, huyện Thọ Xuân năm 2023 (9) Nạo vét, khơi thông dòng chảy sông Hoàng, đoạn qua xã Xuân Sinh, Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân năm 2023; (10) Nạo vét, khơi thông dòng chảy sông Dừa, đoạn qua xã Xuân Hồng, Xuân Phong, huyện Thọ Xuân năm 2024. Định hướng phòng chống thiên tai: + Đầu tư, củng cố, nâng cấp các công trình phòng, chống thiên tai, nhất là hệ thống đê sông trên địa bàn; chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra theo phương châm 4 “tại chỗ”, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai. + Thực hiện tốt công tác quản lý, không để lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, thường xuyên kiểm tra, tu bổ, sửa chữa các tuyến đê bị hư hỏng. + Không quy hoạch các khu vực bãi sông, lòng sông và trong phạm vi bảo vệ đê điều để bố trí xây dựng các công trình (trừ các công trình đặc biệt được phép xây dựng theo quy định của Luật Đê điều và các khu vực bãi sông được phép xây dựng theo Quy hoạch phòng, chống lũ các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 hợp phần sông Mã đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 84/NQ HĐND ngày 07/12/2017). 7. Định hướng bảo vệ môi trường Thực hiện các giải pháp bảo vệ thiên nhiên, các di sản văn hóa – lịch sử phục vụ cho phát triển du lịch dịch vụ; xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường; đảm bảo an toàn cho nguồn cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, bảo vệ môi trường đất, môi trường không khí; bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng. Giám sát, xử lý các vi phạm gây ô nhiễm; đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đối với từng dự án; tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thích hợp trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Xây dựng quy chế quản lý bảo vệ môi trường và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường đối với các vùng bảo tồn, hạn chế phát triển; vùng dân cư đô thị và khu du lịch; vùng rừng phòng hộ, vành đai xanh, hành lang xanh và hệ thống cây xanh công cộng; vùng nông thôn. Việc quyết định địa điểm và triển khai các dự án nhạy cảm về môi trường (khu xử lý rác, nghĩa địa, khu xử lý nước thải, các khu chăn nuôi tập trung.) sẽ được xem xét cụ thể trên cơ sở định hướng quy hoạch vùng và phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường theo quy định. 8. Các dự án ưu tiên đầu tư a) Các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật: Giao thông: Ưu tiên nâng cấp đường tỉnh 506 thành QL 47B theo quy hoạch; nâng cấp, cải tạo đường Hồ Chí Minh, QL47, QL47C; các tuyến đường tỉnh; các tuyến đường liên kết các khu vực trong huyện đặc biệt là các dự án liên quan đến khu vực đô thị Lam Sơn Sao Vàng, các dự án liên quan đến CHK Thọ Xuân. Cấp điện, cấp nước: Ưu tiên bổ sung các trạm biến áp và đường dây 110 kV đảm bảo nguồn cung cấp điện; các nhà máy cấp nước cho 3 phân vùng. Quản lý chất thải rắn, nghĩa trang: Ưu tiên xây dựng Khu xử lý chất thải rắn tại khu vực đô thị Lam Sơn Sao Vàng; xây dựng công viên nghĩa trang tại xã Xuân Phú. Hạ tầng viễn thông thụ động: Ưu tiên xây dựng các tổng đài host tại TT.Thọ Xuân và đô thị Lam Sơn Sao Vàng; xây dựng các tổng đài vệ tinh tại các khu vực phát triển đô thị và các tuyến cáp quang kết nối tổng đài vệ tinh. Hạ tầng nông nghiệp, thủy lợi: Ưu tiên các dự án phát triển Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các dự án nông nghiệp quy mô lớn; tu bổ, nâng cấp đê sông Chu, sông Cầu Chày, các hồ thủy lợi. b) Các dự án phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội: Hạ tầng khu công nghiệp: ưu tiên dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Lam Sơn Sao Vàng; các cụm công nghiệp trên địa bàn. Hạ tầng khu đô thị, khu dân cư mới, khu tái định cư tại các khu vực phát triển đô thị, đặc biệt là tại đô thị Lam Sơn Sao Vàng. Trung tâm hành chính: Khởi công xây dựng khu trung tâm hành chính mới của huyện tại đô thị Lam Sơn Sao Vàng trước năm 2025 ; trước mắt ưu tiên xây dựng trụ sở làm việc của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và một số cơ quan hành chính cấp huyện. Hệ thống công trình dịch vụ, thương mại: Xây dựng, nâng cấp các chợ đầu mối gồm chợ trung tâm thị trấn Thọ Xuân và chợ trung tâm đô thị Lam Sơn Sao Vàng; các trung tâm thương mại và siêu thị tại các khu vực phát triển đô thị; Khu bảo trì, bảo dưỡng và dịch vụ hàng không, các Khu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí như: KDL sinh thái Lam Kinh, Khu Resort Sao Mai Thanh Hoá, Khu vui chơi giải trí Núi Chì Núi Chẩu, KDL văn hóa và sinh thái Hồ Bàn Thạch, KDL sinh thái Xuân Lập Lê Hoàn, KDL sinh thái Long Hồ Vạn Lại, KDL cộng đồng Phố Đầm… Hệ thống công trình giáo dục đào tạo: Ưu tiên thu hút các phân viện đại học và trường dạy nghề; nâng cấp trường trung học phổ thông đảm bảo tiêu chuẩn. Hệ thống công trình văn hóa thể thao: Ưu tiên xây dựng các thiết chế văn hóa tổng hợp, trung tâm văn hóa thể thao công nhân, trung tâm hội chợ triển lãm và quảng cáo, thư viện, bảo tàng, nhà hát văn hóa, truyền thống, trung tâm tập luyện thể thao, nhà thi đấu, sân vận động, vv… đảm bảo tiêu chuẩn đô thị. Hệ thống công trình y tế: Ưu tiên nâng cấp, xây mới các Bệnh viện đa khoa chất lượng cao tại TT.Thọ Xuân và đô thị Lam Sơn Sao Vàng. Hệ thống công trình di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn. 9. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch Ban hành Quy định quản lý theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 kèm theo quyết định phê duyệt đồ án. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. UBND huyện Thọ Xuân có trách nhiệm: Hoàn chỉnh, xuất bản hồ sơ đồ án quy hoạch được duyệt để lưu trữ theo quy định; bàn giao hồ sơ, tài liệu đồ án quy hoạch cho địa phương, các ngành, đơn vị liên quan để lưu giữ, quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt. Tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch vùng được duyệt chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt theo quy định tại khoản 12, Điều 29 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018. Quản lý, thực hiện lập quy hoạch đô thị, nông thôn và dự án đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng trên địa bàn huyện đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch vùng huyện được phê duyệt. Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn khai thác từ quỹ đất bằng các cơ chế chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước. 2. Sở Xây dựng và các ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực hiện theo quy hoạch và các quy định hiện hành của pháp luật. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018; Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT BXD ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn và các quy định của pháp luật có liên quan; Căn cứ Quyết định số 1664/QĐ UBND ngày 16 tháng 5 năm 2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045; Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 6034/SXD QH ngày 07 tháng 9 năm 2023 về việc Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 (kèm theo Tờ trình số 353/TTr UBND ngày 15 tháng 8 năm 2023 của UBND huyện Như Thanh). Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND huyện Như Thanh và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Điều 1. Phạm vi, ranh giới, quy mô dân số, đất đai vùng quản lý 1. Phạm vi ranh giới: Ranh giới bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Như Thanh với 14 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 13 xã), ranh giới lập quy hoạch cụ thể như sau: Phía Bắc giáp huyện Triệu Sơn; Phía Nam giáp thị xã Nghi Sơn và huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; Phía Đông giáp huyện Nông Cống; Phía Tây giáp huyện Như Xuân và huyện Thường Xuân. 2. Quy mô a) Quy mô dân số: Dự báo đến năm 2030, dân số toàn huyện gồm cả quy đổi khoảng 150.000 người; dân số đô thị khoảng 31.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 20,7%. Dự báo đến năm 2045, dân số toàn huyện gồm cả quy đổi khoảng 200.000 người; dân số đô thị khoảng 120.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 60,0%. b) Quy mô đất đai: Tổng diện tích đất xây dựng đến năm 2030 khoảng 6.370 6.640 ha; Tổng diện tích đất xây dựng đến năm 2045 khoảng 7.620 8.150 ha. Điều 2. Quy định về các vùng phát triển và các không gian phát triển kinh tế 1. Các phân vùng để kiểm soát quản lý phát triển Vùng 1 (vùng phía Bắc): bao gồm các xã Cán Khê, Xuân Du, Phượng Nghi, Mậu Lâm; trong đó, lấy Xuân Du là trung tâm vùng. Định hướng là vùng phát triển nông, lâm nghiệp chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm, con nuôi đặc sản; phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Vùng 2 (vùng trung tâm): bao gồm Thị trấn Bến Sung, các xã Hải Long, Xuân Thái, Phú Nhuận, Yên Thọ, Xuân Khang, Xuân Phúc; trong đó, lấy thị trấn Bến Sung là trung tâm vùng. Định hướng là vùng phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ thương mại; tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Vùng 3 (vùng phía Nam): Bao gồm các xã: Yên Lạc, Thanh Tân, Thanh Kỳ; trong đó lấy Thanh Tân làm trung tâm. Định hướng là vùng phát triển công nghiệp phụ trợ cho Khu kinh tế Nghi Sơn; các ngành công nghiệp có chọn lọc đảm bảo môi trường bền vững bên cạnh các khu dân cư, các loại hình công nghiệp như: chế biến nông sản, các khu vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, điện năng lượng mặt trời. 2. Các phân vùng phát triển kinh tế a) Vùng phát triển nông nghiệp: Về trồng trọt: cây ăn quả tập trung chủ yếu tại các xã Yên Lạc, Thanh Tân, Cán Khê, Hải Long, Xuân Phúc, thị trấn Bến Sung; cây dược liệu tại xã Yên Lạc, Xuân Thái, Xuân Du, Mậu Lâm, Thanh Kỳ; cây đào tại xã Xuân Du, Cán Khê, Xuân Phúc, Xuân Khang; cây riềng tại xã Cán Khê, Yên Lạc; cây dong chế biến miến dong tại xã Yên Lạc, Yên Thọ; nấm các loại tại xã Yên Thọ, Xuân Phúc; rau an toàn tại xã Yên Thọ, thị trấn Bến Sung, Mậu Lâm, Phú Nhuận, Thanh Tân; hoa, cây cảnh tại Thị trấn Bến Sung, xã Hải Long. Về chăn nuôi: Phát triển vùng chăn nuôi lợn ngoại tập trung, quy mô lớn tại các xã: Xuân Khang, Phú Nhuận, Mậu Lâm, Thanh Tân, Cán Khê; vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại các xã: Mậu Lâm, Phú Nhuận, Phượng Nghi; vùng chăn nuôi gà lông màu xuất khẩu tại các xã: Mậu Lâm, Xuân Du, Cán Khê. Về lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn, trọng tâm là những cây trồng có giá trị kinh tế cao như lim, lát, dổi, keo lai mô., thực hiện tốt chế độ thâm canh để tăng năng suất, sản lượng; xây dựng các mô hình rừng trồng nguyên liệu gỗ đạt tiêu chuẩn cao tại các xã Mậu Lâm, Xuân Phúc, Thanh Tân, Thanh Kỳ, Cán Khê, Xuân Khang, Phượng Nghi. b) Vùng phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp) Tổng diện tích đất công nghiệp đến năm 2030 là 588,29 ha, đến năm 2045 là 1.284,6 ha, bao gồm các khu và cụm công nghiệp như sau: Khu công nghiệp (thuộc KKT Nghi Sơn): Khu công nghiệp số 16 diện tích 470,0 ha tại xã Thanh Tân; Khu công nghiệp số 18 diện tích 40,2 ha tại xã Yên Lạc; Khu công nghiệp số 19 diện tích 606,1 ha tại xã Yên Lạc (dự kiến đến năm 2030 lấy khoảng 500 ha); Cụm công nghiệp đến 2030: CCN Hải Long Xuân Khang diện tích 50 ha tại xã Hải Long và xã Xuân Khang; CCN Vạn Thắng Yên Thọ diện tích 21,29 ha tại xã Yên Thọ; CCN Xuân Du diện tích 17 ha tại thôn 10 xã Xuân Du; Cụm công nghiệp giai đoạn 2031 2045: Bổ sung CCN Xuân Phúc diện tích 30,0 ha tại thôn Phúc Minh, xã Xuân Phúc và CCN Phú Nhuận diện tích 50 ha tại thôn Phú Phượng, xã Phú Nhuận. Các cụm công nghiệp quy hoạch mới được thực hiện khi đảm bảo phù hợp với Quy hoạch cấp trên và các quy định hiện hành tại thời điểm tổ chức thực hiện. Đối với phát triển các cụm làng nghề: Phát triển cụm làng nghề truyền thống miến dong Yên Lạc, cụm làng nghề truyền thống cây cảnh tại 8 thôn của xã Xuân Du; cụm làng nghề làm nem chua lợn mán Bến En tại thị trấn Bến Sung; cụm làng nghề sản xuất hương vị và gia vị của Cán Khê; làng nghề mỹ nghệ ở Xuân Thái; chế biến hàng hóa nông sản ở Yên Thọ… c) Vùng phát triển đô thị thương mại dịch vụ: Tập trung phát triển dịch vụ thương mại tại thị trấn Bến Sung và các xã Xuân Du, Phượng Nghi, Mậu Lâm, Hải Long, Phú Nhuận, Xuân Phúc, Yên Thọ, Yên Lạc, Thanh Tân, Thanh Kỳ (khu vực tại các xã có các tuyến đường mang tính chất đối ngoại đi qua, như: đường tỉnh 520, Quốc lộ 45, Nghi Sơn Bãi Trành, đường Vạn Thiện Bến En). Ngoài ra các điểm thương mại dịch vụ cấp huyện khác được bố trí tại các điểm du lịch và một số vị trí dọc các tuyến đường như: đường Vạn Thiện Bến En, Quốc lộ 45, Nghi Sơn Bãi Trành, đường tỉnh 520 các điểm giao giữa các tuyến đường chính. d) Vùng phát triển du lịch Định hướng phát triển không gian du lịch huyện Như Thanh gồm: + Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với vui chơi giải trí cao cấp, chăm sóc sức khoẻ tại Bến En, Hồ Yên Mỹ, Hồ Khe Lau, hồ Đồng Bể. + Du lịch di sản văn hóa, tâm linh: Lò cao kháng chiến Hải Vân; Đền Phủ Na, Phủ Sung, Đền Khe Rồng, Đền Bạch Y Công chúa; di tích nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện (khu phố 2, thị trấn Bến Sung)… + Du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp: Du lịch cộng đồng tại các xã Xuân Phúc (làng Rọoc Răm), Xuân Thái (làng Lúng, hang Lèn Pót), Xuân Khang (Hang Ngọc), Thanh Tân (thác Bò Lăn), Cán Khê (Thôn 3); Xã Mậu Lâm (Mỏ nước thôn Đồng Bớp) kết hợp một số lễ hội truyền thống của các dân tộc Thái và Mường như: lễ hội Kin Chiêng Bọoc Mạy, lễ hội Sết bóc Mạy, Lễ hội cúng Cơm mới.Du lịch nông nghiệp gắn với các sản phẩm OCOP tại các xã: Yên Thọ; Phú Nhuận, Thị trấn Bến Sung, Xuân Du. Hình thành các tuyến du lịch gồm: Tuyến nội huyện; tuyến liên huyện; tuyến liên tỉnh; tuyến Quốc tế; tuyến du lịch gắn với các sản phẩm/loại hình du lịch đặc trưng của huyện. Hình thành các tuyến kết nối các trọng điểm du lịch Quốc gia với Bến En và huyện Như Thanh thông qua các trọng điểm du lịch của tỉnh Thanh Hóa, Cảng hàng không Quốc tế Thọ Xuân và Cảng biển Nghi Sơn. Điều 3. Quy định về quản lý hệ thống đô thị và nông thôn 1. Quy định về quản lý hệ thống đô thị Giai đoạn 2030: Trên địa bàn huyện quy hoạch 01 đô thị là thị trấn Bến Sung (định hướng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V) và 02 trung tâm cụm xã, gồm: Trung tâm cụm xã Xuân Du (hạt nhân phát triển vùng phía Bắc); Trung tâm cụm xã Thanh Tân (hạt nhân phát triển vùng phía Nam). Giai đoạn 2031 2045: Phấn đấu thành lập thị xã du lịch Như Thanh trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính huyện Như Thanh, trong đó các khu vực nội thị dự kiến bao gồm các xã, thị trấn hiện tại là thị trấn Bến Sung, Xuân Du, Thanh Tân, Hải Long, Phú Nhuận, Yên Thọ, Xuân Phúc, Yên Lạc. Tổng dân số khu vực nội thị đạt khoảng 210.000 người. 2. Quy định về quản lý hệ thống nông thôn Các xã phải được lập quy hoạch chung xây dựng xã để cụ thể hóa quy hoạch vùng huyện theo quy định tại Khoản 6, Điều 2, Nghị định số 72/2019/NĐ CP ngày 30 tháng 08 năm 2019 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2015/NĐ CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. Quản lý và xây dựng các xã nông thôn theo Chương trình nông thôn mới đảm bảo mục tiêu các xã đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 318/QĐ TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022; xây dựng các trung tâm xã, khu dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, các khu thủ tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, các điểm dân cư nông thôn tạo động lực mới phát triển kinh tế xã hội cho khu vực nông thôn. Điều 4. Quy định về vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng 1. Vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình hạ tầng xã hội a) Trung tâm hành chính chính trị Đối với các công trình hành chính, cơ quan cấp huyện: Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo các trụ sở hành chính, công trình cơ quan cấp huyện đảm bảo hiện đại, khang trang đáp ứng nhu cầu làm việc và phục vụ nhân dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu đồng bộ về không gian, kiến trúc, cảnh quan cho toàn bộ khu vực trung tâm. Đối với các công trình hành chính, cơ quan cấp đô thị: Từng bước đầu tư xây dựng theo các quy hoạch đô thị được duyệt. Đối với các công trình hành chính, cơ quan cấp xã, thị trấn: Cải tạo chỉnh trang, nâng cấp các trụ sở UBND các xã đảm bảo yêu cầu trong xây dựng xã Nông thôn mới. b) Hệ thống công trình Y tế Mở rộng quỹ đất Bệnh viện huyện và nâng cấp quy mô lên 170 giường bệnh trước năm 2030. Nâng cấp, cải tạo chỉnh trang các trạm y tế cấp xã đảm bảo các tiêu chí do ngành Y tế quản lý. Khuyến khích, phát triển các phòng khám đa khoa tư nhân tại các đô thị. c) Hệ thống công trình Giáo dục Giữ nguyên hệ thống các trường trung học phổ thông. Mở rộng nâng cấp các trường Trung học phổ thông đảm bảo đảm bảo tiêu chuẩn 40 hs/1000 dân, 10 m2/hs. Hệ thống giáo dục các cấp (Trung học cơ sở, trường tiểu học và trường mầm non): Các công trình hiện trạng được duy trì nâng cấp, cải tạo; xây mới thêm ở các khu dân cư tập trung, khu đô thị mới đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Dành quỹ đất thích hợp ở khu trung tâm, thuận lợi để kêu gọi đầu tư, xây dựng trường học. Sau năm 2030 khuyến kích hình thành thêm các trường liên cấp trong các khu vực đô thị theo hình thức xã hội hóa. d) Hệ thống công trình văn hóa thể thao Đầu tư xây dựng các công trình, thiết chế văn hóa, thể thao từ cấp huyện đến cấp xã, cấp thôn đảm bảo quy chuẩn QCVN 01: 2021/BXD; bố trí quỹ đất, ưu tiên đầu tư các tổ hợp các công trình, thiết chế văn hóa thể thao các cấp. Đầu tư xây dựng khu trung tâm văn hóa thể thao, công viên tại thị trấn. Trung tâm văn hóa, TDTT cấp đô thị gồm các công trình: sân thể thao cơ bản, trung tâm văn hóa thể thao. Trung tâm TDTT cấp khu ở: 100% các xã và thị trấn đã có sân thể thao; Cải tạo và nâng cấp các khu trung tâm TDTT hiện hữu đạt chuẩn nông thôn mới. e) Hệ thống công trình Quốc phòng Thực hiện theo các quy định của Pháp luật về an ninh, quốc phòng. 2. Vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật a) Hệ thống giao thông Quốc lộ 45: Quy hoạch đến năm 2045 nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III IV, 2 4 làn xe, đoạn tránh qua thị trấn Bến Sung chiều dài tuyến 4 km theo tiêu chuẩn đường cấp III, 04 làn xe; đường Nghi Sơn Bãi Trành: Quy hoạch đến năm 2045 nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III IV, 2 4 làn xe. Đường tỉnh: Đường tỉnh 505 (Chuối Thanh Tân) 3 km, quy hoạch đến năm 2045 đường cấp III; Đường tỉnh 505B (Thăng Long Xuân Thái Đường Nghi Sơn Bãi Trành) 32,4 km, quy hoạch đến năm 2045 đường cấp III; Đường tỉnh 514 (Thiều Thượng Ninh) 13,5 km, quy hoạch đến năm 2045 đường cấp III; Đường tỉnh 520 (Sim TT. Bến Sung Thanh Tân) 48,0 km, quy hoạch đến năm 2045 đường cấp III; Đường tỉnh 520C (TT Yên Cát Xuân Khang) chiều dài qua huyện Như Thanh là 2,8 km, quy hoạch đến năm 2045 đường cấp III; Đường tỉnh 529 (Thanh Tân Bò Lăn) 10,5 km, quy hoạch đến năm 2045 đường cấp III; Đường tỉnh 506: (Thọ Xuân Nghi Sơn) 2 km, quy hoạch đến năm 2045 đường cấp II III; Quy hoạch 08 bến xe gồm: 01 bến xe loại 1 (Xuân Phúc); 01 bến xe loại 3 (TT. Bến Sung); 01 bến xe loại 4 (Thanh Tân); 06 bến xe loại 6 (trong KDL Bến En, Xuân Du, Mậu Lâm, Cán Khê, Phượng Nghi). Về giao thông công cộng: Tiếp tục khai thác, nâng cấp tuyến xe buýt hiện có. Trên cơ sở mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 1937/QĐ UBND ngày 06/6/2022, đề xuất xây dựng các tuyến xe buýt nhằm tăng cường kết nối huyện với các khu vực trọng điểm trong và ngoài tỉnh. Bến thủy nội địa: Quy hoạch 02 bến đầu mối du lịch tại khu vực Bến En và xã Xuân Thái. b) Hệ thống công trình cấp nước Giai đoạn đến 2030: + Nâng cấp nhà máy nước thị trấn Bến Sung hiện có công suất từ 1.500 m3/ngđ lên 5.000 m3/ngđ, nguồn cấp nước thô từ hồ Đồng Lớn (dừng hoạt động khi dự án Khu du lịch sinh thái Bến En đi vào hoạt động); + Xây dựng mới 01 nhà máy cấp nước tại khu du lịch Bến En phục vụ cho thị trấn Bến Sung và các xã vùng phụ cận (gồm Hải Long, Xuân Khang, Xuân Phúc, Xuân Thái, Yên Thọ, Phú nhuận), khu du lịch Bến En, cụm công nghiệp có trong khu vực, công suất 25.000 m3/ngđ, nguồn nước thô cấp cho nhà máy được lấy từ hồ Sông Mực; + Xây dựng mới 01 nhà máy nước mới tại xã Thanh Kỳ: công suất 1.500 m3/ngđ phục vụ cho các xã Thanh Tân, Thanh Kỳ và Yên Lạc; Xây dựng 01 nhà máy nước mới tại xã Xuân Du: công suất 1.500 m3/ngđ phục vụ cho các xã Xuân Du, Cán Khê, Phượng Nghi, nguồn được lấy từ kênh C5 thuộc hệ thống tưới Bái Thượng. Giai đoạn 2031 2045: + Nâng công suất nhà máy nước tại khu du lịch Bến En lên 35.000 m3/ngđ; + Nâng cấp công suất nhà máy nước Xuân Du lên 3.000 m3/ngđ; Nâng cấp công suất nhà máy nước tại xã Thanh Kỳ lên 3.000 m3/ngđ. c) Hệ thống công trình cấp năng lượng: Quy hoạch đến năm 2030: Trạm 110 kV Như Thanh công suất đến 2025 là 40 MVA, đến 2030 là 2x40 MVA. Trạm 110 kV Bến En công suất đến 2025 là 2x40 MVA, giữ nguyên đến 2030. Quy hoạch đến năm 2045: Nâng cấp công suất trạm biến áp 110 kV Như Thanh lên thành 2x63 MVA; trạm 110 kV Bến En thành 2x63 MVA. Ngoài ra, huyện Như Thanh được hỗ trợ cấp điện từ trạm 110 kV Nông Cống và trạm 110 kV Triệu Sơn. d) Hệ thống hạ tầng viễn thông thụ động: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động có công nghệ hiện đại, phù hợp với phương án phát triển hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Thanh Hoá đến năm 2045, Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3705/QĐ UBND ngày 24 tháng 9 năm 2015 và các quy hoạch có liên quan như: quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng,quy hoạch xây dựng nông thôn. Hệ thống cáp viễn thông: Loại bỏ các đường dây cáp, sợi cáp không còn sử dụng; Thực hiện gia cố hệ thống dây cáp; Hạ ngầm các tuyến cáp theo quy hoạch phải ngầm hóa mạng cáp; Loại bỏ hoặc hạ ngầm các tuyến cáp treo tuyến cáp cắt ngang, tại các ngã tư, nút giao thông. Các tuyến cáp phải bố trí dọc theo các trục giao thông, dành quỹ đất để xây dựng công trình hạ tầng viễn thông. e) Hệ thống công trình thoát nước thải: Quản lý 03 nhà máy xử lý nước thải tại thị trấn Bến Sung; các nhà máy xử lý nước thải ở KCN, CCN, khu dân cư tập trung phải được bố trí hệ thống xử lý nước thải tập trung để thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn theo quy định; Đối với khu vực nông thôn các hộ dân cư xây dựng bể tự hoại, đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, trang trại được xử lý triệt để trước khi xả ra môi trường, tuân thủ quy định tại Thông tư 15/2021/TT BXD ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ Xây dựng. g) Quản lý chất thải rắn: Giai đoạn đầu: Rác thải sinh hoạt của huyện sẽ được thu gom, vận chuyển đến Khu vực xử lý rác thải tập trung tại khu phố Hải Tiến, phía Đông thị trấn có quy mô 2,5 ha; Giai đoạn sau: Di dời khu xử lý rác thải về khu vực xã Xuân Phúc, quy mô diện tích dự kiến khoảng 10 ha. h) Quản lý nghĩa trang: Khu nghĩa trang tập trung bố trí tại thị phía Đông Nam thị trấn Bến Sung giáp ranh xã Yên Thọ, với quy mô khoảng 26,0 ha. Đối với các đô thị, xã trên địa bàn bố trí 1 2 khu nghĩa trang sẽ được cụ thể hóa tại quy hoạch chung đô thị và quy hoạch chung xây dựng xã. Điều 5. Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với các công trình đầu mối, các công trình hạ tầng kỹ thuật chính theo tuyến mang tính chất vùng, liên vùng và các biện pháp bảo vệ môi trường 1. Quy định đối với hệ thống giao thông: Đối với đường ngoài đô thị: Hành lang bảo vệ các tuyến đường theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Thông tư số 39/2011/TT BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 11/2010/NĐ CP . Đối với đường đô thị: Quản lý tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng của các tuyến theo quy hoạch đô thị được duyệt. 2. Quy định về bảo vệ nguồn nước: Quy định về bảo vệ nguồn nước tuân thủ Nghị định số 43/2015/NĐ CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ. Trong đó: + Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi: Thực hiện theo Điều 8, Nghị định số 43/2015/NĐ CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ. + Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh (hệ thống sông Mực, các suối, kênh Nông giang thuộc huyện Như Thanh): Thực hiện theo Điều 9, Nghị định số 43/2015/NĐ CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ. + Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác: Thực hiện theo Điều 10, Nghị định số 43/2015/NĐ CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ. Quy định về vùng bảo vệ nhà máy nước: Phải xây tường rào bảo vệ bao quanh khu vực xử lý nước trong phạm vi 30m kể từ chân tường các công trình xử lý. Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước phân phối chính tối thiểu là 0,5m. Quy định về khoảng cách ly môi trường tối thiểu: Đối với trạm bơm từ 15 30m; Đối với trạm xử lý nước thải từ 100 1000 m. 3. Quy định về hành lang an toàn hệ thống điện: Quản lý hành lang cách ly đường điện, công trình điện phải tuân thủ theo Luật Điện lực 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực năm 2012; Nghị định số 14/2014/NĐ CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện; Nghị định 51/2020/NĐ CP ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 14/2014/NĐ CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 về quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện. Khi lập các đồ án quy hoạch đô thị, nông thôn trên địa bàn phải dành quỹ đất bố trí hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không tuân thủ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 14/2014/NĐ CP 26 tháng 02 năm 2014 về quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện và khoản 7, Điều 1, Nghị định 51/2020/NĐ CP ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 14/2014/NĐ CP 26 tháng 02 năm 2014; Quản lý không gian công trình điện: Trong khu vực nội thị, hệ thống đường dây hạ thế và chiếu sáng xây mới phải quy hoạch đi ngầm, hệ thống đường dây hạ thế và chiếu sáng hiện hữu phải được cải tạo theo hướng hạ ngầm. Ngoài ra các công trình cấp điện phải tuân thủ QCVN 01:2021/BXD. 4. Quy định về hành lang an toàn công trình viễn thông thụ động Thực hiện quản lý phạm vi bảo vệ hành lang an toàn công trình viễn thông theo quy định tại QCVN07 8:2016/BXD Quy chuẩn Quốc gia Công trình viễn thông và QCVN 33:2019/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông. 5. Quy định về hành lang bảo vệ công trình Thủy lợi: Hành lang bảo vệ công trình Thủy lợi (Hồ, đập, trạm bơm, kênh) đảm bảo không thiết kế bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi vùng phụ cận công trình Thủy lợi theo quy định tại Điều 40 Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 và Quyết định số 31/QĐ UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 của UBND tỉnh để đảm bảo không gây cản trở việc vận hành và an toàn công trình. 6. Quy định về quản lý chất thải rắn, quản lý nghĩa trang: a) Quản lý chất thải rắn (CTR): Quy định về thu gom và phân loại CTR: Phải thu gom đạt tỷ lệ 100% lượng CTR phát sinh; thực hiện phân loại CTR tại nguồn phát sinh; phải thu gom, xử lý riêng đối với CTR công nghiệp, CTR y tế nguy hại. Quy định về xử lý CTR: Ưu tiên các công nghệ xử lý CTR hiện đại, tiết kiệm quỹ đất xây dựng. Quy định về khoảng cách ly vệ sinh môi trường: Bãi chôn lấp vệ sinh phải có hàng rào bảo vệ; dải cây xanh cách ly ngoài hàng rào phải có chiều rộng tối thiểu là 20 m. Quy định về khoảng cách ly vệ sinh môi trường tối thiểu của khu vực sử lý CTR đến khu vực dân cư, công trình công cộng, xí nghiệp chế biến thực phẩm và điểm lấy nước phục vụ sinh hoạt: Bãi chôn lấp CTR hỗn hợp (vô cơ và hữu cơ) hợp vệ sinh 1000 m; Bãi chôn lấp vô cơ 100 m; Nhà máy xử lý CTR 500 m; Điểm, trạm trung chuyển CTR: 25m. b) Quản lý nghĩa trang: Quy định về sử dụng nghĩa trang và hình thức an táng: Sử dụng nghĩa trang tập trung xác định trong quy hoạch, ưu tiên hình thức hỏa táng; Các nghĩa trang không đảm bảo khoảng cách ly hoặc đã lấp đầy, phải xây dựng lộ trình đóng cửa, không sử dụng. Quy định về khoảng cách ly vệ sinh môi trường của các nghĩa trang đến điểm dân cư, công trình công cộng gần nhất: Đối với nghĩa trang có hung táng tối thiểu là 1.500 m nếu không có hệ thống thu gom và xử lý nước dò rỉ từ mộ hung táng; Đối với nghĩa trang chôn cất 1 lần tối thiểu là 500 m; Đối với nghĩa trang cát táng tối thiểu là 100 m; Đối với lò hỏa táng: bán kính tối thiểu là 500 m tính từ ống khói lò hỏa táng. Trường hợp do điều kiện đất đai hạn chế phải có biện pháp kỹ thuật, môi trường để giảm khoảng cách ly vệ sinh môi trường nhưng phải được cơ quan quản lý môi trường thẩm định, chấp thuận. Quy định về nhà tang lễ: Khoảng cách ly tối thiểu đến công trình nhà ở là 100m; đến chợ, trường học là 200 m. 7. Quy định về công trình ngầm: a) Quy định về phát triển hệ thống hạ tầng ngầm: Đối với đô thị cũ cải tạo chỉnh trang bao gồm đô thị trung tâm: Từng bước cải tạo hạ ngầm tập trung vào các đường dây điện, đường dây viễn thông nổi; xây dựng hệ thống tuynel, hào, cống bể cáp trong ranh giới quy hoạch. Đối với các khu chức năng, khu đô thị xây mới phải xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm, đồng bộ với hệ thống giao thông. Cấm xây dựng mới đường dây nổi tại các khu trung tâm đô thị, khu vực di sản kiến trúc, tuyến phố chính. Đối với khu vực nông thôn: từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm, đồng bộ với hệ thống giao thông. b) Quy định về hệ thống tuynel, cống, bể cáp: Các tuynel chính cấp vùng: Chứa các đường ống có kích thước lớn, đường điện cao thế, đường ống cấp nước, viễn thông phải đảm bảo kích thước cho con người hoặc máy móc đi lại vận hành và sửa chữa. Các tuynel nhánh xây dựng dọc theo các trục đường chính đến đường phân khu vực, các tuyến cống bể cáp phục vụ nhu cầu dọc theo tuyến đường phải được xây dựng đồng bộ với các đường giao thông khi xây mới hoặc khi cải tạo tuyến phố. 8. Quy định về các công trình hạ tầng kỹ thuật khác: Phạm vi bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác tuân thủ các quy định chuyên ngành tương ứng hiện hành. 9. Quy định về các biện pháp bảo vệ môi trường: Thực hiện các giải pháp bảo vệ thiên nhiên, các di sản văn hóa lịch sử phục vụ cho phát triển du lịch dịch vụ; xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường; đảm bảo an toàn cho nguồn cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, bảo vệ môi trường đất, môi trường không khí; bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng. Các dự án phải đánh giá tác động môi trường để có phương án kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với các vùng bảo tồn, hạn chế phát triển; vùng dân cư đô thị và khu du lịch; vùng rừng phòng hộ, vành đai xanh, hành lang xanh và hệ thống cây xanh công cộng; vùng nông thôn. Việc quyết định địa điểm và triển khai các dự án nhạy cảm về môi trường (khu xử lý rác, nghĩa địa, khu xử lý nước thải, các khu chăn nuôi tập trung) sẽ được xem xét cụ thể trên cơ sở định hướng quy hoạch vùng và phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường theo quy định. Điều 6. Quy định về bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công trình kiến trúc có giá trị, khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, văn hóa 1. Bảo tồn các di sản thiên nhiên: Các di sản thiên nhiên phải được khoanh vùng và thực hiện cắm mốc giới bảo vệ, đam bảo tuân thủ theo quy định của Luật Di sản văn hoá 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá 2009; Nghị định số 98/2010/NĐ CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ; Nghị định số 166/2018/NĐ CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 15/2019/TT BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ VHTT&DL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích”. 2. Các công trình kiến trúc có giá trị, khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, văn hóa: a) Về lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử, văn hoá danh lam thắng cảnh: Tuân thủ các quy định Luật Di sản văn hóa; Nghị định 98/2010/NĐ CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định 710/2012/NĐ CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền trình tự thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử, văn hoá danh lam thắng cảnh; Nghị định số 166/2018/NĐ CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 15/2019/TT BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ VHTT&DL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. b) Về tổ chức không gian: Quản lý khu vực bảo vệ di tích được thực hiện theo điều 32 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (Luật số 32/2009/QH12) và điều 14 Nghị định 98/2010/NĐ CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa. Việc cải tạo, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc trong phạm vi xung quanh các hạng mục công trình di tích lịch sử, danh lam, danh thắng. c) Bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích: Xác định hình thức bảo tồn, tôn tạo phù hợp với tính chất của từng loại di tích; Công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi nguyên trạng công trình di tích, đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá số 32/2009/QH12; Nghị định số 166/2018/NĐ CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 15/2019/TT BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ VHTT&DL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. d) Về cảnh quan di tích và khu vực được phép xây dựng: Cảnh quan xung quanh khu vực di tích phải đảm bảo sự hài hòa, tôn tạo và phát huy được các giá trị của di tích, đảm bảo môi trường sinh thái; Phù hợp với các hoạt động tín ngưỡng, văn hoá tâm linh của nhân dân và du khách. Không bố trí các hoạt động kinh doanh trong khu vực bảo vệ di tích (đặc biệt là khu vực I của di tích – khu vực bảo vệ nghiêm ngặt). Do vậy, việc “bố trí các hoạt động kinh doanh chuyển sang khu vực bảo vệ cảnh quan di tích và khu vực được phép xây dựng các công trình”. Điều 7. Phân công và quy định trách nhiệm quản lý 1. UBND huyện Như Thanh có trách nhiệm Căn cứ vào quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt, tổ chức lập và trình UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch chung đô thị; tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 theo thẩm quyền. Tổ chức chỉ đạo UBND các xã, thị trấn theo thẩm quyền được giao, quản lý chặt chẽ, toàn diện các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, phát triển cải tạo và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan theo đúng đồ án Quy hoạch vùng huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 và quy định quản lý đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác thực hiện theo quy hoạch. 2. Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp và các ban ngành có liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện và quản lý nhà nước các lĩnh vực ngành theo quy định của nhà nước và quy định này. Điều 8. Ban hành và lưu trữ quản lý Quy định này được ban hành và lưu trữ tại các Sở, ngành: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp. UBND huyện Như Thanh và các xã, thị trấn thuộc huyện Như Thanh./. |
"Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ su(...TRUNCATED) |
"Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật s(...TRUNCATED) |
"Căn cứ Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày(...TRUNCATED) |
"Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ su(...TRUNCATED) |
"Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật S(...TRUNCATED) |
"Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ (...TRUNCATED) |
End of preview.
No dataset card yet
- Downloads last month
- 31