image
imagewidth (px) 77
500
| title
stringlengths 3
75
| text
stringlengths 57
14.6k
|
---|---|---|
Bùi Quang Vinh | Bùi Quang Vinh (sinh năm 1953) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (2011-2016),Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII tỉnh Lai Châu. Trong vai trò Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh được cho là người giám sát và tham gia soạn thảo đề án đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. |
|
Chử Đồng Tử | Chử Đồng Tử (chữ Hán: 渚童子) một nhân vật truyền thuyết, thần thoại và là một vị thánh nổi tiếng, sống ở thế kỷ thứ IV-III TCN (vào khoảng năm 300 TCN, thời Hùng Duệ Vương). Về sau, ông thường được liệt vào một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam.
Truyền thuyết về ông được ghi trong Lĩnh Nam chích quái với tên gọi Nhất Dạ Trạch (đầm một đêm), là một trong những truyền thuyết sớm nhất được ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái, một tác phẩm mang tính huyền sử, kể về những câu chuyện thần thoại thời kì cổ xưa của nước Việt Nam |
|
Nguyễn Bá Phát | Nguyễn Bá Phát (1921–1993) là một tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Chuẩn Đô đốc, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân. |
|
Nông Đức Mạnh | Nông Đức Mạnh (sinh ngày 11 tháng 9 năm 1940) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2001 và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011. Ông là Tổng bí thư và cũng là Chủ tịch Quốc hội đầu tiên là một người dân tộc thiểu số. |
|
Trần Phú | Trần Phú (1 tháng 5 năm 1904 – 6 tháng 9 năm 1931) là một nhà cách mạng của Việt Nam. Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 27 tuổi. Người tiền nhiệm của ông là Trịnh Đình Cửu, nguyên Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam. |
|
Hà Huy Tập | Hà Huy Tập (24 tháng 4 năm 1906 – 28 tháng 8 năm 1941) là một nhà cách mạng Việt Nam, Tổng Bí thư thứ ba của Đảng Cộng sản Đông Dương. |
|
Lê Duẩn | Lê Duẩn (tên khai sinh Lê Văn Nhuận, bí danh Anh Ba; 7 tháng 4 năm 1907 – 10 tháng 7 năm 1986) là một chính trị gia người Việt Nam, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1960 đến năm 1976, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986. Lê Duẩn là Tổng Bí thư có thời gian tại vị lâu nhất với 25 năm, 303 ngày. Theo một số nhận định, sau khi Việt Nam thống nhất Lê Duẩn là nhà lãnh đạo nắm giữ vị trí tối cao và có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam.
Lê Duẩn, người trước đó đã dẫn dắt những người cộng sản ở miền Nam trong chiến tranh Đông Dương, là một trong những "kiến trúc sư" hàng đầu trong cuộc chiến tranh chống Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, với việc vạch ra chiến lược cách mạng ở miền Nam Việt Nam với tác phẩm Đề cương cách mạng miền Nam. Bản đề cương này định hướng cho hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam, từ đó tạo điều kiện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công và tiếp quản Sài Gòn vào năm 1975, kết thúc chiến tranh Việt Nam. Sau đó, Lê Duẩn tiếp tục lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ xảy ra 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc. |
|
Ngọc Châu (nhạc sĩ) | Ngọc Châu (tên đầy đủ là Phạm Ngọc Châu, 16 tháng 9 năm 1967 – 17 tháng 3 năm 2022) là nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc người Việt Nam. Anh là con của Nghệ sĩ ưu tú Phạm Ngọc Hướng và Nghệ sĩ ưu tú Vũ Dậu, và là anh trai của ca sĩ Khánh Linh.
Ngọc Châu tốt nghiệp Khoa sáng tác, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Anh chơi keyboards và ca sĩ chính của ban nhạc Hoa Sữa, trước khi bắt đầu sáng tác nhiều ca khúc nhạc nhẹ được khán giả yêu thích như "Thì thầm mùa xuân", "Ngây thơ", "Chiều xuân", "Mặt trời dịu êm", "Tạm biệt", "Nếu điều đó xảy ra", "Mùa thu vàng", "Điều không thể mất"... Ngoài ra, Ngọc Châu cũng thành công trong mảng nhạc phim với nhiều giai điệu nổi tiếng như "Cô Tấm ngày nay" (phim Chuyện nhà mộc), "Quà tặng trái tim" (phim Tết này ai đến xông nhà), "Ban mai xanh" (bộ phim cùng tên)... Đôi lúc, anh trực tiếp hát và thu âm những sáng tác của mình.
Ngọc Châu tham gia hòa âm phối khí cho nhiều dự án và album của các nghệ sĩ lớn đương thời như Trần Thu Hà, Mỹ Linh, Quốc Trung, Thanh Lam... Cuối thập niên 1990, anh mở phòng thu riêng Ngọc Châu Studios tại Hà Nội. Sau thời gian cộng tác với Bằng Kiều tại ban nhạc Chìa Khóa Vàng, Ngọc Châu trực tiếp quản lý và sản xuất âm nhạc cho ban nhạc Quả Dưa Hấu. Album đầu tiên anh phụ trách hoàn toàn khâu hòa âm phối khí chính là album đầu tay của ca sĩ Khánh Linh, Họa mi hót trong mưa (2005). Cuối thập niên 2000, Ngọc Châu đảm nhiệm vai trò giám đốc âm nhạc của chương trình truyền hình Trò chơi âm nhạc. |
|
Nguyễn Từ Chi | Tập tin:GS. Nguyen Tu Chi.jpg|nhỏ|phải|250px| Giáo sư Nguyễn Từ Chi (khoảng 1990-1992)
Giáo sư Từ Chi (17 tháng 12 năm 1925 – 15 tháng 10 năm 1995), hay Nguyễn Từ Chi, có bút danh là Trần Từ, là một nhà dân tộc học hàng đầu của Việt Nam thế kỷ 20, chuyên gia về người Mường và làng xã người Việt. Ông còn được biết đến như một nhà nghiên cứu văn hóa, dịch giả, biên tập viên, một người thầy đáng kính. |
|
Võ Hồng Phúc | Võ Hồng Phúc (sinh năm 1945) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII. |
|
Khánh Phương | Phạm Khánh Phương (sinh ngày 4 tháng 11 năm 1981]), thường được biết đến với nghệ danh Khánh Phương, là một nam ca sĩ người Việt Nam. Anh từng là người sáng lập và cựu thành viên của nhóm nhạc MP5, và chính thức bước vào con đường hát đơn của mình từ năm 2006. |
|
Trần Thanh Mẫn | Trần Thanh Mẫn (sinh ngày 12 tháng 8 năm 1962) là một lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021 – 2026, thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang.
Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, Bí thư Trung ương Đảng XII; Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
Trần Thanh Mẫn là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Tiến sĩ Kinh tế. Ông có sự nghiệp hoạt động từ địa phương tới trung ương. Khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2017, ông là Chủ tịch trẻ tuổi nhất kể từ khi đất nước thống nhất. |
|
Nguyễn Nghiêm | Nguyễn Nghiêm (1903–1931) là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông là Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi và là người lãnh đạo phong trào Cộng sản tại Quảng Ngãi năm 1930-1931. |
|
Thuận Hữu | Thuận Hữu (tên thật là Nguyễn Hữu Thuận, sinh ngày 12 tháng 9 năm 1958) là một nhà báo, nhà thơ, chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu thành phố Hải Phòng, nguyên là Tổng Biên tập báo Nhân dân. Ông từng là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIII thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. |
|
Lê Hoài Trung | Lê Hoài Trung (sinh ngày 27 tháng 4 năm 1961) là một nhà ngoại giao, chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Bí thư Trung ương Đảng Khóa XIII, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Tiến sĩ Luật, Thạc sĩ Luật Quốc tế và Ngoại giao, Cử nhân Quan hệ quốc tế, Cao cấp Lý luận chính trị. Ông là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau của công tác đối ngoại song phương và đa phương, đã dành xuyên suốt sự nghiệp của mình cho lĩnh vực và chính trường ngoại giao, đại diện cho Việt Nam trong quan hệ quốc tế với nước ngoài, các tổ chức thế giới. |
|
Đàm Thị Loan | Đàm Thị Loan (1926–2010) coi như là một trong 3 đội viên nữ đầu tiên và không chính thức của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Bà cũng là một trong hai người tham gia thượng cờ tại Lễ Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, tổ chức tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bà còn là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam với cấp bậc Trung tá, là vợ của Đại tướng Hoàng Văn Thái. |
|
Phan Diễn | Phan Diễn (sinh ngày 11 tháng 10 năm 1937) là một
chính trị gia Việt Nam. Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII và IX, Thường trực Ban Bí thư khóa IX. Hiện nay ông là Chủ tịch Quỹ hỗ trợ Phòng tránh Thiên tai miền Trung. |
|
Trần Hồng Hà (chính khách) | Trần Hồng Hà (sinh ngày 19 tháng 4 năm 1963) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV
Ông có bằng tiến sĩ chuyên ngành khai thác Mỏ từ Trường Đại học Mỏ Matxcơva, Liên Xô vào năm 1989. Ngày 24 tháng 7 năm 1990, ông đã trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. |
|
Nguyễn Thanh Bình (Hà Tĩnh) | Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 19572 Leahmarie|1957) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|XII, Bí thư Đảng ủy, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Ông là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên tại Việt Nam trúng cử theo phương thức đại hội bầu trực tiếp.<ref name="vnexpress2010">Chú thích web |url =https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bi-thu-tinh-dau-tien-duoc-bau-truc-tiep-tai-dai-hoi-dang-2174776.html |tiêu đề =Bí thư tỉnh đầu tiên được bầu trực tiếp tại đại hội Đảng |tác giả 1 =Nguyễn Hưng |ngày =2010-09-09 |nhà xuất bản =VnExpress |ngày truy cập =2017-09-29 |ngôn ngữ = |url lưu trữ = |ngày lưu trữ = 2017-09-29 </ref> |
|
Nguyễn Thúc Hào | Tập tin:Thay hao 1.jpg|nhỏ|Giáo sư Nguyễn Thúc Hào
Nguyễn Thúc Hào (6 tháng 8 năm 1912 – 9 tháng 6 năm 2009) là một giáo sư người Việt Nam. Ông đã từng giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Vinh, Tổng Thư ký kiêm Quyền Giám đốc Trường Đại học Khoa học Hà Nội, ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Sau đó, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam (Chủ tịch là GS Lê Văn Thiêm). Lê Văn Thiêm và Nguyễn Thúc Hào là hai nhà toán học đầu tiên được Nhà nước công nhận chức danh Giáo sư đại học.<ref>[http://dantri.com.vn/the-gioi/nguyen-thuc-hao-mot-dai-truong-lao-trong-lang-giao-su-1230467484.htm Nguyễn Thúc Hào – Một đại trưởng lão trong làng Giáo sư]</ref> |
|
Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công | Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công, Thất thập nhị huyền công niên tuyệt kĩ, hay 72 tuyệt kĩ Thiếu Lâm, 72 công phu Thiếu Lâm Tự, Thiếu Lâm Thất Thập Nhị Nghệ là số lượng các tuyệt kĩ được các võ sư nhiều đời của Thiếu Lâm tự đúc kết, tinh lọc, tổng hợp và phân loại, theo đó hệ thống võ học Thiếu Lâm phái hay Thiếu Lâm danh gia dù có phương pháp luyện tập đặc biệt nào cũng không ra ngoài 72 tuyệt kĩ này.
Con số 72 (Địa Sát) trong lý luận Triết học Trung Hoa là bội số của số 9, cũng như con số 36 (Thiên Cang) hay 108 là tổng hợp của cả 72 và 36, được sử dụng trong nhiều hệ thống võ học khác nhau nhằm xác định số lượng đòn thế, chiêu thức trong một bài sáo lộ (quyền thảo, binh khí) hay các đòn thế tuyệt kĩ. Bởi vậy, trong thực tế thất thập nhị huyền công cũng có thể được chỉ một hệ thống khác hẳn, như hệ thống các phép biến hóa của nhân vật huyền thoại Tôn Ngộ Không trong Tây du ký, hay sử dụng để chỉ 72 thế công thủ phản biến trong Thập bát La Hán quyền của môn phái do võ sư Đoàn Tâm Ảnh Việt Nam giảng dạy, là các chiêu thức giúp các võ sinh tự vệ một cách hữu hiệu. Chính vì sự đa dạng của thuật ngữ như vậy, khi bàn về hệ thống thất nhập nhị huyền công với tư cách là những công phu của Thiếu Lâm tự, người ta thường gọi cụ thể bằng chữ "Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công", hay "72 tuyệt kĩ Thiếu Lâm tự".
Trong lịch sử võ thuật Thiếu Lâm (Tung Sơn, Hà Nam) tương truyền rằng vào thời Tống Mạt Nguyên Sơ có nhà sư Giác Viễn Thượng Nhân (觉远上人) đã từ bài quyền La Hán Thập Bát Thủ (羅漢十八 手) nghĩa là 18 thế tay của phật A-la hán chế tác ra Thiếu Lâm thất thập nhị quyền pháp (người Trung Hoa dịch sang tiếng Anh là 72 Types of Shaolin) là 72 thế quyền căn bản của Thiếu Lâm.
Không nên lầm lẫn Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công (người Trung Hoa dịch sang tiếng Anh là 72 Arst of Shaolin) với Thiếu Lâm thất thập nhị quyền pháp do Giác Viễn sáng tác.
Cũng nên lưu ý rằng trong võ Thiếu Lâm không hề có thập bát La Hán quyền (18 đường La Hán quyền) như đã được truyền tụng lâu nay trong giới võ thuật tại Trung Hoa và các nước Đông Á mà chỉ có bài quyền La Hán Thập Bát Thủ tương truyền từ Đạt Ma và La Hán quyền (羅漢拳) mà thôi.
Bài thập bát La Hán quyền chỉ có ở Việt Nam do võ sư Đoàn Tâm Ảnh (tức bác Sáu) sáng tác vào những năm thập kỉ 1960 và đây không phải là bài quyền chính thống trong môn võ Thiếu Lâm xưa nay. |
|
Ngụy Như Kontum | Viên chức |
tên = Ngụy Như Kontum|
hình = Professor Ngụy Như Kontum 1943 (cropped).jpg|
image size = 220px|
chức vụ = Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội|Đại học Tổng hợp Hà Nội|
date1 = 1956|
date2 = 1982|
tiền nhiệm = không có|
kế nhiệm = Phan Hữu Dật |
ngày sinh = 3 tháng 5 năm 1913 |
nơi sinh = Kon Tum, Liên bang Đông Dương |
ngày mất = ngày mất và tuổi|1991|3|28|1913|5|3|
nơi mất = Hà Nội, Việt Nam |
danh hiệu = Nhà giáo nhân dân (1990)|
tiền tố = Nhà giáo nhân dân
Ngụy Như Kontum (3 tháng 5 năm 1913 – 28 tháng 3 năm 1991) là nhà khoa học vật lý, hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay. Ông giữ chức vụ này cho đến khi về hưu vào năm 1982. |
|
Nguyễn Thiện Nhân | Nguyễn Thiện Nhân (sinh năm 1953) tại Xã Phương Trà, huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh là chính trị gia, Giáo sư kinh tế và Tiến sĩ chuyên ngành Tự động hóa. Ông hiện là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV (nhiệm kì 2021-2026) thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng là Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2013 - 2017); Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006 - 2010). Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kì 2016-2021: thuộc Đoàn Đại biểu tỉnh Trà Vinh (5/2016 - 5/2017) và thuộc Đoàn Đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh (5/2017 - 5/2021). Đại biểu Quốc hội khoá XII (2007 - 2011) và khoá XIII (2011 - 2016) thuộc Đoàn Đại biểu tỉnh Bắc Giang; Đại biểu Quốc hội khóa X thuộc Đoàn Đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh (1997 - 2002) .
Ông là một trong số ít chính khách Việt Nam từng được đào tạo chính quy tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài (Đức và Hoa Kỳ). |
|
Nguyễn Đắc Vinh | Nguyễn Đắc Vinh (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1972) là phó giáo sư, tiến sĩ hóa học và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, nguyên Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, từng là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. |
|
Vũ Mão | Vũ Mão (19 tháng 12 năm 1939 - 30 tháng 5 năm 2020) là một chính khách, nhà thơ, nhạc sĩ Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ năm 1982 đến năm 1987, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước từ năm 1987 đến 1992, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ năm 1992 đến năm 2002, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội từ năm 2002 đến năm 2007, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam năm khóa (khóa 5 đến khóa 9) từ năm 1982 đến năm 2006, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội các khóa 9, 10, 11, Uỷ viên Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp 1992. |
|
Giáo dục tiểu học | Tập tin:Da Nang Girl's Smile.jpg|thumb|250 px|Học sinh tiểu học ở Đà Nẵng, Việt Nam.
Giáo dục tiểu học (hay gọi tắt là ''cấp 1,'' lang-en|primary education, elementary education) là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc. Nó theo sau giáo dục mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo) và nắm trước giai đoạn giáo dục trung học. Đây là bậc giáo dục cho trẻ em từ lớp một (5 hoặc 6 tuổi) tới hết lớp năm (hoặc lớp sáu, tùy theo các quốc gia). Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực (trí tuệ và thể chất). Ở Việt Nam, tiểu học là bậc học cao hơn mầm non và thấp hơn trung học cơ sở|trung học cơ sở (cấp 2). Trước đây ở miền Bắc (Việt Nam), tiểu học còn được gọi là phổ thông cơ sở cấp một. |
|
Hồ Biểu Chánh | Hồ Biểu Chánh (胡表政,1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung (胡文中), tự Biểu Chánh (表政), hiệu Thứ Tiên (次仙); là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông là một viên chức dưới thời Pháp thuộc và làm quan đến chức Đốc phủ sứ.
Ông có 9 người con, 5 trai và 4 gái. Con trưởng là Hồ Văn Kỳ Trân là một nhà báo và Dân biểu thời Việt Nam Cộng hòa, người con thứ 7 là Đại tá Hồ Văn Di Hinh, nguyên là thị trưởng Đà Lạt, và cháu đích tôn của ông là Hồ Văn Kỳ Thoại, Phó đề đốc Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hoà. |
|
Phùng Chí Kiên | Phùng Chí Kiên (18 tháng 5 năm 1901 - 22 tháng 8 năm 1941), là một nhà lãnh đạo quân sự và là chính trị gia người Việt Nam. Ông là vị tướng được truy phong đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam theo Sắc lệnh số 89/SL – Sắc lệnh phong tướng đầu tiên của Nhà nước – được ký bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 23 tháng 9 năm 1947. Ông nguyên là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá I, phụ trách công tác quân sự của Đảng.
Ông là người chỉ huy quân sự đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam trong chặng đường đầu tiên trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. |
|
Mạc Thái Tông | PlotArea = width:170 height:30 left:14 bottom:20
TimeAxis = orientation:horizontal
DateFormat = yyyy
Period = from:1527 till:1677
AlignBars = early
ScaleMajor = increment:150 start:1527
Colors =
id:canvas value:rgb(1,1,0.97)
BackgroundColors = canvas:canvas
PlotData =
width:15 color:black
bar:era from:start till:end
bar:era from:1530 till:1540 color:red
</timeline>
3 tháng 3, 1540<ref name=DL>Dương Lịch</ref> (40 tuổi)
Mạc Thái Tông (chữ Hán: 莫太宗 1500 – 25 tháng 1 năm 1540 / 3 tháng 3 năm 1540) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ năm 1530 đến 1540, trị vì tổng cộng 10 năm.
Trong thời gian trị vì, ông chỉ dùng niên hiệu Đại Chính (大正), nên còn được gọi là Đại Chính đế (大正帝). Thời kỳ của ông được gọi là Đại Chính chi trị (大正之治). |
|
Nguyễn Phúc Cảnh | Anh Duệ Hoàng thái tử (chữ Hán: 英睿皇太子, 6 tháng 4 năm 1780 - 20 tháng 3 năm 1801), tên thật là Nguyễn Phúc Cảnh (阮福景), tục gọi là Hoàng tử Cảnh (皇子景), Đông cung Cảnh (東宮景) hay Ông Hoàng Cả, là vị hoàng thái tử đầu tiên dưới triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Ông là đích trưởng tử của vua Gia Long (Nguyễn Ánh), chào đời vào những năm mà vua cha đang phải lưu lạc ở miền Nam vì sự truy đuổi của nhà Tây Sơn. Từ năm 1783 đến 1789 ông theo Giám mục Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) sang cầu viện triều đình Bourbon nước Pháp để giúp đỡ cho nhà Nguyễn chống lại Tây Sơn, tuy nhiên không đạt được thỏa thuận chính thức nào. Sau khi về nước, ông được lập làm Đông cung Thế tử năm 1793 và nhiều lần theo vua cha ra chiến trường hoặc đảm nhận vai trò nhiếp chính ở hậu phương.
Đông cung Cảnh qua đời vì bệnh đậu mùa năm 21 tuổi, một năm trước khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, vì thế ông không bao giờ được bước lên ngôi Hoàng đế. Cái chết của ông dẫn đến cuộc tranh cãi về người kế vị trong triều đình nhà Nguyễn mà kết cục Hoàng tử thứ xuất Nguyễn Phúc Đảm vượt qua 2 vị cháu đích tôn của vua Gia Long để bước lên ngôi Thái tử, cũng chính là vua Minh Mạng sau này. |
|
Tống Phúc Thị Lan | Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (chữ Hán: 承天高皇后, 19 tháng 1 năm 1762 - 22 tháng 2 năm 1814), tên thật là Tống Thị Lan (宋氏蘭), là người vợ nguyên phối và Chánh cung Hoàng hậu của Gia Long thuộc vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, mẹ của Anh Duệ thái tử Nguyễn Phúc Cảnh.
Bà là người đoan chính, xinh đẹp và hiền từ. Khi còn trẻ, bà đã được Gia Long đích thân đem lễ vật đến hỏi cưới bà. Lênh đênh theo vua từ lúc gian khó, bà có khi phải giúp cứu Gia Long trong cơn nguy khốn. Con cái bà đều bị chết sớm. Khi bà qua đời, Gia Long rất đau buồn. Mộ của bà nằm kế bên của ông ở Lăng Thiên Thọ chính là bằng chứng cho tình cảm của ông đối với bà và tượng trưng cho vai trò to lớn của bà trong cuộc đời nhà vua. |
|
Mường Mán | Mường Mán (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1947) là một nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch người Việt Nam. |
|
Nguyễn Văn Vỹ | Nguyễn Văn Vỹ (1916 - 1981) nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mang cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị do Quân đội Pháp mở ra ở miền Bắc Việt Nam. Ông từng được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia. Là một trong số ít sĩ quan được phong tướng thời kỳ Quốc gia Việt Nam. Ông cũng từng giữ chức vụ Tổng Tư lệnh Quân đội thời Đệ nhị Cộng hòa. Về sau ông tham chính và được bổ nhiệm chức vụ Tổng trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. |
|
Thích Nhật Từ | Thích Nhật Từ (sinh năm 1969) là một nhà tu hành Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, hiện tại là Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Hội đồng trị sự GHPGVN, trụ trì tại chùa Giác Ngộ (TP. HCM), chùa Quan Âm Đông Hải (Sóc Trăng), chùa Tượng Sơn (Hà Tĩnh), chùa Linh Xứng (Thanh Hóa). |
|
Hoàng Văn Bổn | Hoàng Văn Bổn tên thật là Huỳnh Văn Bản (7/5/1930 - 12/5/2006) sinh tại ấp Long Chiến, xã Bình Long, Quận Tân Uyên, Tỉnh Biên Hòa nay là huyện Vĩnh Cửu, đồng Nai|tỉnh Đồng Nai, là một nhà văn Việt Nam.
Tham gia kháng chiến tháng 8 năm 1945fact|date = ngày 7 tháng 1 năm 2013. Là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Namfact|date = ngày 7 tháng 1 năm 2013. Nguyên là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai. Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Đồng Nai. Hoàng Văn Bổn là nhà văn tiêu biểu của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; là nhà văn lớn của đất Đồng Nai - Nam bộ.fact|date = ngày 7 tháng 1 năm 2013 Được tặng giải thưởng nhà nước về văn học năm 2007. Tên ông được đặt cho một con đường tại phường Tân Biên, Tp.Biên Hòa. |
|
Trần Văn Chương | Trần Văn Chương (1898 – 1986) là một luật sư Việt Nam, người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thời kỳ Đế quốc Việt Nam, rồi Bộ trưởng Bộ Kinh tế của Việt Nam Cộng hòa thời Đệ Nhất Cộng hòa trước khi được bổ nhiệm là đại sứ tại Mỹ. Ông là anh của Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ và là cha của Đệ Nhất Phu nhân thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Trần Lệ Xuân. |
|
Tổng đốc Phương | Tổng Đốc Phương, tên thật là Đỗ Hữu Phương (1841–1914), là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp.
Trong thời kỳ đầu quân Pháp đến chiếm đóng Việt Nam, trong dân gian có câu: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa. Căn cứ theo lời truyền này, thì ông được xếp ở vị trí thứ hai trong số bốn người giàu có nhất Nam Kỳ buổi ấy. |
|
Hoàng Cơ Minh | Hoàng Cơ Minh (1935 - 1987), nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hải hàm Phó đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu ở trường Sĩ quan Hải quân được Chính phủ Quốc gia mở ra trên cơ sở cũ của Quân đội Pháp tại Duyên hải Trung phần. Ông nguyên là Tư lệnh Hải quân Vùng 2 Duyên hải (Hải khu II) của Quân chủng Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông di tản sang Mỹ và đã cùng với một số chiến hữu lập ra Đảng Việt Tân. Ông là lãnh đạo của đảng này và là Chủ tịch Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam tại Hải ngoại trong thời gian từ 1975 đến 1987. Năm 1987, trong lần vượt biên trái phép vào Lào để đưa quân qua Việt Nam, ông đã bị các đơn vị của Quân đội Nhân dân Lào chặn đánh, ông trúng đạn bị thương, sau đó tự sát. |
|
Louis Nguyễn Anh Tuấn | Louis Nguyễn Anh Tuấn (hoặc Luy Nguyễn Anh Tuấn, sinh 1962) là một giám mục Công giáo người Việt, hiện là giám mục chính tòa Giáo phận Hà Tĩnh, trước đó ông là giám mục phụ tá của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và là giám mục hiệu tòa Catrum. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông hiện đảm trách vai trò Phó Tổng Thư ký, nhiệm kỳ 2022–2025. Ông cũng từng là Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Di dân, trực thuộc Hội đồng Giám mục nhiệm kỳ 2019–2022. Khẩu hiệu Giám mục của ông là Này con đây (tiếng Latinh: Hic ego sum).
Giám mục Tuấn sinh tại Quảng Nam – Đà Nẵng trong một gia đình đông con. Sau quá trình học tập và hoàn thành chương trình phổ thông, ông tiếp tục học và tốt nghiệp khoa Toán Tin Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi đi làm một năm và thực hiện nghĩa vụ quân sự, ông bắt đầu có ý định đi theo con đường tu trì.
Tháng 10 năm 1993, ông nhập học Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn và học tại đây cho đến khi truyền chức linh mục tháng 6 năm 1999. Sau khoảng thời gian ngắn 2 năm thực hiện việc mục vụ, ông được cử đi du học Rôma và trở về Việt Nam với văn bằng Tiến sĩ Thần học về Hôn nhân Gia đình.
Trở về Việt Nam năm 2006, linh mục Nguyễn Anh Tuấn dần được bổ nhiệm vào các vị trí chuyên môn về mục vụ gia đình tại giáo phận, giáo tỉnh và trưởng ban Mục vụ gia đình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2009. Năm 2014, ông trở thành Chánh văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Tòa Thánh loan báo tin bổ nhiệm linh mục Louis Nguyễn Anh Tuấn làm giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh cuối tháng 8 năm 2017 và lễ tấn phong cho ông được cử hành sau đó vào giữa tháng 10 cùng năm. Hiện nay, ông góp mặt trong nhiều video ngắn bàn luận về các khía cảnh khác nhau thuộc chủ đề hôn nhân gia đình, đăng tải trên kênh truyền thông Youtube của Tổng giáo phận. |
|
Trương Quốc Dụng | Trương Quốc Dụng (張國用, 1797–1864), khi trước tên là Khánh, tự: Dĩ Hành; là danh thần, là nhà văn, và là người có công chấn hưng lịch pháp Việt Nam thời Nguyễn. |
|
Trần Hưng Đạo | Trần Hưng Đạo (chữ Nho: 陳興道; 1228 – 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn (chữ Nho: 陳國峻), tước hiệu Hưng Đạo đại vương, là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Sau khi qua đời dân gian đã suy tôn ông thành Đức Thánh Trần (德聖陳) hay còn gọi là Cửu Thiên Vũ Đế (九天武帝). Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288. Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt là "Trần Hưng Đạo" thay cho cách gọi đầy đủ là "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn", vốn bao gồm tước hiệu được sắc phong cho ông. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Là con của thân vương An sinh
vương Trần Liễu và là cháu nội của Trần Thái Tổ, Trần Hưng Đạo có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần và vua Trần Nhân Tông gọi ông bằng bác. Năm 1257, ông được vua Trần Thái Tông phong làm đại tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó, ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên (sau khi Mông Cổ thống nhất Trung Hoa) đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, và vua Trần Nhân Tông (lần lượt là em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đứng đội quân xâm lược do hoàng tử thứ chín Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,... đánh đuổi hoàn toàn quân Nguyên khỏi biên giới.
Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Khi tiếp tục được phong Quốc công tiết chế; Hưng Đạo vương khẳng định với vua Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã áp dụng thành công chiến thuật của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân nhà Nguyên do các tướng Phàn Tiếp và Ô Mã Nhi chỉ huy trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng, buộc quân Nguyên lại phải rút về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, Trần Nhân Tông chính thức gia phong ông làm "Đại vương" dù chức quyền đứng đầu triều đình khi đó vẫn thuộc về Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải.
Sau đó, ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300. Trước lúc qua đời, ông khuyên Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Ngoài ra, ông còn để lại các tác phẩm kinh điển như Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Việt Nam kể từ thời Trần đến ngày nay. |
|
Nguyễn Sinh Sắc | Nguyễn Sinh Sắc (chữ Nho: 阮生色, còn gọi là Nguyễn Sinh Huy (阮生輝); sách báo thường gọi bằng tên cụ Phó bảng; cụ Sắc, 1862–30 tháng 12, 1929) là Cha|cha ruột của Chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên - Hồ Chí Minh. |
|
Đinh Văn Đệ | Đinh Văn Đệ hay Ba Đệ (1924-2020) là một quân nhân, chính khách Việt Nam Cộng hòa, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Quốc hội Việt Nam Cộng hòa như dân biểu Hạ nghị viện, Phó trưởng khối đối lập, Phó Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ra, ông được biết đến là điệp viên tình báo chiến lược của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bí danh U4 thuộc Cụm tình báo VĐ2. Ông được phong cấp hàm thượng úy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cũng như được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba. |
|
Trịnh Văn Quyết (quân nhân) | Trịnh Văn Quyết (sinh ngày 22 tháng 01 năm 1966) là một tướng lĩnh cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng, hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, Ủy viên Quân ủy Trung ương (Việt Nam)|Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.<ref name=":0">Chú thích web|url=http://quankhu2.vn/ban-giao-nhiem-vu-chinh-uy-quan-khu/|title=Bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Quân khu</ref><ref>Chú thích web|url=http://baochinhphu.vn/Nhan-su/Trien-khai-quyet-dinh-nhan-su-cua-Bo-Quoc-phong/333594.vgp|title=Triển khai quyết định nhân sự của Bộ Quốc phòng</ref><ref>Chú thích web|url=http://quankhu2.vn/ban-giao-nhiem-vu-chu-nhiem-chinh-tri-quan-khu/|title=Bàn giao nhiệm vụ Chủ nhiệm chính trị Quân khu</ref>viên chức
| tiền tố = Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam|Thượng tướng
| tên = Trịnh Văn Quyết
| ngày mất =
| hình = Van Quyet.png
| cỡ hình =
| miêu tả =
| chức vụ =
| bắt đầu =
| kết thúc =
| tiền nhiệm =
| kế nhiệm =
| địa hạt =
| trưởng chức vụ =
| trưởng viên chức =
| phó chức vụ =
| phó viên chức =
| chức vụ khác =
| thêm =
| chức vụ 2 =
| bắt đầu 2 =
| kết thúc 2 =
| tiền nhiệm 2 =
| kế nhiệm 2 =
| địa hạt 2 =
| trưởng chức vụ 2 =
| trưởng viên chức 2 =
| phó chức vụ 2 =
| phó viên chức 2 =
| chức vụ khác 2 =
| thêm 2 =
| chức vụ 3 =
| bắt đầu 3 =
| kết thúc 3 =
| tiền nhiệm 3 =
| kế nhiệm 3 =
| địa hạt 3 =
| trưởng chức vụ 3 =
| trưởng viên chức 3 =
| phó chức vụ 3 =
| phó viên chức 3 =
| chức vụ khác 3 =
| thêm 3 =
| chức vụ 4 =
| bắt đầu 4 =
| kết thúc 4 =
| tiền nhiệm 4 =
| kế nhiệm 4 =
| địa hạt 4 =
| trưởng chức vụ 4 =
| trưởng viên chức 4 =
| phó chức vụ 4 =
| phó viên chức 4 =
| chức vụ khác 4 =
| thêm 4 =
| chức vụ 5 =
| bắt đầu 5 =
| kết thúc 5 =
| tiền nhiệm 5 =
| kế nhiệm 5 =
| địa hạt 5 =
| trưởng chức vụ 5 =
| trưởng viên chức 5 =
| phó chức vụ 5 =
| phó viên chức 5 =
| chức vụ khác 5 =
| thêm 5 =
| chức vụ 6 = Tập_tin: Vietnam People's Army Politics Vector.png|19px <br/>Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
| bắt đầu 6 = 4 tháng 5 năm 2021
| tiền nhiệm 6 = Lê Hiền Vân
| kế nhiệm 6 = '' đương nhiệm''
| địa hạt 6 =
| trưởng chức vụ 6 = Chủ nhiệm
| trưởng viên chức 6 = Lương Cường
| phó chức vụ 6 =
| phó viên chức 6 =
| chức vụ khác 6 =
| thêm 6 =
| chức vụ 7 = Tập tin:Communist Party of Vietnam flag logo.svg|22px<br/>Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII|Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII
| bắt đầu 7 = 30 tháng 1 năm 2021
| tiền nhiệm 7 =
| kế nhiệm 7 =
| địa hạt 7 =
| trưởng chức vụ 7 = Tổng Bí thư
| trưởng viên chức 7 = Nguyễn Phú Trọng
| phó chức vụ 7 =
| phó viên chức 7 =
| chức vụ khác 7 =
| thêm 7 =
| chức vụ 8 = Tập tin:Coat of arms of Vietnam.svg|22px<br/>Chính ủy Quân khu 2
| bắt đầu 8 = 23 tháng 5 năm 2016
| tiền nhiệm 8 = Lê Hiền Vân
| kế nhiệm 8 = Phạm Đức Duyên
| địa hạt 8 =
| trưởng chức vụ 8 =
| trưởng viên chức 8 =
| phó chức vụ 8 =
| phó viên chức 8 =
| chức vụ khác 8 =
| thêm 8 =
| chức vụ 9 =
| bắt đầu 9 =
| kết thúc 9 =
| tiền nhiệm 9 =
| kế nhiệm 9 =
| địa hạt 9 =
| trưởng chức vụ 9 =
| trưởng viên chức 9 =
| phó chức vụ 9 =
| phó viên chức 9 =
| chức vụ khác 9 =
| thêm 9 =
| chức vụ 10 =
| bắt đầu 10 =
| kết thúc 10 =
| tiền nhiệm 10 =
| kế nhiệm 10 =
| địa hạt 10 =
| trưởng chức vụ 10 =
| trưởng viên chức 10 =
| phó chức vụ 10 =
| phó viên chức 10 =
| chức vụ khác 10 =
| thêm 10 =
| chức vụ 11 =
| bắt đầu 11 =
| kết thúc 11 =
| tiền nhiệm 11 =
| kế nhiệm 11 =
| địa hạt 11 =
| trưởng chức vụ 11 =
| trưởng viên chức 11 =
| phó chức vụ 11 =
| phó viên chức 11 =
| chức vụ khác 11 =
| thêm 11 =
| chức vụ 12 =
| bắt đầu 12 =
| kết thúc 12 =
| tiền nhiệm 12 =
| kế nhiệm 12 =
| địa hạt 12 =
| trưởng chức vụ 12 =
| trưởng viên chức 12 =
| phó chức vụ 12 =
| phó viên chức 12 =
| chức vụ khác 12 =
| thêm 12 =
| quốc tịch = Tập tin:Flag of Vietnam.svg|22px Việt Nam
| biệt danh =
| nơi sinh = xã Thanh Quang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
| nơi mất =
| nơi ở =
| nghề nghiệp =
| dân tộc = Kinh
| tôn giáo =
| đảng =
| vợ =
| chồng =
| con =
| học vấn =
| giải thưởng =
| thuộc = Tập tin:Flag of Viet Nam Peoples Army.svg|22px Quân đội nhân dân Việt Nam
| năm phục vụ =
| đơn vị =
| chỉ huy =
| Nơi làm việc = Quân khu 2
| tham chiến =
| khen thưởng =
| công việc khác = |
|
Lee Nguyễn | Lee Nguyễn (tên tiếng Việt: Nguyễn Thế Anh; sinh ngày 7 tháng 10 năm 1986) là một huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ và là cựu cầu thủ làm trợ lý huấn luyện viên cho câu lạc bộ bóng đá nữ Kansas City Current tại National Women's Soccer League.
Sự nghiệp thi đấu 15 năm của Nguyên kéo dài ở Hà Lan, Đan Mạch, Việt Nam và Hoa Kỳ, nơi anh ra sân trong hơn 250 trận đấu tại Major League Soccer. Sau khi giành được hai danh hiệu Eredivisie và một Johan Cruijff Shield với PSV Eindhoven, Nguyễn đã trải qua hai mùa giải ở Việt Nam trước khi chuyển đến Major League Soccer, nơi anh dẫn dắt New England Revolution đến Chung kết Cúp MLS 2014 và giành danh hiệu Supporters' Shield 2019 với Los Angeles FC. Nguyễn trở lại Việt Nam để ký hợp đồng với Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2021. |
|
Trần Văn Văn | Trần Văn Văn (1908-1966) là một nhà kinh tế và chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông được biết đến là Dân biểu Việt Nam Cộng hòa thuộc Nhóm Caravelle. Ngày 7 tháng 12 năm 1966 trên đường đi đến trụ sở Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, lúc 9g05 sáng, ông bị ám sát tại góc đường Phan Kế Bính – Phan Đình Phùng. |
|
Nguyễn Lưu Viên | *Nguyễn Lưu Bảo (Thứ nam)
*Nguyễn Thành Đôn (Cháu)
*Nguyễn Thành Toàn Trevor (Cháu)
Nguyễn Lưu Viên (ngày 21 tháng 11 năm 1919 – ngày 18 tháng 9 năm 2017) là bác sĩ, nhân sĩ, chính trị gia Việt Nam Cộng hoà. Ông từng là Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa|Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa kiêm Tổng trưởng Giáo dục từ năm 1969 đến năm 1971, Phó Thủ tướng kiêm Trưởng đoàn Việt Nam Cộng hòa tại Hội nghị La Celle Saint Cloud trong chính phủ của thủ tướng Trần Thiện Khiêm. |
|
Đào Hồng Lan | Đào Hồng Lan (sinh ngày 23 tháng 7 năm 1971 ở xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) là nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế. Bà từng đảm nhận chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Bắc Ninh; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Phó vụ trưởng Bảo hiểm xã hội, Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; cán bộ tư vấn Trung tâm Xúc tiến việc làm thanh niên Hà Nội của Thành Đoàn Hà Nội; chuyên viên Vụ Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Từ năm 1945 đến nay, bà là nữ Bộ trưởng Bộ Y tế thứ 3 của Việt Nam sau Trần Thị Trung Chiến và Nguyễn Thị Kim Tiến; người đầu tiên đứng đầu Bộ Y tế mà không xuất thân từ ngành y và là nữ Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh. |
|
Hà Hùng Cường | Hà Hùng Cường (sinh năm 1953 tại xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, XIII. |
|
Quốc công | Quốc công (phồn thể: 國公; giản thể: 国公) là một tước hiệu thời quân chủ, được Quốc vương hoặc Hoàng đế ban cho công thần hoặc thân thích. Tước hiệu này là một phần trong hệ Công tước.
Xét về thứ bậc phong tước hiệu của các triều đại phong kiến Trung Quốc và Việt Nam ngày trước, tước "Quốc công" đứng liền trên tước Quận công và đứng ngay dưới tước Vương. Trong lịch sử Trung Quốc cũng như Việt Nam, hai tước hiệu hàng đầu như tước Công (bao gồm cả Quận công và Quốc công) và Vương có quy chế rất khắt khe để vua ban phong cho những người không có quan hệ thân thích với hoàng tộc. Điểm nổi bật của việc thụ phong ngoài hoàng tộc là phải có quân công hiển hách, thông thường đạt được tước này phải có binh quyền, dù là thực quyền hay là vinh danh. Còn nếu không, thì phải là con cháu hoàng thất. Do đó những người là quan võ thường có nhiều cơ hội để được vua ban phong tước Công hơn hẳn những người là quan văn. Thậm chí ngay cả kiểu "quan văn cầm quân" (chẳng hạn như Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Công Trứ hay Trương Đăng Quế) còn có nhiều cơ hội để được triều đình ban phong tước Công hơn kiểu "quan văn thuần túy" (chẳng hạn như Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm), tức là những người không phải quan lại nắm binh quyền và chưa từng cầm quân ra trận. Tại Việt Nam, tước Công (bao gồm cả Quận công và Quốc công) bắt đầu phổ biến từ thời Lê sơ hơn các triều đại về trước. Đây cũng là một trong 3 tước phong cơ bản nhất của hoàng tử nhà Nguyễn, bên cạnh Thân công và Quận công. |
|
Nguyễn Văn Phúc (thứ trưởng) | Nguyễn Văn Phúc (sinh năm 1974) là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. |
|
Lam Trường | Lam Trường tên đầy đủ là Tiêu Lam Trường (sinh ngày 14 tháng 10 năm 1974) là một ca sĩ và diễn viên người Việt gốc Hoa. Anh thường được người hâm mộ gọi thân mật là "Anh Hai" và thường viết là "A2". Anh được coi là ca sĩ thần tượng đầu tiên, gương mặt tiên phong và có sức ảnh hưởng lớn trong việc khơi dậy dòng nhạc trẻ Việt Nam từ những năm cuối thập niên 90. Anh cũng là gương mặt tiêu biểu từ năm đầu tiên ra đời Giải thưởng Làn Sóng Xanh. Lam Trường ghi dấu ấn với dòng nhạc Cantopop, pop ballad. Ngoài ra, anh còn được biết đến với khả năng tự viết nhạc, chơi nhạc cụ và thể hiện nhiều ca khúc nhạc ngoại lời Việt nổi tiếng.
Trong suốt sự nghiệp âm nhạc hơn 20 năm, Lam Trường đã đoạt 1 giải "Ca sĩ của năm", 1 giải thành tựu và 12 lần liên tiếp nhận giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" của Giải thưởng Làn Sóng Xanh, giành được 3 Giải Mai Vàng và nhận 1 đề cử "Ca sĩ của năm" tại Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến. Anh còn đại diện Việt Nam tham dự nhiều đại hội ca nhạc tổ chức tại các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hongkong, Singapore, Hàn Quốc. Bên cạnh âm nhạc, anh còn tham gia lĩnh vực phim ảnh và đạt thành công với những bộ phim nổi bật như: "Nữ tướng cướp" (2004), "Ngôi nhà hạnh phúc" (phiên bản Việt) (2008) và "Bếp hát" (2014). Ngoài ra anh còn là huấn luyện viên cho các cuộc thi âm nhạc như Giọng hát Việt nhí (2014) và Giọng hát Việt (2018). |
|
Bảo Thanh (diễn viên) | Bảo Thanh tên thật là Vũ Thị Phương Thanh, (sinh ngày 26 tháng 10 năm 1990) là một nữ diễn viên người Việt Nam. Bảo Thanh được biết đến nhiều qua vai diễn Minh Vân trong bộ phim Sống chung với mẹ chồng. |
|
Vũ Ngọc Nhạ | Vũ Ngọc Nhạ (1928-2002) là một Thiếu tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông có biệt danh ông cố vấn vì từng làm cố vấn cho một số chính trị gia cao cấp của Việt Nam Cộng hòa và là nhân vật chủ chốt trong vụ án cụm tình báo A.22 vào cuối năm 1969. Vũ Ngọc Nhạ và các đồng đội trong cụm A.22 đã lấy được nhiều tài liệu quan trọng, tuyệt mật của Mỹ và chính quyền Sài Gòn nhằm phục vụ cho các đối sách và chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ông là nhân vật chính trong tiểu thuyết lịch sử Ông cố vấn của nhà văn Hữu Mai, về sau đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên. |
|
Ông tơ bà nguyệt | Tập tin:Ông_Tơ_Bà_Nguyệt.jpg|thumb|Tranh vẽ Ông Tơ Bà Nguyệt trong trang phục thời Hậu Lê. Hoạ sĩ: Đoàn Thành Lộc
Tập tin:Yuexialaoren.JPG|thumb|Tượng Nguyệt Lão, Hong Kong
Ông Tơ bà Nguyệt là hai vị thần cai quản chuyện tình yêu đôi lứa theo văn hóa Việt Nam. |
|
Chiến tranh Việt Nam (phim tài liệu) | The Vietnam War hay Chiến tranh Việt Nam là một bộ phim tài liệu truyền hình của Mỹ do Geoffrey C. Ward viết kịch bản và Ken Burns cùng Lynn Novick đạo diễn, được kể bởi Peter Coyote bằng tiếng Anh, gồm 10 tập với thời gian 18 tiếng mô tả khá chi tiết về cuộc chiến tranh Việt Nam. Tập đầu (Episode 1) được công chiếu chính thức vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 và tập cuối (Episode 10) vào ngày 28 tháng 9 cùng năm, trên đài PBS (Hoa Kỳ). Hiện đã có phiên bản thuyết minh bằng tiếng Đức với tên gọn: "Vietnam" (Fernsehserie, 2017); gần đây có phiên bản với phụ đề tiếng Việt. Ở Hoa Kỳ, bộ phim này là một trong số ít loạt phim tài liệu xếp vào hạng TV-MA (tức loại có nội dung cho người từ 17 tuổi trở lên). Ở Việt Nam, bộ phim này hiện vẫn chưa được công chiếu chính thức và cũng chưa được dịch ra tiếng Việt, chỉ có một vài phiên bản có phụ đề tiếng Việt lưu hành trên mạng.
Bộ phim gây được chú ý của rất nhiều người trên Thế giới, không chỉ vì đã phản ánh khá chi tiết về cuộc chiến tranh Việt Nam vốn đã rất nổi tiếng, mà còn là một bộ phim tài liệu cung cấp cách nhìn có vẻ khách quan và có quan điểm tiếp cận khác với nhiều phim đã đề cập cùng về chủ đề, tuy vẫn còn có nhiều tranh luận. |
|
Tống Ngọc Hân | Tống Ngọc Hân (sinh ngày 02 tháng 9 năm 1976) là một nữ nhà văn trẻ đương đại ở miền Bắc Việt Nam. |
|
Võ Thứ | <ref>thông tin trích từ Lịch sử Bộ Tham mưu Quân khu 5 và của gia đình Trung tướng</ref>
Tập tin:Trung tướng Võ Thứ.jpg|nhỏ
Trung tướng Võ Thứ, tức Võ Miết, bí danh Võ Ngọc, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1923 tại thôn Lâm Lộc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Tham gia cách mạng tháng 3 năm 1943, gia nhập Đảng Cộng sản Việt tháng 10 năm 1946. Nguyên Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Quốc phòng, Phó tổng Thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam; Khu ủy viên Khu ủy Khu V, Thường vụ Đảng ủy quân sự, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu V; Chỉ huy trưởng mặt trận 4 Quảng Đà; Sư đoàn trưởng Sư đoàn 305 và Sư đoàn 324; Sư đoàn phó Sư đoàn 304, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 96; Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Quảng Nam; Trung đoàn phó Trung đoàn 108 Quân khu V; Trung đoàn phó Trung đoàn tiếp phòng quân Đà Nẵng; Chỉ huy trưởng mặt trận Gia Lai; Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 79 Quân khu V; Chi đội trưởng Chi đội Quảng Ngãi, đội viên đội du kích Ba Tơ; Thường vụ Ban Chấp hành Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh QN-ĐN cũ.
Tiểu sử, quá trình công tác
Trung tướng Võ Thứ xuất thân trong một gia đình phú nông nhưng có truyền thống cách mạng, sớm được giáo dục và chịu ảnh hưởng của phong trào mặt trận Bình dân (1936-1939), phòng trào phản đế từ 1939 trở đi nên đã sớm giác ngộ cách mạng.
Tháng 3/1943 chính thức tham gia công tác Việt Minh ở xã, đến tháng 3/1945 gia nhập Đội du kích Ba Tơ và tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi; cuộc khởi nghĩa trong toàn bộ quá trình hình thành, đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của LLVT Quân khu V.
Tháng 9/1945 ông là Đại đội phó Đội du kích Ba Tơ, sau đó là Chi đội phó rồi Chi đội trưởng Chi đội tỉnh Quảng Ngãi
Năm 1946 là Trung đoàn phó phụ trách Chính trị viên Trung đoàn tiếp phòng quân Đà Nẵng
Cuối 1946 đến 1947 vào mặt trận Gia Lai phụ trách khu Đông - Bắc, sau đó là chỉ huy trưởng mặt trận Gia Lai. Cuối 1947, Quân khu V tổ chức thành lập các Tiểu đoàn chủ lực, ông được phân công giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 79 trực thuộc Quân khu V.
Năm 1950 ông là Trung đoàn phó Trung đoàn 108 thuộc Quân khu V.
Năm 1952 ông được điều động về Quảng Nam giữ chức vụ Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Quảng Nam.
Năm 1954 ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 96 Quảng.
Năm 1955 là Sư đoàn phó Sư đoàn 304 sau đó được phân công đảm nhiệm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 305.
Từ 1957 đến 1960 ông được Đảng, Nhà nước và Quân đội cử đi học tại Học viện Quân sự Nam Kinh - Trung Quốc. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập trở về, ông được phân công làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 324 đóng quân tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Tháng 5/1961 ông tiếp tục được điều động về chiến trường miền, trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đảm nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Quân khu V.
Năm 1963 ông được bổ sung vào Khu ủy Khu V, đến năm 1975 được bầu làm Khu ủy viên Khu ủy V.
Từ 1967 đến 1969 ông là Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh mặt trận 4 Quảng Đà
Năm 1970 đến tháng 7/1979 ông là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu V. Năm 1977 ông là Thường vụ Đảng ủy Quân sự Quân khu V.
Trong suốt thời gian tham gia lãnh đạo công tác chiến đấu tại chiến trường Khu V, ông đã góp phần công sức to lớn để tổ chức cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại một chiến trường trọng điểm, ác liệt nhất góp phần vào thắng lợi chung của công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước lúc bấy giờ.
Tháng 8/1979 đến tháng 6/1989 ông được điều động phân công giữ chức Phó Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thường vụ Đảng ủy Quân sự, Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Quốc phòng.
Tháng 7/1989 ông nghỉ hưu theo chế độ tại thành phố Đà Nẵng. Trong thời gian này ông đã tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương với tư cách người đảng viên cộng sản, người lính chiến kỳ cựu…
Khi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trưng ương Đảng khóa VI quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam|Hội Cựu Chiến binh Việt Nam vào năm 1990 thì ông là một trong 31 tướng lĩnh được chỉ định tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam|Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Hội CCB Việt Nam để giao nhiệm vụ dự thảo điều lệ Hội Cựu chiến binh và các tài liệu khác trình ra Đại hội, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức, giúp các tỉnh (thành phố) hình thành tổ chức lâm thời, thực hiện việc thu nạp hội viên và chuẩn bị đại hội, làm các thủ tục cần thiết để hình thành tổ chức Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Từ 1992 đến 1997 ông được bầu chính thức vào Hội Cựu chiến binh Việt Nam|Ban Chấp hành Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Thường vụ Ban Chấp hành Hội Cựu Chiến binh Việt Nam.
Ông được Đại hội Đại biểu Hội Cựu Chiến binh Việt tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt tỉnh.
Lịch sử thụ phong quân hàm:
• Thượng tá năm 1958
• Đại tá năm 1960
• Thiếu tướng năm 1974
• Trung tướng năm 1986.
Các phần thưởng cao quý
- Huân chương Hồ Chí Minh
- Huân chương Độc lập hạng Nhất
- Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
- 03 Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba
- Huân chương Chiến công hạng Nhất
- Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
- 03 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
- 03 Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba
- Huy chương Quân kỳ quyết thắng
- Huy chương Vì thế hệ trẻ
- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng
- 02 Huy hiệu Chiến thắng năm 1968 và 1972
- Huy hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Huy hiệu vì sự nghiệp Thanh tra
- Huy hiệu Việt Nam - Hồ Chí Minh
- Huy hiệu Cựu Chiến binh Việt |
|
Trương Tử Anh | Tập tin:Trương Tử Anh.jpg|nhỏ|Trương Tử Anh
Trương Tử Anh (1914 – 1946) là người sáng lập và lãnh đạo Đại Việt Quốc dân đảng giai đoạn 1939-1946. Ông cũng là một trong những lãnh tụ của Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam từ khi thành lập đến khi tan rã. |
|
Trà Giang (diễn viên) | Trà Giang (sinh ngày 11 tháng 12 năm 1942) là một diễn viên điện ảnh và người Việt Nam nổi tiếng trong thập niên 60 đến 80. Nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa V, VI, VII. Bà tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm. Trà Giang được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1984 và là diễn viên điện ảnh đầu tiên được phong tặng danh hiệu này. |
|
Nguyễn Minh Tú | Minh Tú (tên đầy đủ: Nguyễn Minh Tú, sinh ngày 14 tháng 11 năm 1991) là nữ người mẫu, người đẹp, giám khảo sắc đẹp người Việt Nam. Tú từng đoạt các giải thưởng người mẫu lớn như: Siêu mẫu phong cách 2011 (tại Siêu mẫu Việt Nam), giải bạc Siêu mẫu Việt Nam 2013, á quân Asia's Next Top Model 2017.Năm 2018, cô đoạt danh hiệu hoa hậu Siêu quốc gia châu Á 2018 và lọt Top 10 chung cuộc tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2018. |
|
Hoàng Hải (nghệ sĩ cải lương) | đã tham gia
mùa 2, Biệt đội vui nhộn, Cặp đôi hài hước mùa 2, Sao nối ngôi 2018, Đấu trường ẩm thực, ..
Hoàng Hải, một nghệ sĩ cải lương Việt Nam, tên thật là Nguyễn Hoàng Hải sinh ngày 13 tháng 9 tại Hòa Thành - Tây Ninh. Anh được khán giả biết đến với nhiều vai diễn như: Phàn Định Công (San hậu), Thuận (Tiếng vạc Sành), ông Sáu (Bão rừng tre), Sơn (Đời Như Ý),Thượng (Tiếng chim rừng) Phạm Cự Trích (Bão táp nguyên phong), Đổng Kim Lân (San hậu), Lưu công công (Bao công: Sát thủ hoa hồng), Lan Lăng Vương (Lan Lăng Vương nhập trận khúc), Lý Thế Dân (Huyền Vũ Môn), Địch Hổ (Đoàn Hồng Ngọc phá trận Thuần Dương) .. và các gameshow Tài tử tranh tài mùa 2 (cùng với Lê Như), Làng hài mở hội mùa 2 (cùng với đội Ngẫu Nhiên), Cặp đôi hài hước (cùng với Miko Lan Trinh), Sao nối ngôi,.. |
|
Trần Cao Vân | Trần Cao Vân (1866 - 1916) là một quan Việt Nam của nhà Nguyễn được biết đến vì tinh thần yêu nước thời Pháp thuộc. Ông thuộc nhóm người cùng vua Duy Tân lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Trung Kỳ Việt Nam do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng, nhưng bị thất bại và bị người Pháp xử tử. |
|
Nguyễn Văn Sơn (Tuyên Quang) | Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1970) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2016-2021. |
|
Stéphanie Đỗ | Stéphanie Đỗ (sinh 20 tháng 12 năm 1979 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam) là một nữ chính trị gia Pháp, thành viên Đảng Cộng hòa Tiến bước. Bà đắc cử đại biểu quốc hội tỉnh Seine-et-Marne ngày 18 tháng 6 năm 2017 và là phụ nữ gốc Á đầu tiên đắc cử vào Quốc hội Pháp. |
|
Nguyễn Huệ Chi | Nguyễn Huệ Chi sinh ngày 4 tháng 7 năm 1938, là một giáo sư người Việt Nam, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam cổ, trung và cận đại; nguyên Trưởng phòng Văn học Việt Nam cổ cận đại của Viện Văn học; nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1984 tới tháng 5 năm 2015. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi còn được biết đến với các bút danh Phương Tri, Huệ Chi, Cánh Hồng, Hy Tuệ. Năm 2009, cùng với Nhà giáo Phạm Toàn và Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, ông khởi xướng trang mạng Bauxite Việt Nam. |
|
Việt phục | Y phục truyền thống Việt Nam (còn gọi Việt Nam phục sức hay Việt phục (越服)) bao gồm các loại y phục của người Việt/Kinh và y phục cung đình.
Một số quan điểm khác[ai nói?] tổng quát các dân tộc đã sống trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay từ lâu đời, chẳng hạn như người Chăm-pa, người Khmer và các dân tộc thiểu số khác. |
|
Phạm Khắc Hòe | Phạm Khắc Hòe (1901-1995) là một luật sư, nhà văn, Đổng lý Ngự tiền văn phòng triều Bảo Đại - vua cuối cùng thời phong kiến trong lịch sử Việt Nam. |
|
Nguyễn Trọng Thuật | Nguyễn Trọng Thuật (Chữ Hán: 阮仲述;<ref>Chú thích sách|url=https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k42378624/f228|title=Quả dưa đỏ|last=Nguyễn Trọng Thuật|year=1935|location=Hà Nội</ref> 1883–1940), bút danh Đồ Nam Tử (圖南子<ref>Chú thích sách|url=https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k4230169f/f66|title=Thơ ngụ ngôn|last=Nguyễn Trọng Thuật|year=1928|location=Hà Nội</ref>), Quảng Tràng Thiệt cư sĩ; là nhà văn Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20. |
|
Nguyễn Minh Cần | Nguyễn Minh Cần (ngày 31 tháng 12 năm 1928 – ngày 13 tháng 5 năm 2016) là Chính khách|nhà hoạt động chính trị, nhà báo, và một trong những nhân vật chính được nhắc đến trong Vụ án Xét lại Chống Đảng. Từ năm 1964, ông tự rời bỏ Đảng, ở lại Liên Xô, đến năm 1987 thì trở thành nhân vật bất đồng chính kiến chống Nhà nước Liên Xô, sau khi Liên Xô tan rã thì ông lại tích cực tham gia việc tuyên truyền chính trị chống Nhà nước Việt Nam cho đến khi qua đời.
Viên chức| |
|
Lâm Quang Thự | Lâm Quang Thự (sinh năm 1905, mất 1990) là một nhà Quảng Nam học, nhân sĩ trí thức, đại biểu quốc hội quê ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Thân phụ ông là tú tài Lâm Quang Tự, người sáng lập Trường Ấu học Cẩm Toại (về sau là trường Tiểu học An Phước), một trong những ngôi trường Duy Tân đầu tiên của Quảng Nam. Ông là cháu ngoại của tú tài Trương Trọng Hữu (1860-1947) và hậu duệ của tiến sĩ Phạm Phú Thứ.
Lâm Quang Thự tham gia cách mạng từ cuối thập niên 1920, là chủ tịch huyện Hòa Vang đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, khóa đầu tiên được bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, và lưu nhiệm các khóa II và III (1960 - 1971).
Trong 25 năm (1946 – 1971) tham gia các cấp chính quyền và hoạt động Quốc hội, ông đã có nhiều đóng góp nhằm xây dựng chính quyền nhân dân và thực thi quyền làm chủ của người dân.
Sau khi về hưu (năm 1970), ông viết các sách địa chí Quảng Nam: "Quảng Nam – Địa lý - Lịch sử - Nhân vật" và "Đất Quảng trong thơ ca", đồng thời là đồng tác giả cuốn "Danh nhân đất Quảng".
Ông mất năm 1990 tại Hà Nội.
Để tưởng nhớ ông, tên ông được đặt cho một con đường ở thành phố Đà Nẵng và một trường tiểu học tại Hòa Vang. Ngày 24 tháng 12 năm 2005, Ủy ban Nhân dân huyện Hòa Vang cùng Hội Sử học Đà Nẵng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, và xuất bản cuốn sách "Lâm Quang Thự, người con đất Quảng". |
|
Ngô Thanh Vân | Ngô Thanh Vân (sinh ngày 26 tháng 2 năm 1979), còn được biết đến với nghệ danh Veronica Ngo, là một nữ diễn viên, ca sĩ, vũ công, người mẫu, nhà làm phim kiêm doanh nhân người Việt Nam.
Cô bắt đầu nổi lên từ bộ phim Dòng máu anh hùng (2007) với vai Thúy, và ngay lập tức gắn với hình tượng đả nữ. Cô tiếp tục tham gia hai dự án phim hành động lớn trong nước là Bẫy rồng (2009) và Lửa Phật (2013). Ngô Thanh Vân bắt đầu sự nghiệp sản xuất phim điện ảnh từ dự án Ngày nảy ngày nay (2015), mà trong đó cô có tham gia một vai. Ngoài các vai diễn trong nước, cô cũng có tham gia một số dự án phim quốc tế. |
|
Dương Bạch Mai | Dương Bạch Mai (1904–1964) là một nhà hoạt động cách mạng dân tộc, nhà chính trị, ngoại giao Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa II. |
|
Nguyễn Thuật | Nguyễn Thuật (1842-1911), tự: Hiếu Sinh, hiệu: Hà Đình; là danh sĩ và là danh thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. |
|
Võ Văn Dũng (chính khách) | Viên chức
| tên = Võ Văn Dũng
| hình = Vovandung2023.jpg
| miêu tả =
| ngang =
| cao =
| quốc tịch =
| nơi sinh = Ba Xuyên, Việt Nam Cộng hòa
| ngày mất =
| nơi mất =
| nơi ở =
| chức vụ = Tập tin:Communist Party of Vietnam flag.svg|22px<br>Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương<br>(Thường trực từ 27/2/2016)
| bắt đầu = 2 tháng 10 năm 2015
| tiền nhiệm = Phan Đình Trạc
| kế nhiệm = ''đương nhiệm''
| trưởng chức vụ = Trưởng Ban
| trưởng viên chức = Phan Đình Trạc
| chức vụ 1 =
| bắt đầu 1 =
| kết thúc 1 =
| tiền nhiệm 1 =
| kế nhiệm 1 =
| trưởng chức vụ 1 =
| trưởng viên chức 1 =
| thêm 3 =
| chức vụ 4 = Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu
| bắt đầu 4 = 6 tháng 8 năm 2009
| tiền nhiệm 4 = Cao Anh Lộc
| kế nhiệm 4 = Phạm Hoàng Bê
| địa hạt 4 =
| trưởng chức vụ 4 =
| trưởng viên chức 4 =
| phó chức vụ 4 = Phó Chủ tịch
| phó viên chức 4 =
| chức vụ khác 4 =
| thêm 4 =
| chức vụ 5 =
| bắt đầu 5 =
| kết thúc 5 =
| tiền nhiệm 5 =
| kế nhiệm 5 =
| địa hạt 5 =
| trưởng chức vụ 5 =
| trưởng viên chức 5 =
| phó chức vụ 5 =
| phó viên chức 5 =
| chức vụ khác 5 =
| thêm 5 =
| chức vụ 6 =
| bắt đầu 6 =
| kết thúc 6 =
| tiền nhiệm 6 =
| kế nhiệm 6 =
| địa hạt 6 =
| trưởng chức vụ 6 =
| trưởng viên chức 6 =
| phó chức vụ 6 =
| phó viên chức 6 =
| chức vụ khác 6 =
| thêm 6 =
| chức vụ 7 =
| bắt đầu 7 =
| kết thúc 7 =
| tiền nhiệm 7 =
| kế nhiệm 7 =
| địa hạt 7 =
| trưởng chức vụ 7 =
| trưởng viên chức 7 =
| phó chức vụ 7 =
| phó viên chức 7 =
| chức vụ khác 7 =
| thêm 7 =
| chức vụ 8 =
| bắt đầu 8 =
| kết thúc 8 =
| tiền nhiệm 8 =
| kế nhiệm 8 =
| địa hạt 8 =
| trưởng chức vụ 8 =
| trưởng viên chức 8 =
| phó chức vụ 8 =
| phó viên chức 8 =
| chức vụ khác 8 =
| thêm 2 =
| chức vụ 3 = Tập tin:Communist Party of Vietnam flag logo.svg|19pxBí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu
| bắt đầu 3 = 19 tháng 10 năm 2010
| tiền nhiệm 3 = Phan Tấn Đạt
| kế nhiệm 3 = Lê Minh Khái
| địa hạt 3 =
| trưởng chức vụ 3 =
| trưởng viên chức 3 =
| phó chức vụ 3 = Phó Bí thư
| phó viên chức 3 = Dương Thành Trung<br>Lê Thị Ái Nam<br>Lê Minh Khái (3/2014-10/2015)
| chức vụ khác 3 =
| thêm =
| chức vụ 2 = Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu
| bắt đầu 2 = 20 tháng 6 năm 2011
| tiền nhiệm 2 =
| kế nhiệm 2 = Lê Thị Ái Nam
| địa hạt 2 =
| trưởng chức vụ 2 = Ủy viên Thường trực
| trưởng viên chức 2 = Lê Hồng Thu
| phó chức vụ 2 = Phó Chủ tịch
| phó viên chức 2 = Lê Thanh Hùng
| chức vụ khác 2 =
| thêm 8 =
| chức vụ 9 =
| bắt đầu 9 =
| kết thúc 9 =
| tiền nhiệm 9 =
| kế nhiệm 9 =
| địa hạt 9 =
| trưởng chức vụ 9 =
| trưởng viên chức 9 =
| phó chức vụ 9 =
| phó viên chức 9 =
| chức vụ khác 9 =
| thêm 9 =
| chức vụ 10 =
| bắt đầu 10 =
| kết thúc 10 =
| tiền nhiệm 10 =
| kế nhiệm 10 =
| địa hạt 10 =
| trưởng chức vụ 10 =
| trưởng viên chức 10 =
| phó chức vụ 10 =
| phó viên chức 10 =
| chức vụ khác 10 =
| thêm 10 =
| chức vụ 11 = Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII|XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII|XIII
| bắt đầu 11 = 18 tháng 1 năm 2011
| tiền nhiệm 11 =
| kế nhiệm 11 =
| địa hạt 11 =
| trưởng chức vụ 11 = Tổng Bí thư
| trưởng viên chức 11 = Nguyễn Phú Trọng
| phó chức vụ 11 =
| phó viên chức 11 =
| chức vụ khác 11 =
| thêm 11 =
| chức vụ 12 =
| bắt đầu 12 =
| kết thúc 12 =
| tiền nhiệm 12 =
| kế nhiệm 12 =
| địa hạt 12 =
| trưởng chức vụ 12 =
| trưởng viên chức 12 =
| phó chức vụ 12 =
| phó viên chức 12 =
| chức vụ khác 12 =
| thêm 12 =
| đa số =
| nghề nghiệp = chính khách
| dân tộc = Người Việt|Kinh
| đạo = không
| tên ký =
| họ hàng =
| vợ =
| mẹ =
| chồng =
| kết hợp dân sự =
| con =
| cha =
| học vấn =
| website =
| giải thưởng =
| chú thích =
Võ Văn Dũng (sinh năm 1960) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII|XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII|XIII, Phó Trưởng ban thường trực Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Ban Nội chính Trung ương. Ông từng là Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu nhiệm kỳ 2010-2015, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ (2011-2016), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ (2006-2011). |
|
Hổ hình quyền | Hổ hình quyền hay Hổ quyền hay còn gọi dân dã là võ hổ là một bài quyền truyền thống của võ thuật Trung Hoa dựa trên các động tác mô phỏng theo loài hổ - chúa sơn lâm với những tính chất hung mãnh, cường bạo nhưng cũng rất uyển chuyển, linh hoạt thuộc hệ thống Hình ý quyền (Ngũ hình quyền: gồm Long, Hổ, Hạc, Báo, Xà) của Thiếu Lâm tự và được Hồng Hy Quan (Nam quyền) phát triển sau này và đến thời Hoàng Phi Hồng, Lâm Thế Vinh đã tạo ra chiêu thức trứ danh Hổ Hạc song hình quyền (虎鶴雙形拳). Hổ hình quyền cũng thể hiện và ảnh hưởng trong các phái võ khác như: Vịnh Xuân Quyền, Trung Ngoại Chu Gia Võ cổ truyền Việt Nam, Silat của Indonesia.... Động tác mô phỏng về loài hổ được ghi nhận sớm nhất từ thời Tam Quốc ở Trung Quốc với danh y Hoa Đà trong bài luyện tập ngũ cầm hý. |
|
Nguyễn Mạnh Hiển | Viên chức
| tên = Nguyễn Mạnh Hiển
| hình = Ảnh ông Nguyễn Mạnh Hiển.jpg
| ngang =
| cao =
| miêu tả =
| quốc tịch =
| nơi sinh = xã Hồng Đức, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
| ngày mất =
| nơi mất =
| nơi ở =
| nghề nghiệp = chính khách
| chức vụ =
| bắt đầu =
| kết thúc =
| tiền nhiệm =
| kế nhiệm =
| địa hạt =
| trưởng chức vụ =
| trưởng viên chức =
| phó chức vụ =
| phó viên chức =
| chức vụ khác =
| thêm =
| chức vụ 2 = Chủ tịch Hội đồng nhân dân|HĐND tỉnh Hải Dương
| bắt đầu 2 = 9 tháng 12 năm 2015
| tiền nhiệm 2 = Bùi Thanh Quyến
| kế nhiệm 2 = Phạm Xuân Thăng
| địa hạt 2 =
| trưởng chức vụ 2 = Ủy viên Thường trực
| trưởng viên chức 2 = Nguyễn Thanh Mai (đến 6/2016)
| phó chức vụ 2 = Phó Chủ tịch
| phó viên chức 2 = Nguyễn Thị Ngọc Bích (từ 12/2015)<br>Nguyễn Thanh Mai (6/2016-10/3/2021)<br>Nguyễn Khắc Toản (từ 10/3/2021)
| chức vụ khác 2 =
| thêm 2 =
| chức vụ 3 = Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
| bắt đầu 3 = 27 tháng 10 năm 2015
| tiền nhiệm 3 = Bùi Thanh Quyến
| kế nhiệm 3 = Phạm Xuân Thăng
| địa hạt 3 =
| trưởng chức vụ 3 =
| trưởng viên chức 3 =
| phó chức vụ 3 = Phó Bí thư
| phó viên chức 3 = Vũ Văn Sơn (''thường trực'')<br>Nguyễn Dương Thái (10/2015-)
| chức vụ khác 3 =
| thêm 3 =
| chức vụ 4 = Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương
| bắt đầu 4 = 19 tháng 4 năm 2011
| tiền nhiệm 4 = Nguyễn Thị Minh
| kế nhiệm 4 = Nguyễn Dương Thái
| địa hạt 4 =
| trưởng chức vụ 4 =
| trưởng viên chức 4 =
| phó chức vụ 4 = Phó Chủ tịch
| phó viên chức 4 = Nguyễn Văn Quế<br>Đặng Thị Bích Liên (đến 9/2012)<br>Nguyễn Trọng Thừa<br>Nguyễn Dương Thái
| chức vụ khác 4 =
| thêm 4 =
| chức vụ 5 = Bí thư Tỉnh đoàn Hải Dương
| bắt đầu 5 =
| kết thúc 5 =
| tiền nhiệm 5 =
| kế nhiệm 5 =
| địa hạt 5 =
| trưởng chức vụ 5 =
| trưởng viên chức 5 =
| phó chức vụ 5 =
| phó viên chức 5 =
| chức vụ khác 5 =
| thêm 5 =
| chức vụ 6 =
| bắt đầu 6 =
| kết thúc 6 =
| tiền nhiệm 6 =
| kế nhiệm 6 =
| địa hạt 6 =
| trưởng chức vụ 6 =
| trưởng viên chức 6 =
| phó chức vụ 6 =
| phó viên chức 6 =
| chức vụ khác 6 =
| thêm 6 =
| chức vụ 7 =
| bắt đầu 7 =
| kết thúc 7 =
| tiền nhiệm 7 =
| kế nhiệm 7 =
| địa hạt 7 =
| trưởng chức vụ 7 =
| trưởng viên chức 7 =
| phó chức vụ 7 =
| phó viên chức 7 =
| chức vụ khác 7 =
| thêm 7 =
| chức vụ 8 =
| bắt đầu 8 =
| kết thúc 8 =
| tiền nhiệm 8 =
| kế nhiệm 8 =
| địa hạt 8 =
| trưởng chức vụ 8 =
| trưởng viên chức 8 =
| phó chức vụ 8 =
| phó viên chức 8 =
| chức vụ khác 8 =
| thêm 8 =
| chức vụ 9 =
| bắt đầu 9 =
| kết thúc 9 =
| tiền nhiệm 9 =
| kế nhiệm 9 =
| địa hạt 9 =
| trưởng chức vụ 9 =
| trưởng viên chức 9 =
| phó chức vụ 9 =
| phó viên chức 9 =
| chức vụ khác 9 =
| thêm 9 =
| chức vụ 10 =
| bắt đầu 10 =
| kết thúc 10 =
| tiền nhiệm 10 =
| kế nhiệm 10 =
| địa hạt 10 =
| trưởng chức vụ 10 =
| trưởng viên chức 10 =
| phó chức vụ 10 =
| phó viên chức 10 =
| chức vụ khác 10 =
| thêm 10 =
| chức vụ 11 =
| bắt đầu 11 =
| kết thúc 11 =
| tiền nhiệm 11 =
| kế nhiệm 11 =
| địa hạt 11 =
| trưởng chức vụ 11 =
| trưởng viên chức 11 =
| phó chức vụ 11 =
| phó viên chức 11 =
| chức vụ khác 11 =
| thêm 11 =
| chức vụ 12 =
| bắt đầu 12 =
| kết thúc 12 =
| tiền nhiệm 12 =
| kế nhiệm 12 =
| địa hạt 12 =
| trưởng chức vụ 12 =
| trưởng viên chức 12 =
| phó chức vụ 12 =
| phó viên chức 12 =
| chức vụ khác 12 =
| thêm 12 =
| đa số =
| con =
| giáo dục = Thạc sĩ
| nghề =
| dân tộc = Người Việt|Kinh
| đạo = Không
| tên ký =
| họ hàng =
| vợ =
| chồng =
| kết hợp dân sự =
| cha =
| website =
| giải thưởng =
| chú thích =
Tập tin:Chủ Tịch UBND tỉnh Hải Dương và nguyên TBT Lê Khả Phiêu.jpg|nhỏ|Nguyễn Mạnh Hiển và Lê Khả Phiêu
Nguyễn Mạnh Hiển (sinh ngày 2 tháng 9 năm 1960) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương.<ref>[http://www.tienphong.vn/xa-hoi/ong-nguyen-manh-hien-giu-chuc-bi-thu-tinh-uy-hai-duong-926124.tpo Ông Nguyễn Mạnh Hiển giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương]</ref><ref>Chú thích web|url = http://vpubnd.haiduong.gov.vn/News/2016/1-17-402-26337/Dong-chi-Bi-thu-Tinh-uy-Nguyen-Manh-Hien-duoc-bau-giu-chuc-Chu-tich-HDND-tinh.viss|tiêu đề = Bầu Chủ tịch HĐND|ngày truy cập = 2016-02-21|archive-date = 2016-01-10|archive-url = https://web.archive.org/web/20160110091007/http://vpubnd.haiduong.gov.vn/News/2016/1-17-402-26337/Dong-chi-Bi-thu-Tinh-uy-Nguyen-Manh-Hien-duoc-bau-giu-chuc-Chu-tich-HDND-tinh.viss|url-status = dead</ref> |
|
Catherine, Vương phi xứ Wales | Catherine, Vương phi xứ Wales (Catherine Elizabeth Middleton; sinh vào ngày 9 tháng 1 năm 1982), biệt danh là Kate và thường được báo chí Việt Nam gọi là Công nương Kate, là vợ của William, Thân vương xứ Wales, con trai trưởng của Charles III, Quốc vương Vương quốc Anh và Diana, cố Vương phi xứ Wales. Cô chính thức trở thành Công tước phu nhân xứ Cambridge sau khi kết hôn với William vào ngày 29 tháng 4 năm 2011.
HM Quốc vươngHM Vương hậu
Catherine lớn lên ở Chapel Row, một ngôi làng gần Newbury, Berkshire, Anh. Cô học Lịch sử Nghệ thuật ở Scotland tại Đại học St. Andrews, nơi cô đã gặp Vương tử William vào năm 2001. Hai người công bố đính hôn vào ngày 16 tháng 11 năm 2010, và cô đã tham dự rất nhiều sự kiện của Vương thất trước khi họ lấy nhau vào ngày 29 tháng 4 năm 2011 tại Tu viện Westminster. Catherine đã có tác động lớn vào thời trang Anh và đã được gọi là "hiệu ứng Kate Middleton", và vào năm 2012, cô được chọn là một trong số 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới theo thời gian. Cô và Vương tử William đã cùng nhau có ba người con, Vương tôn George, Vương tôn nữ Charlotte, và Vương tôn Louis lần lượt xếp thứ hai, thứ ba và thứ tư trong thứ tự kế vị ngôi vua của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Khối thịnh vượng chung. |
|
Hứa Thế Hữu | Hứa Thế Hữu (tiếng Trung: 许世友, Xǔ Shìyǒu; 1905-1985), tự Hán Vũ (汉禹), là một trong những "Khai quốc Thượng tướng" của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Là một trong số ít thượng tướng thoát được sự thanh trừng và bức hại trong Cách mạng Văn hóa, Hứa từng giữ chức Chính ủy kiêm Tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1969 đến năm 1982, nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tô. Trong Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979, Hứa giữ vai trò Tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc tấn công Việt Nam, tuy nhiên do những thất bại nặng nề của phía Trung Quốc, Hứa nhanh chóng mất quyền điều khiển chiến dịch về tay tướng Dương Đắc Chí, dù vẫn giữ cương vị Tổng chỉ huy trên danh nghĩa. Từ năm 1982, Hứa mất ghế Ủy viên Bộ Chính trị và được bầu vào chức vụ danh dự Phó Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho đến khi qua đời. |
|
Vương Đình Huệ | Vương Đình Huệ (sinh ngày 15 tháng 3 năm 1957 tại Nghệ An) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026. |
|
Luke Nguyễn | Luke Nguyễn (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1978) là một đầu bếp người Úc gốc Việt, anh thành công với hệ thống nhà hàng Việt Nam Red Lantern tại Surry Hills, Sydney.
Anh cũng tham gia viết sách nấu ăn: ''Secrets Of The Red Lantern, The Songs of Sapa, Indochine, Luke Nguyen’s Greater Mekong'' và ''The Food Of Vietnam'' và dẫn chương trình (host) cho ''Luke Nguyen's Vietnam và'' ''Luke Nguyen’s Greater Mekong'', chương trình về ẩm thực Việt Nam cũng như cách thưởng thức ẩm thực truyền thống của người Việt và khu vực sông Mê Kông.<ref>[http://www.sbs.com.au/shows/lukenguyen/watchonline/page/i/1/show/lukenguyen Luke Nguyen's Vietnam]</ref><ref>chú thích web | url = http://www.sbs.com.au/lukenguyen | tiêu đề = Watch Online | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = </ref> |
|
Buổi họp tối gia đình | Tập tin:Buoi Hop Toi Gia Dinh.jpg|nhỏ|phải|350px|Một buổi họp tối gia đình của ''Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Jesus Christ|Chúa Giê Su Ky Tô'' tại một gia đình Việt Nam ở Campuchia
Buổi Họp Tối Gia đình là một buổi họp mặt hàng tuần của tất cả thành viên trong gia đình thuộc Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô|Giáo hội Các Thánh Hữu Ngày Sau Của Chúa Giê Su Ky Tô xum họp bên nhau để cầu nguyện, học thánh thư và qua đó mọi thành viên đều có cơ hội tham gia vào những sinh hoạt lành mạnh. Dựa theo những sự giảng dạy của Giáo hội này, mái gia đình là một nơi quan trọng để các thành viên phát triển phần thuộc linh và học hỏi phúc âm thế nên ''Buổi Họp Tối Gia đình'' làm vững mạnh tình yêu thương của tất cả thành viên trong gia đình với nhau, nơi mà các bậc phụ huynh giảng dạy các nguyên tắc phúc âm cho con em họ. Những Buổi Họp Tối Gia đình của hầu hết các Thánh Hữu Ngày Sau gồm có các trò chơi, bữa ăn tối và một bài học ngắn về phúc âm. Qua đó mỗi các thành viên gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ một bài học hoặc chủ đề ngắn trong những buổi sinh hoạt như vậy. |
|
Hoàng My | thông tin hoa hậu
|image=Vu Hoang My.jpg
|education=*Đại học RMIT Việt Nam|Trường Đại học RMIT Việt Nam
|danh hiệu=*Hoa hậu Việt Nam 2010|Á hậu Việt Nam 2010
|tên= Vũ Thị Hoàng My
|ngày sinh= 13 tháng 11, 1988 (34 tuổi)
|nơi sinh= Đồng Nai, Việt Nam
|số đo=88-60-90
|chiều cao=height|m=1,73<ref name="DT">chú thích web |title=Á hậu Hoàng My: "Tôi vui mừng đến nghẹt thở"
|url=http://dantri.com.vn/giai-tri/a-hau-hoang-my-toi-vui-mung-den-nghet-tho-1305654325.htm |publisher=Dân trí |date = ngày 14 tháng 5 năm 2011 |access-date = ngày 14 tháng 5 năm 2011</ref>
|cân nặng=54 kg
|màu mắt= Nâu đen
|màu tóc= Nâu đen
|competitions=
*Hoa hậu Việt Nam 2010<br>(Á hậu 1)
*Hoa hậu Hoàn vũ 2011<br>(Tham dự)
*Hoa hậu Thế giới 2012<br>(Tham dự)
Vũ Thị Hoàng My (sinh ngày 13 tháng 11 năm 1988) là Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 và đại diện đầu tiên của Việt Nam tham dự hai đấu trường sắc đẹp lớn nhất thế giới Hoa hậu Hoàn vũ 2011 và Hoa hậu Thế giới 2012. Cô từng là sinh viên khoa thiết kế đa truyền thông trường Đại học RMIT Việt Nam, cô đạt học bổng khoa diễn xuất 1 năm và học bổng khoa cử nhân nghệ thuật chuyên ngành làm phim<ref>Chú thích web|url=https://dantri.com.vn/van-hoa/a-hau-hoang-my-nhan-hoc-bong-hon-1-ty-dong-1393736902.htm|tựa đề=Á hậu Hoàng My nhận học bổng hơn 1 tỷ đồng|tác giả=|họ=|tên=|ngày=2014-02-24|website=Dantri|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=</ref> tại Học viện Điện ảnh New York. Cô là một trong bảy thành viên ban giám khảo chính của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 và Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. |
|
Tiên Du | Tiên Du là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, vùng đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. |
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam) | Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. |
|
Mary I của Scotland | Nữ vương Mary của người Scotland (tiếng Anh: Mary, Queen of the Scots; tiếng Pháp: Marie Ire d’Écosse; 8 tháng 12, 1542 – 8 tháng 2, 1587), thường được gọi là Nữ vương Mary, Nữ hoàng Mary, Mary Stuart hoặc Mary I của Scotland, là Nữ vương của Vương quốc Scotland từ ngày 14 tháng 12 năm 1542, đến ngày 24 tháng 7 năm 1567. Bà còn là Vương hậu của Vương quốc Pháp từ ngày 10 tháng 7 năm 1559 đến ngày 6 tháng 12 năm 1560. Tước hiệu Nữ vương của bà hay được gọi thành Nữ hoàng trong ngôn ngữ báo đài Việt Nam.
Mary là người con duy nhất còn sống sót của James V của Scotland, và bà trở thành Nữ vương kế vị cha mình khi chỉ vừa được 6 ngày tuổi kể từ khi cha bà qua đời, điều đó khiến bà trở thành một trong những quân chủ nhỏ tuổi nhất được ghi nhận trong lịch sử thế giới. Bà dành phần lớn tuổi thơ của mình ở Pháp trong khi Vương quốc Scotland được cai trị bởi các nhiếp chính. Vào năm 1558, bà kết hôn với Trữ quân nước Pháp là François thông qua những lợi ích đồng minh được kí kết giữa Pháp và Scotland. François đăng quang ngôi vua và trở thành vua Pháp năm 1559, biến Mary trở thành Vương hậu Pháp cho đến khi François qua đời vào tháng 12 năm 1560. Sớm rơi vào cảnh góa bụa, Mary trở lại triều đình Scotland, bà cập bến Leith ngày 19 tháng 8 năm 1561. Bốn năm sau, bà kết hôn với người em họ, Henry Stuart, Lãnh chúa Darnley, nhưng cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Tháng 2 năm 1567, nơi ở của Darnley bị nổ tung và ông ta được phát hiện đã bị giết trong vườn.
James Hepburn, Bá tước thứ 4 xứ Bothwell, bị tình nghi là người đã gây ra cái chết của Darnley, nhưng ông ta được trắng án vào tháng 4 năm 1567, và tháng sau thì kết hôn với Mary. Sau một cuộc nổi loạn, Mary bị giam lỏng trong Lâu đài Loch Leven. Ngày 24 tháng 7 năm 1567, bà bị ép phải thoái vị và nhường ngôi cho hoàng tử James, người con trai mới 1 tuổi với Darnley. Sau nỗ lực giành lại ngai vàng bất thành, bà chạy trốn xuống phía nam tìm kiếm sự giúp đỡ từ người cô họ, Nữ vương Elizabeth I của Anh. Mary trước đó đã tuyên bố chủ quyền đối với ngai vàng của Elizabeth và nhận được sự ủng hộ từ những người Công giáo ở Anh, bao gồm cả những người tham gia vào một cuộc nổi loạn được gọi là Cuộc khởi nghĩa phương Bắc. Nhận thấy Mary là một mối đe dọa, Elizabeth giam lỏng bà ở nhiều tòa lâu đài và thành ấp khác nhau tại Anh quốc. Sau khoảng 18 năm rưỡi ở trong tù, Mary bị buộc tội phản quốc và bị chém đầu. |
|
Nguyễn Văn Ngọc (chính khách) | Nguyễn Văn Ngọc (1908 - 1999) là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội, từng được huấn luyện để trở thành điệp viên nhảy dù cho quân đội Anh trong Thế chiến thứ hai, hoạt động tại Đông Dương. Sau năm 1945, ông lần lượt giữ các chức vụ cao cấp trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như: Phó Tổng Giám đốc Công an Việt Nam, Viện phó Viện Công tố Trung ương (nay là Viện kiểm sát nhân dân tối cao); Thứ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Nội chính Phủ Thủ tướng, kiêm Trưởng ban Biên giới và Trưởng ban Việt kiều Trung ương của Chính phủ. |
|
Bích Ngân | Bích Ngân (sinh ngày 11 tháng 8 năm 1960) là một nữ nhà văn nữ Việt Nam đương đại, được biết đến như một cây bút đa năng với các thể loại truyện ngắn, truyện hài hước, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu và thơ. |
|
Nghiêm Thẩm | Nghiêm Thẩm (嚴審, 1920-1982) là một giáo sư, nhà nghiên cứu khảo cổ người Việt Nam. |
|
Nguyễn Phương Nga | Nguyễn Phương Nga (sinh ngày 27 tháng 8 năm 1963 tại Hà Nội) là một nhà ngoại giao Việt Nam. Bà từng giữ chức Vụ trưởng Vụ thông tin báo chí Bộ ngoại giao Việt Nam, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, Trưởng đại diện quốc gia Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, và là nữ Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Bà từng là Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO). |
|
Nguyễn Tôn Hoàn | Nguyễn Tôn Hoàn (1917-2001) là một chính khách Việt Nam, một trong những lãnh tụ của Đại Việt Quốc dân Đảng. Ông cũng từng giữ chức Bộ trưởng Thanh niên trong chính phủ Quốc gia Việt Nam (1950) và Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1964). |
|
Lê Nguyên Vỹ | Lê Nguyên Vỹ (1933 – 1975), nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ một trường Võ bị Địa phương do Chính phủ Quốc gia mở ra ở Trung phần. Ra trường được điều về đơn vị Bộ binh, sau chuyển qua phục vụ đơn vị Nhảy dù một thời gian ngắn. Sau đó lại trở về Bộ binh tuần tự giữ nhiều chức vụ cho đến năm 1973, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh (cũng là Chỉ huy cuối cùng của đơn vị này). Ông là 1 trong 5 tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. |
|
Trần Lưu Quang | Trần Lưu Quang (sinh ngày 30 tháng 8 năm 1967 tại Hà Nội, quê quán Trảng Bàng, Tây Ninh) là nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Quốc hội khóa XV.
Ông nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Bí thư Thành ủy Hải Phòng. |
|
Vương Văn Bắc | Vương Văn Bắc (1927 – 2011) là luật sư và Tổng trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa vào những năm cuối cùng của quốc gia này. |
|
Nguyễn Thị Quyết Tâm | Nguyễn Thị Quyết Tâm (sinh năm 1958) là một chính khách Việt Nam. Bà từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh (đại diện cho Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức), Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |
|
Người Thủy | Việt Nam: Tuyên Quang
Tập tin:Liùjiǎ Fǎnshū, Page 3.JPG|nhỏ|Chữ Thủy
Người Thủy (zh|c=水族|p=''Shuǐzú''; Tên tự gọi: ''ai33 sui33''<ref>Diller, Anthony, Jerold A. Edmondson, and Yongxian Luo eds. 2008. The Tai-Kadai Languages. Routledge Language Family Series. Psychology Press.</ref>) là một dân tộc sinh sống chủ yếu tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Họ được công nhận là một trong 56 dân tộc tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Có 114 người Thủy sống tại Tuyên Quang, Việt Nam (2020),<ref>Chú thích web|url=https://truyenhinhdulich.vn/van-hoa/dung-de-mat-net-van-hoa-doc-dao-nguoi-thuy-20606.html|tựa đề=Đừng để mất nét văn hóa độc đáo người Thủy|tác giả=Mạnh Phương|họ=|website=truyenhinhdulich.vn|ngôn ngữ=vi|url-status=live|ngày truy cập=2023-12-04</ref> tuy nhiên, họ không được công nhận chính thức là một trong 54 dân tộc tại quốc gia này. |
|
Lê Công Vinh | Lê Công Vinh (sinh ngày 10 tháng 12 năm 1985) là một cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam. Anh được xem là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam, và là người nắm giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển quốc gia. Thời còn thi đấu, Công Vinh chơi ở vị trí tiền đạo và từng là đội trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam. Anh đã có tới 3 lần nhận danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam vào các năm 2004, 2006, 2007.
Năm 2014, Công Vinh kết hôn với ca sĩ Thủy Tiên và vợ chồng anh đã có một cô con gái. Ngày 8 tháng 12 năm 2016, Công Vinh tuyên bố chính thức giã từ sự nghiệp bóng đá ở tuổi 31. |
|
Phan Văn Trị | Phan Văn Trị (潘文值, 1830–1910); còn gọi là Cử Trị là một nhà thơ Việt Nam trong thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc Việt. |
|
Đoàn Việt Cường | Đoàn Việt Cường (sinh năm 1985 tại Đồng Tháp), là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam đã từng cùng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vô địch AFF Cup 2008. |
|
Nguyễn Văn Bảy (A) | Nguyễn Văn Bảy (2 tháng 2 năm 1936 – 22 tháng 9 năm 2019), còn gọi Bảy A, tên khai sinh Nguyễn Văn Hoa, là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sĩ quan cao cấp của lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam, cấp bậc Đại tá. Ông nguyên là Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam, là một trong mười chín phi công Việt Nam đạt cấp "Ách" (Aces) trong Chiến tranh Việt Nam, với thành tích lái MiG-17 bắn rơi 7 máy bay các loại của Mỹ. Ông cũng là phi công lái chiếc MiG-17 - loại máy bay bắn rơi nhiều máy bay đối phương nhất trong thời kì chiến tranh Việt Nam. Ông còn được biết đến với câu nói nổi tiếng: "Ở Việt Nam, ra ngõ là gặp anh hùng". |