image
imagewidth (px)
77
500
title
stringlengths
3
75
text
stringlengths
57
14.6k
Trần Thị Băng Thanh
Trần Thị Băng Thanh (sinh 1938) là một nhà nghiên cứu văn học người Việt Nam. Bà được mệnh danh là "Bà đồ nho" với rất nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, viết sách, dịch thuật văn học phương Đông nổi tiếng và là nữ giảng viên đầu tiên dạy Hán Nôm bậc Đại học tại miền Bắc Việt Nam.<ref>[http://www.vhttdlvinhphuc.vn/Channel.aspx?rc=tapchivh&c=xuan2010&a=1794 Những người cầm tinh con Hổ]Liên kết hỏng|date=2021-05-25 |bot=InternetArchiveBot </ref>
Phương Oanh (diễn viên)
Đỗ Phương Oanh (sinh ngày 23 tháng 9 năm 1989), thường được biết đến với nghệ danh Phương Oanh, là một nữ diễn viên, người mẫu kiêm ca sĩ người Việt Nam. Cô được biết đến qua các bộ phim Lời thì thầm từ quá khứ, Ngược chiều nước mắt, Lặng yên dưới vực sâu, Quỳnh búp bê, Cô gái nhà người ta, Lựa chọn số phận và Hương vị tình thân.
Giáng Son
Tạ Thị Giáng Son (sinh ngày 1 tháng 2 năm 1975), thường được biết đến với nghệ danh Giáng Son hay Giáng Sol, là một nữ nhạc sĩ, ca sĩ người Việt Nam. Cô là một trong số ít những nữ nhạc sĩ thành công vào đầu thập niên 2000 của Việt Nam và là cựu thủ lĩnh sáng lập nên nhóm nhạc 5 Dòng Kẻ. Cô là Ủy viên Ban chấp hành của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên của Hội các nhà soạn nhạc thế giới thế kỷ 21 (Composers 21) và thành viên của nhóm tác giả M6. Son từng giữ chức Phó trưởng khoa Kịch hát dân tộc và hiện là giảng viên tại trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Giáng Son là con gái út của nhà giáo nhân dân nhạc sĩ Hoàng Kiều và nghệ sĩ chèo Bích Ngọc. Ngay từ nhỏ, cô sớm đã được tiếp cận với âm nhạc dân gian. Giáng Son đã có nền tảng âm nhạc vững chắc khi tốt nghiệp hệ trung cấp khoa sáng tác tại trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội năm 1994, bậc đại học chuyên ngành sáng tác khoa lý luận – sáng tác – chỉ huy năm 1999 và tốt nghiệp thạc sĩ năm 2009 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 1998, Giáng Son cùng ca sĩ Lan Hương đã thành lập ban nhạc Exotica. Họ bước đầu đạt thành công khi trình diễn 4 ca khúc của Giáng Son và giành giải "Đĩa nhạc xanh", riêng cá nhân cô giành "Tác giả trẻ xuất sắc nhất" tại Liên hoan Ban nhạc sinh viên toàn quốc lần thứ nhất năm 1999. Tuy nhiên, Giáng Son và Lan Hương đã rời nhóm do mẫu thuẫn. Tháng 11 năm 1999, họ thành lập nhóm nhạc Du Ca, bao gồm 5 thành viên và sau đó được đổi tên thành 5 Dòng Kẻ. Năm 2003, 5 Dòng Kẻ tạo bước ngoặt khi chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh và phát hành album đầu tay Em, trong đó phần lớn là các sáng tác của riêng Giáng Son. Các ca khúc trong đĩa và đặc biệt là "Cỏ và mưa" đã định hình phong cách và trở thành ca khúc tiêu biểu cho nhóm. Đầu năm 2005, cô ra mắt ấn phẩm Cỏ và mưa – 30 tình khúc Giáng Son, phát hành bởi Nhà xuất bản Trẻ.[a] Ngày 14 tháng 9 cùng năm, Giáng Son chính thức rời 5 Dòng Kẻ để tiếp tục công việc sáng tác, giảng dạy và học tập tại Hà Nội. Tên tuổi của cô trong vai trò nhạc sĩ bứt phá khi "Giấc mơ trưa" được bầu chọn là "Bài hát của tháng" và cá nhân Son giành được giải "Nhạc sĩ ấn tượng" tại Bài hát Việt 2005. Năm 2007, album phòng thu đầu tay được đặt nhan đề mang chính tên của cô, Giáng Son. Đĩa nhạc đã giới thiệu khả năng sáng tác đa dạng trong các phong cách âm nhạc và giúp cô giành được đề cử đầu tiên tại Giải thưởng Cống hiến lần thứ 3 trong sự nghiệp ở hạng mục "Album của năm". Tháng 10 năm 2010, Giáng Son là nữ nhạc sĩ duy nhất được vinh danh trên chương trình Con đường Âm nhạc mang tên 'Cỏ và mưa' do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Năm 2015, Giáng Son tạo bước đột phá trong sự nghiệp khi cộng tác cùng Trần Thu Hà và Tùng Dương để phát hành album phòng thu thứ 2, Bóng tối Jazz. Thành công của đĩa nhạc đã giúp cô giành giải "Album của năm" tại Giải thưởng Cống hiến lần thứ 13 và lần đầu tiên đề cử hạng mục "Nhạc sĩ của năm". Kể từ năm 2016, cô giữ chức huấn luyện viên cho chương trình truyền hình Sing My Song: Bài hát hay nhất mùa 1 và 2. Năm 2023, Giáng Son chính thức ra mắt solo với album phòng thu thứ ba, Sing My Sol và đầu năm 2024 ca khúc "Thương cha" của cô đã giành được hạng ba tại Giải thưởng Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Nguyễn Thị Lệ
Nguyễn Thị Lệ (sinh năm 1967) là nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà hiện giữ chức Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kì 2021 - 2026.
Nguyễn Quốc Dũng (nhà ngoại giao)
Viên chức | tên = Nguyễn Quốc Dũng | hình =The Prime Minister, Shri Narendra Modi with the Prime Minister of the Socialist Republic of Vietnam, Mr. Nguyen Xuan Phuc witnessing the exchange of agreements, at Hyderabad House, in New Delhi on January 24, 2018.jpg | chức vụ = Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ | bắt đầu = Bổ nhiệm: tháng một|tháng 1 năm 2022 <br>Bắt đầu nhiệm kỳ: 16 tháng 2 năm 2022 | tiền nhiệm = Hà Kim Ngọc |Hà Kim Ngọc | kế nhiệm = Đương nhiệm | chức vụ 2 = Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam | bắt đầu 2 = Tháng 8/2016 | kết thúc 2 = Tháng 1/2022 | quốc tịch = Việt Nam | ngày sinh = 1964 | nơi sinh = Hà Nội | nghề nghiệp = | dân tộc = Kinh | vợ = Trần Thị Bích Vân | học vấn = Học viện Ngoại giao Việt Nam Đại học Tổng hợp Kiev Đại học Birmingham (Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế) Nguyễn Quốc Dũng là một chính khách, nhà ngoại giao chuyên nghiệp Việt Nam. Ông nguyên là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (Việt Nam)|Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2020<ref>Chú thích web|url=http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/bng_vietnam/nr040824153458/ns160908091138|title=Tiểu sử Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng|last=|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|url-status=|access-date =</ref>. Hiện nay ông là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Hoa Kỳ.<ref>Chú thích web|url=https://vov.vn/chinh-tri/thu-truong-ngoai-giao-nguyen-quoc-dung-lam-dai-su-viet-nam-tai-hoa-ky-post924902.vov|tựa đề=Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng làm Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ|website=VOV.VN|ngôn ngữ=vi|ngày truy cập=2022-02-19</ref>
Phong Điệp
Phạm Thị Phong Điệp bút danh Phong Điệp (sinh ngày 6 tháng 6 năm 1976) là một nữ nhà văn người Người Việt|Việt Nam. Tập tin:Z4346098748415 e28108481625922809a59d041ea386c0.jpg|nhỏ|Chân dung nhà văn Phong Điệp
Hồ Vĩnh Khoa
Hồ Vĩnh Khoa (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1988) là một diễn viên khiêu dâm đồng tính nam và là một cựu diễn viên, người mẫu, ca sĩ người Việt Nam. Anh bắt đầu nổi tiếng sau vai Khôi trong bộ phim Hot boy nổi loạn và câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt của Vũ Ngọc Đãng và đoạt giải Diễn viên nam phụ xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17. Sau đó, anh cũng tham gia đóng chính trong bộ phim Con ma nhà họ Vương, tuy nhiên, bộ phim đã bị đánh giá thất bại do chưa đủ yếu tố kinh dị. Năm 2016, anh đã vấp phải phản ứng trái chiều khi đăng tải những hình ảnh lõa thể trên trang cá nhân. Sang năm 2017, anh đã công khai mình là người đồng tính nam và kết hôn với Rhonee Rojes tại Hawaii. Hiện, anh đang sinh sống tại Hoa Kỳ cùng chồng.
Đỗ Đình Chữ
Đỗ Đình Chữ (sinh năm 1968) là kiểm sát viên người Việt Nam. Ông hiện giữ chức vụ Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ông từng là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Quách Thị Lan
Quách Thị Lan (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1995) là một nữ vận động viên điền kinh chạy nước rút và vượt rào người Việt Nam. Thành tích nổi bật của cô là các tấm huy chương vàng ở Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015, Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017, Giải vô địch điền kinh châu Á 2017, Đại hội Thể thao châu Á 2018 tại Indonesia và Giải vô địch điền kinh châu Á 2019 tại Qatar.<ref name=ind/>
Liên Bỉnh Phát
Liên Bỉnh Phát (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1990) là một nam diễn viên và MC người Việt Nam. Anh được biết đến qua vai diễn Dũng trong phim điện ảnh Song lang (2018) và bắt đầu nhận được sự yêu thích qua chương trình truyền hình thực tế Running Man Vietnam với tư cách là thành viên chính thức.
Mai Thị Giang
Mai Giang tên đầy đủ là Mai Thị Giang (sinh năm 1991 tại An Dương, Hải Phòng) là một người mẫu người Việt Nam. Cô là Quán quân của cuộc thi Vietnam’s Next Top Model năm 2012 và là người mẫu duy nhất của Việt Nam vinh dự giành được Cúp người mẫu Châu Á tại Hàn Quốc năm 2018.
Danh sách cuộc viếng thăm nước ngoài của Trần Đại Quang
Trần Đại Quang là Chủ tịch nước thứ 8 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 4 năm 2016 đến ngày ông qua đời khi đang tại chức. Tính đến lúc qua đời, ông đã thực hiện 16 chuyến đi và đến 16 quốc gia.
Nguyễn Hữu Thị Nga
Nguyễn Hữu Thị Nga (chữ Hán: 阮有氏娥; 29 tháng 10 năm 1881 – 19 tháng 12 năm 1945), phong hiệu Nhất giai Huyền phi (一階玄妃), là một cung phi của vua Thành Thái nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Trần Thị Thu Xuân
Trần Thị Thu Xuân (sinh ngày 21 tháng 12 năm 2002 tại Huế) là một cầu thủ bóng đá Việt Nam đang thi đấu cho Câu lạc bộ bóng đá nữ Than Khoáng Sản Việt Nam và đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam ở vị trí tiền vệ.
Ngô Hồng Quang
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Ngô Hồng Quang đã có nền tảng âm nhạc vững chắc khi theo học đàn nhị bậc đại học khoa nhạc cụ truyền thống tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam năm 1994 và tốt nghiệp năm 2006, đồng thời trở thành giảng viên. Năm 2010, Quang tu nghiệp bậc thạc sĩ chuyên ngành sáng tác tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Hà Lan và tiếp tục theo học tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Hà Lan năm 2014<ref>Chú thích web|url=https://thethaovanhoa.vn/giai-tri/khat-vong-viet-nam-bai-5-dung-voi-ve-nha-ngo-hong-quang-n20190124164900765.htm|title='Khát vọng Việt Nam' (Bài 5): Đừng vội 'về nhà', Ngô Hồng Quang!|last=|first=|date=ngày 9 tháng 2 năm 2019|website=Thể thao & văn hóa|archive-url=|archive-date=|url-status=|access-date =ngày 27 tháng 5 năm 2019</ref>.
Đèo Nàng Tỏi
Đèo Nàng Tỏi (1914 - 2008) là con gái của Đèo Văn Long, thủ lĩnh của Khu tự trị Thái ở Tây Bắc Việt Nam và Lào những năm cuối Đông Dương thuộc Pháp. Sau cái chết của cha ở Toulouse năm 1975, bà đảm nhiệm danh hiệu của mình trong cộng đồng lưu vong Thái.
Jun Phạm
Phạm Duy Thuận, được biết đến với nghệ danh Jun Phạm, là một nam ca sĩ, diễn viên, nhà văn, biên kịch, người dẫn chương trình và đạo diễn người Việt Nam. Anh là cựu thành viên của nhóm nhạc 365, hoạt động với nhóm từ năm 2010 đến năm 2016, khi nhóm dừng hoạt động.
Bùi Văn Nghiêm
Bùi Văn Nghiêm (sinh năm 1966) là Chính khách|chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy (Việt Nam)|Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)|Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Bùi Công Nam
|occupation = flat list| *Ca sĩ | instrument = | years_active = 2017–nay Bùi Công Nam (sinh ngày 3 tháng 8 năm 1994) là một Ca sĩ kiêm sáng tác nhạc|ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Việt Nam. Anh bắt đầu được biết đến khi tham gia chương trình ''Bài hát hay nhất'' (Bài hát hay nhất (mùa 1)|mùa 1). Gây chú ý với các tác phẩm Chí Phèo<ref>chú thích web|url=https://vietnamnet.vn/bui-cong-nam-ke-chuyen-tinh-chi-pheo-thi-no-chinh-phuc-ban-giam-khao-V47747.html|title=Báo VietnamNet|last=News|first=VietNamNet|website=VietNamNet News</ref>, Tự Giác Đi<ref>Chú thích web|url=https://news.zing.vn/mot-nam-sau-hit-chi-pheo-bui-cong-nam-tro-lai-voi-bai-ca-doi-no-post817264.html|tựa đề=Bản sao đã lưu trữ|archive-url=https://web.archive.org/web/20190604075048/https://news.zing.vn/mot-nam-sau-hit-chi-pheo-bui-cong-nam-tro-lai-voi-bai-ca-doi-no-post817264.html|archive-date=2019-06-04|url-status=dead|ngày truy cập=2019-06-04</ref>, Có ai thương em như anh và gần đây nhất là tác phẩm Vợ Tương Lai, khi hợp tác với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng<ref>chú thích web|url=https://www.youtube.com/watch?v=nMye-YtguG0|title=Vợ Tương Lai &#124; Đàm Vĩnh Hưng ft Bùi Công Nam &#124; Official MV|via=www.youtube.com</ref>Đàm Vĩnh Hưng|.
Nguyễn Thị Định (Tài nhân)
Nguyễn Thị Định (chữ Hán: 阮氏定, 1883 – 29 tháng 5 năm 1971), phong hiệu Tài nhân (才人), là một thứ phi của vua Thành Thái và là mẹ của vua Duy Tân nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Vua Duy Tân lên ngôi tôn bà làm Hoàng sinh mẫu (皇生母).
Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu
danh xưng giám mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu<ref name="vatican">[http://press.catholica.va/news_services/bulletin/news/24613.php?index=24613&po_date=06.11.2009&lang=en RINUNCE E NOMINE, Catholic.va] Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20160304055107/http://press.catholica.va/news_services/bulletin/news/24613.php?index=24613&po_date=06.11.2009&lang=en |date = ngày 4 tháng 3 năm 2016.</ref> (tên tiếng Anh thông dụng: Vincent Nguyen; sinh 1966) là một Giám mục Giáo hội Công giáo|Công giáo người Việt, hiện giữ chức Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Toronto, Canada.<ref name="Canadian Conference of Catholic Bishops">Chú thích web |url=http://www.cccb.ca/site/content/view/2733/1214/lang,eng/ |ngày truy cập=2012-09-24 |tựa đề=Canadian Conference of Catholic Bishops, CCCB |archive-date = ngày 10 tháng 1 năm 2010 |archive-url=https://web.archive.org/web/20100110062859/http://www.cccb.ca/site/content/view/2733/1214/lang,eng </ref> Ông là người Việt đầu tiên làm Giám mục tại Canada.<ref name="rfa">[http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Bishop-Vincent-Nguyen-the-Canada-s-first-Catholic-Bishop-of-Asian-descent-MLam-01132010165551.html Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu] Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20100609161256/http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Bishop-Vincent-Nguyen-the-Canada-s-first-Catholic-Bishop-of-Asian-descent-MLam-01132010165551.html |date = ngày 9 tháng 6 năm 2010, RFA.</ref><ref>[http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6462.asp Giám mục đầu tiên gốc châu Á được bổ nhiệm tại Canada là người Việt Nam] Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20150630233714/http://www1.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6462.asp |date = ngày 30 tháng 6 năm 2015, RFI.fr</ref>
Trần Hiếu
Trần Hiếu (tên đầy đủ Trần Trung Hiếu) (23 tháng 4 năm 1936) là một ca sĩ Việt Nam nổi tiếng với chất giọng nam trầm. Ông hát nhiều thể loại nhạc như opera, nhạc đỏ, nhạc trữ tình. Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1997.
Trương Minh Quốc Thái
Trương Minh Quốc Thái (sinh ngày 3 tháng 9 năm 1974) là một nam diễn viên người Việt Nam. Anh là một trong những gương mặt gạo cội trong làng phim Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. Anh là gương mặt quen thuộc đối với khán giả phim truyền hình qua các bộ phim Người đàn bà yếu đuối, Hương phù sa.
Quang Huy (nhà báo)
Vũ Quang Huy (sinh ngày 17 tháng 4 năm 1976) là một Bình luận viên thể thao|bình luận viên (BLV), nhà báo người Việt Nam. Anh được biết đến nhiều qua vai trò giám đốc của kênh VTC3.
Nguyễn Tế Công
Nguyễn Tế Công (1877 - 1959) hay Nguyễn Tề Công là một võ sư Vĩnh Xuân Quyền người Việt gốc Hoa và được xem là Sư tổ hệ phái Vĩnh Xuân quyền Việt Nam.
Dương Hạc Đính
Tập tin:Portrait of Dương Hạc Đính by Newspaper TRUNG BẮC.png|nhỏ|Chân dung Dương Hạc Đính Dương Hạc Đính (1906 -?) còn có tên là Nguyễn Văn Trúc, Hoàng Hạc, học viên Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên|Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, đến từ tỉnh Bắc Ninh. Tháng 3 năm 1927 kỳ bộ Bắc Kỳ của Thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập gồm Dương Hạc Đính và 4 người khác: Nguyễn Danh Đối, Mai Lập Đôn, Nguyễn Công Thu, Mai Ngọc Thiệu. Tháng 9 năm 1929 tới Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn tổ chức chi nhánh An Nam Cộng sản Đảng). Tháng 11 cùng năm qua Hồng Kông, sau đó quay lại Sài Gòn thì bị bắt cùng với Ngô Gia Tự tháng 5 năm 1930. Sau thoái hóa, phản bội, khai nhiều đồng chí của mình cho Pháp (Mai Ngọc Thiệu cũng lạc hội).<ref>''Danh Phiệt Nguyễn, Kim Ngọc Đặng, Duy Hinh Nguyễn''. Lịch sử Việt Nam, Tập 8. Trang 560.</ref>
Phạm Tuấn Hải (đầu bếp)
Phạm Tuấn Hải (sinh ngày 24 tháng 11 năm 1971 tại Hà Nội) là một đầu bếp Việt Nam, thành viên của Hiệp hội các đầu bếp Đông Nam Á (Southeast Asian Chefs Association), được bình chọn là một trong 10 đầu bếp nổi tiếng nhất Việt Nam<ref> Chú thích web|url=http://bepvang.org.vn/tin-tuc/dau-bep/top-10-dau-bep-noi-tieng-nhat-viet-nam|tiêu đề=Top 10 đầu bếp nổi tiếng nhất Việt Nam|website=bepvang.org.vn</ref> Trước khi trở thành giám khảo Chương trình MasterChef, ông đã có 27 năm kinh nghiệm làm đầu bếp tại các khách sạn hàng đầu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và chiến thắng giải thưởng Bàn Tay Vàng do Tổng Cục Du Lịch Việt Nam tổ chức.<ref name=":1"> Chú thích web|url=https://www.cet.edu.vn/nau-an/nghe-bep/pham-tuan-hai|tiêu đề=Đầu bếp Phạm Tuấn Hải – Giám khảo Masterchef Vietnam hơn 20 năm kinh nghiệm nấu nướng|website=cet.edu.vn</ref> Ông là Giám đốc của Cty Hi Chef - Chuyên tư vấn & phát triển mảng ẩm thực cho các nhà hàng ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.<ref> Chú thích web|url=https://thongtindoanhnghiep.co/0313032722-cong-ty-tnhh-hi-chef-international|tiêu đề=Công ty Hi Chef International|website=Thongtindoanhnghiep.co</ref>
Dương Văn Thăng
Dương Văn Thăng (sinh ngày 8 tháng 3 năm 1969) là Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam. Ông hiện là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam kiêm Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XV.
Tôn Thất Đàn
Tôn Thất Đàn (1871 - 1936) (Hán Nôm: 尊室檀), tự Hinh Nhi (馨兒), hiệu Lạc Viên Thị (樂園氏), là danh thần triều Nguyễn Việt Nam, Hình bộ Thượng thư thời Bảo Đại.
Diệu Nhi
Trần Thị Diệu Nhi (sinh ngày 21 tháng 5 năm 1991 tại Bình Thuận), thường được biết đến với nghệ danh Diệu Nhi, là một nữ diễn viên, nghệ sĩ hài kiêm người dẫn chương trình truyền hình người Việt Nam.
Nguyễn Xuân Ký
Nguyễn Xuân Ký (sinh ngày 10 tháng 7 năm 1972) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông sinh tại xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Quân khu 3, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
Lê Mộng Đào
Lê Mộng Đào (1919 - 2006), Pháp danh Tâm Hùng là thành viên sáng lập Niệm Phật đường Phú Lâu thuộc Tỉnh hội Việt Nam Phật học Thừa Thiên Huế, do Hòa Thượng Thiện Siêu là Hội trưởng Ông cũng là cư sĩ duy nhất giữ chức vụ Hiệu trưởng Hệ thống các trường Bồ Đề|Trường Bồ Đề, một trường thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Thông tin nhân vật | hình = Lmdss.jpg | tên = Lê Mộng Đào | nơi sinh = tỉnh Thừa thiến Huế. | nơi mất = Thành phố Hồ Chí Minh | ghi chú hình = | tên gốc = | tên khai sinh = | ngày sinh = | ngày mất = | cư trú = Huế | quốc gia = | tên khác = | quốc tịch = | học vị = | học vấn = | công việc = Hiệu trưởng Trường Bồ Đề | năm hoạt động = | tổ chức = | nổi tiếng = | notable works = | quê quán = | tiêu đề = | nhiệm kỳ = | tiền nhiệm = | kế nhiệm = | đảng phái = | người hôn phối = | mẹ = | giải thưởng = | website =
Quang Tuấn
Ngô Quang Tuấn (sinh ngày 14 tháng 3 năm 1985), thường được biết đến với nghệ danh Quang Tuấn, là một nam diễn viên người Việt Nam.
Lữ Quang Ngời
Lữ Quang Ngời (sinh năm 1972) là Chính khách|chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Việt Nam)|Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Thu Thủy (ca sĩ)
Nguyễn Thu Thủy (sinh ngày 3 tháng 1 năm 1984), thường được biết đến với nghệ danh Thu Thủy, là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ sáng tác ca khúc, người mẫu kiêm diễn viên người Việt Nam.
Thích Thanh Hanh
Thích Thanh Hanh (1840 - 1936) là một vị Hòa thượng, tu sĩ Phật giáo Việt Nam nổi danh. Sư từng giữ chức Thiền gia Pháp chủ của Hội Phật giáo Bắc Kỳ và cũng được bầu là vị Pháp chủ đầu tiên trong thời kỳ Chấn hưng Phật giáo|Chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Do sư trụ trì Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)|chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang nên các đệ tử thường gọi sư là "Tổ Vĩnh Nghiêm".
Phan Văn Giáo
Phan Văn Giáo (1904 - 1965) là một dược sĩ và chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức Phó thủ tướng, Thủ hiến miền Trung, dưới thời kỳ Quốc trưởng Bảo Đại.
Nguyễn Đắc Nghiệp
Nguyễn Đắc Nghiệp là chính trị gia Đức, với gốc Việt Nam, Đảng Dân Chủ Cơ Đốc giáo - CDU (Die Christlich Demokratische Union Deutschlands), Phó Chủ Tịch Đảng CDU, Nước CHLB Đức Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban lãnh đạo Đảng CDU và thành viên Hội đồng thành phố Thale, CHLB Đức. Trong cuôc bầu cử Nghị viện thành phố Thale vào ngày 26/05/2019, ông Nguyễn Đắc Nghiệp đã vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá để tái đắc cử thêm nhiệm kỳ 5 năm (2019-2024). Ông được bổ nhiệm thêm trọng trách là thành viên Hội đồng quản trị công ty FAB thành phố Thale. Từ tháng 1/2015 đến nay, ông là Tổng Giám Đốc Điều Hành Tập đoàn SAPA Thale GmbH ở CHLB Đức. Ngoài ra ông còn là Chủ tịch Hội người Việt Nam tại thành phố Thale và các vùng phụ cận, Tổng thư ký Hội đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức, nguyên phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại CHLB Đức.
Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản
Tập tin:Shinzō Abe and Xi Jinping (November 2017).jpg|thumb|Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) APEC Vietnam 2017|gặp nhau tại Đà Nẵng, Việt Nam vào tháng 11 năm 2017. Tập tin:Embassy of the People's Republic of China in Japan.jpg|thumb|Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Tập tin:Embassy of Japan in Beijing, China.jpg|thumb|Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc. Quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc (zh|t=中日關係|s=中日关系|p=Zhōngrì guānxì; lang-ja|日中関係|translit=Nitchū kankei) đề cập đến quan hệ quốc tế giữa Trung Quốc|Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Nhật Bản Quốc. Các quốc gia được ngăn cách về mặt địa lý bởi Biển Hoa Đông. Nhật Bản đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ trong suốt lịch sử của Trung Quốc với từ vựng Trung-Nhật|ngôn ngữ, kiến trúc Trung Quốc|kiến trúc, văn hóa Trung Quốc|văn hóa, Tôn giáo ở Trung Quốc|tôn giáo, Triết học Trung Quốc|triết học và luật pháp Trung Quốc|pháp luật. Khi mở cửa quan hệ thương mại với văn minh phương Tây|phương Tây vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản đã lao mình qua một quá trình Tây phương hóa tích cực trong cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 thông qua các ảnh hưởng văn hóa Tây Âu, và bắt đầu xem Trung Quốc như một sự cổ hủ nền văn minh, không thể tự bảo vệ mình trước các lực lượng phương Tây một phần do chiến tranh nha phiến lần thứ nhất và chiến tranh nha phiến lần thứ hai và cuộc chinh phạt Anh-Pháp từ những năm 1860 đến những năm 1880. Theo chính phủ Trung Quốc, đôi khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã bị căng thẳng do Nhật Bản từ chối thừa nhận quá khứ Thế chiến II|thời chiến làm hài lòng của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo chính phủ Nhật Bản, việc mở rộng Quân Giải phóng Nhân dân và các hành động quyết đoán của nó đã gây tổn hại cho mối quan hệ song phương. Chủ nghĩa xét lại lịch sử|chủ nghĩa xét lại các bình luận được đưa ra bởi các quan chức nổi tiếng của Nhật Bản và một số tranh cãi sách giáo khoa lịch sử Nhật Bản|sách giáo khoa lịch sử Nhật Bản liên quan đến cuộc thảm sát Nam Kinh|vụ thảm sát năm 1937 tại Nam Kinh. Quan hệ Trung-Nhật ấm lên đáng kể sau khi Shinzō Abe trở thành Thủ tướng Nhật Bản vào tháng 9 năm 2006, và một nghiên cứu lịch sử chung do Trung Quốc và Nhật Bản thực hiện đã công bố một báo cáo vào năm 2010 chỉ ra một sự đồng thuận mới về vấn đề của tội ác chiến tranh của Nhật Bản.<ref name="Ref_ac">[https://foreignpolicy.com/articles/2010/02/09/nanjing_by_the_numbers ''Nanjing by the Numbers''] Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20141024071131/http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/02/09/nanjing_by_the_numbers |date=2014-10-24 . Foreign Policy. ngày 9 tháng 2 năm 2010.</ref><ref>[https://www.telegraph.co.uk/finance/newsbysector/industry/mining/7970872/Backlash-over-China-curb-on-metal-exports.html "Backlash over the alleged China curb on metal exports"]. ''The Daily Telegraph'', London, 29 Aug 2010. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2010.</ref> Tranh chấp quần đảo Senkaku<ref>chú thích web|url=https://www.policyforum.net/diaoyusenkaku-islands-dispute-identity-versus-territory/|title=Diaoyu/Senkaku islands dispute: identity versus territory|last=Jash|first=Amrita|date=ngày 22 tháng 2 năm 2017|website=Policy Forum|access-date=</ref> cũng dẫn đến một số cuộc chạm trán thù địch ở Biển Hoa Đông, những lời hùng biện nóng bỏng, và Biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc năm 2012|các cuộc bạo loạn ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các nền kinh tế kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Trung Quốc và kinh tế Nhật Bản|Nhật Bản là các nền kinh tế là thế giới Danh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)|nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba theo GDP danh nghĩa. Ngoài ra, các nền kinh tế kinh tế Trung Quốc|Trung Quốc và kinh tế Nhật Bản|Nhật Bản là Danh sách quốc gia theo GDP (PPP)|nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ tư theo GDP theo sức mua tương đương thế giới. Năm 2008, kim ngạch thương mại Trung Quốc-Nhật Bản đã tăng lên 266,4 tỷ USD, tăng 12,5% vào năm 2007, đưa Trung Quốc và Nhật Bản trở thành đối tác thương mại hai chiều hàng đầu. Trung Quốc cũng là điểm đến lớn nhất cho xuất khẩu của Nhật Bản trong năm 2009. Kể từ khi kết thúc Thế chiến II, quan hệ Trung-Nhật vẫn bị sa lầy trong căng thẳng. Đây là một tình huống có nguy cơ bùng phát một cuộc xung đột ở châu Á. Sự thù hằn giữa hai quốc gia này bắt nguồn từ lịch sử chiến tranh Nhật Bản và chủ nghĩa đế quốc và tranh chấp trên biển ở Biển Hoa Đông (Xing, 2011). Do đó, nhiều như hai quốc gia này là đối tác kinh doanh chặt chẽ, có một sự căng thẳng ngầm, mà các nhà lãnh đạo từ cả hai bên đang cố gắng dập tắt. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã nhiều lần gặp mặt nhau để cố gắng xây dựng mối quan hệ thân mật giữa hai nước (Fuhrmann, 2016). Lập luận chính giữa các nhà quan sát và bình luận viên là liệu mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ ổn định do các giao dịch song phương mạnh mẽ của họ hay mối quan hệ sẽ sụp đổ do sự ganh đua và thù hận lịch sử (Xing, 2011). Ngày càng có nhiều sự ghét bỏ, thù hận và thù địch lẫn nhau giữa người Nhật và người Trung Quốc trong những năm gần đây. Theo một cuộc thăm dò của BBC World Service Poll năm 2014, 3% người Nhật xem ảnh hưởng của Trung Quốc tích cực, 73% bày tỏ quan điểm tiêu cực, là nhận thức tiêu cực nhất về Trung Quốc trên thế giới, còn 5% dân Trung Quốc xem ảnh hưởng của Nhật Bản tích cực, với 90% bày tỏ quan điểm tiêu cực, nhận thức tiêu cực nhất về Nhật Bản trên thế giới.<ref>[http://www.globescan.com/images/images/pressreleases/bbc2014_country_ratings/2014_country_rating_poll_bbc_globescan.pdf 2014 World Service Poll] Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20190810003042/https://globescan.com/images/images/pressreleases/bbc2014_country_ratings/2014_country_rating_poll_bbc_globescan.pdf |date=2019-08-10 ''BBC''</ref> Một cuộc khảo sát năm 2014 được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 85% người Nhật lo ngại rằng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng có thể dẫn đến một cuộc xung đột quân sự.<ref>chú thích web|url=http://www.pewglobal.org/2014/07/14/chapter-4-how-asians-view-each-other/|title=Chapter 4: How Asians View Each Other|publisher=Pew Research Center|access-date =ngày 10 tháng 10 năm 2015</ref> Bất chấp mâu thuẫn, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn không ngừng cải thiện mối quan hệ của họ, với cả hai bên nhận xét rằng họ sẽ tập trung vào phát triển mối quan hệ lành mạnh, báo hiệu về một "khởi đầu mới". Cả hai quốc gia đã bắt đầu hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thúc đẩy thương mại toàn cầu và các hoạt động kinh tế của châu Á, bắt tay thực hiện Một vành đai, Một con đường|Sáng kiến một vành đai một con đường,<ref>chú thích tạp chí|last=Amrita|first=Jash|date=2017|title=Is China-Japan Relations Envisaging a Phase of Détente?|url=https://core.ac.uk/display/143829521?recSetID=b3dc806e57e0182d877498d0563dc43d::5b019836b63ea6.14795490|journal=IndraStra Global|language=en-GB|via=CORE (UK)|access-date = ngày 1 tháng 8 năm 2019 |archive-date = ngày 9 tháng 6 năm 2019 |archive-url=https://web.archive.org/web/20190609232453/https://core.ac.uk/display/143829521?recSetID=b3dc806e57e0182d877498d0563dc43d::5b019836b63ea6.14795490</ref> thiết lập hệ thống liên lạc hàng hải và hàng không để liên lạc tốt hơn, cũng như tổ chức một số cuộc họp và tham vấn cấp cao.<ref>chú thích báo|title=Japan ready to cooperate with China on global trade plan|url=http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2122846/japan-ready-cooperate-china-global-trade-plan-shinzo|work=South China Morning Post|language=en</ref><ref>chú thích báo|title=China, Japan hold talks on maritime affairs - Xinhua ! English.news.cn|url=http://news.xinhuanet.com/english/2017-12/06/c_136805269.htm|work=news.xinhuanet.com</ref><ref>chú thích báo|title=Japan to help finance China's Belt and Road projects|url=https://www.cnbc.com/2017/12/05/japan-to-help-finance-chinas-belt-and-road-projects.html|work=CNBC|date=ngày 5 tháng 12 năm 2017</ref><ref>chú thích báo|title=Momentum for improving Japan-China relations ! The Japan Times|url=https://www.japantimes.co.jp/opinion/2017/11/14/editorials/momentum-improving-japan-china-relations/#.Wg0eS0qWaUk|work=The Japan Times</ref><ref>chú thích báo|last1=Diplomat|first1=Charlotte Gao, The|title=China-Japan Relations Move Toward a 'New Start'|url=https://thediplomat.com/2017/11/china-japan-relations-move-toward-a-new-start/|work=The Diplomat</ref> Năm 2018, hai nước cam kết tăng cường hơn nữa mối quan hệ và chia sẻ một nền tảng chung về chiến tranh thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc 2018-2019|cuộc chiến tranh thương mại, với Shinzō Abe nói rằng "Nhật Bản quan hệ Trung Quốc đã chuyển động theo hướng cải tiến tuyệt vời".<ref name="UStrade">chú thích báo |last1=Landers |first1=Peter |title=Japan and China Find Common Ground in Trump’s Tariffs as Leaders Meet |url=https://www.wsj.com/articles/japan-and-china-find-common-ground-in-trumps-tariffs-as-leaders-meet-1536732536 |work=Wall Street Journal |date=ngày 12 tháng 9 năm 2018</ref><ref name="deeperties">chú thích báo |title=Shinzo Abe and Xi Jinping ‘pledge Japan and China will deepen ties’ |url=https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/2163879/shinzo-abe-and-xi-jinping-pledge-japan-and-china-will-deepen |work=South China Morning Post |language=en</ref>
Phan Bôi
Phan Bôi (1911 - 1947), tức Hoàng Hữu Nam, là nhà hoạt động cách mạng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Văn phòng Phủ Chủ tịch, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I.
Hoàng Yến Chibi
Nguyễn Hoàng Yến (sinh ngày 8 tháng 12 năm 1995), thường được biết đến với nghệ danh Hoàng Yến Chibi, là một nữ ca sĩ, diễn viên, người mẫu kiêm người dẫn chương trình truyền hình người Việt Nam.
Lê Quang Bốn
Lê Quang Bốn (sinh năm 1968) là một tướng lĩnh của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam với cấp bậc hàm Trung tướng. Ông hiện giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy
Trần Minh Hưởng
Trần Minh Hưởng (sinh năm 1969) là giáo sư, tiến sĩ, tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam hàm Trung tướng. Ông hiện giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân. Ông từng có một thời gian ngắn giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Ông từng là giáo sư trẻ nhất ngành Công an nhân dân Việt Nam năm 2015 (46 tuổi).
Bảo Đại
Bảo Đại (chữ Hán: 保大, 22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), là vị hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Bảo Đại vốn là niên hiệu của ông, tục lệ các vị Hoàng đế nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên dân gian hay dùng niên hiệu để gọi vị Hoàng đế đó. Ông lên ngôi năm 1925 khi Đại Nam vẫn còn dưới thời Pháp thuộc. Đến năm 1945, dưới sự sắp xếp của phát xít Nhật, ông công bố Tuyên cáo Việt Nam độc lập và là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Việt Nam. Trong Cuộc Cách mạng Tháng Tám vào cùng năm, Bảo Đại ban bố chiếu thoái vị, chấm dứt triều đại nhà Nguyễn từ năm 1802 cũng như sự thống trị của dòng họ Nguyễn (Phúc) từ năm 1558. Ông nhận làm Cố vấn tối cao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, nhưng sau đó ông lại bỏ sang Hồng Kông. Giữa bối cảnh Chiến tranh Đông Dương đang diễn ra, năm 1948, với sự liên lạc của mật thám Pháp tại Hồng Kông, Bảo Đại đứng ra đại diện cho các đảng phái quốc gia để thành lập nên Quốc gia Việt Nam hợp tác với Liên hiệp Pháp để chống lại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955), Bảo Đại đã bị Tòa án Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kết án phản quốc với cáo trạng đã hợp tác với Liên hiệp Pháp, chống lại phong trào kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất ông để thành lập Việt Nam Cộng hòa. Từ đó, Bảo Đại đến sống lưu vong ở Pháp tới khi qua đời.
Trần Thanh Nghiêm
Trần Thanh Nghiêm (sinh ngày 19 tháng 09 năm 1970), là một Sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Phó Đô đốc. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân chủng Hải Quân.
Lê Quốc Hùng
Lê Quốc Hùng (sinh năm 1966) là một chính khách, sĩ quan cấp cao của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông hiện là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách đối ngoại; pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp; khoa học, chiến lược và lịch sử công an; xây dựng phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc; hồ sơ nghiệp vụ; cảnh vệ. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2020–2025.
Hà Kim Ngọc
Viên chức | tên = Hà Kim Ngọc | hình = Mr. Ha Kim Ngoc.jpg | miêu tả = | ngày sinh = 1963 | nơi sinh = ''chưa rõ'', Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | nơi ở = | ngày chết = | nơi chết = | chức vụ = File:Emblem of Vietnam.svg|22px<br/>Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (Việt Nam)|Thứ trưởng Bộ Ngoại giao<br/>''(lần 2)'' | bổ nhiệm bởi = Trần Đại Quang | bắt đầu = 12 tháng 4 năm 2022 | tiền nhiệm = | kế nhiệm = | địa hạt = | trưởng chức vụ = Bộ trưởng | trưởng viên chức = Bùi Thanh Sơn | phó chức vụ = | phó viên chức = | chức vụ 2 = Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ | bắt đầu 2 = Bổ nhiệm: tháng ba|tháng 3 năm 2018 <br>Bắt đầu nhiệm kỳ: 15 tháng 7 năm 2018 | tiền nhiệm 2 = Phạm Quang Vinh (đại sứ)|Phạm Quang Vinh | kế nhiệm 2 = Nguyễn Quốc Dũng (nhà ngoại giao)|Nguyễn Quốc Dũng | địa hạt 2 = Việt Nam | chức vụ 3 = File:Emblem of Vietnam.svg|22px<br/>Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (Việt Nam)|Thứ trưởng Bộ Ngoại giao<br/>''(lần 1)'' | bắt đầu 3 = Tháng 5 năm 2013 | kết thúc 3 = Tháng 7 năm 2018 | trưởng chức vụ 3 = Bộ trưởng | trưởng viên chức 3 = Phạm Bình Minh | chức vụ 6 = Phó Tổng Lãnh sự, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco, Hoa Kỳ | bắt đầu 6 = 1997 | kết thúc 6 = 2000 | nghề = | học vấn = Đại học Kiev <br> Học viện Ngoại giao Việt Nam | đạo = Không | tên ký = | họ hàng = | vợ = Nguyễn Thị Phương Liên | chồng = | kết hợp dân sự = | con = 2 | chú thích = Hà Kim Ngọc (sinh năm 1963) là một chính trị gia người Việt Nam.<ref>Chú thích web|url=http://vietnamembassy-usa.org/vi/dai-su-quan/dai-su|title=Đại sứ Hà Kim Ngọc, thông tin Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ|last=|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|url-status=|access-date=</ref> Ông hiện là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (Việt Nam)|Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (từ ngày 12 tháng 4 năm 2022). Ông công tác trong ngành ngoại giao từ năm 1988 với nhiều vị trí khác nhau và có nhiều kinh nghiệm ngoại giao song phương và đa phương. Vào tháng 03/2018, ông được Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang bổ nhiệm là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ|Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền thứ sáu của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Đoàn cải lương Thanh Nga
Đoàn cải lương Thanh Nga là một doanh nghiệp chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu và truyền hình có trụ sở tại Sài Gòn. Đây được coi là một trong những đoàn thể nghệ thuật kinh thương có tuổi đời lâu nhất Việt Nam.
Nguyễn Công Nhật
Nguyễn Công Nhật (sinh ngày 12 tháng 5 năm 1993) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam, hiện đang chơi ở vị trí Hậu vệ (bóng đá)|Hậu vệ cho câu lạc bộ Câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng|SHB Đà Nẵng. Sinh ra tại xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia vào đội trẻ của Lò đào tạo bóng đá Huế từ năm lên 10 tuổi. Mùa giải 2018 kết thúc cũng là thời điểm bản hợp đồng giữa cầu thủ Nguyễn Công Nhật và CLB BĐ Huế chính thức đáo hạn sau 15 năm gắn bó. Với khát vọng được thi đấu ở sân chơi V.League, hậu vệ 25 tuổi đã quyết định rời mảnh đất Cố Đô để lên đường tìm kiếm bến đỗ mới. sau khi kết thúc 1 tháng thử việc ở Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An, Hậu vệ Nguyễn Công Nhật đã đầu quân cho SHB Đà Nẵng với số áo #22 và được thi đấu chính thức tại trận khai mạc V-League 2019 ngày 24/2/2019. Trước khi gia nhập SHB Đà Nẵng, Anh từng là trụ cột của đội bóng Cố Đô suốt 5 năm qua tại Giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2019|Hạng Nhất. Ở mùa giải 2018, Nguyễn Công Nhật được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất của CLB BĐ Huế. Ngoài vị trí sở trường là hậu vệ cánh trái, Nguyễn Công Nhật còn có thể chơi tốt ở vị trí trung vệ. khi còn ở đội trẻ anh đã từng Vô địch HKPĐ 2004, HCV U13 toàn quốc, HCĐ U15, HCĐ U17 toàn quốc và đã cùng đội bóng U21 Sông Lam Nghệ An vô địch giải bóng đá U21 báo Thanh Niên năm 2014 khi anh được CLB Huế cho đội bóng trẻ Sông Lam mượn.
Mộng Tuyền
Mộng Tuyền (sinh năm 1947 tại Cần Thơ) là một nữ nghệ sĩ Việt Nam.
Doanh nhân
Tập tin:Elon_Musk_2015.jpg|200px|nhỏ|phải|Doanh nhân người Hoa Kỳ|Mỹ gốc Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi Elon Musk. Doanh nhân là người giải quyết các vấn đề cho người khác để kiếm lợi nhuận<ref>Bí mật tư duy triệu phú (Secret of Millionaire Mind), T. Harv Eker, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, trang 114</ref>. Ở Việt Nam, doanh nhân là một từ được các phương tiện truyền thông sử dụng để xác định một tầng lớp gắn với thành phần kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản xuất hiện từ sau những năm 1990. Họ có một nền tảng kinh tế thành đạt và có những cống hiến nhất định cho xã hội.
Danh sách giải thưởng và đề cử của Mỹ Tâm
Phan Thị Mỹ Tâm (sinh ngày 16 tháng 1 năm 1981), thường được biết đến với nghệ danh Mỹ Tâm, là một nữ ca sĩ kiêm sáng tác nhạc, đạo diễn và diễn viên người Việt Nam. Sinh ra tại Đà Nẵng, cô sớm bộc lộ năng khiếu về âm nhạc và liên tiếp giành chiến thắng tại nhiều cuộc thi ca hát lớn nhỏ lúc còn ở độ tuổi thiếu niên. Cô khởi nghiệp ca hát bằng album đầu tay Mãi yêu (2001) và album kế tiếp Đâu chỉ riêng em (2002) không lâu sau khi tốt nghiệp thủ khoa tại trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Album phòng thu thứ ba, Yesterday & Now (2003) giúp cô lập kỷ lục về doanh số bán ra tại thị trường trong nước. Trong những năm còn lại của thập niên 2000, Mỹ Tâm phát hành một chuỗi các sản phẩm âm nhạc thành công về mặt chuyên môn và thương mại, bao gồm các album đề cử cho giải Cống hiến Hoàng hôn thức giấc (2005), Vút bay (2006), Trở lại (2008). Năm 2004, Mỹ Tâm tổ chức chương trình biểu diễn "Liveshow Ngày ấy & bây giờ", có mức kinh phí đầu tư lớn nhất tại Việt Nam lúc đó. Trong thập niên 2010, cô thực hiện chuyến lưu diễn "Heartbeat" và hành Tâm (2013), Tâm 9 (2017), liên tiếp gặt hái thành công thương mại. Bên cạnh việc tự sáng tác, cô còn hát các ca khúc của tác giả khác như "Tóc nâu môi trầm", "Họa mi tóc nâu", "Ước gì", "Hát với dòng sông", "Xích lô" hay "Cây đàn sinh viên". Được mệnh danh là "nữ hoàng V-pop", nhiều tác giả và nhà báo trong nước lẫn quốc tế từng nhìn nhận Mỹ Tâm là một trong những nữ nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp âm nhạc của mình, Mỹ Tâm giành được 5 giải Cống hiến, 1 giải Âm nhạc châu Âu của MTV, 11 lần liên tiếp nhận giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" và 3 năm liên tiếp nhận giải "Gương mặt của năm" của Giải thưởng Làn Sóng Xanh. Tại sự kiện Top Asia Corporate Ball 2014 ở Kuala Lumpur, cô thắng giải "Huyền thoại Âm nhạc châu Á" và là "Nghệ sĩ có album bán chạy nhất lãnh thổ" do Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) công nhận trong năm 2014. Cô xuất hiện trong danh sách "Top 50 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam" (2017) do tạp chí Forbes công bố. Cô còn là ca sĩ Việt Nam đầu tiên có một album lọt vào top 10 Billboard World Album vào tháng 1 năm 2018. Mỹ Tâm còn làm giám khảo cho các cuộc thi như Vietnam Idol: Thần tượng Âm nhạc Việt Nam (2012 – 13), Sao Mai điểm hẹn (2010), Giọng hát Việt (2015), góp mặt trong phim truyền hình Cho một tình yêu (2010). Năm 2019, cô lần đầu đạo diễn cho bộ phim điện ảnh đầu tay Chị trợ lý của anh.
Phạm Mạnh Hùng (tướng quân đội)
Phạm Mạnh Hùng là Chuẩn Đô đốc Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam|Hải quân nhân dân Việt Nam. Ông hiện giữ chức vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam.
Diễm My (diễn viên)
Vũ Phạm Diễm My (sinh ngày 27 tháng 1 năm 1990), thường được biết đến với nghệ danh Diễm My hay Diễm My 9x, là một nữ diễn viên, người mẫu và người dẫn chương trình truyền hình người Việt Nam. Tham gia đóng phim từ năm 1995, cô từng tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt và một số vai diễn trong các bộ phim Làn môi trong mưa, Váy hồng tầng 24, Mỹ nhân kế, Gái già lắm chiêu (2016), Chạy đi rồi tính (2017), Cô Ba Sài Gòn (2017), Ống kính sát nhân (2018) và Tình yêu và tham vọng (2020).
Mệnh phụ
Mệnh phụ (chữ Hán: 命婦; Hangul: 외명부), theo ý nghĩa phổ biến thì là một danh từ gọi các phụ nữ có tước hàm thuộc các triều đại phong kiến ở Trung Quốc, cùng các quốc gia Hán quyển Đông Á như Việt Nam và Triều Tiên. Những phụ nữ có được danh xưng mệnh phụ đều phải do chính các vị Vua của triều đại ấy chính thức sắc phong, chế lệnh ban cho tước hàm cùng quần áo, thậm chí đôi khi có được thực ấp đất phong dù không phổ biến. Các triều đại lớn đều xem trọng nghi lễ, phẩm vị quan viên được thành lập là bắt buộc, song hành với đó thì các triều đại luôn cần có những tước hiệu cho mẹ hoặc vợ của họ để vinh danh dù không có thực quyền nào.
Hoa hậu Kinh đô Asean 2020
Tập tin:Natalie Glebova - MU2005.jpg |nhỏ|phải|250px|Hoa hậu Hoàn vũ 2005 - Natalie Glebova sẽ đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Kinh đô Asean 2020<ref>[https://suckhoedoisong.vn/hoa-hau-natalie-glebova-dong-hanh-voi-miss-capital-asean-2020-n163809.html Hoa hậu Natalie Glebova đồng hành với Miss Capital ASEAN 2020]</ref> Hoa hậu Kinh đô Asean 2020 (''Miss Capital Asean 2020'') là một cuộc thi sắc đẹp quốc tế dành cho phụ nữ các nước khu vực Đông Nam Á, đây cũng là năm đầu tiên cuộc thi này được tổ chức và Việt Nam là nước đăng cai.<ref>[https://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doi-song-van-hoa/lan-dau-tien-to-chuc-thi-hoa-hau-kinh-do-asean-2020-591938 Lần đầu tiên tổ chức thi Hoa hậu Kinh đô ASEAN 2020]</ref> Top 3 người đẹp đăng quang của cuộc thi sẽ được tham dự cuộc thi Hoa hậu Kinh đô Thế giới 2021 (Miss Capital World 2021) dự kiến tổ chức tại Moskva - Liên bang Nga vào mùa hè năm 2021. Năm 2020 cũng là khởi đầu cho các cuộc thi “Hoa hậu Kinh đô Asean” và “Hoa hậu Kinh đô Thế giới – Miss Capital World” sẽ được tổ chức 2 năm/lần.<ref>[https://anninhthudo.vn/giai-tri/nhung-tiet-lo-dau-tien-ve-cuoc-thi-hoa-hau-kinh-do-asean-2020/826657.antd Những tiết lộ đầu tiên về cuộc thi "Hoa hậu Kinh đô Asean 2020"]</ref><ref>[https://phunuvietnam.vn/giai-tri/trinh-dien-yem-dao-thay-bikini-tai-hoa-hau-kinh-do-asean-2020-post64925.html Trình diễn yếm đào thay bikini tại Hoa hậu Kinh đô ASEAN 2020]</ref> Sáng 25/9/2019, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Kinh đô ASEAN 2020 – Miss Capital ASEAN 2020. Cuộc thi do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đa Biên tổ chức với sự tham gia đồng hành của hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2005 Natalie Glebova và hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan 2012 Farida Waller. Đây là một sự kiện văn hóa nằm trong chuỗi hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2020|năm du lịch quốc gia Ninh Bình 2020, đồng thời cũng là một hoạt động đóng góp thiết thực cho năm luân phiên Chủ tịch ASEAN mà Việt Nam giữ vai trò chủ tịch.<ref>[https://doanhnghiepvn.vn/van-hoa/cong-b%C3%B3-cu%E1%BB%8Dc-thi-hoa-hau-kinh-do-asean-2020/20190925021542647 Công bố cuộc thi Hoa hậu Kinh đô ASEAN 2020]</ref><ref>[http://baoninhbinh.org.vn/cuoc-thi-hoa-hau-kinh-do-asean-2020-iiem-nhan-trong-chuoi-cac-hoat-dong-cua-nam-du-lich-quoc-gia-ninh-binh-2020-20191129084835139p3c23.htm Cuộc thi Hoa hậu Kinh đô Asean 2020: Điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia Ninh Bình 2020]</ref>
Ngô Mây
Ngô Mây (1924-1947) là một cảm tử quân người Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân|Anh hùng quân đội ngay trong đợt phong đầu tiên năm 1955, cùng với Huân chương Quân công hạng Nhì.
Du học
Du học là việc đi học ở một quốc gia khác quốc gia hiện tại của người học đang sinh sống nhằm bổ sung thêm kiến thức, ngành nghề nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, năm 2016 Việt Nam có 130.000 du học sinh, tập trung đông nhất ở Nhật Bản, sau đó là Úc, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Vào năm 2020, trên thế giới có hơn 6,36 triệu sinh viên quốc tế, số này tăng từ 5,12 triệu vào năm 2016. Các nơi đến phổ biến nhất bao gồm Hoa Kỳ (có 957.475 sinh viên quốc tế), Vương quốc Anh (550.877 sinh viên), và Úc (458.279 sinh viên). Những quốc gia này cùng nhau chiếm 31% tổng số sinh viên quốc tế.
Ngô Quang Trưởng
Ngô Quang Trưởng (1929 – 2007) là một cựu Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Xuất thân từ những khóa đầu tại trường Sĩ quan Trừ bị của Quốc gia Việt Nam, ông có hơn 12 năm phục vụ trong Binh chủng Nhảy dù. Năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn I, là chỉ huy cao nhất trong trận đánh tái chiếm Thành cổ Quảng Trị. Năm 1975, Quân đoàn I do ông chỉ huy thất bại nhanh chóng do bị rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn theo lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cộng thêm việc tinh thần binh sĩ ở vùng hỏa tuyến hoang mang khi Sư đoàn Thủy quân lục chiến rút khỏi Quảng Trị trong Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Dù tuyên bố cứng rắn “Việt cộng phải bước qua xác tôi mới vào được Cố đô Huế”, nhưng ngày 29 tháng 3 năm 1975, ông và một số tướng lãnh đã bỏ Sở chỉ huy, bơi ra tàu hải quân neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng để vào Sài Gòn, sau đó di tản sang Mỹ.
Nguyễn Từ Huấn
Nguyễn Từ Huấn, sinh năm 1959 tại Việt Nam, là một sĩ quan người Mỹ gốc Việt của Quân đội Hoa Kỳ. Ngày 10 tháng 10 năm 2019, tại Washington, D.C, ông Nguyễn Từ Huấn đã được thăng hàm Chuẩn tướng Hải quân. Ông là phó đề đốc người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Phong Hóa (tuần báo)
Phong Hóa (1932 - 1936) là một tuần báo xuất bản tại Hà Nội (Việt Nam), và đã trải qua hai thời kỳ: từ số 1 (ra ngày 16 tháng 6 năm 1932) đến số 13 (ra ngày 8 tháng 9 năm 1932) do Phạm Hữu Ninh làm Quản lý (Administrateur) và Nguyễn Hữu Mai làm Giám đốc chính trị (Directeur politique), từ số 14 (ra ngày 22 tháng 9 năm 1932) đến số cuối (số 190 ra ngày 5 tháng 6 năm 1936) do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) làm Giám đốc (Directeur). Tháng 6 năm 1935, báo bị nhà cầm quyền thuộc Pháp ra lệnh đóng cửa 3 tháng, rồi lại được tiếp tục xuất bản cho đến số 190 (ra ngày 5 tháng 6 năm 1936), thì bị đóng cửa hẳn. Đây chính là tờ báo "trào phúng đầu tiên" trong lịch sử báo chí Việt Nam kể từ số 14 trở đi .
Hồ Đắc Điềm
Hồ Đắc Điềm (1899-1986) là Tiến sĩ Luật, Giáo sư Việt Nam, quan nhà Nguyễn ngạch Tư pháp, đã từng giữ chức Bố chánh tỉnh Bắc Ninh, Tổng đốc Hà Đông. Sau năm 1945 ông là nhân sĩ trí thức, tham gia bộ máy chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tô Anh Dũng
Tô Anh Dũng (sinh ngày 11 tháng 11 năm 1964) từng là chính trị gia Việt Nam. Ông từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và trước đó ông là Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Canada. Ngày 14 tháng 4 năm 2022, ông bị bắt do liên quan tới Vụ chuyến bay "giải cứu" và bị buộc thôi việc vào ngày 27 tháng 9 năm 2022, ông cũng bị khai trừ khỏi Đảng cùng ngày.
Đỗ Thị Phương Bảo
Đỗ Thị Phương Bảo (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1951) là một nhà giáo, nghệ sĩ đàn tranh người Việt Nam.
Nguyễn Mạnh Hà
Nguyễn Mạnh Hà (1913 – 1992) là nhà trí thức Công giáo, nhà chính trị Việt Nam, từng giữ chức Thanh tra Lao động Bắc kỳ, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Quốc gia trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.
Trần Văn Lý
Ông Trần Văn Lý (陳文理, 1901 – 1970) là một nhân sĩ, chính khách Việt Nam, quan nhà Nguyễn thời kỳ cuối, cựu Tổng đốc bốn tỉnh Tây nguyên, Thủ hiến miền Trung đầu tiên của Quốc gia Việt Nam.
Anh Thư
Anh Thư (tên đầy đủ: Nguyễn Thị Anh Thư, sinh 26 tháng 4 năm 1982 tại Sài Gòn) là một siêu mẫu kiêm diễn viên người Việt Nam. Đoạt danh hiệu Ảnh hậu Mai Vàng năm 2004 và có được nhiều thành tựu lớn ở cả hai mảng thời trang cao cấp lẫn quảng cáo thương hiệu, cô là người mẫu đầu tiên tại Việt Nam thành công xây dựng hình ảnh người mẫu đa năng (versatile model). Anh Thư thường được công nhận là người mẫu thành công nhất cũng như được trả lương cao nhất trong thập niên 2000 và là một trong hai người mẫu thành công bậc nhất mọi thời đại của làng thời trang trong nước.
Nguyễn Tiến Lãng
Nguyễn Tiến Lãng (1909 - 1976) là nhà văn Việt Nam, nhà chính trị Việt Nam, làm quan nhà Nguyễn thời kỳ cuối, sau năm 1952 định cư tại Pháp.
Băng Di
Nguyễn Bảo Trinh, thường được biết đến với nghệ danh Băng Di (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1990), là một nữ diễn viên, ca sĩ kiêm người mẫu người Việt Nam. Cô được biết đến với vai diễn Nhi trong phim truyền hình Gạo nếp gạo tẻ.
Mặc Thế Nhân
Mặc Thế Nhân (tên khai sinh: Phan Công Thiệt, sinh năm 1939) là một nhạc sĩ nhạc vàng và cựu ký giả trước 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông có nhiều nghệ danh khi sáng tác nhạc là Nhã Uyên, Phan Trần, Trùng Dương và khi làm ký giả thì dùng bút danh Mộng Thu và Giáng Ái Sĩ. Nhiều sáng tác của ông phổ biến và được yêu thích cho đến tận nay như "Cho vừa lòng em", "Mùa xuân cưới em", "Em về với người",...
Dương Văn Đức (trung tướng)
Dương Văn Đức (1925 - 2000) nguyên là một cựu tướng lĩnh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Chính quyền Thuộc địa Pháp mở ra tại Đông Dương, nhằm mục đích đào tạo sĩ quan người bản xứ để phục vụ cho Quân đội Pháp. Sau này chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông là một trong số ít sĩ quan được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa (Thiếu tướng năm 1956). Ông cũng không được nổi bật lắm trong thời gian tại ngũ chưa đến 20 năm của mình. Tuy nhiên, ông được biết đến với vai trò chỉ huy một cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ tướng Nguyễn Khánh vào trung tuần tháng 9 năm 1964.
Vương phi xứ Wales
Vương phi xứ Wales (tiếng Anh: Princess of Wales; tiếng Wales: Tywysoges Cymru), còn được gọi là Công nương xứ Wales và Công chúa xứ Wales theo vài cách dịch ở Việt Nam, là danh hiệu dành cho vợ của Thân vương xứ Wales. Từ sau thế kỉ 14, Thân vương xứ Wales được dùng để chỉ định cho Trữ quân của ngai vàng Vương quốc Anh, sau là Đại Anh và Vương quốc Liên hiệp Anh. Do đó, các Vương phi xứ Wales được hiểu là Vương hậu tương lai của Anh, trong trường hợp chồng của họ có thể thuận lợi thừa kế. Hiện tại, Catherine, Vương phi xứ Wales là người đương nhiệm với tư cách là vợ của William, Thân vương xứ Wales sau khi cha của William là Thái tử Charles thừa kế ngai vàng từ Nữ vương Elizabeth II, đồng thời thay thế vị trí cho Camilla, Công tước phu nhân xứ Cornwall đã trở thành Vương hậu. Trước đây, Camilla, Công tước phu nhân xứ Cornwall là người giữ vai trò với tư cách là vợ kế của Charles, Thân vương xứ Wales, tuy nhiên bà Camilla lại không dùng danh hiệu này do không muốn bị nhầm với Diana, Vương phi xứ Wales đã quá cố, thay vào đó là danh vị xứ Cornwall, là tước hiệu khác của Thân vương xứ Wales.
Mary Henrietta, Vương nữ Vương thất
Mary Henrietta của Anh hay Mary Henrietta, Vương nữ Vương thất (tiếng Anh: Mary Henrietta of England, Mary Henrietta, Princess Royal; 4 tháng 11 năm 1631 - 24 tháng 12 năm 1660), là một Vương nữ Vương thất và Vương phi của Thân vương quốc Oranje với tư cách là vợ của Thân vương Willem II. Bà là mẹ của William III của Anh, và từng là nhiếp chính cho con trai khi chồng bà qua đời sớm và William III còn quá nhỏ để tự trị. Về sau, William III kết hôn với Vương nữ Mary của Anh, con gái lớn của người em trai của bà là Quốc vương James II của Anh. Trong lịch sử Anh, bà còn được biết đến là người đầu tiên có danh vị Vương nữ Vương thất, thường được Việt Nam dịch thành Công chúa Hoàng gia dù về mặt ý nghĩa chưa chính xác lắm.
Ngọc Đan Thanh
Nhiều vấn đề| Ngọc Đan Thanh (sinh 1952) là một ca sĩ, diễn viên kịch nghệ, tài tử điện ảnh, chuyển âm phim, MC, xướng ngôn viên truyền hình nổi tiếng của Việt Nam.
Vương tử Anh
Vương tử Anh, Vương tôn Anh, Vương công Anh hoặc Công thân Anh, đôi khi cũng gọi Hoàng tử Anh vì cách dịch sai thông dụng tại Việt Nam, nếu xét theo một định nghĩa khái quát, thì đây là các cách gọi của Việt Nam về danh xưng của [Prince of the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland], hoặc [British prince]. Khác với Prince, các British prince là những tước hiệu đặc thù, mặc định ám chỉ các hậu duệ của quân chủ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, gọi tắt United Kingdom hay Great Britain, và chỉ con trai cùng cháu nội của "quân chủ đang trị vì" mới có thể được gọi là Prince. Ngoại lệ duy nhất ở United Kingdom xảy ra với Prince Philip, Công tước xứ Edinburgh, chồng của đương kim Nữ vương Elizabeth II. Các British prince được dùng kính xưng Royal Highness cao quý nhất, chỉ dưới Majesty của quân chủ. Khi một British prince cưới vợ, nếu họ không phải là một Princess từ trước, thì chỉ có thể đạt tước hiệu tương ứng của chồng mình và không thể được gọi là Princess như các Vương nữ chính thống của gia đình vương thất.
Ngọc Châu (hoa hậu)
Nguyễn Thị Ngọc Châu (sinh ngày 06 tháng 12 năm 1994) là một hoa hậu và người mẫu người Việt Nam. Cô là người đạt các danh hiệu Quán quân Vietnam's Next Top Model 2016, Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2018, Hoa hậu Siêu quốc gia châu Á 2019 và Hoa hậu Hoàn vũ 2022. Cô đại diện Việt Nam lọt Top 10 Hoa hậu Siêu quốc gia 2019 và tiếp tục dự thi Hoa hậu Hoàn vũ 2022.
Nguyễn Trọng Trúc
Nguyễn Trọng Trúc (12 tháng 04 năm 1943 tại Hà Nội - 29 tháng 11 năm 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh ) là một nhà quản lý thể thao Việt Nam, người đã có hơn nửa thế kỷ gắn bó với bóng bàn Việt Nam. Ông chính là người đồng sáng lập và đã gắn bó, đồng hành cùng Giải Bóng bàn Quốc tế Cây Vợt Vàng trong suốt hơn 30 năm cho đến khi qua đời vào tháng 11 năm 2017..
Nguyễn Trần Khánh Vân
Khánh Vân (tên đầy đủ là Nguyễn Trần Khánh Vân, sinh ngày 25 tháng 2 năm 1995) là một hoa hậu, người mẫu, diễn viên và doanh nhân người Việt Nam, từng đạt giải bạc Siêu mẫu Việt Nam 2018, đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019, sau đó đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hoàn vũ 2020 và lọt vào Top 21 chung cuộc nhờ chiến thắng giải bình chọn từ khán giả.
Việt Khang
Việt Khang (tên thật: Võ Minh Trí<ref name="BBC">[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121029_vietkhang_trial_advancer.shtml Việt Khang ‘không hoạt động chính trị’], BBC Tiếng Việt, ngày 29 tháng 10 năm 2012.</ref>, sinh năm 1978 tại Tiền Giang) là một nhạc sĩ, ca sĩ và nhà bất đồng chính kiến Việt Nam.<ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-vkhang-mom-01252012070604.html Mẹ Việt Khang: Hy vọng gia đình sớm đoàn tụ], RFA, ngày 25 tháng 01 năm 2012.</ref>
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam lần thứ ba được tổ chức vào ngày 6 tháng 1 năm 2018 tại Trung tâm Hội nghị Hoàn vũ, Nha Trang, Khánh Hòa nhằm tìm kiếm đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hoàn vũ 2018. Cuộc thi năm nay có chủ đề là "Futurista - Người kế vị tương lai". Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 Phạm Thị Hương đến từ Hải Phòng đã trao lại vương miện cho người kế nhiệm là H'Hen Niê đến từ Đắk Lắk.
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 là cuộc thi tìm kiếm Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam lần thứ tư được tổ chức vào ngày 7 tháng 12 năm 2019 tại Trung tâm Hội nghị Hoàn Vũ, Nha Trang, Khánh Hòa. Cuộc thi năm nay có chủ đề là "Brave Heart - Trái tim dũng cảm ". Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 - H'Hen Niê đến từ Đắk Lắk đã trao lại vương miện cho người kế nhiệm là Nguyễn Trần Khánh Vân đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.
Thánh Giuse với Giáo hội Công giáo Việt Nam
1 tháng 5 - Lễ Thánh Giuse Thợ (riêng Giáo hội Công giáo Rôma) Thánh Giuse, là một vị thánh của Kitô giáo. Ông thường được người Việt gọi là Thánh Giuse Thợ, hoặc Thánh Cả Giuse hay Giuse thành Nazareth. Thánh Giuse xuất hiện đầu tiên trong các bản Phúc âm Luca và Matthew, Ông là chồng của Maria và là cha nuôi (ở trần thế) của Chúa Giêsu. Ông cũng là một vị Thánh đặc biệt quan trọng và hiện diện rộng khắp trong đời sống tín ngưỡng người Công giáo Việt Nam. Đa số nam giới Công giáo người Việt lấy tên Giuse làm bổn mạng . Trong các nhà thờ đều có lập toà kính ông đối ngang với toà Đức Mẹ.
Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản
Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản (Sinh năm 1956) là một giám mục Công giáo tại Việt Nam, hiện là giám mục chính tòa Giáo phận Hải Phòng và chủ tịch Uỷ ban Thánh Kinh trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, nhiệm kỳ 2022–2025. Trước đó, ông đã từng giữ chức vụ này trong nhiệm kỳ 2019–2022. Trước đó, ông từng là giám mục chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột và đảm trách cương vị Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam trong ba nhiệm kỳ liên tiếp: 2010 – 2013, 2013 – 2016 và 2016 – 2019. Ông sinh tại Phú Yên và là người con thứ 7 trong số 9 người con trong gia đình. Sau quá trình tu học khởi đầu từ năm 1968 đến năm 1988 và 5 năm hỗ trợ mục vụ tại giáo xứ Tuy Hòa, tháng 9 năm 1993, ông được truyền chức linh mục, là linh mục Giáo phận Qui Nhơn. Chỉ sau ba năm đảm nhận vai trò linh mục phó xứ Tuy Hòa, ông được cử đi du học Pháp và trở về Việt Nam năm 2005 với văn bằng Thạc sĩ Thần học. Sau khi về nước, ông đảm nhận công tác đào tạo chủng sinh giáo phận Qui Nhơn và giáo sư Đại chủng viện Sao Biển, Nha Trang. Trong thời gian này, ông cũng tham gia Thượng hội đồng Giám mục Thế giới năm 2008 với vai trò chuyên gia, cố vấn của Tổng giám mục Monsengwo Pasinya. Năm 2009, giáo hoàng công bố bổ nhiệm linh mục Nguyễn Văn Bản làm giám mục chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019, ông còn kiêm nhiệm vai trò Chủ tịch Uỷ ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ông đảm nhận vai trò Chủ tịch Uỷ ban Kinh thánh kể từ nhiệm kỳ 2019 – 2022.
Lê Trí Thanh
Lê Trí Thanh (sinh năm 1970) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Việt Nam)|Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa
Hệ thống xã hội chủ nghĩa là thể chế chính trị mà được các nước có các đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo tuyên bố sẽ đưa đất nước và dân tộc mình đi theo một con đường xã hội chủ nghĩa. Các nước này, tạm gọi tắt là hệ thống Xô viết, tự gọi mình là các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó từ chủ nghĩa xã hội được dùng theo nghĩa giai đoạn trước chủ nghĩa cộng sản. Một số nước, chính thể, nhóm hoặc cá nhân lại gọi họ là các nước chủ nghĩa cộng sản|cộng sản. Hệ thống các nước này không bao gồm các nước có mục tiêu chủ nghĩa xã hội không theo Chủ nghĩa Marx–Lenin|chủ nghĩa Marx-Lenin. Các nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản và theo chủ nghĩa Marx-Lenin gồm có Trung Quốc, Cuba, Lào và Việt Nam. Những từ tương đồng với hệ thống xã hội chủ nghĩa trong sách báo còn có hệ thống kiểu Xô Viết cũ, kinh tế quản lý tập trung, kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế mệnh lệnh và xã hội chủ nghĩa nhà nước.
Nguyễn Văn Thọ (chính khách)
Nguyễn Văn Thọ (sinh năm 1968) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện giữ chức vụ Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu nhiệm kì 2016–2021.
Hoàng Thị Loan (cầu thủ bóng đá)
Hoàng Thị Loan (sinh ngày 6 tháng 2 năm 1995) là cầu thủ bóng đá thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Hà Nội và đội tuyển nữ quốc gia Việt Nam. Loan sinh ra ở Hà Tây, tỉnh cũ ở miền Bắc Việt Nam. Sau khi tỉnh này sáp nhập về Hà Nội, Loan về tập luyện và trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của câu lạc bộ Hà Nội. Loan có 3 lần giành chức vô địch U19 quốc gia cùng với đội tuyển trẻ của Hà Nội. Sau đó, Loan thi đấu chuyên nghiệp cho Hà Nội II, sau chuyển về Hà Nội I[note 1] từ mùa giải 2015. Tại đây, Loan có 3 lần giành ngôi Á quân Giải vô địch quốc gia. Loan từng được triệu tập lên đội U16 Việt Nam và U19 Việt Nam tham dự vòng loại các giải châu lục và đều không vượt qua vòng loại. Ở tuổi 20, Loan được HLV Norimatsu Takashi phát hiện và gọi lên đội tuyển quốc gia để tham dự Vòng loại của Thế vận hội Rio 2016. Sau đó, Loan đã có trận ra mắt đội tuyển quốc gia khi Việt Nam đối đầu với Đài Loan ở vòng loại năm đó. Năm 2018, Loan có bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển quốc gia trong khuôn khổ Giải vô địch Đông Nam Á 2018. Loan cùng đội tuyển Việt Nam giành một huy chương vàng SEA Games vào năm 2019.
Nguyễn Sơn Hà
Đổi hướng đến đây|Nguyễn Sơn Hà thông tin viên chức | tên = Nguyễn Sơn Hà | hình = Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980).jpg | quốc tịch = Việt Nam | ngày sinh = 1894 Quốc Oai Sơn Tây (tỉnh cũ)|Sơn Tây | ngày mất = 1980 (86 tuổi) Hải Phòng | nghề nghiệp = nhà tư sản nhà kỹ nghệ doanh nhân Nguyễn Sơn Hà (1894 tại Hà Nội - 1980 tại Hải Phòng) là một trong những doanh nhân, Nhà công nghiệp|nhà kỹ nghệ hàng đầu của Việt Nam thời Pháp thuộc. Ông được biết đến như là người khai sinh nghề sản xuất sơn dầu ở Việt Nam.
Danh Tùng
Danh Tùng (sinh ngày 6 tháng 11 năm 1984 tại Hà Nội) là một nam diễn viên, biên tập viên và MC người Việt Nam. Anh được biết đến nhiều qua vai trò là một MC của các chương trình giải trí như Hành khách cuối cùng, Thể thao 24h, Chắp cánh thương hiệu. Anh còn được biết khi là đồng dẫn ăn ý với MC Tuấn Tú.
Nguyễn Đáng
Nguyễn Đáng (16 tháng 11 năm 1925 - 8 tháng 4 năm 1984), tên thường gọi là Năm Trung, là nhà hoạt động Cách mạng Việt Nam, chính khách người Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V và Bí thư Tỉnh ủy Cửu Long (năm 1991 phân chia thành Vĩnh Long và Trà Vinh). Nguyễn Đáng từ rất sớm đã đến với Cách mạng. Ông tham gia hoạt động tích cực trong các phong trào đấu tranh giành chính quyền, bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám mà phong trào Việt Minh đã giành thắng lợi trong Chiến tranh Việt Nam.
Châu Ngọc Tuyết Sang
Châu Ngọc Tuyết Sang (sinh ngày 21 tháng 03 năm 2005 ) là một vận động viên Taekwondo Việt Nam. Cô là thành viên đội tuyển Taekwondo Hồ Chí Minh, với thành tích (liên tiếp) 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng ở Giải vô địch thế giới, 1 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng giải châu Á.
Miu Lê
Lê Ánh Nhật (sinh ngày 5 tháng 7 năm 1991), thường được biết đến với nghệ danh Miu Lê, là một nữ ca sĩ kiêm diễn viên người Việt Nam. Cô xuất hiện lần đầu vào năm 2009.
Vương nữ Anh
Vương nữ Anh, Vương nữ Liên hiệp Anh, Công chúa Anh, Công nương Anh là những cách gọi hình dung của ngôn ngữ Việt Nam về [Princess of the United Kingdom] từ thời George I của Anh. Cũng gọi [British princess], cách gọi này để nói đến những Vương nữ (princesses of the blood royal) lẫn Vương phi (princesses by marriage). Trước đó, các Vương nữ không dùng danh xưng Princess mà chỉ được gọi là Lady, trừ vợ của Thân vương xứ Wales. Trong văn kiện chính phủ, các British princess sử dụng kính ngữ ["Her Royal Highness"; HRH]. Ngày 18 tháng 4 năm 1917, cháu gái Wilhelm II, Hoàng đế Đức đã được xem là British princess dù giữa Anh và Đức đang căng thẳng trong Thế chiến thứ nhất. Thế là vào ngày 30 tháng 11 cùng năm, Vua George V của Anh đã quy định lại cách sử dụng địa vị British princess cùng HRH như sau:
Kim Thúy
Tập tin:Kim Thúy 2011-04-16.jpg|nhỏ|phải|Tác giả Kim Thúy, 2011 bên cạnh cuốn ''Ru'' Kim Thúy, tên thật là Nguyễn An Tịnh<ref name="nguoi-viet.com">[http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=158452&zoneid=3#.ULmEsYXlE7A 'Ru,' câu chuyện thuyền nhân được đón nhận ở 20 quốc gia theo ''Người Việt'']Liên kết hỏng|date=2023-01-15 |bot=InternetArchiveBot </ref> (sinh năm 1968) là một nhà văn người Canada gốc Việt. Cô đoạt giải văn học Pháp văn ''Prix du Gouverneur général'' của Canada năm 2010 với tác phẩm ''Ru''. Cô sinh ra tại Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn. Năm 1979 khi lên 10, cô cùng gia đình thuyền nhân Việt Nam|vượt biên bằng đường biển thoát sang Malaysia tị nạn rồi được định cư ở Canada. Hành trình của cô cũng là đề tài của cuốn tiểu thuyết ''Ru'' ngắn 140 trang<ref name="nguoi-viet.com"/> bằng tiếng Pháp, xuất bản năm 2009. Năm 2010 tác phẩm này thắng giải văn học của Canada.<ref name=alum>[http://www.nouvelles.umontreal.ca/udem-news/news-digest/from-lawyer-to-novelist-an-alumnas-amazing-journey.html "From lawyer to novelist: an alumna's amazing journey"] Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20130529134224/http://www.nouvelles.umontreal.ca/udem-news/news-digest/from-lawyer-to-novelist-an-alumnas-amazing-journey.html |date=ngày 29 tháng 5 năm 2013 . Université de Montréal, ngày 9 tháng 2 năm 2010.</ref><ref>[http://www.montrealgazette.com/news/Eight+Quebec+writers+Governor+General+prizes/3839880/story.html "Eight Quebec writers win Governor General's prizes"]Liên kết hỏng|date=ngày 6 tháng 5 năm 2021 |bot=InternetArchiveBot . ''The Gazette (Montreal)|The Gazette'', ngày 17 tháng 11 năm 2010.</ref> Đây là tác phẩm văn học gây dấu ấn đáng kể cho cộng đồng người Canada gốc Việt trên văn đàn Canada.<ref>Chú thích web |url=http://diacritics.org/2012/kim-thuys-ru-the-first-vietnamese-canadian-novel |ngày truy cập=2012-11-25 |tựa đề=Kim Thuy's Ru |archive-date=2012-11-30 |archive-url=https://web.archive.org/web/20121130013644/http://diacritics.org/2012/kim-thuys-ru-the-first-vietnamese-canadian-novel |url-status=dead </ref> Tác giả cho rằng cuốn ''Ru'' cũng gây tranh luận tại Việt Nam vì nhắc đến đề tài thuyền nhân trốn chạy khỏi Chiến tranh Việt Nam|Việt Nam sau khi miền Bắc chiến thắng.<ref>[http://www.cbc.ca/news/arts/story/2012/03/09/video-ru-kim-thuy-vietnam-refugee.html Video Kim Thúy Vietnam Refugee]</ref> Ấn bản tiếng Anh ra mắt năm 2012 do Sheila Fischman chuyển ngữ.<ref>[http://www.cbc.ca/news/arts/story/2012/03/09/video-ru-kim-thuy-vietnam-refugee.html "Kim Thuy's novel Ru draws on refugee past"]. CBC News, ngày 9 tháng 3 năm 2012.</ref> Phiên bản này được đề cử tranh giải Scotiabank Giller Prize 2012.<ref>[http://www.thestar.com/entertainment/books/article/1264774--giller-fiction-prize-shortlist-announced "Scotiabank Giller Prize short list announced"]. ''Toronto Star'', ngày 1 tháng 10 năm 2012.</ref> Ngoài ra, cuốn tiểu thuyết này cũng được dịch ra tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha|Tây Ban Nha, tiếng Thụy Điển|Thụy Điển, và tiếng Ý|Ý.<ref name="nguoi-viet.com"/> Kim Thúy hiện sinh sống tại Longueuil, ngoại ô Montréal.<ref name="Globe">chú thích web|url=http://www.theglobeandmail.com/news/arts/books/ru-by-kim-thy/article2333920/|title=From riches to rags to riches|last=Bartley|first=Jim|date = ngày 10 tháng 2 năm 2012 |publisher=The Globe and Mail|accessdate=ngày 26 tháng 2 năm 2012</ref> Cô có bằng luật sư và ngữ học tại Université de Montréal.<ref name=alum />
Vân Trang
Nguyễn Ngọc Thùy Trang, thường được biết đến với nghệ danh Vân Trang (sinh ngày 1 tháng 3 năm 1990 tại Tiền Giang), là một nữ diễn viên kiêm người dẫn chương trình truyền hình người Việt Nam. Cô được biết đến là một nữ diễn viên thực lực và là gương mặt nổi bật với nhiều vai diễn quan trọng qua các bộ phim điện ảnh và truyền hình. Năm 2007, đạo diễn Đinh Đức Liêm đặt nghệ danh Vân Trang cho Trang để tránh trùng lặp với diễn viên Thùy Trang. Nghệ danh Vân Trang là sự kết hợp của vai diễn đầu tiên và tên thật của Trang. Với khuôn mặt đẹp, cân đối, dáng người mảnh khảnh, ánh mắt thu hút là ưu điểm cho diễn xuất của Vân Trang Vân Trang có những vai diễn nổi bật như Mai Phương trong Gia đình phép thuật, Hương Giang trong Dù gió có thổi, Mai Châu trong Cô dâu đại chiến, Tuyên Từ Thái hậu trong Thiên mệnh anh hùng và Ý Linh trong Scandal: Bí mật thảm đỏ.
Nguyễn Văn Trình (quan nhà Nguyễn)
bài cùng tên|Nguyễn Văn TrìnhThông tin nhân vật phong kiến | tên = Nguyễn Văn Trình | tên gốc = 阮文珵 | hình = Nguyễn Văn Trình, Souverains et notabilités d'Indochine (cropped).png | cỡ hình = 250px | tự = Lục Quang | hiệu = Thạch Thất<br>Thạch Sơn<br>Sạc Sơn | học vấn = Tiến sĩ <!-- tiến sĩ, cử nhân --> | chức quan = Tri phủ|Tri Phủ Hưng Nguyên <br>Bộ Hình|Hình Bộ Thị Lang<br>Bố Chính Phú Yên | nơi sinh = huyện Thanh Lộc|Can Lộc, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh | quốc gia = Đại Nam | triều đại = Nhà Nguyễn | truy phong chức vị = Thượng Thư Tri Sự | thờ tự = Đền thờ Nguyễn Văn Trình (xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) Nguyễn Văn Trình (chữ Hán: 阮文珵<ref name="vanbia">Theo Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái năm thứ 10 (1898).</ref>; 1872 - 1949), tự Lục Quang, hiệu Thạch Thất, Thốc Sơn<ref>Thốc Sơn, hay Sạc Sơn, tên Nôm là núi Cài, là một ngọn núi nhỏ ở quê ông.</ref>, là một danh sĩ Nho học Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Đảng Phục hưng (Việt Nam)
Tập tin:The vice president Trần Văn Hương of the Republic of Viet Nam.png|nhỏ|Chủ tịch đảng, ông Trần Văn Hương, phó tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (1971-1975) và tổng thống VIệt Nam Cộng Hòa (1975) Đảng Phục hưng là một chính đảng hoạt động tại miền Nam Việt Nam từ 1953 đến 1963.
Nghị quyết 67/19 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc
Nghị quyết 67/19 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là một nghị quyết dự kiến đưa ra ​​biểu quyết các phiên họp thứ 67 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 29 tháng 11 năm 2012 (giờ Hoa Kỳ), Ngày Quốc tế Đoàn kết với nhân dân Palestine. Dự thảo nghị quyết đã được đề xuất bởi đại diện của Palestine tại Liên Hợp Quốc. Cuộc bỏ phiếu về vấn đề thừa nhận Palestine như một nhà nước không phải là thành viên Quốc. Quan trọng là nó nâng cấp Palestine từ thực thể không phải là thành viên thành quốc gia không phải là thành viên. Mặc dù nó đã gây tranh cãi và trong chính trị Israel từ bị bác bỏ bởi chính phủ 32 của Israel, cựu Thủ tướng Ehud Olmert bày tỏ ủng hộ việc nâng cấp tư cách thành viên này.. Dự thảo nghị quyết được dự kiến ​​được thông qua, ngay cả khi chỉ mang tính tượng trưng, ​​đặc biệt là ở ánh sáng của Chiến dịch Trụ cột Phòng thủ. Nghị quyết nâng tư cách Liên Hợp Quốc của Palestine tương đương với tư cách của Tòa Thánh. Nghị quyết đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2012 (30 tháng 11 theo giờ Việt Nam) chấp nhận Palestine làm một quan sát viên Liên Hợp Quốc. Đại hội đồng đã biểu quyết với 138 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 41 phiếu trắng. Israel và Hoa Kỳ phản đối. Pháp, Tây Ban Nha và Na Uy nằm trong số các quốc gia thúc giục Đại hội đồng hãy nâng vị tế của Palestine tại Liên hợp quốc. Đức bỏ phiếu trắng. Tháng 9 năm 2011, Palestine từng đệ đơn yêu cầu công nhận là một quốc gia độc lập tại Liên Hợp Quốc, tuy nhiên Hoa Kỳ đã bỏ phiếu phủ quyết khi biểu quyết tại Hội đồng Bảo an.
Nguyễn Thị Mai Anh
Nguyễn Thị Mai Anh<ref>Chú thích web |url=https://sites.google.com/site/gdvbdl/phu-nhn-tng-thng-vnch--nguyn-vn-thiu |ngày truy cập=2012-11-30 |tựa đề=Phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu |archive-date=2013-10-08 |archive-url=https://web.archive.org/web/20131008012439/https://sites.google.com/site/gdvbdl/phu-nhn-tng-thng-vnch--nguyn-vn-thiu |url-status=dead </ref> (1930–2021) là phu nhân của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. Bà là Đệ Nhất Phu nhân đầu tiên của chính thể Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhị Cộng hòa (1967–1975). Đôi khi bà được gọi là Bà Nguyễn Văn Thiệu (Madame Nguyen Van Thieu), đặc biệt trong truyền thông Tây phương. Ông bà thành hôn năm 1951.
Oda Makoto (tiểu thuyết gia)
Oda Makoto (小田 実 (Tiểu-Điền Thực), Oda Makoto?) 1932-2007, là một tiểu thuyết gia người Nhật Bản. Ông cũng là một nhà hoạt động vì hòa bình nổi tiếng trên toàn Thế giới và là người hùng của báo Time Asian của Nhật Bản. Đặc biệt, ông còn là một trong những ngư­ời sáng lập ra Beheiren (ベ平連), một tổ chức của nhân dân Nhật Bản đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam trong những năm 1965-1974.