id
int64 1
179k
| text
stringlengths 12
273
| relevant
listlengths 0
9
| not_relevant
listlengths 1
5
|
---|---|---|---|
37,406 | Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện theo mấy bước? | [
{
"id": 103364,
"text": "Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế\n...\n2. Thực hiện đánh giá, phân loại.\na) Bước 1- Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.\na1) Thời gian đánh giá: Việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế được thực hiện định kỳ vào ngày 25 hàng tháng.\n...\nb) Bước 2 - Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.\nb1) Thời gian phân loại.\nViệc phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế được thực hiện vào các ngày 15/4, 30/6, 30/9 hàng năm hoặc thực hiện theo yêu cầu của công tác quản lý.\nb2) Thực hiện phân loại.\nB2.1 - Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế.\n...\nc) Bước 3 - Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.\nc1) Thực hiện phân loại.\nB3.1 - Đối với những nghiệp vụ thực hiện phân loại định kỳ: Ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro tự động thực hiện phân loại mức độ rủi ro trong từng nghiệp vụ quản lý thuế vào các thời điểm định kỳ thiết lập theo quy định.\n..."
}
] | [
{
"id": 103363,
"text": "Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế\n1. Nguyên tắc đánh giá, phân loại.\na) Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động bằng ứng dụng công nghệ thông tin, trên cơ sở bộ chỉ số tiêu chí và phương pháp đánh giá đã được Tổng cục Thuế ban hành.\nb) Việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được thực hiện đối với tất cả người nộp thuế.\nc) Tùy yêu cầu của nghiệp vụ quản lý thuế, mỗi phân đoạn người nộp thuế hoặc mỗi đối tượng người nộp thuế sẽ được phân loại mức độ rủi ro tổng thể và có thể được phân loại mức độ rủi ro theo các nghiệp vụ quản lý thuế.\nd) Đối với phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế: Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý thuế để thực hiện phân loại định kỳ theo số lần trong năm, một (01) lần hoặc nhiều lần, như nghiệp vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế); hoặc phân loại định kỳ theo tháng, quý và phân loại tức thời khi phát sinh hồ sơ nghiệp vụ (như nghiệp vụ hoàn thuế).\nđ) Trình tự đánh giá, phân loại.\nViệc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện theo trình tự sau:\nThứ nhất: Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.\nThứ hai: Phân loại mức độ rủi ro tổng thể người nộp thuế.\nThứ ba: Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.\ne) Kết quả đánh giá, phân loại.\nKết quả đánh giá, phân loại được kết xuất theo mẫu ban hành kèm theo Quy trình này và được sắp xếp theo tiêu chí dưới đây:\n- Theo người nộp thuế có mức độ đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro từ cao xuống.\n- Theo thứ tự các chỉ số tiêu chí có nhiều người nộp thuế vi phạm hoặc theo điểm số của từng tiêu chí từ cao xuống.\n..."
},
{
"id": 587631,
"text": "Điều 3. Giải thích từ ngữ\n1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc ứng dụng các quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc, biện pháp, kỹ thuật về quản lý rủi ro và kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế để quyết định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý thuế.\n2. Thông tin quản lý rủi ro là thông tin về thuế và liên quan đến thuế được thu thập, xử lý phục vụ áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.\n3. Mức độ tuân thủ là kết quả đánh giá phân loại của cơ quan thuế về chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.\n4. Tiêu chí đánh giá tuân thủ là các tiêu chuẩn để đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.\n5. Chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ là các chỉ tiêu thông tin mang giá trị cụ thể của tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.\n6. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế là việc thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật về thuế với các tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.\n7. Quản lý tuân thủ pháp luật thuế là việc cơ quan thuế thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro, phân tích hành vi của người nộp thuế, từ đó sử dụng nguồn lực hợp lý cho các biện pháp quản lý phù hợp với từng mức độ, nhằm khuyến khích tuân thủ và phòng ngừa hành vi không tuân thủ.\n8. Phân tích rủi ro người nộp thuế là việc phân tích các thông tin về người nộp thuế nhằm phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế dẫn đến khả năng gây thất thu ngân sách nhà nước về thuế.\n9. Mức độ rủi ro là tính nghiêm trọng của rủi ro được xác định dựa trên sự kết hợp giữa tần suất và hậu quả của rủi ro.\n10. Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro là các tiêu chuẩn để đánh giá phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế.\n11. Chỉ số tiêu chí phân loại mức độ rủi ro là các chỉ tiêu thông tin mang giá trị cụ thể của tiêu chí phân loại mức độ rủi ro.\n12. Đánh giá rủi ro là việc phân loại, xem xét, đối chiếu mức độ rủi ro với các chỉ số tiêu chí phân loại mức độ rủi ro và việc xử lý các rủi ro trước đó để sắp xếp thứ tự ưu tiên.\n13. Dấu hiệu rủi ro là yếu tố mang giá trị thông tin phản ánh sự tiềm ẩn của hành vi vi phạm pháp luật.\n14. Dấu hiệu vi phạm về thuế là yếu tố mang giá trị thông tin, làm cơ sở nhận diện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.\n15. Giám sát trọng điểm là việc cơ quan thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đối với người nộp thuế (được đánh giá) rủi ro cao về thuế hoặc không tuân thủ pháp luật thuế theo từng lĩnh vực hoạt động, từng địa bàn trong từng thời kỳ.\n16. Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý rủi ro trong quản lý thuế (sau đây gọi là ứng dụng quản lý rủi ro) là ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện việc kết nối, tiếp nhận thông tin từ các nguồn dữ liệu liên quan trong và ngoài cơ quan thuế, điện tử hóa các biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro dựa trên bộ tiêu chí, chỉ số được ban hành để phân tích, đánh giá tuân thủ, xác định mức độ rủi ro phục vụ cho việc quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế."
},
{
"id": 108586,
"text": "Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân\n1. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau:\na) Rủi ro cao.\nb) Rủi ro trung bình.\nc) Rủi ro thấp.\n2. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục III Thông tư này.\n3. Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân\nKết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế quy định tại Điều 15 Thông tư này."
},
{
"id": 40816,
"text": "Quản lý rủi ro trong quản lý thuế\n1. Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.\n2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.\n3. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp.\n4. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được quy định như sau:\na) Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và mức độ vi phạm pháp luật về thuế;\nb) Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung có liên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quản lý thuế; thông tin về kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật này;\nc) Cơ quan quản lý thuế sử dụng kết quả đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và kết quả phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.\n5. Cơ quan quản lý thuế ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.\n6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế."
}
] |
81,304 | Chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ khi có quyết định đình chỉ giải quyết tố cáo trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào? | [
{
"id": 152561,
"text": "Thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ\n1. Cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có thể thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.\n2. Việc áp dụng biện pháp bảo vệ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:\na) Người giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;\nb) Cơ quan đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ không còn hoặc theo đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.\n3. Quyết định thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan."
}
] | [
{
"id": 514643,
"text": "Điều 8. Trình tự, thủ tục bảo vệ\n1. Trình tự, thủ tục bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VI Luật Tố cáo.\n2. Trường hợp người có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo thì phải thông báo ngay cho cơ quan Công an cấp có thẩm quyền để quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ. Quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan.\n3. Sau thời gian người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo, cơ quan Công an cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ, nếu người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiếp tục nhận được văn bản đề nghị của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy có căn cứ, có tính xác thực xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ tiếp tục bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại thì chuyển văn bản đến cơ quan Công an có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết."
},
{
"id": 560864,
"text": "Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thòng tư này quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết đối với đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự.\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng\n1. Cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan quản lý thi hành án dân sự và các cơ quan có thẩm quyền khác thuộc Bộ Tư pháp trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự.\n2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự.\nĐiều 3. Giải thích từ ngữ\n1. Khiếu nại về thi hành án dân sự là việc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.\n2. Tố cáo về thi hành án dân sự là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án dân sự.\n3. Kiến nghị, phản ánh về thi hành án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với người có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong thi hành án dân sự.\n4. Người khiếu nại là đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự.\n5. Người tố cáo là cá nhân thực hiện quyền tố cáo về thi hành án dân sự.\n6. Người bị khiếu nại là Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên có quyết định, hành vi về thi hành án dân sự bị khiếu nại.\n7. Người bị tố cáo là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án dân sự có quyết định, hành vi về thi hành án dân sự bị tố cáo.\n8. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.\n9. Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là việc tiếp nhận, phân loại để thụ lý giải quyết hoặc hướng dẫn, chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.\n10. Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc kết luận nội dung tố cáo.\nĐiều 4. Nguyên tắc xử lý, giải quyết đơn."
},
{
"id": 71700,
"text": "Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ\n1. Việc bảo vệ người tố cáo phải được lập thành hồ sơ.\n2. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:\na) Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo;\nb) Kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;\nc) Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;\nd) Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;\nđ) Quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ;\ne) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ;\ng) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;\nh) Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;\ni) Tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ."
},
{
"id": 156367,
"text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\nVụ Giải quyết khiếu nại tố cáo (sau đây gọi chung là Vụ) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:\n...\n6. Chủ trì tổ chức, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trong việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hệ thống thi hành án dân sự; thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, biện pháp xử lý tố cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Tổng Cục trưởng; tham mưu để Tổng Cục trưởng chỉ đạo Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh tổ chức thi hành đối với những vụ việc đủ điều kiện thi hành nhưng chậm thi hành hoặc không thi hành được phát hiện qua quá trình tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo.\n7. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quyết định trái pháp luật được phát hiện qua công tác kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; kiến nghị xử lý đối với Thủ trưởng, Chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án dân sự có vi phạm được phát hiện trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.\n8. Tham mưu giúp Tổng Cục trưởng trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra; giám sát của Hội đồng nhân dân, Đại biểu Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ.\n9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thi hành án dân sự; Quy chế quản lý tài sản; Quy chế chi tiêu nội bộ của Tổng cục Thi hành án dân sự, các quy định của Bộ Tư pháp và theo quy định của pháp luật.\n..."
}
] |
132,059 | Chức danh kế toán trưởng có phải là người phụ trách kế toán không? | [
{
"id": 2895,
"text": "“Điều 53. Kế toán trưởng\n1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.\n2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.\n3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.\n4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này.”\nTheo đó, Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán."
}
] | [
{
"id": 102176,
"text": "\"6. Phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán\na) Đối với các đơn vị kế toán trực thuộc Bộ, kế toán trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc là 0,2 so với mức lương cơ sở; phụ trách kế toán được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc là 0,1 so với mức lương cơ sở.\nb) Đối với các đơn vị kế toán cấp II, cấp IIl, kế toán trưởng và phụ trách kế toán được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhưng mức tối đa không vượt quá mức 0,2 đối với kế toán trưởng và mức 0,1 đối với phụ trách kế toán để phù hợp với hoạt động của đơn vị.\nc) Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán có thể đồng thời giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng hoặc tương đương, trường hợp này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán cộng thêm phụ cấp chức vụ của chức danh đảm nhận.\nd) Kế toán trưởng được bổ nhiệm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT/BTC-BNV ngày 15/6/2005, tính đến ngày 01/01/2014 chưa đến thời hạn xem xét bổ nhiệm lại được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV và tại Hướng dẫn này kể từ ngày 01/01/2014. Cấp có thẩm quyền căn cứ nhu cầu công tác, tiêu chuẩn và điều kiện của chức danh bổ nhiệm để xem xét việc bổ nhiệm kế toán trưởng giữ chức trưởng phòng, phó trưởng phòng hoặc tương đương.\""
},
{
"id": 498333,
"text": "Điều 3. Tiêu chuẩn và Điều kiện của chức danh kế toán trưởng, phụ trách kế toán. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, Điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP."
},
{
"id": 4395,
"text": "\"Điều 8. Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán, bố trí phụ trách kế toán\n1. Hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán, bố trí phụ trách kế toán\na) Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của đơn vị quản lý lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền);\nb) Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán theo yêu cầu của vị trí bổ nhiệm;\nc) Bản sao chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;\nd) Xác nhận của các đơn vị kế toán nơi người được lập hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán đã công tác về thời gian thực tế làm kế toán trưởng theo mẫu số 01/GXN hoặc thời gian thực tế làm kế toán theo mẫu số 02/GXN ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bổ nhiệm kế toán trưởng; xác nhận theo mẫu số 02/GXN đối với trường hợp bổ nhiệm, bố trí phụ trách kế toán;\nđ) Văn bản đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đứng đầu đơn vị kế toán ký và đóng dấu của đơn vị (trừ trường hợp quy định tại điểm d Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5; Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này).\n2. Hồ sơ bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán\na) Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của đơn vị quản lý lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền);\nb) Bản tự nhận xét, đánh giá kết quả công tác trong thời hạn giữ chức danh kế toán trưởng, phụ trách kế toán;\nc) Nhận xét của người đứng đầu đơn vị kế toán;\nd) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ bổ sung (nếu có);\nđ) Văn bản đề nghị bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đứng đầu đơn vị kế toán ký và đóng dấu của đơn vị (trừ trường hợp quy định tại điểm d Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5; Khoản 1 Điều 6 của Thông tư này).\""
},
{
"id": 498341,
"text": "Khoản 3. Đối với trường hợp kế toán trưởng, phụ trách kế toán là công chức, viên chức, khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn từ 02 năm đến dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định; trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán xem xét, nếu đủ tiêu chuẩn, Điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức danh kế toán trưởng, phụ trách kế toán cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu."
},
{
"id": 58050,
"text": "1. Kế toán trưởng:\n1.1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán ở đơn vị. Chức danh Kế toán trưởng đặt tại các đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự tại Chi cục, Cục Thi hành án dân sự.\n1.2. Kế toán trưởng đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án giúp Thủ trưởng đơn vị:\n- Tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động nghiệp vụ thi hành án để thực hiện các nhiệm vụ của kế toán quy định trong Thông tư này;\n- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc quản lý các các loại tài sản và các khoản thu, chi thi hành án;\n- Thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán nghiệp vụ thi hành án và hướng dẫn chính sách, chế độ, tài chính, kế toán trong đơn vị;\n- Thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán, tài chính ở đơn vị cấp dưới.\n1.3. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng đơn vị, đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về mặt nghiệp vụ tài chính, kế toán của các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định của pháp luật.\n1.4. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do những hành vi trái pháp luật mà mình gây ra.\n1.5. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển công tác hay xử lý kỷ luật Kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.\n2. Phụ trách kế toán:\nCác đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án nếu khuyết người làm kế toán trưởng thì phải bố trí ngay người làm kế toán trưởng. Trường hợp chưa có người đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định để bố trí làm kế toán trưởng thì được phép bố trí người làm phụ trách kế toán. Chỉ được bố trí người làm phụ trách kế toán trong thời hạn tối đa giữ chức là một năm tài chính, sau đó phải bố trí người làm kế toán trưởng. Trường hợp sau một năm bố trí người làm phụ trách kế toán mà người phụ trách kế toán đó vẫn chưa đủ tiêu chuẩn và điều kiện để bổ nhiệm kế toán trưởng thì phải tìm người khác đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm làm kế toán trưởng hoặc thuê người làm kế toán trưởng.\nRiêng đối với các đơn vị kế toán thuộc vùng sâu, vùng xa hoặc đơn vị có khối lượng công việc kế toán không lớn theo qui định của pháp luật hoặc của Bộ quản lý thì bố trí người làm phụ trách kế toán, trường hợp này không bị hạn chế về thời gian."
}
] |
128,842 | Doanh nghiệp siêu nhỏ có được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán hay không? | [
{
"id": 90006,
"text": "\"Điều 5. Sổ kế toán\n1. Nội dung sổ kế toán, hệ thống sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, lưu trữ sổ kế toán và sửa chữa sổ kế toán tại doanh nghiệp siêu nhỏ được thực hiện theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26, 27 Luật kế toán và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.\n2. Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát. Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ không tự xây dựng được biểu mẫu sổ kế toán cho riêng đơn vị mình thì được áp dụng biểu mẫu và phương pháp ghi chép sổ kế toán hướng dẫn tại Thông tư này.\""
}
] | [
{
"id": 82652,
"text": "\"Điều 17. Sổ kế toán\n1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ phải mở các sổ kế toán để theo dõi các khoản doanh thu và các khoản thu nhập, các khoản thuế phải nộp nhà nước, các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương,... phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước theo danh mục sau đây:\n\n2. Biểu mẫu sổ kế toán, nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 4 \"Biểu mẫu sổ kế toán và phương pháp ghi sổ kế toán\" ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Ngoài các sổ kế toán hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có thể lựa chọn áp dụng thêm các sổ kế toán chi tiết hoặc các hình thức sổ kế toán tổng hợp khác tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ thuế với NSNN.\""
},
{
"id": 632632,
"text": "Điều 11. Sổ kế toán\n1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây: STT Tên sổ kế toán Ký hiệu I Sổ kế toán tổng hợp 1 Sổ Nhật ký sổ cái Mẫu số S01- DNSN II Sổ kế toán chi tiết 1 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mẫu số S02-DNSN 2 Sổ tài sản cố định Mẫu số S03-DNSN 3 Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán Mẫu số S04-DNSN 4 Sổ chi tiết thanh toán các khoản nợ phải trả Mẫu số S05-DNSN 5 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) Mẫu số S06a-DNSN 6 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) Mẫu số S06b-DNSN 7 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh Mẫu số S07-DNSN 8 Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ Mẫu số S08-DNSN 9 Sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra Mẫu số S09-DNSN 10 Sổ tiền gửi ngân hàng Mẫu số S10-DNSN\n2. Biểu mẫu sổ kế toán, nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 3 \"Biểu mẫu sổ kế toán và phương pháp ghi sổ kế toán\" ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Ngoài các sổ kế toán hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng thêm các sổ kế toán chi tiết hoặc các hình thức sổ kế toán tổng hợp khác tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ thuế với NSNN."
},
{
"id": 104310,
"text": "\"Điều 4. Chứng từ kế toán\n1. Nội dung chứng từ kế toán, việc lập và ký chứng từ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Luật kế toán và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.\n2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hoá đơn (kể cả hóa đơn điện tử) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.\n3. Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát (trừ hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ). Trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ không tự xây dựng được biểu mẫu chứng từ kế toán cho riêng đơn vị thì có thể áp dụng biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán hướng dẫn tại Phụ lục 1 Thông tư này.\""
},
{
"id": 185703,
"text": "Sổ kế toán\n...\n2. Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình."
}
] |
106,287 | Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức xã hội nghề nghiệp phải báo cáo tình hình thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc đến ai? | [
{
"id": 157761,
"text": "Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc\n1. Cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế thực hiện chế độ báo cáo về tình hình và dự kiến ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền:\na) Cơ quan cấp Cục gửi báo cáo cho đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế thuộc bộ.\nb) Cơ quan cấp Sở gửi báo cáo cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh.\nc) Sau khi nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã biên giới, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, gửi báo cáo của cơ quan mình và của Ủy ban nhân dân cấp xã biên giới cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh.\nd) Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức gửi báo cáo cho cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức, đồng thời gửi cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh.\n2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng báo cáo về tình hình và dự kiến ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc gửi Bộ Ngoại giao.\nBáo cáo được lập theo mẫu do Bộ Ngoại giao hướng dẫn."
}
] | [
{
"id": 157760,
"text": "Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong quản lý hoạt động ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc\n1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:\na) Quản lý hoạt động ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc theo các quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 42 Luật Thỏa thuận quốc tế;\nb) Phổ biến, giáo dục pháp luật, giám sát, kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc theo các quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 46 Luật Thỏa thuận quốc tế;\nc) Báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.\n2. Cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế thực hiện chế độ báo cáo về công tác thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.\n3. Đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế thuộc bộ, cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh tiếp nhận báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc, tổng hợp xây dựng báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc quy định tại Điều 16 của Nghị định này.\n4. Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức."
},
{
"id": 142680,
"text": "Rà soát, hệ thống hóa thỏa thuận quốc tế\n1. Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng tổ chức và thực hiện rà soát, hệ thống hoá các thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì kiến nghị cơ quan chức năng kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản thỏa thuận quốc tế mới hoặc thay thế văn bản thỏa thuận quốc tế đó.\n2. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa các thỏa thuận quốc tế của cấp mình. Nếu phát hiện căn cứ pháp lý, thẩm quyền không đúng hoặc nội dung trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mâu thuẫn chồng chéo, không còn phù hợp vơi tình hình thực tiễn thì kiến nghị cấp có thẩm quyền đã quyết định ký kết quyết định việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hiệu lực thỏa thuận quốc tế đó.\n3. Hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản thỏa thuận quốc tế phải được tiến hành định kỳ, thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản và kịp thời công bố tập hệ thống hóa văn bản thỏa thuận quốc tế còn hiệu lực, hết hiệu lực.\n4. Định kỳ hằng năm, Bộ Quốc phòng công bố danh mục văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và nhân danh cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng hết hiệu lực, ngưng hiệu lực. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng công bố danh mục văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh cấp thuộc quyền quản lý hết hiệu lực, ngưng hiệu lực."
},
{
"id": 159571,
"text": "Thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế\n1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:\na) Xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ;\nb) Xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.\n2. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.\n3. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh khu vực biên giới quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Đồn Biên phòng."
},
{
"id": 78487,
"text": "Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức\n1. Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức.\n2. Chính phủ quy định chi tiết việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức."
}
] |
155,587 | Nơi chế biến của bếp ăn công ty thường xuyên có ruồi muỗi xuất hiện thì mức xử phạt như thế nào? | [
{
"id": 95096,
"text": "Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm\n1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;\nb) Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;\nc) Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;\nd) Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.\nđ) Không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn.\n2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước;\nb) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn;\nc) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;\n..."
}
] | [
{
"id": 194394,
"text": "\"Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm\n...\n4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;\nb) Chủ cơ sở không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;\nc) Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật;\nd) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4, khoản 5 Điều này.\n...\n6. Hình thức xử phạt bổ sung:\nĐình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.\""
},
{
"id": 99527,
"text": "Mức độ tự chủ và trách nhiệm\n- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong các bếp tại khách sạn, nhà hàng đạt kết quả;\n- Tự xử lý các công việc hàng ngày trong các bếp, giải quyết được các tình huống khách đặt ăn, bổ sung thêm suất ăn hoặc thay đổi thực đơn trong những trường hợp bất thường;\n- Hướng dẫn, giám sát những nhân viên bếp chính hoặc phụ bếp thực hiện nhiệm vụ được giao trong ngày/ca;\n- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm trước tổng bếp trưởng những công việc được giao phụ trách;\n- Đánh giá chất lượng món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm và kết quả kinh doanh ăn uống của bộ phận chế biến được phân công."
},
{
"id": 68859,
"text": "Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp\nSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:\n- Phụ bếp (tại khách sạn 1 - 5 sao);\n- Đầu bếp chính sơ chế và chế biến nước dùng, xốt (tại khách sạn 1 - 5 sao);\n- Đầu bếp chính xa lát và đồ nguội (tại khách sạn 1 - 5 sao);\n- Đầu bếp chính bếp Á (tại khách sạn 1 - 5 sao);\n- Đầu bếp chính bếp Âu (tại khách sạn 1 - 5 sao);\n- Đầu bếp chính bếp tiệc (tại khách sạn 1 - 5 sao);\n- Đầu bếp chính bếp bánh và món ăn tráng miệng (tại khách sạn 1 - 5 sao);\n- Bếp trưởng/trưởng bộ phận bếp sơ chế (tại khách sạn 1 - 3 sao);\n- Bếp trưởng/trưởng bộ phận bếp xa lát và đồ nguội (tại khách sạn 1 - 3 sao);\n- Bếp trưởng/trưởng bộ phận bếp Á (tại khách sạn 1 - 3 sao);\n- Bếp trưởng/trưởng bộ phận bếp Âu (tại khách sạn 1 - 3 sao);\n- Bếp trưởng/trưởng bộ phận bếp tiệc (tại khách sạn 1 - 3 sao);\n- Bếp trưởng/trưởng bộ phận bếp bánh và món ăn tráng miệng (tại khách sạn 1 - 3 sao)."
},
{
"id": 82230,
"text": "\"Điều 28. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống\n1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.\n2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.\n3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.\n4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.\n5. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.\n6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.\n7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.\""
}
] |
32,553 | Có thể hiểu thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là của Tòa án cấp trên trực tiếp không trong khi luật không quy định rõ? | [
{
"id": 10504,
"text": "\"1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện danh sách cử tri.\nBản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật này.\nBản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.\n2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.\""
},
{
"id": 51173,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương\n1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.\n2. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.\n3. Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.\n4. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật."
}
] | [
{
"id": 59674,
"text": "1. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.\n2. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây:\na) Việc chứng minh, thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VI của Luật này;\nb) Việc chứng minh, thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.\n3. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc phải thu thập chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được.\n4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 của Luật này.\n5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm, nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Trường hợp này bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.\n6. Trường hợp cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này thì Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa để chờ kết quả giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền và báo cáo Chánh án Tòa án có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án thì cơ quan, người có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý cho Tòa án biết để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Quá thời hạn này mà không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, người có thẩm quyền thì Hội đồng xét xử có quyền áp dụng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để giải quyết vụ án.\n7. Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Hội đồng xét xử đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó thực hiện việc kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 112 của Luật này thực hiện việc kiến nghị. Trường hợp này, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để chờ ý kiến của Chánh án Tòa án hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có văn bản kiến nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền."
},
{
"id": 527821,
"text": "Điều 12. Gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm\n1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Tòa án ra quyết định.\n2. Tòa án cấp phúc thẩm gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát đã giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật TTHC trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định."
},
{
"id": 59685,
"text": "1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:\na) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;\nb) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;\nc) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.\n2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải có nội dung quy định tại khoản 2 Điều 247 của Luật này.\n3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo hồ sơ vụ án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nghiên cứu và trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.\nTrường hợp Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 246 của Luật này thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quy định tại khoản 3 Điều 246 của Luật này.\n4. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định hủy bỏ, quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật."
},
{
"id": 587687,
"text": "Khoản 2. Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Tòa án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trường hợp Tòa án giải quyết cả phần yêu cầu bồi thường thiệt hại cùng với việc giải quyết vụ án hành chính mà phần quyết định của bản án về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo hoặc kháng nghị hoặc bị Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hủy để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại thì phần quyết định về bồi thường thiệt hại trong các trường hợp này là một phần của vụ án hành chính. Thủ tục giải quyết đối với phần quyết định về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo, kháng nghị hoặc bị hủy để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại được thực hiện theo quy định của Luật này."
},
{
"id": 59662,
"text": "1. Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong các trường hợp sau đây:\na) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 143 của Luật này;\nb) Trường hợp trả lại đơn kháng cáo theo quy định của Luật này mà Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý hồ sơ vụ án;\nc) Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;\nd) Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;\nđ) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.\n2. Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.\nTrong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.\n3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.\n4. Trường hợp Hội đồng xét xử đình chỉ việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều này mà phát hiện bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 255 của Luật này thì phải kiến nghị với Chánh án Tòa án có thẩm quyền để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.\n5. Quyết định đình chỉ phải được gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp."
}
] |
160,079 | Chức trách, nhiệm vụ của thanh tra viên cao cấp trong hoạt động thanh tra ra sao? | [
{
"id": 197531,
"text": "Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên cao cấp\n1. Chức trách:\nThanh tra viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên cao cấp được giao trực tiếp chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.\n2. Nhiệm vụ:\na) Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;\nb) Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;\nc) Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết để chấn chỉnh hoạt động quản lý đối với các ngành, lĩnh vực hoặc các địa phương;\nd) Chủ trì hoặc tham gia tổng kết, đánh giá các cuộc thanh tra có quy mô lớn, phức tạp, cuộc thanh tra diện rộng được giao;\nđ) Chủ trì, tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên, thanh tra viên chính;\ne) Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 47 và Điều 54 Luật Thanh tra;\ng) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao."
}
] | [
{
"id": 61557,
"text": "Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên cao cấp\n1. Chức trách:\nThanh tra viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên cao cấp được giao trực tiếp chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao."
},
{
"id": 168196,
"text": "Tiêu chuẩn Thanh tra viên cao cấp\n1. Chức trách:\nThanh tra viên cao cấp có trách nhiệm tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị chủ trì các cuộc thanh tra có nhiều tình tiết phức tạp liên quan nhiều lĩnh vực, nhiều đơn vị, địa phương trong và ngoài ngành công an.\n..."
},
{
"id": 106410,
"text": "Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành\n1. Thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.\n2. Ngạch thanh tra viên bao gồm thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp.\n..."
},
{
"id": 545534,
"text": "Điều 9. Tiêu chuẩn thanh tra viên ngân hàng\n1. Ngoài những tiêu chuẩn chung của thanh tra viên quy định tại Luật Thanh tra và văn bản pháp luật liên quan, thanh tra viên ngân hàng phải có các tiêu chuẩn sau đây:\na) Về năng lực: Có kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước (tiêu chuẩn này áp dụng đối với ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp);\nb) Về trình độ: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về thanh tra, giám sát ngân hàng do Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước cấp (tiêu chuẩn này áp dụng đối với ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính);\nc) Về kinh nghiệm: Đã tham gia ít nhất 02 cuộc thanh tra và được Trưởng đoàn thanh tra đánh giá là hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trở lên (tiêu chuẩn này áp dụng đối với ngạch thanh tra viên).\n2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Ngân hàng Nhà nước, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và tổ chức thực hiện."
}
] |
64,091 | Trường hợp hội viên chính thức không đóng hội phí của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam thì sẽ bị xử lý thế nào? | [
{
"id": 65965,
"text": "Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hiệp hội\n...\n6. Hội viên bị Hiệp hội khai trừ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Thường vụ Hội biểu quyết tán thành do vi phạm quy định của pháp luật hoặc trong các trường hợp sau:\na) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Hiệp hội;\nb) Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ này và các quy định của Hiệp hội;\nc) Không đóng hội phí trong vòng 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày Hiệp hội có văn bản thông báo nhắc nhở lần thứ 2 (hai).\n7. Hội viên bị Hiệp hội chấm dứt tư cách hội viên khi:\na) Hội viên ra khỏi Hiệp hội theo quy định tại Khoản 5 Điều này, hội viên bị Hiệp hội khai trừ theo quy định tại Khoản 6 Điều này;\nb) Hội viên tổ chức bị phá sản hoặc giải thể, bị rút giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật;\nc) Hội viên cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất quyền công dân, hoặc hội viên qua đời hoặc đang trong thời gian thi hành án theo quy định của pháp luật;\n..."
}
] | [
{
"id": 66516,
"text": "Hội viên cá nhân\n1. Công dân Việt Nam, kể cả công dân Việt Nam đang học tập, công tác, sinh sống tại nước ngoài tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội, đóng hội phí theo quy định đều có thể được công nhận là hội viên chính thức của Hiệp hội. Hội viên có thể đồng thời là hội viên của Hiệp hội và là hội viên của một tổ chức thành viên hoặc đơn vị hoặc câu lạc bộ mà tổ chức đó phải là hội viên tổ chức của Hiệp hội.\n..."
},
{
"id": 227519,
"text": "Hội viên Hiệp hội\n1. Hội viên chính thức của Hiệp hội là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân của Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực ươm, trồng, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, tiêu thụ và phân phối các sản phẩm nhiên liệu sinh học và có liên quan đến nhiên liệu sinh học tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện làm đơn gia nhập Hiệp hội, đóng hội phí, được Ban Thường vụ Hiệp hội xem xét, quyết định kết nạp làm hội viên chính thức của Hiệp hội.\n..."
},
{
"id": 94603,
"text": "Hội viên\n1. Hội viên chính thức gồm hội viên tổ chức và hội viên cá nhân: Doanh nghiệp, tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch và có liên quan đến du lịch tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện đăng ký gia nhập Hiệp hội, đóng lệ phí gia nhập Hiệp hội và hội phí đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.\nNgười được cử thay mặt hội viên là doanh nghiệp, tổ chức tham gia Hiệp hội phải là đại diện lãnh đạo của doanh nghiệp, tổ chức đó. Trường hợp người được cử tham gia Hiệp hội nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác thì hội viên là doanh nghiệp, tổ chức phải cử đại diện lãnh đạo khác thay thế.\n2. Hội viên liên kết: Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch tự nguyện tham gia Hiệp hội, có đóng góp cho Hiệp hội nhưng chưa đủ điều kiện hoặc chưa có nguyện vọng trở thành hội viên chính thức.\n..."
},
{
"id": 146698,
"text": "Tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục ra khỏi Hiệp hội\n1. Hội viên chính thức: Các tổ chức pháp nhân Việt Nam, các cá nhân có đủ tiêu chuẩn sau đây, tự nguyện và tán thành Điều lệ, có bản đăng ký gia nhập Hiệp hội đều được xem xét kết nạp làm hội viên chính thức của Hiệp hội:\na) Hội viên tổ chức: Gồm các Làng nghề (đã được chính thức công nhận); các doanh nghiệp, hợp tác xã, các Hiệp hội, hội có liên quan đến làng nghề được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ, tán thành Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tự nguyện có đơn xin gia nhập thì được xem xét kết nạp làm hội viên;\nb) Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam là doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia quản lý, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá có tâm huyết, tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội thì được xem xét kết nạp làm hội viên.\n2. Hội viên liên kết: Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của hiệp hội, tán thành Điều lệ hiệp hội, thì được Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên liên kết. Hội viên liên kết, được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức của hội, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của hội và không được bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hiệp hội.\n3. Hội viên danh dự: Là những nghệ nhân, chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử có uy tín (chưa có điều kiện tham gia trực tiếp), có tâm huyết và đóng góp đặc biệt cho công tác phát triển của Hiệp hội, tán thành điều lệ của Hiệp hội, được lãnh đạo Hiệp hội mời tham gia; không đóng hội phí.\n…"
},
{
"id": 70843,
"text": "Hội viên\n1. Hội viên chính thức: Là các tổ chức, cá nhân của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực: chăn nuôi, chế biến, dịch vụ… gia cầm tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện viết đơn xin gia nhập Hiệp hội, đóng tiền nhập Hiệp hội, hội phí và được Ban chấp hành Hiệp hội công nhận đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.\n2. Hội viên liên kết: Là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến chăn nuôi, chế biến, dịch vụ… gia cầm và các tổ chức sản xuất, kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài tán thành Điều lệ của Hiệp hội, có đơn xin gia nhập Hiệp hội, đóng tiền nhập Hiệp hội và hội phí đều có thể trở thành hội viên liên kết của Hiệp hội.\n3. Hội viên danh dự: Là những công dân, các nhà quản lý, khoa học kỹ thuật và tổ chức pháp nhân có công lao đối với sự nghiệp phát triển ngành nói chung và Hiệp hội nói riêng được Hiệp hội mời làm hội viên danh dự.\n4. Các hội viên là pháp nhân (doanh nghiệp hoặc tổ chức) cử người đại diện của mình tại Hiệp hội. Người đại diện phải có thẩm quyền quyết định, được ghi rõ họ tên, chức vụ trong đơn xin gia nhập Hiệp hội. Trường hợp ủy nhiệm, người được ủy nhiệm làm đại diện phải đủ thẩm quyền quyết định và người ủy nhiệm phải chịu trách nhiệm về sự ủy nhiệm đó. Khi thay đổi người đại diện hội viên phải thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành Hiệp hội."
}
] |
69,601 | Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu thì có phải tự đi đăng ký hay không? | [
{
"id": 78564,
"text": "Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu\n1. Tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.\n2. Tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân quy định tại khoản 1 Điều này để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.\n3. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 15 của Luật này."
}
] | [
{
"id": 18919,
"text": "Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập\n1. Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi\na) Hồ sơ\n- Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị;\n- Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu);\n- Bản chụp giấy giới thiệu chuyển hộ khẩu do cơ quan công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương về thay đổi nơi cư trú hoặc quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về thay đổi nơi làm việc, học tập mới (mang theo bản chính để đối chiếu).\nb) Trình tự thực hiện\nCông dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi tại nơi cư trú;\nTrong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm làm thủ tục cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi và cấp Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị cho công dân, Phiếu quân nhân dự bị; đưa ra khỏi Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị.\nTrong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổng hợp, đưa ra khỏi Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị đối với công dân thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập ngoài địa bàn huyện.\n2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến\na) Hồ sơ\n- Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị;\n- Phiếu quân nhân dự bị.\nb) Trình tự thực hiện\nTrong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới, công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến tại nơi cư trú.\nTrong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hướng dẫn cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến; vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị; lập Phiếu quân nhân dự bị.\nTrong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổng hợp, quản lý danh sách công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến, Phiếu quân nhân dự bị; vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị."
},
{
"id": 18920,
"text": "\"1. Hồ sơ\nBản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu).\n2. Trình tự thực hiện\na) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đã đăng ký nghĩa vụ quân sự để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng tại nơi cư trú.\nTrong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập, công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký lại;\nb) Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; bổ sung các thông tin vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị; lập danh sách công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng hoặc đăng ký lại cho công dân (trường hợp công dân trở về);\nc) Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.\""
},
{
"id": 18923,
"text": "\"Điều 11. Chế độ chính sách của công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự\n1. Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự được hưởng nguyên lương, phụ cấp và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.\n2. Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự được đảm bảo các chế độ sau:\na) Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;\nb) Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.\n3. Chế độ chính sách quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được thực hiện đối với các trường hợp công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị."
},
{
"id": 78563,
"text": "\"Điều 4. Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự\n1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.\n2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;\nc) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;\nd) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;\nđ) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.\n3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này; đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.”"
}
] |
118,261 | Những nội dung chính nào phải được thể hiện trên quyết định truy nã? | [
{
"id": 18786,
"text": "\"Điều 5. Nội dung quyết định truy nã\n1. Quyết định truy nã phải có các nội dung chính sau đây:\na) Ngày, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;\nb) Tên cơ quan; họ tên, chức vụ người ra quyết định truy nã;\nc) Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi ở khác (nếu có) của đối tượng bị truy nã;\nd) Đặc điểm nhận dạng và ảnh kèm theo (nếu có);\nđ) Tội danh bị khởi tố, truy tố hoặc bị kết án, mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người bị truy nã (nếu có);\ne) Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan đã ra quyết định truy nã.\n2. Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can, bị cáo.\""
}
] | [
{
"id": 10708,
"text": "“Điều 231. Truy nã bị can\n1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.\n2. Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này; kèm theo ảnh bị can (nếu có).\nQuyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.\n3. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.”"
},
{
"id": 474512,
"text": "Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự về truy nã trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.\nĐiều 2. Đối tượng bị truy nã\n1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.\n2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.\n3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.\n4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.\n5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.\nĐiều 3. Nguyên tắc truy nã\n1. Việc truy nã phải nhanh chóng, kịp thời và phải đúng người, đúng hành vi phạm tội, bảo đảm tôn trọng quyền tự do, dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật.\n2. Nghiêm cấm ra quyết định truy nã trái với quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thông tư này.\nĐiều 4. Ra quyết định truy nã\n1. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;\nb) Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.\n2. Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.\nĐiều 5. Nội dung quyết định truy nã\n1. Quyết định truy nã phải có các nội dung chính sau đây:\na) Ngày, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;\nb) Tên cơ quan; họ tên, chức vụ người ra quyết định truy nã;\nc) Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi ở khác (nếu có) của đối tượng bị truy nã;\nd) Đặc điểm nhận dạng và ảnh kèm theo (nếu có);\nđ) Tội danh bị khởi tố, truy tố hoặc bị kết án, mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người bị truy nã (nếu có);\ne) Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan đã ra quyết định truy nã.\n2. Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can, bị cáo.\nĐiều 6. Gửi, thông báo quyết định truy nã\n1. Quyết định truy nã phải được gửi đến:\na) Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã;"
},
{
"id": 18787,
"text": "\"Điều 6. Gửi, thông báo quyết định truy nã\n1. Quyết định truy nã phải được gửi đến:\na) Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã;\nb) Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;\nc) Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã);\nd) Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ);\ne) Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã;\nf) Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.\n2. Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.\""
},
{
"id": 18794,
"text": "1. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã (kể cả trường hợp người bị truy nã ra đầu thú), Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã phải lấy lời khai người bị bắt (lập danh bản, chỉ bản, chụp ảnh người bị bắt) và gửi ngay thông báo (kèm danh bản, chỉ bản, ảnh người bị bắt) cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để đến nhận người bị bắt.\n2. Trường hợp xét thấy cơ quan ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt ra quyết định tạm giữ và gửi ngay quyết định tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu cơ quan đã ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận người bị bắt thì chậm nhất trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt phải chuyển hồ sơ kèm theo Công văn đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp gia hạn tạm giữ đối với người bị bắt. Thời hạn gia hạn tạm giữ và việc xét phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 87 của Bộ luật tố tụng hình sự.\n3. Sau khi nhận được thông báo kèm theo danh bản, chỉ bản, ảnh người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải kiểm tra ngay để xác định đúng là người đang bị truy nã hay không; nếu xác định đúng thì phải đến nhận ngay người bị bắt; nếu không đúng phải thông báo lại ngay để Cơ quan điều tra đang giữ người bị bắt biết và giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định truy nã cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.\nTrong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị phê chuẩn, Viện kiểm sát có trách nhiệm xét phê chuẩn lệnh tạm giam đối với các trường hợp bắt theo quyết định truy nã để cơ quan ra quyết định truy nã kịp thời gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định phê chuẩn cho Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt. Khi nhận được lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã phải gửi ngay lệnh tạm giam kèm theo quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát cho trại tạm giam, nhà tạm giữ nơi đang tạm giữ người bị bắt.\n4. Trường hợp người bị bắt theo quyết định truy nã của Cơ quan thi hành án hình sự hoặc của các trại giam, trại tạm giam trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ mà cơ quan đã ra quyết định truy nã vẫn không thể đến nhận người bị bắt thì phải gửi ngay bản án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định thi hành án phạt tù, quyết định thi hành án phạt trục xuất cho Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt (nếu ở xa thì Fax các văn bản trên sau đó gửi ngay bản chính) để làm căn cứ giam, giữ hoặc đưa vào cơ sở lưu trú (đối với trường hợp thi hành án phạt trục xuất).\n5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã theo yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Tòa án thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản về việc đã bắt được người bị truy nã, Viện kiểm sát hoặc Tòa án đã yêu cầu truy nã phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi cho Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt (nếu ở xa thì Fax lệnh tạm giam trước, sau đó gửi ngay bản chính), đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết về việc đã gửi lệnh tạm giam.\n6. Trước khi hết thời hạn tạm giữ 24 giờ (kể cả thời hạn gia hạn tạm giữ) mà trại tạm giam, nhà tạm giữ vẫn không nhận được lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã hoặc lệnh tạm giam của Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã yêu cầu truy nã thì trại tạm giam, nhà tạm giữ thông báo ngay cho Cơ quan điều tra nơi đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã. Ngay sau khi nhận được thông báo của trại tạm giam, nhà tạm giữ, Cơ quan điều tra nơi đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã có văn bản yêu cầu cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận ngay người bị bắt.\n7. Trong trường hợp một người có nhiều quyết định truy nã, khi bắt giữ theo quyết định truy nã của cơ quan nào thì Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã thông báo cho cơ quan đó đến nhận người bị bắt. Cơ quan đến nhận người bị bắt phải thông báo cho các cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để ra quyết định đình nã và phối hợp điều tra theo quy định của pháp luật.\n8. Khi giao người bị bắt theo quyết định truy nã cho cơ quan đã ra quyết định truy nã, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt phải bàn giao kèm theo hồ sơ gồm: Biên bản bắt người theo quyết định truy nã, biên bản ghi lời khai người bị bắt, quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam, danh bản, chỉ bản và các tài liệu khác có liên quan (nếu có). Khi bàn giao phải lập biên bản theo quy định.\n9. Khi dẫn giải đối tượng truy nã nếu cần thiết phải nghỉ qua đêm thì cán bộ dẫn giải xuất trình giấy tờ và đề xuất gửi đối tượng truy nã tại nhà tạm giữ, trại tạm giam nơi gần nhất. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ liên quan đến đối tượng truy nã, đồng thời làm thủ tục nhận gửi đối tượng truy nã."
}
] |
96,780 | Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm của đương sự được quy định như thế nào? | [
{
"id": 59781,
"text": "\"Điều 147. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm\n1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.\n2. Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.\n3. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.\n4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.\n5. Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.\n6. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.\nĐiều 148. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm\n1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.\n2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.\n3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.\""
}
] | [
{
"id": 504966,
"text": "Điều 29. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm\n1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.\n2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 26, Điều 27 của Nghị quyết này.\n3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm.\n4. Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm.\n5. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm, về án phí dân sự sơ thẩm, nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau thì các đương sự chịu án phí dân sự sơ thẩm theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xác định lại án phí dân sự sơ thẩm theo nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm.\n6. Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm.\n7. Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm thì những người khác vẫn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại các khoản 1, 4, 5 và 6 Điều này."
},
{
"id": 59782,
"text": "“Điều 148. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm\n1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.\n2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.\n3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.”"
},
{
"id": 504957,
"text": "Điều 26. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm\n1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.\n2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.\n3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.\n4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.\n5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.\n6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.\n7. Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.\n8. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.\n9. Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.\n10. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.\n11. Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm."
},
{
"id": 249176,
"text": "Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể\n...\n7. Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:\na) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp, Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;\nb) Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:\nĐương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.\nNgười thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.\nNgười thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận."
}
] |
139,826 | Thực hiện tẩy xóa, sửa chữa văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính sẽ bị xử phạt như thế nào? | [
{
"id": 218037,
"text": "\"3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Tẩy xóa, sửa chữa văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính;\n...\""
}
] | [
{
"id": 492007,
"text": "Khoản 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Tẩy xóa, sửa chữa văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính;\nb) Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;\nc) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính."
},
{
"id": 45537,
"text": "\"Điều 15. Sử dụng giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính\nDoanh nghiệp, tổ chức được cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính có trách nhiệm:\n1. Hoạt động bưu chính theo đúng nội dung quy định trong giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.\n2. Không sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.\n3. Không mua bán, chuyển nhượng, trừ trường hợp gắn với việc chuyển nhượng toàn bộ doanh nghiệp do mua bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp.\n4. Không cho mượn, cho thuê, cầm cố.\n5. Nộp trả giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính cho cơ quan có thẩm quyền về bưu chính khi có quyết định thu hồi.\""
},
{
"id": 23586,
"text": "1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.\n2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoạt động bưu chính tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hoạt động bưu chính.\n3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Tẩy xóa, sửa chữa văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính;\nb) Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;\nc) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.\n4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Cung ứng dịch vụ bưu chính mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;\nb) Làm đại lý, đại diện, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.\n5. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều này;\nb) Buộc nộp lại văn bản xác nhận thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này."
},
{
"id": 443323,
"text": "Khoản 4. Buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nộp giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đồng thời là cơ quan, người có thẩm quyền cấp phép, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi Thông báo về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đến cơ quan, người có thẩm quyền cấp giấy phép (trừ trường hợp giấy phép do cơ quan nước ngoài cấp).” 4. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 30 như sau: “a) Buộc nộp lại giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”"
}
] |
77,158 | Cá nhân ngành Kiểm sát nhân dân được xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở có được xét nâng bậc lương trước hạn hay không? | [
{
"id": 1370,
"text": "Chế độ ưu đãi\nCá nhân được tặng thưởng Huân chương các loại, danh hiệu vinh dự Nhà nước; danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, ngoài việc được khen thưởng theo quy định còn được ưu tiên xét nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Nhà nước, của Ngành; ưu tiên cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở trong nước hoặc nước ngoài."
}
] | [
{
"id": 180282,
"text": "Cấp độ thành tích tương ứng với thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn\n...\n2. Đối với trường hợp được xét nâng bậc lương trước thời hạn 09 tháng so với thời gian quy định, trong thời gian giữ bậc lương được tặng thưởng một trong các danh hiệu và hình thức khen thưởng sau:\na) 01 năm được Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen, 01 năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, các năm còn lại đạt danh hiệu Lao động tiên tiến;\nb) 02 năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, các năm còn lại đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.\n3. Đối với trường hợp được xét nâng bậc lương trước thời hạn 06 tháng so với thời gian quy định, trong thời gian giữ bậc lương được tặng thưởng một trong các danh hiệu và hình thức khen thưởng sau:\na) 01 năm được Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen, các năm còn lại đạt danh hiệu Lao động tiên tiến;\nb) 01 năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, các năm còn lại đạt danh hiệu Lao động tiên tiến;\nc) 02 năm (đối với đối tượng 03 năm được nâng một bậc lương) liên tục đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, 01 năm (đối với đối tượng 02 năm được nâng một bậc lương) đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và được Cục trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị tặng Giấy khen.\n..."
},
{
"id": 104218,
"text": "Điều kiện xét nâng bậc lương trước thời hạn\n1. Cán bộ, công chức đủ thời gian giữ bậc là 24 tháng (đối với ngạch nâng bậc lương thường xuyên 36 tháng) được xét đề nghị nâng bậc trước thời hạn tối đa 12 tháng; cán bộ, công chức đủ thời gian giữ bậc là 16 tháng (đối với ngạch nâng bậc lương thường xuyên 24 tháng) được xét đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 8 tháng.\n2. Cán bộ, công chức đạt một trong những thành tích xuất sắc sau:\na) Cán bộ, công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được tặng bằng khen, Chiến sỹ thi đua từ cấp Bộ hoặc tương đương trở lên trong thời gian giữ bậc lương.\nb) Cán bộ, công chức đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở trong thời gian giữ bậc lương.\n3. Thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn như sau:\na) Cán bộ, công chức đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, được xét nâng bậc lương trước thời hạn tối đa là 4 tháng đối với ngạch nâng bậc lương thường xuyên là 24 tháng, nâng bậc lương trước thời hạn tối đa là 6 tháng đối với ngạch nâng bậc lương thường xuyên 36 tháng.\n...."
},
{
"id": 224161,
"text": "“Điều 11. Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ hưởng\n…\n2. Cách xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn\na) Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành văn bản công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0; 4 năm gần nhất đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và đối với nhân viên thừa hành, phục vụ tính đến 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.\nb) Đối với các trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trong khoảng thời gian (6 năm và 4 năm) quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau.\n3. Tiêu chuẩn thành tích và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn\nThời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian nâng bậc lương thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này nếu công chức, viên chức và người lao động đạt các tiêu chuẩn thành tích cụ thể như sau:\na) Nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng\n- Công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 (thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên là 3 năm), được nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng, nếu trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất tính đến 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn đạt một trong những tiêu chuẩn thành tích sau:\n+ Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương các loại.\n+ Đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ trở lên.\n+ Được tặng 02 Bằng khen cấp Bộ và tương đương hoặc 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đồng thời năm xét nâng bậc lương trước thời hạn và năm trước liền kề (02 năm liên tục) đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.\n- Công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và đối với nhân viên thừa hành, phục vụ (thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên là 2 năm), được nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng, nếu trong khoảng thời gian 4 năm gần nhất tính đến 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn đạt được một trong những tiêu chuẩn thành tích sau:\n+ Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương các loại.\n+ Đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ trở lên.\n+ Được tặng 02 Bằng khen cấp Bộ và tương đương hoặc 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đồng thời năm xét nâng bậc lương trước thời hạn đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.\nb) Nâng bậc lương trước thời hạn 9 tháng\n- Công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 (thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên là 3 năm) được nâng bậc lương trước thời hạn 09 tháng nếu năm xét nâng bậc lương trước thời hạn và năm trước liền kề (02 năm liên tục) được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; đồng thời trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất tính đến 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn được tặng 01 Bằng khen cấp Bộ và tương đương.\n- Công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và đối với nhân viên thừa hành, phục vụ (thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên là 2 năm) được nâng bậc lương trước thời hạn 09 tháng nếu năm xét nâng bậc lương trước thời hạn được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; đồng thời trong khoảng thời gian 4 năm gần nhất tính đến 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn được tặng 01 Bằng khen cấp Bộ và tương đương.\nc) Nâng bậc lương trước thời hạn 6 tháng\n- Công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 (thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên là 3 năm) được nâng bậc lương trước thời hạn 06 tháng, nếu năm xét nâng bậc lương trước thời hạn và năm trước liền kề được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.\n- Công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và đối với nhân viên thừa hành, phục vụ (thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên là 2 năm) được nâng bậc lương trước thời hạn 06 tháng, nếu năm xét nâng bậc lương trước thời hạn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.”"
},
{
"id": 1360,
"text": "1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được lập thành 01 bộ gồm:\na) Tờ trình (kèm theo danh sách cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”);\nb) Biên bản họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp đề nghị khen thưởng hoặc biên bản họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao không có tư cách pháp nhân;\nc) Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” có xác nhận của cấp trình khen thưởng, trong đó phải nêu rõ nội dung sáng kiến đem lại hiệu quả cao hoặc đề tài khoa học, chuyên đề được áp dụng trong thực tiễn hoặc thành tích đột xuất đã được tặng Bằng khen, Giấy khen;\nd) Bản sao văn bản công nhận sáng kiến của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc văn bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, chuyên đề hoặc hoặc bản sao hình thức khen thưởng đột xuất đã được tặng.\n2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” được lập thành 01 bộ, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được lập thành 03 bộ, gồm:\na) Tờ trình của cấp trình (kèm theo danh sách và trích ngang thành tích của cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”);\nb) Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình;\nc) Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” có xác nhận của lãnh đạo cấp trình khen thưởng, trong đó phải nêu rõ nội dung, hiệu quả của sáng kiến hoặc đề tài khoa học, chuyên đề được áp dụng trong thực tiễn kèm theo trích lục ý kiến xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, Hội đồng khoa học của Ngành; trường hợp sáng kiến, đề tài, chuyên đề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thì gửi kèm bản sao giấy chứng nhận thay cho ý kiến xác nhận của Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học;\nd) Bản sao quyết định công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” (đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”); quyết định công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” (đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”) trước thời điểm đề nghị;\nđ) Ý kiến của Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương, ý kiến của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”."
}
] |
22,386 | Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những chức danh lãnh đạo nào? | [
{
"id": 86495,
"text": "Tổ chức bộ máy\n1. Lãnh đạo:\na) Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc do Bộ trưởng bổ nhiệm.\nb) Giám đốc Trung tâm điều hành hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm.\nc) Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.\n..."
}
] | [
{
"id": 71055,
"text": "Vị trí, chức năng\nTrung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng phục vụ quản lý nhà nước của Bộ và triển khai các hoạt động khuyến nông về các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và các dịch vụ nông nghiệp nông thôn trên phạm vi cả nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.\nTrung tâm Khuyến nông Quốc gia (sau đây được gọi là Trung tâm) có tư cách pháp nhân, có kinh phí hoạt động, có con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.\nTrụ sở của Trung tâm đặt tại thành phố Hà Nội.\nTên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: National Agriculture Extension Center; tên viết tắt: NAEC"
},
{
"id": 86493,
"text": "Vị trí, chức năng\nTrung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng phục vụ quản lý nhà nước của Bộ và triển khai các hoạt động khuyến nông về các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và các dịch vụ nông nghiệp nông thôn trên phạm vi cả nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.\n..."
},
{
"id": 501433,
"text": "Chương II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN\nĐiều 8. Nhiệm vụ Trung tâm Khuyến nông tỉnh.\n1. Đề xuất với Giám đốc Sở về chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án, các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến nông trên địa bàn.\n2. Xây dựng, trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chương trình, kế hoạch, dự án khuyến nông tại địa phương. Tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.\n3. Ký hợp đồng khuyến nông với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.\n4. Chủ trì thực hiện một số chương trình, dự án, nhiệm vụ khuyến nông theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự án khuyến nông theo quy định của pháp luật.\n6. Hướng dẫn về nội dung, phương pháp hoạt động khuyến nông cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông.\n7. Chủ trì xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn khuyến nông; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông các cấp và nông dân.\n8. Tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền về khuyến nông theo quy định của pháp luật.\n9. Tổ chức và tham gia tổ chức các hội thi, hội thảo, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm về khuyến nông.\n10. Tư vấn và cung cấp dịch vụ khuyến nông theo quy định của pháp luật.\n11. Tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định pháp luật.\n12. Phối hợp với các tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai tại địa phương.\n13. Quản lý và sử dụng quỹ hoạt động khuyến nông (nếu có) theo quy định của pháp luật.\n14. Thực hiện hợp tác quốc tế về khuyến nông theo quy định của pháp luật.\n15. Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án về khuyến nông theo quy định.\nĐiều 16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.\nĐiều 9. Nhiệm vụ của các tổ chức sự nghiệp khác trực thuộc Sở. Nhiệm vụ của Trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và các tổ chức sự nghiệp khác, gồm: Trung tâm Giống (cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản); Ban Quản lý cảng cá, bến cá; Ban Quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ trực thuộc Sở do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định theo quy định pháp luật."
},
{
"id": 55069,
"text": "1. Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia, Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương cấp vụ thuộc Bộ (người đứng đầu đơn vị: 1,0; cấp phó của người đứng đầu đơn vị: 0,8; Trưởng phòng và tương đương: 0,6; Phó Trưởng phòng và tương đương: 0,4).\n2. Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư cấp tỉnh xếp: hạng hai, hạng ba, (phụ lục 1).\n3. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn cấp tỉnh xếp: hạng hai, hạng ba (phụ lục 2).\n4. Các Đoàn điều tra quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi thuộc tỉnh: xếp hạng hai, hạng ba (phụ lục 3).\n5. Các Trạm, Trại, Trung tâm: bảo vệ thực vật, bảo vệ động vật, thú y, nhân giống hoặc thực nghiệm cây trồng vật nuôi, thủy sản: xếp hạng hai, hạng ba (phụ lục 4).\n6. Các Ban quản lý cảng cá, bến cá: xếp hạng hai, hạng ba (phụ lục 5).\n7. Các Ban quản lý rừng đặc dụng: vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học (phụ lục 6):\na) Vườn Quốc gia: xếp hạng một, hạng hai, hạng ba; trong đó, vườn Quốc gia trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xếp hạng một, hạng hai và vườn quốc gia thuộc địa phương quản lý xếp hạng hai, hạng ba.\nb) Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: xếp hạng hai, hạng ba.\n8. Các Ban quản lý rừng phòng hộ: xếp hạng hai, hạng ba (phụ lục 7).\nViệc xếp hạng theo quy định tại Thông tư liên tịch này đối với Ban quản lý rừng phòng hộ được chuyển đổi từ lâm trường quốc doanh, có tư cách pháp nhân."
},
{
"id": 56119,
"text": "1. Căn cứ xây dựng chương trình khuyến nông trung ương\na) Chủ trương, định hướng, chiến lược, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn và các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực của ngành;\nb) Nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; nhu cầu thực tiễn sản xuất;\nc) Các chính sách đầu tư, khuyến khích đầu tư và dự báo nguồn lực đầu tư của khu vực nhà nước, tư nhân cho hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trong thời gian thực hiện chương trình;\nd) Chương trình, dự án, điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp mà Việt Nam là thành viên hoặc đã tham gia ký kết.\n2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình khuyến nông trung ương theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm phù hợp với kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn của ngành. Trình tự thực hiện như sau:\na) Đề xuất, xây dựng chương trình khuyến nông trung ương theo từng lĩnh vực, sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực của ngành;\nb) Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan;\nc) Thành lập hội đồng tư vấn thẩm định chương trình khuyến nông trung ương;\nd) Phê duyệt chương trình khuyến nông trung ương;\nđ) Công bố trên cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n3. Điều chỉnh chương trình khuyến nông trung ương\nTrong quá trình thực hiện, căn cứ chủ trương, định hướng phát triển của ngành và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt điều chỉnh chương trình khuyến nông trung ương."
}
] |
151,286 | Cung cấp thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý cho tổ chức nước ngoài phải thực hiện theo nguyên tắc nào? | [
{
"id": 230845,
"text": "Việc cung cấp những thông tin có liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức nước ngoài và cá nhân người nước ngoài.\nTrong việc thực hiện chương trình hợp tác Quốc tế, khi có yêu cầu phải cung cấp những thông tin có liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài thì những thông tin cung cấp phải được xem xét, cân nhắc kỹ theo các nguyên tắc:\n1. Không làm phương hại đến lợi ích quốc gia.\n2. Chỉ cung cấp những bí mật đã được các cấp có thẩm quyền xét duyệt như sau:\na) \"Tuyệt mật\" do Thủ tướng Chính phủ duyệt; \"Tối mật\" do Bộ trưởng Bộ Công an duyệt, (riêng thuộc lĩnh vực quốc phòng phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duyệt); \"Mật\" do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ duyệt.\nb) Cơ quan, tổ chức, người thực hiện chỉ được cung cấp đúng nội dung đã được duyệt và ràng buộc bên được cung cấp không được tiết lộ cho bên thứ ba."
}
] | [
{
"id": 38166,
"text": "1. Cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam quan hệ tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài không được tiết lộ bí mật nhà nước. Việc cung cấp những thông tin thuộc bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải theo đúng quy định tại Điều 19 của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP.\n2. Khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ nếu có yêu cầu phải cung cấp những tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ nguyên tắc:\na) Bảo vệ lợi ích quốc gia;\nb) Chỉ cung cấp những tin được các cấp có thẩm quyền duyệt;\nc) Yêu cầu bên nhận tin sử dụng đúng mục đích thỏa thuận và không được tiết lộ cho bên thứ ba.\n3. Việc đề nghị cấp có thẩm quyền duyệt cho phép cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ người hoặc tổ chức cung cấp tin; loại tin thuộc bí mật nhà nước sẽ cung cấp; tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ nhận tin; phạm vi, mục đích sử dụng tin.\n4. Văn bản đề nghị cung cấp tin thuộc độ Tuyệt mật gửi đến Văn phòng Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ duyệt. Văn bản đề nghị cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước độ Tối mật gửi đến Bộ Công an để Bộ trưởng Bộ Công an duyệt (trừ lĩnh vực quốc phòng). Văn bản đề nghị cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước độ Mật được gửi đến người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duyệt.\nTrong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, người có thẩm quyền theo quy định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu về việc đồng ý cung cấp tin hay từ chối cung cấp tin và lý do từ chối cung cấp."
},
{
"id": 23964,
"text": "1. Khi nhận được yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài đề nghị cung cấp thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước của ngành Tài chính, cán bộ, công chức ngành Tài chính không được tự ý cung cấp khi chưa được phép của người có thẩm quyền.\n2. Việc duyệt và cung cấp thông tin bí mật Nhà nước của ngành Tài chính theo quy định sau:\na) Cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân Việt Nam:\n- Người được giao nhiệm vụ tìm hiểu, thu thập tin tức thuộc phạm vi bí mật Nhà nước của ngành Tài chính phải có giấy chứng minh nhân dân kèm theo giấy giới thiệu và công văn của cơ quan chủ quản ghi rõ nội dung, yêu cầu tìm hiểu, thu thập, mục đích sử dụng và phải được cấp có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị lưu giữ tài liệu đồng ý.\n- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có lưu giữ bí mật Nhà nước của ngành tài chính khi cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân Việt Nam phải được cấp có thẩm quyền duyệt theo quy định sau:\n+ Bí mật Nhà nước độ “Tuyệt mật” và “Tối mật” do người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi ban hành tài liệu mật duyệt.\n+ Bí mật Nhà nước độ “Mật” do Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng (hoặc tương đương) ở Trung ương và Giám đốc Sở (hoặc tương đương) ở địa phương nơi ban hành tài liệu mật duyệt.\n+ Cơ quan, đơn vị, tổ chức và người thực hiện chỉ được cung cấp theo đúng nội dung đã được duyệt. Bên nhận tin không được làm lộ thông tin và không được cung cấp thông tin đã nhận cho bên khác. Nội dung buổi làm việc về cung cấp thông tin phải được thể hiện chi tiết bằng biên bản để báo cáo với người đã duyệt cung cấp thông tin và nộp lại bộ phận bảo mật của cơ quan, đơn vị.\nb) Khi quan hệ tiếp xúc với cơ quan, tổ chức nước ngoài, cá nhân người nước ngoài:\n- Cán bộ, công chức ngành Tài chính khi quan hệ, tiếp xúc với cơ quan, tổ chức nước ngoài, cá nhân người nước ngoài (ở Việt Nam và ở nước ngoài) không được tiết lộ bí mật Nhà nước nói chung và bí mật nhà nước của ngành tài chính nói riêng.\n- Khi tiến hành thực hiện chương trình hợp tác Quốc tế hoặc thi hành công vụ, nếu có yêu cầu phải cung cấp những thông tin thuộc bí mật Nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài phải tuân thủ nguyên tắc sau:\n+ Bảo vệ lợi ích quốc gia.\n+ Chỉ cung cấp những tin được các cấp có thẩm quyền duyệt theo quy định sau: Bí mật Nhà nước độ “Tuyệt mật” do Thủ tướng Chính phủ duyệt; Bí mật Nhà nước độ “Tối mật” do Bộ trưởng Bộ Công an duyệt, riêng trong ngành Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duyệt; Bí mật Nhà nước độ “Mật” do người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương nơi ban hành tài liệu mật duyệt.\n+ Khi cung cấp thông tin phải có biên bản, trong đó bên nhận tin phải cam kết sử dụng đúng mục đích nguồn thông tin nhận được và không được tiết lộ cho bên thứ ba."
},
{
"id": 139396,
"text": "Thủ tục xét duyệt cung cấp tài liệu mật\n1. Thủ tục xét duyệt cung cấp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài\na) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương khi tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép tiết lộ bí mật Nhà nước nói chung và bí mật Nhà nước trong ngành Công Thương nói riêng. Việc cung cấp những thông tin thuộc bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải theo đúng quy định tại Điều 19 của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP.\nb) Khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ nếu có yêu cầu phải cung cấp những tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ nguyên tắc:\n- Bảo vệ lợi ích quốc gia;\n- Chỉ cung cấp những tin được các cấp có thẩm quyền duyệt;\n- Yêu cầu bên nhận tin sử dụng đúng mục đích thỏa thuận và không được tiết lộ cho bên thứ ba.\nc) Việc đề nghị cấp có thẩm quyền duyệt cho phép cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ người hoặc tổ chức cung cấp tin; loại tin thuộc bí mật nhà nước sẽ cung cấp; tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ nhận tin; phạm vi, mục đích sử dụng tin.\n..."
},
{
"id": 179409,
"text": "Phổ biến, lưu hành, nghiên cứu, sử dụng tài liệu mật\nViệc phổ biến, lưu hành, nghiên cứu, sử dụng thông tin, tài liệu mật được thực hiện theo nguyên tắc:\n1. Đúng phạm vi, đối tượng, địa chỉ quy định;\n2. Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình, quay phim tài liệu bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý sau khi được phép của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Việc quản lý, sử dụng các băng ghi âm, ghi hình, phim, ảnh có độ mật phải được bảo vệ như chế độ quản lý tài liệu mật.\n3. Người đến Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, sử dụng tài liệu mật phải tuân thủ các quy định về quản lý bí mật Nhà nước. Người thuộc các cơ quan khác đến nghiên cứu, sao chụp tài liệu mật của Văn phòng Chính phủ quản lý, phải có giấy giới thiệu của cơ quan ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung tìm hiểu và phải được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho phép. Cán bộ của Văn phòng Chính phủ muốn nghiên cứu, sao chụp hồ sơ, tài liệu mật phải được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho phép.\n4. Người được Văn phòng Chính phủ giao nhiệm vụ phổ biến, cung cấp tài liệu mật cho người đến nghiên cứu tài liệu mật phải thực hiện đúng các quy định về quản lý bảo vệ bí mật Nhà nước vủa Văn phòng Chính phủ đã nêu ở Quy chế này.\n5. Việc nghiên cứu, sao chụp hồ sơ tài liệu lưu trữ có độ mật chỉ được thực hiện tại Phòng Lưu trữ (Vụ Hành chính) Văn phòng Chính phủ."
}
] |
37,113 | Nội dung huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 gồm những nội dung nào? | [
{
"id": 62103,
"text": "Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động\n...\n3. Huấn luyện nhóm 3\na) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;\nb) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;\nc) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động."
}
] | [
{
"id": 558732,
"text": "Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung\na) Đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi có một trong các hành vi: cung cấp kết quả huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cung cấp kết quả huấn luyện không đúng với nội dung đã huấn luyện; thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với các nội dung bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; không duy trì đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều này;\nb) Đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi có một trong các hành vi: cung cấp kết quả huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cung cấp kết quả huấn luyện không đúng với nội dung đã huấn luyện; thực hiện huấn luyện ngoài phạm vi quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với các nội dung bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; không duy trì đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật quy định tại điểm c, d khoản 3 Điều này;\nc) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động giả mạo đối với hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, khoản 4 Điều này."
},
{
"id": 208233,
"text": "\"Điều 5. Nội dung, thời gian huấn luyện cho người huấn luyện\n1. Nội dung huấn luyện lần đầu đối với người huấn luyện bao gồm:\na) Nội dung huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2) quy định tại khoản 2 Điều 18 và Chương trình khung huấn luyện nhóm 2 tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ;\nb) Nội dung kỹ năng huấn luyện: Kỹ năng biên soạn bài giảng; phương pháp huấn luyện; kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ huấn luyện; kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện.\n2. Thời gian huấn luyện: Tổng thời gian huấn luyện là 48 giờ đối với nội dung huấn luyện theo quy định tại khoản này, không bao gồm thời gian sát hạch.\n3. Chương trình huấn luyện thực hiện theo Chương trình khung huấn luyện tại Phụ lục I Thông tư này.\n4. Đối với người huấn luyện đã qua các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khác theo quy định của pháp luật thì được miễn giảm những nội dung đã học.\n5. Người huấn luyện theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP được quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP không phải tham gia khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.\n6. Thời gian khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện ít nhất là 8 giờ.\""
},
{
"id": 107934,
"text": "Huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện định kỳ\n1. Huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động\nÍt nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu. Người làm công tác y tế thực hiện việc cập nhật kiến thức theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động.\n2. Huấn luyện định kỳ theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động\nNgười lao động thuộc nhóm 4 được huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.\n3. Huấn luyện khi có sự thay đổi về công việc; thay đổi về thiết bị, công nghệ và huấn luyện sau thời gian nghỉ làm việc\na) Thay đổi công việc hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ: Trước khi giao việc phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới hoặc thiết bị, công nghệ mới.\nTrường hợp đối tượng đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới hoặc kể từ khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện.\nb) Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ làm việc\nCơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện lần đầu. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu."
},
{
"id": 581037,
"text": "c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện; c) Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;\nd) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ; d) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này.”\nđ) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm.\n5. Sửa đổi Điều 17 như sau: “Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế. 5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết chương trình khung huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học, việc tổ chức sát hạch và cấp giấy chứng nhận.\n6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.” 6. Sửa đổi Khoản 4 Điều 19 như sau: “4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.” 6. Định kỳ 5 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, trừ người huấn luyện thuộc điểm a Khoản 1 Điều này, người huấn luyện sơ cấp cứu.\n7. Sửa đổi Điều 22 như sau: “Điều 22.Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 7. Tổ chức thực hiện khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ghi sổ theo dõi và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.”\n8. Sửa đổi tiêu đề Mục 3 như sau: \"Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn.\"\n9. Sửa tiêu đề Điều 24 thành “Quản lý việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn” và bãi bỏ nội dung liên quan đến chứng chỉ chứng nhận về chuyên môn y tế lao động tại nội dung của Điều 24.\n10. Sửa tiêu đề Điều 25 thành “Thời hạn cấp, cấp mới giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn” và Khoản 1, 2 được sửa như sau: \"1. Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm.\n11. Sửa đổi Điều 26 như sau: “Điều 26. Phân loại tổ chức huấn luyện, điều kiện hoạt động và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động"
},
{
"id": 70946,
"text": "\"Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:\n1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.\n2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.\n3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.\n4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.\n5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.\""
}
] |
139,777 | Cha mẹ liệt sĩ sống cô đơn thì có được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng hay không? | [
{
"id": 97053,
"text": "Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ\n1. Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.\n2. Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.\n3. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:\na) Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;\nb) Vợ hoặc chồng liệt sĩ.\n4. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.\n..."
}
] | [
{
"id": 76132,
"text": "\"Điều 121. Điều kiện giải quyết trợ cấp khi người có công từ trần\n1. Trợ cấp mai táng thực hiện theo mức quy định tại thời điểm người có công hoặc người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng là thân nhân liệt sĩ, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từ trần.\n2. Trợ cấp một lần với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng (không gồm trợ cấp người phục vụ) đối với đại diện thân nhân khi người có công hoặc người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng là thân nhân liệt sĩ, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từ trần.\n3. Trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng được thực hiện đối với thân nhân của người có công còn sống.\n4. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng nếu đủ điều kiện sau:\na) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ nếu tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.\nb) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận, không có thu nhập hằng tháng hoặc tổng thu nhập hằng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn.\n5. Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng đối với người quy định tại khoản 4 Điều này nếu dưới 18 tuổi mà mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc sau khi đủ 18 tuổi mà sống cô đơn.\""
},
{
"id": 64551,
"text": "\"Điều 16. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ\n1. Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.\n2. Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.\n3. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:\na) Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;\nb) Vợ hoặc chồng liệt sĩ.\n4. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.\n5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.\nTrường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.\n6. Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ.\n7. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.\n8. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.\n9. Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.\n10. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:\na) Trợ cấp tuất hằng tháng;\nb) Bảo hiểm y tế.\n11. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đáng hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.\n12. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.\""
},
{
"id": 72977,
"text": "\"Điều 25. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh\n1. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:\na) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;\nb) Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.\n2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:\na) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;\nb) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.\n3. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.\n4. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.\n5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.\""
},
{
"id": 135033,
"text": "Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng\n...\n2. Đối với thân nhân liệt sĩ:\n...\nd) Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác quy định tại khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định.\nđ) Trường hợp bổ sung thêm thân nhân liệt sĩ và được cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ thì thân nhân được bổ sung hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (nếu có) kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định.\n..."
}
] |
115,968 | Cơ sở cai nghiện ma túy có được trang bị xịt hơi cay không? | [
{
"id": 65512,
"text": "Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:\na) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;\nb) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;\nc) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;\nd) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;\n…"
},
{
"id": 75594,
"text": "\"Điều 55. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ\n1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:\na) Quân đội nhân dân;\nb) Dân quân tự vệ;\nc) Cảnh sát biển;\nd) Công an nhân dân;\nđ) Cơ yếu;\ne) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;\ng) Cơ quan thi hành án dân sự;\nh) Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;\ni) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;\nk) Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;\nl) An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;\nm) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;\nn) Ban Bảo vệ dân phố;\no) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;\np) Cơ sở cai nghiện ma túy;\nq) Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.\n2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.\n3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.\""
}
] | [
{
"id": 478696,
"text": "Điều 74. Đối tượng và loại công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng trong thi hành án dân sự\n1. Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự, Phòng Thi hành án cấp quân khu được trang bị công cụ hỗ trợ để cấp cho Chấp hành viên sử dụng theo quy định của pháp luật.\n2. Các loại công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng trong thi hành án dân sự gồm có:\na) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, găng tay điện;\nb) Các loại phương tiện xịt hơi cay, chất gây mê;\nc) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, chất gây mê và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này."
},
{
"id": 26427,
"text": "Đối tượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị\n1. Đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 8 Thông tư này và Cơ sở cai nghiện ma túy được trang bị các loại công cụ hỗ trợ.\n2. Đối tượng được trang bị các loại công cụ hỗ trợ, trừ động vật nghiệp vụ, bao gồm:\na) Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 8 Thông tư này;\nb) Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Cục thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục thi hành án dân sự ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;\nc) Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp có tổ chức thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách;\nd) Lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;\nđ) Lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;\ne) Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường.\n3. Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ, bao gồm:\na) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;\nb) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước; mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội; trên tàu hỏa; ngân hàng; bệnh viện; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh vàng, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam thì căn cứ tính chất, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ để xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay; dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;\nc) Đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại vườn thú; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; khu bảo tồn loài, sinh cảnh thì được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn chất gây mê, dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao.\n4. Ban bảo vệ dân phố được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, áo giáp, găng tay bắt dao.\n5. Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại.\n11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:\na) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;\nb) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;\nc) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;\nd) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;\nđ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;\ne) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này."
},
{
"id": 455544,
"text": "Điều 104. Quản lý, trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ\n1. Những đối tượng dưới đây được trang bị, sử dụng vũ khí quân dụng khi làm nhiệm vụ:\na) Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp xảy ra tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;\nb) Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi làm nhiệm vụ trong thời gian thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3;\nc) Cán bộ cấp tổ, đội của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không;\nd) Nhân viên an ninh cơ động, nhân viên kiểm soát an ninh làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác ban đêm;\nđ) Nhân viên an ninh trên không khi thực hiện nhiệm vụ được trang bị súng và đạn phù hợp sử dụng trên tàu bay.\n2. Đối tượng được trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ:\na) Đối tượng nêu tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều này được trang bị, sử dụng mũ chống đạn, áo chống đạn; lá chắn, găng tay điện; lựu đạn hơi cay; súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; các loại phương tiện xịt hơi cay, gây mê; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;\nb) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên an ninh kiểm soát khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác tại khu vực đường cất hạ cánh, đường lăn, cổng, cửa vào, ra tiếp giáp sân bay, khu vực hạn chế, khu vực công cộng (nhà ga, bãi đỗ xe) được trang bị, sử dụng súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;\nc) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tăng cường đảm bảo an ninh cho chuyến bay, cưỡng chế, áp giải hành khách gây rối, hành khách bị từ chối nhập cảnh được trang bị, sử dụng súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;\nd) Trưởng ca trực khi thực hiện nhiệm vụ tại điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa được trang bị, sử dụng súng bắn hơi cay; dùi cui điện, dùi cui cao su;\nđ) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, áp tải hàng hóa ngoài phạm vi cảng hàng không, sân bay được trang bị, sử dụng dùi cui điện, dùi cui cao su.\n3. Bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ:\na) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kiểm tra, bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị. Khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc kết thúc ca trực phải bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người có trách nhiệm để quản lý hoặc bàn giao cho người trực ca sau. Việc bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo chặt chẽ và cập nhật vào sổ, có chữ ký của người nhận và người giao;"
},
{
"id": 528477,
"text": "Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu cơ thể, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ, ca-me-ra giám sát an ninh, hệ thống cảnh báo xâm nhập phải định kỳ bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất để bảo đảm các thiết bị hoạt động ổn định. Thiết bị an ninh hàng không khi kiểm tra không đạt tiêu chuẩn phải ngừng khai thác sử dụng, sổ kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa đột xuất phải được ghi chép rõ ràng, chính xác và phải có các thông tin sau:\na) Tên thiết bị, vị trí, người, thời gian lắp đặt;\nb) Ngày, tháng, năm tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng; nội dung, kết quả kiểm tra, bảo dưỡng; tên nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng.”\n59. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 104 như sau: “2. Đối tượng được phép trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ:\na) Đối tượng nêu tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều này được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: mũ chống đạn, áo chống đạn; lá chắn, găng tay điện; lựu đạn hơi cay; súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; các loại phương tiện xịt hơi cay, gây mê; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;\nb) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên an ninh kiểm soát khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác tại khu vực đường cất hạ cánh, đường lăn, cổng, cửa vào, ra tiếp giáp sân bay, khu vực hạn chế, khu vực công cộng (nhà ga, bãi đỗ xe) được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;\nc) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tăng cường đảm bảo an ninh cho chuyến bay, cưỡng chế, áp giải hành khách gây rối, hành khách bị từ chối nhập cảnh được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;\nd) Trưởng ca trực khi thực hiện nhiệm vụ tại điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: súng bắn hơi cay; dùi cui điện, dùi cui cao su;\nđ) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, áp tải hàng hóa ngoài phạm vi cảng hàng không, sân bay được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: dùi cui điện, dùi cui cao su.”\n60. Sửa đổi, bổ sung Điều 106 như sau: “Điều 106. Quy định chung về kiểm soát chất lượng an ninh hàng không\n61. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 107 như sau: “Điều 107. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không”\n63. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 107 như sau: “2."
},
{
"id": 133472,
"text": "Đối tượng, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị\n1. Cục Điều tra chống buôn lậu, lực lượng điều tra chống buôn lậu, Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực thi nhiệm vụ, trong đó:\na) Vũ khí quân dụng gồm: súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại súng này.\nb) Vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.\nc) Công cụ hỗ trợ gồm: Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh.\n2. Lực lượng bảo vệ cơ quan được trang bị các loại công cụ hỗ trợ gồm: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao.\n3. Các đơn vị Hải quan được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã mất tính năng, tác dụng để trưng bày.\n4. Trường hợp cần thiết phải trang bị loại vũ khí quân dụng ngoài quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này hoặc loại công cụ hỗ trợ khác ngoài quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này, các đơn vị báo cáo cụ thể để Tổng cục Hải quan xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định."
}
] |
43,578 | Hồ sơ dự thảo văn bản QPPL của Bộ Xây dựng để thẩm tra gồm những giấy tờ gì? | [
{
"id": 110274,
"text": "Thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết\n...\n2. Hồ sơ dự án, dự thảo văn bản QPPL để thẩm tra bao gồm:\na) Tờ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án, dự thảo (đánh số, ký, đóng dấu của Chính phủ; gửi bằng bản giấy);\nb) Dự thảo văn bản (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản giấy);\nc) Báo cáo thẩm định (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ Tư pháp; gửi bằng bản điện tử); bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản điện tử); bản chụp ý kiến góp ý (gửi bằng bản điện tử);\nd) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản điện tử);\nđ) Báo cáo về rà soát các văn bản QPPL có liên quan đến dự án, dự thảo (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản điện tử);\ne) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản điện tử);\ng) Dự thảo văn bản quy định chi tiết và tài liệu khác (nếu có) được ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo theo quy định và gửi bằng bản điện tử."
}
] | [
{
"id": 110272,
"text": "Thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết\n1. Dự án, dự thảo văn bản QPPL trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm tra) theo quy định tại Điều 63 của Luật Ban hành văn bản QPPL.\n..."
},
{
"id": 66439,
"text": "Lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và trình Thủ tướng Chính phủ về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật\n1. Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL bao gồm:\na) Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng văn bản QPPL, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản QPPL và các nội dung liên quan theo quy định;\nb) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật (nếu có) hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản QPPL.\n2. Đơn vị chủ trì có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL theo quy định tại khoản 1 Điều này, trình Lãnh đạo Bộ ký Tờ trình để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị xây dựng văn bản QPPL."
},
{
"id": 126351,
"text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n2. Về xây dựng pháp luật:\na) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ do Bộ chủ trì soạn thảo theo phân công của Bộ trưởng;\nb) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) hàng năm của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;\nc) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản QPPL theo sự phân công của Bộ trưởng;\nd) Chủ trì thẩm định dự thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng;\nđ) Rà soát, kiểm tra hồ sơ dự thảo văn bản QPPL do các Cục, Vụ tổ chức liên quan chuẩn bị để trình Bộ trưởng trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;\ne) Chủ trì hoặc phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan giúp Bộ trưởng tham gia góp ý đối với dự thảo văn bản QPPL được gửi xin ý kiến;\ng) Chủ trì hoặc phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan tổ chức truyền thông, tiếp thị chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản QPPL;\nh) Chủ trì, tổng hợp nội dung quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ chủ trì soạn thảo; tham mưu trình Lãnh đạo Bộ phân công đơn vị soạn thảo;\ni) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xử lý Phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ;\nk) Tổng hợp kết quả, tiến độ xây dựng văn bản QPPL định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ trưởng.\n..."
},
{
"id": 190093,
"text": "Gửi Bộ Tư pháp thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật\n...\n2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến thẩm định bao gồm các tài liệu bảo đảm nội dung, hình thức theo đúng quy định của pháp luật về ban hành văn bản QPPL, pháp luật về công tác văn thư và hướng dẫn của Bộ Tư pháp:\na) Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản QPPL (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản giấy);\nb) Báo cáo đánh giá tác động chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản QPPL (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản giấy);\nc) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản QPPL (đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; gửi bằng bản điện tử);\nd) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản điện từ); bản chụp ý kiến góp ý (gửi bằng bản điện tử);\nđ) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo, dự án văn bản QPPL (đóng dấu treo của Bộ; gửi bằng bản điện tử);\ne) Tài liệu khác (nếu có) phải được ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo theo quy định và gửi bằng bản điện tử.\nTrường hợp quy định của pháp luật về ban hành văn bản QPPL, pháp luật về công tác văn thư và hướng dẫn của Bộ Tư pháp được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.\n3. Riêng Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản QPPL nêu tại điểm a khoản 2 Điều này chỉ gửi đến cơ quan thẩm định (Bộ Tư pháp) để phục vụ việc thẩm định đề nghị xây dựng văn bản QPPL. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL và Tờ trình để Lãnh đạo Bộ ký trình Chính phủ.\n..."
}
] |
40,397 | Tổ thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ có trách nhiệm thế nào? | [
{
"id": 44868,
"text": "1. Tổ thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây gọi là tổ thẩm định) gồm có 03 thành viên, trong đó:\na) Tổ trưởng là Lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ;\nb) 01 thành viên là thành viên của Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;\nc) 01 thành viên là đại diện của Vụ Kế hoạch - Tài chính.\n2. Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, giúp việc cho Tổ thẩm định. Ngoài ra, theo yêu cầu thực tiễn, Tổ trưởng Tổ thẩm định có thể mời thêm đại diện các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp của Tổ thẩm định.\n3. Nguyên tắc làm việc của Tổ thẩm định:\na) Phải có mặt đủ 3/3 thành viên;\nb) Tổ trưởng Tổ thẩm định chủ trì phiên họp.\n3. Trách nhiệm của Tổ thẩm định:\na) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thẩm định của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Tổ thẩm định;\nb) Thẩm định dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các nội dung nghiên cứu phù hợp với kết luận của hội đồng và các chế độ định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước (nếu có);\nc) Tổ thẩm định thảo luận chung để kiến nghị tổng mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (bao gồm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác), xác định dự toán khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, dự toán khoán chi từng phần. Xác định phân kỳ kinh phí theo năm ngân sách. Kết quả thẩm định kinh phí được lập thành biên bản theo mẫu (PL13-BBTĐKP).\n4. Tổ thẩm định có trách nhiệm báo cáo Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ để trình Bộ trưởng xem xét, quyết định những vấn đề phát sinh khi thẩm định kinh phí (có sự thay đổi về mục tiêu nội dung so với quyết định phê duyệt; hoặc bất đồng ý kiến trong tổ thẩm định hoặc giữa tổ thẩm định và chủ nhiệm nhiệm vụ)."
}
] | [
{
"id": 87583,
"text": "Thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ\n...\n2. Tổ thẩm định kinh phí có nhiệm vụ thẩm định dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ phù hợp với kết luận của Hội đồng tư vấn tuyển chọn và giao trực tiếp; phù hợp với các chế độ định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước hiện hành; xác định tổng mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; phương thức khoán chi; xác định dự toán khoản chi đến sản phẩm cuối cùng, dự toán khoán chi từng phần (Mẫu 17.PTĐKP).\n3. Tổ thẩm định kinh phí chỉ họp khi có đủ 3/3 thành viên. Tổ thẩm định kinh phí làm việc theo nguyên tắc đồng thuận, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thẩm định của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của tổ thẩm định (Mẫu 18.BBTĐKP).\n..."
},
{
"id": 87584,
"text": "Thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ\n...\n3. Tổ thẩm định kinh phí chỉ họp khi có đủ 3/3 thành viên. Tổ thẩm định kinh phí làm việc theo nguyên tắc đồng thuận, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thẩm định của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của tổ thẩm định (Mẫu 18.BBTĐKP).\n4. Trong trường hợp có thành viên Tổ thẩm định không nhất trí với kết luận chung của Tổ thẩm định và đề nghị bảo lưu ý kiến, Tổ trưởng Tổ thẩm định có trách nhiệm báo cáo Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết phát sinh trong quá trình thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ để Bộ trưởng xem xét, quyết định."
},
{
"id": 40130,
"text": "1. Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng thành lập Tổ thẩm định kinh phí.\n2. Thành phần Tổ thẩm định, nguyên tắc làm việc, trách nhiệm của Tổ thẩm định và hồ sơ phiên họp thẩm định được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.\n3. Tổ thẩm định có trách nhiệm rà soát dự toán kinh phí của nhiệm vụ cấp cơ sở theo đúng quy định hiện hành, lập biên bản thẩm định. Trong trường hợp tổng dự toán của nhiệm vụ khoa học và công nghệ vượt quá 10% kinh phí theo quyết định phê duyệt danh mục phải có sự đồng ý bằng văn bản của Thống đốc NHNN.\n4. Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ và triển khai ký Hợp đồng với cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở."
},
{
"id": 496559,
"text": "Khoản 2. Trách nhiệm của tổ thẩm định kinh phí\na) Thẩm định sự phù hợp của các nội dung nghiên cứu với kết luận của hội đồng, dự toán kinh phí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ với chế độ quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi tiêu hiện hành của nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền ban hành để xác định: chi phí công cho các thành viên thực hiện; chi phí thuê chuyên gia trong/ngoài nước; kinh phí hỗ trợ mua nguyên vật liệu, thiết bị và các khoản chi khác cũng như thời gian cần thiết để thực hiện;\nb) Tổ thẩm định thảo luận chung để kiến nghị tổng mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (bao gồm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác), thời gian thực hiện và phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức kiểm tra, xác minh phần kinh phí đối ứng (ngoài ngân sách nhà nước) của tổ chức đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp;\nc) Tổ thẩm định có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Bộ Công Thương và đề xuất phương án xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết phát sinh trong quá trình xem xét hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với những trường hợp sau: Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được chỉnh sửa sau khi họp hội đồng có sự thay đổi về mục tiêu, nội dung so với quyết định danh mục đặt hàng đã được phê duyệt hoặc kết luận của hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp; Không thống nhất ý kiến giữa tổ thẩm định và chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ về kinh phí thực hiện; Thành viên tổ thẩm định không nhất trí với kết luận chung của tổ thẩm định và đề nghị bảo lưu ý kiến."
}
] |
44,620 | Danh hiệu Doanh nghiệp vì nhà nông do cơ quan nào tổ chức trao tặng? | [
{
"id": 111447,
"text": "Phạm vi, đối tượng, thời gian xét tặng và trao Danh hiệu\n...\n2. “Doanh nghiệp vì nhà nông” là Danh hiệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước có đóng góp trực tiếp vào việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.\n..."
}
] | [
{
"id": 186622,
"text": "Phạm vi, đối tượng, thời gian xét tặng và trao Danh hiệu\n...\n3. Danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông” được xét và tổ chức trao tặng 3 năm một lần, mỗi lần xét tặng tối đa 100 doanh nghiệp; lần thứ nhất được tổ chức cùng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần thứ II và dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Bộ Canh nông (14/11/2015)."
},
{
"id": 579995,
"text": "Điều 70. Tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng\n1. Sau khi có quyết định tổ chức tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác, các cơ quan, đơn vị và cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động liên quan đến việc xét tặng danh hiệu, giải thưởng.\n2. Cơ quan, đơn vị tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác theo đúng quy định của pháp luật, đề án tổ chức và quy chế xét tặng; lấy ý kiến các cơ quan liên quan và ý kiến nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác tham gia.\n3. Việc tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng của bộ, ngành, đoàn thể trung ương cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác do lãnh đạo bộ, ngành, đoàn thể trung ương trao tặng; danh hiệu, giải thưởng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trao tặng."
},
{
"id": 579996,
"text": "Khoản 1. Cơ quan, đơn vị bị đình chỉ việc tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác khi có một trong những hành vi sau:\na) Tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép;\nb) Lập hồ sơ không trung thực để đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng;\nc) Tổ chức không đúng với Đề án và Quy chế xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;\nd) Có hành vi lừa dối, ép buộc doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác tham dự xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng;\nđ) Huy động kinh phí dưới các hình thức đối với cá nhân, tổ chức tham gia bình chọn xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng."
},
{
"id": 580002,
"text": "Điều 73. Trách nhiệm của bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác\n1. Bộ Nội vụ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.\n2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác. Thực hiện việc xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác theo quy định tại Nghị định này.\n3. Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định về việc tổ chức xét xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác theo quy định tại Nghị định này.\n4. Cơ quan thông tin đại chúng trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác; phát hiện, tuyên truyền các điển hình tiên tiến là doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Không tổ chức truyền hình, đưa tin các trường hợp xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác trái quy định của pháp luật."
},
{
"id": 579987,
"text": "Mục 2. QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP; KINH PHÍ XÉT TÔN VINH VÀ TRAO TẶNG DANH HIỆU, GIẢI THƯỞNG CHO DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KINH TẾ KHÁC\nĐiều 64. Quyền lợi và trách nhiệm của doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác được trao tặng danh hiệu, giải thưởng\n1. Được nhận Cúp, Giấy chứng nhận và tiền thưởng (nếu có) do cơ quan, đơn vị tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng quy định và chứng nhận. Có quyền sử dụng, khai thác thương mại biểu trưng danh hiệu, giải thưởng.\n2. Có trách nhiệm giữ gìn và phát huy thành tích đã đạt được. Không được lợi dụng danh hiệu, giải thưởng đã được tặng để có hành vi vi phạm pháp luật.\nĐiều 65. Kinh phí tổ chức\n1. Kinh phí tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng và mức tiền thưởng (nếu có) cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác do cơ quan, đơn vị tổ chức danh hiệu, giải thưởng thực hiện. Nguồn kinh phí để tổ chức xét tôn vinh, trao tặng danh hiệu, giải thưởng và chi thưởng được hình thành từ đóng góp tự nguyện của doanh nhân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.\n2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật và sử dụng công khai cho việc tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng."
}
] |
160,199 | Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức nhập khẩu thiết bị hạt nhân không đúng số lượng ghi trong giấy phép là bao lâu? | [
{
"id": 61543,
"text": "\"Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:\na) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:\nVi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.\nVi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;\nb) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:\nĐối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.\nĐối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân,tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.\nd) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.\""
}
] | [
{
"id": 73309,
"text": "Quy định về thời hiệu xử phạt, vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện, vi phạm hành chính nhiều lần\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.\n2. Hành vi vi phạm đã kết thúc, hành vi vi phạm đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n3. Xử phạt đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần:\na) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần thì vi phạm nhiều lần được áp dụng là tình tiết tăng nặng để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính được Nghị định này quy định xử phạt theo giá trị, số lượng, khối lượng hoặc loại tang vật, phương tiện vi phạm thì cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần bị xử phạt về từng hành vi vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm."
},
{
"id": 217352,
"text": "Quy định về thời hiệu xử phạt, vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện, vi phạm hành chính nhiều lần\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.\n..."
},
{
"id": 81969,
"text": "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\nThời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt là 01 năm. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm trong các trường hợp sau:\n1. Vi phạm hành chính về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.\n2. Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.\n3. Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón."
},
{
"id": 12019,
"text": "1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, quản lý và tháo dỡ cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ; thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ; sản xuất, lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân; xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ và các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.\n2. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực năng lượng nguyên tử không được quy định tại Nghị định này mà được quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác thì áp dụng các quy định của Nghị định đó để xử phạt."
},
{
"id": 49103,
"text": "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón là 01 năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.\n2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính."
}
] |
124,727 | Đậu đũa quả tươi chứa trong bao gói có cần phải đồng đều không? | [
{
"id": 62142,
"text": "Yêu cầu về cách trình bày\n5.1. Độ đồng đều\nVải quả tươi trong mỗi bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống, xuất xứ hoặc loại giống, chất lượng, kích cỡ và màu sắc. Phần nhìn thấy được của quả trên bao bì phải đại diện cho toàn bộ quả trong bao bì.\n5.2. Bao gói\nVải quả tươi phải được bao gói sao cho có thể bảo vệ được sản phẩm một cách tốt nhất. Vật liệu được sử dụng bên trong bao bì phải mới2), sạch và có chất lượng tốt để không làm hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem theo các yêu cầu thương mại với điều kiện là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.\nVải quả tươi cần được đóng gói trong bao bì phù hợp với TCVN 9770:2013 (CAC/RCP 44-1995, Amd.1- 2004), Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi\nTuy nhiên, khi vải quả tươi ở dạng chùm thì có thể cho phép có một số lá tươi.\n5.2.1. Bao bì\nBao bì phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, thông thoáng, bền, phù hợp cho việc bốc dỡ, chuyên chở bằng đường biển và bảo quản vải quả tươi. Bao bì (hoặc lô hàng sản phẩm rời) không được chứa tạp chất và mùi lạ.\n5.3. Trình bày\nVải quả tươi phải được trình bày theo một trong các hình thức sau đây:\n5.3.1. Dạng quả rời\nTrong trường hợp này, cuống quả phải được cắt khỏi mắt thứ nhất và có chiều dài tối đa không quá 2 mm tính từ đầu quả. Vải quả tươi hạng đặc biệt phải được trình bày ở dạng quả rời.\n5.3.2. Dạng quả chùm\nTrong trường hợp này, một chùm phải có trên 3 quả gắn với nhau và có chất lượng đồng đều. Cành không được dài quá 15 cm.\n..."
}
] | [
{
"id": 129768,
"text": "Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm\n5.1 Độ đồng đều\nLượng lựu quả tươi chứa trong mỗi bao gói phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống, xuất xứ, chất lượng và kích cỡ. Bao gói bán lẻ có thể chứa nhiều loại giống có màu sắc và kích cỡ khác nhau với điều kiện chúng phải đồng đều về chất lượng, giống và xuất xứ.\nPhần quan sát được của sản phẩm có trong bao gói phải đại diện cho toàn bộ bao gói.\n..."
},
{
"id": 67552,
"text": "Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm\n5.1 Độ đồng đều\nLượng chanh không hạt quả tươi chứa trong mỗi bao gói phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống, xuất xứ, chất lượng và kích cỡ. Đối với hạng “đặc biệt” thì màu sắc phải đồng đều. Phần quan sát được của sản phẩm có trong bao gói phải đại diện cho toàn bộ bao gói.\n5.2 Bao gói\nChanh không hạt quả tươi phải được bao gói sao cho bảo vệ được sản phẩm một cách thích hợp. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải mới1), sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. \n..."
},
{
"id": 115687,
"text": "Yêu cầu về cách trình bày\n5.1 Độ đồng đều\nLượng chanh leo quả tươi chứa trong mỗi bao gói phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng kích cỡ, màu sắc, chất lượng và giống. Phần quan sát được của sản phẩm có trong bao gói phải đại diện cho toàn bộ bao gói.\n...\n5.2.1 Mô tả bao bì\nBao bì phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền, thích hợp cho việc bốc dỡ, chuyên chở bằng đường biển và bảo quản chanh leo quả tươi. Bao bì không được có tạp chất và mùi lạ."
},
{
"id": 73985,
"text": "Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm\n5.1 Độ đồng đều\nLượng roi quả tươi chứa trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống, xuất xứ, chất lượng và/hoặc hạng thương mại, chất lượng và kích cỡ. Phần quan sát được của sản phẩm có trong bao gói (hoặc trong lô sản phẩm để rời) phải đại diện cho toàn bộ bao gói.\n..."
},
{
"id": 106228,
"text": "Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm\n5.1 Độ đồng đều\nLượng đậu bắp quả tươi chứa trong bao gói phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống, xuất xứ, hoặc loại thương mại, chất lượng và kích cỡ. Phần quan sát được của sản phẩm phải đại diện cho toàn bộ lô hàng.\n..."
}
] |
113,999 | Nội dung và hình thức hợp đồng của viên chức? | [
{
"id": 49939,
"text": "\"Điều 26. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc\n1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:\na) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;\nb) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.\nTrường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;\nc) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;\nd) Quyền và nghĩa vụ của các bên;\nđ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;\ne) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);\ng) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;\nh) Chế độ tập sự (nếu có);\ni) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;\nk) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;\nl) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;\nm) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.\n2. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức.\n3. Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.\""
}
] | [
{
"id": 127750,
"text": "Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc\n...\n2. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức."
},
{
"id": 240586,
"text": "Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh\nĐiều 2. Viên chức\nĐiều 3. Giải thích từ ngữ\nĐiều 4. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức\nĐiều 5. Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức\nĐiều 6. Các nguyên tắc quản lý viên chức\nĐiều 7. Vị trí việc làm\nĐiều 8. Chức danh nghề nghiệp\nĐiều 9. Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập\nĐiều 10. Chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ viên chức\nChương II QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA VIÊN CHỨC\nMục 1. QUYỀN CỦA VIÊN CHỨC\nĐiều 11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp\nĐiều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương\nĐiều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi\nĐiều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định\nĐiều 15. Các quyền khác của viên chức\nMục 2. NGHĨA VỤ CỦA VIÊN CHỨC\nĐiều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức\nĐiều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp\nĐiều 18. Nghĩa vụ của viên chức quản lý\nĐiều 19. Những việc viên chức không được làm\nChương III TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VIÊN CHỨC\nMục 1. TUYỂN DỤNG\nĐiều 20. Căn cứ tuyển dụng\nĐiều 21. Nguyên tắc tuyển dụng\nĐiều 22. Điều kiện đăng ký dự tuyển\nĐiều 23. Phương thức tuyển dụng\nĐiều 24. Tổ chức thực hiện tuyển dụng\nMục 2. HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC\nĐiều 25. Các loại hợp đồng làm việc\nĐiều 26. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc\nĐiều 27. Chế độ tập sự\nĐiều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc\nĐiều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc\nĐiều 30. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng làm việc\nMục 3. BỔ NHIỆM, THAY ĐỔI CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, THAY ĐỔI VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA VIÊN CHỨC\nĐiều 31. Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp\nĐiều 32. Thay đổi vị trí việc làm\nMục 4. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG\nĐiều 33. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức\nĐiều 34. Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức\nĐiều 35. Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng\nMục 5. BIỆT PHÁI, BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM\nĐiều 36. Biệt phái viên chức\nĐiều 37. Bổ nhiệm viên chức quản lý\nĐiều 38. Xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản lý\nMục 6. ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC\nĐiều 39. Mục đích của đánh giá viên chức\nĐiều 40. Căn cứ đánh giá viên chức\nĐiều 41. Nội dung đánh giá viên chức\nĐiều 42. Phân loại đánh giá viên chức\nĐiều 43. Trách nhiệm đánh giá viên chức\nĐiều 44. Thông báo kết quả đánh giá, viên chức\nMục 7. CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC, HƯU TRÍ\nĐiều 45. Chế độ thôi việc\nĐiều 46. Chế độ hưu trí\nChương IV. QUẢN LÝ VIÊN CHỨC\nĐiều 47. Quản lý nhà nước về viên chức\nĐiều 48. Quản lý viên chức\nĐiều 49. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định liên quan đến quản lý viên chức\nĐiều 50. Kiểm tra, thanh tra\nChương V KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM\nĐiều 51. Khen thưởng\nĐiều 52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức\nĐiều 53. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật\nĐiều 54. Tạm đình chỉ công tác\nĐiều 55. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả\nĐiều 56. Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức\nĐiều 57. Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự\nChương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH\nĐiều 58. Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức\nĐiều 59. Quy định chuyển tiếp\nĐiều 60. Áp dụng quy định của Luật viên chức đối với các đối tượng khác\nĐiều 61. Hiệu lực thi hành\nĐiều 62. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành"
},
{
"id": 1040,
"text": "Các cơ quan, đơn vị được giao theo thẩm quyền tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài có nhiệm vụ:\n1. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài.\n2. Xây dựng nội dung, chương trình chi tiết của khóa bồi dưỡng khi kế hoạch được phê duyệt.\n3. Ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài. Hợp đồng bồi dưỡng phải nêu rõ những cam kết của hai bên về hình thức, thời gian, nội dung, chương trình, kinh phí, điều kiện sinh hoạt, học tập và những nội dung khác liên quan.\n4. Quyết định thành lập đoàn và cử trưởng đoàn đi bồi dưỡng ở nước ngoài. Thẩm quyền quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.\n5. Phổ biến tới từng thành viên của đoàn trước khi đi bồi dưỡng:\na) Các quy định về việc quản lý đoàn và cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; khái quát về pháp luật, văn hóa, tôn giáo của nước sở tại;\nb) Nội dung, chương trình khóa bồi dưỡng và các chế độ liên quan."
},
{
"id": 201185,
"text": "Cơ cấu tổ chức của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày, gồm:\n1. Trưởng ban và không quá 02 Phó Trưởng ban.\n2. Các công chức, viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ về xây dựng nội dung và hình thức trưng bày bảo tàng, quản lý dự án, kế toán tài chính được phân thành các nhóm gồm:\na) Các nhóm thực hiện công tác quản lý đầu tư, tham mưu, kế hoạch, tài chính, hành chính.\nb) Các nhóm thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ và các hạng mục công việc của Dự án.\n3. Các thành viên của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trích từ kinh phí dự án theo chế độ hiện hành.\n4. Nhân sự cụ thể của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày do Trưởng ban báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.\n5. Chế độ tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch."
},
{
"id": 14227,
"text": "“Điều 20. Các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc\n1. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp viên chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thì do cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc.\n2. Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 nhưng đang thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết, kể cả trường hợp viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác theo quy định tại khoản 4 Điều này, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.\n3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu có thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức thỏa thuận với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về các nội dung thay đổi đó và được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng làm việc hoặc ký kết hợp đồng làm việc mới có những nội dung thay đổi đó.\n4. Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không thực hiện việc tuyển dụng mới và không giải quyết chế độ thôi việc, nhưng phải ký kết hợp đồng làm việc mới với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời thực hiện chế độ tiền lương đối với viên chức phù hợp trên cơ sở căn cứ vào loại hình hợp đồng làm việc của viên chức đang được ký kết tại đơn vị sự nghiệp công lập trước khi chuyển công tác, năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của viên chức.”"
}
] |
8,954 | Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô gồm các bước nào? | [
{
"id": 5635,
"text": "Thay đổi thời hạn hoạt động\n1. Hồ sơ đề nghị gồm:\na) Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:\n(i) Thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép;\n(ii) Thời hạn hoạt động dự kiến thay đổi;\n(iii) Lý do thay đổi thời hạn hoạt động;\nb) Báo cáo tổng quan tình hình tổ chức và hoạt động, trong đó nêu rõ:\n(i) Đánh giá kết quả hoạt động trong 05 năm gần nhất, bao gồm các chỉ tiêu hoạt động chính liên quan đến cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn và kết quả kinh doanh; tổ chức và hoạt động của bộ máy quản trị, Điều hành, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ;\n(ii) Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh cho 03 năm tiếp theo;\nc) Quyết định của Đại hội thành viên về việc thay đổi thời hạn hoạt động;\nd) Trường hợp thay đổi rút ngắn thời hạn hoạt động, tổ chức tín dụng là hợp tác xã nộp hồ sơ quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều này và tài liệu chứng minh sự cần thiết của việc thay đổi rút ngắn thời hạn hoạt động.\n2. Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận:\na) Tổ chức tín dụng tín dụng là hợp tác xã lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp có nhu cầu gia hạn thời hạn hoạt động, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải gửi hồ sơ tối thiểu 180 ngày trước ngày hết thời hạn hoạt động. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ;\nb) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."
}
] | [
{
"id": 13005,
"text": "1. Hồ sơ đề nghị gồm:\na) Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:\n(i) Địa điểm được quy định trong Giấy phép;\n(ii) Địa điểm dự kiến thay đổi, trong đó xác định rõ: tên tòa nhà (đối với các tòa nhà văn phòng cho thuê), số nhà, tên phố (ngõ) và tên xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Trung ương. Địa điểm dự kiến thay đổi phải đảm bảo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về trụ sở chính;\n(iii) Lý do thay đổi;\n(iv) Kế hoạch chuyển trụ sở chính đảm bảo tính liên tục trong hoạt động;\nb) Quyết định của Hội đồng thành viên thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính;\nc) Văn bản, tài liệu chứng minh tổ chức tài chính vi mô có quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp trụ sở tại địa điểm mới.\n2. Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận:\na) Tổ chức tài chính vi mô lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tài chính vi mô bổ sung hồ sơ;\nb) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép của tổ chức tài chính vi mô; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.\n3. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, tổ chức tài chính vi mô phải hoạt động tại địa điểm mới. Quá thời hạn này, tổ chức tài chính vi mô không hoạt động tại địa điểm mới, quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép hết hiệu lực.\n4. Chậm nhất 15 ngày trước ngày hoạt động tại địa điểm mới, tổ chức tài chính vi mô có văn bản thông báo ngày dự kiến bắt đầu hoạt động tại địa điểm mới gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi đặt trụ sở chính. Tổ chức tài chính vi mô không được hoạt động tại địa điểm mới nếu trụ sở không đảm bảo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về trụ sở chính.\n5. Trường hợp thay đổi địa chỉ nhưng không phát sinh thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, tổ chức tài chính vi mô gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản thông báo về việc thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chính và đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép về việc thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chính.\nTrong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức tài chính vi mô, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô."
},
{
"id": 28750,
"text": "Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch \n1. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch trong phạm vi địa bàn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư này và địa điểm dự kiến thay đổi phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều 17 Thông tư này.\n2. Hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch:\na) Văn bản của tổ chức tài chính vi mô đề nghị chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung: địa điểm hiện tại, địa điểm dự kiến chuyển đến, lý do chuyển địa điểm, kế hoạch chuyển trụ sở để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động;\nb) Nghị quyết hoặc Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, thay đổi địa điểm đặt trụ sở phòng giao dịch.\n3. Trình tự chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch:\na) Tổ chức tài chính vi mô lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu tổ chức tài chính vi mô bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;\nb) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.\n4. Tổ chức tài chính vi mô có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về ngày dự kiến hoạt động tại địa điểm được chấp thuận và việc đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày dự kiến hoạt động tại địa điểm được chấp thuận.\n5. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô phải hoạt động tại địa điểm đã được chấp thuận; quá thời hạn này mà không hoạt động tại địa điểm mới thì văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đương nhiên hết hiệu lực."
},
{
"id": 71456,
"text": "Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam\n...\n5. Thủ tục đề nghị chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô\n...\n- Thành phần hồ sơ:\n+ Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:\n√ Địa điểm được quy định trong Giấy phép;\n√ Địa điểm dự kiến thay đổi, trong đó xác định rõ: tên tòa nhà (đối với các tòa nhà văn phòng cho thuê), số nhà, tên phố (ngõ) và tên xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Trung ương. Địa điểm dự kiến thay đổi phải đảm bảo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về trụ sở chính;\n√ Lý do thay đổi;\n√ Kế hoạch chuyển trụ sở chính đảm bảo tính liên tục trong hoạt động;\n+ Quyết định của Hội đồng thành viên thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính;\n+ Văn bản, tài liệu chứng minh tổ chức tài chính vi mô có quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp trụ sở tại địa điểm mới.\n- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.\n..."
},
{
"id": 13013,
"text": "1. Đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thẩm định trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định các nội dung thay đổi của tổ chức tài chính vi mô quy định tại Thông tư này.\n2. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản lấy ý kiến:\na) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đề nghị được chuyển đến về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô trong trường hợp địa điểm mới nằm ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đang đặt trụ sở chính.\nb) Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính về việc mua bán, chuyển nhượng Phần vốn góp của chủ sở hữu.\n3. Lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính trong các trường hợp sau:\na) Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô;\nb) Thay đổi thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô;\nc) Mua bán, chuyển nhượng Phần vốn góp của chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô.\n4. Thông báo về các văn bản chấp thuận, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép về những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính."
},
{
"id": 497445,
"text": "Khoản 2. Hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch:\na) Văn bản của tổ chức tài chính vi mô đề nghị chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung: địa điểm hiện tại, địa điểm dự kiến chuyển đến, lý do chuyển địa điểm, kế hoạch chuyển trụ sở để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động;\nb) Nghị quyết hoặc Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, thay đổi địa điểm đặt trụ sở phòng giao dịch."
}
] |
74,412 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép nhập khẩu phân phối phần mềm không? | [
{
"id": 144857,
"text": "\"Điều 2. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam\n1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền xuất khẩu đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư này.\n2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền nhập khẩu đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 02 của Thông tư này.\n3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền phân phối đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 03 của Thông tư này.\n4. Việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định tại Thông tư này và các quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan.\""
},
{
"id": 144858,
"text": "\"Điều 3. Nguyên tắc sử dụng danh mục hàng hóa\n1. Việc phân loại hàng hóa nêu tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 của Thông tư này thực hiện theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính.\n2. Trường hợp Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế tương ứng."
}
] | [
{
"id": 153338,
"text": "Lĩnh vực thương mại quốc tế\n...\n2. Cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn các hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn\n...\n2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:\n- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;\n- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.\n- Đáp ứng các tiêu chí:\n+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;\n+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;\n+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;\n+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.\n- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện một trong các hoạt động:\n+ Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;\n+ Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.\n..."
},
{
"id": 81854,
"text": "\"1. Đề nghị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam \n1.Về hoạt động nhập khẩu tàu bay\nTheo Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27 tháng 01 năm 2022, Tổng công ty có mã ngành 3030 với chi tiết là nhập khẩu tàu bay.\nTheo ý kiến của Ủy ban chứng khoán nhà nước, phương tiện bay khác (ví dụ trực thăng, máy bay) thuộc danh mục hàng hóa không được thực hiện quyền nhập khẩu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.\nTại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: “Quyển nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam\".\nTheo Điều 23 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, một trong những điều kiện để tổ chức được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay là có tàu bay bảo đảm khai thác an toàn.\nTheo Điều 110 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không là có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác.\nCăn cứ các quy định trên, Tổng công ty hiểu rằng Tổng công ty được phép nhập khẩu tàu bay để phục vụ ngành nghề kinh doanh chính - vận chuyển hàng không và hoạt động này không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định hạn thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền nhập khẩu tại Thông tư 34/2013/TT-BCT.\""
},
{
"id": 139478,
"text": "Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu; Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng\n...\n5. Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo cơ chế một cửa quốc gia được thực hiện như sau:\n...\nb) Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:\n- Khi có nhu cầu thực hiện nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, doanh nghiệp lập và gửi 01 (một) bộ hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Khoản 1b và điểm a Khoản này;\n- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp hoặc từ chối cấp phép (ghi rõ lý do) Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho doanh nghiệp theo quy định tại điểm a Khoản này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thông báo cho doanh nghiệp."
},
{
"id": 9938,
"text": "1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:\na) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;\nb) Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.\n2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, theo các điều kiện sau:\na) Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;\nb) Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.\n3. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu.\n4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.\n5. Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật."
}
] |
16,798 | Thời hạn xử lý kỷ luật viên chức khi có quyết định khởi tố của cơ quan điều tra nhưng đình chỉ điều tra là bao lâu? | [
{
"id": 22780,
"text": "Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật\n1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.\n2. Xác định thời điểm có hành vi vi phạm:\na) Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt.\nb) Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện.\nc) Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.\n3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:\na) 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;\nb) 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.\n4. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:\na) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;\nb) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;\nc) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;\nd) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.\n5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.\nThời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.\nCấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Trường hợp hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.\n6. Không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với:\na) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 59 Nghị định này;\nb) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);\nc) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.\n7. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật.\nTrong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật."
}
] | [
{
"id": 580303,
"text": "Khoản 4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật."
},
{
"id": 31129,
"text": "1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.\nThời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.\n2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.\nThời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.\n3. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật."
},
{
"id": 477995,
"text": "Khoản 2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạm đình chỉ đó cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ."
},
{
"id": 10625,
"text": "Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố\n1. Hết thời hạn quy định tại Điều 147 của Bộ luật này, cơ quan có thẩm quyền giải quyết quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi thuộc một trong các trường hợp:\na) Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;\nb) Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.\nc) Không thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh.\nViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan quy định chi tiết điểm này.\n2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạm đình chỉ đó cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.\nTrường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.\n3. Trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả."
},
{
"id": 482137,
"text": "b) Căn cứ vào đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng viên chức ban hành quy định đánh giá viên chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể; kết quả đánh giá là căn cứ để thực hiện đánh giá viên chức quy định tại điểm a khoản này.\n4. Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 1 Điều 29 như sau: “e) Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.”. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”. 4. Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức để xem xét xử lý kỷ luật.”.\n5. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau: “Điều 41. Nội dung đánh giá viên chức\n6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 45 như sau: “1. Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”.\n7. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 như sau: “Điều 53. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật\n8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 56 như sau: “2. Viên chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:\na) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;\nb) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.\n9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 58 như sau: “1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:\na) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;"
}
] |
132,583 | Việc kiểm tra sử dụng điện được thực hiện bằng những hình thức nào? | [
{
"id": 88998,
"text": "Hình thức kiểm tra\nViệc kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực và việc kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực được tiến hành theo hình thức sau:\n1. Kiểm tra theo kế hoạch là hoạt động kiểm tra thực hiện theo kế hoạch đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì kiểm tra hoặc cơ quan cấp trên phê duyệt hàng năm bao gồm:\na) Hình thức kiểm tra có thông báo trước cho bên được kiểm tra;\nb) Hình thức kiểm tra thường xuyên của Đơn vị điện lực đối với tài sản (công trình điện lực, lưới điện và các thiết bị khác) thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý sử dụng của đơn vị mình.\n2. Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra không thông báo trước cho bên được kiểm tra, được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:\na) Có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;\nb) Khi có phản ánh của tổ chức, cá nhân về các dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện;\nc) Phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện."
}
] | [
{
"id": 116363,
"text": "Hình thức kiểm tra\nKiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện được tiến hành theo hình thức sau:\n1. Kiểm tra theo kế hoạch là hình thức kiểm tra được thông báo trước cho đơn vị điện lực; tổ chức, cá nhân sử dụng điện.\n2. Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra không thông báo trước, được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu của đơn vị điện lực hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện."
},
{
"id": 459671,
"text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định về:\n1. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực.\n2. Kiểm tra hoạt động điện lực trong các lĩnh vực: Tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.\n3. Phương pháp xác định sản lượng điện trộm cắp, số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi trộm cắp điện để trả lại cho tổ chức, cá nhân bị chiếm đoạt, bồi thường thiệt hại và cách thức tổ chức thực hiện, thi hành hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện.\n4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện."
},
{
"id": 191964,
"text": "Hình thức trao đổi thông tin\n1. Đơn vị phân phối điện, Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải thoả thuận thống nhất hình thức trao đổi thông tin để đảm bảo việc liên lạc phục vụ vận hành được liên tục và thông suốt 24/24 giờ.\n2. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải chỉ định cán bộ phụ trách liên lạc vận hành, trao đổi danh sách cán bộ phụ trách liên lạc và nhân viên vận hành.\n3. Hình thức trao đổi thông tin giữa Đơn vị phân phối điện, Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện với Cấp điều độ có quyền điều khiển phải tuân theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành."
},
{
"id": 17805,
"text": "1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kiểm tra tổ chức, cá nhân sử dụng điện nhưng không xuất trình thẻ Kiểm tra viên điện lực hoặc không có Quyết định kiểm tra của Đơn vị điện lực.\n2. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không niêm yết công khai tại các địa điểm giao dịch mua bán điện các quy định của pháp luật về biểu giá điện; thủ tục thực hiện cấp điện, đo đếm điện, ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện và kết thúc dịch vụ điện; quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện; hướng dẫn về an toàn điện;\nb) Không ký hợp đồng mua bán điện sau 07 ngày làm việc mà không có lý do chính đáng kể từ khi bên mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt đã bảo đảm các điều kiện theo quy định và thỏa thuận về các nội dung trong dự thảo hợp đồng.\n3. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ đến kiểm tra, thanh tra việc mua bán điện.\n4. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không ký hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt sau 07 ngày làm việc mà không có lý do chính đáng kể từ khi bên mua điện đã bảo đảm các điều kiện theo quy định và thỏa thuận về các nội dung trong dự thảo hợp đồng;\nb) Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo theo quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện;\nc) Bán điện mà không có hợp đồng mua bán điện với khách hàng sử dụng điện.\n5. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán sai giá điện do cơ quan có thẩm quyền quy định.\n6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng nghề nghiệp để sách nhiễu các tổ chức, cá nhân sử dụng điện nhằm mục đích vụ lợi.\n7. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi mua điện của Đơn vị điện lực không có Giấy phép hoạt động điện lực.\n8. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xuất, nhập khẩu điện mà không có Giấy phép xuất, nhập khẩu điện.\n9. Ngoài hình thức xử phạt chính, Đơn vị bán lẻ điện còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được đối với hành vi xuất khẩu điện mà không có Giấy phép xuất khẩu điện quy định tại Khoản 8 Điều này."
}
] |
147,983 | Kết luận thanh tra phải được triển khai thực hiện trong vòng bao lâu kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra? | [
{
"id": 49249,
"text": "Xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra\n1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra:\na) Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế;\nb) Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật;\nc) Áp dụng, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật;\nd) Xử lý vấn đề khác thuộc thẩm quyền trong kết luận thanh tra.\n2. Người có trách nhiệm xử lý kết luận thanh tra mà không xử lý hoặc xử lý không đầy đủ thì bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật."
}
] | [
{
"id": 174836,
"text": "Chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra\n...\n2. Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra phải thể hiện rõ ý kiến về kiến nghị trong kết luận thanh tra; về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra; xác định rõ trách nhiệm, thời gian triển khai và thời hạn báo cáo kết quả thực hiện của đối tượng thanh tra, cơ quan ban hành kết luận thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.\n3. Nội dung chỉ đạo hoặc yêu cầu, kiến nghị việc thực hiện kết luận thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra được ban hành trong một văn bản hoặc từng văn bản riêng biệt.\n4. Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý, văn bản yêu cầu, kiến nghị về thanh tra được quy định tại Điều này và Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này phải được gửi cho cơ quan ban hành kết luận thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện."
},
{
"id": 593767,
"text": "Khoản 2. Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra phải thể hiện rõ ý kiến về kiến nghị trong kết luận thanh tra; về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra; xác định rõ trách nhiệm, thời gian triển khai và thời hạn báo cáo kết quả thực hiện của đối tượng thanh tra, cơ quan ban hành kết luận thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra."
},
{
"id": 228109,
"text": "Công khai Kết luận thanh tra\n1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có văn bản thông báo cho đối tượng thanh tra về việc tổ chức công khai Kết luận thanh tra theo sự chỉ đạo của người ban hành Kết luận thanh tra.\n2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ Kết luận thanh tra có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước.\n3. Việc công khai Kết luận thanh tra thực hiện như sau:\na) Công bố Kết luận thanh tra tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra Kết luận thanh tra hoặc người được ủy quyền, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;\nb) Ngoài việc công khai Kết luận thanh tra theo quy định tại điểm a khoản này, người ra Kết luận thanh tra quyết định thực hiện ít nhất một trong các hình thức sau đây: Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiến hành thanh tra hoặc cơ quan Công an cùng cấp ít nhất 05 ngày liên tục; giao cho đối tượng thanh tra tự niêm yết Kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc; thời gian niêm yết ít nhất 15 ngày liên tục.\n4. Việc công bố Kết luận thanh tra tại cuộc họp phải được lập thành biên bản để lưu Hồ sơ thanh tra và giao cho đối tượng thanh tra. Trường hợp đã lấy ý kiến vào dự thảo Kết luận thanh tra thì gửi Kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra để tổ chức thực hiện các kiến nghị nêu trong Kết luận."
},
{
"id": 174835,
"text": "Chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra\n1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra khi có một trong các trường hợp sau:\na) Kết luận thanh tra có nội dung xin ý kiến chỉ đạo thực hiện;\nb) Nội dung kết luận thanh tra có yếu tố nước ngoài;\nc) Nội dung kiến nghị xử lý trong kết luận thanh tra phù hợp với quy định của pháp luật nhưng thiếu tính khả thi;\nd) Kết luận thanh tra mà thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra cần có văn bản chỉ đạo thực hiện."
},
{
"id": 191692,
"text": "Theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra\n1. Ngay sau khi công bố kết luận thanh tra, kiểm tra, người được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm mở sổ theo dõi tập hợp thông tin có liên quan đến việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra.\n2. Tại trung ương là Vụ Thanh tra - Kiểm tra; tại BHXH tỉnh là Phòng Thanh tra - Kiểm tra theo dõi thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra và được tiến hành thông qua việc tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra và cung cấp, thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu chứng minh kèm theo của đối tượng thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra. Trường hợp cần thiết có thể trực tiếp làm việc với đối tượng thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra để xác định thông tin về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra.\n3. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày công bố kết luận thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đồng thời tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra với người ra quyết định thanh tra, kiểm tra về kết quả theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra. Trường hợp kết luận thanh tra, kiểm tra có ghi thời hạn thực hiện thì thực hiện theo thời hạn đó. Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra căn cứ vào kết quả thực hiện của đối tượng thanh tra, kiểm tra để xem xét và quyết định kết thúc hoặc tiếp tục theo dõi."
}
] |
108,240 | Cá nhân tư vấn trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin xúc tiến thương mại được công nhận thuộc mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đáp ứng những tiêu chí gì? | [
{
"id": 140762,
"text": "TIÊU CHÍ XÉT CÔNG NHẬN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC TƯ VẤN\n1. Tiêu chí chung\n1.1. Đối với cá nhân tư vấn\nĐáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:\n- Là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực hành nghề tư vấn.\n- Có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo; hoặc tốt nghiệp đại học trở lên và có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm đối với các lĩnh vực khác đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.\n- Có ít nhất 01 năm làm công tác quản lý tại doanh nghiệp hoặc tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc dự án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.\n- Trường hợp, cá nhân tư vấn là lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Đáp ứng các quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, Điều 3, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.\n...\n2. Tiêu chí chuyên biệt đối với lĩnh vực tư vấn ngành Công Thương\nNgoài các tiêu chí chung tại Mục 1 nêu trên, đối với một số lĩnh vực, cá nhân, tổ chức tư vấn phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí chuyên biệt như sau:\n...\n2.3. Hoạt động tham gia chuỗi phân phối sản phẩm ngoài nước\nĐối với cá nhân tư vấn:\n- Am hiểu luật thương mại, kinh doanh quốc tế; phong tục tập quán, quy định của nước sở tại đối với sản phẩm tư vấn; đặc biệt là tại các thị trường có những yêu cầu, quy định riêng về bao bì, dán nhãn, hoặc thị trường các quốc gia Hồi giáo quy định về chứng nhận Halal.\n- Am hiểu về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với đối tác tư vấn, các thỏa thuận, điều ước quốc tế, các cơ chế về hợp tác thương mại và công nghiệp giữa Việt Nam với đối tác tư vấn để giúp doanh nghiệp tận dụng được các ưu đãi, mở rộng thị trường phân phối sản phẩm.\n- Có kinh nghiệm nghiên cứu thị trường, hiểu biết về: Hệ thống phân phối sản phẩm tại một hoặc nhiều thị trường ngoài nước cụ thể; thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng của một hoặc nhiều thị trường nước ngoài; chính sách, pháp luật về công nghiệp, thương mại, rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân trong và ngoài nước (một hoặc nhiều thị trường ngoài nước cụ thể).\n- Có kinh nghiệm tổ chức, tham gia các hoạt động kết nối doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường ngoài nước. Có kinh nghiệm hướng dẫn hoạt động thương mại của các thương nhân Việt Nam ở nước ngoài. Có trình độ ngoại ngữ theo tiêu chuẩn chung.\n..."
}
] | [
{
"id": 63893,
"text": "TIÊU CHÍ XÉT CÔNG NHẬN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC TƯ VẤN\n1. Tiêu chí chung\n...\n1.2. Đối với tổ chức tư vấn\nĐáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:\n- Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.\n- Có chức năng tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định; có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật chuyên ngành và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.\n- Có trụ sở và phương tiện làm việc.\n- Có ít nhất 02 cá nhân tư vấn đáp ứng tiêu chí quy định tại Điểm 1.1, Mục 1, Phần II, ký hợp đồng dài hạn hoặc không xác định kỳ hạn.\n- Đã hoặc đang thực hiện tối thiểu 10 hợp đồng tư vấn cho doanh nghiệp.\n2. Tiêu chí chuyên biệt đối với lĩnh vực tư vấn ngành Công Thương\nNgoài các tiêu chí chung tại Mục 1 nêu trên, đối với một số lĩnh vực, cá nhân, tổ chức tư vấn phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí chuyên biệt như sau:\n...\n2.11. Ứng dụng công nghệ thông tin xúc tiến thương mại\nTư vấn ứng dụng công nghệ thông tin để xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; tư vấn tham gia các trang thương mại điện tử, hội chợ triển lãm ảo.\n...\n- Đối với tổ chức tư vấn:\n+ Đã áp dụng thành công ít nhất 01 nội dung ứng dụng công nghệ thông tin để xúc tiến thương mại tại đơn vị hoặc cung cấp dịch vụ cho các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.\n+ Có ít nhất 02 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin để xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp.\n..."
},
{
"id": 241184,
"text": "TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC TƯ VẤN THUỘC MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ\n1. Đối với cá nhân tư vấn\n1.1. Cá nhân tư vấn là công dân Việt Nam có sức khỏe tốt, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; không đang trong tình hạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực hành nghề tư vấn và phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:\na) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên hoặc có chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số.\nb) Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm thực hiện một trong các vị trí sau: giám đốc 01 doanh nghiệp từ 10 nhân viên trở lên; cán bộ quản lý tại doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp; cán bộ làm việc tại tổ chức có chức năng hỗ trợ chuyển đổi số, dự án hỗ trợ chuyển đổi số; cán bộ tư vấn CNTT, chuyển đổi số độc lập cho doanh nghiệp.\nc) Đã hoặc đang thực hiện tối thiểu 01 hợp đồng tư vấn thuộc lĩnh vực CNTT hoặc chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp trong thời gian 36 tháng tính đến thời điểm đăng ký tham gia Mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số (sau đây gọi tắt là Mạng lưới tư vấn viên).\nd) Không thuộc danh sách cá nhân, tổ chức tư vấn đưa ra khỏi Mạng lưới tư vấn viên công bố tại Cổng thông tin điện tử mạng lưới tư vấn viên, hỗ trợ và đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp (https://dbi.gov.vn), Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) (https://digital.business.gov.vn).\n..."
},
{
"id": 160575,
"text": "TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC TƯ VẤN THUỘC MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ\n...\n1.2. Cá nhân tư vấn là lao động người nước ngoài ngoài việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tại điểm 1.1 nêu trên còn phải đáp ứng các quy định của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.\n2. Đối với tổ chức tư vấn: là tổ chức thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; không đang trong tình trạng tạm ngừng hoạt động, giải thể; thực hiện hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số và phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:\na) Có tối thiểu 02 cá nhân tư vấn về lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số; đang làm việc liên tục, toàn thời gian từ 12 tháng trở lên cho tổ chức tư vấn tính đến thời điểm tổ chức tư vấn đăng ký tham gia Mạng lưới tư vấn viên.\nb) Đã hoặc đang thực hiện ít nhất 02 hợp đồng tư vấn cho tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số trong thời gian 36 tháng tính đến thời điểm đăng ký tham gia Mạng lưới tư vấn viên."
},
{
"id": 240102,
"text": "“Điều 9. Mạng lưới tư vấn viên\n1. Hình thành mạng lưới tư vấn viên\na) Căn cứ ngành, lĩnh vực phụ trách, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành một hoặc một số quyết định (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này) quy định về lĩnh vực tư vấn, tiêu chí công nhận tư vấn viên, các trường hợp tư vấn viên bị đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên khi vi phạm pháp luật hoặc thuộc các trường hợp bị đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên theo quy định của các bộ, cơ quan ngang bộ.\nTiêu chí công nhận tư vấn viên cần cụ thể trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác và các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định của cơ quan quản lý.\nb) Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện công nhận hoặc ủy quyền cho một hoặc một số đơn vị thuộc, trực thuộc (sau đây gọi là đơn vị công nhận tư vấn viên) công nhận tư vấn viên tham gia mạng lưới và rà soát các trường hợp tư vấn viên bị đưa ra khỏi mạng lưới.\n- Hoạt động công nhận tư vấn viên tham gia mạng lưới gồm: rà soát hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới; liên hệ và hướng dẫn tư vấn viên hoàn thiện hồ sơ; công nhận tư vấn viên thuộc mạng lưới; hướng dẫn tư vấn viên đăng ký tài khoản và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu tư vấn viên trên Cổng thông tin; xác nhận để tư vấn viên được công khai trên Cổng thông tin.\n- Hoạt động đưa tư vấn viên ra khỏi mạng lưới gồm: rà soát hồ sơ tư vấn viên thuộc mạng lưới; liên hệ và thông báo cho tư vấn viên về việc sẽ bị đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên; lập danh sách tư vấn viên bị đưa ra khỏi mạng lưới; rút hồ sơ tư vấn viên trên Cổng thông tin.\n…”"
},
{
"id": 633056,
"text": "Khoản 5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình, có trách nhiệm:\na) Căn cứ tính chất, mục tiêu hỗ trợ, có thể quy định và hướng dẫn chi tiết các tiêu chí quy định tại Điều 20, Điều 23, Điều 24 Nghị định này đảm bảo phù hợp với lĩnh vực quản lý nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;\nb) Căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hằng năm và trung hạn thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định này, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hằng năm và trung hạn;\nc) Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình triển khai nội dung, đề án, chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định tại Nghị định này;\nd) Cung cấp, cập nhật thông tin về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và thực hiện công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Cổng thông tin theo quy định tại Điều 29 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;\nđ) Quy định lĩnh vực tư vấn và bộ tiêu chí công nhận cá nhân, tổ chức tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên trong ngành, lĩnh vực phụ trách; công bố lĩnh vực tư vấn, bộ tiêu chí công nhận tư vấn viên vào mạng lưới và danh sách tư vấn viên thuộc mạng lưới trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật vào cơ sở dữ liệu mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin; giao cho đơn vị trực thuộc làm đầu mối công nhận tư vấn viên vào mạng lưới và quản lý, vận hành, duy trì mạng lưới tư vấn viên trong ngành, lĩnh vực phụ trách;\ne) Chủ động bố trí dự toán ngân sách nhà nước được giao hằng năm và trung hạn để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa."
}
] |
148,524 | Hội viên liên kết của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam có những quyền hạn nào? | [
{
"id": 227742,
"text": "Quyền của Hội viên\n1. Được tham gia các hội nghị, diễn đàn, thảo luận, biểu quyết các vấn đề chung, ứng cử và bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội.\n2. Được nhận các thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường từ Hiệp hội, được tham gia hội thảo, tham quan, hội chợ triển lãm, tập huấn về kỹ thuật nghiệp vụ quản lý, nâng cao tay nghề do Hiệp hội tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.\n3. Được Hiệp hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật, được Hiệp hội giới thiệu với các đối tác để thảo luận và ký hợp đồng xuất nhập khẩu sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để tăng khả năng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.\n4. Được đề xuất ý kiến và yêu cầu Hiệp hội thay mặt doanh nghiệp, thay mặt hội viên kiến nghị với các cơ quan Đảng và Nhà nước về các cơ chế, chính sách liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích chính đáng của hội viên.\n5. Được khen thưởng về thành tích sản xuất kinh doanh và những đóng góp xây dựng Hiệp hội và những đóng góp cho xã hội.\n6. Được cấp thẻ hội viên.\n7. Được xin ra khỏi Hiệp hội."
}
] | [
{
"id": 70203,
"text": "Điều kiện và cơ cấu hội viên\n1. Hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bao gồm các tổ chức và cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều này, tán thành Điều lệ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tự nguyện tham gia và được kết nạp hoặc mời theo Điều lệ này và quy định của Liên đoàn.\n2. Hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bao gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:\na) Hội viên chính thức là các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp (hiệp hội ngành nghề có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hiệp hội, hội doanh nghiệp khác), tổ chức kinh tế, tổ chức nghề nghiệp phục vụ hoạt động kinh doanh có đăng ký và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam, đáp ứng đủ các điều kiện làm hội viên chính thức theo quy định của pháp luật về hội;\nb) Hội viên liên kết là các doanh nghiệp, tổ chức khác có đăng ký và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam không đủ điều kiện làm hội viên chính thức theo quy định tại điểm a Khoản này;\nc) Hội viên danh dự là các công dân, tổ chức Việt Nam có đóng góp đặc biệt vào việc thực hiện nhiệm vụ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam."
},
{
"id": 144626,
"text": "Nhiệm vụ của Hiệp hội\n1. Tổ chức liên kết, tập hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thống nhất ý chí, hành động trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.\n2. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn, là cầu nối giữa hội viên với cơ quan Đảng và Nhà nước;\n3. Nghiên cứu tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp hội viên, thành viên để phản ánh, đề đạt với các cơ quan Đảng và Nhà nước về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, về việc bổ sung, sửa đổi và ban hành các chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn.\n4. Tổ chức giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn cho hội viên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Phát triển quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết, đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, vốn ODA theo quy định của pháp luật để thông tin cho hội viên nhằm hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, các phương án sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp hội viên.\n5. Tư vấn cho hội viên về các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá theo quy trình, tiêu chuẩn của cơ sở, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường theo quy định của pháp luật. Giúp hội viên trong việc đăng ký quyền sở hữu về trí tuệ, hoàn thiện công nghệ sản xuất, phương pháp quản lý theo quy định của pháp luật.\n6. Tham gia để giải quyết các tranh chấp giữa các hội viên nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do tranh mua, tranh bán gây ra, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật.\n7. Tổ chức cung cấp thông tin, phổ biến chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Tổ chức và tạo điều kiện cho hội viên tham gia hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, tham quan, khảo sát thị trường trong nước và Quốc tế theo quy định của pháp luật. Giới thiệu đối tác và các dịch vụ kỹ thuật, tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật.\n8. Tham gia với các cơ quan Nhà nước về tổ chức, đào tạo trong và ngoài nước về kỹ thuật, công nghệ, cách quản lý mới cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và đội ngũ thợ lành nghề của hội viên theo quy định của pháp luật. Giúp đỡ các tài năng trẻ trong sản xuất kinh doanh.\n9. Tham gia vào việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống theo quy định của pháp luật.\n10. Mở rộng quan hệ với các tổ chức Quốc tế để tham gia một số Hiệp hội Quốc tế có liên quan về sản xuất kinh doanh của Hiệp hội theo quy định của pháp luật, để tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác về vốn tín dụng, khoa học công nghệ, mở rộng thị trường và hợp tác về xuất khẩu lao động.\n11. Tham gia công tác khuyến công, khuyến nông và khuyến ngư.\n12. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.\n13. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.\n14. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội."
},
{
"id": 64902,
"text": "Hội viên, tiêu chuẩn hội viên\n1. Hội viên của Hiệp hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:\na) Hội viên chính thức: Doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam hoạt động trong ngành, lĩnh vực liên quan đến trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam, cam kết thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện nộp đơn gia nhập Hiệp hội thì được Hiệp hội xem xét, công nhận trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.\nb) Hội viên liên kết:\n- Doanh nghiệp, tổ chức Việt nam không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội thì được Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên liên kết;\n- Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có tham gia trong lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội hoặc đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội thì được Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên liên kết.\nc) Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam và tổ chức có uy tín cao, có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của Hiệp hội và đóng góp nhiều cho công tác phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội thì được Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên danh dự.\n..."
},
{
"id": 252938,
"text": "Hội viên, tiêu chuẩn hội viên\n1. Hội viên của Hiệp hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:\n...\nb) Hội viên liên kết:\n- Công dân, tổ chức Việt Nam chưa đủ điều kiện theo tiêu chuẩn hội viên chính thức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, quan tâm và có nguyện vọng gia nhập Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, có thể được xem xét công nhận hội viên liên của Hiệp hội.\n- Các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các lĩnh vực khác liên quan đến việc sử dụng nguồn nhân lực là thương binh và người khuyết tật trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, có nguyện vọng, tự nguyện và tán thành Điều lệ, được Hiệp hội xem xét công nhận là thành viên liên kết của Hiệp hội.\n..."
},
{
"id": 192444,
"text": "Hội viên, tiêu chuẩn hội viên\n1. Hội viên của Hiệp hội gồm: Hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự.\n2. Tiêu chuẩn hội viên\na) Hội viên chính thức:\n- Hội viên tổ chức: Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội. Mỗi đơn vị hội viên tổ chức có một người đại diện tham gia Hiệp hội. Người đại diện hội viên tổ chức phải là công dân Việt Nam, phải đủ thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của hội viên trong hoạt động của Hiệp hội.\n- Hội viên cá nhân: Nhà thiết kế mẫu, cán bộ giảng dạy đào tạo, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, doanh nhân là công dân Việt Nam đã, đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật tình nguyện gia nhập Hiệp hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.\n- Hội viên liên kết: Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong phạm vi, lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội và tự nguyện gia nhập Hiệp hội đều có thể trở thành hội viên liên kết của Hiệp hội.\n- Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam có uy tín cao trong xã hội, có nhiều công lao đóng góp cho hoạt động của Hiệp hội, có thể được Hiệp hội mời làm hội viên danh dự của Hiệp hội."
}
] |
27,641 | Khi nhà chung hết niên hạn sử dụng thì giải quyết như thế nào? | [
{
"id": 65013,
"text": "\"Điều 99. Thời hạn sử dụng nhà chung cư\n1. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhà ở.\n2. Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây:\na) Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110 của Luật này;\nb) Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.\nChủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại khoản 3 Điều này.\n3. Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đất có nhà chung cư thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được quy định như sau:\na) Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới theo quy định tại Mục 2 Chương này;\nb) Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt;\nc) Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở;\nd) Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 của Luật này.\nTrường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.\""
}
] | [
{
"id": 498437,
"text": "Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH\nĐiều 12. Hiệu lực thi hành. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2015.\nĐiều 13. Điều khoản chuyển tiếp\n1. Đối với tàu cao tốc chở khách, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, niên hạn sử dụng được kéo dài, cụ thể như sau:\na) Phương tiện đã hết niên hạn sử dụng trước ngày 05 tháng 01 năm 2015 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016.\nb) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2016 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017.\nc) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2017 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.\nd) Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2017, sau thời hạn này sẽ không được kéo dài thời gian hoạt động.\n2. Đối với các phương tiện thủy nội địa quy định tại Điều 4 của Nghị định này trừ tàu cao tốc chở khách, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, niên hạn sử dụng được kéo dài, cụ thể như sau:\na) Phương tiện đã hết niên hạn sử dụng trước ngày 05 tháng 01 năm 2015 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.\nb) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2016 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.\nc) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2017 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.\nd) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2017 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2018 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.\nđ) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2018 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2019 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.\ne) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2019 đến trước ngày 05 tháng 01 nấm 2020 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.\ng) Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2020, sau thời hạn này sẽ không được kéo dài thời gian hoạt động."
},
{
"id": 13528,
"text": "1. Đối với tàu cao tốc chở khách, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, niên hạn sử dụng được kéo dài, cụ thể như sau:\na) Phương tiện đã hết niên hạn sử dụng trước ngày 05 tháng 01 năm 2015 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016.\nb) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2016 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017.\nc) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2017 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.\nd) Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2017, sau thời hạn này sẽ không được kéo dài thời gian hoạt động.\n2. Đối với các phương tiện thủy nội địa quy định tại Điều 4 của Nghị định này trừ tàu cao tốc chở khách, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, niên hạn sử dụng được kéo dài, cụ thể như sau:\na) Phương tiện đã hết niên hạn sử dụng trước ngày 05 tháng 01 năm 2015 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.\nb) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2015 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2016 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.\nc) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2017 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.\nd) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2017 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2018 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.\nđ) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2018 đến trước ngày 05 tháng 01 năm 2019 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.\ne) Phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2019 đến trước ngày 05 tháng 01 nấm 2020 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.\ng) Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 05 tháng 01 năm 2020, sau thời hạn này sẽ không được kéo dài thời gian hoạt động.\n3. Đối với các phương tiện thủy nội địa không đủ căn cứ xác định năm đóng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, niên hạn sử dụng được kéo dài, cụ thể như sau:\na) Các tàu cao tốc chở khách được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016.\nb) Các phương tiện thủy nội địa quy định tại Điều 4 của Nghị định này trừ tàu cao tốc chở khách được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.\n4. Đối với các phương tiện thủy đã được ký hợp đồng nhập khẩu về Việt Nam trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu nhưng phải áp dụng niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 4 của Nghị định này khi hoạt động trên đường thủy nội địa tại Việt Nam.\n5. Các phương tiện quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định."
},
{
"id": 512046,
"text": "Chương 2. NIÊN HẠN SỬ DỤNG CỦA XE Ô TÔ\nĐiều 4. Quy định về niên hạn sử dụng\n1. Không quá 25 năm đối với xe ô tô chở hàng.\n2. Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người.\n3. Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người trước ngày 01 tháng 01 năm 2002.\nĐiều 5. Thời điểm tính niên hạn sử dụng\n1. Niên hạn sử dụng của xe ô tô được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe.\n2. Một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ô tô lần đầu."
},
{
"id": 52189,
"text": "Lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt\n1. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng trước ngày 31 tháng 12 năm 2018: Được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.\n2. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019: Được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.\n3. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025: Được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.\n4. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2026: Không được kéo dài thời gian hoạt động."
},
{
"id": 60250,
"text": "Thời điểm tính niên hạn sử dụng\n1. Niên hạn sử dụng của xe ô tô được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe.\n2. Một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ô tô lần đầu."
}
] |
145,137 | Có được cấp tài khoản định danh điện tử của riêng mình đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi không? | [
{
"id": 66217,
"text": "Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử \n1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. \n2. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. \n3. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam. "
}
] | [
{
"id": 137130,
"text": "Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam\n1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử\n...\n2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2\na) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:\nCông dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. ...\nb) Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử."
},
{
"id": 63247,
"text": "Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam\n1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử\na) Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.\nb) Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.\nc) Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.\n2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2\na) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:\nCông dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.\nCán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.\nCơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.\nb) Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử."
},
{
"id": 63246,
"text": "THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ\n1. Thủ tục: Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam\n...\n1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:\n- Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.\n- Trường hợp công dân chưa được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử: công dân chuẩn bị hồ sơ và thực hiện đồng thời thủ tục “Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam” cùng với thủ tục về cấp thẻ Căn cước công dân tại Công an cấp có thẩm quyền theo quy định.\n..."
},
{
"id": 86830,
"text": " Sử dụng tài khoản định danh điện tử\n1. Chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập và sử dụng các tính năng, tiện ích trên ứng dụng VNelD, trang thông tin định danh điện tử.\n2. Tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử.\n3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo lập tài khoản để phục vụ cho hoạt động của mình và chịu trách nhiệm xác thực, bảo đảm tính chính xác của tài khoản do mình tạo lập, quyết định mức độ và giá trị sử dụng của từng mức độ tài khoản. Thông tin để tạo lập tài khoản do chủ thể của tài khoản cung cấp hoặc đồng ý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng để tạo lập tài khoản.\n4. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 1 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị chứng minh các thông tin của người đó quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này, đối với chủ thể là người nước ngoài có giá trị chứng minh các thông tin của người đó quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của chủ thể danh tính điện tử.\n5. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.\n6. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là người nước ngoài có giá trị tương đương như việc sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của người nước ngoài được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.\n7. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là tổ chức do người đại diện theo pháp luật thực hiện hoặc giao cho người được ủy quyền sử dụng. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử của tổ chức có giá trị chứng minh danh tính điện tử của tổ chức khi thực hiện giao dịch có yêu cầu chứng minh thông tin về tổ chức đó; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của tổ chức được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.\n8. Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử."
}
] |
175,761 | Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thôi giữ chức vụ từ ngày 01/8/2023 thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi giữ chức vụ là bao nhiêu? | [
{
"id": 62775,
"text": "Thôi giữ chức vụ đối với cán bộ cấp xã và thôi việc đối với cán bộ, công chức cấp xã\n1. Cán bộ cấp xã thôi giữ chức vụ và công chức cấp xã thôi việc (trừ trường hợp chuyển công tác và trường hợp bị kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức) được hưởng chế độ trợ cấp thôi giữ chức vụ đối với cán bộ cấp xã, trợ cấp thôi việc đối với công chức cấp xã và được tính theo quy định của Chính phủ về trợ cấp thôi việc đối với công chức.\n..."
},
{
"id": 45097,
"text": "\"Điều 59. Thôi việc đối với công chức\n1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Do sắp xếp tổ chức;\nb) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;\nc) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.\n...\nĐiều 5. Trợ cấp thôi việc\nCông chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng."
}
] | [
{
"id": 80163,
"text": "Thôi giữ chức vụ đối với cán bộ cấp xã và thôi việc đối với cán bộ, công chức cấp xã\n1. Cán bộ cấp xã thôi giữ chức vụ và công chức cấp xã thôi việc (trừ trường hợp chuyển công tác và trường hợp bị kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức) được hưởng chế độ trợ cấp thôi giữ chức vụ đối với cán bộ cấp xã, trợ cấp thôi việc đối với công chức cấp xã và được tính theo quy định của Chính phủ về trợ cấp thôi việc đối với công chức.\n2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã nếu bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức mà không sắp xếp, bố trí được chức danh công chức khác ở cấp xã thì được giải quyết chế độ thôi việc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành. Ngoài chế độ thôi việc được hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã còn được hưởng các chế độ thôi việc khác theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.\n3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi giữ chức vụ đối với cán bộ cấp xã và trợ cấp thôi việc đối với công chức cấp xã được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên của Ủy ban nhân dân cấp xã được cấp có thẩm quyền giao hàng năm."
},
{
"id": 102803,
"text": "Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh\n1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.\nTrường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định.\n2. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm."
},
{
"id": 171467,
"text": "Điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng\nTừ ngày 01 tháng 7 năm 2023, thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng như sau:\n1. Tăng thêm 12,5% mức trợ cấp hằng tháng trên mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này.\nMức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 tính theo công thức sau:\nMức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023\n=\nMức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023\nx\n1,125\nTrong đó: Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023 là mức trợ cấp quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 02/2022/TT-BNV ngày 29 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.\n2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, sau khi điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều này mà có mức trợ cấp được hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:\na) Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng trợ cấp hằng tháng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng;\nb) Tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.\n3. Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được hưởng mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 (đã làm tròn số) như sau:\na) Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 3.000.000 đồng/tháng;\nb) Đối với các chức danh còn lại: 2.817.000 đồng/tháng."
},
{
"id": 612085,
"text": "Khoản 6. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Điều này bao gồm cả người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động được bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã và cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân."
},
{
"id": 172921,
"text": "Chính sách, chế độ đối với Cựu chiến binh đang làm công tác Hội Cựu chiến binh\n1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh chuyên trách ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hàng tháng ngoài tiền lương hiện hưởng, được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như người giữ chức vụ lãnh đạo cùng cấp của tổ chức chính trị - xã hội khác; khuyến khích các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác áp dụng quy định này tùy điều kiện cụ thể của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.\n2. Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh làm công tác kiêm nhiệm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, hàng tháng ngoài tiền lương hiện hưởng, được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như người giữ chức vụ lãnh đạo cùng cấp của các đoàn thể chính trị - xã hội khác.\n3. Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng làm công tác Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện không hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hàng tháng:\na) Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm từ Trung ương đến cấp huyện được hưởng lương theo quy định hiện hành và phụ cấp chức vụ lãnh đạo như cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội khác cùng cấp. Việc đóng bảo hiểm và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành;\nb) Người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành. Việc đóng bảo hiểm và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.\n4. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được hưởng lương, phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ. Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã được hưởng phụ cấp như Phó Chủ tịch tổ chức chính trị - xã hội khác theo quy định hiện hành.\nChủ tịch, Phó Chủ tịch và những người thuộc biên chế của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành.\n5. Cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đảm nhiệm chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã; cựu chiến binh tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ cấp huyện trở lên khi thôi làm công tác hội thì được hưởng chế độ, chính sách như sau:\na) Ở cấp xã: Đối với Chủ tịch cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo); đối với Phó Chủ tịch cứ mỗi năm công tác được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng phụ cấp hiện hưởng; thời gian công tác để tính trợ cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.\nb) Ở cấp huyện trở lên: Cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có); thời gian công tác để tính trợ cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước."
}
] |
96,947 | Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì? | [
{
"id": 69358,
"text": "Ban Thường vụ\n1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.\n2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:\na) Thay mặt Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;\nb) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;\nc) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội; ban hành quy định và xem xét, quyết định kết nạp hội viên;\nd) Hàng năm, lập báo cáo kết quả hoạt động của Hội gửi Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động.\n3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:\na) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;\n..."
}
] | [
{
"id": 261056,
"text": "Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội\n...\n3. Các Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành quy định tuân thủ pháp luật và Điều lệ Hội.\nPhó Chủ tịch giúp Chủ tịch chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch, thay mặt Chủ tịch ký các văn bản thuộc thẩm quyền được giao. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Thường vụ, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ. Phó Chủ tịch Thường trực do Ban Thường vụ quyết định theo đề cử của Chủ tịch Hội."
},
{
"id": 118829,
"text": "Ban Chấp hành Hội Luật gia cấp tỉnh\n...\n2. Ban Chấp hành Hội Luật gia cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Lãnh đạo mọi hoạt động của Hội Luật gia cấp tỉnh giữa hai kỳ Đại hội;\nb) Quyết định số lượng Ủy viên Ban Thường vụ Hội Luật gia cấp tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Thư ký, Trưởng ban, Phó Trưởng ban Kiểm tra; bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên Ban Kiểm tra; miễn nhiệm, bãi nhiệm Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Kiểm tra Hội Luật gia cấp tỉnh;\nc) Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các quy định trong nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam;\nd) Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội, Ban Thường vụ Trung ương Hội và Nghị quyết Đại hội Hội Luật gia cấp tỉnh.\n..."
},
{
"id": 229758,
"text": "Ban Thường vụ trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành trung ương Hội. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và một số chức danh khác (do Ban Thường vụ chỉ định) là thường trực của Ban Thường vụ, thay mặt Ban Thường vụ giải quyết các công việc hàng ngày trong nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thường vụ giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ. Ban Thường vụ trung ương Hội 06 tháng họp một lần; khi có việc đột xuất cần xử lý thì có thể họp bất thường."
},
{
"id": 201672,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Hội\n1. Lãnh đạo toàn Hội thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, tham mưu với Đảng và Nhà nước lãnh đạo, quản lý công tác nhân đạo và hoạt động của Hội; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động nhân đạo.\n2. Đánh giá kết quả công tác hàng năm và quyết định Chương trình công tác năm tới của toàn Hội.\n3. Bầu Ban Thường vụ Trung ương Hội; bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội.\n4. Bầu Ban Kiểm tra Trung ương Hội và kiện toàn trong trường hợp khuyết Trưởng ban, Phó trưởng ban hay ủy viên Ban Kiểm tra.\n5. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội.\n6. Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế làm việc của Ban chấp hành, họp định kỳ ít nhất 01 lần trong năm. Nếu quá 2/3 (hai Phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành đề nghị thì Ban Thường vụ triệu tập hội nghị Ban Chấp hành bất thường. Các cuộc họp của Ban Chấp hành hợp lệ khi có trên 2/3 (hai Phần ba) số Ủy viên Ban Chấp hành tham dự. Quyết định, Nghị quyết của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 2/3 (hai Phần ba) số Ủy viên Ban Chấp hành tham dự biểu quyết tán thành. Trong trường hợp ý kiến tán thành và không tán thành bằng nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội."
}
] |
115,073 | Có thể ký hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP đối với người cao tuổi hay không? | [
{
"id": 63609,
"text": "\"Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động\n1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:\na) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;\nb) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;\nc) Công việc và địa điểm làm việc;\nd) Thời hạn của hợp đồng lao động;\nđ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;\ne) Chế độ nâng bậc, nâng lương;\ng) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;\nh) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;\ni) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;\nk) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.\n2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.\n3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.\n4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.\n5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.\""
}
] | [
{
"id": 160990,
"text": "KÝ KẾT, THỰC HIỆN, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT, THANH LÝ HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI HỢP ĐỒNG CÁC CÔNG VIỆC NÓI TẠI ĐIỀU 1 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2000/NĐ-CP\n 1. Cá nhân, tổ chức ký hợp đồng để làm những công việc quy định tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về dân sự, pháp luật về thương mại và không thuộc chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc và quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị.\n..."
},
{
"id": 575929,
"text": "Khoản 1. Người đang thực hiện các công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này nếu chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động theo quy định của Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 161/2018/NĐ-CP) và cơ quan, tổ chức, đơn vị không ký hợp đồng dịch vụ thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chuyển sang ký hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động ký kết phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp một trong các bên không có nhu cầu thì giải quyết chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp ký kết hợp đồng dịch vụ, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ ưu tiên ký kết hợp đồng với người đang ký hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP , bảo đảm chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác mà người lao động đang được hưởng. Trường hợp người lao động không có nhu cầu tiếp tục ký hợp đồng thì giải quyết chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp người lao động theo quy định tại khoản này còn dưới 24 tháng đến thời điểm nghỉ hưu tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện công việc và chế độ, chính sách đang hưởng mà không phải ký hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định này."
},
{
"id": 483740,
"text": "Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Đối tượng áp dụng\n1. Công chức, viên chức (sau đây gọi chung là công chức) đang công tác trong ngành thuế.\n2. Đối với người làm việc trong ngành thuế theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) được vận dụng cấp phát, sử dụng một số loại trang phục phù hợp được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 3, Chương II Thông tư này.\nĐiều 2. Nguyên tắc chung\n1. Công chức và người hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP được cấp phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu để sử dụng khi làm nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này.\n2. Công chức và người hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu được cấp. Trường hợp để mất, hư hỏng phải báo cáo ngay bằng văn bản gửi cấp có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.\n3. Công chức và người hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP khi không còn công tác trong ngành thuế (chuyển công tác đến các đơn vị không thuộc ngành thuế, nghỉ chế độ, xin thôi việc, bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc,...) phải nộp lại toàn bộ phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu đã được cấp.\n4. Nghiêm cấm việc cho mượn hoặc sử dụng phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu đã được cấp vào mục đích khác."
},
{
"id": 153843,
"text": "\"Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư số 15/2001/TT- BTCCBCP ngày 11 tháng 4 năm 2001 của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp\n..\n2. Một số loại công việc theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP được thực hiện thông qua ký kết một trong các hình thức hợp đồng sau đây:\na) Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân và giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật thương mại;\nb) Hợp đồng lao động được giao kết giữa người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động;\nc) Hợp đồng thuê khoán tài sản được ký kết giữa bên cho thuê tài sản và bên thuê tài sản theo quy định của pháp luật dân sự;\nd) Hợp đồng mượn tài sản được ký kết giữa bên cho mượn tài sản và bên mượn tài sản theo quy định của pháp luật dân sự;\nđ) Hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa bên làm dịch vụ và bên thuê dịch vụ theo quy định của pháp luật dân sự.\n3. Việc ký kết, thực hiện, thay đổi, chấm dứt, thanh lý và giải quyết tranh chấp giữa các bên thực hiện theo các quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng dịch vụ.\n4. Mẫu hợp đồng được thực hiện theo các quy định của pháp luật tương ứng với hình thức hợp đồng được ký kết.\n5. Các cá nhân đang ký hợp đồng lao động để làm những công việc nêu tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và áp dụng bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP; mức lương trong hợp đồng lao động mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng.\""
},
{
"id": 674,
"text": "1. Đối với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP do Trung ương quản lý do ngân sách Trung ương đảm bảo.\n2. Đối với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP do địa phương quản lý do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành.\nNgân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương 100% nhu cầu kinh phí tinh giản biên chế do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung."
}
] |
161,206 | Khi hai bên giao kết hợp đồng lao động thì hợp đồng có hiệu lực từ khi nào? | [
{
"id": 219428,
"text": "\"Điều 23. Hiệu lực của hợp đồng lao động\nHợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.\""
}
] | [
{
"id": 636672,
"text": "2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.\n3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;\nb) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;\nc) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;\nd) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.\n4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;\nb) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;\nc) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;\nd) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.\n5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.\nĐiều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động\n1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.\n2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.\nĐiều 20. Loại hợp đồng lao động\n1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:\na) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;\nb) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.\n2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:\na) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;"
},
{
"id": 636674,
"text": "Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.\nĐiều 23. Hiệu lực của hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.\nĐiều 24. Thử việc\n1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.\n2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.\n3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.\nĐiều 25. Thời gian thử việc. Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:\n1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;\n2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;\n3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;\n4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.\nĐiều 26. Tiền lương thử việc. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.\nĐiều 27. Kết thúc thời gian thử việc\n1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc. Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.\n2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường."
},
{
"id": 636671,
"text": "Mục 1. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG\nĐiều 13. Hợp đồng lao động\n1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.\n2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.\nĐiều 14. Hình thức hợp đồng lao động\n1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.\n2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.\nĐiều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động\n1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.\n2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.\nĐiều 16. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động\n1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.\n2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.\nĐiều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động\n1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.\n2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.\n3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.\nĐiều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động\n1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này."
},
{
"id": 223850,
"text": "Loại hợp đồng lao động\n1. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.\n2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn\na) Hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;\nb) Hợp đồng xác định thời hạn dưới 12 tháng: Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian dưới 12 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, áp dụng với những công việc mang tính chất mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.\n3. Khi hợp đồng lao động quy định tại khoản 2 Điều này hết hạn mà Công an đơn vị, địa phương tiếp tục có nhu cầu sử dụng người lao động thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới, cụ thể như sau:\na) Trường hợp hợp đồng lao động ký tiếp với người lao động là hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương ngân sách Nhà nước thì Công an đơn vị, địa phương phải căn cứ vào chỉ tiêu lao động hợp đồng được Bộ duyệt trong năm để ký kết hợp đồng lao động mới;\nb) Trường hợp hợp đồng lao động ký tiếp với người lao động là hợp đồng xác định thời hạn hưởng lương ngân sách Nhà nước thì Công an đơn vị, địa phương căn cứ kế hoạch sử dụng lao động hợp đồng được tập thể thường vụ đảng ủy, lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương thông qua và nguồn ngân sách được cấp để chủ động ký kết hợp đồng lao động mới với người lao động và chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu tiếp tục có nhu cầu sử dụng người lao động thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo chỉ tiêu Bộ duyệt;\nc) Đối với việc ký kết hợp đồng với người lao động tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính trong Công an nhân dân do Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh để chủ động quyết định theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động.\n4. Trường hợp giao kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi, hai bên được ký kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng. "
},
{
"id": 44327,
"text": "1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng lao động.\n2. Hợp đồng lao động có toàn bộ nội dung của hợp đồng trái pháp luật bị hủy bỏ khi có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.\n3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.\nTrong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ đến khi hai bên giao kết hợp đồng lao động mới thì quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này.\n4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.\nTrường hợp không giao kết được hợp đồng lao động mới thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.\n5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động."
}
] |
42,509 | Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án khi thu tiền từ hoạt động kinh doanh của họ là bao nhiêu? | [
{
"id": 62394,
"text": "\"Điều 22. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án\n1. Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.\nKhi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án.\n2. Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.\nMức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh.\""
}
] | [
{
"id": 114146,
"text": "Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án\n1. Trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người đó để thi hành án.\nKhi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.\n2. Chấp hành viên cấp biên lai thu tiền cho người phải thi hành án."
},
{
"id": 117021,
"text": "Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án\n1. Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án.\nKhi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án.\n..."
},
{
"id": 117543,
"text": "Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ\nTrường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng."
},
{
"id": 245310,
"text": "Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ\nTrường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng."
}
] |
38,463 | Ai có nhiệm vụ tổ chức hoạt động của Tổ chuyên gia tư vấn của Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô? | [
{
"id": 104556,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực và các Ủy viên Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô\n...\n5. Ủy viên Thường trực:\na) Chỉ đạo Văn phòng Hội đồng điều phối vùng; tổ chức hoạt động của Tổ chuyên gia tư vấn của Hội đồng; chỉ đạo công tác tham mưu, giúp việc, công tác tổng hợp, báo cáo, tổ chức việc triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, Thường trực Hội đồng, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng; ký các văn bản giải quyết công việc hành chính của Hội đồng điều phối vùng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng và Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng điều phối vùng.\nb) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng hoặc Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng điều phối vùng giao.\n..."
},
{
"id": 104557,
"text": "Cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối Vùng\n1. Hội đồng điều phối Vùng bao gồm:\na) Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ;\nb) Phó Chủ tịch Thường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;\nc) Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội;\nd) Ủy viên Thường trực: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;\nđ) Các Ủy viên:\n- Thứ trưởng và tương đương của các bộ và cơ quan ngang bộ: Tài chính; Công Thương; Giao thông vận tải; Xây dựng; Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Ngoại giao; Công an, Quốc phòng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nội vụ; Tư pháp; Văn phòng Chính phủ;\n- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên;\n- 01 đại diện chuyên gia, nhà khoa học tiêu biểu thuộc cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học của vùng;\n- 01 đại diện có uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp của Vùng Thủ đô.\n2. Thường trực Hội đồng điều phối vùng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực Hội đồng.\n3. Hội đồng điều phối vùng có thể thành lập các Tiểu ban làm đầu mối điều phối theo ngành, lĩnh vực hoặc theo các tiểu vùng. Tiểu ban được tổ chức và hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng quy định.\n4. Bộ máy tham mưu, giúp việc của Hội đồng điều phối vùng, các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan đến hoạt động điều phối vùng, gồm: Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Tổ điều phối cấp Bộ, Tổ điều phối cấp tỉnh và Tổ chuyên gia tư vấn.\n5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng điều phối vùng, sử dụng bộ máy giúp việc để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng điều phối Vùng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Văn phòng Hội đồng điều phối vùng bảo đảm đủ nhân lực (hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm) để thực hiện nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo và công chức của Văn phòng Hội đồng điều phối vùng thuộc biên chế công chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư."
}
] | [
{
"id": 104555,
"text": "Bộ máy giúp việc của Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô\n...\n4. Hội đồng điều phối vùng có thể thành lập Tổ chuyên gia tư vấn của Hội đồng thuộc các lĩnh vực liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.\n5. Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Tổ điều phối cấp bộ, Tổ điều phối cấp tỉnh có thể thuê, đặt bài nghiên cứu các chuyên gia tư vấn, nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo."
},
{
"id": 170239,
"text": "Bộ máy giúp việc của Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô\n...\n3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Vùng Thủ đô thành lập Tổ điều phối cấp tỉnh.\na) Tổ điều phối cấp tỉnh là tổ chức giúp việc cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:\n- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các tổ chức, đơn vị thuộc địa phương thực hiện các nhiệm vụ trong việc điều phối phát triển vùng Thủ đô; đề xuất, kiến nghị với Hội đồng điều phối vùng kịp thời giải quyết các vấn đề liên kết trong vùng;\n- Tổng hợp các nội dung liên kết từ phía doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu kinh tế và các địa phương với nhau;\n- Theo dõi, đôn đốc và giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết các vấn đề điều phối thuộc thẩm quyền của địa phương trong Vùng Thủ đô; tổng hợp báo cáo Hội đồng điều phối vùng, Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ điều phối liên kết Vùng Thủ đô;\n- Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên, Tổ điều phối thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp một số hoạt động chung của các Tổ điều phối cấp tỉnh trong vùng theo hướng dẫn của Văn phòng Hội đồng điều phối vùng.\n..."
},
{
"id": 130610,
"text": "Bộ máy giúp việc của Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô\n...\n2. Các bộ có đại diện làm thành viên Hội đồng điều phối vùng thành lập Tổ giúp việc điều phối cấp bộ,\na) Tổ điều phối cấp bộ là tổ chức giúp việc cho các bộ có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:\n- Nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng các cơ chế, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi quản lý của bộ đáp ứng yêu cầu phát triển Vùng Thủ đô; các giải pháp nâng cao hiệu quả điều phối phát triển các vùng;\n- Giúp Bộ trưởng điều phối các tổ chức, đơn vị thuộc bộ thực hiện các nhiệm vụ trong việc điều phối phát triển Vùng Thủ đô; phối hợp với Tổ điều phối cấp tỉnh kịp thời giải quyết các vấn đề liên kết trong vùng thuộc phạm vi quản lý của bộ;\n- Cung cấp thông tin liên quan tới chủ trương phát triển ngành, tác động của các cơ chế, chính sách của ngành đối với phát triển Vùng Thủ đô;\n- Theo dõi, đôn đốc và giúp Bộ trưởng giải quyết các vấn đề điều phối trong Vùng Thủ đô thuộc thẩm quyền của các bộ; tổng hợp, báo cáo Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Bộ trưởng theo định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ điều phối phát triển vùng Thủ đô.\nb) Tổ điều phối cấp bộ do lãnh đạo đơn vị tham mưu về công tác kế hoạch và đầu tư của bộ làm Tổ trưởng và một số thành viên có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm công tác. Bộ trưởng quyết định số lượng thành viên và nhân sự của Tổ điều phối theo đề nghị của Tổ trưởng Tổ điều phối trên cơ sở khối lượng công việc của bộ.\n..."
},
{
"id": 104554,
"text": "Cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối Vùng\n...\n4. Bộ máy tham mưu, giúp việc của Hội đồng điều phối vùng, các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan đến hoạt động điều phối vùng, gồm: Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Tổ điều phối cấp Bộ, Tổ điều phối cấp tỉnh và Tổ chuyên gia tư vấn.\n5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng điều phối vùng, sử dụng bộ máy giúp việc để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng điều phối Vùng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Văn phòng Hội đồng điều phối vùng bảo đảm đủ nhân lực (hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm) để thực hiện nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo và công chức của Văn phòng Hội đồng điều phối vùng thuộc biên chế công chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.\n..."
}
] |
138,573 | Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đóng mới? | [
{
"id": 216631,
"text": "Tên thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá\n...\n1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ, bao gồm:\n1) Hồ sơ đối với tàu đóng mới gồm:\na) Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;\nb) Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp theo Mẫu số 03.ĐKT Phụ lục Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;\nc) Bản chính văn bản chấp thuận đóng mới đối với tàu cá hoặc văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với tàu công vụ thủy sản;\nd) Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;\nđ) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);\ne) Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên.\n..."
}
] | [
{
"id": 27396,
"text": "Đăng ký tàu cá\n1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.\n2. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được quy định như sau:\na) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp không thời hạn đối với tàu cá đóng mới, cải hoán, nhập khẩu, mua bán, tặng cho, viện trợ;\nb) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp có thời hạn bằng thời hạn thuê đối với trường hợp thuê tàu trần.\n3. Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:\na) Có giấy tờ chứng minh về sở hữu hợp pháp tàu cá;\nb) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá quy định phải đăng kiểm;\nc) Có giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký tàu cá đối với trường hợp thuê tàu trần; giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá đối với trường hợp nhập khẩu, mua bán, tặng cho hoặc chuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;\nd) Chủ tàu cá có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam.\n4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp đăng ký tàu cá trên địa bàn.\n5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký tàu cá."
},
{
"id": 602700,
"text": "Điều 5. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03 tháng 7 năm 2006.\n1. Điều 8 được sửa đổi như sau: \" Giấy tờ phải nộp, mỗi thứ 01 bản: 1. Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị thực hiện việc đăng ký bè cá trong phạm vi quản lý của địa phương. 1.Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp lại trong các trường hợp sau đây:\na) Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này); a) Bị mất, bị rách nát, hư hỏng;\nb) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu: - Đối với tàu cá đóng mới: + Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp (bản chính); + Văn bản chấp thuận đóng mới của Sở Thuỷ sản hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. - Đối với tàu cá cải hoán: + Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu (bản chính); + Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản gốc); + Văn bản chấp thuận đóng mới của Sở Thuỷ sản hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. - Đối với tàu cá chuyển nhượng quyền sở hữu: + Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định hiện hành của Nhà nước (bản chính); + Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản chính) kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu (bản chính). - Đối với tàu cá thuộc diện thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu: + Văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu vào Việt Nam do cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp (bản chính); + Hợp đồng thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu vào Việt Nam (bản chính); + Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký cũ của tàu do cơ quan Đăng ký cũ cấp (bản chính) và kèm theo bản dịch ra tiếng Việt do cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung dịch. b) Thay đổi tên tàu, hô hiệu (nếu có) hoặc các thông số kỹ thuật của tàu.\nc) Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính);\nd) Ảnh tàu cỡ 9 x 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).\n2. Bổ sung Điều 8a như sau: “Điều 8a. Đăng ký bè cá 2. Hồ sơ (01 bộ) nộp khi đăng ký bè cá gồm : 2. Hồ sơ (01 bộ) nộp cho cơ quan đăng ký tàu cá để cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá gồm: 2. Hồ sơ 01 bộ nộp khi đăng ký tạm thời gồm : 2. Cơ quan đăng ký tàu cá cấp sổ danh bạ thuyền viên tàu cá cho chủ tàu trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo cho chủ tàu cá để bổ sung hồ sơ theo quy định\"."
},
{
"id": 602701,
"text": "a) Tờ khai đăng ký bè cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này); a) Tờ khai đề nghị đổi tên tàu hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này); a) Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này);\nb) Giấy tờ hợp pháp do Cơ quan có thẩm quyền cấp về Quyền sử dụng mặt nước, hoặc quyền thuê mặt nước đặt bè cá; b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (nếu bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi tên tàu; bản chính) hoặc giấy khai báo bị mất \"Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá\". b) Hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng chuyển dịch sở hữu tàu cá; Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký tàu cá cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký chưa đủ theo quy định cơ quan đăng ký tàu cá phải thông báo tổ chức, cá nhân đề nghị đăng ký tàu cá trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ\".\nc) Sơ đồ vùng nước nơi đặt bè cá (nếu có);\nd) Giấy cam kết đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi thủy sản bằng bè cá.\n3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký bè cá cấp Giấy chứng nhận đăng ký bè cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký chưa đủ theo quy định cơ quan đăng ký bè cá phải thông báo tổ chức, cá nhân đề nghị đăng ký bè cá trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ\". 3. Điều 9 được sửa đổi như sau: \"Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký tàu cá có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, vào sổ đăng ký tàu cá và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ cơ quan đăng ký tàu cá phải hướng dẫn chủ tàu bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ. Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm công bố công khai, đăng tải, cập nhật và xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về quy hoạch ngành thủy sản, đặc biệt là các nội dung liên quan đến định hướng quản lý, phát triển đóng mới, cải hoán tàu cá để cá nhân, tổ chức biết và thực hiện\". 3. Cơ quan đăng ký tàu cá xét cấp lại \"Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá\" cho chủ tàu chậm nhất không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.\n4. Bổ sung Điều 9a như sau: \" Điều 9a. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. 4. Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải xem xét, hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định ngay khi nhận được hồ sơ."
},
{
"id": 223253,
"text": "Tên thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá\n...\n3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có.\n3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ, bao gồm:\na) Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá theo Mẫu số 08.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;\nb) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và trình bản chính Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, hợp đồng đóng tàu, biên bản nghiệm thu xuất xưởng;\nc) Bản sao có chứng thực các giấy tờ đối với tàu nhập khẩu, thuê tàu trần từ nước ngoài về cảng đầu tiên của Việt Nam, gồm: Văn bản cho phép nhập khẩu hoặc thuê tàu trần, hợp đồng đóng tàu và thanh lý hợp đồng đóng tàu đối với tàu đóng mới, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật hoặc giấy chứng nhận phân cấp còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm nước có tàu cấp;\nd) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).\n..."
},
{
"id": 477186,
"text": "Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá\n1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá.\n2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Bị mất, hư hỏng;\nb) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.\n3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy chứng nhận;\nb) Cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật này;\nc) Cơ sở có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy chứng nhận.\n4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện cơ sở, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá."
}
] |
52,426 | Quy trình biệt phái giáo viên THCS được thực hiện như thế nào? | [
{
"id": 120196,
"text": "Quy trình biệt phái giáo viên tiểu học, trung học cơ sở\n1. Định kỳ hàng năm, UBND cấp huyện căn cứ kế hoạch biên chế được giao, kế hoạch phát triển trường, lớp, học sinh của địa phương để rà soát, xác định cụ thể số lượng giáo viên thừa, thiếu theo định mức và cơ cấu bộ môn, xây dựng kế hoạch biệt phái (thôi biệt phái), tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên thuộc quyền được phân cấp quản lý; tổng hợp, báo cáo cụ thể số lượng giáo viên thừa, thiếu của từng bộ môn, cấp học (sau khi đã cân đối trên địa bàn) về Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6.\n2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định đề xuất của các đơn vị cấp huyện và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu biệt phái và tiếp nhận biệt phái theo từng cơ cấu bộ môn cho các đơn vị cấp huyện.\n3. Trên cơ sở chỉ tiêu biệt phái được UBND tỉnh phê duyệt, UBND cấp huyện phân bổ chỉ tiêu biệt phái cho các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn có giáo viên thừa đối với từng bộ môn; hướng dẫn các trường tổ chức triển khai thực hiện.\n4. Căn cứ vào chỉ tiêu biệt phái được giao, từng trường thành lập Hội đồng xét biệt phái giáo viên. Hội đồng xét biệt phái giáo viên tổ chức xét các đối tượng thuộc diện biệt phái, đối tượng không thuộc diện biệt phái, đối tượng chưa thuộc diện biệt phái, lập danh sách cử đối tượng biệt phái báo cáo UBND cấp huyện. Thời gian hoàn thành trong tháng 7 hàng năm.\n5. UBND cấp huyện (nơi thừa giáo viên) thành lập Hội đồng xét biệt phái giáo viên. Hội đồng xét biệt phái giáo viên có nhiệm vụ tổng hợp danh sách biệt phái; tổ chức họp xét các đối tượng thuộc diện biệt phái, đối tượng không thuộc diện biệt phái do Hội đồng của các trường đề xuất; có biên bản, danh sách trích ngang và tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định biệt phái giáo viên.\n6. Chủ tịch UBND cấp huyện (nơi thừa giáo viên) ra quyết định biệt phái cho từng giáo viên thuộc thẩm quyền, theo phân cấp quản lý; lập danh sách giáo viên được cử biệt phái báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ theo dõi."
}
] | [
{
"id": 189025,
"text": "Nguyên tắc biệt phái\n1. Biệt phái giáo viên phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế, cơ cấu bộ môn, số lượng giáo viên thừa tại trường, cấp học; lấy mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đảm bảo cân đối giáo viên giữa huyện thừa giáo viên sang huyện thiếu giáo viên, trường thừa giáo viên sang trường thiếu giáo viên. Việc thực hiện biệt phái giáo viên được tiến hành bình đẳng, công khai, dân chủ, minh bạch, đúng quy trình, đúng đối tượng theo quy định.\n2. Đối với đơn vị cấp huyện thiếu giáo viên (đơn vị nhận giáo viên biệt phái): Phải thực hiện việc rà soát, điều chuyển, cân đối giáo viên trong địa bàn trước để ưu tiên tiếp nhận bố trí giáo viên biệt phái.\n3. Giáo viên biệt phái từ trường thừa giáo viên sang trường thiếu giáo viên được ưu tiên bố trí ở các địa điểm thuận lợi (nhất là giao thông) để yên tâm công tác.\n4. Việc biệt phái giáo viên được duy trì thường xuyên hàng năm, trên cơ sở nhu cầu giảng dạy và cơ cấu giáo viên của các trường học nhằm cân đối thừa, thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh.\n5. Giáo viên trong độ tuổi biệt phái, thuộc đối tượng biệt phái được cử biệt phái đến trường học còn thiếu giáo viên để thực hiện nhiệm vụ trong một khoảng thời gian theo quy định. Trong quá trình thực hiện biệt phái giáo viên giữa các trường học không gây xáo trộn tổ chức, tư tưởng đội ngũ giáo viên làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường."
},
{
"id": 191704,
"text": "\"IV. Nội dung chương trình\n1. Cấu trúc và thời lượng chương trình\n1.1. Cấu trúc chương trình\nChương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh: khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).\n1.2. Thời lượng chương trình\n- Khối học phần chung: 17 tín chỉ (TC).\n- Khối học phần nhánh: 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT.\""
},
{
"id": 99463,
"text": "\"II. Đối tượng áp dụng\n1. Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.\n2. Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.\""
},
{
"id": 189026,
"text": "Điều kiện và thời hạn biệt phái\n1. Giáo viên thuộc diện biệt phái có tuổi đời từ 45 trở xuống đối với nữ, từ 50 trở xuống đối với nam; thời hạn biệt phái không quá 03 năm; việc biệt phái phải đảm bảo cơ cấu môn học theo quy định.\n2. Thứ tự xem xét trong việc biệt phái:\na) Giáo viên tự nguyện biệt phái;\nb) Giáo viên chưa công tác tại vùng khó khăn;\nc) Giáo viên đã có thời gian công tác tại vùng khó khăn nhưng chưa đủ 03 năm đối với nữ và 05 năm đối với nam theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ;\nd) Giáo viên chưa lập gia đình;\nđ) Giáo viên cùng một bộ môn, có cùng điều kiện thì cử giáo viên nam đi biệt phái trước, nữ giáo viên đi biệt phái sau;\ne) Giáo viên cùng một bộ môn, có cùng điều kiện thì người ít tuổi hơn được cử đi biệt phái trước, người nhiều tuổi được cử đi biệt phái sau."
}
] |
22,693 | Sử dụng nhà, đất theo hình thức hỗ tương để phục vụ hoạt động đối ngoại là gì? | [
{
"id": 86840,
"text": "Giải thích từ ngữ \nTrong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: \n...\n3. Sử dụng nhà, đất hỗ tương là việc sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại theo quy định tại Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài theo hình thức nước này cấp nhà, đất cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước kia sử dụng để làm trụ sở, nhà ở trên lãnh thổ nước kia và không phải trả tiền cho việc sử dụng. "
}
] | [
{
"id": 504540,
"text": "Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ 04 Thông tư:\n1. Thông tư số 42/2011/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế.\n2. Thông tư số 73/2011/TT-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.\n3. Thông tư số 31/2015/TT-BTC ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ cho tổ chức được Bộ Ngoại giao giao hoặc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn, giới thiệu và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.\n4. Thông tư số 37/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà, đất phục vụ hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo hình thức hỗ tương và theo hình thức giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền."
},
{
"id": 89088,
"text": "Giải thích từ ngữ\nTrong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.\n2. Văn phòng nước ngoài gồm: Văn phòng đại diện của các tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài, Văn phòng đại diện của các hãng thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình, Văn phòng đại diện và Văn phòng dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các Văn phòng nước ngoài khác.\n3. Sử dụng nhà, đất hỗ tương là việc sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại theo quy định tại Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài theo hình thức nước này cấp nhà, đất cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước kia sử dụng để làm trụ sở, nhà ở trên lãnh thổ nước kia và không phải trả tiền cho việc sử dụng.\n4. Giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền là việc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bố trí nhà, đất phục vụ đối ngoại cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc các cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc hoặc các tổ chức quốc tế khác sử dụng để làm trụ sở, nhà ở và không phải trả tiền cho việc sử dụng; số tiền thuê nhà được xác định là phần đóng góp hoặc hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế.\n..."
},
{
"id": 571082,
"text": "Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại\n1. Việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng và các pháp luật khác có liên quan; trường hợp các Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đã ký.\n2. Việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.\n3. Các khoản thu, chi liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định pháp luật có liên quan.\n4. Giá cho thuê nhà phục vụ đối ngoại được xác định theo thị trường; đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy để bảo tồn và phát triển nhà phục vụ đối ngoại; việc miễn hoặc giảm giá cho thuê nhà thấp hơn giá thị trường do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trên nguyên tắc “có đi có lại”, phù hợp với quan hệ đối ngoại của Nhà nước. Việc thuê đất, xác định tiền thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất (nếu có) của đơn vị sự nghiệp công lập được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và Nghị định này.\n5. Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu của Nhà nước để phục vụ hoạt động đối ngoại thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.\n6. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại theo chức trách, nhiệm vụ được giao; quản lý nguồn thu, các khoản chi theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 571073,
"text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng nhà, đất do Bộ Ngoại giao quản lý để phục vụ hoạt động đối ngoại của Nhà nước (sau đây gọi chung là nhà, đất phục vụ đối ngoại)."
}
] |
24,824 | Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối ray đường sắt đô thị được sửa đổi, bổ sung ra sao? | [
{
"id": 34467,
"text": "1. Hồ sơ đề nghị bao gồm:\na) Đơn đề nghị cấp giấy phép kết nối của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;\nb) Bản sao các tài liệu sau:\nQuyết định đầu tư dự án kết nối các tuyến đường sắt;\nHồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các công trình tại điểm đ Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này và hồ sơ bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt theo quy định của pháp luật;\nPhương án tổ chức thi công kết nối các công trình tại điểm đ Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này và biện pháp bảo đảm an toàn thi công, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực kết nối;\nPhương án tổ chức chạy tàu trên tuyến đường sắt đã được kết nối và giải pháp bảo đảm an toàn giao thông sau khi kết nối.\n2. Trình tự thực hiện\na) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối quy định tại Điều 7 của Thông tư này;\nb) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.\n3. Thời hạn giải quyết hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phép kết nối. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.\nGiấy phép kết nối theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này.\n4. Sau khi đã hoàn thành kết nối, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kết nối quyết định công bố, Điều chỉnh hệ thống đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt."
}
] | [
{
"id": 147694,
"text": "Kết nối ray các tuyến đường sắt\n1. Vị trí kết nối ray các tuyến đường sắt trong nước phải tại ga đường sắt.\n2. Chỉ đường sắt quốc gia mới được kết nối ray với đường sắt nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kết nối ray giữa đường sắt quốc gia với đường sắt nước ngoài.\n3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện việc kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; việc kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị.\n4. Tổ chức, cá nhân quyết định việc kết nối ray đường sắt chuyên dùng với đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư."
},
{
"id": 34461,
"text": "Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia và việc kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị."
},
{
"id": 34460,
"text": "Thông tư này Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị."
},
{
"id": 34471,
"text": "1. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt trong việc kết nối ray các tuyến đường sắt.\n2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện theo nội dung giấy phép kết nối đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia."
},
{
"id": 563705,
"text": "Khoản 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị chấp thuận chủ trương kết nối; cấp giấy phép kết nối; gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối; thu hồi, hủy giấy phép kết nối đối với: 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 10 như sau: “3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối:\na) Các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý; a) Hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian thi công kết nối gồm: Đơn đề nghị gia hạn của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này; bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng) các tài liệu: Văn bản pháp lý chứng minh lý do đề nghị kéo dài thời gian thi công kết nối theo giấy phép được cấp và tiến độ tổng thể dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;\nb) Các tuyến đường sắt đô thị với tuyến đường sắt đô thị đi qua địa giới hành chính hai tỉnh trở lên trong trường hợp vị trí kết nối trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.”. b) Hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian khai thác, sử dụng kết nối gồm: Đơn đề nghị gia hạn của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này; bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng) tài liệu: Văn bản pháp lý chứng minh lý do đề nghị kéo dài thời gian khai thác, sử dụng kết nối theo giấy phép được cấp;\nc) Hồ sơ đề nghị bãi bỏ kết nối gồm: Đơn đề nghị bãi bỏ kết nối của tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này; bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng) tài liệu: Phương án tổ chức thi công khi bãi bỏ kết nối."
}
] |
127,563 | Định dạng của hóa đơn điện tử được quy định như thế nào? | [
{
"id": 52827,
"text": "\"Điều 12. Định dạng hóa đơn điện tử\n1. Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh \"eXtensible Markup Language\" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).\n2. Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.\n3. Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này.\n4. Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:\na) Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.\nb) Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.\nc) Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.\n5. Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.\""
}
] | [
{
"id": 75193,
"text": "Nội dung của hóa đơn\n…\n7. Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua, cụ thể:\na) Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, trên hóa đơn phải có chữ ký của người bán, dấu của người bán (nếu có), chữ ký của người mua (nếu có).\nb) Đối với hóa đơn điện tử:\nTrường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.\nTrường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại khoản 14 Điều này.\n8. Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định này và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.\n9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.\n10. Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này."
},
{
"id": 126044,
"text": "9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng giờ, ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số cách nhau tối đa không quá 24h và thời điểm để khai thuế đối với người bán là thời điểm lập hóa đơn, thời điểm khai thuế đối với người mua là thời điểm hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này."
},
{
"id": 258270,
"text": "...Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML và phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP \nĐối với định dạng chứng từ điện tử văn bản: Hợp đồng, Giấy báo nợ không thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế..."
},
{
"id": 243968,
"text": "Lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế\n...\n2. Cấp mã hóa đơn\na) Hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã phải đảm bảo:\n- Đầy đủ nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.\n- Đúng định dạng về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.\n- Đúng thông tin đăng ký theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.\n- Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.\nb) Hệ thống cấp mã hóa đơn của Tổng cục Thuế tự động thực hiện cấp mã hóa đơn và gửi trả kết quả cấp mã hóa đơn cho người gửi.\n..."
},
{
"id": 52843,
"text": "1. Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.\n2. Việc cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử, cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản thực hiện theo định dạng dữ liệu chuẩn theo nguyên tắc hướng dẫn tại Điều 5 của Thông tư này."
}
] |
68,259 | Ngân sách nhà nước bảo đảm để thực hiện công tác quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc bao gồm những gì? | [
{
"id": 137901,
"text": "Chi phí cho công tác quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc\n1. Ngân sách nhà nước bảo đảm để thực hiện công tác quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc là tài sản công kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Nhà nước quản lý, gồm: Tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư xây dựng; tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc sau khi hết thời hạn hợp đồng PPP chuyển giao cho Nhà nước và các trường hợp khác.\n2. Tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc do Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn và các trường hợp khác giao tổ chức kinh tế, doanh nghiệp khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp được giao có trách nhiệm thực hiện quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc cho đến khi chuyển giao tài sản cho Nhà nước.\n3. Việc quản lý, sử dụng, khai thác, bảo trì và chi phí thực hiện các công việc này đối với đường cao tốc đầu tư theo phương thức đối tác công tư do nhà đầu tư thực hiện và phải quy định trong hợp đồng dự án PPP.\n4. Đối với các trường hợp không quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm bố trí kinh phí và thực hiện quản lý, sử dụng, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan."
}
] | [
{
"id": 37668,
"text": "Bảo trì công trình đường cao tốc\n1. Công tác bảo trì công trình đường cao tốc thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì công trình hoặc quy trình bảo trì được Chủ đầu tư, nhà đầu tư phê duyệt theo quy định về bảo trì công trình xây dựng, đảm bảo công năng của công trình và an toàn giao thông trong quá trình vận hành khai thác.\n2. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đơn vị, tổ chức thực hiện công tác bảo trì công trình đường cao tốc đối với các tuyến đường được đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý.\n3. Nhà đầu tư tổ chức thực hiện công tác bảo trì công trình đường cao tốc đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư và các dự án nhượng quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.\n4. Công tác tổ chức khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc được thực hiện theo hợp đồng riêng biệt hoặc là nội dung công việc trong hợp đồng đầu tư xây dựng, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc.\n5. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát thực hiện các hợp đồng quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc trong phạm vi quản lý."
},
{
"id": 557201,
"text": "Doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc, gồm: Doanh nghiệp dự án được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng tư xây dựng, kinh doanh, khai thác đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư; doanh nghiệp thuê hoặc nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; doanh nghiệp được Nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đường cao tốc.\n13. Người quản lý sử dụng đường cao tốc là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác sử dụng tài sản công kết cấu hạ tầng đường cao tốc; doanh nghiệp quản lý, khai thác đường cao tốc.”. 13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 18 như sau: “1. Công tác bảo trì công trình đường cao tốc thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình.\n2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau: “1. Quản lý, khai thác, sử dụng công trình đường cao tốc, gồm: 2. Bộ Giao thông vận tải giao Cơ quan quản lý đường cao tốc trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ: 2. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến được triển khai: 2. Thông tin thay đổi gồm: 2. Các hạng mục công trình và thiết bị phải có quy trình vận hành khai thác 2. Đường cao tốc là tài sản công của Nhà nước, Cơ quan được giao quản lý đường cao tốc có trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác công trình đường cao tốc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan.”. 2. Vị trí, quy mô xây dựng trạm dừng nghỉ được xác định khi lập dự án, thiết kế xây dựng trạm và được triển khai trong dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc hoặc sau khi đường cao tốc đã đưa vào khai thác sử dụng. Việc đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh khai thác thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công. 2. Cơ quan quản lý đường cao tốc được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường cao tốc có trách nhiệm lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc bằng ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý; tổ chức đặt hàng trong thời gian chưa hoàn thành việc đấu thầu thực hiện công việc này để bảo đảm công tác quản lý, bảo trì và các biện pháp an toàn giao thông phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. 2. Tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc do Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn và các trường hợp khác giao tổ chức kinh tế, doanh nghiệp khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp được giao có trách nhiệm thực hiện quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc cho đến khi chuyển giao tài sản cho Nhà nước."
},
{
"id": 557200,
"text": "1. Ngân sách nhà nước bảo đảm để thực hiện công tác quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường cao tốc là tài sản công kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Nhà nước quản lý, gồm: Tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư xây dựng; tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc sau khi hết thời hạn hợp đồng PPP chuyển giao cho Nhà nước và các trường hợp khác.\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau: “2. Công trình đường cao tốc gồm: Đường cao tốc; hệ thống thoát nước; công trình báo hiệu đường bộ; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông; trạm dừng nghỉ; trạm thu phí; hệ thống kiểm tra tải trọng xe; trạm bảo trì; công trình chiếu sáng; cây xanh; công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy; hệ thống thông tin phục vụ quản lý và liên lạc; các công trình, thiết bị phụ trợ khác phục vụ quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc.”. a) Đã được nghiệm thu hoàn thành xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7 Điều 3 như sau: “6. Cơ quan quản lý đường cao tốc là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đường cao tốc; cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; b) Phương án tổ chức giao thông đã được duyệt;\nc) Có quy trình vận hành khai thác đối với các hạng mục, thiết bị quy định tại khoản 2 Điều này.\n7. Đơn vị được giao tổ chức khai thác sử dụng, bảo trì công trình đường cao tốc (sau đây gọi là đơn vị khai thác, bảo trì) là đơn vị được người quản lý sử dụng đường cao tốc ký hợp đồng thuê hoặc giao thực hiện công việc quản lý, khai thác sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên công trình đường cao tốc.”. 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 10 như sau: “1. Cảnh sát giao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát giao thông trên đường cao tốc và thông qua hệ thống giám sát giao thông để phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; phối hợp với đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì đường cao tốc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường cao tốc. Bộ Công an xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc.\nc) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 3 như sau: “10. Cứu hộ là hoạt động hỗ trợ người, phương tiện, hàng hóa tham gia giao thông trên đường cao tốc khi gặp tai nạn, sự cố.”.\nd) Bổ sung khoản 12 và khoản 13 Điều 3 như sau: “12."
},
{
"id": 57951,
"text": "1. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam:\na) Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc trong phạm vi cả nước;\nb) Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc trong phạm vi cả nước theo quy định;\nc) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo quy định;\nd) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn trong việc giám sát, thực hiện hợp đồng trong giai đoạn khai thác đối với các dự án đường cao tốc được đầu tư xây dựng và quản lý khai thác theo hình thức đối tác công - tư theo phân cấp, ủy quyền của Bộ Giao thông vận tải;\nđ) Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý đường cao tốc trong công tác tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc thuộc phạm vi được giao quản lý;\ne) Tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải tình hình quản lý, sử dụng, khai thác, bảo trì, bảo vệ tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc trên phạm vi cả nước theo quy định;\ng) Chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ cao tốc và các Cục Quản lý đường bộ thực hiện quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo phân cấp của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;\nh) Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác đối với công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo quy định.\n2. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:\na) Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý đường cao tốc trong công tác quản lý, khai thác và bảo trì đối với đường cao tốc do địa phương quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;\nb) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tình hình quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc trong phạm vi quản lý theo quy định.\n3. Trách nhiệm của nhà đầu tư:\na) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý đường cao tốc và các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc do mình quản lý; đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt, đúng quy định của pháp luật và hợp đồng;\nb) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;\nc) Phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương, địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng và đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc;\nd) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý đường cao tốc về tình hình quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc do mình quản lý theo quy định.\n4. Trách nhiệm của đơn vị khai thác, bảo trì:\na) Trực tiếp thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc được giao theo quy định của Thông tư này, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo trì, quy trình vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình, hợp đồng ký với cơ quan quản lý đường cao tốc, nhà đầu tư và quy định của pháp luật có liên quan;\nb) Thực hiện việc tuần đường trên đường cao tốc theo quy định;\nc) Thực hiện, phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương, địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng và đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc;\nd) Báo cáo cơ quan quản lý đường cao tốc, nhà đầu tư việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo quy định."
}
] |
75,894 | Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải có tư cách pháp nhân hay không? | [
{
"id": 132182,
"text": "Tên gọi và vị trí\n1. Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải là tổ chức sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.\n2. Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải có tên giao dịch bằng tiếng Anh là: TRANSPORT DEVELOPMENT AND STRATEGY INSTITUTE; viết tắt là: TDSI.\n3. Trụ sở chính: Số 162, Đường Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.\nĐiện thoại: 04.38256408\nFax: 84-04-38256408\nEmail: tdsi@mt.gov.vn\nWebsite: http://www.tdsi.gov.vn"
}
] | [
{
"id": 146539,
"text": "Chức năng\nViện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải trong lĩnh vực xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển giao thông vận tải, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 42433,
"text": "Vị trí và chức năng\n1. Viện Chiến lược phát triển là tổ chức sự nghiệp khoa học thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng nghiên cứu về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch cấp quốc gia, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo và thực hiện hoạt động tư vấn về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo quy định của pháp luật.\n2. Viện Chiến lược phát triển có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động được ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 19170,
"text": "1. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 77 và Điều 78 Luật Thi đua, khen thưởng.\n2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định tặng “Cờ Thi đua của Bộ Giao thông vận tải”; danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Giao thông vận tải”; Kỷ niệm Chương “Vì sự nghiệp phát triển Giao thông vận tải Việt Nam” cho các cá nhân; Bằng khen của Bộ trưởng cho các tập thể, cá nhân trong và ngoài ngành Giao thông vận tải; danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” cho các cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng và các đơn vị trực thuộc Bộ.\n3. Thủ trưởng các đơn vị có tư cách pháp nhân trực thuộc Bộ xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; “Tập thể lao động tiên tiến” cho các tập thể; “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; “Lao động tiên tiến” cho các cá nhân và Giấy khen cho các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý. Đối với đơn vị không có tư cách pháp nhân thì do Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của đơn vị xét, tặng."
},
{
"id": 122041,
"text": "Vị trí và chức năng\n1. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (sau đây gọi tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn chính sách, điều tra cơ bản, thông tin, đào tạo, dịch vụ về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.\n2. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định; kinh phí hoạt động thường xuyên của Viện được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.\n3. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development; viết tắt là IPSARD.\nTrụ sở chính của Viện đặt tại thành phố Hà Nội."
}
] |
22,040 | Hệ số lương được áp dụng đối với công chức đang giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư trung cấp là bao nhiêu? | [
{
"id": 75538,
"text": "Cách xếp lương\n1. Các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ như sau:\na) Ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.\nb) Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.\nc) Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.\nd) Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.\n2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định được cấp có thẩm quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch công chức thì thực hiện xếp bậc lương được bổ nhiệm như sau:\na) Trường hợp có trình độ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 3, hệ số 3,00 của các ngạch công chức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.\nb) Trường hợp có trình độ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số 2,67 của các ngạch công chức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.\nc) Trường hợp có trình độ đào tạo cao đẳng chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số 2,06 của các ngạch công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này."
}
] | [
{
"id": 34651,
"text": "1. Chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với công chức xếp lương theo các ngạch Kiểm ngư viên:\na) Sau 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc liên tục trong lực lượng Kiểm ngư thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nb) Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.\n2. Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chức xếp lương theo các ngạch Kiểm ngư viên:\na) Kiểm ngư viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nb) Kiểm ngư viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nc) Kiểm ngư viên trung cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n3. Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức xếp lương theo các ngạch Thuyền viên tàu Kiểm ngư:\na) Thuyền viên Kiểm ngư chính được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 40% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nb) Thuyền viên Kiểm ngư được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 45% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nc) Thuyền viên Kiểm ngư trung cấp được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n4. Công chức, viên chức và người lao động làm việc trên tàu kiểm ngư được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm hệ số 0,3 mức lương cơ sở.\n5. Công chức, viên chức và người lao động làm việc trên các tàu kiểm ngư trong thời gian thực tế làm nhiệm vụ trên các vùng biển Việt Nam được áp dụng phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực:\na) Phụ cấp đặc biệt: Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nb) Phụ cấp thu hút: Mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nc) Phụ cấp khu vực: Hệ số 0,7 mức lương cơ sở.\nPhụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực nêu tại điểm a, b, c khoản 5 Điều này được tính trả bằng mức tiền phụ cấp tháng chia cho 22 ngày nhân với ngày thực tế làm nhiệm vụ trên các vùng biển của Việt Nam.\n6. Phụ cấp trách nhiệm công việc:\na) Thuyền trưởng tàu kiểm ngư: Hệ số 0,5 mức lương cơ sở;\nb) Thuyền phó, Máy trưởng tàu kiểm ngư: Hệ số 0,3 mức lương cơ sở;\nc) Máy phó, thủy thủ trưởng: Hệ số 0,2 mức lương cơ sở.\n7. Chế độ bồi dưỡng đi biển: Công chức, viên chức và người lao động làm việc trên tàu kiểm ngư trong thời gian đi biển được hưởng chế độ bồi dưỡng đi biển hệ số 0,2 mức lương cơ sở/người/ngày thực tế đi biển."
},
{
"id": 211552,
"text": "Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành văn thư\n1. Công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP , như sau:\na) Ngạch Văn thư viên chính (mã số 02.006) áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;\nb) Ngạch Văn thư viên (mã số 02.007) áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;\nc) Ngạch Văn thư viên trung cấp (mã số 02.008) áp dụng bảng lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Trường hợp công chức có trình độ cao đẳng trở lên được tuyển dụng vào vị trí việc làm có yêu cầu ngạch công chức tương ứng là ngạch văn thư viên trung cấp thì được xếp vào bậc 2 của ngạch văn thư viên trung cấp; nếu có thời gian tập sự thì trong thời gian tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch văn thư viên trung cấp.\n..."
},
{
"id": 515562,
"text": "Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng đối với công chức thực hiện nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.\nĐiều 3. Chức danh, mã số ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, gồm:\n1. Kiểm dịch động vật: a) Kiểm dịch viên chính động vật Mã số ngạch: 09.315 b) Kiểm dịch viên động vật Mã số ngạch: 09.316 c) Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật Mã số ngạch: 09.317 2. Kiểm dịch thực vật: a) Kiểm dịch viên chính thực vật Mã số ngạch: 09.318 b) Kiểm dịch viên thực vật Mã số ngạch: 09.319 c) Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật Mã số ngạch: 09.320 3. Kiểm soát đê điều: a) Kiểm soát viên chính đê điều Mã số ngạch: 11.081 b) Kiểm soát viên đê điều Mã số ngạch: 11.082 c) Kiểm soát viên trung cấp đê điều Mã số ngạch: 11.083 4. Kiểm lâm: b) Kiểm lâm viên chính Mã số ngạch: 10.225 c) Kiểm lâm viên Mã số ngạch: 10.226 d) Kiểm lâm viên trung cấp Mã số ngạch: 10.228 5. Kiểm ngư: a) Kiểm ngư viên chính Mã số ngạch: 25.309 b) Kiểm ngư viên Mã số ngạch: 25.310 c) Kiểm ngư viên trung cấp Mã số ngạch: 25.311 6. Thuyền viên kiểm ngư: a) Thuyền viên kiểm ngư chính Mã số ngạch: 25.312 b) Thuyền viên kiểm ngư Mã số ngạch: 25.313 c) Thuyền viên kiểm ngư trung cấp Mã số ngạch: 25.314"
},
{
"id": 93953,
"text": "Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành văn thư\n1. Công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP , như sau:\na) Ngạch Văn thư viên chính (mã số 02.006) áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;\nb) Ngạch Văn thư viên (mã số 02.007) áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;\nc) Ngạch Văn thư viên trung cấp (mã số 02.008) áp dụng bảng lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Trường hợp công chức có trình độ cao đẳng trở lên được tuyển dụng vào vị trí việc làm có yêu cầu ngạch công chức tương ứng là ngạch văn thư viên trung cấp thì được xếp vào bậc 2 của ngạch văn thư viên trung cấp; nếu có thời gian tập sự thì trong thời gian tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch văn thư viên trung cấp.\n2. Việc chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch công chức chuyên ngành hiện giữ sang các ngạch công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV.\nTrường hợp công chức có trình độ cao đẳng khi tuyển dụng đã được xếp lương công chức loại A0 theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP , khi chuyển xếp vào ngạch văn thư viên trung cấp (mã số 02.008) thì việc xếp bậc lương trong ngạch mới được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định (sau khi trừ thời gian tập sự theo quy định của ngạch) như sau:\nTính từ bậc 2 của ngạch văn thư viên trung cấp, cứ sau thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thêm chế độ nâng bậc lương thường xuyên theo quy định.\nSau khi chuyển xếp lương vào ngạch văn thư viên trung cấp, nếu hệ số lương được xếp ở ngạch văn thư viên trung cấp cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đã hưởng ở ngạch cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian công chức xếp lương ở ngạch văn thư viên trung cấp. Sau đó, nếu công chức được nâng ngạch thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào chức danh được bổ nhiệm khi nâng ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới."
}
] |
115,981 | Không được lập vi bằng trong những trường hợp nào? | [
{
"id": 8963,
"text": "“Điều 37. Các trường hợp không được lập vi bằng\n1. Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.\n2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.\n3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.\n4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.\n5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.\n6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.\n7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.\n8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.\n9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”"
}
] | [
{
"id": 5868,
"text": "1. Sổ theo dõi việc lập vi bằng dùng để quản lý vi bằng tại Văn phòng Thừa phát lại. Sổ phải được viết liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống và thực hiện theo từng năm. Khi hết năm, Văn phòng Thừa phát lại thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số vi bằng đã lập trong năm đó.\n2. Số vi bằng là số thứ tự ghi trong sổ theo dõi việc lập vi bằng được ghi theo từng năm, kèm theo năm lập vi bằng và ký hiệu “VB”. Số thứ tự trong sổ theo dõi việc lập vi bằng được ghi liên tục từ số 01 cho đến số cuối cùng của năm đó; trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ liền trước.\nSố vi bằng được lấy theo ngày kết thúc việc lập vi bằng."
},
{
"id": 8966,
"text": "Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng\n1. Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:\na) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;\nb) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;\nc) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;\nd) Họ, tên người tham gia khác (nếu có);\nđ) Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;\ne) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;\ng) Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).\nVi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.\n2. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.\n3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể về mẫu vi bằng."
},
{
"id": 8965,
"text": "\"Điều 39. Thủ tục lập vi bằng\n1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.\nNgười yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.\nKhi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.\n2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.\n3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.\n4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.\nSở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.\" "
},
{
"id": 5860,
"text": "Cung cấp thông tin về vi bằng\nTrường hợp Văn phòng Thừa phát lại tự chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập thì Sở Tư pháp nơi lưu trữ vi bằng cung cấp hồ sơ vi bằng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng; cung cấp thông tin về vi bằng theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập."
},
{
"id": 8968,
"text": "Cấp bản sao vi bằng\n1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:\na) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;\nb) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.\n2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng."
}
] |
147,002 | Việc tạm đình chỉ công tác đối với viên chức được quy định như thế nào? | [
{
"id": 13755,
"text": "\"Điều 52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức\n1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:\na) Khiển trách;\nb) Cảnh cáo;\nc) Cách chức;\nd) Buộc thôi việc.\n2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.\n3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.\n4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.\n5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.\""
},
{
"id": 49967,
"text": "\"Điều 54. Tạm đình chỉ công tác\n1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.\n2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.\""
}
] | [
{
"id": 217236,
"text": "Tạm đình chỉ chức vụ và công tác đối với viên chức quản lý.\n1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Việc tạm đình chỉ công tác thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Viên chức;\n2. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, viên chức được hưởng lương, phụ cấp theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.\n..."
},
{
"id": 118416,
"text": "Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ\nCán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:\n...\n2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này."
},
{
"id": 13781,
"text": "\"Điều 41. Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ\nCán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:\n1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).\nTrường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.\n2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.\n3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.\" "
},
{
"id": 217239,
"text": "Tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với viên chức quản lý\n...\n2. Thời gian tạm đình chỉ chức vụ, công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ chức vụ, công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.\n..."
}
] |
27,817 | Hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân gồm có những tài liệu gì? | [
{
"id": 81075,
"text": "\"2. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh gửi Sở Tư pháp. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.\nChi nhánh được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh.\nKhi thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh.\n3. Hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh gồm có:\na) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh;\nb) Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập chi nhánh;\nc) Quyết định thành lập chi nhánh;\nd) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư và bản sao Thẻ luật sư của Trưởng chi nhánh;\nđ) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.\""
}
] | [
{
"id": 537842,
"text": "Điều 50. Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân\n1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.\n2. Hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân gồm có:\na) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề luật sư theo mẫu thống nhất;\nb) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;\nc) Giấy tờ chứng minh về địa điểm giao dịch.\n3. Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bảo sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên."
},
{
"id": 576674,
"text": "Điều 7. Cách thức đánh số Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được đánh số như sau: Hai chữ số đầu là mã tỉnh (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này); hai chữ số tiếp theo là mã của hình thức hành nghề luật sư (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này); bốn chữ số tiếp theo là số thứ tự đăng ký dùng chung cho các loại hình tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Trong trường hợp chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thì số thứ tự đã đăng ký của tổ chức hành nghề luật sư được giữ nguyên khi cấp lại Giấy đăng ký hoạt động."
},
{
"id": 537843,
"text": "Điều 51. Thay đổi, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân. Việc thay đổi nội dung đăng ký hành nghề luật sư, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hành nghề luật sư của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này."
},
{
"id": 576690,
"text": "Khoản 3. Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, nội dung kiểm tra tập trung vào các nội dung ghi trong Giấy đăng ký hành nghề luật sư của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy định của pháp luật có liên quan."
},
{
"id": 458390,
"text": "Khoản 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập, hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;\nb) Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề cho công chứng viên của văn phòng công chứng;\nc) Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ xin phép thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp;\nd) Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá; hồ sơ đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đấu giá; hồ sơ đề nghị cấp thẻ đấu giá viên;\nđ) Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, đăng ký chi nhánh của trung tâm trọng tài; thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi tên gọi, lĩnh vực hoạt động của chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; thành lập, thay đổi trưởng văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;\ne) Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại; đăng ký hoạt động của chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại; thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi tên gọi, trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; thành lập, đề nghị thay đổi tên gọi, trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam;\ng) Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thừa phát lại; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề cho thừa phát lại;\nh) Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;\ni) Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên; hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;\nk) Làm giả các loại chứng chỉ, thẻ, giấy đăng ký, giấy phép;\nl) Làm giả giấy tờ, văn bản để yêu cầu công chứng;"
}
] |
35,615 | Có thể sử dụng loại kit tách chiết ADN nào trong phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh vi bào tử ở tôm? | [
{
"id": 101312,
"text": "\"6 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm\n6.1 Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction)\n...\n6.1.4 Tách chiết ADN\nSử dụng bộ kít tách chiết (3.2.3) thích hợp và an toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.\nVÍ DỤ: Sử dụng kit tách chiết ADN: DNeasy® Blood & Tissue Kit (250) (Qiagen, Cat No. 69506)[1]) (xem phụ lục B).\n...\""
}
] | [
{
"id": 198671,
"text": "Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm\n...\n6.2 Phát hiện vi rút IHHN\n...\n6.2.2 Phương pháp PCR\n6.2.2.1 Nguyên tắc\nPhương pháp PCR được thực hiện sau khi có kết quả của phản ứng realtime PCR là dương tính hoặc được thực hiện trực tiếp sau khi tách chiết ADN. Phản ứng này để phân biệt các dạng typ của vi rút IHHN bằng cách sử dụng cặp mồi 309F/309R (phát hiện vi rút IHHN typ gây bệnh: typ 1 và 2 và cặp mồl MG831F/MG831R (phát hiện vi rút IHHN typ không gây bệnh: typ 3A/ 3B và một phần đoạn gen của P. monodon (đoạn chèn của vi rút này vào gen của vật chủ P. monodon)).\n..."
},
{
"id": 75631,
"text": "\"3. Phương pháp chẩn đoán \n...\n3.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm\n...\n3.2.1.4 Lấy mẫu\nTôm bố mẹ: lấy mẫu phân tôm bố mẹ.\nTôm giống (lớn hơn postlavare 8, hay hậu ấu trùng lớn hơn 8 ngày tuổi): lấy một phần khối gan tụy, lấy khoảng 10 con đến 15 con.\nTôm nhỏ hơn tôm giống (nhỏ hơn postlavare 8): lấy phần đầu khoảng 10 con đến 15 con. Ấu trùng biến thái: lấy cả con, khoảng 50 con.\nLượng mẫu lấy để tách chiết ADN khoảng 20 mg, có thể dùng tôm còn sống hoặc mẫu tôm, mẫu phân cố định trong cồn 95 % để tách chiết ADN.\""
},
{
"id": 210377,
"text": "...\nC.3 Tách chiết ADN\nCác vi khuẩn phân lập được từ mẫu bệnh phẩm và các mẫu đối chứng dương được tách chiết ADN bằng các kit thương mại hoặc bằng phương pháp sốc nhiệt. Nếu sử dụng kit thì các bước tiến hành theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.\nTách chiết bằng phương pháp sốc nhiệt: Lấy từ 3 khuẩn lạc đến 4 khuẩn lạc, hòa vào 100 μl nước vô trùng không chứa các enzym Rnase và se (nuclease free water). Đun sôi cách thủy trong 10 min rồi làm lạnh nhanh huyễn dịch trong đá 5 min. Ly tâm huyễn dịch bằng máy ly tâm (4.4) với gia tốc 12 000 g trong 4 min. Thu hoạch phần trong phía trên để thực hiện phản ứng PCR.\nC.4 Tiến hành\nCó thể sử dụng các kit thương mại theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên sử dụng Multiplex PCR kit.\nSử dụng cặp mồi và chu trình nhiệt trong Bảng 3.\nĐối chứng dương: tách chiết từ vi khuẩn Clostridium perfringens (xem mục C.3).\nĐối chứng âm: gồm đầy đủ thành phần của một phản ứng PCR, nhưng không có ADN của vi khuẩn.\nTiến hành phản ứng PCR bằng máy nhân gen (4.5).\nC.5 Chạy điện di\nSản phẩm PCR được chạy điện di trên thạch agarose 1,5 % đến 2 % trong dung dịch đệm TAE hoặc TBE.\nCho 2 µl dung dịch loading dye vào 8 µl sản phẩm PCR, trộn đều cho vào từng giếng trên bản thạch. Cho 10 µl thang chuẩn (marker) vào một giếng.\nBản thạch được điện di trong môi trường dung dịch đệm TAE hoặc TBE (tùy thuộc vào loại dung dịch đệm sử dụng khi pha thạch), trong thời gian 30 min đến 40 min, ở 100 V.\nSau đó nhuộm bằng dung dịch ethidi bromua 0,2 mg / 100ml.\nCó thể dùng các sản phẩm có sẵn chất nhuộm ADN để pha chế thạch agarose (ví dụ như SYBR safe ADN gel stain của hãng Invitrogen) và sử dụng theo quy định của nhà sản xuất.\n..."
},
{
"id": 125690,
"text": "\"3. Phương pháp chẩn đoán\n...\n3.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm\n3.2.1. Phương pháp PCR\n...\n3.2.1.4. Lấy mẫu\nTôm bố mẹ: Lấy mẫu phân tôm bố mẹ.\nTôm giống (> postlarvae 8, hay hậu ấu trùng lớn hơn 8 ngày tuổi) đến tôm trưởng thành: lấy một phần khối gan tụy của từ 5 con đến 10 con.\nTôm nhỏ hơn tôm giống (nhỏ hơn postlarvae 8): lấy phần đầu của từ 10 con đến 15 con.\nẤu trùng biến thái: lấy cả con, khoảng 50 con.\nLượng mẫu lấy để tách chiết DNA khoảng 20 mg, có thể dùng tôm còn sống hoặc mẫu tôm, mẫu phân cố định trong etanol 95 % để tách chiết DNA."
}
] |
108,987 | Ai có thẩm quyền cấp Giấy chứng minh Thẩm phán cho người được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao? | [
{
"id": 131085,
"text": "Thẩm quyền cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm nhân dân, Giấy chứng minh Hội thẩm quân nhân\nChánh án Tòa án nhân dân tối cao cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm nhân dân, Giấy chứng minh Hội thẩm quân nhân đối với các đối tượng sau đây:\n1. Người được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp được cấp Giấy chứng minh Thẩm phán;\n2. Người được bầu làm Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương được cấp Giấy chứng minh Hội thẩm nhân dân;\n3. Người được cử làm Hội thẩm Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực được cấp Giấy chứng minh Hội thẩm quân nhân."
}
] | [
{
"id": 183529,
"text": "Trình tự, thủ tục cấp mới Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm nhân dân, Giấy chứng minh Hội thẩm quân nhân\n1. Người được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp; được bầu làm Hội thẩm Tòa án nhân dân; được cử làm Hội thẩm Tòa án quân sự làm tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm (kèm theo 02 ảnh 20 x 30 mm có túi đựng, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở phía sau của ảnh) gửi Chánh án Tòa án nơi mình công tác hoặc làm nhiệm vụ xét xử.\n2. Chánh án Tòa án nơi người được bổ nhiệm làm Thẩm phán; được bầu, cử làm Hội thẩm tiếp nhận tờ khai, kiểm tra đối chiếu thông tin và lập danh sách đề nghị cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Hội thẩm.\n3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của các Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm theo quy định tại Quy chế này."
},
{
"id": 80086,
"text": "Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự Trung ương có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán đối với người (hoặc những người) đã được tuyển chọn cùng 01 bộ hồ sơ chính của người (hoặc những người) đã được tuyển chọn, biên bản phiên họp của Hội đồng cho Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định bổ nhiệm. Kèm theo các tài liệu này mỗi người đã được tuyển chọn phải có hai ảnh (3 x 4) để cấp Giấy chứng minh Thẩm phán (nếu được bổ nhiệm)."
},
{
"id": 227129,
"text": "Thu hồi Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm nhân dân, Giấy chứng minh Hội thẩm quân nhân\n...\n2. Thực hiện việc thu hồi\na) Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác, Hội thẩm làm nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm thu hồi và nộp lại Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm cho Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ), kèm theo văn bản báo cáo lý do thu hồi Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm.\nb) Tòa án nhân dân tối cao (Vụ Tổ chức - Cán bộ) tiếp nhận các Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm bị thu hồi và thực hiện việc tiêu hủy theo quy định."
},
{
"id": 552294,
"text": "b) Trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp đối với các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được bổ nhiệm trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 nhưng không được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được bổ nhiệm trước ngày Luật tổ chức Tòa án nhân dân có hiệu lực đã có thời gian làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao dưới 05 năm nay được bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp thì được coi là đã giữ ngạch Thẩm phán cao cấp đủ 05 năm."
}
] |
46,103 | Kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên bao gồm những nội dung nào? | [
{
"id": 48319,
"text": "Nội dung kế hoạch\n1. Nội dung kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên bao gồm:\na) Tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên;\nb) Quản lý đơn vị dự bị động viên;\nc) Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị;\nd) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;\nđ) Công tác đảng, công tác chính trị;\ne) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính.\n2. Nội dung kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:\na) Thông báo quyết định huy động, lệnh huy động;\nb) Tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;\nc) Công tác đảng, công tác chính trị;\nd) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính;\nđ) Chỉ huy, điều hành việc huy động lực lượng dự bị động viên;\ne) Bảo vệ trong quá trình tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.\n3. Nội dung kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên bao gồm:\na) Quyết định về việc thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;\nb) Tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;\nc) Công tác đảng, công tác chính trị;\nd) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính."
}
] | [
{
"id": 48345,
"text": "1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.\n2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:\na) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;\nb) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;\nc) Quy định và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;\nd) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;\nđ) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên."
},
{
"id": 48321,
"text": "Rà soát, điều chỉnh, lập mới kế hoạch\n1. Hằng năm, cơ quan, đơn vị được giao lập kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên phải rà soát kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên; trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Luật này quyết định việc điều chỉnh, hoặc lập mới kế hoạch trong trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.\n2. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được điều chỉnh trong trường hợp có sự thay đổi nội dung nhưng chưa đến mức phải lập mới.\n3. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được lập mới trong trường hợp sau đây:\na) Thay đổi chỉ tiêu về quân nhân dự bị hoặc phương tiện kỹ thuật dự bị từ 30% trở lên;\nb) Thay đổi địa phương giao hoặc đơn vị nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị."
},
{
"id": 48318,
"text": "\"Điều 8. Thẩm quyền lập kế hoạch\n1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.\n2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.\nĐơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị.\n3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của địa phương.\n4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền lập kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vị Quân đội nhân dân.\""
},
{
"id": 48320,
"text": "\"Điều 10. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch\n1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.\n2. Bộ Quốc phòng thẩm định; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.\n3. Ban chỉ huy quân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thẩm định; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị thuộc quyền.\n4. Cơ quan Bộ Quốc phòng thẩm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của quân khu, kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.\n5. Cơ quan quân khu thẩm định; Tư lệnh Quân khu phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n6. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về kế hoạch và đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan có liên quan thẩm định; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cấp huyện.\n7. Cơ quan cấp trên trực tiếp thẩm định; Thủ trưởng cấp trên trực tiếp, phê duyệt kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vị thuộc quyền trong Quân đội nhân dân.\""
}
] |
56,925 | Sửa chữa lại nhà để phù hợp nhu cầu sử dụng thì có cần phải xin giấy phép xây dựng không? | [
{
"id": 72217,
"text": "\"Điều 89. Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng\n1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:\na) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;\nb) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;\nc) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;\nd) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;\nđ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;\ne) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\ng) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;\nh) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\ni) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;\nk) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.\n3. Giấy phép xây dựng gồm:\na) Giấy phép xây dựng mới;\nb) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;\nc) Giấy phép di dời công trình;\nd) Giấy phép xây dựng có thời hạn.\n4. Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật này.\n5. Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án.\""
}
] | [
{
"id": 260015,
"text": "Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị\n1. Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị đã được phê duyệt, quy chế quản lý kiến trúc và theo quy định của pháp luật về xây dựng.\n2. Công trình xây dựng hiện có phù hợp với quy hoạch đô thị nhưng chưa phù hợp về kiến trúc thì được tồn tại theo hiện trạng; trường hợp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình thì phải bảo đảm yêu cầu về kiến trúc theo quy định của pháp luật.\n3. Công trình xây dựng hiện có không phù hợp với quy hoạch đô thị thì phải di dời theo kế hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị. Trong thời gian chưa di dời, nếu chủ công trình có nhu cầu cải tạo, nâng cấp sửa chữa thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng."
},
{
"id": 72228,
"text": "“Điều 89. Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng\n1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:\n[...]\nd) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;\n[...]\n3. Giấy phép xây dựng gồm:\na) Giấy phép xây dựng mới;\nb) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;\nc) Giấy phép di dời công trình;\nd) Giấy phép xây dựng có thời hạn.\n[...]\""
},
{
"id": 81467,
"text": "\"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng\n...\n30. Sửa đổi, bổ sung Điều 89 như sau:\nĐiều 89. Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng\n..\n3. Giấy phép xây dựng gồm:\na) Giấy phép xây dựng mới;\nb) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;\nc) Giấy phép di dời công trình;\nd) Giấy phép xây dựng có thời hạn.\""
},
{
"id": 245210,
"text": "Quy định về Giấy phép xây dựng có thời hạn đối với công trình xây dựng\n1. Quy mô công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:\na) Công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng mới:\nTối đa bốn (04) tầng nổi, không xây dựng tầng lửng, tầng hầm hoặc bán hầm; chiều cao công trình tính đến mái tầng 4 không quá 15m; trên mái có thể có tum thang (tum thang chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái, chiều cao tối đa không quá 3m).\nb) Công trình, nhà ở riêng lẻ sửa chữa, cải tạo:\nQuy mô sau khi sửa chữa cải tạo không vượt quá quy mô tại điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp công trình, nhà ở riêng lẻ có quy mô hiện trạng lớn hơn quy mô xác định nêu tại điểm a khoản này thì được sửa chữa, cải tạo giữ nguyên trạng (không tăng quy mô: diện tích xây dựng, tổng diện tích sàn, chiều cao, số tầng).\n2. Thời hạn tồn tại của công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn không quá 05 năm tính từ ngày được cấp giấy phép xây dựng. Khi hết thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở riêng lẻ ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn mà quy hoạch chưa thực hiện thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo việc gia hạn thời gian tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn khi chủ đầu tư có yêu cầu.\""
},
{
"id": 81468,
"text": "Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn\n1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm:\na) Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nb) Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\nc) Phù hợp với mục đích sử dụng đất được xác định tại giấy tờ hợp pháp về đất đai của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn;\nd) Khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.\n2. Công trình xây dựng được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.\n3. Nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm b, c và d khoản 1 Điều 93 của Luật này.\n4. Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng mà quy hoạch xây dựng có điều chỉnh kéo dài kế hoạch thực hiện thì cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo về việc gia hạn thời gian tồn tại của công trình. Trường hợp chủ đầu tư tiếp tục có nhu cầu xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo thì thực hiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo thời hạn của quy hoạch xây dựng điều chỉnh.\n5. Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo.\nTrường hợp sau 03 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này."
}
] |
173,688 | Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm những gì? | [
{
"id": 86877,
"text": "\"Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới\n1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:\na) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;\nb) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;\nc) Bản vẽ thiết kế xây dựng;\nd) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.\n2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:\n...\n3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến gồm:\n...\n4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo gồm:\n...\n5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng gồm:\n...\n6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.\n7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế theo quy định của Chính phủ.\""
},
{
"id": 75415,
"text": "Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ\n1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:\na) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành\nb) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;\nc) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;\nd) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.\n2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.\n3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn."
}
] | [
{
"id": 117102,
"text": "1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định như sau:\na) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;”\nNhư vậy, theo quy định này thì bạn xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu vực đô thị thì bạn cần phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền."
},
{
"id": 608130,
"text": "Điều 99. Gia hạn giấy phép xây dựng\n1. Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.\n2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng gồm:\na) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng;\nb) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.\n3. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép, nhưng quy hoạch chưa được thực hiện thì chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Thời hạn tồn tại công trình được ghi ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp."
},
{
"id": 87049,
"text": "\"Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng\n[...]\n2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:\na) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;\nb) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;\nc) Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;\nd) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.\""
}
] |
157,368 | Trợ cấp một lần khi vợ sinh con theo quy định pháp luật | [
{
"id": 69854,
"text": "Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi\nNgười lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.\n...\nĐiều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi\nLao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.\nTrường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con."
}
] | [
{
"id": 138965,
"text": "Chế độ dành cho thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan đại diện\n1. Thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện trong thời gian công tác tại cơ quan đại diện được hưởng:\na) Chế độ lương, phụ cấp, trợ cấp; chế độ nhà ở; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật;\nb) Trợ cấp trong trường hợp bị thương hoặc chết;\nc) Trợ cấp và chế độ ưu đãi trong trường hợp công tác tại khu vực đang xảy ra xung đột vũ trang, thảm họa do thiên tai, dịch bệnh, hoặc trong điều kiện công tác đặc biệt khó khăn.\nd) Bảo đảm chi phí đi lại trong trường hợp cha, mẹ hoặc cha, mẹ của vợ (chồng) hoặc vợ, chồng, con của thành viên cơ quan đại diện chết.\n2. Nữ thành viên cơ quan đại diện hoặc vợ của thành viên cơ quan đại diện được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện, khi sinh con được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Thời gian nghỉ sinh con của nữ thành viên cơ quan đại diện được tính vào nhiệm kỳ công tác."
},
{
"id": 63179,
"text": "Sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công\n1. Trường hợp áp dụng:\na) Người có công đề nghị sửa đổi, bổ sung những thông tin sau: họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; quê quán của người có công hoặc thân nhân của họ ghi trong hồ sơ người có công để phù hợp với giấy tờ về hộ tịch.\nb) Thân nhân liệt sĩ, thân nhân người có công, người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ, người hưởng chế độ đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác đề nghị sửa đổi, bổ sung những thông tin sau của bản thân: họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; quê quán để phù hợp với giấy tờ về hộ tịch.\nc) Thân nhân liệt sĩ hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ đề nghị sửa đổi, bổ sung những thông tin sau của liệt sĩ: họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm hy sinh; quê quán (theo địa danh khi xác lập hồ sơ công nhận liệt sĩ); cấp bậc, chức vụ; cơ quan, đơn vị khi hy sinh; trường hợp hy sinh; nơi hy sinh.\n..."
},
{
"id": 155608,
"text": "….\nNhư vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì trường hợp lao động nam là người nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con và không tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam thì thuộc đối tượng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội."
},
{
"id": 156567,
"text": "Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả\n...\n2.2.5. Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.\nTrường hợp lao động nam đồng thời hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì tiếp nhận một lần hồ sơ như nêu tại tiết 2.2.4 điểm này.\n2.3. Đối với chế độ thai sản của người sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi trong thời gian bảo lưu thời gian đóng BHXH do đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi (áp dụng cho cả trường hợp sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi trong thời gian đang đóng BHXH kể từ ngày 01/01/2018 trở đi nhưng đã thôi việc tại đơn vị mà có nguyện vọng nộp hồ sơ hưởng chế độ tại cơ quan BHXH):\n2.3.1. Hồ sơ theo quy định tại tiết 2.2.2, tiết 2.2.3 điểm này. Trường hợp nghỉ thai sản khi sinh con theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH mà các hồ sơ quy định tại nội dung đ tiết 2.2.2 điểm này không thể hiện việc nghỉ dưỡng thai thì có thêm Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.\n2.3.2. Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.\n2.4. Trường hợp hưởng DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật BHXH; khoản 1 Điều 60 Luật ATVSLĐ là Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập."
},
{
"id": 76706,
"text": "\"Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng\n1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:\na) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;\nb) Đang hưởng lương hưu;\nc) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;\nd) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.\n2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:\na) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;\nb) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;\nc) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;\nd) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.\n3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.\n4. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:\na) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;\nb) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.\""
}
] |
107,005 | Thực hiện thăm dò khai thác khoáng sản trái phép thì hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt như thế nào? | [
{
"id": 95382,
"text": "\"Điều 47. Vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền\n1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau:\na) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm đến dưới 10 m3;\nb) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;\nc) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;\nd) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30 m3 đến dưới 40 m3;\nđ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;\ne) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.\n2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, cụ thể như sau:\na) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;\nb) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, khoản 3 Điều này;\nc) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này.\n...\""
}
] | [
{
"id": 22501,
"text": "1. Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:\na) Có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp;\nb) Có kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;\nc) Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.\n2. Bộ Công Thương hướng dẫn nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu của hộ kinh doanh."
},
{
"id": 514422,
"text": "Khoản 2. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác bao gồm:\na) Việc báo cáo các loại khoáng sản không phải là loại khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản;\nb) Văn bản, tài liệu báo cáo các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong ranh giới khu vực được phép thăm dò khoáng sản (nếu có)."
},
{
"id": 469599,
"text": "Khoản 2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:\na) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng;\nb) Đình chỉ hoạt động lập, thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng;\nc) Tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính."
},
{
"id": 533483,
"text": "Điều 40. Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản\n1. Việc cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:\na) Giấy phép thăm dò khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia hoặc khu vực đang được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cùng loại với khoáng sản xin cấp giấy phép thăm dò;\nb) Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 05 Giấy phép thăm dò khoáng sản, không kể Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực; tổng diện tích khu vực thăm dò của các giấy phép đối với một loại khoáng sản không quá 02 lần diện tích thăm dò của một giấy phép quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.\n2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:\na) Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn theo quy định tại Điều 36 của Luật này hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật này; nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;\nb) Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch khoáng sản; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;\nc) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.\n3. Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này được phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi có đủ điều kiện do Chỉnh phủ quy định."
},
{
"id": 39885,
"text": "1. Phạt tiền đối với hành vi lợi dụng hoạt động thăm dò để khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:\na) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;\nb) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm d khoản này;\nc) Từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;\nd) Từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản là đá quý, vàng, bạc, platin.\n2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản gây tổn thất khoáng sản vượt quá so với trị số tổn thất định mức được xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt, cụ thể như sau:\na) Phạt cảnh cáo với trường hợp gây tổn thất khoáng sản vượt dưới 5% so với trị số tổn thất định mức;\nb) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp gây tổn thất khoáng sản vượt từ 5% đến dưới 10% so với trị số tổn thất định mức;\nc) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp gây tổn thất khoáng sản vượt quá từ 10% trở lên so với trị số tổn thất định mức.\n3. Phạt tiền đối với một trong các hành vi, không cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu, sổ sách để xác định sản lượng khai thác khoáng sản thực tế, thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác hàng năm; kê khai sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của kỳ báo cáo, tổng sản lượng hoặc trữ lượng khoáng sản đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại trong báo cáo định kỳ sai (thấp hơn) quá từ 10% trở lên so với số liệu sản lượng khoáng sản khai thác thực tế xác định từ nguồn thống kê chứng từ nộp thuế tài nguyên; thống kê số liệu qua trạm cân; xác định từ bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng trong năm; không lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng; khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình khai thác, cụ thể như sau:\na) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;\nb) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;\nc) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.\n4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi khoáng sản đi kèm đã xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản; cho phép khai thác trong giấy phép khai thác khoáng sản.\n5. Hình thức xử phạt bổ sung:\na) Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò khoáng sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c và điểm d khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;\nc) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần."
}
] |
163,640 | Số học sinh trong mỗi lớp chuyên trong trường trung học phổ thông chuyên công lập theo quy định hiện nay tối đa bao nhiêu? | [
{
"id": 146643,
"text": "Lớp học trong trường chuyên\n1. Lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học (sau đây gọi chung là lớp chuyên).\n2. Không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên.\n3. Mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh.\n4. Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trường chuyên quyết định số môn học được tổ chức lớp chuyên (sau đây gọi là môn chuyên) và số lớp chuyên đối với từng môn chuyên."
}
] | [
{
"id": 65412,
"text": "V. ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN\n1. Điểm xét tuyển:\n- Điểm xét tuyển vào lớp chuyên là tổng điểm: điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Toán + (điểm môn chuyên x 2).\n- Điểm xét tuyển vào lớp không chuyên là tổng điểm: điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Toán.\n2. Nguyên tắc xét tuyển:\nChỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã dự thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2.\n3. Cách xét tuyển:\n- Xét tuyển vào lớp chuyên: Căn cứ quy định điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng môn chuyên.\n- Xét tuyển vào lớp không chuyên: Căn cứ quy định điểm xét tuyển vào lớp không chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu các lớp không chuyên.\n4. Lưu ý: Nếu không trúng tuyển vào các trường, lớp chuyên, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được tham gia dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông khác theo 3 nguyện vọng đã đăng ký thi tuyển.\nVI. THỦ TỤC NHẬP HỌC\n1. Hồ sơ nhập học:\nHọc sinh trúng tuyển phải nộp đủ hồ sơ nhập học gồm:\n- Học bạ cấp trung học cơ sở (bản chính).\n- Bản sao khai sinh hợp lệ.\n- Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (tạm thời).\n2. Lưu ý:\n- Nếu sau khi nộp đủ hồ sơ nhập học, trường phát hiện có sai sót so với các quy định trên đây hoặc không đủ điều kiện dự thi thì thí sinh sẽ bị loại khỏi danh sách học sinh của trường.\n- Những thí sinh đã nộp hồ sơ nhập học vào các trường nêu trên và Trường Phổ thông Năng khiếu thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không còn có tên trong danh sách xét tuyển vào lớp 10 chuyên, thường của Sở Giáo dục và Đào tạo (vì mỗi học sinh chỉ có tên trúng tuyển vào duy nhất một trường).\n- Sau khi được tuyển vào lớp không chuyên của Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, học sinh sẽ được hướng dẫn để chọn ban theo nguyện vọng và năng lực của học sinh.\n- Việc chuyển học sinh ra khỏi lớp chuyên cần thực hiện đúng theo điều 26 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)."
},
{
"id": 170175,
"text": "Lớp trong trường chuyên\n1. Trường chuyên có thể có các lớp chuyên sau: Chuyên Toán, chuyên Tin học, chuyên Vật lí, chuyên Hóa học, chuyên Sinh học, chuyên Ngữ văn, chuyên Lịch sử, chuyên Địa lí, chuyên theo các Ngoại ngữ; ngoài các lớp chuyên, có thể có các lớp theo lĩnh vực chuyên và các lớp không chuyên.\n2. Số học sinh/lớp của trường chuyên:\na) Lớp chuyên và lớp theo lĩnh vực chuyên: Không quá 35 học sinh/lớp;\nb) Lớp không chuyên: Không quá 45 học sinh/lớp; đảm bảo số học sinh các lớp không chuyên không quá 20% tổng số học sinh của trường.\n3. Trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên quyết định:\na) Số lớp chuyên đối với từng môn chuyên;\nb) Số lớp theo lĩnh vực chuyên;\nc) Số lớp không chuyên."
},
{
"id": 25137,
"text": "1. Thông tư này hướng dẫn về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.\n2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, bao gồm; Trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học; trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường trung học phổ thông; trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; trường phổ thông có nhiều cấp học và trường, lớp dành cho người khuyết tật.\n3. Các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập có thể căn cứ vào các quy định tại thông tư này để áp dụng thực hiện."
},
{
"id": 482393,
"text": "Điều 56. Thủ tục thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục\n1. Thẩm quyền thành lập:\na) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường chuyên công lập thuộc tỉnh hoặc cho phép thành lập trường chuyên tư thục thuộc tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;\nb) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở quyết định thành lập trường chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học theo đề nghị của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học.\n2. Hồ sơ, trình tự thành lập hoặc cho phép thành lập trường chuyên được thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại Nghị định này."
},
{
"id": 83308,
"text": "Tuyển sinh vào lớp đầu cấp trường chuyên\n1. Nguyên tắc tuyển sinh\na) Tuổi của học sinh tuyển sinh vào lớp đầu cấp trường chuyên thực hiện theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;\nb) Đảm bảo lựa chọn được những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả học tập xuất sắc ở cấp trung học cơ sở, đủ năng lực học lớp chuyên;\nc) Đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng.\n2. Kế hoạch tuyển sinh\na) Trường chuyên thuộc tỉnh: hàng năm, sở giáo dục và đào tạo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển sinh của trường chuyên;\nb) Trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học: hàng năm, hiệu trưởng trường chuyên trình người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học quản lý trường chuyên phê duyệt kế hoạch tuyển sinh của trường chuyên;\nc) Chậm nhất trước ngày thi tuyển 60 ngày, trường chuyên thông báo tuyển sinh bằng văn bản đến các cơ quan quản lý giáo dục, các trường học có đối tượng dự thi và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.\n3. Sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học quản lý trường chuyên (gọi chung là cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên) quy định việc đăng ký dự tuyển, hồ sơ dự tuyển và điều kiện dự tuyển.\n4. Tổ chức tuyển sinh\na) Vòng 1: Tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có hồ sơ dự tuyển hợp lệ và đủ điều kiện dự tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều này;\nViệc sơ tuyển để chọn học sinh tham gia thi tuyển vòng 2 được căn cứ vào các tiêu chí sau:\n- Kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực và quốc tế;\n- Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực 4 năm cấp trung học cơ sở;\n- Kết quả tốt nghiệp trung học cơ sở;\n- Kết quả đánh giá các chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) và các chỉ số đánh giá trí tuệ khác (nếu có tổ chức đánh giá).\nCơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên quy định cách thức quy ra điểm và mức sơ tuyển cần đạt của các tiêu chí để chọn học sinh vào thi tuyển vòng 2.\nb) Vòng 2: Tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển ở vòng 1.\nViệc thi tuyển có thể tổ chức độc lập hoặc kết hợp với kỳ thi tuyển sinh vào lớp đầu cấp trung học phổ thông hàng năm.\n- Cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên quy định: môn thi, hình thức thi và thời gian làm bài của mỗi môn thi theo từng lớp chuyên; hệ số điểm bài thi, điểm xét tuyển vào lớp chuyên và lớp không chuyên thuộc trường chuyên;\n- Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên ra quyết định thành lập các hội đồng ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo;\n- Việc tổ chức ra đề thi, coi thi, chấm thi được vận dụng theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành;\n- Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên duyệt danh sách học sinh trúng tuyển vào trường chuyên.\n5. Báo cáo kết quả thi tuyển sinh\na) Chậm nhất vào ngày 30 tháng 8 hàng năm, cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên báo cáo kết quả tuyển sinh với Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả tuyển sinh.\nb) Báo cáo tuyển sinh gồm:\n- Kế hoạch tuyển sinh;\n- Kết quả tuyển sinh gồm: môn thi, hình thức thi và số lượng học sinh trúng tuyển vào mỗi lớp chuyên, cách thức xét tuyển và số học sinh trúng tuyển vào mỗi lớp chuyên; cách thức xét tuyển và số học sinh trúng tuyển vào mỗi lớp không chuyên (nếu có); đánh giá kết quả tuyển sinh (ưu điểm, hạn chế) và những kiến nghị, đề xuất."
}
] |
95,464 | Đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài cần cập nhật thông tin của người lao động bao lâu một lần? | [
{
"id": 168426,
"text": "Quyền, nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng\n...\n2. Đơn vị sự nghiệp có các nghĩa vụ sau đây:\na) Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ quản của đơn vị sự nghiệp việc tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng kèm theo bản sao hợp đồng cung ứng lao động (nếu có) và hợp đồng mẫu đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chậm nhất là 15 ngày trước khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;\nb) Thông tin đầy đủ, chính xác về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, tiền lương, điều kiện làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị sự nghiệp;\nc) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh và hằng tháng phải cập nhật thông tin về người lao động do đơn vị sự nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;\nd) Tổ chức giáo dục định hướng và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;\nđ) Phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;\ne) Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;\ng) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo về tình hình hoại động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;\nh) Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước tiếp nhận lao động giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động; giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp người lao động chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác;\ni) Bồi thường cho người lao động theo hợp đồng và quy định của pháp luật về những thiệt hại do đơn vị sự nghiệp gây ra."
}
] | [
{
"id": 573544,
"text": "Điều 11. Cập nhật thông tin về người lao động bằng mã số lao động. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cơ quan chuyên môn về lao động, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, công dân Việt Nam đăng nhập vào tài khoản, truy cập vào mục “thông tin về người lao động” và thực hiện cập nhật thông tin như sau:\n1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh và trước ngày 20 hằng tháng khi có sự thay đổi, phát sinh trong thời gian làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp cập nhật thông tin về người lao động cho đến khi thanh lý hợp đồng.\n2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động.\n3. Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật thông tin về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng lao động trực tiếp giao kết đã được xác nhận theo quy định tại Điều 53 Luật số 69/2020/QH14.\n4. Công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động sau khi xuất cảnh đã thực hiện đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 54 Luật số 69/2020/QH14 cập nhật thông tin khi có sự thay đổi, phát sinh trong thời gian làm việc ở nước ngoài cho đến khi chấm dứt hợp đồng."
},
{
"id": 573545,
"text": "Điều 12. Kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu với Cổng Thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Các thông tin, dữ liệu được tự động cập nhật, chia sẻ từ Hệ thống cơ sở dữ liệu lên Cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước bao gồm:\n1. Thông tin Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thông tin xử lý vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp dịch vụ trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.\n2. Thông tin về chuẩn bị nguồn lao động, đăng ký hợp đồng cung ứng lao động, đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập; về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình dự án ở nước ngoài và việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân, đầu tư ra nước ngoài.\n3. Thông tin khác về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng."
},
{
"id": 104707,
"text": "\"Điều 42. Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)\n1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:\n...\ng) Không cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng kể từ ngày người lao động xuất cảnh cho đến khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.\n...\n14. Biện pháp khắc phục hậu quả\na) Buộc doanh nghiệp dịch vụ cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này.\""
},
{
"id": 558789,
"text": "Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:\na) Không niêm yết công khai bản sao Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chính hoặc không đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy phép được cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh thông tin;\nb) Chi nhánh của doanh nghiệp dịch vụ được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh hoặc bản sao Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở của chi nhánh;\nc) Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc không cập nhật thông tin về chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định;\nd) Không đăng tải hoặc không cập nhật khi có sự thay đổi trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định của pháp luật thông tin về: người đại diện theo pháp luật; danh sách nhân viên nghiệp vụ; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm kinh doanh; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định giao nhiệm vụ cho chi nhánh;\nđ) Không đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp dịch vụ thông tin về: văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận về việc chuẩn bị nguồn lao động; thông tin đầy đủ, chính xác về số lượng hoặc tiêu chuẩn tuyển chọn hoặc điều kiện làm việc hoặc quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo nội dung hợp đồng cung ứng lao động;\ne) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật;\ng) Không cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng kể từ ngày người lao động xuất cảnh cho đến khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;\nh) Không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và văn bản thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận quyền, nghĩa vụ trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định;\ni) Không hướng dẫn người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;\nk) Đóng không đúng thời hạn vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật."
}
] |
155,084 | Chủ dự án đầu tư xây dựng đối với dự án do địa phương quản lý có thể do Ủy ban nhân dân xã đảm nhận không? | [
{
"id": 23765,
"text": "1. Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực quyết định về số lượng, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.\n2. Thẩm quyền thành lập và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được quy định như sau:\na) Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện quản lý dự án đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý của mình.\nTrường hợp Tổng cục trưởng được Bộ trưởng phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cùng chuyên ngành, hướng tuyến hoặc trong cùng một khu vực hành chính, tùy theo số lượng, quy mô dự án được phân cấp, ủy quyền và điều kiện tổ chức thực hiện cụ thể, Bộ trưởng có thể giao Tổng Cục trưởng thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án được phân cấp, ủy quyền;\nb) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, vốn khác, người đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực theo yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án;\nc) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do cơ quan có thẩm quyền thành lập theo quy định tại điểm a khoản này là đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực theo quy định tại khoản 5 Điều này.\n3. Số lượng Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập do người quyết định thành lập xem xét quyết định, cụ thể như sau:\na) Đối với các bộ, cơ quan ở trung ương: Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc theo yêu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực. Việc tổ chức các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng xem xét, quyết định để phù hợp với yêu cầu đặc thù trong quản lý ngành, lĩnh vực;\nb) Đối với cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án đầu tư xây dựng theo chuyên ngành được phân loại tại Phụ lục IX Nghị định này hoặc theo khu vực đầu tư xây dựng;\nc) Đối với cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư và dự án đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tư khi có yêu cầu.\n4. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thực hiện tư vấn quản lý dự án cho các dự án khác hoặc thực hiện một số công việc tư vấn trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án được giao và đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định khi thực hiện công việc tư vấn.\n5. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng, quy mô các dự án cần phải quản lý và gồm các bộ phận chủ yếu sau:\na) Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thực hiện chức năng làm chủ đầu tư và chức năng quản lý dự án;\nb) Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.\n6. Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do người quyết định thành lập xem xét, quyết định, trong đó phải quy định rõ các quyền, trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện chức năng chủ đầu tư và bộ phận thực hiện nghiệp vụ quản lý dự án phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan."
}
] | [
{
"id": 23768,
"text": "\"Điều 24. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng\n1. Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.\n2. Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.\n3. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.\n4. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu đối với dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đấu thầu.\""
},
{
"id": 509396,
"text": "Khoản 2. Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, tổ chức, chủ đầu tư dự án xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình và Tiểu dự án 1 năm sau, gửi cơ quan thường trực Chương trình, Tiểu dự án 1 của Bộ, ngành, địa phương tổng hợp, cụ thể:\na) Đối với Chương trình: Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ của Bộ, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của các tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện; các tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các Sở, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của đơn vị;\nb) Đối với Tiểu dự án 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 của các tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện; các tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các Sở, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 của đơn vị."
},
{
"id": 519708,
"text": "Khoản 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) là cơ quan tổ chức quản lý các dự án nhà ở sinh viên trên địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng hoặc cơ quan có chức năng làm chủ đầu tư các dự án nhà ở sinh viên tập trung. Đối với các dự án nhà ở sinh viên được đầu tư trong khuôn viên cơ sở đào tạo thì cơ sở đào tạo đó được giao làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư được phép thành lập Ban quản lý dự án nhà ở sinh viên hoặc giao cho các cơ quan có chức năng tại địa phương theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng và quản lý khai thác dự án sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng."
},
{
"id": 627529,
"text": "Khoản 2. Trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện Chương trình chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình, trong đó:\na) Ban Dân tộc Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; Tổng hợp chung kết quả giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan trung ương có liên quan theo quy định; Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã và các cơ quan tham gia thực hiện Chương trình trên địa bàn tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá theo quy định.\nb) Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh (chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện, chủ đầu tư triển khai công tác giám sát, đánh giá theo chức năng và phạm vi quản lý; Tổng hợp kết quả giám sát, đánh giá thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần do Sở, ban, ngành chủ trì quản lý, gửi báo cáo cho Ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh, các Bộ, cơ quan trung ương có liên quan theo chức năng và phạm vi quản lý.\nc) Ủy ban nhân dân cấp huyện (đầu mối phòng Dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện), các phòng, ban cấp huyện (chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện), Ủy ban nhân dân cấp xã (đầu mối là Ban quản lý xã) xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn chi tiết (nếu có) của Ban Dân tộc, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan theo chức năng và phạm vi quản lý."
},
{
"id": 601889,
"text": "Điều 6. Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các khu công nghiệp\n1. Trường hợp khu công nghiệp đang trong giai đoạn hình thành thì Ban quản lý khu công nghiệp của địa phương hoặc doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm tổ chức giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp đó theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chuyển giao cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được lựa chọn theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này đảm nhận việc triển khai thực hiện dự án. Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở xã hội được phân bổ một phần hoặc toàn bộ vào giá thành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đó.\n2. Trường hợp khu công nghiệp đã hình thành mà chưa có hoặc chưa đáp ứng đủ nhà ở cho công nhân, người lao động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt (hoặc điều chỉnh quy hoạch) để bổ sung quỹ đất phù hợp phát triển nhà ở xã hội; thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu hồi đất để giao cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được lựa chọn theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này đảm nhận việc triển khai thực hiện dự án. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng được trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất để lại cho địa phương. Đối với các khu công nghiệp chưa sử dụng hết diện tích đất công nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều chỉnh quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để chuyển mục đích sử dụng đất theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh một phần diện tích đất của khu công nghiệp đó để xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động tại khu công nghiệp.\n3. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động tại khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai."
}
] |
11,009 | Các Phó Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thông tin, báo cáo Chánh Văn phòng những vấn đề nào? | [
{
"id": 73753,
"text": "Thông tin, báo cáo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Văn phòng\n1. Các Phó Chánh Văn phòng có trách nhiệm báo cáo Chánh Văn phòng những vấn đề sau:\na) Tình hình thực hiện công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, những việc vượt thẩm quyền giải quyết và những việc cần xin ý kiến của Chánh Văn phòng.\nb) Nội dung và kết quả các hội nghị, cuộc họp được ủy quyền tham dự hoặc chỉ đạo.\nc) Kết quả làm việc khi được cử tham gia các đoàn công tác trong nước và nước ngoài.\n..."
}
] | [
{
"id": 172785,
"text": "Lãnh đạo điều hành\n1. Lãnh đạo Văn phòng là Chánh Văn phòng. Giúp việc Chánh Văn phòng có một số Phó Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức trên cơ sở đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.\n2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Văn phòng:\na) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng được quy định tại Điều 2 và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng;\nb) Quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp công tác của Văn phòng;\nc) Được ký các giấy tờ, văn bản hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;\nd) Đề xuất với Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật;\nđ) Quản lý, sử dụng và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức của đơn vị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.\n3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chánh Văn phòng:\na) Chấp hành sự phân công của Chánh Văn phòng; giúp Chánh Văn phòng chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác của Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách;\nb) Ký thay Chánh Văn phòng trên một số giấy tờ, văn bản hành chính và nghiệp vụ theo sự phân công của Chánh Văn phòng;\nc) Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được ủy nhiệm (bằng văn bản) thay mặt Chánh Văn phòng điều hành, giải quyết các công việc của Văn phòng, chịu trách nhiệm về các công việc đã giải quyết và phải báo cáo lại khi Chánh Văn phòng có mặt."
},
{
"id": 110194,
"text": "Phó Chánh Văn phòng\n...\n4. Những vấn đề Phó Chánh Văn phòng phải báo cáo hoặc xin ý kiến Chánh Văn phòng trước khi quyết định:\na) Những nhiệm vụ được Lãnh đạo KTNN giao trực tiếp và các nhiệm vụ chưa có trong quy định của Văn phòng; những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của KTNN và của Văn phòng.\nb) Những vấn đề đột xuất, bất thường hoặc vượt thẩm quyền liên quan đến hoạt động của Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng phải kịp thời báo cáo Chánh Văn phòng để giải quyết.\nc) Những vấn đề lớn có ý kiến khác nhau giữa Văn phòng và các đơn vị, cá nhân khác.\nd) Những vấn đề quan trọng khác khi Phó Chánh Văn phòng thấy cần thiết hoặc khi Chánh Văn phòng yêu cầu.\nđ) Trường hợp Phó Chánh Văn phòng đi công tác ngoài kế hoạch và vắng mặt vì việc riêng từ 01 ngày làm việc trở lên, phải báo cáo Chánh Văn phòng và chỉ được nghỉ khi Chánh Văn phòng đồng ý, đồng thời phải thông báo cho Trưởng Phòng, Ban được giao phụ trách biết."
},
{
"id": 254660,
"text": "Cơ cấu tổ chức và biên chế\n1. Lãnh đạo Văn phòng Bộ:\nVăn phòng Bộ có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng.\nChánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và trước pháp luật về việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.\nPhó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Văn phòng Bộ, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.\n..."
},
{
"id": 61927,
"text": "Phó Chánh Văn phòng\n...\n3. Phó Chánh Văn phòng phải báo cáo Chánh Văn phòng những vấn đề sau:\na) Những vấn đề pháp luật chưa quy định, chưa có trong chương trình, kế hoạch công tác của Văn phòng hoặc mới phát sinh, nhạy cảm, quan trọng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao;\nb) Kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và việc điều chỉnh nội dung, thời hạn các công việc đã được xác định trong chương trình công tác của Văn phòng thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc do Chánh Văn phòng giao.\nĐối với những nhiệm vụ, công việc do Lãnh đạo Bộ giao trực tiếp cho Ban Thư ký, Phó Chánh Văn phòng kiêm Trưởng Ban Thư ký phải báo cáo kịp thời Chánh Văn phòng tiến trình và kết quả thực hiện công việc;\nc) Những vấn đề có liên quan đến từ hai Phó Chánh Văn phòng trở lên nhưng các Phó Chánh Văn phòng còn có ý kiến khác nhau hoặc liên quan đến lĩnh vực do Chánh Văn phòng phụ trách;\nd) Những vấn đề khác khi Phó Chánh Văn phòng thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của Chánh Văn phòng."
},
{
"id": 162406,
"text": "Nguyên tắc hoạt động của các tổ chức\n...\n2. Nguyên tắc hoạt động của Văn phòng Bộ:\na) Bộ trưởng điều hành hoạt động của Văn phòng Bộ chủ yếu thông qua Chánh Văn phòng;\nb) Văn phòng Bộ làm việc theo chế độ Thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên; Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về công việc được phân công;\nc) Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng thực hiện nhiệm vụ do Chánh Văn phòng phân công; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về việc thực hiện những nhiệm vụ được phân công;\nd) Trưởng phòng tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Văn phòng về việc thực hiện những nhiệm vụ được phân công;\nđ) Công chức, người lao động của Văn phòng Bộ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của lãnh đạo Văn phòng và lãnh đạo Phòng theo phân công của Chánh Văn phòng; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Văn phòng và lãnh đạo Phòng về phần việc được giao. Trong trường hợp lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Chánh Văn phòng, lãnh đạo Phòng và chuyên viên thì Phó Chánh Văn phòng, lãnh đạo Phòng và chuyên viên có trách nhiệm thực hiện, đồng thời báo cáo Chánh Văn phòng."
}
] |
159,408 | Dữ liệu bản đồ hàng không dân dụng là dữ liệu chuyên ngành hay dữ liệu khung của dữ liệu không gian địa lý quốc gia? | [
{
"id": 35179,
"text": "Dữ liệu không gian địa lý quốc gia\n1. Dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm dữ liệu khung và dữ liệu chuyên ngành.\n2. Dữ liệu khung là dữ liệu nền tảng để xây dựng dữ liệu không gian địa lý quốc gia. Dữ liệu khung bao gồm:\na) Dữ liệu về hệ thống các điểm gốc đo đạc quốc gia, các mạng lưới đo đạc quốc gia;\nb) Dữ liệu nền địa lý quốc gia, dữ liệu bản đồ địa hình quốc gia;\nc) Dữ liệu ảnh hàng không, dữ liệu ảnh viễn thám;\nd) Dữ liệu bản đồ chuẩn biên giới quốc gia;\nđ) Dữ liệu bản đồ địa giới hành chính;\ne) Dữ liệu địa danh;\ng) Dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều này do Chính phủ quy định.\n3. Dữ liệu chuyên ngành là dữ liệu được sử dụng chung. Dữ liệu chuyên ngành bao gồm các nhóm cơ bản sau đây:\na) Dữ liệu địa chính;\nb) Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất;\nc) Dữ liệu bản đồ điều tra, đánh giá tài nguyên nước;\nd) Dữ liệu bản đồ địa chất, khoáng sản;\nđ) Dữ liệu bản đồ thổ nhưỡng;\ne) Dữ liệu bản đồ hiện trạng rừng;\ng) Dữ liệu bản đồ hiện trạng công trình ngầm;\nh) Dữ liệu bản đồ hàng không dân dụng;\ni) Dữ liệu hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải, vùng biển;\nk) Dữ liệu bản đồ về phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;\nl) Dữ liệu bản đồ giao thông;\nm) Dữ liệu bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn;\nn) Các nhóm dữ liệu bản đồ chuyên ngành khác do Chính phủ quy định bảo đảm sự đồng bộ của dữ liệu không gian địa lý quốc gia, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước theo từng giai đoạn.\n4. Dữ liệu khung và dữ liệu chuyên ngành được mô tả bằng siêu dữ liệu. Siêu dữ liệu bao gồm các nhóm thông tin sau đây:\na) Phạm vi, thời gian, tổ chức, cá nhân xây dựng, cập nhật, lưu trữ dữ liệu;\nb) Sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;\nc) Chất lượng và giá trị pháp lý của dữ liệu;\nd) Phương thức truy cập, trao đổi, sử dụng dữ liệu và dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý."
}
] | [
{
"id": 35163,
"text": "Đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng\n1. Bản đồ hàng không dân dụng được thành lập cho khu vực bay, vùng trời sân bay, đường hàng không.\n2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng bao gồm:\na) Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ cao các đối tượng địa lý trên mặt đất, trên không;\nb) Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt đất, trên không;\nc) Thành lập, cập nhật bản đồ hàng không dân dụng;\nd) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ hàng không dân dụng.\n3. Việc đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.\n4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ có liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng; tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng."
},
{
"id": 515380,
"text": "Khoản 6. Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia\na) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia, trình Chính phủ phê duyệt.\nb) Xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam - Xây dựng Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam theo mô hình trung tâm dữ liệu không gian địa lý đảm bảo liên kết và quản lý thống nhất các cơ sở dữ liệu không gian địa lý thông qua địa chỉ truy cập trên mạng Internet; có khả năng kết nối, đồng bộ với Cổng dữ liệu quốc gia; - Phát triển các dịch vụ dữ liệu thông qua Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam; - Duy trì, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam đảm bảo liên tục, an toàn an ninh.\nc) Xây dựng, kết nối và tích hợp dữ liệu không gian địa lý quốc gia vào Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam bao gồm các dữ liệu sau: dữ liệu khung, dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu địa chỉ, dữ liệu thống kê."
},
{
"id": 219403,
"text": "Dữ liệu không gian địa lý quốc gia\n...\n4. Dữ liệu khung và dữ liệu chuyên ngành được mô tả bằng siêu dữ liệu. Siêu dữ liệu bao gồm các nhóm thông tin sau đây:\na) Phạm vi, thời gian, tổ chức, cá nhân xây dựng, cập nhật, lưu trữ dữ liệu;\nb) Sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;\nc) Chất lượng và giá trị pháp lý của dữ liệu;\nd) Phương thức truy cập, trao đổi, sử dụng dữ liệu và dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý."
},
{
"id": 35354,
"text": "1. Chính sách phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia như sau:\na) Nhà nước đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh;\nb) Khuyến khích sự tham gia của tổ chức, cá nhân và cộng đồng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận và sử dụng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;\nc) Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia phải được sử dụng trong quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong Chính phủ điện tử; trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quản lý đất đai;\nd) Thúc đẩy sự tham gia, kết nối của hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia vào mạng lưới hạ tầng dữ liệu không gian địa lý khu vực và toàn cầu.\n2. Nguồn lực để xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm:\na) Nguồn lực về tài chính: Nhà nước tập trung đầu tư kinh phí để hoàn thiện việc xây dựng dữ liệu khung, dữ liệu chuyên ngành quy định tại Điều 45 của Luật Đo đạc và bản đồ; huy động nguồn lực xã hội tham gia xây dựng, phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;\nb) Nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; phổ cập kiến thức, môn học về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý trong các trường đại học có liên quan đến lĩnh vực đo đạc và bản đồ, công nghệ thông tin; nâng cao nhận thức về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đối với cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan tới quản lý, lưu trữ, cung cấp dữ liệu không gian địa lý; phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng, tham gia xây dựng, cập nhật hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia;\nc) Nguồn lực về khoa học và công nghệ: Tập trung nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong thu nhận, xử lý, xây dựng dữ liệu không gian địa lý phù hợp với sự phát triển của hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; nghiên cứu, phát triển công nghệ phần mềm mã nguồn mở, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo bằng nguồn nhân lực trong nước."
}
] |
120,601 | Giáo trình huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không ra sao? | [
{
"id": 12964,
"text": "Giáo trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không\nGiáo trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không do cơ sở đào tạo ban hành và phải phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 1 Điều 21 Thông tư này."
}
] | [
{
"id": 12971,
"text": "1. Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam khi có sự thay đổi về các nội dung theo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định của pháp luật chuyên ngành hàng không.\n2. Tổ chức biên soạn và ban hành giáo trình đào tạo, huấn luyện phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.\n3. Tổ chức thực hiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Thông tư này.\n4. Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.\n5. Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam kết quả thực hiện hoạt động đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không; kế hoạch, giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.\n6. Lưu giữ hồ sơ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định của pháp luật về lưu trữ.\n7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành."
},
{
"id": 87384,
"text": "Yêu cầu đối với cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không\nCơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:\n1. Có tài liệu giải trình cơ sở vật chất đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không theo quy định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.\n2. Có tài liệu giải trình chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu đào tạo huấn luyện theo quy định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.\n3. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải bảo đảm đủ giáo viên lý thuyết, giáo viên thực hành để mỗi môn học chuyên ngành hàng không phải có ít nhất 01 giáo viên giảng dạy."
},
{
"id": 59326,
"text": "Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không\nĐược Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:\n1. Yêu cầu về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên quy định, tại Điều 25, 26 của Nghị định này;\n2. Yêu cầu về chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu đào tạo huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định."
},
{
"id": 498621,
"text": "Khoản 8. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không (gọi tắt là cơ sở đào tạo) là cơ sở có đủ điều kiện hoạt động đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định của pháp luật.”. 8. Sửa đổi Điều 18 như sau: “Điều 18. Nhiệm vụ của Tổ sát hạch\nb) Bổ sung khoản 10 vào Điều 4 như sau: “10. Đào tạo, huấn luyện trực tuyến là hình thức đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không được thực hiện thông qua phần mềm đào tạo, huấn luyện trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin trên nền tảng mạng Internet.”.\nc) Bổ sung khoản 11 vào Điều 4 như sau: “11. Học liệu đào tạo, huấn luyện trực tuyến bao gồm giáo trình, tài liệu giảng dạy hoặc tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá được trình bày dưới hình thức các tập tin trình chiếu, hình ảnh, video, các ứng dụng tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học viên.”."
}
] |
127,251 | Phòng máy chủ hoạt động công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Phát triển được đặt những thiết bị nào? | [
{
"id": 204002,
"text": "Thiết bị đặt trong Phòng máy chủ:\n1. Thiết bị đặt trong Phòng máy chủ là những thiết bị chuyên dụng dùng cho hoạt động công nghệ thông tin hoặc những thiết bị đảm bảo cho phòng máy chủ được hoạt động bình thường và an toàn.\n2. Những thiết bị đặt trong phòng máy chủ gồm:\na) Máy chủ đang vận hành.\nb) Các thiết bị mạng, truyền thống an ninh bảo mật và các thiết bị CNTT chuyên dụng khác.\nc) Những thiết bị đảm bảo cho phòng máy chủ được hoạt động bình thường và an toàn."
}
] | [
{
"id": 82210,
"text": "Công tác triển khai, vận hành phòng máy chủ\n1. Theo dõi môi trường hoạt động phòng máy chủ 24/7.\n2. Định kỳ 6 tháng/lần bảo trì các thiết bị bảo đảm an toàn phòng máy chủ.\n3. Cấu hình các thông số hệ thống lưu điện, các cảm biến (Sensor).\n4. Yêu cầu đối với Quản trị viên\n...\nb) Hằng tuần:\n- Thực hiện kiểm tra hệ thống điện cấp cho phòng máy chủ (hệ thống tủ điện trung tâm, hệ thống lưu điện); hệ thống điều hòa không khí, hệ thống camera giám sát, hệ thống phòng cháy, chữa cháy; độ ẩm, cáp điện, các đầu đấu nối, cửa ra vào, cửa sổ, khóa cửa; hệ thống chống sét, tiếp đất đường điện, đường mạng; bảng hướng dẫn cho từng loại thiết bị, vị trí của các thiết bị trong phòng máy chủ; hệ thống làm mát cho tủ máy chủ, thiết bị mạng.\nc) Hằng tháng:\n- Thực hiện vệ sinh môi trường phòng máy chủ và các thiết bị trong phòng máy chủ.\n- Kiểm tra các thiết bị máy chủ, thiết mạng, bảo mật, lưu trữ trong phòng máy chủ.\n- Báo cáo Lãnh đạo đơn vị về tình hình hoạt động của phòng máy chủ."
},
{
"id": 93158,
"text": "Quy định về an toàn hoạt động hệ thống\n1. Phòng máy chủ phải được giám sát thường xuyên thông qua hệ thống kiểm soát ra vào. Trường hợp chưa có hệ thống kiểm soát ra vào thì phải lập bảng theo dõi nhật ký tại Phòng máy chủ.\n2. Phòng máy chủ chỉ được đặt các thiết bị đang hoạt động phục vụ vận hành hệ thống, tuyệt đối không đặt các thiết bị khác: Thiết bị hỏng, thiết bị chờ thanh lý, thanh hủy, tài liệu, vật tư, các vật dụng dễ cháy nổ,…\n3. Phòng máy chủ phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp: Môi trường khô ráo, sạch sẽ, không dột, không thấm nước, không bị ánh nắng chiếu rọi trực tiếp. Độ ẩm, nhiệt độ đạt tiêu chuẩn quy định cho các thiết bị CNTT.\n4. Phòng máy chủ phải có hệ thống phòng cháy, chữa cháy đúng tiêu chuẩn quy định cho Phòng máy chủ.\n5. Hệ thống điện phải được trang bị máy phát điện dự phòng để đảm bảo cho hệ thống hoạt động trong thời gian nguồn điện chính gặp sự cố.\n6. Hệ thống điều hoà phải bảo đảm nhiệt độ cho phòng máy chủ theo đúng tiêu chuẩn quy định đối với Phòng máy chủ;\n7. Hệ thống camera giám sát phải bảo đảm giám sát toàn bộ Phòng máy chủ liên tục 24/7; bảo đảm dữ liệu hình ảnh phải được lưu trữ ít nhất trong thời gian 90 ngày."
},
{
"id": 131808,
"text": "Công tác triển khai, vận hành phòng máy chủ\n1. Theo dõi môi trường hoạt động phòng máy chủ 24/7.\n2. Định kỳ 6 tháng/lần bảo trì các thiết bị bảo đảm an toàn phòng máy chủ.\n3. Cấu hình các thông số hệ thống lưu điện, các cảm biến (Sensor).\n4. Yêu cầu đối với Quản trị viên\na) Hằng ngày:\n- Thực hiện theo dõi hoạt động hệ thống điện cấp cho phòng máy chủ (hệ thống tủ điện trung tâm, hệ thống lưu điện); hệ thống điều hòa không khí, hệ thống camera giám sát, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống sét, tiếp đất đường điện, đường mạng, hệ thống làm mát cho tủ máy chủ, thiết bị mạng (Rack).\n- Kiểm soát thiết bị và con người vào ra phòng máy chủ.\n- Theo dõi các log và các thư điện tử cảnh báo của hệ thống an toàn phòng máy chủ.\n- Ghi nhật ký phòng máy chủ, nhật ký ra vào phòng máy chủ thông qua hệ thống camera giám sát và nhật ký vận hành.\n..."
},
{
"id": 560063,
"text": "15. Hạ tầng công nghệ thông tin là hệ thống trang thiết bị bao gồm máy chủ, máy trạm, mạng truyền thông, cơ sở dữ liệu, thiết bị bảo mật, phần mềm và các thiết bị cần thiết khác phục vụ cho việc sản xuất, truyền dẫn, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.\nĐiều 4. Nguyên tắc chung\n1. Phần mềm nghiệp vụ được phát triển dựa trên yêu cầu nghiệp vụ của đơn vị chủ trì nghiệp vụ và đơn vị sử dụng. Mỗi phần mềm nghiệp vụ phải có đơn vị chủ trì nghiệp vụ chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ và đơn vị chủ trì công nghệ thông tin chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Phần mềm nghiệp vụ sau khi hết hạn bảo hành phải được bảo trì để vận hành, khai thác lâu dài.\n2. Cục Công nghệ tin học, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và bên thứ ba phải xác định rõ và thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn theo quy định liên quan trong quá trình phát triển, bảo trì phần mềm nghiệp vụ.\n3. Trong trường hợp một đơn vị được phân công đảm nhận nhiều vai trò trong quá trình phát triển và bảo trì một phần mềm nghiệp vụ cụ thể, đơn vị đó phải có văn bản phân công rõ trách nhiệm của các bộ phận trong đơn vị theo từng vai trò được phân công đảm nhận và phải đảm bảo nguyên tắc độc lập giữa các bộ phận lập, kiểm soát và phê duyệt việc phát triển và bảo trì phần mềm.\nĐiều 5. Định hướng phát triển phần mềm\n1. Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin tổ chức xây dựng kế hoạch và kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước trong đó bao gồm nội dung định hướng ứng dụng công nghệ thông tin.\n2. Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin, đơn vị phát triển phần mềm bảo đảm phát triển phần mềm nghiệp vụ tuân thủ theo đúng định hướng ứng dụng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước.\nĐiều 6. Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin\n1. Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin cung cấp yêu cầu sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin.\n2. Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin như máy chủ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, mạng truyền thông, trang thiết bị an ninh bảo mật cho việc triển khai, vận hành phần mềm nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.\n3. Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin theo thời hạn như sau:\na) Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu trong trường hợp hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung của Ngân hàng Nhà nước đã có sẵn;\nb) Trong khoảng thời gian cần thiết để trang bị hạ tầng công nghệ thông tin theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với trường hợp hạ tầng công nghệ thông tin chưa được trang bị hoặc trang bị chưa đủ.\nĐiều 7. Điều kiện năng lực của đơn vị chủ trì công nghệ thông tin. Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin phải có ít nhất 5 cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin và có chứng chỉ hoàn thành các khóa học về nghiệp vụ lập, quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của Chính phủ.\nĐiều 8. Trình tự phát triển phần mềm nghiệp vụ\n1. Các giai đoạn phát triển phần mềm nghiệp vụ:\na) Lập kế hoạch;"
}
] |
94,682 | Khi thực hiện hoạt động khuyến mại sản phẩm thì thương nhân có cần phải thông báo với cơ quan nhà nước không? | [
{
"id": 55603,
"text": "\"Điều 16. Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại\n1. Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này:\na) Thông báo, đăng ký thực hiện khuyến mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nb) Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về chương trình khuyến mại (trừ trường hợp thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này);\nc) Cung cấp cho khách hàng, các thương nhân phân phối và các bên liên quan đầy đủ, chính xác và rõ ràng các nội dung thông tin phải thông báo công khai theo quy định tại Điều 97 Luật thương mại;\nd) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 96 Luật thương mại và Nghị định này.\n2. Đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này:\na) Các nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 5 Điều 96 Luật thương mại và Nghị định này;\nb) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng đối với các hoạt động thuộc phạm vi hợp đồng dịch vụ khuyến mại.\""
}
] | [
{
"id": 66380,
"text": "\"Điều 101. Đăng ký hoạt động khuyến mại, thông báo kết quả khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại\n1. Trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại, thương nhân phải đăng ký và sau khi kết thúc hoạt động khuyến mại, thương nhân phải thông báo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.\n2. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký hoạt động khuyến mại và thông báo kết quả hoạt động khuyến mại của các thương nhân với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.\""
},
{
"id": 193689,
"text": "\"Điều 17. Thông báo hoạt động khuyến mại\n...\n6. Thông tin về chương trình khuyến mại mà thương nhân đã thông báo phải được cơ quan quản lý nhà nước công khai bằng các hình thức phù hợp (văn bản, trang tin điện tử hoặc các hình thức khác có tác dụng tương đương) và không sớm hơn thời gian bắt đầu của chương trình khuyến mại. Nội dung thông tin phải công khai bao gồm:\na) Tên thương nhân thực hiện;\nb) Nội dung chi tiết chương trình;\nc) Thời gian thực hiện khuyến mại;\nd) Địa bàn thực hiện khuyến mại.\""
},
{
"id": 244173,
"text": "\"2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ mà không phải là thương nhân theo quy định được quyền thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ đó;\nb) Thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác mà không có hợp đồng dịch vụ khuyến mại thẹo quy định hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của mình mà không có hợp đồng dịch vụ khuyến mại theo quy định;\nc) Không thông báo, thông báo sửa đổi (gọi chung là thông báo) hoặc không đăng ký, đăng ký sửa đổi (gọi chung là đăng ký) với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định khi thực hiện khuyến mại hoặc thông báo, đăng ký không đúng với thực tế;\nd) Không thông báo hoặc không báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại theo quy định hoặc thông báo, báo cáo không đúng quy định (trừ trường hợp quy định tại khoản 1a Điều này) hoặc nội dung thông báo, báo cáo không đúng thực tế;\nđ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc trì hoãn việc thực hiện các nội dung của chương trình khuyến mại đã thông báo, cam kết với khách hàng hoặc đã thông báo, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;\ne) Thực hiện khuyến mại có giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định;\ng) Thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá có mức giảm giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ vượt quá mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại theo quy định;\nh) Thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện nhà nước có quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu; giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước định giá cụ thể;\ni) Thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá không đúng theo quy định về thời gian được phép thực hiện khuyến mại;\nk) Sử dụng bằng chứng xác định trúng thưởng có hình thức giống hoặc tương tự với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành hoặc sử dụng kết quả xổ số để làm kết quả xác định trúng thưởng, làm căn cứ để tặng, thưởng trong các chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 9 Điều 92 Luật Thương mại;\nl) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc trích nộp 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi;\nm) Chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp pháp luật cho phép hoặc trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận điều chỉnh thời gian thực hiện khuyến mại;\nn) Chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận mà không thuộc các trường hợp pháp luật quy định;\no) Thực hiện khuyến mại trái quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại;\np) Văn phòng đại diện của thương nhân thực hiện khuyến mại cho thương nhân mà mình đại diện hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại cho thương nhân mà mình đại diện tại Việt Nam.\""
},
{
"id": 55609,
"text": "Chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại\nThương nhân thực hiện khuyến mại không được chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp quy định dưới đây:\n1. Trong trường hợp bất khả kháng, việc chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn phải được thông báo công khai tới khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.\n2. Trong trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại hết số lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, phát hành hết số lượng bằng chứng xác định trúng thưởng đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận, việc chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại chỉ được thực hiện sau khi thương nhân thực hiện thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và phải đảm bảo đầy đủ quyền lợi khách hàng đã tham gia chương trình.\n3. Trong trường hợp bị cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu chấm dứt việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần chương trình khuyến mại của thương nhân, việc chấm dứt thực hiện chương trình phải được thương nhân công bố công khai theo một trong các cách thức quy định tại Điều 98 Luật thương mại, trên website của thương nhân (nếu có website) và phải đảm bảo thương nhân sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mại đó; trừ trường hợp trong chương trình khuyến mại đó có sử dụng hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng để khuyến mại hoặc có sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi hoặc có sử dụng thuốc lá, rượu, thuốc chữa bệnh để khuyến mại (trừ trường hợp dùng thuốc chữa bệnh để khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dưới mọi hình thức. Thương nhân bị cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại khi:\na) Vi phạm các quy định tại Điều 100 Luật thương mại và Điều 3 Nghị định này;\nb) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung trong thể lệ chương trình khuyến mại đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền."
},
{
"id": 62749,
"text": "\"Điều 95. Quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại\n1. Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.\n2. Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp với khoản 4 Điều 94 của Luật này.\n3. Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.\n4. Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 của Luật này.\nĐiều 96. Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại\n1. Thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại.\n2. Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng theo quy định tại Điều 97 của Luật này.\n3. Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với khách hàng.\n4. Đối với một số hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 Điều 92 của Luật này, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng.\nBộ trưởng Bộ Thương mại quy định các hình thức khuyến mại cụ thể thuộc các chương trình mang tính may rủi phải thực hiện quy định này.\n5. Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.\""
}
] |
60,799 | Kể từ khi tiếp nhận tin báo về tội phạm trong vòng 7 ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự là đúng hay sai? | [
{
"id": 10624,
"text": "\"Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố\n1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:\na) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;\nb) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;\nc) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.\n2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.\nChậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.\n3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:\na) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;\nb) Khám nghiệm hiện trường;\nc) Khám nghiệm tử thi;\nd) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.\n4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này\"."
}
] | [
{
"id": 995,
"text": "\"Điều 9. Giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố\n1. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc quyền thụ lý, giải quyết hoặc ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức, chỉ đạo thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.\nĐối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.\n2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết, cấp trưởng Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trực tiếp chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, phân công Cán bộ điều tra thuộc quyền hoặc ra Quyết định phân công cấp phó trong việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.\nĐối với tố giác, tin báo về tội phạm sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì cấp trưởng ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.\n3. Kết thúc quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan đã thụ lý, giải quyết phải ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.\nViệc tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 148, Điều 149 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.\""
},
{
"id": 10635,
"text": "\"Điều 158. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự\n1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.\nQuyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.\n2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.\""
},
{
"id": 989,
"text": "Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là việc cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi tiến hành kiểm tra, xác minh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của nguồn tin về tội phạm.\n2. Dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là việc cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi tiến hành kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự nhưng không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố."
},
{
"id": 10636,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm\n1. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này.\n2. Khi cần thiết, đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện.\n3. Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố vụ án hình sự.\n4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự.\n5. Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.\n6. Hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.\n7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội."
},
{
"id": 213428,
"text": "Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự\n...\n3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:\na) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;\nb) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;\nc) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.\n..."
}
] |
126,197 | Tạp chí Thể thao có cơ cấu tổ chức như thế nào? | [
{
"id": 202827,
"text": "Cơ cấu tổ chức\n1. Tổng biên tập, các Phó Tổng biên tập.\n2. Các Ban, Phòng, Trung tâm:\na. Ban biên tập;\nb. Ban trị sự;\nc. Phòng quảng cáo và phát hành;\nd. Văn phòng đại diện tại TP HCM;\n3. Tổng biên tập tạp chí Thể thao quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng và tổ chức trực thuộc, sắp xếp, bố trí cán bộ, viên chức và người lao động theo cơ cấu chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ; ban hành quy chế làm việc của Tạp chí thể thao."
}
] | [
{
"id": 124129,
"text": "Cơ cấu tổ chức\n1. Vụ Thể dục thể thao quần chúng.\n2. Vụ Thể thao thành tích cao I.\n3. Vụ Thể thao thành tích cao II.\n4. Vụ Hợp tác quốc tế.\n5. Vụ Kế hoạch, Tài chính.\n6. Vụ Tổ chức cán bộ.\n7. Văn phòng.\n8. Viện Khoa học Thể dục thể thao.\n9. Tạp chí Thể thao.\n10. Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội.\n11. Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.\n12. Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Đà Nẵng.\n13. Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Cần Thơ.\n14. Trung tâm Doping và Y học thể thao.\n15. Trung tâm Thông tin Thể dục thể thao.\n16. Trung tâm Thể thao Ba Đình.\n17. Bệnh viện Thể thao Việt Nam.\n18. Khu Liên hợp thể thao quốc gia.\nCác đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này là các tổ chức giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 8 đến khoản 18 là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thể dục thể thao.\nTổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Tổng cục Thể dục thể thao.\nVăn phòng có 06 phòng."
},
{
"id": 252358,
"text": "Cơ cấu tổ chức, biên chế\n1. Cơ cấu tổ chức\na) Lãnh đạo Tạp chí:\nLãnh đạo Tạp chí gồm Tổng biên tập và không quá 03 (ba) Phó Tổng biên tập.\nTổng biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tạp chí.\nCác Phó Tổng biên tập giúp Tổng biên tập quản lý, điều hành hoạt động của Tạp chí; được Tổng biên tập phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Tạp chí; chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành các lĩnh vực đã được phân công.\n..."
},
{
"id": 217078,
"text": "Cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc\n1. Cơ cấu tổ chức của Tạp chí gồm:\na) Lãnh đạo của Tạp chí có Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập.\nb) Các đơn vị trực thuộc Tạp chí:\n- Phòng Trị sự;\n- Phòng Phóng viên - Biên tập.\nNhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị trực thuộc Tạp chí do Tổng Biên tập quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao.\n2. Số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ) tại Tạp chí do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định."
},
{
"id": 146831,
"text": "Cơ cấu tổ chức, biên chế\n1. Cơ cấu tổ chức\na) Lãnh đạo Tạp chí:\nLãnh đạo Tạp chí gồm Tổng biên tập và không quá 03 (ba) Phó Tổng biên tập.\nTổng biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tạp chí.\nCác Phó Tổng biên tập giúp Tổng biên tập quản lý, điều hành hoạt động của Tạp chí; được Tổng biên tập phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Tạp chí; chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành các lĩnh vực đã được phân công.\nb) Các tổ chức trực thuộc Tạp chí:\n- Ban Biên tập;\n- Ban Thư ký toà soạn;\n- Phòng Trị sự.\nCăn cứ vào yêu cầu công việc và điều kiện công việc, các cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của Tạp chí có thể được thành lập tại một số địa phương theo quy định của pháp luật.\nViệc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức nêu trên của Tạp chí do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổng biên tập Tạp chí và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.\nc) Tổng biên tập Tạp chí quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Tạp chí sau khi được Bộ trưởng phê duyệt để hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.\nd) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Tạp chí do Tổng biên tập quy định.\n2. Biên chế của Tạp chí thuộc biên chế sự nghiệp của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng biên tập Tạp chí."
}
] |
123,919 | Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên có thực hiện chuyển nhượng vốn được không? | [
{
"id": 50531,
"text": "\"Điều 51. Mua lại phần vốn góp\n1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:\na) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;\nb) Tổ chức lại công ty;\nc) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.\n2. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.\nĐiều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp\n1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:\na) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;\nb) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.\""
}
] | [
{
"id": 561549,
"text": "Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp\n1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:\na) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;\nb) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.\n2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.\n3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng."
},
{
"id": 638397,
"text": "g) Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định theo từng giai đoạn, chỉ đạo cơ quan chức năng lập phương án chuyển nhượng vốn báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thực hiện chuyển nhượng vốn. Phương án chuyển nhượng vốn gồm các nội dung chủ yếu sau: - Cơ sở pháp lý, mục đích chuyển nhượng vốn. - Đánh giá tình hình đầu tư vốn, lợi ích thu được và ảnh hưởng của việc chuyển nhượng vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. - Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước, nhu cầu của thị trường đầu tư vốn vào doanh nghiệp có vốn nhà nước chuyển nhượng. Giá trị dự kiến thu được khi chuyển nhượng vốn. - Phương thức chuyển nhượng vốn (trường hợp bán đấu giá theo lô thì phải báo cáo cụ thể căn cứ xác định trường hợp áp dụng đấu giá theo lô theo quy định). - Dự kiến thời gian thực hiện và hoàn thành việc chuyển nhượng vốn.\nh) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. h) Doanh nghiệp nhà nước không phải xây dựng lại phương án chuyển nhượng vốn khi chuyển đổi giữa các phương thức chuyển nhượng vốn theo quy định (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận). h) Cơ quan đại diện chủ sở hữu không phải xây dựng lại phương án chuyển nhượng vốn khi chuyển đổi giữa các phương thức chuyển nhượng theo thứ tự thực hiện theo quy định (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận).\ni) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn thực góp trong vốn điều lệ của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phù hợp với từng lĩnh vực pháp luật chuyên ngành quy định hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc mở, sử dụng tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam khi doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn góp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. i) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn thực góp trong vốn điều lệ của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phù hợp với từng lĩnh vực pháp luật chuyên ngành quy định hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc mở, sử dụng tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam khi doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn góp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.\nk) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm giải quyết những tồn tại vướng mắc, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quá trình thực hiện chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước theo thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành."
},
{
"id": 125663,
"text": "\"Điều 204. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên\n1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo phương thức sau đây:\na) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;\nb) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;\nc) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;\nd) Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;\nđ) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.\""
},
{
"id": 96014,
"text": "“Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp\n…\n3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”"
},
{
"id": 531088,
"text": "Khoản 3. Đối với trường hợp tổ chức tín dụng chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại, tổ chức tín dụng chuyển đổi từ công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:\na) Điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn nhận chuyển nhượng, thành viên góp vốn mới của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khi thành lập mới;\nc) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn nhận chuyển nhượng, thành viên góp vốn mới của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý phải tuân thủ quy định của pháp luật về tỷ lệ phần vốn góp."
}
] |
157,504 | Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động là bao nhiêu? | [
{
"id": 57592,
"text": "\"Điều 21. Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp\n1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.\n2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.\""
}
] | [
{
"id": 57587,
"text": "Điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động\nNgười lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:\n1. Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;\n2. Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp;\n3. Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này."
},
{
"id": 57593,
"text": "Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp\n1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định này.\n2. Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.\n3. Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.\n4. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp."
},
{
"id": 57608,
"text": "1. Việc giao kế hoạch kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro dựa trên nguyên tắc sau:\na) Địa phương chủ động xây dựng, đề xuất kế hoạch hỗ trợ;\nb) Ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động và hoạt động phòng ngừa cho những ngành, lĩnh vực có nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng dẫn hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;\nc) Ưu tiên địa phương, người sử dụng lao động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành nghiêm chế độ báo cáo, thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.\n2. Việc sử dụng kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro phải ưu tiên cho các hoạt động hỗ trợ chế độ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động và hoạt động điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp."
},
{
"id": 57595,
"text": "\"Điều 24. Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động\nNgười lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:\n1. Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;\n2. Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;\n3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.\""
}
] |
151,535 | Lãnh đạo Văn phòng Bộ thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những thành phần nào? | [
{
"id": 134425,
"text": "Cơ cấu tổ chức, biên chế\n1. Cơ cấu tổ chức:\na) Lãnh đạo Văn phòng:\nLãnh đạo Văn phòng gồm có Chánh Văn phòng và không quá 03 (ba) Phó Chánh Văn phòng.\nChánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Văn phòng.\nCác Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng; được Chánh Văn phòng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.\nb) Các tổ chức trực thuộc Văn phòng:\n- Ban Thư ký;\n- Phòng Tổng hợp – Kiểm soát thủ tục hành chính;\n- Phòng Tổ chức – Hành chính;\n- Phòng Truyền thông;\n- Phòng Tài chính - Kế toán;\n- Phòng Quản trị;\n- Phòng Bảo vệ;\n- Đội xe.\n2. Việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Văn phòng do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Văn phòng.\nChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Văn phòng do Chánh Văn phòng quy định.\n..."
}
] | [
{
"id": 206554,
"text": "Tiếp nhận nhiệm vụ\nTrên cơ sở thông tin các nhiệm vụ được giao trên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi, Văn phòng Bộ tiến hành kiểm tra, rà soát bước đầu. Trường hợp nhiệm vụ không chính xác hoặc không thuộc trách nhiệm thực hiện của Bộ Tư pháp, Văn phòng Bộ trao đổi, chuyển lại Văn phòng Chính phủ thông qua Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi. Trường hợp nhiệm vụ thuộc trách nhiệm thực hiện của Bộ Tư pháp, Văn phòng Bộ tham mưu cho Lãnh đạo Bộ phân công đơn vị, tổ chức có liên quan chủ trì thực hiện."
},
{
"id": 152220,
"text": "Văn phòng giám định tư pháp\n1. Văn phòng giám định tư pháp được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Luật doanh nghiệp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.\n2. Đối với Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải là giám định viên tư pháp. Văn phòng giám định tư pháp có thể có thành viên góp vốn.\n3. Tên gọi Văn phòng giám định tư pháp bao gồm cụm từ “Văn phòng giám định tư pháp” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu của Văn phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.\n4. Văn phòng giám định tư pháp có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 169291,
"text": "Chánh Văn phòng\n1. Chánh Văn phòng là người lãnh đạo, quản lý, điều hành Văn phòng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành Văn phòng. Chánh Văn phòng thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 6 Quy chế làm việc của Bộ ban hành kèm theo Quyết định số 880/QĐ-BTP ngày 28/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.\n..."
},
{
"id": 8948,
"text": "Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại\n1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép thành lập.\nNội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; họ tên Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; danh sách Thừa phát lại hợp danh và danh sách Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (nếu có) của Văn phòng Thừa phát lại.\n2. Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại để đối chiếu; giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 3, 4 Điều 17 của Nghị định này và hồ sơ đăng ký hành nghề của Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.\n3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.\n4. Văn phòng Thừa phát lại được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động."
},
{
"id": 67847,
"text": "Đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp\n1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.\nSau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp không đăng ký hoạt động thì Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp hết hiệu lực.\n2. Văn phòng giám định tư pháp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:\na) Đơn đề nghị đăng ký hoạt động;\nb) Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;\nc) Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này;\nd) Bản sao quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.\n3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này và cấp Giấy đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.\n4. Văn phòng giám định tư pháp được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động."
}
] |
58,339 | Khi công chức chuyển đổi vị trí công tác thì cơ quan nào có trách nhiệm chuyển giao quyền truy cập tài khoản hồ sơ điện tử của công chức? | [
{
"id": 126810,
"text": "Chuyển, tiếp nhận hồ sơ điện tử\n1. Trường hợp công chức, viên chức được bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, chuyển đổi công tác đến cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ mà dẫn tới việc thay đổi về thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, viên chức thì cùng với việc chuyển giao hồ sơ giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quy chế này, cơ quan đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức có văn bản gửi Cục Công nghệ thông tin đề nghị chuyển giao quyền truy cập tài khoản hồ sơ điện tử của công chức, viên chức sang cơ quan, đơn vị mới có thẩm quyền quản lý.\n2. Trường hợp tiếp nhận công chức, viên chức từ cơ quan ngoài Bộ Tư pháp thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận chuyển giao hồ sơ giấy, cơ quan quản lý hồ sơ công chức, viên chức có trách nhiệm lập hồ sơ điện tử của công chức, viên chức, phê duyệt, lưu trữ trên Phần mềm quản lý hồ sơ.\n3. Trường hợp công chức, viên chức được biệt phái; thuyên chuyển đến cơ quan, đơn vị khác của nhà nước; nghỉ hưu; chuyển công tác ra khỏi cơ quan, đơn vị của nhà nước; thôi việc; bị kỷ luật buộc thôi việc; chết thì hồ sơ điện tử của công chức, viên chức đó vẫn được lưu trữ trên Phần mềm quản lý hồ sơ."
}
] | [
{
"id": 141254,
"text": "Chuyển giao, tiếp nhận dữ liệu\n1. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đến cơ quan, đơn vị khác của Nhà nước mà không thuộc thẩm quyền quản lý dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan đang công tác (gọi chung là thay đổi công tác) thì đồng thời với việc chuyển giao hồ sơ theo quy định, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện như sau:\na) Cơ quan đang quản lý cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện hủy quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu của cơ quan mình đối với cán bộ, công chức, viên chức đó;\nb) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày chuyển giao hồ sơ, cơ quan tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc tạo lập tài khoản cá nhân cho cán bộ, công chức, viên chức được tiếp nhận; đồng bộ dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức đó từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Cơ sở dữ liệu của mình để phục vụ hoạt động quản lý theo thẩm quyền;\nc) Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm truy cập vào tài khoản cá nhân của mình trên Cơ sở dữ liệu của cơ quan, đơn vị tiếp nhận để kiểm tra thông tin, dữ liệu, thực hiện cập nhật thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 6 Quy chế này và theo quy định của cơ quan quản lý nếu cần thiết.\n2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thay đổi công tác theo quy định tại khoản 1 Điều này; chuyển công tác ra khỏi cơ quan, đơn vị của Nhà nước; nghỉ hưu; thôi việc; qua đời thì dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức đó vẫn phải được lưu trữ tại thư mục riêng trong Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương."
},
{
"id": 115708,
"text": "Chuyển giao, tiếp nhận, lưu trữ thông tin hồ sơ điện tử cá nhân\n1. Trường hợp công chức, viên chức có quyết định điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, bổ nhiệm chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp làm thay đổi thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, viên chức giữa các cơ quan, tổ chức trực thuộc Bộ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực, Thủ trưởng đơn vị đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức có trách nhiệm cập nhật thông tin hồ sơ điện tử cá nhân đó đến thời điểm công tác tại đơn vị; đồng thời hủy bỏ các quyền (nếu có) của cá nhân đó trên hệ thống liên quan đến phạm vi dữ liệu của đơn vị.\nĐơn vị tiếp nhận công chức, viên chức có trách nhiệm tiếp tục cập nhật hồ sơ điện tử cá nhân của công chức, viên chức được chuyển đến theo quy định.\n2. Trường hợp công chức, viên chức có quyết định biệt phái đến một đơn vị trực thuộc Bộ, Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận công chức, viên chức biệt phái có trách nhiệm báo cáo, trao đổi thông tin liên quan đến công chức, viên chức đó trong thời gian biệt phái cho cơ quan đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức để cập nhật, bổ sung thông tin hồ sơ điện tử cá nhân của công chức, viên chức đó.\n…"
},
{
"id": 126809,
"text": "Công tác chuyển giao, tiếp nhận hồ sơ công chức, viên chức\n1. Trường hợp tiếp nhận công chức, viên chức từ cơ quan, đơn vị khác về, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định tiếp nhận, Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, đơn vị đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức bàn giao đầy đủ hồ sơ công chức, viên chức đó.\n2. Trường hợp công chức, viên chức được điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, bổ nhiệm chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp làm thay đổi thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, viên chức giữa các đơn vị thuộc Bộ, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức có trách nhiệm chuyển giao hồ sơ công chức, viên chức cho đơn vị mới có thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, viên chức đó.\n3. Trường hợp công chức, viên chức được biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định biệt phái, cơ quan đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức có trách nhiệm sao 01 bộ hồ sơ của công chức, viên chức giao cho cơ quan, đơn vị mới có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức đó để theo dõi nếu có yêu cầu của cơ quan tiếp nhận công chức, viên chức.\n..."
},
{
"id": 98794,
"text": "Giải thích từ ngữ\n1. Hồ sơ giấy của công chức, viên chức là tài liệu pháp lý phản ánh các thông tin cơ bản nhất về công chức, viên chức, gồm: nguồn gốc xuất thân, quá trình học tập, quá trình công tác, hoàn cảnh kinh tế, phẩm chất, trình độ, năng lực, các mối quan hệ gia đinh và xã hội của công chức, viên chức được cập nhật trong quá trình công tác kể từ khi được tuyển dụng, tiếp nhận và được lưu trữ dưới dạng văn bản giấy, thể hiện ở sơ yếu lý lịch, văn bằng, chứng chỉ và các văn bản, tài liệu có liên quan khác.\n2. Hồ sơ điện tử của công chức, viên chức là tài liệu điện tử được hình thành trên cơ sở số hóa hồ sơ giấy của công chức, viên chức và được lưu trữ trên Hệ thống quản lý hồ sơ điện tử của công chức, viên chức, người lao động của Bộ Tư pháp (sau đây gọi tắt là Phần mềm quản lý hồ sơ).\n3. Số hóa hồ sơ là việc nhập, quét (scan) dữ liệu có sẵn trên hồ sơ giấy nhằm chuyển dữ liệu dạng văn bản giấy sang dạng thông tin, văn bản điện tử và được lưu trữ trong hồ sơ điện tử của công chức, viên chức trên Phần mềm quản lý hồ sơ.\n4. Tài khoản người dùng là tên và mật khẩu để đăng nhập vào Phần mềm quản lý hồ sơ.\n5. Quản lý tài khoản người dùng là việc tạo lập, cấp, hạn chế, mở rộng hoặc hủy bỏ quyền truy cập vào Phần mềm quản lý hồ sơ.\n..."
}
] |
144,308 | Có phải làm giấy chứng nhận độc thân thì mới được đăng ký kết hôn không? | [
{
"id": 72103,
"text": "\"Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch\n1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.\nTrong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.\n2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.\n3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.\n4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung.\n5. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.\""
}
] | [
{
"id": 617142,
"text": "Điều 24. Lễ đăng ký kết hôn tại Việt Nam\n1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn.\n2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.\n3. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 2 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu.\n4. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn 90 ngày mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không tổ chức lễ đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ. Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu."
},
{
"id": 617147,
"text": "Khoản 5. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 3 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn không còn giá trị, Cơ quan đại diện lưu Giấy chứng nhận kết hôn trong hồ sơ. Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu."
},
{
"id": 617145,
"text": "Khoản 3. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Cơ quan đại diện. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Cơ quan đại diện chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Cơ quan đại diện ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn."
},
{
"id": 4585,
"text": "Cách ghi Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn\n1. Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn là ngày hai bên nam, nữ có mặt, ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch.\nQuan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Trường hợp đăng ký lại kết hôn, đăng ký hôn nhân thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, công nhận quan hệ hôn nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình, thực hiện lại việc đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 13 Luật hôn nhân và gia đình thì ngày, tháng, năm xác lập quan hệ hôn nhân được ghi vào mặt sau Giấy chứng nhận kết hôn.\nTrường hợp đăng ký lại kết hôn, đăng ký hôn nhân thực tế mà không xác định được ngày đăng ký kết hôn trước đây, ngày xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng thì ghi ngày đầu tiên của tháng, năm đăng ký kết hôn, xác lập quan hệ chung sống; trường hợp không xác định được ngày, tháng thì ghi ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây, năm xác lập quan hệ chung sống."
},
{
"id": 617146,
"text": "Khoản 4. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 3 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Cơ quan đại diện thực hiện theo yêu cầu."
}
] |
19,395 | Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài khi chưa có sự cho phép của Bộ Khoa học và Công nghệ là bao lâu? | [
{
"id": 61543,
"text": "\"Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:\na) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:\nVi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.\nVi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;\nb) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:\nĐối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.\nĐối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân,tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.\nd) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.\""
}
] | [
{
"id": 8246,
"text": "Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài\n1. Tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài phải có đơn đề nghị kèm theo các tài liệu chứng minh đáp ứng các yêu cầu sau:\na) Có dự án thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài;\nb) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;\nc) Không vi phạm các điều cấm của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan;\nd) Tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.\n2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị và các tài liệu kèm theo, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản thông báo về việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này gửi cơ quan có thẩm quyền. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.\n3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài, tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 1 Điều này phải thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ."
},
{
"id": 258470,
"text": "Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài\n...\n2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị và các tài liệu kèm theo, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản thông báo về việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này gửi cơ quan có thẩm quyền. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.\n3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài, tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 1 Điều này phải thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ."
},
{
"id": 51889,
"text": "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ là 01 năm."
},
{
"id": 8235,
"text": "1. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài bao gồm:\na) Đơn đề nghị cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ theo mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;\nb) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức nước ngoài;\nc) Lý lịch tư pháp của người đứng đầu của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài;\nd) Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động;\nđ) Đề án thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm phần thuyết minh về sự cần thiết thành lập; tính phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; mục tiêu, nội dung, lĩnh vực, phạm vi hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; quy mô đầu tư; dự kiến về nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; phân tích tài chính (nếu có);\ne) Các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này;\ng) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức đặt trụ sở chính chấp thuận về địa điểm đặt trụ sở của tổ chức khoa học và công nghệ;\nh) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương trong năm tài chính gần nhất của tổ chức, cá nhân nước ngoài;\nTài liệu trong hồ sơ quy định tại Khoản này bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt.\nTài liệu quy định tại các điểm b, c và h Khoản này phải được hợp pháp hóa lãnh sự.\nTrường hợp dự án thành lập tổ chức khoa học và công nghệ gắn với việc đầu tư xây dựng công trình, hồ sơ kèm theo bao gồm dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.\n2. Trình tự, thủ tục thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài bao gồm:\na) Hồ sơ được lập thành 02 (hai) bộ gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;\nb) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để sửa đổi, bổ sung.\nTrường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi hồ sơ lấy ý kiến của các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan;\nc) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan có ý kiến bằng văn bản và chịu trách nhiệm về nội dung theo chức năng quản lý của mình;\nd) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định cho phép thành lập, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài và sao gửi Quyết định cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức được chấp thuận đặt trụ sở chính;\nđ) Trường hợp không được chấp thuận, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ lý do;\ne) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài tiến hành thành lập.\n3. Tổ chức, cá nhân quyết định thành lập tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập của mình. Đối với tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập là cơ sở giáo dục đại học thì việc thành lập thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học."
},
{
"id": 534141,
"text": "Khoản 2. Trình tự, thủ tục thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài bao gồm:\na) Hồ sơ được lập thành 02 (hai) bộ gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;\nb) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi hồ sơ lấy ý kiến của các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan;\nc) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan có ý kiến bằng văn bản và chịu trách nhiệm về nội dung theo chức năng quản lý của mình;\nd) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định cho phép thành lập, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài và sao gửi Quyết định cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức được chấp thuận đặt trụ sở chính;\nđ) Trường hợp không được chấp thuận, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ lý do;\ne) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài tiến hành thành lập."
}
] |
97,812 | Viên chức của Bộ Khoa học và Công nghệ không giữ chức vụ quản lý phải đáp ứng những tiêu chí nào thì mới xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ? | [
{
"id": 58003,
"text": "\"Cán bộ đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:\n1. Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định này.\n2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.\n3. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.\n4. 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.\nVậy, bạn thấy rằng trên đây là đánh giá về việc xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ.\nTiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành nhiệm vụ như thế nào?\nCăn cứ, Điều 6 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí xếp loại cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như sau:\nCán bộ đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ:\n\"1. Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định này.\n2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.\n3. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.\n4. Có ít nhất 70% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên. \""
}
] | [
{
"id": 130794,
"text": "\"Điều 15. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ\n1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:\n..\nc) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.\n2. Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:\n..\nđ) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.\""
},
{
"id": 188427,
"text": "Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ\n1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:\na) Không vi phạm các nội dung đánh giá được quy định tại các Điểm a, b Khoản 2 Điều 16 Quy chế này.\nb) Hoàn thành 100% Mục tiêu công việc theo Chương trình, kế hoạch công tác đã đăng ký hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả công việc. Có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.\nc) Có sáng kiến cải tiến trong công việc được người đứng đầu đơn vị, tổ chức sử dụng viên chức đó công nhận hoặc bộ, ngành, địa phương công nhận; hoặc bảo vệ thành công 01 đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước được hội đồng nghiệm thu đánh giá xếp loại xuất sắc; hoặc chủ trì thực hiện hoàn thành 01 văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của đơn vị, tổ chức.\n..."
},
{
"id": 74112,
"text": "B. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG\n...\n2. Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên\n2.3. Khung tiêu chuẩn các mức chất lượng\na) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ\n- Là đảng viên thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đi đầu về đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể lượng hóa được, có nhiều thành tích nổi bật trong công tác được các đảng viên khác học tập, noi theo.\n- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Xuất sắc”; các tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên.\n- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.\nCấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng đảng viên được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% số đảng viên được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trong từng tổ chức cơ sở đảng.\nb) Hoàn thành tốt nhiệm vụ\n- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên.\n- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.\nc) Hoàn thành nhiệm vụ\n- Các tiêu chí cơ bản được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên.\n- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên.\nd) Không hoàn thành nhiệm vụ\nLà đảng viên không đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:\n- Cấp có thẩm quyền kết luận đánh giá có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.\n- Chỉ hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.\n- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức xếp loại ở mức “Không hoàn thành nhiệm vụ”.\n- Đảng viên bị thi hành kỷ luật trong năm (một vi phạm bị xử lý kỷ luật chỉ tính một lần khi xếp loại)."
},
{
"id": 26887,
"text": "Việc xếp loại viên chức quản lý của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán thực hiện như sau:\n1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi hoàn thành 2 tiêu chí sau:\n- Thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của viên chức quản lý theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.\n- Doanh nghiệp xếp loại A.\n2. Không hoàn thành nhiệm vụ nếu thuộc một trong những trường hợp sau:\n- Không thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của viên chức quản lý theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.\n- Doanh nghiệp xếp loại C.\n3. Hoàn thành nhiệm vụ: các trường hợp còn lại."
},
{
"id": 96418,
"text": "Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ\n1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:\na) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao;\nb) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;\nc) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;\nd) Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;\nđ) Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.\n2. Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:\na) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;\nb) Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;\nc) Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;\nd) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả."
}
] |
150,552 | Việc mang tài liệu bí mật Nhà nước của Bộ Tài chính ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác nước ngoài phải được ai cho phép? | [
{
"id": 34722,
"text": "Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ\n1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.\n2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này hoặc cấp phó được ủy quyền cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.\n3. Trong quá trình mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn.\n4. Trong thời gian mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ, nếu phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, bị mất, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.\n5. Chính phủ quy định chi tiết việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ."
}
] | [
{
"id": 542342,
"text": "Điều 5. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ\n1. Người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải có văn bản xin phép người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Khi kết thúc nhiệm vụ phải báo cáo người có thẩm quyền cho phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ về việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước và nộp lại cơ quan, tổ chức.\n2. Văn bản xin phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải nêu rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác; tên loại, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước.\n3. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mang ra khỏi nơi lưu giữ phải chứa, đựng, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định và phải bảo vệ trong thời gian mang ra khỏi nơi lưu giữ."
},
{
"id": 619922,
"text": "Khoản 3. Cán bộ, chiến sĩ khi mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phải có văn bản xin phép người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Văn bản xin phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải nêu rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác; tên loại, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước."
},
{
"id": 70389,
"text": "Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ\n1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.\n2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với các Sở Kế hoạch và Đầu tư) hoặc cấp phó được ủy quyền cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.\n..."
},
{
"id": 627913,
"text": "Khoản 2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác nước ngoài phải được người đứng đầu cơ quan hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác."
}
] |
164,524 | Công ty mua xe ô tô tại Hà Nội nhưng muốn chuyển xe về TP. Hồ Chí Minh và đăng ký biển số xe tại TP. Hồ Chí Minh có được không? | [
{
"id": 50219,
"text": "Cơ quan đăng ký xe\n1. Cơ quan đăng ký xe chịu trách nhiệm quản lý và lưu trữ hồ sơ theo quy định, các thông tin của xe được quản lý thống nhất trên cơ sở dữ liệu đăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông.\n2. Nơi đăng ký xe có sơ đồ chỉ dẫn, lịch tiếp dân, được bố trí ở địa điểm thuận tiện để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục đăng ký xe, có chỗ ngồi, chỗ để xe, hòm thư góp ý, biên chức danh của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe và niêm yết công khai các quy định về thủ tục đăng ký xe, lệ phí đăng ký xe, các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt vi phạm quy định về đăng ký, cấp biển số xe.\n3. Cục Cảnh sát giao thông đăng ký, cấp biển số xe của Bộ Công an; xe ô tô của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và xe ô tô của người nước ngoài làm việc trong cơ quan đó; xe ô tô của các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.\n4. Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát giao thông) đăng ký, cấp biển số đối với xe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này).\n5. Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) đăng ký, cấp biển số các loại xe sau đây (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 3 Thông tư này):\nXe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú trên địa phương mình.\nXe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình.\nĐiều kiện, thẩm quyền, thời hạn hoàn thành phân cấp đăng ký, cấp biển số xe của Công an cấp huyện thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Thông tư này.\n6. Công an xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình và cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình; tổ chức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe hết niên hạn sử dụng, xe hỏng không sử dụng được của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương.\nĐiều kiện, thẩm quyền đăng ký, cấp biển số xe của Công an cấp xã thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Thông tư này."
}
] | [
{
"id": 31045,
"text": "Trong Thông tư này một số từ ngữ được hiểu như sau:\n1. Phương tiện giao thông, gồm:\na) Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và các loại xe được cấp biển tương tự như ô tô (gọi chung là ô tô); không bao gồm xe lam;\nb) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể các xe cơ giới dùng cho người tàn tật (gọi chung là xe máy).\n2. Các thành phố, thị xã quy định tại Thông tư này được xác định theo địa giới hành chính nhà nước, cụ thể như sau:\na) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung ương khác bao gồm tất cả các quận, huyện trực thuộc thành phố không phân biệt nội thành hay ngoại thành;\nb) Thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã bao gồm tất cả các phường, xã thuộc thành phố, thị xã không phân biệt là phường nội thành, nội thị hay xã ngoại thành, ngoại thị.\n3. Cấp mới giấy đăng ký và biển số áp dụng đối với các phương tiện giao thông đăng ký lần đầu tại Việt Nam (kể cả các phương tiện giao thông đã qua sử dụng hay đã đăng ký tại nước ngoài, phương tiện tịch thu sung quỹ Nhà nước) theo quy định của Bộ Công an.\n4. Cấp, đổi, cấp lại giấy đăng ký hoặc biển số (gọi chung là cấp đổi giấy đăng ký, biển số), bao gồm:\na) Cấp giấy đăng ký, biển số áp dụng đối với các trường hợp: Đăng ký sang tên trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến;\nb) Đổi giấy đăng ký hoặc biển số áp dụng đối với các trường hợp: Cải tạo, thay đổi màu sơn; giấy đăng ký xe hoặc biển số xe bị hư hỏng, rách, mờ hoặc thay đổi các thông tin của chủ xe;\nc) Cấp lại giấy đăng ký hoặc biển số áp dụng đối với trường hợp giấy đăng ký hoặc biển số bị mất.\n5. Khu vực: Khu vực I gồm thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; khu vực II gồm các thành phố trực thuộc Trung ương (trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã; khu vực III gồm các khu vực khác ngoài khu vực I và khu vực II nêu trên."
},
{
"id": 120615,
"text": "Định mức trang bị xe ô tô.\nCác đơn vị dự toán trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước để trang bị xe ô tô phục vụ chức danh, xe ô tô phục vụ công tác, xe ô tô chuyên dùng cụ thể như sau:\n...\n4. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có từ 14 quận, huyện trở xuống được trang bị 03 xe ô tô chuyên dùng.\n5. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có từ 15 quận, huyện trở lên được trang bị 04 xe ô tô chuyên dùng.\n6. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội được trang bị 07 xe chuyên dùng Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được trang bị 06 xe chuyên dùng.\n..."
},
{
"id": 586557,
"text": "Khoản 2. Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác với giá mua tối đa 1.550 triệu đồng/xe, gồm: Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Tổng Kiểm toán nhà nước; Trưởng tổ chức chính trị - xã hội trung ương được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối trực thuộc Trung ương; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương."
},
{
"id": 4455,
"text": "1. Chức danh có tiêu chuẩn:\na) Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Thứ trưởng, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó các đoàn thể ở trung ương, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng cục trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên;\nb) Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;\nc) Các chức danh sau đây của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc;\nd) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi là Tập đoàn kinh tế).\n2. Trường hợp các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này tự nguyện nhận khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế căn cứ tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập đoàn kinh tế, phương án nhận khoán và số lượng chức danh nhận khoán kinh phí, để xem xét, quyết định việc khoán kinh phí và số lượng xe ô tô trang bị, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả giữa việc bố trí xe ô tô phục vụ công tác với việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô. Việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.\nTrường hợp tất cả các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này của từng Bộ, cơ quan trung ương, Tổng cục, Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho toàn bộ công đoạn thì không trang bị xe ô tô phục vụ chức danh."
},
{
"id": 90192,
"text": "Quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá biển số xe ô tô; người nhận chuyển nhượng, trao đổi, được tặng cho, thừa kế xe ô tô gắn biển số trúng đấu giá\n1. Quyền của người trúng đấu giá biển số xe ô tô bao gồm:\na) Được cấp văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá sau khi nộp đủ số tiền trúng đấu giá;\nb) Được đăng ký biển số xe ô tô trúng đấu giá gắn với xe ô tô thuộc sở hữu của mình tại cơ quan công an nơi quản lý biển số xe ô tô trúng đấu giá hoặc nơi người trúng đấu giá đăng ký thường trú, đặt trụ sở;\nc) Được giữ lại biển số xe ô tô trúng đấu giá trong trường hợp xe ô tô bị mất, hư hỏng không thể sử dụng được hoặc được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình trong thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm xe ô tô bị mất, hư hỏng không thể sử dụng được hoặc được chuyển giao quyền sở hữu;\nd) Được cấp lại biển số xe ô tô trúng đấu giá, văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giákhi bị mất, bị mờ, hỏng;\nđ) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá, nếu người trúng đấu giá chết nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký xe ô tô để gắn biển số trúng đấu giá thì biển số xe ô tô trúng đấu giá được chuyển vào hệ thống đăng ký, quản lý xe, người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế được nhận số tiền người trúng đấu giá đã nộp sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá.\n2. Nghĩa vụ của người trúng đấu giá biển số xe ô tô bao gồm:\na) Nộp đủ số tiền trúng đấu giá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản phê duyệt kết quả đấu giá; tiền trúng đấu giá không bao gồm lệ phí đăng ký, cấp biển số xe ô tô;\nb) Thực hiện thủ tục đăng ký xe ô tô để gắn biển số trúng đấu giá trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá; trường hợp sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn này được kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 06 tháng. Sau thời hạn quy định, người trúng đấu giá biển số xe ô tô không thực hiện thủ tục đăng ký xe ô tô để gắn biển số trúng đấu giá thì biển số xe ô tô trúng đấu giá được chuyển vào hệ thống đăng ký, quản lý xe và người trúng đấu giá không được hoàn trả số tiền trúng đấu giá đã nộp; \nc) Không được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế biển số xe ô tô trúng đấu giá, trừ trường hợp chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe ô tô gắn biển số trúng đấu giá.\n3. Quyền và nghĩa vụ của người nhận chuyển nhượng, trao đổi, được tặng cho, thừa kế xe ô tô gắn biển số trúng đấu giá thực hiện theo quy định của pháp luật về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. "
}
] |
205 | Giáo viên trung học phổ thông là Phó Bí thư thì thời gian làm công tác Đoàn được quy định như thế nào? | [
{
"id": 61652,
"text": "\"Điều 2. Chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên và những người khác kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội\n1. Về thời gian làm công tác Đoàn, Hội:\ne) Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên:\n- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên, cố vấn Đoàn các trường từ 28 lớp trở lên được dành 85% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên, cố vấn Đoàn các trường dưới 28 lớp được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Bí thư Đoàn các trường từ 28 lớp trở lên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Bí thư Đoàn các trường dưới 28 lớp được dành 35% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội.\nCác quy định về số lượng sinh viên ở điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ trên đây chỉ tính đối với sinh viên hệ chính quy. Trường hợp vượt định mức thời gian theo quy định, cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên được hưởng chế độ vượt giờ; cán bộ Đoàn, Hội không phải là giảng viên, giáo viên được hưởng chế độ làm thêm giờ.\""
}
] | [
{
"id": 18800,
"text": "1. Về thời gian làm công tác Đoàn, Hội:\na) Đối với các đại học:\n- Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn là giảng viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên là giảng viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Phó Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn không phải là giảng viên được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên là giảng viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên mà kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.\nb) Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học (sau đây gọi chung là cấp trường) có từ 10.000 sinh viên, học sinh trở lên:\n- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.\nc) Đối với cấp trường có từ 5.000 đến dưới 10.000 sinh viên, học sinh:\n- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 40% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 40% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.\nd) Đối với cấp trường có dưới 5.000 sinh viên, học sinh:\n- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 40% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 40% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 30% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 30% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.\nđ) Đối với Liên chi đoàn thuộc Đoàn cấp trường có từ 1.000 sinh viên, học sinh trở lên:\nBí thư Liên chi đoàn là giảng viên, giáo viên được dành 40% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Bí thư Liên chi đoàn không phải là giảng viên, giáo viên được dành 40% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.\ne) Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên:\n- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên, cố vấn Đoàn các trường từ 28 lớp trở lên được dành 85% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên, cố vấn Đoàn các trường dưới 28 lớp được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Bí thư Đoàn các trường từ 28 lớp trở lên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Bí thư Đoàn các trường dưới 28 lớp được dành 35% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy/tuần để làm công tác Đoàn, Hội.\nCác quy định về số lượng sinh viên ở điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ trên đây chỉ tính đối với sinh viên hệ chính quy. Trường hợp vượt định mức thời gian theo quy định, cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên được hưởng chế độ vượt giờ; cán bộ Đoàn, Hội không phải là giảng viên, giáo viên được hưởng chế độ làm thêm giờ.\n2. Về phụ cấp:\na) Đối với các đại học:\n- Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được hưởng phụ cấp như cấp Trưởng Ban thuộc đại học;\n- Phó Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên được hưởng phụ cấp như cấp Phó Trưởng Ban thuộc đại học;\n- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên được hưởng phụ cấp như cấp Phó Trưởng phòng.\nb) Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học:\n- Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Trưởng phòng;\n- Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Phó Trưởng phòng;\n- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường, Bí thư Liên chi đoàn (đối với Liên chi đoàn có từ 1.000 sinh viên, học sinh trở lên) được hưởng phụ cấp như Phó Trưởng Bộ môn thuộc khoa.\nc) Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên:\n- Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên và Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên được hưởng phụ cấp như Tổ trưởng chuyên môn;\n- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên được hưởng phụ cấp như Tổ phó chuyên môn.\nd) Trường hợp cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên hoặc không phải là giảng viên, giáo viên giữ chức vụ có phụ cấp tương đương hoặc cao hơn phụ cấp Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng bộ môn, Tổ trưởng chuyên môn, Phó Tổ trưởng chuyên môn thì được hưởng mức phụ cấp cao nhất.\nPhụ cấp đối với cán bộ Đoàn, Hội được trả cùng kỳ lương hàng tháng."
},
{
"id": 555560,
"text": "Khoản 2. Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học.\na) Số lượng và cơ cấu giáo viên đảm bảo để dạy các môn học bắt buộc theo quy định;\nb) Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh đảm bảo quy định;\nc) Đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định: - Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn ít nhất 25% đối với trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là trường trung học cơ sở), 10% đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông trực thuộc bộ, ngành (sau đây gọi chung là trường trung học phổ thông) và 30% đối với trường chuyên; - Các vùng khác: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn ít nhất 40% đối với trường trung học cơ sở, 15% đối với trường trung học phổ thông và 40% đối với trường chuyên."
},
{
"id": 189254,
"text": "Chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên và những người khác kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội\n1. Về thời gian làm công tác Đoàn, Hội:\na) Đối với các đại học:\n- Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn là giảng viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên là giảng viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Phó Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn không phải là giảng viên được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên là giảng viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên mà kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.\nb) Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học (sau đây gọi chung là cấp trường) có từ 10.000 sinh viên, học sinh trở lên:\n- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;\n- Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội.\n..."
},
{
"id": 578012,
"text": "Mục III. QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÂN BAN, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỸ THUẬT\n1. Chế độ công tác của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng đều phải tham gia giảng dạy trên lớp theo quy định tại Thông tư số 49 TT/GD ngày 29/11/1979 của Bộ Giáo dục quy định chế độ cộng tác đối với giáo viên trường phổ thông: - Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần. - Phó Hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.\n2. Chế độ công tác của giáo viên: Giáo viên dạy 17 tiết/tuần; giáo viên chủ nhiệm lớp được giảm 4 tiết/tuần."
}
] |
28,064 | Người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được phép làm việc tại 02 đại lý thuế hay không? | [
{
"id": 92875,
"text": "Đăng ký hành nghề của nhân viên đại lý thuế\n1. Nguyên tắc đăng ký hành nghề của nhân viên đại lý thuế\na) Việc đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được thực hiện thông qua đại lý thuế nơi người đăng ký hành nghề là đại diện theo pháp luật của đại lý thuế hoặc có hợp đồng lao động làm việc.\nb) Nhân viên đại lý thuế được hành nghề kể từ ngày được Cục Thuế thông báo đủ điều kiện hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.\nc) Tại một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ được hành nghề tại 01 đại lý thuế.\nd) Nhân viên đại lý thuế không được hành nghề trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị chấm dứt hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.\n2. Người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra thông tin, tài liệu mà người đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế cung cấp; xác nhận các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này đối với nhân viên đại lý thuế.\n3. Đại lý thuế cung cấp thông tin nhân viên đại lý thuế cho Cục Thuế (nơi đại lý thuế đóng trụ sở) khi đăng ký cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế của đại lý thuế theo quy định tại Điều 22 Thông tư này hoặc khi thông báo thay đổi thông tin nhân viên đại lý thuế theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 24 Thông tư này."
}
] | [
{
"id": 14455,
"text": "1. Nhân viên đại lý thuế phải có đủ các điều kiện sau:\na) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam.\nb) Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp.\nc) Là thành viên sáng lập hoặc có hợp đồng lao động làm việc trong tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.\n2. Tại một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ được hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế tại một (01) đại lý thuế.\n3. Đại lý thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra, xác nhận các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này đối với nhân viên đại lý thuế."
},
{
"id": 70624,
"text": "Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế\n...\n2. Người có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định thì được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế mà không phải tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.\n3. Người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế làm việc tại đại lý thuế gọi là nhân viên đại lý thuế. Nhân viên đại lý thuế phải tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.\n..."
},
{
"id": 97430,
"text": "Đăng ký cấp, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với đại lý thuế\n1. Điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:\na) Là doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật;\nb) Có ít nhất 02 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp;\nc) Có ít nhất một nhân viên đại lý thuế có chứng chỉ kế toán viên làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp đối với trường hợp đăng ký cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.\n..."
},
{
"id": 14469,
"text": "1. Xử lý vi phạm đối với đại lý thuế\na. Đại lý thuế bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế trong các trường hợp sau:\n- Không còn đủ điều kiện làm đại lý thuế theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.\n- Không cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế.\n- Tiết lộ thông tin gây thiệt hại vật chất, tinh thần, uy tín của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đại lý thuế, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đại lý thuế đồng ý hoặc pháp luật có quy định.\n- Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhân viên hành nghề đại lý thuế không đúng theo quy định tại Thông tư này.\nCục Thuế quản lý trực tiếp ra quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. Quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được lập thành ba (03) bản, một (01) bản gửi đại lý thuế, một (01) bản gửi Tổng cục Thuế, một (01) bản lưu tại Cục Thuế ra quyết định.\nTổng cục Thuế đăng tải công khai danh sách đại lý thuế bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và xoá tên khỏi danh sách công khai đại lý thuế đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.\nb. Thời gian bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế kể từ khi phát hiện các hành vi trên cho đến khi đại lý thuế khắc phục xong hậu quả. Nếu đại lý thuế có đủ điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và muốn tiếp tục hoạt động thì phải lập lại hồ sơ đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế gửi Cục Thuế nơi đại lý thuế đóng trụ sở chính theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 Thông tư này.\n2. Xử lý vi phạm đối với nhân viên đại lý thuế\na) Nhân viên đại lý thuế bị đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế một (01) năm trong các trường hợp sau:\n- Cho người khác mượn hoặc sử dụng chứng chỉ hành nghề của người khác hoặc hành nghề tại hai (02) đại lý thuế trở lên trong cùng một khoảng thời gian.\n- Hành nghề khi chưa có tên trong danh sách nhân viên hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.\nCục Thuế quản lý thuế trực tiếp ra quyết định đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này. Quyết định đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được lập thành bốn (04) bản, một bản (01) gửi đại lý thuế, một bản (01) gửi Tổng cục Thuế, một bản (01) gửi cá nhân bị thu hồi chứng chỉ, một bản (01) lưu tại Cục Thuế ra quyết định.\nTổng cục Thuế đăng tải công khai danh sách nhân viên đại lý thuế bị đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và xóa tên khỏi danh sách công khai nhân viên đại lý thuế hành nghề trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.\nb) Nhân viên đại lý thuế và người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong các trường hợp sau:\n- Có hành vi thông đồng, giúp người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế bị kết án bằng một bản án có hiệu lực về tội trốn thuế (được quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999).\n- Phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả trong hồ sơ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.\nTổng cục Thuế ra quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế theo mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này. Quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được lập thành bốn (04) bản, một (01) bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đại lý thuế, một (01) bản gửi cá nhân bị thu hồi chứng chỉ, một (01) bản gửi đại lý thuế, một (01) bản lưu tại Tổng cục Thuế.\nTổng cục Thuế đăng tải công khai danh sách nhân viên đại lý thuế bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và xóa tên khỏi danh sách công khai nhân viên đại lý thuế hành nghề trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế."
},
{
"id": 458953,
"text": "Điều 17. Trách nhiệm của nhân viên đại lý thuế\n1. Thực hiện các công việc trong phạm vi hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế đã ký giữa đại lý thuế và người nộp thuế.\n2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng, quản lý chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế theo quy định.\n3. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu của cá nhân liên quan đến đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế cho đại lý thuế, bao gồm: Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, tài liệu chứng minh về giờ cập nhật kiến thức, giấy phép lao động (đối với người nước ngoài), văn bản có thông tin kết thúc làm việc tại đại lý thuế khác (nếu có). Trường hợp thông tin cá nhân có liên quan đến các tài liệu trên có thay đổi, nhân viên đại lý thuế có trách nhiệm cung cấp cho đại lý thuế biết về các thông tin thay đổi để đại lý thuế thông báo với Cục Thuế.\n4. Chậm nhất 30 ngày trước ngày không tiếp tục hành nghề (trừ trường hợp bị đình chỉ, chấm dứt hành nghề) phải thông báo bằng văn bản với đại lý thuế nơi đang làm việc.\n5. Chấp hành các quy định về kiểm tra liên quan đến hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.\n6. Giữ bí mật thông tin cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của đại lý thuế.\n7. Tham dự các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức để đảm bảo đủ số giờ cập nhật kiến thức theo quy định."
}
] |
49,279 | Thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? | [
{
"id": 63549,
"text": "Ban kiểm soát:\n...\n4. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát là 5 (năm) năm. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại, trong quá trình công tác, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế.\n5. Thành viên Ban kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo chế độ chung của Nhà nước."
}
] | [
{
"id": 63548,
"text": "Ban kiểm soát\n1. Ban kiểm soát có 5 thành viên, trong đó một thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, gồm: hai thành viên là viên chức tài chính, kế toán, một thành viên do Đại hội đại biểu công nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu, một thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính giới thiệu.\n2. Thành viên Ban kiểm soát không được là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Tổng Giám đốc Tổng công ty, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty, Kế toán trưởng Tổng công ty và các thành viên này không được kiêm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào trong bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty hoặc bất cứ chức vụ nào trong các doanh nghiệp bảo hiểm khác.\n3. Thành viên Ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn sau:\nLà chuyên gia về tài chính, kế toán, kiểm toán, kinh tế, bảo hiểm, pháp luật.\nThâm niên công tác về các chuyên ngành liên quan không dưới 5 năm.\nKhông có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế.\n4. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát là 5 năm. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại. Trong quá trình công tác, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế.\nThành viên Ban kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo chế độ của pháp luật."
},
{
"id": 533855,
"text": "Ngoài Trưởng ban, hai thành viên chuyên trách của Ban Kiểm soát là cán bộ trong bộ máy của Tổng công ty do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm có sự thoả thuận của Ban Chấp hành Công đoàn ngành, một đại diện của Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp do Tổng cục trưởng cử và một đại diện Bộ Năng lượng do Bộ trưởng cử. Hai thành viên đại diện này hoạt động kiêm nhiệm.\n2. Thành viên Ban Kiểm soát có nhiệm kỳ 5 năm. Trong quá trình hoạt động, thành viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế. Nhiệm kỳ của thành viên mới bổ nhiệm tính từ ngày bổ nhiệm.\n3. Ban Kiểm soát hoạt động theo chương trình, nhiệm vụ do Hội đồng quản lý giao. Ban Kiểm soát báo cáo Hội đồng quản lý về kết quả hoạt động giám sát, kiểm tra theo yêu cầu của Hội đồng quản lý và đề xuất kiến nghị tăng cường, hoàn thiện quản lý các mặt hoạt động của Tổng công ty theo Điều lệ và pháp luật.\n4. Ban Kiểm soát được mời dự các cuộc họp giao ban của Tổng giám đốc và một số cuộc họp của Hội đồng quản lý.\n5. Kinh phí hoạt động của Ban Kiểm soát do Văn phòng Hội đồng quản lý bảo đảm và là bộ phận của kinh phí hoạt động của Hội động quản lý."
},
{
"id": 76067,
"text": "Ban kiểm soát và cơ cấu Ban kiểm soát\n1. Ban kiểm soát thực hiện kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định và các văn bản chỉ đạo khác của chủ sở hữu và Bộ Tài chính, Hội đồng quản trị.\n2. Ban kiểm soát có 03 (ba) thành viên, trong đó có 01 thành viên làm Trưởng Ban kiểm soát. Các thành viên Ban kiểm soát do Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm, làm việc theo chế độ chuyên trách.\n3. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 (năm) năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung hoặc thay thế là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ.\n4. Trường hợp số thành viên Ban kiểm soát không đủ hai phần ba tổng số thành viên của nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại Điều lệ này thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên, Hội đồng quản trị phải đề nghị Bộ Tài chính bổ sung đủ số lượng thành viên Ban kiểm soát.\n5. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ của mình.\n6. Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Bộ Tài chính ban hành; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ Tài chính về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.\n7. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Ban kiểm soát được thực hiện theo quy định tại Điều lệ này."
},
{
"id": 73578,
"text": "Kiểm soát viên\n1. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu.\nTrường hợp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có hơn 01 Kiểm soát viên thì Bộ Giao thông vận tải phải thành lập Ban Kiểm soát.\nNhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 03 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không quá 02 nhiệm kỳ.\n2. Tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ làm việc, quyền, trách nhiệm của Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n..."
},
{
"id": 137768,
"text": "Ban kiểm soát và cơ cấu Ban kiểm soát\n....\n4. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung hoặc thay thế là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ. Ban kiểm soát của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Ban kiểm soát của nhiệm kỳ mới tiếp quản công việc.\n..."
}
] |
161,903 | Căn cứ vào đâu để xác định doanh thu tính lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh hoa quả? | [
{
"id": 36585,
"text": "\"Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài\n...\nDoanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm mới ra kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:\n- Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình (trừ cá nhân cho thuê tài sản) là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.\nCá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đã giải thể, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại không xác định được doanh thu của năm trước liền kề thì doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế của cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.\n- Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản tại một địa điểm thì doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài cho địa điểm đó là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân phát sinh cho thuê tài sản tại nhiều địa điểm thì doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài cho từng địa điểm là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của các địa điểm của năm tính thuế, bao gồm cả trường hợp tại một địa điểm có phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản.\nTrường hợp hợp đồng cho thuê tài sản kéo dài trong nhiều năm thì nộp lệ phí môn bài theo từng năm tương ứng với số năm cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân một lần đối với hợp đồng cho thuê tài sản kéo dài trong nhiều năm thì chỉ nộp lệ phí môn bài của một năm.\n- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm sản xuất, kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài) nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm, nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.”"
}
] | [
{
"id": 617319,
"text": "Khoản 2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:\na) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;\nb) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;\nc) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm. Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nêu tại khoản này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình mới ra kinh doanh trong năm thì mức doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân."
},
{
"id": 36586,
"text": "1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:\na) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;\nb) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;\nc) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.\nMức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hướng dẫn tại khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ghi trong điều lệ hợp tác xã. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.\nTổ chức nêu tại điểm a, b khoản này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.\nTrường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.\n2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:\na) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;\nb) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;\nc) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.\nDoanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.\nCá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nêu tại khoản này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.\nCá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình mới ra kinh doanh trong năm thì mức doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.\n3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.\nTổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.\nTổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm."
},
{
"id": 242732,
"text": "\"Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài\n...\n2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:\na) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;\nb) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;\nc) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.\nd) Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.\""
},
{
"id": 71611,
"text": "\"Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài\n1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:\na) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;\nb) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;\nc) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.\nMức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.\n2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:\na) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;\nb) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;\nc) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.\nd) Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. (được bổ sung bởi Điểm a Khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP).\n3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.\nHộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm. (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP)\n[...]\""
}
] |
87,763 | Hồ sơ đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo quy định mới nhất? | [
{
"id": 159812,
"text": "\"1. Tên thủ tục: Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ\n...\n1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:\n- 01 bản chính Đề nghị phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 01 kèm theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n- 01 bản chính Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.\n- 01 bản phô tô hoặc bản chụp Tài liệu chứng minh tuân thủ tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông.\n- 01 Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đóng dấu treo theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồng gốc lâm sản.\n(Trường hợp đăng ký trực tuyến, doanh nghiệp đăng nhập vào Hệ thống phân loại doanh nghiệp kê khai thông tin theo hướng dẫn và scan, đính kèm tài liệu lên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp làm căn cứ chứng minh tuân thủ tiêu chí; đối với Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản, doanh nghiệp chốt số liệu, ký, đóng dấu điện tử).\""
}
] | [
{
"id": 83713,
"text": "Trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp\n1. Đối tượng: doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề chế biến và xuất khẩu gỗ.\n2. Cơ quan tiếp nhận đăng ký và phân loại doanh nghiệp (sau đây viết tắt là cơ quan tiếp nhận): Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc nơi có cơ sở chế biến gỗ của doanh nghiệp.\n..."
},
{
"id": 11371,
"text": "1. Cơ quan Kiểm lâm:\na) Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh: Chỉ đạo việc xác nhận gỗ xuất khẩu; tổ chức việc phân loại doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền; thực hiện việc quản lý, truy xuất nguồn gốc gỗ và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan; lưu trữ, sao lưu, đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu của các giao dịch được thực hiện trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;\nb) Cục Kiểm lâm: Xây dựng và quản lý, vận hành Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết để bảo mật thông tin, dữ liệu trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, bảo đảm việc chia sẻ thông tin, dữ liệu chính xác, kịp thời, hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra, giám sát quá trình phân loại doanh nghiệp, sự tuân thủ pháp luật về sản xuất, chế biến gỗ trên toàn quốc; công bố kết quả phân loại doanh nghiệp; tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố các thông tin theo quy định tại Nghị định này.\n2. Cơ quan cấp phép:\na) Quản lý việc cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại, cấp thay thế giấy phép FLEGT theo quy định của Nghị định này;\nb) Quản lý cơ sở dữ liệu về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, bao gồm việc cấp và từ chối cấp giấy phép FLEGT;\nc) Cung cấp thông tin để làm rõ các vấn đề liên quan đến cấp giấy phép FLEGT theo đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia nhập khẩu gỗ khi có nghi ngờ về tính xác thực và hợp pháp của giấy phép.\n3. Cơ quan Hải quan:\na) Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm và các cơ quan có liên quan trong việc xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu;\nb) Kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ nhập khẩu đối với các lô hàng gỗ nhập khẩu.\n4. Tổ chức, cá nhân:\na) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của gỗ trong khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, mua bán, chế biến và xuất khẩu. Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;\nb) Lưu giữ hồ sơ gỗ trong thời hạn 05 năm kể từ ngày xuất bán gỗ;\nc) Doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu gỗ thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 03 tháng một lần vào ngày cuối của quý đến cơ quan Kiểm lâm sở tại theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Cung cấp các thông tin về hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu gỗ khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền;\nd) Kê khai, giải trình, cung cấp các thông tin liên quan đến nguồn gốc gỗ nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại Nghị định này và chấp hành sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền."
},
{
"id": 11345,
"text": "1. Nghị định này quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với nhập khẩu, xuất khẩu; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; cấp giấy phép FLEGT.\n2. Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến gỗ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan."
},
{
"id": 517843,
"text": "Khoản 2. Hình thức trực tiếp:\na) Trường hợp doanh nghiệp không ứng dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện 01 bộ hồ sơ tới Cơ quan tiếp nhận. Hồ sơ gồm: Đề nghị phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP , tài liệu chứng minh tuân thủ tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.\nb) Cơ quan tiếp nhận nhập hồ sơ của doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp; thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; lưu trữ tài liệu đăng ký theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 11352,
"text": "1. Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.\n2. Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.\n3. Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.\n4. Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan."
}
] |
45,400 | Việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ xét thăng hạng do thành viên nào của hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện? | [
{
"id": 38844,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng\n1. Chủ tịch Hội đồng\na) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng theo quy định, chỉ đạo việc xét thăng hạng đúng quy chế quy định tại Thông tư này;\nb) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng;\nc) Quyết định thành lập Ban kiểm tra, sát hạch;\nd) Tổ chức việc xây dựng nội dung phỏng vấn hoặc thực hành theo đúng quy định, đảm bảo bí mật;\nđ) Tổ chức việc phỏng vấn hoặc thực hành và tổng hợp kết quả xét thăng hạng theo quy định;\ne) Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng theo quy định;\ng) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ xét thăng hạng.\n2. Các ủy viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo các hoạt động của Hội đồng thực hiện đúng quy định.\n3. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng\na) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng và ghi biên bản các cuộc họp Hội đồng;\nb) Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho viên chức đăng ký xét thăng hạng;\nc) Tổ chức việc thu phí đăng ký xét thăng hạng, quản lý chi tiêu và thanh quyết toán phí đăng ký xét thăng hạng theo đúng quy định;\nd) Tổng hợp, báo cáo kết quả xét tuyển với Hội đồng."
}
] | [
{
"id": 213739,
"text": "\"Điều 16. Xác định viên chức được thăng hạng trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp\n1. Viên chức được thăng hạng trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp xác định đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.\n2. Viên chức không được thăng hạng trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp không được bảo lưu kết quả cho các kỳ xét thăng hạng lần sau.\""
},
{
"id": 209847,
"text": "Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp\n...\n4. Tổng hợp, quyết định kết quả xét thăng hạng:\na) Thư ký Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm tổng hợp kết quả xét thăng hạng của các ứng viên để báo cáo Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng.\nb) Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng tổ chức họp để xem xét kết quả xét thăng hạng của các ứng viên; các thành viên của Hội đồng trao đổi, thảo luận công khai, dân chủ về kết quả xét thăng hạng của các ứng viên.\nc) Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xem xét, quyết định công nhận kết quả xét thăng hạng.\n5. Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành."
},
{
"id": 488925,
"text": "Khoản 2. Đối với xét thăng hạng:\na) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức họp xem xét kết quả xét tháng hạng, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức về kết quả xét của Hội đồng; đồng thời công khai trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và gửi thông báo bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức dự xét về kết quả xét thăng hạng để thông báo cho viên chức được biết;\nb) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kết quả xét thăng hạng, viên chức dự xét thăng hạng có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả xét thăng hạng. Hội đồng xét thăng hạng tổ chức thẩm định lại hồ sơ, công bố kết quả xét thăng hạng sau khi thẩm định lại trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại điểm này;\nc) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả thẩm định lại hồ sơ, Hội đồng xét thăng hạng báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển;\nd) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển tới cơ quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng để thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho viên chức trúng tuyển theo quy định;\nđ) Viên chức không trúng tuyển trong ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp không được bảo lưu kết quả cho các kỳ thi hoặc xét thăng hạng lần sau;\ne) Hủy kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Nếu viên chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, kê khai không đúng sự thật để đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, khi bị phát hiện sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và hủy kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm hủy kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp."
},
{
"id": 505632,
"text": "Điều 7. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp\n1. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng khi có kết quả theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.\n2. Viên chức trúng tuyển xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II lấy theo thứ tự điểm kết quả, thành tích hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi từ cao xuống thấp trong số lượng chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được giao của từng chuyên ngành.\n3. Trường hợp viên chức xét đạt thăng hạng có số điểm bằng nhau (đối với hạng III lên hạng II) hoặc số người đáp ứng tiêu chuẩn chức danh viên chức (đối với hạng IV lên hạng III) nhiều hơn chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được giao của từng chuyên ngành, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:\na) Viên chức thuộc đối tượng người có công với cách mạng;\nb) Viên chức là nữ;\nc) Viên chức là người dân tộc thiểu số;\nd) Viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);\nđ) Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn (có đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn).\n4. Nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có văn bản trao đổi với người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.\n5. Viên chức không được bảo lưu kết quả cho các kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lần sau.\n6. Thông báo kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức\na) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc xét thăng hạng, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức về kết quả xét; đồng thời công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và gửi thông báo bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức dự xét về điểm xét thăng hạng để thông báo cho viên chức được biết;\nb) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét thăng hạng, viên chức dự xét có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả xét thăng hạng. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thành lập Ban phúc khảo và tổ chức xét phúc khảo; việc công bố kết quả xét phúc khảo chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định;\nc) Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả xét phúc khảo, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển;\nd) Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm thông báo kết quả xét và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng."
},
{
"id": 8737,
"text": "1. Viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp là viên chức: Được Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp xác định đạt Điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này và có điểm công trình khoa học đạt tối thiểu 06 (sáu) điểm đối với viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II); đạt tối thiểu 16 (mười sáu) điểm đối với viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I). Trường hợp có nhiều ứng viên đạt điểm tối thiểu theo quy định thì viên chức trúng tuyển được xác định theo điểm quy đổi từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển được phân bổ.\n2. Trường hợp có từ 02 (hai) người trở lên có kết quả điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng, thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:\na) Người có thâm niên công tác lâu hơn;\nb) Người được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ có thành tích xuất sắc, tiêu biểu được khen thưởng trong vòng 03 (ba) năm liên tục liền kề với năm tổ chức kỳ xét thăng hạng.\n3. Trường hợp vẫn không xác định được viên chức thăng hạng theo thứ tự ưu tiên trên thì Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng sẽ xem xét và quyết định viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.\n4. Viên chức không được thăng hạng trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này không được bảo lưu kết quả cho các kỳ xét thăng hạng lần sau."
}
] |
130,259 | Hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện bao gồm những thành phần nào? | [
{
"id": 207370,
"text": "Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện\n1. Hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện gồm: hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện do giám đốc bệnh viện làm chủ tịch và phó giám đốc phụ trách chuyên môn làm phó chủ tịch; phòng/tổ quản lý chất lượng; nhân viên chuyên trách về quản lý chất lượng; mạng lưới quản lý chất lượng phù hợp với quy mô của bệnh viện.\n2. Bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện đa khoa hạng I thành lập phòng quản lý chất lượng; các bệnh viện khác tùy theo quy mô, điều kiện và nhu cầu của từng bệnh viện để quyết định thành lập phòng hoặc tổ quản lý chất lượng. Phòng/tổ quản lý chất lượng phối hợp chặt chẽ với các khoa, phòng chức năng để thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng bệnh viện.\n3. Mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện: được thiết lập từ cấp bệnh viện đến các khoa, phòng, đơn vị trong bệnh viện, do phòng/tổ quản lý chất lượng làm đầu mối điều phối các hoạt động.\n..."
}
] | [
{
"id": 28198,
"text": "Thông tư này hướng dẫn việc quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện (sau đây gọi tắt là quản lý chất lượng bệnh viện), bao gồm:\n1. Nội dung triển khai quản lý chất lượng bệnh viện.\n2. Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng bệnh viện.\n3. Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện."
},
{
"id": 28207,
"text": "Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện\n1. Hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện gồm: hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện do giám đốc bệnh viện làm chủ tịch và phó giám đốc phụ trách chuyên môn làm phó chủ tịch; phòng/tổ quản lý chất lượng; nhân viên chuyên trách về quản lý chất lượng; mạng lưới quản lý chất lượng phù hợp với quy mô của bệnh viện.\n2. Bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện đa khoa hạng I thành lập phòng quản lý chất lượng; các bệnh viện khác tùy theo quy mô, điều kiện và nhu cầu của từng bệnh viện để quyết định thành lập phòng hoặc tổ quản lý chất lượng. Phòng/tổ quản lý chất lượng phối hợp chặt chẽ với các khoa, phòng chức năng để thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng bệnh viện.\n3. Mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện: được thiết lập từ cấp bệnh viện đến các khoa, phòng, đơn vị trong bệnh viện, do phòng/tổ quản lý chất lượng làm đầu mối điều phối các hoạt động.\n4. Hoạt động của hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện:\na) Chủ tịch hội đồng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và xây dựng quy chế hoạt động của hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện;\nb) Chủ tịch hội đồng thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng và ban hành các văn bản về quản lý chất lượng trong bệnh viện;\nc) Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất nhằm hỗ trợ, giám sát và đưa ra các khuyến nghị liên quan đến quản lý chất lượng.\n5. Tổ chức và nhiệm vụ của hội đồng quản lý chất lượng; phòng/tổ quản lý chất lượng; nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng/tổ trưởng quản lý chất lượng và nhân viên, thành viên mạng lưới quản lý chất lượng thực hiện theo hướng dẫn tại các Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 của Thông tư này."
},
{
"id": 28209,
"text": "1. Tổ chức:\na) Phòng quản lý chất lượng bệnh viện có trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên, tùy thuộc quy mô bệnh viện và do giám đốc quyết định;\nb) Tổ quản lý chất lượng bệnh viện do giám đốc trực tiếp phụ trách hoặc là bộ phận của một phòng chức năng do lãnh đạo phòng phụ trách.\n2. Nhiệm vụ:\nLà đơn vị đầu mối triển khai và tham mưu cho giám đốc, hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện về công tác quản lý chất lượng bệnh viện:\na) Xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động quản lý chất lượng trong bệnh viện để trình giám đốc phê duyệt;\nb) Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động về quản lý chất lượng và các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng tại các khoa phòng;\nc) Làm đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sai sót, sự cố bao gồm phát hiện, tổng hợp, phân tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục;\nd) Làm đầu mối phối hợp với các khoa, phòng giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo và các vấn đề liên quan đến hài lòng người bệnh;\nđ) Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến chất lượng bệnh viện. Phối hợp với bộ phận thống kê, tin học của bệnh viện tiến hành đo lường chỉ số chất lượng bệnh viện;\ne) Triển khai hoặc phối hợp tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng;\ng) Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;\nh) Thực hiện đánh giá việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế;\ni) Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình an toàn người bệnh."
},
{
"id": 28213,
"text": "Trách nhiệm của giám đốc bệnh viện\n1. Chỉ đạo, phổ biến, quán triệt nội dung Thông tư này tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong bệnh viện.\n2. Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý chất lượng trong bệnh viện theo hướng dẫn tại các Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 15 của Thông tư này.\n3. Triển khai, áp dụng các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận.\n4. Giám đốc bệnh viện bố trí kinh phí cho các hoạt động quản lý chất lượng:\na) Triển khai các hoạt động áp dụng các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;\nb) Duy trì và cải tiến chất lượng;\nc) Tổ chức và cử cán bộ đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng;\nd) Khen thưởng cho tập thể, cá nhân xuất sắc trong hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện;\nđ) Hợp đồng tư vấn, đánh giá, chứng nhận chất lượng.\ne) Các hoạt động nâng cao chất lượng bệnh viện và an toàn người bệnh khác tùy theo nhu cầu bệnh viện.\n5. Bảo đảm nguồn nhân lực và đào tạo về quản lý chất lượng, bao gồm:\na) Đầu tư nguồn nhân lực cho quản lý chất lượng, thành lập phòng hoặc tổ quản lý chất lượng, phân công nhân viên y tế chuyên trách, kiêm nhiệm về quản lý chất lượng;\nb) Tổ chức hoặc cử nhân viên y tế tham gia các khoá đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng do các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện;\nc) Cử nhân viên y tế chuyên trách về quản lý chất lượng bệnh viện tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về quản lý chất lượng bệnh viện.\n6. Bảo đảm điều kiện về trang thiết bị và phương tiện:\na) Trang bị phương tiện phân tích, xử lý, lưu trữ dữ liệu quản lý chất lượng;\nb) Xây dựng các công cụ và văn bản hướng dẫn về quản lý chất lượng.\n7. Chỉ đạo nghiên cứu khoa học, kiểm tra, giám sát thực hiện công tác quản lý chất lượng.\n8. Tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng do các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện."
}
] |
14,878 | Đối tượng nào được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước? | [
{
"id": 78065,
"text": "Đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước\n1. Đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước gắn với việc nhận chuyển quyền sử dụng đất có nhà ở này bao gồm:\na) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng;\nb) Hộ nghèo, cận nghèo theo quy định về chuẩn nghèo, cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành;\nc) Người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị.\n..."
}
] | [
{
"id": 61128,
"text": "Nguyên tắc miễn, giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước\n1. Tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm tiền sử dụng đất và tiền nhà.\n2. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi bán nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất gắn với nhà ở này phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:\na) Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước chỉ xét một lần cho người mua nhà ở; trường hợp một người được hưởng nhiều chế độ giảm thì chỉ áp dụng mức giảm cao nhất để tính. Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều người đang thuê thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất thì được cộng các mức giảm của từng người nhưng tối đa không vượt quá số tiền sử dụng đất mà người mua nhà phải nộp;\nb) Không thực hiện việc miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 61, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 71 của Nghị định này;\nc) Người đã được hưởng các chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc đã được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất làm nhà ở hoặc đã được hỗ trợ cải thiện nhà ở bằng tiền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không được hưởng miễn, giảm tiền sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất gắn với mua nhà ở theo quy định của Nghị định này.\n3. Việc giảm tiền nhà phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:\na) Việc giảm tiền nhà không được tính trùng về thời gian, đối tượng. Mỗi đối tượng chỉ được giảm một lần khi mua nhà ở đang thuê;\nb) Không thực hiện giảm tiền nhà đối với trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 61 và Khoản 1 Điều 71 của Nghị định này;\nc) Trong một hộ gia đình có nhiều thành viên có tên trong cùng hợp đồng thuê nhà hoặc cùng hộ khẩu thường trú tại địa chỉ nhà ở thuộc diện được giảm tiền mua nhà thì được cộng số tiền mua nhà ở được giảm của từng thành viên để tính tổng số tiền mua nhà ở được giảm của cả hộ gia đình nhưng mức tiền nhà được giảm không được vượt quá số tiền mua nhà phải nộp (không bao gồm tiền sử dụng đất) trong giá bán nhà;\nd) Số năm được tính, để giảm tiền nhà là số năm công tác thực tế trong các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhà nước quản lý tính đến thời điểm ký hợp đồng mua nhà. Khi tính số năm công tác nếu có tháng lẻ từ sáu tháng trở xuống thì tính bằng nửa năm và trên sáu tháng thì tính tròn một năm."
},
{
"id": 573613,
"text": "Khoản 1. Trường hợp người mua nhà ở cũ thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP thì phải có giấy tờ chứng minh tương tự như trường hợp miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này."
},
{
"id": 78066,
"text": "Mức miễn, giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước\n1. Mức miễn, giảm tiền sử dụng đất cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 67 của Nghị định này được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.\nRiêng hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị được giảm 60% tiền sử dụng đất phải nộp; đối với hộ nghèo, cận nghèo thì mức giảm này được tính cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).\n..."
},
{
"id": 573615,
"text": "Khoản 3. Mức miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định sau đây:\na) Trường hợp người mua nhà ở là người có công với cách mạng thì căn cứ vào từng đối tượng cụ thể để thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất theo các Quyết định sau đây: - Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở; - Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở; - Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở.\nb) Trường hợp người mua nhà ở là người khuyết tật hoặc người già cô đơn hoặc thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị thì mức miễn, giảm tiền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP. Trường hợp hộ nghèo, cận nghèo hoặc hộ gia đình có người khuyết tật thì mức giảm 60% tiền sử dụng đất được tính cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình). Ví dụ: Hộ gia đình ông A là hộ nghèo có 03 thành viên đứng tên hợp đồng thuê nhà ở thì khi mua nhà ở cũng chỉ được giảm 60% tiền sử dụng đất phải nộp; hộ gia đình ông B có 02 thành viên đứng tên trong hợp đồng mua nhà ở là người khuyết tật hoặc vừa có người khuyết tật vừa là hộ nghèo thì khi mua nhà ở cũ hộ gia đình này cũng chỉ được giảm 60% tiền sử dụng đất phải nộp;\nc) Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này chỉ áp dụng đối với diện tích trong hạn mức đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở quy định."
}
] |
28,693 | Mọi hoạt động của Văn phòng Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam do người nào trực tiếp điều hành? | [
{
"id": 93583,
"text": "Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký Hiệp hội.\n1. Tổng thư ký:\n- Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Văn phòng Hiệp hội.\n- Xây dựng Quy chế hoạt động của Văn phòng Hiệp hội, Quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hiệp hội trình Ban thường trực Hiệp hội phê duyệt.\n- Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội.\n- Quản lý danh sách, hồ sơ và tài liệu về các Hội viên.\n- Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội và trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng Hiệp hội.\n2. Phó Tổng thư ký: là người giúp việc cho Tổng thư ký, được Tổng thư ký phân cộng phụ trách và giải quyết từng vấn đề cụ thể, thay mặt Tổng thư ký điều hành và giải quyết công việc khi Tổng thư ký vắng mặt."
}
] | [
{
"id": 129442,
"text": "Điều 3. Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng.\nTrụ sở chính của Hiệp hội được đặt tại thành phố Hà Nội.\nHiệp hội có Văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 129441,
"text": "Điều 2. Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội) là một tổ chức tự nguyện của các tổ chức pháp nhân và công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng năng lượng (điện, than, dầu khí) hoặc liên quan đến đầu tư và xây dựng năng lượng.\nMục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động."
},
{
"id": 122822,
"text": "Hội viên\n1. Hội viên chính thức: Các doanh nghiệp, pháp nhân, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng năng lượng hoặc liên quan đến đầu tư xây dựng năng lượng, tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện viết đơn gia nhập Hiệp hội đóng góp lệ phí gia nhập Hiệp hội và Hội phí, đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.\nNgười được cử làm đại diện tham gia Hiệp hội phải là người có thẩm quyền của doanh nghiệp, pháp nhân. Trường hợp người được cử làm đại diện tham gia Hiệp hội nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác, thì Hội viên là doanh nghiệp, pháp nhân sẽ cử người thay thế.\n..."
},
{
"id": 257462,
"text": "Hội viên\n...\n2. Hội viên liên kết: Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng năng lượng tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, có đơn xin gia nhập Hiệp hội, thì được Hiệp hội xem xét công nhận là Hội viên liên kết của Hiệp hội.\n..."
}
] |
136,194 | Thời gian quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường giao thông có tổng mức đầu tư từ 1500 tỷ đồng trở lên là trong bao lâu? | [
{
"id": 213984,
"text": "Các trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư, hồ sơ trình cấp có thẩm quyền và thời gian quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm A, B, C\n...\n5. Thời gian quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:\na) Chương trình đầu tư công (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia): Không quá 20 ngày;\nb) Dự án nhóm A: Không quá 15 ngày;\nc) Dự án nhóm B, C: Không quá 10 ngày."
}
] | [
{
"id": 134641,
"text": "\"Điều 2. Lĩnh vực đầu tư, quy mô dự án PPP\n1. Giao thông vận tải\na) Lĩnh vực: đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không;\nb) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên.\n2. Lưới điện, nhà máy điện\na) Lĩnh vực: năng lượng tái tạo; nhiệt điện than; nhiệt điện khí (bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng - LNG); điện hạt nhân; lưới điện; trừ các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;\nb) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên; riêng dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo có tổng mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên.\n3. Lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải: quy mô dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên.\n4. Y tế\na) Lĩnh vực: cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm;\nb) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.\n5. Giáo dục - đào tạo\na) Lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp;\nb) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.\n6. Hạ tầng công nghệ thông tin\na) Lĩnh vực: hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng; hệ thống ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) cho đô thị thông minh;\nb) Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên.\""
},
{
"id": 99581,
"text": "\"Điều 7. Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia\nDự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:\n1. Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;\n2. Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:\na) Nhà máy điện hạt nhân;\nb) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;\n3. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;\n4. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;\n5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.\nĐiều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A\nTrừ dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây là dự án nhóm A:\n1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật;\nb) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;\nc) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;\n2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:\na) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;\nb) Công nghiệp điện;\nc) Khai thác dầu khí;\nd) Hóa chất, phân bón, xi măng;\nđ) Chế tạo máy, luyện kim;\ne) Khai thác, chế biến khoáng sản;\ng) Xây dựng khu nhà ở;\n3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:\na) Giao thông, trừ dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;\nb) Thủy lợi;\nc) Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;\nd) Kỹ thuật điện;\nđ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;\ne) Hóa dược;\ng) Sản xuất vật liệu, trừ dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;\nh) Công trình cơ khí, trừ dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;\ni) Bưu chính, viễn thông;\n4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:\na) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;\nb) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;\nc) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;\nd) Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;\n5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:\na) Y tế, văn hóa, giáo dục;\nb) Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;\nc) Kho tàng;\nd) Du lịch, thể dục thể thao;\nđ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;\ne) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.\nĐiều 9. Tiêu chí phân loại dự án nhóm B\n1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.\n2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.\n3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.\n4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.\nĐiều 10. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C\n1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.\n2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.\n3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.\n4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.\""
},
{
"id": 73345,
"text": "\"Điều 7. Phát triển Khu kinh tế Vân Phong\n...\n3. Nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:\na) Có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên hoặc có tổng tài sản từ 25.000 tỷ đồng trở lên khi thực hiện dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và có kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có tổng vốn đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên;\nb) Có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên khi thực hiện dự án đầu tư quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này và có kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có tổng vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên;\nc) Có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên khi thực hiện dự án đầu tư quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này và có kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có tổng vốn đầu tư từ 2.000 tỷ đồng trở lên;\nd) Có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên khi thực hiện dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và có kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có tổng vốn đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên.\""
},
{
"id": 513190,
"text": "Khoản 1. Việc triển khai, thực hiện Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt sau đây:\na) Nguồn vốn đầu tư: - Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 17.146 tỷ đồng (mười bảy nghìn, một trăm bốn mươi sáu tỷ đồng) đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải giao về các địa phương để thực hiện Dự án, trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh là 10.627 tỷ đồng (mười nghìn, sáu trăm hai mươi bảy tỷ đồng); tỉnh Đồng Nai là 856 tỷ đồng (tám trăm năm mươi sáu tỷ đồng); tỉnh Bình Dương là 4.266 tỷ đồng (bốn nghìn, hai trăm sáu mươi sáu tỷ đồng) và tỉnh Long An là 1.397 tỷ đồng (một nghìn, ba trăm chín mươi bảy tỷ đồng); - Cho phép tăng tổng mức vốn trung hạn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương; - Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư Dự án (không bao gồm đường song hành (đường đô thị)) hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư Dự án (không bao gồm ngân sách địa phương đầu tư đường song hành (đường đô thị));\nb) Tổ chức thực hiện: - Giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án; - Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định; - Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công;\nc) Trong 02 năm kể từ khi Nghị quyết này được Quốc hội thông qua, cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;\nd) Trong 02 năm kể từ khi Nghị quyết này được Quốc hội thông qua, cho phép trong giai đoạn triển khai Dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án; việc khai thác mỏ khoáng sản quy định tại điểm này được thực hiện đến khi hoàn thành Dự án. Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường; chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 51996,
"text": "1. Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:\na) Giao thông vận tải;\nb) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;\nc) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;\nd) Y tế; giáo dục - đào tạo;\nđ) Hạ tầng công nghệ thông tin.\n2. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:\na) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;\nb) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;\nc) Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.\n3. Dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:\na) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;\nb) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;\nc) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;\nd) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.\n4. Chính phủ quy định chi tiết về lĩnh vực đầu tư tại khoản 1 và quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với từng lĩnh vực tại khoản 2 Điều này."
}
] |
91,176 | Phó hiệu trưởng kiêm chủ tịch công đoàn có được giảm định mức tiết dạy không? | [
{
"id": 8501,
"text": "1. Giáo viên trường mầm non\na) Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 06 giờ dạy trong một tuần (quy ra 210 giờ dạy trong một năm học);\nb) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn; tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách được giảm 03 giờ dạy trong một tuần (quy ra 105 giờ dạy trong một năm học).\n2. Giáo viên trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh\na) Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách trường tiểu học, trường chuyên biệt cấp tiểu học được giảm 04 giờ dạy trong một tuần (quy ra 140 giờ dạy trong một năm học); Trường trung học cơ sở, trường chuyên biệt cấp trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường chuyên biệt cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh được giảm 03 giờ dạy trong một tuần (quy ra 105 giờ dạy trong một năm học);\nb) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách trường tiểu học, trường chuyên biệt cấp tiểu học được giảm 02 giờ dạy trong một tuần (quy ra 70 giờ dạy trong một năm học); Trường trung học cơ sở, trường chuyên biệt cấp trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường chuyên biệt cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh được giảm 01 giờ dạy trong một tuần (quy ra 35 giờ dạy trong một năm học);\nc) Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, định mức giảm giờ dạy cho giáo viên làm công tác công đoàn không chuyên trách được tính theo định mức giảm giờ dạy cao nhất đã quy định cho mỗi cấp học.\n3. Giáo viên trường trung cấp\na) Giáo viên làm chủ tịch công đoàn, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 76 giờ dạy trong một năm học;\nb) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn không chuyên trách được giảm 38 giờ dạy trong một năm học.\n4. Giảng viên trường cao đẳng, học viện, trường đại học và đại học\nĐối với các cơ sở giáo dục đại học, hàng năm, Hiệu trưởng (Giám đốc) cùng với Ban chấp hành công đoàn thống nhất phương án quy định thời gian được sử dụng làm công tác công đoàn cho giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ của giảng viên (giảng dạy, nghiên cứu khoa học và làm các công việc khác) và quy định về tự chủ của đơn vị. Nếu chọn phương án giảm giờ nghiên cứu khoa học hoặc làm các công việc khác thi theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Công đoàn. Nếu chọn phương án giảm định mức giờ dạy thì theo quy định sau:\na) Giảng viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 44 giờ dạy trong một năm học;\nb) Giảng viên làm ủy viên ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn không chuyên trách được giảm 22 giờ dạy trong một năm học."
},
{
"id": 8503,
"text": "1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 5 năm 2016.\n2. Thông tư này thay thế các các quy định về giảm định mức giờ dạy đối với giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tại các văn bản của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành:\nĐiểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non.\nKhoản 1 Điều 9 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.\nKhoản 1 Điều 10 Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ công tác giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp."
}
] | [
{
"id": 91350,
"text": "\"Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường\n1. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần”.\n1a. Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giám định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.\n2. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề”.\n3. Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.\n4. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2tiết/tuần.\n5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.\""
},
{
"id": 98660,
"text": "Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng\n1. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.\n2. Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.\nĐịnh mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;\nĐịnh mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học\n2a. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các chức vụ kiêm nhiệm thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại Thông tư này."
},
{
"id": 182705,
"text": "1. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần.\n2. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông.\n3. Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.\n4. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2 tiết/tuần.\n5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất."
},
{
"id": 611474,
"text": "Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần; Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần”.\n9. Khoản 1, khoản 2, Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần”. 1a. Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giám định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”. “2. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề”.\n10. Bổ sung khoản 2a, Điều 10 như sau: “2a. Giáo viên nữ trường dự bị đại học có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần được giảm 3 tiết”.\n11. Khoản 2, Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau: “ 2. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:\na) Đối với giáo viên được huy động làm cộng tác viên thanh tra, thời gian làm việc quy đổi được tính theo Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục;\nb) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức;\nc) Báo cáo ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh do nhà trường tổ chức (có giáo án/kế hoạch dạy học hoặc đề cương báo cáo) thì mỗi tiết báo cáo thực tế được tính bằng 1,5 tiết dạy định mức;\nd) Hiệu trưởng nhà trường căn cứ tình hình thực tế quy định việc quy đổi tiết dạy đối với các công việc chuyên môn khác sau khi có ý kiến đồng ý của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý đối với các cơ sở giáo dục”."
},
{
"id": 228908,
"text": "Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên\n1. Nhiệm vụ của giảng viên\n...\nb) Thực hiện định mức giờ chuẩn giảng dạy\n- Giảng viên chuyên trách giảng dạy trong một năm học là 270 giờ (tương đương 810 giờ hành chính), trong đó giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức quy định. Một tiết giảng dạy trên lớp (hoặc dạy trực tuyến) 45 phút được tính bằng 1,0 giờ chuẩn giảng dạy.\nGiám đốc trung tâm căn cứ điều kiện cụ thể của đơn vị để quyết định định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học cho phù hợp nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với khung định mức.\n- Giảng viên giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm công tác khác giảng dạy có nghĩa vụ giảng dạy theo tỷ lệ định mức: giám đốc trung tâm 10%; phó giám đốc 20% (giám đốc, phó giám đốc trung tâm được hưởng phụ cấp đứng lớp nếu thực hiện định mức giảng dạy); giảng viên kiêm giáo vụ/văn phòng/kế toán, thủ quỹ/thư viện 40%; giảng viên kiêm công tác công đoàn cơ sở 70% (nếu có).\n- Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo các quy định của Bộ luật Lao động hiện hành được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian được nghỉ.\n- Giảng viên nữ có con nhỏ dưới 12 tháng được giảm 15% định mức, trên 12 tháng đến dưới 36 tháng được giảm 10% định mức. Giảng viên đi học tập trung hoặc không tập trung, tùy tình hình thực tế, Trung tâm quy định mức miễn giảm giờ dạy.\n- Nhiệm vụ chuyên môn khác được quy đổi giờ chuẩn giảng dạy, tính vào tổng giờ chuẩn giảng dạy thực hiện trong năm (cách quy đổi xem tại Phụ lục I). Giảng viên có số giờ dạy vượt định mức được hưởng chế độ vượt giờ theo quy định hiện hành1.\n..."
}
] |
1,850 | Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đối với Lễ tang cấp Nhà nước được quy định như thế nào? | [
{
"id": 11756,
"text": "Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang\n1. Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 20 (hai mươi) đến 25 (hai mươi lăm) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác và địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.\na) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước theo quy định tại Nghị định này;\nb) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị; Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội.\n2. Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên đại diện cho các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình.\na) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước theo quy định tại Nghị định này;\nb) Tùy theo chức danh của người từ trần, Trưởng ban tổ chức Lễ tang là một trong các đồng chí Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hoặc Chánh Văn phòng các cơ quan có chức danh quy định tại Điều 21 Nghị định này."
}
] | [
{
"id": 11757,
"text": "Các văn bản về Lễ tang cấp Nhà nước\nBan Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và cơ quan chủ quản của người từ trần soạn thảo: Thông cáo về Lễ tang cấp Nhà nước; danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang; tiểu sử người từ trần; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; Lời điếu và Lời cảm ơn có ý kiến đóng góp của gia đình người từ trần và được Ban Lễ tang Nhà nước thông qua."
},
{
"id": 11765,
"text": "Lễ truy điệu\n1. Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.\n2. Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu\na) Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);\nb) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);\nc) Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.\n3. Chương trình Lễ truy điệu\na) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;\nb) Quân nhạc cử Quốc ca;\nc) Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;\nd) Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;\nđ) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.\n...\nLễ đưa tang\n1. Thành phần dự Lễ đưa tang gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.\n2. Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.\nLễ hạ huyệt\n1. Sau khi đội công tác di chuyển linh cữu vào vị trí phần mộ, Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ hạ huyệt.\n2. Đội công tác làm nhiệm vụ hạ huyệt.\n3. Trưởng ban Tổ chức Lễ tang mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gia đình bỏ nắm đất đầu tiên và đi quanh phần mộ để vĩnh biệt.\n4. Đội công tác tiếp tục hoàn chỉnh phần mộ.\n5. Trong khi tiến hành Lễ hạ huyệt và lấp mộ, quân nhạc cử nhạc “Hành khúc tang lễ”.\n6. Sau khi lấp mộ xong, Ban Tổ chức Lễ tang dành một phút mặc niệm tiễn biệt người từ trần. Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ\"."
},
{
"id": 22977,
"text": "Lãnh đạo đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang quyết định thành lập Ban Tổ chức lễ tang, Trưởng Ban Tổ chức lễ tang là một đồng chí lãnh đạo đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang. Số lượng, thành phần Ban Tổ chức lễ tang do đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang quyết định."
},
{
"id": 501701,
"text": "Khoản 2. Kinh phí đảm bảo phục vụ lễ tang với đối tượng tổ chức lễ tang cấp nhà nước, lễ tang cấp cao thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 5 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi phí, cấp phát và quyết toán ngân sách phục vụ lễ quốc tang, lễ tang cấp nhà nước, lễ tang cấp cao. Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức lễ tang cấp cao được chi mức tối đa là 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng), đơn vị căn cứ vào nội dung, định mức chi hợp lý để quyết toán theo quy định. Thủ tục xây mộ và kinh phí xây mộ đối tượng thuộc lễ tang cấp Nhà nước, lễ tang cấp cao thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương."
}
] |
137,165 | Cán bộ, công chức có thể trở thành Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được hay không? | [
{
"id": 62825,
"text": "Tuyển chọn, bổ nhiệm Tổng Giám đốc\n1. Tổng Giám đốc do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.\n2. Tổng Giám đốc được bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Tổng Giám đốc có thể được bổ nhiệm lại.\n3. Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Tổng Giám đốc theo quy định của pháp luật.\n4. Tổng Giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn và Điều kiện sau:\na) Thường trú tại Việt Nam.\nb) Tốt nghiệp đại học, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và có năng lực trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của VNPT. Tổng Giám đốc phải có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm về quản lý, Điều hành doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh chính của VNPT.\nc) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.\nd) Không là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.\nđ) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên tại VNPT.\ne) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó giám đốc) tại Công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.\ng) Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác.\n..."
}
] | [
{
"id": 528552,
"text": "Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN\nĐiều 13. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2012.\nĐiều 14. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, cần phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết."
},
{
"id": 528889,
"text": "Điều 3. Điều khoản thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2020.\n2. Sau 60 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành, khai thác Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai xây dựng phương án triển khai Thông tư này.\n3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.\n4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương) để được hướng dẫn hoặc xem xét, sửa đổi, bổ sung."
},
{
"id": 600059,
"text": "Khoản 1. Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm: a. Tháng 1 hàng năm xây dựng kế hoạch sử dụng lao động, đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương của Tổng giám đốc Tổng công ty theo hướng dẫn tại Thông tư này báo cáo Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. b. Thực hiện các trách nhiệm quy định đối với Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước quy định tại khoản 1, mục IV Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 01 năm 2005 và khoản 1, mục IV Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội."
},
{
"id": 29853,
"text": "Nghị định này quy định việc thực hiện thí điểm về quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương; tiền lương, tiền thưởng của người lao động và Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên năm 2020 tại tập đoàn, tổng công ty sau:\n1. Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.\n2. Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP.\n3. Công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.\nCác công ty mẹ nêu trên sau đây gọi chung là công ty."
},
{
"id": 519197,
"text": "PHỤ LỤC II DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CON CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tại Nghị định số 25/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ) I. CÁC CÔNG TY CON DO VNPT SỞ HỮU 100% VỐN ĐIỀU LỆ:"
}
] |
47,597 | Khi nào thì cá nhân cho vay tiền góp sẽ phạm tội cho vay nặng lãi và mức phạt ra sao? | [
{
"id": 114775,
"text": "\"Điều 2. Về một số từ ngữ\n1. “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.\""
},
{
"id": 83377,
"text": "\"Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự\n1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.\n2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\""
}
] | [
{
"id": 58597,
"text": "\"Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường\n1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.\n2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.\n3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.\n4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.\""
},
{
"id": 565114,
"text": "Điều 42. Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc; cho vay nặng lãi\n1. Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép; cho vay nặng lãi dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.\n2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm\na) Là chỉ huy;\nb) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;\nc) Lôi kéo người khác tham gia;\nd) Cho thuê địa điểm đánh bạc."
},
{
"id": 546305,
"text": "Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.\n2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.\nĐiều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn\n1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.\n2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.\nĐiều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn\n1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.\n2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.\nĐiều 471. Họ, hụi, biêu, phường\n1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.\n2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.\n3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.\n4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi."
},
{
"id": 184205,
"text": "\"Điều 5. Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm\n1. Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:\na) Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;\nb) Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.\nc) Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.\n2. Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.\""
},
{
"id": 125087,
"text": "\"2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:\n\"Điều 8. Những nhu cầu vốn không được cho vay\nTổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:\n1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật Đầu tư. \n2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm. \n3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư. \n4. Để mua vàng miếng.\n5. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã xác định ngay từ ban đầu khi ký thỏa thuận cho vay phù hợp với quy định pháp luật liên quan.\n6. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:\na) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;\nb) Tại thời điểm xem xét cho vay, khoản vay được phân loại nợ thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 theo kết quả gần nhất về phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam cung cấp.\n7. Để chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay trong các quan hệ giao dịch dân sự với bên thứ ba.\n8. Góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh mà vốn góp hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh không hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty khác; thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật; bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa.\".\""
}
] |
45,870 | Trợ cấp dành cho quân nhân chuyên nghiệp dự bị tại đơn vị dự bị động viên có được lấy từ ngân sách nhà nước? | [
{
"id": 55245,
"text": "Nguồn kinh phí\n1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Điều 5 Nghị định này; bảo đảm chế độ, chính sách quy định tại Điều 4, Điều 6 Nghị định này trong thời gian huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động đối với đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương."
}
] | [
{
"id": 55241,
"text": "\"Điều 5. Trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị\nGia đình quân nhân dự bị quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này, được hưởng trợ cấp như sau:\n1. Mức trợ cấp\na) Mức trợ cấp 160.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.\nb) Mức trợ cấp 240.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này.\nc) Trường hợp quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.\n2. Tổ chức thực hiện\nSau khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động, đơn vị trực tiếp huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động lập danh sách quân nhân dự bị; xác nhận số ngày tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động; mức trợ cấp gia đình quân nhân dự bị, gửi về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi quân nhân dự bị được gọi tập trung để chi trả trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị.\""
},
{
"id": 48326,
"text": "\"Điều 16. Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên\n1. Sắp xếp quân nhân dự bị đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, có chuyên nghiệp quân sự đúng với chức danh biên chế; gắn địa bàn tuyển quân với địa bàn động viên; trường hợp thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị có chuyên nghiệp quân sự gần đúng với chức danh biên chế.\n2. Sắp xếp quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực hiện theo thứ tự quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một trước, trường hợp thiếu thì sắp xếp binh sĩ dự bị hạng hai.\n3. Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau.\""
},
{
"id": 48327,
"text": "\"Điều 17. Độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình\n1. Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.\n2. Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:\na) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;\nb) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.\""
},
{
"id": 132755,
"text": "\"Điều 3. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên\n1. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên\na) Mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.\nb) Mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.\""
},
{
"id": 499710,
"text": "Mục 4. QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP PHỤC VỤ TRONG NGẠCH DỰ BỊ\nĐiều 23. Hạn tuổi cao nhất phục vụ trong ngạch dự bị của quân nhân chuyên nghiệp\n1. Cấp úy quân nhân chuyên nghiệp: 54 tuổi.\n2. Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: 56 tuổi.\n3. Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: 58 tuổi.\nĐiều 24. Đối tượng đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị\n1. Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ còn trong độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị quy định tại Điều 23 của Luật này.\n2. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.\n3. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.\nĐiều 25. Huấn luyện quân nhân chuyên nghiệp dự bị\n1. Quân nhân chuyên nghiệp dự bị phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng.\n2. Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hàng năm.\n3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; giữa các lần huấn luyện được gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị tập trung để huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày. Trường hợp cần thiết được quyền giữ quân nhân chuyên nghiệp dự bị ở lại huấn luyện không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này.\nĐiều 26. Phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp dự bị. Phong, thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp dự bị thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 18 của Luật này.\nĐiều 27. Giải ngạch quân nhân chuyên nghiệp dự bị. Quân nhân chuyên nghiệp dự bị hết hạn tuổi quy định tại Điều 23 của Luật này hoặc không còn đủ sức khoẻ phục vụ trong ngạch dự bị thì được giải ngạch theo quyết định của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện."
}
] |
136,758 | Ban Kế hoạch Tài chính thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị chủ trì xây dựng niên giám thống kê ngành Bảo hiểm xã hội phải không? | [
{
"id": 99716,
"text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Tham mưu giúp Tổng Giám đốc xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng hợp xây dựng kế hoạch Ngành hàng năm, 5 năm trình Chính phủ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.\n2. Hàng năm xây dựng, phân bổ và điều chỉnh dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản toàn Ngành; thẩm định dự toán, dự toán điều chỉnh, phương án phân bổ dự toán thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi bảo hiểm xã hội, chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, chi quản lý bộ máy của các đơn vị trong Ngành, chi quản lý bộ máy Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ, chi quản lý bộ máy bảo hiểm thất nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Ban Chi, Ban Thu và các Ban nghiệp vụ có liên quan lập để tổng hợp trình Tổng Giám đốc phê duyệt.\n3. Tham mưu giúp Tổng Giám đốc quản lý, điều hành việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được Chính phủ giao hàng năm của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.\n4. Nghiên cứu, đề xuất với Tổng Giám đốc tham gia với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý về công tác kế hoạch, thống kê, xây dựng cơ bản trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.\n5. Xây dựng trình Tổng Giám đốc ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác kế hoạch, thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư ứng dụng mạng công nghệ thông tin hạ tầng cơ sở; tổ chức thực hiện các văn bản sau khi được phê duyệt.\n6. Tham mưu giúp Tổng Giám đốc triển khai xây dựng quy hoạch cơ sở vật chất toàn Ngành và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt, quản lý việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án đầu tư ứng dụng mạng công nghệ thông tin hạ tầng cơ sở và dự án đầu tư trang bị cơ sở vật chất trong toàn Ngành.\n7. Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của ngành Bảo hiểm xã hội; chủ trì xây dựng niên giám thống kê ngành Bảo hiểm xã hội; thực hiện công tác thống kê; bảo mật và thống nhất quản lý việc công bố thông tin thống kê cũng như cung cấp thông tin thống kê của Ngành cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về độ tin cậy của thông tin thống kê được phép công bố và cung cấp.\n8. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã phân bổ hàng năm theo quy định tại Khoản 2 Điều này; nghiên cứu, đề xuất với Tổng Giám đốc điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị phù hợp với tình hình thực tế.\n9. Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác kế hoạch, thống kê, xây dựng cơ bản, đầu tư ứng dụng mạng công nghệ thông tin hạ tầng cơ sở trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.\n10. Tham gia công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền trong lĩnh vực được giao.\n11. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê theo quy định.\n12. Quản lý viên chức theo phân cấp và tài sản được giao.\n13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao."
}
] | [
{
"id": 99715,
"text": "Vị trí và chức năng \nBan Kế hoạch - Tài chính là tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng giúp Tổng Giám đốc xây dựng, quản lý công tác kế hoạch, thống kê, xây dựng cơ bản, đầu tư ứng dụng mạng công nghệ thông tin hạ tầng cơ sở trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.\nBan Kế hoạch - Tài chính chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc."
},
{
"id": 253704,
"text": "Lập và phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản tập trung:\n...\n2. Tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam:\nHàng năm, cùng với kỳ lập kế hoạch, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh báo cáo nhu cầu mua sắm tập trung các tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 của quy chế này gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng với kế hoạch, dự toán của năm sau. Căn cứ báo cáo của các đơn vị và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao các đơn vị chuyên môn chủ trì tổng hợp và lập kế hoạch mua sắm tài sản tập trung cho toàn ngành, báo cáo Tổng giám đốc phê duyệt để thực hiện, cụ thể:\n...\n- Ban Cấp sổ thẻ chủ trì tổng hợp và lập kế hoạch mua sắm tập trung các tài sản quy định tại khoản 3, Điều 3 của quy chế này.\n..."
},
{
"id": 505523,
"text": "Điều 33. Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương với Bảo hiểm xã hội Việt Nam\n1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết nối thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh vực quản lý của ngành với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.\n2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định việc kết nối thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết để thực hiện giao dịch điện tử trong giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hội đồng giám định y khoa chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh vực quản lý của ngành với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.\n3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn xây dựng cơ chế chia sẻ, liên thông kết nối thông tin liên quan cần thiết về doanh nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội.\n4. Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu về mã số thuế của người sử dụng lao động; chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội.\n5. Bộ Công an phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.\n6. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện chia sẻ, kết nối đầy đủ thông tin, dữ liệu cần thiết để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.\n7. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương chia sẻ, kết nối đầy đủ thông tin, dữ liệu cần thiết với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội."
},
{
"id": 242600,
"text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Trình Tổng Giám đốc ban hành:\na) Chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về ứng dụng công nghệ thông tin của Ngành;\nb) Các văn bản hướng dẫn, quy định về quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin thuộc phạm vi quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.\n2. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch và các quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành.\n3. Chủ trì xây dựng, phát triển, triển khai và quản lý các phần mềm nghiệp vụ và hệ thống danh mục dùng chung trong các phần mềm để sử dụng thống nhất trong toàn Ngành.\n4. Hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của đơn vị.\n5. Chủ trì thẩm định về mặt kỹ thuật và công nghệ đối với các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin do các tổ chức, đơn vị thuộc Ngành xây dựng; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện các đề án, dự án được giao sau khi được phê duyệt; tham gia đề xuất về dự toán công nghệ thông tin hàng năm.\n6. Lập kế hoạch mua sắm, tổ chức thẩm định kỹ thuật công tác mua sắm sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin theo phân cấp quản lý của Tổng Giám đốc.\n7. Xây dựng các báo cáo thống kê, báo cáo phân tích, dự báo trên cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Tổng Giám đốc.\n8. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu tập trung của Ngành; hướng dẫn, giám sát việc xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các đơn vị thuộc Ngành.\n9. Xây dựng và quản lý, triển khai các giải pháp, sản phẩm (nội dung, thông tin số) mang tính tổng quát toàn Ngành.\n10. Tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông phục vụ cho yêu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành.\n11. Xây dựng và quản lý vận hành hạ tầng truyền thông của Ngành; xây dựng và quản lý vận hành các Trung tâm dữ liệu của Ngành (bao gồm cả Trung tâm dự phòng thảm họa).\n12. Chủ trì xây dựng, quản lý và đảm bảo về mặt kỹ thuật để duy trì hoạt động của Trang tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam; triển khai tích hợp các kênh thông tin, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và dịch vụ công của Ngành trên Trang tin điện tử.\n13. Tổ chức áp dụng, kiểm tra việc thực hiện chính sách và việc xây dựng các hệ thống an ninh thông tin điện tử của các tổ chức, đơn vị thuộc Ngành.\n14. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho Ngành; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.\n15. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho công chức, viên chức trong Ngành.\n16. Tổ chức nghiên cứu khoa học, hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong Ngành và ngoài Ngành theo kế hoạch và nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.\n17. Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ về công nghệ thông tin đối với các đơn vị trong Ngành và ngoài Ngành theo quy định của pháp luật.\n18. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm; tiếp nhận, quản lý các dự án nước ngoài về công nghệ thông tin sau khi được phê duyệt.\n19. Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.\n20. Quản lý công chức, viên chức, tài chính, tài sản được giao; quản lý các hoạt động có thu của Trung tâm theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.\n21. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, công tác cải cách hành chính theo quy định.\n22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao."
}
] |
165,823 | Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã được pháp luật quy định ra sao? | [
{
"id": 106079,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận\n1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận.\n2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân quận.\n3. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của quận trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.\n4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách quận; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định, chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn quận trong phạm vi được phân quyền.\n5. Quyết định các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận.\n6. Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.\n7. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân phường.\n8. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân quận bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.\n9. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân phường.\n10. Giải tán Hội đồng nhân dân phường trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phê chuẩn.\n11. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân quận và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân quận xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu."
}
] | [
{
"id": 447461,
"text": "3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.\n4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.\n5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.\n6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.\n7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.\n8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.\nĐiều 34. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã. Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.\nĐiều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã\n1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.\n2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.\n3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.\nĐiều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\n1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;\n2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;\n3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;"
},
{
"id": 142508,
"text": "\"Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã\n...\n6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.\n7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.\n8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.\""
},
{
"id": 447460,
"text": "Mục 3. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở XÃ\nĐiều 30. Chính quyền địa phương ở xã. Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã.\nĐiều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã\n1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.\n2. Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.\n4. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.\n5. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.\nĐiều 32. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã\n1. Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:\na) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu;\nb) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dân được bầu hai mươi đại biểu;\nc) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;\nd) Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.\n2. Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.\n3. Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.\nĐiều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã\n1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.\n2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã."
},
{
"id": 568527,
"text": "Điều 8. Phân công Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân\n1. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện thì Thường trực Hội đồng nhân dân cung cấp phân công 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cho đến khi bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân mới.\n2. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thì Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cho đến khi bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân mới. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã bị xử lý kỷ luật và cấp có thẩm quyền đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định việc giao Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cho đến khi bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân mới."
},
{
"id": 134455,
"text": "\"Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện\n1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền: \n...\ne) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã; \n...\""
}
] |
8,221 | Kinh phí hoạt động không tự chủ của Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh có nằm trong kinh phí hoạt động chung của Hội đồng Cạnh tranh không? | [
{
"id": 70640,
"text": "Cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động\n1. Cơ sở vật chất, kinh phí thường xuyên phục vụ hoạt động của Ban Thư ký do ngân sách Nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán hàng năm của Văn phòng Bộ Công Thương.\n2. Kinh phí hoạt động không tự chủ nằm trong kinh phí hoạt động chung của Hội đồng Cạnh tranh do ngân sách Nhà nước đảm bảo và được bố trí theo dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Công Thương.\n3. Ban Thư ký có trách nhiệm lập dự toán cho các hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh (gồm cả hoạt động của Ban Thư ký); thực hiện chế độ quản lý ngân sách tài chính, kế toán, quyết toán phục vụ hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh theo quy định của pháp luật."
}
] | [
{
"id": 65339,
"text": "Tổ chức, biên chế và chế độ làm việc\n1. Ban Thư ký có Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.\n2. Ban Thư ký làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh về các nhiệm vụ, quy định tại Điều 2, về các hoạt động của Ban và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:\na) Tổ chức bộ máy làm việc, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Ban Thư ký; phân công công việc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó trưởng Ban và công chức, viên chức của Ban Thư ký;\nb) Báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký;\nc) Ban hành các nội quy, quy định tổ chức hoạt động của Ban Thư ký; quản lý công chức, viên chức của Ban Thư ký; tổ chức thực hiện các quy định, quy chế làm việc của Bộ Công Thương, quy chế hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh, Cơ quan Bộ; quản lý kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng cạnh tranh theo quy định của pháp luật;\n3. Biên chế và chế độ quản lý cán bộ, công chức của Ban Thư ký do Bộ Công Thương quy định và thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành."
},
{
"id": 65337,
"text": "Vị trí và chức năng\n1. Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh (sau đây gọi tắt là Ban Thư ký) là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu, giúp việc Bộ trưởng Bộ Công Thương và Hội đồng Cạnh tranh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh và theo phân công của Bộ trưởng Bộ Công Thương.\n2. Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh, theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, được sử dụng con dấu, tài khoản của Hội đồng Cạnh tranh."
},
{
"id": 65338,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn\n…\n3. Thực hiện công việc văn phòng phục vụ hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh:\na) Giúp Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Hội đồng Cạnh tranh; xây dựng quy chế, nội quy của Hội đồng Cạnh tranh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;\nb) Thông báo kết luận của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh tại các cuộc họp, hội nghị của Hội đồng Cạnh tranh;\nc) Lập báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) về hoạt động, thực hiện nhiệm vụ công tác của Hội đồng Cạnh tranh theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan, tổ chức có liên quan;\nd) Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh; thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, các đề án theo yêu cầu của Hội đồng Cạnh tranh;\nđ) Giúp Hội đồng Cạnh tranh thực hiện công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Hội đồng Cạnh tranh;\ne) Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, sử dụng và quản lý con dấu; thực hiện chính sách, chế độ cho các thành viên của Hội đồng theo quy định của pháp luật; giúp Hội đồng quản lý kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng theo quy định của pháp luật;\ng) Tham gia việc xây dựng quy định đối với hoạt động xử lý vụ việc cạnh tranh, giải quyết khiếu nại và tố tụng hành chính về vụ việc cạnh tranh;\nh) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh giao."
},
{
"id": 83763,
"text": "Vị trí và chức năng\n1. Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh độc lập do Chính phủ thành lập, có chức năng tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.\nHội đồng Cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Viet Nam Competition Council, viết tắt là VCC.\n2. Hội đồng Cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc tại Hà Nội, có con dấu hình Quốc huy và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.\nKinh phí hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương."
}
] |
140,089 | Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định thế nào? | [
{
"id": 41676,
"text": "1. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.\n2. Hàng hoá là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, công-te-nơ hoặc công cụ tương tự do người gửi hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.\n3. Cước vận chuyển là tiền công trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển."
}
] | [
{
"id": 41678,
"text": "Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển\n1. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.\n2. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.\n3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.\n4. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.\n5. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật này."
},
{
"id": 41679,
"text": "Chứng từ vận chuyển\n1. Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển do doanh nghiệp phát hành và phải được gửi, lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.\n2. Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.\n3. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.\n4. Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hóa được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Giấy gửi hàng đường biển không được chuyển nhượng.\n5. Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung, giá trị."
},
{
"id": 24707,
"text": "Quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển\nNgười vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:\n1. Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng.\n2. Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.\n3. Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng.\n4. Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết."
},
{
"id": 468253,
"text": "Khoản 1. Hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có tài liệu chứng minh hoạt động vận chuyển hợp pháp hàng hóa trên biển, bao gồm:\na) Vận chuyển hàng hóa theo chuyến mà không có hợp đồng vận chuyển bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.\nb) Vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển mà không có một trong các loại giấy tờ sau: Hợp đồng vận chuyển được giao kết theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và các văn bản có liên quan; vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung, giá trị. Đối với vận đơn đường biển của hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương."
},
{
"id": 568637,
"text": "Mục 1. LƯU GIỮ HÀNG HÓA\nĐiều 4. Quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển. Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:\n1. Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng.\n2. Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.\n3. Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng.\n4. Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết.\nĐiều 5. Lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển để thanh toán các khoản nợ\n1. Người vận chuyển chi được lưu giữ số lượng hàng hóa có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí khác quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Giá trị hàng hóa là căn cứ để tính số lượng hàng mà người vận chuyển lưu giữ được tính trên cơ sở giá của hàng hóa đó tại thị trường nơi người vận chuyển lưu giữ hàng hóa và tại thời điểm hàng hóa bị lưu giữ.\n2. Người vận chuyển được lưu giữ nguyên container đối với hàng hóa đóng trong container trong trường hợp giá trị của hàng hóa đóng trong container lớn hơn giá trị thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí khác quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này."
}
] |
35,187 | Công ty cổ phần thành lập chi nhánh có cần đăng ký hay không? | [
{
"id": 50524,
"text": "Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; thông báo địa điểm kinh doanh (Bổ sung)\n1. Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài; có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.\n2. Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:\na) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;\nb) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân; số định danh của cá nhân hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.\n3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân và nêu rõ lý do.\n4. Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.\n5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.\n6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
}
] | [
{
"id": 54020,
"text": "Vốn điều lệ, vốn được cấp\n1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là tổng số tiền do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.\n2. Vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài là số vốn do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp cho chi nhánh tại Việt Nam."
},
{
"id": 554905,
"text": "Khoản 1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:\na) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;\nb) Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;\nc) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện."
},
{
"id": 50591,
"text": "“Điều 112. Vốn của công ty cổ phần\n1. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.\n2. Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.\n3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.\n4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua.\n5. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:\na) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;\nb) Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;\nc) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.”"
},
{
"id": 445117,
"text": "Điều 11. Nội dung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa. Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bao gồm các nội dung sau:\n1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, văn phòng đại diện, chi nhánh và nơi tổ chức các giao dịch mua bán hàng hoá;\n2. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa;\n3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập Sở Giao dịch hàng hóa là cá nhân;\n4. Số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty, của thành viên trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn;\n5. Số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông sáng lập là tổ chức trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần;\n6. Vốn điều lệ trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần;\n7. Loại hàng hoá giao dịch."
},
{
"id": 48887,
"text": "\"Điều 71. Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh\n1. Sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.\n2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.\n3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.\""
}
] |
114,143 | Đại học quốc gia có được tổ chức đào tạo tại những cơ sở ngoài Đại học quốc gia hay không? | [
{
"id": 189314,
"text": "Về tổ chức đào tạo\n1. Đại học quốc gia tổ chức đào tạo tại các cơ sở của Đại học quốc gia và những cơ sở khác được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cho phép; có trách nhiệm ban hành Quy chế đào tạo, phù hợp với mô hình, đặc điểm của Đại học quốc gia và pháp luật để áp dụng thực hiện trong toàn Đại học quốc gia.\n2. Hiệu trưởng trường đại học thành viên, Viện trưởng viện nghiên cứu khoa học thành viên có trách nhiệm quy định cụ thể việc triển khai thực hiện theo quy chế của Đại học quốc gia nêu tại Khoản 1 Điều này và tổ chức, quản lý toàn bộ quá trình đào tạo tại đơn vị mình."
}
] | [
{
"id": 33198,
"text": "Quy trình đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia\n1. Cơ sở giáo dục đại học xây dựng báo cáo tự đánh giá căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này và gửi hồ sơ đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc gia về Bộ Giáo dục và Đào tạo.\n2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định một Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có uy tín và kinh nghiệm kiểm định (sau đây gọi là Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia) triển khai đánh giá, kiểm tra thực tế tại cơ sở giáo dục đại học theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này.\n3. Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia triển khai đánh giá thực tế tại cơ sở theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả đánh giá.\n4. Căn cứ vào hồ sơ đăng ký công nhận chuẩn quốc gia của cơ sở đào tạo và kết quả đánh giá của Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét việc công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia."
},
{
"id": 33200,
"text": "Công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia\n1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi công văn kèm theo một bộ hồ sơ của cơ sở đào tạo đến Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia để triển khai đánh giá, kiểm tra thực tế tại cơ sở giáo dục đại học.\n2. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia tiến hành đánh giá, kiểm tra thực tế tại cơ sở giáo dục đại học và gửi kết quả đánh giá về Bộ Giáo dục và Đào tạo.\n3. Căn cứ vào hồ sơ và kết quả đánh giá của Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia, trong thời hạn 10 ngày làm việc, trường hợp đặc biệt không quá 20 ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ:\na) Ra quyết định công nhận và cấp chứng nhận đạt chuẩn quốc gia cho cơ sở giáo dục đại học nếu đáp ứng ít nhất 90% tổng số tiêu chí của các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này; trong đó, không có tiêu chuẩn nào đạt thấp hơn 80% tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn đó;\nb) Có công văn trả lời cơ sở giáo dục đại học trong trường hợp chưa đáp ứng được quy định tại Điểm a, Khoản này."
},
{
"id": 33712,
"text": "1. Thông tư này áp dụng đối với đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, trường đại học (bao gồm cả các trường đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng) trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.\n2. Các cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên về thể dục, thể thao và các ngành đào tạo chuyên thể dục, thể thao trong các cơ sở giáo dục đại học không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này."
},
{
"id": 87044,
"text": "Các đơn vị trực thuộc\n1. Văn phòng và các ban chức năng\nVăn phòng và các ban chức năng của Đại học quốc gia là đơn vị trực thuộc; có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Đại học quốc gia trong công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành các hoạt động của Đại học quốc gia.\n2. Khoa trực thuộc Đại học quốc gia\nKhoa trực thuộc Đại học quốc gia là đơn vị trực thuộc; có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và nghiên cứu khoa học và công nghệ; chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp của Đại học quốc gia.\n3. Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ trực thuộc Đại học quốc gia\nTrung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ trực thuộc Đại học quốc gia là đơn vị trực thuộc; có chức năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, không có chức năng đào tạo, liên kết đào tạo cấp văn bằng.\n4. Các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trực thuộc Đại học quốc gia\nCác tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; tổ chức dịch vụ là đơn vị trực thuộc được thành lập để phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, triển khai các hoạt động có liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn, phổ biến và ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất. Các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; tổ chức dịch vụ không có chức năng đào tạo cấp văn bằng.\n..."
}
] |
30,155 | Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn vào doanh nghiệp là gì? | [
{
"id": 95226,
"text": "“Điều 52. Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn vào doanh nghiệp\n1. Nhà đầu tư được sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.\n[...]”"
}
] | [
{
"id": 482682,
"text": "Khoản 3. Nhà đầu tư góp vốn lập hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư gồm:\na) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;\nb) Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm góp vốn;\nc) Thỏa thuận của các cổ đông, thành viên về việc sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đang hoạt động;\nd) Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư góp vốn, nhà đầu tư nhận góp vốn;\nđ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có) của bên góp vốn;\ne) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất."
},
{
"id": 122783,
"text": "Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua hình thức mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất\nViệc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua hình thức mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:\n...\n2. Trên địa bàn không còn quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư phù hợp, trừ trường hợp các dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư.\n..."
},
{
"id": 482683,
"text": "Khoản 4. Thủ tục sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp được thực hiện như sau:\na) Đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp;\nb) Nhà đầu tư góp vốn nộp hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của thành viên, cổ đông cho doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật liên quan."
},
{
"id": 473573,
"text": "Điều 16. Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thông qua hình thức mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Việc sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thông qua hình thức mua tài sản gắn liền với đất, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:\n1. Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt và công bố.\n2. Trên địa bàn không còn quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phù hợp, trừ trường hợp các dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư.\n3. Trường hợp chủ đầu tư thực hiện phương thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà phải chuyển mục đích sử dụng đất thì chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp với việc sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh.\n4. Trường hợp diện tích đất thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh có phần diện tích đất mà người đang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì chủ đầu tư được phép thỏa thuận mua tài sản gắn liền với đất của người đang sử dụng đất, Nhà nước thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cho chủ đầu tư thuê đất để thực hiện dự án. Nội dung hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất phải thể hiện rõ người bán tài sản tự nguyện trả lại đất để Nhà nước thu hồi đất và cho người mua tài sản thuê đất."
}
] |
81,292 | Khi xảy ra tai nạn với khách du lịch, thương nhân kinh doanh khinh khí cầu phải xử lý ra sao? | [
{
"id": 24621,
"text": "Biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch\n1. Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.\n2. Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.\n3. Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.\n4. Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.\n5. Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch."
}
] | [
{
"id": 24620,
"text": "Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch\nSản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch khi có một hoặc một số hoạt động sau đây:\n1. Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.\n2. Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác.\n3. Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay.\n4. Thám hiểm hang động, rừng, núi."
},
{
"id": 223758,
"text": "Hoạt động bay trên các phương tiện bay\n1. Các hoạt động bay:\na) Bay đào tạo, bay huấn luyện;\nb) Bay thả dù từ tàu bay, trực thăng;\nc) Bay giải trí, bay nhào lộn thể thao trên không, bay đội hình phục vụ lễ hội và bay thi đấu giải kỹ thuật thể thao trên không;\nd) Bay trên các thiết bị mô phỏng buồng tập lái máy bay;\ne) Bay khinh khí cầu.\n2. Hoạt động dù:\na) Nhảy dù từ tàu bay, trực thăng, khinh khí cầu hoặc từ các đỉnh núi, tháp cao;\nb) Bay dù lượn;\nc) Bay dù có động cơ;\nd) Nhảy dù nghệ thuật.\n3. Các hoạt động điều khiển mô hình máy bay."
},
{
"id": 247691,
"text": "\"2.1\nHoạt động du lịch mạo hiểm (adventure tourism activity)\nHoạt động mạo hiểm với mục đích du lịch, cần có sự hướng dẫn hoặc dẫn dắt ở một mức độ nhất định và có mức độ rủi ro (2.8) trong giới hạn chấp nhận được.\nCHÚ THÍCH 1: Mức độ rủi ro chấp nhận được nghĩa là người tham gia có sự hiểu biết tối thiểu về các rủi ro có liên quan.\nCHÚ THÍCH 2: Hoạt động du lịch mạo hiểm tại Việt Nam có thể bao gồm các hoạt động như bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù, đu dây mạo hiểm hành trình trên cao; đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác; lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay; thám hiểm hang động, rừng, núi.\""
},
{
"id": 569989,
"text": "Điều 4. Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch\na) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính rà soát các quy định của pháp luật như Luật Đầu tư, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư..., kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh theo hướng nâng mức ưu đãi đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh các lĩnh vực khách sạn, lữ hành, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.\nb) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và địa phương rà soát các quy định về giao đất, thuế sử dụng đất để kiến nghị sửa đổi nhằm giảm thuế sử dụng đất và tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, khu du lịch sử dụng nhiều diện tích cho không gian cảnh quan.\nc) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành liên quan rà soát các quy định về nhập khẩu các trang thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dụng cần thiết để phát triển du lịch cao cấp mà trong nước chưa sản xuất được như: Tàu cánh ngầm, du thuyền, thủy phi cơ, máy bay hạng nhỏ, khinh khí cầu đạt chuẩn quốc tế..., báo cáo Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2015.\nd) Bộ Công Thươmg chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ quy định mức giá điện tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh du lịch trong quý II năm 2015."
},
{
"id": 113435,
"text": "Phương tiện hoạt động\n1. Tàu bay thể thao, tàu bay huấn luyện, trực thăng, tàu bay vận tải nhẹ, máy bay siêu nhẹ và tàu lượn có người điều khiển.\n2. Mô hình máy bay điều khiển từ xa.\n3. Khinh khí cầu có hoặc không có người điều khiển.\n4. Các loại dù nhảy, dù bay, dù kéo, dù lượn.\n5. Các thiết bị bay tương tự khác."
}
] |