id
int64
1
179k
text
stringlengths
12
273
relevant
listlengths
0
9
not_relevant
listlengths
1
5
151,616
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sai quy định và gây ô nhiễm môi trường không?
[ { "id": 4637, "text": "1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chăn nuôi, thú y đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.\n2. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.\n3. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.\n4. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Chăn nuôi; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y có quyền:\na) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n5. Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bảo vệ thực vật có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k và m khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n6. Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, l và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n7. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thú y có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k, l, m và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n8. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:\na) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 70.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n9. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chăn nuôi có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n10. Cục trưởng Cục Thú y có quyền:\na) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k, l, m và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n11. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:\na) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k và m khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n12. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:\na) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, l và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này." }, { "id": 51911, "text": "Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt\n1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.\n..\n3. Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 69 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.\n..." } ]
[ { "id": 65192, "text": "Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp\n1. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.\n2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường.\n3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc đánh giá và kiểm soát hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo quy định.\n4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường.\n5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hóa chất, vật liệu chứa hóa chất nguy hại không đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường.\n6. Hình thức xử phạt bổ sung:\nĐình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.\n7. Biện pháp khắc phục hậu quả:\nBuộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, khắc phục sự cố môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại các khoản 2 và 4 Điều này gây ra." }, { "id": 5191, "text": "1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm:\na) Bố trí kinh phí, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại địa phương;\nb) Chỉ đạo các đơn vị chức năng ở địa phương tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra công tác thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;\nc) Hàng năm, tổng hợp tình hình phát sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.\n2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:\na) Tổ chức, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn; quản lý việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn;\nb) Quản lý hoạt động chuyển giao bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng của Ủy ban nhân dân cấp x với đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp theo quy định về quản lý chất thải nguy hại để vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;\nc) Kiểm tra, hướng dẫn việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định của pháp luật;\nd) Hàng năm, tổng hợp tình hình phát sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:\na) Quy định địa Điểm đặt bể chứa, triển khai xây dựng bể chứa bảo đảm yêu cầu theo quy định tại Điều 3 Thông tư này;\nb) Quy định địa Điểm đặt khu vực lưu chứa (nếu có), triển khai xây dựng khu vực lưu chứa theo quy định tại Điều 3 Thông tư này;\nc) Tuyên truyền, hướng dẫn người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật t rên địa bàn thu gom bao gói vào bể chứa và thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan;\nd) Kiểm tra, hướng dẫn việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định của pháp luật;\nđ) Hàng năm, tổng hợp tình hình phát sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện." }, { "id": 523578, "text": "Khoản 1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm sau đây:\na) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn;\nb) Quyết định phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí, huy động nguồn lực của địa phương theo quy định của pháp luật để phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;\nc) Chỉ đạo, tổ chức chống dịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch hại thực vật; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch gây ra trên địa bàn; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục sản xuất;\nd) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về công tác bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, ý thức, trách nhiệm của chủ thực vật trong phòng, chống sinh vật gây hại và ý thức, trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cộng đồng, môi trường;\nđ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật vô chủ tại địa phương;\ne) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền." }, { "id": 65193, "text": "Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp\n...\n4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường.\n...\n6. Hình thức xử phạt bổ sung:\nĐình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.\n7. Biện pháp khắc phục hậu quả:\nBuộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, khắc phục sự cố môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại các khoản 2 và 4 Điều này gây ra." }, { "id": 608683, "text": "Khoản 1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm:\na) Bố trí kinh phí, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại địa phương;\nb) Chỉ đạo các đơn vị chức năng ở địa phương tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra công tác thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;\nc) Hàng năm, tổng hợp tình hình phát sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường." } ]
48,018
Đối tượng vay vốn bao gồm những đối tượng nào? Phương thức cho vay bao gồm những phương thức nào?
[ { "id": 64819, "text": "Đối tượng và điều kiện vay vốn\nĐối tượng vay vốn và điều kiện vay vốn bao gồm:\n1. Đối tượng vay vốn\na) Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá;\nb) Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.\n2. Điều kiện vay vốn\na) Người chấp hành xong án phạt tù: Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;\nb) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định này.\n3. Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật." } ]
[ { "id": 555374, "text": "d) Phương thức tài khoản đặc biệt: OECF ứng trước cho bên vay một khoản tiền và có thể được bổ sung từ khoản vay vào một tài khoản đặc biệt do người vay mở để người vay thanh toán cho các chi phí của người cung cấp có số tiền nhỏ, hoặc các chi phí liên quan đến dự án như đào tạo, vé máy bay, chi phí khác... Sau đó, phương thức hoàn trả sẽ được áp dụng. 9- Số tiền trong nước để các chủ đầu tư thanh toán trước cho người cung cấp, sau đó mới được hoàn trả bằng vốn vay OECF (đối với phương thức hoàn trả) được xử lý như sau: - Các dự án thuộc đối tượng ngấn ách cấp phát, số vốn này được ngân sách đảm bảo. Chủ đầu tư đề nghị Bộ Tài chính cấp ứng khoản vốn này. Bộ Tài chính thu hồi khoản vốn đã ứng ngay sau khi vay được vốn của OECF. + Điều kiện để Chủ đầu tư ứng vốn trước cho người cung cấp thực hiện theo điều khoản về thanh toán trong hợp đồng. + Điều kiện, chứng từ để được cấp vốn thanh toán với OECF theo quy định của Hiệp định tín dụng. - Các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, Chủ đầu tư huy động mọi nguồn vốn hợp pháp để đảm bảo, nếu thiếu có thể vay ngân hàng. Lãi vay ngân hàng của khoản vay này được hạch toán vào giá thành công trình. 10- Thực hiện việc kiểm toán theo quy định tại Thông tư Liên Bộ Ngân hàng Nhà nước - Tài chính số 09 TC-NH ngày 20-6-1994." }, { "id": 179395, "text": "\"5. Phương thức cho vay\n5.1. NHCSXH thực hiện phương thức cho vay có ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của NHCSXH. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện hay phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của học sinh, sinh viên là người đứng tên vay vốn tại NHCSXH.\n5.2. NHCSXH thực hiện phương thức cho vay trực tiếp tại NHCSXH nơi cư trị hoặc nơi nhà trường đồng trụ sở đối với trường hợp khách hàng vay vốn thuộc đối tượng quy định tại tiết b điểm 2.1 khoản 2 văn bản này đã đủ 18 tuổi nếu trong hộ gia đình không còn thành viên nào đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.\"" }, { "id": 528211, "text": "Điều 55. Quản lý rủi ro đối với nợ công\n1. Quản lý rủi ro đối với nợ công là việc nhận diện các loại rủi ro đối với danh mục nợ công, xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp, bảo đảm khả năng trả nợ công.\n2. Rủi ro về nợ công bao gồm:\na) Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ;\nb) Rủi ro do biến động của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn;\nc) Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;\nd) Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn;\nđ) Các rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến an toàn nợ công.\n3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với nợ công bao gồm:\na) Cho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng;\nb) Thực hiện bảo đảm tiền vay, quản lý tài sản thế chấp đối với các khoản vay về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ;\nc) Yêu cầu đối tượng được bảo lãnh, đối tượng được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài mua bảo hiểm rủi ro về tín dụng;\nd) Thực hiện các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro chủ động bao gồm mua lại nợ, hoán đổi nợ, sử dụng công cụ phái sinh và các nghiệp vụ khác.\n4. Các biện pháp xử lý rủi ro đối với nợ công bao gồm:\na) Cơ cấu lại nợ theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;\nb) Xử lý tài sản thế chấp và các tài sản khác dùng để bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ;\nc) Sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định tại khoản 4 Điều 56 của Luật này và các đối tượng được bảo lãnh nhận nợ bắt buộc.\n5. Căn cứ vào rủi ro cụ thể, mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với từng khoản nợ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Đề án cơ cấu lại nợ bao gồm các phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro sau đây:\na) Cơ cấu lại nợ trong nước, nước ngoài của Chính phủ;\nb) Chuyển nhượng, chuyển đổi sở hữu đối với các doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ đối với Chính phủ;\nc) Khoanh nợ, xóa nợ khi đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh bị thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản.\n6. Đối với cơ cấu lại nợ thông qua các biện pháp mua lại nợ, hoán đổi nợ, gia hạn nợ, Bộ Tài chính thực hiện theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện.\n7. Đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh có nghĩa vụ trích lập dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án, lựa chọn công cụ xử lý rủi ro phù hợp để phòng ngừa và xử lý rủi ro; chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.\n8. Chính phủ quy chi tiết về nghiệp vụ quản lý rủi ro đối với nợ công." }, { "id": 496481, "text": "Mục 2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ NHU CẦU ĐỜI SỐNG\nĐiều 30. Phương thức cho vay. Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay như sau:\n1. Phương thức cho vay theo quy định tại khoản 1, 4 và 6 Điều 27 Thông tư này.\n2. Các phương thức cho vay khác được kết hợp các phương thức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khoản vay.\nĐiều 31. Thời hạn cho vay\n1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay, thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng.\n2. Đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.\nĐiều 32. Lưu giữ hồ sơ cho vay\n1. Tổ chức tín dụng lập hồ sơ cho vay, bao gồm:\na) Hồ sơ đề nghị vay vốn;\nb) Thỏa thuận cho vay;\nc) Báo cáo tình hình thu nhập của khách hàng trong thời gian vay vốn theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng;\nd) Hồ sơ liên quan đến bảo đảm tiền vay;\nđ) Quyết định cho vay có chữ ký của người có thẩm quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua;\ne) Những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến thỏa thuận cho vay do tổ chức tín dụng hướng dẫn.\n2. Tổ chức tín dụng phải lưu giữ hồ sơ cho vay; thời hạn lưu giữ hồ sơ cho vay thực hiện theo quy định của pháp luật." }, { "id": 555373, "text": "Trong vòng 7 ngày làm việc, nếu không có ý kiến của Bộ Tài chính khác với xác nhận của Chủ đầu tư, người cung cấp gửi đề nghị thanh toán cho Ngân hàng phục vụ mình. Việc thanh toán theo L/C được thực hiện. - Sau khi nhận được thông báo của OECF về việc rút vốn vay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam báo ngay cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại và Tổng cục Đầu tư phát triển). Bộ Tài chính tiến hành việc ghi thu ngân sách Nhà nước và ghi chi cấp phát hoặc cho vay các dự án.\nb) Phương thức hoàn trả: Phương thức này được áp dụng trong trường hợp Chủ đầu tư thanh toán trước cho người cung cấp hàng và dịch vụ bằng vốn của mình, sau đó mới đề nghị OECF hoàn lại các khoản đã cho bằng vốn vay. (Sơ đồ của phương thức này được nêu ở phụ lục 2 và phụ lục 3 kèm theo). - Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tài chính về việc xem xét hợp đồng giữa Chủ đầu tư và người cung cấp (như quy định của phương thức cam kết), người cung cấp thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng với Chủ đầu tư. - Sau khi nhận được đề nghị thanh toán của người cung cấp (gồm phần vốn ứng trước, vốn thanh toán theo tiến độ quy định trong hợp đồng): + Đối với các dự án thuộc đối tượng ngân sách cấp phát, Chủ đầu tư đề nghị Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư phát triển) cấp ứng vốn ngân sách để thanh toán cho người cung cấp. + Đối với các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, Chủ đầu tư huy động nguồn vốn của mình hoặc vay ngân hàng để thanh toán cho người cung cấp. - Sau khi nhận được toàn bộ hoá đơn, chứng từ, tài liệu thanh toán của người cung cấp, Chủ đầu tư kiểm tra và gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại và Tổng cục Đầu tư phát triển) đề nghị hoàn trả tiền (bằng vốn vay OECF) kèm theo chứng từ thanh toán và xác nhận của người cung cấp đã nhận tiền. - Trong vòng 7 ngày làm việc, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) gửi cho OECF đề nghị hoàn trả tiền gồm yêu cầu hoàn trả, 1 bản tóm tắt công việc, yêu cầu của Chủ đầu tư, chứng từ đã thanh toán của Chủ đầu tư, xác nhận của người cung cấp đã nhận tiền. Số tiền đề nghị hoàn trả bằng tiền Yên được quy đổi theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng Yên của ngày trước ngày đề nghị. - Khi nhận được thông báo vốn vay OECF đã được rút, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam báo cho Bộ Tài chính, Bộ Tài chính tiến hành ghi thu ngân sách Nhà nước và: + Ghi chi cấp phát vốn đầu tư cho dự án thuộc đối tượng ngân sách cấp, đồng thời thu hồi vốn đã ứng. + Ghi chi cho Chủ đầu tư vay đối với các dự án thuộc đối tượng vay lại để Chủ đầu tư trả nợ vốn đã ứng hoặc đã vay Ngân hàng.\nc) Phương thức thanh toán trực tiếp: Phương thực này được áp dụng trong trường hợp thanh toán theo L/C là không thích hợp hoặc khó khăn cho người vay để thanh toán cho người cung cấp. Sau khi ngân được yêu cầu thanh toán của người cung cấp, người vay gửi yêu cầu trả tiền cùng các tài liệu quy định cho OECF. Khi khẳng định các chứng từ hợp lệ và nhận được phí dịch vụ, OECF sẽ chuyển tiền vào tài khoản đồng Yên do người vay mở tại Ngân hàng Nhật Bản. Ngân hàng Nhật Bản chuyển tiền cho người cung cấp theo các điều khoản của Hợp đồng giữa người vay và Ngân hàng Nhật Bản." } ]
117,508
Hồ sơ nhập học lớp 10 chuyên tại TP Hồ Chí Minh gồm những gì?
[ { "id": 65412, "text": "V. ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN\n1. Điểm xét tuyển:\n- Điểm xét tuyển vào lớp chuyên là tổng điểm: điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Toán + (điểm môn chuyên x 2).\n- Điểm xét tuyển vào lớp không chuyên là tổng điểm: điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Toán.\n2. Nguyên tắc xét tuyển:\nChỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã dự thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2.\n3. Cách xét tuyển:\n- Xét tuyển vào lớp chuyên: Căn cứ quy định điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng môn chuyên.\n- Xét tuyển vào lớp không chuyên: Căn cứ quy định điểm xét tuyển vào lớp không chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu các lớp không chuyên.\n4. Lưu ý: Nếu không trúng tuyển vào các trường, lớp chuyên, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được tham gia dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông khác theo 3 nguyện vọng đã đăng ký thi tuyển.\nVI. THỦ TỤC NHẬP HỌC\n1. Hồ sơ nhập học:\nHọc sinh trúng tuyển phải nộp đủ hồ sơ nhập học gồm:\n- Học bạ cấp trung học cơ sở (bản chính).\n- Bản sao khai sinh hợp lệ.\n- Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (tạm thời).\n2. Lưu ý:\n- Nếu sau khi nộp đủ hồ sơ nhập học, trường phát hiện có sai sót so với các quy định trên đây hoặc không đủ điều kiện dự thi thì thí sinh sẽ bị loại khỏi danh sách học sinh của trường.\n- Những thí sinh đã nộp hồ sơ nhập học vào các trường nêu trên và Trường Phổ thông Năng khiếu thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không còn có tên trong danh sách xét tuyển vào lớp 10 chuyên, thường của Sở Giáo dục và Đào tạo (vì mỗi học sinh chỉ có tên trúng tuyển vào duy nhất một trường).\n- Sau khi được tuyển vào lớp không chuyên của Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, học sinh sẽ được hướng dẫn để chọn ban theo nguyện vọng và năng lực của học sinh.\n- Việc chuyển học sinh ra khỏi lớp chuyên cần thực hiện đúng theo điều 26 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)." } ]
[ { "id": 205253, "text": "VI. THỦ TỤC NHẬP HỌC\nHồ sơ nhập học\nHọc sinh trúng tuyển phải nộp đủ hồ sơ nhập học gồm:\n- Phiếu báo điểm tuyển sinh 10;\n- Học bạ cấp trung học cơ sở (bản chính);\n- Giấy chứng nhận tốt nghiệp (tạm thời) do các cơ sở giáo dục cấp và nộp bản chính văn bằng vào hồ sơ khi được Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp phát bằng;\n- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;\n- Giấy xác nhận được hưởng chính sách ưu tiên (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền cấp;\n2. Lưu ý\n- Nếu số học sinh trúng tuyển và nộp hồ sơ vượt quá mức 35 học sinh nhưng không đủ để tách thành một lớp mới thì nhà trường sẽ căn cứ tình hình để sắp xếp sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nếu số lượng học sinh trúng tuyển và nộp hồ sơ học chương trình tiếng Anh tích hợp không đủ 25 học sinh thì sẽ không mở lớp tiếng Anh tích hợp tại trường đó. Các học sinh đã nộp hồ sơ vẫn sẽ được xem xét chuyển về học tại trường có mở lớp tiếng Anh tích hợp mà còn chỉ tiêu hoặc vẫn xét tuyển lớp 10 theo 03 nguyện vọng hoặc chuyển đổi loại hình học tập phù hợp.\n- Nếu không trúng tuyển vào lớp 10 Tiếng Anh tích hợp, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được tham gia xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông khác theo ba nguyện vọng đã đăng ký thi tuyển.\n- Những thí sinh đã nộp hồ sơ nhập học vào các trường nêu trên và Trường Phổ thông Năng khiếu thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không còn có tên trong danh sách xét tuyển vào lớp 10 chuyên, thường của Sở Giáo dục và Đào tạo (vì mỗi học sinh chỉ có tên trúng tuyển vào duy nhất một trường)." }, { "id": 98417, "text": "B. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH GDTX\n...\nII. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÔNG LẬP KHÔNG CHUYÊN\n...\n8. Thời gian tuyển sinh\nHọc sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7/2023 đến ngày 12/7/2023; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7/2023 đến ngày 22/7/2023." }, { "id": 123651, "text": "III. HỒ SƠ DỰ TUYỂN VÀ HỒ SƠ NHẬP HỌC\n3. Hồ sơ nhập học, rút hồ sơ\n- Toàn bộ hồ sơ dự tuyển nêu trong mục III.l ở trên (trừ Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024), học sinh sẽ được nhận lại cùng với Phiếu báo kết quả thi tuyển sinh vào ngày 09/7/2023 tại CSGD nơi học sinh đăng ký dự tuyển.\n- Học sinh sử dụng hồ sơ này để nhập học tại các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX, CSGD nghề nghiệp nếu đủ điều kiện trúng tuyên.\n- Trong thời gian tuyển sinh, học sinh đã nộp hồ sơ nhập học được quyền rút hồ sơ (nếu có nhu cầu); các trường tạo điều kiện để học sinh rút hồ sơ và xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển, đồng thời thực hiện thao tác hủy nhập học trên hệ thống phần mềm. Trường hợp học sinh đã trúng tuyển và xác nhận nhập học có nguyện vọng (NV) chuyên trường sang tỉnh, thành phố khác để học tập, nhà trường làm thủ tục chuyển trường, không xóa tên học sinh trong danh sách trúng tuyển." }, { "id": 82416, "text": "ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN\n1. Điểm xét tuyển:\n- Điểm xét tuyển vào lớp chuyên là tổng điểm: điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Toán + (điểm môn chuyên x 2).\n- Điểm xét tuyển vào lớp không chuyên là tổng điểm: điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Toán.\n2. Nguyên tắc xét tuyển:\nChỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã dự thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2.\n3. Cách xét tuyển:\n- Xét tuyển vào lớp chuyên: Căn cứ quy định điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng môn chuyên.\n- Xét tuyển vào lớp không chuyên: Căn cứ quy định điểm xét tuyển vào lớp không chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu các lớp không chuyên.\n4. Lưu ý: Nếu không trúng tuyển vào các trường, lớp chuyên, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được tham gia dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông khác theo 3 nguyện vọng đã đăng ký thi tuyển." } ]
55,357
Có được liên thông thư viện giữa các trường trung học phổ thông không cùng một địa bàn tỉnh hay không?
[ { "id": 123484, "text": "Liên thông thư viện\n1. Nguyên tắc liên thông thư viện\na) Liên thông thư viện giữa các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) được thực hiện cùng cấp học trên cùng địa bàn cấp huyện; giữa các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) với thư viện cấp xã, huyện trên cùng địa bàn;\nb) Liên thông thư viện giữa các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) được thực hiện cùng cấp học trên cùng địa bàn cấp huyện, tỉnh; giữa các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) với thư viện cấp huyện, tỉnh trên cùng địa bàn;\nc) Các thư viện có hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm và tương thích; bảo đảm nguồn tài nguyên thông tin số; có đủ nhân lực để đáp ứng, vận hành, khai thác, chia sẻ có thể liên thông với các thư viện cơ sở giáo dục khác mà không giới hạn không gian liên thông;\nd) Các thư viện tham gia liên thông trên cơ sở tự nguyện kết nối, chia sẻ, đóng góp tài nguyên của thư viện cho nhóm dùng chung; hợp tác có thỏa thuận giữa các thư viện bảo đảm thống nhất quy trình khai thác, được quản lý bằng các phần mềm, có thể truy cập được bằng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác; các thư viện trên địa bàn khác nhau có thể thỏa thuận tham gia liên thông bằng hình thức chia sẻ, đóng góp tài nguyên thông tin số;\nđ) Bảo đảm quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin liên thông đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy chế liên thông;\ne) Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định liên quan của pháp luật.\n..." } ]
[ { "id": 39279, "text": "Huyện đạt chuẩn tiêu chí về y tế - văn hóa - giáo dục khi đáp ứng các yêu cầu sau:\n1. Bệnh viện huyện đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 3 theo quy định tại Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế về hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế.\n2. Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn quốc gia khi đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ theo hướng dẫn thực hiện của Bộ Y tế.\n3. Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã có hiệu quả khi đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.\n4. Có từ 60% trở lên số trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.\nTrường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện bao gồm trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp học Trung học phổ thông.\nTỷ lệ trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia trên tổng số trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện." }, { "id": 165221, "text": "Quy định chuyển tiếp\n1. Đối với thư viện trường mầm non thực hiện đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia thực hiện theo văn bản này sau 05 năm kể từ ngày văn bản này có hiệu lực.\n2. Đối với thư viện trường tiểu học, trung học và trường phổ thông có nhiều cấp học đã được chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trước ngày văn bản này có hiệu lực thì tiếp tục được công nhận theo cấp độ, mức độ đã được công nhận; khi thực hiện công nhận lại hoặc công nhận cấp độ, mức độ cao hơn thực hiện theo quy định tại văn bản này.\n3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo thư viện trường mầm non, tiểu học, trung học và trường phổ thông có nhiều cấp học đã được chấp thuận đầu tư hoặc quyết định cho phép đầu tư trước khi văn bản này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo nội dung đã được phê duyệt." }, { "id": 165220, "text": "Đánh giá thư viện\n1. Nguyên tắc đánh giá thư viện\na) Bảo đảm tính khách quan, chính xác, trung thực, công khai, minh bạch, bình đẳng trong đánh giá thư viện trường mầm non, tiểu học, trung học và trường phổ thông có nhiều cấp học qua phương pháp thống kê, tính toán, thu thập số liệu tại các thư viện;\nb) Đánh giá định kỳ vào cuối năm học." }, { "id": 569380, "text": "Khoản 1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:\na) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;\nb) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này;\nc) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;\nd) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường dự bị đại học, cao đẳng sư phạm và trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị;\nđ) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối với trường cao đẳng, trừ trường cao đẳng sư phạm;\ne) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với cơ sở giáo dục đại học." } ]
102,876
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được sử dụng động vật nghiệp vụ không?
[ { "id": 26427, "text": "Đối tượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị\n1. Đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 8 Thông tư này và Cơ sở cai nghiện ma túy được trang bị các loại công cụ hỗ trợ.\n2. Đối tượng được trang bị các loại công cụ hỗ trợ, trừ động vật nghiệp vụ, bao gồm:\na) Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 8 Thông tư này;\nb) Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Cục thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục thi hành án dân sự ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;\nc) Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp có tổ chức thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách;\nd) Lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;\nđ) Lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;\ne) Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường.\n3. Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ, bao gồm:\na) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;\nb) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước; mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội; trên tàu hỏa; ngân hàng; bệnh viện; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh vàng, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam thì căn cứ tính chất, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ để xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay; dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;\nc) Đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại vườn thú; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; khu bảo tồn loài, sinh cảnh thì được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn chất gây mê, dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao.\n4. Ban bảo vệ dân phố được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, áo giáp, găng tay bắt dao.\n5. Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại.\n11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:\na) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;\nb) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;\nc) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;\nd) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;\nđ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;\ne) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này." } ]
[ { "id": 61178, "text": "Tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao\n1. Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các phòng Điều tra và bộ máy giúp việc.\n2. Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Ban Điều tra và bộ phận giúp việc.\nNhư vậy, Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm:\n- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong đó có phòng Điều tra và bộ máy giúp việc\n- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương, trong đó có Ban Điều tra và bộ phận giúp việc." }, { "id": 89593, "text": "Thủ tục thông báo, gửi thông tin, tài liệu\nCơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thông báo, gửi các thông tin, tài liệu nêu tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 của Thông tư liên tịch này cho Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an, cụ thể như sau:\n1. Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân cấp huyện thông báo, gửi cho bộ phận hồ sơ nghiệp vụ thuộc Công an cấp huyện.\n2. Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân cấp tỉnh thông báo, gửi cho Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ thuộc Công an cấp tỉnh.\n3. Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tối cao thông báo, gửi cho Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của Bộ Công an.\n4. Đối với những vụ án do Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư khởi tố điều tra và chuyển cho Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Viện kiểm sát có trách nhiệm thông báo, gửi những thông tin, tài liệu nêu tại Điều 4, Điều 5 Thông tư liên tịch này cho Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an.\nĐối với những vụ án do Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư khởi tố điều tra và chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo, gửi cho Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an những thông tin, tài liệu nêu tại Điều 4 Thông tư liên tịch này và những thông tin, tài liệu mà Viện kiểm sát ban hành trong giai đoạn điều tra nêu tại Điều 5 Thông tư liên tịch này. Viện kiểm sát có trách nhiệm thông báo, gửi cho Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an những thông tin, tài liệu mà Viện kiểm sát ban hành trong giai đoạn truy tố nêu tại Điều 5 Thông tư liên tịch này." }, { "id": 154513, "text": "Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương\n1. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.\n2. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.\n3. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình." }, { "id": 154514, "text": "Điều tra viên và các chức danh khác của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương\n1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch, các ngạch Điều tra viên và các chức danh khác của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương do luật định.\n2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công, Điều tra viên và các chức danh khác của Cơ quan điều tra phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.\n3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương phân công, Điều tra viên và các chức danh khác của Cơ quan điều tra phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao." }, { "id": 575538, "text": "Mục 5. CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN\nĐiều 20. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.\nĐiều 21. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương theo quy định tại các Điều 12, 13, 14 và 15 của Luật này và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự." } ]
142,993
Điều khiển xe ô tô tham gia giao thông nhưng không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định xe thì bị xử phạt thế nào?
[ { "id": 10314, "text": "1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ hoặc có nhưng không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).\n2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;\nb) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;\nc) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.\n3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe;\nb) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;\nc) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);\nd) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);\nđ) Điều khiển xe ô tô tải có kích thước thùng xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);\ne) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\n4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);\nb) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);\nc) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);\nd) Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định;\nđ) Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.\n5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Điều khiển xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;\nb) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);\nc) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông);\nd) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);\nđ) Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);\ne) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).\n6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:\na) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm e khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;\nb) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này bị tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng;\nc) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này bị tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;\nd) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;\nđ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm đ khoản 5 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.\n7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:\na) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3; điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;\nb) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm e khoản 3 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định." } ]
[ { "id": 158429, "text": "8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Thuê, mượn linh kiện, phụ kiện của xe ô tô khi kiểm định;\nb) Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;\nc) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này;\nd) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này;\nđ) Đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 6 Điều 28 Nghị định này;\ne) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;" }, { "id": 99273, "text": "\"Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông\n...\n3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe;\nb) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;\nc) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);\nd) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.\"" }, { "id": 63869, "text": "Quy định việc người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam\n1. Phải có phương tiện đi trước để dẫn đường cho phương tiện cơ giới nước ngoài trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam. Phương tiện dẫn đường là xe ô tô hoặc xe mô tô (nếu khách du lịch mang xe mô tô) do doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam bố trí và phải được gắn logo hoặc cắm cờ có biểu tượng của doanh nghiệp đó.\n2. Phải tham gia giao thông trong phạm vi tuyến đường và thời gian lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định tại văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.\n3. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ của Việt Nam và phải mang theo các giấy tờ sau:\na) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh;\nb) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển;\nc) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (đối với xe ô tô);\nd) Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;\nđ) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam;\ne) Chứng từ tạm nhập phương tiện." }, { "id": 555967, "text": "b) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);\nc) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);\nd) Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định;\nđ) Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.\n5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Điều khiển xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;\nb) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);\nc) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông);\nd) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);\nđ) Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);\ne) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).\n6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:\na) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm e khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;\nb) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này bị tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng;\nc) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này bị tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;\nd) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;" }, { "id": 66252, "text": "\"Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông\n1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.\nNgười tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.\n2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:\na) Đăng ký xe;\nb) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;\nc) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;\nd) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.\"" } ]
136,810
Việc trả lương cho người lao động phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
[ { "id": 64223, "text": "\"Điều 94. Nguyên tắc trả lương\n1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.\n2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.\"" } ]
[ { "id": 15971, "text": "1. Bổ sung Điều 8 Chương III như sau:\n“Điều 8. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động\nDoanh nghiệp xây dựng định mức lao động làm cơ sở để trả lương cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, đảm bảo các nguyên tắc sau đây:”\n2. Bổ sung vào cuối điểm a khoản 2 Điều 10 Chương IV như sau:\n“Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”" }, { "id": 26167, "text": "Nguyên tắc chung\n1. Thang lương, bảng lương áp dụng đối với người lao động được xây dựng trên cơ sở đánh giá độ phức tạp công việc của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý.\n2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, công ty cần xác định quan hệ giữa mức lương thấp nhất, mức lương trung bình, mức lương cao nhất để bảo đảm quan hệ cân đối giữa các loại lao động trong công ty.\n3. Căn cứ tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, công ty xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương phù hợp với tính chất, yêu cầu sử dụng lao động của công ty và bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 7, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.\n4. Việc chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định sang thang lương, bảng lương do công ty xây dựng phải căn cứ vào chức danh, công việc người lao động đảm nhận. Đối với người có thành tích, cống hiến, đóng góp nhiều cho công ty, khi chuyển xếp lương nếu có vướng mắc thì xem xét, xử lý riêng từng trường hợp cụ thể.\n5. Việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương phải bảo đảm công khai, minh bạch, có sự trao đổi, thống nhất với tổ chức công đoàn cơ sở cùng cấp và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến trước khi thực hiện.\n6. Khi áp dụng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương mới, định kỳ công ty phải rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động." }, { "id": 78232, "text": "Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương\n1. Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương tuân thủ quy định tại Điều 110, Điều 112 và Điều 115 Bộ luật lao động.\n2. Nghỉ hàng năm tuân thủ quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật lao động. Trường hợp không thể bố trí nghỉ hàng năm cho người lao động, người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ hàng năm vào thời gian nghỉ chuyển phiên." }, { "id": 180172, "text": "Nguyên tắc trả lương\nNgười lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.\nTrường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương." } ]
33,642
Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là gì?
[ { "id": 99109, "text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên\n1. Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quy định; nhân danh tổ chức tín dụng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng; chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Luật này và Điều lệ của tổ chức tín dụng.\n…" } ]
[ { "id": 150127, "text": "Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ\n1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng không được đồng thời là người điều hành của tổ chức tín dụng đó và của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng hợp tác xã. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng không được đồng thời là người quản lý của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức này là công ty con của tổ chức tín dụng đó hoặc là thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng đó." }, { "id": 112555, "text": "Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ\n...\n2. Trưởng Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát, người quản lý của tổ chức tín dụng khác. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời đảm nhiệm một trong các chức vụ sau đây:\na) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, người điều hành, nhân viên của cùng một tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng đó hoặc nhân viên của doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành hoặc là cổ đông lớn của doanh nghiệp đó;\nb) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, người điều hành của doanh nghiệp mà thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp đó đang là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, người điều hành tại tổ chức tín dụng.\n...." }, { "id": 207878, "text": "Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần\n1. Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần phải có không ít hơn 05 thành viên và không quá 11 thành viên, trong đó có ít nhất 01 thành viên độc lập. Hội đồng quản trị phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành tổ chức tín dụng.\n2. Cá nhân và người có liên quan của cá nhân đó hoặc những người đại diện vốn góp của một cổ đông là tổ chức và người có liên quan của những người này được tham gia Hội đồng quản trị, nhưng không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị của một tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, trừ trường hợp là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước." }, { "id": 577120, "text": "Khoản 4. Thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng không được đồng thời đảm nhiệm một trong các chức vụ sau đây, trừ trường hợp là người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt:\na) Người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng đó, tổ chức tín dụng khác, doanh nghiệp khác; nhân viên của tổ chức tín dụng đó hoặc công ty con của tổ chức tín dụng đó;\nb) Nhân viên của doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành hoặc là cổ đông lớn của doanh nghiệp đó." }, { "id": 469982, "text": "29. Công ty liên kết của tổ chức tín dụng là công ty trong đó tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 11% vốn điều lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết, nhưng không phải là công ty con của tổ chức tín dụng đó.\n30. Công ty con của tổ chức tín dụng là công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết;\nb) Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con;\nc) Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;\nd) Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.\n31. Người quản lý tổ chức tín dụng bao gồm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.\n32. Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng." } ]
135,800
Tỷ lệ vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được xác định trên cơ sở nào?
[ { "id": 52062, "text": "Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng\n1. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được sử dụng để hỗ trợ thực hiện dự án trong giai đoạn xây dựng nhằm gia tăng tính hiệu quả về tài chính cho dự án.\n2. Tỷ lệ vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong dự án PPP được xác định trên cơ sở phương án tài chính sơ bộ tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi khi quyết định chủ trương đầu tư.\n3. Tỷ lệ, giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được thanh toán theo hợp đồng dự án PPP.\n4. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được bố trí từ các nguồn vốn sau đây:\na) Vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;\nb) Giá trị tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.\n5. Việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:\na) Tách thành tiểu dự án trong dự án PPP. Việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;\nb) Bố trí vào hạng mục cụ thể theo tỷ lệ và giá trị, tiến độ và điều kiện quy định tại hợp đồng." } ]
[ { "id": 509509, "text": "Khoản 1. Việc quản lý, thanh toán đối với phần vốn đầu tư công hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được tách thành tiểu dự án trong dự án PPP quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và chi phí bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện như đối với dự án đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này. Riêng hồ sơ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này." }, { "id": 535493, "text": "Khoản 5. Về các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP):\na) Ngoài các lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Thành phố được áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa. Trình tự, thủ tục thực hiện các dự án quy định tại điểm này thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;\nb) Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao và văn hóa do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định;\nc) Thành phố được áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (sau đây gọi là hợp đồng BOT) đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu, phù hợp theo quy hoạch được phê duyệt đối với loại đường phố chính đô thị, đường trên cao. Tiêu chí, nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện dự án, lựa chọn nhà đầu tư tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành danh mục dự án quy định tại khoản này. Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện công khai, minh bạch đầy đủ các thông tin về dự án để thuận lợi cho người dân giám sát. Trường hợp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% tổng mức đầu tư của dự án và phương án tài chính sơ bộ của dự án PPP không bảo đảm khả năng hoàn vốn, Hội đồng nhân dân Thành phố được xem xét, quyết định việc tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP nhưng không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án;\nd) Thành phố được áp dụng loại hợp đồng BT. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý dự án, chi phí đầu tư, chất lượng xây dựng công trình, dự án áp dụng loại hợp đồng BT được thực hiện như đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng. Dự án chỉ được quyết định chủ trương đầu tư khi xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Tổng mức đầu tư dự án áp dụng loại hợp đồng BT được xác định như đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về xây dựng; chi phí lãi vay sau thời gian xây dựng và lợi nhuận hợp lý được tính vào tổng mức đầu tư dự án. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT được thực hiện như đối với dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT được thực hiện sau khi thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt. Ủy ban nhân dân Thành phố quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính của nhà đầu tư thực hiện dự án." }, { "id": 504993, "text": "Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh\n1. Nghị định này quy định về cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP) gồm:\na) Phương án tài chính của dự án PPP;\nb) Phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dự án PPP;\nc) Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước trong các dự án PPP;\nd) Quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thành;\nđ) Trình tự, thủ tục xử lý tài sản chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\ne) Chia sẻ phần doanh thu tăng, giảm.\n2. Phần vốn đầu tư công chi cho công tác chuẩn bị dự án của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị chuẩn bị dự án PPP, bên mời thầu, Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP theo quy định tại Điều 73 Luật Đầu tư theo phương thức PPP (sau đây gọi là Luật PPP), hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 Luật PPP; bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm theo quy định tại Điều 72 Luật PPP được quản lý, sử dụng, thanh toán theo quy định về quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.\n3. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại điểm đ khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại hợp đồng dự án PPP, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định của pháp luật có liên quan.\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng. Nghị định này áp dụng đối với các bên trong hợp đồng dự án PPP; cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư PPP." }, { "id": 249004, "text": "Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP), làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư\n...\nDự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:\na) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;\nb) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;\nc) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có." } ]
4,674
Người bị buộc tội thì có bị xem là tội phạm hay không?
[ { "id": 10490, "text": "Suy đoán vô tội\nNgười bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.\nKhi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội." } ]
[ { "id": 10568, "text": "“Điều 91. Lời khai của người làm chứng\n1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.\n2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”" }, { "id": 620242, "text": "Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi tham ô số tiền 4.000.000.000 đồng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền 2.000.000.000 đồng. Sau khi A bị khởi tố, vợ của A đã chuyển nhượng nhà đất là tài sản riêng của mình để thay A nộp lại số tiền 3.000.000.000 đồng thì được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô.\n8. “Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm” là sau khi phạm tội tham nhũng hoặc các tội phạm khác về chức vụ, người phạm tội đã chủ động cung cấp những tin tức, tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội (như: chỉ đúng nơi cất giấu vật chứng quan trọng giúp cơ quan chức năng thu hồi được vật chứng đó; khai báo và chỉ đúng nơi đồng phạm khác đang bỏ trốn; khai báo về tội phạm và người phạm tội mới liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội...). Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm” nhưng Tòa án phải nhận định rõ trong bản án.\n9. “Lập công lớn” là trường hợp người phạm tội đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân trong thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác; có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “lập công lớn” nhưng Tòa án phải nhận định rõ trong bản án." }, { "id": 477830, "text": "Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.\nĐiều 14. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm. Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.\nĐiều 15. Xác định sự thật của vụ án. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.\nĐiều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.\nĐiều 17. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình. Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.\nĐiều 18. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội. Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.\nĐiều 19. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này. Mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.\nĐiều 20. Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự." }, { "id": 152198, "text": "Xác định sự thật của vụ án\nTrách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội." }, { "id": 575518, "text": "Khoản 3. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;\nb) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;\nc) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;\nd) Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;\nđ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;\ne) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;\ng) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;\nh) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;\ni) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;\nk) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;\nl) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự." } ]
52,050
Chung cư có hạn mức là 50 năm có đúng hay không?
[ { "id": 65013, "text": "\"Điều 99. Thời hạn sử dụng nhà chung cư\n1. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhà ở.\n2. Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây:\na) Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110 của Luật này;\nb) Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.\nChủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại khoản 3 Điều này.\n3. Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đất có nhà chung cư thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được quy định như sau:\na) Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới theo quy định tại Mục 2 Chương này;\nb) Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt;\nc) Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở;\nd) Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 của Luật này.\nTrường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.\"" } ]
[ { "id": 442414, "text": "Số thuế phải nộp sẽ là: 100 x 50tr x 0.03% + {200 x 50tr + 100 x 40tr }x 0.07% + {300 x 40tr + 50 x 2tr } x 0.15% = 29, 45 trđ. Số thuế còn phải nộp là: 29, 45 – 17, 97 = 11,48 trđ * Nếu Bà C lựa chọn hạn mức tính thuế tại quận Ba Đình thì: + Tổng diện tích đất chịu thuế: 750m2. + Diện tích đất trong hạn mức là 110m2 (thuế suất 0.03%). + Diện tích đất vượt hạn mức là: o Diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức: 330m2 (thuế suất 0.07%), bao gồm: 290 m2 là phần diện tích còn lại của thửa đất tại Ba Đình và lấy thêm phần diện tích 40 m2 của thửa đất tại Hoàn Kiếm (phần diện tích 40 m2 này có thể được lấy của thửa đất ở Hoàn Kiếm hoặc Ba Vì do người nộp thuế lựa chọn. Tuy nhiên, do giá đất tại Hoàn Kiếm cao hơn giá đất tại Ba Vì nên người nộp thuế sẽ lấy thêm phần diện tích của thửa đất tại Hoàn Kiếm ). o Diện tích vượt trên 3 lần hạn mức: 310m2 (thuế suất 0.15%), bao gồm: 260m2 là là phần diện tích còn lại của thửa đất tại Hoàn Kiếm và 50m2 là toàn bộ diện tích của thửa đất tại Ba Vì. Số thuế phải nộp sẽ là: 110 x 40tr x 0.03% + {290 x 40tr + 40 x 50trđ } x 0.07% +{ 260 x 50trđ + 50 x 2trđ} x 0.15% = 30, 49 trđ. Số thuế còn phải nộp là: 30,49 trđ– 17,97 trđ = 12, 52 trđ Ví dụ 7: Trường hợp đất ở của hộ gia đình tại chung cư không có tầng hầm. Cụ thể: Gia đình chị M là gia đình công chức, sống tại Khu nhà C3 Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội; Căn hộ có diện tích 50m2. Khu nhà có 5 tầng, mỗi tầng 8 căn hộ, diện tích mỗi căn hộ như nhau. Theo hồ sơ thì diện tích đất xây dựng của khu nhà là 460 m2. Giá đất do UBND TP Hà Nội quy định là 40 triệu đồng/m2. Số thuế SDĐPNN chị M phải nộp được xác định như sau: Số thuế phải nộp = 50 x 460 x 40trđ x 0,03% = 0, 138 (trđ) 50 x 8 x 5 Ví dụ 8: Trường hợp đất ở của hộ gia đình tại chung cư có tầng hầm Anh H sống tại chung cư thuộc quận 3 TP Hồ Chí Minh; căn hộ có diện tích 100 m2. Diện tích đất xây dựng chung cư là 2.000 m2, trong đó tổng diện tích nhà/căn hộ là 1.400 m2 /tầng." }, { "id": 21702, "text": "1. Nguyên tắc tính thuế\n1.1. Số thuế phải nộp của mỗi người nộp thuế được xác định trong phạm vi một (01) tỉnh.\n1.2. Trường hợp người nộp thuế có đất thuộc diện chịu thuế tại nhiều quận, huyện trong phạm vi một (01) tỉnh thì số thuế phải nộp được xác định cho từng thửa đất tại cơ quan Thuế nơi có đất chịu thuế; Nếu người nộp thuế có thửa đất vượt hạn mức hoặc tổng diện tích đất chịu thuế vượt hạn mức tại nơi có quyền sử dụng đất thì phải kê khai tổng hợp tại cơ quan Thuế do người nộp thuế lựa chọn theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.\n1.3. Trường hợp trong năm có sự thay đổi người nộp thuế thì số thuế phải nộp của mỗi người nộp thuế được tính kể từ tháng phát sinh sự thay đổi.\nTrường hợp trong năm phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế (trừ trường hợp thay đổi giá 1m2 đất tính thuế) thì số thuế phải nộp được xác định từ tháng phát sinh sự thay đổi.\n2. Xác định số thuế phải nộp đối với mỗi thửa đất.\n2.1. Số thuế SDĐPNN phải nộp đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này sử dụng vào mục đích kinh doanh được xác định theo công thức sau:\n2.2. Đối với đất ở nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư (bao gồm cả trường hợp có tầng hầm) và công trình xây dựng dưới mặt đất thì số thuế phải nộp được xác định như sau:\nSố thuế phải nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế được miễn, giảm (nếu có)\nTrường hợp chỉ có công trình xây dựng dưới mặt đất:\n2.3. Trường hợp đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này sử dụng vào mục đích kinh doanh mà không xác định được diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh thì số thuế phát sinh được xác định như sau:\n2.4. Ví dụ về cách xác định số thuế phải nộp trong một số trường hợp:\nVí dụ 4: Trường hợp người nộp thuế có nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau, không có thửa đất nào vượt hạn mức nhưng tổng diện tích các thửa đất thì vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất. Cụ thể:\nGia đình ông A có 3 thửa đất ở đã có quyền sử dụng đất tại 3 quận, huyện khác nhau thuộc thành phố Hà Nội, như sau:\n- Ông A phải tính thuế cho từng thửa đất và nộp thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế như sau:\n+ Số thuế phải nộp cho thửa đất tại Hoàn kiếm: 80 x 50tr x 0.03% = 1,2 tr đ.\n+ Số thuế phải nộp đối với thửa đất tại Ba Đình: 100 x 40tr x 0.03% = 1,2 tr đ.\n+ Số thuế phải nộp đối với thửa đất tại Ba Vì: 350 x 2tr x 0.03%= 0, 21trđ. Tổng số thuế phải nộp là: 1,2 tr đ + 1,2 tr đ + 0, 21tr đ = 2, 61tr đ.\n- Do ông A thuộc diện phải khai tổng hợp đối với diện tích đất vượt hạn mức nên Ông phải thực hiện như sau:\nTheo quy định, Ông A có quyền lựa chọn hạn mức đất ở tại bất cứ nơi nào làm căn cứ xác định diện tích đất vượt hạn mức. Tuy nhiên, do hạn mức đất tại Ba Vì là lớn nhất mà giá đất lại thấp nhất nên Ông A sẽ lựa chọn thửa đất ở tại Ba Vì là nơi để làm căn cứ xác định diện tích đất vượt hạn mức.\nSố thuế phải nộp trong trường hợp này được xác định như sau:\n+ Do hạn mức tính thuế là hạn mức đất tại Ba Vì là 400 m2, nên diện tích đất vượt hạn mức chịu thuế là: 530 m2 - 400 m2 = 130 m2 (diện tích này vượt không quá 3 lần hạn mức, phải chịu thuế theo thuế suất 0.07%).\n+ Số thuế phải nộp đối với diện tích đất trong hạn mức: 400 m2, thuế suất 0.03%, bao gồm 350 m2 đất tại Ba Vì, 50 m2 đất tại Ba Đình hoặc Hoàn Kiếm tuỳ Ông A lựa chọn, trường hợp Ông A lựa chọn Hoàn Kiếm thì số thuế phải nộp là:\n{ 350 m2 (đất tại Ba vì) x 2 trđ/m2 + 50m2(đất tại Hoàn Kiếm) x 50trđ/m2 } x 0.03 % = 0,96 tr đ\n+ Số thuế phải nộp đối với diện tích đất vượt hạn mức là 130m2, thuế suất 0,07% bao gồm phần diện tích đất tại Ba Đình và Hoàn Kiếm còn lại:\n{30 m2 (đất tại Hoàn Kiếm) x 50 trđ/m2 + 100 m2 (đất tại Ba Đình) x 40 tr đ/m2 }x 0.07 % = 3,85 tr đ\nSố thuế còn phải nộp là: 0,96 tr đ + 3,85 tr đ – 2,61 tr đ = 2,2 tr đ.\nVí dụ 5: Trường hợp người nộp thuế có nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau, trong đó có 01 thửa đất vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất. Cụ thể:\nÔng B được cha mẹ để lại cho 01 thửa đất ở tại quận Hoàn Kiếm với diện tích 150m2 (hạn mức đất là 100m2) với giá đất là 50trđ/m2. Ông B có 01 thửa đất ở Ba Vì có diện tích là 120m2 (hạn mức đất là 400m2) với giá đất là 2trđ/m2 thì Ông B thực hiện như sau:\n- Ông B phải tính thuế cho từng thửa đất và nộp thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế như sau:\n+ Tại Hoàn Kiếm: số thuế đất phải nộp được xác định như sau: 100m2 diện tích đất trong hạn mức áp dụng thuế suất 0,03%, 50m2 diện tích đất ngoài hạn mức áp dụng thuế suất 0,07%, cụ thể là:\n100m2 x 50tr/m2 x 0,03% + 50 m2 x 50tr/m2 x 0,07% = 3, 25trđ;\n+ Tại Ba Vì: số thuế đất phải nộp là 120x 2tr x 0,03% = 0,072trđ;\n- Do ông B thuộc diện phải khai tổng hợp đối với diện tích đất vượt hạn mức nên Ông phải thực hiện như sau:\nÔng B phải chọn hạn mức tại Hoàn Kiếm để làm căn cứ xác định diện tích đất vượt hạn mức của các thửa đất. Theo đó, số thuế phải nộp được xác định như sau:\n+ Diện tích đất vượt hạn mức chịu thuế là: 150 m2 + 120 m2 - 100 m2 = 170 m2\n+ Số thuế phải nộp được xác định như sau : 100 m2 đất (tại Hoàn Kiếm) trong hạn mức, áp dụng thuế suất 0,03%, diện tích đất vượt hạn mức là 170m2, bao gồm phần diện tích đất tại Ba Vì và Hoàn Kiếm còn lại, áp dụng thuế suất 0,07%, cụ thể:\n100m2 x 50trđ/m2 x 0,03% + {50m2 x 50trđ/m2 + 120m2 x 2trđ/m2} x 0,07% = 3, 418 trđ\nSố thuế còn phải nộp là: 3, 418 tr – 3,25 tr – 0,072tr = 0.096 (trđ)\nVí dụ 6: Trường hợp người nộp thuế có nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau, trong đó có hơn 01 thửa đất vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất. Cụ thể:\nBà C có 3 thửa đất ở đã có quyền sử dụng đất tại 3 quận, huyện khác nhau thuộc thành phố Hà Nội, như sau:\n- Bà C phải tính thuế cho từng thửa đất và nộp thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế như sau:\n+ Tại Hoàn Kiếm: số thuế đất phải nộp được xác định như sau: 100m2 diện tích đất trong hạn mức áp dụng thuế suất 0,03%, 200m2 diện tích đất ngoài hạn mức áp dụng thuế suất 0,07%, cụ thể là:\n100 x 50tr x 0.03% + 200 x 50tr x 0.07% = 8,5 (tr đ)\n+ Tại Ba Đình: số thuế đất phải nộp được xác định như sau: 110m2 diện tích đất trong hạn mức áp dụng thuế suất 0,03%, 290m2 diện tích đất ngoài hạn mức áp dụng thuế suất 0,07%, cụ thể là: 110 x 40tr x 0.03% + 290 x 40tr x 0.07% = 9,44 (trđ)\n+ Tại Ba Vì: số thuế đất phải nộp được xác định như sau: 50m2 diện tích đất trong hạn mức áp dụng thuế suất 0,03%, cụ thể là: 50 x 2tr x 0.03% = 0,03 trđ.\nTổng số thuế phải nộp là: 17, 97 trđ (= 9,44 + 8,5 + 0,03 )\n- Do Bà C thuộc diện phải khai tổng hợp đối với diện tích đất vượt hạn mức nên Bà phải thực hiện như sau:\n* Nếu Bà C lựa chọn hạn mức tính thuế tại quận Hoàn Kiếm\n+ Tổng diện tích đất chịu thuế: 750m2.\n+ Diện tích đất trong hạn mức: 100m2 đất tại Hoàn Kiếm (thuế suất 0.03%, giá đất tại Hoàn kiếm).\n+ Diện tích đất vượt hạn mức là:\no Diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức là 300m2 (thuế suất 0.07%), bao gồm: 200 m2 là phần diện tích còn lại của thửa đất tại Hoàn Kiếm và lấy thêm phần diện tích 100 m2 của thửa đất tại nơi khác, nhưng nếu lấy tại nơi nào thì phải lấy hết diện tích của thửa đất tại nơi đó (phần diện tích 100 m2 này có thể được lấy của thửa đất ở Ba Đình hoặc Ba Vì do người nộp thuế lựa chọn. Tuy nhiên, do giá đất tại Ba Đình cao hơn giá đất tại Ba Vì, nên người nộp thuế sẽ lấy thêm phần diện tích của thửa đất tại Ba Đình )\no Diện tích vượt trên 3 lần hạn mức là 350m2 (thuế suất 0.15%), bao gồm: 300m2 là phần diện tích còn lại của thửa đất tại Ba Đình và 50m2 là toàn bộ diện tích của thửa đất tại Ba Vì.\nSố thuế phải nộp sẽ là:\n100 x 50tr x 0.03% + {200 x 50tr + 100 x 40tr }x 0.07% + {300 x 40tr + 50 x 2tr } x 0.15% = 29, 45 trđ.\nSố thuế còn phải nộp là: 29, 45 – 17, 97 = 11,48 trđ\n* Nếu Bà C lựa chọn hạn mức tính thuế tại quận Ba Đình thì:\n+ Tổng diện tích đất chịu thuế: 750m2.\n+ Diện tích đất trong hạn mức là 110m2 (thuế suất 0.03%).\n+ Diện tích đất vượt hạn mức là:\no Diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức: 330m2 (thuế suất 0.07%), bao gồm: 290 m2 là phần diện tích còn lại của thửa đất tại Ba Đình và lấy thêm phần diện tích 40 m2 của thửa đất tại Hoàn Kiếm (phần diện tích 40 m2 này có thể được lấy của thửa đất ở Hoàn Kiếm hoặc Ba Vì do người nộp thuế lựa chọn. Tuy nhiên, do giá đất tại Hoàn Kiếm cao hơn giá đất tại Ba Vì nên người nộp thuế sẽ lấy thêm phần diện tích của thửa đất tại Hoàn Kiếm ).\no Diện tích vượt trên 3 lần hạn mức: 310m2 (thuế suất 0.15%), bao gồm: 260m2 là là phần diện tích còn lại của thửa đất tại Hoàn Kiếm và 50m2 là toàn bộ diện tích của thửa đất tại Ba Vì.\nSố thuế phải nộp sẽ là:\n110 x 40tr x 0.03% + {290 x 40tr + 40 x 50trđ } x 0.07% +{ 260 x 50trđ + 50 x 2trđ} x 0.15% = 30, 49 trđ.\nSố thuế còn phải nộp là: 30,49 trđ– 17,97 trđ = 12, 52 trđ\nVí dụ 7: Trường hợp đất ở của hộ gia đình tại chung cư không có tầng hầm. Cụ thể:\nGia đình chị M là gia đình công chức, sống tại Khu nhà C3 Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội; Căn hộ có diện tích 50m2. Khu nhà có 5 tầng, mỗi tầng 8 căn hộ, diện tích mỗi căn hộ như nhau. Theo hồ sơ thì diện tích đất xây dựng của khu nhà là 460 m2. Giá đất do UBND TP Hà Nội quy định là 40 triệu đồng/m2.\nSố thuế SDĐPNN chị M phải nộp được xác định như sau:\nVí dụ 8: Trường hợp đất ở của hộ gia đình tại chung cư có tầng hầm\nAnh H sống tại chung cư thuộc quận 3 TP Hồ Chí Minh; căn hộ có diện tích 100 m2. Diện tích đất xây dựng chung cư là 2.000 m2, trong đó tổng diện tích nhà/căn hộ là 1.400 m2 /tầng. Chung cư có 15 tầng trên mặt đất và 2 tầng ngầm để xe, trong đó phần diện tích dưới mặt đất mà các hộ gia đình, cá nhân sống trong chung cư được sử dụng là 1500 m2/tầng. Giá đất do UBND TP Hồ Chí Minh quy định là 35 triệu đồng/m2.\nSố thuế SDĐPNN anh H phải nộp được xác định như sau:" }, { "id": 74947, "text": "\"Điều 39. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở để phục vụ tái định cư\n1. Đối với khu vực đô thị thì nhà ở để phục vụ tái định cư phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:\na) Là căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;\nb) Trường hợp là căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Khi thiết kế nhà ở để phục vụ tái định cư, chủ đầu tư có thể bố trí một phần diện tích để tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án;\nc) Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt; tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.\n2. Đối với khu vực nông thôn thì nhà ở để phục vụ tái định cư được thiết kế, xây dựng phải bao gồm diện tích ở và các công trình phụ trợ, phục vụ sinh hoạt, sản xuất gắn với nhà ở, tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.\"" }, { "id": 549158, "text": "Khoản 2. Đối tượng được giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm tất cả các hộ sản xuất nông nghiệp có sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp nêu trên. Mức giảm 50% thuế SDĐNN được xác định trên số thuế còn phải nộp sau khi đã trừ số thuế SDĐNN được miễn, giảm theo chính sách xã hội và miễn giảm do thiên tai (nếu có). Đối với hộ gia đình có diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức thì chỉ được giảm 50% số thuế SDĐNN tính trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong hạn mức, diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức vẫn phải nộp thuế theo quy định. Ví dụ 1: Hộ sản xuất nông nghiệp A ở đồng bằng Sông Hồng có 30.000 m2 đất trồng cây hàng năm; Thuế ghi thu là 1.500 kg, trong đó diện tích đất trong hạn mức là 20.000 m2, thuế SDĐNN phải nộp tương ứng với diện tích đất trong hạn mức là 1.000 kg. * Giả sử hộ không thuộc diện được giảm chính sách xã hội thì số thuế hộ được giảm theo Quyết định 199/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ là: 1.000 kg x 50% = 500 kg Số thuế hộ còn phải nộp trong năm là: 1.500 kg - 500 kg = 1.000 kg. * Cũng với ví dụ trên, giả sử hộ thuộc diện được giảm 50% thuế ghi thu theo tiêu chuẩn gia đình thương binh thì số thuế hộ A được giảm là: - Giảm theo tiêu chuẩn thương binh là:" }, { "id": 549160, "text": "Khoản 3. Một số trường hợp cụ thể số thuế được miễn, giảm xác định như sau: 3. 4. Xác định miễn, giảm do thiên tai khi tính giảm thuế SDĐNN: Thiệt hại do thiên tai được giảm thuế SDĐNN được xác định và tính giảm trừ trước khi tính giảm 50% số thuế SDĐNN; Trường hợp chưa xác định được thiên tai hoặc đã có quyết định giảm 50% số thuế SDĐNN còn lại phải nộp trong năm cho các đối tượng nộp thuế nhưng sau đó mới xảy ra thiên tai thì thực hiện tính lại số thuế được miễn, giảm như sau: Đối với hộ không có diện tích đất vượt hạn mức: Căn cứ vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại và mức độ bị thiệt hại để tính tổng số thuế được miễn giảm thiên tai của diện tích đó. Trên cơ sở đó tính lại số thuế được miễn giảm 50% theo Quyết định 199/2001/QĐ-TTg và số thuế phải nộp như sau: Số thuế được giảm = Tổng số thuế chưa giảm, miễn - Số thuế giảm theo CS xã hội (nếu có ) - Số giảm miễn do thiên tai x 50% Số thuế còn phải nộp = Tổng số thuế chưa giảm, miễn - Các khoản được giảm, miễn Để đơn giản cách tính toán, áp dụng phương pháp tính giảm trừ tiếp số giảm do thiên tai trên số thuế đã xác định giảm 50% như sau: Số thuế còn phải nộp sau khi trừ tiếp số giảm do thiên tai = Số thuế đã xác định giảm 50%, chưa tính giảm thiên tai - 50% số thuế được giảm do thiên tai Đối với hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp chịu thuế vượt hạn mức thuộc đối tượng được miễn, giảm theo chính sách xã hội và được miễn, giảm thiên tai thì số thuế được giảm theo chính sách xã hội và số được giảm 50% chỉ tính trên số thuế phải nộp tương ứng của diện tích đất trong hạn mức. Số được giảm thuế do thiên tai được tính giảm trừ trước khi tính số được giảm 50% được tính tương ứng đối với diện tích đất trong hạn mức được giảm thuế. Trên cơ sở đó tính lại số được giảm thuế 50% theo Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg và số thuế còn phải nộp. Ví dụ 2: Cũng theo số liệu ví dụ 1 : Hộ ông A là hộ gia đình thương binh được giảm thuế theo chính sách xã hội là 50%. * Giả sử hộ ông A bị thiên tai mất 20.000 m2 với tỷ lệ thiệt hại là 15%, số thuế ghi thu của diện tích bị thiệt hại là 1.000 kg. Xác định số thuế hộ ông A được giảm trong năm như sau: + Số thuế được giảm theo chính sách của hộ gia đình thương binh (chỉ tính giảm thuế của diện tích trong hạn mức) là: 1.000 kg x 50% = 500 kg + Số thuế được giảm thiên tai để xác định số thuế còn phải nộp là:" } ]
18,633
Vị trí và chức năng của Cục Thủy lợi được quy định như thế nào?
[ { "id": 82305, "text": "Vị trí và chức năng\n1. Cục Thủy lợi là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Tổng cục Thủy lợi. Cục Thủy lợi thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi, bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước, nước sạch nông thôn trong phạm vi cả nước.\n2. Cục Thủy lợi có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.\n3. Trụ sở của Cục Thủy lợi đặt tại thành phố Hà Nội." } ]
[ { "id": 217753, "text": "Vị trí và chức năng\nPhòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước là tổ chức trực thuộc Cục Thủy lợi có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, bảo đảm an toàn, xử lý sự cố công trình thủy lợi (không bao gồm đập, hồ chứa nước thủy lợi); bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi và một số hoạt động thủy lợi khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục." }, { "id": 82306, "text": "Cơ cấu tổ chức\n1. Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.\na) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;\nb) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.\n2. Các tổ chức tham mưu:\nCác Tổ chức thuộc Tổng cục Thủy lợi được sắp xếp, tổ chức lại thành các tổ chức cấp phòng thuộc Cục Thủy lợi, cụ thể như sau:\na) Văn phòng Cục;\nb) Phòng Kế hoạch, Tài chính;\nc) Phòng Pháp chế, Thanh tra;\nd) Phòng An ninh nguồn nước và Hợp tác quốc tế;\nđ) Phòng Quản lý quy hoạch;\ne) Phòng An toàn đập và hồ chứa nước;\ng) Phòng Quản lý vận hành và tưới tiêu;\nh) Phòng Bảo vệ công trình và chất lượng nước;\ni) Phòng Kinh tế thủy lợi;\nk) Phòng Quản lý nước sạch nông thôn;\nl) Phòng Quản lý đầu tư và xây dựng;\n3. Đơn vị sự nghiệp công lập:\nĐơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Thủy lợi tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi có quyết định kiện toàn, sắp xếp lại của cấp có thẩm quyền." }, { "id": 66494, "text": "Vị trí và chức năng\n1. Cục Phòng chống thiên tai là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo phân cấp, ủy quyền của Tổng cục trưởng.\n2. Cục Phòng, chống thiên tai có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.\n3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.\n4. Tên giao dịch tiếng Anh: Department of Natural Disaster Prevention and Control; viết tắt DNDPC." }, { "id": 45757, "text": "Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn\n1. Cơ quan Thanh tra nhà nước, bao gồm:\na) Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);\nb) Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Sở).\n2. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:\na) Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối;\nb) Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Thủy sản; Chi cục Thủy lợi; Chi cục Phát triển nông thôn; Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản." } ]
106,045
Việc điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone do ai quyết định?
[ { "id": 103128, "text": "Quyền, trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông\n1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh đối với MobiFone sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án. Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của MobiFone.\n2. Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của MobiFone.\n3. Tổ chức thực hiện sắp xếp, đổi mới MobiFone sau khi trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể.\n4. Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của MobiFone sau khi có sự thỏa thuận với Bộ Tài chính.\n5. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hàng năm và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát.\n6. Phê duyệt chủ trương đầu tư ra ngoài doanh nghiệp đối với dự án đầu tư có mức vượt thẩm quyền của Hội đồng thành viên MobiFone theo quy định; dự án góp vốn liên doanh của MobiFone với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật.\nPhê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài MobiFone, phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị vượt mức thẩm quyền của Hội đồng thành viên quy định tại Khoản 7 Điều 25 Điều lệ này theo quy định của pháp luật.\n..." } ]
[ { "id": 253258, "text": "Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân của Tổng công ty Viễn thông MobiFone\n1. Tổng công ty Viễn thông MobiFone (sau đây viết tắt là MobiFone) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ; hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.\n2. MobiFone có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.\n3. MobiFone có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình." }, { "id": 62114, "text": "Tổng công ty Viễn thông MobiFone (sau đây viết tắt là Tổng công ty) là nhóm công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, không có tư cách pháp nhân, được gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, bao gồm:\n- Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone (sau đây viết tắt là MobiFone) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 1798/QĐ-BTTTT ngày 01/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông (doanh nghiệp cấp I);\n- Các công ty con của MobiFone (doanh nghiệp cấp II);\n- Các công ty con của doanh nghiệp cấp II;\n- Các công ty liên kết của MobiFone.\nMobiFone và các doanh nghiệp trong Tổng công ty có tư cách pháp nhân; có vốn và tài sản riêng, có quyền chiếm hữu, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận chung giữa các doanh nghiệp trong Tổng công ty.\n..." }, { "id": 184581, "text": "Điều chỉnh vốn điều lệ của MobiFone\n1. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ có thể tăng lên từ các nguồn sau:\na) Lợi nhuận sau thuế của MobiFone, lợi nhuận sau thuế của các công ty con do MobiFone nắm giữ 100% vốn điều lệ và lợi nhuận được chia từ các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của MobiFone.\nb) Vốn do đại diện chủ sở hữu đầu tư bổ sung cho MobiFone.\nc) Đại diện chủ sở hữu giao, ủy quyền cho MobiFone thực hiện chức năng chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của một doanh nghiệp khác tham gia làm công ty con hoặc công ty liên kết của MobiFone.\nd) Vốn điều lệ tăng từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.\n2. Việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ của MobiFone do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.\n3. Trong trường hợp tăng vốn điều lệ, MobiFone phải tiến hành điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối kế toán, công bố vốn điều lệ và làm các thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ trong Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan.\n4. Đại diện chủ sở hữu chỉ được rút vốn đã đầu tư vào MobiFone thông qua hình thức chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn của MobiFone cho các tổ chức, cá nhân khác.\n..." }, { "id": 62116, "text": "Vốn của MobiFone\n1. Vốn của MobiFone bao gồm vốn chủ sở hữu của MobiFone và vốn do MobiFone huy động theo quy định của pháp luật.\n2. Vốn điều lệ\na) Vốn điều lệ của MobiFone được ghi trong Điều lệ của MobiFone.\nb) Vốn điều lệ của MobiFone được điều chỉnh tăng, giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh; trình tự, thủ tục, thẩm quyền điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.\nc) Nguồn bổ sung vốn điều lệ của MobiFone bao gồm:\n- Quỹ đầu tư phát triển của MobiFone;\n- Giá trị tài sản tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến được đầu tư bằng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tiếp nhận tiền theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước (hỗ trợ di dời, sắp xếp lại, xử lý nhà đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất kinh doanh; giá trị chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản theo chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, doanh nghiệp căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền và biên bản bàn giao tài sản, quyết toán tiền hỗ trợ của Nhà nước, giá trị đánh giá lại tài sản đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt để thực hiện ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp;\n- Các nguồn vốn bổ sung khác theo quy định của pháp luật.\n3. Trường hợp MobiFone có vốn chủ sở hữu lớn hơn so với vốn điều lệ, Hội đồng thành viên chỉ đạo MobiFone thực hiện theo quy định của pháp luật." } ]
118,991
Lãnh đạo Vườn quốc gia Cát Tiên do ai bổ nhiệm?
[ { "id": 72224, "text": "Cơ cấu tổ chức\n1. Lãnh đạo Vườn quốc gia Cát Tiên có Giám đốc vườn làm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và các Phó giám đốc vườn do Cục trưởng Cục Kiểm lâm bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ.\nGiám đốc chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Vườn. Phó giám đốc giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc phân công.\n2. Bộ máy làm việc\na) Hạt Kiểm lâm;\nb) Phòng Kế hoạch, Tài chính;\nc) Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế;\nd) Phòng Tổ chức- Hành chính;\nđ) Trung tâm dịch vụ - du lịch sinh thái và giáo dục môi trường;\ne) Trung tâm cứu hộ và bảo tồn động, thực vật hoang dã quý hiếm.\nGiám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên quy định chức năng, nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm, các Phòng và Trung tâm; xây dựng quy chế làm việc của Vườn trình Cục trưởng Cục Kiểm lâm phê duyệt trước khi ban hành; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và quy định hiện hành của Nhà nước." } ]
[ { "id": 168194, "text": "Cơ cấu tổ chức\n...\n3. Các Chi cục trực thuộc\na) Chi cục Kiểm lâm vùng I, trụ sở đặt tại tỉnh Quảng Ninh;\nb) Chi cục Kiểm lâm vùng II, trụ sở đặt tại tỉnh Thanh Hóa;\nc) Chi cục Kiểm lâm vùng III, trụ sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh;\nd) Chi cục Kiểm lâm vùng IV, trụ sở đặt tại tỉnh Đắk Lắk.\n4. Các đơn vị sự nghiệp công lập:\na) Vườn quốc gia Tam Đảo;\nb) Vườn quốc gia Ba Vì;\nc) Vườn quốc gia Cúc Phương;\nd) Vườn quốc gia Bạch Mã;\nđ) Vườn quốc gia Cát Tiên;\ne) Vườn quốc gia YokDon.\n5. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đặt tại Cục Kiểm lâm; Giám đốc, Phó Giám đốc Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.\n..." }, { "id": 557997, "text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng\n1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan các Vườn quốc gia Bạch Mã, Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Yokdon, Cát Tiên (sau đây viết là các Vườn quốc gia).\n2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thăm quan; tổ chức thu phí thăm quan các Vườn quốc gia; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan các Vườn quốc gia." }, { "id": 91063, "text": "Cơ cấu tổ chức\n...\n2. Các tổ chức tham mưu \na) Văn phòng Cục;\nb) Phòng Kế hoạch, Tài chính;\nc) Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế;\nd) Phòng Pháp chế, Thanh tra;\nđ) Phòng Thông tin và Chuyển đổi số;\ne) Phòng Quản lý bảo vệ rừng;\ng) Phòng Phòng cháy và chữa cháy rừng;\nh) Phòng Tổ chức xây dựng lực lượng;\ni) Phòng Điều tra, xử lý vi phạm về lâm nghiệp;\nk) Đội Kiểm lâm đặc nhiệm.\n3. Các Chi cục trực thuộc\na) Chi cục Kiểm lâm vùng I, trụ sở đặt tại tỉnh Quảng Ninh;\nb) Chi cục Kiểm lâm vùng II, trụ sở đặt tại tỉnh Thanh Hóa;\nc) Chi cục Kiểm lâm vùng III, trụ sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh;\nd) Chi cục Kiểm lâm vùng IV, trụ sở đặt tại tỉnh Đắk Lắk.\n4. Các đơn vị sự nghiệp công lập:\na) Vườn quốc gia Tam Đảo;\nb) Vườn quốc gia Ba Vì;\nc) Vườn quốc gia Cúc Phương;\nd) Vườn quốc gia Bạch Mã;\nđ) Vườn quốc gia Cát Tiên;\ne) Vườn quốc gia YokDon.\n..." }, { "id": 102071, "text": "Cơ cấu tổ chức\n1. Vụ Kế hoạch, Tài chính.\n2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.\n3. Vụ Pháp chế, Thanh tra.\n4. Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ.\n5. Vụ Phát triển rừng. \n6. Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp.\n7. Văn phòng Tổng cục.\n8. Cục Kiểm lâm.\n7. Văn phòng Tổng cục.\n8. Cục Kiểm lâm.\n9. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (có Đại diện CITES phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh)\n10. Vườn quốc gia Tam Đảo.\n11. Vườn quốc gia Ba Vì.\n12. Vườn quốc gia Cúc Phương.\n13. Vườn quốc gia Bạch Mã.\n14. Vườn quốc gia Cát Tiên.\n15. Vườn quốc gia YokDon.\nCác tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này là các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 10 đến khoản 15 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục.\nVăn phòng Tổng cục có 04 phòng; Cục Kiểm lâm có Văn phòng, 03 phòng, Đội Kiểm lâm đặc nhiệm và 04 Chi cục Kiểm lâm vùng." } ]
33,760
Việc miễn thủ tục rời cảng biển đối với các trường hợp đặc biệt được quy định thế nào?
[ { "id": 99239, "text": "Quy định miễn, giảm thủ tục đến, rời cảng biển đối với các trường hợp đặc biệt\n1. Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ, tàu đón, trả hoa tiêu, tàu chuyên dùng thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm an toàn hàng hải, phòng chống cháy, nổ, phòng chống tràn dầu hoặc thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khác được miễn thực hiện các thủ tục đến, rời cảng theo quy định nhưng thuyền trưởng của tàu thuyền phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết bằng văn bản hoặc bằng hình thức, phương tiện thông tin phù hợp khác.\n2. Tàu thuyền đến cảng để chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển và chỉ lưu lại cảng biển trong khoảng thời gian không quá 12 giờ được làm thủ tục đến, rời cảng một lần." } ]
[ { "id": 591224, "text": "Điều 74. Quy định miễn, giảm thủ tục đến, rời cảng biển đối với các trường hợp đặc biệt\n1. Các loại tàu được miễn giảm thủ tục đến, rời cảng biển thực hiện theo theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Hàng hải Việt Nam.\n2. Tàu thuyền vào cảng để chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển và chỉ lưu lại cảng biển trong khoảng thời gian không quá 12 giờ được làm thủ tục vào, rời cảng một lần và chỉ phải nộp các loại giấy tờ sau đây:\na) Bản khai chung;\nb) Danh sách thuyền viên;\nc) Danh sách hành khách (nếu có).\n3. Tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, tàu thuyền du lịch của cá nhân được miễn nộp hoặc miễn xuất trình hồ sơ, giấy tờ quy định tại Mục 4 Chương này nếu quốc gia tàu mang cờ không quy định phải có hồ sơ, giấy tờ đó." }, { "id": 99238, "text": "Thời hạn làm thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển\n1. Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc dự kiến rời cảng, người có trách nhiệm phải làm thủ tục cho tàu thuyền đến hoặc rời cảng biển.\n2. Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định thì Cảng vụ hàng hải phải quyết định việc cho tàu thuyền đến, rời cảng biển.\n3. Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác được miễn làm thủ tục nhập cảnh. Cảng vụ hàng hải nơi tàu thuyền đến căn cứ Giấy phép rời cảng do Cảng vụ hàng hải nơi tàu thuyền rời cảng trước đó cấp để quyết định cho tàu thuyền đến hoạt động tại cảng; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác căn cứ hồ sơ chuyển cảng (nếu có) do cơ quan có liên quan nơi tàu thuyền rời cảng trước đó cung cấp để thực hiện nghiệp vụ quản lý của mình theo quy định của pháp luật." }, { "id": 591261, "text": "Điều 100. Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa rời cảng biển. Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa rời cảng biển, trừ phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB, thực hiện như sau:\n1. Địa điểm làm thủ tục: Trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện hoặc các trạm của Cảng vụ hàng hải.\n2. Trước khi phương tiện rời cảng biển người làm thủ tục nộp, xuất trình Cảng vụ hàng hải đủ các giấy tờ, tài liệu dưới đây (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này):\na) Bản khai chung (đối với phương tiện thủy nội địa) theo Mẫu số 59;\nb) Danh sách hành khách (nếu có thay đổi) theo Mẫu số 61;\nc) Giấy tờ liên quan đến những thay đổi so với giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 Nghị định này (nếu có);\nd) Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật (nếu có).\n3. Chậm nhất 30 phút kể từ khi người làm thủ tục đã nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng biển đối với phương tiện thủy nội địa theo Mẫu số 62 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.\n4. Trường hợp phương tiện thủy nội địa vào cảng biển và lưu lại trong khoảng thời gian không quá 72 giờ, không bốc, dỡ hàng hóa, không đón, trả hành khách và giấy tờ, tài liệu khi làm thủ tục rời cảng không thay đổi so với khi đến thì được làm thủ tục vào, rời vào lúc rời cảng.\n5. Trường hợp phương tiện thủy nội địa được cấp Giấy phép rời cảng nhưng vẫn lưu lại vùng nước cảng quá 24 giờ, kể từ thời điểm phương tiện được phép rời cảng thì phải làm lại thủ tục rời cảng biển theo quy định tại Điều này." }, { "id": 9104, "text": "1. Các phương tiện sau đây được miễn làm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu\na) Phương tiện chữa cháy; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; phương tiện hộ đê; phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài tránh trú bão, lũ;\nb) Phương tiện của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ; phương tiện, đoàn phương tiện có Công an hộ tống hoặc dẫn đường;\nc) Phương tiện chuyên dùng của đơn vị quản lý chuyên ngành đường thủy nội địa;\nd) Phương tiện đón, trả hoa tiêu, tàu cá;\nđ) Phương tiện vận tải hành khách ngang sông tại bến khách ngang sông;\ne) Phương tiện (tàu con) chuyển tải hành khách, hàng hóa từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài (tàu mẹ) vào cảng, bến và ngược lại; trong trường hợp này, tàu mẹ phải được làm thủ tục như thủ tục vào, rời cảng, bến, khu neo đậu. Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa, thuyền trưởng, người lái phương tiện (tàu con) quy định tại điểm này phải thông báo cho Cảng vụ biết bằng văn bản hoặc bằng hình thức thông tin phù hợp khác;\ng) Phương tiện chở người, vật tư, thiết bị đến và rời khu vực nuôi, trồng thủy, hải sản, xây dựng thi công công trình trên sông, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh và trên biển;\nh) Phương tiện thô sơ không kinh doanh vận tải;\ni) Phương tiện vận tải hàng hóa (trừ hàng hóa nguy hiểm) có trọng tải toàn phần dưới 10 tấn;\nk) Phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ vào, rời cảng thủy nội địa để tiếp nhận nhiên liệu, lương thực, thực phẩm.\n2. Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ được giảm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa\na) Phương tiện vận tải hành khách đã đăng ký hoạt động trên tuyến cố định có nhiều cảng, bến thủy nội địa đón, trả hành khách, nếu không thay đổi thuyền viên, người lái phương tiện thì chỉ làm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa đầu và cảng, bến thủy nội địa cuối;\nb) Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ trong một chuyến vận tải hàng hóa, hành khách vào, rời nhiều cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý của một Đại diện cảng vụ mà không thay đổi hành khách, thuyền viên, người lái phương tiện thì chỉ làm thủ tục vào cảng, bến thủy nội địa đầu tiên và làm thủ tục rời tại cảng, bến thủy nội địa cuối cùng. Trong trường hợp này, việc di chuyển giữa các cảng, bến thủy nội địa được Cảng vụ cấp lệnh điều động cho phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ. Lệnh điều động theo Mẫu số 49 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nc) Phương tiện vận tải hành khách, thủy phi cơ thường xuyên vào, rời một cảng, bến thủy nội địa mà không thay đổi thuyền viên, người lái phương tiện và phương tiện có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực thì làm thủ tục phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa chuyến thứ nhất. Từ chuyến thứ hai trở lên chỉ thực hiện kiểm tra an toàn và cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa;\nd) Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, nông sản, thủy sản từ nơi sản xuất, nuôi trồng đến cảng, bến của nhà máy chế biến mà khi rời cảng, bến này không vận chuyển hàng hóa, không thay đổi thuyền viên, người lái phương tiện thì không phải làm thủ tục rời cảng, bến;\nđ) Phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa trong phạm vi quản lý của một Đại diện Cảng vụ từ hai lần trở lên trong một ngày mà không thay đổi thuyền viên, người lái phương tiện thì Cảng vụ kiểm tra giấy tờ của phương tiện, thuyền viên lần đầu. Việc kiểm tra điều kiện an toàn các lần vào, rời thực hiện theo quy định tại Nghị định này;\ne) Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào cầu, bến cảng biển hoặc khu vực hàng hải sau đó đến cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải để rời vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải, thì Cảng vụ chỉ làm thủ tục rời cảng, bến thủy nội địa;\ng) Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải sau đó đến cầu, bến cảng biển trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải đó, thì Cảng vụ chỉ làm thủ tục vào cảng, bến thủy nội địa;\nh) Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào cầu, bến cảng biển, cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải sau đó di chuyển giữa các cảng, bến thủy nội địa hoặc cảng biển trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải, thì Cảng vụ cấp lệnh điều động cho phương tiện. Lệnh điều động theo Mẫu số 49 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.\n3. Trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa vào cảng, bến thủy nội địa có giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, mà trong giấy phép ghi nơi đến là cảng, bến thủy nội địa khác, thì Cảng vụ làm thủ tục cho phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa và yêu cầu người làm thủ tục trình bày lý do thay đổi kế hoạch vận tải của phương tiện.\n4. Khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa chưa xác định được cảng, bến thủy nội địa đến, thì Cảng vụ ghi nơi đến (dự kiến) do người làm thủ tục đề xuất trong giấy phép rời cảng, bến." } ]
149,175
Việc khám xét nhà người khác được quy định như thế nào?
[ { "id": 10672, "text": "“Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện\n1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.\nKhông được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.\n2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.\nViệc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.\n3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.\n4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.\nKhi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.\n5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.”" } ]
[ { "id": 10671, "text": "\"Điều 193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét\n1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.\n2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.\n3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.\n4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.\nĐiều 194. Khám xét người\n1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.\nNgười tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.\n2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.\n3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.\"" }, { "id": 10670, "text": "\"Điều 193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét\n1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.\n2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.\n3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.\n4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.\"" }, { "id": 478060, "text": "Điều 194. Khám xét người\n1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.\n2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.\n3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án." }, { "id": 189340, "text": "Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật\n...\n3. Khi nhận được thông báo của Cơ quan có thẩm quyền điều tra về thời gian, địa điểm tiến hành khám xét, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra thống nhất kế hoạch khám xét, bảo đảm việc khám xét thực hiện đúng quy định tại các điều 194, 195 và 198 Bộ luật Tố tụng hình sự.\nTrong quá trình khám xét, Kiểm sát viên kiểm sát thành phần tham gia, trình tự, thủ tục thực hiện; việc thu giữ, niêm phong, bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật (nếu có); việc lập biên bản khám xét, tạm giữ; kịp thời phát hiện vi phạm để yêu cầu chấm dứt, khắc phục; khi cần thiết, đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói; ghi chép nội dung cần thiết; ký biên bản khám xét, tạm giữ theo quy định. Kết thúc việc khám xét, tạm giữ, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, đánh giá, sử dụng kết quả khám xét, tạm giữ để phục vụ giải quyết vụ án.\n..." } ]
3,732
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay trong trường hợp hết hạn gồm những nội dung gì?
[ { "id": 65592, "text": "NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ SỬA ĐỔI\n...\n2. Cấp lại Giấy phép và năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay (AMT)\n...\n2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:\na) Thành phần:\n* Trường hợp hết hạn:\n1. Bản sao hoặc biểu mẫu điện tử đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do theo quy định tại khoản h Phụ lục 1 Điều 7.350.\n2. Bản sao hoặc bản sao điện tử tài liệu duy trì kinh nghiệm với các nội dung áp dụng cho năng định của người đề nghị.\n* Trường hợp Giấy phép mất, rách:\n1. Bản sao hoặc biểu mẫu điện tử đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do theo quy định tại khoản h Phụ lục 1 Điều 7.350.\n2. Bản sao hoặc bản sao điện tử giấy phép và năng định đã được cấp (nếu có).”\n2.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.\n2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức\n..." } ]
[ { "id": 65593, "text": "NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ SỬA ĐỔI\n...\n2. Cấp lại Giấy phép và năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay (AMT)\n2.1. Trình tự thực hiện:\n- Nộp hồ sơ TTHC:\nNgười làm đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS phải nộp hồ sơ tối thiểu 10 ngày trước ngày hết hạn của giấy phép đã được cấp.\nHồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS trong trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, người đề nghị phải nộp hồ sơ đến Cục HKVN tối thiểu 7 ngày làm việc.\n- Giải quyết TTHC:\nTrong thời hạn 7 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc cấp lại, gia hạn năng định phù hợp.\n2.2. Cách thức thực hiện:\n- Trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam;\n- Qua hệ thống bưu chính; hoặc\n- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục HKVN.\n..." }, { "id": 150742, "text": "NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ SỬA ĐỔI\n...\n3. Cấp lại Giấy phép và năng định cho nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS)\n...\n3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:\nNgười làm đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS phải nộp hồ sơ tối thiểu 10 ngày trước ngày hết hạn của giấy phép đã được cấp.\nHồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS trong trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, người đề nghị phải nộp hồ sơ đến Cục HKVN tối thiểu 7 ngày làm việc.\nNgười có đủ điều kiện để cấp giấy phép ARS phải:\n(1) Tối thiểu 18 tuổi;\n(2) Thể hiện khả năng đọc, nói viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;\n(3) Đạt trình độ chuyên môn để thực hiện bảo dưỡng tàu bay, khối máy lẻ tàu bay phù hợp với công việc của người đó;\n(4) Làm một công việc cụ thể yêu cầu phải có trình độ chuyên môn tại một cơ sở sửa chữa tàu bay theo Phần 5 hoặc người có AOC theo Phần 12 mà theo yêu cầu trong tài liệu khai thác phải thực hiện bảo dưỡng, bảo dưỡng phòng ngừa hoặc cải tiến tàu bay được phê chuẩn với chương trình bảo dưỡng theo MCM;\n..." }, { "id": 248518, "text": "THỜI HẠN HIỆU LỰC CỦA CÁC LOẠI GIẤY PHÉP, NĂNG ĐỊNH VÀ CÁC LOẠI CHO PHÉP BỔ SUNG.\n(a)\tNgoại trừ các quy định nêu tại điều (b), (c), (d) và (e) của Điều này, tất cả các loại giấy phép do Cục HKVN cấp có thời hạn 5 năm với giá trị hiệu lực của các năng định cụ thể theo quy định; được gia hạn với thời hạn 5 năm tiếp theo trừ trường hợp giấy phép bị thu hồi trước thời hạn hoặc người có giấy phép không còn đáp ứng đủ điều kiện thực hiện công việc theo giấy phép. \n(b)\tGiấy phép học viên bay: giấy phép học viên bay hết hạn sau 24 tháng kể từ tháng được cấp.\n(c)\tNăng định giáo viên bay: năng định giáo viên bay hết hạn sau 36 tháng kể từ tháng được cấp và chỉ có giá trị khi người đó có giấy phép lái tàu bay còn hiệu lực.\n(d)\tNăng định giáo viên khác có thời hạn hiệu lực là 36 tháng kể từ tháng được cấp và chỉ có giá trị khi còn làm việc trong môi trường công việc liên quan.\n(e)\tNăng định khai thác CAT II và CAT III của người lái có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ tháng được cấp hoặc hoặc từ ngày hết hạn đối với trường hợp gia hạn.\n(f)\tGiấy phép nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không: \n(1)\tGiấy phép nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không được cấp trên cơ sở công việc của người có giấy phép sẽ hết hạn khi người đó không còn làm công việc theo nhiệm vụ được cấp giấy phép;\n(2)\tGiấy phép nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không có năng định lắp ráp tàu bay thử nghiệm được cấp trên cơ sở các thiết kế chính của tàu bay sẽ hết hạn khi người có giấy phép không còn làm công việc thiết kế tàu bay cụ thể được cấp trong giấy phép.\n(g)\tAMT- IA: phép sẽ hết hạn vào ngày cuối cùng của tháng thứ 12 kể từ tháng được cấp mới hoặc gia hạn." }, { "id": 65594, "text": "NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ SỬA ĐỔI\n...\n2. Cấp lại Giấy phép và năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay (AMT)\n...\n2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:\nGiấy phép và năng định nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT).\n2.8. Phí, lệ phí:\nPhí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không\n- Sát hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định: 400.000 đ/lần\nSát hạch thực hành: 250.000 đ/lần\nSát hạch trình độ Tiếng Anh: 600.000 đ/lần\n2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:\nMẫu đơn đề nghị phê cấp lại giấy phép nhân viên AMT theo quy định tại khoản h Phụ lục 1 Điều 7.350.\n..." } ]
58,890
Nhặt được của rơi nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi thì xử lý như thế nào?
[ { "id": 58356, "text": "\"Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên\n1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.\nỦy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.\n2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:\na) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;\nb) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.\"" } ]
[ { "id": 570554, "text": "Khoản 1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về tài sản bị đánh rơi, bỏ quên (Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an sở tại) có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc về Nhà nước. Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:\na) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu tài sản từ khi phát hiện; căn cứ xác định tài sản thuộc về Nhà nước: 01 bản chính.\nb) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản: 01 bản chính.\nc) Biên bản giao nộp tài sản của người nhặt được hoặc người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bỏ quên: 01 bản sao.\nd) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý tài sản (nếu có): 01 bản sao." }, { "id": 639712, "text": "Điều 64. Vận chuyển nguyên liệu bằng băng tải.. Việc lắp đặt và vận hành băng tải theo quy định tại Điều 46 của Quy chuẩn này, ngoài ra vận chuyển nguyên liệu bằng băng tải của xưởng sàng tuyển còn thực hiện những quy định sau:\n1. Cấp tải trên băng:\na) Chỉ cấp nguyên liệu vào băng khi băng tải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, an toàn;\nb) Không cấp tải quá mức quy định để nguyên liệu tràn ra ngoài mép băng, phải cấp tải vào giữa lòng băng, tránh gây lệch băng;\nc) Tại vị trí cấp dỡ tải, phân dòng nguyên liệu của băng, các tấm thanh gạt phải được bố trí thích hợp để không gây làm lệch băng hoặc rách băng;\nd) Dọc tuyến băng tải phải bố trí hợp lý cơ cấu dừng khẩn cấp khi cần thiết;\nđ) Không được để nước, dầu mỡ và các phế liệu rơi trên mặt băng;\ne) Không để động cơ băng tải khi khởi động bị quá tải; trường hợp nguyên liệu còn tồn nhiều trên mặt băng tải, trước khi khởi động phải được xúc bỏ bớt nguyên liệu ra ngoài băng tải;\ng) ở khu vực đặt đối trọng phải có lưới che chắn và đảm bảo khoảng cách an toàn giữa đối trọng với mặt nền.\n2. ở vị trí cấp dỡ tải cố định của băng tải phải có sàn thao tác; khi xử lý máng, phễu bị tắc, kẹt, người lao động phải đứng ở vị trí an toàn không được đứng lên băng tải hoặc đứng phía dưới chọc lên.\n3. Đối với băng tải nhặt tay, mép băng và nền sàn của băng tải phải được che chắn đảm bảo an toàn, vị trí người lao động nhặt tay phải được bố trí hợp lý, khoảng cách điểm cấp dỡ tải đến sàn của băng tải nhặt tay không nhỏ hơn 2 m. Không được đi, đứng hoặc ngồi trên mặt băng tải nhặt tay.\n4. Đối với băng tải thép tấm hoặc băng tải ống phải thư­ờng xuyên kiểm tra theo dõi, giám sát việc cấp nguyên liệu, tình trạng các cóc hãm, chốt hãm và cơ cấu dừng khẩn cấp.\n5. Trước khi tiến hành sửa chữa băng tải hoặc làm vệ sinh công nghiệp khu vực đuôi băng tải, phải ngừng các thiết bị cấp, dỡ tải phía trên và phía dưới băng tải, phải cắt điện, treo biển \"Cấm đóng điện - Có người đang làm việc\" tại nơi đóng-cắt điện và phải có người giám sát, đảm bảo an toàn." }, { "id": 623684, "text": "Khoản 3. Hồ sơ đối với học sinh được khen trước toàn trường gồm có: - Báo cáo tóm tắt của giáo viên chủ nhiệm lớp về thành tích của học sinh và ý kiến đề nghị Hiệu trưởng khen - Những giấy tờ, hồ sơ có liên quan về thành tích của học sinh được đề nghị khen (công văn của đơn vị, cơ quan, đoàn thể đề nghị nhà trường khen về thành tích bảo vệ tài sản XHCN của học sinh hoặc 1 thứ giấy khen, 1 bài báo đã đăng về đức tính thật thà của học sinh đã nhặt được của rơi trả lại cho người mất,…) - Quyết định khen của Hiệu trưởng kèm theo danh sách học sinhđược khen 3. Thời hạn xét kỉ luật: - Xét định kì hàng tháng, cuối học kì, cuối năm học. - Xét đột xuất để thi hành kỉ luật kịp thời nhắm nâng cao tác dụng giáo dục chung cho toàn trường và nhanh chóng hạn chế tác hại của hành động phạm lỗi." }, { "id": 570620, "text": "Khoản 3. Nguồn kinh phí chi thưởng và thanh toán Phần giá trị của tài sản cho các tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này." } ]
63,938
Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan có thể bị thay đổi trong trường hợp nào?
[ { "id": 133077, "text": "Thay đổi Trưởng đoàn thanh tra\n1. Việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ." } ]
[ { "id": 511160, "text": "Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 9 như sau: “b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.”. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”. 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: 5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: 5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền: 5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền: 5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: 5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.”. 5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.”. 5. Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 3 Điều 24 như sau: “c) Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu không đủ điều kiện theo quy định.”. 5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: 5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma tuý và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma tuý và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền: 5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: 5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền: 5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.”. 5. Phân định thẩm quyền xử phạt của Hải quan:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2." }, { "id": 7017, "text": "1. Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.\nĐoàn thanh tra chuyên ngành có Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành; trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn thanh tra.\n2. Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra.\nTrưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thanh tra.\n3. Thành viên Đoàn thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 54 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao." }, { "id": 486568, "text": "Khoản 2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Khoa học và Công nghệ và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thanh tra." }, { "id": 194772, "text": "Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa\n...\n2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Đường sắt Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;\n..." }, { "id": 477718, "text": "Khoản 4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này." } ]
30,974
Khi nào tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý?
[ { "id": 15424, "text": "Chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý\n1. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Không còn đáp ứng một trong các điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này;\nb) Chấm dứt theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;\nc) Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;\nd) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.\n2. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Không còn đáp ứng một trong các điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này;\nb) Tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý sau khi đã thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;\nc) Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;\nd) Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;\nđ) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.\n3. Khi chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý và chuyển hồ sơ vụ việc chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện." } ]
[ { "id": 621112, "text": "Khoản 2. Sửa đổi khoản 1 Điều 22 Thông tư số 08/2017/TT-BTP như sau: “1. Trường hợp chấm dứt theo quy định tại điểm b và điểm đ khoản 2 Điều 16 của Luật Trợ giúp pháp lý thì tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nộp trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Hồ sơ bao gồm: Văn bản thông báo về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý; bản chính Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đã được cấp. Trong trường hợp nộp bằng hình thức trực tuyến thì tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý gửi bản chính Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đã được cấp qua đường bưu điện”." }, { "id": 638709, "text": "Khoản 1. Trường hợp chấm dứt theo quy định tại điểm b và điểm đ khoản 2 Điều 16 của Luật Trợ giúp pháp lý thì tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ về Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: văn bản thông báo về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý, Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý." }, { "id": 574031, "text": "Khoản 2. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, người tham gia trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 phải đáp ứng yêu cầu của Luật này; trường hợp không đáp ứng yêu cầu của Luật này thì chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý và chuyển hồ sơ vụ việc đang thực hiện cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước nơi đăng ký tham gia để tiếp tục thực hiện." }, { "id": 638710, "text": "Khoản 2. Trường hợp chấm dứt theo quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 16 của Luật Trợ giúp pháp lý thì tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Việc thu hồi được thực hiện như sau:\na) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày phát hiện tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 16 của Luật Trợ giúp pháp lý, đơn vị được Sở Tư pháp giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý lập hồ sơ trình Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Hồ sơ bao gồm: Dự thảo quyết định thu hồi của Giám đốc Sở Tư pháp; Biên bản xác định hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh tổ chức đăng ký trợ giúp pháp lý thuộc một trong những trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 16 của Luật Trợ giúp pháp lý;\nb) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-06)." } ]
46,049
Ủy viên Chuyên môn và Ủy viên Thường trực Hội đồng Giám định y khoa có nhiệm vụ gì?
[ { "id": 113060, "text": "Ủy viên thường trực và Ủy viên chuyên môn Hội đồng\n1. Chịu trách nhiệm về kết quả khám giám định do mình thực hiện và cùng các thành viên trong Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong phiên họp mà mình tham dự.\n2. Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng giám định y khoa theo đề nghị của Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp không tham dự được phải có văn bản báo cáo Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng.\n3. Ký Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa trong phiên họp mà người đó tham dự.\n4. Tham gia ý kiến và được bảo lưu ý kiến cá nhân về nội dung có liên quan đến khám giám định chuyên khoa được ghi nhận trong Biên bản họp Hội đồng giám định y khoa.\n5. Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong phiên họp Hội đồng giám định y khoa theo yêu cầu của người chủ trì điều hành phiên họp Hội đồng giám định y khoa.\n6. Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến giám định y khoa theo đề nghị của Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa.\n7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng." } ]
[ { "id": 160441, "text": "Thành phần của Hội đồng giám định y khoa\n1. Thành phần Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh:\na) Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giám định y khoa (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh);\nb) Hai Phó Chủ tịch: Một Phó Chủ tịch thường trực là Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh; một Phó Chủ tịch chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh;\nc) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.\n2. Thành phần Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương:\na) Chủ tịch là Lãnh đạo của bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế được Bộ trưởng Bộ Y tế giao nhiệm vụ;\nb) Một Phó Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan thường trực quy định tại khoản 3 Điều 161 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);\nc) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương.\n3. Thành phần Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối:\na) Chủ tịch là Lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;\nb) Một Phó Chủ tịch là Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương hoặc Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định y khoa phúc quyết;\nc) Các Ủy viên là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định y khoa phúc quyết.\na) Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giám định y khoa (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh);\nb) Hai Phó Chủ tịch: Một Phó Chủ tịch thường trực là Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh; một Phó Chủ tịch chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh;\nc) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh." }, { "id": 569926, "text": "Khoản 4. Tiêu chuẩn giám định viên là thành viên của Hội đồng giám định y khoa các Bộ:\na) Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định lần đầu, giám định lại: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này;\nb) Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định phúc quyết: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này." }, { "id": 93351, "text": "Nguyên tắc thành lập Hội đồng giám định y khoa\n...\n3. Thành phần Hội đồng giám định y khoa:\na) Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, các Bộ, cấp trung ương có 05 (năm) thành viên, hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, bao gồm các chức danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên môn;\nb) Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối tối thiểu có 05 (năm) thành viên, hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, bao gồm các chức danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực và Ủy viên chuyên môn.\n..." }, { "id": 242501, "text": "Thành phần của Hội đồng giám định y khoa\n1. Thành phần Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh:\na) Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giám định y khoa (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh);\nb) Hai Phó Chủ tịch: Một Phó Chủ tịch thường trực là Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh; một Phó Chủ tịch chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh;\nc) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.\n..." }, { "id": 182207, "text": "Tiêu chuẩn giám định viên, thành viên Hội đồng giám định y khoa\n1. Tiêu chuẩn giám định viên:\na) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ đang công tác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, có chứng chỉ hành nghề với phạm vi hành nghề phù hợp với lĩnh vực chuyên khoa được bổ nhiệm;\nb) Có chứng nhận đào tạo hoặc đào tạo liên tục hoặc tập huấn về giám định y khoa do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.\n2. Tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp tỉnh:\na) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên;\nb) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 03 (ba) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;\nc) Có các tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.\n3. Tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp trung ương và Hội đồng giám định khoa phúc quyết lần cuối:\na) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sỹ y khoa;\nb) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 05 (năm) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;\nc) Các tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.\n4. Tiêu chuẩn giám định viên là thành viên của Hội đồng giám định y khoa các Bộ:\na) Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định lần đầu, giám định lại: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này;\nb) Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định phúc quyết: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này." } ]
75,837
Hệ thống cung ứng dịch vụ tiêm chủng được quy định thế nào?
[ { "id": 11669, "text": "Hệ thống cung ứng dịch vụ tiêm chủng\n1. Các cơ sở y tế nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch và phải bảo đảm các điều kiện tiêm chủng theo quy định tại Nghị định này.\n2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân nếu đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định tại Nghị định này được phép đăng ký với Sở Y tế sở tại để thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và phải tổ chức triển khai tiêm chủng chống dịch khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu." } ]
[ { "id": 11659, "text": "1. Nghị định này áp dụng đối với các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch.\n2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tiêm chủng phải đáp ứng các yêu cầu: An toàn tiêm chủng theo quy định tại Nghị định này, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, có kế hoạch bảo đảm cung ứng đủ vắc xin cho hoạt động tiêm chủng tại cơ sở." }, { "id": 17024, "text": "1. Trách nhiệm của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia:\na) Lập kế hoạch nhu cầu sử dụng vắc xin, đề xuất các vắc xin và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;\nb) Tổ chức mua, tiếp nhận, bảo quản và cung ứng vắc xin Chương trình tiêm chủng mở rộng cho các đơn vị sử dụng theo quy định;\nc) Xây dựng và thống nhất tài liệu tập huấn về tiêm chủng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức tập huấn về tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch;\nd) Phối hợp điều tra nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, xử trí kịp thời đối với các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, lưu trữ số liệu sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và số liệu về phản ứng sau tiêm chủng;\nđ) Phối hợp tập huấn về giám sát, điều tra phản ứng sau tiêm chủng cho Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng cấp tỉnh;\ne) Tổng hợp, báo cáo về công tác tiêm chủng theo quy định;\ng) Tổ chức việc thông tin tuyên truyền về an toàn tiêm chủng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin và các phản ứng sau tiêm chủng theo phân công chỉ đạo của Bộ Y tế;\nh) Quản lý, sử dụng kinh phí bồi thường đối với các trường hợp được Nhà nước bồi thường theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP;\ni) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng và giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng;\nk) Phối hợp với Cục Y tế dự phòng chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Y tế;\nl) Làm thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về tiêm chủng.\n2. Trách nhiệm của các Viện khu vực:\na) Chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật, giám sát sử dụng vắc xin tại các địa phương theo địa bàn được phân công quản lý của Bộ Y tế để bảo đảm chất lượng, an toàn trong công tác tiêm chủng; giám sát phản ứng sau tiêm chủng;\nb) Tổ chức tiếp nhận, bảo quản và cung ứng vắc xin Chương trình tiêm chủng mở rộng cho các địa phương theo địa bàn được phân công quản lý của Bộ Y tế;\nc) Tổ chức tập huấn về tiêm chủng, sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch;\nd) Tham gia phối hợp điều tra, kết luận nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng tại địa phương theo địa bàn được phân công quản lý của Bộ Y tế, xử lý kịp thời đối với các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng;\nđ) Tổng hợp, báo cáo về công tác tiêm chủng trên địa bàn quản lý;\ne) Phối hợp với Cục Y tế dự phòng hướng dẫn triển khai thực hiện Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Y tế.\n3. Trách nhiệm của Viện Kiểm định quốc gia vắc xin, sinh phẩm y tế:\na) Thực hiện giám sát chất lượng, tính an toàn của vắc xin trên phạm vi cả nước;\nb) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vắc xin." }, { "id": 472954, "text": "Khoản 2. Trách nhiệm của các Viện khu vực:\na) Chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật, giám sát sử dụng vắc xin tại các địa phương theo địa bàn được phân công quản lý của Bộ Y tế để bảo đảm chất lượng, an toàn trong công tác tiêm chủng; giám sát phản ứng sau tiêm chủng;\nb) Tổ chức tiếp nhận, bảo quản và cung ứng vắc xin Chương trình tiêm chủng mở rộng cho các địa phương theo địa bàn được phân công quản lý của Bộ Y tế;\nc) Tổ chức tập huấn về tiêm chủng, sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch;\nd) Tham gia phối hợp điều tra, kết luận nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng tại địa phương theo địa bàn được phân công quản lý của Bộ Y tế, xử lý kịp thời đối với các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng;\nđ) Tổng hợp, báo cáo về công tác tiêm chủng trên địa bàn quản lý;\ne) Phối hợp với Cục Y tế dự phòng hướng dẫn triển khai thực hiện Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Y tế." }, { "id": 39007, "text": "1. Cục Y tế dự phòng:\na) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về việc sử dụng vắc xin trên phạm vi cả nước; thông tin tuyên truyền về an toàn tiêm chủng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin và các phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng;\nb) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các hướng dẫn chuyên môn về sử dụng vắc xin, giám sát xử lý và điều tra nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.\nc) Đầu mối quản lý, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.\n2. Cục Quản lý Dược:\na) Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế về việc tạm dừng và cho phép sử dụng lại vắc xin trên phạm vi cả nước, phối hợp với Sở Y tế xem xét việc tạm dừng lô vắc xin theo quy định;\nb) Quản lý cung ứng vắc xin và chất lượng vắc xin lưu hành tại Việt Nam;\nc) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vắc xin theo quy định;\nd) Hướng dẫn thực hiện việc thu hồi, lưu trữ, hủy vắc xin theo quy định;\nđ) Cung cấp danh mục vắc xin, huyết thanh phòng bệnh mới trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi vắc xin được cấp phép lưu hành tại Việt Nam cho Cục Y tế dự phòng để cập nhật vào Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.\n3. Cục Quản lý khám, chữa bệnh:\na) Chủ trì phối hợp với Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em và xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng. Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hỗ trợ các cơ sở tiêm chủng trong việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng và điều tra nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng;\nb) Chỉ đạo và kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh;\nc) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vắc xin theo quy định;\nd) Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh có cơ sở tiêm chủng hoặc các cơ sở y tế được thực hiện tiêm chủng tham gia triển khai áp dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Y tế." } ]
39,185
Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp và rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh được quy định thế nào?
[ { "id": 11880, "text": "\"Điều 8. Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp\n1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.\n2. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.\n3. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.\n4. Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.\n5. Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.\n6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.\nĐiều 9. Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh\n1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.\n2. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.\nĐiều 10. Điều kiện sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại\n1. Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.\n2. Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.\"" }, { "id": 11881, "text": "Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh\n1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.\n2. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định." } ]
[ { "id": 11876, "text": "Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải có giấy phép theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã." }, { "id": 11882, "text": "1. Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.\n2. Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này." }, { "id": 11904, "text": "1. Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh rượu năm trước của đơn vị mình về cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo Mẫu số 08, Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này.\n2. Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại trên địa bàn về Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định này.\n3. Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại, tình hình bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ năm trước trên địa bàn về Sở Công Thương theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định này.\n4. Trước ngày 28 tháng 02 hàng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu, tình hình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, tình hình bán rượu tiêu dùng tại chỗ năm trước trên địa bàn về Bộ Công Thương theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định này." }, { "id": 23744, "text": "Cơ quan Hải quan thực hiện bán tem rượu nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu rượu khi đến làm thủ tục hải quan. Cơ quan Thuế bán tem rượu sản xuất trong nước cho các tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất rượu (bao gồm Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp).\nTiền thu được từ việc bán tem bảo đảm bù đắp chi phí gồm đặt in và phí phát hành tem theo quy định." } ]
127,884
Ai có quyền cấp thẻ Thanh tra Kiểm toán nhà nước cho thanh tra viên của Kiểm toán nhà nước sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra?
[ { "id": 197619, "text": "Nguyên tắc chung\n1. Thẻ Thanh tra do Tổng Kiểm toán nhà nước cấp cho Thanh tra viên của Kiểm toán nhà nước để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.\n2. Thẻ Thanh tra xác định tư cách pháp lý để Thanh tra viên của Kiểm toán nhà nước sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra theo quy định của pháp luật.\n3. Đối tượng được cấp thẻ Thanh tra là công chức thuộc Kiểm toán nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ thanh tra; mỗi ngạch Thanh tra viên được cấp một thẻ tương ứng: thẻ Thanh tra viên, thẻ Thanh tra viên chính và thẻ Thanh tra viên cao cấp." } ]
[ { "id": 97972, "text": "Thẩm quyền, tiêu chuẩn, hình thức cấp thẻ Thanh tra\n1. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định việc cấp mới, đổi, cấp lại, thu hồi thẻ Thanh tra và tạm đình chỉ sử dụng thẻ Thanh tra Kiểm toán nhà nước.\n2. Tiêu chuẩn cấp thẻ Thanh tra\nThẻ Thanh tra được cấp cho Thanh tra viên được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch Thanh tra theo quy định tại Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.\n3. Các hình thức cấp thẻ Thanh tra gồm:\na) Cấp mới thẻ Thanh tra;\nb) Đổi thẻ Thanh tra;\nc) Cấp lại thẻ Thanh tra." }, { "id": 139448, "text": "Mẫu thẻ Thanh tra\n...\n3. Mã số thẻ Thanh tra\n- Mỗi Thanh tra viên của Kiểm toán nhà nước khi được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra được cấp một mã số thẻ Thanh tra (gọi tắt là mã số thẻ Thanh tra). Mã số thẻ Thanh tra gồm hai phần:\n+ Phần thứ nhất là phần chữ cái in hoa: A, B, C tương ứng với 03 ngạch Thanh tra, gồm: Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên;\n+ Phần thứ hai là phần số: Bao gồm 04 chữ số bắt đầu từ 0001 thể hiện số thứ tự Thanh tra viên tương ứng với từng ngạch Thanh tra;\n- Mã số thẻ Thanh tra thay đổi trong trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra cao hơn." }, { "id": 165624, "text": "Cấp mới, đổi thẻ Thanh tra\n1. Cấp mới thẻ Thanh tra trong trường hợp công chức của Kiểm toán nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra lần đầu.\n2. Đổi thẻ Thanh tra trong trường hợp sau:\na) Thanh tra viên được bổ nhiệm lên ngạch thanh tra cao hơn;\nb) Thẻ Thanh tra bị rách nát, hư hỏng không sử dụng được.\nc) Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quy định mẫu thẻ mới thay thế mẫu thẻ cũ." }, { "id": 124083, "text": "Thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ Thanh tra\n1. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thu hồi thẻ Thanh tra trong những trường hợp sau đây:\na) Thanh tra viên được bổ nhiệm ngạch công chức khác của Kiểm toán nhà nước hoặc không còn là công chức thuộc biên chế của Kiểm toán nhà nước;\nb) Thanh tra viên nghỉ hưu hoặc từ trần, mất tích khi đang công tác;\nc) Cơ quan có thẩm quyền xác nhận mất năng lực hành vi dân sự;\nd) Bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật hình sự;\nđ) Vi phạm pháp luật hình sự và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;\ne) Thanh tra viên sử dụng thẻ Thanh tra sai mục đích;\ng) Các trường hợp đổi thẻ Thanh tra theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 của Quy định này.\n2. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tạm đình chỉ sử dụng thẻ Thanh tra trong những trường hợp sau đây:\na) Nghỉ dài hạn từ 03 tháng trở lên (bao gồm cả trường hợp đi học ở nước ngoài; đi công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài); trừ trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định.\nb) Đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật hoặc vi phạm kỷ luật và đạo đức công vụ, bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.\n3. Hết thời hạn tạm đình chỉ sử dụng thẻ Thanh tra ghi trong quyết định, Chánh Thanh tra có văn bản đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cấp lại thẻ Thanh tra theo quy định tại Điều 8.\n4. Thanh tra viên có trách nhiệm nộp lại thẻ Thanh tra cho Chánh Thanh tra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Thẻ Thanh tra bị thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng được lưu giữ tại Vụ Tổ chức cán bộ." } ]
165,259
Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài có được mua nhà ở gắn liền với đất ở Việt Nam không?
[ { "id": 65123, "text": "\"Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài\n1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:\na) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;\nb) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);\nc) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.\n2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:\na) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;\nb) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.\"" } ]
[ { "id": 73689, "text": "“2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:\n…\n3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án có các quyền và nghĩa vụ sau đây:\na) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;\nb) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất;\nc) Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất;\nd) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam trong thời hạn sử dụng đất;\nđ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh trong thời hạn sử dụng đất.\n4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sử dụng đất được hình thành do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:\na) Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hình thành do nhận chuyển nhượng cổ phần là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này tương ứng với hình thức nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;\nb) Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hình thành do nhận chuyển nhượng cổ phần là doanh nghiệp mà bên Việt Nam chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế quy định tại Điều 174 và Điều 175 của Luật này.\n…”" }, { "id": 16788, "text": "1. Hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:\na) Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật;\nb) Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh theo quy định của pháp luật;\nc) Mua toàn bộ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật;\nd) Mua công trái, trái phiếu, hối phiếu, các công cụ nợ khác (không bao gồm việc mua lại trái phiếu, hối phiếu do DATC phát hành để thực hiện nhiệm vụ theo chỉ định của các cấp có thẩm quyền).\n2. Các hình thức đầu tư không xác định là đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:\na) Hoạt động đầu tư mua cổ phiếu (bao gồm cả mua cổ phiếu gắn với phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp), trái phiếu chuyển đổi, quyền mua được phân chia theo số lượng cổ phiếu đang nắm giữ tại các công ty cổ phần do DATC thực hiện tái cơ cấu;\nb) Đầu tư, nâng cấp tài sản tiếp nhận, tài sản bảo đảm, tài sản nhận thay thế nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai) để khai thác, cho thuê;\nc) Sử dụng nợ, tài sản đã mua để hợp tác kinh doanh, góp vốn tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; liên doanh, liên kết bằng tài sản đã mua với các tổ chức kinh tế, cá nhân." }, { "id": 640996, "text": "Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam\n1. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.\n2. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:\na) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 26 và Điều 31 của Luật này;\nb) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;\nc) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn còn lại;\nd) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất, bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 46 của Luật này. Người mua tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được tiếp tục thuê đất theo mục đích đã được xác định và thời hạn sử dụng đất còn lại, có các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;\nđ) Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất;\ne) Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao; người thuê lại quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.\n3. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án có các quyền và nghĩa vụ sau đây:\na) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 26 và Điều 31 của Luật này;\nb) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất;\nc) Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất;\nd) Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;\nđ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.\n4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có sử dụng đất được hình thành do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này tương ứng với hình thức nộp tiền sử dụng đất, trả tiền thuê đất." }, { "id": 329, "text": "\"Điều 9. Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu từ 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam trở lên\n1. Được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín xếp hạng từ mức ổn định hoặc tương đương trở lên.\n2. Có đủ nguồn tài chính để mua cổ phần được xác định theo báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập năm liền kề trước năm nộp hồ sơ và nguồn vốn mua cổ phần hợp pháp theo quy định của pháp luật.\n3. Việc mua cổ phần không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam.\n4. Không vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán và thị trường chứng khoán của nước nơi nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính và Việt Nam trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ mua cổ phần.\n5. Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 10 tỷ đô la Mỹ đối với nhà đầu tư nước ngoài là ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính hoặc có mức vốn điều lệ tối thiểu tương đương 1 tỷ đô la Mỹ đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khác vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ mua cổ phần.\"" }, { "id": 70164, "text": "1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.\n2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:\na) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;\nb) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;\nc) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.\nNhư vậy, công ty TNHH hai thành viên được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, trường hợp công ty TNHH hai thành viên là nhà đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng các quy định, điều kiện tại khoản 2 Điều 24 Luật này." } ]
24,576
Có bị xem là vi phạm thay đổi kết cấu xe khi thay đổi loại bánh căm hay không?
[ { "id": 88975, "text": "\"Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ\n1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.\n2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\n3. Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).\n4. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.\n5. Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.\n6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.\"" } ]
[ { "id": 23062, "text": "Thông tư này quy định việc cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của Luật giao thông đường bộ, bao gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự; xe máy chuyên dùng của Công an sử dụng vào mục đích an ninh (sau đây gọi chung là đăng ký xe)." }, { "id": 39952, "text": "Thông tư này quy định quy trình cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe (gọi chung là quy trình đăng ký xe) đối với các loại xe cơ giới theo quy định của Luật Giao thông đường bộ chạy bằng xăng, dầu, điện, ga hoặc các loại nhiên liệu khác, bao gồm ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự; xe máy chuyên dùng của Công an sử dụng vào mục đích an ninh." }, { "id": 98942, "text": "Phân hạng Giấy phép lái xe quân sự\n1. Hạng A1: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc động cơ có công suất định mức tương đương.\n2. Hạng A2: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1.\n3. Hạng A3: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 3 bánh và các loại xe có kết cấu tương tự; các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1.\n4. Hạng B2: Cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của người lái xe); ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.\n5. Hạng C: Cấp cho người điều khiển các loại ô tô vận tải, kể cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2.\n..." }, { "id": 555915, "text": "Khoản 8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;\nb) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;\nc) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;\nd) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;\nđ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;\ne) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;\ng) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;\nh) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;\ni) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ." }, { "id": 466730, "text": "Khoản 2.1. Khi kiểm tra khí thải xe theo phép thử loại I nêu tại khoản 3.3.2., điều 3.3., mục 3 của Quy chuẩn này, khối lượng trung bình đo được của từng chất khí thải CO, HC, NOx hoặc (HC + NOx) từ các xe SXLR và nhập khẩu mới phải nhỏ hơn mức giới hạn quy định trong bảng 1, bảng 2 dưới đây. Bảng 1. Giá trị giới hạn khí thải của xe mô tô Đơn vị: g/km Mức Loại xe có dung tích động cơ CO HC NOx Xe hai bánh Xe ba bánh Xe hai bánh Xe ba bánh Xe hai bánh Xe ba bánh EURO 2 5,5 7,0 1,2 1,5 0,3 0,4 ≥ 150 cm3 1,0 Bảng 2. Giá trị giới hạn khí thải của xe gắn máy Đơn vị: g/km Mức CO HC + NOx Xe hai bánh Xe ba bánh EURO 2 1 3,5 1,2 2.1. Khi kiểm tra khí thải xe theo phép thử loại I nêu tại khoản 3.3.2., điều 3.3., mục 3 của Quy chuẩn này, khối lượng trung bình đo được của từng chất khí thải CO, HC, NOx hoặc (HC + NOx) từ các xe SXLR và nhập khẩu mới phải nhỏ hơn mức giới hạn quy định trong bảng 1, bảng 2 dưới đây. Bảng 1. Giá trị giới hạn khí thải của xe mô tô Đơn vị: g/km Mức Loại xe có dung tích động cơ CO HC NOx Xe hai bánh Xe ba bánh Xe hai bánh Xe ba bánh Xe hai bánh Xe ba bánh EURO 2 5,5 7,0 1,2 1,5 0,3 0,4 ≥ 150 cm3 1,0 Bảng 2. Giá trị giới hạn khí thải của xe gắn máy Đơn vị: g/km Mức CO HC + NOx Xe hai bánh Xe ba bánh EURO 2 1 3,5 1,2" } ]
126,166
Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại có bao nhiêu thành viên?
[ { "id": 23519, "text": "Cơ cấu tổ chức của Hội đồng\nHội đồng có số lượng thành viên từ 07 đến 09 người, tổng số thành viên phải là số lẻ, trong đó:\n1. Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc lãnh đạo của Cơ quan thường trực thẩm định.\n2. Phó chủ tịch Hội đồng và Ủy viên thư ký là các công chức của Cơ quan thường trực thẩm định.\n3. Các Ủy viên gồm đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Bộ có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia, cán bộ khoa học có chuyên môn phù hợp." } ]
[ { "id": 23517, "text": "1. Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (sau đây gọi là Hội đồng) do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đối với từng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Hội đồng có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (sau đây gọi là Hồ sơ).\n3. Các hoạt động của Hội đồng thực hiện thông qua Cơ quan thường trực thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (sau đây gọi là Cơ quan thường trực thẩm định). Trách nhiệm của Cơ quan thường trực thẩm định quy định tại Điều 9 Thông tư này.\n4. Hội đồng có quyền yêu cầu Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp thông tin, tài liệu và những vấn đề liên quan đến Hồ sơ để nghiên cứu, thẩm định.\n5. Thành viên Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật hiện hành.\n6. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ." }, { "id": 549758, "text": "Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Hội đồng).\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Hồ sơ)." }, { "id": 104939, "text": "Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng\n1. Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập đối với từng Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.\n2. Hội đồng có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xem xét Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n3. Các hoạt động của Hội đồng thực hiện thông qua Cơ quan thường trực thẩm định Hồ sơ (sau đây gọi tắt là Cơ quan thường trực thẩm định). Trách nhiệm của Cơ quan thường trực thẩm định quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.\n4. Thành viên Hội đồng được Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp thông tin, tài liệu và những vấn đề liên quan đến Hồ sơ để nghiên cứu, thẩm định.\n5. Thành viên Hội đồng được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ." }, { "id": 444471, "text": "Khoản 2. Tổ chức thẩm định:\na) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại;\nb) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại. Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia." }, { "id": 50343, "text": "1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để thông báo về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.\n2. Tổ chức thẩm định:\na) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại;\nb) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại. Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia.\n3. Nội dung thẩm định:\na) Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Điều 59 Luật đa dạng sinh học;\nb) Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị;\nc) Sự phù hợp của nội dung Hợp đồng với quy định hiện hành của pháp luật;\nd) Việc đánh giá tác động về tiếp cận nguồn gen đối với đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội;\nđ) Năng lực thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của tổ chức, cá nhân.\n4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký; đồng thời nêu rõ lý do.\n5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định, chỉ định đơn vị trực thuộc làm cơ quan thường trực thẩm định và quy định cụ thể về nhiệm vụ của cơ quan này." } ]
86,389
Phương tiện giao thông dùng để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là gì?
[ { "id": 124558, "text": "\"Điều 13. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng\n1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.\n2. Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.\"" } ]
[ { "id": 101859, "text": "Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng\n1. Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.\n2. Việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.\n3. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông.\n4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng." }, { "id": 111731, "text": "Quy định chung về cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ\n1. Chỉ cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng (sau đây gọi là Giấy phép lưu hành xe) trên đường bộ trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ.\n..." }, { "id": 251850, "text": "Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng\n1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi vận tải hàng siêu trường, siêu trọng phải có phương án tổ chức xếp, dỡ, gia cố, vận chuyển, bảo đảm an toàn chạy tàu và kết cấu hạ tầng đường sắt.\n2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng trên đường sắt." }, { "id": 39138, "text": "1. Thông tư này quy định về việc xếp hàng hóa trên xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc (sau đây gọi chung là xe ô tô) khi tham gia giao thông trên đường bộ.\n2. Việc xếp hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.\n3. Việc xếp hàng siêu trường, siêu trọng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ; Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải “Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ”." } ]
30,343
Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo có bắt buộc phải có Ban đại diện quỹ hay không?
[ { "id": 40685, "text": "Tổ chức quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo\n1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức quản lý theo một trong các mô hình sau:\na) Đại hội nhà đầu tư, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;\nb) Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ hoặc Giám đốc quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;\nc) Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ và Giám đốc quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.\n2. Các nhà đầu tư của quỹ có thể thành lập hoặc thuê công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thành lập quỹ và thông báo bổ sung ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.\n3. Hoạt động quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Nghị định này thực hiện theo Điều lệ của quỹ, các hợp đồng ký kết với quỹ (nếu có) và không chịu sự Điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán.\n4. Trừ khi Điều lệ quỹ có quy định khác, công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm báo cáo cho Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ định kỳ 03 tháng các thông tin:\na) Thông tin về danh Mục đầu tư của quỹ, bao gồm số tiền đã đầu tư tại từng doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.\nb) Thông tin về kế hoạch đầu tư, thoái vốn dự kiến (nếu có).\nc) Chi phí quản lý, phí thưởng (nếu có) trả cho công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ và các phí dịch vụ khác được quy định tại Điều lệ quỹ phát sinh trong kỳ báo cáo.\nd) Các thông tin khác theo yêu cầu của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ.\n5. Việc chuyển nhượng cổ Phần của cổ đông sáng lập tại công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thực hiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp." } ]
[ { "id": 40684, "text": "Điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo\n1. Điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo phải được tất cả nhà đầu tư thông qua.\n2. Điều lệ quỹ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:\na) Tên quỹ đầu tư, ngày thành lập, thời hạn hoạt động của quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ;\nb) Mục tiêu hoạt động; lĩnh vực đầu tư; nguyên tắc hoạt động; thời hạn hoạt động của quỹ;\nc) Vốn góp của quỹ và quy định về tăng, giảm vốn góp của quỹ;\nd) Quyền và nghĩa vụ (bao gồm lương, thưởng, phí hoạt động) của công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ; các trường hợp thay đổi công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ;\nđ) Quy định về Đại hội nhà đầu tư;\ne) Quy định về thẩm quyền quyết định danh Mục đầu tư;\ng) Quy định về việc lưu giữ sổ đăng ký nhà đầu tư của quỹ;\nh) Quy định về phân chia lợi nhuận;\ni) Quy định về giải quyết xung đột lợi ích;\nk) Quy định về chế độ báo cáo;\nl) Quy định về giải thể, thanh lý quỹ;\nm) Quy định về chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư;\nn) Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ;\no) Các nội dung khác (nếu có).\n3. Phần Mục tiêu hoạt động tại Điều lệ quỹ phải ghi rõ khuyến cáo như sau: Quỹ này nhằm Mục tiêu đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc đầu tư vào quỹ này chỉ phù hợp đối với các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao tiềm tàng từ việc đầu tư của quỹ. Nhà đầu tư vào quỹ này cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia góp vốn, quyết định đầu tư." }, { "id": 40680, "text": "Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (sau đây gọi tắt là đầu tư khởi nghiệp sáng tạo) là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc góp vốn thành lập, mua cổ Phần, Phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo chưa phải là công ty đại chúng.\n2. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là quỹ được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân để thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.\n3. Vốn góp của quỹ là tổng giá trị tài sản do các nhà đầu tư đã góp vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.\n4. Công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là công ty được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp, có ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo." }, { "id": 40683, "text": "Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo\n1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở Điều lệ quỹ. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.\n2. Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.\n3. Danh Mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bao gồm:\na) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;\nb) Đầu tư không quá 50% vốn Điều lệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư.\n4. Toàn bộ số vốn góp và tài sản của các nhà đầu tư tại quỹ phải được hạch toán độc lập với công ty thực hiện quản lý quỹ.\n5. Các nhà đầu tư góp vốn thành lập quỹ tự thỏa thuận về thẩm quyền quyết định danh Mục đầu tư và nội dung này phải được quy định tại Điều lệ quỹ và hợp đồng với công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có)." }, { "id": 40688, "text": "Giao dịch phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua và việc thông báo các lợi ích liên quan\n1. Các giao dịch sau đây của quỹ phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua trước khi thực hiện:\na) Giao dịch giữa quỹ với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đó là người có liên quan với nhà đầu tư góp vốn từ 35% tổng vốn góp của quỹ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ quỹ. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có quyền lợi liên quan không được biểu quyết. Hợp đồng, giao dịch được chấp thuận khi có số nhà đầu tư đại diện cho tối thiểu 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý;\nb) Giao dịch khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.\n2. Trường hợp Điều lệ quỹ không có quy định khác, công ty thực hiện quản lý quỹ phải thông báo cho Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ trong vòng 07 ngày kể từ ngày phát sinh, đồng thời thông báo cho Đại hội nhà đầu tư tại cuộc họp thường niên các thông tin sau đây:\na) Danh sách của những người có liên quan với công ty thực hiện quản lý quỹ;\nb) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty thực hiện quản lý quỹ có sở hữu Phần vốn góp hoặc cổ Phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu Phần vốn góp hoặc cổ Phần đó.\n3. Người có liên quan được xác định theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp." } ]
74,482
Người thi hành công vụ gây thiệt hại có những quyền nào theo luật bồi thường nhà nước?
[ { "id": 144941, "text": "Quyền và nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại\n1. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây:\na) Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này;\nb) Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo; khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính;\nc) Quyền khác theo quy định của pháp luật.\n..." } ]
[ { "id": 12695, "text": "Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Người bị thiệt hại là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này.\n2. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.\n3. Người yêu cầu bồi thường là người có văn bản yêu cầu bồi thường thuộc một trong các trường hợp: người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại, người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại.\n4. Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật.\n5. Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ hoặc là bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường.\n6. Người giải quyết bồi thường là người được cơ quan giải quyết bồi thường cử để thực hiện việc giải quyết yêu cầu bồi thường.\n7. Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.\n8. Hoàn trả là trách nhiệm của người thi hành công vụ gây thiệt hại phải trả lại một khoản tiền cho ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này." }, { "id": 12706, "text": "Quyền và nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại\n1. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây:\na) Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này;\nb) Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo; khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính;\nc) Quyền khác theo quy định của pháp luật.\n2. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:\na) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình;\nb) Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;\nc) Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;\nd) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật." }, { "id": 12707, "text": "1. Tiếp nhận, thụ lý yêu cầu bồi thường.\n2. Phục hồi danh dự hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật này.\n3. Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.\n4. Xác minh thiệt hại; tiến hành thương lượng, đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n5. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu bồi thường, tính đúng đắn của các văn bản, tài liệu giải quyết yêu cầu bồi thường và quyết định giải quyết bồi thường.\n6. Ra bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường, tổ chức thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện bản án, quyết định đó.\n7. Gửi bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và cá nhân, tổ chức khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n8. Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại.\n9. Hướng dẫn người yêu cầu bồi thường thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.\n10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.\n11. Tham gia tố tụng tại Tòa án trong trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 52 hoặc Điều 55 của Luật này.\n12. Xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và thu tiền hoàn trả theo quy định của Luật này.\n13. Xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.\n14. Báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.\n15. Trường hợp Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thì phải xác định hành vi của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7 của Luật này trước khi thực hiện các trách nhiệm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều này." }, { "id": 53370, "text": "1. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và hoàn trả tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.\n2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động của cơ quan, người thi hành công vụ gây ra được bồi thường theo quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.\n3. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước." }, { "id": 548978, "text": "Điều 10. Về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra quy định tại Điều 598 của Bộ luật Dân sự. Thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trường hợp người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu bồi thường thì Tòa án xem xét, thụ lý, giải quyết theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước." } ]
158,046
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có bắt buộc phải có bằng cử nhân luật hay không?
[ { "id": 62650, "text": "\"Điều 80. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao\n1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:\na) Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm;\nb) Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;\nc) Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.\n2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.\"" }, { "id": 61195, "text": "Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên\n1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.\n2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.\n3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.\n4. Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.\n5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao." } ]
[ { "id": 71848, "text": "Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao\n1. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội luật gia Việt Nam.\nDanh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.\n2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm;\nb) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 88 của Luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước miễn nhiệm;\nc) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức.\n3. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm việc theo chế độ tập thể; quyết định của Hội đồng tuyển chọn phải được quá nửa tổng số ủy viên biểu quyết tán thành." }, { "id": 538063, "text": "Điều 1. . Kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015 đến ngày 01 tháng 6 năm 2015:\n1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm rà soát, chuẩn bị về tổ chức bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để bảo đảm hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo quy định của Luật này;\n2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao hết nhiệm kỳ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi được xem xét, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 5 Điều này;\n3. Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp hết nhiệm kỳ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi được xem xét, bổ nhiệm lại theo quy định của Luật này; việc xem xét, bổ nhiệm lại các Kiểm sát viên này phải thực hiện xong trước ngày 30 tháng 9 năm 2015;\n4. Căn cứ Điều 40, Điều 49 và khoản 3 Điều 63 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;\n5. Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 63, Điều 74, Điều 76, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 79, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 80, khoản 1 Điều 93 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm:\na) Xem xét, quyết định đề nghị Chủ tịch nước bổ nhiệm các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;\nb) Xem xét, quyết định bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp đối với các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà không được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân." }, { "id": 575600, "text": "Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.\n2. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm;\nb) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 88 của Luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước miễn nhiệm;\nc) Xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này theo đề nghị của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức.\n3. Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm việc theo chế độ tập thể; quyết định của Hội đồng tuyển chọn phải được quá nửa tổng số ủy viên biểu quyết tán thành.\nĐiều 87. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp\n1. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp gồm có Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các ủy viên là một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Danh sách Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.\n2. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp;\nb) Công bố danh sách những người trúng tuyển;\nc) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.\n3. Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.\nĐiều 88. Miễn nhiệm Kiểm sát viên\n1. Kiểm sát viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành.\n2. Kiểm sát viên có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.\nĐiều 89. Cách chức Kiểm sát viên\n1. Kiểm sát viên đương nhiên bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.\n2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm sát viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:" }, { "id": 575597, "text": "Mục 3. KIỂM SÁT VIÊN, KIỂM TRA VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN\nĐiều 74. Kiểm sát viên. Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.\nĐiều 75. Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên\n1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.\n2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.\n3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.\n4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.\n5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.\nĐiều 76. Ngạch Kiểm sát viên\n1. Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:\na) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;\nb) Kiểm sát viên cao cấp;\nc) Kiểm sát viên trung cấp;\nd) Kiểm sát viên sơ cấp.\n2. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.\nĐiều 77. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự:\n1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;\n2. Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;\n3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.\nĐiều 78. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp\n1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự:\na) Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm;\nb) Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;\nc) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp;\nd) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.\n2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, các điểm b, c và d khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự." }, { "id": 130256, "text": "Chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao\n1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện chế độ làm việc của công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và quy định của pháp luật khác liên quan đến chức danh Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.\n..." } ]
86,741
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện khi cơ sở kinh doanh và trụ sở chính cùng ở một địa phương được thực hiện thế nào?
[ { "id": 158649, "text": "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất\n...\n5. Trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện \nc) Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyển cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do; " } ]
[ { "id": 158648, "text": "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất\n...\n5. Trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện \n..\nd) Trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn quản lý và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1,2 Điều 9 của Nghị định này. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất về việc đã đáp ứng đủ điều kiện, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất để phối hợp quản lý. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do." }, { "id": 37827, "text": "1. Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp\na) Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt cơ sở sản xuất là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;\nb) Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương\nnơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở kinh doanh là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.\nTrường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất có kho chứa hóa chất tại địa bàn khác, Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương tại địa phương có kho chứa hóa chất. Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt kho chứa có trách nhiệm thẩm định điều kiện của kho chứa và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện kho chứa theo quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP, gửi Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở kinh doanh làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận. Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất có trách nhiệm gửi Giấy chứng nhận đã cấp cho Sở Công Thương địa bàn có kho chứa để phối hợp trong kiểm tra, giám sát;\nc) Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất, đồng thời sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp tại địa phương nơi đặt trụ sở kinh doanh, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp gồm các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP gửi Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở kinh doanh;\n2. Cục Hóa chất tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.\n3. Cục Hóa chất tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp của tổ chức, cá nhân; tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế. Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền Cục trưởng Cục Hóa chất cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.\n4. Cục Hóa chất tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp của tổ chức, cá nhân, trình lãnh đạo Bộ Công Thương thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định, trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.\n5. Cục Hóa chất tiếp nhận thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua cổng thông tin một cửa quốc gia, xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ và thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết." }, { "id": 465415, "text": "e) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng từng cơ sở sản xuất, địa điểm kinh doanh hóa chất, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất, kho chứa hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa, Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;\ng) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất;\nh) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất; Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;\ni) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;\nk) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định.\n4. Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính có trách nhiệm thẩm định, cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức, cá nhân. 4. Bổ sung Điều 10a vào sau Điều 10 như sau: “Điều 10a. Các trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp\n5. Trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện 5. Bổ sung Điều 11a vào sau Điều 11 như sau: “Điều 11a. Quản lý, kiểm soát sử dụng tiền chất công nghiệp\na) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều này;\nb) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận quy định tại điểm c, điểm d khoản này;\nc) Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt tại sở chính, trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;" }, { "id": 465416, "text": "d) Trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn quản lý và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 của Nghị định này. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất về việc đã đáp ứng đủ điều kiện, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất để phối hợp quản lý. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.\n6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện 6. Sửa đổi một số điểm, khoản tại Điều 12 như sau:\na) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến; a) Sửa đổi điểm a khoản 2 như sau: “a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp;\nb) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận; bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp Giấy chứng nhận bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng; b) Sửa đổi khoản 8 như sau: “8. Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia.”.\nc) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm tra, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh." }, { "id": 13900, "text": "1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất\na) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;\nb) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;\nc) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;\nd) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;\nBiên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;\nđ) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa.\ne) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất;\ng) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất;\nh) Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;\ni) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.\n2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh\na) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;\nb) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;\nc) Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;\nd) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;\nđ) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;\nBiên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;\ne) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;\ng) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất;\nh) Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;\ni) Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Nghị định này;\nk) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.\n3. Trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện\na) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 6 Điều này;\nb) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận quy định tại điểm c khoản này;\nc) Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ quan cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.\n4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện\na) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và gửi cơ quan cấp Giấy chứng nhận qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;\nb) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận; bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp Giấy chứng nhận bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng;\nc) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm tra, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.\n5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện\na) Trường hợp có thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận và gửi cơ quan cấp Giấy chứng nhận qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;\nb) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận bao gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện; bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các nội dung điều chỉnh;\nc) Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận thực hiện như cấp mới Giấy chứng nhận.\n6. Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thẩm định và cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức, cá nhân; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.\n7. Bộ Công Thương quy định các biểu mẫu hồ sơ quy định tại Điều này; xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.\n8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện\na) Trong quá trình hoạt động hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này;\nb) Lưu giữ Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;\nc) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 Nghị định này." } ]
7,750
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ để chế biến thực phẩm không?
[ { "id": 65443, "text": "Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm\n1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.\n..." }, { "id": 4637, "text": "1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chăn nuôi, thú y đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.\n2. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.\n3. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.\n4. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Chăn nuôi; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y có quyền:\na) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n5. Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bảo vệ thực vật có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k và m khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n6. Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, l và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n7. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thú y có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k, l, m và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n8. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:\na) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 70.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n9. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chăn nuôi có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n10. Cục trưởng Cục Thú y có quyền:\na) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k, l, m và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n11. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:\na) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k và m khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n12. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:\na) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, l và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này." } ]
[ { "id": 70116, "text": "Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm\n...\n3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.\n...\n8. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;\nb) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này." }, { "id": 129807, "text": "Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng dùng để chế biến thực phẩm\n1. Nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm phải còn thời hạn sử dụng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.\n2. Vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được sử dụng phải tuân thủ quy định tại Điều 13 và Điều 17 của Luật này." }, { "id": 499437, "text": "Điều 11. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh\n1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.\n2. Công khai danh mục tên nhóm với tên sản phẩm hoặc với mã số quốc tế của sản phẩm (nếu có), nguồn gốc và các thông tin liên quan tại cơ sở và phải đảm bảo phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm kinh doanh tại cơ sở có nguồn gốc, xuất xứ, đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, các quy định an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền, còn hạn sử dụng.\n3. Việc bảo quản, bày bán phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải được thực hiện tại khu vực riêng trong cơ sở kinh doanh thực phẩm và phải có chỉ dẫn khu vực, đầy đủ biển tên cho nhóm sản phẩm. Không được bày bán phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến với các hóa chất dùng cho mục đích khác và sản phẩm không phải là thực phẩm trong cùng một cơ sở kinh doanh.\n4. Phụ gia thực phẩm bán lẻ phải ghi nhãn đầy đủ theo quy định đối với đơn vị đóng gói nhỏ nhất đã được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.\n5. Cơ sở nhập khẩu phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải có kho bảo quản có đủ điều kiện theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất." }, { "id": 25935, "text": "1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Bày bán thức ăn ngay, thực phẩm chín không có thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, không có bàn hoặc giá cao hơn mặt đất theo quy định;\nb) Không để riêng thực phẩm sống và thức ăn chín;\nc) Sử dụng khu vực chế biến, bảo quản, nơi ăn không bảo đảm vệ sinh hoặc có côn trùng, động vật gây hại;\nd) Sử dụng dụng cụ chia, chứa đựng thức ăn và dụng cụ ăn uống không bảo đảm vệ sinh;\nđ) Không có dụng cụ chứa đựng rác thải, chất thải theo quy định hoặc có nhưng không bảo đảm vệ sinh; không thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày.\n2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm;\nb) Sử dụng nguyên liệu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn để chế biến thực phẩm;\nc) Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn để chế biến thực phẩm;\nd) Chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn;\nđ) Kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.\n3. Hình thức xử phạt bổ sung:\nĐình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.\n4. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; phụ gia thực phẩm vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này;\nb) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này." }, { "id": 499427, "text": "Khoản 10. Trong quá trình sản xuất, nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn;\nb) Bao bì thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; không thôi nhiễm và bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm." } ]
62,585
Giải quyết di sản thừa kế của vợ chồng trong trường hợp một bên đã chết như thế nào?
[ { "id": 47627, "text": "\"Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết\n1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.\n2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.\n3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.\n4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.\"" } ]
[ { "id": 460448, "text": "Điều 1. Tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc Điều 1. Thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn. a. Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế. b. Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003; do đó cho đến trước ngày 01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên chồng hoặc vợ còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp sau ngày 01/01/2003 họ vẫn chưa đăng ký kết hôn mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước và có tranh chấp về thừa kế thì trong khi chưa có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuỳ từng trường hợp mà Toà án xử lý như sau: - Nếu chưa thụ lý vụ án thì không thụ lý; - Nếu đã thụ lý vụ án và đang giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án." }, { "id": 150774, "text": "4. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng (Điều 31)\n...\na. Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình là trong trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng nếu đem di sản này chia cho những người thừa kế được hưởng thì vợ hoặc chồng còn sống và gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như: không có chỗ ở, mất nguồn tư liệu sản xuất duy nhất...\nVí dụ 1: Trước khi kết hôn anh A mua được một ngôi nhà cấp 4 có diện tích 25m2. Sau đó anh A kết hôn với chị B và không nhập ngôi nhà này vào khối tài sản chung của vợ chồng. Sau khi sinh được một người con thì anh A bị chết và không để lại di chúc. Bố mẹ của anh A yêu cầu chia di sản thừa kế là ngôi nhà của anh A. Chị B và con không có chỗ ở nào khác và cũng chưa có điều kiện để tạo lập chỗ ở khác. Ngôi nhà này lại không thể chia được bằng hiện vật. Trong trường hợp này việc chia di sản thừa kế là ngôi nhà sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chị B và con.\nVí dụ 2: Anh C và chị D kết hôn với nhau và mua được ngôi nhà có diện tích 20m2. Sau khi sinh được một người con thì anh C bị chết và không để lại di chúc. Bố mẹ của anh C yêu cầu chia di sản do anh C để lại là phần nhà của anh C trong ngôi nhà này. Chị D và con không có chỗ ở nào khác, trong khi đó ngôi nhà này nếu chia bằng hiện vật thì không bảo đảm cho việc sinh hoạt tối thiểu của chị D và con; nếu buộc chị D phải thanh toán bằng tiền phần thừa kế mà bố mẹ anh C được hưởng thì chị D cũng không có khả năng. Trong trường hợp này việc chia di sản thừa kế phần nhà của anh C trong ngôi nhà có diện tích 20m2 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chị D và con." }, { "id": 546364, "text": "Chương XXI. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 609. Quyền thừa kế. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.\nĐiều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.\nĐiều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế\n1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.\n2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.\nĐiều 612. Di sản. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.\nĐiều 613. Người thừa kế. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.\nĐiều 614. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.\nĐiều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại\n1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.\n2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.\n3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.\n4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.\nĐiều 616. Người quản lý di sản\n1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.\n2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.\n3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.\nĐiều 617. Nghĩa vụ của người quản lý di sản" }, { "id": 618366, "text": "Điều 1. Tài sản được nhà nước cấp cho người có công với cách mạng\n1.1. Trường hợp người có công với cách mạng được nhận tài sản trong thời kỳ hôn nhân khi họ còn sống thì tài sản được coi là tài sản riêng của người đó, trừ trường hợp họ đã nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Khi họ chết thì tài sản đó để lại cho các thừa kế của họ.\n1.2. Trường hợp sau khi người có công với cách mạng đã chết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyết định cho họ được hưởng tài sản theo quy định của pháp luật thì tài sản đó là di sản để lại cho các thừa kế của họ." } ]
10,918
Doanh nghiệp hoạt động xử lý chất thải nguy hại phải đảm bảo về mặt công nghệ như thế nào?
[ { "id": 73650, "text": "Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại\n...\n4. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép môi trường có nội dung về dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:\na) Lắp đặt thiết bị định vị đối với các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát, quản lý;\nb) Trong trường hợp có nhu cầu thuê phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại, phải ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển, chịu trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển trong thời gian thuê và không được cho thuê lại phương tiện vận chuyển đó." } ]
[ { "id": 103725, "text": "Xử lý chất thải nguy hại\n...\n3. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;\nb) Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;\nc) Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;\nd) Có giấy phép môi trường;\nđ) Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;\ne) Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;\ng) Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động;\nh) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.\n..." }, { "id": 103726, "text": "Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại\nVi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện giấy phép môi trường về xử lý chất thải nguy hại\n1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp; không lập kế hoạch quản lý môi trường theo quy định; không có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định;\nb) Không thực hiện chương trình giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại trong giấy phép môi trường về xử lý chất thải nguy hại đã được cấp;\nc) Không đào tạo, tập huấn định kỳ về môi trường hàng năm theo quy định;\nd) Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác có yêu cầu lưu trữ liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định;\nđ) Không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại trực tuyến trên hệ thống thông tin của cơ quan có thẩm quyền hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;\ne) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;\ng) Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác có yêu cầu lưu trữ liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định;\nh) Không công khai, cung cấp thông tin về loại, số lượng chất thải nguy hại thu gom, xử lý, phương pháp xử lý; thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý và các thông tin về môi trường khác cần phải công khai, cung cấp thông tin theo quy định.\n..." }, { "id": 517549, "text": "Khoản 6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:\na) Làm tràn đổ chất thải nguy hại hoặc để xảy ra sự cố tràn đổ chất thải nguy hại ra môi trường đất, nước ngầm, nước mặt gây ô nhiễm môi trường;\nb) Tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc không đúng nội dung trong giấy phép môi trường;\nc) Xuất khẩu chất thải nguy hại khi chưa có văn bản chấp thuận hoặc không đúng nội dung văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền." }, { "id": 601210, "text": "Khoản 1. Nội dung thông tin môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:\na) Thông tin về nguồn thải bao gồm: thông tin về chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; thông tin về phát sinh và nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn, chất thải nguy hại; thông tin về phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; thông tin về chất thải nguy hại được tiếp nhận xử lý đối với cơ sở dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường khác; thông tin về nguồn phát thải từ hoạt động giao thông, sản xuất nông nghiệp, hoạt động dân sinh;\nb) Thông tin về chất thải bao gồm: khối lượng phát sinh, thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng đối với từng loại hình chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, bụi, khí thải và các loại chất thải khác theo quy định của pháp luật; các công nghệ, công trình xử lý chất thải, kết quả quan trắc các loại chất thải;\nc) Thông tin về hiện trạng chất lượng môi trường bao gồm thông tin, dữ liệu về hiện trạng, diễn biến và dự báo chất lượng môi trường không khí, đất, nước mặt lục địa, trầm tích, nước dưới đất, nước biển; phân vùng mục đích sử dụng nước, hạn ngạch xả thải vào môi trường nước; các điểm, khu vực bị ô nhiễm môi trường, thông tin về sự cố môi trường, các khu vực bị ô nhiễm tồn lưu; kế hoạch và các biện pháp khắc phục, xử lý, phục hồi môi trường, giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt;\nd) Thông tin về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm thông tin về các khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; vùng đất ngập nước quan trọng; thông tin về hệ sinh thái tự nhiên, loài sinh vật và nguồn gen; thông tin về áp lực lên đa dạng sinh học; các biện pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học; các loại giấy phép trong quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học." }, { "id": 622293, "text": "6. Khu vực lưu chứa đối với cơ sở phát sinh chất thải nguy hại:\na) Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại (không bắt buộc phải xây dựng dưới dạng kho) phải đáp ứng các yêu cầu sau: mặt sàn trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại, trừ các thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại với dung tích lớn hơn 02 m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong; có biện pháp cách ly với các loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau; khu lưu giữ chất thải nguy hại phải bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn;\nb) Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc đối tượng quản lý theo quy định của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và các thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác (vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại) phải chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên bục hoặc tấm nâng và không xếp chồng lên nhau;\nc) Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại phải trang bị các dụng cụ, thiết bị, vật liệu sau: có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng; có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều. Đối với các cơ sở y tế thì khu vực lưu chứa phải đáp ứng các quy định về quản lý chất thải y tế.\n7. Chứng từ chất thải nguy hại theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này." } ]
11,093
Trường hợp cơ sở sản xuất thức ăn hỗn dành cho cá da trơn không đủ điều kiện sản xuất, thì mức xử phạt là bao nhiêu và thời gian thi hành quyết định xử phạt là bao lâu?
[ { "id": 73845, "text": "Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi\n...\n7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.\n...\n9. Biện pháp khắc phục hậu quả\na) Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã bán ra ngoài thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 5, 6 và 7 Điều này;\nb) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này." } ]
[ { "id": 43463, "text": "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\nThời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm." }, { "id": 21146, "text": "\"Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\nThời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.\"" }, { "id": 122202, "text": "Trách nhiệm của cơ sở chăn nuôi; cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm; cơ sở kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y\n1. Tuân thủ đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấm sử dụng các chất thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi.\n2. Chủ vật nuôi (chủ gia súc, gia cầm) có trách nhiệm quản lý, nuôi giữ vật nuôi từ khi cơ quan kiểm tra phát hiện có dấu hiệu dương tính với chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist đến khi có kết luận chính thức của cơ quan kiểm tra và buộc thực hiện các hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 13 và Điều 36 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.\n3. Không dung túng, bao che; phải chủ động phát giác, tố giác các hành vi sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi." }, { "id": 628981, "text": "Điều 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:\na) Khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 về một số chính sách phát triển thủy sản. Tăng cường phối hợp các lực lượng chức năng để thống nhất trong công tác điều tra, kiên quyết xử phạt nghiêm các hành vi khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), xử lý dứt điểm tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.\nb) Tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp; theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo của một số nước xuất khẩu lớn, đánh giá tác động đến giá gạo trong nước, hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta; đề xuất phương án ổn định giá, hỗ trợ người nông dân trong trường hợp cần thiết. Chỉ đạo đồng bộ các giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt lợn; phát triển đàn gia cầm; triển khai nhanh mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trên các vật nuôi.\nc) Tăng cường theo dõi sát diễn biến nguồn cung, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước và thế giới, có biện pháp chỉ đạo kịp thời, bảo đảm chất lượng thức ăn chăn nuôi, tránh tình trạng tăng giá đột biến ảnh hưởng tới sản xuất và giá bán, tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu hướng dẫn áp dụng các loại nguyên liệu thay thế, phụ phẩm trong nông nghiệp dùng làm thức ăn chăn nuôi nhằm đa dạng nguồn nguyên liệu và giảm phụ thuộc thức ăn chăn nuôi công nghiệp.\nd) Chủ động theo dõi, tham mưu, chỉ đạo các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão." }, { "id": 166113, "text": "Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính\n1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này." } ]
63,874
Thời điểm lấy số liệu xây dựng báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm trong ngành Kiểm sát nhân dân từ khi nào?
[ { "id": 133009, "text": "Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, Báo cáo tổng kết công tác năm\n...\n2. Thời điểm lấy số liệu xây dựng báo cáo:\na) Thời điểm lấy số liệu xây dựng báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo.\nb) Thời điểm lấy số liệu xây dựng báo cáo tổng kết công tác năm từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo." } ]
[ { "id": 133008, "text": "Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, Báo cáo tổng kết công tác năm\n1. Nội dung báo cáo đánh giá tình hình tội phạm; phân tích, tổng hợp kết quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và công tác xây dựng Ngành; phân tích, đánh giá toàn diện những kết quả tích cực, điểm mới so với cùng kỳ năm trước, những ưu điểm, hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực công tác và nguyên nhân; các giải pháp khắc phục, những kiến nghị, đề xuất và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm (đối với báo cáo sơ kết công tác).\nHằng năm, căn cứ vào yêu cầu sơ kết, tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn về nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát cấp tỉnh; đồng thời, yêu cầu báo cáo chuyên sâu một số lĩnh vực, hoạt động để phục vụ sơ kết, tổng kết công tác. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát cấp tỉnh hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, Viện kiểm sát cấp dưới xây dựng báo cáo phục vụ công tác sơ kết của mỗi cơ quan và của toàn Ngành." }, { "id": 64252, "text": "Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân\n1. Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, gồm: báo cáo định kỳ; báo cáo ban đầu; báo cáo đột xuất; báo cáo thỉnh thị; báo cáo chuyên đề; báo cáo theo quy chế nghiệp vụ và báo cáo khác theo yêu cầu.\n2. Báo cáo định kỳ gồm: báo cáo công tác tuần; báo cáo công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong tuần; báo cáo công tác tháng; báo cáo công tác quý; báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm; báo cáo tổng kết công tác năm; các báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng và 12 tháng; báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm; báo cáo công tác tiếp nhận, xử lý thông tin báo chí nêu liên quan đến hoạt động của Ngành.\n3. Báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:\na) Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới xây dựng và gửi báo cáo đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quản lý. Ngoài báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh còn phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm các loại án thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị;\n..." }, { "id": 122499, "text": "Báo cáo công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân\n...\n2. Báo cáo định kỳ gồm: báo cáo công tác tuần; báo cáo công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong tuần; báo cáo công tác tháng; báo cáo công tác quý; báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm; báo cáo tổng kết công tác năm; các báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng và 12 tháng; báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm; báo cáo công tác tiếp nhận, xử lý thông tin báo chí nêu liên quan đến hoạt động của Ngành." }, { "id": 129366, "text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo\nBan Chỉ đạo có các nhiệm vụ sau:\n- Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch trọng tâm về công tác tuyên truyền hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân.\n- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện sơ kết, tổng kết công tác tuyên truyền trong ngành Kiểm sát nhân dân và tổng hợp, báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.\n- Chỉ đạo dự thảo, biên soạn các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền của Ngành.\n- Trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền trọng tâm thường xuyên hay đột xuất, các đợt tuyên truyền cao điểm phục vụ các sự kiện lớn của ngành Kiểm sát nhân dân hoặc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao." } ]
102,986
Hệ thống điện phân phối gặp sự cố làm mất điện trên lưới điện phân phối thì phải giải quyết thế nào?
[ { "id": 176818, "text": "Vận hành hệ thống điện phân phối trong trường hợp sự cố hoặc rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải\n1. Trường hợp sự cố trên hệ thống điện truyền tải làm ảnh hưởng tới chế độ vận hành bình thường hoặc mất điện trên lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:\na) Liên hệ ngay với Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị truyền tải điện để biết thông tin về thời gian dự kiến ngừng cung cấp điện và phạm vi ảnh hưởng đến phụ tải của hệ thống điện phân phối do sự cố này;\nb) Áp dụng các biện pháp điều khiển phụ tải và các biện pháp vận hành khác để giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng do sự cố trên hệ thống điện truyền tải gây ra.\n2. Trường hợp rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải làm ảnh hưởng tới chế độ vận hành bình thường hoặc mất điện trên hệ thống điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:\na) Tuân thủ Quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia và Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành;\nb) Tách lưới điện phân phối thuộc quyền quản lý của đơn vị thành các vùng phụ tải riêng biệt theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành;\nc) Khôi phục phụ tải theo thứ tự ưu tiên tuân thủ phương thức đã được Cấp điều độ có quyền điều khiển phê duyệt trong phạm vi quản lý;\nd) Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ điều độ vận hành hệ thống điện phân phối cho đến khi hệ thống điện được khôi phục hoàn toàn.\n3. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối phải đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, cử các nhân viên vận hành và thông báo danh sách (họ và tên, chức vụ, quyền hạn) của các nhân viên này cho các bên liên quan để phối hợp vận hành trong suốt quá trình xử lý và khôi phục tình huống khẩn cấp." } ]
[ { "id": 643090, "text": "Điều 77. Vận hành hệ thống điện phân phối khi xảy ra sự cố nghiêm trọng trên lưới điện phân phối cấp điện áp 110 kV. Trường hợp xảy ra sự cố trên đường dây hoặc trạm biến áp phân phối cấp điện áp 110 kV gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:\n1. Khẩn trương cô lập và xử lý sự cố tuân thủ Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.\n2. Thông báo thông tin sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng bị ảnh hưởng của sự cố.\n3. Thay đổi phương thức kết dây, đảm bảo tối đa khả năng cung cấp điện cho phụ tải hệ thống điện phân phối trong thời gian sự cố." }, { "id": 176820, "text": "Khôi phục hệ thống điện phân phối\n1. Khi hệ thống điện phân phối bị tan rã, vận hành ở chế độ tách đảo hoặc khi xảy ra sự cố lớn trên lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị truyền tải điện, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng và các đơn vị liên quan đưa hệ thống điện phân phối về chế độ vận hành bình thường trong thời gian sớm nhất.\n2. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phân vùng phụ tải có quy mô phù hợp với khả năng khởi động đen của các nhà máy điện và thông báo cho Cấp điều độ có quyền điều khiển để bảo đảm nhanh chóng khôi phục hệ thống điện phân phối.\n3. Các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối trong chế độ vận hành tách đảo và hòa đồng bộ phải tuân theo lệnh điều độ của Cấp điều độ có quyền điều khiển.\n4. Trường hợp lưới điện phân phối không có các nhà máy điện có khả năng tự khởi động để vận hành tách đảo, lưới điện phân phối chỉ được khôi phục từ hệ thống điện truyền tải thì Đơn vị phân phối điện phải thực hiện khôi phục hệ thống điện phân phối theo lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Đơn vị phân phối điện phải khôi phục phụ tải theo thứ tự ưu tiên và theo kế hoạch đã được phê duyệt.\n5. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng để phối hợp trong quá trình xử lý sự cố khôi phục hệ thống điện phân phối." }, { "id": 191966, "text": "Thông báo các tình huống bất thường\n1. Tình huống bất thường là tình huống hệ thống điện phân phối bị sự cố, đe dọa sự cố hoặc các thông số vận hành nằm ngoài dải cho phép.\n2. Khi xuất hiện tình huống bất thường trên hệ thống điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:\na) Thông báo ngay cho Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có thể bị ảnh hưởng;\nb) Bổ sung, làm rõ thông tin đã cung cấp cho các Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối sở hữu nhà máy điện khi có yêu cầu.\n3. Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thông báo ngay cho Đơn vị phân phối điện khi có tình huống bất thường trên lưới điện trong phạm vi quản lý gây ảnh hưởng đến hệ thống điện phân phối." }, { "id": 239804, "text": "30. Hệ thống điện phân phối là hệ thống điện bao gồm lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.\n34. Lưới điện phân phối là phần lưới điện được quy định cụ thể tại Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành." } ]
25,879
Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nào?
[ { "id": 78037, "text": "Phạm vi, lĩnh vực hoạt động\n1. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực Luật quốc tế: nghiên cứu, giáo dục và thực thi Luật quốc tế tại Việt Nam; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Luật quốc tế theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.\n2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, sự quản lý nhà nước của các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của pháp luật." } ]
[ { "id": 112706, "text": "Tên gọi, biểu tượng\n1. Tên gọi:\na) Tên tiếng Việt: Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam;\nb) Tên tiếng Anh: Viet Nam Odonto - Stomatology Association;\nc) Tên viết tắt:\n- Tên viết tắt tiếng Việt: Hội RHMVN;\n- Tên viết tắt tiếng Anh: VOSA.\n2. Biểu tượng: Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam có biểu tượng riêng được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật." }, { "id": 201909, "text": "Phạm vi hoạt động của Hội\n1. Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc về lĩnh vực sáng tạo, quảng bá, lý luận, phê bình, đào tạo âm nhạc theo quy định của pháp luật Việt Nam.\n2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ; sự quản lý của các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của pháp luật.\n3. Hội là thành viên của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Hội có quan hệ chặt chẽ với các Hội Văn học nghệ thuật, các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và địa phương; trao đổi âm nhạc với các tổ chức văn học, nghệ thuật trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam." }, { "id": 90650, "text": "Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý\n1. Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về kinh phí, hoạt động theo nguyên tắc dân chủ tập trung, thiểu số phục tùng đa số, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.\n2. Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác có liên quan theo quy định của pháp luật về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động.\n3. Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và tài khoản riêng; cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí kỹ sư ô tô Việt Nam, Trụ sở chính của Hội được đặt tại Hà Nội và có văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật." }, { "id": 140177, "text": "Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý\n1. Hội Tin học Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính; tuân thủ các quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.\n2. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật về lĩnh vực Hội hoạt động.\n3. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, tài khoản và cơ quan ngôn luận riêng. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà Nội và có thể thành lập văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.\n4. Hội Tin học Việt Nam là thành viên của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam." }, { "id": 113001, "text": "Phạm vi, lĩnh vực hoạt động\n1. Hoạt động trong phạm vi cả nước, trong lĩnh vực văn học theo quy định của pháp luật\n2. Hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực văn học và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.\n3. Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội có quan hệ hoạt động về chuyên môn với các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành, các Hội văn học nghệ thuật địa phương và các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và địa phương. Hội có quan hệ với các Hội Nhà văn, các tổ chức văn học và các nhà văn nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau đóng góp vào tình hữu nghị giữa các nền văn học trên thế giới." } ]
6,266
Việc xử lý hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
[ { "id": 68457, "text": "\"48. Thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký\n48.1 Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp không có các thiếu sót nêu tại điểm 48.3 của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây:\na) Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp) và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp);\nb) Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;\nc) Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản;\nd) Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;\nđ) Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.”" }, { "id": 68458, "text": "\"48.4 Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).\"" } ]
[ { "id": 605865, "text": "Điều 150. Xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Trình tự, thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp do Chính phủ quy định." }, { "id": 170377, "text": "Đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá\n...\n3. Trình tự, thủ tục đầu tư nước ngoài theo hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá:\na) Các bên gửi hồ sơ hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp kèm theo văn bản đề nghị về Bộ Công Thương. Văn bản đề nghị bao gồm các nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; quy mô, sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm thuốc lá, hiệu quả của dự án, phương án đầu tư máy móc thiết bị và xử lý các máy móc thiết bị được thay thế (nếu có);\nb) Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời doanh nghiệp;\nc) Sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, các bên mới được triển khai thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.\n..." }, { "id": 188233, "text": "\"Điều 143. Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp\nHợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:\n1. Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;\n2. Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;\n3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.\"" }, { "id": 566356, "text": "Điều 59. Thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp\n1. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp không có các thiếu sót nêu tại khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các công việc sau đây:\na) Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp) và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp);\nb) Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa, dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;\nc) Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản;\nd) Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp;\nđ) Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.\n2. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có thiếu sót theo quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:\na) Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;\nb) Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.\n3. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp bị coi là có thiếu sót nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Tờ khai không hợp lệ;\nb) Thiếu một trong các tài liệu trong danh mục tài liệu phải có;\nc) Văn bản ủy quyền không hợp lệ;\nd) Bản sao hợp đồng không được xác nhận hợp lệ;\nđ) Tên, địa chỉ của bên chuyển giao trong hợp đồng không phù hợp với các thông tin tương ứng trong văn bằng bảo hộ hoặc trong hợp đồng là căn cứ phát sinh quyền chuyển giao, văn bản ủy quyền, tờ khai; tên, địa chỉ của bên được chuyển giao trong hợp đồng không phù hợp với tên, địa chỉ ghi trong văn bản ủy quyền, tờ khai;\ne) Hợp đồng không có đủ chữ ký (và con dấu, nếu có) của bên chuyển giao và bên được chuyển giao;" } ]
11,100
Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp bị thu hồi trong trường hợp nào?
[ { "id": 73855, "text": "Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ\n...\n4. Giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đã cấp cho tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:\na) Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;\nb) Chấm dứt hoạt động về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;\nc) Không bảo đảm điều kiện về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo quy định của Luật này; không đáp ứng đầy đủ hoặc không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép, giấy chứng nhận;\nd) Giấy phép, giấy chứng nhận cấp không đúng thẩm quyền;\nđ) Không tiến hành kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong thời gian 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh.\n..." } ]
[ { "id": 64476, "text": "THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG\n...\n20. Thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp\n...\nl) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính\n- Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;\n- Chấm dứt hoạt động về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;\n- Không bảo đảm các điều kiện về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; không đáp ứng đầy đủ hoặc không thực hiện đúng các nội dung quy định trong giấy phép, giấy chứng nhận;\n- Giấy phép, giấy chứng nhận cấp không đúng thẩm quyền;\n- Không tiến hành kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp trong thời gian 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh." }, { "id": 64477, "text": "THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG\n...\n20. Thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp\na) Trình tự thực hiện\n- Tổ chức, doanh nghiệp thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ lập hồ sơ đề nghị cơ quan cấp giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp hoặc Cục Hóa chất) thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận;\n- Cơ quan cấp giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp hoặc Cục Hóa chất) tổ chức xem xét tính hợp lệ của hồ sơ;\n- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp hoặc Cục Hóa chất) ban hành Quyết định thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận.\n..." }, { "id": 31293, "text": "1. Đơn vị, doanh nghiệp sử dụng mua vật liệu nổ công nghiệp có trong Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất và sử dụng tại Việt Nam từ các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.\n2. Vật liệu nổ công nghiệp không sử dụng hết phải bán lại cho doanh nghiệp được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Trường hợp vật liệu nổ công nghiệp không đảm bảo chất lượng, phải tiến hành tiêu hủy theo quy định.\n3. Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không tự thực hiện việc nổ mìn thì được phép ký kết hợp đồng thuê toàn bộ công việc nổ mìn với đơn vị, doanh nghiệp khác có Giấy phép dịch vụ nổ mìn. Đơn vị, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ nổ mìn chịu trách nhiệm xin giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và thực hiện dịch vụ nổ mìn theo quy định." }, { "id": 4034, "text": "“Điều 6a. Thu hồi giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp\n1. Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bị thu hồi trong các trường hợp sau:\na) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;\nb) Doanh nghiệp được cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp do đã giả mạo hồ sơ để được cấp;\nc) Doanh nghiệp được cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này.\n2. Thẩm quyền thu hồi giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp được quy định như sau:\nNgười có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Điều 6 Thông tư này và cấp trên trực tiếp của người đó có thẩm quyền thu hồi giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.”\n6. Khoản 4 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“4. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội quyết định hoặc ủy quyền cho Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tạm ngừng cấp giấy phép hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành của giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp khi có yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong các hoạt động cấp quốc gia hoặc ở những khu vực có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an ninh, trật tự.”\n7. Khoản 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“3. Chỉ tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp theo giấy phép vận chuyển do cơ quan Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền cấp.”\n8. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau:\na) Mẫu VC02 (Giấy đăng ký tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp) thay thế mẫu VC02 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA;\nb) Mẫu VC02A (Giấy đăng ký tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp) thay thế mẫu VC02A ban hành kèm theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA;\nc) Mẫu VC03 (Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp) thay thế mẫu VC03 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA;\nd) Mẫu VC04 (Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp) thay thế mẫu VC04 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA;\nđ) Mẫu VC05 (Báo hiệu phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp) thay thế mẫu VC05 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2010/TT-BCA." } ]
85,936
Quy định về quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào?
[ { "id": 83628, "text": "\"Điều 96. Quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân\n1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn.\n2. Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, đại biểu Hội đồng nhân dân gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân tại kỳ họp đó. Trong trường hợp cần điều tra, xác minh thì Hội đồng nhân dân có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau của Hội đồng nhân dân hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu đã chất vấn và Thường trực Hội đồng nhân dân.\n3. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.\"" } ]
[ { "id": 543249, "text": "Điều 60. Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân\n1. Trước phiên họp chất vấn, đại biểu Hội đồng nhân dân ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân.\n2. Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân đề nghị Hội đồng nhân dân quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn.\n3. Hoạt động chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được thực hiện theo trình tự sau đây:\na) Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;\nb) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);\nc) Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;\nd) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình. Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.\n4. Hội đồng nhân dân cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:\na) Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp;\nb) Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;\nc) Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp. Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn. Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân đưa ra thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc kiến nghị Hội đồng nhân dân xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.\n5. Hội đồng nhân dân có thể ra nghị quyết về chất vấn. Nội dung nghị quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật này.\n6. Phiên họp chất vấn tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Hội đồng nhân dân quyết định.\n7. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, người đã trả lời chất vấn có trách nhiệm gửi báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước đến Thường trực Hội đồng nhân dân để chuyển đến các đại biểu Hội đồng nhân dân." }, { "id": 543262, "text": "Khoản 2. Hoạt động chất vấn tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:\na) Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;\nb) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);\nc) Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;\nd) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình. Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân." }, { "id": 57103, "text": "Chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân\n1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 của Luật này.\n2. Nội dung chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn.\n3. Trình tự, thủ tục chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Điều 69 của Luật này và quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân." }, { "id": 214347, "text": "Chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân\n1. Trình tự chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân quy định cụ thể về thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn, việc điều hành của chủ tọa và quyền tranh luận của đại biểu trong Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân." } ]
108,958
Thực trạng công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt hiện nay?
[ { "id": 183494, "text": "“Sau khi nghe báo cáo của Bộ Quốc phòng về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, ý kiến phát biểu của đại diện các đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết luận như sau: 1. Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương. Chiến tranh đã kết thúc nhiều năm, nhưng hài cốt của các liệt sĩ hiện vẫn còn nằm lại tại các chiến trường xưa. Nhiều gia đình, người thân ngày đêm trông ngóng thông tin về phần mộ, hài cốt của các liệt sĩ để được đón hài cốt của các anh về với quê cha đất tổ… Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo thành lập và tin tưởng giao nhiệm vụ trực tiếp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ cho 23 Đội thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện trên địa bàn trong nước và tại nước bạn Lào, Campuchia. Hầu hết, các địa bàn tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ nằm ở vùng sâu, vùng xa, địa hình khó khăn, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, có nơi còn tồn sót bom mìn... \n2. Ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn, gian khổ và những thành tích, kết quả đã đạt được trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ này cùng sự hỗ trợ, phối hợp tích cực của các cơ quan, đơn vị, địa phương; trân trọng, thấu hiểu và chia sẻ với những hy sinh, mất mát của các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ trong những năm qua. \nGần 30 năm, các đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đã luôn đoàn kết, xác định tốt nhiệm vụ và trách nhiệm thiêng liêng với đồng đội đã ngã xuống để đáp ứng niềm tin, mong mỏi của các thân nhân liệt sĩ. Từ năm 1994 đến nay, đã tìm kiếm quy tập được 84.139 hài cốt liệt sĩ; riêng từ năm 2013 đến nay, đã tìm kiếm, quy tập được gần 18.000 hài cốt liệt sĩ, trong đó, có gần 3.000 hài cốt ở Lào, trên 6.000 hài cốt ở Campuchia, gần 9.000 hài cốt ở trong nước. Việc hồi hương và tiến hành Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ được tổ chức bảo đảm tôn nghiêm, trang trọng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã có nhiều tổn thất, 2 hy sinh (15 đồng chí hy sinh; 87 đồng chí bị thương và 26 đồng chí bị bệnh hiểm nghèo).\nVới những thành tích đạt được, nhiều cá nhân, tập thể đã được tặng thưởng phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước (04 tập thể, 01 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 3.200 lượt tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công, Huân chương Lao động, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…; gần 500 lượt tập thể, cá nhân được Nhà nước Lào, Campuchia tặng thưởng Huân chương, Huy chương Hữu nghị và các phần thưởng cao quý khác).”" } ]
[ { "id": 30057, "text": "\"Điều 3. Nội dung công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ\n1. Tuyên truyền về công tác tìm kiếm, quy tập.\n2. Cung cấp, tiếp nhận, rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ, xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ.\n3. Tổ chức lực lượng và bảo đảm cho công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.\n4. Tổ chức các hoạt động tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ.\n5. Lấy mẫu sinh phẩm để phục vụ công tác giám định ADN.\n6. Quan hệ hợp tác quốc tế trong công tác tìm kiếm, quy tập.\n7. Sơ kết, tổng kết công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.\"" }, { "id": 65488, "text": "Phân cấp quản lý công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin\n1. Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thống nhất chỉ đạo thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.\n2. Các bộ, ngành trung ương phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.\n3. Các quân khu có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn quân khu và ở ngoài nước theo địa bàn được giao.\n4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin trên địa bàn." }, { "id": 30069, "text": "1. Nội dung hợp tác quốc tế về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ\na) Thu thập, xử lý thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ;\nb) Chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm quân nhân hy sinh, mất tin, mất tích trong chiến tranh;\nc) Trao đổi, tiếp nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;\nd) Phối hợp tổ chức các hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;\nđ) Các hoạt động khác theo yêu cầu hợp tác phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.\n2. Đối tác quan hệ hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ\na) Các nước có hài cốt liệt sĩ của Việt Nam;\nb) Các nước có lực lượng trực tiếp tham gia chiến tranh ở Việt Nam;\nc) Các nước có số lượng lớn quân nhân hy sinh trong chiến tranh; các nước có kinh nghiệm trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt quân nhân hy sinh sau các cuộc chiến tranh;\nd) Các tổ chức và cá nhân có liên quan." }, { "id": 30058, "text": "“Điều 4. Phân cấp quản lý công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ\n1. Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý Nhà nước; thống nhất chỉ đạo thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong và ngoài nước.\n2. Các Bộ, ngành có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các nội dung tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.\n3. Các quân khu có trách nhiệm giúp Bộ Quốc phòng quản lý, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn quân khu và ở ngoài nước theo phân công của Ban Công tác đặc biệt, Ủy ban Chuyên trách Chính phủ.\n4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn; quản lý, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở ngoài nước theo phân công của Ban Công tác đặc biệt, Ủy ban Chuyên trách Chính phủ.\n5. Các đơn vị quân đội từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ theo phạm vi trách nhiệm được phân công.\n6. Lực lượng chuyên trách, lực lượng lâm thời do cấp có thẩm quyền thành lập là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.”" }, { "id": 30055, "text": "1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong và ngoài nước, bao gồm: Tuyên truyền; cung cấp, tiếp nhận, rà soát, kiện toàn hồ sơ, xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp về liệt sĩ, mộ liệt sĩ; tổ chức lực lượng, bảo đảm và các hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; quan hệ hợp tác quốc tế; sơ kết, tổng kết công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.\n2. Đối tượng áp dụng: Cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ." } ]
143,414
Hiện nay nhà hát được phân chia thành bao nhiêu loại hình?
[ { "id": 222064, "text": "\"4. Phân loại, phân hạng nhà hát và phòng khán giả\n4.1. Phân loại\n4.1.1. Nhà hát\n4.1.1.1. Nhà hát đa năng, phục vụ biểu diễn và thưởng thức các thể loại nghệ thuật sân khấu.\n4.1.1.2. Nhà hát chuyên dụng: chỉ dùng (hoặc chủ yếu dùng) cho một loại hình nghệ thuật sân khấu\n- Nhà hát kịch nói;\n- Nhà hát ca kịch - vũ kịch (opera - ballet);\n- Nhà hát chèo;\n- Nhà hát tuồng;\n- Nhà hát cải lương;\n- Nhà hát múa rối.\n4.1.1.3. Nhà hát của một đoàn; nhà hát riêng của một đoàn nghệ thuật, thuộc sở hữu của đoàn đó và chỉ phục vụ đoàn đó luyện tập, chuẩn bị và biểu diễn.\n4.1.1.4. Nhà hát thể nghiệm: nhà hát của các trường nghệ thuật, các viện nghiên cứu nghệ thuật, có thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu, thể nghiệm các sáng tạo trong nghệ thuật biểu diễn với các không gian biểu diễn khác nhau.\"" } ]
[ { "id": 460687, "text": "g) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành của chung vợ và chồng thì thể hiện: “Chuyển quyền... (ghi tên tài sản chuyển quyền) của... (ghi tên người đã chuyển quyền) thành của chung hai vợ chồng ông... và bà... (ghi tên của hai vợ chồng) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký”;\nh) Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình cho thành viên hộ gia đình hoặc của nhóm người cùng sở hữu, sử dụng cho thành viên nhóm người đó theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì tại trang đăng ký của thửa đất trước khi phân chia thể hiện: “Phân chia... (ghi tên tài sản phân chia) cho... (ghi tên và địa chỉ của người được phân chia), thửa đất số... (ghi số hiệu thửa đất được chia tách), diện tích... m² (ghi diện tích tài sản được phân chia); diện tích còn lại là... m², số thửa là... (nếu có thay đổi) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”; Trường hợp tạo thành các thửa đất mới sau khi phân chia thì tại trang đăng ký của các thửa đất mới thể hiện: “Được phân chia... (ghi tên tài sản phân chia) của... (ghi tên hộ gia đình hoặc nhóm người sử dụng đất trước khi phân chia), tách ra từ thửa đất số... (ghi số thửa đất trước khi tách ra để chuyển quyền) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”;\ni) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đổi tên hoặc thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân hoặc địa chỉ thì thể hiện: “Người sử dụng đất (hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất) ... (ghi nội dung thay đổi: Đổi tên, thay đổi giấy CMND, Giấy đăng ký kinh doanh,... địa chỉ) từ... thành... (ghi thông tin trước và sau khi thay đổi) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”;\nk) Trường hợp chuyển đổi hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thành doanh nghiệp tư nhân của hộ gia đình, cá nhân đó hoặc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp mà không thuộc trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thể hiện: “Người sử dụng đất (hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất) đổi tên từ... thành... (ghi tên và giấy tờ pháp nhân trước và sau khi chuyển đổi) do... (ghi hình thức thành lập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp) theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”;\nl) Trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư để bán, để bán kết hợp cho thuê và đã được cấp Giấy chứng nhận đối với đất thì khi đăng ký chuyển nhượng căn hộ đầu tiên, tại trang đăng ký của chủ đầu tư thể hiện: “Thửa đất có... m² (ghi phần diện tích thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ theo quy định của pháp luật) đã chuyển sang hình thức sử dụng chung”." }, { "id": 574715, "text": "Khoản 5. Thời gian thực hiện và phân chia dự án thành phần: - Thời gian thực hiện Dự án: Từ năm 2023 đến hết năm 2027. - Phân chia các dự án thành phần: Dự án được phân chia thành 02 dự án thành phần, bao gồm: Dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư và Dự án thành phần xây lắp." }, { "id": 85959, "text": "Trình duyệt và thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu\n...\n3. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan về các nội dung sau đây:\na) Việc phân chia dự án thành các gói thầu:\nViệc phân chia dự án thành các gói thầu căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án và sự hợp lý về quy mô gói thầu.\n..." }, { "id": 632289, "text": "Điều 9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 50 như sau:. “2. Việc phân chia dự án đầu tư xây dựng thành các dự án thành phần và phân kỳ đầu tư được quy định như sau:\na) Dự án đầu tư xây dựng được phân chia thành các dự án thành phần khi mỗi dự án thành phần có thể vận hành, khai thác độc lập. Các dự án thành phần sau khi phân chia được quản lý như đối với dự án độc lập. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc phân chia dự án thành phần được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Đối với các dự án còn lại, việc phân chia dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án hoặc khi quyết định đầu tư xây dựng, bảo đảm các yêu cầu nêu tại quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc quy định của pháp luật có liên quan (nếu có), trừ trường hợp luật có quy định khác;\nb) Việc phân kỳ đầu tư được thể hiện trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và quyết định đầu tư xây dựng, phù hợp với tiến độ, thời gian thực hiện dự án trong nội dung quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.”." } ]
55,813
Tổ chức phát hành thẻ ghi nợ nội địa có trách nhiệm như thế nào đối với phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa?
[ { "id": 39125, "text": "Trách nhiệm của tổ chức phát hành thẻ\n1. Tối thiểu 15 ngày trước khi áp dụng biểu phí dịch vụ thẻ (ban hành mới hoặc điều chỉnh, bổ sung), tổ chức phát hành thẻ phải gửi biểu phí dịch vụ thẻ của đơn vị mình cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để báo cáo và giám sát.\n2. Niêm yết công khai biểu phí dịch vụ thẻ theo đúng quy định của pháp luật.\n3. Phổ biến, hướng dẫn cho khách hàng biết về dịch vụ thẻ, quy trình thao tác sử dụng thẻ, biểu phí dịch vụ thẻ hiện hành và các quy định khác có liên quan đến dịch vụ thẻ của đơn vị mình, đảm bảo khách hàng có đủ thông tin cần thiết để xem xét, lựa chọn và quyết định việc sử dụng dịch vụ thẻ.\n4. Giải đáp, xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại hoặc sự cố kỹ thuật cho chủ thẻ. Hoàn trả số tiền giao dịch đã thu cho chủ thẻ nếu giao dịch thẻ không thành công và bồi thường thiệt hại cho chủ thẻ theo quy định của pháp luật nếu thiệt hại xảy ra do lỗi của tổ chức phát hành thẻ.\n5. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc trang bị, quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn hoạt động của ATM và các thiết bị đọc thẻ." } ]
[ { "id": 39121, "text": "Thông tư này quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa đối với chủ thẻ." }, { "id": 39122, "text": "Đối tượng áp dụng bao gồm: Tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ, chủ thẻ và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cung ứng và sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa trong lãnh thổ Việt Nam." }, { "id": 39124, "text": "Nguyên tắc thu phí dịch vụ thẻ\n1. Tổ chức phát hành thẻ được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ theo loại phí, mức phí do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành thẻ quy định tại biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình nhưng phải bảo đảm nằm trong khuôn khổ và lộ trình quy định đối với các loại phí nêu tại Biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Phụ lục) ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu phí dịch vụ thẻ đã ban hành.\n3. Tổ chức phát hành thẻ không được thu phí từ chủ thẻ đối với những giao dịch thẻ không thành công hoặc giao dịch thẻ bị sai sót không phải do lỗi của chủ thẻ.\n4. Tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ không được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ.\n5. Đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ." }, { "id": 39123, "text": "Giải thích từ ngữ \nTrong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Thẻ ghi nợ nội địa là thẻ do tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để thực hiện giao dịch thẻ trong nước, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ (sau đây gọi tắt là thẻ).\n2. Phí dịch vụ thẻ là khoản tiền mà chủ thẻ phải trả khi được cung ứng dịch vụ thẻ.\n3. Giao dịch thẻ là việc sử dụng thẻ để nộp, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, vấn tin tài khoản hoặc sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thẻ cung cấp.\n4. Giao dịch ATM là các giao dịch thẻ thực hiện tại máy giao dịch tự động.\n5. Giao dịch ATM nội mạng là giao dịch thẻ thực hiện tại ATM của tổ chức phát hành thẻ cho chủ thẻ.\n6. Giao dịch ATM ngoại mạng là giao dịch thẻ thực hiện tại ATM của tổ chức không phải là tổ chức phát hành thẻ cho chủ thẻ.\n7. Giao dịch POS là giao dịch thẻ thực hiện qua thiết bị đọc thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ (gọi tắt là POS) để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, vấn tin số dư tài khoản, hoàn trả tiền theo yêu cầu chủ thẻ, rút tiền mặt và các giao dịch thẻ khác tại POS." }, { "id": 73865, "text": "\"Điều 17. Nguyên tắc sử dụng thẻ\n1. Chủ thẻ phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của TCPHT khi giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà mình cung cấp.\n2. Khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã giao kết với TCPHT.\n3. Phạm vi sử dụng thẻ:\na) Thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh được sử dụng để thực hiện các giao dịch thẻ theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT;\nb) Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT; không được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước;\nc) Thẻ trả trước vô danh chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán trên lãnh thổ Việt Nam; không được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ trên môi trường Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động và không được rút tiền mặt. Việc nạp tiền vào thẻ trả trước vô danh phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này;\nd) Thẻ phụ phát hành cho chủ thẻ phụ dưới 15 tuổi không được rút tiền mặt và chỉ được sử dụng để thanh toán đúng Mục đích đã xác định theo thỏa thuận bằng văn bản giữa TCPHT và chủ thẻ chính.\nđ) Thẻ được sử dụng để thanh, toán tiền mua các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài; ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này.\ne. Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh phát hành bằng phương thức điện tử không thực hiện rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, thanh toán quốc tế trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10a Thông tư này.\n4. TCPHT, TCTTT thực hiện các biện pháp cần thiết để cập nhật, kiểm tra, rà soát, đối chiếu và nhận biết khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ.”" } ]
117,011
Hội Kiến trúc sư Việt Nam có được thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân không?
[ { "id": 132283, "text": "Quyền hạn\n1. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.\n2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.\n3. Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, xây dựng các cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của Hội. Tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội khi được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động của Hội và quy định của pháp luật.\n4. Tư vấn phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án và hoạt động quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị - nông thôn, dự án đầu tư phát triển, bảo tồn di sản kiến trúc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, phù hợp với chức năng chuyên môn của Hội theo quy định của Luật Kiến trúc và pháp luật có liên quan.\n5. Xây dựng và ban hành:\na) Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về kiến trúc;\nb) Chương trình, tài liệu phục vụ sát hạch, bộ câu hỏi sát hạch sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;\nc) Bảng phương pháp tính điểm phát triển nghề nghiệp liên tục chi tiết đối với các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề theo quy định của pháp luật về kiến trúc sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.\n6. Tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng hành nghề cho kiến trúc sư; tổ chức thực hiện sát hạch và tham gia cấp chứng chỉ hành nghề cho kiến trúc sư theo quy định của Luật Kiến trúc và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.\n7. Được thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân và đơn vị thuộc Hội theo quy định của pháp luật đê thực hiện các nhiệm vụ của Hội.\n8. Quản lý các đơn vị, tổ chức thuộc Hội, các tổ chức cơ sở Hội và hội viên trong cả nước.\n9. Khen thưởng và kỷ luật đối với các đơn vị, tổ chức thuộc Hội; hội viên và người làm việc tại Hội; biểu dương các tập thể, cá nhân trong nước và nước ngoài có đóng góp vào sự nghiệp phát triển nền kiến trúc Việt Nam theo quy chế của Hội và quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.\n10. Quyết định nhũng vấn đề về tài chính, tài sản của Hội theo quy định của pháp luật.\n11. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao và được nhận tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.\n12. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của cấp có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế." } ]
[ { "id": 175576, "text": "\"Điều 1. Thành lập Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao.\nĐiều 2. Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài là một tổ chức tài chính trực thuộc Bộ Ngoại giao, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Tài khoản mở tại kho bạc nhà nước và có tài khoản tại ngân hàng.\"" }, { "id": 197478, "text": "Tư cách pháp nhân\n1. Liên đoàn có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng, là đại diện duy nhất của cả nước trong tổ chức Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao quốc tế.\n2. Trụ sở của Liên đoàn Thể dục Việt Nam đặt tại thành phố Hà Nội. Việc thành lập văn phòng đại diện của Liên đoàn tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo quy định của pháp luật." }, { "id": 50524, "text": "Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; thông báo địa điểm kinh doanh (Bổ sung)\n1. Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài; có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.\n2. Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:\na) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;\nb) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân; số định danh của cá nhân hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.\n3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân và nêu rõ lý do.\n4. Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.\n5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.\n6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này." }, { "id": 104009, "text": "Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của Tập đoàn\n1. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước quyết định đầu tư thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.\n2. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có:\na) Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;\nb) Con dấu khắc tên Tập đoàn bằng tiếng Việt là: TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM;\nc) Tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ mở tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;\n..." }, { "id": 190663, "text": "Hội Cầu đường Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, có trụ sở tại Hà Nội, tùy theo tình hình tổ chức và hoạt động, Hội có thể thành lập cơ quan ngôn luận và lập văn phòng đại diện tại một số địa phương; việc thành lập theo quy định của pháp luật.\nHội Cầu đường Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài sản, tài chính, tài khoản tại ngân hàng." } ]
78,896
Quy định về thời gian làm việc của giáo viên trung học phổ thông như thế nào?
[ { "id": 63022, "text": "\"Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm\n1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:\na) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.\nb) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.\nc) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.\nd) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.\n2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:\na) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.\nb) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.\nc) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.\nd) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.\n2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:\na) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;\nb) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;\nc) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;\nd) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học”.\n3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:\na) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).\nb) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;\nc) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.\nCăn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định." } ]
[ { "id": 1539, "text": "1. Thông tư này là căn cứ xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông và thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chủ trì, hướng dẫn chi tiết triển khai thực hiện Thông tư này.\n2. Người đứng đầu các trường trung học phổ thông công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:\na) Xây dựng Đề án vị trí việc làm; xác định cụ thể cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông phù hợp với điều kiện của nhà trường và bảo đảm thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển đội ngũ của nhà trường; rà soát Đề án vị trí việc làm, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên trung học phổ thông trong trường trung học phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;\nb) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý theo quy định kết quả bổ nhiệm và xếp lương với giáo viên trung học phổ thông;\nc) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông; tạo điều kiện để giáo viên trung học phổ thông được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;\nd) Căn cứ vào nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp để bố trí, phân công nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hợp lý, phát huy năng lực và hiệu quả công việc của giáo viên trung học phổ thông.\n3. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý trường trung học phổ thông công lập có trách nhiệm:\na) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc phạm vi quản lý; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc phạm vi quản lý;\nb) Quyết định theo thẩm quyền hoặc phân cấp việc quyết định bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập theo thẩm quyền phân cấp;\nc) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc phạm vi quản lý về cơ quan có thẩm quyền theo quy định." }, { "id": 63795, "text": "\"Điều 3. Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số V.07.05.15\n...\n3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng\na) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.\nTrường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;\nb) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng)." }, { "id": 480525, "text": "Khoản 3. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý trường trung học phổ thông công lập có trách nhiệm:\na) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc phạm vi quản lý; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc phạm vi quản lý;\nb) Quyết định theo thẩm quyền hoặc phân cấp việc quyết định bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập theo thẩm quyền phân cấp;\nc) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc phạm vi quản lý về cơ quan có thẩm quyền theo quy định." }, { "id": 555560, "text": "Khoản 2. Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học.\na) Số lượng và cơ cấu giáo viên đảm bảo để dạy các môn học bắt buộc theo quy định;\nb) Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh đảm bảo quy định;\nc) Đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định: - Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn ít nhất 25% đối với trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là trường trung học cơ sở), 10% đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông trực thuộc bộ, ngành (sau đây gọi chung là trường trung học phổ thông) và 30% đối với trường chuyên; - Các vùng khác: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn ít nhất 40% đối với trường trung học cơ sở, 15% đối với trường trung học phổ thông và 40% đối với trường chuyên." }, { "id": 557189, "text": "Điều 7. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông\n1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được xếp hạng chức danh nghề nghiệp tương đương theo quy định tại Điều 2 Thông tư này.\n2. Giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông đã trúng tuyển." } ]
156,116
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?
[ { "id": 74674, "text": "\"Điều 3. Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n…\n12. Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.”" } ]
[ { "id": 119017, "text": "\"Điều 33. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe\n1. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người.\n2. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là sức khoẻ con người.\"" }, { "id": 516657, "text": "Điều 9. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe\n1. Bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng quy định sau:\na) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, hoặc cá nhân tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;\nb) Đáp ứng các điều kiện để mua bảo hiểm theo quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.\n2. Người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người có tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.\n3. Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với người được bảo hiểm theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm.\n4. Người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm cá nhân hoặc người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhóm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nhóm. Việc chỉ định thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải phù hợp với quy định tại Điều 41 và Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm." }, { "id": 604461, "text": "Khoản 1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận." }, { "id": 81090, "text": "Hoa hồng đại lý bảo hiểm\n...\n3. Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa được trả trên phí bảo hiểm thực tế thu được của từng hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả cho đại lý bảo hiểm được thực hiện theo quy định sau (trừ các trường hợp quy định tại điểm 3.4 khoản này):\n3.1. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:\n\n- Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm trọn gói được tính bằng tổng số hoa hồng của từng nghiệp vụ được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói.\n3.2. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ:\na) Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân:\nTỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa được áp dụng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm theo bảng sau:\n\nb) Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm: Tỷ lệ hoa hồng tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùng loại;\nc) Trường hợp kết hợp các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chủ động tính toán hoa hồng bảo hiểm trên cơ sở tổng số hoa hồng của các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt hoặc theo nghiệp vụ bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm chính.\n3.3. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe là 20%.\n3.4. Đối với các sản phẩm bảo hiểm khác ngoài các nghiệp vụ quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và điểm 3.3 khoản này, có văn bản hướng dẫn riêng thì thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng đó." }, { "id": 77640, "text": "Tách quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ\n1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tách và hạch toán riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm (quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng).\n2. Tùy theo thực tế triển khai hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và quy định pháp luật liên quan, quỹ chủ hợp đồng có thể được tiếp tục tách chi tiết hơn. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đăng ký nguyên tắc tách quỹ với Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP .\n3. Việc tách và hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của từng quỹ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:\na) Các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến quỹ nào thì sẽ được ghi nhận riêng cho quỹ đó;\nb) Tài sản hình thành từ quỹ chủ hợp đồng nào được dùng để đáp ứng các trách nhiệm và chi phí liên quan tới các giao dịch kinh doanh của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm đó. Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tài sản của quỹ chủ hợp đồng để chi trả các khoản tiền phạt do hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm, quảng cáo không liên quan đến sản phẩm bảo hiểm, chi từ thiện;\nc) Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm bảo đảm các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ phải được tập hợp và phân bổ cho từng quỹ dựa trên cơ sở công bằng và hợp lý. Cuối năm, chuyên gia tính toán xác định và điều chỉnh lại tỷ lệ phân bổ các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ này bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 26 Thông tư này và thực tế triển khai hoạt động của doanh nghiệp.\n4. Người đại diện theo pháp luật, chuyên gia tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chịu trách nhiệm về việc thực hiện tách quỹ, tính chính xác các số liệu của các quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu.\n5. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện báo cáo việc tách và duy trì quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng theo mẫu số 08-NT ban hành kèm theo Thông tư này và có xác nhận của kiểm toán độc lập." } ]
28,099
Trái phiếu có bảo đảm là loại trái phiếu gì?
[ { "id": 92913, "text": "Giải thích từ ngữ\n...\n4. “Trái phiếu có bảo đảm” là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật." } ]
[ { "id": 57895, "text": "1. Trái phiếu không chuyển đổi\na) Trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;\nb) Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi có kèm chứng quyền là công ty cổ phần.\n2. Trái phiếu chuyển đổi\na) Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;\nb) Đối tượng phát hành trái phiếu chuyển đổi là công ty cổ phần.\n3. Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử." }, { "id": 21214, "text": "1. Trước khi trái phiếu được phát hành, Đại diện người sở hữu trái phiếu do tổ chức phát hành chỉ định.\n2. Đại diện người sở hữu trái phiếu không phải tổ chức bảo lãnh thanh toán của tổ chức phát hành, bên sở hữu tài sản bảo đảm của trái phiếu hoặc cổ đông lớn hoặc người có liên quan của tổ chức phát hành.\n3. Đại diện người sở hữu trái phiếu có tối thiểu các trách nhiệm sau:\na) Giám sát việc tuân thủ các cam kết của tổ chức phát hành trong hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu;\nb) Làm trung gian liên lạc giữa người sở hữu trái phiếu, tổ chức phát hành và các tổ chức có liên quan khác;\nc) Yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi tổ chức phát hành không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu;\nd) Trường hợp trái phiếu được bảo đảm thanh toán bằng phương thức bảo đảm bằng tài sản, Đại diện người sở hữu hái phiếu là tổ chức nhận và quản lý tài sản bảo đảm, thay mặt người sở hữu trái phiếu thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo đúng điều khoản hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;\nđ) Trường hợp Đại diện người sở hữu trái phiếu không được nhận tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật chuyên ngành, Đại diện người sở hữu trái phiếu phải chỉ định bên thứ ba nhận tài sản bảo đảm. Tổ chức nhận tài sản bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với Đại diện người sở hữu trái phiếu để quản lý và thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo điều khoản hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;\ne) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp phát hiện tổ chức phát hành có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.\n4. Đại diện người sở hữu trái phiếu được thay đổi khi được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận. Trường hợp thay đổi các điều khoản khác tại Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu, việc thay đổi phải đồng thời được cấp có thẩm quyền của tổ chức phát hành thông qua." }, { "id": 29992, "text": "1. Doanh nghiệp phải đảm bảo công bố công khai điều kiện, điều khoản của trái phiếu dự kiến phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.\n2. Đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, điều kiện, điều khoản trái phiếu phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:\na) Kỳ hạn trái phiếu;\nb) Khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành;\nc) Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu;\nd) Mệnh giá trái phiếu;\nđ) Hình thức trái phiếu;\ne) Loại hình trái phiếu dự kiến phát hành:\ne1) Đối với trái phiếu chuyển đổi, doanh nghiệp phát hành phải quy định rõ các điều kiện, điều khoản liên quan đến việc chuyển đổi trái phiếu trước khi phát hành, bao gồm:\n- Thời hạn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, trong đó nêu rõ thời điểm và địa điểm đăng ký chuyển đổi, thời điểm bắt đầu thực hiện chuyển đổi và thời điểm kết thúc chuyển đổi;\n- Nguyên tắc xác định tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu;\n- Trình tự, thủ tục chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu;\n- Cam kết thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành đối với chủ sở hữu trái phiếu;\n- Phương án bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu trái phiếu trong trường hợp doanh nghiệp phát hành không thực hiện việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu theo các điều kiện, điều khoản đã công bố tại thời điểm phát hành trái phiếu.\ne2) Đối với trái phiếu không chuyển đổi kèm theo chứng quyền, doanh nghiệp phát hành phải quy định rõ các điều kiện, điều khoản liên quan đến chứng quyền cho các nhà đầu tư, bao gồm:\n- Số lượng chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu;\n- Điều kiện chuyển nhượng chứng quyền;\n- Trình tự, thủ tục thực hiện quyền mua cổ phiếu;\n- Cam kết thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành đối với chủ sở hữu trái phiếu;\n- Phương án bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu trái phiếu khi doanh nghiệp phát hành không thực hiện các điều kiện, điều khoản của chứng quyền đã công bố tại thời điểm phát hành trái phiếu.\ne3) Đối với trái phiếu có bảo đảm thanh toán, doanh nghiệp phát hành phải quy định rõ các điều khoản liên quan đến việc bảo đảm thanh toán cho nhà đầu tư, bao gồm: phương thức bảo đảm thanh toán; phạm vi bảo đảm thanh toán; trình tự, thủ tục thực hiện bảo đảm thanh toán khi doanh nghiệp phát hành không thực hiện thanh toán được; các tài liệu chứng minh việc bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; cam kết thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành đối với chủ sở hữu trái phiếu.\ng) Phương thức phát hành trái phiếu;\nh) Quy định về việc mua lại, hoán đổi trái phiếu (nếu có).\n3. Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp phát hành thực hiện công bố thông tin và điều kiện, điều khoản trái phiếu theo quy định của thị trường phát hành." }, { "id": 117130, "text": "\"Điều 8. Giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp\n1. Tổng số dư mua trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.\n2. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể các giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành; trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và người có liên quan phát hành; trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư sẵn sàng để bán; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh.\"" }, { "id": 21215, "text": "Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu có bảo đảm ra công chúng\n1. Các tài liệu quy định tại Điều 20 Nghị định này.\n2. Văn bản cam kết bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp trái phiếu được bảo đảm theo phương thức bảo lãnh thanh toán.\n3. Đối với trường hợp bảo đảm bằng tài sản: tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản được dùng để bảo đảm thanh toán trái phiếu; cam kết của bên thứ ba sở hữu tài sản bảo đảm về việc dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán trái phiếu (trường hợp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba); hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm giữa bên sở hữu tài sản bảo đảm, Đại diện người sở hữu trái phiếu, bên nhận tài sản bảo đảm khác (trường hợp Đại diện người sở hữu trái phiếu không được nhận tài sản bảo đảm) và tổ chức phát hành; hợp đồng bảo hiểm tài sản (nếu có) đối với các tài sản này; chứng thư thẩm định giá tài sản bảo đảm còn hiệu lực; văn bản xác nhận đã đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản được dùng để bảo đảm (nếu có). Văn bản xác nhận đã đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản được dùng để bảo đảm phải được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán.\n4. Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu giữa tổ chức phát hành với Đại diện người sở hữu trái phiếu." } ]
162,160
Thư viện cơ sở giáo dục mầm non có những chức năng, nhiệm vụ gì?
[ { "id": 45442, "text": "1. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục.\n2. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:\na) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với độ tuổi, tâm lý của trẻ em mầm non; nhu cầu thông tin, tài liệu của người dạy, cán bộ quản lý và chương trình giáo dục của cơ sở giáo dục;\nb) Tổ chức hoạt động làm quen với sách và hình thành thói quen đọc của trẻ em mầm non; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người dạy và cán bộ quản lý;\nc) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.\n3. Thư viện cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:\na) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình học tập, giảng dạy của từng cấp học, chương trình học;\nb) Tổ chức hoạt động khuyến đọc, hình thành thói quen, kỹ năng đọc của người học; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;\nc) Hỗ trợ việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức các hoạt động giáo dục khác;\nd) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.\n4. Thư viện cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:\na) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục;\nb) Tổ chức hoạt động khuyến đọc; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;\nc) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao." } ]
[ { "id": 644629, "text": "Điều 6. Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chuyên môn dùng chung (kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện)\n1. Các cơ sở giáo dục mầm non được bố trí 02 người để thực hiện các nhiệm vụ kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện.\n2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non có từ 5 điểm trường trở lên hoặc có từ 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên thì bố trí 03 người để thực hiện nhiệm vụ kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện.\n3. Những vị trí việc làm không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm. Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế để xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc đối với từng vị trí và nhiệm vụ kiêm nhiệm phù hợp." }, { "id": 90034, "text": "Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác\n1. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục.\n..." }, { "id": 77415, "text": "Điều kiện thành lập thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông\n...\n4. Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp." }, { "id": 45436, "text": "Các loại thư viện\n1. Thư viện bao gồm các loại sau đây:\na) Thư viện Quốc gia Việt Nam;\nb) Thư viện công cộng;\nc) Thư viện chuyên ngành;\nd) Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;\nđ) Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);\ne) Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;\ng) Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;\nh) Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.\n2. Thư viện được tổ chức theo các mô hình sau đây:\na) Thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản;\nb) Thư viện ngoài công lập do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác." } ]
37,969
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Biên phòng Việt Nam 2020 được sử dụng như thế nào?
[ { "id": 104006, "text": "KINH PHÍ BẢO ĐẢM\n1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này được sử dụng trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.\n2. Việc lập dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm Kế hoạch triển khai thi hành Luật Biên phòng Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước." } ]
[ { "id": 104005, "text": "MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU\n1. Mục đích\nXác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương nhằm bảo đảm triển khai thi hành Luật Biên phòng Việt Nam kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.\n2. Yêu cầu\na) Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Biên phòng Việt Nam.\nb) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ tích cực, chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.\nc) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện để bảo đảm từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 Luật Biên phòng Việt Nam được thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước." }, { "id": 23454, "text": "1. Bộ Tài chính\na) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong thực hiện thủ tục biên phòng điện tử; phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện thủ tục biên phòng điện tử theo cơ chế một cửa quốc gia;\nb) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo đảm kinh phí cho Bộ Quốc phòng để xây dựng, quản lý, vận hành Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử và triển khai thực hiện Quyết định này.\n2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư\nHàng năm, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng cân đối ngân sách về đầu tư xây dựng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để bảo đảm triển khai thực hiện Quyết định này.\n3. Các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng trong thực hiện thủ tục biên phòng điện tử.\n4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh\nTrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành chức năng địa phương nơi thực hiện thủ tục biên phòng điện tử phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Biên phòng cửa khẩu triển khai thực hiện thủ tục biên phòng điện tử tại địa phương." }, { "id": 522791, "text": "Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ đối với người bị tạm giữ do cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển quyết định tạm giữ\n1. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm bảo đảm các chế độ cho người bị tạm giữ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển như đối với các trường hợp khác bị tạm giữ theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam (viết gọn là Nghị định số 120/2017/NĐ-CP) và các quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.\n2. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ đối với người bị cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển quyết định tạm giữ được ngân sách nhà nước bảo đảm cho cơ sở giam giữ. Việc quản lý, sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.\n3. Hằng năm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng và đơn vị nghiệp vụ được Bộ Công an giao có trách nhiệm lập dự toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ đối với cơ sở giam giữ của ngành mình theo quy định tại khoản 1 Điều này báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định." }, { "id": 34708, "text": "Việc lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí đảm bảo công tác cải cách hành chính nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành, Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:\n1. Lập dự toán\nCăn cứ Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020, hướng dẫn của Bộ Nội vụ - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước, các bộ, địa phương và các cơ quan liên quan cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm để triển khai thực hiện phù hợp yêu cầu thực tế của các bộ, địa phương và lập dự toán ngân sách thực hiện các dự án, kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính theo kế hoạch cải cách hành chính đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tổng hợp chung trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình gửi các cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn Luật.\n2. Chấp hành, sử dụng và quyết toán kinh phí\na) Việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí chi cho nhiệm vụ cải cách hành chính (bao gồm cả kinh phí xây dựng, thực hiện các đề án, dự án quốc gia) được thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật, các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ kế toán ngân sách nhà nước;\nb)Cuối năm, kinh phí chi cho nhiệm vụ cải cách hành chính được tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán ngân sách của các Bộ, địa phương theo quy định hiện hành." } ]
66,293
Phẫu thuật thắt các mạch máu lớn ngoại vi được chỉ định cho người bệnh khi nào và khi nào không được chỉ định thực hiện?
[ { "id": 135710, "text": "PHẪU THUẬT THẮT CÁC MẠCH MÁU LỚN NGOẠI VI\n...\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Cụt chấn thương vẫn đang chảy máu.\n- Chi thiếu máu không hồi phục có biểu hiện nhiễm độc, chưa có khả năng cắt cụt.\n- Vết thương, chấn thương hoặc nhiễm trùng mạch máu phía ngoại vi gây mất máu nhiều, không có khả năng cầm máu, mục đích là cầm máu tạm thời trước điều trị thực thụ.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\nCó biện pháp cầm máu hiệu quả khác." } ]
[ { "id": 135709, "text": "PHẪU THUẬT THẮT CÁC MẠCH MÁU LỚN NGOẠI VI\nI. ĐẠI CƯƠNG\n- Là phẫu thuật mạch máu hiếm gặp, chỉ định hạn chế trong số ít trường hợp\n- Mạch máu tổn thương cần được xử lý để cầm máu là chủ yếu.\n..." }, { "id": 150078, "text": "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU NGOẠI VI Ở TRẺ EM\nI. ĐẠI CƯƠNG\n- Là phẫu thuật mạch máu khó do mạch nhỏ, hiện tượng co thắt mạch nặng nề.\n- Khó khăn trong gây mê hồi sức do người bệnh không hợp tác, luôn cần gây mê\n- Mạch máu tổn thương cần được xử lý để phục hồi lại lưu thông mạch máu.\n..." }, { "id": 150079, "text": "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU NGOẠI VI Ở TRẺ EM\n...\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Vết thương mạch máu đang chảy máu.\n- Chấn thương, vết thương mạch máu có biểu hiện thiếu máu cấp tính chi.\n- Các chấn thương, vết thương cũ có biểu hiện thiếu máu mạn tính.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\n- Có dấu hiệu thiếu máu không hồi phục.\n- Người bệnh thiếu máu ở giai đoạn muộn, nguy cơ hội chứng tái tưới máu cao có thể ảnh hưởng đến tính mạng (đặc biệt mạch máu lớn)\n..." }, { "id": 226244, "text": "PHẪU THUẬT LẠI TRONG CÁC BỆNH LÝ MẠCH MÁU NGOẠI VI\n...\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\n- Có chống chỉ định của phẫu thuật mạch máu.\n- Chi thiếu máu không hồi phục, có chỉ định cắt cụt" } ]
13,646
Khi nào xem xét miễn chấp hành hình phạt đối với tội phạm tham nhũng?
[ { "id": 76694, "text": "Nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ\n1. Việc xử lý tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ phải bảo đảm nghiêm khắc và tuân thủ triệt để các nguyên tắc của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.\n2. Trong quá trình tố tụng, người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.\n3. Xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt miễn hình phạt theo quy định tại Điều 59 của Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự hoặc người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Người phạm tội không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, mà chỉ vì muốn đổi mới, dám đột phá vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc;\nb) Người phạm tội là người có quan hệ lệ thuộc (như cấp dưới đối với cấp trên, người làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên), không ý thức được đầy đủ hành vi phạm tội của mình, không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, không được hưởng lợi; đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, xử lý tội phạm;\nc) Người phạm tội đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra;\nd) Người phạm tội sau khi bị phát hiện đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra." } ]
[ { "id": 559311, "text": "Khoản 5. Khi xem xét, quyết định việc miễn chấp hành hình phạt cần chú ý một số nội dung sau:\na) Chỉ miễn chấp hành hình phạt (hình phạt chính và hình phạt bổ sung) đối với các trường hợp quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 và hướng dẫn tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết này; đối với các vấn đề khác, như: trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản, xử lý vật chứng, án phí hình sự, án phí dân sự... thì người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải thi hành;\nb) Trường hợp một người bị kết án về nhiều tội (trong cùng một bản án hoặc trong nhiều bản án) trong đó có tội mà Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 không quy định là tội phạm (thuộc các trường hợp hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết này) thì việc miễn chấp hành hình phạt đối với tội này được thực hiện như sau: Trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đối với tội mà Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 không quy định là tội phạm (thuộc các trường hợp hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết này). Trường hợp người bị kết án đã chấp hành một phần hình phạt chung hoặc đang chấp hành hình phạt mà thời gian đã chấp hành hình phạt chưa vượt quá mức hình phạt mà Tòa án đã xử phạt đối với tội không được miễn chấp hành hình phạt, thì người bị kết án được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đối với tội mà Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 không quy định là tội phạm (thuộc các trường hợp hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết này). Trường hợp người bị kết án đã chấp hành một phần hình phạt chung hoặc đang chấp hành hình phạt mà thời gian đã chấp hành hình phạt bằng hoặc vượt quá mức hình phạt mà Tòa án đã xử phạt đối với tội không được miễn chấp hành hình phạt thì người bị kết án được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.\nc) Khi miễn chấp hành hình phạt, Tòa án phải ghi rõ trong quyết định miễn chấp hành hình phạt lý do của việc miễn chấp hành hình phạt là do chính sách hình sự mới nhân đạo của Nhà nước, người được miễn chấp hành hình phạt không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;\nd) Việc miễn chấp hành hình phạt theo hướng dẫn tại Điều này chỉ được tiến hành đối với người bị kết án trước ngày 09 tháng 12 năm 2015. Đối với các đối tượng thuộc các trường hợp quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 và hướng dẫn tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết này mà bị kết án kể từ ngày 09 tháng 12 năm 2015 thì không thực hiện việc miễn chấp hành hình phạt đối với họ mà phải xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đối với họ theo thủ tục giám đốc thẩm." }, { "id": 517389, "text": "4. Việc miễn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án trước ngày công bố Bộ luật Hình sự năm 1999 về hành vi mà Bộ luật Hình sự trước đây quy định là tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm và đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội bị kết án trước ngày công bố Bộ luật Hình sự năm 1999 về những tội mà Bộ luật Hình sự này quy định mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù, được thực hiện như sau: a. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù, hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, thì cơ quan thi hành án phạt tù hoặc cơ quan thi hành hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; b. Đối với người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, thì cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; c. Đối với người đang chấp hành hình phạt cấm cư trú hoặc quản chế, thì chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc thời hạn quản chế còn lại; d. Đối với người đang chấp hành hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, thời hạn tước một số quyền công dân còn lại; đ. Đối với người bị xử phạt tù, xử phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người đó cư trú hoặc làm việc đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn chấp hành toàn bộ hình phạt; e. Đối với người bị xử phạt bằng các hình phạt khác đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn chấp hành toàn bộ hình phạt." }, { "id": 483749, "text": "đ) Đối với các trường hợp đã áp dụng quy định có lợi của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Quốc hội về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà Luật số 12/2017/QH14 không quy định là tội phạm nữa: nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;\ne) Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm không được quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 3 Điều 14 của Bộ luật Hình sự năm 2015, đối với người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm các tội mà không được quy định tại khoản 2 Điều 14 của Bộ luật Hình sự năm 2015; nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;\ng) Người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản này thì đương nhiên được xóa án tích;\nh) Thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 7 của Bộ luật Hình sự năm 2015; điểm b khoản 1 Điều này;\ni) Áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và các quy định khác của Bộ luật Hình sự năm 2015 có lợi cho người phạm tội." }, { "id": 605145, "text": "Mục 10. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét miễn, giảm có quyền:\na) Chấp nhận toàn bộ đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo;\nb) Chấp nhận một phần đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo;\nc) Không chấp nhận đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo." }, { "id": 199506, "text": "Việc áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015\n...\n2. Kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật số 12/2017/QH14) được công bố, tiếp tục thực hiện các quy định sau đây:\na) Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình hoặc đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử;\nb) Hình phạt tử hình đã tuyên đối với người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng chưa thi hành án thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân;\nc) Đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì không thi hành án và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân;\nd) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định là tội phạm nhưng Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định là tội phạm, bao gồm: tảo hôn; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính; hành vi theo Bộ luật Hình sự năm 1999 (được hướng dẫn thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật) là tội phạm nhưng do có sửa đổi, bổ sung, thay đổi các yếu tố cấu thành tội phạm nên hành vi đó không cấu thành tội phạm nữa. Nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;" } ]
94,783
Trường hợp nào thành viên Hội đồng thành viên của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước bị cách chức?
[ { "id": 50573, "text": "Miễn nhiệm, cách chức thành viên Hội đồng thành viên\n1. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau đây:\na) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 28 của Điều lệ này;\nb) Có đơn xin từ chức và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản (đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên) và Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản (đối với thành viên Hội đồng thành viên khác);\nc) Có quyết định điều chuyển, bố trí công việc khác hoặc nghỉ hưu;\nd) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;\nđ) Không đủ sức khỏe hoặc không còn uy tín để giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên;\ne) Các trường hợp bị miễn nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.\n2. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị cách chức trong những trường hợp sau đây:\na) SCIC không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh trong 02 năm liên tục; không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân không được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chấp thuận;\nb) Bị truy tố và bị Tòa án tuyên là có tội;\nc) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của SCIC để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của SCIC.\n3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, cách chức, Hội đồng thành viên SCIC phải họp để kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định bổ nhiệm người thay thế thành viên Hội đồng thành viên SCIC hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ nhiệm người thay thế Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC." } ]
[ { "id": 103665, "text": "Miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên\n...\n2. Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng thành viên bị cách chức trong những trường hợp sau đây:\na) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm;\nb) Tổng công ty không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân nhưng không được cấp có thẩm quyền chấp thuận;\nc) Bị truy tố và bị Tòa án tuyên là có tội;\nd) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của Tổng công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;\nđ) Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật có liên quan;\ne) Để Tổng công ty vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản; Tổng công ty thuộc diện tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục để tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu mà không có lý do được cấp có thẩm quyền chấp thuận.\n..." }, { "id": 94116, "text": "Quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty\n1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với Tổng công ty.\n2. Quyết định nội dung Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ Tổng công ty.\n3. Quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ Tổng công ty.\n4. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Tổng công ty; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên Tổng công ty.\n5. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển của Tổng công ty.\n6. Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng huy động vốn của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.\n7. Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định mức lương đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên Tổng công ty.\n8. Quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế theo quy định của pháp luật.\n9. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của Tổng công ty. Đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty.\n10. Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định pháp luật." }, { "id": 112933, "text": "Tổng giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau:\n1. Cùng Chủ tịch Hội đồng Quản trị ký nhận vốn (kể cả nợ) và các nguồn lực khác của Nhà nước để quản lý sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty. Giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nước cho các đơn vị thành viên Tổng công ty theo phương án đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt. Kiến nghị Hội đồng Quản trị phương án điều chỉnh vốn và nguồn lực khác khi giao lại cho các đơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vị thành viên theo hình thức tăng, giảm vốn.\n2. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được Hội đồng Quản trị phê duyệt. Xây dựng phương án huy động vốn, trình Hội đồng Quản trị phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án đó. Thực hiện và chỉ đạo công ty tài chính của Tổng công ty thực hiện việc huy động vốn, cho vay vốn phục vụ yêu cầu vốn của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên.\n3. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, các phương án quy hoạch vùng trồng cây thuốc lá, chính sách khuyến nông, chương trình hoạt động, các phương án bảo vệ và khai thác tài nguyên của Tổng công ty, dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài, phương án liên doanh, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ trong Tổng công ty, các biện pháp thực hiện hợp đồng kinh tế có giá trị lớn để trình Hội đồng Quản trị xem xét quyết định hoặc trình tiếp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, phương án, dự án, biện pháp đã được phê duyệt.\n4. Điều hành các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Tổng công ty; thực hiện các chính sách khuyến nông, đầu tư liên doanh, hướng dẫn áp dụng công nghệ, kỹ thuật thâm canh để phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá có chất lượng cao trong nước.\n5. Xây dựng và trình Hội đồng Quản trị phê duyệt các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương, khung giá nguyên liệu, giá sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, giá sản phẩm mới, giá xuất khẩu và dịch vụ phù hợp với các quy định chung của ngành và của Nhà nước. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá này trong toàn Tổng công ty.\n..." }, { "id": 165465, "text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc\n...\n9. Đề nghị Hội đồng thành viên: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương đối với Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Tổng công ty; Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng công ty làm chủ sở hữu; quyết định cử người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác.\n..." }, { "id": 479151, "text": "7. Cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.\n8. Thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.\n9. Các nhiệm vụ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.\nĐiều 5. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty thực hiện theo quy định của pháp luật. Hội đồng thành viên của Tổng công ty có 7 người. Chủ tịch Hội đồng thành viên và thành viên của Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.\nĐiều 6. Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty\n1. Quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư và vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được giao quản lý.\n2. Báo cáo Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước được giao quản lý.\n3. Báo cáo Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.\n4. Lựa chọn và quyết định lĩnh vực, hình thức đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả, khả năng sinh lời và phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn có mục tiêu chính trị - xã hội do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Tổng công ty phải tổ chức theo dõi để xác định rõ kết quả việc thực hiện những nhiệm vụ này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý.\n5. Góp vốn, tài sản với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để liên doanh, liên kết bằng các hình thức: Mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác, đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh; các hình thức khác theo quy định của pháp luật.\n6. Được quyền chủ động quyết định đầu tư thêm vốn, bán vốn tại các doanh nghiệp nhận chuyển giao từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành; chủ động lựa chọn các hình thức bán vốn mà Tổng công ty đã tiếp nhận hoặc đầu tư tại các doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này và Điều lệ của Tổng công ty; được thỏa thuận mua lại cổ phần, vốn góp đã bán cho nhà đầu tư để đảm bảo các quyền và lợi ích của Nhà nước.\n7. Nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.\n8. Tổng công ty được thành lập, tham gia góp vốn thành lập công ty con, công ty liên kết (bao gồm cả các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư).\n9. Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc trong và ngoài nước sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt." } ]
174,573
Có những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại nào?
[ { "id": 125820, "text": "Hình thức giải quyết tranh chấp\n1. Thương lượng giữa các bên.\n2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.\n3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.\nThủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định." } ]
[ { "id": 31452, "text": "Giải thích từ ngữ\n1. Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.\n2. Thỏa thuận hòa giải là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải.\n3. Hòa giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.\n4. Kết quả hòa giải thành là thỏa thuận giữa các bên tranh chấp về việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp phát sinh.\n5. Hòa giải thương mại quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một tổ chức hòa giải thương mại theo quy định của Nghị định này và Quy tắc hòa giải của tổ chức đó.\n6. Hòa giải thương mại vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp do hòa giải viên thương mại vụ việc được các bên lựa chọn tiến hành theo quy định của Nghị định này và thỏa thuận của các bên." }, { "id": 211389, "text": "Xử lý tranh chấp, vi phạm khi thực hiện hợp đồng và dự án liên kết\n...\n3. Hình thức xử lý các tranh chấp hợp đồng liên kết: Nhà nước khuyến khích các hình thức giải quyết tranh chấp của các bên tham gia liên kết bằng hình thức thương lượng và hòa giải. Trường hợp không thống nhất được thì giải quyết thông qua trọng tài thương mại hoặc giải quyết tại tòa án." }, { "id": 488683, "text": "Điều 68. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động hóa chất. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động hóa chất được thực hiện bằng những hình thức sau đây:\n1. Thương lượng giữa các bên;\n2. Hòa giải giữa các bên do một tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận làm trung gian hòa giải;\n3. Giải quyết tại trọng tài thương mại hoặc Tòa án." }, { "id": 48413, "text": "Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.\n2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.\n3. Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn.\n4. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự.\n5. Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này.\n6. Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.\n7. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.\n8. Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó.\n9. Quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp.\n10. Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.\n11. Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.\n12. Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn." } ]
82,136
Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
[ { "id": 74980, "text": "Phối hợp trong công tác tìm kiếm, cứu nạn HKDD\nCông tác tìm kiếm, cứu nạn HKDD phải được chuẩn bị, triển khai thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, tận dụng tối đa các nguồn lực (các lực lượng và phương tiện, thiết bị) sẵn có của địa phương, các bộ, ngành liên quan để đảm bảo hiệu quả hoạt động tìm kiếm, cứu nạn cụ thể:\n1. Phối hợp, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.\n2. Chủ động, sẵn sàng phối hợp lực lượng, phương tiện cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ việc.\n3. Đảm bảo thông tin cho hoạt động tìm kiếm, cứu hạn; ưu tiên tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu.\n4. Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tìm kiếm, cứu nạn sẵn có tham gia tìm kiếm, cứu nạn.\n5. Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị tàu bay, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn." } ]
[ { "id": 222003, "text": "Diễn tập phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển\n1. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập phối hợp tìm kiếm, cứu nạn cấp quốc gia và với lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài trên vùng biển Việt Nam.\n2. Hàng năm cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức huấn luyện, diễn tập trong vùng trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển quy định tại Điều 6 Quy chế này." }, { "id": 236273, "text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n6. Chủ trì, tham gia phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn\na) Xây dựng cơ chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển trình Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;\nb) Xây dựng phương án phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và chủ động tổ chức thực hiện; trình cấp có thẩm quyền xem xét và tổ chức thực hiện sau khi được chấp thuận đối với các vụ việc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển vượt quá khả năng ứng phó của Trung tâm;\nc) Xây dựng, trình Cục Hàng hải Việt Nam chấp thuận kế hoạch ứng trực phòng chống thiên tai trên biển hàng năm, kế hoạch bố trí phương tiện tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng thường trực tại những khu vực xung yếu để sẵn sàng tham gia hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và tổ chức thực hiện.\nd) Trực tiếp chỉ huy, điều hành các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của Trung tâm; chủ trì phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam, trừ vùng nước cảng biển, vùng cấm và vùng hạn chế trên biển; trong trường hợp vượt khả năng ứng phó, Trung tâm báo cáo và thực hiện theo sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;\nđ) Trong vùng trách nhiệm của mình, được quyền huy động và chỉ huy người, phương tiện, thiết bị của các tổ chức, cá nhân để tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển;\ne) Tổ chức diễn tập phối hợp tìm kiếm, cứu nạn cho các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của Trung tâm và các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn khác theo kế hoạch phối hợp tìm kiếm, cứu nạn đã được phê duyệt.\ng) Tham gia phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải với các quốc gia và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;\nh) Tham gia phối hợp với các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn khác để tiến hành tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển, vùng cấm và vùng hạn chế trên biển dưới sự điều hành của cơ quan chủ trì;\ni) Tổ chức trực 24/24 giờ hàng ngày để tiếp nhận thông tin, xử lý và ứng cứu kịp thời các tình huống bị nạn xảy ra trong vùng biển thuộc trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam;" }, { "id": 552478, "text": "Khoản 5. Phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển Công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển thực hiện theo Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ." }, { "id": 153498, "text": "Thanh toán chi phí tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển\n1. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển do ngân sách nhà nước cấp.\n2. Nguồn kinh phí thanh toán, hỗ trợ chi phí tìm kiếm, cứu nạn được lấy từ nguồn ngân sách hàng năm cho công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn và các nguồn hợp pháp khác của Bộ, ngành, địa phương." }, { "id": 236274, "text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Xây dựng trình Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch 05 năm và hàng năm, các chương trình, dự án, đề án về phát triển hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong lĩnh vực hàng hải.\n2. Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn\na) Xây dựng cơ chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển trình Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt;\nb) Xây dựng phương án phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và tổ chức thực hiện hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;\nc) Trực tiếp chỉ huy, điều hành các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của Trung tâm; chủ trì phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam, trừ vùng nước cảng biển, vùng cấm và vùng hạn chế trên biển; trong trường hợp tình huống cứu nạn vượt khả năng ứng phó, Trung tâm báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và thực hiện theo sự chỉ đạo của Ủy ban;\nd) Tham gia, phối hợp với các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn khác để tiến hành tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển, vùng cấm và vùng hạn chế trên biển dưới sự điều hành của cơ quan chủ trì;\nđ) Tham gia, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải đối với các quốc gia và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;\ne) Được quyền huy động và chỉ huy người, phương tiện, thiết bị của các tổ chức, cá nhân để tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển;\ng) Tổ chức trực 24/24 giờ hàng ngày để tiếp nhận thông tin, xử lý và ứng cứu kịp thời các tình huống bị nạn xảy ra trong vùng biển thuộc trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam;\nh) Tổ chức, thực hiện thống kê theo dõi về người, phương tiện, trang thiết bị của các lực lượng có liên quan tại khu vực biển xảy ra vụ việc để phục vụ tìm kiếm, cứu nạn;\ni) Tổ chức diễn tập phối hợp tìm kiếm, cứu nạn cho các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của Trung tâm và các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn khác theo kế hoạch phối hợp tìm kiếm, cứu nạn đã được phê duyệt.\n3. Tổ chức quản lý đội tàu chuyên trách tìm kiếm, cứu nạn của Trung tâm bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật và luôn trong tư thế sẵn sàng tìm kiếm, cứu nạn khi có người bị nạn trên biển, cũng như khi thực hiện diễn tập và phối hợp diễn tập.\n4. Tham gia hợp tác quốc tế về tìm kiếm, cứu nạn trên biển theo quy định của pháp luật Việt Nam, các thỏa thuận song phương, đa phương và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\n5. Tham gia với các lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam khi được yêu cầu; tham gia phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trên biển khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.\n6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn, an toàn giao thông trên biển theo kế hoạch được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.\n7. Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ tìm kiếm, cứu nạn cho các tổ chức, cá nhân liên quan.\n8. Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham gia, phối hợp tìm kiếm cứu nạn; đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.\n9. Tổ chức quản lý bộ máy, viên chức, người lao động và sử dụng biên chế được duyệt theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm; xây dựng đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch viên chức để Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.\n10. Công chức, viên chức của Trung tâm khi thực thi nhiệm vụ phải sử dụng trang phục được cấp theo quy định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.\n11. Trung tâm được sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp, các nguồn thu khác để thực hiện nhiệm vụ được giao và thực hiện quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.\n12. Thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn trên biển; xây dựng, triển khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác quản lý và khai thác trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn trên biển.\n13. Được trực tiếp quan hệ với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.\n14. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.\n15. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được cơ quan có thẩm quyền giao." } ]
143,418
Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án có bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm không?
[ { "id": 50210, "text": "1. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có hiệu lực pháp luật và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.\n2. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.\n3. Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành được thi hành theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính." } ]
[ { "id": 100658, "text": "Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án\n1. Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thực hiện theo quy định tại các điều 363, 364 và 365 của Bộ luật này.\n2. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.\nThời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu là 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở phiên họp.\n3. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công xét đơn có quyền sau đây:\na) Yêu cầu bên tham gia hòa giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có ý kiến về yêu cầu của người có đơn đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành; làm rõ nội dung yêu cầu hoặc bổ sung tài liệu, nếu xét thấy cần thiết;\nb) Yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền tiến hành hòa giải cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc xét đơn yêu cầu của đương sự, nếu xét thấy cần thiết.\nCơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.\n4. Những người tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu, thủ tục tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 367 và Điều 369 của Bộ luật này.\n5. Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 của Bộ luật này. Quyết định của Tòa án phải có các nội dung quy định tại Điều 370 của Bộ luật này.\n6. Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án đối với trường hợp không có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 của Bộ luật này.\nViệc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ngoài Tòa án.\n7. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được gửi cho người tham gia thỏa thuận hòa giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.\n8. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.\n9. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự." }, { "id": 50212, "text": "Thủ tục đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án\nNgười đề nghị, Viện kiểm sát kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phải gửi đơn đề nghị, văn bản kiến nghị đến Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành." }, { "id": 50207, "text": "Thủ tục ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án\n1. Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.\n2. Thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành là 15 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo. Trong thời hạn này, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công xem xét ra quyết định có các quyền sau đây:\na) Yêu cầu một hoặc các bên trình bày ý kiến về kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đã được ghi tại biên bản;\nb) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc ra quyết định, nếu xét thấy cần thiết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.\n3. Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:\na) Trường hợp có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;\nb) Trường hợp không có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành và nêu rõ lý do. Thẩm phán chuyển quyết định, biên bản và tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng.\n4. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được gửi cho các bên và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án ra quyết định." }, { "id": 170182, "text": "Lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án\n...\n2. Hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án gồm các tài liệu sau đây:\na) Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án;\nb) Phiếu kiểm sát Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án;\nc) Tờ trình, báo cáo về việc kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; văn bản ghi ý kiến thẩm định, phê duyệt của các cấp lãnh đạo;\nd) Kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; Văn bản rút kiến nghị;\nđ) Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; Quyết định đình chỉ việc xem xét đề nghị, kiến nghị;\ne) Tài liệu do các bên tham gia hòa giải, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án cung cấp cho Viện kiểm sát;\ng) Tài liệu khác do Viện kiểm sát, Tòa án ban hành mà công chức thấy cần thiết." } ]
154,645
Hội đồng Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I thực hiện những nhiệm vụ gì?
[ { "id": 234590, "text": "Hội đồng trường\n1. Hội đồng trường chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của Trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho Trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của Trường.\n2. Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng trường\na) Quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, các dự án và kế hoạch phát triển của Trường;\nb) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của Trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;\nc) Quyết nghị chủ trương sử dụng tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của Trường theo quy định của pháp luật;\nd) Quyết nghị về định hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của Trường;\nđ) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Trường;\ne) Hàng năm tổ chức đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các hoạt động của Hội đồng;\ng) Giới thiệu nhân sự để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng;\nh) Quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự của Trường theo quy định của pháp luật." } ]
[ { "id": 117740, "text": "Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải\n1. Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải.\n2. Học viện Hàng không Việt Nam.\n3. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.\n4. Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.\n5. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.\n6. Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh.\n7. Ban Quản lý dự án Thăng Long.\n8. Ban Quản lý dự án 2.\n9. Ban Quản lý dự án 6.\n10 Ban Quản lý dự án 7.\n11. Ban Quản lý dự án 85.\n12. Ban Quản lý dự án Hàng hải.\n13. Ban Quản lý dự án Đường sắt.\n14. Ban Quản lý các dự án Đường thủy.\n15. Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương I.\n16. Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương II.\n17. Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương III.\n18. Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương IV.\n19. Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V.\n20. Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương VI." }, { "id": 163328, "text": "Cơ cấu tổ chức Cục\n..\n4. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc\na) Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy I.\nb) Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy II.\n5. Bộ trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức quy định tại khoản 2, 3 Điều này theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.\nViệc thành lập, tổ chức lại, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy I, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy II theo quy định của pháp luật chuyên ngành.\nCục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức giúp việc Cục trưởng." }, { "id": 583173, "text": "Điều 3. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng\n1. Học viện, viện nghiên cứu, trường đại học và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ điều kiện quy định tại Chương II của Thông tư này được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng viên chức ngành Giao thông vận tải hạng I, viên chức ngành Giao thông vận tải hạng II.\n2. Trường cao đẳng và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ tiêu chuẩn quy định tại Chương II của Thông tư này được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng viên chức ngành Giao thông vận tải hạng II, viên chức ngành Giao thông vận tải hạng III.\n3. Trường trung cấp và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ tiêu chuẩn quy định tại Chương II của Thông tư này được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng viên chức ngành Giao thông vận tải hạng IV, viên chức ngành Giao thông vận tải hạng V." }, { "id": 114203, "text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường\nHội đồng trường có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề, Điều lệ mẫu, trường trung cấp nghề, cụ thể như sau:\n1. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu dạy nghề.\n2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, các dự án và kế hoạch phát triển của trường;\nb) Quyết nghị về Điều lệ hoặc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của trường trình Bộ trưởng phê duyệt;\nc) Quyết nghị chủ trương sử dụng tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường theo quy định pháp luật;\nd) Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường;\nđ) Giới thiệu người để Bộ trưởng bổ nhiệm hiệu trưởng;\ne) Quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự của nhà trường theo quy định của pháp luật." }, { "id": 537999, "text": "Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:\n1. Ngành, nghề: Quản trị KD vận tải đường thủy nội địa;\n2. Ngành, nghề: Khai thác máy tàu thủy;\n3. Ngành, nghề: Điều khiển phương tiện thủy nội địa;\n4. Ngành, nghề: Điều khiển tàu biển;\n5. Ngành, nghề: Xếp dỡ cơ giới tổng hợp;\n6. Ngành, nghề: Logistics;\n7. Ngành, nghề: Kiểm soát không lưu;\n8. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật môi trường;\n9. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước;\n10. Ngành, nghề: Cấp, thoát nước;\n11. Ngành, nghề: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải;\n12. Ngành, nghề: Xử lý nước thải công nghiệp;\n13. Ngành, nghề: Kiểm tra an ninh hàng không;\n14. Ngành, nghề: Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn." } ]
28,953
Chính mình hoặc có người thân theo đạo thiên chúa thì có được phép đăng ký thi vào trường đào tạo công an nhân dân hay không?
[ { "id": 23157, "text": "\"1. Đối tượng\na) Cán bộ, chiến sĩ Công an trong biên chế, có nhu cầu học tập nâng cao trình độ, được Công an đơn vị, địa phương cử đi dự tuyển;\nb) Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có thời gian công tác từ đủ 24 tháng trở lên tính đến tháng dự tuyển, có nguyện vọng và được Công an các đơn vị, địa phương cử đi dự tuyển;\nc) Học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;\nd) Công dân hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hoặc hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Quân đội nhân dân trong thời gian không quá 12 tháng, kể từ ngày có quyết định xuất ngũ đến ngày dự tuyển.\n2. Điều kiện đăng ký dự tuyển\nCác đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi làm hồ sơ đăng ký dự tuyển phải qua sơ tuyển đảm bảo các điều kiện sau:\na) Về trình độ văn hóa:\n- Tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên. Đối với người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;\n- Đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trong những năm học trung học phổ thông đạt học lực từ trung bình trở lên (theo kết luận học bạ).\nb) Về độ tuổi:\n- Đối với cán bộ, chiến sĩ Công an trong biên chế, không quá 30 tuổi (tính đến năm dự tuyển);\n- Đối với học sinh, không quá 20 tuổi; riêng học sinh là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi (tính đến năm dự tuyển).\nc) Tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất chính trị:\n- Về tiêu chuẩn đạo đức: Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này không trong thời gian chấp hành kỷ luật từ khiển trách trở lên hoặc không trong thời gian chờ xét kỷ luật; đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trong những năm học trung học phổ thông, trung cấp đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên; chưa kết hôn, chưa có con (con đẻ).\nĐối với công dân đang thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hoặc đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong quân đội nhân dân, trong thời gian tại ngũ, hàng năm đều hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.\n- Về phẩm chất chính trị: Bảo đảm theo quy định của Bộ Công an về tuyển người vào lực lượng Công an nhân dân.\nd) Về tiêu chuẩn sức khỏe: Không mắc bệnh kinh niên, mãn tính; thể hình, thể trạng cân đối; không có dị hình, dị dạng; đối với nam có chiều cao từ 1,64 m trở lên và cân nặng từ 48 kg trở lên; đối với nữ có chiều cao từ 1,58 m trở lên và cân nặng từ 45 kg trở lên; đối với học sinh thuộc vùng KV1 (bao gồm học sinh hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo KV1 hoặc học sinh có HKTT 05 năm tại địa bàn thuộc KV1), học sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới được hạ thấp 02 cm về chiều cao và 02 kg cân nặng. Đối với công dân đang hoặc đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Quân đội nhân dân, chiều cao, cân nặng thực hiện theo quy định hiện hành về khám sức khỏe để tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Trong trường hợp Công an các đơn vị, địa phương có yêu cầu tuyển về chiều cao, cân nặng cao hơn quy định chung phải báo cáo Bộ trưởng quyết định.\n3. Đăng ký dự tuyển: Trong năm đăng ký dự tuyển, mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào 01 (một) khối, 01 (một) ngành học ở 01 (một) học viện hoặc trường đại học và 01 (một) trường cao đẳng Công an nhân dân. Việc tổ chức dự tuyển vào từng ngành học ở từng trường được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Bộ Công an.\n4. Điểm xét tuyển:\na) Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an. Trường hợp phương án xét tuyển vượt quá chỉ tiêu hoặc chưa hợp lý về tỷ lệ điểm xét tuyển giữa các khối, ngành học và việc xét tuyển gửi đào tạo tại các trường ngoài ngành (đối với các trường có chi tiêu) thì phải báo cáo Bộ (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) đó quyết định.\nb) Trên cơ sở chỉ tiêu Bộ Công an giao, các trường cao đẳng căn cứ kết quả điểm của thí sinh đăng ký xét tuyển đại học Công an và nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào cao đẳng để đề xuất phương án điểm xét tuyển.\n5. Thời hạn hoàn thành việc xét tuyển thực hiện theo quy định tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn tuyển sinh của Bộ Công an.\"" } ]
[ { "id": 23164, "text": "\"Điều 13. Hồ sơ đăng ký dự thi và hồ sơ tuyển sinh\n1. Hồ sơ đăng ký dự thi và hồ sơ tuyển sinh vào đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và mẫu hồ sơ do Bộ Công an thống nhất thực hiện trong các trường Công an nhân dân.\n2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển các loại hình đào tạo khác thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và mẫu hồ sơ của Bộ Công an thực hiện thống nhất trong các trường Công an nhân dân.\"" }, { "id": 23156, "text": "1. Đối tượng, điều kiện đăng ký dự thi\na) Đối tượng: Giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các trường Công an nhân dân; cán bộ có chức danh chuyên viên, trợ lý công tác tham mưu, nghiên cứu khoa học thuộc cơ quan Bộ; chỉ huy cấp đội và tương đương trở lên thuộc Công an các đơn vị, địa phương.\nb) Điều kiện đăng ký dự thi: Thực hiện theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đảm bảo yêu cầu sau:\n- Về văn bằng: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo ở trình độ thạc sĩ; trường hợp tốt nghiệp đại học ngành gần, ngành khác với ngành, chuyên ngành dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ thực hiện theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Bộ Công an.\n- Về thời gian công tác và độ tuổi: Người dự tuyển phải có ít nhất 24 (hai bốn) tháng công tác thực tế trở lên (kể từ ngày cấp bằng tốt nghiệp đến ngày dự thi); không quá 45 tuổi. Riêng đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các trường Công an nhân dân phải có ít nhất 12 tháng công tác thực tế trở lên (kể từ ngày cấp bằng tốt nghiệp đến ngày dự thi).\n2. Đối tượng và chính sách ưu tiên, các trường hợp miễn thi tuyển sinh thực hiện theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Bộ Công an.\n3. Thời gian và hình thức tuyển sinh: Thực hiện theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Bộ Công an." }, { "id": 558245, "text": "Điều 4. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện dân chủ trong công tác sơ tuyển và tuyển sinh\n1. Sơ tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân bao gồm đăng ký dự thi; kiểm tra sức khoẻ, học lực, hạnh kiểm, năng khiếu và thẩm tra, xác minh tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Công an.\n2. Công an các đơn vị, địa phương phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở cơ quan về: thông báo tuyển sinh, chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ thủ tục và thời gian sơ tuyển, xét tuyển vào các ngành, chuyên ngành, hệ đào tạo, cấp học của các học viện, trường Công an nhân dân và gửi đào tạo ở các trường ngoài ngành, nước ngoài để cán bộ, chiến sĩ, công dân và học sinh có nhu cầu biết, tự nguyện đăng ký sơ tuyển, thi hoặc xét tuyển (trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước); công khai số điện thoại của cơ quan, họ tên cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh của Công an đơn vị, địa phương.\n3. Thông báo công khai các khoản thu lệ phí sơ tuyển, đăng ký dự thi, dự thi, xét tuyển và nhập học theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an; cung cấp những thông tin cần thiết (trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước) về tuyển sinh hàng năm, tạo mọi điều kiện để cán bộ, chiến sĩ, công dân và học sinh được đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo nguyện vọng.\n4. Công an các đơn vị, địa phương có thí sinh đăng ký sơ tuyển, dự thi vào các học viện, trường Công an nhân dân phải thành lập Hội đồng tuyển sinh để tổ chức chỉ đạo công tác tuyển sinh của đơn vị, địa phương. Hội đồng tuyển sinh phải bảo đảm đúng, đủ thành phần theo quy định của Bộ Công an và chỉ tiến hành họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng tham dự. Hội đồng tuyển sinh làm việc công khai, dân chủ và quyết định theo đa số.\n5. Cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh của đơn vị; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác sơ tuyển, tuyển sinh của các đơn vị trực thuộc, Công an cấp quận, huyện hoặc tương đương; có trách nhiệm tiếp nhận, đề xuất và trực tiếp giải quyết, xử lý mọi thắc mắc, khiếu nại, kiến nghị của cán bộ chiến sĩ, công dân và học sinh về công tác tuyển sinh của đơn vị, địa phương theo quy định.\n6. Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm thông báo kết quả sơ tuyển, các thông tin về kết quả tuyển sinh, chuyển giấy báo thi, giấy chứng nhận kết quả điểm thi, giấy chiêu sinh nhập học đến thí sinh theo đúng thời gian quy định; hoàn thành thủ tục, hồ sơ nhập học cho thí sinh trúng tuyển được các trường chiêu sinh theo quy định." }, { "id": 23159, "text": "1. Đối tượng, điều kiện đăng ký dự tuyển\na) Đối tượng: Cán bộ, chiến sĩ Công an trong biên chế đã có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng thuộc ngành, chuyên ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ đại học, có nguyện vọng và được Công an các đơn vị, địa phương cử đi dự thi.\nb) Điều kiện đăng ký dự tuyển\n- Đối với đào tạo liên thông trình độ đại học: cán bộ, chiến sĩ có thời gian công tác đủ 24 tháng tính từ thời gian tốt nghiệp đến thời gian dự thi. Riêng các trường hợp tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng loại giỏi có đủ 12 tháng công tác tính từ thời gian tốt nghiệp đến thời gian dự thi có thể đăng ký dự tuyển.\n- Đối với cán bộ, chiến sĩ có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng khác ngành, chuyên ngành đào tạo phải học bổ sung khối lượng kiến thức tương ứng với trình độ thuộc ngành, chuyên ngành đào tạo liên thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Bộ Công an trước khi dự tuyển. Khối lượng kiến thức phải học bổ sung do cơ sở đào tạo xây dựng, báo cáo Bộ (qua Tổng cục Chính trị Công an nhân dân) phê duyệt.\n- Về độ tuổi: cán bộ, chiến sĩ Công an không quá 45 tuổi (tính đến năm dự thi).\n- Về ý thức tổ chức kỷ luật: Trong 02 (hai) năm công tác liền với năm dự tuyển đều hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không trong thời gian chấp hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặc không trong thời gian chờ xét kỷ luật.\n2. Thi tuyển\na) Tuyển sinh liên thông trình độ trung cấp lên đại học và trình độ cao đẳng lên đại học Công an nhân dân, tổ chức thi tuyển 03 (ba) môn:\n- Các trường khối nghiệp vụ an ninh, cảnh sát: Chính trị, Luật Hình sự, kiến thức ngành.\n- Các trường khối phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật, hậu cần: Toán, Lý, kiến thức ngành.\nb) Thời gian tuyển sinh: Căn cứ vào kế hoạch, chỉ tiêu được giao, các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch tuyển sinh cụ thể đối với hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học; thời gian thi tuyển sinh thực hiện theo quy chế tuyển sinh liên thông đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Bộ Công an.\n3. Điểm xét tuyển: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này, trong đó điểm tối thiểu từng môn thi phải đạt từ 05 điểm trở lên theo thang điểm 10." }, { "id": 147582, "text": "Ban Giám khảo Hội thi\n...\n2. Ban Giám khảo được tổ chức thành các tiểu Ban Giám khảo để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tiểu Ban Giám khảo; một tiểu Ban Giám khảo phải có ít nhất 03 thành viên, trong đó có Trưởng Tiểu ban và một Ủy viên kiêm Thư ký.\n3. Đối với chấm thi giảng dạy, Tiểu Ban Giám khảo có 05 (năm) thành viên, trong đó có 02 (hai) thành viên có trình độ chuyên môn được đào tạo cùng lĩnh vực với nội dung chuyên môn đăng ký dự thi của giảng viên. Trong trường hợp đặc biệt, có thể tổ chức nhiều tổ hoặc nhóm giám khảo với nhiều thành viên có trình độ chuyên môn khác nhau để thực hiện nhiệm vụ.\n4. Thành viên Ban Giám khảo không tham gia vào tiểu ban đánh giá nội dung thi nếu có giảng viên công tác cùng trường dự thi hoặc có người dự thi là người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) của thành viên Ban Giám khảo đó.\n..." } ]
8,121
Sau khi tiếp nhận hồ sơ thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong trường hợp không còn nhu cầu sử dụng thì cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện những thủ tục nào?
[ { "id": 55197, "text": "1. Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký đối với trường hợp không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng hoặc không thuộc đối tượng được trang bị theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đề nghị cơ quan trang bị, cấp giấy phép, giấy xác nhận đăng ký để thu hồi. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện theo quy định sau:\na) Thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm thu hồi và cấp giấy phép vận chuyển từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đến địa điểm thu hồi;\nb) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ kèm theo giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký (nếu có) đến địa điểm thu hồi theo thời gian thông báo;\nc) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi tiến hành kiểm tra, lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, số hiệu, ký hiệu, nhãn hiệu, nước sản xuất, nguồn gốc, xuất xứ, tình trạng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và số lượng giấy phép kèm theo. Biên bản lập thành 02 bản, 01 bản giao cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, 01 bản lưu tại cơ quan có thẩm quyền thu hồi.\n2. Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận đăng ký đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trước khi giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập phải lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đề nghị cơ quan trang bị, cấp giấy phép, giấy xác nhận đăng ký thu hồi. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện việc thu hồi theo quy định tại Khoản 1 Điều này.\nTrường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập không đề nghị thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi có văn bản thông báo. Trường hợp không giao nộp theo thông báo, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, lập biên bản thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận đăng ký thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.\n3. Thu hồi giấy phép, giấy xác nhận đăng ký đối với trường hợp vũ khí, công cụ hỗ trợ bị mất hoặc giấy phép, giấy xác nhận đăng ký cấp không đúng thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đề nghị cơ quan trang bị, cấp giấy phép, giấy xác nhận đăng ký thu hồi. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện theo quy định như sau:\na) Thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm thu hồi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;\nb) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm mang giấy phép, giấy xác nhận đăng ký đến địa điểm thu hồi theo thời gian thông báo;\nc) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi tiến hành kiểm tra, lập biên bản ghi rõ số lượng, loại giấy phép, giấy xác nhận đăng ký. Biên bản lập thành 02 bản, 01 bản giao cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, 01 bản lưu tại cơ quan có thẩm quyền thu hồi.\n4. Thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đối với trường hợp giấy chứng nhận, chứng chỉ đã cấp cho cá nhân trong trường hợp chuyển công tác khác, nghỉ hưu, thôi việc hoặc không còn đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp trước đó. Trình tự, thủ tục thu hồi thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.\n5. Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thực hiện việc giao nộp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi tiến hành kiểm tra, lập biên bản, tổ chức thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ và xử lý theo quy định của pháp luật.\n6. Sau khi cơ quan có thẩm quyền thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải tiến hành phân loại, bảo quản và đề nghị thanh lý, tiêu hủy theo quy định. Đối với giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, cơ quan đã cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ ra quyết định tiêu hủy và tổ chức tiêu hủy theo quy định." } ]
[ { "id": 490765, "text": "Khoản 1. Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký đối với trường hợp không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng hoặc không thuộc đối tượng được trang bị theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đề nghị cơ quan trang bị, cấp giấy phép, giấy xác nhận đăng ký để thu hồi. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện theo quy định sau:\na) Thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm thu hồi và cấp giấy phép vận chuyển từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đến địa điểm thu hồi;\nb) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ kèm theo giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký (nếu có) đến địa điểm thu hồi theo thời gian thông báo;\nc) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi tiến hành kiểm tra, lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, số hiệu, ký hiệu, nhãn hiệu, nước sản xuất, nguồn gốc, xuất xứ, tình trạng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và số lượng giấy phép kèm theo. Biên bản lập thành 02 bản, 01 bản giao cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, 01 bản lưu tại cơ quan có thẩm quyền thu hồi." }, { "id": 55195, "text": "1. Việc quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và quy định sau đây:\na) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sau khi được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải quản lý, bảo quản tại kho, nơi cất giữ và làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký theo quy định; chỉ được sử dụng khi có giấy phép sử dụng hoặc giấy xác nhận đăng ký;\nb) Kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải được bố trí địa điểm bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ; xây dựng phương án bảo vệ; có nội quy được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phê duyệt.\nKho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định; kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực an ninh do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;\nc) Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được bảo quản trong kho, nơi cất giữ, phải sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng theo từng chủng loại, nhãn hiệu. Trường hợp vũ khí, công cụ hỗ trợ và đạn sử dụng cho các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ để cùng kho, nơi cất giữ phải sắp xếp độc lập; không để chung vật liệu nổ quân dụng với vũ khí, công cụ hỗ trợ trong cùng kho, nơi cất giữ.\n2. Chế độ quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ\na) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải lập hồ sơ, sổ sách theo dõi; khi sử dụng phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho phép và ghi vào hồ sơ, sổ sách theo dõi; sau khi sử dụng phải bàn giao cho người được giao quản lý kho, nơi cất giữ để bảo dưỡng, bảo quản và ký nhận vào sổ theo dõi;\nb) Hàng năm, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có kế hoạch tổ chức kiểm tra kỹ thuật, đánh giá chất lượng, phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng. Đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn khả năng sử dụng, hết hạn sử dụng phải báo cáo cơ quan trang bị, cấp giấy phép sử dụng giấy xác nhận đăng ký để thu hồi, thanh lý, tiêu hủy;\nc) Định kỳ 06 tháng, 01 năm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp giấy phép sử dụng giấy xác nhận đăng ký về tình hình, kết quả công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ;\nd) Trường hợp mất vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ hoặc xảy ra sự cố đối với kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải có văn bản báo cáo ngay cơ quan đã cấp giấy phép, giấy xác nhận để có biện pháp xử lý theo quy định;\nđ) Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải thống kê, ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi việc cấp phát, tiếp nhận, thu hồi, điều chuyển, điều động, chuyển cấp, hư hỏng, mất, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, có biện pháp phòng chống han, gỉ, mối, mọt, ẩm, mốc, mất mát, cháy, nổ và các trường hợp nguy hiểm khác đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; thực hiện vệ sinh trong, ngoài kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ." }, { "id": 490762, "text": "Khoản 2. Chế độ quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ\na) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải lập hồ sơ, sổ sách theo dõi; khi sử dụng phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho phép và ghi vào hồ sơ, sổ sách theo dõi; sau khi sử dụng phải bàn giao cho người được giao quản lý kho, nơi cất giữ để bảo dưỡng, bảo quản và ký nhận vào sổ theo dõi;\nb) Hàng năm, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có kế hoạch tổ chức kiểm tra kỹ thuật, đánh giá chất lượng, phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng. Đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn khả năng sử dụng, hết hạn sử dụng phải báo cáo cơ quan trang bị, cấp giấy phép sử dụng giấy xác nhận đăng ký để thu hồi, thanh lý, tiêu hủy;\nc) Định kỳ 06 tháng, 01 năm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp giấy phép sử dụng giấy xác nhận đăng ký về tình hình, kết quả công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ;\nd) Trường hợp mất vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ hoặc xảy ra sự cố đối với kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải có văn bản báo cáo ngay cơ quan đã cấp giấy phép, giấy xác nhận để có biện pháp xử lý theo quy định;\nđ) Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải thống kê, ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi việc cấp phát, tiếp nhận, thu hồi, điều chuyển, điều động, chuyển cấp, hư hỏng, mất, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, có biện pháp phòng chống han, gỉ, mối, mọt, ẩm, mốc, mất mát, cháy, nổ và các trường hợp nguy hiểm khác đối với vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; thực hiện vệ sinh trong, ngoài kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ." }, { "id": 258240, "text": "Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ\n1. Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:\na) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;\nb) Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng;\nc) Không thuộc đối tượng được trang bị theo quy định của Luật này." } ]
65,139
Kéo dài thời gian phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm?
[ { "id": 5206, "text": "1. Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm.\n2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm, bao gồm:\na) Tờ khai phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Phương án trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;\nc) Các tài liệu, giấy tờ cần thiết khác có liên quan (nếu có).\n3. Trường hợp hồ sơ nhận được không hợp lệ thì chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có văn bản phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và gửi trực tiếp đến người nộp hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.\n4. Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức phê duyệt phương án trục vớt trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ; đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 thì thời hạn này không quá 48 giờ." }, { "id": 5206, "text": "1. Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm.\n2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm, bao gồm:\na) Tờ khai phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Phương án trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;\nc) Các tài liệu, giấy tờ cần thiết khác có liên quan (nếu có).\n3. Trường hợp hồ sơ nhận được không hợp lệ thì chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có văn bản phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và gửi trực tiếp đến người nộp hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.\n4. Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức phê duyệt phương án trục vớt trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ; đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 thì thời hạn này không quá 48 giờ." } ]
[ { "id": 5202, "text": "\"Điều 9. Thời hạn trình phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm\n1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hạn trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:\na) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 8 của Nghị định này, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này về dự kiến thời gian bắt đầu, kết thúc việc trục vớt và trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm;\nb) Căn cứ tình hình, điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quy định cụ thể về thời hạn chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải kết thúc hoạt động trục vớt và phê duyệt phương án trục vớt.\n2. Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm\na) Chậm nhất 01 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải trình phương án trục vớt để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;\nb) Chậm nhất 24 giờ đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2 hoặc 03 ngày đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 kể từ ngày phương án trục vớt tài sản chìm đắm được phê duyệt, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải tiến hành trục vớt tài sản chìm đắm; trường hợp không thể thực hiện được, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải có văn bản báo cáo cơ quan phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và nêu rõ lý do.\"" }, { "id": 5205, "text": "Thẩm quyền phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt\n1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm là di sản văn hóa, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.\n2. Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự.\n3. Bộ Công an chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh quốc gia.\n4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm như sau:\na) Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt. Trước khi phê duyệt phương án trục vớt, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải báo cáo và nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải;\nb) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ hàng hải đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm xác định được chủ sở hữu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, trong vùng nước cảng biển hoặc vùng biển Việt Nam do chủ sở hữu tài sản chìm đắm tổ chức trục vớt.\n5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và phân cấp cho các cơ quan sau đây thực hiện:\na) Sở Giao thông vận tải phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải tổ chức trục vớt;\nb) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải phê duyệt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm đã xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm." }, { "id": 5223, "text": "1. Trường hợp phương án trục vớt tài sản chìm đắm đã được phê duyệt trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này nhưng chưa tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm thì vẫn tiếp tục triển khai phương án trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định tại Nghị định số 128/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.\n2. Trường hợp tài sản chìm đắm xảy ra trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định nhưng phương án trục vớt tài sản chìm đắm chưa được phê duyệt thì việc phê duyệt phương án trục vớt và việc tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm thực hiện theo quy định tại Nghị định này." }, { "id": 5203, "text": "Trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm\n1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có trách nhiệm trực tiếp hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này để phê duyệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.\n2. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện việc lập phương án đúng thời hạn quy định, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định giao tổ chức, cá nhân khác lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm.\n3. Cảng vụ có trách nhiệm tổ chức lập phương án trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm trong các trường hợp sau:\na) Chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm đúng thời hạn theo quy định;\nb) Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc tài sản thuộc sở hữu nhà nước." } ]
15,183
Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Tem kiểm định bị mất, hư hỏng thì chủ xe có phải đem xe đi kiểm định lại không?
[ { "id": 78428, "text": "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT)\n...\n4. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1, điểm a khoản 1, khoản 5 Điều 9 như sau:\n...\nc) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 9 như sau:\n“5. Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Tem kiểm định bị mất, hư hỏng thì chủ xe phải đưa xe đi kiểm định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định, trừ các trường hợp sau:\na) Giấy chứng nhận kiểm định lần đầu hoặc Tem kiểm định lần đầu của xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định bị mất thì trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định lần đầu, Tem kiểm định lần đầu, chủ sở hữu phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật đến các đơn vị đăng kiểm khai báo theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để được in lại 01 lần duy nhất Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải mang xe đến đơn vị đăng kiểm);\nb) Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Tem kiểm định của xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu bị hư hỏng, có sự sai lệch so với thông tin của xe thì chủ xe mang Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã được cấp đến đơn vị đăng kiểm và khai báo theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để đơn vị đăng kiểm rà soát, kiểm tra thông tin và để được in lại Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải mang xe đến đơn vị đăng kiểm).”\n..." } ]
[ { "id": 221593, "text": "Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định\n...\n4. Giấy chứng nhận kiểm định được giao cho chủ xe để mang theo khi tham gia giao thông, Tem kiểm định được dán tại góc trên bên phải, mặt trong kính chắn gió phía trước xe ô tô; đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc thì Tem kiểm định được dán vào khung xe, gần vị trí lắp biển số đăng ký, bên ngoài có lớp bảo vệ trong suốt.\n5. Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định bị mất, hư hỏng thì chủ xe phải đưa xe đi kiểm định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.\n6. Khi phát hiện hồ sơ do chủ xe cung cấp bị làm giả hoặc sửa chữa, tẩy xóa; Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã cấp không phù hợp với xe cơ giới đã kiểm định, đơn vị đăng kiểm phải có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã được cấp cho xe cơ giới (nếu còn hiệu lực) và báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam.\n7. Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định hết hiệu lực khi:\na) Xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định mới;\nb) Đã có khai báo mất của chủ xe với đơn vị đăng kiểm;\nc) Đã có thông báo thu hồi của các đơn vị đăng kiểm;\nd) Xe cơ giới bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;\nđ) Đã có xác nhận của đơn vị đăng kiểm về sự không phù hợp giữa thông số kỹ thuật trên Giấy chứng nhận kiểm định và thông số kỹ thuật thực tế của xe cơ giới." }, { "id": 626987, "text": "Khoản 4. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1, điểm a khoản 1, khoản 5 Điều 9 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1 Điều 9 như sau: “1. Xe cơ giới thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu hoặc đã được kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Chủ xe chịu trách nhiệm dán Tem kiểm định (đối với trường hợp miễn kiểm định lần đầu) phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư này.”. a) Giấy chứng nhận kiểm định lần đầu hoặc Tem kiểm định lần đầu của xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định bị mất thì trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định lần đầu, Tem kiểm định lần đầu, chủ sở hữu phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật đến các đơn vị đăng kiểm khai báo theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để được in lại 01 lần duy nhất Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải mang xe đến đơn vị đăng kiểm);\nb) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 9 như sau: “a) Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số seri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới được khai báo có kinh doanh vận tải (biển số màu vàng) được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải, đối với xe cơ giới được khai báo không kinh doanh vận tải (biển số có màu khác với màu vàng) được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại không kinh doanh vận tải.”. b) Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Tem kiểm định của xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu bị hư hỏng, có sự sai lệch so với thông tin của xe thì chủ xe mang Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã được cấp đến đơn vị đăng kiểm và khai báo theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để đơn vị đăng kiểm rà soát, kiểm tra thông tin và để được in lại Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải mang xe đến đơn vị đăng kiểm).”\nc) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 9 như sau: “5. Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Tem kiểm định bị mất, hư hỏng thì chủ xe phải đưa xe đi kiểm định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định, trừ các trường hợp sau:" }, { "id": 491334, "text": "Đối với trường hợp này, khi kiểm định chủ xe không phải xuất trình, nộp các giấy tờ quy định tại Điều 6 của Thông tư này tuy nhiên cần cung cấp các tài liệu sau: hồ sơ thiết kế; tài liệu chứng minh phương tiện được chạy tự kiểm tra trong đường nội bộ của nhà máy đảm bảo an toàn tối thiểu 3000 km; văn bản cam kết của nhà sản xuất về việc chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong quá trình di chuyển để phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm trong đó bao gồm cả phạm vi, tuyến đường, thời gian hoạt động; bản khai thông số kỹ thuật kèm theo biên bản kiểm tra chất lượng sản xuất lắp ráp của nhà sản xuất và mục ghi chú của Giấy chứng nhận kiểm định được cấp phải ghi: “Chủ xe phải chạy đúng phạm vi, tuyến đường, thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển”.\n4. Giấy chứng nhận kiểm định được giao cho chủ xe để mang theo khi tham gia giao thông, Tem kiểm định được dán tại góc trên bên phải, mặt trong kính chắn gió phía trước xe ô tô; đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc thì Tem kiểm định được dán vào khung xe, gần vị trí lắp biển số đăng ký, bên ngoài có lớp bảo vệ trong suốt.\n5. Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định bị mất, hư hỏng thì chủ xe phải đưa xe đi kiểm định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.\n6. Khi phát hiện hồ sơ do chủ xe cung cấp bị làm giả hoặc sửa chữa, tẩy xóa; Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã cấp không phù hợp với xe cơ giới đã kiểm định, đơn vị đăng kiểm phải có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã được cấp cho xe cơ giới (nếu còn hiệu lực) và báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam.\n7. Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định hết hiệu lực khi:\na) Xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định mới;\nb) Đã có khai báo mất của chủ xe với đơn vị đăng kiểm;\nc) Đã có thông báo thu hồi của các đơn vị đăng kiểm;\nd) Xe cơ giới bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;\nđ) Đã có xác nhận của đơn vị đăng kiểm về sự không phù hợp giữa thông số kỹ thuật trên Giấy chứng nhận kiểm định và thông số kỹ thuật thực tế của xe cơ giới." }, { "id": 69829, "text": "Cấp Giấy chứng nhận, Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ\n...\n1.1. Trình tự thực hiện:\n...\nb) Giải quyết TTHC:\n* Kiểm định tại đơn vị đăng kiểm:\nĐơn vị đăng kiểm tiếp nhận giấy tờ và thực hiện kiểm định theo trình tự quy định cụ thể như sau:\n- Tiếp nhận, kiểm tra, tra cứu cảnh báo, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định (riêng trường hợp kiểm định lần tiếp theo ngay sau lần xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu, đơn vị đăng kiểm phải đối chiếu thêm về thông số kỹ thuật của xe thực tế với cơ sở dữ liệu sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu của Cục Đăng kiểm Việt Nam), nếu không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại, nếu đầy đủ thì đăng ký kiểm định, thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới và in Phiếu kiểm định;\n- Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định và dán Tem kiểm định cho phương tiện. Đối với xe cơ giới chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe, đơn vị cấp Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe, khi chủ xe xuất trình giấy tờ về đăng ký xe, đơn vị đăng kiểm phô tô để lưu trong Hồ sơ phương tiện, hồ sơ kiểm định và trả Giấy chứng nhận kiểm định. Trường hợp xe cơ giới có thông báo kiểm định không đạt trên cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì đơn vị đăng kiểm xóa thông báo;\n- Xe cơ giới kiểm định nếu có hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng, đơn vị đăng kiểm in và gửi Thông báo hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng cho chủ xe để sửa chữa, khắc phục. Trường hợp kiểm định không đạt và không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định thì đơn vị đăng kiểm phải nhập nội dung không đạt vào mục cảnh báo phương tiện không đạt trên cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam." } ]
22,707
Hồ sơ thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện đối với tổ chức tín dụng nước ngoài đề nghị chấm dứt hoạt động gồm những thành phần nào?
[ { "id": 86857, "text": "Hồ sơ thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện\n1. Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng ký, trong đó nêu rõ lý do đề nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép của văn phòng đại diện, việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu sau khi thu hồi Giấy phép, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép.\n2. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định thông qua việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.\n..." } ]
[ { "id": 503249, "text": "Điều 19. Hồ sơ thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện\n1. Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng ký, trong đó nêu rõ lý do đề nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép của văn phòng đại diện, việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu sau khi thu hồi Giấy phép, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép.\n2. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định thông qua việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.\n3. Trường hợp văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), hồ sơ phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính về việc giải thể, phá sản hoặc thu hồi Giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động." }, { "id": 554899, "text": "Khoản 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở của tổ chức tín dụng, chi nhánh, văn phòng đại diện. Kèm theo thông báo phải có bản sao quyết định chấm dứt thanh lý và quyết định thu hồi giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; bản sao quyết định thu hồi giấy phép trong trường hợp chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký giải thể tổ chức tín dụng, chấm dứt hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng theo quy định tại khoản 5 Điều 70 và khoản 3 Điều 72 Nghị định này." }, { "id": 109880, "text": "\"Điều 28. Thu hồi Giấy phép\n1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau đây:\na) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;\nb) Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản;\nc) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;\nd) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;\nđ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;\ne) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng trong trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi Giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.\n2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.\n3. Tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành.\n4. Quyết định thu hồi Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng\"" }, { "id": 156862, "text": "Chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện\n1. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:\na) Theo đề nghị của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài và được cơ quan cấp Giấy phép chấp thuận;\nb) Khi tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi tổ chức xúc tiến thương mại đó thành lập;\nc) Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không đề nghị gia hạn;\nd) Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp Giấy phép chấp thuận gia hạn;\nđ) Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại Khoản 2 Điều này;\ne) Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc danh sách bị áp dụng các biện pháp trừng phạt theo các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.\n2. Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện gồm:\na) Không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;\n..." } ]
11,295
Trình tự thực hiện công bố hợp quy đối với tôm sú giống như thế nào?
[ { "id": 74064, "text": "\"4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ\n4.1. Công bố hợp quy\n4.1.1. Biện pháp công bố hợp quy\nTổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng và nhập khẩu cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống quy định tại mục 1.1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.\n4.1.2. Trình tự công bố hợp quy\n4.1.2.1. Đối với cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống sản xuất, ương dưỡng trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.\nSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.\n4.1.2.2. Đối với cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.\"" } ]
[ { "id": 129370, "text": "\"Điều 12. Trình tự công bố hợp quy, hồ sơ công bố hợp quy\n1. Trình tự công bố hợp quy, hồ sơ công bố hợp quy và mẫu thông báo công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.\n2. Khi công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.\"" }, { "id": 533122, "text": "Điều 15. Công bố hợp quy và dấu hợp quy\n1. Công bố hợp quy\na) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng nhóm 2 chỉ công bố hợp quy một lần cho một giống theo từng cấp giống. Khi có thay đổi về nội dung của ít nhất một thành phần hồ sơ công bố hợp quy đối với giống, cấp giống đã công bố thì tiến hành công bố lại;\nb) Hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;\nc) Trình tự, thời gian công bố hợp quy theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT.\n2. Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật." }, { "id": 116846, "text": "3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ\n...\n3.1.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công bố hợp quy\n3.1.2.2. Trình tự công bố hợp quy\na) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá\n- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại 3.1.2.1 Quy chuẩn này cho Sở Công Thương;\n- Sau khi gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương, tổ chức, cá nhân được phép đưa ra thị trường Việt Nam.\n- Số công bố hợp quy (số trong Bản công bố hợp quy)\nSố công bố hợp quy được ký hiệu như sau X/Y, trong đó:\nX là mã số doanh nghiệp;\nY là số vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn) đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc mã số quản lý lô hàng của doanh nghiệp đối với sản xuất trong nước.\nb) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận/ giám định được chỉ định (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận/ giám định)\n- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại 3.1.2.1 Quy chuẩn này cho Sở Công Thương;\n- Sau khi gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương, tổ chức, cá nhân được phép đưa ra thị trường Việt Nam.\n- Số công bố hợp quy (số trong Bản công bố hợp quy)\nSố công bố hợp quy được ký hiệu như sau X/Y/Z, trong đó:\nX là mã số doanh nghiệp;\nY là số vận đơn đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc mã số quản lý lô hàng của doanh nghiệp đối với sản xuất trong nước;\nZ là mã số của tổ chức đánh giá.\"" }, { "id": 532328, "text": "Điều 4. Hồ sơ, trình tự công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (bên thứ ba)\n1. Hồ sơ công bố hợp quy Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:\na) Bản công bố hợp quy, thực hiện theo quy định tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Bản thông tin chi tiết về thuốc lá kèm thiết kế nhãn có đủ nội dung ghi nhãn bắt buộc, thực hiện theo quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;\nc) Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba kèm kết quả kiểm nghiệm (bản gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu);\nd) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.\n2. Trình tự công bố hợp quy\na) Bước 1: Đánh giá hợp quy Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá hợp quy thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Y tế chỉ định.\nb) Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập hồ sơ công bố theo quy định tại Khoản 1 Điều này và nộp hồ sơ trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận đăng ký theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Tổ chức, cá nhân truy cập vào trang thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế www.congbosanpham.vfa.gov.vn để thực hiện việc công bố trực tuyến." }, { "id": 474486, "text": "Khoản 4.3. Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương. 4.3. Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương. 4.3. Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương. 4.3. Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương." } ]
44,846
Có những loại quy mô chăn nuôi nào?
[ { "id": 70444, "text": "\"Điều 52. Quy mô chăn nuôi\n1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:\na) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;\nb) Chăn nuôi nông hộ.\n2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.\"" }, { "id": 70445, "text": "\"Điều 21. Quy mô chăn nuôi\n1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:\na) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;\nb) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;\nc) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.\n2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:\na) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;\nb) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;\nc) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;\nd) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.\n......\"" } ]
[ { "id": 19313, "text": "\"Điều 21. Quy mô chăn nuôi\n1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:\na) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;\nb) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;\nc) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.\n2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:\na) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;\nb) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;\nc) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;\nd) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.\n3. Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như sau:\na) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quản lý theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này;\nb) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.\nTrường hợp vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải cam kết khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết.\nSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ. Tần suất kiểm tra là 03 năm một lần;\nc) Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.\n4. Hệ số đơn vị vật nuôi quy định như sau:\na) Hệ số đơn vị vật nuôi sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi;\nb) Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.\n5. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung quy mô chăn nuôi, hệ số đơn vị vật nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn.\"" }, { "id": 585518, "text": "Khoản 3. Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như sau:\na) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quản lý theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này;\nb) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi. Trường hợp vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải cam kết khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ. Tần suất kiểm tra là 03 năm một lần;\nc) Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi." }, { "id": 70448, "text": "“Điều 23. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn\n1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn quy định như sau:\na) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại địa phương;\nb) Trường hợp cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký thủ tục đầu tư thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.\"" } ]
30,413
Ai có thẩm quyền cấp Thẻ Hòa giải viên theo quy định hiện nay?
[ { "id": 86613, "text": "Thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp thẻ Hòa giải viên\n1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh cấp Thẻ Hòa giải viên cho người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý.\n2. Trình tự, thủ tục cấp Thẻ Hòa giải viên\na) Người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên làm Tờ khai đề nghị cấp Thẻ Hòa giải viên (theo Mẫu số 09, kèm theo 02 ảnh 20x30 mm) gửi Tòa án nơi mình làm việc.\nb) Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc tiếp nhận tờ khai, kiểm tra đối chiếu thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi Tòa án nhân dân cấp tỉnh (qua đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh).\nc) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị cấp thẻ, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp Thẻ Hòa giải viên theo quy định tại Thông tư này." } ]
[ { "id": 83490, "text": "Cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ Hòa giải viên\n1. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên\na) Khi thay đổi thông tin cá nhân trong Thẻ Hòa giải viên: Trường hợp có sự thay đổi về thông tin, ngày tháng năm sinh..., Hòa giải viên báo cáo Chánh án Tòa án nơi mình làm việc, cung cấp các giấy tờ, tài liệu hợp pháp chứng minh có sự thay đổi.\nb) Các thông tin trong Thẻ Hòa giải viên đã cấp bị sai sót: Hòa giải viên báo cáo Chánh án Tòa án nơi mình làm việc để cấp đổi Thẻ hòa giải viên.\nc) Thẻ Hòa giải viên bị mất, bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng:\nc1) Trường hợp bị mất: Hòa giải viên phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án nơi mình làm việc và nói rõ lý do, hoàn cảnh bị mất Thẻ, cung cấp các tài liệu kèm theo (nếu có);\nc2) Trường hợp Thẻ Hòa giải viên bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng: Hòa giải viên phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án nơi mình làm việc để đề nghị cấp đổi Thẻ Hòa giải viên.\n2. Thủ tục đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên\na) Chánh án Tòa án có văn bản báo cáo rõ lý do đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên theo quy định.\nb) Tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên (theo Mẫu số 10).\nc) Nộp lại Thẻ Hòa giải viên cũ để hủy theo quy định.\n3. Các trường hợp thu hồi Thẻ Hòa giải viên\na) Hòa giải viên được bổ nhiệm lại, phải nộp lại Thẻ cũ để cấp thẻ mới.\nb) Hòa giải viên đã được miễn nhiệm, thôi làm Hòa giải viên.\nc) Hòa giải viên bị buộc thôi làm Hòa giải viên." }, { "id": 83489, "text": "Cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ Hòa giải viên\n...\n2. Thủ tục đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên\na) Chánh án Tòa án có văn bản báo cáo rõ lý do đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên theo quy định.\nb) Tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Thẻ Hòa giải viên (theo Mẫu số 10).\nc) Nộp lại Thẻ Hòa giải viên cũ để hủy theo quy định.\n..." }, { "id": 86612, "text": "Thẻ Hòa giải viên\n1. Thẻ Hòa giải viên được cấp cho người được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại các Tòa án nhân dân, để sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án; không được sử dụng vào việc khác không thuộc nhiệm vụ Hòa giải viên.\n2. Mẫu Thẻ Hòa giải viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định, cụ thể như sau:\na) Kích thước: Chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm;\nb) Mặt trước: Nền xanh, trên cùng là dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phông chữ VnArialH đậm, màu đỏ, in hoa, cỡ chữ 10; ở giữa là logo Tòa án có đường kính 20 mm; phía dưới logo Tòa án là dòng chữ “THẺ HÒA GIẢI VIÊN” phông chữ VnArialH, màu đỏ, in hoa, cỡ chữ 13\nc) Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu vàng; ở giữa có hình trống đồng in chìm; góc trên bên trái có logo Tòa án, đường kính 9.8 mm; góc dưới bên trái có ảnh của Hòa giải viên (cỡ 20x30 mm); có thông tin về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nhiệm kỳ, nơi làm việc, ngày cấp Thẻ Hòa giải viên.\nd) Ảnh được đóng dấu chìm của cơ quan có thẩm quyền cấp." }, { "id": 69278, "text": "Ban hành các văn bản, biểu mẫu\nBan hành kèm theo Thông tư này các văn bản, biểu mẫu sau đây:\n1. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 01);\n2. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên (Mẫu số 02);\n3. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên (Mẫu số 03);\n4. Tờ trình đề nghị miễn nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 04);\n5. Quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 05);\n6. Tờ trình đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên (Mẫu số 06);\n7. Quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên (Mẫu số 07)\n8. Thẻ Hòa giải viên (Mẫu số 08);\n9. Tờ khai đề nghị cấp thẻ Hòa giải viên (Mẫu số 09);\n10. Tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Hòa giải viên (Mẫu số 10);\n11. Đơn đề nghị bổ nhiệm (Mẫu số 11);\n12. Đơn đề nghị bổ nhiệm lại (Mẫu số 12);\n13. Sơ lược lý lịch (Mẫu số 13);\n14. Biên bản họp Hội đồng tư vấn (Mẫu số 14);\n15. Nghị quyết lựa chọn, bổ nhiệm/bổ nhiệm lại/miễn nhiệm hoặc xử lý vi phạm Hòa giải viên (Mẫu số 15);\n16. Danh sách trích ngang đề nghị bổ nhiệm/bổ nhiệm lại/miễn nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 16a, Mẫu số 16b, Mẫu số 16c);\n17. Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ của Hòa giải viên (Mẫu số 17);\n18. Đánh giá nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ (Mẫu số 18)." } ]
100,669
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với các hành vi trong quân đội được pháp luật quy định như thế nào?
[ { "id": 25440, "text": "\"Điều 41. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật\n1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.\n2. Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.\n3. Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.\n4. Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.\n5. Báo cáo cấp ủy Đảng cỏ thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).\n6. Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.\n7. Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.\"" } ]
[ { "id": 565066, "text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định về nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn; hình thức và thẩm quyền xử lý kỷ luật; hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật; trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước trong Quân đội nhân dân Việt Nam." }, { "id": 565070, "text": "Điều 4. Nguyên tắc xử lý kỷ luật\n1. Mọi vi phạm kỷ luật khi được phát hiện phải ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.\n2. Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật; trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu người vi phạm từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì phải xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm. Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật, do cấp có thẩm quyền quyết định.\n3. Việc xử lý kỷ luật phải bảo đảm khách quan, công bằng, nghiêm minh, chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; đúng quy định của pháp luật; đồng bộ giữa kỷ luật Quân đội với kỷ luật về Đảng; kỷ luật Quân đội không thấp hơn kỷ luật về Đảng; kỷ luật Quân đội không thay thế kỷ luật về Đảng, kỷ luật của đoàn thể và ngược lại.\n4. Việc xử lý vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, thái độ tiếp thu sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, hậu quả vi phạm đã gây ra.\n5. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hành vi vi phạm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được quy định tại Thông tư này.\n6. Không xử lý kỷ luật tập thể đối với cơ quan, đơn vị vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước hoặc có nhiều người vi phạm kỷ luật; chỉ xem xét xử lý kỷ luật thuộc về trách nhiệm của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (sau đây gọi chung là người chỉ huy) và từng cá nhân vi phạm.\n7. Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy, binh sĩ giữ cấp bậc quân hàm binh nhì; không áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức, cách chức đối với người vi phạm không giữ chức vụ chỉ huy, quản lý; không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với sĩ quan chưa được nâng lương; người làm việc trong tổ chức cơ yếu; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang hưởng lương Bậc 1.\n8. Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm, nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.\n9. Người chỉ huy các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của quân nhân thuộc quyên; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật theo quy định tại Thông tư này.\n10. Không chuyển công tác đối với người bị phát hiện có hành vi vi phạm chưa được xử lý theo quy định." }, { "id": 565126, "text": "Điều 56. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người vi phạm đã thôi phục vụ trong quân đội. Đối với người đã thôi phục vụ trong Quân đội, mới phát hiện hành vi vi phạm trong thời gian phục vụ tại ngũ đến mức phải xử lý kỷ luật; cơ quan, đơn vị quản lý người vi phạm trước khi rời khỏi Quân đội (cấp trung đoàn và tương đương trở lên) tiến hành hình tự, thủ tục sau:\n1. Thu thập đầy đủ các chứng cứ về hành vi vi phạm; xác định tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật phù hợp theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này; trường hợp vi phạm tới mức giáng chức, cách chức thì xử lý kỷ luật xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm.\n2. Gửi thông báo cho người vi phạm kèm theo các văn bản liên quan; yêu cầu cá nhân vi phạm có mặt tại đơn vị để làm rõ hành vi vi phạm. Trường hợp người vi phạm không có mặt mà không có lý do chính đáng thì sau 30 ngày tiếp tục gửi thông báo lần 2 đến người vi phạm và cơ quan đoàn thể có liên quan nơi người vi phạm cư trú. Nếu sau thông báo lần 2 (sau 15 ngày), người vi phạm tiếp tục không có mặt thì tiến hành xử lý kỷ luật như đối với trường hợp vắng mặt.\n3. Tổ chức gặp gỡ người vi phạm để làm rõ về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật áp dụng và nghe ý kiến của người vi phạm. Thành phần làm việc gồm chỉ huy đơn vị và các cơ quan, đơn vị có liên quan; kết thúc làm việc phải kết luận rõ ràng và ghi thành biên bản, có chữ ký xác nhận của chỉ huy đơn vị, đại diện cơ quan và người vi phạm.\na) Trường hợp trong quá trình làm việc, người vi phạm đưa ra các bằng chứng xác thực, chứng minh bản thân không đến mức phải xử lý kỷ luật hoặc những vấn đề chưa rõ trong xác định hành vi vi phạm thì cơ quan, đơn vị phải tiến hành xác minh, thẩm tra làm rõ và thông báo cho người vi phạm trước khi kết luận.\nb) Trường hợp người vi phạm không nhất trí với hành vi vi phạm mà cơ quan, đơn vị xác định, nhưng không đưa ra được bằng chứng xác thực thì vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.\n4. Kết luận về hành vi vi phạm, báo cáo cấp ủy đảng có thẩm quyền xem xét thông qua và thông báo cho người vi phạm.\n5. Ra quyết định kỷ luật; gửi quyết định kỷ luật cho người vi phạm và thông báo cho các tổ chức đoàn thể có liên quan tại địa phương nơi người vi phạm cư trú." }, { "id": 526645, "text": "Khoản 9.4. Thẩm quyền quyết định và trình tự thủ tục xử lý kỷ luật\na) Thẩm quyền quyết định kỷ luật đối với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực hiện theo Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam.\nb) Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực hiện theo Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam." }, { "id": 28785, "text": "1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định tại các Điều 24, 25, 26, 27, 28 và 29 Nghị định này.\n2. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức.\n3. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.\nViệc xem xét, tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật cũng được áp dụng trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do hoàn cảnh khách quan hoặc do lỗi của đối tượng vi phạm hành chính.\n4. Việc xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật." } ]
114,327
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người giả mạo thông tin của cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử là bao lâu?
[ { "id": 61543, "text": "\"Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:\na) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:\nVi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.\nVi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;\nb) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:\nĐối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.\nĐối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân,tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.\nd) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.\"" } ]
[ { "id": 488190, "text": "Điều 78. Xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử\n1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử:\na) Vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử tại Điều 4 Nghị định này;\nb) Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử;\nc) Vi phạm quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong thương mại điện tử;\nd) Vi phạm quy định về thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng;\nđ) Vi phạm quy định về đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;\ne) Vi phạm quy định về hoạt động đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử;\ng) Vi phạm quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử;\nh) Vi phạm quy định về an toàn thanh toán trong thương mại điện tử;\ni) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;\nk) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân, tổ chức đã bị chấm dứt đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;\nl) Tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, chấm dứt hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử;\nm) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.\n2. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan quản lý xem xét tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của thương nhân, tổ chức để ra quyết định đình chỉ hoạt động/tước quyền sử dụng giấy phép hoặc hủy bỏ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đối với các vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.\n3. Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.\n4. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan.\n5. Thanh tra Bộ Công Thương, Cơ quan quản lý thị trường, Thanh tra Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan nhà nước khác có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử theo thẩm quyền quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan." }, { "id": 639863, "text": "Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định này được quy định như sau: - Đối với hành vi sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu đối với hồ sơ đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 6 Nghị định này, thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hồ sơ đã được cấp phép bị tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung; - Đối với hành vi vi không ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9, điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện ban hành quy trình theo quy định của pháp luật; - Đối với hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18, điểm e khoản 3 Điều 18, điểm b khoản 1 Điều 21 và điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện báo cáo.\nc) Bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 5 vào sau khoản 2 Điều 3 như sau: “3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:\n4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh xổ số: 4. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 33 như sau: “d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức;”\na) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số là 01 năm.\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm." }, { "id": 18577, "text": "1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng là 01 năm.\n2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 02 năm.\n3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng. Đối với nhà ở riêng lẻ, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày kết thúc của hợp đồng thi công xây dựng công trình (nếu có) hoặc ngày đưa công trình vào sử dụng;\nb) Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.\n4. Trong thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt." }, { "id": 64240, "text": "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao là 01 năm.\n2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao được quy định như sau:\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.\n3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực thể thao\na) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;\nb) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.\n4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”" } ]
149,782
Vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy bao gồm những hành vi nào theo quy định mới?
[ { "id": 229156, "text": "Vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy\n...\n4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này." } ]
[ { "id": 137358, "text": "Vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy\n1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không tổ chức giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ giáo án;\nb) Không tổ chức giảng dạy đúng cấu trúc thời gian đào tạo lý thuyết, thời gian đào tạo thực hành của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.\n..." }, { "id": 229155, "text": "Vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy\n...\n5. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc dạy đủ số giờ học, khối lượng học tập, kiến thức tối thiểu của các môn học hoặc mô-đun trong chương trình đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;\nb) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô-đun đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều này;" }, { "id": 574541, "text": "Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy\n1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không tổ chức giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ giáo án;\nb) Không tổ chức giảng dạy đúng cấu trúc thời gian đào tạo lý thuyết, thời gian đào tạo thực hành của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.\n2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không dạy đủ số giờ học hoặc khối lượng học tập, kiến thức tối thiểu của các môn học, mô-đun trong chương trình đào tạo theo các mức phạt sau:\na) Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm dưới 5% tổng số giờ học;\nb) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 5% đến dưới 10% tổng số giờ học;\nc) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 10% đến dưới 15% tổng số giờ học;\nd) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 15% đến dưới 20% tổng số giờ học;\nđ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 20% tổng số giờ học trở lên.\n3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho người học bảo vệ khóa luận tốt nghiệp không đủ điều kiện theo quy định.\n4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.\n5. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc dạy đủ số giờ học, khối lượng học tập, kiến thức tối thiểu của các môn học hoặc mô-đun trong chương trình đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;\nb) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô-đun đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều này;\nc) Buộc hủy bỏ kết quả đánh giá khóa luận tốt nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này." }, { "id": 573081, "text": "Khoản 1. Đối với hành vi tổ chức khóa đào tạo cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo quản lý năng lượng không bảo đảm điều kiện theo quy định:\na) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về đội ngũ giảng viên;\nb) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ nội dung đào tạo theo quy định hoặc vi phạm quy định về tài liệu giảng dạy;\nc) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về cơ sở vật chất;\nd) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép." }, { "id": 574574, "text": "Điều 24. Vi phạm quy định về sử dụng nhà giáo, người dạy\n1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không ký hợp đồng với nhà giáo thỉnh giảng theo quy định;\nb) Bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng theo quy định.\n2. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng nhà giáo, người dạy không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ để giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hoặc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo theo các mức phạt sau:\na) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp;\nb) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo giảng dạy trình độ sơ cấp;\nc) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo giảng dạy trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.\n3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bố trí, sử dụng nhà giáo đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và đúng chuyên ngành được đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này." } ]
98,661
Xuất nhập khẩu mẫu thực phẩm chức năng có cần ghi nhãn hàng hóa không?
[ { "id": 170476, "text": "\"Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa\n4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này\nTheo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2018/TT-BCT.\"" }, { "id": 5520, "text": "\"Điều 4. Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa\nHàng hóa được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.\"" } ]
[ { "id": 43675, "text": "Yêu cầu đối với ghi nhãn thực phẩm chức năng\nNgoài việc phải thực hiện theo quy định ghi nhãn đối với thực phẩm bao gói sẵn về tên sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm và các nội dung ghi nhãn bắt buộc quy định tại Chương II quy định về ghi nhãn và cách ghi nhãn của Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn, việc ghi nhãn thực phẩm chức năng đối với từng nhóm thực phẩm cụ thể còn phải tuân thủ quy định tại các điều 9, 11 và 13 Thông tư này và các quy định sau đây:\n1. Công bố khuyến cáo về nguy cơ, nếu có.\n2. Tên sản phẩm và các nội dung trên nhãn phải phù hợp nội dung đã công bố và các tài liệu kèm theo trong hồ sơ công bố sản phẩm." }, { "id": 100185, "text": "Ghi nhãn thực phẩm\n1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.\nĐối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.\n2. Đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải tuân thủ các quy định sau đây:\na) Đối với thực phẩm chức năng phải ghi cụm từ “thực phẩm chức năng” và không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào về tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh;\nb) Đối với phụ gia thực phẩm phải ghi cụm từ “phụ gia thực phẩm” và các thông tin về phạm vi, liều lượng, cách sử dụng;\nc) Đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ phải ghi cụm từ “thực phẩm đã qua chiếu xạ”;\nd) Đối với một số thực phẩm biến đổi gen phải ghi cụm từ “thực phẩm biến đổi gen”.\n3. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể về ghi nhãn thực phẩm, thời hạn sử dụng thực phẩm; quy định cụ thể thực phẩm biến đổi gen phải ghi nhãn, mức tỷ lệ thành phần thực phẩm có gen biến đổi phải ghi nhãn." }, { "id": 65107, "text": "Cách thức ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen\n1. Thực phẩm biến đổi gen phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.\n2. Ghi bằng tiếng Việt cụm từ “biến đổi gen” bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng trên nhãn sản phẩm.\nĐối với những sản phẩm có diện tích để ghi nhãn nhỏ hơn 10cm2 thì trên nhãn bắt buộc phải có tên hàng hóa và cụm từ “biến đổi gen”; những nội dung bắt buộc còn lại không thể hiện trên nhãn thì phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa." }, { "id": 137888, "text": "Điều 4. Nguyên tắc ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm\n1. Tuân thủ các quy định về ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa và pháp luật về an toàn thực phẩm có liên quan.\n2. Bảo đảm tính chính xác, không được gây ra cách hiểu sai lệch, nhầm lẫn về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm.\n3. Thông tin thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhận biết, gắn liền với bao bì của sản phẩm, không thể tẩy xóa." }, { "id": 73422, "text": "\"Điều 44. Ghi nhãn thực phẩm\n1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.\nĐối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.\"" } ]
8,516
Thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN, đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lệ phí bao nhiêu?
[ { "id": 70972, "text": "Cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN\n...\n1.8. Phí, lệ phí: Không có.\n..." } ]
[ { "id": 70974, "text": "Cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN\n1. Đối tượng:\nGiấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN được cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải của Việt Nam thực hiện hoạt động vận tải đường bộ quốc tế ASEAN.\n2. Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN theo Mẫu số 01 Phụ lục I của Nghị định này.\n3. Thẩm quyền cấp giấy phép: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.\n4. Trình tự, thủ tục:\na) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, trực tuyến, đường bưu chính;\nb) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;\nc) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN theo Mẫu số 02 Phụ lục I của Nghị định này. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do;\nd) Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính hoặc hình thức trực tuyến theo quy định.\n5. Trường hợp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN bị hư hỏng, bị mất, đơn vị kinh doanh vận tải lập hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này." }, { "id": 115826, "text": "Cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN\n1. Đối tượng:\nGiấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN được cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải của Việt Nam thực hiện hoạt động vận tải đường bộ quốc tế ASEAN.\n...\n3. Thẩm quyền cấp giấy phép: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.\n..." }, { "id": 87502, "text": "\"Điều 10. Quy định về cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia\n1. Cơ quan cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.\n2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia:\na) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề vận tải bằng xe ô tô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);\nc) Phương án kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;\nd) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 3 năm liên tiếp gần nhất được cơ quan tài chính địa phương hoặc đơn vị kiểm toán xác nhận;\nđ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng của người điều hành vận tải và hợp đồng lao động với doanh nghiệp, hợp tác xã (trừ trường hợp người điều hành vận tải là một trong các chức danh sau: Giám đốc doanh nghiệp, Giám đốc hợp tác xã, Chủ tịch hội đồng quản trị hợp tác xã, Chủ nhiệm hợp tác xã);\ne) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải hành khách).\n3. Quy định về xử lý hồ sơ:\na) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo trực tiếp (đối với hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc bằng văn bản các nội dung cần bổ sung, sửa đổi đến doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;\nb) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;\nc) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở của cơ quan cấp giấy phép, qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.\n4. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp lệ phí cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo quy định của Bộ Tài chính.\n5. Thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia là 05 năm nhưng không quá thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.\n6. Mẫu Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.\n7. Khi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia hết thời hạn, doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo quy định tại khoản 2 của Điều này. Trường hợp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia bị mất hoặc hư hỏng (trường hợp bị mất giấy phép phải nêu rõ lý do), doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia theo quy định tại điểm a khoản 2 của Điều này. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia hết hạn hoặc hư hỏng nộp về Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.\n8. Các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành vẫn tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn của Giấy phép và phải đăng ký thực hiện hạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.\"" }, { "id": 70973, "text": "Cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN\n...\n2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:\na) Thành phần hồ sơ: \n- Giấy đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN theo mẫu.\nb) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.\n..." } ]
154,124
Đài Tiếng nói Việt Nam có chức năng như thế nào theo quy định hiện nay?
[ { "id": 3420, "text": "Vị trí và chức năng\n1. Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác.\n2. Đài Tiếng nói Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TNVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Voice of Vietnam, viết tắt là VOV.\n3. Đài Tiếng nói Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí." } ]
[ { "id": 569076, "text": "Khoản 4. Giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam:\na) Đối với các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông: Căn cứ nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên tổng thể của Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam. Trên cơ sở đó, gửi Bộ Tài chính phương án phân loại mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trực thuộc theo phương án xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đặc thù của từng đơn vị; Trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam đề xuất phương án phân loại mức độ tự chủ tài chính cao hơn mức tự chủ tài chính tổng thể của Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam có trách nhiệm rà soát, phê duyệt phương án tự chủ tài chính theo đề xuất của đơn vị sự nghiệp công trực thuộc đảm bảo phù hợp; Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam ra quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc, trong đó xác định phân loại đơn vị; mức kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên giao tự chủ cho các đơn vị (nhóm 3 và nhóm 4) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ theo quy định; kinh phí đặt hàng; nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) theo Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.\nb) Đối với các đơn vị sự nghiệp công trong các lĩnh vực khác: Thực hiện giao quyền tự chủ tài chính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này." }, { "id": 3421, "text": "1. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm, các dự án quan trọng của Đài Tiếng nói Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.\n2. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật.\n3. Quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, thời lượng phát sóng hàng ngày trên các kênh chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, phạm vi phủ sóng, phạm vi tác động thông tin đối nội và đối ngoại theo quy định của pháp luật.\n4. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch phát triển của hệ thống phát thanh, truyền hình Việt Nam.\n5. Tổ chức sản xuất, truyền dẫn, phát sóng, phát hành, lưu trữ các chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in theo quy định của pháp luật.\n6. Quản lý, quyết định các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.\n7. Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Tiếng nói Việt Nam để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng chương trình, kênh chương trình trong nước và ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.\n8. Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phát thanh và truyền thông khác.\n9. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của pháp luật.\n10. Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tài chính đặc thù của Đài Tiếng nói Việt Nam để trình Chính phủ phê duyệt.\n11. Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp do Đài Tiếng nói Việt Nam quyết định thành lập và đối với phần vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.\n12. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Đài Tiếng nói Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.\n13. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành phát thanh theo quy định của pháp luật.\n14. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng người làm việc; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.\n15. Quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước được giao ở trong và ngoài nước; điều phối các nguồn tài chính giữa các đơn vị trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.\n16. Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.\n17. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.\n18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật." }, { "id": 171272, "text": "Cung cấp thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam\n...\n2. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam do Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan tổ chức khác của Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan thông tấn, báo chí trực thuộc Chính phủ (Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam), phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, thu thập, tổng hợp và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền, báo chí và người dân Việt Nam.\n..." }, { "id": 627513, "text": "Điều 5. Hiệu lực thi hành\n1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 11 năm 2022.\n2. Nghị định này thay thế Nghị định số 03/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam." } ]
46,538
Thỏa thuận chia tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình phải dược công chứng trong thời hạn bao nhiêu ngày?
[ { "id": 82849, "text": "\"Điều 43. Thời hạn công chứng\n1. Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.\n2. Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.\"" } ]
[ { "id": 525391, "text": "2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.\nĐiều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình\n1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.\n2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.\nĐiều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn\n1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.\n2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:\na) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;\nb) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;\nc) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;\nd) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.\n3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.\nĐiều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn. Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.\nĐiều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh. Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác." }, { "id": 47599, "text": "\"Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung\n1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.\n2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.\"\nĐiều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân\n1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. \n2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.\n3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.\"" }, { "id": 58345, "text": "\"Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung\n1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.\n2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\nNếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.\"" }, { "id": 58338, "text": "Sở hữu chung của các thành viên gia đình\n1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.\n2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.\nTrường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này." }, { "id": 494767, "text": "Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn\n1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:\na) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;\nb) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.\n2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.\n3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.\n4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:\na) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.\nb) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung." } ]
6,961
Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không khi nhận được thông tin về tàu bay đang khẩn nguy thì phải làm gì?
[ { "id": 69231, "text": "Cung cấp thông tin về tàu bay khẩn nguy\n1. Các tổ chức, cá nhân nếu phát hiện được hoặc có thông tin về tàu bay trong tình trạng khẩn nguy phải thông báo ngay cho trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn nguy sân bay hay cơ sở SAR, cơ sở ATS hay cơ quan có liên quan biết.\n2. Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn nguy sân bay khi nhận được thông tin phải đánh giá ngay nội dung và dự tính khả năng diễn biến hoạt động tiếp theo; kịp thời thông báo ngay cho các cơ quan, đơn vị có liên quan." } ]
[ { "id": 69233, "text": "Công tác hiệp đồng tìm kiếm tàu bay lâm nạn\n1. Đối với tàu bay mà không xác định được vị trí, việc hiệp đồng tìm kiếm và cứu nạn được thực hiện như sau:\na) Trong trường hợp tàu bay được công bố trong giai đoạn khẩn nguy mà không xác định rõ vị trí và đánh giá có thể ở trong một hoặc nhiều vùng tìm kiếm và cứu nạn, trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không bắt đầu tiến hành các hành động theo quy định tại Điều 162 của Thông tư này và trao đổi với các trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn kế cận để thống nhất chỉ định một trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn thực hiện trách nhiệm ngay lập tức;\nb) Sau khi tuyên bố giai đoạn khẩn nguy, trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không đang hiệp đồng hoạt động tìm kiếm phải thông báo cho tất cả các trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn tham gia hoạt động này về các tình huống khẩn cấp và các diễn biến tiếp theo. Khi nhận được hay có bất kỳ thông tin nào, các trung tâm này thông báo ngay cho trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không đang điều phối hoạt động tìm kiếm.\n2. Chuyển thông tin đến tàu bay mà đã được tuyên bố trong giai đoạn khẩn nguy: Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn chuyển ngay thông tin về các hoạt động tìm kiếm đã được bắt đầu tới cơ sở ATS trong FIR có tàu bay khẩn nguy đang hoạt động để thông tin này có thể chuyển đến được tàu bay.\n3. Khi nhiều nước tham gia hoạt động trong vùng tìm kiếm, cứu nạn, việc tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn phải phù hợp với kế hoạch do trung tâm đang điều phối hoạt động tìm kiếm cứu nạn hàng không yêu cầu." }, { "id": 534513, "text": "Khoản 2. Chuyển thông tin đến tàu bay mà đã được tuyên bố trong giai đoạn khẩn nguy: Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn chuyển ngay thông tin về các hoạt động tìm kiếm đã được bắt đầu tới cơ sở ATS trong FIR có tàu bay khẩn nguy đang hoạt động để thông tin này có thể chuyển đến được tàu bay." }, { "id": 100842, "text": "Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn nguy sân bay\nTrung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn nguy sân bay có nhiệm vụ:\n1. Xây dựng kế hoạch và phương án tìm kiếm, cứu nạn HKDD; ký kết văn bản phối hợp, hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn HKDD; tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện;\n2. Bố trí, duy trì và sử dụng hiệu quả hệ thống các phương tiện, hệ thống trang thiết bị phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn;\n3. Tổ chức đào tạo, huấn luyện nhân viên đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn;\n4. Tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ; tiếp nhận, phân tích, xử lý, thông báo, báo cáo các nội dung liên quan đến tình huống tàu bay lâm nguy, lâm nạn; chủ trì xác định khu vực tìm kiếm, đề xuất, lập kế hoạch bay và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam phương án tìm kiếm tàu bay dân dụng lâm nguy, lâm nạn; phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện nhiệm vụ;\n5. Bảo đảm các cơ sở trực thuộc được trang bị các thiết bị thông tin liên lạc đủ khả năng nhận và xử lý thông tin khi có tai nạn xảy ra trong vùng hoặc khu vực trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn; bảo đảm thông tin thông suốt, nhanh chóng phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn;\n6. Bảo đảm các đơn vị, bộ phận tìm kiếm, cứu nạn HKDD; đơn vị khẩn nguy, cứu nạn sân bay trực thuộc được cung cấp đủ phương tiện, thiết bị để nhanh chóng tới hiện trường, trợ giúp, cứu nạn kịp thời tàu bay lâm nguy, lâm nạn và người trên tàu bay;\n7. Bảo đảm sẵn có tại các cơ sở trực thuộc các thông tin: vị trí, tên, số máy điện thoại, tần số liên lạc vô tuyến của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm, cứu nạn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn Bộ Giao thông vận tải, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị, trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn nguy sân bay, các cơ sở ANS, người khai thác tàu bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn khác; tần số báo động, sơ đồ và bản đồ phục vụ cho công tác tìm kiếm, cứu nạn;\n8. Triển khai kịp thời kế hoạch khẩn nguy sân bay, phương án tìm kiếm, cứu nạn HKDD, phương án khẩn nguy sân bay tương ứng; cung cấp đầy đủ, chính xác, thường xuyên những thông tin có liên quan cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD theo quy trình;\n9. Thường xuyên đánh giá hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong phạm vi trách nhiệm;\n10. Lưu trữ hồ sơ, kết quả hoạt động tìm kiếm, cứu nạn của mình." }, { "id": 158014, "text": "Đội tìm kiếm, cứu nạn\n...\n4. Đội tìm kiếm, cứu nạn có nhiệm vụ:\na) Chuẩn bị sẵn sàng và nhanh chóng triển khai thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn được đơn vị quản lý giao;\nb) Giữ liên lạc liên tục với trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không liên quan, chỉ huy hiện trường sau khi đã được chỉ định;\nc) Trực tiếp tham gia tìm kiếm, cứu nạn tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn xảy ra trong vùng trách nhiệm;\nd) Chủ trì hướng dẫn nghiệp vụ tiếp cận, xử lý, di chuyển hành khách và tổ lái, hàng hóa ra khỏi tàu bay bị tai nạn; ưu tiên cấp cứu người sống sót, dập và phòng chống cháy, nổ; bảo vệ hiện trường, cung cấp đầy đủ thông tin để chuẩn bị cho công tác điều tra tai nạn;\nđ) Thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ khác do chỉ huy hiện trường, trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không hoặc trung tâm khẩn nguy sân bay, ban chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn liên quan giao." } ]
95,051
Điều kiện lưu hành đối với trang thiết bị y tế được quy định như thế nào?
[ { "id": 125892, "text": "Điều kiện lưu hành đối với trang thiết bị y tế\n1. Trang thiết bị y tế khi lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các điều kiện sau:\na) Đã có số lưu hành, số đăng ký lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu theo các quy định về quản lý trang thiết bị y tế hoặc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 76 Nghị định này, trừ các trường hợp sau đây:\n- Bị thanh lý theo quy định pháp luật;\n- Hết hạn sử dụng của sản phẩm;\n- Không thể khắc phục được yếu tố lỗi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định này;\n- Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cho phép sử dụng.\nb) Có nhãn với đầy đủ các thông tin theo quy định hiện hành của pháp luật về nhãn hàng hóa;\nc) Có hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt;\nd) Có thông tin về cơ sở bảo hành, điều kiện và thời gian bảo hành; trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành.\n2. Trường hợp có giấy phép nhập khẩu theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 48 Nghị định này không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.\n3. Trường hợp thông tin theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều này không kèm theo trang thiết bị y tế thì phải cung cấp dưới hình thức thông tin điện tử và phải thể hiện rõ hướng dẫn tra cứu thông tin trên nhãn trang thiết bị y tế.”." } ]
[ { "id": 63194, "text": "\"Điều 21. Số lưu hành của trang thiết bị y tế\n1. Số lưu hành của trang thiết bị y tế là:\na) Số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B;\nb) Số giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.\n2. Chủ sở hữu số lưu hành là tổ chức công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B hoặc tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.\n3. Hiệu lực của số lưu hành: số lưu hành của trang thiết bị y tế có giá trị không thời hạn, trừ trường hợp số lưu hành trang thiết bị y tế được cấp theo quy định về cấp khẩn cấp số lưu hành trang thiết bị y tế phục vụ cho phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa. Căn cứ hồ sơ thực tế của trang thiết bị y tế đề nghị cấp số lưu hành khẩn cấp, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thời hạn cụ thể của số lưu hành.\"" }, { "id": 121366, "text": "\"Điều 7. Xử lý đối với trang thiết bị y tế có sử dụng kết quả phân loại bị thu hồi\n1. Trường hợp trang thiết bị y tế đang thực hiện thủ tục đề nghị cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi:\na) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành để dừng thủ tục cấp số lưu hành.\nb) Sau khi nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản này hoặc sau khi nhận được văn bản thu hồi bản phân loại trang thiết bị y tế, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm từ chối cấp số lưu hành.\n2. Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi nhưng chưa thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa:\na) Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm dừng việc thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa, báo cáo bằng văn bản với Hải quan cửa khẩu nơi dự kiến thông quan hàng hóa để dừng thủ tục thông quan và cơ quan nơi đã cấp số lưu hành để thu hồi số lưu hành.\nb) Sau khi nhận được văn bản đề nghị của chủ sở hữu số lưu hành hoặc sau khi nhận được văn bản thu hồi bản phân loại trang thiết bị y tế, cơ quan hải quan có trách nhiệm dừng thủ tục thông quan; cơ quan nơi đã cấp sổ lưu hành có trách nhiệm thực hiện thủ tục thu hồi số lưu hành.\n3. Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng:\na) Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm:\n- Dừng lưu hành trang thiết bị y tế và thực hiện các biện pháp thu hồi các trang thiết bị y tế có số lưu hành mà hồ sơ cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi;\n- Báo cáo bằng văn bản với cơ quan hải quan nơi đã thực hiện thông quan hàng hóa trong đó phải nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã thông quan và không làm thủ tục nhập khẩu cho các lô hàng tiếp theo cho đến khi trang thiết bị y tế được cấp số lưu hành mới theo kết quả phân loại đã điều chỉnh;\n- Báo cáo bằng văn bản với cơ quan nơi đã cấp số lưu hành, trong đó phải nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã thông quan và các hợp đồng mua bán (nếu có);\n- Thực hiện lại thủ tục cấp mới số lưu hành.\nb) Sau khi nhận được văn bản đề nghị của chủ sở hữu số lưu hành hoặc sau khi nhận được văn bản thu hồi bản phân loại trang thiết bị y tế:\n- Cơ quan hải quan có trách nhiệm không giải quyết thủ tục thông quan;\n- Cơ quan nơi đã cấp số lưu hành có trách nhiệm thực hiện thủ tục thu hồi số lưu hành.\n4. Trường hợp trang thiết bị y tế đã bán cho các cơ sở y tế:\na) Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm:\n- Báo cáo bằng văn bản với cơ quan nơi đã cấp số lưu hành, trong đó phải nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã bán cho các cơ sở y tế;\n- Thông báo bằng văn bản cho các cơ sở y tế nơi đang sử dụng các trang thiết bị y tế.\nb) Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả sai về mức độ phân loại nhưng không tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh: cơ sở y tế được tiếp tục sử dụng trang thiết bị y tế đó và chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm phải hoàn chỉnh hồ sơ lưu hành trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế sau khi có số lưu hành mới.\nc) Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả sai về mức độ phân loại có tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh: cơ sở y tế không được tiếp tục sử dụng trang thiết bị y tế đó và chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ sở y tế.\"" }, { "id": 444877, "text": "Khoản 3. Trường hợp trang thiết bị y tế có thể khắc phục được lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng:\na) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ lưu hành đối với lô trang thiết bị y tế. Nội dung của quyết định đình chỉ lưu hành gồm: - Tên trang thiết bị y tế bị đình chỉ; - Số lô trang thiết bị y tế bị đình chỉ; - Số lưu hành của trang thiết bị y tế bị đình chỉ.\nb) Sau khi có quyết định đình chỉ lưu hành lô trang thiết bị y tế, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm thực hiện việc khắc phục yếu tố lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng của sản phẩm.\nc) Sau khi đã hoàn thành việc khắc phục yếu tố lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo Bộ Y tế kèm theo kết quả kiểm định đối với trường hợp trang thiết bị y tế thuộc quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định này hoặc phải có nội dung cam kết về bảo đảm chất lượng của trang thiết bị y tế sau khi đã thực hiện việc khắc phục lỗi trong văn bản báo cáo đối với các trang thiết bị y tế khác.\nd) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục yếu tố lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng của lô trang thiết bị y tế do chủ sở hữu số lưu hành gửi, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt đình chỉ lưu hành lô trang thiết bị y tế. Trường hợp Bộ Y tế không đồng ý chấm dứt đình chỉ lưu hành phải có văn bản trả lời, trong đó phải nêu rõ lý do từ chối." }, { "id": 82444, "text": "Số lưu hành của trang thiết bị y tế\n1. Số lưu hành của trang thiết bị y tế là:\na) Số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B;\nb) Số giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.\n2. Chủ sở hữu số lưu hành là tổ chức công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B hoặc tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.\n...." }, { "id": 444873, "text": "b) Trường hợp hồ sơ đăng ký lưu hành chưa hoàn chỉnh thì Bộ Y tế phải thông báo cho tổ chức đề nghị cấp số lưu hành để bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký lưu hành, trong đó phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.\nc) Khi nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành, cơ sở đề nghị cấp số lưu hành phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã thông báo và gửi về Bộ Y tế. Trường hợp cơ sở đề nghị cấp số lưu hành đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho cơ sở để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này. Sau 90 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có thông báo yêu cầu mà cơ sở không bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc nếu sau 05 lần sửa đổi, bổ sung hồ sơ kể từ ngày Bộ Y tế có yêu cầu sửa đổi, bổ sung lần đầu mà hồ sơ vẫn không đáp ứng yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp số lưu hành.\n6. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp số lưu hành, Bộ Y tế có trách nhiệm công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế các thông tin sau:\na) Tên, phân loại, cơ sở sản xuất, nước sản xuất trang thiết bị y tế;\nb) Số lưu hành của trang thiết bị y tế;\nc) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế;\nd) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành;\nđ) Tên, địa chỉ của cơ sở bảo hành trang thiết bị y tế;\ne) Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký lưu hành của trang thiết bị y tế, trừ các tài liệu quy định tại điểm e khoản 1 và điểm c khoản 5 Điều 30;\ng) Mục đích sử dụng của trang thiết bị y tế.\n7. Trong quá trình lưu hành trang thiết bị y tế, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm lập văn bản thông báo sự thay đổi kèm theo các tài liệu liên quan đến thay đổi và cập nhật các tài liệu đó vào hồ sơ đăng ký lưu hành đã công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có một trong các thay đổi sau:\na) Thay đổi địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế;\nb) Thay đổi tên gọi của chủ sở hữu số lưu hành hoặc tên gọi của chủ sở hữu trang thiết bị y tế;\nc) Thay đổi một trong các thông tin về: tên gọi, địa chỉ của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế;\nd) Thay đổi quy cách đóng gói;\nđ) Thay đổi cơ sở bảo hành;\ne) Thay đổi nhãn, thay đổi hướng dẫn sử dụng nhưng không thay đổi mục đích sử dụng, chỉ định sử dụng, tính năng, hiệu năng của trang thiết bị y tế. Các trang thiết bị y tế được sản xuất trước ngày chủ sở hữu số lưu hành thông báo thay đổi nhãn thì được lưu hành với thông tin đã đăng ký và cập nhật tại thời điểm sản xuất." } ]
69,253
Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
[ { "id": 139023, "text": "Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh\n...\n9. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sau khi hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cưỡng chế nợ thuế, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị." } ]
[ { "id": 555033, "text": "a) Nếu hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập và cá nhân đó không được quyền thành lập hộ kinh doanh thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;\nb) Nếu hộ kinh doanh do thành viên hộ gia đình thành lập và có thành viên không được quyền thành lập hộ kinh doanh thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo yêu cầu hộ kinh doanh đăng ký thay đổi cá nhân đó trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Nếu quá thời hạn trên mà hộ kinh doanh không đăng ký thay đổi thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.\n6. Trường hợp Tòa án quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trên cơ sở quyết định của Tòa án trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.\n7. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này.\n8. Sau khi có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 92 Nghị định này, trừ trường hợp hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh để thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế.\n9. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sau khi hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cưỡng chế nợ thuế, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị." }, { "id": 113339, "text": "Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh\n...\n8. Sau khi có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 92 Nghị định này, trừ trường hợp hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh để thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế." }, { "id": 555032, "text": "Điều 93. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh\n1. Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:\na) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;\nb) Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;\nc) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;\nd) Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;\nđ) Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;\ne) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.\n2. Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh là giả mạo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất trước đó, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu hộ kinh doanh làm lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới.\n3. Trường hợp hộ kinh doanh ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký hoặc không gửi báo cáo theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu chủ hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để giải trình. Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc giải trình không được chấp thuận thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc xem xét nội dung giải trình của hộ kinh doanh.\n4. Trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề bị cấm thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.\n5. Trường hợp hộ kinh doanh được thành lập bởi những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thì:" }, { "id": 230858, "text": "Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh\n...\n2. Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh là giả mạo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.\nTrường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất trước đó, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu hộ kinh doanh làm lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới." } ]
137,448
Việc kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước khi khai thác đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào?
[ { "id": 215388, "text": "Kiểm tra đập, hồ chứa nước\n1. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định sau:\na) Kiểm tra thường xuyên, quan sát trực quan tại hiện trường để nắm bắt kịp thời hiện trạng đập, hồ chứa nước;\nb) Trước mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời các hư hỏng để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước;\nc) Sau mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng; theo dõi diễn biến các hư hỏng của đập, hồ chứa nước; rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai; đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, xuống cấp;\nd) Ngay sau khi có mưa, lũ lớn trên lưu vực hoặc động đất mạnh tại khu vực công trình phải kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước;\n..." } ]
[ { "id": 499818, "text": "Điều 45. An toàn đập, hồ chứa nước trong quản lý, khai thác\n1. Việc bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong quản lý, khai thác.\n2. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm sau đây:\na) Khai thác đập, hồ chứa nước bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình;\nb) Thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước; tổ chức lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa; quan trắc đập, khí tượng thủy văn; kiểm tra hiện trạng, kiểm định, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập; bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa nước; lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;\nc) Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết, phải căn cứ thông tin dự báo khí tượng thủy văn để chủ động điều tiết cắt lũ bảo đảm an toàn cho đập và vùng hạ du đập; trước khi vận hành mở cửa xả nước đầu tiên, phải thông báo, cung cấp thông tin theo quy định tại quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\nd) Trường hợp phải vận hành trong tình huống khẩn cấp hoặc không thực hiện được theo quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa phải báo cáo ngay với cơ quan phòng, chống thiên tai và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa;\nđ) Khi xuất hiện nguy cơ gây mất an toàn đập, phải cứu hộ đập khẩn cấp, đồng thời báo cáo với cơ quan nhà nước và cơ quan phòng, chống thiên tai có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có liên quan để kịp thời hỗ trợ, ứng cứu và chỉ đạo ứng phó;\ne) Trước mùa mưa hằng năm, tổ chức đánh giá hiện trạng đập, báo cáo chủ quản lý đập, hồ chứa nước.\n3. Chủ quản lý đập, hồ chứa nước có trách nhiệm sau đây:\na) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước thực hiện quy định về quản lý an toàn đập tại điểm b khoản 2 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan;\nb) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập trên địa bàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả đánh giá hiện trạng đập của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập;\nc) Đề xuất chủ sở hữu đập, hồ chứa nước bảo đảm kinh phí cho an toàn đập, hồ chứa nước;\nd) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, khắc phục hậu quả sự cố đập, hồ chứa nước.\n4. Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước có trách nhiệm sau đây:\na) Tổ chức kiểm tra, kiểm định thường xuyên, đột xuất và định kỳ đối với đập, hồ chứa nước theo quy định của pháp luật;\nb) Bảo đảm kinh phí cho an toàn đập, hồ chứa nước.\n5. Trước mùa mưa hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; quyết định phương án tích nước hồ chứa nước và giải pháp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý.\n6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này." }, { "id": 13981, "text": "1. Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.\n2. Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước.\n3. Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm về an toàn đập, hồ chứa nước do mình sở hữu.\n4. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình." }, { "id": 13993, "text": "1. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định sau:\na) Kiểm tra thường xuyên, quan sát trực quan tại hiện trường để nắm bắt kịp thời hiện trạng đập, hồ chứa nước;\nb) Trước mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời các hư hỏng để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước;\nc) Sau mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng; theo dõi diễn biến các hư hỏng của đập, hồ chứa nước; rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai; đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, xuống cấp;\nd) Ngay sau khi có mưa, lũ lớn trên lưu vực hoặc động đất mạnh tại khu vực công trình phải kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước;\nđ) Trường hợp phát hiện đập, hồ chứa nước có hư hỏng đột xuất, phải báo cáo ngay cho chủ sở hữu, chủ quản lý đập, hồ chứa nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời phải thực hiện ngay biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.\n2. Nội dung báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước\na) Đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn: Mực nước cao nhất trong hồ chứa nước; dòng chảy lũ lớn nhất về hồ chứa nước, thời gian xuất hiện, lưu lượng đỉnh lũ, tổng lượng lũ; kết quả quan trắc đập đã được phân tích, đánh giá và xử lý số liệu; kết quả kiểm tra công trình trước, sau mùa mưa; các hư hỏng của công trình và công tác sửa chữa, khắc phục;\nb) Đối với đập, hồ chứa vừa, nhỏ: Mực nước cao nhất trong hồ chứa nước; kết quả kiểm tra công trình trước, sau mùa mưa; các hư hỏng của công trình và công tác sửa chữa, khắc phục.\n3. Thời gian gửi báo cáo định kỳ hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước\na) Trước ngày 15 tháng 4 hằng năm đối với khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ;\nb) Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm đối với khu vực Nam Trung Bộ.\n4. Trách nhiệm báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước theo định kỳ hằng năm:\na) Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;\nb) Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn và Bộ Công Thương;\nc) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý của bộ.\n5. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải báo cáo ngay Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp có đập, hồ chứa nước trên địa bàn và các cơ quan liên quan theo quy định khi xảy ra tình huống khẩn cấp." }, { "id": 13994, "text": "1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; quyết định phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn đối với đập, hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ có liên quan đến 02 tỉnh trở lên.\n2. Bộ Công Thương tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện, quyết định phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn đối với đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên, trừ các đập, hồ chứa nước quy định tại khoản 7 Điều này.\n3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; quyết định phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn đối với đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, trừ các đập, hồ chứa nước quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 7 Điều này.\n4. Việc đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước được thực hiện theo hình thức Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước. Hội đồng có nhiệm vụ kiểm tra, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tư vấn về mức độ an toàn của đập, hồ chứa nước, phương án tích nước hồ chứa và giải pháp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.\n5. Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước cấp bộ\na) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý của bộ;\nb) Bộ Công Thương quyết định thành lập hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên, trừ các đập, hồ chứa nước quy định tại khoản 7 Điều này;\nc) Thành viên hội đồng gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, ủy viên phản biện và các ủy viên là đại diện cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện thuộc bộ, địa phương có liên quan, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước và tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho hội đồng.\n6. Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước cấp tỉnh\na) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước có nguy cơ mất an toàn thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, trừ các đập, hồ chứa nước quy định tại khoản 7 Điều này;\nb) Thành viên hội đồng bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, ủy viên phản biện và các ủy viên là đại diện cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện cấp tỉnh, đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện có đập, hồ chứa nước có liên quan trên địa bàn và tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho hội đồng.\n7. Hội đồng tư vấn, đánh giá an toàn đập, hồ chứa trên bậc thang thủy điện sông Đà\na) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên bậc thang thủy điện sông Đà, bao gồm đập, hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng và Bản Chát;\nb) Thành viên hội đồng bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, ủy viên phản biện và các ủy viên là đại diện cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện thuộc bộ, ngành, địa phương có liên quan; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước; các chuyên gia độc lập có kinh nghiệm về lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện;\nc) Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên bậc thang thủy điện sông Đà." } ]
80,121
Đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn khi đáp ứng quy định nào?
[ { "id": 5496, "text": " Quy định về đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn\n1. Đơn vị máu đạt tiêu chuẩn khi được lấy, bảo quản trong túi chất dẻo có sẵn chất chống đông và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc theo quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động truyền máu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 26/2013/TT-BYT).\n2. Chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn khi được điều chế đạt các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BYT ." } ]
[ { "id": 5495, "text": "1. Phạm vi điều chỉnh:\nThông tư này quy định mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do ngân sách nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả và chi phí phục vụ cho việc định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.\n2. Đối tượng áp dụng:\na) Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện các cấp; các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia tuyên truyền, vận động, tổ chức hiến máu tình nguyện và người hiến máu;\nb) Các cơ sở y tế có chức năng tuyển chọn người hiến máu; tiếp nhận máu, thành phần máu; xét nghiệm sàng lọc máu; điều chế các chế phẩm máu; lưu trữ, bảo quản, cung cấp, sử dụng máu và chế phẩm máu theo quy định của Bộ Y tế." }, { "id": 34267, "text": "Nguyên tắc cấp phát, sử dụng, thu hồi máu và chế phẩm máu\n1. Chỉ được cấp phát đơn vị máu và chế phẩm máu cho người bệnh khi: không phát hiện thấy nguy cơ nhiễm các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu; có đầy đủ kết quả xét nghiệm định nhóm máu hệ ABO, Rh(D); đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn quy định tương ứng và không vượt quá thời hạn sử dụng theo quy định đối với từng loại; không có các dấu hiệu bất thường khi kiểm tra hình thức bên ngoài; bảo đảm hòa hợp miễn dịch giữa đơn vị máu, chế phẩm máu và người được truyền máu.\n2. Thu hồi, cách ly các đơn vị máu, chế phẩm máu trong:\na) Các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 Thông tư này;\nb) Các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 41 Thông tư này.\nc) Các đơn vị máu toàn phần và các chế phẩm huyết tương, khối tiểu cầu, khối bạch cầu điều chế từ đơn vị máu, thành phần máu khi xét nghiệm kháng thể bất thường theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 14 Thông tư này có kết quả dương tính hoặc nghi ngờ dương tính.\n3. Chỉ định sử dụng truyền máu hợp lý trên cơ sở tình trạng bệnh lý của từng người bệnh.\n4. Bộ phận phát máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện xét nghiệm hòa hợp miễn dịch truyền máu và trực tiếp cấp phát máu cho các khoa điều trị lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện truyền máu, chế phẩm máu cho người bệnh." }, { "id": 34268, "text": "Việc giao, nhận máu và chế phẩm máu giữa cơ sở cung cấp máu với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhau chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:\n1. Cơ sở y tế được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện việc cung cấp máu cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;\n2. Có hợp đồng hợp pháp cung cấp máu giữa cơ sở cung cấp và cơ sở nhận máu, chế phẩm máu;\n3. Có phiếu dự trù, cung cấp máu và chế phẩm máu theo quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm Thông tư này;\n4. Trường hợp không có hợp đồng cung cấp máu: phiếu dự trù phải có xác nhận của đại diện lãnh đạo hoặc người được ủy quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;\n5. Có các nhân viên y tế thực hiện việc giao và nhận máu;\n6. Có phương tiện bảo quản, vận chuyển máu và chế phẩm máu phù hợp;\n7. Hồ sơ giao nhận máu phải được lưu giữ và kiểm soát theo quy định tại Điều 61 Thông tư này." }, { "id": 34250, "text": "Nhãn của đơn vị máu và chế phẩm máu\nNgoài việc tuân thủ các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa, nhãn của đơn vị máu, chế phẩm máu phải có những thông tin như sau:\n1. Tên, địa chỉ cơ sở điều chế máu và chế phẩm.\n2. Tên loại chế phẩm máu.\n3. Mã số của đơn vị máu, chế phẩm máu: chỉ có một mã số duy nhất cho phép truy nguyên các thông tin về người hiến máu, quá trình lấy máu, sàng lọc, điều chế, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng đơn vị máu, chế phẩm máu.\n4. Nhóm máu hệ ABO và Rh(D); thông tin về các nhóm máu khác (nếu có).\n5. Ngày, tháng, năm lấy máu.\n6. Tên dung dịch chống đông hoặc dung dịch bảo quản (đối với máu toàn phần hoặc khối hồng cầu).\n7. Ngày hết hạn sử dụng.\n8. Thể tích hoặc cân nặng của đơn vị chế phẩm máu.\n9. Nhiệt độ bảo quản.\n10. Ghi chú trên tất cả nhãn của túi máu, chế phẩm máu: “Cần truyền qua bộ dây truyền có bầu lọc; không được truyền nếu có hiện tượng tan máu, màu sắc bất thường”. Riêng với máu, chế phẩm máu đã chiếu xạ, cần ghi thêm: “Đã chiếu xạ”." } ]
88,742
Thủ tục thông qua hợp đồng chế tạo thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện được thực hiện như thế nào?
[ { "id": 160910, "text": "Thông qua Hợp đồng thiết kế, chế tạo thiết bị\n1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Năng lượng có ý kiến đối với Hợp đồng thiết kế, chế tạo thiết bị. Trong trường hợp quá thời hạn trên, Tổng cục Năng lượng không có ý kiến thì Hợp đồng thiết kế, chế tạo thiết bị được thông qua.\n2. Trường hợp Tổng cục Năng lượng có ý kiến đối với Hợp đồng thì trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Tổng cục Năng lượng, Chủ đầu tư phải có ý kiến giải trình gửi Tổng cục Năng lượng trước khi ký chính thức Hợp đồng." } ]
[ { "id": 123247, "text": "Trình tự, thủ tục phê duyệt Liên danh nhà thầu thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện\n...\n3. Tham gia của tư vấn thiết kế nước ngoài vào Liên danh\na) Viện Nghiên cứu Cơ khí thống nhất với các thành viên Liên danh đề xuất nhà thầu phụ tư vấn thiết kế nước ngoài để hỗ trợ thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ thiết kế, chế tạo các thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện do Liên danh chịu trách nhiệm thiết kế, chế tạo;\nb) Liên danh thoả thuận với Chủ đầu tư về phạm vi, giá trị công việc do tư vấn thiết kế nước ngoài đảm nhận để tổng hợp trong hồ sơ đề xuất của Liên danh." }, { "id": 123245, "text": "Trình tự, thủ tục phê duyệt Liên danh nhà thầu thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện\n1. Đề xuất Liên danh\na) Nội dung hồ sơ đề xuất\nCăn cứ phạm vi và khối lượng công việc thiết kế, chế tạo thiết bị phụ của từng dự án cụ thể, Viện Nghiên cứu Cơ khí thống nhất với Chủ đầu tư các dự án quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 của Thông tư này và các doanh nghiệp cơ khí, trình Bộ Công Thương 01 (một) bộ hồ sơ trình phê duyệt Liên danh thực hiện thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị phụ cho dự án. Hồ sơ gồm các nội dung chính sau:\n- Phân công công việc của Liên danh và các doanh nghiệp thành viên trong Liên danh theo hướng chuyên thiết kế chế tạo một số loại thiết bị phụ, phù hợp với năng lực;\n- Tờ trình phê duyệt Liên danh theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Danh sách doanh nghiệp thành viên trong Liên danh, người đứng đầu Liên danh;\n- Hồ sơ năng lực các doanh nghiệp;\n- Kế hoạch thực hiện thiết kế, chế tạo thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện.\nb) Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.\n..." }, { "id": 123246, "text": "Trình tự, thủ tục phê duyệt Liên danh nhà thầu thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị phụ nhà máy nhiệt điện\n...\nPhê duyệt Liên danh\na) Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Năng lượng phải có văn bản yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi nội dung trong hồ sơ nếu hồ sơ trình phê duyệt Liên danh chưa đầy đủ để thẩm định;\nb) Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Tổng cục Năng lượng, Viện Nghiên cứu Cơ khí có trách nhiệm bổ sung đầy đủ hồ sơ trình phê duyệt Liên danh;\nc) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Năng lượng xem xét, trình Bộ Công Thương phê duyệt danh sách các Liên danh tham gia thực hiện thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị phụ cho dự án nhà máy nhiệt điện.\n..." }, { "id": 208658, "text": "Lập hợp đồng thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị phụ các dự án nhiệt điện BOT\n1. Bộ Công Thương thỏa thuận với Chủ đầu tư dự án nhiệt điện BOT về danh mục các hạng mục thiết bị phụ sẽ thiết kế, chế tạo trong nước và phê duyệt Liên danh thực hiện.\n2. Chủ đầu tư các dự án nhiệt điện BOT có trách nhiệm ký hợp đồng với các Liên danh đã được Bộ Công Thương phê duyệt để tổ chức thực hiện công tác thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị phụ của dự án.\n3. Chủ đầu tư thực hiện việc đưa ra các yêu cầu kỹ thuật - công nghệ cho thiết bị phụ và quản lý giao diện giữa các hạng mục thiết bị chính và thiết bị phụ được áp dụng như quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.\n4. Các nội dung chính cần có của Hợp đồng, giá nghiệm thu, thanh toán đối với vật tư, vật liệu, thiết bị, linh kiện trong nước chưa sản xuất được áp dụng như quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư này." }, { "id": 160911, "text": "Lập hợp đồng thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị phụ các dự án nhiệt điện khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ\n1. Trên cơ sở Liên danh đã được Bộ Công Thương phê duyệt, Chủ đầu tư các dự án nhiệt điện có trách nhiệm ký hợp đồng với các Liên danh để tổ chức thực hiện công tác thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị phụ của dự án.\n2. Chủ đầu tư yêu cầu tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng thầu EPC, đối với trường hợp dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC), nhà thầu cung cấp thiết bị chính (trong trường hợp dự án không thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC) có trách nhiệm đưa ra các yêu cầu kỹ thuật - công nghệ cho thiết bị phụ sẽ được thiết kế, chế tạo trong nước và quản lý giao diện giữa các hạng mục thiết bị chính với thiết bị phụ.\n3. Các nội dung chính cần có của Hợp đồng được áp dụng như quy định tại Điều 6 Thông tư này. Riêng đối với vật tư, vật liệu, thiết bị, linh kiện trong nước chưa sản xuất được, giá nghiệm thu, thanh toán căn cứ kết quả lựa chọn Nhà cung cấp vật tư, thiết bị nước ngoài theo quy định hiện hành.\n4. Hồ sơ, trình tự thông qua Hợp đồng được áp dụng như quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này." } ]
94,899
Học sinh 13 tuổi có thể bị đưa vào trường giáo dưỡng khi có dấu hiệu của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hay không?
[ { "id": 66707, "text": "\"Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng\n1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.\n2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.\n3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.\n4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.\n5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:\na) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;\nb) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;\nc) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.\"" } ]
[ { "id": 588783, "text": "Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng\n1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.\n2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.\n3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.\n4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.\n5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:\na) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;\nb) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;\nc) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận." }, { "id": 567901, "text": "6. Đối với trường hợp người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định được quy định như sau: Trường hợp đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa thi hành hoặc đang được hoãn thi hành thì chuyển cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đối với người không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trường hợp thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chưa đủ 03 tháng thì chỉ tiếp tục chấp hành cho đến khi đủ 03 tháng; trường hợp đã chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 03 tháng trở lên thì không tiếp tục áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng." }, { "id": 567900, "text": "Điều 2. Kể từ ngày Luật xử lý vi phạm hành chính được công bố:\n1. Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Người có hành vi bán dâm bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.\n2. Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự hoặc nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng.\n3. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:\na) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự;\nb) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;\nc) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.\n4. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.\n5. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tương ứng thì không tiếp tục lập hồ sơ xem xét, áp dụng. Trường hợp đã có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tương ứng đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng chưa thi hành hoặc được hoãn thi hành thì không phải thi hành; trường hợp đang thi hành hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành thì không phải chấp hành phần thời gian còn lại. Trường hợp quy định tại khoản này và trường hợp được miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tương ứng đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính." }, { "id": 114791, "text": "Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc\n1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.\nTrường hợp cần phải có thêm thời gian để hoàn thiện hồ sơ trước khi đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện ra quyết định tạm giữ người đó theo thủ tục hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Thời gian tạm giữ được tính vào thời gian chấp hành quyết định.\nChế độ ăn của người bị tạm giữ được hưởng như chế độ ăn của học sinh, trại viên trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và được dự toán trong ngân sách hàng năm của Bộ Công an.\n2. Người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nếu không tự giác chấp hành hoặc có hành vi chống đối thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành quyết định. Trường hợp hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì phải lập hồ sơ để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.\n3. Thủ tục đưa người phải chấp hành quyết định biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 28 Nghị định này." } ]
151,362
Người phụ trách trinh sát đám cháy phải nắm vững các nội dung nào khi thực hiện nhiệm vụ của mình?
[ { "id": 230924, "text": "Trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn\n...\n5. Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn có trách nhiệm nắm vững và thực hiện đầy đủ các nội dung trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn quy định tại khoản 2 Điều này; phải mang theo thiết bị bảo hộ cá nhân và các phương tiện, thiết bị chuyên dùng; kịp thời triển khai các biện pháp khẩn cấp cứu người, cứu tài sản, khống chế và dập tắt các điểm cháy nếu điều kiện cho phép; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong suốt quá trình trinh sát cho người chỉ huy." } ]
[ { "id": 135832, "text": "Trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn\n1. Khi đến nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn, nếu diễn biến của đám cháy, sự cố, tai nạn không phức tạp, người chỉ huy có thể trực tiếp quan sát để quyết định các biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp.\nTrường hợp xét thấy đám cháy, sự cố, tai nạn có diễn biến phức tạp thì người chỉ huy phải thành lập tổ trinh sát có tối thiểu từ 03 cán bộ, chiến sĩ trở lên để tổ chức trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn. Khi cần phải tiến hành trinh sát nhiều hướng, nhiều khu vực khác nhau, người chỉ huy cần thành lập nhiều tổ trinh sát để nắm tình hình.\nTrường hợp cần thiết, người chỉ huy có thể yêu cầu người am hiểu tình hình khu vực xảy ra cháy, sự cố, tai nạn tham gia giúp tổ trinh sát thực hiện nhiệm vụ.\n..." }, { "id": 230925, "text": "Trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn\n..\n4. Việc tổ chức trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn phải thực hiện thường xuyên, liên tục từ khi đến nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn cho đến khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.\n..." }, { "id": 200973, "text": "Trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn\n...\n2. Nhiệm vụ của trinh sát:\na) Trinh sát đám cháy: Xác định có hay không có người bị nạn trong đám cháy; số lượng, vị trí, tình trạng của người bị nạn; biện pháp và khả năng cứu người bị nạn; các yếu tố nguy hiểm từ đám cháy có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như lực lượng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các chất cháy chủ yếu, nguy cơ cháy lan và khả năng phát triển của đám cháy; vị trí, khu vực cần triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, cứu tài sản, ngăn chặn cháy lan; khả năng sử dụng phương tiện chữa cháy hiện có của cơ sở để phục vụ chữa cháy và các nguồn nước có thể sử dụng cho chữa cháy; những dấu vết, vật chứng liên quan đến đám cháy (nếu có) để phục vụ việc xác định nguyên nhân xảy ra cháy;\nb) Trinh sát sự cố, tai nạn: Xác định rõ số lượng, vị trí, tình trạng của người bị nạn, phương tiện, tài sản đang bị đe dọa bởi các yếu tố nguy hiểm; đường vào, ra nơi xảy ra sự cố, tai nạn; các yếu tố nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như của lực lượng cứu nạn, cứu hộ; vị trí thích hợp để bố trí các phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ; các biện pháp cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; những dấu vết, vật chứng liên quan đến sự cố, tai nạn (nếu có) để phục vụ việc xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn.\n3. Căn cứ vào tình hình, diễn biến của đám cháy, sự cố, tai nạn và lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện có, người chỉ huy có thể quyết định đồng thời việc tổ chức trinh sát và triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, cứu tài sản, khống chế và dập tắt đám cháy.\n..." }, { "id": 635190, "text": "Khoản 3. Trách nhiệm của thành viên tổ chức phụ trách bầu cử:\na) Người đứng đầu tổ chức phụ trách bầu cử phải nắm vững quy định của Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức do mình phụ trách để phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với từng thành viên và đôn đốc thực hiện trong quá trình thực hiện công tác bầu cử;\nb) Thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử phải được tập huấn, hướng dẫn và cung cấp tài liệu có liên quan đến nhiệm vụ và nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác bầu cử; nắm vững và thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; khách quan, trung thực trong quá trình thực hiện công việc được giao." } ]
62,782
Đề xuất bãi bỏ một phần của 04 văn bản quy phạm pháp luật nào?
[ { "id": 131771, "text": "Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật\nBãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:\n1. Bãi bỏ Điều 23, khoản 1 Điều 24, điểm c, d khoản 2 Điều 24, Điều 25 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.\n2. Bãi bỏ Điều 12 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.\n3. Bãi bỏ Điều 10 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.\n4. Bãi bỏ khoản 2 Điều 22 Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật" } ]
[ { "id": 607518, "text": "Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật. Bãi bỏ toàn bộ Nghị định số 49/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định danh mục các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao." }, { "id": 602797, "text": "Điều 2. Bãi bỏ một phần 02 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Bãi bỏ một phần 02 văn bản quy phạm pháp luật sau đây:\n1. Bãi bỏ Điều 1, Điều 4 và Phụ lục I Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL; Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL; Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL và Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL.\n2. Bãi bỏ Điều 1 và Điều 4 Thông tư số 35/2018/TT-BVHTTDL ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL, Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL và Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL." }, { "id": 477385, "text": "Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật. Bãi bỏ toàn bộ 02 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:\n1. Quyết định số 385/2001/QĐ-BYT ngày 13 tháng 02 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế.\n2. Chỉ thị số 04/2003/CT-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh." }, { "id": 523809, "text": "Điều 12. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật\n1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành. Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.\n2. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.\n3. Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành." }, { "id": 616938, "text": "Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật. Bãi bỏ toàn bộ Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23 tháng 01 năm 2014 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ." } ]
21,083
Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm những loại nào?
[ { "id": 73561, "text": "“Điều 41. Phiếu lý lịch tư pháp\n 1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:\n a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;\n b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.\n 2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.”" }, { "id": 85056, "text": "“Điều 7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp\n 1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.\n 2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.\n 3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.”" } ]
[ { "id": 573934, "text": "Điều 12. Ghi Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung trong trường hợp cập nhật bản án hình sự, quyết định tuyên bố phá sản tiếp theo\n1. Trường hợp cập nhật đối với những bản án tiếp theo quy định tại Điều 29 của Luật Lý lịch tư pháp, căn cứ vào Lý lịch tư pháp đã được cập nhật, Sở Tư pháp ghi các thông tin về bản án đó vào Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung bao gồm các nội dung tại mục “Nội dung bản án” trong Phần III “Thông tin về án tích” trong Lý lịch tư pháp và gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.\n2. Trường hợp cập nhật đối với quyết định tuyên bố phá sản tiếp theo, căn cứ vào Lý lịch tư pháp đã được cập nhật, Sở Tư pháp ghi các thông tin về quyết định tuyên bố phá sản đó vào Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung bao gồm các nội dung trong Phần IV “Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã” trong Lý lịch tư pháp và gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia." }, { "id": 69992, "text": "\"Điều 45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1\n1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:\na) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;\nb) Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.\n2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:\na) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;\nb) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.\n3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.\n4. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này.\n5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.\"" }, { "id": 505588, "text": "Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nhiều bản án, quyết định thì thông tin về bản án, quyết định bị hủy theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm được xử lý theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Thông tư số 06/2013/TT-BTP;\nd) Xoá án tích: cập nhật nội dung của quyết định xóa án tích, giấy chứng nhận xoá án tích và kết quả xác minh điều kiện đương nhiên được xoá án tích.\n2. Kích cỡ của 08 loại biểu mẫu và 04 mẫu sổ lý lịch tư pháp được thống nhất sử dụng khổ giấy A4 (210 mm x 297mm). 2. Khoản 2, khoản 3 Điều 4 được sửa đổi như sau: “2. Các biểu mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dành cho cá nhân và văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dành cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn). Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể truy cập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để tải về và sử dụng miễn phí các loại biểu mẫu nói trên khi làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Cá nhân, cơ quan, tổ chức đến làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cung cấp để sử dụng miễn phí 02 loại Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và 02 văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Cách lập mã số Lý lịch tư pháp: 2. Sở Tư pháp nơi nhận được thông báo của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện ghi chú vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án về việc người đó đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.” 2. Thông tin chung về án tích trong Lý lịch tư pháp là thông tin tóm tắt về các bản án được cập nhật trong Lý lịch tư pháp và ghi theo thứ tự thời gian cập nhật bản án đó. 2. Trường hợp người bị kết án có nhiều án tích thì cập nhật các án tích đó theo thứ tự thời gian nhận được thông tin lý lịch tư pháp. 2. Trường hợp Sở Tư pháp thực hiện lập Lý lịch tư pháp và đồng thời cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp đã lập thì Sở Tư pháp gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia bản Lý lịch tư pháp được lập đã có các thông tin lý lịch tư pháp bổ sung được cập nhật, không gửi Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này. 2. Mục nội dung của văn bản được cập nhật trong Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung, cụ thể như sau: 2. Văn bản về việc bổ sung, đính chính thông tin của Sở Tư pháp bao gồm những nội dung sau: mã số Lý lịch tư pháp; họ và tên, ngày tháng năm sinh của người có Lý lịch tư pháp; nội dung bổ sung, đính chính thông tin." }, { "id": 144972, "text": "“Điều 46. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2\n1. Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.\nTrong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.\n2. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.”" }, { "id": 112584, "text": "\"Điều 49. Từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp\nCơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:\n1. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;\n2. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật này;\n3. Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.\nTrường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.\"" } ]
59,633
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn cụ thể như thế nào?
[ { "id": 69690, "text": "\"Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần\n...\n2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:\na) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;\nb) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.\n3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:\na) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;\nb) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.\"" }, { "id": 128255, "text": "\"Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần\n...\n3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.\"" } ]
[ { "id": 138261, "text": "\"Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp\n1. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.\n2. Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;\nb) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;\nc) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;\nd) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;\nđ) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.\n3. Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.\nTrường hợp người lao động đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mới được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian này được xác định là thời gian đóng nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm.\"" }, { "id": 148826, "text": "Mức hưởng chế độ thai sản\n...\n2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:\na) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.\nb) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.\nc) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.\nd) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế." }, { "id": 507704, "text": "Điều 11. Thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp\n1. Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động, không kể thời gian đóng trùng của các hợp đồng lao động; thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian người lao động giữ các chức danh theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 trước ngày 01 tháng 01 năm 1998 mà được tính hưởng bảo hiểm xã hội thì thời gian đó được tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.\n2. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian không làm việc hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tháng đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định nay.\n3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng người sử dụng lao động không phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:\na) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;\nb) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;\nc) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;\nd) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp." }, { "id": 189778, "text": "Mức hưởng chế độ thai sản\n...\n2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:\na) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.\n ...\n4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.\n..." }, { "id": 34428, "text": "1. Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động, không kể thời gian đóng trùng của các hợp đồng lao động; thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian người lao động giữ các chức danh theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 trước ngày 01 tháng 01 năm 1998 mà được tính hưởng bảo hiểm xã hội thì thời gian đó được tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.\n2. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian không làm việc hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tháng đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định nay.\n3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng người sử dụng lao động không phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:\na) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;\nb) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;\nc) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;\nd) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.\n4. Người lao động khi bị tạm giam, bị tạm đình chỉ công tác mà phải tạm dừng tham gia Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu sau đó được đóng bù theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội thì thời gian đóng bù được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.\n5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.\n6. Tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được xác định như sau:\na) Đối với trường hợp bị tai nạn lao động là tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động;\nb) Đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp là tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến tháng trước liền kề tháng làm công việc mà công việc đó gây ra bệnh nghề nghiệp;\nc) Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trùng nhau của các hợp đồng lao động chỉ được tính một lần;\nd) Một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.\n7. Tiền lương đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được xác định như sau:\na) Tiền lương tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm sau thời gian đóng gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì bằng tiền lương đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của chính tháng đó;\nb) Tiền lương tháng cuối cùng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công việc đã làm mà công việc đó gây ra bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp;\nc) Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp được tính trên cơ sở hệ số tiền lương và phụ cấp (nếu có) nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp;\nd) Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp của lần sau cùng nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở." } ]
140,346
Trách nhiệm công khai thông tin trang thiết bị y tế được quy định thế nào?
[ { "id": 218616, "text": "Thông tin về trang thiết bị y tế\n1. Thông tin về trang thiết bị y tế nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng trang thiết bị y tế hợp lý, an toàn cho cán bộ y tế và người sử dụng trang thiết bị y tế.\n2. Thông tin về trang thiết bị y tế phải đầy đủ, khách quan, chính xác, trung thực, dễ hiểu, không được gây hiểu nhầm.\n3. Trách nhiệm thông tin về trang thiết bị y tế được quy định như sau:\na) Chủ sở hữu số lưu hành, cơ sở mua bán trang thiết bị y tế có trách nhiệm công khai thông tin về mức độ rủi ro và các thông tin liên quan đến việc sử dụng trang thiết bị y tế;\nb) Cơ sở y tế có trách nhiệm phổ biến thông tin về trang thiết bị y tế trong phạm vi cơ sở;\nc) Cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm thông tin về mức độ rủi ro của việc sử dụng trang thiết bị y tế thuộc loại C, D cho người bệnh;\nd) Cơ quan quản lý về trang thiết bị y tế có trách nhiệm công khai thông tin về trang thiết bị y tế.\n4. Tổ chức, cá nhân thông tin về trang thiết bị y tế phải chịu trách nhiệm về những thông tin do mình cung cấp.\n5. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức hệ thống thông tin về trang thiết bị y tế." } ]
[ { "id": 210015, "text": "Điều kiện thực hiện dịch vụ tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế\n1. Việc thực hiện dịch vụ tư vấn về lập danh mục và xây dựng cấu hình, tính năng kỹ thuật trang thiết bị y tế phải được thực hiện bởi cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đã qua đào tạo về tư vấn kỹ thuật trang thiết bị y tế.\n2. Điều kiện của cá nhân thực hiện tư vấn kỹ thuật trang thiết bị y tế:\na) Có trình độ từ đại học chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược trở lên;\nb) Có thời gian công tác trực tiếp về kỹ thuật trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế từ 05 năm trở lên;\nc) Đã được cơ sở đào tạo kiểm tra và công nhận đủ khả năng tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế theo chương trình đào tạo do Bộ Y tế ban hành.\n3. Người tư vấn chỉ được tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế sau khi đã được Bộ Y tế công khai thông tin và hồ sơ công bố đủ điều kiện tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 54 Nghị định này." }, { "id": 14619, "text": "1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không thông tin về mức độ rủi ro của việc sử dụng trang thiết bị y tế thuộc loại C, D cho người bệnh;\nb) Không công khai thông tin về mức độ rủi ro và thông tin liên quan đến việc sử dụng trang thiết bị y tế;\nc) Không thực hiện phổ biến thông tin về mức độ rủi ro và thông tin liên quan đến việc sử dụng trang thiết bị y tế trong phạm vi cơ sở y tế.\n2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu trang thiết bị y tế vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung theo quy định của pháp luật mà không có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá." }, { "id": 444927, "text": "Điều 74. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trang thiết bị y tế\n1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trang thiết bị y tế phải chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng đối với trang thiết bị y tế do mình kinh doanh.\n2. Cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế trong nước có trách nhiệm quản lý chất lượng trang thiết bị y tế trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản trang thiết bị y tế theo đúng hồ sơ đã cấp số lưu hành.\n3. Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm:\na) Thực hiện việc phân loại, công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại đối với trang thiết bị y tế mà mình đã thực hiện phân loại; Thực hiện các biện pháp khắc phục đối với những trường hợp ban hành kết quả phân loại sai làm giảm mức độ rủi ro của trang thiết bị y tế hoặc ban hành kết quả phân loại sai về thẩm quyền quy định tại Nghị định này.\nb) Thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế theo quy định của Nghị định này. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành;\nc) Thành lập, duy trì cơ sở bảo hành trang thiết bị y tế hoặc ký hợp đồng với cơ sở bảo hành trang thiết bị y tế, trừ trường hợp các trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành;\nd) Lập, duy trì hồ sơ theo dõi trang thiết bị y tế và thực hiện truy xuất nguồn gốc trang thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp các trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế; báo cáo cơ quan Công an khi phát hiện thất thoát trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất;\nđ) Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, trong tài liệu kèm theo trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và quy định tại Nghị định này;\ne) Cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng, môi trường; cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng; cung cấp thông tin về yêu cầu đối với việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng trang thiết bị y tế;\ng) Kịp thời ngừng lưu hành, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp xử lý, khắc phục hoặc thu hồi trang thiết bị y tế có lỗi theo quy định tại Nghị định này. Trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy trang thiết bị y tế phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định của pháp luật có liên quan và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó;\nh) Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\ni) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi trang thiết bị y tế có lỗi;" }, { "id": 444851, "text": "Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có trang thiết bị y tế nghiên cứu lâm sàng\n1. Bồi thường thiệt hại cho người tham gia nghiên cứu lâm sàng trang thiết bị y tế nếu có rủi ro xảy ra do nghiên cứu trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.\n2. Ký kết hợp đồng về việc nghiên cứu lâm sàng trang thiết bị y tế với cơ sở nhận nghiên cứu lâm sàng trang thiết bị y tế.\n3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tính an toàn của trang thiết bị y tế do mình cung cấp." } ]
14,201
Thế nào là bảo hiểm xã hội?
[ { "id": 68217, "text": "\"Điều 3. Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.\n2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.\n3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.\n[...]\"" } ]
[ { "id": 91537, "text": "Bảo hiểm xã hội một lần\n1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.\n...\n2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.\n3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.\n...\n4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.\n...\n5. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội." }, { "id": 11870, "text": "1. Nội dung sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.\n2. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm quản lý toàn bộ phần tài chính bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hướng dẫn về thu, chi bảo hiểm xã hội đối với tất cả các đối tượng đang phục vụ trong Bộ mình, trên cơ sở những quy định chung và hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hằng tháng, nộp toàn bộ số thu bảo hiểm xã hội và lãi phát sinh trên tài khoản thu vào quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý. Hằng quý, năm, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an quyết toán với các đơn vị thuộc Bộ; hằng năm quyết toán với Bảo hiểm xã hội Việt Nam về các khoản thu, chi bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội.\n3. Quản lý, sử dụng và quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội đối với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an thực hiện theo Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg." }, { "id": 81791, "text": "\"Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội\n1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.\n2. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.\n3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.\n4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.\n5. Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.\n6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.\n7. Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.\n8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.\n9. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.\n10. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.\n11. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.\n12. Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.\n13. Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.\nHằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý.\n14. Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.\n15. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.\n17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.\"" }, { "id": 38208, "text": "1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với từng cá nhân. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.\n2. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được thực hiện như sau:\na) Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu, gồm:\n- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động;\n- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động lập.\nb) Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất hoặc Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, gồm:\n- Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội kèm theo tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động;\n- Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.\n3. Quy trình, thời gian giải quyết tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu thực hiện như sau:\na) Học viên công an, học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí hoặc trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an nhân dân mà quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu có nguyện vọng được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động lập hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và nộp cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an;\nb) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.\n4. Quy trình, thời gian giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất hoặc Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:\na) Trường hợp bị hỏng hoặc bị mất sổ bảo hiểm xã hội hoặc cần Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này cho người sử dụng lao động;\nb) Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra và nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an;\nc) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do người sử dụng lao động gửi đến đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an hoàn thành việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động phức tạp thì không quá 45 ngày;\nd) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do người sử dụng lao động gửi đến đối với trường hợp Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an hoàn thành việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.\n5. Trường hợp không cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu hoặc không giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp hỏng hoặc mất hoặc Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thì Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do." }, { "id": 248046, "text": "Bảo hiểm xã hội một lần\n...\n2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.\n...\n5. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.\nVí dụ 35: Ông V thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định từ năm 1996 đến hết năm 2014. Trên cơ sở đề nghị của ông V ngày 20/02/2016, ngày 01/3/2016 cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành quyết định giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với ông V.\nNhư vậy, bảo hiểm xã hội một lần của ông V được tính trên cơ sở mức lương cơ sở tại thời điểm 01/3/2016." } ]
80,089
Cán bộ, công chức, viên chức đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở bị xử lý như thế nào?
[ { "id": 757, "text": "Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở\n1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.\n2. Tổ chức vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.\n3. Cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.\n4. Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của Chính phủ." } ]
[ { "id": 472082, "text": "Khoản 1. Nghị định này quy định thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) bao gồm: dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị; dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan:\na) Dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nội bộ của cơ quan, đơn vị; những việc phải công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết; những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan quyết định; những việc cán bộ, công chức, viên chức giám sát, kiểm tra;\nb) Dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan tổ chức có liên quan bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với cơ quan cấp trên và với cơ quan cấp dưới." }, { "id": 4124, "text": "1. Nghị định này quy định thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) bao gồm: dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị; dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan:\na) Dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nội bộ của cơ quan, đơn vị; những việc phải công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết; những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan quyết định; những việc cán bộ, công chức, viên chức giám sát, kiểm tra;\nb) Dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan tổ chức có liên quan bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với cơ quan cấp trên và với cơ quan cấp dưới.\n2. Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện; viên chức theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, có trong danh sách trả lương và là đoàn viên công đoàn của cơ quan, đơn vị.\nCán bộ, công chức cấp xã thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan theo quy định tại Nghị định này và các quy định tại Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn." }, { "id": 155666, "text": "Nguyên tắc thực hiện dân chủ\n1. Phát huy dân chủ gắn với thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức.\n2. Tôn trọng và bảo đảm quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật và các quy định của Quy chế này.\n3. Thực hiện dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý các hành vi lợi dụng dân chủ và các quy định của Quy chế này để làm trái với Hiến pháp, pháp luật và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và công dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, gây mất đoàn kết nội bộ." }, { "id": 629677, "text": "Điều 4. Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở\n1. Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.\n2. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.\n3. Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan." }, { "id": 629747, "text": "Điều 88. Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam các cấp\n1. Tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở.\n2. Tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.\n3. Tiếp nhận, tổng hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về thực hiện dân chủ ở cơ sở để chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo dõi, giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.\n4. Thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở của đoàn viên công đoàn.\n5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này." } ]
52,851
Người đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có được xuất cảnh không?
[ { "id": 65807, "text": "Điều kiện xuất cảnh\n1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;\nb) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;\nc) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.\n2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.\"\n\"Điều 34. Điều kiện nhập cảnh\nCông dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng." } ]
[ { "id": 458722, "text": "Khoản 5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó. Ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo là ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao, gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định này." }, { "id": 21865, "text": "\"Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính\n1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.\n2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.\"" }, { "id": 68053, "text": "Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên\n1. Người chưa thành niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.\n2. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính." }, { "id": 11132, "text": "1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho đối tượng vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.\n2. Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì tiếp tục thực hiện theo quyết định xử phạt đó." }, { "id": 524080, "text": "Điều 1. Thủ tục xử phạt\na) Khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.\nb) Quyết định xử phạt phải được giao cho người vi phạm để chấp hành, lưu tại cơ quan của người ra quyết định xử phạt để theo dõi và gửi cho Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan tài chính mở tài khoản tạm giữ để làm căn cứ kiểm tra, đối chiếu và lưu chứng từ.\nc) Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với người vi phạm, thì người ra quyết định xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi người vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu người vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người ra quyết định xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm." } ]
64,688
Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu được viết tắt là gì?
[ { "id": 133913, "text": "CPDLC (Controller-pilot data link communications): Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu." } ]
[ { "id": 534568, "text": "Điều 246. Báo cáo vị trí\n1. Báo cáo vị trí bao gồm các thông tin sau:\na) Thông tin nhận dạng tàu bay;\nb) Vị trí tàu bay;\nc) Thời gian;\nd) Mực bay hoặc độ cao bay bao gồm mực bay đang bay qua, mực bay đã cấp, nếu không duy trì được mực bay đã cấp;\nđ) Vị trí tiếp theo, thời gian bay qua;\ne) Điểm trọng yếu tiếp theo.\n2. Thông tin tại các Điểm d, đ và e Khoản 1 Điều này có thể không cần thông báo nếu kiểm soát viên không lưu đã thông báo cho tổ lái trong môi trường điều hành bay sử dụng giám sát ATS. Thông tin tại Điểm d Khoản 1 Điều này được thông báo vào lần liên lạc đầu tiên sau khi tàu bay chuyển đổi tần số liên lạc.\n3. Trường hợp cơ sở ATS sử dụng giám sát ATS, kiểm soát viên không lưu có thể không yêu cầu tổ lái báo cáo tại vị trí báo cáo bắt buộc." }, { "id": 534564, "text": "Khoản 3. Cấp và nhắc lại huấn lệnh kiểm soát không lưu:\na) Kiểm soát viên không lưu có trách nhiệm cấp huấn lệnh chậm, rõ ràng để tổ lái kịp ghi chép lại và tránh việc phải nhắc lại huấn lệnh gây mất thời gian. Huấn lệnh đường dài phải được cấp cho tổ lái trước khi khởi động động cơ. Kiểm soát viên không lưu không cấp huấn lệnh đường dài cho tổ lái khi đang thực hiện động tác lăn phức tạp, đang lên đường cất hạ cánh hoặc đang thực hiện cất cánh;\nb) Trường hợp tổ lái nhắc lại huấn lệnh và chỉ dẫn không chính xác, kiểm soát viên không lưu sử dụng thuật ngữ “NEGATIVE I SAY AGAIN” (không đứng, tôi nhắc lại) và kèm theo các nội dung sửa đổi;\nc) Trường hợp có nghi ngờ về việc thực hiện huấn lệnh và chỉ dẫn, kiểm soát viên không lưu phải cấp một huấn lệnh hoặc chỉ dẫn kèm theo cụm từ “IF UNABLE” (nếu không thể) và cấp thêm huấn lệnh hoặc chỉ dẫn dự phòng. Trường hợp không thể thực hiện huấn lệnh hoặc chỉ dẫn thì tổ lái phải báo kiểm soát viên không lưu biết bằng cách sử dụng cụm từ “UNABLE” (không thể) và kèm theo lý do." }, { "id": 140664, "text": "Giới thiệu chung về ngành, nghề\nKiểm soát không lưu trình độ cao đẳng là ngành nghề được thực hiện bởi các kiểm soát viên không lưu làm việc ở mặt đất, thực hiện kiểm soát hoạt động bay đối với tàu bay trên các đường hàng không, tại khu vực các sân bay và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý từ khi tàu bay rời vị trí đỗ, lăn ra đường cất hạ cánh để khởi hành cho đến khi tàu bay hạ cánh, lăn vào vị trí đỗ tại sân bay đến; trợ giúp tổ lái trong tình huống khẩn nguy; cung cấp cho tổ lái các tin tức cần thiết để đảm bảo an toàn, hiệu quả chuyến bay; thông báo các tin tức nhận được từ tổ lái cho các cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.\nĐể đảm bảo nền không lưu an toàn, điều hòa và hiệu quả, kiểm soát viên không lưu thường xuyên cung cấp cho tổ lái các huấn lệnh, tin tức cần thiết và khuyến cáo về độ cao bay, tốc độ bay, đường bay, các thông tin về thời tiết và các thông tin hoạt động bay liên quan khác nhằm ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay đang bay, giữa các tàu bay với các tàu bay hoạt động trên sân bay và giữa các tàu bay với các chướng ngại vật trên khu vực sân bay.\nKiểm soát không lưu là một nghề mang tính quốc tế nên kiểm soát viên không lưu không những phải tuân thủ mọi yêu cầu và qui định của Cục Hàng không Việt Nam mà còn phải tuân theo những khuyến cáo và thực hành của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO).\nNgười kiểm soát không lưu phải điều hành các chuyến bay hợp lý để tạo ra hiệu quả cao nhất. Đối với các sân bay chỉ phục vụ cho mục đích dân sự, công việc đã không đơn giản thì với những sân bay sử dụng cho cả quân sự lẫn dân sự, công việc của kiểm soát viên lại càng phức tạp hơn.\nNgười làm nghề Kiểm soát không lưu làm việc tại các đài kiểm soát tại sân bay hay tháp chỉ huy (TWR), cơ sở kiểm soát tiếp cận (APP), cơ sở kiểm soát đường dài (ACC), bộ phận thủ tục bay, bộ phận khai thác liên lạc sóng ngắn không địa, bộ phận thông báo hiệp đồng bay của Tổng Công ty Quản lý bay, cảng hàng không, hãng hàng không...\nKhối lượng kiến thức tối thiểu: 2.325 giờ (tương đương 90 tín chỉ)." }, { "id": 534552, "text": "1. RNP 4 được sử dụng để hỗ trợ hoạt động khai thác bay RNAV trong giai đoạn bay đường dài của chuyến bay nhằm trợ giúp việc áp dụng phân cách ngang 30 NM và phân cách dọc 30 NM cho vùng trời xa, trên biển.\n2. Việc áp dụng RNP 4 không yêu cầu bất kỳ hạ tầng trang thiết bị dẫn đường mặt đất. GNSS là cảm biến dẫn đường chính cho việc áp dụng KNP 4 đóng vai trò như là một hệ thống dẫn đường độc lập hoặc là một thành phần của một hệ thống đa cảm biến.\n3. Khi áp dụng RNP 4 yêu cầu phải có phương tiện liên lạc hai chiều trực tiếp (DCPC) hoặc phương tiện liên lạc dữ liệu (CPDLC) giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái cùng với phương tiện giám sát ADS-C.\nĐiều 229. Tiếp cận bằng GNSS (RNP APCH)\n1. Phương thức tiếp cận chót sử dụng GNSS.\n2. Giai đoạn tiếp cận hụt có thể dựa vào GNSS hoặc dẫn đường truyền thống.\n3. Khi thực hiện phương thức tiếp cận bằng GNSS, yêu cầu có phương tiện liên lạc hai chiều giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái.\n4. Tàu bay thực hiện phương thức tiếp cận bằng GNSS phải đảm bảo có phương án dự phòng trong trường hợp nhiễu hoặc mất tín hiệu vệ tinh GNSS.\n5. Tàu bay phải được trang bị hệ thống cảnh báo độ toàn vẹn dữ liệu vệ tinh hàng không (RAIM).\nĐiều 230. Tiếp cận đặc biệt (RNP AR) bằng GNSS\n1. Các giai đoạn tiếp cận sử dụng GNSS.\n2. Phương thức tiếp cận đặc biệt phải được đánh giá trên hệ thống huấn luyện bay bay giả định.\n3. Tàu bay phải được trang bị hệ thống cảnh báo mức độ toàn vẹn vệ tinh (RAIM).\nĐiều 231. Quy định chung cho các kiểu loại RNAV và RNP, RNP APCH và RNP AR\n1. Hệ thống thiết bị đảm bảo dẫn đường để áp dụng các kiểu loại RNAV và RNP phải được kiểm tra, đảm bảo đầy đủ tầm phủ tín hiệu và đánh giá an toàn trước khi sử dụng.\n2. Người lái, kiểm soát viên không lưu và các nhân viên có liên quan khác phải được huấn luyện đầy đủ nhằm đảm bảo an toàn, điều hòa và hiệu quả cho hoạt động khai thác này.\nĐiều 232. Chi tiết về PBN. Chi tiết về PBN thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam." } ]
49,316
Nhà nước sẽ hỗ trợ những khoản nào khi thu hồi đất?
[ { "id": 67868, "text": "Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất\n1. Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:\na) Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ;\nb) Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật; tạo điều kiện cho người có đất thu hồi có việc làm, có thu nhập ổn định để đảm bảo đời sống.\n2. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: \na) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; \nb) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;\nc) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;\nd) Hỗ trợ cho trẻ em chưa đến tuổi lao động, người khuyết tật, người cao tuổi theo quy định của pháp luật.\nđ) Hỗ trợ khác.\n3. Quỹ hỗ trợ cho các trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập. Nguồn tài chính của Quỹ được trích từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác theo quy định của pháp luật." } ]
[ { "id": 497951, "text": "Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau: “Điều 11. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1. Đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao. 1. Khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm g khoản 1 Điều 64, điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật đất đai thì chủ sở hữu tài sản được trả lại giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất đã tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc sau đây: 1. Người được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm nhưng đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm cho Nhà nước thì khi Nhà nước thu hồi đất được trả lại tiền thuê đất đã trả trước còn lại cho thời gian chưa sử dụng tính từ thời điểm có quyết định thu hồi đất. 1. Khi Nhà nước thu hồi đất, tổ chức bị thiệt hại về tài sản do Nhà nước giao quản lý sử dụng và phải di dời đến cơ sở mới thì tổ chức đó được sử dụng tiền bồi thường tài sản để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.\na) Việc hoàn trả giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất được thực hiện khi Nhà nước giao, cho thuê đất đã thu hồi cho người khác sử dụng;\nb) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm hoàn trả giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất cho người có đất thu hồi;\nc) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét từng trường hợp cụ thể để quyết định việc trả lại giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất đối với các trường hợp thu hồi đất quy định tại khoản này;\nd) Bộ Tài chính quy định cụ thể khoản này." }, { "id": 234874, "text": "Xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, chi phí đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất\n1. Khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm g khoản 1 Điều 64, điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật đất đai thì chủ sở hữu tài sản được trả lại giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất đã tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc sau đây:\na) Việc hoàn trả giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất được thực hiện khi Nhà nước giao, cho thuê đất đã thu hồi cho người khác sử dụng;\nb) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm hoàn trả giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất cho người có đất thu hồi;\nc) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét từng trường hợp cụ thể để quyết định việc trả lại giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất đối với các trường hợp thu hồi đất quy định tại khoản này;\nd) Bộ Tài chính quy định cụ thể khoản này." }, { "id": 641337, "text": "Khoản 3. Trường hợp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản xác định hành vi vi phạm của chủ đầu tư đối với việc không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 thì xử lý như sau:\na) Trường hợp chưa có quyết định thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 81 của Luật này;\nb) Trường hợp đã ban hành quyết định thu hồi đất thì thực hiện thu hồi đất theo quyết định thu hồi đất và xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất thu hồi theo quy định của pháp luật tại thời điểm Nhà nước ban hành quyết định thu hồi đất." }, { "id": 449489, "text": "Khoản 1. Tiền thuê đất đã trả trước còn lại để hoàn trả cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất được xác định như sau: Tiền thuê đất hoàn trả = Tiền thuê đất một năm xác định tại thời điểm thu hồi đất (*) x Thời hạn đã trả trước tiền thuê đất còn lại (**) Trong đó: - Tiền thuê đất một năm xác định tại thời điểm thu hồi đất (*): bằng (=) tỷ lệ phần trăm (%) tính tiền thuê đất theo chính sách tại thời điểm thu hồi đất nhân (x) giá đất theo mục đích sử dụng của thời hạn thuê đất của dự án xác định theo Bảng giá đất tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất. - Thời hạn đã trả trước tiền thuê đất còn lại (**): bằng (=) thời hạn đã trả trước tiền thuê đất trừ (-) thời hạn đã sử dụng đất thuê tính đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất." }, { "id": 40065, "text": "Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở\n...\n5. Trường hợp trong thửa đất ở thu hồi còn diện tích đất nông nghiệp không được công nhận là đất ở thì hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi được chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất đó sang đất ở trong hạn mức giao đất ở tại địa phương, nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và việc chuyển mục đích sang đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước\nTái định cư trên diện tích đất còn lại của thửa đất có nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất\nViệc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở để tái định cư trong trường hợp thửa đất có nhà ở bị thu hồi còn diện tích đất nông nghiệp không được công nhận là đất ở quy định tại Khoản 5 Điều 6 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được thực hiện theo quy định sau đây:\n1. Việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở để tái định cư trong trường hợp thửa đất có nhà ở bị thu hồi còn diện tích đất nông nghiệp không được công nhận là đất ở chỉ được thực hiện khi phần diện tích còn lại của thửa đất thu hồi đủ điều kiện được tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất thu hồi.\n2. Trường hợp phần diện tích còn lại của thửa đất có nhà ở bị thu hồi không đủ điều kiện được tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất thu hồi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi hoặc người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng phần diện tích đất còn lại theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.\n3. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với phần diện tích đất còn lại trong thửa đất có nhà ở không đủ điều kiện được phép tách thửa khi Nhà nước thu hồi đất phải được thể hiện trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư." } ]
130,028
Ban chấp hành công đoàn các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
[ { "id": 143237, "text": "\"Điều 11. Ban chấp hành công đoàn các cấp\n...\n7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp\na. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.\nb. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.\nc. Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.\nd. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.\nđ. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.\ne. Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.\ng. Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.\nh. Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.\ni. Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.\nk. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.\n7. Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ 6 tháng 1 lần; nơi không có ban thường vụ, ban chấp hành họp 3 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần.\"" } ]
[ { "id": 152212, "text": "\"Điều 26. Tài chính công đoàn\n[...]\n3. Quản lý tài chính công đoàn\na. Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch. Thực hiện phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm của công đoàn các cấp.\nb. Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ công đoàn các cấp có nhiệm vụ quản lý tài chính theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước.\"" }, { "id": 33182, "text": "1. Đoàn viên công đoàn, Ban chấp hành công đoàn các cấp trong Công an nhân dân có thành tích trong hoạt động công đoàn được đề nghị xem xét, khen thưởng theo Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Quy định về tổ chức và hoạt động của Công đoàn Công an nhân dân.\n2. Đoàn viên công đoàn vi phạm các quy định về hoạt động công đoàn hoặc lợi dụng hoạt động công đoàn để có hành vi tuyên truyền trái chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đơn thư khiếu nại, tố cáo trái quy định; gây mất đoàn kết nội bộ hoặc vi phạm pháp luật khác thì tùy theo tính chất mức độ để đề nghị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, quy định của Bộ Công an hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.\n3. Ban chấp hành công đoàn các cấp trong Công an nhân dân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gây bức xúc trong dư luận hoặc thiệt hại về kinh tế cho tập thể hoặc cá nhân thì xem xét trách nhiệm của người đứng đầu hoặc người tổ chức điều hành tổ chức công đoàn đó để đề nghị bồi thường, xử lý kỷ luật hoặc xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật." }, { "id": 236941, "text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n3. Về công tác Công đoàn:\na) Thường trực, tiếp nhận các thông tin, nhiệm vụ về hoạt động công đoàn cơ sở; tham mưu giúp Thường trực, Ban Thường vụ Công đoàn Bộ điều hành, xử lý công việc hàng ngày của Công đoàn Bộ;\nb) Chuẩn bị dự thảo các chương trình, kế hoạch công tác; báo cáo sơ kết, tổng kết quý, sáu tháng, 9 tháng và năm; nội dung các cuộc họp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn Bộ trình Hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành thảo luận và quyết định;\nc) Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn cho cán bộ làm công tác công đoàn cơ sở; phối hợp với các ban tham mưu của Công đoàn Bộ tổ chức tuyên truyền học tập nghị quyết của của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết công đoàn;\nd) Hướng dẫn nghiệp vụ công tác công đoàn cho các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Bộ;\nđ) Thu, nộp kinh phí Công đoàn; quản lý, chi tiêu tài chính của Công đoàn Bộ theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Bộ về thu, nộp, quản lý và sử dụng kinh phí công đoàn; xây dựng quy chế quản lý ngân sách công đoàn theo quy định;\ne) Tham mưu xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; các hoạt động xã hội tình nghĩa; Hướng dẫn công tác thi đua-khen thưởng, tổng hợp xét duyệt trình cấp có thẩm quyền về công tác thi đua - khen thưởng công đoàn Bộ;\ng) Đôn đốc, theo dõi các công đoàn cơ sở trong việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động của Ban Thanh tra các cấp công đoàn cơ sở;\nh) Tổng hợp, nắm vững tình hình hoạt động của các tổ chức công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Bộ báo cáo Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn Bộ khi có yêu cầu.\n..." }, { "id": 209893, "text": "Mục đích, yêu cầu\n1. Phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm, năng lực lãnh đạo của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn, đề cao chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương và từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn; tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn và trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam.\n2. Chất vấn của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn và việc trả lời chất vấn của đại diện Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn hoặc của đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn phải được tiến hành trực tiếp, công khai, dân chủ, xây dựng, khách quan, thẳng thắn, bảo đảm đúng nguyên tắc làm việc của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn." } ]
2,704
Xây bảng quảng cáo dọc tuyến đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây vượt quá kích thước cho phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
[ { "id": 22440, "text": "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;\nb) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 68 Nghị định này;\nc) Không thông báo hoặc thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng, băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.\n2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;\nb) Không tự tháo dỡ bảng quảng cáo, băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo.\n3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không đúng vị trí quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị - xã hội;\nb) Thể hiện lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa vượt quá diện tích theo quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị - xã hội;\nc) Quảng cáo trên bảng, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang qua đường giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;\nd) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nđ) Sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng, băng-rôn.\n4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời.\n5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.\n6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình có sẵn mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.\n7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.\n8. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;\nb) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này;\nc) Buộc tháo dỡ công trình đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều này." } ]
[ { "id": 99114, "text": "QUY ĐỊNH KỸ THUẬT\n...\n2.2 Quy định cụ thể\n2.2.1 Đối với bảng quảng cáo, hộp đèn\n2.2.1.1 Bảng quảng cáo, hộp đèn phải nằm trong quy hoạch quảng cáo được phê duyệt.\n2.2.1.2 Bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập xây dựng, lắp đặt dọc các tuyến đường ngoài đô thị phải tuân theo các quy định trong Bảng 1.\n2.2.1.3 Trên phần đường dành cho người đi bộ tại các tuyến đường đô thị, bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập phải tuân theo quy định tại 2.8.5 và 2.8.7 của QCVN 10:2014/BXD.\n2.2.1.4 Dọc theo tuyến đường thủy nội địa, bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập chỉ được xây dựng, lắp đặt tại khu vực có kè ốp bờ; không được che khuất báo hiệu, tầm nhìn của người điều khiển phương tiện đường thủy; khoảng cách tối thiểu từ đỉnh kè đến cạnh gần nhất của bảng quảng cáo, hộp đèn (về phía bờ) là 10 m.\nCHÚ THÍCH: Trường hợp luồng nằm trong khu vực đô thị thì bảng quảng cáo, hộp đèn phải tuân theo quy hoạch đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị.\n2.2.1.5 Trong các công viên, bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập có chiều cao tối thiểu 5 m và tối đa 10 m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng quảng cáo, hộp đèn.\n2.2.1.6 Trong khuôn viên các nhà ga, sân bay, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, bảng quảng cáo, hộp đèn có vị trí, kiểu dáng, kích thước phù hợp quy hoạch quảng cáo.\n\n\n\n2.2.1.7 Bảng quảng cáo, hộp đèn gắn/ốp cố định vào mặt ngoài các công trình thấp tầng phải đảm bảo các quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ cứu nạn; không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, kết cấu của công trình; phải liên kết cố định, chắc chắn với công trình và các quy định sau:\n2.2.1.7.1 Mặt trước hoặc mặt sau: Mỗi tầng được đặt 01 (một) bảng quảng cáo ngang và 01 (một) bảng quảng cáo dọc liền kề biển hiệu (nếu có); Trường hợp không có biển hiệu cũng chỉ được đặt 01 (một) bảng quảng cáo ngang và 01 (một) bảng quảng cáo dọc:\na) Đối với bảng quảng cáo, hộp đèn ngang: nhô ra khỏi mặt ngoài công trình tối đa 0,2 m với chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang công trình;\nb) Đối với bảng quảng cáo, hộp đèn dọc: ốp/gắn sát vào mặt ngoài công trình với chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt bảng quảng cáo.\n2.2.1.7.2 Mặt bên: Bảng quảng cáo, hộp đèn phải liên kết chắc chắn, cố định sát vào mặt bên công trình. Số lượng và vị trí bảng quảng cáo, hộp đèn phải phù hợp với quy hoạch quảng cáo được phê duyệt và tuân theo quy định sau:\na) Diện tích bảng quảng cáo, hộp đèn chỉ cho phép tối đa bằng 50% diện tích mặt bên công trình với kích thước không vượt quá giới hạn mặt bên công trình tại vị trí đặt bảng;\nb) Đối với công trình có chiều cao đến 4 tầng, chiều cao của bảng quảng cáo, hộp đèn không được nhô lên quá sàn mái 1,5 m;\nc) Đối với công trình có chiều cao từ 5 tầng trở lên, toàn bộ diện tích bảng quảng cáo, hộp đèn không vượt quá giới hạn diện tích mặt bên công trình.\n2.2.1.8 Bảng quảng cáo, hộp đèn gắn/ốp vào hàng rào/tường rào bao quanh công trình: Áp dụng quy định tại 2.2.1.7;\nChiều cao không vượt quá chiều cao hàng rào/tường rào;\nPhải khảo sát, tính toán đảm bảo khả năng chịu lực của hàng rào/tường rào; Phải liên kết chắc chắn, cố định, sát vào hàng rào/tường rào." }, { "id": 555108, "text": "Khoản 2.2 Quy định cụ thể 2.2.1 Đối với bảng quảng cáo, hộp đèn 2.2.1.1 Bảng quảng cáo, hộp đèn phải nằm trong quy hoạch quảng cáo được phê duyệt. 2.2.1.2 Bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập xây dựng, lắp đặt dọc các tuyến đường ngoài đô thị phải tuân theo các quy định trong Bảng 1. 2.2.1.3 Trên phần đường dành cho người đi bộ tại các tuyến đường đô thị, bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập phải tuân theo quy định tại 2.8.5 và 2.8.7 của QCVN 10:2014/BXD. 2.2.1.4 Dọc theo tuyến đường thủy nội địa, bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập chỉ được xây dựng, lắp đặt tại khu vực có kè ốp bờ; không được che khuất báo hiệu, tầm nhìn của người điều khiển phương tiện đường thủy; khoảng cách tối thiểu từ đỉnh kè đến cạnh gần nhất của bảng quảng cáo, hộp đèn (về phía bờ) là 10 m. CHÚ THÍCH: Trường hợp luồng nằm trong khu vực đô thị thì bảng quảng cáo, hộp đèn phải tuân theo quy hoạch đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị. 2.2.1.5 Trong các công viên, bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập có chiều cao tối thiểu 5 m và tối đa 10 m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng quảng cáo, hộp đèn. 2.2.1.6 Trong khuôn viên các nhà ga, sân bay, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, bảng quảng cáo, hộp đèn có vị trí, kiểu dáng, kích thước phù hợp quy hoạch quảng cáo. Bảng 1 - Quy định đối với bảng quảng cáo, hộp đèn đứng độc lập dọc các tuyến đường ngoài đô thị Loại đường Diện tích tối đa một mặt bảng quảng cáo, hộp đèn m2 Khoảng cách tối thiểu từ mép đất của đường bộ đến cạnh gần đường nhất của bảng m Chiều cao tối thiểu từ điểm cao nhất của mặt đường giao thông tới mép dưới của bảng m Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề trên đoạn đường thẳng m Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề trên đoạn đường cong m Cao tốc 250 25 15 300 200 Cấp I, II, III (Quốc lộ) 200 25 15 200 150 Cấp III, IV, V (Tỉnh lộ) 120 20 13 150 100 Cấp IV, V, VI (Huyện lộ) 100 15 8 100 75 CHÚ THÍCH: Tùy vị trí cụ thể và địa hình của tuyến đường tại từng địa phương, khoảng cách giữa hai bảng liền kề có thể thay đổi, nhưng không vượt quá: - ±50 m đối với các tuyến đường quốc lộ, cao tốc; - ±25 m đối các tuyến đường tỉnh lộ; - ±20 m đối với các tuyến huyện lộ." }, { "id": 174096, "text": "\"11.6 Các cơ sở phục vụ trên đường cao tốc\n11.6.1 Dọc đường cao tốc nên bố trí và xây dựng các cơ sở phục vụ dưới đây cho mọi đối tượng sử dụng đường:\n- cứ khoảng từ 15 km đến 25 km bố trí một chỗ dừng xe dọc tuyến nằm ngoài phạm vi nền đường tại đây người đi đường có thể dừng xe nghỉ ngơi, ngắm cảnh tự nhiên và bảo dưỡng xe; vị trí có thể được chọn xa đường từ vài chục mét đến hàng trăm mét;\n- cứ khoảng từ 50 km dến 60 km nên bố trí một trạm phục vụ kĩ thuật thông thường (có khả năng cấp xăng, dầu, sửa chữa nhỏ và dừng xe, có nhà nghỉ, nhà vệ sinh, cửa hàng ăn);\n- cứ khoảng từ 120 km đến 200 km nên bố trí một trạm phục vụ lớn (có khả năng sửa chữa phương tiện, cấp xăng, dầu, ngoài ra còn có thể tiếp đón người đi đường với nhà ăn, khách sạn, văn phòng chỉ dẫn du lịch, chỉ dẫn trung chuyển...), có xét phù hợp với đối tượng khách chiếm đa số và còn phải có chỗ đỗ xe lâu.\n11.6.2 Nên kết hợp với các thị trấn dọc tuyến để bố trí các cơ sở phục vụ nêu trên. Đường vào và ra các trạm dừng xe hoặc trạm phục vụ phải tuân thủ các quy định như ở 7.8.\n11.6.3 Các chỗ dừng xe nghỉ dọc tuyến nên được bố trí ớ những nơi có phong cảnh đẹp với các quy mô khác nhau:\n- loại dừng chốc lát: cho phép dừng từ 1 xe đến 3 xe, có thể bố trí một lều nghỉ có bản đồ chỉ dẫn du lịch...;\n- loại dừng lâu: dừng được nhiều xe và có thể có quán giải khát, có trạm điện thoại. . .\n11.6.4 Các trạm phục vụ phải được bố trí ở những chỗ ra, vào thuận tiện, không che khuất tầm nhìn của các đoạn dốc hoặc đường vòng và xa các chỗ giao nhau; lối ra vào phải rộng trên 6 m và khống chế tốc độ dưới 40 km/h.\nNên bố trí các trạm này (đặc biệt là trạm cung cấp xăng, dầu) đều, đối xứng (gần như đối diện, nếu lệch vẫn có thể trông thấy nhau) và có khả năng cung cấp, phục vụ như nhau. Đối với nhà ăn, khách sạn có thể bố trí cả về một phía đường nhưng lúc này phải làm cầu vượt hoặc hầm chui đường cao tốc cho hành khách, còn bãi đỗ xe vẫn phải bố trí ở cả hai bên đường.\nQuy mô của các trạm này phải được dự tính trên cơ sở lưu lượng, thành phần dòng xe, số người đi xe cho mỗi loại dịch vụ tại trạm.\n11.6.5 Các trạm điện thoại khẩn cấp (báo khẩn cấp về cơ quan quản lý đường, cảnh sát giao thông, xưởng sửa chữa ô tô, trạm cấp cứu tai nạn….) được bố trí dọc đường cao tốc với khoảng cách từ 2 km đến 3 km và tại hai đầu các công trình lớn (cầu lớn, hầm). Trạm được đặt ở phần lề trồng cỏ, đằng sau các lan can hoặc tường phòng hộ và phải đặt từng cặp đối nhau ở cả hai bên lề phía phải theo hai chiều xe chạy. Cấm bố trí một trạm điện thoại duy nhất trong phạm vi dải phân cách. Trạm phải được sơn trang trí dễ nhận biết và thống nhất trên toàn tuyến\"" }, { "id": 140963, "text": "Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống thông tin liên lạc\n6.1 Hệ thống điện thoại khẩn cấp\n6.1.1 Chức năng\nHệ thống điện thoại khẩn cấp được sử dụng với mục đích để tiếp nhận các thông báo về tai nạn, sự cố trên đường cao tốc từ các cá nhân và tổ chức, hoạt động 24/24 h. Khi cuộc gọi được thiết lập, nếu không có tín hiệu trả lời trong vòng 10 s thì một thông điệp sẽ được ghi lại, chỉ thị rằng cuộc gọi đã được tiếp nhận và sẽ được trả lời ngay lập tức.\nHệ thống điện thoại khẩn cấp có cấu thành thiết bị gồm hai phần:\na) Hệ thống biển báo chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp dọc đường và các bốt điện thoại khẩn cấp được bố trí dọc theo đường cao tốc. Các bốt điện thoại khẩn cấp không bắt buộc phải được trang bị lắp đặt trên các tuyến cao tốc.\nb) Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp tại Trung tâm QLĐHGT tuyến để thu thập, xử lý thông tin đảm bảo khi có tai nạn, sự cố thì công tác cứu hộ sẽ được triển khai ngay lập tức và phối hợp thông tin nhanh chóng với các lực lượng tuần đường, cảnh sát giao thông và y tế.\n6.1.2 Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp\nCác biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp được lắp đặt hai bên tuyến đường cao tốc có kích thước và vị trí lắp đặt theo quy định về báo hiệu đường bộ trên đường cao tốc. Khoảng cách lắp đặt giữa các biển chỉ dẫn là 500 m. Thông tin chỉ dẫn trên biển báo phải có số điện thoại gọi khẩn cấp và lý trình đặt biển báo để người báo tin dễ dàng xác định vị trí trên đường cao tốc.\n..." }, { "id": 174620, "text": "Các căn cứ thiết kế đường cao tốc\n5.1 Loại xe cho chạy trên đường cao tốc là tất cả các loại ô tô cho phép chạy trên mạng lưới đường công cộng. Kích thước loại xe thiết kế áp dụng cho đường cao tốc cũng là kích thước được quy định trong TCVN 4054:2005 và đó là cơ sở để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các yếu tố hình học cũng như giới hạn tĩnh không trên đường cao tốc.\nKhi thiết kế các yếu tố hình học, thiết kế dẫn hướng, thiết kế báo hiệu cần bảo đảm thực hiện được các quy tắc tổ chức giao thông.\n5.2 Trên một tuyến đường cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, nhưng các đoạn này phải dài từ 15 km trở lên và tốc độ tính toán của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h. Nếu quá một cấp (20 km/h) thì phải có đoạn quá độ dài ít nhất 2 km theo tiêu chuẩn của cấp trung gian.\n5.3 Xác định số làn xe cần thiết của đường cao tốc\n..." } ]
93,457
Ở khu vực nông thôn giá nước sạch hiện nay được quy định là bao nhiêu?
[ { "id": 78081, "text": "Khung giá nước sạch\n1. Khung giá nước sạch được quy định như sau:\n\n2. Khung giá nước sạch quy định tại khoản 1 Điều này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định." } ]
[ { "id": 443980, "text": "Điều 8. Lợi nhuận định mức của 01m3 nước sạch thương phẩm\n1. Lợi nhuận định mức đưa vào phương án giá nước sạch của đơn vị cấp nước chỉ cấp nước khu vực đô thị hoặc khu vực nông thôn tối đa là 1.300 đồng/m3. Lợi nhuận định mức đưa vào phương án giá nước sạch của đơn vị cấp nước đồng thời cho khu vực đô thị và khu vực nông thôn tối đa là 1.500 đồng/m3. Lợi nhuận định mức tối thiểu đưa vào phương án giá nước sạch của đơn vị cấp nước là 360 đồng/m3.\n2. Mức lợi nhuận định mức quy định tại Khoản 1 Điều này áp dụng cho toàn bộ quá trình từ sản xuất đến phân phối bán lẻ nước sạch. Trường hợp phát sinh quan hệ mua bán buôn nước sạch thì lợi nhuận giữa các khâu được Sở Tài chính cân đối, thẩm định, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, bảo đảm tổng mức lợi nhuận định mức trong hồ sơ phương án giá nước sạch bán buôn và hồ sơ phương án giá nước sạch bán lẻ không nằm ngoài khung lợi nhuận định mức quy định tại Khoản 1 Điều này." }, { "id": 443984, "text": "Khoản 3. Ủy ban Nhân dân tỉnh có chính sách hoặc cơ chế điều hòa về mức giá nước sạch của đơn vị cấp nước cấp nước cung cấp nước sạch đồng thời tại khu vực đô thị và nông thôn để đảm bảo hài hòa giá nước sạch giữa các khu vực." }, { "id": 443993, "text": "Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp và hiệu lực thi hành\n1. Hồ sơ phương án giá nước sạch đã được Sở Tài chính thẩm định, biểu giá nước sạch đã ban hành theo quy định tại Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện đến khi lập Hồ sơ phương án giá nước sạch và ban hành biểu giá nước sạch mới.\n2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2021, thay thế Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt, Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) để xem xét giải quyết." }, { "id": 443970, "text": "Điều 3. Khung giá nước sạch\n1. Khung giá nước sạch được quy định như sau: Stt Loại Giá tối thiểu (đồng/m3) Giá tối đa (đồng/m3) 1 Đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 3.500 18.000 2 Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 3.000 15.000 3 Khu vực nông thôn 2.000 11.000\n2. Khung giá nước sạch quy định tại khoản 1 Điều này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định." }, { "id": 579172, "text": "Điều 7. Xây dựng, hoàn thiện các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, chất lượng đạt chuẩn theo quy định\n1. Đầu tư công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn theo hình thức xã hội hóa và đối tác công tư cho vùng đồng bằng, khu vực tập trung đông dân cư có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo; thực hiện tính đúng, tính đủ giá nước sạch nông thôn, bù lỗ, bù chéo trong giao đầu tư, quản lý công trình cấp nước sạch nông thôn.\n2. Đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn gắn với khai thác, quản lý vận hành bền vững sau đầu tư, phù hợp với quy hoạch nông thôn mới và các quy hoạch khác có liên quan, ứng phó với suy thoái nguồn nước, thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.\n3. Đầu tư sửa chữa, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn hiện có đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; nâng cấp, thay thế thiết bị, dây chuyền công nghệ xử lý nước sạch đảm bảo đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.\n4. Đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn quy mô lớn, liên xã, liên huyện, đồng bộ với kết cấu hạ tầng nông thôn, kết nối với hệ thống cấp nước đô thị ở những nơi phù hợp đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững; ưu tiên sử dụng nguồn nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng cho cấp nước sinh hoạt.\n5. Đầu tư công trình tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước." } ]
112,772
Hội Tin học Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
[ { "id": 140177, "text": "Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý\n1. Hội Tin học Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính; tuân thủ các quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.\n2. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật về lĩnh vực Hội hoạt động.\n3. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, tài khoản và cơ quan ngôn luận riêng. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà Nội và có thể thành lập văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.\n4. Hội Tin học Việt Nam là thành viên của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam." } ]
[ { "id": 153535, "text": "Hội viên chính thức\n1. Hội viên cá nhân: Hội viên của các hội tin học thành viên đương nhiên là hội viên của Hội Tin học Việt Nam. Ngoài ra, mọi công dân Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nếu tán thành tôn chỉ, mục đích và Điều lệ của Hội Tin học Việt Nam, nhiệt tình ủng hộ và tham gia nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh và ứng dụng công nghệ thông tin, tự nguyện nộp đơn xin gia nhập Hội, đều có thể được các chi hội trực thuộc của Hội Tin học Việt Nam xem xét, kết nạp. Hội viên cá nhân của Hội Tin học Việt Nam phải sinh hoạt tại một trong các tổ chức của Hội, như: Hội tin học thành viên hoặc chi hội trực thuộc.\n2. Hội viên tổ chức: Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có tư cách pháp nhân, có quy mô hoạt động liên tỉnh hoặc toàn quốc, tán thành tôn chỉ, mục đích và Điều lệ Hội Tin học Việt Nam, tự nguyện nộp đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ Hội Tin học Việt Nam xem xét, quyết định kết nạp." }, { "id": 79920, "text": "Phạm vi hoạt động của Hội \nHội Tin học xây dựng Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước tuân theo luật pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên tự nguyện của Tổng hội Xây dựng Việt Nam.\nPh­ương thức hoạt động của Hội bao gồm: Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, báo cáo chuyên đề, tọa đàm trao đổi ý kiến; Nghiên cứu và hỗ trợ các công trình nghiên cứu, thực nghiệm khoa học kỹ thuật, kinh tế xây dựng, tổ chức các cuộc thi sáng tạo trong hội viên và đ­ưa các kết quả vào ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống; Xuất bản các tạp chí, tập san chuyên ngành định kỳ và tài liệu khoa học kỹ thuật về Tin học xây dựng; Quan hệ với các Hội trong và ngoài nước theo luật định để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ giúp đỡ và không ngừng tạo điều kiện cho tin học xây dựng Việt Nam phát triển." }, { "id": 79921, "text": "Nhiệm vụ chính của Hội\n1. Khuyến khích và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau như mở các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên đề, các câu lạc bộ tin học trong từng lĩnh vực, tặng các giải thưởng tin học..., góp phần đào tạo nhân tài của Ngành Xây dựng Việt Nam. Động viên hội viên luôn giữ gìn l­ương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, phục vụ lợi ích của xã hội.\n2. Động viên tinh thần tích cực và khả năng sáng tạo của đông đảo hội viên, thúc đẩy sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, đem những thành tựu của công nghệ thông tin phục vụ Ngành Xây dựng, công cuộc xây dựng đất nước, đồng thời giúp đỡ bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng của các hội viên trong hoạt động tin học xây dựng.\n3. Tổ chức và giúp đỡ các hoạt động liên kết kinh tế - khoa học và các ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Xây dựng, góp phần tạo công ăn việc làm cho các hội viên.\n4. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật xây dựng trong hội viên và nhân dân. Khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời các thành tích hoạt động sáng tạo của hội viên và đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật xây dựng.\n5. Thực hiện chức năng phản biện và giám định xã hội theo yêu cầu, đóng góp ý kiến với các cơ quan Nhà nước về những chủ tr­ương, cơ chế chính sách, các dự án nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển Xây dựng.\n6. Liên hệ với các Hội và tổ chức tin học ở nước ngoài để đẩy mạnh hợp tác quốc tế về tin học xây dựng. Khuyến khích và tạo điều kiện cho hội viên gặp gỡ trao đổi và hợp tác với các tổ chức tin học quốc tế. Tập hợp và động viên các chuyên gia tin học Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, ứng dụng và kinh doanh dịch vụ về tin học xây dựng tại Việt Nam.\n7. Liên hệ mật thiết với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội khác để đề đạt ý kiến về chính sách xây dựng và phát triển tin học xây dựng trong từng giai đoạn. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án ứng dụng Công nghệ thông tin trong xây dựng.\n8. Thực hiện nhiệm vụ hội thành viên của Tổng hội Xây dựng Việt Nam." }, { "id": 153536, "text": "Quyền lợi của hội viên\n1. Hội viên cá nhân:\na) Được tham gia mọi sinh hoạt của Hội; thảo luận, biểu quyết mọi mặt công tác của Hội; được bầu cử và ứng cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hội;\nb) Được kiến nghị với Hội và các tổ chức của Hội để được giúp đỡ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công nghệ thông tin; được Hội tạo điều kiện đưa các kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, các sáng chế, phát minh vào sản xuất và đời sống; được ưu tiên công bố các kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong các tạp chí, ấn phẩm của Hội;\nc) Được cung cấp thông tin thường xuyên về các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin; được tạo điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ trao đổi với các tổ chức, cá nhân làm công nghệ thông tin ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ, khả năng thực hiện các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng về công nghệ thông tin;\nd) Được cấp Thẻ “Hội viên Hội Tin học Việt Nam” hoặc thẻ của hội tin học thành viên và sử dụng thẻ này khi tham gia sinh hoạt và các hoạt động của Hội. Thẻ của hội viên các chi hội trực thuộc do Ban Chấp hành Hội Tin học Việt Nam cấp; thẻ của hội viên hội tin học thành viên do Ban Chấp hành hội tin học thành viên cấp;\nđ) Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trong hoạt động phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của Hội theo quy định của pháp luật;\ne) Được xin ra khỏi Hội khi xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục là hội viên. Trong trường hợp này, hội viên cần thông báo cho tổ chức hội nơi tham gia sinh hoạt và phải nộp lại thẻ hội viên cho tổ chức này của Hội.\n..." } ]
137,084
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh là gì?
[ { "id": 90405, "text": "\"Điều 61. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh\nNhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:\n1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;\n2. Xây dựng căn cứ quân sự;\n3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;\n4. Xây dựng ga, cảng quân sự;\n5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;\n6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;\n7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;\n8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;\n9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;\n10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.\"" } ]
[ { "id": 455953, "text": "Điều 148. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh\n1. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 61 của Luật này.\n2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.\n3. Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không được làm biến dạng địa hình tự nhiên.\n4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này." }, { "id": 175301, "text": "Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh\n...\n2. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định. Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng." }, { "id": 641261, "text": "Điều 200. Đất quốc phòng, an ninh\n1. Đất quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 78 của Luật này.\n2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất quốc phòng, an ninh thuộc phạm vi quản lý hành chính của địa phương.\n3. Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không được làm biến dạng địa hình tự nhiên.\n4. Trường hợp thu hồi đất quốc phòng, an ninh để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc gia, công cộng thì không phải thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.\n5. Việc quản lý, sử dụng tài sản gắn liền với đất là tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không thuộc trường hợp sử dụng đất kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế quy định tại Điều 201 của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.\n6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này." }, { "id": 77691, "text": "\"Điều 63. Căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng \nViệc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây: \n1. Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này; \n2. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\n3. Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.\"" }, { "id": 508442, "text": "Khoản 3. Đối với những diện tích đất mà doanh nghiệp an ninh, quốc phòng thực hiện cổ phần hóa đang sử dụng nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang sử dụng) xem xét, quyết định cho phép doanh nghiệp tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật đất đai năm 2013." } ]
31,771
Chứng chỉ hành nghề xây dựng do cơ quan nào cấp?
[ { "id": 23808, "text": "Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:\na) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;\nb) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III;\nc) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.\n2. Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề:\na) Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp;\nb) Trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề.\n3. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện việc cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề và cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với chứng chỉ do mình cấp trước đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 110 Nghị định này." } ]
[ { "id": 567635, "text": "Điều 64. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:\na) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;\nb) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III;\nc) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.\n2. Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề:\na) Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp;\nb) Trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề." }, { "id": 23824, "text": "1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:\na) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 76 Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề;\nb) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề, gia hạn chứng chỉ; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 25 ngày đối với trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị;\nc) Đối với cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nhưng chưa có kết quả sát hạch thì thời hạn xét cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này được tính kể từ thời điểm có kết quả sát hạch.\n2. Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\na) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó có kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi;\nb) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ cho cá nhân bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định;\nc) Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải nộp lại bản gốc chứng chỉ hành nghề cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi;\nd) Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng chỉ hành nghề bị thu hồi;\nđ) Trường hợp cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ hành nghề, gửi cho cá nhân bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng." }, { "id": 483827, "text": "Mỗi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một Mã số chứng chỉ năng lực. Mã số chứng chỉ năng lực không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực đã được cấp.”. 20. Sửa đổi, bổ sung khoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau: “Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng\n2. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau: “Điều 44. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 44b Nghị định này. 2. Chứng chỉ hành nghề của cá nhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp.”. 2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với lĩnh vực khảo sát quy định tại khoản 1 Điều này như sau: 2. Phạm vi hoạt động 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng: 2. Phạm vi hoạt động: 2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án: 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề bao gồm: 2. Việc sát hạch được tiến hành định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất do thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định. 2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề quyết định. 2. Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 2. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề: 2. Bộ Xây dựng thực hiện thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc xem xét, quyết định thu hồi quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có đủ căn cứ thu hồi. Quyết định thu hồi được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.”." }, { "id": 92158, "text": "\"Điều 80. Trình tự cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:\na) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 76 Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề;\nb) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề, gia hạn chứng chỉ; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 25 ngày đối với trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị;\nc) Đối với cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nhưng chưa có kết quả sát hạch thì thời hạn xét cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này được tính kể từ thời điểm có kết quả sát hạch.\"" } ]
119,842
Trong phẫu thuật sửa sẹo bọng sau phẫu thuật glôcôm có thể có các biến chứng gì?
[ { "id": 195686, "text": "SỬA SẸO BỌNG SAU PHẪU THUẬT GLÔCÔM\n...\nVII. XỬ TRÍ CÁC BIẾN CHỨNG\n1. Biến chứng trong phẫu thuật\n- Rách kết mạc: trượt kết mạc khâu lại, nếu thiếu sẽ ghép kết mạc tự thân.\n- Thủng nắp củng mạc: ghép củng mạc.\n- Xuất huyết kết mạc: không cần điều trị.\n- Xuất huyết tiền phòng: nếu xuất huyết nhẹ không cần xử lý, nếu xuất nặng cần rửa máu bằng canule Simcoe.\n2. Biến chứng sau phẫu thuật\nCó thể xảy ra các biến chứng: rò sẹo bọng kéo dài, nhiễm trùng sẹo bọng, sụp mi, lác, song thị, sẹo quá bọng tái phát cần tìm nguyên nhân để xử lý." } ]
[ { "id": 190077, "text": "SỬA SẸO BỌNG SAU PHẪU THUẬT GLÔCÔM\nI. ĐẠI CƯƠNG\nSẹo bọng hay bọng thấm là kết quả của phẫu thuật lỗ rò điều trị glôcôm. Sự hình thành sẹo bọng là điều kiện tiên quyết để bình ổn nhãn áp. Tuy nhiên theo thời gian một số sẹo bọng dần trở nên quá mỏng dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng sẹo bọng, rò vỡ sẹo bọng và viêm nội nhãn. Những trường hợp này cần phải can thiệp phẫu thuật sửa lại sẹo bọng hạn chế các biến chứng nguy hiểm trên.\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Sẹo quá phát đơn thuần: sẹo có kích thước lớn, chờm lên giác mạc gây triệu chứng chủ quan khó chịu và thẩm mỹ xấu cho người bệnh.\n- Sẹo quá phát dọa thủng: sẹo có kích thước lớn, kết mạc rất mỏng gần như thủng.\n- Sẹo vỡ: kết mạc đã thủng, Seidel (+).\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\n- Chống chỉ định tương đối: người bệnh có kèm theo các bệnh cấp tính tại mắt.\n- Người bệnh có bệnh lý toàn thân không cho phép phẫu thuật." }, { "id": 195685, "text": "SỬA SẸO BỌNG SAU PHẪU THUẬT GLÔCÔM\n...\nVI. THEO DÕI\n- Theo dõi về sự tái tạo lại sẹo bọng.\n- Làm test Seidel để phát hiện và xử lý kịp thời rò thủy dịch.\n- Khám đáy mắt: có bong hắc mạc hoặc bệnh lý hoàng điểm do nhãn áp thấp.\n- Phát hiện các biến chứng có thể xảy ra." }, { "id": 190078, "text": "SỬA SẸO BỌNG SAU PHẪU THUẬT GLÔCÔM\n...\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Người thực hiện\nBác sĩ chuyên khoa Mắt được đào tạo.\n2. Phương tiện\nSinh hiển vi phẫu thuật, bộ dụng cụ vi phẫu, mảnh củng mạc.\n3. Người bệnh\n- Giải thích cho người bệnh về tiên lượng, mục đích của phẫu thuật.\n- Trước mổ: nhỏ thuốc kháng sinh.\n4. Hồ sơ bệnh án\nTheo quy định của Bộ Y tế." }, { "id": 190079, "text": "SỬA SẸO BỌNG SAU PHẪU THUẬT GLÔCÔM\n...\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Kiểm tra hồ sơ\n2. Kiểm tra người bệnh\n3. Thực hiện kỹ thuật\nHai kỹ thuật chủ yếu được sử dụng là kỹ thuật trượt vạt kết mạc và kỹ thuật sửa sẹo bọng có ghép tổ chức.\n3.1. Kỹ thuật trượt vạt kết mạc\n- Chỉ định:\n+ Bọng thấm có nắp củng mạc còn tốt chưa bị tiêu mỏng.\n+ Bọng thấm không quá lớn.\n+ Diện tích kết mạc lành còn đủ rộng.\n- Các bước tiến hành:\n+ Gây tê tại chỗ hoặc gây mê.\n+ Phẫu tích kết mạc quanh sẹo xơ, cách sẹo khoảng 1mm, bóc tách kết mạc rộng về các phía, tránh làm tổn thương cơ trực.\n+ Cắt bỏ sẹo xơ ra khỏi giác và kết mạc, bộc lộ nắp củng mạc.\n+ Kiểm tra mức độ rò của thủy dịch bằng test Seidel. Nếu thấy thủy dịch rò quá nhiều hoặc thấy tiền phòng trở nên nông hơn một cách rõ rệt trong khi thực hiện các động tác phẫu thuật thì phải khâu lại nắp củng mạc bằng chỉ nilon 10/0.\n+ Kéo trượt vạt kết mạc ra trước khâu đính vào củng mạc ở 2 phía của vùng rìa.\n+ Tra thuốc mỡ kháng sinh và corticoid.\n+ Băng mắt." } ]
60,418
Lãnh đạo Phòng Kế hoạch Tổng hợp do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
[ { "id": 129143, "text": "Cơ cấu tổ chức\n1. Lãnh đạo Phòng\nLãnh đạo Phòng có Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.\nTrưởng phòng chỉ đạo, điều hành hoạt động của Phòng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Phòng.\nPhó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng theo dõi, chỉ đạo một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công.\n2. Các tổ chuyên môn\na) Tổ quản lý kiểm nghiệm;\nb) Tổ đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm.\nTheo nhu cầu thực tế, Trưởng phòng đề xuất giao nhiệm vụ Tổ trưởng; quy định cụ thể nhiệm vụ của Tổ chuyên môn; bố trí cán bộ phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn, bản mô tả vị trí việc làm và nhiệm vụ được giao." } ]
[ { "id": 178405, "text": "Cơ cấu tổ chức, biên chế\n1. Cơ cấu tổ chức\na) Lãnh đạo Thanh tra Bộ:\nLãnh đạo Thanh tra Bộ gồm Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra.\nSố lượng Phó Chánh Thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.\nChánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra Bộ.\nPhó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.\nb) Các tổ chức thuộc Thanh tra Bộ, gồm:\n- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Phòng Thanh tra 1);\n- Phòng Thanh tra Hành chính (Phòng Thanh tra 2);\n- Phòng Thanh tra Chuyên ngành (Phòng Thanh tra 3);\n- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Phòng Thanh tra 4);\n- Phòng Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Phòng Thanh tra 5).\nNhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các phòng do Chánh Thanh tra Bộ quy định.\nc) Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh, chức vụ, ngạch công chức của Thanh tra Bộ: Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.\nThanh tra viên các cấp được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật về thanh tra viên.\nd) Việc giao Người phụ trách công tác kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định của pháp luật.\n2. Biên chế của Thanh tra Bộ thuộc biên chế công chức của Bộ Giao thông vận tải, do Bộ trưởng quyết định giao hàng năm." }, { "id": 175621, "text": "Lưu trữ hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm\n1. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm phải lưu trữ thành bộ hồ sơ do cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức cùng cấp lưu trữ, quản lý.\na) Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ do Vụ Tổ chức cán bộ lưu trữ, quản lý.\nb) Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng do đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước lưu trữ, quản lý.\n2. Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được lưu trữ cùng hồ sơ của công chức theo phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.\nPhiếu tín nhiệm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với công chức được lưu trữ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày có quyết định." }, { "id": 214961, "text": "Tổ chức bộ máy\n1. Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.\n2. Bộ máy tổ chức của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi có 06 phòng:\na) Phòng Tổ chức - Hành chính;\nb) Phòng Kế hoạch - Tài chính;\nc) Phòng Chính sách và Cơ sở dữ liệu;\nd) Phòng Kỹ thuật công trình;\nđ) Phòng Kiểm định chất lượng công trình;\ne) Phòng Chuyển giao công nghệ và Hợp tác quốc tế.\nCác Phòng thuộc khoản 2 Điều này có Trưởng phòng và không quá 02 Phó trưởng phòng được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục." }, { "id": 135062, "text": "Cơ cấu tổ chức\n1. Các Vụ\nCơ cấu tổ chức gồm: Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các công chức do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ được giao. Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng.\n2. Văn phòng Bộ\na) Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ, gồm:\n- Phòng Tổng hợp - Truyền thông;\n- Phòng Hành chính - Quản trị phía Bắc;\n- Phòng Hành chính - Quản trị phía Nam;\n- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính;\n- Phòng Văn thư - Lưu trữ;\n- Phòng Kế hoạch - Tài chính;\nNhiệm vụ, quyền hạn của các phòng do Chánh Văn phòng quy định.\nb) Biên chế của Văn phòng Bộ gồm: Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ được giao;\nc) Văn phòng Bộ có một số người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động;\nd) Chánh Văn phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Chánh Văn phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Văn phòng." }, { "id": 254486, "text": "Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc\n...\n3. Vụ Khoa học và Công nghệ có các đơn vị sau:\na) Phòng Kế hoạch và Chính sách Khoa học và Công nghệ;\nb) Phòng Tiêu chuẩn, Đo lường chất lượng và Sở hữu trí tuệ;\nc) Phòng An toàn thực phẩm và Công nghệ sinh học;\nd) Văn phòng Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế về Tự động hóa và Công nghệ vật liệu.\nLãnh đạo Phòng có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.\nVụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng theo quy định.\nLãnh đạo Văn phòng Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế về Tự động hóa và Công nghệ vật liệu có Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.\nVăn phòng Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế về Tự động hóa và Công nghệ vật liệu tổ chức và hoạt động theo quy định tại Quyết định số 1192/QĐ-BCN ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Chương trình. Chánh Văn phòng Chương trình, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ về các mặt hoạt động của Văn phòng, có trách nhiệm quản lý các dự án ứng dụng công nghệ tự động hóa và công nghệ vật liệu theo quy định, định kỳ báo cáo về chuyên môn và nghiệp vụ cho Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ." } ]
114,664
Thời hạn khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án là bao lâu?
[ { "id": 80007, "text": "\"1. Thời hạn khiếu nại của người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp họ vắng mặt tại phiên họp hoặc trường hợp Tòa án không mở phiên họp và ra quyết định mà Pháp lệnh này quy định được quyền khiếu nại đối với quyết định đó thì thời hạn khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.\nTrường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có quyền khiếu nại không thể thực hiện quyền khiếu nại đúng thời hạn thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn khiếu nại.\n2. Thời hạn kiến nghị của Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp Tòa án không mở phiên họp và ra quyết định mà Pháp lệnh này quy định được quyền kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định đó thì thời hạn kiến nghị, kháng nghị là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.\"" } ]
[ { "id": 623267, "text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Pháp lệnh này quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp xử lý hành chính); trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại; khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính." }, { "id": 120401, "text": "Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại\n1. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật Xử lý vi phạm hành chính được Tòa án xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.\n2. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi văn bản đề nghị cho Tòa án nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có trụ sở kèm theo bản sao quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, tài liệu chứng minh người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).\n3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo cho người có văn bản đề nghị và Viện kiểm sát cùng cấp.\nTrong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định; trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát cùng cấp, người có văn bản đề nghị có ý kiến bằng văn bản trước khi Tòa án ra quyết định.\n...." }, { "id": 30948, "text": "1. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm.\n2. Trường hợp người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc.\n3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn mà không tự nguyện chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị áp giải đưa trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.\n4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc." }, { "id": 179139, "text": "Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại\n1. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật xử lý vi phạm hành chính được Tòa án giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.\n2. Đối với trường hợp giảm thời hạn chấp hành biện pháp xử lý hành chính thì đối tượng được xét giảm đã chấp hành được một nửa thời hạn mà Tòa án quyết định và mỗi năm chỉ được xét giảm một lần với thời hạn xét giảm không quá một phần tư thời hạn mà Tòa án quyết định." }, { "id": 633884, "text": "Điều 2. Về tính thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Theo quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì “thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định bị tạm giữ để đưa đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc”; do đó, thời gian cơ quan Công an tạm giữ người phải chấp hành biện pháp xử lý hành chính sau khi có quyết định của Tòa án áp dụng biện pháp xử lý hành chính được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính." } ]
47,206
Vị trí công tác nào liên quan đến thẩm định hồ sơ người có công, phê duyệt, cấp phát kinh phí ưu đãi đối với người có công phải định kỳ chuyển đổi?
[ { "id": 114347, "text": "Danh mục các vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội\n...\n4. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn\na) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.\nb) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra chất lượng các sản phẩm hàng hóa đặc thù thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.\nc) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.\nd) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ kiểm định viên, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.\n5. Thẩm định và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam\na) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.\nb) Thẩm định cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.\nc) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho các doanh nghiệp." } ]
[ { "id": 31428, "text": "1. Kinh phí thực hiện Thông tư này bao gồm Điều chỉnh trợ cấp, truy lĩnh chênh lệch trợ cấp và kinh phí chi công tác quản lý đối tượng do ngân sách trung ương đảm bảo từ nguồn kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.\n2. Năm 2016: Các địa phương sử dụng kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2016 đã được thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để triển khai thực hiện. Trường hợp thiếu kinh phí, các địa phương tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp gửi Bộ Tài chính cấp bổ sung dự toán theo quy định." }, { "id": 13388, "text": "1. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Việc thực hiện các quy định về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ.\n2. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về cấp phát, quản lý sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; việc quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; việc thực hiện các quy định khác về ưu đãi người có công với cách mạng." }, { "id": 11057, "text": "1. Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được hạch toán và quyết toán vào Chương của Bộ LĐTBXH (mã số 024); cấp Chương ngân sách trung ương (mã số 01), loại 370 khoản 371. Đối với chi đóng bảo hiểm y tế, hạch toán loại 130 khoản 133 của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.\n2. Đối với khoản chi hỗ trợ cho các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ và mộ liệt sĩ: Việc quyết toán căn cứ quyết định đầu tư, quyết định phân bổ (hỗ trợ vốn) của cấp có thẩm quyền theo phân cấp của địa phương, chứng từ chuyển tiền của cơ quan LĐTBXH cho chủ đầu tư, cơ quan LĐTBXH quyết toán và hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành. Chủ đầu tư có trách nhiệm trình cấp thẩm quyền phê duyệt quyết toán, trong đó ghi rõ phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương; gửi văn bản phê duyệt quyết toán cho cơ quan LĐTBXH để làm căn cứ quyết toán kinh phí.\n3. Báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định hiện hành về hướng dẫn chế độ kế toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.\n4. Việc xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm thực hiện theo Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn cụ thể quy trình và trình tự thời gian gửi báo cáo quyết toán năm như sau:\na) Phòng LĐTBXH và cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng lập báo cáo quyết toán theo quy định gửi Sở LĐTBXH trước ngày 30 tháng 4 hàng năm;\nb) Sở LĐTBXH xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho các Phòng LĐTBXH, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng và phần kinh phí chi tại Sở; tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của tỉnh (kèm theo thông báo xét duyệt quyết toán cho các đơn vị trực thuộc, các mẫu biểu báo cáo quyết toán theo quy định và giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (nếu có)) gửi Bộ LĐTBXH trước ngày 05 tháng 7 hàng năm;\nc) Bộ LĐTBXH thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán cho các Sở LĐTBXH; tổng hợp báo cáo quyết toán theo kết quả thẩm định gửi Bộ Tài chính trước ngày 01 tháng 10 hằng năm;\nd) Bộ Tài chính thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cho Bộ LĐTBXH và tổng hợp vào quyết toán ngân sách nhà nước." }, { "id": 28989, "text": "1. Kinh phí chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho các đối tượng và kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo quy định hiện hành.\n2. Nội dung chi kinh phí đảm bảo cho công tác quản lý, gồm: Tuyên truyền phổ biến chính sách; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; thẩm định, xét duyệt, trích lục hồ sơ; in ấn tài liệu, mẫu biểu; văn phòng phẩm; mua sắm, sửa chữa nhỏ trang bị phục vụ công tác, thẩm định, xét duyệt và quản lý hồ sơ; sơ, tổng kết.\n3. Mức chi đảm bảo cho công tác thẩm định, xét duyệt, hoàn thiện, trích lục hồ sơ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng tối đa 20.000 đồng (hai mươi nghìn đồng) một trường hợp, gồm 04 cấp thẩm định, xét duyệt hồ sơ, được chi từ nguồn ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác quản lý, do Bộ Quốc phòng thông báo hàng năm." }, { "id": 116662, "text": "Quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ\n...\n5. Mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được chăm sóc, giữ gìn; khi công trình xuống cấp cần được sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng; việc đầu tư xây dựng mới phải phù hợp với quy hoạch của địa phương; việc di dời nghĩa trang liệt sĩ để phục vụ quy hoạch mới tại địa phương do địa phương bảo đảm nguồn lực thực hiện.\na) Các dự án xây dựng, mở rộng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ bố trí từ vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.\nb) Xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mộ liệt sĩ, các dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ đề nghị hỗ trợ từ kinh phí chi thường xuyên nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng phải gửi hồ sơ về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm phân bổ dự toán. Hồ sơ hỗ trợ gồm:\nĐối với mộ liệt sĩ xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa không gắn với dự án xây dựng, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung trong dự toán ngân sách hằng năm gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.\nĐối với các dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ gồm: Quyết định phê duyệt dự án hoặc phê duyệt Báo cáo kinh tế kĩ thuật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền kèm theo các tài liệu làm căn cứ phê duyệt theo quy định hiện hành đối với các công trình ghi công liệt sĩ có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên hoặc có Quyết định phê duyệt dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì của cơ quan, đơn vị quản lý công trình đối với các công trình ghi công liệt sĩ có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng. Trường hợp công trình ghi công liệt sĩ bị hư hỏng do thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng thì phải có Quyết định phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí sửa chữa công trình của cấp có thẩm quyền theo quy định trên, trong đó có thuyết minh đầy đủ nội dung cần sửa chữa, khắc phục.\nSở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: lập và tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện công tác mộ liệt sĩ và cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các công trình ghi công liệt sĩ vào dự toán kinh phí thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng của địa phương; tổng hợp và gửi hồ sơ tài liệu công tác mộ liệt sĩ và các dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì công trình ghi công liệt sĩ được ban hành đúng thẩm quyền về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm phân bổ dự toán hằng năm; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt phân bổ kinh phí bảo đảm đúng dự toán và nội dung hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện công tác mộ liệt sĩ và cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các công trình ghi công liệt sĩ từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác.\nBộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tình hình phân bổ và thực hiện kinh phí hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ và cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các công trình ghi công liệt sĩ từ nguồn ngân sách trung ương tại các địa phương bảo đảm đúng quy định tại Nghị định này.\n6. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia chăm sóc, giữ gìn công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ." } ]