Unnamed: 0
int64 0
808
| title
stringlengths 15
167
| questioner
stringlengths 4
108
| date_of_question
stringlengths 10
10
| question
stringlengths 63
1.68k
| answer
stringlengths 31
16.5k
⌀ | answerer
stringclasses 4
values |
---|---|---|---|---|---|---|
800 | Liên quan việc thi hành công vụ của Cảnh sát giao thông | Cử tri tỉnh Gia Lai | 28/11/2017 | “Cử tri bức xúc về thực trạng một bộ phận cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông thi hành công vụ không đúng quy định của pháp luật, dư luận về nhận tiền của các lái xe, nhất là xe khách, xe tải để không xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ; gián tiếp làm mất an toàn giao thông. Cử tri đề nghị Bộ Công an tăng cường biện pháp để ngăn chặn hữu hiệu tình trạng tiêu cực này, làm trong sạch lực lượng thi hành công vụ, củng cố niềm tin của nhân dân đối với lực lượng Cảnh sát giao thông”. | Bộ Công an hoan nghênh cử tri tỉnh Gia Lai đã quan tâm đến vấn đề này và xin trả lời như sau:Thời gian qua, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện nghiêm túc các chủ trương, giải pháp về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và đã thường xuyên quan tâm, chú trọng chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông trong sạch, vững mạnh vì nhân dân phục vụ, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tăng cường các giải pháp phòng ngừa sai phạm trong hoạt động tuần tra kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông. Năm 2004, đã ban hành Quyết định 1323/2004/QĐ-BCA phê duyệt Đề án “Tổ chức phòng ngừa sai phạm trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông”. Hàng năm đều tổ chức sơ kết đánh giá kết quả đạt được, những ưu, nhược điểm để rút ra bài học tiếp tục thực hiện đề án có hiệu quả nhằm tăng cường chấn chỉnh công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông, hạn chế các sai phạm xảy ra. Ngoài ra, Bộ Công an còn ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo như: Thông tư số 27/2009/TT-BCA-C11 ngày 6/5/2009 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, hình thức tuần tra kiểm soát của Cảnh sát Giao thông đường bộ và Thông tư số 60/2009/TT- BCA(C11) ngày 29/10/2009 quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ…Do tập trung chỉ đạo quyết liệt thường xuyên và sự nỗ lực cố gắng của mỗi cán bộ chiến sỹ nên hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã được nâng lên rõ rệt, tình hình trật tự an toàn giao thông ổn định hơn. Tuyệt đại đa số cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông trong khi thi hành nhiệm vụ đã thực hiện đúng quy định của pháp luật; nhiều đồng chí đã dũng cảm đấu tranh, trấn áp tội phạm, liêm khiết không nhận hối lộ của lái xe, chủ hàng. Năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 đã có 75.528 lượt Cảnh sát giao thông không nhận tiền của lái xe, chủ hàng; lập biên bản tịch thu xung công quỹ Nhà nước 1 tỷ 651 triệu đồng. Tuy nhiên, thời gian qua còn xảy ra một số hiện tượng sai phạm của một bộ phận nhỏ Cảnh sát giao thông đường bộ ở một số nơi như cử tri phản ánh. Nguyên nhân của những sai phạm đó là do: Về chủ quan, do môi trường hoạt động tuần tra kiểm soát giao thông thường phân tán, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, một số cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra chưa tự giác tu dưỡng rèn luyện, nên đã bị tha hoá, sa ngã trước cám dỗ của đồng tiền. Về khách quan, do tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều lái xe, phụ xe, chủ hàng, người vi phạm chủ động đưa tiền để trốn tránh bị kiểm soát và xử lý vi phạm. Trước tình hình đó, Bộ Công an đã tâp trung chỉ đạo, tăng cường các lực lượng thanh tra của Bộ trực tiếp kiểm tra hoạt động tuần tra kiểm soát của Cảnh sát giao thông. Khi phát hiện cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông vi phạm, tiêu cực, tuỳ theo mức độ đã xử lý nghiêm khắc, đồng thời xử lý trách nhiệm liên đới của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị để cán bộ chiến sỹ sai phạm. Năm 2009, đã kiểm tra, phát hiện và xử lý kỷ luật 50 trường hợp (cách chức 3; tước danh hiệu Công an nhân dân 5 trường hợp; khiển trách 5 trường hợp; cảnh cáo 12; điều chuyển đơn vị khác 19; giáng cấp hạ bậc lương 8); trong đó có 31 trường hợp bị xử lý do vi phạm quy trình, chế độ công tác. Trong 6 tháng đầu năm 2010, đã phát hiện và xử lý 20 trường hợp (khiển trách 12, cảnh cáo 2, điều chuyển đơn vị khác 8, giáng cấp hạ bậc lương 4, cách chức 1); trong đó có 4 trường hợp vi phạm quy trình chế độ công tác. Cuối năm 2009, Bộ Công an đã tổ chức tổng kết Đề án “Tổ chức phòng ngừa sai phạm trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông”, nhằm đánh giá những ưu điểm, tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân của những tồn tại, rút ra những bài học kinh nghiệm; đồng thời đã đề ra các giải pháp chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới. Quan điểm thống nhất của Bộ Công an là luôn luôn chú trọng chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm của Cảnh sát giao thông và xây dựng bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quy trình công tác, chế độ trách nhiệm của CSGT, tập trung các giải pháp sau:- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, giải pháp đã đề ra. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, góp phần nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, truyền thống cách mạng, trách nhiệm của lãnh đạo chỉ huy, tạo chuyển biến sâu sắc hơn về nhận thức, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, chấp hành quy chế, quy trình, chế độ công tác, điều lệnh Công an nhân dân trong mỗi cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông.- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ; thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm cán bộ, chiến sỹ có sai phạm, tiêu cực và trách nhiệm liên đới của lãnh đạo, chỉ huy để xảy ra sai phạm, tiêu cực trong đơn vị và xử lý người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện, chủ hàng, người vi phạm đưa tiền cho Cảnh sát Giao thông để trốn tránh việc kiểm soát và xử lý vi phạm của Cảnh sát giao thông. - Thường xuyên thực hiện nghiêm túc việc rà soát, đánh giá phân loại, điều chuyển cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát gắn với yêu cầu phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm tiêu cực. Kiên quyết không bố trí làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát đối với cán bộ, chiến sỹ có sai phạm, tiêu cực, kỷ luật hoặc có đơn thư tố cáo sai phạm.- Tăng cường bổ sung biên chế, trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát vi phạm TTATGT và hoạt động của Cảnh sát giao thông. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, thực hiện đầy đủ chế độ bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ; biểu dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, gương sáng liêm khiết, không nhận hối lộ . - Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng, tạo điều kiện để nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng và kiểm tra, giám sát, phát hiện sai phạm, ủng hộ giúp đỡ lực lượng Cảnh sát giao thông thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông.- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong công tác đảm bảo TTATGT, thực hiÖn công khai, minh bạch các hoạt động tuần tra kiểm soát giao thông. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, xử lý tin phản ánh của nhân dân về tiêu cực sai phạm của Cảnh sát giao thông qua đường dây điện thoại nóng. Chỉ đạo giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, phản ánh của báo chí, phát thanh truyền hình về sai ph¹m, tiêu cực của Cảnh sát giao thông.Trên đây là các giải pháp mà Bộ Công an đã đề ra nhằm tăng cường quản lý, phòng ngừa sai phạm trong công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông. Bộ Công an xin đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai chuyển nội dung nêu trên trả lời cử tri. Xin trân trọng cảm ơn./. | Bộ Công an |
801 | Liên quan sửa đổi bổ sung Luật Hình sự về mức khởi tố hình sự tội trộm cắp | Cử tri tỉnh Bạc Liêu | 28/11/2017 | Theo Luật Hình sự (sửa đổi bổ sung) thì những hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên bị khởi tố hình sự (thay cho mức cũ là 500.000 đồng); quy định này làm cho số vụ xử lý hình sự giảm do nới rộng giá trị, nhưng trên thực tế số vụ vi phạm có giá trị dưới 2.000.000 đồng tăng lên so với trước khi luật được sửa đổi, bổ sung, do mức xử lý hành chính không đủ sức răn đe. Cử tri đề nghị Chính phủ có hướng dẫn, tăng cường chỉ đạo áp dụng biện pháp hữu hiệu để hạn chế hành vi vi phạm pháp luật phải xử hành chính do tăng giá trị tài sản áp dụng xử lý hình sự. | Ngày 19/6/2009, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. Theo đó, định lượng tối thiểu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó có “Tội trộm cắp tài sản” (Điều 138 BLHS) là 500.000 đồng được điều chỉnh thành 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, đối với trường hợp người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mà tài sản bị trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc trước đó người thực hiện hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này nếu thoả mãn các dấu hiệu khác nữa của cấu thành tội phạm đó. Việc nâng mức định lượng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng là cần thiết, thể chế hoá chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Đây là vấn đề đã được nghiên cứu kỹ và có sự thống nhất cao. Mặt khác, do tình hình kinh tế - xã hội hiện nay có nhiều thay đổi, yếu tố định lượng về giá trị tài sản quy định trong tội trộm cắp tài sản không còn phù hợp, mức khởi điểm để truy cứu trách nhiệm hình sự cần phải được nâng lên. Nếu giữ mức quy định giá trị tài sản là 500.000 đồng như quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 làm căn cứ để xem xét xử lý trách nhiệm hình sự sẽ dẫn đến có nhiều vụ việc cần phải giải quyết bằng biện pháp hình sự, trong khi các vụ việc đó có thể xử lý bằng các biện pháp khác vẫn bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.Tuy nhiên, do sự thay đổi của pháp luật hình sự, ngày 12/7/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội (thay thế Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005). Theo đó, mức và hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn nhiều so với trước. Cụ thể là: trước đây, theo quy định của Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005, hành vi này bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, thì nay theo Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010, đối với hành vi này bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.Để hạn chế hành vi vi phạm trộm cắp phải xử hành chính, trong thời gian tới, Bộ Công an tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp sau đây:- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị và toàn xã hội để làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là đối với các văn bản luật mới ban hành hoặc mới bổ sung, sửa đổi, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 để người dân hiểu và chấp hành đúng quy định của pháp luật.- Các ngành, đoàn thể, tổ chức vµ toàn xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực với lực lượng Công an và nâng cao trách nhiệm trong c«ng t¸c phßng ngõa x• héi, đấu tranh hiệu quả với loại tội này.- Lực lượng Công an, nhất là Công an cơ sở cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa và đấu tranh kiên quyết, triệt để đối vớiloại “Tội trộm cắp tài sản”, nhanh chóng điều tra làm rõ để xử lý nghiêm hành vi phạm tội. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra đối với Công an các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm, còn xảy ra nhiều, từ đó chỉ đạoquyết liệt, kịp thời để công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này đạt hiệu quả cao hơn. | Bộ Công an |
802 | Việc đưa vào cơ sở giáo dục trường hợp vi phạm chưa đến mức khởi tố hình sự | Cử tri tỉnh Bạc Liêu | 28/11/2017 | Cử tri đề nghị Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ về việc đưa ngay vào cơ sở giáo dục những trường hợp vi phạm chưa đến mức khởi tố hình sự để tránh tình trạng vi phạm nhiều lần, kéo dài thời gian gây nguy hiểm cho xã hội (không nhất thiết phải chờ vi phạm lần 2 mới đưa vào cơ sở giáo dục ) | Về đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục dựa theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 76/2003/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 125/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008). Quy định này là phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật; vì đây là biện pháp xử lý hành chính nghiêm khắc, buộc người có hành vi vi phạm pháp luật phải bị cách ly khỏi cuộc sống cộng đồng, liên quan đến việc hạn chế quyền tự do của công dân. Việc quy định đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục vừa phải bảo đảm tính răn đe, nghiêm khắc của pháp luật; đồng thời cũng phải đảm bảo tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta về quyền tự do công dân. | Bộ Công an |
803 | Liên quan việc triển khai Pháp lệnh Công an xã | Cử tri tỉnh Quảng Nam | 28/11/2017 | Đề nghị Chính phủ sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Công an xã để các cấp, các ngành triển khai thực hiện, khắc phục tình trạng luật, Pháp lệnh “chờ” văn bản hướng dẫn quá lâu như hiện nay. | Để triển khai Pháp lệnh Công an xã, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản: Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 20/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Pháp lệnh Công an xã. Trên cơ sở đó, Bộ Công an ban hành các văn bản: Kế hoạch số 17/KH-BCA(V19) ngày 23/2/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an về tổ chức triển khai thi hành Pháp lệnh Công an xã trong Công an nhân dân; Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Công an xã; Thông tư số 15/2010/TT-BCA ngày 24/5/2010 của Bộ Công an quy định về việc bố trí sỹ quan, hạ sỹ quan Công an nhân dân đảm nhận các chức danh Công an xã ở các xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự; Thông tư số 32/2009/TT-BCA(V19) ngày 28/5/2009 của Bộ Công an quy định về chương trình bồi dưỡng huấn luyện đối với Công an xã; Kế hoạch số 55/KH-BCA-V28 ngày 27/4/2010 của Bộ Công an về biên soạn tài liệu bồi dưỡng huấn luyện Công an xã… | Bộ Công an |
804 | Về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm | Cử tri thành phố Đà Nẵng | 28/11/2017 | Nhân dân rất bức xúc trước sự lộng hành của các đối tượng phạm pháp, ngang nhiên chống lại lực lượng thi hành công vụ, thậm chí trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ các chiến sỹ Công an. Đề nghị Bộ Công an chỉ đạo tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, cương quyết xử lý nghiêm những trường hợp chống lại người thi hành công vụ; trang bị dụng cụ bảo vệ đảm bảo tính mạng của lực lượng trấn áp tội phạm. | Thời gian qua, tình trạng chống người thi hành công vụ, nhất là chống lại lực lượng Công an, Kiểm lâm… liên tục gia tăng về số vụ, với tính chất hành virất nguy hiểm, liều lĩnh, thể hiệnsự coi thường pháp luật. Từ năm 2003 đến nay, trung bình hàng năm số vụ chống người thi hành công vụ tăng khoảng 25%; riêng năm 2009, đã xảy ra 749 vụ, tăng 11,9% so với năm 2008. Đối tượng chống người thi hành công vụ đa dạng (từ số đối tượng phạm tội nguy hiểm, có tiền án, tiền sự, côn đồ, đến đối tượng phạm tội lần đầu, thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên...). Các vụ chống người thi hành công vụ, nhất làchống lại lực lượng Công an (chiếm trên 80%), xảy ra ngày càngnhiều, gây nhiều thương vong cho lực lượng thi hành công vụ nhưng việc ngăn chặn, xử lý đang gặp nhiều khó khăn.Sự gia tăng của các vụ chống người thi hành công vụ có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là các quy định về xử lý hành chính đối với các hành vi chống người thi hành công vụ còn thiếu, khung hình phạt đối với tội chống người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe (theo Điều 257, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội chống người thi hành công vụ, thì mức hình phạt thấp nhất đối với các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; mức hình phạt cao nhất đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng là phạt tù đến 7 năm; trong trường hợp có các tình tiết khác mà cấu thành tội khác thì sẽ truy tố tội đó theo quy định của pháp luật). Trong thực tiễn, các vụ chống người thi hành công vụ cũng chưa được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, chỉ những vụ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người thi hành công vụ mới bị xử lý bằng hình sự, còn các vụ gây hậu quả ít nghiêm trọng thường chỉ xử lý bằng biện pháp hành chính. Bên cạnh đó, quy định về trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và các quy định về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong phòng vệ, tự vệ và trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, trong phòng, chống các hành vi chống người thi hành công vụ nói riêng chưa đầy đủ, còn chung chung, khó áp dụng trong thực tiễn đã hạn chế đến khả năng đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật của các lực lượng chức năng.Thực tế cho thấy, khi thực hiện hành vi tự vệ, ngăn chặn trốn chạy hay ngăn chặn hành động chống người thi hành công vụ, có một số trường hợp lực lượng thi hành công vụ đã gây thương tích ở những mức độ khác nhau cho người vi phạm; sau những sự việc như vậy, có trường hợp người bị thương tích ăn vạ, không hợp tác, thậm chí vu khống hoặc tiếp tục có lời lẽ xúc phạm nặng nề hơn, còn người thi hành công vụ thường bị khiển trách hoặc bị kỷ luật; trong khi đó, có cơ quan báo chí tuyên truyền lại đưa tin thiếu khách quan hoặc không đầy đủ gây bức xúc dư luận; mặt khác, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực này chưa được tốt, nhận thức pháp luật của một bộ phận quần chúng còn hạn chế…; từ đó, đã dẫn đến tâm lý chán nản, né tránh trong một số cán bộ thi hành công vụ và sự lấn lướt tỏ thái độ coi thường pháp luật từ phía những người chống đối. Từ những nguyên nhân trên cho thấy, việc tăng nặng chế tài xử lý đối với hành vi chống người thi hành công vụ là yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay. Đây là những vấn đề không chỉ điều chỉnh bằng quy định của Chính phủ mà cần phải pháp luật hoá để có cơ sở pháp lý áp dụng các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi chống người thi hành công vụ. Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát tình hình, kết quả công tác điều tra các vụ chống người thi hành công vụ từ năm 2005 – 2009 và đã tổ chức hội thảo về vấn đề này; trên cơ sở đó, rút ra những vấn đề bất cập và đề xuất bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống tội phạm chống người thi hành công vụ; như kiến nghị tăng mức hình phạt, quy định đầy đủ và chi tiết về xử lý hành chính đối với người chống người thi hành công vụ và quy định rõ hơn về thẩm quyền, cách thức, thủ tục sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác. Bên cạnh đó, Bộ Công an đã và đang tập trung nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ dùng trong lực lượng Công an nhân dân, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về võ thuật, nghiệp vụ và các hoạt động cần thiết khác kết hợp với tăng cường kiểm tra, giáo dục động viên cán bộ, chiến sỹ; đồng thời đề xuất hiện đại hoá trang bị phương tiện, vũ khí và công cụ hỗ trợ mang tính chiến lược cho toàn lực lượng để góp phần từng bước giải quyết có hiệu quả hành vi chống người thi hành công vụ hiện nay. | Bộ Công an |
805 | Về xử phạt các hành vi buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma tuý và tệ nạn XH | Cử tri tỉnh Hưng Yên | 28/11/2017 | Đề nghị có quy định xử phạt thật nghiêm khắc đối với những người tham gia buôn bán, vận chuyển và sử dụng chất ma tuý; tổ chức hoạt động các tệ nạn xã hội như mại dâm, mê tín dị đoan. | Những năm qua, tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, nhất là tội phạm hình sự, ma tuý và các tệ nạn mại dâm, mê tín, dị đoan... Trước tình hình đó, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ và chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các Bộ, Ban, ngành tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều chủ trương, biện pháp công tác lớn, nhằm kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự như: Nghị quyết số 09/CP, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý; Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em... Đồng thời, đã mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm theo các chuyên đề, trên các tuyến và địa bàn trọng điểm; đấu tranh hàng trăm chuyên án, triệt phá nhiều băng, ổ nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, nhiều đường dây buôn bán, vận chuyển ma tuý lớn, các tụ điểm phức tạp về ma tuý, tệ nạn xã hội... (Năm 2009, đã triệt phá 3.430 băng, nhóm tội phạm; phát hiện, xử lý 5.952 vụ cờ bạc, 25.751 đối tượng; bắt 564 vụ mại dâm, gồm 1.693 đối tượng;đã phát hiện, bắt giữ 10.648 vụ, 15.608 đối tượng phạm tội về ma tuý...) Để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn và tội phạm ma túy, pháp luật hiện hành đã quy định chế tài xử lý đối với các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy. Trong Bộ luật Hình sự, có 2/9 điều luật về tội phạm ma tuý quy định hình phạt cao nhất là tử hình, 4/9 điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân, 2/9 điều luật quy định hình phạt cao nhất là 15 năm tù, điều luật còn lại quy định hình phạt cao nhất là 7 năm tù. Người có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sÏ bị xử lý theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự và an toàn xã hội; theo đó, mức phạt tiền cao nhất đến 30 triệu đồng; ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 1 đến 2 năm... Theo quy định hiện hành, hoạt động mại dâm, mê tín, dị đoan tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự hoặc theo pháp luật hành chính. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định hình phạt cao nhất cña tội chứa mại dâm là tù chung thân (Điều 254); tội hành nghề mê tín, dị đoan là 10 năm tù (Điều 247). Đối với các hoạt động mại dâm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 150/2005/NĐ-CP, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm và Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 quy định xử lý mức phạt tiền cao nhất là 30 triệu đồng; ngoài ra, còn có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, bị tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề... Đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín, dị đoan chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin quy định xử lý mức phạt tiền từ 300.000đ đến 1.000.000đ; ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm, tịch thu sung công quỹ Nhà nước số tiền thu bất chính. Như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định các chế tài, biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy, mại dâm, mê tín, dị đoan. Trong quá trình áp dụng, Bộ Công anđã vàsẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát, tổng kết thực tiễn để có cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm nêu trên cho phù hợp với tình hình mới, đủ sức giáo dục, răn đe người vi phạm. Cùng với việc xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm, Bộ Công an cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan áp dụng đồng bộ các giải pháp khác nhằm phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các tệ nạn và tội phạm ma tuý, mại dâm, mê tín, dị đoan. | Bộ Công an |
806 | Về tăng cường bố trí lực lượng Công an | Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc | 28/11/2017 | Đề nghị bố trí tăng biên chế cho lực lượng Công an để đủ lực lượng trấn áp tội phạm, nhất là Công an phường. | Xuất phát từ tình hình thực tiễn, yêu cầu công tác đảm bảo an ninh, trật tự, hàng năm, Bộ Công an đã báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung khoảng 10.000 biên chế cho lực lượng Công an nhân dân. Trên cơ sở đó, Bộ Công an đã quyết định phân bổ biên chế cho Công an các đơn vị, địa phương theo hướng tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu và Công an cấp cơ sở, nhất là Công an cấp huyện, cấp phường (2 năm 2008 và 2009, Bộ Công an đã tăng cường 14.840 biên chế cho Công an các địa phương).Trong những năm tới, Bộ Công an tiếp tục đề xuất Thủ tướng Chính phủ bổ sung biên chế cho lực lượng Công an nhân dân để tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấuởCông an cấp huyện, cấp phường. | (07:10 13/08/2010) |
807 | Về hành vi mua bán vũ khí tự chế | Cử tri thành phố Hà Nội | 28/11/2017 | Người dân rất lo ngại trước tình trạng xuất hiện tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ công dân, một phần do sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước về hành vi mua, bán, sử dụng vũ khí tự chế, vũ khí có xuất xứ từ Trung Quốc (dao găm, kiếm, súng hoa cải, roi điện...). Đề nghị Bộ Công an có chế tài đủ mạnh để hạn chế tình trạng trên. | Để ngăn chặn, xử lý các hành vi sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ trái phép, Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan, nhất là Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự đã có các quy định cụ thể, chặt chẽ với những chế tài nghiêm khắc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều băng, nhóm tội phạm sử dụng súng tự chế, súng bắn đạn hoa cải, kiếm, dao có xuất xứ từ Trung Quốc gây ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích... Trước tình hình đó, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác đấu tranh, điều tra xử lý các hành vi vi phạm; phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan có biện pháp ngăn chặn các loại vũ khí có nguồn gốc từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam; vận động nhân dân vùng biên tham gia đấu tranh với các hành vi buôn lậu các loại vũ khí từ Trung Quốc. Đồng thời, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 902/CT-TTg ngày 25/6/2009 về tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới; phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật Hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại vũ khí, vật liệu nổ (trong đó tập trung chủ yếu vào việc xử lý các loại súng săn, súng tự chế, thuốc nổ tự chế, vũ khí thô sơ có tính chất bạo lực mà trong Bộ luật Hình sự chưa quy định); ban hành Kế hoạch số 77/KH-BCA(C11) ngày 10/7/2009 về việc tổng kiểm tra vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và chấn chỉnh công tác quản lý của lực lượng Công an nhân dân.Hiện nay, Bộ Công an đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự án Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (dự kiến thông qua vào tháng 8/2010). Về lâu dài, Bộ Công an sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, tổng kết để xem xét, kiến nghị việc xử lý các hành vi trái phép liên quan đến vũ khí thô sơ cho phù hợp hơn. | Bộ Công an |
808 | Xử lý nghiêm minh hành động côn đồ của một số cổ động viên bóng đá | Cử tri tỉnh Lào Cai | 28/11/2017 | Hiện tượng một số cổ động viên bóng đá đã có hành động côn đồ, gây lộn xộn, đánh nhau, chống lại Cảnh sát... đã nhiều năm nhưng chưa được các cơ quan chức năng giải quyết triệt để, điều này vừa làm mất đi vẻ đẹp, tinh thần cao thượng của thể thao, vừa làm xấu đi hình ảnh của đất nước, đề nghị có chế tài xử phạt nghiêm minh và đưa những kẻ cầm đầu ra truy tố trước pháp luật. | Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, đã xảy ra 08 vụ xô xát, đánh nhau, chống lại lực lượng Công an, gây rối trật tự công cộng của các cổ động viên khi cổ vũ bóng đá, gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh thể thao của đất nước; trong đó, có 02 vụ đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 25/5/2008, tại sân vận động thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, trong trận đấu giữa đội bóng Tài chính dầu khí Sông Lam Nghệ An và đội bóng Xi măng Hải Phòng và vụ xảy ra ngày 10/6/2009, tại sân vận động Hàng Đẫy, Tp. Hà Nội trong trận đấu giữa đội bóng Thể Công Viettel và đội bóng Xi măng Hải Phòng...Đối với các vụ việc nêu trên, căn cứ mức độ vi phạm và đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, lực lượng Công an đã tiến hành điều tra và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng xử lý các đối tượng vi phạm, bảo đảm đúng người, đúng hành vi vi phạm, nghiêm trị đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Pháp luật hiện hành của Việt Nam về cơ bản đã có đủ các chế tài cần thiết để xử lý các trường hợp này. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác (Điều 104); Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143) và Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 257)…Tuy nhiên, để giải quyết có hiệu quả, toàn diện tình hình trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an với Liên đoàn bóng đá Việt Nam, các câu lạc bộ bóng đá, hội cổ động viên bóng đá, ban quản lý sân bóng đḠvà các cơ quan chức năng khác; đặc biệt, phải thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, theo dõi và kiểm soát các cổ động viên bóng đá để hoạt động cổ vũ diễn ra văn minh, lịch sự, đúng pháp luật. | Bộ Công an |