text
stringlengths 2
268k
|
---|
Harry Griffith Cramer Jr. Đại úy Harry Griffith Cramer Jr. (ngày 24 tháng 5 năm 1926, Johnstown, Pennsylvania – ngày 21 tháng 10 năm 1957, gần Nha Trang, Việt Nam Cộng hòa) là quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Triều Tiên và Việt Nam. Ông được coi là người lính Lục quân Mỹ đầu tiên thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam. Một con phố ở Fort Lewis, Washington được đặt tên nhằm vinh danh Cramer. Thi hài của ông được quân đội Mỹ an táng tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ, West Point, New York. Tiểu sử. Thân thế. Cramer vốn xuất thân từ gia đình quân nhân. Ông nội tên Wilson Cramer từng là trung sĩ của Đoàn quân Tình nguyện Pennsylvania dưới thời Nội chiến Mỹ và cha (Harry "Coach" Cramer) từng là đại úy Đội Bộ binh Tiên phong 808 Lục quân trong Thế chiến thứ nhất. Cha ông cũng là huấn luyện viên bóng đá tại Trường Trung học Johnstown. Cả gia đình sống trong một ngôi nhà lớn xây bằng gạch ở số 321 Phố Luzerne, ngoại ô Westmont của Johnstown. Ngôi nhà vẫn đứng vững cho đến ngày nay. Vào học West Point. Cramer tốt nghiệp Trường Trung học Upper Yoder-Westmont vào năm 1942 ở tuổi 16. Ông định nộp đơn vào West Point nhưng chưa đủ tuổi vì vậy đành đến nhập học Học viện Quân sự Carson Long ở New Bloomfield, Pennsylvania trong một năm. Ông vào West Point năm 1943 khi mới 17 tuổi, gia nhập niên khóa 1946. Ban đầu Cramer có tên trong đội tuyển bóng đá Quân đội nhừng đành phải từ bỏ để tập trung vào việc học hành, bất chấp áp lực từ huấn luyện viên và học viên khác. Ông tốt nghiệp vào tháng 6 năm 1946 ở tuổi 20, là người trẻ nhất trong số hơn 800 học viên sĩ quan trong lớp. Thời kỳ sau chiến tranh. Sau khi tốt nghiệp West Point, ông theo học Khóa Cơ bản Bộ binh và Trường Nhảy dù tại Fort Benning. Khi ở đó, ông và người bạn cùng lớp là Frank "Taffy" Tucker sở hữu một chiếc máy bay hạng nhẹ Taylorcraft đã qua sử dụng. Họ thường bay xuyên quốc gia đến New Orleans hoặc Savannah vào cuối tuần, hầu như không về kịp trước giờ học thứ Hai – khiến bạn bè đặt cho ông cái biệt danh là "Hairsbreadth Harry". Chức vụ đầu tiên mà Cramer đảm nhận là Trung đội trưởng Đại đội B, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 24 Bộ binh người Mỹ gốc Phi nổi tiếng, Sư đoàn 25 Bộ binh tại Trại Majestic, Gifu, trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Trại Majestic trước đây là Sân bay Kagamigahara, một căn cứ "kamikaze" trong Thế chiến thứ hai. Harry trở lại nước Mỹ đảm nhận công tác tại Fort Dix, New Jersey, trên cương vị là sĩ quan tuyển mộ lính không vận từ tháng 6 năm 1950 đến tháng 2 năm 1951. Tham chiến tại Triều Tiên. Khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950, Cramer đề nghị cấp trên cho mình tham chiến. Ông được điều động trở lại đơn vị cũ – Trung đoàn 24 – làm Trung đội trưởng rồi Đại đội trưởng Đại đội B vào tháng 3 năm 1951. Ngày 28 tháng 3 năm 1951, khi vượt sông Hàn thì đại đội của ông có tham gia tấn công một vị trí địch đóng giữ kiên cố gần Haeryong. Cuộc tấn công bị đình trệ do hỏa lực dày đặc và đơn vị của ông bị mắc kẹt sau sườn núi. Cramer đích thân cầm lưỡi lê tấn công địch ra khỏi chiến hào, cho đơn vị mình tiến lên, nhưng bị thương trước hỏa lực súng máy dữ dội. Nhờ chiến công này mà về sau ông được Tư lệnh Sư đoàn 25 là Chuẩn tướng Joseph Sladen Bradley trao tặng Huân chương Trái tim Tím và Ngôi sao Bạc vì lòng dũng cảm trên chiến trường rồi còn được thăng cấp lên đại úy. Sau ba tháng phục hồi sức khỏe tại Nhật Bản, ông trở lại mặt trận giữ chức vụ Đại đội trưởng Đại đội D (Vũ khí hạng nặng), Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 24 Bộ binh. Rồi sau ông lại bị thương một lần nữa do những mảnh đạn cối rớt trúng vai và lưng, được tặng thưởng chùm lá sồi bằng đồng vào Huân chương Trái tim Tím của mình. Mãi về sau ông mới phát hiện ra rằng cùng lúc đó thì người bạn thân nhất là Frank Tucker đã thiệt mạng trong trận chiến trên một ngọn đồi gần đó. Trung đoàn 24 Bộ binh sau cùng bị giải tán vào tháng 10 năm 1951. Từ tháng 10 năm 1951 đến tháng 4 năm 1952, ông được điều đến Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 14 Bộ binh, Sư đoàn 25. Cramer nhận ra cuộc chiến sẽ bế tắc cho đến khi hiệp định đình chiến hoặc hiệp định hòa bình được ký kết, vì vậy ông chuyển sang làm công việc quan sát trên không trong một máy bay dò tìm pháo binh. Dù là một phi công dân sự tài giỏi nhưng ông chưa bao giờ được đào tạo làm phi công quân sự. Quân đoàn Pháo binh tin rằng sĩ quan bộ binh có kinh nghiệm sẽ quan sát địa hình và có khả năng tìm ra được "điểm ẩn náu" của đối phương mà một người theo dõi tín hiệu pháo binh có thể bỏ sót. Năm 1952, ông được luân chuyển công tác tại Mỹ. Thủ trưởng đã bổ nhiệm ông vào ban tham mưu G-2 trực thuộc Đại đội Liên bộ Tư lệnh (HHC) thuộc Sư đoàn Không vận 82. Sau khi hoàn thành Khóa học Nâng cao Bộ binh tại Fort Benning, ông tham dự và vượt qua khóa học tuyển chọn Biệt kích tại Fort Bragg, North Carolina được coi là quân nhân tốt nghiệp West Point đầu tiên được tuyển chọn kiểu như vậy. Sau khi tốt nghiệp, ông được biên chế vào Liên đoàn Biệt kích số 77. Từ năm 1955 đến năm 1956, ông còn nhận chức chỉ huy trưởng Phân đội Tác chiến. Thời kỳ mới sang Việt Nam. Đại úy Cramer được bổ nhiệm vào Đội Huấn luyện Cơ động, Phân đội Tác chiến Biệt kích số 14 (Khu vực), MAAGV. SFOD 14 gồm 16 người, dưới vỏ bọc của "Đơn vị Quân vụ số 8251", được chuyển đến Fort Shafter, vào tháng 6 năm 1956 và ngay sau đó tới Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam Cộng hòa. Công việc của Đội Huấn luyện Cơ động là huấn luyện các kỹ năng quân sự khác nhau cho những toán biệt kích bản địa. SFOD 14 sau đó trực thuộc Liên đoàn Biệt kích số 1 vừa mới được thành lập tại Fort Buckner, Okinawa, Nhật Bản vào ngày 24 tháng 6 năm 1957. Nhóm Huấn luyện Cơ động ban đầu do Trung tá Albert Scott Madding và Thượng sĩ Robert L. Voss chỉ huy, cho đến khi họ được triệu hồi về Okinawa làm chỉ huy trưởng và trung sĩ Liên đội Biệt kích số 1. Lãnh đạo sứ mệnh khi đó do Đại úy Cramer đảm nhận. Nhóm của ông bao gồm Thượng sĩ Francis J. "Fran" Ruddy (Trưởng toán), Thượng sĩ Fred Williamson (Trưởng liên lạc viên), Thượng sĩ Raymond LaBombard (Tác chiến & Tình báo), Trung sĩ nhất Chalmers Archer (Quân y sĩ trưởng), SFC Bobby Newman (Vũ khí), Trung sĩ nhất Lester Ruper (Quân y), Trung sĩ nhất Donald Stetson (Điện đài viên cấp cao), Trung sĩ nhất James Hanks (Điện đài viên cấp cao), Thượng sĩ Jacques Standing (Điện đài viên), và Hạ sĩ nghiệp vụ Earl Kalani (Bộc phá). Toán quân nhân dưới quyền chỉ huy của Cramer gồm toàn những cựu chiến binh dày dạn kinh nghiệm trận mạc từ Thế chiến II cho đến Triều Tiên, và những hạ sĩ quan cấp dưới đã chứng tỏ được động lực và năng lực ở mức độ cao. Tháng 9 năm 1956, họ thành lập khóa huấn luyện nhảy dù, kỹ thuật nhảy dù và biệt động quân cho Tiểu đoàn Biệt động quân Hoàng gia Thái Lan. Lúc còn ở đó, Cramer được Quân đội Hoàng gia Thái Lan trao tặng huy hiệu đôi cánh dù nhờ thành tích nổi trội trong đợt huấn luyện này. Từ tháng 6 đến tháng 11 năm 1957, họ bắt đầu huấn luyện Biệt kích Việt Nam Cộng hòa về các hoạt động phá hoại và kỹ năng liên quan. Những đợt tập trận thực tế dính dáng đến phục kích và đột kích quy mô nhỏ. Sư đoàn Khinh chiến số 15 Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại chiến trường gần Nha Trang được dùng làm "lực lượng đối địch" cho cuộc tập trận này. Cả lớp đang trải qua hàng loạt bài tập huấn luyện thực địa trước khi tốt nghiệp vào cuối tháng 10 thì Cramer bị tai nạn trong quá trình huấn luyện vào ngày 21 tháng 10 năm 1957. Lúc đang tập trận phục kích, một người lính Việt Nam đứng sát bên Cramer sẵn sàng ném khối thuốc nổ melinite (một loại thuốc nổ cao cấp của quân đội Pháp) thì đột nhiên nó phát nổ sớm. Melinite này về sau được xác định đã bị giảm chất lượng trong quá trình bảo quản và thiếu ổn định. Cramer chết ngay lập tức trong khi các học viên khác thì bị thương nặng. Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam. Tên của Cramer được thêm vào trên "Bức tường Tưởng niệm" tháng 11 năm 1983. Đây là nhờ những nỗ lực thành công của con trai Đại úy Cramer là Trung tá Harry G. Cramer III thuộc Quân Dự bị Lục quân Mỹ, lúc đó là một sĩ quan quân đội đang tại ngũ, để Bộ Quốc phòng phải công nhận cái chết của cha mình. Con trai Đại úy Cramer đề nghị rằng tên cha mình chỉ đơn giản là được thêm vào viên đá trung tâm (1E), không theo trình tự nhưng vẫn được liệt kê rõ ràng trong cuốn sách niên đại tại "Bức tường" là năm 1957, không phải năm 1959. Tháng 10 năm 2007, phía Lục quân đã tiến hành một buổi lễ chính thức tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point, vốn là nơi mà Đại úy Cramer từng tốt nghiệp ra trường, nhằm đánh dấu lễ kỷ niệm 50 năm ngày quân nhân đầu tiên thiệt mạng tại Việt Nam. Quân nhân Mỹ đầu tiên tử vong ở Việt Nam. Cramer được coi là người tử vong đầu tiên ở Việt Nam khi người ta thêm tên này vào trong Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam năm 1983. Trước đó họ chỉ tuyên bố là James T. Davis đã chết (cùng với chín người lính Việt Nam Cộng hòa) trong một trận phục kích của Việt Cộng vào ngày 22 tháng 12 năm 1961. Một số nhà sử học hiện coi nạn nhân đầu tiên là Trung sĩ Kỹ thuật Richard B. Fitzgibbon Jr. tử vong vì bị bắn sau khi tranh cãi với một viên phi công say rượu và chết vì vết thương của mình trở nặng vào ngày 8 tháng 6 năm 1956. Cramer vẫn được coi là quân nhân Mỹ đầu tiên tử vong tại Việt Nam, cũng như nạn nhân đầu tiên thuộc Liên đoàn Biệt kích số 1 mới thành lập. Các thành viên SFG số 1 đã đeo băng tay đen trong 30 ngày sau khi Cramer qua đời để tưởng nhớ người quá cố. Một khu vực thả dù ở Okinawa được đặt tên là CRAMER DZ nhằm vinh danh ông. Về sau khi Liên đoàn Biệt kích số 1 chuyển đến các cơ sở mới tại Fort Lewis vào năm 1987, họ bèn đặt tên một con phố là Đại lộ Cramer dựa theo tên ông. Gia đình. Harry kết hôn với Anne Charmonte Supple vùng Newburgh, New York tại Nhà nguyện Công giáo ở West Point vào ngày 25 tháng 6 năm 1947. Họ có ba người con (hai gái và một trai): - Kainan Kelly "Kai" Cramer - chủ tịch hãng Cramer & Sirras, một công ty tuyển dụng pháp lý. - Anne Quinn Cramer - Hank Cramer -- Harry Griffith Cramer III (sinh năm 1953) – Gia nhập Quân đội Mỹ vào Liên đoàn Biệt kích số 1, Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ, sau này thăng lên cấp bậc trung tá. Huân huy chương. Cramer được trao tặng những loại huân huy chương như sau: Giải thưởng Mỹ. - Huy hiệu Chiến đấu Bộ binh - Ngôi sao Bạc - Trái tim Tím với cụm lá sồi màu đồng - Huân chương Chiến dịch Hoa Kỳ (Thế chiến II 1943-1945) - Huân chương Chiến thắng Thế chiến II - Huân chương Binh nghiệp với móc gài "Nhật Bản" - Huân chương Quân công Quốc phòng (Chiến tranh Triều Tiên) - Huân chương Quân công Triều Tiên với 4 Ngôi sao Đồng (Cuộc phản công đầu tiên của Liên Hợp Quốc, Cuộc tấn công mùa xuân của Quân Cộng sản Trung Quốc, Cuộc tấn công mùa hè và mùa thu của Liên Hợp Quốc, Cuộc tấn công mùa đông lần thứ hai của Triều Tiên) - Huy hiệu Tàu lượn Không vận - Huy hiệu Nhảy dù Hạng ưu (Lục quân Mỹ) Tuyên dương đơn vị quân. - Tuyên dương Đơn vị quân Tổng thống Lục quân hai cụm lá sồi màu đồng - Sư đoàn Bộ binh 25, Chiến tranh Triều Tiên - Tuyên dương Đơn vị quân Tổng thống Hàn Quốc - Sư đoàn Bộ binh 25, Chiến tranh Triều Tiên Giải thưởng và huy hiệu nước ngoài. - Huân chương Công vụ Liên Hợp Quốc với móc gài "Triều Tiên" - Huân chương Chiến dịch Việt Nam với móc gài " '60" - Huân chương Chiến công Hàn Quốc - Huy hiệu Binh chủng Nhảy dù Quân đội Hoàng gia Thái Lan - Huy hiệu Binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa Liên kết ngoài. - Sơ lược tiểu sử Harry Griffith Cramer Jr. |
USS Register Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt hay dự định đặt cái tên USS "Register", theo tên Thiếu tá Hải quân Paul James Register (1899-1941), người từng phục vụ cùng thiết giáp hạm và đã tử trận vào ngày 7 tháng 12, 1941 trong cuộc Tấn công Trân Châu Cảng: - USS "Register" (DE-308) dự định là một tàu hộ tống khu trục lớp "Evarts", nhưng sau đổi tên thành , kế hoạch chế tạo cuối cùng bị hủy bỏ - , nguyên là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", nhưng được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley" trong biên chế từ năm 1945 đến năm 1946 |
USS O'Flaherty (DE-340) USS "O'Flaherty" (DE-340) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Frank Woodrow O'Flaherty (1918–1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Tuần tiễu VS-6 trên tàu sân bay , đã tham gia trận Midway rồi bị Hải quân Nhật bắt sống và giết hại vào ngày 15 tháng 6, 1942; Thiếu úy O'Flaherty được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1980. "O'Flaherty" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương, nên chỉ trang bị vũ khí chống hạm nhẹ. Lớp tàu này là một phần của đơn đặt hàng 720 tàu hộ tống cần được hoàn tất vào cuối năm 1944, nhưng số lượng chế tạo sau đó được cắt giảm đáng kể. Đặc tính chung. "O'Flaherty" có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước . Nó có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Động lực. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Vũ khí và cảm biến. Dàn vũ khí chính của "O'Flaherty" bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, bố trí phía trước và phía sau cấu trúc thượng tầng nhằm đối phó những mục tiêu tàu nổi và trên không; chúng được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51. Ngoài ra con tàu còn trang bị hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 phòng không nòng đôi, bắn thượng tầng bên trên tháp pháo 5-inch, và mười khẩu Oerlikon 20 mm phòng không nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. Chế tạo. "O'Flaherty" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 4 tháng 10, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 12, 1943, được đỡ đầu bởi nữ Thiếu úy Lavada M. O’Flaherty, em của Thiếu úy Frank Woodrow O'Flaherty, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 4, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Duane Wesley Farnham. Phần thưởng. "O'Flaherty" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Tham khảo. Thư mục. Tư liệu quân sự Liên kết ngoài. - USS "O'Flaherty" photo gallery at NavSource.org - USS "O'Flaherty" crewmember photographs and history at Destroyer Escort Sailors Association |
USS Raymond (DE-341) USS "Raymond" (DE-341) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, nhưng là chiếc duy nhất được đặt theo tên Thiếu tá Hải quân Reginald Marbury Raymond (1912–1943), Hạm phó tàu ngầm , đã tử trận trong một chuyến tuần tra vào ngày 30 tháng 4, 1943 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, đặc biệt đã từng tham gia Trận chiến ngoài khơi Samar, và được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt. Nó được huy động trở lại trong giai đoạn Chiến tranh Lanh từ năm 1951 đến năm 1958. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi Florida vào năm 1974. "Raymond" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống cùng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Raymond" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 3 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Helen Raymond, mẹ của Thiếu tá Raymond, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 4, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Aaron Frederick Beyer Jr. Phần thưởng. Ngoài danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống do hoạt động dũng cảm trong Trận chiến ngoài khơi Samar, "Raymond" còn được tặng thưởng thêm năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Dictionary of American Naval Fighting Ships - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - USS Raymond (DE 341) |
USS Richard W. Suesens (DE-342) USS "Richard W. Suesens" (DE-342) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Hải quân Richard Wayne Suesens (1915–1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Ném ngư lôi VT-3 trên tàu sân bay , rồi được tạm thời điều sang tàu sân bay , đã tử trận trong trận Midway vào ngày 4 tháng 6, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1947, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1973. "Richard W. Suesens" được tặng thưởng năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Richard W. Suesens" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 1 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 11 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Margaret Jean Suesens, vợ góa của Trung úy Suesens, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 4, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Milford McQuilkin. Phần thưởng. "Richard W. Suesens" được tặng thưởng năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource.org DE-342 |
USS Abercrombie (DE-343) USS "Abercrombie" (DE-343) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân William Warner Abercrombie (1914–1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đệi Ném ngư lôi VT-8 trên tàu sân bay , đã tử trận vào ngày 4 tháng 6, 1942 trong trận Midway và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1946, rồi cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi California vào năm 1968. "Abercrombie" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Abercrombie" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 8 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà bà C. W. Abercrombie, mẹ của Thiếu úy Abercrombie, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 5, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Bernard H. Katschinski. Phần thưởng. "Abercrombie" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource.org – DE-343 |
$1,000 a Touchdown $1,000 a Touchdown là một bộ phim hài của Mỹ năm 1939 do James P. Hogan đạo diễn, Delmer Daves viết kịch bản và có sự tham gia của Joe E. Brown, Martha Raye, Eric Blore, Susan Hayward, John Hartley và Joyce Mathews. Bộ phim được phát hành vào ngày 4 tháng 10 năm 1939, bởi Paramount Pictures. Cốt truyện. Marlowe Booth và vợ Martha thừa kế một trường đại học và quyết định tăng cường đội bóng đá của trường đại học để tăng tài trợ, vì vậy họ quyết định tặng 1.000 đô la cho mỗi cú chạm bóng được thực hiện. Diễn viên. - Joe E. Brown trong vai Marlowe Mansfield Booth - Martha Raye trong vai Martha Madison - Eric Blore trong vai Henry - Susan Hayward trong vai Betty McGlen - John Hartley as Bill Anders - Joyce Mathews as Lorelei - George McKay trong vai Mr. Fishbeck - Syd Saylor trong vai Bangs - Tom Dugan trong vai Popcorn vendor - Matt McHugh trong vai Brick Benson - Don Wilson trong vai Announcer - Paula DeCardo trong vai Dora (không được công nhận) - Dot Farley trong vai Hysterical Girl (không được công nhận) - Bill Thompson trong vai người lồng tiếng động vật và chim (không được công nhận) - Adrian Morris trong vai Two Ton Terry (không được công nhận) Đón nhận. Frank Nugent của tờ "The New York Times" chỉ trích bộ phim là không có tính độc đáo. |
Phản ứng Boudouard Phản ứng Boudouard là phản ứng oxy hóa khử trong hỗn hợp cân bằng hóa học của carbon monoxide và carbon dioxide ở một nhiệt độ nhất định. Phản ứng được đặt tên theo nhà hóa học người Pháp, Octave Boudouard (1872–1923), người đã nghiên cứu cân bằng này vào năm 1905. Quá trình phản ứng. Phản ứng Boudouard là phản ứng tự oxy hóa khử của carbon monoxide thành carbon dioxide và than chì và ngược lại: Phản ứng thuận tạo thành carbon dioxide và carbon tỏa nhiệt ở mọi nhiệt độ phản ứng vì ΔH < 0. Do đó khi nhiệt độ thấp thì cân bằng ưu tiên chuyển dịch theo chiều thuận. Mặt khác, nếu áp suất tăng cũng làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận vì theo nguyên lý Le Chatelier thì lúc này cân bằng chuyển dịch theo hướng làm giảm thể tích của hệ, và chiều thuận phản ứng làm giảm thể tích khí từ 2 còn 1. Tuy nhiên, enthalpy của phản ứng Boudouard sẽ tăng khi nhiệt độ tăng như hình bên. Biến thiên enthalpy tiêu chuẩn của phản ứng nghịch ở 298 K (25°C) là ΔH = 172,3 kJ/mol > 0. Vì ΔH dương nên phản ứng nghịch sẽ thu nhiệt, do đó cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi nhiệt độ tăng. Trong khi sự hình thành enthalpy của cao hơn so với , entropy hình thành thấp hơn nhiều. Do đó, năng lượng tự do của từ các nguyên tố thành phần của nó hầu như không đổi và không phụ thuộc vào nhiệt độ, trong khi năng lượng tự do tạo thành giảm theo nhiệt độ. Do đó ở nhiệt độ cao, phản ứng thuận trở thành phản ứng thu công và tỏa nhiệt, còn phản ứng nghịch trở thành phản ứng xuất công. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến mức độ của phản ứng Boudouard được biểu thị bằng giá trị của hằng số cân bằng hơn là năng lượng tự do tiêu chuẩn của phản ứng. Giá trị log("K") của phản ứng có công thức là một hàm số theo độ Kelvin dưới dạng biến "T" (có giá trị trong khoảng 500 - 2200), xấp xỉ: Hàm ý của sự thay đổi "K" theo nhiệt độ là hỗn hợp khí chứa có thể tạo thành carbon nguyên tố nếu hỗn hợp nguội đi dưới một nhiệt độ nhất định. Hoạt động nhiệt động học của carbon có thể được tính toán cho một hỗn hợp / nếu biết áp suất riêng phần của mỗi loại và giá trị của "K". Ví dụ, trong môi trường nhiệt độ giảm, chẳng hạn như môi trường được tạo ra để khử oxide sắt trong lò cao hoặc điều chế khí quyển carbon hóa, carbon monoxide là oxide bền của carbon. Khi luồng khí giàu được làm lạnh đến mức hoạt độ của carbon lớn hơn 1, phản ứng Boudouard thuận xảy ra. Carbon monoxide sau đó tự oxi hóa khử thành carbon dioxide và than chì, tạo thành bồ hóng. Trong xúc tác công nghiệp, đây không chỉ là một trở ngại; bồ hóng/muội than có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng và thậm chí không thể phục hồi đối với chất xúc tác và lớp xúc tác. Đây là một vấn đề trong quá trình reforming xúc tác dầu mỏ và quá trình reforming hơi nước. Ứng dụng. Mặc dù tác động gây hại của carbon monoxide đối với chất xúc tác là không mong muốn, phản ứng này đã được sử dụng để sản xuất than chì, graphit dạng sợi và tinh thể graphit phiến, cũng như sản xuất ống nano carbon. Trong sản xuất graphit, các chất xúc tác được sử dụng là molybden, magnesi, nickel, sắt và cobalt, và trong sản xuất ống nano carbon, các chất xúc tác molybden, nickel, cobalt, sắt và Ni-MgO được sử dụng. Phản ứng Boudouard là một quá trình quan trọng bên trong lò cao. Quá trình khử oxide sắt không thực hiện được trực tiếp bằng carbon (vì phản ứng giữa các chất rắn thường rất chậm) mà bằng khí carbon monoxide. Carbon dioxide tạo thành trải qua phản ứng Boudouard (ngược lại) khi tiếp xúc với than cốc. Phản ứng không mong muốn. Trong khi phản ứng Boudouard được sử dụng có chủ ý trong một số quy trình, thì nó lại gây hại ở những quy trình khác. Trong quá trình mát bằng khí của các lò phản ứng hạt nhân làm chậm bằng than chì của Anh (Magnox và AGR), phản ứng của chất làm mát (CO) và chất làm chậm (graphite) phải được tránh hoặc ít nhất là giữ ở mức tối thiểu. Khi cân bằng của phản ứng chuyển dịch theo hướng tạo thành carbon ở nhiệt độ thấp hơn, điều này đã được giải quyết trong lò phản ứng Magnox bằng cách đơn giản là giữ nhiệt độ hoạt động thấp hơn. Tuy nhiên, điều này lại làm giảm hiệu suất nhiệt có thể đạt được. Trong lò phản ứng AGR, được cho là sẽ cải thiện hiệu suất phản ứng dựa trên kinh nghiệm từ lò Magnox, nhiệt độ đầu ra của chất làm mát cao hơn là một mục tiêu thiết kế rõ ràng (Anh Quốc phụ thuộc vào điện than vào thời điểm đó, mục đích là đạt được nhiệt độ hơi nước tương tự như trong nhà máy đốt than) và do đó dòng chất làm mát tái sinh ở nhiệt độ đầu ra lò hơi thấp hơn là được sử dụng để làm mát than chì, đảm bảo rằng nhiệt độ lõi than chì không thay đổi quá nhiều so với nhiệt độ được thấy trong lò phản ứng Magnox. |
Ayakashi Triangle , đôi khi được viết tắt thành AyaTri là một loạt manga kỳ ảo xen lẫn hài lãng mạn do Yabuki Kentaro sáng tác. Bộ truyện được đăng thường kỳ trong tạp chí "Shūkan Shōnen Jump" của Shueisha từ năm 2020 đến năm 2022, trước khi chyển sang website "Shōnen Jump+" cũng từ năm 2022 để tiếp tục sáng tác. Hiện nay, truyện có chín tập "tankōbon" được xuất bản. Một bản chuyển thể anime truyền hình sẽ lên sóng vào năm 2023. Manga. Anime. Bản chuyển thể anime của truyện được công bố vào tháng 12 năm 2021 tại sự kiện Jump Festa 2022. Anime sẽ lên sóng truyền hình vào năm 2023. Liên kết ngoài. - "Ayakashi Triangle" tại trang mạng của Shueisha - "Ayakashi Triangle" tại trang mạng của "Manga Plus" - Trang mạng anime chính thức |
Prachya Pinkaew Prachya Pinkaew (tiếng Thái: ปรัชญา ปิ่นแก้ว, sinh ngày 2 tháng 9 năm 1962) là một nam đạo diễn, nhà biên kịch kiêm nhà sản xuất điện ảnh người Thái Lan. Khởi đầu sự nghiệp điện ảnh từ năm 1992, những tác phẩm của ông luôn mang đậm phong cách nghệ thuật thị giác cao và rõ nét. Các tác phẩm của ông cho đến nay vẫn còn được nhiều người biết đến, trong đó phải kể đến như "Người bảo vệ, Truy tìm tượng Phật" và "Cô gái Socola," chính những tác phẩm này đã giúp tên tuổi của hai ngôi sao võ thuật là Tony Jaa và Jeeja Yanin lừng danh vang dội. Danh sách phim. Dưới đây là danh sách các bộ phim của Prachya Pinkaew: Đạo diễn. - "The Magic Shoes" ("Rawng tah laep plaep") (1992) - "Dark Side Romance" ("Goet iik thii tawng mii theu") (1995) - "Ong-Bak: Muay Thai Warrior" (2003) - "Tom-Yum-Goong" (2005) - "Chocolate" (2008) - "Elephant White" (2011) - "The Kick" (2011) - "Tom Yum Goong 2" (2013) - "Look Thung Signature" (2016) - "Sisters" (2019) Sản xuất. - "Pop Weed Sayong" ("Body Jumper") (2001) - "999-9999" (2002) - "Hoedown Showdown" (2002) - "7 pra-jan-barn" ("Heaven's Seven") (2002) - "Sayew" (2003) - "The Unborn" (2003) - "Fake" (2003) - "" (2003) - "Pisaj" (2004) - "Born to Fight" ("Kerd ma lui") (2004) - "Cherm" ("Midnight My Love" (2005) - "Tom-Yum-Goong" (2005) - "Mercury Man" (2006) - "Dynamite Warrior" (2007) - "The Sperm" (2007) - "Sick Nurses" (2007) - "Opapatika" (2007) - "The Love of Siam" (2007) - "Ong Bak 2" (2008) - "Chocolate" (2008) - "Power Kids" (2009) Biên kịch. - "Ong-Bak: Muay Thai Warrior" (2003) - "Tom-Yum-Goong" (2005) Liên kết ngoài. - Prachya Pinkaew at the Thai Film Database |
Vương quốc Hồi giáo Mamluk (Cairo) Vương quốc Hồi giáo Mamluk (tiếng Ả Rập: ساطنة اامماايك, được la mã hóa: Salṭanat al-Mamālīk), còn được gọi là Mamluk Ai Cập hoặc Đế chế Mamluk, là một quốc gia cai trị Ai Cập, Levant và Hejaz (phía tây Ả Rập) vào giữa thế kỷ 13-đầu thế kỷ 16. Nó được cai trị bởi một đẳng cấp quân sự của mamluks (những người lính nô lệ được trang bị manumitted) ở đầu trong số đó là sultan. Các caliph Abbasid là những người có chủ quyền danh nghĩa. Vương quốc Hồi giáo được thành lập với việc lật đổ triều đại Ayyubid ở Ai Cập vào năm 1250 và bị Đế chế Ottoman chinh phục vào năm 1517. Lịch sử Mamluk thường được chia thành thời kỳ Turkic hoặc Bahri (1250-1382) và thời kỳ Circassian hoặc Burji (1382-1517), được gọi theo dân tộc hoặc quân đoàn chiếm ưu thế của người Mamluk cầm quyền trong các thời đại tương ứng này. Những người cai trị đầu tiên của vương quốc hồi giáo được ca ngợi từ các trung đoàn mamluk của sultan Ayyubid as-Salih Ayyub (r. 1240-1249), chiếm đoạt quyền lực từ người kế nhiệm ông vào năm 1250. Người Mamluk dưới thời Sultan Qutuz và Baybars đã đánh bại người Mông Cổ vào năm 1260, ngăn chặn sự mở rộng về phía nam của họ. Sau đó, họ chinh phục hoặc giành được quyền lực đối với các công quốc Syria của Ayyubids. Vào cuối thế kỷ 13, thông qua những nỗ lực của các sultan Baybars, Qalawun (r. 1279-1290) và al-Ashraf Khalil (r. 1290-1293), họ đã chinh phục các quốc gia Thập tự chinh, mở rộng sang Makuria (Nubia), Cyrenaica, Hejaz và miền nam Anatolia. Vương quốc Hồi giáo sau đó đã trải qua một thời gian dài ổn định và thịnh vượng trong triều đại thứ ba của al-Nasir Muhammad (r. 1293-1294), trước khi nhường chỗ cho cuộc xung đột nội bộ đặc trưng cho sự kế vị của các con trai ông, khi quyền lực thực sự được nắm giữ bởi các tiểu vương cao cấp. Một tiểu vương như vậy, Barquq, đã lật đổ sultan vào năm 1390, khánh thành quy tắc Burji. Chính quyền Mamluk trên khắp đế chế bị xói mòn dưới thời những người kế nhiệm ông do các cuộc xâm lược của nước ngoài, các cuộc nổi loạn của bộ lạc và thiên tai, và nhà nước bước vào một thời gian dài gặp khó khăn về tài chính. Dưới thời Sultan Barsbay, những nỗ lực lớn đã được thực hiện để bổ sung kho bạc, đặc biệt là độc quyền thương mại với châu Âu và các cuộc thám hiểm thuế vào vùng nông thôn. |
Chu Quế Chu Quế (chữ Hán: 朱桂; 25 tháng 8 năm 1374 – 29 tháng 12 năm 1446), được biết đến với tước hiệu Đại Giản vương (代簡王), là hoàng tử của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, hoàng đế đầu tiên của nhà Minh. Cuộc đời. Chu Quế sinh ngày 18 tháng 7 năm Hồng Vũ thứ 7 (1374), là hoàng tử thứ 13 của Minh Thái Tổ, mẹ là Quách Huệ phi (郭惠妃), con gái của "Trừ Dương vương" Quách Tử Hưng (郭子興). Chu Quế là con thứ hai của bà Huệ phi, là anh em cùng mẹ với "Thục Hiến vương" Chu Xuân, "Dục vương" Chu Huệ, Vĩnh Gia Trinh Ý Công chúa và Nhữ Dương Công chúa. Năm thứ 11, Chu Quế được phong Dự vương (豫王), sang năm thứ 25 (1392), cải phong làm Đại vương (代王), cùng năm đó chuyển đến thái ấp ở Đại Đồng (nay thuộc Đại Đồng, Sơn Tây). Đại vương Chu Quế là người hung bạo, nên vào năm Kiến Văn thứ nhất (1399), ông bị vua cháu phế làm thứ dân. Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi đã cho phục tước của Chu Quế nhưng ông vẫn không cải thiện. Chu Quế tham lam, tự tiện sung quân dịch, vơ vét của cải của dân. Thành Tổ liệt kê 32 tội danh của Chu Quế và triệu ông vào triều nhưng ông không đến. Lần triệu thứ hai, đến giữa đường thì vua cho Chu Quế quay về. Đại vương Chu Quế qua đời vào ngày 12 tháng 12 năm Chính Thống thứ 11 (1446), thụy là Giản (簡). Bức tường Đại Đồng Cửu Long. Truyền thuyết địa phương ở Đại Đồng kể rằng, Đại vương Chu Quế đã từng đến Bắc Kinh thăm anh trai là Yên vương Chu Đệ, và tỏ ra ganh tị khi nhìn thấy bức tường Cửu Long trong điện của Yên vương. Quay về Đại Đồng, Chu Quế muốn xây một bức tường Cửu Long tráng lệ hơn của Yên vương. Bức tường Đại Đồng Cửu Long dài 45,5 mét trải dài từ đông sang tây, cao 8 m và dày hơn 2 m, được sơn màu xanh lam. Trên tường có 9 con rồng bay lượn mang hình dáng và màu sắc khác nhau. Đại Long Cửu Long là bức tường lớn nhất và lâu đời nhất trong số những bức tường Cửu Long hiện có ở Trung Quốc, trở thành đơn vị bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm quốc gia vào năm 2001. Gia quyến. Thê thiếp. - Đại Vương phi Từ thị (徐氏; ? – 1427), con gái thứ hai của danh tướng Từ Đạt, cũng là em của Từ Hoàng hậu, chánh cung của Minh Thành Tổ. Từ thị được phong Vương phi cùng thời điểm với chồng. - Lữ thị (呂氏), gia phong Phu nhân năm Chính Thống thứ 40 (1449). - Từ thị (徐氏), gia phong Phu nhân năm Chính Thống thứ 39 (1448). Từ Phu nhân nhiều lần lấy trộm vàng bạc từ phủ Đại vương cho hai con trai là Tốn Đẩu và Tốn Hựu, đến nỗi khi Đại Giản vương qua đời không đủ tiền để làm tang lễ. - Lưu thị (劉氏), cung nhân. Hậu duệ. Đại vương Chu Quế có 11 con trai và nhiều con gái. Con trai. 1. Chu Tốn Chuyên (朱遜煓; 1393 – 1418), mẹ là Đại Vương phi, năm Vĩnh Lạc thứ hai (1404) phong Thế tử, mất trước khi tập phong, thụy là "Điệu Liệt" (悼戾), sau tặng Đại Liệt vương (代戾王). 1. Chu Sĩ Triền (朱仕㙻; 1410 – 1463), con trưởng, tập tước ông nội, phong hiệu Đại Ẩn vương (代隱王). 2. Chu Tốn Miên (朱遜𤇜; 1402 – 1459), mẹ là Lữ Phu nhân, tước hiệu "Quảng Linh Quận vương" (廣靈郡王), thụy "Vinh Hư" (榮虛). 3. Chu Tốn Ninh (朱遜𤆼; 1407 – 1471), tước hiệu "Lộ Thành Quận vương" (潞城郡王), thụy "Hy Thuận" (僖順). 4. Chu Tốn Thâm (朱遜煁; 1409 – 1467), tước hiệu "Sơn Uẩn Quận vương" (山陰郡王), thụy "Khang Huệ" (康惠). 5. Chu Tốn Tầm (朱遜燂; 1410 – 1462), tước hiệu "Tương Viên Quận vương" (襄垣郡王), thụy "Cung Giản" (恭簡). 6. Chu Tốn Toàn (朱遜烇; 1413 – 1475), tước hiệu "Linh Khâu Quận vương" (靈丘郡王), thụy "Vinh Thuận" (榮順). 7. Chu Tốn Đẩu (朱遜炓; 1423 – 1473), mẹ là Từ Phu nhân, tước hiệu "Tuyên Ninh Quận vương" (宣寧郡王), thụy "Tĩnh Trang" (榮順). 8. Chu Tốn Hựu (朱遜烠; 1425 – 1490), mẹ là Từ Phu nhân, tước hiệu "Hoài Nhân Quận vương" (宣寧郡王), thụy "Vinh Định" (榮順). 9. Chu Tốn Hỗ (朱遜熩), mất sớm. 10. Chu Tốn Liêu (朱遜熮; 1429 – 1474), tước hiệu "Thấp Xuyên Quận vương" (隰川郡王), thụy "Ý An" (懿安). 11. Chu Tốn Phần (朱遜燔), mất sớm. Con gái. - Hương Ninh Quận chúa (乡宁郡主), con gái thứ 4, lấy Phạm Khâm. - Hồ Loan Quận chúa (壶关郡主), con gái thứ 6, lấy Tần An. - Bảo Đức Quận chúa (保德郡主), con gái thứ 7, lấy Thường Tế. |
Chromi(III) phenoxide Chromi(III) phenoxide là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học Cr(CHO). Hợp chất này có màu lục đậm, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Điều chế. Chromi(III) phenoxide được điều chế bằng cách cho chromi(III) ethoxide tác dụng với một lựong phenol với điều kiện hồi lưu trong benzen liên tục 20 giờ cùng với sự tạo thành hỗn hợp đẳng phí của ethanol với benzen. Phản ứng. Chromi(III) phenoxide có thể phản ứng với một lượng methanol hoặc ethanol để tạo ra các hợp chất tương ứng. |
Luật Điều ước quốc tế 2016 Luật Điều ước quốc tế 2016 (số ký hiệu: 108/2016/QH13, tên quốc tế: "2016 Law on Treaties") là đạo luật được ban hành năm 2016 bởi Quốc hội Việt Nam khóa XIII đặt ra toàn bộ quy định về điều ước quốc tế. Tên gọi ban đầu là Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 đã được đổi thành luật điều ước quốc tế sau quá trình sửa đổi nhằm gọn hơn về cách gọi, bao phủ nhiều khía cạnh pháp lý cho lĩnh vực này, được thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2016. Luật 2016 đã định nghĩa lại khái niệm "điều ước quốc tế", nhấn mạnh vào tính chất làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào những tên gọi khác nhau trong nhiều trường hợp của các văn bản thỏa thuận trên trường quốc tế giữa các chủ thể được công nhận. Luật gồm 10 chương, 84 điều, tinh giảm số lượng điều khoản so với luật cũ nhưng mở rộng về nội dung, chi tiết hơn vào các vấn đề chính của điều ước quốc tế. Luật định quy trình toàn bộ từ đàm phán, đề xuất và tổ chức ký, cho đến khi phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập rồi tiến hành thực hiện; xác định khi nào thì điều ước quốc tế có hiệu lực, có bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu, có sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cách thức xử lý khi gặp phải những tình huống khác nhau; quy định thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho các cơ quan nhà nước tương ứng. Nhà nước bảo đảm kinh phí mọi tiến trình, điều ước quốc tế được xếp vào vị trí ưu tiên thực hiện so với luật nội địa, nhưng thấp hơn so với Hiến pháp. Bối cảnh. Trước 2016. Từ 2005, Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 (Luật 2005) gồm chín chương, với 107 điều, được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14 tháng 6, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2006, thay thế Pháp lệnh Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998. Việc ban hành luật này có ý nghĩa nâng cấp vấn đề về điều ước quốc tế từ pháp lệnh thành luật, ảnh hưởng tới đối nội và đối ngoại, nằm trong chuỗi xây dựng các luật phục vụ cho yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Luật được xây dựng trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp 1992. Trong giai đoạn 10 năm thực hiện luật của thời kỳ 2005–15, Việt Nam đã ký, gia nhập tổng cộng khoảng hơn 4000 điều ước quốc tế, số lượng ngày càng tăng, trung bình mỗi năm là hàng trăm điều ước quốc tế, với nhiều đối tác khác nhau, bao trùm nhiều lĩnh vực, nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ tạo mối quan hệ hữu nghị và hợp tác, xoay quanh phát triển kinh tế, xã hội, hoạch định biên giới, quy chế quản lý biên giới, hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, quyền và lợi ích quốc gia. Bên cạnh những kết quả của Luật 2005, có những vấn đề phát sinh trên văn bản và thực tế đối với luật này, xoay quan việc một số quy định của luật còn hạn chế, bất cập, không phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế; Hiến pháp 2013 có hiệu lực cũng làm cho một số quy định của luật không còn phù hợp, hoặc đặt ra yêu cầu bổ sung những quy định còn thiếu để triển khai Hiến pháp. Bộ Ngoại giao nghiên cứu và báo cáo các vấn đề cụ thể. "Thứ nhất" là, các điều ước quốc tế ngày càng đa dạng về lĩnh vực, độ phức tạp, đối tác, nâng lên một bước so với thời điểm ban hành Luật 2005, trong khi đó, Luật 2005 chỉ quy định một quy trình ký kết điều ước quốc tế duy nhất, áp dụng cho cả những điều ước quốc tế từ đơn giản, thời gian ngắn đến phức tạp, thời gian nghiên cứu, đàm phán kéo dài; việc thực hiện quy trình nhiều khi mang tính hình thức, chồng chéo, gây tốn thời gian, công sức. "Thứ hai" là, phạm vi điều chỉnh của Luật 2005 được cho là quá rộng, bao gồm thủ tục, thẩm quyền, quy trình ký của cả các văn kiện không ràng buộc về pháp lý, không tạo ra quyền, nghĩa vụ đối với Việt Nam, không phải là điều ước quốc tế theo quy định của Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế (Công ước 1969). Mặc dù không phải là điều ước quốc tế theo Công ước 1969, nhưng Luật 2005 lại vận hành ngược lại, khiến trình tự, thủ tục áp dụng đối với việc ký kết phải tuân thủ quy trình phức tạp, như, xin ý kiến bộ ngành liên quan, lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, trình Chính phủ về việc đàm phán, ký, phê duyệt hoặc phê chuẩn, gây tranh luận và khó khăn nhất định trong việc đẩy nhanh ký kết, hoặc sửa đổi, gia hạn. "Thứ ba" là, Hiến pháp 2013 sửa đổi một số quy định liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng trong ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, dẫn đến một số quy định của Luật 2005 không còn phù hợp; đề xuất bổ sung một số quy định còn thiếu về quy trình thực hiện các thay đổi về thẩm quyền các chủ thể này. Và "thứ tư" là, Bộ cho rằng sự thiếu nhất quán, ý kiến khác nhau trong việc áp dụng, triển khai biện pháp thực hiện điều ước quốc tế, cụ thể là thuật ngữ "các quy định có thể áp dụng trực tiếp". Nghiên cứu cho rằng: "...[các quy định có thể áp dụng trực tiếp] là quy định có thể trực tiếp làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức và có thể được viện dẫn trước tòa để giải quyết tranh chấp, tương phản với quy định điều ước quốc tế chỉ làm phát sinh nghĩa vụ đối với Nhà nước".<br>Luật 2005: "...là điều ước hoặc điều khoản có nội dung đã đủ rõ ràng, không cần giải thích, hướng dẫn thêm, không cần sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật". Soạn thảo, ban hành. Năm 2011, Bộ Ngoại giao đã tổ chức hội nghị tổng kết năm năm thực hiện Luật 2005 với sự tham dự của đại diện Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành và một số trường đại học, viện nghiên cứu về pháp luật ở Hà Nội. Đến năm 2014, để phục vụ cho việc tổng kết thi hành và sửa đổi Luật 2005, Bộ Ngoại giao đã tổ chức hội nghị tổng kết thi hành Luật 2005, lấy ý kiến của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc tổng kết công tác điều ước quốc tế qua chín năm thực hiện. Ngày 22 tháng 7 năm 2014, theo chương trình xây dựng luật của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quyết định phân công Bộ Ngoại giao chủ trì soạn thảo dự án sửa đổi Luật 2005, xây dựng luật mới. Các ngày 23–25 tháng 8 năm 2015, Chính phủ trình bản thuyết trình, bản dự thảo dự án luật này lên Quốc hội, kiến nghị sửa lại tên luật là "Luật Điều ước quốc tế" cho gọn hơn, tên cũ "Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế" dài và chưa bao quát hết phạm vi điều chỉnh của luật. Ngày 8 tháng 4 năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật này tới kỳ họp thứ 11 của Quốc hội, Luật Điều ước quốc tế 2016 được thông qua vào ngày 9 tháng 4, chính thức có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2016. Cấu trúc. Luật có 10 chương, 84 điều, thay thế và chấm dứt hiệu lực của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 từ ngày 1 tháng 7 năm 2016. Tương tự Luật 2005, luật này sắp xếp theo trình tự của hoạt động ký kết điều ước quốc tế, bắt đầu từ đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập tới hiệu lực, thông báo đối ngoại, tổ chức thực hiện, quản lý nhà nước và giám sát việc ký kết và thực hiện; đã gộp các nội dung thuộc các giai đoạn ký kết, bao gồm cả gia nhập vào chương ký kết, gộp các nội dung về thực hiện thủ tục đối ngoại vào chương thủ tục đối ngoại và bổ sung chương trình tự, thủ tục rút gọn. Tinh giảm từ 107 điều xuống thành 84 điều. Nội dung chính. Định nghĩa, nguyên tắc chung. Luật này định nghĩa lại điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác. Mấu chốt của định nghĩa này khác với Luật 2005 đó là nêu lên đặc tính "làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ", thỏa thuận có tính chất này thì mới là điều ước quốc tế. Việc giải thích các từ ngữ còn lại được giữ nguyên, theo đó: điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tức nghĩa là đang có hiệu lực, bên ký kết nước ngoài là quốc gia, tổ chức quốc tế (tổ chức liên chính phủ) hoặc chủ thể khác được công nhận là chủ thể của pháp luật quốc tế; giải thích việc ký kết, ký, ký tắt, phê chuẩn, phê duyệt là những hành vi mà chủ thể có thẩm quyền thực hiện trong quá trình đàm phán cho đến khi gia nhập, công nhận điều ước quốc tế, bao gồm "ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt", "phê chuẩn/phê duyệt điều ước quốc tế", "trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế", "gia nhập điều ước quốc tế" và lấy từ "ký kết" là tên gọi chung; và ở khía cạnh khác, các khái niệm khác như bảo lưu, chấm dứt, tạm đình chỉ hiệu lực điều ước quốc tế, từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước quốc tế, tức hành vi theo hướng ngược lại. Nguyên tắc ký kết và thực hiện là không trái với Hiến pháp Việt Nam; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của Việt Nam; và tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Về xung đột, với nguyên tắc tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, có nghĩa là, khi có xung đột giữa các điều ước quốc tế thì Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế 1969 được áp dụng để giải quyết. Ký kết. Quy trình ký kết điều ước quốc tế bao gồm: đàm phán, đề xuất và tổ chức ký, phê chuẩn/phê duyệt và gia nhập. Theo đó, lấy Chính phủ làm cơ quan chủ quản, các cơ quan chuyên môn, cơ quan liên quan được trao quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế, đề xuất với Chính phủ để trình Chủ tịch nước nếu nhân danh Nhà nước, đề xuất với Thủ tướng nếu nhân danh Chính phủ, ngoài ra, khi đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia thì do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, và Bộ Công an. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ là hai chủ thể duy nhất giữ thẩm quyền đàm phán điều ước quốc tế, sẽ chủ động tự đàm phán, hoặc ủy quyền, chủ trương, kết thúc đàm phán. Sau khi kết thúc đàm phán, tiến tới bước đề xuất ký, được kiểm tra bởi Bộ Ngoại giao, thẩm định bởi Bộ Tư pháp, trình để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong trường hợp nhất định, sau đó Chủ tịch nước, Chính phủ ban hành quyết định ký nếu hoàn tất các bước theo luật định. Sau khi điều ước quốc tế được ký, tiến hành phê chuẩn/phê duyệt để gia nhập, theo đó, phê chuẩn thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước, và phê duyệt thuộc thẩm quyền của Chính phủ, được tham khảo từ luật các nước và luật quốc tế. Ở phê chuẩn, trong trường hợp điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, hoặc có quy định phải phê chuẩn, hoặc nhân danh Chính phủ nhưng lại có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội, với các nội dung là: liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia; về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, tiền tệ; làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội; có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội; và do Chủ tịch nước trực tiếp ký với nguyên thủ quốc gia khác; và khi không thuộc các trường hợp này thì Chủ tịch nước là người phê chuẩn. Và khi điều ước quốc tế không thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội; nhân danh Chính phủ; có quy định phải phê duyệt hoặc phải hoàn thành thủ tục pháp lý theo quy định của mỗi nước để có hiệu lực; hoặc nhân danh Chính phủ, có quy định trái với quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ thì do Chính phủ phê duyệt. Về gia nhập tổ chức quốc tế thì Luật 2016 cũng có những quy định tương tự với phê chuẩn và phê duyệt, và mọi kinh phí của các hoạt động này đều do nhà nước bảo đảm. Hiệu lực và thực hiện. Luật định rằng mỗi một điều ước quốc tế có thể được bảo lưu ngay trong tiến trình ký kết, hoặc được sửa đổi, bổ sung, gia hạn sau khi đã có hiệu lực. Với bảo lưu, đây là tuyên bố của Việt Nam hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế thì cũng có quyền quyết định việc bảo lưu của Việt Nam, đồng thời chấp thuận hoặc phản đối việc bên ký kết nước ngoài bảo lưu nội dung của họ. Về hiệu lực, hiệu lực có đối với Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế đã ký kết/gia nhập hoặc theo thỏa thuận giữa các bên. Bên cạnh đó, điều ước quốc tế hoặc một phần của đối tượng này có thể được áp dụng tạm thời trong thời gian hoàn thành thủ tục để đối tượng này có hiệu lực theo quy định của điều ước quốc tế đó; hoặc theo thỏa thuận giữa các bên; ngoài ra, có thể được sửa đổi, bổ sung, gia hạn tùy theo từng trường hợp nhất định. Ngoài ra, Việt Nam chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa các bên. Sau khi điều ước quốc tế có hiệu lực, luật định về việc tổ chức thực hiện. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phê duyệt kế hoạch thực hiện, quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành hoặc biện pháp khác để thực hiện điều ước quốc tế, và kế hoạch gồm: lộ trình thực hiện; dự kiến phân công trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện; dự kiến nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện; biện pháp tổ chức, quản lý, tài chính và các biện pháp cần thiết; và tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế đó. Chính phủ giao cho Bộ Ngoại giao nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc thực hiện, và cơ quan này có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý tình huống trong trường hợp bên ký kết nước ngoài vi phạm; giao cho Bộ Tư pháp nhiệm vụ thẩm định, xây dựng, trình ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ điều ước quốc tế đó. Xem thêm. - Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 - Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế Liên kết ngoài. - Luật Điều ước quốc tế 2016. - Luật Điều ước quốc tế 2016, bản tiếng Anh [Law on Treaties]. - Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005. |
Cuộc đua xe đạp báo Quân đội Nhân dân Cuộc đua xe đạp do Báo Quân đội Nhân dân tổ chức xen kẽ 5 năm 1 lần gồm 2 giải về: Điện Biên Phủ và Trường Sơn. Cuộc đua xe đạp do Báo Quân đội Nhân dân tổ chức trở thành một sự kiện thể thao gắn liền với ý nghĩa chính trị, lịch sử quan trọng nhân ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) và Ngày thương binh liệt sĩ (27 tháng 7) Cho đến nay, cuộc đua đã trở thành một sự kiện thể thao vô cùng quan trọng được hàng triệu người dân và khán giả truyền hình cả nước đặc biệt đối với khán giả tại khu vực phía Bắc, nơi bộ môn xe đạp đang từng ngày phát triển. Lịch sử. Tiền thân của cuộc đua này là một cuộc đua xe đạp do Báo Quân đội Nhân Dân phối hợp với và Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang tổ chức vào năm 2004, bao gồm 11 chặng đua dành cho nam và 10 chặng dành cho nữ xuất phát từ Thành phố Huế đi Hà Nội và về đích tại Điện Biên với 29 đội đua nam và nữ đến từ Việt Nam, Lào và Thái Lan Những dấu mốc quan trọng. - 2004: Báo Quân đội Nhân dân tổ chức cuộc đua đầu tiên về Điện Biên Phủ - 2007: tổ chức cuộc đua đầu tiên về Trường Sơn với sự tham gia của đội Lào, Thái Lan, Campuchia và Hồng Kông - 2014: Là lần cuối tổ chức giải nữ với sự tham gia của đội nữ Thái Lan - 2019: Lần đầu tiên cuộc đua Điện Biên Phủ chỉ tổ chức giải nam với sự tham gia của các đội Lào, Thái Lan, Philippines, Campuchia và Nhật Bản Danh sách các tay đua đoạt giải qua các năm. Lưu ý: Con số được để trong dấu ngoặc vuông cạnh tên vận động viên là số lần đoạt danh hiệu của vận động viên đó. Xem thêm. - Bảng tính điểm xe đạp đường trường Việt Nam |
$4.50 Theater Company Lịch sử. Tên của công ty được lấy từ tổng số tiền mà Janis Joplin, người mà nhà sản xuất Yasushi Akimoto hâm mộ đã cầm trên tay khi cô qua đời. Công ty bắt đầu với 31 thành viên được lựa chọn thông qua các cuộc thử giọng với sự tham dự của khoảng 5.000 người. 90% thành viên được chọn không hề có kinh nghiệm diễn xuất. Mặc dù là một công ty sân khấu nhưng các thành viên của công ty cũng thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như người mẫu, tham gia các chương trình truyền hình và âm nhạc. Vào ngày 30 tháng 10 năm 2017, công ty thông báo rằng các thành viên của họ sẽ xuất hiện trong quảng cáo cho phiên bản PlayStation 4 của "". |
Trường trung học Apgujeong Trường trung học Apgujeong () là một trường trung học công lập nằm ở Seoul, Hàn Quốc. Trường được thành lập vào năm 1987 với tên gọi Trường Trung học Gujeong (), và đổi tên thành Trường Trung học Apgujeong vào ngày 1 tháng 9 năm 2009. |
$10 Raise $10 Raise là một bộ phim hài Mỹ năm 1935 của đạo diễn George Marshall, do Henry Johnson và Lou Breslow viết kịch bản, và có sự tham gia của Edward Everett Horton, Karen Morley, Alan Dinehart, Glen Boles, Berton Churchill và Rosina Lawrence. Bộ phim được phát hành vào ngày 4 tháng 5 năm 1935, bởi Fox Film Corporation. Diễn viên. - Edward Everett Horton trong vai Hubert T. Wilkins - Karen Morley trong vai Emily Converse - Alan Dinehart trong vai Fuller - Glen Boles trong vai Don Bates - Berton Churchill trong vai Mr. Bates - Rosina Lawrence trong vai Dorothy Converse - Ray Walker trong vai Perry - Frank Melton trong vai Clark - William "Billy" Benedict trong vai Jimmy |
Queen's Club Championships 2022 Queen's Club Championships 2022 (còn được biết đến với cinch Championships vì lý do tài trợ) là một giải quần vợt nam chuyên nghiệp thi đấu trên mặt sân cỏ ngoài trời tại Queen's Club ở Luân Đôn, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 6 năm 2022. Đây là lần thứ 119 giải đấu được tổ chức và là một phần của ATP Tour 500 trong ATP Tour 2022. Nội dung đơn ATP. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 6 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Liam Broady - Jack Draper - Ryan Peniston Miễn đặc biệt: - Andy Murray Bảo toàn thứ hạng: - Stan Wawrinka Vượt qua vòng loại: - Quentin Halys - Paul Jubb - Sam Querrey - Emil Ruusuvuori Thua cuộc may mắn: - Denis Kudla Rút lui. - Trước giải đấu - Carlos Alcaraz → thay thế bởi Filip Krajinović - Gaël Monfils → thay thế bởi Francisco Cerúndolo - Andy Murray → thay thế bởi Denis Kudla Nội dung đôi ATP. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 6 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Lloyd Glasspool / Harri Heliövaara - Jonny O'Mara / Ken Skupski Vượt qua vòng loại: - André Göransson / Ben McLachlan Nhà vô địch. Đơn. - Matteo Berrettini đánh bại Filip Krajinović, 7–5, 6–4 Đôi. - Nikola Mektić / Mate Pavić đánh bại Lloyd Glasspool / Harri Heliövaara, 3–6, 7–6, [10–6] Đơn xe lăn. - vs. Đôi xe lăn. - / vs. / Liên kết ngoài. - Trang web chính thức - Trang web trên ATP Tour |
Queen's Club Championships 2022 - Đơn Matteo Berrettini là đương kim vô địch và bảo vệ thành công danh hiệu, đánh bại Filip Krajinović trong trận chung kết, 7–5, 6–4. Đây là danh hiệu thứ 4 trên mặt sân cỏ và danh hiệu đơn ATP Tour thứ 7 của Berrettini. Berrettini cũng trở thành tay vợt đầu tiên trong Kỷ nguyên Mở giành danh hiệu trong hai lần đầu tiên tham dự giải đấu. Krajinović có trận thắng đầu tiên trên mặt sân cỏ ở cấp độ tour tại giải đấu và có cơ hội giành danh hiệu đầu tiên trong trận chung kết thứ 5 của sự nghiệp, nhưng thua trong trận chung kết trước Berrettini. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng loại - Kết quả vòng đấu chính |
Queen's Club Championships 2022 - Đôi Nikola Mektić và Mate Pavić là nhà vô địch, đánh bại Lloyd Glasspool và Harri Heliövaara trong trận chung kết, 3–6, 7–6, [10–6]. Đây là danh hiệu đôi ATP Tour thứ 3 trong mùa giải và thứ 12 của Mektić và Pavić khi thi đấu cùng nhau. Pierre-Hugues Herbert và Nicolas Mahut là đương kim vô địch, nhưng Herbert chọn không bảo vệ danh hiệu. Mahut đánh cặp với Édouard Roger-Vasselin, nhưng thua ở vòng 1 trước Lloyd Glasspool và Harri Heliövaara. Vòng loại. Vượt qua vòng loại. 1. André Göransson / Ben McLachlan Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính - Kết quả vòng loại |
Halle Open 2022 Halle Open 2022 (còn được biết đến với Terra Wortmann Open vì lý do tài trợ) là một giải tennis thi đấu trên mặt sân cỏ ngoài trời. Đây là lần thứ 29 giải Halle Open được tổ chức và là một phần của ATP Tour 500 trong ATP Tour 2022. Giải đấu diễn ra tại OWL Arena ở Halle, Đức, từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 6 năm 2022. Nội dung đơn. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 6 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Nick Kyrgios - Henri Squire - Jan-Lennard Struff Miễn đặc biệt: - Oscar Otte Vượt qua vòng loại: - Radu Albot - Maxime Cressy - Tallon Griekspoor - Marc-Andrea Hüsler Rút lui. - Trước giải đấu - Lloyd Harris → thay thế bởi Daniel Altmaier - Jannik Sinner → thay thế bởi Mackenzie McDonald - Alexander Zverev → thay thế bởi Benjamin Bonzi Nội dung đôi. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 6 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Daniel Altmaier / Oscar Otte - Dustin Brown / Dominic Stricker Vượt qua vòng loại: - Ariel Behar / Gonzalo Escobar Thua cuộc may mắn: - Tallon Griekspoor / Alex Molčan - Yannick Hanfmann / Jan-Lennard Struff Rút lui. - Ariel Behar / Gonzalo Escobar → thay thế bởi Tallon Griekspoor / Alex Molčan - Andrey Rublev / Alexander Zverev → thay thế bởi Yannick Hanfmann / Jan-Lennard Struff Nhà vô địch. Đơn. - Hubert Hurkacz đánh bại Daniil Medvedev, 6–1, 6–4 Đôi. - Marcel Granollers / Horacio Zeballos đánh bại Tim Pütz / Michael Venus, 6–4, 6–7, [14–12] Liên kết ngoài. - Trang web chính thức |
Halle Open 2022 - Đơn Hubert Hurkacz là nhà vô địch, đánh bại Daniil Medvedev trong trận chung kết, 6–1, 6–4. Ugo Humbert là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng 2 trước Hurkacz. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính - Kết quả vòng loại |
Halle Open 2022 - Đôi Marcel Granollers và Horacio Zeballos là nhà vô địch, đánh bại Tim Pütz và Michael Venus trong trận chung kết, 6–4, 6–7, [14–12]. Kevin Krawietz và Horia Tecău là đương kim vô địch, nhưng Tecău giải nghệ quần vợt vào cuối năm 2021. Krawietz đánh cặp với Andreas Mies, nhưng thua ở vòng tứ kết trước Pütz và Venus. Vòng loại. Vượt qua vòng loại. 1. Ariel Behar / Gonzalo Escobar "(Rút lui)" Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính - Kết quả vòng loại |
Gato (lớp tàu ngầm) Lớp tàu ngầm "Gato" là một lớp tàu ngầm hạm đội được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ và được hạ thủy trong giai đoạn 1941–1943; chúng là lớp tàu ngầm Hoa Kỳ đầu tiên được chế tạo hàng loạt trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cùng với các lớp tàu ngầm "Balao" và "Tench" tiếp theo, chúng hình thành nên phần lớn hạm đội tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II. Được đặt tên theo chiếc dẫn đầu của lớp, , lớp "Gato" và các lớp tiếp nối tạo thành hạt nhân của đội tàu ngầm phục vụ vốn có vai trò lớn nhất trong việc tiêu diệt đội tàu buôn Nhật Bản và một bộ phận tàu chiến của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II. Tên "Gato" xuất phát từ tên một loài trong họ Cá nhám mèo nhỏ. Giống như đa số các tàu ngầm Hoa Kỳ vào thời đó, những chiếc lớp "Gato" được đặt theo tên các sinh vật dưới nước. Ở một số nguồn tham khảo, lớp "Gato" có thể được ghép chung với các lớp tàu ngầm tiếp nối, đặc biệt là với lớp "Balao". Những chiếc trong lớp. Lớp "Gato" được Quốc hội phê duyệt chế tạo trong Năm Tài chính 1941, như một phần của "tình trạng khẩn cấp giới hạn" mà Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố vào tháng 9, 1939. Chiếc đầu tiên được đặt lườn trong thực tế lại là tại Xưởng hải quân Portsmouth vào ngày 11 tháng 9, 1940, nhập biên chế vào ngày 1 tháng 11, 1941, và là chiếc lớp "Gato" duy nhất trong biên chế khi Hoa Kỳ tham chiến. Bản thân chỉ được đặt lườn bởi hãng Electric Boat Company ở Groton, Connecticut vào ngày 5 tháng 10, 1940 và nhập biên chế ngày 31 tháng 12, 1941. Do có tiềm năng chế tạo lớn, hơn một nữa (41) số tàu trong lớp do hãng Electric Boat chế tạo. Ba đường trượt mới đã được bổ sung tại xưởng tàu phía Bắc và bốn đường trượt được thêm vào xưởng phía Nam để tăng cường năng lực đóng tàu. Ngoài ra chính phủ còn mua lại một xưởng đúc cũ lân cận về phía hạ lưu xưởng tàu chính, xây dựng mười đường trượt và chuyển giao xưởng tàu mới cho Electric Boat. Xưởng Victory trở thành một cơ sở chính trong hoạt động của Electric Boat. Tổng cộng có 77 chiếc lớp "Gato" được chế tạo tại bốn địa điểm khác nhau (Electric Boat, Manitowoc, Portsmouth và Mare Island), và đã được cho nhập biên chế từ tháng 11, 1941 () cho đến tháng 4 năm 1944 (). Hai mươi trong tổng số 52 tàu ngầm Hoa Kỳ bị mất trong Thế Chiến II thuộc về lớp này, cộng với chiếc bị hư hại được kéo quay trở về Hoa Kỳ, nhưng được xem là một tổn thất toàn bộ và không được sửa chữa. Một số nguồn cho rằng chỉ có 73 chiếc lớp "Gato" được chế tạo, do nhầm lẫn bốn chiếc đầu tiên (SS-361 đến SS-364) được hãng Manitowoc Shipbuilding Company ở Manitowoc, Wisconsin chế tạo theo hợp đồng thứ hai. Những chiếc này thoạt tiên dự định sẽ chế tạo theo thiết kế lớp "Balao", nên được gán số hiệu lườn trong khoảng dự định dành cho lớp "Balao" (SS-285 đến SS-416, SS-425 và S-426). Manitowoc chỉ là nhà chế tạo phụ, sử dụng bản vẽ và kế hoạch do Electric Boat cung cấp cũng như sử dụng cùng một nguồn cung cấp linh kiện. Trong khi các Xưởng hải quân Portsmouth và Mare Island của chính phủ bắt đầu chuyển sang chế tạo theo thiết kế lớp "Balao" mới vào mùa Hè năm 1942, Electric Boat vẫn chưa hoàn thành hết số tàu "Gato" được phân bổ cho họ và không thể chuyển sang thiết kế mới cho đến tháng 1 năm 1943. Trong khi đó Manitowoc đã đóng xong số tàu "Gato" của họ và phải ngừng lại chờ đợi Electric Boat cung cấp bản vẽ và kế hoạch của lớp tàu mới. Vì thế Manitowoc được phép đóng bốn chiếc (SS-361 đến SS-364) theo thiết kế của "Gato". Chiếc "Balao" đầu tiên được Manitowoc chế tạo là chiếc . Hoạt động trong Thế Chiến II. Mọi chiếc trong lớp "Gato", ngoại trừ một chiếc , đều đã hoạt động tại khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Tuy nhiên vào mùa Hè năm 1942, sáu tàu "Gato" mới đã được phân về Hải đội Tàu ngầm 50 và được gửi đến Rosneath, Scotland để tuần tra tại vịnh Biscay, cũng như để hỗ trợ cho hoạt động đổ bộ trong Chiến dịch Torch tại Bắc Phi. Chúng đã thực hiện tổng cộng 27 chuyến tuần tra nhưng không xác nhận được chiến công nào. Được xem là một sự lãng phí nguồn tài nguyên, vào giữa năm 1943 cả sáu chiếc tàu ngầm đều bị triệu hồi và gửi sang Thái Bình Dương. Tham khảo. Thư mục. - Hutchinson, Robert. "Submarines, War Beneath The Waves, From 1776 to the Present Day" Liên kết ngoài. - On Eternal Patrol, website for lost U.S. subs - Gato (SS-212) Class Line Drawings from NavSource Online: Submarine Photo Archive - Gato (SS-212) Construction – Service Photos from NavSource Online: Submarine Photo Archive - Fleet Type Submarine Training Manual San Francisco Maritime Museum ( a Balao-class submarine) - Dive Detectives Dive Detectives TV series looks for "Flier" and "Robalo" (Archived link from www.history.ca). - Description of GUPPY conversions at RNSubs.co.uk - GUPPY and other diesel boat conversions page (partial archive) - Whitman, Edward C. "Cold War Curiosities: U.S. Radar Picket Submarines, "Undersea Warfare", Winter-Spring 2002, Issue 14 - Navsource.org fleet submarines photo index page - List of World War II U.S. submarines at FleetSubmarine.com (archived) - DiGiulian, Tony Navweaps.com later 3"/50 caliber gun - DiGiulian, Tony Navweaps.com 4"/50 caliber gun - DiGiulian, Tony Navweaps.com 5"/25 caliber gun |
Leonid Ivanovich Pasechnik Leonid Ivanovich Pasechnik (tiếng Ukraina: Леонід Іванович Пасічник; Leonid Ivanovych Pasichnyk) là một chính khách và tư lệnh quân đội của CHND Lugansk, một quốc gia tự tuyên bố độc lập. Ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia nước CHND Lugansk từ năm 2014 tới năm 2017. Lý lịch. Ông sinh ngày 15 tháng 3 năm 1970 tại thành phố Voroshilovgrad, CHXHCN Xô viết Ukraina. Bố của ông là một cán bộ cảnh sát có thâm niên 26 năm làm việc trong cục Phòng chống tham nhũng và buôn lậu thuộc Liên Xô cũ. Năm 1975, ông cùng gia đình dời về sinh sống tại thành phố cảng Magadan. Trong một cuộc phỏng vấn về cuộc sống ở miền Bắc Liên Xô, ông có nhắc tới một tình tiết đáng chú ý: "Hồi nhỏ gia đình tôi chuyển về sinh sống tại thành phố Magadan, miền Bắc Liên Xô, nơi bố tôi làm nghề đào vàng trong các mỏ vàng. Bố tôi từng phải giải quyết nhiều vụ việc ăn trộm vàng. Ông từng thu giữ được 20kg, 25kg và 30kg kim loại quý bị đào trộm. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ông từng bắt giữ một toán người đào trộm được 60 kg vàng và chuẩn bị vận chuyển vào "nội địa". Toán người này mong muốn ông nhận một khoản 200,000 rúp Liên Xô tiền hối lộ nhưng bố tôi đã từ chối. Tôi chắc chắn rằng bố tôi không hề muốn nhận số tiền đó. Ông thường bảo tôi rằng "Hãy sống thật lòng và làm việc theo quy định, con sẽ có được danh tiếng và được trọng vọng". Bố tôi sống một cuộc đời giống như vậy. Ông không chỉ được cơ quan khen thưởng mà cả nhà nước cũng khen thưởng ông. Ông Pasechnik tốt nghiệp trường Sĩ quan Chính trị Binh chủng Công binh và Thông tin liên lạc Donetsk. Từ năm 1993, ông làm việc trong Tổng cục An ninh Ukraina với quân hàm Trung tá. Ông từng giữ chức vụ trưởng văn phòng Chống buôn lậu thuộc Cục "K" trực thuộc Tổng cục An ninh Ukraina tại tỉnh Lugansk. Vào ngày 15 tháng 8 năm 2006, ông được biết đến nhờ thành công thu giữ một lô hàng lậu lớn trị giá 1.940.000 đô la Mỹ và 7.243.000 rúp Nga tại Trạm kiểm soát biên giới Izvarino, đồng thời từ chối nhận một khoản tiền hối lộ. Ông vinh dự được Tổng thống Ukraina Viktor Andriyovych Yushchenko trao tặng Huân chương Quân công Ukraina vì "sự liêm khiết và chuyên nghiệp trong khi thi hành công vụ" vào tháng 3 năm 2007. Từ năm 2010 đến năm 2014, ông giữ chức vụ Trưởng Chi cục An ninh liên quận tại thành phố Stakhanov. Tuy nhiên ông cho rằng ông "không hợp" với công việc tại bộ phận này và ngay khi Khởi nghĩa Maidan xảy ra, ông đã xin nghỉ hưu trí vào tháng 12 năm 2013. Lúc đó ông giữ quân hàm Đại tá. Ông từng nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn ANNA rằng:"Không phải tôi đã rời đơn vị mà là đơn vị đã rời bỏ tôi. Hệ thống an ninh đã lật đổ tôi, khiến tôi gục ngã và hơn thế nữa. Khi tôi còn nhỏ, tôi chưa từng hiểu nó thật rõ ràng. Nhưng khi tôi mang trên vai hàm Đại tá, tôi mới nhận ra rằng đã đến lúc tôi phải chọn phe ... Người ta bảo tôi chỉ được chọn một phe ... Khi đó các phe đều hám lợi và chỉ tập trung làm giàu bất chính. Lúc đó tôi mới tuyên bố với họ: 'Tôi sẽ không theo một phe nào hết. Tôi tự định đoạt được cuộc đời mình.' Khi xung đột vũ trang ở miền Đông Nam Ukraina nổ ra, ông đã gia nhập hàng ngũ quân đội của CHND Lugansk. Ngày 9 tháng 10 năm 2014, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia (CHND Lugansk). Vào năm 2015, mối quan hệ giữa Pasechnik và Chủ tịch nước đương thời là ông Igor Venediktovich Plotnitsky bắt đầu có sự đối đầu. Vào tháng 10 năm 2015, trong một cuộc điều tra của ông Plotnitsky về vấn đề gian lận nhằm vào Bộ trưởng Bộ Nhiên liệu, Năng lượng và Than đương thời là Dmitry Lyamin, ông đã bị tạm thời cách chức. Sau đó cả hai ông Pasechnik và Lyamin đều được phục hồi chức vụ. Tháng 3 năm 2016, truyền thông Ukraina đưa tin về sự đối đầu căng thẳng giữa ông và ông Plotnitsky liên quan đến nguồn cung nhiên liệu của quốc gia. Tới tháng 8 cùng năm, ông Plotnitsky cáo buộc Mật vụ quốc gia đã không có phản ứng gì trong một vụ ám sát nhắm vào mình. Vào ngày 14 tháng 11 năm 2017, ông được bổ nhiệm làm quyền Chủ tịch nước bởi ông Plotnitsky. Trước đó, ông Plotnitsky đã nộp đơn xin từ chức và tuyên bố sẽ tham gia các cuộc đàm phán tại Minsk, sau khi thất thế trong một cuộc khủng hoảng chính trị năm 2017. Xô viết Nhân dân CHND Lugansk nhất trí công nhận chức vụ Chủ tịch nước của ông vào ngày 25 tháng 11 năm 2017. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2017, Chủ tịch nước Pasechnik đã khánh thành một tấm bia tưởng niệm cố Thủ tướng Gennady Nilolayevich Tsypkalov trước Trụ sở Chính phủ tại thủ đô Lugansk. Buổi lễ này còn có sự góp mặt của cựu Chủ tịch Xô viết Nhân dân Aleksey Karyakin, người từng bị truy nã bởi Văn phòng Tổng công tố CHND Lugansk vì tội mưu phản vào tháng 9 năm 2016. Vào ngày 18 tháng 2 năm 2018, tại thủ đô Lugansk, các đại biểu tại Đại hội đại biểu Đảng Hòa bình cho Lugansk đã bầu ông làm Chủ tịch Đảng. Các đại biểu của đại hội đã bỏ phiếu về việc chấm dứt sớm quyền hạn của Cựu chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng Plotnitsky liên quan đến việc chuyển đổi sang chức vụ mới, đồng thời các đại biểu cũng nhất trí bỏ phiếu bầu chọn Pasechnik làm Chủ tịch Đảng mới. Cùng ngày, ông cũng tuyên bố ý định ứng cử chức vụ Chủ tịch nước CHND Lugansk vào mùa Thu năm 2018. Ông nói rằng "Vừa qua tôi đã được bổ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch nước và tôi có trách nhiệm rất lớn. Hiện nay vẫn còn rất nhiều việc cần phải giải quyết và yêu cầu một lượng lớn thời gian cũng như công sức. Tôi không phải là người bỏ cuộc và dừng làm việc giữa chừng. Chính vì thế mà tôi tuyên bố tôi sẽ ứng cử trong cuộc bầu cử diễn ra vào mùa Thu với tư cách là ứng cử viên Chủ tịch nước CHND Lugansk để hoàn thành trọng trách được giao một cách đầy đủ." Vào ngày 11 tháng 11 năm 2018, ông thắng cử chức vụ Chủ tịch nước sau khi giành được 68.3% số phiếu của cử tri đi bầu. Vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, ông đã đại diện CHND Lugansk ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ với Liên bang Nga. Khen thưởng. Ukraina. - Huân chuơng Quân công Ukraina (2007) Nam Ossetia. - Huân chuơng Hữu nghị (2018) |
Birmingham Classic 2022 Birmingham Classic 2022 (còn được biết đến với Rothesay Classic Birmingham vì lý do tài trợ) là một giải quần vợt nữ thi đấu trên mặt sân cỏ ngoài trời. Đây là lần thứ 40 giải đấu được tổ chức, và là một phần của WTA 250 trong WTA Tour 2022. Giải đấu diễn ra tại Edgbaston Priory Club ở Birmingham, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, từ ngày 13–19 tháng 6 năm 2022. Điểm và tiền thưởng. Tiền thưởng. <br> Nội dung đơn. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 6 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Katie Boulter - Harriet Dart - Petra Kvitová Vượt qua vòng loại: - Jana Fett - Rebecca Marino - Caty McNally - Lesia Tsurenko - CoCo Vandeweghe - Donna Vekić Thua cuộc may mắn: - Aleksandra Krunić Rút lui. - Trước giải đấu - Yulia Putintseva → thay thế bởi Kaja Juvan - Emma Raducanu → thay thế bởi Dayana Yastremska - Mayar Sherif → thay thế bởi Viktorija Golubic - Sara Sorribes Tormo → thay thế bởi Petra Martić - Sloane Stephens → thay thế bởi Caroline Garcia - Clara Tauson → thay thế bởi Magdalena Fręch - Ajla Tomljanović → thay thế bởi Aleksandra Krunić Nội dung đôi. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 6 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Harriet Dart / Sarah Beth Grey Rút lui. - Trước giải đấu - Anna Danilina / Beatriz Haddad Maia → thay thế bởi Alicia Barnett / Olivia Nicholls - Katarzyna Piter / Kimberley Zimmermann → thay thế bởi Katarzyna Kawa / Katarzyna Piter Nhà vô địch. Đơn. - Beatriz Haddad Maia đánh bại Zhang Shuai, 5–4, bỏ cuộc Đôi. - Lyudmyla Kichenok / Jeļena Ostapenko đánh bại Elise Mertens / Zhang Shuai, bỏ cuộc trước trận đấu |
Leah Williamson Leah Cathrine Williamson (sinh ngày 29 tháng 3 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá người Anh hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Arsenal và là đội trưởng của đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Anh. Cô là một cầu thủ linh hoạt khi có thể chơi ở cả vị trí tiền vệ và trung vệ. Từ khi bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp, cô chỉ gắn bó với một câu lạc bộ duy nhất. Sự nghiệp quốc tế. Williamson đã thi đấu cho nhiều cấp độ trẻ của đội tuyển Anh từ năm 2010. Cô là đội trưởng của đội tuyển U-17 tham dự giải vô địch bóng đá nữ U-17 châu Âu 2014. Đội xếp thứ 4 chung cuộc sau khi để thua U-17 Ý ở loạt sút luân lưu. Cô cũng nằm trong đội hình U-20 tham dự giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới 2014. Tuy nhiên, đội không thể vào tứ kết khi không giành được bất cứ chiến thắng nào ở vòng bảng. Vào tháng 11 năm 2017, Williamson được gọi lên đội tuyển quốc gia Anh. Cô ra mắt đội tuyển vào ngày 8 tháng 6 năm 2018 trong trận đấu với Nga. Williamson đã cùng đội tuyển Anh vô địch SheBelieves Cup 2019 sau chiến thắng 3–0 trong trận chung kết với Nhật Bản. Leah Williamson đã được chọn tham dự giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019. Cô có màn ra mắt ở World Cup khi vào sân từ ghế dự bị trong trận đấu với Cameroon vào ngày 23 tháng 6 năm 2019. Williamson ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên vào ngày 12 tháng 11 năm 2019, ấn định chiến thắng 3–2 cho Anh trong trận giao hữu với Cộng hòa Séc. Vào ngày 5 tháng 4 năm 2022, Williamson được thông báo là đội trưởng chính thức của đội tuyển Anh. Liên kết ngoài. - Leah Williamson tại Arsenal Ladies - Leah Williamson tại The Football Association |
Birmingham Classic 2022 - Đơn Beatriz Haddad Maia là nhà vô địch, sau khi Zhang Shuai bỏ cuộc trong trận chung kết, 5–4. Với chức vô địch, Haddad Maia kéo dài chuỗi 10 trận thắng. Ons Jabeur là đương kim vô địch, chọn tham dự ở Berlin. |
Birmingham Classic 2022 - Đôi Lyudmyla Kichenok và Jeļena Ostapenko là nhà vô địch, sau khi Elise Mertens và Zhang Shuai bỏ cuộc trước trận đấu. Marie Bouzková và Lucie Hradecká là đương kim vô địch, nhưng Bouzková không tham dự. Hradecká đánh cặp với Sania Mirza, nhưng thua ở vòng bán kết trước Lyudmyla Kichenok và Jeļena Ostapenko. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính - Trang web trên WTA |
WTA German Open 2022 WTA German Open 2022 (còn được biết đến với bett1open vì lý do tài trợ) là một giải tennis chuyên nghiệp thi đấu trên mặt sân cỏ ngoài trời tại Rot-Weiss Tennis Club ở Berlin, Đức từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 6 năm 2022. Đây là lần thứ 95 giải đấu được tổ chức và là một phần của WTA 500 trong WTA Tour 2022. Nội dung đơn. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 6 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Anna Kalinskaya - Jule Niemeier Bảo toàn thứ hạng: - Bianca Andreescu - Karolína Muchová Vượt qua vòng loại: - Anastasia Gasanova - Léolia Jeanjean - Tamara Korpatsch - Alycia Parks - Daria Saville - Wang Xinyu Rút lui. - Trước giải đấu - Victoria Azarenka → thay thế bởi Kaia Kanepi - Paula Badosa → thay thế bởi Aliaksandra Sasnovich - Danielle Collins → thay thế bởi Liudmila Samsonova - Leylah Fernandez → thay thế bởi Ekaterina Alexandrova - Sofia Kenin → thay thế bởi Veronika Kudermetova - Madison Keys → thay thế bởi Kateřina Siniaková - Anett Kontaveit → thay thế bởi Andrea Petkovic - Jessica Pegula → thay thế bởi Anhelina Kalinina - Elena Rybakina → thay thế bởi Ann Li - Iga Świątek → thay thế bởi Alizé Cornet Nội dung đôi. Hạt giống. - Bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 6 năm 2022. Vận động viên khác. Đặc cách: - Bianca Andreescu / Sabine Lisicki - Jule Niemeier / Andrea Petkovic Thay thế: - Han Xinyun / Alexandra Panova Rút lui. - Trước giải đấu - Natela Dzalamidze / Kamilla Rakhimova → thay thế bởi Kaitlyn Christian / Lidziya Marozava - Desirae Krawczyk / Demi Schuurs → thay thế bởi Anna Kalinskaya / Desirae Krawczyk - Veronika Kudermetova / Aryna Sabalenka → thay thế bởi Han Xinyun / Alexandra Panova Nhà vô địch. Đơn. - Ons Jabeur đánh bại Belinda Bencic, 6–3, 2–1, bỏ cuộc Đôi. - Storm Sanders / Kateřina Siniaková đánh bại Alizé Cornet / Jil Teichmann 6–4, 6–3 Liên ekest ngoài. - Trang web chính thức - Trang web trên WTA |
WTA German Open 2022 - Đơn Ons Jabeur là nhà vô địch sau khi Belinda Bencic bỏ cuộc trong trận chung kết, 6–3, 2–1. Liudmila Samsonova là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng 2 trước Veronika Kudermetova. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính - Kết quả vòng loại |
WTA German Open 2022 - Đôi Storm Sanders và Kateřina Siniaková là nhà vô địch, đánh bại Alizé Cornet và Jil Teichmann trong trận chung kết, 6–4, 6–3. Victoria Azarenka và Aryna Sabalenka là đương kim vô địch, nhưng Azarenka không tham dự. Sabalenka đánh cặp với Veronika Kudermetova, nhưng rút lui trước trận đấu vòng 1. Liên kết ngoài. - Kết quả vòng đấu chính |
Z (kí hiệu quân sự) Kí tự chữ Latinh Z ( là một trong những kí hiệu (bao gồm "V" và "O") được sơn trên các phuơng tiện quân sự của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga tham gia vào Cuộc tấn công của Nga vào Ukraina 2022. Nó được suy đoán là nhằm giúp các nhóm tác chiến phân biệt lẫn nhau với các lực lượng khác. Kí hiệu này đã trở thành một biểu tưởng chủ nghĩa quân quốc được sử dụng bởi các cơ quan tuyên truyền của Nga và bởi người dân Nga như là một cách ủng hộ với chiến dịch của Nga. Bên ngoài lãnh thổ Nga, biểu tượng này đã bị cấm tại nơi công cộng bởi nhiều quốc gia, và bị gọi theo nghĩa miệt thị là zwastika hay zwaztika, tức ám chỉ biểu tượng Chữ Vạn của Đức Quốc Xã, hoặc trong tiếng Nga và tiếng Ukraina là "zig" hay "zigi" (tiếng Nga: зиг, зигий) nhằm ám chỉ cho Kiểu chào Quốc xã. Sử dụng như một kí hiệu quân sự. Mô tả. Những kí hiệu ở dưới đây đã được sử dụng bởi Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga trong cuộc tấn công của Nga vào Ukraina 2022: Mục đích. Nhiều chuyên gia quân sự nghĩ rằng mục đích của những kí hiệu này là giúp giảm thiểu tỉ lệ quân ta bắn quân mình, tuơng tự như các kí hiệu tấn công được sử dụng trong Cuộc đổ bộ Normandie trong chiến tranh thế giới thứ hai. Một số cách giải thích khác cho rằng kí hiệu dùng để phân biệt giữa lực lượng Nga với các lực lượng khác, tuơng tự như kí hiệu chevron được sử dụng bởi các lực lượng Mĩ trong Cuộc tấn công Iraq 2003. Giả thuyết này sau đó đã được xác nhận bởi một cựu binh Nga có tên Sergey Kuvykin, người đã tham dự một cuộc phỏng vấn vớI Life , bao gồm các kí hiệu <nowiki>'Z' trong hình vuông, 'Z'trong hình tròn, Z" cùng với một ngôi sao hay chỉ đơn giản là kí hiệu 'Z'</nowiki> thông thường được dùng để phân biệt các nhóm tác chiến với nhau. Các phuơng tiện của Nga trên đường biên giới Nga-Ukraina trong Khủng hoảng Nga–Ukraina 2021–2022 đã được sơn các kí hiệu "Z" vài tuần trước khi Nga phát động cuộc tấn công. Trong Trận Kharkiv (2022), các người dân địa phuơng đã sử dụng kí hiệu "Z" để phân biệt các phuơng tiện của Nga và theo dõi vị trí của chúng trên Telegram. Đặt tên. Trên Instagram, Bộ Quốc phòng Nga đã đăng vào ngày 3 tháng 3 rằng kí hiệu "Z" là viết tắt của cụm từ "vì chiến thắng" (), trong khi kí tự "V" tượng trưng cho câu cửa miệng "sức mạnh của chúng tôi là sự thật" () và "Chiến dịch quân sự sẽ được hoàn thành" (). Bộ Quốc phòng Nga sau đó đề xuất thêm các ý nghĩa cho kí hiệu "Z", bao gồm "vì hòa bình" (), "vì sự thật" () và trong tiếng anh là "demilitarization" và "denazification" (tiếng Việt: phi quân sự hóa và phi phát xít hóa), đây cũng chính là mục đích của chiến dịch quân sự mà tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin đã tuyên bố. Một cách giải thích khác cho ý nghĩa của kí tự "Z" là "phía tây" (), dùng để ám chỉ Quân khu miền Tây hoặc chỉ các lực lượng bộ binh phía tây, cùng với kí tự "V" có nghĩa tuơng tự là "phía đông" (). Thuật ngữ này đã được sử dụng tại Hội thao quân sự Zapad 2021 giữa Belarus và Nga trước cuộc tấn công. Sử dụng như một biểu tượng tuyên truyền. Nhà nước Nga. Từ giữa tháng 3 năm 2022, kí hiệu "Z" đã trở thành một biểu tượng tuyên truyền của Chính phủ Nga cho Cuộc tấn công của Nga vào Ukraina 2022, và đã được sử dụng bởi những người ủng hộ ông Putin như là một biểu tượng thể hiện sự ủng hộ cho chiến dịch quân sự của Nga, mặc dù hệ thống chữ viết Kirin trong tiếng Nga không có chữ cái Latinh này. Thống đốc Sergey Tsivilyov của Kemerovo đã đổi tên của vùng này thành Kuzbass như là một từ lai bằng cách thay chữ з thường trong Chữ Kirin thành chữ Z hoa trong Chữ Latinh (). Tổng giám đốc của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga, Dmitry Rogozin, cũng đánh vần họ của ông là "RogoZin" () và yêu cầu các nhân viên tại Sân bay vũ trụ Baykonur đánh dấu các thiết bị bằng các kí hiệu "Z" và "V" lên các thiết bị. Kênh truyền hình ủng hộ điện Kremli trên Telegram đã thêm kí tự "Z" vào tên của họ ngay từ khi Nga mở chiến dịch quân sự, và cơ quan quản lý viễn thông Roskomnadzor đã nhận mạnh kí tự "Z" trong tên của mình. Các cơ quan của chính quyền Nga cũng sử dụng biểu tượng "Z" trong các bài viết và video trên VK. Các binh sĩ Syria đã giơ cao các áp phích có kí hiệu "Z" trong khi đang reo hò trong các video được đăng bởi TASS. Ngày 22 tháng 3 năm 2022, Nga đã phóng một tên lửa Soyuz với biểu tượng "Z" trên tên lửa. Khác. Chính quyền tại một vài nơi ở Nga đã tổ chức các flash mob nhằm thể hiện sự ủng hộ với chiến dịch. Trên mạng xã hội, một video tuyên truyền đã được chia sẽ với nội dung là một flash mob gồm các nhà hoạt động ủng hộ chiến dịch quân sự mặc áo thun đen có kí hiệu "Z" và hô vang: "Vì nước Nga, vì Putin!", cùng với hashtag #СвоихНеБросаем (tạm dịch: Chúng tôi không bỏ rơi đồng bào). Một thành viên của Duma Quốc gia Nga là Maria Butina đã vẽ biểu tượng "Z" lên áo khoác của cô để thể hiện sự ủng hộ với chiến dịch quân sự và kêu gọi mọi người khác cùng làm thế. RT cũng bán những sản phẩm có các biểu tượng ủng hộ các lực lượng Nga, thường là các họa tiết lấy từ ruy băng của thánh George. Amazon cũng từng bán các sản phẩm có biểu tượng "Z" tại Anh, nhưng đã gỡ các sản phẩm khỏi hệ thống sau khi nhận các chỉ trích. Tài sản của những nhà hoạt động phản chiến tại Nga đã bị người khác phá hại bằng các vẽ biểu tượng "Z" vào. Nhà phê bình phim Anton Dolin, người có cửa nhà bị sơn chữ "Z", so sánh biểu tượng này với bộ phim "Thế chiến Z" và những nhà hoạt động ủng hộ chiến dịch là những con zombie. Cảnh sát đã để lại các kí tự "Z" sau khi lục soát trụ sở của tổ chức Memorial. Căn hộ của một thành viên thuộc nhóm nghệ thuật trình diễn Pussy Riot cũng đã bị phá hoại bằng biểu tượng này. Biểu tượng cũng bị sử dụng để tuyên truyền và phá hoại bên ngoài Nga. Như tại Moldova khi các biểu tượng "Z" và "V" đã được vẽ khắp Đài tưởng niệm anh hùng Chișinău. Phản ứng quốc tế. Bởi chính quyền. - Cộng hòa Séc: Bộ nội vụ đã sắp xếp chữ "Z" vào các biểu tượng tương đương với chữ vạn để cấm việc ủng hộ chiến tranh một cách công cộng. - Ukraina: Vào ngày 22 tháng 5 năm 2022, Quốc hội khóa IX (Verkhovna Rada) đã cấm hai chữ "Z" và "V" vì nó được dùng để ủng hộ cuộc tấn công của Nga vào Ukraina, nhưng đã đồng ý với tổng thống Volodymyr Zelensky để dùng nó cho mục đích học tập và lịch sử. - Moldova: Kể từ ngày 7 tháng 4 năm 2022, các chữ "Z", "V" và ruy băng của St. George bị cấm ở Moldova. - Litva: Vào ngày 19 tháng 4 năm 2022, chính quyền đã cấm chữ "Z" và "V" cùng với ruy băng của St. George. - Latvia: Quốc hội đã thêm chữ "Z" và "V" vào các biểu tượng chính trị bị cấm, như chữ vạn và búa liềm vì nó tôn vinh sự gây hấn quân đội và tội ác chiến tranh. - Ba Lan: Từ ngày 13 tháng 4 năm 2022, sử dụng các biểu tượng hoặc tên "ủng hộ sự gây hấn của Nga vào Ukraina" sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù lên đến 2 năm. - Kazakhstan: Các biểu tượng quân sự bị cấm trên các xe cộ ở nơi công cộng. Sở cảnh sát WKO (tỉnh Tây Kazakhstan) đã cho rằng các chữ "Z", "V" và "O" sẽ không được phép trưng bày. |
Đỗ Hoàng Dương Đỗ Hoàng Dương (sinh ngày 3/3/1999) là nam ca sĩ trẻ của làng showbiz Việt. Bước ra từ cuộc thi Giọng hát Việt Nhí 2013 và Giọng hát Việt 2018, Đỗ Hoàng Dương sở hữu giọng hát nhiều cảm xúc, khả năng trình diễn sân khấu ấn tượng và ngoại hình sáng sân khấu. Song song đó, nam ca sĩ còn được biết đến thông qua bộ phim về chủ đề boylove - Em là chàng trai của anh. Xuất thân trong một gia đình yêu thích nghệ thuật, Đỗ Hoàng Dương từ nhỏ đã bộc lộ niềm đam mê với âm nhạc. Giọng hát Việt nhí, Học Viện Ngôi Sao và Giọng hát Việt Là một trong những gương mặt "nặng kí" nhất tại mùa giải Giọng hát Việt nhí 2013, dưới sự dẫn dắt của 2 HLV Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang, Đỗ Hoàng Dương đã nhận được sự quan tâm từ khán giả mặc dù không đi sâu vào các vòng trong. Sau cuộc thi, Đỗ Hoàng Dương trở lại Hà Nội tập trung theo đuổi việc học. Thỉnh thoảng, Đỗ Hoàng Dương cho đăng tải các bản cover hit Vpop cùng hình ảnh đời thường với gu thẩm mỹ cao đã nhận về lượt quan tâm, chia sẻ lớn, được khán giả ưu ái đặt cho nickname "Hoàng tử nhí". Năm 2015, Đỗ Hoàng Dương trở lại Học Viện Ngôi Sao mùa 2 và tiếp tục là "nhân tố" thu hút sự chú ý bậc nhất của chương trình. 2 năm sau Giọng hát Việt nhí 2013, Đỗ Hoàng Dương được nhận xét chín chắn, trưởng thành hơn trên sân khấu. Sau khi hoàn thành việc học tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội, Đỗ Hoàng Dương tiếp nối đam mê âm nhạc bằng việc thử sức tại cuộc thi Giọng hát Việt 2018. Thể hiện đầy tự tin ca khúc "Ghen" của nhạc sĩ Khắc Hưng, Đỗ Hoàng Dương trở thành một trong những "chiến binh" trong đội của nam ca sĩ Noo Phước Thịnh. Tại vòng Đối đầu thi đấu với Hà Đức Tâm, Đỗ Hoàng Dương được huấn luyện viên Noo Phước Thịnh ghép thành đôi song ca cùng "đối thủ" và đi tiếp vào vòng trong theo luật mới của chương trình. Đỗ Hoàng Dương - Hà Đức Tâm cũng là đôi song ca duy nhất đi đến vòng Liveshow của Giọng hát Việt 2018. Rời khỏi Giọng hát Việt 2018, Đỗ Hoàng Dương tự thực hiện bản Ballad "Hôm nay chia tay" dành tặng cho khán giả đã ủng hộ mình suốt chặng đường vừa qua, trước khi cho ra mắt những sản phẩm âm nhạc chính thức. 2019: Debut ca hát chính thức Ngày 19/7/2019, Đỗ Hoàng Dương chính thức ra mắt với vai trò ca sĩ độc quyền trực thuộc D GROUP Media bằng MV "Úm Ba La" được đầu tư kĩ lưỡng, hoành tráng, kết hợp cùng ca sĩ khách mời Han Sara. Ca khúc do nhạc sĩ Huỳnh Hiền Năng sáng tác với sự cố vấn của nhạc sĩ Đông Âu, phần hình ảnh MV được cố vấn hình ảnh bởi đạo diễn Vũ Hồng Thắng. Rất nhiều nghệ sĩ lớn trong showbiz như: Noo Phước Thịnh, Đông Nhi, Bảo Thy, Hương Giang... đánh giá cao sản phẩm ra mắt của Đỗ Hoàng Dương. Cuối năm 2019, Đỗ Hoàng Dương thông báo sẽ trở lại âm nhạc với ca khúc "Có người luôn chờ đợi", ca khúc là sự kết hợp giữa nam ca sĩ và nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng Khắc Hưng. Giai điệu của ca khúc cũng được Đỗ Hoàng Dương hé lộ và sản phẩm được dự kiến ra mắt vào ngày 16/12, tuy nhiên, tối 14/12, nam ca sĩ và ê-kíp bất ngờ thông báo MV sẽ bị hoãn ngày ra mắt vô thời hạn vì sự cố các cảnh quay tại Hàn Quốc đều bị hư. Sau sự cố mất cảnh quay 3 tháng, Đỗ Hoàng Dương giới thiệu đến khán giả MV thứ hai trong sự nghiệp "Yêu nhầm bạn thân". Sản phẩm này từ trước khi ra mắt đã gây chú ý khi có sự tham gia diễn xuất của Hồng Khanh (con gái diễn viên Chiều Xuân, thí sinh cùng đội với Đỗ Hoàng Dương ở tại Giọng hát Việt nhí 2013) và nội dung MV có hơi hướng chủ đề boylove giữa Đỗ Hoàng Dương cùng khách mời ca sĩ Cody (thành viên nhóm Uni5), diễn viên Trần Quốc Anh. Song song đó, Đỗ Hoàng Dương còn tung ra bản Acoustic của "Yêu nhầm bạn thân" kết hợp cùng người chị thân thiết trong nghề là Hoàng Yến Chibi và một phiên bản "Đừng yêu nhầm Cô Vy" (Đỗ Hoàng Dương viết lời mới) mang tính thời sự vào thời điểm đại dịch Covid-19. 2020 đến nay: Đóng phim boylove, ra mắt single album vật lý Từ sự lên ngôi của dòng phim boylove trên khắp châu Á và phản ứng tích cực của khán giả sau MV "Yêu nhầm bạn thân", Đỗ Hoàng Dương cùng Cody được mời tham gia diễn xuất trong bộ phim boylove Việt Nam đầu tiên được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp - "Em là chàng trai của anh" vào đầu năm 2021. Khả năng diễn xuất, độ đẹp đôi và "phản ứng hoá học" bùng nổ của Cody và Đỗ Hoàng Dương trong phim lẫn ngoài đời đã giúp dự án thành công từ trong đến ngoài nước. CoDu (tên couple khán giả đặt cho Cody và Đỗ Hoàng Dương) nhận được sự yêu thích, ủng hộ lớn từ khán giả Việt Nam lẫn Quốc tế. Đỗ Hoàng Dương còn cùng Cody ra mắt hai bản nhạc phim của dự án là "Không yêu cũng chẳng cô đơn" (sáng tác Hưng Cacao) và "Tình yêu xanh mượt" (sáng tác Đỗ Hoàng Dương và Cody). Ngày 18/5/2021, Đỗ Hoàng Dương cho ra mắt phiên bản solo của bản hit "Không yêu cũng chẳng cô đơn" từ phim "Em là chàng trai của anh". Giáng sinh 2021, Đỗ Hoàng Dương góp mặt bằng ca khúc chính mình sáng tác "Love you to the star" trong dự án album tổng hợp mừng sinh nhật lần thứ 14 của Kenh14.vn - "Be the best trouble". Sau 2 năm kể từ MV "Yêu nhầm bạn thân", Đỗ Hoàng Dương trở lại chính thức với âm nhạc bằng MV "Không nói nên lời", song song đó là single album vật lý cùng tên phát hành vào ngày 26/4/2022. Nhiều ca sĩ tên tuổi như: Lưu Hương Giang, Noo Phước Thịnh, Đông Nhi, Hoàng Thuỳ Linh, Min... đã đánh giá rất cao single album vật lý “Không nói nên lời” của Đỗ Hoàng Dương. Một tháng sau khi phát hành MV "Không nói nên lời", Đỗ Hoàng Dương tiếp tục cho ra mắt clip dance của bản remix "Không nói nên lời" kết hợp cùng nhóm nhảy B-Wild nổi tiếng. ""Đông Nhi chia sẻ về single album vật lý “Không nói nên lời” của Đỗ Hoàng Dương: "Thấy được là sự đầu tư chỉn chu kì công từ sản phẩm hình ảnh cho đến những cái món quà rất đặc biệt trong bản limited, thấy được Dương rất tâm huyết với sản phẩm này, cũng như Dương rất yêu chiều fan của mình. Cho nên các bạn fan hãy yêu chiều Dương hơn nữa vì bạn rất xứng đáng nhận được thật nhiều sự ủng hộ và tình cảm của mọi người"." ""Một người nghệ sĩ tâm huyết hay không tâm huyết thì khán giả sẽ nhìn thấy ngay. Tại vì thực sự âm nhạc là cảm xúc. Chị biết Dương một thời gian rồi và thấy Dương trước tiên rất là ngoan, lễ phép, lại còn chăm chỉ nữa. Các bạn hãy cùng ủng hộ Đỗ Hoàng Dương nhé", Hoàng Thuỳ Linh nói khi nhận được single album vật lý “Không nói nên lời” của Đỗ Hoàng Dương."" |
Orwellian "Orwellian" là một tính từ tiếng Anh mô tả một tình huống, ý tưởng hoặc điều kiện xã hội mà George Orwell xác định là mang tính phá hủy đến sự thịnh vượng của một xã hội mở và tự do. Nó biểu thị một thái độ và một chính sách kiểm soát hà khắc, tàn bạo bằng tuyên truyền, giám sát, thông tin sai lệch, phủ nhận sự thật và thao túng quá khứ, bao gồm "vô nhân vị"—một người có quá khứ bị xóa sổ khỏi cơ sở dữ liệu công khai và trí nhớ cộng đồng, được thực hiện bởi các chính phủ đàn áp trong thời hiện đại. Thông thường, thuật ngữ này bao gồm những trường hợp được mô tả trong tiểu thuyết của ông, đặc biệt là "Một chín Tám-Tư" nhưng những cách nói nước đôi trong chính trị cũng bị ông chỉ trích xuyên suốt các sáng tác của mình, chẳng hạn như trong "Chính trị và Ngôn ngữ Anh". "Tờ New York Times" cho rằng thuật ngữ này là "tính từ bắt nguồn từ tên của một nhà văn hiện đại được sử dụng rộng rãi nhất". |
Hồ Nhuận Hồ Nhuận () là một thị trấn của Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc. |
Cao Bắc Lạng Cao Bắc Lạng là cách gọi chung ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc Bộ (Việt Nam). Định nghĩa khác. - Chiến dịch Cao-Bắc-Lạng diễn ra vào năm 1949. - Chiến dịch Biên giới Thu-Đông diễn ra vào năm 1950 cũng được gọi là Chiến dịch Cao-Bắc-Lạng. Xem thêm. - Thanh Nghệ Tĩnh - Bình Trị Thiên - Nam Ngãi |
Stade de la Source Stade de la Source là một sân vận động bóng đá tại Orléans, Pháp. Đây hiện là sân nhà của câu lạc bộ US Orléans. Sân có sức chứa tối đa lên tới 7,533 người và được khánh thành vào năm 1976. |
Trần Nhất Đan Trần Nhất Đan (; sinh năm 1971), còn được gọi là Charles Chen, là một doanh nhân và nhà từ thiện người Trung Quốc. Ông là người đồng sáng lập Tencent. Tiểu sử. Trần Nhất Đan sinh ra ở Huệ Châu, Quảng Đông và lớn lên ở Thâm Quyến. Ông lấy bằng cử nhân hóa học ứng dụng tại Đại học Thâm Quyến và bằng thạc sĩ luật kinh tế tại Đại học Nam Kinh. Tencent. Năm 1998, ông đồng sáng lập công ty cổ phần internet Tencent cùng với Mã Hóa Đằng, Trương Chí Đông, Hứa Thần Nghiệp và Tằng Lập Thanh. Ông từng là giám đốc hành chính của công ty (CAO). Ông cũng lãnh đạo Quỹ từ thiện Tencent của công ty. Vào tháng 3 năm 2013, ông từ chức CAO của Tencent. Ông tiếp tục gắn bó với công ty với tư cách là cố vấn, nhà tài trợ và chủ tịch của Quỹ từ thiện Tencent. |
Thúc Tôn Thông Thúc Tôn Thông (?-?) là quan và nho sĩ dưới thời Tần và sau đó là Tây Hán. Ông được biết đến với việc định ra các lễ nghi cho triều đình sau khi Hán Cao Tổ thống nhất Trung Hoa. Các lễ nghi ấy tồn tại và có ít thay đổi đến mãi các triều đại sau này. |
Achalinus zugorum Achalinus zugorum là một loài rắn được mô tả vào năm 2020 từ tỉnh Hà Giang, Việt nam. Nó có màu sẫm hoặc ánh kim, với các vảy chuyển từ xanh lam sang xanh lục. Nó được đặt tên bởi và Patricia B. Zug. Theo đó, cái tên chung "rắn vảy kỳ lạ Zugs" đã được đặt cho loài này. |
Panna Rittikrai Panna Rittikrai (tiếng Thái: พันนา ฤทธิไกร, 17 tháng 2, 1961 - 20 tháng 7, 2014), tên khai sinh là Krittiya Lardphanna (tiếng Thái: กฤติยา ลาดพันนา), là một nam diễn viên, võ sư, nhà chỉ đạo võ thuật kiêm nhà làm phim người Thái Lan. Là người sáng lập kiêm cựu chủ tịch của Nhóm hành động - võ thuật Muay Thái, ông được khán giả biết đến là người cộng tác đồng thời còn là sư phụ dạy võ của ngôi sao võ thuật Tony Jaa. Hai tác phẩm "Người bảo vệ" và "Truy tìm tượng Phật" do Tony Jaa đóng chính cũng xuất phát từ những công lao to lớn của ông. Những năm cuối đời, vì vấn đề sức khỏe, Panna buộc phải tạm ngừng sự nghiệp từ năm 2013 để có tiền chữa trị. Ông qua đời lặng lẽ chỉ một năm sau tại Bangkok do mắc phải nhiều căn bệnh trầm trọng. Danh sách phim. Diễn viên. - "Ai Phang R.F.T. (ไอ้ผาง ร.ฟ.ท.)" (1982) - Ai Por 4 Mai Mi Sen ("ไอ้ ป.4 ไม่มีเส้น") (1983) - "Dragon Killer (พยัคฆ์ยี่เก)" (1983) - "Sing Rod Bann Took 2" ("สิงห์รถบรรทุก 2") (1984) - "Nak Rong Nak Leng" ("นักร้องนักเลง") (1984) - "Ka Ma Kub Pra" ("ข้ามากับพระ") (1984) - "Gerd Ma Lui (เกิดมาลุย)" (1986) - "No So Ka Wao (น.ส.กาเหว่า)" (1986) - "Sing Wing Lui (ซิ่งวิ่งลุย)" (1986) - "Plook Mun Kuen Ma Kah (ปลุกมันขึ้นมาฆ่า)" (1987) - "Kah Jah Yai Krai Yah Kwang (ข้าจะใหญ่ใครอย่าขวาง - a.k.a. 2 Nuk Soo Poo Ying Yai)" (1987) - "Gerd Ma Lui 2 (เกิดมาลุย ภาค 2)" (1987) - "Petch Lui Plerng (เพชรลุยเพลิง)" (1988) - "Khon Tuen Kor Tor Mor" "(ฅนเถื่อน กทม)" (1988) - "Khon Hin Jorm Torrahod (คนหินจอมทรหด)" (1988) - "Mission Hunter (เพชรฆาตเดนสงคราม - a.k.a. Dark Day Express)" (1988) - "Plook Mun Kuen Ma Kah 2 (ปลุกมันขึ้นมาฆ่า 2)" (1989) - "Soo Lui Laek (สู้ลุยแหลก)" (1989) - "Lum Pleung Hod (ลำเพลินโหด)" (1989) - "Hod Tarm Kheew (โหดตามคิว - a.k.a. Huk Lhiem Torrachon)" (1989) - "Sa Ming Dong Dib" ("สมิงดงดิบ") (1989) - "Hod (โหด)" (1989) - "Ba Dee Duek (บ้าดีเดือด)" (1989) - "Hod Tarm Sung (โหดตามสั่ง)" (1989) - "Iron Angels 3 (เชือด..เชือดนิ่มนิ่ม 3 - Hong Kong film)" (1989) - "Sieng Tai (เสี่ยงตาย)" (1989) - "Mon Pleng Ruk (มนต์เพลงรัก)" (1989) - "Gerd Ma Lui 3 (เกิดมาลุย 3 อัดเต็มพิกัด)" (1990) - "Tee Yai 2 (ตี๋ใหญ่ 2)" (1990) - "Kong Tub Tooan (กองทัพเถื่อน)" (1990) - "Plook Mun Kuen Ma Kah 3 (ปลุกมันขึ้นมาฆ่า 3)" (1990) - "Black Killer (เพชฌฆาตดำ)" (1990) - "Ai Jang Mee Mia (ไอ้แจ้งมีเมีย)" (1990) - "Koo Duek (คู่เดือด)" (1990) - "Taban Plung (ตะบันเพลิง)" (1990) - "3 Ann Ta Rai (3 อันตราย)" (1990) - "Hin Tud Lhek (หินตัดเหล็ก)" (1990) - "Ai Petch Bor Kor Sor (ไอ้เพชร บ.ข.ส.)" (1990) - "A Tung Suer Saming (อาถรรพณ์เสือสมิง)" (1990) - "Ba Laew Tong Kha (บ้าแล้วต้องฆ่า)" (1990) - "Bor Pling Tee Po Ta Lae (บ่อเพลิงที่โพทะเล)" (1990) - "Hua Jai Lek (หัวใจเหล็ก)" (1990) - "Killer Lek (เพชฌฆาตเหล็ก)" (1990) - "Chuek Chuek Nuer Nuer (เชือด ๆ เหน่อ ๆ)" (1990) - "Kon Ja Sing Sang Tawan (ก่อนจะสิ้นแสงตะวัน)" (1990) - "Koon Sub Muang Lab Lae (ขุมทรัพย์เมืองลับแล)" (1990) - "Jok Narok Pa Dek Suk (เจาะนรกเผด็จศึก)" (1990) - "Payuk Rai Chiang Choon (พยัคฆ์ร้าย เซี่ยงชุน)" (1991) - "Bang Tueng (แบ๊งค์เถื่อน)" (1991) - "Ta Nong Ra Hum Sa Tarn Lok (ทะนง (ระห่ำสะท้านโลก)" (1991) - "Ta Loui (ท้าลุย)" (1991) - "2 Dan Na Rok (2 เดนนรก)" (1991) - "Tang Kae Duak (ตังเกเดือด)" (1991) - "Noui Rob Ta Mi 1728 (หน่วยรบทมิฬ 1728)" (1991) - "Luad Kao Ta (เลือดเข้าตา)" (1991) - "Killer Hod Sing Pa Soong เพชฌฆาตโหดสิงห์ป่าซุง" (1991) - "Mue Plab Song Pan Din (มือปราบสองแผ่นดิน)" (1991) - "Yai Khon Yai (ใหญ่โค่นใหญ่)" (1991) - "Lui Talu Fah (ลุยทะลุฟ้า)" (1991) - "Paen Kab Dak (แผนกับดัก)" (1991) - "Gun of God (เจ้าทรงปืน)" (1991) - "Pha Lok Ma Loui (ผ่าโลกมาลุย)" (1991) - Jok Narok 2 Dib Kra Tak Dib (เจาะนรก 2 ตอน ดิบกระแทกดิบ) (1991) - "Tap Nang Paya (ทัพนางพญา)" (1991) - "Ra Hum 100% (ระห่ำ 100%)" (1991) - "Koo Fak Koo Hod (คู่ฟัดคู่โหด)" (1991) - "Sing Nua Sua Isaan (สิงห์เหนือ เสืออีสาน)" (1991) - "Pee Nuk Rong Nong Nuk Leng (พี่นักร้องน้องนักเลง)" (1991) - "Plook Mun Kuen Mah Fad Phee Kad (ปลุกมันขึ้นมาฟัดผีกัด - a.k.a. Awakened Zombie Battles)" (1991) - "Song Kram Phee (สงครามผี - a.k.a. Ghost War)" (1991) - "Song Tone (สองโทน)" (1991) - "Poo yai Bann Kra Dook Lek (ผู้ใหญ่บ้านกระดูกเหล็ก)" (1991) - "Yord Kon Suer Poo Kao (ยอดคนเสือภูเขา)" (1991) - "Kampee Nak Leng (คัมภีร์นักเลง)" (1991) - "Muer Kra A Tang (มือขวาอาถรรพ์)" (1991) - "Tha Loo Fa Ma Kerd (ทะลุฟ้ามาเกิด)" (1991) - "Ai Petch Bor Kor Sor 2 (ไอ้เพชร บ.ข.ส. 2)" (1992) - "Tayard.. Ai Phang R.F.T. (ทายาท.. ไอ้ผาง ร.ฟ.ท.)" (1992) - "Pong Pong Chung (โป้ง โป้ง ชึ่ง)" (1992) - "Nak Rong Ka Nong Puen (นักร้องคะนองปืน)" (1992) - "Ling Lark Harng Ai Charng Teeb (ลิงลากหาง ไอ้ช้างถีบ)" (1992) - "Jom Ka Ta (จอมคาถา)" (1992) - "Hod Lah Hin (โหดล่าหิน)" (1992) - "Ja Koo Ruk Kod Nong Hai Kong Lok (จะกู่รักกอดน้องให้ก้องโลก)" (1992) - "Singh Siam (สิงห์สยาม - Tony Jaa's debut at Panna Stuntmen Team)" (1992) - "Black Killer 2 (เพชฌฆาตดำ 2)" (1992) - "Lang Muang Kon Dook (ล้างเมืองคนดุ)" (1992) - "Peen Gleaw (ปีนเกลียว)" (1993) - "Kuan Ouy (กวนโอ๊ย)" (1993) - "Tood Mor Rana (ทูตมรณะ)" (1993) - "Plak Bann Nok (ปลัดบ้านนอก)" (1993) - "Asoolkai Khon Mai Chai Khon (อสูรกาย คนไม่ใช่คน)" (1993) - "Nuk Leng Klong Yao (นักเลงกลองยาว)" (1994) - "Suer La Suer (เสือล่าเสือ)" (1994) - "Sayim Kia 2 (สยึ๋มกึ๋ย 2)" (1994) - "Nak Kha Na Yok (นักฆ่าหน้าหยก)" (1994) - "1+5 Fa Kor Ham Mai Dai (1+5 ฟ้าก็ห้ามไม่ได้)" (1994) - "Kuang Ther Mar Plon (ควงเธอมาปล้น)" (1994) - "Payuk Rai Chiang Choon 2 (พยัคฆ์ร้าย เซี่ยงชุน 2)" (1994) - "Mon Pleng Nak Leng Bann Nok (มนต์เพลงนักเลงบ้านนอก)" (1994) - "Plook Mun Kuen Ma Kah 4 (ปลุกมันขึ้นมาฆ่า 4 - a.k.a. Spirited Killer)" (1994) - "Kah Mar Kub Puen (ข้ามากับปืน)" (1995) - "Esan Fighter (นักสู้เมืองอีสาน)" (1995) - "Peen Gleaw 2 (ปีนเกลียว 2)" (1995) - "Khon Maha Kaf (คนมหากาฬ)" (1995) - "Kong Tub Tooan 2 (กองทัพเถื่อน 2)" (1995) - "Ath Laek Ai Petch Bor Kor Sor - Ai Phang R.F.T. (อัดแหลก ไอ้เพชร บขส. - ไอ้ผาง รฟท.)" (1995) - "Mue Prab Puen Hode (มือปราบปืนโหด - a.k.a. Hard Gun)" (1996) - "Kon Dib Lhek Nam Pee (คนดิบ เหล็กน้ำพี้)" (1996) - "Mission Hunter 2 (เพชรฆาตเดนสงคราม 2 - a.k.a. Battle Warrior)" (1996) - "Kon Look Toong (ฅนลูกทุ่ง)" (1996) - "Puta Khatha Thalom Khon (ปู่ตา คาถาถล่มคน)" (1997) - "Chiang Choon 3: Payuk Rai Krok Taek (เซี่ยงชุน 3 พยัคฆ์ร้ายครกแตก)" (1997) - "Lang Muang Kon Dook 2 (ล้างเมืองคนดุ 2)" (1997) - "Kang Kra Taek Kouan (แก๊งกระแทกก๊วน)" (1997) - "Khon Sa Ra Pak Pik (คนสารพัดพิษ)" (1997) - "Peen Gleaw 3 (ปีนเกลียว 3)" (1997) - "Mong Kong Tami (มังกรทมิฬ)" (1998) - "Paya Fai Bann Lai Kal (พญาไฟบรรลัยกัลป์)" (1998) - "Ong Bak (องค์บาก)" (2003) - "Tom Yum Goong (ต้มยำกุ้ง)" (2005) - "Dynamite Warrior (ฅนไฟบิน)" (2006) - "Bangkok Knockout (โคตรสู้ โคตรโส)" (2010) - "Kroo Bann Nok Bann Nong Hee Yai (ครูบ้านนอก บ้านหนองฮีใหญ่)" (2010) - "The Stunt (เดอะสตันต์)" (2013) Đạo diễn. - "Gerd ma lui" (เกิดมาลุย) (1984) - "Plook Mun Kuen Ma Kah 4 (ปลุกมันขึ้นมาฆ่า 4 - a.k.a. Spirited Killer)" (1994) - "Nuk Leng Klong Yao (นักเลงกลองยาว)" (1994) - "Mue Prab Puen Hode (มือปราบปืนโหด - a.k.a. Hard Gun)" (1996) - "Kon Dib Lhek Nam Pee (คนดิบ เหล็กน้ำพี้)" (1996) - "The Bodyguard" (2004) - "Born to Fight (เกิดมาลุย)" (2004) - "Truy tìm tượng Phật 2" (2008) - "Truy tìm tượng Phật 3: Chiến binh cuối cùng" (2010) - "Bangkok Knockout (โคตรสู้ โคตรโส)" (2010) - "Vengeance of an Assassin" (2014) Sản xuất. - "Truy tìm tượng Phật 2" (2008) - "Truy tìm tượng Phật 3: Chiến binh cuối cùng" (2010) Chỉ đạo võ thuật. - "The Legend of Suriyothai" (2001) - "Truy tìm tượng Phật" (2003) - "Born to Fight" (2004) - "Tom-Yum-Goong" (2005) - "Mercury Man" (2006) - "Truy tìm tượng Phật 2" (2008) - "Cô gái Socola" (2008) - "Người bảo vệ 2" (2013) |
Lê Thành (Nguyễn Trọng Đạt) 1. đổi Lê Thành |
Lê Thành (định hướng) Lê Thành có thể là: - Lê Thành (1922–2001), nhà cách mạng Việt Nam. - Lê Thành, huyện thuộc tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). |
Cuộc đua xe đạp về Điện Biên 2014 Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ 2014 lần cuộc đua lần thứ 5 do Báo Quân đội Nhân dân tổ chức nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954 - 7/5/2014) diễn ra từ ngày 1 tháng 5 và kết thúc vào ngày 6 tháng 5 năm 2014. Cuộc đua gồm 6 chặng đua dài 555 Km đi qua các tỉnh thành phía Bắc gồm: Hà Nội, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La và kết thúc tại thành phố Điện Biên Phủ Danh sách những đội đua xe đạp nam và vận động viên tham dự. Dưới đây là danh sách 25 đội đua xe đạp với 115 tay đua tham dự mùa giải 2014: |
Chùa Chơn Thường - Tên chùa: ban đầu chùa có tên là Chơn Thường 2, nhưng do tâm nguyện của Thượng Toạ Thích Minh Tấn nên đã làm đơn kính trình và đổi tên thành: Chùa Chơn Thường cho đến hôm nay. Chơn Thường có nghĩa là: (眞常): chân thật thường trụ, dụng ngữ của Phật Giáo lẫn Đạo Giáo. Như trong Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經, Taishō Vol. 19, No. 945) quyển 2 có đoạn: “Tánh chơn thường trung, cầu ư khứ lai, mê ngộ sanh tử, liễu vô sở đắc (性眞常中、求於去來、迷悟生死、了無所得, trong tánh chơn thường, tìm nơi đến đi, mê ngộ sống chết, biết không thể được).” Hay trong bài Xao Hào Ca (敲爻歌) của Lữ Nham (呂岩, 789-?) nhà Đường cũng có đoạn: “Đạt Thánh đạo, hiển chơn thường, hổ hủy đo binh cánh bất thương (達聖道、顯眞常、虎兕刀兵更不傷, đạt đến Thánh đạo, hiển bày chơn thường, cọp tê giác, đao binh cũng không làm tổn thương).” Hoặc trong bức Thượng Chấp Chính Thư (上執政書) của Phạm Trọng Yêm (范仲淹, 989-1052) nhà Tống lại có đoạn: “Phù Thích Đạo chi thư, dĩ chơn thường vi tánh, dĩ thanh tịnh vi tông (夫釋道之書、以眞常爲性、以清淨爲宗, phàm sách của Phật Giáo và Đạo Giáo, lấy chơn thường làm tánh, lấy sự thanh tịnh làm tông).” Bài tán Tâm Nhiên rất phổ biến trong Thiền môn cũng đề cập đến chơn thường như: “Tâm nhiên Ngũ Phận, phổ biến thập phương, Hương Nghiêm đồng tử ngộ chơn thường, tỷ quán thiệt nan lường, thụy ái tường quang, kham hiến pháp trung vương (心燃五分、普遍十方、香嚴童子悟眞常、鼻觀實難量、瑞靄祥光、堪獻法中王, tâm nhen Năm Món, biến khắp mười phương, Hương Nghiêm đồng tử ngộ chơn thường, mũi quán thật khó lường, khí tốt hào quang, dâng cúng đấng pháp vương).” - Toạ lạc: ấp Thuỷ Tây, xã Ngũ Hiệp, Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. - Chùa Chơn Thường được thành lập vào năm 1950. Ban đầu chùa rất đơn sơ nhỏ bé làm bằng cây lá, do Hoà Thượng: Thượng Ngộ Hạ Thanh sáng lập và gầy dựng; Nhưng do thầy Thích Thiện Tri làm trụ trì, còn Hoà Thượng Ngộ Thanh vân du tu hạnh Đầu Đà. - Các Giai đoạn trùng tu: năm 1993 trùng tu bán kiên cố. Đến năm 2009 Đại trùng tu có diện mạo như bây giờ. - Thời gian trải qua các đời trụ trì: - 1. Thầy Thích Thiện Tri trụ trì đến năm 1980 Thầy Viên tịch. Từ đây chùa vắng bóng nhà sư suốt 7 năm. - 2. Đến năm 1987 được giáo hội bổ nhiệm thầy Thích Thiện Duyên về trụ trì vào ngày 26 tháng 10 năm 1987. Qua thời gian tuổi già sức yếu Thầy về quê (xã Long Khánh - Cai Lậy) ngày 15/12/1989. Vào thời gian này vắng bóng nhà sư tận 7 tháng. - 3. Đến ngày 06 tháng 05 năm 1990 giáo hội bổ nhiệm Thầy Minh Thanh về trụ trì cho đến ngày 26/12/1992 và sau đó Thầy bị tai nạn xe và qua đời. - 4. Đến ngày 28/08/1993 được ban đại diện Phật giáo huyện Cai Lậy cũng như Uỷ Ban Mặt Trận Xã tín nhiệm đưa TT. Thích Minh Tấn ( thế danh Nguyễn Văn Phát SN: 1963) về làm trụ trì và làm hưng thịnh ngôi Tam bảo, độ chúng hoằng dương chánh pháp trong suốt khoảng thời gian dài, từ năm 1993 đến năm 2022. - 5. Do TT. Thích Minh Tấn, vì muốn tạm gát lại mọi Phật sự và chuyên tâm tu tập, cũng như do tuổi cao sức yếu nên đã làm đơn thỉnh nguyện lên Các Ban Ngành giáo hội giao ngôi Tam bảo lại cho đệ tử là ĐĐ. Thích Minh Thanh ( thế danh Phạm Minh Nhí, sinh ngày 10/10/1996) quản lý ngôi Tam bảo. - Ngày 21/05/2022 .Theo giấy quyết định của Ban Trị Sự tỉnh Tiền Giang đồng ý chấp thuận của Bốn Sư về việc bổ nhiệm ĐĐ. Thích Minh Thanh làm trụ trì cho đến nay. |
Kibun Joujou↑↑ Kibun Joujou↑↑ (, tâm trạng lên↑↑) là đĩa đơn thứ 9 của đơn vị âm nhạc Nhật Bản . Phát hành vào ngày 3 tháng 5 năm 2006. Bài hát nhấn mạnh âm thanh sống động của trống và bass. Lời bài hát của bản rap được viết với ý nghĩa rằng những lo lắng hàng ngày của mọi người nên được giải trí bằng đoạn điệp khúc để những lo lắng được thổi bay. Có được vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng Oricon lần đầu tiên. Đây là mihimaru GT đầu tiên lọt vào top 10 và được chứng nhận vàng bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản. Ở hạng mục tải xuống, nó được chứng nhận là người bán hàng triệu bản cho các bản nhạc và nhạc chuông đơn lẻ. Liên kết ngoài. - Video âm nhạc "Kibun Joujou↑↑" - YouTube |
Sân vận động JIT Recycle Ink |
Có hẹn với thanh xuân "Có hẹn với thanh xuân" là một bài hát của nhóm nhạc MONSTAR, nằm trong album "Over The Moon" phát hành năm 2021. Ca khúc do Grey D và Nicky sáng tác, thuộc thể loại nhạc pop. Video âm nhạc của bài hát được công chiếu vào ngày 18 tháng 7 cùng năm. Tại thời điểm ra mắt, ca khúc đã có được sự đón nhận tích cực từ người nghe và được trao giải "Top 10 ca khúc được yêu thích" tại Giải thưởng Làn Sóng Xanh 2021. MV bài hát cũng được coi là MV cuối cùng của nhóm nhạc trước khi tan rã. Sản xuất. Ca khúc được sáng tác bởi hai thành viên trong nhóm lần lượt là Grey D và Nicky, thuộc thể loại nhạc pop. Các ca sĩ thể hiện bài hát đều là năm thành viên nhóm nhạc. "Có hẹn với thanh xuân" đánh dấu sự trở lại của nhóm sau hai năm không hoạt động vì thành viên Grey D phải đi nghĩa vụ quân sự. Nội dung ca khúc kể lại trải nghiệm của tác giả (chàng trai) trong những năm tháng tuổi trẻ và lời nhắn đến cô gái từng là mối tình đầu, với thông điệp chủ yếu là về sự chia tay. Điểm đặc biệt ở ca khúc được cho là nằm ở bản hòa âm của bài hát được phát trên nền vòng hòa âm thuận chiều nhưng có một vài điểm nhấn trong cách sử dụng hợp âm khác biệt. Bài hát mang màu sắc giọng trưởng với những tiết tấu mang tính tự sự, nhẹ nhàng. Video âm nhạc. Quá trình ghi hình video âm nhạc của bài hát diễn ra tại Đà Lạt với bối cảnh chính là núi đồi, rừng thông, hàng quán... Năm thành viên của nhóm xuất hiện trong MV như là những chàng trai có tính cách khác nhau khắc họa nên "mỗi lát cắt của tình yêu". Hot girl Klaudia, đồng thời còn là người quản lý fanclub của nhóm nhạc có tên MOONIE, cũng góp mặt trong MV này với vai trò nữ chính. Xuyên suốt thời lượng video, chỉ có hai khung cảnh có sự góp mặt đầy đủ của năm thành viên, trong khi những cảnh còn lại là để dành cho buổi "hẹn hò" của từng thành viên trong nhóm với nữ chính MV. Phát hành. Bài hát được phát hành lần đầu trên các nền tảng âm nhạc trực tuyến vào ngày 18 tháng 7 năm 2021. MV của bài hát cũng công chiếu cùng ngày; trước đó, bản teaser MV của ca khúc đã được đăng tải trên kênh YouTube của ST.319 Entertainment, công ty quản lý nhóm nhạc, vào ngày 16 tháng 7. "Có hẹn với thanh xuân" được coi là "phát súng mở đầu" cho album phòng thu đầu tay của nhóm sau 5 năm hoạt động "Over The Moon". Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi bài hát được phát hành, phía công ty chủ quản ST.319 Entertainment đã thông báo nhóm sẽ chính thức tan rã sau khi phát hành xong album vào ngày 30 tháng 7 cùng năm. Do đó, MV bài hát cũng được coi là MV cuối cùng của nhóm nhạc trước khi tan rã. Ca khúc sau khi ra mắt đã được đưa vào album "Over The Moon" của nhóm, phát hành trên định dạng kỹ thuật số từ ngày 30 tháng 7 đến 13 tháng 8 năm 2021, trong đó bài hát được phát ở số thứ tự 7. Tiếp nhận. Tại thời điểm phát hành, bài hát đã có được sự đón nhận tích cực từ người nghe. Trước thời điểm ra mắt, ca khúc xếp thứ nhất bảng xếp hạng Pre-order phiên bản audio của Apple Music. Bài hát cũng nhanh chóng đạt top 1 các ca khúc được nghe nhiều nhất trên iTunes Việt Nam và xếp thứ 10 bảng xếp hạng Apple Music ngay sau khi phát hành. "Có hẹn với thanh xuân" còn lọt vào top 10 bảng xếp hạng âm nhạc của trang web nhac.vn tuần 30 năm 2021 sau tám ngày ra mắt và đồng thời xuất hiện trên bảng xếp hạng Hot14 với vị trí cao nhất là hạng 3. Sau thông báo tan rã của nhóm nhạc, bài hát đã nhanh chóng đứng đầu bảng xếp hạng Zing Chart real-time chỉ trong ngày 20 tháng 7 năm 2021. Ca khúc cũng trở nên nổi tiếng trên TikTok sau khi được nhóm nhạc giới thiệu với hơn 90 triệu lượt xem trên nền tảng chỉ trong vài ngày. Một câu hát trong phần điệp khúc bài hát được cho là thu hút sự chú ý của người nghe. Bài hát sau đó đã được đề cử cho hai hạng mục tại Giải thưởng Làn Sóng Xanh 2021, trong đó thắng giải tại hạng mục "Top 10 ca khúc được yêu thích". Video âm nhạc của bài hát từng lọt vào top Thịnh hành trên YouTube Việt Nam ở vị trí thứ 18. Tính đến ngày 2 tháng 8 năm 2021, MV có tổng số lượt xem là 2,8 triệu lượt. Một số cảnh trong MV bài hát cũng làm người xem liên tưởng đến các phân cảnh trong bộ phim "Đêm kinh hoàng" và "Những kẻ khờ mộng mơ". Viết cho báo "Thể thao & Văn hóa", nhạc sĩ Nguyễn Quang Long đã cho điểm ca khúc 7,8 trên 10, trong đó đánh giá cao bài hát như là một sản phẩm âm nhạc "có thông điệp và có sự đầu tư" dù không cần ồn ào hay "cú phi nước đại" vào bảng xếp hạng âm nhạc có tiếng, đồng thời cũng nhấn mạnh điểm ấn tượng nhất của ca khúc chính là tinh thần mà nó đem lại cho người nghe, được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau trong một bài hát. Tác giả cũng gọi nhóm là "đa năng" khi có thể tự sáng tác và thể hiện ca khúc và phần MV của bài hát có "cấu tứ và câu hình phù hợp" khi thể hiện được "sự đa màu sắc, [...] sự đa dạng của cung bậc tình yêu của những chàng trai trẻ với tình đầu". Bài viết cũng đề cập đến sự kiện nhóm nhạc chính thức tuyên bố tan rã chỉ một ngày sau khi phát hành MV rằng bài hát như là một lời nhắn gửi của MONSTAR đến người hâm mộ về những ngày còn hoạt động của nhóm. Tạp chí "Hoa Học Trò" đã nhận xét MV của bài hát mang đến "những thước phim trong trẻo, đậm màu tuổi trẻ" với một giai điệu "nhẹ nhàng, dịu êm", "chứa đựng mạch cảm xúc ngọt ngào, lãng mạn đan xen với sự sôi động và nồng nhiệt của tuổi trẻ" và là "lời tạm biệt nhẹ nhàng mà trọn vẹn đến những gì mỗi người trải qua khi còn trẻ", ngoài ra còn nhận định sản phẩm âm nhạc này là một sự khác biệt so với những bài hát trước của nhóm "có tiết tấu hiện đại, sôi động". Tạp chí "Thế giới Điện ảnh" cũng đồng quan điểm, nhận xét rằng thế mạnh của ST.319 luôn là "mang đến những sản phẩm âm nhạc chỉn chu về mặt hình ảnh". Liên kết ngoài. - MV đầy đủ của bài hát trên YouTube |
Trận Nam Định (1873) Cuối tháng 11 năm 1873.Sau khi thành Hà Nội thất thủ thì Garnier quyết định đánh chiếm những thành còn lại và kể đến là cuộc đụng độ giữa quân Đại Nam và quân Pháp tại thành Nam Định vào năm 1873. |
Sân vận động Egao Kenko Sân vận động là địa điểm tổ chức Giải bóng bầu dục thế giới 2019. Liên kết ngoài. - KKWing website |
USS Oberrender (DE-344) USS "Oberrender" (DE-344) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu tá Hải quân Thomas Olin Oberrender Jr. (1906–1942), người từng phục vụ như sĩ quan phòng máy trên tàu tuần dương hạng nhẹ và đã tử trận trong trận Hải chiến Guadalcanal vào ngày 13 tháng 11, 1942. Nó đã phục vụ trong Thế chiến II, từng bị hư hại do vụ nổ tàu chở đạn tại Manus vào tháng 11, 1944, được sửa chữa và khi quay lại hoạt động ngoài khơi Okinawa vào tháng 5, 1945 lại tiếp tục bị máy bay tấn công tự sát Kamikaze đâm trúng. Do hư hại quá mức có thể sửa chữa, con tàu được xem như một tổn thất toàn bộ và bị đánh chìm như một mục tiêu vào cuối năm 1945. "Oberrender" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương, nên chỉ trang bị vũ khí chống hạm nhẹ. Lớp tàu này là một phần của đơn đặt hàng 720 tàu hộ tống cần được hoàn tất vào cuối năm 1944, nhưng số lượng chế tạo sau đó được cắt giảm đáng kể. Đặc tính chung. "Oberrender" có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước . Nó có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Động lực. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Vũ khí và cảm biến. Dàn vũ khí chính của "Oberrender" bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, bố trí phía trước và phía sau cấu trúc thượng tầng nhằm đối phó những mục tiêu tàu nổi và trên không; chúng được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51. Ngoài ra con tàu còn trang bị hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 phòng không nòng đôi, bắn thượng tầng bên trên tháp pháo 5-inch, và mười khẩu Oerlikon 20 mm phòng không nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. Chế tạo. "Oberrender" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 8 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Muriel Elinor Oberrender, vợ góa của Thiếu tá Oberrender, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 5, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Samuel Spencer. Phần thưởng. "Oberrender" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Tư liệu quân sự Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - DE-344 Oberrender - Additional USS "Oberrender" photographs on usndazzle.com |
USS Robert Brazier (DE-345) USS "Robert Brazier" (DE-345) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ quan Robert Boyd Brazier (1916–1942), người từng phục vụ như xạ thủ/điện báo viên cùng Liên đội Ném ngư lôi VT-3 trên tàu sân bay , đã tử trận trong trận Midway vào ngày 4 tháng 6, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập bay Dũng cảm. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt, rồi cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi California vào năm 1969. "Robert Brazier" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Robert Brazier" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 16 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Celia Brazier, mẹ của hạ sĩ quan Brazier, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 5, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Donald Dow Snyder Jr. Phần thưởng. "Robert Brazier" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - USS Robert Brazier (DE-345) |
USS Edwin A. Howard (DE-346) USS "Edwin A. Howard" (DE-346) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Hạ sĩ Thủy quân Lục chiến Edwin Alfred Howard (1922–1942), người từng phục vụ trong Chiến dịch Guadalcanal, đã tử trận vào ngày 3 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1973. "Edwin A. Howard" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Edwin A. Howard" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 15 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Julia W. Howard, mẹ của Hạ sĩ Howard, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 5, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Frederick Denfield. Phần thưởng. "Edwin A. Howard" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive – USS Edwin A. Howard (DE-346) |
USS Jesse Rutherford (DE-347) USS "Jesse Rutherford" (DE-347) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Binh nhì Thủy quân Lục chiến Jesse Rutherford Jr. (1923–1942), người từng phục vụ cùng tàu sân bay , đã tử trận trong trận chiến biển Coral vào ngày 8 tháng 5, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt, rồi cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi California vào năm 1968. "Jesse Rutherford" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Jesse Rutherford" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 22 tháng 11, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà Mary Rutherford, mẹ của Binh nhì Rutherford, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 31 tháng 5, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Barklie McKee Henry. Phần thưởng. "Jesse Rutherford" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - Destroyer Escort Photo Archive – USS "Jesse Rutherford" (DE-347) from NavSource Online |
ROKS Jeju Hai tàu chiến của Hải quân Cộng hòa Hàn Quốc từng được đặt cái tên ROKS "Jeju", theo tên đảo Jeju: - ROKS "Jeju" (PG-87/APD-87), nguyên là tàu vận chuyển cao tốc Hoa Kỳ , trong biên chế từ năm 1967 đến năm 1989 - ROKS "Jeju" (FF-958) là một tàu frigate lớp "Ulsan" hoạt động từ năm 1990 và vẫn đang phục vụ |
Danh sách chuyển nhượng tại giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2022 Dưới đây là danh sách chuyển nhượng tại Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2022. |
Bulimulus "Bulimulus" là một chi điển hình thuộc phân họ Bulimulinae. Vỏ cao và hình nón, và kích thước trung bình, dài khoảng từ 20 mm (0.8 inch) đến khoảng 50 mm (2 inch). Liên kết ngoài. - tree snails of Florida, "Bulimulus" spp. on the UF / IFAS Featured Creatures Web site |
Lê Minh Hiếu (vận động viên) Lê Minh Hiếu (sinh ngày 30 tháng 06 năm 2000 tại thành phố Biên Hòa) thường được biết đến với biệt danh B4, là một nam vận động viên breaking người Việt Nam. Anh từng đạt thành tích giành huy chương vàng nội dung đồng đội nam nữ tại Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2018 ở Argentina cùng với đồng đội của anh, Kawai Ramu. Nhờ thành tích này, anh trở thành vận động viên thứ ba của Đoàn Thể thao Việt Nam giành huy chương tại Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2018 sau đô cử Ngô Sơn Đỉnh và kình ngư Nguyễn Huy Hoàng. Tiểu sử. Lê Minh Hiếu sinh năm 2000 trong một gia đình nghèo khó ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Trong gia đình, Lê Minh Hiếu là người con cả trong một gia đình có 3 anh em. Khi anh còn bé, bố của anh phải bán nhà vì cờ bạc, sau đó là phải đi tù. Mẹ anh một mình nuôi 3 anh em trong khi bản thân bà cũng bị suy thận nặng. Vài năm sau, anh tiếp tục đối diện với sự mất mát khi mẹ anh qua đời. Sự nghiệp. Vào một ngày, anh tình cờ xem được cảnh một vài người nhảy breaking trên TV và cảm thấy ấn tượng với bộ môn nghệ thuật này. Một thời gian sau, mẹ anh đã đưa 3 anh em đến thành phố Hồ Chí Minh để tham gia một cuộc thi nhảy trên sóng truyền hình. Năm 2011, anh trở lại thành phố Hồ Chí Minh lần nữa. Sau đó, anh gặp một cựu giám khảo ở chương trình truyền hình anh từng tham gia và được giúp đỡ, dạy nhảy. Vài tháng sau, anh tham gia vào nhóm UDG Việt Nam. Năm 2016, anh trở thành á quân chương trình truyền hình nổi tiếng Thử thách cùng bước nhảy. Năm 2017, anh tới Đài Bắc Trung Hoa để tham dự Breaking For Gold và lọt vào nhóm 20 vận động viên xuất sắc nhất. Nằm trong nhóm 20, anh tiếp tục tới Nhật Bản tham gia vòng loại nhóm 12, và cuối cùng giành vé tới Argentina. Năm 2018, anh tham dự Thế vận hội Trẻ Mùa hè diễn ra tại Argentina và mang về tấm huy chương vàng cho đoàn Thể thao Việt Nam. Xem thêm. - Kawai Ramu Liên kết ngoài. - Lê Minh Hiếu tại trang web chính thức của Liên đoàn breaking thế giới - Lê Minh Hiếu tại trang web chính thức của UDG Việt Nam |
Sân vận động Ishin Me-Life |
Nguyễn Văn Khải (định hướng) Nguyễn Văn Khải có thể là: - Nguyễn Văn Khải, tiến sĩ vật lý người Việt Nam. - Phêrô Nguyễn Văn Khải, tu sĩ Công giáo người Việt, một nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam. |
Giải bóng chuyền nữ các quốc gia FIVB 2022 Giải bóng chuyền nữ các quốc gia FIVB 2022 là mùa giải thứ 4 của Giải bóng chuyền nữ các quốc gia FIVB. Giải đấu sẽ diễn ra từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 3 tháng 7 năm 2022, các trận đấu phân hạng sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 7 năm 2022 Vòng loại. Vì không có suất lên hạng hay xuống hạng ở VNL 2021, 15 trong số 16 đội của năm 2021 sẽ tranh tài ở giải năm nay.. Vào ngày 1 tháng 3 năm 2022, FIVB tuyên bố Nga và Belarus không đủ điều kiện tham gia các cuộc thi quốc tế và châu lục do chiến tranh đang diễn ra ở Ukraina. Do đó, Nga đã bị loại khỏi Liên đoàn. Vào ngày 5 tháng 4, FIVB thông báo Bulgaria sẽ thay thế Nga tham dự giải đấu. Thể thức. Vòng bảng. Ở giải đấu năm 2022, thể thức thi đấu đã được thay đổi. Thể thức mới sẽ có 16 đội nữ thi đấu trong các nhóm gồm 8 đội trong giai đoạn đấu nhóm. Mỗi đội thi đấu 12 trận. Sau đó, bảy đội đứng đầu cùng với chủ nhà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bước vào vòng chung kết của giải đấu . Vòng chung kết. Vòng chung kết VNL sẽ chứng kiến bảy đội mạnh nhất cùng với nước chủ nhà Thổ Nhĩ Kỳ vào thẳng vòng loại trực tiếp với tư cách là đội nhất bảng, và sẽ bao gồm tổng cộng tám trận đấu: bốn trận tứ kết, hai trận bán kết và trận tranh huy chương vàng và đồng Cách thức thi đấu của 8 đội đứng đầu: 1. Đội xếp thứ 1 sẽ đấu tứ kết với đội xếp thứ 8, đội xếp thứ 2 sẽ đấu tứ kết với đội xếp thứ 7, đội xếp thứ 3 sẽ đấu tứ kết với đội xếp thứ 6, đội xếp thứ 4 sẽ thi đấu trận tứ kết với đội xếp thứ 5. 2. Đội chủ nhà được xếp ở vị trí số 1 nếu đội nằm trong số 8 đội dẫn đầu Bảng xếp hạng Chung cuộc sau vòng bảng VNL. 3. Đội Chủ nhà được xếp ở vị trí thứ 8 nếu đội không nằm trong 8 đội dẫn đầu Bảng xếp hạng Chung cuộc sau vòng bảng VNL. Pool composition. Tổng quan về các nhánh đấu sẽ được công bố vào ngày 7 tháng 12 năm 2021. Cách xếp hạng và tính điểm. Nguồn: 1. Số lần chiến thắng (Trận đấu W / L) 2. Điểm Xếp hạng (Pts) 3. * Trận thắng 3–0 hoặc 3–1: Đội thắng 3 điểm, đội thua 0 điểm 4. * Trận thắng 3–2: 2 điểm cho đội thắng, 1 điểm cho đội thua 5. Hiệu số set (Set W / L / Tỷ lệ) nếu hai hoặc nhiều đội hòa nhau về Điểm xếp hạng đạt được, họ sẽ được xếp hạng theo tỷ số giữa set thắng và set thua 6. Hiệu số điểm (Điểm W / L / Tỷ lệ) nếu trận hòa vẫn diễn ra dựa trên tỷ số set, các đội sẽ được xếp hạng theo tỷ lệ giữa số điểm ghi được và số điểm để thua 7. Nếu các đội vẫn hòa sau khi kiểm tra số trận thắng và số điểm đạt được, thì FIVB sẽ kiểm tra kết quả để phân chia tỷ số hòa theo cách sau: 8. * Nếu hòa vẫn diễn ra dựa trên tỷ số điểm, hòa sẽ bị phá vỡ dựa trên đội thắng trong giai đoạn Vòng tròn 2 lượt giữa các đội hòa. Khi tỷ số hòa giữa ba đội trở lên, các đội này được xếp hạng chỉ tính đến các trận đấu có sự tham gia của các đội được đề cập. Vòng bảng. Tuần 1. Nhóm 1. - Tất cả theo giờ Central Summer Time (). Vòng chung kết. Tất cả theo giờ Further-eastern European Time (). |
Nghê Hồng Nghê Hồng (tiếng Trung giản thể: 倪虹, bính âm Hán ngữ: "Ní Hóng", sinh tháng 10 năm 1962) là người Hán, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông hiện là Bí thư Đảng tổ Bộ Nhà ở và Kiến thiết thành thị, nông thôn Trung Quốc. Ông nguyên là Ủy viên Đảng tổ, Phó Bộ trưởng Bộ Kiến Trú. Nghê Hồng là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Kỹ sư Kiến trúc, Thạc sĩ EMBA, học hàm Cao cấp công trình sư ngành Kinh tế. Ông có sự nghiệp xuất phát điểm từ Bộ Kiến Bảo, trải qua nhiều vị trí rồi quay trở lại lãnh đạo Bộ Kiến Trú, có Bộ Kiến Bảo là tiền thân, sau 40 năm. Xuất thân và giáo dục. Nghê Hồng sinh tháng 10 năm 1962 tại huyện An Sơn, nay là địa cấp thị An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở An Sơn, trúng tuyển và tới thủ phủ Cáp Nhĩ Tân của Hắc Long Giang để nhập học Khoa Công trình kiến trúc của Học viện Công trình kiến trúc Cáp Nhĩ Tân (哈尔滨建筑工程学院) vào tháng 9 năm 1979. Tháng 7 năm 1983, ông tốt nghiệp Kỹ sư Kiến trúc dân dụng và công nghiệp, đồng thời được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2003, ông tham gia các khóa đào tạo nâng cao về quản lý hành chính công được tổ chức ở Trung tâm nghiên cứu Phát triển Quốc vụ viện, Đại học Thanh Hoa, và Đại học Harvard. Sau đó, tháng 5 năm 2004, ông theo học cao học quản lý công thương cấp cao tại Học viện Thương mại Trường Giang (长江商学院), nhận bằng Thạc sĩ Điều hành cao cấp (EMBA) vào tháng 3 năm 2006. Trong sự nghiệp, ông tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, được phong học hàm Cao cấp công trình sư ngành Kinh tế. Sự nghiệp. Các giai đoạn. Tháng 8 năm 1983, sau khi tốt nghiệp đại học, Nghê Hồng bắt đầu sự nghiệp của mình khi được tuyển dụng vào Bộ Kiến thiết thành thị, nông thôn và Bảo vệ môi trường là khoa viên Phòng Kỹ thuật, Ty Kiến thiết thôn trấn. Ông ở vị trí này trong gần 10 năm 1983–92, thăng bậc công vụ viên là phó chủ nhiệm rồi chủ nhiệm khoa viên, tường được biệt phái tham gia Đoàn giảng viên Trung ương tới giảng dạy ở Nội Mông từ tháng 9 năm 1986 đến tháng 7 năm 1987. Năm 1988, Bộ Kiến Bảo được giải thể và thành lập mới Bộ Xây dựng, ông được chuyển sang cơ quan mới. Tháng 12 năm 1992, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng Tổng hợp của Ty Kiến thiết thôn trấn, rồi là trưởng phòng từ tháng 4 năm 1995. Tháng 4 năm 1996, ông được quy hoạch vào chương trình điều chuyển nhân sự các khu vực, được điều chuyển tới An Huy, nhậm chức tạm thời là Ủy viên Đảng tổ, Trợ lý Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Hợp Phì. Từ tháng 11 năm 1998 đến tháng 6 năm 1999, ông kiêm nhiệm là Phó Giám đốc Công ty bất động sản Trung Sơn, Đặc khu kinh tế Chu Hải, Quảng Đông, đồng thời là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng nông thôn và đô thị Trung Quốc, rồi chính thức trở lại công tác toàn thời gian ở Hợp Phì từ cuối năm 1999. Tháng 8 năm 1999, ông nhậm chức Phó Thị trưởng Hợp Phì, kiêm nhiệm Bí thư Ủy ban công tác Xây dựng thành phố từ tháng 6 năm 2002. Đến tháng 12 năm 2005, ông được điều lên Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy, được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng tổ Sảnh xây dựng tỉnh An Huy rồi kiêm nhiệm Sảnh trưởng từ tháng 1 năm 2006. Tháng 6 năm 2009, ông nhậm chức Bí thư Đảng tổ, Sảnh trưởng Sảnh Kiến Trú An Huy. Bộ Kiến Trú. Tháng 12 năm 2010, sau gần 15 năm công tác ở An Huy, Nghê Hồng được điều tới Bộ Kiến Trú, tiền thân là Bộ Kiến Bảo, Bộ Xây dựng, trở lại cơ quan ông công tác thời gian đầu sự nghiệp. Ông được bổ nhiệm làm Ty trưởng Ty Cải cách và phát triển nhà ở. Tháng 6 năm 2016, Tổng lý Lý Khắc Cường bổ nhiệm ông làm Ủy viên Đảng tổ, Phó Bộ trưởng Bộ Kiến Trú. Ngày 17 tháng 6 năm 2022, Ủy ban Trung ương quyết định điều chuyển ông nhậm chức Bí thư Đảng tổ Bộ Nhà ở và Kiến thiết thành thị, nông thôn Trung Quốc, kế nhiệm Vương Mông Huy. Xem thêm. - Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân - Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc) - Bộ Nhà ở và Kiến thiết thành thị, nông thôn Trung Quốc Liên kết ngoài. - Tiểu sử Nghê Hồng, Mạng Kinh tế. |
La Văn La Văn (hoặc La Vấn, tiếng Trung giản thể: 罗文, bính âm Hán ngữ: "Luō Wén", sinh tháng 12 năm 1964) là người Hán, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông hiện là Bí thư Đảng tổ Tổng cục Quản lý và Giám sát thị trường Quốc gia Trung Quốc. Ông nguyên là Phó Bí thư chuyên chức Tỉnh ủy Tứ Xuyên; Phó Bí thư Đảng tổ, Phó Tỉnh trưởng thường vụ Tứ Xuyên, Viện trưởng Viện Hành chính tỉnh Tứ Xuyên; Ủy viên Đảng tổ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia; Ủy viên Đảng tổ, Phó Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin. La Văn là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Triết học, Thạc sĩ EMBA, Tiến sĩ Khoa học quản lý, học hàm Cao cấp công trình sư. Ông có sự nghiệp thời gian dài ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị công nghệ thông tin, điện tử, nghiên cứu và tham gia thị trường trước khi trở thành người lãnh đạo cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc. Xuất thân và giáo dục. La Văn sinh tháng 12 năm 1964 tại huyện An Nhân, địa cấp thị Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở quê nhà, trúng tuyển và tới thủ phủ Vũ Hán, Hồ Bắc nhập học Khoa Triết học của Đại học Vũ Hán vào tháng 9 năm 1981. Tháng 7 năm 1985, ông tốt nghiệp Cử nhân Triết học, đồng thời được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 4 năm 2003, ông theo học cao học quản lý công thương cấp cao tại Đại học Giao thông Bắc Kinh, nhận bằng Thạc sĩ Điều hành cao cấp (EMBA) vào tháng 4 năm 2005. Sau đó, từ tháng 9 năm 2007, ông là nghiên cứu sinh sau đại học, trở thành Tiến sĩ Khoa học quản trị vào tháng 9 năm 2014, và được phong học hàm Cao cấp công trình sư sau đó. Bên cạnh đó, ông từng tham gia lớp thứ nhất khóa 39 của Bộ Huấn luyện cán bộ trung, thanh niên của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016. Sự nghiệp. Các giai đoạn. Tháng 8 năm 1985, sau khi tốt nghiệp đại học, La Văn bắt đầu sự nghiệp của mình khi được tuyển dụng làm cán bộ của Học viện Cán bộ quản lý công nghiệp điện tử (电子工业管理干部学院), một đơn vị sự nghiệp công lập ở Bắc Kinh. Ông công tác ở cơ quan này giai đoạn 1985–95, lần lượt là giảng viên, Phó Chủ nhiệm Khoa Khoa học xã hội, Phó Trưởng phòng rồi Trưởng phòng Giáo vụ và Nghiên cứu khoa học của trường. Tháng 11 năm 1997, ông được chuyển tới Bộ Công nghiệp điện tử, nhậm chức Trợ lý Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Máy tính và Vi điện tử (电子工业部计算机与微电子发展研究中心) của bộ, đồng thời là Tổng biên tập Tạp chí Thị trường máy tính, và Phó Chủ nhiệm thường vụ Trung tâm nghiên cứu thị trường. Tháng 2 năm 2000, La Văn được điều chuyển tới khối doanh nghiệp nhà nước ngành công nghệ, nhậm chức Phó Giám đốc (điều hành thường vụ) của Công ty cố vấn CCID (赛迪顾问股份有限公司, CCID Consulting) ở Bắc Kinh. Tháng 3 năm 2003, ông được điều trở lại đơn vị nghiên cứu, bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển công nghiệp thông tin điện tử Trung Quốc (CCID Group), kiêm nhiệm Tổng giám đốc CCID Consulting. Đến tháng 4 năm 2009, ông được thăng chức làm Viện trưởng CCID Group, đồng thời là Chủ tịch CCID Consulting. Tháng 11 năm 2015, La Văn được chuyển ngạch công vụ viên, điều chuyển tới Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, nhậm chức Ty trưởng Ty Quy hoạch. Đến tháng 7 năm 2017, ông được Tổng lý Lý Khắc Cường bổ nhiệm làm Ủy viên Đảng tổ, Phó Bộ trưởng Bộ Công Tín. Đến tháng 1 năm 2019, ông được điểu chuyển làm Ủy viên Đảng tổ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia. Tháng 3 năm 2020, Ban Bí thư quyết định điều chuyển ông về tỉnh Tứ Xuyên, vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhậm chức Phó Bí thư Đảng tổ, Phó Tỉnh trưởng thường vụ Chính phủ Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên. Từ tháng 6 năm 2020, ông kiêm nhiệm làm Viện trưởng Viện Hành chính tỉnh Tứ Xuyên, rồi chuyển chức làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên từ tháng 5 năm 2022. Quản lý thị trường. Ngày 17 tháng 6 năm 2022, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định điều chuyển La Văn trở lại trung ương, nhậm chức Bí thư Đảng tổ Tổng cục Quản lý và Giám sát thị trường Quốc gia Trung Quốc, kế nhiệm Trịnh Tân Thông. Xem thêm. - Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân - Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc) - Tổng cục Quản lý và Giám sát thị trường Quốc gia Trung Quốc Liên kết ngoài. - Tiểu sử La Văn, Mạng Kinh tế. |
Vùng Broca Vùng Broca là một vùng của thùy trán thuộc bán cầu não ưu thế (thường là bên trái), đảm nhận chức năng liên quan đến sản xuất lời nói. Pierre Paul Broca là người đầu tiên phát hiện sự liên hệ của vùng này đối với quá trình xử lý ngôn ngữ trong não bộ sau khi nghiên cứu chứng thất ngôn ở hai bệnh nhân. Họ mất khả năng nói do bị tổn thương hồi trán dưới (BA45). Kể từ đó vùng não đó được gọi theo tên của Broca và triệu chứng thui chột sản xuất ngôn ngữ được gọi là chứng thất ngôn Broca (còn gọi là thất ngôn diễn đạt). Vùng Broca tọa lạc quanh khu vực "pars triangularis" và "pars opercularis" của hồi trán dưới, chiếu lên bản đồ chức năng vỏ não Brodmann sẽ trùng khoảng khu vực Brodmann 44 và 45 thuộc bán cầu não ưu thế. Liên kết ngoài. - "Paul Broca's discovery of the area of the brain governing articulated language", phân tích bài viết của Broca vào năm 1861 , trên "BibNum" |
Phạm Thị Lan Anh (cầu thủ bóng đá) Hậu vệ Phạm Thị Lan Anh sinh ngày 04/01/2001.Hà nội.Hiện tại đang chơi cho câu lạc bộ Hà Nội 1 Watabe và đội tuyển nữ Quốc Gia Việt Nam |
Sân vận động Kon Tum Sân vận động Kon Tum là một sân vận động đa năng nằm ở đường Trường Chinh, phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Sân có sức chứa khoảng 11.000 khán giả và là sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Kon Tum. Đây được coi là sân vận động lớn nhất của khu vực Tây Nguyên. Lịch sử. Năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã phê duyệt dự án xây dựng sân vận động tỉnh với tổng kinh phí hơn 145 tỉ đồng. Thiết kế ban đầu của sân bao gồm 4 khán đài với sức chứa 20.000 chỗ ngồi cùng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên khi hoàn thành, sân chỉ có 2 khán đài với tổng cộng 11.000 chỗ. Sân là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Kon Tum nhằm kỷ niệm 100 năm thành lập (1913-2013). Giải đấu đầu tiên diễn ra trên sân này là Giải bóng đá Quốc tế thanh niên các dân tộc thiểu số năm 2013 với sự tham gia của các đội đến từ ba nước Lào, Việt Nam và Campuchia. Năm 2020, sân vận động được lắp đặt mái che cho toàn bộ 2 khán đài A, B. |
Cầu não Cầu não (thuật ngữ tiếng Anh: pons; mượn từ tiếng Latinh với nghĩa đen là "cây cầu") là phần thân não ở người nằm giữa trung não và hành não, phía trước tiểu não. Cầu não còn được gọi là cầu Varolio ("pons Varolii") theo tên của bác sĩ phẫu thuật người Ý Costanzo Varolio (1543–75). Cầu não đóng vai trò trung gian cho phép các đường dẫn truyền thần kinh và bó thần kinh từ đại não đi xuống tiểu não và trung não, và cho phép các bó thần kinh khác nối lên đồi thị. Liên kết ngoài. - Biểu đồ tại UCC |
Guangming Daily Guangming Daily, còn được gọi là Nhật báo Khai sáng, là một tờ nhật báo bằng tiếng Trung Quốc được xuất bản tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mặc dù được thành lập vào năm 1949 với tư cách là tờ chính thức của Đồng minh Dân chủ Trung Quốc, nhật báo được điều hành bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1982 và chính thức được công nhận là một tổ chức trực thuộc Ủy ban Trung ương từ năm 1994. Là một trong "ba tờ báo lớn" của Trung Quốc trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, tờ báo này đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chính trị giữa Hoa Quốc Phong và Tứ nhân bang năm 1976 cùng Đặng Tiểu Bình năm 1978. Liên kết ngoài. - Official website - Official website |
Emilbek Abakirov Emilbek Abakirov (; 18 tháng 3 năm 1929 - 22 tháng 1 năm 2022) là một chính trị gia Liên Xô-Kyrgyzstan. Là đảng viên của Đảng Cộng sản Liên Xô, ông đã tham gia Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô từ năm 1989 đến năm 1991. Ông mất ngày 22 tháng 1 năm 2022, hưởng thọ 92 tuổi. |
Hồi góc Hồi góc () là một khu vực não bộ nằm gần trọn ở phần sau phía dưới của thùy đỉnh, chiếm vùng sau của tiểu thùy đỉnh dưới. Trên biểu đồ chức năng vỏ não Brodmann, nó tương đương với vùng 39. Hồi góc đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển thông tin trực quan như các từ ngữ đến vùng Wernicke để được giải nghĩa. Ngoài ra, hồi góc còn đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến ngôn ngữ, xử lý số và nhận thức không gian, truy xuất bộ nhớ, chú ý và lý thuyết tâm trí. |
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Vòng loại đơn nam trẻ Liên kết ngoài. - Kết quả |
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Vòng loại đơn nữ trẻ Liên kết ngoài. - Kết quả |
Mato Seihei no Slave Truyền thông. Anime. Vào ngày 19 tháng 11 năm 2021, Shueisha công bố bộ truyện sẽ được Seven Arcs chuyển thể thành một loạt anime truyền hình. Liên kết ngoài. - tại "Shōnen Jump+" |
Thiện Vũ Long Người tiếp bước, truyền nhân Địa lý Tả Ao. Thiện Vũ Long tên thật là Phạm Ngọc Linh, Sinh ngày 20/04/1986 tại Phúc Nam, Lưu Kiếm, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hiện đang giữ vai trò là: Phó giám đốc Trung tâm Nhân sinh học Việt Nam "VCA" thuộc Viện kinh tế & phát triển doanh nghiệp IEED. Con đường đến với Phong thủy Địa lý: Ông có một niềm khát vọng với lĩnh vực Huyền học, ngay từ lúc nhỏ ông đã được trau dồi các bộ môn về lĩnh vực Y học cổ truyền "Gia đình dòng họ Nội - Ngoại đều có truyền thống làm thuốc đông y". Trong suốt thời niên thiếu, ông được truyền dạy những kiến thức về Âm dương, Ngũ hành, Bát quái là những nền tảng cơ sở cho các môn học thuật nghiên cứu về con người "Nhân tướng học", "Bát tự", "Tử vi" cao hơn là ông nghiên cứu về Phong thủy Địa lý, các hình thái Loan Đầu, Lý khí, Bát trạch. Trong đó sâu rộng hơn là bộ Kỳ Môn Độn Giáp, chất chứa những huyền vi diệu lý giúp cho con người ứng dụng sâu sắc vào đời sống. Từ việc Quy hoạch đô thị, Dự án bất động sản, Khu công nghiệp xanh, thông minh hay ứng dụng vào Quy hoạch nhà máy sản xuất, Trụ sở công ty, Ban ngành tổ chức.v..v. Cao hơn nữa là ông rất đam mê với lĩnh vực Thiên Văn Học, nghiên cứu Thiên tượng, những hiện tượng trên bầu trời, thời tiết mưa nắng, gió bão. Nghiên cứu Thái Ất Thần Kinh của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để ngẫm xem Quốc vận, khí vận của Quốc gia hay vận mệnh của những người đứng đầu nhà nước. Thông qua đó ứng dụng vào dự đoán những hiện tượng, sự việc có thể xảy ra trong tương lai về tình hình trên Thế giới, khu vực trong và ngoài nước về Kinh tế, Chính trị, Xã hội, Thiên tai, Địa họa, Nhân họa. Cuốn sách tâm đắc mà Phong thủy sư Thiện Vũ Long dày công nghiên cứu và biên soạn: Hội tụ những tinh hoa, kiến thức cơ sở về Âm dương, Ngũ hành, mối quan hệ vạn vật. Trong đó có nhắc đến những kiến thức của Cụ Tả Ao và lời diễn giải của Thiện Vũ Long. Nội dung hàm chứa sự uyên bác, cũng như cách nhìn nhận về Phong thủy hiện nay. Ngoài ra Thiện Vũ Long còn biên soạn và dẫn giải cuốn sách "Bí Quyết Nhân Mệnh - Nhân Tướng Học" để chắt lọc những kiến giải nhằm giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về con người, nhân mệnh cũng như vận hội trong cuộc đời. Thiện Vũ Long từng nói "Trong Đại Vũ Trụ này chứa đựng hàng tỷ Tiểu Vũ Trụ, trong Tiểu Vũ Trụ chứa đựng hàng tỷ Dải Ngân Hà, trong Dải Ngân Hà lại chứa đựng hàng tỷ Hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời bao gồm Trái Đất, Hành tinh xanh mà chúng ta đang sinh sống chỉ là một tiểu Thái cực trong cái Vô cực của sự hỗn độn. Mỗi cá nhân chúng ta là một thực thể Thái cực đang vận hành và chịu sự chi phối cũng như sự tương tác lẫn nhau với các yếu tố như: "Âm, dương. Ngũ hành, Vạn vật" Sự nhìn nhận Nhân sinh quan trên góc độ nhà nghiên cứu Huyền thuật: Mỗi cá thể khi sinh ra và mất đi đều có một chu kỳ vận hành, mỗi chu kỳ đó tương tác lẫn nhau mà tạo ra sự vận hành của xã hội. Bởi vậy, trên góc độ là nhà nghiên cứu số mệnh & vận hội Thiện Vũ Long cho rằng, Thế giới tự nhiên có quy luật riêng của nó, xã hội có quy luật riêng của xã hội. Bởi vậy khi các bạn thường xuyên quan sát sự vận hành của Trời, Đất, Con người có thể thấy được rằng "Thái dương xuất hiện có biên độ tuần hoàn theo bốn mùa, Thái Âm xuất hiện luân chuyển theo sự vận hành của Trái Đất và Thái Dương. Bốn mùa có quy luật mà vạn vật có chu kỳ khác nhau nhưng về mặt Tiêu - Trưởng lại luôn giống nhau. Sự phân định đối lập nhau vừa mâu thuẫn lại vừa kiềm chế nhau giữa Âm & Dương: Thái Dương chủ nóng - Thái Âm chủ mát. Bởi vậy mùa Hè thường nhiệt độ tăng cao, nắng nóng gay gắt. Mà mùa Đông thì nhiệt độ giảm, thời tiết thường lạnh giá. Đây là hai thái cực thể hiện cho sự hưng thịnh của Thái Dương & Thái Âm, nó đối lập nhau, mâu thuẫn nhau. Nhưng mùa Xuân và mùa Thu thường kiềm chế nhau tạo thành sự hài hòa cân đối, bởi thế mà hai mùa Xuân - Thu thường mát mẻ hơn, ít nóng cũng ít lạnh hơn. Nên vạn vật cũng tuân theo quy luật của bốn mùa mà sinh trưởng, phát triển, bình hòa và tiêu vong. Có thể chu kỳ của mỗi cá thể, vạn vật ngắn dài khác nhau, nhưng quy luật tiêu trưởng thì không thay đổi. Tương sinh, tương khắc, tương bình, tương hòa trong mối quan hệ Ngũ hành: Nếu mối quan hệ giữa Âm & Dương là sự đối lập lẫn nhau, vừa mâu thuẫn lại vừa kiềm chế nhau. Thì mối quan hệ giữa Ngũ hành lại có tương trợ tức sinh cho nhau, tương khắc tức kiềm chế nhau, tương bình tức tạo sự cân bằng, tuơng hòa tức hài hòa lẫn nhau. Mỗi hoàn cảnh khác nhau cùng thời điểm không gian và thời gian sẽ thấy được diễn biến của mối quan hệ này cũng có quy luật và chu kỳ. Nên vạn thế không có việc gì là mãi mãi bền chặt, có nắng sẽ có mưa. Có nóng sẽ có lạnh, có sinh sẽ có tử, có sự hưng vượng sẽ đến lúc suy vong. Gặp thời bĩ cực thì sẽ có chuyển hồi đến thời thái lai. Nên cương quá thì dễ gãy, mềm quá thì dễ suy yếu. Trạng thái tốt nhất là bình hòa, nhưng quy luật nào cũng có sự tất yếu, nào có bình hòa mãi bao giờ. Tri thiên mệnh, địa chí dư, thấu nhân hòa: Bởi vậy, trong cõi hồng trần luôn có sự sinh khắc lẫn nhau, đối lập mâu thuẫn và kiềm chế nhau: Thế thái nhân tình, vạn vật đều có linh. Người biết mệnh trời thì hiểu thời thế, biết tiến lui đúng lúc, người biết tầm long điểm huyệt, thấu tỏ địa vận thì có được lợi thế mà hành sự khiêm cung. Người hiểu nhân mệnh, vận hội thì cương nhu đúng lúc. Tam tài thông thấu thì thiên hạ rõ trong lòng hiểu vạn thế cũng vậy chăng ? |
Thích Lệ Trang Hòa thượng Thích Lệ Trang sinh năm 1958, là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam, hiện tại là Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Hội đồng trị sự GHPGVN, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương, trụ trì chùa Huê Nghiêm tại (Thành phố Thủ Đức,TPHCM). Tiểu sử. Thích Lệ Trang tên khai sinh là Lê Văn Giỏi, sinh năm 1958. Hoà thượng Thích Lệ Trang xuất gia từ năm 1973 với Hòa thượng Vĩnh Đạt tại chùa Hương, Sa-Đéc, Đồng Tháp. Hiện nay, Hòa thượng đang trú xứ tại Chùa Định Thành (quận 10), trụ trì chùa Huê Nghiêm (phường Bình Khánh, quận 2 cũ, hiện là TP Thủ Đức). Hòa thượng Thích Lệ Trang cũng là người đầu tiên ở Việt Nam đưa kinh Nhật Tụng Thiền Môn 2000 vào thời công phu chiều để hành trì tại chùa Viên Giác quận Tân Bình, TPHCM. Vai trò trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trước 2017:. 1. Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM. Nhiệm kỳ 2017 - 2022:. 1. Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Trưởng Ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam 2. Phó Trưởng ban Trị sự, kiêm Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh Nhiệm kỳ 2022 - 2027:. 1. Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh Trụ trì:. 1. Trụ trì Chùa Định Thành, quận 10, TPHCM. 2. Trụ trì Chùa Hội Phước, Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. 3. Sáng ngày 4/5/2017 (9-4 ÂL), tại chùa Huê Nghiêm (Phường Bình Khánh,Quận 2, TPHCM) nay là Thành phố Thủ Đức, TPHCM trang nghiêm tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm trú trì cho TT. Thích Lệ Trang. |
Fracture Jaw Fracture Jaw là bản kế hoạch dự phòng tối mật của quân đội Mỹ nhằm đảm bảo sao cho Tướng William C. Westmoreland sẵn sàng đem vũ khí hạt nhân ra sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Kế hoạch này khởi đầu vào năm 1968 bao gồm việc vận chuyển vũ khí hạt nhân vào lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa để có thể dùng chống lại quân Bắc Việt trong thời gian ngắn. Bất chấp những động thái hòng kích hoạt kế hoạch, quân đội Mỹ đã phải bỏ dở dự án này vào tháng 2 năm 1968 sau khi Eugene McCarthy và những người khác tuyên bố công khai rằng nước Mỹ đang chuẩn bị dùng đến vũ khí hạt nhân ở Việt Nam. Treyarch từng đưa bản kế hoạch này vào trong tựa game năm 2020 mang tên "". |
Niwa Uichiro Niwa Uichiro (丹羽宇一郎, "Niwa Uichirō") là một nhà ngoại giao và doanh nhân Nhật Bản, từng là Đại sứ của Nhật Bản tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là chủ tịch của Itochu Corporation. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Toàn cầu (SGB). Liên kết ngoài. - Uichiro Niwa blog ("Nihon Keizai Shimbun") |
Iriana Iriana (còn gọi là Iriana Jokowi, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1963) là Đệ nhất phu nhân Indonesia kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2014 và là phu nhân của Tổng thống Indonesia, Joko Widodo. Gia đình. Iriana kết hôn với Joko Widodo ở Solo, Trung Java, vào ngày 24 tháng 12 năm 1986. Họ có hai con trai: Gibran Rakabuming (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1987) và Kaesang Pangarep (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1994) và một con gái tên là Kahiyang Ayu (sinh ngày 30 tháng 4 năm 1992). |
Thousand Miles "Thousand Miles" là một bài hát của rapper người Úc The Kid Laroi. Bài hát được phát hành dưới dạng đĩa đơn thông qua Columbia Records vào ngày 22 tháng 4 năm 2022 và được viết lời bởi Laroi, Andrew Watt, Louis Bell và Billy Walsh. Bối cảnh. Những thông tin đầu về bài hát "Thousand Miles" đã rất trôi nổi từ năm 2021, nhưng phải đến năm sau bài hát mới được phát hành. Vào ngày 13 tháng 4 năm 2022, Laroi thông báo ngày phát hành của bài hát với một liên kết để lưu trước đĩa đơn bài hát. Sau đó, anh đã đăng một đoạn video dài 10 giây trên TikTok của chính anh quay, cho thấy anh đang chơi một đoạn của bài hát. Đoạn clip đã thu về hơn 50.000 lượt thích trong vòng hai giờ kể từ khi đăng tải. Vào ngày 19 tháng 4 năm 2022, Laroi đã đăng lên mạng xã hội một đoạn clip dài 6 giây ghi lại cảnh anh đang ngồi trên một chiếc ghế dài trước khi một cây đàn piano bất ngờ rơi vào người anh. Đoạn video sau đó chuyển sang màu đen và hiển thị ngày phát hành của đĩa đơn. Thành công thương mại. Tại Úc, "Thousand Miles" đứng ở vị trí thứ 4 trên ARIA Singles Chart, là đĩa đơn thứ năm của Laroi lọt vào top 10. Bài hát cũng lọt vào "bảng xếp hạng Billboard" Hot 100 của Hoa Kỳ ở vị trí thứ 15, trở thành bản hit thư tư của anh đứng trong top 20. Video âm nhạc. Video âm nhạc chính thức của bài hát đã được phát hành trên YouTube vào ngày 22 tháng 4 năm 2022, cùng ngày bài hát được phát hành. Bài hát có sự xuất hiện của Katarina Deme, bạn gái của Laroi. Bài hát bắt đầu với cảnh với Deme - một nhân viên pha cà phê đang phục vụ cho Laroi một cốc cà phê, cùng lúc này Laroi nảy sinh ý định xin số điện thoại của cô. Phần còn lại của video mô tả Laroi "thiện", mặc đồ trắng, bị tra tấn nhiều lần bởi chính phiên bản phản diện của mình - Laroi "ác", mặc đồ đỏ. Cuối cùng, Laroi "thiện" bị một đoàn tàu do chính Laroi "ác" điều khiển và được hắn phẫu thuật, cứu chữa. Video kết thúc với cảnh Laroi "thiện" bị đánh mất bạn gái và bị một chiếc xe cứu thương khác "đâm" phải. Nhân sự. - The Kid Laroi - nhạc sĩ, hát nền, sáng tác - Andrew Watt - sản xuất, sáng tác, đánh guitar - Louis Bell - sản xuất, sáng tác, lập trình, sắp xếp thanh nhạc - Billy Walsh - sáng tác - Anthony Vilchis - trợ lý kỹ thuật - Trạm Trey - trợ lý kỹ thuật - Zach Pereyra - trợ lý kỹ thuật - Manny Marroquin - pha trộn âm thanh Xem thêm. - The Kid Laroi |
Hãng phim Ngân Hà Hãng phim Ngân Hà (tiếng Trung: "銀河映像(香港) 有限公司", tiếng Anh: "Milkyway Image Limited") là một công ty sản xuất phim có trụ sở chính đặt tại Hồng Kông, do Vi Gia Huy và Đỗ Kỳ Phong đồng sáng lập vào năm 1996. Hãng phim này được biết đến thông qua các tác phẩm điện ảnh mang phong cách neo-noir phiên bản hiện đại, hay những tác phẩm về hình sự - giật gân bắt nguồn cảm hứng từ các bộ phim của nhà làm phim người Pháp Jean-Pierre Melville. Với những đóng góp to lớn, hãng phim Ngân Hà được xem là một bước nhảy vọt mới nhằm cứu vãn điện ảnh Hồng Kông đang trên đà suy thoái trong thời kỳ chuyển giao, và hiện nay hãng phim này còn được khán giả quốc tế biết đến rộng rãi, trong đó có khán giả đến từ nước Pháp. Tổng quan. Hãng phim Ngân Hà do hai nhà làm phim Vi Gia Huy và Đỗ Kỳ Phong đồng sáng lập vào năm 1996. Hãng chủ yếu tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ sản xuất phim toàn diện cho các công ty điện ảnh, chẳng hạn như dịch vụ tiền sản xuất, quay phim và hậu kỳ sản xuất. Không phải lúc nào các tác phẩm của hãng phim Ngân Hà đều có doanh thu thuận lợi; tuy nhiên, các nhà làm phim tại hãng phim này luôn biết cách tạo ra những bộ phim có kinh phí nhỏ và vừa nhằm tiết kiệm chi phí và hiệu quả, mang lại cho các nhà đầu tư điện ảnh một hành trình doanh thu đầy hứa hẹn. Đội ngũ làm phim. Đội ngũ làm phim của hãng phim Ngân Hà có thể nói là rất đa dạng và có tính tổ chức cao. Trong số đó chắc chắn phải kể đến Đỗ Kỳ Phong, một trong những đạo diễn xuất sắc nhất của điện ảnh Hồng Kông và đồng thời còn là trưởng ban sáng tạo và thủ lĩnh của đội ngũ tại hãng phim. Đa số các bộ phim do hãng phim Ngân Hà sản xuất đều dưới sự chỉ đạo của ông. Đôi lúc ông còn hợp tác với Vi Gia Huy để thực hiện một số bộ phim ăn khách. Ngoài ra, hãng phim này còn hợp tác sản xuất bộ phim với một số nhà làm phim khác như Lưu Quốc Xương, Trịnh Bảo Thụy, La Vĩnh Xương, v.v... Hãng phim Ngân Hà thậm chí còn lập thêm một đội ngũ có tựa là Tổ sáng tác Ngân Hà, đây là một tổ chuyên viết kịch bản cho các bộ phim trong và ngoài các tác phẩm của hãng phim này. Những thành viên nổi bật trong tổ có thể kể đến bao gồm Vi Gia Huy, Tư Đồ Cẩm Nguyên, Du Ái Hải, Âu Kiện Nhi và Diệp Thiên Thành. Liên kết ngoài. - Official website - A list of Milkyway Films 1996-2002 |
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (số ký hiệu: 36/2018/QH14) là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 2018 bởi Quốc hội Việt Nam khóa XIV đặt ra toàn bộ quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật ở lĩnh vực này. Năm 2015, sau khi tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng 2005, đạt được kết luận rằng tham nhũng ở Việt Nam có xu hướng gia tăng, một số đại án khắp cả nước diễn ra được xử lý nhưng còn ẩn giấu số lượng lớn phức tạp, tinh vi, xuất hiện nhiều sự hoài nghi của người dân về công tác chống tham nhũng, xác định rằng một nguyên nhân lớn của các vấn đề chống tham nhũng nằm ở việc luật định còn thiếu sót. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã liên tục chỉ đạo, mở "chiến dịch đốt lò" để đẩy mạnh chống tham nhũng, thực hiện các biện pháp trong đó có xây dựng luật mới, soạn thảo hơn hai năm rồi được Quốc hội thông qua năm 2018, chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019. Luật gồm 10 chương, 96 điều, quy định cụ thể, nhiều chế định hơn so với Luật 2005, cụ thể là mở rộng phạm vi điều chỉnh của công tác phòng, chống tham nhũng, bao trùm khối chủ thể thuộc nhà nước lẫn ngoài nhà nước; mở rộng thêm hành vi bị cấm và nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Yêu cầu công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động; đặt định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ; và kiểm soát tài sản, thu nhập của các chủ thể thông qua hình thức thủ công lẫn cơ sở dữ liệu là chế định về phòng, chống tham nhũng được quy định. Bên cạnh đó, định nghĩa chính thức về kiểm soát xung đột lợi ích; gia tăng hình phạt dân sự, hành chính, và hình sự đối với vi phạm pháp luật chống tham nhũng; giao quyền cho các cơ quan chống tham nhũng trực tiếp như Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao là những điểm mới của luật này. Bối cảnh. Sau Luật 2005. Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề được chú trọng bởi xã hội, được dựng luật bắt đầu từ Pháp lệnh Chống tham nhũng 1998, sau đó là Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 (Luật 2005), được sửa đổi, bổ sung hai lần, gồm 2007 và 2012. Sau 10 năm thi hành 2005–15, công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực như thực thi luật trên thực tế, thanh tra 670 vụ với trên 1.800 đối tượng có hành vi, biểu hiện tham nhũng với số tiền, tài sản liên quan là trên 1.000 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 274 vụ, 429 đối tượng có dấu hiệu tội phạm tham nhũng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với hơn 8.000 tập thể, 30.000 cá nhân, kiến nghị thu hồi ngân sách nhà nước hơn 120.000 tỷ đồng, 65.000 ha đất; được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong khuôn khổ thực thi Công ước Phòng chống tham nhũng (UNCAC) mà Việt Nam là thành viên và các diễn đàn quốc tế khác. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng thời kỳ này như vụ án Vinashin, vụ án MobiFone mua AVG, chuỗi các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, các sai phạm của chính trị gia cấp cao Đinh La Thăng; tình hình tham nhũng được đánh giá là diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi từ xã hội trong nước về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, và những đánh giá khách quan rằng tỷ lệ tham nhũng cao từ phía quốc tế. Các báo cáo, nghiên cứu kết luận rằng Luật 2005 có những bất cập, và các bất cập là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng của Việt Nam. Đánh giá chính của Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ nhận định rằng quy định về công khai, minh bạch của Luật 2005 chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là chưa làm rõ về nguyên tắc, hình thức, nội dung, thời gian, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch; nội dung công khai, minh bạch theo ngành, lĩnh vực trùng lặp với quy định về công khai trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành; chế độ thông tin, báo cáo, đo lường, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng chưa cụ thể. Quy định về trách nhiệm giải trình thì chưa phù hợp, còn hẹp, chưa toàn diện; trình tự, thủ tục và nội dung thực hiện chưa rõ ràng, thiếu khả thi, chưa gắn với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác, đặc biệt là biện pháp về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Luật 2005 chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thiếu cơ chế giám sát lẫn biện pháp xử lý hành vi tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh vi phạm về nhận, tặng quà; đối với người có chức vụ, quyền hạn thì chưa kiểm soát được hoạt động và thu nhập ngoài công vụ cũng như việc tặng và nhận quà đối với người thân thích của họ. Luật chưa quy định trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong tổ chức của mình, không khuyến khích được tính chủ động của người đứng đầu trong phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng. Về kê khai tài sản, Luật 2005 thiếu khả thi trong việc kiểm soát biến động về thu nhập; còn vướng mắc về trình tự, thủ tục công khai bản kê khai, giải trình, xác minh tài sản, thu nhập khi có yêu cầu; chưa quy định rõ việc sử dụng bản kê khai tài sản vào mục đích phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Đối với cơ chế phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của cơ quan có thẩm quyền thì còn thiếu, không đề cập được cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán với cơ quan điều tra. Ngoài ra, các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ người tố cáo, khen thưởng người có thành tích trong tố cáo tham nhũng; quy định về các biện pháp xử lý phi hình sự đối với chủ thể có liên quan đến hành vi tham nhũng còn thiếu và thiếu quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm Luật 2005. Định hướng xây dựng luật mới. Năm 2011, Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư, tiến hành chỉ đạo và đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng "từ gốc rễ", bảo vệ chế độ, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng năm 2013, do ông chỉ đạo để đôn đốc nhiệm vụ này. Những kết luận như tiếp tục tăng cường vai trò của đảng cầm quyền trong việc chống tham nhũng từ khóa X của Trung ương Đảng khóa XI, XII, chỉ thị nâng cao các biện pháp minh bạch tài sản, thu nhập, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, yêu cầu thực hiện thêm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kê khai, kiểm soát tài sản như quản lý bản kê khai và việc sử dụng, khai thác dữ liệu bản kê khai nhằm phát hiện tham nhũng; nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng sát với thực tiễn và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt thống nhất trong quy định về hành vi tham nhũng giữa Bộ luật Hình sự và Luật Phòng, chống tham nhũng; hoàn thiện quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền; kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường trách nhiệm giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các tổ chức xã hội; áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản; tăng thẩm quyền, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị chuyên trách. Những chỉ đạo này tạo thành định hướng sửa đổi toàn diện Luật 2005. "...[Chín là] ...sửa đổi toàn diện Luật 2005, trong đó chú ý hoàn thiện chế định về thu hồi tài sản tham nhũng; cụ thể hóa, bổ sung đồng bộ những quy định về thu hồi tài sản tham nhũng trong quá trình sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tương trợ tư pháp và một số luật liên quan khác".Giai đoạn 2014–15, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng có liên quan đến phòng, chống tham nhũng như Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Đầu tư 2014, Luật Đầu tư công 2014, Luật Doanh nghiệp 2014, Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Những đạo luật này đã đưa ra nhiều quy định có liên quan như các quy định về công khai, minh bạch trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, đấu thầu, quản lý doanh nghiệp nhà nước; quy định về tội phạm tham nhũng và các tội phạm về chức vụ, mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả khu vực ngoài nhà nước đối với tội tham ô, đưa hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ; hoàn thiện cấu thành của một số nhóm tội đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tham nhũng; quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Các đơn vị nghiên cứu cho rằng: kết quả đánh giá thực thi UNCAC trong chu trình đầu tiên đối với hình sự hóa, thực thi pháp luật và hợp tác quốc tế cho thấy Việt Nam đáp ứng phần lớn các yêu cầu của công ước, đặc biệt là các yêu cầu mang tính bắt buộc; chu trình đánh giá tiếp theo đối với phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản bắt đầu từ năm 2016 đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam. Theo đó, các cơ quan Đảng và Nhà nước kết luận về việc sửa đổi để ban hành luật mới. Soạn thảo, ban hành. Năm 2016, dưới chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ giao cho Thanh tra Chính phủ nhiệm vụ nghiên cứu, thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi do Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu làm trưởng ban, sau đó chuyển sang Tổng Thanh tra Lê Minh Khái từ 2017. Ban soạn thảo ban đầu lấy ý kiến của các bộ, ngành như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Nhà nước, rồi trình dự thảo tới Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để thẩm tra, thừa ủy quyền của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để trình dự án lên Quốc hội vào cuối năm 2017. Trong qua trình soạn thảo, có một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau, nội dung xin ý kiến của Quốc hội gồm: việc áp dụng luật đối với tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực ngoài nhà nước; về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập; về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập; về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; về xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm tra. Trong giai đoạn 2017–18, Chính phủ báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, được thảo luận liên tục ở kỳ họp thứ 4, 5 và thứ 6 của Quốc hội, quyết định mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật ra khu vực ngoài nhà nước, lập cơ quan chuyên trách kiểm soát tài sản, thu nhập. Cuối cùng, ngày 20 tháng 11 năm 2018, sau hơn hai năm soạn thảo, Quốc hội khóa XIV đã thông qua và ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 với tỷ lệ tán thành đạt 93,2%, chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019. Cấu trúc. Luật có 10 chương, 96 điều, thay thế và chấm dứt hiệu lực của Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 cùng với các bản sửa đổi, bổ sung là Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13 từ ngày 1 tháng 7 năm 2019. Những nội dung chính. Quy định chung. Luật 2018 quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng"." So với Luật 2005, luật mới đã thay cụm từ "xử lý người có hành vi tham nhũng" thành "xử lý tham nhũng" nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm cả việc xử lý người tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Chương VII, Luật 2018 quy định việc áp dụng luật đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, tức mở rộng phạm vi áp dụng cho tham nhũng, định nghĩa và nhấn mạnh tham nhũng ở cả trong và ngoài nhà nước; tương thích với quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, tức mở rộng quy định xử lý đối với một số tội phạm về tham nhũng trong mọi tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước. Luật 2018 quy định riêng về tham nhũng trong khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước, theo đó, tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; nhóm các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, quyền nhằm trục lợi, vì vụ lợi như: thi hành nhiệm vụ, công vụ, gây ảnh hưởng đối với người khác, sử dụng trái phép tài sản công, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật; giả mạo trong công tác; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của tổ chức thuộc nhà nước hoặc địa phương; nhũng nhiễu; không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Với tham nhũng ngoài nhà nước thì được định nghĩa là do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm: tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi. Các hành vi tham nhũng đương nhiên bị cấm, các chủ thể có trách nhiệm theo nguyên tắc là thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời tham nhũng. Ngoài ra, luật còn cấm thêm ba loại hành vi tương đối phổ biến làm cản trở không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, đó là: đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người giúp phát hiện tham nhũng; vu khống, bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, thêm quy định rằng, cơ sở giáo dục có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên và cán bộ, công chức, viên chức. Phòng, chống tham nhũng. Trong nhà nước. Luật 2018 quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của các chủ thể, còn quy định cụ thể từng lĩnh vực thuộc về luật chuyên ngành riêng. Các chủ thể có trách nhiệm làm rõ thông tin, giải thích những quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện công việc được giao khi có yêu cầu của chủ thể bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó; và trách nhiệm giải trình thuộc về người đứng đầu. Luật xác định việc đánh giá, đo lường về thực trạng tham nhũng và công tác phòng, chống là đặc biệt quan trọng, theo đó, cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng báo cáo, công khai báo cáo về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống, đi kèm tiêu chí trong luật. Luật quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt ở tặng quà, nhận quà, và kiểm soát xung đột lợi ích. Về tặng quà và nhận quà tặng, theo đó, các chủ thể nhà nước không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại. Đối với việc nhận quà tặng có liên quan đến công việc đang giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của người có chức vụ, quyền hạn thì cấm tuyệt đối để phòng ngừa tham nhũng. Về xung đột lợi ích, đây là luật đầu tiên định nghĩa khái niệm này trong hệ thống luật Việt Nam, cụ thể rằng "xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đắn đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ""." Để kiểm soát hành vi này, luật định rằng: "Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, xử lý".<br>"Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện có xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý".Có thêm quy định về thanh toán, kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền han. Về thanh toán, chuyển sang phương thức không dùng tiền mặt theo đề án thanh toán điện tử 2016–20 của Chính phủ nhằm quản lý các khoản thu chi từ ngân sách nhà nước, ngăn chặn giao dịch không minh bạch. Theo đó, các chủ thể công phải thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu, chi có giá trị lớn tại địa bàn đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng; các khoản chi lương, thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên. Về kiểm soát tài sản, giao nhiệm vụ cho Thanh tra Chính phủ và đơn vị thanh tra của từng cơ quan riêng; liệt kê tiêu chí những đối tượng phải kê khai tài sản, người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và mọi biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên, hình thức gồm kê khai lần đầu, kê khai bổ sung, kê khai hằng năm và kê khai phục vụ công tác cán bộ. Kê khai lần đầu và kê khai phục vụ công tác cán bộ áp dụng nhằm hình thành đồng bộ cơ sở dữ liệu, thông tin về tài sản, thu nhập, phục vụ cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập. Các chủ thể khi được tiếp nhận, tuyển dụng vào làm việc tại tổ chức trong nhà nước đều phải kê khai, tuy nhiên, chỉ kê khai một lần và không phải kê khai những năm công tác tiếp theo. Kê khai hằng năm thì chỉ áp dụng đối với cán bộ cấp giám đốc sở trở lên, còn kê khai bổ sung áp dụng đối với người có biến động tăng về tài sản, thu nhập có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Sau kê khai, quá trình xác minh được diễn ra, lựa chọn để xác minh đối tượng ngẫu nhiên. Trường hợp kê khai không trung thực thì chịu các hình phạt là: xóa tên danh sách ứng cử với người ứng cử cơ quan lập pháp, loại khỏi vị trí dự kiến hoặc quy hoạch được nhậm chức; kỷ luật, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm tùy theo mức độ không trung thực. Có trường hợp khác rằng người vi phạm kê khai nếu chủ động xin từ chức, miễn nhiệm thì có thể được xem xét không kỷ luật. Ngoài nhà nước. Chương VI: Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, Luật 2018 là một chương mới so với Luật 2005, nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp, tổ chức không thuộc nhà nước trong phòng, chống tham nhũng và việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật ra khu vực ngoài nhà nước. Phần này đề cập tới việc tạo lập văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng, quy định trách nhiệm của tất cả tổ chức kinh tế nói chung trong việc xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng. Những chế định như công khai, minh bạch, kiểm soát xung đột lợi ích, trách nhiệm của người đứng đầu được áp dụng bắt buộc đối với một số loại hình tổ chức xã hội, doanh nghiệp gồm công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội do Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của người dân để hoạt động từ thiện (khối 1, Điều 80). Mục đích của điều khoản này dựa trên nhận định rằng các doanh nghiệp, tổ chức có huy động vốn đóng góp của nhiều cổ đông, khi hoạt động sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế hoặc có huy động các khoản đóng góp của người dân để hoạt động từ thiện nên dễ phát sinh tham nhũng, do đó, cần phải áp dụng một số biện pháp chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Bên cạnh áp dụng một số chế định, luật cũng đã quy định về thanh tra việc thực hiện luật này với tổ chức ngoài nhà nước. Theo đó, nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, luật định rằng chỉ khi các doanh nghiệp, tổ chức đó "có dấu hiệu rõ ràng" về việc vi phạm chế định đã nêu thì cơ quan có thẩm quyền mới được tiến hành thanh tra. Ngành thanh tra các cấp là chủ thể được trao quyền thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với khối 1, Điều 80; bên cạnh đó, để tránh việc một doanh nghiệp, tổ chức xã hội bị thanh tra nhiều lần bởi nhiều cơ quan thanh tra khác nhau về cùng một nội dung, luật đã giao cho Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra. Thực thi luật sau 2018. Sau khi Luật 2018 có hiệu lực, quá trình thực thi luật và thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam được đánh giá có tiến triển. Phía quốc tế, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá và xếp hạng chống tham nhũng đối với Việt Nam có xu hướng tốt hơn từ 2015, chỉ số nhận thức tham nhũng gia tăng khi bắt đầu nghiên cứu chỉnh sửa luật phòng, chống tham nhũng. Công tác phòng, chống tham nhũng theo định hướng của đảng cầm quyền và Luật 2018 được xem là "đã trở thành phong trào, xu thế" theo nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng. Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được kết hợp giữa xử lý hành chính, xử lý kỷ luật của Đảng, của Nhà nước, của đoàn thể với xử lý hình sự; kỷ luật của Đảng được thực hiện trước, sau đó mới đến tiến trình xử lý của nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự. Trước đại dịch COVID-19, các vụ án lớn về tham nhũng được xử lý như: lần đầu tiên xét xử công khai hai nguyên Ủy viên Trung ương Đảng là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn năm 2019 về tội nhận hối lộ khi là bộ trưởng, và tội đưa hối lộ khi là lãnh đạo doanh nghiệp khu vực ngoài trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG; sau đó dần gia tăng việc khởi tố, truy tố các chính trị gia cấp cao khác như Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng; điều tra chính trị gia đương nhiệm phạm tội liên quan tới tham nhũng như Trần Văn Nam phạm tội tham ô tài sản, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long ở vụ án sai phạm tại Việt Á trong thời kỳ dịch bệnh. Riêng một năm từ tháng 10 năm 2019 sau khi Luật 2008 chính thức có hiệu lực cho đến cuối năm 2020, các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hai tổ chức đảng (Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa), 13 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý; các cơ quan nhà nước tiến hành tố tụng ở địa phương đã khởi tố 268 vụ án – 475 bị can, truy tố 105 vụ – 163 bị can, xét xử 127 vụ – 268 bị cáo về các tội tham nhũng. Về khía cạnh tổ chức chính trị, ngày 10 tháng 9 năm 2021, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được đổi tên thành Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thêm tiêu chí chống "tiêu cực". Công tác phòng, chống tham nhũng được phân công về cho từng địa phương cấp tỉnh, thành lập các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, do Bí thư Tỉnh ủy –– người đứng đầu của tỉnh trực tiếp chỉ đạo. Xem thêm. - Tham nhũng tại Việt Nam - Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tham nhũng - Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 Liên kết ngoài. - Luật Phòng, chống tham nhũng 2018. - Luật Phòng, chống tham nhũng 2005. - Kết luận 21-KL/TW của Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. - Chỉ thị 33-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. |
Lim Young-woong Lim Young-woong (tiếng Hàn: 임영웅; Hanja: 林英雄; sinh ngày 16 tháng 6 năm 1991) là một ca sĩ trot và ballad, nhân vật giải trí và YouTuber người Hàn Quốc. Anh ký hợp đồng với Mulgogi Music vào năm 2016 và ra mắt với tư cách là ca sĩ với đĩa đơn đầu tiên "Hate You". Bốn năm sau, anh trở thành ngôi sao sau khi tham gia chương trình truyền hình thực tế "Mr. Trot", nơi anh vượt qua 17,000 thí sinh khác để trở thành người thắng cuộc. Vào năm 2021, Lim đã đạt vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng nhạc số Gaon với đĩa đơn "My Starry Love". Kể từ khi ra mắt vào năm 2016, Lim đã phát hành một album phòng thu và một album hợp tác với ca sĩ Park Seo-jin, sở hữu bốn bài hát đạt vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng nhạc số Gaon. Anh cũng là nghệ sĩ trot đầu tiên nhận được nút Play vàng khi đạt một triệu người đăng ký trên kênh YouTube chính thức của mình. Sự nghiệp. 2016–2019: Bắt đầu sự nghiệp. Ban đầu, Lim mơ ước trở thành một ca sĩ ballad, nhưng sau đó đã phát hiện ra tài năng của mình với tư cách là một ca sĩ nhạc trot sau khi giành được Giải Xuất sắc tại một cuộc thi ca hát. Tại cuộc thi được tổ chức tại thành phố quê hương Pocheon, anh đã biểu diễn bài hát "What's Wrong with My Age?" () trước khán giả thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Năm 2016, Lim xuất hiện trên cuộc thi hát "Korea Sings" của KBS1 và giành giải Xuất sắc sau khi biểu diễn bài hát "If You Smile, You'll Get Younger, If You Get Angry, You'll Only Get Older" (). Trải nghiệm này khiến anh mơ ước trở thành một ca sĩ nhạc trot một cách nghiêm túc. Ngoài ra, Lim cũng xuất hiện với tư cách là thí sinh trong mùa đầu tiên của chương trình âm nhạc "Fantastic Duo". Ngay sau đó, anh ký hợp đồng với công ty hiện tại Mulgogi Music. Vào ngày 8 tháng 8 năm 2016, nam ca sĩ ra mắt công chúng với đĩa đơn kỹ thuật số "Hate You" (). Sau đó, anh phát hành một đĩa đơn khác mang tên "What's So Important?" () vào ngày 2 tháng 1 năm 2017. Tuy nhiên, hai đĩa đơn này không đạt thành tích tốt về mặt thương mại. Lim dần trở nên nổi tiếng hơn nhờ xuất hiện trên chương trình buổi sáng AM Plaza của KBS1, nơi anh trở thành người chiến thắng trong buổi thử giọng trên truyền hình "Challenge! Dream Stage". Vào ngày 28 tháng 3 năm 2018, anh phát hành đĩa đơn thứ ba "Elevator" (). Gần năm tháng sau đó, bài hát được sắp xếp lại và phát hành với tựa đề "Not by Stairs, but by Elevator" (). Vào ngày 21 tháng 12, Lim phát hành album hợp tác với ca sĩ nhạc trot Park Seo-jin mang tên "Newness of Trot" (). Với sự nổi tiếng của album tại các khu vực nghỉ ngơi trên đường cao tốc, Lim được ví như "Ngôi sao thần tượng trên đường cao tốc". Lim được bổ nhiệm làm đại sứ cho thành phố Pocheon vào ngày 23 tháng 7 năm 2019. 2020–nay: "Mr. Trot" và sự nổi tiếng ngày càng tăng. Lim tham gia cuộc thi âm nhạc "Mr. Trot" của đài TV Chosun, được phát sóng từ ngày 2 tháng 1 đến ngày 14 tháng 3 năm 2020. Trong tập cuối cùng của chương trình, anh đã trở thành người chiến thắng trong tổng số 17.000 thí sinh. Anh nói, "Tôi rất biết ơn mẹ và bà của tôi. Đêm chung kết được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày cha tôi qua đời. Tôi nghĩ ông ấy đã tặng chúng tôi một món quà vì ông ấy cảm thấy có lỗi khi để mẹ tôi ở lại một mình. Tôi thực sự cảm ơn cả cha tôi nữa." Sau khi chương trình kết thúc, Lim đã ký hợp đồng kéo dài 1 năm rưỡi với New Era Project. Anh cũng tham gia dàn cast của "Romantic Call Centre" và "Ppongsoongah School", các chương trình tạp kỹ tiếp theo của "Mr.Trot." Vào ngày 3 tháng 4 năm 2020, Lim phát hành đĩa đơn mang tên "Trust in Me" (tiếng Hàn: 이제 나만 믿어요; Romaja: "Ije Naman Mideoyo"). Sáng tác bởi nhạc sĩ Kim Eana và nhà soạn nhạc Cho Young-soo, ca khúc được sản xuất như một bài hát đặc biệt cho Lim với tư cách là người chiến thắng "Mr. Trot". "Trust in Me" đạt được thành công về mặt thương mại, trở thành đĩa đơn lọt vào top 20 đầu tiên của Lim tại quê nhà của anh. Bài hát ra mắt ở vị trí thứ 20 trên bảng xếp hạng kỹ thuật số Gaon, sau đó đạt vị trí thứ 11. Cuối năm, bài hát mang về cho anh giải thưởng Best Trot (Bài hát Trot hay nhất) tại MelOn Music Awards và Best Trot Track (Bản nhạc Trot hay nhất) tại Genie Music Awards. Tháng 8 năm 2020, Sisa Journal, một trong những tạp chí tin tức hàng tuần lớn ở Hàn Quốc, đã công bố kết quả của cuộc khảo sát "Năm 2020, Ai khiến Hàn Quốc chuyển động". Lim đứng thứ 5 (5,8%, đồng hạng với ca sĩ Lee Hyori) vì đã dẫn đầu cơn sốt Mr.Trot và chiếm lĩnh thế giới quảng cáo. Cuối năm đó, tạp chí đã vinh danh Lim là một trong "100 nhà lãnh đạo cho thế hệ tiếp theo". Bên cạnh sự nghiệp ca hát của mình, Lim đã xuất hiện với tư cách khách mời (cameo) trong loạt phim lịch sử giả tưởng "Kingmaker: The Change of Destiny" của TV Chosun. Ngày 1 tháng 10 năm 2020, anh ra mắt với tư cách là MC, đồng tổ chức Lễ trao giải Trot hàng năm đầu tiên cùng với người dẫn chương trình truyền hình Kim Sung-joo và nữ diễn viên Jo Bo-ah. Lim cũng đã ra mắt màn ảnh rộng thông qua "Mr. Trot: The Movie", một bộ phim tài liệu ca nhạc với sự tham gia của sáu thí sinh lọt vào vòng chung kết của "Mr. Trot". Bộ phim thành công về mặt thương mại, bán được 150,000 vé sau khi phát hành. Vào ngày 4 tháng 11 năm 2020, Lim hợp tác với SsangYong Motor trong đĩa đơn quảng bá "Hero". Khác với những đĩa đơn trước, phong cách âm nhạc của bài hát gần giống với nhạc pop. Anh đã ra mắt ca khúc tại một buổi giới thiệu trực tuyến do công ty tổ chức. Mặc dù không được quảng bá rầm rộ, "Hero" đã mang về cho Lim đĩa đơn đầu tiên lọt vào top 10 trên Gaon Digital Chart, ra mắt ở vị trí thứ 7. Vào ngày 16 tháng 12 năm 2020, Lim được công bố là người chiến thắng Giải thưởng Hình ảnh Hàn Quốc năm 2021, được trao giải với tư cách là thành viên của Trot Men, sáu người lọt vào vòng chung kết của "Mr. Trot". Họ cũng được trao Giải thưởng Stepping Stone cho "công việc của họ trong việc hồi sinh cuộc sống của những người kiệt sức vì COVID-19 và phổ biến nhạc trot trên toàn thế giới". Nhờ sự nổi tiếng ngày càng tăng của mình, Lim đã trở thành nhân vật được tìm kiếm nhiều nhất trên cổng thông tin điện tử Naver trong năm 2020. Vào cuối năm, theo cuộc khảo sát hàng năm do Gallup Hàn Quốc thực hiện cho Ca sĩ của năm, anh được vinh danh là một trong năm ca sĩ được yêu thích nhất bởi cả những người từ 13–39 (đứng vị trí thứ 4) và những người trên độ tuổi 40 (đứng vị trí thứ nhất). Ngoài ra, Lim là nghệ sĩ được stream nhiều thứ hai trên YouTube Hàn Quốc, chỉ xếp sau nhóm nhạc nam BTS. Ngày 9 tháng 3 năm 2021, Lim phát hành đĩa đơn "My Starry Love", một năm sau khi chiến thắng "Mr. Trot". Bài hát được chắp bút bởi Seol Woon-do, một trong những ca sĩ kiêm nhạc sĩ nhạc trot nổi tiếng nhất Hàn Quốc. Năm ngày trước khi phát hành, ca khúc đã được anh biểu diễn tại vòng chung kết mùa thứ hai của "Miss Trot". "My Starry Love" đã đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc Gaon, trở thành đĩa đơn đầu tiên trong sự nghiệp của Lim đạt vị trí thứ nhất. Bài hát cũng mang về giải thưởng trên chương trình âm nhạc đầu tiên kể từ khi anh ra mắt khi đạt vị trí thứ nhất trên MBC Show! Music Core. Thành tích này giúp Lim trở thành nghệ sĩ nhạc trot đầu tiên giành chiến thắng trên một chương trình âm nhạc sau 14 năm kể từ Kang Jin trên Music Bank của KBS2 vào năm 2007. Vào ngày 2 tháng 5 năm 2022, Lim phát hành album phòng thu đầu tiên của mình, IM HERO. Một trong những bài hát trong album, "Our Blues, Our Life" (tiếng Hàn: 우리들의 블루스; Romaja: "Urideurui Belluseu") đã được phát hành trước vào ngày 17 tháng 4. |
Đỗ Khánh Vân "Đừng nhầm lẫn với Nguyễn Trần Khánh Vân" Đỗ Khánh Vân (sinh ngày 30 tháng 9 năm 1995) là một nữ diễn viên trẻ của Việt Nam. Cô được nhiều khán giả biết đến sau vai diễn “Trà Long” trong bộ phim điện ảnh “Mắt Biếc” của đạo diễn Victor Vũ và chương trình truyền hình thực tế “Sao Nhập Ngũ”. Ngoài ra Đỗ Khánh Vân còn được biết đến là một “hot girl” có tiếng trên mạng xã hội hiện nay. Tiểu sử. Đỗ Khánh Vân sinh năm 1995 ở thành phố Buôn Mê Thuột tỉnh Đắk Lắk, là một nữ diễn viên trẻ của Việt Nam. Hiện tại cô đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự nghiệp. Xuất thân hot girl má lúm. Trước khi nổi tiếng với vai diễn “Trà Long” trong bộ phim “Mắt Biếc”, Đỗ Khánh Vân là một “hot girl” nổi tiếng trên mạng xã hội có nhiều người theo dõi. Cô từng tốt nghiệp ngành Thiết kế thời trang tại một trường quốc tế. Sau đó, cô làm mẫu ảnh cho nhiều cửa hàng thời trang và nhận được nhiều lời khen ngợi. Đỗ Khánh Vân còn có duyên với nghệ thuật khi thi thoảng nhận lời mời đóng một số bộ phim sitcom online như: "Sửu Nhi, Biệt đội Bitu, Ô kê viện"…. Nổi tiếng với vai Trà Long trong "Mắt biếc". Từ một hotgirl mạng, Đỗ Khánh Vân trở thành gương mặt phủ sóng đại chúng sau vai diễn “Trà Long” trong bộ phim điện ảnh “Mắt Biếc” của đạo diễn Victor Vũ (chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh). Đây là cột mốc đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất giúp "hot girl má lúm" Khánh Vân trở thành cái tên “gây sốt” khắp Việt Nam. Với nét diễn hồn nhiên và ngây thơ, cùng khuôn mặt tươi sáng, trẻ trung và xinh đẹp, cô được nhiều khán giả yêu mến ngay từ cái nhìn đầu tiên. Thậm chí nhan sắc của Đỗ Khánh Vân còn được khán giả Mắt biếc đánh giá cao hơn cả vai nữ chính Hà Lan của diễn viên Trúc Anh. Đóng MV ca nhạc. Sau bộ phim “Mắt Biếc” Khánh Vân không vội tham gia các dự án phim mới, thay vào đó, cô chỉ nhận những lời mời tham gia đóng một số MV ca nhạc đình đám. Đỗ Khánh Vân từng tham gia đóng MV ca nhạc “Là một thằng con trai” của ca sĩ Jack. Ngay khi ra mắt, ca khúc "Là một thằng con trai" của Jack đã gây “bão” trên mạng xã hội và chỉ sau 9 giờ lên sóng thì MV này đã cán mốc top 1 trending. Thành công của MV này có một phần đóng góp của cô nàng hot girl Đỗ Khánh Vân. Bên cạnh đó, Đỗ Khánh Vân cũng tham gia đóng MV “Khóc cùng em” của Mr. Siro. Trong MV ca nhạc này thì Khánh Vân vào vai nữ chính, có mối tình với một chàng trai và bị người này phản bội. Vẻ đẹp tươi sáng cùng diễn xuất nội tâm của Khánh Vân trong MV này được khán giả khen ngợi. Tham gia chương trình “Sao nhập ngũ”. Đỗ Khánh Vân là 1 trong 6 thành viên của chương trình “Sao nhập ngũ” 2020 cùng với Dương Hoàng Yến, Nam Thư, Diệu Nhi, Hậu Hoàng và Kỳ Duyên. |
Phúc Kiến (tàu sân bay Trung Quốc) Phúc Kiến (18; ) hay tàu sân bay Loại 003 là một hàng không mẫu hạm thế hệ thứ hai của Trung Quốc đang được biên chế cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN). Được hạ thủy vào ngày 17 tháng 6 năm 2022, Phúc Kiến là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sử dụng hệ thống CATOBAR và máy phóng điện từ. Loại 003 ban đầu được giới quan sát gọi là Loại 002 khi "Sơn Đông", tàu sân bay thứ hai chưa hoàn thiện vào thời điểm đó của Trung Quốc, được gọi là Loại 001A. Tên gọi chính thức của "Sơn Đông", Loại 002, đã được tiết lộ trong quá trình chạy thử. Do đó, các nhà quan sát tin rằng tàu sân bay thứ ba sẽ là Loại 003. Thiết kế. Loại 003 dự kiến sẽ sử dụng động cơ đẩy điện tích hợp (IEP) và máy phóng điện từ, trong khi các tàu sân bay trước đây của Trung Quốc được cấp nguồn theo cách thông thường và phóng máy bay bằng động tác nhảy trượt tuyết . Kích cỡ của tàu sân bay này dự kiến sẽ nằm trong khoảng giữa chiếc tàu sân bay "Ulyanovsk" chưa từng hoàn thành của Liên Xô nặng 85.000 tấn và các siêu tàu sân bay 100.000 tấn của Hải quân Hoa Kỳ. Đánh giá ban đầu cho thấy Loại 003 dài khoảng , gần bằng chiều dài của các tàu lớp "Gerald R. Ford" của Hải quân Hoa Kỳ. Đánh giá mới cho thấy chiều dài của nó là 316 mét và có sàn đáp với chiều rộng là 76 mét. Các so sánh với các tàu sân bay lớp "Kitty Hawk" của Mỹ cũng đã được thực hiện. Các thông tin báo chí trước đó thường cho rằng con tàu có thể có lượng choán nước khoảng 80.000 tấn đến 85.000 tấn. Đánh giá sau đó được hỗ trợ bởi các hình ảnh vệ tinh cho thấy độ rẽ nước đã được đánh giá thấp hơn thực tế và tàu sân bay Loại 003 có thể có lượng choán nước gần với mức 100.000 tấn. Nhà phân tích Robert Farley tin rằng Loại 003 sẽ là "hàng không mẫu hạm lớn nhất và tiên tiến nhất từng được đóng bên ngoài nước Mỹ" khi hoàn thành. Vào năm 2018, Kyle Mizokami dự đoán tàu sân bay này sẽ vận hành một phi đội gồm 40 máy bay chiến đấu, cùng với máy bay vận tải chạy bằng cánh quạt và có hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không. Phát triển. Loại 003 ban đầu được dự định sử dụng máy phóng chạy bằng hơi nước. Năm 2013, Chuẩn Đô đốc Doãn Trác của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc sẽ được trang bị hệ thống phóng điện từ. Nhiều nguyên mẫu đã được giới truyền thông phát hiện vào năm 2012 và các máy bay có khả năng sử dụng hệ thống này đã được thử nghiệm tại các cơ sở nghiên cứu của hải quân. Việc đổi sang máy phóng điện từ (EM) có thể giải thích sự gia tăng kích thước của tàu sân bay này so với các tàu sân bay trước đây của Trung Quốc. Việc đóng tàu bắt đầu vào giữa những năm 2010. Thời điểm chính xác chưa được xác định; tờ tạp chí "The National Interest" ("Lợi ích Quốc gia") đưa tin vào tháng 3 năm 2015; tạp chí "The Diplomat" ("Nhà ngoại giao") báo cáo rằng "các bước đầu tiên" đã bắt đầu vào tháng 2 năm 2016, theo sau là một thông báo tiếp tục công việc gửi cho Tập đoàn đóng tàu Thượng Hải Giang Nam vào tháng 3 năm 2017. Công việc được cho là đã bị trì hoãn vào tháng 6 năm 2017 do các cuộc thử nghiệm điện từ và máy phóng hơi nước. Vào tháng 11 năm 2017, Hải quân được cho là đã phát triển một hệ thống IEP - thay cho năng lượng hạt nhân - để cung cấp năng lượng cho máy phóng điện từ, cho phép tiếp tục công việc trên tàu Loại 003. Các mô-đun khối đã được chuyển từ cơ sở sản xuất sang khu vực tập kết vào tháng 5 năm 2020 và vào ụ khô vào tháng 7 năm 2020. Hầu hết tất cả các khối sống tàu và thân tàu đã được đưa vào ụ tính đến đầu tháng 9 năm 2020; không thấy phần đầu mũi tàu. Các phép đo dựa trên vệ tinh và chụp ảnh trên không cho thấy chiều dài thân tàu / ngấn nước là 300 mét - gần bằng chiều dài sàn đáp của các tàu sân bay hiện có của Trung Quốc - chiều rộng tối đa là , và lượng choán nước hơn . Vào giữa năm 2020, các nguồn tin ẩn danh của Trung Quốc dự báo tàu sẽ được hạ thủy vào nửa đầu năm 2022. Vào tháng 9 năm 2020, Rick Joe của "The Diplomat" dự báo tàu sẽ được hạ thủy sớm nhất vào giữa năm 2022. Vào tháng 7 năm 2021, các bức ảnh vệ tinh cho thấy việc đóng tàu đang tiến triển, với các phần quan trọng như cấu trúc phía trên và ba hệ thống máy phóng được thêm vào thân tàu. Vào ngày 10 tháng 11, Bloomberg đưa tin rằng "Trung Quốc còn ba đến sáu tháng nữa sẽ hạ thủy tàu sân bay thứ ba", trích dẫn một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế. Con tàu được hạ thủy vào ngày 17 tháng 6 năm 2022. Con tàu mang tên "Phúc Kiến", được hạ thủy với số hiệu 18 trên thân. Cái tên này đã nhận được sự quan tâm của các phương tiện truyền thông phương Tây vì nó cũng là tên tỉnh Phúc Kiến, nằm đối diện với đảo Đài Loan có chính quyền riêng, nhưng được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Xem thêm. - Chương trình tàu sân bay Trung Quốc |
Phản thông tin Phản thông tin (tiếng Anh: "Disinformation") là một tập hợp con của tuyên truyền và được định nghĩa là thông tin sai sự thật được lan truyền có chủ ý nhằm đánh lừa người khác. Nó đôi khi bị nhầm lẫn với thông tin sai lệch, nhưng điểm khác biệt là thông tin sai lệch không phải do cố ý. Từ "disinformation" trong tiếng Anh có gốc rễ từ việc áp dụng tiền tố Latinh "dis-" cho "information" (thông tin), mang ý nghĩa "đảo ngược hoặc loại bỏ thông tin". Từ này hiếm khi được sử dụng nhưng đã xuất hiện với nghĩa này trên báo in ít nhất là từ năm 1887. Một số người coi đây là bản dịch của từ mượn "dezinformatsiya" của Nga, bắt nguồn từ tên của một bộ với nhiệm vụ tuyên truyền đen của KGB. Người đào thoát Ion Mihai Pacepa cho rằng Joseph Stalin đã sáng tác thuật ngữ này, đặt cho nó một cái tên nghe giống tiếng Pháp để tuyên bố nó có nguồn gốc từ phương Tây. Tiếng Nga sử dụng thuật ngữ này bắt đầu với một "văn phòng phản thông tin đặc biệt" vào năm 1923. Phản thông tin được định nghĩa trong "Đại bách khoa toàn thư Xô Viết" (1952) là "thông tin sai lệch với ý định đánh lừa dư luận". Chiến dịch INFEKTION đã từng là một chiến dịch phản thông tin của Liên Xô nhằm gây ảnh hưởng đến dư luận rằng Hoa Kỳ đã tạo ra bệnh AIDS. Mỹ đã không tích cực chống lại phản thông tin cho đến năm 1980, khi một tài liệu giả mạo báo cáo rằng Mỹ ủng hộ chế độ apartheid. Từ "disinformation" không xuất hiện trong các từ điển tiếng Anh cho đến năm 1939. Việc sử dụng từ này trong tiếng Anh tăng lên vào năm 1986, sau khi có thông tin tiết lộ rằng Chính quyền Reagan đã tham gia vào phản thông tin chống lại nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. Đến năm 1990, nó đã trở thành sâu rộng trong chính trị Hoa Kỳ; và đến năm 2001 nó nói chung mang nghĩa là nói dối và tuyên truyền. |
Bóng hình của gió Bóng hình của gió () là một cuốn tiểu thuyết ra mắt năm 2001 của nhà văn Tây Ban Nha Carlos Ruiz Zafón và là một trong những cuốn sách bán chạy toàn cầu. Tác phẩm được Lucia Graves dịch sang tiếng Anh vào năm 2004 và bán được hơn một triệu bản ở Anh sau khi gặt hái được nhiều thành công ở Châu Âu. Nhà xuất bản Penguin Books chịu trách nhiệm phát hành "Bóng hình của gió" tại Hoa Kỳ, trong khi Weidenfeld & Nicolson và Orion Books chịu trách nhiệm xuất bản tác phẩm ở Anh. Trên phạm vi thế giới, cuốn sách đã bán được 15 triệu bản, qua đó trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại. Tại Việt Nam, tác phẩm được Nhã Nam mua bản quyền, giao Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành với tên "Bóng hình của gió." "Bóng hình của gió" nằm trong series gồm 3 phần. Phần tiền truyện có tên là "Trò chơi của thiên thần", trong khi "Tù nhân của thiên đường" là phần hậu truyện của tác phẩm. Cốt truyện. Tác phẩm là một câu chuyện lồng bên trong một câu chuyện khác. Câu chuyện bắt đầu vào những năm 1940 với nhân vật chính tên là Daniel Sempere, con trai của một ông chủ hiệu sách ở Barcelona. Một ngày nọ, cha của Daniel đưa cậu đến Nghĩa trang những cuốn sách bị lãng quên - một thư viện bí mật nằm sâu bên trong một mê cung, nơi lưu giữ những cuốn sách quý hiếm và bị cấm. Daniel nhanh chóng bị thu hút bởi một quyển sách có tên là "Bóng hình của gió", đề tên tác giả là Julian Carax. Sau đó, cậu mang quyển sách về nhà và say mê với nội dung câu chuyện. Cậu phát hiện ra rằng mọi bản sao khác của cuốn sách này cùng với hầu hết tác phẩm khác của Carax đều đã mất tích bí ẩn. Để làm rõ bí mật đó, Daniel bắt đầu đi tìm hiểu về điều gì thực sự đã xảy ra đối với Carax và những cuốn sách của anh. Tin đồn về việc Daniel sở hữu bản sao duy nhất của "Bóng hình của gió" nhanh chóng lan rộng. Thông tin này đến tai Gustavo Barcelo, một người chuyên buôn sách hiếm đồng thời là chuyên gia về các tác phẩm của Carax. Ông muốn mua lại tác phẩm nhưng Daniel đã khước từ lời đề nghị này. Sau đó, cậu gặp gỡ và có tình cảm với Clara, cô cháu gái mù của Barcelo. Cậu thường xuyên đến thăm Clara và đọc nội dung cuốn sách cho cô nghe. Tuy nhiên, với việc lớn hơn Daniel vài tuổi, Clara không cảm thấy có tình cảm với cậu. Việc Daniel sở hữu cuốn sách cũng thu hút sự chú ý của một người lạ bí ẩn với khuôn mặt bị bỏng nặng và biến dạng tên là Lain Coubert. Trùng hợp thay, đây cũng là tên của con ác quỷ trong tiểu thuyết "Bóng hình của gió". Sau đó, Daniel gặp gỡ và kết bạn với một người đàn ông ăn xin có tên là Fermín Romero de Torres. Anh thực chất là một gián điệp từng tham gia chống chính phủ Franco trong thời gian diễn ra cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Do đó, Fermín bị bắt giữ và tra tấn trong lâu đài Montjuïc. Sau khi được gia đình Daniel cưu mang, anh làm trợ lý tại hiệu sách của cha Daniel và giúp cậu điều tra thêm vì những bí ẩn xoay quanh Carax. Nhưng việc Daniel và Fermín đào sâu thăm dò quá khứ u ám của những người đã chết hoặc bị lãng quên từ lâu đã vô tình khiến họ rơi vào vòng nguy hiểm khi tay thanh tra tàn ác Fumero can thiệp vào vụ việc. Trong quá trình làm sáng tỏ một câu chuyện đã bị chôn vùi trong sâu thẳm của sự lãng quên, Daniel và Fermín tìm hiểu được một câu chuyện tình yêu đẹp nhưng đầy bi kịch của Julián Carax (tác giả "Bóng hình của gió") và người tình chưa cưới của anh, Penélope. Cả hai dường như đã mất tích từ năm 1919, tức là gần như ba mươi năm trước. Julián Carax là con trai của người thợ mũ Antoni Fortuny và vợ Sophie Carax. Còn Penélope Aldaya lại là ái nữ duy nhất của nhà tài phiệt Don Ricardo Aldaya và người vợ gốc Mỹ xinh đẹp nhưng đầy tự ái của ông. Julián và Penélope nảy sinh tình cảm với nhau ngay từ những lần gặp gỡ đầu tiên. Trong vòng bốn năm, họ sống trong một mối quan hệ bí mật thông qua những cái nhìn lén lút và nụ cười e thẹn. Để rồi sau đó, cả hai quyết định bỏ trốn đến Paris mà không biết rằng bóng đen của bất hạnh đã bủa vây lấy họ kể từ thời khắc hai người gặp nhau. Miquel Moliner, người bạn thân nhất của Julián đã lên kế hoạch để hai người bỏ trốn. Tuy nhiên, cuối cùng Penélope lại không đến điểm hẹn. Moliner theo Julián đến Paris, bỏ lại sau lưng thanh xuân cùng những khát khao tuổi trẻ để lo cho bạn mình. Sau này, chính Moliner đã hy sinh tính mạng của mình để cứu Julián. Ký ức về Penélope luôn cháy bỏng trong trái tim Julián. Điều này buộc anh phải quay trở lại Barcelona vào giữa những năm 1930. Tuy nhiên, anh bắt gặp sự thật phũ phàng, khi mọi thứ mà những người từng biết Penélope kể từ khi cô biến mất năm 1919 chẳng còn lại gì ngoài những mảnh ký ức. Ở dòng thời gian hiện tại, Daniel tìm thấy mảnh ghi chú của Nuria Monfort (vợ của Miquel Moliner), tiết lộ Julián và Penélope chính là anh chị em cùng cha khác mẹ. Đây là hệ quả của việc cha Penélope ngoại tình với mẹ Julián. Sau khi Julián đến Paris, cha mẹ của Penélope đã giam giữ cô vì họ xấu hổ về việc loạn luân của con gái mình, cũng như việc cô đã mang trong mình đứa con của Julián. Penélope sau đó hạ sinh một bé trai tên David Aldaya, nhưng do sinh non nên cô bị băng huyết và qua đời. Cha mẹ Penélope cũng có trách nhiệm khi phớt lờ tiếng kêu cứu thảm thiết của con gái. Thi thể Penélope và đứa con mới sinh được đặt trong hầm mộ của gia đình. Khi trở về Dinh thự Aldaya, Julián vô cùng tức giận và buồn bã khi biết tin tình yêu của đời mình qua đời cùng với đứa con của họ. Anh căm hận từng giây từng phút mình đã bỏ phí trong cuộc đời mà không có Penélope. Nỗi hận trào dâng khiến anh căm ghét cả những cuốn sách mình viết. Anh tự biến mình thành Lain Coubert, bắt đầu đi tìm và đốt hết tất cả những cuốn tiểu thuyết của mình. Năm 1956, Daniel kết hôn với người bạn đời Beatriz "Bea" Aguilar. Cô là người tích cực giúp đỡ cậu trong hành trình làm sáng tỏ những bí mật của Julián Carax. Không lâu sau, Bea sinh hạ một cậu con trai. Daniel đặt tên cho con trai mình là Julián Sempere, như một sự tưởng nhớ đến Julián Carax. Mười năm sau, Daniel đưa con trai đến Nghĩa trang của những cuốn sách bị lãng quên, nơi cuốn "Bóng hình của gió" đang được cất giữ. Nhân vật. - Daniel Sempere Martín (sau này trong phần thứ tư của series được gọi là Daniel Sempere Gispert) là nhân vật chính của câu chuyện, con trai của một ông chủ hiệu sách. Sau khi đến thăm Nghĩa trang những cuốn sách bị lãng quên và mang quyển "Bóng hình của gió" do Julián Carax viết về nhà, Daniel biết rằng cậu cần phải trân trọng cuốn sách này vì có một nhân vật bí ẩn đã lùng tìm tất cả các tác phẩm khác của Carax và đốt chúng. Sau khi đọc cuốn sách, Daniel bị ám ảnh bởi sự khó nắm bắt mà tác giả gửi gắm vào trong đó. Điều mà Daniel không nhận ra là câu chuyện còn nhiều tình tiết hơn những gì cậu có thể tưởng tượng. Sau cùng, Daniel kết hôn với Beatriz và có một cậu con trai tên Julián, đặt theo tên tác giả cuốn sách Julián Carax. - Tomás Aguilar - Bạn thân của Daniel Sempere. Có tính khí mạnh mẽ và cứng rắn, luôn quan tâm và bảo vệ em gái Bea của mình. Cậu còn là một nhà phát minh khá tài giỏi. Nhược điểm của Tomás là khá lầm lì và nhút nhát. - Fermín Romero de Torres - Cộng sự và cũng là bạn kiêm cố vấn của Daniel Sempere. Sau nhiều năm lưu lạc trên đường phố, anh được gia đình Daniel cưu mang và đưa về làm việc tại hiệu sách của bố cậu. Anh tự xưng là một cựu điệp viên từng làm việc cho Generalitat trước cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. - Beatriz Aguilar (Bea) - Bạn gái của Daniel Sempere đồng thời là em gái của Tomás. Cô là một phụ nữ rất xinh đẹp và vẫn còn đang đi học. Cũng phần nào bất đắc dĩ nhờ Bea mà Daniel và Tomás đã trở thành bạn bè vì khi cả hai còn là học sinh, Daniel đã nói những lời không hay về Bea khiến Tomás đánh cậu. Tuy nhiên sau đó họ đã trở thành bạn thân của nhau. Bea luôn được cha và anh trai hết mực quan tâm bảo vệ. Ban đầu, cô có hôn ước với một sĩ quan quân đội có tư tưởng sùng kính chính quyền Franco. Nhưng sau cùng, cô chọn Daniel và hai người kết hôn với nhau, sinh ra Julián Sempere. - Don Gustavo Barceló - Bạn của cha con nhà Daniel. Ông vốn là một người đàn ông lớn tuổi có sở thích sưu tầm sách. Ông cũng chính là người đề nghị mua lại cuốn Ban đầu anh ấy đề nghị mua "Bóng hình của gió" từ chỗ Daniel, nhưng cậu đã từ chối. - Clara Barceló - Cô cháu gái xinh đẹp nhưng bị mù của Don Gustavo Barceló. Trong vài năm, Daniel đã nhiều lần đến nhà và đọc sách cho cô nghe. Thời gian lâu dần khiến cậu dần có cảm tình với Clara. Nhưng trớ trêu thay, một hôm nọ, Daniel tình cờ phát hiện Clara đang trong tình trạng không mảnh vải che thân bên cạnh thầy giáo dạy nhạc của cô. Điều này khiến trái tim Daniel tan vỡ và cậu quyết tâm dứt bỏ hình ảnh người con gái này khỏi tâm trí mình. - Julián Carax - Tác giả cuốn "Bóng hình của gió". Trong xuyên suốt nội dung của tác phẩm, Daniel đi tìm sự thật về người đàn ông bí ẩn này: lý do cho những chuyến phiêu lưu mà anh trải qua, thời thơ ấu của anh cũng như tìm lời giải thích cho việc tại sao tất cả những cuốn sách của anh đều bị tiêu hủy. Julián gặp gỡ và yêu Penélope ngay từ cái nhìn đầu tiên. Mối tình của họ sớm nở chóng tàn vì không ai trong số hai người họ biết bản thân là anh chị em cùng cha khác mẹ. Sau khi bị bố mẹ Penélope bắt gặp làm tình với con gái họ, Julián bỏ trốn đến Paris. Sau khi Penélope và đứa con trai mới sinh David qua đời, anh viết một loạt các cuốn sách khác nhau rồi biến mất không dấu vết. - Francisco Javier Fumero - Nhân vật phản diện chính của câu chuyện. Cậu bạn học kỳ quặc của Julián Carax, sau khi lớn lên đã trở thành một tên thanh tra cảnh sát chuyên tham nhũng và giết người. - Miquel Moliner - Bạn học thời thơ ấu của Julián Carax, rất vui tính và trung thành. Sau này, anh hy sinh mạng sống của mình vì Julián. - Cha Fernando Ramos - Bạn thời học sinh của Julián Carax. Sau này ông trở thành linh mục tại chính ngôi trường mà họ từng theo học. Ông cũng chính là người đã hỗ trợ Daniel trong việc tìm hiểu sự thật về Julián. - Jorge Aldaya - Bạn thời học sinh của Julián Carax, tính khí khá thất thường nhưng bù lại rất giàu có. Jorge là anh trai của Penélope, đồng nghĩa với việc anh cũng là anh trai cùng cha khác mẹ với Julián. Anh qua đời tại Paris năm 1936. - Penélope Aldaya - Một phụ nữ mang trong mình vẻ đẹp thanh tao, vô tục, được tác giả mô tả như thiên thần của ánh sáng. Cô và Julián yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cứ như thể định mệnh đã lên kế hoạch cho tình yêu đầy tội lỗi của hai người họ, khi sự thật họ lại là anh chị em cùng cha khác mẹ của nhau. Sau khi bị bắt gặp đang làm tình với Julián trong phòng của bà quản gia tên Jacinta, cha mẹ Penélope đã giam cầm cô. Trong thời gian bị giam cầm, cô mang thai đứa con của Julián. Cô chết do băng huyết sau khi sinh David. - Jacinta Coronado - Nữ quản gia cũ tận tụy của Penélope Aldaya. Bà hiện đang an dưỡng tuổi già trong một viện dưỡng lão. Bà đã tích cực giúp đỡ Daniel trong quá trình điều tra của cậu. - Nuria Monfort - Một kiểu phụ nữ "fatale" điển hình, làm việc tại nhà xuất bản nơi các cuốn sách của Julián được phân phối ra thị trường. Cô đem lòng yêu Julián trong thời gian anh sống ở Paris, nhưng tình yêu thương sâu sắc đó không nhận được hồi đáp. Sau này, Daniel đến gặp cô để tìm hiểu thêm những thông tin về Julián nhưng cô đã nói dối cậu với mục đích bảo vệ Julián. Cô cũng là con gái của ông Monfort, người giữ chiếc chìa khóa của Nghĩa trang những cuốn sách bị lãng quên, nơi Daniel tìm thấy cuốn "Bóng hình của gió". Cô kết hôn với Miquel Moliner, bạn thời thơ ấu của Julián. Đánh giá chuyên môn. "Bóng hình của gió" nhận được vô vàn những đánh giá tích cực từ giới phê bình văn học. Stephen King viết, “Nếu bạn nghĩ rằng thể loại tiểu thuyết gothic đích thực đã chết theo sự kết thúc của thế kỷ 19, thì cuốn sách này sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn. "Bóng hình [của gió]" là một tác phẩm thực sự xuất sắc." Tạp chí "Entertainment Weekly" dành tặng điểm A cho cuốn tiểu thuyết, mô tả tác phẩm là "điều kỳ diệu", tuy "có những chỗ tác phẩm mô tả hơi quá đà (tình yêu bị cấm đoán, những vụ giết người ghê rợn), nhưng nó được thể hiện "bằng sự tỉ mỉ, tài tình của Zafon trong việc xây dựng cốt truyện khả năng kiểm soát ngôn ngữ theo cách phi thường". Trong bài đánh giá cho tờ "Washington Post", nhà phê bình văn học Michael Dirda nhận định rằng:Trong khi đó, tờ "The Guardian" cho rằng "cuốn tiểu thuyết của Zafón thực sự hấp dẫn, lý thú và dễ đọc, nhưng sau cùng lại thiếu đi sự kỳ diệu như lời hứa ở những chương đầu". Còn tờ "San Francisco Chronicle" có nhận định khá tiêu cực về tác phẩm, cho rằng "sự kết hợp giữa bối cảnh mơ hồ và lối viết ướt át khiến tác phẩm như thể bị ngập trong một đầm lầy". |
Công viên Youngin Daejanggeum Yongin Daejanggeum Park (tiếng Hàn: 용인 대장금 파크; 'Yongin Dae Jang Geum Park'), trước đây được gọi là MBC Dramia (tiếng Hàn: MBC 드라미아), là một phim trường ngoài thuộc sở hữu của Munhwa Broadcasting Corporation(MBC) ở thành phố Yongin, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. Mô tả. Được xây dựng vào năm 2005, công viên có tổng diện tích 2.500.000m, thực tế các phim trường chiếm 165.000 m. Khu phức hợp có các phim trường mang phong cách từ các tòa nhà từ thời Tam Quốc, Cao Ly và Joseon, hoạt động như một trung tâm du lịch cho Làn sóng Hàn Quốc. Tên ban đầu của nó là MBC Dramia ,được tạo ra từ các từ drama và "utopia". Các bộ phim truyền hình lịch sử như "Mặt trăng ôm mặt trời", "Dong Yi" và "Queen Seondeok" đã được quay ở đó. Công viên được mở cửa cho khách du lịch vào ngày 21 tháng 6 năm 2011. Vào năm 2015, nó được đổi tên thành Yongin Daejanggeum Park, dựa trên nhân vật chính của bộ phim dã sử năm 2003 của MBC: "Nàng Dae Jang Geum" vì lý do quảng cáo. Loạt phim được quay tại Công viên Yongin Daejanggeum. - Sin Don (2005) - Truyền thuyết Jumong (2006) - Lee San, Triều đại Chosun (2007) - Queen Seondeok (2009) - Dong Yi (2010) - Cặp đồng hành (2011) - Tướng quân Gye Baek (2011) - Mặt trăng ôm mặt trời (2012) - Thiên mệnh hoàng đế (2012) - Dr. Jin (2012) - Arang Sử đạo truyện (2012) - The King's Doctor (2012) - Hur Jun chính truyện (2013) - Cửu Gia Thư (2013) - Nữ thần lửa (2013) - The king's daughter, Soo Baek-hyang (2013) - Empress Ki (2014) - Bộ ba (2014) - Người gác đêm (2014) - Lời nguyền định mệnh (2015) - Bức họa vương quyền (2015) - Thư sinh bóng đêm (2015) - Jang Yeong-sil (2016) - Hoa trong ngục (2016) - Giai thoại về Hong Gil Dong (2017) - Mặt nạ quân chủ (2017) - Khi nhà vua yêu (2017) - Quân Vương Giả Mạo (2019) - Haechi (2019) - Vô tình tìm thấy Haru (2019) - Rookie Historian Goo Hae-ryung (2019) - My Country: The New Age (2019) - Chàng hậu (2020) Video nhạc. - Stray Kids - "Double Knot" (2020) - Agust D (BTS) - "Daechwita" (2020) - ONEUS - "가자 (LIT) (Taekwondo Ver.) (2021) - GHOST9 - "Seoul" (2021) - KINGDOM - "승천 ("Ascension")" (2022) Liên kết ngoài. - Official website |
Lê Thị Tường Vy Lê Thị Tường Vy (sinh ngày 23 tháng 11 năm 2001) là một hoa khôi, người mẫu Việt Nam, từng đạt thành tích: Hoa khôi Đại học Nam Cần Thơ 2020, Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2020 và từng lọt vào Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 cùng với giải phụ Người đẹp Áo dài. Cô hiện đang được đặc cách lọt vào Top 41 bán kết tại Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. Tiểu sử. Tường Vy sinh năm 2001 đến từ Quảng Ngãi, hiện và đang học tại Trường Đại học Nam Cần Thơ. Sự nghiệp. Năm 2020, Tường Vy danh giá đăng quang Hoa khôi Đại học Nam Cần Thơ 2020 sau đó tiếp tục đăng ký tham gia Hoa hậu Việt Nam 2020 và lọt vào Top 10 chung cuộc cùng với giải thưởng Người đẹp Áo dài. Cô đăng quang Hoa khôi Sinh Viên Việt Nam 2020 khi chỉ mới 19 tuổi. Năm 2022, cô đăng ký và được đặc cách vào thằng top 41 nhưng cô lựa chọn tham gia truyền hình thực tế và bị loại vào tập 6 của Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, tuy nhiên cô vẫn được lọt vào bán kết và chung kết chung cuộc. Sự nghiệp. - Hoa khôi Đại học Nam Cần Thơ 2020 - Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2020 |
Micky Yanai Micky Yanai (, sinh năm 1959) là nam diễn viên phim khiêu dâm nổi tiếng của Nhật Bản. Cuộc đời và sự nghiệp. Yanai được cho là người phát minh ra kỹ thuật tình dục nhào lộn mang tên "Helicopter Fuck", dù có người nói rằng kỹ thuật như vậy được tìm thấy trong tác phẩm "Kama Sutra", hoặc ít nhất là trên phiên bản tạp chí "Cosmopolitan". Ông thể hiện sự thành thạo kỹ thuật làm tình của mình qua loạt video dài tập đóng cho hãng KMP Million vào năm 2004. Yanai đã trở thành một trong số ít những sao nam khiêu dâm người Nhật nổi danh ở phương Tây thông qua nhóm video do hãng V&R Planning sản xuất và được V&R International phát hành quốc tế tại Mỹ và các nơi khác vào năm 2003 và 2004 dưới dạng không che: "Paradise of Japan 14: Helicopter Man" (diễn chung với Akimoto Misuzu), "Paradise of Japan 22: Helicopterman 2", và "Paradise of Japan 28: Helicopterman 3". |
USS Key (DE-348) USS "Key" (DE-348) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Thủy quân Lục chiến Eugene Morland Key (1916–1942), người từng phục vụ cùng Tiểu đoàn 1 Biệt kích Thủy quân Lục chiến tại quần đảo Solomon, đã tử trận trong Trận Tulagi vào ngày 7 tháng 8, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1972. "Key" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Key" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 14 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Ira F. Key, mẹ của Trung úy Key, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 6, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Franklin Duerr Buckley. Phần thưởng. "Key" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive – USS "Key" (DE-348) |
USS Gentry (DE-349) USS "Gentry" (DE-349) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Thủy quân Lục chiến Wayne Roy Gentry (1920–1942), phi công từng phục vụ cùng một liên đội tuần tiễu-ném bom tại khu vực quần đảo Solomon, đã tử trận vào ngày 2 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Không lực. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1946, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1973. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Gentry" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 13 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi cô Jean Maxine Gentry, em gái của Thiếu úy Gentry, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 6, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân David A. Smith. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive – USS Gentry (DE-349) |
USS Traw (DE-350) USS "Traw" (DE-350) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung sĩ Thủy quân Lục chiến London Lewis Traw (1903–1942), người từng phục vụ cùng Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến trong Chiến dịch Guadalcanal, đã tử trận trong Trận chiến sân bay Henderson vào ngày 25 tháng 10, 1942 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1946, rồi cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi California vào năm 1968. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Traw" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 19 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Jennie Traw, mẹ của Trung sĩ Traw, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 6, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân James T. Kilbreth, Jr. Liên kết ngoài. - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - USS Traw (DE 350) |
USS Maurice J. Manuel (DE-351) USS "Maurice J. Manuel" (DE-351) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Binh nhất Thủy quân Lục chiến Maurice Joseph Manuel (1917–1942), người từng phục vụ cùng Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến, đã tử trận trong Chiến dịch Guadalnanal vào ngày 10 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1946, rồi được huy động trở lại để tiếp tục phục vụ trong cuộc Chiến tranh Lanh từ năm 1951 đến năm 1957. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu vào năm 1966. Thiết kế và chế tạo. Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "Maurice J. Manuel" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 22 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Leona Manuel, mẹ của binh nhất Manuel, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại Orange vào ngày 30 tháng 6, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân William McCulloch Lowry. Liên kết ngoài. - Dictionary of American Naval Fighting Ships - NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - USS Maurice J. Manuel (DE 351) - Original Photos from a Korean War officer on board |
Vương quốc Phần Lan (định hướng) Vương quốc Phần Lan có thể là: - Vương quốc Phần Lan (1742) - Vương quốc Phần Lan (1918) |
Vương quốc Phần Lan 1. đổi Vương quốc Phần Lan (định hướng) |
Arado 196 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Ar 196 là một loại thủy phi cơ trinh sát trang bị trên tàu chiến, do hãng Arado của Đức thiết kế chế tạo vào năm 1936. Năm 1937 nó được chọn làm mẫu chiến thắng để trở thành máy bay tiêu chuẩn cho "Kriegsmarine" (Hải quân Đức) cho đến hết Chiến tranh thế giới II. Quốc gia sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]. Thủy phi cơ trinh sát hải quân Arado Ar 196 - Bulgaria - Không quân Bulgary - Phần Lan - Không quân Phần Lan - Germany - "Luftwaffe" - Norway - Không quân Hải quân Hoàng gia Na Uy - Không quân Hoàng gia Na Uy Tính năng kỹ chiến thuật (Ar 196 A-2)[sửa | sửa mã nguồn]. Arado Ar 196, thuộc đơn vị trinh sát trên tàu Bismarck. Dữ liệu lấy từ Đặc điểm riêng[sửa | sửa mã nguồn]. - Tổ lái: 2 - Chiều dài: 11,0 m (36 ft 1 in) - Sải cánh: 12,4 m (40 ft 0 in) - Chiều cao: 4,45 m (14 ft 7 in) - Diện tích cánh: 28,4 m² (306 ft²) - Trọng lượng rỗng: 2.990 kg (6.592 lb) - Trọng lượng cất cánh tối đa: 3.720 kg (8.200 lb) - Động cơ: 1 × BMW 132K, 960 PS (706 kW, 947 hp) Hiệu suất bay[sửa | sửa mã nguồn]. - Vận tốc cực đại: 311 km/h (193 mph) - Tầm bay: 1.080 km (670 mi) - Trần bay: 7.010 m (23.000 ft) - Vận tốc lên cao: 300 m/phút (980 ft/phút) - Lực nâng của cánh: 98,2 kg/m² (20,1 lb/ft²) - Lực đẩy/trọng lượng: 167 W/kg (0,101 hp/lb) Vũ khí[sửa | sửa mã nguồn]. - Súng: - 1 × súng máy MG 15 7.92 mm (0.312 in) - 1 × súng máy MG 17 7.92 mm (0.312 in) - 2 × pháo MG FF 20 mm - Bom: 2 quả 50 kg (110 lb) Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]. - Máy bay có tính năng tương đương - Aichi E13A - OS2U Kingfisher - Northrop N-3PB - Danh sách khác - Danh sách máy bay quân sự giữa hai cuộc chiến tranh thế giới - Danh sách máy bay trong Chiến tranh Thế giới II - Danh sách máy bay quân sự của Đức - Danh sách thủy phi cơ và tàu bay Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]. Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]. 1. ^ Sharpe, Michael. "Biplanes, Triplanes, an Seaplanes", pg.41. London, England: Friedman/Fairfax Books, 2000. ISBN 1-58663-300-7. Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]. - Dabrowski, Hans-Peter and Koos, Volker. "Arado Ar 196, Germany's Multi-Purpose Seaplane". Atglen, PA: Schiffer Military History, 1993. ISBN 0-88740-481-2. - Ledwoch, Janusz. "Arado 196 (Militaria 53)" (in Polish). Warszawa, Poland: Wydawnictwo Militaria, 1997. ISBN 83-86209-87-9. Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]. - Arado Ar 196 - Info from German-navy.de - Arado 196 - Info from the Smithsonian Lưu trữ 2013-06-03 tại Wayback Machine - Trang này được sửa đổi lần cuối vào ngày 23 tháng 1 năm 2022 lúc 07:41. - Văn bản được phát hành theo ; có thể áp dụng điều khoản bổ sung. Với việc sử dụng trang web này, bạn chấp nhận Điều khoản Sử dụng và Quy định quyền riêng tư. Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một tổ chức phi lợi nhuận. - Quy định quyền riêng tư - Phiên bản di động - Lập trình viên - Thống kê - Tuyên bố về cookie |
Chung kết Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022 Trận Chung kết Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022 là trận đấu bóng đá diễn ra vào ngày 19 tháng 6 năm 2022 tại sân vận động Milliy ở Tashkent, Uzbekistan, để xác địch đội vô địch Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022. Trận đấu được tranh tài giữa hai đội chủ nhà Uzbekistan và Ả Rập Xê Út, những đội thắng trong trận bán kết. Đường tới trận chung kết. "Ghi chú: Trong tất cả các kết quả dưới đây, tỷ số của đội lọt vào chung kết được đưa ra trước." Trận đấu. Chi tiết. Xem thêm. - Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022 |
Massenbachhausen Massenbachhausen là một đô thị nằm ở huyện Heilbronn, thuộc bang Baden-Württemberg, Đức. |