audio
audioduration (s)
0.36
32
transcript
stringlengths
1
262
Gia đình là nơi đầu tiên chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản từ sớm như làm việc nhà, chăm sóc bản thân và giúp đỡ gia đình là rất quan trọng. Dạy trẻ giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, nhất là khi sống chung với nhiều thế hệ.
Chủ yếu là để tổ chức lễ hội văn hóa tại địa phương. Người Pako mình có nhiều lễ hội lắm, ví dụ như lễ Aza ; Cha Chấp ; Lễ hội Ariêu Piing ; Lễ hội cúng Giàng (thần trời).
Có nhiều gia đình quá khó khăn nên là các bé lớn sẽ nghỉ học và đi làm, nhưng mà bây giờ đa số các gia đình sẽ cố gắng chu cấp cho các bé để đi học ít nhất là hết cấp 3, nên việc các bé nghỉ học cũng giảm bớt nhiều
Ở quê tuy không có nhiều trung tâm học thêm nhưng vẫn có thể tự tạo một góc học tập ở nhà cho các con, chỉ cần gia đình tập trung vào việc xây dựng thói quen học tập cho các bé. Internet hiện nay đã phổ biến nên việc tìm tài liệu ở trên mạng vẫn rất tốt.
Ở quê thường dạy con cái về những đạo đức, lối sống từ những câu chuyện dân gian. Trẻ em luôn được dạy phải biết yêu thương gia đình, kính trọng người lớn và biết chia sẻ với người khác, và phải sống tiết kiệm, giản dị
Không khí gia đình lúc đó ấm cúng lắm, ai cũng có mặt, chia sẻ niềm vui với nhau.
Vì thu nhập chủ yếu từ việc làm nông phụ thuộc vào thời tiết, thu nhập ít nên việc trang trải học phí, sách vở rất khó khăn
Có chứ, nhất là đến mùa gặt là đông vui nhất. Ai xong việc nhà mình trước là qua giúp nhà hàng xóm, giúp qua giúp lại vậy đó. Có nhiều khi phơi lúa mà mưa bất ngờ đến là hàng xóm ai cũng chạy qua chạy lại giúp nhau cào lúa vào.
Bác mới viết ra đây: 1. Mở cửa từ 7:00 sáng đến 9:00 tối ; 2. Chỉ được sử dụng cho các hoạt động văn hóa ; 3. Phải giữ gìn vệ sinh chung ; 4. Không mang chất cấm, vũ khí ; 5. Muốn dùng, phải đăng ký trước với ban quản lý
Mọi người sống rất tình cảm và giúp đỡ nhau khi cần. Ví dụ như khi có công việc gì lớn, đám cưới hay giỗ chạp thì cả giá đình lớn đều đến hỗ trợ
Đa số thì các em sẽ sử dụng phương tiện là xe đạp và đi bộ là chủ yếu nên việc đi chơi xa ra khỏi xã thì không nhiều, chủ yếu là chơi ở khu vực trong làng hoặc là các làng xã gần đây.
Tính cả vật liệu, công làm, giấy tờ thủ tục và ăn uống thì hôm rồi tính ra hết khoảng 3.4 tỉ. Mà có khi còn hơn vì nhiều thứ phát sinh chưa biết được.
Chủ yếu là các mẹ sẽ lo cho bữa ăn của gia đình, đi chợ nấu cơm. Bố sẽ đi làm hỗ trợ kinh tế để các mẹ mua đồ ăn cho gia đình
Nói chung giờ đi học cũng còn khó khăn lắm, bà con không có tiền, nhưng mà nghèo vẫn phải cho chúng nó đi học thì sau này có việc làm, có lương, ổn định hơn mới đỡ khổ. Học chữ quan trọng mà học văn hóa cũng quan trọng
Chủ yếu là gia đình làm nưỡng rẫy, làm nông, buôn bán nhỏ lẻ... ngoài ra thì làm các nghề thủ công và chính phủ cũng hỗ trợ học phí cho các em
Công ty xây dựng Trường Sơn A. Ông chủ thầu lấy vợ là người ở đây nên muốn giúp
Các bé bình thường cũng chỉ phụ giúp những công việc nhẹ nhàng trong gia đình thôi, vì còn nhỏ nên các bé chưa lên nương rẫy để làm việc được, nên việc vui chơi của bé vẫn được ưu tiên nhiều hơn
Bữa nay là có nhiều bánh kẹo của các nước khác nhập vào đây, thì đồ ăn vặt là các bé mua rồi ăn thôi. Bé ăn ở ngoài mình không kiểm soát được.
Bác với cụ già làng của các thôn đi xem vị trí xây dựng giữa thôn A và thôn B trong 5 ngày. Phải lựa chỗ nào vừa gần bà con lại vừa gần đường lớn, lại tránh được lúc nước lên thì xây mới tiện. Thôn C ở sát trên vách núi thì thôi.
Khi nào bố mẹ đi xa hay các bé cần giúp đỡ thì hàng xóm luôn là người đầu tiên chăm sóc cũng như là giúp đỡ các bé
Đúng rồi, sáng ra chỉ cần bước vài bước là đến nhà ông bà, hay qua nhà cô chú. Trẻ em thì chạy đu chơi với anh em họ hàng suốt ngày.
Có chứ, dù là ai đến khám chữa bệnh ở bệnh viện thì nhân viên y tế, bác sĩ đều nhiệt tình, làm đúng bổn phận của họ.
Khi nào xong thì làm lễ. Bác đang muốn làm vào đúng ngày 15/08 tới đây vì đó là ngành thành lập Xã. Như thế nó sẽ ý nghĩa hơn
Có thêm cái máy quạt trên trần ấy, 4 cái máy. Lắp thêm vòi nước để rửa tay, cái này trước đây không có. Có thêm 1 cái bục để cho mọi người lên phát biểu. Có thêm 1 cái tủ đề đựng đồ, đựng cờ với bằng khen
Nhà nước sẽ hỗ trợ miễn, giảm học phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo..., nhà nước còn hỗ trợ sách giáo khoa, đồng phục cho các em nữa
Có nhiều bé gia đình đi làm cả ngày thì các bé ở nhà một mình rồi chơi điện thoại, chơi các trò chơi một mình làm cho việc học hành cũng sa sút, mà cũng không quá quan tâm đến công việc phụ giúp gia đình
Nếu mà mất mùa, khó khăn quá thì chỉ có là đi vay mượn hàng xóm, người thân để đóng tiền cho các con đi học, sau đó thì cố gắng kiếm thêm để trả lại bằng công việc khác.
Có chứ, khi nào mà bố mẹ hay thầy cô biết được thì đầu tiên là dạy các bé nhà mình là dù thế nào thì cũng không được bắt nạt lại bạn, phải trình báo với người lớn khi mà các bạn khác bắt nạt quá đáng quá
Thì ít tiếp xúc nhất có thể với những nơi mà quá ô nhiễm, nhiều côn trùng. Khi đi chơi về thì tắm rửa kĩ để loại bỏ bùn đất, trước khi ăn cơm thì phải cho bé đi rửa tay chân sạch sẽ.
Gia đình nhiều thế hệ thì vẫn rất còn nhiều, có nhiều hộ sống cạnh nhau như hàng xóm luôn. Ông bà, cô chú, anh chị em hầu như là ở trong cùng một làng.
Gia đình và nhà trường thì luôn tạo không gian và thời gian cho các bé học hành, khi nào không có đi học thì các bé phụ gia đình làm việc, đến tối lại ở nhà ôn bài.
Chính quyền quan tâm lắm. Cần có cái nhà cộng đồng mới cho xã để còn làm du lịch. Họ nói ngôi nhà cộng đồng này sẽ là nơi làm du lịch. Họ nói sẽ giúp cho hai cái máy xúc để làm nền.
Giá thép lên nên có hơi lo, sợ nó lại lên nữa thì từ nay tới lúc xây xong sẽ đội chi phí lên là không chịu nổi. Gỗ cũng khó, tại đợt này kiểm lâm làm chặt lắm, định sang Lào mua gỗ cho rẻ mà giờ chắc phải mua ở đây thôi
Các loại thực phẩm chủ yếu được gia đình trồng ở nương rẫy, đánh bắt ở sông suối, sau khi thu hoạch thì được đưa ra các khu chợ để bán, các sản phẩm thường được mua bán trong ngày.
Trẻ con dù ở đâu thì cũng lấy làm gương từ bố mẹ, ông bà. Ở quê mọi người sống cùng nhau nên ai cũng biết đến nhau, việc dạy con cái lễ phép chào hỏi mọi người là điều cơ bản đầu tiên
Xã cử ông Thu và bà Xuân coi sóc nhà cộng đồng. Ông Thu sửa điện nước còn bà Xuân lo cơm nước cho khách tới tham quan và quét dọn xung quanh
Vẽ bản thiết kế thì nhờ anh Huy con bà Ka ở thôn A vì nó học xây dựng. Còn bác với cụ già làng thì lo phần bên ngoài. Có mấy cụ ở trong thôn cũng mời tới dự, họ sẽ giúp mình giữ gìn truyền thống của ngôi nhà
Ở làng quê, người lớn tuổi trong xóm có vai trò quan trọng trong việc giám sát và uốn nắn trẻ em. Trẻ em thường vui chơi ở quanh xóm làng nên luôn được mọi người xung quanh chỉ dạy.
Bà con thì muốn có cái nhà bằng đá, bằng gạch cho nó kiên cố để phòng khi có bão với nước lên thì có nơi tránh trú. Chứ cái nhà CĐ cũ nó bị bão làm phá hỏng hết cả. Nhà cũng nên xây to ra để còn ăn uống.
Thực phẩm ở quê thường tươi ngon và sạch sẽ. Có thể đảm bảo bé ăn uống đủ chất, với các loại rau quả tự trồng, thịt cá tự nuôi. Đặc biệt, ở quê mình còn có thể tận dụng các nguồn thực phẩm sạch từ vườn nhà.
Mấy bé thường được ông bà, cô chú dạy dỗ, chăm sóc rất nhiều. Mỗi dịp lễ Tết hay các ngày quan trọng là cả gia đình lớn tụ họp lại với nhau
Có chứ. Có lớp học xóa mù chữ cho người lớn và trẻ em, giúp bà con biết đọc, biết viết. Thỉnh thoảng, nhà sinh hoạt cộng đồng sẽ tổ chức chiếu phim hoặc mở tivi để bà con giải trí.
8 đến 10 tháng, Huy nó nói là sẽ làm trong 8 tháng thôi, để chờ xem sao
Trẻ con không chỉ học qua sách vở mà còn học bằng cách quan sát người lớn làm việc, đặc biệt qua nhữngcâu chuyện của ông bà kể lại có ẩn chưa những bài học mà trẻ con có thể rút ra được khi làm việc.
Thằng Huy nó nói là sẽ thêm cái sàn bằng gạch men để ngồi cho mát mà ngủ lại được, sau làm du lịch. Ở dưới thì sẽ lát xi măng, để xe máy nó sạch sẽ. Còn lại là giữ nguyên vì ông bà mình để lại nó như thế rồi.
Cuộc sống ở quê chủ yếu là gắn bó với thiên nhiên, gắn liền với sông nước, núi đồi, gắn liền với cộng đồng, nên không gian để trẻ con sinh hoạt và phát triển rất phong phú.
Lần này xây nhà bằng đá nên sẽ làm nhanh thôi. Bác tính là sẽ làm trong 8 tháng, phải làm nhanh không là mùa mưa tới, nước lên, suối bị ngập không qua được.
Đồ ăn ở quê thì thường lấy từ tự nhiên, đầy đủ các chất dinh dưỡng, trước cha ông ăn gì thì sau này vẫn có thể tham khảo từ đó để chế biến, ngoài ra thì thời nay là hiện đại, cũng phải nấu ăn theo cách hiện đại, món gì không được ăn, món gì kết hợp với món gì...
Không phải là tiết kiệm mà là phân chia ra các khoản sẽ chi cho việc học tập của các bé, các khoản sẽ phục vụ cho ăn uống... cho các bé. Có những khoản tiết kiệm để cho việc khám chữa bệnh khi không kịp chuẩn bị.
Cuộc sống giản dị mà tình cảm lắm. Thế mới thấy tình làng nghĩa xóm ở quê quan trọng thật, không thể đánh đổi với cái khác được
Ở đây chủ yếu là đồi núi và sông suối nhưng khi đi chơi thì các em sẽ đi với nhóm bạn, không đến những nơi nguy hiểm và đặc biệt là từ nhỏ các em đã được trang bị kỹ năng bơi lội nên phần nào cũng an toàn. Còn khi lên đồi thì các em sẽ đi cùng bố mẹ
Vì các bé còn nhỏ mà, nhiều lúc cũng rất ham chơi, chỉ muốn chơi thôi chứ việc đôi úc cũng không muốn làm. Nhưng mà nhiều bé gia đình khó khắn thấy bố mẹ vất vả thì cũng rất phụ giúp bố mẹ.
Thông qua các lễ hội làng, trẻ em được tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống như tết trung thu, lễ hội mùa màng và các hoạt động cung to tien. Đây là cơ hội để trẻ hiểu về cội nguồn và giá trị của dân tộc.
Ở quê mọi người sống gần gũi và hỗ trợ nhau trong công việc, cuộc sống hằng ngày vậy đó.
Tất nhiên rồi, nó không chỉ dạy cho các bé nhớ những nghi lễ hay ngày lễ mà còn dạy cả cách sống, cách đối nhân xử thế và ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách của các bé
Vào những buổi tối rảnh rỗi, thanh niên trong bản thường đến nhà sinh hoạt cộng đồng để ca hát, nhảy múa, chơi nhạc cụ truyền thống.
Thầy cô thì lúc nào ở trường mới quản các em được, cũng luôn để ý và tạo ra môi trường lành mạnh cho các em chơi với nhau.
Đi học quan trọng lắm, các cháu được học nhạc cụ, học cách làm đồ làm ruộng, học cách bắt cá và chăm sóc nhà cửa. Quan trọng lắm, không có là mất gốc, không biết ông bà mình ngày xưa sống ra sao là không được đâu
Ở quê thu nhập không cao, nếu biết tiết kiệm và chi tiêu hợp lý vẫn có thể tạo điều kiện cho bé học tập và phát triển. Tính toán các chi phí học tập và chăm sóc sức khỏe cho bé. Dạy bé cách tiết kiệm từ nhỏ, giúp bé hiểu được giá trị tiền bạc.
Không, mình thường trồng kết hợp nhiều loại cây. Ngoài cây gỗ thì có thể trồng thêm cây thuốc hay cây ăn quả, những loại cây này thường tương trợ lẫn nhau.
Không đơn giản chút nào, nếu không khảo sát kỹ thì cây dễ bị chết hoặc phát triển không tốt.
Người đồng bào mình thường ưu tiên trồng những giống cây bản địa. Những loài cây này đã quen với khí hậu và đất đai ở đây, nên dễ sống và phát triển tốt.
Lễ cúng này thể hiện lòng thành kính và mong muốn có mùa vụ tốt, cây cối phát triển mạnh mẽ
Bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm của những người tuần tra mà còn là của cả cộng đồng. Khi mọi người chung tay, rừng sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Có chứ, nhưng người dân ở đây không dùng phân bón hóa học nhiều đâu, thường thì sẽ bón phân chuồng, tro bếp hay là cây mục.
Điều này giúp đất màu mỡ và đảm bảo cây non phát triển tốt và cũng bảo vệ môi trường.
Mỗi khi trồng rừng, chăm sóc hay thu hoạch từ rừng thì mình luôn ý thức được việc đó phải được làm với sự tôn trọng.
Đúng rồi, đây là cách làm truyền thống, tuy thủ công nhưng rất bền vững. Cứ làm kỹ lưỡng từng bước, cây trồng sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt thôi
Khi trồng nhiều loại cây cùng nhau chúng sẽ hỗ trợ lẫn nhau. Cây lấy gõ thường có rễ sâu, giúp giữ nước và làm đất chắc hơn, cây thảo dược hay cây ăn quả làm giàu chất dinh dưỡng cho đất
Có nững lúc mình cũng phải bổ sung thêm chất hữu cơ khác nếu thấy đất cạn dinh dưỡng, chẳng hạn như phân xanh từ lá cây tươi.
Nếu phát hiện ai khai thác trái phép thì mình sẽ báo cho trưởng làng hoặc các cơ quan chức năng để họ can thiệp
Mình phải nhắc nhở nhau không chỉ bảo vệ mà còn trồng thêm cây để rừng ngày càng phát triển
Việc bảo vệ rừng cũng là bảo vệ một phần linh hồn của cộng đồng
Thường sẽ chọn chỗ gần làng để tiện chăm sóc, quản lý. Những vùng đất gần làng thường đã bị suy thoái do canh tác hay là do bị khai thác trước đây, nên trồng rừng để phục hồi đất đai
Ngoài tuần tra thì còn tổ chức các buổi tuyên truyền trong làng, để mọi người biết bảo vệ rừng là quan trọng như thế nào
Mình không thể tự ý xử lý nhưng phải ngăn chặn kịp thời trước khi từng bị phá hoại
Khó thì có, nhưng mình có thể khắc phục được. Nếu đất bị suy thoái thì phải cải tạo lại từ từ, bón thêm phân tự nhiên để làm đất màu mỡ lại.
Trước tiên là phải làm đất, mình cần làm sạch cỏ dại, rồi rào chắn xung quanh để bảo vệ cây con. Sau đó đào hố để trồng cây, tất cả đều làm thủ công, dùng dao, cuốc và xẻng thôi
Khi bảo vệ và khai thác hợp lý rừng sẽ tự phục hồi và ngày càng phát triển. Quan trọng là phải giữ gìn và biết ơn rừng, không coi rừng chỉ là tài nguyên để khai thác
Có chứ, mình phải xem đất có màu mỡ không, độ dốc thế nào, có thoát nước tốt không. Nếu đất nghèo dinh dưỡng hay dễ bị úng nước thì cây trồng sẽ khó phát triển được.
Điều này thể hiện lòng tôn kính và mong muốn sự bảo hộ của các vị thần linh
Phải chăm sóc kỹ lắm, thường xuyên làm cỏ để cây phát triển, khi nào trời không mưa thì phải tưới nước, phải rào chắn, bảo vệ cây khỏi động vật như trâu bò phá hoại.
Được chứ, nhưng phải cẩn thận hơn. Đất dốc dễ bị xói mòn, nên mình cần trồng thêm cây che phủ để giữ đất, rồi chọn cây có rễ bám chắc nữa.
Với đồng bào mình, rừng không chỉ là nơi cung cấp gỗ hay thảo dược, mà còn là nơi trú ngụ của các vị thần linh và linh hồn tổ tiên nữa.
Rừng là nguồn sống, mình phải bảo vệ để rừng mãi xanh tươi, không chỉ cho chúng ta mà cho cả thế hệ mai sau
Thường thì người dân sẽ tự thu thập hạt giống từ các loại cây bản địa có sẵn trong khu vực, thu hạt từ các cây tự nhiên hoặc những cây đã được trồng trước đó
Rừng không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nơi gắn bó mật thiết với đồi sống văn hóa và tình thần của người đồng bào
Cây bám rễ chắc giúp hạn chế xói mòn, cây che phủ như thảo dược hay cây thấp tán giúp giảm thiểu cỏ dại và bảo vệ đất khỏi nắng gắt, giữ nhiệt độ cho đất
Khi cây phát triển lớn lên đủ cứng cáp rồi thì để cây tự phát triển, mình ít can thiệp hơn. Và tất nhiên là cũng phải quan sát và để ý dấu hiệu bất thường.
Nếu mình bón phân hữu cơ và che phủ đất bằng lá cây, đất sẽ giữ ẩm tốt hơn giúp giảm lượng nước thoát ra, chứ mà cả rừng to như thế thì không thể kéo ống nước để tưới được.
Bảo vệ rừng là bảo vệ sự gắn kết giữa con người, thiên nhiên và các thế hệ đã qua, để rừng mãi là nơi an toàn cho cộng đồng
Có chứ, đối với người dân ở đây việc trồng cây không chỉ là công việc thường ngày mà còn gắn liền với nghi lễ cúng bái. Mình cúng thần linh, tổ tiên để cầu mong mùa vụ tốt tươi, cây cối lớn mạnh
Cây mình trồng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh nữa. Có những loài cây người ta tin rằng có thần linh trú ngụ nên việc trồng và chăm sóc chúng cũng phải cẩn thận
Người ta tin rằng rừng là nơi ở của tổ tiên, thần linh, nên rừng luôn được coi tròng và bảo vệ
Hiệu quả lắm chứ, phân tự nhiên giúp đất giàu dinh hưỡng hơn, giữ ẩm tốt hơn cho cây non. Và còn bảo vể môi trường, không làm hại đất
Gỗ hay thảo dược thu hoạch xong phải để rừng phục hồi, chứ không được khai thác ồ ạt, khai thác vừa đủ cho mình dùng nững cũng phải nghĩ đến con cháu sau này nữa
Trước khi bắt đầu trồng cây người ta thường cúng bái, xin phép thần linh và tổ tiên cho phép mình làm việc trên mảnh đất đó.
Nếu phát hiện sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hoặc biện pháp hữu cơ như dùng tỏi, ớt, hoặc dầu neem để diệt sâu
Các dụng cụ làm từ kim loại thì cần để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và nếu có hộp đựng thì nên dùng để bảo quản
Có nhiều cách để tăng thu nhập ngoài việc làm thêm, có thể tăng kỹ năng để có cơ hội thăng tiến trong công việc hiện tại
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
14