title
stringlengths
10
250
url
stringlengths
42
251
content
stringlengths
0
71.6k
published_date
stringlengths
10
10
author
stringlengths
0
1.02k
category
stringclasses
76 values
source
stringclasses
4 values
Bất động sản biển Việt Nam cần gì để bứt phá?
https://cafebiz.vn/bat-dong-san-bien-viet-nam-can-gi-de-but-pha-20201015084319928.chn
Thị trường bất động sản Việt Nam có lợi thế hấp dẫn hơn so với Thái Lan. Tuy vậy, điều thị trường Việt Nam cần là sự đa dạng và chất lượng sản phẩm. Chia sẻ kinh nghiệm phát triển và khai thác tiềm năng đô thị biển, ông Arnaud Ginolin – Giám đốc Công ty Boston Consulting Group (BCG) cho rằng, tầm nhìn đóng vai trò quan trọng cho sự thành công cho dự án. Một dự án thành công cần phải có chiến lược mang tính khát vọng, kế thừa và được liên kết hài hòa giữa công và tư, ông Arnaud Ginolin nói. Ông ông Arnaud Ginolin đưa ra một minh chứng là thành phố kinh tế King Abdullah tại Tiểu Vương quốc Ả Rập Xê Út. Bài học kinh nghiệm từ mô hình này là có tầm nhìn rõ ràng, có các tài sản có giá trị, xác định phân khúc và giai đoạn phát triển được phân chia rõ ràng. Mối quan tâm đến môi trường cũng là một vấn đề cần phải lưu tâm, phải nhìn nhận vấn đề này từ góc nhìn chính trị và xã hội. Ông Arnaud Ginolin, Tổng giám đốc Boston Consulting Group (BCG) trình bày tại Hội thảo - Ảnh: Lê Toàn/Báo Đầu tư Một vấn đề khác ông Arnaud Ginolin đưa ra là các khoản đầu tư vào môi trường và bền vững. Theo ông Arnaud Ginolin, để thị trường bất động sản biển Việt Nam thì cần tìm lời giải cho 4 câu hỏi lớn. Thứ nhất, tầm nhìn nào sẽ thích hợp cho việc phát triển các đô thị ven biển? (mô hình thành phố? Cơ hội làm việc?). Thứ hai, làm thế nào để đảm bảo sự phát triển đồng bộ và toàn diện của các vùng ven biển Việt Nam, bởi quy hoạch tổng thể cấp quốc gia nào có thể tránh cạnh tranh nội bộ và sử dụng tài nguyên ở mức tối ưu (Nhà nước và tư nhân). Cùng với đó, cơ chế nào để đảm bảo đủ sự nhanh nhạy và sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (luật, quy định, cơ quan quản lý...)? Thứ ba, làm thế nào để chuyển giao các kết quả xã hội, môi trường và kinh tế? Cuối cùng, làm sao để đảm bảo sự liên kết trong chính phủ? Có thể hiểu ở đây, là sự liên kết chính sách thông qua đảm bảo các lĩnh vực hỗ trợ các mục tiêu chính sách của Chính phủ, ví dụ: Đổi mới, sáng kiến nhà ở giá cả phải chăng... Trong khi đó, đánh giá về vị trí của thị trường BĐS biển của Việt Nam so với các quốc gia có lợi thế về biển tương tự, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotel châu Á-Thái Bình Dương nhận định, nếu so sánh đơn giản với Thái Lan, Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Tuy lượng khách quốc tế của Việt Nam thấp hơn Thái Lan nhưng Việt Nam có thế mạnh lớn là bờ biển dài hơn và đẹp hơn. Điều thị trường Việt Nam cần là sự đa dạng và chất lượng sản phẩm. Việt Nam vẫn là địa điểm du lịch mới nhưng khách thường đến chỉ một lần. Để khách trở lại nhiều lần, cần có kết nối tốt hơn, nhiều hạng mục giải trí hơn. Nhân Tâm
2020-10-15
Nhân Tâm
Kinh doanh
cafebiz
Hết dịch lại đến bão, hàng loạt homestay ở Hà Nội điêu đứng, gần như tạm dừng hoạt động suốt 8 tháng qua
https://cafebiz.vn/het-dich-lai-den-bao-hang-loat-homestay-o-ha-noi-dieu-dung-gan-nhu-tam-dung-hoat-dong-suot-8-thang-qua-2020101508315399.chn
Nhiều homestay ở Hà Nội đã dừng hoạt động, số còn lại cho biết đang cố gắng cầm cự qua thời gian khó khăn. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kể từ đầu năm và mới đây nhất là những trận mưa bão lớn, hàng loạt homestay, hệ thống khách sạn trong cả nước nói chung và tại khu vực miền Trung, miền Bắc (những nơi chịu nhiều ảnh hưởng của bão trong thời gian này) gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ phải tạm dừng hoạt động do không có khách, chủ các homestay, khách sạn còn phải chịu thiệt hại do không có doanh thu nhưng vẫn phải chi trả rất nhiều loại chi phí. Tại Hà Nội nói riêng, vốn là một trong những nơi thu hút rất nhiều khách du lịch, nhất là du khách nước ngoài, nhưng sau thời gian dịch bệnh và hiện tại đang chịu tác động của mưa bão, hàng loạt homestay rơi vào cảnh điêu đứng. Anh Mạnh Hùng, chủ hệ thống homestay Soho chia sẻ:Từ hồi tháng 2 đến giờ, hệ thống homestay nhà mình đều phải tạm dừng hoạt động do không có khách. Cùng kì các năm, doanh thu có thể lên tới 80 - 100 triệu/tháng mà giờ thì gần như bằng 0 rồi. Hệ thống Soho homestay chủ yếu nằm ở khu vực trung tâm Hà Nội như Chân Cầm, Bà Triệu... Với đa số các homestay ở Hà Nội thời gian qua, gần như tất cả rơi vào tình trạng lỗ do phải bỏ tiền bù cho các khoản chi phí mặt bằng, tiền điện, tiền nước, quảng cáo duy trì... Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến cho các homestay ở Hà Nội rơi vào tình trạng khó khăn là do không có khách nước ngoài, lượng khách trong nước cũng ít. Theo khảo sát một số homestay ở khu vực phố cổ, khách nước ngoài đặt homestay ở Hà Nội chiếm từ 70% - 90% tổng lượng khách du lịch đến Thủ đô. Bởi vậy, có thể nói, những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến việc kinh doanh homestay ở Hà Nội là rất lớn. Sau 2 đợt dịch bệnh thì đến thời gian gần đây, rất nhiều khu vực phải chịu ảnh hưởng của bão lũ khiến cho người dân khó có thể đi du lịch được như trước. Để duy trì hoạt động và kiếm doanh thu bù lỗ, các homestay đều phải tìm cách chuyển sang các hình thức kinh doanh khác như giảm giá thành, cho thuê dài hạn, cho thuê theo giờ phục vụ chụp ảnh, thuê địa điểm liên hoan, đánh mạnh vào nhu cầu du lịch tại chỗ (staycation)... Ngọc Diệp - đại diện chuỗi homestay Nón cho biết:Để tồn tại và vẫn tiếp tục vận hành được homestay, trong thời gian đầu dịch bệnh nổ ra, bên mình chuyển hướng target vào khách hàng Việt Nam. Về sau đó nữa thì bên mình chuyển hướng từ cho thuê ngắn hạn sang cho thuê dài hạn. Đương nhiên giá cho thuê dài hạn cũng rất phải chăng, đủ để duy trì homestay thôi. Hệ thống Nón homestay nằm ở khu vực Hàng Trống và Quang Trung (Hà Nội) Chị Kim Yến - chủ homestay Tinka chia sẻ:Hiện tại, chi phí mất nhiều nhất vẫn là tiền thuê nhà, không có khách ngày nào là lỗ luôn ngày đó rồi. Chủ mặt bằng có hỗ trợ chi phí thuê, tuy nhiên lượng khách quá ít nên cũng chỉ đủ để duy trì chứ không có dư để cải tạo, bảo dưỡng hay nâng cấp gì cả. Hiện tại, chị vẫn chỉ đang cố gắng cầm cự thôi chứ các bạn cũng làm homestay như chị khó khăn quá nên đã bỏ rồi!. Tinka homestay nằm trên phố Lê Thánh Tông (Hà Nội) Hiện tại, những homestay còn đang hoạt động ở Hà Nội chia sẻ rằng vẫn sẽ cố gắng cầm cự cho đến khi tình hình ổn định trở lại.Mong là bọn mình có thể duy trì đến khi du lịch quốc tế đến Việt Nam bình thường lại và khi các chuyến bay quốc tế được nối chuyến lại. Đến lúc đó chắc bọn mình sẽ đầu tư làm mới lại không gian, đảm bảo toàn bộ cơ sở vật chất và vệ sinh dịch tễ để thu hút khách trở lại cư trú một cách yên tâm- Ngọc Diệp nhấn mạnh thêm. Ảnh: Nhân vật cung cấp Hạ Linh
2020-10-15
Hạ Linh
Kinh doanh
cafebiz
Hà Đông, Hoàng Mai dẫn đầu nguồn cung biệt thự, nhà liền hề tại Hà Nội
https://cafebiz.vn/ha-dong-hoang-mai-dan-dau-nguon-cung-biet-thu-nha-lien-he-tai-ha-noi-20201016192726475.chn
Trong quý III, khoảng 430 căn biệt thự, nhà liền kề được mở bán tại thị trường Hà Nội, tăng 500% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung tăng mạnh so với cùng kỳ Tại báo cáo thị trường bất động sản quý III, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, nguồn cung mới biệt thự, nhà liền kề quý III đạt 430 căn, giảm 46% theo quý nhưng tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm trước. Theo đại diện Savills, các năm trước, quý III thường ghi nhận nguồn cung mới thấp nhất do ảnh hưởng của tháng ngâu (tháng 7 âm lịch) nhưng năm nay, các chủ đầu tư vẫn tiếp tục mở bán các dự án mới và giai đoạn tiếp theo. Quận Hà Đông và Hoàng Mai dẫn đầu nguồn cung mới với giai đoạn tiếp theo của dự án Kiến Hưng Luxury và Louis City Hoàng Mai. Trong đó, riêng quận Hà Đông chiếm tới 39% thị phần. Với lượng tồn kho cao, quận này được kỳ vọng sẽ dẫn đầu thị trường cho tới hết năm. Ngoài ra, nguồn cung biệt thự và nhà liền kề cũng đến từ Long Biên, còn khu vực trung tâm, theo bà Hằng, quỹ đất hạn chế khiến nguồn cung từ khu vực này ở mức thấp. Trong khi nguồn cung mới ghi nhận 430 căn, giao dịch trong quý III lại đạt 455 căn, giảm 3% so với quý trước và 13% so với cùng kỳ năm trước. Quận Hà Đông dẫn đầu lượng giao dịch với 44% thị phần. Trong quý III, khoảng 430 căn biệt thự, nhà liền kề được mở bán tại thị trường Hà Nội, tăng 500% so với cùng kỳ năm trước.Ảnh: Lâm Tùng Tỷ lệ hấp thụ đạt 25%, ổn định theo quý nhưng giảm 16% so với cùng kỳ năm 2019, mức thấp nhất trong vòng 3 năm. Theo Savills, các sản phẩm có giá sơ cấp dưới 5000 USD/m2 chiếm gần 70% lượng giao dịch trong quý III. Các căn có giá từ 5000 USD/m2 tới 7500 USD/m2 chiếm khoảng 25% lượng giao dịch và 5% giao dịch là các căn có giá trên 7500 USD/m2. Theo bà An, trên thị trường cũng có những dự án có giá từ 8000-11500 USD/m2 nhưng tốc độ bán rất chậm. Giá sơ cấp trung bình của biệt thự đạt 4935 USD/m2, tăng 4% so với quý trước. Giá trung bình của nhà liền kề là 4618 USD/m2, tăng 4% so với quý trước. Với nhà phố thương mại, giá trung bình khoảng 6675 USD/m2, giảm 9% so với quý trước. Gia Lâm, Long Biên là điểm sáng đầu tư Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội cho rằng các nhà đầu tư vẫn thường kỳ vọng vào sự bứt phá của thị trường trong quý IV, tuy nhiên, với quý IV năm nay, phân khúc biệt thự, nhà liền kề dự báo không có bước nhảy đột phá. Khách hàng vẫn có những quan ngại nhất định về việc kiểm soát dịch Covid-19. Nguồn cung trong quý IV dự báo khoảng 470 căn, rất nhiều chủ đầu tư đã trì hoãn việc mở bán, bà An nói. Tuy nhiên, đến năm 2021, khi một loạt công trình hạ tầng được cải thiện, một số dự án sẽ ra hàng làm cải thiện rõ rệt về nguồn cung. Cũng theo bà Đỗ Thu Hằng,  tầm nhìn 5 năm tới, thị trường Gia Lâm và Long Biên sẽ là điểm sáng đầu tư, đối trọng với thị trường phía Tây Hà Nội. Nếu như trước đây, thị trường Gia Lâm, Long Biên khiến nhiều nhà đầu tư đắn đo, họ có xu hướng chọn Mê Linh và Đông Anh nếu có kế hoạch đầu tư vào các khu vực ngoại thành thì đến nay, mọi thứ đang diễn biến ngược lại. Các dự án như Vinhomes Ocean Park hay Aeon Mall, các công trình bệnh viện cao cấp, trường quốc tế… đang dần đi vào hoạt động đã tạo ra môi trường cạnh tranh cho khu vực phía Đông. Lâm Tùng
2020-10-16
Lâm Tùng
Kinh doanh
cafebiz
Giá nhà đất Nha Trang giảm sâu lên đến 30%
https://cafebiz.vn/gia-nha-dat-nha-trang-giam-sau-len-den-30-20201016161154147.chn
Những cơn sốt đất tại TP biển Nha Trang đã tắt từ 2019 đến nay. Theo Hội môi giới, giá nhà đất Nha Trang đã giảm sâu lên đến 30%. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường ảm đạm, một số khu vực, dự án vẫn đem lại cơ hội đầu tư tốt nhờ sự phát triển của hạ tầng và giá khởi điểm còn thấp. Giá nhà đất Nha Trang giảm khoảng 30% Giai đoạn 2016 – 2018, bất động sản Nha Trang liên tục tăng giá, nhà đất liên tục tăng giá. Tuy nhiên, đến 2019 thị trường chững lại và kể từ đầu năm 2020 đến nay lượng giao dịch nhà đất tạiTP. Nha Trangkhông đáng kể. Chỉ một số khu vực nhà phố nội đô và đất ở nông thôn, thỉnh thoảng mới có giao dịch thành công. Riêng các sản phẩm condotel (căn hộ khách sạn) gần như không có mua bán. Việc không có giao dịch do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chủ đầu tư cũng như các sàn giao dịch buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án. Nhiều sàn phải đóng cửa, cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp. Theo Báo cáo tình hình thị trường Bất động sản Quý III/2020 củaHội Môi giới Bất động sản Việt Namcông bố ngày 5/10/2020: Cũng giống như các đô thị lớn (Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng) suốt thời gian từ 2019 đến nay TP. Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa nói chung, rất hiếm dự án bất động sản mới được phê duyệt. Thị trường giao dịch ảm đạm, giá đất giảm sâu từ 20 -30%. Theo ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Vina Real, dịch bệnh và khó khăn của nền kinh tế khiến nhiều nhà đầu tư BĐS có tâm lý bất an, từ đó làm giảm sức cầu. Thị trường BĐS Nha Trang – Khánh Hòa lúc này là đáng báo động, chưa có sự phát triển ổn định. Còn theo ghi nhận của Hội môi giới BĐS Việt Nàm thì nhìn chung lúc này thị trường BĐS Nha Trang khá ảm đạm, lượng giao dịch èo uột và giá nhà đất giảm mạnh so với thời đỉnh điểm, khoảng 30%. Đầu tư vào khu vực nào thời gian tới? Tuy nhiên, theo Hội môi giới, thị trường trầm lắng nhưng không hẳn BĐS Nha Trang không có cơ hội đầu tư. Một số khu vực, dự án nằm ở nơi có quy hoạch phát triển hạ tầng tốt, được đầu tư mạnh mẽ và có mức giá khởi điểm còn thấp…vẫn được nhiều nhà đầu tư BĐS quan tâm. Chẳng hạn như đất nền ở khu vực phía Tây và phía Bắc TP Nha Trang, hay khu vực Cam Lâm, Bắc Vân Phong… Với những sự đầu tư mạnh về hạ tầng, cũng với mặt bằng giá còn ở mức thấp, có nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp quan tâm…theo dự báo của Hội môi giới BĐS, những khu vực này có thể sẽ sôi động, và có biến động mạnh về giao dịch ở giai đoạn cuối năm và đầu năm 2021. Còn ở phân khúc căn hộ, cũng theo Hội môi giới BĐS, nhà ở xã hội tuy không nhiều ở Nha Trang, nhưng cũng là sản phẩm đang được người dân đô thị Nha Trang lựa chọn. Đặc biệt là nhà ở xã hội. Giá căn hộ ở Nha Trang cho phân khúc bình dân và trung cấp đang ở ngưỡng 22-30tr/m². Căn hộ cao cấp trước đây có giá bán từ 40-60tr/m², thì nay đều phải điều chỉnh giảm khoảng 20-30% để bán được. Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, đây là thời điểm tốt để đầu tư vào BĐS Nha Trang. Các nhà đầu tư nên quan sát và đưa ra chiến lược đầu tư, xuống tiền đúng thời điểm để nắm giữ trung và dài hạn, dự báo thị trường có thể sôi động kể từ quý 2/2021. Một số trục đường đang được mở rộng như vành đai An Viên kết nối cầu Bình tân, dự án vành đai đường Trần Phú kéo dài và xây cầu ra Vinpearl; một số khu vực khác như Vân Phong – Vạn Ninh; Diên Khánh – Khánh Vĩnh với việc hoàn thiện hạ tầng quốc lộ 27C và xây dựng trung tâm hành chính mới của thị xã Diên Khánh; hay khu vực Diên Khánh - Cam Ranh với việc hoàn thiện hạ tầng cao tốc Bắc Nam và lên thành phố loại II. Khu vực Ninh Hòa - Dốc Lết đón đầu hạ tầng lên khu kinh tế biển đặc biệt và đô thị ven phía Bắc Nha Trang cũng sẽ là những thị trường bất động sản được dự báo sôi động trong thời gian tới. Nhật Minh
2020-10-16
Nhật Minh
Kinh doanh
cafebiz
Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam có gì mới?
https://cafebiz.vn/buc-tranh-kinh-te-vi-mo-viet-nam-co-gi-moi-20201017160849068.chn
Trong tương lai, sự phục hồi kinh tế dường như đang được củng cố và trở nên sâu rộng hơn, cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 2,5-3,0% vào năm 2020. Đó là nhận định được đưa ra trong Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10/2020 vừa phát hành của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB). Tính đến 12/10, đại dịch COVID-19 dường như đã được kiểm soát tốt, cả nước chỉ ghi nhận 1100 ca nhiễm và 35 ca tử vong kể từ khi bắt đầu dịch vào đầu tháng 2. Cho đến nay, Việt Nam không ghi nhận ca lây nhiễm cộng đồng nào trong hơn một tháng. Kinh tế tăng tốc trở lại trong quý 3 Theo WB, sau khi rơi vào suy thoái kỷ lục trong quý 2 với tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,39%, tăng trưởng đã phục hồi và tăng lên đến 2,62% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý 3. Tổng thể, nền kinh tế tăng trưởng 2,1% trong 9 tháng đầu năm 2020. Con số này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng đạt 7,0% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 trên toàn cầu– nhóm phân tích của WB nhận định. Ở cấp độ ngành, các ngành công nghiệp tăng trưởng 3,08% từ tháng 1 đến tháng 9, tiếp theo là nông nghiệp (1,84%) và dịch vụ (1,37%). Ngành dịch vụ có sự sụt giảm lớn nhất vì cuộc khủng hoảng COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến cả ngành du lịch và giao thông vận tải. Số lượng khách du lịch nước ngoài giảm 70% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù đều có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với giai đoạn trước khi xuất hiện dịch COVID-19, sản lượng sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đều tăng trong tháng 9, cao hơn so với tháng 8. Chỉ số sản xuất công nghiệp (NSA) tăng 2,4% (so với cùng kỳ tháng trước) và 4,8% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 9, tăng từ mức 2,1% (so với cùng kỳ năm trước) được ghi nhận vào tháng 8 năm 2020. Hoạt động sản xuất và chế biến thực phẩm, hóa chất và dược phẩm, sản xuất than cốc và kim loại, thiết bị gia dụng và đồ nội thất đã tăng trưởng với tốc độ tích cực trong suốt thời gian khủng hoảng. Tăng trưởng nguồn thu từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (SA) hồi phục lên mức 2,2% (so với cùng kỳ tháng trước) trong tháng 9 và tăng 5,3% so với tháng 9 năm 2019, tương tự như tháng 7. Doanh thu bán hàng qua đường bưu điện là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng trong tiểu ngành này. Du lịch và vận tải hành khách trong nước đang trên đà tăng trở lại. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng mạnh - mặc dù từ mức thấp – do việc cả nước thực hiện giãn cách xã hội vào tháng 4. Người lao động thành thị bị ảnh hưởng nhiều nhất vì nhiều người gặp khó khăn do các biện pháp can thiệp và hạn chế đi lại. Mặc dù các điều kiện dần được cải thiện trong những tháng gần đây, thị trường lao động vẫn cần thêm thời gian để phục hồi. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị không những cao hơn mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng COVID-19, mà một số lượng lớn người lao động đã rời lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chỉ đạt 74,0% trong quý III, vẫn thấp hơn 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Thặng dư thương mại hàng hóa (SA) của Việt Nam đạt 16,8 tỷ đô la Mỹ trong 9 tháng đầu năm, một phần nhờ mức thặng dư 2,8 tỷ đô la Mỹ trong tháng 9. Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 8% (so với cùng kỳ tháng trước), trong khi hàng nhập khẩu tăng 10,7% so với tháng 8. Các đơn vị xuất khẩu trong nước tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ - tăng 20,2% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2019 - còn các đơn vị xuất khẩu nước ngoài giảm 2,9%. Kim ngạch xuất khẩu có mức chênh lệch lớn giữa các thị trường trong 9 tháng đầu năm, với giá trị hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng, nhưng lại giảm nhẹ tại thị trường EU. Tương tự, giá trị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 2,7%, nhưng lại giảm từ tất cả các đối tác quan trọng khác. Giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hồi phục trong tháng 9, tăng từ mức 720 triệu đô la Mỹ trong tháng 8 lên đến 1,65 tỷ đô la Mỹ. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng số vốn FDI cam kết giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2019 – đây vẫn là kết quả rất tích cực trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu dự đoán giảm từ 30-40% theo dự báo mới nhất của UNCTAD. Lạm phát tiếp tục giảm Theo WB, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 vẫn đi ngang so với tháng 7 và tháng 8 năm 2020 phản ánh sự ổn định trong ngắn hạn của giá thực phẩm, năng lượng và giao thông. Lạm phát trong tháng 9 tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu do giá thực phẩm và dịch vụ ăn uống tăng lên. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục ở mức thấp trong tháng 9 với tốc độ 10,2% (so với cùng kỳ năm trước) - giảm so với tốc độ tăng trưởng bình quân 16,2% trong 5 năm trước. Do tiền gửi của khách hàng tiếp tục tăng nhanh hơn, ở mức 12,4% so với tháng 9 năm 2019, thanh khoản vẫn dồi dào trên thị trường tài chính trong nước. Các ngân hàng ngần ngại cấp tín dụng là do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm và rủi ro cao hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế, cho dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã nới lỏng các điều kiện cho vay trong những tháng gần đây. Tính đến tháng 9, nợ xấu theo báo cáo vẫn ở mức thấp (ước tính khoảng 1,63% tài sản của các ngân hàng), một phần là do quy định của NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, một số thông tin từ 17 ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy cả tỷ lệ nợ xấu và tỷ suất lợi nhuận ròng của các ngân hàng đều giảm dần trong những tháng gần đây, gây áp lực ngày càng lớn lên ngành ngân hàng. Kể từ đầu cuộc khủng hoảng COVID-19, Chính phủ đã chuyển từ chính sách tài khóa thắt chặt sang ngược chu kỳ, với mục tiêu hạn chế chi phí ngắn hạn đối với nền kinh tế và kích thích phục hồi. Do đó, tổng thu ngân sách trong 9 tháng đầu năm 2020 giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2019. Đồng thời, chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2020 tăng 40,1% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này một phần là do tốc độ giải ngân đã được cải thiện tích cực, chiếm 57,2% tính đến tháng 9 năm 2020 (số liệu giải ngân năm 2019 là 45,1%). Với thanh khoản dồi dào trên thị trường trong nước, Kho bạc Nhà nước đang vay trong nước với lãi suất hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu vốn của Chính phủ. Tính đến thời điểm hiện tại, Kho bạc đã huy động được hơn 236,34 nghìn tỷ đồng từ thị trường trong nước. Trong phiên đấu giá gần đây nhất vào đầu tháng 10, lãi suất trung bình là 2,66%, giảm 0,3% so với phiên đấu giá trước đó vào ngày 30 tháng 9, cho các kỳ hạn từ 15 đến 30 năm. Do những bất ổn trong bối cảnh trong nước và quốc tế, WB khuyến cáo Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến việc giảm thiểu rủi ro mà lĩnh vực tài chính công và khu vực tài chính đang phải đối mặt. Linh Nga
2020-10-17
Linh Nga
Xã hội
cafebiz
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Covid-19 đã loại nhiều doanh nghiệp khỏi thị trường, vì sao một số vẫn đứng vững?
https://cafebiz.vn/chuyen-gia-kinh-te-pham-chi-lan-covid-19-da-loai-nhieu-doanh-nghiep-khoi-thi-truong-vi-sao-mot-so-van-dung-vung-2020101710143049.chn
Tại hội thảo khoa học quốc gia: Chính sách vượt qua tác động của Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh, cần tìm ra yếu tố giúp các doanh nghiệp đững vững trong giai đoạn Covid-19 để từ đó rút ra các bài học trong tương lai. Bài học từ sự chuẩn bị kỹ càng của nhiều doanh nghiệp thời Covid-19 Phát biểu tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã đặt ra câu hỏi: Tại sao vào thời điểm này, vẫn có một số doanh nghiệp tồn tại được. Trong khi đại dịch Covid-19 đã loại rất nhiều doanh nghiệp ra khỏi thị trường, nhưng vẫn có một tỷ lệ doanh nghiệp nhất định đứng vững. Từ đó, có thể rút ra bài học gì cho các doanh nghiệp. Bởi vì những doanh nghiệp đứng vững này đã đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam đứng vững trong thời gian qua. Bà Lan nói thêm: Hầu hết các doanh nghiệp có khả năng chống chịu mạnh mẽ là do họ có sự chuẩn bị trước đó, thích ứng nhanh với những biến động thị trường do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Các doanh nghiệp cũng đã thay đổi định hướng đầu tư, phát triển thị trường, áp dụng công nghệ cao. Đây là những bài học cần nghiên cứu cụ thể hơn để học hỏi. Theo khảo sát của OECD và WB hồi tháng 8, có tới 50% doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển sang bán hàng online. Đây là dấu hiệu tích cực, bởi họ đã làm được việc cần thiết để tự cứu mình. Qua đó, họ cũng đã góp phần giữ vững nền kinh tế thời gian qua. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng phát triển trong tương lai Liên quan đến vấn đề chính sách hỗ trợ lần hai, bà Phạm Chi Lan nhận định, cần làm rõ tác động qua lại giữa các chính sách của Chính phủ, từ đó đưa ra hỗ trợ cho sự phục hồi của doanh nghiệp. Điển hình, với 12000 tỷ đồng được giải ngân trong 62000 tỷ đồng mà nhà nước đã hỗ trợ doanh nghiệp, cần xem xét những khu vực được tác động cũng như mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phục hồi của doanh nghiệp từ con số 12000 tỷ đồng này. Số doanh nghiệp được thụ hưởng từ số tiền này chưa cao, những đối tượng doanh nghiệp, những ngành cần và có khả năng phục hồi thì lại chưa tiếp nhận được nhiều. Vì vậy, gói hỗ trợ lần này cần hướng tới các doanh nghiệp có khả năng phát triển trong tương lai. Lý giải về điều này, bà Lan chỉ ra, bởi không chỉ đối với nền kinh tế, mà các doanh nghiệp lúc này cũng rất cần tái cơ cấu. Bên cạnh đó, cần tập trung hỗ trợ các lĩnh vực, doanh nghiệp hướng tới công nghệ và có khả năng phát triển trong tương lai. Q.L
2020-10-17
Q.L
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Hơn 1 tỉ USD hàng Việt Nam đã được EU giảm thuế nhờ EVFTA
https://cafebiz.vn/hon-1-ti-usd-hang-viet-nam-da-duoc-eu-giam-thue-nho-evfta-20201018080922897.chn
Sau hơn 2 tháng thực thi EVFTA, Bộ Công Thương đã cấp 24000 bộ C/O (giấy chứng nhận xuất xứ) với kim ngạch gần 1 tỉ USD để được hưởng ưu đãi thuế quan của EU Thông tin được thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết tại Hội nghị đánh giá công tác thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do giữa châu Âu (EU) và Việt Nam ( EVFTA ) do Bộ Công Thương tổ chức ngày 17-10 tại TP HCM. Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, EVFTA có hiệu lực mang một ý nghĩa to lớn đối với cả Việt Nam và EU, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới. Lô dừa tươi Việt Nam xuất khẩu EU được hưởng ưu đãi thuế quan 0% Kết quả bước đầu thực hiện EVFTA rất tích cực, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 8 năm 2020 đạt 3,77 tỉ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 9, đạt 3,54 tỉ USD, tăng 7,9%. Tính đến ngày 12-10, sau hơn 2 tháng thực thi EVFTA, đã có khoảng 24000 bộ C/O được cấp với kim ngạch gần triệu USD đi 28 nước EU (Anh vẫn thực thi EVFTA đến hết năm 2020-PV). Số lượng C/O được cấp theo EVFTA lớn hơn nhiều so với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Giữa lúc các nước EU đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, sức mua giảm sút, GDP tăng trưởng âm thì xuất khẩu Việt Nam sang EU tăng là một nỗ lực đáng ghi nhận - thứ trưởng Trần Quốc Khánh đánh giá. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại hội nghị sáng nay (17-10) Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 10 mặt hàng có kim ngạch cấp C/O cao nhất trong 2 tháng 8 và 9 là giày dép, thủy sản, nhựa, dệt may, cà phê, rau quả, sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng, cao su và cuối cùng là gạo. Đối với mặt hàng gạo, đã có 3,98 triệu USD hàng hóa được miễn thuế theo hạn ngạch mà EU đã cấp. Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, thông tin EU chuộng một số loại gạo thơm đặc sản. Mỗi năm EU cấp hạn ngạch cho Việt Nam 30000 tấn gạo thơm thuộc một số giống nhất định. Tuy nhiên, sản lượng trồng các giống lúa này chưa lớn, thời gian qua Việt Nam chỉ mới cấp chứng nhận cho khoảng 6000 tấn gạo thơm đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế từ EU. Do vậy, ngành lúa gạo cần tái cơ cấu các giống lúa nhằm tận dụng tốt hơn cơ hội mà EVFTA mang lại – bà Trang đề nghị. Ngọc Ánh
2020-10-18
Ngọc Ánh
Xã hội
cafebiz
Chưa chắc GDP Việt Nam sẽ vượt qua Singapore
https://cafebiz.vn/chua-chac-gdp-viet-nam-se-vuot-qua-singapore-20201018083929787.chn
Dự báo IMF chỉ ra GDP Việt Nam đứng thứ 4 trong ASEAN năm 2020, nhưng dự báo của ADB lại không cho ra thứ hạng giống như vậy. Ngày 13/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố bản cập nhật mới của Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2020. IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Philippines từ mức 3,6% xuống -8,3%. Điều này khiến Philippines trở thành quốc gia có mức sụt giảm GDP dự kiến sâu nhất năm nay trong số các nước ASEAN-5. Tính toán theo dự báo của IMF, trong năm 2020 nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia. GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore với 337,5 tỷ USD, Malaysia với 336,3 tỷ USD. Bên cạnh đó, GDP của Thái Lan đạt 509,2 tỷ USD tiếp tục là nền kinh tế lớn thứ hai khu vực Đông Nam Á, Indonesia tiếp tục giữ vững phong độ là nền kinh tế đứng đầu trong khu vực với quy mô 1088,8 tỷ USD. Theo IMF, các số liệu này dựa trên giả định các quốc gia sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đến năm 2021 và cuối năm 2022, các ca nhiễm trên toàn cầu sẽ giảm. Tuy nhiên, dự báo của Ngân hàng phát triển châu Á ADB ngày 15/9 lại cho ra thứ hạng khác. ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 là 1,8% cao hơn so với dự báo của IMF. ADB phân tích rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển hướng sản xuất đang xảy ra từ Trung Quốc sang việt Nam; sự phục hồi nền kinh tế Trung Quốc và các hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA). Theo ADB Thái Lan là nền kinh tế có mức độ sụt giảm GDP sâu nhất trong khu vực Đông Nam Á là -8%, tiếp theo là Philippines với -7,3%. Dự báo của ADB khiến quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2020 cao hơn so với dự báo của IMF cụ thể đạt 341,2 tỷ USD. Tuy nhiên với dự báo này quy mô nền kinh tế Việt Nam chỉ vượt Malaysia và trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia (1094,1 tỷ USD), Thái Lan (501,7 tỷ USD), Philippines (368,8 tỷ USD), Singapore ( 349 tỷ USD). Nhìn chung IMF và ADB đều đánh giá kinh tế Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng dương dao động trong khoảng 1,6% - 1,8% và Việt Nam sẽ vượt quy mô nền kinh tế với Malaysia. Tổng kết 9 tháng đầu năm GDP của Việt Nam tăng trưởng 2,12% (yoy), thặng dư xuất khẩu đạt kỷ lục 17 tỷ USD, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trong tháng 9, đạt 52,2 điểm so với 45,7 điểm của tháng 8. Những dấu hiệu trên cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã và đang phục hồi ấn tượng sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Liên Nguyễn
2020-10-18
Liên Nguyễn
Xã hội
cafebiz
Có hơn 3 tỷ đồng, tôi có nên đầu tư đất nền ở tỉnh ven Hà Nội thời điểm này?
https://cafebiz.vn/co-hon-3-ty-dong-toi-co-nen-dau-tu-dat-nen-o-tinh-ven-ha-noi-thoi-diem-nay-20201018184158443.chn
Vợ chồng tôi có số tiền nhàn rỗi hơn 3 tỷ đồng và tôi đang muốn đầu tư đất nền ở tỉnh vùng ven Hà Nội. Thế nhưng, vợ tôi lại không đồng ý vì cho rằng “chôn tiền vào đất” ở tỉnh lẻ lỗ lãi khó lường... Bạn đọc Quốc Hưng ở (Hà Nội) gửi băn khoăn đến Infonet liên quan đến câu chuyện đầu tư đất nền. Anh Hưng cho biết, hiện vợ chồng anh có sẵn hơn 3 tỷ đồng tiền nhàn rỗi và anh muốn đầu tư đất nền ven Hà Nội. Theo tìm hiểu của anh Hưng, đất nền ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên... là một số tỉnh mà anh đang muốn đầu tư vì các khu vực này giao thông đi lại thuận tiện, có tiềm năng. Tuy nhiên, vợ anh lại không đồng ý vì cho rằng, chôn tiền vào đất ở tỉnh lẻ lỗ lãi khó lường, nhất là thời điểm này khi thị trường đang chững lại. Anh Hưng băn khoăn, liệu điều vợ anh nói có cơ sở không, hay anh quyết liều một phen mang tiền đi đầu tư? Trước băn khoăn này của anh Hưng, PV đã đưa câu hỏi tới một số chuyên gia để họ phân tích về thị trường đất nền ở khu vực mà anh Hưng đang quan tâm, giúp anh có thể quyết định tốt nhất cho mình. Bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư Vấn Savills Hà Nội phân tích: Hiện nay, nhiều dự án đất nền ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên... được phân lô, bán nền và khi đi vào những khu đất đó sẽ thấy chỉ có đất và không có hạ tầng gì cả. Câu hỏi đặt ra, nếu mua như thế để đầu tư thì họ sẽ phải có tầm nhìn dài hạn, bởi nhiều dự án xung quanh đó hạ tầng tiện ích chưa có gì, đô thị hóa chưa về đến đó, nguồn cung thì rất nhiều nếu họ muốn đầu tư lướt sóng nhanh thì kỳ vọng lợi nhuận nếu có tăng sẽ không nhiều. Cùng với đó, họ còn phải cạnh trạnh với nhiều dự án xung quanh, khi các nhà đầu tư khác cũng mua với mục đích đầu tư trong ngắn hạn. Nếu đẩy giá cao lên thì không bán được, còn nếu để ở mức vừa phải thì lại chưa được như kỳ vọng, chưa đủ chi phí bỏ ra..., bà Hằng phân tích. Theo bà Hằng, nhiều người dân có thói quen có khoản tiền tích lũy thì sẽ đầu tư đất nền và họ có tầm nhìn dài hạn chứ không đầu tư ngắn hạn hay lướt sóng. Nếu đầu tư đất nền ngắn hạn sẽ có những rủi ro nhất định vì ngay sau khi chủ đầu tư bán đất cho mình thì còn rất nhiều yếu tố liên quan cần quan tâm như phát triển dân cư, phát triển tiện ích... Vì thế, đầu tư vào đất nền nói chung phải rất thận trọng, bà Hằng lưu ý thêm. Phân tích một số thị trường tỉnh lẻ, ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, trong quý vừa qua, thị trường giao dịch mạnh ở phân khúc đất nền nhất là khu vực trung tâm thành phố và ven các khu công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang. Lượng giao dịch, giá đất nền tăng mạnh so với hai quý trước đó. Tuy nhiên ông cho hay, giao dịch chủ yếu là hoạt động mua đi bán lại, lượng sản phẩm mới rất hạn chế. Có hiện tượng các môi giới và một số nhà đầu tư thổi giá, lướt sóng. Theo thống kê, có khoảng 90% giao dịch trên thị trường Bắc Ninh là đầu cơ nên thị trường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khó lường. Do vậy, các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường cần hết sức thận trọng, lãnh đạo Hội Môi giới lưu ý. Còn tại thị trường bất động sản Quảng Ninh, ông Đính nhận định, thời gian qua thị trường khu vực này có dấu hiệu chậm phát triển và ít giao dịch. Riêng tại khu vực huyện Hoành Bồ (có quy hoạch sát nhập vào đô thị Hạ Long) là nơi có hoạt động chào bán đất đai sôi động hơn nhưng các nhà đầu tư mới dừng lại ở mức đi tìm hiểu. Phân tích của các chuyên gia cho thấy, đầu tư vào phân khúc đất nền không phải dễ dàng và không thể đầu tư có lời trong ngắn hạn. Minh Thư
2020-10-18
Minh Thư
Kinh doanh
cafebiz
Đại gia Tuyên Quang và lễ ăn hỏi trong lâu đài dát vàng lộng lẫy đến nghẹt thở
https://cafebiz.vn/dai-gia-tuyen-quang-so-huu-lau-dai-dat-vang-long-lay-den-nghet-tho-va-rolls-royce-tu-quy-8-20201018113107272.chn
Chủ nhân lâu đài dát vàng là doanh nhân trong lĩnh vực lâm sản, khoáng sản ở Tuyên Quang. Mới đây, hình ảnh một lễ ăn hỏi ở Tuyên Quang khiến nhiều người không khỏi trầm trồ vì diễn ra tại một tòa lâu đài bề thế, tráng lệ. Lâu đài có nội thất phủ gỗ và được trang trí với nhiều chi tiết dát vàng sang trọng. Chưa kể, gia chủ cũng rất chịu chi cho đồ nội thất với đèn trần, bàn ghế, tủ cho đến đồ trang trí đều theo phong cách tân cổ điển, cầu kỳ, xa xỉ. Nhiều trong số đó được nhập khẩu từ nước ngoài để phù hợp với phong cách thiết kế và sở thích của gia chủ. Đặc biệt hơn, chiếc xe Rolls- Royce đưa đón tân lang, tân nương không chỉ đắt đỏ mà còn đặc biệt ở chi tiết biển tứ quý 8 hiếm có. Một lần nữa, thân thế của chủ nhân tòa lâu đài nhận được sự quan tâm không nhỏ. Lễ ăn hỏi tại tòa lâu đài khiến nhiều người trầm trồ. Ảnh: Facebook Công trình vô cùng nổi bật vì quy mô và thiết kế. Quy mô khủng khiến nhiều người đồn đoán biệt thự lâu đài tốn hàng chục đến cả trăm tỷ đồng để thiết kế, xây dựng và hoàn thiện. Ảnh: Facebook Nội thất phía trong được gia chủ hết sức đầu tư. Ảnh: Facebook Các chi tiết trang trí trong nhà đều có tông màu vàng, theo phong cách cổ điển. Ảnh: Facebook Đồ dùng nội thất là hàng nhập khẩu đắt tiền. Ảnh: Facebook Được biết, chủ nhân của tòa lâu đài đang gây xôn xao là một doanh nhân trong lĩnh vực Lâm sản và Khoáng sản tại Tuyên Quang. Buổi lễ hoành tráng vừa diễn ra tại lâu đài là lễ ăn hỏi của con gái vị doanh nhân. Không chỉ gây xôn xao vì lâu đài mà chiếc xe hoa Rolls- Royce mang biển tứ quý 8 cũng khiến mọi người quan tâm. Chiếc Rolls- Royce được trang trí để đưa đón tân lang, tân nương trong lễ hỏi vừa diễn ra. Đây không phải lần đầu các cuộc đám cưới hé lộ phần nào độ giàu có và đẳng cấp của các đại gia Việt. Trước đó tại Nam Định, hàng loạt những đám cưới cũng đã được tổ chức vô cùng hoành tráng, xa hoa như đám cưới tại lâu đài Lan Khoa Khuê trị giá trăm tỷ đồng, món quà cưới là vương miện bằng 100 trăm cây vàng hay màn rước dâu bằng máy bay vào năm 2016... Cô dâu xinh đẹp bên chiếc xế sang và là chủ nhân của bữa tiệc cưới hoành tráng tại lâu đài Nam Định. Tòa lâu đài tráng lệ 7 tầng từng khiến nhiều người không khỏi thích thú. Từ xa, tòa lâu đài nguy nga như một cung điện. Nội thất sang trọng phía trong lâu đài. Hoàng Linh
2020-10-18
Hoàng Linh
Kinh doanh
cafebiz
Giá căn hộ chung cư ven trung tâm Hà Nội được đẩy lên 50-60 triệu đồng/m2
https://cafebiz.vn/gia-can-ho-chung-cu-ven-trung-tam-ha-noi-duoc-day-len-50-60-trieu-dong-m2-20201018081544865.chn
Theo Savills Hà Nội, dù không phải khu vực trung tâm nhưng giá căn hộ chung cư của mội số dự án ở khu vực Mỹ Đình được đẩy lên tới 50 - 60 triệu đồng/m2. Trong báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý III/2020 vừa công bố, bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội cho biết, thị trường tiếp tục nhạy cảm về giá và bất ổn với việc thiếu nguồn cung hạng A. Nhu cầu căn hộ bình dân tăng nhanh trong thời gian qua. Dự báo khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường sẽ phục hồi hoàn toàn nhờ tăng trưởng kinh tế và dân số trong dài hạn. Trong quý, khoảng 3100 căn hộ từ 4 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 9 dự án từng bán mới, giảm 50% theo quý và 60% theo năm, nguồn cung mới thấp nhất trong 5 năm qua. Nguồn cung sơ cấp đạt 26800 căn hộ, giảm 8% theo quý và 9% theo năm. Các chủ đầu tư trì hoãn tung bán mới do tác động của yếu tố bất ổn. Giá chung cư Hà Nội trong thời gian qua là giá căn hộ đang thu hẹp giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Số căn bán được cũng giảm 3% theo quý, xuống còn 5200 căn. Nếu so với cùng kỳ năm trước, số lượng căn bán được trong quý III thấp hơn 44%. Phân khúc căn hộ hạng B và hạng C chiếm gần như toàn bộ số lượng căn bán được. Theo lý giải của Savills, nguồn cầu giảm do thiếu nguồn cung mới và hàng tồn kho giá cao. Về giá bán, giá sơ cấp trung bình tăng 3% theo quý và 10% theo năm lên 1500 UDS/m2. Giá thứ cấp trung bình bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhiều hơn, giảm 1% theo quý xuống 1157 USD/m2. Trong đó, điểm đặc biệt về giá chung cư Hà Nội trong thời gian qua là giá căn hộ đang thu hẹp giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Một số dự án căn hộ ở khu vực Mỹ Đình, dù không phải khu vực trung tâm, giá cũng đã được đẩy lên tới 50 - 60 triệu đồng/m2. Các chủ đầu tư đang tập trung vào yếu tố tiện ích để bù đắp những bất lợi về mặt vị trí được cho là lý do cho xu hướng này. Ngoài ra, theo bà Hằng, dự báo trong quý IV/2020, khoảng 9800 căn hộ từ một dự án hiện tại và 11 dự án trong tương lai sẽ được ra mắt. Đại diện Savills cho rằng con số này tích cực hơn so với toàn cảnh thị trường năm 2020, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Phân khúc hạng B sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường. Nếu so sánh giữa các địa bàn, khu vực Gia Lâm và Từ Liêm sẽ dẫn đầu thị trường với lần lượt 38% với 38% và 37% thị phần. Minh Khôi
2020-10-18
Minh Khôi
Kinh doanh
cafebiz
Chuyên gia kinh tế nói gì từ dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam vượt Philippines?
https://cafebiz.vn/chuyen-gia-kinh-te-noi-gi-tu-du-bao-gdp-binh-quan-dau-nguoi-cua-viet-nam-vuot-philippines-20201019171859428.chn
Theo The Manila Times (Philippines), Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trên cả khía cạnh cạnh tranh lẫn hợp tác quốc tế. Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển tích hợp (IDSI), ông Austin Ong nhấn mạnh, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người của Việt nam sẽ cao hơn Philippines trong năm 2020. Cụ thể, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ chạm mốc 3500 USD, vượt qua mức 3380 USD của Philippines. Bên cạnh đó, mặc dù dân số Việt Nam ít hơn Philippines, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 300 tỷ USD vào năm 2019, trong khi Philippines chỉ dừng lại khiêm tốn ở con số 70 tỷ USD. Việt Nam cũng vượt Philippines về thu hút vốn FDI. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lây lan toàn cầu, Việt Nam một lần nữa gây ấn tượng với thế giới. Cả Chính phủ và người dân đều đoàn kết một lòng, quyết tâm cao độ cùng vượt qua khó khăn. Điển hình như việc Chính phủ đã ngay lập tức di dời hơn 80000 người dân ở Đà Nẵng khi dịch bùng phát trở lại. Kết quả, Việt Nam ngăn chặn thành công dịch bệnh, tạo cơ sở để nền kinh tế phục hồi nhanh chóng. Ngược lại với Việt Nam, bên cạnh làn sóng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, căng thẳng chính trị Philippines ngày càng gia tăng. Ông Austin Ong nhấn mạnh, Việt Nam cũng là một hình mẫu về hoạt động mở rộng kinh doanh hợp tác trên trường quốc tế. Ấn tượng hơn nữa, Việt Nam còn có thể tận dụng cơ hội từ căng thẳng thương mại giữa các quốc gia lớn. Tại hội thảo Hội doanh nghiệp Anvil, chuyên gia tư vấn Colin Blackwell cũng đã phát biểu: Người dân trên khắp đất nước Việt Nam đã trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều trong cả tiêu dùng lẫn sản xuất. Nguyên nhân chính trong những thành công đáng kinh ngạc của họ chính là sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với nhau, và cùng với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ. Cuối cùng, ông Austin Ong kết luận, ở bối cảnh nền kinh tế trên thế giới đang dần thiết lập trạng thái bình thường mới, nền kinh tế số và cơ sở hạ tầng sẽ là những yếu tố quan trọng cho nền kinh tế Philippines vượt qua những thử thách hiện tại. Không chỉ vậy, những điều này sẽ thúc đẩy Philippines phát triển thông qua cạnh tranh và hợp tác với các quốc gia trong khu vực. Hoài Thương
2020-10-19
Hoài Thương
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Giá 7000 USD/m2 TPHCM bán hết veo, Hà Nội bán 5000 USD/m2 chỉ tiêu thụ nhỏ giọt, vì đâu các ông lớn BĐS Sài thành vẫn cứ rầm rộ đổ bộ Hà Nội?
https://cafebiz.vn/gia-7000-usd-m2-tphcm-ban-het-veo-ha-noi-ban-5000-usd-m2-chi-tieu-thu-nho-giot-vi-dau-cac-ong-lon-bds-sai-thanh-van-cu-ram-ro-do-bo-ha-noi-20201019160301287.chn
Một dự án mở bán sớm trong tháng 10 ở khu vực Thủ Thiêm dù có giá bán trung bình 7000 USD/m2 đã bán gần hết chỉ trong vòng 1 ngày, Savills cho biết. Giá nhà cao hơn khu vực Thủ đô, tỷ lệ hấp thụ tốt, vì đâu các ông lớn Sài thành gần đây lại rầm rộ Bắc tiến? Không chỉ các nhà đầu tư, hiện các công ty nước ngoài hoặc các chủ đầu tư lớn ở TPHCM đang có xu hướng chuyển ra thị trường Hà Nội, bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội - nhận định. MasteriseGroup, tên cũ là CTCP Đầu tư Thảo Điền, đã ghi dấu ấn với Hà Nội bằng dự án Premier Berriver Long Biên, mở bán hồi cuối năm 2019. Masterise tới đây sẽ làm mạnh một loạt dự án như Masteri Ocean Park, Masteri Smart City, và sẽ làm trong trung tâm. Làm ở đây đã có dấu hiệu làm chứ không phải còn trong giai đoạn nghiên cứu, bà Hằng chia sẻ tại sự kiện Họp báo Quý 3/2020 thị trường bất động sản Hà Nội mới đây. Masterise vốn là tay chơi của làng địa ốc Sài Gòn. Trào lưu Bắc tiến này không chỉ có Masterise, mà còn cả Phú Long, MIK, Trung Thủy, Lancaster... và một loạt ông lớn nước ngoài như CapitaLand, Mitsubishi cũng tham gia. Vì đâu ông lớn địa ốc Sài thành hứng thú với thị trường Hà Nội? Thị trườngbất động sảnHà Nội Quý 3/2020 tương đối ảm đạm, với nguồn cung 3100 căn hộ, giảm 50% theo quý và 60% theo năm. Trong đó, chỉ khoảng 700 được mở bán mới, còn lại là số lượng đến từ 9 dự án đã mở bán từ trước. Vướng tháng ngâu, lại cộng thêm bùng nổ Covid-19 làn sóng thứ 2, thị trường tiếp tục nhạy cảm về giá và bất ổn với việc thiếu nguồn cung Hạng A. Vì đâu thị trường Hà Nội lại hút chủ đầu tư Sài Gòn? Bà Hằng phân tích có 3 yếu tố khiến chủ đầu đầu tư Sài Gòn đổ bộ Hà Nội. Điều họ kỳ vọng là mang được triết lý kinh doanh ra thị trường Hà Nội Thứ nhất, hiện tính pháp lý ở Hà Nội là một trong những yếu tố khiến nhà đầu tư yên tâm. Theo báo cáo thị trường TPHCM của Savills, trong Quý 3, có 4 dự án hạng A và B mở bán đã tạm ngưng do vướng phải vấn đề về tài chính và pháp lý. Thứ hai, các chủ đầu tư Sài Gòn nhìn vào những gì họ có thể đóng góp vào thị trường Hà Nội. Họ là những chủ đầu tư có kinh nghiệm phát triển bất động sản trong TPHCM, và trong mắt của họ thì các kinh nghiệm phát triển dự án, điều kiện bàn giao, điều kiện hạ tầng, đầu tư tiện ích, cảm giác các chủ đầu tư tại Hà Nội có quan tâm, nhưng để đến ngưỡng khi bàn giao nhà cho khách thì khách hàng không còn ý kiến lại không phải chuyện phổ biến. Điều họ kỳ vọng là mang được triết lý kinh doanh ra thị trường Hà Nội. Làm thay đổ và làm tốt, họ sẽ cạnh tranh trực diện với các chủ đầu tư ở Hà Nội, bà Hằng nói. Thứ ba, cách làm kinh doanh của các chủ đầu tư Sài Gòn là không chỉ làm bằng kinh nghiệm bản thân, mà còn cả kinh nghiệm bắt tay với nhà đầu tư nước ngoài làm ra sản phẩm vừa túi tiền, lại vẫn có thể đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư. Hiện ở TPHCM, việc xin đất phát triển dự án chung cư khá khó, nguồn cung khan hiếm, các nhà đầu tư có kinh nghiệm tốt, nguồn tiền tốt buộc phải quay sang Hà Nội tìm kiếm sân chơi lớn hơn, bà Hoàng Nguyệt Minh - Phó Giám đốc Bộ phận Đầu tư Savills Hà Nội - nói thêm. Mạnh nhưng chưa chắc thành công? KĐT Splendora Bắc An Khánh hiện đã về tay chủ đầu tư mới - một ông lớn địa ốc miền Nam - Phú Long. Xu hướng nhà đầu tư TPHCM ra Hà Nội có gia tăng, nhưng nói để thành công rực rỡ trên thị trường Hà Nội thì lại là một câu hỏi lớn, bà Hằng nhận định. Theo bà Hằng, thị trường Hà Nội đối với các chủ đầu tư Sài Gòn, thì tâm lý khách hàng, tâm lý nguồn cầu là một trong những thách thức lớn, mà các chủ đầu tư Sài Gòn chưa thể hiểu được. Trong khi đó, tại thị trường Hà Nội, một trong những yếu tố rất đặc trưng là nhạy cảm về giá. Ở TPHCM, giá nhà tại Quận 1 có thể đẩy trên 10000 USD/m2, hay một dự án tại Quận 2 với mức giá trung bình 7000 USd/m2, nhưng gần như hết sạch hàng trong ngày mở bán, ông Nguyễn Đức Thêm - Quản lý Kinh doanh, Bộ phận Bất động sản Nhà ở Quốc tế - chia sẻ. Tại Hà Nội, có dự án giá khoảng 5000 USD/m2 bán rất chậm. Do vậy, câu chuyện thành công được tại thị trường địa ốc Hà nội cần hội tụ rất nhiều yếu tố. Một khó khăn khác với các chủ đầu tư Sài Gòn tại thị trường Thủ đô, là việc tìm kiếm dự án để có thể hợp tác được, theo bà Minh. Hiện các nhà đầu tư đang rất linh động về thủ tục giao dịch, có thể là hợp tác đầu tư với những chủ đất tại Hà Nội. Tỷ lệ đầu tư trước đây yêu cầu phải chiếm ưu thế tuyệt đối, trên 76%, giờ thì tỷ lệ này được đặt ra ở mức linh động hơn, mức 49% hay 51% cũng có thể chấp nhận, để có cơ hội đc đặt chân vào thị trường Hà Nội, bà Minh nói. Bảo Bảo
2020-10-19
Bảo Bảo
Kinh doanh
cafebiz
JLL: Trào lưu staycation nở rộ “cứu cánh” ngành du lịch
https://cafebiz.vn/jll-trao-luu-staycation-no-ro-cuu-canh-nganh-du-lich-202010192052051.chn
Theo JLL Việt Nam, các khách sạn ở khu vực lân cận thành phố lớn đang hưởng lợi từ nguồn khách du lịch nội địa. Trong bối cảnh hạn chế đi lại và cảnh giác cao về vấn đề an toàn, trào lưu du lịch gần nhà  đang nở rộ trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kỳ nghỉ (vacation) thường được hiểu là một chuyến đi dài ngày đến những nơi xa trong và ngoài nước, thì staycation sẽ là chuyến du lịch ngay tại thành phố sở tại, hoặc các thành phố lân cận chỉ cách vài tiếng di chuyển. Staycation vẫn có thể đáp ứng nhu cầu thay đối không khí và thư giãn, mà không tốn quá nhiều thời gian di chuyển. Mặc dù lượng khách từ trào lưu này không thể bằng lượng khách du lịch quốc tế trước Covid-19, nhưng vẫn tốt hơn là để trống phòng. Trong thời gian cách ly, các khách sạn khó kiếm doanh thu từ phòng trừ khi họ hoạt động như một khu cách ly của chính phủ. Theo JLL, trào lưu staycation là một động lực lớn về mặt tinh thần để các nhà kinh doanh khách sạn. Ở Trung Quốc, các công ty du lịch và khách sạn đang nỗ lực để khuyến khích du lịch sau nhiều tháng chống dịch. Vì không thể du lịch nước ngoài, đa số người dân đã chọn đi đến những thành phố gần với địa phương của mình để nghỉ dưỡng. Đại dịch toàn cầu khiến thị trường du lịch thế giới rơi vào tình trạng đóng băng, điểm dừng đầu tiên trên con đường phục hồi đầu tiên của ngành khách sạn và du lịch chính là thị trường nội địa. Ở Việt Nam, sau nhiều tháng đóng cửa, cơn đói du lịch cũng đang là động lực thúc đẩy doanh thu cho ngành khách sạn Việt Nam. Các thành phố du lịch như Đà Lạt, Nha Trang cũng đã đông đúc trở lại vào những ngày cuối tuần kể từ khi quy định giãn cách xã hội được nới lỏng. Đây là một tín hiệu tốt cho các chủ khách sạn phải đối mặt với hiện trạng phòng trống dài hạn suốt những tháng qua. Ngoài các chương trình giảm giá hấp dẫn hoặc các gói khuyến mãi, các chuỗi khách sạn cũng cần nghiên cứu thêm để mang đến những trải nghiệm mới cho khách hàng nội địa. Đây là thời điểm để các khách sạn thỏa sức sáng tạo, thử nghiệm các loại hình khác nhau để gia tăng giá trị dịch vụ. Với việc nhiều thành phố vẫn thực thi chính sách làm việc tại nhà, các khách sạn có thể giữ khách ở lại lâu hơn. Ví dụ, ở Ấn Độ, các khách sạn đã và đang cung cấp các gói workcation, nghỉ dưỡng kết hợp làm việc như một biến thể của staycations. Loại hình nghỉ dưỡng này rất thích hợp với những gia đinh có con nhỏ và bận rộn, khi bố mẹ có thể vừa làm việc từ xa, vừa tận hưởng sự thư giãn trong không gian khách sạn. Phương Nga
2020-10-20
Phương Nga
Kinh doanh
cafebiz
Điểm sáng lớn 9 tháng đầu năm 2020: Thặng dư thương mại cao nhất 15 năm, đạt 16,5 tỷ USD
https://cafebiz.vn/diem-sang-lon-9-thang-dau-nam-2020-thang-du-thuong-mai-cao-nhat-15-nam-dat-165-ty-usd-20201021113042053.chn
Cán cân thương mại hàng hóa là điểm sáng lớn trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Cán cân thương mại hàng hóa trong quý 3 ước tính thặng dư 10,7 tỷ USD, trong 9 tháng đầu năm 2020 thặng dư 16,52 tỷ USD - mức cao nhất trong 15 năm trở lại đây, báo cáo VEPR trích từ Tổng cục Hải quan cho biết. Tăng trưởng chậm chạp, thương mại quốc tế là điểm sáng Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực do chưa kiểm soát được dịch Covid-19, Việt Nam đã bắt đầu có sự hồi phục từ quý 2-3. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 3/2020 đạt mức 2,62%, trong 9 tháng đầu năm đạt 2,12%. Nếu như khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chịu nhiều tác động tiêu cực thì khu vực nông - lâm - thủy sản ít bị ảnh hưởng nhất. Trong khu vực công nghiệp - xây dựng, ngành công nghiệp 9 tháng đầu năm 2020 tăng 2,69%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trong mười năm gần đây. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%; khai khoáng giảm 5,35%, xây dựng tăng 5,02%. Ba quý đầu năm 2020, khu vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước trong một thập kỷ vừa qua. Trong đó, hoạt động dịch vụ du lịch, lưu trú ảnh hưởng nặng nề nhất. Về vốn đầu tư FDI,dòng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới trong quý 3 đạt 1,96 tỷ USD, giảm đến 45% so với cùng kỳ năm ngoái.Tuy nhiên, vốn FDI thực hiện trong quý 3 tăng 8,4% so với quý trước, đạt 5,15 tỷ USD. Điểm sáng lớn trong bối cảnh kinh tế khó khăn chính là tình hình cán cân thương mại hàng hóa. Theo Tổng cục hải quan,cán cân thương mại hàng hóa trong quý 3 ước tính thặng dư 10,7 tỷ USD, trong 9 tháng đầu năm 2020 thặng dư 16,52 tỷ USD - mức cao nhất trong 15 năm trở lại đây. Có được điều này là do xuất khẩu tăng trưởng mạnh, đặc biệt là các mặt hàng điện thoại - linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu giảm nhẹ. Về tổng thu ngân sách, ước tính thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2020 đạt 975,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5% dự toán, giảm 11,5% so với cùng kỳ 2019. Việt Nam phải đối mặt với áp lực liên quan đến thâm hụt ngân sách, nợ công tăng lên. Bên cạnh đó,nghĩa vụ trả nợ cũng tăng lên, hết năm nay dự kiến ở mức 23% trên tổng thu ngân sách và có thể tăng lên mức rủi ro - 25% trong năm 2021. Kiến nghị chính sách Thảo luận trong buổi báo cáo, PGS.TS Phạm Thế Anh cho biết các chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả do đòi hỏi nhiều thủ tục tốn kém. Số doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách gia hạn thuế cũng chưa đáng kể. Ông Thế Anh đề xuất thúc đẩy các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, đặc biệt là đối với khu vực kinh tế phi chính thức. Đồng thời, cắt giảm các chi phí đang thực sự không cần thiết cho doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí công đoàn. Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực - Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó TGĐ) Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, cho rằng Việt Nam cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép. Nền kinh tế phải chấp nhận sống chung với lũ do đến cuối 2021, khả năng mới có vaccine cho Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới, trong đó có kinh tế số và thương mại điện tử. T.D
2020-10-21
T.D
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
VERP dự báo tăng trưởng kinh tế vẫn có thể lên đến 2,8%
https://cafebiz.vn/verp-du-bao-tang-truong-kinh-te-van-co-the-len-den-28-20201021112928225.chn
Theo báo cáo Kinh tế Vĩ mô mới nhất của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, với điều kiện dịch COVID-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 2,6 - 2,8% trong cả năm 2020. Trong trường hợp bất lợi hơn khi các nước đối tác của Việt Nam phải tái áp dụng các biện pháp phong tỏa, kinh tế Việt Nam có thể chỉ tăng trưởng trong khoảng 1,8 - 2,0%. Do dịch COVID-19, các nền kinh tế lớn trên thế giới đều chịu ảnh hưởng nặng nề, đa số có mức tăng trưởng Quý 2 âm so với cùng kỳ năm 2019. Nguy cơ đại dịch có thể bùng phát mạnh trở lại vào mùa thu và đông gây nhiều trở ngại cho nền sản xuất trong thời gian còn lại của năm 2020 hoặc sang năm 2021. Các nền kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và sản xuất bị thu hẹp. Toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh trong chín tháng đầu năm sau những khó khăn đã tích lũy từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Kinh tế Trung Quốc trong Quý 2 bắt đầu cho thấy sự phục hồi, trong khi các nước khác trong khối BRICS và ASEAN-5 ghi nhận mức tăng trưởng âm. Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh dịch không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng trong phần còn lại của năm bao gồm kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA) đem lại; tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh như mong đợi; chi phí nguyên nhiên vật liệu duy trì ở mức thấp do suy giảm nhu cầu tiêu thụ và sản xuất; làn sóng dịch chuyển đầu tư nhằm phân tán rủi ro từ thương chiến Mỹ - Trung và tận dụng các ưu đãi đầu tư tại Việt Nam; môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức trung bình, tạo điều kiện tốt cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng. Tuy vậy, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Sự tái bùng phát của COVID-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa có thể kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng; xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ. Bên cạnh đó, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, bị chững lại; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; chất lượng lao động thấp; hiệu quả đầu tư công thấp và tình trạng nhũng nhiễu của bộ máy công quyền còn nặng nề; tiến trình cổ phần hóa DNNN bị ngưng trệ, môi trường và thể chế kinh doanh chất lượng còn thấp. Cân nhắc những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đang tác động đối với kinh tế Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên cứu đưa ra các dự báo về tăng trưởng theo các kịch bản khác nhau về tình hình phòng chống bệnh dịch. Với điều kiện dịch COVID-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 2,6 - 2,8% trong cả năm 2020. Mức dự báo này thấp hơn so với ước tính của nhóm nghiên cứu trong báo cáo trước đây, do việc dịch bệnh quay trở lại tại một số thành phố lớn ở Miền Trung trong tháng Bảy làm gián đoạn quá trình hồi phục của ngành du lịch. Trong trường hợp bất lợi hơn khi các nước đối tác của Việt Nam phải tái áp dụng các biện pháp phong tỏa, kinh tế Việt Nam có thể chỉ tăng trưởng trong khoảng 1,8 - 2,0%. Kịch bản cơ sở (khả năng cao):Trong kịch bản này, bệnh dịch sẽ không tái bùng phát trong nước trong thời gian còn lại của năm và hoạt động kinh tế nội địa dần trở lại bình thường. Trong khi đó, bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới có thể tái xuất hiện cục bộ trên quy mô nhỏ ở một số quốc gia. Theo đó, mức độ tác động của COVID–19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ không nghiêm trọng hơn so với hiện tại. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 2,6 – 2,8%. Kịch bản bất lợi (khả năng thấp):Ở kịch bản này, bệnh dịch trong nước vẫn được khống chế hoàn toàn trong thời gian còn lại của năm và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới tái bùng phát mạnh, các nước phải tái áp dụng các biện pháp phong tỏa trong Quý 4 năm 2020 dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng và không có khả năng hồi phục trong năm 2020, kéo theo đó là sản xuất trong nước tăng trưởng yếu và các ngành khai khoáng phục vụ công nghiệp có khả năng thu hẹp. Dịch vụ lưu trú và ăn uống không có động lực hồi phục do thiếu khách du lịch nước ngoài, trong khi nhu cầu trong nước với các loại hình dịch vụ này cũng bị hạn chế do tình hình kinh tế kém khả quan ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 1,8 - 2,0%. Với việc làn sóng COVID-19 thứ hai đang bùng phát trở lại tại châu Âu và Bắc Mỹ, mặc dù chưa chắc chắn về việc các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt có được tái áp dụng hay không tại các nước này, VERP cho rằng việc cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần khiến cho việc tái phong tỏa toàn bộ nước Mỹ như đầu năm là khó xảy ra. Tại châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao cũng khiến việc đóng cửa nền kinh tế sẽ rất tốn kém. Do vậy, nhóm nghiên cứu VERP vẫn nghiêng về kịch bản cơ sở hơn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ đạt mức tăng trưởng trong khoảng 2,6 – 2,8% trong cả năm 2020. Lưu ý rằng cả hai kịch bản nêu trên đều giả định dịch bệnh được kiềm chế một cách tích cực ở trong nước cho đến hết năm 2020. Nếu dịch virus COVID-19 bùng phát trở lại trong nước trong Quý 4, thì các nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. H.S
2020-10-21
H.S
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Báo Ấn Độ ấn tượng với thành tích của Việt Nam trong cuộc đua cứ điểm sản xuất mới
https://cafebiz.vn/bao-an-do-an-tuong-voi-thanh-tich-cua-viet-nam-trong-cuoc-dua-cu-diem-san-xuat-moi-20201021083222147.chn
Tờ LiveMint khẳng định, Ấn Độ cần nhanh chóng hành động khi hầu hết các đối thủ cạnh tranh trên thị trường như Việt Nam, Indonesia, Bangladesh... đều có mục đích của rùa nhưng tốc độ của thỏ. Theo LiveMint (Ấn Độ), Việt Nam và Bangladesh đang làm tốt trong cuộc đua toàn cầu để thay thế hàng xuất khẩu của Trung Quốc, trở thành cứ điểm sản xuất mới. Tác giả bài viết trên LiveMint nhấn mạnh, Ấn Độ cần nhanh chóng hành động để có thể bắt kịp trong cuộc đua này. Giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã đạt được những dấu ấn đặc biệt trong nỗ lực trở thành con hổ châu Á, đánh dấu sự phát triển kinh tế nhanh chóng tương tự như Hàn Quốc, Trung Quốc vài thập kỷ qua. Cụ thể, trong tháng 9, xuất khẩu Việt Nam đã tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn tượng hơn nữa, xuất khẩu máy tính, linh kiện tăng 26% và xuất khẩu máy móc, phụ kiện tăng 63% trong quý 3/2020. Trong đó, hơn một nửa sản lượng của Samsung đến từ Việt Nam. Tờ báo này khẳng định, Việt Nam đang làm rất tốt trong cuộc chạy đua thay thế hàng xuất khẩu của Trung Quốc trên toàn cầu. Trước đó, chiến lược gia về các thị trường mới nổi của Morgan Stanley, ông Ruchir Sharma cũng là gọi Việt Nam là phép màu châu Á thế hệ mới. Theo lý giải của tờ LiveMint, FDI của Việt Nam đạt trung bình hơn 6% GDP, đây là tỷ lệ cao nhất trong nhóm các quốc gia mới nổi hiện nay. Giám đốc đầu tư của quỹ Dragon Capital, ông Bill Stoops nhận xét, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Mười năm trước, xuất khẩu Việt Nam nghiêng về dầu thô và nông nghiệp. Nhưng đến năm ngoái, cá là mặt hàng duy nhất nằm trong số top 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam mà không qua chế biến. Ông Bill Stoops nhận định: Thị trường lao động của Việt Nam rất rộng. Do vậy, tôi không lo ngại về khả năng thu hút thêm vốn FDI của Việt Nam. Những chiến lược mới tương tự như chiến lược Trung Quốc +1 cách đây một thập kỷ đã nổi lên. Trong quá khứ, chiến lược Trung Quốc +1 đã ra đời trong bối cảnh các công ty đa quốc gia hoạt động tại Trung Quốc phải tìm cách chuyển cơ sở sản xuất của mình từ các tỉnh duyên hải về sâu trong nội địa - nơi có chi phí sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên, việc di dời khỏi khu vực duyên hải cũng là một vấn đề nan giải. Do vậy, các công ty này tìm cách di chuyển cơ sở sản xuất của mình sang các nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Myanmar (Symington, 2013). Gần đây, theo báo cáo của McKinsey với tiêu đề Khả năng phục hồi chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi cung ứng toàn cầu hiện phải đối mặt với nhiều thách thức hơn bao giờ hết. Chỉ trong năm 2019, thế giới đã phải trải qua khoảng 40 sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu, gây ra vô số thiệt hại nặng nề. Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã làm tăng thêm tính bất ổn trong chuỗi cung ứng này. Do vậy, các công ty đang tìm cách đa dạng hóa các cơ sở sản xuất. Theo đó, Chính phủ các quốc gia châu Á cũng tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tư. Theo cuộc khảo sát vừa qua của Goldman Sachs, Việt Nam là điểm đến đầu tư tiềm năng đối với các doanh nghiệp có ý định đa dạng hóa cơ sở sản xuất, theo sau đó là Ấn Độ. Giám đốc đầu tư quỹ Dragon Capital trước đó cũng đánh giá cao cách thúc đẩy phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Theo LiveMint, Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khi hầu hết các đối thủ cạnh tranh trên thị trường như Việt Nam, Indonesia, Bangladesh... đều có mục đích của rùa nhưng tốc độ của thỏ. Q.L
2020-10-21
Q.L
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Căn hộ giá 162 triệu đồng/m2 vẫn đắt khách, Thủ Thiêm đang dần trở thành thủ phủ của những căn hộ đắt đỏ nhất Sài thành
https://cafebiz.vn/can-ho-gia-162-trieu-dong-m2-van-dat-khach-thu-thiem-dang-dan-tro-thanh-thu-phu-cua-nhung-can-ho-dat-do-nhat-sai-thanh-20201021124314584.chn
Thị trường căn hộ hạng sang tại TPHCM chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt, bất chấp Covid-19. Thị trường căn hộ cao cấp tại TPHCM chưa hề cho thấy dấu hiệu giảm nhiệt mặc dù đại dịchCovid-19có những ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và hành vi mua bán đầu tư của khách hàng, theo Savills. Điển hình là sự kiện mở bán của một dự án tại khu vực Thủ Thiêm với giá bán dưới 7000 USD/m2 (tương đương 162,2 triệu đồng) được tổ chức vào đầu tháng 10 đã thu hút rất nhiều khách hàng trong và và ngoài nước quan tâm. Chỉ trong một ngày, hàng trăm căn hộ của dự án này đã được tiến hành đặt chỗ. Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang dần trở thành khu vực quy tụ của các căn hộ, biệt thự có giá đắt đỏ bậc nhất tại TPHCM trong thời gian gần đây. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, các dự án tại Thủ Thiêm ghi nhận mức tăng trưởng tích cực và sôi động hơn khi cơ sở hạ tầng dần được hình thành cũng như sự hứng thú của cả các chủ đầu tư trong nước và quốc tế, bất chấp những hạn chế về tiện ích và mật độ cộng đồng dân cư trong khu vực, ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam chia sẻ. Việc thu hút nhiều nhà đầu tư chất lượng vào Thủ Thiêm hơn nằm hoàn toàn vào hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực. Ông Troy cho rằng trước đây, việc đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu được giao cho các công ty tư nhân để phát triển theo hình thức BT- hình thức xây dựng- chuyển giao giữa cơ quan nhà nước và các đơn vị phát triển bất động sản, tạo thêm gánh nặng tài chính cho cả hai bên. Nếu Nhà nước có nguồn vốn để kết hợp cân bằng với nguồn vốn của doanh nghiệp thì có thể đảm bảo phát triển được cả cơ sở hạ tầng và quỹ đất dự án, ông Troy khuyến nghị. Một số cái tên các chủ đầu tư đã và đang đầu tư một cách tích cực và hiệu quả tại khu vực này có thể kể tới như Empire City, Sonkim Land, Đại Quang Minh... Trong tương lai, ông Troy cũng cho rằng Thủ Thiêm vẫn sẽ là khu vực thu hút các dự án nhà ở phân khúc cao cấp của các chủ đầu tư lớn cả trong nước và nước ngoài nhờ vị trí sát sườn trung tâm, hệ thống cơ sở hạ tầng mới cũng như quy hoạch tốt của Chính phủ. Về triển vọng của thị trường, Savills nhận định sẽ có thêm khoảng hơn 143700 căn hộ được cung cấp ra thị trường trong tương lai đến 2023, trong đó phân khúc căn hộ hạng sang chiếm 13%, tương đương khoảng hơn 18000 căn hộ. Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao bộ phận Đầu tư, Savills nhận định việc quan tâm đến căn hộ cao cấp là một xu hướng khá dễ hiểu, vì 2 lý do. Thứ nhất, nguồn tiền để kinh doanh trong dân khá nhiều nên thay vì gửi ngân hàng ở mức lãi suất là 5 - 6%, việc mua một sản phẩm nhà ở để đầu tư cũng là một cơ hội với những người có nguồn tài chính tốt. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, thị trường cũng không có nhiều nguồn cung mới, ở góc độ tích cực trên thị trường phân khúc cao cấp thì đây chính là cơ hội cho những người có nhu cầu mua nhà ở cao cấp để ở và đa dạng hóa nguồn đầu tư. Bình An
2020-10-21
Bình An
Kinh doanh
cafebiz
Mua chung bất động sản có phải “cơ hội vàng”?
https://cafebiz.vn/mua-chung-bat-dong-san-co-phai-co-hoi-vang-20201021085245803.chn
Mô hình bỏ ra một số tiền ít vẫn có thể đầu tư những bất động sản hàng chục tỷ đồng kèm cam kết chi trả lợi nhuận liệu có phải “cơ hội vàng” trong lúc cả thị trường lao đao? Thời gian qua, trên thị trường xuất hiện mô hình mua chung bất động sản (BĐS) dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ tài chính (fintech) như Revex, RealStake… Điểm chung đáng lưu ý của các ứng dụng này là nhà đầu tư có thể với một số tiền nhỏ từ vài triệu đến vài chục triệu có thể thông qua các ứng dụng trên để mua chung những bất động sản trị giá từ vài tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng. Thay vì phải bỏ nhiều tỷ đồng để mua nguyên cả một căn hộ thì chỉ từ vài chục triệu đến 100 triệu đồng, khách hàng có thể làm chủ một phần sản phẩm bất động sản có giá trị lên đến vài chục tỷ Chẳn hạn như một bất động sản có trị giá 3 tỷ đồng sẽ được chia thành 100 phần, mỗi phần 30 triệu đồng, khách hàng có thể mua 1 hoặc nhiều phần. Khi nhà đầu tư góp vốn mua BĐS còn được hưởng lợi nhuận từ 6%/năm trở lên và nhà đầu tư sẽ ký hợp đồng mua bán quản lý với công ty BĐS và sẽ nhận được mức lợi nhuận từ 6% năm trở lên. Mới đây, tại một ứng dụng fintech mua chung BĐS đã đưa ra gói đầu tư sản phẩm căn hộ chung cư với 2 lựa chọn. Thứ nhất, nhà đầu tư có thể bán lại khoản đầu tư cho đơn vị, nhận gốc và lợi nhuận tối thiểu 15%. Thứ hai, nhà đầu tư có thể chọn biểu quyết để bán căn hộ, nhận về lợi nhuận và vốn gốc. Chia sẻ về mô hình đầu tư khá mới mẻ này, Luật sư Trương Thanh Đức - Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng nhà đầu tư khi tham gia sẽ phải đối diện rủi ro, thậm chí mất vốn, khi đã mất vốn thì lãi cũng không còn. Theo đó, có thể có khả năng doanh nghiệp (vốn là người sở hữu ứng dụng fintech mua chung BĐS) có thể bán BĐS lúc nào người góp vốn không biết, thậm chí khi mà các nhà đầu tư chung có biết, việc bán BĐS có công khai nhưng tiền vẫn có thể không được chi trả cho NĐT. Theo Luật sư Trương Thanh Đức thì hiện chưa có cơ chế bảo vệ tiền của NĐT mà hoàn toàn phụ thuộc vào tư cách, uy tín, đạo đức, năng lực của người đứng ra tổ chức cuộc chơi này. Mô hình mua chung BĐS qua app fintech đang được nhiều chuyên gia nhận định là chưa an toàn cho nhà đầu tư nghiệp dư Nói về kinh nghiệm phát triển mô hình này trên thế giới, ông Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng nếu các ứng dụng trên là do các Quỹ đầu tư được lập ra thì là việc bình thường. Ông Chung cho biết, đây là mô hình quỹ đầu tư tín thác BĐS và là 1 trong những hoạt động thành công của thị trường BĐS. Tuy nhiên, ông Chung cũng nhấn mạnh việc các Quỹ này phải do những người chuyên nghiệp quản lý quỹ chứ không phải doanh nghiệp BĐS mà là các Quỹ này sẽ đầu tư vào doanh nghiệp BĐS. Theo đó, các Quỹ này bản chất là 1 bên trung gian chứ không phải doanh nghiệp. Mô hình này đòi hỏi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật rất hoàn chỉnh với những chế tài cho tất cả các bên từ những người tham gia làm những người hình thành vốn, quản lý vốn và kinh doanh vốn. Cũng theo ông Chung thì hiện ở Việt Nam, đứng sau các ứng dụng fintech mua chung BĐS thường chính là doanh nghiệp kinh doanh BĐS thực hiện luôn chức năng của quỹ. Trong bối cảnh các văn bản quy phạm pháp luật chế tài chưa có và chưa rõ ràng, cộng với việc hầu hết nhà đầu tư chưa đủ thông minh thì mô hình này được cho là còn tiềm ẩn rủi ro. Tiếp cận mô hình mua chung bất động sản ở góc độ nhà đầu tư, ông Nguyễn Quốc Huy - Chuyên gia BĐS cho rằng NĐT đang không đầu tư BĐS và không có quyền gì với chủ đầu tư BĐS đó, không sở hữu, không bán được, như vậy không phải đầu tư BĐS. Do việc mua chung BĐS qua các ứng dụng fintech dựa trên các HĐ dân sự, bản chất là một hình thức huy động vốn có cam kết lợi nhuận chứ chưa hẳn là đầu tư. Trong bối cảnh chưa có khung pháp lý để điều chỉnh khi mô hình mới xuất hiện 1-2 năm, chưa có kiểm chứng, việc huy động nhiều nguồn vốn nhỏ từ những nhà đầu tư không chuyên có thể tiềm ẩn rủi ro - Một nhà đầu tư cho biết. Lê Sáng
2020-10-21
Lê Sáng
Kinh doanh
cafebiz
Doanh nhân Pháp 30 năm làm du lịch tại Việt Nam: “An toàn” đâu cần “đao to búa lớn”, đơn giản là áo phao không rách, đường cao tốc có nhà vệ sinh
https://cafebiz.vn/doanh-nhan-phap-30-nam-lam-du-lich-tai-viet-nam-an-toan-dau-can-dao-to-bua-lon-don-gian-la-ao-phao-khong-rach-duong-cao-toc-co-nha-ve-sinh-20201022143422178.chn
Ngoài ra, để thúc đẩy việc mở cửa đón du khách ngoài, vị doanh nhân kiến nghị ngành du lịch Việt Nam có thể bỏ lệ phí cấp visa (hiện có giá 25 USD cho visa có giá trị một lần), thay vào đó là tiến hành xét nghiệm nhanh Covid-19 có thu phí tại sân bay. Sau đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ hai tại Đà Nẵng, các chiến dịch kích cầu du lịch vốn đã khó khăn nay lại thách thức hơn. Bên cạnh những chương trình khuyến mãi, giảm giá thì thông điệp về an toàn luôn được nhắc đến hàng đầu. Thực tế, việc truyền thông hay các biện pháp du lịch an toàn hiện tập trung giải quyết tâm lý lo sợ do Covid-10 gây ra. Tuy nhiên, trong hội thảo Đi tìm diện mạo du lịch an toàn được tổ chức bởi Thời báo Kinh tế Sài Gòn, một doanh nhân người Pháp đã có 30 năm làm việc và kinh doanh du lịch lữ hành tại Việt Nam cho rằng cần phải suy nghĩ đến các vấn đề khác khi chính phủ Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế trở lại. Thường xuyên làm việc với du khách nước ngoài, vị doanh nhân này hiểu rõ những vấn đề tuy nhỏ nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác “an toàn” của họ. “Một, khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế, ấn tượng đầu tiên của khách sẽ là người hướng dẫn. Hướng dẫn viên nếu mặc áo đồng phục của công ty thì sẽ giúp du khách có cảm giác yên tâm hơn. Thứ hai, nếu được di chuyển trên chiếc xe bus sạch sẽ, an toàn thì cảm giác của khách cũng sẽ tốt hơn, hứng khởi trải nghiệm tour du lịch. Lúc xuống tàu ở Hạ Long, du khách phải mặc áo phao nhưng nhiều khi tôi thấy áo phao bị rách, không buộc được. Dù thời gian đi tàu chỉ 20 phút nhưng họ bắt buộc phải mặc, việc áo phao bị rách cũng sẽ làm mất mặt ngành du lịch.” Doanh nhân người Pháp với hơn 30 năm làm việc tại Việt Nam, chia sẻ trong hội thảo Đi tìm diện mạo du lịch an toàn. Bên cạnh đó, ông cũng đề cập đến một vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ, đó là giao thông Việt Nam. Du khách muốn đi bộ, muốn thăm phố cổ nhưng vỉa hè quá nhỏ, đa phần lại bị lạm dụng làm nơi để xe máy, xe đạp,... “Họ phải đi bộ ở trên lòng đường, như vậy có an toàn cho du khách của mình không? Nhiều khi tôi thấy tay của họ run run, không biết có dám đi không, vị doanh nhân người Pháp thắng thắn chia sẻ quan điểm. Hay một câu chuyện khác, phát sinh trong bối cảnh ngày càng nhiều xe chở khách du lịch di chuyển trên hệ thống các đường cao tốc. “Ví dụ, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chỉ dài 100-150km hay Hà Nội - Lào Cai dài 250km nhưng trên đoạn đường đó có chỗ nào để khách có thể dừng lại và đi vệ sinh an toàn, sạch sẽ hay không? Chưa hề có. Đàn ông thì không có vấn đề nhưng phải suy nghĩ cho phái nữ.” Nói cách khác, phải suy nghĩ đến sự an toàn cho du khách từ những chi tiết dù nhỏ và cơ bản nhất. Ngoài ra, để thúc đẩy việc mở cửa đón du khách ngoài, vị doanh nhân người Pháp kiến nghị ngành du lịch Việt Nam có thể bỏ lệ phí cấp visa (hiện có giá 25 USD cho visa có giá trị một lần), thay vào đó là tiến hành xét nghiệm nhanh Covid-19 có thu phí tại sân bay. T.D
2020-10-22
T.D
Kinh doanh
cafebiz
Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 4/2020 và năm 2021: Sẽ phục hồi theo chữ V, năm 2021 tăng khoảng 6,5 - 7%
https://cafebiz.vn/du-bao-tang-truong-kinh-te-viet-nam-quy-4-2020-va-nam-2021-se-phuc-hoi-theo-chu-v-nam-2021-tang-khoang-65-7-20201022083928615.chn
TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả tại Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi theo hình chữ V từ mức đáy quý 2/2020, lấy lại đà tăng trưởng từ quý 3/2020 và tăng trưởng khá trong năm 2021. TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV vừa công bố báo cáo Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 4/2020 và năm 2021. Chúng tôi xin đăng tải nguyên văn báo cáo để quý độc giả cùng theo dõi. ----- Kinh tế Việt Nam năm 2020 đã đi được hơn 3/4 chặng đường, bức tranh kinh tế cả năm đã được khắc họa khá rõ nét. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái sâu, kinh tế Việt Nam năm 2020 và tiếp theo cũng chịu tác động tiêu cực từ cả phía cung và phía cầu. Cùng với kết quả trên và căn cứ nội lực của nền kinh tế cộng với những thách thức từ bên ngoài (như diễn biến dịch Covid-19, sự hồi phục kinh tế của các đối tác, khả năng xảy ra thiên tai và các điều kiện thời tiết tiêu cực), chúng tôi đánh giá triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo 3 kịch bản (cơ sở, tích cực và tiêu cực) và kết quả cho thấy kinh tế Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 2,36-3,9% trong quý 4/2020, góp phần vào tăng trưởng 2-3% cả năm 2020 và tạo nền tảng cho phục hồi kinh tế và tăng trưởng nhanh trong năm 2021 (khoảng 6,5-7%). Tiếp theo Báo cáo kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 (tháng 7/2020); TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV thực hiện Báo cáoDự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 4/2020 và năm 2021 nhằm đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam theo lĩnh vực kinh tế trong 9 tháng đầu năm và cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 4/2020, cả năm 2020 và 2021, cùng với một số kiến nghị. 1. Kinh tế Việt Nam đã phục hồi rõ nét từ quý 3/2020 Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường; đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế. Kinh tế thế giới đã rơi vào suy thoái; báo cáo mới nhất của IMF và WB (10/2020) dự báo kinh tế thế giới năm 2020 suy giảm(-4,4 đến -5,2%).Ngoài ra, UNCTAD dự báo FDI toàn cầu sẽ suy giảm khoảng 25-30%; WTO (10/2020) dự báo thương mại thế giới suy giảm khoảng 9,2% năm 2020. Lạm phát toàn cầu năm 2020 dự báo ở mức thấp(1,8-2%)do sức cầu còn yếu, giá dầu giảm mạnh và đứng ở mức thấp. Ở trong nước, kinh tế Việt Nam sau 9 tháng đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét theo hình chữ V với đáy là quý 2/2020 sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát qua 2 lần bùng phát (tháng 3 và tháng 7). Trong quý 3/2020,cả ba khu vực kinh tế đều phục hồi rõ nét từ mức đáy trong quý 2với tăng trưởng GDP ước đạt 2,62% quý 3/2020, cao hơn mức tăng của quý 2 (0,39%). Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, GDP tăng 2,12% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó: (i) Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản quý 3 tăng 2,93% so với cùng kỳ (tốt hơn nhiều so với mức tăng 0,04% của quý 1 và 1,8% quý 2), giúp lũy kế 9 tháng đầu năm tăng 1,84% (thấp hơn mức tăng 2,02% cùng kỳ năm trước); đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung. (ii) Khu vực công nghiệp và xây dựng dù vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, song quý 3/2020 đã tăng 2,95% (cao hơn mức tăng của quý 2 là 1,69%), giúp lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 tăng 3,08% (thấp hơn so với mức 9,36% cùng kỳ năm 2019) và đóng góp 58,35% vào mức tăng trưởng chung. (iii) Khu vực dịch vụ mặc dù chịu tác động tiêu cực, trực tiếp bởi dịch bệnh, nhưng đã có dấu hiệu phục hồi mạnh, khi tăng 2,75% trong quý 3 (so với quý 2 giảm -1,93%); giúp lũy kế 9 tháng tăng 1,37% (thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,85% cùng kỳ năm trước); đóng góp 28,03% vào tăng trưởng chung. Dự báo tăng trưởng kinh tế quý 4, cả năm 2020 và 2021 Trong quý 4/2020 và năm 2021,kinh tế thế giớitiếp tục phải đối mặt với4 rủi ro, thách thứcchính: (i) Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo; (ii) Căng thẳng thương mại, công nghệ Mỹ-Trung và giữa các nước lớn khác; (iii) Rủi ro địa chính trị tại các nước, khu vực (gồm cả kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, đàm phán Brexit, quan hệ Trung - Ấn, vấn đề Biển Đông…); và (iv) Rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu. Các báo cáo cập nhật của các tổ chức quốc tế như IMF, WB, OECD, ADB (10/2020) … đều nhận định kinh tế thế giới năm 2020 suy thoái nghiêm trọng (-4,4% đến -5,2%), trước khi phục hồi, bật tăng trở lại năm 2021 (+3,5% đến +5%). Tuy nhiên, sự phục hồi phụ thuộc lớn vào 3 yếu tố: (i) hiệu quả phòng - chống dịch Covid-19 và tiến trình sản xuất, phân phối, sử dụng Vaccine; (ii) hiệu quả của các gói hỗ trợ; và (iii) hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch và phục hồi kinh tế. Ở trong nước, trên cơ sở kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm cùng với việc Chính phủ kiên định thực hiện mục tiêu kép (vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội), như Nhóm tác giả đã nêu trên, dự báokinh tế Việt Nam sẽ phục hồi theo hình chữ V từ mức đáy quý 2/2020, lấy lại đà tăng trưởng từ quý 3/2020 và tăng trưởng khá trong năm 2021. Theo đó, Nhóm tác giả dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2-3% năm 2020(khả năng cao là 2,5%)và khoảng6,5-7% năm 2021. Mức dự báo này cũng khá tương đồng so với mức dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế (IMF, WB, ADB…) là kinh tế Việt Nam tăng trưởng từ1,6-2,8%năm 2020 và6,3-7%năm 2021; lạm phát được kiểm soát ở mức 3,5-3,8% năm 2020 và dưới 4% năm 2021 (Bảng 1). Về cơ sở dự báo, tại báo cáo cập nhật đánh giá tác động của dịch Covid-19 tới kinh tế Việt Nam tháng 7/2020, Nhóm chuyên gia tại Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV đã dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo cả hướng tổng cầu và tổng cung với 3 kịch bản (cơ sở, tích cực và tiêu cực). Tuy nhiên, tại báo cáo lần này,nhóm tác giả dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo hướng tổng cung trong quý 4, cả năm 2020 và 2021, vẫn với 3 kịch bản (cơ sở, tích cực và tiêu cực) căn cứ theo phân tích, dự báo về: (i) diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam, (ii) khả năng hồi phục của kinh tế thế giới, khu vực và các đối tác thương mại, đầu tư chính của Việt Nam, (iii) triển vọng phục hồi của các khu vực kinh tế, (iv) khả năng xảy ra những tác động tiêu cực cua thiên nhiên, dịch bệnh đối với khu vực Nông – Lâm – Thủy sản. Với kịch bản cơ sở (khả năng cao), trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam, Chính phủ kiên định, quyết liệt thực hiện mục tiêu kép; tình hình thiên tai, lũ lụt tại miền Trung sớm được khắc phục, hạn chế tối đa thiệt hại về người và của, nông nghiệp sẽ tiếp tục là bệ đỡ, đảm bảo an ninh lương thực và góp phần tích cực vào tăng trưởng chung. Theo đó, dự báo tăng trưởng kinh tế quý 4/2020 có thể đạt3,28%so với cùng kỳ năm trước, giúp tăng trưởng GDP cả năm 2020 đạt2,5%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng khoảng 3,16% trong quý 4 so với cùng kỳ năm trước (và tăng 2,28% cả năm 2020); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 3,7% trong quý 4 (3,16% cả năm 2020); và khu vực dịch vụ tăng trưởng 3,58% trong quý 4 (2,08% cả năm 2020). Với kịch bản tích cực (khả năng thấp), đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát trên thế giới trong quý 4/2020; các nước áp dụng tình trạng bình thường mới, vừa phục hồi kinh tế, mở lại và duy trì hoạt động giao thương, sản xuất - kinh doanh, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, bắt đầu có vaccine từ cuối năm 2020.Còn tại Việt Nam,dịch bệnh được khống chế và được hỗ trợ tích cực bởi sự lan tỏa từ việc các nền kinh tế đối tác quan trọng (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU và ASEAN…) hồi phục nhanh sau dịch Covid-19;các hoạt động giao thương được mở cửa trở lại từ cuối quý 4/2020. Khi đó, các hoạt động sản xuất, chế biến - chế tạo nhất là các mặt hàng máy móc, thiết bị, điện, điện tử, vẫn tăng trưởng khá, các ngành may mặc, da giày phục hồi nhanh trở lại,… đáp ứng nhu cầu từ đối tác; dịch vụ hồi phục khá nhờ niềm tin của người tiêu dùng được khôi phục dần, thiên tai được khắc phục nhanh nhờ sự vào cuộc của Trung ương, bộ, ngành, địa phương, các tổ chức xã hội và mạnh thường quân…; nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong ổn định an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế. Theo kịch bản này, dự báotăng trưởng GDP Việt Nam đạt 4,82% trong quý 4/2020 và 3% cả năm 2020. Với kịch bản tiêu cực (khả năng thấp), đại dịch Covid-19 có nhiều đợt bùng phát mạnh tại nhiều nơi trên thế giới và khó kiểm soát trong mùa Đông - Xuân 2020-2021; bên cạnh đó, căng thẳng thương mại - công nghệ, địa chính trị leo thang, không sớm tìm được hướng giải quyết sẽ khiến thương mại, đầu tư quốc tế sụt giảm, đẩy kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bất định, khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu xuống thấp (theo hình chữ M ngược).Còn tại Việt Nam,dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát, nhưng xuất khẩu, thu hút đầu tư FDI tiếp tục khó khăn do dịch bệnh bùng phát trở lại ở các nước đối tác chính, sản xuất và xuất khẩu nông sản gặp khó, du lịch, vận tải - kho bãi, tiêu dùng phục hồi chậm chạp …v.v. Khi đó, dự báotăng trưởng GDP Việt Nam chỉ đạt 1,74% trong quý 4 và khoảng 2% cả năm 2020(Hình 1). Đối với năm 2021,Nhóm tác giả xây dựng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam phụ thuộc vào khả năng và mức độ xảy ra củanăm yếu tố(kịch bản cơ sở): (i) Tình hình và khả năng kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam và các nước trong quý 1/2021; vaccine phòng Covid-19 được sản xuất rộng rãi từ cuối quý 2/2021 và Việt Nam được tiếp cận vaccine cuối năm 2021?; (ii) Mức độ căng thẳng thương mại - công nghệ trong năm 2021 và tiến trình hợp tác quốc tế theo khu vực, khối và nhóm các nước; (iii) Mức độ phục hồi kinh tế của các đối tác chính; (iv) Tình hình thiên tai, dịch bệnh khác tại Việt Nam và mức độ ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất - kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, và (v) Dựa trên nền tảng tăng trưởng khá thấp của năm 2020 cũng như xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Theo đó, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm2021 có thể đạt 6,5-7%. Trong đó, khu vực Nông - Lâm - Thủy sản tăng trưởng khoảng 2,3-2,8%; khu vực Công nghiệp và Xây dựng tăng trưởng 8,5-8,8% (gần tương đương mức tăng trưởng trước khi xảy ra dịch Covid-19); và khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,6-8,1% so với năm trước. Như vậy, tùy theo diễn biến của dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới, sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân,kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 2,5% năm 2020(theo kịch bản cơ sở, với mức tăng trưởng trong quý 4/2020 khoảng 3,28%); và có thể phục hồi mạnh với mức tăng trưởng khoảng6,5-7% năm 2021(kịch bản cơ sở);lạm phát bình quân dự báo ở mức 3,5-3,8% năm 2020 và có thể tăng nhẹ lên mức 3,6-3,9% năm 2021. Kiến nghị và kết luận: Quý 4/2020 và năm 2021 sẽ là thời gian quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, bởi thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH sẽ là nền tảng vững chắc, tạo đà bứt phá và thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030. Mặc dù đây vẫn là giai đoạn khó khăn do Việt Nam phải vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhưng mặt khác, đây cũng là cơ hội nếu chúng ta tận dụng được những xu hướng, cơ hội mới được tạo ra từ chính đại dịch này. Do đó, để hiện thực hóa khả năng tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát trong quý 4/2020 và cả năm 2021 như nêu trên, Chính phủ cầnkiên định thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, cầnquyết liệt thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp khác như Nhóm chuyên gia đã kiến nghị tại các báo cáo trước đâynhư: (i) đẩy nhanh tiến độ thực hiện các gói hỗ trợ (gồm cả các gói đợt 2, nếu có), (ii) đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm ngay sau khi dịch được kiểm soát, cũng là tận dụng cơ hội từ các FTA như CPTPP, EVFTA, (iii) tiếp tục ưu tiên đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công (song vẫn đảm bảo chất lượng), (iv) thúc đẩy mạnh mẽ khối kinh tế tư nhân, (v) đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa, (vi) phát huy thế mạnh các trụ cột, đầu tàu tăng trưởng như Hà Nội, TP.HCM, (vii) đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số, xã hội số và Chính phủ điện tử, và (viii) tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh nhằm xóa bớt rào cản, thu hút dòng vốn FDI dịch chuyển. TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV
2020-10-22
TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Vàng sẽ vẫn ‘lấp lánh’ dù ông Trump hay ông Biden đắc cử, và đây là lý do
https://cafebiz.vn/vang-se-van-lap-lanh-du-ong-trump-hay-ong-biden-dac-cu-va-day-la-ly-do-20201022082327975.chn
Thị trường vàng đang biến động mạnh. Trong vài tuần tới, dự báo giá vàng sẽ hưởng lợi do những rủi ro gia tăng liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Ngay sau bầu cử, giá có thể tăng, cũng có thể giảm do hoạt động bán tháo, nhưng triển vọng sẽ vẫn ‘lấp lánh’. Chỉ còn 2 tuần nữa là tới bầu cử Tổng thồng Mỹ. Các nhà đầu tư vàng hiện đang hạn chế hoạt động giao dịch để tìm kiếm các manh mối có thể giúp họ tiên đoán diễn biến giá vàng sẽ ra sao. Nhìn chung, báo chí lúc này khi đưa thông tin về thị trường vàng đều nhận định thị trường đang chịu tác động bởi diễn biến cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế mới của Mỹ. Điều này đúng bởi giá vàng trên thực tế đang trồi sụt mỗi ngày theo tâm lý lạc quan hoặc bi quan về các cuộc đàm phán này. Khi mà lưỡng đảng của Mỹ còn nhiều bất đồng, nhà đầu tư vàng quyết định chờ đợi hơn là mua vào hoặc bán vàng ra. Tuy nhiên, nhìn rộng ra thì thị trường vàng đang chịu tác động rất nhiều bởi một vấn đề khác, đó là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ xưa nay luôn giữ một vai trò rất lớn, không chỉ trong việc định hình tương lai của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng ít nhất 4 năm (kể từ sau khi bầu cử), mà còn tác động tới kinh tế toàn cầu. Do đó, bầu cử Tổng thống Mỹ rõ ràng sẽ là chủ đề chính mà các thị trường tài chính và kim loại toàn cầu bàn luận và theo dõi trong mấy tuần tới. Không còn nghi ngờ gì nữa, thị trường chứng khoán đã gia tăng biến động trong thời gian gần đây, và sẽ còn tiếp tục biến động mạnh cho đến kỳ bầu cử. Nhà đầu tư cũng có xu hướng tăng cường tìm đến những tài sản vốn có truyền thống là nơi trú ẩn an toàn như vàng, đặc biệt là khi cuộc đua giữa 2 ứng cử viên đang đến rất gần với rất nhiều yếu tố bất ngờ khó đoán. Mặc dù vậy, dường như giá vàng chỉ biến động mạnh trước kỳ bầu cử chứ không kéo dài sau đó, bởi những dữ liệu lịch sử cho thấy, sau kỳ bầu cử Mỹ, giá vàng có thể tiếp tục đi lên, nhưng cũng có thể giảm xuống, dù dưới sự lãnh đạo của bất cứ đảng nào, thậm chí còn biểu hiện sự trái ngược nhau ở hai nhiệm kỳ liên tiếp của cùng một chính quyền. Không ai có thể phủ nhận tác động của yếu tố chính trị, nhưng những điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản hiện nay có vẻ như tác động nhiều hơn tới giá vàng, nhất là trong ngắn và trung hạn. Trong năm 2020, giá vàng đã có giai đoạn tăng ngoạn mục do kinh tế thế giới suy yếu và dịch Covid-19 bùng phát. Covid-19 buộc chính phủ các nước đồng loạt tung ra những gói kích thích kinh tế lớn, có nguy cơ khiến lạm phát gia tăng, giữa bối cảnh lãi suất thấp và căng thẳng địa chính trị gia tăng, khiến cho vàng là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều nhà đầu tư. Giá vàng đã đạt đỉnh cao lịch sử là 2.072,50 USD/ounce vào tháng 8/2020, so với chỉ 1300 USD hồi giữa năm 2019. Đó là giai đoạn giá vàng tăng mạnh nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính cách đây một thập kỷ. Sau đợt tăng đó, giá vàng đã giảm dần, xuống khoảng 1900 USD/ounce, khi lợi suất trái phiếu Mỹ nhích lên và đồng USD ổn định. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng giá vàng. Kết quả thăm dò của Reuters mới đây cho thấy, các nhà phân tích dự báo giá vàng sắp tới sẽ hồi phục chậm, song vẫn tiếp tục đi lên, thậm chí có thể sẽ lập kỷ lục cao mới, và giá trung bình năm 2021 sẽ gần 2000 USD/ounce. Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ thống nhất giữa giá vàng các kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ trong quá khứ, nhưng chắc chắn cuộc bầu cử tháng 11/2020 sẽ gây nhiều bất ổn cho thị trường tài chính và kim loại (trong đó có vàng) trên toàn cầu, giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa thuyên giảm đáng kể. Các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về sự bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden - có thể dẫn đến kết quả bầu cử không chắc chắn, tức là trong ngày kiểm phiếu vẫn chưa thể phân định được ai thắng ai thua. Bên cạnh đó, bầu cử năm nay có nhiều người gửi phiếu qua đường bưu điện do dịch Covid-19, có thể dẫn tới sự nhầm lẫn trong quá trình kiểm phiếu khiến cho việc công bố kết quả bị chậm lại, trong khi Tổng thống Trump tuyên bố ông không chấp nhận chuyển giao quyền lực một cách hòa bình trong trường hợp thua ở cuộc bầu cử tháng 11, làm dấy lên những lo ngại về nhiều yếu tố bất trắc. Những thông tin gần đây liên quan đến hiện tượng nhiễm Covid-19 của Tổng thống Trump cũng là một yếu tố tạo nên sự thiếu chắc chắn về những tuần cuối cùng trong cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ. Tất cả những yếu tố trên, từ khủng hoảng sức khỏe tới bất ổn kinh tế và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ gây tâm lý hoang mang khiến nhà đầu tư xa lánh thị trường chứng khoán đang biến động rất mạnh để tìm tới vàng. Tóm lại, trong trường hợp Tổng thống Trump tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa thì chính quyền của ông ở nhiệm kỳ thứ 2 này sẽ có rất nhiều thăng trầm, ít nhất cũng bằng nhiệm kỳ đầu. Còn nếu ông Biden đắc cử, chính quyền Mỹ có thể sẽ trở về gần như những chính quyền trước, với mong muốn khôi phục lập trường đa phương trong lĩnh vực đối ngoại, tức là sẽ ít gây biến động liên quan đển rủi ro chính trị và căng thẳng quốc tế. Tuy nhiên, mặc dù hai ứng cử viên đại diện cho những quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau về tương lai của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ các chính sách trong nước đến vai trò của Mỹ trên trường quốc tế, song mục đích của cả 2 ông, từ gần hạn đến trung hạn, sẽ đều là nỗ lực kích thích kinh tế phục hồi để vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19. Như vậy, trong bất cứ tình huống nào, Chính phủ Mỹ sẽ vẫn nỗ lực tăng cường chi tiêu và duy trì lãi suất cực thấp trong tương lai gần. Đó là chưa kể đến việc xu hướng USD yếu sẽ còn duy trì lâu dài, bởi dưới sự điều hành của ông Biden, đồng USD có thể sẽ ít biến động theo rủi ro địa chính trị. Mặt khác, triển vọng Mỹ sẽ giảm thuế quan và các hiệp định thương mại quốc tế nếu ông Biden thắng cử có thể sẽ khiến đồng USD giảm giá nhiều hơn nữa. Nhìn chung, ở cả 2 kịch bản, kinh tế Mỹ dự báo sẽ còn đối mặt với quá trình hồi phục lâu dài và gập ghềnh (nếu ông Biden đắc cử thì quá trình kinh tế Mỹ hồi phục sau Covid-19 sẽ chậm chạp hơn so với ông Trump tái đắc cử, vì ông Biden cam kết sẽ tăng thuế doanh nghiệp và tập trung cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Mỹ). Qua đó có thể kết luận, trong ngắn hạn, thị trường vàng có thể biến động mạnh mẽ hơn nữa. Về trung và dài hạn, bất cứ ai đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, thì các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản vẫn ở tình trạng rất khó khăn, môi trường lãi suất sẽ tiếp tục thấp, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc còn tồn tại, lạm phát có nguy cơ gia tăng và các làn sóng Covid-19 chưa đến hồi kết. Tất cả các yếu tố đó đều có lợi cho giá vàng đi lên. Tham khảo: Refinitiv, Reuters Vân Chi
2020-10-22
Vân Chi
Xã hội
cafebiz
Kiến nghị đưa hình thức cho thuê nhà Airbnb vào Luật để thu thuế
https://cafebiz.vn/kien-nghi-dua-hinh-thuc-cho-thue-nha-airbnb-vao-luat-de-thu-thue-20201022155111662.chn
Người cho thuê nhà, cho thuê căn hộ nhà chung cư ngắn hạn phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định pháp luật... Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị xây dựng khung pháp luật để quản lý hiệu quả hoạt động cho thuê nhà ngắn hạn sử dụng dịch vụ Airbnb. THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HoREA nhấn mạnh: Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chưa tiên lượng, nên chưa có khung pháp luật để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho thuê nhà ngắn hạn theo giờ, theo buổi, ngày, vài ngày hoặc 1-2 tuần. Mặt tích cực của phương thức tho thuê nhà ngắn hạn sử dụng dịch vụ Airbnb là thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước, có triển vọng tăng trưởng cao trong tương lai. Phương thức “chia sẻ phòng thuê” thông qua sử dụng dịch vụ Airbnb giúp khai thác hiệu quả tài sản nhà ở, nhất là các phòng ở dôi dư, hoặc các căn hộ trong các khu vực có nhiều khách vãng lai, khách du lịch. Tuy nhiên, phát sinh mặt tiêu cực như làm thất thu ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, có những trường hợp sử dụng nhà thuê sử dụng dịch vụ Airbnb để hoạt động tội phạm. Thậm chí, đã phát sinh “xung đột lợi ích” giữa người cho thuê căn hộ nhà chung cư sử dụng dịch vụ Airbnb với cư dân, do thường xuyên có người thuê nhà lạ mặt đến cư ngụ, gây tâm lý bất an và ảnh hưởng đến không gian riêng tư của các hộ gia đình trong chung cư. Cũng theo HoREA, khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định cấm “sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở”, nhằm mục đích không “làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư”, nhưng cụm từ “sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở” chưa được Luật Nhà ở giải thích cụ thể. Trong khi đó, Điều 10 Luật Nhà ở quy định “Quyền của chủ sở hữu nhà ở” được “cho thuê” nhà ở và Điều 121 Luật Nhà ở quy định bên cho thuê nhà và bên thuê nhà được thỏa thuận về thời hạn cho thuê, có nghĩa là bao gồm cả trường hợp cho thuê ngắn hạn. “Ngoài ra, còn có việc không cho phép đăng ký kinh doanh khởi nghiệp tại căn hộ chung cư (đối với cả các doanh nghiệp “siêu nhỏ” có dưới 5 lao động và sử dụng công nghệ thông tin, không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng), đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ sở hữu căn hộ chung cư”, HoREA nhấn mạnh. NGƯỜI CHO THUÊ CĂN HỘ THEO AIRBNB PHẢI NỘP THUẾ Theo báo cáo khảo sát năm 2019 của Grant Thornton, mô hình dịch vụ “chia sẻ phòng thuê Airbnb” đang tăng trưởng mạnh ở Việt Nam, với khoảng 30000 đơn vị lưu trú. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, người cho thuê nhà theo phương thức “chia sẻ phòng thuê Airbnb” phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế. Người cho thuê nhà theo phương thức “chia sẻ phòng thuê Airbnb” chỉ được cho thuê nhà trong một khoảng thời gian nhất định trong năm, theo thỏa thuận với chính quyền địa phương hoặc với cư dân bị ảnh hưởng. Theo HoREA, cho thuê nhà theo hình thức “chia sẻ phòng thuê” có thời hạn cho thuê ngắn, trong đó có cho thuê căn hộ chung cư, là phương thức cho thuê nhà mới, sử dụng dịch vụ Airbnb, phù hợp với “nền kinh tế chia sẻ”, chắc chắn sẽ phát triển rất mạnh trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ số. Do vậy, không thể tiếp tục quản lý theo kiểu “tư duy cũ, không quản được thì cấm”, mà cấm cũng không được, vì đây là nhu cầu thực tế của cuộc sống, có “cầu” thì tất có “cung”. Trên cơ sở đó, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 công nhận hoạt động cho thuê căn hộ nhà chung cư ngắn hạn (theo giờ, buổi, ngày, vài ngày, hoặc 1-2 tuần…), là hoạt động kinh doanh hợp pháp; người cho thuê nhà, cho thuê căn hộ nhà chung cư ngắn hạn phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, xem xét phương án quy định thời gian trong năm mà người cho thuê căn hộ nhà chung cư ngắn hạn được hoạt động kinh doanh cho thuê. HoREA cũng đề nghị xem xét phương án quy định người cho thuê căn hộ nhà chung cư ngắn hạn, có nghĩa vụ đóng góp (bổ sung) kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, do hoạt động kinh doanh cho thuê nhà ngắn hạn dẫn đến làm gia tăng khối lượng công tác và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư và đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư. An Nhiên
2020-10-22
An Nhiên
Kinh doanh
cafebiz
Ngân hàng Thế giới: Lũ lụt có nguy cơ 'cuốn' đi hơn 850 triệu USD tăng trưởng kinh tế Việt Nam mỗi năm
https://cafebiz.vn/ngan-hang-the-gioi-lu-lut-co-nguy-co-cuon-di-hon-850-trieu-usd-tang-truong-kinh-te-viet-nam-moi-nam-20201023145329303.chn
Trung bình mỗi năm, khoảng 852 triệu USD (tương đương với 0,5% GDP) và 316000 việc làm trong các ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam bị ảnh hưởng do nguy cơ lũ lụt ven sông và ven biển. Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo Tăng cường khả năng chống chịu khu vực ven biển được thực hiện phối hợp cùng Quỹ Toàn cầu về giảm nhẹ & phục hồi thiên tai và Chính phủ Việt Nam. Theo đó, khoảng 12% dân số và 35% nhà ở khu vực ven biển Việt Nam đứng trước nguy cơ do thiên tai. Theo báo cáo, Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000 km với thiên nhiên trù phú mang lại sinh kế cho khoảng 47 triệu người dân, tương đương một nửa dân số trên cả nước. Song, đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ các thảm họa thiên nhiên thường xuyên xảy ra. WB nhấn mạnh, bên cạnh những ảnh hưởng của lao động và nhà cửa, cơ sở hạ tầng và cơ sở công cộng cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ tương tự, dẫn đến việc làm gián đoạn dịch vụ trong những thời điểm cần thiết nhất. Báo cáo cho biết, thời gian qua, 26% số bệnh viện công và trạm xá, 11% trường học trong khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp do tình hình ngập lụt nghiêm trọng. Đồng thời, hơn 1/3 lưới điện đặt tại các khu vực trong rừng cũng đang đối mặt với nguy cơ bị hư hỏng do bão tàn phá. Báo cáo nêu rõ: Khu vực ven biển Việt Nam ngày càng phải hứng chịu nhiều thiên tai, gây ra những thiệt hại đáng kể về người và kinh tế, tuy nhiên các biện pháp quản lý rủi ro hiện nay là chưa đủ. Các tồn tại chính bao gồm việc thông tin rời rạc và thiếu, những quy định liên quan như quy hoạch không gian, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn an toàn và bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng được thực thi kém hiệu quả. Ngoài ra, 2/3 hệ thống đê biển của Việt Nam hiện không đáp ứng đủ các yêu cầu an toàn theo quy định. Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, bà Carolyn Turk nhận định: Nếu xu vẫn tiếp tục xu hướng phát triển kinh tế nhanh ở các khu vực có nguy cơ cao như hiện nay thì thiệt hại do thiên tai sẽ gia tăng. Đã đến lúc cần có cách tiếp cận mới nhằm cân bằng giữa rủi ro và cơ hội để những khu vực ven biển Việt Nam có thể tiếp tục là động lực tăng trưởng, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng chống chịu với các cú sốc. WB cho rằng Việt Nam cần khẩn trương xây dựng chiến lược tăng cường khả năng chống chịu mới, nếu không hàng tỷ USD tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ tới sẽ bị cuốn sạch bởi các thảm họa thiên nhiên. Theo đó, WB chỉ ra 5 lĩnh vực mà Việt Nam cần nhanh chóng triển khai. Thứ nhất, cải thiện việc ra quyết định bằng cách xây dựng cơ sở dữ liệu thiên tai công khai và hệ thống quản lý tài sản đối với các cơ sở hạ tầng quan trọng. Thứ hai, tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, bằng cách nâng cấp các công trình tại những khu vực dễ bị ảnh hưởng và ít được bảo vệ đồng thời cập nhật các tiêu chuẩn an toàn hiện có. Thứ ba, nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó với thiên tai bằng cách nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm, tăng cường năng lực ứng phó của địa phương, cải thiện mạng lưới an sinh xã hội và thực hiện phân bổ ngân sách rủi ro toàn diện. Thứ tư, Cân nhắc yếu tố rủi ro trong quy hoạch phân vùng và không gian dựa trên thông tin sẵn có tốt nhất. Cuối cùng, tận dụng các giải pháp dựa trên tự nhiên bằng cách khai thác khả năng bảo vệ và đóng góp phát triển kinh tế của hệ sinh thái một cách có hệ thống. Q.L
2020-10-23
Q.L
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Nên hợp pháp hóa cho thuê nhà chung cư theo giờ?
https://cafebiz.vn/nen-hop-phap-hoa-cho-thue-nha-chung-cu-theo-gio-20201023163108647.chn
HoREA và chuyên gia đồng tình việc hợp thức hóa loại hình kinh doanh này, có cơ chế quản lý, phối hợp cụ thể để kích thích thị trường. Anh N.V. Dũng, kinh doanh cho thuê chung cư ngắn ngày tại TP HCM và cả Bangkok, Thái Lan theo hình thức Airbnb đã được vài năm. Bản thân là một người kinh doanh nhưng anh Dũng cũng tự thừa nhận việc cho thuê này có thể gây ra những rắc rối không nhỏ. Ngoài nguy cơ khách hàng lợi dụng thuê căn hộ làm nơi hoạt động mại dâm, ma túy thì làm thế nào để giữ trật tự, đảm bảo an ninh, không gây phiền nhiễu tới các cư dân sống trong cùng tòa nhà cũng là vấn đề đau đầu. Anh Dũng nhớ như in những khi khách thuê căn hộ uống say trong đêm rồi về gõ nhầm cửa căn hộ khác, gây náo loạn cả tầng nhà rồi bảo vệ phải liên hệ với anh để giải quyết. Chưa kể, khách thay đổi liên tục trong tuần, thậm chí vài ngày, khiến các hộ gia đình xung quanh cảm thấy bất an, có những phàn nàn với ban quản lý tòa nhà... Vì những lần lộn xộn trên, ban quản lý tòa nhà cũng không ít lần gây áp lực với anh Dũng, thậm chí đề nghị anh ngừng kinh doanh. Thích du lịch, chị T.T.Thành lại chọn thuê căn hộ lưu trú ngắn ngày thay vì khách sạn. Với chị, một căn hộ đầy đủ tiện nghi, vật dụng cần thiết, có cả phòng bếp... là những ưu điểm mà khách sạn không thay thế được. Nó tạo cho chị cảm giác đi du lịch nhưng như được ở nhà, có thể tự nấu những món ăn theo sở thích hoặc chế biến sản vật địa phương... Mỗi khi đi du lịch chung với bạn bè, trong đó có người nước ngoài, nhóm chị cũng đều chọn căn hộ lưu trú ngắn ngày bởi đều cảm nhận thấy những ưu điểm của nó. Bạn bè nước ngoài của chị còn thường xuyên đăng ảnh lên mạng xã hội về những món ăn địa phương, tự tìm hiểu nấu nướng và tỏ ra thích thú. Đó là những trải nghiệm mà một khách sạn, kể cả 5 sao, không đem lại được. Một căn hộ được rao cho thuê ngắn hạn trên ứng dụng đặt phòng trực tuyến. Ảnh:BK Kiến nghị đưa hình thức cho thuê nhà Airbnb vào luật để thu thuế Mới đây, trong văn bản trả lời cử tri, Bộ Xây dựng khẳng định hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở như kinh doanh dịch vụ cho thuê theo giờ, ngắn ngày là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Các chủ sở hữu nhà chung cư khi phát hiện có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư thì cần phản ánh kịp thời đến UBND cấp phường, quận nơi có nhà chung cư để các cơ quan này xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng phương thức kinh doanh cho thuê căn hộ ngắn hạn dưới hình thức chia sẻ phòng thuê, sử dụng dịch vụ Airbnb phản ánh đúng diễn biến thị trường kinh doanh trong một nền kinh tế chia sẻ, ứng dụng công nghệ mới. HoREA dẫn báo cáo khảo sát năm 2019 của Grant Thornton, mô hình dịch vụ chia sẻ phòng thuê Airbnb đang tăng trưởng mạnh ở Việt Nam, với khoảng 30000 đơn vị lưu trú. Đánh giá mặt tích cực, HoREA nhận thấy phương thức kinh doanh này có triển vọng tăng trưởng cao trong tương lai, khách du lịch là đối tượng trọng tâm do có nhu cầu thuê ngắn hạn. Điều này cũng tác động tích cực đến việc thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước, nhất là đối tượng có thu nhập không cao, muốn tiết kiệm chi phí lưu trú. Phương thức “chia sẻ phòng thuê” thông qua sử dụng dịch vụ Airbnb, giúp khai thác hiệu quả tài sản nhà ở, nhất là các phòng ở dôi dư, hoặc các căn hộ trong các khu vực có nhiều khách vãng lai, khách du lịch. Tuy nhiên, đại diện phía Hiệp hội cũng cho rằng loại hình kinh doanh này chưa có đầy đủ quy định pháp luật để quản lý, điều chỉnh, dẫn đến hệ quả như làm thất thu ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, thậm chí có những trường hợp sử dụng nhà thuê sử dụng dịch vụ Airbnb để hoạt động tội phạm. Đồng thời, HoREA dẫn Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định cấm “sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở”, nhằm mục đích không “làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư”, nhưng cụm từ “sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở” chưa được Luật Nhà ở giải thích cụ thể. Bên cạnh đó, Điều 10 Luật Nhà ở quy định “Quyền của chủ sở hữu nhà ở” được “cho thuê” nhà ở và Điều 121 Luật Nhà ở quy định bên cho thuê nhà và bên thuê nhà được thỏa thuận về thời hạn cho thuê, có nghĩa là bao gồm cả trường hợp cho thuê ngắn hạn. Ngoài ra, Hiệp hội còn chỉ ra việc không cho phép đăng ký kinh doanh khởi nghiệp tại căn hộ chung cư (đối với cả các doanh nghiệp “siêu nhỏ” có dưới 05 lao động và sử dụng công nghệ thông tin, không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng) đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ sở hữu căn hộ chung cư. Vì vậy trong 6 năm qua, Hiệp hội đã nhiều lần có ý kiến đề nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ và Quốc hội xem xét sửa đổi cho phù hợp với thực tế cuộc sống. HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 theo hướng công nhận cho thuê căn hộ nhà chung cư ngắn hạn là hoạt động kinh doanh hợp pháp. Hiệp hội đề nghị quy định người cho thuê nhà, cho thuê căn hộ nhà chung cư ngắn hạn phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định pháp luật; xem xét phương án quy định thời gian trong năm mà người cho thuê căn hộ nhà chung cư ngắn hạn được hoạt động kinh doanh cho thuê. Đồng thời, luật cần xem xét phương án quy định người cho thuê căn hộ nhà chung cư ngắn hạn, có nghĩa vụ đóng góp (bổ sung) kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, do hoạt động kinh doanh cho thuê nhà ngắn hạn dẫn đến làm gia tăng khối lượng công tác và trách nhiệm của Ban quản trị và đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư. Một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư loại hình lưu trú nêu kinh nghiệm từ một số quốc gia quản lý hoạt động này, người cho thuê nhà phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế. Để kích thích phát triển du lịch, Chính quyền có thể cho phép các hộ kinh doanh này hưởng thuế ưu đãi, có cơ chế đặc thù, hoặc quản lý tập trung ở các tòa nhà theo khuôn khổ chung. Người cho thuê nhà cũng chỉ được cho thuê nhà trong một khoảng thời gian nhất định trong năm, theo thỏa thuận với chính quyền địa phương hoặc với cư dân bị ảnh hưởng. Chuyên gia nhấn mạnh thay vì cấm, Nhà nước cần ban hành cơ chế cụ thể, tạo hành lang pháp lý hướng dẫn các chủ thể kinh doanh. Điều này góp phần kích thích ngành du lịch trong nước, gia tăng giá trị du lịch quốc gia, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế và ngành đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Lê Xuân
2020-10-23
Lê Xuân
Kinh doanh
cafebiz
Thị trường chung cư Hà Nội 9 tháng qua các con số
https://cafebiz.vn/thi-truong-chung-cu-ha-noi-9-thang-qua-cac-con-so-20201023161654475.chn
Trong 9 tháng, căn hộ chung cư tiếp tục là loại hình được quan tâm, tuy nhiên nguồn cung sụt giảm, giao dịch không có nhiều đột biến. Giá căn hộ trung và cao cấp gần như đi ngang, trong khi giá căn hộ bình dân tăng mạnh. Thủy Tiên
2020-10-23
Thủy Tiên
Kinh doanh
cafebiz
Nhà ở xã hội: Thiếu vốn, thiếu đất, thiếu nguồn cung
https://cafebiz.vn/nha-o-xa-hoi-thieu-von-thieu-dat-thieu-nguon-cung-20201023083953115.chn
Thị trường bất động sản đang dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu nguồn cung nhà ở xã hội ... Theo mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đến 2020 cần hoàn thành xây dựng 12,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến nay mới chỉ thực hiện được 5,17 triệu m2 sàn, tương đương 41,4%. Con số này quá nhỏ so với kế hoạch cũng như nhu cầu thực tế. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản đang dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà thương mại giá thấp, phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị. HÀNG TRIỆU NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ NHÀ Ở Ước tính, cả nước hiện có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở, 1,7 triệu công nhân có nhu cầu chỗ ở. Trong khi đó, giá nhà ở tại các đô thị lại liên tục tăng cao, mà nguồn cung nhà ở xã hội thì ngày càng hạn hẹp. Trong tổng số 1.040 dự án nhà ở xã hội được triển khai, hiện mới có 248 dự án hoàn thành, 206 dự án với quy mô khoảng 168700 căn hộ đang bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công. Các dự án còn lại chưa triển khai hoặc đang làm thủ tục đầu tư xây dựng. Bởi vậy, thời gian gần đây, hầu như không có dự án nhà ở xã hội được tung ra thị trường. Hội Môi giới bất động sản cho biết, kể từ đầu quý 1/2020 đến nay, tại Tp.HCM đã không thấy xuất hiện dự án nhà giá rẻ và nhà ở xã hội. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà ở xã hội chậm triển khai, theo Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản, là do nguồn vốn hỗ trợ và quỹ đất dành cho phân khúc này rất hạn chế. Sau khi gói 30000 tỷ đồng kết thúc, cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội của người dân khó khăn hơn. Từ tháng 3/2020, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối thêm 1000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 71/2018/QH14 và bổ sung 2000 tỷ đồng cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội. Tuy nhiên, việc bố trí nguồn tái cấp vốn để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội còn chậm nên hầu hết các dự án đều thiếu vốn. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ rất khó tiếp cận nguồn vốn này. Bên cạnh đó, chính quyền một số địa phương cũng chưa bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Theo quy định, các dự án nhà ở thương mại có diện tích trên 10ha phải dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội nhưng nhiều nơi không phê duyệt quy hoạch dành 20% diện tích để xây nhà ở xã hội tại các dự án. Dường như không địa phương nào muốn bỏ quỹ đất ra để làm nhà ở xã hội bởi dành đất làm nhà thương mại thu được thuế, có lợi hơn. Nhiều địa phương cũng chưa sử dụng nguồn tiền thu được từ 20% quỹ đất trong dự án đô thị để đầu tư dự án nhà ở xã hội. Có địa phương lại chọn địa điểm xây dựng nhà ở xã hội không phù hợp, dẫn đến không phát triển được dự án hoặc có phát triển dự án nhưng không nhiều người đến ở. CẦN THÁO GỠ VƯỚNG MẮC VỀ CHÍNH SÁCH Thực tế cho thấy, doanh nghiệp muốn tham gia phát triển nhà ở xã hội còn gặp nhiều vướng mắc về chính sách. Bất cập lớn nhất là quy định đấu thầu, đấu giá quỹ đất 20% mà chủ đầu tư dự án giao lại cho Nhà nước. Chính quyền muốn phát triển nhà ở xã hội phải đấu thầu quỹ đất này, nếu không thì tự bỏ tiền ngân sách ra đầu tư mà ngân sách ở hầu hết các địa phương hiện đang rất eo hẹp. Trong khi đó, việc đấu thầu, đấu giá quỹ đất này gặp muôn vàn khó khăn bởi gần như không có doanh nghiệp nào tham gia vì không có lãi - ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết. Nói rõ hơn về điều này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM phân tích: Khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2015, quy định lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư. Mức lợi nhuận như vậy không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội. Bởi lẽ, nhiều chi phí không tên, kể cả chi phí thực tế giải phóng mặt bằng đều không được tính đúng, tính đủ vào tổng chi phí đầu tư, dẫn đến chủ đầu tư bị thiệt, thậm chí bị thua lỗ. Mức lợi nhuận đó cũng không khuyến khích chủ đầu tư dự án ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật, quản lý, để vừa phải đảm bảo chất lượng công trình, gia tăng các tiện ích, dịch vụ, vừa tiết kiệm chi phí, giảm giá thành. Nghị định 100/2015 cũng dẫn đến nhiều tình trạng trái khoáy. Ví như quy định, chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất trên toàn bộ đất dự án, thì, không phải nộp thêm đồng nào vào ngân sách Nhà nước và được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ dành quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội và được kinh doanh toàn bộ sản phẩm nhà ở của dự án (Khoản 2 Điều 5). Như vậy, ngân sách Nhà nước thì không thu được đồng nào từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại này để phát triển nhà ở xã hội, còn chủ đầu tư vừa được tiếng là đã hoàn thành trách nhiệm đóng góp để xây dựng nhà ở xã hội, vừa được kinh doanh toàn bộ sản phẩm nhà ở của dự án. Còn người dân thì không có thêm nhà ở xã hội để được mua, thuê, thuê mua – ông Châu chỉ rõ. Ngoài ra, theo luật quy định, đối với dự án trên 10 ha, nếu chủ đầu tư không muốn làm nhà ở xã hội có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận. Do đó trên thực tế, đã có nhiều dự án nhà ở thương mại có quy mô trên 10 ha, thậm chí vài chục, vài trăm ha nhưng không dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong khu vực dự án do chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội bằng hoán đổi quỹ nhà ở dự án khác hoặc được quy đổi bằng tiền và được sử dụng quỹ đất này để kinh doanh nhà ở thương mại, hưởng lợi lớn... CẦN CÓ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN, VƯỢT TRỘI Từ những phân tích trên, nhiều chuyên gia cho rằng các chính sách nhà ở xã hội cần có những chế tài thích hợp để xử lý những đơn vị chưa tuân thủ theo luật định, nhằm đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Về quỹ đất, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần rà soát, tổng hợp quỹ đất 20% trong các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, đề xuất bố trí thực hiện dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân thuê, nhà ở sinh viên, nhà ở tái định cư và đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. Về nguồn vốn, Bộ Xây dựng đề nghị 4 ngân hàng thương mại được Chính phủ cấp bổ sung 2000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho vay nhà ở xã hội nhanh chóng triển khai việc cho vay đầu tư xây dựng và cho người mua nhà ở xã hội vay theo chỉ đạo của Chính phủ; Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhà ở xã hội từ 4,8% xuống khoảng 4%. Đồng thời sửa đổi, bổ sung ngay theo quy trình rút gọn một số nội dung của Nghị định 100/2015 về phát triển nhà ở xã hội như cơ chế dành quỹ đất 20%, về xác định lợi nhuận định mức, về hoàn trả nghĩa vụ tài chính, về tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Xét trong dài hạn, để thị trường bất động sản phát triển ổn định trở lại thì cần phải có các giải pháp đồng bộ cả về cơ chế, chính sách, về nguồn vốn đầu tư, quy trình thực hiện, đặc biệt là cần có chính sách ưu tiên, vượt trội để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nhà ở xã hội và nhà thương mại giá thấp – ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhìn nhận. Nam Huyền
2020-10-23
Nam Huyền
Bất động sản
cafebiz
Câu chuyện đau thương đằng sau những quán gà Hàn Quốc: Đời sống vật chất và trọng hình thức đang tàn phá cả nền kinh tế lẫn xã hội
https://cafebiz.vn/cau-chuyen-dau-thuong-dang-sau-nhung-quan-ga-han-quoc-doi-song-vat-chat-va-trong-hinh-thuc-dang-tan-pha-ca-nen-kinh-te-lan-xa-hoi-20201023113904787.chn
Theo số liệu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tính đến tháng 6/2020, tổng dư nợ hộ gia đình tại nước này đã vượt 1,4 nghìn tỷ USD và mỗi phút trôi qua, con số này lại tăng thêm 100000 USD. Cứ mỗi 12 phút là một người Hàn Quốc lại phải tuyên bố phá sản. Hiện Hàn Quốc là nước có tỷ lệ nợ tính theo GDP cao nhất tại Châu Á và đang trở thành một quả bom nổ chậm trong nền kinh tế. Vì thiếu vốn, người dân Hàn Quốc phải tìm đến tín dụng đen và tạo nên vòng xoáy nợ nần, trong khi giới trẻ mải mê chạy theo lối sống vật chất để rồi ngập trong cờ bạc, rượu chè. Một xã hội trọng hình thức Trong khoảng 2014-2018, hơn 800 người đã tự tử tại cầu Sapo thuộc Seoul-Hàn Quốc, biến nơi đây thành cây cầu tử thần. Nguyên nhân chính của những vụ tự sát này phần lớn là do nợ nần, một điều vô cùng phổ biến trong giới trẻ Hàn ngày nay. Trên thực tế, việc dùng thẻ tín dụng là một thói quen phổ biến tại Hàn Quốc. Chúng đóng góp lớn cho lợi nhuận ngân hàng cũng như nền kinh tế nhưng lại gián tiếp đẩy hàng triệu thanh thiếu niên vào vòng xoáy nợ nần. Tỷ lệ nợ hộ gia đình theo số thu nhập khả dụng tại các nước (%) năm 2019 Thậm chí, tỷ lệ sử dụng thẻ thanh toán tại Hàn Quốc cao hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chi tiêu bằng thẻ tín dụng chiếm tới 40% GDP của Hàn Quốc, cao hơn nhiều so với mức 18% của Mỹ. Nguyên nhân chính là xã hội Hàn coi trọng sự thành đạt, vẻ ngoài hào nhoáng và lối sống vật chất. Hệ quả là người dân quay cuồng trong những xu hướng thời trang, sản phẩm tiêu dùng hay những thứ giúp gia tăng hình ảnh của họ với mọi người. Quay ngược về thập niên 1990, tỷ lệ nợ hộ gia đình tại Hàn Quốc vẫn chưa cao như vậy. Thế nhưng cuộc khủng hoảng 1997 khiến nền kinh tế nước này lao đao. Tỷ lệ thất nghiệp tăng trong khi hệ thống tài chính có nguy cơ đổ vỡ, buộc chính phủ phải có những biện pháp khuyến khích người dân tiêu dùng để kích thích tăng trưởng trở lại. Việc chính phủ có những động thái như giảm thuế cho chi tiêu bằng thẻ tín dụng đã khiến hàng loạt người tiêu dùng Hàn mở thẻ.Trong khoảng 1999-2002, bình quân mỗi người trưởng thành Hàn Quốc sở hữu 4 chiếc thẻ tín dụng, mức tăng 100%.Thị trường thẻ tín dụng nóng lên khiến các ngân hàng đua nhau nâng mức giới hạn vay tiền để cạnh tranh, đẩy ngày càng nhiều người vào vòng xoáy nợ nần. Tuy nhiên bong bóng thẻ tín dụng nhanh chóng đổ vỡ vào năm 2003 khi chính phủ phải tung hàng tỷ USD cứu trợ các ngân hàng. Thế nhưng hệ lụy của nó đến xã hội thì vẫn còn cho đến tận ngày nay. Văn hóa tiêu dùng, lối sống vật chất vẫn bám chặt lấy người Hàn Quốc từ khi chính phủ cổ vũ người dân gia tăng vay nợ vào cuối thập niên 1990. Mức thanh toán tiền thẻ tín dụng hàng năm tại Hàn Quốc hiện đã cao hơn so với thời kỳ bong bóng thẻ tín dụng 2003 tới 17%, đạt 700 tỷ USD. Chính sách giảm thuế khi chi tiêu bằng thẻ tín dụng vẫn còn và người dân Hàn tiếp tục nghiện quẹt thẻ để đáp ứng nhu cầu mua sắm của mình. Điều trớ trêu hiện nay là giới trẻ Hàn có thu nhập rất kém, khiến họ không có đủ khả năng chi trả cho những chiếc thẻ tín dụng của mình dù lối sống vật chất khiến nhiều người không dừng mua sắm lại được. Số liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ Hàn Quốc dưới 24 tuổi là 10,5% vào năm 2018, cao hơn Mexico (6,9%) hay Cộng hòa Czech (6,7%) dù GDP bình quân đầu người xếp trên. Năm 2018, khoảng 134000 người Hàn đã phải tuyên bố phá sản, tương đương cứ 300 người lớn thì có 1 người Hàn Quốc bị vỡ nợ. Phần lớn những người này là các bạn trẻ ngoài 20, vốn là tầng lớp chưa có sự nghiệp nhưng dễ bị cuốn theo lối sống vật chất. Với những bạn trẻ có điều kiện hay gia đình giàu có, việc chạy đua theo lối sống này không thành vấn đề. Thế nhưng với những người kém may mắn hơn, áp lực phải ganh đua khiến họ mất hết cả sự nghiệp lẫn tương lai. Xã hội Hàn Quốc rất hay phụ thuộc vào các xu thế, lối sống mới. Điều này khác với tư tưởng tự lập của Phương Tây. Ví dụ như tại Pháp, mỗi người sẽ có quan điểm và phong cách ăn mặc riêng theo sở thích của họ. Thế nhưng tại Hàn Quốc, nếu một kiểu quần áo nào được cho là đẹp mà người tiêu dùng không thể mua được, họ sẽ cảm thấy buồn và bị bỏ rơi, dẫn đến cơn cuồng mua sắm lẫn nợ nần, Chuyên viên đòi nợ Hwang Il Dong nhận định. Cờ bạc, rượu chè Giới trẻ Hàn cần tiền cho lối sống vật chất nhưng lại không có nhiều cơ hội nghề nghiệp vì kinh tế giảm tốc. Những tập đoàn gia đình trị Chaebol kiểm soát toàn nền kinh tế lại ít tuyển mới trong khi các doanh nghiệp nhỏ liên tục phá sản vì không cạnh tranh nổi. Hệ quả là thanh thiếu niên Hàn hướng đến những công cụ làm giàu nhanh như chứng khoán hay cờ bạc, những người tuyệt vọng hơn thì hướng đến rượu chè hay tự sát để giải thoát. Số liệu của Trung tâm chống nghiện cờ bạc Hàn Quốc (KCGP) cho biết số thanh thiếu niên phải vào đây điều trị đã tăng 6 lần, từ 168 em năm 2015 lên 1.027 bệnh nhân năm 2018. Phần lớn các thanh thiếu niên này bị cuốn vào những trò cờ bạc bất hợp pháp trên mạng. Theo Chuyên gia tư vấn tín dụng Kim Min Chul, việc nghiện cơ bạc trên mạng đã đẩy nhiều thanh thiếu niên Hàn trở thành đối tượng cho các nhóm vay nặng lãi nhắm vào.Những lời rao như cho vay 240 USD trong 2 tuần trả lại 400 USD, tương đương mức lãi 500%, tràn ngập trên các mạng xã hội Hàn Quốc. Các thanh thiếu niên, học sinh có thể dễ dàng nhận được khoản vay này mà chẳng cần bất kỳ khoản thế chấp nào. Hệ quả là chính những người thân của các học sinh này sẽ là người phải gánh chịu. Năm 2018, hơn 400000 người Hàn thừa nhận đang vay nặng lãi, đó là chưa tính đến những người giấu chuyện vay nợ. Như vậy cứ 100 người lớn Hàn Quốc thì có 1 người vay nặng lãi và tổng số tiền của thị trường này ước tính đạt tới 5,5 tỷ USD. Các cuộc khảo sát cho thấy 60% số sinh viên tốt nghiệp tại Hàn Quốc với khoản nợ ít nhất 10000 USD, phần lớn là tiền học phí. Tồi tệ hơn, các nghiên cứu cũng chỉ ra cứ 10 thanh niên Hàn dưới 24 tuổi thì có 2 người không được giáo dục, thất nghiệp và sống vật vờ ăn bám xã hội. Mức học phí cao cùng chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến nhiều bạn trẻ không có cơ hội học hành, tạo nên vòng xoáy thất nghiệp, nợ nần, cờ bạc, rượu chè. Nỗi buồn sau những quán gà Thế nhưng không riêng gì thanh thiếu niên, khoảng ¼ số lao động Hàn là những người kinh doanh nhỏ lẻ và họ còn nợ nần nhiều gấp 5 lần các bạn trẻ. Hàn Quốc hiện có khoảng 6 triệu người đăng ký kinh doanh nhỏ lẻ, con số cao nhất thế giới. Vấn đề là không phải người kinh doanh nhỏ lẻ nào cũng muốn khởi nghiệp mà đơn giản là cơ hội việc làm quá ít. Chuyên gia Kim Sang Bong của trường đại học Hansung cho biết phần lớn người Hàn kinh doanh nhỏ lẻ chỉ quẩn quanh các loại quán gà nướng, quán cà phê, quán bánh ngọt hay tiệm tạp hóa. Thậm chí sự bùng nổ nhan nhản của các quán nướng, quán nhậu, quán gà đã khiến cung vượt cầu. Hiện Hàn Quốc có khoảng 87000 quán bia và gà trên cả nước, nhiều gấp đôi số quán McDonald’s trên toàn thế giới. Điều đáng buồn là những quán kinh doanh này không đủ điều kiện để vay tiền ngân hàng và họ buộc phải hướng đến những nhóm cho vay nặng lãi.Thế nhưng, kinh tế giảm tốc khiến họ chẳng đủ tiền trả lãi và càng ngập trong nợ khi phải vay nợ mới trả nợ cũ. Năm 2019, gần 50% những doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn không đủ tiền thanh toán lãi vay. Khoảng ¼ số hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải đóng cửa tại Hàn Quốc khi chưa hoạt động được 1 năm. Giá thuê nhà cao do bong bóng thị trường bất động sản khiến nhiều người phải nhượng lại cửa hàng. Sau mỗi lần giảm tốc hay khủng hoảng, Hàn Quốc lại cố gắng kích thích kinh tế bằng cách hạ lãi suất và khuyến khích tiêu dùng. Thế nhưng ngân hàng sẽ chẳng cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ vay khi lãi suất hạ vì lợi nhuận quá thấp, trong khi khuyến khích tiêu dùng chỉ làm tăng thêm nợ cá nhân. Rõ ràng, Hàn Quốc đang lâm vào một thách thức chưa từng có và vẫn đang loay hoay tìm đường ra. AB
2020-10-24
AB
Xã hội
cafebiz
Đất Xanh Group lỗ ròng gần 390 tỷ đồng sau 9 tháng
https://cafebiz.vn/dat-xanh-group-lo-rong-gan-390-ty-dong-sau-9-thang-2020102411320985.chn
Đất Xanh có lãi trong quý 3/2020 nhưng vẫn lỗ lũy kế sau 9 tháng do trước đó phải trích lập dự phòng tài chính trên báo cáo tài chính 6 tháng tới 526 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2020. Theo đó, doanh thu thuần giảm 45% so với cùng kỳ năm trước, xuống dưới 800 tỷ đồng. Doanh thu giảm khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt 305 tỷ đồng, giảm 58%. Trừ đi thuế và phần lợi nhuận dành cho cổ đông không kiểm soát, lợi nhuận ròng của cổ đông công ty mẹ Đất Xanh trong quý 3 là 100 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ. Đất Xanh cho biết, doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh do công ty chưa kịp ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ các dự án công ty làm chủ đầu tư đã triển khai bán hàng thành công, cũng như do sự sụt giảm trong doanh thu hoạt động tài chính. Lũy kế 9 tháng, Đất Xanh đạt doanh thu thuần 1877 tỷ đồng, bằng một nửa cùng kỳ. Tuy có lãi trong quý 3, nhưng tổng cộng 9 tháng, Đất Xanh lỗ ròng tới 388 tỷ đồng. Trước đó, Đất Xanh đã công bố báo cáo tài chính 6 tháng với lợi nhuận ròng 38 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi soát xét, Đất Xanh chuyển sang lỗ 488 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong quá trình kiểm toán, công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam xác định khoản chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong công ty LDG theo nghị quyết ngày 16/7/2020 là sự kiện phát sinh sau niên độ và yêu cầu Đất Xanh phải trích lập dự phòng tài chính trên báo cáo tài chính hợp nhất là 526 tỷ đồng. Năm 2020, Đất Xanh đặt kế hoạch doanh thu thuần 4900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 1.034 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 16% và 15% so với kết quả năm 2019. Như vậy, chỉ tiêu doanh thu của công ty mới hoàn thành 38% kế hoạch cả năm. Theo nhận định của Công ty chứng khoán Bản Việt, tiến độ bàn giao bất động sản thấp hơn so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2020 là vì dự án bàn giao chính của Đất Xanh, dự án Gem Sky World Long Thành, sẽ bắt đầu ghi nhận vào quý 4. Theo diễn biến bán hợp đồng mà công ty chứng khoán Bản Việt ghi nhận, Đất Xanh triển khai mở bán thành công dự án Opal Skyline trong quý 3/2020 (khoảng 1500 căn hộ trung cấp tại Bình Dương) với tỷ lệ hấp thụ 95%, tương ứng khoảng 2,8 nghìn tỷ đồng tổng giá trị bán hợp đồng bán hàng. Trong khi đó, sau đợt mở bán chính thức đầu tiên của dự án Gem Sky World vào tháng 7, Đất Xanh tiếp tục tập trung quảng cáo dự án này và đang chuẩn bị cho đợt mở bán thứ hai vào cuối năm 2020. Hà My
2020-10-24
Hà My
Kinh doanh
cafebiz
Đại sứ Airbnb tại Việt Nam: Nếu không quản lý tốt, tệ nạn xã hội có thể xảy ra trong bất cứ loại hình lưu trú nào
https://cafebiz.vn/dai-su-airbnb-tai-viet-nam-neu-khong-quan-ly-tot-te-nan-xa-hoi-co-the-xay-ra-trong-bat-cu-loai-hinh-luu-tru-nao-20201023165756006.chn
Anh Nguyễn Chiến Thắng - Đại sứ Airbnb tại Việt Nam khẳng định, nếu không quản lý tốt, tệ nạn xã hội có thể xảy ra trong bất cứ loại hình lưu trú nào. Do đó, không nên để phí một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng bằng cách cấm chỉ vì quản lý yếu kém. Mới đây, cử tri TP. HCM đã đề nghị Bộ Xây dựng làm rõ các quy định liên quan đến việc sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh dịch vụ cho thuê ngắn hạn theo ngày, giờ và chế tài xử lý cụ thể; nguyên nhân là do việc quản lý loại hình cho thuê này hết sức khó khăn; nhiều đối tượng lợi dụng để hoạt động mại dâm, ma túy, tội phạm công nghệ cao… Trả lời vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết liên quan đến các quy định về việc sử dụng căn hộ chung cư thì chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm. Đồng thời Luật Nhà ở 2014 cũng đã quy định nghiêm cấm việc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Bên cạnh đó, Điều 35 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà chung cư như tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư… Trước thông tin trên, cộng đồng hosts (chủ nhà, chủ homestays có phòng cho thuê) trên toàn quốc đã dậy sóng với nhiều tranh cãi. Nhất là trong giai đoạn khó khăn do Covid hiện nay, những người sở hữu căn hộ cho thuê nói chung phải linh hoạt trong mô hình kinh doanh, làm mọi cách có thể để tồn tại qua khủng hoảng. Nhiều hosts cho rằng, họ không vi phạm pháp luật khi không chuyển đổi công năng căn hộ và vẫn sử dụng vào mục đích để ở. Mới đây, chúng tôi đã liên hệ với anh Nguyễn Chiến Thắng – Đại sứ của Airbnb tại Việt Nam để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. Anh Thắng có kinh nghiệm nhiều năm vận hành dịch vụ lưu trú và được Airbnb lựa chọn làm đại sứ tại Việt Nam với vai trò hỗ trợ và kết nối cộng đồng hosts Airbnb. Việc cấm hoặc hạn chế cho thuê căn hộ theo giờ, ngắn hạn cũng được nhiều nước khác áp dụng như Thái Lan, Singapore, Đài Loan,… Anh nghĩ sao về kiến nghị thắt chặt quy định này ở Việt Nam thưa anh? Bản chất của việc cấm tại những quốc gia đó là do tình trạng thiếu nguồn cung bất động sản. Nhà nước của họ thường có chủ trương xây chung cư cho dân thuê để ở với giá ưu đãi, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Với quỹ BĐS hạn hẹp như vậy, một người thuê được nhà của nhà nước mà dùng để sinh lợi là vô hình trung đã lấy đi quyền lợi chính đáng hơn của người khác; trong khi bản thân họ đã được hưởng lợi từ việc thuê nhà giá ưu đãi. Ở Anh còn từng xảy ra mâu thuẫn dữ dội, do việc đầu tư cho thuê khiến giá nhà tăng lên, gây ảnh hưởng đến những người còn khó khăn trong xã hội. Trái lại, ở Việt Nam, tốc độ phát triển BĐS rất nhanh, các dự án chung cư, biệt thự… mọc lên ngày càng nhiều, tạo nên nguồn cung dồi dào… Một bộ phận lớn những người có khả năng kinh tế tất yếu sẽ có nhu cầu đầu tư vào thị trường này bằng cách lướt hoặc mua lại để cho thuê. Đặc biệt khi làn sóng Airbnb du nhập vào Việt Nam, những người tức thời sẽ tận dụng mọi nguồn cung về nhà ở để tăng thu nhập. Hơn nữa, hình thức cho thuê này cũng mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ giúp người dân cải thiện cuộc sống, mà còn giúp cho ngành du lịch nước ta hấp dẫn hơn với nhiều cơ sở lưu trú mang nét văn hoá địa phương với giá hợp lý. Nếu có các quy định quản lý tốt và triển khai được việc thu thuế, nhà nước cũng sẽ được hưởng lợi không ít. Do vậy theo tôi, không thể cứ thấy không quản lý được là cấm, mà cần nghiên cứu và đưa ra được các quy định cụ thể trên tinh thần bình đẳng, hợp lý, rõ ràng như nhiều quốc gia khác đã áp dụng. Chẳng hạn, nhà chung cư bán theo chính sách hoặc bán cho người có thu nhập thấp thì không được kinh doanh, nhưng những chung cư do tư nhân chủ động đầu tư thì được quyền cho thuê sinh lợi… Trên thực tế, tháng 8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 999/CP phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về mô hình kinh tế chia sẻ, để phát huy các mặt tích cực và giảm thiểu các mặt tiêu cực đến các bên tham gia mô hình kinh tế này ở Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng đã phản hồi rằng, việc sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh dịch vụ cho thuê theo giờ, ngắn ngày là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Như vậy đây có phải là sơ hở quản lý của Airbnb trong việc tuân thủ pháp luật quốc gia sở tại hay không? Thứ nhất, Airbnb xây dựng ra chính sách rất chặt chẽ và quy định rất rõ rằng một khi đã tham gia vào nền tảng, các hosts phải đảm bảo tuân thủ luật pháp địa phương và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đó. Airbnb hiện nay chỉ là nền tảng, là công cụ, là sân chơi cho những ai muốn chia sẻ chỗ lưu trú. Còn khi nào Airbnb vào Việt Nam một cách chính thức, thông qua chính phủ, khai thác không gian tại Việt Nam, đóng thuế cho nhà nước Việt Nam thì câu chuyện có thể sẽ khác, mọi liên kết sẽ chặt chẽ hơn. Tôi cũng nghĩ chuyện này là hoàn toàn có thể, tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của chính phủ. Thứ hai, nhà nước cũng chưa có chính sách cụ thể, như việc loại hình chung cư nào được cho thuê, loại nào không… dẫn đến lúng túng, thiếu đồng bộ trong việc thực thi. Nhiều chủ đầu tư thậm chí còn lấy khả năng cho thuê sinh lợi của một dự án chung cư nào đó ra để quảng cáo. Hơn nữa, đây là tài sản sở hữu tư nhân, tôi hoàn toàn có thể nói rằng mình cho bạn ở nhờ, miễn tuân thủ đầy đủ các quy định về an ninh trật tự của toà nhà, của địa phương như đăng ký định danh, đăng ký tạm trú, tạm vắng… Nguyên nhân được các cử tri đưa ra là khó khăn trong việc quản lý, nhiều đối tượng lợi dụng để hoạt động mại dâm, ma túy, tội phạm công nghệ cao…. Anh nói sao về điều này? Nếu không quản lý tốt, những tệ nạn này có thể xảy ra trong bất cứ loại hình lưu trú nào, kể cả khách sạn 5 sao. Trong đó, trách nhiệm của người chủ nhà là rất lớn. Vậy theo anh, các hosts nên làm gì để ngăn chặn và xử lý vấn đề này? Người chủ nhà phải có các quy định rõ ràng, chặt chẽ. Quy định càng chặt bao nhiêu, càng được pháp luật bảo vệ nhiều bấy nhiêu. Trên nền tảng Airbnb, chủ nhà cũng được quyền tự đặt ra house rules (quy định trong nhà) theo luật địa phương và yêu cầu của chính mình; khách vi phạm sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, Airbnb không phải là kênh duy nhất hỗ trợ việc cho thuê. Trong giai đoạn này, nhiều khách nội địa đặt không thông qua nền tảng nào thì rất khó kiểm soát. Các hosts nên lựa chọn các kênh đảm bảo mà thông qua đó, mình có được nhiều thông tin về khách để có cơ hội chọn lọc, yêu cầu khách xuất trình giấy tờ tuỳ thân đầy đủ, thậm chí từ chối phục vụ nếu cảm thấy cần thiết. Nhân đây, tôi cũng muốn nhắc nhở các hosts phải hết sức cảnh giác, tỉnh táo, đặc biệt là các bạn mới tham gia thị trường. Nếu không chặt chẽ, nhà bạn có thể vô tình trở thành nơi chưa chấp mại dâm hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất kích thích… Khi đó, người đầu tiên chuốc lấy rủi ro chính là bạn. Nhất là trong giai đoạn này, nếu để xảy ra chuyện gì không hay có thể làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Để có thể kinh doanh lâu dài trong ngành này, không có cách nào khác là phải tuân thủ luật pháp ngay từ đầu, kinh doanh mô hình nào được chính quyền chấp nhận, sau đó tự xây dựng quy định chặt chẽ cho chính cơ sở kinh doanh của mình. Tôi cũng mong rằng, cộng đồng các chủ đầu tư, nhà đầu tư và các nhà quản lý cơ sở lưu trú có thể kết nối với nhau, cùng làm việc, tìm cách tháo gỡ nếu có vấn đề tiêu cực phát sinh… để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, hướng tới duy trì kênh thu nhập lâu dài. Vì trên thực tế, nhu cầu là có thực. Không nên để phí hoài một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng chỉ vì quản lý yếu kém. Khó khăn do Covid đã khiến rất nhiều chủ nhà phải nhượng lại cơ sở lưu trú với giá rất rẻ để cắt lỗ. Vậy theo anh, đây có phải là thời điểm thích hợp với những người muốn đầu tư vào ngành này không? Đây sẽ là thời điểm thích hợp chỉ khi bạn xác định có thể trường vốn, có kế hoạch, mô hình kinh doanh khả thi, lâu dài, biết khai thác thị trường và tìm ra ý tưởng mới sáng tạo. Hiện tại nguồn cung về mặt bằng rất dư dả. Sau thời điểm khủng hoảng vì dịch, mảng du lịch cũng sẽ bùng nổ do mọi người đã bị cầm chân quá lâu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là chưa biết tới khi nào dịch bệnh mới được kiểm soát trên thế giới. Do vậy, những ai có ý định đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng. Cảm ơn anh đã tham gia phỏng vấn! Diệu Anh
2020-10-24
Diệu Anh
Kinh doanh
cafebiz
Vì sao nhà đầu tư Mỹ chọn rót vốn vào Việt Nam thông qua Singapore?
https://cafebiz.vn/vi-sao-nha-dau-tu-my-chon-rot-von-vao-viet-nam-thong-qua-singapore-20201026194206756.chn
Lý do chính để làm điều này có liên quan đến hiệu quả pháp lý và hoạt động. Từ góc độ pháp lý hoặc quy định, các giao dịch như thay đổi hoặc thêm cổ đông ở Singapore đơn giản và nhanh chóng hơn ở Việt Nam - Tiến sĩ Burkhard Schrage nói. Với Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm Nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore) có vốn đầu tư 4 tỷ USD, Singapore tiếp tục là quốc gia rót vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020. Ông Kenneth Atkinson, Nhà sáng lập, Tư vấn cấp cao Hội đồng quản trị Grant Thornton Vietnam từng cho biết, thực tế dòng vốn của Singapore đến từ các nước Mỹ và châu Âu. Dưới đây là những ý kiến đến từ Tiến sĩ Burkhard Schrage - Chủ nhiệm bộ môn Quản trị tại khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT về lý do các nhà đầu tư Mỹ chọn rót vốn qua một nước thứ 3. Ông Burkhard Schrage có bằng Tiến sĩ Kinh doanh quốc tế và bằng Thạc sĩ của Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, Đại học Tufts, Hoa Kỳ. Trước đây ông từng giảng dạy tại Đại học Quản lý Singapore và Đại học Pennsylvania. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm quản lý chiến lược, chiến lược thị trường mới nổi, các khía cạnh thực nghiệm của tư nhân hóa và bãi bỏ quy định. 9 tháng đầu năm 2020 chứng kiến sự sụt giảm của dòng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài ( FDI ) vào Việt Nam, bao gồm cả số dự án cấp mới, vốn đầu tư đăng ký và vốn thực hiện. Ông đánh giá thế nào về điều này? Tiến sĩ Burkhard Schrage:Chín tháng đầu năm 2020 đã có nhiều diễn biến bất thường. Đại dịch đã làm xáo trộn hoạt động kinh tế trên toàn thế giới , khiến nhiều chỉ số bị sai lệch, từ GDP đến dòng chảy thương mại và mô hìnhFDI. Một nghiên cứu gần đây của OECD cho thấy hoạt động FDI trên toàn thế giới ước tính sẽ giảm khoảng 30% trong năm nay. Sự sụt giảm này đặc biệt thể hiện rõ trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất so với lĩnh vực dịch vụ hoặc trong các hoạt động chuyên sâu về nghiên cứu và phát triển (R&D). Việt Nam là quốc gia nhận được nhiều đầu tư nước ngoài trong chính hai lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, điều đó lý giải sự sụt giảm khoảng 19% nguồn vốn FDI đăng ký mới trong suốt 9 tháng đầu năm 2020. Mặc dù vậy, so với xu hướng FDI giảm trên toàn cầu, Việt Nam vẫn đang làm tốt hơn nhiều. Điều thú vị là hầu hết các cam kết đầu tư FDI trước đây vào Việt Nam đều đã được các nhà đầu tư thanh toán ngay từ đầu năm. Điều này cho thấy việc sụt giảm tổng thể nguồn vốn FDI không phải vì tình hình ở Việt Nam mà chủ yếu là do các doanh nghiệp trên thế giới cần tái đánh giá tổng thể và thận trọng hơn trong các hoạt động đầu tư nước ngoài. Cùng với việc đánh giá lại hoạt động FDI từ các doanh nghiệp nước ngoài, dữ liệu cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa mức độ nghiêm trọng của đại dịch tại nước sở tại và FDI tại Việt Nam. Ví dụ, mức tăng trưởng GDP ở các nước châu Á nhìn chung ít bị ảnh hưởng hơn (-2,3%) so với các nước châu Âu (-7,2%) và Mỹ (-4,3%). - Theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 9 tháng đầu năm 2020, Singaporetiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...Ông có nhận xét gì về việc dòng vốn FDI thiếu bóng dáng của các ông lớn Mỹ, châu Âu? Do chịu ảnh hưởng lớn hơn từ hậu quả kinh tế của đại dịch, các nhà đầu tư từ Châu Âu và Mỹ có vẻ đặc biệt thận trọng hơn trong 9 tháng đầu năm. Thay vì theo đuổi các khoản đầu tư mới trên toàn cầu, các công ty đang chú trọng việc bảo toàn dự trữ tiền mặt - một phản ứng đúng đắn trong thời kỳ khủng hoảng. Ngoài ra, các công ty châu Âu có thể đã do dự trong việc đầu tư vào Việt Nam trước khi hiệp định EVFTA kết thúc đàm phán vào đầu năm nay và đặc biệt là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư đi kèm vẫn đang chờ cả hai bên phê duyệt. Một khi Hiệp định Bảo hộ Đầu tư có hiệu lực, Việt Nam có thể mong đợi nguồn vốn FDI từ châu Âu sẽ tăng lên. Có thể nói, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản luôn là những nhà đầu tư nước ngoài mạnh mẽ nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây. Do đó, đại dịch đã không làm thay đổi danh sách các nhà đầu tư hàng đầu và các mô hình FDI đã được thiết lập. Việc các quốc gia châu Á tiếp tục dẫn đầu hoạt động FDI tại Việt Nam khẳng định sự gần gũi về địa lý và văn hóa làm gia tăng sức hấp dẫn và thành công của đầu tư nước ngoài. - Chuyên gia kinh tế từng đề cập đến việc thực tế dòng vốn từ Mỹ đầu tư vào Việt Nam là từ Singapore và các quốc gia thứ 3, nghĩa là họ đầu tư vào một tổ chức ở một quốc gia khác, sau đó tổ chức/công ty này đầu tư vào Việt Nam. Ông nhận định gì về chuyện này? - Thật sự, trong các cuộc trò chuyện với các nhà đầu tư đang có ý định vào Việt Nam, tôi thường xuyên thấy họ cân nhắc đầu tư thông qua một công ty mẹ đặt tại Singapore. Lý do chính để làm điều này có liên quan đến hiệu quả pháp lý và hoạt động. Từ góc độ pháp lý hoặc quy định, các giao dịch như thay đổi hoặc thêm cổ đông ở Singapore đơn giản và nhanh chóng hơn ở Việt Nam. Ví dụ, việc một công ty bán cổ phần cho các nhà đầu tư mới có thể được thực hiện trong vài giờ ở Singapore, trong khi quy trình đó sẽ kéo dài hàng tuần ở Việt Nam. Do có hiệp định chống đánh thuế hai lần giữa hai nước nên không có gánh nặng thuế bổ sung nào phát sinh, nhưng chắc chắn Singapore không phải là “thiên đường thuế” giống như một số địa điểm khác thường xuất hiện nổi bật trong bảng danh sách đầu tư nước ngoài. Có lẽ quan trọng hơn là những nguyên nhân về vận hành đã khiến Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư từ Singapore. Các công ty có thể chọn đặt “trụ sở khu vực” tại Singapore, sau đó đưa ra quyết định đầu tư và lựa chọn địa điểm đầu tư khắp châu Á. Trụ sở Singapore đóng vai trò “phân bổ tài sản” trên khắp các nước trong khu vực, chứ không phải là trụ sở toàn cầu. Ngoài chức năng này, trụ sở khu vực tại Singapore cũng có thể đóng vai trò là văn phòng hỗ trợ hoặc nền tảng dịch vụ cho tất cả các hoạt động FDI trong khu vực. Đây là nơi khởi nguồn cho các sáng kiến marketing toàn khu vực, xây dựng các nguyên tắc kỹ thuật hoặc các chính sách tài chính. Từ góc độ tổ chức, thay vì hoạt động FDI đến từ Cupertino ở California chẳng hạn, quyết định điều hành các khoản đầu tư trong khu vực sẽ do trụ sở chính trong khu vực chịu trách nhiệm, phù hợp với cơ cấu tổ chức toàn cầu thường thấy. Việt Nam có nhiều khả năng vẫn là “điểm đến” của các hoạt động FDI chứ không phải là “trung tâm” như Singapore. Việt Nam cần thực hiện một số cải cách cơ cấu cần thiết về hiệu quả hành chính, quy tắc quản trị doanh nghiệp, quy trình pháp lý và cả một đội ngũ lao động trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau trước khi có thể sánh ngang với Singapore như là một trung tâm FDI. - Theo ông, Việt Nam cần làm gì để thu hút thêm nguồn vốn FDI chất lượng cao? Việt Nam là địa điểm hấp dẫn thu hút các hoạt động FDI vì đã có lực lượng lao động bán lành nghề với mức lương cạnh tranh so với các nhà sản xuất trên thế giới. Và Việt Nam là một lựa chọn khả thi thay thế Trung Quốc, trở thành địa điểm tập trung sản xuất trong thời gian gần đây. Thật không may, các dự án đầu tư nhằm vào tìm kiếm lao động giá rẻ chỉ có rất ít tác động lan tỏa tích cực đối với xã hội và nền kinh tế. Ngoài ra, là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, Việt Nam sẽ thiếu hụt lao động trẻ và năng suất cao trong trung hạn. Điều cần thiết đối với Việt Nam là thu hút các khoản đầu tư tạo nhiều giá trị gia tăng. Hãy nhìn vào ngành dệt may, một trong những ngành có mức tuyển dụng cao nhất tại Việt Nam. Ngành này có chuỗi giá trị toàn cầu phức tạp bao gồm các khâu từ R&D, thiết kế, hậu cần, sản xuất, marketing, phân phối và bán lẻ. Thực tế cho thấy Việt Nam có lẽ đang đảm nhiệm phần có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu, đó là lắp ráp và may sản phẩm. Việt Nam phải nghiêm túc xem lại năng lực quốc gia trong lĩnh vực R&D, hậu cần hay marketing chẳng hạn. Điều này đòi hỏi phải rà soát lại hệ thống giáo dục ở nhiều cấp độ. Việt Nam cũng cần đưa ra các biện pháp khuyến khích có hệ thống hơn để thu hút nhân tài nước ngoài vào Việt Nam, hoặc có các ưu đãi có mục tiêu để thu hút đầu tư vào các hoạt động cụ thể. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng có thể tích cực theo đuổi chính sách xây dựng các cụm công nghiệp. Một thành công tương tự gần đây là cụm công nghiệp lắp ráp tai nghe của Apple tại tỉnh Bắc Giang. Các công ty lắp ráp đã thu hút các nhà cung cấp linh kiện khác đặt trụ sở sản xuất gần nhà máy của họ. Cuối cùng, cụm công nghiệp mới chớm nở này có thể thu hút các nhà sản xuất tai nghe khác đến đây vì có sẵn nguồn nhân lực có tay nghề cao về các bộ phận âm thanh. Có lẽ quan trọng nhất, việc chuyển sang các hoạt động tạo ra giá trị nhiều hơn ở Việt Nam đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy của các doanh nhân và doanh nghiệp. Mọi người hiện tập trung quá nhiều vào các tài sản hữu hình như nhà máy, nhưng lại không tập trung đủ vào tài sản vô hình như R&D, xây dựng danh tiếng, kiến thức hoặc kỹ năng thiết kế. Việc củng cố năng lực kinh doanh trong các hạng mục này là thách thức thực sự đối với thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp hiện tại và tương lai. Cảm ơn các chia sẻ của ông! Theo Đỗ Lan
2020-10-26
Theo Đỗ Lan
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Chỉ với duy nhất 1 dự án cấp mới, Bạc Liêu liên tục dẫn đầu cả nước về FDI từ đầu năm, vượt xa TP.HCM
https://cafebiz.vn/chi-voi-duy-nhat-1-du-an-cap-moi-bac-lieu-lien-tuc-dan-dau-ca-nuoc-ve-fdi-tu-dau-nam-vuot-xa-tphcm-20201026191753865.chn
Ở vị trí thứ hai, TP.HCM có tới 719 dự án cấp mới, nhưng tổng số vốn đăng ký vẫn kém Bạc Liêu gần 800 triệu USD. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ 1/1/2020 đến 20/9/2020, Bạc Liêu dẫn đầu cả nước về vốn đầu tư nước ngoài. Dù số dự án cấp mới chỉ có duy nhất 1 dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu do Delta Offshore Energy (Singapore) đầu tư trị giá 4 tỷ USD, với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG (cấp GCNĐKĐT ngày 16/1/2020). Một số dự án có vốn lớn khác như Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại Bà Rịa – Vũng Tàu, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 18/4/2020). Dự án này góp phần lớn vào việc đưa Bà Rịa – Vũng Tàu lên đứng vị trí thứ 4 về thu hút đầu tư nước ngoài. Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Việt Nam), tổng vốn đầu tư 300 triệu USD với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh (cấp GCNĐKĐT ngày 21/1/2020). Dự án Victory - Nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Đồng Văn, Hà Nam (Đài Loan), tổng vốn đầu tư 273 triệu USD với mục tiêu sản xuất, lắp ráp các thiết bị máy tính điện tử và ngoại vi máy tính; sản xuất các thiết bị âm thanh và hình ảnh điện tử dân dụng (cấp GCNĐKĐT này 1/4/2020). Dự án Công trình văn phòng tại 29 Liễu Giai (Singapore), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 246 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 31/3/2020). Xét chung 60 tỉnh, thành phố có nhà đầu tư nước ngoài rót vốn từ đầu năm, sau Bạc Liêu, có TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký đạt 3,25 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư (trong đó đầu tư theo phương thức GVMCP chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 78,7% tổng vốn đầu tư của Thành phố). Hà Nội đứng thứ 3 với 2,92 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư (trong đó đầu tư chủ yếu theo phương thức mở rộng dự án hiện có và GVMCP, chiếm lần lượt 42% và 41,9% tổng vốn đầu tư đăng ký của Hà Nội). Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng,… Nếu xét theo số lượng dự án mới thì TP Hồ Chí Minh dẫn đầu (719 dự án); Hà Nội đứng thứ hai (409 dự án); Bắc Ninh đứng thứ ba (119 dự án)…. LNG Bạc Liêu cũng là dự án khiến Singapore liên tục là nhà đầu tư dẫn đầu, cho dù số dự án chỉ đứng thứ tư so với các nước, với tổng vốn đầu tư 6,77 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,17 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,87 tỷ USD, chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan,... Nếu xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất (499 dự án); Trung Quốc đứng vị trí thứ hai (271 dự án); Nhật Bản đứng thứ ba (209 dự án). Theo H.A
2020-10-26
Theo H.A
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Gói 16000 tỉ đồng đã dễ tiếp cận hơn
https://cafebiz.vn/goi-16000-ti-dong-da-de-tiep-can-hon-20201026085321397.chn
Những quy định mới được đánh giá là dễ dàng hơn trong tiếp cận gói vay lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 154 và Quyết định 32 nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) dễ tiếp cận gói vay ưu đãi 16000 tỉ đồng để trả lương ngừng việc cho người lao động (NLĐ). Dễ thở hơn Theo đó, Nghị quyết 154 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Nghị quyết 32 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 15 về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch với các điều kiện đã bớt khắt khe hơn trước. Cụ thể, đối với DN có doanh thu quý I/2020 giảm từ 20% trở lên so với quý IV/2019 hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm đề nghị xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm ngoái, sẽ được vay không tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng để trả lương ngừng việc cho NLĐ. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 12-2020 theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng (NH) Chính sách Xã hội. DN sẽ trực tiếp lập hồ sơ vay, tự kê khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với tính chính xác, trung thực về số lao động ngừng việc, số liệu xác định doanh thu đáp ứng điều kiện vay vốn, gửi NH Chính sách Xã hội để hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định. Đặc biệt, Quyết định 32 cũng nêu rõ trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ vay của người sử dụng lao động, NH Chính sách Xã hội sẽ phê duyệt cho vay, nếu từ chối phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Trao đổi với phóng viên BáoNgười Lao Động, một số DN trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ tỏ ra phấn khởi vì những quy định mới theo hướng hạ điều kiện sẽ giúp họ dễ tiếp cận gói vay ưu đãi này. Những tiêu chí trước đây như DN gặp khó về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương hoặc đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho NLĐ… được sửa đổi phù hợp thực tế hơn. Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết ngay từ khi dịch bùng phát, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã liên tiếp có các văn bản kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho DN, trong đó bao gồm cả gói vay 0% lãi suất để DN trả lương cho NLĐ; gói hỗ trợ 62000 tỉ đồng cùng với kiến nghị giảm thuế, phí… Chúng tôi đang tìm hiểu quy định mới để giúp DN sớm tiếp cận gói 16000 tỉ đồng và cả gói hỗ trợ 62000 tỉ đồng cho NLĐ mất việc làm do dịch bệnh. Ngành du lịch đang khôi phục lại thị trường nội địa nhưng thực tế DN còn gặp rất nhiều khó khăn và số nhân viên phải nghỉ việc, nghỉ luân phiên cũng không ít - lãnh đạo một DN du lịch tại TP HCM nói. Trước đây, khi dịch bệnh bùng phát, rất nhiều DN muốn tiếp cận gói 16000 tỉ đồng hay gói 62000 tỉ đồng nhưng điều kiện quá khắt khe, thủ tục phức tạp nên hầu hết chưa tiếp cận được. Đến hết tháng 9 mới chỉ có 1 DN được UBND tỉnh phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn nhưng sau đó DN này đã tự cân đối nguồn trả lương cho NLĐ nên không còn nhu cầu nữa. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên nhân DN chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho NLĐ là do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất - kinh doanh. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, các DN cho NLĐ nghỉ việc luân phiên, không có lao động ngừng việc liên tục 1 tháng nên không đủ điều kiện được phê duyệt danh sách vay vốn theo quy định. Giảm lãi suất cho vay Bên cạnh việc Chính phủ tháo gỡ điều kiện để DN tiếp cận các gói hỗ trợ, nhiều NH thương mại cũng đang đẩy mạnh việc giảm lãi suất cho vay nhằm giúp DN sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh, chuẩn bị cho mùa làm ăn cuối năm. Đặc biệt, các NH đang tích cực triển khai những biện pháp hỗ trợ người dân, DN các tỉnh, thành miền Trung, Tây Nguyên khắc phục hậu quả do mưa lũ theo yêu cầu mới đây của NH Nhà nước. Cụ thể, đại diện NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết vừa giảm thêm lãi suất cho các khoản vay sản xuất - kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, DN vừa và nhỏ. Theo đó, mức lãi vay với DN vừa và nhỏ chỉ từ 5,9%/năm, áp dụng cho khoản giải ngân mới từ giữa tháng 10; khách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh lãi suất cũng chỉ từ 6,5%/năm. NH TMCP Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng vừa thông báo giảm lãi vay lần thứ 4 kể từ đầu năm, với mức giảm 0,3 điểm % lãi suất cho vay với 5 lĩnh vực ưu tiên theo quy định, đưa lãi vay ngắn hạn tối đa về 4,5%/năm; lãi vay trung, dài hạn tối thiểu 7,5%/năm… Chiều 25-10, lãnh đạo NH TMCP Nam Á (Nam A Bank) cho biết thực hiện yêu cầu của NH Nhà nước về hỗ trợ khách hàng các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bão lũ, dự kiến trong tuần tới, NH sẽ đưa ra một số gói tín dụng ưu đãi cụ thể, mức lãi suất giảm tới 2 điểm % so với biểu lãi suất thông thường. Chúng tôi cũng xem xét việc cơ cấu lại nợ, giãn nợ cho khách hàng tùy tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của khách hàng. Các gói tín dụng ưu đãi và chính sách hỗ trợ sẽ được triển khai đồng thời với Thông tư 01 của NH Nhà nước về cơ cấu lại nợ, khoanh giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - vị lãnh đạo Nam A Bank thông tin. Theo ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngay sau văn bản của NH Nhà nước, Sacombank đã lập tức yêu cầu chi nhánh, phòng giao dịch thuộc các tỉnh, thành miền Trung bị thiệt hại do bão lũ cập nhật tình hình và báo cáo mức độ thiệt hại của khách hàng. Từ đó, NH sẽ có chính sách xem xét hỗ trợ cụ thể, phù hợp nhằm sớm giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Ngay sau Nghị quyết 154 và Quyết định 32 của Chính phủ, NH Chính sách Xã hội cũng ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục cho DN vay vốn để trả lương ngừng việc đối với NLĐ. Theo đó, DN được xét duyệt cho vay khi đáp ứng đủ các điều kiện như: có NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 1-4 đến hết ngày 31-12-2020; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài tại thời điểm ngày 31-12-2019... Mức cho vay tối đa 1 tháng của DN bằng 50% mức lương tối thiểu vùng nhân số NLĐ bị ngừng việc. Theo Thái Phương
2020-10-26
Theo Thái Phương
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Phát hiện một doanh nghiệp chuyển đổi trái phép hàng chục hecta đất rừng tại Lâm Đồng
https://cafebiz.vn/phat-hien-mot-doanh-nghiep-chuyen-doi-trai-phep-hang-chuc-hecta-dat-rung-tai-lam-dong-20201026113100037.chn
Bên cạnh bị phạt 251 triệu đồng, Công ty TNHH An Phú Nông phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định 2391/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH An Phú Nông số tiền 251 triệu đồng về hành vi tự ý chuyển đất rừng sang mục đích khác với diện tích gần 30 ha. Cụ thể, Công ty TNHH An Phú Nông (trụ sở tại TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính, gồm: chuyển đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang đất phi nông nghiệp với diện tích 137 m2; chuyển 673,8 m2 đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp; chuyển 21,62 ha đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; chuyển 6,96 ha đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Với các vi phạm trên, Công ty TNHH An Phú Nông bị xử phạt 251 triệu đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt đối với cá nhân cùng hành vi vi phạm, quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng buộc Công ty TNHH An Phú Nông thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Thời hạn thực hiện trong vòng 60 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt. Nếu không tự nguyện chấp hành quyết định trên sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện Công ty TNHH An Phú Nông xây dựng trái phép 14 căn nhà và chòi tạm trên đất rừng. Cụ thể, xây dựng 2 căn nhà diện tích 137 m2 thuộc rừng tự nhiên giao quản lý bảo vệ và 12 căn nhà tổng diện tích 673,8m2 thuộc diện rừng trồng, rừng sản xuất. Hạ Vy
2020-10-26
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Môi giới bán 'lụi' dự án căn hộ cao cấp Lancaster Legacy trên khu đất công
https://cafebiz.vn/moi-gioi-ban-lui-du-an-can-ho-cao-cap-lancaster-legacy-tren-khu-dat-cong-20201026100056772.chn
Dự án Lancaster Legacy (Quận 1, TP HCM) dù đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý để đưa ra thị trường nhưng hàng loạt sàn môi giới đã đua nhau quảng cáo, nhận đặt chỗ. Rao bán tràn lan Thời gian gần đây, trên các trang mạng, diễn đàn về bất động sản rất nhiều đơn vị môi giới đã đăng tải thông tin quảng bá về dự án chung cư cao cấp kết hợp văn phòng tọa lạc tại số 230 Nguyễn Trãi (phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM) dù dự án này chưa hoàn thiện pháp lý, hiện trạng dự án cũng chỉ là khu đất mới rào tôn và đang rục rịch thi công. Theo đó, trên website Rever.vn (của Công ty TNHH Công nghệ bất động sản Rever) đã chia sẻ thông tin về dự án Lancaster Legacy, tọa lạc tại số 230 Nguyễn Trãi do Trung Thủy Group (TTG) làm đơn vị phát triển. Cụ thể, dự án có quy mô 1 Block, gồm 33 tầng với 419 căn hộ. Dự án sắp mở bán với giá chào thị trường vào khoảng 130-150 triệu đồng/m2. Lancaster Legacy được quảng bá với nhiều thông tin hấp dẫn, đặc biệt là có vị trí tọa lạc tại một trong những tuyến đường đắt đỏ bậc nhất ở trung tâm TPHCM. Website Rever.vn (của Công ty TNHH Công nghệ bất động sản Rever) quảng cáo thông tin về dự án Lancaster Legacy. Bên cạnh đó còn có các website với tên miền như: giaphatinvestment.vn (thuộc Công ty TNHH Gia Phát Investment); salereal.com.vn (thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản SaleReal); nasaland.vn (thuộc Công ty TNHH Nasaland); batdongsanexpress.vn (thuộc Công ty Cổ phần Bất động sản Express)… cũng rầm rộ quảng bá dự án này. Ngoài những website của các công ty môi giới, thì hàng loạt trang cá nhân cũng chạy đua kéo khách. Trong đó điển hình là: angialand.com.vn, batdongsanhungthinh.com.vn, luxuryrealty.com.vn,… Dự án Lancaster Legacy của ai? Theo tìm hiểu của PV, khu đất thực hiện dự án này với diện tích 3760,8m2 đất tại số 230 Nguyễn Trãi (Quận 1), sử dụng làm nơi làm việc cho một số phòng, ban Công an TPHCM trong thời gian thi công xây dựng trụ sở làm việc mới của Công an TPHCM tại số 268 Trần Hưng Đạo, Quận 1. Bên trong dự án đang thi công nhưng công trình không có biển báo, bảnh tên giới thiệu công trình. Cơ sở nhà đất này có vị trí phía sau liền kề khu đất diện tích 5000m2 đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép Công an TPHCM thực hiện dự án liên doanh với Công ty TNHH Trung Thủy để xây dựng Trung tâm thương mại văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp (Công văn số 23/TTg-KTN ngày 7/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phương án sắp xếp lại; xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Bộ Công an trên địa bàn TPHCM). Ngày 7/8/2015, tại Tờ trình số 289 Bộ Công an đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án sử dụng cơ sở nhà, đất với diện tích 3760,8 tại số 230 Nguyễn Trãi. Theo đơn vị này, điều kiện vốn ngân sách nhà nước cấp cho dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới của Công an TPHCM tại số 268 Trần Hưng Đạo, Quận 1 rất hạn chế. Do đó, để kịp bổ sung kinh phí cho dự án, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an TPHCM báo cáo và được UBND TPHCM thống nhất chủ trương hợp khối hai khu đất thành một với diện tích 8760,8m2 nhằm tăng giá trị sử dụng và giá trị chuyển nhượng. Đồng thời, công trình hợp khối sẽ có không gian kiến trúc hợp lý, an toàn hơn; tiền sử dụng đất ghi thu ngân sách và giao Công an TPHCM để đầu tư cơ sở làm việc theo quy định (Công văn số 1741/UBND-ĐTMT ngày 3/4/2015 về phương thức đầu tư khai thác khu đất 230 Nguyễn Trãi. Dự án căn hộ cao cấp Lancaster Legacy đang thi công rầm rộ. Căn cứ ý kiến trên của UBND TPHCM và của Công ty TNHH Trung Thủy (Công văn số 85/2014/CVĐT ngày 10/11/2014), Bộ Công an đã trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Công an TPHCM được sử dụng cơ sở nhà đất tại số 230 Nguyễn Trãi với diện tích 3760,8m2 để thực hiện liên doanh với Công ty TNHH Trung Thủy (hợp khối với khu đất diện tích 5000m2 tại 230 Nguyễn Trãi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho liên doanh với Công Ty TNHH Trung Thủy để xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp). Ngày 30/11/2017, tại Quyết định số 6274, UBND TPHCM đã chấp thuận đầu tư dự án Khu phức hợp Thương mại dịch vụ văn phòng officetel căn hộ tại số 230 đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, uận 1. Theo đó, diện tích phù hợp quy hoạch là 8491,8m2, hệ số sử dụng đất thương mại, dịch vụ, văn phòng, officetel là 3,1 lần. Trao đổi với PV, đại diện Tập đoàn Trung Thủy cho biết, dự án Lancaster Legacy hiện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý để sớm đưa ra thị trường. Chủ đầu tư chưa có kế hoạch mở bán hay thực hiện bất cứ hoạt động kinh doanh nào liên quan... Duy Quang
2020-10-26
Duy Quang
Kinh doanh
cafebiz
Nhà phố Tp.HCM giữ giá thuê như trước dịch
https://cafebiz.vn/nha-pho-tphcm-giu-gia-thue-nhu-truoc-dich-20201026083805568.chn
Theo báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, nhiều nhà phố đang chào thuê cùng mức giá như trước dịch Covid khiến thị trường trong ngắn hạn khó lường. Đại diện đơn vị này cho rằng, các khách thuê mới khá thận trọng, hạn chế mở mới hay thay đổi vị trí thuê. Tình trạng này sẽ diễn ra trong một thời gian nữa, tuy nhiên hoạt động bán lẻ truyền thống sẽ trở lại mạnh mẽ đặc biệt trong các dịp lễ Tết sắp tới. Trong báo cáo quý 3 của Savills, công suất cho thuê mặt bằng giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao. Cụ thể, do tiếp tục bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, công suất bán lẻ trung bình trong quý  đạt 94%, giảm 1 điểm phần trăm theo quý và 2 điểm phần trăm theo năm. Khảo sát của đơn vị này, khách thuê thuộc ngành hàng F&B và thời trang cũng có sự thay đổi rõ rệt về diện tích thuê hoặc do trả mặt bằng hoặc do giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí. Số liệu từ Cục Thống kê Tp.HCM (PSO) cũng cho thấy doanh thu dịch vụ ăn uống trong 9 tháng đầu năm 2020 đã giảm 39% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu của bán lẻ truyền thống. Nielsen (Tháng 7/2020) công bố rằng 64% người tiêu dùng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao hàng trong khi 63% sẽ gia tăng mua hàng trực tuyến. Lượng người truy cập vào các trang thương mại điện tử ngày càng gia tăng. Về giá thuê mặt bằng tăng không đáng kể, hoặc đi ngang do ảnh hưởng của dịch vẫn còn. Giá chào thuê trung bình tăng 2% khi các chính sách hỗ trợ giá thuê từ Q2/2020 tại khu vực ngoài trung tâm hết hiệu lực. Giá thuê khu vực ngoài trung tâm tăng 1% theo quý nhưng giảm nhẹ 1% theo năm. Việc kiểm soát tốt làn sóng Covid-19 đợt 2 và công suất cao giúp các chủ nhà củng cố niềm tin vào thị trường. Theo Savilsl, trong ba tháng cuối năm 2020, thị trường dự kiến có thêm hơn 50000 m2 từ 7 dự án mới, trong đó khu vực ngoài trung tâm chiếm hơn 80% thị phần. Nhiều nhãn hàng nước ngoài hiện tạm hoãn kế hoạch gia nhập thị trường và nhiều doanh nghiệp hạn chế mở rộng thị trường có thể ảnh hưởng đến công suất thuê của thị trường.. Tuy nhiên, báo cáo gần nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á với GDP dự báo là 1,8% năm 2020. Triển vọng kinh tế tích cực, tiêu dùng nội địa tăng mạnh và tác động từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đặc biệt mới nhất là EVFTA sẽ tạo động lực thúc đẩy cho ngành bán lẻ Việt Nam. Sự hợp tác giữa àcác nhà bán lẻ Việt Nam và EU được kì vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường giúp các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững hơn. Hạ Vy
2020-10-26
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Chuyên gia Đại học RMIT: Thời trang và dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu lớn sau Covid-19
https://cafebiz.vn/chuyen-gia-dai-hoc-rmit-thoi-trang-va-det-may-viet-nam-dung-truoc-co-hoi-xuat-khau-lon-sau-covid-19-20201028162931397.chn
Đồng thời, nữ Tiến sĩ đề xuất một số giải pháp ngắn hạn và dài hạn để các doanh nghiệp Việt đón đầu cơ hội. Chủ nhiệm ngành Quản trị Doanh nghiệp thời trang Đại học RMIT - Tiến sĩ Nina Yiu cho biết việc hàng loạt tên tuổi lớn trong lĩnh vực bán lẻ thời trang trên thế giới đóng hàng ngàn cửa hàng đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà máy sản xuất thời trang và may mặc tại Việt Nam. “Hiện tại, các đơn hàng may mặc đã giảm đáng kể do COVID-19 và dự đoán sẽ giảm khoảng 70-80% tại thị trường Hoa Kỳ”. Để vượt qua những thách thức này, Tiến sĩ Yiu đề xuất một số chiến lược ngắn và dài hạn giúp doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu thiệt hại. “Doanh nghiệp nên cẩn thận xem lại kế hoạch chiến lược, nhu cầu hoạt động và thị trường hiện tại. Điều quan trọng là xem xét mức độ ưu tiên của các đơn đặt hàng, thiết kế lại quy trình quản lý chuỗi cung ứng, ứng dụng mô hình vận hành linh hoạt và lên kế hoạch sản xuất số lượng lớn cho từng giai đoạn”, bà nói. Nhiều nhà máy may mặc Việt Nam đã chuyển sang sản xuất khẩu trang từ khi đại dịch bắt đầu vì đây là giải pháp tạm thời để vượt qua khó khăn. Mặc dù giá khẩu trang rất thấp và tỷ suất lợi nhuận không nhiều, nhưng các đơn hàng khẩu trang có thể bù đắp chi phí lao động. Tiến sĩ Nina Yiu. Tiến sĩ Yiu cũng đề xuất doanh nghiệp Việt Nam nên cân nhắc vận hành các dòng sản phẩm khác nhau và đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh ngách sang những mặt hàng mới hoặc phát triển thị trường. “Việt Nam nên phát triển các thương hiệu thời trang trong nước dựa trên nét văn hóa và nghề thủ công độc đáo của mình, để tạo ra cân bằng trong phát triển kinh tế. Khẩu trang và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) đã và đang duy trì nhu cầu cao trên thị trường”, bà chia sẻ. Khi cạnh tranh trong ngành thời trang tăng lên, chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực thời trang sẽ là yếu tố quyết định. “Chúng ta có cơ hội tận dụng công nghệ điện toán 3D để giảm chi phí trong việc lên mẫu”, Tiến sĩ Yiu cho hay. “Chúng ta còn có thể chọn những màu sắc và số lượng để nhuộm sao cho có thể sinh lời, bằng cách giữ lại vải chưa qua xử lý trong quy trình sản xuất sợi và vải có thể dùng để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau. Tiến sĩ Yiu tin rằng chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. “Sau đại dịch, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ thấy nhu cầu đối với sản phẩm của họ, đặc biệt là hàng thời trang và dệt may, tăng lên”, bà nó. “Cơ hội lội ngược dòng sẽ ở việc phát triển thiết kế vải và sản xuất trong nước. Các nhà máy sản xuất nên cân nhắc kết hợp với các công ty thời trang liên doanh để tập trung đầu tư cho tương lai”. Dù vẫn còn đại dịch, chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, giáo dục và các đơn vị kinh doanh vẫn còn nhiều cơ hội hợp tác kiến tạo “phát triển bền vững” trong lĩnh vực này. Tiến sĩ Yiu chia sẻ rằng: “Đại học RMIT được tiếp cận với các dự án nghiên cứu khác nhau về phát triển bền vững trên toàn cầu. Nhờ đó, sinh viên chúng tôi có thể hiểu sâu hơn về thời trang bền vững từ kinh nghiệm thực tế khi thực hiện các dự án học tập kết hợp thực tiễn như dự án tái chế của Woolmark, Inditex, H&M.” T.D
2020-10-28
T.D
Xã hội
cafebiz
Sau 8 tháng nộp giấy tờ, FLCHomes rút lại toàn bộ hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu trên HOSE
https://cafebiz.vn/sau-8-thang-nop-giay-to-flchomes-rut-lai-toan-bo-ho-so-dang-ky-niem-yet-co-phieu-tren-hose-20201028165407209.chn
Song song với việc rút hồ sơ tại HOSE, FLCHomes đã nộp hồ sơ trên sàn HNX và dự kiến sẽ niêm yết toàn bộ 416 triệu cổ phiếu. Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE), ngày 23/10 vừa qua, HOSE đã nhận được công văn kèm theo Nghị quyết Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển bất động sản FLCHOMES về việc rút hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty tại HOSE. Lý do xin rút hồ sơ là do thay đổi định hướng phát triển trong thời gian tới. Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), HNX đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của FLCHomes vào ngày 22/10. Như vậy, FLCHomes đã thay đổi kế hoạch niêm yết từ sàn HOSE sang sàn HNX. Thực tế, FLCHomes có kế hoạch đăng ký giao dịch toàn bộ 416 triệu cổ phiếu FHH vào tháng 12/2019 trên sàn UPCoM, với giá 35000 đồng/cổ phiếu, nhưng không thành công. Sau đó, FLCHomes đã nộp hồ sơ niêm yết lên HOSE từ cuối tháng 2/2020, nhưng từ đó đến nay không có thêm thông tin nào về việc đưa cổ phiếu lên sàn. Theo báo cáo tài chính của FLCHomes, công ty hiện có tổng tài sản 6614 tỷ đồng. Doanh thu thuần nửa đầu năm 2020 là 1168 tỷ đồng và lãi trước thuế 22,9 tỷ đồng. Trước đó, FLCHomes đạt doanh thu thuần 1512 tỷ đồng trong năm 2019 và lãi trước thuế 292 tỷ đồng. Tại một buổi hội thảo về cơ hội đầu tư vào cổ phiếu FHH được tổ chức cuối năm 2019, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC từng cho rằng, mức giá tiềm năng của FHH là trên 100000 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh FLCHomes, ông Quyết cũng từng muốn đưa cổ phiếu của hãng hàng không Bamboo Airways lên sàn HOSE trong năm 2020, nhưng điều này cũng không xảy ra. Thực tế, để đưa cổ phiếu lên sàn, doanh nghiệp cần đáp ứng nhiều điều kiện, như hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tối thiểu 2 năm, có lãi 2 năm liên tiếp, ROE trên 5%, có hơn 300 cổ đông... Hà My
2020-10-28
Hà My
Kinh doanh
cafebiz
CEO Thaco: “Cần phát triển BĐS công nghiệp theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành để hút NĐT”
https://cafebiz.vn/ceo-thaco-can-phat-trien-bds-cong-nghiep-theo-mo-hinh-khu-cong-nghiep-chuyen-nganh-de-hut-ndt-20201028140707131.chn
Tại diễn đàn Đón sóng đầu tư mới do Báo Đầu tư và BW Industrial tổ chức sáng 28/10 tại Tp.HCM, ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) cho rằng, để đón đầu sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và thu hút nhà đầu tư thành công cần phát triển BĐS công nghiệp theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành. Theo ông Tài, mô hình khu công nghiệp chuyên ngành sẽ thay thế mô hình khu công nghiệp đơn thuần là đầu tư hạ tầng cho thuê. Mô hình này giúp các nhà đầu tư trong khu công nghiệp cung cấp sản phẩm cho nhau, giao hàng nhanh chóng, cắt giảm chi phí logistics và phát triển hạ tầng xã hội hình thành một thành phố công nghiệp khép kín. Cách làm này sẽ thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh Việt Nam đang là điểm đến củaBĐScông nghiệp. Góc nhìn trên được ông Tài đúc kết từ chính kinh nghiệm của Thaco trong hơn hai thập kỷ qua. Từ một doanh nghiệp nhỏ chuyên mua bán ô tô đã qua sử dụng, Công ty đã phát triển thành tập đoàn công nghiệp đa ngành với quy mô lớn. Năm 2003, Thaco đã đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai ( Quảng Nam), với tổng diện tích 1200 ha cùng 3,5 tỷ USD vốn đầu tư. Khu công nghiệp Cơ khí và ô tô hiện hữu có quy mô hơn 243 ha với hai phân khu: các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô và phân khu các nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng và Tổ hợp sản xuất gia công cơ khí. Thaco tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 100ha, nâng tổng diện tích khu công nghiệp cơ khí và ô tô lên gần 400 ha. Năm 2018, Thaco thực hiện chiến lược đầu tư đa ngành thông qua việc triển khai Khu công nghiệp chuyên nông - lâm nghiệp có diện tích 451 ha, gồm Trung tâm R&D và cánh đồng thực nghiệp, tổ hợp các nhà máy chế biến trái cây và tổ hợp nhà máy chế biến nguyên liệu gỗ để sản xuất - chế biến - phân phối và xuất khẩu. Trong lĩnh vực Logistics, Thaco đã thành lập Tổng công ty THILOGI kết nói cảng Chu Lai với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Việt Nam). Đồng thời Công ty cũng cung ứng các dịch vụ logistics trọn gói gồm: cảng, vận tải đường bộ, vận tải biển, kho bãi với các tuyến vận chuyển quốc tế trực tiếp từ Chu Lai đi Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc đầu tư bài bản đã giúp Thaco có những thành tựu đáng nể bằng các hợp tác với các thương hiệu ô tô quốc tế nổi tiếng như BMW, Mazda, Kia, Peoguet. Hiện nay, Thaco là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sản xuất, phân phối đầy đủ chủng loại xe từ trung cấp đến cao cấp. Từ năm 2005 đến nay, Thaco đã bán ra gần 750000 xe, chiếm 30% thị phần ở Việt Nam. Công ty hiện cũng đã tham gia xuất khẩu các sản phẩm ô tô và linh kiện phụ tùng sang thị trường khu vực và thế giới. Hơn 20 năm hình thành và phát triển, đặc biệt là qua giai đoạn đầu tư các khu công nghiệp tại Chu Lai, chúng tôi nhận thấy để đón đầu sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và thu hút nhà đầu tư thành công cần phát trểin BĐS công nghiệp theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành, ông Tài nhấn mạnh. Phương Nga
2020-10-28
Phương Nga
Bất động sản
cafebiz
Áp chế dân môi giới bằng luật sẽ triệt hạ được 'dự án ma'
https://cafebiz.vn/ap-che-dan-moi-gioi-bang-luat-se-triet-ha-duoc-du-an-ma-20201028141652318.chn
Từ đầu năm 2020 tới nay, hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp bất động bán “dự án ma” bị bắt, thế nhưng người dân cho rằng người tiếp tay cho những doanh nghiệp bán “dự án ma” và trực tiếp lừa người dân là môi giới bất động sản thì sau khi nhận hoa hồng bán “dự án ma” lại không bị xử lý. Môi giới hưởng lợi hoa hồng nhưng lại vô tội khi bị xử lý Bà N.T.T, ngụ quận Gò Vấp TP.HCM cho biết, năm 2018 bà được một nhân viên môi giới tên Nguyễn Văn Tuấn mời chào mua đất nền tại dự án Thiên Phúc Hoàng Gia tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với giá hơn 400 triệu/nền có diện tích 5x15. Thế nhưng năm 2019 bà và hàng trăm khách hàng khác phát hiện dự án này chưa đủ giấy phép pháp lý cũng như chỉ là một dự án ma. Bà liên hệ lại với nhiên viên môi giới đã chào bán đất cho bà nhưng nhân viên này cho biết hiện đã nghỉ làm ở Công ty bán dự án Thiên Phúc Hoàng Gia và giờ chuyển qua làm công ty khác. Họ là người trực tiếp lừa chúng tôi mua đất nền dự án không có thực, nhưng giờ đây sau khi họ lấy hoa hồng tiền bán lô đất không có thực cho khách hàng như chúng tôi thì họ phủi tay không có trách nhiệm và bắt chúng tôi phải trực tiếp làm việc với chủ đầu tư, còn chủ đầu tư thì giờ công ty đóng cửa nên không biết phải như thế nào mới lấy lại được tiền đã bỏ ra mua đất, bà T bức xúc. Cũng trong tâm trạng như bà T, ông N.Q.B, ngụ quận 2 TP.HCM cho biết, năm 2019 ông có mua một lô đất tại dự án mang tên Dự án khu dân cư Central House tại đường Trường Lu quận 9 từ một người môi giới tên Hằng của CTCP Đầu tư Bất động sản Phát An Gia (Công ty Phát An Gia). Thế nhưng tới giữa năm 2020, ông B và nhiều khách hàng khác phát hiện dự án không có thực nên liên hệ với nhân viên môi giới đã chào bán sản phẩm đất nền cho mình nhưng bị nhân viên môi giới này cho biết không có trách nhiệm giải quyết, có gì khách hàng liên hệ với chủ đầu tư là Công ty Phát An Gia. Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã bắt khẩn cấp Tổng Giám đốc Công ty Phát An Gia là ông Hoàng Mạnh Cường vì đã bán dự án không có thực cho chúng tôi, nhưng chúng tôi thấy như vậy vẫn chưa ổn, cần có chế tài xử lý cả những nhân viên môi giới đã lừa người dân mua dự án ma bởi họ là người trực tiếp lừa đảo, hưởng lợi từ hoa hồng phần trăm của việc bán dự án ma nên không thể không có trách nhiệm liên quan, ông B nói. Ông Lê Nam Thắng, Giám đốc Công ty TNHH bất động sản Nam Thắng tại TP.HCM cho biết, hiện nay khâu tuyển dụng nhân viên môi giới của doanh nghiệp khá dễ. Chỉ cần nhân viên môi giới nộp hồ sơ xin việc, phòng nhân sự sẽ coi qua hồ sơ xin việc rồi nhận và đào tạo chứ không cần xác minh hồ sơ. Nhân viên môi giới không còn làm cho công ty cũng sẽ nghỉ việc đi tìm sàn môi giới khác vì hiện nay các sàn giao dịch ít khi trả tiền lương và không đóng bảo hiểm cho nhân viên môi giới nên họ có thể nghỉ việc là đi làm nơi khác bất cứ lúc nào. Mới đây tôi đau đầu vì nhân viên môi giới lừa khách hàng bán sản phẩm của một dự án không phải dự án mà doanh nghiệp chúng tôi bán, nhưng họ lại giới thiệu với khách hàng là họ làm môi giới công ty tôi. Tới khi khách hàng phát hiện đó là dự án ma và tìm nhân viên môi giới đó không được thì tìm tới công ty tôi truy trách nhiệm vì nhân viên đã giới thiệu dự án ma cho họ. Nhưng kỳ thực nhân viên môi giới đó đã nghỉ việc từ mấy tháng trước và đổi số điện thoại, tới khi đưa chứng minh nhân dân trong hồ sơ xin việc xem kỹ mới phát hiện đó là chứng minh thư giả, ông Thắng nói. Cần có chế tài xử lý môi giới địa ốc Về vấn đề này, Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, nghề môi giới bất động sản đã hoạt động nhiều năm, được pháp luật quy định cụ thể về điều kiện hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề và chịu trách nhiệm đối với hoạt động của mình. Tuy nhiên, thực tế hoạt động còn nhiều vấn đề cần xem xét làm rõ, phải xác định trách nhiệm của môi giới, không thể có chuyện môi giới tiếp tay giao dịch dự án ma nhưng thoát trách nhiệm. Ông Phượng cho rằng không ít những người thành lập ra công ty môi giới bất động sản, sau đó để có sản phẩm ma giới thiệu khách hàng tin là có thật, bằng nhiều hình thức khác nhau (mua đất nông nghiệp, ký giấy đặt cọc mua đất, hợp đồng hợp tác,…) rồi vẽ ra các dự án ma (chưa được cơ quan nhà nước cho phép) nhằm cho khách hàng ký kết giao dịch trên giấy và thu tiền. Thậm chí, để thu hút được sự chú ý, họ dùng chiêu thức lừa dối thông qua quảng cáo làm môi giới dự án thật, uy tín nhưng sau khi tiếp xúc được khách hàng thì họ dẫn dụ giao dịch sang dự án ma (dự án kia đợt này hết hàng, vẽ ra kiểu chu kỳ đầu tư khách cứ giao dịch bên này chờ dự án kia mở bán giai đoạn sau thì bán đi rồi chờ mua, cứ mua rồi ký gửi cho chính nhân viên môi giới để bán hàng,…) với các kiểu chim mồi (đua nhau đăng ký nhận chỗ, thông tin ký gửi, thông tin về thanh toán, chuyển tiền, thủ tục giao dịch giấy tờ,…). Vai trò các vụ việc dự án ma, những lãnh đạo này đóng vai trò là người chủ mưu, điều hành toàn bộ pháp nhân, tổ chức cho guồng máy hoạt động, là người vẽ ra các dự án ma. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch, những người lãnh đạo này họ không phải là người trực tiếp tìm kiếm, giới thiệu, giao dịch với người dân. Người lãnh đạo này chỉ ký các văn bản giao dịch do các nhân viên môi giới trình lên nhưng mọi quá trình do các ông trùm này vạch định ra và kiểm soát. Các dạng công ty này mọc như nấm sau mưa. Có nhiều công ty mở nhiều chi nhánh, địa điểm tại nhiều địa phương với số lượng nhân viên môi giới hành trăm, hàng ngàn và số nạn nhân mua phải dự án ma tính con số tương ứng hàng nghìn, số tiền chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng. Tại các dự án ma, không có việc các nhân viên môi giới bất chấp quy định pháp luật thì chính ông trùm này không thể tìm kiếm khách hàng, không thể lừa được nhiều người. Ngược lại, khi tham gia và các giao dịch bất chính này, các nhân viên môi giới thường biết là giao dịch trái pháp luật tuy nhiên chỉ vì nhận được ăn chia vài phần trăm trên từng giao dịch thành công (trên số tiền thu được của khách hàng) nên chính họ bất chấp để tiếp tay thực hiện tự tìm kiếm khách hàng, dẫn dắt khách vào tròng, Luật sư Phượng nói. Cũng theo Luật sư Phượng, không ít các vụ việc đã xảy ra, để lôi kéo ràng buộc nhân viên chung hội chung thuyền, buộc nhân viên môi giới trung thành sống chết với các ông trùm thì công ty môi giới bắt nhân viên phải đầu tư một vài sản phẩm mới được làm việc sau khi thử tài ba hoa trong thời gian thử việc, hoặc ép chính nhân viên đó phải đầu tư khi không dẫn đủ số lượng khách hàng trong quý để không bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng cộng tác nhân viên. Cũng theo vị luật sư này thì tâm lý nhiều nhân viên môi giới, cứ làm, nếu ông trùm bị bắt thì họ vô can do không chức phận, chức vụ trong công ty và chỉ là người làm công ăn lương, không bị cơ quan điều tra mời làm việc, không bị xử tù nên cùng lắm chỉ mất việc làm. Nhiều công ty môi giới cần nhân viên, chỗ làm mới cũng hoạt động theo phương thức này nên còn đánh giá cao kinh nghiệm trận mạc, tinh thần không sợ nên được giao trưởng nhóm, trưởng khu vực,…. nên nhân viên môi giới chỉ sợ trách nhiệm khi cơ quan điềuu tra làm việc, bản thân việc ông trùm bị điều tra hay bị bắt cũng không quá bất ngờ. Để thực hiện nghiêm quy định pháp luật, quản lý thị trường bất động sản trong hoạt động môi giới, ở các vụ việc điều tra truy tố hình sự các vụ án thì ngoài việc xác định hành vi của các ông trùm lãnh đạo thì cần triệu tập làm rõ trách nhiệm hình sự đối với các nhân viên môi giới đã tham gia các giao dịch này, có những dấu hiệu là đồng phạm với tư cách là những người thực hiện. Mặt khác, về mặt trách nhiệm dân sự thì các nhân viên môi giới còn có trách nhiệm liên đới trong việc khắc phục hậu quả trả lại tiền cho người dân đã trót sa vào các dự án ma, dự án do các ông trùm vẽ ra là phương thức để người dân nộp tiền rồi chiếm đoạt. Không vì số nhân viên môi giới đông tài ba hoa mà bỏ lọt trách nhiệm của số đông đắc lực này. Nếu không xử lý nghiêm và đầy đủ trong các vụ án dự án ma này đối với nhân viên môi giới đã tham gia thì ông trùm này bị bắt, họ sẽ kiếm ông trùm khác để tiếp tục tài ba hoa với một trình độ, kinh nghiệm cao hơn. Cũng có thể, không ít trong số các nhân viên môi này đã tự thành lập công ty mới để thành nhiều ông trùm mới với cách thức hoạt động tương tự, ông Phượng cho biết. Gia Huy
2020-10-28
Gia Huy
Kinh doanh
cafebiz
Sửa Luật nhà ở, gỡ tắc cải tạo chung cư cũ
https://cafebiz.vn/sua-luat-nha-o-go-tac-cai-tao-chung-cu-cu-20201028134947631.chn
Bộ Xây dựng cho biết sẽ đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật nhà ở 2014 để tạo thuận lợi cho cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ thời gian tới. Theo thống kê của Sở Xây dựng TP Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 1579 nhà chung cư cũ, trong đó có 1273 nhà chung cư cũ và 306 nhà chung cư cũ độc lập. Các công trình này có quy mô từ 2 - 5 tầng, xây dựng chủ yếu trong giai đoạn 1960 - 1990, tập trung chủ yếu tại 4 quận nội thành.c Bộ Xây dựng đề xuất Hà Nội chọn 1 - 2 chung cư cũ cần cải tạo để đề xuất Thủ tướng cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù  (ảnh: Tập thể Thành công) Kể từ năm 2017, Chính phủ đã có Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP thống nhất chủ trương triển khai việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp nhằm tạo ra các khu nhà ở mới có chất lượng tốt hơn, góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống của nhân dân, cải tạo bộ mặt kiến trúc đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng, phân loại hiện trạng các chung cư cũ, kêu gọi doanh nghiệp tham gia chương trình cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên, hơn 10 năm trôi qua, đến nay, Hà Nội chỉ mới có 14 tòa nhà được xây dựng và đi vào sử dụng, nhiều khu chung cư cũ như Thành Công, Kim Liên, Trung tư đang xuống cấp trầm trọng nhưng chưa thể di dời. Theo đại diện Bộ Xây dựng, để gỡ ách tắc đề án cải tạo chung cư cũ, Bộ sẽ đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật nhà ở 2014, sửa đổi Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo hướng thông thoáng hơn, giúp doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình xã hội hóa xây dựng lại các khu chung cư cũ xuống cấp tại nhiều đô thị hiện nay. Trong trường hợp cần thiết, TP Hà Nội chọn 1 - 2 khu chung cư cũ cần cải tạo để đề xuất Thủ tướng cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù trong thời gian nhất định. Cùng với đó, TP cần quy định cụ thể phương án tạm cư tại khu vực dự án hoặc lân cận, đảm bảo không gây ảnh hưởng quá nhiều trong sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, Bộ cũng lưu ý về hệ số bồi thường tái định cư cho các hộ tầng 1 và từ tầng 2 trở lên áp dụng cho từng khu vực khác nhau. Khuyến khích các chủ đầu tư lập phương án giảm bớt chi phí xây dựng bằng cách không xây hầm để xe trong nhà chung cư mà xây chỗ để xe tại địa điểm khác. Hơn 10 năm trôi qua, nhiều chung cư cũ vẫn luẩn quẩn xếp hạng C, D (ảnh: Tòa G6E Thành Công đã phải giằng cố bằng cột sắt nhiều năm nay). Đồng thời thống nhất thứ tự các bước thực hiện dự án cải tạo chung cư cũ bao gồm: Lập quy hoạch chi tiết khu vực dự án, phê duyệt phương án bồi thường tái định cư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án. Thay vì để doanh nghiệp tự đàm phán, thỏa thuận về bồi thường giải phóng mặt bằng như trước đây, Bộ cũng đề xuất giao trách nhiệm này cho chính quyền cấp quận. Ngoài ra, cơ chế đặc thù được đề xuất cũng bao gồm việc cho phép thực hiện điều chỉnh quy hoạch khu vực nội đô để đảm bảo phù hợp với hiện trạng dân số hiện hữu tại khu vực dự án. Trong thời gian chờ cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội ban hành kế hoạch cải tạo lại nhà chung cư cũ. Đồng thời, bố trí kinh phí kiểm định chất lượng nhà chung cư cũ; tổ chức lập quy hoạch 1/500 các khu chung cư cũ cần sửa chữa, lập phương án bồi thường tái định cư. Với các khu chung cư cũ xuống cấp nguy hiểm cần tổ chức di dời dân, cưỡng chế phá dỡ để triển khai dự án xây mới lại. Mới đây, Hà Nội đã kiến nghị Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội được chủ động quyết định điều chỉnh tầng cao công trình trong khu vực nội đô, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, Hà Nội cũng đề nghị, để cải tạo xây mới nhà chung cư cũ, chỉ cần trên 70% chủ sở hữu đồng ý; những chủ sở hữu còn lại sẽ có chế tài nếu không đồng ý phá dỡ. Bộ Xây dựng cũng đã họp với các bộ Kế hoạch - đầu tư, Tài chính, Tư pháp, các sở Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Tài chính của TP Hà Nội, đại điện Hiệp hội Bất động sản VN, các doanh nghiệp đã và đang tham gia cải tạo chung cư cũ tại thủ đô như: Vingroup, Sungroup, T&T, Vinaconex, Công ty CP XD Việt Hưng... để bàn về các giải pháp cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội. Lam Châu
2020-10-28
Lam Châu
Kinh doanh
cafebiz
TS. Cấn Văn Lực: Nếu không có phương án phòng vệ năng lượng tái tạo, doanh nghiệp sẽ 'mất trắng' khi mưa bão
https://cafebiz.vn/ts-can-van-luc-neu-khong-co-phuong-an-phong-ve-nang-luong-tai-tao-doanh-nghiep-se-mat-trang-khi-mua-bao-20201029192903959.chn
TS. Cấn Văn Lực khẳng định, cần có chính sách cho từng loại năng lượng tái tạo khác nhau, phân ra các loại như năng lượng mặt trời, năng lượng gió onshore, năng lượng offshore... Tại tọa đàm Góp ý cơ chế chính sách phát triển năng lượng tái tạo diễn ra sáng ngày 29/10, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, TS. Cấn Văn Lực cho biết lĩnh vực năng lượng tái tạo thời gian vừa qua đã ghi nhận sự phát triển vượt bậc. Cụ thể, năm 2016, tổng công suất lắp điện năng lượng tái tạo chỉ đạt khoảng 303 MW thì đến năm 2020, con số này ước tăng gấp 20 lần, đạt khoảng 7000 MW. Chính sách phát triển năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu toàn cầu Đáng chú ý, sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, ngành năng lượng tái tạo ngày càng có nhiều tiềm năng. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, từ đó tạo ra sự bùng nổ trong ngành năng lượng này. Điển hình một trong số đó là cơ chế giá điện FIT (Feed-in tariff). Bên cạnh đó, luật PPP mới được thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2021 sẽ có thể là kênh quan trọng đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực cho biết ngành năng lượng tái tạo Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Cụ thể, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, quy hoạch điện VIII chuẩn bị ban hành nhưng thực tế cho thấy đã khá chậm. Đồng thời, cơ chế chính sách ban hành chậm, thời gian kéo dài ngắn 1-2 năm không đủ để doanh nghiệp xoay xở. Theo đó, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh cần có chính sách cho từng loại năng lượng tái tạo khác nhau, phân ra các loại như năng lượng mặt trời, năng lượng gió onshore, năng lượng offshore... Đặc biệt trong bối cảnh mưa, bão, TS. Lực đặt ra câu hỏi: Vậy điện áp mái sẽ như thế nào? Phải quản lý rủi ro ra sao, liệu có thể mua bảo hiểm không, và nếu mua thì mua ở đâu và ai bán? Nếu chúng ta không có phương án phòng vệ rủi ro thì lúc có mưa bão, sự cố xảy ra như năm nay thì sẽ mất trắng. Doanh nghiệp có hiện tượng chạy dự án Đáng chú ý, TS. Cấn Văn Lực chỉ ra hiện nay có tồn tại hiện tượng chạy dự án, lách luật, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý. Ví dụ như mặc dù thời hạn giá điện chốt hết năm nay những một số doanh nghiệp bố trí dự án, chạy dự án cấp phép trước thời điểm hết hạn. Một ví dụ khác như theo quy định dự án 1000MW do địa phương quyết định, vì vậy một số doanh nghiệp chia nhỏ dự án để đơn giản hóa thủ tục cấp phép. Ngoài ra, TS. Lực nhấn mạnh, vốn chủ yếu vẫn là từ tín dụng, còn vốn tự có quá nhỏ. Hiện nay, 12-15 tỷ đồng cho 1 dự án điện mặt trời nhỏ nên bỏ ra 30% là bình thường, còn lại là tín dụng ngân hàng hoặc các loại vốn góp khác. Định hướng phát triển ngành năng lượng tái tạo bền vững Từ đó, ông đề ra một số giải pháp. Đối với khung pháp lý, cần sớm ban hành quy hoạch điện VIII cùng các giải pháp thực hiện đồng bộ các khâu từ sản xuất, truyền tải, hạ tầng đến bán điện và thị trường điện cạnh tranh. Đối với bài toán vốn của các dự án năng lượng tái tạo, cần đa dạng hóa nguồn vốn phát triển năng lượng tái tạo bằng cách tranh thủ nguồn vốn xã hội hóa vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đặc biệt, xem xét thúc đẩy tốc độ hoàn thiện hạ tầng truyền tải điện đồng bộ với quy hoạch phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Đồng thời, phát triển thị trường trái phiếu, quỹ đầu tư, trong đó có thị trường trái phiếu năng lượng sạch, trái phiếu xanh là loại hình đã được các định chế tài chính quốc tế lớn (WB, IFC, ADB...) thực hiện thành công trong thời gian qua. Đối với doanh nghiệp, chủ đầu tư, TS. Lực nêu rõ cần chủ động nắm bắt kỹ thuật công nghệ, có định hướng đầu tư lâu dài, không tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn nhằm trục lợi ưu đãi từ cơ chế. Bên cạnh đó, cần tăng khả năng tự chủ nguồn vốn, chú trọng nguồn vốn trung dài hạn từ thị trường trái phiếu, các quỹ đầu tư và cả nguồn vốn quốc tế. Q.L
2020-10-29
Q.L
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương: Giá FIT mới cần ưu tiên doanh nghiệp 'chiến thắng' chứ không thể dàn đều
https://cafebiz.vn/pho-truong-ban-kinh-te-trung-uong-gia-fit-moi-can-uu-tien-doanh-nghiep-chien-thang-chu-khong-the-dan-deu-20201029192639834.chn
Phát biểu tại phiên thảo luận trong tọa đàm Góp ý cơ chế chính sách phát triển năng lượng tái tạo diễn ra vào ngày 29/10, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết: Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 55 có tính toán cụ thể tỷ trọng năng lượng tái tạo. Nhìn chung, Nghị quyết 55 được triển khai tương đối nhanh và đồng bộ. Ưu tiên doanh nghiệp chiến thắng chứ không thể dàn đều Liên quan đến cách tiếp cận sơ đồ điện, ông Nguyễn Đức Hiển nhận xét, việc tiếp cận sơ đồ điện VII vẫn còn cứng nhắc, phải bổ sung liên tục. Thực tế, số lượng các dự án triển khai trên tổng số lượng các dự án được bổ sung quy hoạch vẫn còn thấp, chỉ 3,8% đối với điện gió. Do vậy, cần tránh hiện tượng này khi xây dựng các hệ thống tiêu chí để lựa chọn bổ sung quy hoạch điện VIII. Từ đó, ông Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh, các tiếp cận hiện nay cần ưu tiên người chiến thắng chứ không thể dàn đều. Cụ thể, các doanh nghiệp có năng lực thì sẽ được ưu tiên, thay vì việc các địa phương đều có cơ hội như nhau. Vấn đề tiếp theo là cần đẩy mạnh sự tham gia của khu vực doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong nước. Nghị quyết 55 khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, kể cả trong hệ thống truyền tải điện quốc gia chứ không phải đấu nối, thu gom từ nhà máy điện sang hệ thống truyền tải điện quốc gia, ông Hiển nhận định. Vừa qua, Trung Nam đã làm toàn bộ hệ thống đường dây 17 km đường dây truyền tải trong 102 ngày. Theo đó, cần tận dụng từ thí điểm đó biến thành cơ chế, chính sách để khuyến khích tư nhân tham gia truyền tải điện gắn với năng lượng tái tạo. Không thể làm thí điểm trong suốt một thời gian được. Bên cạnh đó, cần khuyến khích mạnh mẽ khối tư nhân cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thành công. Ngoài ra, cần tăng trách nhiệm của các địa phương. Trên thực tế, nhiều dự án quy hoạch giữ đất, giữ chỗ trong khi các nhà đầu tư có năng lực lại không bổ sung, không được vận hành. Lựa chọn giữa hai luồng ý kiến giá FIT Đối với cơ chế giá, ông Nguyễn Đức Hiển đặt ra vấn đề rằng hiện nay đang có 2 luồng ý kiến về cơ chế giá FIT. Thứ nhất là gia hạn ưu đãi giá FIT điện gió kéo dài năm 2023, ngoài khơi là năm 2035. Song, luồng ý kiến thứ hai lại cho rằng chỉ được duy trì cơ chế giá FIT trong giai đoạn đầu, về sau cần để thị trường quyết định, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có năng lực. Nếu cứ để mãi giá FIT thì doanh nghiệp 'ốm yếu' hay doanh nghiệp 'mạnh' đều như nhau, khi không khuyến khích cạnh tranh sẽ dẫn đến tình trạng giữ chỗ. Tôi cho rằng nếu cả những doanh nghiệp 'ốm yếu' cũng được ưu đãi sẽ dẫn đến tình trạng 'xin cho'. Do vậy, cần phải dùng các công cụ điều tiết kinh tế, khuyến khích doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì mới được ưu đãi, ông Hiển cho biết. Một vấn đề nữa Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương nêu rõ đó là hợp đồng mua bán điện cần theo chuẩn mực quốc tế. Khi đó, ngân hàng mới có thể thẩm định dòng tiền. Cụ thể, chính sách về giá phải dài hạn, không được thường xuyên thay đổi. Đồng thời, các rủi ro phải đo lường, dự tính được. Cuối cùng, ông Nguyễn Đức Hiển kết luận, điều kiện và tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo trải dài ở rất nhiều địa phương. Tuy nhiên, cần có cơ chế để tập trung phát triển một số trung tâm năng lực tái tạo, chứ không thể làm theo phong trào. Q.L
2020-10-29
Q.L
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Tổng giám đốc Samsung tiết lộ lý do Việt Nam là cứ điểm sản xuất smartphone duy nhất của Samsung trên toàn cầu duy trì hoạt động ổn định
https://cafebiz.vn/tong-giam-doc-samsung-tiet-lo-ly-do-viet-nam-la-cu-diem-san-xuat-smartphone-duy-nhat-cua-samsung-tren-toan-cau-duy-tri-hoat-dong-on-dinh-202010291413296.chn
Sáng 29/10, Diễn đàn đa phương 2020 mở màn bằng những lời cảm ơn của toàn bộ ban lãnh đạo Samsung với Việt Nam, và một phút cúi đầu mặc niệm, bày tỏ lòng biết ơn với cố Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee, người đặt nền móng cho hoạt động của Samsung tại đây. Trong suốt thời gian diễn ra dịch Covid-19, hàng trăm nghìn lao động Việt Nam làm việc ở các nhà máy Samsung không ai bị mất việc hay phải nghỉ không lương, dù chính Samsung cũng có một nhân viên mắc Covid-19. Có nhiều lao động chỉ thuộc diện F3, F4, nhưng chúng tôi cũng yêu cầu họ tạm nghỉ ở nhà trong 14 ngày, vì chỉ để sót một người cũng có thể gây ra lây lan rất nghiêm trọng - Giám đốc An toàn, Sức khỏe và Môi trường của Tổ hợp Samsung Việt Nam Park Hyun-seung chia sẻ tại Diễn đàn đa phương 2020 của Samsung sáng nay (29/10). Giám đốc Park Hyun-seung khẳng định: Trong một cuộc khủng hoảng kép, chắc chắn phải có sự hy sinh chứ không thể cùng lúc đạt được tất cả các mục tiêu. Giữa lợi nhuận và sức khỏe nhân viên, chúng tôi chọn hy sinh lợi nhuận của doanh nghiệp để giành lấy sự tin yêu của người lao động. Thời kỳ cao điểm dịch, việc hạn chế đi lại vì dịch Covid-19 khiến các dự án của Hàn Quốc đang triển khai dở dang ở Việt Nam không thể tiếp tục thực hiện. Trong đó, Tập đoàn lớn như Samsung dự kiến sẽ thiệt hại hàng tỷ đô la Mỹ, vì không thể đưa chuyên gia sang vận hành quy trình sản xuất các sản phẩm mới. Các nhà máy nếu như phải tạm dừng hoạt động cũng làm cho hàng trăm ngàn công nhân Việt Nam mất việc tạm thời. Ông Ngọ Duy Hiếu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nói, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trong cộng đồng người lao động có xuất hiện tâm lý e ngại người nước ngoài, khiến người lao động phản đối gay gắt, thậm chí đình công khi doanh nghiệp cần đưa chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo, quán triệt việc không kỳ thị người nước ngoài và tổ chức chuyến bay đặc biệt chở các chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam làm việc theo thỏa thuận của Chính phủ hai nước. Chiều cùng ngày, máy bay trên đưa hành khách là các lao động Việt Nam, chuyên gia Hàn Quốc về nước, thực hiện cách ly và đảm bảo các biện pháp an toàn nghiêm ngặt. Nhờ có những biện pháp này, trong khi hầu hết các nhà máy trên toàn cầu bị ảnh hưởng thì tại Việt Nam, Samsung vẫn duy trì sản xuất ổn định. Do nhu cầu thị trường đã giảm, nên việc thực hiện các biện pháp phòng dịch, giãn cách xã hội có phần thuận lợi, không ảnh hưởng đến đơn hàng. Thậm chí, ngay khi Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Samsung Việt Nam còn phát đi thông báo về đợt tuyển dụng nhân sự chất lượng cao trên quy mô lớn trong năm 2020. Công ty này tiếp tục tuyển dụng hàng nghìn kỹ sư, cử nhân ở tất cả các chuyên ngành từ các trường đại học, học viện trong cả nước. Số nhân lực này được tuyển dụng để làm việc tại nhà máy của Samsung Display Việt Nam (SDV Bắc Ninh). Việc Samsung duy trì được hoạt động sản xuất có tác động lớn đến Việt Nam, nhiều lần cứu cánh tăng trưởng xuất khẩu trong đại dịch. Vào tháng 8, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhờ một phần vào việc Samsung đẩy mạnh xuất khẩu dòng sản phẩm mới Samsung Note 20, dẫn đến mức thặng dư thương mại đạt 3,5 tỷ đô la Mỹ. Phát biểu tại diễn đàn sáng nay, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói: Sinh mạng và sinh kế đều quan trọng. Nếu xét về phạm vi ảnh hưởng thì Covid-19 ở Việt Nam ảnh hưởng đến sinh mạng không nhiều bằng sinh kế. Trong cuộc chiến kinh tế, doanh nhiệp đang là chiến sĩ đi đầu. Đóng góp của họ cho thành công của Việt Nam không thua kém các bác sĩ và nhân viên y tế. Cả hai đều xứng đáng được tôn vinh. Tuần trước, trong chuyến thăm Việt Nam giữa bối cảnh đại dịch Covid-19, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong rất vui mừng khi mỗi lần đến Việt Nam lại thấy có thêm các tòa nhà mới mọc lên, thêm những con đường mới xây, các khách sạn tốt. Bày tỏ cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đã hỗ trợ Tập đoàn Samsung trong thời gian vừa qua, ông Lee Jae-yong nói: Nếu nhà máy ở Việt Nam không hoạt động, sẽ có sự đứt gãy chuỗi sản xuất của Samsung trên toàn cầu. Trong bối cảnh kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, Việt Nam vẫn tạo điều kiện nhập cảnh cho hơn 3000 kỹ sư, chuyên gia của Samsung vào Việt Nam để vận hành các nhà máy hoạt động suôn sẻ. Tại cuộc gặp, Phó chủ tịch Samsung khẳng định sẽ đưa vào vận hành trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội vào cuối năm 2022, đúng như đã cam kết. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới, Samsung sẽ đầu tư nhà máy sản xuất sản phẩm bán dẫn, góp phần khép kín chuỗi sản xuất trong lĩnh vực điện, điện tử của Tập đoàn tại Việt Nam. Samsung được coi như người anh cả của cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Vì thế, các khu tổ hợp của Samsung không chỉ biến Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất thiết bị di động lớn trên toàn cầu, mà còn kéo hệ sinh thái hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cả các công ty Hàn Quốc và các quốc gia khác. Đầu tháng 10 vừa qua, hai công ty là KMW và Ace Technologies, đại gia sản xuất các thiết bị viễn thông hàng đầu của Hàn Quốc, đã chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam. Họ cũng là nhà cung ứng cho Samsung. Các nhà cung cấp của Samsung đến Việt Nam mở nhà máy tạo ra doanh thu lên đến hàng tỷ đô. Trong danh sách các nhà cung ứng cho khoảng 80% các giao dịch của Samsung Electronics, 28 công ty có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Đây là đều là các doanh nghiệp FDI, có quan hệ đối tác lâu năm với Samsung. Ông Phạm Cao Vinh, Tổng giám đốc Công ty Goldsun, nhà cung ứng cấp 1 của Samsung, cho biết công ty đạt doanh thu hàng chục triệu đô la Mỹ mỗi năm thì một nửa đến từ Samsung. Đồng thời, Samsung cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ ở Việt Nam bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ví dụ, cùng một sản phẩm nhưng giá thành sản xuất năm sau giảm hơn năm trước. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam, điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam. Về phía Samsung, công ty có nhiều chương trình đào tạo đưa chuyên gia Hàn Quốc sang doanh nghiệp đối tác làm việc trong vòng 3 tháng để hiểu môi trường lao động, sản xuất và giúp đưa ra các giải pháp cải tiến. Trưởng phòng Hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam nhấn mạnh rằng, khả năng cạnh tranh của Samsung trong thời gian tới đến từ khả năng cung cấp linh kiện của các nhà sản xuất Việt Nam, hiện chiếm 60%. Rất nhiều bộ phận thiết bị điện thoại với độ phức tạp cao như pin, kính 3D kim loại được sản xuất 100% ở Việt Nam. Sản phẩm Galaxy A70 được thiết kế và sản xuất hoàn toàn ở Việt Nam. Chúng tôi hy vọng thời gian tới các dòng sản phẩm cao cấp của Samsung sẽ có sự đóng góp của người Việt Nam, ông Tuấn nói. Chia sẻ tại diễn đàn năm nay, ông Choi Joo Ho - Tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho biết: Việc kiểm soát dịch bệnh vô cùng hiệu quả của Việt Nam đã giúp cho Tổ hợp Samsung trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại di động duy nhất của Samsung trên thế giới có thể duy trì sản xuất ổn định và đảm bảo hoạt động xuất khẩu. Vì sao Samsung lựa chọn Bắc Ninh, Thái Nguyên? Năm 2008, trong bối cảnh cả thế giới đang lao đao vì khủng hoảng kinh tế, Samsung chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Motorola và Nokia, sau chuyến thăm của Chủ tịch Lee Kun-hee, Tập đoàn này đã công bố khoản đầu tư 650 triệu đô la Mỹ vào nhà máy ở Bắc Ninh. Năm 2013, đúng vào năm kinh tế Việt Nam chỉ vừa thoát đáy tăng trưởng (5,42%, năm 2012 là 5,25%), Samsung tiếp tục đầu tư tổ hợp thứ hai ở Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỷ đô la Mỹ. Chỉ một năm sau đó, nhà máy sản xuất đồ điện gia dụng của Samsung ở Quận 9, TP.HCM ra đời. Mới đây, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam đã tiết lộ lý do lớn nhất khiến Samsung chọn Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM để đặt nhà máy. Bắc Ninh tuy là tỉnh nghèo, diện tích nhỏ nhất cả nước, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng lại có vị trí gần Hà Nội, sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng. Đối với Samsung, Bắc Ninh lại có vị trí đắc địa. Bởi lẽ, năm 2008, linh kiện điện tử Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn từ Trung Quốc do sản xuất chưa phát triển. Sản phẩm Samsung lại phải được đưa ra thị trường ngay sau khi sản xuất 1 tuần, nên để việc nhập khẩu linh kiện và xuất khẩu sản phẩm thuận lợi, Bắc Ninh là lựa chọn phù hợp. Đến khu tổ hợp thứ hai, Samsung lại phải giải quyết bài toán trao đổi phương tiện, nguyên vật liệu với nhà máy ở Bắc Ninh trong vòng 40 phút, nên Thái Nguyên là địa điểm được lựa chọn. Trung tâm nghiên cứu của Samsung cũng được đặt ở Hà Nội vì lý do này. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cần nhân lực, kỹ sư có trình độ nên đặt ở Hà Nội để Samsung có thể tận dụng được nguồn nhân lực trình độ cao tại các trường đại học hàng đầu tại đây. Còn với nhà máy ở TP.HCM, nhà máy duy nhất ở miền Nam thì là vì các doanh nghiệp ở miền Nam có thế mạnh trong việc ép nhựa và đúc chi tiết lớn nên được lựa chọn để sản xuất TV và thiết bị gia dụng. Mặt khác, TP.HCM cũng gần sân bay, cảng biển, đáp ứng nhu cầu xuất hàng đi khu vực châu Âu và Bắc Mỹ. Có thể thấy, trong hơn 10 năm qua, mỗi lần lựa chọn nơi đặt nhà máy, Samsung đều có sự tính toán rất kỹ lưỡng, tận dụng nguồn lực cụ thể từng địa phương. Điều này không chỉ giúp Samsung tối ưu hiệu quả sản xuất, mà còn giúp địa phương phát huy tiềm năng, đạt được nhiều thành quả trong thời gian ngắn. Những kết quả có thể nhìn thấy rõ nét qua thay đổi của đời sống người dân trước và sau khi có nhà máy Samsung. Kể từ khi có Samsung và nhiều nhà máy của các tập đoàn đa quốc gia khác, Bắc Ninh đã lột xác ngoạn mục. Khu vực kinh tế FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của kinh tế tỉnh. Thậm chí có thời điểm, Bắc Ninh là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, gần 6000 đô la Mỹ. Thái Nguyên cũng có cú nhảy vọt sau khi Samsung hiện diện. Kể từ khi Samsung Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2014, hoạt động xuất khẩu của Thái Nguyên từ vài trăm triệu đô mỗi năm đã tăng ngoạn mục lên hàng chục tỷ đô, lọt top các địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Hoàng An
2020-10-29
Hoàng An
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Việt Nam đón làn sóng nhà đầu tư ong chúa
https://cafebiz.vn/viet-nam-don-lan-song-nha-dau-tu-ong-chua-20201029084457975.chn
Việt Nam cần chọn lọc, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và gắn với xu hướng công nghệ 4.0 Ngày 28-10, tại Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020 với chủ đề Đón sóng đầu tư mới do Báo Đầu tư phối hợp với BW Industrial (nhà phát triển hàng loạt chuỗi nhà xưởng xây sẵn) tổ chức, các diễn giả đều nhìn nhận Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ và có nhiều cơ hội đón nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều yếu tố hấp dẫn Số liệu gần đây của Việt Nam cho thấy dù kinh tế khó khăn song xuất khẩu Việt Nam vẫn tăng trưởng. Giải thích cho sự thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, các chuyên gia lý giải chính sách đầu tư thân thiện, các KCN và nguồn cung lao động trẻ dồi dào đã giúp Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư. Các đại biểu trao đổi bên lề Diễn đàn “Đón sóng đầu tư mới” Ông Võ Thành Thống, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhìn nhận các nước Đông Nam Á, mà cụ thể là Việt Nam đang là điểm sáng trên bản đồ thu hút đầu tư nước ngoài từ sau đại dịch Covid 19 do Việt Nam kiểm soát tốt đại dịch. Điều đó đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, chặn đà suy thoái so với quốc gia khác. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch hoành hành toàn cầu đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng. Nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, nhiều doanh nghiệp (DN) sụt giảm doanh thu và lợi nhuận nhưng Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời, Việt Nam có nền chính trị ổn định, nhân lực dồi dào, chi phí cạnh tranh… Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực mà gần đây nhất là với EU (EVFTA) góp phần làm nên tính hấp dẫn của môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam. Tổng Giám đốc BW Industrial, ông C.K Tong, nhận định 60% queenbee - ong chúa đến Việt Nam đầu tư là các công ty quốc tế, đặc biệt từ EU khi EVFTA có hiệu lực. Việt Nam hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành cơ khí, phụ tùng ôtô, điện tử… với hàm lượng công nghệ cao. Ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn kinh doanh văn phòng và bất động sản công nghiệp (CBRE Việt Nam), cho rằng Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư. Trước hết là thuận lợi phát triển chuỗi cung ứng. Nhà đầu tư dễ tìm quỹ đất lớn để phát triển kho vận. Đó cũng là lý do dịch chuyển nhà máy sản xuất của các nhà đầu tư mới trong ngành lắp ráp xe hơi, đặc biệt nhắm đến khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Cần chiến lược hợp lý Ông Phạm Ngọc Tùng, Phó Tổng Giám đốc kinh doanh và tiếp thị Công ty IMG - một đơn vị phát triển KCN tại Long An, đưa ra chiến lược cần thiết để chuẩn bị đón sóng đầu tư, đó là tập trung phát triển vị trí, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh tạo sự tin tưởng cho các đối tác, đồng thời xử lý các vấn đề liên quan đến pháp lý, hợp tác với các tổ chức tín dụng để bảo trợ vốn cho đối tác. Điều này cần có sự hỗ trợ rất lớn từ địa phương mà các DN đặt KCN. Vấn đề đặt ra là khi thu hút đầu tư, liệu có ảnh hưởng xấu đến môi trường, đến thâm dụng lao động và các yếu tố khác…? Đại diện các DN cho rằng các địa phương chịu trách nhiệm vấn đề này đã quản lý chặt khi các đơn vị thiết lập KCN, phê duyệt dự án từ khâu đánh giá tác động môi trường… Ông Lê Trọng Hiếu nhận định những DN đặt nhà máy tại Việt Nam chỉ lắp ráp sản phẩm đơn giản để né thuế do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thì chắc chắn sẽ rất khó được phê duyệt với quy trình quản lý hiện nay. Điều cần lưu ý để chuẩn bị thu hút làn sóng đầu tư mới, theo các diễn giả là Việt Nam cần chọn lọc, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và gắn với xu hướng công nghệ 4.0. Phải tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm các KCN, khu kinh tế đã có, đặc biệt cải thiện, tháo gỡ chính sách liên quan nhằm thu hút nhà đầu tư lớn. Cả nước hiện có 336 KCN có tổng diện tích khoảng 97800 ha với cơ sở hạ tầng công nghiệp, dịch vụ kho bãi, logistics... và lĩnh vực này đang phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển cơ sở sản xuất của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bài và ảnh: Sơn Nhung
2020-10-29
Bài và ảnh: Sơn Nhung
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Hoạt động kinh doanh chính của Hòa Bình Corp lỗ 14 tỷ đồng trong quý đầu tiên CEO sinh năm 1992 điều hành
https://cafebiz.vn/hoat-dong-kinh-doanh-chinh-cua-hoa-binh-corp-lo-14-ty-dong-trong-quy-dau-tien-ceo-sinh-nam-1992-dieu-hanh-20201029151521162.chn
Theo báo cáo tài chính mới được công bố, Hòa Bình Corp lỗ 14 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh chính nhưng nhờ khoản lợi nhuận khác 78 tỷ đồng nên công ty thoát lỗ sau thuế. Trong 2 quý đầu năm nay, kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Hòa Bình Corp) giảm mạnh so với các năm trước. Doanh thu tụt xuống dưới 3000 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế chỉ đạt chưa tới 10 tỷ đồng. Sang đầu quý 3, Hòa Bình đã quyết định bổ nhiệm ông Lê Viết Hiếu, con trai Chủ tịch Lê Viết Hải đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc. Ông Hiếu sinh năm 1992, trước đó là Phó Tổng giám đốc đối ngoại khu vực miền Bắc của công ty. Ông Hiếu có bằng cử nhân Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp, trường California Polytechnic State University, San Luis Obispo (Mỹ). Mới đây, Hòa Bình Corp đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2020. Theo đó, doanh thu thuần kỳ vừa qua tiếp tục ở mức thấp, đạt 2634 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước và giảm gần 11% nếu so với quý 2/2020. Doanh thu giảm cũng khiến lợi nhuận gộp giảm 45%, xuống 149 tỷ đồng. Trừ đi các loại chi phí, như chi phí tài chính 84 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp 90 tỷ đồng, Hòa Bình Corp lỗ thuần 14,4 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Cùng kỳ năm trước, hoạt động kinh doanh chính của công ty lãi tới 81 tỷ đồng. Nhờ khoản thu nhập khác 78 tỷ đồng, Hòa Bình corp đạt lợi nhuận trước thuế 59 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 53 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, khoản lợi nhuận khác nói trên chủ yếu đến từ lãi mua rẻ. Như vậy, sau 9 tháng, Hòa Bình Corp đạt doanh thu thuần 8.044 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 62,8 tỷ đồng, giảm tương ứng 41% và 74% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2020, Hòa Bình đặt mục tiêu doanh thu 12500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng, giảm 33% và 70% so với 2019. Như vậy, sau 9 tháng, Hòa Bình mới hoàn thành 64% chỉ tiêu doanh thu và 50% kế hoạch lợi nhuận. Hà My
2020-10-29
Hà My
Kinh doanh
cafebiz
Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất gói hỗ trợ đợt 2
https://cafebiz.vn/thu-tuong-nghien-cuu-de-xuat-goi-ho-tro-dot-2-20201030141132178.chn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại phiên họp thường kỳ tháng 10 với trọng tâm là đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, hỗ trợ các đối tượng gặp khó do dịch bệnh... Chúng ta phải đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 2,5-3%, nhất là nhân rộng mô hình chuỗi giá trị đối với từng loại sản phẩm ưu tiên. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì thúc đẩy hơn nữa tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các gói hỗ trợ hiện nay, đồng thời cũng có thể nghiên cứu, sớm đề xuất gói hỗ trợ bổ sung đợt 2 phù hợp. Chỉ đạo trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra khi ông kết luận phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại phiên họp thường kỳ tháng 10 của Chính phủ, sáng 30/10. KINH TẾ ĐANG HỒI PHỤC HÌNH CHỮ V Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, công tác phòng chống bão lũ thời gian qua là đồng bộ, quyết liệt. Cả hệ thống chính trị và nhân dân đã chung sức đồng lòng chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hạn chế tối đa thiệt hại do bão lũ, sạt lở ở miền Trung. Nhưng do bão lũ lịch sử, xảy ra liên tục, lũ chồng lũ, bão chồng bão, nên gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Hiện nay, còn nhiều đồng bào chúng ta trên biển khơi hay ở núi cao chưa được tìm thấy. Chúng tôi đang chỉ đạo quyết liệt các lực lượng, nhất là quân đội, dồn sức tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, Thủ tướng nói. Về phát triển kinh tế, Thủ tướng lưu ý, nền kinh tế nước ra đã qua đáy trong quý 2 và đang phục hồi theo hình chữ V trong quý 3. Tuy lũ lụt nghiêm trọng nhưng khả năng năm 2020 có thể đạt mức tăng trưởng 2-3%. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10 có khởi sắc, tăng gần 19% so với tháng trước. Số doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng trên 10% so với cùng kỳ. Vấn đề nữa là dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát, tạo điều kiện tiếp tục khôi phục kinh tế. Chúng ta đã xử lý gói hỗ trợ mới thay cho các gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 và Quyết định 15, đặc biệt là gói hỗ trợ 16000 tỷ đồng, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu khi CPI tháng 10 chỉ tăng tăng 0,09% so với tháng trước và so với tháng 12 năm trước, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Bình quân 10 tháng năm 2020, CPI chỉ tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu phục hồi khả quan, thặng dư thương mại cao kỷ lục, đạt 18,7 tỷ USD. Giải ngân đầu tư công tiếp tục được cải thiện, tốc độ tăng vốn thực hiện từ ngân sách Nhà nước tháng 10 và 10 tháng đầu năm đạt cao nhất trong 5 năm qua với tổng mức thực hiện 10 tháng đầu năm đạt 70% kế hoạch năm và tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước. IMF đánh giá Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất trong ASEAN với GDP năm 2020 và 2021 lần lượt đạt tăng trưởng 1,6% và 6,7%. Với mức tăng này, quy mô GDP của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore (337,5 tỷ USD), Malaysia (336,3 tỷ USD), đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á. Ngân hàng Standard Chartered dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2020 và 7,8% vào năm 2021, hoạt động tiêu dùng gia tăng nhờ tâm lý thị trường được cải thiện và lĩnh vực sản xuất tăng tốc sẽ là động lực tăng trưởng chính trong quý IV/2020. Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,5-3% năm 2020. CHÚ Ý KÍCH CẦU NỘI ĐỊA THỊ TRƯỜNG 100 TRIỆU DÂN Thủ tướng cũng nhấn mạnh còn nhiều rủi ro thách thức từ bên ngoài như dịch bệnh, căng thẳng thương mại và công nghệ, bất ổn tài chính toàn cầu, còn trong nước là thiên tai, lũ lụt. Ngành công nghiệp và xây dựng của nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là một số đối tác lớn. Lĩnh vực dịch vụ, tiêu dùng phục hồi chậm. Thủ tướng lưu ý Bộ Công Thương và các địa phương phải kích cầu tiêu dùng mạnh hơn. Về vấn đề tín dụng tăng trưởng còn thấp, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực này, đồng thời kiềm chế nợ xấu. Chúng ta phải tiếp tục thực hiện mục tiêu kép thành công hơn nữa, Thủ tướng nhấn mạnh. Trước hết, các bộ, ngành, địa phương tập trung, dồn cả tâm cả sức khắc phục nhanh nhất hậu quả thiên tai nặng nề tại các tỉnh miền Trung, nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân. Khẩn trương có phương án chạy đua với thời gian, cứu người là ưu tiên cao nhất, không để người dân bị đói, rét, màn trời chiếu đất. Không được chủ quan lơ là, để dịch bệnh bùng phát trở lại. Phải quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh ở các cửa khẩu, theo dõi y tế đối với người nhập cảnh. Cần tạo điều kiện hơn nữa cho các chuyên gia, nhà đầu tư, đón công dân về nước, thần tốc, thần tốc hơn nữa khi phát hiện có ca nhiễm. Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công gồm vốn ODA, tuy nhiên, cần bảo đảm chất lượng, không hình thức, lãng phí. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì triển khai các chỉ đạo đã kết luận tại cuộc họp, dứt khoát gắn chặt trách nhiệm của người đứng đầu và bộ máy phụ trách công việc này. Các địa phương trọng điểm, nhất là Hà Nội, Tp.HCM cần làm gương, cả về sản xuất, thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công. Tất cả các địa phương trên cả nước, các ngành thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư tư nhân, bao gồm cả đầu tư trong nước và FDI. Do đó, cần chuẩn bị tốt hơn về hạ tầng các khu công nghiệp. Phải khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản. Chú ý kích cầu thị trường nội địa 100 triệu dân. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chiến lược số mà Thủ tướng đã ban hành. Tôi xin nhắc lại tiến trình phát triển kinh tế số, Chính phủ điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt vẫn đặt ra, cho nên cần cải thiện hạ tầng số, công nghệ thông tin, băng thông rộng quốc tế, hệ thống cơ sở để triển khai 5G quy mô quốc gia…, Thủ tướng nhấn mạnh. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần bắt tay triển khai Nghị quyết 154 và Quyết định 32 hỗ trợ doanh nghiệp vay trả lương nhanh và hiệu quả. Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế thanh toán bảo hiểm y tế cho hoạt động khám chữa bệnh từ xa đã được phát triển rộng khắp tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước. Bộ Y tế phối hợp đặc biệt với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để thực hiện áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, ứng dụng điện thoại thông minh trong thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của nước ta thời gian tới. Bộ Y tế rà soát, đánh giá hiệu quả triển khai chương trình sữa học đường giai đoạn 2016-2020 khi hiện nay còn nhiều tỉnh vẫn án binh bất động do chưa tìm ra nguồn tài chính để triển khai. Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát bổ sung quy định về quản lý, kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả các công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn, cắt giảm chi phí ứng dụng khoa học công nghệ, cải cách thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp tiếp cận các ưu đãi hỗ trợ khoa học công nghệ. Tinh thần là càng khó khăn, chúng ta càng quyết tâm hơn nữa, ý chí hơn nữa để đưa đất nước tiến lên, Thủ tướng nhấn mạnh. Tình cảm tương thân tương ái của nhân dân với miền Trung chính là phải tăng sức sản xuất, phải làm nhiều hơn nữa để bù đắp cho tổn thất, mất mát về cơ sở vật chất, đời sống của người dân miền Trung. Tuệ Linh
2020-10-30
Tuệ Linh
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
TS Trần Đình Thiên: Tận dụng hội nhập quốc tế, cần xây dựng đội ngũ đại bàng quốc tịch Việt
https://cafebiz.vn/ts-tran-dinh-thien-tan-dung-hoi-nhap-quoc-te-can-xay-dung-doi-ngu-dai-bang-quoc-tich-viet-20201030135044068.chn
Theo TS. Trần Đình Thiên, mặc dù tham gia nhiều các hiệp định thương mại thế hệ mới, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài lại khai thác và hiện thực hóa những cơ hội từ việc hội nhập quốc tế tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 29/10, tại Hà Nội đã diễn ra diễn đàn Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt do Bộ Công thương tổ chức. Mặc dù nhiều mặt hàng Việt Nam đang được hưởng lợi từ các FTA, nhưng đồng thời, thị trường nội địa cũng đối mặt với nhiều thách thức khi hàng hóa nhập khẩu vào ngày càng nhiều. Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam cần đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế mới để cơ hội không bị bỏ lỡ. Cụ thể, theo ông Trần Đình Thiên, sự khác biệt lớn về tốc độ tăng trưởng trong các khu vực doanh nghiệp đã dẫn đến xu thế gia tăng sự khác biệt về vai trò, vị thế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong đó, 95-96% doanh nghiệp Việt là nhỏ và siêu nhỏ. Bên cạnh đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ đóng góp chưa đến 10% GDP, trong khi FDI đóng góp khoảng 22-23% GDP. Đối với xuất khẩu, toàn bộ khu vực kinh tế bản địa chỉ đóng góp khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, khu vực FDI đóng góp 70%. Đối với nhập khẩu, tỷ lệ này là 40% - 60%. Như vậy, nhìn chung những cơ hội từ việc hội nhập quốc tế hiện đang được các doanh nghiệp nước ngoài khai thác và hiện thực hóa hơn so với doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, TS Trần Đình Thiên đã đưa ra 5 giải pháp nóng, trong hoàn cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp phải đặc biệt nỗ lực đạt được trạng thái bình thường mới. Thứ nhất, nỗ lực xây dựng các nền tảng của kinh tế thị trường. Đồng thời, hệ thống phân bổ nguồn lực cần công khai, minh bạch để các doanh nghiệp Việt có thể phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Thứ ba, áp dụng hệ thống khuyến khích thưởng người thắng thay vì chọn người thắng. Từ đó sẽ kích thích tinh thần cạnh trang trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thứ tư, xác lập cách tư duy - tiếp cận mới về mời gọi đại bàng và làm tổ cho đại bàng đến đẻ trứng. Ông Thiên nhấn mạnh, phải đặt việc xây dựng lực lượng doanh nghiệp Việt thành chương trình - chiến lược hành động quốc gia ưu tiên hàng đầu. Đáng chú ý, việc gây dựng đội ngũ đại bàng quốc tịch Việt phải là nhiệm vụ mang tính trụ cột. Cuối cùng, ông Thiên cho rằng cần phải thiết kế lại khởi nghiệp quốc gia hợp thời đại bằng việc xây dựng hệ thống thể chế phù hợp cho nền kinh tế số - công nghệ cao. Q.L
2020-10-30
Q.L
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Xuất siêu lập kỷ lục mới, liên tiếp thặng dư nhiều tỷ USD
https://cafebiz.vn/xuat-sieu-lap-ky-luc-moi-lien-tiep-thang-du-nhieu-ty-usd-20201030112905178.chn
Dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới nhưng hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tiếp tục giữ mức tăng dương và liên tiếp lập kỷ lục thặng dư thương mại. Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2020 ước tính đạt 51,2 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 439,82 tỷ USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu đạt 229,27 tỷ USD, tăng 4,7%; nhập khẩu đạt 210,55 tỷ USD, tăng 0,4%. VIỆT NAM XUẤT SIÊU KỶ LỤC 18,72 TỶ USD Theo đánh giá từ Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới nhưng hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tiếp tục giữ mức tăng dương. Cán cân thương mại hàng hóa tháng 10/2020 ước tính xuất siêu 2,2 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu kỷ lục 18,72 tỷ USD. XUẤT KHẨU 10 THÁNG ĐẠT 229,27 TỶ USD Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2020 ước tính đạt 26,7 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 229,27 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng với kim ngạch đạt 62,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 37,6 tỷ USD, tăng 14%. Thị trường EU đạt 28,9 tỷ USD, giảm 3%. Thị trường ASEAN đạt 18,9 tỷ USD, giảm 11,6%. Hàn Quốc đạt 16,3 tỷ USD, giảm 2,6%. Nhật Bản đạt 15,6 tỷ USD, giảm 7%. Trong 10 tháng có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 59,9%, gồm: Điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 42 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 36,2 tỷ USD, tăng 24,3%; hàng dệt may đạt 24,8 tỷ USD, giảm 9,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 21 tỷ USD, tăng 42%; giày dép đạt 13,4 tỷ USD, giảm 9,9%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,6 tỷ USD, tăng 12,4%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 7,3 tỷ USD, tăng 3%; thủy sản đạt 6,9 tỷ USD, giảm 2,5%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng của hầu hết các mặt hàng nông sản đều giảm so với cùng kỳ năm trước: Rau quả đạt 2,7 tỷ USD, giảm 12,5%; hạt điều đạt 2,6 tỷ USD, giảm 3,4% (lượng tăng 11,5%); cà phê đạt 2,3 tỷ USD, giảm 0,7% (lượng giảm 1,3%); cao su đạt 1,7 tỷ USD, giảm 4,2% (lượng tăng 0,8%); hạt tiêu đạt 537 triệu USD, giảm 15,2% (lượng giảm 4,6%); chè đạt 179 triệu USD, giảm 5,6% (lượng tăng 2,4%). Riêng sản phẩm gạo đạt 2,6 tỷ USD, tăng 8,2% (lượng giảm 4%). NHẬP KHẨU 10 THÁNG ĐẠT 210,55 TỶ USD Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2020 ước tính đạt 24,5 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 210,55 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong 10 tháng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 65,8 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 37,4 tỷ USD, giảm 5,3%; thị trường ASEAN đạt 24,4 tỷ USD, giảm 8,5%; Nhật Bản đạt 16,5 tỷ USD, tăng 2,5%; thị trường EU đạt 11,8 tỷ USD, tăng 4,2%; Hoa Kỳ đạt 11,6 tỷ USD, giảm 2,4%. Trong 10 tháng năm 2020 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện đạt 51,3 tỷ USD (chiếm 24,4% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 29,8 tỷ USD, giảm 0,6%; điện thoại và linh kiện đạt 12,6 tỷ USD, tăng 4%; vải đạt 9,5 tỷ USD, giảm 13%; sắt thép đạt 6,7 tỷ USD, giảm 17%. Hạ An
2020-10-30
Hạ An
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Phân khúc căn hộ: Cuộc đua tiện ích đẩy hàng mùa cuối năm
https://cafebiz.vn/phan-khuc-can-ho-cuoc-dua-tien-ich-day-hang-mua-cuoi-nam-20201030084250272.chn
Do khan hiếm nguồn cung nên bất động sản vẫn không giảm giá mặc dù Covid-19 vẫn có nhiều diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Nhằm duy trì được lợi nhuận và giá bán, nhiều chủ đầu tư đã và đang tập trung vào tiện ích để kích cầu thị trường. Báo cáo thị trường bất động sản nửa đầu năm 2020 của Savills cho thấy, tại phân khúc căn hộ chung cư, Covid-19 có ảnh hưởng rõ rệt khi định hình lại thị trường, tạo ra các xu hướng mới, hoặc tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các bên về chất lượng sản phẩm. Đại dịch mang đến cơ hội để các nhà đầu tư và doanh nghiệp nhìn nhận thực tế hơn về các sản phẩm bất động sản. Doanh nghiệp có quãng thời gian nghỉ để hoàn thiện hồ sơ pháp lý, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo sức cạnh tranh trên thị trường khi sản phẩm ra mắt -Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội cho biết. Cũng theo bà Hằng, thị trường bất động sản đã xuất hiện thêm các dòng sản phẩm mới. Đó là các sản phẩm tích hợp được các yếu tố chăm sóc sức khỏe, đảm bảo tính an ninh an toàn, tiện ích - dịch vụ nội khu đa dạng và những sản phẩm có tiện ích mới hướng đến phong cách sống thông minh, xanh. Quan sát thực tế trên thị trường cũng thấy rõ, Covid-19 cũng đã làm thay đổi khẩu vị người mua nhà. Nhu cầu của khách hàng hiện tại và tương lai không chỉ là các ngôi nhà tiện nghi, sang trọng mà còn phải cung ứng cả một môi trường sống hoàn chỉnh đi kèm với các dịch vụ tiện ích phục vụ cuộc sống tại chỗ của người dân. Đây cũng là lý do khiến các chủ đầu tư chuyển hướng mạnh sang phân khúc bất động sản xanh, thông minh trong thời gian gần đây. Cụ thể, thời gian qua nhiều nhiều chủ đầu tư cũng đưa những căn hộ theo phong cách không chạm - căn hộ thông minh như: Tắt - mở tivi, hệ thống chiếu sáng, máy lạnh, cảm biến an ninh cửa chính căn hộ, cảm biến thông số môi trường…thông qua ứng dụng. Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư còn chút trọng vào khía cạnh bố trí căn hộ nhằm tiếp cận được ánh sáng tự nhiên và khí trời. Loại hình căn hộ này có thể kể đến như: D-Homme, Sunshine Diamond, Sunshine City. Được biết, hiện giá bán một số dự án BĐS cao cấp kèm thêm tiện ích gia tăng khu vực quận 7, quận 2 và khu Đông có giá khoảng 50-70 triệu đồng/m2. Đặc biệt, không chỉ bổ sung nhiều tiện ích và chau chuốt nội thất, một số dự án có thế mạnh về quỹ đất cũng đã được chủ đầu tư chuyển hướng sang phong cách căn hộ xanh resort, chăm sóc sức khỏe, gia tăng các tiện ích xanh. Đơn cử như dự án Picity High Park (TP.HCM) mở bán mới đấy có quy mô 6 tòa trên diện tích 8,6ha nhưng có mật độ xây dựng chỉ 23%. Dự án có nhiều công viên giữa 6 tòa tháp và hơn 20 tiện ích nội khu, trong đó nổi bật là 3 hồ bơi tràn bờ, đường dạo bộ dài 3km. 2446 căn hộ tại đây được xây dựng theo phong cách Indochine và được được lắp đặt các thiết bị thông minh. Được biết, hiện Picity High Park đã được cấp phép phần thân. Ngoài ra, còn có một số dự án chung cư tại một số quận trung tâm đang mở bán hiện nay cũng gia tăng tiện ích khác biệt nhưcó thang máy riêng, chỗ đậu xe riêng, hoặc thậm chí có cả dịch vụ quản gia. Tuy nhiên, giá của các căn hộ này thườngkhá cao, có dự án lên tới cả trăm triệu đồng/m2, hoặc cao hơn. Nhận định về xu hướng phát triển tiện ích nội và ngoại khu của các doanh nghiệp bất động sản, bà Hằng khẳng định: Không phải dự án nào gia tăng tiện ích cũng tạo được sức hút đối với khách hàng, mà chỉ những dự án nào được đầu tư kỹ lưỡng về tiện ích, được hưởng lợi thế kế hợp giữa nội - ngoại khu và giá cả xứng với giá trị mới tạo được sự quan tâm của khách hàng. Trong thời gian tới,thay vì chỉ dựa vào các yếu tố bên ngoài như công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội để bán hàng,các chủ đầu tư cần tính toán tạo ra những lợi thế từ bên trong dự án, nâng cấp dòng sản phẩm phù hợp mà không đẩy giá bán, có như vậy mới có thể nắm chắc phân thắng trong tay - Bà Hằng cho biết thêm. Nam Anh
2020-10-30
Nam Anh
Kinh doanh
cafebiz
Sau 9 tháng đầu năm, TTC Land hoàn tất 93% kế hoạch lợi nhuận
https://cafebiz.vn/sau-9-thang-dau-nam-ttc-land-hoan-tat-93-ke-hoach-loi-nhuan-20201031133829615.chn
Trong năm 2020, vì nhiều lý do khác nhau đã khiến thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Đơn cử, trong 9 tháng đầu năm 2020, doanh thuần của TTC Land chỉ đạt 344 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhờ biết tối ưu hóa được các nguồn lực, lợi nhuận sau thuế của họ vẫn đạt 93 tỷ đồng, gần hoàn tất chỉ tiêu đề ra. Công tyTTC Landvừa công bố Báo cáo tài chính Quý III/2020 với lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, với doanh thu thuần ghi nhận 344 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 93 tỷ đồng. Về doanh thu thuần : mặc dù doanh thu thuần giảm 53% so với cùng kỳ nhưng cơ cấu doanh thu có sự thay đổi tích cực khi tỷ trọng của hoạt động cho thuê sàn thương mại (STM) tăng từ 5,9% lên 23,1%, đạt 79 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các dự án TTC Plaza Bình Thạnh, Charmington La Pointe, Mai Lan, Belleza, Jamona City… Trong bối cảnh ngành bất động sản (BĐS) khó khăn thì sự đóng góp từ doanh thu cho thuê đang góp phần mang lại nguồn thu ổn định cho công ty. Doanh thu từ chuyển nhượng BĐS vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 50,8% chủ yếu đến từ việc bàn giao dự án Jamona Home Resort – Quận Thủ Đức. Doanh thu từ dịch vụ BĐS chiếm 21,6% và doanh thu khác chiếm 4,5%. Về lợi nhuận sau thuế: lũy kế 9 tháng năm 2020, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 73% và 48% so với cùng kỳ; trong khi đó, chi phí lãi vay chỉ đạt 77 tỷ, giảm 33% so với cùng kỳ. Theo đó, kết quả lợi nhuận sau thuế (LNST) lũy kế 9 tháng 2020 ghi nhận mức 93 tỷ, đạt 97% kế hoạch năm. Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng vẫn duy trì ở mức cao lần lượt 32% và 27%; Biên EBIT và biên EBITDA lần lượt đạt 46% và 56%. Về các khoản thu ngắn hạn và dài hạn: tính đến 30/9/2020, tổng tài sản (TTS) của công ty đạt 11870 tỷ, tăng nhẹ 9% so với đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận 183 tỷ, tăng 119% so với cuối năm 2019, trong đó tiền gửi ngân hàng đạt 152 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn của khách hàng ghi nhận 257 tỷ đồng, giảm 53% so với đầu năm. Ngoài ra, khoản phải thu dài hạn chỉ còn 76 tỷ, giảm 77% so với đầu kỳ, chủ yếu đến từ việc thu hồi các khoản phải thu từ các hoạt động hợp tác kinh doanh. Hàng tồn kho ghi nhận 4356 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với đầu năm, trong đó chủ yếu là chi phí xây dựng dở dang các dự án Jamona City, Charmington Dragonic, Charmington Tamashi, Carillon 7, Jamona Home Resort… Hàng tồn kho sẽ chuyển thành doanh thu khi bàn giao dự án vào những tháng cuối năm và các năm tiếp theo. So với đầu năm 2020, nợ vay ngắn hạn giảm 12% trong khi vay và nợ dài hạn tăng 87% so với đầu năm nhằm mục đích cơ cấu lại nguồn vốn cũng như đầu tư và phát triển các dự án của công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ tổng nợ vay/tổng tài sản và tỷ lệ tổng nợ vay/vốn chủ sở hữu vẫn duy trì ở mức an toàn 0,24 lần và 0,61 lần. Ngoài ra các chỉ số thanh toán nhanh và hiện hành vẫn duy trì 1,11 lần và 1,98 lần. Kế hoạch tương lai:TTC Landsẽ tiếp tục đẩy mạnh bán hàng và rà soát lại các khoản đầu tư. Hiện TTC Land đang tích cực tập trung công tác bán hàng dự án Panomax River Villa tọa lạc ở trung tâm quận 7 trên đường Đào Trí. Tính đến 30/9/2020, doanh nghiệp này đã bán thành công gần 100 căn và đang tích cực đẩy mạnh bán hàng trong bối cảnh nguồn cung BĐS khan hiếm trong thời điểm gần đây. Panomax River Villa dự kiến sẽ được bàn giao vào Quý I/2022 và sẽ đóng góp gần 1200 tỷ đồng doanh thu cho TTC Land. Trong các tháng cuối năm, công ty sẽ tăng cường rà soát lại hiệu quả của khoản đầu tư vào các dự án. Doanh nghiệp này dự kiến sẽ tiến hành thanh hoán các tài sản tồn và các khoản đầu tư không phù hợp nhằm tối ưu hóa hiệu quả tài chính. Ngoài ra, họ sẽ tiếp tục ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ việc bàn giao các dự án Jamona City thấp tầng (Quận 7), Jamona Home Resort (Quận Thủ Đức). Bên cạnh đó, Công ty cũng đang tận dụng tốt nguồn doanh thu ổn định từ hoạt động cho thuê sàn thương mại, tương đương mỗi năm đóng góp khoảng 13% doanh thu. Trong giai đoạn từ 01/06/2020 - 29/10/2020, giá cổ phiếu SCR có mức tăng giá 16% từ vùng 5.050 đồng lên 5860 đồng. Thanh khoản sôi động với khối lượng giao dịch trung bình đạt 2,5 triệu cổ phiếu/phiên tương đương 15,1 tỷ đồng/ngày trong 4 tháng gần nhất. Quỳnh Như
2020-10-31
Quỳnh Như
Kinh doanh
cafebiz
Những điểm nghẽn của thị trường bất động sản
https://cafebiz.vn/nhung-diem-nghen-cua-thi-truong-bat-dong-san-20201031102920865.chn
Theo đánh giá của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, khó khăn trên thị trường bất động sản thời gian gần đây khác với giai đoạn trước... Quá trình tổng kết thực hiện pháp luật về đất đai đã cho thấy có nhiều cái nhất ở lĩnh vực này như: nhiều văn bản nhất; tham nhũng, tiêu cực, tranh chấp, phiền hà nhiều nhất. Cùng với đó, thủ tục hành chính liên quan đến việc giao đất, xây dựng quy hoạch... thường thực hiện mất nhiều năm và phức tạp nên nhiều dự án khó khăn trong khâu tiếp cận vấn đề đất đai và triển khai chậm tiến độ. Theo đánh giá của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, khó khăn trên thị trường bất động sản thời gian gần đây khác với giai đoạn trước. Trước là thừa cầu thiếu cung, thì nay nguồn cầu rất lớn, song nguồn cung lại vô cùng hạn hẹp. Một trong những nguyên nhân là do vướng mắc pháp lý. Sự chồng chéo trong một số văn bản pháp lý và việc rà soát các dự án có sử dụng đất tại các địa phương đang làm cho tình trạng phê duyệt dự án gần như không triển khai, số dự án được phê duyệt tại Hà Nội và Tp.HCM nhỏ giọt. VẤN ĐỀ THỦ TỤC VẪN LÀ THÁCH THỨC LỚN Kết quả khảo sát của Vietnam Report (VNR) về lĩnh vực này chỉ rõ, 100% doanh nghiệp bất động sản nhận định: vấn đề thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý là thách thức lớn nhất, làm giảm nguồn cung mới. Mặc dù Chính phủ đã có những cải cách nhưng vẫn chưa có nhiều thay đổi, dự án vẫn bị đình trệ do quy trình phê duyệt đất đai và giấy phép xây dựng bị kéo dài... Bên cạnh đó, có tới 81,82% doanh nghiệp được khảo sát phản ánh: chính sách đất đai còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Riêng ngành bất động sản đang chịu tác động chi phối của nhiều luật: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu... Nhưng giữa một số luật lại có những điều gần như phủ định nhau, chưa kể hàng loạt nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ, văn bản của các tỉnh, thành phố, nhiều khi trùng lắp, mâu thuẫn, bất nhất, văn bản cấp dưới trái với luật... Từ đó tạo nhiều tiềm ẩn rủi ro cho chính cơ quan quản lý nhà nước cũng như các chủ đầu tư, khách hàng mua bất động sản, gây ra vướng mắc, ách tắc trong quá trình áp dụng pháp luật, làm giảm nguồn cung mới trên thị trường. Cũng do có phát sinh yếu tố rủi ro trong thi hành công vụ nên công tác thực thi pháp luật còn những mặt hạn chế. Đã xuất hiện tình trạng Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao. Kỷ luật, kỷ cương nhiều nơi còn buông lỏng, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế. Xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, trì trệ trong giải quyết công việc (Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội ngày 21/10/2019). Kể từ tháng 12/2015, các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn do các vướng mắc do một số quy định của pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ. Các vướng mắc này về cơ bản đã được Quốc hội khóa XIV xử lý thông qua Luật Đầu tư, Luật Xây dựng (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 9 tháng 6/2020. Nhưng hơn 1 năm qua, các doanh nghiệp bất động sản Tp.HCM lại còn bị thêm vướng mắc do Dự thảo quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng đối với dự án nhà ở không phù hợp với các quy định pháp luật và cũng không phù hợp với thực tiễn. Theo đó, nhà đầu tư dự án nhà ở phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mới được công nhận chủ đầu tư, mới được cấp Giấy phép xây dựng, mới được thi công các công trình của dự án. Trong khi Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản chỉ quy định chủ đầu tư dự án nhà ở phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất trước khi bán nhà có sẵn hoặc bán nhà hình thành trong tương lai, hoặc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Luật Xây dựng cũng không yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, thì mới được khởi công xây dựng các công trình của dự án nhà ở. Do vậy, trong các năm gần đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã rời Tp.HCM, chuyển hướng đầu tư rất lớn về các tỉnh, khai phá các thị trường mới, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM cho biết thêm. RỦI RO TIỀM ẨN CHO THỊ TRƯỜNG Một thách thức lớn nữa, theo phản ánh của 36,36% chủ đầu tư trong khảo sát của VNR là việc tiếp cận đất đai cho các dự án kinh doanh bất động sản và công tác giải phóng mặt bằng. Hiện nay, quỹ đất sạch tại các thành phố lớn ngày càng chật hẹp cùng với đó là công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, kéo dài, điều này khiến cho các chủ đầu tư khó tiếp cận các khu đất lớn để triển khai các dự án, trong khi đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công, tiến độ của dự án. Bên cạnh đó, phải nói tới chính sách tín dụng cho bất động sản chưa phù hợp, lãi suất cho vay cao; chưa tạo được nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho thị trường, trong khi tính chất hoạt động của thị trường này là trung hạn, dài hạn; thiếu nguồn vốn tín dụng cho nhà ở xã hội. Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22/2019-NHNN siết chặt nguồn vốn cho vay vào bất động sản, quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, thay thế cho Thông tư 36 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Điều này ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản nói chung, các nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản nói riêng. Các chủ đầu tư phải linh hoạt và đa dạng nguồn vốn hơn để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng thông qua thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI)... Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể huy động đa dạng nguồn vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hệ thống tài chính bất động sản còn nhiều yếu kém, mặc dù đây là thị trường cần rất nhiều loại vốn khác nhau và là thị trường cần thu hút vốn mạnh nhất. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có tín dụng bất động sản mà dùng tín dụng thương mại để cho vay bất động sản với lãi suất 8% - 10%, mức vay ưu đãi từ 5-6%. Trong khi đó, tại các nước khác, để phát triển bất động sản, lãi suất được tính dao động 1-2%. Đối với các nguồn vốn khác như cổ phiếu, trái phiếu vẫn chưa phát huy được hiệu quả, như kênh trái phiếu chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn có thể phát hành vì hiện nay chưa nhiều người tin cậy vào các doanh nghiệp bất động sản. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp bất động sản có lãi suất trái phiếu lên đến 12-14%/năm, cao hơn mức lãi suất trái phiếu bình quân, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư trái phiếu, nhất là nhà đầu tư cá nhân khi thị trường trái phiếu chưa thật sự minh bạch và doanh nghiệp gặp khó khăn khi đảm bảo lợi nhuận cam kết, ông Phùng Hoàng Cơ, Phó Chủ tịch VNR phân tích. Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản, các chủ đầu tư dự án và nhà đầu tư thứ cấp ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, do các ngân hàng thương mại đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản và kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng. Hơn nữa, dư nợ tín dụng vào bất động sản đang tập trung quá nhiều vào phân khúc cao cấp, bỏ ngỏ phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở phân khúc trung bình và thấp. Mặt khác do sự phân hóa của thị trường, dư nợ tín dụng cũng tập trung vào một số chủ đầu tư. Điều này có tác dụng thanh lọc tốt cho thị trường, song cũng tạo ra các rủi ro tiềm ẩn cho thị trường bất động sản và cho cả hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, cơ chế pháp lý chưa phù hợp, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường cũng tạo ra điểm nghẽn cho sự phát triển của thị trường bất động sản. Tất cả những vấn đề trên tác động đến tâm lý người tiêu dùng, tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi và tăng trưởng của thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản rơi vào tình thế khó khăn hiện nay chỉ có tính nhất thời, đặc thù, mà nguyên nhân là do vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và do cả công tác thực thi pháp luật. Tuy nhiên, do thị trường bất động sản có độ trễ nên nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả các vướng mắc và điểm nghẽn hiện nay, thì tình trạng sụt giảm quy mô thị trường sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, dẫn đến một số doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể có nguy cơ phá sản, người lao động thiếu việc làm, giảm thu nhập; các ngân hàng thương mại có thể gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ; nguồn thu ngân sách nhà nước từ tiền sử dụng đất và thị trường bất động sản có thể còn bị sụt giảm hơn nữa. Để khắc phục tình trạng trên, trước mắt, UBND các tỉnh cần sớm có kết luận xử lý các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra, để các chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước (nếu có phát sinh) và được tiếp tục triển khai thực hiện dự án, giúp tái khởi động trở lại hàng trăm dự án bất động sản đang đắp mền. Qua đó, giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, bổ sung nguồn cung sản phẩm cho thị trường bất động sản, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước và tăng tính minh bạch của môi trường kinh doanh. Về lâu dài, cần phải có các giải pháp đồng bộ cả về cơ chế, chính sách, nguồn vốn đầu tư và quy trình thực hiện..., ông Lê Hoàng Châu kiến nghị. Huyền Ngân
2020-10-31
Huyền Ngân
Kinh doanh
cafebiz
BĐS công nghiệp: Nhà kho xây sẵn “tăng nhiệt” dịp cuối năm
https://cafebiz.vn/bds-cong-nghiep-nha-kho-xay-san-tang-nhiet-dip-cuoi-nam-20201101195943022.chn
Theo đại diện JLL Việt Nam, sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng đã làm tăng cả nhu cầu ngắn hạn và dài hạn đối với BĐS công nghiệp. Nhà kho xây sẵn cho phép các công ty giao đơn hàng nhanh hơn bằng cách đặt kho hàng gần hơn với người tiêu dùng. Theo đó, lượng đơn đặt hàng online lớn tại các đô thị trước mùa lễ hội cuối năm đang thúc đẩy nhu cầu nhà kho xây sẵn tiếp tục tăng mạnh. Theo báo cáo của JLL, dịch Covid-19 đang thay đổi thị trường, kích thương mại điện tử bùng nổ, đồng thời tạo cú hích lớn cho loại hình BĐS công nghiệp, trong đó có nhà kho, nhà xưởng xây sẵn tăng nhiệt. Đặc biệt ở quý cuối năm 2020, khi mùa mua sắm và lễ hội càng đến gần, các nhà sản xuất hàng thiết yếu phải chật vật tìm nhà kho để trữ hàng, đáp ứng việc giao hàng nhanh cũng như nâng cấp chuỗi cung ứng. Theo đại diện JLL, sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng đã làm tăng cả nhu cầu ngắn hạn và dài hạn đối với BĐS công nghiệp. Nhà kho xây sẵn cho phép các công ty giao đơn hàng nhanh hơn bằng cách đặt kho hàng gần hơn với người tiêu dùng. Sự phát triển theo cấp số nhân của thương mại điện tử đã thúc đẩy nhu cầu bất động sản công nghiệp, đặc biệt là các mô hình kho bãi tăng trưởng cao nhất 10 năm. Lượng đơn hàng online tăng cao do hạn chế di chuyển mùa dịch đã buộc các công ty thương mại điện tử phải giữ nhiều hàng hơn ở những địa điểm gần khách hàng, thúc đẩy nhu cầu kho bãi linh hoạt. JLL ghi nhận nhiều yêu cầu từ phía khách hàng thương mại điện tử lớn, với nhu cầu thuê nhà kho gần trung tâm có diện tích 10-15 hecta. Theo JLL, nhu cầu thuê nhà kho linh hoạt sẽ giúp các nhà phân phối, đơn vị kinh doanh thương mại điện tử cần sử dụng nhiều không gian trong mùa cao điểm, để rồi những mùa thấp điểm họ có thể kiếm lợi nhuận bằng việc cho thuê. Ví dụ, công ty bán cây thông Giáng sinh chỉ nhập hàng vào mùa đông, nên nhà kho sẽ trống nhiều vào những tháng nóng. Trong khi đó, đơn vị sản xuất phụ kiện hồ bơi sẽ cần dùng khoảng diện tích trống đó cho nhu cầu mua hàng trong mùa hè. Cùng quan điểm, tại diễn đàn mới đây, ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn kinh doanh văn phòng và BĐS công nghiệp CBRE Việt Nam cho rằng, trái ngược với nguồn cung của đất công nghiệp hạn chế thì nguồn cung nhà xưởng và nhà kho xây sẵn trong quý 3/2020 lại có chiều hướng tăng trưởng. Đơn cử như tại miền Bắc, nhà xưởng và nhà kho xây sẵn trong quý 3/2020 có khoảng 2,1 triệu m2, tăng 25,3 % so với cùng kỳ năm ngoái. Tại khu vực Miền Nam, diện tích nhà kho xây sẵn chiếm khoảng 2,7 triệu m2, tăng 28,2 % so với năm ngoái; nhà xưởng xây sẵn là khoảng 2,9 triệu m2, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019. Nguồn cung mới gia tăng mạnh ở các khu vực công nghiệp trọng điểm. Theo đó, giá chào thuê đất và nhà kho trong thời gian qua cũng tăng mạnh. Giá chào thuê đất đều tăng 20% - 30 % so với cùng kỳ năm ngoái. Tại phân khúc nhà kho xây sẵn cũng ghi nhận mức giá chào thuê tăng từ 5 - 10 % ở các dự án mới. Chỉ riêng phân khúc nhà xưởng xây sẵn có giá chào thuê ổn định. Mức giá chào thuê ở trên là chưa bao gồm thuế VAT và phí quản lý/dịch vụ. Giá chào thuê đất công nghiệp được tính cho kỳ hạn thuê còn lại của dự án. Thông thường, kỳ hạn còn lại của dự án dao động từ 30 - 45 năm, ông Hiếu chia sẻ. Hạ Vy
2020-11-01
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Giảm giá nhà có dễ?
https://cafebiz.vn/giam-gia-nha-co-de-202011011820211.chn
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp nếu không khơi thông được nguồn cung BĐS và tăng cường phát triển nhà ở vừa túi tiền thì rất khó để giảm được giá nhà xuống. Rõ ràng, nếu càng khan hiếm thì chắc chắn giá BĐS càng tăng. Nguyên nhân khiến giá nhà tăng Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) cho rằng, có nhiều nguyên nhân đẩy giá nhà ở lên cao. Cụ thể, trong trong chi phí tạo lập quỹ đất dự án nhà ở thương mại, khi tính tiền sử dụng đất, chủ đầu tư thường chỉ được khấu trừ khoảng trên dưới 25% chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, đồng thời phải nộp thêm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp trên khoản chi phí mặt bằng không được khấu trừ nên phần chi phí này người mua nhà phải gánh chịu. Bên cạnh đó, chi phí nộp tiền bảo vệ đất lúa tại Tp.HCM, được tính bằng 80% giá đất lúa theo Bảng giá đất, cao nhất cả nước cũng góp phần làm tăng giá nhà tại Tp.HCM. Ngoài các nguyên nhân nêu trên, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, còn có nhiều yếu tố tác động đến giá thành dự án nhà ở thương mại như tiền sử dụng đất. Hiện nay tiền sử dụng đất của dự án nhà ở thương mại được thu theo theo phương thức trực thu, thu 1 lần làm cho cơ cấu tiền sử dụng đất trong giá thành nhà ở chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cũng là một rào cản lớn trong việc kéo giảm giá nhà ở tại Tp.HCM. Trong 5 năm qua, đã có hàng trăm dự án nhà ở bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng, do dự án có quỹ đất hỗn hợp, hoặc có sử dụng đất công thuộc diện rà soát, kiểm tra, thanh tra, thậm chí, có dự án không vướng mà vẫn bị kéo dài thủ tục hành chính. Theo HoREA, cơ cấu giá thành chủ yếu của các dự án nhà ở thương mại, bao gồm 5 khoản chi phí: chi phí tạo lập quỹ đất; chi phí xây dựng; chi phí tài chính; chi phí quản lý và chi phí không tên. Trong đó, chi phí tạo lập quỹ đất dự án nhà ở thương mại thường chiếm khoảng trên dưới 15% giá thành đối với dự án nhà chung cư (tùy thuộc dự án cao tầng hay thấp tầng). Đối với nhà phố chiếm trên dưới 30% giá thành. Và chiếm trên dưới 20% giá thành đối với các dự án nhà ở hỗn hợp (gồm nhà chung cư, nhà phố, biệt thự), tùy theo cơ cấu sản phẩm nhà ở của dự án. Về chi phí xây dựng thường chiếm khoảng trên dưới 50% giá thành đối với dự án nhà chung cư (tùy thuộc dự án cao tầng hay thấp tầng); đối với nhà phố vào khoảng 30% giá thành. Chi phí tài chính bao gồm chi phí trả lãi vay trên nguồn vốn vay để đầu tư thực hiện dự án. Nếu dự án nhà ở thương mại được thực hiện suôn sẻ trong ba năm, thì chi phí tài chính thường chiếm khoảng trên dưới 10%/giá thành. Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam,  nguyên nhân khiến giá BĐS khó giảm là do chi phí triển khai dự án ngày càng tăng cao và doanh nghiệp hiện nay vì yếu tố chi phí, thủ tục và lợi nhuận mà chỉ chú trọng phát triển nhà cao cấp, bỏ qua thị trường nhà bình dân. Trước đây giá nhà Hà Nội luôn cao hơn Tp.HCM nhưng hiện nay giá nhà Tp.HCM đã vượt xa Hà Nội. Giá bán nhiều dự án tại Tp.HCM đang bị đẩy lên mức cao, thấp nhất cũng 30 triệu/m2 trong khi chất lượng vẫn ở tầm bình dân. Việc tăng giá bán sơ cấp này có nhiều trường hợp là do chi phí phát triển dự án gia tăng qua các năm khiến CĐT buộc phải tăng giá bán theo, nhưng cũng không ít chủ đầu tư lợi dụng thời điểm thị trường khan hiếm mà té nước theo mưa, tăng giá ăn theo bất chấp. Phải khơi thông được nguồn cung? Theo các chuyên gia, doanh nghiệp nguồn cung khan hiếm, sự lựa chọn của người mua không nhiều sẽ khiến giá BĐS tăng lên. Từng trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng, chắc chắn người mua nhà sẽ ít sự lựa chọn khi hạn chế sản phẩm mới bung thị trường. Mà nguyên lý của thị trường, cầu nhiều - cung ít thì giá cả sẽ tăng cao. Những năm gần đây, thị trường thiếu sản phẩm giá vừa túi tiền 1-2 tỉ đồng/căn, với tình hình như hiện nay thì phân khúc này sẽ tiếp tục khan hiếm. Điều đó có nghĩa, người mua ở thực sẽ ngày càng khó sở hữu nhà đất. Đó là bất ổn cho thị trường vì mục tiêu cuối cùng của BĐS là giải quyết được bài toán an cư cho người dân. Các thủ tục pháp lý khó khăn tác động khiến nguồn cung thị trường giảm đi. Trong khi nhu cầu ở thực vẫn tăng lên. Nhưng, rõ ràng nếu cung không đáp ứng đủ nhu cầu thì bất ổn nhiều hơn ổn định. Chưa kể, điều này còn tác động đến việc thị trường sẽ xảy ra sốt cục bộ ở một số nơi, ông Phúc nhấn mạnh. Theo ông Phúc, bản chất của thị trường là cung - cầu phải tương đồng với nhau để tạo ra mức giá hợp lý. Khi cung nhiều, cầu ổn định, giá cả BĐS sẽ có xu hướng ổn định, thậm chí giảm giá, có lợi cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, có 1000 nhu cầu nhưng đến 100 doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường thì rõ ràng phải cạnh tranh nhau, phải giảm giá để bán, chứ không thể hét giá lên được. Theo ông Phúc, hiện nay, nguồn cầu thị trường không phải bàn đến vì thực tế, nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam nói chung, Tp.HCM nói riêng vẫn tăng trưởng. Như vậy, nút thắt ở đây là nguồn cung. Vì thế, hiện nay tất cả các giải pháp đều tập trung giải quyết cho nguồn cung. Vì thế, nếu doanh nghiệp và nhà nước cùng bắt tay làm tạo ra nguồn cung ổn định cho thị trường thì chắc chắn sẽ không có hiện tượng tăng giá ồ ạt, mất kiểm soát. Nhà nước có đất, hỗ trợ về pháp lý, doanh nghiệp có ý tưởng thiết kế, xây dựng thì cứ thế làm. Nếu làm được điều này, doanh nghiệp nào mạnh về tài chính, công nghệ, xây dựng thì đúng là cạnh tranh lành mạnh, người tiêu dùng được hưởng lợi. Cùng quan điểm, một doanh nghiệp BĐS tại Tp.HCM cũng cho rằng,giá nhà tăng liên tục qua các năm là do vấn đề quản lý vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nhiều cơ chế chưa làm tốt vai trò hỗ trợ mà gây nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc xin phép chủ trương xây dựng khó khăn, nhiêu khê làm mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp, cơ chế nặng nề khiến doanh nghiệp khó có thể làm nhà giá thấp 20-25 triệu/m2. Chính vì vậy doanh nghiệp chỉ xin thành phố hỗ trợ về cơ chế để hoạt động thuận lợi hơn. Đại diện HoREA cho rằng muốn giảm giá nhà, thì Nhà nước cần thay đổi cách thu tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại, chuyển thành sắc thuế đánh trên hành vi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp thành đất ở, với thuế suất có thể bằng khoảng 15-20% giá đất trong bảng giá đất. Một giải pháp được HoREA kiến nghị là Chính phủ nên xem xét giảm mức thu tiền bảo vệ đất lúa tối thiểu 50% bảng giá đất. Bên cạnh đó, Chính phủ cần sớm triển khai đề án phát triển nhà ở thương mại giá thấp với các cơ chế, chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, tín dụng, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án nhà ở thương mại có mức giá căn hộ không quá 20 triệu đồng/m2 ở các tỉnh và không quá 22-25 triệu đồng/m2 ở các đô thị loại I, đô thị đặc biệt. Theo các doanh nghiệp, việc giảm giá nhà đất không thể một mình doanh nghiệp làm mà cần có sự hậu thuẫn của chính quyền, cùng bắt tay để khơi thông nguồn cung, hỗ trợ các vấn đề thủ tục pháp lý để có sản phẩm ra thị trường. Nếu cứ tình trạng ngâm lâu thì rất khó để kéo giá nhà xuống, cơ hội sở hữu chốn an cư của người dân sẽ ngày càng xa vời, đó là thực tế đang diễn ra trên thị trường BĐS. Hạ Vy
2020-11-01
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Bất chấp Covid-19, người dân vẫn mạnh dạn vay ngân hàng mua nhà
https://cafebiz.vn/bat-chap-covid-19-nguoi-dan-van-manh-dan-vay-ngan-hang-mua-nha-20201101090236834.chn
Đẩy mạnh cho vay mua nhà đất là định hướng được nhiều ngân hàng đưa ra trong bối cảnh hiện nay... Cho dù bị kiểm soát chặt chẽ nhưng tín dụng bất động sản vẫn giữ được đà tăng, đặc biệt là dư nợ cho vay phục vụ mục đích tự sử dụng. DƯ NỢ BẤT ĐỘNG SẢN VẪN TĂNG Với diễn biến quốc tế cũng như khu vực có nhiều yếu tố không thuận lợi trước dịch bệnh Covid-19, các kế hoạch hoạt động cũng như doanh thu, lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp bất động sản phải thay đổi ít nhiều. Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoặc hủy bỏ tổ chức sự kiện quan trọng trong hoạt động kinh doanh như khởi công, mở bán, quảng bá, tiếp thị dự án... Ở khía cạnh khác, Chính phủ vẫn chỉ đạo tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Cụ thể, riêng với lĩnh vực bất động sản phải tiếp tục áp dụng hệ số rủi ro của các khoản cho vay kinh doanh bất động sản lên mức 200%, tăng hệ số rủi ro đối với khoản cho vay phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận vay từ 4 tỷ đồng trở lên, giảm dần theo lộ trình tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn; yêu cầu tổ chức tín dụng ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay đối với kinh doanh bất động sản. Song, tại một báo cáo mới đây của Ngân hàng Nhà nước lại cho thấy, đến cuối tháng 8/2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn tăng 4,78% so với cuối năm 2019, chiếm 19,55% tổng dư nợ tín dụng. Như vậy, tín dụng bất động sản vẫn giữ được đà tăng. Xét riêng từng nhóm, phục vụ mục đích kinh doanh tăng 5,32%, phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 4,5%. Tuy nhiên, do cho vay phục vụ mục đích tự sử dụng chiếm 66,09%, tương đương 2/3 tổng dư nợ tín dụng bất động sản nên nếu theo con số tuyệt đối sẽ tăng nhiều hơn so với cho vay phục vụ mục đích kinh doanh. LÃI VAY MUA NHÀ THẤP THẤT 10 NĂM Ghi nhận trên thị trường, đi cùng xu hướng giảm lãi suất cho vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều ngân hàng cũng bắt đầu hạ lãi suất cho vay mua nhà. Tại VPBank, ngân hàng này triển khai chương trình ưu đãi cho khách hàng có nhu cầu vay mua nhà chung cư có giấy chủ quyền với mức lãi suất từ 5,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên, 7,9%/năm trong 6 tháng hoặc 8,9%/năm trong 12 tháng đầu tiên. Hay như ở BIDV, mức lãi suất mua nhà từ 7,6%/năm trong 12 tháng đầu tiên hoặc 9,2%/năm trong 36 tháng đầu tiên. Tương tự, tại Vietcombank, khách hàng có nhu cầu mua nhà, xây sửa nhà, mua ôtô… có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 6,79%/năm, cố định trong 6 hoặc 12 tháng đầu. Mức lãi suất này áp dụng cho các khoản giải ngân từ ngày 20-10 nhằm thúc đẩy nhu cầu vay tiêu dùng cuối năm. Thậm chí, mức lãi suất cho vay mua nhà tại ngân hàng OCB còn xuống dưới 5%/năm. Theo đó, mức lãi vay mua nhà dự án 4,99%/năm được OCB áp dụng trong 3 tháng đầu với khách hàng có khoản vay từ 48 tháng trở lên; những trường hợp khác được vay lãi suất 7,99%/năm trong 6 tháng đầu. Nhìn chung, so với thời điểm cuối 2019, lãi suất cho vay mua nhà cố định năm đầu tiên đã thấp hơn khoảng 1-2 điểm phần trăm và hiện đang rơi về vùng thấp nhất 10 năm. Theo một chuyên gia tài chính, khi dư địa cho vay vẫn còn, lãi suất phù hợp với kỳ vọng của người dân thì cầu tín dụng sẽ được kích hoạt bất chấp ảnh hưởng Covid-19. Việc giảm lãi suất chỉ là một trong các biện pháp kích cầu thông thường. Những người có nhu cầu thật, thu nhập ổn định từ lương và nguồn tích trữ khoảng 20 - 30% giá trị căn nhà rất mong được giải ngân thời điểm này. Vì vậy, tín dụng bất động sản phục vụ nhu mục đích tự sử dụng hiển nhiên sẽ tăng, đây cũng là điều nhà quản lý mong muốn, vị chuyên gia trên nói. Đào Vũ
2020-11-01
Đào Vũ
Xã hội
cafebiz
Tận thấy những công trình khoét núi, đổ bê tông kiên cố ở Tam Đảo
https://cafebiz.vn/tan-thay-nhung-cong-trinh-khoet-nui-do-be-tong-kien-co-o-tam-dao-20201101080133006.chn
Thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) được ví như thị trấn trong mây trong sương, thế nhưng việc buông lỏng quản lý đã khiến việc xây dựng diễn ra tràn lan, nhiều công trình khoét núi, xây dựng bê tông khiến bộ mặt trở nên nham nhở. Theo lãnh đạo UBND huyện Tam Đảo, việc xây dựng sai phép trên thị trấn Tam Đảo là có. Chúng tôi sẽ kiểm tra từng trường hợp để xử lý, lãnh đạo huyện nói. HIỂU MINH
2020-11-01
HIỂU MINH
Kinh doanh
cafebiz
Chủ căn Airbnb tồi tệ nhất thế giới” bị sốc khi quá nhiều người đặt phòng
https://cafebiz.vn/chu-can-airbnb-toi-te-nhat-the-gioi-bi-soc-khi-qua-nhieu-nguoi-dat-phong-20201031140610022.chn
Gọi là “phòng” nhưng thực chất nơi đây chỉ có một chiếc đệm, một tủ gỗ nhỏ đặt cạnh nhau trên thảm cỏ xanh. Ba thanh niên người Anh là Rhys Simmons, Jamie Kamaz và Hitchin, chủ nhân kênh Youtube có tên Passion squad quyết định tạo ra căn phòng trên Airbnb mà họ tự nhận là căn Airbnb tệ nhất thế giới. Căn phòng của họ chỉ gồm một tấm đệm trên ấy là hai chiếc gối và chăn. Bên cạnh là một tủ nhỏ đặt đầu giường, một chiếc đèn và một khay đựng hai ly nước. Tất cả được đặt trên một bãi cỏ xanh ở khu vực phía bắc London. Lý giải cho hành động này, các chàng trai chia sẻ trước đó, họ phải trả quá nhiều tiền cho một căn phòng có chất lượng không tương xứng trên Airbnb. Lấy cảm hứng từ trải nghiệm đó, ba người quyết định thử cảm giác trở thành chủ nhà một lần. Họ muốn tạo ra một căn phòng tệ nhất thế giới để đăng tin cho thuê trên mạng. Kết quả thật sự bất ngờ. Sau khi đăng căn phòng của mình lên Airbnb, cả ba nhận thấy nhiều người dùng bày tỏ sự hứng thú đặc biệt. Những người này thậm chí còn sẵn sàng đặt cọc để được ở trong căn phòng theo phong cách hòa hợp với thiên nhiên. Tạo ra một căn phòng cho thuê tệ nhất thế giới, và rồi nhận được hàng loạt yêu cầu mong muốn lưu trú tại đây, đó là điều chúng tôi không bao giờ quên, các chàng trai chia sẻ. Cả nhóm cũng hài hước đùa rằng họ nên bỏ nghề làm Youyouber và chuyển sang kinh doanh khách sạn chẳng hạn. Dù rất nhiều khách đặt phòng và thực sự muốn tới ở, cuối cùng cả nhóm vẫn quyết định từ chối mọi yêu cầu. Họ cũng không nhận tiền đặt cọc của bất kỳ ai. Nhật Anh
2020-11-01
Nhật Anh
Kinh doanh
cafebiz
Hệ sinh thái của C.T Group
https://cafebiz.vn/he-lo-danh-tinh-chu-bds-lien-quan-den-khoan-no-khung-hon-2600-ty-dong-vietinbank-tphcm-vua-thong-bao-ban-dau-gia-20201102164657225.chn
Tập đoàn C.T Group có đến vài chục thành viên, trong đó nhiều thành viên sở hữu khối tài sản lớn. Thành lập từ năm 1992, Tập đoàn C.T Group tiền thân là Công ty TNHH Thương Mại Sài Gòn, do vị doanh nhân Trần Kim Chung sáng lập. Trải qua 2 thế kỷ hình thành và phát triển, C.T Group đến nay đã có 36 công ty thành viên, hoạt động đa lĩnh vực, bao gồm: Bất động sản, Bán lẻ, Xây dựng, Đầu tư Tài chính, Ẩm thực – Giải trí và Giáo dục – Y tế, Đồn điền – Khai thác khoáng sản& Du lịch sinh thái. Trong đó, nhiều công ty thành viên sở hữu khối tài sản đáng nể. Tháng 2/2002, CTCP Quốc tế C&T (Quốc tế C&T) được thành lập. Sau 15 năm đi vào hoạt động, tại ngày 13/12/2017, công ty này có vốn điều lệ 2341 tỉ đồng. Cập nhật đến ngày 13/11/2018, doanh nghiệp này giảm vốn điều lệ xuống còn 2101 tỉ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Quốc tế C&T đạt 3493 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 1864 tỉ đồng. CTCP Đầu tư Phương Nam Land (tên cũ là CTCP C.T – Phương Nam) được thành lập vào tháng 11/2020, có 3 cổ đông sáng lập gồm: CTCP Bất động sản CT (CT Land); CTCP Tập đoàn C.T; và Công ty TNHH MTV Đầu tư – Du lịch và Vận tải biển Phương Nam (Vận tải biển Phương Nam) với tỷ lệ vốn góp lần lượt là 10%, 78% và 12% vốn điều lệ. Tại ngày 4/1/2017, C.T Phương Nam có vốn điều lệ 1200 tỉ đồng, trong đó CT Land đã thoái toàn bộ vốn, còn CTCP Tập đoàn C.T giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 1% vốn. Vận tải biển Phương Nam vẫn giữ nguyên phần vốn góp với tỷ lệ 12%. Cơ cấu cổ đông và tỷ lệ sở hữu phần vốn còn lại không được công bố. Ngày 24/7/2020, C.T Phương Nam chính thức đổi tên thành CTCP Đầu tư Phương Nam Land. Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện do ông Đinh Vĩnh Toàn đảm nhiệm. C.T Phương Nam là chủ đầu tư dự án Léman Luxury Apartments (TP. HCM), có quy mô 24 tầng cao và 5 tầng hầm, được xây dựng trên diện tích đất 4275 m2, tổng vốn đầu tư 500 tỉ đồng. Ảnh minh họa - Nguồn: C.T Group Toà nhà Léman Luxury Apartments cũng là nơi đặt trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Vina Mall (Vina Mall). Công ty này được thành lập vào tháng 5/2016, đăng ký hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản. Doanh nghiệp này được đăng ký vốn điều lệ lên tới 6000 tỉ đồng. Trong lĩnh vực bất động sản, thông qua các đơn vị thành viên, Tập đoàn C.T Group đã thực hiện một loạt dự án chủ yếu ở khu vực phía Nam, trong đó pháp nhân chính trong lĩnh vực này CTCP Bất động sản CT – viết tắt: CT Land. Theo tìm hiểu của VietTimes, CT Land được thành lập tháng 11/2008. Cập nhật đến ngày 3/8/2018, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 4000 tỉ đồng. Ngoài toà nhà Léman Luxury Apartments do C.T Phương Nam làm chủ đầu tư, Tập đoàn C.T Group còn sở hữu một số công trình địa ốc khác như Metro Star (số 360 Xa Lộ Hà Nội, quận 9, TP. HCM), thương hiệu C.T Plaza (Nguyên Hồng, Trường Sơn, Phố Wall, Đà Nẵng, Bồng Sơn), thương hiệu I-Home (359 Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp, TP. HCM), thương hiệu Khu căn hộ dịch vụ giá rẻ Bee Home, Space Ship One Mega Mall (vòng xoay Cộng Hòa-Trường Chinh, quận Tân Bình, TP. HCM), … Bên cạnh đó, Tập đoàn C.T Group cũng đầu tư xây dựng các dự án bất động sản du lịch như Léman Cap Resort& Spa – Vũng Tàu, Resort Léman Tree – Nha Trang. Đồng thời, tập đoàn này còn là chủ đầu tư xây dựng Trung tâm phức hợp hậu cần C.T Sóng Thần có quy mô 7,64 ha tại Giao lộ 550, huyện Thuận An, tình Bình Dương. Ngoài bất động sản, năm 2017, vị Chủ tịch của C.T Group cũng đánh dấu việc lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng khi tham gia vào vị trí thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB)./. Nhật Minh
2020-11-02
Nhật Minh
Kinh doanh
cafebiz
Tiến độ 3 đại dự án của Vinhomes: Ocean Park và Grand Park cùng xây dựng xong hơn 50%, gần 51000 sản phẩm đã được bàn giao
https://cafebiz.vn/tien-do-3-dai-du-an-cua-vinhomes-ocean-park-va-grand-park-cung-xay-dung-xong-hon-50-gan-51000-san-pham-da-duoc-ban-giao-20201102094435037.chn
Vinhomes cho biết, quý 3 vừa qua là giai đoạn cao điểm bàn giao căn hộ, giúp doanh thu tăng mạnh và điều này sẽ tiếp tục được duy trì trong quý 4. Công ty cổ phần Vinhomes vừa công bố tài liệu thuyết trình kết quả kinh doanh quý 3/2020, trong đó cập nhật chi tiết tiến độ xây dựng và bán hàng của 3 đại dự án. Cụ thể, tại Vinhomes Ocean Park, dự án này đã hoàn thành xây dựng 51%. Trong tổng số 47300 căn hộ, Vinhomes đã bán được 30100 căn (64%) và đã bàn giao được 19400 căn. Doanh số bán hàng chưa ghi nhận là 23.040 tỷ đồng. Tại Vinhomes Smart City, tiến độ xây dựng đạt 37%. Dự án đã bán được 24700 căn hộ, chiếm 53% tổng sản phẩm. Trong đó, 13900 căn đã được bàn giao. Doanh số chưa ghi nhận là 16810 tỷ đồng. Với Vinhomes Grand Park, tiến độ dự án là 50%. Đã có 38700 căn hộ được bán (85%) và trong số này 17600 căn đã được bàn giao. Doanh số chưa ghi nhận là 36470 tỷ đồng. Tại các dự án khác của Vinhomes, doanh số chưa ghi nhận là 6440 tỷ đồng. Như vậy, tổng doanh số chưa ghi nhận của Vinhomes là 82760 tỷ đồng và số căn hộ sẽ bàn giao trong thời gian tới để ghi nhận số doanh thu này là 44100 căn. Theo thống kê, Vinhomes còn 47700 sản phẩm chưa được bán ra. Theo Vinhomes, trong quý 3/2020, 3 đại đô thị đã bàn giao tổng cộng gần 10400 căn hộ, biệt thự và nhà liền kề cho cư dân theo đúng tiến độ và chất lượng. Tiến độ bàn giao này dự kiến sẽ được duy trì trong quý 4/2020. Theo báo cáo tài chính của Vinhomes, tổng doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 49378 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019 chủ yếu do công ty bước vào thời kỳ bàn giao lớn với các sản phẩm bàn giao chủ yếu của 4 dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Grand Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Marina. Tổng lợi nhuận kế toán hợp nhất trước thuế trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 22199 tỷ đồng và lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty mẹ đạt 16337 tỷ đồng, tăng lần lượt 6% và 7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong quý 3/2020, Vinhomes đã cho ra mắt phân khu căn hộ cao cấp The Origami tại Đại đô thị Vinhomes Grand Park. Tính đến 14/10/2020, hơn 4500 căn hộ đã được bán với tỷ lệ hấp thụ trên 90% và đại đa số khách hàng là người Việt Nam. Hà My
2020-11-02
Hà My
Kinh doanh
cafebiz
Tăng trưởng kinh tế năm 2021 ở mức 6-6,5% là phù hợp và khả quan
https://cafebiz.vn/tang-truong-kinh-te-nam-2021-o-muc-6-65-la-phu-hop-va-kha-quan-20201103161829209.chn
Đại biểu Nguyễn Văn Chiến cho rằng, Chính phủ đặt ra kế hoạch phát triển kinh tế năm 2021 với mục tiêu kép trong trạng thái bình thường mới, trong đó chỉ tiêu tăng GDP từ 6 đến 6,5% là hợp lý. Hôm nay, Quốc hội bắt đầu 3 ngày thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020; kế hoạch năm 2021; mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Sáng ngày 3/11, Quốc hội bắt đầu 3 ngày thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020. Việt Nam nằm trong số ít những nước có mức tăng trưởng dương Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (đoàn Hà Nội) cho biết, trong bối cảnh thế giới đã có 31 triệu người mắc COVID-19 với hơn 1 triệu người tỷ vong, đưa kinh tế toàn cầu suy thoái trầm trọng, kết quả thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam tuy còn khiêm tốn nhưng rất đáng ghi nhận. Trong đó, con số tăng trưởng từ 2 đến 3% GDP là con số tuyệt vời trong bối cảnh thế giới như trên. Kinh tế phát triển ổn định, GDP tăng trưởng dương, cán cân thương mại 9 tháng thặng dư 17 tỷ USD, dòng vốn FDI tăng trở lại, vốn giải ngân và vốn cam kết đều tích cực. Kết quả đạt được trong việc vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ. Đồng quan điểm, Đại biểu Bùi Thanh Tùng (đoàn Hải Phòng) đánh giá năm 2020 có nhiều thách thức như hạn mặn đầu năm, dịch bệnh COVID-19, những ngày qua thiên tai, bão lũ liên tục tại miền Trung nhưng đất nước vẫn đạt được những thành tựu phát triển ấn tượng. Việt Nam là nằm trong số ít những nước đạt mức tăng trưởng dương, vị thế của đất nước được nâng cao. Theo báo cáo của Chính phủ , nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020. Cả nước đã tập trung phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng 9 tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2 - 3%; là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới nhờ nội lực, tận dụng tốt các cơ hội và khả năng đa dạng hoá, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế. Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015 (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2020 Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN); GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2750 USD. Năng suất lao động được cải thiện rõ nét, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%). Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30 - 35%). Mô hình tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô, lao động giá rẻ, mở rộng tín dụng…, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.  Đồng thời, chúng ta tiếp tục duy trì và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến động mạnh. Cần nhiều kịch bản tăng trưởng 2021 Đặt vấn đề về mục tiêu năm 2021 bao nhiêu là phù hợp, Đại biểu Nguyễn Văn Chiến cho rằng, Chính phủ đặt ra kế hoạch phát triển năm 2021 với mục tiêu kép trong trạng thái bình thường mới, trong đó chỉ tiêu tăng GDP từ 6 đến 6,5% là hợp lý và hoàn toàn có thể đạt được. Đại biểu kiến nghị, bên cạnh chính sách tiền tệ đã được triển khai tốt thì cầm thực hiện tốt hơn chính sách tài khóa. Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu năm 2020 và chuẩn bị giai đoạn phục hồi từ 2021. Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, có thể đưa ra 2 kịch bản, nếu thuận lợi, Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP ở mức 6,8%, nếu không thuận lợi, có thể tăng trưởng 4,5%. Đại biểu cho rằng, năng suất lao động vẫn là vấn đề cần quan tâm, nhưng tăng năng suất lao động phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như ứng dụng công nghệ, nâng cao trình độ người lao động. Đại biểu đề nghị phát huy các nguồn lực, hoàn thiện thể chế, quy định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, hoàn chỉnh chính sách an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chú trọng chính sách việc làm, tăng lương… Trong trước đó, tại phiên thảo luận tổ về nội dung này, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, hiện còn nhiều yếu tố bất định trong tương lai, Chính phủ cần đưa ra các kịch bản tăng trưởng khác nhau chứ không chỉ có một kịch bản trình Quốc hội thảo luận là tăng trưởng GDP 6%. Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, có thể đưa ra 2 kịch bản, nếu thuận lợi, Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP ở mức 6,8%, nếu không thuận lợi, có thể tăng trưởng 4,5%. Theo các Đại biểu, Chính phủ đặt ra mục tiêu kép là phù hợp, tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu phải là kiểm soát dịch bệnh, bởi nếu không kiểm soát được dịch bệnh thì mục tiêu phát triển kinh tế cũng không đạt được. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai đầu tư công, đẩy nhanh các gói hỗ trợ, hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư thông qua hình thức trực tuyến để hàng hóa đi ra nước ngoài, có cơ chế thu hút nhà đầu tư công nghệ cao. Theo Thy Hằng
2020-11-03
Theo Thy Hằng
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Maybank Kim Eng: Việt Nam và Singapore là 2 nền kinh tế phục hồi hình chữ V nhanh hơn nhiều mong đợi
https://cafebiz.vn/maybank-kim-eng-viet-nam-va-singapore-la-2-nen-kinh-te-phuc-hoi-hinh-chu-v-nhanh-hon-nhieu-mong-doi-20201103085530522.chn
Theo báo cáo của Maybank Kim Eng, trong các quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam và Singapore là hai nền kinh tế phục hồi hình chữ V với tốc độ nhanh hơn nhiều so với mong đợi cũng như so với các nước trong khu vực. Chuyên gia kinh tế tại Maybank Kim Eng nhận định: Các yếu tố như trợ cấp chính phủ hào phóng, lãi suất thấp kỷ lục, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình cao và các chính sách làm việc tại nhà đã thúc đẩy quá trình phục hồi ở các nền kinh tế trên. Nỗ lực khôi phục kinh tế các nước ASEAN hậu Covid-19 Đối với Singapore, việc phục hồi mạnh mẽ hoạt động sản xuất và xuất khẩu chất bán dẫn đã đẩy nhanh quá trình phục hồi hình chữ V của nền kinh tế. Đồng thời, các giao dịch bất động sản trên thị trường cũng tăng lên 40% so với mức trước đại dịch, doanh số các mặt hàng như đồng hồ, đồ trang sức... cũng phục hồi mạnh mẽ trong tháng 7. Đối với Việt Nam, động lực phục hồi hình chữ V là nhờ xuất khẩu, bán lẻ và vận tải hàng hóa. Cụ thể, Việt Nam là nền kinh tế ASEAN-6 duy nhất thoát khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Việt Nam cũng tăng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tương tự như Singapore, Malaysia cũng chứng kiến sự phục hồi trong xuất khẩu và hoạt đổng sản xuất chất bán dẫn. Đáng chú ý, doanh số bán xe có động cơ mới tại quốc gia này đã đạt trên mức trước giai đoạn đại dịch. Đối với Thái Lan, động lực phục hồi nền kinh tế lại nhờ vào doanh số bán bia, đồ gia dụng và xuất khẩu thực phẩm. Ngoài ra, doanh số bán ô tô, xe máy cũng có dấu hiệu phục hồi nhẹ. Tuy nhiên, dự kiến Thái Lan sẽ phải hứng chịu cuộc suy thoái sâu nhất trong ASEAN do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như bất ổn chính trị. Báo cáo của Maybank Kim Eng nhấn mạnh, Philippines và Indonesia sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và đấu tranh nhiều hơn để có cơ hội phục hồi hình chữ V. Tại Indonesia, sản lượng tiêu thụ các mặt hàng như dầu cọ, xi măng, nông sản trong nước đang dần phục hồi, song số lượng ca nhiễm Covid-19 vẫn không có dấu hiệu giảm, dẫn đến nền kinh tế tiếp tục suy yếu. Tại Philippines, khả năng phục hồi kinh tế hình chữ V rất thấp, phần lớn do thời gian dài đóng cửa nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, thời gian qua nền kinh tế Philippines cũng ghi nhận dấu hiệu tích cực khi nhu cầu điện năng đã ghi nhận phục hồi mạnh mẽ. Cuối cùng, báo cáo kết luận, một số ngành ghi nhận được hưởng lợi trong giai đoạn đại dịch khi tăng trưởng theo hình chữ I bao gồm: thương mại điện tử, sản xuất găng tay, dược phẩm... Q.L
2020-11-03
Q.L
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
5 cánh sao của nền kinh tế Việt Nam trên bầu trời mây đen thế giới
https://cafebiz.vn/5-canh-sao-cua-nen-kinh-te-viet-nam-tren-bau-troi-may-den-the-gioi-20201104190734865.chn
Thảo luận về kinh tế-xã hội tại Quốc hội, Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) nhận định, trong bức tranh kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020 có 5 điểm sáng, như 5 cánh sao của ngôi sao kinh tế Việt Nam. Điểm sáng đầu tiên là công cuộc phòng chống tham nhũng bước đầu đã có kết quả rõ nét, tạo được dấu ấn đột phá trong nhiệm kỳ này, góp phần tạo lập một môi trường kinh doanh liêm chính, công bằng với chi phí thấp cho doanh nghiệp và củng cố niềm tin của người dân vào quyết tâm đổi mới hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước. Điểm sáng thứ hai là Việt Nam đã tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ cải cách thể chế. Chính phủ đã phát động thành công 3 đợt sóng cải cách thủ tục hành chính quan trọng, xoá bỏ hàng ngàn giấy phép con; cắt giảm và đơn giản hoá 50-60% điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành và hiện nay đang tiếp tục cắt giảm đơn giản hoá 20% các quy định hành chính liên quan đến kinh doanh. Điểm sáng thứ ba là chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo được đẩy mạnh, hành trình xây dựng Chính phủ điện tử được tăng tốc. Điểm sáng thứ tư, ông Lộc cho rằng Việt Nam đã lên đường cao tốc hội nhập với thế giới qua 2 mốc hội nhập đỉnh cao là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), góp phần mở rộng không gian thị trường và thúc đẩy cải cách thể chế theo những chuẩn mực quốc tế cao nhất. Thứ năm, trong đại dịch COVID-19, tính ưu việt của thể chế chính trị ở Việt Nam và năng lực cạnh tranh cốt lõi của hệ thống kinh tế-xã hội Việt Nam lại một lần nữa toả sáng. Đó là sự đoàn kết, đồng thuận của cả hệ thống chính trị, là khả năng chống chịu, kiên cường của người dân và cộng đồng doanh nghiệp mỗi khi đất nước lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Đại biểu Vũ Tiến Lộc nhận định: Năm điểm sáng nói trên như 5 cánh sao của ngôi sao kinh tế Việt Nam, đang tỏa sáng trên bầu trời khi nền kinh tế thế giới đang có nhiều mây đen bao phủ và Việt Nam đang trở thành điểm đến an toàn cho cộng đồng kinh doanh quốc tế trên hành trình xây dựng các chuỗi cung ứng toàn cầu an toàn và có trách nhiệm hơn. Dù có nhiều khó khăn, thách thức, song trong năm 2020, nước ta vẫn tăng trưởng dương, trong khi hầu hết các nền kinh trên thế giới rơi vào suy thoái. Trong bối cảnh đại dịch, Việt Nam lại ghi thêm dấu ấn lịch sử khi lần đầu tiên chúng ta đã vượt Singapore, Malaysia trở thành 1 trong 4 nền kinh tế có quy mô lớn nhất ASEAN. Về định hướng phát triển cho 5 năm tới, Đại biểu Vũ Tiến Lộc đề xuất Chính phủ trong chỉ đạo điều hành cần ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và coi đây là nền tảng cho mọi kế hoạch phát triển, là bệ đỡ cho mọi khát vọng bay lên. Để thúc đẩy tăng trưởng ở mức cao trong khi vẫn bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô, giải pháp của mọi giải pháp vẫn là tiếp tục cải cách thể chế để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và khơi thông các nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt, cần đặt quyết tâm trong nhiệm kỳ này thực hiện được mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 3, 4 nền kinh tế có môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh tốt nhất trong ASEAN. Thực hiện rà soát, dỡ bỏ các quy định chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật về kinh doanh. Đồng thời, Chính phủ cần có chương trình phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ nhằm hướng tới mục tiêu có được ít nhất 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2025. Cần có khung pháp lý và chính sách thúc đẩy minh bạch hóa và nâng cấp 5,4 triệu hộ kinh doanh cá thể - nơi sinh kế của hàng chục triệu đồng bào ta, không để khu vực này bị bỏ lại phía sau. Để đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới,ông Lộc cho rằng, cần phải nhận diện thật đúng bản chất của làn sóng đầu tư này là làn sóng dịch chuyển của ngành công nghiệp hỗ trợ. Do vậy, Đại biểu kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ sớm xây dựng dự án luật về công nghiệp hỗ trợ, để thúc đẩy ngành công nghiệp quan trọng này. H.A
2020-11-04
H.A
Xã hội
cafebiz
CNBC: Không phải Donald Trump hay Joe Biden, người chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử 2020 là… những người đào vàng
https://cafebiz.vn/cnbc-khong-phai-donald-trump-hay-joe-biden-nguoi-chien-thang-thuc-su-trong-cuoc-bau-cu-2020-la-nhung-nguoi-dao-vang-2020110409072985.chn
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế trong tháng 8/2020 đã từng vượt mức 2000 USD trước khi giảm xuống quanh ngưỡng 1900 USD trong những tuần gần đây. Theo hãng tin CNBC, vàng và những người đào vàng mới là người chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử 2020, bất kể là ứng cử viên Joe Biden hay Tổng thống Mỹ Donald Trump chiến thắng. Giám đốc James Rasteh của Coast Capital nhận định bất kể ai làm Tổng thống cũng sẽ phải thực hiện chương trình nới lỏng tài khóa và kích thích kinh tế, qua đó tác động đến giá vàng. Chúng tôi sẽ in thêm hàng nghìn tỷ USD nữa và đó là một tín hiệu vô cùng tốt cho giá vàng. Chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích kinh tế gần như là chắc chắn bất kể ai lên làm Tổng thống, Giám đốc Rasteh nhấn mạnh. Những chính sách nới lỏng tài khóa như tăng chi tiêu công, giảm thuế nhằm thúc đẩy nền kinh tế sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách nặng. Điều này sẽ làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư và khiến họ đổ tiền cho các tài sản an toàn như vàng, qua đó đẩy giá vàng lên cao. Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế trong tháng 8/2020 đã từng vượt mức 2000 USD trước khi giảm xuống quanh ngưỡng 1900 USD trong những tuần gần đây. Về phía nguồn cung, báo cáo của Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho biết lượng cung vàng đã giảm trong quý vừa qua do dịch Covid-19. Giám đốc Rasteh giải thích rằng các hãng khai thác đang tích cực tìm kiếm mỏ vàng mới trong khi những mỏ cũ đang hết dần sản lượng. Chúng ta đang khai thác vàng nhiều hơn số mỏ mới tìm được. Trong 10 năm tới có thể sản lượng sẽ chỉ bằng 50% so với hiện nay, Giám đốc Rasteh cảnh báo. AB
2020-11-04
AB
Xã hội
cafebiz
Lùm xùm tại dự án Ecolife Capitol, chủ đầu tư nói gì?
https://cafebiz.vn/lum-xum-tai-du-an-ecolife-capitol-chu-dau-tu-noi-gi-20201104155434475.chn
Sáng 2/11, nhiều cư dân sinh sống tại toà nhà Ecolife Capitol đã căng băng rôn trước toà nhà phản ánh về một số nội dung chưa thống nhất được với chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô - một công ty con của Tập đoàn Capital House. Theo phản ánh của Ban quản trị Ecolife Capitol (BQT), trước đây khi ký hợp đồng mua bán căn hộ năm 2018, chủ đầu tư đã đưa ra ưu đãi cho cư dân là miễn phí phí dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà trong vòng 5 năm. Tuy nhiên từ ngày 1/10 vừa qua, khi Ban quản trị tổ chức đấu thầu, đơn vị mới trúng thầu Ban quản lý vận hành tòa nhà là Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác Tòa nhà PMC thì chủ đầu tư có hành vi trốn tránh, không rõ ràng trong việc thực hiện cam kết trả hộ phí dịch vụ cho 238 căn hộ theo chính sách bán hàng. Tuy nhiên, trả lời về vấn đề trên, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô (CĐT) đã khẳng định, ngày 31/10 công ty có nhận được văn bản số 20201031 của Ban quản trị yêu cầu thanh toán 184531920 đồng đồng phí dịch vụ của các căn hộ được miễn phí theo cam kết bán hàng của chủ đầu tư. Ngay sau khi nhận được văn bản này ngày 31/10, CĐT đã có văn bản số 227 cam kết thực hiện miễn phí quản lý căn hộ theo chính sách đã ban hành và sẽ thanh toán số tiền 184,5 triệu đồng trước ngày 5/11/2020. Thực tế, ngày 3/11 Công ty Thủ Đô đã chuyển toàn bộ số tiền trên cho Ban quản trị. Ngày 31/10, CĐT đã có văn bản số 227 cam kết thực hiện miễn phí quản lý căn hộ theo chính sách đã ban hành. Công ty Thủ Đô đã chuyển chi phí quản lý của 238 hộ cho Ban quản trị. Liên quan đến các phản ánh của cư dân về việc chủ đầu tư không bàn giao đầy đủ cho Ban Quản trị quyền quản lý các khu vực sử dụng cho mục đích chung như bốt gửi xe ra vào tòa nhà, các tầng hầm B1-B2, lối đi chung, cảnh quan cây xanh tầng 01, hệ thống điện/nước/điều hòa…, phía công ty Thủ Đô cũng cho biết CĐT và BQT trong thời gian vừa qua đã có nhiều buổi trao đổi, làm việc. Trong biên bản làm việc, CĐT đã có ý kiến về việc tạm thời tiếp tục quản lý, vận hành khu vực sân vườn, lối đi và bốt xe cửa ra vào cho đến khi các bên thống nhất được phần sở hữu chung này. Chi tiết tại biên bản làm việc ngày 8/10/2020 giữa BQT và CĐT. Còn phần tầng hầm B2 và B3 thuộc sở hữu của CĐT theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND Thành phố Hà Nội cấp. Về các vấn đề tùy tiện bổ nhiệm đơn vị quản lý vận hành riêng – CTCP Quản lý tòa nhà ECH..., ông Tưởng nhấn mạnh tại Hợp đồng số 24D/2019/ECH-BQT/ECOLIFECAPITOL ký ngày 12/11/2019, BQT đã lựa chọn ECH là đơn vị quản lý tòa nhà từ ngày 15/11/2019, trong vòng từ 03 đến 06 tháng, hoặc tới khi BQT thực hiện đấu thầu lựa chọn được Đơn vị mới và kết quả được Hội nghị Nhà chung cư phê duyệt chấp thuận. Vì vậy, ECH tiếp tục duy trì thực hiện quản lý vận hành phần diện tích riêng của CĐT và các phần chưa phân định diện tích chung. Như vậy về bản chất, ECH không phải do CĐT tùy tiện bổ nhiệm, đại diện CĐT khẳng định. Liên quan đến việc sử dụng khối Trung tâm Thương mại, chuyển đổi thành cho thuê văn phòng….CĐT khẳng định đã xây dựng công trình theo đúng phê duyệt của các cơ quan chức năng. CĐT đã thực hiện bán phần diện tích thương mại cho các chủ sở hữu khác khai thác và quản lý. Trong nhiều năm qua, tỷ lệ lấp đầy khối Trung tâm Thương mại rất thấp, trên cơ sở đề xuất của một số khách thuê hiện đang thua lỗ, đề nghị chuyển sang làm văn phòng để tiết kiệm chi phí, nên đã hỗ trợ khách hàng dùng diện tích nêu trên làm văn phòng. Ngoài ra, hiện nay, tầng hầm B3 còn trống tới 70% diện tích nên không có tình trạng thiếu chỗ đỗ xe cho cư dân. Công ty Thủ Đô cũng cho biết lý do công ty chưa đóng phí dịch vụ đối với phần diện tích Trung tâm thương mại là do CĐT và BQT đang trong quá trình bàn giao và phân định chung/riêng. Sau khi hoàn thành việc bàn giao và phân định diện tích chung/riêng làm căn cứ tính phí, CĐT khẳng định sẽ thực hiện thanh toán phí dịch vụ phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận đã ký kết với cư dân. Tuấn Minh
2020-11-04
Tuấn Minh
Kinh doanh
cafebiz
Ông Nguyễn Xuân Thành: GDP Việt Nam có thể tăng 6,9% năm 2021, phục hồi từ quý II
https://cafebiz.vn/ong-nguyen-xuan-thanh-gdp-viet-nam-co-the-tang-69-nam-2021-phuc-hoi-tu-quy-ii-20201105201239131.chn
Ông Nguyễn Xuân Thành: GDP Việt Nam có thể tăng 6,9% năm 2021, phục hồi từ quý II Chia sẻ tại hội nghị đầu tư Dòng tiền mới hậu Covid-19 được tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên cao cấp Đại học Fulbright Việt Nam dự báo năm 2021, tăng trưởng GDP cả nước đạt 6,9%. Khả năng phục hồi dự kiến diễn ra từ quý II/2021. Ông Thành chỉ ra động lực tăng trưởng đến từ dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ khả quan, bao gồm những dự án M&A, dòng vốn FDI bị hoãn lại từ 2020 do Covid-19 và sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng. Ngành công chế biến chế tạo hướng vào xuất khẩu sang EU (hưởng lợi từ EVFTA) và phục hồi xuất khẩu sang Đông Bắc Á, Đông Á. Kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm sau cũng nằm trong đà phục hồi chung của kinh tế thế giới hậu Covid-19, theo ông Thành. Biểu hiện của sự phục hồi chính là số liệu kinh tế quý III ở các quốc gia đã có sự tăng trưởng trở lại. Trong ngắn hạn, hầu hết các nền kinh tế sẽ phục hồi tốt trở lại trong năm 2021. Trong trung hạn, ông Thành lưu ý nhiều doanh nghiệp lớn toàn cầu có xu hướng đầu tư trở lại vào nước sở tại như Bắc Mỹ, EU dẫn đến xáo trộn dòng vốn đầu tư toàn cầu. Chuyên gia đến từ Fulbright Việt Nam ước tính GDP cả nước tăng 2,5% trong năm nay nhờ tăng trưởng đầu tư công và tăng trưởng xuất khẩu. Ngành công nghiệp chế biến - chế tạo phục hồi nhưng không đồng đều, tăng 4,6% trong tháng 9 và 3,8% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ. Ngành hàng sản xuất sản phẩm nội địa, hàng thiết yếu tăng trưởng tốt như dược phẩm, giấy, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử cho xuất khẩu. Còn ngành hàng suy giảm như sản phẩm xa xỉ (xe hơi, xe máy, thậm chí đồ uống), sản phẩm xuất khẩu truyền thống (dệt may, giày dép)… Khổng Chiêm
2020-11-05
Khổng Chiêm
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Đại biểu Quốc hội Bắc Giang: Thu từ đất không khác gì hút dầu, xúc than lên để bán!
https://cafebiz.vn/dai-bieu-quoc-hoi-bac-giang-thu-tu-dat-khong-khac-gi-hut-dau-xuc-than-len-de-ban-20201105194318365.chn
Chiều ngày 5/11, Quốc hội tiếp thục phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia... Đẩy nhanh năng suất lao động để nền kinh tế bứt phá hơn nữa Liên quan đến năng suất lao động, đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) phát biểu, theo số liệu năm 2017, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội của Việt Nam là 6,81%. Mặc dù đây được coi là mức tăng trưởng cao so với chỉ tiêu đặt ra, nhưng lại rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Đến năm 2019, năng suất lao động ở Việt Nam đã cao hơn so với năm 2017, song vẫn chưa vượt qua các quốc gia như Myanmar, Campuchia, Lào. Đại biểu Minh nhận định: Nếu cả nước ta và nước bạn giữ tốc độ tăng trưởng như hiện nay, sau khoảng 20 năm nữa, năng suất lao động của nước ta mới bằng được với nước bạn. Điều này là khó chấp nhận. Đại biểu Trần Văn Minh nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam đòi hỏi sự bứt phá hơn nữa. Bên cạnh đó, cần lưu ý việc đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cụ thể, cần lưu tâm các hoạt động liên quan đến năng lượng nhiệt điện than, điện gió. Đề xuất nâng cấp các tuyến giao thông nối duyên hải miền Trung Về vấn đề mạng lưới giao thông, đại biểu Nguyễn Duy Hữu (Đắk Lắk) nhận xét mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh và khu vực đang yếu và thiếu. Mặc dù tỉnh hiện có 7 quốc lộ đi qua với hơn 700km đường và 140 cây cầu nhưng các tỉnh lộ, quốc lộ, đường nội đô đã xuống cấp trầm trọng và không có chỗ lưu thông được như đường 14C. Ông Trần Văn Minh đề cập: Trên địa bàn Đắk Lắk và các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông thuộc Tây Nguyên, 4 tỉnh chưa có một mét đường cao tốc nào. Theo đó, ông Minh đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT nhanh chóng nghiên cứu kế hoạch cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông của tỉnh. Đây đều là các tỉnh nghèo, không đủ ngân sách để bố trí. Cuối cùng, đại biểu Trần Văn Minh bày tỏ mong muốn Chính phủ chỉ đạo để các tỉnh Tây Nguyên sớm có các tuyến cao tốc nối xuống duyên hải miền Trung, điển hình như Đắk Lắk - Nha Trang, Đắc Nông - Bình Phước, Gia Lai - Bình Định, Kon Tum - Quảng Nam. Đây là các tuyến huyết mạch giúp lưu thông hàng triệu tấn hàng hóa của Tây Nguyên trên thị trường trong nước và quốc tế. Hai kịch bản về Covid-19 vào năm 2021 Liên quan đến đại dịch Covid-19, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), cần có các kịch bản về dịch vào năm 2021, từ đó có phương án điều chỉnh phù hợp. Cụ thể, kịch bản thứ nhất đó là vắc-xin điều trị hiệu quả, dịch bệnh kiểm soát tốt, kinh tế phục hồi. Khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt hơn 6% là khả thi. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) Kịch bản thứ hai, vắc-xin không hiệu quả, dịch bệnh bùng phát, thì tăng trưởng kinh tế đất nước chỉ có thể đạt cao nhất ở mức 4-5%. Bởi vậy, cần đầu tư nhiều hơn vào y tế cơ sở, y tế công cộng và y tế dự phòng, nhất là các trung tâm kiểm soát dịch bệnh. Đồng thời, cần liên kết với các trung tâm quốc tế để học hỏi, trao đổi thông tin. Liên quan đến ứng phó với thiên tai, ông Ngân đồng ý với kiến nghị rằng Chính phủ trích một phần trong quỹ dự phòng 35000 tỷ đồng chi cho các địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai. Ông cũng đề xuất: Để giải quyết bài toán lũ lụt một cách căn cơ, cần lên phương án quy hoạch cụ thể và chuyển người dân đến nơi an toàn Dễ dãi trong khai thác tài nguyên sẽ dẫn đến dự án không cần thiết Đánh giá bức tranh kinh tế - xã hội năm 2020, đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng, bức tranh tài chính ngân sách năm 2020 tuy kém, nhưng trong tổng thể cả giai đoạn thì vững chắc hơn trước, Chính phủ có dư địa để ứng phó với tình hình dịch bệnh trong năm nay. Thêm vào đó, đại biểu Lâm chỉ ra, việc tăng bội chi so với dự toán đầu năm nhằm bù đắp hụt thu khi thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo nguồn lực chi cho phòng chống dịch, hỗ trợ nhóm đối tượng bị ảnh hưởng là phù hợp. Đặc biệt đó là giữ nền kinh tế không bị đổ vỡ sau giai đoạn đại dịch. Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) Đại biểu Trần Văn Lâm cũng cho rằng dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2021 có vẻ quá thận trọng. Ông lý giải: Dự báo kinh tế nước ta còn khó khăn giai đoạn đầu nhiệm kỳ, nhưng được đánh giá là khá sáng sủa, thậm chí được coi là 'ngôi sao đang lên' trong các nền kinh tế trên thế giới. Bởi vậy, sự thận trọng này sẽ làm kinh tế tăng trưởng dưới mức tiềm năng, khó khăn cho việc cơ cấu lại nền ngân sách. Đối với chính sách thu, ông Lâm nhận định rằng cần điều chỉnh bởi thời gian qua, khả năng huy động ngân sách giảm tương đối, gây ra nhiều bất cập. Đáng chú ý, nguồn thu từ đất có ý nghĩa hỗ trợ địa phương phát triển, song về lâu dài, sẽ phát sinh vấn đề trong khai thác. Mặc khác, ngân sách Trung ương phải giảm nguồn thu từ tài nguyên, ngân sách địa phương lại phụ thuộc lớn vào nguồn thu từ đất. Đại biểu Bắc Giang nói thêm: Thu từ đất không khác gì hút dầu, xúc than lên để bán. Theo đó, khai thác quá mức nguồn tài nguyên này có thể làm suy giảm nguồn dự trữ cho tương lai. Ngoài ra, việc sử dụng dễ dãi sẽ dẫn đến những dự án không cần thiết, gây lãng phí lớn. Q.L
2020-11-05
Q.L
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Khống chế thành công dịch Covid-19, Việt Nam thành điểm sáng trong bối cảnh thị trường M&A toàn cầu ảm đạm
https://cafebiz.vn/khong-che-thanh-cong-dich-covid-19-viet-nam-thanh-diem-sang-trong-boi-canh-thi-truong-ma-toan-cau-am-dam-20201105144627834.chn
Theo thông tin từ Diễn đàn mua bán- sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2020, trên phạm vi toàn cầu, giới đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn tin vào sức bật của thị trường M&A trong giai đoạn hậu Covid. Thị trường có thể phục hồi về mức 4,5-5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn nhờ các thương vụ mới cũng như nhiều thương vụ thoái vốn lớn được Nhà nước thực hiện sau năm 2021. 10 thương vụ M&A tiêu biểu năm 2020 Theo dữ liệu CMAC tổng hợp từ MergerMarket và HSF,tổng giá trị M&A toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2020 là 901,7 tỷ USD, thấp hơn 52% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số lượng công bố là 6943 thương vụ, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tại thị trường Việt Nam, tổng giá trị M&A năm 2019 đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018. Do sự tác động của Covid-19 cũng như một số yếu tố khác, dự kiến giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019). Trong 6 tháng cuối năm 2019 và năm 2020, thị trường vẫn chứng kiến những thương vụ đáng chú ý, đặc biệt là những thương vụ mua lại hoặc tái cấu trúc của các tập đoàn tư nhân. Khối ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tích cực tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam. Tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn trong năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020 tiếp tục trầm lắng và chưa thực hiện được theo kế hoạch. Thị trường kỳ vọng có thêm những thương vụ thoái vốn ở quy mô lớn, nhằm giúp gia tăng đáng kể giá trị M&A của Việt Nam. Theo Diễn đàn mua bán- sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2020, các thương vụ của tập đoàn Masan đứng vị trí số 1 với những vụ M&A lớn như: Mua lại Vinmart từ Vingroup, Masan MEATLife chính thức sở hữu 51% Công ty 3F Việt, Masan Consumer hoàn tất mua 52% cổ phần Bột giặt Net. Bình chọn từ Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 cũng đưa ra 10 thương vụ tiêu biểu gồm: 1. Các thương vụ của Masan Group 2. KEB Hana Bank sở hữu 15% vốn cổ phần BIDV: Giá trị thương vụ hơn 800 triệu USD 3. KKR & Temasek mua cổ phần Vinhomes 4. Stark Corp mua Thipha Cables & Dovina: Giá trị thương vụ 240 triệu USD. 5. Sumitomo Life đầu tư vào Bảo Việt: 173 triệu USD 6. Danh Khôi Holdings nhận chuyển nhượng dự án 7. Ngân hàng Aozora mua 15% cổ phần ngân hàng OCB 8. FWD mua lại VCLI của Vietcombank 9. Pharmacity phát hành cổ phần cho nhà đầu tư 10. Vinamilk mua cổ phần GTN Foods- đơn vị sở hữu sữa Mộc Châu. Việt Nam trở thành điểm sáng hậu Covid-19 Covid- 19 và trạng thái bình thường mới có tác động đến hoạt động M&A trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam: Các nhà đầu tư và doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược, gia tăng các hoạt động tái cấu trúc, nhu cầu bán doanh nghiệp nhiều hơn nhưng việc thẩm định chi tiết và ra quyết định cũng khó khăn hơn. Mặc dù vậy, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn sau khi khống chế thành công đại dịch Covid-19. Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia hấp dẫn số 1 để gia nhập hoặc mở rộng đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Bấp chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam hiện là nước duy nhất có mức tăng trưởng dương cho đến nay cũng như dự báo cho năm 2020, trong khi các nước trong khu vực Đông Nam Á tăng trưởng âm. Nhiều cơ hội mở ra khi sự dịch chuyển dòng vốn ra khỏi các thị trường lớn nhưng kém an toàn; các Hiệp định thương mại tự do mới như CPTPP, EVFTA, EVIPA; việc sửa đổi một loạt các luật quan trọng mới về đầu tư kinh doanh trong đó, có các quy định mới cởi mở hơn, minh bạch hơn cho hoạt động M&A; việc đẩy mạnh hoạt động M&A của nhiều tập đoàn lớn trong chiến lược tái cơ cấu, hoàn thiện hệ sinh thái, chuỗi giá trị.. Đại dịch Covid-19 với lệnh phong tỏa biên giới ở nhiều quốc gia đang làm chậm lại các hoạt động M&A tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn trong dài hạn, dịch bệnh sẽ khiến thị trường bùng nổ với nhu cầu gia tăng cả bên bán và bên mua. Giới đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn tin vào sức bật của thị trường M&A trong giai đoạn hậu Covid-19. Theo dự báo của CMAC, thị trường có thể sẽ hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021 - 2022. Theo đó thị trường có thể phục hồi về mức 4,5 - 5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn trở lại với giá trị 7 tỷ USD vào năm 2022. Thảo Nguyên
2020-11-05
Thảo Nguyên
Kinh doanh
cafebiz
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Biden đắc cử Tổng thống Mỹ?
https://cafebiz.vn/dieu-gi-se-xay-ra-neu-ong-biden-dac-cu-tong-thong-my-20201105100304584.chn
Các chuyên gia nhận định, nhiều chính sách dưới thời Tổng thống Trump có thể sẽ bị đảo ngược. Nếu Ứng cử viên Tổng thống Joe Biden đắc cử, nhiều khả năng ông sẽ không chấm dứt cuộc chiến thương mại được khơi mào bởi người tiền nhiệm. Trong cuộc vận động tranh cử, ông Biden đã cam kết rằng sẽ không thực hiện thêm bất kỳ thỏa thuận thương mại tự do mới nào nếu chưa thu hút được một lượng lớn đầu tư trở lại đất nước. Bởi vậy, nhiều khả năng Mỹ sẽ không chấm dứt chiến tranh thương mại ngay lập tức. Trên thực tế, những vấn đề nổi cộm trong nước như khủng hoảng thị trường lao động, đại dịch Covid-19, giá y tế quá cao, hạ tầng cơ sở xuống cấp và chính sách thuế gây tranh cãi đang khiến công dân Mỹ không mặn mà với những hiệp định thương mại. Tiếp tục bảo hộ thương mại Trước đó, Cựu tổng thống Barack Obama đã từng theo đuổi các thỏa thuận tự do thương mại bất chấp thực tế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đang tác động đến ngành sản xuất và việc làm tại Mỹ. Chính những yếu tố này đã giúp Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử do nhận được những phiếu bầu từ các bang yếu địa như Michigan, Wisconsin hay Pennsylvania. Trong cuộc bầu cử lần này, Ứng cử viên Biden không mắc lại sai lầm của Đảng Dân chủ khi vừa muốn giải quyết tình hình khó khăn trong nước nhưng cũng muốn thúc đẩy trở lại thương mại. Thế nhưng thương mại thế giới đã thay đổi quá nhiều sau 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump và để trấn an trong nước, việc ông Biden tiếp tục các chính sách bảo hộ là điều tất yếu. Ví dụ, ông Biden muốn thực hiện chương trình Buy American trị giá 400 tỷ USD nhắm tới ngành xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước và công nghệ năng lượng sạch. Thế nhưng chính sách này sẽ bị ảnh hưởng bởi những đối thủ cung ứng cạnh tranh từ Châu Âu và Châu Á và một chính sách bảo hộ là có khả năng xảy ra. Tồi tệ hơn, chính ông Biden đã từng cam kết sẽ giải quyết khoản đầu tư hàng chục tỷ USD hàng năm rời khỏi Mỹ để giúp thị trường nước ngoài tạo việc làm và xây dựng nhà máy. Trong khi đây lại là những cam kết cơ bản mà Mỹ cần thực hiện khi tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hay muốn ký kết với những thị trường khác. Thậm chí cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hiện nay cũng sẽ không chấm dứt nếu ông Biden đắc cử. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần chỉ trích ông Biden nương tay với Trung Quốc nhưng đáp trả, Ứng cử viên Biden đã liên tục cáo buộc nền kinh tế số 2 thế giới này đã đánh cắp bản quyền sở hữu trí tuệ, tấn công mạng và có chính sách bảo hộ bất bình đẳng. Đảo ngược nhiều chính sách của Tổng thống Trump Tất nhiên, ông Biden có thể sẽ mềm mỏng hơn với các đồng minh trong vấn đề thương mại. Đầu tiên nhà lãnh đạo này có thể sẽ cải thiện quan hệ với Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) sau những bất hòa mà Tổng thống Trump từng gây ra. Tiếp đó Mỹ có thể sẽ đàm phán lại với Châu Âu để bỏ hàng rào thuế đặc biệt lên sắt và nhôm, đồng thời chấm dứt những tranh cãi liên quan đến trợ giá cho các tập đoàn hàng không Airbus lẫn Boeing. Với Canada và Mexico, Mỹ có thể sẽ thực hiện một bước tiến nhằm hoàn thiện Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ mới cũng như chấm dứt chính sách chống nhập khẩu nhôm từ Canada và dòng người di cư từ Mexico. Ngoài ra, những chính sách dưới thời Tổng thống Trump cũng có thể bị đảo ngược, ví dụ như Hiệp đính Paris về chống biến đổi khí hậu hay thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên nếu ông Biden đắc cử, chính phủ Mỹ sẽ có rất nhiều việc phải làm trong nước trước. Họ phải giải quyết dịch Covid-19 đã khiến hơn 220000 người chết cũng như chống lại các rắc rối khi mới chuyển giao quyền lực, điều tương tự đã xảy ra khi Tổng thống Mỹ Trump lên nắm quyền vào năm 2017. Dù bằng cách nào thì họ cũng sẽ giống như chúng tôi khi vào Nhà Trắng vào năm 2009, thậm chí là có thể còn tệ hơn. Chúng tôi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng 2008 trong khi họ phải chống lại cả một đợt suy thoái. Tệ hơn là tình hình hiện nay rất khó để có thể vừa chống suy thoái kinh tế vừa đảm bảo sức khỏe cho người dân, Cố vấn Chris Lu của Cựu Tổng thống Barack Obama nhận định nếu ông Biden đắc cử. *Nguồn: Economist, theguardian, foreignpolicy. AB
2020-11-05
AB
Xã hội
cafebiz
CNBC: Nếu Ứng cử viên Biden trở thành Tổng thống Mỹ, Hiệp định TPP có thể hồi sinh
https://cafebiz.vn/cnbc-neu-ung-cu-vien-biden-tro-thanh-tong-thong-my-hiep-dinh-tpp-co-the-hoi-sinh-2020110508413435.chn
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ tái thương thảo lại Hiệp định TPP nếu đắc cử. Cuộc đua vào Nhà Trắng tại Mỹ vẫn rất gay cấn và Ứng cử viên Joe Biden đang dẫn trước với nhiều lợi thế. Theo hãng tin CNBC, nếu ông Biden đắc cử, nhiều khả năng Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được tái khởi động. Trước đó, Hiệp định TPP đã được thực hiện dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama nhưng chưa được Nghị viện thông qua. Bản thỏa thuận này được ký vào tháng 2/2016 bởi 12 nước bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia và Việt Nam. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi Hiệp định này vào năm 2017 sau khi đắc cử, qua đó buộc 11 nước còn lại phải ký kết một thỏa thuận mới mang tên CPTPP vào tháng 3/2018. Theo Hiệp định cũ, TPP sẽ chiếm khoảng 40% nền kinh tế thế giới và có xu hướng lệ thuộc vào Mỹ trong khi Trung Quốc, nước không gia nhập chỉ chiếm 18-20% GDP toàn cầu. Ứng cử viên Biden từng là Phó Tổng thống dưới thời ông Obama và là người ủng hộ Hiệp định TPP. Bản thân nhà lãnh đạo này cũng đã cam kết trong chiến dịch tranh cử rằng mình sẽ thương thảo lại thỏa thuận TPP nếu đắc cử. Theo ông Biden, Hiệp định TPP là một cách hữu hiệu để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Dẫu vậy, một số chuyên gia cho rằng với tình hình dịch bệnh hiện nay, ông Biden nếu đắc cử sẽ phải giải quyết được vấn đề trong nước trước và Hiệp định TPP có thể sẽ phải đàm phán theo hướng có lợi cho người dân Mỹ. Bất chấp điều đó, hầu hết các học giả đều cho rằng quan hệ Mỹ-Trung sẽ tiếp tục căng thẳng bất kể ai chiến thắng trong lần bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. AB
2020-11-05
AB
Xã hội
cafebiz
Bất động sản công nghiệp tăng trưởng, nhiều thương vụ M&A đình đám
https://cafebiz.vn/bat-dong-san-cong-nghiep-tang-truong-nhieu-thuong-vu-ma-dinh-dam-20201105085602803.chn
9 tháng đầu năm, bất động sản công nghiệp tại Việt Nam có xu hướng mở rộng, dịch chuyển điểm sản xuất hay loại hình xây sẵn cho thuê tăng trưởng mạnh, cùng với đó là một số thương vụ mua bán sáp (M&A) nhập quan trọng. Sôi động các thương vụ M&A Mặc dù nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19, thế nhưng hoạt động của lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam có xu hướng được mở rộng hoặc dịch chuyển địa điểm sản xuất. 9 tháng đầu năm chứng kiến một số thương vụ sáp nhập quan trọng cùng với sự xuất hiện thêm các tài sản để bán và cho thuê lại. Về tình hình cho thuê, nguồn cầu về loại hình bất động sản công nghiệp xây sẵn tăng trưởng mạnh do các nhà cung cấp dè dặt hơn trong việc cam kết thuê đất dài hạn hoặc đang dựa vào các hợp đồng ngắn hạn với khách hàng. Trong quý III/2020, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) vẫn diễn ra sôi động mặc dù thị trường còn đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam - ông John Campbell,cho biết: Điển hình cho xu hướng này là Tập đoàn Logos Property của Úc đã đầu tư 350 triệu USD cho thương vụ liên doanh bất động sản logistics để thâm nhập thị trường Việt Nam, Gã khổng lồ kho bãi Châu Á – GLP đang lên kế hoạch hợp tác với SEA Logistic Partners Việt Nam hay Tập đoàn SLP ra mắt liên doanh 1,5 tỷ USD tại Việt Nam. Ngoài ra, Công ty Mirae Asset Daewoo Co. và Naver Corporation của Hàn Quốc đã đầu tư 37 triệu USD vào một nhà kho ở trung tâm logistics LogisValley ở Bắc Ninh.... Ảnh minh họa: Internet Còn trong lĩnh vực sản xuất, Tập đoàn điện tử Pegatron (Đài Loan), nhà cung ứng linh kiện cho Apple đã đầu tư hơn 19 triệu USD vào Hải Phòng cho giai đoạn đầu trong chuỗi kế hoạch mở rộng tại Việt Nam. Đặc biệt trong quý 3/2020, Hà Nam đón đầu làn sóng FDI cao nhất cho lĩnh vực chế biến, chế tạo với hơn 447 triệu USD. Tiếp đó là Hải Phòng với 438 triệu USD. Dự án sản xuất lớn nhất tại Hà Nam đã nhận được nguồn vốn đầu tư lên đến 273 triệu USD từ Tập đoàn Wistron (Đài Loan). Điều quan trọng là một số các nhà đầu tư và sản xuất logistics nổi tiếng nhất thế giới đang dần ủy thác và thể hiện niềm tin của họ vào tiềm năng lâu dài của Việt Nam hơn, bất chấp những khó khăn hiện tại do đại dịch gây ra, ông John nhấn mạnh. Kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng Do nhu cầu cho phân khúc này đang rất lớn, đặc biệt ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm nên nguồn cung chưa đủ. Tỷ lệ lấp đầy bất động sản công nghiệp đạt 76% trên toàn quốc. Tại các trung tâm công nghiệp chính như Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở miền Nam và Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Phòng ở miền Bắc, loại hình này đã tăng đáng kể kể từ năm 2018. Dự kiến trong năm 2021 và 2022, các nhà sản xuất sẽ dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, đây là cơ hội để các nhà đầu tư tung ra nhiều dự án để bắt kịp và đáp ứng các khoản đầu tư sản xuất giá trị cao. Tỉnh Đồng Nai dự kiến quy hoạch thêm 8 khu công nghiệp. Cụ thể, huyện Long Thành đã công bố kế hoạch xây dựng 4 khu công nghiệp mới. Trong đó, xã Phước Bình sẽ có thêm 2 khu công nghiệp, quy mô 900ha, và một khu 500ha. Các xã Tân Hiệp và Bình An cũng có thêm một khu công nghiệp. Những tháng cuối năm, thị trường bất động sản công nghiệp có thể được chứng kiến các nhà đầu tư và người thuê gấp rút hoàn tất các cuộc đàm phán cũng như đạt được các thỏa thuận song phương với các đơn vị phát triển bất động sản. Nếu các chuyến bay được đưa vào hoạt động vào 6 tháng đầu năm 2021, giá thuê đất, nhà xưởng và kho bãi có thể sẽ tăng lên. Điều này sẽ thúc đẩy các các nhà đầu tư phải chốt giá nhanh chóng, các chuyên gia Savills Việt Nam kỳ vọng. Nguyên Vũ
2020-11-05
Nguyên Vũ
Kinh doanh
cafebiz
TP.HCM: Cư dân chung cư La Bonita tập trung phản đối, tố chủ đầu tư bán 1 căn hộ cho nhiều người, tìm cách tẩu tán tài sản
https://cafebiz.vn/tphcm-cu-dan-chung-cu-la-bonita-tap-trung-phan-doi-to-chu-dau-tu-ban-1-can-ho-cho-nhieu-nguoi-tim-cach-tau-tan-tai-san-20201106160854006.chn
Bức xúc trước việc bỏ một số tiền lớn nhưng không có nhà hợp pháp và đứng trước nguy cơ mất tài sản, cư dân sinh sống tại dự án La Bonita (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã tìm mọi cách để bảo vệ quyền lợi của mình. Mới đây, hàng chục người dân sống tại dự án La Bonita (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã cùng nhau treo băng rôn ở khắp tòa nhà này để lên tiếng phản đối, yêu cầu công an điều tra hoạt động của ban quản lý dự án này. Khu vực cư dân tập trung phản ánh bức xúc, giăng băng rôn ngày 4/11. Mảnh băng rôn còn sót lại trên toà nhà (ô khoanh tròn đỏ). Cụ thể, các hộ dân in lên các biểu ngữ, băng rôn và thậm chí là in lên áo dòng chữ Khẩn cấp điều tra bà Võ Thị Lưu và công ty Vòng Tay Việt đang tiến hành tẩu tán tài sản. Ngày 4/11, nhiều người đã kéo nhau xuống sảnh, ngồi la liệt ở hành lang để yêu cầu đại diện chủ đầu tư phải trả lời rõ ràng. Thậm chí một số cư dân đã có những hành động quá khích. Để bảo đảm an ninh trật tự, cơ quan chức năng quận Bình Thạnh đã điều lực lượng Công an phường 25, dân quân và bảo vệ dân phố đến giải tán những người có hành động quá khích cũng như túc trực trước tòa nhà. Bảo vệ dân phố phường 25 túc trực ở tòa nhà. Ông Võ Anh Kiệt, Tổ phó bảo vệ dân phố phường cho biết đây không phải là lần đầu tiên dự án La Bonita bị cư dân phản đối. Việc lùm xùm đã xảy ra nhiều năm nay từ thời điểm còn chủ đầu tư cũ là bà Vũ Bảo Trinh, nguyên giám đốc Công ty TNHH Bất động sản Nam Thị. Theo điều tra, bà Trinh đã có hành động xây dựng nhiều hạng mục của công trình trái phép. Nghiêm trọng hơn khi bà này bán cùng một căn hộ của dự án cho nhiều người khác nhau. An ninh được bảo vệ nghiêm ngặt 2 ngày qua. Nhiều người dân đã lâm vào hoàn cảnh tréo ngoe khi đã đóng hết tiền nhưng không được nhận nhà, có trường hợp phải ra hành lang ngủ. Đến ngày 27/2/2019, Công an TP.HCM đã thi hành lệnh bắt tạm giam với bà Trinh cùng những người liên quan để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cư dân, đến nay dù vụ án trên đã được khởi tố nhưng vẫn chưa xét xử. Tài sản của bà Trinh và Công ty TNHH Bất động sản Nam Thị chưa được thu hồi để đền bù cho người bị lừa. Sáng 6/11, người ra vào chung cư chủ yếu là ở các công ty thuê văn phòng làm việc. Nhưng trước khi bị bắt, Công ty Nam Thị do bà Vũ Bảo Trinh đại diện đã chuyển giao quyền quản lý dự án La Bonita cho Công ty Vòng Tay Việt do bà Võ Thị Lưu làm Giám đốc. Sự việc này được cho là chưa có sự đồng ý của cư dân sinh sống. Khu vực hầm giữ xe cũng cho thuê với cư dân ngoài chung cư. Kể từ lúc này, người mua căn hộ tại dự án La Bonita càng thêm bức xúc khi công ty Vòng Tay Việt có dấu hiệu chuyển giao quyền quản lý toà nhà cho một công ty khác tên Petro Đông Bắc. Ngoài ra, kết cấu tòa nhà cũng tự ý bị thay đổi, thang máy - lối đi của người dân cũng bị kiểm soát. Anh Nhật (20 tuổi), sinh viên năm 3 một trường đại học tại TP.HCM cho biết đã sinh sống cùng anh chị tại La Bonita khoảng 3 năm nay. Khu vực cư dân cho rằng chủ đầu tư hứa hẹn là khu sinh hoạt chung hiện là một sàn kinh doanh vàng bạc đá quý đã đóng cửa. Theo cư dân này, sảnh bên trái tòa nhà trước đây được ban quản lý hứa hẹn dùng làm khu sinh hoạt chung nhưng sau đó được cho nhiều đơn vị thuê để kinh doanh. Khi chúng tôi đến ghi nhận vào sáng 6/11, nơi này đang là sàn giao dịch vàng bạc đá quý nhưng hiện đã đóng cửa. Tình hình vẫn rất phức tạp, chúng tôi vẫn còn nhận chỉ thị phải bảo đảm an ninh tại tòa nhà này để tránh cư dân quá khích- một thành viên lực lượng chức năng phường 25, quận Bình Thạnh cho biết. Bàn đại diện của công ty Vòng Tay Việt để trống, ngoài ra bên cạnh có 2 bài khác đại diện tiếp cư dân. Ghi nhận bên trong tòa nhà, có 3 bàn đón tiếp được đặt để tiếp xúc, trả lời cư dân nhưng cả buổi sáng hầu như không có ai đến. Khi chúng tôi hỏi hiện chủ đầu tư của tòa nhà là ai, người trực tại các bàn trên đều nói không rõ. Tòa nhà từng thông báo sự cố thang máy nghiêm trọng vào thời điểm cư dân cho là ban quản lý mới kiểm soát thang máy. Tại khu vực thang máy ra vào các căn hộ có dán bảng thông báo ngày 15/10 về việc thời gian qua xảy ra tranh chấp trong việc cung cấp dịch vụ tòa nhà La Bonita giữa 2 đơn vị là Công ty cồ phần Petro Đông Bắc và công ty Vòng Tay Việt dẫn đến mất an ninh trật tự, gây nhiều nguy cơ tiềm ẩn tác động xấu đến an toàn đời sống, tính mạng cư dân. Bảng thông báo về vấn đề tranh chấp cung cấp dịch vụ giữa các công ty trong tòa nhà. Do đó, phía cư dân yêu cầu 2 công ty trên nhanh chóng tiến hành các thủ tục pháp lý trình cơ quan chức năng phường 25, quận Bình Thạnh (TP.HCM) để xác nhận quyền cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà. Ngoài ra phải tiến hành bầu ban đại diện cư dân và dịch vụ quản lý tòa nhà. Thiên Kim
2020-11-06
Thiên Kim
Kinh doanh
cafebiz
Chuỗi cung ứng toàn cầu “dưới trướng” Joe Biden: Giảm nhập khẩu vào Mỹ, tăng vận chuyển container và “lập team” đối đầu Trung Quốc
https://cafebiz.vn/chuoi-cung-ung-toan-cau-duoi-truong-joe-biden-giam-nhap-khau-vao-my-tang-van-chuyen-container-va-lap-team-doi-dau-trung-quoc-20201106222525147.chn
Lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, “chuỗi cung ứng” lại trở thành một chủ đề mấu chốt trong cuộc đua trở thành Tổng thống thứ 59 Hoa Kỳ giữa 2 ứng viên nặng ký Donald Trump và Joe Biden. Nếu như offshore là hoạt động sản xuất hoặc đầu tư ra nước ngoài, một mô hình ưa thích của nhiều thương hiệu Mỹ thì Reshoring là dòng dịch chuyển các tập đoàn đa quốc gia Hoa Kỳ ở về quê nhà, một trong những điểm nổi bật trong kế hoạch cải tổ của Joe Biden. Trong suốt quá trình vận động tranh cử, Biden đã liên tục nhấn mạnh rằng Mỹ cần gia cố chuỗi cung ứng của mình, nhất là khi Covid-19 đã phơi bày hàng loạt điểm yếu của nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nổi bật nhất trong số đó là tỷ lệ phụ thuộc rất cao vào thuốc men và các sản phẩm y tế vào hệ thống nhà máy sản xuất nước ngoài (đặc biệt là tại Trung Quốc), ước tính Mỹ đang phải nhập khẩu từ 70 đến 75% các loại thuốc và dụng cụ y tế được người dân trong nước sử dụng thường xuyên. Và giờ đây, chắc chắn Biden sẽ tung ra một loạt giải pháp để chấm dứt tình trạng này, không những để chống chọi Covid-19 mà còn chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai. Xu hướng sản xuất dược phẩm tại nước ngoài là kết quả của việc phân loại đánh thuế, khiến các doanh nghiệp Mỹ chọn những nước có mức thuế thấp hơn, dù chi phí nhân công và sản xuất không khác gì so với nội địa Mỹ - trích từ kế hoạch tái thiết chuỗi cung ứng của Joe Biden. Có thể thấy, Biden chắc chắn sẽ sử dụng chiến thuật thay đổi mức thuế để thúc đẩy quá trình reshoring về Mỹ, nhưng không chỉ dành riêng cho ngành dược phẩm, vào tháng 9 năm nay, ông tiếp tục cam kết áp dụng phương thức tính thuế nhập khẩu mới cho hàng loạt ngành nghề - tập trung hồi sinh những nhà máy đang đắp chiếu tại Mỹ. Biden cam kết sẽ chỉ định 400 tỷ USD từ nguồn quỹ mua sắm công để tập trung thu mua những sản phẩm được sản xuất tại Mỹ. Để đảm bảo nguồn tiền này thực sự thúc đẩy nền kinh tế nước nhà, các quy định về sản phẩm Made in USA cũng trở nên chặt chẽ hơn, đảm bảo các sản phẩm được dán nhãn đúng nguồn gốc. Không những thế, Biden cũng cam kết xóa bỏ toàn bộ điều khoản khuyến khích sản xuất hay thu mua từ nước ngoài, kéo chuỗi sản xuất toàn cầu về nội địa Mỹ. Bộ máy chính quyền mới của Biden cũng sẵn sàng tung ra khoản vay nóng cho bất cứ người dân Mỹ nào có kế hoạch thành lập cơ sở sản xuất ngay trong Hoa Kỳ. Song song với đó, khoản vay trên cũng có thể nhanh chóng bị thu hồi nếu công ty kia sử dụng nguồn lực từ nước ngoài. Theo chuyên gia kinh tế Aneta Markowska: Thị trường lao động đã chịu ảnh hưởng lớn từ Covid-19, nhưng gói kích thích kinh tế mới sẽ dễ dàng lật ngược thế cờ. Thu nhập cá nhân đã tăng 4,7% trong năm nay, và chính sách tài chính mới sẽ xóa nhòa suy thoái kinh tế. Xét về chuỗi cung ứng thế giới, một gói kích thích sẽ thổi phồng nhu cầu vận chuyển, đặc biệt là các ngành hàng hải quốc tế, xe tải nội địa và đường sắt đa phương thức … Giá cước một container 40ft từ Trung Quốc sang bờ Tây nước Mỹ đã vượt qua kỷ lục 3800USD và không có dấu hiệu dừng lại, báo hiệu mùa căng tải sắp tới. Theo sàn vận chuyển Phaata: Donald Trump ủng hộ rất mạnh các giao dịch tàu chở dầu, nhưng đối với Joe Biden, mức kích thích cao sẽ làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng, thúc đẩy sản lượng vận chuyển container và hàng lẻ. Trong khoản thời gian hơn 45 làm chính trị ở vị trí thượng nghị sĩ và phó tổng thống, Joe Biden luôn ủng hộ mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng giờ đây, chính sách của ông sẽ trở nên trực diện và bất hảo hơn. Với phong cách tôn trọng đồng minh, Biden sẽ lập tức tham vấn các nước đồng minh của mình nếu được đắc cử, hướng đến một bộ thuế quan thống nhất để áp dụng lên Trung Quốc. Theo Reuters, Joe Biden sẽ sử dụng sức mạnh tập thể để đối phó với Bắc Kinh, đồng thời tránh việc làm phật lòng hai đồng minh Châu Âu và Canada như Trump đã từng. Khi bị Trump công kích trong cuộc đua vào Nhà trắng, Biden đã phản bác và khẳng định sẽ cứng rắn với quốc gia đông dân nhất thế giới, ông còn sẵn sàng sử dụng các rào cản thương mại trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nước Mỹ. Biden sẽ phối hợp với các đồng minh để tạo nên một chiến dịch toàn cầu hướng về Trung Quốc – theo The Wall Street Journal. Về mặt thương mại quốc tế, chính quyền Biden sẽ tạo điều kiện vực dậy cho các nhà nhập khẩu Mỹ, những người đã thiệt hại hơn 60 triệu USD qua hàng loạt mức thuế áp đặt lên Trung Quốc trong hai năm 2018 và 2019. Các hướng đi trên sẽ nhanh chóng mở nút thắt cho ngành vận tải toàn cầu, nhưng với tình trạng căng thẳng như hiện tại, nó sẽ kéo dài thời kỳ giá cước trên trời thêm một khoản thời gian không ngắn sắp tới. Nguồn: Supplychaindive, Freightwaves, Flexport, Phaata Thanh Sang
2020-11-07
Thanh Sang
Kinh doanh
cafebiz
Chuyên gia bật mí 7 nguyên tắc đầu tư đất nền: Kiếm lời khi mua chứ không phải khi bán, chơi theo nhóm thay vì cá nhân
https://cafebiz.vn/chuyen-gia-bat-mi-7-nguyen-tac-dau-tu-dat-nen-kiem-loi-khi-mua-chu-khong-phai-khi-ban-choi-theo-nhom-thay-vi-ca-nhan-20201107111852818.chn
Đất nền vẫn luôn là kênh đầu tư yêu thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách rót tiền vào loại hình BĐS này một cách hiệu quả. Trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh, đất nền vẫn là kênh đầu tư được nhiều người ưu ái. Thời gian gần đây, hoạt động mua bán đất nền rục rịch trở lại, các giao dịch diễn ra khá nhộn nhịp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách rót tiền vào đất nền sao cho mang lại lợi suất tốt mà vẫn an toàn. Theo ông Phan Công Chánh - một chuyên gia bất động sản cá nhân với nhiều năm kinh nghiệm, có 7 nguyên tắc cốt yếu mà các nhà đầu tư nên tuân theo. Thứ nhất,chọn bất động sản (BĐS) đất nền tại vị trí kết nối. Đây là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu khi đầu tư vào bất động sản nào. Theo đó, nên chọn đất nền ở nơi mà khả năng kết nối giao thông thuận tiện, bởi vì điều này tạo nên tiềm năng giá trong tương lai. Nhiều nhà đầu tư cá nhân mắc sai lầm khi họ lựa chọn các BĐS hay khu đất nền ở vị trí giao thông không thuận tiện, dẫn đến tiềm năng tăng giá không có và khả năng sẽ chôn vốn trong khoảng thời gian rất lâu. Thứ hai,mua BĐS đất nền ở nơi mật độ dân cư tương đối. Khi mật độ dân cư càng tăng tương ứng với việc giá sẽ tăng theo thời gian. Thứ ba,pháp lý hoàn chỉnh. Nói cách khác, các nhà đầu tư nên chọn mua BĐS đã có sổ hồng, sổ đỏ. Thực tế cho thấy phần lớn các nhà đầu tư BĐS cá nhân vẫn thường chọn đánh đổi tính pháp lý lấy giá cả. “Khi chúng ta mua BĐS giá rất rẻ hoặc trả góp tiền theo tiến độ, theo hợp đồng gọi vốn, hợp đồng đặt cọc hay bất kỳ hình thức nào không phải hợp đồng mua bán thì rủi ro lớn nhất có thể gặp là các đơn vị phát triển dự án không thể hoàn chỉnh và cung cấp sổ hồng theo cam kết”, ông Chánh cho biết. Chuyên gia đầu tư BĐS cá nhân - Phan Công Chánh. Thứ tư,định giá đất nền. Những nhà đầu tư cá nhân thường không có nhiều thời gian để đi khảo sát giá cả khu vực xung quanh BĐS mà họ muốn mua. Điều này thể khiến nhà đầu tư đứng trước rủi ro mua BĐS với giá cao hơn giá trị thực tại thời điểm đó, khi đem bán trong tương lai sẽ không đem lại lợi suất tối ưu nhất. Một trong các phương pháp đơn giản nhất mà chúng ta có thể áp dụng để định giá đó là so sánh, thu thập thông tin, đi khảo sát các khu vực xung quanh. “Lời khuyên của tôi là chúng ta kiếm lời khi mua, chứ không phải kiếm lời khi bán”. Thứ năm,chọn BĐS có tính thanh khoản tốt, tức có khả năng chuyển thành tiền mặt trong thời gian ngắn. Đây là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt khi thị trường có nhiều biến động và nhà đầu tư muốn thoái vốn nhanh. Thứ sáu,cân đối tài chính. Theo ông Chánh, nếu đầu tư BĐS đất nền ở khu vực xa thì tiền đem đầu tư nên là khoản tiền nhàn rỗi trong khoảng thời gian ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm hoặc 2 năm. Đừng hoạch định kế hoạch quá ngắn. Đồng thời, chỉ nên vay không quá 50% tổng giá trị lô đất. Trong trường hợp thị trường lập tức thay đổi trạng thái, nhà đầu tư chưa thể “thoát hàng” thì vẫn có khoản tài chính dự phòng để xoay sở, trả lãi cho ngân hàng và đủ khả năng chi trả cho những hoạt động khác trong cuộc sống. Cuối cùng,đầu tư theo đội nhóm. Thị trường hiện nay đã có những thay đổi rất lớn so với 5 năm, 10 năm trước. Câu chuyện nhà đầu tư BĐS cá nhân đơn độc đi vào thị trường mà không có sự hỗ trợ, không liên kết, không có sự giúp đỡ của những người khác thì hết sức nguy hiểm. Do đó, các nhà đầu tư cá nhân có thể tạo thành đội nhóm. Trong đó nên có một luật sư, một chuyên gia về thị trường. T.D
2020-11-07
T.D
Kinh doanh
cafebiz
Chính phủ gỡ vướng cho doanh nghiệp xây khu đô thị
https://cafebiz.vn/chinh-phu-go-vuong-cho-doanh-nghiep-xay-khu-do-thi-20201107083140803.chn
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan và đảm bảo việc kết nối đồng bộ của các dự án trong mỗi khu vực đô thị... Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 164/NQ-CP tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu đô thị đang gặp khó khăn, vướng mắc về trình tự, thủ tục đầu tư của dự án giữa Luật Đầu tư năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị; đồng thời do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên thị trường xây dựng trầm lắng. Do đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì đầu tư kinh doanh và góp phần ổn định thị trường trong thời gian sớm nhất và theo nguyên tắc áp dụng pháp luật tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chính phủ quyết nghị việc áp dụng thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị kể từ ngày 01/7/2015 (khi Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực) cho đến ngày Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020 có hiệu lực, cụ thể như sau: Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014: Các dự án này không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP. Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 đồng thời được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP: Các dự án thực hiện theo quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 và quyết định chấp thuận đầu tư của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP. Đối với các dự án chưa hoặc đang thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 thì thực hiện việc quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 và không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan và đảm bảo việc kết nối đồng bộ của các dự án trong mỗi khu vực đô thị. Văn Anh
2020-11-07
Văn Anh
Kinh doanh
cafebiz
Bộ trưởng Xây dựng: Sẽ vào cuộc điều tra nếu Chủ đầu tư cố tình “chây ỳ” cấp sổ hồng cho căn hộ
https://cafebiz.vn/bo-truong-xay-dung-se-vao-cuoc-dieu-tra-neu-chu-dau-tu-co-tinh-chay-y-cap-so-hong-cho-can-ho-20201109114220037.chn
Đó là khẳng định của Bộ trưởng xây dựng Phạm Hồng Hà tại chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, trả lời nhiều câu hỏi của đại biểu liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành. Theo người đứng đầu ngành xây dựng, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc nếu chủ đầu tư cố tình chây ỳ không làm thủ tục cấp quyền sở hữu căn hộ. Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho hay, theo quy định, 50 ngày sau khi bàn giao nhà ở cho người mua nhà, chủ đầu tư phải làm các thủ tục để cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà cho người dân. Pháp luật cũng quy định chế tài xử phạt có thể lên đến 1 tỷ đồng đối với những chủ đầu tư chậm trễ việc này. Tuy nhiên, tình hình thực tế có hiện tượng như đại biểu đã nêu, tuy số lượng không lớn. Con số thống kê của Bộ cho thấy, đối với các nhà chung cư, tranh chấp về việc này chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số tranh chấp về nhà chung cư. Song, số lượng người dân, hộ dân chịu ảnh hưởng lại rất lớn, cho nên đây là vấn đề cần phải được tập trung giải quyết. Phân tích nguyên nhân, Bộ trưởng cho rằng, do chủ đầu tư thực hiện chưa đầy đủ thủ tục để cấp quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở; hoặc có thể đã thực hiện các thủ tục nhưng vẫn cố tình chậm trễ, chây ỳ trong việc làm các thủ tục cấp quyền cho người dân. Về giải pháp, đối với những loại dự án đã thực hiện xong thủ tục nhưng chủ đầu tư cố tình chây ỳ, Bộ trưởng đề nghị các địa phương tập trung xử lý nghiêm khắc theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Nếu chủ đầu tư vẫn cố tình, các cơ quan điều tra sẽ vào cuộc để xem xét xử lý theo quy định pháp luật về hình sự. Đối với dự án còn thiếu một số thủ tục pháp lý để cấp quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, cần phải giải quyết các thủ tục pháp lý mà chủ đầu tư chưa thực hiện, đồng thời phải thực hiện ngay việc cấp quyền sử dụng đất và sở hữu nhà cho người dân. Phương Nga
2020-11-09
Phương Nga
Kinh doanh
cafebiz
Những xu hướng mới đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trường BĐS
https://cafebiz.vn/nhung-xu-huong-moi-dang-dien-ra-manh-me-tren-thi-truong-bds-20201109151832397.chn
Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng thị trường BĐS vẫn có những phân khúc nổi bật thu hút sự quan tâm của NĐT. Trong đó, có những thay đổi được dự báo sẽ trở thành xu hướng của thị trường trong giai đoạn tới. Đất nền là lựa chọn hàng đầu của khách hàng Nhiều chuyên gia BĐS cho rằng đất nền hiện nay vẫn tiếp tục khan hiếm và do không có nhiều dự án mới mở bán, đất nền tiếp tục là kênh lựa chọn đầu tư hàng đầu dù thị trường gần đây có xu hướng giảm nhiệt. Kết quả khảo sát củaVietnam Report cho thấy, đất nền được nhiều người lựa chọn nhất với 62,77%; tiếp đến là căn hộ cho thuê (34,89%), chung cư (28,09%), bán lẻ: Shophouse, trung tâm thương mại… (10%), bất động sản khu công nghiệp (12,13%). Theo dự báo từ DKRA Vietnam, đất nền vẫn tiếp tục là kênh đầu tư được chọn lựa hàng đầu. Nguồn cung mới tiếp tục duy trì sự khan hiếm; các dự án được triển khai đa phần có quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở khu vực vùng ven như Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Quận 9,… BĐS công nghiệp lên ngôi Trong khi thị trường mặt bằng bán lẻ ảm đạm thì bất động sản công nghiệp lại đang có nhiều cơ hội phát triển, nhất là khi làn sóng đầu tư nước ngoài đang dịch chuyển về khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Theo các chuyên gia, do ảnh hưởng của Covid-19, hầu hết các ngành nghề đều chịu thiệt hại. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy một xu hướng đầu tư mới đang dần được hình thành và có thể sẽ bùng nổ trong thời gian sắp tới. Đó là sự xuất hiện của dòng vốn đầu tư ở trong nước cũng như vốn ngoại đổ vào khu chế xuất và khu công nghiệp. Đây có thể coi là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Theo JLL, Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ cả nhà đầu tư và nhà sản xuất đối với sở hữu tài sản công nghiệp trong nửa đầu năm 2020. Theo một số chuyên gia, tháng 8/2020 vừa qua, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được phê chuẩn, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, mang lại cho doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam nhiều cơ hội tiếp tục quá trình chuyển đổi từ lĩnh vực sản xuất sang các ngành công nghiệp giá trị cao hơn. Đây cũng là nguyên nhân gia tăng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm địa điểm tại các khu công nghiệp để đầu tư; trong đó, có nhiều nhóm nhà đầu tư muốn kinh doanh theo quy mô lớn để trở thành chủ đầu tư của cả khu công nghiệp, với nhu cầu tìm những quỹ đất quy mô từ 500 - 1000 ha. Còn theo CBRE Việt Nam, trong hai năm qua, thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam ghi nhận những diễn biến tích cực với sự tăng trưởng đáng kể về giá thuê và tỷ lệ lấp đầy. Tỷ lệ lấp đầy bình quân được ghi nhận tại các khu công nghiệp của bốn tỉnh và thành phố công nghiệp trọng điểm miền Nam đạt khoảng 84,5%. Đặc biệt, các khu công nghiệp đang hoạt động ở Bình Dương, Đồng Nai và Long An đều đã đạt tỷ lệ lấp bình quân trên 80%, riêng đối với TP.HCM, tỷ lệ này đã đạt trên 90%. Tính đến hết quý 3/2020, số lượng các khu công nghiệp mới chào thuê đất tại khu vực công nghiệp trọng điểm miền Nam rất hạn chế. Theo ghi nhận của CBRE, khu vực công nghiệp trọng điểm miền Nam chào đón 4 khu công nghiệp mới trong 9 tháng đầu năm 2020. Trong đó, TP.HCM có 1 khu công nghiệp, tỉnh Long An có 2 khu công nghiệp và Đồng Nai có 1 khu công nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của các khu công nghiệp mới đạt 1373,8 ha với nguồn cung đất công nghiệp cho thuê dự kiến ở mức 906 ha. Làn sóng dịch chuyển đầu tư sang các tỉnh lân cận ngày càng mạnh mẽ Khi quỹ đất sạch tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.chm ngày càng khan hiếm, các doanh nghiệp BĐS sẽ tiếp tục chuyển dịch sang các tỉnh thành khác có lợi thế phát triển kinh tế khoáng sản, công nghiệp, đặc biệt là phát triển du lịch. Tại miền Bắc, thị trường bất động sản sẽ bùng nổ tại các tỉnh có sự đầu tư mạnh vào công nghiệp, công nghệ, cơ sở hạ tầng, đô thị như ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… Trong khi tại khu vực miền Nam, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết… đang là những vùng đất vệ tinh Tp.HCM được các NĐT nhắm tới. Bên cạnh đó, thị trường BĐS đang xuất hiện các vùng đất mới, phát triển khá mạnh như Cao Nguyên, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai cũng được xem là mảnh đất màu mỡ còn tiềm năng khai thác của NĐT. Công nghệ đang thay đổi cách thức kinh doanh BĐS Đây cũng được xem là một xu thế đang phát triển khá mạnh trên thị trường BĐS, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19. Hiện nay bên cạnh phương thức tiếp thị truyền miệng truyền thống, các khách hàng dần tiếp cận các thông tin bất động sản qua mạng và Internet nhiều hơn. Công nghệ có tác động lớn trong thay đổi hành vi người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid tác động đến ngành BĐS nói chung, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ vào BĐS. Khi hành vi của khách hàng thay đổi, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS nắm bắt được xu hướng này nhằm tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng. Một số doanh nghiệp BĐS đã thay đổi phương án kinh doanh, triển khai các app bán hàng, sử dụng tin đăng có video, 3D scanning; hay việc môi giới livestream để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng để hỗ trợ đối tác người mua hàng. Bằng ứng dụng công nghệ, khách hàng có thể biết thông tin về dự án, tham quan căn hộ qua thực tế ảo chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh… Nhiều chủ đầu tư cũng nhanh chóng nắm bắt xu hướng công nghệ, xây dựng những đô thị thông minh, có sẵn hệ thống kiểm soát tự động và hiện đại, thân thiện với môi trường, tăng sự an toàn và thuận tiện với dân cư. Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án với mong kiếm được lợi nhuận cao hơn bằng cách giảm dần sự phụ thuộc vào sàn môi giới thông qua thiết lập đội ngũ môi giới riêng hay bán hàng qua các ứng dụng công nghệ. M&ABĐStiếp tục sôi động Khó khăn của thị trường BĐS những tháng đầu năm 2020 đang thúc đẩy hoạt động M&A. Tác động của Covid-19 trong mấy tháng qua đã tạo ra cơ hội mới để các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mở cuộc săn lùng dự án. Thị trường xuất hiện ngày càng nhiều những thương vụ sang nhượng quỹ đất quy mô lớn. Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 đẩy không ít doanh nghiệp rơi vào khó khăn, cộng với những thách thức trong năm 2019 khiến nhiều doanh nghiệp không đủ dòng tiền xoay sở, buộc phải tìm cách bán bớt tài sản để xử lý. Trong bối cảnh khó khăn, thị trường BĐS lại hình thành nên một chu kỳ M&A mới. Các ông lớn với nguồn tài chính mạnh đang mạnh tay thâu tóm quỹ đất tạo nên những thương vụ sang nhượng đình đám. Đây cũng là cơ hội để các nhà phát triển BĐS cơ cấu lại dòng sản phẩm phù hợp, tình trạng đầu cơ tích trữ đất đai sẽ trở lại trạng thái cân bằng hơn. Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, thời gian tới, kênh M&A vẫn tiếp tục gia tăng mạnh do tác động từ kinh tế chung và việc giới hạn tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đang gây ra tình trạng khan vốn cho các doanh nghiệp. Cộng hưởng với việc không bán được sản phẩm do dịch bệnh, thị trường đã xuất hiện tình trạng một số chủ đầu tư yếu năng lực tài chính đang tìm kiếm, chào mời nhà đầu tư để chuyển nhượng dự án theo hình thức M&A hoặc cổ phần, hoặc từng phần dự án. Hạ Vy
2020-11-09
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Thông xe vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng
https://cafebiz.vn/thong-xe-vanh-dai-2-doan-nga-tu-so-nga-tu-vong-20201109150654943.chn
Đúng 6 giờ sáng ngày 9/11, đường Vành đai 2 trên cao (đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng) đã được thông xe, đưa vào sử dụng, góp phần giảm áp lực giao thông cho các tuyến đường quanh khu vực. Sáng 9/11, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, tuyến đường vành đai 2 trên cao đã thông xe, chỉ có ô tô được phép lưu thông ở tuyến trên cao, tốc độ tối đa 80km/h. Ngay sau khi thông xe, tình hình giao thông tại đây đã thông thoáng hơn so với cùng thời điểm những ngày trước đây. Đội thanh tra giao thông quận Đống Đa đang phối hợp với đội Thanh tra giao thông quận Hai Bà Trưng tổ chức phân làn, hướng dẫn các phương tiện lưu thông. Video và chùm ảnh phóng viên báo Tin tức ghi nhận tại tuyến đường vành đai 2: Trung Nguyên
2020-11-09
Trung Nguyên
Xã hội
cafebiz
Khi hầu như mọi phân khúc BĐS chịu cảnh mất giá, vẫn có một loại hình tăng trưởng bất ngờ giữa mùa dịch Covid-19
https://cafebiz.vn/khi-hau-nhu-moi-phan-khuc-bds-chiu-canh-mat-gia-van-co-mot-loai-hinh-tang-truong-bat-ngo-giua-mua-dich-covid-19-20201108155456068.chn
Trong năm 2020, Covid-19 khiến tất cả các thị trường trong ngành bất động sản chững lại, trừ bất động sản công nghiệp. Nhờ kiểm soát dịch tốt cùng vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam trở thành một trong những lựa chọn đầu tiên của nhiều tập đoàn đa quốc gia khi muốn chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) trong khi phân khúc BÐS du lịch, nghỉ dưỡng đều ngừng hoạt động, không có nguồn thu; phân khúc căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền bị sụt giảm lượng sản phẩm giao dịch thìgiá đất của phân khúc BÐS công nghiệp vẫn tăng trung bình 6,2%. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, cả nước có tới 6 KCN mới được thành lập trong khi đó, cả năm 2019 cả nước chỉ có 4 KCN thành lập mới. Còn theo Colliers International Việt Nam, tính đến tháng 9/2020, giá thuê đất khu công nghiệp tại TP. HCM đạt mức bình quân 150 USD/m2/kỳ hạn - mức cao nhất cả nước. Tỷ lệ lấp đầy hiện tại luôn duy trì ở mức 90% do nhu cầu bất động sản công nghiệp hiện hữu đã tăng gần 40% so với cùng kỳ trong khi quỹ đất cho thuê hiện hữu chỉ 3000ha. Do đó, các tỉnh và thành phố phía Bắc với ngành công nghiệp đang là thị trường sáng giá, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Báo cáo thị trường Quý III/2020 của Colliers International cũng cho biết thêm, hơn 50% các khu công nghiệp Hà Nội được ghi nhận có tỉ lệ lấp đầy 100% do quỹ đất của Hà Nội có hạn, vì vậy Hà Nội đang trong quá trình phải sớm hoàn thiện quy hoạch không gian phát triển công nghiệp. Nếu không nhanh chóng, quỹ đất này sẽ được các nhà đầu tư sẽ ưu tiên kinh doanh bất động sản chứ không làm công nghiệp. Cụ thể: tổng vốn đầu tư nước ngoài tính đến ngày 20/9/2020 đạt 21,2 tỷ USD, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 10,4 tỷ USD đến từ các dự án được cấp phép mới. Các dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm và các dự án góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài và lần lượt đóng góp 5,11 tỷ USD và 5,7 tỷ USD. Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang sôi động nhờ sự chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc của các tập đoàn đa quốc gia. Trong 18 lĩnh vực được đầu tư trong 9 tháng đầu năm, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 9,9 tỷ USD, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 4,3 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là hoạt động kinh doanh bất động sản và các lĩnh vực bán buôn bán lẻ với 3,2 tỷ USD và 1,3 tỷ USD. Theo đối tác đầu tư, Singapore dẫn đầu với 6,77 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, chiếm 32% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt ở vị trí thứ hai và vị trí thứ ba. Thương mại điện tử - một trong những đòn bẩy tăng trưởng cho ngành bất động sản công nghiệp Thương mại điện tử (TMĐT) đang được gia tăng áp dụng lên mọi mặt cuộc sống trong đô thị, đặc biệt đối với thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh và dược phẩm. Không chỉ ở Việt Nam, điều này đang đang diễn ra khắp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ và cả châu Âu. Việt Nam còn sở hữu tầng lớp dân số trẻ và nhạy bén với công nghệ, hứa hẹn sẽ là yếu tố lớn thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử. Trong thời kỳ dịch bệnh, gần như mọi ngành hàng đều bị chịu ảnh hưởng nặng nề khi cả nước bước vào giãn cách xã hội. Do lệnh hạn chế di chuyển mà ngành thương mại điện tử có thêm nhiều người khách hàng hơn, từ đó ít chịu tác động như các ngành khác như du lịch hay thương mại truyền thống. Thậm chí thời gian qua đã có nhiều mô hình mới sáng tạo ra đời như đi chợ, đặt hàng sơ chế sẵn hoặc siêu thị điện tử. Nhu cầu tăng cao bất ngờ khiến các nhà sản xuất hàng thiết yếu đang phải chật vật tìm diện tích kho đáp ứng và xem xét lại mọi mặt của chuỗi cung ứng. Trong tương lai, sự phát triển của TMĐT dự kiến sẽ là đòn bẩy cho sự phát triển của ngành bất động sản hậu cần. Bà Trang Bùi - Giám đốc cấp cao Thị trường Việt Nam của JLL, nhận định: Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng đã làm tăng cả nhu cầu ngắn hạn và dài hạn đối với bất động sản công nghiệp, cho phép các công ty giao đơn hàng nhanh hơn bằng cách đặt trụ sở gần hơn với khách hàng.Sự phát triển theo cấp số nhân của TMĐT đã thúc đẩy nhu cầu về bất động sản công nghiệp trong 10 năm qua và sự gia tăng đột biến trong thời kỳ đại dịch lại càng làm rõ hơn tiềm năng và sự linh hoạt của ngành TMĐT. Lượng đơn hàng tăng cao đột ngộc đã buộc các công ty thương mại điện tử phải giữ nhiều hàng hơn ở những địa điểm gần khách hàng, thúc đẩy nhu cầu kho bãi linh hoạt. JLL ghi nhận nhiều yêu cầu từ phía khách hàng thương mại điện tử lớn, với nhu cầu thuê nhà kho gần trung tâm có diện tích 10 đến 15ha. Xu hướng này sẽ phát huy điểm mạnh trong những sự kiện mang tính biến động cao như đại dịch hay mùa cao điểm, bà Trang Bùi chia sẻ thêm. Bà Trang Bùi - Giám đốc cấp cao Thị trường Việt Nam của JLL Để giảm thiểu rủi ro gián đoạn, nhiều chủ doanh nghiệp sẽ tìm cách giảm sự phụ thuộc vào một quốc gia hoặc công ty nào làm nguồn cung cấp, đồng thời khu vực hóa chuỗi cung ứng của họ để rút ngắn khoảng cách với khách hàng chặng cuối. Bà Xuân Phạm - Giám đốc Marketing Việt Nam của JLL, bổ sung thêm: Nhu cầu có kho bãi thuận tiện đặc biệt cấp thiết trong giai đoạn lễ hội sắp diễn ra như dịp Lễ Độc Thân 11/11, Black Friday 27/11, dịp lễ Giáng Sinh và Năm mới; khi các nền tảng thương mại sẽ liên tục tung các chiến lược khuyến mãi và quảng cáo để thúc đẩy nhu cầu giao dịch điện tử. Các bên tham gia cần xử lý đơn hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn bao giờ hết để có thể đáp ứng được lượng đặt hàng nhộn nhịp trong những dịp này. Đơn vị nào có thể giao hàng nhanh trong 24 tiếng hứa hẹn sẽ chiếm được tình cảm và thị phần tốt nhất. JLL cũng đã từng nhắc đến một mô hình nhà kho linh hoạt vô cùng tiềm năng, có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa kho bãi theo mùa. Mô hình AirBnB cho logistics - kiểu như mô hình kinh tế chia sẻ, cho phép các doanh nghiệp có thể tối ưu không gian kho bãi tạm thời không có nhu cầu sử dụng bằng việc cho thuê. Mô hình được đánh giá sẽ giúp các nhà kho chỉ cần sử dụng nhiều không gian trong một mùa cao điểm nhất định, để rồi những mùa thấp điểm họ có thể kiếm lợi nhuận bằng việc cho thuê. Ví dụ, công ty bán cây thông Giáng sinh chỉ nhập hàng vào mùa đông, nên nhà kho sẽ trống nhiều vào những tháng nóng. Trong khi đó, đơn vị sản xuất phụ kiện hồ bơi sẽ cần dùng khoảng diện tích trống đó cho nhu cầu mua hàng trong mùa hè. TMĐT ở Việt Nam còn một đoạn đường dài để phát triển trong tương lai và điều đó sẽ tiếp tục thúc đẩy ngành công nghiệp hậu cần và kho bãi trở thành mảng đầu tư có giá trị trong thị trường BĐS. Long An và Bắc Ninh – những ‘con rồng’ mới nổi trong mảng BĐS công nghiệp tại Việt Nam Tại khu vực miền Nam, lĩnh vực BĐS công nghiệp ít  nguồn cung mới, còn nguồn cầu sôi động nhưng cũng đầy biến động. Các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài đang có xu hướng thuê nhà máy tiền chế, điều này giúp doanh nghiệp chủ động nguồn vốn, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và có thể đi vào hoạt động ngay. Bên cạnh đó, do nhu cầu tăng cao dẫn đến việc thiếu quỹ đất cũng như giá cho thuê đất công nghiệp tăng cao tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển về các tỉnh lân cận, đặc biệt là Long An và Bình Dương. Long An vừa đón chào thêm một khu công nghiệp mới tên Việt Phát vào tháng 5/2020. Trong tất cả, Long An đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư muốn tìm kiếm các phương án thay thế các khu công nghiệp truyền thống tại TP. HCM. Long An hiện đang thu hút số lượng dự án FDI ấn tượng với vốn đăng ký là 1.009 dự án và 6,15 tỷ USD (tính đến tháng 9/2020). Do đó, Long An có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của TP. HCM trong những năm sắp tới. Theo Colliers International, mảng BĐS công nghiệp ở miền Nam vẫn còn tiềm năng để tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện tại, ảnh hưởng của Covid-19 đã và đang thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài chuyển nhà máy sang những khu vực mới bên cạnh Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia tiềm năng mà hầu hết các công ty đang cân nhắc. Với việc EVFTA bắt đầu vào tháng 8, Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành công xưởng của thế giới mới cũng như thu hút thêm nhiều doanh nghiệp châu Âu tham gia thị trường. Đặc biệt tại TP.HCM, khi tuyến Metro đi vào hoạt động, khu trung tâm sẽ dễ dàng kết nối với các vùng ngoại ô của thành phố, giúp không chỉ thị trường công nghiệp mà cả giá đất của khu vực này cũng sẽ tăng lên trong tương lai. Ở phía Bắc TP.HCM, Bình Dương hiện đang bắt tay vào dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn II. Còn tại khu vực phía Bắc, giá thuê mặt bằng KCN tăng trong khi tỷ lệ lấp đầy vẫn không thay đổi, nguồn cung mới tiếp tục bị trì hoãn, sẽ hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Dù đại dịch Covid-19 bùng nổ lần 2 tại Việt Nam, vẫn có hơn 50% các khu công nghiệp Hà Nội được ghi nhận có tỉ lệ lấp đầy 100%. Sắp tới nhờ vào làn sóng dịch chuyển, mở rộng sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mở ra cơ hội cho khu công nghiệp Việt Nam. Các KCN phía Bắc sẽ sớm đón hàng loạt dự án FDI khủng khi thông tin Apple – công ty lớn nhất thế giới - đã nhiều lần về nhà xưởng ở khu công nghiệp Vân Trung - Bắc Giang để khảo sát. Ngoài ra, Google lên kế hoạch đặt nhà máy ở Vĩnh Phúc và nhắm tới một nhà máy khác ở Bắc Ninh để sản xuất dòng điện thoại Pixel của họ. Ông Chí Vũ - Trưởng phòng Kinh Doanh - Bộ phận Khu Công Nghiệp tại Colliers International Theo đó, Bắc Ninh đang là điểm sáng của ngành BĐS công nghiệp phía Bắc. Ông Chí Vũ - Trưởng phòng Kinh Doanh - Bộ phận Khu Công Nghiệp tại Colliers International, nêu dẫn chứng: Dù chịu không ít tác động từ dịch bệnh, tỉnh Bắc Ninh vẫn gây ấn tượng mạnh khi ghi nhận nguồn vốn FDI lên tới 334,8 triệu USD kể từ đầu năm 2020, trở thành điểm sáng của cả nước trong thu hút vốn đầu tư. Điều đó cũng khiến cho thị trường BĐS công nghiệp ở Bắc Ninh nóng hơn bao giờ hết. Thực tế, giá báo thuê BĐS công nghiệp ở Bắc Ninh hiện tại phải cập nhật chậm nhất là mỗi 3 tuần do mức tăng giá diễn ra quá nhanh, thậm chí là theo ngày. Cách Thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài 30km, thành phố Bắc Ninh là đầu mối quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, trên hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Chính vì vậy, Bắc Ninh được giới đầu tư, môi giới ví như con rồng mới nổi ở phía Bắc thủ đô khi thị trường BĐS chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của họ trong vài năm trở lại đây. Thị trường BĐS Bắc Ninh đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá với mục tiêu: hơn 2 năm nữa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Ninh tập trung xây dựng và phát triển các KCN gắn với khu đô thị theo hướng hiện đại, đồng bộ, tiếp tục là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư, đặc biệt là từ ngành công nghệ. Nổi bật có KCN Yên Phong thu hút khoảng 11 tỷ USD với các nhà đầu tư lớn như Samsung, Orion, Intop, Mobase…; giải quyết việc làm cho gần 100000 lao động. Đây là KCN thu hút đầu tư cao nhất cả nước và tạo ra giá trị xuất khẩu lớn đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu quốc gia. LOGOS - một nhà phát triển logistics có trụ sở chính tại Sydney - vào sáng 6/10 đã chính thức thông báo rằng họ đã hoàn tất việc mua lại khu đất 13ha đầu tiên tại Việt Nam ở Bắc Ninh với khoản đầu tư trực tiếp trị giá 350 triệu USD. Với tình hình nguồn cung đất Hà Nội hạn chế, ước tính giá thuê đất công nghiệp sắp tới sẽ tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Ngoài ra, đất công nghiệp ở Hà Nội đang còn lại những khu đất có giá khá cao so với mặt bằng chung, nên các doanh nghiệp nước ngoài thường chọn các tỉnh vùng ven là điểm đến lý tưởng của họ. Lợi thế của những tỉnh thành ngoại ô này là có cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông phù hợp tuân theo các chính sách ưu đãi của chính phủ và đảm bảo cung cấp lao động cho các doanh nghiệp hoạt động. Chẳng bao lâu nữa, đất công nghiệp ngoại thành phía khu vực phía Bắc sẽ trở thành vùng thay thế tiềm năng cho Hà Nội. Quỳnh Như
2020-11-09
Quỳnh Như
Kinh doanh
cafebiz
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tạo ra hơn 1200 tỉ USD GDP, 28 triệu việc làm trong 5 năm
https://cafebiz.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-tao-ra-hon-1200-ti-usd-gdp-28-trieu-viec-lam-trong-5-nam-20201110165402006.chn
Dù đối mặt với không ít khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường, nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đã tạo ra hơn 1200 tỉ USD GDP, 28 triệu việc làm trong 5 năm trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Ngày 10-11, theo chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV,Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp báo cáo, giải trình một số vấn đề thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ và trả lời chất vấn của các đại biểu (ĐB) Quốc hội. Mở đầu phần báo cáo, làm rõ thêm một số vấn đề, Thủ tướng Chính phủ cảm ơn các ĐB đã dành nhiều thời gian cho việc thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn về nhiều vấn đề thời sự, được đồng bào, cử tri cả nước và dư luận quan tâm. Thủ tướng khẳng định Chính phủ túc tiếp thu các ý kiến xác đáng của các ĐB và cử tri cả nước, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao nhất năm 2020 cũng như giai đoạn 2016-2020 và thời gian tới. Nhìn lại giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng cho biết chúng ta đã đối đầu với không ít thách thức lớn về thiên tai, sự cố môi trường Formosa ngay từ đầu nhiệm kỳ. Dù vậy, kết quả đạt được rất khả quan khi đã tạo ra hơn 1200 tỉ USD GDP trong 5 năm trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Việt Nam được coi là 1 trong 12 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Năm 2020, Việt Nam cũng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất. Năm 2020, Việt Nam vẫn kiên trì duy trì tăng trưởng dương ở mức khá - Thủ tướng nhấn mạnh. Người đứng đầu Chính phủ nhắc đến tinh thần đoàn kết của Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 từ đầu năm 2020. Với tinh thần đó, Việt Nam đã khống chế, phòng chống dịch rất tốt và được các nước trên thế giới đánh giá cao. Từ đó, vai trò của Việt Nam trên chính trường quốc tế càng được khẳng định. Thủ tướng cho biết 6 năm qua chúng ta đã tạo 28 triệu việc làm mới. Nền kinh tế được cải thiện rõ nét, thu nhập bình quân của người dân tăng gần 145%, tương đương 9000 USD tính theo ngang bằng sức mua. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 9,8% xuống dưới 3% và cần nỗ lực để giảm nghèo bền vững, đặc biệt ở nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Trước những băn khoăn của ĐB Quốc hội tại phiên họp, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ quan tâm hơn nữa đến phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp. Vấn đề về mức lương quá thấp của những người nghỉ hưu trước năm 1993 sẽ được Chính phủ quan tâm, giao Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội có phương án đảm bảo nguồn lực để thực hiện. Trong đại dịch Covid-19, Chính phủ đã đề ra mục tiêu kép, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế duy trì tăng trưởng dương. Tuy nhiên, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhiều nước châu Âu áp dụng tái phong tỏa, Thủ tướng cho rằng không được chủ quan lơ là, cần đề cao ý thức cộng đồng, nâng cao năng lực cách ly, điều trị, sản xuất sinh phẩm, vắc-xin…, phục hồi các hoạt động kinh tế, xã hội... Đối với việc xây dựng Nhà nước liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ tiếp tục quan tâm trong giai đoạn tới. Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận, vẫn còn những hiện tượng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Thời gian tới, tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm giải trình, tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư kinh doanh làm ăn - Thủ tướng nhấn mạnh. Nhóm PV
2020-11-10
Nhóm PV
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Sẽ soi hoạt động liên kết của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
https://cafebiz.vn/se-soi-hoat-dong-lien-ket-cua-cac-doanh-nghiep-fdi-tai-viet-nam-20201110140139459.chn
Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, Nghị định 132 vừa được Chính phủ ban hành, quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đảm bảo tính minh bạch, công bằng, không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, qua rà soát, chủ yếu là các doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng, chiếm tới 83%. Doanh nghiệp được hoàn, khấu trừ hơn 4785 tỷ đồng tiền thuế đã nộp Chia sẻ tại buổi họp báo chuyên đề chiều 9/11, Tổng cục phó Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP (Nghị định 132) quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (GDLK).  Nghị định này có hiệu lực từ 5/11/2020. Theo đó, Nghị định 132 tiếp tục giữ nguyên quy định mức trần chi phí lãi vay 30%, cho phép khống chế chi phí lãi vay sau khi đã trừ lãi tiền gửi, tiền vay và mở rộng đối tượng áp dụng quy định khống chế. Đồng thời, cho chuyển tiếp chi phí lãi vay sang 5 năm tiếp theo như quy định hiện hành. Quy định này của Nghị định 132 kế thừa quy định tại Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Trước đó, khi Nghị định 20 được ban hành, rất nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam phản ứng đề nghị nâng mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%. Nguyên nhân bởi hầu hết các DN Việt Nam có vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu thấp. Đồng thời, theo ông Minh, Nghị định 132 cũng cho phép hồi tố năm 2017, 2018 đối với nội dung nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%, cho bù trừ với lãi tiền gửi, tiền cho vay. Qua đó, dự kiến số thuế Nhà nước phải hoàn hoặc khấu trừ từ việc hồi tố khoảng 4785 tỷ đồng. Đáng chú ý, theo Tổng cục phó Tổng cục Thuế, Nghị định 132 đã mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Theo đó, ngoài tổ chức tín dụng và tổ chức kinh doanh bảo hiểm như tại Nghị định 20, Nghị định 132 mở rộng thêm đối tượng loại trừ là các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các DN vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác). Đối với quy định về nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, theo Tổng cục Thuế, thời điểm lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia có sự thay đổi. Trước đây quy định cùng thời điểm nộp tờ khai quyết toán, nay quy định mới chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của công ty mẹ tối cao. Đồng thời, báo cáo lợi nhuận liên quốc gia này ngành Thuế có thể nhận được qua hình thức trao đổi thông tin tự động nếu nhà chức trách có thẩm quyền của 2 nước có ký thoả thuận. Người nộp thuế chỉ phải cung cấp trong trường hợp nhà chức trách có thẩm quyền của 2 nước không ký thoả thuận. “Việc này, nhằm đảm bảo thuận lợi cho người nộp thuế và các cam kết của Việt Nam khi tham gia diễn đàn chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển - OECD, phù hợp với điều kiện bối cảnh của Việt Nam”, Tổng cục phó Đặng Ngọc Minh chia sẻ. Ông Đặng Ngọc Minh, Tổng cục phó Tổng cục Thuế chia sẻ tại cuộc họp báo. Ảnh: Tuấn Nguyễn 83% doanh nghiệp có giao dịch liên kết là FDI Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, thống kê cho thấy, cả nước hiện có 16500 DN có quan hệ liên kết, song chỉ có 8000 DN kê khai. Qua thanh kiểm tra đối với các DN có hoạt động giao dịch liên kết giai đoạn 2017-2019, ngành thuế đã truy thu, truy hoàn, xử phạt xấp xỉ 2000 tỉ đồng tiền thuế. Qua đó, thực hiện giảm lỗ lớn, riêng năm 2019 giảm lỗ 9000 tỉ đồng. 9 tháng đầu năm 2020, ngành thuế thanh, kiểm tra 263 DN có giao dịch liên kết, qua đó truy thu, truy hoàn, phạt 525 tỷ đồng. Đáng chú ý, theo ông Minh, trong số 263 DN này có tới 177 DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Tổng số tiền bị truy thu, truy hoàn và phạt là 442 tỉ đồng. Trước đó, rất nhiều DN trong nước phản ánh về việc Nghị định 20 khống chế trần lãi vay 20% gây khó khăn cho các DN này, trong khi các DN FDI hầu như không có phản ứng. Lý giải về điều này, Tổng cục phó Đặng Ngọc Minh cho hay, các DN FDI rất tích cực thông qua các hiệp hội đại diện tại Việt Nam để tham gia góp ý kiến ngay từ khi Bộ Tài chính mới lấy ý kiến rộng rãi để xây dựng dự thảo Nghị định 20. Trong khi các DN trong nước lại tham gia không đầy đủ, không giám sát nên đến khi Nghị định 20 ban hành mới phản ứng bất cập. “DN trong nước kêu nhiều vì hầu hết họ vốn mỏng. Một số tập đoàn có thể thành lập hàng loạt pháp nhân là các công ty con, nhưng nếu soi kỹ thì vốn của các pháp nhân này rất ít. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chính sách thuế phải đảm bảo minh bạch,  công bằng, không được phân biệt đối xử giữa DN trong và ngoài nước. Đó là nguyên tắc, các DN phải nghiêm chỉnh chấp hành”, ông Minh cho biết thêm. Theo Tuấn Nguyễn
2020-11-10
Theo Tuấn Nguyễn
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Doanh nghiệp vẫn ngại các gói hỗ trợ
https://cafebiz.vn/doanh-nghiep-van-ngai-cac-goi-ho-tro-20201110090101834.chn
Một số doanh nghiệp quyết định không nộp hồ sơ hoặc tự cứu vì thủ tục phải chứng minh vẫn phức tạp và mức hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội vừa sửa đổi, đưa vào áp dụng những điều kiện cho vay gói 16000 tỉ đồng để hỗ trợ trả lương cho người lao động theo hướng nới lỏng hơn so với quy định cũ để doanh nghiệp (DN) dễ dàng tiếp cận. Mặc dù vậy, nhiều DN vẫn không mặn với gói hỗ trợ này. Giám đốc một DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa cho biết sau nhiều ngày cân nhắc, anh đã ngưng làm thủ tục vay vốn để trả lương cho công nhân. Công ty tôi đáp ứng các điều kiện để vay gói 16000 tỉ đồng vì doanh thu quý I/2020 giảm đến hơn 30%, có người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc hơn 1 tháng, cũng không có nợ xấu tại thời điểm ngày 31-12-2019 nhưng hiện nay sản xuất đang trên đà phục hồi, thay vì phải theo đuổi hồ sơ xin vay vốn hỗ trợ mất thời gian, mức hỗ trợ không đáng kể thì dành ưu tiên cho các khoản vay ngắn hạn phục vụ sản xuất cho kịp khai thác thị trường cuối năm - giám đốc này nói. Trong khi đó, giám đốc một công ty lữ hành chuyên đón khách quốc tế ở TP HCM cho hay từ khi xảy ra dịch Covid-19 đến nay, đã 3 đợt cho nhân viên nghỉ việc nhưng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nào. Sau khi tìm hiểu gói vay ưu đãi trả lương cho nhân viên, chúng tôi thấy vẫn quá ít so với nhu cầu của DN vì chỉ được khoảng 1,5 tháng lương tối thiểu/nhân viên. Công sức làm hồ sơ, chờ kết quả tốn nhiều thời gian… nên sau khi xem xét, công ty quyết định tiếp tục cho nhân viên nghỉ thêm - vị giám đốc này bộc bạch. Nhiều đơn vị kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thậm chí đóng cửa nhưng lại không muốn tiếp cận các gói hỗ trợ Ảnh: TẤN THẠNH Thông tin về tình hình hoạt động của các DN trong 10 tháng đầu năm 2020, Ban Quản lý các KCX-KCN TP HCM (Hepza) nêu thực trạng chung của các DN là họ coi như không có các gói hỗ trợ vay vốn để khắc phục hậu quả của Covid-19 và vay vốn để trả lương cho người lao động. Không ít trường hợp DN có ý định vay, tìm hiểu thủ tục và được ngân hàng tư vấn không nên vay vốn hỗ trợ. Lý do là nếu tham gia gói hỗ trợ DN sẽ phải chứng minh bị thiệt hại, doanh thu, dòng tiền giảm và sẽ rơi vào nhóm khách hàng rủi ro cao, sẽ khó vay vốn trong các lần tiếp theo. DN sau khi cân nhắc đã chọn rút lui, không tham gia vào các gói vay vốn hỗ trợ vì ngại được ít, mất nhiều - đại diện Hepza cho hay. Tính đến giữa tháng 10, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM cho biết đã tiếp nhận 746 trường hợp DN được gửi về từ các sở ngành, UBND 24 quận, huyện và từ đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước. Đáng lưu ý, có tới 108 trường hợp DN chưa có hoặc không còn nhu cầu hỗ trợ, 51 trường hợp không đủ điều kiện vay vốn hoặc không thuộc khách hàng mục tiêu của ngân hàng, 90 trường hợp DN được hỗ trợ giảm lãi từ 0,2-2 điểm % so với lãi suất đang áp dụng… Thống kê sơ bộ của Sở Du lịch TP HCM đến thời điểm này cho thấy chỉ có khoảng 20 DN lữ hành được hưởng chính sách vay ưu đãi theo Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay. Có 453 cơ sở lưu trú du lịch được giảm 10% giá bán điện trong 3 tháng. Với chính sách giảm phí và lệ phí, có khoảng 21 DN và 436 hướng dẫn viên du lịch được giảm phí và lệ phí theo chính sách hỗ trợ… Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP, một trong những nhu cầu được hỗ trợ nhất hiện nay của DN là vay trả lương để giữ chân người lao động nhưng hệ thống ngân hàng thời gian qua chưa mang tính linh động, thủ tục khá phức tạp, phải chứng minh mức độ thiệt hại nên DN khó tiếp cận chính sách hỗ trợ DN khắc phục hậu quả dịch Covid-19. Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP, nhận định đối với các gói hỗ trợ 16000 tỉ đồng và 62000 tỉ đồng, các DN và người lao động trong lĩnh vực du lịch rất khó tiếp cận do những khó khăn về quy trình, thủ tục, điều kiện hồ sơ… Nhiều hướng dẫn viên du lịch hành nghề tự do phải chứng minh không có thu nhập tại TP HCM, rồi phải về quê chứng minh chưa được hưởng hỗ trợ gì nên rất khó khăn. Chúng tôi đang tiếp tục kiến nghị để các gói an sinh xã hội, gói hỗ trợ DN thời gian tới dễ tiếp cận với loại hình, ngành nghề DN đang gặp khó khăn - bà Nguyễn Thị Ánh Hoa nói. Từ tháng 4, UBND TP HCM đã ban hành kế hoạch hỗ trợ DN trong và sau dịch Covid-19 đến ngày 31-12-2020. Tuy nhiên, theo Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM (ITPC), do độ trễ của chính sách, đến nay vẫn còn hơn 84% DN trên địa bàn TP đang trong tình trạng khó khăn; khoảng 76% DN chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ; chỉ có 10% DN tiếp cận được chính sách miễn, giảm lãi suất cho vay của ngân hàng. Theo Thái Phương - Phương An
2020-11-10
Theo Thái Phương - Phương An
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Chuyển động mới quanh tòa cao ốc hơn 6100 tỷ đồng bỏ hoang 10 năm ở trung tâm TP HCM
https://cafebiz.vn/chuyen-dong-moi-quanh-toa-cao-oc-hon-6100-ty-dong-bo-hoang-10-nam-o-trung-tam-tp-hcm-2020111009030424.chn
Saigon One Tower từng được rao bán đấu giá với giá khởi điểm hơn 6100 tỷ đồng, đã bỏ hoang hơn 10 năm nhưng mới chỉ hoàn thành phần thô. Một doanh nghiệp vốn điều lệ 300 triệu đồng là Công ty Di sản Quốc tế Hồ Tràm đăng ký đầu tư dự án... Saigon One Tower - 10 năm vẫn một dáng hình Saigon One Tower được thiết kế với chiều cao 195 m (42 tầng), từng trong top 10 tòa nhà cao nhất Việt Nam với vốn đầu tư hơn 5000 tỷ đồng. Dự án từng được kỳ vọng trở thành biểu tượng kiến trúc của TP HCM, khi tọa lạc tại vị trí vàng, nơi góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Võ Văn Kiệt, quận 1. Được khởi công năm 2009 bao gồm các hạng mục như trung tâm thương mại dịch vụ, khối văn phòng, khối căn hộ cao cấp, tòa nhà đến nay đã bị bỏ hoang hơn 10 năm, hiện mới chỉ hoàn thiện xây dựng phần thô. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong từng liệt kê Saigon One Tower là một trong 3 dự án làm xấu bộ mặt thành phố, bên cạnh tòa tháp SJC và Lavenue Crown. Dự án Saigon One Tower mới hoàn thiện phần thô, bỏ hoang chục năm nay. Ảnh:Đình Dân Chủ đầu tư công trình là CTCP Địa ốc Sài Gòn M&C, do nhiều công ty góp vốn. Để thực hiện dự án này, Địa ốc Sài Gòn M&C đã vay nợ hơn 854 tỷ đồng tại ngân hàng Đông Á với tài sản đảm bảo là một phần tài sản hình thành trong tương lai từ cao ốc Saigon One Tower, được định giá 723 tỷ đồng. Ngân hàng Đông Á sau đó có ký hợp đồng mua bán khoản nợ cho Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) với giá gần 680 tỷ đồng, gồm cả lãi phát sinh. VAMC cũng ký hợp đồng mua nợ với một số tổ chức tín dụng khác với tổng dư nợ cả gốc và lãi lên tới hơn 7000 tỷ đồng. VAMC đã nhiều lần nhắc nhở các công ty thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng không đưa ra được phương án khả thi. Do đó, tháng 8/2017, VAMC thu giữ dự án Saigon One Tower để thu hồi nợ. Đến tháng 3/2018, dự án được đem ra đấu giá để xử lý khoản nợ xấu với mức giá khởi điểm 6110 tỷ đồng. Tuy nhiên, VAMC lại thông báo lùi thời điểm đấu giá và từ đó đến nay chưa có cuộc đấu giá nào được diễn ra. Mức giá khởi điểm cho cuộc đấu giá này cũng gây lên nhiều tranh cãi. Một số nhà đầu tư cho rằng dự án đã bị trì hoãn khá lâu, ảnh hưởng tới chất lượng xây dựng, lại thêm nhiều điểm trừ về khuôn viên hẹp, thiết kế đi sau xu hướng... Thậm chí, việc định giá cũng cao hơn so với giá thị trường. Xuất hiện nhà đầu tư đăng ký đầu tư dự án Theo Văn phòng UBND TP HCM, hồ sơ đăng ký đầu tư dự án cao tốc Saigon One Tower tại số 34 Tôn Đức Thắng, quận 1 đã được gửi lên từ CTCP thành phố. Hồ sơ này đang được UBND thành phố phân công xử lý. CTCP Di sản quốc tế Hồ Tràm đăng ký đầu tư dự án Saigon One Tower. Ảnh chụp từ website UBND TP HCM Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Di sản quốc tế Hồ Tràm được thành lập tháng 11/2019 với vốn điều lệ chỉ 300 triệu đồng. Cổ đông sáng lập doanh nghiệp gồm ông Nguyễn Quốc Long (nắm 50% vốn), ông Lê Nguyên Thành (nắm 30%) và ông Lê Quang Ngọc (nắm 20%). Trong đó, ông Nguyễn Quốc Long sinh năm 1952 đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật. Ông Long còn là người đại diện ở 2 doanh nghiệp khác là CTCP Quốc tế Hồ Tràm (đã ngừng hoạt động) và CTCP Du lịch Hồ Tràm (đang hoạt động). Ông Long và công ty Du lịch Hồ Tràm từng gây xôn xao giới tài chính khi năm 2014 đã ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty Dragon Best International có trụ sở tại Hong Kong để tham gia chương trình PPP vào 3 siêu dự án có tổng giá trị lên tới 100 tỷ USD. Tuy nhiên sau đó, nhiều nguồn tin khẳng định dự án không có thật. Một chuyên gia đầu tư tài chính nhận định, hiện tại dự án Saigon One Tower được VAMC thu giữ để xử lý khoản nợ xấu với giá cao, nhiều doanh nghiệp có thể không mua được bằng tiền mặt. Nếu dự án được cấp phép đầu tư thì VAMC có thể chuyển nợ và doanh nghiệp nhận đầu tư có thể nhận khoản nợ của Saigon One Tower. Tuy nhiên, để được cấp phép đầu tư, doanh nghiệp có thể phải đảm bảo nhiều yếu tố về năng lực tài chính, chứng minh nguồn lực tài chính, có tài sản thế chấp, uy tín triển khai dự án.... Vì vậy, một doanh nghiệp vốn điều lệ 300 triệu đồng, được góp vốn từ các cá nhân so với khoản nợ đấu giá 6110 tỷ đồng là sự chênh lệch lớn. Khả năng thành công cho thương vụ đăng ký đầu tư để hồi sinh dự án bất động cả chục năm này vẫn còn là dấu hỏi bỏ ngỏ. Lê Xuân
2020-11-10
Lê Xuân
Kinh doanh
cafebiz
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 29 tỷ USD vào năm 2025
https://cafebiz.vn/thi-truong-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-se-dat-29-ty-usd-vao-nam-2025-20201111143000193.chn
Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy, trung bình mỗi người Việt Nam dành 3,1 giờ để online cho mục đích cá nhân mỗi ngày trước Covid-19. Con số này tăng vọt lên 4,2 giờ trong thời kỳ giãn cách xã hội và hiện nay là 3,5 giờ mỗi ngày. Ngành dịch vụ số ở Đông Nam Á (Đông Nam Á) vẫn tiếp tục tăng trưởng bất chấp đại dịch, với 40 triệu người dùng mới chỉ trong năm nay. Theo báo cáo thường niên e-Conomy SEA 2020 của Google, Temasek và Bain & Company, tại Việt Nam, với những giai đoạn giãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng chống Covid-19, người dân đã dần quen với các dịch vụ số, giúp ngành này tăng trưởng mạnh. Báo cáo này đã khảo sát khoảng 4700 người trả lời trên khắp Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines để theo dõi sự thay đổi trong tiêu dùng kỹ thuật số của họ trước và sau khi đại dịch xảy ra. Số lượng người dùng dịch vụ số mới ở Việt Nam tăng cao trong đại dịch (41% tổng số người tiêu dùng dịch vụ số là khách hàng mới), cao hơn mức trung bình của Đông Nam Á. 94% trong số những người tiêu dùng mới này cũng cho biết họ có có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ số sau đại dịch. Trung bình, mỗi người Việt Nam đã dành 3,1 giờ để online (cho mục đích sử dụng cá nhân, không tính online vì công việc) trước Covid-19. Con số này tăng vọt lên 4,2 giờ trong thời kỳ giãn cách xã hội và hiện nay là 3,5 giờ mỗi ngày. 8/10 người dùng cho rằng công nghệ là rất hữu ích trong thời kỳ đại dịch và đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Thương mại điện tử đã đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số ở Việt Nam. Các lĩnh vực khác như giao hàng, quảng cáo trực tuyến cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ có dịch vụ du lịch là sụt giảm. Thị trường thương mại điện tử dự báo sẽ đạt 29 tỷ USD vào năm 2025. Bên cạnh đó là thị trường dịch vụ vận chuyển và giao đồ ăn với 7 tỷ USD. Nhìn chung, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 14 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Dự báo cho năm 2025, kinh tế số Việt Nam có thể sẽ đạt 52 tỷ đô la Mỹ. Với kết quả này, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 2 về kinh tế số ở Đông Nam Á, sau Indonesia vào năm 2025. HealthTech (công nghệ y tế) và EdTech (công nghệ giáo dục) đã đóng vai trò quan trọng trong đại dịch. Tuy nhiên, những lĩnh vực này vẫn còn non trẻ và còn nhiều thách thức cần phải được giải quyết trước khi đưa vào thương mại hóa ở quy mô lớn hơn. Trong báo cáo năm 2019, nhóm nghiên cứu đã xác định 6 rào cản chính đối với tăng trưởng kinh tế số ở Việt Nam là - Khả năng truy cập Internet, Vốn, Niềm người tiêu dùng, Thanh toán, Hậu cần và Nhân tài. Năm nay, các rào cản này đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là Thanh toán và Niềm tin Người tiêu dùng. H.A
2020-11-11
H.A
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Chính phủ giao ACV làm siêu sân bay Long Thành
https://cafebiz.vn/chinh-phu-giao-acv-lam-sieu-san-bay-long-thanh-20201112163845068.chn
Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1 và giao Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn tự có. Dự kiến ngay cuối năm nay dự án này sẽ được khởi công. Ngày 11/11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định 1777/QĐ – TTg phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Giai đoạn 1 của sân bay Long Thành sẽ xây dựng sân bay đạt cấp 4F (theo tiêu chuẩn ICAO), là cảng hàng không quốc tế quan trọng quốc gia, hướng tới thành trung tâm trung chuyển quốc tế. Trong giai đoạn 1 sẽ làm 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách và các hạng mục phụ trợ, với công suất thiết kế phục vụ 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư sân bay Long Thành giai đoạn 1 hơn 109111 tỷ đồng (tương đương hơn 4,6 tỷ USD). Dự kiến dự án khởi công ngay cuối năm nay và hoàn thành vào năm 2025. Giai đoạn 1 được chia thành 4 dự án thành phần xây dựng, gồm: Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước; Các công trình phục vụ quản lý bay; Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không; Các công trình khác. Trong đó, Chính phủ giao ACV làm chủ đầu tư các công trình thiết yếu trong cảng hàng không, bằng vốn tự có của doanh nghiệp. Dự kiến, ACV sẽ thực hiện các thủ tục đầu tư cần thiết để có thể khởi công triển khai ngay dự án trong năm 2020. ACV sẽ thực hiện các hạng mục đầu tư gồm: hạ tầng chung (rà phá bom mìn, san lấp và chuẩn bị mặt bằng, xây dựng hàng rào, giao thông kết nối, cầu, hầm, điện, nước, chiếu sáng…); công trình khu bay (đường cất hạ cánh, đường lăn…); sân đỗ máy bay; nhiên liệu tàu bay; nhà ga hành khách; nhà ga hàng hoá, nhà điều hành... Trong đó, các hạng mục xây dựng chính của sân bay Long Thành được xây dựng giai đoạn này gồm: xây dựng đường cất hạ cánh có chiều dài 4km, hệ thống đường lăn, sân đỗ; xây dựng nhà ga hành khách. Về giải phóng mặt bằng, cuối tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã bàn giao mặt bằng sạch giai đoạn 1 để sẵn sàng cho các đơn vị đầu tư xây dựng sân bay Long Thành. Dự án xây dựng sân bay Long Thành chia làm 3 giai đoạn, tổng công suất thiết kế để phục vụ 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư khái toán là 336630 tỷ đồng (tương đương 16,06 tỷ USD, tỷ giá năm 2014). Sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng vào năm 2025, giai đoạn 2 của sân bay Long Thành sẽ được triển khai, với việc xây dựng thêm 1 đường băng và 1 nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Giai đoạn 3 sẽ hoàn thành các hạng mục để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Theo Lê Hữu Việt
2020-11-12
Theo Lê Hữu Việt
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
“Đã có nhiều chục tỷ USD cam kết đầu tư vào Việt Nam”
https://cafebiz.vn/da-co-nhieu-chuc-ty-usd-cam-ket-dau-tu-vao-viet-nam-2020111217101599.chn
Ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã cho biết như vậy tại VBS 2020. Ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết có 3 làn sóng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua. Đỉnh thứ nhất là vào năm 1995, năm 2008 là đỉnh thứ 2 và đến bây giờ là đồ thị đang đi lên . Cụ thể, năm 1994 là Mỹ xóa bỏ cấm vấn thì đến năm 1995 là quan hệ bình thường và các nhà đầu tư đón cơ hội này. Đỉnh thứ 2 là năm 2007 khi đón làn sóng WTO và đến năm 2008 là đón đỉnh. Khi đó đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 72,5 tỷ USD – cao trước từ trước đến nay. Sau đó là khủng hoảng thế giới các tập đoàn dừng đầu tư nước ngoài và chỉ 2-3 năm thì biểu đồ lại đi và xu hướng đi lên đến tận bây giờ. Như vậy, làn sóng đầu tư đã kéo dài từ 7-8 năm trước chứ không phải bây giờ mới có - ông Hoàng nói. Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, lý do giúp cho Việt nam tăng trưởng cao so với các nước là bởi Việt Nam vốn có những ưu thế nhất định và có những chính sách phù hợp trong giai đoạn vừa qua gồm: Việt Nam có sự ổn định chính trị; Tăng trưởng nhanh và bền vững; Chi phí và ưu đãi cạnh tranh; Nguồn nhân lực dồi dào; Thị trường tiềm năng; Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; Luôn cải cách mạnh mẽ và ở Vị trí trung tâm kết nối thị trường Trung Quốc với các nước ASEAN và các nước khác. Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thì các nhà đầu tư chỉ tái cơ cấu ở Mỹ chứ ở những nước khác ở Châu Âu thì không bị ảnh hưởng. Cho nên ông Hoàng cho biết các nhà đầu tư chỉ đa dạng hóa, tái cơ cấu đầu tư. COVID làm đứt gãy chuỗi cung ứng thì là xúc tác đẩy nhanh quá trình này hơn. Việt Nam là một trong những thị trường được các nhà đầu tư quan tâm cùng với nhiều nước khác như Indonesi, Thái Lan, Ấn Độ… Để nói Việt Nam làm gì để đón dòng vốn này, theo ông Hoàng chúng ta phải tìm hiểu xem nhà đầu tư đến Việt Nam thì cần những gì?. Theo ông,đầu tiênphải có đất khu công nghiệp vì dòng vốn đầu tư chủ yếu đến là các khu công nghiệp; thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực – chúng ta có chương trình đào tạo nhân lực ở 2 cấp độ quản lý và người lao động có tay nghề cao. Đào tạo lao động có tay nghề cao thì hàng năm Việt Nam đào tạo ra 2,2 triệu lao động có tay nghề, có 1900 trường đào tạo, trong 800 ngành đào tạo thì có 100 ngành trọng điểm và 45 trường đào tạo cấp độ cao. Đẩy mạnh đào tạo nhanh theo đơn đặt hàng nhanh của các doanh nghiệp. Thứ ba, liên quan tới vấn đề năng lượng thì Bộ Công tương đang rà soát lại tổng sơ đồ điện VIII. Trong danh sach mục nhiều chục tỷ đô la đầu tư vào lĩnh vực này. Thứ tư, là đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ. Tháng 8 vừa qua Chính phủ đã ban hành nghị quyết đẩy nhanh công nghiệp phụ trợ. Bản thân các doanh nghiệp đã tự vươn lên. Thứ năm, Việt Nam trong thời gian qua không ngừng sửa đổi các chính sách. Ví dụ như Luật đầu tư sửa đổi với nhiều chính sách thủ tục rườm rà được cắt giảm và có nhiều ưu đãi hơn rất nhiều. Vừa qua Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng đã làm việc rất tích cực với các nhà đầu tư. Đến nay có nhiều cam kết nhiều hàng chục tỷ USD muốn đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam cần làm gì để đón làn sóng đầu tư mới thành công? Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hợp tác đầu tư nước ngoài phải là Win-Win, do đó, chọn lọc ở Nghị quyết 50 là gắn với tiêu chí công nghệ, môi trường, đặc biệt là cam kết hợp tác đưa doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi. Doanh nghiệp Việt phải được tham gia vào cung ứng của các nhà đầu tư nước ngoài – điều này đã được thể chế hoá tại Luật Đầu tư và Nghị quyết chúng tôi đang soạn thảo,ông Hoàng cho biết. Theo Linh Nga
2020-11-12
Theo Linh Nga
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Tin vui từ 'Tổ công tác đón đại bàng': Đã có nhiều chục tỷ USD cam kết đầu tư vào Việt Nam
https://cafebiz.vn/to-cong-tac-don-dai-bang-viet-nam-va-cong-tac-don-o-khi-nhan-ve-nhung-cam-ket-dau-tu-ca-chuc-ty-do-la-my-20201112130912068.chn
Sau nhiều cuộc tiếp xúc song phương với các đại bàng, tổ công tác đã nhận được nhiều cam kết đầu tư chục tỷ đô la Mỹ, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng chia sẻ. Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS 2020) với nhan đề Làn sóng chuyển hướng đầu tư của các tập đoàn quốc tế và chiến lược thu hút FDI của Việt Nam, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho biết ông không thích dùng từ chuyển dịch sang Việt Nam. Dưới góc nghiên cứu của chúng tôi, Trung Quốc vẫn là một thị trường rất tốt, ông Hoàng cho biết và đưa ra 2 đính chính về câu chuyện đầu tư vào Việt Nam. Thứ nhất, đây không phải câu chuyện dịch chuyển đầu tư, mà là tái cơ cấu đầu tư và đa dạng đầu tư, khi Trung Quốc vẫn là thị trường rất hấp dẫn. Thứ hai, làn sóng đầu tư vào Việt Nam vốn đã diễn ra vài năm trước, với những chiến lược vốn rất quen tai như Trung Quốc + 1 và Thái Lan + 1. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và gần đây là Covid-19 đã đẩy mạnh việc tái cơ cấu, đa dạng hóa đầu tư diễn ra mạnh mẽ hơn. Và Việt Nam là một trong những thị trường được nhà đầu tư quan tâm, chứ nhà đầu tư không chỉ quan tâm mình Việt Nam. Bên cạnh Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ cũng là những thị trường rất tốt, ông Hoàng nói. Liên quan đến việc đón dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam, hồi tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 850 thành lập tổ công tác đặc biệt nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài. Tổ công tác đặc biệt này được giới chuyên gia gọi dân dã là tổ công tác đón đại bàng, do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm tổ trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm tổ phó, và 12 Thứ trưởng các bộ ngành là thành viên. Tổ công tác đã làm việc rất tích cực, tiếp cận với các nhà đầu tư, tiếp xúc song phương rất nhiều tập đoàn. Đến giờ, có nhiều cam kết chục tỷ đô la Mỹ, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài chia sẻ tin vui, nhưng cho biết không thể nêu thông tin cụ thể vì các tập đoàn đề nghị giữ bí mật. Trước những cơ hội đầu tư, Việt Nam đang dọn ổ đón đại bàng thế nào? Ảnh minh họa. Ông Hoàng cho biết, tổ công tác đã nghiên cứu xem xét nhà đầu tư đến với Việt Nam trước mắt cần những gì, và vạch ra 5 yếu tố chính để hút dòng vốn đầu tư mới. 1 - Đất khu công nghiệp Hiện Việt Nam đang rà soát lại đất đai ở các địa phương để bổ sung đất cho công nghiệp. 2 - Đào tạo nguồn nhân lực Chúng ta đã có chương trình hành động về đào tạo nguồn nhân lực, ở 2 cấp độ: Cấp độ quản lý, và cấp độ đào tạo Người lao động có tay nghề cao. Về vấn đề đào tạo lao động có tay nghề cao, hiện Việt Nam đào tạo 2,2 triệu lao động có tay nghề. Cả nước có 1900 các trường đào tạo, trong 800 ngành đào tạo thì có 100 ngành trọng điểm, có 45 trường đào tạo cấp độ cao. Chúng tôi đề nghị đẩy nhanh đào tạo lao động có tay nghề bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó, đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp là rất quan trọng, ông Hoàng nói. 3 - Năng lượng Trong danh mục của chúng tôi, hiện có nhiều chục tỷ USD các nhà đầu tư đang mong chờ đầu tư vào lĩnh vực này, ông Hoàng cho biết. Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ảnh: DDDN. 4 - Công nghiệp phụ trợ Tháng 8/2020, Thủ tướng đã ban hành nghị quyết đẩy nhanh phát triển công nghiệp phụ trợ, các bộ ngành mà đầu mối là Bộ Công thương cũng đang đẩy nhanh việc hỗ trợ, mà bản thân các doanh nghiệp cũng đang tự vươn lên. Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài lấy ví dụ về ông lớn Hàn Quốc Samsung. Khi đến Việt Nam, Samsung mang theo hơn 70 công ty cung cấp phụ trợ, đến hôm nay, đã có gần 40 vendor cấp 1 của Samsung là của Việt Nam. Samsung đang cam kết sẽ nâng số lượng vendor cấp 1 là doanh nghiệp Việt lên 50, ông Hoàng chia sẻ. 5 - Hỗ trợ bằng khung luật pháp, chính sách ưu đãi Vừa rồi, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư sửa đổi, trong đó, sửa đổi rất nhiều thủ tục đầu tư theo hướng đơn giản hơn. Với các ưu đãi về thuế, hiện Việt Nam miễn thuế 4 năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, nhưng với Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, Viêt Nam sẽ miến thuế tối đa tới 6 năm, giảm thuế tối đa 50% trong 13 năm. Các đối tượng hưởng ưu đãi sẽ là các dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, dự án có quy mô lớn hơn 30000 tỷ đồng, các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm R&D, các dự án công nghệ cao… Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết Hội nghị VBS là sáng kiến của Việt Nam trong năm APEC 2017. Từ đó đến nay, hội nghị luôn là sự kiện được cộng đồng các nhà đầu tư mong đợi nhất trong năm. Với khẩu hiệu Viet Nam, We mean Bussiness – Việt Nam: Đối tác kinh doanh tin cậy. Hội nghị đã khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam. Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Để thúc đẩy phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam chủ trương nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ người dân; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Thúc đẩy nền kinh tế số, xã hội số; hướng tới phát triển bền vững. Chính phủ sẽ hỗ trợ hạ tầng kĩ thuật số, công nghệ thông tin và truyền thông đào tạo nhân lực chất lượng cao, giàu kĩ năng nhằm đưa đóng góp của kinh tế số lên 20% GDP của cả nước vào năm 2025. Chính phủ cũng sẽ ưu tiên đầu tư và triển khai nhanh các dự án kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng chiến lược, hạ tầng xương sống số về cả 3 phương diện số lượng, chất lượng và tính đồng bộ hướng đến mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao, nền kinh tế xanh và bền vững. Bảo Bảo
2020-11-12
Bảo Bảo
Kinh doanh
cafebiz
Sân bay Long Thành được Thủ tướng duyệt đầu tư giai đoạn 1
https://cafebiz.vn/san-bay-long-thanh-duoc-thu-tuong-duyet-dau-tu-giai-doan-1-20201112152319537.chn
Dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư hơn 4,6 tỷ USD vừa được Thủ tướng phê duyệt đầu tư. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt đầu tư dự án sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 trị giá 4,664 tỷ USD, tương đương gần 109112 tỷ đồng. Dự án sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 được phê duyệt đầu tư. Dự án được chia thành 4 dự án thành phần, trong đó, dự án thành phần 1 gồm các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước được Thủ tướng giao cơ quan quản lý nhà nước liên quan (Hải quan, Công an, Công an cửa khẩu, Cảng vụ, Kiểm dịch y tế) bố trí nguồn vốn thực hiện. Trường hợp không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BTL hoặc BLT. Dự án thành phần 2 gồm công trình phục vụ quản lý bay, chủ đầu tư được Thủ tướng giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án thành phần 3 gồm công trình thiết yếu trong cảng như nhà ga hành khách, hạ tầng hàng không, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải; nhà ga hàng hóa số 1, nhà để xe; hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 và số 2… sẽ do ACV làm chủ đầu tư. Dự án thành phần 4 là những công trình khác được thực hiện bởi các nhà đầu tư, chủ đầu tư do Bộ Giao thông vận tải chủ trì lựa chọn. Thủ tướng yêu cầu dự án thành phần (2,3,4) chỉ được sử dụng vốn của nhà đầu tư, không sử dụng bảo lãnh Chính phủ. Quyết định số 1777 nêu rõ, sau khi Thủ tướng phê duyệt đầu tư dự án tổng thể, chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo thực hiện quyết định đầu tư theo quy định, đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư. Thẩm quyền quyết định đầu tư cho dự án thành phần 1 là đơn vị chủ quản các cơ quan quản lý Nhà nước; Dự án thành phần 2 là Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; Dự án thành phần 3 là ACV và dự án thành phần 4 là Bộ Giao thông vận tải. Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc đề xuất giao ACV, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện dự án bằng nguồn vốn doanh nghiệp. Người đứng đầu Chính phủ còn giao Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Người đại diện phần vốn Nhà nước tại ACV tổ chức thực hiện đầu tư dự án thành phần 3 đúng quy định, đảm bảo tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn. Ngọc Hà
2020-11-12
Ngọc Hà
Kinh doanh
cafebiz
Tân Hiệp Phát kinh doanh thế nào trước khi Chủ tịch và hai con gái bị tố chiếm đoạt 1000 tỷ đồng?
https://cafebiz.vn/tan-hiep-phat-kinh-doanh-the-nao-truoc-khi-chu-tich-va-hai-con-gai-bi-to-chiem-doat-1000-ty-dong-20201112110924068.chn
Năm 2019 vừa qua, các công ty của Tân Hiệp Phát đạt doanh thu 9200 tỷ đồng, lãi 3300 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận của Tân Hiệp Phát vượt xa các doanh nghiệp FDI như Suntory Pepsi hay Coca-Cola. Được thành lập từ năm 1994, Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) là doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn nhất Việt Nam. THP chủ yếu phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm nước giải khát cho 63 tỉnh thành Việt Nam và 16 quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm bao gồm trà thảo mộc, trà xanh, trà bí đao, nước uống vận động, nước tăng lực, sữa đậu nành và nước tinh khiết. Với các sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam, Tân Hiệp Phát cạnh tranh sòng phẳng với các đại gia nước ngoài, tiêu biểu như Suntory Pepsi hay Coca-Cola. Theo số liệu kinh doanh của nhóm các công ty Tân Hiệp Phát, doanh thu giai đoạn 2014-2017 đạt khoảng gần 7000 tỷ đồng/năm, sau đó tăng lên 8300 tỷ đồng vào năm 2018 và tăng tiếp lên 9200 tỷ đồng năm 2019. Về lợi nhuận, Tân Hiệp Phát báo lãi khoảng trên dưới 1000 tỷ đồng giai đoạn 2014-2016, sau đó tăng lên 2000 tỷ đồng năm 2018 và 3300 tỷ đồng năm 2019. Doanh thu Tân Hiệp Phát tương đương Coca-Cola và bằng 1/2 so với Suntory Pepsi, nhưng lợi nhuận lại bỏ xa cả 2 đối thủ nhờ tỷ suất sinh lời vượt trội. Sở dĩ gọi là nhóm các công ty Tân Hiệp Phát, bởi Tân Hiệp Phát không có một công ty đứng đầu để quản lý tất cả các nhà máy, mà mỗi nhà máy lại do một công ty sở hữu và người quản lý các công ty này là người nhà của Chủ tịch Tân Hiệp Phát, ông Trần Quí Thanh. Do phân chia như vậy, các công ty của Tân Hiệp Phát không hợp nhất kết quả về một mối. Tại nhà máy ở Bình Dương, doanh thu tại đây đạt 5300 tỷ đồng năm 2017 và tăng lên gần 5900 tỷ đồng trong hai năm 2018 và 2019. Lợi nhuận hai năm 2017-2018 là gần 1000 tỷ đồng và tăng mạnh trong năm 2019, lên trên 1500 tỷ đồng. Tại nhà máy Number One Chu Lai, doanh thu năm 2019 vừa qua đạt gần 1400 tỷ đồng, lãi 489 tỷ đồng. Tại nhà máy Number One Hà Nam, doanh thu năm qua giảm nhẹ so với 2018, xuống 2000 tỷ đồng và lãi 872 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý của Tân Hiệp Phát là tỷ suất sinh lời cao và lợi nhuận ngay lập tức được rút về cho các thành viên trong gia đình.Đây là cơ sở để gia đình ông Trần Quí Thanh mở rộng đầu tư sang các mảng kinh doanh khác. Trong năm 2019, gia đình ông Thanh gây xôn xao dư luận khi thành lập một loạt công ty bất động sản với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến gần 19000 tỷ đồng. Không những vậy, nhiều thông tin cho rằng gia đình ông đã âm thầm mua nhiều khu đất có vị trí đắc địa tại Đà Nẵng, TPHCM, Vũng Tàu. Năm 2020, con gái ông Thanh là Trần Uyên Phương đã chi khoảng 350 tỷ đồng để mua 22% cổ phần của Yeah1 Group. Cái bắt tay này được kỳ vọng sẽ giúp Tân Hiệp Phát tăng doanh số thông qua hệ thống quảng cáo của Yeah1. Ngày 9/11 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an có văn bản 4335 gửi UBND tỉnh Đồng Nai về việc đề nghị tạm dừng biến động phục vụ công tác điều tra, xác minh. Cụ thể, ngày 16/10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an nhận được đơn của ông Lê Văn Lâm, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai tố cáo các ông, bà gồm Phạm Hoàng Minh, Hồ Thị Diễm Trang, Nguyễn Hoàng Phú, Lê Công Sương, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và Trần Quí Thanh có hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chiếm đoạt hơn 1000 tỷ đồng thông qua việc chuyển nhượng dự án và Trốn thuế, xảy ra tại CTCP Bất động sản Minh Thành Đồng Nai và CTCP Đầu tư và Xây dựng Nhơn Thành. Để phục vụ yêu cầu điều tra, Cơ quan Điều tra, Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành (Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Cục thuế…) và UBND huyện Long Thành giữ nguyên hiện trạng, thủ tục pháp lý và tạm dừng mọi biến động (giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho tặng, cầm cố, thế chấp cổ phần, quyền sử dụng đất…) cho đến khi có ý kiến của Cơ quan Điều tra, Bộ Công an đối với Bất động sản Minh Thành Đồng Nai và dự án Khu dân cư dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành. PV (Tổng hợp)
2020-11-12
PV (Tổng hợp)
Kinh doanh
cafebiz
Sắp có nhà ở thương mại dưới 20 triệu đồng/m2
https://cafebiz.vn/sap-co-nha-o-thuong-mai-duoi-20-trieu-dong-m2-20201112111927381.chn
Bộ Xây dựng cho biết đang trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về phát triển nhà ở thương mại giá thấp - dưới 20 triệu đồng/m2 với nhiều cơ chế đột phá. Mới đây, trong kiến nghị gửi tới Ban Dân nguyện, Bộ Xây dựng, cử tri TP.HCM đề xuất giảm 50 - 70% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cho dự án nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội cho thuê để phát triển nhà ở vừa túi tiền. Phát triển nhà ở thương mại giá thấp Trả lời cử tri TP.HCM, Bộ Xây dựng cho biết đang trình Chính phủ ban hành nghị quyết về phát triển nhà ở thương mại giá thấp - dưới 20 triệu đồng/m2, với nhiều cơ chế đột phá như giảm thuế, giảm tiền sử dụng đất dự án, cắt bớt thủ tục thực hiện dự án. Phân khúc nhà ở chung cư giá dưới 25 triệu/m2 gần như tuyệt chủng Theo Bộ Xây dựng, hiện nay Luật nhà ở 2014 đang có hiệu lực thi hành, chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội được miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, trường hợp xây dựng nhà ở xã hội cho thuê được miễn 70% thuế. Tuy nhiên, trong thực tế các chủ dự án nhà ở xã hội cho thuê chưa được hưởng ưu đãi này vì pháp luật về thuế chưa có quy định về các loại hình dự án nhà ở xã hội cho thuê, nhà ở thương mại giá thấp, mà chỉ quy định chung ưu đãi thuế giá trị gia tăng 5% đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. Trước thực trạng giá nhà ở đô thị đang ngày càng tăng cao so với mức thu nhập của đại đa số người dân Bộ Xây dựng cho biết đang phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp. Sớm có bước chuyển mới Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Công ty CP BĐS Toàn Cầu, đơn vị đang phát triển một số dự án tại Hà Nội thì hiện nay giá nhà chung cư ở phân khúc trung bình tại Hà Nội đang ở ngưỡng 35 triệu đồng/m2. Như vậy, một căn hộ 70m2 sẽ có giá 2,5 tỷ đồng, với mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện tại ở mức 2800 USD/người/năm (2019) tức khoảng 65 triệu đồng thì một người sẽ phải tích cóp trong khoảng 37 năm thu nhập, không tính mọi khoản chi phí ăn tiêu, sinh hoạt. Trong khi nhà ở giá rẻ đang là bài toán làm đau đầu là cơ quan quản lý và người dân thì vẫn có những dự án nhà tái định cư bị bỏ hoang, thậm chí bị đề xuất phá dỡ. Ảnh: 3 tòa nhà với 150 căn hộ nhà tái định cư ở Sài Đồng (Long Biên - Hà Nội) Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá nhà đang quá cao và vượt xa mức thu nhập của đại đa số người dân lao động, theo các chuyên gia xuất phát từ 2 vấn đề lớn là giá đất cao và sự chồng chéo, hạn chế trong các cơ chế chính sách và thủ tục hành chính liên quan đến nhà ở đẩy giá nhà lên cao. Ở góc độ đơn vị quản lý, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh thừa nhận thời gian qua nhiều biện pháp đã được Chính phủ, bộ ngành và địa phương đưa ra nhưng đến nay chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Theo ông Sinh trong Nghị quyết mà Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ đã tập trung kiến nghị hàng loạt ưu đãi nhằm sớm tạo ra bước chuyển cho việc phát triển nhà ở thương mại giá thấp - dưới 20 triệu đồng/m2 trong thời gian tới. Thông tin từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, tại Hà Nội, phân khúc nhà ở chung cư giá dưới 25 triệu/m2 đã gần như tuyệt chủng. Tương tự, tại Tp. Hồ Chí Minh nếu như cách đây vài ba năm, với trên dưới 1 tỷ đồng có thể mua được một căn hộ ở ngoại ô Sài Gòn thì nay cầm trong tay 1,5 tỷ đồng người mua gần như tuyệt vọng vì căn hộ giá rẻ đã biến mất hoàn toàn khỏi thị trường. Chính việc này đã khiến cho giấc mơ an cư của không ít người dân ngày càng trở nên xa vời. Lê Sang
2020-11-12
Lê Sang
Kinh doanh
cafebiz
Phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô: Vẫn loay hoay tìm lối thoát
https://cafebiz.vn/phat-trien-cong-nghiep-ho-tro-san-xuat-o-to-van-loay-hoaytim-loi-thoat-202011130913076.chn
Đại diện một số hiệp hội và chuyên gia về ô tô cho rằng, đầu tư cho sản xuất phụ tùng, linh kiện ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô đòi hỏi vốn lớn, doanh nghiệp Việt lại bị thua thiệt. Vì vậy nếu chính sách thuế không ổn định lâu dài DN không thể xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn mà chỉ dám đầu tư kiểu “ăn xổi”. Chính sách cần ổn định Theo ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), câu chuyện phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô ở Việt Nam như chuyện “con gà, quả trứng”. Nguyên nhân được ông lý giải là với công nghiệp ô tô, một trong những vấn đề Chính phủ cần xác định rõ là: Có khuyến khích người dân sử dụng ô tô cá nhân không? Bởi theo ông, thực tế nhu cầu mua sắm xe cá nhân đang và sẽ tăng nhanh hơn xe khách, xe tải, xe chuyên dụng… và đây là thị trường quan trọng cho công nghiệp ô tô. “VASI cho rằng, cần nhìn nhận đây là xu hướng tất yếu đối với một quốc gia 100 triệu dân, kinh tế tăng trưởng ổn định người trẻ chiếm tỷ lệ cao. Nếu Chính phủ xác định như vậy thì sẽ định hướng cho các bộ, ngành trong việc xây dựng, ban hành các chính sách về hạ tầng giao thông, huy động vốn, thuế phí, môi trường… theo hướng đồng bộ hơn”, ông Quang chia sẻ. Theo Chủ tịch VASI, điểm yếu cố hữu của việc xây dựng, ban hành chính sách ở ta nói chung là thiếu tầm nhìn, không dự báo được những biến động của thực tiễn nên nhiều chính sách mang nặng tính chất chạy theo để xử lý thực tế, thiếu tính ổn định, thiếu đồng bộ và không hiếm khi thiếu rõ ràng. Chính sách thuế trong công nghiệp ô tô, phụ tùng gần 3 thập niên qua cũng không tránh được điểm yếu đó. Ông Quang đánh giá, thuế là công cụ quan trọng nhất để thúc đẩy ngành ô tô phát triển. Do đó, chính sách thuế với công nghiệp ô tô cần có có tính ổn định lâu dài, khuyến khích sản xuất trong nước, tận dụng triệt để mọi cơ hội cắt giảm thuế theo các cam kết quốc tế. Không tận dụng tốt sẽ chỉ dừng lại ở lắp ráp Theo bà Nguyễn Thu Trang, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), những năm gần đây, thị trường ô tô nói chung và đặc biệt là phân khúc xe du lịch nói riêng đang có sự tăng trưởng vượt bậc. Điều này tương ứng với giai đoạn ô tô hóa đang cận kề khi GDP bình quân đầu người tăng nhanh và nhu cầu sở hữu, chuyển đổi từ xe máy sang ô tô ngày càng lớn. Dự báo tới 2025, thị trường ô tô tại Việt Nam sẽ nhanh chóng tiệm cận với con số 1 triệu xe bán ra/năm. Theo bà Trang, đây chính là cơ hội để các DN phát triển công nghiệp phụ trợ và ngược lại, nếu không tận dụng tốt cơ hội này thì công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam sẽ tiếp tục đi sau các nước trong khu vực và chỉ dừng lại ở lắp ráp hoặc sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Theo bà Trang, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, trong đó đã bổ sung Chương trình ưu đãi thuế đối với ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ô tô tại Điều 7b (nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%) trong thời hạn  từ 2020 đến 2024. Mục đích là tháo gỡ các điểm nghẽn ngành này, phát huy điểm mạnh hiện có của các doanh nghiệp CNHT, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hoá trong nước. Ông Ninh Hữu Chấn, Tổng Thư ký VAMA chỉ ra một thực tế hiện nay các nhà sản xuất ô tô trong nước đã có chuỗi cung ứng ổn định, giá tốt, song các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng khó chen chân vào các chuỗi cung ứng này nên họ không mặn mà đầu tư. Vì vậy, cần tạo cơ hội cho những DN này có cơ hội gặp gỡ, tìm giải pháp hợp tác liên kết. Cho rằng có 1 số loại vật tư, nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được, thậm chí sẽ không bao giờ sản xuất được do tính chuyên môn hóa cao trong ngành công nghiệp thế giới, ví dụ vòng bi, 1 số loại linh kiện điện tử… Vì vậy, chủ tịch VASI Lê Dương Quang đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành nghiên cứu bổ sung các loại này được hưởng thuế nhập khẩu 0% hoặc ở mức rất thấp (tượng trưng) trong thời gian lâu dài. Đồng thời, bổ sung đối tượng được hưởng thuế suất 0% theo Nghị định 57 đối với các DN sản xuất linh kiện, phụ tùng cho các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành ô tô, sản xuất phụ tùng, linh kiện xuất khẩu. Theo báo cáo của VASI, hiện có 3 DN lớn được kỳ vọng sẽ là đầu tàu cho phát triển ngành công nghiệp ô tô. Trong đó, Thaco hiện có 14-15 DN hỗ trợ, không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, Thaco đã có nhiều sản phẩm nguyên chiếc, linh kiện phụ tùng xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Với việc đầu tư nhà máy quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam (250000 xe/năm), VinFast cũng kịp tung ra các mẫu xe chiến lược của mình để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay, VinFast đã dành 30% đất cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Một DN khác là TC Motor cũng đã đầu tư mở rộng nhà máy thứ 2 tại Ninh Bình và khu công nghiệp phụ trợ ở Quảng Ninh. Theo Tuấn Nguyễn
2020-11-13
Theo Tuấn Nguyễn
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Từ năm 2021, đất thuộc diện “quy hoạch treo”, người dân vẫn có thể xây nhà mới
https://cafebiz.vn/tu-nam-2021-dat-thuoc-dien-quy-hoach-treo-nguoi-dan-van-co-the-xay-nha-moi-20201114132540037.chn
Sau 3 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất… thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định. Đó là quy định được Quốc hội ban hành luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020. Luật này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021, cho phép người dân được quyền xây dựng nhà mới nếu phần đất thuộc diện quy hoạch treo quá lâu (trên 3 năm). Đất thuộc diện quy hoạch treo được hiểu là tình trạng diện tích đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, ghi trong kế hoạch sử dụng đất cho một hoặc nhiều mục đích khác nhau, đã có công bố sẽ thu hồi để thực hiện kế hoạch nhưng vẫn không thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch. Theo đó, việc quy hoạch treo ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, như nhà hư hỏng chỉ được phép sửa chữa, cải tạo mà không được xây dựng mới, chất lượng cuộc sống giảm… Theo khoản 33 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, trường hợp sau 3 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định. Để được cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp này ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng thì cần thỏa mãn những điều kiện riêng, cụ thể: Đối với nhà ở riêng lẻ,bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh; thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Đối với công trình xây dựng,bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh; thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định. Hạ Vy
2020-11-14
Hạ Vy
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Từ năm 2021, lao động có thể mất việc ngay nếu vi phạm các lỗi dưới đây
https://cafebiz.vn/tu-nam-2021-lao-dong-co-the-mat-viec-ngay-neu-vi-pham-cac-loi-duoi-day-20201114102349537.chn
Đối với một số lỗi đặc biệt, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người lao động. Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau: 1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động; c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc; d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này; Điều 31:Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; Điều 169:Tuổi nghỉ hưu 1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu. 2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. 3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên; g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động. 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau: a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. 3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động. Điều 37 của Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này. 2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý. 3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. H.A
2020-11-14
H.A
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Sở hữu quỹ đất lớn chỉ sau Vingroup, Novaland đang kinh doanh ra sao?
https://cafebiz.vn/so-huu-quy-dat-lon-chi-sau-vingroup-novaland-dang-kinh-doanh-ra-sao-20201114100622943.chn
Doanh thu Novaland giảm mạnh so với cùng kỳ do tiến độ bàn giao bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty vẫn cao nhờ thu nhập tài chính. Bàn giao dự án chậm nhưng hoạt động mở bán tiến triển tốt, lợi nhuận đột biến nhờ đánh giá lại tài sản Theo số liệu kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Novaland, lợi nhuận sau thuế 9 tháng tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, lên 3298 tỷ đồng chủ yếu nhờ khoản thu nhập tài chính từ việc thoái vốn các Công ty con bao gồm Phong Điền, Phú Định, Phú Trí với giá trị 2560 tỷ đồng và khoản lãi không tiền mặt 2230 tỷ đồng sau khi đánh giá lại dự án C - Thạnh Mỹ Lợi tại Quận 2, TP.HCM. Trong khi đó, theo nhận định của Công ty chứng khoán Rồng Việt, việc bàn giao tương đối chậm do dịch Covid-19 khiến doanh thu bị ảnh hưởng, giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 3803 tỷ đồng. Theo đó, Novaland chỉ bàn giao 355 căn hộ tính trong 9 tháng 2020 từ các dự án nội thành như: Rivergate, Sun Avenue, Sunrise Riverside, Victoria Village, Lakeview City và Newton Residence (giảm mạnh so với 3269 căn trong cùng kỳ). Ngoài ra, thủ tục pháp lí kéo dài tại TP.HCM cũng khiến tiến độ bàn giao bị trì hoãn. Rồng Việt cho biết, giá trị bán trước theo hợp đồng tăng 15% theo quý, đạt 91400 tỷ đồng (80% giá trị từ Grand Manhattan, Novahills, Aqua City, Novaworld Hồ Tràm, Novaworld Phan Thiết). Theo đó, tỷ lệ hấp thụ tại Novaworld Phan Thiết và Aqua City lần lượt đạt 60% và 91%. Trong khi đó, hoạt động mở bán đang dần hồi phục sau dịch khi Công ty mở bán thành công 3184 căn hộ (tăng 24%) với giá trị 25200 tỷ đồng, chủ yếu từ dự án Aqua City, Novaworld Phan Thiết và Novaworld Hồ Tràm. Tổng tài sản tăng lên 129388 tỷ đồng (tăng 44%), chủ yếu do việc tăng hàng tồn kho đến từ hoạt động mua quỹ đất và tăng chi phí đầu tư vào một số dự án bao gồm Grand Manhattan, Aqua City, Novaworld Phan Thiết và Novaworld Hồ Tràm, NovaHills Mũi Né. Nợ vay của Novaland tăng 44395 tỷ đồng, (tăng 28%) do tài trợ hàng tồn kho của các dự án nêu trên. Khó hoàn thành kế hoạch doanh thu cả năm nhưng mục tiêu lợi nhuận sau thuế có thể đạt được Về bàn giao dự án,Novaland dự kiến ghi nhận 4000 tỷ đồng doanh thu từ bàn giao căn hộ từ các dự án trọng điểm như Novaworld Phan Thiết, Aqua City, Novahills và Shophouse tại Hồ Tràm. Do đó, doanh thu ước tính trong năm 2020 đạt 7803 tỷ đồng (giảm 29% so với cùng kỳ và đạt 52% kế hoạch 2020) trong khi lợi nhuận sau thuế có thể vượt kế hoạch 2020 (3650 tỷ đồng) do Công ty đã hoàn thành 90% kế hoạch và dự kiến sẽ tiếp tục thoái vốn 43% cổ phần tại Công ty con Phú Định trong quý 4/2020 nhằm thúc đẩy lợi nhuận sau thuế Đối với hoạt động mở bán, Trong quý 4/2020, công ty tiếp tục phấn đấu hoàn thành mục tiêu 2020 là bán được 6500 căn hộ (chỉ tiêu này đã hoàn thành 49% sau 9 tháng) khi mở bán thành công tại các dự án Grand Manhattan, Aqua City, Novaworld Phan Thiết Novaworld Hồ Tràm và NovaHills Mũi Né. So với 9 tháng 2019, việc bán căn hộ giảm 13% về giá trị và 32% về số lượng do ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19 trong nửa đầu năm 2020. Do đó, việc hoàn thành kế hoạch bán hàng trong năm 2020 sẽ khá khó khăn. Tại mảng M&A, Novaland tiếp tục tìm kiếm quỹ đất mới để phát triển dự án nhưng hạn chế tiết lộ thông tin để tránh tình trạng tăng giá đất. Sau 9 tháng trong năm 2020, Công ty đã mua thêm 14% cổ phần tại dự án Thạnh Mỹ Lợi từ Liberties và hiện nắm giữ 70% vốn cổ phần. Công ty đã hoàn thành giải phóng 90% mặt bằng trên tổng diện tích 136ha và dự kiến mở bán dự án này vào năm 2021. Trong năm 2021, doanh thu Novaland sẽ chủ yếu đến từ các dự án Aqua City, Novaworld Phan Thiết, Novaworld Hồ Tràm, NovaHills Mũi Né và Victoria. Trong đó, Aqua City sẽ là dự án mang lại lợi nhuận chính nhờ hoạt động bán hàng tích cực và tỷ lệ hấp thụ tốt. Vấn đề pháp lý sẽ quan trọng với Novaland trong thời gian tới khi đang có 11 dự án của Novaland chưa hoàn thành thủ tục cấp phép từ năm 2016 và người mua nhà vẫn chưa nhận được sổ hồng. Công ty đã nỗ lực để giải quyết những vấn đề này bằng việc liên hệ với UBND TP.HCM nhưng chưa nhận được phản hồi chính thứ từ cơ quan chức năng. Mặc dù triển vọng ngắn hạn chưa quá khả quan khi tiến độ mở bán bị ảnh hưởng bởi các thủ tục pháp lý kéo dài ở TP.HCM và dịch Covid-19, tuy nhiên Rồng Việt cho rằng Novaland vẫn có khả năng phát triển trong dài hạn với lợi thế quỹ đất khổng lồ gần 5000 ha, chỉ đứng sau Vingroup. Quy mô quỹ đất này vẫn có thể tăng lên thông qua các thương vụ mua đất tiềm năng mà Công ty đang xem xét. Ngoài ra, bên cạnh các dự án có vị trí đắc địa tại TP.HCM, nhiều dự án khác của Tập đoàn tọa lạc tại các khu đô thị thuộc các tỉnh lân cận của TP.HCM sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc phát triển cơ sở hạ tầng trong trung hạn. Điều này là yếu tố then chốt giúp Công ty đẩy nhanh công tác bán hàng trong các năm tiếp theo và khai thác triệt để tiềm năng quỹ đất rộng lớn của mình đồng thời thúc đẩy giá cổ phiếu. PV
2020-11-14
PV
Kinh doanh
cafebiz
Từ 2022-2024 có trên 430000 m2 diện tích mặt bằng bán lẻ ra nhập thị trường cho thuê
https://cafebiz.vn/tu-2022-2024-co-tren-430000-m2-dien-tich-mat-bang-ban-le-ra-nhap-thi-truong-cho-thue-20201115204129412.chn
Theo CBRE Việt Nam, kỳ vọng về việc hoàn thành tuyến Metro Line số 1 vào năm 2022 sẽ làm thay đổi mạnh mẽ mặt bằng giá thuê tại những khu vực gần các trạm metro tương lai. Kế hoạch mở rộng phố đi bộ của Tp.HCM, một khi được thực hiện, sẽ thu hút thêm nhiều thương hiệu và tạo nên những thay đổi về cơ cấu ngành hàng tại khu vực trung tâm. Theo đơn vị này, tính đến quý 3/2020, Tp.HCM không có dự án bán lẻ mới, tổng nguồn cung bán lẻ tại Tp.HCM đạt 1.046.028 m2. Trong Quý 3/2020, sau thời gian tạm đóng cửa để nâng cấp và tái cơ cấu khách thuê, TTTM Tổng hợp Parkson, Quận 1 mở lại toàn bộ tầng trệt với diện tích 1700 m2. Tại trung tâm này, bên cạnh cửa hàng flagship của Uniqlo, cửa hàng trải nghiệm của MUJI (thương hiệu đến từ Nhật Bản) cũng đã khai trương và dự tính sẽ khai trương thêm 2000 m2 tại các tầng trên vào quý 4/2020. Tỷ lệ trống trung bình vẫn cao hơn năm trước do các thương hiệu bán lẻ, chủ yếu là thời trang và ăn uống trong nước, trả lại mặt bằng. Tuy nhiên, trong Quý 3/2020, một số diện tích trống đã được lấp đầy. Các dự án có vị trí tốt, chất lượng cũng như quản lý tốt nhanh chóng tìm được khách thuê mới. Một số thương hiệu mới xuất hiện/mở rộng tại khu vực trung tâm như: Hugo Boss, Sandro (TTTM Saigon Centre), Watson, Giordanno (TTTM Vincom Center Đồng Khởi). Khu vực ngoài trung tâm cũng có các cửa hàng lớn chuẩn bị khai trương như hệ thống nhà hàng Haidilao mởrộng thêm tại các dự án lớn như Vincom Center Landmark 81, Parkson Hùng Vương, Nowzone; Uniqlo dự tính khai trương trong Quý 1/2021 tại Vạn Hạnh Mall. Tỷ lệ trống trung bình do đó được cải thiện nhẹ so với quý trước. Một số chủ đầu tư vẫn giữ chính sách ưu đãi cho các khách thuê hiện hữu và khách thuê mới, tuy rằng số lượng dự án có chính sách ưu đãi không nhiều như trong đợt Covid-19 hồi đầu năm. Một số hình thức ưu đãi chủ yếu như giảm 50% phí dịch vụ, giảm từ 10-30% giá thuê tùy theo ngành hàng hoặc miễn 100% giá thuê trong thời gian buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh như trường hợp của Aeon Mall Bình Tân. Tính đến cuối quý 3/2020, giá chào thuê cho tầng trệt và tầng một được ghi nhận ở mức 135,4 USD/m2/tháng cho khu trung tâm và 35,8 USD/m2/tháng cho khu ngoài trung tâm, hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Theo CBRE, các thương hiệu nước ngoài sau một thời gian yên ắng có dấu hiệu quay trở lại tìm hiểu về thị trường Việt Nam. Hầu hết các thương hiệu mới này tập trung vào mảng mua sắm mang tính trải nghiệm, thời trang thể thao, sức khỏe và sắc đẹp, tức những ngành hàng đang tích cực mở rộng trong vài năm trở lại đây. Tuy nguồn cung mới dồi dào và rải khắp các khu vực khác nhau của Tp.HCM, nguồn cung mớikhai trương trong năm 2020 và 2021 sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Dự đoán trong năm 2021, chỉ có một dự án mới khai trương là Socar Shopping Mall tại Quận 2. Từ 2022-2024, hiện có trên 430000 m2 diện tích bán lẻ đang được triển khai xây dựng hoặc đang lên kế hoạch, với một vài dự án có quy mô tiêu biểu ngoài trung tâm như Vincom Megamall Grand Park (Quận 9, 48000 m2), Elite Mall (Quận 8, 42000 m2). Kỳ vọng về việc hoàn thành tuyến Metro Line số 1 vào năm 2022 sẽ làm thay đổi mạnh mẽ mặt bằng giá thuê tại những khu vực gần các trạm metro tương lai. Kế hoạch mở rộng phố đi bộ của Tp.HCM, một khi được thực hiện, sẽ thu hút thêm nhiều thương hiệu và tạo nên những thay đổi vềcơ cấu ngành hàng tại khu vực trung tâm. Còn theo báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, tính đến Quý 3/2020, tổng nguồn cung bán lẻ hiện đại tại Tp.HCM đạt gần 1,5 triệu m2, tăng 1% theo quý và 5% theo năm. Trong đó, nguồn cung từ các trung tâm mua sắm chiếm tỷ trọng cao nhất 62% tổng nguồn cung và tăng trưởng liên tục với trung bình 17% mỗi năm. Loại hình bán lẻ này có xu chuyển dịch ra các khu vực ngoài trung tâm với tốc độ tăng trưởng nguồn cung của khu vực ngoài trung tâm là hơn 20% mỗi năm trong khi tại trung tâm gần như ổn định trong 5 năm gần đây. Trong 9 tháng đầu năm với hai đợt Covid diễn ra đã tác động đến phân khúc trung tâm thương mại tuy nhiên không đáng kể. Bà Võ Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam nhận định, việc kiểm soát tốt làn sóng Covid-19 đợt 2 và công suất cao giúp các chủ nhà củng cố niềm tin vào thị trường. Ngoài ra, các trung tâm thương mại cung cấp dịch vụ tích hợp từ mua sắm, giải trí và ẩm thực có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người mua sắm, từ đó tăng Việc hỗ trợ giá thuê đến khách thuê dưới tác động Covid vẫn diễn ra cho cả các trung tâm thương mại và nhà phố cho thuê. Tuy nhiên, số lượng dự án trung tâm thương mại áp dụng giảm giá thuê hỗ trợ khách thuê không nhiều và chủ yếu tập trung tại các khu vực ngoài trung tâm. Các hình thức hổ trợ có thể kể ra như giảm 10% đến 30% trên giá thuê trong ngắn hạn cho khách thuê mới hoặc các khách thuê bị tác động lên kết quả kinh doanh do Covid, giảm từ 1USD đến 2USD trên phí dịch vụ. Trong khi đó, các dự án tại khu vực trung tâm gần như không đưa ra chính sách hổ trợ nào khi tỷ lệ lấp đầy tại khu vực này đạt gần 100% và các vị trí trống được cho thuê nhanh chóng. Hạ Vy
2020-11-15
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Khu Đông Sài Gòn sẽ trở thành khu vực dẫn dắt nguồn cung BĐS toàn thị trường trong thời gian tới
https://cafebiz.vn/khu-dong-sai-gon-se-tro-thanh-khu-vuc-dan-dat-nguon-cung-bds-toan-thi-truong-trong-thoi-gian-toi-2020111511043749.chn
Theo dự báo của CBRE, nguồn cung luỹ kế tại khu Đông Tp.HCM sẽ tăng 44% lên 198000 căn vào năm 2025. Đó là chia sẻ của ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE tại sự kiện Forbes diễn ra mới đây. Theo ông Kiệt, Việt Nam nhận định khu Đông Tp.HCM sẽ trở thành khu vực trọng điểm ảnh hưởng tới nguồn cung toàn thị trường trong thời gian tới. Dự báo của đơn vị này, nguồn cung căn hộ tại Tp.HCM sẽ tăng nhẹ trong năm nay. Đến năm 2021, nguồn cung sẽ đạt 17500 căn hộ, tỉ lệ chào bán thành công vào khoảng 16000 căn và giá bán tiếp tục tăng 5 - 7%. Riêng khu Đông được đánh giá sẽ tiếp tục thu hút nhà đầu tư và những người mua để ở, đặc biệt sau thông tin thành lập TP.Thủ Đức trong tương lai (dựa trên cơ sở sáp nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức). Đồng thời, hạ tầng đang được tập trung hoàn thiện là một trong những yếu tố kích thích thị trường bất động sản khu vực này phát triển. Theo dự báo của CBRE, nguồn cung luỹ kế tại khu Đông TP HCM sẽ tăng 44% lên 198000 căn vào năm 2025. Theo báo cáo của Batdongsan.com.vn, trong quý 3 vừa rồi, tổng lượng tin rao bán bất động sản tại khu Đông dẫn đầu so với các khu vực khác khi hầu hết những dự án được tìm kiếm tập trung ở khu vực này, điển hình như Vinhomes Origami, Precia Thủ Thiêm, Saigon Avanue hay Sarafi Khang Điền. Trong đó, giá nhà quận 2 tăng khoảng 2%, giá nhà quận 9 tăng nhẹ 1% và gia nhà ở Thủ Đức tăng 2,5% so với liền trước. Theo dự báo của đơn vị này, nguồn cung chào bán dự án mới tại Tp.Thủ Đức giai đoạn 2020-2025 sẽ khá dồi dào, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 11,5%, ứng với 15000-16000 căn hộ mới được tung ra thị trường mỗi năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng nguồn cung tại khu Nam chỉ 4,6% và khu Tây khoảng 5,3%. Theo JLL, chủ trương thành lập Tp.Thủ Đức thúc đẩy tâm lý đầu tư khu Đông. Trong quý 3, ghi nhận nguồn cung tiếp tục tăng với 4968 căn được chào bán, tương ứng với mức tăng 30% theo quý. Khoảng 56% nguồn cung đến từ dự án Vinhomes Origami ở Quận 9. Tuy nhiên xét về số lượng dự án, chỉ có 4 dự án có thể tiến hành ký hợp đồng mua bán trong quý này, là một trong những mức thấp nhất trong lịch sử. Điều này cho thấy tình trạng khan hiếm nguồn cung gây ra bởi những vướng mắc pháp lý còn tồn đọng. Theo đơn vị này, lượng căn hộ bán được trong quý 3/2020 đạt 4975 căn, trong số đó thì dự án Vinhomes Origami chiếm 53%, cho thấy nhu cầu tương ứng với nguồn cung. Ngoài Vinhomes Origami thì một số dự án khác tại các quận phía Đông cũng ghi nhận sức hấp thụ tốt như là Precia và The River Thủ Thiêm. Báo cáo JLL nhận định việc Chính phủ đã đồng ý chủ trương thành lập Thành phố Thủ Đức, qua đó đẩy mạnh tâm lý đầu tư ở những quận này. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng với tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn ở các khu vực khác của thành phố khi tiến độ bán hàng dường như đã chậm hơn. Xu hướng không mua nhà trong tháng Ngâu cũng phần nào tác động đến lượng bán. Báo cáo JLL ghi nhận giá bán sơ cấp 1 trung bình đạt 2423 USD/m2 trong quý 3/2020, tăng 17,2% theo năm nhưng giảm 6,2% theo quý. Giá sơ cấp giảm theo quý là do những dự án được mở bán trong quý này chủ yếu thuộc phân khúc Bình dân và Trung cấp với giá thấp hơn mặt bằng chung. Nhìn chung thì các chủ đầu tư vẫn tiếp tục tăng giá trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung. Tuy vậy, theo các chuyên gia, thông tin thành lập Tp.Thủ Đức sẽ tác động tích cực về yếu tố tâm lý và kỳ vọng của nhà đầu tư. Cả cung và cầu tại khu vực này đều sẽ tăng tuy nhiên lộ trình phát triển Tp.Thủ Đức là trong dài hạn nên về ngắn hạn mức độ tác động không quá lớn. Vấn đề thổi giá chỉ xảy ra khi có hiện tượng đầu cơ tạo sóng cục bộ ở một số khu vực. Cũng theo ông Nguyễn Hoàng, giám đốc R&D DKRA Vietnam, thời điểm hiện tại không còn là quá sớm để kỳ vọng BĐS khu vực sẽ bùng nổ sau thông tin thành lập Tp.Thủ Đức bởi trên thực tế, thị trường BĐS đã bắt đầu ghi nhận những tác động trực tiếp. Tuy nhiên, như các điểm hạn chế đã đề cập ở trên, hiện nay vẫn chưa thể hình dung ra diện mạo một thành phố trong thành phố. Trong khi đó, chỉ với thông tin thành lập thành phố phía Đông, nhiều chủ đầu tư đã tận dụng thời cơ để quảng cáo nâng tầm giá trị dự án BĐS và qua đó tác động làm tăng giá BĐS khu vực nói chung. Nếu như vẫn không có quy hoạch cụ thể và tình hình hiện tại cứ tiếp diễn, tôi e rằng trong 5 năm nữa, nơi đây sẽ trở thành một khu đô thị của những người có điều kiện tài chính với giá BĐS quá cao so với mặt bằng chung của thành phố, chuyên gia này bày tỏ. Vì vậy, theo ông Hoàng, việc quy hoạch chi tiết để đáp ứng cho những điểm còn nhiều quan ngại là rất quan trọng, trong đó phải chú ý đến chương trình nhà ở vừa túi tiền và nhà ở lần đầu trong cơ cấu mật độ dân cư - dân số và hạ tầng xã hội. Hạ Vy
2020-11-15
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Infographic: 10 hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực
https://cafebiz.vn/infographic-10-hop-dong-ve-nha-dat-bat-buoc-phai-cong-chung-chung-thuc-20201115110346443.chn
Nhiều trường hợp hợp đồng nhà đất bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định nếu không sẽ không có hiệu lực, trừ quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015. Hồng Vân-Hoài Linh
2020-11-15
Hồng Vân-Hoài Linh
Kinh doanh
cafebiz
Savills: Nhà phố gặp khó một phần vì chủ nhà lạc quan không giảm giá thuê
https://cafebiz.vn/savills-nha-pho-gap-kho-mot-phan-vi-chu-nha-lac-quan-khong-giam-gia-thue-2020111508292335.chn
Số lượng mặt bằng nhà phố đang chào thuê ra thị trường ngày càng nhiều, tuy nhiên tốc độ lấp đầy lại rất chậm. Bà Võ Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết mặt bằng nhà phố tại TP HCM đối mặt với thách thức lớn trong 9 tháng đầu năm. Số lượng mặt bằng nhà phố đang chào thuê ra thị trường ngày càng nhiều, tuy nhiên tốc độ lấp đầy lại rất chậm. Hầu như các nhà phố căn góc tại các tuyến đường có lưu lượng giao thông cao được thuê nhanh chóng; ngược lại các cung đường thương mại lớn như Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Kế, Lê Lợi hay Phạm Ngũ Lão tại quận 1 khó cho thuê. Bà Trang lý giải khó khăn của phân khúc nhà phố có thể đến từ một số lý do chủ nhà vẫn rất lạc quan vào đà hồi phục của thị trường và không có ý định giảm giá chào thuê. Khách thuê vẫn tiếp tục giảm số lượng cửa hàng hoặc giảm diện tích và chuyển đổi sang thương mại điện tử. Nhất là tại các khu vực lượng người lưu thông giảm và phụ thuộc lớn vào lượng khách du lịch, khách thuê vẫn quyết trả mặt bằng dù một số chủ nhà chấp nhận giảm giá thuê trong ngắn hạn. Trong ba tháng cuối năm 2020, Savills dự kiến thị trường có thêm hơn 50000 m2 từ 7 dự án mới, trong đó khu vực ngoài trung tâm chiếm hơn 80% thị phần. Nhiều nhãn hàng nước ngoài hiện tạm hoãn kế hoạch gia nhập thị trường và nhiều doanh nghiệp hạn chế mở rộng thị trường có thể ảnh hưởng đến công suất thuê của thị trường. Khảo sát của Savills vào quý III, khách thuê thuộc ngành hàng ẩm thực - đồ uống (F&B) và thời trang cũng có sự thay đổi rõ rệt về diện tích thuê hoặc do trả mặt bằng hoặc giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí. Xu hướng giảm diện tích thuê hoặc trả những cửa hàng hoạt động không hiệu quả sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Báo cáo của Savills nêu tính đến quý III, tổng nguồn cung bán lẻ hiện đại tại TP HCM đạt gần 1,5 triệu m2, tăng 5% cùng kỳ năm trước. Trong đó, nguồn cung từ các trung tâm mua sắm chiếm tỷ trọng cao nhất 62% và tăng trưởng liên tục trung bình 17%/năm. Loại hình bán lẻ này có xu chuyển dịch ra các khu vực ngoài trung tâm với tốc độ tăng trưởng nguồn cung hơn 20%/năm trong khi tại trung tâm ổn định trong 5 năm gần đây. Trong 9 tháng đầu năm với hai đợt Covid-19 diễn ra đã tác động đến phân khúc trung tâm thương mại, tuy nhiên không đáng kể. Trong quý III, phân khúc này giảm 1 điểm % về công suất lấp đầy so với quý IV/2019 nhưng vẫn duy trì ở mức 95%. Giá chào thuê trung bình gần như không đổi. Bà Trang nhận định việc kiểm soát tốt làn sóng Covid-19 đợt 2 và công suất cao giúp các chủ nhà củng cố niềm tin vào thị trường. Ngoài ra, các trung tâm thương mại cung cấp dịch vụ tích hợp từ mua sắm, giải trí và ẩm thực có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người mua sắm, từ đó tăng lưu lượng người mua, tham quan và tiếp đến tạo doanh thu cũng như quảng bá thương hiệu cho khách thuê tại đây. Khổng Chiêm
2020-11-15
Khổng Chiêm
Kinh doanh
cafebiz
Cận cảnh khách sạn 5 sao Hilton Sài Gòn đang trong diện rà soát pháp lý
https://cafebiz.vn/can-canh-khach-san-5-sao-hilton-sai-gon-dang-trong-dien-ra-soat-phap-ly-20201115083151178.chn
Khách sạn Hilton Sài Gòn được cho là chưa có Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Pháp lý dự án khách sạn 5 sao Hilton Sài Gòn tại số 11 Công Trường Mê Linh, Quận 1 (trong ảnh: tòa nhà thứ 2 từ phải) đang được nhiều cơ quan chức năng tại TP HCM vào cuộc rà soát theo chỉ đạo của UBND thành phố. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cho biết không cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án này. Ý kiến này sẽ được Sở Tài nguyên Môi trường tổng hợp, báo cáo đề xuất trình UBND TP HCM xem xét, quyết định. Được biết, dự án đã được Sở Xây dựng TP HCM cấp giấy phép xây dựng phần ngầm công trình vào tháng 1/2017 và phần thân vào tháng 12/2019. Mặc dù chưa đầy đủ về mặt pháp lý (theo Sở Kế hoạch & Đầu tư TP HCM) nhưng hiện tại, khách sạn Hilton Sài Gòn đã hoàn thiện mặt ngoài, đang trong quá trình hoàn tất để đi vào hoạt động trong năm sau. Khách sạn 5 sao này có quy mô 5 tầng hầm, chiều cao gần 40 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 53800 m2. Vốn đầu tư dự án khoảng 3000 tỷ đồng. Được khởi công từ đầu năm 2017, Coteccons là tổng thầu thi công dự án này với giá trị hợp đồng hơn 1000 tỷ đồng. Dự kiến khi hoàn thành, Hilton Sài Gòn sẽ trở thành một trong những khách sạn cao nhất và trong nhóm những tòa nhà cao nhất TP HCM. Vị trí khách sạn được cho là đắt giá khi ở vòng xoay Công trường Mê Linh, trong tổ hợp triệu USD gồm nhiều tòa nhà văn phòng cao tầng nổi tiếng như Vietcombank Tower, Melinh Point, Saigon Square hay các khách sạn lớn như Renaissance Riverside Sài Gòn, Liberty Saigon... Chủ đầu tư dự án là CTCP Đầu tư và Sản xuất Kinh doanh Sài Gòn Cửu Long, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được cổ phần hóa. Thông qua 3 lần tăng vốn, vốn điều lệ công ty hiện nay hơn 1801 tỷ đồng. Được biết, công ty đang có chủ trương tăng vốn lên 1460 tỷ đồng để đầu tư khách sạn này. Lê Xuân
2020-11-15
Lê Xuân
Kinh doanh
cafebiz
Báo Trung Quốc: Việt Nam, Indonesia là 2 thị trường mẫu trong phát triển kinh tế số khu vực Đông Nam Á
https://cafebiz.vn/bao-trung-quoc-viet-nam-indonesia-la-2-thi-truong-mau-trong-phat-trien-kinh-te-so-khu-vuc-dong-nam-a-2020111615224574.chn
Theo South China Morning Post, ASEAN có đủ tiềm năng tận dụng nền kinh tế số nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi giai đoạn hậu Covid-19. Một số nền kinh tế internet của Malaysia, Thailand, Singapore và Philippines tăng trưởng từ 20-30%/năm. Tuy nhiên, đối với Việt Nam và Indonesia, con số này đạt đến 40%/năm. South China Morning Post nhận định, đến năm 2021, khi đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Brunei sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đoàn kết các quốc gia thành viên nhằm giải quyết những hậu quả kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế của khu vực giai đoạn hậu Covid-19 cần được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của khối ASEAN. Hiện nay, ASEAN có đủ tiềm năng tận dụng nền kinh tế số nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi. Năm 2019, nền kinh tế internet khu vực Đông Nam Á đạt 100 tỷ USD, tăng hơn gấp 3 lần về quy mô so với 4 năm trước đó. Dự kiến đến năm 2025, nền kinh tế internet của khu vực sẽ tăng lên 300 tỷ USD. Đáng chú ý, Việt Nam, Indonesia là hai thị trường hình mẫu trong phát triển kinh tế internet khi tốc độ tăng trưởng đều hơn 40%/năm. Các nền kinh tế Internet của Malaysia, Thailand, Singapore và Philippines tăng trưởng từ 20-30%/năm. Các quốc gia thành viên ASEAN cần hợp tác chặt chẽ để phát triển các chính sách hướng tới kích thích nền kinh tế số, bao gồm thúc đẩy đổi mới, khuyến khích sự gia nhập và tham gia từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trao quyền cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển và đầu tư trong tương lai. Các luồng dữ liệu miễn phí xuyên biên giới rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế số nói riêng cũng như tăng trưởng kinh tế nói chung. Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, trong hơn 1 thập kỷ qua, giá trị các dòng chảy thương mại xuyên biên giới đã đóng góp 10% GDP toàn cầu, đạt khoảng 7,8 nghìn tỷ USD chỉ riêng trong năm 2014, trong đó luồng dữ liệu xuyên biên giới chiếm 2,8 nghìn tỷ USD. Song, những hạn chế mà chính phủ một số quốc gia thành viên ASEAN đặt ra đối với dòng dữ liệu, điển hình như nội địa hóa dữ liệu, sẽ cản trở triển vọng tăng trưởng kinh tế bao trùm, cản trở đầu tư nước ngoài, đồng thời hạn chế cơ hội phát triển các doanh nghiệp trong nước. Luồng dữ liệu miễn phí xuyên biên giới cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng cơ sở hạ tầng chung để đáp ứng nhu cầu khách hàng trên nhiều thị trường. Trên thực tế, nhiều chương trình hợp tác như Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN đã được ký kết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các luồng dữ liệu xuyên biên giới này. Tương tự, khung ASEAN về Quản trị dữ liệu số cũng là một cam kết đáng khích lệ về việc thiết lập các chính sách phù hợp cho dòng dữ liệu xuyên suốt, thúc đẩy sự đổi mới, đẩy mạnh thương mại số trong khu vực. Các doanh nghiệp cần một sân chơi bình đẳng để hoạt động xuyên biên giới, đồng thời chính phủ các nước ASEAN cũng cần tận dụng các hiệp định thương mại số làm khuôn khổ để giải quyết các vấn đề chính sách chặt chẽ và nhất quán. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hiện đang dẫn đầu trong các nỗ lực đa phương nhằm giải quyết những vấn đề thuế quốc tế phát sinh từ sự tăng trưởng của nền kinh tế số. Mục tiêu hiện nay đó là xây dựng một thỏa thuận dựa trên các nguyên tắc chính về tính trung lập, hiệu quả, chắc chắn và đơn giản giúp các doanh nghiệp phát triển và đầu tư mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thiệt hại đến nền kinh tế, dẫn đến việc chính phủ các nước, điển hình như Indonesia đã đánh thuế kỹ thuật số đơn phương để bảo vệ nguồn thu ngân sách nhà nước. Các biện pháp đơn phương như vậy là rào cản hành chính bởi các doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế hai lần, từ đó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Việc áp dụng các quy tắc riêng đối với từng quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và kéo dài việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp. Do vậy, các quốc gia thành viên ASEAN trong tương lai cần tăng cường hợp tác hơn nữa, đưa nền kinh tế số là trung tâm chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế của khu vực. Q.L
2020-11-16
Q.L
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Góc nhìn của CEO HSBC Việt Nam: DN Việt kỳ vọng gì ở RCEP - khối tự do thương mại lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến?
https://cafebiz.vn/goc-nhin-cua-ceo-hsbc-viet-nam-dn-viet-ky-vong-gi-o-rcep-khoi-tu-do-thuong-mai-lon-nhat-ma-the-gioi-tung-chung-kien-20201116112154068.chn
RCEP hình thành một thị trường 2,2 tỷ người tiêu dùng và tổng GDP 26,2 ngàn tỷ USD, chiếm hơn 30% GDP toàn cầu, tạo nên một khối tự do thương mại lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến. Trưa ngày 15/11/2020, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN. RCEP gồm 15 quốc gia trong đó 10 nước thuộc khối ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN có hiệp định tự do thương mại gồm Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Hiệp định RCEP, với thị trường 2,2 tỷ người tiêu dùng và tổng GDP 26,2 ngàn tỷ USD, chiếm hơn 30% GDP toàn cầu, tạo nên một khối tự do thương mại lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến. Các quốc gia thành viên sẽ tham gia vào một thị trường mở về hàng hóa, dịch vụ, cơ hội đầu tư, thương mại trong đó các thủ tục hải quan được đơn giản hóa. Mặc dù các thông tin chi tiết vẫn chưa được công bố, tuy nhiên, theo tuyên bố của ASEAN, thỏa thuận sẽ loại bỏ thuế quan và hạn ngạch đối với 65% hàng hóa giao dịch trong khu vực. Trong khi đó, các thuế quan và hạn chế khác sẽ được tự do hóa trong vòng 20 năm tới, bao gồm trên 90% thương mại trong khối (mặc dù vẫn duy trì một số loại thuế đối với các sản phẩm nhạy cảm, ví dụ như thịt bò và gạo nhập khẩu vào Nhật Bản). Hơn nữa, hiệp định RCEP thiết lập một khuôn khổ quy tắc xuất xứ chung, cho phép những nhà xuất khẩu trong các nền kinh tế RCEP sử dụng đầu vào có nguồn gốc từ các thành viên khác để đủ điều kiện tiếp cận ưu đãi khi giao dịch trong khối. Quan trọng là, điều này sẽ cung cấp một nền tảng cho tự do hóa hơn nữa trong thời gian sắp tới. RCEP là một hiệp định hiện đại và 'chất lượng cao', cũng nhằm giải quyết các hàng rào phi thuế quan cho hoạt động thương mại trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như dịch vụ, đầu tư, thương mại điện tử, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ và sự đi lại của người dân… Ông Tim Evans – Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam - nhìn nhận: ‘Việc ký kết hiệp định trực tuyến bất kể đại dịch Covid-19 kéo dài đã cho thấy quyết tâm của Chính phủ 15 nước thành viên đối với hợp tác, kết nối và trong việc xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng chung. Mặc dù thương mại quốc tế còn nhiều bất ổn tiềm tàng, việc ký kết hiệp định RCEP thể hiện niềm tin vào mở cửa thị trường sẽ dẫn tới tăng trưởng kinh tế cao hơn, xa hơn. Tầm quan trọng của hiệp định RCEP còn được nhấn mạnh hơn trong việc hồi phục kinh tế hậu Covid-19. Hiệp định sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuỗi cung ứng của vùng và giúp nền kinh tế Việt Nam và ASEAN phát triển thịnh vượng. Thương mại nội khối của châu Á vốn đã lớn hơn thương mại giữa châu Á với Bắc Mỹ và châu Âu cộng lại, sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu và kéo trọng lực trung tâm kinh tế ngày càng gần lại châu Á. Tại Việt Nam, thị trường xuất khẩu điểm đến là các nước ngoại khối RCEP chiếm tỷ trọng cao hơn. Về phía Việt Nam, ông Tim cho rằng chúng ta có thể thấy vị thế ngày càng cao của Việt Nam, trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay và một phần thông qua quyết định áp dụng một cách tiếp cận phi truyền thống để thúc đẩy hiệp định được ký kết (hình thức trực tuyến). Với những lợi ích vô cùng to lớn được kỳ vọng từ hiệp định, RCEP là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong chiến lược hội nhập. Quốc gia đã và đang rất trung thành với nguyên tắc mở cửa và đã có trong tay 12 hiệp định tự do thương mại, cả song phương và đa phương. Hiệp định gần nhất với nhiều lợi ích là EVFTA được phê chuẩn vào tháng Sáu năm nay. Riêng hiệp định RCEP có thể giúp các công ty Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng vùng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đang mong chờ tới thời điểm hiệp định có hiệu lực để giảm thuế quan và đơn giản hóa các thủ tục hải quan cũng như có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu. Không những vậy, các công ty Việt Nam có thể tiếp cận nguồn nguyên vật liệu từ các quốc gia khác nhau phục vụ nhu cầu xuất khẩu của mình trong khi đáp ứng nguyên tắc xuất xứ nội khối để có thể tận dụng biểu thuế quan ưu đãi. Chúng tôi kỳ vọng hiệp định có hiệu lực vào năm 2021 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam chia sẻ. Bình An
2020-11-16
Bình An
Xã hội
cafebiz