text
stringlengths 1
101k
|
---|
Trái cây và rau quả như : chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang. |
Bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O. |
Một ít những thực phẩm giàu đạm như : trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen. |
Các loại củ quả ăn dặm tốt nhất cho bé
Giai đoạn này bé cứng cáp hơn một chút và đường ruột cũng đã tương đối tốt nên bé sẽ có thể dễ dàng nuốt thức ăn hơn, răng mới mọc sẽ giúp thức ăn không trôi ra khỏi lưỡi. |
Lúc này các loại thưc phẩm bé có thể dùng được là :
Sữa mẹ hoặc sữa bột, phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuyệt đối không được sử dụng sữa bò cho bé uống vì bé vẫn còn dưới 1 tuổi). |
Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ, mì ống và phô mai, thịt hầm. |
Các loại thực phẩm ăn bốc giàu chất đạm. |
Các loại thực phẩm ăn dặm tốt cho bé 10-12 tháng tuổi
Các mẹ nên chú ý sự an toàn trước khi cho bé ăn bằng cách thử trước để đề phòng bé bị dị ứng loại thức ăn đó. |
Câu châm ngôn các bà mẹ bỉm sữa hay truyền nhau là "thà ít nhưng đầy đủ còn hơn nhiều mà dư thừa" chính là muốn nói tới các loại thức ăn quá nhiều chất nên chỉ dùng một ít để tập cho dạ dày bé làm quen chứ không phải nhồi nhét quá nhiều vào dẫn đến tác dụng ngược. |
← Suy dinh dưỡng và bệnh còi xương ở trẻ nhỏ
Hiểu về trẻ nhỏ trong thời đại thiết bị công nghệ ngày một phát triển → |
Vị chân tu và cây sâm Ngọc Linh | songkhoe.net.vn
Khi quỳ dưới chân núi Ngọc Linh (Kon Tum), Thượng tọa Thích Huệ Đăng từng phát nguyện sẽ đem cho bằng được cây sâm Ngọc Linh về Đà Lạt nuôi cấy mô và trồng thí nghiệm tại vườn nhà. |
Điều tâm nguyện ấy đang dần trở thành hiện thực khi ông cùng với những cộng sự lần đầu tiên nhân bản vô tính thành công cây sâm Ngọc Linh tại phố núi Đà Lạt
Thượng tọa Thích Huệ Đăng và các cộng sự đi tìm cây giống sâm Ngọc Linh trên đỉnh núi Ngọc Linh (Kon Tum). |
Gian nan đường lên núi
Chẳng phải cuộc hành hương về vùng đất Phật, càng không phải chuyến đi tìm trầm hương như một số người khác vẫn làm, mà là cuộc hành trình đi tìm cây giống sâm Ngọc Linh trên đỉnh núi Ngọc Linh, thuộc địa phận 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam để giúp đời, cứu người của một bậc chân tu uyên thâm. |
Ông là Thượng tọa Thích Huệ Đăng (72 tuổi) – Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, đồng thời là chủ nhân của Công ty TNHH Xuất khẩu hoa lan Thanh Quang – 26/6 Tô Hiến Thành, phường 3 TP Đà Lạt. |
Thượng tọa Thích Huệ Đăng nhớ lại, năm 2003, ông bị căn bệnh gan hành hạ… Dù rằng, ông đã không ít lần chữa trị với nhiều loại thuốc khác nhau nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. |
Tình cờ có người quen cho ông vài củ sâm mang về ngâm với một ít mật ong và ngậm trong thời gian ngắn thì sức khỏe của ông dần hồi phục trở lại. |
Biết đây là một loại cây thuốc quý hiếm, vào năm 2009, ông quyết tâm khăn gói lên vùng núi Ngọc Linh tìm bằng được cây sâm Ngọc Linh tự nhiên để thực hiện ước mơ nhân giống loại cây dược liệu này mong giúp ích cho đời, dù rằng ông đang vào tuổi "xưa nay hiếm". |
Cuộc hành trình đi tìm cây giống sâm Ngọc Linh ở độ cao 2.578m so với mực nước biển của Thượng tọa Thích Huệ Đăng thật gian nan. |
Để có được 10 cây giống sâm Ngọc Linh đầu tiên mang về Đà Lạt, ngoài việc vượt hàng trăm cây số bằng xe ô tô từ Đà Lạt đến Kon Tum, ông và các đệ tử đã phải mất 3 giờ đi xe ôm và 3 giờ liền đi bộ bằng đường rừng mới tiếp cận được vùng có cây sâm Ngọc Linh quý hiếm. |
Tiếp đó, vào ngày 14-6-2009, ông cùng các đệ tử khăn gói trở lại vùng núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My (Quảng Nam) tìm thêm 100 cây giống sâm Ngọc Linh mang về đối chứng, kiểm nghiệm. |
Trong chuyến đi này, một lần trên đỉnh Ngọc Linh, Thượng tọa Thích Huệ Đăng đã ngất xỉu tại chỗ. |
Các đệ tử đã dùng chính củ sâm Ngọc Linh nơi này cho ông ngậm, sau đó ông khỏe lại rồi tiếp tục cuộc hành trình. |
Bén rễ đất Đà Lạt
Năm 2009, sau chuyến đi Hàn Quốc nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật nhân giống và đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng phòng nuôi cấy mô, Thượng tọa Thích Huệ Đăng cùng những cộng sự bắt tay vào việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh tại một cơ sở nằm trong khu vực hồ Tuyền Lâm-TP Đà Lạt. |
Chị Hiền, kỹ thuật viên nuôi cấy mô tại đây, cho biết: "Việc nuôi cấy mô nhân giống cây sâm Ngọc Linh không đơn giản chút nào, đòi hỏi phải tuân thủ một quy trình hết sức nghiêm ngặt. |
Vì cảm phục sư ông đã đổi cả mạng sống của mình đi tìm bằng được cây giống sâm Ngọc Linh nên các đệ tử chúng tôi rất quyết tâm trong việc giúp sư ông nhân giống thành công loại cây thuốc quý hiếm này". |
Đất không phụ công người, đặc biệt là trái tim và tấm lòng nhân hậu của Thượng tọa Thích Huệ Đăng. |
Hiện nay, tại phòng nuôi cấy mô này đã có khoảng 50.000 cá thể cây sâm Ngọc Linh được nhân giống vô tính. |
Một số cây sau khi được đưa ra trồng thử nghiệm trong nhà kính cũng tỏ ra khá thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Đà Lạt nên rất xanh tươi và tỷ lệ cây sống rất cao. |
Cây sâm Ngọc Linh đã thực sự bén rễ ở phố núi Đà Lạt. |
Tin lành đồn xa, vào ngày 15-10-2010, Công ty TNHH Xuất khẩu hoa lan Thanh Quang lần đầu tiên phải "chở củi về rừng" khi Công ty TNHH một thành viên trồng sâm Ngọc Linh huyện Đăk Tô (Kon Tum) tìm đến công ty của ông mua 4.000 cây giống sâm Ngọc Linh về trồng tại địa phương. |
Đặc biệt, mới đây ông Lê Ngọc Kích, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam khi đến tham quan phòng nuôi cấy mô và vườn cây giống sâm Ngọc Linh của Thượng tọa Thích Huệ Đăng đã phải thốt lên: "Thật bất ngờ! |
Tôi đã đi nhiều nơi nhưng chưa thấy có nơi nào nuôi cấy mô và nhân giống cây sâm Ngọc Linh thành công như mô hình của thầy Thích Huệ Đăng. |
Đây là một công trình nghiên cứu, nhân giống cây sâm Ngọc Linh khá bài bản và hiệu quả mang lại rất cao". |
Cũng theo ông Lê Ngọc Kích, hiện nay tại huyện Trà My, Công ty Dược Quảng Nam đang trực tiếp quản lý một vườn cây giống sâm Ngọc Linh khá quy mô. |
Thế nhưng, vườn cây giống tại đây mỗi năm cũng chỉ cung ứng được khoảng 100.000 cây giống, do đó không thể đáp ứng được nhu cầu khá lớn của người dân địa phương. |
Mặt khác, vì ươm giống bằng hạt, tỷ lệ cây sống thấp nên nguồn cây giống hết sức khan hiếm. |
Không chỉ lần đầu tiên nhân bản vô tính thành công cây sâm Ngọc Linh ở phố núi Đà Lạt, điều đáng quý hơn cả khi Thượng tọa Thích Huệ Đăng còn mong muốn được "trao tay" và phổ biến rộng rãi loại dược liệu quý này trong nhân dân để nhiều người, đặc biệt những người nghèo cũng có thể được dùng vị thuốc quý này để bồi bổ sức khỏe. |
Việc làm của bậc chân tu đáng kính này thật ý nghĩa. |
Sâm Ngọc Linh có tên khoa học Panax Vietnamensis Ha et Grushv, thuộc họ Ngũ gia (Araliaceae), ngoài ra còn có các tên gọi khác như: nhân sâm Việt Nam, sâm khu 5, cây thuốc dấu. |
Sâm Ngọc Linh được xác định là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. |
Theo công bố của Viện Dược liệu Việt Nam, sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan, kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới…
Đặc biệt, sâm Ngọc Linh còn có những tính năng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống ôxy hóa và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường. |
Beintza-Labaien – Wikipedia tiếng Việt
Comarca Malerreka
Mã bưu chính 31753
Gentilé labaindar
Diện tích 27,93 km²
Độ cao 450 m. |
9,57 người/km²
Beintza-Labaien là một đô thị trong tỉnh và cộng đồng tự trị Navarre, Tây Ban Nha. |
Đô thị này có diện tích là 27,93 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2007 là 258 người. |
Đô thị này nằm ở độ cao 450 m trên mực nước biển. |
Nguồn: Beintza-Labaien et instituto de estadística de navarra
Bài viết liên quan đến địa lý Tây Ban Nha này vẫn còn sơ khai. |
Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn. |
Lấy từ "https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Beintza-Labaien&oldid=22555793"
Sơ khai địa lý Tây Ban Nha
Trang này được sửa đổi lần cuối vào ngày 15 tháng 12 năm 2015 lúc 08:26. |
03:13 - Thứ Ba, 19/02/2019 Lượt xem: 1753 In bài viết
Ngày 19-2 (15 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại đàn Tịch Điền, phường Minh Nông, TP Việt Trì, Phú Thọ đã diễn ra Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. |
Lễ hội này được phục dựng nhằm tri ân công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công khai sáng nghề nông trong buổi đầu dựng nước. |
Tái hiện cảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa. |
Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa gồm hai phần, trong đó, phần lễ là các nghi thức như: Cáo yết, cúng Thần Nông, Tế lễ đã tái hiện đầy đủ các nghi thức Vua Hùng dạy dân cấy lúa trang nghiêm, đậm bản sắc. |
Sau phần lễ, phần hội được tiến hành bằng hoạt động thi cấy lúa của các đội và các trò chơi dân gian với sự tham gia đông đảo của người dân và du khách thập phương. |
Lễ hội mang tính đặc trưng, tiêu biểu khởi thủy của nghề trồng lúa nước Việt Nam gắn liền với thời đại Hùng Vương. |
Các nghi thức tế lễ tại lễ hội. |
Truyền thuyết Hùng Vương kể rằng, xưa kia nhân dân chưa biết cày, cấy để làm ra thóc, gạo mà chỉ sống dựa vào rễ cây, rau dại, thịt thú rừng. |
Thấy vùng ven sông này sau mỗi lần nước dâng, đất đai được phù sa bồi thêm màu mỡ, Vua Hùng mới gọi dân đến để dạy cách đắp bờ giữ nước. |
Một hôm, các con gái Vua Hùng theo dân đi đánh cá bên sông, thấy chim từng đàn bay lượn khắp bãi, chợt có một con chim thả bông lúa rơi trên mái tóc một Mị nương. |
Nàng đem bông lúa về trình với cha. |
Vua Hùng bấy giờ cho là điềm lành, liền bảo các Mị nương ra bãi tuốt các bông lúa đó đem về. |
Người dân tham gia cấy lúa tại lễ hội. |
Đời sau, nhân dân nhớ công ơn Vua Hùng đã tôn làm ông tổ nghề nông và dựng đàn Tịch Điền quay lưng về hướng tây nam ngay trên mỏm đất Vua ngồi khi dạy dân cấy lúa; đặt kho lương thực trên đồi Lúa, để rạ ở đồi Rơm, đặt tên chợ là Chợ Lú thuộc phường Minh Nông ngày nay. |
Một đêm ở Khau Vai(14/02/2019)
Tình xuân(14/02/2019)
Lộc Xuân(14/02/2019)
Lĩnh hội tư tưởng của Bác về giữ gìn Tổ quốc(14/02/2019)
Đi lễ đầu năm - Nét đẹp văn hóa tâm linh(14/02/2019)
Thi sáng tác về nhân vật văn học châu Âu(11/02/2019)
Người Mông ở Mường Chà tưng bừng đón tết(08/02/2019)
Ấn tượng chương trình nghệ thuật "Điện Biên – Đẹp mãi những mùa xuân"(05/02/2019)
Phục dựng trang phục Việt cổ(01/02/2019)
Sôi nổi hoạt động chào xuân Kỷ Hợi(30/01/2019)
Hiệu quả từ một đề án phát triển văn hóa đọc(29/01/2019)
Lượt truy cập thứ: 246529 609 |
50 năm, một địa chỉ văn học, một đội ngũ nhà văn cầm bút và cầm súng | Văn học nghệ thuật | Mạng thông tin văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
50 năm, một địa chỉ văn học, một đội ngũ nhà văn cầm bút và cầm súng
17/01/2007 - 14:25
Tháng 1-1957, Tổng cục Chính trị QÐND Việt Nam, quyết định xuất bản Tạp chí Văn nghệ Quân đội (VNQÐ) và giao cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội hai nhiệm vụ cơ bản: xuất bản Tạp chí VNQÐ và sáng tác những tác phẩm về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng. |
Thực hiện hai nhiệm vụ ấy, các nhà văn quân đội đã lên đường tham gia những sự kiện lớn của đất nước, dẫn đến sự ra đời của các tác phẩm văn học tiêu biểu: Trăng sáng, Ðôi bạn của Nguyễn Ngọc Tấn, Xung đột, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Rẻo cao và trước đó là Ðất nước đứng lên của Nguyên Ngọc... |
Năm 1962, các nhà văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi) được Tổng cục Chính trị giao nhiệm vụ trở lại chiến trường miền nam. |
Nhà văn Nguyễn Thi cùng với các nhà văn Thanh Giang, Võ Trần Nhã đã góp phần thành lập và xuất bản tờ tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền nam. |
Nhà văn Nguyên Ngọc cùng với các nhà văn Nguyễn Chí Trung, Thu Bồn góp phần thành lập và xuất bản tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ. |
Tiếp đó là các chuyến đi bổ sung lực lượng cho hai tờ tạp chí nói trên của các nhà văn Trúc Hà (Nam Hà), Nguyễn Trọng Oánh (Nguyễn Thành Vân); nhà văn Văn Phác cũng rời Tạp chí VNQÐ, đi theo đường mòn trên biển vào nhận công tác tại Bộ Tư lệnh miền... |
Hai tờ tạp chí văn nghệ giải phóng kể trên là sự tiếp nối của Tạp chí VNQÐ trên chiến trường miền nam. |
Từ hai tờ tạp chí xuất bản thủ công giữa các trận đánh, một loạt các tác phẩm xuất sắc nhất của giai đoạn này đã xuất hiện. |
Có thể kể tới: Người mẹ cầm súng, Ở xã Trung Nghĩa của Nguyễn Thi, Trường ca chim chơrao của Thu Bồn, Bức thư làng Mực của Nguyễn Chí Trung... |
Ở miền bắc, trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Tòa soạn Tạp chí VNQÐ sơ tán về xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Tây. |
Từ vùng quê thân thiết này, dưới sự điều hành của các nhà văn Thanh Tịnh, Vũ Cao và Từ Bích Hoàng, các chuyến đi chiến trường có thời hạn mà chúng ta quen gọi là đi B ngắn cũng liên tục được tổ chức. |
Những chuyến đi gian khổ, lặp đi lặp lại trong nhiều năm đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt tác phẩm tiêu biểu: Họ sống và chiến đấu, Chiến sĩ của Nguyễn Khải; Kan lịch, Khi có một mặt trời của Hồ Phương, Vùng trời của Hữu Mai; Lửa từ những ngôi nhà, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu... |
Bám sát các chiến trường trọng điểm, trực tiếp tham gia các chiến dịch, các trận đánh, lấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sự hy sinh vĩ đại của nhân dân, của người lính làm đối tượng phản ánh chủ yếu của văn học đã trở thành phương châm, lý tưởng sống của các nhà văn quân đội. |
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tạp chí VNQÐ nhanh chóng trở thành người bạn thân thiết của những người lính. |
Người chiến sĩ tìm thấy một sự đồng điệu, một nguồn động viên ấm áp trên từng trang viết. |
Trên chiến trường, Tạp chí VNQÐ cùng với các tác phẩm văn học khác đã trở thành một loại vũ khí tinh thần bên cạnh cây súng của những người lính. |
Cũng trong những năm tháng đó, cùng với công việc sáng tác và phát hành hàng trăm nghìn số mỗi tháng, Tạp chí VNQÐ cũng như hai tờ Tạp chí Quân giải phóng ở miền nam không ngừng chuẩn bị lực lượng cho một nhiệm vụ lâu dài của một đề tài văn học lớn thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. |
Khá nhiều tài năng văn học trẻ đã xuất hiện ở hầu khắp các Quân khu, Quân đoàn, Quân, binh chủng. |
Nhiều người trong số họ, sau này đã trở thành cán bộ chủ chốt của Hội Nhà văn Việt Nam, của Tạp chí VNQÐ. |
Ði, sống, chiến đấu và viết, trực tiếp phục vụ nhân dân, phục vụ bộ đội là lẽ sống của các nhà văn quân đội trong những năm tháng đó. |
Họ là những tấm gương lớn về nghị lực sống, về phẩm chất của các nhà văn - chiến sĩ. |
Năm 1975, đất nước thống nhất. |
Các nhà văn ở các chiến trường lần lượt trở về tòa soạn. |
Vấn đề xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho một tương lai văn học viết về chiến tranh, về người lính một lần nữa lại được Thủ trưởng Tổng cục Chính trị nhìn nhận như một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực công tác Ðảng, công tác chính trị của quân đội. |
Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một số trại sáng tác văn học tập hợp những cây bút xuất hiện ở khắp các chiến trường đã được tổ chức. |
Sau đó, những cây bút trưởng thành từ cơ sở ở tất cả các quân khu, quân đoàn lại được Tổng cục Chính trị triệu tập chung quanh một trại sáng tác dài hạn do Tạp chí VNQÐ quản lý và bồi dưỡng. |
Khi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc diễn ra ở tây - nam đất nước, các nhà văn quân đội đã kịp thời đến với người lính ở tuyến đầu. |
Thu Bồn, Nguyễn Khải, Phạm Ngọc Cảnh, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Thị Như Trang, Lê Lựu, Vương Trọng, Văn Lê, Phạm Sĩ Sáu đã tích cực góp phần mình bằng những sáng tác sinh động, giàu chất sống. |
50 năm qua, nền văn học của đất nước chúng ta đã hình thành một đề tài, một đội ngũ chuyên viết về chiến tranh nhân dân, về lực lượng vũ trang nhân dân, mà Tạp chí VNQÐ là một trung tâm. |
Mảng đề tài đầy những sự tích anh hùng này là nguồn cảm hứng không chỉ đối với các nhà văn đương đại, mà còn là của cả các thế hệ cầm bút mai sau. |
Nuôi dưỡng, chuẩn bị đội ngũ cho đề tài có tính chất chiến lược nói trên của văn học đang là mối quan tâm lớn của Tổng cục Chính trị, của Tạp chí VNQÐ. |
Ngoài việc làm báo, các nhà văn của tạp chí còn tích cực sáng tác văn học và luôn xem đây là một nhiệm vụ quan trọng. |
Hàng chục tiểu thuyết, tập truyện ngắn, bút ký, thơ, trường ca và phê bình lý luận văn học, đã ra đời trong thời kỳ đổi mới. |
Nhiều tác phẩm được bạn đọc quan tâm và được giải thưởng của Hội Nhà văn, Bộ Quốc phòng... |
như tiểu thuyết của Lê Lựu, Chu Lai, Triệu Bôn, Trung Trung Ðỉnh, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Bảo, Nguyễn Quốc Trung, Ðỗ Viết Nghiệm, Sương Nguyệt Minh... |
thơ và trường ca của Nguyễn Ðức Mậu, Phạm Ngọc Cảnh, Lê Thành Nghị, Vương Trọng, Anh Ngọc, Nguyễn Hữu Quý... |
lý luận phê bình của Nhị Ca, Ngô Thảo, Vương Trí Nhàn, Hồng Diệu, Ngô Vĩnh Bình. |