terms
stringlengths 14
111
| answer
stringlengths 31
1.57k
| question
stringlengths 15
637
|
---|---|---|
Theo Bộ luật dân sự 2015 | Bạn không được tự ý lấy tài sản của bạn của bạn để gán nợ khi chưa có sự đồng ý của người đó vì đó là hành vi vi phạm pháp luật | Tự ý lấy tài sản của người vay tiền để trừ nợ có phạm tội không? |
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | Đối với trường hợp bạn gái của bạn có họ hàng với chị dâu của bạn. Điều đó chứng tỏ, bạn và bạn gái của mình hoàn toàn không cùng dòng máu về trực hệ, cũng không có huyết thống trong phạm vi ba đời. Nên không hề ảnh hưởng đến việc kết hôn của bạn và bạn gái. | Tôi và bạn gái của tôi muốn kết hôn với nhau, chúng tôi đều là con út trong nhà. Nhưng ngoặt nỗi cô ấy lại là chị họ của chị dâu tôi. Vậy chúng tôi có kết hôn được không? |
Theo Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 | Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác | Cho tôi hỏi về phần lãi suất vay do đôi bên thỏa thuận thì lãi suất cho vay tối đa hiện nay là bao nhiêu? |
Theo Khoản 1, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia định 2014 | Pháp luật hiện hành không yêu cầu phải đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới. Như vậy, việc chậm đăng ký kết hôn hoặc tổ chức mà đám cưới mà chưa đăng ký kết hôn sẽ không bị xử phạt và cũng chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi này. Nếu bạn có mong muốn ly hôn với chồng của mình thì vẫn có thể gửi yêu cầu ly hôn lên Toà án để giải quyết. Nếu đủ căn cứ, Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng bạn. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. | Xin hỏi, tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn có bị phạt không? Không đăng ký kết hôn thì có thể ly hôn không? Có được yêu cầu chia tài sản chung không? |
Theo khoản 7, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | Dựa vào các căn cứ điều luật thì bạn đã đủ điều kiện để đăng ký kết hôn và cũng không vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình. Về mặt quy định của pháp luật việc tổ chức đám cưới cùng lúc với hai người nhưng không đăng kí kết hôn thì sẽ không được công nhận là vợ chồng hợp pháp mà chỉ được coi là chung sống với nhau như vợ chồng. | Tôi năm nay 32 tuổi, trong quá trình tìm hiểu các bạn nữ trên mạng thì tôi có tình cảm với hai người. Thật lòng là tôi muốn lấy là cả hai người làm vợ cho nên tôi đã tổ chức đám cưới với cả hai người rồi nhưng chưa đăng ký kết hôn với ai. Xin hỏi, tôi có thể cùng lúc cưới 2 vợ nhưng không đăng ký kết hôn thì có được không? |
Theo Điều 2, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP | Nguyên tắc áp dụng tập quán như sau.Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng. | Nguyên tắc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào? |
Theo Điều 3, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP | Thỏa thuận áp dụng tập quán như sau. Quy định các bên không có thỏa thuận tại khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết. Trường hợp các bên có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì giải quyết theo thỏa thuận đó nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này. | Thỏa thuận về áp dụng tập quán được pháp luật quy định như thế nào? |
Theo Điều 4, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP | Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán như sau. Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo. Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. | Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán được pháp luật quy định như thế nào? |
Theo khoản 2 Điều 5, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP | Tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình là tập quán trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc vi phạm điều cấm quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình. | Thế nào là tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình? |
Theo nghị định số 126/2014/NĐ-CP | Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo. Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên. Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau 19 khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ. Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái. | Những tập quán lạc hậu nào về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ? |
Theo nghị định số 126/2014/NĐ-CP | Chế độ hôn nhân đa thê. Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời. Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ. Thách cưới cao mang tính chất gả bán. Khi người chồng chết, người vợ góa bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố khi người vợ chết, người chồng góa bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố. Bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ, nếu kết hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ. Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn. | Những tập quán lạc hậu nào về hôn nhân và gia đình cần cấm áp dụng? |
Theo khoản 6 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 | Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này. | Thế nào là kết hôn trái pháp luật? |
Theo điều 10 Luật HNGĐ năm 2014 | Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức hủy việc kết hôn trái pháp luật. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. | Ai là người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật? |
Theo Khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình | Người có hành vi kết hôn trái pháp luật tùy theo tính chất và mức độ có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Tùy hành vi vi phạm mà mức phạt tiền thấp nhất là 300.000 đồng và cao nhất là 30.000.000 đồng. Nếu hành vi kết hôn trái pháp luật có đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng của Bộ luật Hình sự: Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở 25 hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn. Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị xử các hình phạt bổ sung khác như cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm. | Hành vi kết hôn trái pháp luật bị xử phạt như thế nào? |
Điều 11 Luật HNGĐ năm 2014 | Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự. 2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch, hai bên kết hôn trái pháp luật, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn điều này. | Xử lý việc kết hôn trái pháp luật như thế nào? |
Theo Điều 12 Luật HNGĐ năm 2014 | Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật HNGD. | Hủy kết hôn trái pháp luật gây ra những hậu quả pháp lý gì? |
Theo khoản 2 Điều 5 của Luật HNGĐ năm 2014 | Các trường hợp sau bị cấm kết hôn là Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ 27 vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. | Những trường hợp nào bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật? |
Theo khoản 9 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 | Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ. | Thế nào là cưỡng ép kết hôn, ly hôn? |
Theo khoản 10 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 | Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ. | Thế nào là cản trở kết hôn, ly hôn? |
Theo Điều 55 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP | Người có hành vi cưỡng ép người khác kết hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. | Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn tự nguyện, tiến bộ bị xử phạt hành chính như thế nào? |
Theo khoản 11 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 | Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. | Thế nào là kết hôn giả tạo? |
Theo khoản 8 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 | Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. Tảo hôn là việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi kết hôn. Tảo hôn là việc hai bên chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định. Tảo hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi một bên hoặc cả hai bên nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. | Thế nào là tảo hôn? |
Theo Luật HNGĐ năm 2014 | Tổ chức tảo hôn bao gồm những hành vi sau Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động để người chưa đến tuổi kết hôn được kết hôn. Tìm người chưa đến tuổi kết hôn cho người khác để tổ chức kết hôn. Chuẩn bị các điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người chưa đến tuổi kết hôn để họ kết hôn với người khác. | Thế nào là tổ chức tảo hôn? |
Theo Luật HNGĐ năm 2014 | Tảo hôn gây ra những hậu quả xấu đối với gia đình và xã hội, đó là Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc con cái. Nảy sinh nhiều mâu thuẫn gia đình do hôn nhân không có tình yêu, Làm suy giảm chất lượng dân số, suy thoái giống nòi. Hạn chế sức lao động. Ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Vi phạm pháp luật về hôn nhân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. | Tảo hôn gây ra hậu quả gì cho gia đình và xã hội? |
Theo khoản 7 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 | Chung sống với nhau như vợ chồng dưới tuổi luật định là hành vi tảo hôn và vi phạm pháp luật. Hai bên nam nữ không được công nhận là quan hệ vợ chồng. Hành vi tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Tùy vào tính chất và mức độ mà hành vi tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. | Xử lý việc chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định như thế nào? |
Theo điều 47, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP | Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó. | Xử phạt hành chính đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn được quy định như thế nào? |
Theo Luật HNGĐ | Kết hôn cận huyết thống là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá 3 thế hệ. Nói cách khác, hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa nam và nữ có cùng dòng máu về trực hệ hoặc những người có họ hàng thân thuộc trong phạm vi ba đời. | Thế nào hôn nhân cận huyết thống? |
Theo khoản 17 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 | Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. | Thế nào là những người có cùng dòng máu về trực hệ? |
Theo khoản 18 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 | Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất, anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. | Thế nào là những người có họ trong phạm vi ba đời? |
Theo khoản 35 Điều 1, Nghị định số 67/2015/NĐ-CP | Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ. | Xử phạt hành chính đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có họ trong phạm vi ba đời hoặc có cùng dòng máu trực hệ được quy định như thế nào? |
Theo Điều 13 Luật HNGĐ năm 2014 | Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước. | Việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền được pháp luật quy định xử lý như thế nào? |
Theo Điều 14 Luật HNGĐ năm 2014 | Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và 47 chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. | Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như thế nào? |
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP | Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm liên quan trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. | Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như thế nào đối với hành vi vi phạm liên quan đến hôn nhân và gia đình? |
Theo khoản 2, Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình | Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Những hành vi sau đây bị coi là hành vi bạo lực gia đình, bao gồm. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng giữa anh, chị, em với nhau. Cưỡng ép quan hệ tình dục. Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ. kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. Những hành vi bạo lực quy định trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. | Bạo lực gia đình là gì? Những hành vi nào bị coi là hành vi bạo lực gia đình? |
Theo Điều 3 Luật số 02/2007/QH12 | Việc phòng, chống bạo lực gia đình phải thực hiện theo những nguyên tắc sau Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình. | Những nguyên tắc thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật là gì? |
Theo Điều 4 Luật số 02/2007/QH12 | Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình như sau. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng chấm dứt ngay hành vi bạo lực. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật. | Người có hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật? |
Theo Điều 5 Luật số 02/2007/QH12 | Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình như sau. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật. Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. | Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định của pháp luật? |
Theo Điều 12 Luật số 02/2007/QH12 | Nguyên tắc hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình bao gồm. Kịp thời, chủ động, kiên trì. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên. Khách quan, công minh, có lý, có tình. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. | Nguyên tắc hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình? |
Theo Điều 8 Luật số 02/2007/QH12 | Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình. | Những hành vi nào bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình? |
Theo Điều 23 Luật số 02/2007/QH12 | Việc chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau. Khi khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nạn nhân bạo lực gia đình được xác nhận việc khám và điều trị nếu có yêu cầu. Chi phí cho việc khám và điều trị đối với nạn nhân bạo lực gia đình do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế. Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất. | Việc chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào? |
Theo Điều 26 Luật số 02/2007/QH12 | Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Cơ sở bảo trợ xã hội Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn hoạt động trợ giúp nạn nhân của các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình. | Những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật? |
Theo Điều 31 Luật số 02/2007/QH12 | Cá nhân có trách nhiệm để góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình như sau. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. | Cá nhân có trách nhiệm gì để góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật? |
Theo Điều 32 Luật số 02/2007/QH12 | Gia đình có trách nhiệm để góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình như sau. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này. | Gia đình có trách nhiệm gì để góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật? |
Theo Điều 42 Luật số 02/2007/QH12 | Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. | Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào? |
Theo Điều 42 Luật số 02/2007/QH12 | Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. | Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta cấm thực hiện những hành vi nào? |
Theo Khoản 1, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia định 2014 | Pháp luật hiện hành không yêu cầu phải đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới. Như vậy, việc chậm đăng ký kết hôn hoặc tổ chức mà đám cưới mà chưa đăng ký kết hôn sẽ không bị xử phạt và cũng chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi này. Nếu bạn có mong muốn ly hôn với chồng của mình thì vẫn có thể gửi yêu cầu ly hôn lên Toà án để giải quyết. Nếu đủ căn cứ, Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng bạn. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. | Xin hỏi, tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn có bị phạt không? Không đăng ký kết hôn thì có thể ly hôn không? Có được yêu cầu chia tài sản chung không? |
Theo khoản 7, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | Dựa vào các căn cứ điều luật thì bạn đã đủ điều kiện để đăng ký kết hôn và cũng không vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình. Về mặt quy định của pháp luật việc tổ chức đám cưới cùng lúc với hai người nhưng không đăng kí kết hôn thì sẽ không được công nhận là vợ chồng hợp pháp mà chỉ được coi là chung sống với nhau như vợ chồng. | Tôi năm nay 32 tuổi, trong quá trình tìm hiểu các bạn nữ trên mạng thì tôi có tình cảm với hai người. Thật lòng là tôi muốn lấy là cả hai người làm vợ cho nên tôi đã tổ chức đám cưới với cả hai người rồi nhưng chưa đăng ký kết hôn với ai. Xin hỏi, tôi có thể cùng lúc cưới 2 vợ nhưng không đăng ký kết hôn thì có được không? |
Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 | Việc ngoại tình ở đây không cần đặt ra hậu quả là có con chung hay không mà chỉ cần khi có hành vi chung sống với một người khác, việc chung sống này thường xuyên qua lại ăn ở với nhau như một gia đình đã là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy hành vi ngoại tình không có con chung thì vẫn sẽ bị xử phạt. Pháp luật quy định về hành vi ngoại tình với người đã có gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và tùy mức độ có thể bị phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể hơn là tùy mức độ vi phạm và hậu quả để lại của hành vi “ngoại tình” người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự 2015, sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. | Cho tôi hỏi là ngoại tình mà không có con chung thì có bị phạt không? Ngoại tình với người đã có gia đình, bị xử phạt như thế nào? |
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | Theo quy định, trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ dựa vào các điều kiện của các bên, xem xét xem bên nào có thể đảm bảo cho con một cuộc sống đầy đủ điều kiện về vật chất, giáo dục và tình yêu thương hơn để quyết định người trực tiếp nuôi con. Như vậy, người khuyết tật vẫn có quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn và sẽ do Tòa án xem xét, quyết định người có quyền nuôi dưỡng con. Đối với hành cản trở người khuyết tật nuôi dưỡng con có thể sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. | Người khuyết tật sau khi ly hôn có được trực tiếp nuôi con không? Mức xử phạt cá nhân, tổ chức cản trở quyền nuôi dưỡng con của người khuyết tật là bao nhiêu? |
Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | Việc chồng cũ của bạn cản trở việc nuôi dưỡng con của bạn bằng cách đón con về nuôi và anh không cho hai mẹ con gặp nhau là vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 82. Bạn có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền theo quy định tại Luật Thi hành án dân sự. Hoặc bạn có thể giải quyết với chồng cũ của bạn về việc này, nếu không giải quyết được, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra tòa để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng cũ bạn. Nếu bạn và chồng cũ của bạn không thống nhất được vấn đề phân chia tài sản chung sau khi ly hôn thì bạn có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu tòa án chia tài sản chung của hai vợ chồng. | Năm 2020 hai vợ chồng tôi có làm đơn thuận tình ly hôn và đã nhận được quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Tuy nhiên đến nay, chúng tôi vẫn không thống nhất được vấn đề phân chia tài sản chung. Ngoài ra trong thời kì hôn nhân chúng tôi có 1 con chung, cháu năm nay 6 tuổi. Trước đó chúng tôi thỏa thuận khi ly hôn là con sẽ do tôi nuôi, nhưng do mâu thuẫn, chồng tôi đón con về nuôi và anh không cho hai mẹ con tôi gặp nhau. Xin hỏi tôi làm đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn thế nào? Chồng không cho gặp con tôi có thể khởi kiện và yêu cầu chia lại được không? |
Theo Điều 52, 205 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. | Đối với yêu cầu thuận tình ly hôn thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại Tòa án. Còn đối với yêu cầu đơn phương ly hôn thì không bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại Tòa án. Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian giải quyết, không muốn hòa giải thì có thể yêu cầu đơn phương ly hôn và làm đơn đề nghị không hòa giải gửi đến Tòa án. | Xin hỏi, tôi có thể ly hôn mà không tiến hành thủ tục hòa giải để rút ngắn thời gian có được không? |
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 | Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình và các Nghị định hướng dẫn thi hành thì khoản tiền trúng số được xem là khoản thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. | Xin hỏi, Tiền trúng vé số là tài sản chung hay tài sản riêng? |
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình | Pháp luật chỉ cấm kết hôn đối với những người mất năng lực hành vi dân sự. Nếu chị A bị khuyết tật trí tuệ ở mức độ nhẹ nhưng chứng minh được việc nhận thức chậm hơn người bình thường nhưng vẫn có thể tự giao tiếp như người bình thường, có thể tự nhận thức làm chủ hành vi của mình, chưa bị mất năng lực hành vi dân sự thì xác định chị A không thuộc trường hợp không đủ điều kiện kết hôn. Hai bạn vẫn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn như bình thường nếu những điều kiện khác các bạn đáp ứng đủ. | Tôi có dự định kết hôn với chị A. Tuy nhiên, cán bộ hộ tịch từ chối việc đăng ký kết hôn của tôi với lý do chị A bị khuyết tật trí tuệ. Chị A đã đủ tuổi kết hôn và chỉ bị khuyết tật ở mức độ nhẹ. Vậy trong trường hợp này, tôi có được phép đăng ký kết hôn với chị A không? |
Theo Điều 82, 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 | Với trường hợp trên, Nếu chồng bạn không được Tòa án giao cho quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn nhưng lại không tuân thủ các quyền, nghĩa vụ hai bên theo Luật thì bạn có thể yêu cầu phía chồng cũ thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, nếu vẫn không thiện trí thực hiện và không cho bạn đón con thì bạn liên hệ với cơ quan Công an gần nhất để lập biên bản, xử phạt hành chính. | Hai vợ chồng tôi ly hôn đơn phương cách đây 2 năm, con do tôi nuôi dưỡng. Năm nay cháu 3 tuổi, cháu có được nghỉ hè nên chồng tôi muốn đón con về nội chơi 1 tuần. Nay tôi muốn đón con về thì chồng tôi không cho và thách thức nếu tôi đến đón sẽ giết con. Xin hỏi hiện nay tôi phải làm như thế nào? |
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | Mặc dù chồng chị và nhân tình không có quan hệ hôn nhân, nhưng chồng chị và con riêng với nhân tình vẫn có quan hệ huyết thống, nên vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu bé. Nếu chồng chị không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu bé thì mẹ cháu bé hoàn toàn có quyền yêu cầu toà án buộc chồng chị phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu không chấp hành quyết định của toà sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. | Hai vợ chồng tôi kết hôn 2 năm nhưng chưa có con. Chồng tôi ngoại tình và có con riêng với bồ, nay bạn đó yêu cầu chồng tôi cấp dưỡng. Xin hỏi chồng tôi có bắt buộc phải cấp dưỡng không? Nếu không cấp dưỡng thì có chế tài xử phạt không? |
Theo Điều 31 Luật Hôn nhân gia đình 2014 | pháp luật quy định việc định đoạt tài sản là nhà ở duy nhất phải có sự nhất trí của hai vợ chồng. Tuy nhiên, đối với nhà ở là tài sản riêng thì để đảm bảo cho quyền của người chủ sở hữu thì pháp luật vẫn cho phép chủ sở hữu được quyền định đoạt tài sản của mình thông qua việc xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch mà không cần phải có sự đồng ý của vợ/chồng nhưng với điều kiện là phải đảm bảo chỗ ở cho vợ/chồng. | Ngày 1/1/2020, tôi có mua căn hộ chung cư X và đã được cấp giấy chứng nhận. Ngày 1/5/2020, tôi có đăng ký kết hôn với chị A. Căn hộ chung cư X trên là nhà ở duy nhất mà vợ chồng tôi có. Ngày 7/10/2021, tôi tự ý bán căn hộ chung cư trên cho bà B tuy nhiên văn phòng công chứng yêu cầu phải có sự đồng ý của vợ tôi. Vậy trong trường hợp trên, tôi có thể bán căn nhà chung cư mà không cần sự đồng ý của vợ tôi không? |
Theo Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 | Vợ bạn bị mắc bệnh tâm thần là trường hợp được pháp luật xác định là người mất năng lực hành vi dân sự. Chính vì vậy, bạn được đại diện cho vợ bạn để tham gia các giao dịch bao gồm việc bán tài sản chung vợ chồng bạn nhằm mục đích chăm sóc, chữa bệnh, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của vợ bạn. Vấn đề thủ tục chuyển nhượng bạn phải tiến hành thủ tục Công chứng, chứng thực và làm hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đúng theo quy định pháp luật. | Xin hỏi nếu vợ bị tâm thần thì khi bán mảnh đất thì tôi có cần chữ kí của vợ không? Thủ tục chuyển nhượng được thực hiện như thế nào? |
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 | Chị muốn đến ngân hàng tiến hành các thủ tục tất toán các khoản vay với ngân hàng để giải chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của 2 vợ chồng thì chị cần phải có văn bản uỷ quyền của chồng chị. Trong trường hợp này, hai vợ chồng chị cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc chồng chị nhờ người khác giả mạo chữ ký của chị để thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, giao dịch dân sự thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền tại ngân hàng có thể được xác định vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Chồng chị và người được nhờ ký giả có thể phải đối diện với trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mức xử phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên đến 12 năm, 20 năm và tù chung thân. | Tôi lấy chồng cách đây 2 năm, hai vợ chồng có gom góp mua được mảnh đất. Chồng tôi chơi đánh bạc qua mạng thua hơn 300 triệu. Anh ấy mang bìa đỏ của nhà đi vay ngân hàng 120 triệu và nhờ một người khác giả làm vợ ký vay tiền. Hiện nay chồng tôi đã bỏ đi, tôi muốn ra ngân hàng chuộc lại sổ về có được không? Tôi muốn kiện chồng vì nhờ người giả chữ ký của tôi được không? Liệu chồng tôi hay người được nhờ sẽ bị xử lý? Mức xử phạt là như thế nào? |
Theo 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | Nếu giá trị 2/3 thửa đất trên được bạn dùng khoản tiền là tài sản chung của vợ chồng bạn để thanh toán thì nó là tài sản chung, và một nửa giá trị đó sẽ là di sản của chồng bạn để lại cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng bạn. | Vợ chồng tôi mua một mảnh đất trị giá 3 tỷ, thanh toán thành 3 đợt. Sau khi thanh toán được 1/3 giá trị mảnh đất, chồng tôi qua đời. Tôi tiếp tục thanh toán 2/3 số tiền còn lại và làm thủ tục cấp Sổ đỏ đứng tên tôi. Xin hỏi sau khi chồng tôi mất, bố mẹ chồng tôi có được chia di sản thừa kế tài sản đó không? |
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. | Cho tôi hỏi tài sản chung của vợ chồng là gì? |
Theo Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 | Nếu Tòa án chưa giải quyết mà vợ chồng không đồng ý trả lại số tiền đã vay thì bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân nơi một trong hai người vợ hoặc chồng đang cư trú để giải quyết buộc cả hai vợ chồng phải có nghĩa vụ trả lại cho bạn số tiền đã vay theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. | Cho tôi hỏi tài sản chung của vợ chồng là gì? |
Theo khoản 1, Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. | Theo quy định thì căn nhà bạn vay tiền ngân hàng mua vào năm 2008 không phải là tài sản riêng của bạn, mà là tài sản chung của vợ chồng bạn theo quy định tại khoản 1, Điều 33. | Tôi và anh A có đăng ký kết hôn với nhau vào năm 2006. Năm 2008, tôi có đứng ra vay ngân hàng số tiền 1 tỷ để mua nhà, khi tôi vay tiền ngân hàng thì chồng tôi không hề biết. Hợp đồng vay tiền chỉ có mình tôi ký. Vậy căn nhà mà tôi mua có phải là tài sản riêng của tôi không ? |
Theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 | Tuy nhà mua trả góp trước khi đăng ký kết hôn nhưng trả trong thời kỳ hôn nhân, được thanh toán bằng tiền lương hoặc các thu nhập khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì phần giá trị nhà ở được trả góp trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.Mặt khác, hiện nay Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đang đứng tên cả hai vợ chồng nên được coi là đã có sự chấp thuận thỏa thuận của vợ chồng về việc căn nhà đó được sáp nhập là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.Như vậy, có thể thấy căn nhà đang đứng tên vợ chồng bạn là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nên khi ly hôn sẽ được chia theo quy định của pháp luật. | Hai vợ chồng tôi có đang chuẩn bị làm đơn ly hôn. Về phần tài sản, vợ tôi mua 1 căn chung cư trước thời kì hôn nhân. Tuy nhiên căn chung cư đó đóng tiền theo tiến độ , tức là trước thời kì hôn nhân, vợ tôi mới trả 50%. Sau khi kết hôn, 2 vợ chồng tôi đóng 50% số tiền còn lại. Trong giấy tờ đều đang đứng tên 2 vợ chồng. Vậy cho tôi hỏi nếu ly hôn, tài sản đó được coi là tài sản riêng hay tài sản chung? Nếu không có giấy tờ gì chứng minh vợ tôi đã bỏ ra 50% để mua tài sản trước thời kì hôn nhân thì tài sản sẽ chia như thế nào ? |
Theo Điều 16 Nghị định 126/2014/NĐ-CP | Trong tình huống trên thì anh A giao dịch với anh C là người thứ ba ngay tình đã được chứng minh bên trên và Anh A đã đứng tên tài khoản ngân hàng năm 2008 thì theo Điều 32 anh A là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài khoản ngân hàng với anh C.Vậy, trong trường hợp này, chị B không có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch giữa anh A và anh C vô hiệu. Và anh C là người thứ ba ngay tình và sẽ được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành. | Anh A và Chị B kết hôn với nhau năm 2005. Anh A có tài khoản ngân hàng đứng tên anh A từ năm 2018. Anh A có rút tiền ngân hàng cho C vay. Trường hợp này nếu chị B yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu có được không ?Anh C có được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 không? |
Theo khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | Các bên không được lạm dụng việc được Tòa án tuyên bố cho phép được nuôi con để cản trở quyền của người không được nuôi con. Ngược lại, người không được nuôi con cũng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và cũng không được phép làm trái với quyết định của Tòa án hoặc thỏa thuận tại Tòa án về việc nuôi con.Trường hợp này, người chồng tự ý về đón con đi và đòi nuôi con là trái pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính. Mức phạt từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng và sẽ bị buộc phải chấm dứt hành động vi phạm đó. Nếu như người chồng tự ý đón con về và có hành vi giành quyền nuôi con trái phép thì bạn có thể làm đơn đến cơ quan thi hành án đề nghị việc thi hành án theo yêu cầu, buộc người chồng phải chấp hành theo Bản án hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa hai người, giao con cho bạn chăm sóc, nuôi dưỡng và buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. | Tôi và chồng đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn và trong bản án ly hôn tôi là người được quyền nuôi con. Mượn cớ là đưa bé đi chơi, anh ấy đã đưa con về quê ở Quảng Bình và có nói với tôi là từ giờ anh ấy sẽ nuôi con. Tôi có nói thế nào thì anh ấy cũng không chịu đưa bé về cho tôi. Vậy trường hợp này tôi phải làm gì? |
Theo khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014 | Bạn có thể đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú.Nếu hai bạn đăng ký kết hôn tại TP.HCM, hai bạn vẫn cần xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi đăng ký thường trú ở Bắc Ninh và Bắc Giang. | Tôi đăng ký hộ khẩu thường trú tại Bắc Ninh, vợ sắp cưới của tôi có hộ khẩu tại Bắc Giang. Hiện tại chúng tôi đang công tác tại TPHCM và đã có sổ tạm trú KT3. Vậy chúng tôi có thể đăng ký kết hôn tại TPHCM không hay phải về quê đăng ký? |
Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 | Bạn có thể nhận nuôi bé khi đáp ứng những quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 và Nghị định 19/2011/NĐ-CP.Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Có tư cách đạo đức tốt. | Tôi vừa kết hôn xong, vợ tôi trước đó đã ly hôn chồng cũ và có được quyền nuôi 01 đứa con. Xin hỏi tôi có thể nhận nuôi bé làm con nuôi được không? Nếu được thì tôi phải đáp ứng những điều kiện gì? |
Theo điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 | Người nam chuyển giới thành nữ thì sẽ thực hiện sửa lại giới tính trên giấy tờ. Vì thế, nam sau khi chuyển giới sẽ được pháp luật thừa nhận là giới tính nữ, cho nên việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người nam chuyển giới thành nữ sẽ chỉ thực hiện trên tình thần tự nguyện. | Tôi thắc mắc là nếu nam chuyển giới thành nữ có bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? |
Theo điều 59 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 | Việc chuyển giới nhằm trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. | Nếu nam chuyển giới để trốn nghĩa vụ quân sự bị xử phạt như thế nào? |
Theo điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 | Khung hình phạt ít nghiêm trọng. Từ 03 tháng đến 02 năm hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Khung hình phạt nghiêm trọng từ 01 năm đến 05 năm | Nam chuyển giới để trốn nghĩa vụ quân sự thì bị phạt bao nhiêu năm tù? |
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 | Với trường hợp người đang đi học đại học được hoãn nghĩa vụ quân sự khi hệ đào tạo đại học là hệ chính quy thuộc các cơ sở giáo dục đào tạo cho đến hoàn thành việc học đài học | Con tôi đang học đại học thì được hoãn nghĩa vụ quân sự đến khi nào? |
Theo Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 | Việc thi đậu Công chức vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự như bao công dân khác. Pháp luật chỉ quy định đối với trường hợp người Công chức đang công tác tại cả vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì mới đủ điều kiện để tạm hoãn hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự. | Con tôi thi đậu vào Công chức thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không? |
Theo Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 | Việc thi đậu Công chức vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự như bao công dân khác. Pháp luật chỉ quy định đối với trường hợp người Công chức đang công tác tại cả vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì mới đủ điều kiện để tạm hoãn hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự. | Con tôi thi đậu vào Công chức thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không? |
Theo Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 | Với trường hợp người đào ngũ khi đang đi nghĩa vụ quân sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này một lần hoặc trong quá trình đào ngũ gây ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy vào tính chất vụ việc mà người đào ngũ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt từ 06 tháng đến 12 năm tù giam. | Cho tôi hỏi là người đào ngũ khi đang đi nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? |
Theo Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 | Với trường hợp người đào ngũ khi đang đi nghĩa vụ quân sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này một lần hoặc trong quá trình đào ngũ gây ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy vào tính chất vụ việc mà người đào ngũ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt từ 06 tháng đến 12 năm tù giam. | Cho tôi hỏi là người đào ngũ khi đang đi nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? |
Theo Điều 22 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 | Thời gian phục vụ tại ngũ sẽ được tính từ ngày giao, nhận quân.Tuy nhiên nếu không tổ chức giao nhận quân tập trung thì thời gian nhập ngũ sẽ được tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận quân đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.Người có thời gian đào ngũ hoặc thời gian chấp hành hình phạt tù thì sẽ không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ. | Cho tôi hỏi là thời gian phục vụ tại ngũ khi đi nghĩa vụ quân sự được tính như thế nào? |
Theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 | Theo như quy định thì thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình sẽ là 24 tháng. Do đó, công dân tham gia nghĩa vụ quân sự trong năm 2023 sẽ đi nghĩa vụ trong 02 năm.Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của công dân không quá 6 tháng. Do đó, nếu công dân rơi vào trường hợp được kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì công dân đi nghĩa vụ năm 2023 sẽ phục vụ tại ngũ tối đa là 2,5 năm. | Cho tôi hỏi là việc thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2023 là bao nhiêu năm? |
Theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 | Việc thực hiện đăng ký khai sinh cho con có thể thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ cư trú. Như vậy, không có yêu cầu bắt buộc cha mẹ phải cùng nơi cư trú nên việc người mẹ dù không nhập khẩu vào nhà chồng thì vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con. | Tôi chưa chuyển hộ khẩu về nhà chồng thì có thể làm giấy khai sinh cho con được không? |
Theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 | Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, bạn phải có trách nhiệm đi đăng ký làm giấy khai sinh cho con.Trong trường hợp cha mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh. | Thời hạn mà tôi phải đi đăng ký giấy khai sinh cho con là bao lâu? |
Theo Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP | Khi đặt tên cho con cần phải tuân theo những yêu cầu là. Phù hợp với pháp luật, giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, không đặt tên quá dài, khó sử dụng | Cho tôi hỏi quy định đặt tên con khi đăng ký giấy khai sinh là như thế nào? |
Theo Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 | Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sựu bao gồm. Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cá nhân đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích. Cá nhân đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương cấp xã hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cá nhân bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.Tuy nhiên, các đối tượng trên vẫn được đăng ký đi nghĩa vụ quân sự sau khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp. | Những đối tượng nào thì không được đăng ký nghĩa vụ quân sự? |
Theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 | Các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự bao gồm. Đối tượng là con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một. Đối tượng là anh trai hoặc một em trai duy nhất của liệt sĩ. Là con một của thương binh hạng hai, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên. Người làm công tác cơ yếu nhưng không phải là quân nhân, Công an nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. | Những đối tượng như thế nào thì được miễn nghĩa vụ quân sự |
Theo khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 | Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn sử dụng không quá 12 tháng và không được gia hạn. | Có thể cho tôi biết được là hộ chiếu phổ thông được cấp theo thủ tục rút gọn thì có thời hạn sử dụng là bao lâu? |
Theo Khoản 16 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 | Thời hạn của thẻ tạm trú có ký hiệu NN2 là không quá 3 năm. | Cho tôi hỏi là thẻ tạm trú có ký hiệu NN2 thì có thời hạn tạm trú bao nhiêu năm? |
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | Đối với quy định này người 16 tuổi là độ tuổi chưa đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo pháp luật quy định. Do đó, độ tuổi tối thiểu của công dân nam là từ đủ 20 và đối với công dân nữ là từ đủ 18 tuổi. | Con tôi năm nay 16 tuổi thì có thể đăng ký kết hôn được không |
Theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | Đối với trường hợp tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn sẽ không bị phạt mà thay vào đó là pháp luật sẽ không công nhận quan hệ vợ chồng. Nếu sau này có những vấn đề pháp lý phát sinh thì sẽ không được pháp luật bảo vệ và điều chỉnh theo quan hệ vợ chồng. | Nếu như không thể đăng ký kết hôn mà vẫn tổ chức đám cưới |
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015 | Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh. | Giấy khai sinh bị tẩy xóa, sửa chữa thì bị phạt bao nhiêu tiền |
Theo Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP | Theo nghị định thì làm giấy khai sinh cho con muộn sẽ bị phạt cảnh cáo. | Tôi làm giấy khai sinh cho con muộn 2 năm bị phạt bao nhiêu tiền ? |
Theo Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP | Theo nghị định thì làm giấy khai sinh cho con muộn sẽ bị phạt cảnh cáo. | Tôi làm giấy khai sinh cho con muộn 2 năm thì bị phạt bao nhiêu tiền ? |
Theo Điều 4 Nghị định 78/2020/NĐ-CP | Hiện nay pháp luật không có quy định chỉ công dân nam mới được đăng ký sĩ quan dự bị. Trường hợp công dân nữ còn trong độ tuổi quy định và đáp ứng các tiêu chuẩn thì vẫn được xem xét đăng ký sĩ quan dự bị. | Tôi có thắc mắc là theo quy định hiện nay thì công dân nữ có được đăng ký sĩ quan dự bị không? |
Theo Điều 4 Nghị định 78/2020/NĐ-CP | Hiện nay pháp luật không có quy định chỉ công dân nam mới được đăng ký sĩ quan dự bị. Trường hợp công dân nữ còn trong độ tuổi quy định và đáp ứng các tiêu chuẩn thì vẫn được xem xét đăng ký sĩ quan dự bị | Tôi có thắc mắc là theo quy định hiện nay thì công dân nữ có được đăng ký sĩ quan dự bị không? |
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 78/2020/NĐ-CP | Các trường hợp không được đăng ký ngạch sĩ quan dự bị như sau. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bị phạt tù hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ. Xuất cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định | Trong trường hợp nào không được đăng ký ngạch sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân? |
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em 2016 | Trẻ em bị bỏ rơi sẽ thuộc một trong những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt | Trẻ em bị bỏ rơi có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không? |
Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 | Căn cứ theo quy định nêu trên thì công dân đến sinh sống ở lại nhà người thân mà khác với nơi công dân đăng ký thường trú thì từ 30 ngày trở lên phải thực hiện đăng ký tạm trú. Nếu đến sinh sống và ở lại dưới 30 ngày thì không cần phải đăng ký tạm trú. | Cháu đến ở nhà Dì ruột thì có cần phải đăng ký tạm trú không |
Theo khoản 3 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 | Hành vi bóc lột trẻ em là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm dưới mọi hình thức. Như vậy, nếu ai thực hiện hành vi bóc lột trẻ em không nơi nương tựa sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. | Hành vi bóc lột trẻ em không nơi nương tựa có thuộc hành vi bị pháp luật nghiêm cấm đối với trẻ em hay không? |
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP | Người xuyên tạc tác phẩm văn học gây phương hại đến danh dự của tác giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. | Người xuyên tạc tác phẩm văn học gây phương hại đến danh dự của tác giả thì bị xử phạt như thế nào? |
Theo Điều 3 Nghị định 129/2021/NĐ-CP | Theo quy định thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người xuyên tạc tác phẩm văn học gây phương hại đến danh dự của tác giả là 02 năm. | Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người xuyên tạc tác phẩm văn học gây phương hại đến danh dự của tác giả là bao lâu? |
Theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 | Trường hợp mà bạn đề cập khi tài sản của bạn do ông bạn tặng và không phải do ba, mẹ bạn tạo ra mặc dù được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì đây không phải là tài sản chung của ba, mẹ bạn. | Cho em hỏi là tài sản riêng của em trong thời kỳ hôn nhân của ba, mẹ sẽ là tài sản chung của ba, mẹ phải không? |
Theo Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 | Nếu cần thiết thì người đồng tính là một trong những đối tượng có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng | Nếu người đang có quyết định bị tạm giam là người đồng tính thì có được giam tại buồng riêng hay không? |
Điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 | Người bị tạm giam được ra khỏi buồng tạm giam cần được sự đồng ý của thủ trưởng cơ sở giam giữ. | Người bị tạm giam muốn được ra khỏi buồng tạm giam thì cần được sự đồng ý của ai? |