text
stringlengths 79
471k
| meta
dict | content
stringlengths 8
471k
| citation
stringlengths 29
186
|
---|---|---|---|
Điều 1 Quyết định 92/2007/QĐ-UBND chế độ thu nộp quản lý sử dụng lệ phí có nội dung như sau:
Điều 1. Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương với đối tượng thu và mức thu như sau:
1. Đối tượng thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng công trình bao gồm: Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo thuộc diện phải được cấp giấy phép xây dựng theo khoản 1, Điều 17 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và khoản 9, mục 1, Điều 1 của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 nêu trên. Trừ các công trình được miễn cấp giấy phép xây dựng sau đây:
a) Công trình thuộc bí mật quốc gia, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Các công trình sửa chữa, cải tạo lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các vùng sâu, vùng xa;
e) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung; nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy định xây dựng được duyệt.
2. Đối tượng nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng là các chủ đầu tư các công trình thuộc đối tượng phải thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng quy định tại khoản 1 của Điều này.
3. Mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:
a) Mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng đối với:
- Nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): 50.000 (năm mươi ngàn) đồng/giấy phép;
- Công trình khác: 100.000 (một trăm ngàn) đồng/giấy phép.
b) Mức thu gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000 (mười ngàn) đồng/giấy phép.
4. Thời gian thực hiện: bắt đầu từ ngày 01/9/2007. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương",
"promulgation_date": "20/08/2007",
"sign_number": "92/2007/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Hoàng Sơn",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương với đối tượng thu và mức thu như sau:
1. Đối tượng thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng công trình bao gồm: Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo thuộc diện phải được cấp giấy phép xây dựng theo khoản 1, Điều 17 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và khoản 9, mục 1, Điều 1 của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 nêu trên. Trừ các công trình được miễn cấp giấy phép xây dựng sau đây:
a) Công trình thuộc bí mật quốc gia, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Các công trình sửa chữa, cải tạo lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các vùng sâu, vùng xa;
e) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung; nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy định xây dựng được duyệt.
2. Đối tượng nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng là các chủ đầu tư các công trình thuộc đối tượng phải thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng quy định tại khoản 1 của Điều này.
3. Mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:
a) Mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng đối với:
- Nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): 50.000 (năm mươi ngàn) đồng/giấy phép;
- Công trình khác: 100.000 (một trăm ngàn) đồng/giấy phép.
b) Mức thu gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000 (mười ngàn) đồng/giấy phép.
4. Thời gian thực hiện: bắt đầu từ ngày 01/9/2007. | Điều 1 Quyết định 92/2007/QĐ-UBND chế độ thu nộp quản lý sử dụng lệ phí |
Điều 2 Quyết định 92/2007/QĐ-UBND chế độ thu nộp quản lý sử dụng lệ phí có nội dung như sau:
Điều 2. Tổ chức thu, nộp và quản lý sử dụng
1. Sở Xây dựng, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng (dưới đây gọi chung là cơ quan thu).
2. Cơ quan thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai mức thu lệ phí tại trụ sở cơ quan nơi thu lệ phí;
b) Khi thu tiền lệ phí phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế;
c) Thực hiện đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán tiền lệ phí thu được theo quy định hiện hành.
3. Cơ quan thu lệ phí được để lại 10% trên tổng số tiền lệ phí thực thu được trước khi nộp vào ngân sách Nhà nước để chi phí cho công việc thu lệ phí, theo nội dung cụ thể sau đây:
a) Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu lệ phí như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
b) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu lệ phí;
c) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ công nhân viên tham gia cấp giấy phép và thu lệ phí trong đơn vị. Mức trích 02 quỹ khen thưởng, phúc lợi bình quân 1 năm, một người tối đa không quá 03 tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và tối đa bằng 02 tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước, sau khi đảm bảo các chi phí quy định tại điểm a, b khoản này.
Toàn bộ số tiền lệ phí được để lại theo quy định, cơ quan thu lệ phí phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định và quyết toán hàng năm; nếu sử dụng không hết trong năm thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
4. Tổng số tiền lệ phí cấp giấy phép xây dựng thu được sau khi trừ số được để lại theo tỷ lệ 10% quy định tại khoản 3 Điều này, số còn lại 90% cơ quan thu lệ phí phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản tương ứng, mục 046, tiểu mục 11 mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành theo thủ tục và thời hạn quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
5. Hàng năm, căn cứ mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng, nội dung chi ở phần trên và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các cơ quan thu lệ phí lập dự toán thu - chi tiền lệ phí cấp giấy phép xây dựng chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định.
6. Cơ quan thu lệ phí thực hiện quyết toán việc sử dụng biên lai thu lệ phí, số tiền lệ phí thu được, số để lại cho đơn vị, số phải nộp ngân sách, số đã nộp và số còn phải nộp ngân sách Nhà nước với cơ quan thuế; quyết toán việc sử dụng số tiền được để lại với cơ quan tài chính cùng cấp theo đúng quy định. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương",
"promulgation_date": "20/08/2007",
"sign_number": "92/2007/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Hoàng Sơn",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Tổ chức thu, nộp và quản lý sử dụng
1. Sở Xây dựng, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng (dưới đây gọi chung là cơ quan thu).
2. Cơ quan thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai mức thu lệ phí tại trụ sở cơ quan nơi thu lệ phí;
b) Khi thu tiền lệ phí phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế;
c) Thực hiện đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán tiền lệ phí thu được theo quy định hiện hành.
3. Cơ quan thu lệ phí được để lại 10% trên tổng số tiền lệ phí thực thu được trước khi nộp vào ngân sách Nhà nước để chi phí cho công việc thu lệ phí, theo nội dung cụ thể sau đây:
a) Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu lệ phí như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
b) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu lệ phí;
c) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ công nhân viên tham gia cấp giấy phép và thu lệ phí trong đơn vị. Mức trích 02 quỹ khen thưởng, phúc lợi bình quân 1 năm, một người tối đa không quá 03 tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và tối đa bằng 02 tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước, sau khi đảm bảo các chi phí quy định tại điểm a, b khoản này.
Toàn bộ số tiền lệ phí được để lại theo quy định, cơ quan thu lệ phí phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định và quyết toán hàng năm; nếu sử dụng không hết trong năm thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
4. Tổng số tiền lệ phí cấp giấy phép xây dựng thu được sau khi trừ số được để lại theo tỷ lệ 10% quy định tại khoản 3 Điều này, số còn lại 90% cơ quan thu lệ phí phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản tương ứng, mục 046, tiểu mục 11 mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành theo thủ tục và thời hạn quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
5. Hàng năm, căn cứ mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng, nội dung chi ở phần trên và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các cơ quan thu lệ phí lập dự toán thu - chi tiền lệ phí cấp giấy phép xây dựng chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định.
6. Cơ quan thu lệ phí thực hiện quyết toán việc sử dụng biên lai thu lệ phí, số tiền lệ phí thu được, số để lại cho đơn vị, số phải nộp ngân sách, số đã nộp và số còn phải nộp ngân sách Nhà nước với cơ quan thuế; quyết toán việc sử dụng số tiền được để lại với cơ quan tài chính cùng cấp theo đúng quy định. | Điều 2 Quyết định 92/2007/QĐ-UBND chế độ thu nộp quản lý sử dụng lệ phí |
Điều 3 Quyết định 92/2007/QĐ-UBND chế độ thu nộp quản lý sử dụng lệ phí có nội dung như sau:
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương",
"promulgation_date": "20/08/2007",
"sign_number": "92/2007/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Hoàng Sơn",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký | Điều 3 Quyết định 92/2007/QĐ-UBND chế độ thu nộp quản lý sử dụng lệ phí |
Điều 1 Quyết định 86/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị Lào Cai có nội dung như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai",
"promulgation_date": "12/12/2014",
"sign_number": "86/2014/QĐ-UBND",
"signer": "Doãn Văn Hưởng",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai. | Điều 1 Quyết định 86/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị Lào Cai |
Điều 2 Quyết định 86/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị Lào Cai có nội dung như sau:
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai",
"promulgation_date": "12/12/2014",
"sign_number": "86/2014/QĐ-UBND",
"signer": "Doãn Văn Hưởng",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. | Điều 2 Quyết định 86/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị Lào Cai |
Điều 3 Quyết định 86/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị Lào Cai có nội dung như sau:
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai",
"promulgation_date": "12/12/2014",
"sign_number": "86/2014/QĐ-UBND",
"signer": "Doãn Văn Hưởng",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | Điều 3 Quyết định 86/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị Lào Cai |
Điều 1 Quyết định 56/2015/QĐ-UBND quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ Lào Cai có nội dung như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh và khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai",
"promulgation_date": "09/12/2015",
"sign_number": "56/2015/QĐ-UBND",
"signer": "Doãn Văn Hưởng",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh và khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. | Điều 1 Quyết định 56/2015/QĐ-UBND quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ Lào Cai |
Điều 2 Quyết định 56/2015/QĐ-UBND quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ Lào Cai có nội dung như sau:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai",
"promulgation_date": "09/12/2015",
"sign_number": "56/2015/QĐ-UBND",
"signer": "Doãn Văn Hưởng",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành. | Điều 2 Quyết định 56/2015/QĐ-UBND quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ Lào Cai |
Điều 3 Quyết định 56/2015/QĐ-UBND quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ Lào Cai có nội dung như sau:
Điều 3. Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành: Công Thương, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai",
"promulgation_date": "09/12/2015",
"sign_number": "56/2015/QĐ-UBND",
"signer": "Doãn Văn Hưởng",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành: Công Thương, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này | Điều 3 Quyết định 56/2015/QĐ-UBND quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ Lào Cai |
Điều 1 Quyết định 884/QĐ-UBND 2019 công bố thủ tục hành chính Thủy lợi Ủy ban cấp xã Quảng Bình có nội dung như sau:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã tỉnh Quảng Bình. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "13/03/2019",
"sign_number": "884/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Tiến Hoàng",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã tỉnh Quảng Bình. | Điều 1 Quyết định 884/QĐ-UBND 2019 công bố thủ tục hành chính Thủy lợi Ủy ban cấp xã Quảng Bình |
Điều 2 Quyết định 884/QĐ-UBND 2019 công bố thủ tục hành chính Thủy lợi Ủy ban cấp xã Quảng Bình có nội dung như sau:
Điều 2. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
1. Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã được công bố tại Quyết định này, gửi Sở Thông tin và Truyền thông để thiết lập quy trình điện tử lên hệ thống thông tin một cửa điện tử theo hướng dẫn tại Công văn số 1388/UBND-KSTT ngày 20/8/2018 của UBND tỉnh về việc xây dựng quy trình tin học hóa giải quyết thủ tục hành chính.
2. Sao gửi và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tổ chức công khai và thực hiện các thủ tục hành chính này theo đúng quy định. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "13/03/2019",
"sign_number": "884/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Tiến Hoàng",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
1. Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã được công bố tại Quyết định này, gửi Sở Thông tin và Truyền thông để thiết lập quy trình điện tử lên hệ thống thông tin một cửa điện tử theo hướng dẫn tại Công văn số 1388/UBND-KSTT ngày 20/8/2018 của UBND tỉnh về việc xây dựng quy trình tin học hóa giải quyết thủ tục hành chính.
2. Sao gửi và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tổ chức công khai và thực hiện các thủ tục hành chính này theo đúng quy định. | Điều 2 Quyết định 884/QĐ-UBND 2019 công bố thủ tục hành chính Thủy lợi Ủy ban cấp xã Quảng Bình |
Điều 3 Quyết định 884/QĐ-UBND 2019 công bố thủ tục hành chính Thủy lợi Ủy ban cấp xã Quảng Bình có nội dung như sau:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "13/03/2019",
"sign_number": "884/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Tiến Hoàng",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. | Điều 3 Quyết định 884/QĐ-UBND 2019 công bố thủ tục hành chính Thủy lợi Ủy ban cấp xã Quảng Bình |
Điều 4 Quyết định 884/QĐ-UBND 2019 công bố thủ tục hành chính Thủy lợi Ủy ban cấp xã Quảng Bình có nội dung như sau:
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "13/03/2019",
"sign_number": "884/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Tiến Hoàng",
"type": "Quyết định"
} | Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | Điều 4 Quyết định 884/QĐ-UBND 2019 công bố thủ tục hành chính Thủy lợi Ủy ban cấp xã Quảng Bình |
Điều 1 Quyết định 16/2016/QĐ-UBND quản lý mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản Kiên Giang có nội dung như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định quản lý mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang",
"promulgation_date": "13/04/2016",
"sign_number": "16/2016/QĐ-UBND",
"signer": "Mai Anh Nhịn",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định quản lý mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. | Điều 1 Quyết định 16/2016/QĐ-UBND quản lý mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản Kiên Giang |
Điều 2 Quyết định 16/2016/QĐ-UBND quản lý mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản Kiên Giang có nội dung như sau:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 35/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy định giao mặt nước biển, cho thuê mặt nước biển đối với các tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cho thuê mặt nước biển và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển cho cá nhân trong nước sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang",
"promulgation_date": "13/04/2016",
"sign_number": "16/2016/QĐ-UBND",
"signer": "Mai Anh Nhịn",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 35/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy định giao mặt nước biển, cho thuê mặt nước biển đối với các tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cho thuê mặt nước biển và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển cho cá nhân trong nước sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản. | Điều 2 Quyết định 16/2016/QĐ-UBND quản lý mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản Kiên Giang |
Điều 3 Quyết định 16/2016/QĐ-UBND quản lý mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản Kiên Giang có nội dung như sau:
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có mặt nước biển và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang",
"promulgation_date": "13/04/2016",
"sign_number": "16/2016/QĐ-UBND",
"signer": "Mai Anh Nhịn",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có mặt nước biển và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH | Điều 3 Quyết định 16/2016/QĐ-UBND quản lý mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản Kiên Giang |
Điều 1 Quyết định 01/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư Thành phố Hà Nội có nội dung như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội". | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "04/01/2013",
"sign_number": "01/2013/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Khôi",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội". | Điều 1 Quyết định 01/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư Thành phố Hà Nội |
Điều 2 Quyết định 01/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư Thành phố Hà Nội có nội dung như sau:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "04/01/2013",
"sign_number": "01/2013/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Khôi",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. | Điều 2 Quyết định 01/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư Thành phố Hà Nội |
Điều 3 Quyết định 01/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư Thành phố Hà Nội có nội dung như sau:
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp quản lý nhà chung cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "04/01/2013",
"sign_number": "01/2013/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Khôi",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp quản lý nhà chung cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này | Điều 3 Quyết định 01/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư Thành phố Hà Nội |
Điều 1 Quyết định 1199/QĐ-BHXH 2022 dịch vụ công trực tuyến Giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản có nội dung như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này dịch vụ công trực tuyến “Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe” thuộc lĩnh vực thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Chi tiết tại phụ lục kèm theo). | {
"issuing_agency": "Bảo hiểm xã hội Việt Nam",
"promulgation_date": "25/05/2022",
"sign_number": "1199/QĐ-BHXH",
"signer": "Lê Hùng Sơn",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này dịch vụ công trực tuyến “Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe” thuộc lĩnh vực thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Chi tiết tại phụ lục kèm theo). | Điều 1 Quyết định 1199/QĐ-BHXH 2022 dịch vụ công trực tuyến Giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản |
Điều 2 Quyết định 1199/QĐ-BHXH 2022 dịch vụ công trực tuyến Giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản có nội dung như sau:
Điều 2. Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm thực hiện việc kết nối, tích hợp để cung cấp dịch vụ công trực tuyến này trên Cổng Dịch vụ công ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đảm bảo đúng quy định, áp dụng từ ngày 15/06/2022. | {
"issuing_agency": "Bảo hiểm xã hội Việt Nam",
"promulgation_date": "25/05/2022",
"sign_number": "1199/QĐ-BHXH",
"signer": "Lê Hùng Sơn",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm thực hiện việc kết nối, tích hợp để cung cấp dịch vụ công trực tuyến này trên Cổng Dịch vụ công ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đảm bảo đúng quy định, áp dụng từ ngày 15/06/2022. | Điều 2 Quyết định 1199/QĐ-BHXH 2022 dịch vụ công trực tuyến Giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản |
Điều 3 Quyết định 1199/QĐ-BHXH 2022 dịch vụ công trực tuyến Giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản có nội dung như sau:
Điều 3. Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | {
"issuing_agency": "Bảo hiểm xã hội Việt Nam",
"promulgation_date": "25/05/2022",
"sign_number": "1199/QĐ-BHXH",
"signer": "Lê Hùng Sơn",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | Điều 3 Quyết định 1199/QĐ-BHXH 2022 dịch vụ công trực tuyến Giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản |
Điều 1 Quyết định 60/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam có nội dung như sau:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 với những nội dung chính sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
2. Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác. Phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước v.v…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết trong lĩnh vực nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; đầu tư thỏa đáng cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khai thác than.
3. Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than nhằm chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành; kết hợp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác để bổ sung nguồn than cho nhu cầu lâu dài trong nước;
4. Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành than trên cơ sở doanh nghiệp do Nhà nước chi phối đóng vai trò chủ đạo; thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phục vụ mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
5. Phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng trên địa bàn, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh; đảm bảo an toàn trong sản xuất.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Về thăm dò than
a) Bể than Đông Bắc
- Đến hết năm 2015 hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300 m đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021-2030.
b) Bể than đồng bằng sông Hồng
- Lựa chọn một số diện tích chứa than có triển vọng, có điều kiện địa chất - mỏ thích hợp để tiến hành thăm dò trong kỳ kế hoạch 2012 - 2015, phục vụ việc đầu tư khai thác thử nghiệm và cuối kỳ kế hoạch.
- Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than đồng bằng sông Hồng và kết quả triển khai một số dự án thử nghiệm, tiến hành thăm dò mở rộng để làm cơ sở phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ phù hợp. Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò phần diện tích chứa than có điều kiện khai thác thuận lợi thuộc khối nâng Khoái Châu - Tiền Hải.
2. Về khai thác than
Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của Quy hoạch:
- Năm 2012: 45 - 47 triệu tấn.
- Năm 2015: 55 - 58 triệu tấn.
- Năm 2020: 60 - 65 triệu tấn.
- Năm 2025: 66 - 70 triệu tấn.
- Năm 2030: trên 75 triệu tấn.
Trong đó:
- Bể than Đông Bắc và các mỏ than khác (ngoài bể than đồng bằng sông Hồng): Sản lượng than thương phẩm khoảng 55 - 58 triệu tấn vào năm 2015; 59 - 64 triệu tấn vào năm 2020; 64 - 68 triệu tấn vào năm 2025 và duy trì khoảng 65 triệu tấn từ sau năm 2025.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trong giai đoạn đến năm 2015 đầu tư khai thác thử nghiệm một số dự án để làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển sau năm 2015. Phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm (quy đổi) khoảng 0,5 - 1 triệu tấn vào năm 2020; 2 triệu tấn vào năm 2025 và trên 10 triệu tấn vào năm 2030.
Sản lượng than thương phẩm toàn ngành có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, kể cả việc xuất, nhập khẩu than, nhằm mục tiêu đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế.
3. Về sàng tuyển, chế biến than
Trước năm 2015 hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trí các cơ sở sàng tuyển vùng Quảng Ninh nhằm mục tiêu tối ưu hóa công tác vận chuyển than, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng về các chủng loại than qua sàng tuyển và đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông, cảng biển, yêu cầu bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 phát triển chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, khí hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất v.v…).
4. Về bảo vệ môi trường
Đến năm 2015 cơ bản đạt các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, điểm du lịch v.v…); đến năm 2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn các vùng mỏ.
5. Về thị trường than
Chuyển nhanh hoạt động ngành than theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, có sự điều tiết của Nhà nước.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH
1. Dự báo nhu cầu than
Dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước theo các giai đoạn như sau:
Đơn vị: triệu tấn
Nhu cầu than
2012
2015
2020
2025
2030
P/A cơ sở
P/A cao
P/A cơ sở
P/A cao
P/A cơ sở
P/A cao
P/A cơ sở
P/A cao
P/A cơ sở
P/A cao
Tổng số
32,9
33,7
56,2
60,7
112,4
120,3
145,5
177,5
220,3
270,1
Trong đó, than cho điện
14,4
15,2
33,6
38,0
82,8
90,8
112,7
144,7
181,3
231,1
2. Phân vùng quy hoạch
a) Vùng thăm dò, khai thác, chế biến quy mô công nghiệp
- Bể than Đông Bắc: Diện tích chứa than phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh, một phần ở các tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. Đây là vùng có tài nguyên và trữ lượng than antraxit lớn nhất nước được huy động chủ yếu vào quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2030.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Diện tích chứa than phân bổ chủ yếu ở các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định. Đây là vùng than có nhiều tiềm năng, than loại á bitum (sub - bituminous), mức độ thăm dò còn thấp, điều kiện khai thác khó khăn và phức tạp, nhạy cảm về môi trường, môi sinh.
- Các mỏ than nội địa: Gồm có 6 mỏ than (Núi Hồng, Khánh Hòa, Làng Cẩm, Na Dương, Khe Bố, Nông Sơn) hiện do các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam quản lý, bảo vệ, khai thác; các mỏ than trên có tài nguyên và trữ lượng, công suất vừa và nhỏ, khai thác chủ yếu bằng phương pháp khai thác lộ thiên, tài nguyên và trữ lượng than tập trung chủ yếu ở vùng Quán Triều - Núi Hồng và Lạng Sơn.
b) Vùng thăm dò, khai thác, chế biến quy mô vừa và nhỏ
- Các mỏ than thuộc địa phương: Có trên 100 mỏ và điểm mỏ than có tài nguyên và trữ lượng nhỏ và phân tán, phân bố trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; giá trị công nghiệp và mức độ thăm dò thấp.
- Các mỏ than bùn: Các mỏ than bùn phân bố khá rộng và đều khắp trong cả nước với trên 216 mỏ và điểm mỏ với tổng tài nguyên dự báo khá lớn được phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ, mức độ thăm dò thấp.
c) Vùng cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
3. Tổng tài nguyên và trữ lượng than
- Tổng tài nguyên và trữ lượng than tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2011 được xác định bằng 48,7 tỷ tấn, trong đó:
+ Than đá: 48,4 tỷ tấn.
+ Than bùn: 0,3 tỷ tấn.
- Tài nguyên và trữ lượng than huy động vào quy hoạch là 7,2 tỷ tấn, trong đó:
+ Than đá: 7,0 tỷ tấn.
+ Than bùn: 0,2 tỷ tấn.
Chi tiết theo Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
4. Quy hoạch thăm dò
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Bể than Đông Bắc: Đến cuối năm 2015 thực hiện xong các đề án thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m, trong đó có các khu mỏ mới như nếp lõm Bảo Đài, Đông Triều - Phả Lại, Đông Tràng Bạch, vịnh Cuốc Bê, Đông Quảng Lợi và một số khu vực dưới mức -300 m phục vụ triển khai các dự án khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Thăm dò xong một phần tài nguyên và trữ lượng than ở các khu vực có triển vọng nhất và điều kiện địa chất - mỏ tương đối thuận lợi để triển khai một số dự án khai thác thử nghiệm.
- Các mỏ than nội địa: Thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng của 6 mỏ than (Na Dương, Núi Hồng, Khánh Hòa, Làng Cẩm, Khe Bố, Nông Sơn).
- Các mỏ than địa phương: Thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các mỏ và điểm mỏ thuộc các địa phương quản lý.
- Các mỏ than bùn: Thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các vùng chứa than bùn.
- Thăm dò nâng cấp tài nguyên và trữ lượng để đảm bảo đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2015.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Bể than Đông Bắc: Phấn đấu đến năm 2020 thực hiện xong công tác thăm dò đến đáy tầng than để đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2030.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than đồng bằng sông Hồng và kết quả triển khai các dự án thử nghiệm sẽ tổ chức thăm dò mở rộng để đầu tư phát triển các mỏ than quy mô công nghiệp và/hoặc thực hiện các dự án khai thác thử nghiệm tiếp theo (nếu cần thiết).
- Các mỏ than nội địa: Tiếp tục thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng 6 mỏ than (Na Dương, Núi Hồng, Khánh Hòa, Làng Cẩm, Khe Bố, Nông Sơn).
- Các mỏ than địa phương: Tiếp tục thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các mỏ và điểm mỏ thuộc các địa phương quản lý.
- Các mỏ than bùn: Tiếp tục thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các vùng chứa than bùn.
- Thăm dò nâng cấp tài nguyên và trữ lượng để đảm bảo đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trên cơ sở kết quả thực tế thực hiện các dự án thăm dò và khai thác thử nghiệm, tiếp tục đầu tư thăm dò mở rộng để tạo cơ sở tài nguyên cho việc tăng sản lượng khai thác quy mô công nghiệp.
- Thăm dò nâng cấp tài nguyên và trữ lượng để đảm bảo đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2030.
Danh mục đề án, khối lượng thăm dò theo Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
5. Quy hoạch khai thác
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Bể than Đông Bắc
+ Đầu tư cải tạo và cải tạo mở rộng nâng công suất 61 dự án mỏ hiện có.
+ Kết thúc các dự án khai thác lộ thiên mỏ Suối Lại vào năm 2015.
+ Đầu tư xây dựng mới 25 dự án mỏ có công suất đến 2,0 triệu tấn/năm - dự án mỏ (Cẩm Phả: 10 dự án; Uông Bí: 15 dự án).
- Các mỏ than nội địa: Đầu tư cải tạo và mở rộng các dự án mỏ lộ thiên hiện có theo hướng đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng bộ để tăng sản lượng khai thác; đầu tư xây dựng mới dự án mỏ hầm lò để khai thác phần than phía dưới mỏ lộ thiên Khánh Hòa.
- Các mỏ than bùn: Đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới phục vụ cho sản xuất phân bón, hóa chất, chất đốt sinh hoạt và nhiệt điện.
- Các mỏ than địa phương: Đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới trên cơ sở lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thăm dò, khai thác than phục vụ nhu cầu tại chỗ.
- Đầu tư duy trì công suất các dự án mỏ đã xây dựng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Bể than Đông Bắc
+ Kết thúc dự án khai thác lộ thiên mỏ Núi Béo vào năm 2017, dự án khai thác lộ thiên mỏ Hà Tu vào năm 2018.
+ Đầu tư cải tạo và cải tạo mở rộng nâng công suất 02 dự án mỏ.
+ Đầu tư xây dựng mới 14 dự án mỏ có công suất đến 2,0 triệu tấn/năm - dự án mỏ (Cẩm Phả: 03 dự án; Hòn Gai: 03 dự án; Uông Bí: 08 dự án).
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Đầu tư một số dự án khai thác thử nghiệm theo công nghệ khai thác hầm lò và công nghệ khí hóa than ngầm (UCG) làm căn cứ cho việc đầu tư phát triển sau năm 2020.
- Các mỏ than nội địa: Tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng các dự án mỏ lộ thiên hiện có theo hướng đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng bộ để ổn định và tăng công suất nếu điều kiện cho phép.
- Các mỏ than bùn: Tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới phục vụ cho sản xuất phân bón, hóa chất, chất đốt sinh hoạt và nhiệt điện.
- Các mỏ than địa phương: Tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới trên cơ sở lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thăm dò, khai thác than phục vụ nhu cầu tại chỗ.
- Đầu tư duy trì công suất các dự án mỏ đã xây dựng.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Bể than Đông Bắc
+ Đầu tư cải tạo và cải tạo mở rộng nâng công suất 02 dự án mỏ.
+ Đầu tư xây dựng mới 08 dự án mỏ có công suất đến 1,5 triệu tấn/năm - dự án mỏ (Hòn Gai: 03 dự án; Uông Bí: 05 dự án).
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trên cơ sở kết quả thăm dò và khai thác thử nghiệm, tiến hành đầu tư xây dựng mới các mỏ có công suất khoảng 3,0 triệu tấn/năm - mỏ. Triển khai thêm (nếu cần thiết) một số dự án khai thác thử nghiệm ở các khu vực đã được thăm dò để lựa chọn công nghệ khai thác thích hợp phục vụ tăng tổng công suất khai thác tại bể than.
- Đầu tư duy trì công suất các dự án mỏ đã xây dựng.
Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới các dự án mỏ than theo Phụ lục III kèm theo Quyết định này.
6. Quy hoạch sàng tuyển, chế biến than.
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Đầu tư cải tạo và mở rộng, hiện đại hóa nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông và các cụm sàng hiện có tại các mỏ, đảm bảo môi trường; đầu tư duy trì nhà máy tuyển Hòn Gai (Nam Cầu Trắng) đến hết năm 2015.
- Đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển tập trung với công nghệ hiện đại: Khe Chàm (giai đoạn I) công suất khoảng 6,0 triệu tấn/năm; Hòn Gai (giai đoạn I) công suất khoảng 4,0 triệu tấn/năm; Vàng Danh II công suất khoảng 2,0 triệu tấn/năm và hệ thống sàng tuyển khu Bắc Khe Chàm công suất khoảng 1,6 triệu tấn/năm.
- Đầu tư chiều sâu duy trì, nâng cấp các nhà máy sàng tuyển đã xây dựng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Đối với bể than Đông Bắc
+ Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng công suất nhà máy sàng tuyển Vàng Danh I lên khoảng 3,0 triệu tấn/năm; nhà máy sàng tuyển Khe Chàm (giai đoạn II) lên khoảng 12 triệu tấn/năm; nhà máy sàng tuyển Vàng Danh II lên khoảng 3,5 triệu tấn/năm.
+ Đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển tập trung với công nghệ hiện đại: Lép Mỹ công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm; Khe Thần (giai đoạn I) công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, Khe Thần (giai đoạn II) công suất khoảng 5,5 triệu tấn/năm; Mạo Khê công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm.
+ Bố trí, sắp xếp lại các cơ sở/cụm sàng tuyển hiện có phù hợp với quy hoạch sau rà soát, điều chỉnh.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Đầu tư xây dựng mới một số công trình phụ trợ cần thiết, phù hợp phục vụ các dự án khai thác thử nghiệm.
- Đầu tư chiều sâu duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa các nhà máy sàng tuyển đã xây dựng.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Đối với bể than Đông Bắc: Đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển vùng Đông Triều - Phả Lại với tổng công suất khoảng 4,5 triệu tấn/năm phục vụ tuyển than cho các mỏ khu vực Đông Triều - Phả Lại (mỏ Đông Triều - Phả Lại I, II, III, IV); Hòn Gai (giai đoạn II) công suất khoảng 8,0 triệu tấn/năm.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Tùy thuộc vào tiến độ đầu tư, công suất và công nghệ khai thác, nhu cầu sử dụng về chủng loại than, xem xét đầu tư các cơ sở sàng tuyển, chế biến, sử dụng than (Tổ hợp năng lượng điện - khí; than - khí - nhiên liệu lỏng, nhà máy sàng tuyển chế biến than) với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường tại tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên, phù hợp với sản lượng khai thác.
- Đầu tư duy trì các nhà máy sàng tuyển đã xây dựng.
Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển, chế biến than theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này.
7. Định hướng xuất, nhập khẩu than
Đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ than trong nước về chủng loại và khối lượng; xuất khẩu một phần hợp lý theo kế hoạch, chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa hoặc không có nhu cầu sử dụng; tích cực, chủ động tìm nguồn than nhập khẩu để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng lâu dài cho đất nước.
8. Quy hoạch cung cấp điện
- Đối với bể than Đông Bắc: Đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống cung cấp điện hiện có theo tiến độ đầu tư cải tạo và mở rộng các mỏ đảm bảo cung cấp ổn định và an toàn cho sản xuất; đầu tư xây dựng mới các tuyến đường dây 35 kV ÷ 220 kV và các trạm biến áp 35 kV ÷ 220 kV cho các khu vực có mỏ mới. Các mỏ hầm lò phải được cấp điện bằng mạch kép/mạch vòng.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Trong giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư hệ thống điện cần thiết phục vụ cho việc khai thác thử nghiệm; trong giai đoạn 2021- 2030, tùy thuộc vào quy mô, tiến độ khai thác, xem xét đầu tư cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường dây và trạm biến áp đảm bảo phù hợp với nhu cầu tiêu thụ điện của các dự án mỏ.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống cấp điện độc lập (có kết nối với lưới điện quốc gia) cho các mỏ hầm lò (nói chung) từ các nhà máy điện trong khu vực, đảm bảo nguồn cung cấp điện an toàn, ổn định.
- Đầu tư duy trì hệ thống cung cấp điện đã xây dựng.
9. Quy hoạch vận tải ngoài.
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Hệ thống đường ô tô nội bộ: Đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới một số tuyến đường ô tô nội bộ khu vực Uông Bí, Hòn Gai và Cẩm Phả; duy trì bảo dưỡng, nâng cấp các tuyến đường nội bộ chuyên dụng hiện có.
- Hệ thống đường sắt.
+ Đầu tư cải tạo và mở rộng, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, sử dụng đầu máy có sức kéo lớn trên 1.000 CV để tăng năng lực vận tải đường sắt.
+ Đầu tư xây dựng mới tuyến đường đôi từ ga Lán Tháp đến ga Uông Bí A và tuyến đường sắt Lán Tháp - Khe Thần khổ đường 1.000 mm.
- Hệ thống băng tải: Đầu tư xây dựng mới 17 tuyến băng tải với tổng chiều dài khoảng 89,28 km.
- Đầu tư duy trì hệ thống vận tải ngoài đã xây dựng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Đối với bể than Đông Bắc: Đầu tư duy trì hệ thống vận tải ngoài đã xây dựng.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Duy trì, nâng cấp cơ sở hạ tầng đã đầu tư phục vụ công tác khai thác thử nghiệm.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Tùy thuộc vào công nghệ và sản lượng khai thác dự kiến của bể than đồng bằng sông Hồng đầu tư xây dựng mới một số hệ thống vận tải ngoài thích hợp phục vụ cho việc khai thác các mỏ theo quy mô công nghiệp.
- Đầu tư duy trì hệ thống vận tải ngoài đã xây dựng.
Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới hệ thống vận tải ngoài theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này.
10. Quy hoạch cảng xuất than
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Vùng Uông Bí - Đông Triều - Phả Lại
+ Cảng Điền Công: Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng công suất cảng lên khoảng 15,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT và tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Bến Cân: Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng công suất cảng lên khoảng 3,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT và tàu có tải trọng đến 1.000 DWT vào nhận hàng.
+ Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
- Vùng Hòn Gai
+ Cảng Nam Cầu Trắng: Đầu tư cải tạo, nạo vét luồng lạch phục vụ sản xuất than đến hết năm 2015 với công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. Sau năm 2015 sẽ cải tạo cảng Nam Cầu Trắng thành cảng hàng hóa.
+ Cảng Việt Hưng - Hoành Bồ: Đầu tư cải tạo để duy trì công suất cảng khoảng 2,0 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than cho các mỏ khu vực Hoành Bồ giai đoạn đến hết năm 2014, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 500 DWT vào nhận hàng. Sau năm 2014 chuyển cảng Việt Hưng - Hoành Bồ thành cảng nhập vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất than cho cụm mỏ Đông Bắc vùng Uông Bí.
+ Cảng Làng Khánh: Đầu tư xây dựng mới với công suất khoảng 7,0 triệu tấn/năm để thay thế cho các bến rót than nằm dọc theo sông Diễn Vọng, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Hà Ráng - Cái Món: Đầu tư cải tạo, nạo vét luồng lạch phục vụ sản xuất than đến hết năm 2012 với công suất lên khoảng 1,5 triệu tấn/năm, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT vào nhận hàng.
+ Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
- Vùng Cẩm Phả
+ Cụm cảng Cẩm Phả: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành cảng chuyên dùng có bến tổng hợp, thiết bị đồng bộ với công suất khoảng 12,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Km6: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành một cụm cảng lớn (tập trung các cảng nhỏ trong khu vực) có công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Mông Dương - Khe Dây: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành một cụm cảng lớn (tập trung các cảng nhỏ trong khu vực) có công suất khoảng 7,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Cẩm Thịnh (Cầu 20): Đầu tư cải tạo mở rộng để nâng công suất lên khoảng 3,0 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than đến hết năm 2013, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. Sau năm 2013 chuyển đổi thành cảng hàng hóa.
+ Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Vùng Cẩm Phả: Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, xem xét đầu tư xây dựng mới tại khu vực Cửa Ông một cảng hàng hóa (cảng tổng hợp Cẩm Phả) có công suất khoảng từ 8,0 - 13,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Đầu tư cải tạo, nâng cấp các cảng hiện có tại tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên phục vụ các dự án khai thác thử nghiệm.
- Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Vùng Uông Bí - Đông Triều - Phả Lại: Đầu tư xây dựng mới các cảng than vùng Uông Bí - Đông Triều - Phả Lại với tổng công suất đạt khoảng 5,0 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than các mỏ ở khu vực Đông Triều - Phả Lại, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 1.000 DWT vào nhận hàng.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Tùy thuộc vào sản lượng khai thác, xem xét đầu tư xây dựng mới một số cảng xuất than tại tỉnh Thái Bình, Hưng Yên trên các sông: sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý phục vụ cho việc khai thác các mỏ theo quy mô công nghiệp và đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 1.000 DWT vào nhận hàng.
- Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới cảng xuất than theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này.
11. Quy hoạch cảng nhập than
Tùy thuộc tiến độ đầu tư các trung tâm nhiệt điện theo quy hoạch, triển khai đầu tư xây dựng mới một số cảng nhập than (hoặc cầu cảng chuyên dụng tại các cảng tổng hợp) tại miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cung cấp than cho các trung tâm nhiệt điện than ở khu vực miền Trung và miền Nam.
12. Vốn đầu tư
a) Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than đến năm 2030 khoảng 690.973 tỷ đồng (bình quân 34.549 tỷ đồng/năm).
- Giai đoạn đến năm 2015
Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 208.580 tỷ đồng (bình quân 41.716 tỷ đồng/năm), trong đó:
+ Đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 191.810 tỷ đồng (bình quân 38.362 tỷ đồng/năm);
+ Đầu tư duy trì sản xuất là 16.770 tỷ đồng (bình quân 3.354 tỷ đồng/năm).
- Giai đoạn 2016 - 2020
Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 109.156 tỷ đồng (bình quân 21.831 tỷ đồng/năm), trong đó:
+ Đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 87.173 tỷ đồng (bình quân 17.435 tỷ đồng/năm);
+ Đầu tư duy trì sản xuất là 21.983 tỷ đồng (bình quân 4.397 tỷ đồng/năm).
- Giai đoạn 2021 - 2030
Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 373.237 tỷ đồng (bình quân 37.324 tỷ đồng/năm), trong đó:
+ Đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 287.255 tỷ đồng (bình quân 28.726 tỷ đồng/năm);
+ Đầu tư duy trì sản xuất là 85.982 tỷ đồng (bình quân 8.598 tỷ đồng/năm).
b) Nguồn vốn
Vốn đầu tư phát triển ngành than theo Quy hoạch được thu xếp từ các nguồn: Vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi, huy động qua thị trường chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác.
IV. GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
1. Giải pháp
- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá, thăm dò để chuẩn bị đủ cơ sở tài nguyên và trữ lượng than tin cậy phục vụ huy động vào khai thác theo Quy hoạch. Trên cơ sở các tài liệu địa chất hiện có xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khai thác, sử dụng than thềm lục địa.
- Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong lĩnh vực quản trị tài nguyên; thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên than; kiểm soát có hiệu quả, chặt chẽ nguồn than từ khâu khai thác, vận chuyển, chế biến đến tiêu thụ.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao, nhanh chóng làm chủ công nghệ - kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến than; chủ động nghiên cứu, đầu tư chế tạo thiết bị, máy móc, phụ tùng cho ngành than, trước hết trong lĩnh vực khai thác hầm lò, sàng tuyển, vận tải.
- Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí trong mọi khâu từ thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ than.
- Nghiên cứu, triển khai các công nghệ chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm than chế biến phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau trong nước. Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan nghiên cứu sử dụng nguồn than nhiệt lượng thấp trong sản xuất điện, xi măng và phát triển các lĩnh vực sử dụng than bùn.
- Tăng cường đầu tư công nghệ, trang thiết bị cho công tác đảm bảo an toàn lao động, đặc biệt là cảnh báo khí, phòng chống cháy nổ, cảnh báo và ngăn ngừa bục nước, sập hầm v.v…; hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa lực lượng cấp cứu mỏ.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình mỏ thông qua việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư để phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư và đáp ứng nhu cầu sản lượng theo quy hoạch. Đa dạng hóa huy động vốn đầu tư theo nhiều hình thức; Thuê mua tài chính, thuê khoán, đấu thầu một số hoạt động mỏ, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay thương mại v.v… để đầu tư phát triển các dự án ngành than.
- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, hợp tác quốc tế, trọng tâm là trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao, tiếp nhận công nghệ mới, chế tạo thiết bị, xây dựng mỏ, xử lý môi trường v.v…
- Chủ động tìm kiếm các cơ hội và thu xếp nguồn vốn để đẩy mạnh việc đầu tư thăm dò, khai thác than ở nước ngoài dưới nhiều hình thức (liên doanh, mua lại cổ phần, mua mỏ v.v…).
- Đầu tư hợp lý cho công tác bảo vệ, giữ gìn, cải thiện môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững ngành than.
- Đẩy mạnh đầu tư, tăng cường hợp tác - liên kết, đa dạng hóa phương thức đào tạo để chủ động chuẩn bị và đảm bảo nguồn nhân lực cho việc thực hiện Quy hoạch.
2. Cơ chế, chính sách
- Về quản lý tài nguyên
+ Bể than Đông Bắc: Giao Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý, tổ chức thăm dò, khai thác theo Quy hoạch.
+ Bể than đồng bằng sông Hồng: Giao Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, tổ chức thăm dò, thử nghiệm công nghệ và khai thác theo Quy hoạch.
- Về thị trường: Ngành than tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá bán than cho các hộ sử dụng trong nước theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên than, giúp ngành than ổn định sản xuất, cân đối tài chính, tạo vốn đầu tư để phát triển ngành theo Quy hoạch.
- Về tài chính
+ Ngành than được xem xét cho vay vốn từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, một phần vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư phát triển ngành theo Quy hoạch.
+ Nhà nước bố trí vốn ngân sách cho công tác điều tra cơ bản về tài nguyên than, lập quy hoạch phát triển ngành than theo quy định. | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "09/01/2012",
"sign_number": "60/QĐ-TTg",
"signer": "Hoàng Trung Hải",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 với những nội dung chính sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
2. Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác. Phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước v.v…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết trong lĩnh vực nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; đầu tư thỏa đáng cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khai thác than.
3. Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than nhằm chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành; kết hợp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác để bổ sung nguồn than cho nhu cầu lâu dài trong nước;
4. Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành than trên cơ sở doanh nghiệp do Nhà nước chi phối đóng vai trò chủ đạo; thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phục vụ mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
5. Phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng trên địa bàn, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh; đảm bảo an toàn trong sản xuất.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Về thăm dò than
a) Bể than Đông Bắc
- Đến hết năm 2015 hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300 m đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021-2030.
b) Bể than đồng bằng sông Hồng
- Lựa chọn một số diện tích chứa than có triển vọng, có điều kiện địa chất - mỏ thích hợp để tiến hành thăm dò trong kỳ kế hoạch 2012 - 2015, phục vụ việc đầu tư khai thác thử nghiệm và cuối kỳ kế hoạch.
- Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than đồng bằng sông Hồng và kết quả triển khai một số dự án thử nghiệm, tiến hành thăm dò mở rộng để làm cơ sở phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ phù hợp. Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò phần diện tích chứa than có điều kiện khai thác thuận lợi thuộc khối nâng Khoái Châu - Tiền Hải.
2. Về khai thác than
Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của Quy hoạch:
- Năm 2012: 45 - 47 triệu tấn.
- Năm 2015: 55 - 58 triệu tấn.
- Năm 2020: 60 - 65 triệu tấn.
- Năm 2025: 66 - 70 triệu tấn.
- Năm 2030: trên 75 triệu tấn.
Trong đó:
- Bể than Đông Bắc và các mỏ than khác (ngoài bể than đồng bằng sông Hồng): Sản lượng than thương phẩm khoảng 55 - 58 triệu tấn vào năm 2015; 59 - 64 triệu tấn vào năm 2020; 64 - 68 triệu tấn vào năm 2025 và duy trì khoảng 65 triệu tấn từ sau năm 2025.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trong giai đoạn đến năm 2015 đầu tư khai thác thử nghiệm một số dự án để làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển sau năm 2015. Phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm (quy đổi) khoảng 0,5 - 1 triệu tấn vào năm 2020; 2 triệu tấn vào năm 2025 và trên 10 triệu tấn vào năm 2030.
Sản lượng than thương phẩm toàn ngành có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, kể cả việc xuất, nhập khẩu than, nhằm mục tiêu đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế.
3. Về sàng tuyển, chế biến than
Trước năm 2015 hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trí các cơ sở sàng tuyển vùng Quảng Ninh nhằm mục tiêu tối ưu hóa công tác vận chuyển than, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng về các chủng loại than qua sàng tuyển và đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông, cảng biển, yêu cầu bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 phát triển chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, khí hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất v.v…).
4. Về bảo vệ môi trường
Đến năm 2015 cơ bản đạt các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, điểm du lịch v.v…); đến năm 2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn các vùng mỏ.
5. Về thị trường than
Chuyển nhanh hoạt động ngành than theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, có sự điều tiết của Nhà nước.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH
1. Dự báo nhu cầu than
Dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước theo các giai đoạn như sau:
Đơn vị: triệu tấn
Nhu cầu than
2012
2015
2020
2025
2030
P/A cơ sở
P/A cao
P/A cơ sở
P/A cao
P/A cơ sở
P/A cao
P/A cơ sở
P/A cao
P/A cơ sở
P/A cao
Tổng số
32,9
33,7
56,2
60,7
112,4
120,3
145,5
177,5
220,3
270,1
Trong đó, than cho điện
14,4
15,2
33,6
38,0
82,8
90,8
112,7
144,7
181,3
231,1
2. Phân vùng quy hoạch
a) Vùng thăm dò, khai thác, chế biến quy mô công nghiệp
- Bể than Đông Bắc: Diện tích chứa than phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh, một phần ở các tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. Đây là vùng có tài nguyên và trữ lượng than antraxit lớn nhất nước được huy động chủ yếu vào quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2030.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Diện tích chứa than phân bổ chủ yếu ở các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định. Đây là vùng than có nhiều tiềm năng, than loại á bitum (sub - bituminous), mức độ thăm dò còn thấp, điều kiện khai thác khó khăn và phức tạp, nhạy cảm về môi trường, môi sinh.
- Các mỏ than nội địa: Gồm có 6 mỏ than (Núi Hồng, Khánh Hòa, Làng Cẩm, Na Dương, Khe Bố, Nông Sơn) hiện do các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam quản lý, bảo vệ, khai thác; các mỏ than trên có tài nguyên và trữ lượng, công suất vừa và nhỏ, khai thác chủ yếu bằng phương pháp khai thác lộ thiên, tài nguyên và trữ lượng than tập trung chủ yếu ở vùng Quán Triều - Núi Hồng và Lạng Sơn.
b) Vùng thăm dò, khai thác, chế biến quy mô vừa và nhỏ
- Các mỏ than thuộc địa phương: Có trên 100 mỏ và điểm mỏ than có tài nguyên và trữ lượng nhỏ và phân tán, phân bố trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; giá trị công nghiệp và mức độ thăm dò thấp.
- Các mỏ than bùn: Các mỏ than bùn phân bố khá rộng và đều khắp trong cả nước với trên 216 mỏ và điểm mỏ với tổng tài nguyên dự báo khá lớn được phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ, mức độ thăm dò thấp.
c) Vùng cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
3. Tổng tài nguyên và trữ lượng than
- Tổng tài nguyên và trữ lượng than tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2011 được xác định bằng 48,7 tỷ tấn, trong đó:
+ Than đá: 48,4 tỷ tấn.
+ Than bùn: 0,3 tỷ tấn.
- Tài nguyên và trữ lượng than huy động vào quy hoạch là 7,2 tỷ tấn, trong đó:
+ Than đá: 7,0 tỷ tấn.
+ Than bùn: 0,2 tỷ tấn.
Chi tiết theo Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
4. Quy hoạch thăm dò
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Bể than Đông Bắc: Đến cuối năm 2015 thực hiện xong các đề án thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m, trong đó có các khu mỏ mới như nếp lõm Bảo Đài, Đông Triều - Phả Lại, Đông Tràng Bạch, vịnh Cuốc Bê, Đông Quảng Lợi và một số khu vực dưới mức -300 m phục vụ triển khai các dự án khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Thăm dò xong một phần tài nguyên và trữ lượng than ở các khu vực có triển vọng nhất và điều kiện địa chất - mỏ tương đối thuận lợi để triển khai một số dự án khai thác thử nghiệm.
- Các mỏ than nội địa: Thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng của 6 mỏ than (Na Dương, Núi Hồng, Khánh Hòa, Làng Cẩm, Khe Bố, Nông Sơn).
- Các mỏ than địa phương: Thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các mỏ và điểm mỏ thuộc các địa phương quản lý.
- Các mỏ than bùn: Thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các vùng chứa than bùn.
- Thăm dò nâng cấp tài nguyên và trữ lượng để đảm bảo đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2015.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Bể than Đông Bắc: Phấn đấu đến năm 2020 thực hiện xong công tác thăm dò đến đáy tầng than để đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2030.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than đồng bằng sông Hồng và kết quả triển khai các dự án thử nghiệm sẽ tổ chức thăm dò mở rộng để đầu tư phát triển các mỏ than quy mô công nghiệp và/hoặc thực hiện các dự án khai thác thử nghiệm tiếp theo (nếu cần thiết).
- Các mỏ than nội địa: Tiếp tục thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng 6 mỏ than (Na Dương, Núi Hồng, Khánh Hòa, Làng Cẩm, Khe Bố, Nông Sơn).
- Các mỏ than địa phương: Tiếp tục thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các mỏ và điểm mỏ thuộc các địa phương quản lý.
- Các mỏ than bùn: Tiếp tục thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các vùng chứa than bùn.
- Thăm dò nâng cấp tài nguyên và trữ lượng để đảm bảo đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trên cơ sở kết quả thực tế thực hiện các dự án thăm dò và khai thác thử nghiệm, tiếp tục đầu tư thăm dò mở rộng để tạo cơ sở tài nguyên cho việc tăng sản lượng khai thác quy mô công nghiệp.
- Thăm dò nâng cấp tài nguyên và trữ lượng để đảm bảo đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2030.
Danh mục đề án, khối lượng thăm dò theo Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
5. Quy hoạch khai thác
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Bể than Đông Bắc
+ Đầu tư cải tạo và cải tạo mở rộng nâng công suất 61 dự án mỏ hiện có.
+ Kết thúc các dự án khai thác lộ thiên mỏ Suối Lại vào năm 2015.
+ Đầu tư xây dựng mới 25 dự án mỏ có công suất đến 2,0 triệu tấn/năm - dự án mỏ (Cẩm Phả: 10 dự án; Uông Bí: 15 dự án).
- Các mỏ than nội địa: Đầu tư cải tạo và mở rộng các dự án mỏ lộ thiên hiện có theo hướng đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng bộ để tăng sản lượng khai thác; đầu tư xây dựng mới dự án mỏ hầm lò để khai thác phần than phía dưới mỏ lộ thiên Khánh Hòa.
- Các mỏ than bùn: Đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới phục vụ cho sản xuất phân bón, hóa chất, chất đốt sinh hoạt và nhiệt điện.
- Các mỏ than địa phương: Đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới trên cơ sở lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thăm dò, khai thác than phục vụ nhu cầu tại chỗ.
- Đầu tư duy trì công suất các dự án mỏ đã xây dựng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Bể than Đông Bắc
+ Kết thúc dự án khai thác lộ thiên mỏ Núi Béo vào năm 2017, dự án khai thác lộ thiên mỏ Hà Tu vào năm 2018.
+ Đầu tư cải tạo và cải tạo mở rộng nâng công suất 02 dự án mỏ.
+ Đầu tư xây dựng mới 14 dự án mỏ có công suất đến 2,0 triệu tấn/năm - dự án mỏ (Cẩm Phả: 03 dự án; Hòn Gai: 03 dự án; Uông Bí: 08 dự án).
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Đầu tư một số dự án khai thác thử nghiệm theo công nghệ khai thác hầm lò và công nghệ khí hóa than ngầm (UCG) làm căn cứ cho việc đầu tư phát triển sau năm 2020.
- Các mỏ than nội địa: Tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng các dự án mỏ lộ thiên hiện có theo hướng đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng bộ để ổn định và tăng công suất nếu điều kiện cho phép.
- Các mỏ than bùn: Tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới phục vụ cho sản xuất phân bón, hóa chất, chất đốt sinh hoạt và nhiệt điện.
- Các mỏ than địa phương: Tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới trên cơ sở lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thăm dò, khai thác than phục vụ nhu cầu tại chỗ.
- Đầu tư duy trì công suất các dự án mỏ đã xây dựng.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Bể than Đông Bắc
+ Đầu tư cải tạo và cải tạo mở rộng nâng công suất 02 dự án mỏ.
+ Đầu tư xây dựng mới 08 dự án mỏ có công suất đến 1,5 triệu tấn/năm - dự án mỏ (Hòn Gai: 03 dự án; Uông Bí: 05 dự án).
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trên cơ sở kết quả thăm dò và khai thác thử nghiệm, tiến hành đầu tư xây dựng mới các mỏ có công suất khoảng 3,0 triệu tấn/năm - mỏ. Triển khai thêm (nếu cần thiết) một số dự án khai thác thử nghiệm ở các khu vực đã được thăm dò để lựa chọn công nghệ khai thác thích hợp phục vụ tăng tổng công suất khai thác tại bể than.
- Đầu tư duy trì công suất các dự án mỏ đã xây dựng.
Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới các dự án mỏ than theo Phụ lục III kèm theo Quyết định này.
6. Quy hoạch sàng tuyển, chế biến than.
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Đầu tư cải tạo và mở rộng, hiện đại hóa nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông và các cụm sàng hiện có tại các mỏ, đảm bảo môi trường; đầu tư duy trì nhà máy tuyển Hòn Gai (Nam Cầu Trắng) đến hết năm 2015.
- Đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển tập trung với công nghệ hiện đại: Khe Chàm (giai đoạn I) công suất khoảng 6,0 triệu tấn/năm; Hòn Gai (giai đoạn I) công suất khoảng 4,0 triệu tấn/năm; Vàng Danh II công suất khoảng 2,0 triệu tấn/năm và hệ thống sàng tuyển khu Bắc Khe Chàm công suất khoảng 1,6 triệu tấn/năm.
- Đầu tư chiều sâu duy trì, nâng cấp các nhà máy sàng tuyển đã xây dựng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Đối với bể than Đông Bắc
+ Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng công suất nhà máy sàng tuyển Vàng Danh I lên khoảng 3,0 triệu tấn/năm; nhà máy sàng tuyển Khe Chàm (giai đoạn II) lên khoảng 12 triệu tấn/năm; nhà máy sàng tuyển Vàng Danh II lên khoảng 3,5 triệu tấn/năm.
+ Đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển tập trung với công nghệ hiện đại: Lép Mỹ công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm; Khe Thần (giai đoạn I) công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, Khe Thần (giai đoạn II) công suất khoảng 5,5 triệu tấn/năm; Mạo Khê công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm.
+ Bố trí, sắp xếp lại các cơ sở/cụm sàng tuyển hiện có phù hợp với quy hoạch sau rà soát, điều chỉnh.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Đầu tư xây dựng mới một số công trình phụ trợ cần thiết, phù hợp phục vụ các dự án khai thác thử nghiệm.
- Đầu tư chiều sâu duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa các nhà máy sàng tuyển đã xây dựng.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Đối với bể than Đông Bắc: Đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển vùng Đông Triều - Phả Lại với tổng công suất khoảng 4,5 triệu tấn/năm phục vụ tuyển than cho các mỏ khu vực Đông Triều - Phả Lại (mỏ Đông Triều - Phả Lại I, II, III, IV); Hòn Gai (giai đoạn II) công suất khoảng 8,0 triệu tấn/năm.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Tùy thuộc vào tiến độ đầu tư, công suất và công nghệ khai thác, nhu cầu sử dụng về chủng loại than, xem xét đầu tư các cơ sở sàng tuyển, chế biến, sử dụng than (Tổ hợp năng lượng điện - khí; than - khí - nhiên liệu lỏng, nhà máy sàng tuyển chế biến than) với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường tại tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên, phù hợp với sản lượng khai thác.
- Đầu tư duy trì các nhà máy sàng tuyển đã xây dựng.
Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển, chế biến than theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này.
7. Định hướng xuất, nhập khẩu than
Đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ than trong nước về chủng loại và khối lượng; xuất khẩu một phần hợp lý theo kế hoạch, chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa hoặc không có nhu cầu sử dụng; tích cực, chủ động tìm nguồn than nhập khẩu để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng lâu dài cho đất nước.
8. Quy hoạch cung cấp điện
- Đối với bể than Đông Bắc: Đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống cung cấp điện hiện có theo tiến độ đầu tư cải tạo và mở rộng các mỏ đảm bảo cung cấp ổn định và an toàn cho sản xuất; đầu tư xây dựng mới các tuyến đường dây 35 kV ÷ 220 kV và các trạm biến áp 35 kV ÷ 220 kV cho các khu vực có mỏ mới. Các mỏ hầm lò phải được cấp điện bằng mạch kép/mạch vòng.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Trong giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư hệ thống điện cần thiết phục vụ cho việc khai thác thử nghiệm; trong giai đoạn 2021- 2030, tùy thuộc vào quy mô, tiến độ khai thác, xem xét đầu tư cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường dây và trạm biến áp đảm bảo phù hợp với nhu cầu tiêu thụ điện của các dự án mỏ.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống cấp điện độc lập (có kết nối với lưới điện quốc gia) cho các mỏ hầm lò (nói chung) từ các nhà máy điện trong khu vực, đảm bảo nguồn cung cấp điện an toàn, ổn định.
- Đầu tư duy trì hệ thống cung cấp điện đã xây dựng.
9. Quy hoạch vận tải ngoài.
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Hệ thống đường ô tô nội bộ: Đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới một số tuyến đường ô tô nội bộ khu vực Uông Bí, Hòn Gai và Cẩm Phả; duy trì bảo dưỡng, nâng cấp các tuyến đường nội bộ chuyên dụng hiện có.
- Hệ thống đường sắt.
+ Đầu tư cải tạo và mở rộng, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, sử dụng đầu máy có sức kéo lớn trên 1.000 CV để tăng năng lực vận tải đường sắt.
+ Đầu tư xây dựng mới tuyến đường đôi từ ga Lán Tháp đến ga Uông Bí A và tuyến đường sắt Lán Tháp - Khe Thần khổ đường 1.000 mm.
- Hệ thống băng tải: Đầu tư xây dựng mới 17 tuyến băng tải với tổng chiều dài khoảng 89,28 km.
- Đầu tư duy trì hệ thống vận tải ngoài đã xây dựng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Đối với bể than Đông Bắc: Đầu tư duy trì hệ thống vận tải ngoài đã xây dựng.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Duy trì, nâng cấp cơ sở hạ tầng đã đầu tư phục vụ công tác khai thác thử nghiệm.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Tùy thuộc vào công nghệ và sản lượng khai thác dự kiến của bể than đồng bằng sông Hồng đầu tư xây dựng mới một số hệ thống vận tải ngoài thích hợp phục vụ cho việc khai thác các mỏ theo quy mô công nghiệp.
- Đầu tư duy trì hệ thống vận tải ngoài đã xây dựng.
Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới hệ thống vận tải ngoài theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này.
10. Quy hoạch cảng xuất than
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Vùng Uông Bí - Đông Triều - Phả Lại
+ Cảng Điền Công: Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng công suất cảng lên khoảng 15,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT và tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Bến Cân: Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng công suất cảng lên khoảng 3,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT và tàu có tải trọng đến 1.000 DWT vào nhận hàng.
+ Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
- Vùng Hòn Gai
+ Cảng Nam Cầu Trắng: Đầu tư cải tạo, nạo vét luồng lạch phục vụ sản xuất than đến hết năm 2015 với công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. Sau năm 2015 sẽ cải tạo cảng Nam Cầu Trắng thành cảng hàng hóa.
+ Cảng Việt Hưng - Hoành Bồ: Đầu tư cải tạo để duy trì công suất cảng khoảng 2,0 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than cho các mỏ khu vực Hoành Bồ giai đoạn đến hết năm 2014, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 500 DWT vào nhận hàng. Sau năm 2014 chuyển cảng Việt Hưng - Hoành Bồ thành cảng nhập vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất than cho cụm mỏ Đông Bắc vùng Uông Bí.
+ Cảng Làng Khánh: Đầu tư xây dựng mới với công suất khoảng 7,0 triệu tấn/năm để thay thế cho các bến rót than nằm dọc theo sông Diễn Vọng, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Hà Ráng - Cái Món: Đầu tư cải tạo, nạo vét luồng lạch phục vụ sản xuất than đến hết năm 2012 với công suất lên khoảng 1,5 triệu tấn/năm, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT vào nhận hàng.
+ Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
- Vùng Cẩm Phả
+ Cụm cảng Cẩm Phả: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành cảng chuyên dùng có bến tổng hợp, thiết bị đồng bộ với công suất khoảng 12,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Km6: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành một cụm cảng lớn (tập trung các cảng nhỏ trong khu vực) có công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Mông Dương - Khe Dây: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành một cụm cảng lớn (tập trung các cảng nhỏ trong khu vực) có công suất khoảng 7,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Cẩm Thịnh (Cầu 20): Đầu tư cải tạo mở rộng để nâng công suất lên khoảng 3,0 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than đến hết năm 2013, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. Sau năm 2013 chuyển đổi thành cảng hàng hóa.
+ Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Vùng Cẩm Phả: Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, xem xét đầu tư xây dựng mới tại khu vực Cửa Ông một cảng hàng hóa (cảng tổng hợp Cẩm Phả) có công suất khoảng từ 8,0 - 13,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Đầu tư cải tạo, nâng cấp các cảng hiện có tại tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên phục vụ các dự án khai thác thử nghiệm.
- Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Vùng Uông Bí - Đông Triều - Phả Lại: Đầu tư xây dựng mới các cảng than vùng Uông Bí - Đông Triều - Phả Lại với tổng công suất đạt khoảng 5,0 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than các mỏ ở khu vực Đông Triều - Phả Lại, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 1.000 DWT vào nhận hàng.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Tùy thuộc vào sản lượng khai thác, xem xét đầu tư xây dựng mới một số cảng xuất than tại tỉnh Thái Bình, Hưng Yên trên các sông: sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý phục vụ cho việc khai thác các mỏ theo quy mô công nghiệp và đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 1.000 DWT vào nhận hàng.
- Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới cảng xuất than theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này.
11. Quy hoạch cảng nhập than
Tùy thuộc tiến độ đầu tư các trung tâm nhiệt điện theo quy hoạch, triển khai đầu tư xây dựng mới một số cảng nhập than (hoặc cầu cảng chuyên dụng tại các cảng tổng hợp) tại miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cung cấp than cho các trung tâm nhiệt điện than ở khu vực miền Trung và miền Nam.
12. Vốn đầu tư
a) Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than đến năm 2030 khoảng 690.973 tỷ đồng (bình quân 34.549 tỷ đồng/năm).
- Giai đoạn đến năm 2015
Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 208.580 tỷ đồng (bình quân 41.716 tỷ đồng/năm), trong đó:
+ Đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 191.810 tỷ đồng (bình quân 38.362 tỷ đồng/năm);
+ Đầu tư duy trì sản xuất là 16.770 tỷ đồng (bình quân 3.354 tỷ đồng/năm).
- Giai đoạn 2016 - 2020
Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 109.156 tỷ đồng (bình quân 21.831 tỷ đồng/năm), trong đó:
+ Đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 87.173 tỷ đồng (bình quân 17.435 tỷ đồng/năm);
+ Đầu tư duy trì sản xuất là 21.983 tỷ đồng (bình quân 4.397 tỷ đồng/năm).
- Giai đoạn 2021 - 2030
Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 373.237 tỷ đồng (bình quân 37.324 tỷ đồng/năm), trong đó:
+ Đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 287.255 tỷ đồng (bình quân 28.726 tỷ đồng/năm);
+ Đầu tư duy trì sản xuất là 85.982 tỷ đồng (bình quân 8.598 tỷ đồng/năm).
b) Nguồn vốn
Vốn đầu tư phát triển ngành than theo Quy hoạch được thu xếp từ các nguồn: Vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi, huy động qua thị trường chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác.
IV. GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
1. Giải pháp
- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá, thăm dò để chuẩn bị đủ cơ sở tài nguyên và trữ lượng than tin cậy phục vụ huy động vào khai thác theo Quy hoạch. Trên cơ sở các tài liệu địa chất hiện có xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khai thác, sử dụng than thềm lục địa.
- Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong lĩnh vực quản trị tài nguyên; thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên than; kiểm soát có hiệu quả, chặt chẽ nguồn than từ khâu khai thác, vận chuyển, chế biến đến tiêu thụ.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao, nhanh chóng làm chủ công nghệ - kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến than; chủ động nghiên cứu, đầu tư chế tạo thiết bị, máy móc, phụ tùng cho ngành than, trước hết trong lĩnh vực khai thác hầm lò, sàng tuyển, vận tải.
- Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí trong mọi khâu từ thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ than.
- Nghiên cứu, triển khai các công nghệ chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm than chế biến phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau trong nước. Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan nghiên cứu sử dụng nguồn than nhiệt lượng thấp trong sản xuất điện, xi măng và phát triển các lĩnh vực sử dụng than bùn.
- Tăng cường đầu tư công nghệ, trang thiết bị cho công tác đảm bảo an toàn lao động, đặc biệt là cảnh báo khí, phòng chống cháy nổ, cảnh báo và ngăn ngừa bục nước, sập hầm v.v…; hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa lực lượng cấp cứu mỏ.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình mỏ thông qua việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư để phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư và đáp ứng nhu cầu sản lượng theo quy hoạch. Đa dạng hóa huy động vốn đầu tư theo nhiều hình thức; Thuê mua tài chính, thuê khoán, đấu thầu một số hoạt động mỏ, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay thương mại v.v… để đầu tư phát triển các dự án ngành than.
- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, hợp tác quốc tế, trọng tâm là trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao, tiếp nhận công nghệ mới, chế tạo thiết bị, xây dựng mỏ, xử lý môi trường v.v…
- Chủ động tìm kiếm các cơ hội và thu xếp nguồn vốn để đẩy mạnh việc đầu tư thăm dò, khai thác than ở nước ngoài dưới nhiều hình thức (liên doanh, mua lại cổ phần, mua mỏ v.v…).
- Đầu tư hợp lý cho công tác bảo vệ, giữ gìn, cải thiện môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững ngành than.
- Đẩy mạnh đầu tư, tăng cường hợp tác - liên kết, đa dạng hóa phương thức đào tạo để chủ động chuẩn bị và đảm bảo nguồn nhân lực cho việc thực hiện Quy hoạch.
2. Cơ chế, chính sách
- Về quản lý tài nguyên
+ Bể than Đông Bắc: Giao Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý, tổ chức thăm dò, khai thác theo Quy hoạch.
+ Bể than đồng bằng sông Hồng: Giao Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, tổ chức thăm dò, thử nghiệm công nghệ và khai thác theo Quy hoạch.
- Về thị trường: Ngành than tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá bán than cho các hộ sử dụng trong nước theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên than, giúp ngành than ổn định sản xuất, cân đối tài chính, tạo vốn đầu tư để phát triển ngành theo Quy hoạch.
- Về tài chính
+ Ngành than được xem xét cho vay vốn từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, một phần vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư phát triển ngành theo Quy hoạch.
+ Nhà nước bố trí vốn ngân sách cho công tác điều tra cơ bản về tài nguyên than, lập quy hoạch phát triển ngành than theo quy định. | Điều 1 Quyết định 60/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam |
Điều 2 Quyết định 60/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam có nội dung như sau:
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công thương có trách nhiệm:
a) Công bố Quy hoạch được phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy hoạch, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ và có hiệu quả Quy hoạch.
b) Cập nhật, đánh giá tình hình cung - cầu về than, tình hình thực hiện các dự án thăm dò, khai thác để kịp thời điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư và tiến độ các dự án cho phù hợp với thực tế.
c) Chỉ đạo việc lập và phê duyệt Quy hoạch các vùng than và Quy hoạch khai thác và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh than để đảm bảo việc thực hiện Quy hoạch.
đ) Phê duyệt kế hoạch xuất khẩu than; chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện xuất, nhập khẩu than theo quy định; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc xuất, nhập khẩu than.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Đẩy mạnh tiến độ công tác điều tra cơ bản tài nguyên than trên phạm vi cả nước; quản lý và lưu trữ số liệu địa chất tài nguyên than theo quy định.
b) Việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản than phù hợp Quy hoạch và quy định hiện hành.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan vận động, kêu gọi vốn ODA để phát triển ngành than theo nội dung của Quy hoạch.
4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ, ngành, địa phương liên quan cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải các cảng trung chuyển than, tuyến đường vận chuyển than để phục vụ nhập khẩu than cho các trung tâm nhiệt điện than ở khu vực miền Trung và miền Nam.
5. Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách về tài chính liên quan (trong đó có cơ chế, chính sách điều hòa lợi ích giữa Trung ương và địa phương nơi có hoạt động khai thác than) để phát triển bền vững ngành than.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại phục vụ khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên phần sâu của bể than Đông Bắc, bể than đồng bằng sông Hồng; sử dụng nhiều loại sản phẩm chế biến khác nhau từ than; sử dụng có hiệu quả than nhiệt lượng thấp, than bùn v.v…
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Phối hợp với các Bộ, ngành, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch.
b) Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản than chưa khai thác ngoài ranh giới quản lý của các doanh nghiệp theo quy định. Phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên than tại các khu vực mỏ đang khai thác.
c) Chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư cho các dự án đầu tư ngành than theo quy định.
d) Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản than tại địa phương.
đ) Chủ trì việc khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; thực hiện quản lý hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
8. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch; thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong phát triển bền vững ngành than.
b) Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư, kế hoạch thăm dò, khai thác than phù hợp với Quy hoạch và nhu cầu sử dụng của nền kinh tế trong từng giai đoạn; chịu trách nhiệm chính về cung cấp than khai thác trong nước và làm đầu mối, phối hợp với các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu trong nước.
c) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng phương án, biện pháp quản lý chặt chẽ việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ than, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu than trái phép. | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "09/01/2012",
"sign_number": "60/QĐ-TTg",
"signer": "Hoàng Trung Hải",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công thương có trách nhiệm:
a) Công bố Quy hoạch được phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy hoạch, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ và có hiệu quả Quy hoạch.
b) Cập nhật, đánh giá tình hình cung - cầu về than, tình hình thực hiện các dự án thăm dò, khai thác để kịp thời điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư và tiến độ các dự án cho phù hợp với thực tế.
c) Chỉ đạo việc lập và phê duyệt Quy hoạch các vùng than và Quy hoạch khai thác và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh than để đảm bảo việc thực hiện Quy hoạch.
đ) Phê duyệt kế hoạch xuất khẩu than; chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện xuất, nhập khẩu than theo quy định; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc xuất, nhập khẩu than.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Đẩy mạnh tiến độ công tác điều tra cơ bản tài nguyên than trên phạm vi cả nước; quản lý và lưu trữ số liệu địa chất tài nguyên than theo quy định.
b) Việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản than phù hợp Quy hoạch và quy định hiện hành.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan vận động, kêu gọi vốn ODA để phát triển ngành than theo nội dung của Quy hoạch.
4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ, ngành, địa phương liên quan cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải các cảng trung chuyển than, tuyến đường vận chuyển than để phục vụ nhập khẩu than cho các trung tâm nhiệt điện than ở khu vực miền Trung và miền Nam.
5. Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách về tài chính liên quan (trong đó có cơ chế, chính sách điều hòa lợi ích giữa Trung ương và địa phương nơi có hoạt động khai thác than) để phát triển bền vững ngành than.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại phục vụ khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên phần sâu của bể than Đông Bắc, bể than đồng bằng sông Hồng; sử dụng nhiều loại sản phẩm chế biến khác nhau từ than; sử dụng có hiệu quả than nhiệt lượng thấp, than bùn v.v…
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Phối hợp với các Bộ, ngành, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch.
b) Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản than chưa khai thác ngoài ranh giới quản lý của các doanh nghiệp theo quy định. Phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên than tại các khu vực mỏ đang khai thác.
c) Chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư cho các dự án đầu tư ngành than theo quy định.
d) Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản than tại địa phương.
đ) Chủ trì việc khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; thực hiện quản lý hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
8. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch; thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong phát triển bền vững ngành than.
b) Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư, kế hoạch thăm dò, khai thác than phù hợp với Quy hoạch và nhu cầu sử dụng của nền kinh tế trong từng giai đoạn; chịu trách nhiệm chính về cung cấp than khai thác trong nước và làm đầu mối, phối hợp với các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu trong nước.
c) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng phương án, biện pháp quản lý chặt chẽ việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ than, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu than trái phép. | Điều 2 Quyết định 60/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam |
Điều 3 Quyết định 60/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam có nội dung như sau:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "09/01/2012",
"sign_number": "60/QĐ-TTg",
"signer": "Hoàng Trung Hải",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. | Điều 3 Quyết định 60/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam |
Điều 4 Quyết định 60/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam có nội dung như sau:
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "09/01/2012",
"sign_number": "60/QĐ-TTg",
"signer": "Hoàng Trung Hải",
"type": "Quyết định"
} | Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | Điều 4 Quyết định 60/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam |
Điều 1 Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy chế công tác văn thư lưu trữ Thái Bình có nội dung như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh Thái Bình. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thái Bình",
"promulgation_date": "14/10/2013",
"sign_number": "18/2013/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Văn Sinh",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh Thái Bình. | Điều 1 Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy chế công tác văn thư lưu trữ Thái Bình |
Điều 2 Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy chế công tác văn thư lưu trữ Thái Bình có nội dung như sau:
Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn thi hành Quyết định này. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thái Bình",
"promulgation_date": "14/10/2013",
"sign_number": "18/2013/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Văn Sinh",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn thi hành Quyết định này. | Điều 2 Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy chế công tác văn thư lưu trữ Thái Bình |
Điều 3 Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy chế công tác văn thư lưu trữ Thái Bình có nội dung như sau:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 291/2001/QĐ-UB ngày 24 tháng 4 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về công tác quản lý hồ sơ tài liệu lưu trữ tỉnh Thái Bình.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thái Bình",
"promulgation_date": "14/10/2013",
"sign_number": "18/2013/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Văn Sinh",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 291/2001/QĐ-UB ngày 24 tháng 4 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về công tác quản lý hồ sơ tài liệu lưu trữ tỉnh Thái Bình.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | Điều 3 Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy chế công tác văn thư lưu trữ Thái Bình |
Điều 1 Quyết định 544/QĐ-UBND 2019 thực hiện Chỉ thị về công tác phòng cháy chữa cháy tỉnh Vĩnh Long có nội dung như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long",
"promulgation_date": "07/03/2019",
"sign_number": "544/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Quang",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. | Điều 1 Quyết định 544/QĐ-UBND 2019 thực hiện Chỉ thị về công tác phòng cháy chữa cháy tỉnh Vĩnh Long |
Điều 2 Quyết định 544/QĐ-UBND 2019 thực hiện Chỉ thị về công tác phòng cháy chữa cháy tỉnh Vĩnh Long có nội dung như sau:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long",
"promulgation_date": "07/03/2019",
"sign_number": "544/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Quang",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. | Điều 2 Quyết định 544/QĐ-UBND 2019 thực hiện Chỉ thị về công tác phòng cháy chữa cháy tỉnh Vĩnh Long |
Điều 3 Quyết định 544/QĐ-UBND 2019 thực hiện Chỉ thị về công tác phòng cháy chữa cháy tỉnh Vĩnh Long có nội dung như sau:
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long",
"promulgation_date": "07/03/2019",
"sign_number": "544/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Quang",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | Điều 3 Quyết định 544/QĐ-UBND 2019 thực hiện Chỉ thị về công tác phòng cháy chữa cháy tỉnh Vĩnh Long |
Điều 1 Quyết định 1534/QĐ-BYT năm 2013 chức năng nhiệm vụ Cục Quản lý môi trường y tế có nội dung như sau:
Điều 1. Vị trí, chức năng
Cục Quản lý môi trường y tế là tổ chức thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về các lĩnh vực: vệ sinh sức khỏe môi trường; vệ sinh chất lượng nước uống, nước sinh hoạt; vệ sinh sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn thương tích; quản lý hóa chất gia dụng và hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý môi trường y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội. | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "07/05/2013",
"sign_number": "1534/QĐ-BYT",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Tiến",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Vị trí, chức năng
Cục Quản lý môi trường y tế là tổ chức thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về các lĩnh vực: vệ sinh sức khỏe môi trường; vệ sinh chất lượng nước uống, nước sinh hoạt; vệ sinh sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn thương tích; quản lý hóa chất gia dụng và hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý môi trường y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội. | Điều 1 Quyết định 1534/QĐ-BYT năm 2013 chức năng nhiệm vụ Cục Quản lý môi trường y tế |
Điều 2 Quyết định 1534/QĐ-BYT năm 2013 chức năng nhiệm vụ Cục Quản lý môi trường y tế có nội dung như sau:
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực: vệ sinh sức khỏe môi trường; vệ sinh chất lượng nước uống, nước sinh hoạt; vệ sinh sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn thương tích; quản lý hóa chất gia dụng và hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế theo quy định của pháp luật;
2. Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục được Bộ trưởng Bộ Y tế phân công theo quy định của pháp luật.
3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được hưởng chế độ ốm đau và danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện:
a) Việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục được Bộ trưởng Bộ Y tế phân công;
b) Việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động sức khỏe đối với các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm;
c) Việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành y tế; quản lý chất thải y tế; khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường y tế; thu thập, lưu trữ và cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật;
d) Các biện pháp bảo vệ sức khỏe con người trước tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và các yếu tố môi trường bất lợi.
5. Tổ chức thực hiện:
a) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục được Bộ trưởng Bộ Y tế phân công theo đúng quy định của pháp luật;
b) Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, thẩm định nội dung chuyên môn của hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo quy định của pháp luật;
c) Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Tổ chức thẩm định và công bố các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế có đủ năng lực, điều kiện thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động; định kỳ công bố danh sách các đơn vị đủ điều kiện thực hiện đo kiểm tra môi trường lao động.
6. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về các lĩnh vực khác thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục.
8. Quản lý và phân bổ các nguồn kinh phí, vốn của các dự án và nguồn tài trợ cho các hoạt động thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục; quản lý biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc Cục; quản lý tài sản và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Y tế giao. | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "07/05/2013",
"sign_number": "1534/QĐ-BYT",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Tiến",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực: vệ sinh sức khỏe môi trường; vệ sinh chất lượng nước uống, nước sinh hoạt; vệ sinh sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn thương tích; quản lý hóa chất gia dụng và hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế theo quy định của pháp luật;
2. Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục được Bộ trưởng Bộ Y tế phân công theo quy định của pháp luật.
3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được hưởng chế độ ốm đau và danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện:
a) Việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục được Bộ trưởng Bộ Y tế phân công;
b) Việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động sức khỏe đối với các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm;
c) Việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành y tế; quản lý chất thải y tế; khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường y tế; thu thập, lưu trữ và cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật;
d) Các biện pháp bảo vệ sức khỏe con người trước tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và các yếu tố môi trường bất lợi.
5. Tổ chức thực hiện:
a) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục được Bộ trưởng Bộ Y tế phân công theo đúng quy định của pháp luật;
b) Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, thẩm định nội dung chuyên môn của hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo quy định của pháp luật;
c) Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Tổ chức thẩm định và công bố các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế có đủ năng lực, điều kiện thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động; định kỳ công bố danh sách các đơn vị đủ điều kiện thực hiện đo kiểm tra môi trường lao động.
6. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về các lĩnh vực khác thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục.
8. Quản lý và phân bổ các nguồn kinh phí, vốn của các dự án và nguồn tài trợ cho các hoạt động thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục; quản lý biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc Cục; quản lý tài sản và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Y tế giao. | Điều 2 Quyết định 1534/QĐ-BYT năm 2013 chức năng nhiệm vụ Cục Quản lý môi trường y tế |
Điều 3 Quyết định 1534/QĐ-BYT năm 2013 chức năng nhiệm vụ Cục Quản lý môi trường y tế có nội dung như sau:
Điều 3. Tổ chức và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo Cục: gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm theo các quy định của pháp luật.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
2. Tổ chức của Cục gồm:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
c) Phòng Pháp chế - Thanh tra;
d) Phòng Môi trường cơ sở y tế;
đ) Phòng Sức khỏe môi trường cộng đồng;
e) Phòng Sức khỏe lao động - Phòng chống thương tích;
g) Phòng Hóa chất - Đánh giá tác động sức khỏe;
h) Đơn vị sự nghiệp thuộc Cục: Trung tâm Thông tin môi trường y tế.
3. Cơ chế hoạt động
a) Cục Quản lý môi trường y tế hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục và các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Cục
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
4. Biên chế
Biên chế của Cục Quản lý môi trường y tế được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế.
5. Kinh phí hoạt động của Cục Quản lý môi trường y tế do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "07/05/2013",
"sign_number": "1534/QĐ-BYT",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Tiến",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Tổ chức và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo Cục: gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm theo các quy định của pháp luật.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
2. Tổ chức của Cục gồm:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
c) Phòng Pháp chế - Thanh tra;
d) Phòng Môi trường cơ sở y tế;
đ) Phòng Sức khỏe môi trường cộng đồng;
e) Phòng Sức khỏe lao động - Phòng chống thương tích;
g) Phòng Hóa chất - Đánh giá tác động sức khỏe;
h) Đơn vị sự nghiệp thuộc Cục: Trung tâm Thông tin môi trường y tế.
3. Cơ chế hoạt động
a) Cục Quản lý môi trường y tế hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục và các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Cục
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
4. Biên chế
Biên chế của Cục Quản lý môi trường y tế được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế.
5. Kinh phí hoạt động của Cục Quản lý môi trường y tế do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. | Điều 3 Quyết định 1534/QĐ-BYT năm 2013 chức năng nhiệm vụ Cục Quản lý môi trường y tế |
Điều 4 Quyết định 1534/QĐ-BYT năm 2013 chức năng nhiệm vụ Cục Quản lý môi trường y tế có nội dung như sau:
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Quyết định này thay thế các quy định trước đây của Bộ trưởng Bộ Y tế về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế. | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "07/05/2013",
"sign_number": "1534/QĐ-BYT",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Tiến",
"type": "Quyết định"
} | Điều 4. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Quyết định này thay thế các quy định trước đây của Bộ trưởng Bộ Y tế về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế. | Điều 4 Quyết định 1534/QĐ-BYT năm 2013 chức năng nhiệm vụ Cục Quản lý môi trường y tế |
Điều 5 Quyết định 1534/QĐ-BYT năm 2013 chức năng nhiệm vụ Cục Quản lý môi trường y tế có nội dung như sau:
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các ông bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Y tế và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "07/05/2013",
"sign_number": "1534/QĐ-BYT",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Tiến",
"type": "Quyết định"
} | Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các ông bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Y tế và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | Điều 5 Quyết định 1534/QĐ-BYT năm 2013 chức năng nhiệm vụ Cục Quản lý môi trường y tế |
Điều 1 Quyết định 1351/QĐ-TTg cấp Bằng Tổ quốc ghi công có nội dung như sau:
Điều 1. Cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho :
1. Liệt sỹ Hoàng Công Đức, sinh năm 1937, nguyên quán: xã Yên Phú, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; Thương binh 1/4 (96%) , hy sinh ngày 15 tháng 06 năm 2007 do vết thương tái phát.
2. Liệt sỹ Nguyễn Phi Cơ, sinh năm 1930, nguyên quán: xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; Thương binh 1/4 ( 81%) , hy sinh ngày 15 tháng 06 năm 2007 do vết thương tái phát. | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "08/10/2007",
"sign_number": "1351/QĐ-TTg",
"signer": "Nguyễn Sinh Hùng",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho :
1. Liệt sỹ Hoàng Công Đức, sinh năm 1937, nguyên quán: xã Yên Phú, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; Thương binh 1/4 (96%) , hy sinh ngày 15 tháng 06 năm 2007 do vết thương tái phát.
2. Liệt sỹ Nguyễn Phi Cơ, sinh năm 1930, nguyên quán: xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; Thương binh 1/4 ( 81%) , hy sinh ngày 15 tháng 06 năm 2007 do vết thương tái phát. | Điều 1 Quyết định 1351/QĐ-TTg cấp Bằng Tổ quốc ghi công |
Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-TTg cấp Bằng Tổ quốc ghi công có nội dung như sau:
Điều 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng ban Ban thi đua-Khen thưởng Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "08/10/2007",
"sign_number": "1351/QĐ-TTg",
"signer": "Nguyễn Sinh Hùng",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng ban Ban thi đua-Khen thưởng Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. | Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-TTg cấp Bằng Tổ quốc ghi công |
Điều 1 Quyết định 16/2018/QĐ-UBND sửa đổi quy định cưỡng chế thi hành quyết định đất đai Bắc Ninh có nội dung như sau:
Điều 1. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 3 của Quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 của UBND tỉnh, cụ thể như sau:
"Điều 3. Hiệu lực thi hành của quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định hòa giải thành có hiệu lực pháp luật
1. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành.
2. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai.” | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "05/07/2018",
"sign_number": "16/2018/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Hữu Thành",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 3 của Quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 của UBND tỉnh, cụ thể như sau:
"Điều 3. Hiệu lực thi hành của quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định hòa giải thành có hiệu lực pháp luật
1. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành.
2. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai.” | Điều 1 Quyết định 16/2018/QĐ-UBND sửa đổi quy định cưỡng chế thi hành quyết định đất đai Bắc Ninh |
Điều 2 Quyết định 16/2018/QĐ-UBND sửa đổi quy định cưỡng chế thi hành quyết định đất đai Bắc Ninh có nội dung như sau:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/7/2018. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "05/07/2018",
"sign_number": "16/2018/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Hữu Thành",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/7/2018. | Điều 2 Quyết định 16/2018/QĐ-UBND sửa đổi quy định cưỡng chế thi hành quyết định đất đai Bắc Ninh |
Điều 3 Quyết định 16/2018/QĐ-UBND sửa đổi quy định cưỡng chế thi hành quyết định đất đai Bắc Ninh có nội dung như sau:
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "05/07/2018",
"sign_number": "16/2018/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Hữu Thành",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành | Điều 3 Quyết định 16/2018/QĐ-UBND sửa đổi quy định cưỡng chế thi hành quyết định đất đai Bắc Ninh |
Điều 1 Quyết định 86/2008/QĐ-UBND mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên được khai thác làm nguyên liệu sản xuất có nội dung như sau:
Điều 1. Quy định mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên được khai thác làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
(Bảng danh mục mức đơn giá đính kèm). | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai",
"promulgation_date": "12/12/2008",
"sign_number": "86/2008/QĐ-UBND",
"signer": "Đinh Quốc Thái",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Quy định mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên được khai thác làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
(Bảng danh mục mức đơn giá đính kèm). | Điều 1 Quyết định 86/2008/QĐ-UBND mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên được khai thác làm nguyên liệu sản xuất |
Điều 2 Quyết định 86/2008/QĐ-UBND mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên được khai thác làm nguyên liệu sản xuất có nội dung như sau:
Điều 2. Giao Cục trưởng Cục thuế tổ chức phổ biến, chỉ đạo và thực hiện mức giá trên theo quy định hiện hành. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai",
"promulgation_date": "12/12/2008",
"sign_number": "86/2008/QĐ-UBND",
"signer": "Đinh Quốc Thái",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Giao Cục trưởng Cục thuế tổ chức phổ biến, chỉ đạo và thực hiện mức giá trên theo quy định hiện hành. | Điều 2 Quyết định 86/2008/QĐ-UBND mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên được khai thác làm nguyên liệu sản xuất |
Điều 3 Quyết định 86/2008/QĐ-UBND mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên được khai thác làm nguyên liệu sản xuất có nội dung như sau:
Điều 3. Mức giá làm căn cứ tính thuế nói ở Điều 1 được áp dụng từ ngày 01/01/2009, thay thế mức giá tối thiểu một số loại tài nguyên khai thác ban hành kèm theo Quyết định số 2228/QĐ-CT.UBT ngày 19/6/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Khi giá bán của loại tài nguyên có biến động lớn (± 20%) Cục thuế chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan báo cáo và đề xuất mức giá mới trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai",
"promulgation_date": "12/12/2008",
"sign_number": "86/2008/QĐ-UBND",
"signer": "Đinh Quốc Thái",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Mức giá làm căn cứ tính thuế nói ở Điều 1 được áp dụng từ ngày 01/01/2009, thay thế mức giá tối thiểu một số loại tài nguyên khai thác ban hành kèm theo Quyết định số 2228/QĐ-CT.UBT ngày 19/6/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Khi giá bán của loại tài nguyên có biến động lớn (± 20%) Cục thuế chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan báo cáo và đề xuất mức giá mới trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. | Điều 3 Quyết định 86/2008/QĐ-UBND mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên được khai thác làm nguyên liệu sản xuất |
Điều 4 Quyết định 86/2008/QĐ-UBND mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên được khai thác làm nguyên liệu sản xuất có nội dung như sau:
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Cục trưởng Cục thuế Đồng Nai, Giám đốc các Sở: Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tư pháp, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành, Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai",
"promulgation_date": "12/12/2008",
"sign_number": "86/2008/QĐ-UBND",
"signer": "Đinh Quốc Thái",
"type": "Quyết định"
} | Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Cục trưởng Cục thuế Đồng Nai, Giám đốc các Sở: Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tư pháp, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành, Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký | Điều 4 Quyết định 86/2008/QĐ-UBND mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên được khai thác làm nguyên liệu sản xuất |
Điều 1 Quyết định 3031/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn quốc gia có nội dung như sau:
Điều 1. Công bố 03 Tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
1.
TCVN 7817-2:2010
ISO/IEC 11770-2:2008
Công nghệ thông tin – Kỹ thuật an ninh – Quản lý khóa - Phần 2: Cơ chế sử dụng kỹ thuật đối xứng
2.
TCVN 7817-4:2010
ISO/IEC 11770-4:2006
Công nghệ thông tin – Kỹ thuật an ninh – Quản lý khóa - Phần 4: Cơ chế dựa trên bí mật yếu
3.
TCVN 7818-3:2010
ISO/IEC 18014-3:2009
Công nghệ thông tin – Kỹ thuật an ninh – Dịch vụ tem thời gian - Phần 3: Cơ chế tạo thẻ liên kết.
| {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "31/12/2010",
"sign_number": "3031/QĐ-BKHCN",
"signer": "Nguyễn Quân",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Công bố 03 Tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
1.
TCVN 7817-2:2010
ISO/IEC 11770-2:2008
Công nghệ thông tin – Kỹ thuật an ninh – Quản lý khóa - Phần 2: Cơ chế sử dụng kỹ thuật đối xứng
2.
TCVN 7817-4:2010
ISO/IEC 11770-4:2006
Công nghệ thông tin – Kỹ thuật an ninh – Quản lý khóa - Phần 4: Cơ chế dựa trên bí mật yếu
3.
TCVN 7818-3:2010
ISO/IEC 18014-3:2009
Công nghệ thông tin – Kỹ thuật an ninh – Dịch vụ tem thời gian - Phần 3: Cơ chế tạo thẻ liên kết.
| Điều 1 Quyết định 3031/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn quốc gia |
Điều 2 Quyết định 3031/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn quốc gia có nội dung như sau:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "31/12/2010",
"sign_number": "3031/QĐ-BKHCN",
"signer": "Nguyễn Quân",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. | Điều 2 Quyết định 3031/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn quốc gia |
Điều 1 Quyết định 334/QĐ-BXD Quy chế tổ chức và hoạt động Uỷ ban Giám sát có nội dung như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc trong ASEAN. | {
"issuing_agency": "Bộ Xây dựng",
"promulgation_date": "28/03/2011",
"sign_number": "334/QĐ-BXD",
"signer": "Nguyễn Hồng Quân",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc trong ASEAN. | Điều 1 Quyết định 334/QĐ-BXD Quy chế tổ chức và hoạt động Uỷ ban Giám sát |
Điều 2 Quyết định 334/QĐ-BXD Quy chế tổ chức và hoạt động Uỷ ban Giám sát có nội dung như sau:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chủ tịch và các thành viên của Uỷ ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc trong ASEAN, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | {
"issuing_agency": "Bộ Xây dựng",
"promulgation_date": "28/03/2011",
"sign_number": "334/QĐ-BXD",
"signer": "Nguyễn Hồng Quân",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chủ tịch và các thành viên của Uỷ ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ Kiến trúc trong ASEAN, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | Điều 2 Quyết định 334/QĐ-BXD Quy chế tổ chức và hoạt động Uỷ ban Giám sát |
Điều 1 Quyết định 03/2011/QĐ-UBND thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Tây Ninh có nội dung như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này những giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2011. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tây Ninh",
"promulgation_date": "25/01/2011",
"sign_number": "03/2011/QĐ-UBND",
"signer": "Võ Hùng Việt",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này những giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2011. | Điều 1 Quyết định 03/2011/QĐ-UBND thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Tây Ninh |
Điều 2 Quyết định 03/2011/QĐ-UBND thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Tây Ninh có nội dung như sau:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tây Ninh",
"promulgation_date": "25/01/2011",
"sign_number": "03/2011/QĐ-UBND",
"signer": "Võ Hùng Việt",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. | Điều 2 Quyết định 03/2011/QĐ-UBND thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Tây Ninh |
Điều 3 Quyết định 03/2011/QĐ-UBND thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Tây Ninh có nội dung như sau:
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tây Ninh",
"promulgation_date": "25/01/2011",
"sign_number": "03/2011/QĐ-UBND",
"signer": "Võ Hùng Việt",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | Điều 3 Quyết định 03/2011/QĐ-UBND thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Tây Ninh |
Điều 1 Quyết định 16/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 35/2019/QĐ-UBND 19/2020/QĐ-UBND Trà Vinh có nội dung như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019; Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2020 và Quyết đinh số 29/2020/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quyết định số 35/2019/QĐ- UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh, như sau:
a) Sửa đổi khoản 3, Điều 6 như sau:
“3. Đối với thửa đất nằm phía sau thửa đất mặt tiền của chủ sử dụng khác nêu tại Phụ lục của Bảng giá đất này
- Vị trí 1: từ điểm 0 đến 30 mét.
- Vị trí 2: 30 mét tiếp theo vị trí 1.
- Vị trí 3: 30 mét tiếp theo vị trí 2.
- Vị trí 4: 30 mét tiếp theo vị trí 3.
- Vị trí 5 (vị trí còn lại): từ trên 120 mét.”.
b) Sửa đổi khoản 7, Điều 6 như sau:
“7. Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, khi xác định vị trí theo quy định nhưng giá đất phi nông nghiệp bằng hoặc thấp hơn giá đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích sử dụng đất thì được xác định bằng giá đất nông nghiệp nhân (x) hệ số 1,1. Trường hợp giá đất tại vị trí chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhân hệ số 1,1 vượt giá đất tại vị trí có giá đất cao hơn (liền kề cùng thửa đất) thì giá chuyển mục đích sử dụng đất được tính bằng giá đất tại vị trí có giá đất cao hơn (liền kề cùng thửa đất).”.
c) Sửa đổi khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 9 và bổ sung khoản 12, Điều 8 như sau:
“Điều 8. Các nguyên tắc xử lý khi vị trí đất và giá đất trong cùng một khu vực chưa hợp lý
1. Giá đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện, công trình ngầm được tính bằng giá đất cùng phân loại vị trí và cùng loại đất liền kề;
…
3. Trường hợp thửa đất phi nông nghiệp có 02 mặt tiền đường trở lên thì giá đất và vị trí đất được xác định theo mặt tiền đường có mức giá cao nhất. Giá đất nhân (x) với hệ số 1,2;
4. Trường hợp thửa đất có nhiều cách xác định vị trí (theo đường giao thông, biển, sông, kênh, rạch) thì xác định theo vị trí có mức giá đất cao nhất (trừ trường hợp nêu tại khoản 4 Điều 1 và khoản 4 Điều 6 Bảng giá đất 05 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019;
…
9. Chiều rộng hẻm, đường giao thông được tính tại vị trí mép trong vỉa hè của đường tiếp giáp; trường hợp đường tiếp giáp không có vỉa hè thì chiều rộng của hẻm, đường giao thông được tính tại vị trí cách mép đường tiếp giáp 3 mét;
…
12. Đối với trường hợp tính truy thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trước ngày Quyết định này có hiệu lực nhưng tại thời điểm xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa quy định giá đất thì được áp dụng giá đất theo loại đất tương ứng có trong Bảng giá đất đã được ban hành (năm gần nhất).”.
d) Sửa đổi Điều 9 như sau:
“Điều 9. Giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; giá đất nuôi trồng thủy sản
- Giá đất trồng cây hàng năm, giá đất nuôi trồng thủy sản vị trí 1 tiếp giáp Quốc lộ, đường tránh Quốc lộ (trừ khu vực thành phố Trà Vinh) được tính bằng giá đất trồng cây hàng năm, giá đất nuôi trồng thủy sản vị trí 1 của thị trấn, phường tương ứng với từng địa bàn huyện, thị xã;
- Giá đất các khu vực và vị trí được xác định cụ thể như sau:
1. Thành phố Trà Vinh
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Phường 2, Phường 3
1
318.000
2
220.000
3
155.000
Phường 1, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7
1
310.000
2
215.000
3
150.000
Phường 8, Phường 9
1
300.000
2
210.000
3
145.000
Xã Long Đức (trừ ấp Long Trị)
1
270.000
2
160.000
3
95.000
* Riêng ấp Long Trị, xã Long Đức áp dụng theo mức giá 95.000 đồng/m2.
2. Huyện Trà Cú
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn: Trà Cú, Định An
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Các xã: Kim Sơn, Hàm Tân, Đại An
1
170.000
2
100.000
3
68.000
Các xã còn lại
1
143.000
2
86.000
3
60.000
3. Huyện Cầu Ngang
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn: Cầu Ngang, Mỹ Long
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Các xã
1
143.000
2
86.000
3
60.000
4. Huyện Châu Thành
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Châu Thành, xã Nguyệt Hóa, Hòa Thuận
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Các xã: Lương Hòa A, Lương Hòa, Hòa Lợi
1
195.000
2
120.000
3
78.000
Các xã còn lại
1
143.000
2
86.000
3
60.000
5. Huyện Duyên Hải
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Long Thành
1
195.000
2
120.000
3
78.000
Các xã
1
143.000
2
86.000
3
60.000
6. Huyện Tiểu Cần
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn: Tiểu Cần, Cầu Quan
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Xã Phú Cần
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Các xã còn lại
1
195.000
2
120.000
3
78.000
7. Huyện Cầu Kè
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Cầu Kè
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Các xã
1
195.000
2
120.000
3
78.000
8. Huyện Càng Long
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Càng Long
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Các xã
1
195.000
2
120.000
3
78.000
9. Thị xã Duyên Hải
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Phường 1, Phường 2
1
270.000
2
160.000
3
95.000
Các xã
1
170.000
2
100.000
3
68.000
đ) Sửa đổi Điều 10 như sau:
“Điều 10. Giá đất trồng cây lâu năm
- Giá đất trồng cây lâu năm vị trí 1 tiếp giáp Quốc lộ, đường tránh Quốc lộ (trừ khu vực thành phố Trà Vinh) được tính bằng giá đất trồng cây lâu năm vị trí 1 của thị trấn, phường tương ứng với từng địa bàn huyện, thị xã.
- Giá đất các khu vực và vị trí được xác định cụ thể như sau:
1. Thành phố Trà Vinh
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Phường 2, Phường 3
1
375.000
2
280.000
3
210.000
Phường 1, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7
1
350.000
2
260.000
3
195.000
Phường 8, Phường 9
1
340.000
2
240.000
3
165.000
Xã Long Đức (trừ ấp Long Trị)
1
320.000
2
190.000
3
115.000
* Riêng ấp Long Trị của xã Long Đức áp dụng theo mức giá 115.000 đồng/m2.
2. Huyện Trà Cú
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn: Trà Cú, Định An
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Các xã: Kim Sơn, Hàm Tân, Đại An
1
195.000
2
125.000
3
83.000
Các xã còn lại
1
170.000
2
105.000
3
73.000
3. Huyện Cầu Ngang
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn: Cầu Ngang, Mỹ Long
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Các xã
1
170.000
2
105.000
3
73.000
4. Huyện Châu Thành
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Châu Thành, xã Nguyệt Hóa, Hòa Thuận
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Các xã: Lương Hòa A, Lương Hòa, Hòa Lợi
1
215.000
2
135.000
3
90.000
Các xã còn lại
1
195.000
2
125.000
3
83.000
5. Huyện Duyên Hải
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Long Thành
1
235.000
2
145.000
3
98.000
Các xã
1
170.000
2
105.000
3
73.000
6. Huyện Tiểu Cần
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn: Tiểu Cần, Cầu Quan
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Xã Phú Cần
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Các xã còn lại
1
215.000
2
135.000
3
90.000
7. Huyện Cầu Kè
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Cầu Kè
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Các xã
1
215.000
2
135.000
3
90.000
8. Huyện Càng Long
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Càng Long
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Các xã
1
215.000
2
135.000
3
90.000
9. Thị xã Duyên Hải
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Phường 1, Phường 2
1
320.000
2
190.000
3
115.000
Các xã
1
210.000
2
130.000
3
85.000
e) Sửa đổi Điều 11 như sau:
“Điều 11. Giá đất rừng sản xuất
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Vị trí
Giá đất
1
55.000
2
45.000
f) Sửa đổi Điều 12 như sau:
“Điều 12. Giá đất làm muối
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Vị trí
Giá đất
1
75.000
2
55.000
g) Sửa đổi, bổ sung các Phụ lục kèm theo Bảng giá đất 05 năm (2020 - 2024), cụ thể như sau:
- Sửa đổi tên gọi (đường, đoạn đường, điểm đầu, điểm cuối) và điều chỉnh giá đất của 279 tuyến đường, đoạn đường, chi tiết như sau:
+ Sửa đổi tên gọi, điểm đầu, điểm cuối của 50 tuyến đường, đoạn đường.
+ Điều chỉnh giá đất của 202 tuyến đường, đoạn đường.
+ Sửa đổi tên gọi, điểm đầu, điểm cuối và điều chỉnh giá đất của 27 tuyến đường, đoạn đường.
(Đính kèm Phụ lục I)
- Bổ sung mới 93 tuyến đường vào Bảng giá đất.
(Đính kèm Phụ lục II)
- Bãi bỏ các mục thuộc Phụ lục kèm theo Bảng giá đất 05 năm (2020 - 2024), cụ thể như sau:
+ Bãi bỏ mục 8.34 Phụ lục 8: Đường nhựa khóm 2.
+ Bãi bỏ mục 8.35 Phụ lục 8: Đường nhựa nội bộ khóm 2.
+ Bãi bỏ mục 9.160 Phụ lục 9: Đường Trung tâm cụm chợ Sóc Cầu.
+ Bãi bỏ mục 9.65 Phụ lục 9: Đường Đal.
+ Bãi bỏ mục 9.74 Phụ lục 9: Đường nối chợ Thuận An - Đường Trần Phú.
+ Bãi bỏ mục 9.81 Phụ lục 9: Quốc lộ 54.
+ Bãi bỏ mục 9.82 Phụ lục 9: Quốc lộ 54.
(Đính kèm Phụ lục III)
2. Sửa đổi một số mục tại Phụ lục Bảng giá đất ở 05 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh (Đính kèm Phụ lục IV), cụ thể như sau:
a) Sửa đổi điểm cuối của 01 tuyến đường;
b) Điều chỉnh tăng giá đất của 02 tuyến đường, đoạn đường.
3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quyết định số 29/2020/QĐ- UBND ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, như sau:
a) Sửa đổi một số mục tại Phụ lục Bảng giá đất ở 05 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều Bảng giá đất 05 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh (Đính kèm Phụ lục V), như sau:
- Sửa đổi tên gọi, điểm đầu, điểm cuối của 04 tuyến đường, đoạn đường.
- Sửa đổi điểm cuối và điều chỉnh tăng giá đất của 01 tuyến đường, đoạn đường.
- Điều chỉnh tăng giá đất của 22 tuyến đường, đoạn đường.
b) Bãi bỏ Khoản 4, Điều 1. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh",
"promulgation_date": "14/07/2023",
"sign_number": "16/2023/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Quỳnh Thiện",
"type": "Quyết định"
} | Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019; Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2020 và Quyết đinh số 29/2020/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quyết định số 35/2019/QĐ- UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh, như sau:
a) Sửa đổi khoản 3, Điều 6 như sau:
“3. Đối với thửa đất nằm phía sau thửa đất mặt tiền của chủ sử dụng khác nêu tại Phụ lục của Bảng giá đất này
- Vị trí 1: từ điểm 0 đến 30 mét.
- Vị trí 2: 30 mét tiếp theo vị trí 1.
- Vị trí 3: 30 mét tiếp theo vị trí 2.
- Vị trí 4: 30 mét tiếp theo vị trí 3.
- Vị trí 5 (vị trí còn lại): từ trên 120 mét.”.
b) Sửa đổi khoản 7, Điều 6 như sau:
“7. Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, khi xác định vị trí theo quy định nhưng giá đất phi nông nghiệp bằng hoặc thấp hơn giá đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích sử dụng đất thì được xác định bằng giá đất nông nghiệp nhân (x) hệ số 1,1. Trường hợp giá đất tại vị trí chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhân hệ số 1,1 vượt giá đất tại vị trí có giá đất cao hơn (liền kề cùng thửa đất) thì giá chuyển mục đích sử dụng đất được tính bằng giá đất tại vị trí có giá đất cao hơn (liền kề cùng thửa đất).”.
c) Sửa đổi khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 9 và bổ sung khoản 12, Điều 8 như sau:
“Điều 8. Các nguyên tắc xử lý khi vị trí đất và giá đất trong cùng một khu vực chưa hợp lý
1. Giá đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện, công trình ngầm được tính bằng giá đất cùng phân loại vị trí và cùng loại đất liền kề;
…
3. Trường hợp thửa đất phi nông nghiệp có 02 mặt tiền đường trở lên thì giá đất và vị trí đất được xác định theo mặt tiền đường có mức giá cao nhất. Giá đất nhân (x) với hệ số 1,2;
4. Trường hợp thửa đất có nhiều cách xác định vị trí (theo đường giao thông, biển, sông, kênh, rạch) thì xác định theo vị trí có mức giá đất cao nhất (trừ trường hợp nêu tại khoản 4 Điều 1 và khoản 4 Điều 6 Bảng giá đất 05 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019;
…
9. Chiều rộng hẻm, đường giao thông được tính tại vị trí mép trong vỉa hè của đường tiếp giáp; trường hợp đường tiếp giáp không có vỉa hè thì chiều rộng của hẻm, đường giao thông được tính tại vị trí cách mép đường tiếp giáp 3 mét;
…
12. Đối với trường hợp tính truy thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trước ngày Quyết định này có hiệu lực nhưng tại thời điểm xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa quy định giá đất thì được áp dụng giá đất theo loại đất tương ứng có trong Bảng giá đất đã được ban hành (năm gần nhất).”.
d) Sửa đổi Điều 9 như sau:
“Điều 9. Giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; giá đất nuôi trồng thủy sản
- Giá đất trồng cây hàng năm, giá đất nuôi trồng thủy sản vị trí 1 tiếp giáp Quốc lộ, đường tránh Quốc lộ (trừ khu vực thành phố Trà Vinh) được tính bằng giá đất trồng cây hàng năm, giá đất nuôi trồng thủy sản vị trí 1 của thị trấn, phường tương ứng với từng địa bàn huyện, thị xã;
- Giá đất các khu vực và vị trí được xác định cụ thể như sau:
1. Thành phố Trà Vinh
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Phường 2, Phường 3
1
318.000
2
220.000
3
155.000
Phường 1, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7
1
310.000
2
215.000
3
150.000
Phường 8, Phường 9
1
300.000
2
210.000
3
145.000
Xã Long Đức (trừ ấp Long Trị)
1
270.000
2
160.000
3
95.000
* Riêng ấp Long Trị, xã Long Đức áp dụng theo mức giá 95.000 đồng/m2.
2. Huyện Trà Cú
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn: Trà Cú, Định An
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Các xã: Kim Sơn, Hàm Tân, Đại An
1
170.000
2
100.000
3
68.000
Các xã còn lại
1
143.000
2
86.000
3
60.000
3. Huyện Cầu Ngang
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn: Cầu Ngang, Mỹ Long
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Các xã
1
143.000
2
86.000
3
60.000
4. Huyện Châu Thành
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Châu Thành, xã Nguyệt Hóa, Hòa Thuận
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Các xã: Lương Hòa A, Lương Hòa, Hòa Lợi
1
195.000
2
120.000
3
78.000
Các xã còn lại
1
143.000
2
86.000
3
60.000
5. Huyện Duyên Hải
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Long Thành
1
195.000
2
120.000
3
78.000
Các xã
1
143.000
2
86.000
3
60.000
6. Huyện Tiểu Cần
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn: Tiểu Cần, Cầu Quan
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Xã Phú Cần
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Các xã còn lại
1
195.000
2
120.000
3
78.000
7. Huyện Cầu Kè
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Cầu Kè
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Các xã
1
195.000
2
120.000
3
78.000
8. Huyện Càng Long
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Càng Long
1
250.000
2
150.000
3
90.000
Các xã
1
195.000
2
120.000
3
78.000
9. Thị xã Duyên Hải
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Phường 1, Phường 2
1
270.000
2
160.000
3
95.000
Các xã
1
170.000
2
100.000
3
68.000
đ) Sửa đổi Điều 10 như sau:
“Điều 10. Giá đất trồng cây lâu năm
- Giá đất trồng cây lâu năm vị trí 1 tiếp giáp Quốc lộ, đường tránh Quốc lộ (trừ khu vực thành phố Trà Vinh) được tính bằng giá đất trồng cây lâu năm vị trí 1 của thị trấn, phường tương ứng với từng địa bàn huyện, thị xã.
- Giá đất các khu vực và vị trí được xác định cụ thể như sau:
1. Thành phố Trà Vinh
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Phường 2, Phường 3
1
375.000
2
280.000
3
210.000
Phường 1, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7
1
350.000
2
260.000
3
195.000
Phường 8, Phường 9
1
340.000
2
240.000
3
165.000
Xã Long Đức (trừ ấp Long Trị)
1
320.000
2
190.000
3
115.000
* Riêng ấp Long Trị của xã Long Đức áp dụng theo mức giá 115.000 đồng/m2.
2. Huyện Trà Cú
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn: Trà Cú, Định An
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Các xã: Kim Sơn, Hàm Tân, Đại An
1
195.000
2
125.000
3
83.000
Các xã còn lại
1
170.000
2
105.000
3
73.000
3. Huyện Cầu Ngang
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn: Cầu Ngang, Mỹ Long
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Các xã
1
170.000
2
105.000
3
73.000
4. Huyện Châu Thành
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Châu Thành, xã Nguyệt Hóa, Hòa Thuận
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Các xã: Lương Hòa A, Lương Hòa, Hòa Lợi
1
215.000
2
135.000
3
90.000
Các xã còn lại
1
195.000
2
125.000
3
83.000
5. Huyện Duyên Hải
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Long Thành
1
235.000
2
145.000
3
98.000
Các xã
1
170.000
2
105.000
3
73.000
6. Huyện Tiểu Cần
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn: Tiểu Cần, Cầu Quan
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Xã Phú Cần
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Các xã còn lại
1
215.000
2
135.000
3
90.000
7. Huyện Cầu Kè
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Cầu Kè
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Các xã
1
215.000
2
135.000
3
90.000
8. Huyện Càng Long
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Thị trấn Càng Long
1
280.000
2
165.000
3
100.000
Các xã
1
215.000
2
135.000
3
90.000
9. Thị xã Duyên Hải
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Đơn vị hành chính
Vị trí
Giá đất
Phường 1, Phường 2
1
320.000
2
190.000
3
115.000
Các xã
1
210.000
2
130.000
3
85.000
e) Sửa đổi Điều 11 như sau:
“Điều 11. Giá đất rừng sản xuất
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Vị trí
Giá đất
1
55.000
2
45.000
f) Sửa đổi Điều 12 như sau:
“Điều 12. Giá đất làm muối
(Đơn vị tính: đồng/m2)
Vị trí
Giá đất
1
75.000
2
55.000
g) Sửa đổi, bổ sung các Phụ lục kèm theo Bảng giá đất 05 năm (2020 - 2024), cụ thể như sau:
- Sửa đổi tên gọi (đường, đoạn đường, điểm đầu, điểm cuối) và điều chỉnh giá đất của 279 tuyến đường, đoạn đường, chi tiết như sau:
+ Sửa đổi tên gọi, điểm đầu, điểm cuối của 50 tuyến đường, đoạn đường.
+ Điều chỉnh giá đất của 202 tuyến đường, đoạn đường.
+ Sửa đổi tên gọi, điểm đầu, điểm cuối và điều chỉnh giá đất của 27 tuyến đường, đoạn đường.
(Đính kèm Phụ lục I)
- Bổ sung mới 93 tuyến đường vào Bảng giá đất.
(Đính kèm Phụ lục II)
- Bãi bỏ các mục thuộc Phụ lục kèm theo Bảng giá đất 05 năm (2020 - 2024), cụ thể như sau:
+ Bãi bỏ mục 8.34 Phụ lục 8: Đường nhựa khóm 2.
+ Bãi bỏ mục 8.35 Phụ lục 8: Đường nhựa nội bộ khóm 2.
+ Bãi bỏ mục 9.160 Phụ lục 9: Đường Trung tâm cụm chợ Sóc Cầu.
+ Bãi bỏ mục 9.65 Phụ lục 9: Đường Đal.
+ Bãi bỏ mục 9.74 Phụ lục 9: Đường nối chợ Thuận An - Đường Trần Phú.
+ Bãi bỏ mục 9.81 Phụ lục 9: Quốc lộ 54.
+ Bãi bỏ mục 9.82 Phụ lục 9: Quốc lộ 54.
(Đính kèm Phụ lục III)
2. Sửa đổi một số mục tại Phụ lục Bảng giá đất ở 05 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh (Đính kèm Phụ lục IV), cụ thể như sau:
a) Sửa đổi điểm cuối của 01 tuyến đường;
b) Điều chỉnh tăng giá đất của 02 tuyến đường, đoạn đường.
3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quyết định số 29/2020/QĐ- UBND ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, như sau:
a) Sửa đổi một số mục tại Phụ lục Bảng giá đất ở 05 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều Bảng giá đất 05 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh (Đính kèm Phụ lục V), như sau:
- Sửa đổi tên gọi, điểm đầu, điểm cuối của 04 tuyến đường, đoạn đường.
- Sửa đổi điểm cuối và điều chỉnh tăng giá đất của 01 tuyến đường, đoạn đường.
- Điều chỉnh tăng giá đất của 22 tuyến đường, đoạn đường.
b) Bãi bỏ Khoản 4, Điều 1. | Điều 1 Quyết định 16/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 35/2019/QĐ-UBND 19/2020/QĐ-UBND Trà Vinh |
Điều 2 Quyết định 16/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 35/2019/QĐ-UBND 19/2020/QĐ-UBND Trà Vinh có nội dung như sau:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 24 tháng 7 năm 2023.
Đối với trường hợp hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính hợp lệ của người sử dụng đất đã được bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã tiếp nhận trước ngày 24 tháng 7 năm 2023 thì áp dụng giá đất quy định tại Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019, Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2020, Quyết đinh số 29/2020/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh để xác định nghĩa vụ tài chính. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh",
"promulgation_date": "14/07/2023",
"sign_number": "16/2023/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Quỳnh Thiện",
"type": "Quyết định"
} | Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 24 tháng 7 năm 2023.
Đối với trường hợp hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính hợp lệ của người sử dụng đất đã được bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã tiếp nhận trước ngày 24 tháng 7 năm 2023 thì áp dụng giá đất quy định tại Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019, Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2020, Quyết đinh số 29/2020/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh để xác định nghĩa vụ tài chính. | Điều 2 Quyết định 16/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 35/2019/QĐ-UBND 19/2020/QĐ-UBND Trà Vinh |
Điều 3 Quyết định 16/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 35/2019/QĐ-UBND 19/2020/QĐ-UBND Trà Vinh có nội dung như sau:
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh (03 hệ), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | {
"issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh",
"promulgation_date": "14/07/2023",
"sign_number": "16/2023/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Quỳnh Thiện",
"type": "Quyết định"
} | Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh (03 hệ), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này | Điều 3 Quyết định 16/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 35/2019/QĐ-UBND 19/2020/QĐ-UBND Trà Vinh |
End of preview. Expand
in Dataset Viewer.
README.md exists but content is empty.
Use the Edit dataset card button to edit it.
- Downloads last month
- 46