text
stringlengths 0
308k
| title
stringlengths 0
51.1k
⌀ | categories
stringlengths 0
57.3k
|
---|---|---|
Ilbesheim bei Landau in der Pfalz là một đô thị thuộc huyện Südliche Weinstraße, trong bang phía tây nước Đức. Đô thị này có diện tích 6,07 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 1260 người. | Ilbesheim bei Landau in der Pfalz | Xã của bang Rheinland-Pfalz, Xã và đô thị huyện Südliche Weinstraße |
Cúp EHF là một giải của Liên đoàn bóng ném châu Âu dành cho các đội câu lạc bộ bóng ném nam của các Liên đoàn quốc gia thành viên. Đây là một giải cao quý của Liên đoàn, chỉ sau giải Hạng vô địch nam Liên đoàn bóng ném châu Âu. Giải này được tổ chức hàng năm, theo thể thức đấu loại trực tiếp. Năm Chung kết Các đội thua bán kết Vô địch Tỉ số Hạng nhì 1981-82Chi tiết VfL Gummersbach 23-14 Željezničar Sarajevo Slavia Praha Pfadi Winterthur 1982-83Chi tiết ZTR Zaporozhye 23-16 22-20 IFK Karlskrona 1983-84Chi tiết TV 16-15 20-19 HG Gladsaxe 1984-85Chi tiết HC Minaur Baia Mare 22-17 14-18 ZTR Zaporozhye 1985-86Chi tiết Raba Vasas ETO Györ 23-17 20-24 Tecnisa Alicante 1986-87Chi tiết Granitas Kaunas 23-23 18-18 BM Atlético Madrid 1987-88Chi tiết HC Minaur Baia Mare 20-21 23-20 Granitas Kaunas 1988-89Chi tiết TURU Düsseldorf 17-12 15-18 ASK Vorwärts Frankfurt 1989-90Chi tiết SKIF Krasnodar 25-27 29-13 Proleter Zrenjanin 1990-91Chi tiết Borac Banja Luka 20-15 23-24 CSKA Moskva 1991-92Chi tiết SG 23-25 22-20 SKA Minsk 1992-93Chi tiết CB Cantabria 24-20 26-20 Bayer Dormagen 1993-94Chi tiết BM Alzira Avidesa 23-19 21-22 ASKÖ Linde Linz Elgorriaga Bidasoa Steaua Bucuresti 1994-95Chi tiết BM Granollers 26-24 23-21 Polyot Cheljabinsk Gorenje Velenje SG Vfl BHW Hameln 1995-96Chi tiết BM Granollers 28-18 28-27 Shakhtar Donetsk Zadar Gortan SG 1996-97Chi tiết SG 22-25 30-17 Virum Sorgenfri Academia Octavio Vigo BM Granollers 1997-98Chi tiết THW Kiel 23-25 26-21 SG CSKA Moskva Brodomerkur Split 1998-99Chi tiết SC Magdeburg 22-30 31-22 BM Valladolid TBV Lemgo Sandefjord TIF 1999-2000Chi tiết RK Metković Jambo 24-22 23-25 SG ABC Braga RK Prevent Slovenj Gradec 2000-01Chi tiết SC Magdeburg 27-27 26-22 RK Metković Jambo Bidasoa Irun Haukar Hafnarfjördur 2001-02Chi tiết THW Kiel 36-29 24-28 FC Barcelona Handbol SG BM Galdar 2002-03Chi tiết FC Barcelona Handbol 35-23 33-26 Lukoil-Dynamo Astrakhan Dunaferr SE BM Altea 2003-04Chi tiết THW Kiel 32-28 27-19 BM Altea Dinamo-Romc. Bucuresti Lukoil-Dynamo Astrakhan 2004-05Chi tiết TUSEM Essen 22-30 31-22 SC Magdeburg VfL Gummersbach Lukoil-Dynamo Astrakhan 2005-06Chi tiết TBV Lemgo 30-29 25-22 Frisch Auf Göppingen US Créteil Handball VfL Gummersbach 2006-07Chi tiết SC Magdeburg 30-30 31-28 CAI BM Aragón Zürich Skjern Handball 2007-08Chi tiết HSG Nordhorn' 31-27 29-30 FCK Handball CAI BM Aragón RK Koper 2008-09Chi tiết RK Gorenje 29-28 26-22 VfL Gummersbach TSV St. Otmar St. Gallen CAI BM Aragón 2009-10Chi tiết'' TBV Lemgo 24-18 28-30 Kadetten SH Handball Naturhouse La Rioja SG | Cúp EHF | Giải đấu của Liên đoàn bóng ném châu Âu |
Cúp quốc gia Scotland 1925–26 là mùa giải thứ 48 của giải đấu bóng đá loại trực tiếp uy tín nhất Scotland. Giải đấu khởi tranh từ ngày 23 tháng năm 1926 và kết thúc ngày 10 tháng năm 1926. Chức vô địch thuộc về St Mirren, khi đánh bại đội đương kim vô địch Celtic 2-0 trong trận Chung kết. = = = = = = RSSSF site 1925/26 Cúp quốc gia Scotland London Hearts *Bóng đá Scotland 1925–26 | Cúp quốc gia Scotland 1925–26 | Mùa giải Cúp quốc gia Scotland Cup |
Hoàn Giả Hốt Đô (chữ Hán: 完者忽都; 1369), còn biết đến với tên gọi Hoàn Giả Đô (完者都) hoặc Kỳ Hoàng hậu (奇皇后; 기황후; Empress Gi), là một trong những Hoàng hậu của Nguyên Huệ Tông vị hoàng đế thứ 11 và là cuối cùng của nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc. Theo sử sách, Ky Hoàng hậu nổi tiếng là thê tử được Huệ Tông sủng ái. Cuộc đời bà trải qua nhiều thăng trầm, bị cống nạp sang nước Nguyên, về sau sinh hạ Hoàng trưởng tử Ái Du Thức Lý Đạt Lạp, cuối cùng trở thành "Đệ nhị Hoàng hậu" rồi "Chính cung Hoàng hậu" của Nguyên Huệ Tông. Thông qua địa vị Hoàng hậu và khả năng hậu cung can chính đặc thù của triều Nguyên, Ky Hoàng hậu có ảnh hưởng lớn đối với tình hình chính trị giai đoạn Vãn kỳ của triều đại này. Theo ghi chép từ chính sử, sự ảnh hưởng của bà đều có tích cực lẫn tiêu cực, điểm tiêu cực lớn nhất chính là âm mưu khiến Huệ Tông thiện nhượng cho con trai bà và cuộc chiến đại bại với Cao Ly chỉ vì mối thù gia tộc cá nhân của bà. Kỳ thị nguyên là người Cao Ly, xuất thân Hạnh Châu (幸州; 행주), nay thuộc khu vực của thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi. Tuy Nguyên sử không ghi lại, nhưng nghiên cứu lịch sử Hàn Quốc dựa vào Cao Ly sử thì chỉ ra cha bà có tên là Kỳ Tử Ngao (奇子敖), xuất thân từ gia tộc Hạnh Châu Kỳ thị (幸州奇氏; 행주기씨), tức "Nhà họ Kỳ Hạnh Châu", một gia đình tiểu quý tộc khá hưng thịnh. Ban đầu, Kỳ thị cùng nhiều cô gái khác bị Cao Ly Trung Huệ Vương lên danh sách cống cho nhà Nguyên theo chính sách "Cống nạp con người", vì sau chiến tranh Mông Cổ Cao Ly, các vị quân chủ của Cao Ly được yêu cầu gửi một số lượng nhất định các cô gái trẻ tuổi xinh đẹp đến Đại Nguyên để hầu hạ như vợ lẽ. Theo sắp xếp, Kỳ thị là cung nữ phụ trách dâng trà, sau được Huệ Tông chú mà liền trở thành phi tần. Chế độ hậu phi nhà Nguyên đơn giản, dưới Hoàng hậu chỉ có Phi và Tần, Kỳ thị trong thời gian này không rõ được chia vào như thế nào. Từ khi thụ sủng, Kỳ thị ngày càng được lòng Huệ Tông, ân sủng của bà còn vượt hơn cả Hoàng hậu lúc đó của Huệ Tông là Đáp Nạp Thất Lý, vốn là con gái của quyền thần Yên Thiếp Mộc Nhi. Điều này khiến Hoàng hậu ghen ghét Kỳ thị, thường xuyên ra lệnh đánh đập, ngược đãi. Theo ghi chép thì Huệ Tông không có thái độ gì với Hoàng hậu về việc này. Chính trị của triều đình nhà Nguyên lúc đó được dẫn đầu bởi thừa tướng là Hữu thừa tướng Bá Nhan và Thái sư Yên Thiếp Mộc Nhi. Năm Chí Thuận thứ (1333), khi Huệ Tông vừa lên ngôi thì Yên Thiếp Mộc Nhi mất, em trai là Tát Đôn lên thay chức "Trung thư tả thừa tướng" (中書左丞相), anh cả của Đáp Nạp Thất Lý là Thái Bình vương Đường Kỳ Thế (kế tước từ cha) làm "Ngự sử đại phu" (御史大夫). Sau đó Tát Đôn mất, Đường Kỳ Thế thay chú nắm chức vụ Tả thừa tướng, tiếp tục là đối trọng với Hữu thừa tướng Bá Nhan bên cánh hữu, nhưng Bá Nhan có lợi thế vì sự ủng hộ của Huệ Tông nên nắm trọn triều chính, khiến Đường Kỳ Thế bất mãn. Năm Nguyên Thống thứ (1335), Đường Kỳ Thế nổi loạn mưu giết Bá Nhan nhưng thất bại và bị giết chết. Đáp Nạp Thất Lý vì cứu em trai Tháp Lạp Hải (người cũng tham gia cuộc binh biến) mà bị Huệ Tông phế truất ngôi Hoàng hậu, sai đem giam cầm Khai Bình, cuối cùng bị Bá Nhan hạ độc chết. Lúc này, Huệ Tông muốn lập Kỳ thị làm Chính cung. Từ khi loại trừ được thế lực của Đường Kỳ Thế, Thừa tướng Bá Nhan khi ấy rất chuyên quyền, không cho Huệ Tông toại nguyện mà hết sức phản đối nên việc này không thành. Đến năm Chí Nguyên thứ (1337), Huệ Tông lập Bá Nhan Hốt Đô của Hoằng Cát Lạt thị làm Kế hoàng hậu. Tuy không thể để Kỳ thị làm Chính hậu, Huệ Tông vẫn sủng ái Kỳ thị và ít để tâm đến Bá Nhan Hốt Đô Hoàng hậu, tuy nhiên Bá Nhan Hốt Đô là một Hoàng hậu biết phép tắc, cũng không vì thế mà oán trách. Năm Chí Nguyên thứ (1339), Kỳ thị sinh Hoàng trưởng tử, đặt tên là Ái Du Thức Lý Đạt Lạp, nhân đó Sa Lạp Ban (沙剌班) tấu thỉnh Huệ Tông sách phong Kỳ thị làm Đệ nhị Hoàng hậu. Thế rồi sang năm thứ (1340), tháng (ÂL), Kỳ thị được lập làm Đệ nhị Hoàng hậu, cư ngụ tại Hưng Thánh cung (興聖宮). Theo lệ triều Nguyên, Hoàng đế được lập một lúc nhiều Hoàng hậu, nhưng chỉ có Trung cung là nhận Sách bảo, Kỳ thị là Hoàng hậu nhưng dưới Bá Nhan Hốt Đô đang là Trung cung Hoàng hậu, cho nên Kỳ thị trong giai đoạn này được biết đến với danh phận "Đệ nhị Hoàng hậu" (第二皇后) hoặc "Thứ Hoàng hậu" (次皇后). Giám sát Ngự sử tên Lý Tiết (李泌) bất bình chuyện Kỳ thị thân chỉ là một nữ nô lệ Cao Ly mà có thể trở thành Hoàng hậu, bèn can gián bằng lời truyền của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt rằng:「"Thế Tổ có lời răn: Con cháu không được cùng nữ tử Cao Ly phụng sự Tông miếu. Nay bệ hạ tiếp ngôi Thế Tổ, cớ gì quên lời dạy của Thế Tổ, lấy đám đàn bà Cao Ly sung hậu đình, còn để lên ngôi Hậu. Đến nay tai dị xảy ra khắp nơi, động đất chấn kinh, âm thịnh mà dương suy, nào không phải vì cớ ấy? Nay thỉnh hàng Thị ấy làm Phi, Thứ sử Tam thần định vị, thiên tai có thể khỏi"」, nhưng Nguyên Huệ Tông đều không nghe. Năm Chí Chính thứ 13 (1353), Hoàng trưởng tử Ái Du Thức Lý Đạt Lạp được sách lập làm Hoàng thái tử, địa vị Kỳ hậu cũng có chuyển biến. Những khi an nhàn, Hoàng hậu Kỳ thị cũng xây dựng cho mình một hình tượng Hoàng hậu ổn trọng, bà liền lấy Nữ Hiếu kinh, Sử thư, mô phỏng hành vi của các Hoàng hậu có tiếng hiền của triều trước trong lịch sử. Gặp khi bốn phương có dâng đồ cống nạp, hoặc có vật trân quý hiếm có được tặng vào triều, Kỳ Hoàng hậu đầu tiên đều sai người dâng lên Thái Miếu, sau đó mới dám ăn. Năm Chí Chính thứ 18 (1358), kinh thành gặp đói to, Hậu mệnh quan viên cứu tế. Sau cho lấy ngân lượng và gạo lụa, lại sai Viện sứ của Tư Chính viện là Phác Bất Hoa (朴不花) đến Thập nhất môn kinh đô thiết trí mộ táng hơn hàng nghìn xác người chết, số người đến hơn vạn, lại mệnh xây Thủy Lục Đại Hội để phổ độ cho vong hồn các nạn dân. Khi con trai lớn lên, Huệ Tông cho thầy dạy Phật giáo mà không chủ trương dùng Nho giáo, thế là sư phó của Thái tử phải thỉnh mời Kỳ hậu ra khuyên, bà gặp Huệ Tông và nói:「"Thiếp tuy thâm cung, học vấn gì cũng không nên hồn, nhưng cũng biết từ xưa đến nay dùng Khổng Tử giáo để trị thiên hạ. Phật giáo tuy tốt, nhưng không thể dùng trị thiên hạ, Bệ hạ sao không đưa về lối chính cho Thái tử?"」, Huệ Tông nghe thấy Kỳ hậu có lý nên bèn nghe theo. Sau khi Hậu vị của mình trở nên ổn định, Kỳ thị dần bộc lộ ra dã tâm thao túng triều chính của mình. Khi ấy Nguyên Huệ Tông lâm vào trạng thái biếng nhác chính sự, Kỳ hậu cùng Hoàng thái tử Ái Du Thức Lý Đạt Lạp mưu chuyện thiện nhượng, nên ra chỉ dụ cho Phác Bất Hoa lôi kéo Thừa tướng Thái Bình (太平) làm đồng minh, nhưng Thái Bình không đáp ngay mà im lặng. Sau đó, Kỳ hậu lại triệu Thái Bình vào cung, nâng rượu ban cho, lại tự thân trước mặt Thái Bình cầu thỉnh, rốt cuộc Thái Bình cũng chấp thuận, do vậy bà và Thái tử rất cảm kích. Sau đó Huệ Tông nghe biết tâm kế của Kỳ hậu, ông bèn giận dữ mà xa lánh bà, hai tháng liền không triệu gặp. Khi ấy Phác Bất Hoa vì có Kỳ hậu nên mới được sủng ái, nay bị phe cánh đối lập hặc tấu kể tội mà biếm truất, Kỳ hậu bèn dùng Ngự sử đại phu Phật Gia Nô khuyên can biện minh, sau Phật Gia Nô lại mưu hặc tấu thêm tội trạng của Phác Bất Hoa, Kỳ hậu biết trước, bèn lấy Ngự sử hặc tấu Phật Gia Nô, khiến bị biếm đến Triều Hà. Khi ấy quê nhà, cha bà là Kỳ Tử Ngao đã qua đời, chỉ còn Kỳ thị gia tộc Cao Ly do vào bà mà kiêu hoành tác oai. Tộc trưởng của gia đình bà là anh trai cả của Kỳ thị, tên Kỳ Triệt (奇轍), sau khi Kỳ thị trở thành Thứ Hoàng hậu thì liền thăng quan tiến chức cố quốc, thụ tước Đức Thành Phủ viện quân (德城府院君) và giữ nhiều chức trách quan trọng của chính quyền Cao Ly, tối cao nhất là Chính thừa Đại tư đồ (政丞大司徒) hàng Tam công. Nhưng như vậy vẫn không làm thỏa mãn gia tộc Kỳ thị, Đại tư đồ Kỳ Triệt còn lôi kéo hai thế lực khác là Quyền Khiêm (權謙) cùng Lư Triệt (盧頙), đồng cùng nhau tạo phản lật đổ Cao Ly Cung Mẫn vương, điều này khiến Cao Ly vương phẫn nộ. Do đó năm Chí Chính thứ 16 (1356), sau khi bắt giữ Kỳ Triệt cùng đồng đảng trong một buổi Đại yến, Cao Ly vương cho giết chết Kỳ Triệt cùng đồng đảng, còn ra lệnh toàn bộ Kỳ thị gia tộc và Quyền thị gia tộc cùng Lư thị gia tộc những tộc nhân của kẻ tạo phản. Điều này khiến Kỳ Hoàng hậu cực kỳ phẫn uất. Năm thứ 23 (1363), bà cho triệu Thái tử đến và nói:「”Con là con ta, sao không nghĩ chuyện giúp ta phục thù?”」, vì thế Kỳ hậu chủ trương cho lập tộc nhân của Cao Ly vương đang kinh thành làm Vương, lấy người con gia tộc Kỳ thị là Tam Bảo Nô làm Nguyên tử. Lại mệnh Đồng tri Xu Mật viện Viện sứ Thôi Thiếp Mộc Nhi (崔帖木兒) làm Thừa tướng, dùng hơn vạn quân, lại chiêu mộ thêm quân binh của người Nhật. Khi qua Áp Lục Thủy, phục binh sẵn phía, toàn quân đại bại, vỏn vẹn 17 quân kỵ trở về, chuyện này khiến Kỳ hậu cực xấu hổ. Năm Chí Chính thứ 24 (1364), tháng 7, Bột La Thiếp Mộc Nhi (孛罗帖木兒) dấy binh chấn động kinh sư, Hoàng thái tử xuất bôn đánh dẹp, hạ lệnh thảo phạt Bột La Thiếp Mộc Nhi. Bột La Thiếp Mộc Nhi cả giận, đốc thúc Giám sát ngự sử Võ Khởi Tông tấu lên tố cáo Hoàng hậu phạm vào tội "Ngoại nạo quốc chính" (外撓國政), xin Huệ Tông nên đưa Kỳ hậu ra bên ngoài khác, Huệ Tông xem tấu nhưng lại không đáp. Năm thứ 25 (1365), tháng 3, Kỳ hậu bị cầm tù trong Chư Sắc Tổng quản phủ (諸色總管府), mệnh người trong đảng là Diệu Bá Nhan Bất Hoa (姚伯顏不花) trấn thủ trông coi. Tháng 4, ngày Canh Dần, Bột La Thiếp Mộc Nhi ép bức Kỳ hậu về cung, muốn giành lấy Ấn chương, giả danh Kỳ hậu mà viết thư triệu Thái tử trở về. Hoàng hậu như cũ trở về nơi bị giam, lại hiến mỹ nữ cho Bột La Thiếp Mộc Nhi, qua trăm ngày sau mới bắt đầu hồi cung. Đột ngột sau đó Bột La Thiếp Mộc Nhi chết, Kỳ hậu triệu gấp Hoàng thái tử về kinh sư, truyền chỉ lệnh cho Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi cử binh sĩ đón Thái tử nhập thành, muốn nhanh chóng ép Huệ Tông nhượng vị. Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi biết này, khi đưa đến kinh sư cách còn 30 dặm thì lập tức đưa quân về doanh trại, Hoàng thái tử rất cảm kích. Cũng trong năm Chí Chính thứ 25, tháng (ÂL), Chính cung Hoàng hậu là Bá Nhan Hốt Đô băng thệ. Tháng 12 cùng năm, các đại thần Trung thư tỉnh tấu lập Đệ nhị Hoàng hậu Kỳ thị làm Kế hoàng hậu, Huệ Tông không đáp. Sau lại tấu đổi Tư Chính viện làm Sùng Chính viện, mà Trung Chính viện cũng kiêm Kỳ hậu làm chủ, Huệ Tông mới bèn cho tiến hành lễ thụ Sách bảo cho Kỳ Hoàng hậu, đồng thời cũng ra chỉ cải họ Kỳ của bà thành Túc Lương Hợp thị (肅良合氏) để thuận lý thành chương cho bà kế vị Trung cung, cũng lệnh truy tặng đời tước Vương. Sách văn viết: Vào những năm cuối đời Chí Chính, triều đình nhà Nguyên đại loạn, khởi nghĩa nông dân khắp nơi. Năm Chí Chính thứ 28 (1368), thủ lĩnh khởi nghĩa Khăn Đỏ tên là Chu Nguyên Chương nổi dậy đánh đuổi được quân Nguyên khỏi Trung Quốc, dành quyền tự chủ cho người Hán, thiết lập nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc rồi sai Từ Đạt kéo 25 vạn quân Bắc tiến tấn công vào kinh đô nhà Nguyên. Nguyên Huệ Tông sai Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi điều động binh lực nghênh chiến nhưng thất bại. Cùng đường, Huệ Tông mang quần thần và gia quyến chạy khỏi Đại Đô đến Thượng Đô, Mông Cổ. Tại đây, ông lập ra nhà Bắc Nguyên và xưng Khả hãn. Năm sau (1369), Kỳ Hoàng hậu qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Cũng trong năm đó quân Minh đánh đến Thượng Đô, Huệ Tông phải chạy lên Ứng Xương. Sau đó, Huệ Tông vì kiết lỵ mà qua đời, Thái tử Ái Du Thức Lý Đạt Lạp kế vị, tức Nguyên Chiêu Tông, truy thuỵ hiệu cho bà là Phổ Hiển Thục Thánh Hoàng hậu (普顯淑聖皇后). Năm Phim điện ảnh và truyền hình Diễn viên Nhân vật 2005 Shin Don Kim Hye-ri Hoàng hậu Ki 2013 Hoàng hậu Ki Ha Ji Won Ki Seung Nyang (Ki Thừa Nương) | Hoàn Giả Hốt Đô | Hoàng hậu nhà Nguyên, Sinh năm 1315, Mất năm 1369, Người Cao Ly |
Astroloma humifusum là một loài thực vật có hoa trong họ Thạch nam. Loài này được (Cav.) R.Br. mô tả khoa học đầu tiên năm 1810. | ''Astroloma humifusum | Astroloma |
Tháp canh lửa (thế kỷ 12) Sopron (; tiếng Latin: Scarbantia) là một thành phố nằm hạt biên giới với Áo, gần hồ Neusided. Thành phố Sopron có diện tích 169,06 km2. dân số theo điều tra vào năm 2009 là 59.036 người. Đây là thành phố lớn thứ tại Hungary. Khi các khu vực mà ngày nay là phía Tây Hungary còn là một tỉnh của Đế quốc La Mã, một thành phố có tên gọi là Scarbantia tồn tại đây. Địa điểm công cộng nằm nơi quảng trường chính của Sopron ngày nay vẫn còn. Trong thời kỳ di cư, Scarbantia được cho là bị bỏ hoang vào thời gian người Hungary đến trong khu vực, nó đang trong tình trạng đổ nát. Trong thế kỷ 9-11 người Hungary tăng cường tường thành La Mã cũ và xây dựng một lâu đài. Thị trấn đã nhận được tên Hungary tại thời điểm này từ một người quản lý lâu đài được đặt tên Suprun. Năm 1153, nó đã được đề cập như là một thị trấn quan trọng. Năm 1273, vua Otakar II của Bohemia chiếm lâu đài. Mặc dù ông đã bắt trẻ con của giới quý tộc Sopron với ông ta để làm con tin, thành phố của nó đã mở cửa khi quân đội của vua Ladislaus IV của Hungary đến. Nhà vua ban thưởng Sopron bằng cách nâng cấp bậc của thành phố hoàng gia tự do. | Sopron | Hạt, Sopron |
Merck Co., Inc., tên thương mại Merck Sharp Dohme (MSD) bên ngoài Hoa Kỳ và Canada, là một công ty dược phẩm đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Kenilworth, New Jersey. Công ty được đặt theo tên của gia đình Merck, người thành lập Tập đoàn Merck Đức vào năm 1668. Merck Co. được thành lập như một chi nhánh tại nước Mỹ vào năm 1891. Công ty này được xếp hạng 69 trên Fortune 500 và hạng 92 trên Forbes Global 2000 năm 2021, cả hai đều dựa trên doanh thu năm 2020. Gardasil trong bao bì Nhật Bản (hiển thị nhãn hiệu MSD) Công ty phát triển các loại thuốc, vắc xin, liệu pháp sinh học và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe động vật. Năm 2020, công ty có loại thuốc hoặc sản phẩm bom tấn, mỗi loại đạt doanh thu hơn tỷ USD: Keytruda một loại kháng thể nhân bản được sử dụng trong liệu pháp miễn dịch ung thư đạt doanh thu 14,3 tỷ USD vào năm 2020; Januvia (sitagliptin), một loại thuốc chống tiểu đường được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường loại có doanh thu 5,3 tỷ đô la vào năm 2020; Gardasil, một loại vắc-xin HPV đạt doanh thu 3,9 tỷ USD vào năm 2020; Varivax, một loại vắc xin thủy đậu được sử dụng để bảo vệ chống lại bệnh thủy đậu có doanh thu 1,9 tỷ đô la vào năm 2020; Bridion (Sugammadex), một loại thuốc ngăn chặn thần kinh cơ có doanh thu 1,2 tỷ đô la vào năm 2020; và Pneumovax 23, một loại vắc xin polysaccharide phế cầu có doanh thu 1,1 tỷ đô la vào năm 2020. Các sản phẩm chính khác của công ty bao gồm Isentress (raltegravir), một loại thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị HIV/AIDS đạt doanh thu 857 triệu USD vào năm 2020; Simponi (golimumab), một loại kháng thể đơn dòng cho người được sử dụng làm thuốc ức chế miễn dịch đạt doanh thu 838 triệu USD vào năm 2020; RotaTeq, một loại vắc-xin virus rota đạt doanh thu 797 triệu USD vào năm 2020; và Lynparza (olaparib), một loại thuốc điều trị duy trì bệnh ung thư buồng trứng tiến triển do đột biến gen BRCA người lớn, đã tạo ra doanh thu 725 triệu đô la vào năm 2020 cho công ty. Thông tin chi tiết về các sản phẩm chính của Merck như sau: Januvia (sitagliptin) là một chất ức chế dipeptidyl peptidase IV để điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Năm 2013, Januvia là loại thuốc tiểu đường bán chạy thứ hai trên toàn thế giới. Januvia thường được kết hợp với metformin thuốc chống tiểu đường. Nó được ưa chuộng một phần vì không giống như nhiều loại thuốc tiểu đường khác, nó gây tăng cân ít hoặc không gây tăng cân và không liên quan đến các đợt hạ đường huyết. Merck cũng bán một loại thuốc kết hợp dạng viên duy nhất có chứa cả Januvia và metformin dưới tên thương mại Janumet. Có một số lo ngại rằng điều trị bằng Januvia và các chất ức chế DPP-IV khác có thể liên quan đến nguy cơ viêm tụy tăng nhẹ. Zetia (ezetimibe) là một loại thuốc điều trị tăng cholesterol máu, hoạt động bằng cách ức chế sự hấp thụ cholesterol trong chế độ ăn uống. Zetia đã gây tranh cãi vì ban đầu nó được phê duyệt dựa trên tác động của nó đối với mức cholesterol huyết thanh mà không có bằng chứng rằng nó thực sự ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu IMPROVE-IT, được giới thiệu tại Phiên họp Khoa học năm 2014 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cho thấy lợi ích có nghĩa thống kê, mặc dù khiêm tốn, khi bổ sung Zetia vào simvastatin cho những bệnh nhân có nguy cơ cao, sau hội chứng mạch vành cấp. Remicade (infliximab) là một kháng thể đơn dòng hướng đến cytokine TNF-alpha và được sử dụng để điều trị một loạt các rối loạn tự miễn dịch, bao gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, viêm cột sống dính khớp, bệnh vẩy nến mảng bám và các bệnh khác. Remicade và các chất ức chế TNF-alpha khác thể hiện tác dụng điều trị cộng thêm với methotrexate và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các tác dụng phụ bao gồm tăng nguy cơ nhiễm trùng và một số bệnh ung thư. Merck có bản quyền đối với thuốc này trong một số vùng nhất định, trong khi Janssen Biotech có bản quyền trong các vùng khác; vào năm 2017, Merck đã công bố một sản phẩm tương tự như Remicade, Renflexis. Gardasil (vắc xin tái tổ hợp vi rút nhú người) là vắc xin chống lại nhiều loại huyết thanh của vi rút nhú người (HPV), là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. Isentress (raltegravir) là một chất ức chế vi rút gây suy giảm miễn dịch người để điều trị nhiễm HIV. Đây là hợp chất chống HIV đầu tiên có cơ chế hoạt động này. Đây là một phần của một trong số các phác đồ điều trị đầu tiên do Bộ tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị. Keytruda (pembrolizumab) là một chất điều biến miễn dịch để điều trị ung thư. Vào ngày tháng năm 2014, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt Pembrolizumab (MK-3475) như một liệu pháp đột phá trong điều trị ung thư hắc tố. Trong các thử nghiệm lâm sàng, pembrolzumab cung cấp sự hồi phục một phần khối khoảng 1/4 số bệnh nhân, nhiều người trong số họ không thấy bệnh tiến triển thêm trong hơn tháng theo dõi. Invanz (Ertapenem) là một loại thuốc kháng sinh dạng tiêm, với bản quyền Merck sở hữu từ năm 1999. Merck đang tranh chấp pháp lý với công ty Đài Loan Savior Lifetec về nỗ lực của họ để đảm bảo quyền bán phiên bản thuốc gốc Hoa Kỳ. Savior kể từ đó đã được chấp thuận cho phép bán thuốc gốc ertapenem trên thị trường. Mexsana là một loại bột thuốc sát trùng. Molnupiravir là một viên thuốc kháng vi-rút để điều trị bệnh COVID-19, được phát triển với sự hợp tác của Ridgeback | Merck Co., Inc. | Công ty công nghệ sinh học Mỹ, Công ty đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ, Công ty trong chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, Công ty niêm yết tại Thị trường Chứng khoán New York |
Isaakios Komnenos (, Isaakios Komnēnos; k. 1007– 1060/61) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 1057 đến năm 1059, thành viên tại vị đầu tiên của nhà Komnenos. Dưới thời kỳ trị vì ngắn ngủi, Isaakios đã cố gắng khôi phục lại tình hình tài chính suy kiệt của đế quốc và thiết chế nghiêm ngặt xưa kia. Isaakios là con trai của Manuel Erotikos Komnenos, phụ thân của ông từng giữ chức strategos autokrator phía Đông dưới thời Hoàng đế Basileios II, và trấn thủ thành Nicaea đề phòng phản quân Bardas Skleros tới xâm phạm vào năm 978. Manuel nói tiếng Hy Lạp như tiếng mẹ đẻ; theo Steven Runciman, ông có thể là người Hy Lạp hay người Vlach bị Hy Lạp hóa. Có kiến cho rằng tên gọi của gia tộc này bắt nguồn từ thành phố Komne, nằm gần Philippopolis xứ Thracia. Manuel lại được Basileios II để mắt tới do công lao giữ thành Nicaea của ông vào năm 978, tránh khỏi sự quấy nhiễu của phản quân Bardas Skleros. Để ghi nhận lòng trung thành của Manuel, Basileios đã ban cho ông những vùng đất đai gần Kastamuni tại Paphlagonia. Năm 1020, trước lúc lâm chung, Manuel đã gửi gắm hai người con côi là Isaakios và Ioannes cho hoàng đế săn sóc. Cả hai đều được Basileios giáo dục cẩn thận tại tu viện Stoudios rồi sau đó đề bạt lên hàng ngũ quan chức cấp cao. Manuel còn có một cô con gái, sinh năm 1012 và kết hôn vào khoảng năm 1031 với Mikhael Dokeianos, Katepano nước Ý, cho đến khi mất vào năm 1050. Suốt trong thời kỳ xáo trộn của bảy vị vua thừa kế gấp rút sau triều đại Basileios, Isaakios nhờ vào hành thận trọng đã giành được lòng tin của quân đội. Từ năm 1042 đến năm 1057, ông là tướng lĩnh đóng quân tại Anatolia. Năm 1057, sau khi bị Hoàng đế Mikhael VI lăng nhục ngay giữa triều đường, ông liền khởi binh dấy loạn tại Paphlagonia và nhập bọn cùng với giới quý tộc kinh đô mưu đồ tiếm vị. Quân đội đồng lòng tôn phò Isaakios lên ngôi hoàng đế vào ngày tháng năm 1057, và quan quân triều đình bị ông đánh tan tành trong trận Petroe. Mikhael VI trở nên hốt hoảng khi hay tin bại trận bèn sai viên đại thần tiếng tăm lừng lẫy Mikhael Psellos làm sứ giả tới thương lượng với phe nổi dậy, đề nghị nhận Isaakios làm con nuôi và ban tước hiệu Caesar, nhưng đề xuất của ông đã bị từ chối công khai. Bản thân Isaakios tỏ ra cởi mở hơn trong cuộc đàm phán và triều đình hứa hẹn sẽ trao cho ông danh phận đồng hoàng đế. Thế nhưng, trong quá trình mật đàm đã nổ ra một vụ bạo động ủng hộ Isaakios Mikhael VI chẳng còn cách nào khác đành phải thoái vị, Thượng phụ Mikhael Keroularios chính thức làm lễ đăng quang cho Isaakios vào ngày tháng năm 1057, với sự nhất trí của quần thần. Đồng xu vàng nomisma được đúc dưới thời Isaakios. Tư thế hùng dũng của ông, mang một thanh gươm trần, được coi là độc nhất vô nhị trong các loại tiền đúc của Đế quốc Đông La Mã. Hành động đầu tiên của tân hoàng đế là ban thưởng cho phe cánh quý tộc những chức vụ nhằm tách họ rời khỏi kinh thành và bước kế tiếp là khắc phục tình hình tài chính suy kiệt của đế chế. Ông bãi bỏ nhiều loại tiền trợ cấp và ân sủng được các tiên đế ban phát cho những triều thần lười nhác, và tiếp nhận lời quở trách về tội báng bổ của Mikhael Keroularios bằng một chiếu chỉ lưu đày ông này vào năm 1058, rồi ra sức chiếm đoạt một phần huê lợi từ các tu viện giàu có làm của riêng. Isaakios chỉ tiến hành cuộc viễn chinh duy nhất thảo phạt Vua Andrew xứ Hungary và sắc dân du mục Pecheneg đã bắt đầu tràn vào cướp bóc vùng biên cương phía bắc vào năm 1059. Ngay sau khi chiến dịch này thành công, ông cho ký hòa ước với Vương quốc Hungary và dẫn quân trở về Lúc về tới nơi thì hoàng đế lâm trọng bệnh đến nỗi đám tùy tùng cứ tưởng rằng nhà vua đã qua đời. Isaakios rùng mình khi suýt nữa bị sét đánh trúng lúc đang đứng dựa vào một gốc cây trong chiến dịch chinh phạt người Pecheneg, và cho rằng bệnh tình của mình là một dấu hiệu về sự không hài lòng của Chúa. Nhóm triều thần bất mãn do Michael Psellos cầm đầu đã không bỏ lỡ thời cơ này, họ gây sức ép buộc Isaakios phải chỉ định Konstantinos Doukas làm người kế vị, để loại trừ chính người em trai của ông là Ioannes Komnenos. Trước thế lực ngày càng lớn dần của phe Doukas, Isaakios đã thoái vị vào ngày 22 tháng 11 năm 1059, bất chấp nguyện của hoàng đệ và hoàng hậu Catherine xứ Bulgaria. Giống như Isaakios, vợ con ông cũng bước chân vào tu viện sống nốt phần đời còn lại. Dù bảo toàn được tính mạng, Isaakios Komnenos chẳng có tham vọng đòi lại ngai vàng mà chọn cách ẩn cư tại tu viện Stoudion và trải qua hai năm cuối đời làm tu sĩ, xen kẽ những nghiên cứu văn học chất đống tại phòng riêng của đám đầy tớ. Lời chú giải của ông trong bộ sử thi Iliad và các tác phẩm khác về thơ ca của Homer vẫn còn lại đến ngày nay. Ông qua đời vào cuối năm 1060 hoặc là đầu năm 1061. Mục tiêu lớn nhất trong đời Isaakios là khôi phục lại thể chế cũ của triều đình, và các cải cách của ông, dù không được lòng giới quý tộc và giáo sĩ, và không được dân chúng thấu hiểu, chắc chắn là đã góp phần vào sự trường tồn của Đế quốc Đông La Mã. Isaakios kết hôn với Catherine, con gái của Ivan Vladislav, Sa hoàng Bulgaria. Isaakios đã đưa bà lên làm Augusta. Sau khi chồng mình thoái vị, bà dường như có ra tham chính với Konstantinos X, nhưng sau cùng đã thoái ẩn về tu viện Myrelaion dưới pháp danh Xene. Cả hai vợ chồng có với nhau hai đứa con gồm: Manuel Komnenos (khoảng 1030 1042/57), có khả năng là "con trai của Komnenos" được ghi nhận là đã đính hôn với con gái của Helios. Ông mất vào khoảng năm 1042–1057. Maria Komnene (sinh khoảng 1034), Psellos từng nhận xét về vẻ đẹp sắc nước hương trời của bà, thế nhưng bà vẫn chưa thành gia lập thất và cùng thoái ẩn với mẫu hậu về Myrelaion. George Finlay, History of the Byzantine and Greek Empires from 1057–1453, Volume 2, William Blackwood Sons, 1854 *Runciman, Steven (1951) A History of the Crusades, Vol. I: The First Crusade, Cambridge University Press. | Isaakios Komnenos | Sinh năm 1007, Mất thập niên 1060, Hoàng đế Đông La Mã thế kỷ 11, Nhà Komnenos, Vua thoái vị, Vua Chính thống giáo, Đế quốc Đông La Mã vào thập niên 1050 |
Bốn tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Aylwin, được đặt theo tên Đại úy Hải quân John Cushing Aylwin (1778–1812), người tử trận trong cuộc Chiến tranh 1812: là một tàu buồm hạ thủy năm 1813, tham gia Trận chiến hồ Champlain và bị bán năm 1815 là chiếc dẫn đầu của lớp tàu khu trục mang tên nó nhập biên chế năm 1914 và ngừng hoạt động năm 1922 là một tàu khu trục lớp Farragut hạ thủy năm 1935 và ngừng hoạt động năm 1945 là một tàu frigate tên lửa điều khiển lớp Knox nhập biên chế năm 1971 và ngừng hoạt động năm 1992 | USS ''Aylwin | |
Takamoro Ko (9 tháng 11 năm 1907 26 tháng năm 1995) là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản. Takamoro Ko thi đấu cho ĐTQG Nhật từ năm 1927. 1927 Tổng cộng Japan National Football Team Database | Takamoro Ko | Sinh năm 1907, Mất năm 1995, Cầu thủ bóng đá Nhật Bản |
là một đô thị thuộc bang Roraima, Brasil. Đô thị này có diện tích 33594 km², dân số năm 2007 là 24511 người, mật độ 0,77 người/km². Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009 | null | Đô thị bang Roraima |
Phương Minh Hòa (sinh năm 1955) là một cựu tướng lĩnh trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nguyên Chính ủy sau đó là Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân. Ngày 28/07/2018, ông bị Ban Bí thư thi hành kỷ luật cảnh cáo. Ông sinh năm 1955, quê quán tại xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Trước đó, ông từng giữ chức Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân Năm 2005, giữ chức Chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân Năm 2010, giữ chức Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân Tháng năm 2015, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Năm 2016, ông nghỉ hưu theo chế độ. Ngày 28/07/2018, ông bị Ban Bí thư thi hành kỷ luật cảnh cáo. Ông Hòa đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; chấp hành không nghiêm quyết định của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng và đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng nhưng chưa sử dụng ngay cho mục đích quốc phòng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để nhiều tổ chức đảng và đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật, có trường hợp nghiêm trọng phải xử lý hình sự. Ngoài ra, ông đã trực tiếp ký nhiều văn bản về giao đất và phê duyệt phương án làm kinh tế không đúng quy định. Chưa ghi nhận Năm thụ phong 2004 2008 2015 Quân hàm 72x72px 72x72px 72x72px Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng Nguyễn Văn Thanh (trung tướng) Quan "cử tuyển" con du học sẽ phải trả tiền lại?, Tuổi trẻ Online đăng ngày 03/06/2006. | Phương Minh Hòa | Người Hà Tây, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Người họ Phương tại Việt Nam |
Suppasit (tiếng Thái: ศุภศิษฏ์ จงชีวีวัฒน์, phiên âm: Xúp-ba-xít sinh ngày 21 tháng năm 1991) còn có nghệ danh là Mew (tiếng Thái: มิว, đọc là Miu), là một diễn viên, người mẫu, ca sĩ, nhạc sĩ nhà sản xuất phim và CEO người Thái Lan. Mew Suppasit đã phát hành album đầu tay của mình có tên "365" vào năm 2021, đứng vị trí thứ 3 trong Bảng xếp hạng Album iTunes trên toàn thế giới. Anh cũng là nghệ sĩ Thái Lan đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng World Digital Song Sales của Billboard với bài hát lần lượt lọt vào top #4, #5, #6, #7 và 8. Bên cạnh đó anh còn là nhà sản xuất và đóng vai chính trong "The Ocean Eyes" Loạt phim thú thủy sinh đầu tiên châu được hợp tác sản xuất giữa Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ. Suppasit sinh ngày 21 tháng năm 1991. Cha anh tên là Boonsak Jongcheveevat và mẹ anh tên là Suporn Jongcheveevat. Anh có một em gái là Jomkwan Jongcheveevat và có nuôi một chú chó tên là Chopper. Đối với bằng Cử nhân của mình, anh đã học tại Đại học Kasetsart, chuyên ngành kỹ thuật công nghiệp và tốt nghiệp hạng Nhất tại Đại học Kasetsart với vị trí đứng đầu (huy chương Vàng). Anh tiếp tục theo học bằng Thạc sĩ về kỹ thuật công nghiệp tại Đại học Chulalongkorn. Hiện tại, anh đang học tiến sĩ về kỹ thuật công nghiệp tại Đại học Chulalongkorn. Suppasit bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình trong bộ phim BL truyền hình Thái Lan I Am Your King (2017). Trước khi bấm máy I Am Your King, Suppasit đã tham gia phiên bản Thái của chương trình thực tế Australian mock-dating reality show, Take Me Out Thailand. Sau đó, anh cũng tham gia vào phần phụ của Take Me Out Reality Thái Lan nơi các thí sinh tham gia các hoạt động hẹn hò như hẹn hò dã ngoại, công viên giải trí, v.v. Năm sau, Suppasit được chọn vào vai diễn trong loạt phim BL, What The Duck: The Series (2018), với tên gọi "Pree". Do sự nổi tiếng của loạt phim, đã có thông báo rằng phần thứ hai sẽ bắt đầu quay. What The Duck 2: The Final Call được công chiếu vào ngày 18 tháng năm 2019 trên LINE TV. Vào đầu năm 2019, nó đã được thông báo rằng Suppasit sẽ vào vai "Tharn" một trong những nhân vật chính của TharnType: The Series thuộc GMM One và dòng LINE TV. Bộ phim ngay lập tức trở nên phổ biến Thái Lan cũng như khán giả quốc tế. Mew Suppasit và Gulf Kanawut đã giành giải "Cảnh hôn đẹp nhất" tại 2020 LINE TV Awards cho một cảnh trong TharnType: The Series. Suppasit và Kanawut cũng là cặp đôi BL đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Harper's Bazaar Thái Lan số tháng 2. Do lượng người hâm mộ cố gắng đọc bài báo quá lớn, trang web của Harper's Bazaar Thái Lan đã bị sập. Với phản ứng tích cực dành cho TharnType, phần thứ hai đã được công bố và các buổi thử vai sẽ bắt đầu vào đầu năm 2020, với việc sản xuất vào giữa năm 2020. Do đại dịch toàn cầu COVID-19, quá trình sản xuất đã bị hoãn lại để đảm bảo an toàn cho các diễn viên và đoàn làm phim. "Tharntype The Series 2: Years of Love" được công chiếu vào ngày tháng 11 năm 2020. Suppasit cùng với Kanawut đã làm khách mời trong loạt phim Why U? Năm 2020 với vai Tharn và Type. Năm 2020 anh được phỏng vấn với tư cách “diễn viên Mew Suppasit” bởi HiSoParty và đã được phỏng vấn một lần nữa cho kỷ niệm 18 HiSoparty của năm 2021 với vai trò Giám đốc điều hành Mew Suppasit studio”. Với sự nổi tiếng của Suppasit ngày càng tăng, câu lạc bộ người hâm mộ của anh ấy đã mua quyền đặt tên các ngôi sao theo tên anh ấy. Suppasit đóng vai chính trong một bộ phim hành động ngắn có tên là Undefeated của Garena Free Fire TH, cùng với Yaya Urassaya và Luke Voyage. Nó được phát hành vào ngày tháng năm 2021. Suppasit đã đóng vai chính "Maen", một người đàn ông bình thường thích giúp đỡ mọi người trong khu phố của mình mặc dù bị một số người cho là kỳ quặc, trong mini-series Super แม้น (Siêu Maen) thuộc dự án Drama For All của Thai PBS. Dự án này là một chương trình truyền hình thử nghiệm nhằm mở rộng ranh giới giao tiếp trong xã hội, trong đó những người bị rối loạn thị giác và thính giác cũng có thể thưởng thức loạt phim này. Nó được phát hành vào ngày 21–22 tháng năm 2021. Suppasit còn là nhà sản xuất và đóng vai chính trong "The Ocean Eyes", loạt phim thú thủy sinh đầu tiên châu được liên doanh giữa Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ. Bộ truyện sẽ được sản xuất dưới quyền của Mew Suppasit Studio và dự kiến phát hành vào năm 2022. Suppasit' chính thức ra mắt với tư cách ca sĩ sau khi phát hành đĩa đơn đầu tiên mang tên "Season of You" vào ngày tháng năm 2020. Bài hát và video âm nhạc đã được ra mắt thông qua một cuộc họp báo toàn cầu với hashtag xu hướng số trên Twitter trên toàn thế giới và 16 địa điểm khác. Nó đã trở thành hashtag được tweet nhiều nhất vào ngày tháng với hơn 1,2 triệu lượt tweet. Vào ngày 19 tháng 11 năm 2020, Suppasit xuất bản đĩa đơn thứ hai của mình có tựa đề "Nan Na". Trong một cuộc họp báo toàn cầu vào cùng ngày đó, anh ấy đã công bố nhiều dự án trong tương lai, bao gồm một album đầy đủ sẽ ra mắt vào năm sau và một bộ phim truyền hình mới có tựa đề 'Aquarium Man' với anh ấy là nam chính và điều hành sản xuất. Bộ phim sẽ bắt đầu được sản xuất vào năm 2021. MV cho "Nan Na" cũng đạt hơn triệu lượt xem trong 22 giờ. Vào ngày tháng năm 2021, Suppasit phát hành đĩa đơn thứ ba mang tên "Good day". Suppasit phát hành đĩa đơn thứ tư mang tên "THANOS" vào ngày 14 tháng năm 2021. Bài hát này là một bản ballad nói về mong muốn và khả năng biến mất khỏi cuộc đời của một ai đó. MV có sự tham gia của nữ diễn viên người Thái Lan Min Pechaya. Vào ngày 18 tháng năm 2021, Suppasit phát hành đĩa đơn thứ năm của mình mang tên "Summer Fireworks", bài hát quốc tế đầu tiên của anh ấy với phần lời hoàn toàn bằng tiếng Anh do chính anh viết lời và sáng tác. Suppasit đã viết và dành tặng ca khúc này cho một người hâm mộ tên là Summer, người đã gửi cho anh ấy một bức thư vào năm trước và đã qua đời. Vào ngày tháng năm 2021, để kỷ niệm một năm ngày chính thức ra mắt với tư cách ca sĩ, Suppasit đã phát hành album đầu tay mang tên "365" cùng với video âm nhạc của đĩa đơn quảng cáo của album, "Drowning", một bài hát khác mà do chính anh ấy viết và sáng tác. Album đứng vị trí thứ trên bảng xếp hạng album iTunes toàn cầu. Nó đứng vị trí số 18 quốc gia, bao gồm cả Thái Lan và nó cũng lọt vào top 100 bảng xếp hạng 43 địa điểm (#2 Nhật Bản, #4 Úc và #11 Mỹ). Với thành công của album, Suppasit đã trở thành nghệ sĩ Thái Lan đầu tiên và duy nhất ra mắt album đạt vị trí thứ 13 trên Bảng xếp hạng nghệ sĩ kỹ thuật số toàn cầu của iTunes. Năm trong số các bài hát trong album đã lọt vào bảng xếp hạng World Digital Song Sales của Billboard, trong đó bài hát "Drowning" đã vươn lên vị trí thứ 4, theo sát là "Missing You" với Zom Marie (số 5), "Let Me Be" ft. Autta (số 6), “more and more” (số 7) và cuối cùng là “time machine” (số 8). Suppasit là nghệ sĩ Thái Lan đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng này. Suppasit sau đó đã được giới thiệu trong một bài báo của Forbes nói rằng thành tích Billboard của anh ấy "thường chỉ dành cho những nghệ sĩ lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới. Với màn quét sạch của mình, siêu sao người Thái Lan đã chứng minh rằng anh ấy không chỉ có một lượng người hâm mộ tận tâm sẵn sàng ủng hộ anh ấy mà còn có thể có Mỹ trong tầm ngắm của anh ấy như là quốc gia tiếp theo để chinh phục bằng nghệ thuật của anh ấy." Suppasit đã hợp tác với ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ Gavin Haley trong một phiên bản acoustic của bài hát The Way Am. MV chính thức được phát hành vào ngày 25 tháng năm 2021. Suppasit còn đại diện cho Thái Lan tham gia biểu diễn tại sân khấu Asia Song Festival 2021 Liên hoan châu một đại nhạc hội nhạc pop châu được tổ chức tại Hàn Quốc. Sự kiện được diễn ra vào ngày tháng 10 năm 2021. Vào ngày tháng năm 2020, một nhóm quản lý đã được thành lập với tên gọi Mew Suppasit Studio, trong đó Suppasit là Giám đốc điều hành. Đội sẽ chịu trách nhiệm về những lần xuất hiện chính thức trong tương lai liên quan đến Suppasit và những nỗ lực của anh ấy. Suppasit đã làm việc với hãng thời trang cao cấp của Gucci, thương hiệu rượu whisky Johnnie Walker và là bạn của Maison cho thương hiệu cao cấp Bulgari của Ý. Anh là đại sứ thương hiệu của Skechers tại Đông Nam Á, đồng đại sứ thương hiệu thiết bị gia dụng Candy Home Appliances cùng với Gulf Kanawut và cũng là một trong những người trình bày Garena Free Fire Thái Lan và Playmore Thái Lan. Năm 2021, anh được công bố là Người bạn thương hiệu và là người trình bày của Taro, món ăn nhẹ từ cá của Trung Quốc và thương hiệu mỹ phẩm và làm đẹp Yves Rocher Thái Lan. Anh ấy đã xuất hiện trên nhiều kênh truyền hình Thái Lan, bao gồm CH3 Workpoint, CH7, ThaiPBS và một số kênh khác. Suppasit cũng đã xuất hiện trên trang bìa của một số tạp chí như L'Officiel Hommes Thailand, ELLE Thái Lan, Cosmopolitan Indonesia, OK Magazine, Kazz Magazine, Lips Garçon, Praew Magazine, The Guitar Mag, và nhiều tạp chí khác. Suppasit cũng là người mẫu kỹ thuật số cho Ấn phẩm L'Officiel Hommes Thailand 2021 được liệt kê là Giám đốc điều hành Diễn viên Ca sĩ Mew Suppasit Jongcheveevat. Vào ngày 25 tháng 12 năm 2020, nhân dịp Giáng sinh, 27 câu lạc bộ người hâm mộ của Suppasit đã có một dự án bất ngờ dành cho anh ấy bằng cách bay 200 chiếc máy bay không người lái qua Bờ sông Bến Thượng Hải để bày tỏ tình yêu của họ với anh ấy. Suppasit là nghệ sĩ Thái Lan thứ hai có dự án chế tạo máy bay không người lái. Vào tháng năm 2021, Suppasit được công bố là một trong những MC của chương trình âm nhạc mới của Workpoint TV, T-Pop Stage, cùng với June Teeratee. Chương trình được tạo ra để mang đến “trải nghiệm mới về ngành công nghiệp nhạc Pop Thái Lan”, đã ra mắt sân khấu mở màn vào ngày tháng năm 2021 và chiếm vị trí số tại Thái Lan và đứng thứ trong các xu hướng trên toàn thế giới. Vào ngày 21 tháng năm 2021, Suppasit đã tổ chức một buổi hòa nhạc sinh nhật trực tuyến mang tên "MEW: Once Upon Time B-Day Live Concert" thông qua nền tảng phát trực tiếp Live. Người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới đã chuẩn bị rất nhiều dự án mừng sinh nhật như quảng cáo tàu điện ngầm, bảng quảng cáo và đèn LED cho Suppasit Thái Lan và nước ngoài. Suppasit cũng là nghệ sĩ Thái Lan đầu tiên có quảng cáo trên COEX Crown Media, Big Issue Korea và trên tờ báo Hàn Quốc, The Daily Sports. Suppasit là một trong những diễn giả tại sự kiện tọa đàm kiến thức THÁI LAN TOMORROW của workpointTODAY được phát sóng vào ngày 27 tháng năm 2021 thông qua một định dạng hội nghị ảo. Ông đã thảo luận về chủ đề "Quyền lực mềm" và cơ hội của ngành giải trí Thái Lan trên thị trường toàn cầu. Vào ngày 21 tháng năm 2021, Suppasit được giới thiệu là một trong những "huấn luyện viên" trên CI Talks, một nền tảng trực tuyến cung cấp các cuộc trò chuyện video và hội thảo tương tác do ngày càng nhiều người nổi tiếng và chuyên gia địa phương tổ chức. Buổi trò chuyện video độc quyền của anh ấy có tựa đề "Con đường trở thành một diễn viên và nghệ sĩ chuyên nghiệp" nơi anh ấy chia sẻ hành trình trở thành một diễn viên thành công của bản thân và đưa ra những lời khuyên cho các nghệ sĩ có tham vọng. Anh ấy trở lại CI Talks vào ngày tháng năm 2021 để chia sẻ câu chuyện nội tâm diễn xuất của mình thông qua một cuộc phỏng vấn đặc biệt với oa hậu hoàn vũ 2019 Fahsai Paweensuda. Vào ngày 17 tháng năm 2021, Suppasit được mời làm khách mời đặc biệt trên Arirang's Simply K-Pop Con-Tour Thái Lan, nơi anh đã được phỏng vấn bởi BamBam của GOT7. Suppasit đã đóng vai khách mời trong bài hát The Wall Song của Workpoint 23, một chương trình ca hát trong đó một “SuperStar” (ca sĩ nổi tiếng) đoán xem người hát phía bên kia bức tường là ai. Anh ấy xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 11 năm 2020, với tư cách là người đứng sau bức tường. Vào ngày 19 tháng năm 2021, chưa đầy một năm sau, anh trở lại chương trình với tư cách là Siêu sao”. Năm Phim Vai Đài Ghi chú 2014 Ban Tuk Kam (บันทึกกรรม) Top Channel Tập: La Taem point) Get Tập: Game Na Rok Deead hell) Max Tập: Kwam Lab(Rak)Kong Sup secret(love)of super star) Soot Ruk Chun La Moon (สูตรรักชุลมุน) Game ONE 31 Tập:4 Jao Kwang noi Little dear) (Guest) Rak Jing Ping Ger Bird BANG CHANNEL Tập: Happy Bad Day 2015 Liam Jone (เหลี่ยมโจร) Mek Channel Tập: Nee Bad (หนี้บัตร) (Card debts)(Guest) 2017 AM YOUR KING ผมขอสั่งให้คุณ Thầy Peem 9NAA Channel 2018 What The Duck รักแลนดิ้ง Pree LINE TV 2019 What The Duck Final Call Season2 Pree LINE TV TharnType The Series Từ ghét tới Tharn ONE 31 Phát lại trên LINE TV 2020 Why The Series Vì yêu có phải không Tharn ONE 31 (Khách mời cùng với)Kanawut TharnType 2: Years of Love Tharn ONE 31 Phát lại trên LINE TV 2021 Drama for All: Super Man Man Thai PBS Phát lại VIPA.me 2022 โรงงานบรรจุรัก (Factory of love) Nont Workpoint TV Main Role TBA The Ocean Eyes Dr. Natee Main Role TBA Love Me Again Main Role Năm Tựa Vai 2021 Undefeated Sho 2017 Retrospect Năm Quảng cáo truyền hình Ghi chú 2016 Solmax Forte Cough syrup 2017 Sappe Beauti Drink (Active Force) cùng với Seo-Jiyeon KFC1150 เบอร์ของเรา Năm Tiêu đề Vai Trò Kênh ghi chú 2017 Take Me Out Thailand Guest TV Thunder EP. 17 S11 Take Me Out Reality Cast Member TV Thunder S2 EPs. 1-5 2020 Scenes Regular Guest Workpoint TV Preawpak 2020 (เปรี้ยวปาก 2563) Guest Channel EPs. 1, 48 The Wall Song (The Wall Song ร้องข้ามกำแพง) Guest Workpoint TV EP. 12 WOODY SHOW Guest Channel EP. 2021 Sound Check Guest One 31 EPs. 2, 43 T-POP STAGE MC Workpoint TV February April 2021 Follow My Fellow Cast Member POPS Thailand EPs. 1–5, 32-34 Eat Am (อาพากิน) Guest One 31 EP. ก็มาดิคร้าบ (JOKER FAMILY) Guest Workpoint TV EP. Hollywood Game Night Thailand Guest Channel EP. 12 ตีท้ายครัว (Tee Tai Krua) Guest Channel The Money Drop Thailand Guest Channel EP. 67 THE FANDOM Guest Channel EP. 10 The Wall Song (The Wall Song ร้องข้ามกำแพง) Guest Workpoint TV EP. 50 Can See Your Voice Thailand Guest Workpoint TV EP. 285 ตามสัญญา (Journey of Life) Guest PPTV HD 36 EP. 98 2022 ศึกมายากล (Magic Wars) Workpoint TV Ngày Bài hát Nghệ sĩ Ghi chú Ngày tháng năm 2020 Season of You (ทุกฤดู) Đĩa đơn đầu tiên Ngày 19 tháng 11 năm 2020 Nan Na Đĩa đơn thứ hai đệm bởi NICECNX Ngày tháng năm 2021 Good Day Đĩa đơn thứ ba Ngày 14 tháng năm 2021 Thanos Đĩa đơn thứ tư Ngày 18 tháng năm 2021 Summer Fireworks Đĩa đơn thứ năm Ngày tháng năm 2021 Drowning Đĩa đơn thứ sáu/Đĩa đơn quảng bá Album Ngày 17 tháng 10 năm 2021 SPACEMAN Global Collaboration Project (phối và viết lời bởi HONNE) Ngày 20 tháng 12 năm 2021 Before 4:30 (She Said...) 2nd Global Collaboration Project (với Sam Kim) Ngày phát hành Tên Album Danh sách bài hát Ghi chú Ngày tháng năm 2021 365 1. Good Day 2. THANOS 3. Missing You (ft. Zom Marie) 4. Nan Na (ft. NICECNX) 5. Drowning 6. Time Machine 7. Summer Fireworks 8. Let Me Be (ft. AUTTA) 9. More and More 10. Season of You Năm Tiêu Đề Nhạc phim 2022 Our Time เวลากามเทพ (Cupid’s Time) OST Ngày Bài hát Ghi chú Tham khảo Ngày 26 tháng năm 2019 คุณครับ (You) Ngày tháng năm 2020 ขอแค่เธอ (Hold Me Tight) (Acoustic Version) Ost.TharnType The Ngày tháng năm 2020 Season of You (ทุกฤดู) Live in day Ngày tháng năm 2020 กาลครั้งหนึ่ง Season of You SingสิBro EP1 (vùng với Stamp Apiwat) Ngày 16 tháng năm 2020 เจ้าหญิง Cover Mew Suppasit 1jakkawal Ngày tháng 12 năm 2020 At My Worst (Cover) Nguyên gốc của Pink Sweat$ Ngày tháng năm 2021 Just The Way You Are (Cover) Nguyên gốc của Bruno Mars Ngày 20 tháng năm 2021 บอกฉัน (Tell Me) JOOX "100x100" Season Special Ngày tháng năm 2021 (Love-Hate) Violette Wautier Mew Suppasit (Free Fire FEST) Ngày 25 tháng năm 2021 The Way Am với Gavin Haley Ngày tháng năm 2021 ผิดที่เป็นฉัน (Wrong to be me) INDIGO MEW SUPPASIT (INDIGO BAND Official) Ngày 21 tháng năm 2021 Bad Habits (Cover) Nguyên gốc của Ed Sheeran Năm Bài hát Nghệ sĩ 2009 จะรักหรือไม่รัก Feat.กระแต(Will you love me or not?) Feat.Kratae Dr.Fuu 2011 คำถามอยู่ที่ฉัน is on me, answer is on you.) Pancake (Band) 2012 แฟนน่ารัก (Pretty boyfriend) Olives 2017 ภาพถ่าย (Photograph) Retrospect 2020 It takes two STAMP 2021 Blush Zom Marie 2021 ไม่ต้องพยายาม (Don't Try) The Glass Girls (Unit Grande) Vào tháng năm 2020, Suppasit đã được xuất bản trên trang bìa của Cosmopolitan Indonesia cho số báo kỷ niệm 23 năm của họ. Anh là mỹ nam đầu tiên được lên trang bìa của Cosmopolitan Indonesia cũng như là nam giới Thái Lan đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của tạp chí ELLE Thái Lan. Vào ngày 25 tháng năm 2020, Suppasit đã có buổi TED Talk về Lòng tự trọng với TedxKasetsartU. Suppasit xếp vị trí thứ 11 trong danh sách 100 người đàn ông đẹp trai nhất năm 2020 do Top Beauty World bình chọn. Suppasit được Tạp chí Howe Magazine đưa vào danh sách "50 người có ảnh hưởng" trong số thứ 102, quy tụ 50 người có ảnh hưởng nổi tiếng, doanh nhân và giám đốc điều hành đã đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực. Ông cũng được liệt kê là một trong những Voices mạnh mẽ POP Powerful Voices in Crisis bởi THE STANDARD POP mang đến cho sự công nhận cho các nghệ sĩ, bên cạnh sáng tạo nghệ thuật trong ngành công nghiệp giải trí, cũng sử dụng "quyền lực" của họ và "tiếng nói" để nói ra và tạo ra một tác động nào đến xã hội trong thời kỳ khủng hoảng. Sau khi phát hành album đầu tay mang tên 365'' vào ngày tháng năm 2021, một năm sau khi ca sĩ ra mắt, Suppasit đã chiếm lĩnh một nửa bảng xếp hạng Top 10 Billboard’s Worldwide Digital Song Sales với tất cả năm bài hát mới phát hành của anh ấy trong bảng xếp hạng album số 4-8. mang về cho anh ấy danh hiệu Thai Superstar từ Forbes và World Music Awards Suppasit là thần tượng Thái Lan đầu tiên và duy nhất đạt được những điều này. Năm Chương trình Ngày Địa điểm 2020 Mew Special Hour tháng Theater TharnType The Series Fanmeeting in Bangkok tháng Union Hall MSS Across the Universe Showcase presented by Nissin 20 tháng KBank Siam Pic-Ganesha Theatre Năm Chương trình Ngày Địa điểm 2020 MEW I: Mew Suppasit 1st Live and Meet in Manila 2020 15 tháng Teatrino Promenade, Manila, Philippines Năm Giải thưởng Thể loại Kết quả Đề cử 2020 2020 LINE TV Awards Cảnh hôn xuất sắc Thắng TharnType: The Series Kazz Awards 2020 Nam nghệ sĩ trẻ của năm Thắng TharnType: The Series Cặp đôi xuất sắc của năm Đề cử Cảnh xuất sắc Thắng Howe Awards 2019 Cặp đôi xuất sắc Thắng TharnType The Series Thai Crazy Awards 2020 Cặp đôi xuất sắc Thắng TharnType The Series Maya Awards 2020 Cặp đôi xuất sắc Thắng TharnType: The Series Ngôi sao nam Thắng Shopee Live Mega Festival 2020 Cặp đôi xuất sắc Thắng Vogue Beauty Readers' Choice Awards 2020 Fresh Face of 2020 Thắng Zoomdara Awards Showcase 2020 Zoomdara of the Year Award, People's Favorite Thắng True Insider Xuất sắc năm 2020 Thắng 2021 Thairath_Ent Cặp đôi xuất sắc của năm Thắng T-Pop Stage Bài hát của tuần (Tuần 1) Thắng Good Day Bài hát của tuần (Tuần 2) Thắng Bài hát của tuần (Tuần 6) Thắng Thanos Bài hát của tuần (Tuần 20) Thắng Summer Fireworks Bài hát của tuần (Tuần 21) Thắng JOOX Thailand Music Awards Top Social Artist of the Year Đề cử T-POP Stage Show Bài hát của tuần (Tuần 9) Spaceman Maya Awards 2021 Charming boy Cặp đôi xuất sắc Nghệ sĩ đơn Zoomdara Awards 2021 Nghệ sĩ đơn Howe Awards 2020 New Generation Award (Giải thưởng Thế hệ mới) Best Male Singer (Nam ca sĩ xuất sắc nhất) 2022 Thailand Zocial Awards 2022 Best Male Artist Đoạt giải Zoomdara Awards 2021 Best Solo Artist of the Year Đoạt giải 18th Kom Chad Luek Awards Popular Thai International Singer Đoạt giải Popular Actor Đoạt giải JOOX Thailand Music Awards 2022 Top Social Artist of the Year Đoạt giải The Guitar Mag Awards 2021 New Wave of the Year Đoạt giải Maya Entertain Awards 2022 Hot Star of the Year Đoạt giải | Suppasit (tiếng Thái: | Sinh năm 1991, Nam diễn viên từ Bangkok, Diễn viên Thái Lan, Người Bangkok, Nhân vật còn sống, Cựu sinh viên Đại học Chulalongkorn, Nam diễn viên Thái Lan |
polius' là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Osgood mô tả năm 1913. | null | Oryzomys, Động vật được mô tả năm 1913, Động vật được mô tả năm 2006, Động vật có vú Peru |
Arles (Ác Là, tiếng Occitan Provençal: Arle là một thành phố thuộc tỉnh và vùng d'Azur của Pháp. Với lịch sử hơn 2.500 năm, đây là một trong những thành phố cổ nổi tiếng của Pháp và đã được UNESCO xếp hạng là Di sản thế giới vào năm 1981 nhờ các công trình cổ được xây dựng từ thời La Mã vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Thương điếm Oppidum Celto-Ligure, tên ban đầu của Arles là một địa điểm thường được các thương nhân vùng Địa Trung Hải ghé thăm. Cùng với sự hình thành của Marseille (khoảng 600 TCN), thương điếm Oppidum cũng được phát triển thành một trại dân cư lấy tên là Théliné. Năm 46 TCN, Julius Caesar biến Arles thành một thuộc địa của đế quốc La Mã và bắt đầu quá trình phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng với rất nhiều công trình kiến trúc kiểu La Mã. Từ năm 536, Arles trở lại là một thành phố của người franc. Arles hiện nay còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc có từ thời La Mã và Trung Cổ. Các công trình chính trong số này là: Forum d'Arles (quảng trường chính): Được xây dựng khoảng năm 30 TCN dưới lần quy hoạch đô thị lần thứ nhất của người La Mã. Théâtre antique (nhà hát La Mã): Được xây dựng vào cuối thế kỉ TCN ngay sau khi Arles trở thành thuộc địa của đế chế La Mã. Những cuộc khảo cổ vào năm 1651 đã tìm thấy đây bức tượng nổi tiếng "Vénus d'Arles" (Thần Vệ Nữ Arles, hiện trưng bày tại Louvre). Arène (đấu trường): Được xây dựng theo kiến trúc của các đấu trường La Mã vào khoảng năm 80, tức là ngay sau đấu trường La Mã nổi tiếng Colosseum Roma. Hiện nay nơi đây vẫn được sử dụng để tổ chức các cuộc biểu diễn đấu bò tót. Cirque (rạp xiếc): Công trình La Mã lớn nhất của thành phố, được khánh thành năm 149. Alyscamps (khu lăng mộ): Được xây dựng từ thời La Mã và được sử dụng đến hết thời Trung Cổ Thermes de Constantin (nhà tắm công cộng): Được xây dựng từ thế kỉ trên bờ sông Rhône. Nhà thờ Saint-Trophime: Được xây dựng từ thế kỉ 12 trên nền của một nhà thờ xây từ thế kỉ 5. Ngoài ra vào cuối thế kỉ 19, Arles còn là nơi sống và sáng tác của họa sĩ nổi tiếng Vincent Van Gogh. Van Gogh đã có rất nhiều bức tranh vẽ lại phong cảnh của Arles. Arles.jpg|Đấu trường Arles trường buổi tối Hình:Arles Hotel und Forum d'Arles trường chính hiện nay hát La Mã Hình:Arles Thermes de Constantin 1.jpg|Thermes de Constantin Hình:Arles St Trophime night.jpg|Nhà thờ Saint-Trophime năm 1914 Hình:Vincent Willem van Gogh 030.jpg|Cầu Trinquetaille, tranh của Vincent Van Gogh trường chính, tranh của Vincent Van Gogh Hình:Bull attacks matador.jpg|Đấu bò Arles Pskov, Nga Jerez de la Frontera, Tây Ban Nha Fulda, Đức York, Pennsylvania, Mỹ Cubelles, Tây Ban Nha Vercelli, Sagné, Mauritanie Kalymnos, Hy Lạp Wisbech, Vương quốc Anh Chu Trang, Trung Quốc Verviers, Bỉ Tourist office website Arles heritage website(bằng tiếng Pháp) Town council website (bằng tiếng Pháp) Early history Musée de l'Arles et de la Provence antiques The Complete Works of Van Gogh, Arles Photogallery of Arles Few Views of Arles in Old Postcards | Arles | Xã của, Di sản thế giới tại Pháp |
Chiến dịch là cuộc tấn công chiến lược của Quân đội Liên Xô chống lại quân đội Đức Quốc xã tại giai đoạn đầu của Chiến dịch tấn công tả ngạn Ukraina trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Kéo dài từ ngày 26 tháng đến ngày 30 tháng năm 1943, chiến dịch được thực hiện bởi ba phương diện quân: Trung tâm, Voronezh và Thảo Nguyên. Sau hơn một tháng tấn công trên chính diện mặt trận rộng khoảng hơn 750 km, các phương diện quân Liên Xô đã thu hồi gần như toàn bộ vùng tả ngạn trung lưu và thượng lưu sông Dniepr, giải phóng nhiều thành phố, thị xã quan trọng như Poltava, Chernigov, Novomoskovsk, Shostka, Pryluky, Niezin, Kremenchuk và chiếm giữ một số căn cứ đầu cầu quan trọng trên bờ tây. Sử sách của Liên Xô (cũ) phân chia chiến dịch này thành ba cuộc tấn công: cuộc tấn công của Phương diện quân Trung tâm, cuộc tấn công Sumy-Pryluky của Phương diện quân Voronezh và cuộc tấn công của Phương diện quân Thảo Nguyên. Tuy nhiên, thời gian diễn ra các cuộc tấn công này hầu như đồng thời và toàn bộ chiến dịch đó đều được Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô điều phối với người đại diện chỉ đạo là nguyên soái G. K. Zhukov. Sức tấn công đã cạn, Quân đội Đức Quốc xã bắt đầu làm quen với chiến thuật phòng thủ trong hầm hào Vào mùa hè năm 1943, Quân đội Liên Xô đã phát triển lên mức đông đảo nhất thế giới kể từ khi bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ hai với 6.400.000 quân tại ngũ, được trang bị gần 90.000 pháo và súng cối, 2.200 giàn pháo phản lực, 9.580 xe tăng và pháo tự hành, gần 8.300 máy bay chiến đấu. Mặc dù chịu những tổn thất không nhỏ trong trận Kursk nhưng quân đội Liên Xô vẫn giữ được ưu thế về binh lực và quyền chủ động chiến lược. Với nhiều vũ khí nặng nhận được từ nền công nghiệp quốc phòng, trên các hướng tấn công chính, quân đội Liên Xô đã có thể tạo được mật độ pháo binh lên đến 150 hay 200 khẩu pháo và từ 15 đến 20 xe tăng trên một km chính diện tấn công. Sau thất bại tại trận Kursk, quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía Đông rơi vào thế bị động chiến lược, hầu như không còn khả năng phát động các cuộc tấn công lớn. Tuy nhiên, tiềm lực của quân đội Đức Quốc xã vẫn còn đủ để tổ chức phòng ngự dựa vào chướng ngại tự nhiên là sông Dniepr. Tuyến phòng thủ này được gọi phổ biến là "Bức tường phía Đông", người Đức gọi là: còn phương Tây thì mệnh danh là "tuyến Panther-Wotan", được xây dựng theo Chỉ thị số 10 ngày 12 tháng năm 1943 của Adolf Hitler với mong muốn lặp lại thành công của thống chế Paul von Hindenburg tại phòng tuyến Siegfried trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Với phòng tuyến này, Hitler hy vọng sẽ làm cho quân đội Liên Xô "mất máu" khi công phá các công sự và các cứ điểm phòng thủ được tổ chức chặt chẽ trong một "cuộc chiến hầm hào" giống như các mặt trận phía Đông và phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. *Phương diện quân Trung tâm do đại tướng K. K. Rokossovsky làm tư lệnh, trong đội hình có tập đoàn quân bộ binh, tập đoàn quân xe tăng và tập đoàn quân không quân, tổng quân số 579.600 người: **Tập đoàn quân 65 của trung tướng P. Batov; trong biên chế có 12 sư đoàn và lữ đoàn bộ binh, lữ đoàn xe tăng, lữ đoàn cơ giới, sư đoàn và trung đoàn pháo xe kéo, trung đoàn súng cối, lữ đoàn kỵ binh, sư đoàn và trung đoàn phòng không. **Tập đoàn quân xe tăng của trung tướng A. G. Rodin; trong biên chế có lữ đoàn xe tăng, lữ đoàn cơ giới, trung đoàn pháo tự hành, sư đoàn và trung đoàn pháo xe kéo, trung đoàn súng cối, lữ đoàn phòng không. **Tập đoàn quân của trung tướng N. P. Pukhov; trong biên chế có 13 sư đoàn bộ binh, lữ đoàn xe tăng, lữ đoàn và trung đoàn cơ giới, trung đoàn pháo tự hành, sư đoàn và trung đoàn pháo xe kéo, trung đoàn súng cối, sư đoàn và trung đoàn phòng không. **Tập đoàn quân 60 của trung tướng I. D. Chernyakhovsky; trong biên chế có sư đoàn bộ binh, trung đoàn cơ giới, trung đoàn pháo tự hành, sư đoàn và trung đoàn pháo xe kéo, trung đoàn súng cối, sư đoàn phòng không. **Tập đoàn quân 48 của trung tướng P. L. Romanenko; trong biên chế có sư đoàn bộ binh, lữ đoàn xe tăng, trung đoàn pháo tự hành, lữ đoàn và trung đoàn pháo xe kéo, trung đoàn súng cối, sư đoàn phòng không. **Tập đoàn quân không quân 16 của thượng tướng S. I. Rudelko có hơn 500 máy bay. *Phương diện quân Voronezh do đại tướng N. F. Vatutin làm tư lệnh, trong đội hình có tập đoàn quân bộ binh, tập đoàn quân xe tăng và tập đoàn quân không quân, tổng quân số 665.900 người: **Tập đoàn quân xe tăng của trung tướng M. E. Katukov, trong biên chế có lữ đoàn xe tăng, lữ đoàn cơ giới, trung đoàn pháo tự hành, trung đoàn pháo xe kéo, trung đoàn súng cối, sư đoàn và trung đoàn phòng không. **Tập đoàn quân xe tăng cận vệ của trung tướng P. S. Rybalko, trong biên chế có lữ đoàn xe tăng, lữ đoàn cơ giới, trung đoàn pháo tự hành, sư đoàn và trung đoàn pháo xe kéo, trung đoàn súng cối, trung đoàn phòng không. **Tập đoàn quân 38 của trung tướng N. E. Chibisov; trong biên chế có sư đoàn bộ binh, trung đoàn cơ giới, sư đoàn, lữ đoàn và trung đoàn pháo xe kéo, trung đoàn súng cối, sư đoàn và trung đoàn phòng không. **Tập đoàn quân 40 của trung tướng K. S. Moskalenko; trong biên chế có sư đoàn và lữ đoàn bộ binh, trung đoàn pháo tự hành, sư đoàn, lữ đoàn và trung đoàn pháo xe kéo, trung đoàn súng cối, sư đoàn phòng không. **Tập đoàn quân 27 của trung tướng S. G. Trofimenko, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, trung đoàn pháo, trung đoàn súng cối và sư đoàn phòng không. **Tập đoàn quân 47 của trung tướng F. F. Zhmachenko, trong biên chế có sư đoàn và lữ đoàn bộ binh, trung đoàn pháo, trung đoàn súng cối và trung đoàn phòng không. **Tập đoàn quân cận vệ của trung tướng I. V. Galanin, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, trung đoàn xe tăng, lữ đoàn và trung đoàn pháo, trung đoàn súng cối và trung đoàn phòng không. **Tập đoàn quân cận vệ của trung tướng I. M. Chistyakov, trong biên chế có 10 sư đoàn bộ binh, lữ đoàn xe tăng, trung đoàn cơ giới, sư đoàn, lữ đoàn và trung đoàn pháo binh, lữ đoàn và trung đoàn súng cối, sư đoàn và trung đoàn phòng không. **Tập đoàn quân không quân của thượng tướng S. S. Krasovsky có khoảng 500 máy bay. *Phương diện quân Thảo nguyên do đại tướng I. S. Koniev chỉ huy, đội hình gồm tập đoàn quân bộ binh, tập đoàn quân xe tăng và tập đoàn quân không quân, tổng quân số 336.200 người: **Tập đoàn quân cận vệ của trung tướng A. S. Zhadov, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, lữ đoàn và trung đoàn cơ giới, lữ đoàn và trung đoàn pháo, trung đoàn súng cối, sư đoàn và trung đoàn phòng không. **Tập đoàn quân xe tăng cận vệ của trung tướng P. A. Rotmistrov, trong biên chế có lữ đoàn xe tăng, lữ đoàn và trung đoàn cơ giới, trung đoàn pháo tự hành, trung đoàn pháo xe kéo, trung đoàn súng cối, sư đoàn và trung đoàn phòng không, phi đội trinh sát đường không. **Tập đoàn quân cận vệ của trung tướng M. S. Sumilov, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, lữ đoàn xe tăng, lữ đoàn pháo tự hành, trung đoàn cơ giới, lữ đoàn và trung đoàn pháo xe kéo, trung đoàn súng cối, sư đoàn và trung đoàn phòng không. **Tập đoàn quân 53 của trung tướng I. M. Mangarov, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, sư đoàn, lữ đoàn và trung đoàn pháo binh, trung đoàn súng cối. **Tập đoàn quân 57 của trung tướng N. A. Gaghen, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, lữ đoàn và trung đoàn cơ giới, trung đoàn pháo binh, trung đoàn súng cối, trung đoàn phòng không và trung đoàn đổ bộ đường không. **Tập đoàn quân 69 của trung tướng V. D. Kryuchenkin, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, trung đoàn pháo binh, trung đoàn súng cối và trung đoàn phòng không. **Tập đoàn quân không quân của thượng tướng S. K. Goryunov có khoảng 450 máy bay. Nhân đà thắng lợi sau trận Kursk, nguyên soái G. K. Zhukov, người được giao trách nhiệm đại diện của Đại bản doanh phối hợp hành động các phương diện quân Trung tâm, Voronezh và Thảo Nguyên đã đề xuất một kế hoạch tấn công đồng loạt từ Velikiye Luki đến bờ Biển Đen nhằm thu hồi toàn bộ lãnh thổ phía Tây Ukraina. định của G. K. Zhukov là mở một mũi tấn công thật sắc từ khu vực Kharkov Izyum ra tới bờ sông Dniepr khu vực Dniepropetrovsk và Zaporozhe, bổ đôi mặt trận phía Nam của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức). Sau đó sẽ tập trung tiêu diệt quân Đức trên từng khu vực Bắc và Nam tả ngạn Ukraina. Tuy nhiên, I. V. Stalin chưa tin vào khả năng thành công của chiến dịch, một phần do bản thân ông chưa thật tin tưởng vào kế hoạch, một phần do ông nhớ lại bài học thất bại của chiến dịch "Bước nhảy vọt" đã dẫn đến sự rút lui toàn diện của các phương diện quân Liên Xô trên cánh Nam mặt trận Xô-Đức hồi đầu mùa hè năm 1943. G. K. Zhukov cho rằng trong trường hợp quân Đức có chủ bỏ Donbas thì các đòn đánh vỗ mặt sẽ chỉ tạo điều kiện cho quân Đức rút nhanh về phía bên kia sông Dniepr để bảo toàn lực lượng và tổ chức phòng ngự vững chắc trên cơ sở một chướng ngại tự nhiên rất lớn là sông Dniepr. Những cố gắng thuyết phục I. V. Stalin về việc dùng đòn đột kích chia cắt sẽ làm cho các chiến dịch sau đó sẽ dễ thực hiện hơn đều vô ích vì I. V. Stalin nóng lòng muốn thấy vùng tả ngạn Ukraina phải được thu hồi nhanh chóng. Cuối cùng, tiếng nói quyết định thuộc về Tổng tư lệnh tối cao và ba phương diện quân Liên Xô bắt tay vào chuẩn bị chiến dịch với thời gian hết sức hạn hẹp: chỉ ngày sau khi quân đội Liên Xô chiếm lại Kharkov. Đối diện với ba tập đoàn quân Liên Xô trên tuyến mặt trận dài 700 km từ phía Nam Bryansk đến khu vực Kharkov là ba tập đoàn quân Đức thuộc Cụm tập đoàn quân Trung tâm và Cụm tập đoàn quân Nam. Trong đó, một 3/5 quân số và phương tiện của Cụm tập đoàn quân Nam được bố trí tại hai tập đoàn quân mạnh nhất nằm đối diện với các phương diện quân Voronezh và Thảo Nguyên. Tập đoàn quân (Đức) trên cánh phải của Cụm tập đoàn quân Trung tâm hầu như chưa bị sứt mẻ sau trận Kursk bố trí phòng ngự đối diện với Phương diện quân Trung tâm (Liên Xô). *Cụm tập đoàn quân Trung tâm do thống chế Günther von Kluge chỉ huy, có một tập đoàn quân tham gia chiến dịch: **Tập đoàn quân 2 do thượng tướng Dietrich von Saucken chỉ huy, đội hình bao gồm: ***Quân đoàn bộ binh 35 của tướng Friedrich Wiese, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, sư đoàn và trung đoàn pháo binh, tiểu đoàn xe tăng, sư đoàn phòng không. ***Quân đoàn bộ binh 20 của tướng Rudolf Freiherr von Roman, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, sư đoàn và trung đoàn pháo binh, trung đoàn phòng không. ***Quân đoàn bộ binh của tướng Anton Dostler, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, sư đoàn pháo xe kéo và trung đoàn pháo tự hành. ***Quân đoàn bộ binh 13 của tướng Arthur Hauffe, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, sư đoàn xe tăng, sư đoàn kỵ binh và sư đoàn pháo binh. ***Quân đoàn xe tăng 46 của tướng Hans Gollnick, trong biên chế có sư đoàn xe tăng, trung đoàn pháo tự hành, sư đoàn bọ binh, sư đoàn và lữ đoàn kỵ binh, sư đoàn và trung đoàn pháo binh hỗn hợp. ***Quân đoàn xe tăng 56 của tướng Anton Graßer, trung biên chế có sư đoàn xe tăng và sư đoàn bộ binh. ***Quân đoàn Hungary 7. **Tập đoàn quân không quân 6 của thượng tướng Ritta von Greim có thể bố trí 200 máy bay yểm hộ. *Cụm tập đoàn quân Nam' do thống chế Erich von Manstein chỉ huy, có hai tập đoàn quân tham gia chiến dịch: **Tập đoàn quân xe tăng 4 do thượng tướng Hermann Hoth chỉ huy, đội hình bao gồm: ***Quân đoàn xe tăng 48 do các tướng Otto von Knobelsdorff, Dietrich von Choltitz và Heinrich Eberbach lầm lượt chỉ huy, trong biên chế có sư đoàn xe tăng, sư đoàn pháo tự hành, sư đoàn, lữ đoàn và trung đoàn cơ giới, sư đoàn bộ binh, sư đoàn và trung đoàn pháo xe kéo, trung đoàn phòng không. ***Quân đoàn xe tăng 24 của tướng Walther Nehring, trong biên chế có sư đoàn xe tăng, sư đoàn cơ giới và sư đoàn bộ binh. ***Quân đoàn bộ binh 52 của tướng Hans-Karl von Scheele, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, sư đoàn đổ bộ đường không và trung đoàn xe tăng. ***Quân đoàn bộ binh 59 của tướng Kurt von der Chevallerie, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, sư đoàn xe tăng, sư đoàn cơ giới và sư đoàn pháo tự hành. **Tập đoàn quân 8 do tướng Werner Kempf chỉ huy, đội hình gồm có: ***Quân đoàn xe tăng của tướng Friedrich Schulz, trong biên chế có sư đoàn xe tăng và sư đoàn bộ binh. ***Quân đoàn bộ binh 11 của tướng Erhard Raus, trong biên chế có sư đoàn bộ binh, sư đoàn xe tăng và lữ đoàn pháo binh. ***Quân đoàn bộ binh 42 của tướng Franz Mattenklott, trong biên chế có sư đoàn bộ binh và trung đoàn xe tăng. **Tập đoàn quân không quân 4'' của thượng tướng Wolfram von Richthofen có thể điều động tối đa 700 máy bay tấn công mặt đất và không chiến. đồ của Quân đội Đức Quốc xã là tiến hành các trận trì hoãn chiến để "làm sạch" vùng tả ngạn sông Dniepr, phá hoại tối đa các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ, tổ chức phòng ngự kiểu cụm cứ điểm trong các thành phố, thị xã buộc quân đội Liên Xô phải dừng lại dứt điểm để có thời gian xây dựng và củng cố tuyến phòng ngự "Bức tường phía Đông" trên sông Dniepr. Trong quá trình rút lui, không bỏ hẳn khu vực tả ngạn sông Dniepr mà chốt chặn tại một số đầu cầu quan trọng để ngăn cản, không cho quân đội Liên Xô vượt sông và sử dụng các đầu cầu này để phản công khi có điều kiện. Ngày 26 tháng 8, cả ba phương diện quân Liên Xô đều đồng loạt mở các cuộc tấn công. Tuy nhiên, trong những ngày đầu tiên, cường độ tấn công của họ không đều nhau. Theo kế hoạch, Phương diện quân Trung tâm hành động quyết liệt hơn cả để kéo bớt lực lượng Đức lên phía Bắc, tạo điều kiện cho hai phương diện quân bạn tấn công thuận lợi trên các hướng phía Nam. Trong khi đó, các phương diện quân Tây Nam và Nam phát động tổng tấn công muộn hơn từ vài ngày đến nửa tháng vì cần tiến hành trước một số chiến dịch đệm để tạo thế. Xe tăng Đức bị bắn hỏng gần Kalinovsk giờ sáng ngày 26 tháng 8, sau trận pháo kích mở màn của Sư đoàn pháo binh 86 và các cuộc oanh tạc của Tập đoàn quân không quân 16 kéo dài gần giờ, Tập đoàn quân 65 mở mũi đột kích đầu tiên vào Quân đoàn bộ binh 13 (Đức) tại Sevsk và Mikhailovsky. Các mũi đột kích nhằm vào điểm tiếp giáp giữa các sư đoàn 45 và 183, 251 và 208 (Đức). Hai thị trấn này bị đánh chiếm ngay trong buổi sáng, cửa đột phá được mở rộng 12 km, sâu km. Phát hiện tình huống thuận lợi, ngay trong buổi chiều, tướng K. K. Rokossovsky đã tung Tập đoàn quân xe tăng từ tuyến sau vào cửa đột phá và phát triển tấn công. Cuối buổi chiều, Sư đoàn bộ binh 102 (Đức) tổ chức phản kích vào sườn phải cách quân xung kích Liên Xô tại Sevsk nhưng đều bị Quân đoàn xe tăng cận vệ đẩy lùi. Tập đoàn quân không quân (Đức) tổ chức oanh tạc quy mô vào Sevsk nhưng vẫn không chặn được Tập đoàn quân xe tăng 2. Đến cuối ngày, cửa đột phá đã được mở rộng lên đến 40 km, sâu 15 km. Ngày 27 tháng 8, Tập đoàn quân xe tăng và Tập đoàn quân 65 (Liên Xô) vượt qua Sevsk, Mikhailovsky và tiến mạnh về tuyến Khutor Shostka. Ngày 28 tháng 8, Tướng Dietrich von Saucken tung Quân đoàn xe tăng 46 và Quân đoàn bộ binh 20 mở 12 cuộc phản kích tại khu vực phía Đông Shostka nhưng tất cả đều bị Tập đoàn quân xe tăng đẩy lùi. Tuy nhiên, tốc độ tấn công của quân đội Liên Xô cũng bị làm cho chậm lại. phía Nam, Tập đoàn quân 60 bắt đầu mở cuộc tấn công vào Glukhov. Ngày 29 tháng 8, Tập đoàn quân không quân (Đức) tung ra hơn 150 phi vụ ném bom và cường kích để ngăn chặn Tập đoàn quân xe tăng (Liên Xô) nhưng lại để "lỏng" Quân đoàn xe tăng cận vệ 1. Lợi dụng địa hình thuận lợi, quân đoàn này và Quân đoàn bộ binh 95 đã bao vây cụm cứ điểm do năm sư đoàn của Quân đoàn bộ binh (Đức) đóng giữ. Cùng ngày, Tập đoàn quân 60 giải phóng Glukhov và tiếp tục tiến về Konotop. Do tình hình bên cánh trái có nhiều tiến triển thuận lợi, tướng K. K. Rokossovsky quyết định rút Tập đoàn quân 13 từ cánh phải sang và điều nó đến giữa dải hoạt động của Tập đoàn quân 60 và Tập đoàn quân xe tăng 2. Ngày 31 tháng 8, Tập đoàn quân xe tăng đã tiến thêm được 20 đến 25 km uy hiếp Shostka, cắt đứt con đường sắt từ Bryansk đi Konotop. phía Nam, Tập đoàn quân 60 mở rộng chính diện xuống phía Tây Nam 60 km đánh chiếm Krolevets và Putyvl. Tập đoàn quân 13 được tung vào cửa đột phá đã chuyển đến phía Bắc thị xã Konotop do Quân đoàn bộ binh (Đức) phòng thủ. phía Bắc, ngày tháng 9, Tập đoàn quân xe tăng đã đánh chiếm Shostka, vọt tiến đến sông Seym. Bị Quân đoàn xe tăng 46 và Quân đoàn bộ binh 20 (Đức) chặn lại trên tuyến sông này, Tập đoàn quân xe tăng phải mất ngày mới vượt sông thành công và tiếp tục hướng đòn tấn công đến tuyến sông Desna. cánh trái của Tập đoàn quân xe tăng 2, ngày tháng 9, Tập đoàn quân 60 đã đánh chiếm Konotop, một đầu mối giao thông quan trọng ngã ba các tuyến đường sắt Kiev Bryansk và Kiev Kursk. Ngày hôm sau, Tập đoàn quân 60 tiếp tục tấn công dọc đường sắt Konotop Kiev, đánh chiếm Bakhmach và phát triển cánh trái theo đường sắt Bakhmach Pryluky. Ngày tháng 9, theo chỉ lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô, Phương diện quân Trung tâm chỉ còn phải phụ trách địa bàn tả ngạn sông Dniepr từ phía Bắc Kiev đến Gomel. Địa bàn phía Nam Kiev và cả mục tiêu Kiev được giao cho Phương diện quân Voronezh. Günther von Kluge ra lệnh cho tướng Dietrich von Saucken phải chống giữ bằng được phòng tuyến sông Desna. Tập đoàn quân (Đức) đã điều đến chính diện bờ Tây sông Desna toàn bộ lực lượng dự bị mới nhất, bao gồm cả hai quân đoàn xe tăng 46 và 56 nhưng chỉ đủ sức chặn giữ được đà tấn công của Phương diện quân Trung tâm (Liên Xô) không quá 10 ngày. Do chính diện của Phương diện quân Bryansk được thu hẹp lại, ngày 13 tháng 9, Tập đoàn quân 61 được chuyển từ Phương diện quân Bryansk cho Phương diện quân Trung tâm. Tướng K. K. Rokossovsky triển khai tập đoàn quân này chỗ tiếp giáp giữa Tập đoàn quân 13 và Tập đoàn quân 65. Ngày 17 tháng 9, cả bảy tập đoàn quân của Phương diện quân Trung tâm đồng loạt vượt sông Desna tấn công sang bờ Tây. Ngày 18 tháng 9, Tập đoàn quân 13 chiếm Nizhyn. Ngày 19 tháng 9, Tập đoàn quân 65 chiếm Schors, Tập đoàn quân 48 chiếm Starodub và tiến ra bờ sông Snob. Ngày 21 tháng 9, Tập đoàn quân 13 và Tập đoàn quân 61 sử dụng các đòn đánh vu hồi từ phía Bắc và phía Nam đã đánh chiếm thành phố Chernigov, mục tiêu quan trọng của chiến dịch, loại khỏi vòng chiến đấu Sư đoàn xe tăng và Sư đoàn bộ binh của Quân đoàn xe tăng 46 (Đức). Tiếp tục phát triển tấn công, ngày 22 tháng 9, Tập đoàn quân 13 vọt tiến đến tả ngạn sông Dniepr. Ngày 23 tháng 9, tướng N. P. Pukhov đưa trung đoàn bộ binh 76 tấn công vượt sông, chiếm giữ khu vực đầu cầu Novoshepelich Chernobyl rộng 30 km, sâu 35 km tại chỗ hợp lưu giữa sông Pripyat và sông Dniepr. Từ ngày 22 đến ngày 30 tháng 9, Tập đoàn quân 48 tiến đến tuyến sông Sozh, cách Gomel chỉ 15 km về phía Đông, Tập đoàn quân 65 đánh chiếm thị trấn Loev (Loyew), Tập đoàn quân 61 chiếm thị trấn Lyubech. Toàn bộ dải bờ tả ngạn sông Dniepr từ phía Loev đến cửa sông Tetrrev đã nằm trong tay Phương diện quân Trung tâm. Sáng 26 tháng 8, sau một đợt pháo kích ngắn, Tập đoàn quân cận vệ mở cuộc tấn công vào thị trấn Kotelva nhưng tốc độ tấn công quá chậm, đến cuối buổi chiều, các sư đoàn đi trước của tập đoàn quân mới chỉ chiếm được mấy thôn nhỏ phía đông thị trấn. Ngày tháng 9, bằng một cuộc đột kích bất ngờ, ba trung đoàn cơ giới của Tập đoàn quân 38 đã đánh chiếm Sumy và cả tập đoàn quân bắt đầu triển khai tấn công dọc theo sông Sula. Tướng N. F. Vatutin đưa Tập đoàn quân xe tăng vào phát triển tấn công trong dải của tập đoàn quân 38, đến cuối ngày, đã tiến thêm được 15 km về hướng Romny. Ngày tháng 9, Bộ Rổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô quy định lại các hướng tấn công chính, Phương diện quân Voronezh được giao mục tiêu Kiev. Để thực hiện việc này, tướng N. F. Vatutin giao cho Tập đoàn quân 38 dải tấn công từ chính diện Romny qua Pryluky đến Darnytsia, chếch lên phía Bắc. Tập đoàn quân xe tăng 3, Tập đoàn quân 40 và Tập đoàn quân 27 phát triển từ Lokhvytsa Sencha Mirgorod qua Berezan, Pyriatyn, Pereyaslav Grebenka, Lubny, Orzhitsya đến bờ Đông sông Dniepr. Ngày 15 tháng 9, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ đã chiếm Romny. Quân đoàn kỵ binh cận vệ thừa thắng phát triển tấn công Priluki. Tốc độ tấn công chậm lại đã làm cho cánh phải của Phương diện quân Voronezh tụt sau, cách cánh trái của Phương diện quân Trung tâm đến hơn 70 km, đặc biệt là phía trước Kiev. Để nhanh chóng nối liền hai phương diện quân, các sư đoàn bộ binh phải di chuyển từ 25 đến 30 km trong một ngày, nhiều đơn vị hậu cần đã bị rớt lại sau. Ngày 20 tháng 9, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ đánh chiếm Piryatin, Grebenka và phát triển tấn công theo hướng Pereyaslav. Ngày 21 tháng 9, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ đánh chiếm Pereyaslav, Berezan và tiến ra sông Dniepr. Ngày 22 tháng 9, Tập đoàn quân 40 tiến đến khúc cong của sông Dniepr tại Lữ đoàn mô tô trinh sát của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ và Sư đoàn bộ binh 241 đã vượt sông đánh chiếm các đầu cầu tại khu vực (Veliki Bukryn). Đêm 24 tháng 9, Chiến dịch đổ bộ đường không của Phương diện quân Voronezh đã mở màn. Tuy nhiên, do tổ chức cẩu thả và sai lầm của các phi công, chiến dịch đã gặp thất lợi ngay từ đợt đổ quân thứ hai. 4.575 quân dù bị rải phân tán trên một diện tích rộng 25 km, dài 70 km. Một số đơn vị đổ bộ đường không Liên Xô đổ quân xuống đúng các đoàn xe cơ giới Đức đang hành quân và nhanh chóng bị bao vây, tiêu diệt. Chỉ có khoảng 1.200 quân dù còn sống sót tổ chức hoạt động trong các khu rừng dọc bờ Tây sông Dniepr cho đến khi đón gặp các tập đoàn quân Liên Xô vượt sông vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1943. Ngày 26 tháng 9, Tập đoàn quân 38 vượt sông phía Bắc Kiev và đánh chiếm đầu cầu Lyutizh. Ngày 27 tháng 9, Tập đoàn quân 38 đã tổ chức phòng ngự, chặn đánh và đẩy lui 18 đợt công kích của quân đội Đức Quốc xã. Đến ngày 29 tháng 9, Tập đoàn quân 38 không những đã giữ được đầu cầu Lyutizh mà còn mở rộng nó lên 15 km chính diện và chiều sâu được nới ra từ đến km và nối liền với một bàn đạp nhỏ khác khu vực Svaromya (???) do Tập đoàn quân 60 mở ra phía Bắc Lyutezh. Khu vực này về sau đã trở thành căn cứ bàn đạp chính trong chiến dịch tấn công giải phóng Kiev của quân đội Liên Xô. Khởi trận từ ngày 27 tháng nhưng trong suốt một tuần, các tập đoàn quân của Phương diện quân Thảo nguyên vẫn chưa thế đột phá được các lớp phòng thủ vững chắc của các Quân đoàn bộ binh 11, 42 và Quân đoàn xe tăng (Đức) trên tuyến Merefa, Mzha (Mzharka), Orel (Orelka), Vorskla (???). Chỉ đến ngày tháng 9, khi Tập đoàn quân cận vệ dồn toàn bộ binh lực đánh chiếm trung tâm phòng ngự Merefa, Tập đoàn quân cận vệ và Tập đoàn quân 27 chọc thủng tuyến phòng ngự của Quân đoàn xe tăng 24, quân Đức mới chịu bỏ các cứ điểm còn lại và lui về hướng Poltava. Sức chống cự của quân đoàn xe tăng và quân đoàn bộ binh Đức trước khu vực Poltava đã làm chậm đáng kể tốc độ tấn công của Phương diện quân Thảo Nguyên. Một nguyên nhân khác cũng làm cho tốc độ tấn công bị chậm lại là chính diện tấn công của phương diện quân lúc đầu chiến dịch quá hẹp. Do kết quả của Chiến dịch Nguyên soái Rumyantsev, trên địa đoạn không đầy 100 km từ Olshany đến Chuguev phía Tây Nam Kharkov đã tập trung đến tập đoàn quân bộ binh và tập đoàn quân xe tăng (Liên Xô). Phía quân đội Đức Quốc xã cũng có quân đoàn xe tăng và quân đoàn bộ binh tập trung tại đây. Với chính diện hẹp như vậy, mật độ binh lực và phương tiện của cả hai bên đều rất cao; các trận đánh vỗ mặt diễn ra rất ác liệt và đẫm máu. Chỉ đến ngày tháng 9, Bộ Tổng tham mưu Xô Viết mới phát hiện ra điều này và đề nghị Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin ra chỉ lệnh điều chỉnh tuyến phân giới giữa các phương diện quân Trung tâm, Voronezh, Thảo Nguyên và Tây Nam. Việc điều chỉnh hướng tấn công chính đến Poltava Kremenchuk ngày tháng của Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã làm cho Phương diện quân Thảo nguyên phải mở rộng chính diện tấn công kèm theo sự tăng cường binh lực. Ngày tháng 9, Tập đoàn quân cận vệ được Vatutin "hoàn trả" cho Koniev. Phương diện quân Tây Nam cũng chuyển giao Tập đoàn quân 46 cho Phương diện quân Thảo Nguyên. Do được mở rộng chính diện, tướng I. S. Koniev có thể triển khai các đòn đánh vu hồi từ hai bên sườn Tập đoàn quân (Đức) thay vì các đòn đánh vỗ mặt trước đó. Tốc độ tấn công của quân đội Liên Xô bắt đầu được đẩy lên. Ngày tháng 9, các tập đoàn quân của Phương diện quân Thảo Nguyên đã tiến lên được đến km về phía Tây và Tây Nam Kharkov, đánh chiếm Pavlovka, Tarasovka, Vlasovka, Shylovka, Ogultsy, Cheremushna, Odrynka, Rakitnoye, Malyi Likhovka (???), Bakhmetyvka và ga đường sắt Borky. Sau đó một tuần, Kharkov đã phía sau Phương diện quân Thảo Nguyên từ 15 đến 30 km. Các tập đoàn quân của phương diện quân này đã tiến đến tuyến Novo Vodolaga, Staryi Vodolaga (???), Knyazhnoye, Okhoche, Melikhovka, Paraskovaya, Berezovka và Efremovka. Ngày 20 tháng 9, các tập đoàn quân cận vệ và 53 bao vây Poltava từ ba phía. Tập đoàn quân cận vệ vượt sông Psyol tiến ra Dniepr theo hướng Kremenchuk, Các tập đoàn quân 69 và 57 vòng qua Poltava từ phía Nam, vượt sông Orel và tiến về đánh chiếm Novomoskovsk. Từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 9, trong khi các tập đoàn quân cận vệ và 53 công phá các cụm cứ điểm vững chắc Poltava do Quân đoàn xe tăng 24 (Đức) trấn giữ thì các tập đoàn quân cận vệ 7, 69 và 57 đã tiến đến bờ sông Dniepr nhờ các hành lang tự nhiên tấn công thuận lợi dọc các triền sông Psyol, Vorskla và Orel. Sáng 23 tháng 9, tướng Walther Nehring được thống chế Erich von Manstein cho phép rút khỏi Poltava. Chiều 23 tháng 9, Tập đoàn quân cận vệ (Liên Xô) hoàn toàn làm chủ thành phố này. Đến ngày 30 tháng 9, tập đoàn quân bộ binh của Phương diện quân Thảo nguyên đã đến bờ tả ngạn sông Dniepr từ Kremenchuk đến đánh chiếm một số đầu cầu nhỏ trên bờ tây Dniepr tại các địa điểm Domotkan, và Perevolochnaya (???). Chiều 30 tháng 9, Quân đội Đức Quốc xã phải bỏ đầu cầu tại Kremenchuk rút sang bờ Tây sông Dniepr. Tướng I. S. Koniev điều Tập đoàn quân xe tăng cận vệ đến khu vực cửa sông Orel đổ ra sông Dniepr để chuẩn bị vượt sông. Sau 35 ngày tấn công liên tục, ba phương diện quân Trung tâm, Voronezh và Thảo Nguyên (Liên Xô) đã tiến về phía Tây từ 250 đến 300 km trên chính diện mặt trận dài 600 km, thu hồi toàn bộ vùng tả ngạn tại thượng lưu và trung lưu sông Dniepr có diện tích trên 500.000 km vuông với số dân hàng chục triệu người. Tốc độ tấn công trung bình chỉ từ đến km/ngày. Trên một số mũi tấn công bằng xe tăng và cơ giới, quân đội Liên Xô đạt được tốc độ hành quân 30 km/ngày. Tổn thất của hai bên đều khá lớn về số lượng nhưng xét theo tỷ lệ thương vong trên tổng quân số tham gia chiến dịch, quân đội Đức Quốc xã chịu thiệt hại nặng hơn: 42,8% (so với 28,2% của phía Liên Xô). Quân đội Đức Quốc xã vẫn mắc phải sai lầm đánh giá thấp đối thủ. Adolf Hitler cho rằng sau trận Kursk, quân đội Liên Xô bị thiệt hại đáng kể sẽ không thể phục hồi nhanh chóng, nhất là các binh đoàn xe tăng, cơ giới. Chỉ đến sau chuyến đi Vinitsa và làm việc với thống chế Erich von Manstein, Hitler mới hiểu rằng việc chống giữ tả ngạn sông Dnierp để có đủ thời gian củng cố phòng tuyến "Bức tường phía Đông" chỉ là những cố gắng vô ích và làm tiêu hao thêm lực lượng xe tăng, cơ giới vốn là cái chìa khóa cho chiến thuật phòng thủ cơ động của quân đội Đức Quốc xã tại hữu ngạn Ukraina. Việc chậm rút các quân đoàn bộ binh 7, 13 và 52 khỏi khu vực Sumy và Romny đã làm cho các quân đoàn này bị thiệt hại nặng nề trong các trận tao ngộ chiến với Tập đoàn quân xe tăng và Quân đoàn cơ giới cận vệ (Liên Xô) tại các đầu mối giao thông Priluki và Grebenka. Thất bại này cũng kéo theo sự phá sản của hai tuyến trì hoãn chiến của quân đội Đức Quốc xã dọc theo hai con sông Psyol và Sula khi bị Tập đoàn quân 40 (Liên Xô) đột phá đến Lokhvitsa, uy hiếp phía sau hai tuyến phòng ngự tạm thời này. Tuy nhiên, quân đội Đức Quốc xã cũng đạt được một số kết quả trong việc ngăn chặn đà tiến công của quân đội Liên Xô, nhất là trong thời gian mở đầu chiến dịch trên khu vực phía Tây Nam Kharkov. Sai lầm lớn nhất về chỉ đạo tác chiến chiến lược của quân đội Liên Xô là trong thời gian đầu của chiến dịch, họ đã để cho Phương diện quân Thảo Nguyên triển khai tấn công trên một chính diện quá hẹp, trong khi Phương diện quân Voronezh mặc dù đông quân hơn nhưng lại phải rải ra trên chiều dài mặt trận gấp bốn lần. Kết quả là tốc độ tấn công của cả hai phương diện quân đều rất chậm so với phương diện quân Trung tâm. Trước ngày tháng 9, đã có lúc, chỗ đứt quãng giữa cánh trái của Phương diện quân Trung tâm và cánh phải của Phương diện quân Voronezh lên đến trên 70 km dọc theo phía Bắc con đường sắt Konotop Nezhinsk trên tuyến sông Desna. Rất may cho quân đội Liên Xô là quân đội Đức Quốc xã không đủ thời gian và binh lực để kịp khai thác sơ hở này và do tướng K. K. Rokossovsky đã nhanh chóng điều các tập đoàn quân 13 và 61 từ cánh phải sang cánh trái để lấp vào chỗ trống đó. Về cuối chiến dịch, tốc độ tấn công quá nhanh đã làm cho các căn cứ hậu cần, các sân bay của các phương diện quân Liên Xô đều bị tụt lại sau, không đủ hỏa lực yểm hộ và tiếp tế dự trữ đạn dược, nhiên liệu và lương thực cho các binh đoàn đang tấn công. Đến khi tiếp cận bờ tả ngạn sông Dniepr, hầu hết các sư đoàn vượt sông đều trong tình trạng "hụt hơi", chỉ đủ sức đánh chiếm một số đầu cầu nhỏ bên hữu ngạn Dniepr và không thể mở rộng được các bàn đạp đó trong một thời gian ngắn. Tuy không có các khu công nghiệp dày đặc và đa dạng như vùng Donbas phía Nam nhưng bốn tỉnh Chernigov, Sumy, Kharkov và Poltava đều là những vùng cung cấp lương thực, thực phẩm trọng điểm trên lãnh thổ Ukraina. Khu công nghiệp Kharkov chỉ đứng thứ hai trong vùng sau khu Donbas cũng là một trong những chỗ dựa về kinh tế của quân đội Đức Quốc xã. Trong thời gian quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng, họ đã khai thác đây lúa mỳ, thịt, sữa và nhiều loại nông phẩm khác. Các nhà máy công nghiệp tại Kharkov và Poltava đều là những cơ sở công nghiệp quốc phòng mà quân đội Đức Quốc xã tận dụng để chế tạo, sửa chữa và tái trang bị vũ khí, khí tài cho quân đội. Mất bốn tỉnh vùng Đông Bắc Ukraina là một đòn nặng giáng vào bộ máy chiến tranh của nước Đức Quốc xã tại mặt trận phía Đông. Mặc dù thực hiện triệt để chính sách tiêu thổ và phá hoại nặng nề các cơ sở kinh tế trên vùng tả ngạn sông Dniepr nhưng quân đội Đức Quốc xã vẫn không đạt được mục tiêu ngăn chặn việc phục hồi nền kinh tế của Liên Xô tại khu vực này. Với các cơ sở công nghiệp có quy mô lớn được xây dựng cấp tốc tại vùng Ural từ cuối năm 1941, Liên Xô không những có đủ tiềm lực kinh tế quốc phòng để đẩy lui quân đội Đức Quốc xã ra khỏi tả ngạn Ukraina mà còn nhanh chóng phục hồi sản xuất tại khu vực này, bất chấp sự phá hoại nặng nề của người Đức sau khi họ rút đi. Về quân sự, việc quân đội Liên Xô đánh chiếm tả ngạn phía Bắc sông Dniepr đã đặt Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) vào thế bị hở sườn từ phía Nam. Mặc dù phải tạm dừng lại trên tả ngạn sông Dniepr nhưng một loạt các mục tiêu quan trọng của quân đội Đức Quốc xã trên hữu ngạn sông Dniepr đã nằm trong tầm bắn của pháo binh và tầm bom của không quân Liên Xô. Đòn tấn công chia cắt của Phương diện quân Thảo Nguyên mặc dù không đạt được việc bổ đôi Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) trên tả ngạn Ukraina nhưng cũng đủ để làm cho Tập đoàn quân xe tăng và Tập đoàn quân (Đức) hạ lưu sông Dniepr bị hở sườn trái và dẫn đến cuộc rút lui nhanh chóng khỏi khu vực Donbas. Không những thế, toàn bộ khu công nghiệp Kirovograd, Krivoy Rog và Nikolayev trên hữu ngạn hạ lưu sông Dniepr cũng bị đặt vào tình thế có thể bị tấn công từ hai bên sườn và vấn đề chỉ còn là thời gian. A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1984. G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. Tập 3. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1987. David M. Glantz, Soviet military deception in the Second World War, Routledge, 1989 David M. Glantz, Jonathan Mallory House, When Titans clashed: how the Red Army stopped Hitler, University Press of Kansas, 1995 Конев Иван Степанович, Записки командующего фронтом. М.: Наука, 1972. Рокоссовский Константин Константинович, Солдатский долг. М.: Воениздат, 1988. Якубовский Иван Игнатьевич, Земля огне. М., Воениздат, 1975. Ротмистров Павел Алексеевич, Стальная гвардия. М.: Воениздат, 1984. Erich von Manstein, Verlorene Siege. Bonn, 1955 Heinz Guderian, Erinnerungen eines Soldaten. Heidelberg, 1951. Friedrich Wilhelm von Mellenthin, Panzer battles 1939-1945: study of the employment of armour in the second world war. 2nd edition, enlarged. London, 1956. Крайнюков Константин Васильевич, Оружие особого рода. М.: Мысль, 1984. Батов Павел Иванович, походах боях. М.: Воениздат, 1974 Москаленко Кирилл Семёнович, На Юго-Западном направлении. 1943-1945. Воспоминания командарма. Книга II. М.: Наука, 1973. Глава IV. Днепровская эпопея Катуков Михаил Ефимович, На острие главного удара. М.: Воениздат, 1974. Жадов Алексей Семенович, Четыре года войны. М.: Воениздат, 1978. Бакланов Глеб Владимирович, Ветер военных лет. М.: Воениздат, 1977. Bản đồ trận sông Dniepr Bản đồ chiến dịch Bản đồ cuộc tấn công Poltava của Quân đoàn bộ binh cận vệ Bản đồ cuộc tấn công Kremenchuk của Tập đoàn quân cận vệ Bản đồ chiến dịch Pyatikhat của Tập đoàn quân xe tăng và Quân đoàn cơ giới cận vệ | Chiến dịch là cuộc tấn công chiến lược của Quân đội Liên Xô chống lại quân đội Đức Quốc xã tại giai đoạn đầu của Chiến dịch tấn công tả ngạn Ukraina trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Kéo dài từ ngày 26 tháng đến ngày 30 tháng năm 1943, chiến dịch được thực hiện bởi ba phương diện quân: Trung tâm, Voronezh và Thảo Nguyên. Sau hơn một tháng tấn công trên chính diện mặt trận rộng khoảng hơn 750 km, các phương diện quân Liên Xô đã thu hồi gần như toàn bộ vùng tả ngạn trung lưu và thượng lưu sông Dniepr, giải phóng nhiều thành phố, thị xã quan trọng như Poltava, Chernigov, Novomoskovsk, Shostka, Pryluky, Niezin, Kremenchuk và chiếm giữ một số căn cứ đầu cầu quan trọng trên bờ tây. Sử sách của Liên Xô (cũ) phân chia chiến dịch này thành ba cuộc tấn công: cuộc tấn công của Phương diện quân Trung tâm, cuộc tấn công Sumy-Pryluky của Phương diện quân Voronezh và cuộc tấn công của Phương diện quân Thảo Nguyên. Tuy nhiên, thời gian diễn ra các cuộc tấn công này hầu như đồng thời và toàn bộ chiến dịch đó đều được Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô điều phối với người đại diện chỉ đạo là nguyên soái G. K. Zhukov. == Bối cảnh == Sức tấn công đã cạn, Quân đội Đức Quốc xã bắt đầu làm quen với chiến thuật phòng thủ trong hầm hào Vào mùa hè năm 1943, Quân đội Liên Xô đã phát triển lên mức đông đảo nhất thế giới kể từ khi bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ hai với 6.400.000 quân tại ngũ, được trang bị gần 90.000 pháo và súng cối, 2.200 giàn pháo phản lực, 9.580 xe tăng và pháo tự hành, gần 8.300 máy bay chiến đấu. Mặc dù chịu những tổn thất không nhỏ trong trận Kursk nhưng quân đội Liên Xô vẫn giữ được ưu thế về binh lực và quyền chủ động chiến lược. Với nhiều vũ khí nặng nhận được từ nền công nghiệp quốc phòng, trên các hướng tấn công chính, quân đội Liên Xô đã có thể tạo được mật độ pháo binh lên đến 150 hay 200 khẩu pháo và từ 15 đến 20 xe tăng trên một km chính diện tấn công. Sau thất bại tại trận Kursk, quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía Đông rơi vào thế bị động chiến lược, hầu như không còn khả năng phát động các cuộc tấn công lớn. Tuy nhiên, tiềm lực của quân đội Đức Quốc xã vẫn còn đủ để tổ chức phòng ngự dựa vào chướng ngại tự nhiên là sông Dniepr. Tuyến phòng thủ này được gọi phổ biến là "Bức tường phía Đông", người Đức gọi là: còn phương Tây thì mệnh danh là "tuyến Panther-Wotan", được xây dựng theo Chỉ thị số 10 ngày 12 tháng năm 1943 của Adolf Hitler với mong muốn lặp lại thành công của thống chế Paul von Hindenburg tại phòng tuyến Siegfried trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Với phòng tuyến này, Hitler hy vọng sẽ làm cho quân đội Liên Xô "mất máu" khi công phá các công sự và các cứ điểm phòng thủ được tổ chức chặt chẽ trong một "cuộc chiến hầm hào" giống như các mặt trận phía Đông và phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. == Binh lực và kế hoạch == === Quân đội Liên Xô === * | Xung đột năm 1943, Lịch sử Đức, Lịch sử Liên Xô, Chiến dịch quân sự trong Thế chiến thứ hai, Chiến tranh liên quan tới Đức, Chiến tranh liên quan tới Liên Xô |
Rami Said Malek (; sinh ngày 12 tháng năm 1981) là một diễn viên người Mỹ-Ai Cập. Anh trở nên nổi tiếng với vai diễn chính Elliot Alderson trong loạt phim truyền hình được khen ngợi và đánh giá cao của USA Network, Mr. Robot, bộ phim giúp anh thắng giải Critics' Choice và giải Primetime Emmy cho "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong loạt phim truyền hình". Anh cũng nhận đề cử của các giải thưởng Golden Globe, giải Screen Actors Guild và giải TCA. Malek cũng đã thủ vai các nhân vật đáng chú trong phim ảnh và truyền hình như Vua Ahkmenrah trong phim Night at the Museum, loại phim hài của Fox, The War at Home (2005–2007), loạt phim ngắn của HBO, The Pacific (2010), Larry Crowne (2011), bộ phim của đạo diễn Paul Thomas Anderson, The Master (2012), bộ phim độc lập Ain't Them Bodies Saints (2013), và bộ phim kịch tính được giới phê bình ca ngợi Short Term 12 (2013). Malek sinh ra Los Angeles, California, cha mẹ của anh là người Ai Cập. Người cha quá cố của anh từng là một hướng dẫn viên tại Cairo, và sau đó bán bảo hiểm. Mẹ anh là một kế toán. Anh cũng có tổ tiên là người Hy Lạp. Malek lớn lên trong đức tin Chính Thống Coptic. Anh có một người anh song sinh giống hệt mình tên là Sami, trẻ hơn anh bốn phút, và là một giáo viên. Anh cũng có một người chị là một bác sĩ khoa. Malek theo học tại trường trung học Notre Dame Sherman Oaks, California, nơi anh tốt nghiệp vào năm 1999 cùng với nữ diễn viên Rachel Bilson. Malek theo học tại trung học cùng với Kirsten Dunst, người đã từng cùng tập luyện trong tầng hầm và cùng học tại lớp sân khấu âm nhạc với anh. Anh nhận bằng Cử nhân văn bằng Mỹ thuật năm 2003 của Trường Đại học Evansville Evansville, Indiana. Tập tin:Rami diễn viên Rami Malek thăm Trại Pendleton vào tháng năm 2007. Năm 2004, Malek bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình với vai trò khách mời trong bộ phim truyền hình Gilmore Girls. Năm 2005, anh nhận được Giải thưởng của Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh cho vai diễn của anh trong bộ phim truyền hình về chiến tranh của đạo diễn Steven Bochco, Over There, anh xuất hiện trong hai tập phim. Cùng năm đó, anh xuất hiện trong một tập của phim Medium, và được chọn vào vai diễn nổi bật Kenny, trong bộ phim truyền hình hài của Fox,The War at Home. Năm 2006, Malek có vai diễn đầu tiên của anh trên phim nhựa, Pharaoh Ahkmenrah trong bộ phim hài Night at the Museumvà tái diễn trong các phần tiếp theo của bộ phim Night at the Museum: Battle of the Smithsonian (2009) và Night at the Museum: Secret of the Tomb (2014). Vào mùa xuân năm 2007, anh đã xuất hiện trên sân khấu như "Jamie" trong Vitality Productions, người trao giải trên sân khấu cho The Credeaux Canvas của Keith Bunin tại sân khấu Elephant Los Angeles. Trong khi quay hình cho bộ phim Night at the Museum, Malek quay trở lại với truyền hình năm 2010 trong một vai diễn định kỳ như là người ném bom tự sát Marcos Al-Zacar trong mùa của bộ phim 24, của đài Fox. Cuối năm đó, anh đã nhận được sự khen ngợi đối với vai diễn Corporal Merriell "Snafu" Shelton trong bộ phim ngắn giành giải Emmy của đài HBO, bộ phim về Thế chiến thứ hai, The Pacific. Trong quá trình quay phim The Pacific, Malek đã gặp nhà điều hành sản xuất Tom Hanks, người đã bị ấn tượng mạnh bởi sự diễn xuất của anh và sau đó mời anh vào vai sinh viên đại học Steve Dibiasi trong bộ phim nhựa Larry Crowne, phát hành tháng năm 2011. Sau giai đoạn đó, Malek tham gia diễn các vai phụ trong những bộ phim lớn. Tháng năm 2010, có thông báo rằng Malek sẽ vào vai ma cà rồng Benjamin trong bộ phim The Twilight Saga: Breaking Dawn Phần 2. Năm 2013, anh thủ vai Nate, một nhân viên mới của một nhóm người trẻ tuổi, trong Short Term 12, đối mặt với Brie Larson. Anh cũng xuất hiện trong hai bộ phim của Spike Lee trong khoảng thời gian này, bộ phim làm lại vào năm 2012 từ bộ phim của Hàn Quốc Oldboy. Anh cũng có các vai diễn nhỏ trong phim Battleship, bộ phim được đề cử giải Oscar The Master, và phim Aint Them Bodies Saints. Anh cũng xuất hiện trong vai Josh, một trong những diễn viên chính, trong Until Dawn, một trò chơi phát hành trên PlayStation vào ngày 25 tháng năm 2015. Anh đã lồng tiếng và minh họa chuyển động của nhân vật cho trò chơi. Rami Malek trong một buổi quảng bá phim Mr. Robot năm 2016. Malek gần đây tham gia trong bộ phim tâm lý Mr. Robot được giới phê bình khen ngợi và đánh giá cao của USA Network, anh thủ vai một hacker máy tính, bộ phim được giới thiệu vào ngày 24 tháng năm 2015. Vai diễn giúp anh nhận được các đề cử giải Dorian, giải Satellite, giải Golden Globe, và giải Giải thưởng của Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh, cũng như chiến thắng giải Critics' Choice Television cho "Nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim truyền hình" và giải Primetime Emmy "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong loạt phim truyền hình". Tháng năm 2016, Buster's Mal Heart, bộ phim điện ảnh đầu tiên mà Malek thủ vai chính, ra mắt tại Liên hoan phim Quốc tế Toronto và nhận được đánh giá tích cực. Trong đó, Malek vào vai một người đàn ông có hai cuộc sống, Jonah và Buster. Tháng năm 2016, có thông báo rằng Malek sẽ đồng xuất hiện cùng Charlie Hunnam trong vai Louis Dega trong một bộ phim làm lại theo phiên bản hiện đại của bộ phim năm 1973, Papillon. Năm Tựa phim Vai diễn Gi chú 2006 Night at the Museum Vua Ahkmenrah 2009 Đêm kinh hoàng 2 2011 Larry Crowne Steve Dibiasi 2012 Battleship Lt. Hill 2012 The Twilight Saga: Breaking Dawn Phần 2 Benjamin 2012 The Master Clark 2013 Ain't Them Bodies Saints Will 2013 Short Term 12 Nate 2013 Oldboy Browning 2014 Need for Speed Finn 2014 Đêm viện bảo tàng: Bí mật hầm mộ Vua Ahkmenrah 2014 Da Sweet Blood of Jesus Seneschal Higginbottom 2016 Buster's Mal Heart Jonah/Buster 2017 Papillon Louis Dega Tiền kỳ 2018 Bohemian Rhapsody Freddie Mercury 2021 Không phải lúc chết Lyutsifer Safin 2022 Canterbury Glass Năm Tựa phim Vai diễn 2004 Gilmore Girls Andy 2005 Over There Hassan 2005 Medium Timothy Kercher 2005–2007 The War at Home Kenny 2010 24 Marcos Al-Zacar 2010 The Pacific Merriell "Snafu" Shelton 2012 Alcatraz Webb Porter 2012 The Legend of Korra Tahno (lồng tiếng) 2014 Believe Dr. Adam Terry 2015–2019 Mr. Robot Elliot Alderson Năm Tựa đề Vai 2004 Halo 2 Lồng tiếng nhiều vai 2014 The Legend of Korra Tahno 2015 Until Dawn Joshua "Josh" Washington Năm Giải thưởng Danh mục Phim Kết quả Nguồn 2016 Giải Satellite Nam diễn viên xuất sắc nhất Thể loại phim truyền hình Mr. Robot Đề cử Giải Quả cầu vàng Nam diễn viên xuất sắc nhất Thể loại phim truyền hình Đề cử Giải Critics' Choice Television Nam diễn viên xuất sắc nhất Thể loại phim truyền hình Thắng Giải Dorian Diễn xuất trên truyền hình của năm Danh mục nam diễn viên Đề cử Ngôi sao đang lên Đề cử Giải thưởng của Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh Màn diễn xuất hay nhất bởi nam diễn viên trong phim truyền hình Giải Primetime Emmy Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim truyền hình Thắng 2019 Giải Quả cầu vàng Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Thể loại chính kịch Bohemian Rhapsody Thắng Giải Oscar Nam chính xuất sắc nhất Bohemian Rhapsody Thắng | Rami Said Malek | Phim và người giành giải Oscar cho nam diễn viên xuất sắc nhất, Sinh năm 1981, Nhân vật còn sống, Người giành giải BAFTA cho Nam diễn viên xuất sắc nhất, Nhà hoạt động xã hội HIV/AIDS |
Sinoun Nuth (sinh ngày 10 tháng 10 năm 1985 Phnôm Pênh, Campuchia) là một cầu thủ bóng đá người Campuchia thi đấu cho câu lạc bộ Visakha Cambodian Second League. Anh được triệu tập vào Đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia at Vòng loại AFF Suzuki Cup 2010. Ngày Địa điểm Đối thủ Tỉ số Kết quả Giải đấu 1. 28 tháng năm 2008 Phnôm Pênh, Campuchia 3–1 Thắng 2008 Cúp Challenge AFC qualification 2. 28 tháng năm 2008 Phnôm Pênh, Campuchia 3–1 Thắng 2008 Cúp Challenge AFC qualification 3. 24 tháng 10 năm 2010 Viêng Chăn, Lào 4–2 Thắng Vòng loại AFF Suzuki Cup 2010 | Sinoun Nuth | Sinh năm 1985, Nhân vật còn sống, Cầu thủ bóng đá Campuchia, Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia, Người Phnôm Pênh |
là một khu tự quản thuộc bang Zulia, Venezuela. Thủ phủ của khu tự quản Lagunillas đóng tại Ciudad Ojeda. Khự tự quản Lagunillas có diện tích 1024 km2, dân số theo điều tra dân số ngày 21 tháng 10 năm 2001 là 169400 người. | null | Bang Zulia, Khu tự quản Venezuela |
Cung điện hay Hoàng cung là tòa nhà lớn thường trong thành phố, được xây dựng lên cho các vị vua chúa, lãnh tụ để họ sống, làm việc, du lịch, tiếp tân, tiếp đãi sứ thần, làm các công việc trọng đại quốc gia, nước nhà (bàn kế đánh giặc...),... Việt Nam thì khái niệm cung điện được biết đến là Hoàng thành (ví dụ: Hoàng thành Huế,...) Trung Quốc Hình:Forbidden City1.JPG|Cấm thành Bắc Kinh Minh viên Bắc Kinh Hình:Ice skating summer palace2.jpg|Hồ đóng băng bên ngoài cung điện mùa Hè Nhật Bản Hình:Imperial Palace Tokyo Map.png|Bản đồ Hoàng cung Tokyo Hình:Kyoto palace của cung điện tại Kyoto Hình:Nijo Castle chính cung điện Nijo Châu Âu Hình:Palacio de schönbrunn 01.jpg|Dinh Schönbrunn, Viên Áo điện Buckingham,Anh điện Tuileries Pháp Hình:Versailles Garden.jpg|Vườn hoa cung điện Versailles Pháp Ấn Độ Hình:Jaipur 03-2016 22 City Palace complex.jpg| Danh sách các lâu đài, cung điện Lâu đài Hoàng Thành | Cung điện hay Hoàng cung | Cung điện, Hoàng tộc |
Vị trí tại Bình Đông Đông Cảng () là một trấn của huyện Bình Đông, tỉnh Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Trấn có địa hình trũng và thương bị thiệt hại nặng trong các trận lũ lụt. Đông Cảng có diện tích 29,4635 km², dân số vào tháng năm 2011 là 49.808 người thuộc 15.817 hộ gia đình, mật độ cư trú đạt 1690,5 km². Trang thông tin chính thức | Đông Cảng | Bình Đông |
K League 2 () là một giải đấu bóng đá dành cho các câu lạc bộ chuyên nghiệp của Hàn Quốc. Đây là giải đấu xếp thứ hai trong Hệ thống các giải bóng đá Hàn Quốc, hiện tại bao gồm 11 câu lạc bộ, có quan hệ lên xuống hạng với League 1. Câu lạc bộ Trụ sở Sân vận động Mùa đầu tiên tại giải hạng nhất Giai đoạn hiện tại tại giải hạng nhất Ansan Greeners Ansan, Gyeonggi Sân vận động Ansan Wa~ 2017 2017– FC Anyang Anyang, Gyeonggi Sân vận động Anyang 2013 2013– Bucheon FC 1995 Bucheon, Gyeonggi Sân vận động Bucheon 2013 2013– Busan IPark Busan Sân vận động chính Asiad Busan 2016 2021– Cheonan City Cheonan, Chungcheong Nam Sân vận động Cheonan 2023 2023– Chungbuk Cheongju Cheongju, Chungcheong Bắc Sân vận động Khu liên hợp thể thao Cheongju 2023 2023– Chungnam Asan Asan, Chungcheong Nam Sân vận động Lý Thuấn Thần 2020 2020– Gimcheon Sangmu Gimcheon, Gyeongsang Bắc Sân vận động Gimcheon 2021 2023– Gimpo FC Gimpo, Gyeonggi Sân vận động bóng đá Gimpo Solteo 2022 2022– Gyeongnam FC Changwon, Gyeongsang Nam Trung tâm bóng đá Changwon 2006 2020– Jeonnam Dragons Gwangyang, Jeolla Nam Sân vận động bóng đá Gwangyang 2019 2019– Seongnam FC Seongnam, Gyeonggi Sân vận động Tancheon 2017 2023– Seoul E-Land Seoul Sân vận động Mokdong 2015 2015– Mùa giải Vô địch quân 2013 Sangju Sangmu Câu lạc bộ bóng đá Cảnh sát 2014 Daejeon Citizen Gwangju FC 2015 Sangju Sangmu Suwon FC 2016 Câu lạc bộ bóng đá Cảnh sát Daegu FC 2017 Sangju Sangmu Busan IPark 2018 Câu lạc bộ bóng đá Cảnh sát Seongnam FC 2019 Gwangju FC Busan IPark 2020 Jeju United Suwon FC 2021 Gimcheon Sangmu Daejeon Hana Citizen 2022 Gwangju FC Daejeon Hana Citizen Đậm chỉ đội lên hạng; Thắng trận tranh Lên/Xuống hạng; Thua trận tranh Lên/Xuống hạng; Câu lạc bộ Vô địch quân Mùa vô địch Mùa quân Sangju Sangmu 2013, 2015 Daejeon Citizen 2014 Cảnh sát Ansan 2013 Gwangju FC 2014 Suwon FC 2015 League League League Championship Korean League Cup League Korean FA Cup Korean Super Cup AFC Champions League Korea National League Challengers League U-League League All-Star Game Korean football league system List of football clubs in South Korea List of foreign League Challenge players Official League website Official League website Official League Facebook Official League Twitter Official League YouTube channel ROKfootball.com website Footkorean.net website Soccerphile League news | K League 2 | Giải bóng đá mùa hè, Giải bóng đá hạng nhì châu, Giải thể thao thành lập năm 2013 |
Shelley McNamara (sinh năm 1952 tại Lisdoonvarna, hạt Clare, Ireland) là một người Ireland kiến trúc sư và giáo sư. Bà thành lập Grafton Architects với Yvonne Farrell vào năm 1978. Grafton bắt đầu nổi tiếng vào đầu những năm 2010, chuyên về các tòa nhà trông vẻ cứng đờ, nặng nề nhưng rộng rãi cho các trường đại học. McNamara đã dạy kiến trúc tại University College, Dublin từ năm 1976 và tại một số trường đại học khác. Công trình của Grafton được trao năm 2020 Huy chương Vàng Hoàng gia và tòa nhà của họ cho Đại học de Ingeniería Tecnología Lima, Peru, đã được trao Giải thưởng quốc tế năm 2016 RIBA, là tòa nhà mới tốt nhất thế giới năm đó. McNamara và Farrell cùng nhận giải Pritzker năm 2020, giải thưởng cao nhất về kiến trúc. | Shelley McNamara | Người đoạt giải Pritzker, Kiến trúc sư Ireland |
Zülegt (tiếng Mông Cổ: Зүлэгт, hay Zulegt, Dzulegt) là một khu định cư kiểu đô thị sum Ikhkhet, tỉnh Dornogovi, đông nam Mông Cổ. Zülegt là trung tâm sum Ikhkhet. Vào năm 2009, dân số khu vực này là 1.270 người. Zülegt có một mỏ khoáng sản fluorit đang hoạt động. | Zülegt | Cộng đồng khai thác mỏ Mông Cổ, Khu dân cư Mông Cổ |
Bìa sách Bằng Lửa và Gươm bản tiếng Anh Bằng Lửa và Gươm (Tiếng Ba Lan: Ogniem mieczem; Tiếng Anh: With Fire and Sword) là một tiểu thuyết hư cấu lịch sử của nhà văn người Ba Lan Henryk Sienkiewicz, được xuất bản vào năm 1884. Quyển này là quyển đầu tiên nằm trong bộ ba tiểu thuyết lịch sử cùng một tác giả. Tác phẩm dựa trên những sự kiện diễn ra tại khối Thịnh vượng chung Ba Lan-Lithuanian và trong suốt cuộc nổi dậy Khmelnytsky Uprising. Bìa sách Bằng Lửa và Gươm nguyên bản tiếng Ba Lan Năm 1648, Jan Skrzetuski, một trung úy trẻ trong Quân đội Ba Lan-Litva đang trên đường trở về Lubni, nơi anh phải báo cáo với thượng cấp của mình là Hoàng tử Jeremi Wisniowecki. Trên đường đi, Skrzetuski và thuộc hạ đã giải cứu một khách bộ hành sắp bị giết bởi một toán người lạ mặt. Người đàn ông bị tấn công trông giống như quý tộc (szlachta), tự giới thiệu bản thân với Skrzetuski bằng tên giả. Khi binh sĩ của người đàn ông vô danh đến, ông tiết lộ danh tính thật của mình nói với Skrzetuski rằng của ông là Bohdan Chmielnicki. Sau đó, người lính trẻ dừng lại một thị trấn tên là Czechryn, nơi anh gặp một người bạn cũ và một đại tá. Trong cuộc gặp gỡ với người bạn của mình, Skrzetuski cũng gặp Zagloba và Podpieta, một người Lithuania cao lớn, người mang một thanh kiếm lớn mà tổ tiên của anh ta đã sử dụng trong Trận chiến Grunwald.. Tại Czechryn, Skrzetuski cũng tìm hiểu về người đàn ông mà anh đã cứu, Chmielnicki. Anh ta được cho biết rằng chiến binh nổi danh Cossack Hetman đang khích động một cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Ba Lan trong cộng đồng người Ukraine bản địa, và những người tấn công ông là người của Vicestarosta (một hành chính quan), muốn ngăn cản đường ông. Và mọi chuyện dần trở nên phức tạp, kéo Jan Skrzetuski vào một cuộc tranh giành quyền lực không hồi kết... Nhà văn người Ba Lan đoạt giải Nobel Văn chương Henryk Sienkiewicz Jan Skrzetuski Jan Onufry Zagłoba Michał Wołodyjowski Longinus Podbipięta Yuri Bohun Helena Kurcewiczówna Rzędzian Hình minh họa về một cuộc chạm trán trong Bằng Lửa và GươmHorpyna Tiểu thuyết Bằng lửa và guơm được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên bởi đạo diễn Jerzy Hoffman vào năm 1999. Ogniem mieczem WITH FIRE AND SWORD. With Fire and Sword | ''Bằng Lửa và Gươm | |
Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil (tiếng Bồ Đào Nha: Seleção Brasileira de Futebol, SBF) là đội tuyển bóng đá quốc gia do Liên đoàn bóng đá Brasil quản lý và đại diện Brasil tham dự đấu trường quốc tế. Brazil là thành viên của FIFA từ năm 1923 và là thành viên của CONMEBOL từ năm 1916. Brazil là đội tuyển bóng đá thành công nhất trên thế giới với năm lần giành vị trí số một giải vô địch bóng đá thế giới của FIFA, với lần gần nhất là vào năm 2002. Có một câu nói vui phổ biến trong bóng đá là "Người Anh sáng tạo ra môn bóng đá, và người Brasil đã hoàn thiện nó". Trong hệ thống xếp hạng của FIFA, Brasil giữ kỷ lục về số trận thắng trong bảng xếp hạng của FIFA World Rankings với 12 trận thắng Do tầm ảnh hưởng cao của mình, đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil được biết đến với rất nhiều biệt danh. Một vài trong số đó là: Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Việt Seleção Đội tuyển Seleção Brasileira Đội tuyển Brasil Canarinho Tiểu kim tước Verde-Amarela Vàng Xanh Esquadrão de Ouro Phi đội Vàng Pentacampeões Nhà vô địch năm kỳ Brasil là quốc gia duy nhất đã tham dự tất cả các kì World Cup và là quốc gia đầu tiên vô địch lần (1958, 1962, 1970, 1994 và 2002). Với kết quả đó, người Brasil thường gọi đội tuyển quốc gia của họ là có nghĩa là "5 lần vô địch" trong tiếng Bồ Đào Nha. Khi tính thêm lần hạng nhì (1950 và 1998) và lần hạng ba (1938 và 1978) tại World Cup, cũng như nhiều thành công khác, Brasil được xem là đội tuyển thành công nhất thế giới bóng đá. Đội tuyển quốc gia của Brasil được thành lập vào năm 1914 và đã đấu trận đầu tiên là trận giao hữu với Exeter City F.C. ngay trong năm đó, thắng 2–0. Không như những chiến thắng trong tương lai, các lần thi đấu ban đầu của đội tuyển không có gì ngoạn mục, một phần vì các hiềm khích bên trong về vấn đề dùng các cầu thủ nhà nghề làm cho Liên đoàn bóng đá Brasil không thể có một đội tuyển hoàn hảo. Đặc biệt nhất là sự bất đồng kiến giữa hai hiệp hội bóng đá của bang São Paulo và bang Rio de Janeiro và hậu quả là đội tuyển bao gồm các cầu thủ của hiệp hội cãi cọ đó. Tại cả hai World Cup 1930 và World Cup 1934, Brasil bị loại ngay tại Vòng 1. Nhưng tại World Cup 1938 thì đã có hiện tượng mới cho tương lai, Brasil đã chiếm hạng ba thế giới với Leônidas da Silva trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn thắng trong một trận của giải. Brasil đăng cai World Cup 1950, lần giải đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Giải này đặc biệt vì không có trận chung kết, thay vào đó là đội đứng đầu vòng bảng vào Vòng chung kết và thi đấu vòng tròn một lượt. Tuy nhiên trận giữa Brasil và Uruguay đã được xem như "trận chung kết" của giải. Brazil trước đó đã thể hiện phong độ hủy diệt, đè bẹp Thụy Điển 7-1 và Tây Ban Nha 6-1 và được nhiều người đánh giá là đã cầm chắc chức vô địch trong tay. Trận đấu giữa Brazil và Uruguay ra tại sân vận động Maracanã tại Rio de Janeiro trước 199.854 khán giả và Brasil chỉ cần hoà Uruguay để đoạt chức vô địch. Tuy vậy Brasil đã để thua 1-2 mặc dù đang hòa 1-1. Kết quả này được coi là một trong những bất ngờ lớn nhất trong lịch sử bóng đá. Trận này được dân Nam Mỹ đặt tên là trận "Maracanazo (Maracanãzo) (Thảm họa Maracanã)". Sau khi trận đấu kết thúc, một bầu không khí im lặng và đau buồn bao trùm lấy sân Maracanã Màu áo, quần và tất trắng nguyên vẹn từ đầu đến chân mà đội tuyển Brazil đã mặc trong ngày hôm đó đã bị bỏ vĩnh viễn và thay bằng trang phục thi đấu áo vàng quần xanh dương (thỉnh thoảng là quần trắng) và tất trắng như ngày nay. Chuẩn bị cho World Cup 1954 tại Thụy Sĩ, đội tuyển của Brasil được "thay máu" hoàn toàn, để xóa nhòa trận thua nhục nhã "Maracanã" năm về trước, nhưng vẫn còn các cầu thủ tốt như Nilton Santos, Djalma Santos và Didi. Tại trận tứ kết, Brasil đã bị thua Hungary 2-4. Trận đấu đã bị chỉ trích là một trong những trận "bẩn thỉu" nhất trong lịch sử bóng đá và đã được đặt tên là "Chiến trận Berne" (theo như một số CĐV Brasil). Tập tin:Brazil tuyển Brazil tại World Cup 1970 được nhiều người đánh giá là đội bóng mạnh nhất mọi thời đại Đến với World Cup 1958, Brazil đã nằm chung bảng với Anh, Liên Xô và Áo. Họ đã đánh bại Áo 3–0 trong trận đầu tiên, sau đó hòa 0-0 với đội tuyển Anh. Trước trận đấu với Liên Xô, HLV Vicente Feola đã thực hiện ba sự thay đổi rất quan trọng để Brazil đánh bại Liên Xô: Zito, Garrincha và Pelé. Họ thắng trận 2–0. Pelé đã ghi bàn thắng duy nhất trong trận tứ kết gặp xứ Wales, và họ đánh bại Pháp 5-2 trong trận bán kết với cú hat-trick của thiên tài 17 tuổi Pelé. Brazil sau đó đánh bại chủ nhà Thụy Điển 5–2 trong trận chung kết để giành chức vô địch World Cup đầu tiên của họ và trở thành quốc gia đầu tiên vô địch World Cup bên ngoài lục địa của mình. Tại World Cup 1962, Brazil đã giành được chức vô địch World Cup lần thứ hai với Garrincha là cầu thủ ngôi sao, trong khi Pelé, bị chấn thương trong trận đấu thứ hai tại vòng bảng với Tiệp Khắc và không thể chơi phần còn lại của giải đấu. Tại World Cup 1966, Brazil đã có màn trình diễn siêu tệ nhất của họ tại một kỳ World Cup, giải đấu năm 1966 được ghi nhớ vì lối chơi vô cùng bạo lực như kéo áo, đẩy người, xoạc sau, đánh cùi chỏ, dùng tay để chơi bóng, v..v., và Pelé là một trong những cầu thủ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi ông bị chấn thương trong trận đấu với Bồ Đào Nha. Brazil bị loại ngay từ vòng bảng, trở thành nhà đương kim vô địch World Cup thứ hai bị loại khỏi vòng bảng World Cup. Sau khi giải đấu kết thúc, Pelé tuyên bố rằng ông không muốn thi đấu tại World Cup thêm một lần nữa, tuy nhiên, ông đã lại trở lại vào năm 1970. Brazil đã giành cúp thế giới lần thứ ba tại World Cup 1970 tại Mexico. Đội tuyển Brazil năm đó được đánh giá là đội bóng xuất sắc nhất trong lịch sử với một dàn sao gồm Pelé, đội trưởng Carlos Alberto Torres, Jairzinho, Tostão, Gérson và Rivelino, mặc dù Garrincha đã giải nghệ trước đó, nhưng đội hình này vẫn được xem là mạnh nhất thế giới khi đó. Họ đã thắng cả sáu trận của họ tại giải đấu này: 4-1 trước Tiệp Khắc, 1-0 trước Anh và 3-2 trước Rumani vòng bảng. Họ sau đó hạ Peru 4-2 tứ kết, 3-1 trước Uruguay bán kết và hủy diệt Italia 4-1 trận chung kết. Pelé kết thúc giải đấu với bàn. Brazil giành chiếc cúp Jules Rimet lần thứ ba (quốc gia đầu tiên làm được như vậy). Điều này có nghĩa là họ đã được phép giữ chiếc cúp Jules Rimet vĩnh viễn. Với việc Pelé giải nghệ, Brazil đã không thể vượt qua Hà Lan tại World Cup 1974 Tây Đức, và sau khi thua Ba Lan 1-0 trận tranh giải ba, họ kết thúc giải vị trí thứ tư. Brazil sau đó cũng bị loại tại vòng bảng thứ hai của World Cup 1978 dù không để thua trận đấu nào do thua kém Argentina về hiệu số bàn thắng bại. Tại World Cup 1982 tổ chức Tây Ban Nha, Brazil là được xem là ứng cử viên số cho ngôi vô địch, và trên thực tế họ đã dễ dàng vượt qua vòng bảng, nhưng họ đã bị loại sau thất bại 2-3 sân Camp Nou (hay còn gọi là Nou Camp) trước Ý, trong một trận đấu được coi là kinh điển của lịch sử World Cup. Đội tuyển Brazil năm 1982, với những hảo thủ như Sócrates, Zico, Falcão và Éder, được xem là đội bóng vĩ đại nhất không bao giờ giành được một chức vô địch World Cup. Tại World Cup 1986 Mexico, Brazil vẫn là một đội bóng rất mạnh và kỷ luật hơn nhiều so với bốn năm trước đó, tuy vậy họ đã bị đội tuyển Pháp của Michel Platini loại tứ kết. Năm 1989, Brazil giành danh hiệu Copa America đầu tiên kể từ năm 1949. Tại World Cup 1990 Ý, Brazil đã được huấn luyện bởi Sebastião Lazaroni, đã từng là huấn luyện viên tại Copa América 1989. Với một chiến thuật nghiêng về phòng thủ, với nòng cốt là tiền vệ Dunga, đội bóng thiếu sáng tạo Brazil đã bị loại bởi Argentina của Diego Maradona ngay tại vòng 16 đội Turin với tỉ số 1-0. Brazil đã trải qua 24 năm mà không giành chiến thắng một kỳ World Cup nào. Họ cuối cùng cũng trở lại với đỉnh cao tại giải đấu năm 1994 Hoa Kỳ, nơi một đội tuyển Brazil đầy thực dụng của những Romario, Bebeto, Dunga, Cláudio Taffarel và Jorginho đã lập kỉ lục trở thành đội đầu tiên bốn lần vô địch thế giới. Họ đánh bại chủ nhà Hoa Kỳ 1-0 tại vòng 16 San Francisco, một chiến thắng 3-2 trước Hà Lan vòng tứ kết tại Dallas, và chiến thắng 1-0 trước Thụy Điển vòng bán kết tại Los Angeles. Họ vượt qua Italia của Roberto Baggio trên chấm phạt đền trong trận chung kết để lên ngôi vô địch. Tại World Cup 1998, đội tuyển Brazil chấp nhận ngôi quân sau khi để thua 0-3 trước chủ nhà Pháp trong trận đấu cuối cùng. Ngôi sao lớn nhất của họ trong giải đấu năm đó, Ronaldo bất ngờ lên cơn động kinh bí ẩn ngay trước khi trận đấu chung kết diễn ra năm sau, "Bộ Ba R" (Ronaldo, Rivaldo và Ronaldinho) đã đưa đội tuyển Brazil giành chức vô địch thế giới thứ năm tại World Cup 2002, giải đấu được tổ chức quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản. Brazil giành vé vào vòng 16 với vị trí đầu bảng sau khi đánh bại cả ba đối thủ là Thổ Nhĩ Kỳ, Costa Rica và Trung Quốc. Sau đó Brazil đã đánh bại Bỉ 2–0 tại Kobe vòng 16 với hai bàn thắng của Rivaldo và Ronaldo. Đối đầu với đội tuyển Anh trong trận tứ kết Shizuoka, họ thắng 2–1, với bàn thắng ấn định tỉ số tới từ một cú đá phạt tuyệt đẹp của Ronaldinho. Trận bán kết tái đấu Thổ Nhĩ Kỳ Saitama; Brazil thắng 1–0 với Ronaldo là người ghi bàn duy nhất. Trong trận chung kết giữa Đức và Brazil Yokohama, Ronaldo đã ghi cả hai bàn thắng trong chiến thắng 2–0 của Brazil. Ronaldo cũng đã giành được danh hiệu Chiếc giày vàng khi là cầu thủ ghi bàn hàng đầu của giải đấu năm đó với bàn thắng. Brazil đã giành được chức vô địch Copa América năm 2004, chức vô địch lần thứ ba của họ trong bốn lần tham dự kể kể từ năm 1997. Brazil cũng đã giành được danh hiệu FIFA Confederations Cup lần thứ hai vào năm 2005. Huấn luyện viên Carlos Alberto Parreira đã xây dựng đội hình của Brazil với sơ đồ 4-2-2-2. Với biệt danh là "Bộ tứ ma thuật", hàng tấn công của Brazil giai đoạn này được xây dựng xung quanh bốn ngôi sao: Ronaldo, Adriano, Kaká và Ronaldinho. = Tại World Cup 2006 trên đất Đức, Brazil đã thắng cả hai trận đầu tiên gặp Croatia (1–0) và Australia (2–0). Trong trận đấu cuối vòng bảng với Nhật Bản, Brazil thắng 4–1. Ronaldo ghi hai bàn và san bằng kỷ lục của huyền thoại người Đức Gerd Muller để trở thành cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử các kỳ World Cup. vòng 16, Brazil đánh bại Ghana 3–0. Với một bàn ghi được trong trận đấu này, Ronaldo đã có bàn thắng thứ 15 của anh tại World Cup, chính thức phá kỷ lục của Gerd Muller. Tuy nhiên đội tuyển Brazil đã bị loại vòng tứ kết khi đối đầu với đội tuyển Pháp, họ thua đau 0-1 với bàn thắng duy nhất của tiền đạo Henry. Dunga được thuê làm HLV trưởng mới của đội tuyển Brazil vào năm 2006. Brazil sau đó đã giành được chức vô địch tại Copa América 2007, giải đấu mà Robinho đã đoạt được cả danh hiệu Chiếc giày vàng cũng như danh hiệu cầu thủ hay nhất của giải đấu. Hai năm sau, Brazil đã giành được FIFA Confederations Cup năm 2009 sau khi đánh bại Mỹ 3-2 trong trận chung kết, dù họ bị dẫn trước hai bàn. Đây đã là danh hiệu Confederations Cup lần thứ ba của họ. Kaká được vinh danh là cầu thủ hay nhất của giải đấu trong khi tiền đạo Luís Fabiano đã giành được giải thưởng cầu thủ ghi bàn nhiều nhất giải. = Tại World Cup 2010 Nam Phi, Brazil đã thắng hai trận đầu tiên vòng bảng trước Bắc Triều Tiên (2–1) và Bờ Biển Ngà (3–1). Trận đấu cuối cùng của họ vòng bảng là trận đấu với Bồ Đào Nha của ngôi sao Cristiano Ronaldo, đã kết thúc với tỉ số hòa 0-0. Họ đã gặp Chile trong vòng 16 và đã chiến thắng giòn giã 3–0, mặc dù trong trận tứ kết họ đã để thua đội tuyển Hà Lan với tỉ số 1-2 và chính thức nói lời chia tay giải đấu. Vào tháng năm 2010, Mano Menezes được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của đội tuyển Brazil Tại Copa América 2011, Brazil đã để thua trước Paraguay sau loạt đá luân lưu và bị loại ngay vòng tứ kết. Kết quả này đã khiến HLV Mano Menezes bị sa thải vào tháng 11 năm 2012, và được thay thế bởi Luiz Felipe Scolari. Vào ngày tháng năm 2013, Brazil đã tụt xuống vị trí thứ 22 trong bảng xếp hạng FIFA, thứ hạng thấp nhất của họ từ trước tới nay Brazil đăng cai tổ chức giải đấu 2013 FIFA Confederations Cup với mục tiêu bảo vệ chức vô địch của họ. Trong trận chung kết, Brazil phải đối mặt với đương kim vô địch thế giới Tây Ban Nha nhưng họ đã giành chiến thắng 3–0 và đoạt danh hiệu Confederations Cup lần thứ tư của họ. Tiền đạo Neymar đoạt Giải thưởng Quả bóng Vàng của giải đấu, trong khi thủ môn Júlio César đã giành Giải Găng tay vàng cho thủ môn xuất sắc nhất của giải đấu. = Trong trận mở màn của World Cup 2014 gặp Croatia, hai bàn thắng của Neymar và một bàn của Oscar đã giúp Selecao giành chiến thắng với tỉ số 3-1 trong trận đấu ra quân của họ tại kỳ World Cup được tổ chưc trên sân nhà. Brazil sau đó đã có trận hòa không bàn thắng với Mexico, trong một trận đấu mà thủ môn Mexico là Guillermo Ochoa đã chơi xuất thần, trước khi giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp bằng chiến thắng 4-1 trước Cameroon lượt đấu cuối, với Neymar một lần nữa ghi hai bàn, và Fred và Fernandinho mỗi người ghi một bàn thắng. Brazil phải đối mặt với Chile tại vòng 16, họ dẫn trước sau 18 phút thi đấu với bàn thắng đầu tiên của David Luiz, trước khi kết thúc thời gian thi đấu chính thức với tỉ số hòa 1-1. Brazil giành quyền vào tứ kết sau chiến thắng kịch tính 3-2 loạt sút luân lưu. Đội bóng một lần nữa phải đối mặt với một đối thủ khác tới từ Nam Mỹ trong trận tứ kết và đánh bại Colombia 2-1 với những bàn thắng của trung vệ David Luiz và đội trưởng Thiago Silva. Vào cuối trận đấu, Neymar bị dinh chấn thương sau khi bị đầu gối của hậu vệ Colombia Juan Camilo Zúñiga chạm vào lưng. Chấn thương đã khiến Neymar buộc phải nghỉ thi đấu trong phần còn lại của giải đấu. Brazil cũng phải đối mặt với những vấn đề khác trước trận bán kết gặp Đức, đội trưởng Thiago Silva bị treo giò khi đã nhận đủ hai thẻ vàng tại giải đấu. Brazil để thua 1-7 trước Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức bán kết, đây là thất bại đậm nhất trong lịch sử đội tuyển bóng đá Brazil. Họ tiếp tục để thua 0-3 trước Hà Lan trận tranh hạng ba. Với 14 bàn thua sau trận, Brazil là đội bóng bị lọt lưới nhiều nhất giải đấu, cũng là đội bóng chủ nhà bị lọt lưới nhiêu nhất tại một kỳ World Cup từ trước đến nay. = Brasil khởi đầu chiến dịch World Cup 2018 của họ với trận hòa 1-1 trước bàn thắng duy nhất của đội tuyển Brazil đến từ pha dứt điểm đẹp mắt của Philippe Coutinho trận hòa đầu tiên của họ trong một trận mở màn World Cup kể từ năm 1978. Tuy nhiên, trong trận thứ hai của vòng bảng, họ đã thắng 2-0 nhờ những bàn thắng đẹp mắt của Coutinho và Neymar những phút bù giờ. lượt trận cuối cùng gặp Brasil tiếp tục giành chiến thắng với tỉ số tương tự nhờ các pha lập công của Paulinho và Thiago Silva, giúp vũ công Samba đứng vị trí nhất bảng với điểm. vòng 1/8 gặp đối thủ sừng sỏ họ tiếp tục vượt qua El Tri cũng với tỉ số 2-0 bằng các pha lập công của Neymar và Roberto Firmino những phút hiệp 2, giúp đội tuyển Brasil lọt vào tứ kết. Tuy nhiên các vũ công Samba một lần nữa phải dừng bước tứ kết sau thất bại 1-2 trước đội tuyển và đành ngậm ngùi chia tay giải đấu. Kết thúc giải đấu, Neymar và các đồng đội lại lỗi hẹn với chức vô địch World Cup thêm một lần nữa. Vô địch thế giới: (kỷ lục) Vô địch: 1958; 1962; 1970; 1994; 2002 Á quân: 1950; 1998 Hạng ba: 1938; 1978 Vô địch Liên đoàn châu lục: (kỷ lục) Vô địch: 1997; 2005; 2009; 2013 Á quân: 1999 Vô địch Nam Mỹ: 9 Vô địch (9): 1919; 1922; 1949; 1989; 1997; 1999; 2004; 2007; 2019 Á quân (12): 1921; 1925; 1937; 1945; 1946; 1953; 1957; 1959; 1983; 1991; 1995; 2021 Hạng ba (7): 1916; 1917; 1920; 1942; 1959; 1975; 1979 20px Vô địch CONCACAF Á quân: 1996; 2003 Hạng ba: 1998 *Bóng đá nam tại Olympic: 30px 2016; 2020 30px 1984; 1988 *Bóng đá nam tại Pan Americas Games: 1936 1963; 1975; 1979; 1987 1984 1959 1996 1983 Năm Kết quả 1930 Vòng 1934 1938 Hạng ba 5 3 1 1 14 11 1950 Á quân 6 4 1 1 22 6 1954 Tứ kết 1958 Vô địch 6 5 1 0 16 4 1962 Vô địch 6 5 1 0 14 5 1966 Vòng 1970 Vô địch 6 6 0 0 19 7 1974 Hạng tư 7 3 2 2 6 4 1978 Hạng ba 7 4 3 0 10 3 1982 Vòng 15 1986 Tứ kết 10 1990 Vòng 1994 Vô địch 7 5 2 0 11 3 1998 Á quân 7 4 1 2 14 10 2002 Vô địch 7 7 0 0 18 4 2006 10 2010 2014 Hạng tư 7 3 2 2 11 14 2018 Tứ kết 2022 2026 Chưa xác định Tổng cộng 22/225 lần: Vô địch 114 76 19 19 237 108 Năm Kết quả 1992 Không giành quyền tham dự 1995 1997 Vô địch 5 4 1 0 14 2 1999 Á quân 5 4 0 1 16 6 2001 Hạng tư 5 1 2 2 2003 Vòng 2005 Vô địch 5 3 1 1 12 6 2009 5 5 0 0 14 5 2013 5 5 0 0 14 3 2017 Không giành quyền tham dự Tổng cộng 7/104 lần: Vô địch 33 23 5 5 78 27 Copa América Năm Thànhtích Thứhạng Sốtrận Thắng Hòa Thua Bànthắng Bànthua 1916 Hạng ba 3rd 3 0 2 1 3 4 1917 3rd 3 1 0 2 7 8 1919 Vô địch 1st 4 3 1 0 12 3 1920 Hạng ba 3rd 3 1 0 2 1 8 1921 Á quân 2nd 3 1 0 2 4 3 1922 Vô địch 1st 5 2 3 0 7 2 1923 Hạng tư 4th 3 0 0 3 2 5 1924 Bỏ cuộc 1925 Á quân 2nd 4 '2 1 1 11 9 1926 Bỏ cuộc 1927 1929 1935 1937 Á quân 2nd 6 4 0 2 17 11 1939 Bỏ cuộc 1941 1942 Hạng ba 3rd 6 3 1 2 15 7 1945 Á quân 2nd 6 5 0 1 19 5 1946 2nd 5 3 1 1 13 7 1947 Bỏ cuộc 1949 Vô địch 1st 8 7 0 1 46 7 1953 Á quân 2nd 7 4 0 3 17 9 1955 Bỏ cuộc 1956 Hạng tư 4th 5 2 2 1 4 5 1957 Á quân 2nd 6 4 0 2 23 9 1959 2nd 6 4 2 0 17 7 1959 Hạng ba 3rd 4 2 0 2 7 10 1963 Hạng tư 4th 6 2 1 3 12 13 1967 Bỏ cuộc 1975 Hạng ba 3rd 6 5 0 1 16 4 1979 3rd 6 2 2 2 10 9 1983 Á quân 2nd 8 2 4 8 5 1987 Vòng bảng 5th 1989 Vô địch 1st 7 5 2 0 11 1 1991 Á quân 2nd 7 4 1 2 12 8 1993 Tứ kết 5th 1995 Á quân 2nd 6 2 0 10 3 1997 Vô địch 1st 6 6 0 0 22 3 1999 1st 6 6 0 0 17 2 2001 Tứ kết 6th 2004 Vô địch 1st 6 3 2 1 13 6 2007 1st 6 4 1 1 15 5 2011 Tứ kết 8th 2015 5th 2016 Vòng bảng 9th 2019 Vô địch 1st 6 4 2 0 13 1 2020 Á quân 2nd 7 5 1 1 12 3 2024 Chưa xác định Tổng cộng 8 lầnvô địch 37/47 191 110 38 45 430 204 (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1988) Thế vận hội Mùa hè Năm Thànhtích Thứhạng Sốtrận Thắng Hòa Thua Bànthắng Bànthua 1900 Không tham dự 1904 1908 1912 1920 1924 1928 1936 1948 1952 Tứ kết 6th 1956 Không tham dự 1960 Vòng bảng 6th 10 1964 9th 1968 11th 1972 12th 1976 Hạng tư 4th 5 2 1 2 6 6 1980 Không vượt qua vòng loại 1984 Huy chương bạc 2nd 6 4 1 1 9 5 1988 2nd 6 4 1 1 12 4 Tổng cộng lần huychương bạc 8/19 32 15 10 59 40 (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1995) Đại hội Thể thao liên Mỹ Năm Thànhtích Thứhạng Sốtrận Thắng Hòa Thua Bànthắng Bànthua 1951 Không tham dự 1955 1959 Huy chương bạc 2nd 6 4 1 1 27 11 1963 Huy chương vàng 1st 4 3 1 0 18 3 1967 Không tham dự 1971 1975 Huy chương vàng 1st 6 5 1 0 33 2 1979 1st 5 5 0 0 14 1 1983 Huy chương bạc 2nd 3 2 0 1 3 1 1987 Huy chương vàng 1st 5 4 1 0 10 2 1991 Không tham dự 1995 Tứ kết 5th Tổng cộng lần huychương vàng 7/12 33 25 110 22 Đây là đội hình tham dự trận giao hữu gặp và vào tháng năm 2023. Số liệu thống kê tính đến ngày 20 tháng năm 2023 sau trận gặp . INJ Cầu thủ rút lui vì chấn thương PRE Đội hình sơ bộ SUS Bị cấm thi đấu WD Cầu thủ rút lui do chấn thương không rõ ràng Dưới đây là danh sách các cầu thủ xuất sắc từng khoác áo đội tuyển Brasil. Ademir Ademir da Guia Adriano Aldair Amarildo Bebeto Bellini Brito Cafu Careca Carlos Carlos Alberto Carpegiani Cerezo Clodoaldo Coutinho Dario Dida Didi Dirceu Djalma Santos Domingos da Guia Dorval Dunga Éder Edinho Edmundo Everaldo Falcão Feitiço Felix Francisco Marinho Friaça Friedenreich Garrincha Gérson Gilmar Jair da Costa Jairzinho Jorginho Julio Cesar Júnior Kaká Leandro Leão Leonardo Leônidas Muller Márcio Santos Marcos Mauro Moacir Barbosa Neymar Jr. Nílton Santos Orlando Oscar Pelé Pepe Piazza Preguinho Rivelino Rivaldo Roberto Carlos Romário Ronaldinho Ronaldo Robinho Serginho Chulapa Sócrates Taffarel Tostão Valdir Peres Vavá Zico Zito Zizinho Zózimo Một số huấn luyện viên trong lịch sử. Cláudio Coutinho Vicente Feola Sebastião Lazaroni Vanderlei Luxemburgo Aymoré Moreira Carlos Alberto Parreira João Saldanha Telê Santana Dunga Luiz Felipe Scolari Mário Zagallo Ademir Pimenta Flávio Costa Tite Cafu là cầu thủ khoác áo đội tuyển Brasil nhiều nhất với 142 trận :Tính đến ngày tháng 12 năm 2022 :Cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu đội tuyển quốc gia. Cầu thủ Số trận Bàn thắng Thời gian thi đấu Cafu 142 1990–2006 Dani Alves 126 2006–2022 Roberto Carlos 125 11 1992–2006 Neymar 124 77 2010– Thiago Silva 113 2008–2022 Lúcio 105 2000–2011 Cláudio Taffarel 101 1988–1998 Robinho 100 28 2003–2015 Djalma Santos 98 1952–1968 Ronaldo 98 62 1994–2011 :Tính đến ngày tháng 12 năm 2022 :Cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu đội tuyển quốc gia. Cầu thủ Bàn thắng Số trận Hiệu suất Thời gian thi đấu Pelé 77 91 0.85 1957–1971 Neymar' 77 124 0.62 2010– Ronaldo 62 98 0.63 1994–2011 Romário 55 70 0.79 1987–2005 Zico 48 71 0.67 1976–1986 Bebeto 39 75 0.52 1985–1998 Rivaldo 35 74 0.46 1993–2003 Jairzinho 33 81 0.40 1964–1982 Ronaldinho 33 97 0.34 1999–2013 10 Ademir 32 39 0.82 1945–1953 Tostão 32 54 0.59 1966–1972 Trang chủ Liên đoàn bóng đá Brasil Đội tuyển Brasil năm 1906- (tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha) Đội tuyển Brasil năm 1914- (Chỉ tính các trận đấu hạng "A") | Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil | Bóng đá Brasil Brasil, Người giành giải thưởng Laureus |
longiflora' là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Nathaniel Wallich mô tả khoa học đầu tiên năm 1829 dưới danh pháp Gastrochilus longiflora (danh pháp chính xác là Gastrochilus longiflorus do là danh từ giống đực). Năm 1891, Carl Ernst Otto Kuntze thiết lập chi và chuyển nó sang chi này. Loài này có tại nam và tây nam Myanmar cũng như du nhập vào Bangladesh. Mô tả loài tại Flora of China không giống với mô tả của Nathaniel Wallich cho Gastrochilus longiflora, mà giống với mô tả của Alexander von Lingelsheim và Alexandru Borza cho Kaempferia fallax. | null | |
là album phòng thu thứ hai của ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người New Zealand Lorde, phát hành ngày 16 tháng năm 2017 bởi Lava Records và Republic Records dưới sự phân phối của Universal Music Group. Sau thành công đột phá của album đầu tay Pure Heroine (2013), Lorde tạm rút lui khỏi ánh đèn sân khấu và giành thời gian du lịch giữa New Zealand và Hoa Kỳ. Ban đầu được truyền cảm hứng từ sự vỡ mộng khi nổi tiếng, nữ ca sĩ sáng tác Melodrama để bộc lộ nỗi đau và sự cô đơn sau khi chia tay mối tình đầu tiên. Lorde chủ yếu hợp tác với Jack Antonoff cho album để mở rộng khả năng nghệ thuật của mình từ Pure Heroine do Joel Little sản xuất. Thành quả cuối cùng là một đĩa hát electropop kết hợp với những giai điệu dựa trên nền piano, synthesisers và nhịp điệu điện tử dày đặc, đánh dấu sự thay đổi rõ rệt so với phong cách sản xuất tối giản và chịu ảnh hưởng của hip hop từ album trước. Melodrama được nhìn nhận như một album chủ đề không chính thức với nội dung ghi lại những cảm xúc diễn ra một bữa tiệc tại gia. Sau khi phát hành, album nhận được những phản ứng hoan nghênh mạnh mẽ từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao quá trình sản xuất tổng thể và khả năng sáng tác của Lorde. Đĩa hát cũng gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm chiến thắng giải thưởng âm nhạc New Zealand cho Album của năm và một đề cử giải Grammy hạng mục tương tự tại lễ trao giải thường niên lần thứ 60. Melodrama cũng tiếp nhận những thành công lớn về mặt thương mại, đứng đầu các bảng xếp hạng Úc, Canada và New Zealand, đồng thời vươn đến top 10 nhiều thị trường còn lại. Tại Hoa Kỳ, album ra mắt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard 200 với 109,000 bản đơn vị album tương đương, trở thành đĩa hát quán quân đầu tiên của Lorde tại đây. Ba đĩa đơn đã được phát hành từ Melodrama, trong đó đĩa đơn đầu tiên "Green Light" đứng đầu New Zealand và lọt vào top 20 một số thị trường lớn như Úc, Canada và Hoa Kỳ. Đĩa đơn tiếp theo "Perfect Places" chỉ gặt hái những thành công tương đối, trong khi Lorde phát hành bản phối lại cho "Homemade Dynamite" như là đĩa đơn thứ ba với sự tham gia góp giọng Khalid, Post Malone và SZA. Để quảng bá album, Lorde thực hiện chuyến lưu diễn thứ hai trong sự nghiệp Melodrama World Tour kéo dài từ tháng năm 2017 đến tháng 11 năm 2018, với 76 đêm diễn và đi qua năm châu lục. Kể từ khi phát hành, Melodrama được giới chuyên môn bình chọn là một trong những album xuất sắc nhất năm 2017 và lọt vào danh sách những album hay nhất thập niên 2010 của nhiều ấn phẩm và tổ chức âm nhạc, và xếp vị trí thứ 460 trong danh sách 500 Album xuất sắc nhất mọi thời đại của Rolling Stones. Notes nghĩa là hỗ trợ sản xuất nghĩa là sản xuất giọng hát nghĩa là hỗ trợ sản xuất giọng hát được thêm vào album sau khi phát hành đĩa đơn Ghi chú nhạc mẫu "Loveless" chứa đoạn nhạc mẫu của "In the Air Tonight", sáng tác và thể hiện bởi Phil Collins và một đoạn ghi âm của Paul Simon xuất hiện trong bộ phim tài liệu năm 2012, Under African Skies: Paul Simon's Graceland Journey. Bảng xếp hạng (2017) Vị trícao nhất Album Nhật Bản (Oricon) 87 Bảng xếp hạng (2017) Vị trí Album Úc (ARIA) 13 Album Bỉ (Ultratop Flanders) 116 Album New Zealand (RMNZ) Hoa Kỳ Billboard 200 114 Hoa Kỳ Album Alternative (Billboard) Bảng xếp hạng (2018) Vị trí Album Úc (ARIA) 67 Album New Zealand (RMNZ) 32 Hoa Kỳ Album Alternative (Billboard) 25 Khu vực Ngày Định dạng Hãng đĩa Nguồn Toàn cầu 16 tháng 6, 2017 CD tháng 4, 2018 LP *Danh sách album quán quân năm 2017 (Mỹ) | Notes | Album năm 2017, Album sản xuất bởi Jack Antonoff, Album của Lorde, Album của Lava Records, Album của Republic Records, Album electropop, Album chủ đề, Album nhạc pop của nghệ sĩ New Zealand |
Hồ Văn Thái (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1968) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 9. Hồ Văn Thái sinh ngày 12 tháng 11 năm 1968 quê quán xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang *Giáo dục phổ thông: 12/12 *Đại học chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước *Thạc sĩ chính trị *Cử nhân lí luận chính trị Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 25/8/1989. Khi ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV vào tháng năm 2016 ông đang là Tỉnh ủy viên, Đại tá, Phó Bí thư thường trực Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang, làm việc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang. Ông đã trúng cử đại biểu quốc hội năm 2016 đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Kiên Giang gồm có các huyện: Tân Hiệp, Kiên Hải, Giồng Riềng và Gò Quao, được 226.793 phiếu, đạt tỷ lệ 62,94% số phiếu hợp lệ. Ông nguyên là Tỉnh ủy viên, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang,Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Ngày 30 tháng 11 năm 2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Chính trị Quân khu thay Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 9. Ngày 27 tháng năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 136/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông Hồ Văn Thái giữ chức Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 9. | Hồ Văn Thái | Người Kiên Giang, Sống tại Kiên Giang, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Kiên Giang, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV trúng cử lần đầu |
là khu vực thứ hai trong số bốn khu vực hành chính chủ lực của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ hai. Phân vùng của nó bao gồm vùng biển nội địa của Nhật Bản và bờ biển Thái Bình Dương của miền nam Honshū từ Wakayama đến tỉnh Yamaguchi, phía đông và phía bắc Kyūshū và Shikoku. Khu vực của Vùng Hải quân Kure bao gồm Khu neo thuyền Hashirajima nằm phía nam của Vịnh Hiroshima, cách Kure 30–40 km về phía tây nam. Khi không cần sửa chữa, tàu thường neo trong khu vực này để giải phóng không gian bến tàu tại Kure. Hashirajima cũng là một khu vực dàn dựng lớn cho các hoạt động của hạm đội. Cảng Tokuyama, cũng là một phần của Vùng Hải quân Kure, và là kho nhiên liệu lớn nhất của Hải quân Nhật Bản. Vị trí của Kure trong vùng biển nội địa được che chở của Nhật Bản được xác định là có tầm quan trọng chiến lược trong việc kiểm soát các tuyến đường biển quanh miền tây Nhật Bản bởi chính phủ Meiji và Hải quân Đế quốc Nhật Bản sơ khai. Với sự hình thành của hải quân vào năm 1886, Nhật Bản được chia thành năm vùng hải quân để tuyển dụng và cung cấp yếu phẩm cho hải quân. Trong quá trình tái tổ chức hành chính của Hải quân Nhật Bản năm 1889, Kure được chỉ định là và cảng của nó được nạo vét, một đê chắn sóng được xây dựng và cơ sở đậu cho các tàu chiến thành lập. Năm sau, thi công bắt đầu tại Quân xưởng Hải quân Kure, mà sau đo sẽ mở rộng để trở thành một trong những nhà máy đóng tàu lớn nhất Nhật Bản để xây dựng những kì hạm lớn. Các cơ sở của Quân xưởng Kure bao gồm các kho vũ khí, nhà máy sản xuất ngư lôi, mìn hải quân và hải pháo (và đạn dược liên quan), cũng như một bệnh viện hải quân và các trung tâm đào tạo. Học viện Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Đại học hải quân Nhật đã được di dời từ Tokyo đến Etajima gần đó, và do đó cũng nằm trong biên giới của Vùng Hải quân Kure, nhưng không phải dưới sự chỉ huy trực tiếp của Vùng Hải quân Kure. Năm 1920, hải quân Nhật Bản thành lập căn cứ tàu ngầm chính và trường huấn luyện chiến tranh tàu ngầm Kure. Một không đoàn không quân được thành lập vào năm 1932, và một trung tâm viễn thông vào năm 1937. Tại thời điểm tấn cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941, Vùng Hải quân Kure bao gồm những cơ sở sau Tổng tham mưu Vùng Hải quân Kure ** Căn cứ hải quân Kure *** Đơn vị bảo vệ hải quân Kure **** Khu trục Yakaze **** Tàu ngầm I-52, Ro-30, Ro-31, Ro-32 **** Tàu rải mìn Katsuriki **** Kaibokan Yakumo *** Quân xưởng Hải quân Kure *** Bệnh viện Hải quân Kure *** Nhà tù hải quân Kure *** Kho nhiên liệu hải quân Kure *** Lực lượng đổ bộ đặc biệt Kure ** Căn cứ tàu ngầm Kure ** Doanh trại Bộ binh Hải quân Otake ** Kho nhiên liệu hải quân Tokuyama ** Hạm đội An ninh Kure *** Tuần dương thương mại Saigon Maru, Bangkok Maru *** Pháo hạm thương mại Hong Kong Maru ** Hạm đội phòng thủ địa phương Kure *** Hạm đội khu trục số 13 ****Tàu khu trục Wakatake, Kuretake và Sanae *** Tàu đuổi tàu ngầm Số 19, Số 20, Số 21 *** Tuần dương thương mại Kinjōsan Maru *** Hạm đội quét mìn số 31 **** Tàu quét mìn thương mại Takunan Maru No. 3, Takunan Maru No. 8, Tama Maru, Tama Maru No. 6, Tama Maru No. 7, Ōi Maru *** Hạm đội quét mìn số 33 **** Tàu quét mìn thương mại Bizan Maru, Meshima Maru, Tokuhō Maru No. 5, Dai-2-Gō Asahi Maru, Kiri Maru No. 5, Miyo Maru *** Lực lượng phòng thủ Saeki *** Lực lượng phòng thủ Shimonoseki ** Kōkūtai (trung đoàn không quân) kết hợp số 12 (Huấn luyện) *** Kōkūtai Ōita *** Kōkūtai Usa *** Kōkūtai Hakata *** Kōkūtai Ōmura ** Kōkūtai Kure ** Kōkūtai Saeki ** Hạm đội tàu ngầm số sáu (Huấn luyện) *** Tàu ngầm Ro-57 *** Tàu ngầm Ro-58 *** Tàu ngầm Ro-59 Kure đã bị đánh bom nặng nề bởi máy bay ném bom của Hải quân Hoa Kỳ và Không quân Lục quân Hoa Kỳ trong các giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Thái Bình Dương, và nhiều cơ sở của nó đã bị phá hủy. Khu vực Kure bị các lực lượng Úc và Anh chiếm đóng trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, và phần lớn là cơ sở bị phi quân sự hóa. Một phần nhỏ của khu vực được sau này giao lại cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật. Họ đã bảo tồn một phần của các cổng gạch đỏ nguyên bản vài tòa nhà làm các bảo tàng kỷ niệm. STT Tên Chân dung Quân hàm Nhiệm kì Bắt đầu Kết thúc Nagayoshi Maki 77x77px Phó Đô đốc 26 Tháng năm 1887 Tháng năm 1889 Nakamuta Kuranosuke 85x85px Phó Đô đốc Tháng năm 1889 12 Tháng 12 năm 1892 Arichi Shinanojō 80x80px Phó Đô đốc 12 Tháng 12 năm 1892 12 Tháng năm 1895 Abo Kiyoyasu 86x86px Phó Đô đốc 12 Tháng năm 1895 26 Tháng năm 1896 Inoue Yoshika 96x96px Phó Đô đốc 26 Tháng năm 1896 20 Tháng năm 1900 Shibayama Yahachi 74x74px Phó Đô đốc 20 Tháng năm 1900 Tháng năm 1905 Arima Shinichi 76x76px Phó Đô đốc Tháng năm 1905 Tháng năm 1906 Yamanouchi Masuji 99x99px Phó Đô đốc Tháng năm 1906 Tháng 12 năm 1909 Katō Tomosaburō 75x75px Phó Đô đốc Tháng 12 năm 1909 Tháng 12 năm 1913 10 Matsumoto Kazu 89x89px Phó Đô đốc Tháng 12 năm 1913 25 Tháng năm 1914 11 Yoshimatsu Motarō 76x76px Phó Đô đốc 25 Tháng năm 1914 23 Tháng năm 1915 12 Ijichi Suetaka Phó Đô đốc 23 Tháng năm 1915 Tháng 12 năm 1916 13 Katō Sadakichi 61x61px Phó Đô đốc Đô đốc (sau Tháng năm 1918) Tháng 12 năm 1916 Tháng 12 năm 1919 14 Murakami Kakuichi 75x75px Đô đốc Tháng 12 năm 1919 27 Tháng năm 1922 15 Suzuki Kantarō 87x87px Phó Đô đốc Đô đốc (sau Tháng năm 1923) 27 Tháng năm 1922 27 Tháng năm 1924 16 Takeshita Isamu 77x77px Phó Đô đốc 27 Tháng năm 1924 15 Tháng năm 1925 17 Abo Kiyokazu 74x74px Phó Đô đốc 15 Tháng năm 1925 10 Tháng 12 năm 1926 18 Taniguchi Naomi 72x72px Phó Đô đốc Đô đốc (sau Tháng năm 1928) 10 Tháng 12 năm 1926 10 Tháng 12 năm 1928 19 Ōtani Koshirō Phó Đô đốc 10 Tháng 12 năm 1928 11 Tháng 11 năm 1929 20 Taniguchi Naomi 72x72px Đô đốc 11 Tháng 11 năm 1929 11 Tháng năm 1930 21 Nomura Kichisaburō 72x72px Phó Đô đốc 11 Tháng năm 1930 Tháng 12 năm 1931 22 Yamanashi Katsunoshin 78x78px Phó Đô đốc Đô đốc (sau Tháng năm 1932) Tháng 12 năm 1931 Tháng 12 năm 1932 23 Nakamura Ryōzō 72x72px Phó Đô đốc Đô đốc (sau 30 Tháng năm 1934) Tháng 12 năm 1932 10 Tháng năm 1934 24 Fujita Hisanori 67x67px Phó Đô đốc Đô đốc (sau Tháng năm 1936) 10 Tháng năm 1934 Tháng 12 năm 1936 25 Katō Takayoshi 86x86px Phó Đô đốc Tháng 12 năm 1936 15 Tháng 11 năm 1938 26 Shimada Shigetarō 82x82px Phó Đô đốc 15 Tháng 11 năm 1938 15 Tháng năm 1940 27 Hibino Masaharu 90x90px Phó Đô đốc 15 Tháng năm 1940 18 Tháng năm 1941 28 Toyoda Soemu 85x85px Đô đốc 18 Tháng năm 1941 10 Tháng 11 năm 1942 29 Takahashi Ibō 104x104px Phó Đô đốc 10 Tháng 11 năm 1942 21 Tháng năm 1943 30 Nagumo Chūichi 76x76px Phó Đô đốc 21 Tháng năm 1943 20 Tháng 10 năm 1943 31 Nomura Naokuni 76x76px Phó Đô đốc Đô đốc (sau Tháng năm 1944) 20 Tháng 10 năm 1943 17 Tháng năm 1944 32 Sawamoto Yorio 73x73px Đô đốc 17 Tháng năm 1944 Tháng năm 1945 33 Kanazawa Masao 78x78px Phó Đô đốc Tháng năm 1945 30 Tháng 11 năm 1945 Chuẩn Đô đốc Shizuo Sato (1 Tháng năm 1889 13 Tháng năm 1890) Nguyên soái Đô đốc Bá tước Heihachiro Togo (13 Tháng năm 1890 14 Tháng 12 năm 1891) Chuẩn Đô đốc Tokiyasu Yoshijima (14 Tháng 12 năm 1891 20 Tháng năm 1893) Chuẩn Đô đốc Fukusaburo Hirao (20 Tháng năm 1893 11 Tháng năm 1895) Chuẩn Đô đốc Katsumi Miyoshi (11 Tháng năm 1895 27 Tháng 12 năm 1897) Phó Đô đốc Baron Masamichi Togo (27 Tháng 12 năm 1897 23 Tháng năm 1899) Đại tá Isamu Yajima (23 Tháng năm 1899 Tháng 12 năm 1900) Chuẩn Đô đốc Hisamaro Oinoue (6 Tháng 12 năm 1900 Tháng năm 1904) Phó Đô đốc Baron Tokutaro Nakamizo (3 Tháng năm 1904 10 Tháng năm 1905) Chuẩn Đô đốc Ichiro Nijima (10 Tháng năm 1905 Tháng năm 1906) Đô đốc Motaro Yoshimatsu (2 Tháng năm 1906 22 Tháng 11 năm 1906) Chuẩn Đô đốc Shinjiro Uehara (22 Tháng 11 năm 1906 27 Tháng 12 năm 1907) Chuẩn Đô đốc Heitaro Takeuchi (27 Tháng 12 năm 1907 22 Tháng năm 1910) Đô đốc Matahichiro Nawa (22 Tháng năm 1910 20 Tháng năm 1912) Đô đốc Kaneo Nomaguchi (20 Tháng năm 1912 10 Tháng năm 1913) Chuẩn Đô đốc Kishichiro Osawa (10 Tháng năm 1913 Tháng 12 năm 1913) Phó Đô đốc Naoe Nakano (1 Tháng 12 năm 1913 17 Tháng năm 1914) Đô đốc Kenji Ide (17 Tháng năm 1914 13 Tháng 12 năm 1915) Phó Đô đốc Shibakichi Yamanaka (13 Tháng 12 năm 1915 13 Tháng năm 1917) Phó Đô đốc Junichi Matsumura (18 Tháng năm 1917 Tháng 12 năm 1918) Phó Đô đốc Shichigoro Saito (1 Tháng 12 năm 1918 Tháng 12 năm 1920) Phó Đô đốc Yoshimoto Masaki (1 Tháng 12 năm 1920 Tháng 12 năm 1922) Phó Đô đốc Naomoto Komatsu (1 Tháng 12 năm 1922 Tháng 11 năm 1923) Phó Đô đốc Naotaro Nagasawa (6 Tháng 11 năm 1923 Tháng 12 năm 1924) Chuẩn Đô đốc Bekinari Kabayama (1 Tháng 12 năm 1924 16 Tháng 12 năm 1924) Phó Đô đốc Tokujiro Tateno (16 Tháng 12 năm 1924 Tháng 12 năm 1926) Phó Đô đốc Kiyohiro Ijichi (1 Tháng 12 năm 1926 10 Tháng 12 năm 1928) Đô đốc Koshirō Oikawa (10 Tháng 12 năm 1928 10 Tháng năm 1930) Phó Đô đốc Giichi Suzuki (10 Tháng năm 1930 Tháng 12 năm 1931) Phó Đô đốc Choji Inoue (1 Tháng 12 năm 1931 15 Tháng 11 năm 1932) Phó Đô đốc Tokutaro Sumiyama (15 Tháng 11 năm 1932 15 Tháng 11 năm 1934) Phó Đô đốc Umataro Tanimoto (15 Tháng 11 năm 1934 15 Tháng 11 năm 1935) Phó Đô đốc Masaichi Niimi (15 Tháng 11 năm 1935 Tháng năm 1936) Phó Đô đốc Ichiro Sato (1 Tháng năm 1936 Tháng 12 năm 1936) Phó Đô đốc Takamoto Togari (1 Tháng 12 năm 1936 15 Tháng 12 năm 1938) Phó Đô đốc Toshihisa Nakamura (15 Tháng 12 năm 1938 10 Tháng 10 năm 1939) Phó Đô đốc Matome Ugaki (10 Tháng 10 năm 1939 20 Tháng năm 1941) Phó Đô đốc Torahiko Nakajima (20 Tháng năm 1941 Tháng năm 1943) Phó Đô đốc Kengo Kobayashi (6 Tháng năm 1943 11 Tháng năm 1943) Phó Đô đốc Shinzo Onishi (11 Tháng năm 1943 Tháng năm 1944) Phó Đô đốc Shozo Hashimoto (10 Tháng năm 1944 15 Tháng 10 năm 1945) Chuẩn Đô đốc Tametsugu Okada (15 Tháng 10 năm 1945 30 Tháng 11 năm 1945) Học viện Hải quân Etajima Etajima Cuộc công kích Kure (Tháng năm 1945) | Tổng tham mưu Vùng Hải quân Kure | Hải quân Đế quốc Nhật Bản |
là một chi thực vật có hoa trong họ, Orchidaceae. *Danh sách các chi Phong lan Tập tin:Pseudorchis albida.jpg Tập tin:Pseudorchis albida Alpes.jpg Tập tin:Pseudorchis albida (flowers).jpg *Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. Rasmussen, F. eds. (1999). Genera Orchidacearum 1. Oxford Univ. Press. *Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. Rasmussen, F. eds. (2001). Genera Orchidacearum 2. Oxford Univ. Press. *Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. Rasmussen, F. eds. (2003). Genera Orchidacearum 3. Oxford Univ. Press *Berg Pana, H. 2005. Handbuch der Dictionary of Orchid Names. Dizionario dei nomi delle orchidee. Ulmer, Stuttgart | null | Danh sách các chi phong lan |
Trà Cú là một huyện thuộc tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Huyện Trà Cú nằm cách thành phố Trà Vinh 33 km đường lộ trên tuyến quốc lộ 53 và 54. Đây là tuyến vận tải hàng hóa quốc tế qua cửa biển Định An, có vị trí địa lý: *Phía đông giáp huyện Cầu Ngang và huyện Duyên Hải *Phía tây giáp huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng ranh giới qua Sông Hậu *Phía nam giáp huyện Duyên Hải *Phía bắc giáp huyện Châu Thành và huyện Tiểu Cần. Huyện Trà Cú có diện tích 312,43 km², dân số năm 2019 là 146.329 người, mật độ dân số đạt 468 người/km². Huyện có đông đồng bào Khmer đông nhất tỉnh, chiếm 60% dân số so với dân số toàn huyện, chủ yếu sinh sống các xã vùng sâu, vùng xa. Trà Cú mang đặc điểm địa hình rõ nét của vùng đồng bằng ven biển, địa hình huyện có nhiều giồng cát hình cánh cung song song với bờ biển, có cao trình cao trên 2m. Cao trình bình quân phổ biến từ 0,4m đến 0,8m so với mặt nước biển, cao trình tháp phân bố rải rác các xã Đại An, Đôn Châu, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển (có hai mùa mưa nắng rõ rệt trong năm) rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; nhiệt độ trung bình từ 24,9 28,5 °C; tổng lượng mưa bình quân trong năm đo được khoảng 1.900 mm. Sông Hậu qua huyện là một trong hai nhánh chính của đoạn cuối sông Hậu phân cách bởi Cù Lao Dung, nhánh qua huyện có mặt rộng 1,5 2,5 km, sâu trên 10m. Các sông rạch chính: Rạch Trà Cú Vàm Buôn dài khoảng 18 km, bắt nguồn từ sông Hậu nối thông với Rạch Trà Mềm qua cống Tập Sơn; Rạch Tổng Long dài khoảng 17 km bắt nguồn từ sông Hậu thông với kênh 3/2. Ngoài ra còn nhiều kênh rạch khác như: Kênh 3/2, kênh An Quảng Hữu, kênh Nguyễn Văn Pho, rạch Vàm Ray, rạch Bắc Trang, rạch Trà Mềm,... Chế độ thủy triều: chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều Biển Đông, trong ngày nước lên xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cường sau ngày mồng 01 và ngày 15 âm lịch(từ ngày), biên độ triều hằng ngày rất lớn, nhất là khu vực gần cửa sông. Vùng đất phía Tây Quốc lộ 53 của huyện bị xâm nhập mặn vào mùa khô, chủ yếu từ sông Hậu như rạch Trà Cú, Tổng Long, Vàm Ray. Với địa hình cập sông Hậu với chiều dài trên 20 km có tiếp giáp cửa biển Định An, thuận tiện cho phát triển nghề đánh bắt thủy sản và giao thông đường thủy. Đất nông nghiệp; 31.261,7 ha, chiếm 84,51% diện tích tự nhiên gồm: đất trồng cây hàng năm 23.986,81 ha, chiếm 76,73% diện tích đất nông nghiệp(trong đó đất trồng lúa); đất trồng cây lâu năm 4.919,77 ha, chiếm 15,74% diện tích đất nông nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản 2.355,12 ha, chiếm 7,53% diện tích đất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp 5.708,85 ha; đất chưa sử dụng 21,9 ha; sông rạch 3.043,24 ha. Tài nguyên khoáng sản: theo khảo sát lập bản đồ địa chất khoáng sản đồng bằng Nam Bộ huyện có mỏ đất sét xã Phước Hưng với trữ lượng tương đối lớn, dân đã khai thác để làm gạch, nhưng gạch thường bị vênh và trọng lượng viên gạch nặng. Nhìn chung, sét có thành phần hóa học đạt so với yêu cầu, nhưng lượng cát ít, trong sét có nhiều Hydro-mica nên gạch dễ bị vênh khi nung. Huyện Trà Cú có nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá phong phú, trong đó nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Hậu, rạch Trà Cú Vàm Buôn, rạch Tổng Long… phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Dân số (năm 2013) Trà Cú là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà Vinh. Huyện có đông đồng bào Khmer nhất tỉnh khoảng 111.607 người, chiếm 60% dân số so với dân số toàn huyện. Dân số của huyện là khoảng 180.084 người, có mật độ dân số 487 người/km² với 44.852 hộ. Người dân chủ yếu sống nông thôn với dân số khoảng 168.283 người chiếm tỷ lệ gần 93% dân số của huyện. Huyện Trà Cú có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn: Trà Cú (huyện lỵ), Định An và 15 xã: An Quảng Hữu, Đại An, Định An, Hàm Giang, Hàm Tân, Kim Sơn, Long Hiệp, Lưu Nghiệp Anh, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên, Phước Hưng, Tân Hiệp, Tân Sơn, Tập Sơn, Thanh Sơn. Trà Cú là quận của tỉnh Trà Vinh từ ngày 07 tháng năm 1950, được thành lập trên cơ sở đổi tên từ quận Bắc Trang trước đó. Quận Trà Cú gồm có tổng: Ngãi Hòa Thượng với làng, Ngãi Hòa Trung với làng, Thành Hóa Thượng với làng; quận lỵ đặt tại làng Ngãi Xuyên. Ngày 21 tháng năm 1956, tách xã Long Vĩnh của tổng Thành Hóa Thượng nhập vào quận Long Toàn cùng tỉnh. Ngày 31 tháng năm 1957, quận Trà Cú thuộc tỉnh Vĩnh Bình, gồm tổng như cũ với xã; quận lỵ đặt tại xã Ngãi Xuyên. Sau năm 1965, các tổng mặc nhiên bị giải thể. Sau ngày 30 tháng năm 1975, Trà Cú là huyện của tỉnh Cửu Long, gồm xã: An Quảng Hữu, Đại An, Đôn Châu, Hàm Giang, Long Hiệp, Lưu Nghiệp Anh, Ngãi Xuyên, Phước Hưng và Tập Sơn. Tháng năm 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ban hành Nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh miền Nam Việt Nam bằng sự sáp nhập tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Vĩnh Bình thành tỉnh Cửu Long. Ngày 11 tháng năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 59-CP về việc giải thể huyện Tiểu Cần để sáp nhập xã: Tập Ngãi, Hùng Hòa và Tân Hòa của huyện Tiểu Cần vào huyện Trà Cú. Ngày 15 tháng năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng Quyết định 69-HĐBT về việc: *Chia xã Đôn Châu thành xã: Đôn Châu và Đôn Xuân *Chia xã Long Hiệp thành xã: Long Hiệp, Tân Hiệp và Ngọc Biên *Chia xã Ngãi Xuyên thành xã: Ngãi Xuyên và Thạnh Sơn *Chia xã Tập Ngãi thành xã: Tập Ngãi và Ngãi Hùng. Ngày 29 tháng năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 98-HĐBT về việc thành lập huyện Tiểu Cần trên cơ sở tách xã Tập Ngãi, Hùng Hòa, Tân Hòa và Ngãi Hùng của huyện Trà Cú. Huyện Trà Cú bao gồm 13 xã: An Quãng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Đại An, Đôn Châu, Đôn Xuân, Long Hiệp, Tân Hiệp, Ngãi Xuyên (trụ sở huyện lỵ), Ngọc Biên, Thanh Sơn, Tập Sơn, Phước Hưng và Hàm Giang. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Cửu Long được chia thành tỉnh: Vĩnh Long và Trà Vinh, huyện Trà Cú thuộc tỉnh Trà Vinh. Ngày 29 tháng năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 99-CP về việc thành lập thị trấn Trà Cú trên cơ sở tách một phần dân số và diện tích của xã Thanh Sơn và xã Ngãi Xuyên. Ngày tháng năm 1998, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 13/1998/NĐ-CP về việc thành lập xã Định An trên cơ sở 1.696,51 ha diện tích tự nhiên và 6.848 nhân khẩu của xã Đại An. Ngày 10 tháng 12 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số số 157/2003/NĐ-CP về việc: *Thành lập xã Kim Sơn trên cơ sở 2.228,72 ha diện tích tự nhiên và 7.874 nhân khẩu của xã Thanh Sơn *Thành lập xã Tân Sơn trên cơ sở 1.521,145 ha diện tích tự nhiên và 6.435 nhân khẩu của xã Tập Sơn. Ngày tháng năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 86/2008/NĐ-CP về việc: *Thành lập xã Hàm Tân trên cơ sở điều chỉnh 2.098 ha diện tích tự nhiên và 7.759 nhân khẩu của xã Hàm Giang *Thành lập thị trấn Định An trên cơ sở điều chỉnh 403,86 ha diện tích tự nhiên và 5.444 nhân khẩu của xã Định An. Sau khi điều chỉnh, huyện Trà Cú có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 17 xã: An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Đại An, Đôn Châu, Đôn Xuân, Long Hiệp, Tân Hiệp, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên, Thanh Sơn, Kim Sơn, Tập Sơn, Tân Sơn, Phước Hưng, Định An, Hàm Giang, Hàm Tân và thị trấn: Trà Cú, Định An. Ngày 15 tháng năm 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 934/NQ-UBTVQH13 về việc điều chỉnh toàn bộ xã: Đôn Châu và Đôn Xuân được chuyển về huyện Duyên Hải quản lý. Như vậy, huyện Trà Cú có 17 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn và 15 xã như hiện nay. Người dân chủ yếu làm nghề trồng lúa, trồng mía, đánh cá, chăn nuôi. *Quốc lộ 53 *Quốc lộ 54 *Đường tỉnh 914 *Hương lộ 12, 25, 27, 28, 36. = *Chùa Nodol hay còn gọi Chùa Giồng Lớn hoặc Chùa Cò (là một trong 44 chùa Phật giáo Nam tông Khmer của huyện), có niên đại trên 300 năm. Khuôn viên chùa rộng với cảnh quan đẹp, có nhiều loài cò, chim hoang dã sinh sống, trú ngụ. Chùa tọa lạc tại ấp Cây Da, xã Đại An. *Chùa Vàm Ray là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông lớn nhất nước với kiến trúc cổ kính, khung cảnh thanh tịnh, đặc biệt với tượng Phật nhập niết bàn dài 54 m. *Chùa Ông Bảo của người Hoa. *44 chùa Phật giáo Nam tông Khmer với kiến trúc cổ, đặc sắc của người Khmer. *Cửa Định An: là một trong cửa của hệ thống sông Mekong, nơi tiếp giáp của Sông Hậu với Biển Đông. *Nhà cổ: Ngụ tại ấp Giồng Lớn A, xã Đại An. Được xây dựng năm 2014 trên diện tích 1ha. Với kiến trúc cổ kính, không gian rộng rãi thoáng mát. *Làng nghề làm chiếu: Tại ấp Cà Hom, xã Hàm Giang. | Trà Cú | |
Andrija Vuković (sinh tháng năm 1983 Split) là một cầu thủ bóng đá Croatia, hiện thi đấu cho Balıkesirspor tại Süper Lig. Anh là anh em sinh đôi với cầu thủ bóng ném Drago Vuković. | Andrija Vuković | Sinh năm 1983, Nhân vật còn sống, Vận động viên Split, Nhân vật thể thao sinh đôi, Cầu thủ bóng đá Croatia, Cầu thủ bóng đá HNK Hajduk Split, Cầu thủ bóng đá NK Solin, Cầu thủ bóng đá NK Novalja, Cầu thủ bóng đá NK Mosor, Cầu thủ bóng đá NK Zadar, Cầu thủ bóng đá RNK Split, Cầu thủ bóng đá NK Dugopolje, Cầu thủ bóng đá Balıkesirspor |
Milan Metro (tiếng Ý: Metropolitana di Milano) là hệ thống tàu điện tốc độ cao phục vụ Milan, Italia, được điều hành bởi Azienda Transport Milanesi. Milan Metro là hệ thống tàu điện đô thị dài nhất Italia. Mạng lưới bao gồm tuyến, được xác định bằng các số và màu khác nhau, với tổng chiều dài mạng lưới 94,5 km, và tổng cộng 108 ga, chủ yếu là đi ngầm dưới lòng đất. Tổng số khách sử dụng hàng ngày khoảng 1,15 triệu lượt người. Tuyến đầu tiên, tuyến màu đỏ, mở cửa vào năm 1964 khiến Milano là thành phố thứ nhì Italia sau Roma có một hệ thống tàu điện ngầm. Tuyến màu xanh lá cây mở năm sau đó vào năm 1969, tuyến màu vàng mở cửa vào năm 1990, tuyến màu tím hoa cà khai trương vào năm 2013. Việc mở rộng hiện tại của tuyến và một phần của tuyến mới được lên kế hoạch mở trước khi diễn ra hội chợ triển lãm năm 2015. | null | Giao thông Milano |
Hồ Sĩ Dương (chữ Hán: 胡士揚; 1621 1681) là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam, người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Ông là cháu xa của Hồ Tông Thốc. Hồ Sĩ Dương là con giám sinh Hồ Hoàng, mẹ là Hoàng Thị Tâm. Năm 1643, ông 23 tuổi, thi đậu giải nguyên. Tới khoa Mậu Tý (1648) do thi hộ trường Thanh, đỗ giải nguyên bị phát giác, ông bị cách chức thủ khoa đẩy đi lính. Năm 1651 ông được ân xá, thi đậu giải nguyên (ba lần đậu giải nguyên đó là hiện tượng hiếm có). Năm 1652, ông đậu tiến sĩ. Năm 1659, triều đình mở khoa Đông các lấy người, người là đông các, người là hiệu thư. Dự thi là những người đã đậu các kỳ thi đình. Ông chỉ đậu thứ tiến sĩ, không được nằm trong danh sách dự thi. Ông khiếu nại trường hợp của ông: ba lần đậu thủ khoa và kỳ thi tiến sĩ đáng lý bài ông vào hạng nhất. Vua Lê Thần Tông đồng cho ông dự thi. Ông cùng ông Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai, người Phù Lưu Trường (nay là xã Hậu Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đậu đông các. Ông dẫn quân đi kinh lược Tuyên Quang, bình định được thủ lĩnh Mã Thúc Lan. Ông được bổ chức lại khoa đô cấp sư trung thăng đông các đại học sĩ, được cử đi giao thiệp tranh cãi biên giới lần đều thắng lợi. Sau đó ông được thăng binh bộ tả thị lạng Thượng tướng quân. Năm 1673, ông được cử làm chính sứ đi Trung Quốc. Năm 1676, ông làm Tham tụng, kiêm Thượng thư bộ Công, cùng năm, ông được sai giám tu quốc sử thượng thư bộ hình kiếm đông các đại học sĩ. Sau đó, ông được thăng Thượng thự bộ Lễ. Ông được người trong nước và ngoài nước đánh giá cao. Chu Xán, sứ nhà Thanh sang Đại Việt vào năm Chinh Hòa thứ (1683) có thơ về Việt Nam, có câu: "Y quan văn vật trọng nam cương" lại tự chua rằng: ''"Nhân vật nước này về lý học có Trinh Tuyền, Vũ Duệ, Nguyễn Đăng Cao và Hồ Sĩ Dương, về kinh tế có Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh Năm 1681, ông mất, thọ 61 tuổi, được phong Thiếu bảo duệ quận công. Theo sách "Công dư tiệp ký" của Vũ Phương Đề thì nhờ thầy học là Dương Tồn truyền binh pháp nên có lần đi sứ sang Trung Hoa ông đã đem thao lược giúp nước Tàu đánh tan được giặc, còn nước nhà trong dịp Nam chinh ông đã từng lập chiến công khiến cho lân bang phải kinh sợ Tác phẩm ông để lại: *Trùng tu Lam Sơn thực lực *Đại Việt Lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lực *Hoan Châu phong thổ ký *Hồ thượng thư gia lễ Ông lấy vợ là Trương Thị Thành, con gái Trình quận công Trương Đức Thọ Phú Nghĩa. Bà Trương Thị Thành vợ ông đã xuất tiền nuôi ông ăn học, bà chăm chỉ lao động, kính trọng mẹ chồng, ăn tốt với bà con. Lúc ông trở thành quan to, bà khuyên đem ruộng cúng cho làng, dem tiền gạo cứu tế cho dân nghèo, bà còn đem nghề Mộc Phú Nghĩa lên Quỳnh Đôi. Trung chi II họ Hồ Quỳnh Đôi 'Sốc' chuyện tiến sĩ mang án... thi hộ | Hồ Sĩ Dương | Quan lại nhà Lê trung hưng, Người Nghệ An, Nhà ngoại giao Việt Nam thời Lê trung hưng, Công tước truy phong Việt Nam |
Bình La là một xã thuộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Xã Bình La có diện tích 33,59 km², dân số năm 1999 là 1.367 người, mật độ dân số đạt 41 người/km². Theo thống kê năm 2019, xã Bình La có diện tích 33,59 km², dân số là 1.337 người, mật độ dân số đạt 40 người/km². | Bình La | |
Ricardo Rodríguez (sinh ngày tháng năm 1974) là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha. Ricardo Rodríguez đã dẫn dắt Girona, Málaga, Ratchaburi Mitr Phol, Bangkok Glass, Suphanburi và Tokushima Vortis. | Ricardo Rodríguez | Sinh năm 1974, Nhân vật còn sống, Cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha, Huấn luyện viên bóng đá Tây Ban Nha |
Thập niên 840 TCN hay thập kỷ 840 TCN chỉ đến những năm từ 840 TCN đến 849 TCN. 848 TCN: Tần quân Jehoshaphat quốc vương thứ tư của Vương quốc Judah 848 TCN: Sở Hùng Diên. 842 TCN: Joram (Israel). 841 TCN: Ahaziah (Judah) Joram (Judah) Tấn Tĩnh hầu | Thập niên 840 TCN | |
Bão Kenneth là một xoáy thuận nhiệt đới mạnh đã đổ bộ vào phía bắc Mozambique và mang lại thiệt hại lớn cho Comoros và Tanzania. Kenneth là cơn bão nhiệt đới lớn nhất khi đổ bộ vào Mozambique kể từ khi có các hồ sơ về cơn bão. Cơn bão nhiệt đới lần thứ mười bốn, thứ mười (kỷ lục) và cơn bão nhiệt đới thứ mười của mùa bão Tây Nam Ấn Độ Dương 2018-19, Kenneth hình thành từ một cơn lốc mà văn phòng Météo-France trên La Réunion (MFR) đã thông báo đến đầu tiên vào ngày 17 tháng 4. MFR theo dõi trên hệ thống và chỉ định nó là "một nhiễu động nhiệt đới" vào ngày 21 tháng 4. Vùng nhiễu động đó nằm trong môi trường thuận lợi phía bắc Madagascar, mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và sau đó hình thành cơn bão nhiệt đới vào ngày hôm sau. Cơn bão sau đó bắt đầu thời kỳ tăng cường nhanh chóng, đạt đỉnh điểm với sức gió duy trì trong 10 phút là 215 km/h (130 mph) và áp suất 934 hPa (27,58 inHg). Vào thời điểm đó, Kenneth bắt đầu suy yếu một chút trước khi đổ bộ vào cuối ngày hôm đó. Do tương tác với đất liền, Kenneth nhanh chóng suy yếu sau khi nó tràn vào Mozambique. Cơn bão sau đó di chuyển xuống phía nam, MFR đã dỡ bỏ các cảnh báo lớn đối với các thành phố nội địa. Kenneth được phân loại là một vùng áp thấp trên đất liền sau khi đổ bộ, MFR đã ghi nhận và cảnh báo vào lúc nửa đêm ngày 26 tháng 4. Vùng thấp sau đó đã tái sinh ngoài khơi Mozambique vào ngày 27 tháng khi nó bắt đầu trôi dạt về phía bắc, trước khi tàn dư của nó tan đi vào ngày 29 tháng 4. Trước sự đổ bộ của Kenneth, chính quyền địa phương đã sơ tán hơn 30.000 người khu vực nằm gần đường đi của cơn bão tại phía bắc Mozambique. Kenneth làm chết ít nhất 45 người tại Comoros, gió và mưa của Kenneth đã gây tử vong ít nhất người, đồng thời mưa lũ sau bão làm 38 người thiệt mạng Mozambique. Comoros, gió và mưa của Kenneth đã giết chết ít nhất bảy người và làm bị thương hơn 200 người khác. Ước tính sơ bộ cho thấy khoảng 60-80% cây trồng đã bị phá. Kenneth tấn công Mozambique khoảng một tháng sau khi Bão Idai tàn phá khu vực này, làm dấy lên lo ngại về sự khủng hoảng của người dân ngày càng hỗn loạn hơn do cơn bão. Chính quyền địa phương phía bắc Mozambique đã sơ tán hơn 30.000 người trước cơn bão, do những tác động dự kiến. Kenneth đã đổ xuống phía bắc Pemba, Mozambique, vào tối thứ năm ngày 25 tháng 4, 4:15 chiều giờ địa phương (13:15 UTC), với sức gió kéo dài phút là 220 km/h (140 mph). IFRC đã báo cáo thiệt hại trong thành phố, nhiều cây cối bị đổ và sự cố mất điện. Mozambique, tổng cộng 38 người đã thiệt mạng, trong đó có một phụ nữ bị cây dừa rơi mạnh vào người gần Pemba. Ngoài ra, bốn chiếc tàu đã chìm ngoài khơi thị trấn Palma. Trên đảo Ibo, 90% các ngôi nhà đã bị phá hủy. Tại tỉnh Cabo Delgado, 2.500 ngôi nhà bị phá với nhiều trường học và bệnh viện bị hại nặng nề. Sau khi cơn bão tan, Liên minh Châu Âu đã quyên góp 1,5 triệu euro (1,7 triệu đô la) để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng. Liên Hợp Quốc đã ủng hộ 13 triệu đô la cho cả Mozambique và Comoros, để quyên góp tiền thức ăn và nước uống đồng thời sửa chữa lại cơ sở hạ tầng. Dữ liệu NETH MFR về bão Kenneth 24S.KENNETH từ Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Hải quân Hoa Kỳ | Bão Kenneth | |
Ormea là một đô thị tại tỉnh Cuneo trong vùng Piedmont của Italia, vị trí cách khoảng 100 km về phía nam của Torino và khoảng 40 km về phía đông nam của Cuneo. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 1.904 người và diện tích là 124,5 km². Đô thị Ormea có các frazioni (đơn vị cấp dưới, chủ yếu là các làng) Viozene, Chionea, Ponte di Nava, Bossieta, Prale, Barchi, Eca, Albra, Villaro, Valdarmella, Chiorairavà Quarzina. Ormea giáp các đô thị: Alto, Armo, Briga Alta, Caprauna, Cosio di Arroscia, Frabosa Soprana, Garessio, Magliano Alpi, Nasino, Pornassio, Roburent và Roccaforte Mondovì. Colors= id:lightgrey value:gray(0.9) id:darkgrey value:gray(0.8) id:sfondo id:barra ImageSize width:455 height:303 PlotArea left:50 bottom:50 top:30 right:30 DateFormat x.y Period from:0 till:6000 TimeAxis AlignBars justify ScaleMajor increment:500 start:0 ScaleMinor increment:100 start:0 canvas:sfondo BarData= bar:1861 text:1861 bar:1871 text:1871 bar:1881 text:1881 bar:1901 text:1901 bar:1911 text:1911 bar:1921 text:1921 bar:1931 text:1931 bar:1936 text:1936 bar:1951 text:1951 bar:1961 text:1961 bar:1971 text:1971 bar:1981 text:1981 bar:1991 text:1991 bar:2001 text:2001 PlotData= color:barra width:20 align:left bar:1861 from: till:5135 bar:1871 from: till:5891 bar:1881 from: till:5266 bar:1901 from: till:5849 bar:1911 from: till:5745 bar:1921 from: till:5333 bar:1931 from: till:5167 bar:1936 from: till:4816 bar:1951 from: till:4583 bar:1961 from: till:3841 bar:1971 from: till:3248 bar:1981 from: till:2694 bar:1991 from: till:2284 bar:2001 from: till:1967 PlotData= bar:1861 at:5135 fontsize:XS text: 5135 shift:(-8,5) bar:1871 at:5891 fontsize:XS text: 5891 shift:(-8,5) bar:1881 at:5266 fontsize:XS text: 5266 shift:(-8,5) bar:1901 at:5849 fontsize:XS text: 5849 shift:(-8,5) bar:1911 at:5745 fontsize:XS text: 5745 shift:(-8,5) bar:1921 at:5333 fontsize:XS text: 5333 shift:(-8,5) bar:1931 at:5167 fontsize:XS text: 5167 shift:(-8,5) bar:1936 at:4816 fontsize:XS text: 4816 shift:(-8,5) bar:1951 at:4583 fontsize:XS text: 4583 shift:(-8,5) bar:1961 at:3841 fontsize:XS text: 3841 shift:(-8,5) bar:1971 at:3248 fontsize:XS text: 3248 shift:(-8,5) bar:1981 at:2694 fontsize:XS text: 2694 shift:(-8,5) bar:1991 at:2284 fontsize:XS text: 2284 shift:(-8,5) bar:2001 at:1967 fontsize:XS text: 1967 shift:(-8,5) TextData= fontsize:S pos:(20,20) text:Dữ liệu từ ISTAT | Ormea | Đô thị tỉnh Cuneo |
Bolzano Novarese là một đô thị tỉnh Novara vùng Piedmont của Ý, tọa lạc cách 100 km về phía đông bắc của Torino và khoảng 40 km về phía tây bắc của Novara. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 1.046 người và diện tích là 3,3 km². Bolzano Novarese giáp các đô thị: Ameno, Gozzano, Invorio, và Orta San Giulio. Colors= id:lightgrey value:gray(0.9) id:darkgrey value:gray(0.8) id:sfondo id:barra ImageSize width:455 height:303 PlotArea left:50 bottom:50 top:30 right:30 DateFormat x.y Period from:0 till:2000 TimeAxis AlignBars justify ScaleMajor increment:1000 start:0 ScaleMinor increment:200 start:0 canvas:sfondo BarData= bar:1861 text:1861 bar:1871 text:1871 bar:1881 text:1881 bar:1901 text:1901 bar:1911 text:1911 bar:1921 text:1921 bar:1931 text:1931 bar:1936 text:1936 bar:1951 text:1951 bar:1961 text:1961 bar:1971 text:1971 bar:1981 text:1981 bar:1991 text:1991 bar:2001 text:2001 PlotData= color:barra width:20 align:left bar:1861 from: till:555 bar:1871 from: till:659 bar:1881 from: till:745 bar:1901 from: till:852 bar:1911 from: till:909 bar:1921 from: till:905 bar:1931 from: till:825 bar:1936 from: till:785 bar:1951 from: till:829 bar:1961 from: till:850 bar:1971 from: till:847 bar:1981 from: till:964 bar:1991 from: till:950 bar:2001 from: till:1040 PlotData= bar:1861 at:555 fontsize:XS text: 555 shift:(-8,5) bar:1871 at:659 fontsize:XS text: 659 shift:(-8,5) bar:1881 at:745 fontsize:XS text: 745 shift:(-8,5) bar:1901 at:852 fontsize:XS text: 852 shift:(-8,5) bar:1911 at:909 fontsize:XS text: 909 shift:(-8,5) bar:1921 at:905 fontsize:XS text: 905 shift:(-8,5) bar:1931 at:825 fontsize:XS text: 825 shift:(-8,5) bar:1936 at:785 fontsize:XS text: 785 shift:(-8,5) bar:1951 at:829 fontsize:XS text: 829 shift:(-8,5) bar:1961 at:850 fontsize:XS text: 850 shift:(-8,5) bar:1971 at:847 fontsize:XS text: 847 shift:(-8,5) bar:1981 at:964 fontsize:XS text: 964 shift:(-8,5) bar:1991 at:950 fontsize:XS text: 950 shift:(-8,5) bar:2001 at:1040 fontsize:XS text: 1040 shift:(-8,5) TextData= fontsize:S pos:(20,20) text:Data from ISTAT | Bolzano Novarese | Đô thị tỉnh Novara |
Tập tin:Opening of the Mouth Tutankhamun and Aja.jpg|nhỏ|Ay, với vai trò là đại tư tế, đang tiến hành nghi thức mở miệng cho vị vua quá cố Tutankhamun. Nghi lễ mở miệng (được gọi đầy đủ là nghi lễ mở miệng và mắt), là một nghi thức tang lễ rất quan trọng trong văn hóa của người Ai Cập cổ đại, được mô tả trong nhiều văn tự tang lễ và các bức phù điêu trên tường mộ. Tập tin:Opening of the mouth ceremony tranh mô tả một cảnh của nghi lễ mở miệng, được thực hiện trên xác ướp của Hunefer (Một cảnh trong Quyển sách của cái chết) Người Ai Cập cổ đại tin rằng, nghi lễ mở miệng sẽ giúp linh hồn của người chết cõi âm có thể nói, thở, nhìn và ăn uống như khi còn sống. Nghi lễ này còn được thực hiện trên các bức tượng của các vị thần, các vị vua và những người đã khuất nhằm làm sống lại linh hồn để họ có thể hưởng hương hoa phẩm vật. Tượng có thể đóng vị trí thay thế trong trường hợp cơ thể người chết đã bị hư hại. Dưới thời kỳ Tân Vương quốc, nghi lễ này còn được thực hiện trên các cỗ quan tài. Buổi lễ được thực hiện trước khi hạ huyệt, với sự tham gia của các thành viên trong gia đình và các tư tế. Một đại tư tế khoác áo choàng da báo sẽ là người thực hiện hiện chính thức của nghi lễ này. Trong tang lễ của một vị vua, đây là cách để một hoàng tử (hoặc một vị quan lại) của ông ta khẳng định tư cách kế vị của mình. Một vị tư tế trong số họ cầm trên tay cuộn giấy hướng dẫn cách thức thực hiện nghi lễ này. Xác ướp của người chết được tẩy uế từ dòng nước đổ ra từ chiếc bình đại diện cho phương của Trái Đất. Một con bê sẽ bị giết như một vật hiến tế để kỷ niệm trận chiến mà thần Horus báo thù cho cha mình là Osiris. Nhang thơm được đốt lên, và những lời cầu khấn cũng như thần chú bắt đầu vang lên.Tập tin:Meskhetyu Instrument From Foundation Deposit C, Hatshepsut's Temple MET lưỡi dao meskhetyu trong đền thờ của nữ hoàng Hatshepsut (được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật thần thoại, ác thần Set đã tránh sự truy đuổi của Horus bằng cách hóa thành nhiều con vật nhưng đều bị Horus bắt được và chặt đầu. Vì vậy sau buổi lễ, hai con bò đực (đại diện phía nam-bắc), linh dương gazen và vịt đều bị giết chết. Khi con bò đực phương nam bị giết chết, một chi của nó sẽ được chặt ra, cùng với trái tim của nó, được dâng lên cho người chết. Chân bò trong chữ tượng hình Ai Cập mang nghĩa "tái sinh", vì thế hiến tế chân bò có thể mong muốn người chết được sống lại thế giới bên kia. Tập tin:Fragment of tomb relief showing funerary ritual scene. It depicts meat-offering of the "opening of the mouth ceremony". Late 18th Dynasty. From Egypt. The Petrie Museum of Egyptian Archaeology, điêu trên mảnh đá vôi này (có niên đại từ cuối Vương triều thứ 18) miêu tả việc dâng lên người chết một cái chân của con bò. (Ảnh chụp tại Bảo tàng Petrie) Trong suốt buổi lễ, các tư tế sẽ sử dụng các dụng cụ đặc biệt để chạm vào xác ướp và các bức tượng của người đã khuất: *Peseshkaf: là một con dao chĩa đôi được làm bằng đá vỏ chai, thủy tinh, kim loại hoặc các loại đá có màu xanh lục hoặc đen. Con dao này được cho là đã sử dụng để cắt dây rốn cho đứa trẻ khi mới chào đời. Nữ thần sinh nở Meskhenet, thường được mô tả với peseshkaf là đội trên đầu. Trong bối cảnh nghi lễ, peseshkaf mang nghĩa giúp người chết được tái sinh. *Werhekau: là một con dao hình rắn làm bằng đá jasper đỏ hoặc đá carnelian. Con dao này đôi khi được khắc tên và danh hiệu của người chết, được tìm thấy trong các ngôi mộ dưới thời Tân Vương quốc. *Meskhetyu: là một con dao lưỡi cong bằng gỗ, lưỡi dao có thể làm từ sắt thiên thạch. Con dao lưỡi cong meskhetyu được một tư tế sử dụng để chạm vào miệng người chết, và ông ta sẽ đọc những câu thần chú cuối cùng trước khi xác ướp được đưa vào mộ. Một số lưỡi dao có hình hai ngón tay được làm bằng đá sẫm màu hoặc thủy tinh, đôi khi được mạ vàng. | Nghi lễ mở miệng | Mai táng Ai Cập cổ đại |
Trần Đức Tuấn là một tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông hiện giữ chức vụ Chánh Thanh tra Bộ Công an, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương Việt Nam. Từ tháng năm 2017 đến tháng năm 2019, Trần Đức Tuấn là Đại tá, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an. Từ tháng năm 2019 đến tháng 12 năm 2019, Trần Đức Tuấn được thăng quân hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam. Từ tháng năm 2020, Thiếu tướng Trần Đức Tuấn giữ chức vụ Chánh Thanh tra Bộ Công an. Đến giữa năm 2022, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong hàm Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Năm thụ phong 2019 2022 Quân hàm 75x75px 75x75px 75x75px Cấp bậc Đại tá Thiếu tướng Trung tướng | Trần Đức Tuấn | Người họ Trần tại Việt Nam, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an (Việt Nam), Chánh Thanh tra Bộ Công an (Việt Nam) |
Đội tuyển bóng đá quốc gia Bangladesh () là đội tuyển cấp quốc gia của Bangladesh do Liên đoàn bóng đá Bangladesh quản lý. Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Bangladesh là trận gặp đội tuyển Malaysia vào năm 1973. Thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là chức vô địch SAFF Cup 2003. Đội đã một lần tham dự cúp bóng đá châu là vào năm 1980. Tại giải năm đó, đội đã để thua cả bốn trận trước Iran, CHDCND Triều Tiên, Syria, Trung Quốc và do đó dừng bước vòng bảng. Đội tuyển quốc gia Bangladesh thành lập năm 1973 Họ bị loại ngay từ vòng đầu tiên tham dự Asian Cup duy nhất cho đến nay Vô địch Nam Á: 1 Vô địch: 2003 Á quân: 1999; 2005 Hạng ba: 1995 1930 đến 1982 Không tham dự vì đến 1947 vẫn thuộc Đế chế Anh và thuộc Pakistan trong khoảng 1947-1971 1986 đến 2022 Không vượt qua vòng loại Cúp bóng đá châu Vòng chung kết: Năm Thành tích Thứ hạng Số trận Thắng Hòa Thua Bànthắng Bànthua 1956 đến 1972 Không tham dự, là một phần của Pakistan 1976 Không tham dự 1980 Vòng 10 17 1984 đến 1992 Không vượt qua vòng loại 1996 Bỏ cuộc 2000 đến 2023 Không vượt qua vòng loại 2027 Chưa xác định Tổng cộng 1 lần vòng bảng 4 0 0 4 2 17 Năm Thành tích Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua 2006 Tứ kết 2008 2010 Vòng bảng 2012 đến 2014 Tổng cộng lần tứ kết 10 14 Năm Thành tích Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua 1993 1995 Bán kết 1997 Vòng bảng 1999 Á quân 2003 Vô địch 2005 Á quân 2008 Vòng bảng 2009 Bán kết 2011 Vòng bảng 2013 Vòng bảng 2015 Vòng bảng 2018 Vòng bảng Tổng cộng lần vô địch 38 16 12 13 43 38 (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1998) Năm Thứ hạng Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua 1951 đến 1970 Không tham dự, là một phần của Pakistan 1974 Không tham dự 1978 Vòng bảng 1982 1986 12 1990 1994 Không tham dự 1998 Bỏ cuộc Tổng cộng 4 lần vòng bảng 11 27 Đội hình 25 cầu thủ chính thức được triệu tập cho vòng loại Asian Cup 2023 Số liệu thống kê tính đến ngày 14 tháng năm 2022 sau trận gặp . Danh sách huấn luyện viên Đội tuyển bóng đá quốc gia Bangladesh từ năm 1972 Sheikh Saheb Ali (1972–1975) Abdur Rahim (1975) Anjam Hossain (1976) Werner Bickelhaupt (1978–1979) Zakaria Pintoo (1979) Gofur Baluch (1982) Gerd Schmidt (1982) Golam Sarwar Tipu (1984) Ali Imam (1984) Kazi Salahuddin (1985–1988) Abdul Hakim (1986) Wazed Gazi (1987) Nasser Hejazi (1989) Pran Govinda Kunda (1989) Shahid Uddin Ahmed Selim (1991) Mohammad Kaikobad (1992) Oldrich Swab (1993) Kang Man-young (1994) Otto Pfister (1995–1997) Abu Yusuf (1998) Samir Shaker (1998–1999) Mark Harrison (2000) Hasanuzzaman Bablu (2000) György Kottán (2000–2003) Golam Sarwar Tipu (2003) Andres Cruciani (2005–2007) Hasanuzzaman Bablu (2006) Sayeed Hassan Kanan (2007-2008) Syed Nayeemuddin (2007–2008) Abu Yusuf (2008) Shafiqul Islam Manik (2008) Dido (2009) Shahidur Rahman Shantoo (2009) Zoran Đorđević (2010) Saiful Bari Titu (2010) Robert Rubčić (2010–2011) Nikola Ilievski (2011) Saiful Bari Titu (2012) Lodewijk de Kruif (2013–2014) Saiful Bari Titu (2014–2015) Lodewijk de Kruif (2015) Fabio Lopez (2015) Maruful Haque (2015–2016) Gonzalo Sanchez Moreno (2016) Lodewijk de Kruif (2016) Tom Saintfiet (2016) Andrew Ord (2017–2018) Jamie Day (2018–2021) Óscar Bruzón (2021) Mário Lemos (2021) Javier Cabrera (2022–present) Đội tuyển bóng đá quốc gia Bangladesh trên trang chủ của FIFA Bangladesh | Đội tuyển bóng đá quốc gia Bangladesh | Bóng đá Bangladesh |
Loxogramme africana là một loài dương xỉ trong họ Polypodiaceae. Loài này được Copel. mô tả khoa học đầu tiên năm 1916. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. | ''Loxogramme africana | Loxogramme, Unresolved names |
Victor Enok Nelsson (sinh ngày 14 tháng 10 năm 1998) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Đan Mạch thi đấu vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Galatasaray tại Süper Lig và đội tuyển quốc gia Đan Mạch. | Victor Enok Nelsson | Sinh năm 1998, Nhân vật còn sống, Cầu thủ bóng đá Đan Mạch, Hậu vệ bóng đá, Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch, Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 |
fulgida' là một loài thực vật có hoa trong họ Cactaceae. Loài này được (Engelm.) F.M.Knuth mô tả khoa học đầu tiên năm 1935. Tập tin:Chain-fruit cholla.jpg Tập Tập tin:Spine2.jpg Tập fulgida var fulgida 1.jpg Thể | null | |
Grammitis hispida là một loài dương xỉ trong họ Polypodiaceae. Loài này được Copel. mô tả khoa học đầu tiên năm 1942. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. | ''Grammitis hispida | Grammitis, Unresolved names |
Nhãn lực siêu nhiên (tiếng Anh: Midnight Special) là một bộ phim khoa học viễn tưởng năm 2016 của Mỹ do Jeff Nichols đạo diễn, sản xuất bởi Sarah Green và Brian Phim có sự tham gia của Michael Shannon, Joel Edgerton, Kirsten Dunst, Adam Driver, Jaeden Lieberher và Sam Shepard. Đây là phim dài thứ bốn của Nichols và là phim đầu tiên do xưởng phim của anh sản xuất. Phim được chọn tham gia tranh cử giải Gấu Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 66. | ''Nhãn lực siêu nhiên | Phim năm 2016, Phim tiếng Anh, Phim chính kịch thập niên 2010, Phim khoa học viễn tưởng thập niên 2010, Phim Mỹ, Phim về tuổi mới lớn của Mỹ, Phim chính kịch Mỹ, Phim khoa học viễn tưởng Mỹ, Phim lấy bối cảnh Louisiana, Phim quay tại New Orleans, Phim phiêu lưu khoa học viễn tưởng, Phim của Warner Bros. |
'Sceloporus là một loài thằn lằn trong họ Loài này được Perez-Ramos Saldana De La Riva mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Chúng được đặt tên theo nhà sinh học người Mexico René Raúl Drucker-Colín Perez-Ramos Saldana De La Riva, 2008: Morphological revision of lizards of the formosus group, genus Sceloporus (Squamata: Sauria) of southern Mexico, with description of new species. Bulletin of the Maryland Herpetological Society, | null | Sceloporus, Động vật được mô tả năm 2008 |
Amanita curtipes là một loài nấm thuộc chi Amanita trong họ Amanitaceae. Loài này phân bố phía nam châu Âu và được nhà nghiên cứu E.-J. Gilbert miêu tả khoa học lần đầu tiên. *Danh sách các loài Amanita curtipes | ''Amanita curtipes | Nấm châu Âu |
là một thị xã và đô thị thuộc huyện Bad Dürkheim, bang Đức, tọa lạc bên con đường rượu vang Đức về phía đông của ngoại vi rừng Palatinate. Deidesheim là thủ phủ của ("đô thị tập thể") Deidesheim. Deidesheim nằm huyện Bad Dürkheim, khoảng km về phía bắc của Neustadt an der Weinstraße và 20 km về phía tây nam của Ludwigshafen. Deidesheim Trang mạng chính thức (tiếng Đức) | null | Xã và đô thị huyện Bad Dürkheim |
Thuận Hòa là một phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Phường Thuận Hòa nằm trung tâm thành phố Huế, có vị trí địa lý: *Phía đông giáp phường Đông Ba *Phía tây giáp phường Kim Long với ranh giới là sông Kẻ Vạn *Phía nam giáp phường Vĩnh Ninh và phường Phường Đúc với ranh giới là sông Hương *Phía bắc giáp phường Tây Lộc với ranh giới là sông Ngự Hà. Phường có diện tích 1,85 km², dân số năm 2020 là 24.358 người, mật độ dân số đạt 13.166 người/km². Phường Thuận Hòa được chia thành 13 tổ dân phố đánh số từ đến 13. Địa bàn phường Thuận Hòa hiện nay bao gồm phần đất nằm bên trong Kinh thành Huế cùng với dải đất nằm giữa Hộ Thành hào và Hộ Thành hà. Đầu thời Nguyễn, hai vùng này do Nha Hộ thành quản lý, dân thường đều không được phép cư trú. Ngoại trừ Hoàng thành, khu vực Kinh thành là nơi sinh hoạt, làm việc của các quan nha, đồn trú doanh trại quân đội, quan xưởng triều đình, dinh cơ tư thất của tầng lớp quan lại và phủ đệ của các ông hoàng bà chúa. Đến thời Minh Mạng, bên trong Kinh thành được chia thành các phường. Tổ chức phường vào giai đoạn này tồn tại với tư cách như những đơn vị hành chính đặc biệt, đó là kết quả của sự phân định hệ thống các đồn canh, binh xá thuộc dinh vệ của các lực lượng quân đội. Địa phận các phường tương ứng với đồn canh, dinh trại đồn trú bảo vệ 24 pháo đài, bao quanh phía vòng thành và khu vực Trấn Bình đài góc đông bắc Kinh thành. Ngoài ra, cho đến thời Tự Đức, ngoài khu chợ Đông Gia (Đông Ba) do triều đình thiết lập phía đông Kinh thành, không có bất kỳ người dân nào tự tiện xây dựng nhà cửa trên địa bàn ngoài quách Kinh thành. Tuy nhiên, sau thời Tự Đức, dân cư bắt đầu tụ tập trên vùng đất ngoài quách Kinh thành cũng như cư trú trái phép bên trong Kinh thành. Đến thời Thành Thái, khu vực quanh thành được giao cho phủ Thừa Thiên quản lý để lập phường ấp. Vùng đất này sau đó được chia thành phường: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ. Năm 1899, vua Thành Thái cho ban Dụ thành lập thị xã Huế, dải đất quanh Kinh thành lúc này thuộc địa phận thị xã Huế, riêng khu vực thành nội không thuộc đô thị Huế mà vẫn do triều đình quản lý. Vào năm 1909, vua Duy Tân ban hành quy định tu chỉnh tổ chức hành chính trong Kinh thành, theo đó tổ chức lại toàn bộ 108 phường trước đó thành 10 phường do Nha Hộ thành quản lý, trong đó có ba phường: Huệ An (惠安坊), Thuận Cát (順吉坊) và Tri Vụ (知務坊). Tổ chức phường lúc này không còn theo chế độ quân quản mà đã chuyển dần theo hướng dân sự hóa. Năm 1934, toàn thành phố Huế được chia lại thành 11 phường, trong đó khu vực quanh Kinh thành gồm phường: Phú Bình, Phú Hòa và Phú Thạnh (phường Đệ Tứ cũ), thay thế phường trước đó. Sau năm 1945, khu vực thành nội được sáp nhập vào địa phận thành phố Huế. Đến thời Việt Nam Cộng hòa, Huế là thị xã, gồm 21 phường thuộc quận. Địa bàn phường Thuận Hòa hiện nay khi đó tương ứng với ba phường: Huệ An, Thuận Cát, Tri Vụ thuộc quận Thành Nội và phường Phú Thạnh thuộc quận Tả Ngạn. Đến năm 1968, chính quyền lại phân chia hành chính Huế thành 10 khu phố thuộc quận, khu phố Thuận Hòa được thành lập trên cơ sở sáp nhập bốn phường: Huệ An, Tây Lộc, Thuận Cát và Tri Vụ (các phường này sau chuyển thành khóm thuộc khu phố Thuận Hòa), còn phường Phú Thạnh sáp nhập với phường Phú Bình thành khu phố Phú Thuận. Đến năm 1976, các khu phố lại được đổi thành phường thuộc thành phố Huế. Đến năm 2020, phường Thuận Hòa có diện tích 1,04 km², dân số là 19.432 người, gồm 12 tổ dân phố. Ngày 27 tháng năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số (nghị quyết có hiệu lực từ ngày tháng năm 2021). Theo đó, điều chỉnh 0,80 km² diện tích tự nhiên và 4.926 người của phường Phú Thuận vừa giải thể (gồm tổ dân phố và một phần tổ dân phố 2) vào phường Thuận Hòa. | Thuận Hòa | |
Chùa Bối Khê (tên chữ: Đại Bi tự) là ngôi chùa cổ tại xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội. Ngôi chùa nổi tiếng là một trong số ít các chùa còn lưu lại những dấu vết kiến trúc gỗ nguyên bản thời Trần, đồng thời mang nhiều giá trị nổi bật cho quá trình phát triển của Phật giáo đồng bằng Bắc Bộ trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến. Chùa cũng là một trong số ít công trình kiến trúc cổ Việt Nam còn lưu lại hình thức đấu củng với tư cách là một thành phần kết cấu chịu lực. Việc nghiên cứu về chùa Bối Khê đã được các học giả Pháp bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ 20 và sau đó là các nhà nghiên cứu Việt Nam thúc đẩy liên tục từ những năm 1960 đến nay. Chùa đã được Bộ trưởng Bộ văn hóa và thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1979. Tên chữ của chùa là Đại Bi tự (chữ Hán:大悲寺), chữ bi nguyên nghĩa là "buồn khổ", gắn liền với cụm "đại từ đại bi" hay "từ bi" là ngôn ngữ Phật giáo chỉ lòng thương xót con người vô hạn của Phật. Chữ "Đại Bi" kết hợp với tượng thờ tại chùa cho thấy nhiều khả năng ngôi chùa vào thời Lý chỉ giành riêng thờ Quan Âm nghìn mắt nghìn tay của Mật tông. Tuy nhiên chùa thường được gọi là chùa Bối Khê do chùa dựng trên đất làng Bối Khê. Sau Cách mạng tháng Tám, hai làng Bối Khê và Phúc Khê hợp nhất lại thành một thôn mới tên là Song Khê. Theo nhiều nhà nghiên cứu (Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ, Hà Văn Tấn) phân tích, so sánh phong cách nghệ thuật trang trí, kiến trúc nhiều chùa thì Bối Khê được cho là xây dựng vào khoảng năm 1338, thời Trần. Niên đại này được công nhận rộng rãi trong giới nghiên cứu. Tuy nhiên có giả thiết chùa được khởi dựng từ thời Lý, căn cứ trên khối đá chạm phong cách thời Lý được phát hiện năm 1999 và các văn bia niên hiệu Thái Hòa (1454), Hồng Thuận (1515) đặt tại chùa, văn bia niên hiệu Gia Long (1805) hiện Quán Thánh (xã Tiên Phương, Chương Mỹ). Các văn bia này có nhiều đoạn ghi khá rõ khả năng chùa được lập từ thời Lý và mang tên Đại Bi. Ngôi chùa thời Lý có lẽ đã bị hủy hoại và được trùng tu lớn vào thời Trần. Nhiều kiến trúc và mảng chạm khắc (rồng bẩy, chim Garuda góc đao) cho thấy niên đại đầu thời Trần. Một điểm đặc biệt trong việc xác định niên đại chùa Bối Khê là các nhà nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm đồng vị C14, cho biết niên đại tuyệt đối của một cấu kiện kiến trúc (đấu thuyền kê thượng lương) là 640 50 năm cách ngày nay. Như vậy có thể khẳng định chùa có niên đại ít nhất là từ thời Trần (thế kỉ XIV). Ngoài ra, các văn bia, chi tiết kiến trúc, chạm khắc trang trí và đồ thờ tự trong chùa (một số mang minh văn ghi niên đại tuyệt đối) cho thấy việc trùng tu tôn tạo được diễn ra liên tục xuyên suốt các thời kỳ Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và thời Nguyễn. Việc trùng tu, mở rộng chùa có thể được thống kê lại dựa trên văn bia và cổ vật như sau: Năm Triều đại Niên hiệu Tên di vật Thông tin về chùa 1382 Trần Xương Phù thứ Bệ thờ đá Thượng điện Tạc bệ thờ đá hoa sen mới 1453 Lê Sơ Thái Hòa thứ 11 Bia Bối Động thánh tích bi ký Nói đến việc sửa chùa 1515 Lê Sơ Hồng Thuận thứ Bia Đại Bi tự Lập am cạnh chùa Trùng tu lầu gác nhỏ, tạo núi Bổ Đà Xây mới nhiều kiến trúc quy mô hoành tráng 1529 Mạc Minh Đức thứ Bia Đại Bi tự Sửa tượng Phật, hai pho Hộ pháp 1575 Mạc Sùng Khang thứ 10 Bia Đại Bi tựHai bộ vì, hai đầu xà náchNăm bình gốm men (đã mất) Chùa hư hỏng được tu sửa, sửa tượng Phật, quy mô khác trước 1576 Mạc Sùng Khang thứ 11 Cây đèn gốm (đã mất) Nói về việc công đức tu sửa chùa 1603 Lê Trung Hưng Hoằng Định thứ Bia Tam quan bi Sửa Tam quan và tượng Phật 1628 Lê Trung Hưng Vĩnh Tộ thứ 10 Bia Đại bi tự biThượng lương của Tiền đường Sửa chữa, làm nền mới 1766 Lê Trung Hưng Cảnh Hưng thứ 27 Biển gỗ chạm chữ đại tự Phật Tổ am Biển gỗ Hậu cung 1782 Lê Trung Hưng Cảnh Hưng thứ 44 Biển gỗ chạm chữ đại tự Phật Tổ am Sửa bộ khung Hậu cung 1873 1876 Nguyễn Tự Đức thứ 26 29 Bia Đại bi tự thiên gia bi ký (1911) 18 pho tượng La hán (đã mất) Tượng Thích Ca, Thánh tăng, Thổ địa, Văn thù, Phổ hiền Tượng Thiện tài, Long nữ, Thập điện Diêm Vương 1888 Nguyễn Đồng Khánh thứ Bia Đại bi tự thiên gia bi ký (1911) Tu sửa Tiền đường, tượng 18 vị La hán 1899 Nguyễn Thành Thái thứ 11 Câu đối Xây Ngũ Không Môn 1900 1906 Nguyễn Thành Thái thứ 12 18 Bia Đại bi tự thiên gia bi ký (1911) Làm hai tượng di đà và bốn tượng Quan âm, đại thế chí (1900)Xây nhà Tịnh đường (1903 1905)Xây Sắc đường Bồng lai, thay mới 25 cột gỗ (1906) 1908 1916 Nguyễn Duy Tân thứ 10 Bia Đại bi tự thiên gia bi ký (1911) chuông đồngthượng lương Đúc chuông (1908)Dựng bia Đại bi tự thiên gia bi ký (1911)Sửa tam quan (1916) 1923 Nguyễn Khải Định thứ Thượng lương, bờ nóc sửa Tiền đường Sang đầu thế kỉ XIX, chùa Bối Khê đã bị xuống cấp nặng nề. Năm 2004, Bộ Văn hóa và Thông tin, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây phê duyệt "Dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích chùa Bối Khê" do đơn vị tư vấn thiết kế là Văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) với tổng dự toán đầu tư hơn 13 tỷ đồng. Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây đã tổ chức khởi công bảo tồn, tu bổ lại chùa. Theo đó, hạng mục nhà Tổ, nhà Mẫu đã được dịch chuyển theo hướng Bắc; đồng thời di dời toàn bộ diện tích và cơ sở vật chất Trường Tiểu học Tam Hưng nằm phía trước bên phải Ngũ Không Môn để mở rộng khuôn viên và kè giếng hai bên sân trong ngôi chùa. Phần Điện thờ Thánh phía sau chùa Chùa Bối Khê là một ngôi chùa đặc trưng cho dạng thức "tiền Phật, hậu Thánh". Chùa thờ Phật phía trước. Tuy nhiên các pho tượng được văn bia mô tả trước thời Nguyễn đều không còn, chỉ trừ hai pho tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay và Bà Hậu (thời Mạc) vị trí tôn chủ của Thượng điện. Điều này để hiện tính Mật tông và Tịnh độ tông đã lấn lướt tính Thiền tông. Chùa Bối Khê là một ví dụ điển hình cho sự hòa quyện giữa Phật giáo và Đạo giáo. Chùa thờ Đức Thánh Bối phía sau. Đức Thánh Bối là người làng Bối, sinh thời Ngài tu tại chùa Bối Khê. Ngài có công giúp vua Trần đánh giặc ngoại xâm nên được vua Trần phong cho làm Thượng đẳng thần. Chùa Bối Khê có một Thánh điện với nhiều tượng thờ nhất trong số các chùa "tiền Phật hậu Thánh" hiện biết. Điều này thể hiện rõ nét tính chất hòa nhập tôn giáo ngôi chùa đồng bằng Bắc Bộ. Đức Thánh Bối là một nhân vật lịch sử tôn giáo đã tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa chùa Bối Khê và chùa Trăm Gian đồng thời là sự liên kết giữa hai làng, hai vùng đất (Bối Khê Tiên Lữ/Tứ Bích) trên phương diện tôn giáo. Hai ngôi chùa đều thờ chung Thánh Nguyễn Bình An. Cũng do thờ chung Thánh nên từ xưa, hai làng đã có tục "kết chạ" (tức là kết nghĩa anh em) duy trì cho tới ngày nay. Truyền thuyết cả hai làng kể rằng, vào cuối thời Trần (thế kỷ XIII), vùng Bối Khê có bà mẹ trẻ, do dẫm chân vào vết chân người khổng lồ trên đá mà hoài thai sinh ra một cậu con trai. Cậu bé rất khôi ngô, đĩnh ngộ, thuở nhỏ, do nhà nghèo, cậu bé thường nương náu cửa chùa làng và sau đó đi tu. Đó là Nhà sư đạo sĩ Nguyễn Bình An. Nhà sư đã có công sửa sang lại chùa Bối Khê. Sau đó, Người lại trụ trì chùa Trăm Gian (xã Tiên Phương, Chương Mỹ), cách Bối Khê chừng 20 km. Thánh cho đón thợ khéo về mở rộng cảnh chùa. Trong khi thi công, Ngài thường đi guốc trèo lên các hoành, nóc nhà xem xét, trông coi thợ. Để nuôi thợ, Ngài cho nấu một niêu cơm con rồi bước ba bước về quê Bối Khê xin chú thím tương cà. Khi cơm chín, thợ thay nhau vào bắc niêu cơm nhưng không nổi. Ngài chỉ nhón tay nhấc ra, dỡ được ba nong cơm và một nong cháy, cùng tương cà bày cả trăm mâm cỗ, thợ ăn mãi không hết. Ngày nay, Quán Thánh, Lương Xá (xã Lam Điền, Chương Mỹ), Vực (xã Thượng Vực, Chương Mỹ) vẫn còn dấu vết chân Ngài, đều được xây bệ và trồng cây cọ đánh dấu, riêng Quán Thánh có thêm tảng đá nhô lên là một điểm gắn với hội chùa Trăm Gian. Tầu đao lá mái Điện Thánh Theo trục Tây Đông (từ ngoài vào), chùa Bối Khê có các kiến trúc lần lượt gồm: năm tháp mộ, đền Đức Ông, sân ngoài, đường lát gạch, Ngũ Không Môn (gồm năm cổng), cầu gạch qua sông Đỗ Động, tam quan, chùa Phật (tiền đường, thiêu hương, thượng điện, hai hành lang), cung Thánh (đại bái, ống muống, hậu cung). Từ chùa Phật đến cung Thánh được bao bằng vòng tường xây tạo thành dạng kiến trúc nội (nhị) công ngoại quốc. Ngoài vòng tường chữ "quốc" (囯) còn có một số kiến trúc khác phía Nam và ao, giếng, vườn cây. Chùa Bối Khê là một điển hình của dạng chùa cụm đồng bằng với nhiều lớp kiến trúc gỗ kéo dài theo trục dọc, mở rộng theo tuyến ngang. Đây là một nét mới của kiến trúc Phật giáo Việt Nam, bắt đầu xuất hiện từ thời Trần Tất cả các công trình kiến trúc tại chùa đều mang đặc trưng kiến trúc Việt ngoại trừ công trình cuối cùng là Điện Thánh xuất hiện đấu củng. Trong kết cấu kiến trúc chùa Bối Khê sử dụng rất nhiều đấu kê trên bộ khung nhà nhưng về mặt kết cấu hoàn toàn khác với đấu củng tòa Điện Thánh. Ngũ Không Môn và cầu dẫn đến Tam quan được xây bằng gạch, trang trí với phong cách Nguyễn muộn (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) với các đề tài tứ linh, hoa trái, voi ngựa đắp bằng vữa và vẽ lên tường. Niên đại tuyệt đối của Ngũ Môn là 1899. Đây chính là biểu hiện cho tính chất đền thờ của cả quần thể chùa, khẳng định tính hỗn hợp của việc thờ cúng tiền Phật hậu Thánh. Tam quan là sản phẩm của nhiều thời kỳ trùng tu khác nhau, song còn lại rõ rệt là thời Nguyễn. Tam quan có hai tầng, tám mái, một gian hai chái. Chức năng vừa làm cửa ra vào chùa Phật vừa làm Gác chuông. Dấu vết tam quan thời Trần, thời Lê Trung Hưng thể hiện chân tảng hoa sen và đầu rồng trên đầu dư tầng hai. Phần chùa Phật gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, hai hành lang. Tiền đường gồm một tòa bảy gian: một giữa, hai bên, hai hồi, hai chái. Kết cấu bộ vì theo kiểu "chồng rường giá chiêng", ngoài ra còn kết cấu kẻ góc cột trốn để nối với hành lang. Gạch bó nền tòa nhà này rõ rệt phong cách Mạc với rồng, phượng, sư tử bố cục trong các khung hình chữ nhật và tròn. Thiêu hương có cùng một cao độ nền với tiền đường, kiến trúc tương tự. Thiêu hương và Tiền đường đều có bộ khung niên đại thời Nguyễn. Cận cảnh bộ đấu củng và chạm khắc Hậu cung Thượng điện là kiến trúc một gian hai chái độc lập. Riêng Thượng điện là kiến trúc có nhiều cấu kiện mang niên đại từ thời Trần. Các cột Thượng điện lớn và thấp, bộ vì kèo có cốn hình lá đề. Đầu các bẩy chạm hình rồng thời Trần, một số đầu đao còn có cả chim thần Garuda. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể thì Thượng điện ngày nay mang đậm dấu ấn thời Mạc (bộ vì chồng rường giá chiêng, các cấu kiện mập và kích thước lớn, đầu rồng trên đầu xà mặt trước) và cả thời Nguyễn (cột, nền, thành phần bao che, bộ mái). Các dấu vết Trần, Mạc, Nguyễn nói trên đã bị xóa sổ khi tiến hành sửa chữa lớn năm 1995. Phần Điện Thánh gồm ba đơn nguyên kiến trúc: Đại bái, ống muống và Hậu cung theo hình chữ công (工). Điện Thánh được nối với hai hành lang của chùa Phật hai gian chái của tòa Đại bái, tạo thành hai chữ "công" và tổng thể "nội (nhị) công ngoại quốc". Hậu cung điện Thánh là một tòa nhà có mặt bằng gần vuông, kích thước 5,58m 5,55m (hai cạnh chênh nhau có thể do bộ khung xô lệch qua thời gian). Tòa Hậu Cung này là một ví dụ hiếm hoi về hình thức kiến trúc đấu củng tại Việt Nam. Tuy nhiên khách tham quan ít có dịp chiêm ngưỡng từ bên trong vì khu vực Hậu cung là nơi linh thiêng, không mở cửa rộng rãi. Tòa nhà có kết cấu chồng diêm, tàu đao lá mái. Nhưng lá tàu đây có kích thước hẹp hơn các cấu trúc không có đấu củng. Ngoại trừ củng đặt trên bốn đầu cột góc, nhìn xa có thể thấy mỗi mặt mái có cụm củng tầng, kiểu "một đấu hai thăng" hình chữ V. Khác với củng gác chuông chùa Keo (Thái Bình), củng đây đều là củng xuyên, vừa nhô ra đỡ tầng mái, vừa hỗ trợ hàng xà phía trong. Kẻ góc của cả mái dưới và mái trên đều gác lên các cụm đấu củng đầu cột quân và cột cái. Tuy nhiên, chức năng và kết cấu của củng góc đao hoàn toàn khác với củng rìa mái. Củng góc là củng xuyên chuyển góc, còn củng rìa mái là củng hai phương, một chiếc đặt trung tâm còn hệ thống đấu hai bên củng trung tâm là đấu chạm nổi trên ván. Vì vậy củng rìa mái chỉ là giả củng. Một đặc điểm khác của củng chùa Bối Khê là củng không có loan cong. Một bông hoa "sen đất" giống như hoa chùa Bối Khê Trong vườn chùa Bối Khê có hai cây sen đất, hoa thường có đến 10 cánh lớn trắng ngần, hương thơm ngát, trông như đóa hoa sen, nhụy xanh vàng, ra hoa từ tháng tư đến tháng sáu âm lịch, nở khoảng một tuần mới tàn. Tương truyền, người ta đã từng sang chiết đem cây hoa này trồng nơi khác nhưng hầu như không sống được, nên người dân Bối Khê xem như báu vật của làng. Cây hoa sen đất này chính là hình ảnh "cành sen" trong các bài ca dao, dân ca mà thường bị nhầm lẫn rằng hoa sen thì không có cành như: :Đêm qua tát nước đầu đình Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen hay như câu: :Lên chùa bẻ một cành sen Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng Nhiều nguồn thông tin đã tùy tiện cho rằng hiện nay chỉ chùa Bối Khê mới có loài hoa sen quý hiếm này, khiến cho cây sen đất chùa Bối Khê trở nên nổi tiếng. Trong thực tế, đây là một loài cây phổ biến trên thế giới, không có tài liệu nào nói nó khó trồng đến mức như thế. Cây sen đất này còn gọi là "Bạch liên sen", tên khoa học là Magnolia grandiflora, thuộc chi Mộc lan. Người Trung Quốc gọi là "Hà hoa ngọc lan" (荷花玉兰), Người Nhật gọi là "Thái sơn mộc" (泰山木 Taisanboku). Việt Nam, loài sen đất cũng được rất nhiều nhà sư chọn trồng, như trong khuôn viên chùa Quán Sứ có một cây, chùa Lý Quốc Sư cũng có một cây, nhưng cây ít được mọi người để tới bởi đều hiếm khi ra hoa. Trước đây, sen đất còn mọc bạt ngàn vùng cánh cung Đông Triều (Quảng Ninh), trên các dãy núi Yên Tử, núi Đỉnh Hương, núi Bảo Đài. Chứng tỏ loài sen đất này đã được lựa chọn để gắn liền với nhiều nơi tu hành đạo Phật và Thiền phái Trúc Lâm từ thời Lý Trần. Phía sau khuôn viên chùa còn lưu giữ hầm kiểu mẫu thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hầm được ông Vũ Song, Bí thư Thành ủy Hà Đông (cũ) chỉ đạo đào tháng năm 1948, có ba ngách chính, thông tới điện Phật, chạy qua đền thờ Nguyễn Trực (gần chùa Bối Khê) và chạy vòng quanh làng Bối Khê. Hệ thống hầm là địa đạo quy mô, có tác dụng chuyển quân dưới lòng đất, là nơi phòng thủ vững chắc. Hiện nay, các hầm trong xã và các xã lân cận đều đã bị bịt chặt, duy chỉ có hầm trong chùa Bối Khê vẫn giữ được một cửa và địa đạo dài khoảng 7m. Tại căn hầm lịch sử này, dân làng Bối Khê đã tiêu diệt tổng cộng 372 lính Pháp. Căn hầm còn gắn liền với chiến tích của nữ du kích Phạm Thị Đe, người đã nằm ngày liền trong hầm không có cơm ăn, nước uống khi quân Pháp đóng trong làng. Đến ngày thứ tám quân Pháp rút, bà gắng sức lên cửa hầm và bị ngất. Hiện nay, hầm Bối Khê đã được chỉnh trang và tu sửa lại 7m địa đạo. Hệ thống đồ thờ của chùa Bối Khê có số lượng tương đối lớn, có thể chia làm hai dạng chính: *Đồ thờ nhân cách: Đồ thờ nhân cách gồm có tượng thờ và những thứ liên quan đến tượng. Tổng số tượng thờ có trong chùa là 92 pho. Có một số tượng bị mất, đã thay thế bằng tượng khác ít giá trị nghệ thuật hơn. **Tượng thờ Điện Phật: Tổng số có 27 tượng gỗ khu thờ Phật (20 pho Thượng điện, pho Thiêu hương, pho Tiền đường). Hai hành lang chạy song song có 18 tượng La Hán bằng đất. **Tượng thờ Điện Thánh: Tổng số 27 tượng gỗ, bố trí hai khu chính Đại Bái và Hậu Cung. Khu Đại bái có 13 pho đặt thành cụm chia đều hai bên nối với hành lang. Tượng Hậu cung có 14 pho bằng gỗ, được chia thành nhóm: một nhóm pho hai nhang án chính giữa, nhóm kia 10 pho bố trí chia đều hai bên nhang án chính, hai gian chái, sát vách Hậu Cung. *Đồ thờ phi nhân cách: Bao gồm nhang án và những thứ có liên quan, văn bia và sắc phong, sập đặt kiệu thờ, chậu "cây mệnh" (theo cách gọi của dân làng), Đồ thờ tự Bối Khê khá nhiều, có một số đồ quý bị mất. Đồ bị mất gồm có chân đèn gốm men, bát hương thời thời Mạc, tất cả đều có minh văn. Đồ thờ chùa Bối Khê hầu hết là di sản của thời Nguyễn. Một số đồ thờ có giá trị nghệ thuật: ban thờ đá hoa sen thời Trần, mảng đá móng bệ hoa sen chạm phong cách trang trí thời Lý, các bia đá từ Lê Sơ đến Nguyễn, hai cây hương đá. Trong các pho tượng của chùa thì Tượng Quan Âm Nam Hải thời Mạc (hay còn gọi là Tượng Quan âm thiên thủ thiên nhãn, Quan âm nghìn mắt nghìn tay) có giá trị nghệ thuật cao nhất với bố trí nhịp điệu tay rất cân xứng và biến động. Tượng gỗ phủ sơn cao 2,53m (bệ gỗ 94 cm) đặt trên bệ đá hoa sen thời Trần. Hai bên đặt tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ thời Nguyễn, cao 1,35m. Tượng Quan Âm ngồi tư thế bán Kiết già, áo không tay chạy lượn biên, gặp lá sen sau lưng, phía trước phủ qua vai chảy xuống lòng đùi, gập xô nhiều lớp trên mặt bệ. Bệ đài sen bốn tầng ken nhau, khối nở đều, dưới nữa là bệ lục giác có quỷ đội đài sen. Tượng có 14 tay với đôi đối xứng qua thân: *Đôi thứ nhất: ngang đầu, nâng mặt trăng mặt trời *Đôi thứ hai: cao vừa, ngón tay bắt ấn, đóng mở nửa vời, thu vào búng ra *Đôi thứ ba: lòng bàn tay hướng về phía trước *Đôi thứ tư: chắp trước ngực *Đôi thứ năm: đặt trên lòng *Đôi thứ sáu: đặt trên đầu gối tay ngửa, tay úp *Đôi thứ bảy: chống thẳng sau mông, các ngón khép lại và duỗi trên mặt bệ Sắc phong của chùa còn lưu giữ khá nhiều trong đó có các đạo sắc phong vào các năm Thịnh Đức (1656), Vĩnh Thọ (1660), Cảnh Trị (1670), Dương Đức (1674), Chính Hòa (1683), Vĩnh Thịnh (1710), Vĩnh Khánh (1730), Cảnh Hưng (1740, 1763, 1767, 1783), Chiêu Thống (1787), Minh Mệnh (1821), Thiệu Trị (1844), Tự Đức (1880), Đồng Khánh (1887), Duy Tân (1909). Chuông cổ còn hai quả đúc năm Thiệu Trị (1844) và Duy Tân (1908). Lễ hội chùa diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Tương truyền, Đức Thánh Bối khi còn sống vẫn đi lại giữa hai làng Tiên Lữ (làng Sở) và làng Bối Khê chỉ bằng vài bước chân. Đến năm 95 tuổi, Nhà sư Nguyễn Bình An cho đóng khám gỗ. Đêm 12 rạng ngày 13 tháng Chạp vào khám ngồi và dặn đệ tử là sau một trăm ngày thì mở ra xem, nếu thấy thơm thì rút mây làm tượng thờ, mà thối thì đổ ra sông Cái. Nhưng mới 21 ngày, dân đã hé khám xem. Thấy hào quang và hương thơm bèn kéo nhau lên chùa làm lễ. Hôm ấy là ngày mồng tháng Giêng. Dân Bối Khê nghe tin cũng kéo lên, xin rước thi hài Thánh về quê Bối Khê, nhưng dân làng Sở không nghe. Cuối cùng, ngày 12 tháng Giêng, dân Bối Khê bèn xin duệ hiệu và rước bát nhang về thờ vọng. Từ đó dẫn đến việc kết chạ giữa hai làng Bối Khê Tiên Lữ và là thành tố quan trọng của hội chùa Trăm Gian cũng như hội chùa Bối Khê. Sự giao hảo kết chạ giữa hai làng Bối Khê và Tiên Lữ trải qua thời gian vẫn được duy trì cho đến nay. Sáng ngày mồng tháng Giêng, đoàn đại biểu Bối Khê sang dự hội chùa Trăm Gian gồm cụ ông và cụ bà. Đoàn sang, được dân Tiên Lữ gọi là các cụ "sãi quan anh". Đến hội chùa Bối Khê 12 tháng Giêng, đoàn đại biểu của "tứ bích" Tiên Lữ gồm đại diện thôn: Nội, Thượng, Phương Khê (xã Tiên Phương, Chương Mỹ) và thôn Thổ Ngõa (xã Tân Hòa, Quốc Oai), sang dự cũng có số người như vậy và cũng được gọi là "sãi quan anh". Khi đón tiếp dân anh Bối Khê, làng Tiên Lữ bình chọn trong "tứ bích" mỗi thôn người: phải là người cao tuổi, có uy tín trong dân, đạo cao đức trọng, đủ tư cách để tiếp các cụ sãi quan anh. Khi tiếp chuyện phải nói năng từ tốn, lễ độ, nhún nhường hàn huyên thân tình sau một năm xa cách. Việc đón tiếp dân anh gọi là chứa sãi. Chi phí chứa sãi được lấy từ sào ruộng do làng cấp để tổ chức bữa cơm (trưa ngày mồng 4, sáng ngày mồng 5) và một bữa nước (tối ngày mồng 4). Cỗ chứa sãi rất to, bày trên mâm vuông, hai tầng với đầy đủ các món chay như giò, nem, chả, xôi, chè... trưa ngày mồng dân anh Bối Khê lại nhà. Đến sáng 12 tháng Giêng, "tứ bích" lại cử đoàn sang dự hội chùa Bối Khê. Để đáp lại, dân anh Bối Khê mang pháo sang Tiên Lữ lễ thánh và tặng lan cảnh, các cụ Tiên Lữ lại mang những cây thông giống sang làm quà. Để đón tiếp các cụ sãi quan anh Tiên Lữ, dân Bối Khê cũng chọn đủ người với tiêu chí tương tự như tứ bích. Chi phí chứa sãi Bối Khê cũng do dân làng lo đủ để tổ chức bữa cơm nước tương tự. Trưa ngày 13 tháng Giêng, dân anh trở về thì hội Bối Khê cũng đi vào hồi kết. Trong lễ hội chùa Bối Khê có rước lễ và hội thi đốt pháo đầu xuân trong nghi lễ đánh trống thiêng. Ngoài hội, chùa Bối Khê còn có những nghi lễ cầu mưa được tổ chức khi trời nắng mãi không mưa. Chùa Bối Khê với số lượng đồ thờ tự lớn và có giá trị nên đã nhiều lần bị mất cắp cổ vật. Năm cây đèn gốm thời Mạc có minh văn và nhiều tượng đã mất từ lâu. Ngày 13 tháng năm 2020, chùa bị kẻ gian phá cửa lấy mất một pho tượng Thích Ca đản sinh bằng đồng màu đen, chiều cao khoảng 70–80 cm, vốn đặt tại gian Tam Bảo. Đây là lần thứ pho tượng này bị lấy cắp. Hai lần mất trước đều được tìm thấy nguyên trạng và trả lại cho chùa. Chùa Bối Khê liên tiếp xảy ra tình trạng xây dựng mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền, chưa được thẩm định theo quy định về di sản văn hóa, dẫn đến việc phá hỏng các di tích kiến trúc cổ. Đầu năm 2019, trụ trì chùa Bối Khê (sư cô Thích Đàm Phượng) cho đập hai cổng ngách hai bên gác chuông của chùa để xây dựng mới hai cổng có kích thước lớn, "uy hiếp" cả công trình chính là gác chuông cổ. Điều đáng nói là trụ sở Ủy ban nhân dân xã Tam Hưng nằm đối diện với chùa, nhưng không xử lý theo đúng chức trách. Tháng năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lần đầu tiên lập biên bản xử phạt hành chính một nhà sư (Thích Đàm Phượng) 20 triệu đồng về hành vi xây dựng trái phép, xâm phạm một di tích quốc gia. Tuy nhiên hai cổng ngách của chùa bị phá đi để xây mới là hai cổng được xây từ năm 2004, trên nền ruộng, móng rất yếu, qua 15 năm đã xuống cấp nhiều và có thể "sắp đổ đến nơi". Chính vì thế, cuối năm 2018, chuẩn bị cho mùa lễ hội sắp đến và mùa mưa bão sắp về, nhà sư Thích Đàm Phượng sẵn có tiền quyên góp từ dân nên quyết định phá đi xây lại theo nguyện vọng của chính người dân. Thanh tra Bộ đã kết luận: "Cái sai của họ là xây dựng mà không xin phép chứ đó là việc phải làm, không làm là hỏng, ảnh hưởng tới tính mạng người dân, không đảm bảo an toàn trong những ngày lễ hội đông người". Bên cạnh đó, không chỉ nhà chùa mà chính Ban Quản lý đầu tư xây dựng huyện Thanh Oai cũng cho xây dựng những hạng mục trái phép như: sân đá trước ngũ môn được lát mới, lát nền đá sân chùa, xây bê-tông gốc cây cổ thụ, dựng đèn điện chùm. Sân mới nhiều chỗ dở dang, nhếch nhác, không hoàn thiện. Hệ thống đèn chiếu sáng trong sân như công viên, không phù hợp cảnh quan di tích, làm hỏng cảnh quan di tích. Chính quyền xã Tam Hưng và huyện Thanh Oai đều đã nhận trách nhiệm vì để xảy ra sai phạm. *Chùa Quảng Nghiêm *Đấu củng *Kiến trúc cổ Việt Nam Chùa Bối Khê Nhìn từ Khảo cổ học Phật giáo Nguyễn Quốc Tuấn, Viện Khảo cổ học, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa. Không gian thanh tịnh trong chùa Bối Khê Lê Bích, ngày tháng năm 2015, VnExpress. | Chùa Bối Khê | Chùa tại Hà Nội, Kiến trúc cổ Việt Nam |
Thể tích phân phối (VD), hay còn được gọi là thể tích phân phối biểu kiến, là một thể tích lý thuyết trong dược lý học, giả thuyết rằng nếu thuốc được phân phối đồng đều thì thể tích phân phối sẽ là tổng lượng thuốc cần được đưa vào cơ thể để đạt được một nồng độ trong huyết tương nhất định. Do đó, khi VD càng lớn thì nồng độ trong huyết tương của thuốc càng loãng, và lượng thuốc được phân phối vào các mô càng lớn. Các dược phẩm dễ tan trong lipid (không phân cực), tỷ lệ ion hóa thấp hay khả năng gắn huyết tương kém có thể tích phân phối cao hơn các thuốc phân cực hơn, ion hóa mạnh hơn hay có khả năng gắn huyết tương mạnh trong môi trường cơ thể. Thể tích phân phối được tính bằng phương trình được sau: ::::::: Tutorial on volume of distribution Overview at icp.org.nz Overview at cornell.edu Overview at stanford.edu Overview at boomer.org | Thể tích phân phối | Dược lý học, Dược động học |
Andrew McLean là một chính khách người Mỹ đến từ Maine. McLean, một đảng Dân chủ, đã được bầu vào Hạ viện Maine năm 2012. Ông đại diện cho Quận 27, bao gồm một phần của Gorham. Ông là người đồng tính công khai. Ông là một trong sáu thành viên đồng tính công khai của Cơ quan lập pháp Maine, cùng với Sen. Justin Chenette (D–Saco) và Reps. Matt Moonen (D–Portland), Ryan Fecteau (D–Biddeford), Lois Galgay Reckitt (D–South Portland) và Craig Hickman (D–Winthrop). | Andrew McLean | Nhân vật còn sống, Chính khách đồng tính nam, Chính khách Mỹ thế kỷ 21 |
Glenn Branca (6 tháng 10 năm 1948 13 tháng năm 2018) là một nhà soạn nhạc và nhạc công guitar avant garde. Brance được biết đến với những cách sử dụng âm lượng, các cách lên dây thay thế, sự lập lại, droning, và harmonic series. Branca là một nhà thiết kế của các nhạc cụ thí nghiệm. Ông xây dựng một số nhạc cụ dây duy nhất cho tác phẩm của mình. Ông đã được nhận một giải Grants to Artists của Foundation for Contemporary Arts vào năm 2009. Branca bắt đầu chơi guitar khi 15. Ông từng tự làm ra một số băng tập hợp âm thanh để tiêu khiển. Sau khi theo học Đại học York năm 1966–1967, ông thành lập ban nhạc The Crystal Ship with Al Whiteside and Dave Speece vào mùa hè 1967. Đầu thập niên 1970, Branca học nghệ thuật sân khấu tại Đại học Emerson Boston. Năm 1973, ông chuyển từ Boston tới London cùng bạn gái khi đó là Meg English. Khi trở lại Boston năm 1974, ông gặp John Rehberger. đây, Brance bắt đầu thử nghiệp với âm thanh trong vai trò người sáng lập một nhóm nghệ thuật sân khấu thử nghiệm tên Bastard Theatre năm 1975. Trên gác xếp của Massachusetts Avenue, họ sáng tác và sản xuất một tác phẩm âm nhạc/sân khấu tên trong vòng hai tuần lể. Năm 1976, The Bastard Theatre làm ra sản phẩm thứ hai, tên What Actually Happened tại gác xếp của Central Square, Cambridge và sau đó tại The Boston Arts Group. Tất cả nhạc phẩm của Bastard Theatre đều được viết bởi Branca hoặc Rehberger và được biểu diễn bởi những nhạc công/diễn viên. #Lesson No. 1 (99 Records, 1980) #The Ascension (99 Records, 1981, Acute Records 2001, Fortissimo Records 2010) Activity of Resultant Masses, (Atavistic, 1981/2007) #Bad Smells from Who Are You Staring At? with John Giorno (GPS, 1982) #Chicago 82 Dip in the Lake (Crepuscule, 1983) #Giao hưởng số (Gloria) (Atavistic, 1983) #Giao hưởng số (Tonal Plexus) (ROIR, 1983) #The Belly of an Architect (Crepuscule, 1987) #Giao hưởng số (Devil Choirs at the Gates of Heaven) (Blast 1989) #Giao hưởng số (The Peak of the Sacred) (Atavistic, 1992) #The World Upside Down (Crepuscule, 1992) #The Mysteries (Giao hưởng số 10) (Blast 1994) #Les Honneurs Du Pied from Century XXI USA (various) (New Tone, 1994) #Giao hưởng số (l'eve future) (Point, 1995) from Just Another Asshole (various) (Atavistic, 1995) #Songs '77–'79 (Atavistic, 1996) #Giao hưởng số (Describing Planes of an Expanding Hypersphere) (Atavistic, 1999) #Empty Blue (In Between, 2000) #Movement Within from Renegade Heaven by Bang on Can (Cantaloupe, 2000) #The Mothman Prophecies Soundtrack (contributed 1-minute "Collage") (Lakeshore Records, 2002) #The Ascension: The Sequel (Systems Neutralizers, 2010) #Giao hưởng số (Graz) (Systems Neutralizers, 2011) *Branca, Glenn (November 1979). New York: Rhys Chatham. New York Rocker,'' 16. *Cole Gagne: "Glenn Branca", Grove Music Online, ed. L. Macy (Accessed ngày tháng năm 2006), (subscription access) *John Rockwell: "All American Music" (Knopf, 1983) *John Schaeffer: "New Sounds" (Harper and Row, 1987) *Tom Johnson: "The Voice Of New Music" (Het Apollohuis, 1989) *Cole Gagne: "Sonic Transports" (De Falco, 1990) *Cole Gagne: "Soundpieces II" (Scarecrow Press, 1992) *Alec Foege: "Confusion is Next" (St. Martins, 1994) *Geoff Smith và Nicola Walker: "New Voices" (Amadeus Press, 1995) *William Duckworth: "Talking Music" (Schirmer, 1995) *Bart Hopkin: "Musical Instrument Design" (See Sharp Press, 1996) *Kyle Gann: "American Music in The 20th Century" (Schirmer, 1997) *Bill Milkowski: "Rockers, Jazzbos and Visionaries" (Billboard Books, 1998) *Roni Sarig: "The Secret History Of Rock" (Billboard Books, 1998) *Bill Martin: "Avant Rock" (Open Court, 2002) Edited monologue about Branca's career as told to Alec Hanley Bemis GlennBranca.com EST Interview by and (c) Brian Duguid. Theoretical Girls by Paris Transatlantic magazine | Glenn Branca | Sinh năm 1948, Mất năm 2018, Nhạc sĩ Mỹ thế kỷ 20, Nhạc sĩ Mỹ thế kỷ 21, Nghệ sĩ guitar người Mỹ, Nam nhạc sĩ thế kỷ 20 |
Jannik Sinner đánh bại Alex de Minaur trong trận chung kết 4–2, 4–1, 4–2 để vô địch Next Generation ATP Finals 2019. Stefanos Tsitsipas là đương kim vô địch, nhưng rút lui vì tham dự ATP Finals 2019. Sinner trở thành tay vợt đặc cách người đầu tiên vô địch giải đấu. Next Generation ATP Finals 2019 là một giải giao hữu quần vợt nam diễn ra Milan, Ý, từ ngày đến ngày tháng 11 năm 2019. Đây là sự kiện kết thúc mùa giải cho những vận động viên quần vợt đơn từ 21 tuổi trở xuống ATP Tour 2019. Đây cũng là lần đầu tiên giải đấu diễn ra tại PalaLido Allianz Cloud, sau năm tại Fiera Milano. Vòng Tiền thưởng Vô địch bất bại $429,000 (+$24,000) Vô địch $250,000 quân $140,000 Bán kết $63,000 Mỗi trận thắng $33,000 Tham dự $56,000 Thay thế $16,000 Vào tháng 9, tại giải Mỹ Mở rộng, đương kim vô địch Stefanos Tsitsipas trở thành tay vợt đầu tiên vượt qua vòng loại. Vào tháng 10, anh thông báo rút lui vì tham dự ATP Finals 2019. Vào ngày 16 tháng 9, Jannik Sinner trở thành tay vợt đặc cách người Ý. Vào ngày tháng 10, Félix Auger-Aliassime trở thành tay vợt thứ vượt qua vòng loại. Vào ngày 16 tháng 10, Alex de Minaur lần thứ liên tiếp vượt qua vòng loại, trước đó là quân năm 2018. Giữa ngày 21 và ngày 23 tháng 10, Frances Tiafoe, Casper Ruud, Miomir Kecmanović và Ugo Humbert vượt qua vòng loại. Mikael Ymer sau đó vượt qua vòng loại sau khi Felix Auger-Aliassime rút lui vì chấn thương. Denis Shapovalov cũng rút lui vào ngày tháng 11, đồng nghĩa với việc Alejandro Davidovich Fokina vượt qua vòng loại. tay vợt hàng đầu trong ATP Race to Milan vượt qua vòng loại. Suất còn lại là tay vợt đặc cách người Ý, như năm trước. Tay vợt đủ điều kiện phải từ 21 trở xuống (sinh năm 1998 trở lên đối với 2019). Xếp hạng ATP Tay vợt Điểm Thay đổi† Tour Năm sinh 25 1998 18 1730 23 1999 19 1681 25 2000 28 1495 25 1999 46 26 1998 56 932 29 1998 63 931 23 1998 55 901 25 1999 73 20 1998 82 627 23 1999 Dặc cách 93 596 24 2001 Thay thế 95 585 24 1999 10 97 584 25 1999 11 393 17 2001 Jannik Sinner đánh bại Alex de Minaur, 4–2, 4–1, 4–2 Tiêu chí xếp hạng: 1) Số trận thắng; 2) Số trận; 3) Đối với tay vợt, kết quả đối đầu; 4) Đối với tay vợt, tỉ lệ set thắng, sau đó tỉ lệ game thắng, cuối cùng kết quả đối đầu; 5) Xếp hạng ATP 2019 | Dặc cách | ATP Tour 2019 Next Generation ATP Finals 2019, Giải đấu thể thao Milano, Milano thập niên 2010 Next Generation |
Kensett là một thành phố thuộc quận White, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 1648 người. *Dân số năm 2000: 1791 người. *Dân số năm 2010: 1648 người. American Finder | Kensett | Quận White, Arkansas |
'Satyrium là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được Sw. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1800. Tập tin:Satyrium membranaceum Sw (syn. Satyrium jacottetiae Kraenzl) 1359.jpg Tập tin:Satyrium membranaceum Curtis' 116 (Ser. no. 46) pl 7104 (1890).jpg Tập tin:Satyrium membranaceum Sw (syn. Satyrium jacottetiae Kraenzl) 1351.jpg Tập tin:Satyrium membranaceum Sw (syn. Satyrium jacottetiae Kraenzl) 1358.jpg | null | Satyrium (chi lan) |
là một loài dương xỉ trong họ Pteridaceae. Loài này được H.Quirk T.C.Chambers mô tả khoa học đầu tiên năm 1983. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Thể | null | Unresolved names |
Liebsdorf là một xã tỉnh Haut-Rhin trong vùng Grand Est đông bắc Pháp. Xã này có diện tích 4,22 km², dân số năm 1999 là 329 người. Khu vực này có độ cao 475 mét trên mực nước biển. *Thị trấn của tỉnh Haut-Rhin INSEE | Liebsdorf | Xã của Haut-Rhin |
Vận đơn hàng không (tiếng Anh: air waybill (AWB) hoặc air consignment note) là một chứng từ do hãng hàng không vận chuyển phát hành để xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng máy bay. Nó không phải là tiêu đề của hàng hóa. Vận đơn hàng không là vận đơn không thể chuyển nhượng. Vận đơn hàng không là một chứng từ rất quan trọng được phát hành trực tiếp bởi nhà cung cấp dịch vụ hoặc thông qua đại lý uỷ quyền. Nó là tài liệu chứng từ vận chuyển không thể chuyển nhượng bao gồm việc vận chuyển hàng hóa từ sân bay này đến sân bay khác. Mã vận đơn hàng không bao gồm 11 ký tự số có thể sử dụng để đặt cọc, kiểm tra tình trạng vận chuyển, và vị trí hiện tại của đơn hàng. Vận đơn hàng không thường được phát hành ít nhất bản với nhiều màu khác nhau. Ba bản đầu tiên được gọi là bản gốc. *Bản gốc số có màu xanh lá, dành cho người chuyên chở *Bản gốc số có màu hồng, dành cho người nhận hàng *Bản gốc số có màu xanh dương, dành cho người gửi hàng Sau bản gốc, các bản copy thường có màu trắng được đánh số thứ tự từ số 4. Những chức năng chính của vận đơn hàng không bao gồm: Hợp đồng vận chuyển: Đằng sau mỗi bản gốc của vận đơn hàng không đều có điều khoản hợp đồng của tài liệu vận chuyển. Chứng nhận việc nhận hàng hóa: Khi người gửi giao hàng để được chuyển tiếp, người đó sẽ nhận được biên lai. Biên lai là bằng chứng xác nhận hàng hóa đã được bàn giao trong tình trạng tốt cũng như hướng dẫn vận chuyển, cũng như văn bản chỉ thị chất chở hàng đã được chấp nhận. Sau khi hoàn thành, bản gốc của vận đơn hàng không được đưa cho người gửi như bằng chứng việc chấp nhận hàng hóa và hợp đồng vận chuyển. Hoá đơn thanh toán cước phí: vận đơn hàng không có thể được sử dụng như hoá đơn hoặc biên nhận cùng với tài liệu hỗ trợ vì nó có thể chỉ ra những khoảng phí mà người nhận phải trả, phí do đại lý hoặc vận chuyển. Bản gốc của vận đơn hàng không được sử dụng cho kế toán của nhà vận chuyển. Chứng từ bảo hiểm Khai hải quan: mặc dù cục hải quan yêu cầu nhiều loại chứng từ như hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa,... vận đơn hàng không cũng là bằng chứng về số lượng hàng hóa vận chuyển hoặc có thể cần để cho việc thông quan. Định dạng của vận đơn hàng không được thiết kế bởi IATA và có thể sử dụng cho vận chuyển nội địa và quốc tế. Có hai mẫu vận đơn là mẫu bao gồm logo hãng hàng không và vận đơn trung lập. Thông thường, hãng vận đơn hàng không được phân phối cho đại diện hàng hóa IATA của hãng hàng không IATA. Vận đơn hàng không hiển thị: *Tên nhà vận chuyển *Địa chỉ trụ sở chính *Logo *Mã vận đơn hàng không 11 chữ số Có thể hoàn tất thủ tục khai vận đơn hàng không qua hệ thống máy tính. Chương trình e-Air Waybill (e-AWB) và hiệp định đa phương e-AWB của IATA loại bỏ yêu cầu thủ tục cấp vận đơn hàng không bằng văn bản giấy và cho phép sử dụng tài liệu vận đơn hàng không điện tử. Mã số vận đơn bao gồm 11 chữ số và phần. *3 chữ số đầu tiên là tiền tố hãng hàng không *7 chữ số kế tiếp là số sê ri của mã vận đơn *Chữ số cuối cùng là số kiểm tra **Mã số kiểm tra được tính bằng cách lấy chữ số sê ri chia cho 7. Số dư còn lại chính là số kiểm tra. Ví dụ: số sê ri 8114074 chia cho được 1159153 dư 3. Để tính số dư cách dễ dàng hơn bạn có thể lấy số sê ri chia cho 7, sau đó trừ đi số nguyên của nó, ví dụ 8114074 chia 1159153 0.428571429; nhân kết quả với và bạn sẽ lấy được số kiểm tra bằng cách làm tròn lên hoặc xuống với số nguyên gần nhất. Lấy 0.428571429 3,000.... vì vậy số sê ri số kiểm tra là 81140743. Vé máy bay Vận đơn đường biển Hóa đơn bán hàng | Vận đơn hàng không | Vận tải hàng không, Cấu tạo máy bay, Luật hàng không |
Mario Lopez (sinh ngày 10 tháng 10 năm 1973 tại San Diego, Mỹ) là một nam diễn viên của Mỹ xuất hiện trong các chương trình truyền hình. Anh bắt đầu nổi tiếng từ chương trình hài kịch Saved by the Bell và là một ngôi sao của chương trình Dancing with the Stars. Anh cũng là người dẫn chương trình của nhiều cuộc thi sắc đẹp như Miss Teen USA, Miss America, Hoa hậu Hoàn vũ, American Best Dance Crew,Miss Universe 2020 Kids Incorporated (1984) (chương trình tivi) (1984-1986) The Golden Girls (1986) (chương trình tivi) Colors (1988) (phim) Saved by the Bell (1989) (chương trình tivi) Masters Of The Maze (1994-1996) (chương trình tivi) Season host Name Your Adventure (1993) (chương trình tivi) Killing Mr. Griffin (1997) (TV) Breaking the Surface: The Greg Louganis Story (1997) Miss Teen USA (1998) Pacific Blue (TV series)|Pacific Blue (1996) (chương trình tivi) (1998-2000) Big Brother Trouble (2000) (phim gia đình) Popular (2000) King Rikki (2002) Outta Time (2002) Pet Star (2002) (chương trình tivi) Eve (2003) (chương trình tivi) America's Most Talented Kid (2003) (chương trình tivi) Miss Teen USA (2003) The Bold and the Beautiful (2006) (chương trình tivi) Nip/Tuck (2006) (chương trình tivi) Dancing with the Stars (2006) (chương trình tivi) Mind of Mencia (2007) (TV series) phần tập George Lopez (2007) Eight Days Week (2007) Miss America (2007) Hoa hậu Hoàn vũ (2007) America Best Dance Crew'' Trang chủ của Mario Lopez | Mario Lopez | Sinh năm 1973, Nhân vật còn sống, Người San Diego, Người Mỹ gốc México, Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 20, Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 21, Nam diễn viên truyền hình Mỹ, Nam diễn viên lồng tiếng Mỹ, Nam diễn viên thiếu nhi Mỹ, Người dẫn chương trình truyền hình Mỹ |
Nenad Jovanović (; sinh ngày 12 tháng năm 1988) là một tiền vệ bóng đá Serbia, thi đấu cho Mačva Šabac. Nenad Jovanović stats at utakmica.rs | Nenad Jovanović | Sinh năm 1988, Nhân vật còn sống, Vận động viên Beograd, Cầu thủ bóng đá Serbia, Cầu thủ bóng đá FK BSK Borča, Cầu thủ bóng đá FK Mačva Šabac, Cầu thủ bóng đá FK Inđija, Cầu thủ bóng đá OFK Petrovac, Cầu thủ bóng đá FK Makedonija Gjorče Petrov, Cầu thủ bóng đá FK Napredok |
Cherokee là một thành phố thuộc quận Cherokee, tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 5253 người. Dân số qua các năm: Năm 2000: 5369 người. Năm 2010: 5253 người. American Finder | Cherokee | Quận Cherokee, Iowa |
Sân bay Zalingei là một sân bay thành phố Zalingei, Sudan. Vào ngày 11 tháng 11 năm 2010, một máy bay của Tarco Airlines bị rơi và bốc cháy Zalingei. Hai trong số 44 người trên máy bay đã thiệt mạng. Danh sách sân bay tại Sudan | Sân bay Zalingei | Sân bay Sudan |
Bảo vệ ông chủ (, là phim truyền hình Hàn Quốc hài lãng mạn được công chiếu vào năm 2011. Phim có sự tham gia diễn xuất của Choi Kang-hee, Ji Sung, Kim Jaejoong, Wang Ji-hye, và Park Yeong-gyu. Phim được phát sóng lần đầu trên SBS trong thời gian từ tháng đến 29 tháng năm 2011 vào mỗi 21h55' thứ Tư và thứ Năm hàng tuần. Trước đó, phim từng có một số nhan đề tạm là The Boss Has Changed () và The Last Secretary (). Cha Ji-heon (Ji Sung) là một thanh niên tính cách cực kỳ trẻ con. Anh làm việc không mấy chuyên tâm tại công ty DN Group do cha anh (Park Yeong-gyu) làm chủ. Ji-heon có truyền thống cạnh tranh trong công việc và tình cảm với người anh họ Cha Mu-won (Kim Jaejoong) một người chững chạc, chăm chỉ. Cả hai người đều có thời gian quan hệ tình cảm với Seo Na-yoon (Wang Ji-hye). Noh Eun-seol (Choi Kang-hee) là một cô gái đang cố tìm một công việc toàn thời gian. Sau khi ứng tuyển thành công vào DN Group, cô phát hiện ra Mu-won (người có mặt trong buổi phỏng vấn cô) là anh họ của Ji-heon. Cô quyết định cố gắng không bị sa thải khỏi công việc chuyên nghiệp đầu tiên này, vì thế cô cố gắng làm việc chăm chỉ và chịu đựng tính khí trẻ con của ông sếp Ji-heon. Theo thời gian, giữa hai người có sự tin tưởng và trở thành bạn bè. Cô giúp sếp vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông và chứng minh anh có khả năng trở thành người thừa kế tập đoàn. Mọi chuyện trở nên phức tạp khi cả Ji-heon và Mu-won cùng nảy sinh tình cảm với Eun-seol... Choi Kang-hee trong vai Noh Eun-seol Ji Sung trong vai Cha Ji-heon Kim Jaejoong trong vai Cha Mu-won Wang Ji-hye trong vai Seo Na-yoon Park Yeong-gyu trong vai Chairman Cha, cha Ji-heon Cha Hwa-yeon trong vai Shin Sook-hee, mẹ Mu-won Kim Young-ok trong vai Mrs. Song, bà của Ji-heon và Mu-won Ha Jae-sook trong vai Lee Myung-ran, bạn thân nhất của Eun-seol Jung Kyu-soo trong vai Noh Bong-man, cha Eun-seol Kim Hyung-bum trong vai Thư ký Kim Kim Ha-kyoon trong vai Thư ký Jang Kim Chung trong vai Hwang Kwan-jang Kim Seung-wook trong vai Park Sang-mu Lee Hee-jin trong vai Yang Ha-young Ahn Nae-sang (khách mời) Oh Hyun-kyung (khách mời) Yoon Gi-won (khách mời) Ngày (năm 2011) Tập số TNmS Ratings (%) Toàn quốc Thủ đô Seoul tháng 12,1% (hạng 6) 14,5% (hạng 4) tháng 13,4% (hạng 4) 16,3% (hạng 4) 10 tháng 15,3% (hạng 4) 18,3% (hạng nhất) 11 tháng 15,3% (hạng 3) 17.6% (hạng nhì) 17 tháng 15,7% (hạng 4) 19,2% (hạng nhất) 18 tháng 16,1% (hạng 4) 19,0% (hạng 3) 24 tháng 14,0% (hạng 4) 17,8% (hạng 3) 25 tháng 15.6% (hạng 4) 18,7% (hạng 3) 31 tháng 14,0% (hạng 4) 17,2% (hạng 4) tháng 10 14,5% (hạng 4) 17,5% (hạng 3) tháng 11 13,2% (hạng 5) 15,5% (hạng 5) tháng 12 13,4% (hạng 5) 16,2% (hạng 4) 14 tháng 13 13,9% (hạng 4) 18,1% (hạng 4) 15 tháng 14 13,3% (hạng 5) 15,8% (hạng 5) 21 tháng 15 13,5% (hạng 6) 16,9% (hạng 4) 22 tháng 16 12,9% (hạng 8) 15,4% (hạng 5) 28 tháng 17 14,1% (hạng 4) 17,1% (hạng 4) 29 tháng 18 14.6% (hạng 4) 18,1% (hạng 4) Bình quân 14,1% 17,2% Nguồn: TNmS Media Korea ;Danh sách nhạc nền "우리 그냥 사랑하게 해주세요" ("Please Let Us Love") Pink "잘 알지도 못하면서" Lyn "지켜줄게" ("I'll Protect You") Kim Jaejoong "묻는다 엠스트리트" M.Street "그대만 보여요" ("I Can Only See You") Yewon của nhóm Jewelry và Hwang Kwanghee của nhóm ZE:A "슬픈 노래는" ("Sad Song") Heo Young-saeng "너 때문에" Hyu Woo "이제야 알겠어" ("Now We Know Why") Son Hyun-woo "우리 그냥 사랑하게 해주세요" (nhạc không lời) "잘 알지도 못하면서" (nhạc không lời) "지켜줄게" (nhạc không lời) "묻는다" (nhạc không lời) "그대만 보여요" (nhạc không lời) "슬픈 노래는" (nhạc không lời) "너 때문에" (nhạc không lời) "이제야 알겠어" (nhạc không lời) ;SBS Drama Awards năm 2011 Top Excellence Award, Actress in Drama Special Choi Kang-hee Top Excellence Award, Actor in Drama Special Ji Sung Best Supporting Actor in Drama Special Park Yeong-gyu Netizen Popularity Award, Actress Choi Kang-hee Best Couple Award Ji Sung và Choi Kang-hee Lifetime Achievement Award Kim Young-ok Top 10 Stars Choi Kang-hee Top 10 Stars Ji Sung New Star Award Wang Ji-hye New Star Award Kim Jaejoong Đại diện xuất khẩu phim của SBS cho hay các nhà nhập phim từ nhiều nước châu như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines thực sự quan tâm đến phim Bảo vệ ông chủ. Phim này rất phổ biến Nhật Bản và được phát trên nhiều kênh, bao gồm: kênh truyền hình vệ tinh trả tiền KNTV, DATV, KBS Japan, BS Japan TV và TBS. Tại Việt Nam, phim Bảo vệ ông chủ được phát sóng lần đầu trên kênh VTC9 từ ngày tháng năm 2012 vào mỗi 19h30' các ngày trong tuần. Tiếp theo phim được TVM Corp. mua bản quyền và phát sóng trên kênh HTV3. Phim được làm lại Ukraina với nhan đề Спасти Босса (tạm dịch là "Bảo vệ ông chủ"). Phim này được phát trên kênh Kanal Ukraina vào năm 2012. Website chính thức của phim | ''Bảo vệ ông chủ | Phim truyền hình Hàn Quốc ra mắt năm 2011, Chương trình truyền hình tiếng Triều Tiên, Phim truyền hình hài lãng mạn, Phim truyền hình SBS, Hàn Quốc |
Kham (tiếng Lào: ເມືອງຄຳ), tiếng Việt còn gọi là Khâm hay Mường Khăm, là một muang (huyện) của tỉnh Xiengkhuang, Lào. Huyện Kham nằm phía Bắc tỉnh, mặt phía Bắc giáp huyện Huameuang tỉnh Huaphanh. Các mặt còn lại giáp các huyện cùng tỉnh: phía Tây giáp huyện Phou Kout, phía Nam giáp huyện Khoune, phía Đông giáp huyện Nong Het. Thể | Kham | Huyện thị Lào, Huyện biên giới Lào với Việt Nam |
Đặng Thanh Ngân (sinh ngày tháng năm 1999) là một hậu, người mẫu người Việt Nam. Cô từng đạt được thành tích hậu Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2017. Cô được chỉ định làm đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2023. Đặng Thanh Ngân sinh ngày tháng năm 1999 tại Sóc Trăng, cô từng theo học tại trường Đại học Cần Thơ nhưng cô đã tạm gác lại. Ngoài ra, cô từng tham gia khóa đào tạo diễn viên sân khấu chuyên nghiệp tại sân khấu kịch Hồng Vân. Cô từng đăng quang danh vị Hoa khôi Sinh viên Thanh lịch TP Cần Thơ 2017. Thanh Ngân lần đầu tham gia cuộc thi sắc đẹp vào năm 2017 với cuộc thi Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2017. Vào đêm chung kết cô đã đăng quang với vị trí hậu 2. Cô từng đoạt giải Ngôi sao danh vọng Leading Star 2018. Với đam mê học kịch, cô đã tham gia vào một khóa đào tạo diễn viên sân khấu chuyên nghiệp tại sân khấu kịch Hồng Vân. Năm 2022, cô đã có cho mình vai diễn kịch đầu tiên. Năm 2023, cô được thông báo bổ nhiệm thành đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Siêu quốc gia được tổ chức tại Ba Lan vào ngày 14 tháng năm 2023. hậu Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2017 Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2023 (chỉ định) Tham dự Hoa hậu Siêu quốc gia 2023 cùng các giải phụ: ** Top Miss Supra Influencer | Đặng Thanh Ngân | Nhân vật còn sống, Nữ người mẫu Việt Nam, Người Sóc Trăng, Sinh năm 1999, Phụ nữ Việt Nam thế kỷ 21, Hoa hậu Việt Nam |
Henry của Anh (tiếng Anh: Henry of England; tháng năm 1268 14 tháng 10 năm 1274 tại Merton, Surrey) là người con thứ năm và là con trai thứ hai của Edward của Anh với người vợ đầu tiên là Leonor của Castilla. Henry được sinh ra Lâu đài Windsor dưới thời trị vì của ông nội là Henry III của Anh. Vào ngày tháng năm 1271, John, anh trai của Henry, qua đời dưới sự giám hộ của ông chú bên nội là Richard của Cornwall. Cái chết của John khiến Henry trở thành người con còn sống lớn nhất của Edward và là người thừa kế thứ hai của ngai vàng nước Anh. Ngày 16 tháng 11 năm 1272, Henry III qua đời và cha của Henry là Edward trở thành Quốc vương nước Anh với tên hiệu là Edward I. Henry do đó cũng trở thành người thừa kế ấn định của cha. Năm 1273, Henry được hứa hôn với Joana của Navarra. Khi Henry hấp hối tại Guildford vào năm 1274, cả cha mẹ của Henry đều đang Luân Đôn và không đi gặp con trai mà chỉ có bà nội Henry là Éléonore xứ Provence chăm sóc. Vị Vương thái hậu do đó còn gần gũi với Henry hơn cả cha mẹ và càng có thể an ủi Henry trong lúc ốm đau. Có lẽ vì Henry vẫn luôn ốm yếu nên mức độ nghiêm trọng của căn bệnh không được nhìn nhận đúng mức cho đến khi đã qua muộn để cha mẹ Henry cha mẹ anh ấy đến được với con trai. Henry qua đời vào ngày 14 tháng 10 năm 1274 và được chôn cất tại Tu viện Westminster. | Henry của Anh | Vương tử Anh, Vương tộc Plantagenet, Vương tử, Chôn cất tại tu viện Westminster, Người thừa kế chưa bao giờ lên ngôi, Người Anh thế kỷ 13, Mất năm 1274, Sinh năm 1268 |
Chỉ Đạo là một xã thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Xã Chỉ Đạo nằm trung tâm huyện Văn Lâm, có vị trí địa lý: *Phía đông giáp xã Đại Đồng *Phía tây giáp xã Lạc Đạo *Phía nam giáp xã Minh Hải *Phía bắc giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Xã Chỉ Đạo có diện tích 6,02 km², dân số năm 2020 là 8.656 người, mật độ dân số đạt 1.473 người/km². Xã Chỉ Đạo được chia thành thôn: Nghĩa Lộ (làng Nghĩa), Đông Mai (làng Hè), Trịnh Xá (làng Trịnh), Cát Lư (làng Cát gồm Cát Lớn và Cát Con). Trong quy hoạch xã Chỉ Đạo là đô thị loại thuộc khu vực đô thị trung tâm huyện Văn Lâm. Thời Phong kiến độc lập xã Chỉ Đạo thuộc huyện Tế Giang, Phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc. Từ năm 1890, toàn quyền Đông Dương thành lập đạo Bãi Sậy xã Chỉ Đạo thuộc huyện Văn Lâm. năm 1891 khi thành lập tỉnh Hưng Yên, xã Chỉ Đạo thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Giai đoạn từ năm 1968- 1979 khi tỉnh Hưng Yên sáp nhập với tỉnh Hải Dương thì xã Chỉ Đạo thuộc huyện Văn Mỹ, tỉnh Hải Hưng. Giai đoạn từ năm 1979 -1996 khi hợp nhất hai huyện Văn Mỹ và Văn Yên thành huyện Mỹ Văn thì xã Chỉ Đạo thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng. Ngày 1/1/1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập khi đó xã Chỉ Đạo thuộc huyện Mỹ Văn tỉnh Hưng Yên. 439x439px Ngày 24 tháng năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc chia huyện Mỹ Văn thành huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm và Yên Mỹ. Xã Chỉ Đạo trở về trực thuộc huyện Văn Lâm như khi mới thành lập. Xã Chỉ Đạo ngoài sản xuất nông nghiệp như trồng lúa hai vụ, trồng rau màu vụ đông, chăn nuôi lợn, gia cầm thì xã còn có thêm một số làng nghề, nghề thủ công, nghề phụ lúc nông nhàn. làng Đông Mai có nghề tái chế chì, bình ắc quy. Tuy nhiên nghề này rất độc hại và gây nhiễm môi trường rất lớn. Làng Cát một số hộ có nghề làm mũ cối. Những lúc nông nhàn một số hộ có nghề đi gom lẻ phế liệu. Với lợi thế liền kề khu công nghiệp Phố Nối nên lao động tại các công ty, doanh nghiệp cũng khá thuận lợi, dễ dàng. Hiện trên địa bàn xã Chỉ Đạo có hàng chục doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp, Bên cạnh đó xã có khoảng 50ha đất nằm trong quy hoạch mở rộng của KCN Phố Nối phân khu tạo việc làm cho hàng ngàn lao động và đóng góp ngân sách cho địa phương. Hiện tại xã Chỉ Đạo đã và đang triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao dự kiến hoàn thành năm 2023, Trên địa bàn xã trụ sở UBND và Nhà văn hóa trung tâm xã đã được xây dựng mới ngoài ra các điểm trường từ mầm non đến THCS đều đã đạt trường chuẩn Quốc gia, các thôn đều có Nhà văn hóa khang trang và nơi chôn rác thải tập trung, hệ thống cấp điện cấp nước sạch, giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp. Trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục triển khai cải tạo chỉnh trang trụ sở công an xã và xây mới trạm tế để phục vụ tốt hơn cho người dân góp phần nâng cao tiêu chí hoàn thành xã NTM kiểu mẫu và chuyển dần sang xây dựng đô thị văn minh. Hưng Yên, trong làng nghề đúc đồng tạo nên làng Ngũ Xã (Hà Nội) là Châu Mỹ, Lộng Thượng (xã Đại Đồng) và Đông Mai (xã Chỉ Đạo) thuộc huyện Văn Lâm đều thờ ông thánh tổ Nguyễn Minh Không với tư cách tổ nghề đúc đồng của các làng nghề này. Từ cách đây gần ba mươi năm, nhiều người dân xã này đã bắt đầu xây dựng những cơ sở tái chế chì nhỏ lẻ để mưu sinh. Theo những người dân sinh sống đây những cơ sở tái chế này là nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc nhiễm môi trường hiện tại (2014). Nó đưa tới những hiện tượng bất thường như con số đông người chết vì bệnh ung thư chỉ trong một thời gian ngắn. Xã Chỉ Đạo có Đình Trịnh Xá và Đình Cát Lư là các di tích lịch sử văn hóa lâu đời, thờ các vị tướng nhà Đinh có công dẹp loạn 12 sứ quân. Bốn vị thành hoàng làng là các tướng nhà Đinh gồm Lý Đài Công, Đặng Mộ Nương, Lý Trâu Công, Lý Quốc Công. Tư liệu Hán Nôm tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và câu đối, văn bia hoành phi địa phương khẳng định: Các vị bản cảnh thành hoàng có công lao lớn với vua, với dân, xứng với các chữ: “Sống là trung thần, hóa là linh thần”, danh thơm trường tồn cùng sông núi, đạo đức sáng cùng mặt trăng, mặt trời. Thần tích kể, thời 12 sứ quân có gia đình ông Lý Miên, vợ là Nguyễn Thị Nhân tiên tổ bản quán Long Hưng, Thái Bình; mấy đời trước gia đình họ Lý lánh nạn đến trang Xuân Phao, Văn Ổ, thuộc xã Lộng Đình, tổng Đại Từ, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc. Ông bà làm thuốc chữa bệnh cứu người. Cùng khi ấy có nhà họ Đặng thôn Cự Đình, xã Lộng Đình tuổi cao mà chưa sinh nở. Hai gia đình thành tâm đến chùa Tháp Cục Thiền của làng lễ Phật cầu tự. Cảm nghĩa, trời cho người của thiên đình đầu thai vào hai gia đình họ Lý, họ Đặng. Giờ Dần ngày mồng tháng năm Giáp Thìn, hai nhà cùng sinh con. Nhà họ Lý sinh con trai, hình hài uy nghi, đặt tên là Lý Đài. Nhà họ Đặng sinh con gái, mặt sáng như gương, mắt đẹp như sao trời, đặt tên là Đặng Mộ. Đến năm Bính Ngọ, giờ Dần, ngày tháng 3, bà Nhân sinh tiếp hai con trai, mặt vuông, tai lớn đặt tên là Lý Trâu và Lý Quốc. Hai người đều có năng khiếu về văn, võ. Ba anh em theo thầy học kinh sách hơn 10 năm. Đài Công và Mộ Nương đến tuổi trưởng thành được cha mẹ hai nhà cho kết duyên chồng vợ. Khi cha mẹ qua đời, Đài Công và hai em được bố mẹ Mộ Nương đón về nuôi dưỡng che chở. Được năm thì có loạn 12 sứ quân. Đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân là Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh đã sai Đại tướng quân Nguyễn Bặc về đạo Tế Giang tìm địa điểm quân sự. Nghe tin Nguyễn Bặc nghỉ làng, ba anh em Đài Công mang hơn 30 nghĩa binh là dân các thôn Lộng Đình, Trình Xá, Cát Lư do mình tuyển chọn đến xin làm gia thần. Ba anh em đem binh mã theo Nguyễn Bặc về Hoa Lư. Đinh Bộ Lĩnh thử tài, biết các ông là người tài năng, mưu lược xuất chúng liền giao chức vụ Chưởng lĩnh tả đạo binh giới kiêm Tham tán mưu sự, sai ba ông chỉ huy hùng binh thủy bộ diệt trừ các sứ quân. Đất nước trở lại thái bình. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế mở yến tiệc, phong thưởng cho bề tôi. Đài Công làm Thái bảo tiền quân, Châu Công làm Thái bảo trung quân, Quốc Công làm Thái bộc hậu quân; thưởng kim tiền, gấm vóc hơn 50 cân, cho về quê vinh qui bái tổ. Ba ông về quê lễ bái cung lăng, chùa miếu, tiên tổ, cha mẹ. Sau đó, Vua vời về triều giao chức Trưởng ấn Thái tể (Binh Bộ Thượng thư), chức Thái bộc (Lại Bộ Thượng thư); giao Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân. Sau tháng thì xảy ra vụ án Đỗ Thích giết vua. Ngay hôm đó, ba ông cùng Nguyễn Bặc chỉ huy quân vây bắt và chém Đỗ Thích, lập con thứ là Đinh Toàn lên ngôi. Sau vị vua này bị Lê Hoàn phế, gọi là Phế Đế. Ba ông cáo bệnh xin về quê chữa bệnh, trong lòng vẫn oán giận Lê Hoàn tư thông với Hoàng hậu, lấn át ngôi vương. Ba ông hưởng ứng hai bậc lão thần là Nguyễn Bặc, Đinh Điền đem năm ngàn quân chia làm đạo thủy bộ tiến về kinh sư diệt Lê Hoàn. Các ông thúc quân đại chiến với Lê Hoàn hơn 10 trận, biết không thắng được liền dẫn quân về quê, đóng trong chùa thôn Xuân Phao, Văn Ổ. Sau các ông lại cho nghĩa binh các thôn xã về quê, động viên, ban thưởng quân tướng, phủ dụ nhân dân. Quân Lê Hoàn đến vây chùa. Ba ông biết không địch nổi, bèn cưỡi tuấn mã, cầm kiếm phá vòng vây chạy thẳng đến sông Tiểu Giang, tức là Cầu Châu thuộc địa phận thôn Văn Ổ, xã Lộng Đình. Sông rộng, lại không có cầu nên ngựa chùn chân. Quân Lê Hoàn đuổi đến vây bốn mặt, ba ông hóa ngay khu đất bên sông. Phu nhân hay tin chồng đã hóa bèn rút gươm tự vẫn. Lê Hoàn truyền lệnh cho dân chúng ngay hôm ấy đắp mộ, làm lễ an táng ba ông và Đặng Mộ Nương Văn theo nghi thức thiên tử; ban vàng, lụa, gấm vóc, lập đền miếu thờ cúng. Dân làng Xuân Phao, Văn lập đền thờ lăng mộ an táng. Bảy trang của Lộng Đình cùng Trình Xá, Cát Lư được phụng thờ đền nơi lăng mộ. Đình, miếu thờ bốn vị thành hoàng làng các thôn thời Tiền Lê thuộc tổng Đại Từ, huyện Văn Lâm, nay là các thôn Văn Ổ, xã Đại Đồng, thôn Trịnh Xá (xưa là Trình Xá), thôn Cát Lư (Cát Con) xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Di tích còn lưu giữ nhiều cổ vật như bia đá, kiệu rước 24 người khiêng, bản thần tích chép công trạng bốn vị thành hoàng làng, những câu đối hoành phi lưu truyền tự cổ. Chỉ Đạo là một xã giáp ranh với huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), cách trung tâm thành phố Hà Nội 23 km. Điểm đầu Km0+00 giao với QL.5 thuộc địa phận thị trấn Như Quỳnh huyện Văn Lâm, điểm cuối Km17+200 thuộc địa phận xã Lương Tài huyện Văn Lâm. Tuyến đường đi qua xã Chỉ Đạo dài khoảng 2,7km. Điểm đầu Km0+00 cầu Gáy giáp Bắc Ninh, tuyến đi theo đường cũ đến ngã cầu Treo, tuyến đi trùng với QL.39 đến Km7+450 thuộc xã Trung Hưng huyện Yên Mỹ; điểm cuối Km17+330 (Km10+780 QL.39) thuộc xã Dân Tiến huyện Khoái Châu. Tuyến đi qua các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu. Chiều dài tuyến đường 17,33km, đoạn đi qua xã Chỉ Đạo dài khoảng 1,8km. = điểm đầu giao ĐT385 tại km6+400 điểm cuối tiếp giáp tỉnh Bắc Ninh đoạn qua xã Chỉ Đạo dài 1,42km được quy hoạch nâng cấp thành đường tỉnh 381C. = điểm đầu giao ĐT380 tại km3+370 điểm cuối giao với đường tỉnh Hà Nội Hưng Yên kéo dài trên địa phận xã Đại Đồng, đoạn đi qua xã Chỉ Đạo dài khoảng 1,6km. = điểm đầu tại thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh điểm cuối giao ĐT385 tại km15+650 trên địa phận xã Lương Tài đoạn đi qua xã Chỉ Đạo dài khoảng 3km đã có quy hoạch xây dựng và cải tạo thành một trong những trục chính của khu vực đô thị trung tâm huyện Văn Lâm. = điểm đầu giao với QL5 tại Km12+200 thị trấn Như Quỳnh điểm cuối giao với ĐT385 tại Km6+800 thôn Cát Lư, xã Chỉ Đạo, đoạn đi qua xã Chỉ Đạo dài 650m. = tuyến chạy song song với đường tỉnh 385 đoạn qua xã Chỉ Đạo dài khoảng 2,7km đang giải phóng mặt bằng. = = | Chỉ Đạo | Làng ung thư |
Đa thê là hình thức phổ biến nhất và hình thức được chấp nhận nhiều nhất của chế độ đa phu thê, là hôn nhân giữa một người đàn ông với nhiều phụ nữ. Đa phu là một hình thức khác của đa phu thê, trong đó phụ nữ có hai hay nhiều chồng. Hầu hết các quốc gia cho phép đa thê là các quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo. một số quốc gia nơi chế độ đa phu thê là bất hợp pháp nhưng đa thê vẫn là một chuẩn mực văn hóa, và đôi khi ngay cả những quốc gia mà chế độ đa thê là hợp pháp, đôi khi đàn ông có một hoặc nhiều tình nhân. Tình trạng của một tình nhân không giống như của một người vợ, và bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra từ các mối quan hệ như vậy hầu như được coi là bất hợp pháp và phải chịu các bất lợi về mặt pháp lý. Tỷ lệ ngoại tình và mại dâm cao hơn tồn tại những khu vực mà hôn nhân đầu tiên trong một xã hội đa thê thực tế bị nam giới trì hoãn. Ngày nay, đa thê phổ biến châu Phi hơn bất kỳ lục địa nào khác. Một số học giả coi tác động của buôn bán nô lệ đối với tỷ lệ giới tính nam-nữ là một yếu tố chính trong sự xuất hiện và củng cố các tập quán đa thê các khu vực châu Phi. Nói chung các khu vực nông thôn với dân số ngày càng tăng, tỷ lệ đa thê càng cao, nam giới ngày càng chậm trễ bước vào cuộc hôn nhân đầu tiên. Tỷ lệ đa thê trung bình càng cao, yếu tố của chế độ người già làm chủ và phân tầng xã hội càng lớn. Trong suốt vành đai đa thê châu Phi trải dài từ Sénégal phía tây đến Tanzania phía đông, có đến một phần ba đến một nửa số phụ nữ đã kết hôn đa thê, và đa thê được tìm thấy đặc biệt Tây Phi. Trong lịch sử, đa thê được chấp nhận một phần trong xã hội Do Thái cổ đại, Trung Quốc cổ đại và trong các nền văn hóa truyền thống của người Mỹ bản địa, châu Phi và Polynesia. tiểu lục địa Ấn Độ, đa thê đã được thực hành trong thời cổ đại. Đa thê được chấp nhận Hy Lạp cổ đại, cho đến khi đế chế La Mã và Giáo hội Công giáo La Mã thay thế. Bắc Mỹ, đa thê được một số giáo phái Mặc Môn áp dụng, chẳng hạn như Nhà thờ Cơ bản của Jesus Christ các Thánh ngày sau (Nhà thờ FLDS). | Đa thê | Dị tính luyến ái, Hôn nhân, Nhân loại học |
Tập perennis'' là một loài thực vật bản địa phía Tây Bắc Mỹ Thực vật bản địa là các loài thực vật đặc hữu hay phát triển tự nhiên một khu vực hoặc hệ sinh thái nhất định trong một khoảng thời gian địa chất nào đó. Khái niệm này cũng bao gồm các loài thực vật đã từng phát triển, xuất hiện một cách tự nhiên hoặc đã tồn tại trong nhiều năm tại một khu vực (như cây, hoa, cỏ, và các loài thực vật khác). Bắc Mỹ, một loài thực vật thường được coi là bản địa nếu nó từng xuất hiện trước thời kỳ thuộc địa hóa. Một số loài thực vật bản địa đã thích nghi đối với các môi trường không bình thường, trong phạm vi nhỏ hoặc các điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt hay các điều kiện đất hiếm gặp. Mặc dù cũng có một số kiểu thực vật vì những lý do trên nên nó chỉ tồn tại trong một dải phân bố rất hẹp (đặc hữu), những loài các có thể sống trong các khu vực đa dạng hơn hoặc thích nghi với những điều kiện xung quanh khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy rằng côn trùng phụ thuộc vào các loài thực vật bản địa. Bản địa | Thực vật bản địa | |
"Mặt đường khát vọng" là một bài trường ca của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971. Gồm có chương. Trường ca "Mặt đường khát vọng" được tác giả Nguyễn Khoa Điềm sáng tác chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Tác phẩm được tạo ra nhằm mục đích thuyết phục thanh niên vùng đô thị chính quyền Việt Nam đứng lên chống chính quyền và chống sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam. Thanh Tùng của báo Tiền Phong nhận định: "Trong 'Mặt đường khát vọng' ... với lối viết rất riêng, không đao to búa lớn, và không bắt đầu từ những anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... tác giả thủ thỉ kể về mình và về người bạn gái đang dấn thân trong cuộc đấu tranh, về những con người rất bình dị nhưng đều có những cống hiến cho đất nước với thái độ vô cùng yêu thương, trân trọng ... Nguyễn Khoa Điềm đã có cái nhìn khác về đất nước và nhân dân với cách thể hiện cũng rất riêng của mình ... Đó là sự tìm tòi, là cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước thời điểm ấy, thời hoa lửa". Hiền Thảo của báo Tổ Quốc cho rằng: "Cách định nghĩa đất nước của Nguyễn Khoa Điềm rất thơ và khúc chiết, không chung chung trừu tượng mà khá cụ thể. Quan niệm đó, vừa có tính kế thừa, vừa phát triển mang nghĩa triết lí rộng lớn ... thể hiện chiều sâu, bề rộng văn hoá, những trải nghiệm, suy tưởng riêng và xúc động mãnh liệt, chân thành của Nguyễn Khoa Điềm. Một đoạn thơ trong trường ca được đưa vào đề kiểm tra môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020. Trước đó một số trích đoạn khác đã từng được đưa vào các đề thi đại học năm 2013 thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017. | Mặt đường khát vọng | |
(6059) 1979 TA là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Zdeňka Vávrová Đài thiên văn Kleť gần České Budějovice, Cộng hòa Séc, ngày 11 tháng 10 năm 1979. *Danh sách các tiểu hành tinh: 6001–7000 JPL Small-Body Database Browser | (6059) 1979 TA | Được phát hiện bởi Zdeňka Vávrová |
Christina Rossetti Christina Georgina Rossetti (5 tháng 12 năm 1830 29 tháng 12 năm 1894) là nữ nhà thơ Anh gốc Ý, tác giả của những bài thơ lãng mạn, trữ tình mang đậm chất tôn giáo. Trường ca Chợ Goblin và những bài thơ khác (Goblin Market and Other Poems), bài thơ tình Nhớ (Remember), Nào có ai thấy gió? (Who Has Seen the Wind?) là những tác phẩm nổi tiếng có sự ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa đại chúng. Christina Rossetti sinh London, là con út trong một gia đình có bốn người con. Cả ba người anh, chị của Christina đều là những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, họa sĩ nổi tiếng của nước Anh: Dante Gabriel Rossetti, William Michael Rossetti, và Maria Francesca Rossetti. Bố của họ là nhà thơ nhà phê bình, học giả người Ý, Gabriele Pasquale Giuseppe Rossetti di cư sang Anh năm 1824. Christina Rossetti biết làm thơ từ năm 12 tuổi. Ngoài thơ trữ tình, lãng mạn bà còn làm thơ cho thiếu nhi và viết truyện. Nhiều tác phẩm của Christina được minh họa bằng những bức tranh của họa sĩ nổi tiếng, anh trai Dante Gabriel Rossetti. Christina Rossetti mất vì bệnh ung thư ngày 29 tháng 12 năm 1894 và được mai táng tại nghĩa trang Highgate rất nổi tiếng London. Đầu thế kỷ XX với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện đại, người đời hầu như lãng quên thơ của bà và đến thập kỷ 70, thế kỷ XX, sự nổi tiếng của thơ bà mới quay trở lại. Hiện tại, các nhà phê bình văn học gọi Christina Rossetti là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Anh thời đại Victoria. Thơ tình của Christina nói nhiều đến sự phù du của những khoái lạc tình yêu, về sức mạnh của tình yêu và sự thiếu hoàn hảo của nó, cuộc đời là sự hướng tới những đỉnh cao của tinh thần còn cái chết là sự tĩnh lặng, là sự biến dạng và hợp nhất với cái Vĩnh hằng. Thơ của bà giàu hình tượng và có một vẻ tự nhiên của ngôn ngữ thơ ca. Mặc dù chưa có nhiều bản dịch nhưng một số bài thơ hay và nổi tiếng, có sự ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa đại chúng của Christina Rossetti đã được dịch ra tiếng Việt. Tập cuốn Goblin Market and Other Poems (1862), do anh trai Dante Gabriel Rossetti vẽ Tập tin:Christina Rossetti chân dung của Christina Rossetti, bởi anh trai cô, Dante Gabriel Rossetti *Goblin Market and Other Poems (1862) *The Prince's Progress and Other Poems (1866) *Commonplace (1870) *Sing-Song: Nursery Rhyme Book (1872, 1893)4 *In the Bleak Midwinter (1872) *A Pageant and Other Poems (1881) *Verses (1893) *New Poems (1895) *Up-Hill (1887) *Mona Innominata: Sonnets and Songs (1899)5 *Aloof *Symbols6 *Cousin Kate (1879) *In an Artist's Studio (1896) *A Birthday (1861) *Remember The Milking-Maid (Người giúp việc vắt sữa) The year stood at its equinox, And bluff the North was blowing. bleat of lambs came from the flocks, Green hardy things were growing. met maid with shining locks, Where milky kine were lowing. She wore kerchief on her neck, Her bare arm showed its dimple. Her apron spread without speck, Her air was frank and simple. She milked into wooden pail, And sang country ditty An innocent fond lovers' tale, That was not wise nor witty. She kept in time without beat, As true as church-bell ringers, Unless she tapped time with her feet, Or squeezed it with her fingers. stood minute out of sight, Stood silent for minute, To eye the pail, and creamy white The frothing milk within it. To eye the comely milking maid, Herself so fresh and creamy. “Good day to you!” at last said, She turned her head to see me. “Good day!” she said with lifted head, Her eyes looked soft and dreamy. And all the while she milked and milked The grave cow heavy-laden. I've seen grand ladies, plumed and silked, But not sweeter maiden. But not sweeter fresher maid Than this in homely cotton, Whose pleasant face and silky braid have not yet forgotten. Perhaps my rose is overblown, Not rosy or too rosy. Perhaps in farmhouse of her own Some husband keeps her cosy. Where should show face unknown? Good bye, my wayside posy! (Từ bài thơ "The Milking-Maid" ("Người giúp việc vắt sữa") của Christina Georgina Rossetti) Poems by Christina Rossetti and biography at Christina Rossetti's Grave Literary Encyclopedia Biography Christina Rossetti German site with collection of poems Christina Rossetti Biography and Poems Christina Rossetti at Victorian Web Poetry Archive: 134 poems of Christina Georgina Rossetti Echo- audio poem Christina Rossetti category at Guide to the Christina Georgina Rossetti Collection collection guide to Rossetti materials housed at the Bryn Mawr College Library Audio: Robert Pinsky reads "Song" by Christina Rossetti (via | Christina Georgina Rossetti | Nhà thơ Anh, Nhà thơ nữ, Người Luân Đôn, Mất năm 1894 |
'Athyrium là một loài dương xỉ trong họ Athyriaceae. Loài này được Christ mô tả khoa học đầu tiên năm 1912. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. | null | Athyrium, Unresolved names |
Núi Bromo (), là một núi lửa đang hoạt động, và một phần của dãy núi Tengger, Đông Java, Indonesia. Với độ cao 2.329 mét (7.641 ft) nó không phải là đỉnh cao nhất của dãy núi, nhưng là núi được biết đến nhiều nhất. Khu vực khối núi là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất Đông Java, Indonesia. Ngọn núi lửa thuộc vườn quốc gia Bromo Tengger Semeru. Tên của Bromo bắt nguồn từ phát âm tiếng Java Brahma, đấng sáng tạo thần Hindu. Người lao động địa phương thu thập lưu huỳnh từ bên trong miệng núi lửa. | Núi Bromo | Núi Indonesia |
Tưởng Thư (; ?), không rõ tên tự, là tướng lĩnh nhà Quý Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Không rõ quê quán, hành trạng ban đầu của Tưởng Thư. Tưởng Thư quan đến chức Vũ Hưng đốc, bởi vì không xứng với chức vụ mà bị giải chức, được điều đến hỗ trợ Phó Thiêm đóng giữ ải Dương Bình. Thư vì thế mà oán hận. Năm 263, quân Ngụy xâm phạm, Tưởng Thư bàn với Phó Thiêm rằng: Nay quân địch xâm phạm, mà đóng chặt cửa thành cố thủ, không phải là cách làm tốt vậy. Thiêm đáp: Tuân lệnh giữ thành, bảo vệ được là lập công, giờ trái lệnh xuất chiến, nếu chẳng may thất bại, là chết vô ích. Thư lại nói: Ngài xem việc bảo vệ thành trì là công lao, ta đem việc đánh bại kẻ địch là công lao, mỗi người một chí. Tưởng Thư dẫn quân ra khỏi thành, Phó Thiêm điều quân sau. Thư đến Âm Bình, đầu hàng Hồ Liệt. Liệt thừa cơ đánh úp thành trì, Thiêm cố gắng chém giết, chết trong loạn quân. Sách Thục ký ghi lại Tưởng Thư mở cửa thành đầu hàng, có khác biệt với Hán Tấn xuân thu. Không rõ kết cục của Tưởng Thư ra sao. Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Tưởng Thư xuất hiện hồi 112, cùng Phó Thiêm là mãnh tướng đất Xuyên được Khương Duy đề bạt. Khương Duy xuất quân Kỳ Sơn, lấy Thiêm, Thư làm hữu quân, gần thắng thì phải rút. Hai năm sau, Duy lần nữa đánh Kỳ Sơn, cho Tưởng Thư dẫn quân ra Tà Cốc, cùng các tướng mai phục đánh bại Đặng Ngải. Khương Duy dẫn quân ra Đạp Trung tự thủ, cắt cử Phó Thiêm, Tưởng Thư phòng thủ ải Dương An. Thiêm là chính tướng, Thư là phó tướng. Quân Ngụy tấn công, Phó Thiêm bàn rằng: Quân Ngụy từ xa lại đây, tất nhiên mỏi mệt, dù nhiều cũng không đáng sợ. Chúng ta nếu không xuống ải mà đánh, thì hai thành Hán, Lạc đều hỏng cả. Thư im lặng không nói. Chung Hội dẫn quân đến, Phó Thiêm trúng kích tướng, nổi giận, sai Tưởng Thư giữ ải, tự mình dẫn 3.000 quân ra đánh. Hội giả thua chạy rồi hội quân đánh bại Thiêm. Thiêm định chạy về thì Tưởng Thư đã đầu hàng, dựng cờ xí Ngụy. Thiêm mắng: Quân vong ân bội nghĩa kia còn mặt nào trông thấy thiên hạ nữa? rồi tử chiến đến cùng, kiệt lực tự vẫn. Có thơ: :Lòng trung trong một lúc, :Tiết nghĩa để nghìn thu, :Thà như Phó Thiêm chết, :Còn hơn sống Tưởng Thư! Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí. La Quán Trung, Tam quốc diễn nghĩa. | Tưởng Thư | Nhân vật quân sự Thục Hán, Người Tào Ngụy, Nhân vật Tam quốc diễn nghĩa |
Itamaraju là một đô thị thuộc bang Bahia, Brasil. Đô thị này có diện tích 2369,91 km², dân số năm 2007 là 65232 người, mật độ 27,53 người/km². Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009 | Itamaraju | Đô thị bang Bahia |
Apoderus coryli là một loài bọ cánh cứng trong họ Attelabidae. Kích thước của chúng có thể đạt đến File:Apoderus coryli head of the head coryli'' starting cut near leaf stalk 07.jpg|Starting rolling rolling 23.jpg|Roll on ground File:Apoderus coryli egg.jpg|Egg G.A. Olivier: Entomologie, ou histoire naturelle des insectes, avec leurs caractères génériques et spécifiques, leur description, leur synonymie et leur figure enluminée Coléoptères. Tome second Paris 1790 SAKURAI Leaf size recognition and evaluation of some attelabid weevils. II: Apoderus Balteatus Behaviour vol 106 no 3-4 pp 300–317 1988 D. V. Alford Pests of Fruit Crops: Colour Handbook Fauna Europaea Invertebrated Online Nature Spot | ''Apoderus coryli | Apoderus, Động vật được mô tả năm 1758 Thể, Bọ cánh cứng châu, Bọ cánh cứng châu Âu, Nhóm loài do Carl Linnaeus đặt tên |
là một xã của Pháp,tọa lạc tỉnh Yonne trong vùng Bourgogne của Pháp. Xã này có diện tích 27,71 ki-lô-mét vuông, dân số năm 1999 là 570 người. Xã của Yonne Saints trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Saints trên trang mạng của Insee Saints sur le site du Quid Localisation de Saints sur une carte de France et communes limitrophes Plan de Saints sur Mapquest | null | Xã của Yonne |
OFK Dunajská Lužná là một câu lạc bộ bóng đá Slovakia, đến từ thị trấn Dunajská Lužná. Câu lạc bộ được thành lập năm 1921. Ivan Vrabec (2011-2013) Peter Fieber (2015-2016) Ivan Vrabec (2016) Karol Brezík (2017-) Dunajska Luzna | OFK Dunajská Lužná | Câu lạc bộ bóng đá thành lập năm 1921, Khởi đầu năm 1921 Slovakia |
Khu rừng tự sát (tên gốc tiếng Anh: The Forest) là một bộ phim kinh dị siêu nhiên của Mỹ năm 2016, được đạo diễn bởi Jason Zada và biên kịch bởi Ben Ketai, Nick Antosca và Sarah Cornwell. Bộ phim có sự tham gia diễn xuất của Natalie Dormer và Taylor Kinney, với nội dung theo chân một phụ nữ trẻ đi đến Aokigahara để tìm kiếm em gái của mình. Khu rừng tự sát được hãng Gramercy Pictures công chiếu vào ngày tháng năm 2016 Mỹ và khởi chiếu tại Việt Nam vào ngày 22 tháng năm 2016. Dù bị giới phê bình đón nhận một cách tiêu cực, đây vẫn là một bộ phim đạt thành công phòng vé khi thu về 37,6 triệu USD so với kinh phí làm phim chỉ vào mức 10 triệu USD. Phần lớn bộ phim lấy bối cảnh xung quanh Rừng Aokigahara, một khu rừng nằm phía Tây Bắc của núi Phú Sĩ Nhật Bản, một nơi được biết đến là địa điểm để tự tử. Sara Price, một người phụ nữ Mỹ, nhận được cuộc gọi từ cảnh sát Nhật, người nói với cô rằng họ nghĩ người chị sinh đôi Jess của cô đã chết, vì cô ấy đã được nhìn thấy đi vào rừng Aokigahara. Bất chấp sự lo lắng từ hôn phu của cô, Rob, cô đến Nhật Bản và đến khách sạn nơi chị gái cô đã ở. khách sạn, cô gặp một phóng viên tên Aiden. Họ uống rượu cùng nhau, và cô đã kể cho anh nghe về cái chết của bố mẹ cô trong vụ tai nạn vì lái xe khi say rượu. Nhưng thực ra họ đã bị giết trong một vụ giết người tự sát được thực hiện bởi mẹ cô, và chị gái cô đã nhìn thấy còn cô thì không. Aiden mời cô vào rừng với anh cùng với người dẫn đường, Michi, để cô có thể tìm chị mình. Trong khi ba người đi vào rừng, Michi nói với Sara rằng Jess rất có khả năng đã tự sát. Vào sâu trong rừng, họ tìm thấy một chiếc lều vàng mà Sara nhận ra là của Jess. Khi đêm xuống, Michi bảo họ để lại thông điệp cho Jess và rời đi. Sara từ chối, và Aiden tự nguyện lại với cô qua đêm. Đêm đó, Sara nghe thấy tiếng xào xạc trong bụi cây và nghĩ rằng đó là Jess, cô chạy vào rừng theo những tiếng động. Sara tìm thấy một cô bé Nhật, Hochiko, người nói rằng mình biết Jess. Cô bé khuyên Sara không nên tin Aiden và chạy trốn khi nghe thấy tiếng Anh ta. Sara cố đuổi theo cô bé nhưng bị ngã và không thành công. Ngày hôm sau, Aiden và Sara bị lạc và bắt đầu đi quanh khu rừng. Khi bước đi, Sara bắt đầu nghi ngờ và yêu cầu Aiden đưa cô điện thoại của anh và tìm thấy ảnh của Jess trong đó. Aiden phủ nhận dính dáng đến Jess, nhưng Sara chạy vào trong rừng một mình. Khi chạy cô nghe thấy những tiếng gọi bảo cô quay đầu lại. Nhưng cô không bị lay chuyển cho đến khi cô nghe thấy tiếng gọi ngay sau cô. Cô quay lại và nhìn thấy một xác chết treo cổ, cô tiếp tục chạy trốn. Sau đó cô rơi xuống một cái hố dưới lòng đất và bị bất tỉnh. Sau đó cô tỉnh dậy và thấy rằng mình đang dưới hố với Hochiko, người mà hóa ra là một hồn ma. Aiden tìm thấy cô và giúp cô ra khỏi hố và với chút lòng tin, họ lại đi cùng nhau. một nơi khác, Michi tìm thấy chiếc lều trống và tổ chức một buổi tìm kiếm. Aiden đưa Sara đến một trạm kiểm lâm mà anh tìm thấy trên đường tìm cô. trong, Sara nghe thấy tiếng chị gái cô và tìm thấy mảnh giấy ám chỉ rằng Aiden đang giam giữ Jess dưới hầm. Tin rằng anh là một mối đe dọa, Sara tấn công và giết Aiden với một con dao bếp nhỏ. Khi anh chết, Sara nhận ra Aiden đã nói sự thật và bức ảnh trong điện thoại anh, tiếng nói dưới hầm và mảnh giấy chỉ là ảo giác. tầng hầm của trạm kiểm lâm, Sara nhìn thấy đêm mà bố mẹ cô chết qua điểm nhìn là Jess. Hồn ma bố cô đột nhiên xuất hiện và xông tới chỗ cô, và cô cắt ngón tay của ông ra khỏi cổ tay mình. Chạy xuyên qua rừng, cô nhìn thấy Jess đang chạy tới ánh đèn pin của đội tìm kiếm. Sara gọi chị gái cô, người không thể nghe thấy cô. Cô nhận ra việc cô trốn thoát khỏi trạm kiểm lâm cũng chỉ là một ảo giác khác. Khi cô cắt ngón tay bố mình, thực ra cô đang cắt cổ tay chính mình, và cô đang chết dần vì bị mất máu trong tầng hầm. Trong lúc cô khuất phục vết thương của mình, một hồn ma lôi Sara xuống nền đất của rừng. Người chị vẫn còn sống của cô được giải cứu và nói rằng cảm giác về chị cô đã biến mất và ta hiểu rằng Jess linh cảm được Sara đã chết. Khi đội cứu hộ rời đi, Michi nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó và nhận ra, quá muộn, rằng đó là hồn ma của Sara. Bộ phim kết thúc với cảnh hồn ma của Sara tấn công camera/Michi. Natalie Dormer trong vai Sara Price Jess Price Taylor Kinney trong vai Aiden Eoin Macken trong vai Rob Stephanie Vogt trong vai Valerie Yukiyoshi Ozawa trong vai Michi Rina Takasaki trong vai Hoshiko Noriko Sakura trong vai Mayumi Yuho Yamashita trong vai Sakura James Owen trong vai Peter Elliot Page trong vai Nell Vào tháng năm 2014, Focus Features giành được quyền phát hành bộ phim nội địa. Vào ngày 20 tháng năm 2015, Focus Features giao cho nhánh nhỏ Gramercy Pictures phát hành phim hành động, kinh dị và khoa học viễn tưởng, với bộ phim này là một trong những bản quyền của hãng. Bộ phim được khởi chiếu Mỹ vào ngày tháng năm 2016 và Việt Nam vào ngày 22 tháng năm 2016. Khu rừng tự sát thu về 26,6 triệu USD chỉ tính riêng tại thị trường Mỹ và Canada và 13,1 triệu USD tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, đưa tổng mức doanh thu toàn cầu lên tới 39,7 triệu USD, so với kinh phí sản xuất bộ phim là 10 triệu USD. Bộ phim được khởi chiếu vào ngày tháng năm 2016 Mỹ cùng với sự mở rộng số rạp chiếu của Người về từ cõi chết. Trong dịp cuối tuần đầu tiên ra mắt, Khu rừng tự sát được dự đoán sẽ thu về 8-10 triệu đô từ 2.451 rạp. Bộ phim thu về 515.000 USD từ suất chiếu sớm ngày thứ Năm và triệu USD trong ngày thứ nhất. Bộ phim thu về 13,1 triệu đô trong cuối tuần đầu tiên, đứng vị trí thứ 4, sau Star Wars: Thần lực thức tỉnh (41,6 triệu USD), Người về từ cõi chết (38 triệu USD) và Bố ngoan, bố hư (15 triệu USD). Trên trang Rotten Tomatoes, bộ phim có xếp hạng 9%, dựa trên 109 bài phê bình, với số điểm trung bình là 4.1/10. Các nhà phê bình của trang nhất trí rằng, "Khu Rừng Tự Sát đã cho Natalie Dormer một vài cơ hội để chứng tỏ khả năng một vai diễn kép, nhưng những điều đó là không đủ để bác bỏ sự thật rằng bộ phim đơn giản là không đáng sợ đến thế." Trên trang Metacritic, bộ phim có số điểm trung bình là 34 trên 100, dựa trên 30 nhà phê bình, chỉ rõ "phản hồi tiêu cực". Những khán giả được khảo sát bởi CinemaScore cho bộ phim điểm "C" trên thang điểm từ A+ đến F. | ''Khu rừng tự sát | Phim năm 2016, Phim Mỹ, Phim Vương quốc Liên hiệp Anh, Phim tiếng Anh, Phim kinh dị Mỹ, Phim tâm lý Mỹ, Phim tâm lý kinh dị, Phim ma, Phim kinh dị năm 2016, Phim về tự sát, Phim của Focus Features, Phim lấy bối cảnh Nhật Bản, Phim quay tại Nhật Bản, Phim quay tại Tokyo, Phim lấy bối cảnh thập niên 2010 |
Lông chân là lông mọc trên chân của con người, thường xuất hiện sau khi bắt đầu dậy thì. Vì lý do vệ sinh, thẩm mỹ và đối với một số môn thể thao, người ta cạo lông, sáp hoặc sử dụng kem tẩy lông để loại bỏ lông khỏi chân của họ: xem cạo lông chân. Kỷ lục Guinness thế giới hiện tại về mái tóc dài nhất thế giới thuộc về Jason Allen Tucson, Arizona với 8,84 inch (22,46 cm). | Lông chân | Cơ thể người, Lông và tóc người |
Nạn đói Đông Phi là một nạn đói diễn ra một số khu vực Sừng châu Phi do kết quả của một đợt hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Đông châu Phi. Nạn hạn hán, được cho là "tồi tệ nhất trong 60 năm" đã gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng trên khắp Somalia, Ethiopia và Kenya đe dọa đời sống của hơn 10 triệu người các nước khác trong và xung quanh vùng Sừng châu Phi, bao gồm Djibouti, Sudan, Nam Sudan và một số khu vực của Uganda, cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng lương thực. Trong đầu tháng Bảy, Hệ thống mạng lưới cảnh báo sớm nạn đói (FEWS-Net) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp cho các khu vực rộng lớn miền nam Somalia, phía đông nam Ethiopia, và đông bắc Kenya, nạn đói có thể lên đến đỉnh cao lan rộng nếu các điều kiện hiện tại không được giải quyết. Ngày 20 tháng 7, Liên Hợp Quốc chính thức tuyên bố một nạn đói trong một số bộ phận của miền nam Somalia, lần đầu tiên kể từ khi Nạn đói 1983–1985 Ethiopia, khi hơn một triệu người chết Hàng chục ngàn người được cho là đã chết miền nam Somalia trước khi công bố bày được đưa ra. Việc thiếu nghiêm trọng của kinh phí viện trợ quốc tế, cùng với các vấn đề an ninh trong khu vực, đã cản trở phản ứng nhân đạo cho cuộc khủng hoảng. Đông Phi | Nạn đói Đông Phi | Đông Phi, Sừng châu Phi, Hạn hán châu Phi |
Prado Ferreira là một đô thị thuộc bang Paraná, Brasil. Đô thị này có diện tích 153,398 km², dân số năm 2007 là 3480 người, mật độ 20,3 người/km². Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009 | Prado Ferreira | Đô thị bang Paraná |
Bergen có thể là một trong các địa danh sau đây: Tên trong tiếng Hà Lan của thành phố Mons Bergen, Niedersachsen, một thị trấn tại phía Bắc bang Niedersachsen ** Trại tập trung Bergen-Belsen, một trại tập trung của Đức Quốc xã gần thị trấn này Bergen auf Rügen, một thị trấn tại phía Bắc của bang Bergen, Noord-Holland Bergen, Limburg Bergen op Zoom Bergen County, New Jersey North Bergen, New Jersey Vùng Bergen, New Netherland (trong lịch sử) Bergen, thành phố lớn thứ hai của Na Uy Ngoài ra, Bergen là một họ người Mỹ có gốc từ Na Uy và Đức: Candice Bergen, diễn viên Mỹ Edgar Bergen, diễn viên Mỹ, cha của Candice Bergen Peter Bergen Polly Bergen, diễn viên Mỹ Bob Bergen, diễn viên Mỹ, lồng tiếng | Bergen | |
Thượng Tân Thị, tên thật: Phan Quốc Quang (1878 1966), tự Hương Thanh, biệt hiệu: Hoài Nam Tử, Thượng Tân Thị; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ông sinh ngày 16 tháng năm 1879 tại làng Lại Nông, thuộc phủ Thừa Thiên (Huế). Cha, không rõ họ tên, chỉ biết mẹ ông là Tôn nữ Nguyễn Thị Xuân. Sớm giỏi thi phú, nhưng ông đi thi Hương mấy lần đều bị hỏng. Khoảng năm 1916, buồn vì công danh lận đận, vì nạn nước (hai vua: Thành Thái, Duy Tân đều bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion), thêm buồn vì mẹ mất và gia đình ly tán, ông bỏ xứ theo ghe bầu vào Nam. Nhớ lời mẹ căn dặn trước khi mất, Thượng Tân Thị tìm gặp được người dì thứ sáu, đang định cư tại Cái Muối (nay thuộc xã cù lao Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) và được người dì này lo cho việc hôn nhân cho ông. Vợ ông là bà Trương Thị Phòng (1882-1955), vừa hiền lại vừa có học (bà từng chịu khó lên tận Sài Gòn trọ học). Hai ông bà có tất cả bảy người con. Sống Vĩnh Long, Thượng Tân Thị được đốc học Lê Minh Thiệp mến tài tiến dẫn dạy chữ Nho các trường thuộc Chợ Lách, Nhơn Phú rồi trường Ba Kè (nay là huyện Cầu Kè, thuộc tỉnh Trà Vinh), là nơi vợ chồng ông có định sẽ cư trú lâu dài. Ông cũng có dịp dạy tại trường trung học tư thục Nam Hưng (còn gọi là Bassac) Cần Thơ một thời gian ngắn. Ông dạy học rất tận tụy và thương trẻ, nên được nhiều học trò mến phục, trong số ấy có những người đã nổi danh như: giáo sư Trần Văn Khê (học với ông tại Tam Bình), thi sĩ Khổng Dương, nhà văn Sơn Nam (cả hai đều học với ông tại Cần Thơ)... Bên cạnh nghề dạy học, ông còn sáng tác thơ văn. Nhưng mãi đến năm ông 41 tuổi, ông mới bắt đầu có tiếng trên thi đàn nhờ mười bài thơ Nôm luật Đường, làm theo lối liên hoàn, có tên chung là Khuê phụ thán, đăng lần đầu trên Nam Phong tạp chí số 21 (tháng 3, năm 1919). Gia nhập làng văn, ông vừa là bạn, vừa là cây bút đồng thời với: Diệp Văn Kỳ, Hồ Biểu Chánh, Đặng Thúc Liêng, Trần Chánh Chiếu... Năm 71 tuổi (1949), Thượng Tân Thị rời Tam Bình đến nhà người con gái đầu lòng (Phan Thị Cầu) tại thị xã Vĩnh Long (nay là thành phố Vĩnh Long), an hưởng tuổi già và tiếp tục sáng tác thơ, cho đến khi qua đời năm Bính Ngọ (1966) hưởng thọ 86 tuổi. Thơ Thượng Tân Thị không xếp thành tập, mà chỉ đăng rải rác trên các báo lúc bấy giờ, như: Nam Phong tạp chí, Đuốc nhà Nam, Nam Kỳ tuần báo, Đại Việt tạp chí, Phụ nữ tân văn... Hầu hết, thơ ông đều làm theo luật Đường, thể thất ngôn bát cú (chỉ một số ít là ngũ ngôn), trong số ấy, có ba bài được giới yêu thơ chú là: *Khuê phụ thán, gồm 10 bài thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú và theo lối "thập thủ liên hoàn", sáng tác tại Cầu Kè vào tháng năm 1919. Bài thơ đăng lần đầu trên Nam Phong tạp chí số 21 (tháng năm 1919), được Sở Cuồng (Lê Dư) khen là "lâm ly, uyển chuyển, đáng cho là tuyệt diệu"", và sau này được nhiều sách hợp tuyển thơ văn in lại Tính đến nay, có ít nhất ba người đã họa lại Khuê phụ thán, đó là vua Thành Thái (theo thông tin trên báo Tri tân số 190, ra ngày tháng năm 1945), nữ sĩ Vân Đài và thi sĩ Tố Phang. *Tục khuê phụ thán: Sau khi Khuê phụ thán được bạn đọc chú ý, ông tiếp tục làm thêm thi phẩm này. Về chủ đề và hình thức, nó cũng giống như Khuê phụ thán, và cũng nhận được lời khen ngợi là: "có một giá trị không kém mười bài Khuê phụ thán". Tục khuê phụ thán được đăng lần đầu trên Nam Phong tạp chí số 169 (tháng 2, năm 1932). *Văn tế hai Bà (tức văn tế Hai Bà Trưng), chiếm giải nhất văn chương do báo Phụ nữ tân văn tổ chức năm 1934. Ngoài ra, ông còn có một số câu liễn đối và nhiều bài thơ khác, như: Thi rớt, Tự thán, Đi thi, Khóc chị Phan Vân Anh, Hòn vọng phu, Ngộ cố tri, Họa bốn bài thi đàn Bạc Liêu, Phá Tam cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến quyển trung, xuất bản năm 1968 tại Sài Gòn có trên 20 bài thơ của ông). Chủ đề cảm tác của Thượng Tân Thị, không khác mấy với Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Tuy nhiên so lại, Ưng Bình Thúc Giạ Thị, người và thơ đều đạo mạo trầm ngâm; còn với Thượng Tân Thị, vần thơ có pha chút dí dõm và thanh niên tính hơn. Nếu Ưng Bình Thúc Giạ Thị, bước thang mây rộng mở, thì trái lại, Thượng Tân Thị vừa thi rớt vừa gặp nhiều chuyện không may...Cho nên nơi con người chịu lắm đắng cay, bị trôi giạt ấy, không khỏi có những lúc chề, chán nản, như câu: :Chìm nổi tấm thân nơi biển khổ. :Mịt mờ hồn phách chốn thành sâu. :(Tự thán, bài 1) Dù vậy, vẫn thấy ông một tấm lòng yêu nước chứa chan, một nhân cách cứng cỏi: :Thôi đừng than thở làm chi nữa :Rồi cũng ra người có lẽ đâu... :(Tự thán, bài 2) Hay: :Đổi thay biết mấy đời dâu biển, :Một tấm lòng trinh vững chẳng nao. :(Hòn vọng phu, bài 1) :Dằn lòng tiết giữ như tòng bá, :Chung với trên đầu thăm thẳm xanh. (Tái ngộ cảm tác) *Xem thêm trang: Khuê phụ thán. Trích Hồi ký Sơn Nam, đoạn liên quan đến Thượng Tân Thị: :...Rốt lại, gần mãn năm học trường Bassac, tôi thuộc vào hạng khá, nhờ... nhớ dai, giỏi về Việt văn và Pháp ngữ. Bây giờ, Việt văn không được chú ý, nhưng tôi mải mê vì ông thầy Phan Quốc Quang (biệt hiệu Thượng Tân Thị) quả là giàu tâm huyết. Dạy bực trung học, trong khi các giáo sư mặc Âu phục, mang giày, thắt cà vạt thì ông thủ phận khăn đen áo dài, nói ròng tiếng Việt, không xen tiếng Pháp nào hết (vì ông không rành). Riêng về Hán học, dường như ông chẳng đậu tú tài, cử nhân gì cả...Người thích văn chương, ngoài đời, mến mộ ông qua 10 bài Khuê phụ thán. Dạo ấy vài người viết bài cho rằng Thượng Tân Thị là kẻ đạo văn, chẳng bao giờ ông đủ tài năng để làm 10 bài ấy. Khuê phụ thán là tâm sự của bà hoàng hậu, vợ vua Thành Thái, qua lời thơ đã than thở "Chồng hỡi chồng,con hỡi con", chồng và con đều bị đày. Có vài câu tuyệt diệu như: :Con ơi, ruột mẹ ngướu như tương, :Bảy nổi ba chìm rất thảm thương. :Khô héo lá gan, cây đỉnh Ngự, :Đầy vơi giọt lệ,nước sông Hương. :Quê người đành gởi thân trăm tuổi, :''Cuộc thế mong gì nợ bốn phương... :Thượng Tân Thị đã can đảm ca ngợi hai vị vua nhà Nguyễn. Về sau có người bênh vực Thượng Tân Thị, cho rằng ông không đạo văn của ai hết, bằng cớ là trong bài Thập thủ liên hoàn Khuê phụ thán ấy có vài câu trùng ý...Thượng Tân Thị không buồn, ung dung dạy chữ Việt... | Thượng Tân Thị | Người Huế, Nhà thơ tiền chiến, Sinh năm 1878, Mất năm 1966 |
Tập tin:Gokaiger nhân vật anh hùng tái xuất hiện trong bộ phim điện ảnh Gokaiger Goseiger Super Sentai 199 Hero Daikessen. Dưới đây là danh sách nhân vật khách mời trong Kaizoku Sentai Gokaiger, những nhân vật thuộc về 34 series Super Sentai trước đó, tái xuất trong dịp kỉ niệm series Super Sentai thứ 35. Nhiều nhân vật chính diện, bao gồm các chiến binh và đồng minh của họ, đã nhiều lần xuất hiện trước mặt các Gokaiger, ban cho họ sức mạnh, cung cấp thông tin hay thậm chí là chiến đấu bên cạnh họ. Tên thật Danh hiệu Series gốc Tập phim xuất hiện Diễn viên Kaijo Tsuyoshi Akarenger Himitsu Sentai Goranger Tập (trong Legend Taisen)199 Hero Daikessen (ảo ảnh)Tập 51 Naoya Makoto Aka Red Aka Red GoGo Sentai Boukenger 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen) Tập 2, 8, 15, 16, 21, 37, 47 (hồi tưởng)Tập 38 (trong mơ)Tập 51 Furuya Toru (lồng tiếng) Ozu Kai Magi Red Mahou Sentai Magiranger Tập 2, Hashimoto Atsushi Marika Reimon Deka Yellow Tokusou Sentai Dekaranger Tập Kinoshita Ayumi Doggie Kruger Deka Master Tokusou Sentai Dekaranger Tập 5199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen tiểu cảnh) Inada Tetsu (lồng tiếng) Banban Akaza Deka Red Tokusou Sentai Dekaranger Tập Sainei Ryuji Jan Kandou Geki Red Juken Sentai Gekiranger Tập Suzuki Hiroki Master Xia Fu Juken Sentai Gekiranger Tập Nagai Ichirō (lồng tiếng) Shishi Kakeru Gao Red Hyakujuu Sentai Gaoranger Tập Kaneko Noboru Shiba Kaoru HimeShinken Red Samurai Sentai Shinkenger Tập 11, 12, Go-Busters VS. Gokaiger Natsui Runa Tanba Toshizo Samurai Sentai Shinkenger Tập 11, 12 Matsuzawa Kazuyuki Kyosuke Jinnai Red Racer Gekisou Sentai Carranger Tập 14 Kishi Yūji Alata Gosei Red Tensou Sentai Goseiger 199 Hero Daikessen Chiba Yudai Eri Gosei Pink Tensou Sentai Goseiger 199 Hero Daikessen Satoh Rika Agri Gosei Black Tensou Sentai Goseiger 199 Hero Daikessen Hamao Kyosuke Moune Gosei Yellow Tensou Sentai Goseiger 199 Hero Daikessen Niwa Mikiho Hyde Gosei Blue Tensou Sentai Goseiger 199 Hero Daikessen Ono Kento Banba Sokichi Big One J.A.K.Q. Dengekitai 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen ảo ảnh) Miyauchi Hiroshi Ozu Isamu Wolzard Fire Mahou Sentai Magiranger 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen) Isobe Tsutomu (lồng tiếng) Signalman Signalman Gekisou Sentai Carranger 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen)Tập 51 Ōtsuka Houchū (lồng tiếng) Zubaan Zubaan GoGo Sentai Boukenger 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen) Seki Tomokazu (lồng tiếng) Tani Chiaki Shinken Green Samurai Sentai Shinkenger 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen tiểu cảnh ảo ảnh) Suzuki Shogo Umemori Genta Shinken Gold Samurai Sentai Shinkenger 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen tiểu cảnh ảo ảnh) Sohma Keisuke Saki Royama Go-on Yellow Engine Sentai Go-Onger 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen tiểu cảnh ảo ảnh)Con Tàu Ma Bay (bóng ma) Aizawa Rina Satorou Akashi Bouken Red GoGo Sentai Boukenger 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen tiểu cảnh ảo ảnh)Tập 21 Takahashi Mitsuomi Daigoro Oume Denzi Blue Denshi Sentai Denziman 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen tiểu cảnh ảo ảnh)Gokaiger VS. Gavan Ohba Kenji Tenkasei Ryo Ryu Ranger Gosei Sentai Dairanger 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen tiểu cảnh ảo ảnh) Tập 33 Wada Keiichi Kodou Koume Deka Pink Tokusou Sentai Dekaranger 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen tiểu cảnh ảo ảnh) Kikuchi Mika Kanpei Kuroda Goggle Black Dai Sentai Goggle-V 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen ảo ảnh) Haruta Jun'ichi Rei Tachibana Dyna Pink Kagaku Sentai Dynaman 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen ảo ảnh) Sakamoto Ryōsuke Riki Honoo Red Turbo Kousoku Sentai Turboranger 199 Hero Daikessen (trong Legend Taisen ảo ảnh) Riki Honoo Amachi Nozomu Tensou Sentai Goseiger 199 Hero Daikessen Nakamura Sakuya Mikoto Nakadai Abare Killer Bakuryū Sentai Abaranger Tập 18 Tanaka Koutaro Ryouma Ginga Red Seijuu Sentai Gingaman Tập 20 Maehara Kazuki Hyuuga Kuro Kishi Seijuu Sentai Gingaman Tập 20 Ogawa Teruaki Masturi Tatsumi Go Pink Kyuukyuu Sentai GoGo-V Tập 23 Shibata Kayoko Miu Suto Go-on Silver Engine Sentai Go-Onger Con Tàu Ma Bay (bóng ma)Tập 51 Sugimoto Yumi Kegalesia Engine Sentai Go-Onger Con Tàu Ma Bay (bóng ma)Gokaiger VS. Gavan Oikawa Nao Shiina Yousuke Hurricane Red Ninpuu Sentai Hurricaneger Tập 25, 26 Shioya Shun Nanami Nono Hurricane Blue Ninpuu Sentai Hurricaneger Tập 25, 26 Nagasawa Nao Bitou Kouta Hurricane Yellow Ninpuu Sentai Hurricaneger Tập 25, 26 Yamamoto Kohei Yuki Gai Black Condor Chōjin Sentai Jetman Tập 28 Wakamatsu Toshihide Sanjo Yukito Abare Blue Bakuryuu Sentai Abaranger Tập 29 Tomita Sho Sanjō (Imanaka) Emiri Abare Pink Bakuryuu Sentai Abaranger Tập 29 Nishijima Michi Ohara Joh Yellow Lion Choujuu Sentai Liveman Tập 30 Nishimura Kazuhiko Hoshino Goro Oh Red Chouriki Sentai Ohranger Tập 31, 32 Shishido Masaru Maruo Momo Oh Pink Chouriki Sentai Ohranger Tập 31, 32 Satō Tamao Esumi Sōsuke Go-on Red Engine Sentai Go-Onger Tập 35, 36 Furuhara Yasuhisa Bomper Engine Sentai Go-Onger Tập 35, 36 Nakagawa Akiko (lồng tiếng) Engine Speedor Engine Sentai Go-Onger Tập 35, 36 Namikawa Daisuke (lồng tiếng) Engine Bus-on Engine Sentai Go-Onger Tập 35, 36 Egawa Hisao (lồng tiếng) Engine Bearrv Engine Sentai Go-Onger Tập 35, 36 Inoue Miki (lồng tiếng) Date Kenta Mega Red Denji Sentai Megaranger Tập 39 Ōshiba Hayato Domon Time Yellow Mirai Sentai Timeranger Tập 40 Izumi Shūhei Moriyama Honami Mirai Sentai Timeranger Tập 40 Yoshimura Tamao Moriyama Mirai Mirai Sentai Timeranger Tập 40 Komiya Asuka Akebono Shiro Battle Kenya Battle Fever Tập 44, Gokaiger VS. Gavan Ohba Kenji Ninjaman Ninjaman Ninja Sentai Kakuranger Tập 45, 46 Yao Kazuki (lồng tiếng) Tsuruhime Ninja White Ninja Sentai Kakuranger Tập 45 Hirose Satomi Bae Juken Sentai Gekiranger Gokaiger VS. Gavan Ishida Akira (lồng tiếng) Trinoid #12: Yatsudenwani Bakuryuu Sentai Abaranger Gokaiger VS. Gavan Tsukui Kyōsei (lồng tiếng) Maboroshi no Gekkou GoGo Sentai Boukenger Gokaiger VS. Gavan Ginga Banjō (lồng tiếng) Kaze no Shizuka GoGo Sentai Boukenger Gokaiger VS. Gavan Yamasaki Mami Yogostein Engine Sentai Go-Onger Gokaiger VS. Gavan Yanada Kiyoyuki (lồng tiếng) Kitaneidas Engine Sentai Go-Onger Gokaiger VS. Gavan Madono Mitsuaki (lồng tiếng) Vancuria Mahou Sentai Magiranger Gokaiger VS. Gavan Watanabe Misa (lồng tiếng) Hiba Takayuki Vul Eagle II Taiyou Sentai Sun Vulcan Tập 49, 51 Godai Takayuki Hayate Sho Change Griffon Dengeki Sentai Changeman Tập 49 Kazuoki Dai Green Flash Choushinsei Flashman Tập 49 Uemura Kihachiro Akira Blue Mask Hikari Sentai Maskman Tập 49 Hirota Issei Hoshikawa Remi Five Yellow Chikyuu Sentai Fiveman Tập 49, 51 Narushima Ryo Goushi Mammoth Ranger Kyōryū Sentai Zyuranger Tập 50, 51 Umon Seiju Amachi Shūichirou Tensou Sentai Goseiger Tập 50 Yamada Rui LIII Yamazaki Yuka Mahou Sentai Magiranger Tập 50 Hirata Kaoru Ozu Houka Magi Pink Mahou Sentai Magiranger Tập 51 Beppu Ayumi Tatsumi Shou Go Green Kyukyu Sentai GoGo-V Tập 51 Harada Atsushi Tenjūsei Shoji Tenma Ranger Gosei Sentai Dairanger Tập 51 Hamura Ei Tenjisei Kazu Qilin Ranger Gosei Sentai Dairanger Tập 51 Tsuchiya Keisuke Trong suốt series và các phim điện ảnh, nhóm Gokaiger đã nhiều lần đối mặt với nhiều nhân vật phản diện cũ, kẻ thù của các Super Sentai trước đây. Một số nhân vật được thiết kế lại, trong khi một số có hình dạng và sức mạnh như cũ. Tên Tên tiếng Nhật Thuộc tổ chức Series gốc Tập phim xuất hiện Diễn viên Hắc Thập Tự VươngHắc Thập Tự Tổng thống (tên gốc)Hắc Thập Tự Cự Nhân (dạng khổng lồ) 黒十字王 Kuro Jūji Ō黒十字総統 Kuro Jūji Sōtō黒十字巨人 Kuro Jūji Kyojin Hắc Thập Tự Quân Himitsu Sentai Goranger 199 Hero Daikessen Kamiya Akira (lồng tiếng) Hắc Thập Tự Burajira Đấng Cứu TinhBurajira Đấng Cứu Tinh (tên gốc)Buredoran Sao Chổi Chupacabra (U Ma Thú)Buredo-RUN Cyborg tế Buredoran (Gedoushu) 黒十字の救星主ブラジラ Kuro Jūji no Kyūseishu Kyūseishu no Suisei no Chupakabura no Saibōgu no Chimatsuri no Buredoran Hộ Tinh Thiên Sứ (trước đây)Warstar (trước đây)U Ma Thú (trước đây)Matrintis (trước đây)Gedoushu (trước đây)Burajira Đấng Cứu Tinh Tensou Sentai Goseiger 199 Hero Daikessen Tobita Nobuo (lồng tiếng) Hắc Thập Tự Thủ tướng Nhiễm tướng Nhiễm (tên gốc) Kuro Jūji no Sōridaijin Sōridaijin Gaiark Engine Sentai Go-onger 199 Hero Daikessen Yanada Kiyoyuki (lồng tiếng) Chirakasonne チラカソーネ Chirakasōne Gaiark Engine Sentai Go-onger 199 Hero Daikessen Kireizky キレイズキー Kireizukī Gaiark Engine Sentai Go-onger 199 Hero Daikessen Hắc Thập Tự Minh Phủ Thần DagonMinh Phủ Thần Dagon (tên gốc) 黒十字の冥府神ダゴン Kuro Jūji no Meifushin Dagon冥府神ダゴン Meifushin Dagon Infershia Mahou Sentai Magiranger 199 Hero Daikessen Ōtsuka Akio (lồng tiếng) Ifrit イフリート Ifurīto Infershia Mahou Sentai Magiranger 199 Hero Daikessen Cyclops イクロプス Saikuropusu Infershia Mahou Sentai Magiranger 199 Hero Daikessen Vua Sáng Tạo Ryuuwon 創造王リュウオーン Sōzōō Ryūōn Jaryuu GoGo Sentai Boukenger Tập 21 Morita Junpei (lồng tiếng) Dã Cầu Giả Diện 野球仮面 Yakyū Kamen Hắc Thập Tự Quân Himitsu Sentai Goranger Con Tàu Ma Bay Nagai Ichirō (lồng tiếng) Agent Abrella エージェント・アブレラ Ējento Aburera Alienizer Tokusou Sentai Dekaranger Con Tàu Ma Bay Nakao Ryūsei (lồng tiếng) Chi Cốt Shitari 骨のシタリ Hone no Shitari Gedoushu Samurai Sentai Shinkenger Tập 40 Chō (lồng tiếng) Metal-A Điệp viên Ējento no Metaru Arisu Matrintis Tensou Sentai Goseiger Tập 40 Inoue Marina (lồng tiếng) Đại Đế Monsu Doreiku 大王モンス・ドレイク Daiō Monsu Doreiku Warstar Tensou Sentai Goseiger Gokaiger VS. Gavan Kinggon Bigfoot ビッグフットの筋(キン)グゴン Biggufutto no Kingugon Ma Thú Tensou Sentai Goseiger Gokaiger VS. Gavan Robogōgu 10sai 10(テン)サイのロボゴーグ Tensai no Robogōgu Matrintis Tensou Sentai Goseiger Gokaiger VS. Gavan | danh sách nhân vật khách mời trong Kaizoku Sentai Gokaiger | |
Sân bay quốc tế Birmingham là một sân bay lớn phục vụ Birmingham, Alabama và miền Trung Alabama. Sân bay này tọa lạc cách trung tâm của Birmingham km, gần giao lộ của hai xa lộ I-20 và I-59. Sân bay quốc tế Birminghamg phục vụ hơn triệu khách trong năm 2005, là sân bay lớn nhất và bận rộn nhất tiểu bang Alabama. Sân bay quốc tế Birmingham hiện có 80 chuyến bay đi mỗi ngày đến 25 thành phố (25 thành phố nonstop và 35 thành phố direct). Bảo tàng Bay miền Nam nằm sân bay này, gần như ngay phía Đông của đường băng Bắc-Nam. Tập tin:BHM diagram of Birmingham International Airport = American Airlines (Dallas/Fort Worth) ** American Eagle Continental Airlines ** Continental Express operated by ExpressJet Airlines (Cleveland, Newark) Northwest Airlines (Memphis) ** Mesaba Airlines (Detroit) (từ 02.05.08) ** Pinnacle Airlines (Detroit, Memphis) US Airways ** Mesa Airlines (Charlotte) ** PSA Airlines (Charlotte) ** Republic Airlines (Charlotte, Philadelphia) = Delta Air Lines (Atlanta) ** Atlantic Southeast Airlines (Atlanta) ** Chautauqua Airlines Kentucky) ** Comair (Atlanta, Kentucky, New York-LaGuardia, Orlando) ** Freedom Airlines (Orlando) Southwest Airlines Chicago-Midway, Dallas-Love, Houston-Hobby, Jacksonville, Las Vegas, Louisville, Nashville, New Orleans, Orlando, Phoenix, St. Louis, Tampa) United Airlines ** Mesa Airlines ** SkyWest Denver) Cục Sân bay Alabama Birmingham International Airport (official web site) | Sân bay quốc tế Birmingham | Công trình xây dựng Birmingham, Alabama |
Dommartin là một xã tỉnh Somme, vùng Pháp. Thị trấn này tọa lạc trên đường D90, hai bên bờ sông Noye, khoảng dặm Anh về phía đông nam của Amiens. Biến động dân số 1962 1968 1975 1982 1990 1999 255 281 280 352 380 387 Số liệu điều tra dân số từ năm 1962, dân số không tính hai lần Xã của tỉnh Somme Dommartin trên trang mạng của INSEE Dommartin trên trang mạng của Quid | Dommartin | Xã của Somme |
Trần Thị Mơ (sinh năm 1959) là một nghệ sĩ Cello, nghệ sĩ nhân dân người Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc môn cello tại Nhạc viện Hà Nội, (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) bà được cử đi học và tu nghiệp tại Nhạc viện Tchaikovsky (Nga) và nhiều năm gắn bó với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam vị trí bè trưởng cello. Bà tham gia buổi solo lớn cuối cùng của mình trong buổi hoà nhạc Toyota 2014 diễn ra tại Tây Nguyên. Tuy nhiên bà cho biết vẫn sẽ chơi và cống hiến. Trần Thị Mơ được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2015 và huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam. Hiện tại bà công tác tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. | Trần Thị Mơ | Sinh năm 1959, Nhân vật còn sống, Người Hà Nội, Người Thái Nguyên, Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam, Nghệ sĩ Việt Nam, Giảng viên âm nhạc Việt Nam, Nghệ sĩ trung hồ cầm Việt Nam |
Huyện Gorodets () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Tỉnh Nizhny Novgorod, Nga. Huyện có diện tích 10 km², dân số thời điểm ngày tháng năm 2000 là 33700 người. Trung tâm của huyện đóng Gorodets. | Huyện Gorodets | Huyện của Tỉnh Nizhny Novgorod, Huyện của Nga, Khởi đầu năm 1152 |
Kilia (tiếng Ukraina: Кілія) là một thành phố của Ukraina. Thành phố này thuộc tỉnh Odessa. Thành phố này có diện tích 195 km2, dân số theo điều tra dân số năm 2001 là 22594 người. | Kilia | Lâu đài Ukraina |
Dân Danzig chào mừng Adolf Hitler, 19/9/1939 Tập tin:Areas annexed by Nazi chiều kim đồng hồ từ hường bắc: Memel, Danzig, Lãnh thổ Ba Lan, Phủ Toàn quyền, Sudetenland, Ostmark Bắc Slovenia, Ven biển Adriatic, Chân núi Alpine, Luxembourg, Eupen-Malmédy, Wallonia, Flanders, và Brussels. Các khu vực có màu xanh lục nhạt là các lãnh thổ được sáp nhập hoàn toàn, trong khi các khu vực có màu xanh lá cây đậm là các lãnh thổ được hợp nhất một phần. Lãnh thổ của Đức trước năm 1938 được thể hiện bằng màu xanh lam. Có rất nhiều vùng lãnh thổ bị sáp nhập bởi Đức Quốc xã thôn tính trước và trong suốt Thế chiến II. Các vùng lãnh thổ là một phần của Đức Quốc xã trước khi sáp nhập được gọi là "Altreich" (Đế chế cũ). Tập tin:World War II in Europe, Âu do Đức Quốc xã kiểm soát vào thời kỳ đỉnh cao nhất năm 1942 Tập Reichsgau và đơn vị hành chính khác của Đức Quốc xã vào tháng năm 1944 Theo Hiệp ước Versailles, lãnh thổ Lưu vực Saar đã bị tách khỏi Đức trong ít nhất 15 năm. Năm 1935, vùng đất Saar tái gia nhập Đức một cách hợp pháp sau một cuộc trưng cầu dân ý. Các lãnh thổ được liệt kê dưới đây là những lãnh thổ đã được sáp nhập hoàn toàn vào Đức Quốc xã. +Các khu vực do Đức Quốc xã sáp nhập Ngày sáp nhập Lãnh thổ sáp nhập Kế thừa bởi Ngày 12 tháng năm 1938 Nhà nước Liên bang Áo Reichsgau Carinthia Reichsgau Niederdonau Reichsgau Salzburg Reichsgau Styria Reichsgau Reichsgau Oberdonau Reichsgau Vienna Ngày tháng 10 năm 1938 Sudetenland, Bohemia, Cộng hòa Tiệp Khắc Gau Bayerische Ostmark Reichsgau Oberdonau Reichsgau Niederdonau Lãnh thổ Hành chính Dân sự Sudetenland Sudetenland, Cộng hòa Tiệp Khắc Reichsgau Niederdonau Lãnh thổ Hành chính Dân sự Sudetenland Ngày 16 tháng năm 1939 Bohemia, Cộng hòa Tiệp Khắc Gau Bavarian Eastern March Bảo hộ Bohemia và Moravia Cộng hòa Tiệp Khắc Reichsgau Niederdonau Bohemia, Cộng hòa Tiệp Khắc Reichsgau Sudetenland Cộng hòa Tiệp Khắc Bohemia, Cộng hòa Tiệp Khắc Reichsgau Oberdonau Ngày 23 tháng năm 1939 Vùng Klaipėda, Cộng hòa Lithuania Gau Đông Phổ Ngày tháng năm 1939 Thành phố tự do Danzig Lãnh thổ Hành chính Dân sự Danzig Ngày tháng 10 năm 1939 Cơ quan quản lý Quân sự tại Ba Lan Gau Đông Phổ Gau Silesia Reichsgau Posen Reichsgau Tây Phổ Ngày 18 tháng năm 1940 Eupen-Malmedy, Liège, Wallonia, Cơ quan quản lý Quân sự tại Bỉ và Bắc Pháp Gau Cologne-Aachen Ngày 29 tháng năm 1940 Cơ quan quản lý Quân sự tại Luxembourg Lãnh thổ Hành chính Dân sự Luxembourg Ngày tháng năm 1940 Moselle, Nhà nước Pháp Lãnh thổ Hành chính Dân sự Lorraine Bas-Rhin, Nhà nước Pháp Lãnh thổ Hành chính Dân sự Alsace Haut-Rhin, Nhà nước Pháp Ngày 17 tháng năm 1941 Cơ quan quản lý Quân sự tại Nam Tư Lãnh thổ Hành chính Dân sự Carinthia and Carniola Lãnh thổ Hành chính Dân sự Hạ Styria Ngày 22 tháng năm 1941 Cơ quan quản lý Quân sự tại Liên Xô Lãnh thổ Hành chính Dân sự Bialystok Ngày 18 tháng 12 năm 1944 Ngày 25 tháng 12 năm 1944 Dunkirk, Nord, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp Reichsgau Flanders Wallonia, Vương quốc Bỉ Reichsgau Wallonia Các lãnh thổ được liệt kê dưới đây là những lãnh thổ đã được hợp nhất một phần vào Đế chế Đại Đức. +Phủ Toàn quyền cho các Lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đóng Phủ toàn quyền Ngày thành lập Ban đầu Kế thừa bởi Ngày 12 tháng 10 năm 1939 Cơ quan quản lý Quân sự tại Ba Lan Phủ Toàn quyền cho các Lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đóng Ngày tháng năm 1941 Cơ quan quản lý Quân sự tại Liên Xô Quận Galicia, Phủ Toàn quyền Quận Kraków, Phủ Toàn quyền +Vùng tác chiến Ngày thành lập Ban đầu Kế thừa bởi Ngày 10 tháng năm 1943 Tỉnh Gorizia, Vương quốc Vùng tác chiến Ven biển Adriatic Tỉnh Ljubljana, Vương quốc Tỉnh Pola, Vương quốc Tỉnh Fiume, Vương quốc Tỉnh Trieste, Vương quốc Tỉnh Udine, Vương quốc Tỉnh Belluno, Vương quốc Vùng tác chiến Chân núi Alpine Tỉnh Bolzano, Vương quốc Tỉnh Trento, Vương quốc +Các lãnh thổ được thông báo sáp nhập vào Đức Ngày công bố sáp nhập Khu vực dự kiến sáp nhập Dự kiến kế thừa Ngày 15 tháng 12 năm 1944 Brussels, Vương quốc Bỉ Quận Brussels Flanders, Vương quốc Bỉ Reichsgau Flanders Wallonia, Vương quốc Bỉ Nord, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp Reichsgau Wallonia Pas-de-Calais, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp Voeren, Flanders, Vương quốc Bỉ Wallonia, Vương quốc Bỉ Trong Trật tự mới của Đức Quốc xã sắp tới, các lãnh thổ khác sớm muộn cũng được xem xét để sáp nhập, chẳng hạn như Bắc Schleswig, Thụy Sĩ nói tiếng Đức, và khu vực định cư của người Đức phía đông bắc Pháp, nơi Gau hoặc tập trung vào Burgundy được dự định để lập ra, và Heinrich Himmler muốn biến thành vùng đất riêng của SS. Mục tiêu là đoàn kết tất cả hoặc nhiều nhất có thể người Đức và các dân tộc Đức, bao gồm cả những người không nói tiếng Đức được coi là "Aryan", trong một Đế chế Đại Đức. Các của Đế chế phía đông trong những vùng rộng lớn Ukraine và Nga cũng được dự định cho việc sáp nhập trong tương lai vào Đế chế đó, với kế hoạch kéo dài đến sông Volga hoặc thậm chí xa hơn đến Urals, nơi vùng cực tây tiềm năng sẽ tồn tại ảnh hưởng Đế quốc Nhật Bản, sau một Chiến thắng của phe Trục trong Thế chiến II. Điều này được coi là có lợi ích quan trọng đối với sự tồn vong của quốc gia Đức, vì đó là nguyên lý cốt lõi của Đức Quốc xã mà Đức cần "không gian sống" tạo ra một "lực tiến về phía Đông" (Drang nach Osten) nơi có thể tìm thấy và thuộc địa hóa. Đông Bắc cuối cùng cũng bị sáp nhập, bao gồm cả Vùng tác chiến Ven biển Adriatic, Vùng tác chiến chân núi Alpine, mà còn vùng Venice. Goebbels đã đi xa đến mức đề nghị kiểm soát cả Lombardy: Việc sáp nhập toàn bộ Bắc cũng được đề xuất về lâu dài. *Alldeutscher Verband *Blut und Boden *Sự thay đổi lãnh thổ của Đức *Volk ohne Raum *Wehrbauer'' | vùng lãnh thổ bị sáp nhập bởi Đức Quốc xã | Hậu Thế chiến thứ nhất Đức, Đức Quốc xã Đức, Biên giới Đức, Quan hệ đối ngoại của Đức Quốc xã, Đế quốc thực dân Đức, Cộng đồng người Đức Châu Âu, Chủ nghĩa Liên Đức, Chủ nghĩa bất bình đẳng Đức |
Markocin () là một ngôi làng thuộc khu hành chính của Gmina Cedynia, thuộc quận Gryfino, West Pomeranian Voivodeship, phía tây bắc Ba Lan, gần biên giới Đức. Nó nằm khoảng phía bắc Cedynia, về phía tây nam Gryfino và về phía tây nam của thủ đô khu vực Szczecin. Làng có dân số 10 người. | Markocin | |
__NOTOC__ Hội Trầm hương Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp của những người làm việc trong lĩnh vực liên quan đến trầm hương tại Việt Nam Hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Agarwood Association, viết tắt là VAWA Hội đăng ký là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Hội Trầm hương được thành lập ngày 11/1/2010 theo Quyết định chấp thuận của Bộ Nội vụ số 23/QĐ-BNV ngày 11 tháng năm 2010 Tại Đại hội lần thứ Hội Trầm hương Việt Nam ngày 20/03/2010 đã thông qua Điều lệ Hội, và Điều lệ đã được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 688/QĐ-BNV ngày 23 tháng năm 2010 Văn phòng Hội đặt tại số 542 đường Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh Mục đích tôn chỉ của Hội là tạo sự hợp tác, liên kết, hỗ trợ nhau giữa các hội viên về kinh tế, kỹ thuật, bảo vệ lợi ích hợp pháp, nâng cao hiệu quả kinh doanh, và góp phần bảo tồn và phát triển bền vững loài cây đặc biệt quý hiếm của Việt Nam. Website chính thức Các hình ảnh về trầm hương Trầm hương Việt Nam Trầm hương tại website Sinh vật rừng Việt Nam. Trầm hương | Hội Trầm hương Việt Nam | |
"Because of Love" là bài hát của ca sĩ người Mỹ Janet Jackson nằm trong album phòng thu thứ năm của cô, janet. (1993). Nó được phát hành như là đĩa đơn thứ trích từ album vào ngày 18 tháng năm 1994. Đây là một bản tình ca do Jackson cùng James Harris III và Terry Lewis tham gia sáng tác và sản xuất. "Because of Love" đạt vị trí thứ 10 trên Billboard Hot 100 và là một trong những bài hát cuối cùng thuộc dòng nhạc new jack swing đạt hạng cao trên các bảng xếp hạng. Jackson trình diễn ca khúc trong chuyến lưu diễn janet. Tour và một vài lần trong Number Ones, Up Close and Personal. Bản album 4:20 (bao gồm phần giới thiệu tới bài "Again") Bản LP 4:14 Frankie David 7" 3:33 Frankie David Classic Edit 4:12 Frankie David Classic 12" 7:48 Frankie David Dub 8:02 Frankie David Trick Mix 6:42 Frankie David Treat Mix 6:41 D&D Mix mở rộng 5:08 D&D Bentley Radio Mix 3:59 D&D Bản chậm 4:31 Muggs 7" với phần bass giới thiệu 3:31 Muggs Full Hip-Hop Mix 4:03 ;Đĩa CD maxi tại Hà Lan (VSCDF 1488) Bản LP 4:14 Frankie David Classic 12" 7:49 D&D Mix mở rộng 5:10 ;Đĩa 7" tại Vương quốc Anh (VS1488) Bản LP 4:14 Frankie David 7" 3:33 ;Đĩa 12" quảng cáo tại Vương quốc Anh (VSTDJ 1488) Frankie David Classic 12" 7:49 D&D Mix mở rộng 5:10 Muggs 7" với phần bass giới thiệu 3:32 Frankie David Treat Mix 6:40 Frankie David Trick Mix 6:42 ;Đĩa 12" tại Vương quốc Anh (VST 1488) Frankie David Classic 12" 7:49 Frankie David Dub 8:02 Frankie David Trick Mix 6:42 Frankie David Treat Mix 6:40 D&D Mix mở rộng 5:10 Muggs 7" với phần bass giới thiệu 3:32 ;Đĩa CD maxi tại Vương quốc Anh (VSCDG 1488) Bản LP 4:14 Frankie David 7" 3:33 Frankie David Classic 12" 7:49 Frankie David Treat Mix 6:40 D&D Bentley Radio Mix 3:59 Muggs 7" với phần bass giới thiệu 3:32 D&D Bản chậm 5:08 ;Đĩa 12" tại Mỹ (Y-38422) Frankie David Classic 12" 7:49 Frankie David Dub 8:02 Frankie David Trick Mix 6:42 Frankie David Treat Mix 6:40 D&D Mix mở rộng 5:10 ;Đĩa CD quảng cáo tại Mỹ (DPRO-14111) Bản LP 4:14 Frankie David 7" 3:33 D&D Bentley Radio Mix 3:59 Muggs 7" với phần bass giới thiệu 3:32 D&D Bản chậm 5:08 Frankie David Dub 8:02 ;Đĩa CD maxi tại Mỹ (V25H-38422) Bản LP 4:12 Frankie David Classic 12" 7:48 D&D Extended Mix 5:08 Muggs 7" với phần bass giới thiệu 3:32 Frankie David Dub 8:02 D&D Bản chậm 4:30 Bảng xếp hạng (1994) Vị trícao nhất Australian Singles Chart 25 Canadian Singles Chart 10 Dutch Single Top 100 39 German Singles Chart 72 New Zealand Singles Chart 23 UK Singles Chart 19 US Billboard Hot 100 10 US Billboard Hot R&B/Hip-Hop Songs US Billboard Hot Dance Club Songs US Billboard Pop Songs Bảng xếp hạng (1994) Vị trí U.S. Billboard Hot 100 48 | Because of Love | Bài hát năm 1993, Đĩa đơn năm 1994, Bài hát của Janet Jackson, Bài hát sáng tác bởi Janet Jackson, Bài hát nhạc dance-pop |