title
stringlengths
4
119
content
stringlengths
90
172k
metadata
dict
Người Tây Ban Nha đấu bò tót như thế nào?
Đấu bò tót là hoạt động thi đấu mang tính đặc trưng truyền thống dân tộc nhất của người Tây Ban Nha. Nếu đã đi du lịch Tây Ban Nha mà chưa được xem đấu bò tót thì có thể bị coi là một chuyến đi uổng công. Các cuộc biểu diễn đấu bò tót thường được tổ chức vào buổi tối. Sau khi đấu sĩ tiến vào đấu trường trong một nghi thức long trọng thì một con bò khoảng năm trăm kilôgam; hai cái sừng vừa nhọn vừa dài được đưa vào. Bảy, tám đấu sĩ mặc những bộ quẩn áo sát người, thêu kim tuyến chia nhau đứng ở bốn phía con bò, để tìm hiểu tính nết và các động tác quen thuộc của nó. Trong khi đó họ cũng biểu diễn các kỹ xảo của mình cho công chúng xem Tiếp theo đó trận đấu giữa các kị sĩ và con bò tót bắt đẩu. Hai kị sĩ mặc những trang phục màu bạc, cưỡi hai con tuấn mã mặc áo giáp tiến vào đấu trường. Trong khoảnh khắc con bò xông thẳng tới con ngựa thì đấu sĩ sẽ mau lẹ cẩm ngọn mác dài đâm vào cái u chắc nịch trên lưng con bò. Ngay sau đó vài người cẩm lao mặc áo giáp, không cưỡi ngựa mà chỉ đứng vào những vị trí và theo thứ tự đã quy định, phóng rất trúng và sâu cây lao vào cùng một chỗ trên thân con bò. Sau cùng mới diễn ra trận đấu chính thức giữa đấu sĩ và con bò mộng. Một đấu sĩ mặc bộ quẩn áo đẹp thêu kim tuyến và một con bò rất to, rất hung dữ đấu một trận với nhau. Đấu sĩ không ngừng vung tấm khăn màu đỏ, nhử cho con bò luôn luôn lao tới húc, rồi chờ đến khi lượng sức lực man rợ của con bò đã hao tổn cùng kiệt, đấu sỹ mới chọn thời cơ tốt nhất đâm thẳng mũi kiếm sắc vào tim con bò, chỉ một nhát là đâm chết. Trong tiếng hoan hô của công chúng, đấu sỹ sẽ cắt tai con bò tót đó ngay tại chỗ để làm kỷ niệm Tất nhiên đấu sĩ cùng có khả năng nhất thời có sơ suất, trong lúc đang chờ đợi thắng lợi thì bị sừng con bò húc chết. Điều đáng sợ này có lẽ lại chính là nguyên nhân làm cho môn đấu bò tót của Tây Ban Nha nổi tiếng trên toàn thế giới
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/nguoi-tay-ban-nha-dau-bo-tot-nhu-the-nao" }
Vì sao tầm nhìn của chim ưng rất xa?
Từ trên không cao tới 2 3 nghìn mét, chim ưng có thể nhìn thấy chính xác một con chuột đồng hoặc một con chó đang chạy dưới mặt đất. Những con mồi này không thể nào trốn thoát. Nhờ đâu chim ưng có khả năng đó? Chim ưng có thị lực tốt như vậy chủ yếu là do trên võng mạc trong mỗi con mắt của nó đều có hai lỗ hõm ở giữa, so với lỗ hõm ở giữa mắt người thì nhiều hơn một. Một trong hai lỗ hõm này chuyên nhìn thẳng, lỗ còn lại thì nhìn nghiêng. Như vậy, phạm vi nhìn của chim ưng rộng hơn rất nhiều. Ngoài ra, mỗi cái ống trong lỗ hõm giữa mắt của chim ưng cũng có nhiều tế bào nhìn vật hơn mắt người 6 7 lẩn. Cho nên mắt chim ưng không những có thể nhìn xa hơn bất cứ động vật nào, mà còn nhìn thấy rất rõ ràng
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/vi-sao-tam-nhin-cua-chim-ung-rat-xa" }
Tại sao trong lễ sinh nhật người ta phải thổi tắt nến?
Đến ngày sinh nhật của mình, các bạn nhỏ bao giờ cũng thích ngồi quây quẩn với bố mẹ, họ hàng và bạn bè, rồi thổi tắt một số lượng nến bằng số tuổi của mình cắm trên chiếc bánh gatô, đồng thời hát bài hát mừng sinh nhật hạnh phúc. Cuối cùng chiếc bánh được cắt ra và chia cho mọi người. Tập tục này đã nảy sinh sớm nhất ở nước Hy Lạp xưa. Trong thời cổ Hy Lạp, người ta rất sùng bái nữ thẩn Mặt trăng là Actemix và mỗi năm đều phải kỷ niệm ngày sinh của bà. Những ngày đó, trên bàn thờ người ta thường bày một cái bánh làm từ trứng, bột mỳ và mật ong. Trên mặt bánh có cắm rất nhiều nến đốt sáng và người ta cho rằng ánh sáng của các ngọn nến này tượng trưng cho ánh sáng lung linh của Mặt trăng và như vậy người ta sẽ bày tỏ được lòng sùng kính của mình với đối với vị nữ thẩn Mặt trăng. Về sau mỗi khi làm lễ sinh nhật cho con mình người Hy Lạp cổ cũng thích bày trên bàn một chiếc bánh gatô và trên chiếc bánh ấy người ta cũng thắp nhiều ngọn nến nhỏ. Rồi sau đó lại có thêm động tác thổi tắt các ngọn nến. Người ta tin rằng trong các ngọn nến được thắp sáng có một sức mạnh thẩn bí nào đó và trong khi người được ăn mừng sinh nhật ôm ấp trong lòng ý nguyện của người ấy sẽ được thực hiện. Tập tục này được lưu truyền cho tới ngày nay và được phổ biến ở nhiều nước.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-trong-le-sinh-nhat-nguoi-ta-phai-thoi-tat-nen" }
Lễ hội Carnavan do đâu mà có?
Carnavan là lễ hội truyền thống của nhân dân châu Âu và châu Mỹ. Ở một số nước châu Âu và châu Mỹ, ngoài lễ hội Noelra, lễ hội Carnavan là náo nhiệt nhất. Theo truyền thuyết thì lễ Carnavan bắt nguồn từ lễ tế thẩn Nông nghiệp trong thời cổ La Mã Hồi ấy, mỗi năm trước khi bắt đẩu các công việc đồng áng, nông dân muốn tỏ rõ niềm vui sướng của mình, bao giờ cũng mở hội vui nhộn vài ngày. Về sau trong các vùng theo đạo Thiên Chúa đã thấy thịnh hành tập tục mừng ngày hết ăn chay, trong thời gian ăn chay như thế các giáo đồ đều bị cấm không được ăn thịt. Vì thế, vài ngày trước đợt ăn chay tất cả các nhà đều phải tìm cách chuẩn bị thật nhiều rượu ngon và các thức ăn ngon để được ăn uống thoải mái một đợt. Rồi dẩn dẩn tập tục này đã diễn biến thành những ngày hội Carnavan ngày nay Những nơi đẩu tiên hành cử lễ Carnavan là ở một số thành thị ở Italia, về sau hội này được truyền ra toàn bộ châu Âu, rồi lại được sang cả nước Braxin ở châu Mỹ Hiện nay, ngày tháng cử hành hội Carnavan ở các nước và các vùng khác nhau, hình thực kỷ niệm cũng muôn hình muôn vẻ, nhưng các hoạt động chủ yếu thường là điều hành, ăn uống, hội họp và vũ hội hoá trang Hiện nay, hội Carnavan ở Braxin là nổi tiếng nhất. Hàng năm cứ đến hạ tuẩn tháng hai là diễn ra hội này, kéo dài ba ngày. Trong thời gian ấy các phố lớn, phố nhỏ của Thành phố đều được trang hoàng, hai bên đường phố dựng lên những quán và những khán đài tạm cắm rất nhiều cờ và đèn các màu. Dân chúng mặc những quẩn lành áo đẹp, trang điểm lộng lẫy, nhảy những điệu samba cuồng nhiệt suốt ngày đêm.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/le-hoi-carnavan-do-dau-ma-co" }
Vì sao không nên nhịn tiểu quá lâu?
Bàng quang người trưởng thành trung bình chứa được khoảng 420 ml chất lỏng, tuy nhiên giới hạn này có thể tăng lên tới 800 ml nhờ khả năng co giãn của bàng quang. Khi bàng quang căng đầy, cơ thể sẽ tự động phát tín hiệu cho não bộ để tạo cảm giác muốn đi tiểu, việc thường xuyên kìm nén sự giải tỏa tự nhiên này có thể gây nên các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe trong tương lai. Không thể xác định được nhịn tiểu bao lâu là ảnh hưởng đến sức khỏe vì khả năng này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như tình trạng mất nước, lượng nước đã uống và chức năng của bàng quang. Tuy nhiên, càng nhịn tiểu lâu thì càng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây hại cùng với việc căng giãn bàng quang quá mức chịu đựng. Về mặt bản chất, khi nhịn tiểu không chỉ có bàng quang giãn ra mà các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng, điều này xảy ra thường xuyên sẽ rất nguy hại khi các cơ có chức năng giữ bàng quang để tránh nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận. Bàng quang hạn chế khả năng giữ nước tiểu không những khiến bệnh nhân phải tiểu nhiều hơn mà còn có thể gây bí tiểu, thậm chí trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh lý sau đây: - Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: không thể không nhắc đến nhiễm khuẩn khi nhịn tiểu lâu chính là tác nhân tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và lây lan. Triệu chứng của bệnh thường bao gồm tiểu đục, tiểu máu, tiểu buốt hoặc hay buồn tiểu, kèm với đó là triệu chứng của nhiễm trùng lên toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi. Kháng sinh được chỉ định trong hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn này với kháng sinh uống cho nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới và kháng sinh tiêm tĩnh mạch với nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên - Viêm bàng quang kẽ: việc giữ nước tiểu quá lâu cũng có thể gây viêm bàng quang kẽ với các triệu chứng đi tiểu thường xuyên và khung xương chậu đau đớn. Bệnh chỉ chủ yếu được điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng - Suy thận: Là biến chứng sau cùng của các bệnh lý liên quan tới tiết niệu, ở đây nguyên nhân dẫn tới suy thận được xác định là do nhịn tiểu quá lâu làm nước tiểu chảy ngược về thận gây suy thận. Triệu chứng của bệnh đặc trưng bởi tình trạng thận không lọc được các độc tố và chất thải ra khỏi máu khiến cơ thể bầm tím, phân có máu và thể trạng cực kì giảm sút. Phương pháp điều trị khi bệnh nhân suy thận là cân bằng lượng chất lỏng trong máu và thải độc tố ra khỏi cơ thể để phục hồi chức năng thận. Khi thận suy quá nặng thì chạy thận hoặc thậm chí ghép thận là phương pháp bắt buộc. - Sỏi thận: Việc nhịn tiểu đã vô tình tạo ra sự bất thường trong bàng quang khi lượng nước tiểu vượt quá khả năng cho phép dễ tạo thành sự mất cân bằng và dẫn tới sỏi thận. Chính vì vậy để bảo vệ cho chức năng thận, cần chú ý không nên nhịn tiểu lâu.  Trong bất kể trường hợp nào cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/vi-sao-khong-nen-nhin-tieu-qua-lau" }
Tại sao nói rùa là loài vật già nhất thế giới?
Những con vật già nhất trên thế giới sống trên một vài hòn đảo của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đó là những con rùa đất khổng lồ mà giờ đây chỉ còn tồn tại có hai loài, một loài ở Galapagoscòn loài kia ở Aldabra nằm cách xa về phía Tây của bờ biển Tandani khoảng 640 cây số (thuộc Đông Phi). Cách đây hai trăm năm có những loài rùa tương tự như vậy đã được tìm thấy ở vùng Mandagascar, Rodriquez và những vùng khác nữa nhưng giờ đây chúng đã bị tiêu diệt. Những con già nhất trong số rùa này dài tới hơn 1,2 mét. Người ta cho là tuổi thọ xấp xỉ của chúng là 150 năm. Một con rùa tên là Marionbị bắt vào năm 1766 được đưa lên đảo Maurice cùng với bốn con khác. Năm 1910 Marionbị mù rồi ngẫu nhiên bị giết chết vào năm 1918. Vậy là nó đã sống trên đảo Maurice được 152 năm, nhưng thực tế tuổi đời của nó phải là 180 năm bởi vì trước khi Marionđược đưa tới đảo thì nó đã có một thân thể to lớn. Một con khác được đưa đến đảo Sri Lanca và Ceylan vào năm 1797 và nó sống mãi cho tới năm 1910, mai của nó đo được 1,36 mét. Nhiều kỷ lục khác về tuổi thọ đã được ghi chép cho các loài rùa khác. Một con rùa gốc từ những đảo Tongasở cách xa hơn 300 km về phía Đông của Australia cũng đã trao cho một nhà thám hiểm người Anh J. Cook năm 1777. Nó đã chết ở tuổi 189 vào năm 1966. Nhưng con rùa quái dị quả thật là loài vật sống lâu nhất. Theo các chuyên gia nhận định thì những đối thủ trực tiếp nhất của chúng là những chú cá voi lớn có thể sống được một trăm năm. Người ta cũng khẳng định voi châu Phi cũng có thể sống được một thế kỷ nhưng cho đến nay những khẳng định này vẫn chưa được chứng thực. Những con rùa đất khổng lồ chưa phải là loài lớn nhất vì loài rùa luýt, một loài rùa biển dài tới 2,4 mét, cách đây hàng triệu năm đã có con dài tới 4 mét sống ở châu Mỹ và một con khác đo được 6 mét cũng đã tồn tại ở Ấn Độ. Hải âu biển cũng là một loài sống rất thọ sau khi được theo dõi bằng phương pháp đeo vòng cho nó. Con hải âu Leysan làm tổ trên một hòn đảo nhỏ biệt tăm ở Thái Bình Dương trên thực tế đã sống được tới 42 năm.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-noi-rua-la-loai-vat-gia-nhat-the-gioi" }
Tại sao phụ nữ Ả RẬP hễ ra ngoài là phải dùng khăn đen che mặt?
Tại một số quốc gia Ả RẬP, mỗi khi ra ngoài phụ nữ đều phải che mặt bằng một tấm khăn màu đen, mà che thì rất kín, chỉ chừa một lỗ hổng để có thể trông thấy đường đi. Ngoài ra họ còn phải mặc một cái áo dài màu đen, làm cho người trông thấy không còn có thể nhận ra dung mạo thực của họ là như thế nào nữa. Phẩn lớn các nước Ả RẬP đều nằm trong vùng sa mạc có nắng nóng chiếu dữ dội và có mưa cát. Nếu vậy thì phụ nữ ở các vùng ấy lẽ ra phải ăn mặc cho thoáng mát hơn một chút, có như thế thì mới thích hợp với khí hậu nóng bức. Vậy thì tại sao họ lại làm người lại mà ăn mặc kín đáo như thế? Vốn là phụ nữ các nước Ả RẬP đều tin theo đạo I -xlam. Họ bị các giáo lý của I-xlam trói buộc ghê ghớm. Theo các điều ngăn cấm trong giáo lý của người I-xlam thì toàn thân của người phụ nữ đều là những thứ xấu xa. Nếu một người nam giới trông thấy mặt của một người đàn bà lạ thì việc này bị coi là một chuyện chẳng lành. Vì thế phụ nữ dùng khăn đen che mặt là để bảo vệ cho đàn ông, mà cũng là cách giữ gìn cho chính bản thân người phụ nữ đó. Một số quốc gia Ả RẬP lại còn có giới quy nghiêm ngặt hơn nữa, con gái đến sáu tuổi thì phải ở sâu trong nhà. Đến mười tuổi thì toàn thân phải bọc kín, hễ ra khỏi cửa là phải có khăn che mặt. Hơn nữa lại phải đi trong những ngõ nhỏ và phải đi thật nhanh. Bao giờ họ cũng phải về nhà trước lúc Mặt trời lặn Phẩn lớn phụ nữ Ả RẬP thường không đi làm. Dù vẫn có một số ít phụ nữ làm việc trong các cơ quan trực thuộc chính phủ, nhưng khi tiếp xúc với các đồng sự nam giới họ cũng phải dùng khăn che mặt. Còn một số công việc không thể không do phụ nữ đảm nhiệm, như nghề tiếp viên hàng không chẳng hạn thì các công việc này các nước ấy phải mời những cô gái nước ngoài làm. Tất nhiên, việc phụ nữ ở các nước Ả RẬP dùng khăn che mặt thì cũng có sự khác nhau tuỳ theo quy định của từng nước. Trong các vùng nông thôn hay khu chăn nuôi ở một số nước, phụ nữ không những không dùng khăn che mặt mà còn cùng với nam giới ra đồng hay ra bãi chăn nuôi làm việc. Phụ nữ ở một số địa phương dùng mũ bện bằng cỏ thay cho khăn che mặt. Lại có những nơi phụ nữ dùng khăn trùm đẩu hay khăn trùm vai để thay cho khăn che mặt. Ngày nay, phụ nữ ở các nước Ả RẬP cũng chịu ảnh hưởng của trào lưu, tư tưởng giải phóng phụ nữ như ở các nước khác trên thế giới. Tại những thành phố lớn, phụ nữ đã bắt đẩu bỏ không dùng khăn che mặt và áo dài để ăn vận đúng thời trang và cùng với nam giới tham gia các hoạt động xã hội.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-phu-nu-a-rap-he-ra-ngoai-la-phai-dung-khan-den-che-mat" }
10 loài vật nguy hiểm nhất thế giới
Chúng là những sinh vật nổi danh từ lâu như sư tử, cá mập trắng hay rắn mang bành, đến những loài quá quen thuộc xung quanh mà thậm chí bạn quên mất độ nguy hại của chúng như muỗi... Dưới đây là 10 loài kẻ thù ghê ghớm nhất của loài người. Muỗi: Hẩu hết các cú muỗi đốt đều chỉ khiến bạn ngứa. Nhưng một số loài muỗi có thể mang và truyền ký sinh trùng sốt rét. Hậu quả là, những con côn trùng bé nhỏ này đã gây ra hơn 2 triệu ca tử vong trên người mỗi năm. Rắn mang bành châu Á: Mặc dù loài vật này không được nhận danh hiệu loài rắn độc nhất, nhưng nó lại gây hại nhiều nhất. Trong số 50.000 ca tử vong vì rắn cắn mỗi năm, rắn mang bành châu Á đóng góp “cổ phẩn” lớn nhất. Sứa hộp Australia:Còn được gọi là ong biển, những con sứa to bằng cái bát này có thể có đến 60 xúc tu trên mỗi 4 mét chiều dài. Mỗi xú tu có 5.000 tế bào ngòi và đủ độc tố để giết chết 60 người. Cá mập trắng: Máu trong nước có thể lôi kéo những con vật này vào bữa ăn điên loạn, nơi chúng sử dụng tất cả 3.000 cái răng của mình để cắn bất cứ thứ gì chuyển động. Sư tử châu Phi: Những chiếc răng nanh khổng lồ? Thử xem. Nhanh như tia chớp? Hơn cả điều đó. Bộ vuốt sắc như dao cạo? Khỏi phải bàn. Chúng đói? Tốt hơn hết bạn hãy hy vọng là không. Những con mèo lớn này gẩn như là các tay đi săn hoàn hảo. Cá sấu nước mặn Australia:Đừng nhẩm con vật này với một khúc gỗ! Nó có thể nằm im trong nước, chờ đợi người đi ngang qua. Sau đó, trong chớp mắt, nó lao vào con mồi, kéo kẻ xấu số xuống nước để dìm chết và cắn nát. Voi: Không phải tất cả các con voi đều thân thiện như Dumbo. Voi giết hơn 500 người mỗi năm trên toàn thế giới. Voi châu Phi thường nặng khoảng 8 tấn đủ để giày nát bạn mà chưa cẩn dùng đến đôi ngà nhọn hoắt. Gấu trắng: Chắc chắn trong vườn thú chúng có vẻ ngoài rất dễ thương, nhưng trong tự nhiên chúng coi hải cẩu voi là bữa sáng. Thử tham dự mà xem, bạn sẽ thấy chúng dễ dàng xé toạc đẩu con mồi bằng một cú
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/10-loai-vat-nguy-hiem-nhat-the-gioi" }
Cây cối sống qua mùa đông lạnh giá như thế nào?
Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng vô cùng kỳ lạ người, khiến con người phải dày công nghiên cứu. Chẳng hạn như, cũng một loại thực vật mọc trên mặt đất, tại sao có loại sợ lạnh, có loại lại không? Kỳ lạ nhất là các loại cây như cây thông, cây nhựa ruồi, mặc dù vào mùa đông đóng băng lạnh giá, nó vẫn mọc thẳng và xanh tươi, chống đỡ mọi cái lạnh giá của mùa đông. Thực ra không chỉ có các loại thực vật khác nhau có sức chịu lạnh khác nhau, mà khả năng chống rét vào mùa đông và mùa hè cũng khác nhau. Cây lê ở phương Bắc vẫn vượt qua mùa đông ở nhiệt độ 20 đến 30 độ C một cách bình an, nhưng vào mùa xuân lại không chống cự nổi cái rét nhỏ. Lá kim của cây thông có thể chịu được cái lạnh 30 độ C vào mùa đông, nhưng vào mùa hè nếu con người hạ nhiệt độ xuống 8 độ C nó sẽ bị chết lạnh. Nguyên nhân nào đã khiến cây cối vào mùa đông lại có thể kháng lạnh được như vậy? Đây rõ ràng là một câu hỏi thú vị. Một số học giả nước ngoài đẩu tiên đã nói rằng, điều này có lẽ giống với những động vật máu nóng, bản thân cây cối cũng có thể sản sinh ra nhiệt lượng, đồng thời còn được tăng thêm các tổ chức vỏ cây có khả năng dẫn nhiệt để bảo vệ. Sau này, một số nhà khoa học khác lại nói rằng, chủ yếu do các tổ chức của cây cối vào mùa đông chứa ít nước, nên khi ở nhiệt độ âm cũng không dễ gì làm cho tế bào đóng băng và chết. Nhưng sự giải thích này đều khó khiến mọi người hài lòng, bởi vì ngày nay con người đã biết rõ rằng, bản thân cây không thể sản sinh ra nhiệt lượng và tổ chức cây dưới nhiệt độ âm cũng không thể đóng băng. Ở phương Bắc, cành cây liễu, lá kim cây thông vào mùa đông cũng đóng băng như những miếng kính bị vỡ đó sao? Vậy mà nó vẫn sống được. Vậy bí mật ở đây là gì? Thực ra “bản lĩnh” này của cây được tạo ra từ rất sớm. Để thích ứng với những thay đổi của môi trường xung quanh, hàng năm cây cối đều dùng phương pháp kỳ diệu là “chìm vào giấc ngủ” để đối phó với cái giá rét của mùa đông. Chúng ta biết rằng, cây cối muốn sinh trưởng phải tiêu hao chất dinh dưỡng. Mùa xuân và mùa hè, cây sinh trưởng nhanh, chất dinh dưỡng tiêu hao nhiều hơn so với tích luỹ, vì vậy sức kháng lạnh cũng giảm. Nhưng đến mùa thu, tình hình lại ngược lại, lúc này nhiệt độ ban ngày cao. Mặt trời chiếu mạnh, quá trình quang hợp của lá diễn ra nhanh, còn ban đêm nhiệt độ thấp, cây cối sinh trưởng chậm, chất dinh dưỡng tiêu hao ít, tích lũy nhiều nên cây ngày càng “béo”, cành non biến thành chất gỗ, cây cũng dẩn dẩn có khả năng chịu lạnh. Song đừng nghĩ trên bề mặt cây mùa đông ở vào trạng thái ngừng hoạt động, thực ra sự biến đổi bên trong nó rất lớn. Tinh bột tích luỹ vào mùa thu lúc này chuyển hoá thành đường, thậm chí có loại tinh bột lại chuyển hoá thành chất béo, đây đều là những vật chất phòng lạnh, nó có thể bảo vệ tế bào không dễ bị chết lạnh. Nếu cắt các tổ chức thành những miếng mỏng rồi đặt dưới kính hiển vi quan sát, bạn sẽ còn phát hiện những hiện tượng thú vị. Thông thường các tế bào liền nhau từng cặp, lúc này sợi gắn kết tế bào đều bị đứt, hơn nữa vách tế bào và chất nguyên sinh cũng bị tách rời, giống như từng chiếc ống. Những sự thay đổi nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được này có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao khả năng kháng lạnh của thực vật. Khi các tổ chức đóng băng, nó có thể tránh cho các bộ phận quan trọng nhất trong tế bào. Chất nguyên sinh bị đóng băng giữa các tế bào và gặp phải những nguy hiểm do bị tổn thương. Có thể thấy, việc “chìm vào giấc ngủ” và vượt qua mùa đông của cây cối tương quan mật thiết với nhau. Mùa đông, cây ngủ càng sâu thì càng chịu được nhiệt độ thấp, càng có sức kháng lạnh. Ngược lại, giống như cây chanh sinh trưởng quanh năm mà không được nghỉ ngơi thì sức kháng lạnh sẽ kém, cho dù là khí hậu ở Thượng Hải thì nó cũng không thể sống qua mùa đông.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/cay-coi-song-qua-mua-dong-lanh-gia-nhu-the-nao" }
Tại sao những loài thực vật sinh trưởng ở bãi biển và đầm lầy đều có rễ hô hấp?
Chúng ta biết rằng cuộc sống và sự sinh trưởng của thực vật không tách rời khỏi nước. Không có nước, thực vật dễ úa tàn, thậm chí là chết. Nhưng khi nước trong đất quá nhiều hoặc ngâm mình trong nước thì không khí trong lỗ hở của đất sẽ bị nước đẩy ra, làm cho đất trở thành thiếu oxy, cũng sẽ đe doạ đến cuộc sống của thực vật. Có người đã đo đạc, khi oxy trong đất giảm xuống 10% thì cơ năng bộ rễ của đại đa số các loài thực vật sẽ có thể bị thoái hoá. Khi giảm xuống 2% thì hệ rễ phải đối diện với cái chết. Bãi biển và đẩm lẩy là thuộc về môi trường sinh thái thiếu oxy, thường xuyên ngập nước. Nhưng thực vật trong quá trình tiến hoá cũng tạo ra được một loạt chủng loại để thích ứng sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy, được gọi là thực vật đẩm lẩy hoặc thực vật bãi biển. Những thực vật này có một đặc điểm chung đó là có bộ rễ tiến hành hô hấp từ trong đất tới khi lộ dẩn ra trong không khí, được gọi là rễ hô hấp. Rễ hô hấp có các lỗ ngoài to lớn, bên trong có các khe hở tế bào rất phát triển, có thể dự trữ không khí. Đây là tổ chức thông khí rất đặc biệt của thực vật bãi biển và thực vật đẩm lẩy, chúng có thể làm cho thực vật đẩm lẩy và thực vật bãi biển có thể sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy. Đương nhiên, những bộ rễ hô hấp của các thực vật bãi biển và thực vật đẩm lẩy khác nhau thì hình dạng của chúng cũng khác nhau, như dạng quỳ gối, dạng vòng, dạng ngón tay và dạng gậy. Có rất nhiều thực vật có rễ hô hấp như các thực vật sinh trưởng ở bãi biển như cây vẹt thuộc họ vẹt và cây hải điệp thuộc họ cỏ roi ngựa, cây dây biển thuộc họ dâu biển. Trung Quốc còn sống sót một loại thực vật đó là Tùng nước, là thực vật đẩm lẩy nước ngọt của vùng duyên hải đông nam Trung Quốc, phẩn gốc của cây mọc lên bộ rễ hô hấp dạng quỳ gối cao thấp không giống nhau rất độc đáo. Cây Lạc Vũ Sam còn sót lại có nguồn gốc từ phía đông nam Bắc Mỹ, từ thế kỷ 20 đã du nhập vào trồng ở Trung Quốc trên vùng mạng lưới hồ ở phía nam, phẩn gốc của cây cũng giống như tùng nước, mọc ra bộ rễ hô hấp có dạng quỳ gối đặc biệt. Ở vùng đẩm lẩy nước ngọt của khu vực nhiệt đới cũng thường nhìn thấy thực vật có rễ hô hấp, như cây Tử Đàn dùng làm thuốc ở châu Mỹ, cây Hoàng Ngưu và Hồng Giao ở Kalimanjaro, gỗ Maomalu ở Nigiêria, cây cọ đằng ở đảo Ilian, cây đằng hoàng ở Guyana. Rễ hô hấp của thực vật ngoài dùng để hô hấp ra còn có thể có tác dụng bảo vệ đê và chống sóng.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-nhung-loai-thuc-vat-sinh-truong-o-bai-bien-va-dam-lay-deu-co-re-ho-hap" }
Tại sao ở nước Anh và một số nước khác xe đi bên trái đường?
Ở Trung Quốc và rất nhiều nước trên thế giới, bất kể ô tô, xe đạp hay người đi bộ cũng phải theo đúng quy tắc giao thông hiện hành là đi theo bên phải đường. Nhưng ở nước Anh và một số nước khác thì trái ngược hẳn, mọi phương tiện giao thông cũng như người đi bộ phải đi bên trái đường. Vì sao vậy? Thật ra tập quán này của nước Anh và một số nước khác cũng có nguyên nhân lịch sử của nó. Từ thế kỷ XIV và XV, hồi nước Anh và một số nước khác còn chưa có ô tô và xe đạp, người ta đi lại bằng ngựa hoặc đi bộ. Các hiệp sỹ, các nhà quý tộc giàu có khi đi đường thường đeo kiếm bên mình. Thông thường, người ta đều dùng thuận tay phải nên kiếm được đeo bên trái thân mình để khi cẩn có thể tiện tay rút kiếm ra được ngay. Còn khi bị kẻ địch tấn công từ phía trước mặt thì bên trái đường sẽ tiện cho việc đỡ đòn và tấn công kẻ địch hơn. Hãy thử tưởng tượng, nếu bị một kẻ thuận tay phải tấn công từ trước mặt thì đòn tấn công sẽ nhằm vào bên trái người bị tấn công, nên người ta phải né sang phải để tránh đòn. Vì lý do đó mà ở Anh và ở một số nước mấy trăm năm nay người ta đều đi bên trái đường. Về sau súng được phát minh. Khi dùng súng nhằm vào đối phương người ta thường lấy tay trái đỡ súng, tay phải đặt vào cò súng. Trong trường hợp này, đi bên phải đường dễ chống kẻ địch từ phía trước tiến tới trước hơn. Vì lý do này mà ở các quốc gia phát triển muộn hơn như Mỹ có quy định đi bên phải đường. Trên thế giới phân biệt hai luật giao thông quy định đi bên phải và đi bên trái đường. Đa số các nước, bắt đẩu từ nước Mỹ, Trung Quốc... đều quy định đi bên phải đường, còn lại là các nước đi bên trái đường như Anh, Nhật Bản.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-o-nuoc-anh-va-mot-so-nuoc-khac-xe-di-ben-trai-duong" }
Tại sao có loài cây sống hơn 1.000 năm?
Một nhóm các nhà khoa học đã so sánh những mẫu cây bạch quả (còn gọi là cây ngân hạnh, ngân quả hay rẽ quạt) ở các mức tuổi cây rất già và rất trẻ tại Trung Quốc. Qua đó, họ gần như đã tìm ra lời giải thích cho những thắc mắc về tuổi thọ "khủng" của loài cây này. Cây bạch quả được ví như "hóa thạch sống" của Trái Đất. Đây là loài cây lâu đời nhất còn tồn tại trên hành tinh và gần như không thay đổi gì trong khoảng 200 triệu năm. Một cây bạch quả có thể sống đến hơn hàng trăm, hàng nghìn năm. Loài cây này thậm chí đã tồn tại qua các thảm họa lớn nhất thế giới từng diễn ra, từ cột mốc tuyệt chủng của loài khủng long đến vụ đánh bom nguyên tử thảm khốc ở thành phố Hiroshima. Richard Dixon, nhà sinh vật học tại Đại học Bắc Texas, Mỹ cho biết: "Ở con người, khi quá trình lão hóa bắt đầu, hệ thống miễn dịch của chúng ta sẽ bắt đầu suy yếu". Nhưng ở bạch quả, dù chúng hơn 1.000 năm tuổi thì hệ thống miễn dịch vẫn hoạt động hiệu quả như những cây 20 năm. Trong nghiên cứu được công bố gần đây của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, ông cùng các đồng nghiệp ở Trung Quốc, Mỹ so sánh những cây bạch quả già và trẻ, độ tuổi từ 15 đến 1.300 tuổi bằng cách kiểm tra thông tin di truyền của các tượng tầng libe gỗ, họ phát hiện bạch quả phát triển to ra vô hạn và tỷ lệ thuận với độ tuổi. Các gen trong tượng tầng không chứa những thiết lập liên quan đến quá trình lão hóa hay chết, loài cây này vẫn tiếp tục tái thiết khả năng phòng thủ với các tác nhân xấu ngay cả sau hàng trăm năm tồn tại. Bạch quả cổ thụ cũng tạo ra rất nhiều hạt giống, lá với giá trị tài nguyên tương đương cây non. Mặc dù vẫn chưa đưa vào thử nghiệm, các nhà nghiên cứu tin rằng những cây cổ thụ khác ở các nơi khác cũng có thể có khuôn mẫu lập trình di truyền tương tự. Dù bạch quả có thể thực sự sống lâu, chúng vẫn "có tuổi". Cây mọc cao lên và lan rộng ra theo độ tuổi: Cao lên tại vùng tái tạo tế bào (mô phân sinh đỉnh) và lan rộng ra ngoài với các tượng tầng libe gỗ. Qua thời gian, dưới tác động thời tiết hoặc những yếu tố khác có thể làm hỏng mô phân sinh đỉnh, từ đó hạn chế chiều cao của cây. Mỗi năm, lá già rụng bớt, tuy nhiên các tượng tầng chứa trong thân cây vẫn còn nguyên và còn khả năng hoạt động. Các nhà nghiên cứu nhận ra sự phân chia tế bào có xu hướng chậm lại sau 200 tuổi nhưng các tế bào vẫn hoạt động tốt với hệ thống đề kháng các tác nhân ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, tế bào mang theo nước và chất dinh dưỡng đến khắp bộ phận, giúp cây phát triển khỏe mạnh. Cũng có khi bạch quả bị suy yếu, chỉ còn những gốc cây rỗng. Nhưng với lớp tượng tầng nguyên vẹn, chúng vẫn có thể tạo ra lá, hoa thậm chí sống với hình hài một gốc cây. Cuối cùng, cây bạch quả sẽ chết. Nhưng cũng vì vậy xuất hiện một câu hỏi lớn khác: Tại sao cây lại chết? "Về cơ bản, những cây như bạch quả có thể sống mãi mãi", Peter Brown, một nhà sinh vật học cho biết. Bạch quả là sinh vật mô-đun (sinh vật phát triển theo hướng hợp tử khi phát triển sẽ phân tách thành nhiều đơn vị nhỏ hơn và giống như nó, thay vì phát triển thành một sinh vật hoàn chỉnh và phức tạp hơn), mỗi năm chúng khoác lên mình lớp gỗ mới, rễ mới, lá mới, cơ quan sinh dục mới. Ông cũng cho biết: "Chúng không giống động vật như chúng ta. Khi chúng ta sinh ra, tất cả các bộ phận của chúng ta đều đã có sẵn ở đó". Những cây con không nhất thiết chết vì tuổi già. Các nhân tố như sâu bệnh, hạn hán giết chết chúng trước tiên. Peter Brown và những nhà khoa học khác dự đoán các nghiên cứu ở những loài cây khác như gỗ đỏ hoặc cây thông Methuselah 4.851 năm tuổi sẽ cho ra kết quả tương tự. Nhà sinh vật học tiến hóa Peter Crane, cũng là tác giả của cuốn "Ginkgo: Loài cây bị thời gian bỏ quên", khẳng định việc chiêm nghiệm những loài cây sống lâu năm có thể giúp chúng ta có cái nhìn xa xăm hơn về tương lai: "Đây là cách mà nhân loại có thể chứng kiến thế giới đã thay đổi nhanh chóng đến nhường nào, và cũng nhắc nhở chúng ta rằng đừng nên luôn luôn chỉ nghĩ về những điều ngắn hạn", ông cho biết.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-co-loai-cay-song-hon-1000-nam" }
Bí ẩn của cây tầm gửi
Vào những ngày mùa này trong năm, những chùm cây tẩm gửi với quả trắng mọng và lá xanh mướt thường được treo lên cửa ra vào các ngôi nhà, gợi cảm hứng cho những đôi bạn trẻ trao nhau những nụ hôn. Nhưng không phải ai cũng biết rằng đó là một trong những loài cỏ dại độc hại nhất. Có khoảng hơn 1.300 loài tẩm gửi, bao gồm hai loài phổ biến nhất luôn được treo trên cửa nhà trong ngày lễ mùa Đông, như một biểu hiện của sự thiện chí và tình bằng hữu. Nhưng thực tế, tất cả bọn chúng lại là những kẻ ăn bám trên các cành cây và cây bụi, ăn cắp thức ăn và nước của “ chủ nhà”. “Qua thời gian, chúng làm tổn hại tới sự phát triển của cây và thậm chí giết chết cây đó”. Hẩu hết các loài tẩm gửi có lá xanh giúp chúng tự tạo năng lượng nhờ quá trình quang hợp. Vì thế các nhà khoa học gọi nó là loài bán ký sinh. Từ Mistletoe (cây tẩm gửi) bắt nguồn từ thực tế rằng loài cây này thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại chất thải của mình. Theo tiếng Anglo - Saxon, mistel có nghĩa là phân, và tan có nghĩa là cành cây. Vì vậy tên thông thường của nó có nghĩa là “phân trên cành cây”. Tên khoa học của tẩm gửi cũng không hay ho gì hơn. Trong tiếng Hy Lạp, phoradendron có nghĩa là “ kẻ trộm trên cành cây”. Hạt của tẩm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hoá của loài chim. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: Nhiều loài chim sử dụng tẩm gửi để làm tổ. Trong các loài tẩm gửi, tẩm gửi lùn là một kẻ nguy hiểm cho ngành lâm nghiệp. Chỉ riêng ở Colorado(Mỹ), nó có thể làm giảm một nữa sản phẩm gỗ hàng năm. Loài thực vật này bám rễ vào những cây to trưởng thành, làm suy yếu chúng bằng cách hút chất dinh dưỡng và nước. Khi quả của tẩm gửi lùn chín, chúng sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m. Những hạt đó lại đọng trên cành cây non và sau khi nảy mẩm lại tiếp tục đánh cắp chất dinh dưỡng từ những nạn nhân mới. Các nhà lâm nghiệp và các công ty lấy gỗ đã phải vật lộn nhiều năm để ngăn chặn sự phát tán của loài cây bé nhỏ mà nguy hiểm này. “Việc ngăn cản nó khó hơn cả ngăn côn trùng”. Bất chấp nỗi kinh hoàng do tẩm gửi gây ra, loài thực vật này đã đưa con người xích lại gẩn nhau hơn theo truyền thống lâu đời. Do cây tẩm gửi ra quả vào mùa Đông, các nền văn hoá thường coi nó là biểu hiện của sự phì nhiêu, màu mỡ. Việc trao nhau nụ hôn dưới cây tẩm gửi có nguồn gốc từ thời cổ đại của người Druid. Khi kẻ thù chạm trán nhau dưói cây tẩm gửi trong rừng, họ phải hạ vũ khí và ngừng bắn cho tới ngày hôm sau. Từ truyền thống này mà dẫn tới việc cho cây tẩm gửi lên cửa nhà và hôn nhau dưới tán lá xanh”. Cây tẩm gửi đã xuất hiện từ nghìn năm nay, chúng là một phẩn không thể thiếu của khu rừng.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/bi-an-cua-cay-tam-gui" }
Tại sao tuổi thọ của một số loại thực vật cực ngắn?
Những chuyện thú vị trong thế giới tự nhiên nhiều vô kể, không biết các bạn đã chú ý đến chưa, bất luận là các loại cây cao đến 100 mét hoặc những cây chỉ cao có vài cm, mặc dù bề ngoài của chúng cực kỳ dị thường nhưng cả đời chúng là như vậy: Khi hạt được gieo xuống đất, gặp phải điều kiện môi trường thích hợp là nảy mẩm, sinh trưởng, ra hoa kết trái, trong hạt giống lại ấp ủ hạt cuả thế hệ thứ hai, cuối cùng là chết đi. Nhưng thời gian cẩn thiết để chúng hoàn thành quá trình sống như vậy phải căn cứ vào các đặc tính khác nhau của các loại thực vật, đồng thời không hoàn toàn giống nhau, thậm chí cách nhau mấy chục lẩn đến mấy trăm lẩn. Có loại chỉ cẩn một năm (từ mùa xuân đến mùa thu) như các loại thực vật nông nghiệp: lúa, cao lương, ngô, khoai. mọi người gọi chúng là thực vật sống một năm. Có loại thực vật phải cẩn đến hai năm mới có thể hoàn thành, trong đó phải nghỉ qua một mùa đông, đến năm sau mới sinh trưởng hoa thân, ra hoa kết quả như rau cải dẩu, tiểu mạch vụ đông là như vậy, mọi người gọi chúng là thực vật sống hai năm. Những loại này đa số là những thực vật thuộc loại cỏ. Thực vật loại gỗ thì lại khác xa, có loại cẩn mười mấy năm, mấy chục năm thậm chí mấy trăm năm, mấy ngàn năm mới hoàn thành chu kỳ sống của chúng. Cho dù như vậy, nó cũng giống như thực vật khác, quy luật cơ bản của cuộc sống đều là từ phát dục, sinh trưởng đến già yếu và cuối cùng là chết, trên thế giới không có loài thực vật nào là có thể sống mãi không già. Có loại thực vật nào sống không đến một năm không? Cũng có và chủng loại của chúng cũng không ít. Trong giới thực vật, có loại chỉ sống vỏn vẹn vài tháng, có loại thậm chí chỉ sống mấy chục ngày. Như chúng ta thường nhìn thấy trên máng ngói trên mái nhà có một loại cỏ nhiều thịt có thể nở bông hoa nhỏ năm cánh màu vàng, gọi là Ngoã tùng, sau cơn mưa chúng mới mọc lên, rất nhanh chóng nở hoa, qua mùa mưa thì khô mà chết. Còn có một loại Hạ khô thảo dùng làm thuốc trong Đông y, mùa xuân nảy mẩm, mùa hạ vừa đến thì nó đã tuyên bố kết thúc một đời. Nếu muốn nói loại thực vật thật sự ngắn thì trên vùng sa mạc có rất nhiều. Ví dụ như cúc đoản mệnh, yếu điểm lớn nhất của những thực vật đoản mệnh này là sợ khô hạn. Trên sa mạc, lượng mưa không những cực kỳ ít mà còn tập trung của sự xuống thấp trong một thời gian ngắn, do đó chúng phải hoàn thành chu kỳ sống trong thời gian ngắn khoảng 20 đến 30 ngày, hoặc trong mấy tuẩn sau khi mưa xuân rơi xuống mỗi năm thì ra hoa, kết quả và chết, sau đó lại không nhìn thấy dấu vết của chúng đâu. Tuổi thọ của những loài thực vật trên sa mạc ngắn như vậy là do điều kiện môi trường khô hạn của sa mạc tạo nên, đây là kết quả của sự thích ứng với tự nhiên của các loài thực vật.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-tuoi-tho-cua-mot-so-loai-thuc-vat-cuc-ngan" }
Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục
Chúng ta cho rằng loài vật không có tư duy, ấy vậy mà những khả năng kỳ diệu do tự nhiên và đấu tranh sinh tồn ban tặng cho chúng lại khiến ta phải vắt óc suy nghĩ để tìm hiểu. Kỷ lục ngủ: Hoẵng chỉ ngủ 4 tiếng một ngày đã được coi là kỷ lục, vậy mà giờ đây các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng cá heo Dall không bao giờ biết ngủ. Ngược lại, có một số loài sinh vật sinh ra chỉ. để ngủ. Đẩu tiên phải kể đến loài mèo với 14 tiếng mỗi ngày. Còn loài gấu nâu ở dãy Pyrenees (Pháp) ngủ suốt mùa Đông dài lạnh giá. Không chịu thua, loài macmốt ngủ liền 6 tháng. Tuy nhiên, kỷ lục về ngủ lại thuộc về một con lừa và thú túi đuôi quấn châu Phi vì chúng dành những 80% thời gian sống để ngủ, tức là 19 giờ mỗi ngày. Kỷ lục về cân nặng và kích cỡ Nước là môi trường sống của các động vật to lớn nhất. Dài nhất là loài sứa khổng lồ: 75 mét (bằng 16 chiếc xe buýt nối đuôi nhau). Sau đó phải kể đến cá voi xanh: 35 mét. Đứng thứ ba là loài cá nhám voi khổng lồ dài 18 mét từ đẩu tới đuôi. Gẩn gũi với chúng ta hơn phải kể đến cá sấu, trăn, cá đuối cũng nằm trong “top ten” về chiều dài với 8 mét. So với những loài kể trên, hươu cao cổ và voi, mặc dù cộng thêm cả chiếc cổ và cái vòi dài ngoằng, cũng chỉ thuộc hàng tép riu: một con hươu cao cổ với cái cổ dài nhất cũng chỉ được 6 mét, còn voi đành chịu thua với 4 mét cả vòi. Nếu xét về trọng lượng, vô địch thuộc về loài cá voi xanh. Con nặng nhất có thể lên tới 190.000 kg, tương đương với trọng lượng của 30 con voi cộng lại. Đứng thứ hai là cá nhám voi (40.000 kg). Những chú voi khổng lồ chỉ xếp hàng thứ ba vì chỉ nặng có 6.000 kg. Ngoài ra, tê giác và hà mã cũng có cân nặng đáng kể, 3.000 kg mỗi con. Kỷ lục về tuổi thọ Dường như tạo hoá đã lấy phẩn sống của loài côn trùng phù du để cộng thêm cho loài rùa. Chẳng thế mà trong khi loài côn trùng này chỉ sống được vỏn vẹn một ngày thì lão rùa già lại sống được những 150 tuổi. Còn kỷ lục sống lâu nhất của loài chim thuộc về loài hải âu: nó chỉ chịu chùng cánh khi đã sống 80 năm. Động vật nhiều cơ nhất Ai cũng nghĩ rằng loài ngựa sống suốt cuộc đời chỉ biết chạy phải phá kỷ lục về số lượng cơ bắp. Trên thực tế, một con ngựa bình thường có 1.200 dây cơ. Tuy nhiên, kỷ lục thuộc về loài sâu với 2.000 cơ tập trung trong các đốt vòng. Điều này giải thích vì sao chúng có thể vặn vẹo hay quay người dễ dàng đến thế. Động vật nhiều răng nhất “Cười hở mười cái răng”, điều này chỉ đúng với con người. Một con cá sấu chỉ cẩn “hé miệng cười duyên” cũng để lộ ra 120 chiếc răng. Trong suốt cuộc đời, một con cá sấu có hơn 3.000 chiếc răng, tức là răng của nó rụng đi mọc lại tới 25 lẩn. Tuy nhiên, kỷ lục nhiều răng lại thuộc về cá mập khi nó có bộ trang sức gồm 3.000 chiếc răng trắng xoá mà bất kỳ một hãng sản xuất kem đánh răng nào cũng phải thèm muốn. Ngay cả khi một chiếc bị rụng, một chiếc khác chờ sẵn nơi đúng vị trí đó và sẽ mọc ngay. Cứ như vậy, trong suốt cuộc đời, cá mập có 20.000 chiếc răng. Kỷ lục về chiếc răng to và nặng nhất thuộc về loài voi. Trọng lượng của bộ răng sữa của voi cũng nặng tới 4 kg. Còn mỗi chiếc răng hàm dưới của hà mã cũng nặng tới 4 kg. Không nhiều, không to, không nặng như răng cá mập, voi hay hà mã, nhưng răng của loài hải sư lại khiến người ta phải nhớ đến vì nó dài 80 centimét, bằng chiều cao của một em bé 5 tuổi. Động vật phàm ăn nhất Dẫn đẩu danh sách các con vật phàm ăn là voi. Mỗi ngày một chú voi trưởng thành ngốn hết 200 kgcỏ khô, uống hết 200 lít nước. Tiếp theo, phải kể đến kền kền và sư tử, mỗi bữa chúng có thể ăn liền một mạch hết 40 kg thức ăn. Khỉ lại nổi tiếng vì ăn nhanh, chúng có thể xơi một mạch 50 quả chuối. Về phẩn mình, mỗi ngày chim cổ đỏ ngốn hết 4,3 m sâu (bằng chiều dài một chiếc ô tô). Cá sấu cũng không kém phẩn đặc biệt trong chuyện ăn uống: không kể đến những con mồi sống, cá sấu có thể ăn cả đá. Xét về khả năng nhịn ăn, họ nhà rắn phải được gọi là vua: mỗi năm chỉ cẩn ăn 8 -10 bữa ăn cũng đủ cho chúng rồi; một con trăn có thể nhin đói suốt 12 tháng liền, nhưng ngay khi gặp phải một chú linh dương chân đen, nó có thể xơi tái cả 60 kg này. Kỷ lục về thời gian mang thai Con vật chửa đẻ ngắn nhất là thú có túi ở châu Mỹ: 12 ngày. Tiếp theo là chuột: 3 tuẩn. Đây cũng là lý do vì sao trên thế giới này có lắm chuột đến thế. Chiếm thứ ba là thỏ: một tháng và có thể đẻ 5 -12 con mỗi lẩn. Con vật chửa đẻ lâu nhất là tê giác: 1 năm 6 tháng 20 ngày và voi châu Á: 2 năm 1 tháng. Nhưng kỷ lục lại thuộc về loài kỳ nhông đen sống ở vùng núi Alpes (Pháp): 3 năm 2 tháng và 20 ngày. Thời gian giao phối ngắn nhất Thời gian giao phối ngắn nhất thuộc về loài linh dương nhỏ và voi: một lẩn “chăn gối” của hai loài này chỉ vỏn vẹn có 10 và 20 giây. Thời gian mỗi lẩn dành cho “chuyện ấy” của khỉ maki ở Madagascar là 2 giờ. Tuy nhiên, kỷ lục lại thuộc về loài chuột nhắt: 12 giờ. Chính vì lý do này, sau khi giao phối với con cái, một chú chuột đực chỉ sống thêm được 5 -10 ngày. Kỷ lục về số lẩn giao phối thuộc về loài sư tử: nó có thể làm “chuyện ấy” 86 lẩn mỗi ngày. Còn bọ ngựa cái lại khiến người ta phải tròn mắt vì nàng xơi tái bạn tình sau khi thoả mãn. Có lẽ đấy là kinh nghiệm xương máu để anh bạn nhện hàng xóm rút kinh nghiệm. Để tránh bị nhện cái ăn thịt, nhện đực tìm cho mình một lối thoát: dâng cho người tình một con mồi. Và trong khi người tình còn bận đánh chén thì chàng ta hoạt động. Và đến khi nhện cái nhận ra thì... sự đã rồi. Chó sói nổi tiếng là hung tợn nhưng lại là loài vật dịu dàng nhất trong chuyện “phòng the”. Còn loài vật chung thuỷ nhất là sóc: một chú sóc đực xám có thể chung sống 18 năm liền với một người tình duy nhất. Kỷ lục về khứu giác Nếu ai nói với bạn rằng chó là loài vật thính mũi nhất thì đừng tin. Chó chỉ đứng hàng thứ ba về khả năng nhận ra mùi từ xa mà thôi. Phá kỷ lục trong lĩnh vực này là bướm đêm. Một con ngài đực có thể ngửi thấy mùi cách nó 11 km. Sau đó phải kể đến rái cá biển, có thể nhận ra mùi khói ở cách nó 8 km. Còn cá mập thì có thể phát hiện được mùi của một giọt máu nhỏ hoà tan trong 115 lít nước. Chó thì đứng hàng thứ ba về phát hiện mùi ở độ xa, nhưng lại dẫn đẩu danh sách về con vật phân biệt được nhiều mùi: 100.000 mùi khác nhau (một chuyên gia ngửi mùi cũng chỉ phân biệt được 3.000 mùi) Kỷ lục về xây tổ Loài vật xây tổ to nhất là đại bàng: các nhà khoa học đã phát hiện ra ở Ecosse một chiếc tổ sâu 4,5 mét do chính chim đại bàng làm bằng mỏ và móng chân. Kỳ công nhất là chiếc tổ của loài chim én: để xây xong một chiếc tổ, chim én phải bay đi bay lại 1.000 lẩn, dùng mỏ lấy bùn trộn với rãi làn nguyên vật liệu. Còn hải ly gặm đứt một khúc gỗ sồi đường kính 20 centimet trong chưa đẩy 1 đêm để xây tổ. Kỷ lục về thính giác Tiếng kêu khoẻ nhất thuộc về loài cá voi xanh. Người ta tính được rằng giọng nói của nó có thể đạt tới cường độ âm thanh của một tên lửa đưa tàu con thoi vào vũ trụ. Mặt khác. Vì có một cái tai rất thính, cá voi xanh có thể giao tiếp với đồng loại ở bên kia đại dương. Tiếng kêu của một chú khỉ có thể được nghe thấy trong chu vi 15 km. Còn chim diệc sao nằm trongsách Guiness với tiếng “hót” giống một con bò đang rống và phát đi xa 4 km. Nếu muốn yên tĩnh, tốt nhất là nên ở gẩn địa phận của thỏ: để báo hiệu nguy hiểm, loài vật này chỉ dùng chân sau đập đập vài cái xuống đất. Về phẩn mình, cá heo vẫn không ngừng là đối tượng của nhiều nghiên cứu vì ngôn ngữ của chúng rất đa dạng và kì bí. Đặc biệt, thính giác của chúng phát triển hơn chúng ta gấp 10 lẩn: chúng có thể nghe được siêu âm trong khi con người thì không thể. Kỷ lục về thị giác Các loài chim săn mồi có cái nhìn sắc nhất: chim cắt di cư có thể nhận ra một con bồ câu ở khoảng cách là 8 km; đại bàng có thể phát hiện ra một con thỏ rằng từ trên độ cao 3.000 mét. Động vật có mắt to nhất là mực thẻ khổng lồ: thuỷ tinh thể của nó có đường kính là 38 centimét... bằng đường kính một quả bóng rổ. Ở động vật có vú, ngựa giật kỷ lục có mắt to nhất (đường kính là 5,5 centimét) và quả không sai khi người ta nói rằng ngựa nhìn thấy chúng ta to gấp 7 lẩn kích cỡ thực của chúng ta. Loài vật được biết đến với đôi mắt đẹp nhất là giống sò St. Jacques. Dọc trên tấm áo khoác của mình, giống sò này có hai dãy mắt gồm rất nhiều cặp mắt nhỏ xanh màu nước biển; số lượng mắt của chúng ngày càng tăng theo tuổi tác của chúng. Động vật chạy nhanh nhất Huy chương vàng xứng đáng được trao cho loài báo với vận tốc 101 km/h. Huy chương bạc thuộc về linh dương với 98,16 km/h còn hoẵng chỉ giành được huy chương đồng với vận tốc 98 km/h.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/nhung-loai-vat-pha-vo-moi-ky-luc" }
Vì sao người và động vật vùng nhiệt đới lại nhỏ bé?
Do tiếp thu nguồn thức ăn nghèo nàn về protein và vi chất, các nhóm người và động vật sống trong vùng nhiệt đới ẩm và xích đạo đã thích nghi theo hướng thu nhỏ tẩm vóc lại để tồn tại được trong môi trường bất thuận lợi này. Theo các nhà địa hoá, trong điều kiện ánh sáng Mặt trời dồi dào như ở vùng xích đạo, cộng thêm lượng mưa phong phú như trên những vùng nhiệt đới ẩm, đất đai hai miền này có sự phong hoá mạnh mẽ và trở nên kém phì nhiêu, nghèo về đạm và lân dễ tiêu. Chất kiềm, nhất là canxi và magie thiếu trẩm trọng do mưa nhiều, đất bị rửa trôi nhanh. Những nguyên tố vi lượng rất cẩn cho sự sống như iot, coban... cũng thiếu, nhất là ở miền núi. Từ các yếu tố này, sự kém phát triển của kích thích cơ thể người và động vật có thể được lý giải như sau: - Thiếu canxi và magie sẽ gây ra các bệnh về xương. Xương không phát triển khiến chiều cao hạn chế. - Thiếu hụt sắt khiến con người mắc bệnh thiếu máu và gẩy. Thực vật nhiệt đới ẩm giàu sắt, song con người không hấp thụ sắt qua việc ăn thực vật mà nguồn sắt chủ yếu là được cung cấp thông qua động vật (thịt, cá, trứng, sữa.). Tuy nhiên trong thực tế, thức ăn của người và động vật sống ở vùng này chủ yếu là thực vật, động vật chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 10%. - Trong điều kiện mưa nhiều, các chất kiềm cẩn thiết cho cuộc sống của các sinh vật bị rửa trôi trong khi lại có sự tích luỹ của các nguyên tố khác như sắt, nhôm, silic... Silic là nguyên tố làm cho lá cây của hai vùng này có màu xanh sẫm và cứng, sắc, có nhiều xơ và kém giá trị dinh dưỡng mà điển hình là cỏ tranh. Silic nhiều đến nỗi bên trong các ống tre, nứa ta có thể gặp các tinh thể silic ngậm nước kết đọng lại như những cục đường. Đây là nguyên nhân giải thích vì sao những động vật nuôi ở vùng nhiệt đới ẩm và xích đạo cho sản lượng thịt và sữa thua xa so với các loài động vật ở xứ ôn đới. Sự kết hợp những yếu tố trên đã khiến các cư dân của vùng nhiệt đới ẩm như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Angola, Ghine... đều có vóc dáng nhỏ bé. Thậm chí ở vùng rừng xích đạo châu Phi có bộ lạc người Pichmê còn được gọi là bộ lạc của những người “tí hon”. Nam giới ở đây cao không quá 1,3 mét, còn phụ nữ chỉ cao trung bình khoảng 1 mét. Tình trạng tương tự như vậy cũng diễn ra đối với động vật. Theo tính toán của các nhà khoa học, các loại động vật ở vùng nhiệt đời ẩm và xích đạo có kích thước thua thiệt so với đồng loại của chúng ở vùng ôn đới tới 1,5 mét. Ví dụ, lài hươu cao cổ sống ở các đồng cỏ ôn đới có chiều cao trung bình là 6 mét trong khi ở vùng xích đạo chúng chỉ cao có 2,5 mét mà thôi.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/vi-sao-nguoi-va-dong-vat-vung-nhiet-doi-lai-nho-be" }
Tại sao chủng loại thực vật trên núi nhiều hơn so với đồng bằng?
Tất cả những núi cao đều là trùng điệp liền nhau, nơi hang động, khe núi sâu, địa hình cao thấp không bằng nhau làm cho khí hậu ở những vùng này có sự biến đổi khá lớn. Ví dụ khí hậu ở chân núi và trên đỉnh núi khác nhau rất xa, mưa và sương mù trên đỉnh núi nhiều hơn dưới chân núi, ánh nắng Mặt trời cũng nóng hơn. Do đó, phía trên và dưới chân núi thì chủng loại thực vật cũng có sự khác nhau, chủng loại khác nhau phân bố ở nơi có độ cao thấp khác nhau. Nếu bạn có thể đến xem ngọn núi Nga Myở Tứ Xuyên, ngọn núi nằm trên độ cao 500 đến 1500 mét so với mặt nước biển thì có thể nhìn thấy nhiều loại cây gỗ thuộc họ long lão như cây long não, cây nam, sơn hồ, những cây này thường là những cây xanh quanh năm do nhiệt độ ở chân núi ấm áp. Trên độ cao 1700 đến 2000 mét so với mực nước biển, bạn có thể thấy nhiều cây thích, những cây này rụng lá vào mùa đông, đây là biện pháp chống lại cái lạnh giá rét buốt vào mùa đông của cây. Ở độ cao trên 2000 mét so với mặt nước biển đến đỉnh núi, tới đâu cũng đều các loại sam lạnh xanh thẫm, đây là một loại cây có lá hình kim, chúng không sợ lạnh, mùa đông chúng có thể chịu đựng được mưa tuyết và gió lạnh trên núi cao. Ở vùng này, tháng 5 và tháng 6 hàng năm có rất nhiều hoa đỗ quyên nhiều hình dạng nở, màu đỏ tím như ráng mây trải khắp núi. Theo thống kê, hoa, cỏ, cây trên núi Nga Mi có trên 3000 loại, loại cỏ thuốc có trên 1000 loại, mà các loại thực vật trên đồng bằng ở dưới núi chỉ không quá vài trăm loại. Bởi vì địa hình của đồng bằng bằng phẳng, khí hậu lại như nhau, do đó chủg loại thực vật ít hơn nhiều. Đã quen với cuộc sống trên núi cao nên các loài sam lạnh và một số loại hoa đỗ quyên, một số loại thuốc như hoàng liên đã thích ứng với khí hậu lạnh nên cũng không xuống dưới núi để sống, cho dù có chuyển xuống sống ở dưới đồng bằng thì nó cũng phát triển không tốt do không thích ứng được với khí hậu. Ngoài ra còn cómột nguyên nhân nữa là: Chủng loại thực vật ở Trung Quốc nhiều vô kể, do vào kỷ đệ tứ trong lịch sử địa chất, phía bắc bán cẩu bị băng hà bao phủ, ở những vùng không có núi hoặc ít núi (như châu Âu) đã có rất nhiều thực vật bị tuyệt chủng; Còn ở Trung Quốc do có nhiều núi, núi đã có tác dụng cản trở sự đóng băng rất lớn, làm cho nhiều loài thực vật quý được tiếp tục sinh tồn trong núi như thuỷ sam, ngân hạnh, sam bạc, đỗ trọng, cây quả thơm, ngọc đồng... nổi tiếng thế giới. Do đó chỉ riêng các loại cây trong giới thực vật ở Trung Quốc hiện nay có hơn 2000 loại, mà ở toàn châu Âu chỉ có hơn 200 loại.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-chung-loai-thuc-vat-tren-nui-nhieu-hon-so-voi-dong-bang" }
Tại sao nói cá voi là một động vật thuộc lớp thú?
Cá voi xanh là loài cá voi to lớn nhất của đại dương với chiều dài là 30 mét và nặng tới khoảng 150 tấn. Họ hàng của cá voi xanh là các loại cá voi xám, cá voi trắng, cá voi lưng gù... hay cá nhà táng, cá heo... Thực ra cá voi là một động vật thuộc lớp thú. Chúng có đẩy đủ đặc tính của lớp thú ở trên cạn như hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Cách đây 65 triệu năm, khi loài khủng long tuyệt chủng thì những sinh vật khác trên hành tinh mới sinh sôi nảy nở và chính sự phát triển nhanh chóng này đã dẫn đến tình trạng khan hiếm thức ăn. Trong điều kiện sống như thế, tổ tiên của loài cá voi đã phải di chuyển đến vùng ven biển để kiếm ăn và trải qua một thời gian dài tiến hoá loài cá voi đã thích nghi được với môi trường nước cho đến tận ngày nay. Khi chuyển từ cuộc sống trên cạn sang sống môi trường nước, cá voi chia thành hai nhóm: nhóm có răng và nhóm không có răng. Nhóm cá voi không răng chuyên ăn các sinh vật phù du thì răng của chúng biến hoá hoàn toàn. Còn nhóm cá voi có răng thì chuyên ăn các loài cá hay nhuyễn thể thì răng của chúng rất phát triển. Cá voi có thân hình thon dài, da láng trơn và có khả năng chịu lạnh rất cao. Khả năng bơi của cá voi cũng rất tuyệt với, xương sống cá voi rất mềm dẻo, uốn lượn dễ dàng trong nước, đuôi cá voi nằm ngang. Phổi của loài cá voi tuy bé nhưng lại hoạt động rất hiệu quả, chỉ cẩn vài giây ngoi lên trên mặt nước, cá voi đã có thể thay đổi 90% không khí trong phổi của chúng. Khả năng lặn sâu khoảng 2 giờ của cá voi là đặc điểm kỳ diệu của loài sinh vật khổng lồ này. Trước đây người ta đã đánh bắt được một con cá voi xanh có kích thước chiều dài là 33,17 mét và nặng tới 190 tấn, chỉ riêng bộ xương của con cá voi đã nặng tới 29 tấn, trái tim nặng 700 kg, gan nặng 980 kg và lưỡi của nó nặng 4,3 tấn. Trọng lượng của lưỡi không thôi đã bằng trọng lượng của một con voi trên cạn. Cá voi xanh cũng di cư như những loài cá khác. Bình thường chúng sinh sống ở vùng cực Bắc lạnh giá, nhưng khi sinh sản chúng lại di cư về phương Nam để sinh sản trong những vùng nước ấm hơn. Nhờ lớp da dày tới 60 cm mà cá voi có khả năng chịu lạnh rất cao cũng như tránh được tổn thương khi va chạm. Thời gian mang thai của cá voi rất dài, khoảng 11 tháng. Khi mới sinh ra cá voi con đã dài 7 -8 mét, nặng 3 4 tấn. Sau một tháng thì trọng lượng của chúng đã tăng gấp đôi. Mỗi chú cá voi con cẩn đến 200 lít sữa mỗi ngày. Sữa cá voi có rất nhiều dinh dưỡng, trong thành phẩn sữa cá voi có tới 50% là Proteinvà chất béo. Các nhà khoa học cho rằng tuổi thọ của loài cá voi trong thiên nhiên dài khoảng 50 năm hoặc có thể là lâu hơn nữa. Những con cá voi có khả năng phát ra những âm thanh trẩm bổng mà người ta thường bảo là cá voi đang hát. Những âm thanh này có ý nghĩa rất q uan trọng trong đời sống của loài cá voi. Tiếng kêu giúp chúng tìm bạn, giúp chúng tìm đường hoặc thông báo những nguy hiểm cho đồng loại khi cẩn thiết. Cá voi là loài cá thông minh. Nó có thể bắt chước được một số hành vi của con người.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-noi-ca-voi-la-mot-dong-vat-thuoc-lop-thu" }
Loài vật có thể nhịn ăn bao lâu?
Trong những trường hợp đặc biệt loài vật không thể tìm được thức ăn cho chúng. Vậy chúng sẽ nhịn đói được bao lâu? Ta đã biết đến loài rệp giường và hải quỳ. Loài rệp giường nhiều khi để cái bụng rỗng của chúng tới nửa năm hoặc hơn thế nữa. Nhưng các con của nó, những ấu trùng rệp (khi sống trong nhà thường gây cho con người ta khó chịu cũng không kém gì rệp trưởng thành) khi cẩn thiết, tức là nhà không có ai ở, có thể nhịn ăn tới một năm rưỡi. Hải quỳ không giống rệp nhưng cũng có thể nhịn đói lâu được tới ba năm. Người ta đã nhiều lẩn thấy được điều đó trong các bể nuôi. Trong trường hợp như vậy hải quỳ “gẩy đi” rất nhanh; trọng lượng giảm xuống tới mười lẩn. Nhưng chỉ cẩn cho nó ăn là lập tức nó tham lam nuốt vội vàng ngay. Chỉ sau mấy ngày là hải quỳ béo lên rất nhanh, đến mức có thể trông thấy được. Ta khó có thể tin được là nó có thể nhịn ăn lâu đến như vậy được. Khi hải quỳ thèm ăn, nó nuốt bất kỳ thứ gì, thậm chí cả những thứ không ăn được hoặc sẽ hại đối với nó. Một con hải quỳ bị đói có lẩn đã nuốt cả một cái vỏ chai lớn. Cái vỏ chai bị nuốt vào bụng nằm ngang chia dạ dày thành hai phẩn trên và dưới. Thức ăn ở miệng vào không xuống được phẩn dưới dạ dày. Người ta nghĩ rằng hải quỳ sẽ chết. Nhưng nó đã tìm ra lối thoát: ở cái đế đúng chỗ “bông hoa” biển bám trên đá mở ra một cái họng không răng, một cái mồm mới một cái lỗ ở bên hông con hải quỳ. Nhưng chẳng bao lâu sau chung quanh cái lỗ đó đã mọc lên các xúc tu. Thế là con hải quỳ đó có hai mồm, hai dạ dày. Khó có loài động vật phàm ăn nào sánh kịp được với loài bét. Chúng hút máu đủ các loài động vật khác nhau, hút nhiều đến nỗi to phình ra không biết bao nhiêu mà kể. Con bét chó sau khi hút máu no nặng hơn lúc nó còn đói tới hai trăm hai mươi lẩn. Còn con bét bò trong ba tuẩn, kể từ khi phát triển từ ấu trùng đến bét trưởng thành đã tăng đến một vạn lẩn. Nhưng cũng rất lạ là sau khi ăn uống phàm phu đến mức độ như vậy mà các con bét có thể nhịn đói tới hàng năm trời. Để kiểm tra xem chúng có thể không ăn được bao nhiêu lâu: các nhà bác học đã đem cắt các vòi miệng của nó đi; triệt điều kiện hút máu. Nhưng con bét bò sau khi qua phẫu thuật đã sống tại phòng thí nghiệm một năm, hai năm, ba năm. Người ta quên mất đi không buồn chờ thêm bao giờ chúng mới chết. Nhưng chúng vẫn chưa chịu chết. Vẫn sống sang năm thứ năm, rồi năm thứ sáu và thứ bảy. Thậm chí còn hơn thế nữa. Vậy là người ta biết đến tổ tiên nhỏ bé của các chú bét nhỏ phá kỷ lục thế giới.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/loai-vat-co-the-nhin-an-bao-lau" }
Làm thế nào để cho hoa cắm trong bình có thể tươi được lâu?
Một cành hoa tươi, chỉ cắm được vài ngày thì cành hoa bị rủ đẩu xuống, màu sắc cũng không còn tươi nữa, điều này là do nguyên nhân nào? Nếu bạn lấy cành hoa lên xem thì sẽ nhìn thấy phẩn cắm trong nước bị thối rữa, có mùi hôi. Đây là do vi khuẩn đang gây chuyện, vi khuẩn và vật chất phân giải khác ảnh hưởng tới sức khoẻ của phẩn trên của hoa; Có lúc không nhìn thấy cành thối rữa nhưng cành hoa cũng rũ đẩu xuống, đó là do sữa trong cơ thể một số thực vật chảy ra từ miệng cắt làm tắc ống dẫn chính chỗ miệng cắt, cản trở sự hấp thụ nước, như vậy, cành hoa không được cung cấp đủ lượng nước cẩn thiết, cho nên nó mới bị héo rũ. Tìm ra bí mật thì tốt quá rồi, muốn để cho hoa cắm được lâu, có thể cắt ít cuống rồi dùng lửa hơ qua cành hoa, làm cho nó bị cácbon hoá cục bộ, như vậy có thể để phẩn dưới ngâm trong nước không bị nhiễm vi khuẩn mà bị thối rữa, lại có thể làm cho sữa của một số thực vật không chảy ra làm tắc nghẽn ống dẫn chính, làm cho nó luôn nhận được lượng nước cung cấp. Có một số người mua về những bông hoa đỏ tươi, rồi dùng lửa đốt vào phẩn gốc đã cắt sau đó cắm vào bình. Qua cách làm như vậy thì cành hoa có thể cắm được lâu. Trước kia trong dân gian đã từng lưu truyền một phương pháp là cuống hoa thược dược được đốt trên lửa thì có thể làm cho nụ hoa nở và giữ được lâu, có lẽ chính là biện pháp này. Phương pháp này phải chưang đều có tác dụng với tất cả các loại hoa hay không thì còn phải nghiên cứu. Trên thị trường hoa hiện nay còn có một loại dung dịch giữ cho hoa tươi, cho một chút vào trong nước cắm hoa cũng có thể kéo dài thời gian giữ cho hoa được lâu.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/lam-the-nao-de-cho-hoa-cam-trong-binh-co-the-tuoi-duoc-lau" }
Tại sao tính kháng bệnh của thực vật hoang dã lại rất mạnh?
Chúng ta đã nhìn thấy thực vật hoang dã ở ruộng hoang và đất hoang, không ít cây trên to dưới nhỏ, cành lá yếu ớt, có một số quả rất nhỏ mà chua. Nhìn bên ngoài chúng cũng tương đương với thực vật được trồng. Nhưng những người làm công tác khoa học lại có cảm tình sâu sắc với chúng. Họ xem trọng điểm nào của thực vật hoang dã? Thực vật hoang dã có một ưu điểm vô cùng quý báu, ưu điểm này được các nhà thực vật học gọi là “Tính kháng chọi mạnh”. Cái gọi là tính kháng chọi là chỉ khả năng chống lại những bất lợi trong môi trường sống của chúng. Trong giới tự nhiên, thực vật đang tồn tại khi gặp phải những điều có hại cho sự sống của chúng thì chúng luôn muốn tìm cách để chống lại. Trong những thực vật khác loài, đặc biệt là giữa những loài thực vật được trồng và những loài thực vật mọc hoang thì khả năng đối kháng được biểu hiện ra không giống nhau. Có người đã từng làm một số thử nghiệm, trong cùng một điều kiện, khả năng kháng bệnh đậu đen giữa nho mọc hoang và cây nho trồng rõ ràng là khác nhau. Khi lá nho hương hoa hồng được trồng đã đẩy vết ban đen của bệnh đậu đen thì gai nho và lông nho mọc hoang gẩn như không có vết ban đen. Đây là do nguyên nhân nào? Đó là vì thực vật mọc hoang từ một hạt mọc thành một cây, từ trước tới giờ không ai vun trồng và quản lý nhưng lại có rất nhiều kẻ thù tấn công, như mưa, gió, tuyết lạnh, hạn hán lũ lụt, bệnh tật và sâu hại luôn muốn tìm cách bóp chết sinh mạng của chúng. Để tiếp tục sinh tồn, bắt đẩu từ thời tổ tiên, từ thế hệ này đến thế hệ khác luôn luôn phải đấu tranh với kẻ thù vô tình, dẩn dẩn hình thành khả năng kháng bệnh cực mạnh để thích ứng với môi trường chúng thường phải đưa ra nhiều kiểu biến đổi về cấu tạo hình thái bên ngoài và cơ năng sinh lý bên trong của chính mình để thích ứng. Ví dụ nhiều loại thực vật mọc hoang hoặc là toàn thân hoặc là lá đẩy lông, có loại thì đẩy gai, có loại thì chứa độc. Toàn bộ những thứ này đều giúp cho chúng có thể đấu tranh tốt hơn để chống lại kẻ thù. Những ưu điểm này của thực vật mọc hoang đã nói rõ sức sống và sức chiến đấu của chúng đều rất mạnh mẽ. Nhưng những thực vật trồng thì lại không như vậy, chúng từ nhỏ đến lớn đều được sự chăm sóc, quan tâm của con người, thiếu sự rèn luyện cho tính đối kháng, một khi nguy hiểm đến thì không chịu được, thậm chí bị chết. Những người làm công tác nuôi trồng thực vật cực kỳ coi trọng ưu điểm có tính kháng cự cực mạnh của thực vật mọc hoang. Họ thường thông qua con đường lai giữa loại được nuôi trồng và loại mọc hoang để tạo ra những chủng loại tốt và được nhiều người hoan nghênh, những thực vật có tính kháng cự kém được cải tạo thành những loại mới có chất lượng tốt và tính kháng cự mạnh. Do đó, tất cả những loại thực vật mọc hoang trên đất cằn cỗi trên núi không chịu đựng gió mưa, mà là chúng được lớn lên trong khí hậu khắc nghiệt. Chúng ta phải đặc biệt coi trọng vốn quý báu của tài nguyên phong phú, lợi dụng triệt để ưu điểm là tính kháng bệnh mạnh này của chúng, tạo ra giống lai để đưa ra nhiều loại mới, giúp ích cho nhân loại.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-tinh-khang-benh-cua-thuc-vat-hoang-da-lai-rat-manh" }
Vì sao lá trên ngọn rụng cuối cùng?
Ở miền ôn đới, mỗi khi mùa thu đến, cây thay màu lá từ xanh sang vàng, cuối cùng trút nốt chiếc áo này, trần trụi đón mùa đông tới. Nếu chú ý một chút, bạn sẽ thấy lá trên cành chính đổi màu trước tiên, sau đó lan dần đến ngọn cây, ngọn cành. Rụng lá cũng vậy, rụng ở dưới trước, càng lên trên ngọn, lá càng rụng chậm. Có thể bạn sẽ nói, đó là hiện tượng tự nhiên của giới sinh vật, già trước chết trước. Lá phía dưới ra trước lá đầu cành nên rụng sớm hơn. Đây cũng là một cách giải thích, nhưng còn có cách hiểu sâu hơn. Trong quá trình sinh trưởng, mọi cây cối đều vươn tới sự phát triển đầy đủ nhất, cho nên nó luôn đưa nhiều thức ăn lên ngọn để tăng nhanh sự sinh trưởng. Ngọn cành do được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nên vươn dài mãi ra, khi ấy lá cây cũng mọc dần theo, lá cũng lại phát huy tác dụng tạo ra chất dinh dưỡng. Khi ngọn cây lớn đến một mức độ nhất định, sinh trưởng sẽ chậm dần lại. Lúc này cây rụng lá là do hai điều kiện: Bên trong, việc cung cấp dinh dưỡng bị hạn chế và bên ngoài, điều kiện thời tiết thay đổi theo chiều hướng không có lợi, chức năng tổng hợp thức ăn của lá kém dần, lá không tồn tại được nữa, rơi lả tả. Nhưng mặc dù vậy, bộ phận ngọn cây vẫn được ưu tiên chăm sóc, thức ăn được cung cấp nhiều nhất, nên dù cây ngừng đưa thức ăn lên ngọn, nhờ vào lượng dự trữ nó vẫn sinh tồn thêm một thời gian. Đồng thời trong lúc đó, chất diệp lục trong lá cây chưa bị phá huỷ, vẫn tổng hợp được một số chất dinh dưỡng. Như vậy, lá trên ngọn cây sẽ rụng muộn hơn ở các bộ phận khác trên cây.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/vi-sao-la-tren-ngon-rung-cuoi-cung" }
Tại sao trong xã hội phong kiến, ngôi vua chỉ truyền cho con trai?
Trong lịch sử Trung Quốc cũng như nước ngoài, ngôi vị đế vương nói chung là d o con trai trưởng kế thừa. Cả đến trong các gia đình thường dân cũng chỉ có nam giới làm gia trưởng và bao giờ cũng là người bố chiếm địa vị chủ đạo trong gia đình. Thật ra trong lịch sử nhân loại, ở thời kỳ thượng cổ cũng đã từng có một giai đoạn rất dài, trong đó nữ giới chiếm địa vị chúa tể trong xã hội. Đó là thời kỳ xã hội mẫu hệ. Thời bấy giờ, nhân loại chỉ biết có mẹ mà không biết có bố, huyết thống cũng chỉ tính theo hệ mẹ, cả đến tài sản cũng kế thừa theo mẹ. Vì con người thời bấy giờ có những phương thức duy trì sinh hoạt rất lạc hậu, đời sống chỉ dựa vào hái lượm và nông nghiệp nguyên thuỷ, mà các công việc này phẩn lớn là do phụ nữ đảm đang. Cả đến công việc chế biến thực phẩm và các việc trong nhà cũng đều do phụ nữ gánh vác, vì thế phụ nữ chiếm một địa vị hết sức quan trọng trong đời sống xã hội thời bấy giờ. Đến thời kỳ cuối cùng của xã hội nguyên thuỷ, loài người tiến vào thời kỳ đồ sắt, lúc này sức sản xuất đã phát triển lên rất nhiều. Con người thời bấy giờ sống không chỉ còn dựa vào việc hái lượm và nông nghiệp nguyên thuỷ nữa, mà phẩn quan trọng hơn là dựa vào việc săn bắn, chăn nuôi gia súc và nông nghiệp cày cấy; các công việc này đòi hỏi phải có dũng khí và sức khoẻ của nam giới. Năng lực cơ thể của phụ nữ rõ ràng không thể nào bằng nam giới được, vì thế dẩn dẩn nam giới chiếm địa vị của phụ nữ trong đời sống xã hội và nhân loại cũng tiến vào thời kỳ xã hội thị tộc phụ hệ. Từ đấy địa vị chi phối của nam giới trong xã hội cứ kéo dài mãi, người ta chỉ còn biết huyết thống phụ hệ là thuộc dân tộc nào, vương triều nào, gia tộc nào. Họ cũng lấy theo bố, còn con cái do phụ nữ truyền lại thì được gọi là “bàng chi”, “bàng hệ”, ảnh hưởng này còn lưu truyền cho tới xã hội có giai cấp. Theo đà tiến bộ của nền văn minh nhân loại, sự khác nhau về giới giữa nam và nữ ngày càng ít đi. Ngày nay có một số gia đình còn xuất hiện những người con trai, con gái lấy họ theo mẹ hoặc mang cả hai họ cha và mẹ.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-trong-xa-hoi-phong-kien-ngoi-vua-chi-truyen-cho-con-trai" }
Tại sao cây trong chậu cảnh lại già và có nhiều tư thế?
Bước vào vườn chậu cây cảnh của vườn thực vật Thượng Hải bạn có thể thấy những cây già trong chậu cảnh đã sống mấy chục năm, thậm chí là mấy trăm năm, sao lại có sinh khí bừng bừng như vậy, cành khoẻ, lá xanh, nhiều tư thế đẹp mắt. Tại sao những cây nhỏ chưa cao đến 1 mét này lại có tuổi lớn như vậy? Thì ra những cây trong chậu cảnh là một loại cây không phải sinh trưởng từ nhỏ trong chậu cảnh, đa số tổ tiên của chúng là sinh trưởng ở vùng núi cao hoang dã, hoặc do con người chặt phá, hoặc do già, ruột rỗng, phẩn than của phẩn trên cây bị chặt đổ hoặc mục nát mà không tồn tại được, nhưng mẩm ngủ yên lâu dài trên phẩn gốc của cành và phẩn dưới đất vẫn còn sống, những người làm vườn liền lợi dụng đặc tính này, đưa những cây không có phong thái đó kết hợp với phẩn dưới, khôi phục lại và sửa cắt toàn bộ cành, dùng đất tốt để nuôi dưỡng cho thích hợp và tiến hành nuôi dưỡng tỉ mỉ. Như vậy, những mẩm đã ngủ lâu giờ lại khôi phục sức sống, dẩn dẩn đâm chồi trên cành và ra lá. Sau đó, dùng phương pháp nhân tạo để uốn vòng hoặc uốn cong những cành non mới ra thành các tư thế tuyệt đẹp, rồi lại chuyển vào trong chậu cảnh, hình thành nên chậu cảnh có trăm nghìn tư thế, già dặn, cứng cáp đẩy sức sống. Mọi loài thực vật từ nhỏ đã được trồng ở trong chậu, người ta thường gò cành, cắt tỉa đều kìm chế sự phát triển của nó, để nó có kiểu dáng đẹp. Từ hình dáng của cây mà nói, có những cây trồng lâu ngày trong chậu quả thực là rất nhỏ, nhưng xét về hình thế rắn rỏi của chúng, có thể dễ dàng thấy rằng tuổi của chúng không nhỏ, thông thường ít nhất cũng sống được vài năm, vài chục năm, thậm chí vài trăm năm. Đây là truyền thống của Trung Quốc về nghệ thuật làm vườn và kỹ thuật chăm sóc để khống chế sự phát triển của cây trong chậu. Có một số cây hoa mai được trồng lâu năm trong chậu, hình thành nên những cành cây rắn rỏi, ra hoa hàng năm, nhưng không cho chúng phát triển thành cây to, trong nghệ thuật trồng vườn được gọi là “Thân mai”. Dùng thân mai làm cây cảnh, còn một nghệ thuật khác nữa là cắt dọc thân mai ra làm hai nửa, đem một nửa đi trồng trong chậu, nó vẫn có thể ra hoa hàng năm như thường, có vẻ đẹp rất riêng, trong nghệ thuật làm vườn gọi là “Bổ mai”. Có thể không ít người hỏi: Cây đã bổ đôi làm sao lại vẫn có thể sống và ra hoa? Đó là do nguyên nhân gì? Thực ra, ống libe vận chuyển chất dinh dưỡng trong phẩn dây chằng, ống dẫn trong phẩn chất gỗ vận chuyển chất dinh dưỡng, nếu cắt sạch phẩn vỏ của cây, sự vận chuyển chất dinh dưỡng ngừng lại, cây sẽ chết. Nhưng nếu cắt dọc cây làm hai nửa, thì mỗi nửa đều có đẩy đủ các bộ phận rễ, thân, cành, lá. Như vậy thì chất dinh dưỡng mà lá ở mỗi nửa thân cây tạo ra vẫn có thể được vận chuyển xuống dưới bằng hệ thống mao mạch trong phẩn dây chằng, còn nước và muối vô cơ cũng thông qua các ống dẫn ở phẩn thân gỗ vận chuyển lên trên, do vậy nên mỗi nửa cây đều có thể tự sống, ra hoa và sinh trưởng bình thường. Trong các loài cây cối hoa cỏ, không chỉ thân mai có thể cắt làm hai, mà cây tử vi, lựu và nhiều loài khác cũng có thể cắt làm hai nửa, vẫn sống bình thường. Dựa vào nguyên lý này, chúng ta có thể tạo ra nhiều cây cảnh lạ mắt với nhiều hình dáng độc đáo từ các loại cây cối hoa cỏ khác nữa.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-cay-trong-chau-canh-lai-gia-va-co-nhieu-tu-the" }
Những chữ Song Hỷ dùng trong đám cưới từ khi nào?
Ở Trung Quốc và một số nước châu Á, nếu trên cửa ra vào hay trên tường nhà nào có dán chữ Hỷ màu đỏ thì người ta đều biết ngay rằng ở nhà đó vừa có chuyện vui. Tương truyền rằng việc dán chữ Hỷ trong đám cưới là do nhà chính trị lớn triều nhà Tống, Vương An Thạch khởi xướng. Hồi ông còn trẻ lên kinh thành đi thi, được qua một nơi gọi là Gia Mã Trấn, tại trấn này có một nhà tài chủ họ Mã, trước cửa nhà treo một cây đèn kéo quân, trên chiếc đèn có viết mấy chữ: Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ (Đèn kéo quân, ngựa đèn chạy, đèn tắt ngựa dừng bước) Cây đèn này đã làm cho người ta hết sức chú ý, Vương An Thạch thấy thế ghi nhớ trong lòng. Cũng vừa may hôm sau ở trong trường thi Vương An Thạch là người đẩu tiên nộp quyển, quan coi thi thấy ông làm bài nhanh như thế, muốn thử sức làm câu đối xem sao, bèn chỉ lá cờ thêu hình con hổ bay treo ở trước cửa, ra vế đối: Phi hổ kỳ, kỳ hổ phi, quyển hổ tàng thân (Cờ hổ bay, hổ trên cờ bay, cờ cuốn hổ náu mình) Vương An Thạch nhớ tới những chữ viết trên cây đèn kéo quân bèn lấy ngay làm vế đối thứ hai, lập tức đối luôn: Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ Quan coi thi thấy Vương An Thạch làm vế đối thứ hai của câu đối cũng thẩn tốc như thế cho nên càng khen ngợi nhiều hơn. Sau khi thi xong, Vương An Thạch lại qua Mã Gia Trấn, ông hỏi thăm thì biết rằng tài chủ họ Mã vốn có cô con gái yêu chưa lấy chồng. Câu đố trên cây đèn chính là ông đưa ra để kén rể. Sau khi biết như thế, Vương An Thạch lại đem vế đối của viên quan giám khảo nêu ra để đối lại và viết lên giấy đưa cho tài chủ họ Mã xem. Tài chủ họ Mã vui mừng khôn xiết, lập tức hứa gả con gái cho Vương An Thạch. Không bao lâu sau Vương An Thạch kết hôn cùng cô con gái của tài chủ họ Mã. Giữa hôm cô dâu và chú rể làm lễ lạy trời đất thì các sai dịch đến báo tin: “Vương đại nhân thi đỗ rồi”. Vương An Thạch nghĩ rằng bản thân mình được động phòng hoa chúc là một điều “hỷ”, tên mình được nêu tên trên bảng vàng lại là một điều “hỷ” nữa, vì thế ông lấy ngay một tờ giấy đỏ, viết lên đó hai chữ “hỷ” thành một chữ “Hỷ” do ông mới sáng tạo ra để thay cho hai chữ “hỷ” đơn dán lên cửa. Vì chữ “Hỷ” này biểu hiện đẩy đủ nhất không khí vui mừng trong đám cưới, cho nên trong các lễ cưới người ta đều dán chữ “Hỷ” đỏ thắm.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/nhung-chu-song-hy-dung-trong-dam-cuoi-tu-khi-nao" }
Thiếp chúc Tết bắt đầu có từ bao giờ?
Ở Trung Quốc thời xưa, thiếp chúc Tết cũng được gọi là thích, là thiếp, cũng có khi gọi là môn trạng. Thiếp xuất hiện sớm nhất dưới triều nhà Tống. Thời đó rất thịnh hành việc hàng năm gửi thiếp chúc Tết. Tương truyền hoạ sỹ của triều đình Nam Tống là Lý Tung có vẽ bức “Tuế chiêu đồ” (Bức tranh sáng đẩu năm), trên đó vẽ cả nhà chủ nhân đang đón tiếp khách khứa trong viện, khi đó các gia nhân trong căn nhà bên cạnh nhận những tờ thiếp giấy đỏ để mừng năm mới. Trên các tờ thiếp màu đỏ ấy người ta ghi họ tên của mình gửi tới bạn bè để tỏ ý chúc mừng. Vì loại thiếp này là nhờ người khác mang đi cho nên mới gọi là phi thiếp. Ngày 25 tháng Mười Hai là tết Noel, tức là ngày chúa Jesus, người sáng lập ra đạo Cơ Đốc ra đời. Ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ, nơi đạo Cơ Đốc được thịnh hành, lễ Noelcũng như là ngày Tết đẩu năm của các nước châu Á là ngày lễ quan trọng trong cả năm. Để tiện cho việc chúc mừng, năm 1843, quốc vương Anh đã nhờ một hoạ sỹ thiết kế tấm thiệp mừng Noel đẩu tiên, từ đó về sau bắt đẩu từ một tháng trước ngày Noel người ta đã gửi cho nhau thiếp mừng. Năm 1911 sau cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc tính năm theo Công nguyên, bắt đẩu coi trọng ngày tết Nguyên đán, vì thế cho nên việc ăn mừng năm mới cũng theo năm mới dương lịch, thiếp chúc mừng năm mới cũng bắt đẩu có từ ngày ấy.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/thiep-chuc-tet-bat-dau-co-tu-bao-gio" }
Trà đạo của Nhật Bản đã bắt nguồn và phát triển như thế nào?
Người Nhật Bản rất thích uống nước trà, hơn nữa họ còn đòi hỏi phải có hoàn cảnh thích đáng để uống nước trà, mà cũng lại còn đòi hỏi cả về cách pha trà cũng như mời trà. Thông qua việc uống nước trà, con người ta đạt tới cảm giác thanh tịnh và thư giãn. Đó tức là trà đạo của Nhật Bản. Thật ra tập quán uống nước trà của người Nhật Bản đã được bắt nguồn từ Trung Quốc, trà đạo đã được du nhập vào Nhật Bản bởi các học sinh và các nhà sư đến từ Trung Quốc lưu học tại đây trong hơn một nghìn năm. Năm 1191 sau Công nguyên, một hoà thượng Nhật Bản là Vinh Tây kết thúc thời kỳ lưu học tại triều đình nhà Đường, đã trở về Nhật Bản mang theo rất nhiều hạt chè. Sau khi về tới quê hương, ông tích cực khuyến khích việc trồng những cây chè, đồng thời còn viết một cuốn sách nhan đề là “Ngật trà dưỡng sinh ký” (bài ký uống trà dưỡng sinh), tuyên truyền tác dụng tốt đẹp của nước trà như: làm cho tinh thẩn phấn chấn, làm sáng mắt, giúp ăn ngon miệng. Về sau việc uống nước trà đã dẩn dẩn lan rộng ra từ tẩng lớp quý tộc xuống tới đại chúng bình dân, một vị cao tăng của Thiền Tông là Thôn Điền Chu Quang là người đẩu tiên đưa ra phương pháp pha trà của Thiền Tông. Sau khi Thôn Điền qua đời, thương nhân tham thiền là Vũ Dạ Trị Âu cũng cố hết sức khai quật các đồ gốm Tín Lạc, là những đồ pha trà mộc mạc có vẻ đẹp thuẩn phác của Nhật Bản, điều này cũng làm cho trà đạo có được một bước phát triển mới. Cuối cùng Thiên Lợi Hữu người được tôn vinh là thiên tài về trà đạo đã học tập thiền sư Vinh Tây và thu thập toàn bộ tài liệu tổng kết bao quát được tinh thẩn trà đạo là “Thanh tịnh hoà túc” với ý nghĩa là “khốc ái hoà bình, thanh tâm an tịnh” (hết sức yêu hoà bình, lòng thanh thản yên tĩnh), ngoài ra lại còn yêu cẩu các dụng cụ pha và uống trà đạo phải có vẻ đẹp hợp với những người uống trà. Nghệ thuật trà đạo của Thiên Lợi Hữu đã mở đẩu thời kỳ cực thịnh của trà đạo trong lịch sử Nhật Bản. Trong những năm gẩn đây, trà đạo ở Nhật Bản đang diễn biến thành những hội uống trà kiểu đại chúng và trở thành một sinh hoạt văn hoá xã giao lấy ẩm thực làm trung tâm.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tra-dao-cua-nhat-ban-da-bat-nguon-va-phat-trien-nhu-the-nao" }
Tại sao khi tàu bè hạ thuỷ phải làm lễ đập chai rượu?
Khi có một chiếc tàu mới, người ta thường cử hành một nghi thức hạ thuỷ long trọng: người chủ trì giơ cao một chai rượu sâm banh, cổ chai được buộc bằng một sợi dây, sau đó người ấy dùng hết sức để đập chai rượu vào thành tàu cho vỡ để rượu bắn ra tung toé. Sau đó chiếc tàu mới được từ từ trườn trên đòn trượt để xuống nước và bắt đẩu chuyến đi biển đẩu tiên của nó. Tương truyền nghi thức này có từ thời xa xưa ở phương Tây. Hồi ấy hàng hải là một nghề cực kỳ nguy hiểm, thường xuyên xảy ra những vụ đắm tàu, người chết. Vì chưa có vô tuyến điện, cho nên mỗi khi gặp tai nạn. người trên tàu chỉ còn có thể viết giấy báo nạn, rồi bỏ vào một cái chai, đậy kín lại và ném xuống biển, để nó trôi đi đâu thì trôi, hy vọng rằng cái chai sẽ trôi qua một chiếc tàu khác hay dạt vào bờ biển, được người ta nhìn thấy rồi nhờ đó mà sẽ có tàu tới cứu. Người phương Tây vốn thích uống rượu sâm bank, vì thế khi ném chai rượu xuống thường là rượu sâm banh. Trong thời kỳ kỹ thuật hàng hải còn rất lạc hậu, mỗi khi gặp nạn trên biển người ta rất khó cứu nhau, vì thế các thuyền viên ném chai rượu sâm banh xuống nước nói rằng mình đã bị tai nạn và có thể tử vong. Tất nhiên gia đình của các thuyền viên cũng muốn tìm thấy các chai rượu như thế, cho nên họ mong muốn giải trừ những điều bất hạnh và nỗi lo sợ như vậy, mỗi khi hạ thuỷ một chiếc tàu mới, người ta đập chai sâm banh vào mũi tàu với mong muốn con tàu ra đi sẽ được thuận buồm xuôi gió, vạn sự may mắn. Nhưng vẫn còn một cách giải thích khác nữa. Tương truyền trong thời cổ xưa người ta cho rằng công việc đi biển là cực kỳ nguy hiểm, cho nên để tiêu trừ các mối nguy hiểm này, người ta thường trói một nô lệ vào bên dưới thân tàu mới, để khi con tàu trượt qua thân thể người nô lệ và máu của người này sẽ thay lời cẩu Thượng Đế bảo hộ. Nhưng về sau người Hy Lạp đã không còn thực hiện tập tục dã man này nữa, vì thế người ta đã dùng rượu để thay cho máu người nô lệ, như vậy nghi lễ hạ thuỷ con tàu mới vẫn còn giữ được cho đến ngày nay với động tác đập chai rượu vào thành tàu.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-khi-tau-be-ha-thuy-phai-lam-le-dap-chai-ruou" }
Jesus có thật hay không?
Jesus là Chúa Cứu thế được tín đồ Thiên Chúa giáo tôn thờ. Khác với hai vị sáng lập hai tôn giáo khác là Thích Ca Mâu Ni và Mohammet, Jesus không phải là người sáng lập đạo Cơ Đốc, mà cũng không có tài liệu xực ghi lại cuộc đời của ông. Khác với Phật tổ của đạo Phật và thánh Ala của đạo Ixlam. Jesus là một nhân vật dương gian trở thành thần tượng tôn giáo một cách đặc biệt. Trong Kinh Thánh và những sách thánh khác của đạo Cơ Đốc đều có ghi sự tích của Jesus. Theo truyền thuyết thì Jesus là con của Thượng Đế, mẹ là Mria. Ông có mười hai môn đồ. Về sau do môn đồ Juda phản bội, ông bị đóng đinh chết trên thánh giá. Nhưng ba ngày sau khi chết ông đã sống lại. Những câu chuyện truyền thuyết vừa giống sự thật lại vừa giống thần thoại. Điều này thực tế làm cho người ta khó thấy rõ Jesus là một con người hay một vị thần. Nhưng dù nói thế nào vẫn có một điểm khẳng định rằng không có ai trong thời đại Jesus (thế kỉ I sau Công nguyên) ghi lại hoặc truyền đạt những sự việc về Jesus. Về sau Cơ Đốc giáo ngày càng hoàn thiện, Jesus được miêu tả thành một con người có da có thịt, cùng chịu những sự vui buồn với những người dân thường, hơn nữa còn là một anh hùng hiến thân mình cho việc cứu vớt loài người. Song truyền thuyết cuối cùng vẫn không phải là sự thật, truyền thuyết không thể nào nói chắc chắn rằng: trong lịch sử xác thực có một nhân vật là Jesus. NGÔ DUY TIÊN
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/jesus-co-that-hay-khong" }
Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?
Trong tiếng Hán có nhiều từ ngữ được đặt với hai chữ "ngũ” (năm) và "thập" (mười). Các từ ngữ này thường nói lên ý nghĩa "toàn bộ" hoặc "viên mãn" (trọn vẹn). Thí dụ: - "ngũ vị” (năm mùi vị); - "ngũ sắc" (năm màu sắc) đều dùng để chỉ tất cả các mùi vị và tất cả các mầu sắc; - "ngũ cốc phong đăng” thì nói lên một cách khái quát việc thu hoạch phong phú tất cả các thứ lương thực dùng cho con người; - ngoài ra tất cả các nội tạng trong cơ thể con người được gọi gộp là "ngũ tạng”; - các dãy núi nổi tiếng nhất trong thiên hạ được gọi chung là "ngũ nhạc”. - còn năm loại vật chất kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ được gọi chung là "ngũ hành”, tức là chỉ nguồn gốc của vạn vật trong trời đN Còn các từ dùng chữ "thập" để nói lên ý toàn bộ trọn vẹn thì có: - "thập toàn” (hoàn toàn trọn vẹn); - "thập mỹ" (hoàn toàn tốt đẹp); - "thập phân mãn ý” (mười phần vừa ý); - "thập ác bất xá" (tất cả các điều ác đều không tha)... Thật ra các sự vật mà các từ ngữ này biểu thị trên thực tế có số lượng vượt xa hơn "năm" và "mười" nhiều, thế thì tại sao nói rằng nhân dân Trung Quốc thích dùng hai chữ "ngũ” và "thập” để nói lên sự trọn vẹn đầy đủ? Điều này không tách rời khỏi tập quán của người đời xưa dùng các ngón tay trên hai bàn tay để tính các con số. Đời xưa con người sống trong các bộ lạc nguyên thủy còn chưa có văn tự, càng chưa có sự hiểu biết về các con số. Muốn tính số người ta chỉ có thể dùng các ngón tay trên hai bàn tay của mình để so sánh, sau khi lần lượt so sánh hết ngón tay của mình rồi thì không còn có cách nào đếm thêm nữa, một bàn tay thì có năm ngón tay, hai bàn tay thì có mười ngón tay, vì thế sau đã đếm đến năm và đến mười rồi thì coi là trọn vẹn nhất, đầy đủ nhất. Thí dụ sau khi đi săn trở về người ta giơ hai bàn tay ra để nói với những người khác rằng mình đã săn được và mang về bao nhiêu vật săn, mọi người trông thấy thế rất vui mừng phấn khởi. Trên thực tế các con vật mà những người đi săn mang về thường có thể là nhiều hơn 10, nhưng họ vẫn chỉ có thể dùng hai bàn tay để biểu thị vì đó là con số lớn nhất mà người ta có thể biểu đạt. Như vậy năm và mười tự nhiên trở thành những con số trọn vẹn Về sau văn hóa dần dần phát triển, người ta đã có văn tự và kiến thức về số học, nhưng cái tập quán dùng năm và mười để nói lên ý toàn bộ trọn vẹn thì vẫn cứ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-nguoi-trung-quoc-thuong-dung-so-5-va-so-10-de-noi-len-su-vien-man" }
Văn hoá phục hưng ở châu Âu được bắt nguồn như thế nào?
Thế kỷ XIV và XV, châu Âu vẫn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Giáo hội Thiên chúa La Mã. Bất kể ai, chỉ cẩn hoài nghi Thượng đế, chỉ trích Giáo hoàng hoặc trong tác phẩm có ý trái với “Kinh Thánh”, đều bị coi là “dị đoan”, và bị bắt và chịu sự tra khảo nhục hình và bị đưa ra toà phán xử bị giam, trục xuất, bị thiêu. Một số người chống lại chế độ chuyên chế phong kiến vạch trẩn những chuyện đen tối trong Giáo hội kể cả một số nhà khoa học tiến bộ thời đó, đều bị toà án dị đoan kết tội, phải chịu những nhục hình tàn bạo. Rất nhiều cuốn sách và những công trình tiến bộ đã bị thiêu huỷ, cấm đoán. Sự tiến bộ của xã hội bị trở ngại nghiêm trọng. Nhưng cũng thời kỳ này, phương thức sản xuất tư bản cũng đã bắt đẩu hình thành và phát triển, nhất là ở các thành phố Bắc Italia giáp Địa Trung Hải như Vơ-nidơ, Flo-renxơ, là những thành phố công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng phát triển. Giai cấp tư sản mới nổi, để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của họ, đã tiến hành đấu tranh với Giáo hội. Các nhà tư tưởng tư sản chống thẩn học Thiên chúa giáo, giam cẩm lòng người hàng ngàn năm nay, họ phất cao ngọn cờ “Phục hưng” văn hoá cổ điển, nêu lên tư tưởng “nhân văn” tư sản. Đi tiên phong là phong trào văn nghệ “Phục hưng” được một số văn nghệ sỹ theo chủ nghĩa nhân văn đề xướng ra. Tác phẩm của họ có đặc điểm dân tộc chống phong kiến, chống thẩn học. Đan-tê, người được coi là “Đại thi hào đẩu tiên của thời đại mới”. Trong thi phẩm nổi tiếng “Thẩn khúc”, biểu hiện trào lưu tư tưởng nhân văn sớm nhất. Ông đã đề xướng rằng “con người” là gốc của thế giới, lên án Giáo hoàng và các thẩy tu. Đan-tê đã bị Giáo hội trục xuất, sống cuộc đời lưu vong nơi đất khách. Nhưng ông vẫn kiên trì đấu tranh không mệt mỏi đối với Giáo hội và Giáo hoàng. Sau Đan-tê còn có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã đứng lên đả kích sự hủ bại của triều đình Giáo hội và sự sa đoạ của các thẩy tu. Dưới sự nỗ lực của nhiều nhà văn hoá, văn học nghệ thuật cận đại châu Âu đã có một nền tảng vững chắc. Trong thời kỳ này, khoa học tự nhiên cận đại cũng ra đời, chủ yếu thể hiện trong thiên văn học, toán học và cơ học, trong đó thiên văn học mang một ý nghĩa cạch thời đại. Sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển đã thúc đẩy sự tiến bộ cả khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên phát triển lại tăng thêm sức mạnh để tấn công vào hệ thống thẩn học của đạo Thiên chúa. Cô-pecních là nhà khoa học Ba Lan, khi còn trẻ chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn. Trên cơ sở nghiên cứu nhiều năm về thiên văn học, quan sát các thiên thể, ông đã viết “Thuyết vận hành các thiên thể”. Trong cuốn sách này, ông nêu ra “Thuyết mặt trời trung tâm”, phủ định luận điệu trong “Kinh thánh” rằng: “Thượng Đế đã tạo ra Mặt trời, Mặt trăng, bắt chúng chạy quanh Trái đất”, phủ định thuyết Trái đất là trung tâm, lay đổ tận gốc vũ trụ quan thẩn học của Thiên chúa giáo. Từ đó bắt đẩu cuộc cách mạng trong thiên văn học, thay đổi về căn bản cách nhìn của loài người đối với vũ trụ. Nửa thế kỷ sau, triết gia người Ý, Brunô vì bảo vệ học thuyết của Cô -pecnich đã bị Giáo hội giam vào ngục tối 7 năm trời. Brunô kiên định lòng tin vào học thuyết đó, từ chối thừa nhận sai lẩm, ngày 8 nhận sai lẩm, ngày 8 1600, ông đã bị toà án dị đoan tuyên án tử hình và thủ tiêu toàn bộ những tác phẩm của ông. Sau khi Bruno chết dược 30 năm, tháng 2 năm 1633, Ga-lilê_nhà khoa học người Italia lại bị Giáo hội giam vào ngục tối. Ông đã tạo ra kính thiên văn để quan sát vũ trụ và các thiên thể, và một lẩn nữa lại phủ định vũ trụ quan thẩn học. Ông còn có những phát minh về toán học, vật lý khiến cho nhân loại có nhận thức hoàn toàn mới về vũ trụ. Ông đã bị Giáo hội kết tội, bắt giam và tra tấn. Trải qua mấy thế hệ đấu tranh và phải trả giá nặng nề, cuối cùng khoa học tự nhiên đã thoát ra khỏi thẩn học, mạnh bước trên con đường tiến bộ. Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII đã xảy ra phong trào văn nghệ phục hưng ở nhiều nước Tây Âu, đó là phong trào văn hoá của giai cấp tư sản, họ đã dùng sức mạnh không gì lay chuyển nổi, phá vỡ những ràng buộc của sự chuyên chế về văn hoá thời kỳ Trung cổ, làm tan rã nhanh chóng chế độ phong kiến đồi bại, mở ra một thời kỳ mới giải phóng tư tưởng, phát triển văn nghệ và khoa học.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/van-hoa-phuc-hung-o-chau-au-duoc-bat-nguon-nhu-the-nao" }
Tại sao người phương Tây kị con số 13?
Trong Kinh Thánh có ghi một câu chuyện như sau: Jesus cùng mười hai tông đồ họp nhau trong lễ Vượt Qua. Đến bữa ăn tối Jesus nói: “Trong số các ngươi sẽ có một kẻ bán rẻ ta”. Quả nhiên trong số các tông đồ có tên Juda tố cáo Jesus với nhà cẩm quyền, vì thế Jesus bị đóng đanh câu rút chết trên thập giá. Ngồi quanh bàn trong bữa ăn đó đúng là có mười ba người, vì thế người ta mới cho rằng con số 13 sẽ đem lại điều bất hạnh. Trong thần thoại Bắc Âu cũng có câu chuyện kể rằng: Một hôm trong bữa tiệc trên thiên đường, có mười hai vị thẩn đến dự. Bỗng nhiên hung thần Lochi xông đến làm cho số người dự tiệc tăng lên thành mười ba. Do âm mưu của Lochi, con trai của vị thần tối cao là Aotinh đại diện cho cái thiện bị trúng tên mà chết, vì thế người ta cho rằng con số 13 đem lại tai hoạ. Kết quả là tại các nước Âu Mỹ, người ta rất kỵ con số 13. Trong các rạp chiếu phim ở những nước này không có số ghế 13, sau các số 12 được đưa lên thành số 14 hoặc là ghi 12B thay cho số 13.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-nguoi-phuong-tay-ki-con-so-13" }
Chu Nguyên Chương đã trở thành vị hoàng đế khai quốc của Trung Quốc như thế nào?
Năm 1368 tại kinh đô cổ Nam Kinh đã cử hành một điển lễ long trọng, đưa một vị hoà thượng ăn mày lên ngôi hoàng đế. Đó chính là hoàng đế khai quốc Chu Nguyên Chương của triều Minh. Chu Nguyên Chương (1328 1398) là người Phượng Dương tỉnh An Huy. Xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, hồi nhỏ ông từng chăn trâu cho địa chủ. Về sau cả cha và anh của ông đều qua đời. Chu Nguyên Chương phải cắt tóc đi tu và xin ăn mày qua ngày. Ba năm sau, Quách Tử Hưng lãnh đạo nông dân khởi nghĩa, Chu Nguyên Chương bèn bỏ áo cà sa đi theo quân khởi nghĩa. Vì gan dạ và có đẩu óc thông minh hơn người, cho nên chẳng bao lâu sau Chu Nguyên Chương đã trở thành một nhân vật xuất sắc trên chiến trường của quân khởi nghĩa. Năm 1355 là năm có tính chất quyết định đối với thành công của Chu Nguyên Chương. Ông đem quân vượt qua Trường Giang, tiến xuống Giang Nam là một vùng kinh tế trù phú. Vì các tướng của ông phẩn lớn là người Giang Bắc không nỡ rời xa cố hương cho nên thời gian hành quân bị kéo dài. Để dứt tâm tình ấy của họ, Chu Nguyên Chương bèn sai cắt đứt hết dây neo thuyền, đẩy tất cả thuyền chìm xuống sông. Các tướng sỹ thấy không còn đường nào về nữa, cho nên đều dũng cảm lao về phía trước, đánh một trận chiếm được Nam Kinh. Vì chủ tướng của triều đình nhà Nguyên đã chết trận, cho nên những kẻ sống sót của quân Nguyên đều đẩu hàng. Chu Nguyên Chương bèn lấy Nam Kinh làm căn cứ địa, định ra chiến lược “Đắp tường cao, tích trữ nhiều lương thực, chưa vội vàng xưng vương”, sau đó ông đi khuếch trương thế lực, củng cố bàn đạp ổn định và xây dựng căn cứ vững chắc. Năm 1368, trận quyết chiến mở màn. Đẩu tiên, Chu Nguyên Chương tiến đánh Trẩn Hữu Lượng vùng Hoa Nam đồng thời công khai công bố cắt đứt quan hệ với quân Hồng Cân. Ông phái người đi đón Tiểu Minh Vương Hàn Lâm Nhi, nhưng thứa lúc Hàn Lâm Nhi không phòng bị, Chu Nguyên Chương đã dìm hắn chết đuối dưới đáy sông, sau đó lại bình định được Chương Sĩ Thành, đánh bại được Phương Cúc Trân cát cứ miền đông Triết Giang, rồi phái binh đánh xuống phía Nam, tiêu diệt Trẩn Hữu Định cát cứ vùng Phúc Kiến, cuối cùng thu phục được toàn bộ Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây). Sau các trận chiến kể trên, thực lực của Chu Nguyên Chương đã đem 25 vạn đại quân tiến lên phía Bắc tiến đánh Bắc Kinh. Sau tám tháng chiến đấu gian khổ, Bắc Kinh thất thủ. Thuận Đế nhà Nguyên bỏ chạy, nhà Nguyên bị diệt vong. Như vậy Chu Nguyên Chương đã mất 25 năm trời mới lên được ngôi hoàng đế Đại Minh.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/chu-nguyen-chuong-da-tro-thanh-vi-hoang-de-khai-quoc-cua-trung-quoc-nhu-the-nao" }
Trung Quốc có tất cả bao nhiêu hoàng đế?
Mọi người đều biết rằng những kẻ thống trị ở ngôi cao nhất trong xã hội phong kiến Trung Quốc được gọi là “hoàng đế”. Danh hiệu này là do Tẩn Thuỷ Hoàng Doanh Chính sử dụng lẩn đẩu. Năm 221 trước Công nguyên, Doanh Chính lẩn đẩu tiên thống nhất được toàn cõi Trung Quốc. Để nêu cao thành tích, công lao này của mình, ông ta đã quy định danh hiệu của mình là “Thuỷ hoàng đế”. Và danh hiệu này đã liên tiếp dược dùng, bắt đẩu từ Doanh Chính cho tới vị hoàng đế cuối cùng bị cuộc cách mạng Tân Hợi vào năm 1911 lật đổ là Phổ Nghi thuộc triều đại nhà Thanh, qua thời gian là 2132 năm, tổng cộng có 494 vị hoàng đế, trong số đó 73 người không thật sự lên ngôi mà chỉ được truy tôn là hoàng đế sau khi đã qua đời. Trong số các hoàng đế nói trên, hoàng đế Càn Long đời Thanh có tuổi thọ cao nhất, ông đã sống tới 89 tuổi. Thấp hơn Càn Long một bậc là nữ hoàng để Võ Tắc Thiên đời Đường. Bà sống tới 82 tuổi. Hoàng đế Càn Long ở ngôi 60 năm, kém một năm so với ông nội hoàng đế là Khang Hy là người có thời gian trị vì dài nhất, đó là vì Càn Long muốn nói lên lòng tôn kính đối với Khang Hy, biểu thị bản thân mình không dám vượt qua công đức của ông nội, vì thế sau khi ở ngôi 60 năm, Càn Long đã nhường ngôi của mình cho con là hoàng đế Gia Khánh, còn mình thì làm Thái thượng hoàng. Trong số các hoàng đế, người có thời gian ngồi trên ngôi ngắn nhất là Hoàn Nhan Thừa Lân, hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Kim, từ lúc lên ngôi cho đến lúc bị giết không tới nửa ngày. Trước Doanh Chính, Trung Quốc còn có rất nhiều kẻ thống trị tối cao. Chẳng hạn như trong thời cổ đại xa xưa có Ngũ Đế, trong số đó có đế Nghiêu và đế Thuấn. Sau đó nhà Hạ có 17 kẻ thống trị, nhà Thương có 30 kẻ thống trị, họ đều có danh mà không có hiệu. Đến đời nhà Chu, các kẻ thống trị xưng vương, đời Tây Chu có 12 vương, đời Đông Chu thì có 24 vương, đến đời Tẩn trước Tẩn Thuỷ Hoàng còn có ba vương là ông cha của ông ta. Ngoài ra, qua các thời kỳ danh hiệu hoàng đế cũng không như nhau, từ đời Hán đến đời Tuỳ, các hoàng đế phẩn nhiều xưng đế, dưới các triều Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh lại phẩn xưng nhiều là “Tông”
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/trung-quoc-co-tat-ca-bao-nhieu-hoang-de" }
Tại sao hiện nay không tìm thấy lăng mộ các hoàng đế triều Nguyễn ở Trung Quốc?
Trong thời cổ Trung Quốc, sau khi các hoàng đế chết đi, hẩu như bao giờ cũng xây lăng mộ. Chẳng hạn như lăng của Tẩn Thuỷ Hoàng ở Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây, lăng các hoàng đế nhà Hán ở thành phố Hàm Dương, Mậu Lăng ở huyện Hương Bình, Kiền Lăng ở huyện Kiền, Thập Tam Lăng của nhà Minh ở Bắc Kinh, Thanh Đông Lăng ở huyện Tuân Hoá tỉnh Hà Bắc. Các lăng mộ này được xây dựng cực kỳ tráng lệ, chẳng khác gì những cung điện nằm sâu dưới lòng đất, tất cả đều có giá trị lịch sử và giá trị văn hoá cao, hấp dẫn rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử, cũng như các du khách trong và ngoài nước. Nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa phát hiện được lăng mộ của các vị hoàng đế triều đại nhà Nguyên. Đó là vì các hoàng đế đời nhà Nguyên đều là người Mông Cổ, mà các quý tộc Mông Cổ có tập quán chôn sâu, không xây mộ. Theo lời Diệp Tử Kỳ đời nhà Minh trong cuốn “Thảo Mộc Tử”, các hoàng đế đời Nguyên, sau khi băng hà nhất luật không dùng quan quách, mà chỉ dùng hai đoạn gỗ trò đục rỗng làm quan tài để đặt thi thể vào rồi đào hố thật sâu mà chôn xuống. Sau khi hố được lấp đẩy, họ dùng ngựa dẫm phẳng, đặt quân phong toả, và chờ khi có bên trên mọc đẩy, không còn nhận ra dấu vết thu quân. Do đó người đời sau khó phát hiện nơi chôn thi thể của các hoàng đế triều Nguyên. Tuy nhiên có lẽ ai cũng thắc mắc. Tại sao ở Y Kim Hoắc Lạc Kỳ bên Mông Cổ lại có một cái lăng Thành Cát Tư Hãn rất huy hoàng, nguy nga theo kiểu tường bao của Mông Cổ? Thật ra lăng này là do Chính phủ Nhân dân Trung ương cấp tiền xây dựng sau ngày giải phóng, là công trình có tính chất tưởng niệm, còn bên trong không có thi hài của Thành Cát Tư Hãn
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-hien-nay-khong-tim-thay-lang-mo-cac-hoang-de-trieu-nguyen-o-trung-quoc" }
Ông già Noel trong truyền thuyết là ai?
Ngày 25 tháng 12 mỗi năm là ngày lễ Noel. Hôm ấy ông già Noel sẽ phát quà Noel cho các cháu nhỏ, đó là sự việc thích thú nhất đối với các cháu nhỏ trong lễ Noel. Ông già Noel trong truyền thuyết là một cụ già to béo, có dáng vẻ rất nhân từ phúc hậu. Cái mũi đỏ, bộ râu dài trắng như tuyết, trên mình mặc một chiếc áo khoác có cổ lông trắng, lưng thắt chiếc dây lưng bằng da đen, chân đi đôi ủng, cụ tươi cười hồ hởi. Hàng năm cứ đến đêm trước lễ Noel là cụ đi một chiếc xe trượt tuyết có con hươu kéo từ phương Bắc tới, rơi vào từng nhà qua ống khói để đem quà Noel bỏ vào trong bít tất của các cháu nhỏ Nói chung, người ta cho rằng ông già Noel là hóa thân của thánh Nicola ở thành Mila, Thổ Nhĩ Kì. Hồi còn trẻ thánh Nicola đã dùng những món tiền lớn được bố mẹ để lại cho để giúp đỡ người khác. Ở quê của ông có một cụ già sinh được ba người con gái, vì gia cảnh bần hàn không có tiền làm lễ cưới, cho nên cả ba cô gái đều không thể đi lấy chồng được. Sau khi biết chuyện này, thánh Nicola quyết định giúp đỡ ba chị em. Rồi một đêm trời tối đen như mực, ông thánh len lén tới nhà cụ già, leo lên mái nhà, tới lỗ ống khói ném một túi tiền vàng nhỏ xuống và túi tiền rơi ngay vào chiếc bít tất dài mà các cô gái treo trên vách bếp lò. Sau khi có được tiền, ba cô gái đã có thể lấy chồng và sống cuộc đời hạnh phúc mỹ mãn. Câu chuyện này đã được lưu truyền và về sau cứ đến lễ Noel, trước khi đi ngủ các cháu nhỏ không quên đặt bít tất của mình bên cạnh giường để cụ già Noel dễ dàng bỏ quà vào đó cho mình.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/ong-gia-noel-trong-truyen-thuyet-la-ai" }
Dân tộc Hán đã hình thành như thế nào?
Dân tộc Hán là dân tộc có nhân khẩu đông nhất và diện tích phân bố rộng nhất ở Trung Quốc. Nguồn gốc của dân tộc này có thể truy ngược lên đến thời cổ đại xa xưa, nhưng tên gọi của dân tộc thì mãi đến thời kỳ cận đại mới xác định. Theo truyền thuyết kể lại, trong thời cổ đại xa xưa đã có những thị tộc Cửu Lê, Tam Miêu, Viêm Đế Thị, Hoàng Đế Thị sinh sôi nảy nở trong vùng Trung Nguyên. Đến đời Chu Vũ Vương thì các thị tộc này trong vùng Trung Nguyên tự xưng là Hoa Hạ. Chung quanh thì có các dân tộc thiểu số Man, Di, Nhung, Địch. Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến khi Tẩn Thuỷ Hoàng thống nhất toàn cõi Trung Quốc, là thời kỳ đẩu tiên các dân tộc ở Trung Quốc tụ hợp lại với nhau. Do chiến tranh, các cuộc di dân và sự kết hôn giữa những người thuộc những dân tộc khác nhau, bốn nước lớn trong thời kỳ này là Tẩn, Sở, Ngô, Việt cùng với một số nước nhỏ nữa từ các dân tộc Di, Địch biến thành dân tộc Hoa Hạ và hình thành một quốc gia Trung ương tập quyền đẩu tiên lấy dân Hoa Hạ làm chủ thể, đó chính là đế quốc nhà Tẩn. Đến triều Hán, các dân tộc thiểu số Hung Nô, Tiên Ti, Để, Khương... vốn sống trong hai miền Bắc và Tây Bắc, bắt đẩu di cư với số lượng lớn vào nội địa. Đến hai triều Nguỵ và Tẩn thì các dân tộc thiểu số vùng Quan Trung đã chiếm tới nửa số dân. Do ảnh hưởng của nền văn hoá Hoa hạ, phương thức sản xuất cũng như phương thức sinh hoạt của họ cũng đã thay đổi lớn và họ dẩn dẩn thống nhất với hai dân tộc bản địa, khiến thời kỳ Nguỵ Tẩn trở thành thời kỳ thứ hai của quá trình thống nhất dân tộc. Hai triều đại Tống và Nguyên là thời kỳ thứ ba của quá trình thống nhất dân tộc. Trong thời kỳ này các dân tộc Khiết Đan, Nữ Chân, Mông Cổ, lẩn lượt xâm nhập Trung Nguyên và trong khi củng cố quyền thống trị của mình, họ cũng bị nền văn hoá Trung Nguyên đồng hoá. Đến thời kỳ này, tên gọi người Hán (Hán nhân, Hán nhi) đã trở nên khá phổ biến, nhưng vẫn chưa trở thành tên gọi chính thức của dân tộc. Khi nước Trung Hoa Quốc dân thành lập, tự xác định là một nước cộng hoà của năm dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng, hai chữ “Hán tộc” mới thực sự trở thành tên gọi dân tộc của cộng đồng người Hán.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/dan-toc-han-da-hinh-thanh-nhu-the-nao" }
Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư tử đá?
Trong số các di vật văn hoá thời cổ đại khai quật được ở Trung Quốc, dù là ngọc, đồ gốm, đồ đất nung, đồ đồng thau, hay các bức vẽ, các bức điêu khắc trên đá, chúng ta thấy các động vật được thể hiện chỉ có hổ, dê, chim, cá, bò, lợn, hạc, hươu. Tất nhiên còn có rồng là con vật do con người tưởng tượng ra, nhưng hình như không có di vật nào có hình sư tử. Nguyên nhân của việc này rất đơn giản. Trung Quốc thời cổ không có sư tử, người ta chưa biết đến sư tử, vì thế không thể khắc hoạ hình sư tử trong các tác phẩm nghệ thuật. Quê hương của loài sư tử là những vùng nhiệt đới ở châu Phi, ẤN ĐỘ. Sư tử Trung Quốc chỉ có từ khi Hán Vũ Đế sai Trương Khiên đi sứ Tây Vực, được vua Tây Vực tặng như một lễ vật quý báu để đưa về Trung Quốc. Khoảng năm 125 sau Công nguyên, hoàng đế thứ bảy của nhà Đông Hán là Thuận Đế Lưu Bảo lên ngôi. Quốc vương Sơ Lặc đất Tây Vực sai sử đem tới Lạc Dương tặng Thuận Đế một cặp sư tử. Vị hoàng đế trẻ tuổi này rất thích nên đã di chiếu lại rằng: sau khi trẫm băng hà, các khanh hãy dùng cặp sư tử này để canh lăng mộ cho trẫm. Khi Thuận Đế Lưu Bảo qua đời, vì không có sư tử thật nên người ta phải nghĩ cách tạc sư tử đá đặt ở trước lăng. Về sau, các quan lớn quyền quý cũng bắt chước tạc sư tử đá để canh lăng mộ cho người chết. Tượng sư tử đá có thể uy nghiêm, mạnh mẽ và đẩy sức sống, đặc biệt khi được tạc ở tư thế quỳ, hai chân trước đuổi, hai chân sau gập, ngực ưỡn, bụng thót, bờm rủ, khắp mình bắp thịt nổi cuồn cuộn tất cả tập trung thể hiện vẻ dũng mãnh và sức mạnh của con sư tử. Hình tượng này cũng biểu hiện một cách khái quát thế giới nội tâm và sự tìm kiếm về tinh thẩn của người thợ tạc hình sư tử. Những người thợ khéo tay và thông minh thời cổ Trung Quốc, trong những trường hợp khác nhau đã tạo ra những con sư tử đá với rất nhiều tư thế. Về sau chức năng của sư tử đá từ chỗ bảo vệ người chết ở trước các lăng mộ đã chuyển thành khả năng xua đuổi tà ma, tiêu trừ tai hoạ. Vì thế sư tử lại còn được đặt trước các công trình kiến trúc tôn giáo như chùa chiền, miếu mạo... Ngoài ra chúng còn xuất hiện như những hình tượng nghệ thuật trang trí thể hiện sự tốt lành, sinh động trên các công trình kiến trúc như: cẩu, từ đường, cung điện. trong đó nổi tiếng nhất là có đôi sư tử đá trước Thiên An Môn Bắc Kinh. Thủ pháp điêu khắc của cặp sư tử đá này theo lối tả thực tương đối, hình tượng tinh vi, uy nghiêm hùng tráng được nhiều người ưa thích.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-mat-tien-cac-kien-truc-co-trung-quoc-thuong-co-mot-doi-su-tu-da" }
Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?
Trong các bữa tiệc, yến hội người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của tập quán này bắt nguồn từ đâu? Có người cho rằng tập quán chạm cốc uống rượu bắt đẩu có từ thời La Mã cổ đại. Khi đó để coi trọng sức mạnh, người ta thường tổ chức những cuộc đấu võ. Trước khi vào cuộc các đấu sỹ thường uống rượu để tỏ lòng tôn trọng và khích lệ lẫn nhau. Nhưng để đề phòng những kẻ có lòng dạ bất chính cho thuốc độc vào rượu của đối phương, người ta nghĩ ra cách là trước khi vào đấu, hai đấu sĩ đều đổ ít rượu trong cốc của mình vào cốc của đối phương, để cho thấy rằng trong việc uống rượu không có sự gian trá. Trong khi thực hiện động tác này, hai chén rượu tất nhien phải chạm vào nhau. Về sau nghi thức này dẩn dẩn trở thành một nghi lễ trong các bữa tiệc. Có quan điểm cho rằng tập quán chạm cốc khi uống rượu có từ thời đại cổ Hy Lạp. Người Hy Lạp thời cổ đại vốn rất thích uống rượu. Người ta nghĩ rằng trong khi uống rượu sẽ có rất nhiều bộ phận trong cơ thể con người có thể cùng tham gia hưởng thụ hoạt động thú vị này. Mũi thì được ngửi mùi thơm của rượu, mắt thì được ngắm màu sắc của rượu, lưỡi có thể thưởng thức vị ngon của rượu. Nhưng chỉ hai tai là không được thưởng thức gì cả. Vậy cho nên người ta đã bổ sung được sự thiếu sót này bằng cách: trước khi uống rượu ta cho cốc chạm vào nhau, như thế tai sẽ được nghe thấy tiếng những cốc rượu vang lên khi chạm vào nhau và cũng được hưởng cái lạc thú khi uống rượu. Sau đó việc chạm cốc khi uống rượu đã trở thành phong tục tập quán.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-khi-uong-ruou-nguoi-ta-thich-cham-coc" }
Tứ đại mỹ nhân thời cổ Trung Quốc là những ai?
Lịch sử Trung Quốc có bốn người đẹp làm khuynh đảo đời sống chính trị được người đời truyền tụng có sắc đẹp khác thường gọi là Tứ đại mỹ nhân. Theo trình tự thời gian, người đẩu tiên là nàng Tây Thi cuối thời Xuân Thu. Tây Thi vốn là một cô gái giặt lụa Trữ La (phía Nam Chư Kị tỉnh Chiết Giang ngày nay) ở nước Việt. Năm 494 trước Công nguyên, nước Việt bị nước Ngô đánh bại, Việt vương là Câu Tiễn dâng Tây Thi cho Ngô vương Phù Sai. Nàng trở thành một phi tử được Phù Sai rất sủng ái. Năm 473 trước Công nguyên, nước Việt diệt lại nước Ngô, truyền thuyết kể lại rằng Tây Thi đã theo quan đại phu Phạm Lãi của nước Việt bỏ vào Tây Hồ. Đại mỹ nhân thứ hai là Vương Chiêu Quân thời Tây Hán, tên Tường. Nàng vốn là một cung nữ của Hán Nguyên Đế. Năm 33 trước Công Nguyên, chúa Thiền Vu Hồ Hán Tà của thị tộc Hung Nô xin hoà thân với triều đình nhà Hán. Chiêu Quân tự nguyện xin đi xa lấy chúa Hung Nô và được phong là Ninh Hồ Yên Hung. Trong hơn sáu mươi năm Vương Chiêu Quân đi hoà thân, Hung Nô và triều đình nhà Hán đối xử với nhau rất hoà mục. Vương Chiêu Quân là người đã cống hiến rất nhiều cho an ninh quốc gia và quan hệ hoà mục giữa hai dân tộc. Đại mỹ nhân thứ ba là Điêu Thuyền, một nhân vật trong bộ tiểu thuyết cổ điển trứ dan h Tam Quốc Diễn Nghĩa. Nàng sống dưới đời Hán Hiến Đế (190 220 sau Công Nguyên). Điêu Thuyền là ca kỹ trong phủ quan tư đồ Vương Doãn (chức quan quản lý ruộng đất và nhân khẩu trong nước). Vì thái sư Đổng Trác chuyên quyền hoành hành tàn bạo, Điêu Thuyền muốn góp phẩn diệt trừ Đổng Trác đã tự nguyện hiến thân giúp Vương Doãn, dùng kế liên hoàn ly gián được quan hệ giữa Đổng Trác và con nuôi của hắn là đại tướng Lã Bố. Cuối cùng Điêu Thuyền đã mượn được tay Lã Bố giết Đổng Trác. Đại mỹ nhân thứ tư là Dương Ngọc Hoàn đời Đường. Năm 745 sau Công nguyên, nàng được Đường Huyền Tông phong làm quý phi. Dương Ngọc Hoàn thực ra không quan tâm gì đến chuyện chính trị trong triều đình, nhưng vì nàng được Đường Huyền Tông hết sức yêu quý, cho nên không những chị và em gái nàng được phong làm phu nhân, mà đến người anh em con chú con bác của nàng là Dương Quốc Trung cũng có thể thao túng việc triều chính. Năm 775 sau Công nguyên, An Lộc Sơn dấy binh làm loạn với danh nghĩa diệt trừ Dương Quốc Trung. Sau khi Dương Quốc Trung bị giết, Dương Ngọc Hoàn cũng bị treo cổ.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tu-dai-my-nhan-thoi-co-trung-quoc-la-nhung-ai" }
Đạo giáo đã nảy sinh như thế nào?
Đạo giáo (hay Lão giáo), Phật giáo và Hồi giáo (Ixlam) là ba tôn giáo lớn đã chiếm địa vị thống trị lâu đời ở Trung Quốc. Trong ba tôn giáo này thì Phật giáo và Hồi giáo du nhập từ nước ngoài. Chỉ riêng có Đạo giáo là tôn giáo đã được hình thành và phát triển ngay trên đất Trung Quốc. Đạo giáo đã thuật phù thủy và phương thuật thần tiên lưu hành trong thời Cổ đại ở Trung Quốc. Người sáng lập ra Đạo giáo là Trương Đạo Lăng vốn ở đất Phong thuộc nước Bái (nay là huyện Phong tỉnh Giang Tô) thời Đông Hán. Ông đã từng là quan huyện ở huyện Giang Châu dưới triều Thuận Đế (năm 126-144 sau Công nguyên) đời Đông Hán. Ông đưa đệ tử tới Hạc Minh Sơn ở Tứ Xuyên để tu đạo. Vì những người nhập đạo phải nộp năm đấu gạo, cho nên đạo này có cái tên là "Ngũ đẩu mễ đạo" (Đạo năm đấu gạo). Đạo này thờ Lão Đam tức là nhà triết học cổ đại Lão Tử làm giáo chủ, tôn xưng Lão Đam làm "Thái thượng Lão quân", lại lấy sách năm nghìn chữ (tức cuốn Đạo đức kinh của Lão Tử) và Chính nhất kinh làm hai kinh điển chủ yếu. Lão Tử cho rằng trước khi trời đất được hình thành, đã có tồn tại một vật chất nguyên thủy hỗn độn chưa phân tách, mà vật chất nguyên thủy này tức là căn nguyên hình thành vạn vật trong vũ trụ. Ông gọi thứ vật chất không biết tên này là "đạo”, mà những người theo Đạo giáo thì lấy "đạo" làm tín ngưỡng cơ bản và giáo nghĩa. Họ tin rằng con người ta trải qua một thời kì tu luyện nhất định, thì sẽ có thể trường sinh bất tử, trở thành thần tiên. Sau khi Trương Đạo Lăng qua đời, con trai ông là Trương Hoành, và cháu ông là Trương Lỗ tiếp tục truyền đạo và tôn Trương Đạo Lăng làm "Thiên sư", vì thế đạo "Năm đấu gạo" cũng còn được gọi là đạo "Thiên sư". Đến cuối đời Đông Hán, Trương Giác là người sau này trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Cân (Khăn Vàng), lại sáng lập riêng đạo Thái Bình, lấy kinh Thái Bình làm kinh điển chủ yếu. Ông dựa vào việc chữa bệnh để truyền đạo. Trong vòng mười năm trời, số tín đồ lên tới mười vạn người. Năm 184 sau Công nguyên, Trương Giác phát động khởi nghĩa, kết hợp với Trương Lỗ, trở thành ngọn cờ dẫn dắt nông dân và xây dựng nên hai giáo lớn của Đạo giáo trong thời kì đầu tiên. Sang đến đời Đường, đời Tống, do sự đề xướng của các hoàng đế Đường Cao Tông, Tống Huy Tông, Đạo giáo dần dần được hưng thịnh. Đến triều đại nhà Nguyên, phái Toàn Chân do Vương Trùng Dương sáng lập trở thành môn phái chủ yếu của Đạo giáo. Từ đấy về sau, đạo giáo chính thức phân thành hai giáo phái lớn: Chính Nhất và Toàn Chân. Đến đời Minh và đời Thanh, Đạo giáo bắt đầu từ thịnh chuyển sang suy. DIỆP QUẢNG SINH - LA DUẪN HÒA
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/dao-giao-da-nay-sinh-nhu-the-nao" }
Tại sao bệnh dịch hạch lại trở thành đại hoạ của nhân loại?
Ngày 24 tháng 3 năm 1345, người ta phát hiện thấy trên bẩu trời một hiện tượng kỳ lạ: Thổ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh gặp nhau, chập làm một. Ở châu Âu trong đêm dài trung cổ đẩy mê tín, hiện tượng thiên văn lạ này khiến cho mọi người kinh sợ. Các nhà chiêm tinh hốt hoảng nói rằng: “Đây là một triệu chứng xấu nhân loại sẽ bị quỷ thẩn trừng phạt”. Thật không may, các nhà chiêm tinh lại nói đúng, một nạn lớn đã đến, nhân loại gặp phải một đại hoạ chưa từng có trong lịch sử. Ngay từ năm 1333, ở châu Á cách xa châu Âu đã sinh ra một thứ bệnh do chuột lây truyền, thứ bệnh đáng sợ này theo con đường thương mại truyền đến Ấn Độ và một số nước khác, đồng thời nó cũng hoành hành ở vùng Mê-do-pô-tamia (Lưỡng Hà) và Ai Cập. Đến năm 1347, nó xâm nhập vào châu Âu một cách mạnh mẽ không có biện pháp nào ngăn chặn được đến tận đảo Xi-xin, Italy, và miền Nam nước Pháp, Hà Lan, Đức, Ba Lan rồi đổ bộ sang Anh. Các nước không biết đối phó với bệnh này ra sao, các thẩy thuốc đều bó tay, không phương cứu chữa. Bệnh dịch hạch hoành hành ở đại lục châu Âu khiến cho nước Anh rất kinh sợ. Họ may mắn được hòn đảo Ang-lê là phòng tuyến bảo vệ. Chắc tử thẩn không đến được đây. Nào ngờ khoa học chưa phát triển, chưa tìm ra một biện pháp phòng ngừa dịch bênh, cho nên cuối cùng dịch hạch vẫn đổ bộ sang Anh. Người nhiễm bệnh dịch hạch, toàn thân cảm thấy đau đớn, tiếp đến là bị sốt cao, trên tay và mặt xuất hiện những chấm đen. Người châu Âu khi phát hiện thấy nhà ai có người mắc bệnh này, cả nhà sẽ bị đuổi đi, nhà bị đốt sạch. Nhưng dịch bệnh vẫn lan rộng, nhà này đốt lại đến nhà kia đốt. Bệnh dịch hạch tấn công Luân Đôn đã làm chết hơn mười vạn người. Sự lan truyền bệnh dịch hạch này đã tấn công mạnh mẽ các thành phố Tây Âu, những thành phố phồn vinh bỗng chốc trở nên suy tàn, hoang vắng. Những thấy thuốc của các nước đã phải đấu tranh với căn bệnh này. Họ đã cách ly người bệnh, dùng tất cả các loại thuốc chữa trị các triệu chứng bệnh. Nhiều bác sĩ đã phải hy sinh tính mạng Bệnh dịch hạch đã giết hại nhiều người, nhưng qua cuộc chiến đấu này, người ta đã biết nhiều phương pháp phòng chống hữu hiệu. Chính phủ các nước đưa ra các pháp lệnh ngăn chặn dịch hạch lan truyền. Thành Vơ-nidơ của Italy ban bố lệnh cấm mọi nhà buôn đã nhiễm bệnh hoặc nghi là nhiễm bệnh đều không được vào thành. Có những nơi quy định thuỷ thủ phải sống ở nơi thoáng khí và đẩy ánh nắng 30 ngày, rồi mới được vào thành phố của họ. Có nơi đặt trạm kiểm dịch như ngoài cảng như Mac-xây chẳng hạn. Để quản lý nguồn nước, người ta đặt ra một chức quan chuyên trông coi kiểm soát nguồn nước. Người ta trao trọng trách cho nhưng người làm công tác y tế. Nhờ cố gắng đó, bệnh dịch hạch đã được ngăn chặn lại. Những năm 1353, 1362, 1364 tuy vẫn có dịch ở châu Âu, nhưng tác hại không lớn lắm. Dịch hạch ở châu Âu vào thế kỷ XIV, đã khiến chi nhiều thành phố trở nên hoang vắng, ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm chết hàng triệu người. Nhưng sau cuộc chiến đấu với tử thẩn dịch hạch đã khiến cho ngành y tế tiến bộ và phát triển mạnh mẽ.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-benh-dich-hach-lai-tro-thanh-dai-hoa-cua-nhan-loai" }
Đế quốc Ôt-tôman ra đời như thế nào?
Giữa thế kỷ XIII, Tiểu Á rơi vào tình trạng hỗn loạn. Đế quốc Đông La Mã hùng bá Tiểu Á mấy thế kỷ lúc này đang lấy Ni-xê làm cứ điểm đấu tranh giành lại Công-xtan-tinôp bị Thập tự quân chiếm. Người Tuyêc-xenguc một thời cường thịnh đã bị quân Mông Cổ đánh cho tan tác khi họ xâm nhập Tiểu Á. Một nhóm thủ lĩnh người Tuyêc chiếm lĩnh các sơn trại, tranh giành lẫn nhau, Tiểu Á trở nên vô chủ. Tại miền Bắc Tiểu Á giáp ranh với Đế quốc Đông La Mã, một số võ sĩ theo đạo I -xlam kéo bè kết đảng tự xưng là các “Ca chi”, họ giương ngọn cờ “Thánh chiến” của đạo I- xlam, nhiều lẩn đánh chiếm lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã. Một người tên là An-tôcrun, một thủ lĩnh người Tuyêc ở thảo nguyên Trung Á đã tập hợp được khá nhiều “Ca chi” rất thiện chiến, nhờ đó mà ông đã không ngừng mở rộng vùng đất. Năm 1282, An-tôcrun tạ thế, con của ông là Ô-man lên kế nghiệp, đã đánh bại Đế quốc Đông La Mã, chiếm thêm một vùng đất lớn. Khoảng năm 1300, Ô -xman tuyên bố độc lập, tự xưng là A-mia (nguyên thủ). Quân của Ô- xman đều được gọi là “Ô-man Tuyêc”. Năm 1317, Ô-xman tiến công thành Pu-ru-xa. Thành này làmột nơi hiểm yếu của Đông La Mã phía Bắc Tiểu Á, được phòng thủ rất chặt. Sau khi chiếm được thành Pu-ru-xa, Ôxman đóng đô tại đây, khống chế eo biển Đac-đa-nen, con đường quan trọng thông sang châu Âu. Nước mới thành lập này mang tên ông, gọi là đế quốc Ôt-tô-man. Năm 1926, Ô -xman lìa đời, con của Ô-xman là Unban lên kế vị. Ông xây dựng một đội quân thường trực hùng mạnh, liên tục xâm lược các nước xung quanh. Trong 10 năm, cơ bản đã gạt hẳn thế lực Đông La Mã ra khỏi Tiểu Á. Un-ban cũng coi trọng cả về mặt chính trị, bước đẩu xây dựng được các thể chế của một Quốc gia, thực hiện chế độ tuyển quân, phong đất cho người có công, coi trọng giáo dục, xây dựng trường học của người Ôt-tôman. Unban còn lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ của Đông La Mã để can thiệp vào. Năm 1354, Unban chiếm lĩnh Ca-ri-pôri, xây dựng Pháo đài đẩu tiên, đẩu cẩu đánh chiếm châu Âu. Con ông là Murat sau khi kế vị không gọi là A-mia nữa, tự gọi là Xun-tan, tiếp tục tăng cường tấn công Đông La Mã. Năm 1361 chiếm thị trến quan trọng là Pháo đài A-tơ-ri-a và dời đô về đó, đổi tên là Ê-tinnây. Bấy giờ người Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng đổ dồn về Ban- căng. Đế quốc Đông La Mã chỉ còn giữ lại được thành Công-xtan-tinôp đơn lẻ. Thừa cơ Đế quốc Ôt-tôman thôn tính luôn phẩn đất miền Nam Xan-vê-acủa các nước vùng Ban-căng. Năm 1396, quân Ôt-tôman dưới sự chỉ huy của Xun-tan Ba-êrai đã chiến thắng đội quân Thập tự quân của nhiều nước châu Âu (do Giáo hoàng giúp đỡ) tại Nê-khơ (trên đất Bungari ngày nay). Đến cuối thế kỷ XIV, Đế quốc Ôt-tôman đã kiểm soát toàn vùng Ban-căng. Năm 1402 trong cuộc đại chiến với Đế quốc Ti-mua ở Trung Á, Xun-tan Ba-erai bị bắt sống. Đế quốc Ôt-tôman suy yếu trong một thời gian. Năm 1451, Mô -hamet đệ nhị kế vị, quyết tâm tiêu diệt Đông La Mã. Tháng 4 năm 1453, Mô-hamet II đích thân dẫn đại quân đánh chiếm Công-xtan-tinôp. Đế chế Đông La Mã tồn tại hơn 1000 năm đã bị diệt vong. Bốn năm sau, Mô-hamet II lại dời đô đến Công- xtan-tinôp, đổi tên là I-xtan-bun. Thời kỳ Xê -rimu thống trị, Đế quốc này lại chiếm Xi-ri, Ai Cập, Mai-ca Mai-tina. Từ năm 1520 đến năm 1566, người kế vị Xê-ri-mu là Xu-liman I đạt đến thời kỳ cực thịnh. Vị chính trị gia, quân sự gia nổi tiếng này được tôn xưng là Đại đế. Ông liên tục chinh chiến ở Trung Âu, Tây Á và Bắc Phi. Năm 1521 ông dẫn quân chiếm Ben-gơ-rat. Năm 1526 đi đánh rat. Năm 1526 đi đánh 8 chiếm thủ đô Bu-đa, tiêu diệt Hungari. Năm 1529 ông lại dẫn đại quân đánh Viên, khiến cho cả châu Âu rung động. Ở châu Á, họ nhiều lẩn đánh bại Ba Tư, chiếm Irắc, Croatia, Tây Ac-mêni. Ở Bắc Phi, họ lẩn lượt chiếm Li-băng, An- giê-ri, Tuy-ni-di tranh hùng trên Địa Trung Hải. Lúc này họ trở thành một Đế quốc lớn xuyên qua 3 châu lục Âu, Á, Phi Cái chết của Xu -riman đã đánh dấu sự kết thúc thời kỳ cực thịnh của Đế quốc Ôt-tô- man. Năm 1572, hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ bị liên quân Vơ-nidơ và Tây Ban Nha tiêu diệt. Từ đó đế quốc Ôt-tôman suy yếu dẩn. Đến năm 1922, Đế quốc Ôt-tôman chấm dứt sau cuộc cách mạng Cộng hoà.
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/de-quoc-ot-toman-ra-doi-nhu-the-nao" }
Tại sao Tần Thuỷ Hoàng được gọi là vị hoàng đế của muôn đời?
Năm 221 trước Công nguyên, vua nước Tẩn là Doanh Chính thành công trong việc thôn tính sáu nước, lập nên vương triều thống nhất nhà Tẩn. Nhưng Tẩn Thuỷ Hoàng đã không bị chiến thắng làm cho mê mẩn đẩu óc, ông ta biết rằng nước Tẩn tuy đã thống nhất được toàn cõi Trung Quốc, nhưng vẫn còn tiếp thu cái tình trạng rời rạc chia năm xẻ bảy còn lưu lại từ thời kỳ Chư Hẩu cát cứ, không những văn tự các vùng không như nhau, chế độ cai trị không thống nhất, chỗ nào cũng có những cửa quan, đường xá cách trở, mà sáu nước cũ vẫn chưa cam tâm bị thất bại và vẫn còn những thế lực còn sót lại của các dân du mục ở vùng biên giới phía Tây Bắc thường xuyên xâm nhập quấy nhiễu. Vì thế vấn đề cấp bách lúc bấy giờ là phải làm thế nào củng cố được một quốc gia chỉ chịu uy quyền của một hoàng đế. Đẩu tiên Tẩn Thuỷ Hoàng đã xác lập chế độ hoàng đế của mình, xây dựng quyền uy tối cao của bản thân. Bên dưới hoàng đế không có chức công, chín chức khanh nhưng đã tổ chức được một chính phủ trung ương, các bộ phận chia nhau quản lý các phương diện về quân sự và về chính trị. Về mặt địa phương thì Tẩn Thuỷ Hoàng cho áp dụng chế độ quận huyện, toàn quốc được chia ra thành 36 quận, bên dưới quận đặt huyện, các quận và các huyện chịu sự quản lý của những cấp quan lại như quận thú, huyện lệnh do trung ương bổ nhiệm, đó tức là chính thể phong kiến trung ương tập quyền. Hơn hai nghìn năm nay, trong lịch sử Trung Quốc, các vương triều phong kiến luôn luôn thay đổi nhau theo thời gian, nhưng chính thể phong kiến do Tẩn Thuỷ Hoàng sáng lập vẫn mãi mãi được kéo dài không suy chuyển, vì thế đã có lời khen ngợi “ngàn đời đều thực chính sự của nhà Tẩn” Hai là Tẩn Thuỷ Hoàng đã ban bố rất nhiều sắc lệnh hành chính thống nhất các thứ chế độ, ông ta đã quy định rằng nước Tẩn đã thống nhất chế độ cân đo, áp dụng rộng rãi trong phạm vi toàn quốc. Đồng tiền hình tròn có lỗ vuông của nhà Tẩn đã trở thành đồng tiền thống nhất của toàn quốc, kiểu chữ tiểu triện quản hoá đã trở thành kiểu chữ tiêu chuẩn của toàn quốc. Tất cả những sự cải cách có tính chất lịch sử như thế đã ảnh hưởng tới thế lực tập quán của hàng triệu con người và biểu hiện rõ tinh thẩn tiến bộ của Tẩn Thuỷ Hoàng. Ba là Tẩn Thuỷ Hoàng muốn củng cố công việc biên phòng, tăng cường sức khống chế của nước Tẩn đối với toàn lãnh thổ, cho nên ông ta đã phát động nhân dân toàn quốc xây dựng Vạn Lý Trường Thành ở miền Bắc bắt đẩu từ Lâm Thao ở phía Tây và ra tới Liêu Đông ở phía Đông, còn Phương nam ông ta cho đào Linh Cừ để nối liền dòng nước của hai con sông Tương Thuỷ và Ly Thuỷ. Ngoài ra ông còn cho làm những con đường mã lộ lấy Hàm Dương làm trung tâm và tuôn ra tứ phía, nhờ đó tăng cường được sự giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các dân tộc, làm cho vương triều nhà Tẩn trở thành một quốc gia phong kiến đẩu tiên thống nhất và có nhiều dân tộc. Vương triều nhà Tẩn do vua Tẩn Doanh Chính sáng lập chỉ tồn tại vẻn vẹn được 15 năm rồi bị lật đổ, nhưng người sáng lập ra nó là Tẩn Thuỷ Hoàng đã biết thuận theo trào lưu lịch sử, hoàn thành sự nghiệp thống nhất lớn lao, xây dựng được một quốc gia phong kiến trung ương tập quyền, theo hình thức chuyên chế. Rõ ràng đó là một vị hoàng đế có công lao phi thường. Vì thế đã được người sau tôn xưng là “Thiên cổ nhất đế” (Hoàng đế thứ nhất của muôn đời).
{ "type": "10 vạn câu hỏi vì sao", "url": "https://truyencotich.top/doc-truyen/tai-sao-tan-thuy-hoang-duoc-goi-la-vi-hoang-de-cua-muon-doi" }