question
stringlengths 0
248
| domain
stringclasses 43
values | citation_related
sequencelengths 1
36
| citation_unrelated
sequencelengths 0
8
|
---|---|---|---|
Thành phần bản vẽ trong hồ sơ đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị - chuyên ngành quy hoạch giao thông đô thị? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThành phần bản vẽ:\na) Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu, phạm vi lập quy hoạch và mạng lưới giao thông chính kết nối. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn vùng.\nb) Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị; vị trí, quy mô các nhà ga, cảng hàng không - sân bay, cảng sông, cảng biển, bến xe khách liên tỉnh, bãi đỗ xe lớn. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ hiện trạng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\nc) Sơ đồ quy hoạch hệ thống giao thông:\nHệ thống giao thông đối ngoại bao gồm: Quy mô, hướng tuyến đường bộ, đường sắt quốc gia, đường thủy, đường không; vị trí, quy mô các cảng hàng không, nhà ga đường sắt, bến cảng, cảng nội địa, bến xe khách liên tỉnh.\nHệ thống giao thông đô thị bao gồm: Mạng lưới đường đô thị (đến cấp đường chính khu vực); đường sắt đô thị; đường thủy; vị trí, loại hình, quy mô các nút giao thông quan trọng, bến bãi đỗ xe, nhà ga trung tâm vận chuyển hành khách, cầu lớn vượt sông, cầu vượt, hầm đường bộ; các tuyến vận tải hành khách công cộng chủ yếu.\nBản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000."
] | [
"Khoản 2 Điều 15 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nMã số Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và chứng chỉ kiểm định viên:\na) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm hai nhóm ký hiệu bằng chữ và bằng số được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), nhóm ký hiệu bằng chữ được ký hiệu là “CNATXD”, nhóm ký hiệu bằng số bao gồm hai chữ số đầu tiên thể hiện năm được cấp, bốn chữ số tiếp theo thể hiện thứ tự của Giấy chứng nhận;\nVí dụ: CNATXD - 17.0028\nb) Chứng chỉ kiểm định viên gồm hai nhóm ký hiệu bằng chữ và bằng số được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), nhóm ký hiệu bằng chữ được ký hiệu là “KĐATXD”, nhóm ký hiệu bằng số bao gồm hai chữ số đầu tiên thể hiện năm được cấp, bốn chữ số tiếp theo thể hiện thứ tự của chứng chỉ kiểm định viên.\nVí dụ: KĐATXD - 17.0026",
"Khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2014/TT-BXD hướng dẫn giám định tư pháp trong hoạt động đầu tư xây dựng\nTổ chức giám định tư pháp xây dựng xác định chi phí giám định trên cơ sở đối tượng, nội dung trưng cầu giám định, khối lượng công việc giám định cần thực hiện và thoả thuận với bên yêu cầu giám định. Chi phí thực hiện giám định được xác định bằng cách lập dự toán theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và phù hợp với khối lượng công việc của đề cương đã được chấp thuận. Chi phí giám định tư pháp xây dựng bao gồm một số hoặc toàn bộ các chi phí sau:\na) Chi phí lập đề cương giám định tư pháp;\nb) Chi phí khảo sát hiện trạng công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng (nếu có);\nc) Chi phí lấy mẫu thí nghiệm, chi phí thí nghiệm;\nd) Chi phí nghiên cứu hồ sơ tài liệu;\nĐ) Chi phí tính toán, thẩm tra, chi phí đánh giá, lập báo cáo và kết luận;\ne) Chi phí vận chuyển, chi phí quản lý;\ng) Chi phí liên quan đến việc tham gia quá trình tố tụng và các chi phí cần thiết khác.",
"Khoản 2 Điều 15 Thông tư 04/2016/TT-BXD Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng\nCơ quan Thường trực tổ chức công bố và trao Giải thưởng Gói thầu xây dựng chất lượng cao cùng thời gian với việc trao Giải thưởng Công trình xây dựng chất lượng cao hằng năm.",
"Khoản 7 Điều 1 Quyết định 78/QĐ-UBND quy hoạch chi tiết công viên Thiên Bút khu đô thị sinh thái Thiên Tân Quảng Ngãi\nSản phẩm quy hoạch:\na) Sản phẩm phải tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị, Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị.\nb) Thành phần hồ sơ:\n- Thuyết minh tổng hợp, trong đó có các sơ đồ, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và các bản vẽ thu nhỏ khổ A3.\n- Thành phần bản vẽ:\n+ Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất - tỉ lệ: 1/2.000 hoặc 1/5.000.\n+ Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng - tỉ lệ: 1/500.\n+ Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật - tỉ lệ: 1/500.\n+ Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất - tỉ lệ: 1/500.\n+ Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan - tỉ lệ: 1/500.\n+ Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật - tỉ lệ: 1/500.\n+ Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường - tỉ lệ: 1/500.\n+ Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật - tỉ lệ: 1/500.\n+ Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược - tỉ lệ 1/500.\n+ Các bản vẽ thiết kế đô thị.\n* Lưu ý: Phải thể hiện thêm bản đồ địa hình lồng ghép với bản đồ địa chính đối với các loại bản đồ: Hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng; hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường.\n- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.\n- Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.\n- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ hồ sơ đồ án quy hoạch bao gồm thuyết minh, bản vẽ và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 1255/QĐ-UBND điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Đông Hà Quảng Trị 2016\nDanh mục hồ sơ sản phẩm đồ án quy hoạch\na) Hồ sơ bản vẽ\n- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng; tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/250.000;\n- Bản đồ hiện trạng tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng; tỷ lệ 1/10.000;\n- Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường; tỷ lệ 1/10.000;\n- Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị;\n- Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị; tỷ lệ 1/10.000;\n- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch; tỷ lệ 1/10.000;\n- Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường; tỷ lệ 1/10.000;\n- Các bản vẽ thiết kế đô thị; tỷ lệ thích hợp.\nb) Hồ sơ văn bản\n- Thuyết minh tổng hợp (đính kèm các sơ đồ, bản vẽ in màu thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và các văn bản pháp lý liên quan);\n- Dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị;\n- Dự thảo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị.\nc) Đĩa CD ghi toàn bộ nội dung hồ sơ bản vẽ, thuyết minh.",
"Khoản 1 Điều 11 Thông tư 12/2016/TT-BXD hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng đô thị khu chức năng đặc thù\nBản vẽ bao gồm: Bản đồ ranh giới lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp."
] |
Thành phần bản vẽ trong hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết rút gọn? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 13 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThành phần bản vẽ\na) Sơ đồ vị trí, phạm vi ranh giới khu đất trong quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung thị trấn, đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại V đã được phê duyệt; thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của quy hoạch phân khu đô thị hoặc bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch của quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt ở tỷ lệ thích hợp.\nĐối với công trình hạ tầng kỹ thuật không theo tuyến được nêu tại khoản 4 Điều 1 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, sơ đồ vị trí, phạm vi ranh giới lập quy hoạch được thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch của quy hoạch chung đô thị hoặc nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trong hồ sơ quy hoạch tỉnh hoặc nền sơ đồ phương án quy hoạch của quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt ở tỷ lệ thích hợp.\nb) Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình: Xác định vị trí, quy mô công trình, hạng mục công trình trong lô đất (gồm cả công trình ngầm); các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch; tổ chức sân vườn, đường nội bộ trong khu vực quy hoạch; Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.\nc) Bản vẽ hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm các nội dung: Giao thông, chuẩn bị kỹ thuật, cung cấp năng lượng và chiếu sáng, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, hạ tầng viễn thông thụ động và công trình hạ tầng kỹ thuật khác; thể hiện nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500."
] | [
"Khoản 1 Điều 13 Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quản lý chi phí đầu tư xây dựng\nTổng mức đầu tư được điều chỉnh đối với một trong các trường hợp sau đây:\n- Ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hoả hoạn, địch hoạ hoặc sự kiện bất khả kháng khác;\n- Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;\n- Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án;",
"Khoản 2 Điều 13 Thông tư 04/2016/TT-BXD Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng\nTiêu chí đánh giá gói thầu thi công xây dựng được quy định tại Phụ lục V của Thông tư này.",
"Khoản 1 Điều 13 Thông tư 04/2014/TT-BXD hướng dẫn giám định tư pháp trong hoạt động đầu tư xây dựng\nCá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp xây dựng lập và gửi bên yêu cầu giám định đề cương thực hiện giám định. Nội dung đề cương giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau:\na) Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;\nb) Đối tượng và phạm vi giám định;\nc) Danh sách nhân sự thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, các thông tin về năng lực của người chủ trì và các cá nhân thực hiện giám định;\nd) Tên tổ chức và danh sách các cá nhân được thuê tham gia giám định (trường hợp thuê tổ chức hoặc các cá nhân khác có năng lực phù hợp theo quy định để thực hiện một hoặc một số phần việc liên quan đến nội dung giám định);\nđ) Phương pháp thực hiện giám định;\ne) Danh mục phòng thí nghiệm, danh mục các thiết bị được sử dụng (nếu có);\ng) Chi phí thực hiện giám định, thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;\nh) Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định. Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp xây dựng đề nghị với bên yêu cầu giám định cho thực hiện khảo sát sơ bộ đối tượng giám định để lập đề cương giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 393/QĐ-UBND 2014 điều chỉnh quy hoạch Khu dân cư 168 Phan Văn Trị Hồ Chí Minh\nDanh mục hồ sơ, bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết:\n- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch.\n- Thành phần bản vẽ bao gồm:\n+ Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị\n(quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Phường 5, quận Gò Vấp;\n+ Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 1506/QĐ-UBND Quy hoạch tỷ lệ 1/500 xây dựng Phân khu Cây xanh sinh thái Ninh Bình 2016\nThành phần hồ sơ.\nHồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết gồm:\n\nTT\n\nTên sản phẩm\n\nTỷ lệ\n\nI\n\nPhần bản vẽ\n\n1\n\nSơ đồ vị trí và giới hạn khu đất\n\n1/2.000\n\n2\n\nBản đồ hiện trạng và kiến trúc, cảnh quan và đánh giá đất xây dựng\n\n1/500\n\n3\n\nBản đồ hiện trạng hệ thống kỹ thuật\n\n1/500\n\n4\n\nBản đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan\n\n1/500\n\n5\n\nBản đồ quy hoạch mặt bằng sử dụng đất\n\n1/500\n\n6\n\nBản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật\n\n1/500\n\n7\n\nBản đồ quy hoạch hệ thống giao thông\n\n1/500\n\n8\n\nBản đồ quy hoạch chẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa\n\n1/500\n\n9\n\nBản đồ quy hoạch hệ thống cấp nước\n\n1/500\n\n10\n\nBản đồ quy hoạch hệ thống cấp điện và chiếu sáng đô thị\n\n1/500\n\n11\n\nBản đồ quy hoạch hệ thống thoát nước thải và quản lý chất thải rắn\n\n1/500\n\n12\n\nBản đồ quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc\n\n1/500\n\n13\n\nBản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật\n\n1/500\n\n14\n\nCác bản vẽ quy định việc kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan trong khu vực lập quy hoạch\n\n15\n\nCác bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược\n\nII\n\nPhần văn bản\n\n1\n\nThuyết minh tổng hợp\n\n2\n\nQuy hoạch quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng\n\n3\n\nDự thảo tờ trình và Quyết định phê duyệt đồ án\n",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 1647/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Bảo tồn t\nThành phần hồ sơ, sản phẩm:\na) Đồ án Quy hoạch Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (tỷ lệ 1/500)\n- Phần văn bản:\n+ Thuyết minh tổng hợp;\n+ Quy định quản lý thực hiện theo Đồ án Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Tỷ lệ 1/500);\n- Phần bản vẽ:\n\nTT\n\nTên bản vẽ\n\nTỷ lệ\n\nQuy cách bản vẽ\n\nHồ sơ màu\n\nHồ sơ đen trắng\n\nHồ sơ thu nhỏ\n\n1\n\nBản đồ vị trí và giới hạn khu đất\n\n1/2000-1/5000\n\nX\n\nX\n\nX\n\n2\n\nBản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng\n\n1/500\n\nX\n\nX\n\nX\n\n3\n\nBản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường\n\n1/500\n\nX\n\nX\n\nX\n\n4\n\nCác bản vẽ, bản đồ lịch sử, ảnh minh họa, sơ đồ phân tích sự biến đổi của các công trình kiến trúc của khu di tích\n\nX\n\nX\n\n5\n\nCác bản vẽ, phân tích xác định vùng đệm cho khu di tích\n\nX\n\n6\n\nCác bản vẽ, sơ đồ phân tích cơ cấu quy hoạch Thành cổ\n\nX\n\n7\n\nMô hình sa bàn\n\n1/500\n\n8\n\nBản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đai\n\nX\n\nX\n\nX\n\n9\n\nSơ đồ cơ cấu quy hoạch\n\n1/2000\n\nX\n\nX\n\n10\n\nBản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất\n\n1/500\n\nX\n\nX\n\nX\n\n11\n\nCác bản vẽ, hình ảnh minh họa những nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại của khu di tích\n\nX\n\nX\n\n12\n\nBản vẽ, hình ảnh minh họa ví dụ các phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong nước và quốc tế\n\nX\n\nX\n\n13\n\nSơ đồ, bản vẽ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan\n\n1/500\n\nX\n\nX\n\nX\n\n14\n\nBản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng\n\n1/500\n\nX\n\nX\n\nX\n\n15\n\nCác bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (Chuẩn bị kỹ thuật, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải VSMT)\n\n1/500\n\nX\n\nX\n\nX\n\n16\n\nBản vẽ hệ thống thông tin liên lạc\n\n1/500\n\nX\n\nX\n\n17\n\nBản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật\n\n1/500\n\nX\n\n18\n\nCác bản đồ đánh giá tác động môi trường\n\n1/500\n\nX\n\nX\n\nX\n\n19\n\nBản vẽ phối cảnh tổng thể và các điểm nhấn chính\n\nX\n\nX\n\nb) Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội:\n- Phần văn bản: Thuyết minh tổng hợp và dự thảo tờ trình.\n- Phần bản vẽ: Gồm các bản vẽ A3 liên quan.\nc) Quy chế quản lý quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long Hà Nội:\n- Phần văn bản: Thuyết minh tổng hợp và dự thảo tờ trình.\n- Phần bản vẽ: Gồm các bản vẽ A3 có liên quan.",
"Khoản 1 Điều 3 Quyết định 84/2008/QĐ-UBND quy trình điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 tại thành phố Hồ Chí Minh\nThành phần hồ sơ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000:\na) Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch không phải làm nhiệm vụ điều chỉnh cục bộ quy hoạch, mà chỉ tiến hành lập đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng.\nb) Thành phần hồ sơ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm:\n+ Bản vẽ: tùy theo tính chất của việc điều chỉnh, nội dung điều chỉnh liên quan đến bản vẽ nào thì sẽ thực hiện thay thế bản vẽ đó. Nội dung và quy cách các bản vẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.\n+ Báo cáo tổng hợp bao gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý liên quan và tờ trình phê duyệt."
] |
Nội dung bản vẽ trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 14 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nBản vẽ bao gồm: Bản đồ ranh giới lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị. Thể hiện trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn thành phố theo tỷ lệ thích hợp."
] | [
"Khoản 2 Điều 14 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nXây dựng và thực hiện đúng kế hoạch, quy chế huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch.",
"Khoản 3 Điều 14 Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quản lý chi phí đầu tư xây dựng\nKết quả thẩm định hoặc thẩm tra dự toán công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 7 của Thông tư này.",
"Khoản 4 Điều 14 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nThu phí huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí huấn luyện, bồi dưỡng cho học viên trong trường hợp đơn vị không thực hiện việc huấn luyện, bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư này.",
"Khoản 1 Điều 34 Nghị định 37/2010/NĐ-CP lập, thẩm định, phê duyệt quản lý quy hoạch đô thị mới nhất\nCơ quan có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:\na) Đối với quy hoạch chung:\n- Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung bao gồm: phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung; tính chất đô thị; một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu nghiên cứu chủ yếu về hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức không gian, các công trình đầu mối và giải pháp chính tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án;\n- Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung bao gồm: phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung; tính chất, chức năng của đô thị; quy mô dân số, đất đai đô thị theo các giai đoạn phát triển; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu và hướng phát triển đô thị; định hướng tổ chức không gian đô thị, dự kiến ranh giới hành chính nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị; cơ cấu sử dụng đất theo các chức năng; vị trí, quy mô các khu chức năng chính; nguồn cung cấp, vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và mạng lưới chính của hạ tầng kỹ thuật đô thị (kể cả công trình ngầm nếu có); các quy định về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị; các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh và biện pháp bảo vệ môi trường; các chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện.\nb) Đối với quy hoạch phân khu:\n- Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu bao gồm: phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch phân khu; một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch cơ bản dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu và nguyên tắc về tổ chức không gian, kiến trúc, kết nối hạ tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án;\n- Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu bao gồm: phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch phân khu, các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất; chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng ô phố; nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố; giải pháp tổ chức tái định cư (nếu có); giải pháp bảo vệ môi trường; những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện.\nc) Đối với quy hoạch chi tiết:\n- Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết: phạm vi ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu và nguyên tắc về không gian, kiến trúc, cảnh quan, kết nối hạ tầng kỹ thuật và những yêu cầu nghiên cứu khác; danh mục các hạng mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực quy hoạch; danh mục hồ sơ đồ án;\n- Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết; phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất; chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng lô đất; nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đến từng lô đất; giải pháp tổ chức tái định cư (nếu có); giải pháp bảo vệ môi trường; những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện; danh mục các công trình xây dựng trong khu vực quy hoạch.\nd) Đối với quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật\nNội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật: phạm vi ranh giới, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nguồn cung cấp, vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối kỹ thuật, giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, chương trình, dự án đầu tư, nguồn vốn và kế hoạch thực hiện.",
"Khoản 7 Điều 1 Quyết định 486/QĐ-UBND quy hoạch chi tiết Khu dân mới phía Đông đường Nguyễn Minh Ninh Bình 2017\nHồ sơ sản phẩm đồ án quy hoạch\nThành phần hồ sơ đồ án theo Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, bao gồm:\n\nTT\n\nTên sản phẩm\n\nTỷ lệ bản vẽ\n\nI\n\nPhần bản vẽ\n\n1\n\nSơ đồ vị trí và giới hạn khu đất\n\n1/2.000\n\n2\n\nBản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội và đánh giá đất xây dựng\n\n1/500\n\nBản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật\n\nTỷ lệ thích hợp\n\n3\n\nBản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất\n\n1/500\n\n4\n\nSơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan\n\nTỷ lệ thích hợp\n\n5\n\nBản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật\n\n1/500\n\n6\n\nCác bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật\n\n1/500\n\n7\n\nBản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật\n\n1/500\n\n8\n\nBản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm\n\nTỷ lệ thích hợp\n\n9\n\nCác bản vẽ thiết kế đô thị\n\nTỷ lệ thích hợp\n\nII\n\nPhần văn bản\n\n1\n\nThuyết minh tổng hợp + Phụ lục\n\n2\n\nDự thảo tờ trình; quyết định phê duyệt đồ án\n\n3\n\nĐĩa CD ghi toàn bộ nội dung đồ án\n",
"Khoản 7 Điều 1 Quyết định 646/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1 500 Khu đô thị mới Nghĩa Hà Quảng Ngãi 2016\nSản phẩm quy hoạch:\na) Sản phẩm phải tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về việc Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù; Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị; Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.\nb) Thành phần hồ sơ:\n- Thuyết minh tổng hợp, trong đó có các sơ đồ, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và các bản vẽ thu nhỏ khổ A3.\n- Thành phần bản vẽ:\n+ Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất - tỷ lệ: 1/2.000 hoặc 1/5.000;\n+ Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng - tỷ lệ: 1/500;\n+ Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật - tỷ lệ: 1/500;\n+ Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất - tỷ lệ: 1/500;\n+ Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan - tỷ lệ: 1/500;\n+ Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật tỷ lệ: 1/500;\n+ Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường - tỷ lệ: 1/500;\n+ Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật - tỷ lệ: 1/500;\n+ Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược - tỷ lệ 1/500;\n+ Các bản vẽ thiết kế đô thị.\n- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.\n- Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.\n- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ hồ sơ đồ án quy hoạch bao gồm thuyết minh, bản vẽ và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 2564/QĐ-UBND 2023 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Đà Lạt mở rộng Lâm Đồng\nHồ sơ sản phẩm:\n6.1 Thành phần hồ sơ:\n- Báo cáo thuyết minh tổng hợp, báo cáo tóm tắt;\n- Các bản vẽ tỷ lệ phù hợp, không vượt quá khổ giấy A0, thể hiện đầy đủ ký hiệu, chú thích và màu sắc để phân biệt các giai đoạn phát triển trên nền bản vẽ quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt, gồm: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp đô thị; Sơ đồ khu vực thực hiện đợt đầu; Sơ đồ xác định các dự án ưu tiên về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị; Sơ đồ phân bố các khu vực dự kiến hình thành phường đến năm 2030;\n- Các phụ lục gồm: Bảng lộ trình và kế hoạch thực hiện phân loại đô thị, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị theo từng giai đoạn, cụ thể hóa theo từng năm trong giai đoạn 05 năm đầu của chương trình; Bảng danh mục các chương trình, kế hoạch, đề án trọng tâm để từng bước thực hiện phát triển bền vững đô thị (nếu có); Bảng danh mục thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư phát triển đô thị quy định; Các văn bản và bảng, biểu số liệu có liên quan.\n6.2. Số lượng sản phẩm: Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Lạt (mở rộng): Thuyết minh và bản vẽ - 20 bộ; đĩa CD lưu trữ nội dung: 05 đĩa."
] |
Nội dung thuyết minh trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị được quy định như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 11 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThuyết minh bao gồm các nội dung:\na) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch chi tiết đô thị; vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích, chức năng khu vực lập quy hoạch. Sơ bộ các định hướng phát triển tại quy hoạch chung đô thị và nội dung quy hoạch phân khu đã được phê duyệt có tác động đến phạm vi lập quy hoạch. Nêu nhu cầu quản lý và đầu tư phát triển đối với khu vực lập quy hoạch. Quy hoạch chi tiết phải thống nhất, cụ thể hóa quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.\nb) Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng, xác định sơ bộ những vấn đề, nội dung cơ bản cần giải quyết trong đồ án quy hoạch chi tiết đô thị và yêu cầu về việc cụ thể hóa quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.\nc) Dự kiến quy mô dân số; các chỉ tiêu cơ bản áp dụng trong đồ án về nhu cầu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở các quy định của quy hoạch phân khu, quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.\nd) Yêu cầu cụ thể về điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.\nđ) Yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch chi tiết đô thị. Dự kiến các hạng mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực lập quy hoạch; xác định các yêu cầu đối với việc nghiên cứu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, sử dụng đất, kết nối hạ tầng kỹ thuật và các yêu cầu khác.\ne) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch; dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch."
] | [
"Khoản 3 Điều 2 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nĐối với công trình sử dụng vốn nhà nước, trường hợp chủ đầu tư đã lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình thì nhà thầu thi công xây dựng không thực hiện các công việc này và sử dụng kết quả quan trắc độc lập theo thỏa thuận với Chủ đầu tư.",
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nNhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định của hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu độc lập với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình.",
"Khoản 7 Điều 1 Quyết định 1840/QĐ-UBND 2018 Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Gò Công Tiền Giang\nHồ sơ sản phẩm\nNội dung, thành phần hồ sơ bản vẽ và thuyết minh của đồ án tuân thủ các quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 3784/QĐ-UBND lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Thanh Hóa 2030 016\nSản phẩm quy hoạch:\n6.1. Thành phần bản vẽ và nội dung thuyết minh quy hoạch: Thực hiện theo trình tự và nội dung quy định tại điểm a và b, khoản 3, Điều 6 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đề án quy hoạch xây dựng vùng quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.\n6.2. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.\n6.3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch: Nội dung thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và phải có bản vẽ thu nhỏ kèm theo.\n6.4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.\n6.5. Số lượng hồ sơ:\n- Số lượng hồ sơ hoàn thiện sau khi đồ án được phê duyệt để đóng dấu lưu trữ: 08 bộ bao gồm tất cả các thành phần trên (kèm theo đĩa CD lưu trữ);\n- Số lượng hồ sơ phục vụ thẩm định thực hiện theo quy trình thẩm định và các yêu cầu của đơn vị thẩm định.\n6.Các yêu cầu khác về hồ sơ:\n- Bản vẽ minh họa trong thuyết minh và trong Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được in màu thu nhỏ theo khổ giấy A3;\n- Bản vẽ phục vụ thẩm định, trình duyệt in màu theo khổ giấy A0;\n- Bản vẽ đóng dấu thẩm định sau khi đồ án được phê duyệt in màu đúng tỷ lệ quy định;\n- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ file mềm thành phần hồ sơ trên (lưu ý: Nội dung trong đĩa CD phải trùng khớp với nội dung trình).",
"Khoản 10 Điều 1 Quyết định 616/QĐ-UBND 2022 quy hoạch chung thị trấn Sơn Dương Tuyên Quang đến 2030\nDanh mục hồ sơ đồ án.\nNội dung, thành phần hồ sơ bản vẽ và thuyết minh của đồ án tuân thủ các quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù."
] |
Thành phần bản vẽ trong hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết đô thị? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 12 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThành phần bản vẽ:\na) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất: Vị trí, phạm vi ranh giới lập quy hoạch trong quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đô thị đã được phê duyệt; mối quan hệ giữa khu vực lập quy hoạch với các ô phố, khu chức năng khác trong quy hoạch phân khu đô thị (nếu có). Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị của quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt; nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của quy hoạch phân\nkhu đô thị được duyệt.\nb) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; kiến trúc, cảnh quan và đánh giá đất xây dựng: Hiện trạng của các chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); đánh giá đất xây dựng trên cơ sở các tiêu chí về địa hình, điều kiện hiện trạng, địa chất thủy văn, sử dụng đất. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.\nc) Các bản đồ hiện trạng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Giao thông, cung cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải; quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.\nd) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Xác định quy mô diện tích, dân số và chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đối với từng lô đất (hình thành bởi các đường cấp nội bộ) trong khu vực lập quy hoạch theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; khoảng lùi công trình đối với các trục đường từ cấp nội bộ; vị trí, quy mô công trình ngầm. Xác định các nhóm nhà ở; khu vực xây dựng nhà ở xã hội (nếu có); vị trí, quy mô của hệ thống hạ tầng xã hội cấp đô thị trở lên và cấp đơn vị ở (nếu có) trong khu vực. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.\nđ) Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan: Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.\ne) Bản đồ quy hoạch hệ thống công trình giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên cao, trên mặt đất và ngầm) và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật đến cấp đường nội bộ. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết hợp theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.\ng) Các bản đồ quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật theo từng chuyên ngành: Chuẩn bị kỹ thuật, cung cấp năng lượng và chiếu sáng, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, hạ tầng viễn thông thụ động và công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.\nh) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.\ni) Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng có xây dựng tầng hầm (nếu có),... Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết hợp bản đồ địa hình.\nk) Các bản vẽ thiết kế đô thị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD."
] | [
"Khoản 3 Điều 12 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nQuy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết đô thị: Nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ khổ A3 kèm theo.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 739/QĐ-BXD năm 2012 đính chính Thông tư 04/2011/TT-BXD\nĐối với Thông tư số 04/2011/TT-BXD ngày 05/5/2011:\na) Tại Điều 2: Thay cụm từ \"Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2011\" thành cụm từ \"Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/6/2011\".",
"Khoản 2 Điều 7 Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ từng loại quy hoạch đô thị\nThành phần bản vẽ bao gồm:\nSơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đô thị.\nBản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500.",
"Khoản 3 Điều 1 Quyết định 4008/QĐ-UBND 2017 quy hoạch cụm dân cư liên phường 9 11 Quận 11 Hồ Chí Minh\nHồ sơ bản vẽ điều chỉnh cục bộ quy hoạch:\n- Bản sao bản đồ quy hoạch Tổng mặt bằng sử dụng đất đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) khu dân cư liên phường 9-11, quận 11.\n+ Bản vẽ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) khu dân cư liên phường 9-11, quận 11, tại tuyến đường Lê Thị Bạch Cát (từ hẻm 216 Lê Thị Bạch Cát đến đường Bình Thới).",
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 2717/QĐ-UBND 2014 Quy hoạch cấp nước đô thị thành phố Hải Phòng 2025 2050\nThành phần hồ sơ:\na) Phần bản vẽ:\n- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/100.000.\n- Bản đồ hiện trạng hệ thống cấp nước đô thị tỷ lệ 1/25.000.\n- Bản đồ tổng hợp hệ thống cấp nước đô thị, tỷ lệ 1/25.000.\n- Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp nước đô thị, tỷ lệ 1/10.000 (theo vùng cấp nước, công trình cấp nước).\n- Các bản vẽ minh họa (nếu có).\nb) Phần văn bản tài liệu:\n- Nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.\n- Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt, đĩa CD ROM lưu trữ toàn bộ nội dung Đồ án quy hoạch.\n- Quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch.\n- Tờ trình và các văn bản trình duyệt, thỏa thuận.\n- Phụ lục và các bản vẽ thu nhỏ trong Thuyết minh tổng hợp."
] |
Nội dung thuyết minh trong hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết đô thị? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThuyết minh bao gồm các nội dung:\na) Xác định phạm vi, quy mô diện tích lập quy hoạch. Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá hiện trạng các dự án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn. Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết.\nb) Xác định mục tiêu lập quy hoạch. Đánh giá sự phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển đô thị đã được ban hành. Nêu các yêu cầu, định hướng chính tại quy hoạch chung và phương án, giải pháp chủ yếu tại quy hoạch phân khu đô thị đã được phê duyệt kèm theo quy định quản lý đã được ban hành liên quan đến với khu vực lập quy hoạch chi tiết.\nc) Lựa chọn chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật áp dụng cho toàn khu vực quy hoạch; xác định quy mô dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu vực lập quy hoạch.\nd) Xác định chức năng sử dụng đất, quy mô diện tích, dân số, chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng lô đất trong khu vực lập quy hoạch; chỉ giới xây dựng công trình đối với từng lô đất và trên các trục đường từ cấp nội bộ. Xác định khu vực xây dựng nhà ở xã hội (nếu có).\nd) Xác định yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực quy hoạch và yêu cầu về bố trí công trình đối với từng lô đất (xác định chiều cao, cốt sàn và trần tầng một; hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình và các vật thể kiến trúc khác cho từng lô đất); tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước trong khu vực quy hoạch. Xác định vị trí, quy mô các công trình, khu vực đặc trưng cần kiểm soát, các nội dung cần thực hiện để kiểm soát và các quy định cần thực hiện.\ne) Thiết kế đô thị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.\ng) Xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm (các công trình công cộng ngầm, các công trình nhà cao tầng có xây dựng tầng hầm, ...).\nh) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP\ni) Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường.\nl) Dự kiến sơ bộ về tổng mức đầu tư; đề xuất giải pháp về nguồn vốn và tổ chức thực hiện.\nThuyết minh đồ án quy hoạch chi tiết đô thị phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng."
] | [
"Khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2014/TT-BXD hướng dẫn giám định tư pháp trong hoạt động đầu tư xây dựng\nTrường hợp việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp xây dựng không kèm theo đối tượng giám định như công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng thì cá nhân, tổ chức giám định tư pháp xây dựng, bên yêu cầu giám định và các bên có liên quan phải đến hiện trường nơi có vụ việc được trưng cầu giám định để lập biên bản bàn giao hiện trạng công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp xây dựng.",
"Khoản 3 Điều 12 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nBộ Xây dựng ban hành chương trình khung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.",
"Khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2016/TT-BXD Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng\nCơ quan Thường trực tổ chức công bố và trao Giải thưởng Công trình xây dựng chất lượng cao cho các đơn vị có công trình đạt giải.",
"Khoản 8 Điều 1 Quyết định 767/QĐ-TTg 2022 Nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Phú Quốc Kiên Giang\nHồ sơ sản phẩm\nThành phần hồ sơ và nội dung đồ án thực hiện theo Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng và Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù. Gồm có: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch; thuyết minh nội dung đồ án; dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch; dự thảo Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch; bản vẽ in màu thu nhỏ; hồ sơ bản vẽ tỷ lệ 1/10.000 và các tỷ lệ phù hợp; các văn bản pháp lý có liên quan.",
"Khoản 7 Điều 1 Quyết định 1840/QĐ-UBND 2018 Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Gò Công Tiền Giang\nHồ sơ sản phẩm\nNội dung, thành phần hồ sơ bản vẽ và thuyết minh của đồ án tuân thủ các quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 1720/QĐ-UBND năm 2014 Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hưng Đạo Tứ Kỳ Hải Dương\nThành phần hồ sơ\n\nTT\n\nNội dung\n\nTỷ lệ\n\n1\n\nSơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng\n\n1/25.000\n\n2\n\nCác bản đồ hiện trạng kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đánh giá quỹ đất xây dựng\n\n1/5.000\n\n3\n\nBản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch\n\n1/5.000\n\n4\n\nSơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị\n\n1/5.000\n\n5\n\nCác bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường\n\n1/5.000\n\nTờ trình, thuyết minh, phụ lục, báo cáo...\n\nDự thảo Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chung đô thị\n\n* Các chỉ tiêu chi tiết tại nội dung Nhiệm vụ quy hoạch kèm theo.",
"Khoản 2 Điều 9 Thông tư 12/2016/TT-BXD hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng đô thị khu chức năng đặc thù\nThuyết minh:\na) Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch; phạm vi ranh giới, diện tích, chức năng, sơ bộ hiện trạng khu vực lập quy hoạch chi Tiết. Quy hoạch chi Tiết phải thống nhất, cụ thể hóa quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.\nb) Đánh giá sơ bộ hiện trạng, xác định những vấn đề, nội dung cơ bản cần giải quyết trong đồ án quy hoạch chi Tiết.\nc) Dự kiến các chỉ tiêu cơ bản áp dụng trong đồ án về quy mô dân số, nhu cầu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở các quy định của quy hoạch phân khu, quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.\nd) Yêu cầu cụ thể về việc Điều tra khảo sát hiện trạng và thu thập tài liệu.\nđ) Dự kiến các hạng Mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực lập quy hoạch chi Tiết đô thị; xác định các yêu cầu đối với việc nghiên cứu tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, sử dụng đất, kết nối hạ tầng kỹ thuật và những yêu cầu khác.\ne) Xác định danh Mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch."
] |
Thành phần bản vẽ trong hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu đô thị như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThành phần bản vẽ bao gồm:\na) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất: Vị trí, phạm vi ranh giới lập quy hoạch, thể hiện mối quan hệ giữa khu vực lập quy hoạch với các khu vực khác trong đô thị. Bản vẽ hiện trên sơ đồ hướng phát triển không gian và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch ở tỷ lệ thích hợp.\nb) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kiến trúc, cảnh quan: Hiện trạng chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục V của Thông tư này và các chỉ tiêu sử dụng đất; hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, cây xanh, nhà ở,...), các khu vực bảo vệ di tích, di sản, danh lam thắng cảnh. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\nc) Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải; quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường; công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Bản đồ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\nd) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Xác định quy mô diện tích, dân số và chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đối với từng ô phố trong khu vực lập quy hoạch theo quy định tại Phụ lục V của Thông tư này; khoảng lùi công trình đối với các trục đường trong khu vực lập quy hoạch; vị trí, quy mô công trình ngầm. Xác định các đơn vị ở; vị trí, quy mô của hệ thống hạ tầng xã hội cấp đô thị trở lên (nếu có) và cấp đơn vị ở trong khu vực. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\nđ) Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\ne) Bản đồ quy hoạch hệ thống công trình giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng đến cấp đường khu vực đối với bản vẽ tỷ lệ 1/5.000 hoặc đường phân khu vực đối với bản vẽ 1/2.000; vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên cao, trên mặt đất và ngầm); tuyến và ga tàu điện ngầm; hào và tuynel kỹ thuật. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\ng) Các bản đồ quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật theo từng chuyên ngành: Chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước, cấp năng lượng và chiếu sáng, thoát nước thải và xử lý chất thải rắn, hạ tầng viễn thông thụ động và công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\nh) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật. Bản vẽ thể hiện trên nên bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\ni) Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng có xây dựng tầng hầm (nếu có). Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật kết hợp bản đồ địa hình.\nk) Các bản vẽ thiết kế đô thị: Thể hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD."
] | [
"Khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nCác loại máy, thiết bị, vật tư quy định tại Mục III Phụ lục Ib Nghị định 44/2016/NĐ-CP phải được kiểm định theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật An toàn, vệ sinh lao động.",
"Khoản 4 Điều 10 Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quản lý chi phí đầu tư xây dựng\nChỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian và là cơ sở cho việc xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán công trình, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.\nChỉ số giá xây dựng bao gồm: chỉ số giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng theo cơ cấu chi phí (bao gồm chỉ số giá phần xây dựng, chỉ số giá phần thiết bị, chỉ số giá phần chi phí khác), chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí (gồm chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, chỉ số giá nhân công xây dựng công trình, chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình) và chỉ số giá loại vật liệu xây dựng chủ yếu.",
"Khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nSửa đổi khoản 4, bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 6 như sau:\na) Sửa đổi khoản 4 như sau:\n“4. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Báo cáo được lập trong các trường hợp sau:\na) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng. Chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo. Nội dung chính của báo cáo được quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục V Thông tư này;\nb) Báo cáo khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng. Nội dung của báo cáo được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục V Thông tư này.”\nb) Bổ sung khoản 5, khoản 6 như sau:\n“5. Trách nhiệm và quyền hạn của giám sát trưởng\na) Tổ chức quản lý, điều hành toàn diện công tác giám sát thi công xây dựng theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, phù hợp với các nội dung của hợp đồng, phạm vi công việc được chủ đầu tư giao, hệ thống quản lý chất lượng và các quy định của pháp luật có liên quan;\nb) Phân công công việc, quy định trách nhiệm cụ thể và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của các giám sát viên;\nc) Thực hiện giám sát và ký biên bản nghiệm thu đối với các công việc phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghề được cấp trong trường hợp trực tiếp giám sát công việc xây dựng. Kiểm tra, rà soát và ký bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công xây dựng lập so với thực tế thi công theo quy định;\nd) Tham gia nghiệm thu và ký biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng (nếu có), gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng. Từ chối nghiệm thu khi chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình; thông báo cho chủ đầu tư lý do từ chối nghiệm thu bằng văn bản;\nđ) Chịu trách nhiệm trước tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình và trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện. Từ chối việc thực hiện giám sát bằng văn bản khi công việc xây dựng không tuân thủ quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật;\ne) Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình;\ng) Không chấp thuận các ý kiến, kết quả giám sát của các giám sát viên khi không tuân thủ giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật;\nh) Đề xuất với chủ đầu tư bằng văn bản về việc tạm dừng thi công khi phát hiện bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình;\ni) Kiến nghị với chủ đầu tư về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).\n6. Trách nhiệm và quyền hạn của giám sát viên\na) Thực hiện giám sát công việc xây dựng theo phân công của giám sát trưởng phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghề được cấp. Chịu trách nhiệm trước giám sát trưởng và pháp luật về các công việc do mình thực hiện;\nb) Giám sát công việc xây dựng theo giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt;\nc) Trực tiếp tham gia và ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng; kiểm tra, rà soát bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công xây dựng lập so với thực tế thi công đối với các công việc xây dựng do mình trực tiếp giám sát;\nd) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái với hợp đồng xây dựng đã được ký giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật;\nđ) Báo cáo kịp thời cho giám sát trưởng về những sai khác, vi phạm so với giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, biện pháp thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật. Kiến nghị, đề xuất từ chối nghiệm thu công việc xây dựng với giám sát trưởng bằng văn bản;\ne) Đề xuất với giám sát trưởng bằng văn bản về việc tạm dừng thi công đối với trường hợp phát hiện bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xử lý;\ng) Đề xuất, kiến nghị với giám sát trưởng về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).”",
"Khoản 7 Điều 1 Quyết định 1523/QĐ-UBND Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1 500 khu nhà ở và dịch vụ công nhân Ninh Bình 2016\nHồ sơ sản phẩm đồ án quy hoạch\nThành phần hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết theo Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng. Thành phần hồ sơ cụ thể như sau:\n\nStt\n\nTên sản phẩm\n\nTỷ lệ bản vẽ\n\nI\n\nPhần bản vẽ\n\n1\n\nSơ đồ vị trí và giới hạn khu đất\n\n1/2.000\n\n2\n\nBản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội và đánh giá đất xây dựng; các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật\n\n1/500\n\n3\n\nBản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất\n\n1/500\n\n4\n\nSơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan\n\n1/500\n\n5\n\nBản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật\n\n1/500\n\n6\n\nBản đồ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa\n\n1/500\n\n7\n\nBản đồ quy hoạch hệ thống cấp nước\n\n1/500\n\n8\n\nBản đồ quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị\n\n1/500\n\n9\n\nBản đồ quy hoạch thoát nước thải và quản lý chất thải rắn\n\n1/500\n\n10\n\nBản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật\n\n1/500\n\n11\n\nCác bản vẽ thiết kế đô thị\n\nII\n\nPhần văn bản\n\n1\n\nThuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt\n\n2\n\nDự thảo quy định quản lý theo đồ án\n\n3\n\nDự thảo quyết định phê duyệt đồ án\n\n4\n\nĐĩa CD lưu trữ hồ sơ đồ án\n",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 4738/QĐ-UBND quy hoạch Khu dân cư liên Phường 10 11 12 Quận 5 Hồ Chí Minh\nHồ sơ, bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch phân khu:\n- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch phân khu.\n- Thành phần bản vẽ bao gồm:\n+ Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị, tỷ lệ 1/10000.\n+ Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu, tỷ lệ 1/2000.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 6365/QĐ-UBND 2013 điều chỉnh quy hoạch Công viên Sài Gòn Safari Củ Chi Hồ Chí Minh\nDanh mục hồ sơ, bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch:\n- Thuyết minh nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu.\n- Thành phần bản vẽ bao gồm:\n+ Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị, tỷ lệ 1/25.000.\n+ Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu, tỷ lệ 1/5.000.\n+ Bản đồ đánh giá hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá quỹ đất xây dựng.\n+ Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh, bản vẽ.",
"Khoản 1 Điều 3 Quyết định 84/2008/QĐ-UBND quy trình điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 tại thành phố Hồ Chí Minh\nThành phần hồ sơ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000:\na) Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch không phải làm nhiệm vụ điều chỉnh cục bộ quy hoạch, mà chỉ tiến hành lập đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng.\nb) Thành phần hồ sơ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm:\n+ Bản vẽ: tùy theo tính chất của việc điều chỉnh, nội dung điều chỉnh liên quan đến bản vẽ nào thì sẽ thực hiện thay thế bản vẽ đó. Nội dung và quy cách các bản vẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.\n+ Báo cáo tổng hợp bao gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý liên quan và tờ trình phê duyệt."
] |
Nội dung thuyết minh trong hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu đô thị như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThuyết minh bao gồm các nội dung:\na) Xác định phạm vi và quy mô lập quy hoạch. Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá hiện trạng các chương trình, dự án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn. Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết.\nb) Xác định mục tiêu lập quy hoạch. Nêu các yêu cầu, định hướng chính tại quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt kèm theo quy định quản lý đã được ban hành đối với khu vực lập quy hoạch phân khu.\nc) Lựa chọn chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật áp dụng cho toàn khu vực quy hoạch; xác định quy mô dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu vực lập quy hoạch.\nd) Nêu các nguyên tắc, yêu cầu về tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan; quy định về sử dụng đất đối với từng khu chức năng, trục đường chính, không gian mở, điểm nhấn, khu trung tâm, khu bảo tồn (nếu có). Xác định vị trí, quy mô, cấu trúc các đơn vị ở; vị trí, quy mô các công trình hạ tầng xã hội cấp đô thị trở lên (nếu có); quy mô diện tích, dân số, chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng khu chức năng đô thị theo ô phố (hình thành bởi các đường khu vực đối với bản vẽ tỷ lệ 1/5.000 hoặc đường phân khu vực đối với bản vẽ 1/2.000) trong khu vực lập quy hoạch; vị trí, quy mô công trình ngầm. Xác định chỉ giới xây dựng công trình trên các trục đường từ cấp khu vực đối với bản vẽ tỷ lệ 1/5.000 hoặc từ cấp phân khu vực đối với bản vẽ 1/2.000.\nđ) Thiết kế đô thị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.\ne) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.\ng) Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.\nh) Dự kiến các dự án ưu tiên đầu tư: Luận cứ, xác định danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư tại khu vực lập quy hoạch; đề xuất, kiến nghị các cơ chế huy động và tạo nguồn lực thực hiện. Nêu các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.\nThuyết minh đồ án quy hoạch phân khu đô thị phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng."
] | [
"Khoản 4 Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nDự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.",
"Khoản 3 Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nQuy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị: Nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ khổ A3 kèm theo.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 3387/QĐ-UBND duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu\nDanh mục hồ sơ lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị:\n- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch;\n- Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng;\n- Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị;\n- Bản đồ cơ cấu quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.",
"Khoản 2 Điều 8 Thông tư 12/2016/TT-BXD hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng đô thị khu chức năng đặc thù\nThuyết minh: Nội dung thuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu đô thị gồm:\na) Mục tiêu và phạm vi lập quy hoạch.\nb) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch; dự báo về dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu quy hoạch.\nc) Xác định nguyên tắc, đề xuất giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, sử dụng đất và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đối với từng khu chức năng, từng ô phố, trục đường chính, khu vực không gian mở, không gian công cộng, khu vực Điểm nhấn trong khu quy hoạch; các quy định về sử dụng đất.\nd) Thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD .\nđ) Xác định các dự án đầu tư xây dựng và nguồn lực thực hiện.\ne) Phân tích, đánh giá về tác động môi trường phù hợp với nội dung đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch chung đã được phê duyệt.\ng) Kinh tế đô thị: Luận cứ xác định danh Mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư; đề xuất, kiến nghị các cơ chế huy động và tạo nguồn lực thực hiện.\nThuyết minh đồ án quy hoạch phân khu đô thị phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.",
"Khoản 10 Điều 1 Quyết định 616/QĐ-UBND 2022 quy hoạch chung thị trấn Sơn Dương Tuyên Quang đến 2030\nDanh mục hồ sơ đồ án.\nNội dung, thành phần hồ sơ bản vẽ và thuyết minh của đồ án tuân thủ các quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù."
] |
Nội dung bản vẽ trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 11 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nBản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị và quy hoạch phân khu đô thị đã được phê duyệt; thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian và sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. Bản đồ ranh giới, phạm vi nghiên cứu, quy mô khu vực lập quy hoạch chi tiết đô thị; thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của quy hoạch phân khu đô thị."
] | [
"Khoản 4 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nSửa đổi khoản 2 Điều 14 Thông tư số 26/2016/TT-BXD như sau:\n“2. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được dự tính trong tổng mực đầu tư xây dựng công trình.\nDự toán chi phí quy định tại Khoản 1 Điều này được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình; địa điểm nơi xây dựng công trình; thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, chi phí quy định tại điểm c khoản 1 Điều này không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.”",
"Khoản 2 Điều 11 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nKiểm định viên phải tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ít nhất một lần trong thời gian chứng chỉ kiểm định viên còn hiệu lực và thời gian bồi dưỡng giữa hai lần không được vượt quá 30 tháng.",
"Khoản 2 Điều 11 Thông tư 04/2016/TT-BXD Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng\nQuy trình xét thưởng:\na) Kiểm tra hồ sơ đăng ký: Cơ quan Thường trực kiểm tra sơ bộ về số lượng, chất lượng hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định thì yêu cầu đơn vị đăng ký hoàn thiện;\nb) Đánh giá hồ sơ: Cơ quan Thường trực phối hợp với chuyên gia tiến hành đánh giá hồ sơ công trình tham dự giải thưởng;\nc) Đánh giá tại công trình: Cơ quan Thường trực tổ chức đoàn đánh giá gồm thành viên Hội đồng, đại diện Cơ quan Thường trực, chuyên gia, đại diện Sở Xây dựng, Sở Quản lý công trình xây dựng chuyên ngành của địa phương tiến hành đánh giá tại công trình. Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế và kết quả đánh giá của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, đoàn đánh giá thực hiện việc chấm Điểm cho công trình;\nd) Lập danh Mục công trình đề nghị xét thưởng: Căn cứ kết quả đánh giá trên hồ sơ và đánh giá tại công trình, Cơ quan Thường trực lập và trình Hội đồng danh Mục các công trình đáp ứng các tiêu chí đánh giá;\nđ) Tổ chức xét thưởng: Hội đồng họp xem xét, đánh giá, thẩm định hồ sơ đánh giá trên cơ sở đề xuất của Cơ quan Thường trực và trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định về danh Mục các công trình đạt giải thưởng.",
"Khoản 1 Điều 3 Quyết định 84/2008/QĐ-UBND quy trình điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 tại thành phố Hồ Chí Minh\nThành phần hồ sơ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000:\na) Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch không phải làm nhiệm vụ điều chỉnh cục bộ quy hoạch, mà chỉ tiến hành lập đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng.\nb) Thành phần hồ sơ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm:\n+ Bản vẽ: tùy theo tính chất của việc điều chỉnh, nội dung điều chỉnh liên quan đến bản vẽ nào thì sẽ thực hiện thay thế bản vẽ đó. Nội dung và quy cách các bản vẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.\n+ Báo cáo tổng hợp bao gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý liên quan và tờ trình phê duyệt.",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 3784/QĐ-UBND lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Thanh Hóa 2030 016\nSản phẩm quy hoạch:\n6.1. Thành phần bản vẽ và nội dung thuyết minh quy hoạch: Thực hiện theo trình tự và nội dung quy định tại điểm a và b, khoản 3, Điều 6 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đề án quy hoạch xây dựng vùng quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.\n6.2. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.\n6.3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch: Nội dung thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và phải có bản vẽ thu nhỏ kèm theo.\n6.4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.\n6.5. Số lượng hồ sơ:\n- Số lượng hồ sơ hoàn thiện sau khi đồ án được phê duyệt để đóng dấu lưu trữ: 08 bộ bao gồm tất cả các thành phần trên (kèm theo đĩa CD lưu trữ);\n- Số lượng hồ sơ phục vụ thẩm định thực hiện theo quy trình thẩm định và các yêu cầu của đơn vị thẩm định.\n6.Các yêu cầu khác về hồ sơ:\n- Bản vẽ minh họa trong thuyết minh và trong Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được in màu thu nhỏ theo khổ giấy A3;\n- Bản vẽ phục vụ thẩm định, trình duyệt in màu theo khổ giấy A0;\n- Bản vẽ đóng dấu thẩm định sau khi đồ án được phê duyệt in màu đúng tỷ lệ quy định;\n- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ file mềm thành phần hồ sơ trên (lưu ý: Nội dung trong đĩa CD phải trùng khớp với nội dung trình).",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 5981/QĐ-UBND 2013 quy hoạch Trường đại học Luật Hồ Chí Minh Quận 9 Hồ Chí Minh\nDanh mục hồ sơ, bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết:\n- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết.\n- Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch xây dựng đô thị (hoặc quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chung quận 9.\n- Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch chi tiết (hoặc bản đồ hiện trạng vị trí tỷ lệ 1/500).",
"Khoản 7 Điều 1 Quyết định 29/QĐ-TTg 2020 quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên tỉnh Kiên Giang\nHồ sơ sản phẩm\nThành phần hồ sơ và nội dung đồ án thực hiện theo Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng và Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Gồm có: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt; thuyết minh nội dung nhiệm vụ; dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ; bản vẽ in màu thu nhỏ; các văn bản pháp lý có liên quan."
] |
Quy định chung về quy cách thể hiện đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện, quy hoạch đô thị? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nĐiều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng\n1. Thông tư này quy định về nội dung hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn (sau đây viết tắt là quy hoạch đô thị và nông thôn).\n2. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến công tác quy hoạch đô thị và nông thôn trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.\nĐiều 2. Quy định chung về quy cách thể hiện\n1. Nội dung thể hiện đối với thuyết minh, bản vẽ của nhiệm vụ và đồ án trong hồ sơ lấy ý kiến, hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ nội dung đối với từng loại, cấp độ quy hoạch và tuân thủ các quy định tại Chương II và các phụ lục của Thông tư này.\n2. Hệ thống ký hiệu bản vẽ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị, nông thôn phải tuân thủ theo quy định tại các phụ lục kèm theo Thông tư này.\n3. Căn cứ điều kiện, đặc điểm của vùng liên huyện, vùng huyện, đô thị, khu chức năng và khu vực nông thôn được lập quy hoạch, có thể thành lập các bản đồ, sơ đồ riêng cho từng nội dung hiện trạng, định hướng hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo thể hiện được đầy đủ các nội dung theo yêu cầu.\n4. Trường hợp quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt, các bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn; bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn; bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; bản đồ tổ chức không gian và phân vùng chức năng trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được thay thế bằng sơ đồ định hướng phát triển không gian trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được phê duyệt.\n5. Tất cả các sơ đồ, bản đồ trong thành phần bản vẽ của hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch đô thị và nông thôn phải thể hiện rõ phạm vi ranh giới lập quy hoạch; ranh giới, tên các đơn vị hành chính trong phạm vi lập quy hoạch; tên đơn vị hành chính tiếp giáp bên ngoài phạm vi lập quy hoạch."
] | [
"Điều 2 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nĐiều 15b. Quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình thi công xây dựng\n1. Việc quan trắc xây dựng công trình trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:\na) Thực hiện theo quy định của thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công đã được phê duyệt;\nb) Thực hiện khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình xuất hiện sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc phục vụ việc đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.\n2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định của hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu độc lập với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình.\n3. Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, trường hợp chủ đầu tư đã lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình thì nhà thầu thi công xây dựng không thực hiện các công việc này và sử dụng kết quả quan trắc độc lập theo thỏa thuận với Chủ đầu tư.\n4. Nội dung chủ yếu của đề cương quan trắc bao gồm: nội dung, tần suất, thời điểm quan trắc; nhân lực, máy móc, thiết bị quan trắc; mốc chuẩn được sử dụng để quan trắc; quy trình thực hiện quan trắc; quy định về nội dung báo cáo và đánh giá kết quả quan trắc.\n5. Trách nhiệm của Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu độc lập thực hiện quan trắc công trình (sau đây gọi là nhà thầu quan trắc):\na) Lập đề cương quan trắc trình chủ đầu tư chấp thuận;\nb) Tổ chức thực hiện quan trắc theo đề cương được chấp thuận; lập báo cáo và đánh giá kết quả quan trắc.\n6. Trách nhiệm của chủ đầu tư:\na) Chấp thuận đề cương quan trắc do nhà thầu quan trắc lập làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện. Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu tư vấn giám sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình kiểm tra đề cương quan trắc hoặc thuê đơn vị tư vấn kiểm tra đề cương quan trắc của nhà thầu trong trường hợp cần thiết trước khi chấp thuận;\nb) Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả quan trắc của nhà thầu. Quy định các trường hợp và yêu cầu nhà thầu thiết kế đánh giá, có ý kiến về kết quả quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình;\nc) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng sử dụng kết quả quan trắc trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công đã được phê duyệt.\n7. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế:\na) Xem xét, kiểm tra đề cương quan trắc do nhà thầu lập khi được chủ đầu tư yêu cầu, đảm bảo phù hợp với những nội dung quan trắc theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công;\nb) Đánh giá kết quả quan trắc đối với những nội dung quan trắc theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các nội dung quan trắc khác trong quá trình thi công xây dựng công trình khi được chủ đầu tư yêu cầu\n8. Trong quá trình thực hiện quan trắc và đánh giá kết quả quan trắc, nếu phát hiện số liệu quan trắc cho thấy công trình có nguy cơ sự cố hoặc có yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng công trình thì nhà thầu thực hiện quan trắc, đánh giá kết quả quan trắc phải báo cáo ngay với chủ đầu tư bằng văn bản để có biện pháp xử lý kịp thời.\"\n6. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 18 như sau:\n“b) Trường hợp kiểm định theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 29, điểm d khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu), chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lựa chọn tổ chức kiểm định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và có ý kiến chấp thuận của cơ quan yêu cầu.”\n7. Thay thế\nPhụ lục V Thông tư số 26/2016/TT-BXD bằng Phụ lục I Thông tư này.\nĐiều 2. Hiệu lực thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019.\n2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết",
"Điều 2 Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi 04/2008/TT-BXD quản lý đường đô thị mới nhất\nSửa đổi điểm 8 mục II phần I như sau:\n“8. Hành lang an toàn đường đô thị là bề rộng tính từ chỉ giới xây dựng đến chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”",
"Điều 5 Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi 04/2008/TT-BXD quản lý đường đô thị mới nhất\nSửa đổi mục I phần III như sau:\n\n“I. Sở xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương\nSở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn: ...”",
"Điều 2 Quyết định 1071/QĐ-BXD năm 2012 đính chính Thông tư 04/2012/TT-BXD hướng dẫn\nQuyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký",
"Điều 2 Quyết định 393/QĐ-UBND 2024 đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Hưng Khánh huyện Trấn Yên Yên Bái\nTổ chức thực hiện\n1. Giao Sở Xây dựng có trách nhiệm:\n- Kiểm tra, xác nhận hồ sơ đồ án phù hợp với Quyết định này.\n- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên công bố công khai, lưu trữ hồ sơ đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2045 được phê duyệt theo quy định.\n- Kiểm tra việc triển khai thực hiện đồ án quy hoạch và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung ban hành kèm theo Quyết định này.\n2. Giao Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên có trách nhiệm\n- Quản lý, bàn giao hồ sơ cho các cơ quan chức năng liên quan; tổ chức công bố công khai đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2045 để các tổ chức và nhân dân biết, tham gia kiểm tra và thực hiện quy hoạch.\n- Tổ chức triển khai lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, theo đồ quy hoạch chung đã phê duyệt, làm cơ sở để quản lý đất đai, cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị theo quy định.\n- Xây dựng quy chế quản lý đô thị, chương trình phát triển đô thị, các cơ chế chính sách và kế hoạch thực hiện đầu tư theo từng giai đoạn; tập trung huy động các nguồn lực để triển khai việc đầu tư xây dựng và phát triển đô thị theo quy hoạch đã phê duyệt.\n- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư, phát triển đô thị theo quy hoạch đã phê duyệt đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành.",
"Điều 1 Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập thẩm định phê duyệt quản lý quy hoạch xây dựng\n5, Điều 23 của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và tuân thủ theo trình tự từ quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đến quy hoạch chi tiết xây dựng. Trong trường hợp mà chưa có đủ các căn cứ theo quy định thì phải dựa trên định hướng lớn của các ngành, các chương trình, kế hoạch phát triển của địa phương và các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến khu vực lập quy hoạch xây dựng để làm căn cứ lập quy hoạch xây dựng.\n2. Nhiệm vụ quy hoạch có thể được Điều chỉnh trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng.\nKhi tiến hành lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, có những nội dung khác với nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt mà không thay đổi phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch thì không phải tiến hành lập lại nhiệm vụ quy hoạch. Người có thẩm quyền chỉ phê duyệt lại nhiệm vụ quy hoạch để đảm bảo sự thống nhất với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng.\n3. Ban quản lý các khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng thuộc phạm vi ranh giới do mình quản lý và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo hướng dẫn tại Thông tư này.\n4. Đối với quy hoạch xây dựng các khu vực có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh - quốc phòng đã được xác định tại nhiệm vụ quy hoạch xây dựng thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng phải xin ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trước khi phê duyệt các quy hoạch xây dựng đó.\n5. Đối với các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu di sản, bảo tồn di tích, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...) có quy mô trên 500 ha phải tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết xây dựng.\n6. Đối với dự án đầu tư xây dựng có địa điểm xây dựng ngoài đô thị do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình kiến trúc thì có thể tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 nhưng phải đảm bảo sự kết nối hợp lý hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào;\n7. Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000; đảm bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về không gian kiến trúc với khu vực xung quanh;\n8. Đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực xây dựng công trình phúc lợi công cộng và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, sau 3 năm kể từ ngày công bố quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt chưa triển khai thực hiện mà vẫn phù hợp với định hướng phát triển và lợi ích xã hội thì người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch quyết định Điều chỉnh thời gian thực hiện quy hoạch trên cơ sở các giải pháp khắc phục và kế hoạch cụ thể, đồng thời có trách nhiệm thông báo và giải thích cho các tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch biết và thực hiện.\n9. Quy hoạch xây dựng (cho các giai đoạn 5, 10 năm hoặc dài hơn) mang tính dự báo, vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện khi xuất hiện các yếu tố tác động làm thay đổi các dự báo của quy hoạch xây dựng, thì Uỷ ban nhân dân các cấp cần tổ chức Điều chỉnh quy hoạch xây dựng.\n10. Đồ án quy hoạch xây dựng phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng và nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.\n11. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các cấp có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch xây dựng bằng văn bản với các nội dung được hướng dẫn tại phần V của Thông tư này.\nHồ sơ đồ án gồm thuyết minh tổng hợp và bản vẽ kèm theo quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng được đóng dấu của cơ quan thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng.\nCơ quan tư vấn lập đồ án quy hoạch xây dựng chịu trách nhiệm về những nội dung nghiên cứu và tính toán kinh tế – kỹ thuật thể hiện trong thuyết minh và hồ sơ bản vẽ của đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt.\n12. Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương được thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành.\n13. Quy cách thể hiện hồ sơ, nội dung thuyết minh, các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ của nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng phải tuân thủ theo quy định của Bộ Xây dựng.\n14. Việc tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện theo quy định tại các Phần II, Phần III, Phần IV, Phần V, Phần VI của Thông tư này, trừ những trường hợp có quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ.\nPhần 2:\nLẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG\nI. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG\n1. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng\nNội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng cần xác định rõ phạm vi, mục tiêu, tính chất, một số chỉ tiêu dự kiến về quy mô dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo các giai đoạn phát triển và các yêu cầu cần nghiên cứu về tổ chức không gian và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có ý nghĩa vùng; danh mục hồ sơ đồ án.\nPhạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng được xác định trên cơ sở đánh giá các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp và có ý nghĩa quyết định hoặc ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng có thể theo địa giới hành chính hoặc theo vùng ảnh hưởng mà không bị ràng buộc bởi địa giới hành chính của vùng.\nTuỳ theo tính chất và phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng cần xác định nội dung nghiên cứu phù hợp theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng .\n2. Đồ án quy hoạch xây dựng vùng\nNội dung nghiên cứu, thuyết minh và các bản vẽ thể hiện đồ án quy hoạch xây dựng vùng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng. Tuỳ theo từng đối tượng cụ thể cần tập trung vào các nội dung sau:\na) Đối với\nvùng thuộc ranh giới của một hoặc nhiều đơn vị hành chính như vùng liên tỉnh, vùng đô thị lớn, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện cần xác định các tiềm năng, động lực và khả năng khai thác để phát triển vùng; dự báo về xu hướng, tốc độ đô thị hoá, phân vùng chức năng, phân bố dân cư; các khu vực chức năng chuyên ngành; các cơ sở sản xuất; xác định các công trình đầu mối hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa vùng.\nb) Đối với các vùng được hình thành trên cơ sở các tiềm năng và động lực đã được xác định như công nghiệp, cảng, du lịch, di sản, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, hành lang kinh tế... cần xác định khả năng khai thác để làm cơ sở xác định quy mô phát triển, phân vùng chức năng, tổ chức phân bố dân cư và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với mục tiêu, tính chất phát triển vùng.\nĐối với các hành lang kinh tế dọc các trục giao thông, ngoài các nội dung nghiên cứu trên cần đảm bảo yêu cầu về hành lang an toàn giao thông trên toàn tuyến.\nII. QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ\n1. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị\nNội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị cần tập trung làm rõ mục tiêu, quan điểm phát triển đô thị, ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch chung xây dựng; tiềm năng, động lực phát triển; một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật, xã hội; các yêu cầu và nguyên tắc chủ yếu để nghiên cứu hướng phát triển đô thị, tổ chức cơ cấu không gian, công trình đầu mối và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án.\nNhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đối với các loại đô thị, khu chức năng có quy mô, tính chất khác nhau cần xác định nội dung nghiên cứu phù hợp theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng.\n2. Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị\nNội dung nghiên cứu, thuyết minh và các sơ đồ, bản đồ thể hiện đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng. Tuỳ theo từng đối tượng cụ thể cần tập trung vào các nội dung sau:\na) Đối với đô thị trực thuộc Trung ương cần nghiên cứu những định hướng lớn về phân bố dân cư, phân khu chức năng, tổ chức hệ thống các trung tâm (hành chính, chính trị, thương mại - dịch vụ, văn hoá, y tế, giáo dục,...) cấp đô thị; các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối và tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chính, đặc biệt là hệ thống công trình ngầm có quy mô lớn (đường tàu điện ngầm, hầm đường bộ, bãi đỗ xe, ga tàu điện ngầm...) có mối quan hệ đến việc tổ chức không gian kiến trúc đô thị trên mặt đất và làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chung xây dựng các quận.\nb) Đối với các quận của các đô thị trực thuộc Trung ương cần cụ thể hoá định hướng tổ chức không gian và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được quy định trong đồ án quy hoạch chung xây dựng toàn đô thị; xác định việc sử dụng đất và tổ chức không gian kiến trúc đô thị thuộc ranh giới quận theo định hướng của toàn đô thị; tổ chức các mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật (kể cả công trình ngầm nếu có) và công trình hạ tầng xã hội cụ thể trong phạm vi quận đảm bảo sự phù hợp, kết nối với khu vực xung quanh và toàn đô thị;\nĐối với các huyện ngoại thành của các đô thị trực thuộc Trung ương, có Điều kiện và khả năng phát triển đã được xác định trong đồ án quy hoạch chung toàn đô thị, thì tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng theo nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng quận.\nc) Đối với các đô thị mới cần phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị;\nd) Đối với các khu công nghệ cao và khu kinh tế đặc thù cần làm rõ tính đặc thù và mục tiêu phát triển; phân khu chức năng; tổ chức dân cư; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch và nguồn lực thực hiện;\ne) Đối với các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...) có quy mô trên 500 ha cần làm rõ phân khu chức năng, việc kết nối với các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào và xác định các khu dân cư, dịch vụ đảm bảo sự phát triển theo các giai đoạn.\nIII. QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ\n\n1. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng xây dựng đô thị\na) Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cần làm rõ mục tiêu, phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; một số chỉ tiêu dự kiến về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu, nguyên tắc đảm bảo phù hợp về không gian kiến trúc, đấu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung xây dựng được duyệt và các khu vực lân cận;\nb) Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cần làm rõ phạm vi ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu về dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu, nguyên tắc đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 được duyệt và khu vực xung quanh.\nc) Phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng được xác định trên cơ sở nhu cầu quản lý và đầu tư xây dựng, phù hợp với các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phát triển đô thị.\n2. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị\nNội dung nghiên cứu, thuyết minh và các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ thể hiện đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng. Tuỳ theo từng đối tượng cụ thể cần tập trung vào các nội dung sau:\n- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000: xác định chức năng sử dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch; các chỉ tiêu về dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố.\n- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500: xác định các chỉ tiêu về dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, giải pháp tổ chức kiến trúc đối với từng lô đất; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất và đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện.\na) Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng cải tạo, chỉnh trang cần đánh giá toàn bộ hiện trạng về các công trình xây dựng (nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật công trình ngầm,...), các yếu tố về văn hoá - xã hội, môi trường của khu vực thiết kế để có giải pháp quy hoạch phù hợp về kiến trúc cảnh quan và sự kết nối giữa các công trình kỹ thuật.\nb) Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng mới hoặc cải tạo hai bên trục đường chính trong đô thị phải xác định phạm vi lập quy hoạch tối thiểu là 50 m mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ. Đối với quốc lộ hoặc tỉnh lộ là các trục hành lang phát triển phải xác định phạm vi lập quy hoạch tối thiểu là 100m mỗi bên kể từ phía ngoài hành lang an toàn đường bộ.\nc) Đối với các khu vực bảo tồn, di sản cần xác định phạm vi bảo vệ các khu vực, các công trình bảo tồn, di sản, đảm bảo giữ gìn và phát huy giá trị của di sản, danh lam thắng cảnh nhưng không làm cản trở tới sự phát triển kinh tế - xã hội.\n3. Cơ quan tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị\na) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh\nTổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng của các đô thị loại đặc biệt, loại 1, 2, 3; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng liên quan tới địa giới hành chính hai quận, hai huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu di sản, bảo tồn di tích, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp...); các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc địa giới hành chính một tỉnh;\nĐối với các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh nhưng có phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc địa giới hành chính hai tỉnh trở lên thì Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan có trách nhiệm phối hợp tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500.\nb) Uỷ ban nhân dân cấp huyện\nTổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng thuộc đô thị loại 4, loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với các khu chức năng của đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5, trừ các quy hoạch chi tiết xây dựng được hướng dẫn tại Điểm a khoản 3 mục III phần II của Thông tư này;\nc) Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 thuộc phạm vi dự án do mình đầu tư.\nNội dung nghiên cứu và các bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng.\nIV. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN\n1. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:\nDự báo quy mô dân số trên địa bàn xã theo từng giai đoạn quy hoạch; các yêu cầu và nguyên tắc chủ yếu để nghiên cứu bố trí, sắp xếp trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn, khu chức năng, công trình đầu mối và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã; các yêu cầu và nguyên tắc cải tạo, chỉnh trang, mở rộng đối với các khu ở, các công trình phục vụ công cộng, phục vụ sản xuất; các chỉ tiêu về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật của trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn được lập quy hoạch; danh mục hồ sơ đồ án.\nĐối với các xã có khả năng và nhân tố phát triển đã được xác định trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện thì cần phải xác định các hạng mục công trình dự kiến đầu tư xây dựng.\n2. Đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:\n- Xác định động lực phát triển, xu thế đô thị hoá, dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho toàn xã, trung tâm xã và từng điểm dân cư; các khu vực có khả năng phát triển; mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã; xác định vị trí và quy mô các công trình phục vụ công cộng. Nêu các nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc xây dựng mới phù hợp với sự phát triển của mỗi điểm dân cư nông thôn trong từng giai đoạn.\n- Xác định ranh giới, quy mô diện tích và dân số, các chỉ tiêu về dân số, đất đai xây dựng, hạ tầng xã hội và kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất, phân khu chức năng, giải pháp tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật, các dự án đầu tư xây dựng ưu tiên của trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn được lập quy hoạch.\nPhần 3:\nLẤY Ý KIẾN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG\nViệc lấy ý kiến đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện theo quy định tại các Điều 15, Điều 17, Điều 19, Điều 21, Điều 23, Điều 26 của Luật Xây dựng; Điều 25 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và những hướng dẫn cụ thể sau:\n1. Lấy ý kiến nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị:\nTrong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, tổ chức tư vấn có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan bằng văn bản trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt;\n2. Lấy ý kiến đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:\nTrong quá trình lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức tư vấn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch tại các Trung tâm thông tin của thành phố, thị xã, quận, phường để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt;\n3. Trên cơ sở hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng và kết quả lấy ý kiến, người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng.\nĐồ án quy hoạch xây dựng được duyệt phải phù hợp với định hướng phát triển; đảm bảo tính khả thi, hài hoà giữa lợi ích của nhà nước và cộng đồng. Đồng thời phải có các kế hoạch và giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, tồn tại của phương án lựa chọn trên cơ sở các ý kiến đóng góp.\nPhần 4:\nTHẨM ĐỊNH VÀ TRÌNH DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG\nI. THẨM ĐỊNH NHIỆM VỤ VÀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG\nThực hiện theo quy định tại các Điều 11, Điều 19, Điều 28, Điều 36 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:\n1. Cơ quan thẩm định\na) Bộ Xây dựng\nThẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.\nb) Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc)\nThẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, gồm:\n- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện và vùng liên huyện, các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng cảnh quan thiên nhiên, vùng bảo tồn di sản, vùng du lịch...); quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 3, loại 4, loại 5 và các đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại 3, loại 4, loại 5; quy hoạch chung xây dựng các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương,...) có quy mô lớn hơn 500 ha;\n- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng của đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính từ hai quận, huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...), các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù; các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính một tỉnh;\nc) Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện thẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, gồm quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng thuộc các đô thị loại 4 và loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của các đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (trừ quy hoạch chi tiết xây dựng được hướng dẫn tại Điểm a khoản 3 mục III phần II của Thông tư này).\n2. Hội đồng thẩm định :\na) Đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Xây dựng quyết định việc thành lập, thành phần, số lượng thành viên Hội đồng thẩm định ;\nb) Đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân các cấp, người có thẩm quyền phê duyệt quyết định việc thành lập Hội đồng thẩm định;\nc) Cơ cấu của hội đồng thẩm định gồm các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các hội nghề nghiệp có liên quan.\nTuỳ theo tính chất, quy mô của từng đồ án, người có thẩm quyền quyết định tổ chức hoặc không tổ chức Hội đồng thẩm định.\n3. Các nội dung thẩm định\na) Các căn cứ pháp lý để lập đồ án quy hoạch xây dựng;\nb) Quy cách hồ sơ; thành phần hồ sơ; nội dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng.\nII. TRÌNH DUYỆT NHIỆM VỤ VÀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG\n1. Cơ quan trình duyệt\na) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh; quy hoạch chung xây dựng đô thị mới liên tỉnh;\nquy hoạch chung xây dựng các khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù, các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, các đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 2 trở lên và các đô thị mới liên tỉnh và các quy hoạch xây dựng khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;\nb) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, các đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 2 trở lên và quy hoạch chung xây dựng các Khu công nghệ cao, Khu kinh tế đặc thù;\nc) Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan đồng trình Bộ Xây dựng phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính hai tỉnh trở lên;\nd) Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch kiến trúc) trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng:\n- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, và các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng cảnh quan, vùng bảo tồn di sản,...);\n- Quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại 3, loại 4 và loại 5 và các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...) có quy mô lớn hơn 500 ha;\n- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng của đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính từ hai quận, huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...); các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính của tỉnh;\ne) Uỷ ban nhân dân cấp huyện\nTrình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 3, loại 4 và loại 5; quy hoạch chung xây dựng các quận, huyện của thành phố trực thuộc Trung ương;\nf) Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện\nTrình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng thuộc đô thị loại 4, loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của các đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5 và quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung (trừ quy hoạch chi tiết xây dựng được quy định tại Điểm a khoản 3 mục III phần II của Thông tư này);\ng) Uỷ ban nhân dân xã trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.\nh) Ban quản lý các khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, tỷ lệ 1/500 các khu chức năng thuộc phạm vi ranh giới do mình quản lý.\ni) Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 thuộc phạm vi dự án do mình đầu tư.\n2. Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng:\na) Hồ sơ trình duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng gồm tờ trình đề nghị phê duyệt, nội dung nhiệm vụ, bản vẽ theo quy định và các văn bản pháp lý có liên quan.\nb) Hồ sơ trình duyệt đồ án quy hoạch xây dựng gồm tờ trình đề nghị phê duyệt, thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ thu nhỏ in màu.\nSố lượng hồ sơ trình duyệt theo yêu cầu của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng trên cơ sở tính chất, quy mô của từng loại quy hoạch xây dựng nhưng không ít hơn 20 bộ.\nc) Hồ sơ thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng gồm tờ trình đề nghị phê duyệt, thuyết minh tổng hợp, các phụ lục tính toán kèm theo, các bản vẽ thu nhỏ in màu và các bản vẽ đen trắng đúng tỷ lệ theo quy định, các văn bản pháp lý có liên quan; số lượng hồ sơ tối thiểu là 03 bộ.\nPhần 5:\nPHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG\nI. CƠ QUAN PHÊ DUYỆT\nThực hiện theo các quy định tại Điều 11, Điều 19, Điều 28, Điều 36 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và những hướng dẫn cụ thể sau:\n1. Bộ Xây dựng\nPhê duyệt các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ khi được ủy quyền và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, tỷ lệ 1/500 đối với các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính nhiều tỉnh.\n2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh\na) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện và các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng cảnh quan, vùng bảo tồn di sản,...);\nb) Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 3, loại 4 và loại 5, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 3, loại 4 và loại 5, quy hoạch chung xây dựng các quận của thành phố trực thuộc Trung ương và các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương,...) có quy mô lớn hơn 500 ha;\nc) Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng của đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch liên quan tới địa giới hành chính hai quận, huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương,...); các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù;\nd) Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính một tỉnh phải có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt;\n3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện\na) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng của đô thị loại 4 loại 5; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (trừ những quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị quy định tại Điểm a khoản 3 mục III phần II của Thông tư này).\nb) Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng thuộc đô thị loại 4 là trung tâm tỉnh lỵ thì trước khi phê duyệt Uỷ ban nhân dân cấp huyện cần phải xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch kiến trúc).\nc) Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư, tái định cư,...thuộc các dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư (dự án thuỷ điện, dự án khai thác, chế biến khoảng sản,...); quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung sau khi có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch kiến trúc).\nII. NỘI DUNG PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG\n1. Đối với quy hoạch xây dựng vùng\na) Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm: Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch xây dựng vùng; mục tiêu và quan điểm; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dự kiến về tỷ lệ đô thị hoá, dân số trong vùng theo các giai đoạn phát triển; các yêu cầu nghiên cứu tổ chức không gian hệ thống các điểm dân cư đô thị và nông thôn, các khu vực chức năng khác, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có ý nghĩa vùng; danh mục hồ sơ đồ án.\nb) Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng bao gồm: Phạm vi và ranh giới vùng; tính chất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính phát triển vùng; các cực phát triển, các trục đô thị hóa và xu hướng di dân; quy mô dân số đô thị, nông thôn của toàn vùng theo các giai đoạn phát triển; vị trí, tính chất, chức năng, cấp, loại và quy mô dân số của từng đô thị trong vùng theo các giai đoạn phát triển; tổ chức không gian các khu vực chức năng chuyên ngành; các cơ sở sản xuất; hệ thống hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa vùng; các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh và biện pháp bảo vệ môi trường; các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và dự kiến nguồn lực thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện.\n2. Đối với quy hoạch chung xây dựng đô thị\na) Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng chung xây dựng đô thị bao gồm: Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung xây dựng đô thị; tính chất đô thị; một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu nghiên cứu chủ yếu về hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức không gian, các công trình đầu mối và giải pháp chính tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án.\nb) Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm: Phạm vi và ranh giới đô thị; tính chất, chức năng của đô thị; quy mô dân số, đất đai đô thị theo các giai đoạn phát triển; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu và hướng phát triển đô thị; cơ cấu tổ chức không gian và ranh giới hành chính nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị; cơ cấu sử dụng đất theo các chức năng; vị trí, quy mô các khu chức năng chính; nguồn cung cấp, vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và mạng lưới chính của hạ tầng kỹ thuật đô thị (kể cả công trình ngầm nếu có); các quy định về kiến trúc, cảnh quan đô thị; các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh và biện pháp bảo vệ môi trường; các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện.\n3. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng\na) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị bao gồm các nội dung sau:\n- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000: Phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu và nguyên tắc về tổ chức không gian, kiến trúc, kết nối hạ tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án;\n- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500: Phạm vi ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu và nguyên tắc về không gian, kiến trúc, kết nối hạ tầng kỹ thuật và những yêu cầu nghiên cứu khác; danh mục các hạng mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực quy hoạch; danh mục hồ sơ đồ án.\nb) Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị bao gồm các nội dung sau:\n- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000: Phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất; các giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng ô phố; nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố; giải pháp tổ chức tái định cư (nếu có); giải pháp bảo vệ môi trường; những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện.\n- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500: Phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất; giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng lô đất; nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đến từng lô đất; giải pháp tổ chức tái định cư (nếu có); giải pháp bảo vệ môi trường; những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện; danh mục các công trình xây dựng trong khu vực quy hoạch.\n4. Đối với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn\na) Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm: ranh giới, quy mô diện tích và dân số của xã theo từng giai đoạn quy hoạch; các yêu cầu và nguyên tắc chủ yếu để nghiên cứu bố trí, sắp xếp trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn, khu chức năng, các nguồn, công trình đầu mối và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu và nguyên tắc cải tạo, chỉnh trang, mở rộng đối với các khu ở, các công trình phục vụ công cộng, phục vụ sản xuất; các chỉ tiêu về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật của trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn được lập quy hoạch; danh mục hồ sơ đồ án.\nb) Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm:\n- Quy mô dân số, quỹ đất xây dựng cho toàn xã, trung tâm xã và từng điểm dân cư nông thôn; các khu vực có khả năng phát triển; mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã; xác định vị trí và quy mô các công trình phục vụ công cộng như các công trình hành chính, giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ...của xã; nêu các nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc xây dựng mới phù hợp với sự phát triển của mỗi điểm dân cư nông thôn trong từng giai đoạn; các hạng mục công trình dự kiến đầu tư xây dựng.\n- Ranh giới, quy mô diện tích và dân số, các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất, phân khu chức năng, giải pháp tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật; các công trình dự kiến đầu tư xây dựng của trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn được lập quy hoạch.\nIII. LƯU TRỮ HỒ SƠ:\nHồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt gồm thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ đúng tỷ lệ theo quy định, đĩa CD lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ được lưu trữ tại các cơ quan sau:\n1) Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ được lưu trữ tại Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh có liên quan;\n2) Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được lưu trữ tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh (Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc), Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã có liên quan trực tiếp;\n3) Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, được lưu trữ tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã có liên quan.\nPhần 6:\nĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG\nViệc Điều chỉnh quy hoạch xây dựng được quy định tại các Điều 12, Điều 20, Điều 29 và Điều 37 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:\n1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Căn cứ tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động tới quá trình phát triển đô thị, người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định về thời hạn và nội dung Điều chỉnh quy hoạch xây dựng.\n2. Khi phải Điều chỉnh quy hoạch xây dựng thì chỉ tập trung vào những nội dung Điều chỉnh, những nội dung không Điều chỉnh của đồ án đã được phê duyệt vẫn được giữ nguyên giá trị pháp lý, được thể hiện trong nội dung hồ sơ đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng và phải được tiếp tục thực hiện để đảm bảo quy hoạch xây dựng có tính liên tục và thường xuyên.\nNgoài ra, cần phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định rõ các yêu cầu cải tạo, chỉnh trang để đề xuất Điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.\n3. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng là sự thay đổi một hoặc một số trong các nội dung về chức năng, quy mô, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật,... của một hoặc vài khu vực nhưng không làm thay đổi các định hướng phát triển lớn về kinh tế xã hội, bố cục không gian kiến trúc, bố trí mạng lưới hạ tầng kỹ thuật chính đã được xác định tại quy hoạch xây dựng trước.\n4. Khi thực hiện việc Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải lấy ý kiến chính thức bằng văn bản của Bộ Xây dựng về nội dung Điều chỉnh. Đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải lấy ý kiến chính thức bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh.\nPhần 7:\nQUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG\nI. CÔNG BỐ, CÔNG KHAI ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG\nViệc công bố, công khai quy hoạch xây dựng được quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:\n1. Đối với đồ án quy hoạch xây dựng vùng:\na) Bộ Xây dựng hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong vùng tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh.\nb) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện và các vùng chức năng khác (vùng công nghiệp, vùng nghỉ mát, vùng bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên, vùng lãnh thổ dọc theo các trục tuyến giao thông); Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong vùng quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng vùng nêu trên.\nc) Nội dung công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng vùng, bao gồm:\n- Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng;\n- Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng.\n- Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng vùng.\n2. Đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị:\na) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; Uỷ ban nhân dân các cấp huyện và cấp xã trong vùng quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai các quy hoạch chung xây dựng đô thị nêu trên.\nb) Nội dung công bố, công khai đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị, bao gồm:\n- Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị;\n- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đô thị;\n- Các bản vẽ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường;\n- Quy định về quản lý quy hoạch chung xây dựng.\n3. Đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:\na) Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã có trách nhiệm công bố, công khai đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị liên quan đến địa giới hành chính do mình quản lý.\nb) Nội dung công bố, công khai đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, bao gồm:\n- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất;\n- Các bản vẽ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường;\n- Quy định về quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng.\n4. Trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng được duyệt, các dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai cần được cập nhật và công bố kịp thời, đầy đủ để các tổ chức, cá nhân biết và giám sát thực hiện.\nII. CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG:\n1. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện theo Điều 33 của Luật Xây dựng, Điều 41 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP.\n2. Cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng:\na) Chứng chỉ quy hoạch xây dựng là văn bản xác định các thông tin và số liệu về quy hoạch xây dựng được duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu.\nb) Nội dung của chứng chỉ quy hoạch xây dựng bao gồm: các thông tin về quy hoạch sử dụng đất, diện tích, toạ độ mốc giới của lô đất, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và các quy định khác, thời hạn hiệu lực của chứng chỉ theo quy hoạch chi tiết được duyệt.\nc) Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng bao gồm: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng, sơ đồ vị trí và bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/500 hoặc tỷ lệ 1/200 do cơ quan có tư cách pháp nhân thực hiện.\nd) Thời gian xem xét, cấp chứng chỉ quy hoạch không quá 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.\n3. Đối với các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được duyệt, cơ quan quản lý xây dựng (kiến trúc quy hoạch) các cấp căn cứ vào quy chuẩn xây dựng, quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc thông qua Hội đồng kiến trúc quy hoạch cấp tỉnh để có văn bản thoả thuận thay cho việc cấp chứng chỉ quy hoạch.\nHồ sơ thoả thuận kiến trúc quy hoạch: đơn đề nghị cấp văn bản thoả thuận kiến trúc quy hoạch, sơ đồ vị trí và bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/500 hoặc tỷ lệ 1/200 do cơ quan có tư cách pháp nhân thực hiện, thuyết minh và bản vẽ nhiệm vụ thiết kế công trình, các phương án sơ phác thiết kế công trình gồm mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt công trình ở tỷ lệ thích hợp.\nThời gian xem xét và có văn bản thoả thuận kiến trúc quy hoạch không quá 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.\nPhần 8:\nTỔ CHỨC THỰC HIỆN\n1. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị;\n2. Vụ Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng - Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên, định kỳ tình hình lập quy hoạch xây dựng và việc phát triển đô thị nông thôn theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt;\n3. Các cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp ở các địa phương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản theo định kỳ 6 tháng và hàng năm về kế hoạch, chương trình lập quy hoạch xây dựng và tình hình quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn, cụ thể như sau:\na) Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc và Uỷ ban nhân dân cấp huyện các nội dung trên trong phạm vi lãnh thổ do cấp huyện quản lý (huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh);\nb) Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc có trách nhiệm báo cáo Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh các nội dung trên trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo mẫu báo cáo do Bộ Xây dựng quy định.\n4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo",
"Điều 6 Quyết định 186/2007/QĐ-UBND phân cấp quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng\nUBND cấp huyện\n1. Công tác lập quy hoạch xây dựng:\na. Đối với quy hoạch chung xây dựng:\nUBND cấp huyện tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã (loại 4), thị trấn (loại 5) trên địa bàn;\nThời gian lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng không quá 03 tháng kể từ ngày được giao nhiệm vụ chính thức;\nThời gian lập đồ án quy hoạch chung xây dựng không quá 12 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.\nb. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng:\nUBND cấp huyện tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000, 1/500 đối với các khu chức năng thuộc đô thị loại 4, 5 trừ các quy hoạch chi tiết xây dựng được quy định tại tiết c điểm 1 điều 4 của bản quy định này;\nThời gian lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng không quá 02 tháng kể từ ngày được giao nhiệm vụ chính thức; thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết không quá 09 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.\n2. Trình duyệt quy hoạch:\nTrình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng chung thị trấn thị tứ thuộc địa bàn quản lý.\n3. Phê duyệt quy hoạch xây dựng: Thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện bao gồm:\na. Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 và 1/500 đối với các khu chức năng của đô thị (thị xã, thị trấn, thị tứ); quy hoạch chi tiết xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn ( trừ các QHCTXD đô thị quy định tại thẩm quyền lập QHCTXD của UBND tỉnh);\nb. Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 các khu chức năng thuộc đô thị loại 4 là trung tâm tỉnh lỵ thì trước khi phê duyệt UBND cấp huyện phải xin ý kiến của UBND cấp tỉnh và có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Sở Xây dựng;\nc. Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung: Phê duyệt sau khi có có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Sở Xây dựng, thời gian thỏa thuận không quá 20 ngày;\nThời gian phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.\n4. Lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch:\na. Khi lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị:\nUBND cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến nhân dân về nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị thông qua đại diện tổ dân phố và UBND cấp xã trong khu vực quy hoạch bằng văn bản hoặc tổ chức các cuộc họp.\nb. Khi lập đồ án quy hoạch chi tiết đô thị:\nUBND cấp huyện phối hợp tổ chức tư vấn quy hoạch lấy ý kiến nhân dân trong khu vực quy hoạch trong quá trình lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.\n5. Ban hành quy định về quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt.\n6. UBND cấp huyện tiếp nhận và cấp chứng chỉ quy hoạch các công trình xây dựng theo phân cấp cấp phép xây dựng của UBND tỉnh.\n7. Công bố quy hoạch xây dựng:\na. Công bố quy hoạch vùng:\nUBND cấp huyện trong vùng quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch xây dựng vùng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.\nb. Công bố quy hoạch chung xây dựng đô thị:\nUBND cấp huyện trong vùng quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch xây dựng chung xây dựng đô thị được duyệt thuộc địa giới hành chính mình quản lý.\nc. Công bố quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:\nUBND cấp huyện trong vùng quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được duyệt thuộc địa giới hành chính mình quản lý;\nCông bố đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý;\nThời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có hiệu lực của quyết định quy hoạch xây dựng phải tiến hành công bố quy hoạch xây dựng.\n8. UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.\n9. UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận , xử lý và cung cấp các thông tin về quy hoạch xây dựng khi có yêu cầu.\n10. UBND huyện thị soạn thảo các quy định về quản lý kiến trúc để quản lý việc xây dựng trên cơ sở thiết kế đô thị được duyệt trình UBND tỉnh phê duyệt trước khi ban hành thực hiện, thời gian phê duyệt không quá 30 ngày.\n11. Trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị được duyệt trên địa bàn, đối với các điều chỉnh quy hoạch nhỏ có tính cục bộ không ảnh hưởng đến quy hoạch chung thì UBND cấp huyện xem xét thực hiện quyết định điều chỉnh quy hoạch (các điều chỉnh quy hoạch có tính cục bộ nhưng ảnh hưởng đến quy hoạch chung như: Điều chỉnh khu chức năng làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của quy hoạch chung; điều chỉnh khu chức năng trên những trục chính, trục trung tâm của quy hoạch chung; điều chỉnh về giao thông, hạ tầng kỹ thuật trên trục chính, trục trung tâm (mặt cắt đường); điều chỉnh về giao thông, hạ tầng của quy hoạch mà điều chỉnh đó ảnh hưởng đến giải pháp chung về hạ tầng của quy hoạch,…);\nĐối với các điều chỉnh quy hoạch nhỏ có tính cục bộ nhưng lại ảnh hưởng đến quy hoạch chung thì UBND cấp huyện xem xét trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh quy hoạch.\n12. Kiện toàn bộ máy quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn có đủ năng lực lập và quản lý quy hoạch xây dựng.\n13. Thường xuyên rà soát quy hoạch xây dựng trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh quy hoạch xây dựng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.\n14. Trình UBND tỉnh kế hoạch lập quy hoạch trên địa bàn, cụ thể về thời gian, nguồn vốn. Triển khai công tác lập quy hoạch xây dựng theo kế hoạch.\n15. Lập kế hoạch cụ thể thực hiện các đồ án quy hoạch được duyệt.\n16. Kiểm tra, thanh tra giải quyết các khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm về quy hoạch xây dựng trên địa bàn.\n17. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân biết và thực hiện pháp luật về quy hoạch xây dựng.\n18. Thực hiện xử phạt hành chính trong hoạt động quy hoạch xây dựng, cưỡng chế các công trình trái quy hoạch, xây dựng sai giấy phép xây dựng.\n19. Chỉ đạo Phòng Tài chính có trách nhiệm lập kế hoạch phân khai vốn quy hoạch trên địa bàn.\n20. Báo cáo gởi Sở Xây dựng bằng văn bản theo định kỳ 6 tháng và hàng năm về kế hoạch, chương trình lập quy hoạch xây dựng và tình hình quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn để Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.",
"Điều 2 Quyết định 2523/QĐ-UBND 2015 Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai Hà Nội\nTổ chức thực hiện\n1. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:\n- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu trình duyệt; Kiểm tra, ký xác nhận hồ sơ, bản vẽ Quy hoạch chung Đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10.000, Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung Đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10000 theo quy định, phù hợp với nội dung Quyết định này.\n- Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch được duyệt để các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết thực hiện.\n- Lưu trữ hồ sơ đồ án, cung cấp thông tin quy hoạch, giới thiệu địa điểm theo quy định.\n- Phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ, các chủ đầu tư dự án và đơn vị liên quan lập Kế hoạch triển khai các đồ án quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, công tác cắm mốc giới theo quy định.\n- Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND huyện Chương Mỹ, UBND thị trấn Xuân Mai và UBND các xã có liên quan, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch chung Đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10.000 và Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung Đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10.000 theo quy định; triển khai Chương trình phát triển đô thị.\n2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:\nChủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các Sở, Ngành liên quan và UBND huyện Chương Mỹ, xây dựng cơ chế chính sách để thực hiện Quy hoạch chung Đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10.000 được duyệt theo Chương trình phát triển đô thị, Kế hoạch phát triển đô thị của Thành phố; chịu trách nhiệm đảm bảo triển khai đúng kế hoạch những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.\n3. Sở Tài nguyên và Môi trường:\nChủ trì phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ rà soát lập Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất đảm bảo phù hợp với định hướng của đồ án Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai được duyệt, triển khai thực hiện các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động xấu đến môi trường, thực hiện kế hoạch giám sát môi trường theo quy định.\n4. Sở Xây dựng:\nChủ trì tổ chức lập Kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác Quản lý xây dựng và đô thị trên địa bàn; tham gia quản lý xây dựng đô thị đảm bảo tuân thủ quy hoạch theo phân cấp và các quy định hiện hành.\n5. UBND huyện Chương Mỹ:\n- Phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức công bố công khai Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10.000 theo quy định.\n- Chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện, kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch, xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.\n- Phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các chủ đầu tư dự án lập kế hoạch, triển khai Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết các khu vực chức năng đô thị theo phân cấp để phục vụ quản lý, cấp phép xây dựng, cung cấp thông tin quy hoạch theo quy định của Thành phố.\n- Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát UBND thị trấn Xuân Mai, các xã Thủy Xuân Tiên, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến quản lý xây dựng đô thị, đất đai tuân thủ theo nội dung quy định của đồ án quy hoạch này.\n6. Giao các Sở, Ban, Ngành có liên quan trên cơ sở Quy hoạch chung Đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10000 được duyệt phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ triển khai rà soát thực hiện các Quy hoạch ngành, Quy hoạch xây dựng của địa phương đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất.\n7. Các nội dung khác có liên quan đến việc triển khai thực hiện đồ án Quy hoạch chung Đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10000, thực hiện theo quy định tại Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND Thành phố ban hành Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án và quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội."
] |
Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch huyện được quy định như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nNội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch huyện\n1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng; bản đồ ranh giới và phạm vi lập quy hoạch huyện. Thể hiện trên nền bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn trong quy hoạch tỉnh theo tỷ lệ thích hợp.\n2. Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch huyện bao gồm:\na) Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch; căn cứ lập nhiệm vụ quy hoạch. Đối với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện phải luận cứ cơ sở xác định quy mô, phạm vi và ranh giới vùng lập quy hoạch.\nb) Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng của vùng lập quy hoạch; các phương hướng phát triển và phương án quy hoạch tại các quy hoạch liên quan, có tác động đến vùng lập quy hoạch. Nêu khái quát những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong quy hoạch huyện.\nc) Xác định quan điểm, mục tiêu quy hoạch; tính chất, chức năng của vùng.\nd) Cơ sở và phương pháp xác định động lực phát triển vùng; dự báo sơ bộ về: dân số, đất đai, tỷ lệ đô thị hóa, phát triển kinh tế,...; đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo từng giai đoạn phát triển.\nđ) Yêu cầu mức độ điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng vùng liên huyện, vùng huyện được lập quy hoạch; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.\ne) Yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch huyện.\ng) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch; dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.\n3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch."
] | [
"Điều 6 Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi 04/2008/TT-BXD quản lý đường đô thị mới nhất\nĐiều khoản thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/ 8 /2009.\n2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết",
"Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BXD QCVN 04:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư mới nhất\nCác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này",
"Điều 2 Quyết định 1134/QĐ-UBND 2023 điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất huyện Yên Thế Bắc Giang\nTrách nhiệm của các cơ quan, tổ chức\n1. Sở Tài nguyên và Môi trường:\na) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, kết quả thẩm định hồ sơ, tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt các nội dung nêu tại Điều 1 Quyết định này đảm bảo phù hợp quy định pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan;\nb) Cập nhật các nội dung điều chỉnh, bổ sung được phê duyệt tại Quyết định này vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Yên Thế đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 12/4/2023; trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định này thực hiện đăng tải toàn bộ hồ sơ điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trên Cổng thông tin điện tử của Sở;\nc) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện Yên Thế đảm bảo nguyên tắc kịp thời, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định pháp luật;\nd) Định kỳ hàng năm, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện Yên Thế theo quy định.\n2. UBND huyện Yên Thế:\na) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các nội dung thông tin, số liệu, tài liệu, hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ điều chỉn h, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Yên Thế;\nb) Cập nhật các nội dung điều chỉnh, bổ sung được phê duyệt tại Quyết định này vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Yên Thế đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 12/4/2023; trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định này thực hiện đăng tải toàn bộ hồ sơ điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trên Cổng thông tin điện tử của huyện, đồng thời tổ chức công bố công khai nội dung điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 theo đúng quy định của pháp luật;\nc) Thực hiện quản lý đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất được duyệt;\nd) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của cấp xã;\ne) Định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.",
"Điều 1 Quyết định 60/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 36/2007/QĐ-UBND\nSửa đổi bổ sung một số điều tại Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 31/7/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa Ban hành quy định một số thủ tục và phân cấp ủy quyền quản lý đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như sau:\n1. Sửa đổi ý thứ 3 Khoản 1 Điều 6 như sau:\nĐối với các loại hồ sơ quy hoạch thuộc nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách cấp huyện: UBND huyện là cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành lập hồ sơ quy hoạch; Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện là cơ quan đầu mối tiếp nhận, xem xét trình UBND cấp huyện quyết định.\n2. Sửa đổi Khoản 3 Điều 11 như sau:\nỦy quyền cho Giám đốc Sở tự tổ chức thẩm định và quyết định đầu tư các dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp do sở làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư hoặc dự toán không lớn hơn 1 tỷ đồng; các dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 1 tỷ đồng, cho phép chỉ tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán thay cho hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.\n3. Bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 14 nội dung sau:\nCác cơ quan quản lý lĩnh vực liên quan đến nội dung của gói thầu có trách nhiệm tham gia ý kiến thẩm định hồ sơ mời thầu trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm định hồ sơ mời thầu.\n4. Thay toàn bộ cụm từ “tổng dự toán” trong quyết định bằng cụm từ “dự toán”.",
"Điều 1 Quyết định 06/2015/QĐ-UBND thủ tục đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Khánh Hòa\nSửa đổi, bổ sung Điều 6, Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 19/8/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc thỏa thuận địa điểm lập các thủ tục đầu tư dự án sử dụng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như sau:\n“Điều 6. Quy trình và thời hạn thực hiện thỏa thuận địa điểm lập các thủ tục đầu tư\n1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị thỏa thuận địa điểm lập các thủ tục đầu tư tại bộ phận “một cửa” của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.\n2. Quy trình và thời hạn giải quyết đối với hồ sơ mà địa điểm xin lập dự án phù hợp quy hoạch được duyệt, thì không tổ chức khảo sát, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc UBND cấp huyện chủ trì theo phân cấp như sau:\na. Đối với các dự án nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (theo điểm b, khoản 2, Điều 5): Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.\nb. Đối với các dự án nộp tại UBND cấp huyện (theo điểm a, khoản 2, Điều 5): Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện xem xét, quyết định.\n3. Quy trình và thời hạn giải quyết hồ sơ đối với dự án mà địa điểm xin lập dự án chưa có quy hoạch được duyệt, không phải xin ý kiến các bộ ngành trung ương và Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy (sau đây gọi là Tỉnh ủy):\na. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phải tổ chức khảo sát thực tế; tổng hợp ý kiến các ngành, địa phương và tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.\nTrong thời hạn hai (02) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; Kết quả là Thông báo thỏa thuận địa điểm lập các thủ tục đầu tư.\nb. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm phải tổ chức khảo sát thực tế; tổng hợp ý kiến các phòng, ban hoặc sở, ngành (nếu thấy cần thiết) tham mưu trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định.\nTrong thời hạn hai (02) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Tài chính Kế hoạch, UBND cấp huyện xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; Kết quả là Thông báo thỏa thuận địa điểm lập các thủ tục đầu tư.\n4. Đối với dự án mà địa điểm xin lập dự án chưa có quy hoạch được duyệt, thuộc diện phải xin ý kiến của Bộ, ngành trung ương hoặc Tỉnh ủy: Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm trong thời gian ba (03) làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ phải tổ chức khảo sát thực tế; tổng hợp ý kiến các ngành, địa phương và có văn bản tham mưu UBND tỉnh xin ý kiến Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy. Sau khi có văn bản ý kiến của Bộ, ngành trung ương hoặc Tỉnh ủy, trong thời gian hai (02) ngày làm việc phải tổng hợp tất cả các ý kiến và tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.\nTrong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hết thời hạn quy định đơn vị nào không có văn bản trả lời thì xem như đồng ý với nội dung của hồ sơ và chịu trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn do đơn vị mình quản lý.\n5. Trường hợp UBND tỉnh tổ chức họp thông qua nội dung xin thỏa thuận địa điểm lập các thủ tục đầu tư thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ căn cứ kết luận của UBND tỉnh thực hiện việc thỏa thuận địa điểm đầu tư mà không phải lấy ý kiến của các sở, ngành liên quan.”"
] |
Thành phần bản vẽ trong hồ sơ đồ án quy hoạch huyện như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThành phần bản vẽ bao gồm:\na) Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng: Vị trí, ranh giới của vùng lập quy hoạch; các mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trong quy hoạch tỉnh có ảnh hưởng tới vùng lập quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn trong quy hoạch tỉnh theo tỷ lệ thích hợp.\nb) Bản đồ hiện trạng vùng: Điều kiện tự nhiên, hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất vùng lập quy hoạch; hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư này. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\nc) Bản đồ phân vùng quản lý phát triển: Xác định các phân vùng để quản lý; bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\nd) Bản đồ định hướng phát triển không gian vùng: Xác định không gian phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; khu chức năng cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện theo quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành; khu vực an ninh quốc phòng; khu vực phát triển trung tâm: hành chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao, nghiên cứu, đào tạo, y tế từ cấp huyện trở lên; vị trí trung tâm cụm xã, trung tâm xã; khu vực phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và cơ sở kinh tế - kỹ thuật khác theo các giai đoạn quy hoạch (theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư này). Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000\nđ) Bản đồ định hướng hạ tầng kỹ thuật vùng: Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và cấp huyện theo từng chuyên ngành gồm chuẩn bị kỹ thuật, giao thông (đến cấp đường liên xã), hệ thống điện, cấp nước, cung cấp năng lượng, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000."
] | [
"Khoản 3 Điều 4 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nQuy định quản lý theo quy hoạch huyện: Nội dung theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo.",
"Khoản 4 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nSửa đổi khoản 2 Điều 14 Thông tư số 26/2016/TT-BXD như sau:\n“2. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được dự tính trong tổng mực đầu tư xây dựng công trình.\nDự toán chi phí quy định tại Khoản 1 Điều này được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình; địa điểm nơi xây dựng công trình; thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, chi phí quy định tại điểm c khoản 1 Điều này không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.”",
"Khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nSửa đổi khoản 4, bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 6 như sau:\na) Sửa đổi khoản 4 như sau:\n“4. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Báo cáo được lập trong các trường hợp sau:\na) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng. Chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo. Nội dung chính của báo cáo được quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục V Thông tư này;\nb) Báo cáo khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng. Nội dung của báo cáo được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục V Thông tư này.”\nb) Bổ sung khoản 5, khoản 6 như sau:\n“5. Trách nhiệm và quyền hạn của giám sát trưởng\na) Tổ chức quản lý, điều hành toàn diện công tác giám sát thi công xây dựng theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, phù hợp với các nội dung của hợp đồng, phạm vi công việc được chủ đầu tư giao, hệ thống quản lý chất lượng và các quy định của pháp luật có liên quan;\nb) Phân công công việc, quy định trách nhiệm cụ thể và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của các giám sát viên;\nc) Thực hiện giám sát và ký biên bản nghiệm thu đối với các công việc phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghề được cấp trong trường hợp trực tiếp giám sát công việc xây dựng. Kiểm tra, rà soát và ký bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công xây dựng lập so với thực tế thi công theo quy định;\nd) Tham gia nghiệm thu và ký biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng (nếu có), gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng. Từ chối nghiệm thu khi chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình; thông báo cho chủ đầu tư lý do từ chối nghiệm thu bằng văn bản;\nđ) Chịu trách nhiệm trước tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình và trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện. Từ chối việc thực hiện giám sát bằng văn bản khi công việc xây dựng không tuân thủ quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật;\ne) Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình;\ng) Không chấp thuận các ý kiến, kết quả giám sát của các giám sát viên khi không tuân thủ giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật;\nh) Đề xuất với chủ đầu tư bằng văn bản về việc tạm dừng thi công khi phát hiện bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình;\ni) Kiến nghị với chủ đầu tư về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).\n6. Trách nhiệm và quyền hạn của giám sát viên\na) Thực hiện giám sát công việc xây dựng theo phân công của giám sát trưởng phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghề được cấp. Chịu trách nhiệm trước giám sát trưởng và pháp luật về các công việc do mình thực hiện;\nb) Giám sát công việc xây dựng theo giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt;\nc) Trực tiếp tham gia và ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng; kiểm tra, rà soát bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công xây dựng lập so với thực tế thi công đối với các công việc xây dựng do mình trực tiếp giám sát;\nd) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái với hợp đồng xây dựng đã được ký giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật;\nđ) Báo cáo kịp thời cho giám sát trưởng về những sai khác, vi phạm so với giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, biện pháp thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật. Kiến nghị, đề xuất từ chối nghiệm thu công việc xây dựng với giám sát trưởng bằng văn bản;\ne) Đề xuất với giám sát trưởng bằng văn bản về việc tạm dừng thi công đối với trường hợp phát hiện bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xử lý;\ng) Đề xuất, kiến nghị với giám sát trưởng về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).”",
"Khoản 5 Điều 4 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nPhụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán); đính kèm các văn bản pháp lý liên quan.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 5154/QĐ-UBND 2014 duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị mới Thủ Thiêm Hồ Chí Minh\nDanh mục hồ sơ, bản vẽ đồ án quy hoạch phân khu:\n- Thuyết minh quy hoạch (đánh giá môi trường chiến lược).\n- Thành phần bản vẽ bao gồm:\n+ Bản đồ hiện trạng môi trường, tỷ lệ 1/2000.\n+ Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược, tỷ lệ 1/2000.",
"Khoản 11 Điều 1 Quyết định 392/QĐ-UBND 2024 Quy hoạch chung đô thị mới Cảm Ân huyện Yên Bình Yên Bái\nThành phần hồ sơ\n- Thành phần hồ sơ quy hoạch như hồ sơ kèm theo được Sở Xây dựng thẩm định, trình duyệt theo quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, bao gồm: Thuyết minh quy hoạch, hồ sơ bản vẽ quy hoạch, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.\nHồ sơ quy hoạch gồm 07 bộ, được lưu trữ tại Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình và các cơ quan chức năng liên quan để quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành.",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 3280/QĐ-UBND 2022 Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Quảng Trị tỉnh Quảng Trị\nDanh mục hồ sơ sản phẩm đồ án quy hoạch:\n6.1. Hồ sơ đồ án quy hoạch:\nThành phần hồ sơ bản vẽ và thuyết minh thực hiện theo các nội dung tại Điều 7 Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn.\n6.2. USB ghi toàn bộ nội dung hồ sơ bản vẽ, thuyết minh.",
"Khoản 12 Điều 1 Quyết định 297/QĐ-UBND 2024 Quy hoạch chung xây dựng Sơn Thịnh vùng phụ cận Yên Bái\nThành phần hồ sơ\n- Thành phần hồ sơ quy hoạch như hồ sơ kèm theo được Sở Xây dựng thẩm định, trình duyệt theo quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng, bao gồm: Thuyết minh quy hoạch, hồ sơ bản vẽ quy hoạch, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.\n- Hồ sơ quy hoạch gồm 07 bộ, được lưu trữ tại Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn và các cơ quan chức năng liên quan để quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành."
] |
Nội dung thuyết minh trong hồ sơ đồ án quy hoạch huyện được quy định như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 5 Điều 4 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nPhụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán); đính kèm các văn bản pháp lý liên quan."
] | [
"Khoản 5 Điều 34 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nDự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.",
"Khoản 4 Điều 5 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nĐình chỉ thi công khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động. Yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo an toàn lao động trước khi cho phép tiếp tục thi công.",
"Khoản 4 Điều 4 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nDự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.",
"Khoản 5 Điều 8 Quyết định 79/2008/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh\nCông tác lưu trữ hồ sơ quy hoạch:\nHồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt gồm thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ đúng tỷ lệ theo quy định, đĩa CD lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ được lưu trữ tại UBND xã gồm:\n- Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trực tiếp đến xã;\n- Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan trực tiếp đến xã;",
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 2350/QĐ-UBND 2023 Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới An Sơn Kiên Hải Kiên Giang\nDanh mục hồ sơ Đồ án\n- Thành phần bản vẽ; Thuyết minh (phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng); Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, phụ lục đính kèm, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán); Quy định quản lý theo Đồ án; dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt Đồ án thực hiện theo Điều 8 Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.\n- Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt Đồ án; Thuyết minh nội dung Đồ án bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ, các phụ lục tính toán kèm theo; Quy định quản lý theo Đồ án; dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt Đồ án; bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; các văn bản pháp lý có liên quan; văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung Đồ án; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch; đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ Đồ án.\n- Số lượng hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt và lưu trữ: Theo yêu cầu của Cơ quan quản lý quy hoạch.",
"Khoản 6 Điều 7 Quyết định 79/2008/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh\nCông tác lưu trữ hồ sơ quy hoạch:\nHồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt gồm thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ đúng tỷ lệ theo quy định, đĩa CD lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ được lưu trữ tại cơ quan quản lý nhà đất huyện thị gồm:\n- Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;\n- Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện;",
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 2349/QĐ-UBND 2023 Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Hòn Tre Kiên Giang đến 2045\nDanh mục hồ sơ Đồ án\n- Thành phần bản vẽ; Thuyết minh (phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng); Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, phụ lục đính kèm, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán); Quy định quản lý theo Đồ án; dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt Đồ án thực hiện theo Điều 8 Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.\n- Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt Đồ án; Thuyết minh nội dung Đồ án bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ, các phụ lục tính toán kèm theo; Quy định quản lý theo Đồ án; dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt Đồ án; bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; các văn bản pháp lý có liên quan; văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung Đồ án; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch; đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ Đồ án.\n- Số lượng hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt và lưu trữ: Theo yêu cầu của Cơ quan quản lý quy hoạch."
] |
Bản vẽ trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị được quy định như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nBản vẽ trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị\na) Bản vẽ trong nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị là thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng trong quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch vùng; bản đồ ranh giới và phạm vi lập quy hoạch chung thành phố. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn.\nb) Bản vẽ trong nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới gồm: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ trong quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch vùng (đối với đô thị loại III trở lên) và quy hoạch tỉnh; bản đồ ranh giới và phạm vi lập quy hoạch chung đô thị. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn (đối với đô thị loại III trở lên) và bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn."
] | [
"Khoản 3 Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nDự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.",
"Khoản 5 Điều 6 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nDự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.",
"Khoản 5 Điều 36 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nDự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 6365/QĐ-UBND 2013 điều chỉnh quy hoạch Công viên Sài Gòn Safari Củ Chi Hồ Chí Minh\nDanh mục hồ sơ, bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch:\n- Thuyết minh nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu.\n- Thành phần bản vẽ bao gồm:\n+ Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị, tỷ lệ 1/25.000.\n+ Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu, tỷ lệ 1/5.000.\n+ Bản đồ đánh giá hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá quỹ đất xây dựng.\n+ Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh, bản vẽ.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 4736/QĐ-UBND quy hoạch phân khu tỷ lệ điều chỉnh chi tiết xây dựng đô thị Hồ Chí Minh 2015\nHồ sơ, bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch phân khu:\n- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch phân khu.\n- Thành phần bản vẽ bao gồm:\n+ Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị, tỷ lệ 1/10000.\n+ Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu, tỷ lệ 1/2000.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 1446/QĐ-UBND Thiết kế đô thị riêng 1 500 nút giao thông Vành đai 3 Cao tốc Hồ Chí Minh 2016\nHồ sơ, bản vẽ nhiệm vụ Thiết kế đô thị riêng:\n- Thuyết minh nhiệm vụ thiết kế đô thị;\n- Thành phần bản vẽ bao gồm:\n+ Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu lập thiết kế đô thị riêng trích từ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.\n+ Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập thiết kế đô thị riêng tỷ lệ 1/500-1/1000."
] |
Thuyết minh các nội dung trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 3 Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nDự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch."
] | [
"Khoản 5 Điều 12 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nPhụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.",
"Khoản 5 Điều 2 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nTrách nhiệm của Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu độc lập thực hiện quan trắc công trình (sau đây gọi là nhà thầu quan trắc):\na) Lập đề cương quan trắc trình chủ đầu tư chấp thuận;\nb) Tổ chức thực hiện quan trắc theo đề cương được chấp thuận; lập báo cáo và đánh giá kết quả quan trắc.",
"Khoản 2 Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThuyết minh bao gồm các nội dung:\na) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch; vị trí, quy mô phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung đô thị. Đối với đô thị mới, cần luận cứ đầy đủ về phạm vi, ranh giới lập quy hoạch.\nb) Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng của đô thị; khái quát những vấn đề tồn tại chính trong quá trình thực hiện quản lý, phát triển đô thị. Nêu các phương hướng phát triển tại quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và kế hoạch phát triển đô thị theo các chương trình phát triển đô thị; phương án quy hoạch tại quy hoạch tỉnh và các dự án đang triển khai có tác động đến phạm vi lập quy hoạch chung đô thị.\nc) Xác định tính chất, động lực phát triển, vai trò đô thị đối với quốc gia, vùng và tỉnh; quan điểm và mục tiêu quy hoạch; xác định sơ bộ những vấn đề chính cần giải quyết trong quy hoạch.\nd) Dự báo sơ bộ về phát triển kinh tế - xã hội, dân số, lao động, nghề nghiệp, đất đai phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn và hạ tầng kỹ thuật.\nđ) Yêu cầu mức độ điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng đô thị; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.\ne) Yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch chung đô thị.\ng) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch; dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 2388/QĐ-UBND năm 2008 quy hoạch xây dựng đô thị đến 2020 Bình Dương\nDanh mục hồ sơ đồ án:\nHồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.",
"Khoản 1 Điều 3 Quyết định 84/2008/QĐ-UBND quy trình điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 tại thành phố Hồ Chí Minh\nThành phần hồ sơ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000:\na) Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch không phải làm nhiệm vụ điều chỉnh cục bộ quy hoạch, mà chỉ tiến hành lập đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng.\nb) Thành phần hồ sơ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm:\n+ Bản vẽ: tùy theo tính chất của việc điều chỉnh, nội dung điều chỉnh liên quan đến bản vẽ nào thì sẽ thực hiện thay thế bản vẽ đó. Nội dung và quy cách các bản vẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.\n+ Báo cáo tổng hợp bao gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý liên quan và tờ trình phê duyệt.",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 3784/QĐ-UBND lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Thanh Hóa 2030 016\nSản phẩm quy hoạch:\n6.1. Thành phần bản vẽ và nội dung thuyết minh quy hoạch: Thực hiện theo trình tự và nội dung quy định tại điểm a và b, khoản 3, Điều 6 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đề án quy hoạch xây dựng vùng quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.\n6.2. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.\n6.3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch: Nội dung thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và phải có bản vẽ thu nhỏ kèm theo.\n6.4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.\n6.5. Số lượng hồ sơ:\n- Số lượng hồ sơ hoàn thiện sau khi đồ án được phê duyệt để đóng dấu lưu trữ: 08 bộ bao gồm tất cả các thành phần trên (kèm theo đĩa CD lưu trữ);\n- Số lượng hồ sơ phục vụ thẩm định thực hiện theo quy trình thẩm định và các yêu cầu của đơn vị thẩm định.\n6.Các yêu cầu khác về hồ sơ:\n- Bản vẽ minh họa trong thuyết minh và trong Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được in màu thu nhỏ theo khổ giấy A3;\n- Bản vẽ phục vụ thẩm định, trình duyệt in màu theo khổ giấy A0;\n- Bản vẽ đóng dấu thẩm định sau khi đồ án được phê duyệt in màu đúng tỷ lệ quy định;\n- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ file mềm thành phần hồ sơ trên (lưu ý: Nội dung trong đĩa CD phải trùng khớp với nội dung trình).",
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 2717/QĐ-UBND 2014 Quy hoạch cấp nước đô thị thành phố Hải Phòng 2025 2050\nThành phần hồ sơ:\na) Phần bản vẽ:\n- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/100.000.\n- Bản đồ hiện trạng hệ thống cấp nước đô thị tỷ lệ 1/25.000.\n- Bản đồ tổng hợp hệ thống cấp nước đô thị, tỷ lệ 1/25.000.\n- Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp nước đô thị, tỷ lệ 1/10.000 (theo vùng cấp nước, công trình cấp nước).\n- Các bản vẽ minh họa (nếu có).\nb) Phần văn bản tài liệu:\n- Nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.\n- Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt, đĩa CD ROM lưu trữ toàn bộ nội dung Đồ án quy hoạch.\n- Quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch.\n- Tờ trình và các văn bản trình duyệt, thỏa thuận.\n- Phụ lục và các bản vẽ thu nhỏ trong Thuyết minh tổng hợp."
] |
Thành phần bản vẽ trong hồ sơ đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThành phần bản vẽ:\na) Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng gồm: Vị trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch; các mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã hội, không gian phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật và môi trường trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng có ảnh hưởng tới thành phố được lập quy hoạch. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn.\nb) Sơ đồ hiện trạng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố: Vị trí, quy mô của khu chức năng, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, khu vực bảo vệ di sản, di tích, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, vùng trên địa bàn thành phố; Vị trí, quy mô của các khu vực chức năng, các đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của thành phố; phạm vi, ranh giới của khu vực đô thị trung tâm; vị trí trung tâm cụm xã, trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn tập trung. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.\nc) Bản đồ hiện trạng khu vực đô thị trung tâm: Hiện trạng của các chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này; kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải; quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường). Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\nd) Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây dựng trên cơ sở xác định các tiêu chí đánh giá phù hợp về địa hình, điều kiện hiện trạng, địa chất thủy văn; sử dụng đất (xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển các chức năng đô thị ...); xác định các khu vực cấm, khu vực hạn chế phát triển đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000.\nđ) Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (bao gồm các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án) xác định khung hệ thống giao thông chính, mối liên kết giữa các khu vực chức năng chính, các khu vực trung tâm và hướng phát triển mở rộng đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.\ne) Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị: Xác định vị trí, quy mô của các đô thị trong thành phố; phạm vi của khu vực đô thị trung tâm; quy mô, phạm vi của các khu chức năng cấp quốc gia, cấp vùng, khu vực phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, sinh thái, bảo tồn, an ninh quốc phòng,...; vị trí trung tâm xã, trung tâm cụm xã (nếu có), điểm dân cư nông thôn tập trung. Xác định các trục không gian, hành lang phát triển đô thị của thành phố. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.\ng) Sơ đồ định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị: Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, cấp vùng, cấp đô thị trên địa bàn thành phố và các nội dung quy định tại điểm a khoản 6 Điều 15 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP theo từng chuyên ngành gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông (đến cấp đường liên khu vực), hệ thống điện, cấp nước, cung cấp năng lượng, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động và công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.\nh) Sơ đồ định hướng phát triển không gian khu vực đô thị trung tâm: Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu phát triển mới (trong đó xác định phạm vi, quy mô của các khu dân cư; khu chức năng cấp quốc gia, cấp vùng và thành phố); khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển; an ninh, quốc phòng. Xác định vị trí, quy mô hệ thống trung tâm: Hành chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao, công viên cây xanh và không gian mở của đô thị; trung tâm chuyên ngành nghiên cứu, đào tạo, y tế,...cấp quốc gia, cấp vùng và cấp thành phố. Xác định các khu vực dự kiến xây dựng công trình ngầm. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\ni) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu vực đô thị trung tâm: Vị trí, quy mô của các loại chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này; xác định quy mô dân số, chỉ tiêu về mật độ dân cư, sử dụng đất của từng khu vực chức năng đô thị theo các giai đoạn phát triển. Bản vẽ hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.\nl) Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường của khu vực đô thị trung tâm: Nội dung theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 15 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu vực đô thị trung tâm kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\nm) Các bản vẽ thiết kế đô thị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị và Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị (sau đây viết tắt là Thông tư số 06/2013/TT-BXD)."
] | [
"Khoản 6 Điều 2 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nTrách nhiệm của chủ đầu tư:\na) Chấp thuận đề cương quan trắc do nhà thầu quan trắc lập làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện. Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu tư vấn giám sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình kiểm tra đề cương quan trắc hoặc thuê đơn vị tư vấn kiểm tra đề cương quan trắc của nhà thầu trong trường hợp cần thiết trước khi chấp thuận;\nb) Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả quan trắc của nhà thầu. Quy định các trường hợp và yêu cầu nhà thầu thiết kế đánh giá, có ý kiến về kết quả quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình;\nc) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng sử dụng kết quả quan trắc trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công đã được phê duyệt.",
"Khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi 04/2008/TT-BXD quản lý đường đô thị mới nhất\nThông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/ 8 /2009.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 3908/QĐ-UBND 2014 duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu dân cư Đồn Điền Hồ Chí Minh\nHồ sơ, bản vẽ gồm:\n- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.\n- Thành phần bản vẽ bao gồm:\n+ Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung huyện Nhà Bè;\n+ Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.",
"Khoản 2 Điều 25 Luật quy hoạch đô thị 2009 30/2009/QH12 mới nhất\nBản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương được thể hiện theo tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 6401/QĐ-UBND 2014 duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Hồ Chí Minh\nHồ sơ, bản vẽ điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chung:\n- Thuyết minh điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu dân cư và công nghiệp Lê Minh Xuân tại xã Lê Minh Xuân và xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh.\n- Thành phần bản vẽ bao gồm:\n+ Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh.\n+ Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000."
] |
Nội dung thuyết minh trong hồ sơ đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThuyết minh bao gồm các nội dung:\nNội dung thuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm:\na) Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt về phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật. Đánh giá hiện trạng các chương trình, dự án đầu tư xây dựng, phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố. Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết. Các số liệu phải được tổng hợp, thể hiện bằng sơ đồ, bảng biểu kèm theo thuyết minh ngắn gọn, rõ ràng.\nb) Xác định mục tiêu, tính chất và động lực phát triển của thành phố.\nc) Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho toàn thành phố, từng đô thị và khu vực đô thị trung tâm.\nd) Đánh giá, dự báo các tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; phân tích các định hướng, yêu cầu của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt đối với định hướng phát triển của thành phố. Dự báo các chỉ tiêu phát triển: Tỷ lệ đô thị hóa, quy mô dân số, đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho toàn thành phố; từng đô thị, khu vực đô thị trung tâm và khu chức năng đô thị trên địa bàn thành phố.\nđ) Xác định nguyên tắc, tiêu chí để lựa chọn phương án cơ cấu phát triển đô thị.\ne) Định hướng phát triển không gian: Nội dung theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP. Xác định phạm vi, giới hạn phát triển không gian của khu vực đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã, thị trấn thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; đề xuất khu vực nội thị, ngoại thị; xác định các khu vực cần lập quy hoạch phân khu đô thị; quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng; quy hoạch chung xây dựng xã theo các giai đoạn quy hoạch.\ng) Định hướng phát triển không gian cho khu vực đô thị trung tâm: Nội dung theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP. Hệ thống trung tâm xác định theo cấp quốc gia, cấp vùng, cấp thành phố.\nh) Định hướng quy hoạch sử dụng đất toàn đô thị và khu vực đô thị trung tâm theo các giai đoạn quy hoạch. Tại khu vực đô thị trung tâm, xác định quy mô đối với các chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.\ni) Thiết kế đô thị theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.\nk) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố và định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cho khu vực đô thị trung tâm làm cơ sở triển khai đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc Trung ương.\nl) Đề xuất các giải pháp về bảo vệ môi trường trong vùng.\nm) Đề xuất các danh mục quy hoạch, chương trình, dự án ưu tiên: Luận cứ và xác định các danh mục quy hoạch, chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn; đề xuất, kiến nghị nguồn lực thực hiện."
] | [
"Khoản 5 Điều 6 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nDự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.",
"Khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BXD Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng\nĐược xem xét thưởng hợp đồng theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng với chủ đầu tư.",
"Khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nSửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 2, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 2 như sau:\n“b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;\nc) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của từng thành viên trong liên danh;”\nb) Bổ sung khoản 3 như sau:\n“3. Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng có nhiều nhà thầu chính tham gia thi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư có thể tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng với từng nhà thầu chính thi công xây dựng.”",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 3280/QĐ-UBND 2022 Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Quảng Trị tỉnh Quảng Trị\nDanh mục hồ sơ sản phẩm đồ án quy hoạch:\n6.1. Hồ sơ đồ án quy hoạch:\nThành phần hồ sơ bản vẽ và thuyết minh thực hiện theo các nội dung tại Điều 7 Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn.\n6.2. USB ghi toàn bộ nội dung hồ sơ bản vẽ, thuyết minh.",
"Khoản 2 Điều 7 Thông tư 06/2023/TT-BXD hướng dẫn chương trình phát triển đô thị mới nhất\nHồ sơ chương trình phát triển đô thị thành phố trực thuộc trung ương gồm:\na) Báo cáo thuyết minh tổng hợp, báo cáo tóm tắt;\nb) Các bản vẽ theo tỷ lệ phù hợp để không vượt quá khổ giấy A0, thể hiện đầy đủ ký hiệu, chú thích và màu sắc để phân biệt các giai đoạn phát triển trên nền bản vẽ quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt gồm: Sơ đồ hệ thống đô thị toàn thành phố theo phân loại đô thị hiện trạng và cho từng giai đoạn 05 năm, 10 năm gồm các quận, các đô thị thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị hoặc quận dự kiến thành lập mới, hoặc điều chỉnh địa giới hành chính; Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp đô thị; Sơ đồ phân bố các khu vực quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 4 Thông tư này; Sơ đồ ranh giới, vị trí các dự án đầu tư phát triển đô thị quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này. Trường hợp trong nội dung chương trình phát triển đô thị đã xác định khu vực phát triển đô thị theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này thì thành phần hồ sơ phải bổ sung các bản vẽ thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 10 Thông tư này;\nc) Các phụ lục gồm:\nBảng danh mục, lộ trình và kế hoạch thực hiện phân loại đô thị, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị hoặc quận và danh mục các quận, phường, đô thị cần hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị để thực hiện phương án phát triển hệ thống đô thị thành phố trực thuộc trung ương theo từng giai đoạn 05 năm, 10 năm, cụ thể hóa theo từng năm trong giai đoạn 05 năm đầu của chương trình; Bảng danh mục các khu vực được xác định theo quy hoạch đô thị và lộ trình triển khai xây dựng; Bảng danh mục các chương trình, đề án trọng tâm để từng bước thực hiện phát triển bền vững thành phố trực thuộc trung ương; Bảng danh mục thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư phát triển đô thị quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này; Các văn bản và bảng, biểu số liệu có liên quan.",
"Khoản 1 Điều 21 Nghị định 37/2010/NĐ-CP lập, thẩm định, phê duyệt quản lý quy hoạch đô thị mới nhất\nĐồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được lập cho thành phố trực thuộc Trung ương nhằm cụ thể hóa nội dung định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong đồ án quy hoạch chung thành phố để đảm bảo đủ cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.",
"Khoản 1 Điều 10 Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ từng loại quy hoạch đô thị\nThành phố trực thuộc Trung ương.\na) Thuyết minh tổng hợp:\nNêu đầy đủ các luận chứng, căn cứ khoa học và thực tiễn để làm rõ các nội dung của đồ án được quy định tại Điều 15 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Thuyết minh phải có các sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh họa.\nThuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương cần tập trung vào các nội dung sau:\n- Mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho toàn thành phố, từng đô thị và từng vùng chức năng.\n- Mô hình phát triển, cấu trúc phát triển không gian toàn thành phố gồm: định hướng phát triển hệ thống đô thị trong thành phố ; định hướng các vùng chức năng khác cho toàn thành phố (công nghiệp, du lịch, sinh thái, bảo tồn,...) ; định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn ; định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển của thành phố.\n- Định hướng phát triển không gian cho khu vực đô thị trung tâm gồm: hướng phát triển, mở rộng đô thị trung tâm; xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; để làm cơ sở xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng;\n- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố và định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cho khu vực đô thị trung tâm làm cơ sở triển khai đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc Trung ương.\nb) Thành phần bản vẽ bao gồm:\n- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng, tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/100.000 hoặc 1/250.000.\n- Các bản đồ hiện trạng gồm: hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước bẩn, thu gom chất thải rắn, nghĩa trang, môi trường, đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.\n- Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (tối thiểu 02 phương án. Sơ đồ này chỉ dùng khi nghiên cứu báo cáo, không nằm trong hồ sơ trình phê duyệt).\n- Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.\n- Sơ đồ định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.\n- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng của khu vực đô thị trung tâm theo các giai đoạn quy hoạch, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\n- Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường của khu vực đô thị trung tâm - tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\n- Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược - tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\nc) Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung.\nQuy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị phải thể hiện đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có sơ đồ kèm theo. Đề cương quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.\nd) Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị."
] |
Phụ lục và bản vẽ kèm theo thuyết minh trong hồ sơ đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 5 Điều 6 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nDự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch."
] | [
"Khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThành phần bản vẽ:\na) Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng gồm: Vị trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch; các mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã hội, không gian phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật và môi trường trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng có ảnh hưởng tới thành phố được lập quy hoạch. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn.\nb) Sơ đồ hiện trạng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố: Vị trí, quy mô của khu chức năng, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, khu vực bảo vệ di sản, di tích, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, vùng trên địa bàn thành phố; Vị trí, quy mô của các khu vực chức năng, các đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của thành phố; phạm vi, ranh giới của khu vực đô thị trung tâm; vị trí trung tâm cụm xã, trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn tập trung. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.\nc) Bản đồ hiện trạng khu vực đô thị trung tâm: Hiện trạng của các chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này; kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải; quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường). Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\nd) Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây dựng trên cơ sở xác định các tiêu chí đánh giá phù hợp về địa hình, điều kiện hiện trạng, địa chất thủy văn; sử dụng đất (xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển các chức năng đô thị ...); xác định các khu vực cấm, khu vực hạn chế phát triển đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000.\nđ) Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (bao gồm các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án) xác định khung hệ thống giao thông chính, mối liên kết giữa các khu vực chức năng chính, các khu vực trung tâm và hướng phát triển mở rộng đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.\ne) Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị: Xác định vị trí, quy mô của các đô thị trong thành phố; phạm vi của khu vực đô thị trung tâm; quy mô, phạm vi của các khu chức năng cấp quốc gia, cấp vùng, khu vực phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, sinh thái, bảo tồn, an ninh quốc phòng,...; vị trí trung tâm xã, trung tâm cụm xã (nếu có), điểm dân cư nông thôn tập trung. Xác định các trục không gian, hành lang phát triển đô thị của thành phố. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.\ng) Sơ đồ định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị: Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, cấp vùng, cấp đô thị trên địa bàn thành phố và các nội dung quy định tại điểm a khoản 6 Điều 15 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP theo từng chuyên ngành gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông (đến cấp đường liên khu vực), hệ thống điện, cấp nước, cung cấp năng lượng, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động và công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.\nh) Sơ đồ định hướng phát triển không gian khu vực đô thị trung tâm: Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu phát triển mới (trong đó xác định phạm vi, quy mô của các khu dân cư; khu chức năng cấp quốc gia, cấp vùng và thành phố); khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển; an ninh, quốc phòng. Xác định vị trí, quy mô hệ thống trung tâm: Hành chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao, công viên cây xanh và không gian mở của đô thị; trung tâm chuyên ngành nghiên cứu, đào tạo, y tế,...cấp quốc gia, cấp vùng và cấp thành phố. Xác định các khu vực dự kiến xây dựng công trình ngầm. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\ni) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu vực đô thị trung tâm: Vị trí, quy mô của các loại chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này; xác định quy mô dân số, chỉ tiêu về mật độ dân cư, sử dụng đất của từng khu vực chức năng đô thị theo các giai đoạn phát triển. Bản vẽ hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.\nl) Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường của khu vực đô thị trung tâm: Nội dung theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 15 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu vực đô thị trung tâm kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\nm) Các bản vẽ thiết kế đô thị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị và Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị (sau đây viết tắt là Thông tư số 06/2013/TT-BXD).",
"Khoản 6 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\n1. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra điều kiện năng lực, chấp thuận phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường do nhà thầu đề xuất đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đủ các phép thử thực hiện các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phục vụ quản lý chất lượng công trình trước khi tổ chức thi công xây dựng.\n2. Nhà thầu có trách nhiệm lập kế hoạch thí nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều này trình Chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thi công xây dựng công trình.\n3. Nội dung của kế hoạch thí nghiệm gồm:\na) Các thí nghiệm cần thực hiện; tần suất, số lượng các phép thử đối với từng loại thí nghiệm theo quy định của thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật và khối lượng công việc xây dựng;\nb) Quy định cụ thể về việc lấy Mẫu, bảo dưỡng, thực hiện thí nghiệm, lưu Mẫu và xử lý kết quả thí nghiệm;\nc) Quy định về trách nhiệm thực hiện của các nhà thầu, bộ phận giám sát của chủ đầu tư.\n4. Trong quá trình thi công xây dựng, bộ phận giám sát của chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ các hoạt động của phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường, cụ thể như sau:\na) Kiểm tra phòng thí nghiệm bao gồm: kiểm tra hồ sơ năng lực của thí nghiệm viên trực tiếp thực hiện thí nghiệm, kiểm tra quy trình thực hiện thí nghiệm và kiểm tra việc thực hiện hiệu chỉnh thiết bị thí nghiệm theo quy định;\nb) Kiểm tra trạm thí nghiệm hiện trường được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BXD ngày 25/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.\n5. Nhà thầu thí nghiệm có trách nhiệm thực hiện công tác thí nghiệm theo đúng kế hoạch thí nghiệm đã được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp có thay đổi, điều chỉnh, nhà thầu lập kế hoạch thí nghiệm điều chỉnh trình chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện.",
"Khoản 2 Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThuyết minh bao gồm các nội dung:\na) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch; vị trí, quy mô phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung đô thị. Đối với đô thị mới, cần luận cứ đầy đủ về phạm vi, ranh giới lập quy hoạch.\nb) Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng của đô thị; khái quát những vấn đề tồn tại chính trong quá trình thực hiện quản lý, phát triển đô thị. Nêu các phương hướng phát triển tại quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và kế hoạch phát triển đô thị theo các chương trình phát triển đô thị; phương án quy hoạch tại quy hoạch tỉnh và các dự án đang triển khai có tác động đến phạm vi lập quy hoạch chung đô thị.\nc) Xác định tính chất, động lực phát triển, vai trò đô thị đối với quốc gia, vùng và tỉnh; quan điểm và mục tiêu quy hoạch; xác định sơ bộ những vấn đề chính cần giải quyết trong quy hoạch.\nd) Dự báo sơ bộ về phát triển kinh tế - xã hội, dân số, lao động, nghề nghiệp, đất đai phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn và hạ tầng kỹ thuật.\nđ) Yêu cầu mức độ điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng đô thị; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.\ne) Yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch chung đô thị.\ng) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch; dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.",
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 3233/QĐ-UBND chương trình phát triển đô thị Bình Định 2016 2025 2035\nSản phẩm của đề án: Sản phẩm Chương trình phát triển đô thị được lập 15 bộ, gồm:\na) Thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình xin phê duyệt.\nb) Hồ sơ bản vẽ:\n- Sơ đồ phân loại hệ thống đô thị toàn tỉnh giai đoạn 5 năm (được lập trên nền bản vẽ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được duyệt); xác định Chương trình ưu tiên đầu tư.\n- Sơ đồ xác định vị trí các dự án công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (thể hiện trên nền bản vẽ định hướng quy hoạch).\n- Các bản đồ, bản vẽ thu nhỏ, hình ảnh và phụ lục bảng biểu kèm theo phần thuyết minh báo cáo.\nc) Phụ lục: Phụ lục số liệu và bản vẽ kèm theo hồ sơ.\nd) Kèm theo: Đĩa CD hoặc USB chứa file lưu toàn bộ nội dung Chương trình.",
"Khoản 8 Điều 1 Quyết định 1928/QĐ-UBND 2023 phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Kiên Hải Kiên Giang\nDanh mục hồ sơ Đồ án\n- Thành phần bản vẽ; Thuyết minh; Phụ lục kèm theo thuyết minh; Quy định quản lý theo Đồ án; dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt Đồ án thực hiện theo Điều 4 Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.\n- Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đồ án: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt Đồ án; Thuyết minh nội dung Đồ án bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ; Quy định quản lý theo Đồ án; dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt Đồ án; bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; các văn bản pháp lý có liên quan; văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung Đồ án; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch; đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ Đồ án.\n- Số lượng hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt và lưu trữ: Theo yêu cầu của cơ quan quản lý quy hoạch.",
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 2353/QĐ-UBND 2023 Quy hoạch chung đô thị mới Lại Sơn Kiên Hải Kiên Giang\nDanh mục hồ sơ Đồ án\n- Thành phần bản vẽ; Thuyết minh (phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng); Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, phụ lục đính kèm, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán); Quy định quản lý theo Đồ án; dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt Đồ án thực hiện theo Điều 8 Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng.\n- Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt Đồ án; Thuyết minh nội dung Đồ án bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ, các phụ lục tính toán kèm theo; Quy định quản lý theo Đồ án; dự thảo Tờ trình, Quyết định phê duyệt Đồ án; bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; các văn bản pháp lý có liên quan; văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung Đồ án; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch; đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ Đồ án.\n- Số lượng hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt và lưu trữ: Theo yêu cầu của Cơ quan quản lý quy hoạch."
] |
Thành phần bản vẽ trong hồ sơ đồ án quy hoạch chung thành phố, thị xã, đô thị loại IV trở lên dự kiến là thành phố, thị xã thuộc Tỉnh? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThành phần bản vẽ:\na) Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng gồm: Vị trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch; các mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã hội, không gian phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật và môi trường trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng (đối với đô thị loại III trở lên), quy hoạch tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương đối với đô thị thuộc thành phố trực thuộc Trung ương) có ảnh hưởng tới đô thị được lập quy hoạch. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị nông thôn (đối với đô thị loại III trở lên) và bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn (hoặc định hướng phát triển không gian toàn đô thị đối với đô thị thuộc thành phố trực thuộc Trung ương).\nb) Bản đồ hiện trạng: Hiện trạng của các chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này; kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải; quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường). Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.\nc) Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây dựng trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phù hợp về địa hình, điều kiện hiện trạng, địa chất thủy văn; đánh giá về hiện trạng pháp lý, sử dụng đất: Xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển các chức năng đô thị; xác định các khu vực cấm, khu vực hạn chế phát triển đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.\nd) Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án). Bản về thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ thích hợp.\nđ) Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị: Xác định khu hiện có hạn chế phát triển; khu chỉnh trang, cải tạo; khu phát triển mới (trong đó xác định phạm vi, quy mô của các khu dân cư; khu chức năng cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và cấp đô thị); khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển; an ninh quốc phòng; các khu vực trung tâm: hành chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao, công viên, cây xanh, nghiên cứu, đào tạo, y tế và trung tâm chuyên ngành khác từ cấp đô thị trở lên; các khu vực dự kiến xây dựng công trình ngầm (đối với đô thị loại III trở lên). Xác định các trục không gian chính và không gian mở của đô thị. Xác định các khu vực dân cư nông thôn. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.\ne) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch: Vị trí, quy mô của các loại chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này. Xác định quy mô dân số và đất đai của từng khu vực chức năng đô thị; chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu đất quy hoạch đô thị theo các giai đoạn phát triển. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.\ng) Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, cấp đô thị trên địa bàn và các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP theo từng chuyên ngành gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, hệ thống điện, cấp nước, cung cấp năng lượng, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang, hạ tầng viễn thông thụ động và công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.\nh) Các bản vẽ thiết kế đô thị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD."
] | [
"Khoản 2 Điều 7 Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quản lý chi phí đầu tư xây dựng\nXác định chi phí thiết bị\n2.1. Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo một trong các cách dưới đây:\n- Đối với những thiết bị đã xác định được giá có thể tính theo số lượng, chủng loại từng loại thiết bị hoặc toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng.\n- Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể dự tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.\nĐối với các thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công thì chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã và đang thực hiện.\n2.Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định bằng cách lập dự toán hoặc dự tính tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng công trình.\n2.3. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định bằng cách lập dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng.\nTrường hợp thiết bị đã được lựa chọn thông qua đấu thầu thì chi phí thiết bị bao gồm giá trúng thầu và các khoản chi phí theo các nội dung nêu trên được ghi trong hợp đồng.",
"Khoản 7 Điều 1 Thông tư 04-BXD/TT quản lý khai thác sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng\n1. Tài nguyên khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng gồm nhiều loại khác nhau. Vì vậy trong quá trình khai thác sử dụng mọi tổ chức cá nhân đều phải áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ thích hợp để khai thác với ý thức sử dụng hợp lý đối với từng loại tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Những tài nguyên khoáng sản có giá trị cao như đá vôi để làm xi măng, cát trắng có hàm lượng SiO2 cao và hàm lượng oxyt mang mầu thấp để sản xuất kính, thuỷ tinh, cao lanh đất sét có hàm lượng oxyt Al2O3 cao để sản xuất gốm sứ xây dựng và vật liệu xây dựng đá marble và đá granitô có độ nguyên khối lớn mầu sắc đẹp, mọi tổ chức cá nhân không được khai thác bừa bãi sử dụng lãng phí tuỳ tiện. Những tài nguyên khoáng sản này chỉ được khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng theo luận chứng đã được duyệt.\n2. Trong công nghệ chế biến tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải đảm bảo thu hồi cao nguyên liệu chính và nguyên liệu đi kèm phải có giải pháp kỹ thuật sử dụng tổng hợp các tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng khi khai thác kể cả các phế thải của mỏ.\n3. Những tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng chưa khai thác đến, hay trong khai thác xuất hiện những khoáng sản đi kèm hoặc là loại khoáng sản nghèo chưa dùng đến đều phải được bảo vệ tốt.\nTrường hợp khai thác khoáng sản có giá trị cao dùng làm vật liệu xây dựng mà loại vật liệu xây dựng ấy theo tiêu chuẩn quy định chỉ cần dùng loại khoáng sản cùng loại thông thường nhưng ở gần nơi sản xuất không có thì phải tính đến hiệu quả kinh tế sản phẩm làm ra và phải được cấp có thẩm quyền chuyên ngành quyết định mới được sử dụng.\nVI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN",
"Khoản 1 Điều 10 Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ từng loại quy hoạch đô thị\nThành phố trực thuộc Trung ương.\na) Thuyết minh tổng hợp:\nNêu đầy đủ các luận chứng, căn cứ khoa học và thực tiễn để làm rõ các nội dung của đồ án được quy định tại Điều 15 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Thuyết minh phải có các sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh họa.\nThuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương cần tập trung vào các nội dung sau:\n- Mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho toàn thành phố, từng đô thị và từng vùng chức năng.\n- Mô hình phát triển, cấu trúc phát triển không gian toàn thành phố gồm: định hướng phát triển hệ thống đô thị trong thành phố ; định hướng các vùng chức năng khác cho toàn thành phố (công nghiệp, du lịch, sinh thái, bảo tồn,...) ; định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn ; định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển của thành phố.\n- Định hướng phát triển không gian cho khu vực đô thị trung tâm gồm: hướng phát triển, mở rộng đô thị trung tâm; xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; để làm cơ sở xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng;\n- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố và định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cho khu vực đô thị trung tâm làm cơ sở triển khai đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc Trung ương.\nb) Thành phần bản vẽ bao gồm:\n- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng, tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/100.000 hoặc 1/250.000.\n- Các bản đồ hiện trạng gồm: hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước bẩn, thu gom chất thải rắn, nghĩa trang, môi trường, đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.\n- Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (tối thiểu 02 phương án. Sơ đồ này chỉ dùng khi nghiên cứu báo cáo, không nằm trong hồ sơ trình phê duyệt).\n- Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.\n- Sơ đồ định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.\n- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng của khu vực đô thị trung tâm theo các giai đoạn quy hoạch, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\n- Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường của khu vực đô thị trung tâm - tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\n- Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược - tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\nc) Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung.\nQuy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị phải thể hiện đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có sơ đồ kèm theo. Đề cương quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.\nd) Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị.",
"Khoản 2 Điều 44 Luật quy hoạch đô thị 2009 30/2009/QH12 mới nhất\nỦy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị sau đây:\na) Quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, đô thị mới, trừ các quy hoạch đô thị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; đối với đồ án quy hoạch chung đô thị loại II, III, IV và đô thị mới, trước khi phê duyệt phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;\nb) Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thành phố trực thuộc trung ương, trừ các quy hoạch quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;\nc) Quy hoạch phân khu thuộc đô thị loại đặc biệt và loại I; quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu vực trong đô thị có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của 2 quận, huyện trở lên, khu vực có ý nghĩa quan trọng, khu vực trong đô thị mới, trừ quy hoạch quy định tại điểm c khoản 1 và nhiệm vụ quy hoạch quy định tại khoản 5 Điều này.",
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 1363/QĐ-UBND phê duyệt đề cương chương trình phát triển đô thị Hải Phòng 2016\nHồ sơ sản phẩm:\nSản phẩm chương trình phát triển đô thị gồm:\na) Thuyết minh: Thuyết minh (A4), các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình xin phê duyệt, dự thảo quyết định phê duyệt.\nb) Hồ sơ bản vẽ:\n- Sơ đồ hiện trạng hệ thống đô thị toàn thành phố theo phân loại đô thị (được lập trên nền bản đồ quy hoạch chung) - bản vẽ A0.\n- Sơ đồ kế hoạch phân cấp, phân loại đô thị từng giai đoạn 5 năm và hàng năm đến năm 2020 (lập trên nền bản vẽ quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố được duyệt, chú thích các biểu bảng số liệu về quy mô diện tích, dân số các chỉ tiêu phát triển đô thị toàn tỉnh) - bản vẽ A0.\n- Các bản đồ, bản vẽ thu nhỏ, hình ảnh (A3) và phụ lục bảng biểu kèm theo phần thuyết minh báo cáo.\nc) Phụ lục: Phụ lục số liệu kèm theo hồ sơ.\nd) Kèm theo: Đĩa CD hoặc USB chứa file lưu toàn bộ nội dung Chương trình."
] |
Thành phần bản vẽ trong hồ sơ đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn và đô thị mới loại V? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThành phần bản vẽ:\na) Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng gồm: Vị trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch; các mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã hội, không gian phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật và môi trường trong quy hoạch tỉnh (quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương), quy hoạch huyện có ảnh hưởng tới đô thị được lập quy hoạch. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn (hoặc Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn thành phố trực thuộc Trung ương đối với đô thị thuộc thành phố trực thuộc Trung\nương) và sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng liên huyện, vùng huyện (nếu có).\nb) Bản đồ hiện trạng: Hiện trạng các chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này; kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải; quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường). Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.\nc) Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây dựng trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phù hợp về địa hình, điều kiện hiện trạng, địa chất thủy văn; đánh giá về giá trị sử dụng đất: Xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển các chức năng đô thị; xác định các vùng cấm, hạn chế phát triển đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.\nd) Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án). Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.\nđ) Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị: Xác định khu chỉnh trang, cải tạo; khu phát triển mới, trong đó xác định phạm vi, quy mô của các đơn vị ở; khu chức năng cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện (nếu có); khu cần bảo tồn; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển và khu vực an ninh quốc phòng; các trung tâm: hành chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao, đào tạo, y tế công viên cây xanh cấp đô thị, cấp huyện và cấp tỉnh (nếu có). Xác định các trục không gian chính và không gian mở của đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.\ne) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch: Vị trí, quy mô của các chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này; xác định quy mô dân số và đất đai của từng khu vực chức năng của đô thị, chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu đất quy hoạch đô thị theo các giai đoạn phát triển. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.\ng) Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh (nếu có) trên địa bàn và nội dung quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP theo từng chuyên ngành gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông (đến cấp đường khu vực), hệ thống điện, cấp nước, cung cấp năng lượng, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.\nh) Các bản vẽ thiết kế đô thị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD."
] | [
"Khoản 8 Điều 5 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nViệc thực hiện các quy định nêu tại Điều này của chủ đầu tư không làm giảm trách nhiệm về đảm bảo an toàn lao động của các nhà thầu thi công xây dựng đối với các phần việc do mình thực hiện.",
"Khoản 2 Điều 8 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nTổ chức kiểm tra an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình:\na) Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, thẩm quyền kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;\nb) Đối với công trình còn lại, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 2706/QĐ-UBND 2020 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lạng Sơn\n4.1\n\nThị trấn Lộc Bình - Huyện Lộc Bình\n\nV\n\nV\n\nV\n\n4.2\n\nThị trấn Na Dương - Huyện Lộc Bình\n\nV\n\nV\n\nV\n\n4.3\n\nChi Ma - Huyện Lộc Bình\n\nChưa là đô thị\n\nChưa là đô thị\n\nV\n\n5\n\nThị trấn Bắc Sơn - Huyện Bắc Sơn\n\nV\n\nV\n\nV\n\nV\n\n6\n\nThị trấn Đồng Mỏ - Huyện Chi Lăng\n\nV\n\nV\n\nV\n\nV\n\n7\n\nThị trấn Chi Lăng - Huyện Chi Lăng\n\nV\n\nV\n\nV\n\nV\n\n8\n\nThị trấn Bình Gia - Huyện Bình Gia\n\nV\n\nV\n\nV\n\nV\n\n9\n\nThị trấn Na Sầm - Huyện Văn Lãng\n\nV\n\nV\n\nV\n\nV\n\n10\n\nThị trấn Đình Lập - Huyện Đình Lập\n\nV\n\nV\n\nV\n\nV\n\n11\n\nThị trấn Nông trường Thái Bình - Huyện Đình Lập\n\nV\n\nV\n\nV\n\nV\n\n12\n\nThị trấn Thất Khê - Huyện Tràng Định\n\nV\n\nV\n\nV\n\nV\n\n13\n\nThị trấn Văn Quan - Huyện Văn Quan\n\nV\n\nV\n\nV\n\nV\n\n14\n\nTân Thanh - huyện Văn Lãng\n\nChưa là đô thị\n\nV\n\nV\n\nĐô thị hình thành mới\n\n15\n\nVạn Linh - Huyện Chi Lăng\n\nChưa là đô thị\n\nV\n\nV\n\nĐô thị hình thành mới\n\n16\n\nNgả Hai - huyện Bắc Sơn\n\nChưa là đô thị\n\nV\n\nV\n\nĐô thị hình thành mới\n\n17\n\nMỏ Nhài - huyện Bắc Sơn\n\nChưa là đô thị\n\nV\n\nĐô thị hình thành mới\n\n18\n\nĐiềm He - huyện Văn Quan\n\nChưa là đô thị\n\nV\n\nĐô thị hình thành mới\n\n19\n\nChợ Bãi - huyện Văn Quan\n\nChưa là đô thị\n\nV\n\nĐô thị hình thành mới\n\n20\n\nVăn Mịch - huyện Bình Gia\n\nChưa là đô thị\n\nV\n\nĐô thị hình thành mới\n\nDanh mục ưu tiên đầu tư phát triển (hệ thống hạ tầng khung, công trình đầu mối) kết nối các đô thị trên địa bàn tỉnh\na) Danh mục các dự án\n- Lập Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.\n- Lập điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Lạng Sơn và các đô thị khác.\n- Lập Chương trình Phát triển đô thị thành phố Lạng Sơn, đô thị Đồng Đăng, đô thị Hữu Lũng, đô thị Lộc Bình.\n- Lập Đề án điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập đơn vị hành chính các đô thị.\n- Đề án xây dựng đô thị thông minh tỉnh Lạng Sơn.\n- Đề án: nghiên cứu giải pháp phát triển không gian cây xanh, không gian\ncông cộng, bãi đỗ xe tĩnh trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.\nb) Hạ tầng kỹ thuật khung\n- Hệ thống giao thông: đường cao tốc Lạng Sơn - Tiên Yên; tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (Dự án thành phần 2, đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng); dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), tính riêng phần thuộc ranh giới hành chính tỉnh Lạng Sơn; mở rộng đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn; Cảng cạn Lạng Sơn; nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng thành tuyến đường sắt tốc độ cao; xây dựng mới tuyến đường sắt Lạng Sơn - Quảng Ninh; đường vành đai phía Tây và phía Đông thành phố Lạng Sơn; cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.\n- Cấp điện: xây dựng mới đường dây 220kV, xây dựng mới đường dây 110KV, xây dựng cải tạo và phát triển lưới điện trung, hạ áp.\n- Cấp nước: xây dựng, cải tạo các hồ chứa nước cho các đô thị.\n- Xử lý nước thải: xây dựng hệ thống xử lý nước thải một số đô thị loại IV (Hữu Lũng, Lộc Bình, Đồng Đăng).\n- Thông tin truyền thông: xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Lạng Sơn.\n- Xử lý chất thải rắn, môi trường: xây dựng Nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn, địa điểm tại xã Tràng Phái, huyện Văn Quan; xây dựng nhà máy tái chế chất thải cụm huyện Chi Lăng - Hữu Lũng; cải tạo, nâng cấp đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung và trang thiết bị cho các huyện và các vùng liên huyện; xây dựng các trạm trung chuyển.\n- Nghĩa trang: xây dựng Công viên Hỏa táng tại huyện Hữu Lũng; xây dựng Công viên nghĩa trang thành phố Lạng Sơn.\nc) Hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp\nTừng bước hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp trong quy hoạch: cụm công nghiệp Na Dương, huyện Lộc Bình (cụm số 2,3); cụm công nghiệp xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc; cụm công nghiệp Quảng Lạc tại xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn; xây dựng hạ tầng Khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế của Khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn tai xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn; Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Hữu Lũng và xây dựng hạ tầng các cụm, khu công nghiệp khác theo quy hoạch.\nd) Hạ tầng xã hội\n- Hạ tầng y tế: dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn - giai đoạn II; Bệnh viện Hữu Lũng; Bệnh viện Sản nhi Lạng Sơn; dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Tâm thần tỉnh Lạng Sơn; dự án đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện điều dưỡng va phục hồi chức năng; dự án đầu tư xây dựng Khu điều trị cán bộ thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý tại Bệnh viện điều dưỡng va phục hồi chức năng tỉnh; dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực Ngả Hai trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn; sửa chữa, cải tạo trụ sở các Trung tâm y tế cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.\n- Hạ tầng giáo dục: cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất các trường cao đẳng, trương dạy nghề trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.\n- Ha tầng thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ, du lịch: Khu liên hợp triển lãm quốc tế và thể thao; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Nà Tâm; đầu tư Khu thương mại dịch vụ thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng; đầu tư Khu thương mại dịch vụ xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc; đầu tư Khu thương mại dịch vụ xã Hợp Thành và Gia Cát, huyện Cao Lộc; Khu bảo tàng chiến thắng Chi Lăng; Khu quảng trường, tượng đài chiến thắng Chi Lăng; Tu bổ di tích Nhà bia Thủy Môn Đình, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc; Khu liên hợp thể thao, thành phố Lạng Sơn; Khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn; Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn; Điện thờ, tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh với các dân tộc Lạng Sơn.\n- Trụ sở cơ quan hành chính: khu liên cơ quan tỉnh; trụ sở cơ quan hành chính mới huyện Cao Lộc (tại thị trấn Đồng Đăng).",
"Khoản 3 Điều 1 Quyết định 116/QĐ-UBND 2021 Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến 2030\nCác chỉ tiêu chính về phát triển đô thị tỉnh Yên Bái\n3.1. Về hệ thống đô thị:\n- Năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình 20,19%, toàn tỉnh có 12 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại III (thành phố Yên Bái); 01 đô thị loại IV (thị xã Nghĩa Lộ) và 10 đô thị loại V với 7 thị trấn huyện lỵ (Yên Thế, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Cổ Phúc, Sơn Thịnh, Mậu A, Yên Bình); 03 thị trấn trực thuộc huyện (Nông trường Trần Phú; Nông trường Liên Sơn; Thác Bà).\n- Đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình 26-28%, toàn tỉnh có 22 đô thị, cụ thể như sau:\n+ 01 đô thị loại II là thành phố Yên Bái.\n+ 01 đô thị loại III là thị xã Nghĩa Lộ.\n+ 03 đô thị loại IV là thị trấn Cổ Phúc, thị trấn Yên Bình, thị trấn Mậu A.\n+ 17 đô thị loại V, bao gồm: 07 đô thị hiện hữu: Thị trấn Yên Thế, thị trấn Mù Cang Chải, thị trấn Trạm Tấu, thị trấn Sơn Thịnh, thị trấn Nông trường Liên Sơn, thị trấn Nông trường Trần Phú và thị trấn Thác Bà; 10 đô thị phát triển mới, bao gồm: đô thị Hưng Khánh, đô thị An Thịnh, đô thị Khánh Hòa, đô thị Cảm Ân, đô thị Tú Lệ, đô thị Cát Thịnh, đô thị Báo Đáp, đô thị Cảm Nhân, đô thị An Bình (Trái Hút), đô thị Tân Thịnh.\n- Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt trung bình 28-30%, toàn tỉnh có 26 đô thị, cụ thể như sau:\n+ 01 đô thị loại II là thành phố Yên Bái.\n+ 01 đô thị loại III là thị xã Nghĩa Lộ.\n+ 04 đô thị loại IV là thị trấn Cổ Phúc, thị trấn Yên Bình, thị trấn Mậu A, thị trấn Yên Thế.\n+ 20 đô thị loại V, bao gồm: 06 đô thị hiện hữu là thị trấn Mù Cang Chải, thị trấn Trạm Tấu, thị trấn Sơn Thịnh, thị trấn Nông trường Liên Sơn, thị trấn Nông trường Trần Phú và thị trấn Thác Bà; 14 đô thị phát triển mới, bao gồm: đô thị Hưng Khánh, đô thị An Thịnh, đô thị Khánh Hòa, đô thị Cảm Ân, đô thị Tú Lệ, đô thị Cát Thịnh, đô thị Báo Đáp, đô thị Cảm Nhân, đô thị Tân Thịnh, đô thị An Bình (Trái Hút), đô thị Gia Hội, đô thị Vân Hội, đô thị Xuân Ái, đô thị Púng Luông.\n3.2. Về chất lượng đô thị:\n- Diện tích sàn nhà ở bình quân: Đối với đô thị loại II đạt 29 m2/người; đô thị từ loại loại III đến loại V đạt từ đạt 23 m2/người trở lên; tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 75% trở lên.\n- Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị: Đối với đô thị loại II đạt 20-25%; đô thị từ loại loại III đến loại V đạt từ 20% trở lên; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt trung bình các đô thị đạt khoảng 15%.\n- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước tại các đô thị loại II đến loại IV đạt 90-100% và 120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại V đạt 70% và 90 lít/người/ngày đêm.\n- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80-90% diện tích lưu vực thoát nước trong khu vực nội thị của các đô thị; tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải đạt khoảng 60%; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 90%.\n- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp được thu gom và xử lý đạt 90%; chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.\n- Tỷ lệ các tuyến đường chính được chiếu sáng tại các đô thị đạt 90%; tỷ lệ chiếu sáng ngõ hẻm đạt 75%.\n- Đất cây xanh tại các đô thị đạt 12m2/người với đô thị loại II; 15m2/người với đô thị loại III, IV; 6m2/người với đô thị loại V. Đất xây xanh công cộng khu vực nội thị đạt 4-6 m2/người.\n3.Danh mục, lộ trình và kế hoạch nâng loại đô thị tỉnh Yên Bái:\na) Năm 2020:\n- Hoàn thành phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Yên Bái, khắc phục tiêu chí chưa đạt của đô thị loại II và khắc phục các tiêu chí chưa đạt của đô thị loại III đối với thị xã Nghĩa Lộ.\nb) Giai đoạn 2021-2025:\n- Lập đề án nâng cấp thành phố Yên Bái là đô thị loại II; thị xã Nghĩa Lộ là đô thị loại III; thị trấn Mậu A, thị trấn Cổ Phúc và thị trấn Yên Bình là đô thị loại IV.\n- Lập điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Mậu A, thị trấn Yên Thế.\n- Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Mù Cang Chải, đáp ứng tiêu chí về quy mô dân số, hướng đến việc khắc phục các tiêu chí, tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại V.\n- Đối với các đô thị mới: Lập đồ án quy hoạch xây dựng và đề án công nhận 10 đô thị mới, bao gồm: Hưng Khánh, Báo Đáp, huyện Trấn Yên; An Thịnh, An Bình (Trái Hút) huyện Văn Yên; Khánh Hòa, huyện Lục Yên; Cảm Ân, Cảm Nhân, huyện Yên Bình và Tân Thịnh, Tú Lệ, Cát Thịnh, huyện Văn Chấn đạt tiêu chí đô thị loại V.\nc) Giai đoạn 2026-2030:\n- Tiếp tục khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt điểm tối đa của đô thị loại II đối với thành phố Yên Bái và tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại III đối với thị xã Nghĩa Lộ.\n- Lập đề án công nhận thị trấn Yên Thế là đô thị loại IV.\n- Lập đồ án quy hoạch xây dựng và đề án công nhận 04 đô thị mới, bao gồm: Gia Hội, huyện Văn Chấn; Vân Hội, huyện Trấn Yên; Xuân Ái, huyện Văn Yên; Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đạt tiêu chí đô thị loại V.\nd) Lộ trình nâng loại đô thị theo từng giai đoạn: Như phụ lục kèm theo.",
"Khoản 3 Điều 1 Quyết định 1720/QĐ-UBND năm 2014 Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hưng Đạo Tứ Kỳ Hải Dương\nTính chất, mục tiêu quy hoạch\n3.1. Tính chất\n- Quy hoạch xây dựng xã Hưng Đạo theo tiêu chí của đô thị loại V đồng bằng, định hướng đến năm 2016 đủ tiêu chuẩn nâng cấp lên thị trấn.\n- Quy hoạch đô thị Hưng Đạo là trung tâm chuyên ngành cấp huyện, trung tâm tổng hợp cấp tiểu vùng và là đô thị thuộc huyện. Định hướng phát triển thị trấn Hưng Đạo là trung tâm kinh tế xã hội trọng điểm cấp huyện, tập trung phát triển công nghiệp - dịch vụ.\n3.2. Mục tiêu\n- Quy hoạch chung xây dựng xã Hưng Đạo định hướng phát triển lên đô thị loại V, thành lập thị trấn Hưng Đạo; Quy hoạch là đô thị trung tâm kinh tế xã hội trọng điểm trong vùng huyện thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội chung của huyện Tứ Kỳ.\n- Cụ thể hoá định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tứ Kỳ cũng như của tỉnh Hải Dương, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mới, tạo đà thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực, tăng trưởng kinh tế, xây dựng một đô thị bền vững.\n- Định hướng năm 2015 là đô thị loại V, tính toán chỉ tiêu quy hoạch theo cấp đô thị loại V.\n- Tạo cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch và hình thành, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng."
] |
Nội dung thuyết minh trong hồ sơ đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn và đô thị mới loại V? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 8 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThuyết minh bao gồm các nội dung:\na) Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt về phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật; so sánh, đối chiếu với định hướng và chỉ tiêu tại quy hoạch đã được phê duyệt (nếu có); đánh giá hiện trạng đô thị theo các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị. Đánh giá hiện trạng các chương trình, dự án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn. Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết.\nb) Xác định mục tiêu, tính chất và động lực phát triển của đô thị.\nc) Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đối với đô thị và từng khu vực chức năng.\n- Đánh giá, dự báo các tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; quy hoạch tính, quy hoạch huyện và quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành (nếu có) đã được phê duyệt đến định hướng phát triển của đô thị. Dự báo các chỉ tiêu phát triển: quy mô dân số, đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đối với đô thị và các khu vực chức năng của đô thị.\nd) Định hướng phát triển không gian đô thị: Nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.\nđ) Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch. Xác định quy mô các chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.\ne) Thiết kế đô thị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.\ng) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: Giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang theo nội dung quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.\nh) Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.\ni) Đề xuất chương trình, dự án ưu tiên: Luận cứ và xác định chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn quy hoạch; đề xuất, kiến nghị nguồn lực thực hiện.\nThuyết minh đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn và đô thị mới loại V phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.\nPhụ lục và bản vẽ kèm theo thuyết minh gồm: Các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bảng biểu, số liệu tính toán thể hiện kết quả nêu tại thuyết minh; bản vẽ khổ A3; văn bản pháp lý liên quan."
] | [
"Khoản 3 Điều 8 Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quản lý chi phí đầu tư xây dựng\nĐịnh mức chi phí tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc trong hoạt động xây dựng bao gồm: định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công và một số định mức chi phí tỷ lệ khác.",
"Khoản 8 Điều 2 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nTrong quá trình thực hiện quan trắc và đánh giá kết quả quan trắc, nếu phát hiện số liệu quan trắc cho thấy công trình có nguy cơ sự cố hoặc có yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng công trình thì nhà thầu thực hiện quan trắc, đánh giá kết quả quan trắc phải báo cáo ngay với chủ đầu tư bằng văn bản để có biện pháp xử lý kịp thời.\"\n6. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 18 như sau:\n“b) Trường hợp kiểm định theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 29, điểm d khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu), chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lựa chọn tổ chức kiểm định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và có ý kiến chấp thuận của cơ quan yêu cầu.”\n7. Thay thế\nPhụ lục V Thông tư số 26/2016/TT-BXD bằng Phụ lục I Thông tư này.\nĐiều 2. Hiệu lực thi hành",
"Khoản 2 Điều 8 Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quản lý chi phí đầu tư xây dựng\nĐịnh mức kinh tế - kỹ thuật là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.\nĐịnh mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm: định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng, lắp đặt, khảo sát, sửa chữa, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng và các định mức xây dựng khác.",
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nNhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định của hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu độc lập với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện một số công tác quan trắc trong quá trình thi công xây dựng công trình.",
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 98/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Tuyên Quang đến 2020\nĐịnh hướng phát triển hệ thống mạng lưới đô thị\n5.1. Phát triển đô thị theo 3 vùng kinh tế - xã hội:\na) Vùng núi phía Bắc: Bao gồm các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, lấy thị trấn Na Hang - huyện Na Hang là đô thị trung tâm, đây là vùng có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp nông lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển du lịch sinh thái; phát triển đô thị trên cơ sở lấy thủy điện Tuyên Quang là động lực phát triển.\nb) Vùng trung tâm: Bao gồm thành phố Tuyên Quang và các vùng phụ cận, lấy thành phố Tuyên Quang là đô thị trung tâm, đây là vùng có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng phát triển về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch,... Phát triển đô thị trên cơ sở thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị - Long Bình An, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, đồng thời phát triển các điểm du lịch lịch sử văn hóa, sinh thái, du lịch tâm linh.\nc) Vùng phía Nam: Bao gồm huyện Sơn Dương và một phần của huyện Yên Sơn, lấy thị trấn Sơn Dương là đô thị trung tâm, đây là vùng có tiềm năng về khoáng sản, diện tích đất nông nghiệp lớn và có Khu di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Tân Trào; phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp về khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch của Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Tân Trào.\n5.2. Phát triển hệ thống mạng lưới đô thị:\nPhát triển hệ thống mạng lưới đô thị theo lộ trình giai đoạn đến năm 2020, mạng lưới đô thị tỉnh Tuyên Quang ngắn hạn đến năm 2015 và dài hạn từ năm 2016-2020; giai đoạn ngắn hạn đến năm 2015 ưu tiên phát triển đô thị tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy phát triển các vùng đô thị trong tỉnh. Đầu tư các dự án phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Tiếp tục cải tạo, điều chỉnh quy hoạch các đô thị hiện hữu theo tiêu chí phân loại đô thị; giai đoạn dài hạn từ năm 2016-2020 ưu tiên phát triển đô thị theo mạng lưới đô thị, phát triển đô thị toàn tỉnh theo các trục, chuỗi và chùm đô thị đến năm 2020 như sau:\na) Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2015: gồm có 07 đô thị, trong đó:\n- Giữ nguyên 01 đô thị loại III (thành phố Tuyên Quang); 04 đô thị loại V (thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa; thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên; thị trấn Na Hang, huyện Na Hang; thị trấn Tân Bình, huyện Yên Sơn);\n- Nâng loại 01 đô thị loại IV ( thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương);\n- Hình thành 01 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V (thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn).\nb) Giai đoạn dài hạn từ năm 2016-2020: gồm có 09 đô thị, trong đó:\n- Giữ nguyên 01 đô thị loại IV (thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương); 02 đô thị loại V (thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên; thị trấn Tân Bình, huyện Yên Sơn);\n- Nâng loại 01 đô thị loại II (thành phố Tuyên Quang); 01 đô thị loại IV trực thuộc tỉnh (thị trấn Na Hang); 02 đô thị loại IV (thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa và thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn);\n- Hình thành 01 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V (thị trấn Lâm Bình, huyện Lâm Bình); 01 đô thị định hướng theo tiêu chí đô thị loại V (thị trấn huyện lỵ Na Hang mới).\n5.3. Dự kiến hình thành các đô thị mới:\nPhát triển, hình thành một số đô thị mới loại V tại trung tâm các xã: Thượng Lâm (huyện Lâm Bình); Yên Hoa, Đà Vị (huyện Na Hang); Hòa Phú, Ngọc Hội, Phúc Sơn (huyện Chiêm Hóa); Thái Sơn, Phù Lưu (huyện Hàm Yên); Mỹ Bằng, Xuân Vân, Trung Sơn (huyện Yên Sơn); Sơn Nam, Tân Trào (huyện Sơn Dương); thị trấn tại xã Hồng Lạc là trung tâm huyện lỵ mới.\n5.4. Lộ trình phát triển các đô thị tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020:\n5.4.1. Thành phố Tuyên Quang:\na) Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2015:\nĐiều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang hướng đến đô thị loại I; thực hiện đầu tư một phần các tiêu chí của đô thị loại II.\nb) Giai đoạn dài hạn từ năm 2016-2020:\n- Năm 2016-2017: Hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại II;\n- Năm 2018: Lập đề án đề nghị công nhận thành phố Tuyên Quang là đô thị loại II.\n5.4.2. Thị trấn Na Hang, huyện Na Hang:\na) Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2015:\nĐầu tư phát triển thị trấn Na Hang theo tiêu chí đô thị loại IV.\nb) Giai đoạn dài hạn từ năm 2016-2020:\n- Năm 2016-2017: Hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại IV;\n- Năm 2018: Lập đề án đề nghị công nhận thị trấn Na Hang, huyện Na Hang là đô thị loại IV;\n- Năm 2019: Lập đề án nâng đô thị thị trấn Na Hang lên thị xã.\n5.4.3. Thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương:\nGiai đoạn ngắn hạn đến năm 2015:\n- Điều chỉnh quy hoạch mở rộng thị trấn Sơn Dương theo tiêu chí đô thị loại IV, hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại IV;\n- Năm 2015: lập đề án đề nghị công nhận thị trấn Sơn Dương là đô thị loại IV.\n5.4.4. Thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn:\na) Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2015:\nĐầu tư phát triển thị trấn theo tiêu chí đô thị loại V; lập đề án đề nghị công nhận thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn là đô thị loại V.\nb) Giai đoạn dài hạn từ năm 2016-2020:\n- Năm 2016-2018: Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn theo tiêu chí đô thị loại IV; đầu tư phát triển thị trấn theo tiêu chí đô thị loại IV.\n- Năm 2019: Lập đề án đề nghị công nhận thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn là đô thị loại IV.\n5.4.Thị trấn Lâm Bình, huyện Lâm Bình:\na) Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2015:\nĐầu tư phát triển thị trấn theo tiêu chí đô thị loại V.\nb) Giai đoạn dài hạn từ năm 2016-2020:\n- Năm 2016-2018: Hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại V;\n- Năm 2019: Lập đề án đề nghị công nhận thị trấn Lâm Bình, huyện Lâm Bình là đô thị loại V;\n- Năm 2020: Điều chỉnh quy hoạch mở rộng thị trấn Lâm Bình, huyện Lâm Bình theo tiêu chí đô thị loại IV.\n5.4.6. Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa:\na) Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2015:\nHoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V; điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Vĩnh Lộc hướng đến đô thị loại IV.\nb) Giai đoạn dài hạn từ năm 2016-2020:\n- Năm 2016-2017: Hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại IV.\n- Năm 2018: Lập đề án đề nghị công nhận thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa là đô thị loại IV;\n5.4.7. Thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên:\na) Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2015:\nĐiều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên theo tiêu chí đô thị loại V.\nb) Giai đoạn dài hạn từ năm 2016-2020:\n- Năm 2016-2018: Hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại V.\n- Năm 2019: Điều chỉnh quy hoạch mở rộng thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên theo tiêu chí đô thị loại IV.",
"Khoản 3 Điều 1 Quyết định 2173/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Cần Thơ 2015 2020\nDanh mục, lộ trình và kế hoạch nâng loại hệ thống đô thị:\na) Đô thị lõi (khu vực nội thành bao gồm các quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt):\n- Giai đoạn năm 2017 - 2020: Khắc phục cơ bản các tiêu chí còn thiếu theo tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc Trung ương theo quy định.\n- Sau năm 2020: Xây dựng, phát triển đô thị, hoàn thiện các tiêu chí tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc Trung ương.\n- Lập các Quy hoạch phân khu, Quy hoạch khu chức năng đặc thù, Chương trình phát triển đô thị và Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị trong phạm vi đô thị lõi.\nb) Các thị trấn thuộc huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh:\n- Lập điều chỉnh quy hoạch chung cho 5 đô thị: Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Thạnh An, Vĩnh Thạnh.\n- Lập các đề án nâng loại đô thị trong giai đoạn 2017 - 2020:\n+ Thị trấn Phong Điền mở rộng đạt tiêu chuẩn là đô thị loại IV.\n+ Thị trấn Thới Lai mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.\n+ Thị trấn Cờ Đỏ mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.\n+ Thị trấn Thạnh An mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.\n+ Thị trấn Vĩnh Thạnh mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV trước 2022.\n- Lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị lồng ghép nội dung chương trình phát triển đô thị cho các thị trấn đang là đô thị loại V. Các đô thị loại V sau khi được nâng loại lên đô thị loại IV phải lập các quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị và hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị.\nBảng: Tiến độ nâng loại các đô thị thành phố Cần Thơ đến năm 2030\n\nStt\n\nTên đô thị\n\n2017\n\n2018\n\n2019\n\n2020\n\n2021\n\n2022\n\n2025\n\n2028\n\n2030\n\n1\n\nĐô thị lõi (các quận) - 2020 Đô thị trung tâm - 2030\n\nKhắc phục các tiêu chí còn thiếu và yếu theo tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc Trung ương\n\nHoàn thiện đô thị theo tiêu chuẩn của đô thị loại I trực thuộc Trung ương\n\n2\n\nThị trấn Phong Điền\n\nLoại IV\n\nLoại III\n\nDự kiến thành lập quận\n\nThị trấn Thới Lai\n\nLoại IV\n\nThị trấn Cờ Đỏ\n\nLoại IV\n\nThị trấn Thạnh An\n\nLoại IV\n\nThị trấn Vĩnh Thạnh\n\nLoại IV\n",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 846/QĐ-UBND 2006 hệ thống đô thị khu dân cư nông thôn Bình Định 2020\nQuy hoạch hệ thống các đô thị thuộc tỉnh đến 2020:\n6.1. Hệ thống đô thị thuộc tỉnh: Giai đoạn 2010 toàn tỉnh có 19 đô thị, đến năm 2020 toàn tỉnh có 25 đô thị.\n6.2. Phân loại, phân cấp đô thị:\n- Đô thị cấp vùng là đô thị loại I: Thành phố Quy Nhơn;\n- Đô thị cấp tỉnh là đô thị loại IV: Các thị xã Bình Định, Bồng Sơn, Phú Phong;\n- Đô thị chuyên ngành là đô thị loại IV: Thị xã Cát Tiến;\n- 10 đô thị loại V là thị trấn huyện lỵ: Các thị trấn Ngô Mây, Phù Mỹ, Tam Quan, Nhơn Tân, Tây Bình, Tuy Phước, An Lão, Tăng Bạt Hổ, Vân Canh và Vĩnh Thạnh;\n- 10 đô thị trung tâm tiểu vùng là các thị trấn Gò Bồi, Phước Lộc, Đồng Phó, An Thái, Gò Loi, Xuân Phong, Cát Khánh, An Lương, Bình Dương và Chợ Gồm.\n6.3. Bảng danh mục quy hoạch hệ thống các đô thị tỉnh Bình Định đến 2020:\n\nTT\n\nDanh mục\n\nHiện trạng (2005)\n\nQuy hoạch đến năm 2020\n\nPhân loại đô thị\n\nDân số\n(người)\n\nDT đất XD\n(ha)\n\nPhân loại đô thị\n\nDân số\n(người)\n\nDiện tích đất XD (ha)\n\nTổng dân số toàn tỉnh\n\n1.562.400\n\n1.950.000\n\nTỷ lệ đô thị hóa (%)\n\n25\n\n52\n\nSố lượng đô thị\n\n14\n\n25\n\nQuy mô dân số, đất xây dựng đô thị\n\n392.527\n\n4.743\n\n1.008.000\n\n11.575\n\nA\n\nĐô thị cấp vùng + tỉnh (số lượng)\n\n1\n\n1\n\n1\n\nThành phố Quy Nhơn (Thị trấn Diêu Trì nhập vào nội thành )\n\nII\n\n234.269\n\n3.025\n\nI\n\n520.000\n\n6.000\n\nB\n\nĐô thị cấp tỉnh + chuyên ngành (số lượng)\n\n0\n\n4\n\n2\n\nĐô thị Bình Định\n\nV (t.trấn)\n\n18.022\n\n190\n\nIV\n(thị xã)\n\n100.000\n\n1.000\n\n3\n\nĐô thị Bồng Sơn\n\nV (t.trấn)\n\n20.223\n\n245\n\nIV\n(thị xã)\n\n85.000\n\n800\n\n4\n\nĐô thị Phú Phong\n\nV (t.trấn)\n\n13.930\n\n140\n\nIV\n(thị xã)\n\n50.000\n\n600\n\n5\n\nĐô thị Cát Tiến\n\n(**)\n\n0\n\n0\n\nIV\n(thị xã)\n\n50.000\n\n500\n\nC\n\nĐô thị là thị trấn huyện lỵ (số lượng)\n\n9\n\n10\n\nHuyện Hoài Nhơn\n\nHiện tại huyện lỵ là thị trấn Bồng Sơn, quy hoạch Bồng Sơn là thị xã thuộc tỉnh\n\n6\n\nThị trấn Tam Quan\n\nV\n\n12.349\n\n124\n\nV\n\n20.000\n\n250\n\nHuyện An Lão\n\nHiện tại huyện lỵ chưa đạt tiêu chuẩn là thị trấn\n\n7\n\nThị trấn An Lão (An Trung)\n\n(**)\n\n0\n\n0\n\nV\n\n8.000\n\n120\n\nHuyện Hoài Ân\n\n8\n\nThị trấn Tăng Bạt Hổ\n\nV\n",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 3023/QĐ-UBND 2019 Chương trình phát triển đô thị Nam Định đến 2025\nDanh mục, lộ trình nâng loại đô thị theo giai đoạn\n4.1. Giai đoạn 2020-2025 (Phụ lục 01): Hệ thống đô thị tỉnh Nam Định có 21 đô thị, gồm:\n- Nâng loại đô thị: Nâng cấp đô thị loại IV cho 02 đô thị: Thị trấn Quất Lâm mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV, đô thị Rạng Đông mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV.\n- Thành lập mới 05 đô thị loại V gồm: Đô thị mới phía Tây tỉnh thuộc địa phận 4 xã - huyện Ý Yên (gọi tắt là đô thị mới 4 xã), đô thị Đại Đồng (xã Hồng Thuận) - huyện Giao Thuỷ, đô thị Trung Thành - huyện Vụ Bản, đô thị Xuân Ninh - huyện Xuân Trường, đô thị Đồng Sơn - huyện Nam Trực.\n- Giữ nguyên cấp đô thị đối với 14 đô thị, gồm:\n+ Loại I: Thành phố Nam Định (mở rộng địa giới hành chính, thêm huyện Mỹ Lộc, 5 xã huyện Nam Trực và 3 xã huyện Vụ Bản).\n+ Loại IV: Thị trấn Thịnh Long mở rộng.\n+ Loại V: Gồm các thị trấn: Thị trấn Yên Định, thị trấn Cồn, thị trấn Xuân Trường, thị trấn Ngô Đồng, thị trấn Liễu Đề, thị trấn Quỹ Nhất, thị trấn Cổ Lễ, thị trấn Cát Thành, thị trấn Ninh Cường, thị trấn Nam Giang (mở rộng), thị trấn Gôi, thị trấn Lâm.\n- Lập đề án thành lập thị trấn đối với các khu vực được công nhận đô thị loại V.\n- Tỷ lệ đô thị hóa đạt: 35%.\n4.2. Giai đoạn 2026-2030 (Phụ lục 02): Hệ thống đô thị tỉnh Nam Định có 26 đô thị, gồm:\n- Nâng loại đô thị:\n+ 01 đô thị loại III: Đô thị Thịnh Long + Rạng Đông.\n+ 04 đô thị loại IV, gồm: đô thị thuộc địa phận 4 xã - Ý Yên, thị trấn Cổ Lễ (mở rộng), thị trấn Lâm (mở rộng), thị trấn Xuân Trường (mở rộng).\n- Thành lập mới 06 đô thị loại V gồm các đô thị: Hải Phú, Hải Đông - huyện Hải Hậu; Xuân Hồng - huyện Xuân Trường; Bo Yên Chính - huyện Ý Yên, Trực Nội - huyện Trực Ninh; Nghĩa Minh - huyện Nghĩa Hưng.\n- Giữ nguyên cấp đô thị đối với 15 đô thị, gồm:\n+ Loại I: Thành phố Nam Định.\n+ Loại IV: Thị trấn Quất Lâm.\n+ Loại V: Thị trấn Yên Định (mở rộng), Thị trấn Cồn, thị trấn Xuân Ninh, thị trấn Ngô Đồng, đô thị Đại Đồng, thị trấn Liễu Đề (mở rộng), thị trấn Quỹ Nhất, thị trấn Cát Thành, thị trấn Ninh Cường, thị trấn Nam Giang (mở rộng), thị trấn Gôi, đô thị Trung Thành, đô thị Đồng Sơn.\n- Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 45%."
] |
Nội dung bản vẽ hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nBản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị, thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ hướng phát triển không gian. Bản đồ xác định ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu, thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch."
] | [
"Khoản 3 Điều 9 Thông tư 04/2016/TT-BXD Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng\nViệc thu hồi giải thưởng đã trao tặng được công bố công khai trên các Trang Thông tin điện tử Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Sở Xây dựng các địa phương.",
"Khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nSửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 2, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 2 như sau:\n“b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;\nc) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của từng thành viên trong liên danh;”\nb) Bổ sung khoản 3 như sau:\n“3. Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng có nhiều nhà thầu chính tham gia thi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư có thể tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng với từng nhà thầu chính thi công xây dựng.”",
"Khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nChi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động gồm:\na) Chi phí lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn;\nb) Chi phí huấn luyện an toàn lao động; thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động;\nc) Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;\nd) Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;\nđ) Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;\ne) Chi phí ứng phó sự cố gây mất an toàn lao động, xử lý tình trạng khẩn cấp;\ng) Chi phí cho việc kiểm tra công tác an toàn lao động của cơ quan chuyên môn về xây dựng.",
"Khoản 2 Điều 9 Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quản lý chi phí đầu tư xây dựng\nĐịnh mức chi phí tỷ lệ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.",
"Khoản 8 Điều 1 Quyết định 1528/QĐ-TTg 2021 điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến 2040\nHồ sơ sản phẩm:\nHồ sơ Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành; bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ tỷ lệ 1/10.000 đối với khu vực đô thị trung tâm, tỷ lệ 1/25.000 đối với phạm vi toàn đô thị và tỷ lệ 1/50.000 hoặc tỷ lệ thích hợp đối với các bản vẽ thể hiện nội dung phân tích mối quan hệ vùng, đánh giá môi trường chiến lược và các nội dung khác.",
"Khoản 7 Điều 1 Quyết định 1840/QĐ-UBND 2018 Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Gò Công Tiền Giang\nHồ sơ sản phẩm\nNội dung, thành phần hồ sơ bản vẽ và thuyết minh của đồ án tuân thủ các quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 6365/QĐ-UBND 2013 điều chỉnh quy hoạch Công viên Sài Gòn Safari Củ Chi Hồ Chí Minh\nDanh mục hồ sơ, bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch:\n- Thuyết minh nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu.\n- Thành phần bản vẽ bao gồm:\n+ Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị, tỷ lệ 1/25.000.\n+ Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu, tỷ lệ 1/5.000.\n+ Bản đồ đánh giá hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá quỹ đất xây dựng.\n+ Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh, bản vẽ.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 393/QĐ-UBND 2014 điều chỉnh quy hoạch Khu dân cư 168 Phan Văn Trị Hồ Chí Minh\nDanh mục hồ sơ, bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết:\n- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch.\n- Thành phần bản vẽ bao gồm:\n+ Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị\n(quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Phường 5, quận Gò Vấp;\n+ Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500."
] |
Nội dung thuyết minh bản vẽ hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 9 Thông tư 04/2022/TT-BXD hồ sơ nhiệm vụ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện đô thị mới nhất\nThuyết minh bao gồm các nội dung:\na) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch phân khu; xác định vị trí và luận cứ phạm vi và ranh giới lập quy hoạch phân khu; xác định quy mô diện tích, yêu cầu quản lý, đầu tư phát triển đối với khu vực lập quy hoạch phân khu.\nb) Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng của khu vực lập quy hoạch phân khu. Nêu các định hướng phát triển tại quy hoạch chung đô thị và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đang triển khai có tác động đến phạm vi lập quy hoạch phân khu. Sơ bộ xác định những vấn đề chính cần giải quyết và yêu cầu về việc cụ thể hóa quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.\nc) Xác định sơ bộ về quy mô dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu vực lập quy hoạch.\nd) Yêu cầu đối với công tác điều tra khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng đô thị; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.\nđ) Yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch phân khu.\ne) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch; dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch."
] | [
"Khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nViệc quan trắc xây dựng công trình trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:\na) Thực hiện theo quy định của thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công đã được phê duyệt;\nb) Thực hiện khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình xuất hiện sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc phục vụ việc đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.",
"Khoản 2 Điều 9 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nNguyên tắc xác định chi phí nêu tại khoản 1 Điều này như sau:\na) Các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều này được tính trong chi phí hạng mục chung thuộc chi phí khác của dự toán xây dựng công trình. Chi phí này phải được dự tính trong giá gói thầu, nhà thầu không được giảm bớt chi phí này trong quá trình đấu thầu;\nb) Chi phí quy định tại điểm g khoản 1 Điều này xác định theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.",
"Khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nChi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động gồm:\na) Chi phí lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn;\nb) Chi phí huấn luyện an toàn lao động; thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động;\nc) Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;\nd) Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;\nđ) Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;\ne) Chi phí ứng phó sự cố gây mất an toàn lao động, xử lý tình trạng khẩn cấp;\ng) Chi phí cho việc kiểm tra công tác an toàn lao động của cơ quan chuyên môn về xây dựng.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 5981/QĐ-UBND 2013 quy hoạch Trường đại học Luật Hồ Chí Minh Quận 9 Hồ Chí Minh\nDanh mục hồ sơ, bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết:\n- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết.\n- Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch xây dựng đô thị (hoặc quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chung quận 9.\n- Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch chi tiết (hoặc bản đồ hiện trạng vị trí tỷ lệ 1/500).",
"Khoản 1 Điều 33 Nghị định 37/2010/NĐ-CP lập, thẩm định, phê duyệt quản lý quy hoạch đô thị mới nhất\nHồ sơ trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị, gồm: tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt; thuyết minh nội dung nhiệm vụ; dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ; bản vẽ in màu thu nhỏ; các văn bản pháp lý có liên quan.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 6919/QĐ-UBND 2013 quy hoạch Khu đô thị mới Bình Quới quận Bình Thạnh Hồ Chí Minh\nHồ sơ, bản vẽ trình thẩm định gồm:\n- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.\n- Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung xây dựng quận Bình Thạnh.\n- Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/5000."
] |
Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc quản lý cây xanh đô thị như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 20 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quản lý cây xanh đô thị mới nhất\nTrách nhiệm của các Bộ, ngành\n1. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng\na) Thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị;\nb) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị;\nc) Hướng dẫn lập, quản lý chi phí duy trì cây xanh sử dụng công cộng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;\nd) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên phạm vi toàn quốc.\n2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị"
] | [
"Điều 20 Nghị định 43/2010/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp\nHồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh\n1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;\n2. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các thành viên, cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;\n3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:\na) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;\nb) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.\n4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;\n5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.",
"Điều 64 Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở\nThời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thuê mua, thừa kế nhà ở\n1. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp mua bán nhà ở được tính từ ngày hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp mua bán nhà ở mà bên bán là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên bán bàn giao nhà ở cho bên mua theo thỏa thuận trong hợp đồng.\n2. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp tặng cho nhà ở được tính từ ngày hợp đồng tặng cho nhà ở được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp pháp nhân tặng cho nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở cho bên được tặng cho được tính từ ngày bên tặng cho ký văn bản tặng cho.\n3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp đổi nhà ở được tính từ ngày hợp đồng đổi nhà ở được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp hai bên đổi nhà ở là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với nhà ở nhận đổi là thời điểm bàn giao nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đổi nhà ở.\n4. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp thuê mua nhà ở được tính từ thời điểm bên thuê mua được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở thuê mua theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Nghị định này.\n5. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp thừa kế nhà ở được tính từ thời điểm mở thừa kế. Việc xác định tổ chức, cá nhân thừa kế nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.\n6. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với trường hợp mua nhà ở trả chậm, trả dần được tính từ ngày bên mua thanh toán hết tiền mua nhà ở cho bên bán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.\n",
"Điều 1 Quyết định 18/2006/QĐ-UBND giao nhiệm vụ quản lý cây xanh đô thị\nGiao nhiệm vụ cho Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển cây xanh đô thị.\n1. Giám đốc Sở Xây dựng.\n- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý, khai thác và bảo vệ cây xanh đô thị, tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn toàn tỉnh.\n- Ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý hệ thống cây xanh đô thị.\n- Tổ chức lập và ban hành danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế.\n- Hỗ trợ chính quyền các đô thị kiện toàn bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật và thợ chăm sóc cây xanh.\n- Ban hành mẫu giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh và hướng dẫn thống nhất thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.\n- Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển các loại cây cổ thụ, cây cần bảo tồn.\n2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã.\n- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh trên địa bàn mình quản lý.\n- Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chuyên ngành cây xanh đô thị. Xây dựng kế hoạch phát triển cây xanh đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt.\n- Trên cơ sở các quy định cụ thể của Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng, chỉ đạo trực tiếp và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc thực hiện trồng, duy trì và chăm sóc cây xanh.\n- Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển các cây xanh đô thị (trừ các loại cây nói tại Khoản 1 Điều này).\n+ Cây xanh trồng trên đường, phố, công viên thuộc sở hữu công cộng.\n+ Cây xanh có chiều cao từ 10m và có đường kính từ 30cm trở lên trồng trong các khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.\n- UBND thị xã Kon Tum có trách nhiệm chỉ đạo Công ty Môi trường đô thị xây dựng vườn ươm cây xanh, hoa, cây cảnh để cung cấp đủ cho nhu cầu phát triển cây xanh đô thị toàn tỉnh.\n- Thường xuyên chỉ đạo UBND các phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, giáo dục vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn.",
"Điều 3 Quyết định 13/2012/QĐ-UBND phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh\nTrách nhiệm\n1. Sở Xây dựng\n- Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn, đánh giá về công tác quản lý cây xanh đô thị, hướng dẫn cấp huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;\n- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;\n- Thực hiện việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị theo ủy quyền và tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn Tỉnh.\n2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố\n- Tổ chức lập kế hoạch về đầu tư phát triển cây xanh đô thị hàng năm và giai đoạn 5 năm; khảo sát, thống kê và lập danh mục cây xanh cần được bảo tồn trên địa bàn đô thị thuộc huyện, thành phố gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;\n- Thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;\n- Ban hành các quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ; phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị thuộc phạm vi quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định này;\n- Lựa chọn đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn huyện, thành phố;\n- Thực hiện việc cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh theo phân cấp; tổ chức thống kê hàng năm và lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn được giao quản lý và báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp.\n3. Sở Kế hoạch và Đầu tư\nPhối hợp với Sở Xây dựng nghiên cứu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích, ưu đãi các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển cây xanh đô thị; đầu tư và phát triển vườn ươm, cây xanh đô thị.\n4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn\nPhối hợp đóng búa bài cây, búa kiểm lâm trong việc cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây; phối hợp xác định chủng loại cây trồng; khảo nghiệm, hỗ trợ, phát triển nguồn giống, chủng loại cây xanh nhằm tạo sự đa dạng, phong phú trong hệ thống cây xanh đô thị; hướng dẫn phát triển vườn ươm phục vụ nhu cầu trồng cây xanh đô thị. Khuyến cáo cây cấm trồng và hạn chế trồng trong đô thị.\n5. Sở Giao thông và Vận tải\nPhối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong quản lý và phát triển cây xanh đô thị khi đầu tư các dự án đường giao thông đô thị.\n6. Sở Tài chính\nTheo dõi, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.\n7. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị\n- Thực hiện trồng, chăm sóc và quản lý hệ thống cây xanh đô thị theo hợp đồng đã ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;\n- Thường xuyên kiểm tra, kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan cây xanh đô thị.\n8. Các sở, ngành khác có liên quan\nTheo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Xây dựng để triển khai thực hiện.",
"Điều 4 Quyết định 22/2011/QĐ-UBND phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng\n1. Quy định về phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.\n2. Các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đăk Nông phải thực hiện theo Quy định này.\nĐiều 2. Nguyên tắc chung quản lý cây xanh đô thị\n1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tất cả các loại cây xanh đô thị đều được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý.\n2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng.\n3. Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị.\n4. Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân theo quy hoạch đô thị, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.\n5. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới, khu dân cư mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý cây xanh đô thị.\n6. Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn biết để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép được cơ quan quản lý cây xanh đô thị cấp, trừ trường hợp được miễn giấy phép.\n7. UBND các cấp; các Sở, ban, ngành của tỉnh; các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và trường học tuyên truyền phổ biến, giáo dục, hướng dẫn người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật liên quan về quản lý cây xanh đô thị.\nĐiều 3. Các hành vi bị cấm\n1. Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng; trồng các loại cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.\n2. Tự ý trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, nút giao thông đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch và các đường hiện trạng đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ; các khu vực sở hữu công cộng.\n3. Tự ý chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành, đào gốc, chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.\n4. Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, lột vỏ thân cây; đổ rác, chất độc hại và vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; phóng uế, đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây.\n5. Treo, gắn biển quảng cáo, biển hiệu và các vật dụng khác trên cây; giăng dây, giăng đèn trang trí vào cây xanh khi chưa được phép.\n6. Lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất cây xanh hiện có hoặc đã được xác định trong quy hoạch đô thị và ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định.\n7. Các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý cây xanh đô thị không thực hiện đúng các quy định về quản lý cây xanh đô thị.\n8. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.\nĐiều 4. Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị\n1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:\na) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;\nb) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;\nc) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.\n2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:\na) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;\nb) Cây bóng mát trên đường phố;\nc) Cây bóng mát, cây bảo tồn, cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình."
] |
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện trong việc quản lý cây xanh đô thị là gì? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 21 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quản lý cây xanh đô thị mới nhất\nTrách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh\n1. Thống nhất quản lý cây xanh các đô thị trên địa bàn tỉnh. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.\n2. Ban hành hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.\n3. Căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Chính phủ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:\na) Tổ chức chỉ đạo việc lập và phê duyệt kế hoạch hàng năm, 5 năm về đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị;\nb) Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa;\nc) Quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng có nguồn lợi thu được.\n4. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị."
] | [
"Điều 21 Nghị định 100/2010/NĐ-CP công báo\nTrách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh\nỦy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm để hoạt động đăng văn bản trên Công báo cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu thông tin pháp luật, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương; quyết định kinh phí cho hoạt động xuất bản Công báo cấp tỉnh trên cơ sở dự toán kinh phí được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; quy định giá bán Công báo cấp tỉnh trên cơ sở định mức giá do Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính hướng dẫn; quyết định cấp phát Công báo cấp tỉnh miễn phí; kiểm tra hoạt động xuất bản, phát hành Công báo ở địa phương; tổ chức chỉ đạo việc quản lý, sử dụng, khai thác Công báo cấp phát miễn phí của địa phương.\n",
"Điều 21 Nghị định 64-CP Điều lệ ngân sách xã\n– Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ chung của cấp trên và tình hình đặc điểm của xã, Ủy ban hành chính xã lập dự án ngân sách xã, trình bày rõ từng phần thu, chi và đưa trình Hội đồng nhân dân xã xét, phê chuẩn.\nDự án ngân sách xã phải lập theo đúng mục lục ngân sách và các mẫu biểu do Bộ Tài chính quy định; nội dung của ngân sách phản ánh rõ mọi công việc mà xã phải thực hiện trong năm.\nChỉ sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, dự án ngân sách xã mới trở thành ngân sách chính thức.",
"Điều 64 Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở\nThời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thuê mua, thừa kế nhà ở\n1. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp mua bán nhà ở được tính từ ngày hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp mua bán nhà ở mà bên bán là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên bán bàn giao nhà ở cho bên mua theo thỏa thuận trong hợp đồng.\n2. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp tặng cho nhà ở được tính từ ngày hợp đồng tặng cho nhà ở được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp pháp nhân tặng cho nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở cho bên được tặng cho được tính từ ngày bên tặng cho ký văn bản tặng cho.\n3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp đổi nhà ở được tính từ ngày hợp đồng đổi nhà ở được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp hai bên đổi nhà ở là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với nhà ở nhận đổi là thời điểm bàn giao nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đổi nhà ở.\n4. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp thuê mua nhà ở được tính từ thời điểm bên thuê mua được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở thuê mua theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Nghị định này.\n5. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp thừa kế nhà ở được tính từ thời điểm mở thừa kế. Việc xác định tổ chức, cá nhân thừa kế nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.\n6. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với trường hợp mua nhà ở trả chậm, trả dần được tính từ ngày bên mua thanh toán hết tiền mua nhà ở cho bên bán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.\n",
"Điều 21 Nghị định 64/2002/NĐ-CP chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần\nSử dụng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp\nKết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo các quy định tại Nghị định này là cơ sở để xác định cơ cấu cổ phần bán lần đầu, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp, người sản xuất và cung cấp nguyên liệu, xác định mức giá \"sàn\" để tổ chức bán cổ phần cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.\n",
"Điều 21 Quyết định 46/2007/QĐ-UBND quản lý cây xanh đô thị\nUỷ ban nhân dân cấp huyện:\n1. Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh;\n2. Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chuyên ngành cây xanh, kế hoạch phát triển cây xanh đô thị theo thẩm quyền phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được duyệt;\n3. Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn, quản lý đảm bảo tỷ lệ cây xanh theo đúng hồ sơ được phê duyệt. Lập biên bản xử lý hành vi phạm, xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử phạt;\n4. Quản lý địa bàn, không để tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép các vị trí được quy hoạch bố trí cây xanh đô thị;\n5. Tuyên truyền, giáo dục vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ , chăm sóc và phát triển cây xanh trên địa bàn;\n6. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã hỗ trợ cơ quan trực tiếp quản lý cây xanh trong công tác bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý;\n7. Đối với các huyện chưa có đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý cây xanh thì tiến hành lựa chọn, ký kết hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành thực hiện việc trồng, duy trì và chăm sóc cây xanh;\n8. Khảo sát, lập kế hoạch chăm sóc đặc biệt đối với cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn, cây xanh mang đặc trưng của tỉnh, của vùng địa lý, cây xanh trên đường phố có chiều cao từ 15m trở lên. Tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ thường xuyên hệ thống cây xanh đường phố;\n9. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn lập hồ sơ quản lý cây xanh đô thị;\n10. Định kỳ hàng năm lập báo cáo tình hình quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn về Sở Xây dựng.",
"Điều 4 Thông tư 02/2019/TT-BXD hướng dẫn chi tiết về chế độ báo cáo định kỳ\nBáo cáo tình hình quản lý cây xanh đô thị\nChế độ báo cáo tình hình quản lý cây xanh đô thị quy định tại khoản 5 Điều 22, khoản 4 Điều 23 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về Quản lý cây xanh đô thị thực hiện như sau:\n1. Chậm nhất vào ngày 16 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Sở Xây dựng về tình hình quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý; chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm, Sở Xây dựng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng về tình hình quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.\n2. Nội dung báo cáo theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.",
"Điều 1 Quyết định 18/2011/QĐ-UBND thẩm quyền quản lý nhà nước cây xanh đô thị\nQuy định thẩm quyền quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như sau:\n1. Sở Xây dựng:\na) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh;\nb) Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý công viên, cây xanh đô thị, lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;\nc) Xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;\nd) Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý công viên cây xanh, cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.\n2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:\na) Tổ chức thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn;\nb) Ban hành các quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn được giao quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định này;\nc) Ban hành danh mục cây bảo tồn, cây trồng hạn chế và cây cấm trồng trên địa bàn;\nd) Tổ chức cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trên địa bàn theo đúng quy định;\nđ) Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn;\ne) Tổ chức chỉ đạo việc thống kê hàng năm và lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn được giao quản lý và báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp.",
"Điều 1 Quyết định 24/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2016/QĐ-UBND quản lý cây đô thị Đà Nẵng\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng\n1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:\n“Điều 3. Giải thích từ ngữ\nCác từ ngữ, khái niệm về lĩnh vực cây xanh đô thị trong Quy định này được hiểu theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về Quản lý cây xanh đô thị”.\n2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:\n“Điều 6. Tổ chức và phân cấp quản lý cây xanh đô thị\n1. Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố, có phân công, phân cấp quản lý theo quy định.\n2. Sở Xây dựng có trách nhiệm:\na) Là cơ quan chuyên môn, tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố;\nb) Hướng dẫn các đơn vị về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và phát triển cây xanh đô thị;\nc) Tổ chức duy trì thường xuyên, cấp phép đối với cây xanh trên các tuyến đường có bề rộng mặt đường > 7,5m; cây xanh trong đất cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị theo quy hoạch chung được duyệt, trừ các công viên cây xanh đã giao cho UBND các quận, huyện quản lý.\n3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm:\na) Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị trên địa bàn hành chính;\nb) Tổ chức duy trì thường xuyên, cấp phép đối với: cây xanh trên các tuyến đường có bề rộng mặt đường ≤ 7,5m; cây xanh trong các công viên cây xanh công cộng trên địa bàn được giao quản lý.\n4. Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng quản lý cây xanh đô thị thuộc phạm vi quản lý theo quy chế hoạt động của đơn vị và các quy định của Nhà nước.\n5. Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng thực hiện công tác quản lý đối với cây xanh đô thị tại các công viên, khu vực cảnh quan phục vụ du lịch ven biển được giao quản lý.\n6. Các tổ chức, cá nhân tự quản lý cây xanh trong phạm vi công trình, khu vực do mình quản lý.”.\n3. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 7 như sau:\n“8. Cấp các loại Giấy phép cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố theo phân cấp.”.\n4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 như sau:\n“3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định này để nhân dân biết và thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh đô thị; việc cấp phép và giám sát việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhanh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng được phân cấp quản lý theo quy định.”.\n5. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:\n“Điều 11. Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng\n1. Tổ chức quản lý cây xanh đô thị thuộc phạm vi do đơn vị quản lý.\n2. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ cây xanh theo đúng quy định.”.\n6. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:\n“Điều 17. Nghiệm thu, bàn giao và duy trì công trình cây xanh công cộng\n1. Công trình cây xanh công cộng sau khi thi công xong phải được nghiệm thu hoàn thành công trình, bàn giao cho cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp.\n2. Công tác duy trì cây xanh công cộng thực hiện theo quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên (xem Phụ lục - [7]).\n3. Cây xanh công cộng do tổ chức, cá nhân tự trồng phải được cơ quan nhà nước quản lý, thực hiện duy trì thường xuyên; đồng thời thông báo kế hoạch thực hiện cho tổ chức, cá nhân biết. Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý cho thực hiện việc quản lý, duy trì và bảo vệ cây xanh nêu trên thì cơ quan quản lý, đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh phải tiến hành lập biên bản hiện trường, làm cơ sở để xử lý các vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý sau này.”.\n7. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:\n“Điều 18. Những hành vi bị cấm\nNhững hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 7 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Quản lý cây xanh đô thị.”.\n8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 như sau:\n“Điều 26. Trình tự và thủ tục cấp phép cây xanh công cộng\n1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng trong việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng được quy định tại khoản 1 Điều 23 Quy định này thực hiện trình tự, thủ tục xin cấp phép theo Thủ tục hành chính được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.\n9. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:\n“Điều 29. Trách nhiệm xây dựng, cập nhật dữ liệu cây xanh đô thị\n1. Sở Xây dựng chủ trì, tổng hợp dữ liệu cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng định kỳ hàng năm.\n2. UBND các quận, huyện, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, Công ty Công viên - Cây xanh Đà Nẵng và các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng và cập nhật dữ liệu cây xanh đô thị trên phạm vi, địa bàn quản lý theo phân cấp, gửi báo cáo hiện trạng cây xanh đô thị hàng năm về Sở Xây dựng để tổng hợp, theo dõi.”."
] |
Trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý cây xanh đô thị ra sao? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 23 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quản lý cây xanh đô thị mới nhất\nTrách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương\n1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn.\n2. Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị, lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.\n3. Xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.\n4. Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng."
] | [
"Điều 23 Nghị định 64/2002/NĐ-CP chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần\nXác định cơ cấu cổ phần lần đầu\nCơ cấu cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định theo thứ tự như sau:\n1. Giữ lại số lượng cổ phần của Nhà nước ở những doanh nghiệp thuộc đối tượng mà Nhà nước cần nắm giữ cổ phần.\n2. Dành cổ phần để bán theo giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 27 Nghị định này.\n3. Dành cổ phần để bán theo giá ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu ở những doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.\n4. Dành tối thiểu 30% số cổ phần còn lại (nếu có) để bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp, trong đó ưu tiên bán cho nhà đầu tư có tiềm năng về công nghệ, thị trường, vốn và kinh nghiệm quản lý.\n",
"Điều 23 Nghị định 100/2010/NĐ-CP công báo\nTrách nhiệm thi hành\nCác Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.",
"Điều 1 Quyết định 38/2012/QĐ-UBND phân công phân cấp thực hiện quản lý cây xanh đô thị\nPhân công, phân cấp thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:\n1. Trách nhiệm của Sở Xây dựng: Chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.\n2. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố:\n- Chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP.\n- Tổ chức cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý.\n3. Trách nhiệm của đơn vị được giao trực tiếp quản lý cây xanh đô thị:\n- Thực hiện đầy đủ việc trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ, khai thác hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn ươm; cắt tỉa, chặt hạ cây để phòng chống bão. Có giải pháp xử lý kịp thời cây nguy hiểm, tuân thủ quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn, chất lượng.\n- Lập hồ sơ quản lý hệ thống cây xanh trong công viên, vườn hoa, dải phân cách; hồ sơ lý lịch quản lý và kế hoạch chăm sóc đặc biệt đối với cây quý hiếm, cây cổ thụ, cây bảo tồn.\n- Xây dựng kế hoạch, phương án thiết kế, trang trí đô thị trong các dịp lễ, tết hoặc đột xuất theo yêu cầu, trình UBND các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.\n- Ban hành nội quy bảo vệ công viên, vườn hoa, vườn ươm, cây xanh công cộng và tổ chức thực hiện. Chỉ đạo, tổ chức lực lượng của đơn vị tuần tra bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa trong phạm vi được giao quản lý, không để xảy ra vi phạm.\n- Thống kê hàng năm hoặc đột xuất về dữ liệu cây xanh đô thị được giao quản lý, báo cáo UBND các huyện, thị xã, thành phố và Sở Xây dựng theo quy định.\n4. Trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án có cây xanh sử dụng công cộng đô thị: Chịu trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh theo quy định đến khi bàn giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý.\n5. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan: Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện, phối hợp thực hiện các phần việc có liên quan trong công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.",
"Điều 6 Thông tư 20/2009/TT-BXD sửa đổi 20/2005/TT-BXD quản lý cây xanh đô thị mới nhất\nSửa đổi mục II phần III như sau:\n\"II. Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương\nSở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn: ...\"",
"Điều 2 Quyết định 14/2007/QĐ-BXD Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị\n“Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị” này áp dụng thống nhất trong cả nước và là cơ sở để xác định giá dự toán dịch vụ công ích đô thị đối với công tác duy trì cây xanh đô thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương."
] |
Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị được quy định như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 3 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quản lý cây xanh đô thị mới nhất\nNguyên tắc quản lý cây xanh đô thị\n1. Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật.\n2. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.\n3. Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị.\n4. Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.\n5. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n6. Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo Điều 14 của Nghị định này."
] | [
"Điều 6 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quản lý cây xanh đô thị mới nhất\nTuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý cây xanh đô thị\nCác Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và trường học tuyên truyền phổ biến, giáo dục, hướng dẫn người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật liên quan về quản lý cây xanh đô thị.",
"Điều 5 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quản lý cây xanh đô thị mới nhất\nTiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về cây xanh đô thị\n1. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm áp dụng tiêu chuẩn và tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến cây xanh đô thị do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.\n2. Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh đô thị.",
"Điều 3 Nghị định 13/2002/NĐ-CP sửa đổi NĐ 64/1998/NĐ-CP\nĐiều 12.\nNhững người sau đây phải kê khai tài sản:\n1. Cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức (Quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức).\n2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và chuyên môn kỹ thuật trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.\n3. Những người được bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ theo nhiệm kỳ, những người được tuyển dụng vào các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.\n4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước, gồm: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Giám đốc, Phó Giám đốc; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng Quản trị, Kế toán trưởng, thành viên Ban Kiểm soát, Trưởng, Phó các Phòng, Ban nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước; những người được Nhà nước cử giữ chức vụ kể trên trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.\n5. Cán bộ xã, phường, thị trấn gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên ủy ban nhân dân và các chức danh chuyên môn.\n\n3. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:",
"Điều 1 Quyết định 38/2012/QĐ-UBND phân công phân cấp thực hiện quản lý cây xanh đô thị\nPhân công, phân cấp thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:\n1. Trách nhiệm của Sở Xây dựng: Chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.\n2. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố:\n- Chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP.\n- Tổ chức cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý.\n3. Trách nhiệm của đơn vị được giao trực tiếp quản lý cây xanh đô thị:\n- Thực hiện đầy đủ việc trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ, khai thác hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn ươm; cắt tỉa, chặt hạ cây để phòng chống bão. Có giải pháp xử lý kịp thời cây nguy hiểm, tuân thủ quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn, chất lượng.\n- Lập hồ sơ quản lý hệ thống cây xanh trong công viên, vườn hoa, dải phân cách; hồ sơ lý lịch quản lý và kế hoạch chăm sóc đặc biệt đối với cây quý hiếm, cây cổ thụ, cây bảo tồn.\n- Xây dựng kế hoạch, phương án thiết kế, trang trí đô thị trong các dịp lễ, tết hoặc đột xuất theo yêu cầu, trình UBND các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.\n- Ban hành nội quy bảo vệ công viên, vườn hoa, vườn ươm, cây xanh công cộng và tổ chức thực hiện. Chỉ đạo, tổ chức lực lượng của đơn vị tuần tra bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa trong phạm vi được giao quản lý, không để xảy ra vi phạm.\n- Thống kê hàng năm hoặc đột xuất về dữ liệu cây xanh đô thị được giao quản lý, báo cáo UBND các huyện, thị xã, thành phố và Sở Xây dựng theo quy định.\n4. Trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án có cây xanh sử dụng công cộng đô thị: Chịu trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh theo quy định đến khi bàn giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý.\n5. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan: Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện, phối hợp thực hiện các phần việc có liên quan trong công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.",
"Điều 4 Quyết định 22/2011/QĐ-UBND phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng\n1. Quy định về phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.\n2. Các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đăk Nông phải thực hiện theo Quy định này.\nĐiều 2. Nguyên tắc chung quản lý cây xanh đô thị\n1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tất cả các loại cây xanh đô thị đều được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý.\n2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng.\n3. Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị.\n4. Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân theo quy hoạch đô thị, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.\n5. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới, khu dân cư mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý cây xanh đô thị.\n6. Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn biết để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép được cơ quan quản lý cây xanh đô thị cấp, trừ trường hợp được miễn giấy phép.\n7. UBND các cấp; các Sở, ban, ngành của tỉnh; các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và trường học tuyên truyền phổ biến, giáo dục, hướng dẫn người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật liên quan về quản lý cây xanh đô thị.\nĐiều 3. Các hành vi bị cấm\n1. Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng; trồng các loại cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.\n2. Tự ý trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, nút giao thông đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch và các đường hiện trạng đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ; các khu vực sở hữu công cộng.\n3. Tự ý chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành, đào gốc, chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.\n4. Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, lột vỏ thân cây; đổ rác, chất độc hại và vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; phóng uế, đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây.\n5. Treo, gắn biển quảng cáo, biển hiệu và các vật dụng khác trên cây; giăng dây, giăng đèn trang trí vào cây xanh khi chưa được phép.\n6. Lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất cây xanh hiện có hoặc đã được xác định trong quy hoạch đô thị và ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định.\n7. Các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý cây xanh đô thị không thực hiện đúng các quy định về quản lý cây xanh đô thị.\n8. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.\nĐiều 4. Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị\n1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:\na) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;\nb) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;\nc) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.\n2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:\na) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;\nb) Cây bóng mát trên đường phố;\nc) Cây bóng mát, cây bảo tồn, cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.",
"Điều 1 Quyết định 654/QĐ-UBND 2023 danh mục cây cấm trồng tại đô thị Quảng Ngãi\nBan hành kèm theo Quyết định này danh mục cây khuyến khích trồng, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế tại đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:\n1. Phạm vi áp dụng:\n- Danh mục cây khuyến khích trồng, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế áp dụng trong việc lập, thẩm định quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, hồ sơ thiết kế hạng mục trồng cây xanh tại các dự án và để định hướng trong công tác quản lý, trồng mới, thay thế cây xanh công cộng, cũng như thực hiện việc xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.\n- Danh mục này áp dụng đối với các nhóm cây thân gỗ bóng mát và cây bụi thân gỗ; không xem xét đối với cây bụi nhỏ có hoa, cây thân thảo...\n2. Nguyên tắc lựa chọn cây xanh công cộng:\n- Ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng;\n- Đáp ứng yêu cầu về mỹ quan và không gian cảnh quan khu vực công cộng;\n- Đáp ứng yêu cầu về an toàn cho người, phương tiện, công trình; vệ sinh môi trường; hạn chế làm hư hỏng kết cấu các công trình kề cận và công trình hạ tầng kỹ thuật.\n3. Tiêu chí phân chia danh mục cây xanh:\n- Cây xanh trồng gồm các loại cây đáp ứng được phần lớn các nguyên tắc lựa chọn cây xanh công cộng nêu trên; danh mục cây khuyến khích trồng theo Phụ lục I kèm theo Quyết định này.\n- Cây cấm trồng gồm những cây có độc tố, chất gây nghiện, có khả năng gây nguy hiểm tới người, phương tiện và công trình; danh mục cây cấm trồng theo Phụ lục II kèm theo Quyết định này.\n- Cây trồng hạn chế gồm những cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường, cây dễ bị sâu hại hoặc cây có rễ ăn nổi, rễ ngang phát triển mạnh làm hư hại, mất mỹ quan công trình; tuy nhiên có thể phù hợp trồng tại khuôn viên công trình công cộng, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, các công trình công cộng thuộc các khu chức năng do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng; danh mục cây trồng hạn chế theo Phụ lục III kèm theo Quyết định này.\n4. Đối với cây xanh nằm ngoài danh mục hoặc du nhập từ nước ngoài, giao UBND các huyện, thị xã, thành phố trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, có ý kiến trước khi mua trồng.\n5. Đối với cây xanh đã trồng trong đô thị thuộc danh mục cấm trồng hoặc không phù hợp với tính chất, vị trí, đặc điểm cây trồng theo danh mục cây xanh trồng hạn chế thì cơ quan, đơn vị theo phân công phân cấp có trách nhiệm đánh giá, xem xét cây có thuộc loại được bảo tồn không để có biện pháp quản lý phù hợp hoặc lập kế hoạch từng bước thay thế để đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị.",
"Điều 2 Quyết định 25/2014/QĐ-UBND danh mục cây cấm trồng hạn chế trồng đường đô thị Phú Thọ\nCác tổ chức, cá nhân không được phép trồng mới các cây thuộc danh mục cây cấm trồng trên đường đô thị. Đối với các cây xanh thuộc danh mục cây hạn chế trồng khi trồng phải được các cơ quan quản lý cây xanh đô thị cho phép thông qua việc quản lý quy hoạch cây xanh trong đô thị, quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa đô thị.\nCác cơ quan, đơn vị quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm lập kế hoạch thay thế dần những cây hiện có trên đường đô thị thuộc danh mục cây cấm trồng."
] |
Yêu cầu đối với quy hoạch cây xanh đô thị như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 8 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quản lý cây xanh đô thị mới nhất\nYêu cầu đối với quy hoạch cây xanh đô thị\n1. Phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của quy hoạch đô thị và phát triển đô thị.\n2. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tính chất, chức năng, truyền thống, văn hóa và bản sắc của đô thị.\n3. Kết hợp hài hòa với không gian mặt nước, cảnh quan và môi trường; đáp ứng các yêu cầu về quản lý và sử dụng.\n4. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh đô thị."
] | [
"Điều 1 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quản lý cây xanh đô thị mới nhất\nPhạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng\n1. Nghị định này quy định về quản lý cây xanh tại các đô thị trên phạm vi toàn quốc.\n2. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến quản lý cây xanh đô thị trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của Nghị định này.",
"Điều 64 Nghị định 43/2010/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp\nHiệu lực thi hành\n1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2010. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.\n2. Nghị định này thay thế Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.",
"Điều 8 Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP hoá đơn hàng hóa\nTạo hóa đơn đặt in\n1. Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in:\na) Tổ chức kinh doanh; hộ và cá nhân kinh doanh có mã số thuế (không bao gồm hộ, cá nhân nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp) được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.\nb) Cục Thuế tạo hóa đơn đặt in để bán và cấp cho các đối tượng hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Thông tư này.\n2. Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức đảm bảo khi lập hóa đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.\nĐối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in.\nTổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn.\nTrường hợp tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử dụng.\nĐối với hóa đơn do Cục Thuế đặt in, tên Cục Thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn.\n3. In hóa đơn đặt in\na) Hóa đơn đặt in được in theo hợp đồng giữa tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh hoặc Cục Thuế với tổ chức nhận in hóa đơn đủ điều kiện tại điểm a khoản 4 Điều này.\nb) Hợp đồng in hóa đơn được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự. Hợp đồng ghi cụ thể loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hóa đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.\nc) Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn tự in hóa đơn đặt in để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phải có quyết định in hóa đơn của thủ trưởng đơn vị. Quyết định in phải đảm bảo các nội dung quy định như loại hóa đơn, mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hóa đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.\n4. Điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn\na) Điều kiện\nTổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm).\nTrường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp, có giấy phép hoạt động ngành in, có máy móc thiết bị ngành in thì được nhận in hóa đơn đặt in của các tổ chức, cá nhân.\nb) Trách nhiệm\n- In hóa đơn theo đúng hợp đồng in đã ký, không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hóa đơn cho tổ chức in khác thực hiện;\n- Quản lý, bảo quản các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn. Trường hợp muốn sử dụng các bản phim, bản kẽm để in cho các lần sau thì phải niêm phong lưu giữ các bản phim, bản kẽm;\n- Hủy hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt in;\n- Thanh lý hợp đồng in với tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn;\n- Lập báo cáo về việc nhận in hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nội dung báo cáo thể hiện: tên, mã số thuế, địa chỉ tổ chức, cá nhân đặt in; loại, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số lượng hóa đơn đã in (từ số … đến số…) cho từng tổ chức, cá nhân (mẫu số 3.7 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).\nBáo cáo về việc nhận in hóa đơn được lập và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một năm hai lần: lần 1 báo cáo in hóa đơn 6 tháng đầu năm chậm nhất là ngày 20 tháng 7, lần 2 báo cáo in hóa đơn 6 tháng cuối năm chậm nhất là ngày 20 tháng 1 năm sau.\nTrường hợp tổ chức nhận in hóa đơn ngừng hoạt động in hóa đơn thì kỳ báo cáo in hóa đơn cuối cùng bắt đầu từ đầu kỳ báo cáo cuối đến thời điểm tổ chức nhận in ngừng hoạt động in hóa đơn, thời hạn nộp báo cáo về việc nhận in hóa đơn chậm nhất là ngày 20 tháng sau của tháng ngừng hoạt động in hóa đơn.\nTrường hợp tổ chức nhận in hóa đơn mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động in hóa đơn sau khi ngừng hoạt động in thì thời gian báo cáo về việc nhận in hóa đơn đầu tiên tính từ ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu lại hoạt động in đến hết tháng 6 hoặc hết tháng 12 tùy theo thời điểm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động in.\nCơ quan thuế nhận báo cáo và đưa các dữ liệu lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo.",
"Điều 1 Quyết định 24/2023/QĐ-UBND cây trồng cây cấm trồng cây trồng hạn chế tại đô thị Hòa Bình\nBan hành kèm theo Quyết định này “Danh mục cây trồng, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế tại đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, cụ thể như sau:\n1. Danh mục này áp dụng đối với các nhóm cây thân gỗ bóng mát và cây bụi thân gỗ; không xem xét đối với cây bụi nhỏ có hoa, cây thân thảo... Danh mục cây trồng, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế áp dụng trong việc lập, thẩm định quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, hồ sơ thiết kế hạng mục trồng cây xanh tại các dự án đầu tư và để định hướng trong công tác quản lý, trồng mới, thay thế cây xanh công cộng cũng như thực hiện việc xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.\n2. Danh mục cây xanh trồng gồm các loại cây đáp ứng được phần lớn các nguyên tắc lựa chọn cây xanh công cộng; ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng; đáp ứng yêu cầu về mỹ quan và không gian cảnh quan khu vực công cộng; đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông và vệ sinh môi trường; hạn chế làm ảnh hưởng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không; tuân thủ các quy định hiện hành đối với cây xanh trồng tại đô thị và khu chức năng đồng thời phải mang bản sắc địa phương.\n3. Danh mục cây trồng tại đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này, gồm các loại cây đáp ứng được phần lớn các nguyên tắc lựa chọn cây xanh công cộng.\n4. Danh mục cây cấm trồng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này, gồm những cây có độc tố, chất gây nghiện, có khả năng gây nguy hiểm tới người, phương tiện và công trình.\n5. Danh mục cây trồng hạn chế được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định này, gồm những cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường, cây dễ bị sâu hại hoặc cây có rễ ăn nổi, rễ ngang phát triển mạnh làm hư hại, mất mỹ quan công trình; tuy nhiên, có thể phù hợp trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.\n6. Đối với cây xanh nằm ngoài danh mục hoặc du nhập từ nước ngoài cần tham khảo nguồn gốc, xuất xứ và xin ý kiến các cơ quan có chuyên môn, cơ quan quản lý Nhà nước trước khi trồng đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng và cảnh quan đô thị.\n7. Đối với cây xanh đã trồng trong đô thị thuộc danh mục cấm trồng hoặc không phù hợp với tính chất, vị trí, đặc điểm cây trồng theo danh mục cây xanh trồng hạn chế thì cơ quan đơn vị theo phân công phân cấp có trách nhiệm đánh giá, xem xét cây có thuộc loại được bảo tồn không để có biện pháp quản lý phù hợp hoặc lập kế hoạch từng bước thay thế để đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị.",
"Điều 1 Quyết định 27/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý cây xanh đô thị tỉnh Hải Dương\nSửa đổi một số Điều của Quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Hải Dương như sau:\n1. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 như sau:\n“1. UBND cấp huyện xây dựng Đề án, kế hoạch phát triển, thay thế cây xanh đô thị hàng năm và 05 năm trên địa bàn đô thị theo phân cấp quản lý, gửi về Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quyết định phê duyệt.”\n2. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 6 như sau:\n“a) Cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị phải đảm bảo trên 70% các yêu cầu tại Khoản 1, Điều 3 và không thuộc Danh mục cây cấm trồng theo Mục 3 - Phụ lục số I của Quy định này.”\n3. Sửa đổi Điều 15 của Quy định như sau:\n“1. Trường hợp khẩn cấp cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ngay do thiên tai hoặc cây có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm thì tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý cây xanh có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã lập biên bản hiện trường (mẫu theo Phụ lục II của Quy định này); chụp ảnh hiện trạng cây xanh; thực hiện ngay việc chặt hạ, dịch chuyển cây và chậm nhất trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây phải báo cáo UBND cấp huyện.\n2. Trường hợp cây xanh đô thị đã bị gãy đổ thì tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, quản lý có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã lập biên bản hiện trường; chụp ảnh hiện trạng cây xanh; dọn dẹp, giải tỏa mặt bằng và chậm nhất trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi thực hiện việc giải tỏa mặt bằng phải báo cáo UBND cấp huyện.”",
"Điều 14 Thông tư 06/2013/TT-BXD hướng dẫn nội dung Thiết kế đô thị mới nhất\nHệ thống cây xanh mặt nước và quảng trường\n1. Đối với hệ thống cây xanh\na) Thiết kế hệ thống cây xanh phải sử dụng chủng loại cây xanh đô thị, đảm bảo yêu cầu về môi trường và cảnh quan, phù hợp với mặt cắt hè đường và điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khu vực.\nb) Xác định hệ thống cây xanh đường phố, vườn hoa, công viên.\n2. Đối với mặt nước (sông, hồ): phải đề xuất phương án thiết kế trên cơ sở kết hợp giữa mặt nước và hệ thống cây xanh.\n3. Đối với quảng trường: cụ thể hóa trên cơ sở quy hoạch phân khu. Đề xuất phương án kiến trúc khu vực bao quanh quảng trường, với việc sử dụng vật liệu, màu sắc, ánh sáng, cây xanh.",
"Điều 1 Quyết định 28/2016/QĐ-UBND phân công phân cấp quản lý cây xanh đô thị Quảng Ngãi\nPhân công, phân cấp trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như sau:\n1. Sở Xây dựng\na) Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.\nb) Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị, tổng hợp kế hoạch hằng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng của UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi trình UBND tỉnh ban hành.\nc) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng cây xanh, công viên, vườn hoa theo Khoản 7 Điều này.\nd) Xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn trình UBND tỉnh ban hành.\nđ) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố; Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi nghiên cứu, trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa; các quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng có nguồn lợi thu được.\ne) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ, Bộ Xây dựng về quản lý cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh; tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị và định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.\ng) Thẩm định dự án đầu tư, thiết kế dự toán xây dựng của dự án đầu tư xây dựng cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh theo quy định.\n2. UBND các huyện, thành phố\na) Thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn do mình quản lý.\nb) Ban hành các quy định cụ thể về trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trên địa bàn, tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định này.\nc) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa theo khoản 7 Điều này.\nd) Đề xuất kế hoạch đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị hằng năm và 5 năm theo phân cấp trên địa bàn gửi Sở Xây dựng tổng hợp, trình UBND tỉnh ban hành; tổ chức thực hiện kế hoạch.\nđ) Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đối với loại cây cần cấp phép.\ne) Tổ chức bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm về cây xanh đô thị.\ng) Đề xuất các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa; các quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn gửi Sở Xây dựng tổng hợp, trình UBND tỉnh ban hành.\nh) Ban hành danh mục cây bảo tồn, cây trồng hạn chế và cây cấm trồng trên địa bàn.\ni) Lựa chọn đơn vị có đủ nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật chuyên ngành cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý cây xanh trên địa bàn.\nk) Tổ chức chỉ đạo việc thống kê hằng năm và lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn và báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp.\nl) Thẩm định dự án đầu tư, thiết kế dự toán xây dựng các dự án đầu tư xây dựng cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý theo quy định.\n3. Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi\na) Thực hiện quản lý cây xanh đô thị trong phạm vi khu vực do mình quản lý.\nb) Lựa chọn đơn vị có đủ nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật chuyên ngành cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý cây xanh trên địa bàn.\nc) Tổ chức chỉ đạo việc thống kê hằng năm và lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn và báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp.\n4. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị.\n5. Các chủ đầu tư xây dựng công trình có cây xanh sử dụng công cộng đô thị có trách nhiệm bàn giao cho UBND các huyện, thành phố theo đúng thời gian trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi chưa bàn giao phải chịu trách nhiệm quản lý theo đúng các quy định của Chính phủ, của UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi về quản lý cây xanh đô thị.\n6. Nguyên tắc, nội dung quản lý cây xanh đô thị (gồm: quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.\n7. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên, vườn hoa thực hiện theo quy định hiện hành về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị."
] |
Quy định chung về trồng, chăm sóc cây xanh đô thị là gì? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 11 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quản lý cây xanh đô thị mới nhất\nQuy định chung về trồng, chăm sóc cây xanh đô thị\n1. Việc trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.\n2. Việc trồng cây xanh đô thị phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn; cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.\n3. Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.\n4. Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình."
] | [
"Điều 7 Nghị định 64/2016/NĐ-CP sửa đổi 11/2010/NĐ-CP quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất\nĐiều 12g. Thu hồi Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo, thu hồi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ\n1. Thu hồi Giấy chấp thuận đối với một trong các trường hợp sau đây:\na) Cơ sở đào tạo thực hiện đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ không theo chương trình khung do Bộ Giao thông vận tải ban hành;\nb) Cơ sở đào tạo công nhận kết quả thi cho người không tham dự khóa đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;\nc) Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chấp thuận, cơ sở đào tạo không thực hiện đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.\n2. Thu hồi chứng chỉ đối với một trong các trường hợp sau đây:\na) Tẩy, xóa, sửa chữa nội dung chứng chỉ;\nb) Cho thuê, mượn để sử dụng trái quy định;\nc) Phát hiện có sự không trung thực về điều kiện của học viên trong hồ sơ đăng ký học của học viên;\nd) Được cấp trong trường hợp cơ sở đào tạo vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.\n3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chấp thuận, chứng chỉ thực hiện việc thu hồi Giấy chấp thuận, chứng chỉ.\nQuyết định thu hồi Giấy chấp thuận được gửi đến: Cơ sở đào tạo, cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý cơ sở đào tạo (nếu có) và được công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp Giấy chấp thuận.\nQuyết định thu hồi chứng chỉ được gửi đến: Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ, cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý cá nhân bị thu hồi chứng chỉ (nếu có) và được công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp chứng chỉ.\n4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, thông báo về các trường hợp vi phạm.”.\nĐiều 2. Điều khoản chuyển tiếp\n1. Các tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, được tiếp tục kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo thời hạn ghi trên Giấy chấp thuận. Khi hết thời hạn ghi trên Giấy chấp thuận, phải hoàn thiện các điều kiện và thực hiện thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Nghị định này.\n2. Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên chứng chỉ và được cấp đổi, cấp lại theo quy định của Nghị định này.\n3. Bổ sung Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục V, Phụ lục VI và Phụ lục VII kèm theo Nghị định này, vào kèm theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ.\nĐiều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành\n1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.\n2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./",
"Điều 11 Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân mới nhất\nPhạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh\n1. Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 11, Khoản 4 Điều 12, Khoản 4 Điều 13 của Luật Tiếp công dân.\nCông chức kiêm nhiệm tiếp công dân ở cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân.\n2. Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm:\na) Thực hiện việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức mình. Trường hợp vụ việc thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân thì hướng dẫn công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với đại diện cơ quan, tổ chức có trách nhiệm;\nb) Trường hợp vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức thì người tiếp công dân báo cáo với Trưởng Ban Tiếp công dân để có biện pháp phối hợp với người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xem xét, xử lý;\nc) Trường hợp vụ việc đã có văn bản hướng dẫn, trả lời nhưng công dân tiếp tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật;\nd) Từ chối việc tiếp công dân trong trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật Tiếp công dân.",
"Điều 64 Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở\nThời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thuê mua, thừa kế nhà ở\n1. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp mua bán nhà ở được tính từ ngày hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp mua bán nhà ở mà bên bán là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên bán bàn giao nhà ở cho bên mua theo thỏa thuận trong hợp đồng.\n2. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp tặng cho nhà ở được tính từ ngày hợp đồng tặng cho nhà ở được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp pháp nhân tặng cho nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở cho bên được tặng cho được tính từ ngày bên tặng cho ký văn bản tặng cho.\n3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp đổi nhà ở được tính từ ngày hợp đồng đổi nhà ở được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp hai bên đổi nhà ở là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với nhà ở nhận đổi là thời điểm bàn giao nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đổi nhà ở.\n4. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp thuê mua nhà ở được tính từ thời điểm bên thuê mua được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở thuê mua theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Nghị định này.\n5. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp thừa kế nhà ở được tính từ thời điểm mở thừa kế. Việc xác định tổ chức, cá nhân thừa kế nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.\n6. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với trường hợp mua nhà ở trả chậm, trả dần được tính từ ngày bên mua thanh toán hết tiền mua nhà ở cho bên bán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.\n",
"Điều 8 Quyết định 46/2007/QĐ-UBND quản lý cây xanh đô thị\nQuản lý cây xanh trên đường phố:\nCơ quan quản lý cây xanh có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:\n1. Tổ chức trồng mới và bổ sung cây xanh trên đường phố theo quy hoạch được duyệt:\na) Trồng thay thế cây xanh đường phố bị đốn hạ do sâu bệnh không có khả năng điều trị, cây xanh bị chết, cây xanh có nguy cơ ngã đổ;\nb) Trồng cây theo quy hoạch chủng loại cây xanh trồng trên từng tuyến đường phải phù hợp với quy hoạch và phải thoả thuận với Sở Xây dựng;\n2. Bảo quản, chăm sóc cây xanh trên đường phố:\na) Tưới, bón phân, kiểm tra xử lý cây bị sâu bệnh, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt;\nb) Cắt cành, nhánh khô, khống chế chiều cao, chống sửa cây nghiêng, tạo tán cho cây, đảm bảo mỹ thuật và mỹ quan đô thị;\nc) Lập kế hoạch đốn hạ, thay thế các tuyến cây xanh lâu năm già cỗi không còn phát huy được tác dụng và không đảm bảo an toàn cho sinh hoạt đô thị;\nd) Khảo sát, lập phương án, chăm sóc đặc biệt đối với cây cần được bảo tồn, cây mang tính đặc trưng của tỉnh, của vùng địa lý, cây xanh trên đường phố có chiều cao từ 15m trở lên;\ne) Tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ thường xuyên hệ thống cây xanh đường phố.\n3. Phát hiện, lập kế hoạch thực hiện việc đốn hạ cây xanh bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, bị chết, có nguy cơ đổ ngã và cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng và danh mục cây cấm trồng do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành;\n4. Việc bảo quản, chăm sóc, đốn hạ, di dời cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn thực hiện theo Quy định tại Mục 1 Chương II Quy định này.",
"Điều 29 Quyết định 20/2006/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu\nQuản lý cây xanh trồng trên đường phố:\n1. UBND huyện, thị là cơ quan được giao quản lý cây xanh trồng trên đường phố có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:\na, Trồng thay thế cây xanh đường phố bị đốn hạ do sâu bệnh; cây xanh bị chết, có nguy cơ đổ ngã;\nb, Trồng mới cây xanh theo quy hoạch, chủng loại cây xanh trên từng tuyến đường đã được phê duyệt;\nc, Cắt mé cành nhánh, chỉnh sửa, tạo dáng cây bảo đảm mỹ thuật và an toàn cho sinh hoạt đô thị;\nd, Đốn hạ, di dời cây xanh theo kế hoạch được duyệt và trong trường hợp khẩn cấp khi cây có nguy cơ ngã đổ do thiên tai, sâu bệnh, già cỗi,…\nđ, Có trách nhiệm tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ thường xuyên hệ thống cây xanh đường phố.\n2. Cơ quan nhà nước có chức năng là đơn vị trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh trồng trên đường phố theo nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.",
"Điều 3 Quyết định 13/2012/QĐ-UBND phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh\nTrách nhiệm\n1. Sở Xây dựng\n- Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn, đánh giá về công tác quản lý cây xanh đô thị, hướng dẫn cấp huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;\n- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;\n- Thực hiện việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị theo ủy quyền và tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn Tỉnh.\n2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố\n- Tổ chức lập kế hoạch về đầu tư phát triển cây xanh đô thị hàng năm và giai đoạn 5 năm; khảo sát, thống kê và lập danh mục cây xanh cần được bảo tồn trên địa bàn đô thị thuộc huyện, thành phố gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;\n- Thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;\n- Ban hành các quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ; phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị thuộc phạm vi quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định này;\n- Lựa chọn đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn huyện, thành phố;\n- Thực hiện việc cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh theo phân cấp; tổ chức thống kê hàng năm và lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn được giao quản lý và báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp.\n3. Sở Kế hoạch và Đầu tư\nPhối hợp với Sở Xây dựng nghiên cứu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích, ưu đãi các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển cây xanh đô thị; đầu tư và phát triển vườn ươm, cây xanh đô thị.\n4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn\nPhối hợp đóng búa bài cây, búa kiểm lâm trong việc cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây; phối hợp xác định chủng loại cây trồng; khảo nghiệm, hỗ trợ, phát triển nguồn giống, chủng loại cây xanh nhằm tạo sự đa dạng, phong phú trong hệ thống cây xanh đô thị; hướng dẫn phát triển vườn ươm phục vụ nhu cầu trồng cây xanh đô thị. Khuyến cáo cây cấm trồng và hạn chế trồng trong đô thị.\n5. Sở Giao thông và Vận tải\nPhối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong quản lý và phát triển cây xanh đô thị khi đầu tư các dự án đường giao thông đô thị.\n6. Sở Tài chính\nTheo dõi, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.\n7. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị\n- Thực hiện trồng, chăm sóc và quản lý hệ thống cây xanh đô thị theo hợp đồng đã ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;\n- Thường xuyên kiểm tra, kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan cây xanh đô thị.\n8. Các sở, ngành khác có liên quan\nTheo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Xây dựng để triển khai thực hiện."
] |
Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng được quy định như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 16 Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP mới nhất\nChi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng\n1. Chi phí thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP bao gồm:\na) Chi phí kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bao gồm công tác phí theo quy định và chi phí khác phục vụ cho công tác kiểm tra;\nb) Chi phí thuê cá nhân (chuyên gia) do cơ quan chuyên môn về xây dựng mời, bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;\nc) Chi phí thuê tổ chức tham gia thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng.\n2. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng.\n3. Dự toán chi phí quy định tại khoản 1 Điều này được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình; địa điểm xây dựng công trình; thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chi phí quy định tại điểm c khoản 1 Điều này không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.\n4. Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán các chi phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi kết thúc đợt kiểm tra. Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng mời tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra, chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng và thanh toán theo quy định đối với các chi phí nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này."
] | [
"Điều 2 Thông tư 07/2021/TT-BXD sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-BXD mới nhất\nSửa đổi Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 về ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư như sau:\nBãi bỏ điểm e khoản 4 Điều 8 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 về ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.",
"Điều 16 Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP quản lý chất lượng công trình\nKế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng công trình trong giai đoạn thi công xây dựng\nTrước khi thi công xây dựng, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng phải thống nhất các nội dung về hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư và của nhà thầu; kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở chỉ dẫn kỹ thuật và các đề xuất của nhà thầu, bao gồm:\n1. Sơ đồ tổ chức, danh sách các bộ phận, cá nhân của chủ đầu tư và các nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này trong công tác quản lý chất lượng công trình.\n2. Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng.\n3. Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật.\n4. Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình.\n5. Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng, giám sát chế tạo và lắp đặt thiết bị; xác định công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng cần nghiệm thu; các quy định về căn cứ nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, biểu mẫu các biên bản nghiệm thu.\n6. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ trong thi công xây dựng.\n7. Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình; các biểu mẫu kiểm tra; quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; trình tự, thủ tục phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của các bên và quy trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.\n8. Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện tại các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên quan trong thi công xây dựng. Khi chủ đầu tư hoặc nhà thầu là người nước ngoài thì ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ là tiếng Việt Nam và tiếng Anh.\n9. Các nội dung khác có liên quan theo quy định của hợp đồng thi công xây dựng.",
"Điều 2 Thông tư 28/2016/TT-BXD sửa đổi 10/2015/TT-BXD 11/2015/TT-BXD 02/2016/TT-BXD nhà chung cư mới nhất\nSửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 12 năm 2015 quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, Điều hành sàn giao dịch bất động sản; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản như sau:\n1. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi như sau:\n“2. Sở Xây dựng giao hoặc ủy quyền cho một hoặc một số đơn vị sau đây tổ chức kỳ thi (viết tắt là đơn vị tổ chức kỳ thi):\na) Phòng có chức năng quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng;\nb) Cơ sở đào tạo có đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, Điều hành sàn giao dịch bất động sản theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 79/2016/NĐ-CP;\nc) Hiệp hội bất động sản Việt Nam;\nd) Hiệp hội bất động sản các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;\nđ) Hội môi giới bất động sản Việt Nam.”\n2. Điểm b Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi như sau:\n“b) Các ủy viên Hội đồng thi bao gồm: 01 đại diện của phòng có chức năng quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng; 01 đại diện đơn vị tổ chức kỳ thi; một số thành viên khác của Hiệp hội bất động sản, Hội môi giới bất động sản, giảng viên của các cơ sở đào tạo, chuyên gia môi giới bất động sản của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản hoặc các chuyên gia khác do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.”\n3. Điều 19 được sửa đổi như sau:\n“Điều 19. Hướng dẫn về giảng viên, cơ sở đào tạo và chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, Điều hành sàn giao dịch bất động sản\n1. Giảng viên tham gia giảng dạy kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, Điều hành sàn giao dịch bất động sản phải là người đã tốt nghiệp từ trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với nội dung giảng dạy và có kinh nghiệm tối thiểu là 05 năm trong hoạt động quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, đào tạo về lĩnh vực bất động sản hoặc tham gia kinh doanh bất động sản.\nCơ sở đào tạo phải lập danh sách giảng viên và bảng kê khai năng lực kinh nghiệm của giảng viên theo hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 8 và phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư này để theo dõi, quản lý.\n2. Cơ sở đào tạo phải thành lập bộ phận quản lý đào tạo để tổ chức các khóa đào tạo, lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan tới công tác đào tạo; phải ban hành quy chế quản lý đào tạo, trong đó quy định cụ thể Điều kiện tuyển sinh, thời gian mỗi khóa học, số lượng bài giảng, thời lượng tiết học của từng bài giảng (kể cả bài giảng không thuộc chuyên đề bắt buộc theo quy định của Thông tư này), việc kiểm tra cuối khóa học, tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả học tập, Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.\n3. Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, Điều hành sàn giao dịch bất động sản bao gồm phần kiến thức cơ sở và phần kiến thức chuyên môn theo hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.\nThủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào chương trình khung đào tạo được hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này để xây dựng, phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung của giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy.”\n4. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 20. Công khai thông tin về cơ sở đào tạo\n1. Khi đáp ứng đủ Điều kiện được tổ chức đào tạo theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 79/2016/NĐ-CP, cơ sở đào tạo cung cấp thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều này cho Sở Xây dựng nơi đặt trụ sở chính, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản. Sở Xây dựng nơi cơ sở đào tạo đặt trụ sở chính và Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản có trách nhiệm đăng tải công khai các thông tin của cơ sở đào tạo trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý.\n2. Nội dung thông tin cung cấp để đăng tải bao gồm: tên cơ sở đào tạo; họ và tên người đại diện theo pháp Luật; địa chỉ và số điện thoại liên lạc của cơ sở đào tạo.\n3. Khi có thay đổi một trong các thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc khi chấm dứt hoạt động hoặc khi bị giải thể, phá sản, cơ sở đào tạo có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng tải thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này để Điều chỉnh hoặc xóa thông tin”.\n5. Điểm d Khoản 1 Điều 21 được sửa đổi như sau:\n“d) Tổ chức kiểm tra, đánh giá và xếp loại kết quả học tập để cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học cho học viên.\nTrước khi tổ chức kiểm tra cuối khóa, cơ sở đào tạo có trách nhiệm tổ chức cho học viên thực hành tại văn phòng môi giới, sàn giao dịch bất động sản hoặc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đủ thời lượng theo quy định; sau khi thực hành, học viên có trách nhiệm viết bài thu hoạch. Chỉ những học viên tham gia đủ số tiết học theo quy định, tham gia đủ thời gian thực hành và có bài viết thu hoạch mới được kiểm tra cuối khóa; cán bộ chấm bài kiểm tra phải là giảng viên có trong danh sách giảng dạy đã đăng ký với cơ sở đào tạo. Nội dung kiểm tra do cơ sở đào tạo tự biên soạn nhưng phải phù hợp với chương trình đào tạo do thủ trưởng cơ sở đào tạo phê duyệt”.\n6. Điều 24 được sửa đổi như sau:\n“Điều 24. Việc thành lập và công khai thông tin sàn giao dịch bất động sản\n1. Tổ chức, cá nhân thành lập sàn giao dịch bất động sản (viết tắt là sàn) phải đáp ứng đủ Điều kiện theo quy định tại Điều 69 của Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13.\n2. Sau khi thành lập sàn, đơn vị thành lập sàn cung cấp các thông tin của sàn đến Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi sàn hoạt động hoặc Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản. Các Sở Xây dựng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản có trách nhiệm đăng tải công khai các thông tin của sàn do đơn vị thành lập sàn cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý.\n3. Nội dung thông tin cung cấp để đăng tải bao gồm:\na) Tên doanh nghiệp thành lập sàn; họ và tên người đại diện theo pháp Luật của doanh nghiệp; địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp;\nb) Tên sàn; ngày thành lập sàn; địa điểm của sàn; số điện thoại liên lạc của sàn; họ và tên người quản lý Điều hành sàn.\n4. Khi có thay đổi một trong các thông tin quy định tại Khoản 3 Điều này hoặc khi sàn chấm dứt hoạt động hoặc khi bị giải thể, phá sản, đơn vị thành lập sàn có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng tải thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này để Điều chỉnh hoặc xóa thông tin.”\n7. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 29. Tổ chức thực hiện\n1. Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản theo quy định của Thông tư này; trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, quản lý Điều hành sàn giao dịch bất động sản, kiểm tra hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản theo quy định của Thông tư này.\n2. Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thi sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn.”",
"Điều 123 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nNghiệm thu công trình xây dựng\n1. Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:\na) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;\nb) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.\n2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.\n3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.\n4. Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường, công trình sử dụng vốn nhà nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:\na) Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;\nb) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.\n5. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất lượng, nghiệm thu và giải quyết sự cố công trình xây dựng.",
"Điều 4 Quyết định 49/2005/QĐ-BNN định mức dự toán công tác xây dựng thí nghiệm mô hình thuỷ lực công trình\nChánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng công trình, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.\n\nPhạm Gia Khiêm\n(Đã ký)\n\nĐỊNH MỨC\nDỰ TOÁN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THUỶ LỰC CÔNG TRÌNH\n(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2005/QĐ/BNN ngày 27/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)\nPhần 1:\nQUY ĐỊNH CHUNG\n1. Tất cả các công trình xây dựng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng vốn Nhà nước, khi tiến hành công tác thí nghiệm mô hình thủy lực công trình đều phải tuân theo quy định trong tập định mức này. Thời hạn áp dụng kể từ ngày 01/01/2005.\n2. Định mức thí nghiệm mô hình thuỷ lực là căn cứ để tính giá dự toán công tác xây dựng và thí nghiệm mô hình thủy lực công trình (không áp dụng cho các loại mô hình khác). Trước khi ký kết hợp đồng thực hiện thí nghiệm mô hình thuỷ lực công trình các bên phải căn cứ yêu cầu của thiết kế để xác định các nội dung thí nghiệm cho phù hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tránh trùng lặp, lãng phí.\n3. Đối với những nội dung thí nghiệm chưa có trong bảng định mức thì có thể vận dụng những nội dung thí nghiệm đã có mức để tính. Trường hợp không vận dụng được phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.\n4. Định mức dự toán công tác xây dựng và thí nghiệm mô hình thuỷ lực công trình là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công, máy được quy định để hoàn thành toàn bộ các công việc thí nghiệm mô hình: từ khâu nghiên cứu tài liệu, thiết kế bố trí công trình thí nghiệm cho đến khi kết thúc công tác thí nghiệm, phá dỡ, tháo bỏ mô hình công trình. Định mức này là căn cứ để lập dự toán thực hiện công việc thí nghiệm, ký kết hợp đồng thí nghiệm theo yêu cầu thiết kế xây dựng công trình.\n5. Định mức dự toán công tác xây dựng và thí nghiệm thủy lực được xây dựng trên cơ sở các quy trình quy phạm, tiêu chuẩn của ngành, yêu cầu kỹ thuật và quy trình thí nghiệm thuỷ lực, các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước, tình hình chung về trang bị máy móc thiết bị và kết quả nghiên cứu, theo dõi, thống kê thực tế ở các đơn vị làm công tác thí nghiệm thuỷ lực trong những năm qua.\n6. Định mức dự toán thí nghiệm được tính cho một nội dung thí nghiệm có 3 cấp lưu lượng của một phương án, lưu lượng tháo trên mô hình từ Q = 200-300 m3/h, dòng chảy qua công trình là dòng ổn định. Nếu điều kiện thí nghiệm khác với quy định trên, thì định mức trên được điều chỉnh như sau:\n+ Nếu một nội dung phải thí nghiệm với số cấp lưu lượng lớn (hoặc nhỏ) hơn 3, thì cứ tăng thêm (hoặc bớt đi) 1 cấp lưu lượng định mức được cộng thêm (hoặc trừ đi) 20% định mức chi phí.\n+ Nếu lưu lượng tháo trên mô hình Q > 300 m3/h, thì định mức chi phí thí nghiệm bằng định mức chi phí trên nhân với hệ số K =1,05, trường hợp Q < 200 m3/h thì định mức được điều chỉnh với hệ số K = 0,94.\n7. Định mức trên áp dụng cho thí nghiệm trên mô hình tổng thể. Trường hợp thí nghiệm trên mô hình mặt cắt thì định mức được điều chỉnh với hệ số K = 0,7.\n8. Nếu thí nghiệm xác định mực nước khi đã biết trước lưu lượng Q thì định mức được điều chỉnh với hệ số K = 0,5.\n9. Nếu thí nghiệm xác định khả năng tháo qua công trình là tràn tự do không cửa van, thì định mức được điều chỉnh với hệ số K = 0,7.\n10. Định mức thí nghiệm xác định vận tốc dòng chảy áp dụng cho trường hợp số mặt cắt đo trên toàn tuyến ³10, số thủy trực trên một mặt cắt ³3 và số điểm đo trên một thủy trực ³3. Trường hợp chỉ đo vận tốc ở một số điểm trên số mặt cắt ngang thì định mức được điều chỉnh với hệ số K như sau:\n+ Số mặt cắt đo từ 5 đến 9 : K = 0,7\n+ Số mặt cắt đo từ 1 đến 4 : K = 0,5\n+ Đo vận tốc tức thời (mạch động) : K = 1,3\n11. Định mức thí nghiệm đo áp suất dòng chảy áp dụng cho thí nghiệm đo áp suất trung bình tại một số vị trí cần thiết trên công trình. Trường hợp đo áp suất thủy động thì định mức được nhân với hệ số K =1,3.\n12. Trong định mức thí nghiệm nghiên cứu xói lở và nghiên cứu bồi lắng chưa bao gồm chi phí chế tạo vật liệu tương tự, khoản chi phí này được tính riêng theo khối lượng thực tế cần thiết tính cho từng cấp lưu lượng thí nghiệm và được cộng vào chi phí thí nghiệm trên.\n13. Thí nghiệm xác định đường mặt nước hoặc khả năng tháo là 2 nội dung thí nghiệm riêng.\n14. Nếu thí nghiệm với trường hợp dòng không ổn định thì định mức được nhân với hệ số K=1,2.\n15. Trong thí nghiệm đánh giá tiêu năng, nếu chỉ cần lấy số liệu sơ bộ để đánh giá tiêu năng thì định mức thí nghiệm được nhân với hệ số K = 0,6.\n16. Nếu thí nghiệm nhiều nội dung trên một mô hình thì định mức thí nghiệm phải giảm đi một tỷ lệ (t%) như sau:\n+ Khi số nội dung thí nghiệm = 1 ¸ 2 nội dung: t = 0%\n+ Khi số nội dung thí nghiệm = 3 ¸ 6 nội dung: t = 1%\n+ Khi số nội dung thí nghiệm = 7 ¸ 10 nội dung: t = 2%\n+ Khi số nội dung thí nghiệm > 10 nội dung: t = 3%\nPhần 2:\nĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CÔNG TÁC XÔY DỰNG VÀ THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THUỶ LỰC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG\nA- ĐỊNH MỨC GIA CÔNG CHẾ TẠO MÔ HÌNH\nBảng A1\n\nTT\n\nLoại mô hình công trình xây dựng\n\nĐơn vị\n\nĐịnh mức\n\n1\n\nLoại mô hình đập tràn, đập dâng\n\nLần so với chi phí vật liệu gia công chế tạo mô hình\n\n- Đập tràn có cửa\n\n1,0\n\n- Đập tràn không cửa\n\n0,84\n\n- Đập dâng có cửa\n\n1,0\n\n- Đập dâng không cửa\n\n1,0\n\n2\n\nLoại mô hình Xi phông\n\nnt\n\n- Loại hộp\n\n0,975\n\n- Loại tròn\n\n0,94\n\n3\n\nLoại mô hình Tuy nen\n\nnt\n\n0,90\n\n4\n\nLoại mô hình cống, cửa van\n\nnt\n\n- Loại đống mở tự động\n\n1,0\n\n- Loại đóng mở không tự động\n\n1,0\n\n5\n\nLoại mô hình cầu máng\n\nnt\n\n1,0\n\nGhi chú:\nBảng định mức tỷ lệ chi phí gia công chế tạo mô hình công trình xây dựng trên đây tính trong điều kiện mô hình gia công là mô hình theo thiết kế ban đầu và mô hình hoàn thiện, tỷ lệ mô hình l = 25. Nếu các điều kiện khác trên thì điều chỉnh lại như sau:\nNếu l ¹25 thì nhân với hệ số điều chỉnh sau:\nl < 25 : Hệ số K=1,00\nl > 26 ¸ 35 : Hệ số K=1,10\nl > 35 ¸ 50 : Hệ số K=1,25\nl > 50 : Hệ số K=1,40\nNếu gia công mô hình theo phương án sửa đổi, do tận dụng được một phần của mô hình cũ, nên chi phí gia công sẽ giảm nhỏ so với phương án ban đầu, vì vậy trong trường hợp này tỷ lệ chi phí tính bằng 0,7 mức quy định trên, kể cả mô hình mặt cắt.\nB- ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THUỶ LỰC\nI. THÍ NGHIỆM KIỂM NGHIỆM MÔ HÌNH\n1. Mục đích:\nKiểm tra toàn bộ mô hình, nhằm phát hiện sửa chữa các sai sót trước khi đưa mô hình vào sử dụng (đo các kích thước, cao trình, kiểm định thiết bị, kiểm tra chế độ chảy qua công trình ứng với các lưu lượng đặc trưng,...).\n2. Thành phần công việc:\nNghiên cứu tài liệu, vệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, lên ga cắm tuyến các mặt cắt và vạch dấu các vị trí cần đo kiểm tra, tiến hành thí nghiệm theo đúng yêu cầu; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 01\n\nVật liệu\n\nNước\n\nM3\n\n270\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n6,37\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nca\n\n1,8\n\nMáy Thăng bằng\n\nca\n\n1,8\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nca\n\n1,8\n\nMáy khác\n\n%\n\n3\n\nII. THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG MẶT NƯỚC HOẶC KHẢ NીNG THÁO\n1. Mục đích:\na) Thí nghiệm xác định đường mặt nước:\nXác định đường mặt nước theo phương dọc và phương ngang ứng với các lưu lượng tháo qua công trình khác nhau.\nb) Thí nghiệm xác định khả năng tháo:\nXác định khả năng tháo qua công trình như tràn, cống, xi phông,... ứng với các mực nước thượng, hạ lưu công trình đã định.\n2. Thành phần công việc:\nVệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Kiểm tra quan hệ Q~H của máng lường; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, lên ga cắm tuyến các mặt cắt và vạch dấu các vị trí cần đo, kiểm tra cao độ các vị trí cơ bản, kích thước các kết cấu chính, tiến hành thí nghiệm theo 3 cấp lưu lượng, quan sát ghi chép lưu lượng và các diễn biến bất lợi, chỉnh đến khi đạt mực nước yêu cầu; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 02\n\nVật liệu\n\nNước\n\nm3\n\n630\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n17,84\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nca\n\n4,2\n\nMáy Thăng bằng\n\nca\n\n4,2\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nca\n\n4,2\n\nMáy khác\n\n%\n\n5\n\nIII. THÍ NGHIỆM CHẾ ĐỘ THUỶ LỰC\n1. Mục đích:\nXác định các chế độ, hình thức chảy qua công trình, đo vẽ các độ sâu nối tiếp, quan trắc, xác định đánh giá các yếu tố thuỷ lực bất lợi hoặc hợp lý ứng với một cấp lưu lượng qua công trình.\n2. Thành phần công việc:\nVệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Kiểm tra quan hệ Q~H của máng lường; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, lên ga cắm tuyến các mặt cắt và vạch dấu các vị trí cần đo, tiến hành thí nghiệm theo đúng yêu cầu; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 03\n\nVật liệu\n\nNước\n\nm3\n\n675\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n12,76\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nca\n\n4,5\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nca\n\n4,5\n\nMáy khác\n\n%\n\n3\n\nIV. THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU CHỌN TUYẾN CÔNG TRÌNH\n1. Mục đích:\nThí nghiệm để lấy số liệu phục vụ cho việc phân tích, chọn tuyến công trình và xác định các thông số thuỷ lực cần thiết như v, Q,... tương ứng với các trường hợp nghiên cứu, số nội dung thí nghiệm tuỳ theo yêu cầu tuyến và hình thức nối tiếp giữa các công trình.\n2. Thành phần công việc:\nVệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Kiểm tra quan hệ Q~H của máng lường; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, lên ga cắm tuyến các mặt cắt và vạch dấu các vị trí cần đo, tiến hành thí nghiệm theo 3 cấp lưu lượng, đo vận tốc tại một số điểm đặc trưng, đo lưu lượng, đo đạc bình đồ dòng chảy, nghiên cứu phân tích chọn tuyến; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 04\n\nVật liệu\n\nNước\n\nm3\n\n540\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n12,74\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nca\n\n3,6\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nca\n\n3,6\n\nMáy khác\n\n%\n\n5\n\nV. THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH VẬN TỐC DÒNG CHẢY\n1. Mục đích:\nThí nghiệm xác định vận tốc dòng chảy là xác định phân bố chi tiết lưu tốc dòng chảy theo không gian trên toàn tuyến công trình nhằm cung cấp số liệu để kiểm tra lại các tính toán, lựa chọn của thiết kế.\n2. Thành phần công việc:\nVệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Kiểm tra quan hệ Q~H của máng lường; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, lên ga cắm tuyến các mặt cắt và vạch dấu các vị trí cần đo, tiến hành thí nghiệm gồm 3 cấp lưu lượng, đo vận tốc theo yêu cầu thí nghiệm; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 05\n\nVật liệu\n\nNước\n\nm3\n\n675\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n22,30\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nca\n\n4,5\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nca\n\n4,5\n\nMáy khác\n\n%\n\n5\n\nVI. THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT DÒNG CHẢY\n1. Mục đích:\nĐo phân bố áp suất và các trị số áp suất max, min, trung bình của dòng chảy trên công trình như mặt tràn, dốc nước, bể tiêu năng, cửa van,... ứng với các mực nước thượng hạ lưu khác nhau để phục vụ cho việc đưa ra các phương án thay đổi hình dạng, kết cấu công trình cho hợp lý, an toàn.\n2. Thành phần công việc:\nVệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Kiểm tra quan hệ Q~H của máng lường; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, lên ga cắm tuyến các mặt cắt và vạch dấu các vị trí cần đo, tiến hành thí nghiệm theo 3 cấp lưu lượng, đo áp suất tại các điểm đặc trưng theo yêu cầu thí nghiệm; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 06\n\nVật liệu\n\nNước\n\nm3\n\n405\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n10,61\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nCa\n\n2,7\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nCa\n\n2,7\n\nMáy đo áp suất\n\nCa\n\n2,7\n\nMáy khác\n\n%\n\n2\n\nVII. THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TIÊU NĂNG\n1. Mục đích:\nĐánh giá tiêu năng theo phương án thiết kế hoặc theo phương án sửa đổi ứng với các mực nước thượng hạ lưu khác nhau để phục vụ cho việc tìm được dạng tiêu năng, kết cấu tiêu năng hợp lý.\n2. Thành phần công việc:\nVệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Kiểm tra quan hệ Q~H của máng lường; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, lên ga cắm tuyến các mặt cắt và vạch dấu các vị trí cần đo, tiến hành thí nghiệm gồm 3 cấp lưu lượng, đo vận tốc đáy tại các điểm đặc trưng; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 07\n\nVật liệu\n\nNước\n\nM3\n\n405\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n7,65\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nca\n\n2,7\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nca\n\n2,7\n\nMáy đo lưu tốc\n\nca\n\n2,7\n\nMáy khác\n\n%\n\n2\n\nVIII. THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU CHỌN TUYẾN (CHẾ ĐỘ NỐI TIẾP)\n1. Mục đích:\nXác định các hình thức nối tiếp thuỷ lực qua công trình, kiểm tra co hẹp, vận tốc, chiều sâu dòng chảy từ thượng lưu đến hạ lưu công trình, phần cửa vào, cửa ra, công trình tiêu năng của các công trình ứng với các mực nước thượng hạ lưu khác nhau.\n2. Thành phần công việc:\nVệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Kiểm tra quan hệ Q~H của máng lường; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, lên ga cắm tuyến các mặt cắt và vạch dấu các vị trí cần đo, tiến hành thí nghiệm gồm 3 cấp lưu lượng, đo vận tốc tại một số điểm đặc trưng, xác định vị trí mặt cắt co hẹp, chiều cao, chiều dài, vị trí nước nhảy, đo vận tốc đáy tại các điểm đặc trưng; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 08\n\nVật liệu\n\nNước\n\nm3\n\n675\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n15,93\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nca\n\n4,5\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nca\n\n4,5\n\nMáy đo lưu tốc\n\nca\n\n4,5\n\nMáy khác\n\n%\n\n1\n\nIX. THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ XÓI LỞ HẠ LƯU (HAI CHIỀU)\n1.Mục đích:\nXác định các hình thức nối tiếp thuỷ lực qua công trình, kiểm tra co hẹp, vận tốc, chiều sâu dòng chảy từ thượng lưu đến hạ lưu công trình, phần cửa vào, cửa ra, công trình tiêu năng của các công trình ứng với các mực nước thượng hạ lưu khác nhau.\n2. Thành phần công việc:\nVệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Kiểm tra quan hệ Q~H của máng lường; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, lên ga cắm tuyến các mặt cắt và vạch dấu các vị trí cần đo, tiến hành thí nghiệm gồm 3 cấp lưu lượng, đo vận tốc vận tốc đáy tại các điểm đặc trưng, lên địa hình hố xói sau mỗi lưu lượng; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 09\n\nVật liệu\n\nNước\n\nm3\n\n855\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n16,14\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nca\n\n5,7\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nca\n\n5,7\n\nMáy đo lưu tốc\n\nca\n\n5,7\n\nMáy khác\n\n%\n\n2\n\nX. THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ BỒI LẮNG\n1. Mục đích:\nNhằm đánh giá khả năng bồi lắng ở lòng hồ, cửa lấy nước, hạ lưu công trình ứng với các cấp lưu lượng, hàm lượng phù sa khác nhau, nhằm đánh giá khả năng bồi lắng qua công trình, đề xuất các phương án phòng chống bồi lắng thích hợp.\n2. Thành phần công việc:\nVệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Kiểm tra quan hệ Q~H của máng lường; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, lên ga cắm tuyến các mặt cắt và vạch dấu các vị trí cần đo, tiến hành thí nghiệm gồm 3 cấp lưu lượng, đo vận tốc đáy tại các điểm đặc trưng sau mỗi, lên địa hình khu vực bồi lắng; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 10\n\nVật liệu\n\nNước\n\nm3\n\n810\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n19,12\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nca\n\n5,4\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nca\n\n5,4\n\nMáy đo lưu tốc\n\nca\n\n5,4\n\nMáy khác\n\n%\n\n2\n\nXI. THÍ NGHIỆM THAY ĐỔI GÓC QUAY TRỤC CỬA VAN (3 VỊ TRÍ)\n1. Mục đích:\nThí nghiệm nhằm xác định mô men thuỷ động tác động lên cửa van ứng với các góc mở cửa van khác nhau ứng với các mực nước thượng hạ lưu khác nhau (cho một vị trí trục đã định). Qua thí nghiệm rút ra được kết luận khi nào cửa van đóng mở dễ hoặc đóng mở hết (đối với cửa van tự động vùng triều).\n2. Thành phần công việc:\nVệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Kiểm tra quan hệ Q~H của máng lường; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, tiến hành thí nghiệm gồm 3 cấp lưu lượng, xác định lực tác dụng lên cửa van; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 11\n\nVật liệu\n\nNước\n\nm3\n\n405\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n9,56\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nca\n\n2,7\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nca\n\n2,7\n\nMáy đo áp suất\n\nca\n\n2,7\n\nMáy khác\n\n%\n\n2\n\nXII. THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH ĐỘ MỞ CỬA VAN\n1. Mục đích:\nThí nghiệm nhằm xác định quan hệ giữa lưu lượng tháo qua công trình và góc mở trung bình của cửa van, nhằm lấy số liệu phục vụ công tác vận hành.\n2. Thành phần công việc:\nVệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Kiểm tra quan hệ Q~H của máng lường; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, tiến hành thí nghiệm gồm 3 cấp lưu lượng, đo dao động góc mở cửa van, tính toán góc mở trung bình, xác định lưu lượng qua công trình; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 12\n\nVật liệu\n\nNước\n\nm3\n\n225\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n4,25\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nca\n\n1,5\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nca\n\n1,5\n\nMáy khác\n\n%\n\n1\n\nXIII. THÍ NGHIỆM PHỤC VỤ VIỆC LẬP QUY TRÌNH ĐÓNG MỞ\n1. Mục đích:\nNhằm xác định số lượng (với công trình có nhiều cửa) và chế độ mở cửa cống, cửa van đảm bảo có lợi cho việc tiêu năng và sự ổn định, an toàn của công trình ứng với các mực nước thượng hạ lưu khác nhau, nhằm lấy số liệu phục vụ cho việc lập quy trình đóng mở.\n2. Thành phần công việc:\nVệ sinh máng lường, kiểm tra các bộ phận, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; Kiểm tra quan hệ Q~H của máng lường; Xác định sơ bộ Q của trạm động lực để quyết định số máy bơm, tiến hành thí nghiệm gồm 3 cấp lưu lượng, đo vận tốc vận tốc đáy tại các điểm đặc trưng; Thu dọn máy móc, thiết bị; Tập hợp số liệu, viết báo cáo, hoàn chỉnh hồ sơ.\nĐơn vị tính: 01 Nội dung\n\nMã hiệu\n\nThành phần hao phí\n\nĐơn vị\n\nSố lượng\n\nTL 13\n\nVật liệu\n\nNước\n\nm3\n\n450\n\nNhân công\n\nNghiên cứu viên chính: 5/9\n\ncông\n\n10,61\n\nMáy\n\nMáy tính\n\nca\n\n3\n\nMáy bơm nước 50KW\n\nca\n\n3\n\nMáy đo lưu tốc\n\nca\n\n3\n\nMáy khác\n\n%\n\n1\n\nPhần 3:\nHƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÔY DỰNG VÀ THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THUỶ LỰC CÔNG TRÌNH\nCăn cứ vào quy trình thí nghiệm, nội dung công tác xây dựng và thí nghiệm mô hình thuỷ lực công trình bao gồm những công việc sau:\n- Nghiên cứu tài liệu, thực địa tại hiện trường công trình, thiết kế mô hình, lập đề cương dự toán, và bố trí mặt bằng khu thí nghiệm;\n- Xây dựng mặt bằng khu thí nghiệm, gia công chế tạo mô hình công trình, mô hình mặt cắt và các hạng mục phụ trợ phục vụ cho công tác thí nghiệm, kiểm nghiệm mô hình;\n- Công tác thí nghiệm trên mô hình;\n- Tháo dỡ mô hình, dọn dẹp trả lại mặt bằng sau khi thí nghiệm xong.\nI. CHI PHÍ CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THUỶ LỰC CÔNG TRÌNH\n1. Chi phí cho công tác nghiên cứu tài liệu, thiết kế mô hình, lập đề cương dự toán, bố trí mặt bằng, cắm mốc cao trình khu thí nghiệm. Khoản chi phí này tính bằng 5% chi phí trực tiếp (Chi phí xây dựng mô hình, chi phí thí nghiệm và chi phí tháo dỡ mô hình). Chi phí đi thực địa nghiên cứu địa hình phục vụ cho công tác thiết kế mô hình được tính riêng theo chế độ hiện hành của nhà nước.\n2. Chi phí cho công tác xây dựng mô hình thí nghiệm bao gồm:\n2.1. Chi phí cho công tác xây dựng mô hình mặt bằng địa hình bố trí công trình và các hạng mục phụ trợ như láng nền chống thấm, đắp cát mô hình, láng bề mặt mô hình, xây hệ thống tiêu thoát nước, tạo nhám, xây tường bao, tạo vật liệu lòng động,... Chi phí này bao gồm toàn bộ chi phí: vật liệu, nhân công, máy thi công phục vụ xây dựng. Chi phí này được tính toán căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng theo mô hình thiết kế đã được duyệt, định mức dự toán hiện hành của Bộ Xây dựng, mặt bằng giá xây dựng hiện hành để tính toán. Riêng chi phí nhân công của công việc đắp cát mô hình và láng bề mặt mô hình được nhân với hệ số K = 4.\n2.2. Chi phí cho công tác gia công chế tạo mô hình công trình kiến trúc xây dựng (Theo phương án thiết kế) là toàn bộ chi phí nhân công, vật liệu, công cụ, dụng cụ, năng lượng máy móc phục vụ cho công tác gia công chế tạo mô hình công trình xây dựng như: đập tràn, đập dâng, cống xi phông, tiêu năng, cửa van,... và mô hình mặt cắt (nếu có). Khoản chi phí này được tính như sau:\n+ Chi phí vật liệu: Là toàn bộ nguyên vật liệu cần thiết cho công tác gia công chế tạo mô hình công trình xây dựng, mô hình mặt cắt. Chi phí này được tính toán căn cứ vào tỷ lệ mô hình, các hạng mục công trình cần xây dựng mô hình để xác định số lượng, chủng loại vật liệu cần thiết và mặt bằng giá cả hiện hành.\n+ Chi phí nhân công phục vụ cho công tác gia công chế tạo mô hình mô phỏng công trình xây dựng, được tính theo tỷ lệ của chi phí nguyên vật liệu chế tạo mô hình (Theo bảng A1). Trong quá trình sử dụng nếu có sự thay đổi về chính sách tiền lương, thì được điều chỉnh theo các hướng dẫn đã được ban hành. Chi phí gia công chế tạo mô hình được tính toán là chi phí đã bao gồm các thành phần chi phí thay đổi sau điều chỉnh.\n+ Khi gia công chế tạo mô hình theo phương án sửa đổi (nếu có) thì căn cứ khối lượng vật liệu cần thiết của hạng mục công trình cần sửa đổi để tính toán và điều chỉnh lại theo hệ số sau:\n* Phương án hoàn thiện: tính theo bảng A1 nhân với hệ số = 1,0\n* Phương án sửa đổi: tính theo bảng A1 nhân với hệ số = 0,7\n3. Chi phí cho công tác thí nghiệm: là toàn bộ chi phí cần thiết phục vụ cho công tác thí nghiệm trên mô hình, viết báo cáo tổng kết. Các chi phí này gồm chi phí nhân công, nguyên vật liệu phụ, máy móc dụng cụ đo, năng lượng và các chi phí phụ trợ khác. Cụ thể bao gồm:\n3.1. Chi phí thí nghiệm trên mô hình: được tính riêng theo từng nội dung thí nghiệm đã được duyệt. Nếu một nội dung phải thí nghiệm ở nhiều phương án khác nhau (phương án thiết kế, phương án sửa đổi, phương án hoàn thiện) thì tổng chi phí thí nghiệm của nội dung đó được tính riêng cho từng phương án phải thí nghiệm.\n3.2. Chi phí viết tổng kết báo cáo kết quả thí nghiệm, nêu nhận xét, kiến nghị và hoàn thiện toàn bộ hồ sơ kết quả thí nghiệm giao nộp. Khoản chi phí này được tính bằng 15% chi phí thí nghiệm trên mô hình.\n4. Chi phí cho công tác tháo dỡ mô hình sau khi thí nghiệm xong: là toàn bộ chi phí phục vụ cho công tác tháo dỡ mô hình, dọn dẹp trả lại mặt bằng. Chi phí này được tính căn cứ vào định mức dự toán hiện hành của Bộ Xây dựng và trừ đi giá trị phần nguyên vật liệu thu hồi, được tính bằng 20% giá trị ban đầu của các loại nguyên vật liệu có thể thu hồi được (gồm: kính hữu cơ có kích thước trong kết cấu mô hình ³ 0,5mx0,5m, phần cát đắp nền mô hình, bảng đo áp bằng thép, cửa cuối, các kết cấu đúc sẵn,...) nhưng không vượt quá 5% chi phí xây dựng mô hình.\n5. Chi phí quản lý và chi khác: đối với công tác thí nghiệm, phần chi phí quản lý và chi khác được tính theo định mức quy định đối với hoạt động nghiên cứu và triển khai (bằng 15% chi phí trực tiếp và chi phí thiết kế).\n6. Thu nhập chịu thuế tính trước tính theo quy định hiện hành của nhà nước.\n7. Thuế giá trị gia tăng tính theo mức thuế suất theo quy định hiện hành của Nhà nước.\nII. HƯỚNG DẪN TÍNH GIÁ DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THUỶ LỰC CÔNG TRÌNH\n1. Giá dự toán cho công tác xây dựng và thí nghiệm mô hình thuỷ lực công trình trước thuế:\nGTN = GTT x (1+TTK) x (1+TQL) x (1+TTN) (1)\nTrong đó:\n* GTN: Là giá dự toán xây dựng và thí nghiệm mô hình thuỷ lực công trình trước thuế.\n* GTT: Bao gồm các chi phí trực tiếp.\nGTT = (CMH + CTN\n+ CTD - CTH) + CTĐ (2)\n* CMH: Là chi phí xây dựng mô hình mô phỏng mặt bằng địa hình, các hạng mục phụ trợ và chi phí xây dụng mô hình mô phỏng công trình xây dựng. CMH được tính như sau:\nCMH= C1+ C 2 (3)\nTrong đó:\n* C1: Là chi phí xây dựng mô hình mô phỏng mặt bằng địa hình, các hạng mục phụ trợ,... (Tính theo Định mức dự toán quy định áp dụng hiện hành và theo quy định tại mục I.2.1).\n* C2: Là chi phí gia công chế tạo mô hình mô phỏng công trình xây dựng và các công cụ, dụng cụ phục vụ đo đạc thí nghiệm.\nC2 = C2- 1 + C2-2 (4)\n* C2-1: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu cần thiết để gia công chế tạo mô hình công trình xây dựng và mô hình mặt cắt (nếu có) và các công cụ dụng cụ phục vụ đo đạc thí nghiệm.\n* C2-2: Là toàn bộ chi phí nhân công phục vụ cho công tác gia công chế tạo mô hình. Chi phí này được tính theo hệ số tỷ lệ so với chi phí nguyên vật liệu chế tạo mô hình (Tính theo bảng A1).\n* CTN: Là tổng chi phí cho công tác thí nghiệm mô hình\nCTN = CTN-1 + CTN-2 (5)\n* CTN-1: Là tổng chi phí cho công tác thí nghiệm trực tiếp trên mô hình để xác định các nội dung thí nghiệm theo đề cương đã duyệt.\n* CTN-2: Là chi phí viết tổng kết báo cáo kết quả thí nghiệm, nêu nhận xét và kiến nghị, hoàn thiện toàn bộ hồ sơ kết quả thí nghiệm giao nộp (tính theo quy định tại mục I.3.2).\n* CTD: Là chi phí tháo dỡ, dọn dẹp mô hình sau khi thí nghiệm xong. Chi phí này bao gồm việc phá dỡ, tháo dỡ các kết cấu kiến trúc bằng thủ công, tận dụng vật liệu sử dụng lại, phân loại xếp đống vật liệu, phế thải đúng nơi quy định hoặc trên các phương tiện vận chuyển trong phạm vi 30m. Nếu cự ly vận chuyển lớn hơn 30m sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế để tính toán thêm phần chi phí vận chuyển.\n* CTH: Là chi phí nguyên vật liệu thu hồi tính bằng 20% giá trị ban đầu của các loại vật liệu, kết cấu có thể thu hồi được (Gồm: kính hữu cơ có kích thước trong kết cấu mô hình ³ 0,5mx0,5m, phần cát đắp nền, bảng đo áp bằng thép, cửa cuối, các kết cấu đúc sẵn,…), nhưng không vượt quá 5% chi phí xây dựng mô hình.\n* CTĐ: Là chi phí đi thực địa nghiên cứu địa hình phục vụ cho công tác thiết kế mô hình, được tính theo chế độ hiện hành của nhà nước.\n* TTK: Là chi phí nghiên cứu tài liệu, lập đề cương dự toán, thiết kế mô hình và bố trí mặt bằng khu thí nghiệm (theo quy định tại mục I.1).\n* TQL: Là chi phí quản lý và chi khác (Tính theo quy định ở mục I-5).\n* TTN: Là thu nhập chịu thuế tính trước bằng 5,5% (Theo quy định mục I.6).\n2. Giá dự toán xây dựng thí nghiệm mô hình thủy lực công trình sau thuế:\nG = GTN + GTNT% = GTN + VAT (6)\n* G: Là giá dự toán xây dựng và thí nghiệm mô hình thủy lực công trình sau thuế (Đã tính VAT).\n* T: Là mức thuế suất giá trị gia tăng theo quy định đối với từng đối tượng chịu thuế (Tính bằng tỷ lệ %).\n* VAT : Là thuế giá trị gia tăng đầu ra.\nGhi chú:\n- Trong giá thành xây dựng và thí nghiệm mô hình thủy lực công trình chưa tính chi phí thuê mặt bằng xây dựng mô hình. Trường hợp đặc biệt phải thuê mặt bằng xây dựng mô hình và đã được cấp có thẩm quyền đồng ý thì chi phí này tính vào đuôi dự toán.\n- Trường hợp phải mở rộng mô hình thí nghiệm so với thiết kế ban đầu (do yêu cầu kỹ thuật của thí nghiệm để có được chế độ thuỷ lực chuẩn,...đã được cấp có thẩm quyền đồng ý) thì chi phí xây dựng phần mô hình bổ sung được tính vào chi phí xây dựng mô hình.\n- Trường hợp thí nghiệm ngoài trời, cần thiết có phần bao, che phục vụ cho công tác thí nghiệm đã được cấp có thẩm quyền chấp nhận, thì chi phí xây dựng này được tính vào phần xây dựng mô hình.\n\nPHỤ LỤC\n(Kèm theo Quyết định số 49/2005/QĐ-BNN ngày 27/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)\nBảng 1: Đơn giá ngày công tính theo bảng lương cán bộ nghiên cứu làm công tác thí nghiệm thuỷ lực công trình (mức lương tối thiểu 290.000 đ/tháng)\n\nNhóm lương\n\nHệ số lương cấp bậc\n\nMức lương tháng\n\nCác khoản phụ cấp theo chế độ XDCB\n\nLưu động 20% LTT\n\nKhông ổn định SX 10% LCB\n\nLương phụ 12% LCB\n\nLương khoán 4% LCB\n\nCộng lương tháng\n\nLương 1 ngày công\n\nNghiên cứu viên chính (làm việc 22 công/tháng)\n\nBậc 5/9\n\n5,76\n\n1.670.400\n\n58.000\n\n167.040\n\n200.448\n\n66.816\n\n2.162.704\n\n98.305\n\nBảng 2: Chi phí khấu hao một số máy, thiết bị thí nghiệm\n\nTT\n\nTên máy, thiết bị\n\nGiá\n\nTỷ lệ KHCB theo 206/2003/QĐ-BTC\n\nSố ca trong năm\n\nChi phí khấu hao\n\n(106 đồng)\n\n(%)\n\n(ca)\n\n(đ/ca)\n\n1\n\nMáy đo lưu tốc có bộ xử lý tín hiệu\n\n220\n\n10\n\n200\n\n110.000\n\n2\n\nMáy đo độ sâu dòng chảy và đáy kênh dọc máng thí nghiệm\n\n235\n\n10\n\n200\n\n117.500\n\n3\n\nMáy đo lưu tốc điện tử P-EMS\n\n265\n\n10\n\n200\n\n132.500\n\n4\n\nMáy đo lưu lượng tự động\n\n150\n\n10\n\n200\n\n75.000\n\n5\n\nMáy thuỷ bình\n\n18\n\n10\n\n150\n\n12.000\n\n6\n\nMáy đo áp suất thuỷ động\n\n480\n\n10\n\n200\n\n240.000\n\n7\n\nPhần mềm máy tính\n\n12\n\n20\n\n200\n\n12.000\n\n8\n\nMáy đo lưu tốc cánh quạt có bộ hiển thị\n\n30\n\n10\n\n200\n\n15.000\n\n9\n\nMáy tính Compaq\n\n15\n\n20\n\n200\n\n15.000\n\n10\n\nMáy đo mực nước\n\n25\n\n10\n\n200\n\n12.500\n\n(Phạm Hồng Giang)",
"Điều 24 Nghị định 209/2004/NĐ-CP quản lý chất lượng công trình xây dựng\nNghiệm thu công việc xây dựng\n\n1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:\n\na) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;\n\nb) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;\n\nc) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;\n\nd) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;\n\nđ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;\n\ne) Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;\n\ng) Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.\n\n2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:\n\na) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường;\n\nb) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;\n\nc) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật;\n\nd) Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu phần xây dựng được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a và Phụ lục 4b của Nghị định này. Những người trực tiếp nghiệm thu phải ký tên và ghi rõ họ tên trong biên bản nghiệm thu.\n\n3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:\n\na) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;\n\nb) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.\n\nTrong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.\n\n4. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu thi công xây dựng công trình.\n"
] |
Chi phí đánh giá an toàn công trình được quy định như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 18 Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP mới nhất\nChi phí đánh giá an toàn công trình\nChi phí đánh giá an toàn công trình là một thành phần thuộc chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:\n1. Chi phí thực hiện khảo sát, lập hồ sơ hiện trạng công trình (nếu có).\n2. Chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình.\n3. Chi phí thuê tổ chức thẩm tra đề cương đánh giá an toàn công trình, chi phí thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình (nếu có).\n4. Các chi phí khác có liên quan."
] | [
"Điều 2 Thông tư 28/2016/TT-BXD sửa đổi 10/2015/TT-BXD 11/2015/TT-BXD 02/2016/TT-BXD nhà chung cư mới nhất\nSửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 12 năm 2015 quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, Điều hành sàn giao dịch bất động sản; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản như sau:\n1. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi như sau:\n“2. Sở Xây dựng giao hoặc ủy quyền cho một hoặc một số đơn vị sau đây tổ chức kỳ thi (viết tắt là đơn vị tổ chức kỳ thi):\na) Phòng có chức năng quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng;\nb) Cơ sở đào tạo có đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, Điều hành sàn giao dịch bất động sản theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 79/2016/NĐ-CP;\nc) Hiệp hội bất động sản Việt Nam;\nd) Hiệp hội bất động sản các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;\nđ) Hội môi giới bất động sản Việt Nam.”\n2. Điểm b Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi như sau:\n“b) Các ủy viên Hội đồng thi bao gồm: 01 đại diện của phòng có chức năng quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng; 01 đại diện đơn vị tổ chức kỳ thi; một số thành viên khác của Hiệp hội bất động sản, Hội môi giới bất động sản, giảng viên của các cơ sở đào tạo, chuyên gia môi giới bất động sản của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản hoặc các chuyên gia khác do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.”\n3. Điều 19 được sửa đổi như sau:\n“Điều 19. Hướng dẫn về giảng viên, cơ sở đào tạo và chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, Điều hành sàn giao dịch bất động sản\n1. Giảng viên tham gia giảng dạy kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, Điều hành sàn giao dịch bất động sản phải là người đã tốt nghiệp từ trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với nội dung giảng dạy và có kinh nghiệm tối thiểu là 05 năm trong hoạt động quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, đào tạo về lĩnh vực bất động sản hoặc tham gia kinh doanh bất động sản.\nCơ sở đào tạo phải lập danh sách giảng viên và bảng kê khai năng lực kinh nghiệm của giảng viên theo hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 8 và phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư này để theo dõi, quản lý.\n2. Cơ sở đào tạo phải thành lập bộ phận quản lý đào tạo để tổ chức các khóa đào tạo, lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan tới công tác đào tạo; phải ban hành quy chế quản lý đào tạo, trong đó quy định cụ thể Điều kiện tuyển sinh, thời gian mỗi khóa học, số lượng bài giảng, thời lượng tiết học của từng bài giảng (kể cả bài giảng không thuộc chuyên đề bắt buộc theo quy định của Thông tư này), việc kiểm tra cuối khóa học, tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả học tập, Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.\n3. Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, Điều hành sàn giao dịch bất động sản bao gồm phần kiến thức cơ sở và phần kiến thức chuyên môn theo hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.\nThủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào chương trình khung đào tạo được hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này để xây dựng, phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung của giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy.”\n4. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 20. Công khai thông tin về cơ sở đào tạo\n1. Khi đáp ứng đủ Điều kiện được tổ chức đào tạo theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 79/2016/NĐ-CP, cơ sở đào tạo cung cấp thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều này cho Sở Xây dựng nơi đặt trụ sở chính, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản. Sở Xây dựng nơi cơ sở đào tạo đặt trụ sở chính và Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản có trách nhiệm đăng tải công khai các thông tin của cơ sở đào tạo trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý.\n2. Nội dung thông tin cung cấp để đăng tải bao gồm: tên cơ sở đào tạo; họ và tên người đại diện theo pháp Luật; địa chỉ và số điện thoại liên lạc của cơ sở đào tạo.\n3. Khi có thay đổi một trong các thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc khi chấm dứt hoạt động hoặc khi bị giải thể, phá sản, cơ sở đào tạo có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng tải thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này để Điều chỉnh hoặc xóa thông tin”.\n5. Điểm d Khoản 1 Điều 21 được sửa đổi như sau:\n“d) Tổ chức kiểm tra, đánh giá và xếp loại kết quả học tập để cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học cho học viên.\nTrước khi tổ chức kiểm tra cuối khóa, cơ sở đào tạo có trách nhiệm tổ chức cho học viên thực hành tại văn phòng môi giới, sàn giao dịch bất động sản hoặc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đủ thời lượng theo quy định; sau khi thực hành, học viên có trách nhiệm viết bài thu hoạch. Chỉ những học viên tham gia đủ số tiết học theo quy định, tham gia đủ thời gian thực hành và có bài viết thu hoạch mới được kiểm tra cuối khóa; cán bộ chấm bài kiểm tra phải là giảng viên có trong danh sách giảng dạy đã đăng ký với cơ sở đào tạo. Nội dung kiểm tra do cơ sở đào tạo tự biên soạn nhưng phải phù hợp với chương trình đào tạo do thủ trưởng cơ sở đào tạo phê duyệt”.\n6. Điều 24 được sửa đổi như sau:\n“Điều 24. Việc thành lập và công khai thông tin sàn giao dịch bất động sản\n1. Tổ chức, cá nhân thành lập sàn giao dịch bất động sản (viết tắt là sàn) phải đáp ứng đủ Điều kiện theo quy định tại Điều 69 của Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13.\n2. Sau khi thành lập sàn, đơn vị thành lập sàn cung cấp các thông tin của sàn đến Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi sàn hoạt động hoặc Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản. Các Sở Xây dựng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản có trách nhiệm đăng tải công khai các thông tin của sàn do đơn vị thành lập sàn cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý.\n3. Nội dung thông tin cung cấp để đăng tải bao gồm:\na) Tên doanh nghiệp thành lập sàn; họ và tên người đại diện theo pháp Luật của doanh nghiệp; địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp;\nb) Tên sàn; ngày thành lập sàn; địa điểm của sàn; số điện thoại liên lạc của sàn; họ và tên người quản lý Điều hành sàn.\n4. Khi có thay đổi một trong các thông tin quy định tại Khoản 3 Điều này hoặc khi sàn chấm dứt hoạt động hoặc khi bị giải thể, phá sản, đơn vị thành lập sàn có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng tải thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này để Điều chỉnh hoặc xóa thông tin.”\n7. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 29. Tổ chức thực hiện\n1. Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản theo quy định của Thông tư này; trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, quản lý Điều hành sàn giao dịch bất động sản, kiểm tra hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản theo quy định của Thông tư này.\n2. Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thi sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn.”",
"Điều 3 Thông tư 07/2021/TT-BXD sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-BXD mới nhất\nĐiều khoản thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2021.\n2. Đối với dự án đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hoặc đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) thì được tiếp tục áp dụng phương pháp, công thức tính giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.\n3. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp",
"Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BXD hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực xây dựng mới nhất\nQuy trình thực hiện giám định tư pháp xây dựng\n1. Tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định\na) Tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định hoặc văn bản yêu cầu giám định; kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ, tài liệu, đối tượng giám định (nếu có) được giao nhận theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này;\nb) Việc giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đối tượng giám định thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp. Trường hợp đối tượng giám định không thể gửi kèm quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định thì người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng thực hiện lập biên bản giao, nhận đối tượng giám định tại hiện trường nơi có vụ việc được trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định;\nc) Trường hợp hồ sơ, tài liệu phục vụ giám định không đầy đủ, không hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng có văn bản đề nghị người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định bổ sung, hoàn thiện;\nd) Trường hợp từ chối giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 11 và điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Giám định tư pháp được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 và khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp hoặc trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại Điều 34 Luật Giám định tư pháp thì tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng thông báo lý do bằng văn bản cho người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.\n2. Chuẩn bị giám định\na) Tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng cần thiết lập đề cương, dự toán chi phí giám định và đề nghị tạm ứng chi phí giám định gửi người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định. Đề cương giám định bao gồm các nội dung chủ yếu sau:\n- Căn cứ thực hiện giám định: quyết định trưng cầu giám định hoặc văn bản yêu cầu giám định; các quy định pháp luật, danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các căn cứ khác (nếu có);\n- Thông tin về tổ chức, cá nhân thực hiện giám định;\n- Thông tin về đối tượng và nội dung giám định; quy trình, phương pháp thực hiện giám định; tên phòng thí nghiệm, danh mục các thiết bị được sử dụng (nếu có); các nội dung cần thiết khác để phục vụ giám định;\n- Thời gian, tiến độ hoàn thành;\n- Dự toán chi phí giám định kèm theo;\nb) Người trưng cầu, người yêu cầu giám định tổ chức xem xét, chấp thuận đề cương, dự toán chi phí giám định và tạm ứng chi phí giám định theo đề nghị của tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng. Trường hợp cần thiết, người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có thể thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện thẩm tra đề cương, dự toán chi phí giám định để làm cơ sở chấp thuận. Việc thoả thuận thực hiện giám định giữa người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng được thể hiện bằng hợp đồng hoặc bằng hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật.\n3. Thực hiện giám định\na) Tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng thực hiện giám định theo nội dung đề cương giám định được chấp thuận; kết luận giám định được lập theo quy định tại Điều 32 Luật Giám định tư pháp được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và đáp ứng nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định;\nb) Trong quá trình thực hiện, tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng phải lập văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp;\nc) Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, tài liệu để phục vụ việc giám định thì tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng có văn bản đề nghị người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định bổ sung. Thời gian từ khi tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung không tính vào thời gian giám định. Trường hợp hồ sơ, tài liệu không được bổ sung đủ theo đề nghị thì tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng có quyền từ chối giám định.\n4. Bàn giao kết luận giám định và thanh toán chi phí giám định\nTổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định cho người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định và lập thành biên bản. Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm thanh toán chi phí giám định cho tổ chức, cá nhân giám định tư pháp xây dựng theo quy định.\n5. Tham dự phiên tòa\nKhi có yêu cầu của tòa án, đại diện tổ chức hoặc cá nhân giám định tư pháp xây dựng tham gia phiên tòa để giải thích các nội dung trong kết luận giám định. Tòa án có trách nhiệm bố trí vị trí phù hợp cho người giám định tư pháp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Giám định tư pháp được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và thanh toán chi phí đi lại, chế độ bồi dưỡng cho người giám định tham dự phiên tòa theo quy định của pháp luật về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên tòa.",
"Điều 22 Thông tư 16/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý bảo trì công trình đường sắt quốc gia\nChi phí bảo trì công trình đường sắt\n1. Nội dung các Khoản Mục chi phí liên quan đến thực hiện bảo trì công trình đường sắt bao gồm:\na) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình và định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;\nb) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, gồm: chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình (gồm lập kế hoạch, lập dự toán bảo trì công trình đường sắt, thẩm định, tham tra và các chi phí khác có liên quan);\nc) Chi phí kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất công trình đường sắt;\nd) Chi phí bảo dưỡng thường xuyên công trình đường sắt;\nđ) Chi phí sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất công trình đường sắt;\ne) Chi phí kiểm định, đánh giá chất lượng công trình đường sắt;\nf) Chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường sắt; chi phí xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;\ng) Chi phí quan trắc công trình đường sắt; chi phí đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác sử dụng;\nh) Các chi phí cần thiết khác có liên quan.\n2. Việc xác định chi phí thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường sắt được thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật có liên quan.",
"Điều 22 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia mới nhất\nChi phí bảo trì công trình đường sắt\n1. Nội dung các khoản mục chi phí liên quan đến thực hiện bảo trì công trình đường sắt bao gồm:\na) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình và định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;\nb) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, gồm: chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình (gồm lập kế hoạch, lập dự toán bảo trì công trình đường sắt, thẩm định, thẩm tra và các chi phí khác có liên quan);\nc) Chi phí kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất công trình đường sắt;\nd) Chi phí bảo dưỡng công trình đường sắt;\nđ) Chi phí sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất công trình đường sắt;\ne) Chi phí kiểm định, đánh giá chất lượng công trình đường sắt;\nf) Chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường sắt; chi phí xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;\ng) Chi phí quan trắc công trình đường sắt; chi phí đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác sử dụng;\nh) Các chi phí cần thiết khác có liên quan.\n2. Việc xác định chi phí thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường sắt được thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật có liên quan.",
"Điều 43 Nghị định 46/2015/NĐ-CP quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng\nĐánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng\n1. Công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình khai thác sử dụng.\n2. Nội dung đánh giá bao gồm an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng của công trình. Việc đánh giá an toàn phòng cháy và chữa cháy, an toàn hạt nhân và các nội dung đánh giá an toàn khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.\n3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình, gửi kết quả đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều này để theo dõi và kiểm tra.\n4. Thẩm quyền kiểm tra công tác đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng công trình:\na) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đối với công trình cấp I trở lên theo chuyên ngành quản lý quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Nghị định này;\nb) Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đối với công trình trên địa bàn từ cấp II trở xuống theo chuyên ngành quản lý quy định tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định này;\nc) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện kiểm tra đối với các công trình quốc phòng, an ninh.\n5. Chi phí thực hiện việc đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác sử dụng bao gồm chi phí kiểm định chất lượng, chi phí thuế chuyên gia và các chi phí cần thiết khác do chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả và được tính vào chi phí bảo trì công trình xây dựng.\n6. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định về đối tượng công trình, tần suất đánh giá, quy trình đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành của công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.",
"Điều 9 Thông tư 04/2017/TT-BXD an toàn lao động thi công xây dựng công trình\nChi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động\n1. Chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động gồm:\na) Chi phí lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn;\nb) Chi phí huấn luyện an toàn lao động; thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động;\nc) Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;\nd) Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;\nđ) Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;\ne) Chi phí ứng phó sự cố gây mất an toàn lao động, xử lý tình trạng khẩn cấp;\ng) Chi phí cho việc kiểm tra công tác an toàn lao động của cơ quan chuyên môn về xây dựng.\n2. Nguyên tắc xác định chi phí nêu tại khoản 1 Điều này như sau:\na) Các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều này được tính trong chi phí hạng mục chung thuộc chi phí khác của dự toán xây dựng công trình. Chi phí này phải được dự tính trong giá gói thầu, nhà thầu không được giảm bớt chi phí này trong quá trình đấu thầu;\nb) Chi phí quy định tại điểm g khoản 1 Điều này xác định theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng."
] |
Sơ bộ dự báo phát triển đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nSơ bộ dự báo phát triển:\na) Dự báo dân số, tỷ lệ đô thị hóa:\n- Năm 2030: Dân số toàn đô thị khoảng 1.500.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); chỉ tiêu đô thị hóa khoảng 65% - 70%.\n- Năm 2045: Dân số toàn đô thị khoảng 1.850.0000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); chỉ tiêu đô thị hóa khoảng 70% - 75%.\nb) Dự báo nhu cầu đất đai:\n- Đất xây dựng đến năm 2030 khoảng 40.500 - 41.500 ha, trong đó đất dân dụng đô thị và đất khu dân cư nông thôn khoảng 17.500 - 18.500 ha.\n- Đất xây dựng đến năm 2045 khoảng 50.000 - 51.000 ha, trong đó đất dân dụng đô thị và đất khu dân cư nông thôn khoảng 21.000 - 22.000 ha.\n(Ghi chú: Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị Thừa Thiên Huế được áp dụng các yếu tố đặc thù của đô thị di sản, văn hóa, cảnh quan. Quy mô dân số và đất đai dự báo là sơ bộ, sẽ được cụ thể ở giai đoạn lập đồ án quy hoạch, đảm bảo đồng bộ với Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế)."
] | [
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nPhạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch:\n- Phạm vi ranh giới lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế với 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Ranh giới cụ thể như sau:\n+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị;\n+ Phía Đông giáp Biển Đông;\n+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng;\n+ Phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.\n- Quy mô lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế, khoảng 4.947 km2 (Diện tích cụ thể sẽ được xác định trong quá trình lập đồ án theo quyết định của cấp có thẩm quyền).",
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2006 đề cương Quy hoạch phát triển công nghiệp\nTổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh (diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tình hình đầu tư phát triển…).\nIII. Đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp:",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 3033/QĐ-UBND quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi Thừa Thiên Huế 2015 tầm nhìn 2020\nTên dự án quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.",
"Khoản 2 Điều 3 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nBộ Xây dựng chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định hồ sơ đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đảm bảo đúng quy định pháp luật. Giao Bộ Xây dựng lưu trữ, lưu giữ hồ sơ được duyệt theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 2237/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế\nTầm nhìn\n- Trước năm 2015: Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời là trung tâm của khu vực miền Trung, cực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.\n- Đến năm 2025: Phát triển thành phố với cấu trúc đô thị sinh thái hoàn chỉnh - xứng tầm là đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, y tế, đào tạo lớn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Châu Á.\n- Sau 2025: Đô thị Thừa Thiên Huế hoàn chỉnh theo các chương trình và sự chỉ đạo của Bộ Chính trị. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố “đô thị sinh thái cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường” phát triển năng động của khu vực, là thành phố Festival và du lịch đặc sắc hấp dẫn trên thế giới.\nII. MỤC TIÊU\nXây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trước năm 2015. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á và quốc tế.\nIII. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỪA THIÊN HUẾ"
] |
Các yêu cầu trọng tâm nghiên cứu quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nCác yêu cầu trọng tâm nghiên cứu quy hoạch:\n- Phân tích bối cảnh phát triển của Thừa Thiên Huế trong mối liên hệ vùng Đông Nam Á, hành lang Đông - Tây; mối quan hệ với các đô thị lân cận. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch vùng tỉnh Thừa Thiên Huế, Quy hoạch chung thành phố Huế, các quy hoạch và dự án đầu tư để xác định những vấn đề tồn tại, bất cập cần điều chỉnh trong giai đoạn mới.\n- Nghiên cứu các chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc hình thành và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo định hướng đô thị trực thuộc trung ương với các tiêu chí đặc thù; rà soát định hướng quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai thực hiện để dự báo các nhu cầu, cơ hội phát triển trong giai đoạn mới của tỉnh, hài hòa với yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trên địa bàn.\n- Nghiên cứu mô hình phát triển, cấu trúc không gian; phân bố hệ thống đô thị gắn với tổ chức đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở kế thừa các đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Quy hoạch chung thành phố Huế... Tổ chức không gian cho các chức năng mang tính đặc thù của Thừa Thiên Huế như trung tâm về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á; trung tâm về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; các khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đầm phá ven biển.\n- Đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị Huế hiện hữu và phần mở rộng, các đô thị vệ tinh; nghiên cứu các giải pháp quản lý tầng cao và mật độ các khu vực đặc trưng như khu vực Kinh thành, khu vực lân cận các điểm di tích, khu vực dọc hai bên bờ sông Hương, khu vực ven biển, các đầm phá và vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...\n- Tăng cường liên kết về giao thông kết nối với quốc tế, các đô thị lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng. Khắc phục các tồn tại, bất cập trong hệ thống hạ tầng nội vùng để liên kết khu vực đô thị trung tâm với khu vực đô thị vệ tinh, vùng miền núi phía Tây như Nam Đông, A Lưới.\n- Nghiên cứu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường của sông Hương gắn với trục cảnh quan trung tâm thành phố Huế; bảo vệ các vùng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lập An; khai thác hiệu quả các khu vực ven biển gắn với thích ứng biến đổi khí hậu từ Phong Điền tới Phú Lộc; bảo tồn hiệu quả vườn quốc gia Bạch Mã, khu vực đèo Hải Vân gắn với phát triển du lịch bền vững.\n- Đề xuất quy định quản lý, hướng dẫn kiểm soát phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo hướng cụ thể và linh hoạt để từng bước làm sâu sắc hơn hình ảnh quy hoạch kiến trúc đô thị gắn với không gian đặc trưng của đô thị Thừa Thiên Huế."
] | [
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nTính chất:\n- Là đô thị loại I hướng tới thành phố trực thuộc trung ương có tiêu chí đặc thù.\n- Là đô thị bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế; đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.\n- Là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ về kinh tế biển, kinh tế du lịch, trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế đa ngành chất lượng cao; trung tâm du lịch quốc tế; trung tâm về phát triển công nghiệp và cảng biển của quốc gia; trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.\n- Là địa bàn chiến lược về quốc phòng và an ninh khu vực miền Trung và cả nước.",
"Khoản 7 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nCác yêu cầu chính về nội dung hồ sơ quy hoạch:\na) Phân tích đánh giá lợi thế vị trí và quan hệ vùng:\n- Lược thuật quá trình phát triển đô thị Thừa Thiên Huế, khái quát các đặc thù của đô thị trong mối quan hệ với các tỉnh, thành phố lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình.\n- Nghiên cứu bối cảnh quốc tế, bối cảnh trong nước, phân tích xu hướng phát triển đô thị có tính đặc thù về di sản với yêu cầu hội nhập toàn cầu; phân tích các tác động đến việc hình thành và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương.\nb) Đánh giá hiện trạng:\n- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và môi trường, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới phát triển; đánh giá quỹ đất xây dựng; nhận diện các đặc trưng về cấu trúc địa hình cảnh quan tự nhiên để làm cơ sở định hướng các khung phát triển cải tạo hoặc xây dựng mới... Làm rõ các phân vùng địa lý kinh tế, địa lý cảnh quan, trong đó lưu ý đến hành lang ven biển và đàm phá (Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Lập An), hành lang núi Trường Sơn Bắc ra đến biển tại Bạch Mã - Hải Vân.\n- Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội: Tổng hợp, phân tích hiện trạng phát triển kinh tế; hiện trạng dân cư, lao động, việc làm; hiện trạng phát triển du lịch; hiện trạng sử dụng đất đai; hiện trạng quy hoạch - kiến trúc cảnh quan và xác định các khu vực có giá trị về di sản và văn hóa.\n- Đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Tổng hợp hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật bao gồm các hạng mục về giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cấp điện, thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang, bảo vệ môi trường.\n- Nhận diện những bất cập về hiện trạng xây dựng, phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong phạm vi quy hoạch. Khoanh vùng, xác định các khu vực có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị về di sản, văn hoá, cảnh quan. Nghiên cứu xác định ranh giới các khu vực cần bảo tồn theo ranh giới bảo tồn đã được cấp thẩm quyền xác nhận như di tích cố đô Huế, các khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn cảnh quan như Bạch Mã, phá Tam Giang, đầm Cầu Hai...\n- Nguồn tài liệu, số liệu, thông tin về hiện trạng phải bảo đảm chất lượng, độ tin cậy; đảm bảo tính khoa học, hình thành chuỗi dữ liệu theo thời gian để phục vụ công tác phân tích, đánh giá, dự báo trong quá trình lập quy hoạch.\nc) Đánh giá công tác triển khai thực hiện và quản lý quy hoạch và xác định vấn đề trọng tâm cần giải quyết ở giai đoạn quy hoạch.\n- Đánh giá các chủ trương, chính sách, kết quả thực hiện theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị, làm cơ sở đề xuất các nội dung nghiên cứu để phù hợp với định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương.\n- Rà soát, đánh giá các quy hoạch có liên quan đến địa bàn tỉnh, đặc biệt là các quy hoạch cấp quốc gia theo ngành như giao thông, môi trường, sử dụng đất đai, không gian biển. Tổng kết nội dung chính quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, các quy hoạch chung đô thị, khu chức năng và tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng các cấp khác. Đánh giá công tác triển khai thực hiện và quản lý theo quy hoạch.\n- Đánh giá thực trạng phát triển của đô thị: các vấn đề về đô thị hóa, thực trạng công tác quản lý đô thị, dự án giao thông và đầu mối hạ tầng, dự án đầu tư công, chương trình - dự án phát triển đô thị, tình hình triển khai các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng, đối chiếu với định hướng theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các quy hoạch chung. Nêu các vướng mắc, các thành quả, hướng đi tiếp.\n- Tổng hợp các vấn đề đã nêu trong phân tích hiện trạng, đánh giá quỹ đất phát triển đô thị theo điều kiện tự nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng và quốc gia. Phân tích mặt mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và xác định các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch theo trình tự.\nd) Xác định tầm nhìn, mục tiêu, tính chất và động lực phát triển đô thị.\n- Xây dựng tầm nhìn theo hướng đô thị Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; có chất lượng sống tốt, tính đa dạng văn hóa cao, bảo tồn các giá trị di sản và cảnh quan ven biển, có hạ tầng đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.\n- Xây dựng các chiến lược phát triển không gian tổng thể, xác định các hành động, mục tiêu cụ thể để hình thành giải pháp quy hoạch. Mục tiêu phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị, phù hợp với các định hướng của quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng và quy hoạch tỉnh.\n- Các chỉ tiêu phát triển được xác định theo từng nhóm mục tiêu chiến lược, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch hiện hành, phù hợp trình độ phát triển các đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh trong mô hình đô thị Thừa Thiên Huế.\n- Rà soát lại tính chất đô thị đã được sơ bộ xác định trong giai đoạn lập Nhiệm vụ quy hoạch và hiệu chỉnh trên cơ sở các phân tích, các yếu tố phát hiện mới nếu cần.\nđ) Dự báo phát triển đô thị\n- Đề xuất và lựa chọn cơ cấu phát triển đô thị phù hợp với mô hình quản lý hành chính, kế hoạch và lộ trình phát triển theo kỳ quy hoạch trên cơ sở các quy định pháp luật về phân loại và phân cấp quản lý đô thị.\n- Dự báo quy mô dân số, lao động, việc làm, khách du lịch giai đoạn đến 2030, 2045, có xét đến năm 2065.\n- Đề xuất quy mô phát triển, kiểm soát, biện pháp điều tiết phát triển dân số nhằm bảo đảm cân đối giữa phát triển dân số với phát triển kinh tế và khả năng đáp ứng của hạ tầng đô thị, cũng như giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ lao động.\n- Dự báo tổng quy mô đất xây dựng đô thị theo nhu cầu không gian phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, phù hợp với đề án nâng cấp và nâng loại đô thị Thừa Thiên Huế là thành phố loại I trực thuộc trung ương.\n- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính áp dụng trong đồ án, trong đó khu vực đô thị hiện hữu cho phép áp dụng theo các chỉ tiêu tương đương với chỉ tiêu sử dụng đất năm 2021; khu vực phát triển mới cho phép áp dụng các chỉ tiêu đất dân dụng, đất đơn vị ở tối đa theo Bảng 2.1 và 2.2 của QCVN 01:2021 để đảm bảo tính đặc thù của đô thị di sản, văn hóa, cảnh quan Thừa Thiên Huế.\ne) Định hướng phát triển không gian\n- Xác định các mối liên kết tương hỗ về không gian giữa đô thị Thừa Thiên Huế với các đô thị lớn trong vùng, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng.\n- Đề xuất phạm vi khu vực được xác định là đô thị trung tâm, hướng phát triển mở rộng đô thị Huế hiện tại, các khu vực đô thị hóa liền kề tại Hương Thủy, Hương Trà, các khu vực đô thị vệ tinh về phía Bắc tại Phong Điền, Quảng Điền, về phía Nam tại Phú Lộc (bao gồm cả khu vực Chân Mây - Lăng Cô), về phía Tây tại Nam Đông, A Lưới để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận.\n- Xác định quy mô các đô thị trong mô hình cấu trúc đô thị, các khu chức năng, các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển. Định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển đô thị, xác định tính chất và nguyên tắc kiểm soát phát triển.\n- Đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển cho khu vực dân cư hiện hữu (dân số, chiều cao tầng xây dựng, mật độ...). Xác định các khu vực cần bảo tồn xen lẫn trong khu vực đô thị; nhận diện và đề xuất giải pháp cho các không gian mang tính đặc trưng riêng của Huế như di sản Kinh thành, không gian sông Hương; các di sản văn hóa, lịch sử; di sản đô thị (các khu vực phố cổ, thương cảng, thành cổ)...\n- Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo; khu cần bảo tồn, tôn tạo (khoanh vùng, xác định lại ranh giới khu phố cổ, khu phố cũ v.v... và các khu chức năng đặc biệt để đề xuất các vấn đề về bảo tồn, bảo vệ, cho phép phát triển, giữ nguyên v.v...).\n- Đề xuất ý tưởng, các mục tiêu, định hướng phát triển và mở rộng đô thị. Vị trí, vai trò các khu vực đô thị phát triển mới trong mối liên hệ tổng thể. Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng; ngưỡng phát triển về mật độ xây dựng và tầng cao, quy định các loại hình kiến trúc cho từng khu vực.\n- Xác định hệ thống trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ (phát triển hệ thống thương mại dịch vụ đô thị, bao gồm các trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm...), trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên đô thị; trung tâm chuyên ngành cấp đô thị.\n- Xác định các vùng, các không gian có đặc trưng riêng của Thừa Thiên Huế cần có nghiên cứu, kiểm soát phát triển riêng so với không gian chung như không gian ven biển; không gian đồi núi gắn với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; khu vực đồi núi các huyện A Lưới, Nam Đông. Xác định các không gian chống chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan hàng năm như vùng ngập lũ theo lưu vực sông Hương, sông Bồ; các khu vực có địa chất yếu dễ hình thành điểm sạt lở mùa mưa bão để kiểm soát hoạt động xây dựng.\n- Nghiên cứu về ranh giới, định hướng phát triển khu vực nông thôn, trong đó làm rõ mối liên hệ giữa không gian khu vực nông thôn với đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh.\n- Thiết kế đô thị: Đề xuất khung thiết kế đô thị tổng thể và khung thiết kế đô thị cho đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh gắn với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa, cảnh quan đô thị Thừa Thiên Huế, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất. Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu vực cửa ngõ, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh - mặt nước, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian, tầng cao trung bình - điển hình - tối đa cho các khu vực. Định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực.\n- Rà soát và điều chỉnh các khu vực có khống chế về tầng cao và mật độ chưa phù hợp với các tiêu chí bảo tồn kết hợp phát triển được xác định qua khung thiết kế đô thị. Xác định các khu vực kiểm soát linh hoạt theo điều kiện riêng của vị trí địa điểm, tính chất chức năng sử dụng đất, mối liên hệ với hệ thống cảnh quan và không gian di tích lân cận.\ng) Quy hoạch sử dụng đất\n- Xác định vị trí, chỉ tiêu, quy mô, quỹ đất phát triển cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh và các khu chức năng phù hợp với mô hình đô thị.\n- Xác định các khu vực cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu (phố cũ, dân cư hiện hữu, làng xóm, làng chài, làng nghề...), bảo tồn, hạn chế phát triển; các khu vực xây dựng hệ thống công trình phúc lợi xã hội như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa lịch sử, hành chính; các khu vực phát triển hệ thống dịch vụ thương mại đô thị và hạ tầng du lịch; các khu vực không gian mở như quảng trường, cây xanh, công viên, mặt nước; các khu vực bảo tồn giá trị thiên nhiên như hành lang thoát lũ, rừng ngập mặn; các khu vực dành cho phát triển công nghiệp, công nghệ cao, tiểu thủ công nghiệp.\n- Bố trí và phân bổ đất đai cho không gian khu vực kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp công nghệ cao; xác định các khu vực an ninh quốc phòng; đất phát triển hệ thống giao thông, các khu vực phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị khác; các khu vực dự trữ phát triển; các khu chức năng đặc thù của đô thị.\n- Tính toán phân bổ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế; xác định các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn dài hạn đến năm 2045 và định hướng đến năm 2065, trong đó nghiên cứu đối với việc bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu.\nh) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội\nTrên cơ sở đánh giá thực trạng phân bố và phát triển hạ tầng xã hội, dự báo các nhu cầu sử dụng, đề xuất giải pháp xây mới và cải tạo cho các khu chức năng (cấp quốc gia, cấp vùng, cấp đô thị), bao gồm:\n- Nghiên cứu bố trí các khu trung tâm hành chính cho đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, giải pháp hình thành khu hành chính tập trung nếu cần thiết.\n- Nghiên cứu mạng lưới bệnh viện và trung tâm giáo dục và đào tạo cấp quốc gia, cấp vùng và các trung tâm y tế giáo dục cấp đô thị. Hình thành khu chức năng y tế và giáo dục phục vụ cho liên kết vùng Đông Nam Á.\n- Nghiên cứu và xác lập vị trí, quy mô mạng lưới công trình văn hóa, thể dục thể thao; xác định vị trí, phạm vi quy mô hệ thống khu, cụm, điểm du lịch theo phân vùng về du lịch văn hóa di tích, du lịch sinh thái biển Lăng Cô, Cảnh Dương, Phong Điền, du lịch sinh thái núi...\n- Nghiên cứu, rà soát quy mô khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu kinh tế cửa khẩu A Đớt; định hướng phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung; phân bổ các cụm công nghiệp, khu vực làng nghề trong mối tương quan với các đô thị kế cận.\n- Nghiên cứu mạng lưới trung tâm dịch vụ - thương mại gắn với hệ thống đầu mối giao thông và phân bổ dân cư của đô thị trung tâm Huế, các đô thị vệ tinh.\n- Xác định nhu cầu, phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; bố trí không gian cho tái định cư, di dời dân cư khỏi các di tích trong khu vực Kinh thành cũng như di tích khác được xếp hạng.\ni) Định hướng xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật\n- Định hướng phát triển giao thông: Dự báo nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa. Xây dựng chiến lược vận tải đô thị để kiểm soát giao thông, gồm cả khu vực trung tâm thành phố Huế hiện hữu; tổ chức mạng lưới giao thông bao gồm giao thông đối ngoại, giao thông đô thị và giao thông đường thủy, hệ thống giao thông tĩnh trong phát triển đô thị. Xem xét, đề xuất cấp hạng và quy mô các công trình đầu mối giao thông mang tính động lực như sân bay Phú Bài, cảng Chân Mây, các ga đường sắt cao tốc. Phân loại phân cấp các tuyến giao thông đô thị và đề xuất các giải pháp thiết kế cho mạng lưới giao thông nội bộ. Đề xuất mạng lưới và các công trình hỗ trợ phát triển giao thông công cộng hoạt động trong đô thị cũng như kết nối với các đô thị khác, các vùng lân cận. Xác định vị trí quy mô, số lượng các công trình đầu mối giao thông.\n- Cao độ nền và thoát nước mặt: Đề xuất các giải pháp cao độ nền và thoát nước mặt hợp lý cho các đô thị và các khu vực xây dựng khác; đảm bảo an toàn về lũ, úng; phòng tránh các hiểm họa thiên tai... nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Khoanh vùng các khu vực cấm hoặc hạn chế xây dựng do cấu tạo về địa chất, địa hình, do nguy cơ lũ quét, các khu vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển rừng.\n- Cấp nước: Phân tích đánh giá tài nguyên nước ngầm, nước mặt, sông hồ hiện có tại khu vực để đề xuất các giải pháp lựa chọn nguồn nước và bảo vệ nguồn nước. Xác định tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước trong sản xuất, trong sinh hoạt, dự kiến nguồn cấp, công trình đầu mối, mạng lưới đường ống cấp nước, cấp nước chữa cháy và các thông số kỹ thuật.\n- Cấp điện, năng lượng: Xác định tiêu chuẩn, nhu cầu sử dụng điện; lựa chọn cân đối nguồn điện; đề xuất giải pháp thiết kế mạng lưới cấp điện, dự kiến các công trình đầu mối cho từng giai đoạn quy hoạch. Đề xuất khai thác sử dụng các nguồn năng lượng khác (nếu có).\n- Thông tin liên lạc: Định hướng quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động, dự kiến các công trình đầu mối theo từng giai đoạn quy hoạch và mạng lưới truyền dẫn quang đồng bộ theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng, mở rộng hệ thống viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị theo mô hình đô thị thông minh.\n- Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: Xác định nhu cầu, giải pháp xử lý nước thải cho từng khu vực trong đô thị, các yêu cầu về chất lượng nước đối với các loại nước thải sau khi xử lý. Tính toán nhu cầu, định hướng giải pháp thu gom và quản lý chất thải rắn. Đề xuất quy mô diện tích, công suất công trình đầu mối bao gồm nghĩa trang, công trình xử lý nước thải, chất thải rắn.\nk) Đánh giá môi trường chiến lược:\nQuy hoạch chung cần phải thực hiện đồng bộ với Đánh giá môi trường chiến lược nhằm kiểm chứng những quyết định về bố trí các khu vực chức năng, các trung tâm công nghiệp sản xuất, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường khi mở rộng các khu đô thị mới, đảm bảo giữ gìn và chuyển hóa hợp lí khu vực nông nghiệp xung quanh khu vực đô thị hóa hiện nay.\nĐánh giá môi trường chiến lược cần tích hợp với kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu hiện hành, đưa ra các giải pháp môi trường, các khuyến cáo sử dụng đất, cấu trúc đô thị, cơ chế chính sách, nguồn lực, nhằm giảm thiểu các thiệt hại trong trường hợp thiên tai hoặc biến đổi môi trường lớn xảy ra. Ví dụ: những khuyến cáo về khu vực sạt lở ven sông biển, cần sớm di dời dân cư; các khu vực hạn chế phát triển do nguy cơ thiên tai hoặc do ngăn cản dòng chảy tự nhiên, các nguồn ô nhiễm môi trường đô thị.\nl) Các chương trình dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện\n- Phân kỳ các giai đoạn đầu tư. Xác định các chương trình dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn trước mắt. Xác định các chương trình, các khu vực trọng tâm đầu tư, cụ thể hóa các mục tiêu, các công trình trọng điểm cần đầu tư.\n- Đề xuất các cơ chế chính sách nhằm thực hiện quy hoạch. Xác định nguồn lực thực hiện quy hoạch.\nm) Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch: Đề xuất quy định quản lý quy hoạch phù hợp đồ án quy hoạch và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan về quy hoạch cũng như quản lý đô thị hiện hành, đảm bảo theo nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nPhạm vi, quy mô, thời hạn lập quy hoạch\na) Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện tích khoảng 4.947,11 km2; Ranh giới cụ thể như sau:\n- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị;\n- Phía Đông giáp Biển Đông;\n- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng;\n- Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.\nb) Thời hạn quy hoạch: đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 3342/QĐ-UBND 2019 phê duyệt Đề án Xây dựng phát triển đô thị Huế\nMục tiêu\n- Cụ thể hóa định hướng phát triển đô thị theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/10/2019 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tại Hội nghị lần thứ 17 (Khóa XV) thông qua Đề án Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030; Trong đó, mục tiêu xuyên suốt là đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.\n- Làm cơ sở để nghiên cứu lập Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế và thành lập các phường thuộc thành phố Huế.",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 2237/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế\nTầm nhìn\n- Trước năm 2015: Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời là trung tâm của khu vực miền Trung, cực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.\n- Đến năm 2025: Phát triển thành phố với cấu trúc đô thị sinh thái hoàn chỉnh - xứng tầm là đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, y tế, đào tạo lớn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Châu Á.\n- Sau 2025: Đô thị Thừa Thiên Huế hoàn chỉnh theo các chương trình và sự chỉ đạo của Bộ Chính trị. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố “đô thị sinh thái cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường” phát triển năng động của khu vực, là thành phố Festival và du lịch đặc sắc hấp dẫn trên thế giới.\nII. MỤC TIÊU\nXây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trước năm 2015. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á và quốc tế.\nIII. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỪA THIÊN HUẾ"
] |
Các yêu cầu chính về nội dung hồ sơ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 7 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nCác yêu cầu chính về nội dung hồ sơ quy hoạch:\na) Phân tích đánh giá lợi thế vị trí và quan hệ vùng:\n- Lược thuật quá trình phát triển đô thị Thừa Thiên Huế, khái quát các đặc thù của đô thị trong mối quan hệ với các tỉnh, thành phố lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình.\n- Nghiên cứu bối cảnh quốc tế, bối cảnh trong nước, phân tích xu hướng phát triển đô thị có tính đặc thù về di sản với yêu cầu hội nhập toàn cầu; phân tích các tác động đến việc hình thành và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương.\nb) Đánh giá hiện trạng:\n- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và môi trường, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới phát triển; đánh giá quỹ đất xây dựng; nhận diện các đặc trưng về cấu trúc địa hình cảnh quan tự nhiên để làm cơ sở định hướng các khung phát triển cải tạo hoặc xây dựng mới... Làm rõ các phân vùng địa lý kinh tế, địa lý cảnh quan, trong đó lưu ý đến hành lang ven biển và đàm phá (Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Lập An), hành lang núi Trường Sơn Bắc ra đến biển tại Bạch Mã - Hải Vân.\n- Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội: Tổng hợp, phân tích hiện trạng phát triển kinh tế; hiện trạng dân cư, lao động, việc làm; hiện trạng phát triển du lịch; hiện trạng sử dụng đất đai; hiện trạng quy hoạch - kiến trúc cảnh quan và xác định các khu vực có giá trị về di sản và văn hóa.\n- Đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Tổng hợp hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật bao gồm các hạng mục về giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cấp điện, thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang, bảo vệ môi trường.\n- Nhận diện những bất cập về hiện trạng xây dựng, phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong phạm vi quy hoạch. Khoanh vùng, xác định các khu vực có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị về di sản, văn hoá, cảnh quan. Nghiên cứu xác định ranh giới các khu vực cần bảo tồn theo ranh giới bảo tồn đã được cấp thẩm quyền xác nhận như di tích cố đô Huế, các khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn cảnh quan như Bạch Mã, phá Tam Giang, đầm Cầu Hai...\n- Nguồn tài liệu, số liệu, thông tin về hiện trạng phải bảo đảm chất lượng, độ tin cậy; đảm bảo tính khoa học, hình thành chuỗi dữ liệu theo thời gian để phục vụ công tác phân tích, đánh giá, dự báo trong quá trình lập quy hoạch.\nc) Đánh giá công tác triển khai thực hiện và quản lý quy hoạch và xác định vấn đề trọng tâm cần giải quyết ở giai đoạn quy hoạch.\n- Đánh giá các chủ trương, chính sách, kết quả thực hiện theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị, làm cơ sở đề xuất các nội dung nghiên cứu để phù hợp với định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương.\n- Rà soát, đánh giá các quy hoạch có liên quan đến địa bàn tỉnh, đặc biệt là các quy hoạch cấp quốc gia theo ngành như giao thông, môi trường, sử dụng đất đai, không gian biển. Tổng kết nội dung chính quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, các quy hoạch chung đô thị, khu chức năng và tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng các cấp khác. Đánh giá công tác triển khai thực hiện và quản lý theo quy hoạch.\n- Đánh giá thực trạng phát triển của đô thị: các vấn đề về đô thị hóa, thực trạng công tác quản lý đô thị, dự án giao thông và đầu mối hạ tầng, dự án đầu tư công, chương trình - dự án phát triển đô thị, tình hình triển khai các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng, đối chiếu với định hướng theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các quy hoạch chung. Nêu các vướng mắc, các thành quả, hướng đi tiếp.\n- Tổng hợp các vấn đề đã nêu trong phân tích hiện trạng, đánh giá quỹ đất phát triển đô thị theo điều kiện tự nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng và quốc gia. Phân tích mặt mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và xác định các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch theo trình tự.\nd) Xác định tầm nhìn, mục tiêu, tính chất và động lực phát triển đô thị.\n- Xây dựng tầm nhìn theo hướng đô thị Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; có chất lượng sống tốt, tính đa dạng văn hóa cao, bảo tồn các giá trị di sản và cảnh quan ven biển, có hạ tầng đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.\n- Xây dựng các chiến lược phát triển không gian tổng thể, xác định các hành động, mục tiêu cụ thể để hình thành giải pháp quy hoạch. Mục tiêu phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị, phù hợp với các định hướng của quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng và quy hoạch tỉnh.\n- Các chỉ tiêu phát triển được xác định theo từng nhóm mục tiêu chiến lược, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch hiện hành, phù hợp trình độ phát triển các đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh trong mô hình đô thị Thừa Thiên Huế.\n- Rà soát lại tính chất đô thị đã được sơ bộ xác định trong giai đoạn lập Nhiệm vụ quy hoạch và hiệu chỉnh trên cơ sở các phân tích, các yếu tố phát hiện mới nếu cần.\nđ) Dự báo phát triển đô thị\n- Đề xuất và lựa chọn cơ cấu phát triển đô thị phù hợp với mô hình quản lý hành chính, kế hoạch và lộ trình phát triển theo kỳ quy hoạch trên cơ sở các quy định pháp luật về phân loại và phân cấp quản lý đô thị.\n- Dự báo quy mô dân số, lao động, việc làm, khách du lịch giai đoạn đến 2030, 2045, có xét đến năm 2065.\n- Đề xuất quy mô phát triển, kiểm soát, biện pháp điều tiết phát triển dân số nhằm bảo đảm cân đối giữa phát triển dân số với phát triển kinh tế và khả năng đáp ứng của hạ tầng đô thị, cũng như giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ lao động.\n- Dự báo tổng quy mô đất xây dựng đô thị theo nhu cầu không gian phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, phù hợp với đề án nâng cấp và nâng loại đô thị Thừa Thiên Huế là thành phố loại I trực thuộc trung ương.\n- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính áp dụng trong đồ án, trong đó khu vực đô thị hiện hữu cho phép áp dụng theo các chỉ tiêu tương đương với chỉ tiêu sử dụng đất năm 2021; khu vực phát triển mới cho phép áp dụng các chỉ tiêu đất dân dụng, đất đơn vị ở tối đa theo Bảng 2.1 và 2.2 của QCVN 01:2021 để đảm bảo tính đặc thù của đô thị di sản, văn hóa, cảnh quan Thừa Thiên Huế.\ne) Định hướng phát triển không gian\n- Xác định các mối liên kết tương hỗ về không gian giữa đô thị Thừa Thiên Huế với các đô thị lớn trong vùng, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng.\n- Đề xuất phạm vi khu vực được xác định là đô thị trung tâm, hướng phát triển mở rộng đô thị Huế hiện tại, các khu vực đô thị hóa liền kề tại Hương Thủy, Hương Trà, các khu vực đô thị vệ tinh về phía Bắc tại Phong Điền, Quảng Điền, về phía Nam tại Phú Lộc (bao gồm cả khu vực Chân Mây - Lăng Cô), về phía Tây tại Nam Đông, A Lưới để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận.\n- Xác định quy mô các đô thị trong mô hình cấu trúc đô thị, các khu chức năng, các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển. Định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển đô thị, xác định tính chất và nguyên tắc kiểm soát phát triển.\n- Đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển cho khu vực dân cư hiện hữu (dân số, chiều cao tầng xây dựng, mật độ...). Xác định các khu vực cần bảo tồn xen lẫn trong khu vực đô thị; nhận diện và đề xuất giải pháp cho các không gian mang tính đặc trưng riêng của Huế như di sản Kinh thành, không gian sông Hương; các di sản văn hóa, lịch sử; di sản đô thị (các khu vực phố cổ, thương cảng, thành cổ)...\n- Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo; khu cần bảo tồn, tôn tạo (khoanh vùng, xác định lại ranh giới khu phố cổ, khu phố cũ v.v... và các khu chức năng đặc biệt để đề xuất các vấn đề về bảo tồn, bảo vệ, cho phép phát triển, giữ nguyên v.v...).\n- Đề xuất ý tưởng, các mục tiêu, định hướng phát triển và mở rộng đô thị. Vị trí, vai trò các khu vực đô thị phát triển mới trong mối liên hệ tổng thể. Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng; ngưỡng phát triển về mật độ xây dựng và tầng cao, quy định các loại hình kiến trúc cho từng khu vực.\n- Xác định hệ thống trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ (phát triển hệ thống thương mại dịch vụ đô thị, bao gồm các trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm...), trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên đô thị; trung tâm chuyên ngành cấp đô thị.\n- Xác định các vùng, các không gian có đặc trưng riêng của Thừa Thiên Huế cần có nghiên cứu, kiểm soát phát triển riêng so với không gian chung như không gian ven biển; không gian đồi núi gắn với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; khu vực đồi núi các huyện A Lưới, Nam Đông. Xác định các không gian chống chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan hàng năm như vùng ngập lũ theo lưu vực sông Hương, sông Bồ; các khu vực có địa chất yếu dễ hình thành điểm sạt lở mùa mưa bão để kiểm soát hoạt động xây dựng.\n- Nghiên cứu về ranh giới, định hướng phát triển khu vực nông thôn, trong đó làm rõ mối liên hệ giữa không gian khu vực nông thôn với đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh.\n- Thiết kế đô thị: Đề xuất khung thiết kế đô thị tổng thể và khung thiết kế đô thị cho đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh gắn với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa, cảnh quan đô thị Thừa Thiên Huế, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất. Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu vực cửa ngõ, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh - mặt nước, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian, tầng cao trung bình - điển hình - tối đa cho các khu vực. Định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực.\n- Rà soát và điều chỉnh các khu vực có khống chế về tầng cao và mật độ chưa phù hợp với các tiêu chí bảo tồn kết hợp phát triển được xác định qua khung thiết kế đô thị. Xác định các khu vực kiểm soát linh hoạt theo điều kiện riêng của vị trí địa điểm, tính chất chức năng sử dụng đất, mối liên hệ với hệ thống cảnh quan và không gian di tích lân cận.\ng) Quy hoạch sử dụng đất\n- Xác định vị trí, chỉ tiêu, quy mô, quỹ đất phát triển cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh và các khu chức năng phù hợp với mô hình đô thị.\n- Xác định các khu vực cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu (phố cũ, dân cư hiện hữu, làng xóm, làng chài, làng nghề...), bảo tồn, hạn chế phát triển; các khu vực xây dựng hệ thống công trình phúc lợi xã hội như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa lịch sử, hành chính; các khu vực phát triển hệ thống dịch vụ thương mại đô thị và hạ tầng du lịch; các khu vực không gian mở như quảng trường, cây xanh, công viên, mặt nước; các khu vực bảo tồn giá trị thiên nhiên như hành lang thoát lũ, rừng ngập mặn; các khu vực dành cho phát triển công nghiệp, công nghệ cao, tiểu thủ công nghiệp.\n- Bố trí và phân bổ đất đai cho không gian khu vực kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp công nghệ cao; xác định các khu vực an ninh quốc phòng; đất phát triển hệ thống giao thông, các khu vực phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị khác; các khu vực dự trữ phát triển; các khu chức năng đặc thù của đô thị.\n- Tính toán phân bổ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế; xác định các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn dài hạn đến năm 2045 và định hướng đến năm 2065, trong đó nghiên cứu đối với việc bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu.\nh) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội\nTrên cơ sở đánh giá thực trạng phân bố và phát triển hạ tầng xã hội, dự báo các nhu cầu sử dụng, đề xuất giải pháp xây mới và cải tạo cho các khu chức năng (cấp quốc gia, cấp vùng, cấp đô thị), bao gồm:\n- Nghiên cứu bố trí các khu trung tâm hành chính cho đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, giải pháp hình thành khu hành chính tập trung nếu cần thiết.\n- Nghiên cứu mạng lưới bệnh viện và trung tâm giáo dục và đào tạo cấp quốc gia, cấp vùng và các trung tâm y tế giáo dục cấp đô thị. Hình thành khu chức năng y tế và giáo dục phục vụ cho liên kết vùng Đông Nam Á.\n- Nghiên cứu và xác lập vị trí, quy mô mạng lưới công trình văn hóa, thể dục thể thao; xác định vị trí, phạm vi quy mô hệ thống khu, cụm, điểm du lịch theo phân vùng về du lịch văn hóa di tích, du lịch sinh thái biển Lăng Cô, Cảnh Dương, Phong Điền, du lịch sinh thái núi...\n- Nghiên cứu, rà soát quy mô khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu kinh tế cửa khẩu A Đớt; định hướng phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung; phân bổ các cụm công nghiệp, khu vực làng nghề trong mối tương quan với các đô thị kế cận.\n- Nghiên cứu mạng lưới trung tâm dịch vụ - thương mại gắn với hệ thống đầu mối giao thông và phân bổ dân cư của đô thị trung tâm Huế, các đô thị vệ tinh.\n- Xác định nhu cầu, phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; bố trí không gian cho tái định cư, di dời dân cư khỏi các di tích trong khu vực Kinh thành cũng như di tích khác được xếp hạng.\ni) Định hướng xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật\n- Định hướng phát triển giao thông: Dự báo nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa. Xây dựng chiến lược vận tải đô thị để kiểm soát giao thông, gồm cả khu vực trung tâm thành phố Huế hiện hữu; tổ chức mạng lưới giao thông bao gồm giao thông đối ngoại, giao thông đô thị và giao thông đường thủy, hệ thống giao thông tĩnh trong phát triển đô thị. Xem xét, đề xuất cấp hạng và quy mô các công trình đầu mối giao thông mang tính động lực như sân bay Phú Bài, cảng Chân Mây, các ga đường sắt cao tốc. Phân loại phân cấp các tuyến giao thông đô thị và đề xuất các giải pháp thiết kế cho mạng lưới giao thông nội bộ. Đề xuất mạng lưới và các công trình hỗ trợ phát triển giao thông công cộng hoạt động trong đô thị cũng như kết nối với các đô thị khác, các vùng lân cận. Xác định vị trí quy mô, số lượng các công trình đầu mối giao thông.\n- Cao độ nền và thoát nước mặt: Đề xuất các giải pháp cao độ nền và thoát nước mặt hợp lý cho các đô thị và các khu vực xây dựng khác; đảm bảo an toàn về lũ, úng; phòng tránh các hiểm họa thiên tai... nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Khoanh vùng các khu vực cấm hoặc hạn chế xây dựng do cấu tạo về địa chất, địa hình, do nguy cơ lũ quét, các khu vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển rừng.\n- Cấp nước: Phân tích đánh giá tài nguyên nước ngầm, nước mặt, sông hồ hiện có tại khu vực để đề xuất các giải pháp lựa chọn nguồn nước và bảo vệ nguồn nước. Xác định tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước trong sản xuất, trong sinh hoạt, dự kiến nguồn cấp, công trình đầu mối, mạng lưới đường ống cấp nước, cấp nước chữa cháy và các thông số kỹ thuật.\n- Cấp điện, năng lượng: Xác định tiêu chuẩn, nhu cầu sử dụng điện; lựa chọn cân đối nguồn điện; đề xuất giải pháp thiết kế mạng lưới cấp điện, dự kiến các công trình đầu mối cho từng giai đoạn quy hoạch. Đề xuất khai thác sử dụng các nguồn năng lượng khác (nếu có).\n- Thông tin liên lạc: Định hướng quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động, dự kiến các công trình đầu mối theo từng giai đoạn quy hoạch và mạng lưới truyền dẫn quang đồng bộ theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng, mở rộng hệ thống viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị theo mô hình đô thị thông minh.\n- Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: Xác định nhu cầu, giải pháp xử lý nước thải cho từng khu vực trong đô thị, các yêu cầu về chất lượng nước đối với các loại nước thải sau khi xử lý. Tính toán nhu cầu, định hướng giải pháp thu gom và quản lý chất thải rắn. Đề xuất quy mô diện tích, công suất công trình đầu mối bao gồm nghĩa trang, công trình xử lý nước thải, chất thải rắn.\nk) Đánh giá môi trường chiến lược:\nQuy hoạch chung cần phải thực hiện đồng bộ với Đánh giá môi trường chiến lược nhằm kiểm chứng những quyết định về bố trí các khu vực chức năng, các trung tâm công nghiệp sản xuất, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường khi mở rộng các khu đô thị mới, đảm bảo giữ gìn và chuyển hóa hợp lí khu vực nông nghiệp xung quanh khu vực đô thị hóa hiện nay.\nĐánh giá môi trường chiến lược cần tích hợp với kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu hiện hành, đưa ra các giải pháp môi trường, các khuyến cáo sử dụng đất, cấu trúc đô thị, cơ chế chính sách, nguồn lực, nhằm giảm thiểu các thiệt hại trong trường hợp thiên tai hoặc biến đổi môi trường lớn xảy ra. Ví dụ: những khuyến cáo về khu vực sạt lở ven sông biển, cần sớm di dời dân cư; các khu vực hạn chế phát triển do nguy cơ thiên tai hoặc do ngăn cản dòng chảy tự nhiên, các nguồn ô nhiễm môi trường đô thị.\nl) Các chương trình dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện\n- Phân kỳ các giai đoạn đầu tư. Xác định các chương trình dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn trước mắt. Xác định các chương trình, các khu vực trọng tâm đầu tư, cụ thể hóa các mục tiêu, các công trình trọng điểm cần đầu tư.\n- Đề xuất các cơ chế chính sách nhằm thực hiện quy hoạch. Xác định nguồn lực thực hiện quy hoạch.\nm) Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch: Đề xuất quy định quản lý quy hoạch phù hợp đồ án quy hoạch và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan về quy hoạch cũng như quản lý đô thị hiện hành, đảm bảo theo nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế."
] | [
"Khoản 10 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nTổ chức thực hiện\n- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.\n- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.\n- Cơ quan trình duyệt: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.\n- Đơn vị tư vấn: Lựa chọn theo quy định pháp luật về đấu thầu.\n- Thời gian lập quy hoạch: 12 tháng.",
"Khoản 9 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nYêu cầu khác trong quá trình tổ chức lập quy hoạch\nNghiên cứu lập Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thể hiện các nội dung mang tính định hướng, cần thống nhất đồng bộ với Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch ngành cấp vùng, cấp quốc gia.\nĐể nâng cao chất lượng nghiên cứu và tính khả thi, ngoài các yêu cầu được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP và Thông tư 12/2016/TT-BXD , trong quá trình tổ chức lập quy hoạch cần lưu ý:\n- Quy hoạch cần thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch có liên quan (về liên kết vùng, quy hoạch sử dụng đất, phương hướng phát triển các ngành - lĩnh vực trọng yếu tương thích với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội).\n- Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý - GIS để phân tích, đánh giá xu hướng phát triển đô thị thời gian qua nhằm đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp với đặc điểm của đô thị Thừa Thiên Huế tương lai. Cơ sở dữ liệu GIS được chuyển giao cho cơ quan quản lý, quy hoạch đô thị.\n- Thiết kế đô thị: Đáp ứng yêu cầu theo Thông tư số 06/2013/TT-BXD và Thông tư số 16/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại để mô phỏng cấu trúc đô thị và phương hướng phát triển không gian đô thị theo các phương án đề xuất.\n- Đề xuất cơ chế, kế hoạch thực hiện đồ án quy hoạch trên cơ sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị tư vấn (lập quy hoạch) khác có liên quan, nhằm bảo đảm nội dung nghiên cứu được cập nhật thông tin đa dạng và đồng bộ, đặc biệt đối với các chương trình, đề án và dự án đặc thù nâng cấp, nâng loại tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương.\n- Đề xuất các quy hoạch phân khu trong khu vực đô thị trung tâm và quy hoạch chung cho đô thị vệ tinh. Xác định khung đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch (giai đoạn 2030, 2045) tạo cơ sở để cơ quan chuyên ngành theo dõi, điều chỉnh kịp thời (nếu có) các quy định, cơ chế - chính sách trong việc quản lý quy hoạch và phát triển đô thị có hiệu quả, khoa học, đáp ứng chủ trương của Nhà nước về cải cách hành chính, xây dựng đô thị thông minh.",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nCác yêu cầu trọng tâm nghiên cứu quy hoạch:\n- Phân tích bối cảnh phát triển của Thừa Thiên Huế trong mối liên hệ vùng Đông Nam Á, hành lang Đông - Tây; mối quan hệ với các đô thị lân cận. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch vùng tỉnh Thừa Thiên Huế, Quy hoạch chung thành phố Huế, các quy hoạch và dự án đầu tư để xác định những vấn đề tồn tại, bất cập cần điều chỉnh trong giai đoạn mới.\n- Nghiên cứu các chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc hình thành và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo định hướng đô thị trực thuộc trung ương với các tiêu chí đặc thù; rà soát định hướng quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai thực hiện để dự báo các nhu cầu, cơ hội phát triển trong giai đoạn mới của tỉnh, hài hòa với yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trên địa bàn.\n- Nghiên cứu mô hình phát triển, cấu trúc không gian; phân bố hệ thống đô thị gắn với tổ chức đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở kế thừa các đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Quy hoạch chung thành phố Huế... Tổ chức không gian cho các chức năng mang tính đặc thù của Thừa Thiên Huế như trung tâm về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á; trung tâm về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; các khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đầm phá ven biển.\n- Đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị Huế hiện hữu và phần mở rộng, các đô thị vệ tinh; nghiên cứu các giải pháp quản lý tầng cao và mật độ các khu vực đặc trưng như khu vực Kinh thành, khu vực lân cận các điểm di tích, khu vực dọc hai bên bờ sông Hương, khu vực ven biển, các đầm phá và vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...\n- Tăng cường liên kết về giao thông kết nối với quốc tế, các đô thị lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng. Khắc phục các tồn tại, bất cập trong hệ thống hạ tầng nội vùng để liên kết khu vực đô thị trung tâm với khu vực đô thị vệ tinh, vùng miền núi phía Tây như Nam Đông, A Lưới.\n- Nghiên cứu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường của sông Hương gắn với trục cảnh quan trung tâm thành phố Huế; bảo vệ các vùng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lập An; khai thác hiệu quả các khu vực ven biển gắn với thích ứng biến đổi khí hậu từ Phong Điền tới Phú Lộc; bảo tồn hiệu quả vườn quốc gia Bạch Mã, khu vực đèo Hải Vân gắn với phát triển du lịch bền vững.\n- Đề xuất quy định quản lý, hướng dẫn kiểm soát phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo hướng cụ thể và linh hoạt để từng bước làm sâu sắc hơn hình ảnh quy hoạch kiến trúc đô thị gắn với không gian đặc trưng của đô thị Thừa Thiên Huế.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 6649/QĐ-UBND duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị Hà Nội\nNội dung và thành phần hồ sơ:\nCác yêu cầu, nội dung nghiên cứu quy hoạch, thành phần hồ sơ sản phẩm thực hiện theo Nhiệm vụ Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định, trình duyệt tại Tờ trình số 4244/TTr-QHKT(P7) ngày 21/9/2015.",
"Khoản 1 Điều 4 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nTrong quá trình triển khai, các đồ án quy hoạch cấp dưới đã phê duyệt nhiệm vụ được tiếp tục thẩm định, phê duyệt theo định hướng của Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 3342/QĐ-UBND 2019 phê duyệt Đề án Xây dựng phát triển đô thị Huế\nMục tiêu\n- Cụ thể hóa định hướng phát triển đô thị theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/10/2019 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tại Hội nghị lần thứ 17 (Khóa XV) thông qua Đề án Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030; Trong đó, mục tiêu xuyên suốt là đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.\n- Làm cơ sở để nghiên cứu lập Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế và thành lập các phường thuộc thành phố Huế.",
"Khoản 2 Điều 3 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nBộ Xây dựng chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định hồ sơ đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đảm bảo đúng quy định pháp luật. Giao Bộ Xây dựng lưu trữ, lưu giữ hồ sơ được duyệt theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật."
] |
Hồ sơ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được quy định như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 8 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nHồ sơ, sản phẩm\nHồ sơ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 đối với khu vực đô thị trung tâm, tỷ lệ 1/25.000 đối với phạm vi toàn đô thị và tỷ lệ 1/50.000 hoặc tỷ lệ thích hợp đối với các bản vẽ thể hiện nội dung phân tích mối quan hệ vùng, đánh giá môi trường chiến lược và các nội dung khác."
] | [
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2006 đề cương Quy hoạch phát triển công nghiệp\n1. Số lượng cơ sở sản xuất; phân loại theo chuyên ngành, theo thành phần kinh tế và phân bố theo không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh.\n2. Đánh giá quá trình tăng trưởng của ngành công nghiệp qua các thời kỳ (giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lao động…). Đánh giá một số phân ngành chủ yếu.\n3. Đánh giá cơ cấu công nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp; cơ cấu theo thành phần kinh tế…\n4. Đánh giá tình hình đầu tư cho ngành công nghiệp (theo tổng mức đầu tư, theo phân ngành, theo thành phần kinh tế, hiệu quả đầu tư…)\n5. Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ.\nĐánh giá chất lượng nguồn nhân lực.",
"Khoản 10 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nTổ chức thực hiện\n- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.\n- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.\n- Cơ quan trình duyệt: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.\n- Đơn vị tư vấn: Lựa chọn theo quy định pháp luật về đấu thầu.\n- Thời gian lập quy hoạch: 12 tháng.",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2006 đề cương Quy hoạch phát triển công nghiệp\nTiềm năng và các nguồn lực cho phát triển công nghiệp: Tài nguyên đất; tài nguyên khoáng sản; tài nguyên nước; tiềm năng phát triển các nguồn nguyên liệu; nguồn nhân lực; vốn đầu tư...\nĐánh giá tác động của các yếu tố trên đến sự phát triển công nghiệp của Tỉnh.",
"Khoản 8 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2006 đề cương Quy hoạch phát triển công nghiệp\nĐánh giá thực trạng hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp-TTCN.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 430/QĐ-UBND 2021 Quy hoạch chung đô thị thị trấn Hai Riêng Phú Yên đến 2030\nTên Đồ án: Quy hoạch chung đô thị thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.",
"Khoản 1 Điều 3 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nỦy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế\n- Hoàn thiện hồ sơ, các nội dung thuyết minh, bản vẽ, quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch theo đúng quy định pháp luật (sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Xây dựng đóng dấu thẩm định trước khi tổ chức công bố công khai theo quy định);\n- Phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức công bố công khai, lưu trữ và lưu giữ hồ sơ đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được duyệt theo quy định pháp luật;\n- Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế và các quy hoạch liên quan; tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Lâm nghiệp và các quy định khác có liên quan; bảo đảm các nhiệm vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới theo đúng Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo không tác động tiêu cực đến các di sản.\n- Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của các thông tin, số liệu, bản vẽ, hồ sơ sử dụng để lập đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 bảo đảm đúng quy định pháp luật, không hợp thức các sai phạm;\n- Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch đồng bộ với việc đầu tư thực hiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đô thị. Khi thực hiện đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Lâm nghiệp... tiếp thu ý kiến, phối hợp các bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng quy định pháp luật; đảm bảo quốc phòng, an ninh, an toàn phòng, chống lũ, biến đổi khí hậu; sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường đô thị, không để xảy ra các chồng chéo, tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình tổ chức thực hiện; không gây thất thoát lãng phí, tính toán đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ cảnh quan môi trường và đảm bảo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư, phát triển hài hòa, giữ gìn cảnh quan môi trường;\n- Tổ chức rà soát, lập chương trình phát triển đô thị, chương trình phát triển nhà ở; rà soát, lập mới hoặc điều chỉnh các quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị trực thuộc, quy hoạch khu chức năng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, các quy hoạch nông thôn, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch không gian ngầm theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được phê duyệt làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị; bảo đảm việc tuân thủ chỉ tiêu về quy mô dân số; bảo đảm chỉ tiêu sử dụng đất được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định, trong đó bảo đảm chỉ tiêu sử dụng đất cho các giai đoạn quy hoạch ngắn hạn đáp ứng mục tiêu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch xây dựng, các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, xây dựng, đất đai, di sản văn hóa, đầu tư, lâm nghiệp, các quy định pháp luật và các quy định khác có liên quan;\n- Tổ chức lập và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Thừa Thiên Huế và các đô thị trực thuộc theo quy định pháp luật về kiến trúc; rà soát, điều chỉnh, lập mới các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phù hợp với đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, các định hướng, tính chất và các quy chuẩn quy phạm hiện hành.\n- Xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư, tài chính, đất đai để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư.\n- Các công trình, dự án đang được rà soát, xử lý theo các Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án (nếu có) chỉ được triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án (nếu có) và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm phù hợp các quy định pháp luật và các quy định khác có liên quan.",
"Khoản 8 Điều 1 Quyết định 700/QĐ-TTg 2023 Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2045\nHồ sơ sản phẩm:\nHồ sơ Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành; bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ tỷ lệ 1/10.000 đối với khu vực đô thị trung tâm, tỷ lệ 1/25.000 đối với phạm vi toàn thành phố và tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000 hoặc tỷ lệ thích hợp đối với các bản vẽ thể hiện nội dung phân tích liên hệ vùng, bảo vệ môi trường, thiết kế đô thị và các nội dung khác.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 335/QĐ-UBND 2022 Đồ án quy hoạch chung đô thị Phong Điền Thừa Thiên Huế\nTên đồ án: Quy hoạch chung đô thị Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045."
] |
Yêu cầu khác trong quá trình tổ chức lập quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 9 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nYêu cầu khác trong quá trình tổ chức lập quy hoạch\nNghiên cứu lập Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thể hiện các nội dung mang tính định hướng, cần thống nhất đồng bộ với Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch ngành cấp vùng, cấp quốc gia.\nĐể nâng cao chất lượng nghiên cứu và tính khả thi, ngoài các yêu cầu được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP và Thông tư 12/2016/TT-BXD , trong quá trình tổ chức lập quy hoạch cần lưu ý:\n- Quy hoạch cần thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch có liên quan (về liên kết vùng, quy hoạch sử dụng đất, phương hướng phát triển các ngành - lĩnh vực trọng yếu tương thích với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội).\n- Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý - GIS để phân tích, đánh giá xu hướng phát triển đô thị thời gian qua nhằm đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp với đặc điểm của đô thị Thừa Thiên Huế tương lai. Cơ sở dữ liệu GIS được chuyển giao cho cơ quan quản lý, quy hoạch đô thị.\n- Thiết kế đô thị: Đáp ứng yêu cầu theo Thông tư số 06/2013/TT-BXD và Thông tư số 16/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại để mô phỏng cấu trúc đô thị và phương hướng phát triển không gian đô thị theo các phương án đề xuất.\n- Đề xuất cơ chế, kế hoạch thực hiện đồ án quy hoạch trên cơ sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị tư vấn (lập quy hoạch) khác có liên quan, nhằm bảo đảm nội dung nghiên cứu được cập nhật thông tin đa dạng và đồng bộ, đặc biệt đối với các chương trình, đề án và dự án đặc thù nâng cấp, nâng loại tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương.\n- Đề xuất các quy hoạch phân khu trong khu vực đô thị trung tâm và quy hoạch chung cho đô thị vệ tinh. Xác định khung đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch (giai đoạn 2030, 2045) tạo cơ sở để cơ quan chuyên ngành theo dõi, điều chỉnh kịp thời (nếu có) các quy định, cơ chế - chính sách trong việc quản lý quy hoạch và phát triển đô thị có hiệu quả, khoa học, đáp ứng chủ trương của Nhà nước về cải cách hành chính, xây dựng đô thị thông minh."
] | [
"Khoản 9 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2023 Đề án Hiện đại hóa Ngành Khí tượng Thủy văn đến 2025\nBộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đổi mới nội dung và hình thức đào tạo, tăng cường đào tạo, giáo dục về khí tượng thủy văn ở các cấp học.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nPhạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch:\n- Phạm vi ranh giới lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế với 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Ranh giới cụ thể như sau:\n+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị;\n+ Phía Đông giáp Biển Đông;\n+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng;\n+ Phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.\n- Quy mô lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế, khoảng 4.947 km2 (Diện tích cụ thể sẽ được xác định trong quá trình lập đồ án theo quyết định của cấp có thẩm quyền).",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nThời hạn quy hoạch: đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2006 đề cương Quy hoạch phát triển công nghiệp\nTiềm năng và các nguồn lực cho phát triển công nghiệp: Tài nguyên đất; tài nguyên khoáng sản; tài nguyên nước; tiềm năng phát triển các nguồn nguyên liệu; nguồn nhân lực; vốn đầu tư...\nĐánh giá tác động của các yếu tố trên đến sự phát triển công nghiệp của Tỉnh.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nPhạm vi, quy mô, thời hạn lập quy hoạch\na) Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện tích khoảng 4.947,11 km2; Ranh giới cụ thể như sau:\n- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị;\n- Phía Đông giáp Biển Đông;\n- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng;\n- Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.\nb) Thời hạn quy hoạch: đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.",
"Khoản 8 Điều 2 Quyết định 606/QĐ-UBND 2023 quy hoạch sử dụng đất thị xã Hương Thủy Huế 2021 2030\nTập trung nguồn lực thực hiện tốt các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất. Quá trình tổ chức thực hiện, nếu Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của thị xã Hương Thủy có mâu thuẫn với Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì UBND thị xã Hương Thủy tổ chức điều chỉnh cho phù hợp với Quy hoạch tỉnh theo đúng quy định.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nMục tiêu, tầm nhìn\na) Mục tiêu quy hoạch:\n- Đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh;\n- Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc trung ương, đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao;\n- Đến năm 2045: Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.\nb) Tầm nhìn đến năm 2065:\nXây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Festival nằm trong nhóm dẫn đầu của hệ thống đô thị Việt Nam, phát triển mạnh về văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, hướng đến hội nhập với các đô thị nổi bật tầm cỡ châu Á và thế giới; có trình độ phát triển kinh tế cao trên cơ sở hệ thống hạ tầng giao thông liên hoàn, kết nối thuận lợi với quốc tế bằng đường bộ, đường thủy, đường không và đường sắt tốc độ cao; có nền sản xuất phát triển, hệ thống dịch vụ và logistics hiệu quả.",
"Khoản 3 Điều 3 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nGiao các Bộ, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 bảo đảm hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương có liên quan, trong đó tập trung thực hiện: Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 38/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; Ngh ị quyết số 83/NQ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chí nh phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện quản lý hoạt động xây dựng theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất, đúng quy định pháp luật."
] |
Tổ chức thực hiện Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 10 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nTổ chức thực hiện\n- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.\n- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.\n- Cơ quan trình duyệt: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.\n- Đơn vị tư vấn: Lựa chọn theo quy định pháp luật về đấu thầu.\n- Thời gian lập quy hoạch: 12 tháng."
] | [
"Khoản 3 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2006 đề cương Quy hoạch phát triển công nghiệp\nCác yếu tố tác động trong vùng kinh tế trọng điểm đến phát triển công nghiệp trong vùng.\nII. Phân tích và dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp của Tỉnh.",
"Khoản 7 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2006 đề cương Quy hoạch phát triển công nghiệp\nĐánh giá tổng quát khả năng cạnh tranh các ngành công nghiệp của tỉnh.",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nCác yêu cầu trọng tâm nghiên cứu quy hoạch:\n- Phân tích bối cảnh phát triển của Thừa Thiên Huế trong mối liên hệ vùng Đông Nam Á, hành lang Đông - Tây; mối quan hệ với các đô thị lân cận. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch vùng tỉnh Thừa Thiên Huế, Quy hoạch chung thành phố Huế, các quy hoạch và dự án đầu tư để xác định những vấn đề tồn tại, bất cập cần điều chỉnh trong giai đoạn mới.\n- Nghiên cứu các chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc hình thành và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo định hướng đô thị trực thuộc trung ương với các tiêu chí đặc thù; rà soát định hướng quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai thực hiện để dự báo các nhu cầu, cơ hội phát triển trong giai đoạn mới của tỉnh, hài hòa với yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trên địa bàn.\n- Nghiên cứu mô hình phát triển, cấu trúc không gian; phân bố hệ thống đô thị gắn với tổ chức đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở kế thừa các đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Quy hoạch chung thành phố Huế... Tổ chức không gian cho các chức năng mang tính đặc thù của Thừa Thiên Huế như trung tâm về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á; trung tâm về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; các khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đầm phá ven biển.\n- Đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị Huế hiện hữu và phần mở rộng, các đô thị vệ tinh; nghiên cứu các giải pháp quản lý tầng cao và mật độ các khu vực đặc trưng như khu vực Kinh thành, khu vực lân cận các điểm di tích, khu vực dọc hai bên bờ sông Hương, khu vực ven biển, các đầm phá và vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...\n- Tăng cường liên kết về giao thông kết nối với quốc tế, các đô thị lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng. Khắc phục các tồn tại, bất cập trong hệ thống hạ tầng nội vùng để liên kết khu vực đô thị trung tâm với khu vực đô thị vệ tinh, vùng miền núi phía Tây như Nam Đông, A Lưới.\n- Nghiên cứu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường của sông Hương gắn với trục cảnh quan trung tâm thành phố Huế; bảo vệ các vùng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lập An; khai thác hiệu quả các khu vực ven biển gắn với thích ứng biến đổi khí hậu từ Phong Điền tới Phú Lộc; bảo tồn hiệu quả vườn quốc gia Bạch Mã, khu vực đèo Hải Vân gắn với phát triển du lịch bền vững.\n- Đề xuất quy định quản lý, hướng dẫn kiểm soát phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo hướng cụ thể và linh hoạt để từng bước làm sâu sắc hơn hình ảnh quy hoạch kiến trúc đô thị gắn với không gian đặc trưng của đô thị Thừa Thiên Huế.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nTính chất:\n- Là đô thị loại I hướng tới thành phố trực thuộc trung ương có tiêu chí đặc thù.\n- Là đô thị bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế; đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.\n- Là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ về kinh tế biển, kinh tế du lịch, trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế đa ngành chất lượng cao; trung tâm du lịch quốc tế; trung tâm về phát triển công nghiệp và cảng biển của quốc gia; trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.\n- Là địa bàn chiến lược về quốc phòng và an ninh khu vực miền Trung và cả nước.",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 700/QĐ-TTg 2023 Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2045\nThời hạn quy hoạch:\nNgắn hạn đến năm 2030, dài hạn đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.",
"Khoản 1 Điều 3 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nỦy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế\n- Hoàn thiện hồ sơ, các nội dung thuyết minh, bản vẽ, quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch theo đúng quy định pháp luật (sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Xây dựng đóng dấu thẩm định trước khi tổ chức công bố công khai theo quy định);\n- Phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức công bố công khai, lưu trữ và lưu giữ hồ sơ đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được duyệt theo quy định pháp luật;\n- Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế và các quy hoạch liên quan; tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Lâm nghiệp và các quy định khác có liên quan; bảo đảm các nhiệm vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới theo đúng Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo không tác động tiêu cực đến các di sản.\n- Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của các thông tin, số liệu, bản vẽ, hồ sơ sử dụng để lập đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 bảo đảm đúng quy định pháp luật, không hợp thức các sai phạm;\n- Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch đồng bộ với việc đầu tư thực hiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đô thị. Khi thực hiện đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Lâm nghiệp... tiếp thu ý kiến, phối hợp các bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng quy định pháp luật; đảm bảo quốc phòng, an ninh, an toàn phòng, chống lũ, biến đổi khí hậu; sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường đô thị, không để xảy ra các chồng chéo, tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình tổ chức thực hiện; không gây thất thoát lãng phí, tính toán đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ cảnh quan môi trường và đảm bảo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư, phát triển hài hòa, giữ gìn cảnh quan môi trường;\n- Tổ chức rà soát, lập chương trình phát triển đô thị, chương trình phát triển nhà ở; rà soát, lập mới hoặc điều chỉnh các quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị trực thuộc, quy hoạch khu chức năng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, các quy hoạch nông thôn, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch không gian ngầm theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được phê duyệt làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị; bảo đảm việc tuân thủ chỉ tiêu về quy mô dân số; bảo đảm chỉ tiêu sử dụng đất được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định, trong đó bảo đảm chỉ tiêu sử dụng đất cho các giai đoạn quy hoạch ngắn hạn đáp ứng mục tiêu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch xây dựng, các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, xây dựng, đất đai, di sản văn hóa, đầu tư, lâm nghiệp, các quy định pháp luật và các quy định khác có liên quan;\n- Tổ chức lập và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Thừa Thiên Huế và các đô thị trực thuộc theo quy định pháp luật về kiến trúc; rà soát, điều chỉnh, lập mới các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phù hợp với đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, các định hướng, tính chất và các quy chuẩn quy phạm hiện hành.\n- Xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư, tài chính, đất đai để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư.\n- Các công trình, dự án đang được rà soát, xử lý theo các Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án (nếu có) chỉ được triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án (nếu có) và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm phù hợp các quy định pháp luật và các quy định khác có liên quan.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 430/QĐ-UBND 2021 Quy hoạch chung đô thị thị trấn Hai Riêng Phú Yên đến 2030\nTên Đồ án: Quy hoạch chung đô thị thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.",
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nQuy mô và chỉ tiêu phát triển đô thị\na) Quy mô dân số, tỷ lệ đô thị hóa:\n- Năm 2030: Dân số toàn đô thị khoảng 1.500.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%; số khách du lịch dự kiến đạt 10 - 12 triệu lượt;\n- Năm 2045: Dân số toàn đô thị khoảng 1.850.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); chỉ tiêu đô thị hóa khoảng 75%; số khách du lịch dự kiến đạt 14 - 18 triệu lượt;\n- Tầm nhìn đến năm 2065: Dân số toàn đô thị có thể dung nạp tối đa khoảng 2.300.000 người.\n(Dự báo và phân bổ quy mô dân số toàn đô thị Thừa Thiên Huế theo các giai đoạn phát triển xem Phụ lục I).\nb) Quy mô đất đai:\nChỉ tiêu sử dụng đất đô thị Thừa Thiên Huế được áp dụng các yếu tố đặc thù của đô thị di sản, văn hoá, cảnh quan, tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng cho các khu vực phát triển mới của đô thị. Cụ thể:\n- Đất xây dựng đến năm 2030 khoảng 41.500 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 10.500 ha, chỉ tiêu đất dân dụng bình quân đạt 97 - 100 m2/người; đất ngoài dân dụng khoảng 31.000 ha, trong đó đất điểm dân cư nông thôn khoảng 6.400 ha;\n- Đất xây dựng đến năm 2045 khoảng 52.600 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 13.900 ha, chỉ tiêu đất dân dụng bình quân đạt 95 - 100 m2/người; đất ngoài dân dụng khoảng 38.700 ha, trong đó đất điểm dân cư nông thôn khoảng 5.100 ha.\n(Bảng Dự kiến sử dụng đất đai chính toàn đô thị theo yêu cầu phát triển từng giai đoạn xem Phụ lục II)."
] |
Quan điểm, mục tiêu quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 3 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nQuan điểm, mục tiêu quy hoạch\na) Quan điểm lập quy hoạch\n- Phù hợp với Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; thống nhất với các quy hoạch cấp quốc gia và cấp vùng tác động đến địa bàn tỉnh.\n- Phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh với vai trò là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển trên hành lang kinh tế Đông - Tây đối với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan; hình thành cực phát triển mới của vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ; tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế.\n- Xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn truyền thống, phát huy giá trị đô thị di sản.\n- Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư; đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; phát triển bền vững, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu; làm cơ sở để triển khai các đề án, chương trình phân loại và nâng cấp toàn tỉnh Thừa Thiên Huế thành đô thị trực thuộc trung ương.\nb) Mục tiêu quy hoạch\n- Đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.\n- Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.\n- Đến năm 2045: Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á."
] | [
"Khoản 8 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nHồ sơ, sản phẩm\nHồ sơ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 đối với khu vực đô thị trung tâm, tỷ lệ 1/25.000 đối với phạm vi toàn đô thị và tỷ lệ 1/50.000 hoặc tỷ lệ thích hợp đối với các bản vẽ thể hiện nội dung phân tích mối quan hệ vùng, đánh giá môi trường chiến lược và các nội dung khác.",
"Khoản 9 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nYêu cầu khác trong quá trình tổ chức lập quy hoạch\nNghiên cứu lập Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thể hiện các nội dung mang tính định hướng, cần thống nhất đồng bộ với Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch ngành cấp vùng, cấp quốc gia.\nĐể nâng cao chất lượng nghiên cứu và tính khả thi, ngoài các yêu cầu được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP và Thông tư 12/2016/TT-BXD , trong quá trình tổ chức lập quy hoạch cần lưu ý:\n- Quy hoạch cần thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch có liên quan (về liên kết vùng, quy hoạch sử dụng đất, phương hướng phát triển các ngành - lĩnh vực trọng yếu tương thích với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội).\n- Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý - GIS để phân tích, đánh giá xu hướng phát triển đô thị thời gian qua nhằm đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp với đặc điểm của đô thị Thừa Thiên Huế tương lai. Cơ sở dữ liệu GIS được chuyển giao cho cơ quan quản lý, quy hoạch đô thị.\n- Thiết kế đô thị: Đáp ứng yêu cầu theo Thông tư số 06/2013/TT-BXD và Thông tư số 16/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại để mô phỏng cấu trúc đô thị và phương hướng phát triển không gian đô thị theo các phương án đề xuất.\n- Đề xuất cơ chế, kế hoạch thực hiện đồ án quy hoạch trên cơ sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị tư vấn (lập quy hoạch) khác có liên quan, nhằm bảo đảm nội dung nghiên cứu được cập nhật thông tin đa dạng và đồng bộ, đặc biệt đối với các chương trình, đề án và dự án đặc thù nâng cấp, nâng loại tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương.\n- Đề xuất các quy hoạch phân khu trong khu vực đô thị trung tâm và quy hoạch chung cho đô thị vệ tinh. Xác định khung đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch (giai đoạn 2030, 2045) tạo cơ sở để cơ quan chuyên ngành theo dõi, điều chỉnh kịp thời (nếu có) các quy định, cơ chế - chính sách trong việc quản lý quy hoạch và phát triển đô thị có hiệu quả, khoa học, đáp ứng chủ trương của Nhà nước về cải cách hành chính, xây dựng đô thị thông minh.",
"Khoản 3 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2023 Đề án Hiện đại hóa Ngành Khí tượng Thủy văn đến 2025\n1. Giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025\na) Hoàn thiện cơ chế, chính sách và cơ cấu tổ chức bộ máy\n- Rà soát sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khí tượng thủy văn; xây dựng, điều chỉnh hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn.\n- Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn chuyên dùng; quy định về tích hợp, đồng bộ dữ liệu khí tượng thủy văn, khai thác, chia sẻ, sử dụng thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.\n- Củng cố tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn; xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn.\nb) Công nghệ thông tin và chuyển đổi số\n- Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, bao gồm: tăng cường năng lực tính toán, lưu trữ; ảo hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; năng lực lưu trữ, theo dõi sự cố, kiểm soát hoạt động.\n- Triển khai hạ tầng an ninh thông tin thiết yếu thay thế các công nghệ cũ để chủ động theo dõi, giám sát và ứng cứu sự cố an ninh thông tin.\n- Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia, liên thông đến các cơ sở dữ liệu quốc gia khác; ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo trong quản lý, khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.\nc) Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia và trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng\n- Đầu tư thiết bị, công nghệ quan trắc, thu thập và xử lý số liệu theo hướng tự động đối với mạng lưới trạm khí tượng, trạm thủy văn, trạm khí tượng trên cao ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, các đô thị lớn, khu vực nhiều hồ chứa, các đảo ngoài khơi và mạng lưới trạm hải văn.\n- Đầu tư, nâng cấp hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn; thí nghiệm phân tích môi trường.\nd) Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn\n- Hiện đại hóa công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1970/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; chú trọng phát triển dự báo số trị, phần mềm tích hợp phân tích dự báo, công cụ cảnh báo lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo mưa lớn, đặc biệt mưa lớn cục bộ hoặc mưa lớn trong cơn dông.\n- Xây dựng cơ sở dữ liệu và công cụ phục vụ hỗ trợ dự báo tác động và cảnh báo rủi ro đa thiên tai.\n- Cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.\nđ) Ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế\n- Xây dựng chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Bộ về khí tượng thủy văn giai đoạn 2026-2030.\n- Xây dựng cơ chế thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nghiên cứu, áp dụng các công nghệ, giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khí tượng thủy văn.\n- Tiếp tục hợp tác với các đối tác truyền thống và mở rộng các quan hệ hợp tác song phương với các quốc gia khác; đảm nhiệm và phát huy hiệu quả vai trò Trung tâm hỗ trợ dự báo thời tiết nguy hiểm, Trung tâm hỗ trợ dự báo lũ, lũ quét cho khu vực ASEAN.\n2. Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030\na) Cơ chế, chính sách về khí tượng thủy văn\nTiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước, tăng cường phân cấp, xã hội hóa trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, quốc phòng, an ninh.\nb) Công nghệ thông tin và chuyển đổi số khí tượng thủy văn\n- Phát triển, hoàn thiện hệ thống phần mềm nghiệp vụ khí tượng thủy văn.\n- Xây dựng mạng truyền tin sử dụng thông tin vô tuyến, cáp quang và vệ tinh đến các địa điểm trọng yếu; xây dựng mạng kết nối riêng của Ngành Khí tượng Thủy văn; nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để theo dõi, giám sát và ứng cứu sự cố an ninh thông tin khí tượng thủy văn.\n- Thực hiện số hóa các tư liệu khí tượng thủy văn; xây dựng kho lưu trữ tư liệu giấy khí tượng thủy văn đạt chuẩn; triển khai xây dựng, thực hiện đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin quản lý hoạt động khí tượng thủy văn của các Bộ, ngành, địa phương.\nc) Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia và trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng\n- Tiếp tục đầu tư tăng mật độ trạm khí tượng thủy văn quốc gia; đầu tư thiết bị, công nghệ quan trắc, thu thập và xử lý số liệu tự động đối với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; bổ sung mạng lưới trạm đo mưa tự động, đặc biệt tại khu vực thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.\n- Tích hợp, lồng ghép giữa mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia với mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia; giữa mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia với các trạm quan trắc chuyên dùng của Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân.\n- Đầu tư tăng cường số lượng trạm đo mặn; đo đạc, điều tra, khảo sát về xói lở, bồi lấp lòng sông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; đầu tư hệ thống giám sát, quản lý và đánh giá hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn hiện đại theo hướng tự động.\n- Áp dụng phương tiện bay không người lái, công nghệ quét laser, công nghệ vệ tinh dẫn đường, công nghệ siêu âm ra-đa, công nghệ viễn thám, camera phục vụ quan trắc khí tượng thủy văn, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.\nd) Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn\n- Xây dựng và vận hành hệ thống hỗ trợ phân tích dự báo khí tượng hiện đại.\n- Thiết lập hệ thống đồng hóa biến phân 04 chiều và cập nhật được các loại số liệu quan trắc mới (độ ẩm khí quyển, gió cắt lớp); cải tiến động lực, vật lý của mô hình phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu Việt Nam và ứng dụng cho từng loại hình thiên tai cụ thể.\n- Tích hợp, đồng bộ các mô hình dự báo thủy văn trên các lưu vực sông, xây dựng công cụ cảnh báo, dự báo chi tiết phạm vi ngập lụt, độ sâu ngập lụt vùng hạ lưu các lưu vực sông và hạ lưu các hồ chứa.\n- Phát triển hệ thống mô hình tích hợp biển - khí quyển, sông - biển; nâng cao chất lượng dự báo sóng, dòng chảy, triều cường nước dâng do bão và ngập lụt ven bờ; phát triển đồng hóa dữ liệu trong mô hình dự báo hải văn nghiệp vụ (sóng, dòng chảy biển).\n- Phát triển hệ thống, công cụ dự báo phục vụ chỉ đạo, điều hành, khai thác, sản xuất (thuỷ điện, điện mặt trời, điện gió).\n- Ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ mới vào xây dựng hệ thống phân tích giám sát lũ, ngập lụt, hạn hán, nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc biệt các lưu vực sông xuyên biên giới.\nđ) Ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế\n- Tiếp thu, áp dụng, từng bước làm chủ các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hiện đại trên thế giới trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, tự động hóa, viễn thám và các công nghệ hiện đại khác trong công tác khí tượng thủy văn.\n- Kết hợp với các tổ chức cá nhân có đủ trình độ năng lực tổ chức nghiên cứu các giải pháp công nghệ số như: Dữ liệu lớn (Big Data), AI, Cảm biến (sensors)/IoT), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Mô phỏng (Simulation), Thực tế ảo (virtual reality) trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học về quan trắc, thông tin dữ liệu và dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.\n- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn vốn, công nghệ của các nước tiên tiến để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn.\nIV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN\nNguồn vốn thực hiện Đề án bao gồm:",
"Khoản 1 Điều 3 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nỦy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế\n- Hoàn thiện hồ sơ, các nội dung thuyết minh, bản vẽ, quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch theo đúng quy định pháp luật (sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Xây dựng đóng dấu thẩm định trước khi tổ chức công bố công khai theo quy định);\n- Phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức công bố công khai, lưu trữ và lưu giữ hồ sơ đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được duyệt theo quy định pháp luật;\n- Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế và các quy hoạch liên quan; tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Lâm nghiệp và các quy định khác có liên quan; bảo đảm các nhiệm vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới theo đúng Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo không tác động tiêu cực đến các di sản.\n- Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của các thông tin, số liệu, bản vẽ, hồ sơ sử dụng để lập đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 bảo đảm đúng quy định pháp luật, không hợp thức các sai phạm;\n- Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch đồng bộ với việc đầu tư thực hiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đô thị. Khi thực hiện đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Lâm nghiệp... tiếp thu ý kiến, phối hợp các bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng quy định pháp luật; đảm bảo quốc phòng, an ninh, an toàn phòng, chống lũ, biến đổi khí hậu; sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường đô thị, không để xảy ra các chồng chéo, tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình tổ chức thực hiện; không gây thất thoát lãng phí, tính toán đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ cảnh quan môi trường và đảm bảo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư, phát triển hài hòa, giữ gìn cảnh quan môi trường;\n- Tổ chức rà soát, lập chương trình phát triển đô thị, chương trình phát triển nhà ở; rà soát, lập mới hoặc điều chỉnh các quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị trực thuộc, quy hoạch khu chức năng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, các quy hoạch nông thôn, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch không gian ngầm theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được phê duyệt làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị; bảo đảm việc tuân thủ chỉ tiêu về quy mô dân số; bảo đảm chỉ tiêu sử dụng đất được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định, trong đó bảo đảm chỉ tiêu sử dụng đất cho các giai đoạn quy hoạch ngắn hạn đáp ứng mục tiêu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch xây dựng, các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, xây dựng, đất đai, di sản văn hóa, đầu tư, lâm nghiệp, các quy định pháp luật và các quy định khác có liên quan;\n- Tổ chức lập và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Thừa Thiên Huế và các đô thị trực thuộc theo quy định pháp luật về kiến trúc; rà soát, điều chỉnh, lập mới các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phù hợp với đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, các định hướng, tính chất và các quy chuẩn quy phạm hiện hành.\n- Xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư, tài chính, đất đai để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư.\n- Các công trình, dự án đang được rà soát, xử lý theo các Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án (nếu có) chỉ được triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án (nếu có) và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm phù hợp các quy định pháp luật và các quy định khác có liên quan.",
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nQuy mô và chỉ tiêu phát triển đô thị\na) Quy mô dân số, tỷ lệ đô thị hóa:\n- Năm 2030: Dân số toàn đô thị khoảng 1.500.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%; số khách du lịch dự kiến đạt 10 - 12 triệu lượt;\n- Năm 2045: Dân số toàn đô thị khoảng 1.850.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); chỉ tiêu đô thị hóa khoảng 75%; số khách du lịch dự kiến đạt 14 - 18 triệu lượt;\n- Tầm nhìn đến năm 2065: Dân số toàn đô thị có thể dung nạp tối đa khoảng 2.300.000 người.\n(Dự báo và phân bổ quy mô dân số toàn đô thị Thừa Thiên Huế theo các giai đoạn phát triển xem Phụ lục I).\nb) Quy mô đất đai:\nChỉ tiêu sử dụng đất đô thị Thừa Thiên Huế được áp dụng các yếu tố đặc thù của đô thị di sản, văn hoá, cảnh quan, tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng cho các khu vực phát triển mới của đô thị. Cụ thể:\n- Đất xây dựng đến năm 2030 khoảng 41.500 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 10.500 ha, chỉ tiêu đất dân dụng bình quân đạt 97 - 100 m2/người; đất ngoài dân dụng khoảng 31.000 ha, trong đó đất điểm dân cư nông thôn khoảng 6.400 ha;\n- Đất xây dựng đến năm 2045 khoảng 52.600 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 13.900 ha, chỉ tiêu đất dân dụng bình quân đạt 95 - 100 m2/người; đất ngoài dân dụng khoảng 38.700 ha, trong đó đất điểm dân cư nông thôn khoảng 5.100 ha.\n(Bảng Dự kiến sử dụng đất đai chính toàn đô thị theo yêu cầu phát triển từng giai đoạn xem Phụ lục II).",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 1154/QĐ-UBND 2016 việc phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình phát triển nhà ở Huế\nMục đích:\na) Cụ thể hóa việc thực hiện các mục tiêu phát triển nhà ở tại Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.\nb) Kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị của các ngành, địa phương của tỉnh; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các ngành, các huyện, thị xã và thành phố Huế trong việc triển khai Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030."
] |
Tính chất quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 là gì? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nTính chất:\n- Là đô thị loại I hướng tới thành phố trực thuộc trung ương có tiêu chí đặc thù.\n- Là đô thị bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế; đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.\n- Là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ về kinh tế biển, kinh tế du lịch, trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế đa ngành chất lượng cao; trung tâm du lịch quốc tế; trung tâm về phát triển công nghiệp và cảng biển của quốc gia; trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.\n- Là địa bàn chiến lược về quốc phòng và an ninh khu vực miền Trung và cả nước."
] | [
"Khoản 10 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nTổ chức thực hiện\n- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.\n- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.\n- Cơ quan trình duyệt: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.\n- Đơn vị tư vấn: Lựa chọn theo quy định pháp luật về đấu thầu.\n- Thời gian lập quy hoạch: 12 tháng.",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2006 đề cương Quy hoạch phát triển công nghiệp\nTiềm năng và các nguồn lực cho phát triển công nghiệp: Tài nguyên đất; tài nguyên khoáng sản; tài nguyên nước; tiềm năng phát triển các nguồn nguyên liệu; nguồn nhân lực; vốn đầu tư...\nĐánh giá tác động của các yếu tố trên đến sự phát triển công nghiệp của Tỉnh.",
"Khoản 1 Điều 4 Quyết định 1261/QĐ-LĐTBXH năm 2014 nội dung định mức chi tiêu Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam\nQuỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam:\n- Quyết định mức chi cụ thể của từng nội dung chi trong phạm vi nguồn kinh phí được phép sử dụng, đảm bảo đúng đối tượng, tôn chỉ mục đích của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và không vượt quá mức chi tối đa quy định tại Điều 1 của Quyết định này.\n- Lập, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thực hiện theo quy định hiện hành.\n- Thực hiện công khai mọi khoản thu, chi và chấp hành đúng chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước.\n- Định kỳ hàng quý, năm và đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam về việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.",
"Khoản 9 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg 2022 nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nYêu cầu khác trong quá trình tổ chức lập quy hoạch\nNghiên cứu lập Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thể hiện các nội dung mang tính định hướng, cần thống nhất đồng bộ với Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch ngành cấp vùng, cấp quốc gia.\nĐể nâng cao chất lượng nghiên cứu và tính khả thi, ngoài các yêu cầu được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP và Thông tư 12/2016/TT-BXD , trong quá trình tổ chức lập quy hoạch cần lưu ý:\n- Quy hoạch cần thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch có liên quan (về liên kết vùng, quy hoạch sử dụng đất, phương hướng phát triển các ngành - lĩnh vực trọng yếu tương thích với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội).\n- Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý - GIS để phân tích, đánh giá xu hướng phát triển đô thị thời gian qua nhằm đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp với đặc điểm của đô thị Thừa Thiên Huế tương lai. Cơ sở dữ liệu GIS được chuyển giao cho cơ quan quản lý, quy hoạch đô thị.\n- Thiết kế đô thị: Đáp ứng yêu cầu theo Thông tư số 06/2013/TT-BXD và Thông tư số 16/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại để mô phỏng cấu trúc đô thị và phương hướng phát triển không gian đô thị theo các phương án đề xuất.\n- Đề xuất cơ chế, kế hoạch thực hiện đồ án quy hoạch trên cơ sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị tư vấn (lập quy hoạch) khác có liên quan, nhằm bảo đảm nội dung nghiên cứu được cập nhật thông tin đa dạng và đồng bộ, đặc biệt đối với các chương trình, đề án và dự án đặc thù nâng cấp, nâng loại tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương.\n- Đề xuất các quy hoạch phân khu trong khu vực đô thị trung tâm và quy hoạch chung cho đô thị vệ tinh. Xác định khung đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch (giai đoạn 2030, 2045) tạo cơ sở để cơ quan chuyên ngành theo dõi, điều chỉnh kịp thời (nếu có) các quy định, cơ chế - chính sách trong việc quản lý quy hoạch và phát triển đô thị có hiệu quả, khoa học, đáp ứng chủ trương của Nhà nước về cải cách hành chính, xây dựng đô thị thông minh.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 335/QĐ-UBND 2022 Đồ án quy hoạch chung đô thị Phong Điền Thừa Thiên Huế\nTên đồ án: Quy hoạch chung đô thị Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.",
"Khoản 1 Điều 4 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nTrong quá trình triển khai, các đồ án quy hoạch cấp dưới đã phê duyệt nhiệm vụ được tiếp tục thẩm định, phê duyệt theo định hướng của Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.",
"Khoản 2 Điều 3 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nBộ Xây dựng chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định hồ sơ đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đảm bảo đúng quy định pháp luật. Giao Bộ Xây dựng lưu trữ, lưu giữ hồ sơ được duyệt theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 108/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến 2045\nPhạm vi, quy mô, thời hạn lập quy hoạch\na) Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện tích khoảng 4.947,11 km2; Ranh giới cụ thể như sau:\n- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị;\n- Phía Đông giáp Biển Đông;\n- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng;\n- Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.\nb) Thời hạn quy hoạch: đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065."
] |
Nhiệm vụ, quyền hạn trong quy hoạch xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 4 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nVề quy hoạch xây dựng (bao gồm quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn):\na) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;\nb) Tổ chức lập, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật;\nc) Hướng dẫn việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn theo quy định;\nd) Hướng dẫn, quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt trên địa bàn theo phân cấp, bao gồm; Tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng; quản lý hồ sơ các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; giới thiệu địa điểm xây dựng và hướng tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật; cung cấp thông tin về quy hoạch;\ne) Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, bổ sung, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng đối với cá nhân, chứng chỉ năng lực của tổ chức tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;\ng) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng."
] | [
"Khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nTrình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công.",
"Khoản 6 Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nTham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.",
"Khoản 2 Điều 3 Thông tư 03/2014/TT-BXD sửa đổi Điều 21 Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Luật Nhà ở\nTrường hợp các bên đã ký hợp đồng mua bán căn hộ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì việc xác định diện tích căn hộ để tính tiền mua bán được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ mà các bên đã ký kết.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 07/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Xây dựng Sơn La\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 2 Quyết định 50/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Xây dựng Điện Biên\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên; có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 2 Quyết định 35/2023/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Vũng Tàu\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật."
] |
Nhiệm vụ, quyền hạn liên quan kiến trúc của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 5 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nVề kiến trúc:\na) Thực hiện và phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát chất lượng kiến trúc trong dự án đầu tư xây dựng;\nb) Tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn và kiểm tra với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc lập, thẩm định quy chế quản lý kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt và ban hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành; tổ chức rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy chế quản lý kiến trúc định kỳ 05 năm hoặc đột xuất để xem xét, điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc;\nc) Lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;\nd) Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc; công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;\nđ) Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật, đăng tải và cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc có trụ sở chính trên địa bàn."
] | [
"Khoản 5 Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nTham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện lập quy chế quản lý kiến trúc, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị theo phân công, phân cấp và ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.",
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2017/TT-BXD quản lý an toàn lao động trong xây dựng\nTrong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải quyết",
"Khoản 5 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT mới nhất\nSửa đổi, bổ sung",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 03/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Lạng Sơn\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 38/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Sơn La\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 5/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Xây dựng Phú Thọ\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật."
] |
Nhiệm vụ, quyền hạn liên quan về hoạt động đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 6 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nVề hoạt động đầu tư xây dựng:\na) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; khảo sát, thiết kế xây dựng; cấp giấy phép xây dựng; thi công, nghiệm thu, ban hành và bảo trì công trình xây dựng; thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và kiểm định xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng; quản lý điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân và cấp giấy phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài;\nb) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định;\nc) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy hoạch, thiết kế xây dựng, giấy phép xây dựng theo quy định;\nd) Thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu trên địa bàn;\ne) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập;\ng) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng, bảo trì công trình xây dựng, giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;\nh) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn; tổ chức xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố, ban hành hoặc công bố theo phân cấp hoặc ủy quyền: Các tập đơn giá xây dựng công trình, công bố giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, giá thuê máy và thiết bị thi công, chỉ số giá xây dựng; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng các định mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, suất vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của địa phương;\ni) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho công tác xây dựng đặc thù của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng để tổng hợp theo dõi;\nk) Thực hiện việc thông báo các thông tin về định mức, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo tháng, quý hoặc năm, theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng bảo đảm kịp thời với những biến động giá trên thị trường xây dựng;\nl) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng trên địa bàn theo quy định;\nm) Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng cho các nhà thầu nước ngoài hoạt động, xây dựng tại địa bàn theo quy định;\nn) Tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, bổ sung, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề xây dựng đối với cá nhân, chứng chỉ năng lực hoạt động đối với tổ chức theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, bổ sung, chuyển đổi, thu hồi và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trên địa bàn;\no) Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật, đăng tải và cung cấp thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng có trụ sở chính trên địa bàn (bao gồm cả các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng);\np) Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Sở."
] | [
"Khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng\nTrong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết",
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2017/TT-BXD quản lý an toàn lao động trong xây dựng\nTrong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải quyết",
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nTrình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:\na) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực xây dựng theo phân công;\nb) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 28/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Xây dựng Thanh Hóa\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 38/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Sơn La\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 02/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Xây dựng Đắk Lắk\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật."
] |
Vị trí chức năng của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nVị trí chức năng\n1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.\nRiêng đối với Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh không thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc.\n2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hà Nội và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân dân thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phố.\n3. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về xây dựng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về xây dựng trên địa bàn theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định khác có liên quan (đối với những lĩnh vực khác thuộc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tương ứng).\n4. Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng."
] | [
"Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BXD Quy chuẩn QCVN 03:2022/BXD phân cấp công trình thiết kế xây dựng mới nhất\nBan hành kèm theo Thông tư này QCVN 03:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng.",
"Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng\nSửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2016/TT-BXD)\n1. Bổ sung thêm Điều 1a vào sau",
"Điều 2 Quyết định 35/2023/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Vũng Tàu\nVị trí chức năng\n1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.\n2. Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.",
"Điều 1 Quyết định 37/2023/QĐ-UBND 2023 nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Quảng Ninh\nVị trí, chức năng\n1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.\n2. Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.",
"Điều 1 Quyết định 91/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Xây dựng Bình Định\nVị trí và chức năng của Sở Xây dựng\n1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.\n2. Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng."
] |
Nhiệm vụ, quyền hạn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nTrình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:\na) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Sở và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;\nb) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực xây dựng; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở;\nc) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực xây dựng;\nd) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc Sở;\nđ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công ngành, lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên."
] | [
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng\nTrường hợp công trình có điều chỉnh thiết kế xây dựng sau ngày Thông tư này có hiệu lực:\na) Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng không làm thay đổi về quy mô công suất, quy mô kết cấu quy định tại Thông tư này thì cấp của công trình được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;\nb) Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng làm thay đổi về quy mô công suất, quy mô kết cấu thì cấp công trình được xác định theo quy định tại Điều 1 của Thông tư này.",
"Khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2017/TT-BXD quản lý an toàn lao động trong xây dựng\nĐăng tải thông tin của tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên phần mềm trực tuyến quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (sau đây viết tắt là phần mềm) gồm: tên, địa chỉ, mã số của tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư đã được cấp trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; ngày cấp, ngày hết hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; các lỗi vi phạm của tổ chức kiểm định (nếu có).",
"Khoản 3 Điều 2 Quyết định 08/2015/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ Ninh Thuận\nVề tổ chức bộ máy:\na) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;\nb) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định;\nc) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ;\nd) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định;\nđ) Thẩm định về nội dung đối với dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Thẩm định đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;\ne) Thẩm định việc thành lập, kiện toàn, sáp nhập, giải thể các tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;\ng) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;\nh) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 3 Điều 2 Quyết định 30/2017/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu Sở Nội vụ Ninh Thuận\nVề tổ chức bộ máy:\na) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;\nb) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định;\nc) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ;\nd) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định;\nđ) Thẩm định về nội dung đối với dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Thẩm định đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;\ne) Thẩm định việc thành lập, kiện toàn, sáp nhập, giải thể các tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;\ng) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;\nh) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 3 Điều 2 Quyết định 09/2019/QĐ-UBND quy định chức năng cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Hậu Giang\nVề tổ chức bộ máy:\na) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định;\nb) Thẩm định về nội dung đối với dự thảo văn bản và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Thẩm định đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;\nc) Thẩm định việc thành lập, kiện toàn, sáp nhập, giải thể các tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;\nd) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;\ne) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theo quy định của pháp luật."
] |
Nhiệm vụ, quyền hạn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nTrình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:\na) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực xây dựng theo phân công;\nb) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở."
] | [
"Khoản 4 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nVề quy hoạch xây dựng (bao gồm quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn):\na) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;\nb) Tổ chức lập, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật;\nc) Hướng dẫn việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn theo quy định;\nd) Hướng dẫn, quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt trên địa bàn theo phân cấp, bao gồm; Tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng; quản lý hồ sơ các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; giới thiệu địa điểm xây dựng và hướng tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật; cung cấp thông tin về quy hoạch;\ne) Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, bổ sung, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng đối với cá nhân, chứng chỉ năng lực của tổ chức tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;\ng) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng.",
"Khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2017/TT-BXD quản lý an toàn lao động trong xây dựng\nThông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2019.",
"Khoản 3 Điều 2 Quyết định 1058/2015/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức sở nội vụ Quảng Ninh\nVề tổ chức bộ máy:\na) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;\nb) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định;\nc) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ;\nd) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định;\nđ) Thẩm định về nội dung đối với dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Thẩm định đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;\ne) Thẩm định việc thành lập, kiện toàn, sáp nhập, giải thể các tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;\ng) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;\nh) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 3 Điều 2 Quyết định 199/2008/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu Sở Nội vụ\nVề tổ chức bộ máy:\na) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;\nb) Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn, các chi cục thuộc cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định;\nc) Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;\nd) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo quy định để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền;\nđ) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;\ne) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại, xếp hạng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 32/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái\nSửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 8 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:\n“1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động, tích cực thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công, ủy quyền; trực tiếp chỉ đạo về công tác xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, tổ chức bộ máy, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, chuyển đổi số của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh được phân công phụ trách; chịu trách nhiệm cá nhân, trực tiếp và toàn diện trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, được phân công, ủy quyền, được giao nhiệm vụ”.\nb) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:\n“b) Trong phạm vi quyền hạn được giao, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động, tích cực giải quyết các nhiệm vụ, công việc thuộc thẩm quyền, chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực được pháp luật quy định; phân công Phó Thủ trưởng cơ quan theo dõi, chỉ đạo, giải quyết một số nhiệm vụ, công việc thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan. Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, ủy quyền một Phó Thủ trưởng cơ quan điều hành, giải quyết nhiệm vụ, công việc của cơ quan.\nĐối với nhiệm vụ, công việc thuộc chức năng, thẩm quyền quyết định nhưng có tính liên ngành, còn ý kiến khác nhau, đã trực tiếp tổ chức họp, làm việc nhưng không thống nhất được thì Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì xem xét, quyết định;\nĐối với nhiệm vụ, công việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh còn có ý kiến khác nhau thì Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh được giao chủ trì phải chủ động phối hợp tổ chức họp, làm việc trực tiếp với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để trao đổi, thống nhất trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;\nĐối với các vấn đề đột xuất, nhạy cảm, vấn đề khó, phức tạp phát sinh vượt quá khả năng giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo trực tiếp xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách.”"
] |
Nhiệm vụ, quyền hạn trong thị trường bất động sản của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 11 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nVề thị trường bất động sản:\na) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cơ chế, chính sách phát triển và quản lý thị trường bất động sản; các giải pháp nhằm minh bạch hóa hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản trên địa bàn; tổ chức thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, ban hành;\nb) Thực hiện các chính sách, giải pháp điều tiết và bình ổn thị trường bất động sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật;\nc) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản khác trên địa bàn; hướng dẫn các quy định về bất động sản được đưa vào kinh doanh;\nd) Tổ chức thẩm định hồ sơ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền; hướng dẫn kiểm tra các quy định của pháp luật trong hoạt động mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng trên địa bàn;\nđ) Kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; thực hiện việc cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản trên địa bàn;\ne) Theo dõi, tổng hợp tình hình, tổ chức xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản, hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản trên địa bàn; định kỳ báo cáo hoặc theo yêu cầu đột xuất để Bộ Xây dựng báo cáo theo quy định."
] | [
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng\nTrường hợp công trình có điều chỉnh thiết kế xây dựng sau ngày Thông tư này có hiệu lực:\na) Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng không làm thay đổi về quy mô công suất, quy mô kết cấu quy định tại Thông tư này thì cấp của công trình được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;\nb) Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng làm thay đổi về quy mô công suất, quy mô kết cấu thì cấp công trình được xác định theo quy định tại Điều 1 của Thông tư này.",
"Khoản 11 Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BXD sửa đổi 10/2015/TT-BXD 11/2015/TT-BXD 02/2016/TT-BXD nhà chung cư mới nhất\nĐiểm a Khoản 2 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“a) Ban quản trị nhà chung cư mở một tài khoản tiền gửi chuyên dùng tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà chung cư”.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 83/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Xây dựng Ninh Thuận\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 49/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Xây dựng Khánh Hòa\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 2 Quyết định 09/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Xây dựng Tuyên Quang\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về:Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật."
] |
Nhiệm vụ, quyền hạn về công sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 10 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nVề công sở:\na) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng công sở, trụ sở làm việc; hướng dẫn thực hiện việc phân loại, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;\nb) Phối hợp với Sở Tài chính thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng, mua bán, cho thuê, thuê mua đối với công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;\nc) Tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về công sở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn; tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về công sở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn."
] | [
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2017/TT-BXD quản lý an toàn lao động trong xây dựng\nTrong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải quyết",
"Khoản 10 Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nTham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở, công sở trên địa bàn.",
"Khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng\nCấp công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 3527/QĐ-UBND 2022 chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Xây dựng Khánh Hòa\nVị trí, chức năng\n1.Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.\n1.2. Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 83/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Xây dựng Ninh Thuận\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 25/2023/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Nghệ An\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật."
] |
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về vật liệu xây dựng là gì? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 12 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nVề vật liệu xây dựng:\na) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương; phương án thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương trong quy hoạch tỉnh;\nb) Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng đã được phê duyệt trên địa bàn theo quy định của pháp luật;\nc) Cho ý kiến thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn theo quy định;\nd) Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng; chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;\nđ) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; sản xuất vật liệu xây dựng;\ne) Hướng dẫn các quy định của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;\ng) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trên địa bàn theo quy định;\nh) Theo dõi, tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;\ni) Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, chương trình, dự án khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các sản phẩm cơ khí xây dựng."
] | [
"Khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng\nTrong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết",
"Khoản 5 Điều 12 Thông tư 03/2009/TT-BXD nội dung Nghị định 12/2009/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình\nTư vấn quản lý dự án được thuê thêm tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện một số phần việc quản lý thực hiện dự án, nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận.",
"Khoản 2 Điều 12 Thông tư 03/2009/TT-BXD nội dung Nghị định 12/2009/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình\nTư vấn quản lý dự án phải có đủ năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định tại Nghị định số 12/CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.",
"Khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2014/TT-BXD sửa đổi Điều 21 Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Luật Nhà ở\n1. Ban hành kèm theo Thông tư này bản hợp đồng mẫu mua bán căn hộ chung cư thương mại giữa chủ đầu tư và người mua căn hộ thay thế mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại quy định tại Phụ lục số 16 ban hành kèm theo Thông tư 16/2010/TT-BXD .\n2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các trường hợp mua bán căn hộ chung cư thương mại giữa chủ đầu tư và khách hàng không tuân thủ các nội dung và theo hợp đồng mẫu ban hành kèm theo Thông tư này thì hợp đồng đã ký không được pháp luật công nhận và không được sử dụng làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận. Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo mẫu quy định tại Thông tư này với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.",
"Khoản 1 Điều 2 Quyết định 35/2023/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Vũng Tàu\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 67/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Xây dựng Long An\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 49/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Xây dựng Khánh Hòa\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 13/2023/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Xây dựng Hậu Giang\nSở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật."
] |
Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc đâu? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nPhòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng trên địa bàn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.\nĐối với lĩnh vực khác thuộc Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tương ứng."
] | [
"Khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng\nCấp công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.",
"Khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nTổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các văn bản khác trong ngành, lĩnh vực xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.",
"Khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2014/TT-BXD sửa đổi Điều 21 Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Luật Nhà ở\nThông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 4 năm 2014.",
"Khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2017/TT-BXD quản lý an toàn lao động trong xây dựng\nViệc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:a) Địa chỉ truy cập phần mềm:\nhttp://cucgiamdinh.gov.vn/CSDL-kiem-dinh-duoc-cong-bo.aspx\nb) Cơ quan chuyên môn có trách nhiệm xây dựng, đăng tải, cập nhật thông tin của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này vào phần mềm; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động sử dụng phần mềm;\nc) Các tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quyền sử dụng phần mềm quy định tại điểm a khoản này trong hoạt động của mình để quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng.",
"Khoản 10 Điều 2 Quyết định 01/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Sở Giao thông Hà Nam\nHướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.",
"Khoản 2 Điều 2 Quyết định 13/2021/QĐ-UBND kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng tỉnh Quảng Nam\nCơ quan chuyên môn về xây dựng cấp huyện: Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND thị xã, thành phố hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND huyện.",
"Khoản 10 Điều 2 Quyết định 29/2021/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Giao thông vận tải Thái Bình\nHướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.",
"Khoản 10 Điều 2 Quyết định 16/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Giao thông Quảng Ninh\nHướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn."
] |
Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng có con dấu, có tài khoản riêng hay không? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nPhòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng có con dấu, có tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh."
] | [
"Khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2014/TT-BXD sửa đổi Điều 21 Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Luật Nhà ở\nThông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 4 năm 2014.",
"Khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2014/TT-BXD sửa đổi Điều 21 Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Luật Nhà ở\nSửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:\n“Các giao dịch về nhà ở phải được lập thành văn bản (gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở, Bộ Luật dân sự, Điều 63 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, tuân thủ các hợp đồng mẫu và nội dung của hợp đồng về nhà ở quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.\nĐối với hợp đồng mua bán nhà ở của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì các bên phải lập thành bốn bản, một bản người mua lưu giữ, ba bản còn lại để chủ đầu tư làm thủ tục nộp thuế, lệ phí trước bạ, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho người mua và để lưu giữ; hợp đồng mua bán nhà ở này có giá trị pháp lý để xác định các quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà ở trong suốt quá trình quản lý, sử dụng nhà ở đã mua, kể cả trường hợp bên mua nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận\".",
"Khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2017/TT-BXD quản lý an toàn lao động trong xây dựng\nViệc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:a) Địa chỉ truy cập phần mềm:\nhttp://cucgiamdinh.gov.vn/CSDL-kiem-dinh-duoc-cong-bo.aspx\nb) Cơ quan chuyên môn có trách nhiệm xây dựng, đăng tải, cập nhật thông tin của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này vào phần mềm; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động sử dụng phần mềm;\nc) Các tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quyền sử dụng phần mềm quy định tại điểm a khoản này trong hoạt động của mình để quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng.",
"Khoản 2 Điều 6 Quyết định 460/QĐ-BXD thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Hạ tầng kỹ thuật\nCác đơn vị trực thuộc Cục Hạ tầng kỹ thuật:\na) Phòng Tổng hợp;\nb) Phòng Quản lý hạ tầng giao thông đô thị:\nc) Phòng Quản lý cấp thoát nước;\nd) Phòng Quản lý môi trường (chất thải rắn, nghĩa trang, công viên cây xanh).\nđ) Ban quản lý dự án Phát triển hạ tầng kỹ thuật.\nBan quản lý dự án Phát triển hạ tầng kỹ thuật là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục, được khắc con dấu theo mẫu quy định để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo sự ủy quyền, phân cấp quản lý tài chính kế toán của Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật và các quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 1699/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Xây dựng Hà Giang 2016\nVị trí, chức năng\n1.Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; về các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.\n1.2. Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.",
"Khoản 2 Điều 3 Quyết định 37/2023/QĐ-UBND 2023 nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Quảng Ninh\nTổ chức bộ máy\na) Các phòng chức năng tham mưu, giúp việc:\n- Văn phòng (bao gồm cả công tác pháp chế);\n- Thanh tra;\n- Phòng Quy hoạch - Kiến trúc;\n- Phòng Hạ tầng kỹ thuật và Phát triển đô thị;\n- Phòng Quản lý xây dựng;\n- Phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng;\n- Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản;\nb) Đơn vị sự nghiệp công lập: Viện Quy hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh.\nĐơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng."
] |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng là gì? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mới nhất\nNhiệm vụ và quyền hạn\n1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện; Dự thảo quyết định; quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực xây dựng; dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng.\n2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công.\n3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án và các văn bản khác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng.\n4. Tham mưu, giúp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n5. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện lập quy chế quản lý kiến trúc, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị theo phân công, phân cấp và ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.\n6. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n7. Thực hiện thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n8. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện lập chương trình phát triển đô thị; phối hợp trong quá trình lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị; tham gia lập đề án công nhận đô thị loại V trên địa bàn.\n9. Tổ chức lập, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, hoặc tổ chức lập để Ủy ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.\n10. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở, công sở trên địa bàn.\n11. Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy chế quản lý kiến trúc, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn theo phân cấp.\n12. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy định về hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.\n13. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.\n14. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý của Phòng cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.\n15. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng.\n16. Kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật lĩnh vực quản lý của Phòng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong ngành Xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.\n17. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.\n18. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.\n19. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.\n20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật."
] | [
"Điều 4 Thông tư 03/2011/TT-BXD hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận\nCác trường hợp thực hiện chứng nhận an toàn chịu lực và chứng nhận chất lượng phù hợp\n1. Bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận an toàn chịu lực trước khi đưa vào sử dụng đối với các hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa, bao gồm:\na) Nhà chung cư từ cấp II trở lên; nhà ở riêng lẻ theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.\nb) Công trình công cộng:\n- Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông có quy mô từ 4 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn cho một hạng mục công trình từ 500m2 trở lên;\n- Trạm y tế, nhà hộ sinh, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, phòng chống dịch bệnh và các cơ sở y tế khác có quy mô từ 4 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn cho một hạng mục công trình từ 500m2 trở lên;\n- Trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường khác từ cấp II trở lên;\n- Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực từ cấp II trở lên;\n- Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc từ cấp II trở lên;\n- Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát từ cấp II trở lên;\n- Sân vận động, nhà thi đấu, tập luyện từ cấp II trở lên;\n- Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác từ cấp II trở lên;\n- Các nhà ga hàng không, đường thủy, đường sắt, bến xe ôtô từ cấp II trở lên;\n- Nhà bưu điện từ cấp II trở lên;\n- Nhà đa năng, khách sạn, ký túc xá, nhà khác, nhà nghỉ từ cấp II trở lên;\n- Công trình vui chơi, giải trí từ cấp II trở lên;\n- Nhà bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày và các công trình khác có chức năng tương tự từ cấp I trở lên;\n- Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình nằm trong khu dân cư từ cấp I trở lên.\nc) Công trình công nghiệp dầu khí từ cấp II trở lên gồm:\n- Giàn khoan thăm dò, khai thác trên biển;\n- Nhà máy lọc hóa dầu;\n- Nhà máy chế biến khí;\n- Kho xăng dầu;\n- Kho chứa khí hóa lỏng;\n- Tuyến ống dẫn khí, dầu.\nd) Đập thủy lợi, thủy điện, hồ chứa từ cấp II trở lên;\nđ) Công trình hạ tầng kỹ thuật:\n- Đường sắt cao tốc, đường sắt trên cao;\n- Ga ra ô tô và xe máy từ cấp II trở lên;\n- Công trình tàu điện ngầm;\n- Cầu đường bộ, cầu đường sắt từ cấp I trở lên;\n- Hầm đường ôtô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ từ cấp I trở lên;\n- Hệ thống cáp treo vận chuyển người.\ne) Các công trình khác theo quy định của pháp luật có liên quan.\n2. Chứng nhận chất lượng phù hợp:\na) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng xuất phát từ lợi ích cộng đồng;\nb) Theo yêu cầu của Chủ đầu tư, chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình hoặc các tổ chức, cá nhân khác có liên quan xuất phát từ lợi ích của mình (lợi ích của các cá nhân mua, thuê, sở hữu hoặc các tổ chức bán bảo hiểm cho công trình …);\nc) Chứng nhận chất lượng phù hợp có thể gồm một, một số hoặc toàn bộ các yêu cầu về an toàn chịu lực, an toàn sử dụng, khai thác, vận hành và các nội dung cần thiết khác đối với các công trình, hạng mục công trình.\n3. Đối với các công trình được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra hoặc nghiệm thu thì không phải chứng nhận an toàn chịu lực, chứng nhận chất lượng phù hợp trừ trường hợp có yêu cầu riêng.",
"Điều 4 Thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng hướng dẫn áp dụng quản lý đầu tư xây dựng\nQuy định về chuyển tiếp\n1. Cấp công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định theo quy định của pháp luật tại thời Điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.\n2. Trường hợp công trình nêu tại Khoản 1 Điều này có Điều chỉnh thiết kế xây dựng sau ngày Thông tư này có hiệu lực:\na) Việc Điều chỉnh thiết kế xây dựng không làm thay đổi về quy mô công suất, quy mô kết cấu quy định tại Thông tư này thì cấp của công trình được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;\nb) Việc Điều chỉnh thiết kế xây dựng làm thay đổi về quy mô công suất, quy mô kết cấu quy định tại Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy định của Thông tư này.",
"Điều 4 Thông tư 03/2013/TT-BXD Mẫu hợp đồng sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật mới nhất\nBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này",
"Điều 1 Thông tư 03/2014/TT-BXD sửa đổi Điều 21 Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Luật Nhà ở\n26 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai số 13/2003/QH11;\nCăn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây gọi tắt là Nghị định số 71/2010/NĐ-CP);\nCăn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;\nXét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản;\nBộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây gọi tắt là Thông tư số 16/2010/TT- BXD).",
"Điều 1 Quyết định 19/2016/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Vĩnh Phúc\nVị trí, chức năng của Sở Xây dựng\n1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sỹ); kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; về các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.\n2. Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.",
"Điều 1 Quyết định 26/2016/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Vĩnh Long\nVị trí và chức năng\n1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; về các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.\n2. Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.",
"Điều 1 Quyết định 21/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 20/2016/QĐ-UBND tỉnh Sóc Trăng\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Sóc Trăng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau:\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 như sau:\n“1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng.”\n2. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:\n“Điều 3. Cơ cấu lãnh đạo\n1. Sở Xây dựng có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.\n2. Giám đốc Sở là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.\n3. Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”\n3. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:\n“Điều 4. Cơ cấu tổ chức\n1. Văn phòng.\n2. Thanh tra.\n3. Phòng Quy hoạch, kiến trúc.\n4. Phòng Phát triển đô thị và Hạ tầng kỹ thuật.\n5. Phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng.\n6. Phòng Quản lý xây dựng và Nhà ở.\n7. Trung tâm Quy hoạch xây dựng.\n8. Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng.\nCác đơn vị từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này là đơn vị giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước; các đơn vị tại khoản 7 và khoản 8 Điều này là đơn vị sự nghiệp.”",
"Điều 11 Quyết định 41/2016/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng Đồng Tháp\nVới Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị cấp huyện\nPhòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở."
] |
Điều chỉnh công việc phát sinh nằm ngoài hợp đồng trọn gói trong hợp đồng xây dựng? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 37 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hợp đồng xây dựng mới nhất\nĐiều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng\n1. Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các trường hợp được điều chỉnh khối lượng, phạm vi và trình tự, thủ tục điều chỉnh khối lượng.\n2. Việc điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng được quy định sau:\na) Đối với hợp đồng trọn gói: Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện).\nTrường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành.\nb) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Bổ sung những khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng nhưng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng đã ký) được nghiệm thu.\n3. Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có đơn giá trong hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện.",
"Khoản 13 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn hợp đồng xây dựng mới nhất\n1. Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng bao gồm cả thời gian được gia hạn thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.\n2. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.\n3. Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) và các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.\n4. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó) thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh; trường hợp vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt thì phải được chấp thuận chủ trương điều chỉnh giá hợp đồng của người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc Bộ trưởng bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được giao đối với các dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trước khi thực hiện điều chỉnh và phải đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá gói thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và pháp luật về đấu thầu.”\nSửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 37 như sau:\n“3. Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có quy định về đơn giá hoặc phương pháp xác định đơn giá trong hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận, thống nhất đơn giá hoặc nguyên tắc, phương pháp xác định giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện.”",
"Khoản 1 Điều 12 Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng tư vấn xây dựng 2016\nĐiều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng tư vấn xây dựng theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Điều 16 của Thông tư này và các quy định sau:\na) Trong quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng gặp bất khả kháng làm thay đổi khối lượng thực hiện hợp đồng thì việc xử lý bất khả kháng thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.\nb) Đối với hợp đồng trọn gói: Trường hợp bên giao thầu yêu cầu thay đổi phạm vi công việc (tăng, giảm) trong hợp đồng đã ký kết thì khối lượng công việc này phải được Điều chỉnh tương ứng. Việc Điều chỉnh khối lượng này là căn cứ để Điều chỉnh giá hợp đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều này.\nc) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá Điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.\nd) Đối với khối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng tư vấn xây dựng đã ký kết mà chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên phải thống nhất đơn giá của các công việc này trước khi thực hiện. Đơn giá của các công việc này được xác định trên cơ sở thỏa thuận hợp đồng và quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Các bên phải ký kết phụ lục hợp đồng làm cơ sở cho việc thanh toán, quyết toán hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành."
] | [
"Điều 37 Nghị định 92/2015/NĐ-CP an ninh hàng không mới nhất\nBộ Công an\n1. Chủ trì thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, phòng, chống khủng bố liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng. Định kỳ và đột xuất trao đổi, cung cấp, đánh giá thông tin về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn khủng bố, các tổ chức phản động và các loại tội phạm, âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng cho Bộ Giao thông vận tải.\n2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị công an liên quan phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không; đánh giá rủi ro và mức độ, nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không; quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh; bảo vệ an ninh nội bộ, hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không.\n3. Xây dựng phương án bảo vệ, thực hiện phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng và an toàn xã hội tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở của ngành hàng không. Tiếp nhận, xử lý tội phạm và các vụ việc vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định pháp luật.\n4. Xây dựng và triển khai thực hiện Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi trách nhiệm. Xây dựng lực lượng an ninh trên không. Tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, hướng dẫn về mặt nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không; nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy của ngành hàng không dân dụng.",
"Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hợp đồng xây dựng mới nhất\nCác loại hợp đồng xây dựng\n1. Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:\na) Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng;\nb) Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư;\nc) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) là hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng cung cấp thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;\nd) Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;\nđ) Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (tiếng Anh là Engineering - Procurement viết tắt là EP) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;\ne) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Procurement - Construction viết tắt là PC) là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;\ng) Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Procurement - Construction viết tắt là EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;\nh) Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng;\ni) Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết bị thi công và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công công trình, hạng mục công trình, gói thầu hoặc công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng;\nk) Các loại hợp đồng xây dựng khác.\n2. Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:\na) Hợp đồng trọn gói;\nb) Hợp đồng theo đơn giá cố định;\nc) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;\nd) Hợp đồng theo thời gian;\nđ) Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu từ Điểm a đến Điểm d Khoản này.\n3. Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:\na) Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.\nb) Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.\nc) Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.\nd) Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.",
"Điều 4 Thông tư 08/2010/TT-BXD hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng\nPhương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng đối với hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo tỷ lệ (%)\n1. Đối với hợp đồng trọn gói: Khi có khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng đã ký thì các bên phải lập phụ lục hợp đồng bổ sung, trong đó cần xác định rõ về khối lượng công việc bổ sung và đơn giá áp dụng.\nNếu các công việc bổ sung chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện. Đối với các công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng đã ký.\nViệc xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thoả thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh. Đơn giá mới được xác định theo Thông tư hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng và các thoả thuận trong hợp đồng.\n2. Đối với hợp đồng theo tỷ lệ (%): Khi có khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng đã ký thì các bên phải lập phụ lục hợp đồng bổ sung, trong đó cần xác định rõ về khối lượng công việc bổ sung và đơn giá áp dụng.\nGiá trị hợp đồng bổ sung sẽ bằng tỷ lệ (%) như đã quy định trong hợp đồng nhân với giá trị khối lượng công việc bổ sung.",
"Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng\nĐiều chỉnh giá đối với hợp đồng trọn gói\n1. Khi phát sinh khối lượng công việc bổ sung hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng hoặc khi bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng thống nhất đơn giá công việc này trước khi thực hiện. Việc xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh, bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng; khối lượng chưa có đơn giá trong hợp đồng. Đơn giá mới được xác định theo Thông tư hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng và các thỏa thuận trong hợp đồng.\n2. Đối với hợp đồng thi công xây dựng có những công trình, hạng Mục công trình, công việc không phải thực hiện trong hồ sơ thiết kế kèm theo hợp đồng đã ký: áp dụng đơn giá trong hợp đồng để Điều chỉnh giảm giá hợp đồng. Khi ký hợp đồng trọn gói, các bên cần có bảng đơn giá kèm theo để thuận lợi cho việc Điều chỉnh giảm, và bảng đơn giá này chỉ dùng để Điều chỉnh giá đối với khối lượng không thực hiện trong hợp đồng.\n3. Đối với các trường hợp bất khả kháng, bất khả kháng khác: Đơn giá cho các công việc phải khắc phục hậu quả bất khả kháng được xác định căn cứ vào Điều kiện thực tế, Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng. Có thể áp dụng đơn giá trong hợp đồng đã ký kết; hoặc đơn giá xác định theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá mới cho khối lượng công việc bổ sung, phát sinh bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng.",
"Điều 35 Nghị định 48/2010/NĐ-CP hợp đồng trong hoạt động xây dựng\nĐiều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng\n1. Khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:\na) Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo tỷ lệ (%): trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là khối lượng nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là khối lượng nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện). Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành;\nb) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: trường hợp khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu ít hơn hoặc nhiều hơn so với khối lượng trong hợp đồng đã ký thanh toán theo khối lượng hoàn thành thực tế được nghiệm thu;\nc) Đối với hợp đồng theo thời gian: trường hợp thời gian thực tế ít hơn hoặc nhiều hơn so với thời gian theo hợp đồng đã ký mà bên nhận thầu đã thực hiện thì thanh toán theo thời gian thực tế bên nhận thầu đã thực hiện.\n2. Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện."
] |
Điều chỉnh giá đối với hợp đồng trọn gói trong hợp đồng xây dựng? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng\nĐiều chỉnh giá đối với hợp đồng trọn gói\n1. Khi phát sinh khối lượng công việc bổ sung hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng hoặc khi bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng thống nhất đơn giá công việc này trước khi thực hiện. Việc xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh, bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng; khối lượng chưa có đơn giá trong hợp đồng. Đơn giá mới được xác định theo Thông tư hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng và các thỏa thuận trong hợp đồng.\n2. Đối với hợp đồng thi công xây dựng có những công trình, hạng Mục công trình, công việc không phải thực hiện trong hồ sơ thiết kế kèm theo hợp đồng đã ký: áp dụng đơn giá trong hợp đồng để Điều chỉnh giảm giá hợp đồng. Khi ký hợp đồng trọn gói, các bên cần có bảng đơn giá kèm theo để thuận lợi cho việc Điều chỉnh giảm, và bảng đơn giá này chỉ dùng để Điều chỉnh giá đối với khối lượng không thực hiện trong hợp đồng.\n3. Đối với các trường hợp bất khả kháng, bất khả kháng khác: Đơn giá cho các công việc phải khắc phục hậu quả bất khả kháng được xác định căn cứ vào Điều kiện thực tế, Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng. Có thể áp dụng đơn giá trong hợp đồng đã ký kết; hoặc đơn giá xác định theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá mới cho khối lượng công việc bổ sung, phát sinh bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng."
] | [
"Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng\nThủ tục, trình tự thực hiện Điều chỉnh giá hợp đồng\n1. Đối với các trường hợp được Điều chỉnh giá hợp đồng nêu tại Điều 3 (trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 3) Thông tư này, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng làm cơ sở Điều chỉnh giá hợp đồng.\n2. Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hoặc trình phê duyệt dự toán bổ sung, phát sinh (trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 3) do nhà thầu lập, làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng. Nhà thầu lập dự toán bổ sung, phát sinh trên cơ sở khối lượng bổ sung, phát sinh được thống nhất giữa các bên, quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các thỏa thuận trong hợp đồng.\n3. Nhà thầu chính có trách nhiệm Điều chỉnh giá hợp đồng tương ứng cho nhà thầu phụ theo nội dung hợp đồng ký giữa các bên, khi được Điều chỉnh giá.",
"Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng\nĐiều chỉnh giá đối với hợp đồng theo thời gian\n1. Khi thời gian thực tế hoàn thành được nghiệm thu tăng hoặc giảm lớn hơn 20% thời gian tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khi bổ sung chuyên gia chưa có mức thù lao cho chuyên gia trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định mức thù lao mới cho chuyên gia theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về mức thù lao mới cho chuyên gia. Mức thù lao mới cho chuyên gia được xác định theo quy định áp dụng cho hợp đồng và các thỏa thuận trong hợp đồng.\n2. Khi Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương làm thay đổi mặt bằng tiền lương chuyên gia ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng và các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, thì các bên thực hiện Điều chỉnh mức thù lao cho chuyên gia theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng và các quy định có liên quan.",
"Điều 1 Thông tư 07/2021/TT-BXD sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-BXD mới nhất\nSửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở như sau:\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 3 như sau:\n“5. Kinh phí phục vụ cho việc xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương được xác định như sau:\na) Kinh phí lập kế hoạch phát triển nhà ở kỳ 05 năm và năm đầu kỳ chương trình không vượt quá 50% tổng mức kinh phí xây dựng chương trình phát triển nhà ở mới được xác định tại thời điểm lập dự toán; kinh phí phục vụ cho việc nghiên cứu để điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở kỳ 05 năm không vượt quá 60% tổng mức kinh phí xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở quy định tại điểm này;\nb) Kinh phí lập kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm (trừ năm đầu kỳ chương trình) không vượt quá 20% tổng mức kinh phí xây dựng chương trình phát triển nhà ở mới được xác định tại thời điểm lập dự toán; kinh phí phục vụ cho lập điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm không vượt quá 60% tổng mức kinh phí xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm quy định tại điểm này.\n2. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:\n“Điều 3a. Tiêu chí xác định nhu cầu nhà ở để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở\nViệc xác định nhu cầu về nhà ở khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương được căn cứ vào các tiêu chí sau đây:\n1. Các chỉ tiêu, yêu cầu về phát triển nhà ở nêu trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.\n2. Các chỉ tiêu liên quan đến phát triển nhà ở nêu trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng của địa phương của giai đoạn thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\n3. Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở được xác định trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\n4. Nhu cầu về diện tích nhà ở của từng đối tượng trên địa bàn theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở.\n5. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở do Nhà nước ban hành tại thời điểm nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.\n6. Thực trạng về diện tích nhà ở trên địa bàn do cơ quan có thẩm quyền cung cấp tại thời điểm xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; thực trạng về nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở cho các hộ nghèo tại khu vực nông thôn và nhà ở cho các đối tượng khác trong giai đoạn 05 năm hoặc 10 năm trước đây.\n7. Thực trạng về dân số và thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tại thời điểm xây dựng chương trình, kế hoạch, dự kiến mức tăng dân số tự nhiên, dân số cơ học do cơ quan có thẩm quyền cung cấp trong giai đoạn thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.\n8. Dự kiến khả năng tài chính từ ngân sách của địa phương để hỗ trợ xây dựng nhà ở dành cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách nhà ở xã hội.”\n3. Bãi bỏ các quy định sau:\nĐiều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, khoản 1 Điều 9, Điều 11, các nội dung liên quan đến đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 13, điểm b khoản 2 Điều 17, cụm từ “giá thuê mua” tại khoản 2 Điều 20, khoản 1 Điều 21 và các phụ lục số 02, 03, 04, 05, 06 của Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.",
"Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng\nĐiều 1 như sau:\n“Điều 1a. Giải thích từ ngữ\na) Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.\nb) Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.\nc) Công trình đa năng (hoặc công trình hỗn hợp) là công trình có nhiều công năng sử dụng khác nhau (Ví dụ: một công trình được thiết kế sử dụng làm chung cư, khách sạn và văn phòng là công trình đa năng).\nd) Chiều cao của nhà, công trình, kết cấu là chiều cao được tính từ cao độ mặt đất tới điểm cao nhất của nhà, công trình, kết cấu. Đối với công trình có cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất. Cách xác định chiều cao của nhà, công trình, kết cấu trong các trường hợp cụ thể được quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD”.\nđ) Tầng trên mặt đất là tầng mà cao độ sàn của nó cao hơn hoặc bằng cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.\ne) Tầng hầm (hoặc tầng ngầm) là tầng mà hơn một nửa chiều cao của nó nằm dưới cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.\ng) Tầng nửa/bán hầm (hoặc tầng nửa/bán ngầm) là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc bằng cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.\nh) Tầng kỹ thuật là tầng bố trí các thiết bị kỹ thuật của tòa nhà. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái hoặc tầng bất kỳ của tòa nhà.\ni) Tầng áp mái là tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5m.\nk) Số tầng của tòa nhà (hoặc công trình) bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng nửa/bán hầm, không bao gồm tầng áp mái.\nCông trình có tầng tum không tính vào số tầng của công trình khi chỉ dùng để bao che lồng cầu thang bộ hoặc giếng thang máy, bao che các thiết bị công trình (nếu có), phục vụ mục đích lên mái và cứu nạn, có diện tích không vượt quá 30% diện tích của sàn mái.\nĐối với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới.\nĐối với các công trình nhà, kết cấu dạng nhà, công trình nhiều tầng có sàn (không bao gồm nhà ở riêng lẻ), tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật (ví dụ: sàn kỹ thuật đáy bể bơi, sàn đặt máy phát điện, hoặc các thiết bị công trình khác), có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới và không vượt quá 300m2.\nMỗi công trình chỉ được phép có một tầng lửng không tính vào số tầng của công trình.\n2. Sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Phụ lục 1 “Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô công suất hoặc tầm quan trọng” của Thông tư số 03/2016/TT-BXD như Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.\n3. Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Phụ lục 2 “Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu” của Thông tư số 03/2016/TT-BXD như Phụ lục II kèm theo Thông tư này.\n4. Bãi bỏ Điểm d Mục 2 phần Ghi chú của Bảng 2 Phụ lục 2 “Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu” của Thông tư số 03/2016/TT-BXD .\n5. Thay thế Mục 3.5 tại Phụ lục 3 “Ví dụ xác định cấp công trình” của Thông tư số 03/2016/TT-BXD bằng Mục 3.5 tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.\nĐiều 2. Quy định về chuyển tiếp\n1. Cấp công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.\n2. Trường hợp công trình có điều chỉnh thiết kế xây dựng sau ngày Thông tư này có hiệu lực:\na) Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng không làm thay đổi về quy mô công suất, quy mô kết cấu quy định tại Thông tư này thì cấp của công trình được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;\nb) Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng làm thay đổi về quy mô công suất, quy mô kết cấu thì cấp công trình được xác định theo quy định tại Điều 1 của Thông tư này.",
"Điều 80 Nghị định 95/2020/NĐ-CP thực hiện đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mới nhất\nLoại hợp đồng\n1. Hợp đồng trọn gói:\na) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Việc thanh toán được thực hiện nhiều lần hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu cho đến khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.\nKhi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;\nb) Đối với gói thầu dịch vụ xây dựng, hợp đồng trọn gói có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng theo thiết kế được duyệt. Khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng (hoàn thành theo thiết kế được duyệt) bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.\n2. Hợp đồng theo đơn giá cố định:\nHợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.\n3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:\nHợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh.\n4. Hợp đồng theo thời gian:\nHợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản chi phí ngoài thù lao. Nhà thầu được thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng.",
"Điều 2 Quyết định 3076/QĐ-UBND 2017 thực hiện đơn giá nhân công xây dựng Quảng Nam\nXử lý chuyển tiếp\na) Những công trình, hạng mục công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán nhưng chưa hoặc đang tổ chức lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư điều chỉnh và phê duyệt lại dự toán công trình, hạng mục công trình và dự toán gói thầu để thực hiện nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt.\nb) Đối với những gói thầu đã ký hợp đồng xây dựng trước thời điểm có hiệu lực của Quyết định này thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết, cụ thể:\n- Không thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định.\n- Đối với các gói thầu đang triển khai thi công dở dang và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì chủ đầu tư có trách nhiệm xác định khối lượng chưa thực hiện của gói thầu để điều chỉnh chi phí nhân công theo Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.",
"Điều 37 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hợp đồng xây dựng mới nhất\nĐiều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng\n1. Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các trường hợp được điều chỉnh khối lượng, phạm vi và trình tự, thủ tục điều chỉnh khối lượng.\n2. Việc điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng được quy định sau:\na) Đối với hợp đồng trọn gói: Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện).\nTrường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành.\nb) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Bổ sung những khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng nhưng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng đã ký) được nghiệm thu.\n3. Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có đơn giá trong hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện.",
"Điều 2 Quyết định 1225/QĐ-UBND năm 2008 điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng\n: Việc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được áp dụng đối với các gói thầu đã và đang triển khai thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định.\nĐiều chỉnh hình thức giá hợp đồng đối với các hợp đồng đã lỡ thực hiện hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định thành giá hợp đồng theo giá điều chỉnh do giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu.\nViệc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được tính cho khối lượng thi công xây lắp từ ngày 01/12/2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng làm tăng chi phí xây dựng công trình ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu."
] |
Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 15 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quản lý chi phí đầu tư xây dựng mới nhất\nĐiều chỉnh dự toán xây dựng công trình\n1. Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng.\n2. Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.\n3. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh thực hiện theo quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.\n4. Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.\n5. Việc điều chỉnh dự toán không vượt dự toán đã phê duyệt nhưng làm thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh, phê duyệt, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả điều chỉnh."
] | [
"Điều 15 Nghị định 10/2010/NĐ-CP hoạt động thông tin tín dụng\nQuyền và nghĩa vụ của tổ chức cấp tín dụng\n1. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin tín dụng cho Công ty thông tin tín dụng theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.\n2. Thông báo cho khách hàng vay biết về việc ký kết hợp đồng với Công ty thông tin tín dụng những nội dung thông tin cung cấp.\n3. Khai thác sản phẩm thông tin tín dụng từ Công ty thông tin tín dụng theo đúng quy định tại Điều 14 Nghị định này.\n4. Phối hợp với Công ty thông tin tín dụng phát hiện, xử lý sai sót thông tin tín dụng đã thu thập, lưu giữ và cung cấp; giải quyết khiếu nại về thông tin tín dụng của khách hàng vay.\n5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.",
"Điều 8 Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP mới nhất\nỨng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thi công xây dựng công trình\n1. Chủ đầu tư và các nhà thầu được quyền thỏa thuận thực hiện các nội dung sau:\na) Lựa chọn ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin để quản lý thi công xây dựng công trình;\nb) Sử dụng định dạng tập tin điện tử đối với nhật ký thi công xây dựng công trình, biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và sử dụng chữ ký số trên các tài liệu này theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Khi sử dụng biên bản nghiệm thu công việc xây dựng dạng tập tin điện tử thì việc nghiệm thu công việc xây dựng vẫn phải thực hiện tại công trường và đảm bảo quy định tại Điều 21 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.\n2. Chủ đầu tư và các nhà thầu khi thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau:\na) Ghi nhận đày đủ các nội dung cần được quản lý trong quá trình thi công theo quy định của pháp luật về xây dựng;\nb) Đảm bảo tính chính xác, trung thực của các hồ sơ, tài liệu có liên quan;\nc) Thể hiện rõ trách nhiệm của từng cá nhân đối với phần việc do mình thực hiện;\nd) Phù hợp với quy định pháp luật về giao dịch điện tử;\nđ) Tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ an toàn của các hồ sơ, tài liệu điện tử đối với phần việc do mình thực hiện.\n3. Các hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Phụ lục VIb Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các hồ sơ này phải được trích xuất, in thành bản giấy và được chủ đầu tư xác nhận.",
"Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP mới nhất\nGiám định xây dựng\n1. Trình tự thực hiện giám định xây dựng;\na) Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng (gọi tắt là cơ quan giám định) thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình về việc tổ chức giám định với các nội dung chính, bao gồm: căn cứ thực hiện, đối tượng, thời gian, nội dung giám định;\nb) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, tài liệu và các số liệu kỹ thuật có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan giám định;\nc) Cơ quan giám định tổ chức thực hiện giám định xây dựng trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và kết quả kiểm định đã thực hiện (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định chỉ định tổ chức kiểm định xây dựng phù hợp thực hiện kiểm định để phục vụ công tác giám định;\nd) Cơ quan giám định thông báo kết luận giám định theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này cho các bên có liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung kết luận giám định.\n2. Thông báo kết luận giám định bao gồm các nội dung chính sau:\na) Căn cứ thực hiện giám định;\nb) Thông tin chung về đối tượng giám định;\nc) Nội dung giám định;\nd) Trình tự tổ chức thực hiện giám định;\nđ) Kết quả giám định;\ne) Phân định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).",
"Điều 10 Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP mới nhất\nCơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động\n1. Địa chỉ truy cập phần mềm trực tuyến quản lý cơ sở dữ liệu kiểm định (sau đây gọi là phần mềm):\nhttp://cucgiamdinh.gov.vn/CSDL-kiem-dinh-duoc-cong-bo.aspx\n2. Cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:\na) Thông tin của các tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, bao gồm: tên, địa chỉ, mã số đăng ký chứng nhận của tổ chức; danh mục các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng (sau đây gọi là máy, thiết bị) thuộc phạm vi kiểm định; ngày cấp, ngày hết hiệu lực của giấy chứng nhận; các lỗi vi phạm (nếu có);\nb) Thông tin của các cá nhân được cấp chứng chỉ kiểm định viên, bao gồm: họ và tên, số hiệu của kiểm định viên; danh mục các máy, thiết bị thuộc phạm vi kiểm định; ngày cấp, ngày hết hiệu lực của chứng chỉ kiểm định viên; các lỗi vi phạm (nếu có);\nc) Thông tin của các máy, thiết bị đã được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do tổ chức, cá nhân cập nhật vào phần mềm theo quy định tại khoản 3 Điều này.\n3. Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm:\na) Sử dụng phần mềm để cập nhật thông tin của các máy, thiết bị đã được kiểm định, bao gồm: tên, mã hiệu, số chế tạo, năm sản xuất; tên của tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định; tên của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định; thời điểm, hình thức, kết quả kiểm định; thời hạn kiểm định lần kế tiếp;\nb) Thực hiện báo cáo qua phần mềm về tình hình hoạt động kiểm định đối với các máy, thiết bị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Xây dựng.",
"Điều 17 Thông tư 18/2016/TT-BXD thẩm định dự án thẩm định thiết kế dự toán xây dựng công trình\nĐiều chỉnh thiết kế, dự toán xây dựng công trình\n1. Các trường hợp Điều chỉnh thiết kế, dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 84 của Luật Xây dựng và Điều 11 của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.\n2. Người quyết định đầu tư quyết định việc Điều chỉnh thiết kế, dự toán xây dựng công trình khi việc Điều chỉnh này dẫn đến phải Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng. Các trường hợp Điều chỉnh khác do chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định Điều chỉnh của mình. Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo người quyết định đầu tư về nội dung Điều chỉnh thiết kế xây dựng do mình quyết định thực hiện.\n3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng Điều chỉnh trong các trường hợp:\na) Điều chỉnh thiết kế xây dựng do có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực (trừ trường hợp làm tăng tính an toàn cho công trình) và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;\nb) Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình do việc Điều chỉnh dẫn đến làm vượt tổng mức đầu tư hoặc vượt dự toán xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt.\n4. Đối với thiết kế, dự toán xây dựng công trình Điều chỉnh thuộc thẩm quyền quyết định của chủ đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều này và không thuộc trường hợp phải thẩm định theo quy định tại Khoản 3 Điều này, trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định làm cơ sở để xem xét, phê duyệt.\n5. Việc phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình Điều chỉnh của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư gồm những nội dung được Điều chỉnh hoặc toàn bộ nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi Điều chỉnh. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng Điều chỉnh do mình quyết định Điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều này.",
"Điều 11 Nghị định 32/2015/NĐ-CP Quản lý chi phí đầu tư xây dựng\nĐiều chỉnh dự toán xây dựng công trình\n1. Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:\na) Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;\nb) Thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;\n2. Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giá trị tăng (hoặc giảm) phải được thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh.\n3. Chủ đầu tư tổ chức xác định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làm cơ sở để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư.\n4. Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh.\n5. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.",
"Điều 1 Quyết định 02/2007/QĐ-UBND điều chỉnh dự toán công trình tỉnh Điện Biên\nQuy định điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Điện Biên với các nội dung như sau:\n1. Đối với các chi phí trực tiếp:\n- Chi phí nhân công trong dự toán chi phí xây dựng lập theo đơn giá xây dựng, lắp đặt ban hành kèm theo Quyết định số: 11/2006/QĐ-UBND ngày 7/8/2006 của UBND tỉnh được nhân với hệ số điều chỉnh kNC =1,286.\n- Chi phí máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng lập theo đơn giá ca máy, thiết bị thi công ban hành kèm theo Quyết định số: 09/2006/QĐ-UBND ngày 7/8/2006 của UBND tỉnh được nhân với hệ số điều chỉnh kMTC = 1,05.\n- Chi phí nhân công, máy thi công trong dự toán khảo sát xây dựng lập theo đơn giá khảo sát ban hành kèm theo Quyết định số: 10/2006/QĐ-UBND ngày 7/8/2006 của UBND tỉnh được điều chỉnh theo các hệ số kNC, kMTC nêu trên.\n2. Đối với các khoản mục chi phí tính theo tỷ lệ % trong dự toán xây dựng gồm: Chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, nhà tạm tại hiện trường, chi phí quản lý dự án, chi phí lập và thiết kế công trình được tính trên cơ sở tỷ lệ (%) theo quy định hiện hành.\n3. Đối tượng áp dụng điều chỉnh:\n- Những dự án đầu tư xây dựng đang lập hoặc đã lập nhưng chưa được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư thì tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh phù hợp với chế độ tiền lương tối thiểu mới.\n- Công trình xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng đang tổ chức thực hiện lập hồ sơ thiết kế - tổng dự toán, dự toán thì dự toán xây dựng công trình và các khoản mục chi phí khác trong tổng dự toán công trình được điều chỉnh theo các nội dung hướng dẫn tại mục 1, mục 2 điều này.\n- Những công trình, hạng mục công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán nhưng chưa hoặc đang tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu hoặc đã hoàn tất kết quả đấu thầu nhưng chưa ký hợp đồng, chủ đầu tư điều chỉnh lại tổng dự toán, dự toán, giá gói thầu theo quy định tại Quyết định này.\n- Các công trình, hạng mục công trình đang thi công dở dang thì khối lượng xây dựng thực hiện từ 01/10/2006 được áp dụng điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo các quy định tại mục 1, mục 2 điều này. Trường hợp khối lượng xây dựng thực hiện từ 01/10/2006 nhưng trong hợp đồng các bên đã thỏa thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bộ sung hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo quy định.\n- Những công trình, hạng mục công trình đang thi công dở dang thì khối lượng xây dựng thực hiện từ 01/10/2006 nhưng trong hợp đồng các bên đã thỏa thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện, Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo quy định.\n- Đối với công trình xây dựng được phép lập đơn giá riêng (đơn giá xây dựng công trình), Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn căn cứ vào chế độ, chính sách được Nhà nước cho phép áp dụng ở công trình và nguyên tắc điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình theo các quy định tại mục 1, mục 2 điều này, xác định mức điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công và các khoản chi phí khác (nếu có) trong dự toán xây dựng công trình.",
"Điều 2 Quyết định 161/QĐHC-CTUBND điều chỉnh dự toán xây dựng công trình\n1. Việc điều chỉnh dự toán nêu tại Điều 1 được áp dụng cho những khối lượng thực hiện kể từ ngày 01/01/2008 đối với những công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP, ngày 13/6/2007 của Chính phủ.\n2. Đối với những dự án chuyển tiếp, việc áp dụng hệ số điều chỉnh nêu tại Điều 1, Quyết định này được thực hiện như sau:\n- Những dự án đầu tư xây dựng đang lập hoặc đã lập nhưng chưa được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt thì tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh với các hệ số điều chỉnh nêu trên.\n- Công trình xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng đang tổ chức thực hiện lập thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế bản vẽ thi công) - tổng dự toán, dự toán thì dự toán xây dựng công trình và các khoản mục chi phí khác trong tổng dự toán công trình được điều chỉnh theo các hệ số điều chỉnh nêu trên.\n- Những công trình, hạng mục công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán nhưng chưa tổ chức đấu thầu thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh lại dự toán, giá gói thầu theo các hệ số điều chỉnh nêu trên.\n- Những công trình, hạng mục công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán, đang tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu hoặc đã hoàn tất đấu thầu thì thực hiện theo kết quả đấu thầu, chỉ định thầu được duyệt. Trường hợp việc tổ chức đấu thầu gặp vướng mắc như đấu thầu không thành thì chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh lại dự toán, giá gói thầu theo các hệ số điều chỉnh nêu trên.\n- Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện từ 01/01/2008 đối với các công trình đang thi công dở dang thực hiện theo hợp đồng và các điều kiện đã thỏa thuận ký kết trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng các bên đã thỏa thuận không điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.\n3. Các chủ đầu tư tổ chức thực hiện việc điều chỉnh dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình thuộc các trường hợp nêu tại khoản 2, Điều này theo đúng quy định hiện hành. Trường hợp dự toán, tổng dự toán điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.\n4. Khuyến khích các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng các quy định điều chỉnh dự toán theo hướng dẫn tại quyết định này."
] |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về thị trường bất động sản như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 11 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng mới nhất\nVề thị trường bất động sản:\na) Xây dựng các đề án, chính sách phát triển, quản lý thị trường bất động sản; chỉ đạo thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;\nb) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức thực hiện và quản lý kinh doanh bất động sản;\nc) Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản;\nd) Hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; ban hành mẫu chứng chỉ môi giới bất động sản; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp và quản lý chứng chỉ môi giới bất động sản;\nđ) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;\ne) Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường bất động sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao, kết nối và chia sẻ với cơ sở dữ liệu về đất đai quốc gia; xây dựng và công bố các chỉ số đánh giá thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật."
] | [
"Khoản 2 Điều 11 Nghị định 52/2018/NĐ-CP phát triển ngành nghề nông thôn mới nhất\nCác nghệ nhân trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm nghề nghiệp, kỹ năng dạy học; được thù lao theo quy định khi tham gia đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Khi nghệ nhân trực tiếp truyền nghề được thu tiền học phí của người học trên nguyên tắc thỏa thuận.",
"Khoản 2 Điều 11 Thông tư 52/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 45/2021/NĐ-CP tổ chức Quỹ hỗ trợ hợp tác xã mới nhất\nThời gian chốt số liệu:\na) Đối với báo cáo 06 tháng đầu năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 30 tháng 6 năm báo cáo;\nb) Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.",
"Khoản 2 Điều 11 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thương mại điện tử mới nhất\nTrong trường hợp một bên có nhiều địa điểm kinh doanh nhưng không chỉ ra địa điểm kinh doanh nào thì địa điểm kinh doanh là địa điểm có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng liên quan xét tới mọi bối cảnh trước và tại thời điểm giao kết hợp đồng.",
"Khoản 3 Điều 11 Nghị định 52/2010/NĐ-CP nhập khẩu tàu cá\nNgười nhập khẩu đã nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp tàu cá được đăng ký tạm thời).\n",
"Khoản 2 Điều 82 Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở\nBan Chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản có nhiệm vụ, quyền hạn: chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chương trình phát triển nhà ở, các chủ trương, chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản tại các Bộ, ngành và các địa phương; tham gia góp ý các chính sách lớn, quan trọng liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc đình chỉ việc thi hành các văn bản có liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản do các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trái với quy định của pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản.",
"Khoản 11 Điều 1 Quyết định 212/QĐ-BXD phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin\nHệ thống thông tin quản lý về thị trường bất động sản và hoạt động kinh doanh bất động sản.\nTrên cơ sở chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về thị trường bất động sản và hoạt động kinh doanh bất động sản của Bộ Xây dựng thực hiện chuẩn hóa nghiệp vụ và các chỉ tiêu quản lý để xây dựng Hệ thống thông tin và CSDL quản lý về thị trường bất động sản và hoạt động kinh doanh bất động sản.",
"Khoản 3 Điều 74 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 số 29/2023/QH15 mới nhất áp dụng 2024 mới nhất\nBộ Xây dựng có trách nhiệm sau đây:\na) Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản;\nb) Xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên phạm vi cả nước;\nc) Kết nối, chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân;\nd) Công bố công khai thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản trên phạm vi cả nước thuộc hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 820/QĐ-UBND 2021 sáp nhập các phòng chuyên môn thuộc Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu\nChức năng, nhiệm vụ: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quy hoạch - Kiến trúc và Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản theo Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 của Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng và các văn bản pháp luật khác hiện hành."
] |
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Xây dựng? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 3 Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng mới nhất\nCơ cấu tổ chức của bộ\n1. Vụ Quy hoạch - Kiến trúc.\n2. Vụ Vật liệu xây dựng.\n3. Vụ Khoa học công nghệ và môi trường.\n4. Vụ Kế hoạch - Tài chính.\n5. Vụ Pháp chế.\n6. Vụ Hợp tác quốc tế.\n7. Vụ Tổ chức cán bộ.\n8. Văn phòng.\n9. Thanh tra.\n10. Cục Kinh tế xây dựng.\n11. Cục Quản lý hoạt động xây dựng.\n12. Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.\n13. Cục Phát triển đô thị.\n14. Cục Hạ tầng kỹ thuật.\n15. Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản.\n16. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.\n17. Báo Xây dựng.\n18. Tạp chí Xây dựng.\n19. Trung tâm Thông tin.\nCác đơn vị từ khoản 1 đến khoản 15 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị từ khoản 16 đến khoản 19 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ.\nBộ trưởng Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.\nBộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra bộ, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật."
] | [
"Điều 3 Nghị định 52/2006/NĐ-CP phát hành trái phiếu doanh nghiệp\nNguyên tắc phát hành trái phiếu\n1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay.\n2. Các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.\n3. Việc phát hành trái phiếu phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.",
"Điều 5 Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng mới nhất\nHiệu lực thi hành\n1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 8 năm 2022.\n2. Nghị định này thay thế Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.",
"Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thương mại điện tử mới nhất\nGiải thích từ ngữ\nTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.\n2. Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động phát triển thương mại điện tử theo từng giai đoạn nhằm mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giao dịch thương mại trong nước và xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại điện tử theo hướng hiện đại hóa.\n3. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.\nChứng từ điện tử trong Nghị định này không bao gồm hối phiếu, lệnh phiếu, vận đơn, hóa đơn gửi hàng, phiếu xuất nhập kho hay bất cứ chứng từ có thể chuyển nhượng nào cho phép bên nắm giữ chứng từ hoặc bên thụ hưởng được quyền nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc được trả một khoản tiền.\n4. Người khởi tạo là bên, hoặc người đại diện của bên đó, đã tạo ra hoặc gửi đi chứng từ điện tử trước khi lưu trữ nó. Người khởi tạo không bao gồm bên hoạt động với tư cách là người trung gian liên quan tới chứng từ điện tử.\n5. Người nhận là bên nhận được chứng từ điện tử theo chủ ý của người khởi tạo. Người nhận không bao gồm bên hoạt động với tư cách là người trung gian liên quan tới chứng từ điện tử.\n6. Hệ thống thông tin tự động là hệ thống thông tin được sử dụng để khởi tạo, gửi, nhận, hoặc phản hồi các thông điệp dữ liệu nhưng không có sự can thiệp hoặc kiểm tra của con người mỗi lần một hoạt động được thực hiện.\n7. Địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ.\n8. Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.\n9. Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.\nSàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.\n10. Website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.\n11. Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.\n12. Chức năng đặt hàng trực tuyến là một chức năng được cài đặt trên website thương mại điện tử hoặc trên thiết bị đầu cuối của khách hàng và kết nối với website thương mại điện tử để cho phép khách hàng khởi đầu quá trình giao kết hợp đồng theo những điều khoản được công bố trên website đó, bao gồm cả việc giao kết hợp đồng với hệ thống thông tin tự động.\n13. Thông tin cá nhân là các thông tin góp phần định danh một cá nhân cụ thể, bao gồm tên, tuổi, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, thông tin y tế, số tài khoản, thông tin về các giao dịch thanh toán cá nhân và những thông tin khác mà cá nhân mong muốn giữ bí mật.\nThông tin cá nhân trong Nghị định này không bao gồm thông tin liên hệ công việc và những thông tin mà cá nhân đã tự công bố trên các phương tiện truyền thông.\n14. Thu thập thông tin cá nhân là hoạt động thu thập để đưa vào một cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin cá nhân của nhiều người tiêu dùng là khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng của thương nhân, tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử.\n15. Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là dịch vụ của bên thứ ba về lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của chứng từ điện tử do các bên khởi tạo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.",
"Điều 4 Quyết định 172/QĐ-UB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của “Ban Khai hoang xây dựng kinh tế mới” và “Ban Khai hoang sản xuất”\n- Cấp quận, huyện :\na/ Duy trì mở mỗi quận, huyện một tổ chức thống nhất lấy tên là “Ban Khai hoang sản xuất”. Cụ thể các quận, huyện sau : 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp ; Ủy ban nhân dân quận, huyện khác có trách nhiệm xây dựng đề án, làm tờ trình gởi Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Khai hoang xây dựng kinh tế mới thành phố để xét thành lập sau.\nBan Khai hoang sản xuất là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân quận, huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác đưa dân trong quận, huyện đi khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới.\nBan chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân quận, huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Khai hoang xây dựng kinh tế mới thành phố.\nBan Khai hoang sản xuất quận, huyện có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và mở tài khoản ở ngân hàng.\nb/ Nhiệm vụ cụ thể của Ban Khai hoang sản xuất quận, huyện do Ban Khai hoang xây dựng kinh tế mới thành phố hướng dẫn và Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định trên cơ sở nhiệm vụ, quy mô khối lượng công tác cụ thể về công tác khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, về đưa dân và quản lý dân đi xây dựng kinh tế mới, .. do Ủy ban nhân dân thành phố giao cho từng quận, huyện.\nc/ Cơ cấu tổ chức :\nBan Khai hoang sản xuất quận, huyện đặt dưới quyền điều khiển của một Trưởng Ban và có từ 1 đến 2 Phó Ban giúp việc Trưởng Ban.\nPhân ra hai loại cơ cấu tổ chức như sau :\n1- Đối với các quận, huyện có nhiệm vụ tổ chức khai hoang, xây dựng cơ bản và quản lý dân ở các điểm kinh tế mới, thì tổ chức gồm có :\n- Bộ máy cơ quan Ban Khai hoang sản xuất được ấn định biên chế là 12 (mười hai) cán bộ, công nhân viên.\n- Công trường thi công xây dựng cơ bản trực thuộc Ban Khai hoang sản xuất quận, huyện là đơn vị bên B, biên chế máy công trường được ấn định cân đối với nhiệm vụ và khối lượng công tác cụ thể, không vượt quá 20 người (hai mươi).\n- Ban điều hành xã kinh tế mới được thành lập khi đã đưa dân đến vùng kinh tế mới, biên chế được ấn định theo tỷ lệ số dân (đã được quy định trong quyết định số 757/QĐ-UB ngày 31-12-1977 của Ủy ban nhân dân thành phố về khung cán bộ cho các xã kinh tế mới).\n2- Đối với các quận, huyện có nhiệm vu khai hoang và xây dựng cơ bản (không quản lý dân), thì tổ chức gồm có :\n- Bộ máy cơ quan Ban khai hoang sản xuất được ấn định biên chế là 10 (mười) cán bộ công nhân viên.\nCông trường thi công xây dựng cơ bản trực thuộc Ban Khai hoang sản xuất là đơn vị bên B, biên chế bộ máy công trường được ấn định cân đối với nhiệm vụ và khối lượng công tác cụ thể, không vượt quá 20 người (hai mươi).",
"Điều 20 Luật Đường sắt 2017 số 06/2017/QH14 mới nhất\nĐầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt\n1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt là việc đầu tư xây dựng mới, đổi mới công nghệ, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật.\n2. Việc góp vốn nhà nước tham gia vào dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo hình thức đối tác công tư trong thời gian xây dựng hoặc kéo dài suốt vòng đời dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định.\n3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và công bố dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.",
"Điều 2 Quyết định 3595/QĐ-UBND 2010 thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh\nGiao Sở Nội vụ nghiên cứu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh trước ngày 15/12/2010."
] |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về bảo vệ môi trường như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 14 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng mới nhất\nVề bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:\na) Chỉ đạo, hướng dẫn việc lồng ghép các quy hoạch, kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;\nb) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật;\nc) Xây dựng, triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thuộc phạm vi quản lý của bộ."
] | [
"Khoản 1 Điều 14 Nghị định 52/2006/NĐ-CP phát hành trái phiếu doanh nghiệp\nĐược tổ chức phát hành bảo đảm thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn.",
"Khoản 2 Điều 52 Nghị định 99/2022/NĐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm mới nhất\nCơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, đăng ký quyền sử dụng hoặc đăng ký quyền lưu hành tài sản.",
"Khoản 2 Điều 14 Nghị định 52/2008/NĐ-CP quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ\nTrường hợp chuyển trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ đăng ký kinh doanh ở tỉnh này mà mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thường xuyên tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở tỉnh khác thì chậm nhất là mười ngày trước khi tiến hành hoạt động, người đứng đầu doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản và gửi kèm theo danh sách và trích ngang lý lịch của những người sẽ đến làm việc tại tỉnh đó cho Công an cấp tỉnh nơi đến biết.",
"Khoản 4 Điều 14 Thông tư 52/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 45/2021/NĐ-CP tổ chức Quỹ hỗ trợ hợp tác xã mới nhất\nChỉ tiêu 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn của Quỹ, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, chế độ báo cáo tài chính.\na) Quỹ hợp tác xã xếp loại A khi: Trong năm đánh giá xếp loại, Quỹ không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với nhóm hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu và nhóm hành vi trốn thuế; không bị hoặc bị cơ quan đại diện chủ sở hữu/cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản 01 (một) lần về việc nộp báo cáo để thực hiện giám sát tài chính, báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động Quỹ hợp tác xã, báo cáo tài chính không đúng quy định, không đúng hạn;\nb) Quỹ hợp tác xã xếp loại B khi trong năm đánh giá xếp loại, Quỹ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do có 01 hành vi vi phạm thuộc nhóm hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; hoặc bị cơ quan đại diện chủ sở hữu/cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản 02 (hai) lần về việc nộp báo cáo để thực hiện giám sát tài chính, báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động Quỹ hợp tác xã, báo cáo tài chính không đúng quy định, không đúng hạn;\nc) Quỹ hợp tác xã xếp loại C khi trong năm đánh giá xếp loại, Quỹ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do có từ 02 hành vi vi phạm khác nhau trở lên thuộc nhóm hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; hoặc Quỹ có hành vi trốn thuế theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; hoặc bị cơ quan đại diện chủ sở hữu/cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản 03 (ba) lần trở lên về việc nộp báo cáo để thực hiện giám sát tài chính, báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động Quỹ hợp tác xã, báo cáo tài chính không đúng quy định, không đúng hạn; Người quản lý Quỹ vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Quỹ trong việc chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính theo công bố, kết luận của cơ quan chức năng. Việc đánh giá xếp loại Quỹ chỉ tính 01 (một) lần đối với cùng một vụ việc sai phạm của người quản lý Quỹ;\nd) Các hành vi vi phạm thủ tục thuế không xem xét để thực hiện đánh giá xếp loại Quỹ.",
"Khoản 2 Điều 48 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hợp đồng xây dựng mới nhất\nTrách nhiệm bảo vệ môi trường xây dựng của mỗi bên phải thỏa thuận trong hợp đồng và được quy định như sau:\na) Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn và thu dọn hiện trường; nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.\nb) Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.\nc) Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền tạm dừng thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.\nd) Các tổ chức, cá nhân để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.",
"Khoản 1 Điều 143 Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13\nỦy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:\na) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường;\nb) Tổ chức thực hiện pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;\nc) Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia;\nd) Tổ chức đánh giá và lập báo cáo môi trường. Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường;\nđ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;\ne) Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;\ng) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh;\nh) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.",
"Khoản 5 Điều 2 Quyết định 2607/QĐ-UBND 2020 thành lập Trung tâm Bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp Hà Nội\nThực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư chương trình, dự án về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông nông thôn mới khi được cấp có thẩm quyền giao theo quy định pháp luật;",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 3646/QĐ-UBND Đề án bảo vệ môi trường chi tiết trường đại học Quy Nhơn Bình Định 2015\nYêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở:\n2.1. Thực hiện đúng và đầy đủ các giải pháp, biện pháp, cam kết về bảo vệ môi trường đã nêu trong đề án.\n2.Phải đảm bảo các chất thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi thải ra môi trường.\n2.3. Phải hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo các thời hạn như sau:\n- Công trình xây dựng kho chứa chất thải nguy hại, thời hạn hoàn thành trước ngày 31/12/2015.\n- Công trình thu gom và đấu nối nước thải sinh hoạt, thời hạn hoàn thành trước ngày 30/9/2016.\n- Công trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải thí nghiệm, thời hạn hoàn thành trước ngày 30/6/2016.\n2.4. Đến thời điểm yêu cầu hoàn thành từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; hoàn thành toàn bộ công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, báo cáo về kết quả thực hiện đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt."
] |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về khoa học và công nghệ? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 15 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng mới nhất\nVề khoa học và công nghệ:\nXây dựng, hướng dẫn và triển khai thực hiện Chiến lược khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Xây dựng; tổ chức chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực quản lý của ngành; tổ chức thẩm định, đánh giá và công nhận công nghệ xây dựng, tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; xây dựng và hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành Xây dựng."
] | [
"Khoản 4 Điều 18 Nghị định 52/2010/NĐ-CP nhập khẩu tàu cá\nThanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu tàu cá theo quy định của pháp luật.\n",
"Khoản 2 Điều 15 Nghị định 52/2008/NĐ-CP quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ\nBan hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.",
"Khoản 2 Điều 52 Nghị định 99/2022/NĐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm mới nhất\nCơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, đăng ký quyền sử dụng hoặc đăng ký quyền lưu hành tài sản.",
"Khoản 23 Điều 2 Nghị định 95/2017/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Bộ Khoa học Công nghệ\nXây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách tài chính trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, kế hoạch vốn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm; xác định cơ cấu chi và tỷ lệ chi ngân sách dành cho hoạt động khoa học và công nghệ hàng năm của các bộ, ngành, địa phương; xây dựng, tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước của ngành khoa học và công nghệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch vốn ngân sách đầu tư phát triển khoa học và công nghệ hằng năm. Quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước của ngành khoa học và công nghệ; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà nước, tài sản theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 10 Nghị định 92/2005/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội mới nhất\nTrách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành:\na) Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, các công trình quan trọng của ngành, trong đó xác định rõ phần quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới Thủ đô, lấy ý kiến tham gia của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; tổ chức và chỉ đạo thực hiện khi được phê duyệt;\nb) Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính có quyền quyết định, trong phạm vi thẩm quyền của mình, các chính sách, biện pháp cụ thể để xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học của cả nước;\nc) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan cân đối kế hoạch của ngành với yêu cầu của Thành phố để đầu tư xây dựng một số cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế trên địa bàn Thủ đô;\nd) Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có trách nhiệm xây dựng quy chế hỗ trợ Thành phố trong việc xây dựng cơ sở mạng lưới nghiên cứu khoa học công nghệ, sử dụng các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành trên địa bàn phục vụ yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô.",
"Khoản 4 Điều 75 Luật khoa học và công nghệ năm 2013 số 29/2013/QH13 mới nhất\nBộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau đây:\na) Thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ và chịu trách nhiệm về hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực khoa học và công nghệ thuộc ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; có tổ chức chuyên trách quản lý khoa học và công nghệ;\nb) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, biện pháp thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin, thống kê về khoa học và công nghệ;\nc) Báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin và số liệu thống kê khoa học và công nghệ về Bộ Khoa học và Công nghệ;\nd) Quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ đúng mục đích và có hiệu quả, phù hợp với đặc thù và tiến độ kế hoạch khoa học và công nghệ.",
"Khoản 2 Điều 34 Nghị định 11/2014/NĐ-CP hoạt động thông tin khoa học công nghệ mới nhất\nBộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, xây dựng, khai thác và phát triển hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ;\nb) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển và hiện đại hóa hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, xây dựng, khai thác và phát triển hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ;\nc) Ban hành, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, xây dựng, khai thác và phát triển hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ;\nd) Chủ trì việc phối hợp bổ sung, cập nhật và chia sẻ các nguồn tin khoa học và công nghệ trong cả nước được mua bằng ngân sách nhà nước; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động thông tin khoa học và công nghệ;\nđ) Chủ trì xây dựng, duy trì, phát triển và khai thác hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ; phát triển nền tảng kỹ thuật để các bộ, ngành và địa phương thu thập, xử lý và tích hợp dữ liệu, thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ theo quy trình và nghiệp vụ thống nhất;\ne) Chỉ đạo tổ chức và quản lý công tác thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thông tin về kết quả ứng dụng nhiệm vụ khoa học và công nghệ;\ng) Tổ chức và quản lý các giao dịch thông tin về công nghệ và thiết bị;\nh) Chỉ đạo ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; duy trì và phát triển mạng thông tin nghiên cứu và đào tạo quốc gia, cổng thông tin khoa học và công nghệ quốc gia;\ni) Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, xây dựng và khai thác hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ;\nk) Chỉ đạo, quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức hoạt động thông tin khoa học và công nghệ;\nl) Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về thông tin khoa học và công nghệ, hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;\nm) Thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, xây dựng và khai thác hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;\nn) Tổ chức xuất bản ấn phẩm chính thức của nhà nước về khoa học và công nghệ Việt Nam hăng năm và các ấn phẩm khác về khoa học và công nghệ công bố danh mục, kết quả thực hiện và kết quả ứng dụng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nước."
] |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về hạ tầng kỹ thuật như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 8 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng mới nhất\nVề hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: Cấp nước đô thị và khu công nghiệp; thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp; quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn; công viên, cây xanh đô thị; chiếu sáng đô thị; nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ) và cơ sở hỏa táng; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:\na) Xây dựng định hướng, chiến lược, đề án, chương trình quốc gia về phát triển hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu quốc gia về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;\nb) Tổ chức thẩm định các quy hoạch thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật các thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại đặc biệt;\nc) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật theo định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;\nd) Xây dựng cơ chế, chính sách, quy định về phát triển, quản lý vận hành, khai thác sử dụng, bàn giao hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật;\nđ) Quản lý về dịch vụ hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật; hướng dẫn quy trình kỹ thuật, việc lập và quản lý chi phí, phương pháp xác định giá dịch vụ hạ tầng kỹ thuật;\ne) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động kinh doanh nước sạch và thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn; hoạt động kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng;\ng) Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quy định việc phân cấp, phân loại đường đô thị; xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng đường đô thị;\nh) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định đánh giá sự phù hợp và khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án đầu tư xây dựng;\ni) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hạ tầng kỹ thuật."
] | [
"Khoản 8 Điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thương mại điện tử mới nhất\nCó biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.",
"Khoản 8 Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thương mại điện tử mới nhất\nThống kê về thương mại điện tử.",
"Khoản 8 Điều 2 Nghị định 52/2010/NĐ-CP nhập khẩu tàu cá\nMáy chính của tàu là máy có bệ máy cố định, có lắp hệ trục chân vịt và chân vịt để đẩy tàu.\n",
"Khoản 1 Điều 16 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quản lý phát triển cụm công nghiệp mới nhất\nHệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung của cụm công nghiệp được thiết kế đồng bộ để tiết kiệm chi phí, tiết kiệm sử dụng đất, nước và thuận tiện cho việc xây dựng, sửa chữa, vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp phải phù hợp với Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\nChủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chịu trách nhiệm lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Nội dung, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.",
"Khoản 1 Điều 3 Quyết định 55/2007/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước hạ tầng kỹ thuật đô thị hướng dẫn Nghị quyết 08/2006/NQ-HĐND thành phố Hà Nội\nTrách nhiệm của Sở Giao thông công chính\n- Lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư dài hạn, ngắn hạn hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị;\n- Thẩm định hồ sơ Thiết kế cơ sở và bản vẽ thi công của dự án đầu tư theo phân cấp đối với nội dung liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị;\n- Xây dựng tiêu chí kỹ thuật, quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật để đảm bảo quản lý có hệ thống, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;\n- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tổ chức xây dựng cơ chế chính sách quản lý đối với công tác đầu tư, duy trì hệ thống hạ tầng đô thị trình UBND Thành phố quyết định;\n- Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý và giám sát công tác đầu tư, duy trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn toàn Thành phố;\n- Tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về hạ tầng kỹ thuật đô thị theo thẩm quyền.",
"Khoản 9 Điều 1 Quyết định 212/QĐ-BXD phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin\nHệ thống thông tin về Hạ tầng kỹ thuật đô thị\nTrên cơ sở chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị của Bộ Xây dựng thực hiện chuẩn hóa nghiệp vụ và các chỉ tiêu quản lý để xây dựng Hệ thống thông tin và CSDL về hạ tầng kỹ thuật đô thị phục vụ việc quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, rác thải trong đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao."
] |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về nhà ở như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 9 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng mới nhất\nVề nhà ở:\na) Xây dựng Chiến lược nhà ở quốc gia cho từng thời kỳ, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch nhà ở trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hàng năm và theo từng giai đoạn; tổ chức thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;\nb) Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển nhà ở xã hội, hỗ trợ nhà ở cho từng nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định pháp luật;\nc) Quy định và hướng dẫn tiêu chí xác định nhu cầu nhà ở trong nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; hướng dẫn định mức kinh phí để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương;\nd) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở trên phạm vi toàn quốc; các chương trình, đề án, dự án phát triển nhà ở trọng điểm theo nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;\nđ) Thẩm định các nội dung liên quan đến nhà ở để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật nhà ở; công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;\ne) Ban hành quy định về tiêu chí phân loại, quy chế quản lý, sử dụng, quản lý vận hành, chế độ bảo hành, bảo trì các loại nhà ở; ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư;\ng) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chuẩn nhà ở công vụ; thẩm định nhu cầu về nhà ở công vụ, kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của các cơ quan trung ương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an);\nh) Hướng dẫn phương pháp xác định giá thuê nhà ở công vụ, giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội; phương pháp xác định chi phí dịch vụ quản lý vận hành nhà ở; hướng dẫn về đối tượng, điều kiện, quy trình lựa chọn đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở;\ni) Tổ chức tạo lập, quản lý vận hành, bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;\nk) Hướng dẫn quy định về điều kiện, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, tiêu chuẩn thiết kế và điều kiện tối thiểu xây dựng nhà ở xã hội theo mô hình riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân;\nl) Đề xuất các chương trình điều tra, thống kê về nhà ở trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;\nm) Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà ở thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, kết nối và chia sẻ với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia theo quy định của pháp luật."
] | [
"Khoản 9 Điều 2 Nghị định 52/2010/NĐ-CP nhập khẩu tàu cá\nTổng công suất máy chính của tàu là tổng công suất của các máy chính được lắp đặt cho tàu.\n",
"Khoản 2 Điều 9 Thông tư 52/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 45/2021/NĐ-CP tổ chức Quỹ hỗ trợ hợp tác xã mới nhất\nCác khoản chi phạt thuộc trách nhiệm cá nhân do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá hạn do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính.",
"Khoản 9 Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thương mại điện tử mới nhất\nHợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.",
"Khoản 1 Điều 183 Luật Nhà ở 2023 số 27/2023/QH15 mới nhất áp dụng 2024 mới nhất\nChủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án hoặc thế chấp nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho việc đầu tư dự án đó hoặc xây dựng nhà ở đó; việc thế chấp dự án hoặc nhà ở phải bao gồm cả thế chấp quyền sử dụng đất.",
"Khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2015/TT-NHNN thế chấp giải chấp tài sản dự án đầu tư nhà ở nhà ở hình thành trong tương lai mới nhất\nNghĩa vụ của chủ đầu tư:\na) Chủ đầu tư có hồ sơ gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán;\nb) Cung cấp đầy đủ, trung thực các tài liệu có liên quan đến nhà ở để bên mua nhà ở thực hiện việc thế chấp tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này. Giao cho bên nhận thế chấp các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nhà ở thế chấp phát sinh sau thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp theo ủy quyền của bên thế chấp;\nc) Khi nhận được thông báo của bên nhận thế chấp về việc nhà ở hình thành trong tương lai đang được thế chấp, chủ đầu tư không được làm thủ tục chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai đó cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào, nếu chưa có văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp;\nd) Tạo điều kiện để bên nhận thế chấp thực hiện quyền giám sát, kiểm tra quá trình hình thành nhà ở thế chấp;\nđ) Thông báo cho bên thế chấp, bên nhận thế chấp biết tiến độ thanh toán tiền mua nhà ở, tiến độ xây dựng và hoàn thành việc xây dựng nhà ở;\ne) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 184 Luật Nhà ở 2023 số 27/2023/QH15 mới nhất áp dụng 2024 mới nhất\nĐiều kiện thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như sau:\na) Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nb) Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án thì ngoài điều kiện quy định tại điểm a khoản này, nhà ở thế chấp phải thuộc trường hợp đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng và không thuộc phần dự án hoặc toàn bộ dự án mà chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã thế chấp theo quy định tại điểm a khoản này, trừ trường hợp đã giải chấp;\nc) Trường hợp tổ chức, cá nhân thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và giấy phép xây dựng nếu thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng.\nTrường hợp tổ chức, cá nhân thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai do mua của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nếu là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, có giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán và không thuộc trường hợp đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về hợp đồng mua bán nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.",
"Khoản 2 Điều 1 Quyết định 12/2018/QĐ-UBND sửa đổi quy định cấp giấy phép xây dựng Hà Nội\nSửa đổi, bổ sung Điều 5 Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như sau:\na) Sửa đổi Khoản 2: “Trong các trường hợp sau đây chủ đầu tư phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản về việc đã có đủ điều kiện về quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để cấp giấy phép xây dựng:\na) Giấy tờ đã hết thời hạn (đối với giấy tờ có quy định thời hạn).\nb) Có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình.\nc) Ô đất xây dựng công trình (trừ nhà ở riêng lẻ) chưa giải phóng mặt bằng toàn bộ hoặc một phần.”\nb) Bổ sung Khoản 3: “3. Các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng được thực hiện theo Nghị định số 53/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng.”\nc) Bổ sung Khoản 4: “4. Trong trường hợp giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đang thế chấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu công trình: Chủ đầu tư phải được bên nhận thế chấp chấp thuận đầu tư vào tài sản thế chấp bằng văn bản (Khoản 1, Điều 27 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm).”"
] |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về công sở như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 10 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng mới nhất\nVề công sở:\na) Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch phát triển hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc lập quy hoạch phát triển công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương;\nc) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật và chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia để trình cấp có thẩm quyền ban hành về xây dựng công sở, trụ sở làm việc, chế độ bảo trì công sở, trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp."
] | [
"Khoản 10 Điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thương mại điện tử mới nhất\nCông bố công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.",
"Khoản 10 Điều 41 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thương mại điện tử mới nhất\nBồi thường cho khách hàng nếu phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ hoặc thẻ khách hàng thường xuyên do mình phát hành bị đối tác từ chối trái với các điều kiện đã công bố trên website hoặc trên chính phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, thẻ khách hàng thường xuyên đó.",
"Khoản 2 Điều 10 Nghị định 52/2008/NĐ-CP quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ\nTrường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Công an cấp tỉnh nơi đi và nơi đến chậm nhất là mười lăm ngày trước khi thực hiện việc di chuyển địa điểm.",
"Khoản 9 Điều 1 Quyết định 238/QĐ-UBND năm 2010 công bố văn bản quy phạm pháp luật Ủy ban Cà Mau hết hiệu lực thi hành\nQuyết định số 23/2007/QĐ-UBND ngày 25/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau.\nLý do: Vì có Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND ngày 14/4/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau thay thế.",
"Khoản 8 Điều 1 Quyết định 992/QĐ-BTP năm 2012 sửa đổi phân công công tác của Bộ trưởng\nThứ trưởng Lê Hồng Sơn\na) Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác:\n- Công tác văn phòng;\n- Thi đua, khen thưởng;\n- Cải cách hành chính thuộc phạm vi, quyền hạn của Bộ;\n- Xử lý vi phạm hành chính.\nb) Thực hiện các công việc cụ thể sau:\n- Tham gia sửa đổi, bổ sung Hiến pháp theo sự phân công của Bộ trưởng;\n- Chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển nghề luật sư đến năm 2020, phối hợp với Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính chỉ đạo việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư;\n- Chỉ đạo việc xây dựng Luật Chứng thực, phối hợp với Thứ trưởng Đinh Trung Tụng chỉ đạo việc xây dựng Luật Hộ tịch;\n- Chỉ đạo xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 93/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và công tác tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp xã.\nc) Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng, các ban và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.\nd) Phụ trách các đơn vị: Văn phòng, Vụ Thi đua khen thưởng.”",
"Khoản 6 Điều 4 Quyết định 186/QĐ-UB tổ chức hoạt động của Sở Tài chánh thành phố\nTổ chức đào tạo cán bộ quản lý tài chánh cho ngành và các ngành khác.\nĐiều 3. Về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể : Sở Tài chánh thành phố có những nhiệm vụ cụ thể của ngành và liên quan đến các ngành khác như sau:\na) Công tác xây dựng kế hoạch tài chánh – kế hoạch cân đối ngân sách\nSở Tài chánh có nhiệm vụ:",
"Khoản 2 Điều 2 Quyết định 54/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Sở Xây dựng Lai Châu\nQuyết định này thay thế Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu."
] |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về quy hoạch xây dựng, kiến trúc như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 5 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng mới nhất\nVề quy hoạch xây dựng, kiến trúc:\na) Tổ chức thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc thẩm định, phê duyệt theo phân công của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch không gian ngầm đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng khi được Thủ tướng Chính phủ giao;\nb) Chủ trì lập, thẩm định hợp phần về quy hoạch xây dựng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch khác theo quy định;\nc) Ban hành định mức, đơn giá, phương pháp lập và quản lý chi phí trong việc lập, thẩm định và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc;\nd) Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam phù hợp với từng giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành;\nđ) Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng, kiến trúc gắn kết với cơ sở dữ liệu về đất đai trên phạm vi cả nước;\ne) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, quản lý không gian theo quy hoạch và quy chế quản lý kiến trúc (gồm không gian trên mặt đất và không gian ngầm), kiến trúc đô thị và nông thôn."
] | [
"Khoản 5 Điều 5 Thông tư 52/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 45/2021/NĐ-CP tổ chức Quỹ hỗ trợ hợp tác xã mới nhất\nĐối với các khoản thu từ hoạt động khác: Thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật có liên quan.",
"Khoản 2 Điều 5 Thông tư 52/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 45/2021/NĐ-CP tổ chức Quỹ hỗ trợ hợp tác xã mới nhất\nĐối với thu lãi từ hoạt động cho vay, Quỹ hợp tác xã có trách nhiệm đánh giá khả năng thu hồi nợ và thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định tại Điều 28 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP để làm căn cứ hạch toán lãi phải thu và thực hiện hạch toán như sau:\na) Quỹ hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào doanh thu đối với các khoản nợ được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tài chính vi mô;\nb) Đối với số lãi phải thu của các khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn do thực hiện chính sách của Nhà nước và số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của khoản nợ còn lại thì không hạch toán doanh thu, Quỹ thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào doanh thu.",
"Khoản 8 Điều 2 Nghị định 36/2003/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng\nVề kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn:\na) Trình Chính phủ quy định việc phân công, phân cấp quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, phân loại đô thị;\nb) Quyết định công nhận loại đô thị theo phân cấp của Chính phủ;\nc) Thống nhất quản lý về kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn;\nd) Thẩm định, phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng theo phân cấp của Chính phủ;\nđ) Xây dựng, trình Chính phủ quy định điều kiện hành nghề kiến trúc sư, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc.",
"Khoản 1 Điều 38 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nỦy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:\na) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc theo quy định của Luật này và phân cấp của Chính phủ; ban hành văn bản theo thẩm quyền; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kiến trúc;\nb) Thực hiện và phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát chất lượng kiến trúc trong dự án đầu tư xây dựng;\nc) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiến trúc cho cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị trực thuộc theo phân cấp;\nd) Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiến trúc và hành nghề kiến trúc trên địa bàn; quản lý và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiến trúc;\nđ) Hằng năm, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc.",
"Khoản 3 Điều 1 Quyết định 3652/QĐ-UBND nhiệm vụ cơ cấu tổ chức Viện Quy hoạch Xây dựng Thừa Thiên Huế\nTư vấn, thẩm tra các dự án quy hoạch, xây dựng kiến trúc; tư vấn về các lĩnh vực : Đầu tư, thiết kế kiến trúc xây dựng cho các cơ quan ở địa phương và công dân khi có nhu cầu.\nII. Nhiệm vụ, quyền hạn:"
] |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về hoạt động đầu tư xây dựng? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 6 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng mới nhất\nVề hoạt động đầu tư xây dựng:\na) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng; thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc ứng dụng mô hình thông tin công trình trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng; thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật;\nc) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình quan trọng quốc gia theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ giao;\nd) Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; đình chỉ xây dựng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đình chỉ xây dựng và xử lý vi phạm hoặc thu hồi, hủy giấy phép xây dựng khi phát hiện việc cấp giấy phép không đúng theo quy định hoặc công trình xây dựng vi phạm các quy định về quản lý trật tự xây dựng;\nđ) Thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu;\ne) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;\ng) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của pháp luật; hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; công bố mẫu hợp đồng xây dựng;\nh) Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định việc áp dụng các công cụ cần thiết trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; hướng dẫn nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định việc xác định định mức mới, điều chỉnh định mức; quy định việc xác định chỉ số giá xây dựng công trình trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên; ban hành định mức xây dựng; công bố suất vốn đầu tư xây dựng, giá xây dựng tổng hợp, chỉ số giá xây dựng quốc gia, định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản để tính giá ca máy;\ni) Quản lý, hướng dẫn về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực, phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật về hợp tác công tư;\nk) Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm về chất lượng công trình xây dựng; đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ thi công và yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn, các nhà thầu khắc phục trong trường hợp phát hiện chất lượng công trình không đạt yêu cầu, công tác thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về an toàn lao động; tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;\nl) Hướng dẫn các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định xây dựng; kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền các hoạt động giám định xây dựng, giám định tư pháp xây dựng, giám định nguyên nhân sự cố trong thi công xây dựng và trong quá trình khai thác, sử dụng công trình;\nm) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng; chủ trì tổ chức và xét duyệt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng;\nn) Hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo trì công trình xây dựng, đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng; công bố, hướng dẫn xử lý công trình hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;\no) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia trong các hoạt động xây dựng;\np) Quy định việc sát hạch để cấp các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I đối với cá nhân, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I đối với tổ chức theo quy định của pháp luật;\nq) Xây dựng, quản lý việc công khai danh sách cá nhân, tổ chức được cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng theo quy định pháp luật."
] | [
"Khoản 6 Điều 3 Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng mới nhất\nVụ Hợp tác quốc tế.",
"Khoản 6 Điều 2 Nghị định 52/2010/NĐ-CP nhập khẩu tàu cá\nHợp đồng nhập khẩu tàu cá (hoặc các văn bản thỏa thuận tương đương) là hợp đồng mua tàu cá nước ngoài.\n",
"Khoản 2 Điều 50 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư\nNhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:\na) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng định hướng, chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư; hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổng hợp, xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;\nb) Hướng dẫn thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động xúc tiến đầu tư;\nc) Thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quy định tại Điểm a Khoản này;\nd) Phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, quản lý và cử đại diện Việt Nam tại bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;\nđ) Tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xúc tiến đầu tư;\ne) Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và định hướng hoạt động xúc tiến đầu tư.",
"Khoản 11 Điều 2 Quyết định 1155/QĐ-BGTVT 2015 nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu của Cục Hàng hải Việt Nam\nVề quản lý dự án đầu tư xây dựng:\na) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án được giao quản lý theo phân cấp; xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển Việt Nam;\nb) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án trong lĩnh vực hàng hải theo hình thức hợp đồng PPP, BOT, BTO, BT và các hình thức hợp đồng khác được Bộ trưởng phân cấp hoặc ủy quyền.",
"Khoản 2 Điều 163 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nCác bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau:\na) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng;\nb) Phối hợp với Bộ Xây dựng, cơ quan, tổ chức khác có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý được phân công;\nc) Tổng hợp tình hình, thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư xây dựng và chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;\nd) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của mình gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi;\nđ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật."
] |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về phát triển đô thị? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 7 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn Bộ Xây dựng mới nhất\nVề phát triển đô thị:\na) Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án quan trọng quốc gia về phát triển đô thị; các chỉ tiêu về lĩnh vực phát triển đô thị trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước theo từng giai đoạn;\nb) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy định về: Quản lý quá trình đô thị hóa; quản lý, đầu tư phát triển không gian đô thị (bao gồm không gian trên mặt đất và không gian ngầm), các mô hình phát triển đô thị; quản lý kế hoạch, chương trình nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang đô thị, nâng cao năng lực chống chịu ứng phó biến đổi khí hậu của đô thị; khai thác, sử dụng và bàn giao quản lý các khu đô thị; hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị; lập và quản lý chi phí các dịch vụ tiện ích trong khu đô thị, chi phí lập và thẩm định khu vực phát triển đô thị, chương trình phát triển đô thị, đề án, báo cáo phân loại đô thị;\nc) Thẩm định để cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, khu vực phát triển đô thị, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định của pháp luật;\nd) Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận loại đô thị đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II; quyết định công nhận loại đô thị đối với các đô thị loại III và loại IV;\nđ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật về phát triển đô thị, hoạt động đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn đã được cấp có thẩm quyền quy định; hướng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị;\ne) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt;\ng) Tổ chức các hoạt động vận động, xúc tiến và điều phối các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho việc đầu tư phát triển đô thị theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ;\nh) Tổ chức xây dựng, tích hợp, quản lý và khai thác hệ thống dữ liệu đô thị quốc gia."
] | [
"Khoản 2 Điều 52 Nghị định 99/2022/NĐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm mới nhất\nCơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, đăng ký quyền sử dụng hoặc đăng ký quyền lưu hành tài sản.",
"Khoản 7 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thương mại điện tử mới nhất\nĐịa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ.",
"Khoản 7 Điều 52 Nghị định 19/2016/NĐ-CP kinh doanh khí\nBộ Lao động - Thương binh và Xã hội:\nChỉ đạo và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động đối với cơ sở kinh doanh khí theo quy định của pháp luật hiện hành.",
"Khoản 2 Điều 3 Quyết định 161/QĐ-BXD phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Xây dựng\nThứ trưởng thường trực Cao Lại Quang:\na) Giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:\n- Một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực phát triển đô thị, bao gồm: các cơ chế, chính sách, giải pháp về đầu tư xây dựng và phát triển các đô thị đồng bộ; các chính sách, giải pháp quản lý quá trình đô thị hoá, các mô hình quản lý đô thị; quy chế khu đô thị mới; quản lý trật tự xây dựng đô thị; các dịch vụ trong khu đô thị.\n- Phụ trách chung về công tác pháp chế, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia của ngành Xây dựng; công tác thanh tra chuyên ngành Xây dựng.\n- Công tác khoa học công nghệ; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng; công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý đô thị cho cán bộ chính quyền đô thị.\n- Công tác vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Xây dựng; đảm nhiệm chức trách Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Xây dựng.\n- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.\nb) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thứ trưởng thường trực theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng và tại Quyết định này.",
"Khoản 6 Điều 2 Quyết định 25/2020/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng Nghệ An\nVề phát triển đô thị:\na) Tổ chức lập các loại quy hoạch theo quy định, chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và cho từng đô thị trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, chương trình phát triển đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, quy hoạch chung đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xác định các khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện; xác định các chỉ tiêu về lĩnh vực phát triển đô thị trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.\nb) Xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển các đô thị đồng bộ, các khu đô thị mới, các chính sách, giải pháp quản lý quá trình đô thị hóa, các mô hình quản lý đô thị, khuyến khích phát triển các dịch vụ công trong lĩnh vực phát triển đô thị; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về lập và quản lý chi phí lập và thẩm định khu vực phát triển đô thị, chương trình phát tiển đô thị…; tổ chức thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ban hành.\nc) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.\nd) Tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí đã được Chính phủ quy định theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; thẩm định Đề án đề nghị công nhận đô thị loại V trên địa bàn tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.\nđ) Hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, khai thác sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt; tổ chức thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị, pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị.\ne) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển đô thị; tổ chức vận động, khai thác, điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.\ng) Theo dõi, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh; tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tình hình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.",
"Khoản 5 Điều 1 Quyết định 1092/QĐ-BXD năm 2012 phê duyệt Dự án Hệ thống thông tin xây dựng\nNội dung và quy mô đầu tư:\nDự án Hệ thống thông tin về xây dựng và phát triển đô thị có nội dung và quy mô đầu tư như sau:\n- Xây dựng bộ tiêu chí chuẩn về quản lý đô thị, chuẩn dữ liệu quản lý đô thị;\n- Xây dựng khung dữ liệu đô thị ban đầu trong đó dữ liệu có ứng dụng GIS trên bản đồ nền tỷ lệ 1/25000 và bản đồ thông tin tỷ lệ 1/10000;\n- Xây dựng các ứng dụng phần mềm để tổng hợp, tích hợp thông tin và xuất báo cáo về quản lý phát triển đô thị;\n- Thí điểm triển khai hoạt động của dự án;\n- Đào tạo, hướng dẫn và chuyển giao công nghệ cho các sở xây dựng và chính quyền đô thị.\nHệ thống thông tin về xây dựng và phát triển đô thị sẽ được triển khai tại Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng."
] |
Tự ý mở chắn ngang đường sắt khi đã đóng chắn bị phạt bao nhiêu tiền? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mới nhất\nPhạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt;\nb) Để vật chướng ngại lên đường sắt làm cản trở giao thông đường sắt;\nc) Tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng."
] | [
"Khoản 3 Điều 3 Nghị định 49/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công an nhân dân mới nhất\nSĩ quan, hạ sĩ quan khi nghỉ hưu được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trợ cấp một lần của thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.",
"Khoản 2 Điều 49 Nghị định 59/2011/NĐ-CP chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước\nBộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận:\na) Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp để giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này.\nThành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.\nb) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hóa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo các nội dung quy định tại Nghị định này.\nc) Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.\nd) Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý kèm theo dự thảo Điều lệ công ty cổ phần được xây dựng phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật liên quan.\nđ) Chủ động chuyển những doanh nghiệp trong danh sách thực hiện cổ phần hóa nhưng không đủ điều kiện sang thực hiện các hình thức khác như giao, bán, giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.\ne) Quyết định phê duyệt phương án tái cơ cấu, phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sau khi có thỏa thuận bằng văn bản với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp về phương án tái cơ cấu lại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.\nThời gian hoàn thành việc phê duyệt phương án tái cơ cấu, phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này không vượt quá thời hạn 03 tháng kể từ ngày quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.\ng) Phối hợp với các cơ quan liên quan quyết định phê duyệt quyết toán tài chính; quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.\nh) Giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo cho các doanh nghiệp cổ phần hóa theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.\ni) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước khi cổ phần hóa các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước.\nk) Đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thống nhất với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong việc lựa chọn người đại diện phần vốn nhà nước góp tại công ty cổ phần và triển khai công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp ngay sau khi công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.",
"Khoản 1 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mới nhất\nPhạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trong cầu, hầm dành riêng cho đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ;\nb) Vượt tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh;\nc) Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;\nd) Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ;\nđ) Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;\ne) Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt.",
"Khoản 4 Điều 31 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT đường ngang cấp giấy phép xây dựng công trình trong đất đường sắt mới nhất\nNgười không có nhiệm vụ không được tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng.",
"Khoản 2 Điều 15 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT đường ngang cấp phép xây dựng công trình trong phạm vi đất đường sắt\nTại đường ngang có người gác, đường ngang tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động có cần chắn tự động, dọc hai bên lề đường bộ trong phạm vi từ chắn đường ngang đến vị trí cách đường sắt tối thiểu 2,5 mét (m) phải bố trí hàng rào chắn cố định để ngăn cách không cho người và phương tiện giao thông đường bộ vượt rào vào đường ngang khi chắn đường ngang đã đóng.",
"Khoản 2 Điều 34 Quyết định 737/2001/QĐ-BGTVT Điều lệ đường ngang\nKhi tàu qua khỏi đường ngang, cần chắn tự động mở. Khi chắn đã mở hoàn toàn, đèn trên xà chắn và đèn báo hiệu trên đường bộ tự động tắt.\nĐường ngang lắp đặt chắn tự động và không bố trí người gác chỉ dùng loại cần đóng 1/2 hoặc 2/3 mặt đường bộ. Phần đường bộ còn lại không có cần chắn phải rộng ít nhất 3m và ở bên trái của xe chạy vào đường ngang.\n"
] |
Nhiệm vụ của nhân viên gác đường sắt là gì? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 16 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT tiêu chuẩn chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu\nTiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung\n1. Tiêu chuẩn:\na) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về đường sắt, cầu đường sắt, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt;\nb) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;\nc) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt do doanh nghiệp sử dụng các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt tổ chức.\n2. Nhiệm vụ:\na) Đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, chắn đường bộ tại khu vực cầu chung đường sắt, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua;\nb) Kiểm tra, bảo quản trang thiết bị chắn đường ngang, cầu chung phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt;\nc) Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;\nd) Ghi chép đầy đủ nhật ký đường ngang, cầu chung;\nđ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về đường ngang, cầu chung.\n3. Quyền hạn:\na) Được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu;\nb) Dừng phương tiện giao thông đường bộ khi khu vực đường ngang, cầu chung không đảm bảo an toàn cho phương tiện qua lại."
] | [
"Điều 3 Thông tư 07/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 33/2018/TT-BGTVT tiêu chuẩn nhân viên đường sắt\nTổ chức thực hiện\n1. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc tổng hợp các ý kiến của các đơn vị, doanh nghiệp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết.\n2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này",
"Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 33/2018/TT-BGTVT Thông tư 24/2020/TT-BGTVT\nHiệu lực thi hành\nThông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2021.",
"Điều 11 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT đường ngang cấp phép xây dựng công trình trong phạm vi đất đường sắt\nĐiều 12. Nhà gác đường ngang\nNhà gác đường ngang chỉ được sử dụng phục vụ cho nhân viên gác đường ngang thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang và phải bảo đảm các điều kiện sau:\n1. Đặt ở vị trí có thể quan sát được về hai phía đường bộ và đường sắt thuận tiện cho công tác của nhân viên gác đường ngang; không làm cản trở tầm nhìn của người tham gia giao thông trên đường sắt và đường bộ.\n2. Bộ phận gần nhất của nhà gác đường ngang phải cách mép ray đường sắt ngoài cùng, mép phần xe chạy đường bộ ít nhất 3,5 mét (m) và không xa quá 10 mét (m). Cửa ra vào mở về phía đường bộ, tường nhà phải có cửa sổ lắp kính nhìn rõ được đường bộ và đường sắt; nền nhà phải cao hơn hoặc cao bằng mặt ray.\n3. Nhà gác đường ngang phải có buồng vệ sinh, nước sạch, đủ ánh sáng làm việc. Khi xây dựng mới, diện tích nhà gác đường ngang không nhỏ hơn 12 mét vuông (m2).\n4. Trường hợp không đáp ứng quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này phải được chấp thuận của:\na) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng;\nb) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng đối với đường ngang chuyên dùng trên đường sắt chuyên dùng.",
"Điều 3 Thông tư 38/2010/TT-BGTVT tiêu chuẩn chức danh nhân viên đường sắt\nChức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu\nCác chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm:\n1. Nhân viên điều độ chạy tàu bao gồm nhân viên điều độ chạy tàu tuyến và nhân viên điều độ chạy tàu ga:\na) Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến: là người trực tiếp ra lệnh chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên một tuyến đường, khu đoạn được phân công; trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh tổ chức chỉ huy các tàu đi cứu chữa, cứu hộ khi có sự cố chạy tàu; ra lệnh phong tỏa khu gian, lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị có liên quan; ra lệnh đình chỉ chạy tàu tạm thời nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu;\nb) Nhân viên điều độ chạy tàu ga: là người trực tiếp lập kế hoạch về lập tàu, xếp, dỡ hàng hóa, đón tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón tiễn tàu và các việc liên quan khác tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, theo các mệnh lệnh của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, theo quy trình, quy phạm chạy tàu; tham gia giải quyết tai nạn, sự cố giao thông đường sắt theo quy định.\n2. Trực ban chạy tàu ga: là người điều hành việc lập tàu, xếp dỡ hàng hóa, đón tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón, tiễn tàu và các việc khác có liên quan tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm chạy tàu; tham gia giải quyết tai nạn, sự cố giao thông đường sắt theo quy định.\n3. Trưởng tàu: là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, phục vụ khách hàng; bảo đảm chạy tàu theo đúng lịch trình và mệnh lệnh của điều độ chạy tàu, quy trình, quy phạm chạy tàu; tham gia giải quyết tai nạn, sự cố giao thông đường sắt theo quy định.\n4. Trưởng dồn: là người chịu sự chỉ huy, điều hành của trực ban chạy tàu ga để tổ chức và thực hiện công tác dồn, ghép nối đầu máy, toa xe phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu, xếp dỡ hàng hóa, vận tải hành khách của ga theo mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.\n5. Nhân viên gác ghi: là người chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu ga để quản lý, giám sát, kiểm tra, sử dụng ghi phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu của ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.\n6. Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe: là người chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trưởng dồn để thực hiện công việc dồn, ghép nối đầu máy, toa xe theo quy trình, quy phạm, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.\n7. Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm: là người kiểm tra theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công; ghi chép đầy đủ vào sổ tuần tra, canh gác báo cáo cấp trên theo quy định; sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì cầu, đường, hầm theo phân công; kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông; tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.\n8. Nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt: là người có trách nhiệm đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, đường qua cầu chung và làm nghiệp vụ gác hầm, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua; trực tiếp kiểm tra, bảo quản, bảo trì, sử dụng công trình, trang thiết bị chắn đường ngang, cầu, hầm phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình, quy phạm.\n9. Lái tàu: là người trực tiếp điều khiển tàu chạy; chịu trách nhiệm vận hành đầu máy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng lịch trình theo biểu đồ chạy tàu, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm; tham gia giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định.\n10. Phụ lái tàu: là người giúp lái tàu trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu để kịp thời báo cho lái tàu xử lý.",
"Điều 18 Nghị định 120-CP Điều lệ quy định phạm vi, giới hạn đường sắt và trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt\n: Việc bảo vệ trật tự, an toàn giao thông vận tải là trách nhiệm chung của toàn dân, Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các khu, tỉnh, thành phố có đưòng sắt chạy qua phải thường xuyên giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân địa phương về ý thức bảo đảm an toàn giao thông đường sát, nhiệm vụ bảo vệ đường sắt, cầu, cống, các công trình thiết bị, kiến trúc phụ thuộc của đường sắt, các vật liệu để dự trữ dọc đường sắt. Trong những trường hợp cần thiết Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức bố trí dân quân địa phương canh gác đường sắt; chi phí canh gác do quỹ địa phương đài thọ."
] |
Người khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay có quyền và nghĩa vụ gì? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 7 Nghị định 05/2021/NĐ-CP quản lý khai thác cảng hàng không sân bay mới nhất\nQuyền và nghĩa vụ của người khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay\n1. Thực hiện bảo trì, duy trì các điều kiện khai thác công trình; đảm bảo chất lượng dịch vụ trong phạm vi quản lý của người khai thác công trình; tuân thủ việc điều phối của người khai thác cảng hàng không, sân bay trong công tác đảm bảo chất lượng khai thác, an ninh, an toàn khai thác, bảo vệ môi trường và khẩn nguy cứu nạn theo quy định pháp luật.\n2. Quản lý, khai thác công trình thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, tài liệu khai thác có liên quan; thực hiện các quy định an toàn hàng không, an ninh hàng không và chất lượng dịch vụ, bảo vệ môi trường; phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh hoặc phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay.\n3. Bố trí vị trí làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước tại nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa và các công trình có liên quan theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không, phù hợp với quy trình, dây chuyền phục vụ hành khách, hàng hóa và đảm bảo nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Công an để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ bí mật nhà nước, phòng cháy, chữa cháy theo quy định.\n4. Xây dựng hàng rào ranh giới phạm vi đất giao, đất thuê, đảm bảo các yêu cầu về an ninh, an toàn khai thác và bảo vệ ranh giới đất cảng hàng không, sân bay.\n5. Phối hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay."
] | [
"Điều 1 Nghị định 20/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2021/NĐ-CP khai thác cảng hàng không sân bay mới nhất\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 3 như sau:\n“6. Công trình bao gồm tổ hợp các hạng mục công trình chính và các hạng mục công trình phụ trợ. Một phần công trình là tổ hợp của một, một số hạng mục công trình hoặc một phần các hạng mục công trình để phục vụ trực tiếp cho dây chuyền phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa. Hạng mục công trình chính là hạng mục công trình có quy mô, công năng quyết định đến mục tiêu đầu tư của dự án.”.\n2. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 51 như sau:\n“6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định việc đưa công trình, một phần công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay vào khai thác theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; quyết định việc đóng tạm thời một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 12 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến người khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay. Trong trường hợp không chấp thuận, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.”.\n3. Sửa đổi, bổ sung Điều 52 như sau:\n“Điều 52. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay\n1. Chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không. Hồ sơ bao gồm:\na) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay, theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Bản sao hoặc bản sao điện tử quyết định thành lập doanh nghiệp của chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay (trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);\nc) Bản sao hoặc bản sao điện tử quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư cảng hàng không, sân bay trong trường hợp xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cảng hàng không, sân bay;\nd) Bản sao hoặc bản sao điện tử tài liệu xác nhận kết cấu hạ tầng của cảng hàng không, sân bay đã hoàn thành các thủ tục nghiệm thu theo quy định về đầu tư xây dựng trong trường hợp xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cảng hàng không, sân bay.\n2. Trong trường hợp cảng hàng không, sân bay đang xây dựng, chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không. Hồ sơ bao gồm các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này.\n3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, bao gồm các nội dung sau:\na) Cảng hàng không, sân bay được xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc đã được phê duyệt;\nb) Kết cấu hạ tầng của cảng hàng không, sân bay được xây dựng, nghiệm thu kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định và năng lực khai thác;\nc) Phương án xây dựng kết cấu hạ tầng của cảng hàng không, sân bay phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định đối với việc đăng ký tạm thời cảng hàng không, sân bay đang xây dựng và năng lực khai thác.\n4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thẩm định, Cảng vụ hàng không cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay; gửi Cục Hàng không Việt Nam kết quả cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay để đăng ký cảng hàng không, sân bay vào Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay.\nTrường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.\n5. Chậm nhất 60 ngày sau khi hoàn thành xây dựng, cảng hàng không, sân bay đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời phải được đăng ký theo quy định của Nghị định này.\n6. Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay bị mất, hỏng được đề nghị cấp lại. Người được cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay gửi đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến Cảng vụ hàng không.\nTrong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị theo quy định, Cảng vụ hàng không xem xét quyết định cấp lại giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay và gửi kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến người đề nghị. Trường hợp từ chối cấp lại, Cảng vụ hàng không thông báo bằng văn bản lý do từ chối.\n7. Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay bị thu hồi trong trường hợp không còn đáp ứng điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay.”.\n4. Sửa đổi, bổ sung Điều 60 như sau:\n\"Điều 60. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam\n1. Trường hợp các thiết bị, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay trong phạm vi quản lý của 01 Cảng vụ hàng không, Cảng vụ hàng không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật cho các thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam.\n2. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam.\n3. Người đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đến Cục Hàng không Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều này, hồ sơ đề nghị gồm:\na) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không theo Mẫu số 08a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Bản sao hoặc bản sao điện tử tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;\nc) Bản sao hoặc bản sao điện tử các tài liệu liên quan: thiết kế kỹ thuật và chi tiết; vật liệu; phương pháp và quy trình sản xuất; hướng dẫn lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng; lắp ráp của sản phẩm; chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;\nd) Bản sao hoặc bản sao điện tử biên bản nghiệm thu bàn giao hoặc nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng;\nđ) Bản sao hoặc bản sao điện tử biên bản kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng do cơ sở kiểm tra, thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện;\ne) Bản sao hoặc bản sao điện tử báo cáo kết quả khai thác thử theo các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật của sản phẩm.\n4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không (đối với quy định tại khoản 1 Điều này) hoặc Cục Hàng không Việt Nam (đối với quy định tại khoản 2 Điều này) thực hiện các công việc kiểm tra, quyết định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không theo Mẫu số 09 (đối với Cục Hàng không Việt Nam) và Mẫu số 10 (đối với Cảng vụ hàng không) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp giấy chứng nhận cho người đề nghị. Công việc kiểm tra gồm:\na) Xác định sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan được nhà sản xuất áp dụng để chế tạo sản phẩm;\nb) Kiểm tra thực tế sản phẩm; kiểm tra kết quả nghiệm thu;\nc) Kiểm tra kết quả các công việc kiểm tra cần thiết đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Đối với phương tiện, thiết bị chuyên ngành được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới mà Việt Nam chưa tiếp thu và làm chủ được, Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cảng vụ hàng không yêu cầu người đề nghị cấp giấy chứng nhận thuê tổ chức độc lập đủ năng lực theo quy định thực hiện các kiểm tra, thử nghiệm cần thiết để kiểm chứng việc tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;\nd) Kiểm tra kết quả khai thác thử.”.\n5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 61 như sau:\n\"b) Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với phương tiện chuyên ngành có quy định phải chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.\nTrong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cảng vụ hàng không cấp biển kiểm soát cho phương tiện hoặc có văn bản thông báo lý do từ chối cấp biển kiểm soát cho phương tiện.\".\n6. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 6 Điều 67 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 67 như sau:\n“3. Dịch vụ khai thác nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa được quy định như sau:\na) Khai thác nhà ga hàng hóa hàng không là hoạt động tổ chức vận hành nhà ga hàng hóa, đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra an ninh hàng không, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa quốc tế theo quy định đối với hàng hóa, bưu gửi vận chuyển bằng đường hàng không. Nhà ga hàng hóa hàng không có vị trí tiếp giáp khu bay, kết nối trực tiếp với sân đỗ tàu bay;\nb) Khai thác kho hàng hóa hàng không là hoạt động tổ chức vận hành kho hàng hóa hàng không, đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra an ninh hàng không, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa quốc tế theo quy định đối với hàng hóa, bưu gửi vận chuyển bằng đường hàng không. Kho hàng hóa hàng không có vị trí không tiếp giáp khu bay, không kết nối trực tiếp với sân đỗ tàu bay.”.\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 67 như sau:\n“6. Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất là các hoạt động thực hiện chức năng phục vụ hành khách; phục vụ hành lý; phục vụ hàng hoá, bưu gửi; phục vụ tàu bay trên sân đỗ, kiểm soát trọng tải, khai thác chuyến bay và các hoạt động hỗ trợ khai thác tàu bay khác tại cảng hàng không, sân bay.”.\n7. Thay thế các Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 05, Mẫu số 06, Mẫu số 08 và Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 05/2021/NĐ-CP\nngày 25 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay bằng các Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 05, Mẫu số 06, Mẫu số 08 và Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.\n8. Bổ sung\nMẫu số 8a, Mẫu số 10, Mẫu số 11, Mẫu số 12 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.\n9. Thay thế cụm từ “Cục Hàng không Việt Nam” thành “Cảng vụ hàng không” tại khoản 2, khoản 3 Điều 53.\n10. Thay thế cụm từ “phương án dự phòng” thành “phương án dự phòng về người và phương tiện, trang thiết bị” tại khoản 2 Điều 69.\n11. Thay thế cụm từ \"Bản sao\" thành \"Bản sao hoặc bản sao điện tử\" tại\nkhoản 1 Điều 43; khoản 4 Điều 49; khoản 5 Điều 50; điểm b khoản 4, khoản 5, điểm c khoản 9 Điều 51; khoản 2 Điều 53; khoản 6 Điều 55; điểm c khoản 2 Điều 56; điểm c khoản 1, điểm b khoản 4 Điều 57; điểm c, điểm d khoản 1, điểm a khoản 4, điểm a khoản 6, điểm b và điểm c khoản 7 Điều 59 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 3 Nghị định số 64/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng.\n12. Bổ sung cụm từ \"Bản sao hoặc bản sao điện tử\" vào trước thành phần hồ sơ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 57.\n13. Bổ sung cụm từ \"Bản sao hoặc bản sao điện tử\" vào trước thành phần hồ sơ quy định tại điểm c khoản 4, điểm b khoản 9 Điều 51; điểm b khoản 1 Điều 55; điểm b khoản 2 Điều 56 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 3 Nghị định số 64/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng.",
"Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 98/2021/NĐ-CP quản lý thiết bị y tế mới nhất\nHiệu lực thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2022.\n2. Các nội dung quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP tại Thông tư này được áp dụng từ ngày Nghị định số 98/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.\n3. Mẫu số 13.01, mẫu số 13.02 quy định tại Phụ lục I và mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư số 19/2021/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu văn bản, báo cáo thực hiện Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.\n4. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022:\na) Thông tư số 39/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế;\nb) Thông tư số 46/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế;\nc) Thông tư số 33/2020/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục trang thiết bị y tế phải kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật;\nd) Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 23/2021/TT-BYT ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.",
"Điều 7 Nghị định 05/2008/NĐ-CP quỹ bảo vệ phát triển rừng\nTổ chức Quỹ\n1. Tổ chức Quỹ ở Trung ương\na) Quỹ ở Trung ương (sau đây gọi là Quỹ Trung ương) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp quyết định thành lập và quản lý;\nb) Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có Hội đồng quản lý Quỹ (sau đây gọi tắt là Hội đồng), Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành.\n- Hội đồng quản lý Quỹ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập. Hội đồng quản lý Quỹ gồm Chủ tịch Hội động, Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng. Các thành viên Hội đồng hoạt động bán chuyên trách.\nChủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Phó Chủ tịch Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm.\nCác ủy viên Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, gồm cán bộ lãnh đạo cấp Vụ của các Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư.\nHội đồng quản lý Quỹ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của mình trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n- Ban Kiểm soát Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.\n- Bộ máy điều hành Quỹ được thiết lập tại Cục Lâm nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và trước pháp luật.\nc) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ.\n2. Tổ chức Quỹ ở cấp tỉnh\na) Quỹ ở cấp tỉnh (sau đây gọi là Quỹ cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khi đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này. Quỹ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;\nb) Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.\n3. Nhà nước khuyến khích thành lập Quỹ ở cấp huyện, xã, thôn; nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.\n",
"Điều 2 Nghị định 20/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2021/NĐ-CP khai thác cảng hàng không sân bay mới nhất\nBãi bỏ một số điều của Nghị định số 64/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng\nBãi bỏ điểm c khoản 5; khoản 6; điểm a khoản 7; điểm a, điểm b khoản 10; khoản 13; bãi bỏ cụm từ “khoản 1 Điều 52” và “khoản 1 Điều 60” tại khoản 12 Điều 3.",
"Điều 4 Nghị định 102/2015/NĐ-CP quản lý khai thác cảng hàng không sân bay\nTrách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay\n1. Duy trì đủ điều kiện cấp giấy đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay; chủ trì điều phối việc đảm bảo chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay.\n2. Quản lý, khai thác đồng bộ kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi được giao quản lý đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay; duy trì khai thác cảng hàng không, sân bay theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh hoặc phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay.\n3. Ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tương ứng tại cảng hàng không, sân bay.\n4. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi được giao quản lý theo quy định.\n5. Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.",
"Điều 9 Nghị định 162/2018/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng mới nhất\nVi phạm quy định về quản lý và khai thác cảng hàng không, sân bay\n1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm, vật nuôi trong cảng hàng không, sân bay;\nb) Đặt, sử dụng trái phép vật, động vật, côn trùng thu hút chim và động vật vào cảng hàng không, sân bay;\nc) Làm hư hỏng phương tiện, trang bị, thiết bị trong cảng hàng không, sân bay;\nd) Không mặc áo phản quang hoặc áo có gắn dải phản quang khi hoạt động trong khu bay.\n2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Di chuyển, hủy hoại, gây hư hại, làm biến dạng vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm sai lệch ký hiệu, làm hư hại bảng hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;\nb) Khoan, đào trái phép trong cảng hàng không, sân bay;\nc) Di chuyển, làm sai lệch, làm hư hỏng mốc chỉ giới sử dụng đất, mốc quy hoạch cảng hàng không, sân bay, mốc định vị, mốc giới công trình tại cảng hàng không, sân bay;\nd) Không hoàn trả mặt bằng; không di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và tài sản khác của nhà thầu ra khỏi cảng hàng không, sân bay sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao;\nđ) Không làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay khi có thay đổi về: Tên, địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người khai thác cảng hàng không, sân bay; tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, tọa độ điểm quy chiếu cảng hàng không, sân bay; cấp sân bay; mục đích khai thác; năng lực khai thác;\ne) Không sửa đổi, bổ sung tài liệu khai thác sân bay trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khi có thay đổi liên quan đến các nội dung của tài liệu khai thác sân bay.\n3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Bảo trì, xây dựng, sửa chữa công trình hoặc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;\nb) Không thực hiện phương án tổ chức thi công đã được chấp thuận khi xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình tại cảng hàng không, sân bay;\nc) Lắp đặt, sử dụng các loại đèn, nguồn sáng, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể trong cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh, di chuyển tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp quy định tại điểm k khoản 5 Điều này;\nd) Xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị kỹ thuật trong cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay vi phạm quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không;\nđ) Không thực hiện đo hệ số ma sát bề mặt đường cất hạ cánh;\ne) Không xây dựng và quản lý, bảo trì hàng rào nằm trong ranh giới đất cảng hàng không, sân bay được giao, được thuê;\ng) Không thực hiện đánh giá ảnh hưởng đối với an toàn khai thác khi có sự thay đổi thông số kỹ thuật và phương án khai thác của kết cấu hạ tầng sân bay;\nh) Không đủ tài liệu khai thác sân bay, tài liệu khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành;\ni) Thực hiện không đúng lộ trình cải tạo, nâng cấp hạng mục, công trình của cảng hàng không, sân bay để bảo đảm người cao tuổi, người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.\n4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Không có hoặc có nhưng không tổ chức thực hiện Chương trình phòng chống chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay;\nb) Không thực hiện kiểm tra, duy trì đủ điều kiện bảo đảm an toàn khai thác khu bay;\nc) Không thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay;\nd) Thực hiện không đúng biện pháp tổ chức thi công đã được duyệt khi xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình tại cảng hàng không, sân bay.\n5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay không đúng mục đích;\nb) Chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay;\nc) Bán, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất cảng hàng không, sân bay không đúng quy định;\nd) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không đủ đèn tín hiệu, cảnh báo, biển báo, biển chỉ dẫn, biển cấm trong cảng hàng không, sân bay;\nđ) Không thiết lập hoặc thiết lập không đủ hoặc không đúng quy cách vạch sơn tín hiệu, chỉ dẫn, cảnh báo trong sân bay;\ne) Đưa công trình vào khai thác hoặc đóng tạm thời công trình, một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay mà không thực hiện thủ tục theo quy định;\ng) Không có tài liệu khai thác sân bay, tài liệu khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành;\nh) Không có phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;\ni) Không thực hiện lộ trình cải tạo, nâng cấp các hạng mục, công trình của cảng hàng không, sân bay để bảo đảm người cao tuổi, người khuyết tật tiếp cận, sử dụng;\nk) Sử dụng đèn laze trong cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh, di chuyển tại cảng hàng không, sân bay;\nl) Lấn, chiếm đất cảng hàng không, sân bay;\nm) Xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình, hạng mục công trình, lắp đặt thiết bị trong cảng hàng không, sân bay mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.\n6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đối với hành vi khai thác cảng hàng không, sân bay không có Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.\n7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với hành vi không duy trì đủ điều kiện khai thác cảng hàng không, sân bay về tổ chức bộ máy; tiêu chuẩn kỹ thuật của cảng hàng không, sân bay; trang bị, thiết bị và tài liệu khai thác sân bay đã được phê duyệt.\n8. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 1 và các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này;\nb) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm quy định tại điểm c, d khoản 3, điểm m khoản 5 Điều này;\nc) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 khoản 5 Điều này.",
"Điều 3 Nghị định 92/2016/NĐ-CP ngành nghề kinh doanh có điều kiện hàng không dân dụng mới nhất\nGiải thích từ ngữ\n1. Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động bay được thực hiện tại cảng hàng không, sân bay.\n2. Kinh doanh cảng hàng không là hoạt động khai thác kết cấu hạ tầng sân bay và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp cảng hàng không nhằm mục đích sinh lợi.\n3. Kinh doanh vận tải hàng không bao gồm hai hình thức kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung.\na) Kinh doanh vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lợi.\nb) Kinh doanh hàng không chung là hoạt động hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi bằng tàu bay trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định tại Điều 21 Luật hàng không dân dụng Việt Nam.",
"Điều 63 Thông tư 16/2010/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay\nKinh doanh cảng hàng không\n1. Toàn bộ kết cấu hạ tầng của một cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý khai thác của một người khai thác cảng hàng không, sân bay được cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.\n2. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay quy định tại Điều 15 của Thông tư này đồng thời là giấy phép kinh doanh cảng hàng không, giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay của doanh nghiệp cảng hàng không.\n3. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp cảng hàng không:\na) Quản lý, tổ chức khai thác đồng bộ kết cấu hạ tầng cảng hàng không, thiết bị của cảng hàng không, sân bay;\nb) Bảo đảm an ninh hàng không; độc quyền cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không;\nc) Cung cấp dịch vụ hàng không;\nd) Bảo đảm công tác khẩn nguy sân bay;\nđ) Ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;\ne) Tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không; quyết định cho tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình bằng hình thức đấu thầu để cung cấp dịch vụ phi hàng không."
] |
Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam trong quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 8 Nghị định 05/2021/NĐ-CP quản lý khai thác cảng hàng không sân bay mới nhất\nTrách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam\n1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà chức trách hàng không đối với hoạt động tại cảng hàng không, sân bay theo quy định.\n2. Triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Công bố cấp sân bay và thông số kỹ thuật của cảng hàng không, sân bay.\n3. Giao nhiệm vụ sân bay dự bị cho cảng hàng không, sân bay; hướng dẫn việc lập tài liệu khai thác sân bay, tài liệu khai thác công trình tại cảng hàng không, sân bay.\n4. Phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng để hướng dẫn công tác bảo đảm an ninh, an toàn sân bay chuyên dùng; thực hiện quy chế phối hợp trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của sân bay chuyên dùng khi khai thác thương mại.\n5. Phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ Công an trong công tác bảo đảm an ninh, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động bảo đảm an ninh theo quy định.\n6. Chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay. Công bố năng lực khai thác của cảng hàng không, sân bay; điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không, sân bay.\n7. Chỉ đạo việc thiết lập, bảo vệ, duy trì chất lượng hệ thống thông tin bảo đảm hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay; việc nối mạng dữ liệu, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay. Quản lý số liệu thống kê về lưu lượng chuyến bay, hành khách, hàng hóa thông qua cảng hàng không, sân bay.\n8. Chỉ đạo, hướng dẫn Cảng vụ hàng không thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay.\n9. Xây dựng, lưu trữ, cập nhật hệ thống tài liệu kỹ thuật phục vụ việc cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay và hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay, bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy trình, tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành hàng không dân dụng phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu, tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế liên quan tới việc thiết kế, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng sân bay.\n10. Hướng dẫn, chỉ đạo, ban hành chỉ thị, huấn lệnh chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật và quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, bao gồm:\na) Tài liệu hướng dẫn về thiết kế cảng hàng không, sân bay;\nb) Tài liệu hướng dẫn về khai thác, bảo đảm an ninh, an toàn tại cảng hàng không, sân bay;\nc) Đề cương tài liệu khai thác sân bay;\nd) Đề cương tài liệu khai thác công trình.\n11. Tổ chức và triển khai lực lượng giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.\n12. Chỉ đạo tổ chức và tiến hành kiểm tra, đánh giá việc duy trì điều kiện khai thác tại các cảng hàng không, sân bay tối thiểu 02 năm/lần đối với các cảng hàng không toàn quốc.\n13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải."
] | [
"Điều 8 Nghị định 05/2000/NĐ-CP xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam\nHộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam thuộc một trong những diện sau đây ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức:\n1. Thuộc cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam:\nTổng Bí thư, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng;\nCố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng;\nCác vị nguyên là Tổng Bí thư, ủy viên Bộ Chính trị, cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng;\n\nBí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy thành phố trực thuộc Trung ương;\nTrưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng Trung ương Đảng;\nĐặc phái viên, trợ lý của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.\n2. Thuộc cơ quan Quốc hội:\nChủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;\nCác vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội;\nChủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;\nChủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;\nĐại biểu Quốc hội;\nTrợ lý của Chủ tịch Quốc hội.\n3. Thuộc cơ quan Chủ tịch nước:\nChủ tịch, Phó Chủ tịch nước;\nCác vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;\nChủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;\nĐặc phái viên, trợ lý của Chủ tịch nước.\n4. Thuộc cơ quan Chính phủ:\nThủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;\nCác vị nguyên là Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;\nBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;\nChủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hoặc Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng các Tổng cục; Tư lệnh, Phó Tư lệnh các Bộ Tư lệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; sĩ quan có cấp hàm từ Thiếu tướng và Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên đang phục vụ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;\nĐặc phái viên, trợ lý của Thủ tướng Chính phủ;\nChủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Phân ban Việt Nam trong Ủy ban hợp tác Liên Chính phủ Việt Nam và nước ngoài.\n5. Thuộc cơ quan Tư pháp:\nChánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;\nViện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.\n6. Thuộc các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương:\nChủ tịch, Tổng thư ký, ủy viên thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;\nChủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;\nChủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;\nChủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;\nChủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;\nBí thư thứ nhất, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.\n7. Thuộc cơ quan Nhà nước ở địa phương:\nChủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;\nChủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.\n8. Những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ dưới đây được cử đi nước ngoài thực hiện nhiệm vụ chính thức:\nĐại sứ, Công sứ, Đại biện, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ;\nTham tán Công sứ, Tham tán, Bí thư, Tùy viên;\nTổng lãnh sự, Phó Tổng lãnh sự, Lãnh sự, Phó Lãnh sự và Tùy viên lãnh sự.\n9. Vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 8, Điều này, nếu cùng đi theo hành trình công tác, nhiệm kỳ công tác hoặc đi thăm người đó.\n10. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.\n\n11. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất chuyến đi công tác, theo đề nghị của người có thẩm quyền cử người ra nước ngoài quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xét, quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao cho những người không thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.\n",
"Điều 8 Nghị định 05/2011/NĐ-CP công tác dân tộc mới nhất\nChính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực\n1. Kinh phí thực hiện các chính sách dân tộc được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa vùng dân tộc với các vùng khác.\n2. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý nguồn lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ, có chế độ đãi ngộ hợp lý.\n3. Khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng dân tộc thiểu số và đầu tư trở lại phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.\n4. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số.\n5. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.",
"Điều 8 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về kiểm toán nội bộ mới nhất\nCông tác kiểm toán nội bộ đối với cơ quan nhà nước\n1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đơn vị trực thuộc bao gồm cả đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.\n2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.\n3. Việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ ở các đơn vị nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đảm bảo nguyên tắc không tăng biên chế, không phát sinh đầu mối mới.",
"Điều 39 Thông tư 17/2016/TT-BGTVT quản lý khai thác cảng hàng không sân bay\nThủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, thu hồi giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay\n1. Tổ chức được giao quản lý, khai thác khu bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu sau:\na) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Tài liệu khai thác sân bay.\n2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định tài liệu khai thác sân bay, bao gồm các nội dung sau:\na) Các yếu tố bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, tiêu chuẩn dịch vụ;\nb) Việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của sân bay theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định của ICAO;\nc) Danh mục không đáp ứng (nếu có);\nd) Kiểm chứng các điều kiện thực tế của sân bay đối với tài liệu khai thác.\n3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định, Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp cho người đề nghị.\n4. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay được sửa đổi trong các trường hợp sau đây:\na) Thay đổi, chuyển đổi người khai thác cảng hàng không, sân bay;\nb) Thay đổi mục đích, năng lực khai thác của cảng hàng không, sân bay, cấp sân bay.\n5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam, bao gồm các tài liệu sau đây:\na) Đơn đề nghị sửa đổi nội dung giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Tài liệu chứng minh về các thay đổi được đề nghị sửa đổi.\nTrong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thẩm định, kiểm tra đối chứng thực tế, phê duyệt sửa đổi giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối phê duyệt cho người đề nghị.\n6. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị mất, rách, hỏng được đề nghị cấp lại. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam.\nTrong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định cấp lại giấy chứng nhận hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp lại cho người đề nghị.\n7. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị thu hồi theo quy định tại khoản 4 Điều 51 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.",
"Điều 20 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý khai thác cảng hàng không sân bay mới nhất\nYêu cầu chung\n1. Giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không, được Cục Hàng không Việt Nam bổ nhiệm và cấp thẻ giám sát viên để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Thông tư này.\n2. Người được bổ nhiệm và cấp thẻ giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Tốt nghiệp đại học trở lên;\nb) Có tối thiểu 05 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay đối với người tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành, chuyên ngành có liên quan đến kỹ thuật; 07 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay đối với người tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành, chuyên ngành khác;\nc) Có khả năng thành thạo tiếng Anh trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo;\nd) Có chứng chỉ, chứng nhận hoặc quyết định công nhận đã hoàn thành các khóa đào tạo cho giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay được cấp bởi Cục Hàng không Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo được ICAO, ACI, IATA công nhận.\n3. Người được bổ nhiệm và cấp thẻ giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Tốt nghiệp đại học trở lên;\nb) Có tối thiểu 05 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc vận chuyển hàng không;\nc) Có khả năng thành thạo tiếng Anh trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo;\nd) Có chứng chỉ, chứng nhận liên quan đến lĩnh vực quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc vận chuyển hàng không được cấp bởi cơ sở đào tạo được ICAO, ACI, IATA công nhận hoặc quyết định công nhận đã hoàn thành các khóa đào tạo cho giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay của Cục Hàng không Việt Nam.\n4. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:\na) Xác định số lượng giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay để đáp ứng nhu cầu giám sát an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay trên toàn bộ hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc;\nb) Lập kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo cho lực lượng giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2, 3 Điều này;\nc) Hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát của giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay và giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;\nd) Chỉ định người có chứng chỉ hoặc chứng nhận hoàn thành các khóa học tương đương tham gia quá trình giảng dạy hoặc mời các chuyên gia trong và ngoài nước, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, đào tạo giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.\n5. Cục Hàng không Việt Nam thiết lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ bổ nhiệm giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay. Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không lưu trữ hồ sơ kiểm tra, giám sát của giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay và giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về lưu trữ.\n6. Cục Hàng không Việt Nam công bố hủy bỏ thẻ giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp sau:\na) Người được bổ nhiệm giám sát viên chuyển vị trí công tác và không còn làm việc tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cảng vụ hàng không;\nb) Người được bổ nhiệm giám sát viên chuyển đổi vị trí công tác trong Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cảng vụ hàng không nhưng không còn làm việc trong lĩnh vực giám sát an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.\n7. Mẫu thẻ giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay được quy định tại Mẫu số 01 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.\n8. Mẫu thẻ giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay được quy định tại Mẫu số 02 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.",
"Điều 37 Thông tư 17/2016/TT-BGTVT quản lý khai thác cảng hàng không sân bay\nLập và quản lý Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay\n1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm lập, cập nhật thông tin, quản lý sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay.\n2. Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay được lập dưới dạng sổ giấy và sổ điện tử.\n3. Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay bao gồm các thông tin sau đây:\na) Ngày vào Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay đối với từng loại đăng ký;\nb) Giấy chứng nhận đã cấp với từng loại đăng ký: số, ngày cấp;\nc) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người khai thác cảng hàng không, sân bay;\nd) Tên cảng hàng không, sân bay;\nđ) Vị trí, tọa độ điểm quy chiếu cảng hàng không, sân bay;\ne) Cấp sân bay;\ng) Mục đích khai thác;\nh) Năng lực khai thác;\ni) Quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cảng hàng không, sân bay.",
"Điều 4 Nghị định 102/2015/NĐ-CP quản lý khai thác cảng hàng không sân bay\nTrách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay\n1. Duy trì đủ điều kiện cấp giấy đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay; chủ trì điều phối việc đảm bảo chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay.\n2. Quản lý, khai thác đồng bộ kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi được giao quản lý đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay; duy trì khai thác cảng hàng không, sân bay theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh hoặc phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay.\n3. Ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tương ứng tại cảng hàng không, sân bay.\n4. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi được giao quản lý theo quy định.\n5. Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không."
] |
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có được phép điều tra khi người lao động chết trong quá trình điều trị không? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 22 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động mới nhất\nĐiều tra tai nạn lao động làm bị thương một người lao động chuyển thành tai nạn lao động chết người\nĐối với vụ tai nạn lao động làm bị thương người lao động thuộc thẩm quyền Điều tra của người sử dụng lao động, nhưng sau đó người lao động bị chết trong thời gian Điều trị hoặc do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra thì việc phối hợp Điều tra được quy định như sau:\n1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến tai nạn lao động đang Điều tra cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh;\n2. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở chưa Điều tra hoặc chưa hoàn thành việc Điều tra thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiếp tục Điều tra theo quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động chết người quy định tại Điều 14 Nghị định này;\n3. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã hoàn thành Điều tra vụ tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh xem xét hồ sơ vụ tai nạn lao động nhận được và đánh giá kết quả Điều tra của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; khi xét thấy cần thiết thì tiến hành Điều tra lại và lập biên bản Điều tra đối với vụ tai nạn lao động này theo quy định tại Điều 17 Nghị định này."
] | [
"Điều 22 Nghị định 167/2016/NĐ-CP kinh doanh hàng miễn thuế\nThủ tục hải quan đối với trường hợp một doanh nghiệp có nhiều cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế tại nhiều địa điểm khác nhau chịu sự quản lý của các Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác nhau\n1. Trách nhiệm của doanh nghiệp:\na) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa để đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính;\nb) Có hệ thống phần mềm quản lý đối với từng cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế, được kết nối với các Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế và Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính theo dõi được trên hệ thống phần mềm của doanh nghiệp về hàng hóa của tất cả các cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế;\nc) Khi hàng hóa xuất ra khỏi cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế để chuyển đến cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khác, doanh nghiệp lập phiếu xuất kho theo quy định và có các thông tin: địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế được vận chuyển đến; Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế được vận chuyển đến;\nd) Chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên trạng hàng hóa đến các địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế ghi trên phiếu xuất kho;\nđ) Nộp báo cáo quyết toán theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 21 Nghị định này đến Chi cục Hải quan quản lý từng cửa hàng miễn thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết năm tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp thực hiện thủ công, doanh nghiệp nộp 03 bản giấy (bản chính) báo cáo quyết toán đến cơ quan hải quan (01 bản tại cơ quan hải quan quản lý từng cửa hàng miễn thuế, 01 bản lưu tại cửa hàng miễn thuế, 01 bản doanh nghiệp nộp cho cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế có trụ sở chính);\ne) Nộp báo cáo quyết toán chung của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế theo quy định tại Điều 21 Nghị định này đến Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Trường hợp thực hiện thủ công, ngoài báo cáo quyết toán chung, doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán của từng cửa hàng miễn thuế có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế hoàn thành việc kiểm tra báo cáo quyết toán;\ng) Tuân thủ các quy định về kiểm tra báo cáo quyết toán quy định tại Điều 21 Nghị định này.\n2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi hàng hóa chuyển đi:\na) Thực hiện giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận chuyển, niêm phong hải quan;\nb) Căn cứ thông tin trên phiếu xuất kho, thực hiện lập 02 biên bản bàn giao hàng hóa miễn thuế vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo Mẫu 06/BBBG kèm theo Nghị định này và giao cho doanh nghiệp để chuyển đến Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế nơi hàng hóa được vận chuyển đến;\nc) Theo dõi thông tin về hàng hóa được vận chuyển đi, chủ trì truy tìm trong trường hợp quá thời hạn nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm được vận chuyển đến.\n3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi hàng hóa chuyển đến:\na) Căn cứ biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi lập, thực hiện giám sát hàng hóa đưa từ phương tiện vận chuyển vào kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng miễn thuế;\nb) Thực hiện xác nhận trên 02 biên bản bàn giao, 01 bản giao cho doanh nghiệp, 01 bản gửi cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi;\nc) Theo dõi thông tin về hàng hóa vận chuyển, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để truy tìm trong trường hợp quá thời hạn nhưng hàng chưa đến địa điểm được vận chuyển đến.\n4. Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế có trách nhiệm:\na) Tiếp nhận báo cáo quyết toán, kiểm tra báo cáo quyết toán, gửi kết luận kiểm tra và báo cáo quyết toán đã hoàn thành kiểm tra đến Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra là 45 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán.\nb) Thực hiện kiểm tra theo quy định tại Khoản 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 21 Nghị định này.\n5. Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính có trách nhiệm:\na) Tiếp nhận báo cáo quyết toán riêng từng cửa hàng miễn thuế, báo cáo quyết toán chung của doanh nghiệp, kết luận kiểm tra của Chi cục Hải quan quản lý từng cửa hàng miễn thuế;\nb) Thực hiện việc kiểm tra tính hợp lý giữa các báo cáo quyết toán của từng cửa hàng miễn thuế, tính hợp lý giữa số liệu báo cáo và số liệu trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Thực hiện xác nhận báo cáo quyết toán chung của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế. Trường hợp số liệu trên báo cáo quyết toán và số liệu trên hệ thống có sự bất hợp lý, Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính có công văn trao đổi với Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế phát sinh số liệu bất hợp lý. Trường hợp phức tạp, báo cáo lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố để Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan thành lập đoàn kiểm tra, thực hiện việc kiểm tra các cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp.",
"Điều 39 Nghị định 19/2016/NĐ-CP kinh doanh khí\nQuyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập khí\n1. Chỉ ký hợp đồng cho thuê kho, cảng xuất nhập, giao nhận khí với thương nhân kinh doanh khí đầu mối; thương nhân là Tổng đại lý kinh doanh LPG.\n2. Không ký hợp đồng cho thuê kho chứa khí nhập lậu, khí không có nguồn gốc xuất xứ.\n3. Thực hiện đúng cam kết hợp đồng với khách hàng; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng khí và bảo đảm an toàn trong thời gian bảo quản khí tại kho của thương nhân.",
"Điều 16 Thông tư 01/2017/TT-BQP khai báo điều tra thống kê báo cáo tai nạn lao động mới nhất\nĐiều tra tai nạn lao động làm bị thương người lao động chuyển thành tai nạn lao động chết người\nĐối với vụ tai nạn lao động làm bị thương người lao động thuộc thẩm quyền điều tra của người chỉ huy đơn vị (đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở), nhưng sau đó người lao động bị chết trong thời gian điều trị hoặc do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra thì việc phối hợp điều tra như sau:\n1. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến tai nạn lao động đang điều tra cho đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng.\n2. Trường hợp đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở chưa điều tra hoặc chưa hoàn thành việc điều tra thì đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng tiếp tục điều tra theo quy trình, thủ tục điều tra tai nạn lao động chết người quy định tại Điều 8 Thông tư này.\n3. Trường hợp đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã hoàn thành điều tra vụ tai nạn lao động thì đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng xem xét hồ sơ vụ tai nạn lao động và đánh giá kết quả điều tra của đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; khi xem xét thấy cần thiết thì tiến hành điều tra lại và lập biên bản điều tra đối với vụ tai nạn lao động theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.",
"Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-BQP khai báo điều tra thống kê báo cáo tai nạn lao động mới nhất\nQuyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động\n1. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở (cấp sư đoàn; lữ đoàn, trung đoàn độc lập hoặc tương đương).\na) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, chỉ huy đơn vị quyết định thành lập ngay Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo thông tư này;\nb) Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm: Người chỉ huy đơn vị hoặc người được ủy quyền làm trưởng đoàn; đại diện các cơ quan: Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (hoặc đại diện tập thể người lao động khi đơn vị chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở); quân y; quân huấn (tai nạn lao động xảy ra trong huấn luyện, hội thi, hội thao); người làm công tác an toàn, bảo hộ lao động của đơn vị; người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến vụ tai nạn lao động;\nc) Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý nhưng nạn nhân là người thuộc đơn vị khác thì chỉ huy đơn vị nơi để xảy ra tai nạn lao động có trách nhiệm thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; thành phần theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này, đồng thời mời đại diện chỉ huy đơn vị của người bị tai nạn lao động tham gia đoàn điều tra.\n2. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng (quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, Bộ đội Biên phòng, tổng cục, học viện, nhà trường và các đơn vị khác trực thuộc Bộ Quốc phòng).\na) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm từ 02 người bị tai nạn lao động nặng trở lên thuộc thẩm quyền quản lý, chỉ huy đơn vị (cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng) quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động theo đề nghị của Chủ nhiệm Kỹ thuật hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý an toàn, bảo hộ lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm: Chỉ huy Cơ quan Kỹ thuật (hoặc cơ quan quản lý an toàn, bảo hộ lao động) của cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn; đại diện các cơ quan: Công đoàn, Quân y, Chính sách, Quân huấn (đối với tai nạn lao động xảy ra trong huấn luyện, hội thi, hội thao) cùng cấp và đại diện đơn vị để xảy ra tai nạn lao động (khi thấy cần thiết). Đối với những vụ tai nạn nghiêm trọng, phức tạp thì Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động mời đại diện Cơ quan Điều tra hình sự cùng cấp tham gia;\nc) Đối với các vụ tai nạn lao động quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Thông tư này, sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, tài liệu quy định, chỉ huy đơn vị (cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng) quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này, tiến hành điều tra và lập biên bản xác minh tai nạn lao động.\n3. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Bộ Quốc phòng\na) Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật quyết định thành lập theo đề nghị của thủ trưởng Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Bộ Quốc phòng gồm đại diện các cơ quan: Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội làm trưởng đoàn; Ban Công đoàn quốc phòng; Cục Quân y; Cục Chính sách; Cục Quân huấn (đối với tai nạn lao động xảy ra trong huấn luyện, hội thi, hội thao) và các cơ quan chức năng có liên quan của đơn vị để xảy ra tai nạn lao động (nếu xét thấy cần thiết). Đối với những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, phức tạp thì Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động có thể mời đại diện Cục Điều tra hình sự tham gia;\nc) Đối với các vụ tai nạn lao động quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, Đoàn điều tra tai nạn lao động do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có chức năng giúp Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về lĩnh vực đó quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chức năng và thông báo cho Tổng cục Kỹ thuật để cử đại diện tham gia đoàn điều tra, đồng thời mời đại diện các cơ quan quy định tại điểm b Khoản 3 Điều này tham gia (nếu thấy cần thiết).",
"Điều 13 Thông tư 01/2017/TT-BQP khai báo điều tra thống kê báo cáo tai nạn lao động mới nhất\nĐiều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo\n1. Trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc điều tra lại được thực hiện như sau:\na) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật khiếu nại, Luật tố cáo;\nb) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều này mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra lại tai nạn lao động, đồng thời thông báo văn bản kết quả điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;\nc) Đơn vị để xảy ra tai nạn lao động và đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho đoàn điều tra lại tai nạn lao động cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng;\nd) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn điều tra lại tai nạn lao động cấp Bộ Quốc phòng;\nđ) Kết luận của Đoàn điều tra lại tai nạn lao động cấp Bộ Quốc phòng là kết luận cuối cùng.\n2. Biên bản điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản điều tra lại tai nạn lao động được công bố."
] |
Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động mới nhất\nChi phí Điều tra tai nạn lao động\n1. Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:\na) Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;\nb) Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia Điều tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;\nc) Chi phí Điều tra tai nạn lao động từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều tra tai nạn lao động được hạch toán vào chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế theo quy định; trường hợp người sử dụng lao động là cơ quan hành chính, kinh phí Điều tra tai nạn lao động được bố trí trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.\n2. Chi phí hợp lý liên quan đến Điều tra tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động do Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động chi trả, hạch toán trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị."
] | [
"Điều 39 Nghị định 19/2016/NĐ-CP kinh doanh khí\nQuyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập khí\n1. Chỉ ký hợp đồng cho thuê kho, cảng xuất nhập, giao nhận khí với thương nhân kinh doanh khí đầu mối; thương nhân là Tổng đại lý kinh doanh LPG.\n2. Không ký hợp đồng cho thuê kho chứa khí nhập lậu, khí không có nguồn gốc xuất xứ.\n3. Thực hiện đúng cam kết hợp đồng với khách hàng; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng khí và bảo đảm an toàn trong thời gian bảo quản khí tại kho của thương nhân.",
"Điều 27 Nghị định 36/2016/NĐ-CP quản lý trang thiết bị y tế 2016\nHồ sơ cấp lại, gia hạn số lưu hành\n1. Hồ sơ cấp lại số lưu hành đối với trường hợp mất, hỏng: Văn bản đề nghị cấp lại số lưu hành theo mẫu số 05 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.\n2. Hồ sơ đề nghị gia hạn số lưu hành gồm:\na) Văn bản đề nghị gia hạn số lưu hành theo mẫu số 06 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đã được cấp;\nc) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do của một trong các nước hoặc tổ chức sau: Các nước thành viên EU, Nhật Bản, Ca-na-đa, TGA của Úc, FDA của Mỹ;\nd) Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho cơ sở thực hiện việc đăng ký lưu hành theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định này;\nđ) Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ;\ne) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong thời hạn được cấp số lưu hành theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.\n3. Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn số lưu hành tối thiểu 60 ngày trước khi số lưu hành hết hạn.",
"Điều 39 Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản mới nhất\nGia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản\n1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:\na) Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày và khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 15 ngày; trong đó giải trình rõ lý do đề nghị gia hạn;\nb) Có báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản từ khi được cấp phép khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn, trong đó chứng minh rõ đến thời điểm đề nghị gia hạn chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản;\nc) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác đã hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản đối với Giấy phép khai thác khoáng sản; các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55, điểm a khoản 2 Điều 69 Luật khoáng sản đối với Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;\nd) Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan;\nđ) Tại thời điểm đề nghị gia hạn, kế hoạch khai thác khoáng sản tiếp theo phải phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã phê duyệt theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều 10 Luật khoáng sản.\n2. Gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là gia hạn thời gian tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân trên cơ sở trữ lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại tính đến thời điểm gia hạn mà không thay đổi công suất được phép khai thác.\nTrường hợp muốn tăng công suất khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập dự án đầu tư cải tạo hoặc mở rộng; lập trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động tới môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Khi gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, khu vực khai thác có thể được điều chỉnh phù hợp với trữ lượng khoáng sản còn lại, nhưng không vượt ra ngoài phạm vi khu vực khai thác đã cấp phép trước đó.\n3. Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải tạm dừng khai thác và có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản, công trình khai thác, công trình an toàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho đến khi được gia hạn hoặc có văn bản trả lời không được gia hạn.",
"Điều 27 Nghị định 39/2009/NĐ-CP vật liệu nổ công nghiệp\nQuyền và nghĩa vụ của các tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn\nNgoài các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn có các quyền và nghĩa vụ sau:\n1. Không phải có giấy phép đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đã thuê dịch vụ.\n2. Không được thuê nhiều tổ chức dịch vụ cùng cung ứng một loại dịch vụ tại một vị trí, địa điểm.\n3. Theo sự điều hành của bên cung ứng dịch vụ trong các hoạt động cụ thể khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.\n4. Hợp tác, tạo điều kiện hỗ trợ bên cung ứng dịch vụ các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.",
"Điều 18 Thông tư 01/2017/TT-BQP khai báo điều tra thống kê báo cáo tai nạn lao động mới nhất\nChi phí điều tra tai nạn lao động\n1. Chi phí điều tra tai nạn lao động bao gồm: Khám nghiệm hiện trường, dựng lại hiện trường, khám nghiệm tử thi, các chi phí giám định, chụp, in ảnh sao trích bệnh án, in các tài liệu có liên quan, phương tiện đi lại phục vụ điều tra tai nạn, họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động và các chi phí hợp lý khác theo quy định.\n2. Cơ quan có thẩm quyền điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia điều tra tai nạn lao động chi trả các khoản công tác phí cho người tham gia đoàn điều tra tai nạn lao động.\n3. Chi phí điều tra tai nạn lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán. Đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp, chi phí điều tra tai nạn lao động được bố trí trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.",
"Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH chế độ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp bắt buộc\nMột số trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động và giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp cá biệt\nCác trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động và một số trường hợp cá biệt quy định tại Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động về, như sau:\n1. Đối với trường hợp người lao động sau khi về hưu mới đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động thì người sử dụng lao động nơi người bị tai nạn lao động lập thủ tục hồ sơ theo quy định chuyển cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi chi trả lương hưu và trong trường hợp này hồ sơ không gồm sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp đơn vị đang làm thủ tục giải thể thì Hội đồng giải thể có trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ; nếu đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ.\n2. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đơn vị nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho người lao động khi chịu trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.\n3. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn trên đường đi từ nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác mà được xác định là tai nạn lao động, thì đơn vị nơi người lao động đến làm việc được xác định là đơn vị nơi người lao động bị tai nạn lao động và người sử dụng lao động của đơn vị đó phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động.\n4. Tai nạn do các yếu tố bệnh lý trong quá trình lao động thì căn cứ kết quả điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động sau khi được thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt để giải quyết chế độ cho người lao động.\n5. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian không đăng ký đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi đối với người lao động theo Khoản 4 Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.\n6. Các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động\na) Tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;\nb) Tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;\nc) Tai nạn do say rượu, bia hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành danh mục các chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất hoặc chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.",
"Điều 144 Bộ Luật lao động 2012 số 10/2012/QH13\nTrách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp\n1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.\n2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.\n3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.",
"Điều 20 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn 27/2014/NĐ-CP lao động là người giúp việc gia đình\nTrách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động\nTrách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP thực hiện như sau:\n1. Sơ cứu và tìm mọi biện pháp đưa người lao động đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.\n2. Chăm sóc chu đáo và tạo mọi điều kiện cần thiết để người lao động được điều trị ổn định thương tật.\n3. Thông báo ngay và thường xuyên cho người thân của người lao động biết về tình trạng sức khỏe của người lao động bị tai nạn lao động.\n4. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế hoặc một phần chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật theo thỏa thuận với người lao động chưa tham gia bảo hiểm y tế.\n5. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động trong thời gian điều trị.\n6. Bồi thường cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi tai nạn lao động không do lỗi của người lao động với mức bồi thường như sau:\na) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;\nb) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.\n7. Trợ cấp cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại Khoản 6 Điều này khi tai nạn lao động do lỗi của người lao động.\n8. Khai báo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật."
] |
Diện tích sử dụng tối thiểu nhà ở hỗ trợ xây mới cho hộ cận nghèo là bao nhiêu? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BXD hỗ trợ nhà ở hộ nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững mới nhất\n: Yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ\n1. Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.\n2. Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:\na) “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, bê tông cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ;\nb) “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc;\nc) “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc;\nTùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng. Ủy ban nhân dân các tỉnh (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định."
] | [
"Điều 2 Thông tư 01/2022/TT-BXD hỗ trợ nhà ở hộ nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững mới nhất\nNguyên tắc thực hiện\n1. Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân. Ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình.\n2. Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.\n3. Hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.\n4. Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở.\n5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, lãng phí và các vi phạm trong quá trình thực hiện.",
"Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL giám định tư pháp văn hóa mới nhất\nHiệu lực thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2022.\n2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Pháp chế) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp",
"Điều 3 Quyết định 716/QĐ-TTg năm 2012 giải pháp hỗ trợ hộ nghèo điều kiện an toàn chỗ ở\nĐối tượng hỗ trợ\n1. Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này phải có đủ các điều kiện sau:\na) Là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 và là hộ độc lập có thời gian tối thiểu 01 năm tính từ thời điểm tách hộ đến khi Quyết định này có hiệu lực thi hành, được cấp có thẩm quyền công nhận; bao gồm những hộ đã có nhà ở và những hộ thuộc diện được hỗ trợ theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác của Nhà nước, địa phương và các tổ chức, đoàn thể.\nb) Chưa có nhà ở kiên cố có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 - 3,6 m tính từ nền nhà (Những hộ cư trú tại những nơi có mức ngập sâu >3,6 m tính tại vị trí xây dựng nhà ở thì thực hiện di dời đến nơi an toàn theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2015).\n2. Trường hợp xã được chọn để triển khai thí điểm có số hộ nghèo thuộc diện đối tượng nhiều hơn 50 hộ thì tiến hành lựa chọn số hộ thuộc diện đối tượng để hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau:\na) Hộ gia đình có công với cách mạng;\nb) Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số;\nc) Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…);\nd) Hộ gia đình đang sinh sống trong thôn, bản đặc biệt khó khăn;\nđ) Các hộ gia đình còn lại.",
"Điều 3 Quyết định 04/2023/QĐ-UBND khuyến khích người dân tham gia học xóa mù chữ Ninh Thuận\nHỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo\n1. Đối tượng áp dụng\na) Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện Bác Ái và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Chương trình) có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm.\nb) Đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà ở không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác.\nc) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.\n2. Mức hỗ trợ\n- Đối với xây mới nhà ở: hỗ trợ 60.000.000 đồng/hộ gia đình. Trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ 40.000.000 đồng/hộ gia đình, nguồn đối ứng của ngân sách địa phương hỗ trợ 20.000.000 đồng/hộ gia đình.\n- Đối với sửa chữa nhà ở: hỗ trợ 30.000.000 đồng/hộ gia đình. Trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ 20.000.000 đồng/hộ gia đình, nguồn đối ứng của ngân sách địa phương hỗ trợ 10.000.000 đồng/hộ gia đình.",
"Điều 1 Quyết định 807/QĐ-UBND 2014 hỗ trợ đầu tư trực tiếp trợ giá giống cây trồng tỉnh Lâm Đồng\nPhê duyệt Phương án thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp và trợ giá giống cây trồng tỉnh Lâm Đồng năm 2014 với những nội dung cụ thể như sau:\n1. Về cơ chế chính sách:\nThực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người dân nghèo tại các xã khu vực II, III; trợ giá giống cây trồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và cấp dầu hỏa cho những hộ chưa có điện.\n2. Đối tượng, định mức, mặt hàng:\na) Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ:\n- Đối tượng được hỗ trợ trực tiếp là người dân thuộc hộ nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ.\n- Phạm vi thực hiện: 107 xã thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng chính phủ và 03 xã tách từ xã vùng khó khăn là: xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt; xã Đạ Quyn, huyện Đức Trọng và xã Tân Lâm, huyện Di Linh.\n- Định mức hỗ trợ: người dân thuộc hộ nghèo ở các xã khu vực II được hỗ trợ 80.000đ/người/năm; người dân thuộc hộ nghèo ở các xã khu vực III được hỗ trợ 100.000đ/người/năm.\n- Phương thức hỗ trợ: bằng tiền mặt hoặc hiện vật, các địa phương căn cứ kế hoạch được giao, tiến hành rà soát, thống kê số hộ, khẩu được hưởng hỗ trợ tại từng thôn, từng xã, niêm yết công khai cho mọi người dân được biết. Khi cấp tiền hoặc hiện vật cho dân, phải có cán bộ thôn, xã cùng giám sát việc chi trả. Người nhận tiền hỗ trợ là chủ hộ hoặc thành viên trong hộ; trường hợp hộ neo người, vì lý do sức khỏe, bệnh tật không trực tiếp đi nhận tiền hỗ trợ thì xã và thôn tổ chức trao tiền tận tay. Người nhận tiền hoặc hiện vật phải ký hoặc điểm chỉ vào danh sách hộ nghèo nhận tiền hỗ trợ, hiện vật (theo Biểu số 01, số 02 đính kèm Thông tư số 01/2010/TTLT-UBDT-BTC ngày 08/01/2010 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính) và được UBND cấp xã xác nhận làm căn cứ quyết toán.\nb) Hàng cấp không thu tiền: Cấp bằng tiền mặt tương đương 05 lít dầu hỏa/hộ/năm cho các hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ chính sách, hộ cận nghèo ở những nơi chưa có điện hoặc đã có điện lưới nhưng chưa có điều kiện mắc điện vào nhà theo Quyết định số 1366/QĐ-TTg ngày 25/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.\nc) Trợ giá giống cây trồng: Tổng kinh phí 7.583,5 triệu đồng theo Quyết định số 2503/QĐ-UBND ngày 05/12/2013, trong đó:\n- Giống lúa: Khối lượng 450 tấn, kinh phí 2.250 triệu đồng, mức hỗ trợ 5.000đ/kg; định mức 120kg/ha; mức hỗ trợ không quá 02 ha/hộ. Thực hiện trợ giá giống lúa mới cho hộ dân tộc thiểu số, hộ nông dân nghèo, cận nghèo có diện tích canh tác tại xã khu vực III; các thôn, buôn vùng III thuộc các xã khu vực I, II theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc. Mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 04/4/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt giá bán lẻ tối đa và mức trợ giá mặt hàng ngô giống, lúa giống thuộc chỉ tiêu trợ giá của nhà nước năm 2014, chủng loại do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.\nĐơn vị thực hiện: Công ty TNHH Bình Tây, Công ty TNHH Hồng Trang, Công ty TNHH Nam Phát, Công ty TNHH Long Minh Trung.\n- Giống bắp lai: Khối lượng 43,33 tấn, kinh phí 650 triệu đồng, định mức hỗ trợ 15.000 đ/kg; định mức 15 kg/ha. Thực hiện trợ giá giống bắp lai cho hộ dân tộc thiểu số, hộ nông dân nghèo, cận nghèo có diện tích canh tác tại xã khu vực III; các thôn buôn vùng III thuộc các xã khu vực I, II theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc. Mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 04/4/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt giá bán lẻ tối đa và mức trợ giá mặt hàng ngô giống, lúa giống thuộc chỉ tiêu trợ giá của nhà nước năm 2014, chủng loại do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.\nĐơn vị thực hiện: Công ty TNHH Bình Tây, Công ty TNHH Hồng Trang, Công ty TNHH Nam Phát, Công ty TNHH Long Minh Trung.\n- Giống dâu tằm: Diện tích 50 ha, kinh phí 265 triệu đồng, định mức hỗ trợ 5,3 triệu đồng/ha, không quá 0,7 ha/hộ; đối tượng được hưởng là các hộ nông dân, công nhân nông trường có nhu cầu trồng mới, chuyển đổi giống dâu tằm phù hợp quy hoạch của huyện Lâm Hà và thành phố Bảo Lộc.\n- Giống cà phê: Diện tích 551,43 ha, kinh phí 1.848,5 triệu đồng. Trong đó:\n+ Cà phê ghép chồi cải tạo: Diện tích 270 ha, kinh phí 891 triệu đồng, định mức hỗ trợ: 3,3 triệu đồng/ha (3000đ/cây, mật độ 1.100 cây/ha), mức hỗ trợ không quá 0,5 ha/hộ; đối tượng được hỗ trợ là hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã khu vực II, khu vực III; hộ dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn có nhu cầu chuyển đổi trên các địa bàn được giao theo kế hoạch (huyện Lâm Hà, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc).\n+ Cà phê ghép cao sản: Diện tích 90 ha, kinh phí 396 triệu đồng, định mức hỗ trợ: 4,4 triệu đồng/ha (4000đ/cây, mật độ 1.100 cây/ha), mức hỗ trợ không quá 0,5 ha/hộ; đối tượng được hỗ trợ là hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã khu vực II, khu vực III; hộ dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn có nhu cầu chuyển đổi trên các địa bàn được giao theo kế hoạch (huyện Bảo Lâm).\n+ Cà phê thực sinh: Diện tích 301,43 ha, kinh phí 907,5 triệu đồng, định mức hỗ trợ: 2,75 triệu đồng/ha (2.500đ/cây, mật độ 1.100 cây/ha), riêng xã Đồng Nai Thượng huyện Cát Tiên mức hỗ trợ 3,85 triệu đồng/ha; mức hỗ trợ không quá 0,5 ha/hộ; đối tượng được hỗ trợ là hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã khu vực II, khu vực III; hộ dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn có nhu cầu chuyển đổi trên các địa bàn được giao theo kế hoạch (huyện Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Cát Tiên).\n+ Cà phê catimor: Diện tích 10 ha, kinh phí 50 triệu đồng, định mức hỗ trợ: 5 triệu đồng/ha (1.000đ/cây, mật độ 5.000 cây/ha) đối tượng được hưởng là các hộ nông dân tại các xã khu vực II, III có nhu cầu trồng thuần hay chuyển đổi trên các địa bàn được giao theo kế hoạch (huyện Đơn Dương, Lâm Hà).\n- Giống cây ăn quả: Diện tích 635 ha, kinh phí 2.330 triệu đồng, bao gồm: cây ăn quả định mức hỗ trợ 4,0 triệu đồng/ha và bơ ghép định mức hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ha với diện tích 140 ha; mức hỗ trợ không quá 0,5 ha/hộ; đối tượng được hỗ trợ là các hộ nông dân có nhu cầu trồng thuần hay chuyển đổi giống cây cho phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế.\n- Giống cao su (tiểu điền): Diện tích 51,75 ha, kinh phí 240 triệu đồng, định mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha (riêng xã Đồng Nai Thượng huyện Cát Tiên mức hỗ trợ 6,3 triệu đồng/ha), không quá 1,0 ha/hộ (giống và mật độ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn). Đối tượng được hưởng là các hộ nông dân có nhu cầu trồng mới hoặc chuyển đổi theo quy hoạch trên địa bàn huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.\nĐơn vị cung ứng giống các loại cây trồng tại các mục nêu trên là các cơ sở sản xuất giống do Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện hướng dẫn và chuyển giao; hoặc mua ngoài thì cơ sở sản xuất giống phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (nơi cơ sở đăng ký sản xuất kinh doanh) thông báo tiếp nhận đạt tiêu chuẩn cây giống xuất vườn theo quy định.\nd) Xây dựng trạm truyền thanh không dây: Tổng kinh phí 1.500 triệu đồng để đầu tư lắp đặt mới 04 trạm truyền thanh không dây tại 04 xã: xã Đạ Oai, xã Mađagui huyện Đạ Huoai; xã Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, huyện Đức Trọng và bổ sung 60 cụm loa cho 06 xã thuộc huyện Đức Trọng.\nGiao Ban Dân tộc làm chủ đầu tư, phối hợp Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh tư vấn về kỹ thuật; mua sắm trang thiết bị phù hợp, đạt yêu cầu chất lượng.\n\n3. Kinh phí thực hiện:\na) Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ:\n- Các hộ tại xã khó khăn khu vực II:\n- Các hộ tại xã khó khăn khu vực III:\n- Kinh phí dự phòng:\nb) Trợ giá giống cây trồng:\nc) Hàng cấp không thu tiền:\n- Dầu hỏa:\nd) Xây dựng trạm truyền thanh không dây\nđ) Quản lý dự án:\ne) Kinh phí dự phòng:\n\n15.500,00 triệu đồng\n5.500,00 triệu đồng.\n2.209,12 triệu đồng.\n2.778,80 triệu đồng.\n512,08 triệu đồng.\n7.583,50 triệu đồng.\n700,00 triệu đồng.\n700,00 triệu đồng.\n1.500,00 triệu đồng.\n32,00 triệu đồng.\n184,50 triệu đồng.\n\nNguồn kinh phí theo Quyết định số 2503/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh."
] |
Thứ tự ưu tiên hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo hiện nay ra sao? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BXD hỗ trợ nhà ở hộ nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững mới nhất\n: Thứ tự ưu tiên hỗ trợ nhà ở\n1. Ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây:\na) Hộ nghèo dân tộc thiểu số;\nb) Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng;\nc) Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội;\nd) Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật);\nđ) Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai;\ne) Các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại.\n2. Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo có cùng mức độ ưu tiên, việc hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự sau:\na) Hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở hư hỏng, dột nát (làm bằng các vật liệu nhanh hỏng, chất lượng thấp) có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn;\nb) Hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở (là hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở riêng, hiện đang ở cùng bố mẹ nhưng đã tách hộ, ở nhờ nhà của người khác, thuê nhà ở - trừ trường hợp được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);\nc) Hộ nghèo, hộ cận nghèo có đông nhân khẩu."
] | [
"Điều 5 Thông tư 01/2012/TT-BXD thủ tục cấp giấy phép thầu và quản lý nhà thầu\nThẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép thầu\n1. Bộ Xây dựng cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm A và các gói thầu khác thuộc dự án trên địa bàn hai tỉnh trở lên; điều chỉnh và thu hồi giấy phép thầu do Bộ cấp; yêu cầu Sở Xây dựng thu hồi giấy phép thầu nếu nhà thầu vi phạm hoặc giấy phép thầu do Sở cấp không đúng quy định.\n2. Sở Xây dựng địa phương cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm B, C tại địa phương và cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng tại địa phương nơi có dự án hoặc nơi chủ đầu tư dự án đăng ký trụ sở. Đồng thời điều chỉnh, thu hồi giấy phép thầu do Sở cấp.",
"Điều 5 Thông tư 01/2015/TT-BXD xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng\nTổ chức thực hiện\n1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn của Thông tư này chỉ đạo việc tổ chức, xác định đơn giá nhân công, công bố làm cơ sở lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng.\n2. Mức lương đầu vào (LNC) công bố tại Phụ lục số 1 của Thông tư này sẽ được Bộ Xây dựng công bố điều chỉnh khi mặt bằng giá nhân công trong xây dựng trên thị trường lao động có sự biến động so với đơn giá nhân công xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này.",
"Điều 4 Thông tư 16/2014/TT-BXD hướng dẫn 48/2014/QĐ-TTg hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở miền Trung mới nhất\nTrình tự lập và phê duyệt danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt\n1. Thôn tổ chức bình xét các hộ gia đình nghèo đề nghị hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt. Trưởng thôn tổ chức họp để phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo Quyết định 48/2014/QĐ-TTg đến các hộ dân; tổ chức bình xét các hộ gia đình nghèo đề nghị được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt trên cơ sở danh sách hộ nghèo (Biên bản cuộc họp theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015) do UBND cấp xã đang quản lý.\nCuộc họp phải có đại diện tối thiểu của 60% số hộ gia đình trong thôn và có sự tham gia của đại diện chính quyền cấp xã, đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã và trưởng thôn (theo mẫu tại Phụ lục số I kèm theo Thông tư này). Việc bình xét theo nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch. Hộ được đưa vào danh sách đề nghị hỗ trợ phải được trên 50% số người tham dự cuộc họp đồng ý (theo hình thức biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín). Các thôn hướng dẫn các hộ dân có tên trong danh sách đã được phê duyệt làm đơn đăng ký hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt (theo mẫu tại Phụ lục số II kèm theo Thông tư này).\nDanh sách các hộ gia đình nghèo đề nghị được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt của thôn được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo quy định tại Quyết định 48/2014/QĐ-TTg và được công khai tại thôn. Tùy theo đặc điểm, điều kiện và tình hình cụ thể, các địa phương có thể thực hiện hỗ trợ trước cho những hộ gia đình đảm bảo điều kiện và đã sẵn sàng cho việc xây dựng nhà ở để đảm bảo tiến độ quy định.\n2. UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát, tổng hợp nhu cầu của các thôn (danh sách, số lượng hộ, vốn xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt) gửi UBND cấp huyện phê duyệt.\n3. UBND cấp huyện tổng hợp và phê duyệt theo thẩm quyền danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt; đồng thời báo cáo UBND cấp tỉnh.\n4. Trên cơ sở báo cáo của UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan lập và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Sau khi phê duyệt, UBND cấp tỉnh gửi Đề án về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.",
"Điều 4 Quyết định 33/2015/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo 2011 2015\nXếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ\nThực hiện ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây:\n1. Hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật).\n2. Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số.\n3. Hộ gia đình thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.\n4. Hộ gia đình đang sinh sống tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.\n5. Hộ gia đình đang sinh sống tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.\n6. Hộ gia đình đang cư trú tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.\n7. Các hộ gia đình còn lại.",
"Điều 4 Quyết định 01/2024/QĐ-UBND phân bổ điện thoại thuộc dịch vụ viễn thông công ích Vĩnh Long\nĐối tượng, điều kiện được hỗ trợ và tiêu chí ưu tiên hộ gia đình được nhận điện thoại thông minh\nĐối tượng quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư số 14/2022/TT-BTTTT ngày 28/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 đáp ứng điều kiện hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư số 14/2022/TT-BTTTT được nhận hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh theo thứ tự sau:\n1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng thời là gia đình chính sách người có công với cách mạng.\n2. Hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng thời là gia đình chính sách xã hội.\n3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng thời là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (xét thứ tự ưu tiên cho người dân tộc thuộc ấp đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025).\n4. Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025.\n5. Hộ nghèo.\n6. Hộ cận nghèo."
] |
Ai có thẩm quyền tổ chức lập và phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-BXD hỗ trợ nhà ở hộ nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững mới nhất\n: Trình tự xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở\n1. Tại cấp thôn và tương đương (viết tắt là cấp thôn)\na) Công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã phối hợp Trưởng thôn tổ chức họp để phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Thông tư này đến các hộ dân; lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở;\nb) Trên cơ sở danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, tổ chức bình xét, đề xuất danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này) gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét, rà soát. Cuộc họp bao gồm Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã, công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn (chủ trì họp), Bí thư Chi bộ thôn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đại diện của các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thôn; mời đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát;\nc) Hộ được đưa vào danh sách đề nghị hỗ trợ phải được trên 50% số người tham dự cuộc hợp đồng ý (theo hình thức biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).\n2. Tại cấp xã\na) Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo được đề xuất hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; thông báo qua đài truyền thanh cấp xã (nếu có) trong thời gian 03 ngày;\nb) Hết thời hạn niêm yết công khai, Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, thẩm định, tổng hợp và gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.\n3. Sau 03 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp và phê duyệt danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp phải điều chỉnh lại danh sách thì phải phê duyệt lại và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (theo mẫu tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư này); gửi Đề án về Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.\n5. Trường hợp phát sinh khiếu nại, tố cáo trong quá trình phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về nhà ở thì việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo."
] | [
"Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BXD QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng mới nhất\nBan hành kèm theo Thông tư này QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.",
"Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-BXD hỗ trợ nhà ở hộ nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững mới nhất\n: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng\n1. Phạm vi điều chỉnh\nThông tư này hướng dẫn việc xác định đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí, chất lượng và việc tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.\n2. Đối tượng áp dụng\na) Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Chương trình) có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm;\nb) Đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà ở không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác;\nc) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.",
"Điều 2 Quyết định 122/QĐ-UBND 2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ người nghèo về nhà ở Tuyên Quang\nTổ chức thực hiện\n1. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh\n- Sở Xây dựng là cơ quan thường trực chỉ đạo thực hiện Đề án, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn có hiệu quả. Hằng năm phối hợp với các ngành liên quan thẩm định, tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của các huyện, thị xã trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các huyện, thị xã; lập dự toán kinh phí hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, thực hiện Đề án cho Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã. Định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Đề án theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.\n- Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì hướng dẫn các huyện, thị xã bình xét đối tượng hỗ trợ. Phối hợp với các ngành liên quan thẩm định, tổng hợp danh sách các hộ nghèo đề nghị được vay vốn làm nhà, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.\n- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, căn cứ nguồn vốn được Trung ương phân bổ và kế hoạch hỗ trợ hằng năm của các huyện, thị xã để tổng hợp kế hoạch và bố trí vốn để tổ chức thực hiện Đề án.\n- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các ngành liên quan kiểm tra, thẩm định dự toán kinh phí của các huyện, thị xã, tổng hợp trong dự toán ngân sách hằng năm của tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh và trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước; hướng dẫn các huyện, thị xã thực hiện phân khai, quản lý, quyết toán kinh phí hỗ trợ.\n- Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh có trách nhiệm thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay đối với các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để làm nhà ở đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cho các hộ nghèo vay vốn làm nhà ở theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.\n- Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tiếp tục vận động cán bộ, nhân dân các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh tham gia đóng góp xây dựng Quỹ \"Vì người nghèo\" các cấp để tạo thêm nguồn lực giúp đỡ hộ nghèo về nhà ở; tiếp nhận các nguồn hỗ trợ từ Quỹ \"Vì người nghèo\" của Trung ương và các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh (bao gồm vốn bằng tiền, hoặc hiện vật, vật liệu xây dựng…). Phối hợp với các ngành liên quan phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ \"Vì người nghèo\" cấp tỉnh và các nguồn vốn do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ hộ nghèo về nhà ở cho các huyện, thị xã.\n2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã\n- Công khai các tiêu chuẩn, đối tượng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở theo Đề án này và Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; chỉ đạo tổ chức bình xét đối tượng thuộc diện được hỗ trợ từ thôn, bản, đảm bảo công khai, minh bạch, chú trọng ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng chưa có nhà ở, hoặc nhà ở có nguy cơ đổ sập.\n- Chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai, thực hiện Đề án trên địa bàn. Hằng năm chủ động xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính kiểm tra, thẩm định, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn hỗ trợ; thẩm định và tổng hợp, lập danh sách các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để làm nhà ở gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.\n- Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng cấp tổ chức vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia đóng góp xây dựng Quỹ \"Vì người nghèo\" để giúp đỡ hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và vận động nhân dân trên địa bàn tham gia giúp đỡ hộ nghèo xây dựng nhà ở.\n- Chỉ đạo các xã:\n+ Tổ chức triển khai cho hộ nghèo xây dựng nhà ở, đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ban giảm nghèo cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng cấp và các Trưởng thôn, bản tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng này.\n+ Giám sát chặt chẽ nguồn vốn hỗ trợ, đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, giúp cho hộ nghèo có chỗ ở bền chắc, ổn định, yên tâm phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững; tổ chức nghiệm thu, thanh, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ kịp thời.\n- Chỉ đạo Ban chỉ đạo giảm nghèo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã triển khai thực hiện Đề án. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh kết quả triển khai thực hiện Đề án.\n3. Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án theo địa bàn được phân công; kịp thời báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo những khó khăn, vướng mắc và các vấn đề phát sinh tại cơ sở để xem xét, giải quyết.",
"Điều 1 Quyết định 318/QĐ-UBND 2023 hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo giảm nghèo bền vững Lạng Sơn\nPhê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo tỉnh Lạng Sơn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.",
"Điều 1 Quyết định 1245/QĐ-UBND 2023 Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo hộ cận nghèo Quảng Nam 2021 2025\nPhê duyệt Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (có Đề án kèm theo)."
] |
Nguyên tắc xác định cấp công trình xây dựng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng mới nhất\nNguyên tắc xác định cấp công trình\n1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo các tiêu chí sau:\na) Mức độ quan trọng, quy mô công suất: Áp dụng cho từng công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại công trình quy định tại Phụ lục I Thông tư này;\nb) Quy mô kết cấu: Áp dụng cho từng công trình độc lập thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại kết cấu quy định tại Phụ lục II Thông tư này.\n2. Cấp công trình của một công trình độc lập là cấp cao nhất được xác định theo Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư này. Trường hợp công trình độc lập không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này và ngược lại.\n3. Cấp công trình của một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục được xác định như sau:\na) Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục có quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo Phụ lục I Thông tư này;\nb) Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo cấp của công trình chính (thuộc tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ) có cấp cao nhất. Cấp của công trình chính xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.\n4. Cấp công trình của công trình hiện hữu được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp xác định như sau:\na) Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp làm thay đổi các tiêu chí xác định cấp công trình quy định tại khoản 1 Điều này thì cấp công trình của công trình sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được xác định theo quy định tại Điều này;\nb) Trường hợp khác với quy định tại điểm a khoản này thì cấp công trình của công trình trước và sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp không thay đổi."
] | [
"Điều 2 Quyết định 142/QĐ-BXD năm 2013 đính chính Thông tư 06/2012/TT-BXD\nQuyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký",
"Điều 1 Quyết định 142/QĐ-BXD năm 2013 đính chính Thông tư 06/2012/TT-BXD\nĐính chính biểu số 17/BCĐP: Một số sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu tại phụ lục 1 Thông tư số 06/2012/TT-BXD ngày 10/10/2012 Quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành Xây dựng như sau:\n\nĐã in\n\nSửa lại\n\n6. Tấm lợp\n\n6. Tấm lợp\n\n6.1. Số lượng doanh nghiệp\n\nDN\n\n6.1. Số lượng doanh nghiệp\n\nDN\n\n6.2. Công suất thiết kế\n\nTriệu viên\n\n6.2. Công suất thiết kế\n\nTriệu m2\n\n6.3. Sản lượng\n\n6.3. Sản lượng\n\n- Sản xuất\n\nTriệu viên\n\n- Sản xuất\n\nTriệu m2\n\n- Tiêu thụ\n\nTriệu viên\n\n- Tiêu thụ\n\nTriệu m2\n",
"Điều 4 Thông tư 02/2011/TT-BXD hướng dẫn xác định và công bố chỉ số giá xây dựng\nNguyên tắc xác định chỉ số giá xây dựng\nViệc xác định chỉ số giá xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc:\n1. Chỉ số giá xây dựng được xác định phải phản ánh khách quan và phù hợp với sự biến động về giá cả trên thị trường xây dựng tại các địa phương.\n2. Việc xác định và công bố chỉ số giá xây dựng phải kịp thời, phù hợp với quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.\n3. Khi xác định chỉ số giá xây dựng theo loại công trình để công bố thì phải lựa chọn được danh mục và số lượng công trình đại diện nhất định để tính toán.\n4. Chỉ số giá xây dựng được tính bình quân trong khoảng thời gian được lựa chọn, không tính đến một số khoản chi phí về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất kinh doanh. Đơn vị tính chỉ số giá xây dựng là phần trăm (%).\n5. Cơ cấu chi phí được sử dụng để tính toán chỉ số giá xây dựng phải phù hợp với cơ cấu chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Các cơ cấu chi phí này phải được tổng hợp từ các số liệu thống kê và được sử dụng cố định trong khoảng thời gian tối đa là 5 năm.",
"Điều 3 Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng\nNguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng\n1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật xây dựng, nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư của dự án, phương thức thực hiện của dự án. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, kế hoạch thực hiện dự án, mặt bằng giá thị trường tại khu vực xây dựng công trình và các biến động giá dự kiến trong quá trình đầu tư xây dựng.\n2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.\n3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.\n4. Các công trình xây dựng đặc thù thuộc loại công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng và hệ thống công cụ định mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá quy định tại Nghị định này để xác định chi phí đầu tư xây dựng, làm cơ sở xác định giá trị hình thành tài sản công đối với các công trình xây dựng này. Việc thẩm định, phê duyệt chi phí đầu tư xây dựng các công trình này được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng đặc thù tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.\n5. Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định này và phù hợp với đặc thù, tính chất các công trình thuộc các Chương trình này.\n6. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định, phương pháp xác định các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định này.",
"Điều 50 Nghị định 42-CP điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng\n- Nguyên tắc lập và quản lý giá xây dựng.\n1. Nhà nước thực hiện quản lý giá xây dựng thông qua việc ban hành các chế độ chính sách về giá, các nguyên tắc phương pháp lập dự toán, các căn cứ (định mức kinh tế kỹ thuật, giá chuẩn, đơn giá xây dựng, xuất vốn đầu tư...) để xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án, tổng dự toán công trình và dự toán hạng mục công trình.\n2. Tất cả các công trình sử dụng vốn Nhà nước đều phải lập đủ các tài liệu dự toán xác định chi phí cần thiết của công trình. Các Chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn phải căn cứ vào những quy định quản lý giá xây dựng của Nhà nước để lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán hạng mục làm căn cứ để xét thầu các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước. Các doanh nghiệp nhận thầu xây dựng căn cứ vào những quy định quản lý giá xây dựng của Nhà nước để tham khảo khi xác định giá dự thầu của doanh nghiệp.\n3. Giá thanh toán công trình là giá trúng thầu và các điều kiện được ghi trong hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng."
] |
Áp dụng cấp công trình xây dựng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng mới nhất\nÁp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng\n1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau:\na) Xác định thẩm quyền khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ; thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình;\nb) Phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;\nc) Xác định công trình được miễn giấy phép xây dựng;\nd) Xác định công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Kiến trúc;\nđ) Xác định công trình có yêu cầu phải lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng;\ne) Xác định công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;\ng) Xác định công trình có yêu cầu bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;\nh) Xác định công trình phải thực hiện đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;\ni) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;\nk) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;\nl) Xác định thời hạn và mức tiền bảo hành công trình;\nm) Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì;\nn) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.\n2. Áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này như sau:\na) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng chỉ có một công trình chính độc lập: Áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;\nb) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình chính độc lập hoặc được xây dựng theo tuyến (gồm nhiều công trình bố trí liên tiếp nhau thành tuyến): Áp dụng cấp của công trình chính có cấp cao nhất xác định được theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;\nc) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có tổ hợp các công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính gồm nhiều hạng mục: Áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này;\nd) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều tổ hợp các công trình chính, nhiều dây chuyền công nghệ chính hoặc hỗn hợp: Áp dụng cấp của tổ hợp các công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính có cấp cao nhất xác định được theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này.\n3. Nguyên tắc áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định từ điểm b đến điểm n khoản 1 Điều này như sau:\na) Trường hợp phạm vi thực hiện cho một công trình độc lập thì áp dụng cấp công trình xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này đối với công trình đó;\nb) Trường hợp phạm vi thực hiện cho một số công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thì áp dụng cấp công trình xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này đối với từng công trình được xét;\nc) Trường hợp phạm vi thực hiện cho toàn bộ một tổ hợp các công trình hoặc toàn bộ một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thì áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến thì thực hiện theo quy định tại điểm d khoản này;\nd) Trường hợp phạm vi thực hiện cho một công trình, một số công trình hoặc toàn bộ các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến thì áp dụng cấp công trình xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này đối với từng công trình thuộc tuyến."
] | [
"Điều 2 Quyết định 142/QĐ-BXD năm 2013 đính chính Thông tư 06/2012/TT-BXD\nQuyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký",
"Điều 3 Thông tư 03/2023/TT-BXD sửa đổi Điều 3 Thông tư 09/2021/TT-BXD quản lý nhà ở xã hội mới nhất\nĐiều khoản thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2023.\n2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó",
"Điều 2 Thông tư 16/2013/TT-BXD sửa đổi Thông tư 06/2013/TT-BXD hướng dẫn Thiết kế đô thị mới nhất\nHiệu lực thi hành\n1.\nThông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 12 năm 2013.\n2.\nTrong quá trình\nthực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng\nđể xem xét giải quyết",
"Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng mới nhất\nQuy định về chuyển tiếp\n1. Cấp công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.\n2. Trường hợp công trình có điều chỉnh thiết kế xây dựng sau ngày Thông tư này có hiệu lực:\na) Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng không làm thay đổi các tiêu chí xác định cấp công trình quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này thì cấp của công trình được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;\nb) Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng làm thay đổi các tiêu chí xác định cấp công trình quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy định tại Thông tư này.",
"Điều 1 Quyết định 390/2007/QĐ-UBND phê duyệt chính sách hỗ trợ đầu tư cải tạo nâng cấp xây dựng mới lưới điện hạ thế nông thôn tỉnh Thanh Hóa đoạn 2007-2010\nPhê duyệt chính sách hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới lưới điện hạ thế nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007-2010 gồm các nội dung sau:\n1. Đối tượng áp dụng:\nĐối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ là các tổ chức quản lý điện nông thôn, bao gồm: các HTX, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, thực hiện đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới công trình lưới điện hạ thế nông thôn trên địa bàn tỉnh.\n2. Phạm vi áp dụng:\nCác xã đồng bằng, ven biển, các xã miền núi thấp chưa được hỗ trợ đầu tư xây dựng lưới điện hạ thế theo chương trình 135, chương trình hỗ trợ các xã bãi ngang, chưa được tham gia dự án năng lương nông thôn I và II (gọi tắt là REI, REII), chưa được đầu tư từ các nguồn ngân sách, nguồn tài trợ khác và các xã không do Điện lực Thanh Hóa đầu tư bán điện trực tiếp.\n3. Điều kiện và mức hỗ trợ:\na) Điều kiện:\n- Công trình lưới điện hạ thế nông thôn phải phù hơp với Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện giai đoạn 2005-2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt;\n- Các xã đã chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn theo Luật điện lực;\n- Các tổ chức quản lý điện có giấy phép hoạt động điện lực.\nb) Mức hỗ trợ:\nTrung bình sau mỗi trạm biến áp cũ và mới, Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư để nâng cấp, cải tạo tương đương với xây dựng mới 01Km đường dây 0,4KV, mỗi xã được tính không quá 4 km đường dây trục chính 3 pha 4 dây đạt tiêu chuẩn theo tỷ lệ hỗ trợ như sau:\n- Đối với các xã Miền núi thấp và bãi ngang: Ngân sách hỗ trợ 20% giá trị xây lắp công trình; Tổ chức quản lý, kinh doanh điện nông thôn tự huy động 80%;\n- Đối với các xã vùng đồng bằng, ven biển còn lại: Ngân sách hỗ trợ 15% giá trị xây lắp công trình; Tổ chức quản lý, kinh doanh điện nông thôn tự huy động 85%;\n- Các chi phí đền bù GPMB (nếu có) các địa phương hưởng lợi tự chịu trách nhiệm; chi phí cho việc lập dự án, thiết kế, thẩm định, quản lý dự án... do các tổ chức quản lý điện nông thôn chịu trách nhiệm.\n4. Nguồn vốn đầu tư:\nNguồn vốn Nhà nước hỗ trợ: vốn ngân sách tỉnh;\nVốn các tổ chức quản lý điện nông thôn huy động: vốn tự có, vốn vay và vốn huy động hợp pháp.\n5. Cơ chế quản lý:\n- Tổ chức quản lý điện nông thôn là Chủ đầu tư công trình, chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động đầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành của pháp luật;\n- Sau khi công trình được nghiệm thu, quyết toán, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ theo tỷ lệ quy định;\n- Các nguồn vốn đầu tư xây dựng (vốn do Tổ chức quản lý điện huy động, vốn ngân sách hỗ trợ) phải công khai theo quy định của pháp luật.",
"Điều 4 Quyết định 25/2005/QĐ-BGTVT áp dụng tiêu chuẩn trong xây dựng công trình giao thông\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng\n1. Quy định này quy định những việc cần thực hiện khi áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm... (sau đây được gọi chung là tiêu chuẩn) trong hoạt động xây dựng các công trình giao thông đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản pháp quy khác liên quan đến đầu tư xây dựng.\n2. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xây dựng công trình giao thông trên lãnh thổ Việt Nam bằng các nguồn vốn khác nhau.\nĐiều 2: Giải thích từ ngữ\n\n1. Quy chuẩn Xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.\n2. Tiêu chuẩn Xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.\n3. Tiêu chuẩn xây dựng bắt buộc áp dụng là các tiêu chuẩn xây dựng bắt buộc áp dụng liên quan đến xây dựng giao thông do Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải ban hành theo quy định của Nghị định số 179/2004/NĐ-CP của Chính phủ.\n4. Tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài là các tiêu chuẩn xây dựng cấp quốc gia của các nước trên thế giới, các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, tổ chức tiêu chuẩn khu vực. Việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài phải theo “ Quy chế áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam” do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BXD ngày 7/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.",
"Điều 3 Thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng hướng dẫn áp dụng quản lý đầu tư xây dựng\nÁp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động xây dựng\n1. Áp dụng cấp công trình để xác định thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình như sau:\na) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng chỉ có một công trình chính độc lập, áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;\nb) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình chính độc lập với nhau, áp dụng cấp của công trình chính có cấp cao nhất xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;\nc) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có dây chuyền công nghệ chính, tổ hợp công trình chính, áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này;\nd) Các trường hợp khác được quy định trong văn bản pháp luật liên quan.\n2. Ngoài việc xác định thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng nêu tại Khoản 1 Điều này, cấp công trình còn được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động sau theo quy định tại Khoản 3 Điều này:\na) Phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề và công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng;\nb) Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;\nc) Xác định công trình phải tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình theo quy định tại Điểm a, Điểm d Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;\nd) Xác định công trình bắt buộc phải lập chỉ dẫn kỹ thuật;\nđ) Xác định công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng;\ne) Xác định công trình có yêu cầu bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;\ng) Xác định công trình phải thực hiện đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng;\nh) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;\ni) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;\nk) Xác định thời hạn và mức tiền bảo hành công trình;\nl) Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì.\n3. Nguyên tắc áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động xây dựng nêu tại Khoản 2 Điều này:\na) Trường hợp phạm vi hoạt động xây dựng được thực hiện cho toàn bộ một công trình thì áp dụng cấp công trình xác định theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;\nb) Trường hợp phạm vi hoạt động xây dựng được thực hiện cho toàn bộ dây chuyền công nghệ, tổ hợp công trình chính thì áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này;\nc) Các trường hợp khác được quy định trong các văn bản pháp luật liên quan.",
"Điều 1 Thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng hướng dẫn áp dụng quản lý đầu tư xây dựng\nPhạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng\n1. Phạm vi Điều chỉnh:\nThông tư này quy định chi Tiết về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng cấp công trình xây dựng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.\n2. Đối tượng áp dụng:\nThông tư này áp dụng với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt Nam."
] |
Xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông được quy định như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 27 Luật đê điều 2006 79/2006/QH11 mới nhất\nXử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông\n1. Căn cứ vào quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng quy hoạch và phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở bãi sông.\n2. Căn cứ vào quy hoạch đã được điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều này, việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông được quy định như sau:\na) Những công trình, nhà ở hiện có trong khu vực đang bị sạt lở, những công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều thì phải di dời, trừ các công trình phụ trợ và công trình đặc biệt theo quy định của Luật này;\nb) Những công trình, nhà ở hiện có không phù hợp với quy hoạch thì phải di dời; trong khi chưa di dời được thì có thể sửa chữa, cải tạo để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nhưng không được mở rộng diện tích mặt bằng;\nc) Những công trình, nhà ở hiện có phù hợp với quy hoạch thì được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới.\n3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng dự án di dân tái định cư, kế hoạch di dời và thực hiện việc di dời những công trình, nhà ở không phù hợp với quy hoạch; quy định việc cấp giấy phép xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đối với công trình, nhà ở hiện có quy định tại khoản 2 Điều này.\n4. Tổ chức, cá nhân có công trình, nhà ở phải di dời được xem xét bồi thường thiệt hại hoặc hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.\n5. Chính phủ quy định cụ thể việc di dời công trình, nhà ở quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này."
] | [
"Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 số 28/2018/QH14 mới nhất\nSửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:\n“Xây dựng chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm.”.",
"Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 số 28/2018/QH14 mới nhất\nSửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 24 như sau:\n“1. Khi thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, Văn phòng công chứng phải đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động.”.",
"Điều 10 Luật đê điều 2006 79/2006/QH11 mới nhất\nĐiều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê\n1. Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được rà soát, bổ sung định kỳ mười năm một lần hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh, chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.\n2. Điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Luật này.",
"Điều 3 Thông tư 28-TL-ĐĐ giải thích hướng dẫn Nghị định 173-CP điều lệ bảo vệ đê điều\ncủa điều lệ nói về việc xây dựng các công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều là phát triển cụ thể của điều 2, nêu những quy định chi tiết trên và dưới mặt đất:\na) Cấm xây dựng bất kỳ công trình gì trên mặt đất hoặc đào sâu xuống đất trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ trường hợp đặc biệt phải được Bộ Thủy lợi cho phép. Những trường hợp đặc biệt này là quá cần thiết không thể tránh được như: xây cột điện cao thế vượt sông, xây cống, xây trạm bơm, làm mổ cầu hoặc đường giao thông qua đê. Đứng về nguyên tắc thì đây là những vi phạm điều lệ và ảnh hưởng đến an toàn của đê điều. Nhưng vì lý do quá cần thiết, Bộ Thủy lợi sẽ căn cứ vào đồ án thiết kế kỹ thuật các công trình của từng trường hợp mà xét về mặt an toàn đối với chống lụt, bão và có thể cho phép xây dựng với một số điều kiện nhất định.\nb) Phần b điều 3 của điều lệ nói rõ: ngoài phạm vi bảo vệ, muốn đào ao, giếng, kênh, mương… ở phía trong đê (phía đồng) thì cứ đào sâu một thước phải cách xây dựng lán trại và kho thêm 10 thước, đào sâu hai thước phải cách xa thêm 20 thước, v.v... Đây là những số liệu đã tính toán để đảm bảo an toàn cho đê điều khi nước lũ lên cao. Vì địa chất vùng gần đê phần lớn là đất cát, nếu đào sâu xuống mà không tôn trọng phạm vi đã quy định ấy thì có thể tạo điều kiện phát sinh thẩm lậu hoặc vòi nước nghiêm trọng khi có lũ lớn. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết phải đào công trình tương đối sâu mà vị trí lại nằm trong phạm vi nguy hiểm như đào móng một số công trình, đào giếng lấy nước cung cấp cho thành phố, công trường, xí nghiệp lớn… thì Bộ Thủy lợi sẽ căn cứ vào đồ án thiết kế của từng công trình và các biện pháp xử lý có thể dự kiến đối phó được mà cho phép thực hiện với một số điều kiện nhất định.\nTrong trường hợp đào sâu và tôn trọng điều lệ chung mà khi đào gặp điều kiện địa chất xấu như bùn, cát cháy… thì phải đình chỉ việc đào để báo cáo Bộ Thủy lợi xét. Nếu muốn tiếp tục đào thêm thì phải được sự đồng ý của Bộ Thủy lợi, nếu không có thể gây trượt lún các tầng lớp đất phía dưới làm mất thế ổn định tự nhiên của vùng này, ảnh hưởng đến an toàn của đê điều ở gần đấy.\nĐiểm C của điều 3 quy định biện pháp giải quyết đối với những công trình (nhà cửa, kho tàng, hàng quán, ao giếng) của các cơ quan và nhân dân đã sẵn có trong phạm vi bảo vệ. Nói chung, những công trình này đều ít nhiều gây trở ngại cho việc bảo vệ đê điều, nhưng hiện nay chưa thể ngay trong một lúc di chuyển đi hết được, trừ một số trường hợp thật cần thiết. Điêu lệ quy định như sau:\n1. Điểm C – 1 của điều 3 quy định:\n- Loại xây dựng đã lâu mà xét không ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ đê điều như: đình chùa, miếu, di tích lịch sử v.v... có móng vững chắc thì Ủy ban hành chính các tỉnh, thành sẽ xét lập danh sách theo thứ tự vị trí để đề nghị Bộ Thủy lợi cho phép được giữ nguyên như cũ.\n- Đối với nhà cửa, hàng quán, tài sản sẵn có của nhân dân nằm trong phạm vi bảo vệ đê điềum, nói chung, chưa đặt thành vấn đề di chuyển, trừ những trường hợp quy định ở điểm C – 2, C – 3, C – 4 của điều 3 sẽ nói rõ sau đây.\n2. Điểm C – 2 của điều 3 quy định cho loại xét có ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ đê điều trừ những loại có thể gây sạt lở, lún, tổn hại đến tính ổn định của đê, kè, cống hoặc trở ngại lớn cho việc phòng chống lụt, bão như những nhà cửa, đồn vọng gác, trạm bơm, cột điện, công sự cũ, v.v... xây dựng trên mặt đê, mái đê, cơ đê, thì phải di chuyển dần đi nơi khác trong thời hạn không quá ba năm, tính từ khi ban hành thông tư này. Trong khi thi hành, Ủy ban hành chính tinh thần nghiên cứu cụ thể để xét châm chước cho một số ít trường hợp cá biệt có thể để lại, di chuyển sau, như trạm bơm, cột điện, các công trình nhả cửa kiên cố của Nhà nước và của nhân dân, v.v... với một số điều kiện nhất định.\n3. Điểm C – 3 của điều 3 quy định cho những loại trực tiếtp gây nguy hiểm cho việc bảo vệ đê điều như: những nhà cửa, công trình, kho tàng ở gần đê, kè, cống; có loại xây bằng gạch đá nhưng bị nứt thành vết to ở tường, ở nền, móng, v.v... có loại bằng gỗ, tre, nứa bị mối mọt đục khoét, loại ở gần đê kè xung yếu đang sạt lở, hay những cây cối sắp đổ ngã. Những loại này có thể đột biến gây sạt lở nguy hiểm cho đê, kè, cống nên hàng năm phải kiểm tra lại kỹ và nếu có diễn biến thì phải nhanh chóng di chuyển đi nơi khác trước mua lụt, bão hàng năm.\n4. Điểm C – 4 của điều 3 đã quy định rõ những trường hợp cần phải di chuyên để bảo vệ đê, kè, cống, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân và tài sản của Nhà nước. Thông tư này không phát triển thêm.\nViệc di chuyển những công trình của Nhà nước thuộc cơ quan hay ngành nào, địa phương nào thi do cơ quan hay ngành đó, địa phương đó đảm nhận và phải liên hệ với Ủy ban hành chính tỉnh nơi có công trình và nơi sẽ di chuyển đến để được giúp đỡ và bố trí sắp xếp. Nếu là những công trình mang tính chất lịch sử thì phải báo cáo và có ý kiến của Bộ Văn hóa.\nViệc lấp hồ, ao ở gần đê của địa phương nào sẽ do địa phương đó đảm nhận.\nViệc di chuyển tài sản của nhân dân, của cá nhân, của hợp tác xã thì do nhân dân, hợp tác xã đảm nhận, không có trợ cấp đền bù, nhưng chính quyền địa phương có trách nhiệm giúp đỡ về tổ chức, liên hệ sắp xếp với Ủy ban hành chính nơi di chuyển đến, động viên hợp tác xã và nhân dân địa phương giúp đỡ một phần về nhân lực và phương tiện.\nTrên đây là một số điểm cơ bản về việc di chuyển các công trình, nhà cửa, kho tàng trong phạm vi bảo vệ đê điều. Ủy ban hành chính tỉnh và Ty Thủy lợi dựa và đây mà nghiên cứu kế hoạch, biện pháp thực hiện cho từng trường hợp cụ thể phù hợp với tình hình địa phương và nếu gặp khó khăn trở ngại gì thì báo cáo lên Bộ Thủy lợi góp thêm ý kiến.",
"Điều 6 Nghị định 113/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đê điều mới nhất\nXử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông theo Điều 27 của Luật Đê điều\nđược quy định như sau:\n1. Trên cơ sở quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê do Chính phủ phê duyệt, quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của tuyến sông có đê trong phạm vi địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:\na) Chỉ đạo xây dựng quy hoạch và phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở bãi sông theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Đê điều;\nb) Tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa theo quy hoạch;\nc) Xác định số lượng công trình, nhà ở phải di dời;\nd) Xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện việc di dời.\n2. Thời gian di dời đối với công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông thuộc diện phải di dời được quy định như sau:\na) Công trình, nhà ở hiện có trong khu vực đang bị sạt lở phải di dời ngay để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân;\nb) Công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều phải tổ chức di dời trong thời gian tối đa 2 năm, kể từ ngày Luật Đê điều có hiệu lực;\nc) Công trình, nhà ở không phù hợp với quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phòng, chống lũ; quy hoạch xây dựng các công trình, nhà ở và các quy hoạch khác có liên quan) do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải tổ chức di dời trong thời gian tối đa 5 năm, kể từ ngày Luật Đê điều có hiệu lực thi hành.\n3. Chính sách đối với công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông thuộc diện phải di dời được quy định như sau:\na) Công trình, nhà ở hợp pháp được bồi thường theo quy định của pháp luật;\nb) Công trình, nhà ở không hợp pháp có thể được xem xét hỗ trợ; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.\n4. Các dự án xây dựng đã được phê duyệt trước ngày Pháp lệnh Đê điều có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2001), nhưng chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành, nếu phù hợp với các quy hoạch quy định trong Luật Đê điều và các quy định của pháp luật hiện hành thì được tiếp tục thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để quyết định cụ thể cho từng dự án nêu trên.",
"Điều 1 Thông tư 46/2011/TT-BNNPTNT trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định\nPhạm vi điều chỉnh\nThông tư này quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận để làm cơ sở cho việc cấp phép cho các hoạt động liên quan đến đê điều và thẩm định dự án đầu tư xây dựng các công trình ở bãi sông do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.\n1. Các hoạt động liên quan đến đê điều đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III trước khi tiến hành phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm:\na) Cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều;\nb) Khoan, đào trong phạm vi bảo vệ đê điều;\nc) Xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông.\n2. Các hoạt động xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều mà phạm vi ảnh hưởng từ hai tỉnh trở lên trước khi tiến hành phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n3. Các hoạt động sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng để xây dựng công trình theo dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi trình phải có thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn."
] |
Năm căn cứ để lập quy hoạch đê điều? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 14 Luật đê điều 2006 79/2006/QH11 mới nhất\nCăn cứ để lập quy hoạch đê điều bao gồm:\na) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh;\nb) Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;\nc) Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;\nd) Tình hình thực hiện quy hoạch đê điều kỳ trước và dự báo nhu cầu xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều;\nđ) Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan."
] | [
"Điểm c Khoản 2 Điều 10 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 số 28/2018/QH14 mới nhất\nThúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên phát triển hợp lý công nghệ năng lượng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo;",
"Khoản 2 Điều 7 Luật đê điều 2006 79/2006/QH11 mới nhất\nNổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.",
"Điểm a Khoản 2 Điều 10 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 số 28/2018/QH14 mới nhất\nCung cấp năng lượng ổn định, an toàn; sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lượng;",
"Khoản 4 Điều 13 Luật sửa đổi các Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 số 35/2018/QH14 mới nhất\n1. Việc lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:\na) Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi;\nb) Bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử đã xảy ra của tuyến sông;\nc) Bảo đảm tính phù hợp với từng vùng, miền trong cả nước và tính kế thừa của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.\n2. Căn cứ lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê bao gồm:\na) Dự báo lũ dài hạn;\nb) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;\nc) Hiện trạng hệ thống đê điều;\nd) Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi và các quy hoạch khác có liên quan.”.\nSửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:\n“Điều 9. Nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê\nQuy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được lập cho các hệ thống sông liên tỉnh, có nội dung chủ yếu sau đây:",
"Khoản 3 Điều 2 Quyết định 92/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng Thái Bình\nCăn cứ vào Quy hoạch phòng, chống lũ sông Hồng, sông Thái Bình, các Bộ, ngành điều chỉnh quy hoạch của Bộ, ngành mình liên quan đến các hoạt động về đê điều theo quy định của Luật Đê điều.",
"Khoản 3 Điều 4 Thông tư 25/2023/TT-BNNPTNT quy trình duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều mới nhất\nĐối với nội dung Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tổ chức thực hiện: Căn cứ vào kinh phí được phê duyệt, yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức và các quy định hiện hành, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt đề cương - dự toán, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện."
] |
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước về đê điều? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 43 Luật đê điều 2006 79/2006/QH11 mới nhất\nỦy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Tổ chức xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều trong phạm vi địa phương phù hợp với quy hoạch đê điều chung của cả nước, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê;\nb) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;\nc) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh và tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều;\nd) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;\nđ) Thành lập lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân;\ne) Quản lý lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh;\ng) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi của địa phương;\nh) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo."
] | [
"Điểm b Khoản 13 Điều 6 Luật sửa đổi các Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 số 35/2018/QH14 mới nhất\nDo tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;",
"Điểm a Khoản 13 Điều 28 Luật sửa đổi các Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 số 35/2018/QH14 mới nhất\nLập báo cáo về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng;",
"Khoản 1 Điều 4 Luật đê điều 2006 79/2006/QH11 mới nhất\nĐê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng.",
"Khoản 1 Điều 12 Luật đê điều 2006 79/2006/QH11 mới nhất\nChính phủ phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong phạm vi cả nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.",
"Khoản 10 Điều 2 Quyết định 24/2023/QĐ-UBND quy định chức năng nhiệm vụ Sở Nông nghiệp Vĩnh Long\nVề phòng, chống thiên tai\na) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: kế hoạch phòng, chống thiên tai, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai của tỉnh theo phân công; tiêu chuẩn, định mức vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng chống thiên tai; quyết định về tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu, hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát chuyên dùng phòng, chống thiên tai; quyết định phê duyệt, công bố kết quả điều tra cơ bản về phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; quyết định về lực lượng chuyên trách quản lý đê điều, lực lượng quản lý đê nhân dân; chế độ, chính sách đối với lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng tuần tra, canh gác đê; cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều; sử dụng bãi sông, cù lao liên quan đến thoát lũ và đê điều; chấp thuận việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều;\nb) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và phương án phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa, duy tu, bảo dưỡng đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;\nc) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đánh giá hiện trạng đê điều, xác định trọng điểm xung yếu đê điều; kiểm tra xây dựng, triển khai phương án hộ đê, công tác hộ đê, bảo đảm an toàn đê điều; tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh;\nd) Hướng dẫn, kiểm tra việc đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, vận hành và bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;\nđ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn và công trình;\ne) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đê điều; xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ công trình đê điều và bãi sông theo quy định.",
"Khoản 2 Điều 2 Quyết định 11/2024/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Chi cục Thủy lợi An Giang\nGiúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn\na) Thực hiện các nhiệm vụ về thủy lợi:\n- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua các mức giá và phê duyệt giá cụ thể của sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của pháp luật;\n- Chủ trì xây dựng Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển thủy lợi, các nội dung liên quan đến thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch thủy lợi và quy hoạch ngành quốc gia theo quy định của pháp luật;\n- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh thuộc nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;\n- Tiếp nhận, tham mưu cấp phép và quản lý hồ sơ, giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn, thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;\n- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về quản lý, khai thác và bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn; phối hợp quản lý việc xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;\n- Hướng dẫn, kiểm tra công tác tưới, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định;\n- Theo dõi, giám sát, quan trắc diễn biến bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi; hướng dẫn, quản lý việc tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả nguồn nước từ các công trình thủy lợi; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý vận hành, điều tiết nguồn nước của các hệ thống công trình thủy lợi; bảo đảm cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt trong thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, ngập lụt, úng trên địa bàn tỉnh; phối hợp tổ chức quan trắc, dự báo, cảnh báo về hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng, số lượng, chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh;\n- Chủ trì xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách và hướng dẫn thực hiện về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.\nb) Thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai:\n- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và phương án phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh; đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa, duy tu, bảo dưỡng đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;\n- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đánh giá hiện trạng đê điều, xác định trọng điểm xung yếu đê điều; kiểm tra xây dựng, triển khai phương án hộ đê, công tác hộ đê, bảo đảm an toàn đê điều; Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh;\n- Hướng dẫn, kiểm tra việc đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, vận hành và bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;\n- Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn và công trình;\n- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đê điều; xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ công trình đê điều và bãi sông theo quy định.\nc) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố; kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác, chế độ thông tin báo cáo của các Trạm Thủy lợi liên huyện trực thuộc Chi cục Thủy lợi đặt tại các huyện, thị xã, thành phố với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố.",
"Khoản 1 Điều 10 Quyết định 32/2022/QĐ-UBND hành lang bảo vệ đê cấp IV cấp V Bắc Giang\nTrách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện\na) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn theo quy định tại khoản 2, Điều 43 Luật Đê điều;\nb) Phối hợp với Hạt Quản lý đê trong việc kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều đối với m ọi cấp đê theo thẩm quyền và tham gia xử lý sự cố về đê điều;\nc) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp đê điều và hộ đê hệ thống đê điều các cấp;\nd) Chỉ đạo Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có đê cấp IV, cấp V trực tiếp quản lý, bảo vệ đối với các tuyến đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ được giao quản lý tại Điều 6 Quyết định này. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn ngay hành vi vi phạm, tiến hành các trình tự, thủ tục xử lý vi phạm theo quy định.",
"Khoản 1 Điều 10 Quyết định 44/2023/QĐ-UBND quản lý các tuyến đê và hành lang bảo vệ đê cấp IV cấp V Vĩnh Phúc\nTrách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện.\na) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn theo quy định tại khoản 2, Điều 43 Luật Đê điều;\nb) Phối hợp với Hạt Quản lý đê trong việc kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều đối với mọi cấp đê theo thẩm quyền và tham gia xử lý sự cố về đê điều;\nc) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp đê điều và hộ đê hệ thống đê điều các cấp;\nd) Chỉ đạo Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có đê cấp IV, cấp V và đê sông Phan - Sáu Vó trực tiếp quản lý, bảo vệ đối với các tuyến đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ được giao quản lý tại Điều 6 Quyết định này. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn ngay hành vi vi phạm, tiến hành các trình tự, thủ tục xử lý vi phạm theo quy định."
] |
Xây nhà cấp 4 ở quê có cần phải xin giấy phép xây dựng? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng mới nhất\nXử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:\na) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;\nb) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;\nc) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.",
"Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nCông trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:\na) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;\nb) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;\nc) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;\nd) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;\nđ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;\ne) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\ng) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;\nh) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;\ni) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;\nk) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;\nl) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ."
] | [
"Khoản 10 Điều 2 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14 mới nhất\n1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với các dự án sau:\na) Dự án sử dụng vốn đầu tư công;\nb) Dự án PPP;\nc) Dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;\nd) Dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn khác.\n2. Đối với dự án đầu tư xây dựng quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định các nội dung sau:\na) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hành nghề xây dựng;\nb) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch hoặc phương án tuyến công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;\nc) Sự phù hợp của dự án với chủ trương đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận, với chương trình, kế hoạch thực hiện, các yêu cầu khác của dự án theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);\nd) Khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật khu vực; khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật và việc phân giao trách nhiệm quản lý các công trình theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị;\nđ) Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở về bảo đảm an toàn xây dựng; việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;\ne) Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;\ng) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về xác định tổng mức đầu tư xây dựng.\n3. Đối với dự án đầu tư xây dựng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này.\n4. Chính phủ quy định chi tiết về dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn, công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng.”.\n16. Sửa đổi, bổ sung Điều 59 như sau:\n“Điều 59. Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng",
"Khoản 3 Điều 7 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng mới nhất\nHình thức xử phạt bổ sung:\nĐình chỉ hoạt động xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với dự án, công trình, hạng mục công trình có hành vi quy định tại điểm c, điểm e khoản 1 Điều này.",
"Khoản 2 Điều 7 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nTùy thuộc nguồn vốn sử dụng cho dự án, chủ đầu tư được xác định cụ thể như sau:\na) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;\nb) Đối với dự án sử dụng vốn vay, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư xây dựng;\nc) Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thỏa thuận thành lập theo quy định của pháp luật;\nd) Dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này do tổ chức, cá nhân sở hữu vốn làm chủ đầu tư.",
"Khoản 1 Điều 1 Quyết định 40/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý quy hoạch xây dựng\nHồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ở đô thị; đối với nhà ở nông thôn; đối với các công trình thuộc dự án đã có thiết kế cơ sở được thẩm định được thực hiện theo mục II, phần II “Hướng dẫn về cấp phép xây dựng” tại Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng .\n2. Nội dung cấp giấy phép xây dựng được thực hiện theo mục III, phần II “Hướng dẫn về cấp phép xây dựng” tại Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng”\nIII. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 15 như sau:\n“ Điều 13: Những công trình không phải xin cấp phép xây dựng:\nNhững công trình không phải xin giấy phép xây dựng là những công trình được quy định tại khoản 2, mục I, phần II của Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng”.\nCác nội dung khác giữ nguyên như Quyết định số 56/2006/QĐ-UBND ngày 18/8/2006 của UBND tỉnh.",
"Khoản 1 Điều 53 Quyết định 02/2008/QĐ-UBND tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa\nTrong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trình, nhà ở chưa khởi công thì người xin cấp phép xây dựng phải gia hạn giấy phép xây dựng.",
"Khoản 3 Điều 148 Luật Đất đai 2024 số 31/2024/QH15 mới nhất\nTrường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhà ở không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà thuộc trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; đối với trường hợp phải xin phép xây dựng thì phải có giấy xác nhận của cơ quan có chức năng quản lý về xây dựng cấp huyện đủ điều kiện tồn tại nhà ở đó theo quy định của pháp luật về xây dựng.",
"Khoản 1 Điều 18 Nghị định 16/2005/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình\nĐơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Nghị định này. Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng."
] |
Các nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm những gì? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 90 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nNội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng\n1. Tên công trình thuộc dự án.\n2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.\n3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.\n4. Loại, cấp công trình xây dựng.\n5. Cốt xây dựng công trình.\n6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.\n7. Mật độ xây dựng (nếu có).\n8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).\n9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.\n10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng."
] | [
"Điều 90 Luật Đầu tư công 2014 số 49/2014/QH13\nNhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan trung ương\n1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư công theo quy định của pháp luật.\n2. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.\n3. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này và quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này.\n4. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công.\n5. Theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý.\n6. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.\n7. Phối hợp với bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.",
"Điều 1 Quyết định 90/QĐ-TTg 2024 phân công soạn thảo dự án luật Chương trình xây dựng luật\nPhân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời gian trình đối với các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 như sau:\n\nTT\n\nTên dự án\n\nCơ quan chủ trì soạn thảo\n\nThời hạn trình Chính phủ\n\nThời hạn trình UBTVQH\n\n1\n\nLuật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)\n\nBộ Công an\n\nTháng 01 năm 2024\n\nTháng 3 năm 2024\n\n2\n\nLuật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)\n\nBộ Công an\n\nTháng 02 năm 2024\n\n3\n\nLuật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)\n\nBộ Tài chính\n\nTháng 02 năm 2024\n\n4\n\nLuật Hóa chất (sửa đổi)\n\nBộ Công Thương\n\nTháng 6 năm 2024\n\nTháng 8 năm 2024\n",
"Điều 1 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nPhạm vi điều chỉnh\nLuật này quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.",
"Điều 63 Luật xây dựng 2003 số 16/2003/QH11\nHồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng\n1. Tuỳ theo tính chất, quy mô công trình, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm những tài liệu chủ yếu sau đây:\na) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;\nb) Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình;\nc) Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.\n2. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này thì trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, chủ công trình xây dựng còn phải có giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng.",
"Điều 16 Quyết định 109/2001/QĐ-UB cấp giấy phép xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố\n:\nCông trình tượng đài, tranh hoành tráng và quảng cáo:\n16.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo (biển quảng cáo có diện tích một mặt từ 15m2 trở lên) gồm:\na. Đơn xin phép xây dựng (theo mẫu) do Chủ đầu tư đứng tên.\nb. Giấy phép của Sở Văn hóa . Thông tin Thành phố về nội dung quảng cáo;\nc. ý kiến bằng văn bản của Chủ sở hữu nhà hoặc người có quyền sử dụng đất hợp pháp cho phép Chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo.\nd. Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng đất, kèm theo trích lục bản đồ; hoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất.\ne. Ba bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm:\n. Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/200 . 1/500.\n. Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt tỷ lệ 1/50 .1/100. Thiết kế kết cấu công trình quảng cáo.\nf. Đối với biển quảng cáo có diện tích một mặt nhỏ hơn 15m2 Chủ đầu tư có thể tự thiết kế (nếu có chuyên môn phù hợp), kể cả lập hồ sơ khảo sát hiện trạng hoặc thuê người có chuyên môn, tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân thiết kế. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, an toàn và bền vững công trình của mình. Việc xin phép được thực hiện theo Quyết định số 10/2001/QĐ.UB ngày 9/3/2001 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định quảng cáo bằng biển, bảng và băng đrôn trên địa bàn thành phố.\n16.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng các công trình tượng đài, tranh hoành tráng gồm:\na. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu), do Chủ đầu tư đứng tên.\nb. Giấy phép của Sở Văn hoá . Thông tin về nội dung tượng đài, tranh hoành tráng.\nc. Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ và quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ, hoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỷ lệ đúng quy định địa chính.\nd. Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp).\ne. Ba bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm:\n. Sơ đồ vị trí công trình.\n. Mặt bằng công trình, tỷ lệ 1/200 .1/5000\n. Mặt đứng, mặt cắt chủ yếu công trình, tỷ lệ 1/100 .1/200.",
"Điều 29 Nghị định 16/2016/NĐ-CP quản lý sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA vốn vay ưu đãi nước ngoài 2016\nNội dung thẩm định\nvăn kiện chương trình, dự án\n1. Đối với dự án đầu tư có cấu phần xây dựng: Nội dung thẩm định văn kiện dự án thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.\n2. Đối với dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng: Nội dung thẩm định văn kiện dự án bao gồm:\na) Đánh giá về sự cần thiết của dự án, gồm: Sự phù hợp với chủ trương đầu tư (bối cảnh và sự cần thiết; mục tiêu của dự án so với những yêu cầu về đổi mới chính sách, cải thiện thể chế quản lý, điều hành, nhu cầu về phát triển năng lực con người; chuyển giao công nghệ, tri thức, kỹ năng quản lý, điều hành ở cấp quốc gia, ngành và địa phương; sản phẩm cuối cùng của dự án; người thụ hưởng; cơ cấu phân bổ ngân sách dự án);\nb) Đánh giá yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, gồm: yếu tố đầu vào; thời gian thực hiện; nguồn nhân lực tham gia thực hiện dự án; rủi ro có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa;\nc) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả, bền vững của dự án, gồm: khả năng cân đối các nguồn vốn (vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng); hiệu quả và tác động; khả năng duy trì và phát huy kết quả dự án đối với quốc gia, cơ quan chủ quản và chủ dự án;\nd) Đánh giá chung nội dung văn kiện dự án so với nội dung quyết định chủ trương đầu tư và những kiến nghị có liên quan.\n3. Đối với chương trình: Nội dung thẩm định văn kiện chương trình bao gồm:\na) Nội dung tương tự như quy định tại khoản 2 Điều này, bổ sung thêm nội dung đánh giá về tính liên kết, cơ chế phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương và các chủ thể khác nhau tham gia thực hiện chương trình nhằm tối đa hóa hiệu quả và lợi ích của các bên tham gia;\nb) Đối với dự án đầu tư có cấu phần xây dựng trong khuôn khổ chương trình, nội dung thẩm định văn kiện dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này;\nc) Đối với dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng trong khuôn khổ chương trình, nội dung thẩm định văn kiện dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này.\n4. Đối với chương trình, dự án ô và các dự án thành phần:\na) Nội dung thẩm định dự án đầu tư có cấu phần xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Nội dung thẩm định dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều này;\nc) Ngoài các nội dung thẩm định quy định tại điểm a, b khoản này, nội dung thẩm định văn kiện chương trình, dự án ô cần bao gồm: Phân tích và đánh giá cấu trúc chương trình, dự án ô và phân bổ vốn (vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng) cho các dự án thành phần, hình thức tổ chức quản lý dự án, phân cấp quản lý giữa Ban quản lý dự án chương trình, dự án ô và các Ban quản lý dự án thành phần, cơ chế phối hợp, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện dự án ô và các dự án thành phần.\n5. Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật: Nội dung thẩm định văn kiện dự án bao gồm:\na) Đánh giá về sự cần thiết và sự phù hợp với chủ trương đầu tư của dự án;\nb) Đánh giá yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, gồm: yếu tố đầu vào; thời gian thực hiện; khả năng cân đối các nguồn vốn (vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng); nguồn nhân lực tham gia thực hiện dự án; sản phẩm dự án; rủi ro có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa;\nc) Đánh giá chung nội dung văn kiện dự án so với nội dung quyết định chủ trương đầu tư và những kiến nghị có liên quan.\n6. Đối với khoản phi dự án: Nội dung thẩm định văn kiện phi dự án bao gồm:\na) Đánh giá về sự phù hợp của khoản phi dự án với quyết định chủ trương đầu tư;\nb) Đánh giá yếu tố đảm bảo tính khả thi của khoản phi dự án, gồm: yếu tố đầu vào; khả năng cân đối các nguồn vốn (vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng); thời gian thực hiện; nguồn nhân lực tham gia thực hiện dự án; rủi ro có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa."
] |
Xây dựng công trình Trung tâm hội nghị cấp III có phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng không? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 4 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng\nĐối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng\n1. Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:\na) Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định số\n46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);\nb) Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);\nc) Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.\n2. Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.\n3. Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.",
"Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP bảo hiểm đầu tư xây dựng\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng\n1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 Điều 3 như sau:\n“c) Đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh”.\n2. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 4 như sau:\n“a) Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)”.\n3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau:\n“3. Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba”.\n4. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 5 như sau:\n“4. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm”.\n5. Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 1 Điều 6 như sau:\n“d) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm”.\n6. Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 2 Điều 6 như sau:\n“e) Tổn thất theo tập quán quốc tế do các bên tham gia bảo hiểm thỏa thuận áp dụng nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam”.\n7. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 10 như sau:\n“4. Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba:\na) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là một trăm (100) triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.\nb) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:\n- Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 (một nghìn) tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.\n- Đối với công trình có giá trị từ 1.000 (một nghìn) tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 (một trăm) tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất”.\n8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1"
] | [
"Điều 1 Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 20/2017/NĐ-CP quản lý thuế doanh nghiệp\nSửa đổi, bổ sung\nkhoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:\n“3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:\na) Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.\nb) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.\nc) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).\nd) Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”",
"Điều 4 Quyết định 1094/QĐ-BXD thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 119/2004/NĐ-CP\nQuyết định này có hiệu lực từ ngày ký và hết hiệu lực sau khi Ban Chỉ đạo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 gắn với sơ kết thực hiện Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg hoàn thành việc tổ chức Hội nghị tổng kết.\nBan Chỉ huy quân sự Bộ Xây dựng, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ : Kế hoạch – Tài chính, Tổ chức cán bộ, Ban Thi đua khen thưởng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này",
"Điều 2 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng\nĐối tượng áp dụng\nNghị định này áp dụng đối với:\n1. Chủ đầu tư, nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).\n2. Nhà thầu tư vấn.\n3. Nhà thầu thi công xây dựng.\n4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”), doanh nghiệp tái bảo hiểm.\n5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.",
"Điều 4 Nghị định 119/2007/NĐ-CP sản xuất kinh doanh thuốc lá\nGiải thích từ ngữ\nTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Thuốc lá lá là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L. và Nicotiana rustica L. bao gồm lá thuốc phơi và lá thuốc sấy.\n\n2. Nguyên liệu thuốc lá là thuốc lá dưới dạng lá rời, lá đã sơ chế tách cọng hoặc thuốc lá sợi, thuốc lá tấm, cọng thuốc lá và các chế phẩm thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá.\n\n3. Sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.\n\n4. Phụ liệu thuốc lá là tất cả các loại vật tư khác ngoài nguyên liệu thuốc lá được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thuốc lá.\n\n5. Thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá là cơ chế nhập khẩu trên cơ sở Nhà nước chỉ định doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu sản phẩm thuốc lá.\n6. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá là khả năng của máy móc, thiết bị đồng bộ để sản xuất sản phẩm thuốc lá.\n7. Chế biến nguyên liệu thuốc lá là hoạt động chế biến được thực hiện trên dây chuyền máy móc, thiết bị để tách cọng thuốc lá hoặc chế biến ra thuốc lá sợi, thuốc lá tấm và các chế phẩm thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá.\n",
"Điều 2 Nghị định 67/2023/NĐ-CP bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mới nhất\nĐối tượng áp dụng\nNghị định này áp dụng đối với:\n1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.\n2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.\n3. Chủ đầu tư, nhà thầu theo quy định của pháp luật xây dựng đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.\n4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”); doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp tái bảo hiểm”).\n5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.",
"Điều 4 Nghị định 67/2023/NĐ-CP bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mới nhất\nNguyên tắc chung\n1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định pháp luật.\n2. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.\n3. Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng phù hợp với quy định pháp luật. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm.\nNhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật.\n4. Trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.\n5. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm bắt buộc trong các trường hợp sau:\na) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:\nXe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.\nb) Đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:\nCơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.\nCơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc biên bản kiểm tra đã quá 1 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.\nCơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định pháp luật phòng cháy và chữa cháy.\nc) Đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng:\nBên mua bảo hiểm không đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.\n6. Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc:\na) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ hoặc chi phí hoạt động kinh doanh (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chi thường xuyên (đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác).\nb) Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng: Thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng và các quy định tại Nghị định này.\n7. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đối với các hợp đồng bảo hiểm cho các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận thời hạn thanh toán phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm và không chậm hơn tiến độ thanh toán của hợp đồng xây dựng. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không được vượt quá thời hạn bảo hiểm.\n8. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật Hình sự.\n9. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.\n10. Các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không được quy định tại Nghị định này được thực hiện theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm và pháp luật có liên quan.",
"Điều 37 Nghị định 67/2023/NĐ-CP bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mới nhất\nMức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm\n1. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được quy định cụ thể như sau:\na) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn 50% tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.\nb) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ 50% trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.\nc) Đối với công trình xây dựng có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên quy định tại điểm a, điểm b khoản này: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) 75% tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc khoản 1 Mục II Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này).\nd) Đối với các công trình xây dựng chưa được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này:\nDoanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này.\n2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này:\nCăn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.\nTrường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.\n3. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung (nếu có) được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và quy định tại khoản 2 Điều này, tỷ lệ thời gian xây dựng kéo dài trên tổng thời gian xây dựng công trình theo văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và các yếu tố rủi ro khác.",
"Điều 4 Thông tư 50/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư\nGiấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là “Giấy chứng nhận bảo hiểm”)\n1. Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng giữa bên mua bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm.\n2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp riêng Giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau:\na) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.\nb) Tên, địa điểm công trình xây dựng.\nc) Số tiền bảo hiểm.\nd) Tổng giá trị công trình xây dựng (nếu có).\nđ) Số hợp đồng tư vấn, giá trị hợp đồng tư vấn trong đó tách riêng phần giá trị tư vấn khảo sát xây dựng và giá trị tư vấn thiết kế xây dựng (đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động đầu tư xây dựng).\ne) Tổng số người lao động được bảo hiểm (đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường).\ng) Thời hạn bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm, mức khấu trừ (nếu có).\nh) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.\n3. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này."
] |
Phạm vi bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng\nPhạm vi bảo hiểm\na) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều này;\nb) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều này;\nc) Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.",
"Khoản 5 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP bảo hiểm đầu tư xây dựng\nBổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 1 Điều 6 như sau:\n“d) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm”."
] | [
"Khoản 3 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP bảo hiểm đầu tư xây dựng\nSửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau:\n“Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba”.",
"Khoản 5 Điều 20 Nghị định 88/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giáo dục nghề nghiệp mới nhất\nPhạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.",
"Khoản 1 Điều 3 Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP bảo hiểm đầu tư xây dựng\nNghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.",
"Khoản 5 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ\nGiá tính lệ phí trước bạ đối với một số trường hợp:\na) Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản mua theo phương thức trả góp là giá trả một lần (không bao gồm lãi trả góp) được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này bao gồm cả thuế nhập khẩu (nếu có), thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế giá trị gia tăng (nếu có).\nb) Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản mua theo phương thức xử lý tài sản xác lập sở hữu toàn dân (tài sản tịch thu) là giá trúng đấu giá đối với tài sản mua theo hình thức đấu giá hoặc giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với tài sản mua theo hình thức chỉ định hoặc hình thức niêm yết giá, bao gồm cả thuế nhập khẩu (nếu có), thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế giá trị gia tăng (nếu có).\nBộ Tài chính hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.”\n2. Khoản 5 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung và bổ sung thêm khoản 7, khoản 8 vào Điều 7 như sau:\na) Khoản 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự mức thu là 2%.\nRiêng:\na) Ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung tại điểm này.\nÔ tô vừa chở người, vừa chở hàng (Ô tô pick-up chở hàng) có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống, ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 1.500 kg nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống.\nb) Ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống, ô tô vừa chở người, vừa chở hàng (Ô tô pick-up chở hàng) có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống, ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn 1.500 kg nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi với mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.\nCăn cứ vào loại phương tiện ghi tại Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp, Cơ quan Thuế xác định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự theo quy định tại khoản này.”\nb) Bổ sung thêm khoản 7 như sau:\n“7. Tổ chức, cá nhân đã được miễn hoặc không phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu ô tô, xe máy lần đầu, nếu chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân khác hoặc chuyển mục đích sử dụng mà không thuộc diện được miễn lệ phí trước bạ theo quy định thì tổ chức, cá nhân đăng ký quyền sở hữu ô tô, xe máy nộp lệ phí trước bạ với mức thu lần đầu trên giá trị sử dụng còn lại của tài sản.”\nc) Bổ sung thêm khoản 8 như sau:\n“8. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng ô tô, xe máy xác lập sở hữu toàn dân (tài sản tịch thu) theo quy định của pháp luật mà ô tô, xe máy xác lập sở hữu toàn dân có đăng ký quyền sở hữu trước đó thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng khi đăng ký quyền sở hữu ô tô, xe máy nộp lệ phí trước bạ với mức thu lần thứ 2 trở đi.\nTổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng ô tô, xe máy xác lập sở hữu toàn dân (tài sản tịch thu) theo quy định của pháp luật mà ô tô, xe máy xác lập sở hữu toàn dân không có đăng ký quyền sở hữu trước đó hoặc không có cơ sở để xác định việc đã đăng ký quyền sở hữu trước đó thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng khi đăng ký quyền sở hữu ô tô, xe máy nộp lệ phí trước bạ với mức thu lần đầu.”\n3. Khoản 3, khoản 15, điểm b, c, d khoản 16, khoản 21, khoản 23, khoản 25 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung và bổ sung thêm điểm f vào khoản 16 Điều 9 như sau:\na) Khoản 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“3. Đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê sử dụng vào các mục đích sau đây:\na) Sử dụng vào mục đích công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai.\nb) Thăm dò, khai thác khoáng sản; nghiên cứu khoa học theo giấy phép hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\nc) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (không phân biệt đất trong hay ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất), đầu tư xây dựng nhà để chuyển nhượng, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng để tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc xây dựng nhà để chuyển nhượng. Các trường hợp này nếu đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng để cho thuê hoặc tự sử dụng thì phải nộp lệ phí trước bạ.”\nb) Khoản 15 được sửa đổi như sau:\n“1Nhà, đất được bồi thường, tái định cư (kể cả nhà, đất mua bằng tiền được bồi thường, hỗ trợ) khi Nhà nước thu hồi nhà, đất theo quy định của pháp luật.\nViệc miễn lệ phí trước bạ quy định tại khoản này được áp dụng đối với đối tượng bị thu hồi nhà, đất.”\nc) Điểm b, c, d khoản 16 được sửa đổi, bổ sung và bổ sung thêm điểm f vào khoản 16 như sau:\n“b) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được cổ phần hóa thành công ty cổ phần hoặc các hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.\nc) Tài sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng của hộ gia đình khi phân chia tài sản đó theo quy định của pháp luật cho các thành viên hộ gia đình đăng ký lại.\nd) Tài sản của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng khi được cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản do giấy chứng nhận bị mất, rách nát, ố, nhòe, hư hỏng. Cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng cho tổ chức, cá nhân khi có đề nghị.”\n“f) Trường hợp khi đăng ký lại quyền sử dụng đất do được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà không thay đổi người có quyền sử dụng đất và không thuộc đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất.”\nd) Khoản 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“21. Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe chiếu chụp X-quang, xe cứu hộ (bao gồm cả xe kéo xe, xe chở xe); xe chở rác, xe phun nước, xe tưới nước, xe xi téc phun nước, xe quét đường, xe hút bụi, xe hút chất thải; xe chuyên dùng cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật đăng ký quyền sở hữu tên thương binh, bệnh binh, người tàn tật.”\nđ) Khoản 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“23. Tàu, thuyền đánh bắt thủy sản, tàu dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản xa bờ và vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của tàu, thuyền đánh bắt thủy sản, tàu dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản xa bờ được thay thế mà phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”\ne) Khoản 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“2Nhà xưởng của cơ sở sản xuất; nhà kho, nhà ăn, nhà để xe của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhà xưởng theo quy định tại khoản này được xác định theo pháp luật về phân cấp công trình xây dựng.”\n4. Khoản 2, điểm a và điểm d khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung và bổ sung thêm khoản 7 vào Điều 10 như sau:\na) Khoản 2\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“2. Nơi nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ\na) Đối với tài sản là nhà, đất: hồ sơ khai lệ phí trước bạ nộp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ về giải quyết thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.\nb) Đối với tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ (trừ nhà, đất): Hồ sơ khai lệ phí trước bạ nộp tại Chi cục Thuế địa phương nơi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, hoặc địa điểm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục thuế, hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đối với hồ sơ khai lệ phí trước bạ điện tử.”\nb) Khoản 3\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“a) Đối với tài sản là nhà, đất:\n- Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.\n- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có), trừ trường hợp nộp bản chính theo quy định tại khoản 7 Điều này.\n- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh nhà, đất có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật.\n- Bản sao hợp lệ giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao tài sản ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản.\nb) Đối với tài sản khác (trừ tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển thiếu hồ sơ gốc hoặc đóng mới tại Việt Nam):\n- Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.\n- Bản sao hợp lệ các giấy tờ về mua bán, chuyển giao tài sản hợp pháp.\n- Bản sao hợp lệ giấy đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của chủ cũ (đối với tài sản đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại Việt Nam từ lần thứ 2 trở đi).\n- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp (đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự).\n- Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có), trừ trường hợp nộp bản chính theo quy định tại khoản 7 Điều này.\nc) Đối với tài sản là tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển nếu thiếu hồ sơ gốc hoặc đóng mới tại Việt Nam:\n- Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.\n- Bản sao hợp lệ phiếu báo hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc tàu thủy, thuyền thuộc đối tượng được đăng ký sở hữu.\nBản sao hợp lệ các giấy tờ trong hồ sơ khai lệ phí trước bạ quy định tại điểm a, b và c khoản này là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp bản sao bằng hình thức trực tiếp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.\nd) Đối với hồ sơ khai lệ phí trước bạ điện tử:\nTờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01 đối với tài sản là nhà đất và Mẫu số 02 đối với tài sản khác ban hành kèm theo Nghị định này và các giấy tờ hợp pháp kèm theo Tờ khai lệ phí trước bạ thực hiện theo quy định của các cơ quan cấp đăng ký khi làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản được gửi đến Cơ quan Thuế đáp ứng theo quy định về giao dịch điện tử.\nĐối với trường hợp không nộp lệ phí trước bạ theo thời hạn quy định, thời hạn có giá trị của Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 02) là 30 ngày kể từ ngày nộp Tờ khai lệ phí trước bạ. Sau thời hạn này, Tờ khai lệ phí trước bạ không còn giá trị và bị hủy.”\nc) Điểm b khoản 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“b) Người nộp lệ phí trước bạ thực hiện nộp tiền lệ phí trước bạ vào ngân sách nhà nước tại các cơ quan, tổ chức thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký thông báo nộp lệ phí trước bạ của Cơ quan Thuế.”\nd) Khoản 5\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Việc lập và cấp chứng từ thu lệ phí trước bạ thực hiện theo quy định.\nTổng cục Thuế ký số và truyền dữ liệu điện tử nộp lệ phí trước bạ của tổ chức, cá nhân nộp qua ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức có thẩm quyền đã kết nối thông tin với Cơ quan Thuế. Dữ liệu điện tử nộp lệ phí trước bạ được ký số là căn cứ để giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký tài sản và tổ chức, cá nhân không phải cung cấp chứng từ giấy.”\nđ) Bổ sung thêm khoản 7 như sau:\n“7. Các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) được miễn lệ phí trước bạ trong một số trường hợp như sau:\na) Đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc công nhận sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối: Xác nhận của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trên “Phiếu chuyển thông tin để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai” về đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức Nhà nước giao đất, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất.\nb) Đất sử dụng vào mục đích cộng đồng của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng được Nhà nước công nhận hoặc được phép hoạt động: Giấy tờ chứng minh cơ sở tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động.\nc) Nhà, đất, tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền về việc giao tài sản hoặc mua sắm đầu tư tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh; hoặc xác nhận của cấp có thẩm quyền của cơ quan công an, quốc phòng về nhà đất, tài sản của đơn vị thuộc loại chuyên dùng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.\nd) Nhà, đất được bồi thường, tái định cư:\n- Quyết định thu hồi nhà đất cũ và quyết định giao nhà đất mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất của người có quyền sử dụng đất bị nhà nước thu hồi được cơ quan có thẩm quyền cấp mà trên giấy chứng nhận không ghi nợ nghĩa vụ tài chính.\nTrường hợp người có quyền sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ về lệ phí trước bạ nhưng chưa được cấp hoặc mất giấy chứng nhận: Chứng từ nộp lệ phí trước bạ của chủ nhà, đất bị Nhà nước thu hồi; hoặc xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ nhà, đất (bản chính); hoặc quyết định được miễn nộp lệ phí trước bạ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n- Hóa đơn hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà hợp pháp theo quy định của pháp luật, kèm theo bản chính chứng từ nhận tiền, bồi thường, hỗ trợ của cơ quan thu hồi nhà, đất trả (đối với trường hợp nhận bồi thường, hỗ trợ bằng tiền).\nđ) Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản đã được cấp.\ne) Tài sản của doanh nghiệp được cổ phần hoá thành công ty cổ phần:\n- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sắp xếp lại doanh nghiệp.\n- Danh mục những tài sản chuyển giao từ doanh nghiệp sang công ty cổ phần (đối với doanh nghiệp chỉ cổ phần hoá từng phần thì phải có quyết định chuyển giao tài sản của doanh nghiệp) hoặc cho doanh nghiệp mới theo quyết định sắp xếp lại doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền; hoặc bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp theo quy định, trong đó có tên các tài sản làm thủ tục kê khai lệ phí trước bạ.\ng) Tài sản đã nộp lệ phí trước bạ mà tổ chức, cá nhân được chia hay góp do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập:\n- Giấy tờ chứng minh người có tài sản trước bạ là thành viên của tổ chức đó (Quyết định thành lập tổ chức hoặc Điều lệ hoạt động của tổ chức có tên thành viên góp vốn bằng tài sản hoặc giấy tờ chứng minh việc góp vốn bằng tài sản; hoặc có tên trong đăng ký kinh doanh và có giấy tờ chứng minh việc góp vốn bằng tài sản).\n- Quyết định giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức và phân chia tài sản cho thành viên góp vốn.\n- Chứng từ nộp lệ phí trước bạ (đối với trường hợp phải nộp lệ phí trước bạ); hoặc Tờ khai lệ phí trước bạ tại phần xác định của Cơ quan Thuế ghi: miễn lệ phí trước bạ (đối với trường hợp miễn lệ phí trước bạ theo quy định) của người giao tài sản bàn giao cho người nhận tài sản; hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản do người góp vốn bằng tài sản đứng tên (đối với tổ chức nhận vốn góp kê khai trước bạ); hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản do tổ chức giải thể đứng tên (đối với thành viên được chia tài sản kê khai trước bạ).\n- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (trường hợp góp vốn), hoặc quyết định phân chia, điều động tài sản theo hình thức ghi tăng, ghi giảm vốn của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp điều động tài sản giữa các đơn vị thành viên hoặc nội bộ một đơn vị dự toán).\nh) Nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà được hỗ trợ mang tính chất nhân đạo: Giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà giữa bên tặng và bên được tặng.\ni) Tài sản thuê tài chính:\n- Hợp đồng cho thuê tài chính được ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê tài sản theo quy định của pháp luật về cho thuê tài chính.\n- Biên bản thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê và bên thuê tài sản.\n- Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản của công ty cho thuê tài chính.\nk) Vỏ, khung, tổng thành máy thay thế phải đăng ký lại trong thời gian bảo hành:\n- Giấy bảo hành tài sản.\n- Phiếu xuất kho tài sản thay thế, kèm theo giấy thu hồi tài sản cũ của người bán cấp cho người mua.\nl) Trường hợp chứng minh mối quan hệ trong gia đình sử dụng một trong những giấy tờ tùy theo mối quan hệ: Sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh, quyết định công nhận con nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người cho hoặc nhận tài sản thường trú về mối quan hệ.\nm) Trường hợp xe ô tô đã đăng ký và được Bộ Quốc phòng cấp biển số quân sự nay được Bộ Quốc phòng cho phép chuyển mục đích sang xe quân đội làm kinh tế do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần hoặc các hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước khác theo quy định của pháp luật:\n- Quyết định của Tổng tham mưu trưởng đưa vào trang bị quân sự (để xác định tài sản đã đăng ký và được Bộ Quốc phòng cấp biển số quân sự thuộc trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ hoặc miễn lệ phí trước bạ theo quy định).\n- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.\n- Danh mục tài sản chuyển giao từ xe quân sự phục vụ quốc phòng của doanh nghiệp cho công ty cổ phần hoặc cho doanh nghiệp mới theo quyết định sắp xếp lại doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền; hoặc bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp theo quy định.\nn) Tàu thủy, thuyền chở khách tốc độ cao và tàu thủy, thuyền vận tải công-ten-nơ hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa:\nTại Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp ghi:\n- Đối với “Tàu chở khách tốc độ cao”:\n+ Tại mục “công dụng”: ghi là “tàu khách”.\n+ Tại mục “Chứng nhận phương tiện có đặc tính kỹ thuật và ngăn ngừa ô nhiễm được ghi trong giấy chứng nhận này có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các yêu cầu của quy phạm, quy định hiện hành và được trao cấp”: dấu hiệu cấp tàu VRH HSC; VRM HSC; hoặc tại mục “Khả năng khai thác”: có thể hiện tốc độ của tàu từ 30 km/h trở lên.\n- Đối với “Tàu vận tải công-ten-nơ” tại mục công dụng: ghi là “chở công-ten-nơ.”.\nĐiều 13\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 13. Trách nhiệm thi hành",
"Khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nTrách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:\na) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;\nb) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;\nc) Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.",
"Khoản 1 Điều 9 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nBảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:\na) Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;\nb) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;\nc) Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động;\nd) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;\nđ) Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.",
"Khoản 2 Điều 4 Thông tư 329/2016/TT-BTC hướng dẫn 119/2015/NĐ-CP bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng\nĐiều khoản bảo hiểm là nội dung cụ thể của các quy định đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm:\na) Điều khoản bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng.\nb) Điều khoản bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.\nc) Điều khoản bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.",
"Khoản 2 Điều 3 Thông tư 67/2023/TT-BTC hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm Nghị định 46/2023/NĐ-CP mới nhất\nThông tin quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP được quy định chi tiết như sau:\na) Đối với bảo hiểm nhân thọ: Mẫu số 2-CSDL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Đối với bảo hiểm sức khỏe: Mẫu số 3-CSDL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;\nc) Đối với bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bảo hiểm nông nghiệp): Mẫu số 4-CSDL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.\nĐối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng: Mẫu số 1, Mẫu số 2, Mẫu số 3 Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.\nĐối với bảo hiểm nông nghiệp: Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).\nd) Đối với bảo hiểm vi mô (do tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô): Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 21/2023/NĐ-CP ngày 05/5/2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô."
] |
Gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc có phải thực hiện sát hạch theo hình thức thi vấn đáp không? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 25 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nChương trình, nội dung, hình thức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Hội Kiến trúc sư Việt Nam xây dựng, ban hành chương trình, tài liệu phục vụ sát hạch, bộ câu hỏi sát hạch sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.\n2. Nội dung Bộ câu hỏi sát hạch với số điểm tối đa là 100 phải phù hợp với khoản 2 Điều 26 Luật Kiến trúc, bao gồm:\na) 10 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp với số điểm tối đa là 40;\nb) 05 câu hỏi về kiến thức pháp luật với số điểm tối đa là 20;\nc) 05 câu hỏi về kiến thức chuyên môn với số điểm tối đa là 20;\nd) 05 câu hỏi về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề với số điểm tối đa là 20.\n3. Hình thức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc:\na) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc lần đầu, thực hiện sát hạch theo hình thức thi trắc nghiệm và vấn đáp. Việc sát hạch vấn đáp được thực hiện ngay sau khi có thông báo kết quả sát hạch trắc nghiệm, trong đó cá nhân sát hạch phải gắp thăm và trả lời tối đa 04 câu hỏi, mỗi câu hỏi về nội dung kiến thức và sự hiểu biết áp dụng trong hoạt động hành nghề kiến trúc phù hợp với nội dung Bộ câu hỏi sát hạch quy định tại khoản 2 Điều này;\nb) Cá nhân đề nghị cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc thực hiện sát hạch theo hình thức thi trắc nghiệm.\n4. Cá nhân đạt kết quả sát hạch phải có tổng số điểm từ 70 điểm trở lên, trong đó điểm sát hạch về kiến thức pháp luật phải đạt tối thiểu là 16 điểm; các phần còn lại phải đạt tối thiểu 50% số điểm theo quy định tại khoản 2 Điều này.\n5. Việc tổ chức sát hạch theo định kỳ 06 tháng một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu thực tế tại các địa điểm tổ chức sát hạch đủ điều kiện theo quy định. Trường hợp không tổ chức sát hạch được thì phải thông báo 01 lần tới cá nhân đăng ký sát hạch bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký.\n6. Cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm bản sao văn bằng đào tạo qua mạng trực tuyến, qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n7. Tổ chức, cơ quan tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc có trách nhiệm:\na) Thông báo kết quả sát hạch cho các cá nhân tham dự sát hạch sau 15 ngày, kể từ ngày sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc;\nb) Cấp giấy chứng nhận kết quả sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc cho cá nhân đạt yêu cầu sát hạch.\n8. Thời hạn có hiệu lực của kết quả sát hạch có giá trị tối đa 12 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận kết quả sát hạch. Trường hợp mất giấy chứng nhận kết quả sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì phải làm đơn đề nghị và được xét cấp lại."
] | [
"Điều 25 Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP\nThanh toán tiền thuế, tiền phạt\n1. Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì người nộp thuế phải ghi rõ trên chứng từ nộp tiền thuế, tiền phạt theo thứ tự sau đây: tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt.\nTrong mỗi một loại tiền thuế, tiền phạt, thứ tự thanh toán được thực hiện theo thứ tự thời gian phát sinh của khoản tiền thuế, tiền phạt; khoản phát sinh trước được thanh toán trước.\n2. Cơ quan thuế hướng dẫn và yêu cầu người nộp thuế nộp tiền theo đúng thứ tự thanh toán nêu trên. Khi thu tiền thuế, tiền phạt, Kho bạc nhà nước căn cứ chứng từ nộp tiền thuế để hạch toán thu ngân sách nhà nước và thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp người nộp thuế nộp tiền không đúng thứ tự thanh toán nêu trên thì cơ quan thuế lập Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN, gửi Kho bạc nhà nước để điều chỉnh. Sau khi nhận được Liên giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN do Kho bạc nhà nước chuyển đến, cơ quan thuế lập thông báo về việc hạch toán lại các khoản tiền thuế, tiền phạt nộp NSNN theo mẫu số 01/NOPT ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cho người nộp thuế biết về số tiền thuế, tiền phạt do cơ quan thuế điều chỉnh.\nTrường hợp người nộp thuế không ghi cụ thể trên chứng từ nộp tiền số tiền nộp cho từng khoản thì cơ quan thuế hạch toán số tiền thuế, tiền phạt đã thu theo thứ tự thanh toán nêu trên, đồng thời thông báo cho người nộp thuế biết theo mẫu số 01/NOPT ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Tất cả các khoản tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế được nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước.\n4. Đối với trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật, cơ quan thuế uỷ quyền cho cơ quan Kho bạc nhà nước các cấp mở tài khoản chuyên thu ngân sách nhà nước tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng để tập trung các nguồn thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.\nCuối ngày làm việc, Kho bạc nhà nước phải chuyển kịp thời, đầy đủ toàn bộ các khoản thu ngân sách nhà nước phát sinh trên tài khoản chuyên thu vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước mở tại Ngân hàng nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước.\nNgân hàng thương mại có trách nhiệm phản ánh đầy đủ, chính xác các thông tin, dữ liệu trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước đảm bảo cho việc hạch toán thu ngân sách nhà nước được chính xác, tạo thuận lợi cho việc đối chiếu số liệu giữa Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế và người nộp thuế.\nKho bạc nhà nước có trách nhiệm hạch toán thu ngân sách nhà nước và chuyển chứng từ phản ánh chi tiết các khoản nộp ngân sách nhà nước cho cơ quan thuế.",
"Điều 5 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nTrình tự lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị\n1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị.\n2. Lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị:\na) Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức rà soát, đánh giá hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc để lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.\nb) Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề xuất đưa công trình kiến trúc vào danh mục công trình kiến trúc có giá trị thì gửi yêu cầu bằng văn bản kèm theo hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc tới cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để rà soát, đánh giá.\nc) Hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc, gồm nội dung về lịch sử và đánh giá giá trị của công trình; các hình ảnh hiện trạng kiến trúc và hình ảnh lịch sử công trình (nếu có); các bản vẽ tổng mặt bằng, mặt bằng các tầng, các mặt đứng và các mặt cắt; hình ảnh và bản vẽ mô tả các chi tiết trang trí (nếu có) và làm rõ các giá trị công trình.\nd) Hồ sơ danh mục công trình kiến trúc có giá trị gồm: dự thảo Tờ trình; danh mục công trình kiến trúc có giá trị và phụ lục kèm theo; thuyết minh về các nội dung đề xuất trong danh mục; hồ sơ tư liệu của từng công trình kiến trúc và tài liệu liên quan kèm theo; đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ, phát huy các giá trị kiến trúc của công trình, kinh phí thực hiện.\nđ) Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc và danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật Kiến trúc trong thời gian tối thiểu 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.\n3. Thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị:\na) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước, hội nghề nghiệp, các chuyên gia lĩnh vực kiến trúc, văn hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan.\nb) Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo tiêu chí đánh giá, phân loại quy định tại Điều 3, Điều 4 của Nghị định này.\n4. Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị căn cứ kết quả thẩm định tiếp thu, giải trình và hoàn chỉnh hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh mục công trình kiến trúc có giá trị.\n5. Thời gian thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thời gian phê duyệt danh mục công trình kiến trúc có giá trị tối đa 15 ngày kể từ ngày có đủ hồ sơ hoàn thiện theo kết quả thẩm định.\n6. Điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị:\na) Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị rà soát, đánh giá các công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị phù hợp tình hình, điều kiện thực tế.\nb) Nội dung cần điều chỉnh trong danh mục công trình kiến trúc có giá trị phải được lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt theo trình tự, thời gian quy định tại điểm đ khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này; nội dung không điều chỉnh của danh mục đã được phê duyệt vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.",
"Điều 10 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nLấy ý kiến về quy chế quản lý kiến trúc\n1. Quy chế quản lý kiến trúc được lấy ý kiến theo một hoặc nhiều hình thức sau đây:\na) Trực tiếp bằng văn bản, phiếu điều tra, phiếu góp ý;\nb) Hội nghị, hội thảo;\nc) Lấy ý kiến qua cổng thông tin điện tử của cơ quan có liên quan;\nd) Trưng bày công khai hoặc giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng.\n2. Các ý kiến phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.",
"Điều 25 Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp mới nhất\nChế độ bồi dưỡng giám định tư pháp\n1. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp quy định tại Điều 37 của Luật giám định tư pháp được áp dụng đối với những đối tượng sau đây:\na) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện giám định tư pháp;\nb) Người giúp việc cho người giám định tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm: Trợ lý, kỹ thuật viên, y công, cán bộ kỹ thuật hình sự trong trường hợp tham gia khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi và những người khác do Thủ trưởng tổ chức được trưng cầu giám định phân công hoặc do người giám định tư pháp chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định chỉ định;\nc) Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm có mặt, thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.\n2. Trường hợp tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định thì tổ chức đó có trách nhiệm trả tiền bồi dưỡng giám định cho các đối tượng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này từ chi phí giám định tư pháp đã thu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định.\nCơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định trả tiền bồi dưỡng giám định cho các đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này từ kinh phí hoạt động điều tra, truy tố và xét xử được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Cơ quan tiến hành tố tụng.\n3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể mức bồi dưỡng giám định tư pháp.",
"Điều 77 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng mới nhất\nSát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n1. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo\nMẫu số 02 Phụ lục IV Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.\n2. Việc sát hạch được tiến hành định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất do thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thông báo kết quả xét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, thời gian, địa điểm sách hạch trước thời gian tổ chức sát hạch ít nhất 03 ngày làm việc.\n3. Nội dung sát hạch bao gồm phần câu hỏi về kiến thức pháp luật và phần câu hỏi về kiến thức chuyên môn. Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề còn thời hạn sử dụng thì khi tham dự sát hạch được miễn nội dung về kiến thức chuyên môn đối với lĩnh vực hành nghề ghi trên chứng chỉ.\nCá nhân đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì không yêu cầu sát hạch.\n4. Kết quả sát hạch được bảo lưu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày sát hạch để làm căn cứ xét cấp chứng chỉ hành nghề.\n5. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm bố trí địa điểm tổ chức sát hạch đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể như sau:\na) Địa điểm tổ chức sát hạch phải bố trí khu vực thực hiện sát hạch và khu vực chờ, hướng dẫn sát hạch;\nb) Khu vực thực hiện sát hạch có diện tích tối thiểu đủ để bố trí bàn ghế và ít nhất 10 máy tính để thực hiện sát hạch;\nc) Hệ thống máy tính phải ở trạng thái làm việc ổn định, được kết nối theo mô hình mạng nội bộ (mạng LAN), kết nối với máy in và kết nối mạng Internet. Đường truyền mạng Internet phải có lưu lượng tín hiệu truyền dẫn đủ đáp ứng cho số lượng hệ thống máy tính tại khu vực thực hiện sát hạch bảo đảm ổn định, không bị gián đoạn trong suốt quá trình thực hiện sát hạch;\nd) Hệ thống camera quan sát: Có bố trí camera quan sát có độ phân giải tối thiểu 1280 x 720 (720P), đảm bảo quan sát được khu vực thực hiện sát hạch và có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian tối thiểu 30 ngày, kể từ ngày tổ chức sát hạch;\nđ) Hệ thống âm thanh: Có tối thiểu 01 bộ loa phóng thanh để thông báo công khai các thông tin về quá trình sát hạch;\ne) Máy in: Được bố trí tối thiểu 01 chiếc phục vụ in Phiếu kết quả sát hạch và 01 máy in dự phòng sử dụng trong trường hợp cần thiết;\ng) Phần mềm sát hạch do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng chuyển giao, sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.\n6. Cá nhân thực hiện nộp chi phí khi tham gia sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng chi phí sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng.",
"Điều 44 Nghị định 27/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đo đạc và bản đồ mới nhất\nSát hạch xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề\n1. Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ quy định như sau:\na) Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại khoản 5 Điều 53 của Luật Đo đạc và bản đồ thành lập Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ để tổ chức đánh giá hồ sơ, tổ chức sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức pháp luật của cá nhân đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề;\nb) Thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định thành phần, của Hội đồng, trong đó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này. Các ủy viên khác tham gia Hội đồng là công chức, viên chức có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung xét cấp chứng chỉ hành nghề và chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc nội dung xét cấp chứng chỉ hành nghề do Chủ tịch Hội đồng mời. Hội đồng có số lượng thành viên là 05 người;\nc) Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hoạt động làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, theo Quy chế làm việc do Thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ ban hành.\n2. Nội dung sát hạch bao gồm:\na) Sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật;\nb) Việc sát hạch thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm trong thời gian 45 phút;\nc) Đề thi sát hạch gồm 40 câu hỏi, trong đó có 24 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp và 16 câu hỏi về kiến thức pháp luật có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; các câu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi do cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;\nd) Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểm tối đa cho phần kinh nghiệm nghề nghiệp là 60 điểm, điểm tối đa cho phần kiến thức pháp luật là 40 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch từ 80 điểm trở lên thì đạt yêu cầu xét cấp chứng chỉ hành nghề.\nTrường hợp cá nhân được miễn sát hạch một trong hai phần sát hạch thì kết quả sát hạch phần còn lại phải đạt 80% trở lên số điểm tối đa của phần sát hạch;\nđ) Việc sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp thực hiện cho từng nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 42 Nghị định này;\ne) Việc sát hạch kiến thức pháp luật chỉ thực hiện một lần trong kỳ sát hạch.\n3. Các cá nhân được miễn sát hạch bao gồm:\na) Miễn sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp đối với đo đạc bản đồ viên hạng II hoặc tương đương trở lên;\nb) Miễn sát hạch kiến thức pháp luật về đo đạc và bản đồ đối với cá nhân có trình độ đại học trở lên chuyên ngành luật; cá nhân là Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký Ban soạn thảo, Tổ biên tập của ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội hoặc Chính phủ.\n4. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ tổ chức xét cấp chứng chỉ không quá 03 lần trong một năm, thời gian tổ chức sát hạch, xét cấp chứng chỉ được thông báo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình trước 30 ngày tổ chức sát hạch, xét cấp chứng chỉ.\n5. Trước thời gian tổ chức sát hạch 10 ngày, Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề thông báo bằng văn bản và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức và mã số dự sát hạch của từng cá nhân.\n6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tổ chức sát hạch, Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ đăng tải kết quả sát hạch và xét cấp chứng chỉ hành nghề trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.",
"Điều 47 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chữa cháy và Luật Phòng chữa cháy sửa đổi\nVăn bằng, chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy và điều kiện đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy\n1. Văn bằng về phòng cháy và chữa cháy gồm:\na) Bằng đại học chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy.\nb) Bằng cao đẳng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy.\nc) Bằng trung cấp chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy.\n2. Chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy gồm:\na) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.\nb) Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.\nc) Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy.\nd) Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy.\nđ) Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.\ne) Chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy.\n3. Điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:\na) Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng.\nb) Cá nhân để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:\n- Có trình độ đại học về phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;\n- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm định hoặc tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy và đã tham gia thực hiện thiết kế ít nhất 05 công trình.\nc) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:\n- Có trình độ trung cấp về phòng cháy và chữa cháy trở lên hoặc trình độ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn giám sát và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;\n- Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công hoặc giám sát thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.\nd) Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:\n- Có trình độ trung cấp về phòng cháy và chữa cháy trở lên hoặc trình độ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;\n- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.\n4. Cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện sau đây:\na) Có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.\nb) Đã thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 công trình.",
"Điều 43 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy mới nhất\nVăn bằng, chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy và điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy\n1. Văn bằng về phòng cháy và chữa cháy:\na) Bằng tiến sĩ ngành phòng cháy và chữa cháy;\nb) Bằng thạc sĩ và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;\nc) Bằng cử nhân và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;\nd) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành phòng cháy và chữa cháy;\nđ) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành phòng cháy và chữa cháy.\n2. Chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:\na) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;\nb) Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy: Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy.\n3. Điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:\na) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phải qua bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.\nChứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy do cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc;\nb) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:\nCó trình độ cao đẳng trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;\nĐã tham gia thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.\nc) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:\nCó trình độ cao đẳng trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;\nd) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:\nCó trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ trung cấp trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;\nĐã tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;\nCó Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.\nđ) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:\nCó trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ trung cấp trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;\nĐã tham gia thực hiện thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.\n4. Cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện sau đây:\na) Có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phù hợp với chức danh đảm nhiệm;\nb) Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.\n5. Ngành phù hợp quy định tại Điều 41 và Điều này bao gồm các mã nhóm ngành đào tạo: Kiến trúc và quy hoạch; xây dựng; quản lý xây dựng (trừ mã ngành kinh tế xây dựng); công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng; công nghệ kỹ thuật cơ khí; công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; công nghệ dầu khí và khai thác; kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật (trừ mã ngành kỹ thuật in); kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (trừ mã ngành kỹ thuật y sinh) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo."
] |
Hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm những gì? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 26 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nĐiều kiện thực hiện sát hạch đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc\n1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc được công nhận đủ điều kiện thực hiện sát hạch phải đáp ứng điều kiện sau:\na) Bảo đảm yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật Kiến trúc;\nb) Có quyết định công nhận đủ điều kiện thực hiện sát hạch đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc;\nc) Đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc theo các nội dung tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;\nd) Cơ sở đào tạo về kiến trúc từ bậc đại học trở lên.\n2. Hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện tổ chức thực hiện sát hạch:\na) Đơn đề nghị công nhận đủ điều kiện tổ chức sát hạch gửi tới Bộ Xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Bản thuyết minh về khả năng đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật Kiến trúc;\nc) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động và phê duyệt điều lệ của tổ chức.\n3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Xây dựng xem xét và ban hành Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề. Quyết định công nhận được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc từ bậc đại học trở lên và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định."
] | [
"Điều 13 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nNội dung quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn\n1. Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn gồm các nội dung chủ yếu sau đây:\na) Quy định phạm vi tổng thể, ranh giới lập quy chế;\nb) Định hướng chung về kiến trúc, cảnh quan đối với toàn điểm dân cư nông thôn;\nc) Xác định yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc tại điểm dân cư nông thôn theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Nghị định này;\nd) Quy định cụ thể tại khu vực trung tâm, dọc tuyến đường liên xã, trục đường chính, đường liên thôn, cảnh quan khu vực bảo tồn; các khu vực tập trung làng xóm, các khu vực phát triển dọc tuyến đường, tuyến sông, mặt nước;\nđ) Quy định đối với công trình công cộng: kiến trúc công sở, cơ sở y tế, giáo dục, công trình văn hóa, thể thao;\ne) Quy định đối với công trình nhà ở: xây dựng theo các chỉ tiêu được quy định trong quy hoạch xây dựng nông thôn được phê duyệt;\ng) Quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 14 của Luật Kiến trúc và điểm d khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.\n2. Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn được lập riêng theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc được tích hợp nội dung vào đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.\n2. Mẫu hướng dẫn lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn được quy định tại mục 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.",
"Điều 7 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nThời gian lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc\n1. Thời gian lập quy chế quản lý kiến trúc: Đối với thành phố trực thuộc trung ương không quá 15 tháng; đối với các trường hợp còn lại không quá 12 tháng, kể từ thời điểm được giao lập quy chế.\n2. Thời gian thẩm định quy chế quản lý kiến trúc: Đối với thành phố trực thuộc trung ương không quá 30 ngày; đối với các trường hợp còn lại không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.\n3. Thời gian phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc không quá 10 ngày, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.",
"Điều 2 Thông tư 38/2022/TT-BTC mức thu nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng mới nhất\nNgười nộp lệ phí\nTổ chức khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc; nhà thầu nước ngoài khi nhận giấy phép hoạt động xây dựng phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này.",
"Điều 14 Thông tư 04/2002/TT-BYT hướng dẫn việc xét cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược\nHồ sơ đề nghị cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề gồm:\n1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề:\na) Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề.\nb) Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn (bản sao hợp pháp).\nc) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc Thủ trưởng cơ quan nơi người đó đang công tác.\nd) Giấy chứng nhận thời gian thực hành do Thủ trưởng đơn vị nơi thực hành ký và đóng dấu.\ne) Giấy khám sức khỏe do trung tâm y tế quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh trở lên cấp.\nf) Bản cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành luật; pháp lệnh và các quy chế chuyên môn có liên quan.\ng) Giấy cho phép hành nghề ngoài giờ của Thủ trưởng đơn vị nếu người xin cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước.\nh) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để đăng ký bệnh viện, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phải có xác nhận không đang là công chức nhà nước.\ni) Có 3 ảnh chân dung cỡ 3 cm x 4 cm.\n2. Hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề:\na) Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề.\nb) Giấy khám sức khỏe do trung tâm y tế quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh trở lên cấp.\nc) Giấy cho phép tiếp tục hành nghề ngoài giờ của Thủ trưởng đơn vị nếu người xin cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước.\nd) Giấy xác nhận của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh đã qua các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh tổ chức.\nB. THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ",
"Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BXD chuyển đổi vị trí công chức không giữ chức vụ lãnh đạo lĩnh vực xây dựng mới nhất\nDanh mục vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực xây dựng tại chính quyền địa phương phải thực hiện định kỳ chuyển đổi\n1. Cấp giấy phép trong lĩnh vực xây dựng:\na) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;\nb) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam;\nc) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới công trình; cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo công trình; cấp giấy phép di dời công trình;\nd) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc; công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam;\nđ) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;\ne) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng;\ng) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.\n2. Thẩm định dự án xây dựng:\na) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh;\nb) Thẩm định, thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở;\nc) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.\n3. Quản lý quy hoạch xây dựng:\na) Thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng;\nb) Thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng.\n4. Quản lý, giám sát chất lượng các công trình xây dựng:\na) Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng;\nb) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình xây dựng; cho ý kiến về các công trình hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp.\n5. Thẩm định, lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, điều phối, đền bù, giải phóng mặt bằng."
] |
Nộp hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị nhà chung cư tới cơ quan nào? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư liên quan đến quản lý sử dụng nhà chung cư mới nhất\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 như sau:\n1. Khoản 1 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“1. Quy chế này áp dụng đối với nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp dùng để ở và sử dụng vào các mục đích khác (bao gồm căn hộ dùng để ở, cơ sở lưu trú du lịch, công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng và các công trình khác) theo quy định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 (sau đây gọi chung là Luật Nhà ở), bao gồm:\na) Nhà chung cư thương mại;\nb) Nhà chung cư xã hội, trừ nhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều này;\nc) Nhà chung cư phục vụ tái định cư;\nd) Nhà chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước đã được cải tạo, xây dựng lại;\nđ) Nhà chung cư sử dụng làm nhà ở công vụ.”\n2. Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“2. Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được thực hiện trên cơ sở tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái pháp luật về nhà ở, pháp luật có liên quan và đạo đức xã hội”.\n3. Bổ sung thêm Khoản 8 Điều 4 như sau:\n“8. Khuyến khích chủ đầu tư, Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành, chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong quá trình quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư.”\n4. Điều 5\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 5. Lập, bàn giao và lưu trữ hồ sơ nhà chung cư\n1. Chủ sở hữu nhà chung cư phải lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Luật Nhà ở.\n2. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ công trình nhà chung cư theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà chung cư không còn hồ sơ lưu trữ thì phải lập lại hồ sơ hoàn công của công trình nhà chung cư theo quy định của pháp luật.\n3. Việc lưu trữ và bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư được thực hiện theo quy định sau đây:\na) Chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này; trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư (đối với trường hợp không phải thành lập Ban quản trị) có văn bản yêu cầu bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao 02 bộ hồ sơ sao y từ bản chính cho Ban quản trị. Hồ sơ bàn giao cho Ban quản trị gồm:\n- Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo) theo quy định của pháp luật về xây dựng.\n- Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình của nhà sản xuất.\n- Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình.\n- Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình nhà chung cư của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.\n- Bản vẽ mặt bằng khu vực để xe do chủ đầu tư lập trên cơ sở hồ sơ dự án và thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó phân định rõ khu vực để xe cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư (bao gồm chỗ để xe thuộc sở hữu chung, chỗ để xe ô tô) và khu vực để xe công cộng;\nb) Sau khi nhận bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư quy định tại Điểm a Khoản này từ chủ đầu tư, Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm lưu trữ và quản lý hồ sơ này tại nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc văn phòng của Ban quản trị (nếu có) hoặc tại địa điểm mà Hội nghị nhà chung cư thống nhất; trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của Luật Nhà ở thì Ban quản trị nhà chung cư phải cung cấp một bộ hồ sơ đã nhận bàn giao của chủ đầu tư cho đơn vị quản lý vận hành, trừ trường hợp đơn vị quản lý vận hành là chủ đầu tư.\nTrường hợp đơn vị quản lý vận hành không còn thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư thì phải bàn giao lại hồ sơ này cho Ban quản trị;\nc) Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điểm a Khoản này mà chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư thì Ban quản trị nhà chung cư có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có nhà chung cư (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ.\nTrong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ban quản trị nhà chung cư, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải kiểm tra, nếu chủ đầu tư chưa bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư theo quy định thì phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao hồ sơ; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện mà chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng nhà ở và buộc phải bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư cho Ban quản trị;\nd) Trường hợp chủ đầu tư bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư theo đúng quy định mà Ban quản trị không nhận thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bàn giao, chủ đầu tư báo cáo về việc Ban quản trị không nhận bàn giao và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư tiếp nhận hồ sơ này. Ban quản trị phải chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan xảy ra khi không nhận bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư theo quy định của pháp luật.\n4. Trước khi bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư, chủ đầu tư và Ban quản trị nhà chung cư hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư phải thực hiện việc kiểm đếm trang thiết bị, phân định thực tế phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở; việc bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư và bàn giao thực tế hiện trạng phải được lập thành biên bản có xác nhận của các bên. Trường hợp không thực hiện được việc kiểm đếm trang thiết bị, phân định rõ phần sở hữu chung thì chủ đầu tư và Ban quản trị lập biên bản ghi nhận hiện trạng thiết bị, hiện trạng quản lý sử dụng phần diện tích sở hữu chung của nhà chung cư.”\n5. Điều 13\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 13. Hội nghị nhà chung cư lần đầu\n1. Điều kiện để tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu được quy định như sau:\na) Hội nghị của tòa nhà chung cư phải được tổ chức trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua); trường hợp quá thời hạn quy định tại Điểm này mà tòa nhà chung cư chưa có đủ 50% số căn hộ được bàn giao thì hội nghị nhà chung cư được tổ chức sau khi có đủ 50% số căn hộ được bàn giao;\nb) Hội nghị của cụm nhà chung cư được tổ chức khi có tối thiểu 50% số căn hộ của mỗi tòa nhà trong cụm đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua) và có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ của từng tòa nhà đã nhận bàn giao đưa vào sử dụng đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư.\n2. Điều kiện về số lượng người tham dự cuộc họp hội nghị nhà chung cư lần đầu được quy định như sau:\na) Đối với hội nghị của tòa nhà chung cư thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Trường hợp không đủ số người tham dự quy định tại Điểm này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức họp hội nghị được ghi trong thông báo mời họp, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà chung cư (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) tổ chức hội nghị nhà chung cư;\nb) Đối với hội nghị của cụm nhà chung cư thì phải đảm bảo số lượng đã đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này tham dự; trường hợp không đủ số người tham dự theo quy định thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức họp hội nghị được ghi trong thông báo mời họp, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị nhà chung cư, trừ trường hợp tòa nhà trong cụm tổ chức họp hội nghị nhà chung cư riêng theo quy định tại Điểm a Khoản này.\n3. Chủ đầu tư (nếu là nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu) hoặc chủ sở hữu (nếu là nhà chung cư có một chủ sở hữu) có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung họp, thông báo thời gian, địa điểm và tổ chức họp hội nghị chính thức cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư. Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu có thể tổ chức họp trù bị để chuẩn bị các nội dung cho hội nghị nhà chung cư chính thức. Nội dung chuẩn bị tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu bao gồm các công việc sau đây:\na) Kiểm tra, xác định tư cách đại diện chủ sở hữu căn hộ tham dự hội nghị; trường hợp ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền bao gồm các nội dung sau: Họ, tên và số điện thoại liên hệ (nếu có) của người ủy quyền và người được ủy quyền, địa chỉ căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư của người ủy quyền, các nội dung ủy quyền liên quan đến hội nghị nhà chung cư, quyền và trách nhiệm của các bên ủy quyền và được ủy quyền, văn bản ủy quyền phải có đầy đủ chữ ký của người ủy quyền và người được ủy quyền;\nb) Dự thảo quy chế họp hội nghị nhà chung cư;\nc) Dự kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư (nếu có);\nd) Dự thảo quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư, đề xuất tên gọi của Ban quản trị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Quy chế này, đề xuất danh sách, số lượng thành viên Ban quản trị, dự kiến Trưởng ban, Phó ban quản trị (nếu nhà chung cư thuộc diện phải có Ban quản trị); dự kiến kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị;\nđ) Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì cần chuẩn bị thêm các nội dung, bao gồm đề xuất mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, dự thảo kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, đề xuất đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành nhưng chủ đầu tư không có chức năng, năng lực quản lý vận hành hoặc có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhưng không tham gia quản lý vận hành và không ủy thác cho đơn vị khác quản lý vận hành; trường hợp nhà chung cư phải có Ban quản trị thì phải đề xuất mô hình hoạt động của Ban quản trị, dự thảo quy chế hoạt động và quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;\ne) Thông báo giá dịch vụ phải trả phí như bể bơi, phòng tập, sân tennis, khu spa, siêu thị và các dịch vụ khác (nếu có);\ng) Các đề xuất khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư cần báo cáo hội nghị nhà chung cư lần đầu.\n4. Hội nghị nhà chung cư lần đầu quyết định các nội dung sau đây:\na) Quy chế họp hội nghị nhà chung cư (bao gồm họp lần đầu, họp thường niên và họp bất thường);\nb) Quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư, tên gọi của Ban quản trị, số lượng, danh sách thành viên Ban quản trị, Trưởng ban, Phó ban quản trị (nếu nhà chung cư có thành lập Ban quản trị); kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị;\nc) Sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư (nếu có);\nd) Các nội dung quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều này; đối với giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở quy định của Quy chế này và thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành;\nđ) Các khoản kinh phí mà chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng góp trong quá trình sử dụng nhà chung cư;\ne) Các nội dung khác có liên quan.\n5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu khi có một trong các trường hợp sau đây:\na) Nhà chung cư đã được bàn giao đưa vào sử dụng quá thời hạn 12 tháng và đã có đủ 50% số căn hộ được bàn giao theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này nhưng chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư và có đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị;\nb) Trường hợp không đủ số người tham dự theo quy định tại Khoản 2 Điều này;\nc) Chủ đầu tư chấm dứt hoạt động do bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu thì kinh phí tổ chức hội nghị này do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp.\n6. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ hoặc nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư theo quy định tại Khoản 5 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu. Kết quả của hội nghị nhà chung cư lần đầu do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức có giá trị áp dụng đối với các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư như hội nghị nhà chung cư do chủ đầu tư tổ chức.”\n6. Điều 16\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 16. Thành phần tham dự và việc biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư\n1. Đối với nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư bao gồm đại diện chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư tham dự.\n2. Đối với nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư được quy định như sau:\na) Trường hợp tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu thì thành phần tham dự bao gồm đại diện chủ đầu tư, đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao, đại diện đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư (nếu có) và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã;\nb) Trường hợp tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường và hội nghị nhà chung cư thường niên thì thành phần tham dự bao gồm đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao, đại diện chủ đầu tư (nếu chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư), đại diện đơn vị quản lý vận hành (nếu nhà chung cư phải thuê đơn vị quản lý vận hành) và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã.\n3. Quyền biểu quyết tại hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được tính theo diện tích sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ, chủ sở hữu phần diện tích khác trong nhà chung cư theo nguyên tắc 1 m2 diện tích sở hữu riêng tương đương với 01 phiếu biểu quyết.\n4. Chủ sở hữu căn hộ hoặc chủ sở hữu phần diện tích khác trong nhà chung cư được ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư đó hoặc người đang sử dụng nhà chung cư đó tham dự họp và thay mặt chủ sở hữu biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư.\nĐối với các căn hộ thuộc sở hữu nhà nước (bao gồm cả đối với căn hộ chưa có người sử dụng và căn hộ đã có người sử dụng) thì cơ quan đại diện chủ sở hữu dự họp và thực hiện quyền biểu quyết. Trường hợp các căn hộ đang có người sử dụng mà cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền cho người sử dụng tham gia dự họp thì người sử dụng căn hộ tham dự họp và thực hiện biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư đối với phần diện tích căn hộ đang sử dụng.\n5. Mọi quyết định của hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thông qua theo nguyên tắc đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu; nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các thành viên chủ trì và thư ký cuộc họp hội nghị nhà chung cư.”\n7. Khoản 5 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“5. Các thành viên Ban quản trị nhà chung cư chịu trách nhiệm thực hiện các công việc theo phân công tại quy chế hoạt động của Ban quản trị đã được hội nghị nhà chung cư thông qua.”\n8. Khoản 7 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“7. Mức thù lao của các thành viên Ban quản trị nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp theo quyết định của hội nghị nhà chung cư. Hội nghị nhà chung cư có thể tham khảo mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước để xem xét, quyết định về mức thù lao tương xứng với trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên Ban quản trị trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng tòa nhà, cụm nhà chung cư và từng địa phương, trừ trường hợp thành viên Ban quản trị từ chối nhận thù lao.\nTrường hợp nhà chung cư có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này thì chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư có trách nhiệm đóng thù lao qua đơn vị này để chi trả cho các thành viên Ban quản trị; khoản tiền này không phải hạch toán vào hoạt động kinh doanh của đơn vị quản lý vận hành. Nếu nhà chung cư không có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này thì thù lao này do Ban quản trị nhà chung cư thu và chi trả cho từng thành viên.”\n9. Khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“2. Khuyến khích các thành viên Ban quản trị nhà chung cư tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư do các cơ sở đủ điều kiện thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư đã được Bộ Xây dựng công nhận theo quy định.”\n10. Khoản 2 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị của Ban quản trị nhà chung cư, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra và ban hành Quyết định công nhận hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư kiểm tra hồ sơ và ban hành Quyết định công nhận Ban quản trị nhà chung cư.”\n11. Bổ sung thêm Điểm e Khoản 3 Điều 22 như sau:\n“e) Thay thế Quyết định công nhận trước đó (nếu có).”\n12. Khoản 4 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“4. Sau khi có Quyết định công nhận Ban quản trị của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản trị được công nhận có trách nhiệm lập tài khoản hoạt động của Ban quản trị; trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị phải lập tài khoản quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và đăng ký con dấu theo quy định của pháp luật về đăng ký quản lý con dấu (tên Ban quản trị nhà chung cư khắc trên con dấu phải trùng với tên Ban quản trị đã được công nhận), trừ trường hợp Ban quản trị đã có con dấu và có tài khoản được lập theo quy định.”\n13. Khoản 5 Điều 22 được bổ sung như sau:\n\"5. Ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu được hoạt động kể từ khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận. Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được hoạt động kể từ khi có con dấu được đăng ký theo quy định của pháp luật và có các tài khoản được lập theo quy định của Quy chế này.\nĐối với Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu đã có con dấu, có tài khoản được lập theo quy định mà không thuộc trường hợp đổi tên Ban quản trị thì phải có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng nơi đã mở tài khoản kèm theo bản sao có chứng thực quyết định công nhận Ban quản trị để thực hiện các giao dịch với tổ chức tín dụng theo quy định.”\n14. Điểm a Khoản 2 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“a) Mô hình hoạt động của Ban quản trị; mối quan hệ giữa các thành viên Ban quản trị, giữa Ban quản trị với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư.”\n15. Khoản 2 Điều 25 được sửa đổi như sau:\n“2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì các đề xuất sau đây chỉ được thông qua khi có tối thiểu 50% tổng số thành viên của Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư tán thành:\na) Đề xuất thay đổi đơn vị quản lý vận hành;\nb) Quyết định lựa chọn đơn vị thực hiện bảo trì;\nc) Đề xuất thay đổi giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;\nd) Các đề xuất, yêu cầu của Ban quản trị đối với chủ đầu tư trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư;\nđ) Các trường hợp khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.”\n16. Khoản 3 Điều 25 được sửa đổi như sau:\n“3. Đối với quyết định chi tiêu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thực hiện biểu quyết theo quy định sau đây:\na) Trường hợp Ban quản trị tòa nhà chung cư quyết định việc bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư thì phải có tối thiểu 75% tổng số thành viên Ban quản trị đồng ý;\nb) Trường hợp Ban quản trị cụm nhà chung cư quyết định việc bảo trì phần sở hữu chung của cả cụm nhà chung cư thì phải có tối thiểu 75% tổng số thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư đồng ý; nếu chỉ bảo trì phần sở hữu chung của một hoặc một số tòa nhà trong cụm thì phải có tối thiểu 75% tổng số thành viên Ban quản trị là đại diện của một hoặc một số tòa nhà đó đồng ý.”\n17. Điểm c Khoản 2 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“c) Chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì đối với nhà chung cư có mục đích để ở có thể do một thành viên Ban quản trị hoặc nhiều thành viên Ban quản trị đứng tên đồng chủ tài khoản.\nChủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì đối với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp có tối thiểu là 03 thành viên Ban quản trị đứng tên đồng chủ tài khoản, số lượng thành viên tối đa do hội nghị nhà chung cư quyết định. Các thành viên tham gia đồng chủ tài khoản này phải có ít nhất 01 đại diện chủ sở hữu khu căn hộ, 01 đại diện chủ sở hữu diện tích khác (nếu có), 01 đại diện chủ đầu tư (nếu có) và một số thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định (nếu có).\nKỳ hạn gửi tiền và việc đứng tên đồng chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì quy định tại Khoản này được quy định trong quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư thông qua.”\n18. Điểm b Khoản 4 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“b) Đối với phần kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải nộp cho phần diện tích văn phòng, dịch vụ, thương mại thì chủ đầu tư chuyển phần kinh phí theo tỷ lệ đã thống nhất với người mua, thuê mua trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ quy định tại Khoản 5 Điều 108 của Luật Nhà ở sang tài khoản do Ban quản trị lập quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này để quản lý, bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà; đối với phần kinh phí còn lại thì chủ đầu tư được tự quản lý và sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.\nViệc thỏa thuận tỷ lệ đóng góp kinh phí bảo trì nêu trên có thể tham khảo theo nguyên tắc bằng tỷ lệ phần trăm (%) diện tích sàn xây dựng của từng khu chức năng trong tòa nhà chung cư tính trên tổng diện tích sàn xây dựng của tòa nhà chung cư đó.”\n19. Khoản 2 Điều 37 được bổ sung như sau:\n“2. Ban quản trị nhà chung cư phải thông báo công khai tại hội nghị nhà chung cư thông tin về tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì đã lập, không được thay đổi tài khoản này và định kỳ 06 tháng thông báo công khai trên bảng tin của nhà chung cư về các khoản chi tiêu tiền gửi kinh phí bảo trì (nếu có). Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải theo đúng quy định của Luật Nhà ở, Quy chế này và phải có sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định để theo dõi, quản lý.”\n20. Điểm k Khoản 1 Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“k) Ban quản trị có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư trong việc thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình liên quan đến quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này; chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.”\n21. Bổ sung Khoản 5 Điều 45 như sau:\n“5. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chủ đầu tư chưa thực hiện bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư thì thành phần hồ sơ công trình nhà chung cư để bàn giao được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 của quy chế này.”\n22. Khoản 2 Điều 48 được bổ sung như sau:\n“2. Quyết định công nhận hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư công nhận Ban quản trị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này; nhận bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 5 của Quy chế này.”\n23. Khoản 2 Điều 49 được bổ sung như sau:\n“2. Phối hợp với Ban quản trị nhà chung cư trên địa bàn, theo dõi, kiểm tra, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giải quyết.”\n24. Khoản 4 Điều 49 được bổ sung như sau:\n“4. Tổ chức hội nghị nhà chung cư và tham dự cuộc họp hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này; công nhận Ban quản trị nhà chung cư theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.”\n25. Thay thế cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp quận” tại Điểm c Khoản 4 Điều 21, Khoản 1 Điều 22 và Điều 48 bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp huyện” và thay thế cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp phường” tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 14, Khoản 5 Điều 15, Điểm b Khoản 1 Điều 39 và Điều 49 bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã”."
] | [
"Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BXD phân cấp công trình xây dựng\nSửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2016/TT-BXD)\n1. Bổ sung thêm Điều 1a vào sau",
"Điều 1 Quyết định 142/QĐ-BXD năm 2013 đính chính Thông tư 06/2012/TT-BXD\nĐính chính biểu số 17/BCĐP: Một số sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu tại phụ lục 1 Thông tư số 06/2012/TT-BXD ngày 10/10/2012 Quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành Xây dựng như sau:\n\nĐã in\n\nSửa lại\n\n6. Tấm lợp\n\n6. Tấm lợp\n\n6.1. Số lượng doanh nghiệp\n\nDN\n\n6.1. Số lượng doanh nghiệp\n\nDN\n\n6.2. Công suất thiết kế\n\nTriệu viên\n\n6.2. Công suất thiết kế\n\nTriệu m2\n\n6.3. Sản lượng\n\n6.3. Sản lượng\n\n- Sản xuất\n\nTriệu viên\n\n- Sản xuất\n\nTriệu m2\n\n- Tiêu thụ\n\nTriệu viên\n\n- Tiêu thụ\n\nTriệu m2\n",
"Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD bảo trì công trình xây dựng\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 26/2016/TT-BXD)\n1. Sửa đổi khoản 4, bổ sung khoản 5, khoản 6 Điều 6 như sau:\na) Sửa đổi khoản 4 như sau:\n“4. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Báo cáo được lập trong các trường hợp sau:\na) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng. Chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo. Nội dung chính của báo cáo được quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục V Thông tư này;\nb) Báo cáo khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng. Nội dung của báo cáo được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục V Thông tư này.”\nb) Bổ sung khoản 5, khoản 6 như sau:\n“5. Trách nhiệm và quyền hạn của giám sát trưởng\na) Tổ chức quản lý, điều hành toàn diện công tác giám sát thi công xây dựng theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, phù hợp với các nội dung của hợp đồng, phạm vi công việc được chủ đầu tư giao, hệ thống quản lý chất lượng và các quy định của pháp luật có liên quan;\nb) Phân công công việc, quy định trách nhiệm cụ thể và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của các giám sát viên;\nc) Thực hiện giám sát và ký biên bản nghiệm thu đối với các công việc phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghề được cấp trong trường hợp trực tiếp giám sát công việc xây dựng. Kiểm tra, rà soát và ký bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công xây dựng lập so với thực tế thi công theo quy định;\nd) Tham gia nghiệm thu và ký biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng (nếu có), gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng. Từ chối nghiệm thu khi chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình; thông báo cho chủ đầu tư lý do từ chối nghiệm thu bằng văn bản;\nđ) Chịu trách nhiệm trước tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình và trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện. Từ chối việc thực hiện giám sát bằng văn bản khi công việc xây dựng không tuân thủ quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật;\ne) Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình;\ng) Không chấp thuận các ý kiến, kết quả giám sát của các giám sát viên khi không tuân thủ giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật;\nh) Đề xuất với chủ đầu tư bằng văn bản về việc tạm dừng thi công khi phát hiện bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình;\ni) Kiến nghị với chủ đầu tư về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).\n6. Trách nhiệm và quyền hạn của giám sát viên\na) Thực hiện giám sát công việc xây dựng theo phân công của giám sát trưởng phù hợp với nội dung chứng chỉ hành nghề được cấp. Chịu trách nhiệm trước giám sát trưởng và pháp luật về các công việc do mình thực hiện;\nb) Giám sát công việc xây dựng theo giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt;\nc) Trực tiếp tham gia và ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng; kiểm tra, rà soát bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công xây dựng lập so với thực tế thi công đối với các công việc xây dựng do mình trực tiếp giám sát;\nd) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái với hợp đồng xây dựng đã được ký giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật;\nđ) Báo cáo kịp thời cho giám sát trưởng về những sai khác, vi phạm so với giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, biện pháp thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và quy định của pháp luật. Kiến nghị, đề xuất từ chối nghiệm thu công việc xây dựng với giám sát trưởng bằng văn bản;\ne) Đề xuất với giám sát trưởng bằng văn bản về việc tạm dừng thi công đối với trường hợp phát hiện bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, có khả năng gây sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xử lý;\ng) Đề xuất, kiến nghị với giám sát trưởng về việc tổ chức quan trắc, thí nghiệm, kiểm định hạng mục công trình, công trình xây dựng trong trường hợp cần thiết và các nội dung liên quan đến thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có).”\n2. Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 2, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 2 như sau:\n“b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;\nc) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của từng thành viên trong liên danh;”\nb) Bổ sung khoản 3 như sau:\n“3. Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng có nhiều nhà thầu chính tham gia thi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư có thể tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng với từng nhà thầu chính thi công xây dựng.”\n3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, bổ sung điểm d khoản 1, khoản 3a Điều 13 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:\n“3. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng có điều kiện khi còn một số công việc hoàn thiện cần được thực hiện sau theo quy định tại khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.\nChủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các công việc còn lại theo thiết kế được duyệt; quá trình thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của hạng mục công trình, công trình xây dựng đã được chấp thuận kết quả nghiệm thu.”.\nb) Bổ sung điểm d khoản 1 như sau:\n“d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3a Điều này.”\nc) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:\n“3a. Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP tổ chức kiểm tra các nội dung như sau:\na) Kiểm tra thực tế thi công xây dựng công trình so với giấy phép xây dựng đối với công trình phải cấp phép xây dựng, thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, biện pháp thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt;\nb) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;\nc) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan trong khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình;\nd) Kiểm tra các điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.”\n4. Sửa đổi khoản 2 Điều 14 Thông tư số 26/2016/TT-BXD như sau:\n“2. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được dự tính trong tổng mực đầu tư xây dựng công trình.\nDự toán chi phí quy định tại Khoản 1 Điều này được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình; địa điểm nơi xây dựng công trình; thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, chi phí quy định tại điểm c khoản 1 Điều này không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.”\n5. Bổ sung Điều 15a, Điều 15b vào sau Điều 15 Thông tư số 26/2016/TT-BXD\nnhư sau:\n“Điều 15a. Quản lý công tác thí nghiệm hiện trường trong quá trình thi công xây dựng công trình\n1. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra điều kiện năng lực, chấp thuận phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường do nhà thầu đề xuất đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đủ các phép thử thực hiện các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phục vụ quản lý chất lượng công trình trước khi tổ chức thi công xây dựng.\n2. Nhà thầu có trách nhiệm lập kế hoạch thí nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều này trình Chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thi công xây dựng công trình.\n3. Nội dung của kế hoạch thí nghiệm gồm:\na) Các thí nghiệm cần thực hiện; tần suất, số lượng các phép thử đối với từng loại thí nghiệm theo quy định của thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật và khối lượng công việc xây dựng;\nb) Quy định cụ thể về việc lấy Mẫu, bảo dưỡng, thực hiện thí nghiệm, lưu Mẫu và xử lý kết quả thí nghiệm;\nc) Quy định về trách nhiệm thực hiện của các nhà thầu, bộ phận giám sát của chủ đầu tư.\n4. Trong quá trình thi công xây dựng, bộ phận giám sát của chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ các hoạt động của phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường, cụ thể như sau:\na) Kiểm tra phòng thí nghiệm bao gồm: kiểm tra hồ sơ năng lực của thí nghiệm viên trực tiếp thực hiện thí nghiệm, kiểm tra quy trình thực hiện thí nghiệm và kiểm tra việc thực hiện hiệu chỉnh thiết bị thí nghiệm theo quy định;\nb) Kiểm tra trạm thí nghiệm hiện trường được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BXD ngày 25/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.\n5. Nhà thầu thí nghiệm có trách nhiệm thực hiện công tác thí nghiệm theo đúng kế hoạch thí nghiệm đã được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp có thay đổi, điều chỉnh, nhà thầu lập kế hoạch thí nghiệm điều chỉnh trình chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện.",
"Điều 69 Luật Nhà ở 2023 số 27/2023/QH15 mới nhất áp dụng 2024 mới nhất\nHồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bao gồm:\na) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án;\nb) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau đây: nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, đề xuất nhu cầu về sử dụng đất, đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có), thông tin về Giấy chứng nhận của các chủ sở hữu nhà chung cư, đề xuất ưu đãi đầu tư, biên bản lấy ý kiến về việc lựa chọn nhà đầu tư;\nc) Phương án bồi thường, tái định cư đã được chủ sở hữu nhà chung cư thống nhất với nhà đầu tư;\nd) Văn bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của chủ sở hữu nhà chung cư cho nhà đầu tư đối với trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 60 của Luật này;\nđ) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư, tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;\ne) Tài liệu liên quan khác (nếu có).\n2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư do cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh đề xuất bao gồm:\na) Tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án;\nb) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau đây: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, dự kiến nhu cầu sử dụng đất, đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có); hình thức lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; cơ chế, chính sách ưu đãi;\nc) Tài liệu liên quan khác (nếu có).\n3. Trường hợp dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư thì hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.\n4. Việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:\na) Nhà đầu tư được các chủ sở hữu nhà chung cư lựa chọn theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh;\nb) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm gửi lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan nhà nước liên quan về nội dung dự án;\nc) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị thẩm định, cơ quan được lấy ý kiến thẩm định có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước gửi cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh. Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;\nd) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư và chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; trường hợp không chấp thuận thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thông báo rõ lý do.\n5. Việc chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật này thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:\na) Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này và gửi lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước liên quan về nội dung dự án;\nb) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị thẩm định, cơ quan được lấy ý kiến thẩm định có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước gửi cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh. Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;\nc) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư; trường hợp không chấp thuận thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thông báo rõ lý do.\n6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.",
"Điều 69 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng mới nhất\nVi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với ban quản trị nhà chung cư\n1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không có văn bản yêu cầu chủ đầu tư để bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định;\nb) Chậm hoặc không có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định;\nc) Không có văn bản đề nghị chủ đầu tư chuyển giao kinh phí bảo trì theo quy định;\nd) Không có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế chủ đầu tư phải bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định;\nđ) Nhận bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư khi chưa có biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì theo quy định;\ne) Không bàn giao lại hồ sơ, sổ sách, giấy tờ đang quản lý cho Ban quản trị mới theo quy định.\n2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định;\nb) Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung;\nc) Tự quyết định mức giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư mà không thông qua hội nghị nhà chung cư;\nd) Không báo cáo hội nghị nhà chung cư về việc thu, chi theo quy định;\nđ) Thực hiện sai quy chế hoạt động hoặc quy chế thu chi tài chính đã được hội nghị nhà chung cư thông qua;\ne) Không lập tài khoản để nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của cả tòa chung cư theo quy định;\ng) Không thông báo công khai trên bảng tin của nhà chung cư về các khoản chi từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định;\nh) Không lập kế hoạch bảo trì hằng năm hoặc lập kế hoạch bảo trì hằng năm không đầy đủ nội dung theo quy định.\n3. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;\nb) Buộc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;\nc) Buộc có văn bản đề nghị chủ đầu tư chuyển giao kinh phí bảo trì theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;\nd) Buộc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế chủ đầu tư phải bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;\nđ) Buộc quyết toán số liệu kinh phí bảo trì trước khi nhận bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư với hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;\ne) Buộc bàn giao lại hồ sơ, sổ sách, giấy tờ đang quản lý cho Ban quản trị mới theo quy định với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;\ng) Buộc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;\nh) Buộc sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung nhà chung cư đúng công năng, mục đích quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;\ni) Buộc hủy bỏ quy định về giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư và tổ chức hội nghị nhà chung cư để thông qua giá dịch vụ quản lý, vận hành mới với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;\nk) Buộc báo cáo hội nghị nhà chung cư gần nhất về việc thu, chi theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;\nl) Buộc thực hiện theo quy chế hoạt động hoặc quy chế thu, chi tài chính đã được hội nghị nhà chung cư thông qua với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;\nm) Buộc lập tài khoản để nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;\nn) Buộc thông báo công khai trên bảng tin của nhà chung cư về các khoản chi từ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định với hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;\no) Buộc lập kế hoạch bảo trì hằng năm theo quy định với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này.",
"Điều 16 Nghị định 111/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng\nTổ chức đấu thầu\n1. Phát hành hồ sơ mời thầu\na) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách mời tham gia đấu thầu với giá bán được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu;\nb) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.\n2. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu\nNhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu, đăng ký tham gia đấu thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ xem xét khi nhận được văn bản thông báo này trước thời điểm đóng thầu.\n3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu\nBên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu đều được coi là không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng. Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều được coi là không hợp lệ.\n4. Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu\nKhi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị và bên mời thầu chỉ chấp thuận nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu; văn bản đề nghị rút hồ sơ dự thầu phải được gửi riêng biệt với hồ sơ dự thầu.\n5. Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật\na) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo ngày, giờ, địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. Bên mời thầu có thể mời đại diện các cơ quan liên quan đến tham dự lễ mở thầu;\nb) Bên mời thầu tiến hành mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng nhà thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:\n- Kiểm tra niêm phong;\n- Mở hồ sơ, đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu sau đây:\n+ Tên nhà thầu;\n+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;\n+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ;\n+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ (nếu có);\n+ Các thông tin khác có liên quan.\nBiên bản mở thầu cần được đại diện các nhà thầu, đại diện bên mời thầu, đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận.\nSau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.",
"Điều 147 Luật Nhà ở 2023 số 27/2023/QH15 mới nhất áp dụng 2024 mới nhất\nQuyền của Ban quản trị nhà chung cư\n1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền sau đây:\na) Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì sau khi Ban quản trị nhà chung cư được thành lập và có văn bản đề nghị bàn giao; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì;\nb) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định của Luật này và quyết định của Hội nghị nhà chung cư;\nc) Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;\nd) Được hưởng thù lao trách nhiệm và chi phí khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;\nđ) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban quản trị nhà chung cư;\ne) Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao hồ sơ nhà chung cư; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bàn giao hồ sơ nhà chung cư;\ng) Thực hiện công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái quy định của pháp luật.\n2. Đối với trường hợp nhà chung cư thuộc tài sản công thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quyền quy định tại điểm d và điểm g khoản 1 Điều này. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu khác thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quyền quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều này."
] |
Không sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc có được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc không? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 28 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nĐiều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:\na) Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;\nb) Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;\nc) Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n2. Điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:\na) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng;\nb) Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục;\nc) Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.\n3. Cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.\n4. Cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế về kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này."
] | [
"Điều 13 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nQuản lý công trình kiến trúc có giá trị\n1. Công trình kiến trúc có giá trị đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa được quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.\n2. Công trình kiến trúc có giá trị không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, đánh giá hằng năm, lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị để tổ chức quản lý.\n3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị quy định tại khoản 2 Điều này trước khi phê duyệt.\n4. Chủ sở hữu, người sử dụng công trình kiến trúc thuộc danh mục công trình kiến trúc có giá trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:\na) Được thụ hưởng lợi ích từ việc bảo vệ, giữ gìn, tu bổ và khai thác công trình;\nb) Được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí bảo vệ, giữ gìn, tu bổ công trình;\nc) Bảo vệ, giữ gìn, tu bổ các giá trị kiến trúc của công trình; bảo đảm an toàn của công trình trong quá trình khai thác, sử dụng;\nd) Không tự ý thay đổi hình thức kiến trúc bên ngoài, kết cấu và khuôn viên của công trình;\nđ) Khi phát hiện công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, có kết cấu kém an toàn cần thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương.\n5. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí đánh giá, phân loại công trình kiến trúc có giá trị; trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị.",
"Điều 1 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nPhạm vi điều chỉnh\nLuật này quy định về quản lý kiến trúc, hành nghề kiến trúc; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc.",
"Điều 12 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nThiết kế kiến trúc\n1. Chủ đầu tư công trình kiến trúc có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc.\n2. Thiết kế kiến trúc phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n3. Thiết kế kiến trúc phải tích hợp giải pháp kiến trúc với quy hoạch; phải xem xét toàn diện các yêu cầu về kinh tế - xã hội, công năng, kỹ thuật, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bản sắc văn hóa dân tộc và các yêu cầu khác đối với công trình; bảo đảm người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em dễ dàng tiếp cận sử dụng; bảo đảm bình đẳng giới.\n4. Hồ sơ thiết kế kiến trúc được sử dụng làm cơ sở cho thiết kế xây dựng sau khi được chủ đầu tư đánh giá, nghiệm thu.\n5. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết hồ sơ thiết kế kiến trúc.",
"Điều 3 Thông tư 08/2018/TT-BXD chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng năng lực hoạt động xây dựng\nTổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n1. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp mới, cấp lại đối với chứng chỉ hành nghề đã hết hạn sử dụng, điều chỉnh, bổ sung lĩnh vực, nâng hạng chứng chỉ hành nghề thì đề sát hạch bao gồm 05 câu hỏi về kiến thức pháp luật và 20 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp (kiến thức chuyên môn) có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian sát hạch tối đa là 30 phút, số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểm tối đa cho phần kinh nghiệm nghề nghiệp là 80 điểm, điểm tối đa cho phần kiến thức pháp luật là 20 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch phần kiến thức pháp luật tối thiểu 16 điểm và tổng điểm từ 80 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề.\n2. Trường hợp cá nhân được miễn sát hạch về kiến thức chuyên môn thì đề sát hạch bao gồm 10 câu về kiến thức pháp luật. Thời gian sát hạch tối đa là 12 phút. Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 40 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch từ 32 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề.\n3. Cá nhân đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì không yêu cầu sát hạch.\n4. Đối với cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nhưng chưa có kết quả sát hạch thì thời hạn xét cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP được tính kể từ thời điểm có kết quả sát hạch.\n5. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thông báo thời gian, địa điểm và danh sách cá nhân đủ/không đủ điều kiện sát hạch trước thời gian tổ chức sát hạch ít nhất 03 ngày.",
"Điều 25 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nChương trình, nội dung, hình thức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Hội Kiến trúc sư Việt Nam xây dựng, ban hành chương trình, tài liệu phục vụ sát hạch, bộ câu hỏi sát hạch sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.\n2. Nội dung Bộ câu hỏi sát hạch với số điểm tối đa là 100 phải phù hợp với khoản 2 Điều 26 Luật Kiến trúc, bao gồm:\na) 10 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp với số điểm tối đa là 40;\nb) 05 câu hỏi về kiến thức pháp luật với số điểm tối đa là 20;\nc) 05 câu hỏi về kiến thức chuyên môn với số điểm tối đa là 20;\nd) 05 câu hỏi về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề với số điểm tối đa là 20.\n3. Hình thức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc:\na) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc lần đầu, thực hiện sát hạch theo hình thức thi trắc nghiệm và vấn đáp. Việc sát hạch vấn đáp được thực hiện ngay sau khi có thông báo kết quả sát hạch trắc nghiệm, trong đó cá nhân sát hạch phải gắp thăm và trả lời tối đa 04 câu hỏi, mỗi câu hỏi về nội dung kiến thức và sự hiểu biết áp dụng trong hoạt động hành nghề kiến trúc phù hợp với nội dung Bộ câu hỏi sát hạch quy định tại khoản 2 Điều này;\nb) Cá nhân đề nghị cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc thực hiện sát hạch theo hình thức thi trắc nghiệm.\n4. Cá nhân đạt kết quả sát hạch phải có tổng số điểm từ 70 điểm trở lên, trong đó điểm sát hạch về kiến thức pháp luật phải đạt tối thiểu là 16 điểm; các phần còn lại phải đạt tối thiểu 50% số điểm theo quy định tại khoản 2 Điều này.\n5. Việc tổ chức sát hạch theo định kỳ 06 tháng một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu thực tế tại các địa điểm tổ chức sát hạch đủ điều kiện theo quy định. Trường hợp không tổ chức sát hạch được thì phải thông báo 01 lần tới cá nhân đăng ký sát hạch bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký.\n6. Cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm bản sao văn bằng đào tạo qua mạng trực tuyến, qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n7. Tổ chức, cơ quan tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc có trách nhiệm:\na) Thông báo kết quả sát hạch cho các cá nhân tham dự sát hạch sau 15 ngày, kể từ ngày sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc;\nb) Cấp giấy chứng nhận kết quả sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc cho cá nhân đạt yêu cầu sát hạch.\n8. Thời hạn có hiệu lực của kết quả sát hạch có giá trị tối đa 12 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận kết quả sát hạch. Trường hợp mất giấy chứng nhận kết quả sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì phải làm đơn đề nghị và được xét cấp lại.",
"Điều 3 Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước mới nhất\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc\n1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 25 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 3, bổ sung các khoản 3a, 3b, 3c và 3d vào sau khoản 3 như sau:\n“3. Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc lần đầu, thực hiện sát hạch gồm 02 phần: thi trắc nghiệm và thi vấn đáp. Thi vấn đáp được thực hiện ngay sau khi có thông báo kết quả thi trắc nghiệm đạt yêu cầu. Cá nhân thi vấn đáp phải gắp thăm và trả lời tối đa 04 câu hỏi, mỗi câu hỏi về nội dung kiến thức và sự hiểu biết áp dụng trong hoạt động hành nghề kiến trúc phù hợp với nội dung Bộ câu hỏi sát hạch quy định tại khoản 2 Điều này.\n3a. Việc sát hạch được thực hiện thông qua hình thức sát hạch trực tiếp hoặc sát hạch trực tuyến và phải tuân thủ yêu cầu, điều kiện quy định tại Nghị định này.\n3b. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, phần mềm sát hạch trực tuyến phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề:\na) Cơ sở tổ chức sát hạch trực tuyến phải bảo đảm yêu cầu về đường truyền internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp để cài đặt, vận hành hệ thống phần mềm sát hạch trực tuyến; có không gian lắp đặt các trang thiết bị phục vụ giám sát thí sinh sát hạch trực tuyến;\nb) Có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, lưu trữ dữ liệu điện tử và bảo mật thông tin cá nhân theo quy định khi tổ chức sát hạch trực tuyến;\nc) Phần mềm sát hạch có khả năng dừng bài thi khi phát hiện ra vi phạm trong quá trình sát hạch; trường hợp thí sinh giải trình được do nguyên nhân khách quan, cán bộ quản lý thi cho phép thực hiện thi lại;\nd) Phần mềm bảo đảm khả năng phục vụ sát hạch trực tuyến thông suốt trong quá trình sát hạch, có cơ chế đảm bảo tính toàn vẹn, khả năng bảo mật thông tin trước, trong và sau khi thực hiện sát hạch.\n3c. Quản lý sát hạch trực tuyến:\na) Việc theo dõi quá trình sát hạch được thực hiện thông qua camera của thiết bị tham dự sát hạch, phần mềm sát hạch trực tuyến và hệ thống thiết bị, màn hình giám sát tại cơ sở tổ chức sát hạch;\nb) Cán bộ quản lý thi có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính phù hợp của thiết bị, khu vực thi của người tham dự trước khi sát hạch.\n3d. Tổ chức, cơ quan tổ chức sát hạch quyết định lựa chọn hình thức sát hạch phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề; ban hành quy chế sát hạch trực tuyến, bảo đảm các yêu cầu quản lý, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, phần mềm sát hạch trực tuyến.”.\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:\n“5. Việc tổ chức sát hạch trực tiếp hoặc sát hạch trực tuyến được thực hiện theo định kỳ 06 tháng một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu thực tế. Trường hợp không tổ chức sát hạch được thì phải thông báo tới cá nhân đăng ký sát hạch bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký.”.\n2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 26 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau:\n“c) Đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc bằng hình thức trực tiếp theo các nội dung tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này trong trường hợp tổ chức sát hạch trực tiếp; đáp ứng yêu cầu quản lý, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, phần mềm sát hạch trực tuyến theo quy định tại khoản 3b, khoản 3c Điều 25 của Nghị định này trong trường hợp tổ chức sát hạch trực tuyến.”.\nb) Bổ sung khoản 4 như sau:\n“4. Trường hợp tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc đã được công nhận đủ điều kiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc mà tại thời điểm công nhận chỉ đề nghị một hình thức tổ chức sát hạch thì khi bổ sung hình thức tổ chức sát hạch phải tự bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất (đối với hình thức sát hạch trực tiếp), yêu cầu quản lý, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, phần mềm sát hạch (đối với hình thức sát hạch trực tuyến) và thông báo về Bộ Xây dựng để theo dõi, kiểm tra.”."
] |
Có phải thành lập Hội đồng khi xét gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc không? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 29 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nCấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Cá nhân đề nghị cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n2. Cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Thành phần Hội đồng gồm đại diện cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc hoặc cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc, chuyên gia về kiến trúc.\n3. Hội đồng và thành viên Hội đồng xét cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người quyết định thành lập hội đồng về nội dung tham mưu, tư vấn của mình.\n4. Thành viên Hội đồng xét cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; hội đồng tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.\n5. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc."
] | [
"Điều 16 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nHội đồng tư vấn về kiến trúc\n1. Hội đồng tư vấn về kiến trúc quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về kiến trúc và kiến trúc của một số công trình quan trọng.\n2. Hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực kiến trúc và kiến trúc của một số công trình quan trọng, công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn quản lý.\n3. Thành viên Hội đồng tư vấn về kiến trúc gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước về kiến trúc, chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến kiến trúc.\n4. Hội đồng và thành viên Hội đồng tư vấn về kiến trúc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người quyết định thành lập Hội đồng về nội dung tham mưu, tư vấn của mình.\n5. Thành viên Hội đồng tư vấn về kiến trúc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; Hội đồng tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.",
"Điều 5 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nBản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc\n1. Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc gồm đặc điểm, tính chất tiêu biểu, dấu ấn đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, nghệ thuật; thuần phong mỹ tục của các dân tộc; kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng, được thể hiện trong công trình kiến trúc, tạo nên phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam.\n2. Căn cứ đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa dân tộc của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và quy định nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc phù hợp với địa bàn quản lý.\n3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.",
"Điều 12 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nThiết kế kiến trúc\n1. Chủ đầu tư công trình kiến trúc có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc.\n2. Thiết kế kiến trúc phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n3. Thiết kế kiến trúc phải tích hợp giải pháp kiến trúc với quy hoạch; phải xem xét toàn diện các yêu cầu về kinh tế - xã hội, công năng, kỹ thuật, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bản sắc văn hóa dân tộc và các yêu cầu khác đối với công trình; bảo đảm người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em dễ dàng tiếp cận sử dụng; bảo đảm bình đẳng giới.\n4. Hồ sơ thiết kế kiến trúc được sử dụng làm cơ sở cho thiết kế xây dựng sau khi được chủ đầu tư đánh giá, nghiệm thu.\n5. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết hồ sơ thiết kế kiến trúc.",
"Điều 9 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nCác hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc\n1. Cản trở hoạt động quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.\n2. Lợi dụng hành nghề kiến trúc gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trật tự xã hội, môi trường sống, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.\n3. Đưa hối lộ, nhận hối lộ, thực hiện hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật trong hoạt động kiến trúc.\n4. Tiết lộ tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tin kinh doanh do khách hàng cung cấp, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.\n5. Xây dựng công trình kiến trúc không đúng với thiết kế kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép xây dựng.\n6. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kiến trúc.\n7. Cung cấp tài liệu, số liệu giả hoặc sai sự thật; lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.\n8. Gian lận trong việc sát hạch, cấp, sử dụng chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n9. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong quản lý kiến trúc.",
"Điều 28 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 số 40/2009/QH12\nThủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề\n1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều 27 của Luật này được nộp cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Sở Y tế.\n2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp cần xác minh đối với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 180 ngày; nếu không cấp chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.\n3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp lại chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.\n4. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội - nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề; đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề; xây dựng các tiêu chuẩn công nhận nội dung, hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục và điều kiện đối với các cơ sở thực hiện cập nhật kiến thức y khoa liên tục; quy định nội dung, hình thức và tổ chức kiểm tra để xác nhận bằng văn bản người biết tiếng Việt thành thạo và người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.\nGiám đốc Sở Y tế thành lập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội - nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn cho Giám đốc Sở Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề.\n5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.",
"Điều 6 Quyết định 91-BXD/ĐT Quy chế hành nghề kiến trúc sư\nKiến trúc sư hành nghề với chức danh Chủ nhiệm đồ án phải được Bộ Xây dựng xét cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ các điều kiện sau:\na) Có quyền công dân.\nb) Tốt nghiệp đại học với văn bằng kiến trúc sư.\nc) Có phẩm chất và năng lực sáng tạo kiến trúc, nắm vững luật lệ, chính sách, tiêu chuẩn qui phạm.\nd) Có năng lực tổ chức quản lý và điều hành công việc thiết kế.\ne) Có năng lực sáng tạo kiến trúc đã ít nhất có 5 năm trực tiếp sáng tạo kiến trúc và có những công trình được đánh giá có chất lượng, không có sai phạm chuyên môn, được tổ chức thiết kế và Hội Kiến trúc sư giới thiệu.",
"Điều 69 Thông tư 01/2004/TT-BYT hướng dẫn hành nghề y, dược tư nhân\nThẩm quyền cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân được quy định như sau:\n1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các hình thức sau:\na) Bệnh viện;\nb) Doanh nghiệp sản xuất thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, cơ sở bảo quản thuốc;\nc) Doanh nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế, cơ sở kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế, cơ sở bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế;\nd) Doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế;\nđ) Cơ sở y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế có vốn đầu tư nước ngoài.\nBộ Y tế thành lập các Hội đồng tư vấn với sự tham gia của Tổng hội Y, dược học Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Y học dự phòng Việt Nam để xem xét và trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân.\nĐối với các doanh nghiệp dược, vắc xin sinh phẩm y tế đã được cấp Giấy chứng nhận GMP, GSP, GLP và người đứng đầu hoặc người quản lý chuyên môn đã có Chứng chỉ hành nghề thì Cục Quản lý dược Việt Nam, Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS tổng hợp hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét để cấp hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, không cần phải tổ chức thẩm định và xin ý kiến của Hội đồng tư vấn.\n2. Giám đốc Sở Y tế cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các hình thức tổ chức hành nghề y, dược tư nhân, trừ các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.\nSở Y tế thành lập các Hội đồng tư vấn với sự tham gia của Hội Y học, Hội Dược học, Hội Đông y, Hội Y học dự phòng cấp tỉnh để xem xét và trình Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân.",
"Điều 25 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nChương trình, nội dung, hình thức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Hội Kiến trúc sư Việt Nam xây dựng, ban hành chương trình, tài liệu phục vụ sát hạch, bộ câu hỏi sát hạch sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.\n2. Nội dung Bộ câu hỏi sát hạch với số điểm tối đa là 100 phải phù hợp với khoản 2 Điều 26 Luật Kiến trúc, bao gồm:\na) 10 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp với số điểm tối đa là 40;\nb) 05 câu hỏi về kiến thức pháp luật với số điểm tối đa là 20;\nc) 05 câu hỏi về kiến thức chuyên môn với số điểm tối đa là 20;\nd) 05 câu hỏi về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề với số điểm tối đa là 20.\n3. Hình thức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc:\na) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc lần đầu, thực hiện sát hạch theo hình thức thi trắc nghiệm và vấn đáp. Việc sát hạch vấn đáp được thực hiện ngay sau khi có thông báo kết quả sát hạch trắc nghiệm, trong đó cá nhân sát hạch phải gắp thăm và trả lời tối đa 04 câu hỏi, mỗi câu hỏi về nội dung kiến thức và sự hiểu biết áp dụng trong hoạt động hành nghề kiến trúc phù hợp với nội dung Bộ câu hỏi sát hạch quy định tại khoản 2 Điều này;\nb) Cá nhân đề nghị cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc thực hiện sát hạch theo hình thức thi trắc nghiệm.\n4. Cá nhân đạt kết quả sát hạch phải có tổng số điểm từ 70 điểm trở lên, trong đó điểm sát hạch về kiến thức pháp luật phải đạt tối thiểu là 16 điểm; các phần còn lại phải đạt tối thiểu 50% số điểm theo quy định tại khoản 2 Điều này.\n5. Việc tổ chức sát hạch theo định kỳ 06 tháng một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu thực tế tại các địa điểm tổ chức sát hạch đủ điều kiện theo quy định. Trường hợp không tổ chức sát hạch được thì phải thông báo 01 lần tới cá nhân đăng ký sát hạch bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký.\n6. Cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm bản sao văn bằng đào tạo qua mạng trực tuyến, qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n7. Tổ chức, cơ quan tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc có trách nhiệm:\na) Thông báo kết quả sát hạch cho các cá nhân tham dự sát hạch sau 15 ngày, kể từ ngày sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc;\nb) Cấp giấy chứng nhận kết quả sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc cho cá nhân đạt yêu cầu sát hạch.\n8. Thời hạn có hiệu lực của kết quả sát hạch có giá trị tối đa 12 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận kết quả sát hạch. Trường hợp mất giấy chứng nhận kết quả sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì phải làm đơn đề nghị và được xét cấp lại."
] |
Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc có được cấp lại nữa không? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 30 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nThu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị thu hồi trong trường hợp sau đây:\na) Không còn đủ điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định tại Điều 28 của Luật này;\nb) Giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;\nc) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;\nd) Có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nđ) Bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.\n2. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc được cấp lại trong trường hợp sau đây:\na) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị mất hoặc hư hỏng;\nb) Thay đổi thông tin cá nhân được ghi trong chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n3. Trường hợp bị thu hồi, chứng chỉ hành nghề kiến trúc chỉ được cấp lại sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này hoặc sau 12 tháng kể từ ngày hết thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khi bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.\n4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc."
] | [
"Điều 2 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nĐối tượng áp dụng\nLuật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiến trúc trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.",
"Điều 17 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nThi tuyển phương án kiến trúc\n1. Thi tuyển phương án kiến trúc là việc tổ chức cuộc thi để chọn phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.\n2. Công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc bao gồm:\na) Công trình công cộng có quy mô cấp đặc biệt, cấp I;\nb) Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng; cầu trong đô thị từ cấp II trở lên, ga đường sắt nội đô từ cấp II trở lên; công trình tượng đài, công trình là biểu tượng về truyền thống, văn hóa và lịch sử của địa phương; công trình quan trọng, điểm nhấn trong đô thị và trên các tuyến đường chính được xác định trong đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.\n3. Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.\n4. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức thi tuyển phương án kiến trúc, quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.\n5. Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.\n6. Trên cơ sở phương án kiến trúc trúng tuyển, tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển được thực hiện các bước tiếp theo của dự án khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu.\n7. Thông tin về thi tuyển, hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và kết quả của cuộc thi phải được chủ đầu tư công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.\n8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.",
"Điều 80 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng mới nhất\nTrình tự cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\n1. Đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:\na) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 76 Nghị định này qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề;\nb) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề, gia hạn chứng chỉ; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 25 ngày đối với trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị;\nc) Đối với cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nhưng chưa có kết quả sát hạch thì thời hạn xét cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này được tính kể từ thời điểm có kết quả sát hạch.\n2. Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\na) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó có kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi;\nb) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi chứng chỉ cho cá nhân bị thu hồi và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình; đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định;\nc) Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải nộp lại bản gốc chứng chỉ hành nghề cho cơ quan ra quyết định thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi;\nd) Đối với trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng chỉ hành nghề bị thu hồi;\nđ) Trường hợp cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không nộp lại chứng chỉ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ hành nghề, gửi cho cá nhân bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của mình, đồng thời gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.",
"Điều 19 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 mới nhất\nCấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư\n1. Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 18 của Luật này khi có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này thì được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.\n2. Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 18 của Luật này thì chỉ được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này và một trong các điều kiện sau đây:\na) Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;\nb) Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị tước có thời hạn quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thời hạn đó đã hết;\nc) Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà sau khi chấp hành hình phạt đã được xoá án tích.\n3. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư không có thời hạn hoặc bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý thì không được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.\n4. Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật này.",
"Điều 10 Thông tư 18/2014/TT-BQP chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh giấy phép cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng\nHồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề\nHồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người bị mất, hỏng hoặc bị thu hồi:\n1. Trường hợp bị mất hoặc bị hỏng chứng chỉ hành nghề: Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 02 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và hai ảnh (04 cm x 06 cm) được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.\n2. Trường hợp bị thu hồi theo quy định tại Điểm c, đ, e và g Khoản 1 Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm:\na) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 02 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và hai ảnh (04 cm x 06 cm) được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.\nb) Các giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này, trừ giấy xác nhận quá trình thực hành;\nc) Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quân y có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng.\n3. Trường hợp bị thu hồi theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, ngoài các quy định tại Khoản 2 Điều này, cần phải có bản nhận xét của Chủ nhiệm quân y đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng về khả năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề."
] |
Lập, phê duyệt kế hoạch xây dựng lại nhà chung cư như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 10 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nLập, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Trường hợp lập, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cùng với thời điểm thực hiện lập, phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể lập chung vào kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương hoặc lập riêng kế hoạch này.\n2. Trường hợp địa phương điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển nhà ở mà phải thay đổi nội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở, kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.\n3. Trường hợp nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này đã có trong kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhưng chưa có trong Chương trình phát triển nhà ở của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư này, sau đó báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua điều chỉnh bổ sung dự án này vào Chương trình phát triển nhà ở của địa phương."
] | [
"Điều 8 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nYêu cầu, nội dung kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư\n1. Khi thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư, đơn vị, tổ chức được giao thực hiện phải căn cứ vào các nội dung, yêu cầu của việc kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của Nghị định này để kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư, đồng thời phải xác định rõ nhà chung cư không bị hư hỏng hoặc nhà chung cư bị hư hỏng thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.\n2. Trên cơ sở kết quả kiểm định quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị, tổ chức thực hiện kiểm định phải có báo cáo kết quả kiểm định gửi cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh. Trường hợp nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này\nthì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả kiểm định, làm cơ sở để thực hiện dự án theo quy hoạch được duyệt.\n3. Sau khi có báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải cải tạo, xây dựng lại quy định tại Điều 5 của Nghị định này biết, đồng thời công khai danh mục các nhà chung cư này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.",
"Điều 3 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nGiải thích từ ngữ\nTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Nhà chung cư là tòa nhà độc lập (block), có một hoặc một số đơn nguyên được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Nhà ở và được xây dựng trên một khu đất theo quy hoạch.\n2. Khu chung cư là khu nhà có từ 02 tòa nhà chung cư theo quy định tại khoản 1 Điều này trở lên và công trình xây dựng khác, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ (nếu có) được xây dựng trên một khu đất theo quy hoạch.\n3. Dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư là dự án tái định cư với mục đích nâng cấp chất lượng, mở rộng diện tích, điều chỉnh cơ cấu diện tích hiện có của nhà chung cư hoặc phá dỡ để xây dựng mới nhà chung cư và các công trình xây dựng khác (nếu có). Dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bao gồm dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư.\n4. Tái định cư tại chỗ là việc bố trí nhà ở, diện tích khác (nếu có) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư tại địa điểm cũ trong phạm vi dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.\n5. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được lựa chọn theo một trong các hình thức quy định tại Điều 14, Điều 15 của Nghị định này hoặc là tổ chức được Nhà nước giao theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này để triển khai thực hiện dự án.\n6. Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư (sau đây gọi chung là chủ sở hữu nhà chung cư).\nChủ sở hữu nhà chung cư là các tổ chức, cá nhân đã được cấp hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản khác gắn liền với đất qua các thời kỳ (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận), trừ trường hợp chủ sở hữu diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước.\n7. Người sử dụng nhà chung cư là chủ sở hữu đang trực tiếp sử dụng nhà chung cư hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hợp pháp căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư thông qua các hình thức thuê, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý sử dụng hoặc sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.",
"Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư mới nhất\nVốn đầu tư ra nước ngoài\n1. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.\n2. Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:\na) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;\nb) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;\nc) Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;\nd) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;\nđ) Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;\ne) Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.\n3. Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.\n4. Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.",
"Điều 10 Nghị định 69/2002/NĐ-CP quản xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước\nDoanh nghiệp có nợ lớn không đòi được\nDoanh nghiệp nhà nước có nợ phải thu quá lớn, không có khả năng thu hồi và không thể xử lý hết bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, do đó không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn thì phải tiến hành giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp cần thiết phải duy trì doanh nghiệp và doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả được cấp có thẩm quyền duyệt thì ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành quản lý có ý kiến gửi Bộ Tài chính xem xét bổ sung vốn điều lệ hoặc có biện pháp hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động bình thường. Trường hợp vượt thẩm quyền hoặc quá khả năng của ngân sách, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.\n",
"Điều 2 Quyết định 216/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư\n: Tổ chức thực hiện:\n1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các địa phương:\n- Chủ trì việc điều tra xã hội học các khu chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn bao gồm: Số hộ dân, nhân khẩu; tình hình thu nhập; nhu cầu cần cải tạo, xây dựng lại và nhu cầu tái định cư sau cải tạo, xây dựng lại; tình hình sở hữu nhà ở; điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; nguyên vọng và sự đồng thuận của các hộ dân cư tại đó.\n- Tổ chức công khai danh mục các khu nhà chung cư cũ cần cải tạo, xây dựng lại trên địa bàn để kêu gọi nhà đầu tư tham gia hoặc lựa chọn chủ đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;\n- Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát quy hoạch xây dựng đô thị, rà soát, đánh giá và phân loại chung cư cũ, trên cơ sở đó lập hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết các khu chung cư cũ xuống cấp; đề xuất điạ điểm xây dựng khu tạm cư khi phá dỡ, có kế hoạch cụ thể xây dựng lại chung cư cũ xuống cấp;\n- Lập, thẩm định phương án đền bù, giải phóng mặt bằng các khu chung cư đã có quy hoạch xây dựng chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng phương án tạm cư hoặc tái định cư;\n- Phối hợp với Sở Xây dựng xây dựng Quy chế cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn tỉnh.\n- Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình thực hiện gửi về Sở Xây dựng để Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.\n2. Đối với Uỷ ban Nhân dân thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và thị xã Uông Bí:\n- Khẩn trương lập kế hoạch thực hiện cải tạo, hoặc phá dỡ hoặc xây dựng lại các chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng; Có phương án chuẩn bị các khu tạm cư và tái định cư, đảm bảo có thể triển khai ngay trong quý II/2010 đối với những chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại trong năm 2010.\n- Tích cực tìm kiếm, kêu gọi các nhà đầu tư có đủ khả năng, năng lực tài chính và giải pháp tốt để ưu tiên đầu tư xây dựng lại các khu chung cư theo hướng công trình dịch vụ công cộng, kết hợp nhà ở trong năm 2010.\n3. Trách nhiệm của các Sở ban ngành:\n3.1. Sở Xây dựng:\n- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại quy hoạch được duyệt, chủ động đề xuất việc lập hoặc điều chỉnh quy hoạch các khu vực đô thị có chung cư cũ đã hư hỏng, xuống cấp, đảm bảo phù hợp với cảnh quan, tạo điểm nhấn đô, tổ chức thẩm định các phương án kiến trúc, đồ án quy hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ của các địa phương hoặc tổ chức có dự án đầu tư cải tạo, sửa chữa.\n- Chủ trì xây dựng Quy chế cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp (quản lý đầu tư, tái định cư, cơ chế, chính sách) trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;\n3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:\n- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại quy hoạch sử dụng đất, tạo quỹ đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà ở tạm cư, tái định cư;\n- Phối hợp với Sở Xây dựng, xây dựng Quy chế cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn tỉnh.\n3.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:\n- Chủ trì thẩm định các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà Nước, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.\n- Chủ trì thẩm định năng lực các nhà đầu tư có nhu cầu và đề nghị được đầu tư xây dựng lại các khu chung cư cũ, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.\n- Phối hợp với Sở Xây dựng, xây dựng Quy chế cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn tỉnh.\n3.4. Sở Tài chính:\n- Chủ trì xây dựng hoặc thẩm định giá bán, cho thuê căn hộ chung cư hoặc công trình dịch vụ tạo ra sau khi cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.\n- Chủ trì thẩm định phương án thanh toán tài chính và giá bán, cho thuê căn hộ, công trình dịch vụ của nhà đầu tư xây dựng, cải tạo các chung cư cũ, xuống cấp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.\n- Phối hợp với Sở Xây dựng, xây dựng Quy chế cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn tỉnh.\n3.5. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh:\n- Có phương án ưu tiên cho vay vốn để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, sửa chữa cải tạo lại nhà chung cư xuống cấp.\n- Phối hợp với Sở Xây dựng, xây dựng Quy chế cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn tỉnh.",
"Điều 12 Nghị định 101/2015/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư\nĐiều 19. Trách nhiệm thi hành\n1. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:\na) Ban hành theo thẩm quyền quy định hướng dẫn chi tiết việc đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu và quy trình kiểm định chất lượng nhà chung cư theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Nghị định này; quy định chi tiết hồ sơ đề xuất đăng ký tham gia dự án theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 của Nghị định này; quy định chi tiết nội dung và mẫu hợp đồng bố trí tái định cư theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 14 của Nghị định này;\nb) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ về tình hình thực hiện cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư;\nc) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành.\n2. Các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền được giao có liên quan đến công tác phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cho phù hợp với quy định tại Nghị định này.\n3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:\na) Bố trí kinh phí và chỉ đạo các cơ quan chức năng để tổ chức điều tra, khảo sát, kiểm định chất lượng nhà chung cư trên phạm vi địa bàn, bao gồm nhà chung cư độc lập và khu nhà chung cư hết niên hạn sử dụng, hư hỏng nặng, nguy hiểm trên phạm vi địa bàn để lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại và nhiệm vụ được giao tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 99 của Luật Nhà ở;\nb) Chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức lập, thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng để triển khai thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;\nc) Tổ chức lập, phê duyệt và công bố kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên phạm vi địa bàn theo quy định của Nghị định này và báo cáo về Bộ Xây dựng để theo dõi, tổng hợp;\nd) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và bố trí quỹ đất mới để thực hiện dự án phát triển nhà ở tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện phải di dời tại các nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;\nđ) Ban hành theo thẩm quyền các quy định, các cơ chế chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện của địa phương để thực hiện việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại trên phạm vi địa bàn;\ne) Tổ chức thực hiện việc cưỡng chế di dời đối với các trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc lựa chọn chủ đầu tư và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và thực hiện các nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.\nĐiều 20. Hiệu lực thi hành\n1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015.\n2. Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.\n3. Các nội dung liên quan đến công tác phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được quy định trong các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà trái với quy định thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Nghị định này.\nCác Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này",
"Điều 111 Luật Nhà ở 2014 số 65/2014/QH13 mới nhất\nLập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức rà soát, thống kê các loại nhà chung cư trên địa bàn; lập và phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này.\n2. Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có thể được lập và phê duyệt riêng hoặc được xác định trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh và thông báo đến khu dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư.",
"Điều 112 Luật Nhà ở 2014 số 65/2014/QH13 mới nhất\nYêu cầu đối với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Việc phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Luật này, phù hợp với quy hoạch xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.\n2. Trước khi thực hiện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư phải tổ chức lập phương án tái định cư để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt. Phương án tái định cư phải được thông báo đến khu dân cư nơi có nhà chung cư bị phá dỡ, được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.\n3. Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được thực hiện theo dự án; khi phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải kết hợp cải tạo lại khu nhà ở trong khu vực của dự án theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.\n4. Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước."
] |
Nội dung kế hoạch xây dựng lại nhà chung cư bao gồm gì? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 11 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nNội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Nội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bao gồm:\na) Danh mục, địa điểm nhà chung cư, khu chung cư cần thực hiện cải tạo, xây dựng lại, trong đó phải xác định thời gian phá dỡ nhà chung cư quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5 trước, thời gian phá dỡ nhà chung cư quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 5 và các công trình khác (nếu có) sau; trường hợp cải tạo, xây dựng lại khu chung cư thì phải dự kiến thời gian thực hiện phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư đầu tiên của khu, dự kiến thời gian thực hiện phá dỡ, xây dựng các nhà chung cư còn lại trong khu;\nb) Dự kiến các nguồn vốn huy động cho việc thực hiện cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư, khu chung cư trên địa bàn; đối với nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này thì phải dự kiến nguồn vốn thực hiện dự án để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định;\nc) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;\nd) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).\n2. Sau khi kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được phê duyệt (bao gồm cả kế hoạch điều chỉnh), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai nội dung kế hoạch này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư thuộc diện phải cải tạo, xây dựng lại để thông báo cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư biết và thực hiện; đồng thời gửi kế hoạch này về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý."
] | [
"Điều 6 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nNhà nước thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn quy định tại\nkhoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 6 Điều 99 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020)\n1. Nhà nước thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 6 Điều 99 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) đối với các trường hợp sau đây:\na) Trường hợp nhà chung cư, khu chung cư có toàn bộ diện tích thuộc sở hữu nhà nước mà thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này;\nb) Trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.\n2. Trên cơ sở các nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.\n3. Việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại Điều này được thực hiện như đối với dự án có sử dụng vốn đầu tư công.\n4. Việc phá dỡ nhà chung cư và thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.",
"Điều 11 Nghị định 69/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bản vệ quyền lợi người tiêu dùng\nĐối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc thù có liên quan đến môi trường sống, chất lượng, giá cả, vệ sinh, an toàn, sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng, Chính phủ giao trách nhiệm cụ thể như sau :\n1. Bộ Thương mại chủ trì và phối hợp với các Bộ có liên quan thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra việc lưu thông trên thị trường đối với các loại hàng hoá, dịch vụ bị cấm sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hoặc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu có điều kiện; đối với việc niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ và thực hiện theo giá đã niêm yết; tiến hành xử lý nhằm ngăn chặn việc lưu thông trên thị trường các loại hàng giả, hàng chất lượng kém, hàng hoá vi phạm Quy chế ghi nhãn hàng hoá, các loại hàng hoá và dịch vụ không đảm bảo an toàn, gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại theo thẩm quyền.\n2. Bộ Y tế thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với dược phẩm, dược liệu, trang thiết bị, dụng cụ y tế, các loại mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, chất lượng thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp; các loại nước uống, rượu và thuốc lá.\n3. Bộ Xây dựng thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra trong tất cả các khâu từ quy hoạch, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình xây dựng dân dụng.\n4. Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng các phương tiện giao thông vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt, ga đường sắt, bến cảng và các trang thiết bị sử dụng cùng với phương tiện vận tải nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong các dịch vụ về vận chuyển hoặc khi người tiêu dùng mua để sử dụng các phương tiện, thiết bị này.\n5. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra các phương tiện vận chuyển hàng không, sân bay, cảng hàng không và các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ vận chuyển hàng không.\n6. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ chuyên ngành thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra các hoạt động tuyên truyền, thông tin, quảng cáo về hàng hoá, văn hóa phẩm và dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng; hoạt động về báo chí, xuất bản theo quy định của pháp luật.\n7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây, giống con, các sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, thức ăn gia súc.\n8. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng theo quy định của pháp luật đối với các loại hàng hóa vật liệu nổ công nghiệp, các loại hóa chất công nghiệp, hàng hóa, máy móc, trang thiết bị công nghiệp.\n9. Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng các chủng loại động, thực vật thủy sản, thức ăn cho thủy sản, hải sản, thuốc bảo vệ và thuốc thú y thủy sản, ngư lưới, dịch vụ đánh cá.\n10. Tổng cục Bưu điện thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra giá cả, chất lượng dịch vụ, mạng lưới, vật tư, thiết bị, công trình bưu chính viễn thông, mạng Internet.\n11. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu công nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.\nViệc phân công trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Điều này sẽ được Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kịp thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo đề nghị của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan.\n",
"Điều 11 Nghị định 69/2011/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính y tế dự phòng\nVi phạm các quy định về kiểm dịch y tế biên giới\n1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện khai báo về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định.\n2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Từ chối kiểm tra y tế, không chấp hành các hướng dẫn thực hiện kiểm tra thực tế của kiểm dịch viên y tế đối với các đối tượng phải kiểm dịch y tế;\nb) Không báo tín hiệu xin kiểm dịch y tế theo quy định đối với chủ phương tiện vận tải đường thủy nhập cảnh;\nc) Không thực hiện các biện pháp chống chuột và các trung gian truyền bệnh khác trên các phương tiện vận tải khi các phương tiện đó đỗ, neo đậu vào ban đêm hoặc quá 24 giờ tại khu vực cửa khẩu, khu vực kiểm dịch y tế.\n3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Sửa đổi, tẩy xóa hoặc giả mạo giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;\nb) Sử dụng giấy chứng nhận về kiểm tra, miễn kiểm tra vệ sinh tàu thủy không đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;\nc) Vận chuyển thi hài, hài cốt, tro cốt, các sản phẩm đặc biệt như các chế phẩm sinh học, vi trùng, các mô, bộ phận cơ thể người, máu và các thành phần của máu qua cửa khẩu mà chưa được tổ chức kiểm dịch y tế kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch;\nd) Che giấu hoặc xóa bỏ hiện trạng phải kiểm dịch y tế.\n4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không thực hiện việc cách ly y tế, xử lý y tế đối với phương tiện vận tải mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;\nb) Sử dụng, cung ứng thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không có nguồn gốc xuất xứ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng trong khu vực cửa khẩu, trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.\n5. Việc xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định sau đây được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:\na) Xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đồ vật cũ, phương tiện đã qua sử dụng mà không khai báo với tổ chức kiểm dịch y tế hoặc không có giấy chứng nhận kiểm dịch của tổ chức kiểm dịch y tế;\nb) Vứt bỏ các chất thải không đúng nơi quy định khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;\nc) Tháo nước dằn tàu không đúng quy định của pháp luật, vứt bỏ các chất thải có mầm bệnh và các yếu tố độc hại trước khi tổ chức kiểm dịch y tế thi hành các biện pháp xử lý về y tế.\n6. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;\nb) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;\nc) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều này.",
"Điều 65 Luật Nhà ở 2023 số 27/2023/QH15 mới nhất áp dụng 2024 mới nhất\nYêu cầu về kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xây dựng, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chung với kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh hoặc xây dựng, phê duyệt riêng để làm cơ sở thực hiện các dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.\n2. Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh trực tiếp xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn theo quy định của pháp luật về đấu thầu để xây dựng kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.\n3. Việc phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chỉ được thực hiện sau khi đã có kết luận kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo quy định của Luật này.\n4. Trường hợp sau khi kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt mà xuất hiện nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ hoặc chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh có điều chỉnh nội dung liên quan đến kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh kế hoạch.\n5. Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt, bao gồm cả kế hoạch điều chỉnh, phải được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư thuộc trường hợp cải tạo, xây dựng lại; được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư thuộc trường hợp cải tạo, xây dựng lại để thông báo cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và gửi đến Bộ Xây dựng.",
"Điều 3 Nghị định 101/2015/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư\nĐiều 10. Lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.\n2. Hồ sơ đề xuất, trình tự, thủ tục về việc xin phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan.\n3. Việc triển khai thực hiện dự án, bao gồm công tác thiết kế, tổ chức thi công, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong phạm vi dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.",
"Điều 1 Quyết định 2603/QĐ-UBND 2011 điều chỉnh quy hoạch khu đô thị huyện Hoằng Hóa Thanh Hóa\nPhê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị thuộc Khu Công nghiệp và Đô thị Hoàng Long, huyện Hoằng Hóa với những nội dung chủ yếu như sau:\n1. Lô A2:\n1.1. Lý do điều chỉnh:\nTheo quy hoạch đã được phê duyệt là đất dành xây dựng chung cư cao tầng ; thực tế chủ đầu tư đã chia lô bán nền 10 hộ ( =11 lô), trong đó đã có 2 lô ( số 1 và số 10) đã xây dựng; do đó cần điều chỉnh lại cho phù hợp.\n1.2. Nội dung điều chỉnh:\n- Diện tích nhà chia lô : Lô A2B = 2.274m2 = 21 lô.( bao gồm 10 lô đã bán được giữ lại theo kết luận tại Thông báo số 145/TB-UBND ngày 13/12/2010. Lô đất còn lại phía Bắc các lô đã bán từ số 1 đến số 10 nếu xây dựng nhà chung cư sẽ không đảm bảo cảnh quan kiến trúc, Công ty và Sở Xây dựng đề nghị bố trí thêm 11 lô)\n- Diện tích đất để xây dựng nhà chung cư cao tầng ( tối thiểu 5 tầng): Lô A2A = 797m2 ( chưa kể đường giao thông nội bộ giữa nhà chung cư và khu chia lô).\n- Diện tích đường nội bộ: 504m2.\n2. Khu DC:\n2.1. Lý do điều chỉnh:\nTheo quy hoạch đã duyệt là khu tái định cư và nhà cho thuê ( các lô DC1 đến DC4). Do 27 hộ dân trong phạm vi quy hoạch Khu Công nghiệp & Đô thị Hoàng Long không phải GPMB tái định cư tại khu này, do đó điều chỉnh lại các lô cho phù hợp yêu cầu sử dụng.\n2.2. Nội dung điều chỉnh:\na) Giữ nghuyên chức năng sử dụng đất các lô dân cư và các công trình công cộng theo quy hoạch.\nb) Điều chỉnh lại các lô đất như sau:\n- Diện tích dành để xây dựng nhà ở công nhân (Lô DC3): 7600m2. Bố trí 4 nhà chung cư 5 tầng trở lên.\n- Diện tích dành cho tái định cư phục vụ GPMB Khu công nghiệp mở rộng : (Lô DC2A): 3800m2;\n- Diện tích còn lại để xây dựng nhà chia lô (Lô DC2B, DC1, DC4): 11.400m2;\n- Điều chỉnh Lô G ( Nhà khách và dụch vụ, diện tích 2800m2) bố trí thêm nhà quản lý khu nhà ở công nhân, diện tích tối thiểu 400m2.\n3. Khu chợ trung tâm:\n3.1. Lý do điều chỉnh:\nTheo quy hoạch đã duyệt, toàn bộ diện tích Lô M ( trên 11.00m2 dành xây dựng chợ trung tâm; Chủ đầu tư đã cho xây dựng kiot xung quang nhà chợ chính, do đó cần điều chỉnh lại, giảm bớt kiot, mở 4 cửa đủ cho xe ô tô tải và chợ trung tâm.\n3.2. Nội dung điều chỉnh:\n- Giữ nguyện chức năng sử dụng đất toàn bộ LôM là chợ trung tâm, trong đó:\n+ Diện tích xây dựng Kiôt: 4329m2;\n+ Diện tích xây dựng chợ trung tâm: 2088m2;\n+ Diện tích đường giao thông + vỉa hè: 4814m2;"
] |
Nguyên tắc, yêu cầu lập quy hoạch khu vực xây dựng lại nhà chung cư được quy định ra sao? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 12 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nNguyên tắc, yêu cầu lập quy hoạch khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, khu chung cư\nViệc lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, khu chung cư phải đáp ứng một số nguyên tắc, yêu cầu sau đây:\n1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết khu vực có nhà chung cư, khu chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại, làm cơ sở để xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời (sau đây gọi chung là phương án bồi thường) theo quy định tại các Điều 20, 21, 22 và Điều 23 của Nghị định này.\n2. Khi lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực nhà chung cư, khu chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại, cơ quan có thẩm quyền phải xác định một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng, quy mô dân số hoặc xác định phần diện tích đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây dựng các công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng hoặc công trình hạ tầng xã hội khác để bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án nhưng phải đáp ứng và kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực và trên địa bàn.\n3. Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có thể được thực hiện cùng với việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư và việc lập, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của Nghị định này."
] | [
"Điều 4 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nNguyên tắc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được triển khai thực hiện theo dự án, gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển nhà ở và kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\nTrường hợp phải phá dỡ khẩn cấp nhà chung cư do sự cố, thiên tai, cháy nổ mà nhà chung cư này chưa có trong kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện ngay việc di dời các hộ gia đình ra khỏi nhà chung cư này, sau đó bổ sung trường hợp này vào kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư của địa phương.\n2. Việc thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải tuân thủ quy định của pháp luật xây dựng, pháp luật nhà ở, pháp luật đất đai, pháp luật có liên quan và quy định của Nghị định này; chủ đầu tư phải thực hiện phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này trước, các nhà chung cư thuộc diện phá dỡ còn lại được thực hiện sau. Các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không phải dành diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.\n3. Phạm vi dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, khu chung cư được xác định trong quy hoạch chi tiết hoặc trong nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\n4. Đối với khu chung cư hiện hữu thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật Nhà ở thì địa phương có thể triển khai thực hiện một hoặc nhiều dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư nhưng phải bảo đảm kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tuân thủ quy hoạch chi tiết của toàn khu chung cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt\nTrường hợp thực hiện một dự án thì chủ đầu tư có thể phân kỳ đầu tư nhưng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này trước, các nhà chung cư còn lại trong khu được thực hiện phá dỡ để xây dựng lại theo kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Việc phân kỳ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư phải được xác định trong nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với tình hình thực tế, thời gian thực hiện dự án của từng nhà chung cư và bảo đảm yêu cầu quy định tại Điều này.\n5. Trường hợp chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đã được chấp thuận thì cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư quyết định kéo dài hoặc chấm dứt việc thực hiện dự án đầu tư. Trường hợp chấm dứt thực hiện dự án thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lựa chọn lại chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này; đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này thì cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư quyết định cho phép kéo dài thời gian thực hiện dự án như đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công.",
"Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư mới nhất\nVốn đầu tư ra nước ngoài\n1. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.\n2. Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:\na) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;\nb) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;\nc) Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;\nd) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;\nđ) Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;\ne) Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.\n3. Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.\n4. Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.",
"Điều 12 Nghị định 69/2011/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính y tế dự phòng\nVi phạm các quy định khác về y tế dự phòng\nPhạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cho phép hoặc tạo điều kiện cho người bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc dễ gây lây lan bệnh truyền nhiễm.",
"Điều 52 Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở\nCải tạo, phá dỡ nhà chung cư\n1. Nhà chung cư cũ bị hư hỏng nghiêm trọng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức di chuyển các hộ gia đình đang sống trong nhà chung cư tới địa điểm khác để thực hiện phá dỡ nhà ở đó.\nCác hộ gia đình có trách nhiệm di chuyển theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và được hưởng các quyền và lợi ích như đối với trường hợp giải phóng mặt bằng.\n2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà thực hiện phá dỡ theo yêu cầu của các chủ sở hữu để xây dựng lại thì phải được hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đó đồng ý. Số chủ sở hữu còn lại không đồng ý phá dỡ thì sẽ bị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cưỡng chế di chuyển và phải chi trả các chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ nhà ở.\nNhà nước có chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với trường hợp chủ sở hữu tự nguyện di chuyển đến nơi ở khác (không tái định cư tại chỗ) sau khi xây dựng lại nhà chung cư.\n3. Trường hợp nhà chung cư cũ chưa thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại khoản 1 điều này nhưng các chủ sở hữu có nhu cầu cải tạo nâng cấp hoặc mở rộng thêm diện tích thì phải được hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đó đồng ý. Việc cải tạo nhà chung cư phải phù hợp quy hoạch xây dựng và tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.\nViệc cải tạo nhà chung cư được thực hiện theo nguyên tắc xã hội hóa, bảo đảm nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ về chất lượng nhà ở và môi trường sống. Nhà nước khuyến khích việc thực hiện cải tạo các khu chung cư cũ đã xuống cấp theo dự án tổng thể đồng bộ về hạ tầng của cả khu vực.\n4. Căn cứ vào quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này, Bộ Xây dựng trình Chính phủ ban hành chính sách riêng về việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.\n",
"Điều 17 Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy hoạch xây dựng mới nhất\nNhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn\n1. Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã:\na) Vị trí, phạm vi ranh giới xã; mục tiêu và thời hạn quy hoạch.\nb) Dự báo sơ bộ về quy mô dân số, lao động, đất đai.\nc) Các nguyên tắc cơ bản đối với việc phân tích, đánh giá hiện trạng; rà soát các dự án và quy hoạch trong địa bàn xã đang còn hiệu lực; xác định các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế xã hội của xã; yêu cầu về tổ chức không gian tổng thể toàn xã, tổ chức phân bố các khu chức năng (sản xuất, khu dân cư), hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.\nd) Danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm, tiến độ và tổ chức thực hiện.\nđ) Tổng dự toán chi phí lập quy hoạch chung xây dựng xã.\n2. Yêu cầu về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn:\na) Xác định phạm vi, ranh giới lập quy hoạch, quy mô dân số.\nb) Các nguyên tắc cơ bản đối với việc phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng; lựa chọn các chỉ tiêu áp dụng về sử dụng đất, xây dựng công trình; các yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và môi trường, đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã đã được phê duyệt.\nc) Danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm; tiến độ và tổ chức thực hiện.\nd) Tổng dự toán chi phí lập quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn.\n3. Thời gian lập nhiệm vụ đối với quy hoạch chung xây dựng xã không quá 01 tháng; đối với quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn không quá 01 tháng.",
"Điều 10 Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy hoạch xây dựng mới nhất\nNguyên tắc lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù\n1. Các khu chức năng đặc thù trong và ngoài đô thị được thực hiện lập quy hoạch xây dựng theo quy định tại Nghị định này.\n2. Các khu chức năng đặc thù có quy mô trên 500 ha, được lập quy hoạch chung xây dựng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch đô thị; làm cơ sở lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng.\n3. Các khu vực trong khu chức năng đặc thù hoặc các khu chức năng đặc thù có quy mô dưới 500 ha, theo yêu cầu quản lý và phát triển, được lập quy hoạch phân khu xây dựng làm cơ sở xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập quy hoạch chi tiết xây dựng.\n4. Các khu vực trong khu chức năng đặc thù, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.\n5. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng hoặc giấy phép quy hoạch; đảm bảo việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với không gian kiến trúc khu vực.",
"Điều 16 Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy hoạch xây dựng mới nhất\nNguyên tắc lập quy hoạch xây dựng nông thôn\n1. Các xã phải được lập quy hoạch chung xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện, làm cơ sở xác định các dự án đầu tư và lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.\n2. Các khu vực dân cư nông thôn được xác định trong quy hoạch chung đô thị thì thực hiện việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn theo quy định tại Nghị định này.\n3. Các điểm dân cư nông thôn, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung và làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng."
] |
Nguyên tắc thực hiện cải tạo lại nhà chung cư được quy định như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 4 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nNguyên tắc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được triển khai thực hiện theo dự án, gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển nhà ở và kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\nTrường hợp phải phá dỡ khẩn cấp nhà chung cư do sự cố, thiên tai, cháy nổ mà nhà chung cư này chưa có trong kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện ngay việc di dời các hộ gia đình ra khỏi nhà chung cư này, sau đó bổ sung trường hợp này vào kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư của địa phương.\n2. Việc thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải tuân thủ quy định của pháp luật xây dựng, pháp luật nhà ở, pháp luật đất đai, pháp luật có liên quan và quy định của Nghị định này; chủ đầu tư phải thực hiện phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này trước, các nhà chung cư thuộc diện phá dỡ còn lại được thực hiện sau. Các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không phải dành diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.\n3. Phạm vi dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, khu chung cư được xác định trong quy hoạch chi tiết hoặc trong nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\n4. Đối với khu chung cư hiện hữu thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật Nhà ở thì địa phương có thể triển khai thực hiện một hoặc nhiều dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư nhưng phải bảo đảm kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tuân thủ quy hoạch chi tiết của toàn khu chung cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt\nTrường hợp thực hiện một dự án thì chủ đầu tư có thể phân kỳ đầu tư nhưng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này trước, các nhà chung cư còn lại trong khu được thực hiện phá dỡ để xây dựng lại theo kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Việc phân kỳ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư phải được xác định trong nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với tình hình thực tế, thời gian thực hiện dự án của từng nhà chung cư và bảo đảm yêu cầu quy định tại Điều này.\n5. Trường hợp chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đã được chấp thuận thì cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư quyết định kéo dài hoặc chấm dứt việc thực hiện dự án đầu tư. Trường hợp chấm dứt thực hiện dự án thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lựa chọn lại chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này; đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này thì cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư quyết định cho phép kéo dài thời gian thực hiện dự án như đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công."
] | [
"Điều 5 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nCác trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch\nNhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch quy định tại Nghị định này bao gồm:\n1. Nhà chung cư phải phá dỡ khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ theo quy định của pháp luật.\n2. Nhà chung cư hết niên hạn sử dụng hoặc chưa hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật nhưng có kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;\nb) Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau: hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy chữa cháy; cấp, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho người sử dụng và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị.\n3. Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các cấu kiện kết cấu chính của công trình, gồm: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng nằm trong khu vực có nhà chung cư thuộc diện bị phá dỡ theo quy định khoản 2 Điều 110 của Luật Nhà ở.",
"Điều 10 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nLập, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Trường hợp lập, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cùng với thời điểm thực hiện lập, phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể lập chung vào kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương hoặc lập riêng kế hoạch này.\n2. Trường hợp địa phương điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển nhà ở mà phải thay đổi nội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở, kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.\n3. Trường hợp nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này đã có trong kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhưng chưa có trong Chương trình phát triển nhà ở của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư này, sau đó báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua điều chỉnh bổ sung dự án này vào Chương trình phát triển nhà ở của địa phương.",
"Điều 12 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nNguyên tắc, yêu cầu lập quy hoạch khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, khu chung cư\nViệc lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, khu chung cư phải đáp ứng một số nguyên tắc, yêu cầu sau đây:\n1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết khu vực có nhà chung cư, khu chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại, làm cơ sở để xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời (sau đây gọi chung là phương án bồi thường) theo quy định tại các Điều 20, 21, 22 và Điều 23 của Nghị định này.\n2. Khi lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực nhà chung cư, khu chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại, cơ quan có thẩm quyền phải xác định một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng, quy mô dân số hoặc xác định phần diện tích đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây dựng các công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng hoặc công trình hạ tầng xã hội khác để bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án nhưng phải đáp ứng và kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực và trên địa bàn.\n3. Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có thể được thực hiện cùng với việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư và việc lập, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của Nghị định này.",
"Điều 2 Nghị định 101/2015/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư\nĐối tượng áp dụng\n1. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.\n2. Cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.\n3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.\nĐỉều 3. Giải thích từ ngữ\nTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Chung cư độc lập là một khối (block) nhà chung cư (có một hoặc một số đơn nguyên) được xây dựng trên một khu đất theo quy hoạch.\n2. Khu chung cư là khu có từ 02 khối (block) nhà chung cư trở lên được xây dựng trên một khu đất theo quy hoạch.\n3. Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng (sau đây gọi chung là nhà chung cư bị hư hỏng nặng) là nhà chung cư hết niên hạn sử dụng, nhà chung cư đã bị lún, nứt, nghiêng và các hiện tượng bất thường khác theo tiêu chuẩn đánh giá mức độ nguy hiểm kết cấu nhà chung cư và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan có thẩm quyền ban hành mà cần phải di dời, phá dỡ trong thời gian nhất định để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.\n4. Nhà chung cư nguy hiểm là nhà chung cư hết niên hạn sử dụng, nhà chung cư đã bị xuống cấp, lún, nứt, nghiêng và các hiện tượng bất thường khác theo tiêu chuẩn đánh giá mức độ nguy hiểm kết cấu nhà chung cư và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan có thẩm quyền ban hành mà cần phải di dời, phá dỡ khẩn cấp.\n5. Dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư là dự án phá dỡ một phần hoặc toàn bộ nhà chung cư cũ và công trình hiện trạng (nếu có) để cải tạo, nâng cấp mặt ngoài, kết cấu công trình, mở rộng diện tích, điều chỉnh cơ cấu diện tích căn hộ của nhà chung cư đó hoặc xây dựng mới nhà chung cư và công trình kiến trúc, hạ tầng theo quy hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\n6. Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ nhà chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư.\n7. Chủ sở hữu căn hộ nhà chung cư là người đã được cấp hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn hộ đó theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về nhà ở.\n8. Chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư là người đã được cấp hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích đó theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về nhà ở.\nTrường hợp nhà chung cư có căn hộ và phần diện tích khác thuộc sở hữu nhà nước thì người đại diện chủ sở hữu là tổ chức, cơ quan hoặc đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.\n9. Người sử dụng nhà chung cư là chủ sở hữu hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hợp pháp nhà chung cư thông qua các hình thức thuê, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý sử dụng hoặc sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\nĐiều 4. Nguyên tắc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được triển khai thực hiện theo dự án, không thực hiện việc xây dựng lại đơn lẻ từng nhà (trừ trường hợp chung cư độc lập), bảo đảm phù hợp với yêu cầu tại Khoản 3 Điều 112 của Luật Nhà ở.\n2. Mỗi khu vực có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại có thể triển khai một hoặc nhiều dự án phù hợp với quy hoạch đô thị do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đã được ban hành.\n3. Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư có nhu cầu tái định cư tại chỗ mà một căn hộ chung cư cũ có từ 02 sổ hộ khẩu trở lên thì ngoài phần diện tích nhà ở mới được bố trí theo quy định tại\nĐiểm b Khoản 1 Điều 116 của Luật Nhà ở, chủ sở hữu được ưu tiên mua thêm căn hộ tại cùng địa điểm theo giá kinh doanh do chủ đầu tư dự án và chủ sở hữu nhà chung cư thỏa thuận.\n4. Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và các chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở được hưởng các cơ chế, chính sách theo quy định tại Chương III của Nghị định này.\nĐiều 5. Các hình thức thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\nCác hình thức thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại Điều 113 của Luật Nhà ở, bao gồm:\n1. Các chủ sở hữu của nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và có chức năng kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản) tham gia đầu tư vốn hoặc góp vốn thực hiện việc phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đó.\n2. Nhà nước thực hiện đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đối với các trường hợp:\na) Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 110 của Luật Nhà ở mà hết thời hạn quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 7 của Nghị định này, nhưng các chủ sở hữu không lựa chọn được doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để thực hiện phá dỡ, xây dựng lại thì Nhà nước thực hiện việc cưỡng chế phá dỡ để trực tiếp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đó bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở;\nb) Nhà nước thực hiện hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) với nhà đầu tư đảm nhận việc xây dựng lại nhà chung cư cũ trên diện tích đất cũ hoặc tại vị trí khác để phục vụ nhu cầu tái định cư cho các chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại.\nViệc triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan.",
"Điều 1 Quyết định 230/QĐ-UBND 2017 Đề cương nhiệm vụ kế hoạch cải tạo xây dựng chung cư cũ Hải Phòng\nPhê duyệt Đề cương nhiệm vụ kế hoạch cải tạo, xây dựng chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hải Phòng với các nội dung chủ yếu sau:\n1. Tên đề cương nhiệm vụ: Đề cương nhiệm vụ kế hoạch cải tạo, xây dựng chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.\n2. Phạm vi nghiên cứu: Các chung cư cũ trên địa bàn thành phố.\n3. Mục tiêu đề cương nhiệm vụ: Là cơ sở để lập Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại toàn bộ các chung cư cũ, xuống cấp nguy hiểm trên địa bàn thành phố.\n4. Nội dung chính của đề cương nhiệm vụ:\n4.1. Đặt vấn đề: Sự cần thiết phải xây dựng đề cương nhiệm vụ, sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch cải tạo chung cư cũ; cơ sở pháp lý; quan điểm; mục đích, yêu cầu.\n4.2. Phần nội dung kế hoạch: Tổng quan về thực trạng chung cư cũ trên địa bàn thành phố (thực trạng chất lượng chung cư, dân số, kết quả rà soát chung cư, đề xuất phương hướng xử lý, tình hình thực hiện cải tạo); kế hoạch cải tạo chung cư cũ (nguyên tắc xây dựng kế hoạch, phân loại chung cư, phạm vi ranh giới, phương án xây dựng lại, tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện, phương án huy động nguồn lực, trình tự pháp lý thực hiện); giải pháp thực hiện cải tạo (giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật, đất đai, tài chính, giải phóng mặt bằng, tạm cư, khai thác và sử dụng); kết luận và kiến nghị.\n4.3. Tổ chức thực hiện.",
"Điều 65 Luật Nhà ở 2023 số 27/2023/QH15 mới nhất áp dụng 2024 mới nhất\nYêu cầu về kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xây dựng, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chung với kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh hoặc xây dựng, phê duyệt riêng để làm cơ sở thực hiện các dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.\n2. Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh trực tiếp xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn theo quy định của pháp luật về đấu thầu để xây dựng kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.\n3. Việc phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chỉ được thực hiện sau khi đã có kết luận kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo quy định của Luật này.\n4. Trường hợp sau khi kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt mà xuất hiện nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ hoặc chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh có điều chỉnh nội dung liên quan đến kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh kế hoạch.\n5. Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt, bao gồm cả kế hoạch điều chỉnh, phải được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư thuộc trường hợp cải tạo, xây dựng lại; được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư thuộc trường hợp cải tạo, xây dựng lại để thông báo cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và gửi đến Bộ Xây dựng."
] |
Các trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 5 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nCác trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch\nNhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch quy định tại Nghị định này bao gồm:\n1. Nhà chung cư phải phá dỡ khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ theo quy định của pháp luật.\n2. Nhà chung cư hết niên hạn sử dụng hoặc chưa hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật nhưng có kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;\nb) Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau: hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy chữa cháy; cấp, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho người sử dụng và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị.\n3. Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các cấu kiện kết cấu chính của công trình, gồm: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng nằm trong khu vực có nhà chung cư thuộc diện bị phá dỡ theo quy định khoản 2 Điều 110 của Luật Nhà ở."
] | [
"Điều 69 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp mới nhất\nXử lý trường hợp cấp đăng ký doanh nghiệp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục hoặc thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là không trung thực, không chính xác\n1. Trường hợp cấp đăng ký doanh nghiệp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định\na) Trường hợp cấp đăng ký doanh nghiệp không đúng trình tự, thủ tục theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo tới doanh nghiệp, đồng thời thực hiện lại việc cấp theo đúng quy định về trình tự, thủ tục;\nb) Trường hợp cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp không đúng hồ sơ theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp không đúng hồ sơ theo quy định là không có hiệu lực, yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp hồ sơ hợp lệ theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký, thông báo thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới;\nc) Trường hợp cấp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các đăng ký, thông báo khác không đúng hồ sơ theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận không đúng theo quy định là không có hiệu lực, đồng thời Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các đăng ký, thông báo khác trên cơ sở hồ sơ hợp lệ của lần gần nhất trước đó. Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp hồ sơ hợp lệ theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các đăng ký, thông báo khác. Doanh nghiệp có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký, thông báo thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới.\n2. Trường hợp thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là không trung thực, không chính xác\na) Trường hợp thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là không trung thực, không chính xác, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp trên cơ sở hồ sơ đăng ký có thông tin kê khai không trung thực, không chính xác là không có hiệu lực, yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp lại hồ sơ theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký, thông báo thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới.\nTrường hợp doanh nghiệp không hoàn chỉnh và nộp lại hồ sơ theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp;\nb) Trường hợp thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là không trung thực, không chính xác, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được cấp không có hiệu lực và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất trước đó.\nPhòng Đăng ký kinh doanh thông báo yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp lại hồ sơ theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký, thông báo thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới.\n3. Việc xử lý đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục hoặc thông tin kê khai trong hồ sơ là không trung thực, không chính xác thực hiện tương ứng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.",
"Điều 6 Nghị định 69/2021/NĐ-CP cải tạo xây dựng lại nhà chung cư mới nhất\nNhà nước thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn quy định tại\nkhoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 6 Điều 99 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020)\n1. Nhà nước thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 6 Điều 99 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) đối với các trường hợp sau đây:\na) Trường hợp nhà chung cư, khu chung cư có toàn bộ diện tích thuộc sở hữu nhà nước mà thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này;\nb) Trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.\n2. Trên cơ sở các nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.\n3. Việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại Điều này được thực hiện như đối với dự án có sử dụng vốn đầu tư công.\n4. Việc phá dỡ nhà chung cư và thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.",
"Điều 62 Luật Nhà ở 2023 số 27/2023/QH15 mới nhất áp dụng 2024 mới nhất\nCác hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu nhà chung cư thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này để thực hiện phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.\n2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng vốn từ ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư công để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này trong các trường hợp sau đây:\na) Toàn bộ nhà chung cư thuộc tài sản công;\nb) Nhà chung cư thuộc trường hợp phá dỡ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 của Luật này, trừ trường hợp toàn bộ nhà chung cư đó thuộc một chủ sở hữu và không phải là tài sản công.\n3. Đối với nhà ở thuộc tài sản công do cơ quan trung ương là đại diện chủ sở hữu, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.",
"Điều 113 Luật Nhà ở 2014 số 65/2014/QH13 mới nhất\nCác hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu có nhà chung cư quy định tại Điều 110 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này không chấp hành việc phá dỡ.\n2. Nhà nước thực hiện cưỡng chế phá dỡ và trực tiếp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ.",
"Điều 2 Quyết định 63/2022/QĐ-UBND Bảng giá thuê nhà ở sở hữu Nhà nước tại chung cư cải tạo Hải Phòng\nGiá thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước quy định tại Điều 1 Quyết định này áp dụng cho các đối tượng sau:\n1. Các hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hợp pháp tại các chung cư cũ thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại được bố trí tái thuê căn hộ tại các khu chung cư mới xây dựng lại theo quy định.\n2. Các hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà ở tại các chung cư cũ thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại chung cư mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng (trường hợp tái định cư bằng hình thức thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước).\n3. Các đối tượng được cấp có thẩm quyền chấp thuận cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước tại các chung cư trên theo quy định."
] |
Xây dựng tường rào tại khu vực nông thôn có cần xin giấy phép xây dựng không? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nCông trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:\na) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;\nb) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;\nc) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;\nd) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;\nđ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;\ne) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\ng) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;\nh) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;\ni) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;\nk) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;\nl) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ."
] | [
"Khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2003 số 16/2003/QH11\nChủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các\nquyền sau đây:\na) Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng;\nb) Đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng;\nc) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;\nd) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;\nđ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 2 Điều 13 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nQuy hoạch xây dựng được lập căn cứ vào các nội dung sau:\na) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch ngành, định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng có liên quan đã được phê duyệt;\nb) Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;\nc) Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.",
"Khoản 5 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nĐối với dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi phần hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.",
"Khoản 10 Điều 1 Quyết định 24/2019/QĐ-UBND sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông Đà Nẵng\nSửa đổi điểm b và điểm c khoản 6 Điều 9:\n“b) Bản vẽ mặt bằng vị trí (thể hiện đầy đủ hiện trạng của khu vực), bản vẽ thiết kế tường rào;\nc) Giấy cam kết đảm bảo an toàn về kết cấu tường rào xây dựng, không gây hư hại hạ tầng và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về mọi sự cố do tường rào hoặc công trình xây dựng gây ra nếu có.”",
"Khoản 4 Điều 8 Quyết định 20/2006/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu\nSân vườn và hàng rào:\na, Sân vườn: Khoảng lùi để tạo sân vườn trước nhà (giáp với chỉ giới đường đỏ) phải ≥ 3m.\nb, Hàng rào: Hàng rào phải có hình thức thoáng nhẹ, mỹ quan, thống nhất theo quy định từng khu vực và tuân thủ yêu cầu sau:\n- Chiều cao tối đa của tường rào là 2,6 m tính từ mặt vĩa hè (đối với khu vực có qui hoạch xây dựng vĩa hè) hoặc tính từ mặt sân vuờn (đối với khu vực không có qui hoạch xây dựng vĩa hè).\n- Phần tường rào trông ra đường phố và hẻm từ cao độ 0,6 m trở lên phải thiết kế thông thoáng , phần trống thoáng nầy tối thiểu chiếm 60% mặt phẳng đứng của tường rào.",
"Khoản 3 Điều 4 Thông tư 39/2009/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ\nPhải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi khởi công trừ nhà ở tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở được niêm yết tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.\nKhi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng nhà ở khác với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp về: vị trí xây dựng công trình, cao độ nền xây dựng công trình; các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; diện tích xây dựng; tổng diện tích sàn; chiều cao công trình; số tầng và những nội dung khác được ghi trong giấy phép xây dựng thì chủ nhà phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng nhà ở theo nội dung điều chỉnh. Những thay đổi khác thì không phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng đã cấp."
] |
Trường hợp nào chủ đầu tư phải điều chỉnh giấy phép xây dựng? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 98 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nĐiều chỉnh giấy phép xây dựng\n1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:\na) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;\nb) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;\nc) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.\n2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:\na) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;\nb) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;\nc) Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;\nd) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường."
] | [
"Điều 98 Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13\nNội dung quản lý chất thải rắn thông thường trong quy hoạch bảo vệ môi trường\n1. Đánh giá, dự báo nguồn phát thải rắn thông thường và lượng phát thải.\n2. Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn.\n3. Khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng.\n4. Vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý.\n5. Công nghệ xử lý chất thải rắn thông thường.\n6. Nguồn lực thực hiện.\n7. Tiến độ thực hiện.\n8. Phân công trách nhiệm.",
"Điều 98 Luật Phá sản 2014 số 51/2014/QH13 mới nhất\nQuyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản\nSau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì những người sau đây có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:\n1. Người quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 5 của Luật này;\n2. Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó.",
"Điều 6 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nÁp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng\n1. Hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.\n2. Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.\n3. Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận khi quyết định đầu tư.\n4. Việc áp dụng tiêu chuẩn phải bảo đảm các yêu cầu sau:\na) Phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan;\nb) Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.\n5. Việc áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.\n6. Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.",
"Điều 98 Luật Nhà ở 2014 số 65/2014/QH13 mới nhất\nPhân hạng nhà chung cư\n1. Nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khác nhau để xác định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường.\n2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định việc phân hạng và công nhận phân hạng nhà chung cư.",
"Điều 51 Quyết định 02/2008/QĐ-UBND tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa\nHồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng\n1. Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình khác với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh giấy phép xây dựng. Nội dung điều chỉnh giấy phép xây dựng được ghi bổ sung vào mục \"gia hạn, điều chỉnh\" trong giấy phép xây dựng đã được cấp cho chủ đầu tư.\n2. Hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:\na) Đơn xin điều chỉnh phép xây dựng; (theo mẫu)\nb) Bản chính giấy phép xây dựng được cấp;\nc) Bản vẽ thiết kế đã điều chỉnh.\n3. Thời hạn xét điều chỉnh giấy phép xây dựng là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.",
"Điều 48 Quyết định 09/2007/QĐ-UBND tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa\nHồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng\n1. Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình khác với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh giấy phép xây dựng. Nội dung điều chỉnh giấy phép xây dựng được ghi bổ sung vào mục “gia hạn, điều chỉnh” trong giấy phép xây dựng đã được cấp cho chủ đầu tư.\n2. Hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:\na) Đơn xin điều chỉnh phép xây dựng (theo mẫu);\nb) Bản chính giấy phép xây dựng được cấp;\nc) Bản vẽ thiết kế đã điều chỉnh.\n3. Thời hạn xét điều chỉnh giấy phép xây dựng là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.",
"Điều 23 Nghị định 91-CP điều lệ quản lý quy hoạch đô thị\nChủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép xây dựng:\n1. Trường hợp có yêu cầu thay đổi thiết kế, thì chủ đầu tư phải lập hồ sơ điều chỉnh bổ sung thiết kế và xin cấp lại giấy phép xây dựng;\n2. Nếu việc thi công không đúng giấy phép xây dựng đã được cấp thì chủ đầu tư hoặc chủ thi công phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và phải thi hành đúng các yêu cầu của Kiến trúc sư trưởng thành phố hoặc Sở Xây dựng (đối với các đô thị không có Kiến trúc sư trưởng);\n3. Sau 12 tháng kể từ khi được cấp giấy phép xây dựng mà chủ đầu tư vẫn chưa khởi công hoặc khởi công rồi mà không tiếp tục xây dựng thì giấy phép xây dựng không còn giá trị. Nếu vẫn có nhu cầu xây dựng thì chủ đầu tư phải xin gia hạn giấy phép xây dựng.",
"Điều 2 Quyết định 16/2021/QĐ-UBND một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng tỉnh Phú Thọ\nThẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng\n1. Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình từ cấp II trở lên, trừ các công trình quy định tại Khoản 2 Điếu này.\n2. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình được đầu tư xây dựng tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp được giao quản lý.\n3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ thuộc địa giới hành chính quản lý, trừ các công trình quy định tại Khoản 2 Điều này.\n4. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ tương ứng theo thẩm quyền.\n5. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.\n6. Xác định thẩm quyền trong các trường hợp đặc biệt.\na) Trường hợp dự án gồm nhiều công trình có các cấp khác nhau thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án được xác định theo công trình có cấp cao nhất.\nb) Đối với các trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo làm thay đổi quy mô công trình thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo quy mô công trình mới."
] |
Thời gian cấp giấy phép xây dựng hiện nay là bao nhiêu ngày? | xay-dung-do-thi | [
"Điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nKể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này."
] | [
"Điểm b Khoản 4 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14 mới nhất\nCấp công trình xây dựng phục vụ thiết kế xây dựng công trình được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Cấp công trình phục vụ quản lý các nội dung khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.\n3. Chính phủ quy định chi tiết về loại công trình xây dựng.\nBộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về cấp công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”.\nSửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:\n“Điều 7. Chủ đầu tư",
"Điểm d Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nCăn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;\nđ) Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;",
"Điểm b Khoản 7 Điều 2 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14 mới nhất\nĐối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;",
"Điểm c Khoản 2 Điều 3 Quyết định 16/2021/QĐ-UBND một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng tỉnh Phú Thọ\nTrường hợp công trình, nhà ở riêng lẻ theo giấy phép xây dựng có thời hạn hết thời gian tồn tại mà quy hoạch xây dựng có điều chỉnh kéo dài kế hoạch thực hiện thì cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo về việc gia hạn thời gian tồn tại công trình cho chủ thể. Trường hợp chủ đầu tư tiếp tục có nhu cầu xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo thì đề nghị với cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét cho phép kéo dài thời hạn tồn tại theo thời, hạn của quy hoạch xây dựng điều chỉnh.",
"Điểm o Khoản 7 Điều 1 Quyết định 2127/QĐ-UBND phê duyệt lại Đề án cải cách thủ tục hành chính\na) Hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng bao gồm: (03 bộ)\n- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng (nêu rõ lý do chưa triển khai xây dựng công trình).\n- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.\nb) Thời gian xét cấp gia hạn giấy phép xây dựng là 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).\n4.6. Cấp phó bản",
"Điểm b Khoản 2 Điều 9 Quyết định 04/2011/QĐ-UBND đơn giản hóa thủ tục hành chính cơ quan chuyên môn\nPhòng Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện:\n- Thẩm định hồ sơ;\n- Trong thời gian 3 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực địa khu đất; đối chiếu quy hoạch;\n- Soạn thảo giấy phép xây dựng; điều chỉnh giấy phép xây dựng (thay đổi thiết kế); giấy phép xây dựng tạm.\n- Trong thời gian 3 ngày làm việc trình UBND cấp huyện ký hoặc có văn bản từ chối cấp phép xây dựng (đối với trường hợp không đủ điều kiện…);\n- Chuyển trả kết quả giải quyết về Bộ phận một cửa của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện."
] |
Có phải xin giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nCông trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:\na) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;\nb) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;\nc) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;\nd) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;\nđ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;\ne) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\ng) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;\nh) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;\ni) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;\nk) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;\nl) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ."
] | [
"Khoản 5 Điều 2 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14 mới nhất\nDự án đầu tư xây dựng được sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau; có một hoặc nhiều công trình với loại và cấp khác nhau.",
"Khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công 2014 số 49/2014/QH13\nPhối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định tổng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia và huy động vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.",
"Khoản 5 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14 mới nhất\n1. Chủ đầu tư được xác định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi phê duyệt dự án hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.\n2. Căn cứ nguồn vốn sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng, việc xác định chủ đầu tư được quy định như sau:\na) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc xác định chủ đầu tư được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và pháp luật về đầu tư công;\nb) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật có liên quan (sau đây gọi là dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công), chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;\nc) Đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP), chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án PPP được thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;\nd) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này (sau đây gọi là dự án sử dụng vốn khác) mà pháp luật về đầu tư có quy định phải lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án, chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư tham gia thì các nhà đầu tư có thể thành lập tổ chức hoặc ủy quyền cho một nhà đầu tư làm chủ đầu tư. Trường hợp pháp luật có liên quan quy định về việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư thì việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;\nđ) Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân bỏ vốn để đầu tư xây dựng.\n3. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư. Trường hợp không có Ban quản lý dự án hoặc có Ban quản lý dự án nhưng không đủ điều kiện thực hiện thì người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý làm chủ đầu tư.\n4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật, người quyết định đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”.\nSửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 9 như sau:\n“c) Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.”.",
"Khoản 3 Điều 2 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14 mới nhất\nCăn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:\na) Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;\nb) Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;\nc) Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;\nd) Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;\nđ) Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;\ne) Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;\ng) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.",
"Khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2007/TT-BXD lập thẩm định phê duyệt dự án ĐTXDCT hướng dẫn lập thẩm định phê duyệt dự án ĐTXDCT giấy phép XD tổ chức quản lý dự án ĐTXDCT\n1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ở đô thị:\nHồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 18 Nghị định 16/CP và khoản 10 Điều 1 Nghị định 112/CP.\n2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở nông thôn:\nHồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 19 Nghị định 16/CP, trong đó sơ đồ mặt bằng được lập theo mẫu tại Phụ lục số 8 của Thông tư này. Sơ đồ mặt bằng công trình phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp - thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có). Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ đó.\n3. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án đã có thiết kế cơ sở được thẩm định:\nChủ đầu tư có thể xin giấy phép xây dựng cho một công trình, một lần cho nhiều công trình hoặc một lần cho tất cả các công trình thuộc dự án.\na) Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng cho một công trình:\n- Các tài liệu như quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Nghị định 16/CP;\n- Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở.\nb) Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng một lần cho nhiều công trình hoặc một lần cho tất cả các công trình thuộc dự án:\n- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 9 của Thông tư này;\n- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;\n- Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở các công trình mà chủ đầu tư xin giấy phép xây dựng.\nIII. Nội dung giấy phép xây dựng\nNội dung chủ yếu của Giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Xây dựng và theo các mẫu sau:",
"Khoản 5 Điều 1 Thông tư 02/2007/TT-BXD lập thẩm định phê duyệt dự án ĐTXDCT hướng dẫn lập thẩm định phê duyệt dự án ĐTXDCT giấy phép XD tổ chức quản lý dự án ĐTXDCT\n1. Các công trình xây dựng trước khi khởi công phải có giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định 16/CP và Nghị định 112/CP, trừ những công trình quy định tại điểm 2 mục này.\n2. Những công trình dưới đây không phải xin giấy phép xây dựng:\na) Công trình thuộc bí mật Nhà nước.\nb) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.\nc) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính.\nd) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.\nđ) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật. Tuy nhiên, trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng để theo dõi, quản lý.\ne) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.\ng) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.\nh) Công trình hạ tầng kỹ thuật có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thuộc các xã vùng sâu, vùng xa không nằm trong các khu vực bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá.\ni) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung; nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.\n3. Về giấy phép xây dựng tạm:\na) Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.\nb) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về việc cấp giấy phép xây dựng tạm phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương.\nc) Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian được phép tồn tại của công trình, hết thời hạn quy định trong giấy phép xây dựng tạm nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.\nViệc bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch áp dụng theo quy định hiện hành; riêng phần xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm thì không được bồi thường.\n4. Về cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án:\na) Đối với dự án gồm nhiều công trình nằm ở các tỉnh, thành phố khác nhau thì công trình nằm ở địa phương nào chủ đầu tư xin cấp giấy phép xây dựng ở địa phương đó.\nb) Đối với dự án gồm nhiều công trình nằm ở một địa điểm thuộc một tỉnh, thành phố thì chủ đầu tư xin cấp giấy phép xây dựng một lần cho các công trình thuộc dự án tại địa phương đó.\nII. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng",
"Khoản 10 Điều 1 Quyết định 168/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp, ủy quyền\n1. Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng:\na) Giám đốc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do tỉnh quản lý; những công trình và nhà ở đô thị trên các tuyến, trục đường chính của thành phố Tuy Hòa có lộ giới từ 30m trở lên; những công trình thuộc một dự án nhưng nằm ở các huyện, thị xã, thành phố khác nhau thuộc địa giới hành chính do tỉnh quản lý; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do UBND tỉnh yêu cầu; trừ những công trình không phải xin giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 12/2009/CP.\nb) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.\nc) UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý, trừ các công trình quy định tại điểm a nêu trên.\nd) Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do xã quản lý.\n2. Quản lý nhà nước về xây dựng trong việc cấp Giấy phép xây dựng:\na) Đối với các công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước mà phải lập dự án (trừ các công trình đã có văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành) và các công trình chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, ngoài các quy định về cấp Giấy phép xây dựng nêu trên, cơ quan cấp phép phải có trách nhiệm kiểm tra và chỉ cấp phép xây dựng khi đảm bảo các nội dung sau đây:\n- Sự phù hợp của thiết kế so với nội dung và quy mô đầu tư đã được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.\n- Sự phù hợp của thiết kế so với quy hoạch xây dựng hoặc thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng của cơ quan có thẩm quyền; sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào.\n- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế theo quy định.\nCơ quan cấp giấy phép xây dựng được quyền từ chối cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình có hồ sơ thiết kế không phù hợp với các nội dung nêu trên. Việc từ chối cấp phép xây dựng phải được trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do để chủ đầu tư biết.\nb) Căn cứ các quy định về Giấy phép xây dựng của Luật Xây dựng, Nghị định số 12/2009/CP, Nghị định số 83/2009/CP và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn việc cấp Giấy phép xây dựng; chỉ đạo việc cấp Giấy phép xây dựng bảo đảm nhanh, gọn, chặt chẽ, chính xác và thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về Giấy phép xây dựng.”\nĐiều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Chủ đầu tư chỉ được triển khai tổ chức đấu thầu, chào hàng cạnh tranh hoặc chỉ định thầu đối với các gói thầu của dự án trong kế hoạch đấu thầu được duyệt và khi có thông báo kế hoạch vốn đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các trường hợp khác phải được sự cho phép của Chủ tịch UBND tỉnh. Đối với các dự án nhóm C thì kế hoạch đấu thầu phải được lập, thẩm định và phê duyệt cùng với dự án.”",
"Khoản 3 Điều 4 Quyết định 38/2022/QĐ-UBND phân cấp quản lý trật tự xây dựng và quản lý trật tự xây dựng Đắk Nông\nỦy ban nhân dân cấp huyện\na) Thực hiện quản lý trật tự xây dựng thuộc phạm vi địa bàn quản lý đối với các công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư; các công trình sử dụng vốn đầu tư công được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt dự án đầu tư; các công trình do UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp của UBND tỉnh.\nb) Tiếp nhận thông báo khởi công xây dựng công trình đối với các công trình xây dựng quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này; thực hiện kiểm tra và xử lý theo quy định."
] |
Có phải xin giấy phép xây dựng khi xây thêm tầng cải tạo nhà xưởng? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 89 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nĐối tượng và các loại giấy phép xây dựng\n1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:\na) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;\nb) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;\nc) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;\nd) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;\nđ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;\ne) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\ng) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;\nh) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;\ni) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;\nk) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;\nl) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.\n3. Giấy phép xây dựng gồm:\na) Giấy phép xây dựng mới;\nb) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;\nc) Giấy phép di dời công trình.\n4. Công trình cấp đặc biệt và cấp I được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng được thẩm định theo quy định của Luật này.\n5. Đối với dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi phần hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt."
] | [
"Điều 8 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nGiám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng\n1. Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn như sau:\na) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt;\nb) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.\n2. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn nhà nước, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng.\nTrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng.\n3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.",
"Điều 9 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nBảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng\n1. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:\na) Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;\nb) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;\nc) Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động;\nd) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;\nđ) Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.\n2. Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:\na) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;\nb) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;\nc) Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.\n3. Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng mua các loại bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n4. Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc, điều kiện, mức phí, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.",
"Khoản 5 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14 mới nhất\n1. Chủ đầu tư được xác định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi phê duyệt dự án hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.\n2. Căn cứ nguồn vốn sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng, việc xác định chủ đầu tư được quy định như sau:\na) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc xác định chủ đầu tư được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và pháp luật về đầu tư công;\nb) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật có liên quan (sau đây gọi là dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công), chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;\nc) Đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP), chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án PPP được thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;\nd) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này (sau đây gọi là dự án sử dụng vốn khác) mà pháp luật về đầu tư có quy định phải lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án, chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư tham gia thì các nhà đầu tư có thể thành lập tổ chức hoặc ủy quyền cho một nhà đầu tư làm chủ đầu tư. Trường hợp pháp luật có liên quan quy định về việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư thì việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;\nđ) Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân bỏ vốn để đầu tư xây dựng.\n3. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư. Trường hợp không có Ban quản lý dự án hoặc có Ban quản lý dự án nhưng không đủ điều kiện thực hiện thì người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý làm chủ đầu tư.\n4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật, người quyết định đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”.\nSửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 9 như sau:\n“c) Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.”.",
"Điều 48 Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở\nCải tạo nhà ở\n1. Chủ sở hữu có quyền cải tạo nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình. Việc cải tạo nhà ở phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản, giữ vệ sinh môi trường xung quanh và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng.\n2. Trường hợp cải tạo nhà ở mà thuộc diện phải xin phép xây dựng thì chủ sở hữu chỉ được thực hiện cải tạo sau khi đã có Giấy phép xây dựng.\n3. Việc cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý bằng văn bản. Các chủ sở hữu có trách nhiệm đóng góp kinh phí để thực hiện cải tạo phần diện tích thuộc sở hữu chung.\nTrường hợp cải tạo nhà chung cư cũ thì thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Nghị định này.\n",
"Điều 28 Nghị định 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo\nViệc cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc tôn giáo không phải xin cấp giấy phép xây dựng\n\nKhi sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc tôn giáo mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình, thì không phải xin cấp giấy phép xây dựng, nhưng trước khi sửa chữa, cải tạo người phụ trách cơ sở tôn giáo phải thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại biết.\n",
"Điều 18 Quyết định 50/2005/QĐ-UBND tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa Ủy ban cấp xã Nghệ An\nCấp giấy phép xây dựng nhà ở\n1. Hồ sơ gồm:\na) Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới nhà ở gồm:\n- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng do chủ đầu tư (chủ hộ) đứng tên (theo mẫu số 4);\n- Các giấy tờ hợp lệ về.quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;\n- 02 bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm:\n+ Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình, (ghi rõ kích thưổc lô đất, kích thưốc tổng thể mặt bằng xây dựng công trình và các khoảng cách từ mép ngoài công trình đến chỉ giới xây dựng đường giao thông);\n+ Mặt bằng các tầng, các mặt cắt chủ yếu công trình, tỷ lệ 1/100 -1/200;\n+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/ 200 và chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ 1/50; kèm theo sơ đồ hệ thông thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ 1/100 -1/ 200.\nb) Hồ sơ xin cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa, mở rộng nhà ở hiện có gồm:\n- Đơn Xin cạp giấy phép xây dựng (mẫu số 4);\n- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (nếu có).\n- 02 bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm:\n+ Mặt bằng công trình trước và sau cải tạo trên lô đất, tỷ lệ 1/200 -1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình.\n+ Mặt bằng các tầng và mặt cắt chủ yếu của công trình trước và sau khi cải tạo, tỷ lệ 1/100 -1/200\nc) Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình ngoài các tài liệu quy định tại điểm a khoản\n1 Điều này, chủ công trình xây dựng còn phải có giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng.\n2. Thời gian giải quyết:\n- Cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (mẫu số 6).\n- Nếu quá thời hạn trên mà cơ quan cấp giấy phép không có ý kiến trả lòi bằng văn bản, người xin cấp giấy phép xây dựng được quyền khỏi công xây dựng công trình khi đã đủ các điều kiện sau:\n+ Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình\nvà nhà thầu thi công xây dựng thỏa thuận;\n+ Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt;\n+ Có hợp đồng xây dựng;\n+ Có đủ nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình;\n+ Có biện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng;\n+ Đối với khu đô thị mới, tùy theo tính chất, quy mô xây dựng phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công trình.\n3. Mức thu lệ phí: Theo quy định của pháp luật"
] |
Vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 30 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nThu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị thu hồi trong trường hợp sau đây:\na) Không còn đủ điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định tại Điều 28 của Luật này;\nb) Giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;\nc) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;\nd) Có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nđ) Bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.\n2. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc được cấp lại trong trường hợp sau đây:\na) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị mất hoặc hư hỏng;\nb) Thay đổi thông tin cá nhân được ghi trong chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n3. Trường hợp bị thu hồi, chứng chỉ hành nghề kiến trúc chỉ được cấp lại sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này hoặc sau 12 tháng kể từ ngày hết thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khi bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.\n4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc."
] | [
"Điều 10 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nYêu cầu về quản lý kiến trúc\n1. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiến trúc quy định tại Điều 4 của Luật này.\n2. Bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc.\n3. Bảo đảm an toàn cho con người, công trình kiến trúc và khu vực tập trung dân cư trước tác động bất lợi do thiên nhiên hoặc con người gây ra.\n4. Không tác động tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị và môi trường sinh thái.\n5. Bảo đảm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.",
"Điều 19 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nDịch vụ kiến trúc\n1. Dịch vụ kiến trúc là loại hình kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.\n2. Dịch vụ kiến trúc bao gồm:\na) Thiết kế kiến trúc công trình;\nb) Thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị;\nc) Thiết kế kiến trúc cảnh quan;\nd) Thiết kế nội thất;\nđ) Chỉ dẫn đặc điểm kỹ thuật kiến trúc công trình;\ne) Đánh giá kiến trúc công trình;\ng) Thẩm tra thiết kế kiến trúc.",
"Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại mới nhất\nNhững trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại\n1. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.\n2. Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá.\n3. Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.\n4. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; người đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.\n5. Người quy định tại khoản 3 Điều này bị bãi nhiệm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, tước danh hiệu hoặc đưa ra khỏi ngành.\n6. Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.\n7. Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.\n8. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.",
"Điều 23 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nThẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề\n1. Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức lập, ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề như sau:\na) Thành lập ban soạn thảo và tổ biên tập để soạn thảo Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;\nb) Lập Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;\nc) Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cá nhân có liên quan về dự thảo Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;\nd) Giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Hội Kiến trúc sư Việt Nam;\nđ) Ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.\n3. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày ban hành, Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tổ chức ban hành; gửi đến Bộ Xây dựng để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và các hình thức khác theo quy định pháp luật về tiếp cận thông tin.\n4. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được định kỳ 05 năm rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.",
"Điều 13 Luật Công chứng 2014 số 53/2014/QH13 mới nhất\nNhững trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên\n1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.\n2. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.\n3. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.\n4. Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.\n5. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư."
] |
Cơ quan nào có quyền gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 29 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nCấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Cá nhân đề nghị cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n2. Cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Thành phần Hội đồng gồm đại diện cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc hoặc cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc, chuyên gia về kiến trúc.\n3. Hội đồng và thành viên Hội đồng xét cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người quyết định thành lập hội đồng về nội dung tham mưu, tư vấn của mình.\n4. Thành viên Hội đồng xét cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; hội đồng tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.\n5. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc."
] | [
"Điều 3 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nGiải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật về tổ chức không gian, tạo lập môi trường sống bền vững đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội.\n2. Hoạt động kiến trúc gồm quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.\n3. Thiết kế kiến trúc là việc lập phương án kiến trúc, thể hiện ý tưởng kiến trúc, giải pháp kỹ thuật về kiến trúc trong hồ sơ thiết kế quy hoạch, xây dựng, thiết kế nội thất, ngoại thất và kiến trúc cảnh quan.\n4. Công trình kiến trúc là một hoặc tổ hợp công trình, hạng mục công trình được xây dựng theo ý tưởng kiến trúc hoặc thiết kế kiến trúc.\n5. Công trình kiến trúc có giá trị là công trình kiến trúc tiêu biểu, có giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.\n6. Hành nghề kiến trúc là hoạt động nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiến trúc.",
"Điều 5 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nBản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc\n1. Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc gồm đặc điểm, tính chất tiêu biểu, dấu ấn đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, nghệ thuật; thuần phong mỹ tục của các dân tộc; kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng, được thể hiện trong công trình kiến trúc, tạo nên phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam.\n2. Căn cứ đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa dân tộc của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và quy định nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc phù hợp với địa bàn quản lý.\n3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.",
"Điều 9 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nCác hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc\n1. Cản trở hoạt động quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.\n2. Lợi dụng hành nghề kiến trúc gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trật tự xã hội, môi trường sống, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.\n3. Đưa hối lộ, nhận hối lộ, thực hiện hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật trong hoạt động kiến trúc.\n4. Tiết lộ tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tin kinh doanh do khách hàng cung cấp, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.\n5. Xây dựng công trình kiến trúc không đúng với thiết kế kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép xây dựng.\n6. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kiến trúc.\n7. Cung cấp tài liệu, số liệu giả hoặc sai sự thật; lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.\n8. Gian lận trong việc sát hạch, cấp, sử dụng chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n9. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong quản lý kiến trúc.",
"Điều 2 Quyết định 815/QĐ-BXD thành lập Ủy ban giám sát thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau dịch vụ kiến trúc Asean\nChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ủy ban Giám sát\n1. Chức năng:\nỦy ban Giám sát có các chức năng: giúp Bộ Xây dựng (là cơ quan quản lý nghề nghiệp của Việt Nam đối với dịch vụ kiến trúc theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ) tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kiến trúc trong ASEAN (sau đây gọi tắt là Thỏa thuận); nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý hành nghề dịch vụ Kiến trúc tại Việt Nam; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý hành nghề dịch vụ Kiến trúc theo sự ủy quyền của Bộ Xây dựng hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.\nỦy ban Giám sát chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đồng thời chịu sự giám sát, điều phối hoạt động của Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN (AAC) trong việc tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện Thỏa thuận.\n2. Nhiệm vụ, quyền hạn:\n2.1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về triển khai và giám sát việc thực hiện Thỏa thuận, bao gồm:\n2.1.1. Được Bộ Xây dựng ủy quyền và có thẩm quyền chứng nhận về trình độ và kinh nghiệm cá nhân của các Kiến trúc sư Việt Nam mong muốn được đăng ký là Kiến trúc sư ASEAN (AA) thông qua kết quả đánh giá trực tiếp hoặc bằng cách tham khảo ý kiến từ các cơ quan có thẩm quyền khác.\n2.1.2. Tổ chức nghiên cứu, soạn thảo để trình Bộ Xây dựng thông qua, sau đó trình AAC phê duyệt Quy chế đánh giá (Assessment Statement) đối với các Kiến trúc sư Việt Nam mong muốn được đăng ký là Kiến trúc sư ASEAN.\n2.1.3. Tuyên truyền, phổ biến cho các Kiến trúc sư Việt Nam về Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN (AAR) và tiêu chuẩn của AA; hướng dẫn Kiến trúc sư Việt Nam thực hiện các thủ tục cần thiết để được đăng ký là AA.\n2.1.4. Tổ chức xây dựng, quản lý và theo dõi việc Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN (trong đó có việc lưu giữ hồ sơ) tại Việt Nam theo đúng các quy định trong Thỏa thuận và Quy chế đánh giá đã được phê duyệt.\n2.1.5. Thực hiện việc cấp hoặc thu hồi chứng chỉ công nhận là AA đối với các Kiến trúc sư Việt Nam theo sự ủy quyền của AAC.\n2.1.6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Xây dựng và AAC về hoạt động của Ủy ban Giám sát và tình hình xây dựng, phát triển Đăng bạ AAR tại Việt Nam.\n2.2. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế và thực thi các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và quản lý có hiệu quả việc hành nghề dịch vụ Kiến trúc tại Việt Nam, bao gồm:\n2.2.1. Nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế vể quản lý hành nghề dịch vụ Kiến trúc tại Việt Nam, nhằm từng bước tiếp cận với thông lệ khu vực và quốc tế để nâng cao hiệu quả quản lý trong nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập;\n2.2.2. Điều tra, khảo sát, tổng hợp và đánh giá về thực trạng đội ngũ Kiến trúc sư Việt Nam trên các mặt: số lượng, chất lượng đào tạo, năng lực hành nghề, đạo đức nghề nghiệp, khả năng phát triển nghề nghiệp liên tục, mức độ đáp ứng tiêu chuẩn kiến trúc sư của khu vực và thế giới,…;\n2.2.3. Nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đội ngũ Kiến trúc sư Việt Nam;\n2.2.4. Nghiên cứu, đề xuất việc hoàn thiện hệ thống đăng bạ Kiến trúc sư của Việt Nam theo các tiêu chí và lộ trình phù hợp để đáp ứng yêu cầu hành nghề tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy việc nâng cao năng lực để tiếp cận và hành nghề tại các nước trong khu vực và trên thế giới; tổ chức triển khai đăng bạ Kiến trúc sư Việt Nam sau khi được sự ủy quyền của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.\n2.3. Tổng hợp, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát; nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, thành phân nhân sự,… nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ủy ban Giám sát.\n2.4. Thực hiện hợp tác với các tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế về các lĩnh vực hoạt động của Ủy ban Giám sát theo chức năng, nhiệm vụ được giao.\n2.5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý hàng nghề dịch vụ Kiến trúc theo sự ủy quyền của Bộ Xây dựng hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.\n3. Trách nhiệm:\nỦy ban Giám sát phải đảm bảo và phải chịu trách nhiệm trước Bộ Xây dựng và trước AAC về việc:\n3.1. Tất cả các Kiến trúc sư Việt Nam có nguyện vọng xin được đăng ký là AA phải được cung cấp đầy đủ thông tin và được hướng dẫn các thủ tục cần thiết theo quy trình đăng bạ AA.\n3.2. Tất cả các Kiến trúc sư được AAC cấp chứng chỉ là AA tại Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu được quy định trong Thỏa thuận và Quy chế đánh giá, đồng thời các Kiến trúc sư này phải chứng minh được việc tuân thủ của mình thông qua các thủ tục và các tiêu chí cơ bản được quy định trong Thỏa thuận và Quy chế đánh giá.\n3.3. Tất cả các AA của Việt Nam phải chứng minh được việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) theo quy định trong Quy chế đánh giá đã được AAC phê duyệt khi nộp hồ sơ xin được đăng ký là AA.\n3.4. Tất cả các AA của Việt Nam định kỳ xin cấp đổi chứng chỉ mới khi chứng chỉ cũ hết hạn và khi xin cấp đổi chứng chỉ mới, họ phải chứng minh được việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD).\n3.5. Những cá nhân AA của Việt Nam vi phạm các quy định trong Thỏa thuận, trong Quy chế đánh giá hoặc không tuân thủ các yêu cầu về Phát triển nghề nghiệp liên tục đều bị thu hồi chứng chỉ công nhận là AA và bị xóa tên khỏi Đăng bạ AAR theo đúng quy định của Thỏa thuận.",
"Điều 24 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nPhát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề\n1. Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề gồm: tham gia các khóa tập huấn về chuyên môn, pháp luật; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn; chương trình khảo sát, tham quan học tập về lĩnh vực kiến trúc và liên quan; viết sách, bài trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành kiến trúc, viết chuyên đề tham luận hội nghị, hội thảo về kiến trúc; tham gia khóa học tập, nghiên cứu sau đại học về lĩnh vực kiến trúc; tham gia giảng dạy đại học, sau đại học và các khóa tập huấn chuyên môn về lĩnh vực kiến trúc; nghiên cứu, sáng chế khoa học trong lĩnh vực kiến trúc được công nhận; đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia.\n2. Tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục, bao gồm: tổ chức các khóa tập huấn về chuyên môn, pháp luật; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn; chương trình khảo sát, tham quan học tập về kiến trúc và liên quan.\n3. Cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục có trách nhiệm:\na) Thông báo và đăng tải thông tin về chương trình, nội dung, thời gian tổ chức hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục trên phương tiện thông tin đại chúng;\nb) Xác nhận việc tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của các cá nhân bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, làm cơ sở để cá nhân lập hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;\nc) Trường hợp tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục tại nước ngoài, người tham gia cần có văn bản, chứng chỉ hoặc tài liệu chứng minh về việc đã tham gia hoạt động đó, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam.\n4. Kiến trúc sư hành nghề phải đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục hằng năm thông qua hình thức tích lũy tối thiểu là 04 điểm phát triển nghề nghiệp liên tục. Các kiến trúc sư hành nghề trên 60 tuổi phải đạt tối thiểu là 02 điểm phát triển nghề nghiệp liên tục một năm. Cá nhân đạt vượt mức yêu cầu thì được chuyển kết quả phát triển nghề nghiệp liên tục sang năm kế tiếp. Cá nhân chưa đạt mức yêu cầu thì phải hoàn thành phần kết quả phát triển nghề nghiệp liên tục còn thiếu trong năm kế tiếp.\n5. Hội Kiến trúc sư Việt Nam xây dựng, ban hành bảng phương pháp tính điểm phát triển nghề nghiệp liên tục chi tiết đối với các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề quy định tại khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.",
"Điều 26 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nĐiều kiện thực hiện sát hạch đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc\n1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc được công nhận đủ điều kiện thực hiện sát hạch phải đáp ứng điều kiện sau:\na) Bảo đảm yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật Kiến trúc;\nb) Có quyết định công nhận đủ điều kiện thực hiện sát hạch đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc;\nc) Đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc theo các nội dung tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;\nd) Cơ sở đào tạo về kiến trúc từ bậc đại học trở lên.\n2. Hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện tổ chức thực hiện sát hạch:\na) Đơn đề nghị công nhận đủ điều kiện tổ chức sát hạch gửi tới Bộ Xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Bản thuyết minh về khả năng đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật Kiến trúc;\nc) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động và phê duyệt điều lệ của tổ chức.\n3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Xây dựng xem xét và ban hành Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề. Quyết định công nhận được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc từ bậc đại học trở lên và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định.",
"Điều 6 Nghị định 37/2010/NĐ-CP lập, thẩm định, phê duyệt quản lý quy hoạch đô thị mới nhất\nĐiều kiện và thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị của cá nhân\n1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị, kinh tế đô thị; có kinh nghiệm tham gia thiết kế quy hoạch tối thiểu 05 năm và đã tham gia thiết kế ít nhất 05 đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.\n2. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị:\na) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị cho cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng quy định và phát hành theo mẫu thống nhất trong phạm vi cả nước."
] |