question
stringlengths 0
248
| domain
stringclasses 43
values | citation_related
sequencelengths 1
36
| citation_unrelated
sequencelengths 0
8
|
---|---|---|---|
Cần đáp ứng điều kiện gì để khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nViệc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.",
"Điều 89 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nĐối tượng và các loại giấy phép xây dựng\n1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:\na) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;\nb) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;\nc) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;\nd) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;\nđ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;\ne) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\ng) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;\nh) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;\ni) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;\nk) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;\nl) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.\n3. Giấy phép xây dựng gồm:\na) Giấy phép xây dựng mới;\nb) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;\nc) Giấy phép di dời công trình.\n4. Công trình cấp đặc biệt và cấp I được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng được thẩm định theo quy định của Luật này.\n5. Đối với dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi phần hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt."
] | [
"Khoản 2 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nKhởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật này.",
"Điều 8 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nGiám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng\n1. Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn như sau:\na) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt;\nb) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.\n2. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn nhà nước, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng.\nTrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng.\n3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.",
"Khoản 11 Điều 2 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14 mới nhất\n1. Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.\n2. Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án sử dụng vốn đầu tư công được quy định như sau:\na) Đối với dự án quan trọng quốc gia, thời gian thẩm định được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;\nb) Đối với dự án nhóm A, thời gian thẩm định không quá 40 ngày, trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 35 ngày;\nc) Đối với dự án nhóm B, thời gian thẩm định không quá 30 ngày, trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 25 ngày;\nd) Đối với dự án nhóm C, thời gian thẩm định không quá 20 ngày, trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 15 ngày.\n3. Đối với dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này, thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Trường hợp dự án phải thực hiện thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng thì thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này; riêng dự án quan trọng quốc gia không sử dụng vốn đầu tư công, thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 80 ngày.”.\n17. Sửa đổi, bổ sung Điều 60 như sau:\n“Điều 60. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng",
"Khoản 3 Điều 1 Quyết định 28/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý trật tự xây dựng tỉnh Phú Yên\n1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu hoàn toàn trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng đối với tất cả các công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quản lý khi chưa thực hiện trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, phát hiện ban đầu và thông báo thông tin về công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công trên địa bàn quản lý theo quy định tại điểm a, b khoản 1, Điều 9 của Quy chế này.\n2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu hoàn toàn trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng đối với các công trình thuộc phạm vi quản lý của Sở Xây dựng theo quy định tại khoản 3, Điều 7 của Quy chế này, nếu chưa thực hiện trách nhiệm thông báo thông tin về công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công trên địa bàn quản lý theo quy định tại khoản 2, Điều 9 của Quy chế sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã thực hiện trách nhiệm theo quy định tại điểm a, b khoản 1, Điều 9 của Quy chế này.\nTrưởng Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên; Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên chịu hoàn toàn trách nhiệm khi để công trình (trừ nhà ở riêng lẻ) xây dựng vi phạm trật tự xây dựng trong khu vực mình quản lý mà chưa thông báo cho cơ quan có thẩm quyền phối hợp xử lý theo quy định tại khoản 4, Điều 9 của Quy chế này.",
"Khoản 10 Điều 1 Quyết định 45/2018/QĐ-UBND Quy định quản lý đầu tư và xây dựng Cao Bằng\nKhoản 1 và khoản 2 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n\"1. Công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp GPXD có thời hạn thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng (bao gồm cả các khu vực đã có quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 đến tỷ lệ 1/500) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất theo Nghị định số 53/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng, không thuộc trường hợp cấm xây dựng tại Khoản 3 Điều 12 Luật Xây dựng và đáp ứng các điều kiện tại Điều 94 Luật Xây dựng và Khoản 2, Khoản 3 Điều này.\n2. Quy mô công trình, nhà ở riêng lẻ:\nTối đa 02 tầng (không được xây dựng tầng hầm, bán hầm), tổng chiều cao không quá 9 m và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 đối với công trình hoặc dưới 250 m2 đối với nhà ở riêng lẻ. Đối với công trình theo tuyến hoặc nhu cầu vượt quá quy mô quy định phải được UBND tỉnh chấp thuận trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.\"",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 28/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý trật tự xây dựng tỉnh Phú Yên\n1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã\na) Chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi, kiểm tra và phát hiện ban đầu về tình hình khởi công xây dựng các công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quản lý. Khi phát hiện công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công xây dựng thuộc địa bàn quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức rà soát, thu thập thông tin về công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công và thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng quản lý xây dựng cấp huyện) nơi công trình xây dựng biết để kịp thời tổ chức quản lý.\nNội dung thông báo thông tin về công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công gồm: Tên dự án, công trình (trừ nhà ở riêng lẻ), tên và thông tin liên lạc về chủ đầu tư; địa điểm xây dựng; khái quát về nội dung công việc đang xây dựng tại thời điểm phát hiện; thông tin về đất đai, xây dựng, kết quả đã kiểm tra xử lý (nếu có) hoặc những thông tin khác có liên quan mà đơn vị, địa phương đã giải quyết.\nb) Trường hợp phát hiện công trình, nhà ở riêng lẻ đã khởi công xây dựng mà chủ đầu tư chưa thông báo thời điểm khởi công xây dựng theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 106 của Luật Xây dựng năm 2014 (đối với công trình thuộc đối tượng cấp phép xây dựng), theo quy định tại điểm l, khoản 2, Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 (đối với công trình được miễn cấp phép xây dựng); không treo biển báo công trình theo quy định tại Điều 109 của Luật Xây dựng năm 2014 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời tổ chức kiểm tra, xử lý đồng thời với các vi phạm trật tự xây dựng khác (nếu có) trước khi thông báo thông tin về công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều này.\nc) Trường hợp công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công thuộc trách nhiệm quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo phân công tại khoản 1, Điều 7 của Quy chế này thì phải tổ chức theo dõi, có kế hoạch kiểm tra trong quá trình xây dựng. Nếu phát hiện công trình, nhà ở riêng lẻ có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng thì phải tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.\n2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện\na) Chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi, tổng hợp thông tin về công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công trên địa bàn quản lý. Sau khi tiếp nhận thông tin về công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức rà soát, thu thập thêm thông tin và thông báo ngay cho Giám đốc Sở Xây dựng (trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng nằm trong địa bàn của một huyện, thị xã, thành phố) để kịp thời tổ chức quản lý.\nNội dung thông báo thông tin về công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công gồm: Tên dự án, công trình (trừ nhà ở riêng lẻ), tên và thông tin liên lạc về chủ đầu tư; địa điểm xây dựng; khái quát về nội dung công việc đang xây dựng tại thời điểm phát hiện; thông tin về đất đai, xây dựng, kết quả đã kiểm tra xử lý (nếu có) hoặc những thông tin khác có liên quan mà đơn vị, địa phương đã giải quyết.\nb) Trường hợp phát hiện Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không thực hiện nghiêm túc quy định tại khoản 1, Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện. Nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không thực hiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tổ chức kiểm tra, xử lý theo quy định trước khi thông báo thông tin về công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều này; đồng thời xem xét trách nhiệm buông lỏng quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.\nc) Trường hợp công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công thuộc trách nhiệm quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công tại khoản 2, Điều 7 của Quy chế này thì phải tổ chức theo dõi, có kế hoạch tổ chức kiểm tra trong quá trình xây dựng. Nếu phát hiện công trình, nhà ở riêng lẻ có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng thì phải tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.\n3. Giám đốc Sở Xây dựng\na) Chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi, tổng hợp thông tin về công trình, nhà ở riêng lẻ (nằm trên địa bàn từ hai huyện, thị xã, thành phố trở lên) khởi công trên địa bàn tỉnh. Sau khi tiếp nhận thông tin về công trình, nhà ở riêng lẻ khởi công từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều này thì Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ chức theo dõi, có kế hoạch kiểm tra trong quá trình xây dựng đối với công trình thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Xây dựng theo phân công tại khoản 3, Điều 7 của Quy chế này và tổ chức theo dõi, giám sát việc quản lý trật tự xây dựng đối với công trình thuộc trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương; nếu phát hiện công trình có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng thì phải tổ chức quản lý kịp thời theo quy định của pháp luật và Quy chế này.\nb) Trường hợp phát hiện Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không thực hiện nghiêm túc quy định tại khoản 2, Điều này thì Giám đốc Sở Xây dựng phải có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện. Nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không thực hiện thì Giám đốc Sở Xây dựng phải tổ chức kiểm tra, xử lý theo quy định; đồng thời báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trách nhiệm buông lỏng quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.\n4. Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên; Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên có trách nhiệm tổ chức theo dõi tình hình khởi công xây dựng các công trình (trừ nhà ở riêng lẻ) trong khu vực mình quản lý, xử lý theo thẩm quyền đối với các công trình xây dựng vi phạm, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải thông báo cho các cơ quan được phân công nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng theo Điều 7 của Quy chế này để phối hợp xử lý.\n5. Thủ trưởng cơ quan quản lý công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và cơ quan quản lý khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật có trách nhiệm tổ chức theo dõi, quản lý hành lang bảo vệ công trình, khu vực do mình quản lý; xử lý theo thẩm quyền khi phát hiện công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng vi phạm, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải thông báo cho các cơ quan được phân công nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng theo Điều 7 của Quy chế này để phối hợp xử lý.\nThủ trưởng cơ quan quản lý về đất đai có trách nhiệm tổ chức quản lý việc sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai; trường hợp phát hiện việc sử dụng đất vi phạm pháp luật về xây dựng thì phải thông báo cho các cơ quan được phân công nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng theo Điều 7 của Quy chế này để phối hợp xử lý.”\n5. Sửa đổi tiêu đề, khoản 1 và bổ sung khoản 3a, 3b vào Điều 10 như sau:\n“Điều 10. Phối hợp lập biên bản, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng",
"Khoản 1 Điều 4 Quyết định 03/2020/QĐ-UBND quy định cấp giấy phép xây dựng tỉnh Tuyên Quang\nĐiều kiện về quy mô công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:\nCông trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 94 Luật Xây dựng và đáp ứng các điều kiện sau:\na) Đối với nhà ở riêng lẻ: Diện tích xây dựng không quá 100 m2, 01 tầng, chiều cao tối đa không quá 5,7 m (bao gồm cả chiều cao phần mái chống nóng), không xây dựng tầng hầm, tầng nửa hầm.\nb) Đối với công trình xây dựng khác: Diện tích xây dựng không quá 400 m2, 01 tầng, chiều cao tối đa không quá 4,8m (bao gồm cả chiều cao phần mái công trình), không xây dựng tầng hầm, tầng nửa hầm."
] |
Có được xây nhà ở khi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nHồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:\na) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;\nb) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;\nc) Bản vẽ thiết kế xây dựng;\nd) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề."
] | [
"Khoản 1 Điều 4 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nBảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.",
"Khoản 1 Điều 95 Luật xây dựng 2003 số 16/2003/QH11\nLựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác.",
"Khoản 1 Điều 10 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nTổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài được khuyến khích và tạo điều kiện nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở xã hội, tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.",
"Khoản 4 Điều 95 Luật xây dựng 2003 số 16/2003/QH11\nLựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải tuân theo các quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu.",
"Khoản 3 Điều 10 Nghị định 60-CP quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị\nTrong trường hợp chủ nhà không có hoặc có đủ giấy tờ hợp lệ trước ngày ban hành Nghị định này:\na) Chủ nhà hoàn toàn không có giấy tờ hợp lệ:\na1. Nếu nhà ở và đất ở phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, thì chủ nhà được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Chủ nhà được cấp giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất ở.\na2. Nếu nhà ở xây dựng trên đất không được quy hoạch là đất ở thì chủ nhà không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Chủ nhà phải thực hiện lệnh giải toả nhà và lệnh thu hồi đất của nhà nước.\nb) Nếu chủ nhà có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, xây nhà không có giấy tờ hợp lệ nhưng nhà ở, đất ở hiện phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.\nc) Nếu chủ nhà xây dựng nhà có giấy phép trên đất phù hợp với quy hoạch đất ở nhưng chưa có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp, thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của phần nhà đó. Chủ nhà phải nộp tiền sử dụng đất ở.\nd) Mọi trường hợp có tranh chấp thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở chỉ được xem xét khi đã giải quyết xong tranh chấp theo luật pháp.",
"Khoản 7 Điều 4 Quyết định 14/2007/QĐ-UBND trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền\n1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp cho chủ sở hữu không đồng thời là chủ sử dụng đất hoặc là chủ sử dụng đất nhưng có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở riêng. Chủ sở hữu không phải nộp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.\n2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu đồng thời là chủ sử dụng đất (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có nhu cầu cấp chung cả quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất trên 1 Giấy chứng nhận. Chủ sở hữu phải nộp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.\n3. Đối với trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nay đề nghị cấp chung 1 Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì cơ quan thụ lý hồ sơ phải lấy ý kiến bằng văn bản Sở tài nguyên môi trường (đối với tổ chức là chủ sở hữu), hoặc ý kiến bằng văn bản của Phòng Tài nguyên môi trường (đối với cá nhân là chủ sở hữu) trước khi trình ký Giấy chứng nhận. Chủ sử dụng đất phải hoàn tất các nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định trước khi xét cấp Giấy chứng nhận.\n4. Đối với các nhà ở xây dựng không phép, sai phép sau ngày 01/7/2004 (với các trường hợp nhà ở xây dựng yêu cầu phải có giấy phép xây dựng theo quy định của Pháp luật) thì phải được xử lý việc xây dựng không phép, sai phép theo các quy định của tỉnh trước khi xét cấp Giấy chứng nhận.\nĐiều 3 : Thẩm quyền cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận :\n",
"Khoản 2 Điều 97 Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13 mới nhất\nGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.",
"Khoản 3 Điều 256 Luật Đất đai 2024 số 31/2024/QH15 mới nhất\nGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị pháp lý và không phải cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; trường hợp có nhu cầu thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này."
] |
Giấy phép xây dựng đối với nhà ở có diện tích sàn trên 500m2 có phải xin giấy phép không? | xay-dung-do-thi | [
"Điểm e Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nNhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\ng) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;\nh) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;\ni) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;\nk) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;\nl) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.",
"Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nTrước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này."
] | [
"Khoản 1 Điều 7 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nChủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án hoặc khi phê duyệt dự án.",
"Điểm a Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nCông trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;",
"Điểm a Khoản 1 Điều 148 Luật Đất đai 2024 số 31/2024/QH15 mới nhất\nGiấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;",
"Điểm a Khoản 1 Điều 2 Quyết định 22/2012/QĐ-UBND lệ phí cấp Giấy phép xây dựng\nTrường hợp nhà có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250m2 trở lên hoặc có từ 03 tầng trở lên: 50.000 đồng/giấy phép;",
"Điểm b Khoản 1 Điều 2 Quyết định 04/2009/QĐ-UBND lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu công trình xây dựng\nĐối với nhà ở của tổ chức: thu lệ phí theo diện tích sàn xây dựng\n- Diện tích dưới 500m2: 300.000 đồng/giấy\n- Diện tích từ 500m2 đến dưới 1.000m2: 400.000 đồng/giấy\n- Diện tích từ 1.000m2 trở lên: 500.000 đồng/giấy"
] |
Chứng chỉ hành nghề kiến trúc có gia hạn được không? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 28 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nĐiều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:\na) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng;\nb) Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục;\nc) Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề."
] | [
"Khoản 2 Điều 8 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nNội dung hợp tác quốc tế về kiến trúc bao gồm:\na) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và trao đổi thông tin về kiến trúc;\nb) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc;\nc) Thực hiện các hoạt động kiến trúc;\nd) Thừa nhận lẫn nhau về hành nghề kiến trúc.",
"Khoản 2 Điều 17 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nCông trình phải thi tuyển phương án kiến trúc bao gồm:\na) Công trình công cộng có quy mô cấp đặc biệt, cấp I;\nb) Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng; cầu trong đô thị từ cấp II trở lên, ga đường sắt nội đô từ cấp II trở lên; công trình tượng đài, công trình là biểu tượng về truyền thống, văn hóa và lịch sử của địa phương; công trình quan trọng, điểm nhấn trong đô thị và trên các tuyến đường chính được xác định trong đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.",
"Khoản 2 Điều 13 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nCông trình kiến trúc có giá trị không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, đánh giá hằng năm, lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị để tổ chức quản lý.",
"Khoản 2 Điều 31 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nKể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc trong thời hạn 10 ngày. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.",
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 12/2009/TT-BXD cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\nCách đánh số chứng chỉ hành nghề:\na) Số chứng chỉ bao gồm 3 nhóm ký hiệu như sau:\n- Nhóm thứ nhất: Ký hiệu theo loại chứng chỉ (chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư: KTS, chứng chỉ hành nghề kỹ sư: KS, chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng: GS1 đối với màu đỏ, GS2 đối với màu hồng)\n- Nhóm thứ hai: Mã số điện thoại của địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);\n- Nhóm thứ ba: Số thứ tự của chứng chỉ hành nghề là một số có 5 chữ số.\nCác nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-).\nVí dụ: Cá nhân được Sở Xây dựng Hà Nội cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư có số chứng chỉ như sau: KTS-04-00001.\nb) Ký hiệu đối với chứng chỉ được cấp lại:\nĐối với chứng chỉ hành nghề cấp lại, sau nhóm thứ ba là các chữ A (B, C) biểu thị cấp lại lần 1 (2, 3)\nVí dụ: Cá nhân đã được Sở Xây dựng Hà Nội cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, nay đề nghị được cấp lại chứng chỉ do bị mất hoặc rách, nát; hết hạn sử dụng hoặc hết hạn thu hồi lần thứ nhất thì số chứng chỉ hành nghề cấp lại được ghi như sau: KTS-04-00001-A.",
"Khoản 3 Điều 31 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nThời hạn hành nghề kiến trúc tại văn bản công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam được xác định theo thời hạn của chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp."
] |
Chứng chỉ hành nghề kiến trúc không được gia hạn sẽ bị thu hồi? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 30 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nChứng chỉ hành nghề kiến trúc bị thu hồi trong trường hợp sau đây:\na) Không còn đủ điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định tại Điều 28 của Luật này;\nb) Giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;\nc) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;\nd) Có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nđ) Bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án."
] | [
"Khoản 1 Điều 11 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nKiến trúc đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Hài hòa với không gian, kiến trúc, cảnh quan chung của khu vực xây dựng công trình kiến trúc; gắn kết kiến trúc khu hiện hữu, khu phát triển mới, khu bảo tồn, khu vực giáp ranh đô thị và nông thôn, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên;\nb) Sử dụng màu sắc, vật liệu, trang trí mặt ngoài của công trình kiến trúc phải bảo đảm mỹ quan, không tác động xấu tới thị giác, sức khỏe con người, môi trường và an toàn giao thông;\nc) Kiến trúc nhà ở phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu, gắn công trình nhà ở riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của khu vực;\nd) Công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị trên tuyến phố phải bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ, công năng sử dụng, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện giao thông;\nđ) Hệ thống biển báo, quảng cáo, chiếu sáng, trang trí đô thị phải tuân thủ quy chuẩn, quy hoạch quảng cáo ngoài trời, phù hợp với kiến trúc chung của khu đô thị;\ne) Công trình tượng đài, điêu khắc, phù điêu, đài phun nước và các công trình trang trí khác phải được thiết kế phù hợp với cảnh quan, đáp ứng yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ nơi công cộng;\ng) Công trình giao thông phải được thiết kế đồng bộ, bảo đảm yêu cầu sử dụng, thẩm mỹ và tính chất của đô thị.",
"Khoản 1 Điều 21 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nCá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc, cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.",
"Khoản 4 Điều 30 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nChính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc.",
"Khoản 1 Điều 14 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nQuy chế quản lý kiến trúc được lập cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.",
"Khoản 2 Điều 13 Thông tư 12/2009/TT-BXD cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\nCá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề nếu vi phạm quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan thì sẽ bị xử lý như sau:\na) Thu hồi chứng chỉ trong thời gian 1 năm, nếu phát hiện có sự khai báo không trung thực trong hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoặc hành nghề không đúng với nội dung ghi trong chứng chỉ;\nb) Thu hồi chứng chỉ trong thời gian 3 năm, nếu tự ý tẩy xoá, sửa chữa chứng chỉ; cho mượn, cho thuê hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ để hành nghề; vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động xây dựng;\nc) Ngoài việc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, tuỳ theo mức độ vi phạm cá nhân vi phạm còn bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 3 Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Luật sư Nghị định hướng dẫn Luật Luật sư mới nhất\nTrong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, trừ trường hợp Quyết định kỷ luật luật sư bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư bị khiếu nại và đang được giải quyết theo quy định của pháp luật.\nQuyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được gửi cho người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Đoàn Luật sư nơi người đó đã là thành viên, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương, Sở Tư pháp, các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương nơi có Đoàn Luật sư mà người đó đã là thành viên. Trong trường hợp người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do không gia nhập Đoàn Luật sư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư thì Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được gửi cho người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư của người đó. Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.",
"Khoản 2 Điều 7 Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược mới nhất\nThu hồi Chứng chỉ hành nghề dược đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28 của Luật dược:\nTrong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện Chứng chỉ hành nghề dược bị ghi sai hoặc nhận được đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kiến nghị về việc Chứng chỉ hành nghề dược ghi sai của người có Chứng chỉ hành nghề dược, cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược thuộc thẩm quyền quản lý; trường hợp không thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn trả lời cho tổ chức hoặc cá nhân đề nghị và nêu rõ lý do.",
"Khoản 3 Điều 64 Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ sở hữu công nghiệp mới nhất\nViệc thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:\na) Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bị cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thu hồi trong các trường hợp sau đây:\na1) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và 2a Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ;\na2) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 156 của Luật Sở hữu trí tuệ;\nb) Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chủ động hoặc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu có căn cứ khẳng định người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này;\nc) Tổ chức, cá nhân yêu cầu thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải nộp 01 bộ tài liệu như sau:\nc1) Đơn yêu cầu thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;\nc2) Tài liệu chứng minh căn cứ thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.\nd) Trình tự thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:\nd1) Trường hợp tổ chức, cá nhân có yêu cầu thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định tại điểm c khoản này, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo bằng văn bản về yêu cầu này cho người được cấp Chứng chỉ hành nghề và ấn định thời hạn là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định từ chối thu hồi Chứng chỉ hành nghề và gửi cho các bên;\nd2) Trường hợp có căn cứ khẳng định người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và 2a Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo bằng văn bản về dự định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cho người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc thông báo không thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cho người được cấp;\nd3) Trường hợp có quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được quyết định nói trên, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;\nd4) Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định."
] |
Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc mới được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 28 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nĐiều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:\na) Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;\nb) Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;\nc) Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n2. Điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:\na) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng;\nb) Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục;\nc) Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.\n3. Cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.\n4. Cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế về kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này."
] | [
"Điều 2 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nĐối tượng áp dụng\nLuật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiến trúc trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.",
"Điều 7 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nNgày Kiến trúc Việt Nam\nNgày 27 tháng 4 hằng năm là ngày Kiến trúc Việt Nam.",
"Điều 18 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nQuản lý lưu trữ tài liệu\nCơ quan quản lý nhà nước về kiến trúc, chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ tài liệu, hồ sơ thiết kế về kiến trúc. Tổ chức, cá nhân tư vấn, nhà thầu xây dựng, ban quản lý xây dựng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật lưu trữ và quy định khác của pháp luật có liên quan.",
"Điều 24 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nPhát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề\n1. Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề gồm: tham gia các khóa tập huấn về chuyên môn, pháp luật; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn; chương trình khảo sát, tham quan học tập về lĩnh vực kiến trúc và liên quan; viết sách, bài trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành kiến trúc, viết chuyên đề tham luận hội nghị, hội thảo về kiến trúc; tham gia khóa học tập, nghiên cứu sau đại học về lĩnh vực kiến trúc; tham gia giảng dạy đại học, sau đại học và các khóa tập huấn chuyên môn về lĩnh vực kiến trúc; nghiên cứu, sáng chế khoa học trong lĩnh vực kiến trúc được công nhận; đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia.\n2. Tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục, bao gồm: tổ chức các khóa tập huấn về chuyên môn, pháp luật; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn; chương trình khảo sát, tham quan học tập về kiến trúc và liên quan.\n3. Cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục có trách nhiệm:\na) Thông báo và đăng tải thông tin về chương trình, nội dung, thời gian tổ chức hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục trên phương tiện thông tin đại chúng;\nb) Xác nhận việc tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của các cá nhân bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, làm cơ sở để cá nhân lập hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;\nc) Trường hợp tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục tại nước ngoài, người tham gia cần có văn bản, chứng chỉ hoặc tài liệu chứng minh về việc đã tham gia hoạt động đó, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam.\n4. Kiến trúc sư hành nghề phải đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục hằng năm thông qua hình thức tích lũy tối thiểu là 04 điểm phát triển nghề nghiệp liên tục. Các kiến trúc sư hành nghề trên 60 tuổi phải đạt tối thiểu là 02 điểm phát triển nghề nghiệp liên tục một năm. Cá nhân đạt vượt mức yêu cầu thì được chuyển kết quả phát triển nghề nghiệp liên tục sang năm kế tiếp. Cá nhân chưa đạt mức yêu cầu thì phải hoàn thành phần kết quả phát triển nghề nghiệp liên tục còn thiếu trong năm kế tiếp.\n5. Hội Kiến trúc sư Việt Nam xây dựng, ban hành bảng phương pháp tính điểm phát triển nghề nghiệp liên tục chi tiết đối với các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề quy định tại khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.",
"Điều 25 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nChương trình, nội dung, hình thức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Hội Kiến trúc sư Việt Nam xây dựng, ban hành chương trình, tài liệu phục vụ sát hạch, bộ câu hỏi sát hạch sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.\n2. Nội dung Bộ câu hỏi sát hạch với số điểm tối đa là 100 phải phù hợp với khoản 2 Điều 26 Luật Kiến trúc, bao gồm:\na) 10 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp với số điểm tối đa là 40;\nb) 05 câu hỏi về kiến thức pháp luật với số điểm tối đa là 20;\nc) 05 câu hỏi về kiến thức chuyên môn với số điểm tối đa là 20;\nd) 05 câu hỏi về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề với số điểm tối đa là 20.\n3. Hình thức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc:\na) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc lần đầu, thực hiện sát hạch theo hình thức thi trắc nghiệm và vấn đáp. Việc sát hạch vấn đáp được thực hiện ngay sau khi có thông báo kết quả sát hạch trắc nghiệm, trong đó cá nhân sát hạch phải gắp thăm và trả lời tối đa 04 câu hỏi, mỗi câu hỏi về nội dung kiến thức và sự hiểu biết áp dụng trong hoạt động hành nghề kiến trúc phù hợp với nội dung Bộ câu hỏi sát hạch quy định tại khoản 2 Điều này;\nb) Cá nhân đề nghị cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc thực hiện sát hạch theo hình thức thi trắc nghiệm.\n4. Cá nhân đạt kết quả sát hạch phải có tổng số điểm từ 70 điểm trở lên, trong đó điểm sát hạch về kiến thức pháp luật phải đạt tối thiểu là 16 điểm; các phần còn lại phải đạt tối thiểu 50% số điểm theo quy định tại khoản 2 Điều này.\n5. Việc tổ chức sát hạch theo định kỳ 06 tháng một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu thực tế tại các địa điểm tổ chức sát hạch đủ điều kiện theo quy định. Trường hợp không tổ chức sát hạch được thì phải thông báo 01 lần tới cá nhân đăng ký sát hạch bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký.\n6. Cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm bản sao văn bằng đào tạo qua mạng trực tuyến, qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n7. Tổ chức, cơ quan tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc có trách nhiệm:\na) Thông báo kết quả sát hạch cho các cá nhân tham dự sát hạch sau 15 ngày, kể từ ngày sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc;\nb) Cấp giấy chứng nhận kết quả sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc cho cá nhân đạt yêu cầu sát hạch.\n8. Thời hạn có hiệu lực của kết quả sát hạch có giá trị tối đa 12 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận kết quả sát hạch. Trường hợp mất giấy chứng nhận kết quả sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì phải làm đơn đề nghị và được xét cấp lại.",
"Điều 2 Quyết định 815/QĐ-BXD thành lập Ủy ban giám sát thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau dịch vụ kiến trúc Asean\nChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ủy ban Giám sát\n1. Chức năng:\nỦy ban Giám sát có các chức năng: giúp Bộ Xây dựng (là cơ quan quản lý nghề nghiệp của Việt Nam đối với dịch vụ kiến trúc theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ) tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kiến trúc trong ASEAN (sau đây gọi tắt là Thỏa thuận); nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý hành nghề dịch vụ Kiến trúc tại Việt Nam; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý hành nghề dịch vụ Kiến trúc theo sự ủy quyền của Bộ Xây dựng hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.\nỦy ban Giám sát chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đồng thời chịu sự giám sát, điều phối hoạt động của Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN (AAC) trong việc tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện Thỏa thuận.\n2. Nhiệm vụ, quyền hạn:\n2.1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về triển khai và giám sát việc thực hiện Thỏa thuận, bao gồm:\n2.1.1. Được Bộ Xây dựng ủy quyền và có thẩm quyền chứng nhận về trình độ và kinh nghiệm cá nhân của các Kiến trúc sư Việt Nam mong muốn được đăng ký là Kiến trúc sư ASEAN (AA) thông qua kết quả đánh giá trực tiếp hoặc bằng cách tham khảo ý kiến từ các cơ quan có thẩm quyền khác.\n2.1.2. Tổ chức nghiên cứu, soạn thảo để trình Bộ Xây dựng thông qua, sau đó trình AAC phê duyệt Quy chế đánh giá (Assessment Statement) đối với các Kiến trúc sư Việt Nam mong muốn được đăng ký là Kiến trúc sư ASEAN.\n2.1.3. Tuyên truyền, phổ biến cho các Kiến trúc sư Việt Nam về Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN (AAR) và tiêu chuẩn của AA; hướng dẫn Kiến trúc sư Việt Nam thực hiện các thủ tục cần thiết để được đăng ký là AA.\n2.1.4. Tổ chức xây dựng, quản lý và theo dõi việc Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN (trong đó có việc lưu giữ hồ sơ) tại Việt Nam theo đúng các quy định trong Thỏa thuận và Quy chế đánh giá đã được phê duyệt.\n2.1.5. Thực hiện việc cấp hoặc thu hồi chứng chỉ công nhận là AA đối với các Kiến trúc sư Việt Nam theo sự ủy quyền của AAC.\n2.1.6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Xây dựng và AAC về hoạt động của Ủy ban Giám sát và tình hình xây dựng, phát triển Đăng bạ AAR tại Việt Nam.\n2.2. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế và thực thi các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và quản lý có hiệu quả việc hành nghề dịch vụ Kiến trúc tại Việt Nam, bao gồm:\n2.2.1. Nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế vể quản lý hành nghề dịch vụ Kiến trúc tại Việt Nam, nhằm từng bước tiếp cận với thông lệ khu vực và quốc tế để nâng cao hiệu quả quản lý trong nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập;\n2.2.2. Điều tra, khảo sát, tổng hợp và đánh giá về thực trạng đội ngũ Kiến trúc sư Việt Nam trên các mặt: số lượng, chất lượng đào tạo, năng lực hành nghề, đạo đức nghề nghiệp, khả năng phát triển nghề nghiệp liên tục, mức độ đáp ứng tiêu chuẩn kiến trúc sư của khu vực và thế giới,…;\n2.2.3. Nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đội ngũ Kiến trúc sư Việt Nam;\n2.2.4. Nghiên cứu, đề xuất việc hoàn thiện hệ thống đăng bạ Kiến trúc sư của Việt Nam theo các tiêu chí và lộ trình phù hợp để đáp ứng yêu cầu hành nghề tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy việc nâng cao năng lực để tiếp cận và hành nghề tại các nước trong khu vực và trên thế giới; tổ chức triển khai đăng bạ Kiến trúc sư Việt Nam sau khi được sự ủy quyền của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.\n2.3. Tổng hợp, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát; nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, thành phân nhân sự,… nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ủy ban Giám sát.\n2.4. Thực hiện hợp tác với các tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế về các lĩnh vực hoạt động của Ủy ban Giám sát theo chức năng, nhiệm vụ được giao.\n2.5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý hàng nghề dịch vụ Kiến trúc theo sự ủy quyền của Bộ Xây dựng hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.\n3. Trách nhiệm:\nỦy ban Giám sát phải đảm bảo và phải chịu trách nhiệm trước Bộ Xây dựng và trước AAC về việc:\n3.1. Tất cả các Kiến trúc sư Việt Nam có nguyện vọng xin được đăng ký là AA phải được cung cấp đầy đủ thông tin và được hướng dẫn các thủ tục cần thiết theo quy trình đăng bạ AA.\n3.2. Tất cả các Kiến trúc sư được AAC cấp chứng chỉ là AA tại Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu được quy định trong Thỏa thuận và Quy chế đánh giá, đồng thời các Kiến trúc sư này phải chứng minh được việc tuân thủ của mình thông qua các thủ tục và các tiêu chí cơ bản được quy định trong Thỏa thuận và Quy chế đánh giá.\n3.3. Tất cả các AA của Việt Nam phải chứng minh được việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) theo quy định trong Quy chế đánh giá đã được AAC phê duyệt khi nộp hồ sơ xin được đăng ký là AA.\n3.4. Tất cả các AA của Việt Nam định kỳ xin cấp đổi chứng chỉ mới khi chứng chỉ cũ hết hạn và khi xin cấp đổi chứng chỉ mới, họ phải chứng minh được việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD).\n3.5. Những cá nhân AA của Việt Nam vi phạm các quy định trong Thỏa thuận, trong Quy chế đánh giá hoặc không tuân thủ các yêu cầu về Phát triển nghề nghiệp liên tục đều bị thu hồi chứng chỉ công nhận là AA và bị xóa tên khỏi Đăng bạ AAR theo đúng quy định của Thỏa thuận.",
"Điều 6 Thông tư 12/2009/TT-BXD cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\nĐiều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\nNgười được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:\n1. Điều kiện chung:\na) Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;\nb) Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và đã nộp lệ phí theo quy định.\n2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư:\na) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;\nc) Có kinh nghiệm trong công tác thiết kế ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt;\n3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư:\nCó các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;\nc) Có kinh nghiệm về lĩnh vực xin đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình;\n4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình:\na) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu đỏ) hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu hồng) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung xin đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.\nc) Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 công trình được nghiệm thu bàn giao.\nd) Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 năm trở lên (áp dụng đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành).\nđ) Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình xin cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp;"
] |
Nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm gì? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 2 Điều 26 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nNội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm:\na) Kinh nghiệm nghề nghiệp về kiến trúc;\nb) Kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề;\nc) Kiến thức chuyên ngành về kiến trúc;\nd) Kiến thức về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề."
] | [
"Khoản 2 Điều 13 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nCông trình kiến trúc có giá trị không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, đánh giá hằng năm, lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị để tổ chức quản lý.",
"Khoản 2 Điều 3 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nHoạt động kiến trúc gồm quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.",
"Khoản 3 Điều 26 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nTổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc được công nhận đủ điều kiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Được thành lập theo quy định của pháp luật;\nb) Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động kiến trúc;\nc) Có đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch.",
"Khoản 2 Điều 44 Nghị định 27/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đo đạc và bản đồ mới nhất\nNội dung sát hạch bao gồm:\na) Sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật;\nb) Việc sát hạch thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm trong thời gian 45 phút;\nc) Đề thi sát hạch gồm 40 câu hỏi, trong đó có 24 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp và 16 câu hỏi về kiến thức pháp luật có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; các câu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi do cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;\nd) Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểm tối đa cho phần kinh nghiệm nghề nghiệp là 60 điểm, điểm tối đa cho phần kiến thức pháp luật là 40 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch từ 80 điểm trở lên thì đạt yêu cầu xét cấp chứng chỉ hành nghề.\nTrường hợp cá nhân được miễn sát hạch một trong hai phần sát hạch thì kết quả sát hạch phần còn lại phải đạt 80% trở lên số điểm tối đa của phần sát hạch;\nđ) Việc sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp thực hiện cho từng nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 42 Nghị định này;\ne) Việc sát hạch kiến thức pháp luật chỉ thực hiện một lần trong kỳ sát hạch.",
"Khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước mới nhất\nSửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 26 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau:\n“c) Đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc bằng hình thức trực tiếp theo các nội dung tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này trong trường hợp tổ chức sát hạch trực tiếp; đáp ứng yêu cầu quản lý, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, phần mềm sát hạch trực tuyến theo quy định tại khoản 3b, khoản 3c Điều 25 của Nghị định này trong trường hợp tổ chức sát hạch trực tuyến.”.\nb) Bổ sung khoản 4 như sau:\n“4. Trường hợp tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc đã được công nhận đủ điều kiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc mà tại thời điểm công nhận chỉ đề nghị một hình thức tổ chức sát hạch thì khi bổ sung hình thức tổ chức sát hạch phải tự bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất (đối với hình thức sát hạch trực tiếp), yêu cầu quản lý, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, phần mềm sát hạch (đối với hình thức sát hạch trực tuyến) và thông báo về Bộ Xây dựng để theo dõi, kiểm tra.”.",
"Khoản 2 Điều 78 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng mới nhất\nTrường hợp cá nhân được miễn sát hạch về kiến thức chuyên môn thì đề sát hạch bao gồm 10 câu về kiến thức pháp luật. Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 40 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch từ 32 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề."
] |
Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị rách có được xin cấp lại không? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 30 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nThu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc\n1. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị thu hồi trong trường hợp sau đây:\na) Không còn đủ điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định tại Điều 28 của Luật này;\nb) Giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;\nc) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;\nd) Có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nđ) Bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.\n2. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc được cấp lại trong trường hợp sau đây:\na) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị mất hoặc hư hỏng;\nb) Thay đổi thông tin cá nhân được ghi trong chứng chỉ hành nghề kiến trúc.\n3. Trường hợp bị thu hồi, chứng chỉ hành nghề kiến trúc chỉ được cấp lại sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này hoặc sau 12 tháng kể từ ngày hết thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khi bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.\n4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc."
] | [
"Điều 7 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nNgày Kiến trúc Việt Nam\nNgày 27 tháng 4 hằng năm là ngày Kiến trúc Việt Nam.",
"Điều 4 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nNguyên tắc hoạt động kiến trúc\n1. Tuân thủ Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n2. Phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.\n3. Bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới. Xây dựng nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.\n4. Ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam bảo đảm hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.\n5. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.",
"Điều 18 Luật Kiến trúc 2019 số 40/2019/QH14 mới nhất\nQuản lý lưu trữ tài liệu\nCơ quan quản lý nhà nước về kiến trúc, chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ tài liệu, hồ sơ thiết kế về kiến trúc. Tổ chức, cá nhân tư vấn, nhà thầu xây dựng, ban quản lý xây dựng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật lưu trữ và quy định khác của pháp luật có liên quan.",
"Điều 14 Thông tư 12/2009/TT-BXD cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng\nĐiều khoản thi hành\nCác chứng chỉ hành nghề sau đây vẫn còn giá trị và được tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn ghi trên chứng chỉ:\n1. Chứng chỉ kiến trúc sư chủ nhiệm đồ án đã cấp theo quy định tại Quyết định số 91/BXD-ĐT ngày 16/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế hành nghề kiến trúc sư;\n2. Chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình đã cấp theo Quyết định số 23/2000/QĐ-BXD ngày 13/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình;\n3. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình đã cấp theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.\n4. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư đã cấp theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng.\nKhi hết hạn sử dụng ghi trên các chứng chỉ hành nghề nêu trên, cá nhân xin cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định của Thông tư này.",
"Điều 17 Thông tư 17/2016/TT-BXD năng lực của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng\nCấp lại hoặc Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề\n1. Chứng chỉ hành nghề được cấp lại hoặc Điều chỉnh, bổ sung nội dung trong các trường hợp sau:\na) Chứng chỉ cũ hết hạn sử dụng.\nb) Điều chỉnh, bổ sung nội dung hành nghề.\nc) Chứng chỉ cũ bị rách, nát.\nd) Chứng chỉ bị thất lạc.\n2. Điều kiện để cấp lại hoặc Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề:\na) Có đơn đề nghị cấp lại hoặc Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư này, nộp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề;\nb) Có chứng chỉ cũ đối với trường hợp chứng chỉ cũ bị rách, nát hoặc đề nghị cấp bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ cũ đã hết hạn sử dụng;\nc) Có bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bản khai kinh nghiệm liên quan đến nội dung đề nghị bổ sung lĩnh vực hoạt động đối với trường hợp đề nghị Điều chỉnh, bổ sung nội dung hành nghề;\nd) Không vi phạm các quy định trong hoạt động đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan.\n3. Trình tự thủ tục xét cấp lại hoặc Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề:\na) Đối với trường hợp theo quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này: trình tự và thời gian xét cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện như đối với trường hợp đề nghị cấp mới.\nb) Đối với trường hợp quy định tại Điểm c và d Khoản 1 Điều này: trình tự thực hiện như đối với trường hợp cấp mới nhưng không yêu cầu sát hạch, thời gian thực hiện xét cấp không quá 25 ngày đối với chứng chỉ hạng I, không quá 15 ngày đối với chứng chỉ hạng II và III.\n4. Nội dung và thời hạn của chứng chỉ hành nghề như sau:\na) Ghi theo đúng nội dung và thời hạn của chứng chỉ hành nghề cũ đối với trường hợp bị thất lạc hoặc rách, nát.\nb) Ghi bổ sung nội dung hành nghề, theo thời hạn của chứng chỉ hành nghề cũ đối với trường hợp Điều chỉnh, bổ sung nội dung hành nghề.\nc) Đối với trường hợp hết hạn thì nội dung và thời hạn ghi trong chứng chỉ hành nghề được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.\n5. Thẩm quyền cấp lại; Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.\n6. Cá nhân phải hoàn thành nghĩa vụ nộp phí và lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp lại hoặc bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề. Phí và lệ phí không được hoàn trả trong mọi trường hợp.",
"Điều 11 Thông tư 39/2011/TT-BCT đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý năng lượng mới nhất\nĐổi, cấp lại chứng chỉ quản lý năng lượng và chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng\n1. Trong trường hợp chứng chỉ bị rách, nát hoặc bị mất người được cấp chứng chỉ có quyền đề nghị đổi lại, cấp lại chứng chỉ.\n2. Hồ sơ xin đổi, cấp lại chứng chỉ bao gồm:\na) Đơn đề nghị xin đổi, cấp lại (nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại);\nb) 02 ảnh 3x4.\n3. Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin đổi, cấp lại chứng chỉ quản lý năng lượng, chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng, Tổng cục Năng lượng xem xét tính hợp lệ và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương đổi, cấp lại chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng cho người xin đổi lại, cấp lại chứng chỉ.\n4. Người xin đổi, cấp lại nộp lệ phí theo quy định của pháp luật."
] |
Thủ tục xin cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị rách ra sao? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 1 Điều 28 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc mới nhất\nĐối với trường hợp cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc:\na) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này qua mạng hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề;\nb) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc trong thời hạn 15 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc; 05 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề; 10 ngày đối với trường hợp gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị;\nc) Cá nhân thực hiện nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính."
] | [
"Khoản 28 Điều 1 Thông tư 60 /2007/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế Nghị định 85/2007/NĐ-CP\n1. Trường hợp phải thu tờ khai thuế từ người nộp thuế:\nBên uỷ nhiệm thu có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn người nộp thuế về các quy định của pháp luật thuế, trách nhiệm đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế; cung cấp mẫu tờ khai thuế và hướng dẫn cách kê khai thuế; đôn đốc người nộp thuế khai thuế và thu tờ khai thuế từ người nộp thuế để nộp cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định.\n2. Gửi thông báo nộp thuế và đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp thuế:\nBên được uỷ nhiệm thu khi nhận thông báo nộp thuế phải thực hiện đối chiếu với sổ bộ thuế, nếu thông báo nộp thuế không đúng, không đủ so với sổ bộ thuế thì phản ảnh kịp thời để cơ quan thuế phát hành lại thông báo nộp thuế cho đúng với sổ bộ thuế.\nBên được ủy nhiệm thu phải gửi thông báo nộp thuế cho người nộp thuế trước ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo thuế ít nhất là năm ngày. Khi gửi thông báo nộp thuế cho người nộp thuế, bên được uỷ nhiệm thu phải yêu cầu người nhận thông báo ký xác nhận, đôn đốc người nộp thuế nộp thuế đúng thời hạn.\nĐối với trường hợp uỷ nhiệm thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thì không phải gửi thông báo nộp thuế, bên uỷ nhiệm thu thuế có trách nhiệm đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo tờ khai thuế của người nộp thuế.\n3. Tổ chức thu nộp thuế và cấp chứng từ cho người nộp thuế:\nKhi thu thuế, bên uỷ nhiệm thu phải viết biên lai thu thuế và viết một lần cho cả ba liên ghi rõ số tiền thuế, loại thuế, kỳ nộp thuế và các nội dung khác trên biên lai thu. Biên lai thu thuế phải viết từ số nhỏ đến số lớn, không viết nhảy số và phải viết đầy đủ, rõ ràng theo các nội dung yêu cầu trong biên lai thuế, đồng thời ký, ghi rõ họ tên người trực tiếp thu. Sau khi đã kiểm tra và nhận đủ tiền thuế, người trực tiếp thu phải giao biên lai thu thuế cho người nộp thuế.\n4. Nộp tiền thuế đã thu vào Ngân sách Nhà nước:\nBên được uỷ nhiệm thu thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế và các khoản thu khác đã thu vào Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước. Số tiền thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước là tổng số tiền đã ghi thu trên các biên lai thu thuế.\nKhi nộp tiền thuế về Kho bạc Nhà nước, bên được uỷ nhiệm thu phải lập bảng kê chứng từ thu và lập giấy nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt; Kho bạc Nhà nước chuyển chứng từ cho cơ quan thuế về số tiền uỷ nhiệm thu đã nộp để theo dõi và quản lý.\nCơ quan thuế ký hợp đồng uỷ nhiệm thu quy định thời gian và mức tiền thuế đã thu mà bên được uỷ nhiệm thu thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước phù hợp với số thu và địa bàn thu thuế theo hướng dẫn của Tổng cục thuế. Thời gian bên được uỷ nhiệm thu thuế phải nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước tối đa không quá năm ngày kể từ ngày thu tiền đối với địa bàn thu thuế là các xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn; không quá ba ngày đối với các địa bàn khác; trường hợp số tiền thuế đã thu vượt quá mười triệu đồng thì phải nộp ngay vào Ngân sách Nhà nước.\n5. Quyết toán số tiền thuế thu được và biên lai thu thuế với cơ quan thuế:\n5.1. Quyết toán số tiền thuế thu được:\nChậm nhất ngày 5 của tháng sau, bên được uỷ nhiệm thu thuế phải lập báo cáo số đã thu, đã nộp của tháng trước gửi cơ quan thuế theo mẫu số 03/UNTH ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo thu nộp phải phản ánh được số phải thu, số đã thu, số còn tồn đọng, nguyên nhân tồn đọng và các giải pháp đôn đốc thu nộp tiếp. Chi cục thuế nhận được báo cáo thu nộp của bên được uỷ nhiệm thu thuế phải kiểm tra cụ thể từng biên lai đã thu, số thuế đã thu, số thuế đã nộp ngân sách, đối chiếu với số thuế đã thực nộp có xác nhận của Kho bạc, nếu có số chênh lệch phải lập biên bản xác định rõ nguyên nhân để qui trách nhiệm cụ thể.\n5.2. Quyết toán biên lai thuế:\nMỗi tháng một lần, chậm nhất ngày 5 của tháng sau, bên được uỷ nhiệm thu thuế phải lập bảng thanh toán các loại biên lai thuế, phí, lệ phí đã sử dụng, số còn tồn theo từng loại biên lai với cơ quan thuế theo đúng quy định.\nSau mười ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, bên được uỷ nhiệm thu thuế phải lập báo cáo quyết toán sử dụng biên lai thuế với cơ quan thuế về số biên lai thuế, phí, lệ phí đã sử dụng và chuyển tồn các loại biên lai sang năm sau theo mẫu số 04/UNTH ban hành kèm theo Thông tư này.\nMọi hành vi chậm thanh toán biên lai, chậm nộp tiền thuế đã thu vào ngân sách nhà nước đều coi là hành vi xâm tiêu tiền thuế; thu thuế không viết biên lai, hoặc viết không đúng chủng loại biên lai thuế phù hợp, bên được uỷ nhiệm thu thuế sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.\n6. Theo dõi và báo cáo với cơ quan thuế các trường hợp phát sinh người nộp thuế mới hoặc thay đổi quy mô, ngành hàng của người nộp thuế trên địa bàn ủy nhiệm thu.\nIII. Trách nhiệm của Cơ quan thuế uỷ nhiệm thu\nCơ quan thuế chịu trách nhiệm về việc thực hiện chính sách và quản lý các loại thuế trên địa bàn.",
"Khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP\nKhai thuế, tính thuế;",
"Khoản 6 Điều 28 Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP\nĐối với trường hợp giải quyết số tiền thuế nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm a và c khoản 2 Điều này, người nộp thuế phải thực hiện thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế theo quy định tại Chương VII Thông tư này.",
"Khoản 2 Điều 18 Nghị định 153/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh Bất động sản\nHồ sơ xin cấp lại chứng chỉ bao gồm:\n\na) Đơn xin cấp lại chứng chỉ có dán ảnh;\n\nb) 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm chụp trong năm xin cấp lại chứng chỉ;\n\nc) Chứng chỉ cũ bị rách nát. Trường hợp mất chứng chỉ thì phải có giấy xác nhận của cơ quan đã cấp chứng chỉ nếu xin cấp lại chứng chỉ ở cơ quan khác.\n",
"Khoản 1 Điều 4 Thông tư 17/2011/TT-BTP hướng dẫn quy định Luật sư, Nghị định hướng dẫn Luật\nTrong trường hợp Chứng chỉ hành nghề luật sư bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý, luật sư gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư đến Đoàn luật sư nơi luật sư đó là thành viên. Hồ sơ gồm có:\na) Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư, trong đó nêu rõ lý do, số Chứng chỉ hành nghề luật sư;\nb) Các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 của Luật Luật sư.\nTrong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có văn bản đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư kèm theo hồ sơ gửi Bộ Tư pháp.\nThủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật Luật sư.",
"Khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Luật sư Nghị định hướng dẫn Luật Luật sư mới nhất\nTrong trường hợp Chứng chỉ hành nghề luật sư bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khách quan mà thông tin trên Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thay đổi thì được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.",
"Khoản 1 Điều 12 Thông tư 06/2016/TT-BKHCN Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử\nCá nhân phải đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề trong trường hợp Chứng chỉ hành nghề bị rách, nát, mất."
] |
Trích đo thửa đất có được coi là giấy tờ căn cứ làm được Sổ đỏ không? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT bản đồ địa chính mới nhất\nGiải thích từ ngữ\nTrong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Loại đất là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.\n2. Số thứ tự thửa đất là số tự nhiên dùng để thể hiện số thứ tự của thửa đất trên mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính và được xác định là duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính và mảnh trích đo địa chính đó.\n3. Nhãn thửa là tên gọi chung của các thông tin của thửa đất gồm: số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất, loại đất.\n4. Diện tích thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất là diện tích của hình chiếu thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất trên mặt phẳng ngang, đơn vị tính là mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.\n5. Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.\n6. Mảnh trích đo địa chính là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo địa chính thửa đất.\n7. Đối tượng bản đồ địa chính là thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất được biểu thị trên bản đồ bằng các yếu tố hình học (điểm, đường, vùng), dạng ký hiệu và ghi chú thuyết minh."
] | [
"Điều 13 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT bản đồ địa chính mới nhất\nKiểm tra, kiểm nghiệm máy đo đạc\n1. Máy đo đạc phải được kiểm tra, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh trước và sau mùa đo, đợt đo hoặc khi phát hiện có biến động có ảnh hưởng đến độ chính xác của máy.\n2. Phải lập hồ sơ kiểm nghiệm và giao nộp cùng với các tài liệu đo.\n3. Các chỉ tiêu sai số của máy đo đạc phải nêu trong hồ sơ kiểm nghiệm; chỉ đưa vào sử dụng máy đo đạc khi các sai số lý thuyết theo lý lịch, của máy đo và sai số xác định trong kiểm nghiệm đạt các tiêu chuẩn sau:\na) Máy đo chiều dài cạnh đường chuyền có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài không vượt quá 20 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km).\nb) Máy đo góc đường chuyền có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc không quá 10 giây.\nc) Sai số 2C không quá 12 giây.\nd) Sai số MO không quá 5 giây.\nđ) Sai số bọt nước dài không quá 2 giây.\ne) Sai số dọi tâm quang học không quá 2 mm.",
"Điều 25 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT bản đồ địa chính mới nhất\nHiệu lực thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2014.\n2. Thông tư này thay thế Thông tư số 55/2013/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thành lập bản đồ địa chính.",
"Điều 4 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT bản đồ địa chính mới nhất\nTừ ngữ viết tắt\n1. GNSS (Global Navigation Satellite System): Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh toàn cầu.\n2. VN-2000: Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia hiện hành của Việt Nam được thống nhất áp dụng trong cả nước theo Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.\n3. UTM (Universal Transverse Mercator): Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc.\n4. PDOP (Position Dilution of Precision): Độ suy giảm độ chính xác vị trí điểm.\n5. RINEX (Receiver INdependent EXchange format): Chuẩn dữ liệu trị đo GNSS theo khuôn dạng dữ liệu ASCII được sử dụng để thuận tiện cho việc xử lý không phụ thuộc máy thu hoặc phần mềm.\n6. Giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở.\n7. Giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận, giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.\n8. Đơn vị hành chính cấp xã: Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.\n9. Ủy ban nhân dân cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.\n10. Công chức địa chính cấp xã: Công chức địa chính xã, phường, thị trấn.",
"Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT bản đồ địa chính mới nhất\nĐộ chính xác bản đồ địa chính\n1. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập.\n2. Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số).\n3. Đối với bản đồ địa chính, dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.\n4. Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:\na) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;\nb) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;\nc) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;\nd) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;\nđ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;\ne) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.\ng) Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000,1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần.\n5. Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m.\nĐối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần.\n6. Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ.\n7. Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép, số lượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.",
"Điều 2 Quyết định 17/2021/QĐ-UBND đơn giá cung cấp dịch vụ công trích đo địa chính thửa đất tỉnh Hà Nam\nĐơn giá này làm căn cứ để tính giá dịch vụ công và là cơ sở để các cơ quan Nhà nước thu khi thực hiện trích đo địa chính thửa đất, đo đạc chỉnh lý thửa đất, đo đạc tài sản gắn liền với đất; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.",
"Điều 18 Thông tư 55/2013/TT-BTNMT thành lập bản đồ địa chính\nTrích đo địa chính\n1. Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện trong hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 hoặc hệ tọa độ tự do.\nĐối với khu vực đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc đã đo vẽ thành lập bản đồ địa chính trong hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 thì bắt buộc phải trích đo địa chính thửa đất trong hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 và thể hiện thửa đất trích đo lên bản đồ địa chính đã có và cơ sở dữ liệu địa chính.\n2. Tỷ lệ trích đo địa chính thửa đất được lựa chọn dựa trên quy mô diện tích thửa đất và yêu cầu quản lý đất đai.\n3. Khi trích đo địa chính thửa đất phục vụ cấp Giấy chứng nhận phải đồng thời lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất (quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này) và Phiếu xác nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất là một phần không tách rời của mảnh trích đo địa chính.\n4. Mảnh trích đo địa chính biên tập ở dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật để thể hiện thửa đất trích đo và được trình bày khung theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.\nMảnh trích đo địa chính được đánh số thứ tự mảnh bằng số Ả rập từ 01 đến hết trong 01 năm theo địa bàn đơn vị hành chính cấp xã.\n5. Việc thực hiện trích đo và trình bày thửa đất trong mảnh trích đo thực hiện như đối với đối tượng là thửa đất trên bản đồ địa chính quy định tại Thông tư này.\nTrường hợp trích đo địa chính thửa đất bằng phương pháp thủ công, hệ tọa độ tự do thì chỉ quy định hạn sai số tương hỗ vị trí 2 điểm bất kỳ trên ranh giới sử dụng đất của thửa đất và sai số tương hỗ này được phép tăng 1,5 lần hạn sai quy định tại Khoản 5, Điều 7, Thông tư này.\n6. Định dạng tệp tin mảnh trích đo địa chính dạng số hoàn thành phải được chuyển về khuôn dạng file *.dgn và phải có tệp tin thuộc tính kèm theo.\nMảnh trích đo địa chính dạng giấy được in trên khổ giấy từ A4 đến A0 tùy theo quy mô diện tích thửa đất trích đo và tỷ lệ trích đo để thể hiện được trọn vẹn thửa đất trích đo và đủ vị trí để trình bày khung theo quy định. Giấy in phải có tỷ trọng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.\n7. Khi trích đo địa chính từ 2 thửa đất trở lên trong cùng một thời điểm mà có thể thể hiện trong phạm vi của cùng 01 mảnh trích đo địa chính thì phải thể hiện trong 01 mảnh trích đo đó.\n8. Khi người sử dụng đất tự thuê đơn vị đo đạc có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (không phải Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) trích đo địa chính thửa đất phục vụ cấp Giấy chứng nhận tại nơi đã có bản đồ địa chính hoặc cơ sở dữ liệu địa chính thì trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất phải thể hiện chi tiết tọa độ các đỉnh thửa đất và phải ký, ghi rõ họ và tên và đóng dấu xác nhận của đơn vị đo đạc để làm cơ sở cập nhật, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu.",
"Điều 15 Quyết định 64/2005/QĐ-UBND Quy định rà soát hiện trạng sử dụng đất\nTrình tự, thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất đối với nông trường, lâm trường\n1. Nông trường, lâm trường có nhu cầu đăng ký biến động về sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh, gồm có:\na. Đơn đề nghị đăng ký biến động về sử dụng đất;\nb. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);\nc. Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan đến việc đăng ký biến động về sử dụng đất.\n2. Việc đăng ký biến động sử dụng đất được quy định như sau:\na. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin đăng ký biến động; làm trích đo địa chính thửa đất (đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên thì phải thực hiện trích đo địa chính thửa đất), trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ xin đăng ký biến động đến Sở Tài nguyên và Môi trường;\nb. Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.",
"Điều 2 Quyết định 59/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng\nĐiều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND thành phố, như sau:\n1- Sửa đổi khoản 1 Điều 4 như sau:\n“1. Ủy ban nhân dân thành phố ký cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo. Sở Tài nguyên và Môi trường ký cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.”\n2- Sửa đổi khoản 1 Điều 36 như sau:\n“1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng UBND quận, huyện. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp thành phố.”\n3- Sửa đổi tiêu đề khoản 2 của các Điều 38, 39, 40, 41, 42, 47 và 48 như sau:\n“2. Trình tự và thời gian thực hiện đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư:”\n4- Bổ sung khoản 3 vào Điều 38 như sau:\n“3. Trình tự và thời gian thực hiện đối với người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo:\na) Văn phòng đăng ký một cấp thực hiện các công việc:\n- Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; lấy ý kiến các cơ quan liên quan trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;\n- Trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trình Sở Tài nguyên và Môi trường; đồng thời gửi số liệu địa chính và tài sản gắn liền với đất đến cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;\n- Vào sổ cấp Giấy chứng nhận, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy chứng nhận.\nThời gian thực hiện tại Văn phòng đăng ký một cấp là không quá tám (08) ngày làm việc.\nb) Thời gian thực hiện tại Sở Tài nguyên và Môi trường là không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ Văn phòng đăng ký một cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân thành phố ký Giấy chứng nhận, đồng thời ký hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp được nhà nước cho thuê đất);\nc) Ủy ban nhân dân thành phố ký Giấy chứng nhận trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc.\nd) Thời gian thực hiện tại cơ quan Thuế là không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu gửi số liệu địa chính và tài sản gắn liền với đất của Văn phòng đăng ký một cấp.”\n5- Bổ sung khoản 3 vào các Điều 39, 40, 41 và 42 như sau:\n“3. Trình tự và thời gian thực hiện đối với người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo:\nThực hiện theo khoản 3 Điều 38 của Quy định này.”\n6- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và 3 Điều 45 như sau:\n“2. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký có trách nhiệm kiểm tra, ghi nội dung đính chính trên Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 12 của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT để Văn phòng đăng ký một cấp xác nhận. Trường hợp nội dung đính chính sai sót là: Họ và tên người sử dụng đất, số chứng minh thư nhân dân, năm sinh, địa chỉ thửa đất thì thẩm quyền xác nhận đính chính do Chi nhánh Văn phòng đăng ký xác nhận.\n3. Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận mới hoặc trường hợp có nhiều nội dung đính chính thì lập thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận mới. Thời gian cấp đổi Giấy chứng nhận thực hiện theo điểm c khoản 1 Điều 37 Quy định này.”\n7- Bổ sung khoản 3 vào Điều 47 như sau:\n“3. Trình tự và thời gian thực hiện đối với người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo:\nTrong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký một cấp kiểm tra hồ sơ; nếu đủ điều kiện thì báo cáo lại việc Giấy chứng nhận đã bị mất, viết Giấy chứng nhận gửi Sở Tài nguyên và Môi trường; Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân thành phố để ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời cấp lại Giấy chứng nhận mới; Ủy ban nhân dân thành phố ký quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp và ký Giấy chứng nhận mới trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc.\nVăn phòng đăng ký một cấp trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.”\n8- Bổ sung khoản 3 vào Điều 48 như sau:\n“3. Trình tự và thời gian thực hiện đối với người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo:\nThực hiện theo khoản 3 Điều 47 của Quy định này.”\n9- Sửa đổi khoản 2 và 3 Điều 49 như sau:\n“2. Việc tách thửa, hợp thửa theo nhu cầu của người sử dụng đất được thực hiện như sau:\na) Người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa hoặc hợp thửa lập một (01) bộ hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký một cấp nếu là tổ chức, cơ sở tôn giáo; nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng UBND quận, huyện để chuyển cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký nếu là hộ gia đình, cá nhân;\nb) Văn phòng đăng ký chuẩn bị hồ sơ địa chính; Đối với trường hợp hợp thửa không phải trích đo địa chính thì ngay trong ngày nhận được hồ sơ hoặc ngày làm việc tiếp theo, Văn phòng đăng ký có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, có ý kiến vào nội dung thẩm tra của đơn đề nghị tách hoặc hợp thửa đất và viết Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp tách thửa hoặc trường hợp hợp thửa mà phải trích đo địa chính thì trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi nhánh Văn phòng đăng ký có trách nhiệm làm trích đo địa chính thửa đất mới tách hoặc mới hợp thửa, làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, có ý kiến vào nội dung thẩm tra của đơn đề nghị tách hoặc hợp thửa đất và viết Giấy chứng nhận gửi đến Văn phòng đăng ký một cấp đối với hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân; Văn phòng đăng ký một cấp có trách nhiệm làm trích đo địa chính thửa đất mới tách hoặc mới hợp thửa, làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, có ý kiến vào nội dung thẩm tra của đơn đề nghị tách hoặc hợp thửa đất và viết Giấy chứng nhận gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với hồ sơ của tổ chức, cơ sở tôn giáo.\nc) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký một cấp có trách nhiệm trình Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, ký Giấy chứng nhận cho thửa đất mới của hộ gia đình, cá nhân; Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân thành phố ký Giấy chứng nhận cho thửa đất mới của tổ chức, cơ sở tôn giáo;\nd) Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, Sở Tài nguyên và Môi trường ký Giấy chứng nhận cho gia đình, cá nhân; Ủy ban nhân dân thành phố ký Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo.”\n3. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì căn cứ quyết định thu hồi đất, thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này.”\n10- Bổ sung khoản 4 và 5 vào Điều 49 như sau:\n“4. Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân tách thửa đất ở từ năm (05) thửa đất trở lên, nếu đủ điều kiện tách thửa đất theo quy định thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký thực hiện trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính hoặc trích đo địa chính và gửi đến Sở Xây dựng để có ý kiến về quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật sau khi tách thửa, trước khi thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 5 Điều này.\nThời gian thực hiện tại Sở Xây dựng tối đa không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.\nSở Xây dựng hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này.\n5. Trường hợp tách thửa đất ở để chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thực hiện như sau:\na) Trong thời hạn không quá sáu (06) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi nhánh Văn phòng đăng ký có trách nhiệm:\nTrích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính hoặc trích đo địa chính, có ý kiến vào nội dung thẩm tra của đơn đề nghị tách thửa đất. Trong bản trích lục sơ đồ thửa đất để chuyển quyền sử dụng đất cần thể hiện rõ ranh giới, độ dài cạnh thửa đất, diện tích đất, diện tích nhà (nếu có)... phần diện tích đất tách thửa để chuyển quyền và phần diện tích thửa đất còn lại.\nSau khi hoàn thành công việc nêu trên, Chi nhánh Văn phòng đăng ký trả kết quả lại cho người đề nghị tách thửa đất để tiếp tục thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực văn bản, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hồ sơ trả kết quả tại thời điểm này bao gồm:\n- Đơn đề nghị tách thửa đất (mẫu số 16/ĐK) đã có ý kiến thẩm tra đủ điều kiện tách thửa đất của Chi nhánh Văn phòng đăng ký;\n- Bản chính Giấy chứng nhận;\n- Giấy xác nhận quy hoạch xây dựng (nếu có);\n- Sơ đồ tách thửa đất để chuyển quyền sử dụng đất có xác nhận của Chi nhánh Văn phòng đăng ký.\nb) Người sử dụng đất sau khi công chứng hoặc chứng thực việc chuyển quyền sử dụng đất nộp lại hồ sơ gồm các loại giấy tờ nêu tại điểm a khoản này và văn bản hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Trong thời hạn không quá (02) ngày làm việc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký lập phiếu chuyển thông tin địa chính đến cơ quan thuế.\nc) Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chi nhánh Văn phòng đăng ký chuyển đến, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ địa chính, xác định các khoản nghĩa vụ tài chính phải nộp; Phát hành thông báo nộp các khoản nghĩa vụ tài chính hoặc thông báo thuộc diện không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính và gửi đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký nơi gửi hồ sơ địa chính.\nd) Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ khi người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính hoặc có thông báo của cơ quan thuế thuộc diện không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, Chi nhánh Văn phòng đăng ký có trách nhiệm viết Giấy chứng nhận đối với thửa đất mới cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất.\nđ) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký có trách nhiệm chỉnh lý Giấy chứng nhận đã cấp, đồng thời trình Văn phòng đăng ký một cấp để trình Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và ký Giấy chứng nhận cho thửa đất mới.\n11- Sửa đổi khoản 2 Điều 64 như sau:\n“2. Hướng dẫn sử dụng các mẫu giấy tờ, thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận và các mẫu sử dụng trong quản lý, phát hành Giấy chứng nhận; Ký cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Trình Ủy ban nhân dân thành phố ký cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo.”\n12- Sửa đổi Điều 73 như sau:\n\n“Điều 73. Trách nhiệm của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký\nChi nhánh Văn phòng đăng ký có chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Văn phòng đăng ký một cấp trong phạm vi địa bàn được giao quản lý, bao gồm: Thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và đăng ký biến động trong phạm vi địa bàn quản lý; kiểm tra điều kiện đăng ký; chuẩn bị hồ sơ để trình cơ quan thẩm quyền ký cấp Giấy chứng nhận; xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp đăng ký biến động không phải cấp Giấy chứng nhận mới; cập nhật, chỉnh lý thường xuyên hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính; quản lý hồ sơ địa chính và cung cấp thông tin đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ.”\nĐiều 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Quyết định này."
] |
Bản vẽ đồ án quy hoạch chung xây dựng xã chỉ được theo tỷ lệ 1/5.000? | xay-dung-do-thi | [
"Điều 30 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nQuy hoạch chung xây dựng xã\n1. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã gồm mục tiêu, phạm vi ranh giới xã; tính chất, chức năng của xã; xác định yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã; dự báo quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu; yêu cầu về nguyên tắc tổ chức phân bố khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.\n2. Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã gồm:\na) Nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng xã gồm xác định tiềm năng, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất đai, mạng lưới điểm dân cư nông thôn; định hướng tổ chức không gian tổng thể toàn xã; định hướng phát triển các khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật;\nb) Bản vẽ đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000;\nc) Thời hạn quy hoạch từ 10 năm đến 20 năm;\nd) Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt là cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm trung tâm xã, khu dân cư, khu chức năng khác trên địa bàn xã."
] | [
"Điều 6 Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất\nÁp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng\n1. Hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.\n2. Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.\n3. Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận khi quyết định đầu tư.\n4. Việc áp dụng tiêu chuẩn phải bảo đảm các yêu cầu sau:\na) Phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan;\nb) Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.\n5. Việc áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.\n6. Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.",
"Điều 1 Quyết định 30-CT xây dựng Dự án Luật Thuế Nông nghiệp\nChuyển tổ chỉ đạo xây dựng Luật thuế sử dụng đất, Luật thuế hoa lợi trên đất, theo Quyết định số 282-CT ngày 7 tháng 8 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng thành tổ xây dựng Dự án Luật thuế nông nghiệp. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chỉ đạo xây dựng Dự án Luật thuế nông nghiệp giữ nguyên như Quyết định 282-CT ngày 7 tháng 8 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng.",
"Điều 1 Quyết định 5280/QĐ-UBND 2013 quy hoạch khu dân cư nhà vườn xã Phú Mỹ Hưng Củ Chi Hồ Chí Minh\nDuyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi (phân khu 1), với các nội dung chính như sau:\n1. Vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực quy hoạch:\n- Vị trí khu vực quy hoạch: thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.\n- Giới hạn khu vực quy hoạch như sau:\n+ Phía Đông Bắc giáp : sông Sài Gòn.\n+ Phía Tây Nam giáp : Tỉnh lộ 15 và sông Sài Gòn.\n+ Phía Bắc giáp : sông Sài Gòn.\n+ Phía Đông và Đông Nam giáp : rạch Ông Cơ và phân khu 2.\n- Tổng diện tích khu vực quy hoạch: 335,15 ha.\n- Tính chất của khu vực quy hoạch là một khu chức năng đặc thù bao gồm: khu nông nghiệp (truyền thống và ứng dụng khoa học kỹ thuật), khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu Trung tâm chức năng chuyên đề về văn hóa, lịch sử và khu dân cư nông thôn kết hợp sản xuất kinh tế nhà vườn phục vụ chủ yếu cho hoạt động sản xuất tại chỗ.\n2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch phân khu:\nSở Quy hoạch - Kiến trúc (Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Quy hoạch Xây dựng thành phố).\n3. Đơn vị tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch phân khu:\nViện Quy hoạch Xây dựng - Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố.\n4. Danh mục hồ sơ, bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch:\n- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch phân khu.\n- Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi.\n- Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000.\n5. Dự báo quy mô dân số, các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong khu vực quy hoạch:\n5.1. Dự báo quy mô dân số trong khu vực quy hoạch: khoảng 1.000 người, dự báo quy mô lao động trong khu vực quy hoạch khoảng 970 người.\n5.2. Các chỉ tiêu dự kiến về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị trong khu vực quy hoạch:\n\nSTT\n\nLoại chỉ tiêu\n\nĐơn vị tính\n\nChỉ tiêu\n\nA\n\nChỉ tiêu sử dụng đất toàn khu\n\nm2/người\n\n3351,50\n\nB\n\nChỉ tiêu sử dụng đất khu ở trung bình toàn khu\n\nm2/người\n\n336,5 - 451,5\n\nC\n\nCác chỉ tiêu sử dụng đất trong khu ở\n\n- Đất nhóm nhà ở nông thôn\n\nm2/người\n\n150 - 170\n\n- Đất giao thông cấp phân khu vực và đường giao thông nông thôn\n\nkm/km2\n\n3,0 - 5,0\n\nD\n\nChỉ tiêu sử dụng lao động\n\nKhu sản xuất kinh tế vườn\n\nngười/ha\n\n3 - 5\n\nKhu trồng cây ăn trái\n\nngười/ha\n\n1 - 3\n\nKhu công trình công cộng, thương mại - dịch vụ\n\nngười/ha\n\n13 - 18\n\nKhu du lịch nghỉ dưỡng\n\nngười/ha\n\n8 - 10\n\nKhu nuôi trồng thủy sản\n\nngười/ha\n\n1 - 3\n\nE\n\nCác chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị\n\nĐất giao thông tính đến mạng lưới đường khu vực (từ đường khu vực trở lên), kể cả giao thông tĩnh\n\n%\n\n4,0 - 5,0\n\nTiêu chuẩn cấp nước nông thôn\n\nlít/người/ngày\n\n180\n\nTiêu chuẩn thoát nước nông thôn\n\nlít/người/ngày\n\n180\n\nTiêu chuẩn cấp điện nông thôn\n\nkwh/người/năm\n\n750\n\nTiêu chuẩn rác thải, chất thải nông thôn\n\nkg/người/ngày\n\n0,9 - 1,0\n\nF\n\nCác chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị toàn khu\n\nMật độ xây dựng chung\n\n%\n\n6 - 7\n\nHệ số sử dụng đất\n\nlần\n\n0,1 - 0,3\n\nTầng cao xây dựng (theo QCVN 03:2012/BXD)\n\nTối đa\n\nTầng\n\n3\n\nTối thiểu\n\nTầng\n\n1\n\n6. Các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng, kiến trúc, kết nối hạ tầng trong khu vực quy hoạch:\n- Trên cơ sở định hướng phát triển không gian; điều kiện và định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại từng khu vực theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố và các Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, các Quy định về quản lý kiến trúc đô thị của các cơ quan có thẩm quyền để xác định các khu chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị phù hợp tại từng khu chức năng, từng ô đường.\n- Nội dung nghiên cứu của đồ án cần đáp ứng yêu cầu theo định hướng các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; mạng lưới giao thông được tổ chức và kết nối theo tầng bậc, được cập nhật và đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật của các dự án đầu tư xây dựng, các đồ án quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) trong phạm vi khu vực quy hoạch; kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (hoặc quy hoạch phân khu) tiếp giáp khu vực quy hoạch, phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi và đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung thành phố đã được phê duyệt.\n- Các khu ở cần được nghiên cứu xác định với quy mô dân số và cơ cấu sử dụng đất phù hợp (đường giao thông chính đô thị không chia cắt đơn vị ở); các công trình dịch vụ công cộng, khu công viên cây xanh, sân chơi - thể dục thể thao,... đảm bảo bán kính phục vụ cho các nhóm nhà ở và các đơn vị ở phù hợp với Quy chuẩn Việt Nam.\n- Nội dung nghiên cứu quy hoạch chỉnh trang tại các khu dân cư hiện hữu ổn định theo hướng tránh gây xáo trộn lớn đến cuộc sống của cộng đồng dân cư\n- Công viên cây xanh: tận dụng các quỹ đất trống, hoang hóa nhằm phân bổ diện tích công viên cây xanh và sân chơi thể dục thể thao tập trung cho các khu ở kết hợp khai thác cảnh quan dọc sông, kênh, rạch hiện hữu, tổ chức mảng xanh kết hợp mặt nước tạo không gian thông thoáng, vi khí hậu tốt, thuận lợi cho người dân tiếp cận sử dụng.\n- Dọc các tuyến sông, kênh, rạch lớn cần nghiên cứu đề xuất các tuyến đường giao thông ven sông, kênh, rạch có kết nối với mạng lưới giao thông toàn khu, phù hợp với cảnh quan bờ sông, kênh, rạch. Đối với việc mở rộng hoặc nắn hướng tuyến các tuyến đường hiện hữu, cần lưu ý tính khả thi, tránh xáo trộn lớn đến cuộc sống của cộng đồng dân cư.\n7. Yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược:\n- Đánh giá hiện trạng môi trường về điều kiện địa hình; điều kiện tự nhiên; chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn (nếu có); các vấn đề xã hội, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.\n- Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật tối ưu cho khu vực quy hoạch.\n- Đề ra các giải pháp giảm thiểu, khắc phục tác động đối với dân cư, cảnh quan thiên nhiên; không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch đô thị.\n- Lập kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.\n8. Hồ sơ sản phẩm của đồ án, tiến độ và tổ chức thực hiện:\n8.1. Danh mục, hồ sơ sản phẩm của đồ án (17 bộ):\n- Thuyết minh tổng hợp.\n- Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất tỷ lệ 1/10.000 hoặc tỷ lệ 1/25.000.\n- Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng tỷ lệ 1/5.000.\n- Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường tỷ lệ 1/5.000, bao gồm:\n+ Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông.\n+ Bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt.\n+ Bản đồ hiện trạng hệ thống cấp điện chiếu sáng.\n+ Bản đồ hiện trạng hệ thống cấp nước.\n+ Bản đồ hiện trạng hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải rắn.\n+ Bản đồ hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc.\n+ Bản đồ hiện trạng môi trường.\n- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/5.000 (có thể hiện sơ đồ thu nhỏ xác định ranh các đơn vị ở trên bản vẽ này).\n- Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/5.000.\n- Bản đồ quy hoạch giao thông tỷ lệ 1/5.000.\n- Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng (tùy theo nội dung và quy mô đồ án, có thể gộp chung với bản đồ quy hoạch giao thông) tỷ lệ 1/5.000.\n- Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác và môi trường, tỷ lệ 1/5.000, bao gồm:\n+ Bản đồ quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị.\n+ Bản đồ quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị.\n+ Bản đồ quy hoạch cấp nước đô thị.\n+ Bản đồ quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn đô thị;\n+ Bản đồ quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc.\n- Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật.\n- Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược.\n- Dự thảo Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000.\n- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000, bao gồm thuyết minh, bản vẽ và dự thảo Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.\n8.2. Tiến độ và tổ chức thực hiện:\na) Tiến độ thực hiện:\nThời gian lập đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000: phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 chậm nhất trước ngày 30 tháng 9 năm 2013.\nb) Tổ chức thực hiện:\n- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Sở Quy hoạch - Kiến trúc (Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Quy hoạch Xây dựng thành phố).\n- Đơn vị tư vấn: Viện Quy hoạch Xây dựng - Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố.\n- Cơ quan thẩm định : Sở Quy hoạch - Kiến trúc.\n- Cơ quan phê duyệt : Ủy ban nhân dân thành phố.\n9. Các điểm lưu ý khi nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch phân khu:\n- Về kiến trúc cảnh quan - thiết kế đô thị khu vực: nội dung nghiên cứu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cần giữ gìn tính chất đặc thù, phát huy được bản sắc, đồng thời xác định các khu vực dọc các sông, kênh, rạch, khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử, khu vực bảo tồn, khu vực công trình có giá trị về di sản kiến trúc,... để có kế hoạch lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, thiết kế đô thị, Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị khu vực cụ thể (Quy chế cấp 2) theo Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị và Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, làm cơ sở quản lý xây dựng, quản lý đô thị theo quy hoạch.\n- Tại các khu đất có chức năng sử dụng hỗn hợp (nếu có) cần xác định cơ cấu, tỷ lệ các chức năng sử dụng đất (ưu tiên dành quỹ đất để bố trí công trình công cộng, cây xanh), quy mô dân số (nếu có) để cân đối, xác định các chỉ tiêu sử dụng đất về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho phù hợp trong phạm vi quy hoạch.\n- Về bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật: trong phạm vi đồ án cần nghiên cứu bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phục vụ cho khu vực quy hoạch và cấp đô thị, phù hợp với định hướng đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi.\n- Quy hoạch hệ thống đường giao thông đường bộ và đường thủy phù hợp với tính chất là một khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn, kết nối đồng bộ theo tầng bậc, đồng thời cải tạo mở rộng các tuyến đường hiện hữu cho phù hợp mạng lưới giao thông theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi và tỷ lệ giao thông theo quy chuẩn xây dựng, song song với việc nâng cấp hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu.\n- Cần lưu ý dành quỹ đất thích hợp (đặc biệt là các quỹ đất công) để bố trí các công trình phúc lợi công cộng - hạ tầng xã hội, cây xanh; đồng thời lưu ý dành quỹ đất phù hợp để bố trí các công trình bến bãi đậu xe, phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông, bến bãi trên địa bàn thành phố\n- Tại các khu vực ven sông, kênh, rạch cần lưu ý tuân thủ về chỉ giới hành lang sông, kênh, rạch đã được quy định tại Quyết định số 150/2004/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định quản lý, sử dụng hành lang sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc san lấp kênh, mương, rạch (nếu có) trong khu vực quy hoạch cần có ý kiến thỏa thuận của các cơ quan có thẩm quyền đã được quy định tại Quyết định số 319/2003/QĐ-UB ngày 26 tháng 12 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về quản lý việc san lấp và xây dựng công trình trên sông, kênh, rạch, đầm, hồ công cộng thuộc địa bàn thành phố Hồ chí Minh.\n- Cần lưu ý tiếp thu, ghi nhận và giải trình các ý kiến đóng góp của cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch (theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở) để có giải pháp quy hoạch phù hợp, khả thi.\n- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ từng ngành, địa phương và trên cơ sở định hướng phát triển đô thị theo từng giai đoạn, các chương trình, công trình trọng điểm của thành phố, quy hoạch - kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành - lĩnh vực; cần xác định các phân kỳ thực hiện, có dự kiến các dự án ưu tiên đầu tư trong phạm vi quy hoạch để làm cơ sở tổ chức thực hiện quy hoạch. Đây cũng là cơ sở để các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư thực hiện việc giám sát trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt.\n- Nội dung hồ sơ, hình thức, quy cách thể hiện bản vẽ đồ án cần thực hiện theo Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng và Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị. Tầng cao công trình cần thể hiện theo QCVN 03:2009/BXD.",
"Điều 1 Quyết định 3117/QĐ-UBND quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cửa Tùng Vĩnh Linh Quảng Trị 2025 2030 2016\nPhê duyệt nhiệm vụ quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với các nội dung sau:\n1. Tên quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (tỷ lệ 1/5.000).\n2. Địa điểm: Thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.\n3. Chủ đầu tư: UBND huyện Vĩnh Lỉnh.\n4. Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch: Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định xây dựng Quảng Trị.\n5. Nội dung nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung:\n5.1. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch:\n- Phía Đông: Giáp Biển Đông.\n- Phía Tây: Giáp xã Vĩnh Tân và xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh.\n- Phía Nam: Giáp xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh và xã Trung Giang, huyện Gio Linh.\n- Phía Bắc: Giáp xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh.\n5.2. Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch:\n- Tổng diện tích thị trấn Cửa Tùng: 469,4 ha.\n- Dân số hiện trạng: 5.568 người.\n- Dự kiến dân số đến năm 2025: 8.800 người.\n- Dự kiến dân số đến năm 2030: 11.000 người.\n5.3. Tính chất của khu vực nghiên cứu: Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng vùng ven biển huyện Vĩnh Linh; là điểm dịch vụ - du lịch ven biển của tỉnh; là đô thị vùng loại V.\n5.4. Nội dung nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung:\n- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng về kinh tế - xã hội, dân số, sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường; đánh giá công tác quản lý, thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt; xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết trong đồ án.\n- Xác định mục tiêu, động lực phát triển; tính chất, quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị; Lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong đồ án đáp ứng đô thị loại V.\n- Dự báo về kinh tế - xã hội, tỷ lệ đô thị hóa, quy mô dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.\n- Định hướng phát triển không gian đô thị gồm hướng phát triển và cải tạo đô thị; phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị; xác định các trung tâm, công viên cây xanh, quảng trường trung tâm và không gian mở của đô thị; tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan cho các khu chức năng của đô thị, trục không gian chính.\n- Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, đào tạo; hệ thống công viên cây xanh, không gian công cộng và quảng trường đô thị.\n- Thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD .\n- Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch.\n- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, thoát nước bẩn, quản lý chất thải và nghĩa trang.\n- Đánh giá môi trường chiến lược: Nội dung theo quy định tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP .\n- Kinh tế đô thị: Luận cứ xác định danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn quy hoạch; đề xuất, kiến nghị nguồn lực thực hiện.\n6. Nội dung khảo sát:\n- Đo vẽ chi tiết bản đồ trên cạn tỷ lệ 1/5.000, đường đồng mức 5,0 m, diện tích: 334,4 ha (trừ diện tích quy hoạch Điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch Cửa Tùng là 135 ha).\n- Lập đường chuyền cấp 2, địa hình cấp 111: 15 điếm.\n- Thủy chuẩn kỹ thuật, địa hình cấp III: 04 km.\n7. Danh mục hồ sơ sản phẩm đồ án quy hoạch:\n7. Hồ sơ bản vẽ:\n- Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng, tỷ lệ thích hợp.\n- Các bản đồ hiện trạng, tỷ lệ 1/5.000.\n- Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây dựng, tỷ lệ 1/5.000.\n- Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án). Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp.\n- Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.\n- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.\n- Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.\n- Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD .\n- Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược: Hiện trạng và đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.\n7.2. Hồ sơ văn bản:\n- Thuyết minh tổng hợp (đính kèm các sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và các văn bản pháp lý liên quan) và thuyết minh tóm tắt.\n- Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung.\n- Dự thảo Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung.\n7.3. 01 đĩa CD ghi toàn bộ nội dung hồ sơ bản vẽ, văn bản.",
"Điều 1 Quyết định 3387/QĐ-UBND duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu\nDuyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Phước Kiển (Khu Nam Sài Gòn giai đoạn 3), huyện Nhà Bè với các nội dung chính như sau:\n1. Vị trí, diện tích và phạm vi ranh giới khu vực quy hoạch:\nQuy mô khu đất: tổng diện tích khu đất quy hoạch là 156,44 ha.\nKhu vực quy hoạch thuộc địa bàn xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Các mặt khu đất được giáp giới như sau:\n- Phía Bắc : giáp rạch Đỉa;\n- Phía Nam: giáp rạch Cá Sấu;\n- Phía Đông: giáp khu định cư Phước Kiển;\n- Phía Tây: giáp sông Ông Lớn và kinh Cây Khô.\n2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị: Ban quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình huyện Nhà Bè.\n3. Đơn vị tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị: Công ty Tư vấn Quy hoạch & Phát triển Đô thị HCMC.\n4. Danh mục hồ sơ lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị:\n- Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch;\n- Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng;\n- Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị;\n- Bản đồ cơ cấu quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.\n5. Tính chất của khu vực quy hoạch: khu dân cư xây mới.\n6. Dự báo quy mô dân số, các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong khu vực quy hoạch:\n6.1. Dự báo quy mô dân số: khoảng 26.000 người.\n6.2. Các chỉ tiêu dự kiến về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị trong khu vực quy hoạch:\n\nSTT\n\nLoại chỉ tiêu\n\nĐơn vị tính\n\nTheo đồ án QHCT XD ĐT tỷ lệ 1/2000 đã được UBND huyện Nhà Bè phê duyệt\n\nNhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000\n\nA\n\nChỉ tiêu sử dụng đất toàn khu\n\nm²/ người\n\n89,4\n\n60,2\n\nB\n\nChỉ tiêu đất đơn vị ở trung bình toàn khu\n\nm²/ người\n\n75,6\n\n52,1\n\nC\n\nCác chỉ tiêu sử dụng đất trong các đơn vị ở\n\n- Đất công trình dịch vụ đô thị cấp đơn vị ở\n\nm²/ người\n\n4,9\n\n3,4\n\ntrong đó, đất giáo dục\n\nm²/ người\n\n4,1\n\n2,7\n\n- Đất cây xanh sử dụng công cộng\n\nm²/ người\n\n4,1\n\n5,3\n\n- Đất giao thông (gồm từ đường cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở)\n\nm²/ người\n\n18,1\n\n11,1\n\nD\n\nCác chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị\n\nTiêu chuẩn cấp nước\n\nLít/người/ngày\n\n200\n\n200 - 300\n\nTiêu chuẩn thoát nước\n\nLít/người/ngày\n\n200\n\n200 - 300\n\nTiêu chuẩn cấp điện\n\nKwh/người/năm\n\n1.500\n\n2.500\n\nTiêu chuẩn rác thải, chất thải\n\nkg/người/ngày\n\n1,0\n\n1,2\n\n7. Nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng trong khu vực quy hoạch:\nNghiên cứu chỉnh trang khu dân cư hiện hữu giáp đường Đào Sư Tích theo hướng tránh gây xáo trộn cuộc sống người dân. Khuyến khích người dân hợp tác đầu tư vào những dự án xây dựng nhóm ở tập trung nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng sử dụng đất và thay đổi dần bộ mặt đô thị.\nCông trình công cộng: cần tính toán lại khả năng đáp ứng của các công trình hiện hữu. Yêu cầu phân bổ hợp lý giữa các đơn vị ở và bán kính phục vụ đảm bảo phù hợp cho từng khu vực.\nCông viên cây xanh: tận dụng các quỹ đất trống, hoang hóa nhằm phân bổ diện tích công viên cây xanh và sân chơi TDTT tập trung cho các đơn vị ở.\n8. Hồ sơ sản phẩm của đồ án, tiến độ và tổ chức thực hiện:\n8.1. Hồ sơ sản phẩm:\n\nSTT\n\nTên hồ sơ sản phẩm\n\nSố lượng\n\nA\n\nHồ sơ Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu:\n\n05 bộ\n\n1\n\nSơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung huyện Nhà Bè - tỷ lệ: 1/5.000 - 1/10.000\n\n2\n\nBản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu - tỷ lệ: 1/2000\n\n3\n\nThuyết minh Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu (kèm các bản vẽ nêu trên)\n\nB\n\nHồ sơ Đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu :\n\n16 bộ\n\n1\n\nBản đồ vị trí và giới hạn khu đất - tỷ lệ: 1/5.000 - 1/10.000\n\n2\n\nBản đồ hiện trạng kiến trúc, cảnh quan và đánh giá quỹ đất xây dựng - tỷ lệ: 1/2.000\n\n3\n\nCác bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường - tỷ lệ: 1/2.000\n\n4\n\nBản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất - tỷ lệ: 1/2.000\n\n5\n\nSơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan - tỷ lệ: 1/2.000\n\n6\n\nBản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng - tỷ lệ: 1/2.000\n\n7\n\nCác bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác và môi trường - tỷ lệ: 1/2.000\n\n8\n\nBản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật - tỷ lệ: 1/2.000\n\n9\n\nBản đồ đánh giá môi trường chiến lược - tỷ lệ: 1/2.000\n\n10\n\nQuy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu\n\n11\n\nThuyết minh tổng hợp, văn bản pháp lý liên quan, tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt đồ án\n\nC\n\nĐĩa CD lưu trữ toàn bộ các file của hồ sơ sản phẩm\n\n01 đĩa\n\n8.2. Tiến độ và tổ chức thực hiện:\na) Tiến độ thực hiện: thời gian lập đồ án quy hoạch phân khu tối đa 09 tháng kể từ ngày phê duyệt nhiệm vụ.\nb) Tổ chức thực hiện:\nChủ đầu tư : Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình huyện Nhà Bè.\nĐơn vị tư vấn : Công ty Tư vấn Quy hoạch & Phát triển Đô thị HCMC.\nCơ quan thẩm định: Sở Quy hoạch - Kiến trúc.\nCơ quan phê duyệt: Ủy ban nhân dân thành phố.\n9. Các điểm lưu ý khi nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch phân khu:\nVề đất công trình giáo dục: Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè nghiên cứu, đề xuất giải pháp phù hợp về các chỉ tiêu đất giáo dục theo QCXDVN 01:2008 ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 04 năm 2008 của Bộ Xây dựng.\nVề kiến trúc cảnh quan - thiết kế đô thị khu vực: lưu ý việc tổ chức kiến trúc cảnh quan dọc các trục đường chính và khu vực, đặc biệt là tổ chức kiến trúc cảnh quan tại khu vực dọc đường Đào Sư Tích.\nVề bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật: nghiên cứu bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phục vụ cho khu vực quy hoạch và cấp đô thị, phù hợp với định hướng điều chỉnh quy hoạch chung huyện Nhà Bè.\nCải tạo mở rộng các tuyến đường hiện hữu cho phù hợp mạng lưới giao thông theo quy hoạch chung huyện Nhà Bè và theo quy chuẩn xây dựng, song song với việc nâng cấp hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật.\nCần cập nhật các dự án, các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt và thực hiện nối kết hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và phù hợp với các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) tiếp giáp khu vực đồ án quy hoạch.\nHiện nay, hồ sơ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung huyện Nhà Bè đang trong quá trình thiết lập thẩm định, chưa được phê duyệt. Trong quá trình lập đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 cần cập nhật những thay đổi (nếu có) theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung huyện Nhà Bè được duyệt.\nHình thức quy cách thể hiện bản vẽ theo quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng."
] |
Chủ đầu tư và nhà đầu tư khác nhau như thế nào? | xay-dung-do-thi | [
"Khoản 4 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 số 43/2013/QH13\nChủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.",
"Khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 áp dụng năm 2024 mới nhất\nNhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài."
] | [
"Khoản 15 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 số 43/2013/QH13\nĐấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu.",
"Khoản 2 Điều 18 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 số 64/2020/QH14 mới nhất\nCấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP là cấp quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.",
"Khoản 3 Điều 18 Luật Đầu tư công 2019 số 39/2019/QH14 mới nhất\nPhù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.",
"Khoản 1 Điều 7 Nghị định 177-CP Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng\nChủ đầu tư:\n- Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc thuê các tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp xây lắp có tư cách pháp nhân lập, hoặc thẩm định dự án do các tổ chức tư vấn khác lập, quản lý dự án, thực hiện dự án đầu tư thông qua hợp đồng kinh tế theo pháp luật hiện hành.\n- Chủ đầu tư có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau theo quy định của Điều lệ này để thực hiện dự án và có trách nhiệm toàn diện, liên tục về quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ khi lập dự án, thực hiện dự án và đưa dự án vào hoạt động theo yêu cầu đề ra trong dự án được duyệt.\n- Chủ đầu tư có trách nhiệm trả nợ các nguồn vốn vay, vốn huy động đúng thời hạn và các điều kiện đã cam kết khác khi huy động vốn.\n- Khi thay đổi chủ đầu tư thì người mới thay thế phải chịu trách nhiệm thừa kế toàn bộ công việc đầu tư của chủ đầu tư trước và phải chịu trách nhiệm về phần công việc đầu tư đã tiến hành trong thời gian đương nhiệm.\n- Trường hợp chủ đầu tư là các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu khi phá sản thì công việc đầu tư đã được thực hiện của chủ đầu tư đó được xử lý theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp.\n- Khi lập hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, Chủ đầu tư có nhiệm vụ và được yêu cầu các cơ quan hữu quan của Nhà nước chỉ dẫn về các vấn đề có liên quan đến dự án như đất đai, tài nguyên, nguồn nước, điện, giao thông vận tải, môi trường sinh thái, phòng cháy, bảo vệ di tích văn hoá, lịch sử, an ninh quốc phòng.",
"Khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2015/TT-NHNN thế chấp giải chấp tài sản dự án đầu tư nhà ở nhà ở hình thành trong tương lai mới nhất\nNghĩa vụ của chủ đầu tư:\na) Chủ đầu tư có hồ sơ gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán;\nb) Cung cấp đầy đủ, trung thực các tài liệu có liên quan đến nhà ở để bên mua nhà ở thực hiện việc thế chấp tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này. Giao cho bên nhận thế chấp các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nhà ở thế chấp phát sinh sau thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp theo ủy quyền của bên thế chấp;\nc) Khi nhận được thông báo của bên nhận thế chấp về việc nhà ở hình thành trong tương lai đang được thế chấp, chủ đầu tư không được làm thủ tục chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai đó cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào, nếu chưa có văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp;\nd) Tạo điều kiện để bên nhận thế chấp thực hiện quyền giám sát, kiểm tra quá trình hình thành nhà ở thế chấp;\nđ) Thông báo cho bên thế chấp, bên nhận thế chấp biết tiến độ thanh toán tiền mua nhà ở, tiến độ xây dựng và hoàn thành việc xây dựng nhà ở;\ne) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 4 Điều 1 Thông tư 333-UB/LTX hướng dẫn quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT)\nViệc chuyển giao công trình BOT do Công ty BOT hoặc do chủ đầu tư thực hiện tuỳ theo sự thoả thuận giữa công ty với chủ đầu tư và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT chấp thuận, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, chủ đầu tư vẫn là người chịu trách nhiệm toàn bộ đối với dự án như đã quy định ở điểm1."
] |
Đối tượng được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan bao gồm những ai? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\n1. Hồ sơ dự thi\na) Hồ sơ đăng ký dự thi lần đầu để cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, người dự thi nộp một (01) bộ hồ sơ, bao gồm:\na.1) Phiếu đăng ký dự thi theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;\na.2) Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật, kỹ thuật; 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;\na.3) Hai (02) ảnh màu 3x4cm chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi có ghi rõ họ tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh (01\nảnh dán vào phiếu đăng ký dự thi, 01 ảnh dán vào Chứng chỉ khi được cấp).\na.4) Văn bản ghi kết quả học tập trong trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện chuyên ngành đáp ứng điều kiện miễn thi theo quy định tại tiết a.1 điểm a và tiết b.1 điểm b khoản 7 Điều này: 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;\na.5) Văn bản xác nhận của trường đại học, cao đẳng mà người đăng ký dự thi công tác trước khi thôi làm giảng viên trong trường hợp người dự thi thuộc đối tượng miễn thi theo quy định tại tiết a.2 điểm a và tiết b.2 điểm b khoản 7 Điều này: 01 bản chính\nb) Hồ sơ đăng ký dự thi lại các môn thi chưa đạt, người dự thi nộp một (01) bộ hồ sơ, bao gồm:\nb.1) Phiếu đăng ký dự thi theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;\nb.2) Hai (02) ảnh màu 3x4cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi có ghi rõ họ tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh để dán vào Phiếu đăng ký dự thi và Chứng chỉ khi được cấp.\n7. Trường hợp miễn thi:\na) Miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan đối với trường hợp sau:\na.1) Người tốt nghiệp chuyên ngành hải quan thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;\na.2) Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành hải quan tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.\nb) Miễn thi môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương đối với trường hợp sau:\nb.1) Người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ngoại thương, thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;\nb.2) Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành kinh tế ngoại thương hoặc thương mại quốc tế hoặc kinh tế đối ngoại hoặc kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.\nc) Cơ sở xét miễn thi:\nc.1) Ngành đào tạo ghi trên bằng tốt nghiệp hoặc chuyên ngành đào tạo ghi trên văn bản ghi kết quả học tập phù hợp với chuyên ngành quy định tại tiết a.1 điểm a và tiết b.1 điểm b khoản này.\nc.2) Văn bản xác nhận của trường đại học, cao đẳng mà người đăng ký dự thi công tác trước khi thôi làm giảng viên phù hợp với quy định tại tiết a.2 điểm a và tiết b.2 điểm b khoản này.\n9. Kết quả thi:\na) Môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt điểm từ 50 điểm trở lên chấm theo thang điểm 100.\nb) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo công khai kết quả thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, báo Hải quan điện tử và niêm yết tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ dự thi.\nTrường hợp không đồng ý với kết quả thi do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo công khai kết quả thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, người dự thi nộp đơn đề nghị phúc khảo môn thi. Ngày nhận đơn phúc khảo là ngày Tổng cục Hải quan trực tiếp nhận đơn phúc khảo hoặc ngày đóng dấu của bưu chính nơi gửi. Sau thời gian quy định trên, đơn đề nghị phúc khảo sẽ không được giải quyết. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức phúc khảo bài thi theo quy chế của Hội đồng thi và thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, báo Hải quan điện tử và niêm yết tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ dự thi.\nTrường hợp có 03 môn thi đạt yêu cầu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.\nc) Bảo lưu kết quả thi: Trường hợp trong các môn thi có môn không đạt yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản này, thì kết quả các môn thi đạt yêu cầu được tự động bảo lưu trong thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan; hoặc bảo lưu kết quả cho đến khi kết thúc kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tiếp theo liền kề trong trường hợp quá thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan mà kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan chưa được tổ chức.\nĐiều 4\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\na) Sửa đổi điểm b khoản 1 như sau:\n“b) Công chức hải quan giữ ngạch kiểm tra viên hải quan có 09 (chín) năm công tác liên tục hoặc kiểm tra viên chính hoặc kiểm tra viên cao cấp sau khi chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.”\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:\n“a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo Mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư này.\nb) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:\nb.1) Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nghỉ hưu hoặc nghỉ việc hoặc chuyển công tác, cá nhân có nhu cầu cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan có Đơn đề nghị theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Tổng cục Hải quan và gửi kèm 01 ảnh màu 3x4cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ có ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau của ảnh.\nb.2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Hải quan kiểm tra thông tin về hồ sơ cán bộ lưu giữ tại Tổng cục Hải quan, đối chiếu với điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này để xem xét việc cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc có văn bản trả lời và nêu rõ lý do đối với trường hợp không đủ điều kiện.\nc) Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được sử dụng để cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại Thông tư này.”",
"Khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\nKhoản 1, khoản 7 và khoản 9 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 3. Thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan",
"Điểm c Khoản 9 Điều 3 Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ cấp thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan mới nhất\nBảo lưu kết quả thi:\nTrường hợp trong các môn thi có môn không đạt yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản này thì môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu kết quả đến các kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tiếp theo nhưng không quá 01 năm kể ngày ghi trên Giấy chứng nhận điểm thi."
] | [
"Khoản 4 Điều 12 Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán\nSở Giao dịch Chứng khoán có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế hướng dẫn hoạt động tạo lập thị trường sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.",
"Điểm c Khoản 3 Điều 12 Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán\nThành viên tạo lập thị trường chỉ được đặt lệnh giới hạn cho các giao dịch tạo lập thị trường. Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện giao dịch tạo lập thị trường và tự doanh nhưng phải bảo đảm nguyên tắc về giá theo Quy chế do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.",
"Khoản 6 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\n1. Tạm dừng hoạt động\na) Đại lý làm thủ tục hải quan bị tạm dừng hoạt động trong các trường hợp sau đây:\na.1) Hoạt động không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan hoặc không hoạt động đúng tên và địa chỉ đã đăng ký với cơ quan hải quan;\na.2) Đại lý làm thủ tục hải quan không thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư này;\na.3) Không thực hiện chế độ báo cáo hoặc thực hiện chế độ báo cáo không đúng, không đủ về nội dung hoặc không đúng thời hạn với cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 13 Thông tư này trong 03 lần liên tiếp;\na.4) Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động.\nb) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan trong thời hạn tối đa 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản này theo Mẫu số 06A ban hành kèm Thông tư này.\nTrường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong quá trình quản lý hoặc khi kiểm tra phát hiện vi phạm quy định tại tiết a.1, tiết a.2 và tiết a.3 điểm a khoản này thì báo cáo Tổng cục Hải quan thực hiện việc tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều này.\nTrường hợp đại lý làm thủ tục hải quan đề nghị tạm dừng hoạt động thì có công văn gửi Tổng cục Hải quan theo Mẫu số 12 ban hành kèm Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của đại lý làm thủ tục hải quan hoặc báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quyết định tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.\nc) Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng, nếu đại lý làm thủ tục hải quan khắc phục và có công văn đề nghị tiếp tục hoạt động gửi Tổng cục Hải quan. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện kiểm tra, xác minh điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp và ban hành quyết định cho phép đại lý làm thủ tục hải quan được tiếp tục hoạt động theo Mẫu 06B ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện hoặc có văn bản trả lời và nêu rõ lý do nếu không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.\n2. Chấm dứt hoạt động\na) Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:\na.1) Bị xử lý về hành vi buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm; trốn thuế đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;\na.2) Có gian lận trong việc cung cấp hồ sơ đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan hoặc hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan;\na.3) Sử dụng bộ chứng từ không phải do chủ hàng cung cấp để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;\na.4) Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng theo quy định tại tiết a.1, tiết a.2 và tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều này mà đại lý làm thủ tục hải quan không khắc phục và không có văn bản đề nghị tiếp tục hoạt động gửi Tổng cục Hải quan;\na.5) Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng hoạt động đối với trường hợp quy định tại tiết a.4 điểm a khoản 1 Điều này mà đại lý làm thủ tục hải quan không có đề nghị hoạt động trở lại;\na.6) Doanh nghiệp hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật phá sản;\na.7) Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;\nb) Đối với các trường hợp quy định tại tiết a.1, tiết a.2, tiết a.3, tiết a.4, tiết a.5 và tiết a.6 điểm a khoản này;\nb.1) Đối với các trường hợp quy định tại tiết a.1, tiết a.2, tiết a.3 và tiết a.6 điểm a khoản này, trong quá trình quản lý hoặc khi kiểm tra, phát hiện vi phạm thì sau khi xử lý vi phạm, cơ quan hải quan các cấp báo cáo Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan theo Mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư này. Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan trong thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.\nĐối với trường hợp quy định tại tiết a.1, tiết a.2, tiết a.4 và tiết a.5 điểm a khoản này, khi phát hiện vi phạm thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan theo Mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư này.\nb.2) Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm này không được công nhận là đại lý làm thủ tục hải quan trong thời hạn 02 năm kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại tiết a.5 điểm a khoản này.\nc) Trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan đề nghị chấm dứt hoạt động thì có công văn gửi Tổng cục Hải quan theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của đại lý làm thủ tục hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.\nd) Khi đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động thì mã số của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan sẽ bị thu hồi và hết giá trị sử dụng.”\nĐiểm c, d, đ khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“1. Đại lý làm thủ tục hải quan lập hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan, gồm:\nc) Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan: 01 bản chụp.\nTrường hợp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan quá thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp thì nộp bổ sung 01 bản chụp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo\nbổ sung kiến thức pháp luật hải quan được cấp trong thời gian ba (03) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều này.\nd) Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đưa vào vận hành: 01 bản chụp;\nđ) Một (01) ảnh màu 2x3cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.\nCác chứng từ trong hồ sơ cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản này là chứng từ của từng nhân viên thuộc danh sách đề nghị cấp mã số. Các chứng từ bản chụp phải được người đại diện theo pháp luật của đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận hoặc do cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực.\n2. Hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được gửi đến Tổng cục Hải quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo Mẫu số 08 ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời doanh nghiệp.\nMã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan trùng với số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân còn thời hạn sử dụng của người được cấp và có giá trị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn trên, để tiếp tục làm nhân viên đại lý hải quan thì đại lý làm thủ tục hải\nquan thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều này.\n3. Gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan\na) Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được gia hạn thời gian sử dụng mã số nếu đáp ứng các điều kiện sau:\na.1) Không thuộc các trường hợp bị thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;\na.2) Đã tham gia khóa đào tạo bổ sung kiến thức pháp luật hải quan có thời lượng tối thiểu 03 ngày (8 tiết/ngày) do Trường Hải quan Việt Nam hoặc các trường cao đẳng, đại học, học viện có khoa chuyên ngành hải quan thực hiện, trên cơ sở thống nhất chương trình đào tạo với Tổng cục Hải quan. Các trường tổ chức đào tạo bổ sung kiến thức thực hiện cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và thông báo cho Tổng cục Hải quan về danh sách học viên được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học để phối hợp thực hiện các thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.\nb) Đại lý làm thủ tục hải quan lập hồ sơ đề nghị gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan gửi Tổng cục Hải quan, gồm: Đơn đề nghị gia hạn theo Mẫu số 07A ban hành kèm theo Thông tư này; 01 bản chụp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo bổ sung kiến thức pháp luật hải quan theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; 01 ảnh màu 2x3cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đưa vào vận hành thì cung cấp 01 bản chụp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân khi có thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân đã nộp tại hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.\nCác chứng từ bản chụp do người đại diện theo pháp luật của đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận hoặc do cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực.\nc) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan hoặc có văn bản trả lời đại lý làm thủ tục hải quan đối với trường hợp không đủ điều kiện.\nThời gian gia hạn là 03 năm kể từ ngày gia hạn.\n4. Cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan:\na) Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan còn thời hạn sử dụng trong trường hợp:\na.1) Thẻ nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan bị mất và được đại lý làm thủ tục hải quan xác nhận tại Đơn đề nghị cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;\na.2) Đại lý làm thủ tục hải quan có thay đổi tên đăng ký kinh doanh;\na.3) Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan có thay đổi số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân;\nb) Đại lý làm thủ tục hải quan lập hồ sơ đề nghị cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan gửi Tổng cục Hải quan, gồm: Đơn đề nghị cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo Mẫu số 07B ban hành kèm theo Thông tư này; 01 bản chụp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo bổ sung kiến thức pháp luật hải quan theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và 01 ảnh màu 2x3cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đưa vào vận hành thì cung cấp 01 bản chụp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân khi có thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân đã nộp tại hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.\nc) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan hoặc có văn bản trả lời đại lý làm thủ tục hải quan đối với trường hợp không đủ điều kiện.\nMã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được thay đổi theo số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân còn thời hạn sử dụng tại thời điểm đề nghị cấp lại mã số.”",
"Khoản 2 Điều 13 Quyết định 15/1999/QĐ-TCHQ về quản lý dịch vụ khai thuê hải quan\nNhững người đủ tiêu chuẩn được hành nghề làm dịch vụ khai thuê hải quan, đã được đào tạo và qua kiểm tra sát hạch, sẽ được cấp \"Chứng chỉ khai thuê hải quan\".",
"Khoản 1 Điều 13 Quyết định 15/1999/QĐ-TCHQ về quản lý dịch vụ khai thuê hải quan\nTrường Cao đẳng Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ làm thủ tục hải quan và cấp \"Chứng chỉ khai thuê hải quan\" cho những người đủ tiêu chuẩn đăng ký xin làm nhân viên dịch vụ khai thuê hải quan;",
"Khoản 1 Điều 9 Thông tư 81/2019/TT-BTC quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan mới nhất\nNội dung quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan bao gồm:\na) Xây dựng, quản lý hồ sơ người khai hải quan; xác lập, quản lý hồ sơ rủi ro đối với người khai hải quan có nguy cơ không tuân thủ pháp luật;\nb) Xây dựng tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;\nc) Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;\nd) Phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan;\nđ) Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác đối với người khai hải quan theo quy định của pháp luật;\ne) Kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;\ng) Tổ chức các chương trình quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp, trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ người khai hải quan tuân thủ pháp luật.",
"Khoản 3 Điều 6 Thông tư 80/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 14/2011/NĐ-CP\nThi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan\na) Điều kiện dự thi: đã học nghiệp vụ khai hải quan có bảng điểm đủ 04 học phần đạt yêu cầu thì được tham gia dự thi để lấy chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.\nb) Hồ sơ đăng ký dự thi: 01 bộ, bao gồm:\nb1. Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu số 02 kèm Thông tư này 01 bản chính;\nb2. Bảng điểm của 04 học phần nghiệp vụ khai hải quan qui định tại khoản 2 Điều này: 01 bản sao có chứng thực;\nb02 ảnh 4x6 có ghi rõ họ, tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh (01 ảnh dán vào phiếu đăng ký dự thi, 01 ảnh dán vào chứng chỉ khi được cấp).\nb4. 01 phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận để Hội đồng thi thông báo kết quả thi.\nNơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi là Cục Hải quan tỉnh nơi thuận tiện do người dự thi lựa chọn.\nc) Cơ quan, địa điểm và thời gian tổ chức thi: Tổng cục Hải quan xây dựng quy chế thi, thành lập Hội đồng thi và tổ chức thi tại các Cục Hải quan tỉnh hoặc theo cụm bao gồm một số Cục Hải quan tỉnh để tạo thuận lợi cho thí sinh dự thi.\nCác kỳ thi có thể được tổ chức một (01) năm hai (02) lần vào quý II và quý IV. Tổng cục Hải quan thông báo chính thức trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, báo Hải quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác về thời gian, địa điểm và các thông tin khác liên quan đến kỳ thi ba mươi (30) ngày trước ngày thi.\nd) Các môn thi:\nd1. Môn thứ nhất: Pháp luật về Hải quan;\nd2. Môn thứ hai: Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan và kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương;\ndMôn thứ ba: Thủ tục hải quan đối với một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.\nđ) Hình thức thi: Thi viết hoặc vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc trên máy tính.\ne) Kết quả thi: Thang điểm mỗi môn 100 điểm, đạt từ 50 điểm trở lên là đạt yêu cầu. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, Hội đồng thi phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và thông báo trực tiếp bằng phiếu báo kết quả dự thi đến từng thí sinh. Những thí sinh có một môn thi dưới 50 điểm là không đạt yêu cầu; thí sinh được đăng ký thi lại vào kỳ thi tiếp theo những môn dưới 50 điểm. Những môn đã đạt từ 50 điểm trở lên thí sinh được bảo lưu kết quả đến kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tiếp theo.\ng) Cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan: Đối với thí sinh đạt yêu cầu cả ba (03) môn thì được cấp “Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan”. Cục Hải quan tỉnh tổ chức cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thi chính thức. Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo mẫu số 03 kèm Thông tư này."
] |
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\n1. Hồ sơ dự thi\na) Hồ sơ đăng ký dự thi lần đầu để cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, người dự thi nộp một (01) bộ hồ sơ, bao gồm:\na.1) Phiếu đăng ký dự thi theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;\na.2) Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật, kỹ thuật; 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;\na.3) Hai (02) ảnh màu 3x4cm chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi có ghi rõ họ tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh (01\nảnh dán vào phiếu đăng ký dự thi, 01 ảnh dán vào Chứng chỉ khi được cấp).\na.4) Văn bản ghi kết quả học tập trong trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện chuyên ngành đáp ứng điều kiện miễn thi theo quy định tại tiết a.1 điểm a và tiết b.1 điểm b khoản 7 Điều này: 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;\na.5) Văn bản xác nhận của trường đại học, cao đẳng mà người đăng ký dự thi công tác trước khi thôi làm giảng viên trong trường hợp người dự thi thuộc đối tượng miễn thi theo quy định tại tiết a.2 điểm a và tiết b.2 điểm b khoản 7 Điều này: 01 bản chính\nb) Hồ sơ đăng ký dự thi lại các môn thi chưa đạt, người dự thi nộp một (01) bộ hồ sơ, bao gồm:\nb.1) Phiếu đăng ký dự thi theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;\nb.2) Hai (02) ảnh màu 3x4cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi có ghi rõ họ tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh để dán vào Phiếu đăng ký dự thi và Chứng chỉ khi được cấp.\n7. Trường hợp miễn thi:\na) Miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan đối với trường hợp sau:\na.1) Người tốt nghiệp chuyên ngành hải quan thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;\na.2) Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành hải quan tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.\nb) Miễn thi môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương đối với trường hợp sau:\nb.1) Người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ngoại thương, thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;\nb.2) Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành kinh tế ngoại thương hoặc thương mại quốc tế hoặc kinh tế đối ngoại hoặc kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.\nc) Cơ sở xét miễn thi:\nc.1) Ngành đào tạo ghi trên bằng tốt nghiệp hoặc chuyên ngành đào tạo ghi trên văn bản ghi kết quả học tập phù hợp với chuyên ngành quy định tại tiết a.1 điểm a và tiết b.1 điểm b khoản này.\nc.2) Văn bản xác nhận của trường đại học, cao đẳng mà người đăng ký dự thi công tác trước khi thôi làm giảng viên phù hợp với quy định tại tiết a.2 điểm a và tiết b.2 điểm b khoản này.\n9. Kết quả thi:\na) Môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt điểm từ 50 điểm trở lên chấm theo thang điểm 100.\nb) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo công khai kết quả thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, báo Hải quan điện tử và niêm yết tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ dự thi.\nTrường hợp không đồng ý với kết quả thi do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo công khai kết quả thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, người dự thi nộp đơn đề nghị phúc khảo môn thi. Ngày nhận đơn phúc khảo là ngày Tổng cục Hải quan trực tiếp nhận đơn phúc khảo hoặc ngày đóng dấu của bưu chính nơi gửi. Sau thời gian quy định trên, đơn đề nghị phúc khảo sẽ không được giải quyết. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức phúc khảo bài thi theo quy chế của Hội đồng thi và thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, báo Hải quan điện tử và niêm yết tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ dự thi.\nTrường hợp có 03 môn thi đạt yêu cầu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.\nc) Bảo lưu kết quả thi: Trường hợp trong các môn thi có môn không đạt yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản này, thì kết quả các môn thi đạt yêu cầu được tự động bảo lưu trong thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan; hoặc bảo lưu kết quả cho đến khi kết thúc kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tiếp theo liền kề trong trường hợp quá thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan mà kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan chưa được tổ chức.\nĐiều 4\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\na) Sửa đổi điểm b khoản 1 như sau:\n“b) Công chức hải quan giữ ngạch kiểm tra viên hải quan có 09 (chín) năm công tác liên tục hoặc kiểm tra viên chính hoặc kiểm tra viên cao cấp sau khi chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.”\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:\n“a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo Mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư này.\nb) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:\nb.1) Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nghỉ hưu hoặc nghỉ việc hoặc chuyển công tác, cá nhân có nhu cầu cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan có Đơn đề nghị theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Tổng cục Hải quan và gửi kèm 01 ảnh màu 3x4cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ có ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau của ảnh.\nb.2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Hải quan kiểm tra thông tin về hồ sơ cán bộ lưu giữ tại Tổng cục Hải quan, đối chiếu với điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này để xem xét việc cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc có văn bản trả lời và nêu rõ lý do đối với trường hợp không đủ điều kiện.\nc) Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được sử dụng để cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại Thông tư này.”"
] | [
"Khoản 10 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\nBổ sung các khoản 5, khoản 6 và khoản 7 vào Điều 14\nnhư sau:\n“5. Bố trí người làm thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính trực tiếp với cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật hải quan. Trường hợp thực hiện thủ tục qua đại lý làm thủ tục hải quan thì đại lý làm thủ tục hải quan thay mặt chủ hàng để thực hiện các công việc theo hợp đồng dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan đã ký giữa đại lý làm thủ tục hải quan và chủ hàng.\n6. Khi phát sinh hợp đồng đại lý làm thủ tục hải quan, chủ hàng thông báo danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trừ các trường hợp sau:\na) Khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh theo quy định pháp luật về bưu chính và hải quan;\nb) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân không có mã số thuế;\nc) Hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế.\n7. Được cung cấp dữ liệu điện tử liên quan đến tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục hải quan qua đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp chủ hàng có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng theo yêu cầu của cơ quan hải quan.”",
"Khoản 1 Điều 4 Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn 12/2015/NĐ-CP thuế giá trị gia tăng sửa đổi 39/2014/TT-BTC mới nhất\nThông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế có hiệu lực thi hành.",
"Khoản 3 Điều 6 Thông tư 80/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 14/2011/NĐ-CP\nThi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan\na) Điều kiện dự thi: đã học nghiệp vụ khai hải quan có bảng điểm đủ 04 học phần đạt yêu cầu thì được tham gia dự thi để lấy chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.\nb) Hồ sơ đăng ký dự thi: 01 bộ, bao gồm:\nb1. Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu số 02 kèm Thông tư này 01 bản chính;\nb2. Bảng điểm của 04 học phần nghiệp vụ khai hải quan qui định tại khoản 2 Điều này: 01 bản sao có chứng thực;\nb02 ảnh 4x6 có ghi rõ họ, tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh (01 ảnh dán vào phiếu đăng ký dự thi, 01 ảnh dán vào chứng chỉ khi được cấp).\nb4. 01 phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận để Hội đồng thi thông báo kết quả thi.\nNơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi là Cục Hải quan tỉnh nơi thuận tiện do người dự thi lựa chọn.\nc) Cơ quan, địa điểm và thời gian tổ chức thi: Tổng cục Hải quan xây dựng quy chế thi, thành lập Hội đồng thi và tổ chức thi tại các Cục Hải quan tỉnh hoặc theo cụm bao gồm một số Cục Hải quan tỉnh để tạo thuận lợi cho thí sinh dự thi.\nCác kỳ thi có thể được tổ chức một (01) năm hai (02) lần vào quý II và quý IV. Tổng cục Hải quan thông báo chính thức trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, báo Hải quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác về thời gian, địa điểm và các thông tin khác liên quan đến kỳ thi ba mươi (30) ngày trước ngày thi.\nd) Các môn thi:\nd1. Môn thứ nhất: Pháp luật về Hải quan;\nd2. Môn thứ hai: Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan và kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương;\ndMôn thứ ba: Thủ tục hải quan đối với một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.\nđ) Hình thức thi: Thi viết hoặc vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc trên máy tính.\ne) Kết quả thi: Thang điểm mỗi môn 100 điểm, đạt từ 50 điểm trở lên là đạt yêu cầu. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, Hội đồng thi phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và thông báo trực tiếp bằng phiếu báo kết quả dự thi đến từng thí sinh. Những thí sinh có một môn thi dưới 50 điểm là không đạt yêu cầu; thí sinh được đăng ký thi lại vào kỳ thi tiếp theo những môn dưới 50 điểm. Những môn đã đạt từ 50 điểm trở lên thí sinh được bảo lưu kết quả đến kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tiếp theo.\ng) Cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan: Đối với thí sinh đạt yêu cầu cả ba (03) môn thì được cấp “Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan”. Cục Hải quan tỉnh tổ chức cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thi chính thức. Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo mẫu số 03 kèm Thông tư này.",
"Khoản 2 Điều 20 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nNhân viên đại lý làm thủ tục hải quan là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:\na) Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên;\nb) Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;\nc) Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.",
"Khoản 1 Điều 7 Nghị định 14/2011/NĐ-CP điều kiện đăng ký hoạt động đại lý làm thủ tục hải\nTrước khi hoạt động, đại lý hải quan phải lập hồ sơ thông báo đủ điều kiện làm đại lý hải quan theo quy định tại Điều 2 Nghị định này gửi Cục Hải quan tỉnh đóng trụ sở chính. Hồ sơ gồm:\na) Văn bản thông báo theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.\nb) Một (01) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực.\nc) Bản sao chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan có chứng thực của từng nhân viên đại lý hải quan.\nd) Mẫu chữ ký của người có thẩm quyền của đại lý hải quan được ký tên trên tờ khai hải quan."
] |
Năm 2024, ai là người có trách nhiệm xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP nhãn hàng hóa mới nhất\nXuất xứ hàng hóa\n1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.\n2. Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.\nTên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt."
] | [
"Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP nhãn hàng hóa mới nhất\nGiải thích từ ngữ\nTrong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;\n2. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;\n3. Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;\n4. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;\n5. Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài:\na) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa;\nb) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp;\n6. Hàng hóa đóng gói đơn giản là hàng hóa được đóng gói không có sự chứng kiến của người tiêu dùng mà khi mua có thể mở ra kiểm tra trực tiếp hàng hóa đó;\n7. Lưu thông hàng hóa là hoạt động trưng bày, khuyến mại, vận chuyển và lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ;\n8. Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa được chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu hải quan và đưa vào khu vực trung chuyển tại các cảng Việt Nam;\n9. Định lượng của hàng hóa là lượng hàng hóa được thể hiện bằng đơn vị đo lường hoặc theo số đếm hàng hóa;\n10. Ngày sản xuất là mốc thời gian hoàn thành công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa hoặc lô hàng hóa đó;\n11. “Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.\nHạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn;\n12. Thành phần của hàng hóa là các nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi;\n13. Thành phần định lượng là lượng của mỗi loại nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa đó;\n14. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản hàng hóa là thông tin liên quan đến cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng, bảo quản hàng hóa; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại;\n15. Thông tin cảnh báo là những thông tin lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tài sản và môi trường trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng;\n16. Thông số kỹ thuật gồm các chỉ tiêu kỹ thuật quyết định giá trị sử dụng hoặc có ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe người sử dụng, môi trường, quá trình được quy định trong tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa đó.",
"Điều 5 Nghị định 43/2017/NĐ-CP nhãn hàng hóa mới nhất\nKích thước nhân hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn\nTổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số thể hiện trên nhãn hàng hóa nhưng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:\n1. Ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này;\n2. Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường và đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường;\nb) Trường hợp hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn thì chiều cao chữ của các nội dung bắt buộc trên nhãn không được thấp hơn 1,2 mm. Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm.",
"Điều 4 Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP mới nhất\nTrách nhiệm thi hành\n1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.\n2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.",
"Điều 21 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nXử lý kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa\n1. Cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh, giải trình của người khai hải quan, của cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu hoặc kết quả kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu để xác định tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:\na) Trường hợp người khai hải quan giải trình hoặc cung cấp được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu hoặc qua kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình và chứng từ chứng minh của cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra, cơ quan hải quan có đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa là hợp lệ thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;\nb) Trường hợp quả kết quả kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do người khai hải quan cung cấp hoặc kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình và chứng từ chứng minh của cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất hoặc người xuất khẩu không đủ chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra, cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này;\nc) Trường hợp người xuất khẩu hoặc người sản xuất không cung cấp tài liệu, dữ liệu, chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, không cho phép tiếp cận nhà xưởng, quy trình sản xuất hoặc có hành vi cản trở khác dẫn đến việc không thể thực hiện xác minh trực tiếp, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này.\n2. Cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản kết quả kiểm tra, xử lý cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan nước xuất khẩu biết.",
"Điều 24 Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa mới nhất\nTrách nhiệm của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa\n1. Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.\n2. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.\n3. Chứng minh hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa.\n4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo và xác định xuất xứ hàng hóa, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu ủy quyền.\n5. Có trách nhiệm làm việc với nhà sản xuất hàng hóa để yêu cầu kê khai xuất xứ và cung cấp các chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ trong trường hợp thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thương nhân xuất khẩu nhưng không phải nhà sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu đó.\n6. Lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.\n7. Thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa việc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp bị từ chối.\n8. Có trách nhiệm làm việc, cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác xác minh xuất xứ hàng hóa và bố trí đi kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.",
"Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nThời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu\n1. Đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này:\na) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan;\nb) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ hàng hóa nhập khẩu có C/O mẫu EAV, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan.\nĐối với hàng hóa nhập khẩu có C/O mẫu VK (KV), trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;\nc) Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai thuế suất MFN, không áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan xác định lại mã số HS hoặc người khai hải quan tự phát hiện khai bổ sung mã số HS dẫn đến thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu, người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan nộp hồ sơ khai bổ sung mã số HS sau khi cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện sai sót. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật;\nĐối với trường hợp quy định tại điểm c khoản này nếu người khai hải quan đã nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản này hoặc đã nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản này và đã được cơ quan hải quan kiểm tra, xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi tiến hành kiểm tra sau thông quan, thanh tra theo quy định, cơ quan hải quan đối chiếu với kết quả kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu để xem xét áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu việc xác định lại mã số HS không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa đã kiểm tra, xác định trước đó.\nd) Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan xác định hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư dẫn đến thay đổi nghĩa vụ thuế nhập khẩu, người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan nộp hồ sơ khai bổ sung sau khi cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật.\n2. Đối với hàng hóa quy định tại\nđiểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này, người khai hải quan nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan.\n3. Đối với hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên:\na) Trường hợp có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cùng thời hạn với thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chậm nhất là ngày thứ mười của tháng kế tiếp;\nb) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 7 Thông tư này.\nCơ quan hải quan tiếp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực hiện kiểm tra theo quy định.\n4. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan phải còn trong thời hạn hiệu lực bao gồm cả chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp mới thay thế, sửa lỗi, cấp sau hoặc bản sao chứng thực theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.\n5. Thời điểm làm thủ tục hải quan được xác định từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đến thời điểm thông quan hàng hóa. Trường hợp giải phóng hàng thì thời điểm làm thủ tục hải quan được xác định từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đến thời điểm giải phóng hàng."
] |
Năm 2024, thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp đặc biệt là khi nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 3 Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nThời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:\na) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên;\nb) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên."
] | [
"Khoản 4 Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nCatalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.",
"Khoản 13 Điều 3 Thông tư 78/2022/TT-BTC dự toán ngân sách Nhà nước 2023\nĐối với các cơ quan, đơn vị ở trung ương đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù:\na) Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù được cấp có thẩm quyền quy định cho đến khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 05 năm 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hàng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch);\nb) Các cơ quan, đơn vị đang thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền từ các nguồn thu được để lại theo quy định (dịch vụ sự nghiệp công, học phí, giá dịch vụ y tế, các khoản thu hợp pháp khác), cập nhật phương án tiết kiệm tối thiểu 15% chi thường xuyên năm 2023 (trừ các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản chi có tính chất lương, các khoản chi cho con người theo chế độ và các khoản chi đặc thù không thể cắt giảm như đóng niên liễm, chi theo các hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã ký kết từ trước và tiếp tục thực hiện trong năm 2023,...) so với dự toán năm 2022 gửi Bộ Tài chính cùng thời điểm kiểm tra phân bổ dự toán năm 2023.",
"Khoản 3 Điều 33 Thông tư 13/2014/TT-BTC thủ tục hải quan hàng hóa gia công thương nhân nước ngoài\nThủ tục tạm xuất sản phẩm gia công để tái chế:\na) Hồ sơ hải quan gồm:\na1) Văn bản đề nghị tạm xuất hàng hóa, nêu rõ hàng hóa thuộc tờ khai nhập khẩu nào, lý do tạm xuất để tái chế, nội dung tái chế: nộp 01 bản chính;\na2) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu; bản kê chi tiết hàng hóa như đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại;\na3) Tờ khai hải quan nhập khẩu sản phẩm gia công của lô hàng tái chế: nộp 01 bản chụp;\na4) Văn bản nhận lại hàng để tái chế của đối tác nước ngoài: 01 bản chính;\nb) Thủ tục hải quan áp dụng như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại và phải kiểm tra thực tế hàng hóa.\nc) Thời hạn tái chế do thương nhân đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tạm xuất.",
"Khoản 3 Điều 26 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nXác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu\na) Tổng cục Hải quan thực hiện việc xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; tổ chức, cá nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu;\nb) Thời hạn xác minh\nViệc xác minh phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày kể từ thời điểm người khai hải quan nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc kể từ thời điểm cơ quan thực hiện việc xác minh đối với các nghi vấn phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về thời hạn xác minh.\nTrường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu trả lời kết quả xác minh quá thời hạn nêu trên, cơ quan hải quan căn cứ kết quả xác minh để xử lý theo quy định tại điểm d khoản này;\nc) Thủ tục xác minh\nThủ tục xác minh được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thực hiện quy tắc xuất xứ trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:\nc.1) Cơ quan hải quan có văn bản (công hàm, thư điện tử, fax,…) gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tổ chức, cá nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;\nc.2) Trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh tại nước xuất khẩu để xác định xuất xứ hàng hóa.\nd) Xử lý kết quả xác minh\nd.1) Trường hợp kết quả xác minh đáp ứng yêu cầu xác minh của cơ quan hải quan và khẳng định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:\nd.1.1) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo cho người khai hải quan để thực hiện khai bổ sung theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và không bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;\nd.1.2) Cơ quan hải quan tiến hành các thủ tục hoàn trả lại cho người nhập khẩu khoản chênh lệch giữa số tiền thuế tạm thu theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và số tiền thuế tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.\nd.2) Trường hợp kết quả xác minh không đáp ứng yêu cầu xác minh của cơ quan hải quan hoặc kết quả xác minh cho thấy chứng từ chứng nhận xuất xứ không hợp lệ, cơ quan hải quan áp dụng mức thuế MFN hoặc thông thường và thông báo cho người khai hải quan.",
"Khoản 4 Điều 4 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nTrường hợp không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều này thì thực hiện như sau:\na) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi (MFN) hoặc thông thường và được thông quan theo quy định.\nKhi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này, người khai hải quan khai bổ sung theo thuế suất ưu đãi đặc biệt; trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp được xử lý theo quy định về xử lý số tiền thuế nộp thừa;\nb) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này thì hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kết luận hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu theo pháp luật chuyên ngành thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan theo quy định;\nc) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì hàng hóa phải áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan đối với toàn bộ lô hàng và được thông quan theo quy định.",
"Khoản 1 Điều 18 Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa mới nhất\nCơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:\na) Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức Giấy chứng nhận xuất xứ hàng, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại sẽ ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng và phải được đóng dấu “CERTIFIED TRUE COPY”. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại có giá trị hiệu lực không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;\nb) Trong trường hợp cần tách Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp thành 2 hay nhiều bộ, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp đơn đề nghị theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nêu rõ lý do cần tách Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; nộp hồ sơ bổ sung theo quy định tại Điều 15 Nghị định này (nếu có khác biệt với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó), bản gốc và các bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp lại trong trường hợp này có một bộ ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó và ngày cấp mới, các bộ còn lại ghi số tham chiếu mới và ngày cấp mới. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại chỉ được cấp trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;\nc) Trong trường hợp hàng hóa tái nhập khẩu để tái chế, chuyển sang nước nhập khẩu khác, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp đơn đề nghị theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại; nộp hồ sơ bổ sung theo quy định tại Điều 15 Nghị định này (nếu có khác biệt với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó), bản gốc và các bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại chỉ được cấp trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;\nd) Trong trường hợp do lỗi hoặc sai sót không cố ý trên bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, thương nhân nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức đã cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại; nộp bản gốc và các bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp lại trong trường hợp này ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó và ngày cấp mới. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại chỉ được cấp trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.",
"Khoản 3 Điều 1 Thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2018/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu\nBổ sung điểm d,\nkhoản 1, Điều 22 như sau:\n“d) Trường hợp có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp hoặc trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định.\nTrường hợp người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 5 Thông tư này nhưng khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định.”"
] |
Nội dung kiểm tra quy trình sản xuất hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu gồm những gì? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 3 Điều 8 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nNội dung kiểm tra\na) Kiểm tra các chứng từ sau:\n- Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;\n- Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công (nếu là gia công cho thương nhân nước ngoài) hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, vật tư trong nước (nếu mua trong nước);\n- Bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;\n- Quy trình sản xuất;\n- Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;\n- Các chứng từ, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan.\nĐối với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan không yêu cầu người sản xuất xuất trình bản giấy.\nb) Kiểm tra quy trình sản xuất hàng hóa:\n- Số lượng dây chuyền, máy móc, thiết bị;\n- Công suất của máy móc, thiết bị;\n- Số lượng nhân lực tham gia quy trình sản xuất hàng hóa;\n- Năng lực, quy mô sản xuất, gia công, thực hiện các công đoạn sản xuất, gia công nào (bao nhiêu tấn/sản phẩm.../năm; tổng năng lực, quy mô của máy móc thiết bị, nhân công...)."
] | [
"Khoản 3 Điều 5 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nKhi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ, cơ quan hải quan tiếp nhận và kiểm tra theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư này.",
"Khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nĐơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;",
"Khoản 1 Điều 8 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nBan hành Quyết định kiểm tra\na) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành Quyết định kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;\nb) Quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp bằng thư bảo đảm hoặc fax cho người sản xuất trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra;\nTrong thời hạn chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra, trường hợp nhận được văn bản của người sản xuất đề nghị thay đổi thời gian kiểm tra thì người ban hành Quyết định kiểm tra có thể xem xét quyết định thay đổi 01 lần. Ngày kiểm tra là ngày ghi trên Quyết định thay đổi thời gian kiểm tra;\nc) Trường hợp cơ sở sản xuất không thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý cơ sở sản xuất đề nghị tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định. Tại văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan nêu rõ nội dung kiểm tra, các dấu hiệu nghi vấn cần kiểm tra. Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý cơ sở sản xuất ban hành Quyết định kiểm tra, thực hiện trình tự thủ tục kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu quy định tại Điều này và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;\nd) Trường hợp người xuất khẩu không phải là người sản xuất, người xuất khẩu phải chịu trách nhiệm phối hợp với người sản xuất thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan về việc kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo trình tự thủ tục kiểm tra quy định tại Điều này và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.",
"Khoản 7 Điều 3 Thông tư 11/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan chức năng các đơn vị mới nhất\n1. Đầu mối tiếp nhận hồ sơ về điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật vào Việt Nam từ cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu; trao đổi thông tin, thống nhất kế hoạch kiểm tra với cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu và trình Bộ ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Việt Nam sang kiểm tra tại nước xuất khẩu.\n2. Thực hiện công bố danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh (của nước xuất khẩu) đủ điều kiện đảm bảo VSATTP xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật vào Việt Nam; cơ sở sản xuất kinh doanh bị đình chỉ xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam; thông tin cảnh báo cho cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu về lô hàng không đảm bảo VSATTP và yêu cầu điều tra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.\n3. Xây dựng bảng câu hỏi đề nghị cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu trả lời, cung cấp thông tin trước khi sang nước xuất khẩu kiểm tra.\n4. Xây dựng kế hoạch, chương trình và thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát VSATTP và cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa là sản phẩm động vật thủy sản tại nước xuất khẩu.\n5. Chỉ đạo và giám sát các đơn vị trực thuộc trong hoạt động kiểm tra VSATTP và cấp giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP hoặc thông báo những trường hợp lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu VSATTP.\n6. Tổ chức thực hiện truy xuất nguyên nhân hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu dùng làm thực phẩm không đảm bảo VSATTP.\nChỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo phân công phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý và giám sát quá trình thực hiện đối với trường hợp không đáp ứng yêu cầu VSATTP.",
"Khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu mới nhất\nTrên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện theo trình tự sau:\na) Cơ quan, tổ chức cấp C/O ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất sau khi thống nhất với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu. Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.\nb) Cơ quan,tổ chức cấp C/O thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về thời gian kiểm tra, xác minh, nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra, xác minh chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.\nc) Tổ công tác và cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minh đã thông báo và lập biên bản dựa trên ý kiến của các bên liên quan sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.\nd) Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi thông báo này bằng văn bản cho Bộ Công Thương và thương nhân liên quan.",
"Khoản 4 Điều 1 Quyết định 17/2017/QĐ-UBND sửa đổi 4056/2015/QĐ-UBND Trạm Kiểm soát liên hợp Quảng Ninh\nĐối với hàng hóa sản xuất tại Khu công nghiệp, Khu chế xuất hoặc hàng hóa của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất trên địa bàn thành phố Móng Cái vận chuyển qua Trạm vào nội địa tiêu thụ:\n4.1. Đối với hàng hóa của Khu công nghiệp, Khu chế xuất mở tờ khai xuất khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái vận chuyển qua Trạm vào nội địa làm tiếp thủ tục xuất khẩu: Khi hàng hóa vận chuyển qua Trạm, đại diện doanh nghiệp xuất trình tờ khai xuất khẩu đã thông quan phù hợp với từng lô hàng xuất khẩu.\n- Đối với hàng hóa được niêm phong, kẹp chì: Công chức kiểm tra tại Trạm kiểm tra thông tin trên tờ khai xuất khẩu, kiểm tra số niêm phong, kẹp chì hải quan trên Biên bản bàn giao, tờ khai xuất khẩu và trả hồ sơ cho đại diện doanh nghiệp và giải phóng hàng hóa, phương tiện.\n- Đối với những lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hải quan (miễn kiểm tra thực tế hàng hóa), doanh nghiệp tự kẹp seal quản lý, công chức kiểm tra tại Trạm chỉ kiểm tra thông tin trên tờ khai xuất khẩu và giải phóng hàng hóa, phương tiện.\n4.2. Đối với hàng hóa của doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, khai thác và nuôi trồng tại địa bàn thành phố Móng Cái vận chuyển qua Trạm vào nội địa: Doanh nghiệp kê khai trên tờ khai tổng hợp (mẫu KM15/TKTH), xuất trình hóa đơn, chứng từ và hàng hóa; Công chức kiểm tra ký xác nhận tên hàng, số lượng lên tờ khai tổng hợp; sau đó chuyển công chức Thuế tại Đội kiểm tra hàng hóa làm căn cứ tính và thu thuế (nếu có); giải phóng hàng hóa, phương tiện.”"
] |
Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan định kỳ là khi nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC kiểm tra giám sát hải quan mới nhất\n1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi\na) Tại khu vực cảng, kho, bãi có lưu giữ hàng hóa vận chuyển nội địa (hàng hóa mua bán trong nước), doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí khu vực lưu giữ riêng giữa hàng hóa vận chuyển nội địa với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh để đảm bảo công tác quản lý, giám sát hải quan theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;\nb) Trước khi đưa hàng hóa vào khu vực lưu giữ, cung cấp cho cơ quan hải quan thông tin sơ đồ tổng thể khu vực lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận và hàng hóa trung chuyển (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 13 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này (chỉ cung cấp lần đầu, khi có thay đổi thì cập nhật và gửi lại cho cơ quan hải quan);\nc) Cập nhật và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông tin hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra theo quy định tại Điều 52, Điều 52a và Điều 52b Thông tư này; lưu trữ thông tin hàng hóa đã hoàn thành thủ tục đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm trong thời hạn 05 năm để phục vụ công tác điều tra, báo cáo, thống kê, đối chiếu, nghiên cứu khi có yêu cầu của cơ quan hải quan;\nd) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa nếu phát hiện thông tin sai khác (hàng hóa không còn nguyên trạng; hàng hóa bị sai lệch số lượng, trọng lượng, số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển, số niêm phong hải quan) giữa thực tế hàng hóa khi đưa vào với danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ do cơ quan hải quan cung cấp thì phối hợp với cơ quan hải quan để kiểm tra, xác định sự nguyên trạng của hàng hóa.\nTrường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thực hiện theo chỉ dẫn của cơ quan hải quan (như đối với hàng container thì thực hiện đánh dấu, niêm phong tại chỗ và thực hiện giám sát thông qua Hệ thống camera; đối với hàng rời dạng kiện thì đưa vào lưu giữ riêng). Cập nhật thông tin và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định;\nđ) Trong quá trình lưu giữ, khai thác hàng hóa nếu có sự thay đổi nguyên trạng hàng hóa (thay đổi vỏ container, bao bì hàng hóa, đóng, rút hàng) thì ngay sau khi hoàn thành việc thay đổi nguyên trạng, cập nhật và gửi đến Hệ thống của cơ quan hải quan thông tin theo quy định. Chỉ được phép thay đổi nguyên trạng hàng hóa khi có sự đồng ý và giám sát của cơ quan hải quan;\ne) Thông báo hãng vận chuyển hoặc chủ hàng liên hệ với cơ quan hải quan khi lô hàng chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc khi có thông báo tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan từ cơ quan hải quan.\n2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan\na) Thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông tin hàng hóa dự kiến hạ bãi, container soi chiếu (nếu có), thông tin thay đổi trạng thái tờ khai hải quan (nếu có), thay đổi container đủ điều kiện qua khu vực giám sát (nếu có), hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định các mẫu tương ứng tại Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này;\nb) Tiếp nhận, xử lý thông tin do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm phản hồi, cập nhật trên Hệ thống theo quy định. Trường hợp nhận được thông tin phản hồi về hàng hóa sai khác hoặc không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa so với thông tin hàng hóa đã cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoặc hàng hóa có dấu hiệu vi phạm thì căn cứ thông tin tiếp nhận, tình hình thực tế hoặc thông tin khác (nếu có) thực hiện kiểm tra, xác minh sự nguyên trạng hàng hóa, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan thích hợp, đảm bảo quản lý hải quan, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về hải quan theo quy định.\nCập nhật thông tin trên Hệ thống hải quan hoặc ghi nhận theo Sổ theo dõi thông tin hàng hóa sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 33 (hàng container) hoặc mẫu số 34 (hàng rời hoặc hàng khí, lỏng) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này;\nc) Tiếp nhận và xử lý vướng mắc theo đề nghị của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm; cung cấp số điện thoại để tiếp nhận thông tin và phối hợp xử lý khi có thông báo từ doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;\nd) Trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro, định kỳ hàng năm Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra việc thực hiện theo dõi, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thuộc địa bàn quản lý; chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc đôn đốc, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoàn thiện việc kết nối hoặc nâng cấp Hệ thống (nếu có) theo quy định;\nđ) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định về định dạng thông điệp trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm.\n3. Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm không trao đổi được thông tin (sau đây gọi là Hệ thống gặp sự cố)\na) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm:\na.1) Chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý địa bàn giám sát về việc Hệ thống gặp sự cố (gồm thông tin: tên, mã cảng, kho, bãi; tên, mã đơn vị hải quan quản lý doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm; nội dung sự cố, ngày, giờ phát sinh sự cố; họ tên người xác nhận sự cố…) để phối hợp xử lý nhằm đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải, đồng thời ghi nhận tình trạng sự cố vào Sổ ghi nhận sự cố Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 35 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này để theo dõi;\na.2) Căn cứ danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã có xác nhận của Chi cục Hải quan hoặc thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan do cơ quan hải quan cung cấp để cho phép hàng hóa xuất khẩu được xếp lên phương tiện vận tải, hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan;\na.3) Cập nhật thông tin hàng hóa đã đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan ngay khi Hệ thống được khắc phục sự cố.\nb) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:\nb.1) Tổng cục Hải quan bố trí bộ phận hỗ trợ (Help Desk) để tiếp nhận thông tin phản ánh về sự cố, hướng dẫn và xử lý sự cố theo quy định;\nb.2) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí cán bộ kỹ thuật tiếp nhận và xử lý sự cố Hệ thống 24/7; chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm về việc Hệ thống gặp sự cố để phối hợp xử lý và đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải;\nb.3) Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí công chức phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm xác định sự cố, khắc phục sự cố. Trường hợp không thể khắc phục được sự cố thì lập Biên bản chứng nhận tình trạng, thời gian, địa điểm phát sinh sự cố và thông báo ngay cho bộ phận Help Desk của Tổng cục Hải quan về tình trạng sự cố và thực hiện theo hướng dẫn;\nb.4) Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm không trao đổi được thông tin nhưng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan vẫn có thông tin về danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát thì trong thời gian 15 phút một lần kể từ khi sự cố phát sinh, công chức hải quan giám sát thực hiện kiểm tra thông tin tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, kết xuất thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 36 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm làm cơ sở cho phép hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan;\nb.5) Thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm cập nhật thông tin các lô hàng đã qua khu vực giám sát ngay khi sự cố được khắc phục.”\n3.3. Khoản 1 và khoản 3 Điều 53 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“1. Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh; hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với người xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không; hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS; hàng hóa xuất khẩu đưa vào ICD là tờ khai hải quan xuất khẩu đã được xác nhận thông quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan là tờ khai hải quan xuất khẩu đã được xác nhận thông quan và được xác nhận hàng đã đưa vào kho ngoại quan trên Hệ thống.\n3. Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa tạm xuất - tái nhập thay đổi mục đích sử dụng, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, hàng hóa của doanh nghiệp nội địa xuất khẩu gia công cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hải quan xuất khẩu và tờ khai hải quan nhập khẩu đã được xác nhận thông quan.”\n34. Điều 54\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 54. Nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu",
"Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nBáo cáo quyết toán\n1. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán\nĐịnh kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.\n2. Địa điểm nộp báo cáo quyết toán\nTại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 Thông tư này hoặc Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.\n3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân\na) Nộp báo cáo quyết toán\na.1) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:\nNộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của tổ chức, cá nhân.\nTrường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu và tổ chức, cá nhân xuất khẩu phải báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều này;\na.2) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài:\nTrường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên đặt gia công cung cấp, máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh tại tài khoản ngoài bảng hoặc trên Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân thì nộp báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL đối với nguyên liệu, vật tư và mẫu số 16/BCQT-MMTB/GSQL đối với máy móc, thiết bị ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư này. Trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trị giá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ thống của tổ chức, cá nhân để lập báo cáo quyết toán đối với phần hàng hóa không quản lý theo trị giá này;\na.3) Đối với DNCX báo cáo quyết toán được lập theo nguyên tắc nêu tại điểm a.1, a.2 khoản này tương ứng với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công.\nb) Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư;\nc) Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng;\nd) Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm;\nđ) Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.\n5. Trách nhiệm của cơ quan hải quan\na) Tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu do người khai hải quan nộp;\nb) Kiểm tra báo cáo quyết toán:\nb.1) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán:\nb.1.1) Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu;\nb.1.2) Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với Hệ thống của cơ quan hải quan;\nb.1.3) Kiểm tra sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế;\nb.1.4) Kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.\nĐối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp.\nb.2) Trường hợp tại thời điểm kiểm tra báo cáo quyết toán phát sinh việc kiểm tra trước khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán kết hợp kiểm tra hoàn thuế, không thu thuế;\nb.3) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 59 Thông tư này.\nTrường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán kết hợp việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại trụ sở người khai hải quan, ngoài trình tự, thủ tục kiểm tra theo quy định tại Điều 59 Thông tư này, cơ quan hải quan phải thực hiện kiểm tra và kết luận về tính chính xác, trung thực của hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế và việc đáp ứng các điều kiện quy định về các trường hợp được hoàn thuế, không thu thuế của tổ chức, cá nhân."
] | [
"Khoản 4 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 133/2018/TT-BTC mới nhất\nKhoản 4 Điều 5 được sửa đổi như sau:\n“Các đơn vị dự toán cấp I lập Báo cáo cung cấp thông tin tài chính gửi Kho bạc Nhà nước quản lý thu chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn, bao gồm:\na) Trường hợp đơn vị dự toán cấp I không có đơn vị kế toán trực thuộc: Báo cáo tài chính được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp; Báo cáo bổ sung thông tin tài chính được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên; Báo cáo cung cấp thông tin tài chính theo Mẫu số C03/CCTT ban hành kèm theo Thông tư này nhằm thuyết minh chi tiết số liệu tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được trình bày trên Báo cáo tài chính của đơn vị.\nb) Trường hợp đơn vị dự toán cấp I có đơn vị kế toán trực thuộc: Báo cáo tài chính tổng hợp và Báo cáo bổ sung thông tin tài chính được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên; Báo cáo cung cấp thông tin tài chính theo Mẫu số C03/CCTT ban hành kèm theo Thông tư này nhằm thuyết minh chi tiết số liệu tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được trình bày trên Báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị.”",
"Khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC kiểm tra giám sát hải quan mới nhất\n1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu\na) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.\nTrường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;\nb) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;\nc) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;\nd) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:\nd.1) Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;\nd.2) Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.\nđ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.\nTrường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.\nTrường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;\ne) Chứng từ chứng minh tổ chức,\ncá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;\ng) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;\nCác chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.\n2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu\na) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.\nTrường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;\nb) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.\nTrường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.\nNgười khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:\nb.1) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;\nb.2) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.\nc) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.\nĐối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn;\nd) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;\nđ) Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:\nđ.1) Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;\nđ.2) Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.\ne) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.\nTrường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.\nTrường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;\ng) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;\nh) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;\ni) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\nk) Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi\ntheo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần;\nl) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;\nm) Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.\nCác chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.\n3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế\nNgoài hồ sơ hải quan quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp:\na) Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho Việt Nam:\na.1) Hợp đồng cung cấp hàng hóa (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu): 01 bản chụp;\na.2) Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác): 01 bản chụp;\na.3) Văn bản xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương; các khoản cứu trợ khẩn cấp không có địa chỉ cụ thể, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định tại Điều 15 Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; viện trợ hàng hóa nhập khẩu cho một số địa phương, nhưng do một tổ chức nhà nước thuộc Trung ương làm đầu mối nhận hàng và phân phối): 01 bản chính;\na.4) Văn bản xác nhận viện trợ của Sở Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương): 01 bản chính.\nb) Đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho nước ngoài:\nb.1) Quyết định của đơn vị chủ quản về việc giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện dự án hoặc quyết định phê duyệt dự án ODA của cơ quan chủ quản dự án trong đó ghi rõ hình thức cung cấp là ODA không hoàn lại: 01 bản chụp;\nb.2) Danh mục chi tiết hàng hóa viện trợ cho nước ngoài do đơn vị thực hiện dự án lập: 01 bản chụp;\nb.3) Hợp đồng cung cấp hàng hóa đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hoặc hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp.\nc) Đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho nước ngoài:\nc.1) Quyết định của đơn vị chủ quản về việc giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện dự án hoặc quyết định phê duyệt dự án ODA của cơ quan chủ quản dự án trong đó ghi rõ hình thức cung cấp là ODA không hoàn lại: 01 bản chụp;\nc.2) Danh mục chi tiết hàng hóa viện trợ cho nước ngoài do đơn vị thực hiện dự án lập: 01 bản chụp;\nc.3) Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho dự án (trường hợp đơn vị thực hiện dự án không trực tiếp xuất khẩu): 01 bản chụp.\nd) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, giàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đi thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê:\nd.1) Hợp đồng bán hàng theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ ghi rõ không bao gồm thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp;\nd.2) Hợp đồng ủy thác nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác ghi rõ không bao gồm thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp;\nd.3) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đối với máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ: 01 bản chính;\nd.4) Hợp đồng ký với bên nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê: 01 bản chụp.\nđ) Đối với hàng hóa nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng: 01 bản chính Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an;\ne) Đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp cho thuê tài chính để cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài đưa trực tiếp vào doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bản chụp hợp đồng cho thuê tài chính trong đó nêu rõ bên thuê tài chính là doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016);\ng) Hàng hóa của các nhà thầu nhập khẩu từ nước ngoài đưa trực tiếp vào khu phi thuế quan để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị theo kết quả đấu thầu: 01 bản chụp hợp đồng bán hàng vào khu phi thuế quan theo kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong đó, quy định giá trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu.\n4. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu\nNgoài các chứng từ nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này và quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, người khai hải quan nộp:\na) Danh mục hàng hóa miễn thuế mẫu 06 ban hành kèm Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.\nTrường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đáp ứng hoàn toàn việc tiếp nhận Danh mục hàng hóa miễn thuế điện tử, người khai hải quan phải thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế trên Hệ thống.\nTrường hợp thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế bản giấy, người khai hải quan xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp Danh mục hàng hóa miễn thuế theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan hải quan tiếp nhận;\nb) Hợp đồng đi thuê và cho thuê lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng phục vụ hoạt động dầu khí; hợp đồng dịch vụ công việc cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí: 01 bản chụp;\nc) Hợp đồng chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu khí để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp;\nd) Hợp đồng chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư hoặc để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu: 01 bản chụp.\n5. Hồ sơ hải quan đối với trường hợp giảm thuế\nNgoài các chứng từ nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp hồ sơ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.\n6. Hồ sơ hải quan đối với trường hợp không thu thuế\nNgoài các chứng từ nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này và quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, người khai hải quan phải nộp:\na) Đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài, tái xuất sang nước thứ ba, tái xuất vào khu phi thuế quan:\nCông văn đề nghị không thu thuế xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này.\nTrường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế xuất khẩu theo mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tờ khai hải quan tái xuất, số tờ khai hải quan nhập khẩu, số hợp đồng, số chứng từ thanh toán (nếu có), cam kết của người nộp thuế về việc hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở Việt Nam: 01 bản chính;\nb) Đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam:\nCông văn đề nghị không thu thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này.\nTrường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế theo mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tờ khai hải quan tái nhập, số tờ khai hải quan xuất khẩu, số hợp đồng, số chứng từ thanh toán (nếu có), cam kết của người nộp thuế về việc hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở nước ngoài: 01 bản chính;\nc) Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được hoàn thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp thuế:\nCông văn đề nghị không thu thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này.\nTrường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế theo mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tiền chi tiết theo từng loại thuế, số chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, số tờ khai hải quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu, số hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, số chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chính.”\n6. Bổ sung Điều 16a như sau:\n\"Điều 16a. Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu",
"Điều 1 Thông tư 135/2016/TT-BTC sửa đổi 29/2015/TT-BTC 93/2015/TT-BTC 95/2015/TT-BTC 167/2015/TT-BTC\nSửa đổi Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ ban hành kèm theo các Thông tư (Phụ lục kèm theo) sau đây:\n1. Thông tư số 29/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km604+700 quốc lộ 1, tỉnh Quảng Bình.\n2. Thông tư số 93/2015/TT-BTC ngày 19/6/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí Quán Hàu, tỉnh Quảng Bình.\n3. Thông tư số 95/2015/TT-BTC ngày 19/6/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km763+800 quốc lộ 1, tỉnh Quảng Trị.\n4. Thông tư số 167/2015/TT-BTC ngày 06/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km943+975 quốc lộ 1, tỉnh Quảng Nam.\n5. Thông tư số 192/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tại Km1212+550 quốc lộ 1, tỉnh Bình Định.",
"Khoản 1 Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp mới nhất\nĐối với doanh nghiệp nhà nước\na) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:\n- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;\n- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.\nb) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:\n- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;\n- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.",
"Khoản 2 Điều 40 Thông tư 91/2010/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự\nThời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị:\n2.1. Báo cáo tài chính quý:\n- Chi cục Thi hành án dân sự gửi Cục Thi hành án dân sự chậm nhất là 10 ngày sau khi kết thúc quý;\n- Cục Thi hành án dân sự gửi Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc quý;\n- Tổng cục Thi hành án dân sự báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp (gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định) chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc quý.\n2.Báo cáo tài chính năm:\n- Chi cục Thi hành án dân sự gửi Cục Thi hành án dân sự chậm nhất là 10 ngày của kỳ đầu kế toán năm sau;\n- Cục Thi hành án dân sự gửi Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chậm nhất là 15 ngày của kỳ đầu kế toán năm sau;\n- Tổng cục Thi hành án dân sự báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp (gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định) chậm nhất là 30 ngày của kỳ đầu kế toán năm sau.\n2.3. Báo cáo kế toán quản trị:\n- Thời hạn nộp báo cáo kế toán quản trị theo hướng dẫn tại Phụ lục 04.\n- Đối với các báo cáo kế toán quản trị do Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự hướng dẫn thì thời hạn nộp báo cáo sẽ do Tổng cục, Cục quy định.",
"Khoản 5 Điều 40 Nghị định 175-CP điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước\nLập và nộp kịp thời báo cáo quyết toán thường kỳ của bản thân đơn vị kế toán, tham gia vào việc phân tích tình hình tài vụ.\nXét duyệt và phân tích các báo cáo quyết toán của các đơn vị kế toán cấp dưới, lập và nộp báo cáo quyết toán tổng hợp của các đơn vị theo thời hạn đã quy định."
] |
Ai có thẩm quyền kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC kiểm tra giám sát hải quan mới nhất\n1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi\na) Tại khu vực cảng, kho, bãi có lưu giữ hàng hóa vận chuyển nội địa (hàng hóa mua bán trong nước), doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí khu vực lưu giữ riêng giữa hàng hóa vận chuyển nội địa với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh để đảm bảo công tác quản lý, giám sát hải quan theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;\nb) Trước khi đưa hàng hóa vào khu vực lưu giữ, cung cấp cho cơ quan hải quan thông tin sơ đồ tổng thể khu vực lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận và hàng hóa trung chuyển (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 13 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này (chỉ cung cấp lần đầu, khi có thay đổi thì cập nhật và gửi lại cho cơ quan hải quan);\nc) Cập nhật và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông tin hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra theo quy định tại Điều 52, Điều 52a và Điều 52b Thông tư này; lưu trữ thông tin hàng hóa đã hoàn thành thủ tục đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm trong thời hạn 05 năm để phục vụ công tác điều tra, báo cáo, thống kê, đối chiếu, nghiên cứu khi có yêu cầu của cơ quan hải quan;\nd) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa nếu phát hiện thông tin sai khác (hàng hóa không còn nguyên trạng; hàng hóa bị sai lệch số lượng, trọng lượng, số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển, số niêm phong hải quan) giữa thực tế hàng hóa khi đưa vào với danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ do cơ quan hải quan cung cấp thì phối hợp với cơ quan hải quan để kiểm tra, xác định sự nguyên trạng của hàng hóa.\nTrường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thực hiện theo chỉ dẫn của cơ quan hải quan (như đối với hàng container thì thực hiện đánh dấu, niêm phong tại chỗ và thực hiện giám sát thông qua Hệ thống camera; đối với hàng rời dạng kiện thì đưa vào lưu giữ riêng). Cập nhật thông tin và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định;\nđ) Trong quá trình lưu giữ, khai thác hàng hóa nếu có sự thay đổi nguyên trạng hàng hóa (thay đổi vỏ container, bao bì hàng hóa, đóng, rút hàng) thì ngay sau khi hoàn thành việc thay đổi nguyên trạng, cập nhật và gửi đến Hệ thống của cơ quan hải quan thông tin theo quy định. Chỉ được phép thay đổi nguyên trạng hàng hóa khi có sự đồng ý và giám sát của cơ quan hải quan;\ne) Thông báo hãng vận chuyển hoặc chủ hàng liên hệ với cơ quan hải quan khi lô hàng chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc khi có thông báo tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan từ cơ quan hải quan.\n2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan\na) Thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông tin hàng hóa dự kiến hạ bãi, container soi chiếu (nếu có), thông tin thay đổi trạng thái tờ khai hải quan (nếu có), thay đổi container đủ điều kiện qua khu vực giám sát (nếu có), hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định các mẫu tương ứng tại Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này;\nb) Tiếp nhận, xử lý thông tin do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm phản hồi, cập nhật trên Hệ thống theo quy định. Trường hợp nhận được thông tin phản hồi về hàng hóa sai khác hoặc không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa so với thông tin hàng hóa đã cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoặc hàng hóa có dấu hiệu vi phạm thì căn cứ thông tin tiếp nhận, tình hình thực tế hoặc thông tin khác (nếu có) thực hiện kiểm tra, xác minh sự nguyên trạng hàng hóa, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan thích hợp, đảm bảo quản lý hải quan, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về hải quan theo quy định.\nCập nhật thông tin trên Hệ thống hải quan hoặc ghi nhận theo Sổ theo dõi thông tin hàng hóa sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 33 (hàng container) hoặc mẫu số 34 (hàng rời hoặc hàng khí, lỏng) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này;\nc) Tiếp nhận và xử lý vướng mắc theo đề nghị của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm; cung cấp số điện thoại để tiếp nhận thông tin và phối hợp xử lý khi có thông báo từ doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;\nd) Trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro, định kỳ hàng năm Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra việc thực hiện theo dõi, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thuộc địa bàn quản lý; chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc đôn đốc, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoàn thiện việc kết nối hoặc nâng cấp Hệ thống (nếu có) theo quy định;\nđ) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định về định dạng thông điệp trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm.\n3. Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm không trao đổi được thông tin (sau đây gọi là Hệ thống gặp sự cố)\na) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm:\na.1) Chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý địa bàn giám sát về việc Hệ thống gặp sự cố (gồm thông tin: tên, mã cảng, kho, bãi; tên, mã đơn vị hải quan quản lý doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm; nội dung sự cố, ngày, giờ phát sinh sự cố; họ tên người xác nhận sự cố…) để phối hợp xử lý nhằm đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải, đồng thời ghi nhận tình trạng sự cố vào Sổ ghi nhận sự cố Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 35 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này để theo dõi;\na.2) Căn cứ danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã có xác nhận của Chi cục Hải quan hoặc thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan do cơ quan hải quan cung cấp để cho phép hàng hóa xuất khẩu được xếp lên phương tiện vận tải, hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan;\na.3) Cập nhật thông tin hàng hóa đã đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan ngay khi Hệ thống được khắc phục sự cố.\nb) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:\nb.1) Tổng cục Hải quan bố trí bộ phận hỗ trợ (Help Desk) để tiếp nhận thông tin phản ánh về sự cố, hướng dẫn và xử lý sự cố theo quy định;\nb.2) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí cán bộ kỹ thuật tiếp nhận và xử lý sự cố Hệ thống 24/7; chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm về việc Hệ thống gặp sự cố để phối hợp xử lý và đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải;\nb.3) Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí công chức phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm xác định sự cố, khắc phục sự cố. Trường hợp không thể khắc phục được sự cố thì lập Biên bản chứng nhận tình trạng, thời gian, địa điểm phát sinh sự cố và thông báo ngay cho bộ phận Help Desk của Tổng cục Hải quan về tình trạng sự cố và thực hiện theo hướng dẫn;\nb.4) Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm không trao đổi được thông tin nhưng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan vẫn có thông tin về danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát thì trong thời gian 15 phút một lần kể từ khi sự cố phát sinh, công chức hải quan giám sát thực hiện kiểm tra thông tin tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, kết xuất thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 36 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm làm cơ sở cho phép hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan;\nb.5) Thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm cập nhật thông tin các lô hàng đã qua khu vực giám sát ngay khi sự cố được khắc phục.”\n3.3. Khoản 1 và khoản 3 Điều 53 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“1. Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh; hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với người xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không; hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS; hàng hóa xuất khẩu đưa vào ICD là tờ khai hải quan xuất khẩu đã được xác nhận thông quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan là tờ khai hải quan xuất khẩu đã được xác nhận thông quan và được xác nhận hàng đã đưa vào kho ngoại quan trên Hệ thống.\n3. Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa tạm xuất - tái nhập thay đổi mục đích sử dụng, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, hàng hóa của doanh nghiệp nội địa xuất khẩu gia công cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hải quan xuất khẩu và tờ khai hải quan nhập khẩu đã được xác nhận thông quan.”\n34. Điều 54\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 54. Nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu",
"Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nBáo cáo quyết toán\n1. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán\nĐịnh kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.\n2. Địa điểm nộp báo cáo quyết toán\nTại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 Thông tư này hoặc Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.\n3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân\na) Nộp báo cáo quyết toán\na.1) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:\nNộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của tổ chức, cá nhân.\nTrường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu và tổ chức, cá nhân xuất khẩu phải báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều này;\na.2) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài:\nTrường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên đặt gia công cung cấp, máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh tại tài khoản ngoài bảng hoặc trên Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân thì nộp báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL đối với nguyên liệu, vật tư và mẫu số 16/BCQT-MMTB/GSQL đối với máy móc, thiết bị ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư này. Trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trị giá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ thống của tổ chức, cá nhân để lập báo cáo quyết toán đối với phần hàng hóa không quản lý theo trị giá này;\na.3) Đối với DNCX báo cáo quyết toán được lập theo nguyên tắc nêu tại điểm a.1, a.2 khoản này tương ứng với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công.\nb) Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư;\nc) Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng;\nd) Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm;\nđ) Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.\n5. Trách nhiệm của cơ quan hải quan\na) Tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu do người khai hải quan nộp;\nb) Kiểm tra báo cáo quyết toán:\nb.1) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán:\nb.1.1) Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu;\nb.1.2) Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với Hệ thống của cơ quan hải quan;\nb.1.3) Kiểm tra sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế;\nb.1.4) Kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.\nĐối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp.\nb.2) Trường hợp tại thời điểm kiểm tra báo cáo quyết toán phát sinh việc kiểm tra trước khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán kết hợp kiểm tra hoàn thuế, không thu thuế;\nb.3) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 59 Thông tư này.\nTrường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán kết hợp việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại trụ sở người khai hải quan, ngoài trình tự, thủ tục kiểm tra theo quy định tại Điều 59 Thông tư này, cơ quan hải quan phải thực hiện kiểm tra và kết luận về tính chính xác, trung thực của hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế và việc đáp ứng các điều kiện quy định về các trường hợp được hoàn thuế, không thu thuế của tổ chức, cá nhân."
] | [
"Điều 38 Thông tư 209/2015/TT-BTC kế toán quỹ đầu tư phát triển địa phương mới nhất\nHướng dẫn lập và trình bày Thuyết minh báo cáo tài chính\n1. Quỹ trình bày Thuyết minh báo cáo tài chính như sau:\n\nĐơn vị báo cáo: …………….\nĐịa chỉ: ……………………….\n\nMẫu số B 09 - ĐTĐP\n(Ban hành theo Thông tư số 209/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính)\n\nBẢNG THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH\nKỳ … (1)\nI. Đặc Điểm hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương\n1. Hình thức sở hữu vốn.\n2. Lĩnh vực kinh doanh.\n3. Ngành nghề kinh doanh.\n4. Chu kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.\n5. Đặc Điểm hoạt động của Quỹ trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.\n6. Cấu trúc của Quỹ đầu tư phát triển địa phương\n- Danh sách các công ty con;\n- Danh sách các công ty liên doanh, liên kết;\n- Danh sách các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.\n7. Tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên Báo cáo tài chính (có so sánh được hay không, nếu không so sánh được phải nêu rõ lý do như vì chuyển đổi hình thức sở hữu, chia tách, sáp nhập, nêu độ dài về kỳ so sánh...).\nII. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán\n1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày...",
"Điều 5 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC kiểm tra giám sát hải quan mới nhất\nHiệu lực thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.\n2. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế",
"Điều 1 Thông tư 60/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 152/2011/TT-BTC hướng dẫn 67/2011/NĐ-CP\nSửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:\nMức thuế tuyệt đối làm căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với từng hàng hóa là mức thuế được quy định tại Biểu mức thuế bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 và Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 về biểu thuế bảo vệ môi trường.",
"Khoản 3 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu mới nhất\nCơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế:\na) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;\nb) Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được hoàn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu;\nc) Sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu;\nd) Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu sản phẩm.\nNgười nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu trước đây.",
"Khoản 5 Điều 60 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nThực hiện báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.",
"Khoản 2 Điều 59 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nCơ quan hải quan có trách nhiệm:\na) Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;\nb) Kiểm tra việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, kiểm tra số lượng hàng hóa tồn kho của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;\nc) Kiểm tra việc quyết toán, quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.",
"Khoản 3 Điều 103 Thông tư 79/2009/TT-BTC thủ tục hải quan kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất thuế nhập khẩu quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nQuyết toán việc sử dụng hàng hoá đã được miễn thuế theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký:\na) Trường hợp phải quyết toán\nCác trường hợp nhập khẩu hàng hoá nêu tại điểm d khoản 7, điểm d khoản 9, khoản 12, điểm c khoản 13, khoản 14, 16 và 19 Điều 100 phải thực hiện quyết toán việc sử dụng với cơ quan hải quan.\nb) Trách nhiệm của người nộp thuế\nb.1) Chậm nhất bốn mươi lăm ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng đóng tàu đối với trường hợp nêu tại khoản 13, kết thúc hoạt động sản xuất phần mềm đối với khoản 14, kết thúc hoạt động sản xuất, chế tạo đối với điểm d khoản 7, điểm d khoản 9, kết thúc năm tài chính đối với các trường hợp thuộc khoản 16 và 19 Điều 100 Thông tư này; người nộp thuế phải báo cáo với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế của hợp đồng đóng tàu hoặc của hoạt động sản xuất phần mềm hoặc của năm tài chính theo các nội dung sau:\n- Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế;\n- Định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế thực tế;\n- Số lượng nguyên nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế đã sử dụng vào sản xuất;\n- Số lượng sản phẩm đã sản xuất;\n- Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế đã sử dụng vào mục đích khác;\n- Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế còn tồn chuyển sang năm sau.\nb.2) Hết thời hạn thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với trường hợp nêu tại khoản 12 Điều 100 Thông tư này, nhà thầu phụ hoặc tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục và thông báo cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí về số lượng, trị giá hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu. Số hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu nhưng không dùng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp đủ số tiền thuế nhập khẩu đã được miễn theo quy định.\nc) Trách nhiệm của cơ quan hải quan\nChậm nhất trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ báo cáo quyết toán do người nộp thuế gửi, cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Thuế địa phương kiểm tra việc nhập khẩu, sử dụng hàng hóa và quyết toán việc sử dụng số nguyên vật liệu được miễn thuế nhập khẩu đưa vào sản xuất của doanh nghiệp và thu thuế, xử phạt đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy định về báo cáo quyết toán và/hoặc sử dụng không đúng mục đích hàng hóa đã được miễn thuế.\nRiêng hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế năm năm, trong thời hạn mười ngày sau khi quyết toán năm thứ năm (năm miễn thuế cuối cùng), toàn bộ số nguyên vật liệu, bán thành phẩm nhập khẩu vượt quá nhu cầu sản xuất còn tồn sẽ phải kê khai nộp đủ thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo đúng quy định."
] |
Các thiết bị in nào khi nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 1 Điều 27 Nghị định 60/2014/NĐ-CP hoạt động in mới nhất\nThiết bị in sau đây khi nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông:\na) Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in;\nb) Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng; máy in lưới (lụa);\nc) Máy dao xén giấy, máy gấp sách, máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in;\nd) Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.",
"Điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP hoạt động in mới nhất\nSửa đổi, bổ sung khoản 5, 6 và 7 như sau:\n“5. Thiết bị ngành in là máy móc, công cụ để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in, photocopy (sau đây gọi chung là thiết bị in), bao gồm:",
"Khoản 5 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP hoạt động in mới nhất\nSửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:\n“Điều 27. Nhập khẩu thiết bị in"
] | [
"Khoản 2 Điều 1 Nghị định 60/2014/NĐ-CP hoạt động in mới nhất\nNghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động in trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.",
"Khoản 1 Điều 1 Nghị định 60/2014/NĐ-CP hoạt động in mới nhất\nNghị định này quy định về hoạt động in bao gồm: Điều kiện hoạt động cơ sở in; chế bản, in, gia công sau in; sao chụp (sau đây gọi là photocopy); hợp tác của các cơ sở in để chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm in; nhập khẩu thiết bị ngành in.\nHoạt động chế bản, in, gia công sau in đối với xuất bản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản.",
"Điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 111/2005/NĐ-CP\nĐơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương trực tiếp sáng tạo và công bố tác phẩm được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản sau khi có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.”",
"Khoản 2 Điều 1 Thông tư 41/2016/TT-BTTTT sửa đổi 16/2015/TT-BTTTT xuất nhập khẩu hàng hóa in xuất bản\n1. Hàng hóa trong lĩnh vực in:\nHàng hóa trong lĩnh vực in bao gồm: thiết bị, linh kiện, phụ tùng theo mô tả và mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông thuộc các nhóm:\na) 84.40;\nb) 84.41;\nc) 84.42;\nd) 84.43.\nHàng hóa trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm:\nHàng hóa trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm có hình thức quy định tại Khoản 4 Điều 4 của Luật Xuất bản và có mã HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông thuộc các nhóm:\na) 49.01;\nb) 4903.00.00;\nc) 49.05;\nd) 4910.00.00;\nđ) 49.11.”\nĐiều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 5. Hàng hóa nhập khẩu trong lĩnh vực in\nHàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này được mô tả chi tiết và khi nhập khẩu phải tuân thủ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”",
"Khoản 2 Điều 5 Thông tư 16/2015/TT-BTTTT hướng dẫn xuất nhập khẩu hàng in phát hành xuất bản phẩm\nHàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này là thiết bị không sử dụng điện năng và linh kiện, phụ tùng của hàng hóa khi nhập khẩu không phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông.",
"Khoản 2 Điều 15 Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí hoạt động xuất bản mới nhất\nPhạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu báo in, tạp chí in mà không thông qua cơ sở nhập khẩu báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.",
"Khoản 5 Điều 2 Quyết định 88/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông\nChủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác các loại thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện, quy định về tần số và công suất phát cho các thiết bị vô tuyến điện trước khi cho phép sản xuất hoặc nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam."
] |
Thủ tục khai báo nhập khẩu thiết bị in với Bộ Thông tin và Truyền thông? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 28 Nghị định 60/2014/NĐ-CP hoạt động in mới nhất\nThủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in\n1. Trước khi nhập khẩu, đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định này phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.\n2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:\na) Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu quy định;\nb) Ca-ta-lô (catalogue) của từng loại thiết bị in;\nc) Bản sao có chứng thực:\nGiấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in đã được xác nhận theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 đối với cơ sở in quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 27 Nghị định này.\nMột trong các loại giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định này đối với doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 27 Nghị định này.\nQuyết định thành lập đối với cơ quan, tổ chức quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 27 Nghị định này.\n3. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.\n4. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết mẫu đơn, mẫu giấy phép nhập khẩu quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.",
"Khoản 6 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP hoạt động in mới nhất\n1. Thiết bị in quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này, trước khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này (trừ máy in phun, máy in laser đơn màu hoặc đa màu có tốc độ in từ 60 tờ/phút (khổ A4) trở xuống hoặc có khổ in từ A3 trở xuống và máy in kim).\n2. Tiêu chí nhập khẩu đối với các thiết bị in như sau:\na) Đối với các thiết bị in quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định này, tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;\nb) Đối với các thiết bị in quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 2 Nghị định này, tuổi thiết bị không vượt quá 20 năm;\nc) Đối với các thiết bị in quy định tại điểm d khoản 5 Điều 2 Nghị định này, tuổi thiết bị không vượt quá 03 năm.”.\nSửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:\n“Điều 28. Thủ tục khai báo nhập khẩu thiết bị in"
] | [
"Khoản 1 Điều 3 Nghị định 72/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP hoạt động in mới nhất\nBãi bỏ điểm đ khoản 4 Điều 2; khoản 5 Điều 9; điểm b khoản 2 Điều 13; khoản 3 Điều 14; khoản 4 Điều 15 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.",
"Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP hoạt động in mới nhất\nGiải thích từ ngữ\nTrong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:\n1. Chế bản là tạo ra bản phim, bản can, khuôn in để in hoặc bản mẫu để photocopy.\n2. In là sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in.\n3. Gia công sau in là sử dụng công nghệ, thiết bị, công cụ, chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các công việc gia công tờ in thành sản phẩm in hoàn chỉnh theo bản mẫu.\n4. Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:\na) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;\nb) Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;\nc) Tem chống giả;\nd) Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);\nđ) Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;\ne) Bao bì, nhãn hàng hóa;\ng) Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân;\nh) Các sản phẩm in khác.\n5. Thiết bị ngành in là máy móc, công cụ để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in, photocopy (sau đây gọi chung là thiết bị in).\n6. Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in.\n7. Cơ sở dịch vụ photocopy là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp cung cấp dịch vụ photocopy.\n8. Người đứng đầu cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là người đại diện theo pháp luật được ghi tên tại một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định bổ nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là đơn vị sự nghiệp công lập.\n9. Chủ sở hữu cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là tổ chức, cá nhân nắm giữ vốn của cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoặc là thành viên hợp danh trong trường hợp cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là công ty hợp danh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.",
"Điều 3 Nghị định 60/2014/NĐ-CP hoạt động in mới nhất\nChính sách của Nhà nước đối với hoạt động in\nHoạt động in là hoạt động sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Nhà nước có chính sách đối với hoạt động in, bao gồm:\n1. Khuyến khích, ưu đãi đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, thiết bị in tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, sức lao động và thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng, không sản xuất và nhập khẩu thiết bị in có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.\n2. Có chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, tiền thuê đất đối với hoạt động in phục vụ nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ trọng yếu khác của đất nước theo quy định của pháp luật.",
"Điều 4 Nghị định 07/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 98/2021/NĐ-CP quản lý trang thiết bị y tế mới nhất\n4 như sau:\n“Điều 44. Niêm yết giá trang thiết bị y tế\n1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế thực hiện niêm yết giá trang thiết bị y tế tại các địa điểm theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.\n2. Trường hợp niêm yết giá trang thiết bị y tế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế phải có đầy đủ các thông tin tối thiểu sau:\na) Tên, chủng loại trang thiết bị y tế;\nb) Hãng, nước sản xuất; hãng, nước chủ sở hữu;\nc) Đơn vị tính;\nd) Cấu hình, tính năng kỹ thuật của trang thiết bị y tế;\nđ) Giá niêm yết của trang thiết bị y tế.”.\n10. Sửa đổi\nĐiều 45 như sau:\n“Điều 45. Kê khai giá trang thiết bị y tế\n1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải kê khai giá; nội dung kê khai, trình tự thủ tục kê khai giá trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.\n2. Căn cứ tình hình thực tế và khi có biến động bất thường về giá ảnh hưởng đến nguồn cung cấp trang thiết bị y tế, khả năng chi trả của người mua, khả năng thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cập nhật, sửa đổi, bổ sung danh mục và hướng dẫn thông tin trang thiết bị y tế phải kê khai giá.\n3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế thực hiện kê khai giá trang thiết bị y tế với các hình thức theo quy định của pháp luật về giá hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.”.\n11. Sửa đổi, bổ sung\nĐiều 46 như sau:\n“Điều 46. Nguyên tắc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế\n1. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu và phải chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của trang thiết bị y tế mà mình xuất khẩu, nhập khẩu.\n2. Trang thiết bị y tế đã có số lưu hành tại Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng và không phải qua Bộ Y tế phê duyệt.\n3. Trang thiết bị y tế thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định này khi nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam phải có giấy phép nhập khẩu.\n4. Trang thiết bị y tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này khi đưa vào Việt Nam theo các hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.\n5. Việc cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do áp dụng đối với trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.\n6. Việc nhập khẩu trang thiết bị y tế đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.”.\n12. Sửa đổi, bổ sung\nĐiều 48 như sau:\na) Sửa đổi điểm e khoản 1 Điều 48 như sau:\n“e) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng tại cơ sở y tế được mua sắm từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức.”.\nb) Bổ sung điểm o\nkhoản 2 Điều 48 như sau:\n“o) Đối với trường hợp nhập khẩu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu phải có thêm các tài liệu sau đây:\n- Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và Quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt văn kiện dự án đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật, chi phí dự án hoặc khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, trong đó nêu rõ về nội dung nhập khẩu trang thiết bị y tế;\n- Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng cung cấp trang thiết bị y tế cho dự án;\n- Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức đề nghị cấp phép nhập khẩu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ. Nộp bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản sao có chứng thực của bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự;\n- Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành. Nộp bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản sao có chứng thực của bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự;\n- Giấy lưu hành còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu. Nộp bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản sao có chứng thực của bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự. Trường hợp giấy lưu hành không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.”.\n13. Sửa đổi\nkhoản 3 Điều 52 như sau:\n“3. Thực hiện niêm yết giá, kê khai giá trang thiết bị y tế theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật về giá.”.\n14. Bổ sung khoản 12\nĐiều 66 như sau:\n“12. Trường hợp trong các thủ tục quy định tại Nghị định này có thành phần hồ sơ ở chế độ mật theo quy định của pháp luật thì tài liệu, nội dung mật liên quan đến thủ tục cấp phép của thành phần hồ sơ đó nộp theo hình thức trực tiếp và bảo quản theo chế độ mật.”.\n15. Sửa đổi, bổ sung\nĐiều 70 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung\nkhoản 5 Điều 70 như sau:\n“5. Đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế các thông tin về:\na) Giá trúng thầu mua sắm trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế Nhà nước trên phạm vi toàn quốc;\nb) Danh sách các trang thiết bị y tế đã bị thu hồi số lưu hành;\nc) Danh sách các tổ chức, cá nhân giả mạo hồ sơ, vi phạm các quy định về quản lý trang thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định này.”.\nb) Sửa đổi, bổ sung\nkhoản 7 Điều 70 như sau:\n“7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trang thiết bị y tế theo quy định của Nghị định này và theo quy định của pháp luật.”.\nc) Bổ sung khoản 13 và khoản 14 Điều 70 như sau:\n“13. Công bố, điều chỉnh danh mục trang thiết bị y tế phải kê khai giá theo yêu cầu quản lý và tình hình thực tế.\n14. Ban hành hướng dẫn thông tin của trang thiết bị y tế phải kê khai giá.”.\n16. Sửa đổi, bổ sung\nkhoản 5 Điều 73 như sau:\n“5. Chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai các thủ tục theo quy định tại Nghị định này; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trang thiết bị y tế, lĩnh vực giá đối với trang thiết bị y tế trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.”.\n17. Sửa đổi, bổ sung\nĐiều 74 như sau:\na) Sửa đổi điểm o khoản 3 Điều 74 như sau:\n“o) Thực hiện niêm yết giá, kê khai giá trang thiết bị y tế theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật về giá.”.\nb) Bổ sung khoản 5\nĐiều 74 như sau:\n“5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị thực hiện các thủ tục quy định tại Nghị định này:\na) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ, tài liệu đã nộp trong hồ sơ;\nb) Bảo đảm sự phù hợp, thống nhất về thông tin của trang thiết bị y tế giữa văn bản đề nghị và hồ sơ cấp phép lần đầu với các hồ sơ bổ sung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;\nc) Bảo đảm các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ luôn còn hiệu lực trong suốt quá trình thực hiện;\nd) Chịu trách nhiệm lưu giữ các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đã nộp.”.\n18. Sửa đổi, bổ sung\nĐiều 76 như sau:\n“Điều 76. Điều khoản chuyển tiếp\n1. Các hồ sơ đề nghị cấp số đăng ký lưu hành đã nộp theo quy định tại Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 169/2018/NĐ-CP và Nghị định số 03/2020/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 36/2016/NĐ-CP) trước ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp số lưu hành được xử lý như sau:\na) Đối với hồ sơ đăng ký lưu hành của trang thiết bị y tế thuộc loại B, Bộ Y tế hướng dẫn các doanh nghiệp đã nộp hồ sơ tiến hành rà soát để thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Nghị định này mà không phải nộp lại phí thẩm định cấp phép lưu hành;\nb) Đối với hồ sơ đăng ký lưu hành của trang thiết bị y tế thuộc loại C, D nếu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định này, Bộ Y tế tiến hành cấp số lưu hành theo thủ tục quy định tại Điều 32 Nghị định này;\nc) Được sử dụng kết quả phân loại trang thiết bị y tế do tổ chức đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế công bố trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành trong hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành.\n2. Quy định về giá trị giấy phép nhập khẩu; quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế không thuộc danh mục trang thiết bị y tế phải cấp giấy phép nhập khẩu:\na) Giấy phép nhập khẩu đối với trang thiết bị y tế không phải là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024;\nb) Giấy phép nhập khẩu đối với trang thiết bị y tế là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024 và không hạn chế số lượng nhập khẩu;\nc) Các tổ chức đã được cấp giấy phép nhập khẩu quy định tại điểm a và b khoản này phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của trang thiết bị y tế nhập khẩu. Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện thanh tra, kiểm tra và thu hồi giấy phép nhập khẩu đối với các trường hợp vi phạm quy định về quản lý trang thiết bị y tế;\nd) Đối với trang thiết bị y tế không thuộc danh mục phải cấp giấy phép nhập khẩu (trừ hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chỉ có một mục đích là khử khuẩn trang thiết bị y tế) và có bản phân loại là trang thiết bị y tế thuộc loại C, D được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế được tiếp tục nhập khẩu đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024 không hạn chế số lượng, không cần văn bản của Bộ Y tế xác nhận là trang thiết bị y tế và không phụ thuộc thời gian công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế khi thực hiện thủ tục thông quan.\nTổ chức, cá nhân nhập khẩu khi thực hiện thủ tục nhập khẩu phải khai báo thông tin về số văn bản ban hành kết quả phân loại trang thiết bị y tế do mình thực hiện hoặc do mình yêu cầu tổ chức đủ điều kiện phân loại thực hiện và chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của trang thiết bị y tế nhập khẩu.\nCơ quan hải quan kiểm tra đối chiếu thông tin trong văn bản ban hành kết quả phân loại trang thiết bị y tế của tổ chức, cá nhân nhập khẩu đã khai báo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.\n3. Quy định về giá trị của số lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, số đăng ký lưu hành:\na) Số lưu hành đã được cấp theo quy định của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP trước ngày 01 tháng 01 năm 2022 có giá trị không thời hạn;\nb) Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước đã được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2022 có giá trị sử dụng đến hết thời gian ghi trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành;\nc) Số đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024;\nd) Trang thiết bị y tế là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp số đăng ký lưu hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 thì số đăng ký lưu hành này có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy đăng ký lưu hành;\nđ) Các tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, số đăng ký lưu hành quy định tại điểm b, c và d khoản này phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của trang thiết bị y tế. Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện thanh tra, kiểm tra và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, số đăng ký lưu hành đối với các trường hợp vi phạm quy định về quản lý trang thiết bị y tế.\n4. Đối với tổ chức nhập khẩu đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đã nộp hồ sơ trước ngày 01 tháng 01 năm 2022 nhưng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu.\nBộ Y tế có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ để cấp số lưu hành theo quy định của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP và được xem xét ưu tiên xử lý trước; trường hợp tiếp tục có nhu cầu đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo hồ sơ đã nộp, Bộ Y tế cấp giấy phép nhập khẩu theo trình tự, thủ tục quy định tại điểm c khoản này nếu hồ sơ đã nộp có đủ thành phần và đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.\na) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế thuộc danh mục phải cấp giấy phép nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành gồm:\n- Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu;\n- Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu còn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);\n- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 của nhà sản xuất còn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức đề nghị nhập khẩu);\n- Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu trang thiết bị y tế còn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);\n- Tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức đề nghị nhập khẩu);\n- Tài liệu kỹ thuật (catalogue) miêu tả các chức năng, thông số kỹ thuật của chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu;\n- Tài liệu đánh giá lâm sàng và tài liệu hướng dẫn sử dụng của chủ sở hữu hoặc nhà sản xuất đối với trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật liệu can thiệp vào cơ thể thuộc chuyên khoa tim mạch, thần kinh sọ não.\nb) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu sinh phẩm chẩn đoán in vitro gồm:\n- Đơn hàng nhập khẩu;\n- Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);\n- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 của nhà sản xuất còn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức đề nghị nhập khẩu);\n- Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra chất lượng trang thiết bị y tế (có xác nhận của tổ chức đề nghị nhập khẩu);\n- Nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt kèm theo nhãn và hướng dẫn sử dụng gốc (có xác nhận của tổ chức đề nghị nhập khẩu).\nc) Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu:\n- Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép nhập khẩu phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;\n- Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu chưa hoàn chỉnh, Bộ Y tế thông báo cho tổ chức đề nghị nhập khẩu để bổ sung, sửa đổi hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu, trong đó phải nêu cụ thể những tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung;\n- Khi nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, tổ chức đề nghị nhập khẩu phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu đồng thời chịu trách nhiệm bảo đảm sự phù hợp, thống nhất của nội dung sửa đối với hồ sơ đã nộp trước đó và gửi về Bộ Y tế trong thời gian 60 ngày kể từ ngày Bộ Y tế có thông báo.\nNếu quá 60 ngày kể từ ngày Bộ Y tế có yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức đề nghị nhập khẩu không nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc sau 03 lần sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn không đáp ứng yêu cầu thì Bộ Y tế từ chối cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế;\nd) Giấy phép nhập khẩu được cấp theo quy định tại khoản này có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.\n5. Quy định về việc áp dụng Hồ sơ kỹ thuật chung về trang thiết bị y tế theo quy định của ASEAN (Common Submission Dossier Template - CSDT): Bắt buộc áp dụng hồ sơ CSDT từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.\n6. Đối với các hồ sơ đề nghị cấp mới số lưu hành nộp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 theo quy định tại Điều 30 Nghị định này:\na) Hồ sơ cấp mới số lưu hành gồm các giấy tờ quy định tại Điều 30 Nghị định này, trong đó hồ sơ CSDT và kết quả thẩm định hồ sơ CSDT quy định tại điểm c khoản 5 Điều 30 Nghị định này được thay thế bằng các giấy tờ với các yêu cầu sau:\n- Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế: Nộp bản tiếng Việt, kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành, có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp số lưu hành. Riêng đối với thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro: tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt kèm theo tài liệu về nguyên vật liệu, về an toàn của sản phẩm, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm, các báo cáo nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng bao gồm báo cáo độ ổn định;\n- Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế: Nộp bản tiếng Việt có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp số lưu hành, kèm theo bản gốc bằng tiếng Anh do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu;\n- Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế: Nộp bản mẫu nhãn có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp số lưu hành. Mẫu nhãn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.\nb) Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 30 Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.\nc) Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế quy định tại Khoản 5 Điều 30 Nghị định này thực hiện như sau:\n- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký lưu hành, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm: Tổ chức thẩm định và cấp số lưu hành trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí thẩm định cấp giấy phép lưu hành theo quy định của Bộ Tài chính); trường hợp không cấp số lưu hành phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;\n- Trường hợp hồ sơ đăng ký lưu hành chưa hoàn chỉnh, Bộ Y tế phải thông báo cho tổ chức đề nghị cấp số lưu hành để bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký lưu hành, trong đó phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi và gửi về Bộ Y tế trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có thông báo;\n- Khi nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành, tổ chức đề nghị cấp số lưu hành phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã thông báo và gửi về Bộ Y tế.\nTrường hợp tổ chức đề nghị cấp số lưu hành đã sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho tổ chức đề nghị cấp số lưu hành để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại khoản này.\nSau 90 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có thông báo yêu cầu mà tổ chức đề nghị cấp số lưu hành không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc nếu sau 03 lần sửa đổi, bổ sung hồ sơ kể từ ngày Bộ Y tế có yêu cầu sửa đổi, bổ sung lần đầu mà hồ sơ vẫn không đáp ứng yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp số lưu hành.\n7. Không bắt buộc áp dụng quy định “Không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán” đối với những gói thầu đã mở thầu trước ngày 01 tháng 4 năm 2022.\n8. Đối với gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa đăng tải thông báo hoặc chưa phát hành hồ sơ mời thầu, trường hợp cần phải điều chỉnh các nội dung liên quan đến kê khai giá thì thực hiện điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.”.\nĐiều 2. Điều khoản thi hành\nNghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.\nĐiều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện\n1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.\n2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này",
"Điều 54 Luật Báo chí 2016 số 103/2016/QH13 mới nhất\nXuất khẩu, nhập khẩu báo in\n1. Báo in xuất bản hợp pháp tại Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước ngoài.\n2. Việc nhập khẩu báo in được thực hiện thông qua cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép.\n3. Cơ sở nhập khẩu báo in phải đăng ký danh Mục báo chí nhập khẩu với Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi nhập khẩu.\n4. Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu báo in phải tổ chức kiểm tra nội dung báo chí nhập khẩu trước khi phát hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo in mà mình nhập khẩu.",
"Điều 6 Thông tư 16/2015/TT-BTTTT hướng dẫn xuất nhập khẩu hàng in phát hành xuất bản phẩm\nCấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực in\n1. Tổ chức nhập khẩu thiết bị in quy định tại Điều 4 Thông tư này lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản, In và Phát hành. Hồ sơ gồm có:\na) Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in (sau đây gọi chung là Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT);\nb) Ca-ta-lô (catalogue) của từng loại thiết bị;\nc) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) giấy tờ sau đây:\nGiấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in đã được xác nhận theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in đối với cơ sở in quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này;\nGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này;\nQuyết định thành lập đối với cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.\n2. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Xuất bản, In và Phát hành phải cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.\n3. Giấy phép nhập khẩu thiết bị in có giá trị đến khi thực hiện xong thủ tục thông quan.",
"Điều 1 Quyết định 1766/QĐ-BTTTT 2018 Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa ASEAN\nPhê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của Bộ Thông tin và Truyền thông đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:\nI . MỤC TIÊU\n1. Mục tiêu chung\na) Các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ) được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.\nb) Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia của Bộ Thông tin và Truyền thông bảo đảm mục tiêu yêu cầu và lộ trình theo Kế hoạch hành động (Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ), sẵn sàng về mặt kỹ thuật để trao đổi thông tin với các đối tác thương mại trong và ngoài ASEAN theo các hiệp định, thỏa thuận và cam kết quốc tế.\nc) Việc sử dụng thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa được kết nối và chia sẻ thông tin quản lý nhà nước thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.\n2. Mục tiêu cụ thể\na) Đến hết năm 2018:\n- Phối hợp với Tổng cục Hải Quan hoàn thành triển khai cấp giấy xác nhận đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu để kinh doanh tháng 12/2018 và tiếp tục xây dựng 04 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành trong Quý IV/2018 có số lượng giao dịch nhiều, tác động lớn tới hoạt động của doanh nghiệp và người dân liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa: cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh; Cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in; Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; Cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài.\n- Năm 2018 và các năm tiếp theo, tiếp tục rà soát và đơn giản hóa danh mục hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.\nb) Năm 2019:\n- Quý I/2019, Phối hợp với Tổng cục Hải Quan hoàn thiện 04 TTHC thuộc lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành đã thực hiện.\n- Các sản phẩm, hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ phải có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chí kiểm tra.\n- Báo cáo, cập nhật thông tin với Tổng cục Hải quan đối với những TTHC liên quan đến xuất nhập khẩu thay đổi khi ban hành Nghị định mới.\nc) Năm 2020:\n- Nâng cấp, mở rộng hệ thống công nghệ thông tin của Bộ và các đơn vị bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, tiến độ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia;\n- Hoàn thành triển khai các TTHC bảo đảm đúng lộ trình theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm 100% các TTHC thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia được thu phí, lệ phí bằng phương thức điện tử (dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4).\nII. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN\n1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý và cải cách TTHC\na) Rà soát và tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo định hướng; cắt giảm các TTHC không cần thiết; đơn giản hóa quy trình thực hiện TTHC; đơn giản hóa bộ hồ sơ, chứng từ cần phải nộp hoặc xuất trình theo hướng áp dụng tối đa chứng từ điện tử; sử dụng lại các thông tin, chứng từ điện tử, quyết định hành chính thuộc thành phần hồ sơ đã được lưu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện các TTHC khác thông qua Cơ chế một cửa quốc gia thay vì yêu cầu doanh nghiệp.\nb) Bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Xây dựng và kết nối tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các đơn vị thuộc Bộ tới Cổng thông tin một cửa quốc gia đúng lộ trình theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ (Phụ lục kèm theo).\nc) Triển khai áp dụng các phương pháp quản lý rủi ro, kiểm tra sau để tạo thuận lợi thương mại. Thực hiện trao đổi và công nhận lẫn nhau về các chứng từ thương mại được cấp dưới dạng điện tử với các Bộ, ngành và các nước ASEAN.\nd) Tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng các dịch vụ do bên thứ ba cung cấp để đưa ra các tiện ích cho cả doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước trong thực hiện TTHC thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.\nđ) Xây dựng Nghị định của Chính phủ về việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính phủ với các bên liên quan thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.\n2. Xây dựng, triển khai hệ thống công nghệ thông tin\na) Hoàn thiện và phát triển hệ thống Cổng thông tin điện tử của Bộ phục vụ Cơ chế một cửa quốc gia theo hướng xử lý tập trung trên nền tảng công nghệ thống nhất nhằm tiết kiệm, bảo đảm hiệu quả đầu tư, tận dụng nguồn lực cũng như tăng cường khả năng bảo mật, an toàn thông tin.\nb) Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo đảm cung cấp các dịch vụ công quốc gia theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.\nc) Cải tiến, hoàn thiện các phần mềm ứng dụng, các quy trình TTHC áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia để các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng thuận tiện bảo đảm yêu cầu tổng hợp thống kê, trích xuất thông tin kịp thời.\nd) Thí điểm thuê dịch vụ do bên thứ ba cung cấp để đưa ra các tiện ích cho cả doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước trong thực hiện TTHC thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.\n3. Đào tạo, tuyên truyền và hỗ trợ\na) Phối hợp với Tổng cục Hải quan xây dựng kế hoạch, tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền về việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.\nb) Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức thực hiện xử lý thông tin trên cổng thông tin một cửa quốc gia; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.\nIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN\n1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện TTHC liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:\na) Chủ động triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu; chủ động rà soát, đơn giản hóa danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành; phối hợp với Trung tâm Thông tin để kết nối, tích hợp với Cổng thông tin điện tử của Bộ và Cổng thông tin một cửa quốc gia.\nb) Định kỳ trước ngày 01 hàng tháng, báo cáo tiến độ, tình hình triển khai và kết quả thực hiện gửi Trung tâm Thông tin để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.\n2. Trung tâm Thông tin:\na) Chủ trì tổ chức, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình và đánh giá mức độ hoàn thành Kế hoạch này bảo đảm đúng mục tiêu, nội dung được phê duyệt.\nb) Đề xuất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, điều chỉnh nội dung của Kế hoạch này cho phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế.\nc) Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin của Bộ để sẵn sàng kết nối tới Cổng thông tin một cửa quốc gia, bảo đảm an toàn thông tin.\n3. Cục Tin học hóa\na) Đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.\nb) Đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan nhằm đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tư trong lĩnh vực này.\n4. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin và các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp, tham mưu Bộ trưởng bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch."
] |
Mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được thay đổi theo số định danh cá nhân đúng không? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 6 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\n1. Tạm dừng hoạt động\na) Đại lý làm thủ tục hải quan bị tạm dừng hoạt động trong các trường hợp sau đây:\na.1) Hoạt động không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan hoặc không hoạt động đúng tên và địa chỉ đã đăng ký với cơ quan hải quan;\na.2) Đại lý làm thủ tục hải quan không thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư này;\na.3) Không thực hiện chế độ báo cáo hoặc thực hiện chế độ báo cáo không đúng, không đủ về nội dung hoặc không đúng thời hạn với cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 13 Thông tư này trong 03 lần liên tiếp;\na.4) Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động.\nb) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan trong thời hạn tối đa 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản này theo Mẫu số 06A ban hành kèm Thông tư này.\nTrường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong quá trình quản lý hoặc khi kiểm tra phát hiện vi phạm quy định tại tiết a.1, tiết a.2 và tiết a.3 điểm a khoản này thì báo cáo Tổng cục Hải quan thực hiện việc tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều này.\nTrường hợp đại lý làm thủ tục hải quan đề nghị tạm dừng hoạt động thì có công văn gửi Tổng cục Hải quan theo Mẫu số 12 ban hành kèm Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của đại lý làm thủ tục hải quan hoặc báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quyết định tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.\nc) Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng, nếu đại lý làm thủ tục hải quan khắc phục và có công văn đề nghị tiếp tục hoạt động gửi Tổng cục Hải quan. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện kiểm tra, xác minh điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp và ban hành quyết định cho phép đại lý làm thủ tục hải quan được tiếp tục hoạt động theo Mẫu 06B ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện hoặc có văn bản trả lời và nêu rõ lý do nếu không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.\n2. Chấm dứt hoạt động\na) Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:\na.1) Bị xử lý về hành vi buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm; trốn thuế đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;\na.2) Có gian lận trong việc cung cấp hồ sơ đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan hoặc hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan;\na.3) Sử dụng bộ chứng từ không phải do chủ hàng cung cấp để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;\na.4) Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng theo quy định tại tiết a.1, tiết a.2 và tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều này mà đại lý làm thủ tục hải quan không khắc phục và không có văn bản đề nghị tiếp tục hoạt động gửi Tổng cục Hải quan;\na.5) Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng hoạt động đối với trường hợp quy định tại tiết a.4 điểm a khoản 1 Điều này mà đại lý làm thủ tục hải quan không có đề nghị hoạt động trở lại;\na.6) Doanh nghiệp hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật phá sản;\na.7) Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;\nb) Đối với các trường hợp quy định tại tiết a.1, tiết a.2, tiết a.3, tiết a.4, tiết a.5 và tiết a.6 điểm a khoản này;\nb.1) Đối với các trường hợp quy định tại tiết a.1, tiết a.2, tiết a.3 và tiết a.6 điểm a khoản này, trong quá trình quản lý hoặc khi kiểm tra, phát hiện vi phạm thì sau khi xử lý vi phạm, cơ quan hải quan các cấp báo cáo Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan theo Mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư này. Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan trong thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.\nĐối với trường hợp quy định tại tiết a.1, tiết a.2, tiết a.4 và tiết a.5 điểm a khoản này, khi phát hiện vi phạm thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan theo Mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư này.\nb.2) Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm này không được công nhận là đại lý làm thủ tục hải quan trong thời hạn 02 năm kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại tiết a.5 điểm a khoản này.\nc) Trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan đề nghị chấm dứt hoạt động thì có công văn gửi Tổng cục Hải quan theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của đại lý làm thủ tục hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.\nd) Khi đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động thì mã số của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan sẽ bị thu hồi và hết giá trị sử dụng.”\nĐiểm c, d, đ khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“1. Đại lý làm thủ tục hải quan lập hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan, gồm:\nc) Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan: 01 bản chụp.\nTrường hợp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan quá thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp thì nộp bổ sung 01 bản chụp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo\nbổ sung kiến thức pháp luật hải quan được cấp trong thời gian ba (03) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều này.\nd) Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đưa vào vận hành: 01 bản chụp;\nđ) Một (01) ảnh màu 2x3cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.\nCác chứng từ trong hồ sơ cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản này là chứng từ của từng nhân viên thuộc danh sách đề nghị cấp mã số. Các chứng từ bản chụp phải được người đại diện theo pháp luật của đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận hoặc do cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực.\n2. Hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được gửi đến Tổng cục Hải quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo Mẫu số 08 ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời doanh nghiệp.\nMã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan trùng với số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân còn thời hạn sử dụng của người được cấp và có giá trị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn trên, để tiếp tục làm nhân viên đại lý hải quan thì đại lý làm thủ tục hải\nquan thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều này.\n3. Gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan\na) Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được gia hạn thời gian sử dụng mã số nếu đáp ứng các điều kiện sau:\na.1) Không thuộc các trường hợp bị thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;\na.2) Đã tham gia khóa đào tạo bổ sung kiến thức pháp luật hải quan có thời lượng tối thiểu 03 ngày (8 tiết/ngày) do Trường Hải quan Việt Nam hoặc các trường cao đẳng, đại học, học viện có khoa chuyên ngành hải quan thực hiện, trên cơ sở thống nhất chương trình đào tạo với Tổng cục Hải quan. Các trường tổ chức đào tạo bổ sung kiến thức thực hiện cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và thông báo cho Tổng cục Hải quan về danh sách học viên được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học để phối hợp thực hiện các thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.\nb) Đại lý làm thủ tục hải quan lập hồ sơ đề nghị gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan gửi Tổng cục Hải quan, gồm: Đơn đề nghị gia hạn theo Mẫu số 07A ban hành kèm theo Thông tư này; 01 bản chụp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo bổ sung kiến thức pháp luật hải quan theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; 01 ảnh màu 2x3cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đưa vào vận hành thì cung cấp 01 bản chụp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân khi có thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân đã nộp tại hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.\nCác chứng từ bản chụp do người đại diện theo pháp luật của đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận hoặc do cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực.\nc) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện gia hạn mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan hoặc có văn bản trả lời đại lý làm thủ tục hải quan đối với trường hợp không đủ điều kiện.\nThời gian gia hạn là 03 năm kể từ ngày gia hạn.\n4. Cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan:\na) Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan còn thời hạn sử dụng trong trường hợp:\na.1) Thẻ nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan bị mất và được đại lý làm thủ tục hải quan xác nhận tại Đơn đề nghị cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;\na.2) Đại lý làm thủ tục hải quan có thay đổi tên đăng ký kinh doanh;\na.3) Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan có thay đổi số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân;\nb) Đại lý làm thủ tục hải quan lập hồ sơ đề nghị cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan gửi Tổng cục Hải quan, gồm: Đơn đề nghị cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo Mẫu số 07B ban hành kèm theo Thông tư này; 01 bản chụp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo bổ sung kiến thức pháp luật hải quan theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và 01 ảnh màu 2x3cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đưa vào vận hành thì cung cấp 01 bản chụp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân khi có thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân đã nộp tại hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.\nc) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan hoặc có văn bản trả lời đại lý làm thủ tục hải quan đối với trường hợp không đủ điều kiện.\nMã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được thay đổi theo số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân còn thời hạn sử dụng tại thời điểm đề nghị cấp lại mã số.”",
"Khoản 4 Điều 9 Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ cấp thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan mới nhất\nTrường hợp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan bị mất, nếu đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản xác nhận và đề nghị, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Hải quan xem xét cấp lại mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan trên cơ sở sử dụng mã số đã được cấp trước đây."
] | [
"Khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\nThông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2019.",
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 41/2015/TT-BTC sửa đổi Điều 9 Thông tư 39/2011/TT-BTC\nSửa đổi khoản 3 như sau:\n“5.3. Đối với công ty nhà nước được chuyển mục đích sử dụng đất:\n5.3.1. Trường hợp công ty nhà nước trực tiếp sử dụng cơ sở nhà, đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất. Việc xác định số tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.\n5.3.Toàn bộ số tiền thu được khi chuyển mục đích sử dụng đất được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh (nơi có cơ sở nhà, đất) do Sở Tài chính làm chủ tài khoản.\n5.3.3. Các chi phí liên quan được chi trả từ số tiền thu được khi chuyển mục đích sử dụng đất gồm:\na) Chi phí đo vẽ nhà, đất;\nb) Chi phí xác định giá, thẩm định giá;\nc) Chi phí di dời theo chế độ quy định, gồm:\n- Chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt thiết bị, máy móc khi thực hiện di dời và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt;\n- Chi phí hỗ trợ để di dời các hộ gia đình, cá nhân đã bố trí làm nhà ở trong khuôn viên cơ sở nhà, đất (nếu có).\nd) Các chi phí khác có liên quan.\n5.3.4. Việc xác định và chi trả các khoản chi phí quy định tại điểm 5.3.3 khoản này được thực hiện theo quy định tại điểm 5.2 khoản 1 Điều này.\n5.3.5. Số tiền thu được khi chuyển mục đích sử dụng đất còn lại sau khi chi trả các chi phí quy định tại điểm 5.3.3 khoản này, được nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.\n5.3.6. Trường hợp công ty nhà nước có cơ sở nhà, đất phải di dời do ô nhiễm môi trường, trình tự thực hiện, thẩm quyền quyết định và việc quản lý, sử dụng số tiền thu được khi chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn.”\nĐiều Điều khoản thi hành",
"Khoản 4 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn 12/2015/NĐ-CP thuế giá trị gia tăng sửa đổi 39/2014/TT-BTC mới nhất\nSửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:\n“Điều 27. Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.",
"Khoản 12 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\nSửa đổi các mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 như sau:\na) Sửa đổi Mẫu số 01, Mẫu số 07, Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BTC thành Mẫu số 01, Mẫu số 07, Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.\nb) Sửa đổi Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BTC thành Mẫu số 06, Mẫu số 06A ban hành kèm theo Thông tư này.",
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 41/2019/TT-BTC bãi bỏ Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT/BTC-BCA mới nhất\nVụ trưởng Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này",
"Khoản 4 Điều 9 Thông tư 155/2015/TT-BTC công bố thông tin trên thị trường chứng khoán 2015\nCông bố thông tin liên quan đến ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu.\nCông ty đại chúng báo cáo và nộp đầy đủ các tài liệu là căn cứ pháp lý liên quan đến ngày đăng ký cuối cùng dự kiến thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu cho Trung tâm lưu ký chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán (trường hợp là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch), báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đồng thời công bố thông tin chậm nhất 10 ngày trước ngày đăng ký cuối cùng dự kiến.",
"Khoản 6 Điều 1 Thông tư 117/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 31/2019/TT-BTC dự toán tinh giản biên chế\nSửa đổi “Biểu mẫu số 1a ban hành kèm theo Thông tư số 31/2019/TT-BTC” kèm theo Thông tư này."
] |
Mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan do ai cấp? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 3 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\nĐiều 5\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 5. Đại lý làm thủ tục hải quan"
] | [
"Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn 12/2015/NĐ-CP thuế giá trị gia tăng sửa đổi 39/2014/TT-BTC mới nhất\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:\n1. Sửa đổi khoản 1 Điều 4 như sau:\n“1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.\nCác sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.\nVí dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm heo thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.\nSản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra heo (nguyên con) hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu Công ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.”\n2. Bổ sung khoản 3a vào\nĐiều 4 như sau:\n“3a. Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác;\nThức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;\nTàu đánh bắt xa bờ là tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm cho tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản;\nMáy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều...), thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa và các loại máy chuyên dùng khác.”\n3. Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 8 Điều 4 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 8 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:\n“a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:\n- Cho vay;\n- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;\n- Bảo lãnh ngân hàng;\n- Cho thuê tài chính;\n- Phát hành thẻ tín dụng.\nTrường hợp tổ chức tín dụng thu các loại phí liên quan đến phát hành thẻ tín dụng thì các khoản phí thu từ khách hàng thuộc quy trình dịch vụ cấp tín dụng (phí phát hành thẻ) theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng như phí trả nợ trước hạn, phạt chậm trả nợ, cơ cấu lại nợ, quản lý khoản vay và các khoản phí khác thuộc quy trình cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).\nCác khoản phí giao dịch thẻ thông thường không thuộc quy trình cấp tín dụng như phí cấp lại mã pin cho thẻ tín dụng, phí cung cấp bản sao hoá đơn giao dịch, phí đòi bồi hoàn khi sử dụng thẻ, phí thông báo mất cắp, thất lạc thẻ tín dụng, phí huỷ thẻ tín dụng, phí chuyển đổi loại thẻ tín dụng và các khoản phí khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.\n- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;\n- Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm, cụ thể:\n+ Tài sản bảo đảm tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.\n+ Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.\nTrường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật, các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật thì không phải xuất hóa đơn GTGT.\nTrường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định. Khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.\nVí dụ 3: Tháng 3/2015, Doanh nghiệp A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để vay vốn tại Ngân hàng B, thời gian vay là 1 năm (hạn trả nợ là ngày 31/3/2016). Đến ngày 31/3/2016, Doanh nghiệp A không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho Ngân hàng B thì khi bàn giao tài sản, Doanh nghiệp A không phải lập hóa đơn. Ngân hàng B bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thì tài sản bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.\nVí dụ 3a: Tháng 12/2014, Doanh nghiệp B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế chấp nhà xưởng trên đất và quyền sử dụng đất để vay vốn tại Ngân hàng thương mại C, thời gian vay là 1 năm, hạn trả nợ là ngày 15/12/2016, Ngân hàng thương mại C và Doanh nghiệp B có đăng ký giao dịch bảo đảm (thế chấp nhà xưởng trên đất và quyền sử dụng đất) với cơ quan có thẩm quyền. Đến ngày 15/12/2016, Doanh nghiệp B không có khả năng trả nợ và Ngân hàng thương mại C có văn bản đồng ý giải chấp để Doanh nghiệp B được bán nhà xưởng để trả nợ ngân hàng, tháng 1/2017, doanh nghiệp B bán nhà xưởng để trả nợ Ngân hàng thì nhà xưởng bán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.\n- Dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng do đơn vị, tổ chức thuộc Ngân hàng nhà nước cung cấp cho các tổ chức tín dụng để sử dụng trong hoạt động cấp tín dụng theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước.\nVí dụ 4: Tổ chức X là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng. Năm 2014, tổ chức X ký hợp đồng cung cấp thông tin tín dụng cho một số ngân hàng thương mại phục vụ hoạt động cấp tín dụng và phục vụ hoạt động khác của ngân hàng thương mại thì doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng phục vụ hoạt động cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng phục vụ hoạt động khác của ngân hàng thương mại không theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.\n- Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.”\n4. Bổ sung điểm a.8, a.9 vào\nkhoản 10 Điều 7 như sau:\n“a.8) Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá ghi trong hợp đồng góp vốn. Trường hợp giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn giá đất nhận góp vốn thì chỉ được trừ giá đất theo giá chuyển nhượng .\na.9) Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản ký hợp đồng với hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp để hoán đổi đất nông nghiệp thành đất ở, việc hoán đổi này phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai thì khi giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, giá tính thuế GTGT là giá chuyển nhượng trừ (-) giá đất được trừ theo quy định. Giá chuyển nhượng là giá đền bù tương ứng với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi theo phương án do cơ quan chức năng phê duyệt.”\n5. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ nhất\nKhoản 3 Điều 9 như sau:\n“3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:\n- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.\nThuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.”\n6. Sửa đổi khoản 2 Điều 10 như sau:\n“2. Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng bao gồm:\na) Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh;\nb) Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;\nc) Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.”\n7. Bãi bỏ khoản 3 và khoản 10 Điều 10.\n8. Sửa đổi, bổ sung Khoản 11 Điều 10 như sau:\n“11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.\nBông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.”\n9. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:\na) Sửa đổi khoản 2 Điều 14 như sau:\n“2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.\nCơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.”\nb) Bổ sung khoản 14a vào Điều 14 như sau:\n“14a. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định phục vụ cho sản xuất: phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác tiêu thụ trong nước không được kê khai, khấu trừ mà tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào thể hiện trên hóa đơn giá trị gia tăng, chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu phát sinh trước ngày 01 tháng 01 tháng 2015 đáp ứng điều kiện khấu trừ, hoàn thuế và thuộc diện hoàn thuế theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và Thông tư này.”\n10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:\n“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào\n1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.\n2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.\nChứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.\n3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế. Bên mua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).\na) Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.\nb) Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ.\nc) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.\nTrường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).\n4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:\na) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.\nb) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.\nc) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.\nd) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.\nVí dụ 68:\nCông ty A mua hàng của Công ty B và Công ty A đang còn nợ tiền hàng của Công ty B. Tuy nhiên Công ty B đang còn nợ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Căn cứ Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện thu tiền, tài sản của Công ty B do Công ty A đang nắm giữ để thi hành quyết định hành chính thuế thì khi Công ty A chuyển tiền vào tài khoản thu ngân sách cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng, số thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kê khai, khấu trừ.\nVí dụ 69:\nCông ty C thực hiện ký hợp đồng kinh tế với Công ty D về việc cung cấp hàng hóa và Công ty D đang còn nợ tiền hàng của Công ty C.\nThực hiện Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc yêu cầu thu toàn bộ số tiền mà Công ty D đang còn nợ Công ty C để chuyển vào tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mở tại Kho bạc Nhà nước để giải quyết “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa Công ty C và đối tác.\nKhi Công ty D chuyển trả số tiền vào tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (việc chuyển tiền này không được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán giữa Công ty C và Công ty D) thì trường hợp này cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng, số thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kê khai, khấu trừ.\n5. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.\nTrường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hoá đơn có tiêu thức “Cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.”\n11. Sửa đổi, bổ sung điểm b.7 Khoản 3 Điều 16 như sau:\n“b.7) Trường hợp phía nước ngoài (trừ trường hợp phía nước ngoài là cá nhân) thanh toán từ tài khoản tiền gửi vãng lai của phía nước ngoài mở tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì việc thanh toán này phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có). Chứng từ thanh toán là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản vãng lai của người mua phía nước ngoài đã ký hợp đồng.\nTrường hợp xuất khẩu cho người mua phía nước ngoài là doanh nghiệp tư nhân và việc thanh toán thông qua tài khoản vãng lai của chủ doanh nghiệp tư nhân mở tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam và được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng-nếu có) thì được xác định là thanh toán qua ngân hàng.\nCơ quan thuế khi kiểm tra việc khấu trừ, hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu thanh toán qua tài khoản vãng lai, cần phối hợp với tổ chức tín dụng nơi người mua phía nước ngoài mở tài khoản để đảm bảo việc thanh toán, chuyển tiền thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật. Người nhập cảnh mang tiền qua biên giới phải kê khai rõ số tiền mang theo là tiền thanh toán cụ thể đối với từng hợp đồng mua bán hàng hóa và tờ khai xuất khẩu hàng hóa; đồng thời xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, tờ khai xuất khẩu để công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp người nhập cảnh không phải là đại diện doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp ký hợp đồng mua bán với doanh nghiệp Việt Nam thì phải có giấy ủy quyền (bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh, cùng với bản chính bằng tiếng của nước có đường biên giới cửa khẩu tiếp giáp) của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã ký hợp đồng mua bán nêu trên. Giấy ủy quyền này chỉ áp dụng cho một lần mang tiền vào Việt Nam và phải ghi rõ số lượng tiền mang vào theo hợp đồng mua bán cụ thể.”\n12. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 như sau:\n“3. Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư\na) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.\nSau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.\nSau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.\nTrường hợp trong kỳ kê khai, cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được khấu trừ hết và số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 3 Điều này theo quy định.\nVí dụ 74: Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 3/2014, Công ty có dự án đầu tư tại Hà Nội, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty A thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 4/2014 số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 900 triệu đồng. Công ty A phải bù trừ 500 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (900 triệu đồng), vậy số thuế GTGT mà Công ty A còn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 4/2014 là 400 triệu đồng.\nVí dụ 75: Công ty B có trụ sở chính tại Hải Phòng, tháng 3/2014, Công ty có dự án đầu tư tại Hải Phòng, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty B thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 4/2014 số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 200 triệu đồng. Công ty B phải bù trừ 200 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (200 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 4/2014 Công ty B có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty B được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.\nVí dụ 76: Công ty C có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2014, Công ty có dự án đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty C thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 4/2014 số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 300 triệu đồng. Công ty C phải bù trừ 300 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (300 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 4/2014 Công ty C có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng. Công ty C không thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, Công ty C thực hiện kết chuyển 200 triệu đồng vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tháng 5/2014.\nVí dụ 77: Công ty D có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, tháng 3/2014, Công ty có dự án đầu tư tại thành phố Đà Nẵng, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty D thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 4/2014 số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 100 triệu đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 4/2014, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư (500 triệu đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (100 triệu đồng) thì được xét hoàn thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều này.\nb) Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.\nSau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.\nSau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.\nTrường hợp trong kỳ kê khai, cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được khấu trừ hết và số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 3 Điều này theo quy định.\nRiêng đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và quy định tiêu chuẩn dự án thì không thực hiện kết chuyển mà thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.\nTrường hợp cơ sở kinh doanh có quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dự án, chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế, hoàn thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế. Khi dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị gia tăng đã hoàn, số thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế và đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.\nDự án đầu tư được hoàn thuế GTGT theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này là dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng được phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư thì phải có phương án đầu tư được người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư phê duyệt.\nVí dụ 78: Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 3/2014, Công ty có dự án đầu tư mới tại Hưng Yên, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty A thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại Hà Nội trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 4/2014 số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 900 triệu đồng. Công ty A phải bù trừ 500 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (900 triệu đồng), vậy Công ty A c̣n phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 4/2014 là 400 triệu đồng.\nVí dụ 79: Công ty B có trụ sở chính tại Hải Phòng, tháng 3/2014, Công ty có dự án đầu tư mới tại Thái Bình, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty B thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại Hải Phòng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 4/2014 số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 200 triệu đồng. Công ty B phải bù trừ 200 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (200 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 4/2014 Công ty B có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty B được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.\nVí dụ 80: Công ty C có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2014, Công ty có dự án đầu tư mới tại Đồng Nai, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty C thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại TP. Hồ Chí Minh trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 4/2014 số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 300 triệu đồng. Công ty C phải bù trừ 300 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (300 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 4/2014 Công ty C có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng. Công ty C không thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, Công ty C thực hiện kết chuyển 200 triệu đồng vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tháng 5/2014.\nVí dụ 81: Công ty D có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, tháng 3/2014, Công ty có dự án đầu tư mới tại Quảng Nam, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty D thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại thành phố Đà Nẵng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 4/2014 số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 100 triệu đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 4/2014, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư (500 triệu đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (100 triệu đồng) thì được xét hoàn thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều này.”\nb) Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 18 như sau:\n“4. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.\nCơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên.\nSố thuế GTGT đầu vào được hoàn cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được xác định như sau:\n\nSố thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng /quý\n\n=\n\nThuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước\n\n_\n\nTổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng/quý (bao gồm: thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu, phục vụ hoạt động kinh doanh trong nước chịu thuế trong tháng/quý và thuế GTGT chưa khấu trừ hết từ tháng/quý trước chuyển sang)\n\nSố thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu\n\n=\n\nSố thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng/quý\n\nx\n\nTổng doanh thu xuất khẩu trong tháng/quý\n__________________\nTổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trong kỳ bán ra chịu thuế, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế (bao gồm cả doanh thu xuất khẩu) trong tháng/quý\n\nx100%\n\nNếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đã tính phân bổ như trên chưa được khấu trừ nhỏ hơn 300 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng/quý mà kết chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo; nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng/quý.\nVí dụ 82:\nTháng 3/2014 Tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp X có số liệu:\n- Thuế GTGT kỳ trước chuyển sang: 0,15 tỷ đồng.\n- Thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu, phục vụ hoạt động kinh doanh trong nước chịu thuế phát sinh trong tháng: 4,8 tỷ đồng.\n- Tổng doanh thu (TDT) là 21,6 tỷ, trong đó: doanh thu xuất khẩu (DTXK) là 13,2 tỷ đồng, doanh thu bán trong nước chịu thuế GTGT là 8,4 tỷ đồng.\nTỷ lệ % DTXK/TDT = 13,2/21,6 x 100% = 61%.\n- Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước là 0,84 tỷ đồng.\nSố thuế GTGT được hoàn theo tháng của hàng xuất khẩu được xác định như sau:\n\nSố thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng\n\n=\n\n0,84 tỷ đồng - (0,15 + 4,8 ) tỷ đồng\n\n=\n\n- 4,11 tỷ đồng.\n\nNhư vậy số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng là 4,11 tỷ đồng.\n- Xác định số thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu\n\nSố thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu\n\n=\n\n4,11 tỷ đồng x 61%\n\n=\n\n2,507 tỷ đồng\n\nSố thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu (sau khi bù trừ và sau khi phân bổ) chưa khấu trừ hết là 2,507 tỷ đồng lớn hơn (>) 300 triệu đồng, theo đó doanh nghiệp được hoàn 2,507 tỷ đồng tiền thuế GTGT theo tháng/quý. Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước không được hoàn theo tháng là 1,603 tỷ đồng (1,603 tỷ = 4,11 tỷ - 2,507 tỷ) được chuyển kỳ sau khấu trừ tiếp.\nĐối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.”\nc) Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 18 như sau:\n“5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.\nCơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.\nTrường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế.\nTrường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra.\nVí dụ 83: Năm 2015, doanh nghiệp A trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp A có phát sinh số thuế GTGT đầu vào của giai đoạn đầu tư đã được cơ quan thuế hoàn trong tháng 8/2015 là 700 triệu đồng. Do khó khăn, tháng 2/2016 doanh nghiệp A quyết định giải thể và có văn bản gửi cơ quan thuế về việc sẽ giải thể thì trong giai đoạn doanh nghiệp A chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để giải thể, cơ quan thuế chưa thu hồi lại thuế GTGT đã hoàn. Hai mươi ngày trước khi doanh nghiệp A có đủ thủ tục pháp lý để giải thể chính thức vào tháng 10/2016, doanh nghiệp thực hiện bán một (01) tài sản đã đầu tư thì doanh nghiệp A không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra (số thuế đã được cơ quan thuế hoàn). Đối với những tài sản không bán ra, doanh nghiệp A phải kê khai điều chỉnh để nộp lại số thuế GTGT đã được hoàn.”",
"Điều 12 Thông tư 202/2015/TT-BTC niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán 2015\nĐăng ký niêm yết lại\n1. Tổ chức có chứng khoán bị hủy niêm yết theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư này chỉ được đăng ký niêm yết lại sau 12 tháng kể từ ngày bị hủy niêm yết nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ- CP hoặc Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP trừ trường hợp hủy niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội do đã được chấp thuận niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoặc ngược lại.\n2. Hồ sơ và thủ tục đăng ký niêm yết lại thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.",
"Khoản 7 Điều 15 Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ cấp thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan mới nhất\nĐăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan các thông tin bao gồm:\na) Kết quả kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan\nb) Danh sách doanh nghiệp được công nhận là đại lý làm thủ tục hải quan, nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được cấp mã số; Danh sách đại lý làm thủ tục hải quan bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan bị đình chỉ, bị thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.\nNội dung đăng tải gồm: Tên đại lý làm thủ tục hải quan, địa chỉ trụ sở chính, mã số thuế, năm thành lập, số điện thoại, người đại diện theo pháp luật, danh sách nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan, mã số nhân viên và các thông tin cần thiết khác có liên quan.",
"Khoản 4 Điều 12 Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ cấp thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan mới nhất\nĐại lý làm thủ tục hải quan và mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được sử dụng để làm thủ tục hải quan trên phạm vi toàn quốc.",
"Khoản 3 Điều 12 Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ cấp thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan mới nhất\nKhi đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động; Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan bị thu hồi mã số, cơ quan hải quan sẽ ngừng cho phép nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan truy cập vào hệ thống hoặc không chấp nhận các công việc liên quan đến thủ tục hải quan của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan."
] |
Kiểm tra hải quan là gì? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 12 Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nKiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải."
] | [
"Khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.",
"Khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật này.",
"Khoản 2 Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nChuyển tải là việc chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu.",
"Khoản 5 Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nGiám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.",
"Khoản 3 Điều 10 Quyết định 120/TCHQ-GSQL Quy chế giám sát quản lý xăng dầu tạm nhập tái xuất\n1. Trình tự thủ tục như quy định tại Quyết định 258/TCQH-GSQL dẫn trên.\n2. Trước khi làm thủ tục bơm xăng dầu xuống phương tiện vận tải. Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tái xuất phải kiểm tra tất cả các hầm hàng, để đảm bảo chắc chắn không có hàng hoá nào khác hay bất cứ thứ gì trong hầm hàng.\nCăn cứ vào bộ hồ sơ tái xuất tiến hành kiểm tra, kiểm hoá, ghi kết quả vào tờ khai (chủng loại, mã số, khối lượng).",
"Khoản 4 Điều 3 Thông tư 13/2015/TT-BTC kiểm tra giám sát thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu kiểm soát hàng giả mới nhất\nKiểm tra hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện nhằm phát hiện hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.",
"Khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan 2001 số 29/2001/QH10\nKiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện.",
"Khoản 2 Điều 4 Quyết định 621/2006/QĐ-TCHQ quy trình phúc tập hồ sơ hải quan,kiểm tra sau thông quan hàng hoá XNK\nMục đích phúc tập:\na) Kiểm tra lại các công việc đã làm trong qui trình thông quan xem có thiếu sót, sai sót gì không để kịp thời yêu cầu khắc phục;\nb) Phát hiện những sai sót, bất hợp lý, vi phạm dễ thấy;\nc) Phát hiện sự thất lạc hoặc chậm trễ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu;\nd) Bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu;\nđ) Sắp xếp, lưu trữ hồ sơ hải quan một cách khoa học, dễ tra cứu."
] |
Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra thì bị phạt bao nhiêu tiền? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thuế mới nhất\nBổ sung điểm đ, điểm e vào sau điểm d khoản 3 Điều 5 như sau:\n“đ) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 và các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.\ne) Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.”",
"Khoản 5 Điều 11 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nPhạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan;\nb) Không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật."
] | [
"Khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thuế mới nhất\nBỏ một số từ, cụm từ, bổ sung cụm từ tại Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ và và Nghị định số 80/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ như sau:\na) Bổ sung cụm từ “, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính” vào sau cụm từ “thẩm quyền xử phạt” tại khoản 1 Điều 1.\nb) Bổ sung cụm từ “lập biên bản và” vào sau từ “thẩm quyền” tại tên của Mục 7 và Mục 8 Chương II.\nc) Bỏ cụm từ “được sử dụng để” và “sử dụng để” tại điểm b khoản 2 Điều 3; điểm b khoản 1, điểm d khoản 3 Điều 33; điểm a khoản 6 Điều 36; điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 52.",
"Khoản 3 Điều 102 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư mới nhất\nBáo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.",
"Khoản 5 Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính cưỡng chế thi hành quyết định lĩnh vực hải quan\nPhạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra Hải quan;\nb) Giả mạo niêm phong hải quan; nộp, xuất trình chứng từ, tài liệu giả mạo cho cơ quan hải quan nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;\nc) Sử dụng tài khoản truy cập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan điện tử;\nd) Sử dụng chứng từ không hợp pháp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định.",
"Khoản 4 Điều 15 Nghị định 138/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hải quan\nPhạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:\na) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng nội dung giấy phép;\nb) Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên;\nc) Thay đổi hình thức, cấu tạo, tính chất hàng hoá để hợp thức hoá việc xuất khẩu, nhập khẩu;\nd) Đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan.",
"Khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2011/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập kh\nQuy định về phân luồng hàng hóa nhập khẩu và kiểm tra hải quan:\n1.Hàng hóa luồng 1: gồm hàng hóa nhập khẩu là tài liệu, chứng từ thương mại; hàng hóa nhập khẩu được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ theo quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu không phải nộp thuế, bao gồm hàng nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng nhập khẩu có thuế (là hàng không có hợp đồng giữa người gửi hàng và người nhận hàng) nhưng được miễn thuế theo quy định hiện hành của pháp luật, trừ hàng hóa quy định tại điểm 1.3 khoản này.\nVề kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 5% của cả luồng hàng. Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Nếu phát hiện lô hàng có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa bằng biện pháp thủ công đối với toàn bộ lô hàng.\n1.2. Hàng hóa luồng 2: bao gồm hàng hóa nhập khẩu phải nộp thuế, có trị giá khai báo đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).\nVề kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 3% đến 5% của cả luồng hàng bằng biện pháp thủ công.\n1.3. Hàng hóa luồng 3: bao gồm hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa nhập khẩu phải nộp thuế có trị giá khai báo trên 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng), hàng hóa nhập khẩu là mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, hàng hóa chưa xác định được nội dung khai báo hải quan, hàng hóa có nghi ngờ về trị giá khai báo theo quy định của pháp luật.\nVề kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng biện pháp thủ công. Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, kinh doanh thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định riêng của từng loại hình hàng hóa nhập khẩu."
] |
Loại hàng hóa nào được miễn kiểm tra thực tế hải quan? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 33 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nKiểm tra thực tế hàng hóa\n1. Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế:\na) Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;\nb) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;\nc) Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.\n2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế.\n3. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.\n4. Hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước.\n5. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác.\nViệc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Luật này.\n6. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chung với nước láng giềng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.\n7. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc kiểm tra thực tế hàng hóa."
] | [
"Điều 3 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nChính sách về hải quan\n1. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.\n2. Xây dựng Hải quan Việt Nam trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.",
"Điều 10 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan\n1. Đối với công chức hải quan:\na) Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;\nb) Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;\nc) Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;\nd) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.\n2. Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:\na) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;\nb) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;\nc) Gian lận thương mại, gian lận thuế;\nd) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;\nđ) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;\ne) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;\ng) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.",
"Điều 6 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHoạt động hợp tác quốc tế về hải quan\n1. Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm:\na) Đàm phán, ký, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hải quan;\nb) Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan;\nc) Cử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài và tiếp nhận công chức hải quan nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế đã ký kết;\nd) Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới, các tổ chức quốc tế có liên quan về hải quan, các nước và vùng lãnh thổ.\n2. Hải quan Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các hoạt động nêu tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật.",
"Điều 15 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nCông chức hải quan\n1. Công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.\n2. Chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức hải quan, hải quan hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan theo quy định của Chính phủ.",
"Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nĐăng ký tờ khai hải quan\n1. Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan\na) Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;\nb) Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;\nc) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.\n2. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan\nThông tin trên tờ khai hải quan được Hệ thống tự động kiểm tra để đánh giá các điều kiện được chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan. Nội dung kiểm tra bao gồm:\na) Điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định, trừ các trường hợp sau đây:\na.1) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 0%;\na.2) Hàng hóa được Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng;\na.3) Hàng hóa được Bộ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận là hàng hóa phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.\nb) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này;\nc) Tính đầy đủ, phù hợp của các thông tin trên tờ khai hải quan;\nd) Các thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan.\nTrường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai quy định tại khoản này và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.\n3. Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc xử lý được thực hiện như sau:\na) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa. Thủ tục thông quan hàng hoá theo quy định tại Điều 34 Thông tư này;\nb) Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.\nTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc phân luồng tờ khai hải quan và sử dụng kết quả phân luồng trong kiểm tra hải quan.\n4. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp hoặc xuất trình hồ sơ hải quan khi đăng ký tờ khai hải quan.",
"Điều 8 Nghị định 101/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan\nKiểm tra thực tế hàng hóa\n1. Cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm tổ chức thu thập, trao đổi thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về: quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng; chính sách quản lý xuất nhập khẩu; tính chất, chủng loại, nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.\n2. Chi cục trưởng Hải quan căn cứ vào cơ sở dữ liệu được xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ hải quan và các thông tin liên quan khác để quyết định hoặc thay đổi hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá, cách xác định tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể.\n3. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hóa căn cứ quyết định của Chi cục trưởng Hải quan về hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá để áp dụng các biện pháp, cách thức kiểm tra hàng hoá phù hợp với từng lô hàng cụ thể. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì báo cáo Chi cục trưởng Hải quan quyết định việc thay đổi hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá.\n4. Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\na) Điều kiện đối với chủ hàng hoá được miễn kiểm tra thực tế:\nChủ hàng hoá xuất khẩu có quá trình 01 (một) năm xuất khẩu kể từ ngày làm thủ tục hải quan không bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt trong thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Hải quan.\nChủ hàng hoá nhập khẩu có quá trình 02 (hai) năm nhập khẩu kể từ ngày làm thủ tục hải quan không bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt trong thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Hải quan.\nb) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản này được miễn kiểm tra thực tế, gồm:\nĐối với hàng hóa xuất khẩu: hàng nông sản, thủy sản; hàng dệt may; giày dép, cao su tự nhiên; hàng thực phẩm tươi sống; hàng thực phẩm chế biến; hàng hóa cần phải được bảo quản đặc biệt; hàng cơ khí điện máy; hàng lỏng, hàng rời; các mặt hàng mà việc xác định khối lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá phải căn cứ vào kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức giám định; hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp trong khu chế xuất; hàng hoá xuất khẩu thường xuyên; hàng hoá khác do Chính phủ quy định.\nĐối với hàng hóa nhập khẩu: thiết bị, máy móc; hàng thực phẩm tươi sống; hàng hóa cần phải bảo quản đặc biệt; hàng hoá gửi kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hoá nhập khẩu để đưa vào khu chế xuất, bảo thuế hoặc khu vực ưu đãi hải quan khác; hàng lỏng, hàng rời và các mặt hàng mà việc xác định khối lượng, chất lượng, chủng loại phải căn cứ vào kết luận của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức giám định; hàng hoá nhập khẩu thường xuyên; hàng hoá khác do Chính phủ quy định.\nc) Cơ quan hải quan ghi xác nhận hàng hóa thực tế đối với hàng hóa miễn kiểm tra thực tế như sau:\nĐối với hàng hoá có kết quả kiểm tra, giám định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức giám định thì cơ quan hải quan ghi xác nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế theo kết luận của các cơ quan, tổ chức này.\nĐối với hàng hóa khác, cơ quan hải quan ghi xác nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế theo nội dung tự kê khai của người khai hải quan. Người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tự kê khai của mình.\n5. Kiểm tra xác suất thực tế hàng hoá không quá 10% của mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Luật Hải quan. Nếu hàng hoá đóng theo kiện thì tỷ lệ kiểm tra là tỷ lệ số kiện được kiểm tra. Nếu hàng hoá được đóng trong con-ten-nơ thì tỷ lệ kiểm tra là tỷ lệ số con-ten-nơ được kiểm tra hoặc tỷ lệ số kiện trong từng con-ten-nơ.\n6. Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan; lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan như sau:\na) Chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan là chủ hàng đã trên 03 (ba) lần bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ ngày làm thủ tục hải quan đối với hoạt động nhập khẩu và 01 (một) năm, kể từ ngày làm thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất khẩu với mức phạt của mỗi lần phạt vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Hải quan;\nb) Trường hợp trong thời hạn quy định tại điểm a khoản này, chủ hàng đã 01 (một) lần bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết là Cục trưởng Hải quan) thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng này được áp dụng hình thức kiểm tra thực tế như đối với hàng hóa của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan;\nc) Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo như sau:\nNếu dấu hiệu vi phạm là dấu hiệu gian lận về lượng hàng hoá thì công chức hải quan kiểm đếm hoặc cân, đo toàn bộ lô hàng;\nNếu dấu hiệu vi phạm là dấu hiệu gian lận về chủng loại hàng hoá thì công chức hải quan kiểm tra tất cả các kiện hàng;\nNếu dấu hiệu vi phạm là dấu hiệu gian lận về chất lượng hàng hoá thì công chức hải quan lấy một số mẫu bất kỳ hoặc mẫu có nghi vấn để kiểm tra, phân tích hoặc trưng cầu giám định với sự chứng kiến của người khai hải quan. Việc lấy mẫu hàng được lập biên bản, có chữ ký xác nhận của công chức hải quan và người khai hải quan.\n7. Trên cơ sở các quy định tại Điều này, các thông tin cụ thể về chủ hàng, lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan, Cục trưởng Hải quan quyết định việc thay đổi hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế đối với hàng hoá đã được Chi cục trưởng Hải quan quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế.\n",
"Điều 26 Thông tư 175/2013/TT-BTC áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan\nÁp dụng biện pháp kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh\n1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được áp dụng biện pháp kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan khi tiến hành thủ tục hải quan (luồng vàng) trong các trường hợp:\na) Thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan theo Bộ tiêu chí do Bộ Tài chính ban hành áp dụng trong từng thời kỳ;\nb) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh không thực hiện thủ tục hải quan điện tử;\nc) Kết quả thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro của Hải quan các cấp xác định lô hàng rủi ro cần áp dụng biện pháp kiểm tra chi tiết hồ sơ.\nCác trường hợp tại khoản này có thể chuyển sang kiểm tra thực tế hàng hóa trong các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.\n2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được áp dụng biện pháp kiểm tra thực tế hàng hóa (bao gồm kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan) khi tiến hành thủ tục hải quan (luồng đỏ) trong các trường hợp:\na) Thuộc diện kiểm tra thực tế hàng hóa theo Bộ tiêu chí do Bộ Tài chính ban hành áp dụng trong từng thời kỳ;\nb) Kết quả thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro của Hải quan các cấp xác định lô hàng rủi ro cần kiểm tra thực tế hàng hóa;\nc) Doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật hải quan quy định tại điểm c khoản 3 Điều 17 Thông tư này.\n3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được giảm, miễn việc áp dụng biện pháp kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa khi tiến hành thủ tục hải quan (luồng xanh) trong các trường hợp:\na) Thuộc diện giảm, miễn áp dụng biện pháp kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa theo Bộ tiêu chí do Bộ Tài chính ban hành áp dụng trong từng thời kỳ;\nb) Doanh nghiệp ưu tiên được miễn kiểm tra hải quan theo quy định tại Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài chính;\nc) Các trường hợp pháp luật quy định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.\nCác trường hợp tại khoản này có thể chuyển sang kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cơ quan hải quan có thông tin, dấu hiệu về hành vi vi phạm pháp luật hải quan.\n4. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ vào kết quả phân luồng của hệ thống để quyết định việc áp dụng biện pháp kiểm tra theo các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này. Trường hợp có thông tin, dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng có quyền áp dụng biện pháp kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.\n5. Công chức hải quan căn cứ quyết định của Chi cục trưởng tại khoản 4 Điều này, thông tin khai hải quan, thông tin cảnh báo rủi ro và yêu cầu nghiệp vụ (nếu có) trên hệ thống để thực hiện kiểm tra hải quan. Ngay sau khi hoàn thành việc kiểm tra, công chức phải cập nhật kết quả vào hệ thống thông tin theo quy định, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.\nTrong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế, công chức hải quan có trách nhiệm đề xuất lãnh đạo Chi cục phê duyệt thay đổi việc áp dụng biện pháp, phương thức, mức độ kiểm tra phù hợp. Việc đề xuất và phê duyệt trên phải được cập nhật vào hệ thống.\nTrường hợp qua kiểm tra, giám sát hải quan phát hiện có dấu hiệu rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế, nhưng chưa có điều kiện làm rõ trong giai đoạn thông quan, công chức kiểm tra, giám sát có trách nhiệm ghi nhận vào hệ thống để chuyển sang kiểm tra sau thông quan theo điểm a khoản 3 Điều 28 Thông tư này.",
"Điều 12 Nghị định 154/2005/NĐ-CP thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan hướng dẫn Luật Hải quan\nThông quan hàng hoá\n1. Cơ quan hải quan thông quan hàng hoá căn cứ vào:\na) Khai báo của người khai hải quan hoặc kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước, tổ chức giám định đối với trường hợp hàng hoá miễn kiểm tra thực tế;\nb) Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan đối với trường hợp hàng hoá được kiểm tra thực tế;\nc) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng;\nd) Kết quả giám định đối với hàng hóa có yêu cầu giám định;\nđ) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc diện chịu các loại thuế ở khâu nhập khẩu, hàng được miễn thuế, hàng gia công, hàng đặc biệt khác được thông quan ngay sau khi có xác nhận của cơ quan hải quan trên tờ khai về kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa;\ne) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện có thuế được thông quan sau khi người khai hải quan đã nộp thuế hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc được áp dụng thời gian nộp thuế quy định tại điểm c, d, đ khoản 1 Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.\n2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian chờ kết quả giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không, nếu chủ hàng có yêu cầu đưa hàng hoá về bảo quản thì Chi cục trưởng Hải quan chỉ chấp nhận trong trường hợp đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan.\n3. Các trường hợp thông quan có điều kiện:\na) Trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 25 Luật Hải quan;\nb) Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích, phân loại hàng hoá để xác định chính xác số thuế phải nộp được thông quan theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Hải quan."
] |
Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày nhưng không có người đến nhận có bị coi là hàng hóa tồn đọng không? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 58 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nKiểm tra, giám sát hải quan, xử lý hàng hóa tồn đọng\n1. Hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:\na) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.\nKhông thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật;\nb) Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;\nc) Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa;\nd) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận.\n2. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ để xác định hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này là hàng hóa buôn lậu thì xử lý theo quy định của pháp luật.\n3. Hàng hóa quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này mà không có người nhận thì cơ quan hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hóa đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu không có người đến nhận thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều này.\n4. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện dễ hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất độc hại, nguy hiểm, hàng sắp hết hạn sử dụng thì phải xử lý kịp thời theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n5. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ hàng hóa tồn đọng; phối hợp xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại khoản 6 Điều này.\n6. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng được thực hiện như sau:\na) Đối với hàng hóa tồn đọng, cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán hàng hóa tồn đọng thì tiền bán hàng được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng và chi phí lưu cảng, kho, bãi tại doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;\nb) Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan thực hiện tiêu hủy."
] | [
"Điều 1 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nPhạm vi điều chỉnh\nLuật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.",
"Điều 12 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nNhiệm vụ của Hải quan\nHải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.",
"Điều 14 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHệ thống tổ chức Hải quan\n1. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:\na) Tổng cục Hải quan;\nb) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;\nc) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.\n2. Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn để quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan; quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của Hải quan các cấp.",
"Điều 7 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nĐịa bàn hoạt động hải quan\n1. Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:\na) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;\nb) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.\n2. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\n3. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.",
"Điều 24 Thông tư 15/2014/TT-BTC xử lý hàng hóa tồn đọng khu vực giám sát hải quan\nPhạm vi hàng hóa tồn đọng của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính trong khu vực giám sát hải quan\n1. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan mà chủ hàng hóa có văn bản thông báo việc từ bỏ hoặc không đến nhận hoặc không hồi đáp sau khi đã được Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông báo.\n2. Hàng hóa gửi qua Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu nhưng không phát được cho người nhận và chủ hàng hóa có văn bản thông báo việc từ bỏ hoặc không đến nhận hoặc không hồi đáp sau khi đã được Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông báo.",
"Điều 33 Nghị định 323-VP/NgĐ bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức Mậu dịch quốc doanh đối ngoại\n– Các vật tư đảm bảo các khoản cho vay gồm có:\n1 – Hàng hóa tồn kho\n2 – Hàng hóa đang vận chuyển trên đường đi (xuất khẩu)\n3 – Hàng hóa mua đã trả tiền rồi nhưng chưa nhập kho,\n4 – Hàng nhập đã phân phôi còn nhờ Ngân hàng thu hộ theo lối nhờ thu nhận trả.\n5 – Các chi phí bao bì đi với hàng hóa. Thuế hàng hóa, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được cộng thêm vào giá trị các vật tư trên.\nCác hàng hóa sau đây sẽ phải bị loại ra khỏi đảm bảo:\n1 – Hàng hóa kém phẩm chất hoặc hư hỏng,\n2 – Hàng hóa đã mua nhưng chưa trả tiền cho người bán\n3 – Hàng hóa không bán chạy, bị ứ đọng quá thời gian.",
"Điều 16 Thông tư 15/2014/TT-BTC xử lý hàng hóa tồn đọng khu vực giám sát hải quan\nTổ chức xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không\n1. Việc kiểm kê, phân loại, định giá, lập, phê duyệt phương án xử lý và thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không được thực hiện theo quy định tại các Điều 8, 10 và 11 Thông tư này.\n2. Khi bán hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không, sau khi người mua thanh toán và đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan, Hội đồng có trách nhiệm cung cấp bộ chứng từ cho người mua, gồm:\na) Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước theo Mẫu số 01/TSSQ-3L.04 ban hành kèm theo Quyết định số 12/2004/QĐ-BTC ngày 09/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: 01 bản chính;\nb) Hợp đồng mua bán hàng hóa tồn đọng (trong trường hợp bán trực tiếp) hoặc Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (trong trường hợp bán đấu giá): 01 bản chính;\nc) Phiếu xuất kho của Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi: 01 bản chính.\n3. Người mua được hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không không phải làm thủ tục nhập khẩu, không phải nộp các loại thuế và lệ phí liên quan đến nhập khẩu.",
"Điều 1 Thông tư 179/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn\nPhạm vi điều chỉnh\n1. Thông tư này hướng dẫn trình tự xử lý đối với hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà chưa có người đến nhận theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan và hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa; hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, ngoài lược khai không có người nhận (sau đây gọi tắt là hàng tồn đọng) lưu giữ tại cảng biển.\n2. Hàng tồn đọng tại cảng sông quốc tế, cảng nội địa (ICD), địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS) cũng xử lý tương tự theo hướng dẫn tại Thông tư này.\n3. Thông tư này không điều chỉnh đối với các trường hợp sau:\na) Hàng hóa do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam (thực hiện theo Nghị định số 46/2006/NĐ-CP ngày 16/5/2006 của Chính phủ);\nb) Thư, bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận (thực hiện theo Thông tư liên tịch số 03/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 29/11/2004 của liên Bộ Bưu chính Viễn thông - Bộ Tài chính);\nc) Hàng hóa, hành lý, tài sản tồn đọng không có người nhận tại các cảng hàng không Việt Nam (thực hiện theo Thông tư số 33/2004/TT-BTC ngày 15/4/2004 của Bộ Tài chính);\nd) Hàng tồn đọng trong kho ngoại quan (thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 195/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính);\nđ) Hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà chưa có người đến nhận, có dấu hiệu vi phạm pháp luật."
] |
Việc xử lý hàng hóa tồn đọng được thực hiện như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 6 Điều 58 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nViệc xử lý hàng hóa tồn đọng được thực hiện như sau:\na) Đối với hàng hóa tồn đọng, cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán hàng hóa tồn đọng thì tiền bán hàng được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng và chi phí lưu cảng, kho, bãi tại doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;\nb) Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan thực hiện tiêu hủy."
] | [
"Khoản 2 Điều 58 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nTrường hợp cơ quan hải quan có căn cứ để xác định hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này là hàng hóa buôn lậu thì xử lý theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 6 Điều 88 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nChính phủ quy định chi tiết biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan với cơ quan hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.",
"Khoản 3 Điều 58 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHàng hóa quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này mà không có người nhận thì cơ quan hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hóa đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu không có người đến nhận thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều này.",
"Khoản 2 Điều 2 Nghị định 169/2016/NĐ-CP xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam mới nhất\nNghị định này không áp dụng đối với việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.",
"Khoản 1 Điều 8 Thông tư 203/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan mới nhất\nĐối với hàng hóa tồn đọng quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 1 Thông tư này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng về hàng hóa tồn đọng, Chi cục Hải quan phải thông báo về hàng hóa tồn đọng. Trường hợp thông tin về hàng hóa tồn đọng do doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng cung cấp không đầy đủ hoặc cần phải xác minh thêm thì thời gian thực hiện việc thông báo được kéo dài nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng.",
"Khoản 1 Điều 11 Thông tư 203/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan mới nhất\nChủ tịch Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm:\na) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;\nb) Quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng;\nc) Quyết định kế hoạch, thời gian thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng;\nd) Điều hành các phiên họp của Hội đồng;\nđ) Đại diện cho Hội đồng ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ trong quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng; ký Hợp đồng mua bán hàng hóa với người mua được tài sản; giao doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại Thông tư này;\ne) Lập dự toán cho công tác xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Thông tư này.",
"Khoản 3 Điều 43 Thông tư 79/2009/TT-BTC thủ tục hải quan kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất thuế nhập khẩu quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nViệc giải quyết hàng tồn đọng tại cảng trung chuyển thực hiện như việc giải quyết hàng nhập khẩu tồn đọng tại cảng biển hướng dẫn tại Thông tư số 05/2003/TT-BTC ngày 13 tháng 01 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển Việt Nam."
] |
Nguyên tắc quản lý, xử lý hàng hóa tồn đọng gồm những gì? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 3 Thông tư 203/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan mới nhất\nNguyên tắc quản lý, xử lý hàng hóa tồn đọng\n1. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng phải tuân theo thời gian, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.\n2. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng phải kịp thời, công khai, minh bạch, đúng chế độ quy định."
] | [
"Điều 1 Thông tư 22/2024/TT-BTC sửa đổi Thông tư 202/2012/TT-BTC Thông tư 203/2012/TT-BTC mới nhất\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán\n1. Sửa đổi, bổ sung điểm 3 Phụ lục số 01/ĐKHN, điểm 3 Phụ lục số 02/ĐKHN, điểm 3 Phụ lục số 03/ĐKHN, điểm 3 Phụ lục số 04/ĐKHN, điểm 5 Phụ lục số 05/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư số 202/2012/TT-BTC như sau: “CMND/Căn cước công dân/Căn cước/Hộ chiếu số...”.\n2. Bãi bỏ khoản 6 Điều 4 Thông tư số 202/2012/TT-BTC.",
"Điều 4 Thông tư 203/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan mới nhất\nTheo dõi, bảo quản hàng hóa tồn đọng\n1. Người vận chuyển có trách nhiệm cung cấp thông tin về danh sách vận đơn quá 90 ngày, kể từ ngày hàng đến cửa khẩu nhập chưa có người nhận cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để làm cơ sở theo dõi, tổng hợp tình hình hàng hóa tồn đọng.\n2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chủ kho ngoại quan, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng) có trách nhiệm:\na) Theo dõi, thống kê, phân loại hàng hóa tồn đọng;\nb) Bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ, bảo quản hàng hóa tồn đọng trong thời gian chờ xử lý theo yêu cầu của cơ quan Hải quan.",
"Điều 2 Thông tư 203/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan mới nhất\nĐối tượng áp dụng\n1. Cơ quan Hải quan các cấp.\n2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.\n3. Chủ kho ngoại quan.\n4. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (bao gồm cả doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế).\n5. Hãng tàu; đại lý hãng tàu; doanh nghiệp giao nhận; đại diện theo ủy quyền của hãng tàu, doanh nghiệp giao nhận (sau đây gọi chung là người vận chuyển).\n6. Chủ hàng hóa là người gửi hàng hoặc người nhận hàng đứng tên trên vận đơn.\n7. Các đối tượng khác có liên quan đến xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan.",
"Điều 3 Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán\nTổ chức giao dịch chứng khoán\n1. Sở Giao dịch Chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh và phương thức thỏa thuận.\na) Phương thức khớp lệnh trên hệ thống giao dịch phải bảo đảm nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian;\nb) Phương thức thỏa thuận trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo quy chế của Sở Giao dịch Chứng khoán.\n2. Sở Giao dịch Chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch, không bao gồm các trường hợp chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch theo quy định pháp luật chứng khoán về đăng ký, lưu ký, thanh toán, bù trừ. Sở Giao dịch Chứng khoán được tổ chức các phiên giao dịch mua, bán bắt buộc (buy in, sell out).\n3. Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành Quy chế hướng dẫn giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Quy chế hướng dẫn giao dịch chứng khoán quy định cụ thể về: Thời gian giao dịch; Phương thức giao dịch; cách xác định giá tham chiếu; Biên độ dao động giá chứng khoán; các loại lệnh giao dịch; việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch; việc xác lập giao dịch và loại bỏ giao dịch chứng khoán; việc tạm ngừng giao dịch; việc công bố thông tin về kết quả giao dịch và các nội dung liên quan khác.\n4. Trung tâm Lưu ký chứng khoán cấp mã chứng khoán cho các chứng khoán đăng ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán và là tổ chức duy nhất cấp mã số định danh quốc tế ISIN cho các chứng khoán tại Việt Nam. Mã số này được sử dụng thống nhất khi niêm yết, đăng ký giao dịch.\n5. Trung tâm Lưu ký chứng khoán ban hành Quy trình hướng dẫn việc sửa lỗi sau giao dịch, xử lý lỗi giao dịch và loại bỏ giao dịch đối với chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.",
"Điều 1 Thông tư 15/2014/TT-BTC xử lý hàng hóa tồn đọng khu vực giám sát hải quan\nPhạm vi điều chỉnh\n1. Thông tư này hướng dẫn việc xử lý hàng hóa thuộc đối tượng giám sát hải quan bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan, quá thời hạn lưu giữ (gọi tắt là hàng hóa tồn đọng) trong khu vực giám sát hải quan, bao gồm:\na) Hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, cảng nội địa (ICD), địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS) (sau đây gọi tắt là hàng hóa tồn đọng tại cảng biển);\nb) Hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không;\nc) Hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan;\nd) Hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.\n2. Thông tư này không điều chỉnh đối với các trường hợp sau:\na) Hàng hóa tồn đọng ngoài khu vực giám sát hải quan hoặc hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan nhưng không thuộc đối tượng giám sát hải quan;\nb) Hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng xử lý tịch thu sung quỹ nhà nước theo thủ tục hành chính hoặc xử lý hình sự;\nc) Hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam xử lý theo Nghị định số 46/2006/NĐ-CP ngày 16/5/2006 của Chính phủ.\n3. Việc xử lý đối với hàng hóa tồn đọng là hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan theo quy định phải thực hiện việc ký quỹ, đặt cọc ngoài việc thực hiện theo quy định tại Thông tư này, còn phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công thương và Bộ Tài chính về việc quản lý và sử dụng số tiền đặt cọc của thương nhân.",
"Điều 27 Thông tư 15/2014/TT-BTC xử lý hàng hóa tồn đọng khu vực giám sát hải quan\nHội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính\n1. Thành phần Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (sau đây gọi tắt là Hội đồng) bao gồm:\na) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục Hải quan;\nb) Các thành viên:\n- Lãnh đạo Chi cục Hải quan;\n- Lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan;\n- Đại diện Sở Tài chính tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa tồn đọng;\n- Đại diện Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính;\n- Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu cần);\nTrường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản, Tổng cục Hải quan) tham gia Hội đồng để xử lý các vụ việc lớn, phức tạp.\n2. Việc thành lập Hội đồng, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Thông tư này.",
"Điều 15 Nghị định 59/2011/NĐ-CP chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước\nCác khoản nợ phải thu\n1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn), đồng thời thực hiện thu hồi các khoản nợ đến hạn trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng. Những khoản nợ không có đủ hồ sơ pháp lý chứng minh khách nợ còn nợ hoặc không có khả năng thu hồi theo quy định thì không được loại trừ ra ngoài giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm rõ nguyên nhân để xử lý theo nguyên tắc sau:\na) Xác định trách nhiệm xử lý bồi thường của tập thể, cá nhân có liên quan đến khoản nợ phải thu không xác định được khách nợ, phần tổn thất còn lại được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.\nb) Hoàn thiện hồ sơ, tiếp tục theo dõi để xử lý thu hồi đối với những khoản nợ không chứng minh được là không có khả năng thu hồi.\n2. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (bao gồm cả các khoản nợ khó đòi đã được xử lý bằng nguồn dự phòng trong vòng 05 năm liền kề trước khi cổ phần hóa) kèm theo đầy đủ hồ sơ, các tài liệu liên quan cho cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.\n3. Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải đối chiếu với hợp đồng, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.",
"Điều 13 Thông tư 106/2016/TT-BTC thủ tục hải quan xuất nhập xăng dầu nguyên liệu pha chế xăng dầu mới nhất\nThủ tục thanh lý xăng dầu, nguyên liệu, xăng dầu pha chế, chuyển loại tồn đọng trong kho ngoại quan xăng dầu\nThủ tục thanh lý xăng dầu, nguyên liệu, xăng dầu pha chế, chuyển loại tồn đọng trong kho thực hiện như đối với hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động của hải quan."
] |
Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là khi nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điểm a Khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nĐối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;"
] | [
"Điểm a Khoản 3 Điều 25 Nghị định 154/2005/NĐ-CP thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan hướng dẫn Luật Hải quan\nHàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;",
"Điểm a Khoản 1 Điều 24 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nTờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;",
"Điểm a Khoản 1 Điều 25 Nghị định 154/2005/NĐ-CP thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan hướng dẫn Luật Hải quan\nHàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;",
"Điểm a Khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nĐược cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;",
"Điểm b Khoản 2 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nTrường hợp không thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn 275 ngày hoặc được gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất đối với hàng tạm nhập tái xuất, người nộp thuế phải kê khai nộp đủ các loại thuế theo quy định (áp dụng cho cả trường hợp đã nộp thuế nhập khẩu trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc trước khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập). Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa trong thời hạn nộp thuế thì thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 11 Thông tư này.",
"Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2021/TT-BTC thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu\nTrường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, người khai hải quan phải khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan nhập khẩu và được khai bổ sung, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.",
"Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất\nSửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan khi hàng hóa đã được “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản” trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai và trước khi cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra sau thông quan, nếu việc sửa chữa, bổ sung nội dung Tờ khai hải quan điện tử không liên quan đến việc thực hiện chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;",
"Điểm a Khoản 12 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC kiểm tra giám sát hải quan mới nhất\nTờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan trong các trường hợp sau đây:\na.1) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu mà không có hàng hóa đến cửa khẩu nhập;\na.2) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa được miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế nhưng chưa đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;\na.3) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;\na.4) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra thực tế nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ và xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra;\na.5) Tờ khai hải quan đã đăng ký, hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành nhưng không có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai."
] |
Thời gian cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là bao lâu? | xuat-nhap-khau | [
"Điểm a Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;"
] | [
"Điểm a Khoản 2 Điều 34 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nKiểm tra không xâm nhập qua máy soi;",
"Điểm c Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nViệc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.",
"Điểm a Khoản 7 Điều 52 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nTrách nhiệm của người khai hải quan:\na.1) Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan (trong đó nêu rõ số tờ khai, số hiệu container, địa điểm lưu giữ hàng hóa, tờ khai đã được làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế hay chưa và lý do đề nghị đưa trở lại nội địa, thời gian dự kiến xuất khẩu);\na.2) Nộp lại số tiền thuế đã hoàn cho cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế nội địa trong trường hợp đã thực hiện việc hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu sản xuất từ trong nước.",
"Điểm e Khoản 59 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC kiểm tra giám sát hải quan mới nhất\na) Trách nhiệm của người xuất khẩu:\na.1) Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;\na.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;\na.3) Thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu;\na.4) Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.\nb) Trách nhiệm của người nhập khẩu:\nb.1) Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#& số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;\nb.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;\nb.3) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;\nb.4) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.\nc) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu:\nc.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;\nc.2) Theo dõi những tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ và thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để quản lý, theo dõi, đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan.\nd) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu:\nd.1) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hóa;\nd.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 01/TB-XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ;\nd.3) Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ hoàn thành thủ tục hải quan.”\nĐiều 91\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 91. Quản lý hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan",
"Điểm b Khoản 1 Điều 11 Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất\nQuá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan Hải quan kiểm tra;"
] |
Có mấy phương thức đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 1 Điều 30 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nPhương thức đăng ký tờ khai hải quan được quy định như sau:\na) Tờ khai hải quan điện tử được đăng ký theo phương thức điện tử;\nb) Tờ khai hải quan giấy được đăng ký trực tiếp tại cơ quan hải quan."
] | [
"Khoản 1 Điều 30 Luật Hải quan 2001 số 29/2001/QH10\nCác hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu bao gồm:\na) Miễn kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan đối với các trường hợp mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, hàng nông sản, hải sản xuất khẩu, hàng xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng đưa vào khu vực ưu đãi hải quan và hàng hoá khác theo danh mục do Chính phủ quy định.\nĐối với hàng hoá đã quyết định miễn kiểm tra mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì áp dụng hình thức kiểm tra quy định tại điểm c khoản này;\nb) Kiểm tra xác suất thực tế hàng hoá không quá 10% đối với mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công xuất khẩu, hàng cùng chủng loại, hàng đóng gói đồng nhất, hàng xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc các trường hợp được miễn kiểm tra quy định tại điểm a khoản này.\nTrong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hải quan thì áp dụng hình thức kiểm tra quy định tại điểm c khoản này;\nc) Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan; lô hàng mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.",
"Khoản 1 Điều 7 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nĐịa bàn hoạt động hải quan bao gồm:\na) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;\nb) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.",
"Khoản 1 Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nChuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.",
"Khoản 1 Điều 14 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:\na) Tổng cục Hải quan;\nb) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;\nc) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.",
"Khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hải quan thủ tục kiểm tra hải quan mới nhất\nSửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 3, Khoản 5, Khoản 10 Điều 25 như sau:\n“2. Các trường hợp sau đây người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy:\na) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới;\nb) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;\nc) Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo; hàng xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng;\nd) Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;\nđ) Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 49 Nghị định này;\ne) Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;\ng) Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.\nTrường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử;\nTrường hợp hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan, trong đó nêu rõ tên và nguyên nhân sự cố, thời hạn dự kiến khắc phục sự cố và phương thức thực hiện thủ tục khai hải quan trong thời gian hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan gặp sự cố theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.\nh) Hàng hóa khác theo quy định của Bộ Tài chính.\n3. Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan, tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.\nTrường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thì phải có giấy phép trước khi đăng ký tờ khai hải quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.\nKhi kiểm tra hồ sơ cơ quan hải quan đủ cơ sở xác định hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và tờ khai hải quan đã đăng ký không có giá trị thực hiện thủ tục hải quan.\n5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.\n10. Bộ Tài chính quy định chi tiết việc khai bổ sung, hủy tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai hải quan một lần; khai tờ khai hải quan mới đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa và xử lý trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc hệ thống khai hải quan điện tử gặp sự cố.”",
"Khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hải quan thủ tục kiểm tra hải quan mới nhất\nSửa đổi Khoản 1, bổ sung Khoản 1a và sửa đổi Khoản 2 Điều 20 như sau:\n“1. Trị giá hải quan hàng xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế, được xác định theo trình tự các phương pháp sau:\na) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất bao gồm giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phù hợp với chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa;\nb) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trên cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;\nc) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;\nd) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất.\n1a. Cửa khẩu xuất được xác định như sau:\na) Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khẩu xuất là cảng xếp hàng, nơi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải ghi trên tờ khai hải quan.\nb) Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu xuất là địa điểm xếp hàng tại cửa khẩu đường sắt liên vận quốc tế ghi trên tờ khai hải quan.\nc) Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, cửa khẩu xuất là cửa khẩu biên giới nơi xuất khẩu hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ khác có liên quan.\n2. Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết. Cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định như sau:\na) Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn;\nb) Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập đầu tiên là ga đường sắt liên vận quốc tế ghi trên tờ khai hải quan;\nc) Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, cửa khẩu nhập đầu tiên là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên tờ khai hải quan”",
"Khoản 1 Điều 31 Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nCác trường hợp huỷ tờ khai hải quan: a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Luật Hải quan mà chưa làm xong thủ tục hải quan, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải chờ kết quả kiểm tra/giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành;\nb) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan, nhưng quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.\nc. Người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký trong các trường hợp sau:\nc.Khai nhiều tờ khai cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;\nc.2. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa chịu sự giám sát hải quan nhưng người khai hải quan không xuất khẩu hàng hóa;",
"Khoản 1 Điều 40 Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải\nHình thức đăng ký tờ khai một lần được áp dụng đối với tất cả các loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng được các điều kiện sau:\na) Tên hàng hóa trên tờ khai hải quan không thay đổi trong thời hạn hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần;\nb) Hàng hoá khai trên tờ khai thuộc cùng một hợp đồng; hợp đồng mua bán hàng hoá có điều khoản quy định giao hàng nhiều lần;\nc) Doanh nghiệp là chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan."
] |
Quá cảnh hàng hóa không có giấy phép bị phạt bao nhiêu tiền? | xuat-nhap-khau | [
"Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nQuá cảnh hàng hóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép;"
] | [
"Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nChuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.",
"Điểm d Khoản 1 Điều 21 Nghị định 128/2007/NĐ-CP dịch vụ chuyển phát\nĐược bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng cung ứng, sử dụng dịch vụ và theo quy định của pháp luật.",
"Điểm d Khoản 5 Điều 21 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nBuộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.",
"Điểm c Khoản 5 Điều 38 Nghị định 06/2008/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại\nBuộc quá cảnh hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong thời hạn người có thẩm quyền xử phạt quy định. Trường hợp đã bị buộc quá cảnh hàng hóa mà không thực hiện trong thời hạn nói trên thì tịch thu hàng hóa;",
"Điểm f Khoản 9 Điều 1 Nghị định 18/2009/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan\na) Không tái xuất hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế đúng thời hạn quy định;\nb) Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định, trừ vi phạm tại điểm e khoản 2 Điều này;\nc) Lưu giữ hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn được phép.\n4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này mà phương tiện vi phạm là ô tô dưới 24 chỗ ngồi.\n5. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:",
"Điểm f Khoản 16 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi 127/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính cưỡng chế thi hành hải quan\na) Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;\nb) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung giấy phép;\nc) Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ vi phạm quy định tại Khoản 10 Điều này.\n5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.\n6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc danh mục phải có giấy phép mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.\n7. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật thì bị xử phạt như sau:"
] |
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quá cảnh hàng hóa mà không có giấy phép là gì? | xuat-nhap-khau | [
"Điểm d Khoản 5 Điều 21 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nBuộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này."
] | [
"Điểm d Khoản 6 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 156/2020/NĐ-CP mới nhất\nĐối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24, điểm b khoản 5 Điều 30, điểm b khoản 4 Điều 32 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán; trường hợp không xác định được ngày tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung;\nđ) Đối với hành vi vi phạm quy định về báo cáo, công bố thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42, điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện báo cáo, công bố thông tin;",
"Điểm c Khoản 5 Điều 21 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nBuộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này;",
"Điểm d Khoản 5 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nBuộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;\nđ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;",
"Điểm d Khoản 4 Điều 8 Nghị định 49/2005/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục\nTừ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với lớp đào tạo đại học, sau đại học.\n6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Điều này:",
"Điểm b Khoản 4 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp mới nhất\nSửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:\n“5. Hành vi vi phạm thuộc vụ việc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết chuyển đến để xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để áp dụng khung tiền phạt, hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với hành vi vi phạm đó để xử phạt.\nTrường hợp hành vi vi phạm hành chính gây hậu quả vượt quá mức hậu quả quy định tại khung tiền phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm đó thì áp dụng khung tiền phạt cao nhất, hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với khung phạt đó để xử phạt.\nTrường hợp tang vật vi phạm là động vật, bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng xử phạt như động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB.”",
"Điểm c Khoản 4 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính bưu chính mới nhất\nSửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 3 như sau:\n“3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:”."
] |
Quá cảnh hàng hóa nào không cần Giấy phép trong trường hợp nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 2 Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương mới nhất\nTrung chuyển hàng hóa\nTrường hợp hàng hóa quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính khu vực trung chuyển này hoặc đưa đến khu vực trung chuyển tại bến cảng, cảng biển khác để đưa ra nước ngoài, thủ tục trung chuyển thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, không phải có giấy phép của Bộ Công Thương."
] | [
"Khoản 2 Điều 35 Nghị định 69/2010/NĐ-CP an toàn sinh học sinh vật biến đổi gen, mẫu v mới nhất\nBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mẫu Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.",
"Khoản 4 Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương mới nhất\nViệc vận chuyển hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa có độ nguy hiểm cao quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về vận chuyển hàng nguy hiểm và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.",
"Khoản 2 Điều 1 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương mới nhất\nHàng hóa là tài sản di chuyển; hành lý cá nhân; hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao; quà biếu, quà tặng, hàng mẫu thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.",
"Khoản 2 Điều 69 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quản lý khu công nghiệp kinh tế mới nhất\nXây dựng và trình các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện:\na) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong khu kinh tế;\nb) Lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng trong khu kinh tế, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch này phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;\nc) Kế hoạch hằng năm và 5 năm về phát triển khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\nd) Danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hằng năm và 5 năm trình cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệt theo thẩm quyền;\nđ) Xây dựng các khung giá và mức phí, lệ phí áp dụng tại khu kinh tế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 2 Điều 3 Quyết định 01162/TM-XNK hàng hóa của Vương quốc Campuchia quá cảnh lãnh thổ Việt Nam\nViệc quá cảnh hàng hoá phải:\n2.1. Được Bộ Thương mại Việt Nam cấp \"Giấy phép vận chuyển hàng hoá quá cảnh\" theo đơn xin quá cảnh hàng hoá của doanh nghiệp Campuchia.\nBộ Thương mại Việt Nam uỷ quyền cho Phòng Giấy phép xuất, nhập khẩu của Bộ Thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh (dưới đây viết tắt là Phòng Giấy phép) cấp \"giấy phép vận chuyển hàng hoá quá cảnh\" (theo mẫu số 07) trong vòng 7 ngày, kể từ khi nhận được đơn xin quá cảnh hàng hoá của doanh nghiệp Campuchia.\nNhững hàng hoá mà Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu không được quá cảnh, trừ những trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam có văn bản cho phép.\n2.Tuân thủ các quy định sau:\n- Phải được vận chuyển theo đúng thời gian, cửa khẩu, tuyến đường ghi trong \"giấy phép vận chuyển hàng hoá quá cảnh\" và chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam.\n- Trường hợp hàng hoá quá cảnh cần lưu kho, lưu bãi phải được Hải quan Việt Nam cho phép và phải chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam.\n- Số lượng hàng xuất ra đúng bằng số lượng hàng nhập vào nguyên đai, nguyên kiện.\n- Thời gian hàng hoá quá cảnh lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp có lưu kho, lưu bãi và/hoặc có sự cố.",
"Khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nCác trường hợp sau đây được coi là vận tải trực tiếp, trừ trường hợp có quy định khác tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:\na) Vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu tới lãnh thổ của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu;\nb) Hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc nhiều nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ, ngoài nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu hoặc nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:\nb.1) Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải;\nb.2) Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh đó;\nb.3) Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để giữ hàng hóa trong điều kiện tốt.",
"Khoản 2 Điều 11 Thông tư 12/2019/TT-BCT xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện mới nhất\nTrường hợp sau được coi là vận chuyển trực tiếp từ Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu:\na) Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ một Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu; hoặc\nb) Hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc nhiều Nước thành viên khác hoặc qua một Nước không phải là thành viên và đáp ứng các điều kiện sau:\n- Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu về vận tải;\n- Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó;\n- Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều k iện tốt.",
"Khoản 3 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính cưỡng chế thi hành quyết định lĩnh vực hải quan\nPhạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;\nb) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung ghi trong giấy phép;\nc) Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này."
] |
Doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định thì có được áp dụng chế độ ưu tiên trong thủ tục hải quan không? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 1 Điều 42 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nDoanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:\na) Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 02 năm liên tục;\nb) Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định;\nc) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp nối mạng với cơ quan hải quan;\nd) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng;\nđ) Có hệ thống kiểm soát nội bộ;\ne) Chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán."
] | [
"Khoản 7 Điều 1 Luật Hải quan 2005 sửa đổi 42/2005/QH11\nBổ sung khoản 3 vào",
"Khoản 1 Điều 2 Luật Hải quan 2005 sửa đổi 42/2005/QH11\nKhi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:\na) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan;\nb) Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;\nc) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 9 Điều 23 Thông tư 86/2013/TT-BTC chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan\nTrước khi thực hiện chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp ưu tiên có trách nhiệm thông báo cho Tổng cục Hải quan, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp về đại lý làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và cam kết về sự tuân thủ pháp luật của đại lý. Trường hợp thay đổi đại lý làm thủ tục hải quan thì cần phải thông báo cho cơ quan hải quan nói trên biết. Doanh nghiệp ưu tiên phải thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của đại lý làm thủ tục hải quan để phát hiện sai sót (nếu có) và thông báo ngay cho cơ quan hải quan.",
"Khoản 16 Điều 4 Quyết định 621/2006/QĐ-TCHQ quy trình phúc tập hồ sơ hải quan,kiểm tra sau thông quan hàng hoá XNK\n1. Đối với loại có dấu hiệu vi phạm:\na) Rút toàn bộ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng đó của doanh nghiệp đó trong một giai đoạn nhất định để thực hiện kiểm tra.\nb) Rút toàn bộ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng đó của tất cả các doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định để phân loại cần làm ngay và loại sẽ làm sau. Trong đó:\n- Loại có kim ngạch lớn hoặc có dấu hiệu vi phạm lớn hơn thì đưa vào diện kiểm tra trước.\n- Loại có kim ngạch nhỏ hoặc có dấu hiệu vi phạm nhỏ hơn thì đưa vào diện kiểm tra sau.\nc) Trường hợp có dấu hiệu người xuất khẩu/nhập khẩu vi phạm có hệ thống thì đưa vào diện kiểm tra tất cả các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của người đó trong một giai đoạn nhất định.\n2. Đối với loại chưa phát hiện dấu hiệu vi phạm thì đưa vào diện kiểm tra theo kế hoạch, theo trật tự ưu tiên:\n- Doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu lớn, doanh nghiệp thường nhập khẩu mặt hàng nhạy cảm, có thuế suất cao, doanh nghiệp thường làm thủ tục hải quan ở nhiều đơn vị hải quan khác nhau thì đưa vào diện kiểm tra trước;\n- Mặt hàng nhạy cảm có trị giá lớn, thuế suất cao thì đưa vào diện kiểm tra trước;\n- Các trường hợp khác thì đưa vào diện kiểm tra sau.\nBước 5: Kiểm tra hồ sơ hải quan:",
"Khoản 4 Điều 10 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nĐiều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu:\na) Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm;\nb) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD/năm;\nc) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam đạt kim ngạch 30 triệu USD/năm;\nd) Đại lý thủ tục hải quan: số tờ khai làm thủ tục hải quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm.\nKim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, Điểm d Khoản này là kim ngạch bình quân trong 02 năm liên tiếp tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác."
] |
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt bao nhiêu để doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 4 Điều 10 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nĐiều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu:\na) Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm;\nb) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD/năm;\nc) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam đạt kim ngạch 30 triệu USD/năm;\nd) Đại lý thủ tục hải quan: số tờ khai làm thủ tục hải quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm.\nKim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, Điểm d Khoản này là kim ngạch bình quân trong 02 năm liên tiếp tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác."
] | [
"Khoản 10 Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động\nĐào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng: Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.",
"Khoản 5 Điều 10 Nghị định 08/2005/NĐ-CP quy hoạch xây dựng\nCác quy định khác.\n",
"Khoản 4 Điều 10 Thông tư 08/2017/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 38/2015/NĐ-CP quản lý chất thải rắn xây dựng\nCông nghệ xử lý CTRXD phải phù hợp với quy mô, công suất và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế xã hội.",
"Khoản 1 Điều 42 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nDoanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:\na) Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 02 năm liên tục;\nb) Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định;\nc) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp nối mạng với cơ quan hải quan;\nd) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng;\nđ) Có hệ thống kiểm soát nội bộ;\ne) Chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.",
"Khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2014/TT-BTC thủ tục hải quan điện tử hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu thương mại\nThông tư này quy định thủ tục hải quan điện tử đối với:\na) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;\nb) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài;\nc) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;\nd) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;\nđ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;\ne) Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;\nf) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;\ng) Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;\nh) Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;\ni) Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;\nk) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan;\nl) Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan.",
"Khoản 1 Điều 29 Thông tư 22/2014/TT-BTC thủ tục hải quan điện tử hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu thương mại\nDoanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp ưu tiên) được thực hiện thủ tục hải quan điện tử 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, được xem xét áp dụng chế độ ưu tiên trong khai hải quan, báo cáo, thanh khoản (nếu có).",
"Khoản 1 Điều 1 Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất\nThủ tục hải quan điện tử được áp dụng đối với:\na) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;\nb) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài;\nc) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;\nd) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;\nđ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;\ne) Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;\nf) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;\ng) Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;\nh) Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;\ni) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu;\nk) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan;\nl) Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan."
] |
Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ ưu tiên trong ngành hải quan là như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14 mới nhất\nMức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:\na) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;\nb) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước."
] | [
"Khoản 6 Điều 59 Luật quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14 mới nhất\nChưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của Luật này.",
"Khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế 2006 số 78/2006/QH11\nTrường hợp hồ sơ hoàn thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan quản lý thuế.",
"Khoản 2 Điều 2 Luật quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14 mới nhất\nCơ quan quản lý thuế bao gồm:\na) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;\nb) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.",
"Khoản 2 Điều 5 Thông tư 20/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm chi phí quản lý bảo hiểm mới nhất\nTrường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, đóng thấp hơn mức đóng của người thuộc diện bắt buộc tham gia, chiếm dụng tiền đóng hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi là trốn đóng) được cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền phát hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016,\nthì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:\na) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;\nb) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm và xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.\nVí dụ 1: Ngày 20 tháng 01 năm 2016, cơ quan BHXH phát hiện doanh nghiệp M trốn đóng BHXH cho người lao động 12 tháng (tính đến hết tháng 12 năm 2015), số tiền 100 triệu đồng; giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân theo tháng của năm 2015 do BHXH Việt Nam thông báo là 0,7%/tháng:\n- Theo khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, doanh nghiệp M ngoài việc phải nộp số tiền đóng 100 triệu đồng, còn phải nộp số tiền lãi do trốn đóng là 16,8 triệu đồng (100 triệu đồng x 12 tháng x 2 x 0,7%/tháng).\n- Trong tháng 01 năm 2016, nếu doanh nghiệp M không nộp hoặc nộp không đủ đối với số tiền trốn đóng, thì số tiền chưa nộp được chuyển sang tháng 02 năm 2016 để tính lãi theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.",
"Khoản 7 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế mới nhất\n1. Người nộp thuế thực hiện nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp được nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.\n2. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ hoặc người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ nhưng được nộp thuế bằng đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế. Bộ Tài chính hướng dẫn việc quy đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam quy định tại Khoản này.\n3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá tính thuế được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.”\nBổ sung Điều 28a như sau:\n“Điều 28a. Xử lý đối với việc chậm nộp thuế\nNgười nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Số thuế thiếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc do người nộp thuế tự phát hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 tiền chậm nộp được áp dụng theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.\nTrường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không nộp thuế đúng thời hạn dẫn đến nợ thuế thì không thực hiện cưỡng chế thuế và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế còn nợ nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán phát sinh trong thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán.”",
"Khoản 3 Điều 2 Quyết định 29/2022/QĐ-UBND thu nộp sử dụng tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa Đà Nẵng\nMức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế năm 2019, cụ thể:\na) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm nộp;\nb) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.",
"Khoản 5 Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh mới nhất\nĐiều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế:\na) Tính đến thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, doanh nghiệp không nợ quá hạn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.\nb) Trong thời hạn 05 năm liên tục tính đến thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi:\nTrốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;\nHành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục hải quan và chức danh tương đương."
] |
Hồ sơ thực hiện thủ tục tái xuất khẩu xe ô tô đã tạm nhập khẩu miễn thuế gồm những gì? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 3 Điều 1 Thông tư 45/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 143/2015/TT-BTC thủ tục hải quan xe ô tô nhập khẩu mới nhất\nChính sách quản lý xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”.\n2. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 5. Thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy"
] | [
"Khoản 4 Điều 1 Thông tư 45/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 143/2015/TT-BTC thủ tục hải quan xe ô tô nhập khẩu mới nhất\n1. Hồ sơ nhập khẩu, tạm nhập khẩu\na) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 01 - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.\nTrường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ, người khai hải quan khai và nộp 03 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;\nb) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp;\nc) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với ô tô);\nd) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy/động cơ xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu (đối với xe gắn máy);\nđ) Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật của đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Thông tư này ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe (nếu có): 01 bản chính;\ne) Chứng từ theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này (nếu có).\nNgười khai hải quan nộp 01 bản chính các chứng từ quy định tại điểm c, điểm d khoản này. Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.\nTrường hợp Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với ô tô), Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy/động cơ xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu (đối với xe gắn máy), Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe ô tô), Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu (đối với xe gắn máy) được cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia thì người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.\n2. Trình tự thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu\na) Địa điểm làm thủ tục: Chi cục Hải quan theo quy định của pháp luật;\nb) Người khai hải quan khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại khoản 1 Điều này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Hải quan (đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan giấy), chịu trách nhiệm bảo quản xe tại địa điểm được phép đưa về bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;\nc) Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe thực hiện thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu theo quy định.\nTrong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ thời điểm hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu, nếu có đủ cơ sở xác định trị giá do người khai hải quan kê khai là chưa phù hợp với hàng hóa thực tế thì cơ quan hải quan phải xác định trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định, ban hành Thông báo trị giá hải quan.\nTrong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Thông báo trị giá hải quan, nếu người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan thì cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, xử lý vi phạm (nếu có).\nTrường hợp người khai hải quan đủ điều kiện để được đưa hàng về bảo quản theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai phân công công chức theo dõi, tra cứu kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trên cổng thông tin một cửa quốc gia, khi có kết quả kiểm tra phải yêu cầu ngay người khai hải quan thực hiện khai bổ sung (nếu có) và thông quan hàng hóa theo quy định.\nQuá thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan không tiến hành tiếp thủ tục hoặc cơ quan hải quan có thông tin về việc người khai hải quan không chấp hành quy định về bảo quản hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện kiểm tra việc mang hàng về bảo quản, nếu người khai hải quan không lưu giữ xe tại địa điểm đã đăng ký bảo quản thì thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;\nd) Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu chỉ thông quan khi có giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe ô tô) và giấy kiểm tra chất lượng xe gắn máy nhập khẩu (đối với xe gắn máy ) của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.\nKhi nhận được Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc do người khai hải quan nộp thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu kiểm tra đối chiếu kết quả tại Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường với thông tin khai trên tờ khai hải quan và kết quả kiểm tra thực tế, trường hợp có sự khác biệt dẫn đến làm thay đổi trị giá của hàng hóa thì cơ quan hải quan xác định lại trị giá hải quan theo quy định, ban hành thông báo trị giá hải quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Thông báo trị giá hải quan, nếu người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung theo thông báo trị giá hải quan thì cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, xử lý vi phạm (nếu có).\nTrường hợp người khai hải quan nộp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không đúng thời hạn quy định (quá 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản), cơ quan hải quan tiến hành lập biên bản vi phạm, trừ trường hợp người khai hải quan có lý do khách quan được cơ quan kiểm tra chuyên ngành xác nhận thì không lập biên bản vi phạm, sau khi người khai hải quan chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan, tiếp tục thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật;\nđ) Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan giấy:\nSau khi hoàn thành thủ tục hải quan, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xác nhận thông quan trên 03 tờ khai hải quan, đồng thời đóng dấu \"dùng cho tái xuất hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu thụ xe ô tô, xe gắn máy theo quy định của pháp luật\" vào 01 tờ khai hải quan; trả cho người khai hải quan 01 tờ khai hải quan có xác nhận thông quan và 01 tờ khai hải quan có đóng dấu \"dùng cho tái xuất hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy theo quy định của pháp luật\", lưu 01 tờ khai hải quan.\nCác trường hợp nhập khẩu nộp thuế, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu xác nhận thông quan trên 02 tờ khai hải quan, trả cho người khai hải quan 01 tờ khai hải quan có xác nhận thông quan, lưu 01 tờ khai hải quan;\ne) Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử nhưng chưa thực hiện việc chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan công an và cơ quan hải quan theo quy định tại khoản 9 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 18/08/2018 của Chính phủ, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy thực hiện xác nhận đã thông quan lên tờ khai hải quan in từ hệ thống và trả cho người khai hải quan để thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành xe tại cơ quan công an;\ng) Trường hợp phải xác định lại trị giá hải quan, ban hành quyết định ấn định thuế thì Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục nhập khẩu xe phải có văn bản gửi bổ sung cho Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi quản lý thuế của tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe để thông báo về trị giá xác định lại của chiếc xe, số tiền thuế (chi tiết từng sắc thuế) mà cơ quan hải quan đã thu bổ sung để phối hợp thu thuế theo quy định.”\n3. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 7 như sau:\n“Điều 7. Hồ sơ, thủ tục tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy đã tạm nhập khẩu miễn thuế\n2. Hồ sơ tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy bao gồm:\nc) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 02 - Tờ khai hàng hóa xuất khẩu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.\nTrường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ, người khai hải quan khai và nộp 03 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”\nSửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 8 như sau:\n“Điều 8. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng, cho, tặng xe ô tô, xe gắn máy (sau đây gọi tắt là chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy) đã tạm nhập khẩu miễn thuế\n2. Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy\nđ) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 01 - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.\nTrường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ, người khai hải quan khai và nộp 03 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”",
"Khoản 3 Điều 45 Thông tư 124/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 45/2007/NĐ-CP\nViệc nhượng tái bảo hiểm không được phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.",
"Khoản 6 Điều 1 Thông tư 45/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 143/2015/TT-BTC thủ tục hải quan xe ô tô nhập khẩu mới nhất\n1. Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm soát, quản lý các thông tin liên quan đối với việc nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.\n2. Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thực hiện thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu, tái xuất xe ô tô, xe gắn máy.\na) Chỉ đạo các Chi cục Hải quan thực hiện thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu, tái xuất xe ô tô, xe gắn máy theo quy định tại Thông tư này;\nb) Sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy (đối với trường hợp nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng), Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục nhập khẩu cung cấp thông tin: số, ngày tờ khai nhập khẩu đã thông quan; tên, mã số thuế tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe cho Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi quản lý thuế của tổ chức, cá nhân này để thực hiện quản lý thuế và thu thuế theo quy định.”",
"Khoản 6 Điều 1 Quyết định 14/2021/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 53/2013/QĐ-TTg\nKhông được tạm nhập khẩu xe gắn máy đã qua sử dụng.”\n2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:\n“2. Nghĩa vụ của đối tượng nêu tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định này:\na) Đối tượng nêu tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định này có nghĩa vụ sử dụng xe ô tô, xe gắn máy tạm nhập khẩu đúng mục đích và tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam; không được ủy quyền sử dụng xe mang biển số ngoại giao, nước ngoài cho các đối tượng không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ; việc hợp đồng thuê lái xe người Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật;\nb) Đối tượng nêu tại khoản 2 và 3 Điều 2 Quyết định này khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe, thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy đối với xe ô tô, xe gắn máy, thực hiện các thủ tục liên quan đến việc bán, cho, biếu, tặng (sau đây gọi chung là chuyển nhượng) ô tô đã tạm nhập khẩu miễn thuế theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp không kịp tái xuất khẩu hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe ô tô, không kịp tái xuất hoặc tiêu hủy xe gắn máy thì các đối tượng nêu tại khoản 2 và 3 Điều 2 Quyết định này phải ủy quyền cho cơ quan nơi làm việc thực hiện thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy hoặc thủ tục liên quan đến chuyển nhượng xe ô tô. Giấy ủy quyền có nội dung xe được bảo quản nguyên trạng tại trụ sở cơ quan được ủy quyền, cơ quan được ủy quyền có trách nhiệm hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy hoặc thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng xe ô tô.”\n3. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:\n“Điều 9. Chuyển nhượng xe ô tô tạm nhập khẩu",
"Khoản 1 Điều 5 Quyết định 53/2013/QĐ-TTg tạm nhập tái xuất xe đối tượng hưởng quyền ưu đãi miễn trừ\nQuyền của đối tượng nêu tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định này:\na) Được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy theo đúng chủng loại, định lượng quy định và tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy theo quy định.\nb) Được cấp sổ định mức xe ô tô, xe gắn máy miễn thuế; được làm thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy; được cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe ô tô, xe gắn máy; được làm thủ tục đăng kiểm xe ô tô.",
"Khoản 5 Điều 5 Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu mới nhất\nTrường hợp tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy để thay thế cho xe ô tô, xe gắn máy đã tạm nhập khẩu theo tiêu chuẩn định lượng của các đối tượng là cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng.\nCá nhân quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này chỉ được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy để thay thế cho xe ô tô, xe gắn máy đã tạm nhập khẩu theo tiêu chuẩn định lượng sau khi đã hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy đối với xe ô tô, xe gắn máy đã tạm nhập khẩu.",
"Khoản 3 Điều 84 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nTrường hợp thực hiện thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan giấy, sau khi tái xuất, tái nhập hàng hóa\na) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế hoặc không chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu hoặc có thuế suất thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu 0%:\na.1) Người khai hải quan nộp cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất bộ hồ sơ gồm:\na.1.1) Công văn đề nghị quyết toán tờ khai tạm nhập, tạm xuất, trong đó nêu rõ số tờ khai tạm nhập, tạm xuất, tái nhập, tái xuất: 01 bản chính;\na.1.2) Tờ khai hải quan hàng hóa tái xuất, tái nhập: 01 bản chụp;\na.1.3) Chứng từ thanh toán cho hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất: nộp 01 bản chụp.\na.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:\nTrong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ bộ hồ sơ, công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu bộ hồ sơ do người khai hải quan nộp với bộ hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan để thực hiện việc quyết toán, xác nhận trên tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất lưu tại cơ quan hải quan;\nb) Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, xuất khẩu, sau khi tái xuất, tái nhập, người khai hải quan thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu cho tờ khai tạm nhập, tạm xuất theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư này tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất."
] |
Khi làm thủ tục hải quan thì địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa ở đâu? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 22 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nĐịa điểm làm thủ tục hải quan\n1. Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.\n2. Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.\n3. Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:\na) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;\nb) Trụ sở Chi cục Hải quan;\nc) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;\nd) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;\nđ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;\ne) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;\ng) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.\n4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này."
] | [
"Điều 7 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nĐịa bàn hoạt động hải quan\n1. Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:\na) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;\nb) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.\n2. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\n3. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.",
"Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 số 28/2018/QH14 mới nhất\nSửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 64 như sau:\n“1. Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.”.",
"Khoản 1 Điều 5 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 số 28/2018/QH14 mới nhất\nBổ sung khoản 5 vào Điều 5 như sau:\n“5. Đầu tư lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.",
"Điều 6 Thông tư 217/2015/TT-BTC thủ tục hải quan quản lý thuế hoạt động thương mại biên giới\nThủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hoạt động mua gom hàng hóa của cư dân biên giới\n1. Thương nhân khi thực hiện mua gom hàng hóa của cư dân biên giới tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu phải lập bảng kê mua gom hàng hóa và khai báo trên tờ khai giấy (quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính).\n2. Thủ tục hải quan, chính sách quản lý thuế, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng thực hiện theo quy định hiện hành, hồ sơ gồm:\n2.1. Tờ khai hải quan giấy (Mẫu tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính);\n2.2. Bảng kê cụ thể lượng hàng hóa mua gom từ các tờ khai hàng cư dân biên giới, có chữ ký của thương nhân thực hiện việc mua gom (Mẫu Bảng kê ban hành kèm theo Thông tư này).\n2.3. Các tờ khai hàng cư dân biên giới;\n2.4. Các văn bản xác nhận về kiểm dịch, kiểm tra chất lượng (nếu thuộc các mặt hàng phải kiểm dịch, kiểm tra nhà nước về chất lượng).\n3. Địa điểm thực hiện mua gom: Khu vực cửa khẩu biên giới; Chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg.\n4. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thương nhân mua gom hàng hóa cư dân biên giới thực hiện đăng ký, khai hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi có chợ cửa khẩu, chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; tại Trạm kiểm soát liên hợp được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập hoặc tại Chi cục Hải quan nơi cư dân biên giới đã nhập lượng hàng hóa đó; thời gian phải làm thủ tục hải quan sau khi mua gom không quá 30 ngày.\n5. Thương nhân mua gom hàng của cư dân biên giới chỉ được bán hoặc vận chuyển hàng hóa đã mua gom ra khỏi khu vực cửa khẩu, khu vực chợ vào nội địa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định. Thương nhân được sử dụng tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan để làm chứng từ lưu hành, vận chuyển hàng hóa vào nội địa.\n6. Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục, thu đủ các loại thuế (nếu có) tại khâu nhập khẩu; lưu tờ khai hàng cư dân biên giới cùng hồ sơ lô hàng mua gom của thương nhân theo quy định.\n7. Hàng hóa của thương nhân mua gom hàng cư dân biên giới phải tập kết để đảm bảo công tác kiểm tra hàng hóa tại các địa điểm sau: khu vực cửa khẩu; kho bãi của thương nhân trong khu vực biên giới; địa điểm kiểm tra tập trung hoặc địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa ở biên giới; các địa điểm khác đã được cơ quan hải quan công nhận hoặc thành lập ở khu vực biên giới.\n8. Hàng hóa lưu giữ trong kho, bãi của thương nhân phải bố trí lưu giữ riêng hàng mua gom đã làm thủ tục, hàng mua gom chưa làm thủ tục để thuận tiện trong kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng khi cần thiết.",
"Điều 13 Nghị định 101/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan\nHàng hóa chuyển cửa khẩu\n1. Hàng hóa chuyển cửa khẩu phải được vận chuyển theo đúng tuyến đường, đến đúng địa điểm quy định ghi trong hồ sơ hải quan.\n2. Người vận tải và công chức hải quan đi cùng (nếu có) chịu trách nhiệm bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa hoặc niêm phong hải quan trong quá trình chuyển cửa khẩu.\n3. Trong quá trình chuyển cửa khẩu, nếu xảy ra tai nạn hoặc trường hợp bất khả kháng khác làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc làm mất nguyên trạng hàng hoá, thì trong thời gian sớm nhất có thể, người vận tải, chủ hàng, công chức hải quan đi cùng (nếu có) phải báo cho cơ quan hải quan hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng hàng hoá.\n\n4. Thủ tục hải quan chuyển cửa khẩu:\na) Đối với hàng hóa nhập khẩu có vận tải đơn ghi địa điểm đến là địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu:\nCơ quan hải quan cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hoá; lập biên bản bàn giao và giao hàng hoá cho người vận tải chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; thông báo cho cơ quan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu những thông tin cần lưu ý về hàng hoá.\nCơ quan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu tiếp nhận hàng hoá được chuyển đến; đối chiếu hàng hoá và xác nhận vào biên bản bàn giao của cơ quan hải quan cửa khẩu; làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá; thông báo cho cơ quan hải quan cửa khẩu kết quả kiểm tra về các thông tin đã được cơ quan hải quan cửa khẩu lưu ý về lô hàng nhập khẩu.\nb) Đối với hàng hóa nhập khẩu có vận tải đơn ghi địa điểm đến là địa điểm làm thủ tục hải quan cửa khẩu:\nNgười khai hải quan phải có đơn xin chuyển cửa khẩu. Trên cơ sở đơn xin chuyển cửa khẩu của người khai hải quan, cơ quan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ; đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu; ghi xác nhận vào đơn xin chuyển cửa khẩu và gửi đến cơ quan hải quan cửa khẩu để làm thủ tục chuyển hàng từ cửa khẩu về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.\nKhi nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu ghi trong đơn xin chuyển cửa khẩu, cơ quan hải quan cửa khẩu và cơ quan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản 4 này.\nc) Đối với hàng hóa xuất khẩu:\nCơ quan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu làm thủ tục hải quan xuất khẩu; lập biên bản bàn giao, giao hàng hoá và hồ sơ cho người khai hải quan chuyển đến cơ quan hải quan cửa khẩu.\nCơ quan hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận hàng hoá; đối chiếu hàng hoá thực tế với biên bản bàn giao của cơ quan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; giám sát hàng hóa cho đến khi hàng hoá được xuất khẩu; xác nhận thực xuất theo quy định.\nd) Cơ quan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu có trách nhiệm làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ quan hải quan cửa khẩu có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cần lưu ý về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu. Khi nhận được thông tin cần lưu ý về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, cửa khẩu phải kiểm tra về các thông tin đó và thông báo kết quả kiểm tra cho Cục trưởng Hải quan và Chi cục hải quan có liên quan.\n",
"Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nĐưa hàng về bảo quản\n1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không mà người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản:\na) Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai chỉ chấp nhận cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản tại các địa điểm quy định tại điểm b.1 khoản 2 Điều này; Người khai hải quan có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong thời gian chờ kết quả giám định.\nb) Căn cứ kết quả giám định, công chức hải quan xác nhận thông quan hàng hóa hoặc báo cáo Chi cục trưởng hải quan xử lý theo quy định của pháp luật.\n2. Đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng; kiểm dịch động vật, thực vật, y tế; kiểm tra an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là kiểm tra chuyên ngành).\na) Hàng hóa phải kiểm dịch:\nViệc kiểm dịch được thực hiện tại cửa khẩu; trường hợp phải kiểm dịch tại địa điểm kiểm dịch trong nội địa, cơ quan hải quan căn cứ xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch, hoặc Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật), hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản), hoặc giấy tờ khác để giải quyết cho chủ hàng đưa hàng về địa điểm kiểm dịch. Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm theo dõi, giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, kiểm dịch và bảo quản chờ kết quả kiểm dịch theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\nb) Hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng:\nb.1) Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quan tại các địa điểm sau:\nb.1.1) Cửa khẩu nơi hàng hóa nhập khẩu.\nb.1.2) Cảng nội địa (ICD), kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong trường hợp người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản và được cơ quan kiểm tra chuyên ngành chấp nhận.\nb.1.3) Địa điểm kiểm tra theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan kiểm tra chuyên ngành:\nTrường hợp việc kiểm tra chuyên ngành không thể thực hiện tại cửa khẩu, phải đưa về chân công trình, nhà máy để lắp đặt hoặc đưa về các cơ sở kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành có văn bản đề nghị cho phép người khai hải quan được vận chuyển hàng hóa về các địa điểm này và chịu trách nhiệm giám sát, quản lý hàng hóa đến khi được cơ quan hải quan xác nhận thông quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu lập Biên bản bàn giao lô hàng cho người khai hải quan vận chuyển đến địa điểm theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.\nb.2) Trách nhiệm của người khai hải quan:\nb.2.1) Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm bảo quản và bàn giao cho Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm bảo quản hoặc vận chuyển đến địa điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.\nb.2.2) Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành cần mở niêm phong để kiểm tra chuyên ngành, thì người khai hải quan thông báo cho Chi cục hải quan quản lý địa điểm bảo quản để mở niêm phong, giám sát hàng hóa và niêm phong lại sau khi kết thúc kiểm tra chuyên ngành.\nb.3) Trách nhiệm của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai:\nb.3.1) Niêm phong phương tiện chuyên chở hàng hóa hoặc niêm phong hàng hóa;\nb.3.2) Lập Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa hoặc bàn giao cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp hàng hóa được chuyển đến địa điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.\nb.3.3) Chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ hải quan các lô hàng được đưa về địa điểm bảo quản đến khi được thông quan.\nb.4) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:\nb.4.1) Tiếp nhận biên bản bàn giao của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện giám sát hàng hóa trong quá trình bảo quản chờ kiểm tra chuyên ngành hoặc chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành.\nb.4.2) Giám sát hàng hóa, kho, bãi nơi bảo quản hàng hóa chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đến khi được thông quan.\nb.4.3) Giải quyết cho người khai hải quan nhận hàng sau khi có xác nhận thông quan của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai.\nc) Đối với hàng hóa nhập khẩu vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm thì thực hiện quản lý hải quan như hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.\nd) Xử lý kết quả kiểm tra chuyên ngành:\nd.1) Trường hợp kết quả kiểm tra chuyên ngành đạt điều kiện nhập khẩu thì công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư này.\nd.2) Trường hợp hàng hóa không đạt điều kiện nhập khẩu:\nd.2.1) Tái chế: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép được tái chế hàng hóa, công chức hải quan xác nhận “hàng hoá được tái chế theo văn bản số … ngày …” trên tờ khai hải quan, giao cho người khai hải quan mang hàng về tái chế; trường hợp lô hàng được bảo quản tại khu cách ly hoặc kho bảo quản thì người khai hải quan thực hiện tái chế theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền.\nSau khi tái chế, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành kết luận hàng hóa đạt điều kiện nhập khẩu thì công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xác nhận thông quan; trường hợp không đạt điều kiện nhập khẩu thì xử lý theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 2 Điều này.\nd.2.2) Buộc tiêu huỷ: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc buộc tiêu hủy hàng hóa, công chức hải quan xác nhận “Hàng hoá bị tiêu huỷ theo văn bản số … ngày …, biên bản tiêu huỷ hàng hoá ngày …” trên tờ khai hải quan để hoàn tất thủ tục hải quan.\nd.2.3) Buộc tái xuất: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc buộc tái xuất hàng hóa, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu giải quyết thủ tục tái xuất hàng hóa theo quy định. Khi làm xong thủ tục tái xuất, ghi số, ngày của văn bản buộc tái xuất lên tờ khai nhập khẩu và lưu văn bản buộc tái xuất vào hồ sơ nhập khẩu lô hàng.\nCơ quan hải quan phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ hải quan; tham gia hội đồng tư vấn, xử lý và những việc liên quan khác khi có yêu cầu.\nQuy định đưa hàng về bảo quản tại Điều này áp dụng đối với cả lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Điều 15 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính."
] |
Hàng hóa nào quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 11 Thông tư 12/2018/TT-BCT hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và 69/2018/NĐ-CP mới nhất\nDanh mục hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu\n\nSTT\n\nTên hàng hóa\n\nMã HS\n(Áp dụng đối với toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số)\n\n1\n\nĐường tinh luyện, đường thô\n\n1701\n\n2\n\nMuối\n\n2501\n\n3\n\nThuốc lá nguyên liệu\n\n2401\n\n4\n\nTrứng gia cầm\n\n0407\n(Không bao gồm trứng đã thụ tinh để ấp thuộc các mã HS: 04071110, 04071190, 04071911, 04071919, 04071991 và 04071999)\n"
] | [
"Điều 11 Thông tư 12/2014/TT-BCT tính toán mức giá bán lẻ điện bình quân\nNguyên tắc hiệu chỉnh giá bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán cho Tổng công ty Điện lực\n1. Căn cứ phương pháp quy định tại Điều 10 Thông tư này, giá bán điện năm N của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán cho Tổng công ty Điện lực được tính toán hiệu chỉnh trong các trường hợp sau:\na) Khi có điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân;\nb) Khi kết quả sản xuất kinh doanh trong năm N của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc Tổng công ty Điện lực biến động lớn. Việc hiệu chỉnh phải không muộn hơn ngày 01 tháng 11 của năm áp dụng giá bán điện.\n2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng phương án giá bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán cho Tổng công ty Điện lực, báo cáo Cục Điều tiết điện lực xem xét để trình Bộ Công Thương chấp thuận trước khi điều chỉnh.",
"Điều 12 Thông tư 11/2022/TT-BCT phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường mới nhất\nXét duyệt hồ sơ\nHội đồng đấu giá kiểm tra xét duyệt hồ sơ và thông báo cho thương nhân kết quả xét duyệt hồ sơ: đủ điều kiện tham gia, cần bổ sung hồ sơ hoặc không đủ điều kiện tham gia.\n1. Hội đồng đấu giá thông báo cho thương nhân đủ điều kiện tham gia phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo phương thức đấu giá chậm nhất là 02 (hai) ngày làm việc trước khi tiến hành Phiên đấu giá (có thể thông báo bằng văn bản hoặc email, fax).\n2. Trường hợp cần phải bổ sung hồ sơ, Hội đồng đấu giá thông báo để thương nhân nộp hồ sơ bổ sung cho bộ phận thường trực của Hội đồng đấu giá chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc trước khi tiến hành Phiên đấu giá (có thể thông báo bằng văn bản hoặc email, fax).\n3. Trường hợp không đủ điều kiện tham gia đấu giá, Hội đồng đấu giá thông báo cho thương nhân biết chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc trước khi tiến hành Phiên đấu giá (có thể thông báo bằng văn bản hoặc email, fax).",
"Điều 8 Nghị định 122/2016/NĐ-CP biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi danh mục hàng hóa mức thuế ngoài hạn ngạch\nDanh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan\n1. Danh mục hàng hóa thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan gồm một số mặt hàng thuộc các nhóm 04.07; 17.01; 24.01; 25.01 được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.\n2. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.\n3. Lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm của các hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương.\n4. Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này có số lượng nhập khẩu nằm ngoài số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại khoản 2 Điều này.\n5. Trường hợp theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết có cam kết thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch (mức thuế suất cam kết) đối với các mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều này và mức thuế suất cam kết thấp hơn mức thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị đinh này thì áp dụng theo mức thuế suất cam kết (nếu đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất cam kết) theo Hiệp định. Trường hợp mức thuế suất cam kết theo Hiệp định cao hơn mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV.\n6. Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này có số lượng nhập khẩu nằm trong số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này hoặc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (nếu đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) ban hành kèm theo các Nghị định của Chính phủ để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do.",
"Điều 5 Nghị định 117/2022/NĐ-CP Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam Anh Bắc Ailen 2022 2027 mới nhất\nĐiều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam\n1. Ký hiệu “*”: Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định UKVFTA.\n2. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan gồm một số mặt hàng thuộc các nhóm hàng 04.07, 17.01, 24.01, 25.01, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong hạn ngạch là mức thuế suất quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; danh mục và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu.\n3. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định UKVFTA\nHàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định UKVFTA\nphải đáp ứng đủ các điều kiện sau:\na) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.\nb) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.\nc) Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định UKVFTA.",
"Điều 2 Thông tư 06/2014/TT-BCT nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 2014 thuế suất 0% hàng từ Lào\nĐiều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan 0%\n1. Hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan thẩm quyền của CHDCND Lào cấp theo quy định và được thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo nguyên tắc trừ lùi tự động (tổng lượng hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% trừ đi số lượng đã nhập khẩu của từng mặt hàng).\n2. Thương nhân Việt Nam được nhập khẩu các mặt hàng thóc và gạo các loại theo hạn ngạch thuế quan.\nĐối vói mặt hàng lá và cọng thuốc lá, chỉ những thương nhân Việt Nam có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và Thông tư số 33/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2014 mới được phép nhập khẩu. Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp."
] |
Đối tượng nào được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BCT hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và 69/2018/NĐ-CP mới nhất\nĐối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan\n1. Đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.\n2. Đối với mặt hàng muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối cho sản xuất được cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận.\n3. Đối với mặt hàng trứng gia cầm: Thương nhân có nhu cầu nhập khẩu trứng gia cầm.\n4. Đối với mặt hàng đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.\n5. Bộ Công Thương xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều này.\nĐối với các mặt hàng quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan."
] | [
"Điều 12 Thông tư 12/2018/TT-BCT hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và 69/2018/NĐ-CP mới nhất\nQuyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu\n1. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với các mặt hàng muối, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định và thông báo cho Bộ Công Thương chậm nhất trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.\n2. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu do Bộ Công Thương quyết định trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.\n3. Trên cơ sở cam kết quốc tế, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đã được quyết định hàng năm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Bộ Công Thương chính thức công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm và quy định phương thức điều hành đối với từng mặt hàng.",
"Điều 14 Thông tư 06/2018/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại\nNội dung quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại\n1. Tên của tổ chức, cá nhân được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;\n2. Mô tả hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;\n3. Khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;\n4. Thời hạn miễn trừ, điều kiện và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.",
"Điều 1 Thông tư 14/2017/TT-BCT bãi bỏ 12/2015/TT-BCT chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động thép mới nhất\nBãi bỏ Thông tư số 12/2015/TT-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép.",
"Điều 2 Thông tư 37/2010/TT-BCT nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan\nĐiều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan 0%.\n1. Hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan thẩm quyền của Vương quốc Campuchia cấp theo quy định và được thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo nguyên tắc trừ lùi tự động (tổng lượng hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% trừ đi số lượng đã nhập khẩu của từng mặt hàng).\n2. Thương nhân Việt Nam được nhập khẩu các mặt hàng thóc và gạo các loại theo hạn ngạch thuế quan. Đối với lá thuốc lá khô, chỉ những thương nhân có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) mới được phép nhập khẩu; Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công thương cấp.",
"Điều 3 Thông tư 39/2023/TT-BCT hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2024 mới nhất\nĐối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu\nHạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho các thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.",
"Điều 3 Thông tư 11/2023/TT-BCT hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu\nĐối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu\nHạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho các thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.",
"Điều 3 Thông tư 09/2009/TT-BCT nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2009 thuế suất nhập khẩu 0% hàng hoá xuất xứ từ Lào\nThương nhân Việt Nam được nhập khẩu các mặt hàng thóc và gạo các loại theo hạn ngạch thuế quan. Đối với lá và cọng thuốc lá, chỉ những thương nhân có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) mới được phép nhập khẩu; Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp."
] |
Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan gồm có những gì? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 15 Thông tư 12/2018/TT-BCT hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và 69/2018/NĐ-CP mới nhất\nCấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan\n1. Trên cơ sở lượng hạn ngạch thuế quan công bố hàng năm và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân.\n2. Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:\na) Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII kèm theo Thông tư này: 1 bản chính.\nb) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.\n3. Quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:\na) Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.\nb) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.\nc) Thời hạn giải quyết việc cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân là trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư này và Bộ Công Thương nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.\nTrường hợp không cấp giấy phép, Bộ Công Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.\n4. Thương nhân có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.\nTrước ngày 30 tháng 9 hàng năm, thương nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi Bộ Công Thương đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân khác."
] | [
"Điều 12 Thông tư 19/2018/TT-BCT xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật\nTrình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết\n1. Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; đồng thời, gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ. Hồ sơ trình Chính phủ gồm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật.\n3. Trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, đơn vị đề nghị xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt chậm nhất trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để gửi Bộ Tư pháp theo quy định tại khoản 4 Điều này.\n4. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được gửi đến Bộ Tư pháp để lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cho năm tiếp theo của năm sau (năm dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội).\nVí dụ: chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm 2016, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải được gửi đến Bộ Tư pháp để lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cho năm 2018.",
"Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BCT sửa đổi Thông tư 10/2018/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 40/2018/NĐ-CP kinh doanh đa cấp mới nhất\nĐiều khoản thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 21 tháng 7 năm 2023.\n2. Bãi bỏ Điều 4 và Phụ lục 2, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BCT .",
"Điều 12 Thông tư 12/2018/TT-BCT hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và 69/2018/NĐ-CP mới nhất\nQuyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu\n1. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với các mặt hàng muối, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định và thông báo cho Bộ Công Thương chậm nhất trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.\n2. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu do Bộ Công Thương quyết định trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.\n3. Trên cơ sở cam kết quốc tế, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đã được quyết định hàng năm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Bộ Công Thương chính thức công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm và quy định phương thức điều hành đối với từng mặt hàng.",
"Điều 2 Thông tư 56/2015/TT-BCT nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hàng hóa có xuất xứ từ Lào mới nhất\nQuy định đối với nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan 0%\n1. Hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan thẩm quyền của CHDCND Lào cấp theo quy định.\n2. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo nguyên tắc trừ lùi tự động (tổng lượng hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% trừ đi số lượng đã nhập khẩu của từng mặt hàng).\n3. Thương nhân Việt Nam được nhập khẩu mặt hàng gạo theo hạn ngạch thuế quan.\n4. Đối với mặt hàng lá thuốc lá, chỉ những thương nhân Việt Nam có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài mới được phép nhập khẩu (nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu). Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp.",
"Điều 2 Thông tư 02/2015/TT-BCT nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 2015 đối với hàng hóa có xuất xứ từ Lào\nĐiều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan 0%\n1. Hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan thẩm quyền của CHDCND Lào cấp theo quy định và được thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo nguyên tắc trừ lùi tự động (tổng lượng hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% trừ đi số lượng đã nhập khẩu của từng mặt hàng).\n2. Thương nhân Việt Nam được nhập khẩu các mặt hàng thóc và gạo các loại theo hạn ngạch thuế quan.\nĐối với mặt hàng lá và cọng thuốc lá, chỉ những thương nhân Việt Nam có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài mới được phép nhập khẩu (nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu). Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp.",
"Điều 2 Quyết định 11/2007/QĐ-BCT nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2008 2009 hàng hoá có xuất xứ Campuchia\nThương nhân Việt Nam được nhập khẩu thóc, gạo và lá thuốc lá khô theo hạn ngạch thuế quan và được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%. Riêng đối với lá thuốc lá khô, chỉ những thương nhân có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 6 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) mới được phép nhập khẩu; Số lượng nhập khẩu tính trừ vào giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu do Bộ Công Thương cấp.",
"Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BCT hướng dẫn nhập khẩu hạn ngạch thuế quan năm 2009 thuế suất nhập khẩu 0% hàng hoá xuất xứ từ Lào\nThương nhân Việt Nam được nhập khẩu các mặt hàng thóc và gạo các loại, phụ kiện mô tô theo hạn ngạch thuế quan. Đối với lá và cọng thuốc lá, chỉ những thương nhân có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 6 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) mới được phép nhập khẩu; Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp."
] |
Giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý thì thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có trách nhiệm gì? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 15 Nghị định 107/2018/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất\nBình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước\n1. Việc công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.\n2. Trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông để bình ổn thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n3. Trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa giảm quá thấp bất hợp lý, không phù hợp với giá thóc định hướng quy định tại Điều 14 Nghị định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cụ thể để điều tiết thị trường, góp phần hạn chế thiệt hại cho người sản xuất.\n4. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo quy định tại Điều này và được bù đắp các chi phí phát sinh theo quyết định, chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền."
] | [
"Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất\nĐiều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo\n1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:\na) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;\nb) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.\n2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.\nThương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.\n3. Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.\nKhi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định này.",
"Điều 16 Nghị định 107/2018/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất\nLiên kết sản xuất, tiêu thụ và xây dựng vùng nguyên liệu\n1. Khuyến khích thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu hoặc liên kết với người sản xuất để xây dựng vùng nguyên liệu (sau đây gọi chung là vùng nguyên liệu) theo các phương thức sau:\na) Xây dựng vùng nguyên liệu thuộc quyền quản lý, sử dụng của thương nhân trên diện tích đất sản xuất lúa được Nhà nước giao, cho thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc thuê đất của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để sản xuất lúa theo quy định của pháp luật về đất đai;\nb) Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;\nc) Ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo với hộ nông dân trồng lúa hoặc đại diện của nông dân theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật;\nd) Các hình thức khác theo quy định và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n2. Thương nhân xây dựng vùng nguyên liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét ưu tiên trong các chính sách hỗ trợ cụ thể như sau:\na) Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp ở trong nước và ngoài nước;\nb) Phân bổ chỉ tiêu thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung;\nc) Tham gia chương trình mua thóc, gạo tạm trữ của Nhà nước.\n3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu.",
"Điều 2 Nghị định 107/2018/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất\nĐối tượng áp dụng\nNghị định này áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật thương mại; các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong quản lý, điều hành xuất khẩu gạo và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.",
"Điều 2 Thông tư 50/2015/TT-BTC hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2014 2015 mới nhất\nNguyên tắc xem xét hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo\n1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại cho các thương nhân thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 1 Thông tư này để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 241/QĐ-TTg.\n2. Hỗ trợ lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ chỉ thực hiện đối với các khoản vay từ ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 241/QĐ-TTg.\nTrường hợp thương nhân mua thóc, gạo tạm trữ bằng nguồn vốn khác, không phải bằng nguồn vay ngân hàng thương mại theo quy định tại Quyết định số 241/QĐ-TTg và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì sẽ không được ngân sách nhà nước hỗ trợ.\n3. Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản vay trả nợ trước và trong hạn tại thời điểm hỗ trợ lãi suất, không thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay quá hạn.\n4. Số lượng thóc, gạo được hỗ trợ lãi suất cho từng thương nhân theo số lượng thóc, gạo thực tế thương nhân mua tạm trữ nhưng không được vượt quá số lượng quy định tại các văn bản phân giao chỉ tiêu mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và đảm bảo tổng số thóc, gạo mua tạm trữ không được vượt quá 01 triệu tấn quy gạo theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 241/QĐ-TTg.\n5. Thóc, gạo mua tạm trữ là các loại thóc, gạo (kể cả gạo tẻ, nếp, thơm và tấm các loại).\n6. Thời hạn mua tạm trữ từ ngày 01/3/2015 đến hết ngày 15/4/2015.\n7. Thời gian được hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng là thời gian tạm trữ thực tế tính từ thời điểm mua thóc, gạo theo quy định tại khoản 6 Điều này đến thời điểm bán thóc, gạo tạm trữ nhưng không quá thời hạn ngày 30/6/2015.\n8. Giá để tính hỗ trợ lãi suất là giá mua thực tế theo giá thị trường (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) cho từng loại thóc, gạo.\nCăn cứ để xác định giá mua thực tế theo giá thị trường là hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, phiếu nhập kho hàng hóa, hóa đơn mua hàng, chứng từ chuyển tiền hoặc các chứng từ có liên quan khác do thương nhân xuất trình.\nTrường hợp thương nhân mua thóc tạm trữ thì được tính quy đổi theo tỷ lệ hai (02) thóc bằng một (01) gạo.\nTrường hợp thương nhân mua gạo nguyên liệu để sản xuất chế biến ra gạo thành phẩm thì không được quy đổi về lượng và giá mua gạo nguyên liệu sang gạo thành phẩm.\n9. Lãi suất hỗ trợ là lãi suất các thương nhân vay ngân hàng thương mại theo Hợp đồng tín dụng nhưng tối đa không vượt quá 7%/năm theo quy định tại các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.\n10. Khoản hỗ trợ lãi tiền vay ngân hàng từ ngân sách nhà nước đối với số thóc, gạo mua tạm trữ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được hạch toán vào khoản thu nhập khác trong kỳ của thương nhân và chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.",
"Điều 23 Nghị định 109/2010/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo\nTrách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương\nNgoài trách nhiệm được quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật hiện hành, các Bộ, ngành: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu còn có trách nhiệm sau:\n1. Bộ Công thương\na) Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung, tiến hành đàm phán với các nước có nhu cầu nhập khẩu, ký kết các biên bản thỏa thuận về xuất khẩu gạo với nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ của nước ngoài.\nb) Kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh của thương nhân; phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo theo thẩm quyền.\nc) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định này.\n2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn\na) Thống nhất chỉ đạo các địa phương lập và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa; hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng chuyên canh các giống lúa có chất lượng, năng suất cao; áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến thóc, gạo; nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường.\nb) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi tình hình sản xuất, nắm sản lượng thóc, gạo để cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các Tổng Công ty Lương thực Nhà nước đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bình ổn thị trường nội địa, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo quy định tại Nghị định này.\nc) Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu trong việc chỉ đạo mua thóc, gạo trực tiếp từ người sản xuất lúa theo chính sách hiện hành và quy định tại Nghị định này.\nd) Xây dựng quy hoạch hệ thống kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo; ban hành quy chuẩn chung về kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo và hướng dẫn thực hiện trên phạm vi cả nước từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.\n3. Bộ Tài chính\na) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách, quy định về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu đối với thương nhân xây dựng, mở rộng, hiện đại hóa kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.\nb) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp bình ổn giá gạo theo quy định của pháp luật hiện hành.\nc) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng gửi Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ và Hiệp hội Lương thực Việt Nam về lượng, giá, thị trường xuất khẩu và kết quả xuất khẩu gạo của từng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.\n\n4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam\nChỉ đạo các ngân hàng thương mại chủ động cân đối, bảo đảm nguồn vốn cho thương nhân vay để mua thóc, gạo hàng hóa theo kế hoạch dự kiến được cân đối theo quy định tại Nghị định này.\n5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu\na) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất lúa, bảo đảm cơ cấu giống, chỉ đạo việc cung ứng vật tư, kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng gạo đáp ứng nhu cầu của thị trường; kiểm tra hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ thóc, gạo trên địa bàn; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống kho chứa, cơ sở xay xát thóc, gạo trên địa bàn; chỉ đạo việc mua thóc, gạo trực tiếp từ người sản xuất và mua thông qua hợp đồng ký với người sản xuất theo chính sách hiện hành của Nhà nước.\nb) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan về sản lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa tồn đọng và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch thóc, gạo trên địa bàn để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.\nc) Chỉ đạo các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương tổ chức điều tra, khảo sát chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất lúa từng vụ trên địa bàn theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn trong việc chấp hành quy định và tuân thủ sự chỉ đạo điều hành của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.\nd) Tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân địa phương thực hiện sản xuất lúa theo quy hoạch và định hướng chung của Nhà nước để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thóc, gạo.\n",
"Điều 4 Nghị định 109/2010/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo\nĐiều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo\n1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:\na) Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.\nb) Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.\nc) Có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.\n\n2. Kho chứa, cơ sở xay, xát quy định tại Điều này phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.\n"
] |
Gạo xuất khẩu phải đảm bảo chất lượng như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 17 Nghị định 107/2018/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất\nĐảm bảo chất lượng thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu\n1. Gạo xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu; trừ trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu khác thì thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.\n2. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và thương nhân xuất khẩu các mặt hàng gạo theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này có trách nhiệm thực hiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, chế biến, bảo quản thóc, gạo hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành."
] | [
"Điều 13 Nghị định 107/2018/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất\nMua thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu\n1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các điểm mua thóc, gạo và công bố các điểm mua, niêm yết giá mua theo chất lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa và mùa vụ thu hoạch để người nông dân biết và trực tiếp giao dịch.\n2. Trường hợp mua thóc, gạo hàng hóa qua thương nhân khác hoặc từ các cơ sở chế biến, thương nhân và các cơ sở chế biến phải liên kết, tổ chức thành hệ thống ổn định để thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.",
"Điều 16 Nghị định 107/2018/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo mới nhất\nLiên kết sản xuất, tiêu thụ và xây dựng vùng nguyên liệu\n1. Khuyến khích thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu hoặc liên kết với người sản xuất để xây dựng vùng nguyên liệu (sau đây gọi chung là vùng nguyên liệu) theo các phương thức sau:\na) Xây dựng vùng nguyên liệu thuộc quyền quản lý, sử dụng của thương nhân trên diện tích đất sản xuất lúa được Nhà nước giao, cho thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc thuê đất của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để sản xuất lúa theo quy định của pháp luật về đất đai;\nb) Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;\nc) Ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo với hộ nông dân trồng lúa hoặc đại diện của nông dân theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật;\nd) Các hình thức khác theo quy định và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n2. Thương nhân xây dựng vùng nguyên liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét ưu tiên trong các chính sách hỗ trợ cụ thể như sau:\na) Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp ở trong nước và ngoài nước;\nb) Phân bổ chỉ tiêu thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung;\nc) Tham gia chương trình mua thóc, gạo tạm trữ của Nhà nước.\n3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu.",
"Điều 17 Nghị định 107/2005/NĐ-CP tổ chức hoạt động của Thanh tra thủy sản\nCơ sở vật chất kỹ thuật\n1. Thanh tra thủy sản được trang bị trụ sở làm việc, phương tiện tuần tra, phương tiện thông tin liên lạc, công cụ hỗ trợ, vũ khí để tự vệ và các trang thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho công tác thanh tra.\n\n2. Bộ trưởng Bộ Thủy sản quy định cụ thể về định mức trang bị kỹ thuật; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định về trang bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ và vũ khí.\n",
"Điều 1 Quyết định 6139/QĐ-BCT 2013 quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo\nPhê duyệt Quy hoạch thương nhân, kinh doanh xuất khẩu gạo với những nội dung chủ yếu như sau:\nI. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH\n1. Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được xây dựng trên nguyên tắc xác định kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP và là lĩnh vực ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh lương thực quốc gia, lợi ích của người tiêu dùng gạo trong nước và người nông dân sản xuất lúa.\n2. Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo góp phần đảm bảo sự ổn định, bền vững cho hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo, gắn hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo với phát triển sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu và thu mua, tạm trữ, chế biến, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa; góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hiệu quả xuất khẩu.\n3. Nhà nước kiểm soát, định hướng phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên phạm vi cả nước. Định hướng phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với địa bàn hoạt động tập trung chủ yếu tại các địa phương có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu lúa gạo hàng hóa với số lượng, quy mô và năng lực kinh doanh của thương nhân phù hợp, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thương mại gạo quốc tế, phù hợp với thực tiễn tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trong nước từng thời kỳ.\nII. MỤC TIÊU QUY HOẠCH\n1. Mục tiêu chung\na) Xây dựng và tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo chiều sâu với số lượng, quy mô và năng lực kinh doanh đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thương mại gạo quốc tế hiện nay.\nb) Góp phần định hướng hoạt động đầu tư, tránh đầu tư tràn lan, gây lãng phí, bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.\nc) Cụ thể hóa các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, gồm tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo và địa bàn xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo; định hướng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết, đặt hàng tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với hộ nông dân trồng lúa theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.\nd) Thiết lập công cụ quản lý Nhà nước để góp phần thực hiện tốt mục nêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo; đảm bảo tính thông suốt của thị trường lúa gạo trong nước, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa và sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo Việt Nam trong tình hình mới.\n2. Mục tiêu cụ thể\na) Từ nay đến năm 2015: Kiện toàn, ổn định số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đảm bảo tối đa 150 đầu mối; gắn địa bàn hoạt động của thương nhân với các vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn; từng bước củng cố, phát triển năng lực sản xuất, kinh doanh của đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo chiều sâu và hiệu quả xuất khẩu.\nb) Từ sau năm 2015: Điều chỉnh số lượng đầu mối và địa bàn hoạt động phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo và diễn biến tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ; tập trung phát triển, nâng cao chất lượng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.\nIII. NỘI DUNG QUY HOẠCH\n1. Đối tượng quy hoạch\nCác thương nhân tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo hội đủ các tiêu chí điều kiện của Quy hoạch này.\n2. Tiêu chí quy hoạch\n2.1. Tiêu chí để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (Giấy chứng nhận)\nThương nhân chỉ được xem xét, cấp Giấy chứng nhận khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:\na) Tiêu chí 1: Đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.\nb) Tiêu chí 2: Có kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên, Tây Ninh.\nc) Tiêu chí 3: Ưu tiên thương nhân có vùng nguyên liệu hoặc thực hiện hợp tác, đặt hàng, liên kết với hộ nông dân trồng lúa.\nĐể được ưu tiên, thương nhân phải được Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bằng văn bản về việc có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa.\n2.2. Tiêu chí, điều kiện để được duy trì Giấy chứng nhận\nNgoài việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh đã được quy định tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, thương nhân được cấp Giấy chứng nhận phải bảo đảm duy trì đáp ứng các tiêu chí, điều kiện sau đây:\na) Tiêu chí, điều kiện về thành tích xuất khẩu\nThương nhân được cấp Giấy chứng nhận phải đạt thành tích xuất khẩu tối thiểu 10.000 tấn gạo/năm, kỳ hạn xét thành tích xuất khẩu để thu hồi Giấy chứng nhận là 2 năm liên tiếp xuất khẩu không đạt 10.000 tấn/năm. Kỳ hạn xét thành tích được tính từ ngày thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.\nTrong kỳ hạn xét thành tích, thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc trong 2 năm liên tiếp không đạt tổng thành tích xuất khẩu tối thiểu 20.000 tấn gạo sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận.\nHàng năm, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành xét thành tích xuất khẩu trên cơ sở số liệu thống kê của cơ quan Hải quan về lượng gạo xuất khẩu của từng thương nhân.\nThương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận do không bảo đảm tiêu chí, điều kiện về thành tích xuất khẩu chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận sau thời hạn 1 năm, kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận có hiệu lực.\nb) Tiêu chí, điều kiện về vùng nguyên liệu, hợp tác, liên kết, đặt hàng với người sản xuất lúa\nSau khi có quy định về lộ trình thực hiện chủ trương thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa do cơ quan có thẩm quyền ban hành, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải bảo đảm đáp ứng tiêu chí, điều kiện về vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, đặt hàng, liên kết với hộ nông dân trồng lúa theo quy định về lộ trình này.\nThương nhân không duy trì tiêu chí, điều kiện này sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận và chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận sau thời hạn 1 năm, kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận có hiệu lực.\nIV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH\n1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước\n1.1. Tiếp tục theo dõi, đánh giá, hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo và quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn.\nCác Bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định cần thiết để điều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo đáp ứng yêu cầu quản lý từng thời kỳ, nhất là các quy định về địa bàn hoạt động của thương nhân, về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo và lộ trình thực hiện chủ trương thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa.\n1.2. Tăng cường công tác quản lý, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy hoạch này và các quy hoạch khác có liên quan trên thực tế.\nỦy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quy hoạch địa bàn hoạt động của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần quán triệt nội dung, định hướng quy hoạch, chỉ đạo và quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo, không để xảy ra tình trạng lãng phí đầu tư cho xã hội và gia tăng thêm số lượng đầu mối, cụ thể là:\na) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng đội ngũ thương nhân có kho chứa, cơ sở xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh hoạt động trên địa bàn phù hợp với hiện trạng đội ngũ thương nhân đã được thể hiện trong Quy hoạch; điều tiết trong phạm vi số lượng này.\nb) Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện định hướng quy hoạch như sau:\n(i) Áp dụng các biện pháp cần thiết để không tiếp tục đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát với mục đích xin cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn;\n(ii) Bảo đảm số lượng tối đa đầu mối xuất khẩu gạo như hiện trạng đã đầu tư, không tăng thêm đầu mối mới.\n1.3. Các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin về các quy định, chủ trương của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, nhất là chủ trương hạn chế, quản lý số lượng đầu mối xuất khẩu, quy hoạch địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh, gắn hoạt động kinh doanh xuất khẩu với sản xuất, chế biến lúa gạo để các cơ quan liên quan, các thương nhân kinh doanh lúa gạo, lương thực biết và có định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp, tránh lãng phí cho đầu tư xã hội và ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của thương nhân.\n1.4. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan tăng cường công tác rà soát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là việc duy trì các điều kiện kinh doanh, các tiêu chí, điều kiện để được cấp và duy trì Giấy chứng nhận và việc chấp hành các chủ trương, biện pháp điều hành xuất khẩu gạo của cơ quan có thẩm quyền.\n2. Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo\n2.1. Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hội viên; điều phối, giám sát hoạt động kinh doanh của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo; kịp thời phát hiện và báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo; phát huy vai trò tập hợp, hỗ trợ, hướng dẫn, định hướng cho thương nhân trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.\n2.2. Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện trách nhiệm chung trong việc góp phần xây dựng, phát triển ngành lúa gạo Việt Nam, góp phần ổn định thị trường trong nước, tăng cường liên kết với người sản xuất và với các thương nhân khác; tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện chủ trương thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa; tích cực đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực, uy tín, khả năng cạnh tranh trên thương trường; chú trọng xây dựng, bảo vệ thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.\nV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN\n1. Bộ Công Thương\na) Thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP và Quy hoạch này.\n- Sau khi Quy hoạch này được phê duyệt, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân có hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP và Quy hoạch này.\n- Bộ Công Thương sẽ tạm dừng việc xem xét hồ sơ đề nghị của thương nhân khi đã có đủ số lượng thương nhân được cấp Giấy chứng nhận theo Quy hoạch này. Khi có thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương sẽ xem xét, cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân có hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP và Quy hoạch này.\nb) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng lộ trình cụ thể thực hiện chủ trương thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa, ban hành trong quý lI năm 2014.\nc) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin về các quy định, chủ trương, định hướng của Nhà nước: trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo.\nđ) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch này và các quy định của pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo, nhất là việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh, các tiêu chí, điều kiện quy hoạch và thực hiện các nghĩa vụ của thương nhân theo quy định của pháp luật; kiên quyết thu hồi Giấy chứng nhận đối với thương nhân vi phạm theo quy định.\n2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn\na) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, đánh giá toàn diện hiện trạng và khả năng phát triển các vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa xuất khẩu của cả nước theo hướng sản xuất tập trung, chuyên canh, công nghiệp hóa hiện đại hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất thu hoạch, bảo quản và chế biến lúa gạo để nâng cao chất lượng lúa gạo, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, giảm tổn thất sau thu hoạch, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả xuất khẩu gạo từ khâu sản xuất.\nb) Xây dựng, ban hành quy hoạch kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo phục vụ xuất khẩu tại 13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh trong quý IV năm 2013; rà soát hiện trạng năng lực kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để có chính sách phù hợp đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo trong nhũng năm tới, không để việc đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát tràn lan gây lãng phí; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2013.\nc) Xây dựng lộ trình cụ thể nâng cao dần các yêu cầu kỹ thuật, dây chuyền máy móc, thiết bị, công nghệ bảo quản, chế biến đối với kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo phục vụ xuất khẩu nhằm từng bước nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, tính cạnh tranh, thương hiệu của gạo Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2014.\nd) Hướng dẫn, kiểm tra thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trong việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan trong việc tạm trữ, bảo quản, chế biến lúa gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu.\n3. Bộ Tài chính\na) Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách về tài chính phù hợp để hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân theo quy định của pháp luật.\nb) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan thực hiện theo dõi, định kỳ hàng tháng cập nhật thông tin, số liệu về xuất khẩu gạo (số lượng, chủng loại, giá xuất khẩu, kim ngạch, thị trường...) của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo gửi về Bộ Công Thương để có cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của thương nhân và triển khai các biện pháp cần thiết thực thi Quy hoạch này.\n4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan trong Quy hoạch\na) Đánh giá, rà soát việc thực hiện và tăng cường quản lý quy hoạch sử dụng đất trồng lúa, quy hoạch sử dụng đất phục vụ xây dựng hệ thống kho chứa, cơ sở say xát thóc gạo phục vụ xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại địa phương theo quy định của pháp luật và Quy hoạch này.\nb) Đánh giá, rà soát hiện trạng năng lực sản xuất lúa, gạo xuất khẩu tại địa phương; dự báo sản lượng, khả năng duy trì, mở rộng sản xuất lúa, gạo xuất khẩu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.\nc) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, chủ trương của Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu gạo, nhất là chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quản lý số lượng đầu mối xuất khẩu gạo, xây dựng cánh đồng lớn, gắn kết sản xuất với tiêu thụ lúa gạo hàng hóa để các thương nhân kinh doanh lúa gạo biết và có định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp.\nd) Chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo, duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh, các tiêu chí, điều kiện để được cấp và duy trì Giấy chứng nhận; việc thực hiện quy định về lộ trình thực hiện chủ trương thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trong lúa do cơ quan có thẩm quyền ban hành; thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định.\nđ) Tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ thóc gạo trên địa bàn theo quy định của pháp luật; kiên quyết xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của thưong nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn.\n5. Hiệp hội Lương thực Việt Nam\na) Thực hiện nghiêm túc các trách nhiệm được giao theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định, các văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền và Quy hoạch này.\nb) Chủ động đề xuất, thực hiện các biện pháp phù hợp để phát huy vai trò tự quản của Hiệp hội đối với các hội viên và vai trò điều phối, giám sát hoạt động kinh doanh của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định; kịp thời phát hiện và báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo; phát huy vai trò đầu mối tập hợp, hỗ trợ, hướng dẫn, định hướng cho thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.\n6. Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo\na) Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định, các văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền và Quy hoạch này.\nb) Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường, tích cực thực hiện chủ trương và lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu, hợp tác, đặt hàng, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả xuất khẩu, góp phần ổn định tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người sản xuất theo chủ trương chung của Chính phủ.\nc) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6 hàng năm) và 1 năm (trước ngày 15 tháng 12 hàng năm) về Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam về thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong kỳ báo cáo (số lượng, kim ngạch xuất khẩu theo từng chủng loại gạo); chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin, số liệu báo cáo.",
"Điều 1 Quyết định 583/QĐ-TTg 2023 Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến 2030\nPhê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 (dưới đây viết tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau:\nI. QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC\n1. Nâng cao hiệu quả và xuất khẩu gạo bền vững, giảm về lượng và tăng về chất, duy trì ổn định, nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu gạo chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ gạo, góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân, nâng cao thu nhập của người nông dân, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực trong nước, bảo vệ mới trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.\n2. Phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo hướng đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế và hợp tác quốc tế về đầu tư sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo; khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.\n3. Xuất khẩu gạo gắn với phát triển gạo có thương hiệu, nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice trên thị trường thế giới, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với xu hướng nhu cầu, yêu cầu, thị hiếu tiêu thụ của từng thị trường; nâng cao năng lực cạnh tranh của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu; xây dựng ngành sản xuất gạo của đất nước theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, lấy năng suất, chất lượng là tiêu chí hàng đầu.\n4. Cụ thể hóa và gắn với việc thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; Chiến lược Hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030; Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.\nII. MỤC TIÊU\n1. Mục tiêu tổng quát\n- Phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng, các thị trường FTA; gia tăng thị phần gạo Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường các nước phát triển.\n- Gắn thị trường xuất khẩu với sản xuất trong nước theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm gạo xuất khẩu; tăng cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam và các mặt hàng chế biến từ gạo vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường; xuất khẩu gạo và các mặt hàng chế biến từ gạo có chất lượng cao và giá trị cao, nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu bền vững, khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam.\n2. Mục tiêu cụ thể\na) Tăng giá trị gia tăng, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, giảm khối lượng xuất khẩu đến năm 2030 xuống còn khoảng 4 triệu tấn với kim ngạch tương đương khoảng 2,62 tỷ USD, giảm khối lượng nên nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2023 - 2025 giảm khoảng 2,4% và giai đoạn 2026 - 2030 giảm khoảng 3,6%,\nb) Chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu\n- Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 15%; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 20%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản chiếm khoảng 40%; gạo nếp chiếm khoảng 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 5%. Phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 20%.\n- Trong giai đoạn 2026 - 2030, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 10%; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 15%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản chiếm khoảng 45%; gạo nếp chiếm khoảng 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 10%. Phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 40%.\nc) Tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường\n- Tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối của các thị trường lên khoảng 60%: nâng cao hiệu quả xuất khẩu qua kênh trung gian, nhất là đối với các thị trường không thuận lợi trong vận chuyển và thanh toán.\n- Phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Víetnam rice vào năm 2030.\nd) Cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới\n- Đến năm 2025, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 22%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 4%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 3%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 7%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.\n- Đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 23%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 5%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 5%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 8%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.\nIII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU\n1. Định hướng chung\n- Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường trọng điểm, truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị cao và các sản phẩm chế biến từ thóc, gạo, các thị trường có quan hệ đối tác bền vững về thương mại và đầu tư, các thị trường FTA.\n- Tận dụng lợi thế cạnh tranh để củng cố vị thế và khai thác hiệu quả các thị trường gần, thị trường truyền thống, trọng điểm có nhu cầu nhập khẩu gạo phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại; phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng, tăng tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị gia tăng cao; tăng xuất khẩu vào các thị trường FTA có dành ưu đãi cho mặt hàng gạo; từng bước giảm tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả thấp, không ổn định; tận dụng tốt các ngách thị trường phù hợp tại tất cả các khu vực thị trường.\n- Giữ tỷ trọng gạo trắng, hạt dài phẩm cấp cao ở mức hợp lý (khoảng từ 15 - 20%), giảm tỷ trọng gạo phẩm cấp trung bình và thấp; tăng tỷ trọng gạo thơm, gạo đồ, gạo Japonica, gạo hữu cơ; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo, gạo có vi chất dinh dưỡng, bột gạo, mỹ phẩm từ gạo.\n2. Định hướng phát triển các thị trường cụ thể\na) Thị trường châu Á\n- Thị trường Đông Bắc Á: Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hàn Quốc từ 8,7% năm 2021 lên khoảng 20% năm 2025 và khoảng 23% năm 2030; thị phần vào thị trường Nhật Bản từ 0,1% năm 2021 lên khoảng 0,5% vào năm 2025 và khoảng 1% vào năm 2030.\n- Thị trường: Đông Nam Á: Giữ vững thị phần xuất khẩu gạo sang các nước trong khu vực, nhất là các thị trường chủ chốt như Philippines, Indonesia, Malaysia,...\n- Tiếp tục củng cố, duy trì và phát triển thị phần tại các thị trường lớn, truyền thống nhất là thị trường Trung Quốc và các khu vực còn lại.\nb) Thị trường châu Phi, Trung Đông\n- Tăng cường quan hệ hợp tác về phát triển thị trường gạo với các nước, chú trọng việc đàm phán, ký kết các Bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo. Đẩy mạnh thâm nhập các thị trường châu Phi, đặc biệt ở các nước có nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu gạo lớn. Tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị chia sẻ thông tin, tư vấn cho các doanh nghiệp tăng cường trao đổi, kết nối, hiểu rõ hơn về tiềm năng, cơ hội, thách thức và những điều cần lưu ý khi hợp tác thương mại với khu vực thị trường châu Phi. Tổ chức các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp bền vững nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực châu Phi.\n- Khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê-út, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất. Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Ả rập Xê-út từ 1,7% năm 2021 lên khoảng 8% vào năm 2025 và lên khoảng 10% vào năm 2030; thị phần vào thị trường Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất từ 7,1% năm 2021 lên khoảng 9% vào năm 2025 và khoảng 10% vào năm 2030.\n- Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của thị trường Nam Phi từ 0,7% năm 2021 lên khoảng 1,5% vào năm 2025, khoảng 2% vào năm 2030; duy trì ổn định thị phần tại thị trường Ghana và Bờ Biển Ngà.\nc) Thị trường châu Âu\n- Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do với khu vực như EVFTA, UKVFTA, EAEU để tăng khối lượng gạo xuất khẩu vào khu vực, tương xứng với tiềm năng của thị trường.\n- Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Liên minh kinh tế Á - Âu: Thị phần tại thị trường Liên bang Nga tăng từ 1,6% năm 2021 lên khoảng 7% vào năm 2025, khoảng 10% năm 2030. Thị phần tại thị trường Bê-la-rút ổn định ở mức khoảng 25%.\n- Phấn đấu tăng thị phần tại một số nước châu Âu như: Pháp là từ 2,3% năm 2021 lên khoảng 2% vào năm 2025 và khoảng 3,5%; Đức từ 1,8% vào năm 2021 lên khoảng 2% năm 2025 và khoảng 2,5% vào năm 2030; Cộng hòa Séc từ 7,7% năm 2021 lên khoảng 8,5% năm 2025 và khoảng 10% vào năm 2030.\nd) Thị trường châu Mỹ, châu Đại Dương\n- Tập trung phát triển thị trường gạo Việt Nam tại các nước thành viên CPTPP (Canada, Chile, Mexico và Peru). Tiếp tục hỗ trợ Cuba ổn định thị trường gạo và phát triển sản xuất gạo tại chỗ trên cơ sở quan hệ truyền thống đặc biệt, thúc đẩy các hình thức đầu tư liên doanh phát triển sản xuất lúa gạo trên cơ sở khả thi, cùng có lợi.\n- Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ từ 1,5% năm 2021 lên khoảng 3% vào năm 2025, khoảng 5% vào năm 2030. Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Mexico lên 0,2% vào năm 2025, khoảng 0,5% vào năm 2030; tại thị trường Haiti từ 6,5% năm 2021 lên khoảng 8% vào năm 2025, khoảng 10% vào năm 2030.\n- Phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Úc từ 14% năm 2021 lên khoảng 16% vào năm 2025 và khoảng 19% vào năm 2030.\nIV. GIẢI PHÁP\nTrong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu ngày càng tăng và thương mại gạo thế giới đối mặt với nhiều diễn biến khó đoán định như thiên tai, dịch bệnh, xung đột quân sự, chiến tranh thương mại,.... Để phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, lấy nhu cầu thị hiếu của thị trường để định hướng cho sản xuất, xuất khẩu, các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp cụ thể như sau:\n1. Hoàn thiện thể chế\n- Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển giống lúa, tăng tỷ lệ chế biến sâu các sản phẩm từ gạo, sử dụng hiệu quả thương hiệu gạo xuất khẩu và nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice.\n- Hoàn thiện việc xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo về chất lượng sản phẩm và môi trường trong các cam kết hội nhập quốc tế; có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống lúa năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường; chú trọng phát triển các giống lúa cho sản phẩm gạo trang chất lượng cao, gạo thơm, gạo hạt tròn, gạo nếp và một số giống lúa đặc sản vùng miền, khuyến cáo duy trì ở mức hợp lý diện tích canh tác giống lúa chất lượng trung bình và thấp phù hợp với nhu cầu của thị trường.\n- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho nông dân và thương nhân tham gia phát triển chuỗi giá trị lúa gạo hiệu quả cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị cạo toàn cầu, ứng dụng khoa học công nghệ.\n- Hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản xuất, xuất khẩu gạo bao gồm các chính sách đồng bộ phát triển dịch vụ logistics tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.\n- Có chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh hơn nữa những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn cả trong nước (VGAP) lẫn tiêu chuẩn nhập khẩu của các thị trường yêu cầu cao về tiêu chuẩn như EU; nhân rộng điển hình chủng loại gạo được công nhận trên thế giới, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả thương hiệu gạo Việt Nam, hạn chế tình trạng sản phẩm gạo Việt Nam bị sử dụng thương hiệu nước ngoài tại các hệ thống phân phối ở nước ngoài.\n- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế và phối hợp với ngân hàng trung ương các nước để triển khai các hình thức thanh toán phù hợp nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu gạo.\n- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế điều hành quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo phù hợp với diễn biến tình hình thị trường, đạt hiệu quả xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030,\n- Xây dựng, hoàn thiện chính sách khuyến khích thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu, kết nối chuỗi sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm để tham gia vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu với các sản phẩm gạo thương hiệu của Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đưa sản phẩm gạo có thương hiệu vào các hệ thống phân phối của các nước.\n- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển Thương hiệu gạo Việt Nam, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo, Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Nghị định số 11/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu để hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.\n2. Giải pháp về nguồn cung gạo\na) Thực hiện tái cơ cấu ngành lúa gạo, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và các định hướng giải pháp về sản xuất (định hướng quy hoạch, tổ chức sản xuất, cơ cấu giống, kỹ thuật canh tác, ứng dụng cơ giới hóa, cải tiến công nghệ sau thu hoạch, phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ,...) tạo nguồn hàng có chất lượng cho xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm gạo trong nước về chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn mang tính đồng bộ, tận dụng lợi thế sản xuất theo quy mô, tăng cường quảng bá nâng cao thương hiệu.\n- Triển khai hiệu quả các giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.\n- Phát triển giống lúa có tính chống chịu cao với biến đổi khí hậu, thích hợp thổ nhưỡng của từng vùng miền Việt Nam, giảm tác động tiêu cực với môi trường, phục tráng và duy trì các giống lúa đặc sản chất lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu thị trường về gạo chất lượng. Từ đó phát triển thành thương hiệu gạo thân thiện môi trường để hướng tới các thị trường tiêu chuẩn cao, giá trị cao.\n- Định hướng sản xuất, chú trọng điều chỉnh theo hướng tăng cường bảo quản, chế biến từng bước nâng cao và ổn định chất lượng gạo xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm. Cụ thể: i) áp dụng các giải pháp đồng bộ để chấm dứt hiện tượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quy định tại các thị trường nhập khẩu: ii) tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, tránh để các nước có lý do gây bất lợi cho sản phẩm xuất khẩu; iii) hỗ trợ các thương nhân thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc trong trường hợp đối tác nhập khẩu có đề nghị.\n- Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý sản phẩm lúa gạo; triển khai hiệu quả Chương trình phát triển trí tuệ đến năm 2030, trong đó ưu tiên hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong và ngoài nước cho các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các nhãn hiệu liên quan đến sản phẩm gạo.\n- Xây dựng cơ sở hạ tầng (công nghệ sau thu hoạch, kho chứa bảo quản để đảm bảo sản phẩm); đầu tư phát triển mạnh hơn các loại gạo giá trị cao, đã tạo được hình ảnh thương hiệu như ST24, ST25,... nhằm tăng cường xuất khẩu các mặt hàng gạo thơm chất lượng cao.\n- Các cơ sở sản xuất, thương nhân chủ động nắm bắt thông tin, thực hiện văn bản hướng dẫn, khuyến cáo của các bộ, ngành để tuân thủ nghiêm các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, quy định của thị trường nhập khẩu.\n- Các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam tích cực phối hợp tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, định hướng thị trường; hỗ trợ nông dân, thương nhân trong công tác đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc.\n- Rà soát, đàm phán ký kết hiệp định, thỏa thuận về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với các thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam làm cơ sở định hướng sản xuất và xuất khẩu.\n- Hướng dẫn và tạo điều kiện thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.\nb) Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hướng đến thực hiện sản xuất nông nghiệp xanh\n- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất: i) giảm phụ thuộc vào phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến chất lượng thóc, gạo, gây ô nhiễm môi trường; ii) tăng năng suất và chất lượng của thóc, gạo, nâng giá xuất khẩu.\n- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lứa, ngăn chặn việc sử dụng đại trà thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của thị trường.\nc) Quản lý và kiểm soát nhập khẩu gạo, đảm bảo sản xuất trong nước\nTăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng gạo nhập khẩu thông qua áp dụng các biện pháp phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật, phòng vệ thương mại và hệ thống, cảnh báo sớm.\n3. Giải pháp về phía cầu\na) Công tác đàm phán, mở cửa thị trường\n- Tăng cường, đẩy mạnh đàm phán song phương, đa phương nhằm đi đến ký kết các Hiệp định, thoả thuận về sự phù hợp, công nhận lẫn nhau về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm với các thị trường trọng điểm nhằm tận dụng cơ hội mở cửa thị trường và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng gạo.\n- Tiếp tục tổ chức triển khai thực thi các FTA để hỗ trợ thương nhân khai thác lợi ích của các FTA như nội luật hóa các cam kết.\n- Nghiên cứu, đánh giá tác động của các FTA, cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu gạo; nghiên cứu khả thi việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận ưu đãi thương mại với một số thị trường xuất khẩu tiềm năng; tận dụng tiến trình rà soát các Hiệp định đã được đưa vào thực thi để đề nghị các đối tác mở cửa thêm, gia tăng hạn ngạch cho gạo Việt Nam.\nb) Tăng cường đổi mới công tác thông tin\n- Nâng cao vai trò và đẩy mạnh hoạt động của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các Văn phòng Xúc tiến thương mại, Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam trong giới thiệu, hỗ trợ thương nhân xuất khẩu gạo kết nối thương mại, phối hợp đẩy mạnh hơn nữa quảng bá thương hiệu và sản phẩm gạo Việt Nam tại các quốc gia, vùng lãnh thổ.\n- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá dự báo nhu cầu nhập khẩu, thị hiếu, tập quán tiêu dùng của người dân nước nhập khẩu (chủng loại, phẩm cấp, mục đích sử dụng), chính sách nhập khẩu và khả năng thực hiện xúc tiến thương mại gạo vào thị trường các nước nhập khẩu (an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc...); kịp thời cập nhật, thông tin cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo định hướng kinh doanh, xuất khẩu và chủ động ngăn ngừa các vụ việc phát sinh tại các thị trường xuất khẩu gạo.\n- Đẩy mạnh việc đưa mặt hàng gạo Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài và quảng bá sản phẩm gạo Việt Nam thông qua các kênh thương mại điện tử và hoạt động đối ngoại nhân dân.\n- Thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP để phát triển thị trường xuất khẩu gạo, trong đó tận dụng khả năng gạo xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện thâm nhập các phân khúc gạo cao cấp, giá trị cao; hỗ trợ các hoạt động quốc tế quảng bá gạo Việt Nam.\n4. Giải pháp về hỗ trợ xuất khẩu\na) Đẩy mạnh và đổi mới công tác xúc tiến thương mại\n- Tiếp tục triển khai hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) hỗ trợ các thương nhân kinh doanh gạo, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Việt Nam thông qua chương trình cấp quốc gia về XTTM, chương trình thương hiệu quốc gia và các chương trình, đề án liên quan của các bộ, ngành, địa phương. Tập trung hoạt động XTTM vào các thị trường trọng điểm, truyền thống và các thị trường mới, tiềm năng.\n- Tiếp tục triển khai các giải pháp XTTM truyền thống hiệu quả như tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại chuyên đề, quy định đăng ký và quản lý thương hiệu trong nước cũng như sản phẩm xuất khẩu, gắn thương hiệu với các sản phẩm chế biến từ gạo...; đồng thời, kết hợp đẩy mạnh triển khai các giải pháp XTTM mới và hiện đại thông qua các hình thức trực tuyến, áp dụng nền tảng số để thích nghi với bối cảnh mới.\n- Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo về tình hình thị trường để thương nhân và người dân có thông tin định hướng cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu; tổ chức lập cơ sở dữ liệu về các biện pháp kiểm dịch, an toàn thực phẩm tại các thị trường xuất khẩu chính, công bố để các thương nhân tham khảo; đồng thời tổ chức theo dõi, cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu này để thương nhân chủ động kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.\n- Hỗ trợ thương nhân xuất khẩu gạo: i) thiết lập sự hiện diện thương mại trực tiếp ở các thị trường nước ngoài; ii) thiết lập kho chứa và hệ thống phân phối trực tiếp; iii) thiết lập bộ phận chuyên trách về tiếp thị lúa gạo nói riêng và nông sản nói chung sang các thị trường xuất khẩu trọng điểm; iv) thúc đẩy xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao có giá trị gia tăng cao của Việt Nam với khối lượng nhỏ để thâm nhập các thị trường khó tính, thị trường ngách.\nb) Đối với công tác ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại, những biện pháp bảo hộ quá mức, không phù hợp với cam kết quốc tế, gây khó khăn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam\n- Tăng cường cơ chế cảnh báo sớm cho các thương nhân để chủ động phòng tránh các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài.\n- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thương nhân cách ứng phó với các vụ kiện khi nước ngoài khởi động, giải thích và đấu tranh từ giai đoạn điều tra để giảm thiểu tác động bất lợi của biện pháp cuối cùng.\n- Hướng dẫn và đồng hành cùng thương nhân trong việc đấu tranh và khởi kiện ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO các sắc thuế phòng vệ thương mại, các biện pháp bảo hộ bất hợp lý, vi phạm quy định của WTO.\n- Rà soát và tăng cường áp dụng các biện pháp phòng chống gian lận thương mại, gian lận quy tắc xuất xứ để bảo vệ ngành lúa gạo của Việt Nam trước rủi ro của các vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.\nc) Đối với cơ sở hạ tầng, logistics, thương mại điện tử và chuyển đổi số\n- Quy hoạch phát triển xây dựng hệ thống cảng biển, cửa khẩu để vận chuyển thóc, gạo hàng hóa và xuất khẩu trực tiếp. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt; quy hoạch phát triển xây dựng hệ thống cảng sông, cảng biển để vận chuyển thóc, gạo hàng hóa và xuất khẩu trực tiếp tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.\n- Phát triển dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu gạo tham gia vào hệ thống thương mại điện tử đang phát triển hiện nay, cải tiến đa dạng hóa các loại hình dịch vụ logistics, áp dụng công nghệ hiện đại về kỹ thuật và quản lý để giảm thời gian lưu tàu tại cảng, giảm chi phí bốc dỡ; có giải pháp giảm giá cước tàu và container; đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu gạo.\n- Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ ngành xuất khẩu gạo; tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ; hoàn thiện, tăng cường kết nối, tích hợp giữa hạ tầng thương mại điện tử với hạ tầng thanh toán.\n- Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động XTTM của các tổ chức XTTM, thương nhân, hợp tác xã tham gia sản xuất, cung ứng, xuất khẩu gạo. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ chuyển đổi số trong thương nhân, hợp tác xã và hộ kinh doanh giai đoạn 2021 - 2025 trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu.\n- Phát triển hạ tầng số, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu; nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics; khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh gạo, chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics.\n- Phát huy vai trò liên kết chuyển đổi số giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức, thương nhân; giữa hội, hiệp hội ngành nghề công nghệ thông tin với hội, hiệp hội logistics để tạo hiệu quả cao nhất trong nỗ lực chuyển đổi số.\n5. Giải pháp về phát triển năng lực khối tư nhân\na) Nâng cao năng lực của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo\n- Có định hướng phát triển sản phẩm, tiếp cận thị trường, phát triển hệ thống phân phối phù hợp với đặc thù của từng thị trường/khu vực thị trường mục tiêu; định hướng phát triển xuất khẩu các sản phẩm gạo có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường/khu vực thị trường.\n- Từng bước nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; áp dụng các mô hình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất; nâng cao năng lực công tác thị trường, marketing quốc tế; nâng cao trình độ nghiệp vụ thương mại, năng lực đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế.\n- Chủ động nắm bắt thông tin, thị hiếu và nhu cầu thị trường, quy định về tiêu chuẩn chất lượng và khuyến cáo của cơ quan chức năng; thay đổi một cách cơ bản về tư duy tiếp cận và nhìn nhận về tầm quan trọng của thị trường, phương thức giao dịch, tổ chức sản xuất; thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu để phối hợp truy xuất nguồn gốc khi có đề nghị của đối tác nhập khẩu.\n- Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh lâu dài, mạng lưới phân phối, thương hiệu, mẫu mã, bao bì dành riêng và đăng ký bảo hộ tại các thị trường; hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của từng thị trường.\n- Có giải pháp về xúc tiến thương mại bao gồm: nghiên cứu thị trường; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.\n- Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước trong vấn đề thị trường, các thương nhân phải chủ động tìm khách hàng, đa dạng hóa khách hàng, và phương thức kinh doanh thích hợp để xâm nhập, duy trì và mở rộng chỗ đứng trên thị trường gạo thế giới; đồng thời cũng có thể thiết lập quan hệ với các tập đoàn xuyên quốc gia là những tổ chức kinh tế vững mạnh có tầm hoạt động rộng, sự am hiểu về thị trường và khả năng về vốn lớn để đảm bảo thị trường xuất khẩu ổn định.\nb) Tăng cường vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam\n- Tăng cường công tác thông tin diễn biến tình hình thị trường gạo thế giới cũng như nhu cầu của các đối tác truyền thống đến các thương nhân xuất khẩu gạo và các địa phương liên quan, bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời, góp phần tạo cơ sở định hướng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của thương nhân và của người sản xuất.\n- Hỗ trợ, điều phối các thương nhân đầu mối tranh thủ cơ hội ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung trong khuôn khổ các Bản Ghi nhớ về thương mại gạo đã ký với các nước và triển khai thực hiện theo đúng quy định.\n- Tăng cường phát triển tập hợp hội viên xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động trong xuất khẩu gạo, phối hợp hành động nhằm chống ép giá, bán phá giá, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và uy tín của ngành gạo Việt Nam.\n- Chủ động xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại vào các thị trường và cách tiếp cận đối với từng thị trường cụ thể. Căn cứ đặc điểm thị trường, phương thức kinh doanh, nhập khẩu của các đối tác, Hiệp hội Lương thực Việt Nam hỗ trợ, điều phối các thương nhân xuất khẩu gạo tiếp cận phù hợp, hiệu quả đối với từng thị trường.\nV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN\n1. Các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.\n2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong tổ chức thực hiện Chiến lược. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan gửi Bộ Công Thương tổng hợp.",
"Điều 1 Quyết định 706/QĐ-TTg 2015 Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến 2020 tầm nhìn 2030\nPhê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chính như sau:\nI. QUAN ĐIỂM\n1. Thương hiệu gạo Việt Nam là một công cụ nhằm tái cấu trúc lại ngành lúa gạo của Việt Nam về sản phẩm, thị trường, bảo đảm sự phát triển bền vững, hiệu quả cho sản phẩm gạo. Xây dựng thương hiệu phải gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, xây dựng vùng sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật, chế biến, bảo quản, đóng gói và phân phối, tiếp thị.\n2. Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam là quá trình tạo dựng những giá trị chung của sản phẩm gạo Việt Nam, định vị những giá trị đó trên thị trường, xây dựng và duy trì lòng tin của doanh nghiệp, người tiêu dùng đối với sản phẩm gạo Việt Nam bằng uy tín của doanh nghiệp, sản phẩm và sự bảo đảm của Nhà nước. Định vị sản phẩm gạo Việt Nam gắn với những lợi thế quốc gia, vùng, địa phương về chất lượng, giá trị, nguồn gốc, lịch sử, văn hóa truyền thống và những giá trị kinh tế - xã hội khác.\n3. Thương hiệu gạo Việt Nam được xây dựng dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu thương mại nhằm mục tiêu quảng bá, quản lý và bảo vệ sở hữu trí tuệ tại các nước nhập khẩu. Thương hiệu gạo Việt Nam được xây dựng gồm: nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam; chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm gạo của vùng, địa phương; nhãn hiệu cho sản phẩm gạo của doanh nghiệp.\n4. Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam tập trung vào 2 nội dung:\n- Lựa chọn phân khúc thị trường gạo chất lượng cao và đặc sản cho xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị của sản phẩm trên các thị trường có yêu cầu chất lượng cao như: Mỹ, Nhật Bản, EU...\n- Duy trì và giữ vững sự ổn định tại các thị trường truyền thống với các sản phẩm gạo cấp trung bình (gạo trắng, hạt dài), nâng cao giá trị bằng các kênh phân phối trực tiếp, củng cố và duy trì sự tin tưởng của người tiêu dùng.\n5. Nhà nước tổ chức và hỗ trợ thực hiện các hoạt động quảng bá, giới thiệu thương hiệu gạo Việt Nam trong nước và ngoài nước; hỗ trợ bằng chính sách để giúp các tổ chức, cá nhân (doanh nghiệp, hiệp hội, người sản xuất...) thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh, uy tín và thị phần của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.\n6. Doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong xây dựng, sử dụng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam thông qua xây dựng, phát triển thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm gạo để tổ chức, quản trị sản xuất, chế biến, phát triển thị trường, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.\nII. MỤC TIÊU\n1. Mục tiêu chung\nXây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.\n2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020\na) Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam gắn với lịch sử, văn hóa, truyền thống, chất lượng sản phẩm và lợi thế của Việt Nam. Hình ảnh gạo Việt Nam được quảng bá, giới thiệu rộng rãi trong nước và đến ít nhất 20 thị trường xuất khẩu thông qua một chương trình dài hạn, đồng bộ, kết hợp với quảng bá du lịch, ẩm thực, văn hóa nông nghiệp, đất nước và con người Việt Nam;\nb) Thương hiệu gạo quốc gia được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam và ít nhất 50 quốc gia;\nc) Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo vùng, địa phương tại những vùng, địa phương có năng lực sản xuất gạo quy mô lớn, có chất lượng phù hợp yêu cầu của thị trường tiêu thụ và được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định;\nd) Các doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm gạo được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định;\nđ) Tổ chức sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm gạo trắng, gạo thơm và đặc sản, đến năm 2020 đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam và tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu.\n3. Tầm nhìn đến năm 2030\nXây dựng được các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định, hiệu quả và bền vững, đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2030, đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản.\nIII. NỘI DUNG\n1. Nâng cao hình ảnh, giá trị thương hiệu gạo Việt Nam\na) Tổ chức hoạt động đồng bộ nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh thương hiệu gạo Việt Nam đến doanh nghiệp, người tiêu dùng tại thị trường trong nước và quốc tế thông qua các hoạt động: tuần lễ gạo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài; tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ xúc tiến thương mại gạo ở trong và ngoài nước; quảng cáo hình ảnh, thương hiệu gạo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế...;\nb) Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác chung giữa các cơ quan xúc tiến thương mại với doanh nghiệp để quảng bá, giới thiệu hình ảnh, chất lượng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới;\nc) Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam trong nghiên cứu, đánh giá khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường; xây dựng và phát triển kênh phân phối sản phẩm gạo ở trong nước và ngoài nước;\nd) Thúc đẩy hợp tác quốc tế về xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam.\n2. Phát triển thương hiệu gạo quốc gia\na) Xây dựng thương hiệu gạo quốc gia\n- Xây dựng thương hiệu gạo quốc gia (hình ảnh nhận diện, ngôn ngữ, phong cách...) thể hiện bản sắc về văn hóa, lịch sử nền văn minh nông nghiệp, đất nước, con người Việt Nam và lợi thế của sản phẩm;\n- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu sản phẩm mang thương hiệu gạo quốc gia về: giống, nhóm giống lúa; tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến, cung ứng... trên cơ sở phát huy những đặc trưng, giá trị, lợi thế của gạo Việt Nam, phù hợp với yêu cầu chất lượng theo từng phân khúc thị trường;\n- Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ thương hiệu gạo quốc gia dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận ở trong nước và các quốc gia là thị trường chiến lược và thị trường tiềm năng của gạo Việt Nam;\n- Nghiên cứu, khảo sát, phân tích xu hướng thị trường xuất khẩu (phân khúc, thị hiếu, dự báo nhu cầu, kênh phân phối...); các đối thủ cạnh tranh; thực trạng chuỗi giá trị sản xuất gạo và việc xây dựng, phát triển thương hiệu gạo Việt Nam;\n- Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu gạo Việt Nam, xác định phân khúc thị trường, phân khúc sản phẩm hướng tới; cam kết các giá trị thương hiệu mong muốn đối với các thành phần trong chuỗi giá trị, thị trường xuất khẩu và người tiêu dùng; cơ cấu quản trị thương hiệu ở các cấp độ.\nb) Tổ chức quản lý và sử dụng thương hiệu gạo quốc gia\n- Xây dựng các quy định, cơ chế quản lý và sử dụng thương hiệu gạo quốc gia; tổ chức bộ máy phù hợp để quản lý thương hiệu gạo quốc gia;\n- Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia;\n- Thúc đẩy các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu gạo vùng, địa phương và thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm gạo đạt các tiêu chí thương hiệu gạo quốc gia;\n- Xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia trong xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng giống, công nghệ hỗ trợ, quản lý chất lượng, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm gạo;\n- Hỗ trợ, ưu đãi phù hợp về quản lý xuất khẩu, thuế đối với các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia nhằm tạo cơ chế thuận lợi, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm gạo sử dụng thương hiệu gạo quốc gia, có kênh phân phối riêng trên thị trường quốc tế;\n- Tổ chức kiểm tra chất lượng, giám sát việc sử dụng, khai thác thương hiệu gạo quốc gia đối với các tổ chức, doanh nghiệp.\n3. Phát triển thương hiệu gạo vùng, địa phương\na) Phát triển hiệu quả thương hiệu gạo vùng, địa phương đã được bảo hộ\n- Tăng cường quản lý, sử dụng và khai thác các thương hiệu gạo vùng, địa phương đã được bảo hộ: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận;\n- Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo vùng, địa phương.\nb) Xây dựng và phát triển mới các thương hiệu gạo vùng, địa phương\n- Xây dựng và phát triển các thương hiệu gạo vùng, địa phương cho các sản phẩm gạo đặc sản, giống địa phương, phù hợp với định hướng thương hiệu gạo quốc gia nhằm phát huy giá trị, chất lượng của sản phẩm gạo tại địa phương:\n+ Xây dựng hình ảnh đặc trưng của thương hiệu gạo vùng, địa phương gắn với các giá trị về lịch sử, danh tiếng, giống và đặc thù chất lượng dưới các hình thức bảo hộ: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận;\n+ Đánh giá, xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm mang thương hiệu gạo vùng, địa phương trên cơ sở lợi thế về giống, chất lượng sản phẩm;\n+ Tổ chức quản lý và sử dụng các thương hiệu vùng, địa phương cho các sản phẩm gạo, thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức phát triển thương hiệu vùng, địa phương.\n- Ưu tiên lựa chọn 03 giống đặc sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long để hỗ trợ xây dựng, phát triển thành thương hiệu gạo vùng, địa phương hướng tới trở thành thương hiệu gạo quốc gia bao gồm: giống jasmine, giống lúa thơm và giống nếp đặc sản;\n- Tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, sản phẩm gạo sử dụng thương hiệu vùng, địa phương.\n4. Phát triển thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm gạo\na) Tăng cường năng lực của các doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm gạo; hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp trong đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm gạo ở trong nước và ngoài nước;\nb) Xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm gạo; phát triển kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và ngoài nước;\nc) Hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu, công nghệ, cơ sở hạ tầng, quản trị thương hiệu, quản lý chất lượng cho doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia, vùng, địa phương gắn với thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm gạo.\n5. Các dự án trọng điểm thực hiện Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam\na) Dự án xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia.\nb) Dự án phát triển thương hiệu gạo quốc gia đối với một số sản phẩm gạo chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long;\nc) Dự án bảo hộ thương hiệu gạo Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế;\nd) Dự án quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam đến người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng;\nđ) Dự án xúc tiến xuất khẩu và phát triển thị trường cho doanh nghiệp và sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam.\nIV. GIẢI PHÁP\n1. Về nghiên cứu, dự báo thị trường, quản lý và sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam\na) Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn gạo xuất khẩu, tiêu chuẩn gạo mang thương hiệu gạo quốc gia gạo phù hợp với các phân khúc thị trường và các tiêu chí phát triển bền vững của ngành gạo thế giới;\nb) Xây dựng hình ảnh, biểu tượng đặc trưng thương hiệu gạo quốc gia, thương hiệu gạo vùng, địa phương và thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm gạo;\nc) Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hỗ trợ trong chế biến, bảo quản, đóng gói sản phẩm gạo;\nd) Tăng cường hoạt động nghiên cứu, dự báo thị trường hàng năm đối với sản phẩm gạo trên thế giới, đánh giá xác định thị trường chiến lược, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam;\nđ) Xây dựng và ban hành các quy định quản lý và sử dụng thương hiệu gạo quốc gia, thương hiệu gạo vùng, địa phương;\ne) Thường xuyên đánh giá hiệu quả, tiềm năng, khó khăn trong phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.\n2. Tái cấu trúc sản xuất ngành lúa gạo\na) Rà soát, quy hoạch lại các vùng sản xuất lúa mang thương hiệu gạo Việt Nam;\nb) Lựa chọn, phát triển một số giống lúa chất lượng cao, phù hợp nhu cầu thị trường xuất khẩu;\nc) Thúc đẩy hình thành các loại hình tổ chức nông dân sản xuất lúa như hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quản lý vùng sản xuất;\nd) Tăng cường hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị gắn với doanh nghiệp, quản trị chất lượng trong sản xuất lúa gạo;\nđ) Xây dựng các cơ sở sản xuất giống xác nhận, có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên cho các khu vực, doanh nghiệp sản xuất mang thương hiệu gạo Việt Nam;\ne) Tổ chức thực hiện các giải pháp về tích tụ đất đai, tổ chức sản xuất để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất lúa tập trung;\ng) Áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt để sản phẩm gạo đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.\n3. Về khoa học công nghệ\na) Tăng cường ứng dụng, phổ biến về công nghệ hỗ trợ trong sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói sản phẩm gạo, nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm gạo;\nb) Nghiên cứu, đầu tư xây dựng phòng kiểm định chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn quốc tế;\nc) Rà soát các chương trình khoa học công nghệ, ưu tiên ứng dụng sáng chế về lĩnh vực bảo quản sau thu hoạch, chế biến cho các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam;\nd) Thúc đẩy áp dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gạo.\n4. Về thương mại, truyền thông\na) Lồng ghép với Chương trình Thương hiệu quốc gia để tổ chức chiến lược quảng bá, giới thiệu đồng bộ về thương hiệu gạo Việt Nam, triển khai tuần lễ gạo Việt Nam ở nước ngoài, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, sự kiện văn hóa, du lịch trong nước và ngoài nước;\nb) Hợp tác giữa các cơ quan xúc tiến thương mại của nhà nước về khảo sát thị trường; tổ chức, tham gia triển lãm, hội chợ, hội nghị, hội thảo về sản xuất, kinh doanh gạo, xây dựng và phát triển kênh phân phối riêng tại thị trường nước ngoài thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;\nc) Nâng cao năng lực, phổ biến kiến thức, thông tin về nội dung các điều ước quốc tế về thương mại, sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp xây dựng, sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam;\nd) Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức đối với doanh nghiệp, địa phương và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước về thương hiệu gạo Việt Nam.\n5. Về sở hữu trí tuệ\na) Tổ chức đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với hình thức phù hợp cho thương hiệu gạo quốc gia tại các nước là thị trường chiến lược và thị trường tiềm năng của gạo Việt Nam;\nb) Lồng ghép các chương trình dự án phát triển tài sản trí tuệ để tăng cường hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn, nâng cao năng lực, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp đối với nhãn hiệu sản phẩm gạo ở nước ngoài.\n6. Về đầu tư, tài chính, tín dụng\na) Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến, đóng gói sản phẩm gạo tại các vùng sản xuất gạo thương hiệu Việt Nam;\nb) Tăng cường đầu tư, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam.\n7. Về cơ chế, chính sách\na) Rà soát, bổ sung chính sách ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam xây dựng vùng nguyên liệu có chứng nhận chất lượng, liên kết chuỗi giá trị đối với sản phẩm gạo;\nb) Rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ về đất đai, tín dụng đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, kho chứa đối với các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam. Tập trung triển khai Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;\nc) Sửa đổi, bổ sung, xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích đổi mới, áp dụng công nghệ hỗ trợ trong chế biến, đóng gói, bảo quản cho sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam;\nd) Nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ ưu đãi phù hợp về quản lý xuất khẩu, thuế đối với các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm tạo cơ chế thuận lợi, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam;\nđ) Có cơ chế phù hợp hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam.\nV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN\n1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn\nChủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, cơ quan, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan:\na) Xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia;\nb) Nghiên cứu, xem xét việc xây dựng thương hiệu vùng cho sản phẩm gạo phù hợp với thương hiệu gạo quốc gia và thương hiệu địa phương;\nc) Rà soát, xây dựng Quy hoạch sản xuất gạo thương hiệu Việt Nam;\nd) Xây dựng các chính sách thúc đẩy tích tụ đất đai để hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất lúa tập trung;\nđ) Rà soát, bổ sung các chính sách, giải pháp ưu tiên hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo Việt Nam trong các chương trình, dự án về lĩnh vực giống, ứng dụng và đổi mới công nghệ, quản lý chất lượng, liên kết chuỗi giá trị, đầu tư cơ sở hạ tầng bảo quản, chế biến;\ne) Xây dựng, tổ chức triển khai hiệu quả các dự án trọng điểm thực hiện Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.\n2. Bộ Công Thương\na) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu gạo quốc gia;\nb) Chủ trì xây dựng các chính sách ưu tiên về quản lý xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia;\nc) Rà soát, sửa đổi Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2009 về kinh doanh xuất khẩu gạo theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thương hiệu Việt Nam;\nd) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan thực hiện các hoạt động nghiên cứu, dự báo thị trường, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới;\nđ) Xây dựng các chính sách hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại đối với các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia; các thương hiệu gạo vùng, địa phương và thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm gạo;\ne) Xây dựng và thực hiện các đề án, hoạt động lồng ghép trong khuôn khổ Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia để hỗ trợ quảng bá, xúc tiến xuất khẩu, phát triển thị trường cho doanh nghiệp, sản phẩm gạo Việt Nam và thương hiệu gạo quốc gia.\n3. Bộ Khoa học và Công nghệ\na) Chủ trì thực hiện các giải pháp đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo Việt Nam tại các nước thông qua việc xây dựng và triển khai dự án bảo hộ thương hiệu gạo Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo trong nước và trên thị trường quốc tế;\nb) Xây dựng chính sách hỗ trợ công nghệ về bảo quản, chế biến, đóng gói đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gạo;\nc) Chủ trì đánh giá, đầu tư xây dựng phòng kiểm nghiệm chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn quốc tế để hỗ trợ hoạt động kiểm định chất lượng gạo xuất khẩu.\n4. Bộ Tài chính\na) Ưu tiên bố trí nguồn vốn để thực hiện đề án, dự án, các chương trình xúc tiến thương mại gắn với thực hiện Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam;\nb) Phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu gạo mang thương hiệu gạo Việt Nam.\n5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch\nPhối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thực hiện lồng ghép quảng bá, giới thiệu thương hiệu gạo Việt Nam tại các chương trình quảng bá, giới thiệu du lịch, sự kiện văn hóa của Việt Nam ở trong nước và nước ngoài.\n6. Bộ Thông tin và Truyền thông\nPhối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhà phân phối, người tiêu dùng trong nước và ngoài nước về hình ảnh thương hiệu gạo Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng.\n7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam\na) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn cho vay phục vụ sản xuất và kinh doanh xuất khẩu gạo;\nb) Thực hiện chính sách tín dụng ưu tiên đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo mang thương hiệu gạo Việt Nam.\n8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương\na) Rà soát, đẩy mạnh hoạt động quản lý, khai thác và phát triển các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của địa phương đã được bảo hộ; hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức sử dụng và khai thác hiệu quả thương hiệu đã được xây dựng;\nb) Chủ trì, tổ chức xây dựng mới các thương hiệu gạo địa phương, tổ chức quản lý và phát triển thương hiệu địa phương;\nc) Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, hỗ trợ thành lập các tổ chức nông dân tập thể để đăng ký và quản lý thương hiệu gạo địa phương; hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia, thương hiệu gạo vùng, địa phương trong đầu tư cơ sở vật chất bảo quản, chế biến, liên kết chuỗi giá trị sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam.\n9. Hiệp hội Lương thực Việt Nam\na) Chủ động tham gia cùng với các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện Đề án;\nb) Giới thiệu, phổ biến với các doanh nghiệp về nội dung Đề án này, về thương hiệu gạo quốc gia, thương hiệu gạo vùng, địa phương để các doanh nghiệp chủ động lựa chọn, thực hiện;\nc) Chủ động triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu về thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước;\nd) Hỗ trợ doanh nghiệp tìm các thị trường mới cho gạo Việt Nam xuất khẩu.\n10. Các thương nhân sản xuất, kinh doanh lúa gạo\na) Chủ động xây dựng, phát triển hiệu quả các thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm gạo gắn với thương hiệu gạo quốc gia, vùng và địa phương để quảng bá, giới thiệu gạo Việt Nam ra thị trường quốc tế;\nb) Tích cực tham gia vào việc xây dựng, quản lý và sử dụng thương hiệu gạo quốc gia, vùng, địa phương.\n11. Lộ trình triển khai đề án\nĐề án được thực hiện trong 2 giai đoạn, cụ thể là:\na) Giai đoạn đến năm 2020\n- Tổ chức xây dựng thương hiệu gạo quốc gia: Tập trung nghiên cứu, đánh giá về chất lượng gạo Việt Nam, xác định thị trường chiến lược, xây dựng hình ảnh thương hiệu gạo quốc gia, quảng bá và giới thiệu thương hiệu gạo quốc gia ra thế/giới;\n- Xây dựng thí điểm một số sản phẩm gạo tại vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển thành thương hiệu gạo vùng, địa phương hướng tới trở thành thương hiệu gạo quốc gia;\n- Củng cố và hỗ trợ khai thác hiệu quả các thương hiệu gạo vùng, địa phương đã có và xây dựng, phát triển mới các thương hiệu gạo vùng, địa phương gắn với định hướng xây dựng, phát triển thương hiệu gạo quốc gia;\n- Đánh giá và xây dựng danh sách các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo trọng điểm nhằm hỗ trợ phát triển thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm gạo gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả thương hiệu gạo quốc gia, vùng, địa phương.\nb) Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030\n- Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp mở rộng phát triển thương hiệu gạo Việt Nam;\n- Mở rộng phát triển thương hiệu gạo quốc gia, thương hiệu gạo vùng, địa phương trên cả nước;\n- Mở rộng đối tượng và tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm gạo gắn với thương hiệu gạo quốc gia, vùng, địa phương ra thị trường thế giới.\n12. Kinh phí thực hiện\na) Kinh phí thực hiện Đề án từ các nguồn: ngân sách Nhà nước; tự chủ của doanh nghiệp; các nguồn vốn hỗ trợ và tài trợ hợp pháp khác.\nNgân sách trung ương bảo đảm cho các hoạt động phát triển thương hiệu gạo Việt Nam thuộc Đề án này thông qua dự toán giao ngân sách nhà nước hàng năm cho các Bộ, ngành trên cơ sở nội dung được phân công tại Đề án.\nNgân sách địa phương bảo đảm cho các hoạt động phát triển thương hiệu gạo địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu sản phẩm gạo theo quy định.\nb) Đối với các dự án trọng điểm thực hiện Đề án nêu tại Khoản 5 Mục III Điều 1 Quyết định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, hiệp hội liên quan xây dựng dự toán kinh phí, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt."
] |
Đơn vị tính lượng sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 13 Thông tư 52/2020/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu mới nhất\nĐơn vị tính lượng trong thống kê\nĐơn vị tính lượng sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sử dụng như sau:\n1. Đơn vị tính lượng theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.\n2. Đơn vị tính lượng quy đổi sử dụng trong các mẫu biểu thống kê: các đơn vị tính lượng khác nhau được quy đổi về đơn vị tính thống nhất trong mẫu biểu thống kê theo quy tắc sau:\na) Hàng hóa sử dụng đơn vị tính lượng được quy đổi về tấn như sau:\na.1) Hàng hóa khai báo là tấn: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;\na.2) Hàng hóa khai báo là kilogram (kg), gramme (gr), tạ, pound, lbs quy đổi về tấn;\na.3) Hàng hóa khai báo là đơn vị tính khác đơn vị tính thuộc điểm a.1) và a.2) nhưng thuộc tờ khai hải quan chỉ có 1 dòng hàng thì sử dụng trọng lượng tổng trên tờ khai để quy đổi về tấn;\na.4) Hàng hóa không thuộc các điểm a.1), a.2) và a.3) nêu trên được quy đổi dựa trên đơn giá của hàng hóa đã được quy đổi tương tự có cùng mã hàng, cùng thị trường của thời điểm gần nhất.\nb) Hàng hóa sử dụng đơn vị tính cái, chiếc: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận."
] | [
"Điều 13 Thông tư 52/2012/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán\nThời điểm bắt đầu thực hiện và chấm dứt việc công bố thông tin của công ty đại chúng quy mô lớn\n1. Công ty đại chúng bắt đầu thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng quy mô lớn theo quy định tại Thông tư này kể từ thời điểm có tên trong danh sách công ty đại chúng quy mô lớn do TTLKCK công bố.\n2. Sau một (01) năm kể từ ngày không còn là công ty đại chúng quy mô lớn theo danh sách do TTLKCK công bố, công ty đại chúng quy mô lớn sẽ thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin như quy định đối với công ty đại chúng hoặc tổ chức niêm yết theo quy định tại Thông tư này.",
"Điều 3 Thông tư 52/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2016/TT-BTC thanh toán vốn đầu tư\nĐiều 14. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách và công trình xây dựng tạm:\n1. Loại công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.\n2. Loại công trình xây dựng tạm theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.\n3. Tạm ứng, thanh toán vốn:\na) Tạm ứng vốn: Mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng thực hiện theo quy định như đối với vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước. Hồ sơ tạm ứng vốn bao gồm:\n- Lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền hoặc văn bản cho phép triển khai công trình, dự án theo lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền;\n- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của công trình khẩn cấp hoặc công trình tạm của người có thẩm quyền;\n- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;\n- Chứng từ chuyển tiền.\n- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (đối với trường hợp yêu cầu phải có bảo lãnh tạm ứng vốn theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính);\nb) Thanh toán khối lượng hoàn thành: thực hiện theo quy định như đối với vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước.”\n12. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 (nay là Điều 15 Thông tư) như sau:\n“1. Đối với các chủ đầu tư, các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 82/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ.\n2. Đối với Kho bạc Nhà nước:\n- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 82/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính.\n- Kết thúc năm kế hoạch, Kho bạc Nhà nước tổng hợp số liệu thanh toán vốn đầu tư báo cáo cơ quan tài chính đồng cấp theo quy định về quyết toán ngân sách nhà nước. Đồng thời xác nhận số thanh toán trong năm, lũy kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án do chủ đầu tư lập.”\n13. Bổ sung Điều 18 (nay là Điều 20 Thông tư) như sau:\n“4. Thực hiện việc kiểm tra phân bổ vốn đầu tư theo quy định tại Thông tư này.”\n14. Bãi bỏ mẫu biểu tại phụ lục số 06 kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/6/2016 của Bộ Tài chính.\nĐiều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 108/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính như sau:\n1. Khoản 1 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 4. Kiểm tra phân bổ vốn đầu tư:\n1. Hằng năm, sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân giao kế hoạch (bao gồm kế hoạch vốn giao đầu năm; kế hoạch bổ sung trong năm), các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp và đơn vị dự toán cấp I ở địa phương (trường hợp đơn vị dự toán cấp I được cấp trên phân cấp phân bổ) phân bổ chi tiết vốn đầu tư cho từng dự án theo mã dự án đầu tư và ngành kinh tế (loại, khoản) theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước.\n2. Đối với vốn ứng trước dự toán ngân sách năm sau, sau khi được Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định (theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ), các Bộ, ngành Trung ương và đơn vị dự toán cấp I ở địa phương (nếu được phân cấp) thực hiện phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư của các dự án cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và cấp dưới.\n3. Việc phân bổ chi tiết và giao kế hoạch vốn đầu tư hằng năm cho các dự án phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước năm kế hoạch hoặc theo thời gian cụ thể trong quyết định giao vốn của cấp có thẩm quyền. Trường hợp được giao bổ sung kế hoạch, chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao kế hoạch bổ sung, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp phải hoàn thành việc phân bổ và giao kế hoạch theo quy định. Đồng thời với việc phân bổ vốn đầu tư nêu trên, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp giao kế hoạch vốn chi tiết cho các chủ đầu tư để thực hiện.\nTrên cơ sở giao kế hoạch vốn đầu tư của Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị dự toán cấp I ở địa phương (nếu được phân cấp) thực hiện phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư của các dự án cho các chủ đầu tư trực thuộc và cấp dưới; đồng gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để kiểm tra phân bổ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.\n(Mẫu biểu phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư theo phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này)\n4. Sau khi phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp gửi văn bản phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư đến cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp để triển khai thực hiện việc quản lý, điều hành kế hoạch ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; đơn vị dự toán cấp I ở địa phương gửi cơ quan tài chính cùng cấp, đồng gửi Kho bạc Nhà nước cùng cấp để làm cơ sở kiểm soát, thanh toán, tổng hợp, báo cáo.\n5. Các Bộ, ngành và địa phương giao chỉ tiêu kế hoạch vốn chi tiết cho các chủ đầu tư đầy đủ các tiêu chí tại phụ lục số 01 nêu trên và ghi chi tiết kế hoạch vốn đầu tư: kế hoạch giao đầu năm (trong đó thu hồi vốn ứng trước), kế hoạch vốn đầu tư điều chỉnh, kế hoạch vốn đầu tư kéo dài, kế hoạch vốn ứng trước để thực hiện, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để có căn cứ kiểm soát thanh toán vốn.\n6. Các Bộ, cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm nhập kế hoạch vốn đầu tư trên Hệ thống TABMIS theo hướng dẫn tại Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống TABMIS và văn bản số 4754/BTC-KBNN ngày 11/4/2017 về việc hướng dẫn quy trình nhập và phân bổ dự toán, hạch toán kế toán, ghi thu, ghi chi vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, viện trợ từ nước ngoài.\n7. Kiểm tra phân bổ:\na) Về nội dung kiểm tra:\n- Kiểm tra về tính chính xác, khớp đúng với chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao về: tổng kế hoạch vốn đầu tư, danh mục dự án; tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn (vốn trong nước, vốn ngoài nước; cơ cấu ngành, lĩnh vực; theo nhiệm vụ); mức vốn được giao của từng dự án (nếu có).\n- Kiểm tra việc đảm bảo thủ tục đầu tư theo quy định của các dự án được giao vốn.\nb) Đối với dự án do các Bộ, ngành quản lý:\n- Sau khi nhận được văn bản phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư của các Bộ, ngành trung ương theo quy định, Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra phân bổ. Trường hợp phát hiện việc phân bổ vốn không đúng các nội dung tại Điểm a Khoản 6 Điều này, trong phạm vi 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Tài chính có ý kiến gửi các Bộ, ngành trung ương đề nghị điều chỉnh lại theo đúng quy định, đồng gửi Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán để tạm dừng thanh toán đối với các dự án phân bổ chưa đúng quy định. Các Bộ có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư các dự án được phân bổ vốn không đúng quy định hoàn trả ngân sách nhà nước số vốn đã thanh toán (nếu có).\nChậm nhất trong phạm vi 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bộ Tài chính, các Bộ, ngành trung ương điều chỉnh lại và gửi văn bản phân bổ kế hoạch vốn điều chỉnh cho Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để thanh toán cho các dự án đã đủ điều kiện. Trường hợp không thống nhất với ý kiến của Bộ Tài chính, các Bộ, ngành có ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong thời gian chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì các Bộ, ngành trung ương và chủ đầu tư không được phép thanh toán đối với phần kế hoạch Bộ Tài chính yêu cầu điều chỉnh lại.\nc) Đối với các dự án đầu tư do địa phương quản lý:\n- Trong phạm vi 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư của đơn vị dự toán cấp I (trường hợp đơn vị dự toán cấp I được cấp trên phân cấp phân bổ), cơ quan Tài chính thực hiện kiểm tra phân bổ. Trường hợp phát hiện việc phân bổ vốn không đúng các nội dung tại Điểm a Khoản 6 Điều này, cơ quan Tài chính có ý kiến gửi đơn vị dự toán cấp I đề nghị điều chỉnh lại theo đúng quy định; đồng gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán để tạm dừng thanh toán đối với các dự án phân bổ chưa đúng quy định. Trong thời gian 07 ngày làm việc, đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư các dự án được phân bổ vốn không đúng quy định hoàn trả ngân sách nhà nước số vốn đã thanh toán cho dự án (nếu có).\nChậm nhất trong phạm vi 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan Tài chính, đơn vị dự toán cấp I thực hiện điều chỉnh lại và gửi văn bản phân bổ kế hoạch vốn điều chỉnh cho cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để thanh toán cho dự án đã đủ điều kiện. Trường hợp không thống nhất với ý kiến của cơ quan Tài chính, đơn vị dự toán cấp I có ý kiến báo cáo Ủy ban nhân dân (nơi giao dự toán) xem xét, quyết định. Trong thời gian chờ Ủy ban nhân dân (nơi giao dự toán) xem xét, quyết định; đơn vị dự toán cấp I và chủ đầu tư không được phép thanh toán đối với dự án (hoặc phần kế hoạch phân bổ của dự án) chưa đúng quy định cơ quan Tài chính yêu cầu điều chỉnh lại.”\n2. Tiết a Điểm 1 và Tiết a Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“1. Đối với vốn chuẩn bị đầu tư:\na) Quyết định phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm theo dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư hoặc dự toán từng hạng mục công việc thuộc công tác chuẩn bị đầu tư;\n2. Đối với vốn thực hiện dự án:\na) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (hoặc Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có).”\nĐiều 3. Thay đổi và điều chỉnh tên mục và một số điều tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính\n1. Sửa tên Mục 4 Chương II Thông tư thành “Mục 5. Chế độ báo cáo, kiểm tra, quyết toán”.\nChuyển các Điều 13, 14, 15 Mục 4 Chương II Thông tư thành các Điều 15, 16, 17 Mục 5.\n2. Sửa tên Mục 5 Chương II Thông tư thành “Mục 6. Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan có liên quan”.\nChuyển các Điều 16, 17, 18, 19 Mục 5 Chương II Thông tư thành các Điều 18, 19, 20, 21 Mục 6.\n3. Chuyển các Điều 20, 21 Chương III Thông tư thành các Điều 22, 23 Chương III.",
"Điều 5 Thông tư 52/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2016/TT-BTC thanh toán vốn đầu tư\nHiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện\n1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2018.\n2. Bãi bỏ các Thông tư sau của Bộ Tài chính:\na. Bãi bỏ các nội dung quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tại các Thông tư:\n- Thông tư số 231/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015;\n- Thông tư số 22/2015/TT-BTC ngày 12/2/2015 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao;\n- Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;\n- Thông tư số 85/2014/TT-BTC ngày 30/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.\n- Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước.\nb. Bãi bỏ Điểm 2 và Điểm 3 Mục II về thẩm tra phân bổ vốn đầu tư và điều chỉnh phân bổ kế hoạch vốn đầu tư được quy định tại Thông tư số 138/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La.\n3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp",
"Điều 52 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT quản lý thuốc thú y mới nhất\nTổ chức thực hiện\nTrong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung,\nđề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết",
"Điều 32 Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan\nTrách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\n1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan phải tuân theo các quy định sau:\na) Những thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và thông tin thống kê cụ thể gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân chỉ phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước. Việc sử dụng những thông tin này phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về bảo mật thông tin;\nb) Không làm sai lệch số liệu thống kê để phục vụ cho mục đích riêng;\nc) Khi sử dụng phải đảm bảo tính trung thực của thông tin và trích dẫn nguồn thông tin của Tổng cục Hải quan;\nd) Không sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào việc làm phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của đơn vị cung cấp thông tin và lợi ích của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.\n2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có các quyền hạn sau:\na) Mọi tổ chức, cá nhân được bình đẳng và tạo thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan công bố.\nb) Phản ánh các thắc mắc liên quan đến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được báo cáo, cung cấp và công bố.\n3. Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo các văn bản quy định hướng dẫn sử dụng các hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.",
"Điều 20 Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan\nChế độ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\n1. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:\na) Báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước theo hệ thống mẫu biểu quy định và các báo cáo thống kê đột xuất khác.\nb) Phối hợp với các Bộ, ngành định kỳ sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp với yêu cầu sử dụng thông tin.\n2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, các chi cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho Tổng cục Hải quan khi có yêu cầu.\n3. Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Hải quan, các tổ chức, cá nhân lập và ký duyệt các báo cáo thống kê phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và kịp thời của những thông tin thống kê thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.",
"Điều 14 Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan\nĐơn vị tính trong thống kê\n1. Đơn vị tính trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sử dụng thống nhất theo quy định áp dụng cho tờ khai hải quan.\n2. Khi quy đổi các đơn vị tính số lượng khác cho mục đích thống kê phải căn cứ vào chỉ tiêu trọng lượng tổng, trọng lượng tịnh, đơn giá bình quân và một số chỉ tiêu khác khai trên tờ khai và các chứng từ liên quan.",
"Điều 1 Quyết định 27/2014/QĐ-UBND giá tính lệ phí trước bạ ô tô xe máy tàu thủy Ninh Bình\nBan hành kèm theo Quyết định này Bảng giá tính lệ phí trước bạ, cách xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy, tàu thủy trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ thể như sau:\n1. Đối với tài sản mới 100% hoặc đăng ký lần đầu thì giá tính lệ phí trước bạ áp dụng theo giá quy định tại Bảng giá tính lệ phí trước bạ ban hành kèm theo Quyết định này.\n2. Đối với tài sản đã qua sử dụng: Giá tính lệ phí trước bạ được tính bằng giá trị tài sản mới (100%) quy định tại Bảng giá tính lệ phí trước bạ nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại của tài sản tính lệ phí trước bạ.\nTỷ lệ (%) chất lượng còn lại của tài sản tính lệ phí trước bạ được xác định căn cứ vào năm sản xuất và thời gian sử dụng của tài sản, được xác định cụ thể như sau:\na) Đối với tài sản đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam (kê khai lệ phí trước bạ lần đầu tại Việt Nam) thì giá tính lệ phí trước bạ bằng 85% giá quy định tại Bảng giá tính lệ phí trước bạ của tài sản cùng chủng loại.\nb) Đối với tài sản đăng ký lần thứ 2 trở đi thì giá tính lệ phí trước bạ được xác định theo giá quy định tại Bảng giá tính lệ phí trước bạ nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) giá trị còn lại của tài sản cùng chủng loại.\nTỷ lệ (%) giá trị còn lại của tài sản được quy định như sau:\n\nThời gian đã sử dụng tài sản\n\nTỷ lệ (%) giá trị còn lại của tài sản\n\nDưới 1 năm đến 1 năm\n\n85%\n\nTừ trên 1 năm đến 3 năm\n\n70%\n\nTừ trên 3 năm đến 6 năm\n\n50%\n\nTừ trên 6 năm đến 10 năm\n\n30%\n\nTrên 10 năm đến 15 năm\n\n20%\n\nTrên 15 năm\n\n10%\n\nc) Thời gian đã sử dụng của tài sản được xác định như sau:\n- Đối với tài sản được sản xuất tại Việt Nam, thời gian đã sử dụng tính từ thời điểm (năm) sản xuất tài sản đó đến năm kê khai lệ phí trước bạ.\n- Đối với tài sản mới (100%) nhập khẩu, thời gian đã sử dụng tính từ thời điểm (năm) nhập khẩu tài sản đó đến năm kê khai lệ phí trước bạ. Trường hợp không xác định được thời điểm nhập khẩu thì tính theo thời điểm (năm) sản xuất ra tài sản đó.\n- Đối với tài sản đã qua sử dụng nhập khẩu kê khai lệ phí trước bạ tại Việt Nam từ lần thứ 2 trở đi, thời gian đã sử dụng tính từ thời điểm (năm) sản xuất tài sản đó đến năm kê khai lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi và giá trị tài sản làm căn cứ xác định giá tính lệ phí trước bạ là giá của loại tài sản tương ứng quy định tại Bảng Giá tính lệ phí trước bạ. Trường hợp không xác định được năm sản xuất thì tính từ năm nhập khẩu tài sản đó.\n3. Cơ quan thuế căn cứ vào Bảng giá tính lệ phí trước bạ ban hành kèm theo Quyết định này để tính lệ phí trước bạ. Trường hợp giá ghi trên hóa đơn hoặc giá chuyển nhượng thực tế kê khai cao hơn giá quy định tại Bảng giá tính lệ phí trước bạ kèm theo Quyết định này thì lấy theo giá hóa đơn, giá chuyển nhượng thực tế.\n4. Đối với tài sản mua theo phương thức đấu giá, đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu giá, đấu thầu (kể cả hàng tịch thu, hàng thanh lý) thì giá tính lệ phí trước bạ là giá trúng đấu giá, đấu thầu (giá thanh toán) ghi trên hóa đơn.\n5. Đối với phương tiện vận tải được lắp đặt các thiết bị chuyên dùng gắn liền với phương tiện đó như: Xe ô tô chuyên dùng chở hàng đông lạnh được lắp đặt hệ thống máy lạnh; xe ô tô chuyên dùng dò sóng được lắp đặt hệ thống ra đa; xe ô tô tải có lắp cần cẩu; xe ô tô tải có thùng chở chất lỏng (xe téc, xe bồn); hoặc phương tiện vận tải có lắp đặt các thiết bị chuyên dùng khác thì giá tính lệ phí trước bạ là giá ghi trên hóa đơn (giá thanh toán) của toàn bộ giá trị tài sản (bao gồm cả các thiết bị chuyên dùng gắn liền với phương tiện vận tải đó).\n6. Đối với tài sản sản xuất, chế tạo và lắp ráp trong nước chưa có trong Bảng giá tính lệ phí trước bạ ban hành kèm theo Quyết định này thì cơ quan thuế căn cứ vào giá trị ghi trong hóa đơn hợp pháp theo quy định để tính lệ phí trước bạ.\n7. Đối với tài sản nhập khẩu mà tại thời điểm đăng ký trước bạ chưa có trong Bảng giá tính lệ phí trước bạ ban hành kèm theo Quyết định này thì giá tính lệ phí trước bạ là giá ghi trên hóa đơn. Trường hợp giá ghi trên hóa đơn thấp hơn giá nhập khẩu theo giá tính thuế nhập khẩu mà cơ quan Hải quan đã xác định thì giá tính lệ phí trước bạ là giá nhập khẩu và các chi phí liên quan (nếu có)."
] |
Đồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 14 Thông tư 52/2020/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu mới nhất\nĐồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê\n1. Đồng tiền sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ.\n2. Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế để quy đổi các ngoại tệ sử dụng trong thống kê."
] | [
"Điều 5 Thông tư 52/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2016/TT-BTC thanh toán vốn đầu tư\nHiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện\n1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2018.\n2. Bãi bỏ các Thông tư sau của Bộ Tài chính:\na. Bãi bỏ các nội dung quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tại các Thông tư:\n- Thông tư số 231/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015;\n- Thông tư số 22/2015/TT-BTC ngày 12/2/2015 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao;\n- Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;\n- Thông tư số 85/2014/TT-BTC ngày 30/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.\n- Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước.\nb. Bãi bỏ Điểm 2 và Điểm 3 Mục II về thẩm tra phân bổ vốn đầu tư và điều chỉnh phân bổ kế hoạch vốn đầu tư được quy định tại Thông tư số 138/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La.\n3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp",
"Điều 2 Thông tư 52/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2016/TT-BTC thanh toán vốn đầu tư\nĐiều 13. Công trình bí mật nhà nước.\n1. Loại công trình bí mật nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng (trừ công trình bí mật nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được thực hiện theo Thông tư hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính).\n2. Việc phân bổ và kiểm tra phân bổ vốn đầu tư; kiểm soát, thanh toán các dự án đầu tư công trình bí mật nhà nước thực hiện theo quy định như đối với vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (trừ trường hợp có quy định riêng về việc chuyển vốn trực tiếp từ Bộ Tài chính cho Bộ, ngành, địa phương thì thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền).\nĐối với các dự án đầu tư công trình bí mật nhà nước được thực hiện theo cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ Bộ Tài chính cho Bộ, ngành, địa phương thì Bộ, ngành, địa phương giao cơ quan chức năng thực hiện quản lý, kiểm soát, thanh toán vốn cho các dự án.\n3. Tạm ứng, thanh toán vốn:\n- Đối với các dự án đầu tư công trình bí mật nhà nước do các Bộ, ngành và các địa phương quản lý, Kho bạc Nhà nước chỉ kiểm soát về tính phù hợp, đầy đủ của chứng từ rút vốn và chuyển tiền theo đề nghị của chủ đầu tư mà không kiểm soát về các nội dung khác trong hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư. Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc kiểm soát nội dung thanh toán và hồ sơ của dự án.\n- Hết năm kế hoạch, Bộ, ngành, địa phương báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn; xác nhận số vốn đã thanh toán trong năm, lũy kế số vốn thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án; nhận xét về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư, chấp hành các chế độ chính sách về tài chính.",
"Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12 mới nhất\nKhấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào\n1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:\na) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ;\nb) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa,dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ;\nc) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;\nd) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là 6 tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.\n2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:\na) Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;\nb) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;\nc) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các Điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải có hợp đồng ký kết với bên ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.\nViệc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán qua ngân hàng.",
"Điều 32 Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan\nTrách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\n1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan phải tuân theo các quy định sau:\na) Những thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và thông tin thống kê cụ thể gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân chỉ phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước. Việc sử dụng những thông tin này phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về bảo mật thông tin;\nb) Không làm sai lệch số liệu thống kê để phục vụ cho mục đích riêng;\nc) Khi sử dụng phải đảm bảo tính trung thực của thông tin và trích dẫn nguồn thông tin của Tổng cục Hải quan;\nd) Không sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào việc làm phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của đơn vị cung cấp thông tin và lợi ích của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.\n2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có các quyền hạn sau:\na) Mọi tổ chức, cá nhân được bình đẳng và tạo thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan công bố.\nb) Phản ánh các thắc mắc liên quan đến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được báo cáo, cung cấp và công bố.\n3. Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo các văn bản quy định hướng dẫn sử dụng các hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.",
"Điều 13 Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan\nTrị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\n1. Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là trị giá do các tổ chức, cá nhân làm thống kê xây dựng phục vụ cho mục đích tổng hợp, báo cáo thống kê theo nguyên tắc sau:\na) Trị giá thống kê hàng hóa nhập khẩu là trị giá loại CIF (tức là trị giá theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương).\nb) Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu là trị giá loại FOB (tức là trị giá được tính theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương).\nTrong từng trường hợp cụ thể, trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xây dựng theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 của Điều này.\n2. Trị giá thống kê đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế:\na) Trị giá thống kê là trị giá tính thuế nếu hàng hóa có trị giá theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương (đối với hàng hóa xuất khẩu) và trị giá theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương (đối với hàng hóa nhập khẩu).\nb) Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện đường bộ qua biên giới đất liền, trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tính theo trị giá DAF hoặc DAP.\n3. Đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:\na) Đối với hàng hóa nhập khẩu, theo giá bán tại cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên (giá CIF, giá DAF, giá DAP);\nb) Đối với hàng hóa xuất khẩu, theo giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF, giá DAP).\n4. Trong trường hợp trị giá thống kê của hàng hóa không xác định được như quy định tại Khoản 2 và 3 của Điều này thì quy đổi về trị giá theo điều kiện giao hàng FOB (đối với hàng hóa xuất khẩu) và trị giá theo điều kiện giao hàng CIF (đối với hàng hóa nhập khẩu). Các tổ chức, cá nhân làm thống kê căn cứ vào các thông tin trong bộ hồ sơ hải quan và các thông tin liên quan để quy đổi.\n5. Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù:\na) Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì trị giá thống kê là trị giá thực của hàng hóa khi xuất khẩu, nhập khẩu;\nb) Trường hợp hàng hóa được phép ghi giá tạm tính khi đăng ký tờ khai hải quan thì trị giá thống kê phải được điều chỉnh khi có giá chính thức;\nc) Tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá chưa phát hành, chưa đưa vào lưu thông có trị giá thống kê là chi phí để sản xuất tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá (không phải là mệnh giá của các loại hàng hóa này);\nd) Băng từ, đĩa từ, CD-ROM và các phương tiện trung gian khác đã ghi âm, hình, dữ liệu hoặc phần mềm máy tính được xuất khẩu, nhập khẩu có tính chất thương mại: thống kê theo trị giá giao dịch toàn bộ của các hàng hóa này (không phải chỉ là trị giá của các phương tiện trung gian chưa có thông tin), trừ chi phí giấy phép sử dụng bản quyền nếu được tách riêng;\ne) Hàng gia công xuất khẩu: tính toàn bộ trị giá cấu thành của sản phẩm theo giá FOB, DAF hoặc DAP. Trường hợp không xác định được trị giá theo các loại giá trên thì tính theo công thức:\nGiá một đơn vị hàng hóa gia công xuất khẩu bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu của một sản phẩm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;\ng) Hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: tính trị giá của hàng hóa khi được bán, loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng cho thuê như chi phí đào tạo, bảo trì, phí tài chính;\nh) Hàng hóa kèm dịch vụ: trị giá thống kê xác định theo giá FOB (đối với xuất khẩu) hoặc CIF (đối với nhập khẩu) của hàng hóa và loại trừ các phí dịch vụ;\ni) Các giao dịch không phải khai trị giá (ví dụ như: hàng đổi hàng, hàng viện trợ nhân đạo …) thì trị giá của hàng hóa trong thống kê được xác định theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam và các quy định nêu tại khoản 2, 3 và 4 Điều này."
] |
Mã 12 nhóm ngành dịch vụ xuất nhập khẩu như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 1 Quyết định 28/2011/QĐ-TTg danh mục Dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam\nBan hành kèm theo Quyết định này Danh mục Dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam gồm 12 nhóm ngành dịch vụ, mã hóa bằng bốn chữ số:\n1. Dịch vụ vận tải (mã 2050);\n2. Dịch vụ du lịch (mã 2360);\n3. Dịch vụ bưu chính và viễn thông (mã 2450);\n4. Dịch vụ xây dựng (mã 2490);\n5. Dịch vụ bảo hiểm (mã 2530);\n6. Dịch vụ tài chính (mã 2600);\n7. Dịch vụ máy tính và thông tin (mã 2620);\n8. Phí mua, bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền (mã 2660);\n9. Dịch vụ kinh doanh khác (mã 2680);\n10. Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí (mã 2870);\n11. Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác (mã 2910);\n12. Dịch vụ Logistic (mã 9000).\nMỗi nhóm ngành dịch vụ được chi tiết thành các phân nhóm, sản phẩm và được mã hóa bằng bốn chữ số."
] | [
"Điều 1 Quyết định 28/2011/QĐ-UBND công tác phòng, chống - giảm nhẹ thiên tai\nBan hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung về công tác phòng, chống - giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.",
"Điều 2 Quyết định 28/2011/QĐ-TTg danh mục Dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam\nGiao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ Quyết định này, ban hành Thông tư quy định nội dung Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam, hướng dẫn, theo dõi tình hình thực hiện và trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam.",
"Điều 1 Quyết định 28/2011/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa chính quyền\nBan hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa các cấp chính quyền (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong việc rà soát, cập nhật, công bố, công khai thủ tục hành chính.",
"Điều 1 Quyết định 28/2011/QĐ-UBND mức đóng góp Quỹ Quốc phòng - An ninh\nQuy định mức đóng góp Quỹ Quốc phòng - An ninh của các cơ quan, tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh, buôn bán và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:\na) Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp\n- Có dưới 50 người: 300.000 đồng/cơ quan, tổ chức/năm.\n- Có từ 50 người đến 100 người: 700.000 đồng/cơ quan, tổ chức/năm.\n- Có trên 100 người đến 150 người: 1.000.000 đồng/cơ quan, tổ chức/năm.\n- Có trên 150 người: 1.500.000 đồng/cơ quan, tổ chức/năm.\nb) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả nhà nước và tư nhân)\n- Có dưới 50 người: 500.000 đồng/đơn vị/năm.\n- Có từ 50 người đến 100 người: 1.000.000 đồng/đơn vị/năm.\n- Có trên 100 người đến 200 người: 1.500.000 đồng/đơn vị/năm.\n- Có trên 200 người đến 500 người: 2.000.000 đồng/đơn vị/năm.\n- Có trên 500 người: 3.000.000 đồng/đơn vị/năm.\nc) Các hộ sản xuất, kinh doanh, mua bán và dịch vụ có bậc thuế môn bài từ bậc 1 đến bậc 6 như sau:\n- Thuế môn bài bậc 1 đến bậc 3: 200.000 đồng/hộ/năm.\n- Thuế môn bài bậc 4 đến bậc 6: 150.000 đồng/hộ/năm.",
"Điều 20 Quyết định 865/2004/QĐ-BTM Quy chế cấp GCN xuất xứ Mẫu S hàng hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Hợp tác KT,VH, KHKT giữa Việt Nam-Lào\nĐiều 1: Hướng dẫn kê khai chứng nhận mẫu S\nGiấy chứng nhận Mẫu S phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ của Tổ chức Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra)\n- Ô số 1: tên giao dịch của người xuất hàng + địa chỉ + tên nước (Việt Nam)\n- Ô số 2: Tên người nhận hàng + địa chỉ + tên nước (phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản)\n- Ô trên cùng bên phải: Do cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ghi. Số tham chiếu gồm tối thiểu 12 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:\n* Nhóm 1: 02 ký tự “VN” (viết in) là viết tắt của 2 chữ Việt Nam.\n* Nhóm 2: 02 ký tự (viết in) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau:\nLA: Lào\n* Nhóm 3: 02 ký tự biểu hiện năm cấp giấy chứng nhận\n* Nhóm 4: 01 (hoặc 02) ký tự thể hiện tên Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực và các cơ quan thẩm quyền do Bộ Thương mại uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận Mẫu S theo quy định như sau:\nSố 1: Hà Nội Số 5: Hải Phòng\nSố 2: Hồ Chí Minh Số 6: Bình Dương\nSố 3: Đà Nẵng Số 7: Vũng Tàu\nSố 4: Đồng Nai Số 8: Lạng Sơn\nSố 9: Quảng Ninh\n* Nhóm 5: Gồm 05 ký tự biểu hiện số thứ tự của Giấy chứng nhận Mẫu S\nVí dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận Mẫu S mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Lào trong năm 2005 thì cách ghi số tham chiếu của Giấy chứng nhận Mẫu S này sẽ như sau:\nVN-LA 05 2 00006\n- Ô số 3: Tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) + từ cảng nào? đến cảng nào? by truck,…vv\n- Ô số 4: Để trống (sau khi nhập khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp Giấy chứng nhận Mẫu S này).\n- Ô số 5: Danh mục hàng hoá\n- Ô số 6: Ký mã và số hiệu của kiện hàng\n- Ô số 7: Số loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và số HS của nước nhập khẩu).\n- Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau:\na. Trường hợp hàng hoá/sản phẩm có xuất xứ toàn bộ tại Việt Nam (không sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu) thì đánh chữ “X”\nb. Hàng hoá không được sản xuất hay khai thác toàn bộ tại Việt Nam như Quy tắc 3 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ sẽ nêu ở phần sau theo quy định của Hiệp định Việt - Lào thì ghi rõ số phần trăm giá trị đã được tính theo giá FOB của hàng hoá được sản xuất hay khai thác tại Việt Nam, ví dụ 40%.\nc. Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp như Quy tắc 4 Phụ lục 1 của Qui chế xuất xứ Việt – Lào nêu tại Phụ lục 1 thì ghi rõ số phần trăm của hàm lượng có xuất xứ cộng gộp Việt – Lào, ví dụ 40%.\n- Ô số 9: Trọng lượng cả bì hoặc số lượng và giá trị khác (Giá FOB).\n- Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại.\n- Ô số 11: Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm, chữ ký, dấu (nếu có)\n- Ô số 12: Do cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ chứng nhận.\n+ Trường hợp cấp sau theo quy định tại Điều 8 thì ghi: “Issued retroactively”.\n+ Trường hợp cấp lại theo quy định tại Điều 9 thì ghi: “Certified true copy”.\nĐiều 2: Cơ quan đầu mối\nVụ Xuất nhập khẩu giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện quy chế, theo dõi và báo cáo với Bộ trưởng Bộ Thương mại về thực hiện quy chế.\nVụ Xuất nhập khẩu là đầu mối làm các thủ tục đăng ký mẫu chữ ký và con dấu của các cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ với Lào cũng như đăng ký với Lào.\nVụ Xuất nhập khẩu có trách nhiệm giúp Tổ chức Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu thực hiện quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá.\nĐiều 3: Việc in ấn và bán các tờ khai mẫu S:\nVăn phòng Bộ Thương mại có trách nhiệm in và giao Mẫu S cho các cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ.\nCác cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ trực tiếp bán cho người xin Giấy chứng nhận Mẫu S và phải thực hiện việc quyết toán theo quy định của Văn phòng Bộ Thương mại.\nĐiều 4: Báo cáo việc cấp giấy chứng nhận mẫu S\nCác cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ cho Vụ Xuất nhập khẩu về tình hình khối lượng hàng hoá được cấp Giấy chứng nhận Mẫu S, tình hình cấp và sử dụng Giấy chứng nhận Mẫu S theo các biểu mẫu báo cáo do Vụ Xuất nhập khẩu hướng dẫn.\n\nPHỤ LỤC 4:\nTHỦ TỤC\nXIN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ MẪU S\nĐể thực hiện Quy chế về xuất xứ đối với hàng hoá được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Việt - Lào, thủ tục xin và cấp Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ Mẫu S được quy định như sau:\nI. TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA:",
"Điều 34 Quyết định 416/TM-ĐB Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN của Việt Nam - Mẫu D hưởng các ưu đãi theo CEPT\nĐiều 1: Hướng dẫn khai chứng nhận Mẫu D\nGiấy chứng nhận Mẫu D phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ của Công ty Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra).\n- Ô số 1: Tên giao dịch của người xuất hàng + địa chỉ + tên nước (Việt Nam)\n- Ô số 2: Tên người nhận hàng + địa chỉ + tên nước (phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản).\n- Ô trên cùng bên phải: Do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ghi. Số tham chiếu gồm 12 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:\n* Nhóm 1: 02 ký tự \"VN\" (viết in) là viết tắt của 2 chữ Việt Nam. * Nhóm 2: 02 ký tự (viết in) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau:\nBR Bruney\nIN Indonexia\nML Malaysia\nPL Philipines\nSG Singapore\nTL Thái Lan\n* Nhóm 3: 02 ký tự biểu hiện năm cấp giấy chứng nhận.\n* Nhóm 4: 01 ký tự thể hiện tên Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực cấp Giấy chứng nhận Mẫu D theo quy định như sau:\nSố 1 Hà Nội Số 4 Nha Trang\nSố 2 Hải Phòng Số 5 TP Hồ Chí Minh\nSố 3 Đà Nẵng Số 6 Cần Thơ\n* Nhóm 5: Gồm 05 ký tự biểu hiện số thứ tự của Giấy chứng nhận Mẫu D.\nGiữa nhóm 3 và 4 cũng như giữa nhóm 4 và 5 có dấu gạch chéo \"/\".\nVí dụ:\nPhòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận Mẫu D mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 1996 thì cách ghi số tham chiếu của Giấy chứng nhận Mẫu D này sẽ như sau:\nVN-TL 96/5/00006\n- Ô số 3: Tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh \"By air\", nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) + từ cảng nào? đến cảng nào?\n- Ô số 4: Để trống (sau khi nhập khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực đã cấp Giấy chứng nhận Mẫu D này).\n- Ô số 5: Danh mục hàng hoá (01 mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian).\n- Ô số 6: Ký mã và số hiệu của kiện hàng.\n- Ô số 7: Số loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và số HS của nước nhập khẩu).\n- Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau:\na. Trường hợp hàng hoá/sản phẩm có xuất xứ toàn bộ tại Việt Nam (không sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu) thì đánh chữ \"X\".\nb. Hàng hoá không được sản xuất hay khai thác toàn bộ tại Việt Nam như Quy tắc 3 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ sẽ nêu ở phần sau theo quy định của ASEAN thì khai ghi rõ số phần trăm giá trị đã được tính theo giá FOB của hàng hoá được sản xuất hay khai thác tại Việt Nam, ví dụ 40%.\nc. Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp như Quy tắc 4 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ ASEAN nêu tại Phụ lục 1 thì ghi rõ số phần trăm của hàm lượng có xuất xứ cộng gộp ASEAN, ví dụ 40%.\n- Ô số 9: Trọng lượng cả bì hoặc số lượng và giá trị khác (Giá FOB).\n- Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại.\n- Ô số 11: + Dòng thứ nhất ghi chữ Việt Nam;\n+ Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu;\n+ Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm, và chữ ký.\n- Ô số 12: Để trống.\n+ Trường hợp cấp sau theo quy định tại Điều 9 thì ghi:\n\"Issued retroactively\".\n+ Trường hợp cấp lại theo quy định tại Điều 10 thì ghi:\n\"Certified true copy\".\nĐiều 2:\nVụ Chính sách Thương mại Đa biên giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện quy chế, theo dõi và báo cáo với Ban thư ký Quốc gia ASEAN và Ban thư ký ASEAN về thực hiện quy chế.\nVụ Chính sách Thương mại Đa biên là đầu mối làm các thủ tục đăng ký mẫu chữ ký và con dấu của các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực với các nước thành viên cũng như đăng ký với Ban thư ký của ASEAN.\nVụ Chính sách Thương mại Đa biên có trách nhiệm giúp Công ty Giám định hàng hoá Xuất nhập khẩu thực hiện quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá.\nĐiều 3: Việc in ấn và bán các tờ khai mẫu D:\n- Văn phòng Bộ Thương mại có trách nhiệm in và giao Mẫu D cho các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực.\n- Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực trực tiếp bán cho người xin Mẫu D và phải thực hiện việc quết toán theo quy định của Văn phòng Bộ.\nĐiều 4: Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ cho Vụ Chính sách Thương mại Đa biên về tình hình khối lượng hàng hoá được cấp Giấy chứng nhận Mẫu D, tình hình cấp và sử dụng Giấy chứng nhận Mẫu D theo các biểu mẫu báo cáo do Vụ Chính sách Thương mại Đa biên hướng dẫn.\nPHỤ LỤC 4\nTHỦ TỤC XIN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ MẪU D\nĐể thực hiện Quy chế về xuất xứ đối với hàng hoá được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan theo Hiệp định CEPT của các nước ASEAN, thủ tục xin và cấp giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ Mẫu D được quy định như sau:\n\nI. TỔ CHỨC ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH KIỂM TRA VÀ CẤP CHỨNG NHẬN KIỂM TRA\n",
"Điều 20 Quyết định 0865/2004/QĐ-BTM Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu S hàng hưởng ưu đãi thuế quan Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá KHKT VN-Lào\nĐiều 1: Hướng dẫn kê khai chứng nhận mẫu S\nGiấy chứng nhận Mẫu S phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ của Tổ chức Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra)\n- Ô số 1: tên giao dịch của người xuất hàng + địa chỉ + tên nước (Việt Nam)\n- Ô số 2: Tên người nhận hàng + địa chỉ + tên nước (phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản)\n- Ô trên cùng bên phải: Do cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ghi. Số tham chiếu gồm tối thiểu 12 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:\n* Nhóm 1: 02 ký tự \"VN\" (viết in) là viết tắt của 2 chữ Việt Nam.\n* Nhóm 2: 02 ký tự (viết in) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau:\nLA: Lào\n* Nhóm 3: 02 ký tự biểu hiện năm cấp giấy chứng nhận\n* Nhóm 4: 01 (hoặc 02) ký tự thể hiện tên Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực và các cơ quan thẩm quyền do Bộ Thương mại uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận Mẫu S theo quy định như sau:\nSố 1: Hà Nội Số 5: Hải Phòng\nSố 2: Hồ Chí Minh Số 6: Bình Dương\nSố 3: Đà Nẵng Số 7: Vũng Tàu\nSố 4: Đồng Nai Số 8: Lạng Sơn\nSố 9: Quảng Ninh\n* Nhóm 5: Gồm 05 ký tự biểu hiện số thứ tự của Giấy chứng nhận Mẫu S\nVí dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận Mẫu S mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Lào trong năm 2005 thì cách ghi số tham chiếu của Giấy chứng nhận Mẫu S này sẽ như sau:\nVN-LA 05 2 00006\n- Ô số 3: Tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh \"By air\", nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) + từ cảng nào? đến cảng nào? by truck,
vv\n- Ô số 4: Để trống (sau khi nhập khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp Giấy chứng nhận Mẫu S này).\n- Ô số 5: Danh mục hàng hoá\n- Ô số 6: Ký mã và số hiệu của kiện hàng\n- Ô số 7: Số loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và số HS của nước nhập khẩu).\n- Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau:\na. Trường hợp hàng hoá/sản phẩm có xuất xứ toàn bộ tại Việt Nam (không sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu) thì đánh chữ \"X\"\nb. Hàng hoá không được sản xuất hay khai thác toàn bộ tại Việt Nam như Quy tắc 3 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ sẽ nêu ở phần sau theo quy định của Hiệp định Việt - Lào thì ghi rõ số phần trăm giá trị đã được tính theo giá FOB của hàng hoá được sản xuất hay khai thác tại Việt Nam, ví dụ 40%.\nc. Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp như Quy tắc 4 Phụ lục 1 của Qui chế xuất xứ Việt Lào nêu tại Phụ lục 1 thì ghi rõ số phần trăm của hàm lượng có xuất xứ cộng gộp Việt Lào, ví dụ 40%.\n- Ô số 9: Trọng lượng cả bì hoặc số lượng và giá trị khác (Giá FOB).\n- Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại.\n- Ô số 11: Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm, chữ ký, dấu (nếu có)\n- Ô số 12: Do cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ chứng nhận.\n+ Trường hợp cấp sau theo quy định tại Điều 8 thì ghi: \"Issued retroactively\".\n+ Trường hợp cấp lại theo quy định tại Điều 9 thì ghi: \"Certified true copy\".\nĐiều 2: Cơ quan đầu mối\nVụ Xuất nhập khẩu giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện quy chế, theo dõi và báo cáo với Bộ trưởng Bộ Thương mại về thực hiện quy chế.\nVụ Xuất nhập khẩu là đầu mối làm các thủ tục đăng ký mẫu chữ ký và con dấu của các cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ với Lào cũng như đăng ký với Lào.\nVụ Xuất nhập khẩu có trách nhiệm giúp Tổ chức Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu thực hiện quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá.\nĐiều 3: Việc in ấn và bán các tờ khai mẫu S:\nVăn phòng Bộ Thương mại có trách nhiệm in và giao Mẫu S cho các cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ.\nCác cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ trực tiếp bán cho người xin Giấy chứng nhận Mẫu S và phải thực hiện việc quyết toán theo quy định của Văn phòng Bộ Thương mại.\nĐiều 4: Báo cáo việc cấp giấy chứng nhận mẫu S\nCác cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ cho Vụ Xuất nhập khẩu về tình hình khối lượng hàng hoá được cấp Giấy chứng nhận Mẫu S, tình hình cấp và sử dụng Giấy chứng nhận Mẫu S theo các biểu mẫu báo cáo do Vụ Xuất nhập khẩu hướng dẫn.\n\nPHỤ LỤC 4\nTHỦ TỤC XIN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ MẪU S\nĐể thực hiện Quy chế về xuất xứ đối với hàng hoá được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Việt - Lào, thủ tục xin và cấp Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ Mẫu S được quy định như sau:\nI. TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA:",
"Điều 2 Thông tư 197/2011/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi\nHiệu lực thi hành\n1.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.\n2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2011, mã số hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng thuộc nhóm 2710 được thực hiện theo qui định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và thay thế Thông tư số 82/2011/TT-BTC ngày 10/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.\n3. Kể từ ngày 01/01/2012 trở đi, mã số hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng thuộc nhóm 2710 thực hiện theo qui định tại Phụ II ban hành kèm theo Thông tư này và thay thế cho các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các mặt hàng thuộc nhóm 2710 qui định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế"
] |
Địa bàn hoạt động hải quan gồm những khu vực nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 7 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nĐịa bàn hoạt động hải quan\n1. Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:\na) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;\nb) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.\n2. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\n3. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan."
] | [
"Điều 2 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nĐối tượng áp dụng\n1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.\n2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.\n3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.\n4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.",
"Điều 15 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nCông chức hải quan\n1. Công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.\n2. Chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức hải quan, hải quan hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan theo quy định của Chính phủ.",
"Điều 17 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nQuản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan\n1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.\n2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.\n3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.\n4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.",
"Điều 8 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHiện đại hóa quản lý hải quan\n1. Nhà nước ưu tiên đầu tư thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại, công nghệ tiên tiến để bảo đảm hiệu quả quản lý hải quan; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại. Tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và thủ tục hải quan điện tử.\n2. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.",
"Điều 3 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT khung giá dịch vụ hoa tiêu dịch vụ sử dụng cầu bến phao neo\nĐối tượng tính giá dịch vụ\n1. Đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải quốc tế, bao gồm:\na) Tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải; tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại cảng biển Việt Nam;\nb) Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh tại khu vực hàng hải;\nc) Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;\nd) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;\nđ) Hành khách của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam (hoặc ngược lại) bằng đường biển, đường thủy nội địa vào, rời khu vực hàng hải.\n2. Đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải nội địa, bao gồm:\na) Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;\nb) Tàu thuyền vận tải hàng hóa, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;\nc) Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam;\nd) Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;\ne) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải.\n3. Tàu công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại không thuộc đối tượng tính giá theo quy định tại Thông tư này.\n4. Tàu thuyền vào, rời cảng tránh trú bão hoặc để bàn giao người bị nạn trên biển mà không xếp dỡ hàng hóa, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thuộc đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải và giá dịch vụ cầu, bến, phao neo.",
"Điều 1 Quyết định 761/QĐ-UBND 2018 khu vực cấm tạm thời cấm hoạt động khoáng sản An Giang\nPhê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang, cụ thể như sau:\n1. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản\nTheo các tiêu chí quy định tại Điều 28 Luật Khoáng sản năm 2010, khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh gồm 42 khu vực, tổng diện tích là 6.918,48 ha liên quan đến các diện tích đất thuộc khu vực di tích lịch sử - văn hóa; đất dành cho mục đích quốc phòng và an ninh; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ kết hợp với quốc phòng, an ninh (danh mục chi tiết tại phụ lục kèm theo).\n2. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản\nTrên địa bàn tỉnh không có khu vực hay điểm nào đưa vào khoanh định là khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.",
"Điều 6 Nghị định 107/2002/NĐ-CP phạm vi hải quan quan hệ phối hợp phòng chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng qua biên giới hành vi phạm pháp luật\nPhạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế bao gồm:\n\n1. Khu cách ly của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;\n\n2. Khu vực sân ga, nhà ga hàng không, nơi đi, đến của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo hàng hoá, hành lý được xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan;\n\n3. Khu vực cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế;\n\n4. Khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh qua đường vận tải hàng không;\n\n5. Khu vực sân đỗ tầu bay xuất cảnh, nhập cảnh, qúa cảnh;\n\n6. Những khu vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.\n",
"Điều 5 Nghị định 107/2002/NĐ-CP phạm vi hải quan quan hệ phối hợp phòng chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng qua biên giới hành vi phạm pháp luật\nPhạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế gồm:\n\n1. Khu vực nhà ga sử dụng cho các chuyến tầu liên vận quốc tế đi, đến; nơi hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; sân ga, khu vực kho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;\n\n2. Bến bãi và các khu vực sử dụng cho các chuyến tầu hoả liên vận quốc tế đi, đến và thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu;\n\n3. Những khu vực có các chuyến tàu hoả liên vận quốc tế chưa làm thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan mà di chuyển đến một địa điểm khác;\n\n4. Những khu vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.\n"
] |
Phương tiện vận tải không nhằm mục đích thương mại xuất nhập cảnh có chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan hay không? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 68 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nTuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải\n1. Phương tiện vận tải thương mại nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải di chuyển theo đúng tuyến đường quy định, chịu sự giám sát hải quan từ khi đến địa bàn hoạt động hải quan, quá trình di chuyển cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.\n2. Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam nhập cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan cho đến khi toàn bộ hàng hóa nhập khẩu chuyên chở trên phương tiện vận tải được dỡ hết khỏi phương tiện để làm thủ tục nhập khẩu.\nPhương tiện vận tải thương mại Việt Nam xuất cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu xếp hàng hóa xuất khẩu cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.\n3. Phương tiện vận tải không nhằm mục đích thương mại nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh, xuất cảnh hoặc địa điểm khác theo quy định của pháp luật.\n4. Khi có căn cứ cho rằng trên phương tiện vận tải có cất giấu hàng hóa trái phép, có dấu hiệu khác vi phạm pháp luật thì thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan quyết định tạm hoãn việc khởi hành hoặc dừng phương tiện vận tải để khám xét. Việc khám xét phải thực hiện theo quy định của pháp luật; người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình."
] | [
"Điều 1 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nPhạm vi điều chỉnh\nLuật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.",
"Điều 14 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHệ thống tổ chức Hải quan\n1. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:\na) Tổng cục Hải quan;\nb) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;\nc) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.\n2. Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn để quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan; quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của Hải quan các cấp.",
"Điều 16 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nNguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan\n1. Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.\n2. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.\n3. Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.\n4. Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.\n5. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.",
"Điều 2 Nghị định 101/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan\nĐối tượng làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan\n1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại hối, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý; văn hoá phẩm, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; bưu phẩm, bưu kiện; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan.\n2. Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.\n",
"Điều 5 Nghị định 154/2005/NĐ-CP thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan hướng dẫn Luật Hải quan\nNgười khai hải quan\n1. Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.\n2. Tổ chức được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác.\n3. Người được uỷ quyền hợp pháp (áp dụng trong trường hợp hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại).\n4. Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.\n5. Đại lý làm thủ tục hải quan.\n6. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.",
"Điều 1 Quyết định 123/TM-XNK Quy chế hàng hoá Vương quốc Cam-pu-chia quá cảnh lãnh thổ Việt Nam bổ sung Quyết định 1162/TM-XNK\n- Bổ sung Khoản 2.1, Điểm 2, Phần thứ nhất:\n1 - Về cho phép quá cảnh hàng hoá:\nNhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Campuchia, các trường hợp quá cảnh sau đây không cần giấy phép vận chuyển hàng hoá quá cảnh của phòng Giấy phép xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương mại:\n1.1 - Quá cảnh hàng từ địa phương này của Campuchia sang địa phương khác của Campuchia qua các cặp cửa khẩu:\n- Bu Porang (Đaclak) - O Raing (Mundolkiri) trên đường số 14.\n- Lệ thanh (Gia lai) - An đông Pếch (Ratanakkiri) trên đường số 19.\n1.2 - Quá cảnh theo đường sông Cửu Long (sông Tiền) - Sông Mê-kông.\nCả 2 trường hợp trên phải tuân theo quy định:\na - Phương tiện vận chuyển đi thẳng, đi đúng tuyến đường và đi liên tục, không dỡ hàng xuống, không bốc hàng lên, không chuyển tải. Người điều khiển phương tiện phải khai báo với Hải quan cửa khẩu hàng hoá vận chuyển trên phương tiện theo thông lệ quốc tế về hàng quá cảnh.\nb - Hàng trên phương tiện phải được Hải quan Việt Nam niêm phong và áp tải trong suốt quá trình qua lãnh thổ Việt Nam .\nTổng cục Hải quan qui định cụ thể biện pháp giám sát, quản lý đối với hàng hoá, phương tiện vận tải hàng hoá của Campuchia quá cảnh Việt Nam .\n2 - Về hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu:\nĐối với các loại hàng thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, việc quá cảnh được quy định như sau:\n1 - Không được phép quá cảnh những loại hàng mà luật lệ và tập quán quốc tế nghiêm cấm, cụ thể: các loại ma tuý, hoá chất độc, chất phóng xạ, các loại động vật hoang và động vật, thực vật quí hiếm.\n2 - Quá cảnh vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự nhằm mực đích quốc phòng và an ninh quốc gia, phải có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Thương mại.\n3 - Quá cảnh những hàng thuộc diện Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (nhưng Campuchia không cấm): Doanh nghiệp Campuchia nộp hồ sơ (theo quy định trong Qui chế về hàng hoá của Vương quốc Campuchia quá cảnh lãnh thổ Việt Nam ), tại phòng Giấy phép xuất nhập khẩu (thuộc Bộ Thương mại ) đóng ở thành phố Hồ Chí Minh (hoặc Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ). Phòng Giấy phép có trách nhiệm báo cáo Bộ Thương mại trước khi cấp giấy phép từng chuyến hàng quá cảnh.\n4 - Quá cảnh gỗ thi hành theo hướng dẫn của Bộ Lâm nghiệp và Tổng cục Hải quan."
] |
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải ở đâu? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 67 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nĐịa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải\nPhương tiện vận tải khi xuất cảnh, nhập cảnh phải qua cửa khẩu.\nPhương tiện vận tải nhập cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên. Phương tiện vận tải xuất cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng."
] | [
"Điều 8 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHiện đại hóa quản lý hải quan\n1. Nhà nước ưu tiên đầu tư thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại, công nghệ tiên tiến để bảo đảm hiệu quả quản lý hải quan; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại. Tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và thủ tục hải quan điện tử.\n2. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.",
"Điều 1 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nPhạm vi điều chỉnh\nLuật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.",
"Điều 5 Nghị định 171-HĐBT Quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan\nLệ phí hải quan. Chủ đối tượng kiểm tra hải quan phải nộp lệ phí hải quan trong trường hợp sau đây:\n1. Hàng hoá, hành lý ký gửi và lưu kho hải quan.\n2. Hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải yêu cầu làm thủ tục hải quan tại các địa điểm ở nội địa theo quy định tại khoản 2 điều 3 Nghị định này.\n3. Hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải phải thực hiện chế độ áp tải, niêm phong, cặp chì hải quan.\n4. Hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh, mượn đường Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác cho nước ngoài.\n5. Hàng hoá, hành lý yêu cầu hải quan cấp lại các chứng từ hải quan.\nTổng cục Hải quan cùng với Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức thu lệ phí và sử dụng các khoản lệ phí này.",
"Điều 34 Thông tư 42/2015/TT-BTC thủ tục hải quan phương tiện vận tải xuất cảnh nhập cảnh quá cảnh\nQuy định riêng đối với một số trường hợp đặc thù\n1. Phương tiện vận tải vận chuyển hành khách tuyến cố định, thường xuyên xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu theo giấy phép liên vận thì người điều khiển phương tiện chỉ phải khai hải quan phương tiện vận tải 01 lần trong thời hạn hiệu lực của giấy phép (khai vào lần xuất cảnh, nhập cảnh đầu tiên). Các lần xuất cảnh, nhập cảnh tiếp theo được cơ quan Hải quan cập nhật theo dõi bằng sổ hoặc bằng máy tính và thanh khoản tờ khai vào lần tái xuất/tái nhập cuối cùng.\n2. Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh theo đoàn thì người điều khiển của từng phương tiện hoặc người đại diện cho đoàn thực hiện việc khai hải quan và làm thủ tục cho cả đoàn phương tiện.\n3. Đối với các trường hợp phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh là xe cứu thương, cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo, làm nhiệm vụ khẩn cấp không có giấy phép thì Chi cục Hải quan cửa khẩu giải quyết thủ tục như sau:\na) Hướng dẫn người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khai vào tờ khai phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, xuất trình các giấy tờ liên quan đến phương tiện vận tải và giấy tờ tùy thân của người điều khiển phương tiện vận tải;\nb) Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế phương tiện vận tải, vào sổ hoặc nhập vào máy tính các thông tin trên tờ khai phương tiện vận tải;\nc) Hoàn thành thủ tục hải quan phương tiện vận tải và làm công văn báo cáo ngay (fax) gửi Cục Hải quan tỉnh kèm bản copy tờ khai phương tiện vận tải tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập có đóng dấu sao y của Chi cục để Cục Hải quan tỉnh thông báo đến các cơ quan gồm: Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải tỉnh, Bộ đội biên phòng cấp tỉnh và Hải quan cửa khẩu tái xuất (nếu tái xuất không cùng cửa khẩu) để phối hợp theo dõi, quản lý.\n4. Đối với ô tô mang biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu.\na) Ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa phải làm thủ tục hải quan tạm nhập - tái xuất theo quy định;\nb) Ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu nếu được cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài phải làm thủ tục tạm xuất - tái nhập theo quy định.\n5. Đối với phương tiện vận tải thuộc điều chỉnh của Hiệp định GMS mà Việt Nam ký kết với các nước trong khu vực Tiểu vùng Mê Kông.\na) Thực hiện quản lý, theo dõi thông qua phần mềm quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đường bộ;\nb) Thủ tục hải quan thực hiện như sau:\nb.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: nộp và xuất trình các chứng từ theo quy định tại Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS) và các văn bản hướng dẫn;\nb.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:\nb.2.1) Kiểm tra Giấy phép vận tải đường bộ GMS (GMS Road Transport Permit) và xác nhận lên Sổ theo dõi hoạt động phương tiện thực hiện Hiệp định GMS đi kèm giấy phép;\nb.2.2) Kiểm tra hồ sơ hải quan GMS gồm:\nb.2.2.1) Tờ khai hàng hóa quá cảnh và thông quan nội địa (GMS transit and inland customs clearance Document);\nb.2.2.2) Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle temporary admission Document);\nb.2.2.1) Tờ khai tạm nhập container (Container temporary admission Document);\nb.2.3) Không in tờ khai phương tiện vận tải của Việt Nam, thực hiện xác nhận lên hồ sơ hải quan GMS: Thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn chế độ quá cảnh (Customs Transit and Temporary Admission System) đã thống nhất giữa các nước GMS (xác nhận bằng tiếng Anh).\nb.2.4) Hoàn thành thủ tục hải quan cho phương tiện vận tải nếu không phát hiện vi phạm;\nb.2.5) Trường hợp phát hiện vi phạm:\nb.2.5.1) Yêu cầu người điều khiển phương tiện thanh toán ngay các khoản thuế, lệ phí;\nb.2.5.2) Trường hợp người điều khiển phương tiện không có khả năng thanh toán ngay các khoản thuế, lệ phí thì thông báo việc vi phạm (kèm hồ sơ chứng minh vi phạm của doanh nghiệp vận tải) đến Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) yêu cầu thanh toán theo quy định tại Thỏa thuận sơ bộ giữa Tổng cục Hải quan và Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) ký ngày 05/11/2009.\nc) Gia hạn thời hạn lưu hành:\nc.1) Thẩm quyền gia hạn: việc gia hạn thời gian lưu hành đối với phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất quá hạn trong các trường hợp bất khả kháng do Chi cục trưởng quyết định, xác nhận (bằng tiếng Anh) vào văn bản yêu cầu của người có phương tiện tạm nhập;\nc.2) Thực hiện việc gia hạn theo khoản c Điều 9 Phụ lục 8-Tạm nhập phương tiện cơ giới (Annex 8: Temporary Importation of Motor Vehicle) và khoản (b) Điều 14 Phụ lục 14 - Chế độ hải quan Công ten nơ (Annex 14-Container Customs Regime) của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông (The GMS Cross-Border Transort Agreement-CBTA).\nd) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì sau khi kết thúc thủ tục hải quan theo cơ chế vận tải quá cảnh (Customs Transit and Temporary Admission System) mới làm thủ tục hải quan theo từng loại hình nhập khẩu.\n6. Đối với phương tiện vận tải gồm ôtô, mô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết khi xuất cảnh hay nhập cảnh phải có văn bản cho phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mới được giải quyết thủ tục hải quan:\na) Trường hợp phương tiện vận tải của nước thứ 3 được phép tạm nhập qua cửa khẩu đường bộ và tái xuất qua cửa khẩu đường biển hoặc đường thủy nội địa hoặc đường sắt hoặc đường hàng không hoặc ngược lại thì Chi cục Hải quan làm thủ tục tái xuất phương tiện vận tải phải fax hoặc gửi lại bản chính tờ khai phương tiện vận tải (sau khi sao lưu tờ khai phương tiện vận tải) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập để thanh khoản hồ sơ phương tiện vận tải tạm nhập;\nb) Thủ tục phương tiện vận tải quá cảnh thực hiện như thủ tục đối với ô tô nước ngoài tạm nhập - tái xuất quy định tại Điều 31 Thông tư này.\n7. Đối với phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân của một nước láng giềng ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam, đã làm thủ tục tạm nhập vào lãnh thổ Việt Nam muốn tái xuất sang lãnh thổ của một nước láng giềng khác có ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam phải có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mới được giải quyết thủ tục hải quan.\n8. Đối với phương tiện vận tải là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thì thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo quy định.",
"Điều 7 Thông tư 47/2015/TT-BTC Đại lý giám sát hải quan Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam Trung Hoa\nQuản lý phương tiện vận tải đường bộ Trung Quốc và hàng hóa chuyên chở trên lãnh thổ Việt Nam\n1. Nguyên tắc quản lý:\na) Phương tiện vận tải đường bộ Trung Quốc chỉ được vận chuyển trên tuyến đường theo quy định tại Hiệp định vận tải Việt - Trung, giao nhận hàng và làm thủ tục hải quan tại các địa điểm có tổ chức Hải quan.\nb) Phương tiện vận tải Trung Quốc khi vận chuyển hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.\n2. Quản lý phương tiện vận tải đường bộ:\na) Khi phương tiện vận tải đường bộ nhập cảnh:\na.1) Trước khi làm thủ tục hải quan cho phương tiện nhập cảnh, lái xe hoặc người đại diện doanh nghiệp Trung Quốc xuất trình Sổ hải quan giám sát phương tiện và các chứng từ có liên quan để Đại lý giám sát hải quan xác nhận các thông tin do người khai khai, phục vụ công tác thống kê, báo cáo, xác nhận trách nhiệm của Đại lý giám sát khi phương tiện vận tải đường bộ Trung Quốc nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam đến địa điểm giao nhận hàng.\na.2) Chi cục Hải quan cửa khẩu biên giới thực hiện thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường bộ nhập cảnh theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài chính.\na.3) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục hải quan đối với phương tiện nhập cảnh, công chức Hải quan làm thủ tục nhập cảnh cho phương tiện ký, đóng dấu công chức trên Sổ hải quan giám sát phương tiện để xác nhận các nội dung thông tin do người khai khai và xuất trình.\na.4) Ngay sau khi phương tiện vận tải đường bộ Trung Quốc đến địa điểm giao nhận hàng, lái xe hoặc người đại diện doanh nghiệp Trung Quốc xuất trình Sổ hải quan giám sát phương tiện và các chứng từ có liên quan cho Đại lý giám sát hải quan để xác nhận thông tin do người khai khai và xuất trình cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm giao nhận để kiểm tra các nội dung thông tin do Hải quan biên giới đã xác nhận. Nếu phù hợp thì công chức hải quan ký, đóng dấu xác nhận trên Sổ hải quan giám sát phương tiện, trả lại cho lái xe hoặc người đại diện. Nếu thông tin không phù hợp hoặc có dấu hiệu vi phạm (như thời gian vận chuyển không hợp lý) thì Chi cục Hải quan quản lý địa điểm giao nhận thực hiện xác minh làm rõ và xử lý vi phạm theo quy định (nếu có).\nb) Khi phương tiện vận tải đường bộ Trung Quốc xuất cảnh:\nb.1) Trước khi làm thủ tục hải quan cho phương tiện rời địa điểm giao nhận hàng, lái xe hoặc người đại diện doanh nghiệp Trung Quốc xuất trình Sổ hải quan giám sát phương tiện và các chứng từ có liên quan để Đại lý giám sát hải quan xác nhận các thông tin do người khai khai, phục vụ công tác thống kê, báo cáo, xác nhận trách nhiệm của Đại lý giám sát từ địa điểm giao nhận hàng đến khi phương tiện vận tải Trung Quốc xuất cảnh ra lãnh thổ Việt Nam; đồng thời xuất trình Sổ hải quan giám sát phương tiện và các chứng từ có liên quan cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm giao nhận hàng xác nhận các nội dung thông tin do người khai khai và xuất trình.\nb.2) Ngay sau khi phương tiện vận tải đường bộ Trung Quốc đến địa điểm xuất cảnh, lái xe hoặc người đại diện xuất trình Sổ hải quan giám sát phương tiện và các chứng từ có liên quan cho Đại lý giám sát hải quan để xác nhận thông tin do người khai khai đồng thời xác nhận kết thúc trách nhiệm của Đại lý giám sát khi phương tiện vận tải đến địa điểm làm thủ tục xuất cảnh.\nb.3) Trước khi làm thủ tục hải quan cho phương tiện xuất cảnh, lái xe hoặc người đại diện doanh nghiệp Trung Quốc xuất trình Sổ hải quan giám sát phương tiện và các chứng từ có liên quan cho Chi cục Hải quan cửa khẩu biên giới để kiểm tra nội dung thông tin do Chi cục Hải quan quản lý địa điểm giao nhận hàng đã xác nhận. Nếu phù hợp thì công chức hải quan ký, đóng dấu xác nhận trên Sổ hải quan giám sát phương tiện, trả lại cho lái xe hoặc người đại diện. Nếu thông tin không phù hợp hoặc có dấu hiệu vi phạm (như thời gian vận chuyển không hợp lý) thì Chi cục Hải quan cửa khẩu biên giới thực hiện xác minh làm rõ và xử lý vi phạm theo quy định (nếu có).\nb.4) Chi cục Hải quan cửa khẩu biên giới thực hiện thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường bộ xuất cảnh theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài chính.\n3. Quản lý hàng hóa:\na) Chi cục Hải quan cửa khẩu biên giới và Chi cục Hải quan quản lý địa điểm giao nhận hàng thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa chuyên chở để giao, nhận trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển chịu sự giám sát hải quan tại Luật Hải quan, Luật Thương mại, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP , Nghị định số 187/2013/NĐ-CP , văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.\nb) Chi cục Hải quan cửa khẩu biên giới và Chi cục Hải quan quản lý địa điểm giao nhận hàng thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyên chở để giao, nhận trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định về thủ tục hải quan hàng hóa vận chuyển kết hợp trong trường hợp hàng hóa chuyên chở trên container được khai báo là hàng nguyên container (FCL) và đảm bảo giám sát hải quan theo quy định.\nc) Trong trường hợp hàng hóa chuyên chở để giao, nhận trên lãnh thổ Việt Nam được khai báo là hàng lẻ đóng chung container (LCL, LTL) được vận chuyển bằng container có đích đến là kho gom, trả hàng lẻ (kho CFS) thì phải đưa về kho CFS nơi có tổ chức Hải quan hoạt động.\n4. Trường hợp cơ quan Hải quan đủ cơ sở xác định có vi phạm pháp luật trong quá trình vận tải, chuyên chở hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam thì phải thông báo ngay cho Đại lý giám sát hải quan để phối hợp xử lý. Khoản ký quỹ Ngân hàng sẽ được sử dụng để chi trả các chi phí, tổn thất có liên quan. Nếu chi phí, tổn thất có liên quan nhiều hơn số tiền bảo lãnh thì Đại lý giám sát hải quan và doanh nghiệp Trung Quốc phải có trách nhiệm trả chi phí, tổn thất có liên quan theo giá trị tổn thất."
] |
Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan, chứng từ liên quan đối với phương tiện vận tải được quy định như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 2 Điều 69 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nThời hạn khai và nộp tờ khai hải quan, chứng từ liên quan được quy định như sau:\na) Đối với phương tiện vận tải quá cảnh được thực hiện ngay khi tới cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng;\nb) Đối với phương tiện vận tải đường biển nhập cảnh được thực hiện chậm nhất 02 giờ sau khi cảng vụ thông báo phương tiện vận tải nhập cảnh đã đến vị trí đón hoa tiêu; đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh được thực hiện chậm nhất 01 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;\nc) Đối với phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải nhập cảnh đến cửa khẩu và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh;\nd) Đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay sau khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng."
] | [
"Khoản 4 Điều 2 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nCơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.",
"Khoản 2 Điều 69 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nTại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa:\na) Các chứng từ nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này;\nb) Danh sách hành khách đối với tàu khách và hành khách làm thủ tục tại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa (nếu có): 01 bản chính.",
"Khoản 1 Điều 30 Nghị định 16/1999/NĐ/CP thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan\nNgay sau khi tới cửa khẩu, người điều khiển phương tiện vận tải phải khai báo và nộp cho Hải quan cửa khẩu tờ khai hải quan và các giấy tờ cần thiết như đối với các phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khác;",
"Khoản 5 Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan hướng dẫn Luật Hải quan\nĐối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo quy định của Điều 35 Luật Hải quan, người khai hải quan được nộp tờ lược khai hải quan để thông quan, sau đó nộp tờ khai chính thức và chứng từ kèm theo tờ khai trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ lược khai.\n\nTờ lược khai hải quan có các nội dung sau: tên, địa chỉ người xuất khẩu hàng hoá, người nhập khẩu hàng hoá; những thông tin sơ bộ về tên hàng, lượng hàng; cửa khẩu nhập; thời gian phương tiện vận tải vận chuyển lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.\nHàng có thuế được áp dụng chính sách thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký và nộp tờ lược khai hải quan.\nBộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể các trường hợp khẩn cấp khác tại điểm c khoản 1 Điều 35 Luật Hải quan.",
"Khoản 3 Điều 5 Thông tư 139/2013/TT-BTC thủ tục hải quan xăng dầu xuất nhập khẩu tạm nhập tái xuất\nThời hạn thương nhân nộp các chứng từ cho Chi cục Hải quan:\nCác chứng từ nêu trên phải nộp khi làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan, trừ các chứng từ sau:\na) Chứng thư giám định khối lượng: Phải nộp trong thời gian 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi bơm xong xăng, dầu từ phương tiện vận tải xăng dầu lên kho hoặc lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển tiếp trong nội địa.\nb) Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập: Phải nộp trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi bơm xong xăng dầu từ phương tiện vận tải xăng dầu lên kho hoặc lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển tiếp trong nội địa.\nc) Hóa đơn thương mại:\nc.1) Nếu thương nhân chưa có Hóa đơn thương mại thì thương nhân phải nộp Hóa đơn tạm tính (Pro Forma Invoice) (bản chính, bản fax hoặc bản Telex) tại thời điểm công chức hải quan đăng ký tờ khai hải quan; giám đốc (hoặc người được giám đốc ủy quyền) xác nhận, ký tên, đóng dấu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung bản fax hoặc bản Telex.\nc.2) Khi đăng ký tờ khai hải quan, trong trường hợp chưa có giá chính thức, thương nhân thực hiện nộp thuế theo quy định tại khoản 8, Điều 20 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013.\nThời hạn nộp chậm Hóa đơn thương mại bản chính không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.\nc.3) Trường hợp xăng dầu nhập khẩu và tạm nhập chung 01 (một) hóa đơn thương mại (bản chính) thì thương nhân và công chức hải quan thực hiện như sau:\nc.3.1) Đối với xăng dầu nhập khẩu: Công chức hải quan lưu hóa đơn thương mại bản chính do thương nhân nộp vào hồ sơ nhập khẩu.\nc.3.2) Đối với xăng dầu tạm nhập: Công chức hải quan lưu hóa đơn thương mại bản chụp từ bản gốc đã lập do thương nhân nộp (có ký xác nhận của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền) vào hồ sơ tạm nhập và ghi rõ trên tờ khai tạm nhập nội dung: “Hóa đơn thương mại bản chính đã lưu vào hồ sơ nhập khẩu xăng dầu theo tờ khai hải quan số ... ngày… tháng … năm …”."
] |
Xác định xuất xứ hàng hóa đới với xuất khẩu như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 27 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nXác định xuất xứ hàng hóa\n1. Đối với hàng hóa xuất khẩu:\na) Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa;\nb) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 của Luật này.\n2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:\na) Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;\nb) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ có giá trị pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.\nTrong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 của Luật này nhưng không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Số thuế chính thức phải nộp căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.\n3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục, thẩm quyền, thời hạn xác định xuất xứ hàng hóa."
] | [
"Điều 17 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nQuản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan\n1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.\n2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.\n3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.\n4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.",
"Điều 8 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHiện đại hóa quản lý hải quan\n1. Nhà nước ưu tiên đầu tư thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại, công nghệ tiên tiến để bảo đảm hiệu quả quản lý hải quan; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại. Tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và thủ tục hải quan điện tử.\n2. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.",
"Điều 15 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nCông chức hải quan\n1. Công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.\n2. Chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức hải quan, hải quan hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan theo quy định của Chính phủ.",
"Điều 8 Thông tư 12/2019/TT-BCT xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện mới nhất\nCông thức tính RVC\n1. RVC được tính theo công thức sau:\n\nRVC =\n\nFOB - VNM\n\nx 100%\n\nFOB\n\nTrong đó:\nRVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.\nVNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ.\n2. VNM được xác định như sau:\na) Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu không có xuất xứ, VNM là trị giá CIF của nguyên liệu tại thời điểm nhập khẩu;\nb) Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ thu được từ một Nước thành viên, VNM là giá mua đầu tiên có thể xác định được đối với nguyên liệu đó. Trị giá này không bao gồm cước vận tải, bảo hiểm, chi phí đóng gói và bất kỳ chi phí nào khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ kho của nhà cung cấp đến địa điểm của nhà sản xuất.\n3. Trường hợp hàng hóa có xuất xứ tại một Nước thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này tiếp tục được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ra một hàng hóa khác tại Nước thành viên đó, không cần xét đến phần trị giá không có xuất xứ của nguyên liệu đó khi xác định xuất xứ hàng hóa.\n4. Trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan.",
"Điều 3 Thông tư 12/2019/TT-BCT xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện mới nhất\nGiải thích từ ngữ\nTheo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây hiểu như sau:\n1. Nuôi trồng thuỷ sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thủy sinh, từ các loại con giống như trứng, cá con, cá giống và ấu trùng bằng cách can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt, v.v…\n2. CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan.\n3. FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm phí vận tải đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan.\n4. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là những nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận hoặc áp dụng tại một Nước thành viên về việc ghi chép các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin và việc lập báo cáo tài chính. Các nguyên tắc này có thể bao gồm hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục thực hiện cụ thể.\n5. Hàng hóa là bất kỳ thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên liệu nào.\n6. Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau là những nguyên liệu cùng loại có thể dùng thay thế lẫn nhau vì mục đích thương mại, có đặc tính cơ bản giống nhau và không thể chỉ ra sự khác biệt bằng cách kiểm tra trực quan đơn thuần.\n7. Nguyên liệu bao gồm bất kỳ chất liệu hoặc vật phẩm nào được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, kết hợp tự nhiên thành hàng hóa hoặc tham gia vào một quá trình sản xuất một hàng hóa khác.\n8. Nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ là nguyên liệu hoặc hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này.\n9. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển là nguyên liệu và bao bì được sử dụng để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển mà không phải là nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa dùng để bán lẻ.\n10. Sản xuất là các phương thức để thu được hàng hóa bao gồm nuôi trồng, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, canh tác, đánh bẫy, săn bắn, săn bắt, thu lượm, thu nhặt, gây giống, chiết xuất, chế tạo, sản xuất, gia công, lắp ráp hàng hóa, v.v…\n11. Quy tắc cụ thể mặt hàng là quy tắc đòi hỏi nguyên liệu đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ sau:\na) Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC);\nb) Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa đặc trưng;\nc) Hàm lượng giá trị khu vực;\nd) Tiêu chí kết hợp giữa các tiêu chí nêu tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này.\n12. Yếu tố trung gian là hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra hoặc giám định hàng hóa khác nhưng không cấu thành nên hàng hóa đó.\n13. Hàng hóa không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này hoặc hàng hóa, nguyên liệu không xác định được xuất xứ.\n14. C/O giáp lưng mẫu E là C/O do Nước thành viên xuất khẩu trung gian cấp dựa trên C/O mẫu E gốc của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên nhằm chứng minh xuất xứ của hàng hóa có liên quan.\n15. Nhà xuất khẩu là thể nhân hoặc pháp nhân có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên nơi hàng hóa được xuất khẩu bởi người đó.\n16. Nhà nhập khẩu là thể nhân hoặc pháp nhân có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên nơi hàng hóa được nhập khẩu bởi người đó.",
"Điều 29 Thông tư 08/2020/TT-BCT Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam Cuba mới nhất\nKiểm tra, xác minh xuất xứ và cho hưởng ưu đãi thuế quan\n1. Ngoài việc yêu cầu xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này, cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu được phép yêu cầu thông tin từ cơ quan có thẩm quyền của Nước xuất khẩu với mục đích xác minh xuất xứ của hàng hóa. Nước nhập khẩu có quyền từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp không nhận được thông báo đề nghị xác minh xuất xứ của cơ quan hải quan Nước xuất khẩu về việc đã nhận được đề nghị xác minh xuất xứ trong vòng 90 ngày kể từ ngày phát hành thông báo đề nghị xác minh xuất xứ. Nước xuất khẩu phản hồi kết quả xác minh xuất xứ trong vòng 180 ngày kể từ ngày thông báo đã nhận được đề nghị xác minh xuất xứ.\n2. Thông báo đề nghị xác minh xuất xứ của cơ quan hải quan Nước nhập khẩu bao gồm các nội dung sau:\na) Tên của cơ quan yêu cầu xác minh xuất xứ.\nb) Số tham chiếu và ngày cấp C/O hoặc số lượng C/O được cấp cho nhà xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.\nc) Mô tả về yêu cầu xác minh xuất xứ.\nd) Lý do yêu cầu.\n3. Trong trường hợp thông tin thu được từ quá trình xác minh hồ sơ nêu tại khoản 1 và 2 Điều này không đủ căn cứ để xác minh xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu, thông qua cơ quan có thẩm quyền của Nước xuất khẩu đưa ra:\na) Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.\nb) Bảng câu hỏi cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.\nc) Đề nghị xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất thuộc vùng lãnh thổ của mỗi Bên, với mục đích kiểm tra tài liệu bổ sung hoặc xác minh cơ sở phục vụ quá trình sản xuất hàng hóa, trong trường hợp thông tin thu được là kết quả của các điểm a và điểm b khoản 3 Điều này là không đầy đủ.\nd) Các thủ tục khác theo thỏa thuận của hai Bên.\n4. Cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu thông báo yêu cầu xác minh xuất xứ tới nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất và cơ quan có thẩm quyền của Nước xuất khẩu theo khoản 3 Điều này. Thông báo được gửi bằng email hoặc bất kỳ phương tiện nào khác; bên nhận được thông báo sẽ gửi xác nhận về việc đã nhận được đề nghị xác minh xuất xứ.\n5. Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc bảng câu hỏi nêu tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này bao gồm các nội dung sau:\na) Tên của cơ quan yêu cầu thông tin.\nb) Tên nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà sản xuất được yêu cầu xác minh.\nc) Mô tả thông tin và tài liệu yêu cầu.\nd) Lý do đề nghị xác minh xuất xứ hoặc bảng câu hỏi.\n6. Nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nhận được bảng câu hỏi hoặc văn bản yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này phải hoàn thành và gửi lại bảng câu hỏi hoặc câu trả lời xác minh xuất xứ trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được văn bản.\n7. Đề nghị xác minh xuất xứ tại điểm c khoản 3 Điều này bao gồm các thông tin như sau:\na) Tên cơ quan hải quan đề nghị xác minh xuất xứ.\nb) Tên của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất được đề nghị xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất.\nc) Ngày dự kiến và địa điểm đề nghị xác minh xuất xứ theo quy định tại khoản 8 Điều này.\nd) Mục đích và phạm vi xác minh xuất xứ, trong đó nêu cụ thể hàng hóa được yêu cầu xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất.\nđ) Tên và chức danh của cán bộ xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất.\ne) Lý do đề nghị xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất.\n8. Cơ quan có thẩm quyền của Nước xuất khẩu trả lời cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu về việc chấp thuận xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu. Việc xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất có thể tiến hành sau 60 ngày kể từ ngày được chấp thuận.\n9. Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể đề nghị bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền của Nước xuất khẩu và Nước nhập khẩu để tạm hoãn việc xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất bằng các lý do thuyết phục. Thời gian tạm hoãn không vượt quá 30 ngày kể từ ngày đã thống nhất hoặc thời gian dài hơn trong trường hợp được cơ quan hải quan Nước nhập khẩu và Nước xuất khẩu chấp thuận. Cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu thông báo thời gian mới sẽ tiến hành xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa.\n10. Khi kết thúc xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất, cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu dự thảo biên bản xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất bao gồm dữ kiện và kết quả xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất. Biên bản xác minh xuất xứ được ký bởi cơ quan có thẩm quyền của Nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà sản xuất.\n11. Quy trình xác minh xuất xứ hoàn thiện khi cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu báo cáo kết luận về xuất xứ hàng hóa sau khi xác minh xuất xứ theo quy định tại Điều này, trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông tin hoặc hoàn thành xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất.\n12. Báo cáo xác minh xuất xứ bao gồm các dữ kiện, phát hiện, căn cứ pháp lý xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất và được thông báo cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất về việc hàng hóa có xuất xứ hay không.\n13. Hàng hóa thuộc diện xác minh xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp:\na) Thời hạn nêu tại khoản 11 Điều này kết thúc mà không có báo cáo xác minh xuất xứ do cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu cung cấp; hoặc\nb) Nước nhập khẩu không tuân thủ thời hạn quy định tại Điều này.\n14. Trong trường hợp cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu có bằng chứng nghi ngờ hợp lý về xuất xứ hàng hóa của một lô hàng, cơ quan hải quan có thể tạm dừng cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với lô hàng thuộc diện nghi ngờ đó. Hàng hóa được phép thông quan theo quy định của Nước nhập khẩu. Bên phát hiện nghi ngờ thông báo và tham khảo ý kiến Bên còn lại để đạt được một giải pháp chung đảm bảo lợi ích tài chính."
] |
Trị giá thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng trả lại được định giá như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 3 Điều 12 Thông tư 52/2020/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu mới nhất\nXác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù:\na) Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì trị giá thống kê là trị giá thực tế của hàng hóa khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu;\nb) Trường hợp hàng hóa được phép ghi giá tạm tính khi đăng ký tờ khai hải quan thì trị giá thống kê phải điều chỉnh khi có giá chính thức trên tờ khai sửa đổi, bổ sung;\nc) Đối với tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá chưa phát hành, chưa đưa vào lưu thông thì trị giá thống kê là chi phí để sản xuất tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá (không phải là mệnh giá của các loại hàng hóa này);\nd) Đối với phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin bao gồm: băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh và các phương tiện trung gian khác đã hoặc chưa chứa thông tin, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng thì trị giá thống kê là toàn bộ trị giá của các hàng hóa này (không phải chỉ là trị giá của các phương tiện trung gian chưa có thông tin);\nđ) Đối với hàng gia công trong nước hoặc thuê nước ngoài gia công:\n- Trị giá thống kê xuất khẩu của hàng hóa gia công tại Việt Nam xác định theo giá FOB và tương đương, theo công thức:\nGiá một đơn vị hàng hóa gia công bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu của một sản phẩm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;\n- Trị giá thống kê nhập khẩu của hàng hóa thuê gia công ở nước ngoài xác định theo giá CIF và tương đương, theo công thức:\nGiá một đơn vị hàng hóa gia công bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu của một sản phẩm cộng (+) chi phí vận chuyển quốc tế và bảo hiểm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;\ne) Đối với hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: trị giá thống kê xác định trên cơ sở giá bán của hàng hóa tương tự (loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng cho thuê như chi phí đào tạo, bảo trì, phí tài chính);\ng) Đối với hàng hóa kèm dịch vụ: trị giá thống kê xác định theo giá FOB và tương đương (đối với hàng xuất khẩu) hoặc giá CIF và tương đương (đối với hàng nhập khẩu) của hàng hóa và loại trừ các phí dịch vụ;\nh) Đối với các giao dịch không khai trị giá (như: hàng đổi hàng, hàng viện trợ nhân đạo hoặc các giao dịch không khai báo trị giá khác): trị giá thống kê thực hiện theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan;\ni) Đối với hàng trả lại: trị giá thống kê là trị giá hàng hóa trả lại, được định giá theo trị giá của giao dịch xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu;\nk) Đối với điện năng xuất khẩu hoặc nhập khẩu: trị giá thống kê là trị giá khai trên tờ khai hải quan;\nl) Đối với dầu thô, xăng dầu và khí đốt xuất khẩu, nhập khẩu: trị giá thống kê ban đầu được xác định theo giá tạm tính, sau đó được điều chỉnh khi có giá chính thức."
] | [
"Khoản 3 Điều 1 Thông tư 114/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2018/TT-BTC giám sát tài chính tại tổ chức tín dụng mới nhất\nĐiểm d khoản 1 Điều 5 được sửa đổi như sau:\n“d) Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.\nd.1) Tổ chức tín dụng xếp loại A khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:\nd.1.1) Trong năm đánh giá không bị cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản hoặc bị nhắc nhở bằng văn bản không quá hai lần về việc nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại tổ chức tín dụng, báo cáo tài chính và các báo cáo khác để thực hiện giám sát tài chính không đúng quy định, không đúng hạn đối với một loại báo cáo.\nd.1.2) Trong năm đánh giá không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì phải đảm bảo;\nd.1.2.1) Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng:\n- Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép; phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động kinh doanh trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.\n- Đối với các hành vi vi phạm còn lại bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt.\nd.1.2.2) Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế, hóa đơn:\n- Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế trong lĩnh vực thuế và hóa đơn theo quy định của Chính phủ.\n- Đối với các hành vi vi phạm còn lại bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:\n+ Vi phạm hành chính về hóa đơn, thủ tục thuế mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt;\n+ Vi phạm hành chính đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn mà sau khi phát hiện hoặc bị phát hiện đã thực hiện nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định;\n+ Vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm trách chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan thuế mà sau khi phát hiện hoặc bị phát hiện đã thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.\nd.1.2.3) Đối với hành vi vi phạm khác: Bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt.\nd.1.2.4) Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt không vượt quá 10% tổng số chi nhánh của tổ chức tín dụng.\nd.2) Tổ chức tín dụng xếp loại C khi vi phạm một trong các trường hợp sau:\n- Không nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các báo cáo khác để thực hiện giám sát tài chính theo quy định hoặc nộp báo cáo không đúng quy định, đúng thời hạn bị cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản trên ba lần trong năm đánh giá đối với một loại báo cáo.\n- Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trong năm đánh giá đối với các hành vi:\n+ Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm: lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép: phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;\n+ Các hành vi trốn thuế theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;\n+ Các hành vi vi phạm khác mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt ở mức tối đa của khung phạt;\n+ Bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do không tự nguyện chấp hành.\n- Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt vượt quá 20% tổng số chi nhánh của tổ chức tín dụng.\n- Một hoặc một số thành viên là người quản lý tổ chức tín dụng (Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng) có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của tổ chức tín dụng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong năm đánh giá.\nd.3) Tổ chức tín dụng xếp loại B là các tổ chức tín dụng còn lại không được xếp loại A hoặc loại C”.",
"Khoản 2 Điều 12 Thông tư 52/2020/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu mới nhất\nTrị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng như sau:\na) Đối với hàng hóa phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các loại thuế liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu: trị giá thống kê là trị giá tính thuế của hàng hóa;\nb) Đối với hàng hóa không phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các loại thuế liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu:\nb.1) Trường hợp hàng hóa có trị giá khai báo quy đổi ra Đô la Mỹ (USD) nhỏ hơn hoặc bằng 1000 USD: trị giá thống kê là trị giá khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;\nb.2) Trường hợp hàng hóa có trị giá khai báo quy đổi ra Đô la Mỹ lớn hơn 1000 USD: trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được xác định như sau:\nb.2.1) Hàng hóa xuất khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng là FOB, FAS và DAF: trị giá thống kê là trị giá khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;\nb.2.2) Hàng hóa xuất khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng khác: Trị giá thống kê được quy đổi về trị giá theo điều kiện giao hàng FOB căn cứ vào kết quả điều tra định kỳ về phí bảo hiểm (I) và phí vận chuyển quốc tế (F) của Cơ quan Thống kê trung ương.\nb.2.3) Hàng hóa nhập khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng là CIF, DAF, CIP: trị giá thống kê là trị giá khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;\nb.2.4) Hàng hóa nhập khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng khác: trị giá thống kê được quy đổi về trị giá theo điều kiện giao hàng CIF căn cứ vào khai báo về phí bảo hiểm và phí vận chuyển quốc tế trên tờ khai hải quan. Nếu trên tờ khai hải quan không có khai báo các loại phí này thì trị giá thống kê được quy đổi căn cứ vào kết quả điều tra định kỳ về phí bảo hiểm và phí vận chuyển quốc tế của Cơ quan Thống kê trung ương.",
"Khoản 3 Điều 5 Thông tư 52/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2016/TT-BTC thanh toán vốn đầu tư\nTrong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp",
"Khoản 6 Điều 3 Thông tư 52/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2016/TT-BTC thanh toán vốn đầu tư\nCác Bộ, cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm nhập kế hoạch vốn đầu tư trên Hệ thống TABMIS theo hướng dẫn tại Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống TABMIS và văn bản số 4754/BTC-KBNN ngày 11/4/2017 về việc hướng dẫn quy trình nhập và phân bổ dự toán, hạch toán kế toán, ghi thu, ghi chi vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, viện trợ từ nước ngoài.",
"Khoản 1 Điều 2 Quyết định 34/2014/QĐ-UBND Bảng giá đất năm 2015 định kỳ 5 năm Bình Định\nGiá đất quy định tại Điều 1 được áp dụng cho các trường hợp:\n- Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;\n- Tính thuế sử dụng đất;\n- Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;\n- Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;\n- Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;\n- Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.",
"Khoản 4 Điều 13 Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan\nTrong trường hợp trị giá thống kê của hàng hóa không xác định được như quy định tại Khoản 2 và 3 của Điều này thì quy đổi về trị giá theo điều kiện giao hàng FOB (đối với hàng hóa xuất khẩu) và trị giá theo điều kiện giao hàng CIF (đối với hàng hóa nhập khẩu). Các tổ chức, cá nhân làm thống kê căn cứ vào các thông tin trong bộ hồ sơ hải quan và các thông tin liên quan để quy đổi.",
"Khoản 7 Điều 1 Thông tư 29/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 205/2010/TT-BTC trị giá hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu\nKhoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 2Kiểm tra trị giá tính thuế sau khi hàng hóa đã thông quan\n2) Đối với lực lượng kiểm tra sau thông quan:\n2.1) Các trường hợp kiểm tra:\n2.1.1) Tại trụ sở cơ quan hải quan: Đối với hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày thông báo kiểm tra, cụ thể:\na) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nằm trong Danh mục quản lý rủi ro về trị giá có nghi vấn và không thuộc đối tượng phải tham vấn theo quy định tại Điều 22, Điều 24 Thông tư này;\nb) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nằm trong Danh mục quản lý rủi ro về trị giá có nghi vấn.\n2.1.2) Tại trụ sở doanh nghiệp:\na) Kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan chuyển; các trường hợp có nghi vấn về hồ sơ, chứng từ hoặc mức giá khai báo do các đơn vị nghiệp vụ chuyển; các trường hợp đã qua tham vấn nhưng vẫn còn nghi ngờ về hồ sơ, mức giá khai báo do đơn vị tham vấn chuyển;\nb) Kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch để thẩm định sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;\nc) Kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm về trị giá do kiểm tra sau thông quan thu thập được hoặc do đánh giá mức độ rủi ro theo mặt hàng, theo doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu;\nd) Kiểm tra sau thông quan về trị giá theo chuyên đề do Thủ trưởng cơ quan hải quan cấp trên chỉ đạo.\n2.2) Nguyên tắc kiểm tra: Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra.\n2.3) Kiểm tra trị giá:\n2.3.1) Kiểm tra trị giá hàng xuất khẩu:\n2.3.1.1) Kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan:\na) Nội dung kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư này.\nKiểm tra tập trung làm rõ các nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Nội dung kiểm tra phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản kiểm tra.\nKết thúc kiểm tra, căn cứ nội dung làm việc giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, nội dung giải trình của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá: Công chức kiểm tra (từ 02 công chức) phải lập biên bản kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp từ chối ký biên bản kiểm tra thì người lập biên bản kiểm tra phải ghi rõ lý do từ chối.\nb) Xử lý kết quả kiểm tra:\nb.1) Bác bỏ trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nếu sau khi kiểm tra cơ quan hải quan phát hiện có một trong những sai phạm bao gồm:\nb.1.1) Có sự mâu thuẫn về hồ sơ, tài liệu như: mâu thuẫn giữa các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa; mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ tài liệu trong hồ sơ hải quan; mâu thuẫn giữa hồ sơ hải quan với các hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan;\nb.1.2) Hồ sơ hải quan và các chứng từ không hợp pháp;\nb.1.3) Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khẳng định mức giá khai báo hàng hóa xuất khẩu không chính xác;\nb.1.4) Quá thời hạn yêu cầu giải trình mà doanh nghiệp không đến giải trình, không giải trình hoặc không giải trình được các nghi vấn của cơ quan hải quan (như: tính hợp lý của hồ sơ; tính hợp lý của mức giá khai báo và giá của mặt hàng xuất khẩu giống hệt, tương tự; nội dung giải trình của doanh nghiệp có mâu thuẫn với hồ sơ hải quan);\nb.1.5) Quá thời hạn yêu cầu mà doanh nghiệp không cung cấp được hoặc cung cấp không đầy đủ các hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan.\nb.2) Cơ quan hải quan căn cứ nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP , Thông tư số 205/2010/TT-BTC và nguồn thông tin gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá trong số các nguồn thông tin quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều 21 Thông tư này để xác định trị giá tính thuế. Mức giá xác định không thấp hơn mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ mức trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì mức giá tính thuế là mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất sau khi quy đổi về cùng điều kiện mua bán.\nb.3) Chấp nhận trị giá khai báo của doanh nghiệp nếu kết quả kiểm tra không thuộc các trường hợp nêu tại tiết b.1 điểm này.\nĐối với các trường hợp vẫn còn nghi vấn về mức giá khai báo, nghi vấn về hồ sơ, chứng từ; các trường hợp doanh nghiệp chưa thống nhất với nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.\n2.3.1.2) Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:\na) Nội dung kiểm tra:\nCăn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin đã có, lực lượng kiểm tra sau thông quan yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng từ tài liệu có liên quan, giải trình, làm rõ nội dung liên quan đến việc khai báo giá hàng hóa xuất khẩu:\na.1) So sánh mức giá khai báo với mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá;\na.2) Kiểm tra tính phù hợp giữa các nội dung trong hợp đồng mua bán hàng hóa;\na.3) Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan, giữa hồ sơ hải quan và các chứng từ, tài liệu có liên quan (như: chứng từ kế toán; chứng từ do các tổ chức, cá nhân khác cung cấp; chứng từ do cơ quan hải quan thu thập).\nb) Xử lý kết quả kiểm tra:\nb.1) Bác bỏ trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nếu sau khi kiểm tra cơ quan hải quan phát hiện có một trong những sai phạm bao gồm:\nb.1.1) Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không phù hợp;\nb.1.2) Có sự mâu thuẫn về hồ sơ, tài liệu như: Mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ tài liệu trong hồ sơ hải quan; mâu thuẫn giữa hồ sơ hải quan với các hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan;\nb.1.3) Hồ sơ hải quan và các chứng từ không hợp pháp;\nb.1.4) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của của cơ quan hải quan trong thời gian kiểm tra.\nb.2) Cơ quan hải quan căn cứ nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP , Thông tư số 205/2010/TT-BTC và nguồn thông tin gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá trong số các nguồn thông tin quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều 21 Thông tư này để xác định trị giá tính thuế. Mức giá xác định không thấp hơn mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ hai mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì mức giá tính thuế là mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất sau khi quy đổi về cùng điều kiện mua bán.\n2.3.2) Kiểm tra trị giá hàng nhập khẩu:\n2.3.2.1) Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan:\na) Nội dung kiểm tra:\nCăn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin đã có, lực lượng kiểm tra sau thông quan yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng từ tài liệu có liên quan, giải trình, làm rõ nội dung liên quan đến việc khai báo trị giá như: các yếu tố của giao dịch nhập khẩu; mức giá khai báo; phương pháp xác định trị giá tính thuế doanh nghiệp sử dụng.\nKiểm tra tập trung làm rõ các nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Nội dung kiểm tra phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản kiểm tra.\nKết thúc kiểm tra, căn cứ nội dung làm việc giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, nội dung giải trình của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá: Công chức kiểm tra (từ 02 công chức) phải lập biên bản kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp từ chối ký biên bản kiểm tra thì người lập biên bản kiểm tra phải ghi rõ lý do từ chối.\nb) Xử lý kết quả kiểm tra:\nb.1) Bác bỏ mức giá khai báo và xác định trị giá tính thuế trong các trường hợp sau:\nb.1.1) Trong quá trình kiểm tra phát hiện có sự mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ hải quan theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Thông tư này;\nb.1.2) Doanh nghiệp kê khai không chính xác các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:\nb.1.2.1) Người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất khẩu có thông tin xác nhận mức giá khai báo không đúng với thực tế mua bán;\nb.1.2.2) Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khác khẳng định trị giá giao dịch không chính xác;\nb.1.2.3) Thông tin doanh nghiệp cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp.\nb.1.3) Doanh nghiệp không giải trình hoặc giải trình không được về tính chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:\nb.1.3.1) Quá thời gian yêu cầu giải trình mà doanh nghiệp không đến giải trình;\nb.1.3.2) Quá thời hạn yêu cầu mà doanh nghiệp không cung cấp được hoặc cung cấp không đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung thông báo của cơ quan hải quan;\nb.1.3.3) Doanh nghiệp không giải trình, không chứng minh được các nghi vấn của cơ quan hải quan (như: về tính hợp lý hồ sơ; mức giá khai báo hay mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch; nội dung trả lời của doanh nghiệp mâu thuẫn với hồ sơ hải quan; hồ sơ, chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp khai báo hoặc xuất trình có mâu thuẫn; tính hợp lý của mức giá khai báo với mức giá của các mặt hàng giống hệt, tương tự có trên cơ sở dữ liệu giá).\nCơ quan hải quan áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 13 đến Điều 19 Mục II chương II Thông tư số 205/2010/TT-BTC.\nb.2) Chấp nhận mức giá khai báo của người khai hải quan nếu kết quả kiểm tra không thuộc các trường hợp nêu tại tiết b.1 điểm này.\nb.3) Đối với các trường hợp vẫn còn nghi vấn về mức giá khai báo, nghi vấn về hồ sơ, chứng từ; các trường hợp doanh nghiệp chưa thống nhất với nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.\n2.3.2.2) Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:\na) Nội dung kiểm tra:\na.1) Kiểm tra tính chính xác của nội dung khai báo: kiểm tra các tiêu chí trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá như: tên hàng, đơn vị tính. Việc kiểm tra này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Thông tư này;\na.2) Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ như các phép tính số học; kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan, giữa hồ sơ hải quan và hồ sơ kế toán; giữa hồ sơ hải quan và các chứng từ, tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế (như: chứng từ kế toán; chứng từ do các tổ chức, cá nhân khác cung cấp, chứng từ do cơ quan hải quan thu thập);\na.3) Kiểm tra tính chính xác của việc thanh toán trị giá hàng hóa nhập khẩu như: thanh toán giữa chứng từ kế toán, chứng từ ngân hàng với hợp đồng, hóa đơn thương mại, các khoản thanh toán khác;\na.4) Kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế, các điều kiện áp dụng, trình tự các phương pháp được sử dụng để xác định trị giá khai báo.\na.5) Kiểm tra, so sánh đối chiếu mức giá khai báo với dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra, với những mức giá khai báo của mặt hàng giống hệt, tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận.\na.6) Kiểm tra các nội dung phát sinh khác.\nb) Xử lý kết quả kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24; quy định tại tiết b1, b2 điểm 2.3.2.1 Điều này.\nc) Cơ quan hải quan áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 13 đến Điều 19 Mục II chương II Thông tư số 205/2010/TT-BTC.\nKiểm tra sau thông quan về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo các quy định về kiểm tra sau thông quan, các quy định về xác định trị giá tính thuế.”",
"Khoản 2 Điều 3 Quyết định 21/2012/QĐ-UBND thu hồi chuyển nhượng góp vốn chia tách sáp nhập\nTrung tâm phát triển quỹ đất - Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thanh toán, chi trả các khoản tiền sử dụng đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại và giá trị còn lại của tài sản trên đất tại thời điểm thu hồi đất sau khi đã trừ đi các khoản nghĩa vụ tài chính phải nộp, các khoản chi phí hợp lý khác có liên quan theo quy định của pháp luật và theo quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi theo phương án phê duyệt chi trả của UBND cấp tỉnh. Đơn vị được Hội đồng định giá cấp huyện giao nhiệm vụ thanh toán có trách nhiệm chi trả cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi theo phương án phê duyệt chi trả của UBND cấp huyện; số tiền còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước.\nTrường hợp nếu người có đất bị thu hồi cố tình không chấp hành quyết định phê duyệt giá trị chi trả tiền sử dụng đất còn lại, tiền thuê đất còn lại, chi phí đầu tư vào đất còn lại, giá trị tài sản trên đất còn lại và các khoản nghĩa vụ tài chính phải nộp khác theo quy định thì xử lý như sau:\na) Sau hai mươi (20) ngày, kể từ ngày quyết định phê duyệt giá trị chi trả tiền sử dụng đất còn lại, tiền thuê đất còn lại, chi phí đầu tư vào đất còn lại, giá trị tài sản trên đất còn lại và các khoản nghĩa vụ tài chính phải nộp khác của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, Hội đồng định giá lập biên bản, chuyển toàn bộ số tiền mà người bị thu hồi đất được chi trả theo quyết định vào Ngân hàng thương mại tại địa phương để làm căn cứ giải quyết khiếu nại, hoặc cưỡng chế thu hồi đất sau này;\nb) Việc cưỡng chế thu hồi đất thực hiện theo quy định của pháp hiện hành."
] |
Hàng hóa xuất nhập khẩu trong thống kê nhà nước về hải quan được phân loại theo các danh mục nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 2 Điều 15 Thông tư 52/2020/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu mới nhất\nHàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thống kê được phân loại theo các danh mục như sau:\na) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành;\nb) Danh mục nhóm, mặt hàng chủ yếu là danh mục được xây dựng theo mục đích riêng trong thống kê hải quan trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục phân loại chuẩn khác do Tổng cục Hải quan ban hành;\nc) Danh mục Phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Danh mục SITC - do Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc ban hành) và các danh mục phân loại khác theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc được sử dụng cho mục đích phân tích kinh tế và mục đích thống kê khác."
] | [
"Khoản 3 Điều 15 Thông tư 52/2020/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu mới nhất\nPhương thức vận tải\nThống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức vận tải bao gồm: đường hàng không, đường thủy, đường bộ và loại khác.",
"Khoản 15 Điều 52 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT tiêu chuẩn chuyên môn huấn luyện thuyền viên tàu biển Việt Nam\nTiếng Anh hàng hải: Giấy chứng nhận tiếng Anh hàng hải được cấp cho sinh viên, thuyền viên đã đạt kết quả kỳ thi tiếng Anh hàng hải: trình độ 1; trình độ 2; trình độ 3.",
"Khoản 3 Điều 17 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nDanh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để:\na) Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\nb) Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ;\nc) Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\nd) Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.",
"Khoản 1 Điều 12 Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan\nHàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thống kê của Việt Nam được phân loại theo danh mục biểu thuế xuất khẩu và các danh mục biểu thuế nhập khẩu hiện hành.",
"Khoản 1 Điều 2 Quyết định 1387/QĐ-BTC chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Cục Thuế xuất nhập khẩu 2016\nTrình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:\na) Văn bản quy phạm pháp luật về xác định trị giá hải quan; phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam; Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế; thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan; chính sách phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là chính sách thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu);\nb) Chiến lược, kế hoạch, dự toán dài hạn, trung hạn, hàng năm về thu thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các chương trình, đề án về thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;\nc) Giao nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm cho Tổng cục Hải quan; các địa phương thực hiện dự toán thu ngân sách được giao hàng năm; các giải pháp đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách;\nd) Đề xuất, kiến nghị xem xét việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\nđ) Xây dựng Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam; Biểu thuế xuất nhập khẩu theo phân công của Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính;\ne) Văn bản hướng dẫn, trả lời vướng mắc về chính sách thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các cơ chế tài chính liên quan đến thu ngân sách nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\ng) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực chính sách thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các cơ chế tài chính liên quan đến thu ngân sách nhà nước;\nh) Văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện các vấn đề kỹ thuật về trị giá và mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN), các cam kết quốc tế về phân loại hàng hóa và cắt giảm thuế vượt thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan."
] |
Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu sau khi được xử lý tự động được cán bộ kiểm tra theo trình tự như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 2 Điều 21 Thông tư 52/2020/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu mới nhất\nDữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau khi được xử lý tự động được cán bộ kiểm tra theo trình tự như sau:\na) Kiểm tra sự phù hợp của tên hàng, mã hàng khai báo và việc phân loại theo Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu;\nb) Phát hiện các giá trị bất thường cần được kiểm tra;\nc) Chuyển các dữ liệu cần kiểm tra xuống cấp cục, chi cục;\nd) Tiếp nhận dữ liệu đã được kiểm tra, xử lý từ cấp cục, chi cục;\nđ) Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\ne) Thực hiện các Báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 23 và Điều 25 Thông tư này."
] | [
"Khoản 2 Điều 2 Thông tư 52/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 21/2011/QĐ-TTg mới nhất\nTrường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 1 Thông tư này đã được gia hạn nộp thuế trong 3 tháng theo quy định tại Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2010 (Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg) thì số thuế được gia hạn trong năm 2011 bao gồm cả số thuế đã được gia hạn năm 2010 mà đến hạn nộp vào năm 2011 (bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính nộp của Quý IV năm 2010 và số thuế chênh lệch cao hơn khi quyết toán thuế năm 2010).\nSố thuế đã được gia hạn năm 2010 đến hạn nộp vào năm 2011 được tiếp tục gia hạn năm 2011 không bao gồm số thuế tính trên phần thu nhập từ các hoạt động kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số kiến thiết, thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thu nhập từ kinh doanh các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu (nếu có) theo quy định tại Quyết định số 1380/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương.\nTrường hợp doanh nghiệp đã kê khai và nộp số tạm tính quý IV năm 2010 và số chênh lệch cao hơn khi quyết toán năm 2010 vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg thì không điều chỉnh lại theo hướng dẫn tại Thông tư này.",
"Khoản 1 Điều 1 Thông tư 52/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 21/2011/QĐ-TTg mới nhất\nGia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian một năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp nhỏ và vừa).\nDoanh nghiệp nhỏ và vừa được gia hạn nộp thuế quy định tại khoản này là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về vốn hoặc lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.\nSố vốn làm căn cứ xác định doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 là số vốn được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán lập ngày 31 tháng 12 năm 2010 của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 thì số vốn làm căn cứ xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 là số vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu.\nSố lao động bình quân năm được xác định trên cơ sở tổng số lao động sử dụng thường xuyên (không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng) tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010 tại doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 thì số lao động bình quân làm căn cứ xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 là số lao động được trả lương, trả công của tháng đầu tiên (đủ 30 ngày) có doanh thu trong năm 2011 không quá 300 người (đối với khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng) và không quá 100 người (đối với khu vực thương mại và dịch vụ).",
"Khoản 7 Điều 3 Thông tư 52/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 21/2011/QĐ-TTg mới nhất\nTrường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp khác với năm dương lịch thì việc gia hạn nộp thuế chỉ áp dụng đối với số thuế tạm tính nộp của các quý của kỳ tính thuế mà thời hạn nộp thuế vào năm 2011.",
"Khoản 1 Điều 2 Quyết định 2516/QĐ-TCHQ năm 2012 sửa đổi Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan\nSửa đổi, bổ sung Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 209/QĐ-TCHQ:\na- Sửa đổi, bổ sung điểm 3 phần I (Hướng dẫn chung) như sau: “Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất/nhập phải lập sổ theo dõi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu trên máy để kiểm tra đối chiếu khi cần thiết. Sổ phải có các tiêu chí cơ bản sau: số thứ tự; số ký hiệu ngày tờ khai; tên, địa chỉ doanh nghiệp; Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai; số, ngày lập Biên bản bàn giao; số ký hiệu container (để thống kê khi hàng hóa vận chuyển bằng container); số lượng kiện (để thống kê khi vận chuyển hàng lẻ, hàng rời); mặt hàng; biển kiểm soát phương tiện vận tải (để thống kê khi hàng hóa vận chuyển bằng xe chuyên dùng); ngày tiếp nhận Biên bàn bàn giao, ngày tiếp nhận Bảng thống kê Biên bản bàn giao.\nĐịnh kỳ hàng tháng sổ theo dõi hàng hóa xuất/nhập khẩu chuyển cửa khẩu được in ra giấy và đóng thành quyển để lưu”.\nb- Bổ sung vào phần 1 (Hướng dẫn chung) các điểm 10,11,12 với nội dung như sau:\n“10. Đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu sau khi hàng hóa được tập kết đủ theo Biên bản bàn giao tại khu vực cửa khẩu xuất, công chức hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu các thông tin về lô hàng với hồ sơ hải quan và thông tin ghi trên Biên bản bàn giao; ký, đóng dấu công chức, ghi ngày tháng năm vào Biên bản bàn giao để lưu”.\n1Đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu về địa điểm làm thủ tục hải quan/địa điểm kiểm tra hàng hóa ngoài cửa khẩu để lấy mẫu hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa thì sau khi hàng hóa được tập kết đủ theo Biên bản bàn giao tại địa điểm lấy mẫu/địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu các thông tin về lô hàng với hồ sơ hải quan và thông tin ghi trên Biên bản bàn giao; ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày tháng năm vào Biên bản bàn giao để lưu cùng hồ sơ lô hàng; thực hiện các công việc tiếp theo đối với lô hàng”.\n12. Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu/ngoài của khẩu thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện chấn chỉnh việc làm thủ tục chuyển cửa khẩu không đúng quy định của công chức thuộc quyền quản lý; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trên về việc triển khai thực hiện quy trình này”.",
"Khoản 7 Điều 3 Thông tư 148/2013/TT- BTC hướng dẫn Quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế\nThương nhân phải có hệ thống sổ sách theo dõi việc hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đưa vào, đưa ra và chương trình phần mềm quản lý cửa hàng miễn thuế để quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn kho, tồn quầy của cửa hàng miễn thuế. Chương trình phần mềm quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối của Tổng cục Hải quan và có những chức năng chính sau:\na) Nạp thông tin, tra cứu, thống kê được số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai tạm nhập, tờ khai tạm xuất, theo thời gian.\nb) Sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ.\nc) Kết nối trực tuyến với Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát.",
"Khoản 3 Điều 1 Quyết định 431/QĐ-TTg 2020 quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu\nCác giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\na) Giải pháp về hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\n- Giải pháp về thủ tục hải quan\nThủ tục hải quan phải đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo việc quản lý của cơ quan hải quan, thu đúng, thu đủ thuế xuất khẩu nhập khẩu, phòng chống gian lận thương mại. Để đáp ứng được yêu cầu này thì các bên tham gia vào hoạt động giao dịch thương mại điện tử gửi trước đến Hệ thống quản lý hải quan. Do đó phải có:\n+ Quy định các đối tượng có liên quan tham gia/dừng tham gia vào Hệ thống quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.\n+ Quy định các đơn vị cung cấp trước thông tin về đơn hàng/thông tin về vận chuyển lô hàng đến Hệ thống quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.\n+ Quy định về trình tự thực hiện thủ tục hải quan sau khi đơn hàng đã được gửi đến Hệ thống.\n- Giải pháp về cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành\n+ Bổ sung quy định về việc miễn giấy phép, miễn điều kiện, miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa phải cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp:\n. Có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng trở xuống, trừ trường hợp các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có thông báo gửi đến Tổng cục Hải quan hàng hóa không được phép miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành;\n. Có trị giá hải quan trên 1.000.000 đồng nhưng hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa được miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành theo số lượng/định lượng nhất định thì được miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành. Các tổ chức, cá nhân không được thu gom hàng hóa theo tiêu chuẩn miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành của các tổ chức, cá nhân mua hàng giao dịch qua thương mại điện tử khác. Trường hợp có vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.\n+ Quy định về việc thời gian cập nhật kết quả kiểm tra chuyên ngành:\n. Kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử phải được cập nhật trên Hệ thống xử lý chậm nhất 02 giờ làm việc sau khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành nhưng không được chậm hơn thời gian thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang triển khai thực hiện.\n. Đồng thời, để đảm bảo được việc bảo vệ an toàn thực phẩm, tránh lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến an ninh quốc gia quy định: Các trường hợp miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành không áp dụng trong trường hợp các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có cảnh báo về an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia hoặc có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan.\n+ Quy định về việc hàng hóa đang được lưu giữ trong kho ngoại quan (chưa làm thủ tục nhập khẩu), cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành theo đề nghị của doanh nghiệp là chủ hàng hóa hoặc được chủ hàng hóa ủy quyền thực hiện các thủ tục tại Việt Nam. Sau khi có kết quả cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành thì cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi trên giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành để thực hiện thủ tục nhập khẩu cho từng đơn hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam.\n- Giải pháp về cách tính trị giá tính thuế\nĐể tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử phát triển và đúng quy định về trị giá hải quan tại các văn bản hướng dẫn, nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua giao dịch thương mại điện tử được quy định như sau:\n+ Đối với hàng hóa xuất khẩu:\n. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu: Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F).\n. Phương pháp xác định: Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là trị giá ghi trên hóa đơn điện tử hoặc chứng từ, tài liệu khác có giá trị tương đương, không bao gồm chi phí bảo hiểm quốc tế, phí vận tải quốc tế.\n+ Đối với hàng hóa nhập khẩu:\n. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu: Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, bao gồm phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm quốc tế (nếu có).\n. Phương pháp xác định: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên là trị giá ghi trên hóa đơn điện tử hoặc chứng từ, tài liệu khác có giá trị tương đương, bao gồm phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm quốc tế (nếu có).\nb) Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\nĐể đảm bảo có cơ sở dữ liệu để thực hiện việc quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử thì cần thiết phải xây dựng một Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử có các đặc điểm:\n- Hệ thống được xây dựng nằm trong Hệ thống tổng thể quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\n- Tiếp nhận, lưu giữ thông tin liên quan đến các giao dịch thương mại điện tử;\n- Cập nhật các thông tin về các sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng (thông tin về khuyến mại, chính sách bán hàng, thông tin về nhà vận chuyển, người bán hàng,...) và các cơ chế, chính sách quản lý về thương mại điện tử (chính sách thuế, mã số hàng hóa, danh mục hàng hóa phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành,....);\n- Xử lý các thông tin được tiếp nhận và chia sẻ thông tin đến Hệ thống khác phục vụ nhu cầu quản lý;\n- Phân quyền cho các đối tượng tham gia vào Hệ thống;\n- Thực hiện xử lý thông tin trên Hệ thống để thực hiện: phản hồi cho người truyền dữ liệu, phản hồi cho cơ quan quản lý liên quan; thực hiện đánh giá rủi ro, cảnh báo cho các đơn vị quản lý; truyền dữ liệu đã xử lý đến các Hệ thống liên quan khác để thực hiện quá trình thông quan hàng hóa;\n- Lưu giữ các thông tin cần thiết phục vụ công tác thống kê, báo cáo, là thông tin đầu vào cho các quá trình xử lý thông tin của ngành, lĩnh vực, nhà nước.\nc) Giải pháp liên quan đến xây dựng chính sách quản lý giao dịch trong hoạt động thương mại điện tử và xây dựng cơ chế thanh toán, bảo lãnh điện tử liên quan đến các giao dịch trong hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới\nGiao Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ Quý IV năm 2020.",
"Khoản 2 Điều 12 Thông tư 09/2016/TT-BQP hướng dẫn nghị định 112/2014/NĐ-CP quản lý cửa khẩu biên giới đất liền mới nhất\nCông tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu\na) Kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:\nĐể đảm bảo hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu trước khi vận chuyển ra khỏi khu vực cửa khẩu, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu kiểm tra các loại giấy tờ liên quan đến chủ hàng, doanh nghiệp và hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.\nb) Kiểm tra thực tế hàng hóa, đảm bảo an ninh quốc gia:\n- Kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hàng hóa; tập trung phát hiện các dấu hiệu liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, buôn lậu và gian lận thương mại, phát hiện xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu;\n- Hàng hóa thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hải quan được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (trừ trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật).\nc) Phối hợp hướng dẫn, giám sát quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực cửa khẩu;\nd) Sau khi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo về an ninh, đã hoàn thành thủ tục theo quy định, thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh đối với người, phương tiện vận chuyển hàng hóa;\nđ) Lưu trữ thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định, phục vụ công tác tổng hợp, tra cứu, xử lý khi cần thiết."
] |
Chủ kho ngoại quan có được tự ý tiêu hủy hàng quá thời hạn sử dụng phát sinh trong quá trình lưu kho không? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 4 Điều 86 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nTrong trường hợp muốn tiêu hủy những lô hàng đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc quá thời hạn sử dụng phát sinh trong quá trình lưu kho, chủ kho ngoại quan phải có văn bản thỏa thuận với chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng về việc đồng ý tiêu hủy hàng hóa. Văn bản thỏa thuận được gửi cho Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan để theo dõi. Chủ hàng hóa hoặc chủ kho ngoại quan phải chịu trách nhiệm thực hiện và thanh toán các khoản chi phí tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật."
] | [
"Khoản 3 Điều 86 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nÁp dụng phương tiện, công nghệ thông tin để quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan về thực trạng hàng hóa trong kho và tình hình hoạt động của kho thông qua hệ thống công nghệ thông tin được kết nối với cơ quan hải quan.",
"Khoản 4 Điều 7 Nghị định 86/2011//NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra\nTuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.",
"Khoản 2 Điều 86 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nHàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật. Riêng đối với các mặt hàng là máy móc, thiết bị hoặc một số loại hàng hóa khác cung ứng từ nội địa vào kho ngoại quan để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng, chủ hàng hóa hoặc người được ủy quyền có thể lựa chọn không làm thủ tục hải quan, nhưng phải thông báo cụ thể cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để theo dõi.",
"Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng.",
"Khoản 1 Điều 8 Thông tư 59/2013/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan kiểm tra giám sát hải quan\nThời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan:\nHàng hóa quy định tại Thông tư này được gửi kho ngoại quan không quá 45 ngày kể từ ngày đưa hàng vào kho; trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan thì được gia hạn một lần, nhưng tối đa không quá 15 ngày.",
"Khoản 3 Điều 17 Nghị định 97/2007/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong hải quan\nPhạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:\na) Đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan hàng hoá thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định;\nb) Tiếp tục kinh doanh kho ngoại quan khi đã bị thu hồi Giấy phép thành lập kho ngoại quan;\nc) Tẩy xoá, sửa chữa Giấy phép thành lập kho ngoại quan;\nd) Tự ý tẩu tán hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế;\nđ) Tiêu hủy hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật."
] |
Những loại hàng hóa nào không được gửi kho ngoại quan? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 4 Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nHàng hóa sau đây không được gửi kho ngoại quan:\na) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;\nb) Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;\nc) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.\nNgoài hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 4 Điều này, căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan."
] | [
"Khoản 1 Điều 85 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở mới nhất\nỦy ban nhân dân cấp tỉnh có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:\na) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn;\nb) Bố trí kinh phí để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch này sau khi được phê duyệt;\nc) Quy hoạch, bố trí diện tích đất để phát triển đối với từng loại nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt, trong đó phải xác định rõ các khu vực để xây dựng nhà ở xã hội cho thuê; quyết định hệ số k điều chỉnh giá đất trong trường hợp bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 65 của Nghị định này;\nd) Chỉ đạo công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn theo quy định tại Khoản 5 Điều 19 của Luật Nhà ở, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt; chỉ đạo Sở Xây dựng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở các thông tin về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua, được huy động vốn quy định tại Điều 19 của Nghị định này, danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu quy định tại Khoản 1 Điều 76 và các thông tin quy định tại Điều 79 của Nghị định này;\nđ) Ban hành quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng, nhà biệt thự, nhà chung cư; hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở phục vụ tái định cư được giao quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Điều 84 của Luật Nhà ở, quy định của Nghị định này; tổ chức cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Nghị định này;\ne) Quy định tiêu chí, thủ tục và xác định danh mục nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử (bao gồm cả nhà biệt thự, nhà ở cổ); quyết định thành lập Hội đồng xác định danh mục và ban hành quyết định phê duyệt danh mục nhà ở này để thực hiện quản lý theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật có liên quan;\ng) Sắp xếp tổ chức, bố trí đủ cán bộ, công chức và phân giao lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan của địa phương để thực hiện việc phát triển và quản lý nhà ở theo đúng quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này; chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác phát triển và quản lý nhà ở trên địa bàn; xử lý các hành vi vi phạm, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật;\nh) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhà ở thuộc thẩm quyền ban hành cho phù hợp với Luật Nhà ở và Nghị định này; tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về nhà ở và vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn chấp hành các quy định của pháp luật về nhà ở;\ni) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật có liên quan;\nk) Định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình triển khai Luật Nhà ở và Nghị định này trên địa bàn;\nl) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và quy định của pháp luật.",
"Khoản 3 Điều 4 Nghị định 85/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động chính sách lao động nữ\nCông đoàn cơ sở quy định tại Khoản 1 và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc tổng hợp và phản ánh ý kiến của lao động nữ đối với những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ khi người sử dụng lao động tham khảo ý kiến.",
"Khoản 4 Điều 85 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường mới nhất\nLãi tiền gửi ngân hàng của tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được sử dụng cho chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát và hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.",
"Khoản 8 Điều 91 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nViệc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại. Chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang gửi kho ngoại quan để quản lý theo dõi, không phải làm thủ tục nhập, xuất kho ngoại quan. Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ.",
"Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng.",
"Khoản 4 Điều 59 Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nThủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa\na) Hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau:\na.1) Hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;\na.2) Hàng hoá được đưa vào nội địa để gia công, tái chế;\na.3) Máy móc, thiết bị của nhà thầu nước ngoài đưa vào nội địa để thi công hoặc của doanh nghiệp thuê để thực hiện hợp đồng gia công, khi kết thúc hợp đồng đã tái xuất và gửi kho ngoại quan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp đồng thuê tiếp theo;\na.4) Hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, gửi kho ngoại quan được nhập khẩu trở lại nội địa theo loại hình tương ứng.\nb) Hàng hóa không được đưa vào kho ngoại quan trong các trường hợp sau đây:\nb.1) Hàng hóa quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;\nb.2) Hàng hóa theo quy định phải làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu;\nb.3) Hàng hóa thuộc Danh mục hàng tiêu dùng hoặc Danh mục hàng không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương.\nc) Thủ tục hải quan:\nc.1. Người khai hải quan thực hiện thủ tục nhập khẩu theo từng loại hình tương ứng, sau đó chủ kho thực hiện thủ tục xuất kho ngoại quan.\nc.2. Trường hợp hàng gửi kho ngoại quan làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa nhiều lần thì hồ sơ hải quan đối với từng lần nhập khẩu được chấp nhận bộ chứng từ bản chụp (gồm vận đơn, bản kê chi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ) có đóng dấu xác nhận của Hải quan kho ngoại quan, bản chính của các chứng từ do Hải quan kho ngoại quan lưu.\nc.3. Kết thúc việc xuất kho ngoại quan, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan căn cứ Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu, tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất tại ô 35 tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan.\nd) Hải quan kho ngoại quan giám sát việc xuất hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan và xác nhận trên tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.",
"Khoản 1 Điều 18 Thông tư 08/2020/TT-BCT Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam Cuba mới nhất\nHàng hóa có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa vẫn giữ nguyên xuất xứ ban đầu nếu trong quá trình vận chuyển gửi ở kho ngoại quan của Nước thứ ba, không tham gia vào công đoạn gia công nào khác ngoại trừ các công đoạn lưu kho, bảo quản hàng hóa, chia nhỏ lô hàng để vận chuyển tới Nước thành viên và nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan."
] |
Những hàng hóa nào được tạm xuất khẩu? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 1 Điều 48 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nCác loại hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu bao gồm:\na) Phương tiện quay vòng để chứa hàng hóa;\nb) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định;\nc) Máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu theo các hợp đồng thuê, mượn để sản xuất, thi công;\nd) Linh kiện, phụ tùng của chủ tàu nhập khẩu để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;\nđ) Hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;\ne) Hàng hóa khác theo quy định của pháp luật."
] | [
"Khoản 1 Điều 6 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHoạt động hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm:\na) Đàm phán, ký, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hải quan;\nb) Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan;\nc) Cử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài và tiếp nhận công chức hải quan nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế đã ký kết;\nd) Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới, các tổ chức quốc tế có liên quan về hải quan, các nước và vùng lãnh thổ.",
"Khoản 1 Điều 10 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nĐối với công chức hải quan:\na) Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;\nb) Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;\nc) Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;\nd) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.",
"Khoản 5 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính cưỡng chế thi hành quyết định lĩnh vực hải quan\nPhạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Tạm nhập - tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép; thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập - tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất;\nb) Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;\nc) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép;\nd) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật;\nđ) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật;\ne) Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật;\ng) Sử dụng hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; thuộc diện nhập khẩu có điều kiện, giấy phép không đúng mục đích mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.",
"Khoản 1 Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương mới nhất\nThương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.",
"Khoản 1 Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương 2017 số 05/2017/QH14 mới nhất\nViệc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:\na) Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;\nb) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;\nc) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 của Luật này."
] |
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu để phục vụ cho nghiên cứu khoa học gồm những gì? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 27 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hải quan thủ tục kiểm tra hải quan mới nhất\n1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất:\na) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;\nb) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;\nc) Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập - tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;\nd) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.\n2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất - tái nhập:\na) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;\nb) Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm (trừ tạm xuất - tái nhập để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;\nc) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.\n3. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi có hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh hoặc Chi cục quản lý doanh nghiệp chế xuất đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất đưa hàng hóa vào nội địa hoặc ra nước ngoài để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.\n4. Thời hạn tái xuất, tái nhập:\na) Hàng hóa tạm nhập khẩu để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải quan;\nb) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam”.\nSửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 4 Điều 54 như sau:\n\n“1. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định bao gồm: Hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, sự kiện văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.\n4. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh.”",
"Điều 54 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nHàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định\n1. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định bao gồm: Hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm.\n2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất:\na) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;\nTrường hợp thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 25 Nghị định này, người khai hải quan phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan;\nb) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp hàng hóa do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;\nc) Văn bản về việc tham gia các công việc nêu tại Khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;\nd) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.\n3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất - tái nhập:\na) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;\nTrường hợp thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 25 Nghị định này, người khai hải quan phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan;\nb) Văn bản về việc tham gia các công việc nêu tại Khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;\nc) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.\n4. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.\n5. Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phải đăng ký với cơ quan hải quan.\n6. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này."
] | [
"Khoản 1 Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống tham nhũng mới nhất\nĐối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.",
"Điều 54 Nghị định 84/2015/NĐ-CP giám sát đánh giá đầu tư\nQuản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư\n1. Việc quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của chủ chương trình đầu tư công, chủ đầu tư dự án đầu tư công thực hiện theo quy định về quản lý chi phí chương trình, dự án đầu tư.\n2. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư dự án sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng PPP thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.\n3. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn\nvốn khác: Nhà đầu tư tự quản lý và sử dụng nguồn kinh phí giám sát, đánh giá đầu tư theo tính chất quản lý nguồn vốn đầu tư của dự án.\n4. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.\na) Hằng năm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giám sát, đánh giá đầu tư lập kế hoạch và dự toán chi sự nghiệp, chi thường xuyên cho nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư. Dự toán chi cho nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư được lập trên cơ sở kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư, nội dung chi theo quy định tại Điều 53 Nghị định này và định mức theo quy định hiện hành;\nb) Việc quản lý chi phí giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định về quản lý và sử dụng nguồn chi sự nghiệp, chi thường xuyên của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo Luật Ngân sách nhà nước;\nc) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuê tư vấn để thực hiện đánh giá chương trình, dự án đầu tư thì việc quản lý chi phí này như quản lý chi phí dịch vụ tư vấn. Việc tạm ứng, thanh toán vốn cho tư vấn đánh giá chương trình, dự án được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư đối với các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng.\n5. Quản lý, sử dụng chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng.\na) Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn cấp xã được cân đối trong dự toán chi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và do ngân sách cấp xã đảm bảo. Mức kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã bố trí phù hợp với kế hoạch hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng do Hội đồng nhân dân xã quyết định và đảm bảo mức kinh phí tối thiểu 05 triệu đồng/năm.\nViệc lập dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện theo quy định về quản lý ngân sách cấp xã và các hoạt động tài chính khác của cấp xã;\nb) Chi phí hỗ trợ công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết về giám sát đầu tư của cộng đồng ở cấp huyện, tỉnh được cân đối trong dự toán chi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp tỉnh và do ngân sách cấp huyện, cấp tỉnh đảm bảo.\n6. Việc lập dự toán chi phí giám sát và đánh giá đầu tư và quản lý chi phí giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành.",
"Khoản 1 Điều 59 Luật Đo đạc và Bản đồ 2018 số 27/2018/QH14 mới nhất\nThanh tra về đo đạc và bản đồ được quy định như sau:\na) Thanh tra tài nguyên và môi trường thực hiện thanh tra chuyên ngành về đo đạc và bản đồ;\nb) Đối tượng thanh tra về đo đạc và bản đồ là tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ;\nc) Việc thanh tra về đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan.",
"Khoản 3 Điều 84 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nTrường hợp thực hiện thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan giấy, sau khi tái xuất, tái nhập hàng hóa\na) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế hoặc không chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu hoặc có thuế suất thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu 0%:\na.1) Người khai hải quan nộp cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất bộ hồ sơ gồm:\na.1.1) Công văn đề nghị quyết toán tờ khai tạm nhập, tạm xuất, trong đó nêu rõ số tờ khai tạm nhập, tạm xuất, tái nhập, tái xuất: 01 bản chính;\na.1.2) Tờ khai hải quan hàng hóa tái xuất, tái nhập: 01 bản chụp;\na.1.3) Chứng từ thanh toán cho hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất: nộp 01 bản chụp.\na.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:\nTrong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ bộ hồ sơ, công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu bộ hồ sơ do người khai hải quan nộp với bộ hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan để thực hiện việc quyết toán, xác nhận trên tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất lưu tại cơ quan hải quan;\nb) Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, xuất khẩu, sau khi tái xuất, tái nhập, người khai hải quan thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu cho tờ khai tạm nhập, tạm xuất theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư này tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.",
"Khoản 1 Điều 48 Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải\nThủ tục hải quan đối với hàng hoá là máy móc, thiết bị tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư, tài sản cho thuê, đi thuê, thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.\nĐối với hàng tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập thuộc đối tượng được miễn thuế, định kỳ hàng năm (365 ngày kể từ ngày tạm nhập/tạm xuất) người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất về thời hạn còn lại sử dụng máy móc, thiết bị tạm nhập/tạm xuất để cơ quan Hải quan theo dõi, thanh khoản hồ sơ.",
"Khoản 2 Điều 4 Quyết định 621/2006/QĐ-TCHQ quy trình phúc tập hồ sơ hải quan,kiểm tra sau thông quan hàng hoá XNK\nMục đích phúc tập:\na) Kiểm tra lại các công việc đã làm trong qui trình thông quan xem có thiếu sót, sai sót gì không để kịp thời yêu cầu khắc phục;\nb) Phát hiện những sai sót, bất hợp lý, vi phạm dễ thấy;\nc) Phát hiện sự thất lạc hoặc chậm trễ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu;\nd) Bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu;\nđ) Sắp xếp, lưu trữ hồ sơ hải quan một cách khoa học, dễ tra cứu.",
"Khoản 8 Điều 3 Quyết định 1490/2003/QĐ-TCHQ-KTTT Quy trình xét miễn thuế, hoàn thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hoá xuất nhập khẩu\n1. Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng:\n- Công văn đề nghị xét miễn thuế của lãnh đạo Bộ chủ quản (bản chính).\n- Danh mục cụ thể về số lượng, chủng loại hàng nhập khẩu chuyên dùng cho an ninh quốc phòng do lãnh đạo Bộ chủ quản phê duyệt đã được đăng ký và thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm (chậm nhất đến 31/3 hàng năm Bộ chủ quản phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu).\n- Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu (đã thanh khoản và tính thuế)\n- Giấy phép nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp (nếu có).\n- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu uỷ thác).\n2. Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu khoa học:\n- Công văn đề nghị xét miễn thuế của đơn vị thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (bản chính).\n- Hồ sơ đề tài nghiên cứu khoa học gồm:\n+ Quyết định phê duyệt đề tài cấp Bộ hoặc cấp nhà nước.\n+ Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu để thực hiện đề tài do cấp phê duyệt đề tài duyệt.\n- Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu (đã thanh khoản và tính thuế).\n- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu uỷ thác).\n3. Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ cho giáo dục, đào tạo\n- Công văn đề nghị xét miễn thuế của đơn vị thực hiện công tác giáo dục, đào tạo (bản chính).\n- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục, đào tạo của Bộ chủ quản.\n- Danh mục trang thiết bị thuộc dự án do Bộ chủ quản phê duyệt.\n- Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu (đã thanh khoản và tính thuế).\n- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu uỷ thác).\n4. Đối với hàng là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài cho các tổ chức Việt Nam; của các tổ chức Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài.\n4.1. Hàng là quà biếu, quà tặng:\n- Công văn đề nghị xét miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu (bản chính).\n- Giấy phép nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu cần phải có giấy phép theo quy định).\n- Thông báo hay quyết định thoả thuận biếu, tặng hàng của chủ hàng.\n- Hồ sơ liên quan đến việc xuất nhập khẩu lô hàng là hàng quà biếu, tặng\nĐối với hàng hoá của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép tạm nhập vào Việt Nam để dự hội chợ triển lãm nhưng không tái xuất mà xin phép để làm quà biếu, quà tặng lưu niệm cho các tổ chức Việt Nam được thực hiện như trên.\n4.2. Đối với hàng mẫu:\n- Công văn đề nghị xét thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu (bản chính)\n- Giấy thông báo hoặc thoả thuận gửi hàng.\n- Giấy phép nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu yêu cầu phải có giấy phép theo quy định)\n- Hồ sơ liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu lô hàng.\n5. Quy định về văn bản.\nCác văn bản nêu ở mục 1, 2, 3, 4 trên đây ngoài những văn bản phải nộp bản chính thì các hồ sơ, tài liệu khác nếu nộp bản phô tô phải có \"dấu sao y bản chính\" của cơ quan công chứng hay chính các đơn vị xin miễn thuế hay của các đơn vị nhập khẩu (nếu uỷ thác nhập khẩu).\n\nPHỤ LỤC 2\nCÁC HỒ SƠ PHẢI NỘP KHI XEM XÉT GIẢI QUYẾT HOÀN THUẾ HOẶC KHÔNG THU THUẾ:"
] |
Thời hạn thông báo cho người thuê vận chuyển và người nhận hàng biết về việc chi trả số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ là bao lâu? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 13 Nghị định 169/2016/NĐ-CP xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam mới nhất\nThông báo việc chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ\nTrong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày chi trả xong số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, người vận chuyển phải thông báo cho người thuê vận chuyển và người nhận hàng biết về việc chi trả số tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ đó."
] | [
"Điều 3 Nghị định 169/2003/NĐ-CP an toàn điện\nTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Lưới điện bao gồm các đường dây dẫn điện, trạm biến áp và các công trình, thiết bị phụ trợ khác liên kết với nhau để thực hiện quá trình truyền tải, phân phối điện.\n2. Điện cao áp là điện áp từ 1.000 V trở lên.\n3. Điện hạ áp là điện áp dưới 1.000 V.\n4. Thiết bị điện là các máy móc dùng để sản xuất, biến đổi, phân phối, đo lường, bảo vệ và tiêu thụ năng lượng điện.\n5. Thiết bị bảo vệ là thiết bị tự động cắt mạch điện trong chế độ làm việc không bình thường.\n6. Dụng cụ điện là những công cụ cầm tay có sử dụng điện.\n7. Biển báo an toàn về điện là các biển báo có chữ và dấu hiệu có điện áp đặt trên các kiến trúc xây dựng của công trình điện hoặc các thiết bị, dụng cụ điện để báo cho người tránh khỏi nguy hiểm do điện gây ra khi vận hành, làm việc và đi qua gần các thiết bị đó.\n\n8. Nối đất là nối các bộ phận bằng kim loại của thiết bị điện, các bộ phận bằng kim loại của các thiết bị khác hoặc các kết cấu bằng kim loại với trang bị nối đất.\n\n9. Nối \"không\" bảo vệ là nối các bộ phận bằng kim loại lúc bình thường không có chức năng dẫn điện của thiết bị điện, các bộ phận bằng kim loại của các thiết bị khác hoặc các kết cấu bằng kim loại với dây trung tính đã nối đất trực tiếp của nguồn điện.\n10. Máy thủy điện cực nhỏ là máy phát điện chạy bằng sức nước có công suất từ 1.000 W/tổ máy trở xuống.\n11. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực hoặc đối tượng được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào bảo vệ). Khi đối tượng cố ý xâm phạm vào khu vực hoặc đối tượng được bảo vệ và tiếp xúc trực tiếp với hàng rào bảo vệ sẽ bị điện giật, đồng thời hệ thống bảo vệ phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.\n",
"Điều 1 Nghị định 169/2003/NĐ-CP an toàn điện\nNghị định này quy định về an toàn điện trong sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện nhằm đảm bảo an toàn đối với con người, các trang thiết bị và công trình điện.\n",
"Điều 5 Nghị định 169/2003/NĐ-CP an toàn điện\n1. Các thiết bị điện, dụng cụ điện khi xuất xưởng phải có chứng chỉ chất lượng hoặc có nhãn mác đăng ký chất lượng phù hợp với những tiêu chuẩn, quy định của pháp luật và phải có bản hướng dẫn sử dụng kèm theo về các thông số kỹ thuật, tính năng, tác dụng cũng như các điều cần lưu ý khác để hướng dẫn người tiêu dùng phòng tránh sự cố và tai nạn điện.\n2. Các công trình điện chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được thử nghiệm, hiệu chỉnh, nghiệm thu đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn.\n",
"Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BGTVT vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia\nQuyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa\n1. Doanh nghiệp có các quyền sau đây:\na) Từ chối vận chuyển hàng hóa không theo đúng quy định về đóng gói, bao bì, ký hiệu, mã hiệu hàng hóa và các loại hàng hóa bị cấm vận chuyển;\nb) Yêu cầu người thuê vận tải hàng hóa mở bao gói để kiểm tra trong trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của việc khai báo chủng loại hàng hóa;\nc) Yêu cầu người thuê vận tải, người nhận hàng thanh toán đủ cước vận tải và các chi phí phát sinh;\nd) Yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuê vận tải gây ra;\nđ) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết;\ne) Lưu giữ hàng hóa trong trường hợp người thuê vận tải không thanh toán đủ cước vận tải và chi phí phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải;\ng) Xử lý hàng hóa mà người nhận hàng từ chối nhận, hàng hóa không có người nhận theo quy định tại Điều 106 của Luật Đường sắt và Thông tư này;\nh) Yêu cầu trả tiền đọng toa xe do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng gây ra;\ni) Các quyền khác quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật Đường sắt.\n2. Doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:\na) Niêm yết công khai tại các địa điểm giao dịch của doanh nghiệp các thông tin cần thiết có liên quan đến vận tải hàng hóa;\nb) Vận tải hàng hóa đến địa điểm đến và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo hợp đồng vận tải;\nc) Thông báo kịp thời cho người thuê vận tải, người nhận hàng khi hàng hóa đã được vận chuyển đến địa điểm giao hàng, khi việc vận chuyển bị gián đoạn;\nd) Bảo quản hàng hóa trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hóa hoặc hàng hóa không thể giao được cho người nhận hàng và thông báo cho người thuê vận tải biết;\nđ) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải khi để xảy ra mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc quá thời hạn vận chuyển do lỗi của doanh nghiệp;\ne) Tạo điều kiện thuận lợi cho người thuê vận tải trong việc thuê toa xe xếp hàng hóa đảm bảo có đủ số lượng theo đúng chủng loại toa xe theo yêu cầu của người thuê vận tải;\ng) Thông báo công khai cho người thuê vận tải biết các quy định của pháp luật và của doanh nghiệp trước khi ký kết các hợp đồng vận tải.\nh) Các nghĩa vụ khác quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật Đường sắt.",
"Điều 57 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng mới nhất\nQuyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp\n1. Doanh nghiệp có các quyền sau đây:\na) Từ chối vận chuyển hàng hóa không theo đúng quy định về đóng gói, bao bì, ký hiệu, mã hiệu hàng hóa và các loại hàng hóa bị cấm vận chuyển;\nb) Yêu cầu người thuê vận tải, người nhận hàng thanh toán đủ tiền vận chuyển và các chi phí phát sinh;\nc) Yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuê vận tải gây ra;\nd) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết;\nđ) Lưu giữ hàng hóa trong trường hợp người thuê vận tải không thanh toán đủ tiền vận chuyển và chi phí phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải;\ne) Yêu cầu trả tiền đọng toa xe do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng gây ra;\ng) Thực hiện các quyền khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Đường sắt.\n2. Doanh nghiệp các nghĩa vụ sau đây:\na) Vận tải hàng hóa đến địa điểm đến và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo hợp đồng vận tải;\nb) Thông báo kịp thời cho người thuê vận tải, người nhận hàng khi hàng hóa đã được vận chuyển đến địa điểm giao hàng, khi việc vận chuyển bị gián đoạn;\nc) Bảo quản hàng hóa trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hóa hoặc hàng hóa không thể giao được cho người nhận hàng và thông báo cho người thuê vận tải biết;\nd) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải khi để xảy ra hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng, giảm chất lượng hoặc quá thời hạn vận chuyển do lỗi của doanh nghiệp;\nđ) Tạo điều kiện thuận lợi cho người thuê vận tải trong việc thuê toa xe xếp hàng hóa đảm bảo có đủ số lượng theo đúng chủng loại toa xe theo yêu cầu của người thuê vận tải;\ne) Thông báo công khai cho người thuê vận tải biết các quy định của pháp luật và của doanh nghiệp trước khi ký kết các hợp đồng vận tải;\ng) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về số liệu thống kê công tác vận tải hàng hóa do doanh nghiệp thực hiện gửi Cục Đường sắt Việt Nam theo quy định;\nh) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật Đường sắt.",
"Điều 3 Nghị định 55/1998/NĐ-CP xử lý hàng hoá do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam\n1. Ngay khi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, Người lưu giữ phải thông báo bằng văn bản cho Người thuê vận chuyển hoặc Người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa và dự định bán hàng để trừ các khoản nợ.\n2. Sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày gửi thông báo đầu tiên, mà Người lưu giữ không nhận được trả lời của Người thuê vận chuyển hoặc của Người nhận hàng, hoặc không được thanh toán hết các khoản nợ, thì Người lưu giữ phải thông báo ba (3) lần liên tiếp trên báo hàng ngày của Trung ương hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là ''cấp tỉnh'').\n3. Sau sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày gửi thông báo đầu tiên, mà Người lưu giữ vẫn không được thanh toán hết các khoản nợ, thì Người lưu giữ có quyền ký hợp đồng ủy quyền việc bán đấu giá hàng hóa lưu giữ cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá thuộc Sở Tư pháp hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ bán đấu giá chuyên nghiệp do Sở Tư pháp quản lý về nghiệp vụ (sau đây gọi là ''Người bán đấu giá'').",
"Điều 3 Nghị định 46/2006/NĐ-CP xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam\nGiải thích từ ngữ\n\nTrong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n\n1. \"Người lưu giữ\" là người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hoá khi có căn cứ làm phát sinh quyền lưu giữ hàng hoá.\n\n2. \"Hàng hóa bị lưu giữ\" là hàng hóa do người vận chuyển bằng đường biển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam để bảo đảm việc thanh toán tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các khoản chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.\n\n3. \"Các khoản nợ\" là tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đó mà người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết để thanh toán.\n\n4. \"Người bán đấu giá\" là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc hội đồng bán đấu giá tài sản theo quy định tại cỏc Điều 34, 35, 36 và 37 của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.\n\n5. Các khái niệm \"người vận chuyển\", \"người thuê vận chuyển\", \"người nhận hàng\" được vận dụng theo các quy định tại cỏc khoản 1, 2 và 5 Điều 72 của Bộ luật.\n"
] |
Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 4 Nghị định 169/2016/NĐ-CP xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam mới nhất\nQuyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển\nNgười vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:\n1. Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng.\n2. Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.\n3. Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng.\n4. Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết."
] | [
"Điều 7 Nghị định 169/2003/NĐ-CP an toàn điện\nPhòng đặt thiết bị điện phải đảm bảo an toàn về phòng, chống cháy nổ; có biển báo khu vực nguy hiểm; có hệ thống chiếu sáng đầy đủ; có hệ thống thông gió để làm mát thiết bị, cửa thông gió phải có lưới bảo vệ chống sự xâm nhập của các loài động vật, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của môi trường (bụi, ẩm, hoá chất); có đường thoát hiểm khi xảy ra sự cố cháy, nổ.\n",
"Điều 1 Nghị định 169/2003/NĐ-CP an toàn điện\nNghị định này quy định về an toàn điện trong sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện nhằm đảm bảo an toàn đối với con người, các trang thiết bị và công trình điện.\n",
"Điều 2 Nghị định 55/1998/NĐ-CP xử lý hàng hoá do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam\n1. Người vận chuyển có quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa lưu giữ trong các trường hợp sau đây:\na) Người thuê vận chuyển hoặc Người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra một bảo đảm cần thiết về thanh toán hết tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tầu và các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đó (sau đây gọi là ''các khoản nợ''). Người vận chuyển chỉ được lưu giữ số lượng hàng hóa có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí quy định tại khoản 1, Điều 8 Nghị định này, trừ trường hợp lô hàng cụ thể có tính đặc thù.\nb) Không có Người nhận hàng.\nc) Người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc dỡ hàng.\nd) Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn gốc, giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hóa tương đương có giá trị để nhận hàng.\n2. Quyền xử lý hàng hóa lưu giữ phát sinh sau sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày Người vận chuyển gửi thông báo đầu tiên về việc lưu giữ. Trong trường hợp hàng hóa lưu giữ thuộc loại mau hỏng , có khả năng gây ô nhiễm môi trường, có ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng hoặc việc ký gửi hàng hóa lưu giữ quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì Người vận chuyển có quyền xử lý hàng hóa lưu giữ sớm hơn thời hạn quy định, nhưng vẫn phải thực hiện việc thông báo theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.\n3. Người vận chuyển thực hiện việc lưu giữ hàng hóa và xử lý hàng hóa lưu giữ quy định tại Nghị định này (sau đây gọi là ''Người lưu giữ'') phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp của việc lưu giữ và việc xử lý hàng hóa lưu giữ đó.",
"Điều 4 Nghị định 46/2006/NĐ-CP xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam\nHàng hóa bị lưu giữ\n\n1. Hàng hóa bị lưu giữ trong các trường hợp sau đây:\n\na) Người nhận hàng không đến nhận;\n\nb) Người nhận hàng từ chối nhận hàng;\n\nc) Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng;\n\nd) Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn gốc, giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hóa tương đương có giá trị để nhận hàng;\n\nđ) Người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra một bảo đảm cần thiết về thanh toán hết các khoản nợ. Người vận chuyển chỉ được lưu giữ số lượng hàng hóa có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này. Giá trị hàng hoá để tính số lượng hàng mà người vận chuyển lưu giữ được tính trên cơ sở giá của hàng hoá đó tại thị trường nơi người vận chuyển lưu giữ hàng hoá và tại thời điểm hàng hoá bị lưu giữ.\n\n2. Người lưu giữ có quyền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ sau sáu mươi ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng nếu những người có lợi ích liên quan quy định tại khoản 1 Điều này không thanh toán đủ các khoản nợ hoặc không có bảo đảm cần thiết khác và người lưu giữ phải thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại mau hỏng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, có ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh hoặc việc ký gửi hàng hóa bị lưu giữ quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền căn cứ theo tính chất, đặc điểm tự nhiên của hàng hoá và khả năng tài chính của mình để xử lý hàng hóa bị lưu giữ sớm hơn thời hạn quy định nhưng vẫn phải thực hiện các công việc theo trình tự quy định tại Điều 5 của Nghị định này.\n\n3. Người lưu giữ thực hiện việc lưu giữ hàng hóa và xử lý hàng hóa bị lưu giữ quy định tại Nghị định này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc lưu giữ và việc xử lý hàng hóa bị lưu giữ đó.\n",
"Điều 188 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 số 95/2015/QH13 mới nhất\nGiá dịch vụ vận chuyển\n1. Trường hợp hàng hóa được bốc lên tàu biển vượt quá khối lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo thỏa thuận đối với số hàng hóa đó.\n2. Trường hợp hàng hóa được bốc lậu lên tàu biển thì người vận chuyển có quyền thu gấp đôi giá dịch vụ vận chuyển từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng và được bồi thường các tổn thất phát sinh do việc xếp số hàng hóa bốc lậu đó trên tàu. Người vận chuyển có quyền dỡ số hàng hóa bốc lậu đó tại bất cứ cảng nào, nếu xét thấy cần thiết.\n3. Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển giá dịch vụ vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu hoặc chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước."
] |
Việc giám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ được quy định như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 9 Nghị định 169/2016/NĐ-CP xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam mới nhất\nGiám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ\n1. Trước khi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ, người vận chuyển phải yêu cầu giám định về số lượng, chất lượng và xác định giá trị hàng hóa, các tổn thất khác (nếu có) của hàng hóa bị lưu giữ.\n2. Chi phí giám định và xác định giá trị hàng hóa bị lưu giữ được chi trả bằng tiền bán đấu giá hàng hóa.\n3. Giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá hàng hóa do người vận chuyển quyết định sau khi hàng hóa đã được giám định về số lượng, chất lượng, giá trị hàng hóa; giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá đã bao gồm các loại thuế, phí theo quy định."
] | [
"Điều 9 Thông tư 47/2015/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 169/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính\nHành vi vi phạm quy định ra, vào, hoạt động trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền\n1. Hành vi cư trú, đi lại không đúng quy định trong phạm vi khu vực cửa khẩu biên giới đất liền, không đăng ký, trình báo với cơ quan chức năng khi thực hiện hoạt động tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 169/2013/NĐ-CP là hành vi vi phạm các quy định về cư trú, đi lại, hoạt động trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ Quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.\n2. Hành vi cho người khác sử dụng giấy phép hoạt động hoặc sử dụng giấy phép hoạt động của người khác quy định tại Điểm đ, Điểm e Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 169/2013/NĐ-CP là hành vi cho người khác mượn, thuê hoặc mượn, thuê của người khác hoặc mua, bán hoặc sử dụng giấy phép hoạt động của người khác để kinh doanh, hành nghề trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.",
"Điều 3 Nghị định 169/2003/NĐ-CP an toàn điện\nTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Lưới điện bao gồm các đường dây dẫn điện, trạm biến áp và các công trình, thiết bị phụ trợ khác liên kết với nhau để thực hiện quá trình truyền tải, phân phối điện.\n2. Điện cao áp là điện áp từ 1.000 V trở lên.\n3. Điện hạ áp là điện áp dưới 1.000 V.\n4. Thiết bị điện là các máy móc dùng để sản xuất, biến đổi, phân phối, đo lường, bảo vệ và tiêu thụ năng lượng điện.\n5. Thiết bị bảo vệ là thiết bị tự động cắt mạch điện trong chế độ làm việc không bình thường.\n6. Dụng cụ điện là những công cụ cầm tay có sử dụng điện.\n7. Biển báo an toàn về điện là các biển báo có chữ và dấu hiệu có điện áp đặt trên các kiến trúc xây dựng của công trình điện hoặc các thiết bị, dụng cụ điện để báo cho người tránh khỏi nguy hiểm do điện gây ra khi vận hành, làm việc và đi qua gần các thiết bị đó.\n\n8. Nối đất là nối các bộ phận bằng kim loại của thiết bị điện, các bộ phận bằng kim loại của các thiết bị khác hoặc các kết cấu bằng kim loại với trang bị nối đất.\n\n9. Nối \"không\" bảo vệ là nối các bộ phận bằng kim loại lúc bình thường không có chức năng dẫn điện của thiết bị điện, các bộ phận bằng kim loại của các thiết bị khác hoặc các kết cấu bằng kim loại với dây trung tính đã nối đất trực tiếp của nguồn điện.\n10. Máy thủy điện cực nhỏ là máy phát điện chạy bằng sức nước có công suất từ 1.000 W/tổ máy trở xuống.\n11. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực hoặc đối tượng được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào bảo vệ). Khi đối tượng cố ý xâm phạm vào khu vực hoặc đối tượng được bảo vệ và tiếp xúc trực tiếp với hàng rào bảo vệ sẽ bị điện giật, đồng thời hệ thống bảo vệ phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.\n",
"Điều 11 Nghị định 169/2003/NĐ-CP an toàn điện\nHệ thống cáp dẫn điện trong nhà máy điện, trạm phát điện phải đảm bảo các quy định về an toàn sau đây:\n1. Cáp điện phải được sắp xếp trật tự theo chủng loại, tính năng kỹ thuật, cấp điện áp và được đặt trên các giá đỡ theo đúng quy định. Cáp dẫn điện đi qua khu vực có ảnh hưởng của nhiệt độ cao phải được cách nhiệt và đi trong ống bảo vệ.\n2. Hầm cáp, mương cáp phải có nắp đậy kín, thoát nước tốt, bảo quản sạch sẽ, khô ráo. Không được để nước, dầu, hoá chất, tạp vật tích tụ trong hầm, mương cáp.\nRiêng với hầm cáp còn phải có tường ngăn để tránh hỏa hoạn lan rộng; có hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng điện áp an toàn phù hợp với tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành.\n",
"Điều 95 Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ sở hữu công nghiệp mới nhất\nXác định giá trị hàng hóa xâm phạm\n1. Hàng hóa xâm phạm được quy định như sau:\na) Hàng hóa xâm phạm là bộ phận, chi tiết (sau đây gọi là phần) của sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm và có thể lưu hành như một sản phẩm độc lập;\nb) Trường hợp không thể tách rời yếu tố xâm phạm thành một phần của sản phẩm có thể lưu hành độc lập theo quy định tại điểm a khoản này thì hàng hóa xâm phạm là toàn bộ sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm.\n2. Giá trị hàng hóa xâm phạm do cơ quan xử lý xâm phạm xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm và dựa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:\na) Giá niêm yết của hàng hóa xâm phạm;\nb) Giá thực bán của hàng hóa xâm phạm;\nc) Giá thành của hàng hóa xâm phạm, nếu chưa được lưu thông;\nd) Giá mua của hàng hóa xâm phạm.\n3. Giá trị hàng hóa xâm phạm được tính theo phần (bộ phận, chi tiết) sản phẩm xâm phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc tính theo giá trị của toàn bộ sản phẩm xâm phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.\n4. Trường hợp việc áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này không phù hợp hoặc giữa cơ quan xử lý xâm phạm và cơ quan tài chính cùng cấp không thống nhất về việc xác định giá trị hàng hóa xâm phạm thì việc định giá do hội đồng xác định giá trị hàng hóa xâm phạm quyết định.\nViệc thành lập, thành phần, nguyên tắc làm việc của hội đồng xác định giá trị hàng hóa xâm phạm thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và dân sự.",
"Điều 3 Thông tư 03/2019/TT-BCT xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện Thái Bình Dương mới nhất\nGiải thích từ ngữ\nTheo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Nuôi trồng thủy sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác hoặc thực vật thủy sinh từ các loại con giống như trứng, cá giống, cá con hoặc ấu trùng bằng cách can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt.\n2. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau là hàng hóa hoặc nguyên liệu có thể dùng thay thế lẫn nhau vì mục đích thương mại và có đặc tính cơ bản giống nhau.\n3. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là những nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận hoặc áp dụng tại lãnh thổ của một Nước thành viên về việc ghi chép các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin và việc lập các báo cáo tài chính. Những nguyên tắc này có thể bao gồm các hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục thực hiện cụ thể.\n4. Hàng hóa là bất kỳ thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên liệu nào.\n5. Nguyên liệu gián tiếp là nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất, thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa nhưng không còn nằm lại trong hàng hóa đó; hoặc nguyên liệu được sử dụng trong quá trình bảo dưỡng nhà xưởng hay để vận hành thiết bị có liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:\na) Nhiên liệu, năng lượng, chất xúc tác và dung môi;\nb) Thiết bị, dụng cụ và máy móc được sử dụng để kiểm tra hoặc thử nghiệm hàng hóa;\nc) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, thiết bị an toàn và máy móc;\nd) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;\nđ) Phụ tùng và nguyên liệu được dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng;\ne) Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng;\ng) Bất kỳ nguyên liệu nào khác không còn nằm lại trong hàng hóa nhưng việc sử dụng chúng phải chứng minh được là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.\n6. Nguyên liệu là hàng hóa được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa khác.\n7. Hàng hóa không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng các quy tắc xuất xứ tại Thông tư này.\n8. Hàng hóa có xuất xứ hoặc nguyên liệu có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu đáp ứng các quy tắc xuất xứ tại Thông tư này.\n9. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển là hàng hóa được sử dụng để bảo vệ một sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển sản phẩm đó mà không phải là vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ.\n10. Nhà sản xuất là cá nhân hoặc doanh nghiệp tự sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa.\n11. Sản xuất là các phương thức bao gồm nuôi trồng, cấy, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, săn bắt, thu nhặt, gây giống, chiết xuất, nuôi trồng thủy sản, thu lượm, sản xuất, gia công hay lắp ráp hàng hóa.\n12. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã được thanh toán hoặc phải trả cho hàng hóa khi bán để xuất khẩu hoặc giá trị khác được xác định theo quy định của Hiệp định Trị giá Hải quan của Tổ chức thương mại thế giới.\n13. Trị giá hàng hóa là trị giá giao dịch của hàng hóa không bao gồm bất kỳ chi phí nào phát sinh trong quá trình vận chuyển quốc tế của hàng hóa.\n14. Nước thành viên là bất kỳ Nhà nước hoặc lãnh thổ thuế quan riêng biệt (separate customs territory) nào thực thi Hiệp định này.\n15. Cá nhân của Nước thành viên là cá nhân, thương nhân của Nước thành viên.\n16. Ngày là ngày theo lịch dương;\n17. Nguyên liệu tái sử dụng (recovered material) là nguyên liệu:\na) được tháo dỡ từ hàng hóa đã qua sử dụng thành các phần tách rời;\nb) được làm sạch, kiểm tra, thử nghiệm hoặc gia công các các phần tách rời đó để chúng đạt điều kiện tốt hơn.\n18. Hàng tân trang, tái chế tạo (remanufactured good) là hàng hóa được cấu thành toàn bộ hoặc từng phần từ các nguyên liệu tái sử dụng, thuộc mã HS từ Chương 84 đến Chương 90 hoặc thuộc nhóm 94.02, ngoại trừ hàng hóa thuộc HS các nhóm 84.18, 85.09, 85.10 và nhóm 85.16, 87.03 hoặc các phân nhóm 8414.51, 8450.11, 8450.12, 8508.11, phân nhóm 8517.11 và phải đáp ứng các điều kiện sau:\na) Có thời hạn sử dụng tương tự và có hình thức tương tự hàng hóa mới;\nb) Có điều kiện bảo hành tương tự hàng hóa mới.",
"Điều 8 Nghị định 46/2006/NĐ-CP xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam\nGiám định hàng hóa bị lưu giữ\n\nTrước khi ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ, người lưu giữ phải thuê giám định về số lượng, chất lượng và tổn thất (nếu có) của hàng hóa bị lưu giữ. Chi phí giám định hàng hóa bị lưu giữ được tính vào chi phí liên quan đến bán đấu giá hàng hóa.\n"
] |
Người khai hải quan có được thay đổi loại hình xuất khẩu hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hay không? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 6 Điều 29 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan."
] | [
"Khoản 6 Điều 19 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nYêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, dừng đúng nơi quy định.",
"Khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan 2001 số 29/2001/QH10\nThủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hoá, phương tiện vận tải.",
"Khoản 6 Điều 65 Luật Hải quan 2001 số 29/2001/QH10\nTổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.",
"Khoản 1 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nCơ quan hải quan thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do người khai hải quan nộp tại thời điểm làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa từ đối tượng miễn thuế, không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế để xem xét áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.\nTrường hợp người khai hải quan đã nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu, cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ và đối chiếu với kết quả kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu để xem xét áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Người khai hải quan phải làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa tại Chi cục Hải quan đã đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Hàng hóa phải được xác định chưa tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến (đảm bảo tính nguyên trạng về xuất xứ) kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.",
"Khoản 3 Điều 52 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nNiêm phong hải quan:\na) Các trường hợp phải niêm phong:\na.1) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm b.1 khoản này;\na.2) Hàng hoá xuất khẩu phải kiểm tra thực tế được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa hoặc kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;\na.3) Hàng hoá nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa để kiểm tra thực tế hàng hóa;\na.4) Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn hoặc kho hàng không kéo dài, trừ trường hợp quy định tại điểm b.2 khoản này;\na.5) Hàng hóa từ nước ngoài được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu, kho CFS, cửa hàng miễn thuế và ngược lại;\na.6) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất: thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 83 Thông tư này.\nĐối với các trường hợp phải niêm phong hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa để thực hiện việc niêm phong trước khi đưa hàng qua khu vực giám sát.\nb) Các trường hợp không phải niêm phong:\nb.1) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không thay đổi phương tiện vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sông từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất;\nb.2) Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập tại cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn nhưng được chuyển sang phương tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển để vận chuyển đến cảng đích hoặc không thay đổi phương tiện vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích;\nb.3) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai vận chuyển kết hợp và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu;\nb.4) Hàng hóa là hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không thể niêm phong hải quan.",
"Khoản 1 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nNguyên tắc thực hiện:\na) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;\nb) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;\nc) Hàng hóa khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản;\nd) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định."
] |
Việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 46 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nKiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất\n1. Thủ tục hải quan tạm nhập và thủ tục hải quan tái xuất được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.\n2. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như sau:\na) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu hoặc các địa điểm chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;\nb) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi làm thủ tục hải quan tạm nhập đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; người khai hải quan hoặc doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa tạm nhập trong suốt quá trình lưu giữ tại Việt Nam và tái xuất chính hàng hóa đã tạm nhập.\n3. Hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định; trường hợp không tái xuất khẩu mà chuyển tiêu thụ nội địa phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu."
] | [
"Điều 17 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nQuản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan\n1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.\n2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.\n3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.\n4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.",
"Điều 12 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nNhiệm vụ của Hải quan\nHải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.",
"Điều 6 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHoạt động hợp tác quốc tế về hải quan\n1. Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm:\na) Đàm phán, ký, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hải quan;\nb) Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan;\nc) Cử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài và tiếp nhận công chức hải quan nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế đã ký kết;\nd) Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới, các tổ chức quốc tế có liên quan về hải quan, các nước và vùng lãnh thổ.\n2. Hải quan Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các hoạt động nêu tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật.",
"Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nThủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất\nThủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất thực hiện như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:\n1. Thủ tục hải quan tạm nhập\na) Địa điểm làm thủ tục hải quan:\nThủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập;\nb) Hồ sơ hải quan tạm nhập:\nThực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này, ngoài ra trong hồ sơ hải quan tạm nhập phải có:\nb.1) Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp;\nb.2) Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập-tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ:\nb.2.1) Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp;\nb.2.2) Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính.\n2. Thủ tục hải quan tái xuất\na) Địa điểm làm thủ tục tái xuất:\nThực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập;\nb) Hồ sơ hải quan tái xuất:\nThực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.\nTrường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan tạm nhập, người khai hải quan thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này thì khi làm thủ tục hải quan tái xuất, việc khai hải quan cũng được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;\nc) Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.\nMột tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần; một tờ khai tái xuất hàng hóa chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập hàng hóa tương ứng. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất kiểm tra thông tin về tờ khai hải quan tạm nhập trên Hệ thống để làm thủ tục tái xuất.\nTrường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan phải khai cụ thể hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “Chứng từ đi kèm” của tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này.\n3. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất\na) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương;\nb) Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu nhưng không thay đổi phương thức vận chuyển thì người khai hải quan có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, nếu được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt thì công chức hải quan thực hiện chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống. Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi đang lưu giữ hàng hóa lập biên bản bàn giao và niêm phong hàng hóa để chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.\nTrường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa chưa thông quan thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này. Nếu thay đổi cửa khẩu tái xuất làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì người khai hải quan khai bổ sung cửa khẩu xuất tại ô “Phần ghi chú”, sửa đổi thông tin “Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu;\nc) Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập nhưng tái xuất vào khu phi thuế quan, kho ngoại quan hoặc khu chế xuất thì cửa khẩu xuất hàng là khu phi thuế quan, kho ngoại quan hoặc khu chế xuất.\n4. Thời hạn lưu giữ\na) Thời hạn hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;\nb) Trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản chụp. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần cho mỗi lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, mỗi lần không quá 30 ngày;\nc) Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ hoặc hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương thì quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được thì bị tịch thu và xử lý theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì thương nhân chịu trách nhiệm thanh toán chi phí tiêu hủy. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.\n5. Địa điểm lưu giữ\nHàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (bao gồm các trường hợp đã hoàn thành thủ tục tạm nhập hoặc đã hoàn thành thủ tục tái xuất, chờ thực xuất) được lưu giữ tại một trong các địa điểm sau:\na) Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu;\nb) Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;\nc) Kho, bãi của thương nhân thuộc địa bàn hoạt động hải quan đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.\n6. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất\nHàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất khi vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất, người khai hải quan/người vận chuyển phải khai báo vận chuyển qua Hệ thống trong các trường hợp sau:\na) Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng tái xuất tại cửa khẩu khác;\nb) Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng đưa hàng về địa điểm lưu giữ sau đó tái xuất tại cửa khẩu khác.\nThủ tục hải quan vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi đến thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan tại Điều 51 Thông tư này.\n7. Thủ tục hải quan chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư này.",
"Điều 5 Thông tư 94/2014/TT-BTC thủ tục hải quan kiểm tra giám sát hàng hóa tạm nhập tái xuất chuyển khẩu quan\nQuản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất\n1. Thời hạn lưu giữ:\na) Thời hạn hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.\nb) Trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản chụp. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần cho mỗi lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, mỗi lần không quá 30 ngày.\nc) Quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được thì bị tịch thu và xử lý theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì chi phí tiêu hủy thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương về việc quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ của thương nhân. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.\n2. Địa điểm lưu giữ:\nHàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (bao gồm các trường hợp đã hoàn thành thủ tục tạm nhập hoặc đã hoàn thành thủ tục tái xuất, chờ thực xuất) được phép lưu giữ tại một trong các địa điểm sau:\na) Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu;\nb) Cảng nội địa (ICD) hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất, trừ các mặt hàng không được gửi kho ngoại quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP;\nc) Kho, bãi của thương nhân thuộc địa bàn hoạt động hải quan đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất (chỉ áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh).\n3. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất:\nHàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.\n4. Trường hợp cần thay đổi cửa khẩu tái xuất đã ghi trên tờ khai xuất khẩu thì thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 61 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.\n5. Không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định.\nTrường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ container để tái xuất, thì thương nhân có văn bản đề nghị trong đó nêu rõ lý do, thời gian thực bắt đầu và kết thúc việc thay đổi, chia nhỏ container để tái xuất; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý các địa điểm lưu giữ hàng hóa xem xét quyết định nếu hàng hóa, phương tiện đáp ứng các điều kiện sau đây:\na) Hàng hóa đang được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc các điểm thông quan; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới;\nb) Container hoặc phương tiện vận tải hàng hóa phải đảm bảo điều kiện niêm phong giám sát hải quan; Trường hợp không thể niêm phong hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất áp dụng phương thức giám sát hải quan phù hợp đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật;\nc) Hàng hóa trong thời gian chuyển sang container hoặc phương tiện vận tải khác phải chịu sự giám sát trực tiếp của công chức hải quan và thiết bị, phương tiện giám sát hải quan\n6. Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại khu vực cửa khẩu và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất và được Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận trên Biên bản bàn giao, trường hợp chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xem xét gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.\nTrong thời gian chờ tái xuất tiếp, hàng hóa phải được lưu giữ trong khu vực cửa khẩu, bao gồm cả địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu được Tổng cục Hải quan công nhận, khu vực cảng nội địa (ICD) hoặc kho ngoại quan thuộc khu vực cửa khẩu tái xuất; hàng thực phẩm đông lạnh được phép lưu giữ tại kho, bãi của doanh nghiệp thuộc khu vực cửa khẩu tái xuất đã được Bộ Công Thương công nhận và cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.\n7. Giám sát hải quan đối với hàng hóa tái xuất tại cửa khẩu khác:\na) Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan tái xuất, nhưng được vận chuyển đến cửa khẩu khác để thực xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Thông tư số 128/2013/TT-BTC hoặc Điều 46 Thông tư số 196/2012/TT-BTC hoặc Điều 33 Thông tư số 22/2014/TT-BTC;\nb) Trường hợp thương nhân đề nghị được xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan theo quy định tại khoản 3 Điều này, sau khi tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa xuất khẩu do Chi cục Hải quan làm thủ tục tái xuất chuyển đến, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa tái xuất qua các địa điểm này.\n8. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này không được phép chuyển tiêu thụ nội địa. Trường hợp thương nhân tự ý chuyển tiêu thụ nội địa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.\n9. Thủ tục thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC. Ngoài ra, công chức thanh khoản tờ khai phải căn cứ vào Biên bản bàn giao hoặc Bảng thống kê Biên bản bàn giao có xác nhận của hải quan cửa khẩu xuất để thực hiện thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế cho tờ khai tạm nhập theo quy định của pháp luật về thuế.\n10. Chế độ báo cáo:\nĐịnh kỳ ngày 10 hàng tháng, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan tình hình làm thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định.",
"Điều 83 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nQuản lý, giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất\n1. Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất\na) Không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định.\nTrường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ container để tái xuất thì thương nhân có văn bản đề nghị trong đó nêu rõ lý do, thời gian thực bắt đầu và kết thúc việc thay đổi, chia nhỏ container để tái xuất; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý các địa điểm lưu giữ hàng hóa xem xét quyết định nếu hàng hóa, phương tiện đáp ứng các điều kiện sau đây:\na.1) Hàng hóa đang được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 5 Điều 82 Thông tư này hoặc các điểm thông quan; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới;\na.2) Container hoặc phương tiện vận tải hàng hóa phải đảm bảo điều kiện để niêm phong hải quan; Trường hợp không thể niêm phong hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất áp dụng phương thức giám sát hải quan phù hợp đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.\nb) Hàng hóa trong thời gian chuyển sang container hoặc phương tiện vận tải khác phải chịu sự giám sát hải quan;\nc) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam. Trong thời gian chờ tái xuất tiếp, hàng hóa phải được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 5 Điều 82 Thông tư này;\nd) Trường hợp cửa khẩu tái xuất khác cửa khẩu tạm nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập thực hiện niêm phong hàng hóa để giao cho người khai hải quan vận chuyển hàng hóa ra cửa khẩu tái xuất.\n2. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (hoặc cảng nội địa)\na) Hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập, chưa làm thủ tục tái xuất chỉ được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý. Việc kiểm tra thực tế khi làm thủ tục tái xuất được thực hiện tại kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý; Hàng hóa đã làm thủ tục tái xuất được gửi kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa tại cửa khẩu xuất;\nb) Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.\nb.1) Trách nhiệm của thương nhân:\nb.1.1) Sau khi đã làm thủ tục hải quan tạm nhập hoặc tái xuất, nếu hàng hóa còn trong thời hạn được lưu giữ tại Việt Nam thì thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất đề nghị được gửi vào kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất hoặc chờ thực xuất, trong đó nêu rõ số tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tái xuất;\nb.1.2) Chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong thời gian lưu giữ tại kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;\nb.1.3) Nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy;\nb.1.4) Trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập gửi kho ngoại quan, cảng nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất: Khi đưa hàng hóa từ kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa ra cửa khẩu xuất, thương nhân phải làm thủ tục hải quan tái xuất trước khi làm thủ tục đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan, cảng nội địa.\nb.2) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên công văn đề nghị và trả cho doanh nghiệp để làm thủ tục đưa vào kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, đồng thời sao chụp lưu kèm hồ sơ hải quan;\nb.3) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập thực hiện như đối với hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan theo hướng dẫn tại Điều 91 Thông tư này;\nb.4) Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục hải quan tạm nhập vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất và ngược lại thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này;\nb.5) Việc hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan chỉ được thực hiện sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu ra nước ngoài."
] |
Mã loại hình có trong tờ khai hải quan không? Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong bao lâu? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật này."
] | [
"Khoản 4 Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nĐịa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.",
"Khoản 7 Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh, bao gồm hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.",
"Khoản 5 Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nGiám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.",
"Khoản 8 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nĐăng ký tờ khai một lần\nNgười khai hải quan thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng nhất định, trong một thời gian nhất định của cùng một hợp đồng mua bán hàng hóa với cùng một người mua, người bán, qua cùng cửa khẩu được đăng ký tờ khai hải quan một lần trong thời hạn không quá 01 năm.\nTờ khai hải quan một lần không còn giá trị làm thủ tục hải quan khi có sự thay đổi về chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.",
"Khoản 3 Điều 10 Thông tư 22/2014/TT-BTC thủ tục hải quan điện tử hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu thương mại\nNguyên tắc khai hải quan:\na) Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng. Trường hợp một lô hàng có trên 50 dòng hàng, người khai hải quan phải khai báo trên nhiều tờ khai;\nb) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng;\nc) Một tờ khai hải quan chỉ khai báo cho một hóa đơn;\nd) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, giảm thuế so với quy định thì khi khai hải quan phải khai số danh mục miễn thuế; mã miễn, giảm thuế, không chịu thuế và số tiền thuế được giảm;\nđ) Người khai hải quan khai tờ khai trị giá và nộp cho cơ quan Hải quan theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 và Thông tư 182/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012. Riêng trường hợp người khai hải quan xác định hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đồng thời đã khai thông tin trị giá trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và Hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì người khai hải quan không phải khai và nộp tờ khai trị giá.",
"Khoản 9 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nViệc sử dụng tờ khai hải quan điện tử\nTờ khai hải quan điện tử có giá trị sử dụng trong việc thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục thanh toán qua Ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan sử dụng tờ khai hải quan điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu người khai hải quan cung cấp tờ khai hải quan giấy.\nCơ quan Hải quan có trách nhiệm cung cấp thông tin tờ khai hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm trang bị các thiết bị để tra cứu dữ liệu trên tờ khai hải quan điện tử."
] |
Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu gồm những gì? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nHồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ\nTrước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, gồm:\n1. Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;\n2. Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác: 01 bản chụp;\n3. Quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp.\n4. Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp."
] | [
"Điều 6 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nKiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan\n1. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (nếu có), chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và xử lý như sau:\na) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì chấp nhận xuất xứ hàng hóa;\nb) Trường hợp Chi cục Hải quan có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;\nc) Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau:\n- Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định;\n- Đề nghị người khai hải quan trong thời hạn 10 ngày phải nộp 01 bản chụp một trong các tài liệu sau để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:\n+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có); Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị” thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư;\n+ Quy trình sản xuất; Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác.\nd) Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ về tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nghi ngờ người khai hải quan tẩu tán hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Thông tư này hoặc kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;\ne) Trường hợp người khai hải quan tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc nộp chứng từ chứng minh không đúng thời hạn quy định tại điểm c.2 khoản này hoặc chứng từ cung cấp không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;\ng) Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.\n2. Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro và theo kết quả phân luồng kiểm tra của cơ quan hải quan.",
"Điều 2 Thông tư 33/2011/TT-BTC sửa đổi Thông tư 47/2005/TT-BTC\nĐiều khoản thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2011.\n2. Các nội dung khác vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.\n3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung",
"Điều 7 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nXác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu\n1. Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh kèm theo các thông tin nghi vấn liên quan xuất xứ hàng hóa đến cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.\n2. Trường hợp nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông báo kết quả xác minh cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý theo quy định và thông báo cho người khai hải quan biết.\n3. Trường hợp không nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.",
"Điều 9 Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nXác định trước xuất xứ\n1. Việc xác định trước xuất xứ được thực hiện đối với hàng hóa nhập khẩu.\n2. Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ:\na) Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu (theo mẫu số 07/XĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính;\nb) Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá gồm các thông tin như: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, giá CIF hoặc tương đương của nguyên vật liệu, do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ phát hành trên cơ sở thông tin do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu cung cấp: 01 bản chính;\nc) Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất ra hàng hoá hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cấp: 01 bản chụp;\nd) Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp;\nđ) Mẫu hàng hóa đối với trường hợp phải có mẫu hàng hóa theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan;\n3. Thủ tục xác định trước xuất xứ\na) Đối với tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ:\na.1) Điền đủ các thông tin vào đơn đề nghị theo mẫu số 07/XĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.\na.2) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi dự kiến làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đề nghị xác định trước xuất xứ, trong thời hạn ít nhất 90 ngày trước khi nhập khẩu lô hàng;\na.3) Cung cấp, bổ sung tài liệu, thông tin nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước xuất xứ cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc Tổng cục Hải quan khi có yêu cầu;\na.4) Thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi về hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, trong đó nêu rõ ngày, tháng, năm có sự thay đổi.\nb) Đối với cơ quan hải quan:\nTrên cơ sở quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu về xuất xứ hàng hóa và hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ của tổ chức cá nhân, cơ quan hải quan thực hiện như sau:\nb.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ và thực hiện:\nb.1.1) Trường hợp hồ sơ xác định trước xuất xứ không đầy đủ hoặc Đơn đề nghị không điền đủ các thông tin theo mẫu: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung các thông tin, chứng từ, tài liệu;\nb.1.2) Trong trường hợp nhận được đủ hồ sơ xác định trước xuất xứ theo quy định: trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, giải quyết và gửi kèm hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ;\nb.1.3) Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin trên văn bản xác định trước xuất xứ với hồ sơ và thực tế lô hàng nhập khẩu; trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đúng với thông báo xác định trước xuất xứ thì báo cáo Tổng cục Hải quan ra văn bản hủy bỏ giá trị thực hiện của thông báo xác định trước xuất xứ theo hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều này và tiến hành kiểm tra, xác định xuất xứ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 16 Thông tư này.\nb.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, văn bản đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và thực hiện:\nb.2.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành thông báo xác định trước xuất xứ (theo mẫu số 08/TBXĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi đến (đối với các hàng hóa thông thường) hoặc trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với trường hợp hàng hóa cần thẩm định thêm thông tin về nhà sản xuất, thị trường, nguồn gốc nguyên phụ liệu, đặc điểm địa lý, công nghệ sản xuất, giám định/phân tích phân loại). Văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ được gửi cho tổ chức, cá nhân, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan;\nb.2.2) Trong quá trình xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi, nếu chưa đủ cơ sở, thông tin hoặc trường hợp phải có mẫu hàng hóa để xác nhận trước xuất xứ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu hoặc mẫu hàng hóa theo quy định.\nThời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ được tính từ ngày Tổng cục Hải quan nhận đủ hồ sơ bổ sung.\nb.2.3) Đối với trường hợp cần điều tra, xác minh tại cơ quan thẩm có quyền nước ngoài thì thời hạn xử lý hồ sơ xác định trước xuất xứ thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế có liên quan;\nb.2.4) Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ không cung cấp đủ thông tin cần thiết, Tổng cục Hải quan sẽ từ chối xác định trước xuất xứ và thông báo bằng văn bản (theo mẫu số 09/CDHL-XĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).\n4. Hiệu lực của văn bản thông báo xác định trước xuất xứ\na) Văn bản thông báo xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực tối đa là 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành và được áp dụng đối với chính hàng hoá đó, cùng nhà sản xuất và nhà xuất khẩu.\nb) Hủy bỏ văn bản thông báo xác định trước xuất xứ\nTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ giá trị thực hiện của văn bản thông báo xác định trước xuất xứ, nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:\nb.1) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung sửa đổi.\nb.2) Các yếu tố đánh giá xuất xứ hàng hoá đã thay đổi.\nb.3) Có sự khác nhau giữa kết quả xác định trước xuất xứ với xuất xứ thực tế của hàng hoá.\nb.4) Người nộp đơn đề nghị xác định trước xuất xứ cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo.\n5. Sử dụng văn bản thông báo xác định trước xuất xứ\na) Văn bản xác định trước xuất xứ là cơ sở để khai báo xuất xứ và làm thủ tục hải quan.\nb) Văn bản xác định trước xuất xứ không có giá trị để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.\nViệc xác định trước xuất xứ và áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.\n6. Trường hợp không đồng ý với văn bản thông báo xác định trước xuất xứ của Tổng cục Hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết.",
"Điều 3 Thông tư 21/2010/TT-BCT quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa\nTrách nhiệm của người đề nghị cấp C/O\nNgười đề nghị cấp C/O có trách nhiệm:\n1. Đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 5;\n2. Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O;\n3. Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;\n4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp C/O, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu uỷ quyền;\n5. Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những C/O bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có);\n6. Tạo điều kiện cho Tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu;\n7. Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công Thương, Tổ chức cấp C/O, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.",
"Điều 8 Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải\nXác nhận trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu\n1. Thủ tục xác nhận trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu quy định tại Điều 14 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá được thực hiện như sau:\na) Hồ sơ đề nghị xác nhận trước xuất xứ hàng hoá gồm:\na.1) Đơn đề nghị xác nhận trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu (theo mẫu 01-ĐXX/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này), trong đó mô tả rõ tên hàng, mã số H.S, nước và cơ sở sản xuất hay gia công, lắp ráp, nước xuất khẩu, giá FOB, dự kiến thời gian và hành trình của hàng hoá khi vận chuyển vào Việt Nam;\na.2) Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá gồm các thông tin như: tên hàng, mã số H.S, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, giá CIF của nguyên vật liệu;\na.3) Hoá đơn mua bán các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá;\na.4) Các chứng từ khác: Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất ra hàng hoá, giấy chứng nhận giám định, giấy chứng nhận gia công lắp ráp, giấy chứng nhận phân tích thành phần, catalogue, mẫu hàng, ảnh chụp được yêu cầu xuất trình trong những trường hợp các giấy tờ trên chưa có đủ thông tin để xác nhận trước xuất xứ.\nb) Trong thời gian sớm nhất, không quá một trăm năm mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Hải quan xem xét, ban hành phiếu xác nhận trước xuất xứ.\n2. Phiếu xác nhận trước xuất xứ có hiệu lực trong thời hạn một năm kể từ ngày ban hành và được áp dụng đối với hàng hoá cùng loại, cùng nhà sản xuất và xuất khẩu, do chính người nộp đơn đề nghị xác nhận trước xuất xứ làm thủ tục nhập khẩu.\n3. Trong thời hạn hiệu lực của phiếu xác nhận trước xuất xứ hàng nhập khẩu, cơ quan hải quan sẽ xem xét lại hoặc huỷ bỏ giá trị của phiếu này và thông báo cho người nộp đơn đề nghị xác nhận trước xuất xứ khi xảy ra một trong các trường hợp sau:\na) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung sửa đổi;\nb) Các yếu tố đánh giá xuất xứ hàng hoá đã thay đổi;\nc) Có sự khác nhau giữa kết quả xác nhận trước xuất xứ với xuất xứ thực tế của hàng hoá;\nd) Người nộp đơn đề nghị xác nhận trước xuất xứ cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo;\ne) Có sự khác nhau về kết quả xác nhận trước xuất xứ đối với cùng một mặt hàng, cùng một nhà sản xuất.\n4. Khi có sự thay đổi về các yếu tố đánh giá xuất xứ hàng hoá, người nộp đơn đề nghị phải kịp thời thông báo cho cơ quan hải quan nơi tiến hành xác nhận trước xuất xứ.\n5. Hồ sơ chứng từ xác nhận trước xuất xứ được lưu giữ trong ba năm kể từ ngày cấp phiếu xác nhận trước xuất xứ hàng nhập khẩu.\n6. Việc xác nhận trước xuất xứ đối với hàng hoá hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết thì thực hiện theo quy tắc xác định xuất xứ để thực hiện Hiệp định đó.\n7. Việc thu, nộp lệ phí đối với việc xác nhận trước xuất xứ hàng hoá thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.\n8. Trường hợp người nộp đơn đề nghị xác nhận trước xuất xứ không cung cấp đủ thông tin cần thiết, cơ quan hải quan sẽ từ chối xác định trước xuất xứ và thông báo bằng văn bản.\n9. Thông tin về xác nhận trước xuất xứ hàng hoá được cơ quan hải quan lưu giữ và bảo mật theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP.\n10. Phiếu xác nhận trước xuất xứ hàng hóa chỉ có giá trị làm thủ tục thông quan, không có giá trị để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt."
] |
Nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu đến cơ quan nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 4 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nTiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ\n1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ quy định tại Điều 3 Thông tư này đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.\n2. Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018."
] | [
"Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nNộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu\n1. Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:\na) Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam;\nb) Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;\nc) Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;\nd) Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.\n2. Trường hợp hàng hóa được miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.\n3. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì thực hiện khai theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.\n4. Hình thức của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa\na) Đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người khai hải quan nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan theo quy định của Hiệp định thương mại tự do tương ứng;\nb) Đối với hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản này hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không ưu đãi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành đáp ứng các thông tin tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này.",
"Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nNộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt\n1. Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, nếu người khai hải quan chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì được nộp bổ sung để được xem xét áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt trong các trường hợp sau:\na) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng: hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu hoặc miễn thuế, xét miễn thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan đã được giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;\nb) Trường hợp hàng hóa thay đổi mã số hàng hóa: qua kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc các công tác nghiệp vụ khác, cơ quan hải quan xác định lại mã số hàng hóa hoặc người khai hải quan tự phát hiện thay đổi mã số hàng hóa dẫn đến thay đổi thuế nhập khẩu so với thời điểm làm thủ tục hải quan. Trường hợp thay đổi mã số hàng hóa làm ảnh hưởng đến tiêu chí xuất xứ ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì xử lý theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;\nc) Trường hợp hàng hóa từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư: Qua kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư dẫn đến thay đổi nghĩa vụ thuế nhập khẩu.\n2. Đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì người khai hải quan phải khai, nộp bổ sung thuế tương ứng với biện pháp phòng vệ thương mại bị áp dụng.\n3. Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:\na) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên;\nb) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.",
"Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa mới nhất\nHồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa\n1. Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:\na) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;\nc) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;\nd) Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);\nđ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;\ne) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;\ng) Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;\nh) Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);\ni) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.\n2. Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cố định (không thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên bao gồm các chứng từ theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Từ lần đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiếp theo, thương nhân chỉ cần nộp các chứng từ theo quy định từ điểm a đến điểm đ Khoản 1 Điều này. Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm e, điểm g và điểm h, Khoản 1 Điều này có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp có sự thay đổi trong thời hạn 2 năm này, thương nhân cập nhật thông tin liên quan đến các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm e, điểm g và điểm h Khoản 1 Điều này cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.\n3. Trong trường hợp chưa có các chứng từ nêu tại điểm c và điểm đ Khoản 1 Điều này, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép nộp các chứng từ này sau nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Sau thời hạn này nếu thương nhân không nộp bổ sung chứng từ, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thu hồi hoặc hủy Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.\n4. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có quyền yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này để kiểm tra, đối chiếu trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của các chứng từ này.\n5. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu gửi kho ngoại quan đến các nước thành viên theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Ngoài các chứng từ quy định tại Khoản 1 Điều này, thương nhân nộp thêm các chứng từ sau:\na) Bản sao tờ khai hàng hóa nhập kho, xuất kho ngoại quan có xác nhận hàng đến cửa khẩu xuất của cơ quan hải quan (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);\nb) Bản sao hợp đồng hoặc văn bản có nội dung chỉ định thương nhân Việt Nam giao hàng cho người nhập khẩu ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo Điều ước quốc tế (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).\n6. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan, khu phi thuế quan và các khu vực hải quan riêng khác có quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu với nội địa trong trường hợp hàng hóa đó đáp ứng các quy tắc xuất xứ ưu đãi quy định tại Chương II hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi quy định tại Chương III Nghị định này. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều này.",
"Điều 3 Thông tư 01/2010/TT-BCT thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)\nTrách nhiệm của người đề nghị cấp C/O\nNgười đề nghị cấp C/O có trách nhiệm:\n1. Đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 5;\n2. Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O;\n3. Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;\n4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp C/O, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu uỷ quyền;\n5. Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những C/O bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có);\n6. Tạo điều kiện cho Tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu;\n7. Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công Thương, Tổ chức cấp C/O, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.",
"Điều 3 Thông tư 12/2009/TT-BCT quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hoá Asean\nTrách nhiệm của người đề nghị cấp C/O\nNgười đề nghị cấp C/O có trách nhiệm:\n1. Đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 5;\n2. Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O;\n3. Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;\n4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp C/O, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu uỷ quyền;\n5. Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những C/O bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có);\n6. Tạo điều kiện cho Tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu;\n7. Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công Thương, Tổ chức cấp C/O, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu."
] |
Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nNgười khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:\na) Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam;\nb) Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;\nc) Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;\nd) Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng."
] | [
"Khoản 1 Điều 5 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nKhi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên tờ khai hải quan điện tử tại ô “mô tả hàng hóa” theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể như sau:\na) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng xuất xứ Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các văn bản hướng dẫn về xuất xứ hàng hóa: khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#&VN”;\nb) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác: khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#& (mã nước xuất xứ của hàng hóa)”;\nc) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác nhau, không xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc hàng hóa xuất khẩu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam, không đáp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này: khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#&KXĐ”;\nTrường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại ô “xuất xứ” trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC .",
"Khoản 4 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 133/2015/TT-BTC quản lý tài chính Phòng Thương mại mới nhất\nSửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:\n“Điều 20. Thanh toán kinh phí ngân sách nhà nước",
"Khoản 2 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nTrường hợp hàng hóa được miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.",
"Khoản 4 Điều 6 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nĐối với hàng hóa không thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này nhưng người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan và thực hiện khai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì cơ quan hải quan tiếp nhận và kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.",
"Khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2021/TT-BTC thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu\nThời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:\na) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.\nb) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, người khai hải quan phải khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan nhập khẩu và được khai bổ sung, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.\nc) Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ sau thời hạn hiệu lực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu hoặc các trường hợp xuất trình muộn khác, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xem xét, quyết định việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA đối với các trường hợp cụ thể. Đối với trường hợp xuất trình muộn khác, hàng hóa phải được nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.",
"Khoản 3 Điều 15 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nTrường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với phần hàng hóa thực nhập khẩu.",
"Khoản 2 Điều 26 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nĐối với hàng hóa nhập khẩu\na) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 16 Thông tư này tại thời điểm nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc trong thời hạn theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.\nTrường hợp chưa nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm khai hải quan, người khai hải quan khai theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (sau đây gọi tắt là thuế suất MFN) hoặc thông thường. Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời hạn theo quy định, người khai hải quan khai bổ sung theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tương ứng, được hoàn trả số tiền thuế chênh lệch đã nộp; trường hợp lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hồ sơ khi khai hải quan, người khai hải quan phải nộp bổ sung bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ;\nb) Khi kiểm tra xuất xứ hàng hoá, cơ quan hải quan căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ, hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá, những thông tin có liên quan đến hàng hoá và quy định tại Điều 15 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi của Bộ Công Thương và các văn bản hướng dẫn có liên quan;\nc) Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:\nc.1) Lỗi chính tả hoặc đánh máy;\nc.2) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”, nhầm lẫn trong việc đánh dấu;\nc.3) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên C/O và chữ ký mẫu;\nc.4) Khác biệt về đơn vị đo lường trên C/O và các chứng từ khác (hóa đơn, vận tải đơn,…);\nc.5) Sự khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho cơ quan hải quan với mẫu C/O theo quy định;\nc.6) Sự khác biệt về màu mực (đen hoặc xanh) của các nội dung khai báo trên C/O;\nc.7) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ và chứng từ khác;\nc.8) Sự khác biệt mã số trên C/O với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa.\nd) Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ đó đối với phần hàng hoá thực nhập;\nđ) Trường hợp số lượng hoặc trọng lượng thực tế hàng nhập khẩu vượt quá số lượng hoặc trọng lượng hàng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ thì lượng hàng hóa vượt quá không được hưởng ưu đãi theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;\ne) Người khai hải quan không được tự ý sửa chữa các nội dung trên C/O, trừ trường hợp việc sửa chữa do chính cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp thực hiện theo quy định của pháp luật;\ng) Trường hợp nội dung thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với bộ hồ sơ hải quan và các quy định về kiểm tra xuất xứ hàng nhập khẩu hoặc chữ ký, dấu trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với mẫu chữ ký, mẫu dấu lưu tại cơ quan hải quan, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan giải trình, cung cấp thêm tài liệu để chứng minh xuất xứ hàng hoá. Nếu nội dung giải trình và tài liệu cung cấp phù hợp thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ.\nTrường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở để xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp thì đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường.\nKhi làm thủ tục hải quan, nếu có nghi vấn về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ nhưng chưa đủ cơ sở để từ chối thì cơ quan hải quan tạm tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và tiến hành xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều này.\nTrong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra, nếu có nghi vấn về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ nhưng chưa đủ cơ sở để từ chối thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh và căn cứ vào kết quả xác minh để quyết định việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt."
] |
Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được thu thập từ những nguồn nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 10 Thông tư 52/2020/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu mới nhất\nNguồn dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\nDữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam được thu thập từ những nguồn như sau:\n1. Cơ quan hải quan\na) Hồ sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan; các chứng từ có liên quan như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;\nb) Các thông tin từ các hệ thống nghiệp vụ hải quan;\nc) Báo cáo của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.\n2. Các cơ quan, tổ chức khác: thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hãng vận tải, hiệp hội, doanh nghiệp."
] | [
"Điều 10 Thông tư 10/2020/TT-BTC quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước\nThẩm tra quyết toán đối với dự án, công trình, hạng mục công trình đã thực hiện kiểm toán, thanh tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành\n1. Trường hợp nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thực hiện thẩm tra các nội dung sau:\na) Kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng kiểm toán độc lập, phạm vi kiểm toán, thời gian và thể thức thực hiện kiểm toán đối với dự án.\nb) Đối chiếu nội dung báo cáo kết quả kiểm toán của dự án với nội dung kiểm toán theo quy định và Chuẩn mực kiểm toán hiện hành về Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Trường hợp kết quả kiểm toán có sai sót, không đảm bảo yêu cầu, không đủ nội dung theo quy định, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán lại hoặc kiểm toán bổ sung.\nc) Kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, những căn cứ pháp lý mà kiểm toán viên sử dụng để kiểm toán dự án.\nd) Xem xét những kiến nghị, những nội dung mà chủ đầu tư không thống nhất với kết quả kiểm toán của nhà thầu kiểm toán độc lập.\nđ) Kiểm tra việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có văn bản lấy ý kiến của các cơ quan liên quan để thống nhất hướng xử lý trước khi trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định.\n2. Trường hợp cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra đủ các nội dung quy định tại Điều 11 Thông tư này:\na) Đối chiếu nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, kết luận của cơ quan thanh tra với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của chủ đầu tư để xác định việc tuân thủ các quy định pháp luật của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan; số liệu đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với kết quả kiểm toán, thanh tra làm cơ sở để trình người có thẩm quyền xem xét khi phê duyệt quyết toán.\nb) Kiểm tra việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có văn bản lấy ý kiến của các cơ quan liên quan để thống nhất hưởng xử lý trước khi trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định.",
"Điều 4 Thông tư 52/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 120/2015/TT-BTC Tờ khai cho người xuất nhập cảnh mới nhất\nĐiều khoản thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2017.\n2. Thông tư này bãi bỏ Quyết định số 2181/QĐ-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 120/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2015 quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng Tờ khai Hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh.\n3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế",
"Điều 4 Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan\nNguyên tắc thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\nThống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:\n1. Đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời và chính xác của thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.\n2. Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp thống kê, hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu và chế độ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc.\n3. Đảm bảo tính liêm chính, minh bạch, độc lập, không trùng lặp và chồng chéo trong quá trình thực hiện thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.\n4. Đảm bảo tính so sánh của số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu song phương của Việt Nam với số liệu thống kê tương tự của các nước, vùng lãnh thổ.",
"Điều 97 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\n1. Hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, báo cáo, phổ biến, lưu trữ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện.\n2. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và bản phân tích số liệu thống kê đó.\n3. Tổng cục Hải quan tổ chức xuất bản các ấn phẩm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.",
"Điều 10 Thông tư 168/2011/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan\nNguồn số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\n1. Số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam được thu thập từ các nguồn số liệu sau:\na) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các chứng từ kèm theo hồ sơ hải quan bao gồm vận đơn, tờ khai trị giá, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và các chứng từ liên quan khác;\nb) Các báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, các Chi cục Hải quan và các đơn vị khác thuộc ngành Hải quan;\nc) Các nguồn thông tin bổ sung khác.\n2. Khi quy đổi dữ liệu để phục vụ cho mục đích thống kê (ví dụ: quy đổi trị giá thống kê, lượng thống kê, đơn vị tính thống kê, đồng tiền sử dụng trong thống kê …), các tổ chức, cá nhân làm thống kê không được làm thay đổi thông tin nghiệp vụ hải quan."
] |
Không cung cấp hồ sơ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu bị xử phạt như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 5 Điều 11 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nPhạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan;\nb) Không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật."
] | [
"Khoản 6 Điều 11 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nBán hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp tại cửa hàng miễn thuế mà không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định bị xử phạt như sau:\na) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng;\nb) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;\nc) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;\nd) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;\nđ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên.",
"Khoản 2 Điều 11 Nghị định 128/2007/NĐ-CP dịch vụ chuyển phát\nVật, chất gây nổ, gây cháy, gây nguy hiểm.",
"Khoản 9 Điều 11 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nHình thức xử phạt bổ sung:\na) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 10, khoản 11 Điều này;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là chứng từ, tài liệu giả mạo; chứng từ, tài liệu không hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.",
"Khoản 7 Điều 11 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nPhạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;\nb) Sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan;\nc) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;\nd) Bán tại cửa hàng miễn thuế loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa chưa được phép phổ biến, lưu hành tại Việt Nam theo quy định.",
"Khoản 12 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi 127/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính cưỡng chế thi hành hải quan\n1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.\n2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Không bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng;\nb) Vi phạm các quy định về lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách;\nc) Không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan.\n3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật hải quan;\nb) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.\n4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan.\n5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo, không hợp pháp, không đúng với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không phải là tội phạm;\nb) Sử dụng bất hợp pháp tài Khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan;\nc) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan mà không phải là tội phạm.\n6. Hình thức phạt bổ sung:\na) Tịch thu hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4; Điểm a Khoản 5 Điều này mà hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép;\nb) Tịch thu niêm phong, chứng từ, tài liệu giả mạo; chứng từ không hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.\n7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:\nBuộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4; Điểm a Khoản 5 Điều này mà hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép.\n8. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này để trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 13 Nghị định này”.\n8. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:\n“Điều 11. Vi phạm quy định về giám sát hải quan",
"Khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC kiểm tra giám sát hải quan mới nhất\nĐiều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\nKhai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan.",
"Khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ cấp thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan mới nhất\nĐại lý làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan, thay mặt người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là chủ hàng) thực hiện việc khai hải quan; nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định và thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc liên quan đến thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với chủ hàng, gồm:\na) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật;\nb) Vận chuyển, làm thủ tục hải quan đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\nc) Cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục hải quan và quản lý thuế cho chủ hàng;\nd) Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\nđ) Thực hiện thủ tục miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, xét hoàn thuế, giảm thuế, xét giảm thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\ne) Thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan;\ng) Thực hiện các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan.",
"Khoản 2 Điều 3 Thông tư 86/2013/TT-BTC chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan\nTrong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp không vi phạm các pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý về một trong những hành vi dưới đây được coi là đáp ứng điều kiện tuân thủ pháp luật:\n2.1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu không đúng quy định của pháp luật.\n2.Bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;\n2.3. Quá 3 (ba) lần bị các cơ quan hải quan, cơ quan thuế xử lý hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn với mức xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền mỗi lần vượt quá thẩm quyền của Chi cục trưởng hoặc các chức danh tương đương theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.\n2.4. Bị cơ quan hải quan xử lý hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong kiểm tra hải quan, cung cấp thông tin, hồ sơ doanh nghiệp."
] |
Ai có thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 2 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nThẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa\nĐối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định này và thông tin liên quan đến hàng hóa để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa.\nThời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.\nTrường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc thủ trưởng cơ quan Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình."
] | [
"Khoản 1 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nNội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.",
"Khoản 29 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hải quan thủ tục kiểm tra hải quan mới nhất\nBổ sung Điều 55a như sau:\n“Điều 55a. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập khác",
"Khoản 2 Điều 29 Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại mới nhất\nSở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở ra quyết định tạm ngừng hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trong các trường hạp quy định tại khoản 1 Điều này.",
"Khoản 4 Điều 16 Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nTrong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa và thông tin mới thu nhận được, Lãnh đạo Chi cục hải quan quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra đã quyết định trước đó; chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.",
"Khoản 4 Điều 4 Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử\nCăn cứ và thẩm quyền quyết định hình thức và mức độ kiểm tra.\n4.1 Căn cứ quyết định hình thức, mức độ kiểm tra:\na. Quy định của pháp luật về kiểm tra hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;\nb. Kết quả phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro trong quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kết quả phân tích thông tin, đánh giá chấp hành pháp luật về hải quan của tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;\nc. Thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;\nd. Lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng quản lý hải quan.\n4.2. Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra:\nChi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, quyết định hình thức và mức độ kiểm tra; quyết định thay đổi hình thức và mức độ kiểm tra do hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đưa ra, khi có thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;\nViệc quyết định hình thức và mức độ kiểm tra của Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử thể hiện thông qua việc quyết định cập nhật hoặc chấp nhận hồ sơ rủi ro hoặc thực hiện trực tiếp trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.",
"Khoản 1 Điều 18 Thông tư 06/2020/TT-BKHCN hướng dẫn và biện pháp thi hành Nghị định 132/2008/NĐ-CP mới nhất\nNgười nhập khẩu có trách nhiệm:\na) Đăng ký và thực hiện quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu nhóm 2;\nb) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc tái chế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật.\nĐối với lô hàng được tái chế trong nước, người nhập khẩu chịu trách nhiệm tái chế và thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau tái chế. Đối với lô hàng hóa được tái chế theo phương thức tái xuất để trả lại cho khách hàng - người bán hàng cho người nhập khẩu, người nhập khẩu thực hiện tái xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật hải quan và báo cáo kết quả về cơ quan kiểm tra;\nc) Chứng minh với cơ quan kiểm tra thông qua hồ sơ nhập khẩu việc nhập khẩu 03 lô hàng liên tiếp quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này để được cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định chuyển về áp dụng biện pháp quản lý Mức 1, Mức 2 trước đó đối với hàng hóa của người nhập khẩu.\nd) Chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa."
] |
Khi nào kiểm tra sau thông quan? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 78 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nCác trường hợp kiểm tra sau thông quan\n1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.\n2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.\n3. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan."
] | [
"Điều 13 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nNguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan\n1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.\n2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.",
"Điều 10 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan\n1. Đối với công chức hải quan:\na) Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;\nb) Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;\nc) Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;\nd) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.\n2. Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:\na) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;\nb) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;\nc) Gian lận thương mại, gian lận thuế;\nd) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;\nđ) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;\ne) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;\ng) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.",
"Điều 12 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nNhiệm vụ của Hải quan\nHải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.",
"Điều 1 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nPhạm vi điều chỉnh\nLuật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.",
"Điều 27 Nghị định 175-CP điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước\n– Sau khi kiểm tra, bộ phận, cơ quan hay đơn vị kiểm tra phải lập biên bản hoặc báo cáo kiểm tra, trong đó ghi rõ những việc phát hiện được trong quá trình kiểm tra và những đề nghị về biện pháp để khắc phục những khuyết điểm đã phát hiện. Đơn vị được kiểm tra có quyền ghi ý kiến của mình kèm theo biên bản hoặc báo cáo, nếu có điểm nào không đồng ý.",
"Điều 30 Quyết định 416/TM-ĐB Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN của Việt Nam - Mẫu D hưởng các ưu đãi theo CEPT\nĐiều 16.\n(a) Nước nhập khẩu là Thành viên có thể yêu cầu kiểm tra lại (retroactive check) một cách ngẫu nhiên và/hoặc bất cứ khi nào họ có nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hoặc mức độ chính xác của thông tin liên quan đến xuất xứ thật sự của sản phẩm hoặc bộ phận nhất định của sản phẩm đang xét tới;\n(b) Yêu cầu kiểm tra lại sẽ được gửi kèm với Giấy chứng nhận Mẫu D có liên quan và sẽ nêu rõ lý do cùng bất kỳ thông tin bổ sung nào cho rằng có những điểm trong Giấy chứng nhận Mẫu D kể trên có thể không chính xác, trừ trường hợp nếu việc kiểm tra lại được thực hiện một cách ngẫu nhiên;\n(c) Cơ quan Hải quan của Nước nhập khẩu là Thành viên có thể tạm không cho hưởng ưu đãi trong khi chờ đợi kết quả thẩm tra. Tuy nhiên, Cơ quan này vẫn có thể cho phép nhà nhập khẩu nhận hàng theo các thủ tục hành chính cần thiết, với điều kiện là hàng không nằm trong diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ gian lận;\n(d) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận Mẫu D của Chính phủ khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại (retroactive check) sẽ nhanh chóng thụ lý và trả lời trong vòng ba (3) tháng kể từ khi nhận được yêu cầu.",
"Điều 24 Quyết định745-QĐ thi và kiểm tra các môn học các trường đại học\nSinh viên thi hay kiểm tra cuối học kỳ hay cuối năm học không đạt yêu cầu về môn nào sẽ được thi hay kiểm tra lại môn đó một lần trong vòng hai tuần lễ đầu của học kỳ sau. Kiểm tra lại có thể tiến hành ngay sau khi kiểm tra lần đầu không đạt yêu cầu.",
"Điều 10 Quyết định 82/2005/QĐ-UB quy chế phối hợp hoạt động cơ quan quản lý nhà nước quản lý thị trường chống buôn lậu gian lận thương mại hàng giả Hà nội\n:\nPhạm vi trách nhiệm trong tổ chức lực lượng kiểm tra phối hợp liên ngành quản lý thị trường trong phạm vi Thành phố được thực hiện như sau:\n10.1/ Thủ trưởng đơn vị tổ chức kiểm tra, hoặc chủ trì tổ chức lực lượng kiểm tra phối hợp liên ngành có trách nhiệm:\n- Phải đảm bảo về tính pháp lý và trình tự thủ tục đối với các vụ việc tiến hành kiểm tra.\n- Chịu trách nhiệm về chi phí trong quá trình tổ chức kiểm tra theo quy định hiện hành.\n- Phải thống nhất bằng văn bản với đơn vị phối hợp kiểm tra về kết luận hành vi vi phạm và mức độ xử lý trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.\n10.2/ Các lực lượng có chức năng kiểm tra chuyên ngành, hoặc lực lượng kiểm tra phối hợp liên ngành của Thành phố có trách nhiệm và được quyền kiểm tra đối với các đối tượng kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn toàn Thành phố. Nhưng kiểm tra vụ việc tại địa bàn Quận, Huyện nào thì khi bắt đầu tiến hành kiểm tra phải thông báo cho người phụ trách lực lượng chuyên ngành quản lý địa bàn biết để phối hợp lực lượng khi có yêu cầu.\n10.3/ Các lực lượng có chức năng kiểm tra chuyên ngành, hoặc lực lượng kiểm tra phối hợp liên ngành thuộc Quận, Huyện nào thì chỉ được quyền kiểm tra trong phạm vi ranh giới hành chính thuộc quận huyện ấy; những trường hợp vụ việc kiểm tra phát sinh từ Quận, Huyện này cần truy xét tiếp tại địa bàn Quận, Huyện khác thì phải có sự liên hệ, thông báo kịp thời cho người phụ trách lực lượng chuyên ngành quản lý địa bàn biết để kịp thời hỗ trợ, hoặc phối hợp kiểm tra và xử lý.\n10.4/ Trên một địa bàn trong cùng một thời điểm, một đối tượng kinh doanh đang có đơn vị kiểm tra và chưa có kết luận xử lý thì đơn vị kiểm tra khác không đến kiểm tra tiếp. Trường hợp có nguồn tin trinh sát phát hiện hành vi phạm ngoài nội dung đang được kiểm tra thì thông tin cho đơn vị đang kiểm tra biết để kiểm tra không bỏ sót hành vi vi phạm.\nTrường hợp vụ việc đã có quyết định xử lý của đơn vị kiểm tra trước, nhưng nay phát hiện đương sự có vi phạm mới phát sinh hoặc tái phạm thì đơn vị kiểm tra sau chỉ kiểm tra hành vi mới phát sinh hoặc tái phạm.\nQuá trình kiểm tra, nếu thấy có liên quan đến vụ việc đã được kiểm tra và kết luận thì dựa vào tài liệu đã kiểm tra để xem xét và chỉ yêu cầu người bị kiểm tra báo cáo thêm những vấn đề chưa rõ. Trường hợp phát hiện những hành vi vi phạm mà lần kiểm tra trước chưa được kết luận hoặc xử lý không đúng quy định của Pháp luật thì tiếp tục việc kiểm tra, xử lý."
] |
Người khai hải quan có được từ chối cung cấp tài liệu cho cơ quan kiểm tra sau thông quan không? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 82 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nQuyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan\n1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 18 của Luật này.\n2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ, chứng từ đó.\n3. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n4. Nhận bản kết luận kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung bản kết luận kiểm tra; bảo lưu ý kiến trong bản kết luận kiểm tra.\n5. Yêu cầu Trưởng đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, giấy chứng minh hải quan trong trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.\n6. Chấp hành yêu cầu kiểm tra sau thông quan, cử người có thẩm quyền làm việc với cơ quan hải quan.\n7. Giải trình những vấn đề liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.\n8. Ký biên bản kiểm tra.\n9. Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền."
] | [
"Điều 12 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nNhiệm vụ của Hải quan\nHải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.",
"Điều 17 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nQuản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan\n1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.\n2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.\n3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.\n4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.",
"Điều 7 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nĐịa bàn hoạt động hải quan\n1. Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:\na) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;\nb) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.\n2. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\n3. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.",
"Điều 8 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHiện đại hóa quản lý hải quan\n1. Nhà nước ưu tiên đầu tư thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại, công nghệ tiên tiến để bảo đảm hiệu quả quản lý hải quan; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại. Tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và thủ tục hải quan điện tử.\n2. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.",
"Điều 144 Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nKiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan\n1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan là hoạt động thường xuyên của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày thông báo kiểm tra.\n2. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trên cơ sở các thông tin, hồ sơ:\na) Các thông tin, nghi vấn từ cơ sở dữ liệu của ngành.\nb) Các dấu hiệu vi phạm, nghi ngờ từ các Chi cục Hải quan làm thủ tục thông quan hàng hóa, các đơn vị nghiệp vụ chuyển.\nc) Các thông tin do Chi cục Kiểm tra sau thông quan thu thập được về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.\n3. Thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan:\nKhi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có văn bản thông báo về nội dung, thời gian kiểm tra gửi doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được kiểm tra, giải trình những nội dung liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan nếu cần thiết. Thời gian kiểm tra tối đa là 02 ngày làm việc; nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra.\nDoanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan; cử đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (sau đây gọi tắt là đại diện có thẩm quyền) đến làm việc, giải trình, cung cấp hồ sơ hải quan, chứng từ tài liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan trong thời hạn 60 ngày do doanh nghiệp lưu giữ, để làm rõ các vấn đề cơ quan hải quan nghi vấn.\n4. Kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm báo cáo phạm vi, nội dung, quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra và đề xuất dự thảo nội dung thông báo kết quả kiểm tra, biện pháp xử lý kết quả kiểm tra để người có thẩm quyền xem xét quyết định. Cụ thể như sau:\na) Trường hợp doanh nghiệp giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh việc xuất khẩu, nhập khẩu và số tiền thuế đã khai, đã nộp là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận.\nb) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng và đồng ý với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung, nộp đủ thuế theo quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Thông báo kết quả kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện khai bổ sung và nộp đủ tiền thuế theo quy định, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.\nc) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, nhưng chưa thống nhất với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.\nd) Trường hợp doanh nghiệp không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc từ chối, hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời hạn giải trình theo yêu cầu của cơ quan hải quan, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp; xem xét ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định của pháp luật, hoặc quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong trường hợp chưa đủ cơ sở ấn định thuế.\nThủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành thông báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với trường hợp nêu tại điểm a, b khoản 4 điều này. Trường hợp tiếp tục kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp nêu tại điểm b, c, d khoản 4 điều này, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan.\n5. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Chương III Phần này.",
"Điều 33 Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế sửa đổi 2012\nẤn định số tiền thuế\n1. Người nộp thuế bị cơ quan thuế ấn định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau:\na) Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 22 Luật quản lý thuế;\nb) Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định;\nc) Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp;\nd) Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;\nđ) Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế, có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp;\ne) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;\ng) Đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.\n2. Đối với một số ngành nghề, hoạt động kinh doanh qua kiểm tra, thanh tra phát hiện có sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ không đầy đủ hoặc kê khai, tính thuế không đúng với thực tế thì cơ quan thuế ấn định tỷ lệ giá trị gia tăng, tỷ lệ thu nhập tính trên doanh thu theo quy định của pháp luật.\n3. Người nộp thuế bị cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau:\na) Khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;\nb) Từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định về việc cung cấp các tài liệu liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan để xác định số thuế phải nộp; không chứng minh hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.\nc) Cơ quan hải quan có đủ cơ sở chứng minh việc khai báo trị giá hải quan của người nộp thuế không đúng với trị giá giao dịch thực tế;\nd) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp;\nđ) Các trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật;\nTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền ấn định thuế quy định tại khoản này.",
"Điều 21 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nXử lý kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa\n1. Cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh, giải trình của người khai hải quan, của cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu hoặc kết quả kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu để xác định tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:\na) Trường hợp người khai hải quan giải trình hoặc cung cấp được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu hoặc qua kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình và chứng từ chứng minh của cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra, cơ quan hải quan có đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa là hợp lệ thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;\nb) Trường hợp quả kết quả kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do người khai hải quan cung cấp hoặc kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình và chứng từ chứng minh của cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất hoặc người xuất khẩu không đủ chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra, cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này;\nc) Trường hợp người xuất khẩu hoặc người sản xuất không cung cấp tài liệu, dữ liệu, chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, không cho phép tiếp cận nhà xưởng, quy trình sản xuất hoặc có hành vi cản trở khác dẫn đến việc không thể thực hiện xác minh trực tiếp, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này.\n2. Cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản kết quả kiểm tra, xử lý cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan nước xuất khẩu biết.",
"Điều 144 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nĐiều 143. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan\n1. Các trường hợp kiểm tra theo quy định tại Điều 78 Luật Hải quan.\n2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm.\n3. Trình tự, thủ tục, thực hiện kiểm tra:\na) Quyết định kiểm tra (theo mẫu số 01/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này): Đối với các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan, quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.\nRiêng trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan được thực hiện ngay sau khi công bố quyết định kiểm tra (trao trực tiếp cho người khai hải quan trong giờ làm việc) không phải thông báo trước;\nTrường hợp thu thập thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin theo mẫu số 02/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.\nTrường hợp sửa đổi, bổ sung quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 03/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.\nTrường hợp gia hạn thời gian kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 04/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.\nTrường hợp hủy quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 07/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Thực hiện kiểm tra: cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra vào ngày ghi trên quyết định kiểm tra sau thông quan trừ trường hợp bất khả kháng.\nNgười khai hải quan có trách nhiệm chấp hành thời hạn quy định tại quyết định kiểm tra sau thông quan, cử người có thẩm quyền làm việc với cơ quan hải quan; việc không chấp hành quyết định kiểm tra sau thông quan được coi là không tuân thủ pháp luật về hải quan.\nb.1) Công bố quyết định kiểm tra:\nNội dung công bố được ghi nhận tại Biên bản công bố theo mẫu số 09/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này);\nb.2) Phạm vi kiểm tra: Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo phạm vi của quyết định kiểm tra. Trường hợp cần mở rộng phạm vi kiểm tra, thực hiện báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định;\nb.3) Nội dung kiểm tra:\nNgười khai hải quan có nghĩa vụ cung cấp, nộp, xuất trình hồ sơ, thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 80 Luật Hải quan; cử đại diện có thẩm quyền trực tiếp làm việc với Đoàn kiểm tra theo Quyết định kiểm tra của cơ quan hải quan và theo yêu cầu của Trưởng đoàn.\nĐoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo các nội dung trên quyết định kiểm tra, theo yêu cầu của từng cuộc kiểm tra xem xét kiểm tra hồ sơ hải quan, đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hoá và kiểm tra thực tế hàng hoá trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện.\nCác nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra theo mẫu số 08/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, kèm các hồ sơ, chứng từ, tài liệu do người khai hải quan cung cấp, giải trình, chứng minh để làm căn cứ xem xét kết luận kiểm tra.\n4. Xử lý kết quả kiểm tra:\na) Trường hợp thông tin, hồ sơ, chứng từ, tài liệu và nội dung giải trình của người khai hải quan chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng quy định thì hồ sơ hải quan được chấp nhận;\nb) Căn cứ quy định pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan, pháp luật liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu, phương pháp xác định trị giá tính thuế và thực tế hồ sơ, chứng từ kiểm tra, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung khai báo của người khai hải quan, đồng thời ban hành kết luận kiểm tra, quyết định xử lý về thuế, xử lý vi phạm hành chính (nếu có):\nb.1) Người khai hải quan không cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan, đoàn kiểm tra hoặc không giải trình, không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc căn cứ thông tin cơ quan hải quan thu thập được phát hiện các bất hợp lý trong nội dung khai báo nhưng người khai hải quan không giải trình được;\nb.2) Trường hợp người khai hải quan khai chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa chính xác: các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tờ khai trị giá; các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến nội dung, phương pháp xác định trị giá như các khoản điều chỉnh, mối quan hệ đặc biệt, điều kiện, trình tự các phương pháp xác định trị giá; các yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp, chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;\nb.3) Trường hợp hồ sơ, chứng từ, tài liệu người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan không hợp pháp;\nb.4) Có sự mâu thuẫn hoặc không phù hợp về nội dung giữa các chứng từ, tài liệu trong hồ sơ hải quan; giữa hồ sơ hải quan khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của người khai hải quan lưu; giữa hồ sơ hải quan với sổ kế toán, chứng từ kế toán; giữa hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán với các chứng từ tài liệu khác có liên quan.\nc) Trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan xem xét quyết định xử lý về thuế, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; cập nhật thông tin vào Hệ thống quản lý rủi ro để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan;\nd) Kết luận kiểm tra:\nd.1) Thời hạn gửi Dự thảo kết luận: Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn kiểm tra theo Quyết định kiểm tra trên cơ sở nội dung, phạm vi, kết quả kiểm tra đã được ghi nhận tại các biên bản kiểm tra, người ban hành quyết định kiểm tra gửi dự thảo kết luận kiểm tra cho người khai hải quan (bằng email, fax, gửi bưu điện hoặc trao trực tiếp);\nd.2) Thời hạn hoàn thành giải trình: Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn gửi dự thảo kết luận, người khai hải quan phải hoàn thành việc giải trình (giải trình bằng văn bản hoặc làm việc trực tiếp) với người ký quyết định kiểm tra về các nội dung liên quan đến dự thảo kết luận;\nd.3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn giải trình của người khai hải quan, người ban hành Quyết định kiểm tra có trách nhiệm:\nd.3.1) Xem xét văn bản giải trình của người khai hải quan hoặc/và xem xét kết quả làm việc với đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ để xem xét ký ban hành bản kết luận kiểm tra;\nd.3.2) Ký ban hành bản kết luận kiểm tra:\nTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan (trong trường hợp được Cục trưởng ủy quyền) ký kết luận kiểm tra theo mẫu số 05/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này, trong đó ghi rõ: căn cứ quy định pháp luật, phạm vi đã thực hiện kiểm tra, nội dung đã thực hiện kiểm tra, kết quả kiểm tra, quan điểm xử lý và kiến nghị (nếu có).\nđ) Đối với trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì thời hạn ký ban hành kết luận kiểm tra là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền phải có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan;\ne) Cập nhật thông tin kiểm tra:\nQuyết định kiểm tra, Kết luận kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan trong thời hạn chậm nhất 01 ngày kể từ ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra, ngày ký ban hành Kết luận kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan. Các nội dung về hành vi vi phạm, đánh giá liên quan đến người khai hải quan được cập nhật vào Hệ thống để áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp."
] |
Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nNgười khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:\na) Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam;\nb) Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;\nc) Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;\nd) Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng."
] | [
"Khoản 2 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 133/2015/TT-BTC quản lý tài chính Phòng Thương mại mới nhất\nSửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 19 như sau:\n“a) Chi hoạt động (quản lý hành chính): ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động của UBĐL và hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động thực hiện hoạt động xúc tiến của VCCI theo quy định của pháp luật (trong đó có hỗ trợ do thực hiện chính sách ngừng thu phí cấp C/O).”",
"Khoản 10 Điều 1 Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT kiểm kê rừng mới nhất\nSửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 32 như sau:\n“2. Yêu cầu theo dõi diễn biến rừng:\na) Sử dụng kết quả kiểm kê rừng được tích hợp vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng trung tâm đặt tại Cục Kiểm lâm (gọi tắt là Dữ liệu trung tâm) làm dữ liệu gốc để thực hiện theo dõi diễn biến rừng hằng năm. Dữ liệu công bố năm trước là cơ sở dữ liệu thực hiện theo dõi diễn biến rừng năm sau;\nb) Sử dụng phần mềm cập nhật diễn biến rừng do Cục Kiểm lâm ban hành;\nc) Sử dụng các thiết bị, dụng cụ đo vẽ, cập nhật cần thiết, bao gồm: máy vi tính, máy định vị vệ tinh, máy tính bảng để khoanh vẽ các lô rừng có biến động.”.",
"Khoản 10 Điều 33 Thông tư 183/2011/TT-BTC thành lập và quản lý Quỹ mở\nTiền thu được từ thanh lý tài sản quỹ và các tài sản còn lại được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:\na) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;\nb) Các khoản phải trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, các khoản phải trả khác và chi phí giải thể quỹ. Trong trường hợp quỹ buộc phải giải thể theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, quỹ không phải thanh toán cho công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát các khoản phí theo hợp đồng kể từ ngày phát sinh sự kiện;\nc) Phần còn lại được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư trong quỹ.",
"Khoản 4 Điều 6 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nĐối với hàng hóa không thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này nhưng người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan và thực hiện khai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì cơ quan hải quan tiếp nhận và kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.",
"Khoản 3 Điều 1 Thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2018/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu\nBổ sung điểm d,\nkhoản 1, Điều 22 như sau:\n“d) Trường hợp có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp hoặc trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định.\nTrường hợp người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 5 Thông tư này nhưng khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định.”",
"Khoản 4 Điều 4 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nTrường hợp không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều này thì thực hiện như sau:\na) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi (MFN) hoặc thông thường và được thông quan theo quy định.\nKhi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này, người khai hải quan khai bổ sung theo thuế suất ưu đãi đặc biệt; trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp được xử lý theo quy định về xử lý số tiền thuế nộp thừa;\nb) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này thì hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kết luận hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu theo pháp luật chuyên ngành thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan theo quy định;\nc) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì hàng hóa phải áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan đối với toàn bộ lô hàng và được thông quan theo quy định.",
"Khoản 2 Điều 26 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nĐối với hàng hóa nhập khẩu\na) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 16 Thông tư này tại thời điểm nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc trong thời hạn theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.\nTrường hợp chưa nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm khai hải quan, người khai hải quan khai theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (sau đây gọi tắt là thuế suất MFN) hoặc thông thường. Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời hạn theo quy định, người khai hải quan khai bổ sung theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tương ứng, được hoàn trả số tiền thuế chênh lệch đã nộp; trường hợp lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hồ sơ khi khai hải quan, người khai hải quan phải nộp bổ sung bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ;\nb) Khi kiểm tra xuất xứ hàng hoá, cơ quan hải quan căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ, hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá, những thông tin có liên quan đến hàng hoá và quy định tại Điều 15 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi của Bộ Công Thương và các văn bản hướng dẫn có liên quan;\nc) Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:\nc.1) Lỗi chính tả hoặc đánh máy;\nc.2) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”, nhầm lẫn trong việc đánh dấu;\nc.3) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên C/O và chữ ký mẫu;\nc.4) Khác biệt về đơn vị đo lường trên C/O và các chứng từ khác (hóa đơn, vận tải đơn,…);\nc.5) Sự khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho cơ quan hải quan với mẫu C/O theo quy định;\nc.6) Sự khác biệt về màu mực (đen hoặc xanh) của các nội dung khai báo trên C/O;\nc.7) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ và chứng từ khác;\nc.8) Sự khác biệt mã số trên C/O với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa.\nd) Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ đó đối với phần hàng hoá thực nhập;\nđ) Trường hợp số lượng hoặc trọng lượng thực tế hàng nhập khẩu vượt quá số lượng hoặc trọng lượng hàng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ thì lượng hàng hóa vượt quá không được hưởng ưu đãi theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;\ne) Người khai hải quan không được tự ý sửa chữa các nội dung trên C/O, trừ trường hợp việc sửa chữa do chính cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp thực hiện theo quy định của pháp luật;\ng) Trường hợp nội dung thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với bộ hồ sơ hải quan và các quy định về kiểm tra xuất xứ hàng nhập khẩu hoặc chữ ký, dấu trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với mẫu chữ ký, mẫu dấu lưu tại cơ quan hải quan, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan giải trình, cung cấp thêm tài liệu để chứng minh xuất xứ hàng hoá. Nếu nội dung giải trình và tài liệu cung cấp phù hợp thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ.\nTrường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở để xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp thì đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường.\nKhi làm thủ tục hải quan, nếu có nghi vấn về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ nhưng chưa đủ cơ sở để từ chối thì cơ quan hải quan tạm tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và tiến hành xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều này.\nTrong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra, nếu có nghi vấn về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ nhưng chưa đủ cơ sở để từ chối thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh và căn cứ vào kết quả xác minh để quyết định việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt."
] |
Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp đặc biệt là khi nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 3 Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nThời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:\na) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên;\nb) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên."
] | [
"Khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nĐơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;",
"Khoản 3 Điều 33 Thông tư 13/2014/TT-BTC thủ tục hải quan hàng hóa gia công thương nhân nước ngoài\nThủ tục tạm xuất sản phẩm gia công để tái chế:\na) Hồ sơ hải quan gồm:\na1) Văn bản đề nghị tạm xuất hàng hóa, nêu rõ hàng hóa thuộc tờ khai nhập khẩu nào, lý do tạm xuất để tái chế, nội dung tái chế: nộp 01 bản chính;\na2) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu; bản kê chi tiết hàng hóa như đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại;\na3) Tờ khai hải quan nhập khẩu sản phẩm gia công của lô hàng tái chế: nộp 01 bản chụp;\na4) Văn bản nhận lại hàng để tái chế của đối tác nước ngoài: 01 bản chính;\nb) Thủ tục hải quan áp dụng như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại và phải kiểm tra thực tế hàng hóa.\nc) Thời hạn tái chế do thương nhân đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tạm xuất.",
"Khoản 4 Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nCatalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.",
"Khoản 1 Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nĐối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này:\na) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan;\nb) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ hàng hóa nhập khẩu có C/O mẫu EAV, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan.\nĐối với hàng hóa nhập khẩu có C/O mẫu VK (KV), trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;\nc) Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai thuế suất MFN, không áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan xác định lại mã số HS hoặc người khai hải quan tự phát hiện khai bổ sung mã số HS dẫn đến thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu, người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan nộp hồ sơ khai bổ sung mã số HS sau khi cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện sai sót. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật;\nĐối với trường hợp quy định tại điểm c khoản này nếu người khai hải quan đã nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản này hoặc đã nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản này và đã được cơ quan hải quan kiểm tra, xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi tiến hành kiểm tra sau thông quan, thanh tra theo quy định, cơ quan hải quan đối chiếu với kết quả kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu để xem xét áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu việc xác định lại mã số HS không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa đã kiểm tra, xác định trước đó.\nd) Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan xác định hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư dẫn đến thay đổi nghĩa vụ thuế nhập khẩu, người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan nộp hồ sơ khai bổ sung sau khi cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 4 Điều 4 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nTrường hợp không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều này thì thực hiện như sau:\na) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi (MFN) hoặc thông thường và được thông quan theo quy định.\nKhi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này, người khai hải quan khai bổ sung theo thuế suất ưu đãi đặc biệt; trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp được xử lý theo quy định về xử lý số tiền thuế nộp thừa;\nb) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này thì hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kết luận hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu theo pháp luật chuyên ngành thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan theo quy định;\nc) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì hàng hóa phải áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan đối với toàn bộ lô hàng và được thông quan theo quy định.",
"Khoản 1 Điều 22 Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa mới nhất\nCơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trong những trường hợp sau:\na) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp không phù hợp các quy định về xuất xứ;\nb) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trùng số tham chiếu;\nc) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không nộp bổ sung chứng từ sau thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này;\nd) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả mạo chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;\nđ) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp."
] |
Đại lý làm thủ tục hải quan được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng sau khi nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 3 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\nĐiều 5\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 5. Đại lý làm thủ tục hải quan"
] | [
"Khoản 3 Điều 12 Thông tư 197/2015/TT-BTC hành nghề chứng khoán mới nhất\nHai (02) ảnh 4cm x 6cm chụp trong vòng sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi, hai (02) phong bì có dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận kết quả thi (đối với trường hợp đăng ký nhận kết quả thi bằng văn bản).",
"Khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn 12/2015/NĐ-CP thuế giá trị gia tăng sửa đổi 39/2014/TT-BTC mới nhất\nUỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.",
"Khoản 22 Điều 1 Thông tư 09/2019/TT-BTC sửa đổi Phụ lục của Thông tư 65/2017/TT-BTC hàng hóa xuất nhập khẩu\nTại mã hàng 9018.39.10 thay đổi cụm từ “Ống thông đường tiểu” thành cụm từ “Ống thông”.",
"Khoản 9 Điều 3 Quyết định 793/2000/QĐ-TCHQ xác nhận thực xuất hàng hoá xuất khẩu qua cảng biển\n1. Trường hợp hàng đã xếp lên tàu hoặc đã hạ bãi giao cho Hải quan cảng giám sát chờ xuất, vì lý do nào đó không xuất được, phải đưa trả lại nội địa:\n- Hải quan cảng yêu cầu: Đại lý hãng tàu/Đại lý giao nhận thông báo ngay cho chủ hàng liên hệ với Hải quan làm thủ tục xuất để làm thủ tục đưa hàng trở lại nội địa.\n- Hải quan nơi làm thủ tục xuất căn cứ vào hồ sơ lưu, các chứng từ chủ hàng xuất trình để phối hợp với Hải quan cảng, làm thủ tục cho lô hàng quay lại nội địa.\n2. Trường hợp hàng đã làm xong thủ tục xuất khẩu, đã giao chủ hàng vận chuyển ra cảng xuất hoặc tới kho CFS nhưng chưa bàn giao hành cho Hải quan cảng, không xuất khẩu nữa; Chủ hàng phải có trách nhiệm thông báo ngay cho Hải quan làm thủ tục xuất để giải quyết theo quy định. Chủ hàng phải hoàn toàn chịu các hậu quả pháp lý xảy ra nếu không thông báo việc trên cho Hải quan. Hải quan làm thủ tục xuất có trách nhiệm theo dõi lô hàng. Nếu trong khoảng thời gian quy định không nhận được thông tin từ Hải quan cảng hoặc từ chủ hàng thì phải tiến hành các biện pháp truy tìm và xử lý vi phạm đối với chủ hàng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.\n3. Xử lý trường hợp vì lý do nào đó mà lô hàng không xuất khẩu hoặc chưa xuất khẩu hết.\n3.1. Các trường hợp hàng đã làm xong thủ tục hải quan nhưng không thực xuất nêu ở Điểm 1, Điểm 2 trên đây, Hải quan làm thủ tục xuất khẩu lô hàng có trách nhiệm thu hồi tờ khai của chủ hàng, làm thủ tục huỷ tờ khai của lô hàng theo quy định hiện hành và thông báo (mẫu TX4 - Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định này) ngay cho: Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế và Vụ Ngân sách Nhà nước), Bộ Thương mại (Vụ Xuất nhập khẩu), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Ban Pháp chế) và Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý) về những lô hàng không xuất khẩu được (nêu rõ tên công ty; số, ký hiệu của tờ khai xuất khẩu; nơi làm thủ tục...) để xử lý các vấn đề liên quan đến lô hàng.\n3.2 Nếu phần hàng còn lại không xuất nữa; Hải quan cảng lập biên bản ghi nhận số hàng còn lại không xuất khẩu, đồng thời phản ánh vào BẢNG XÁC NHẬN HÀNG THỰC XUẤT KHẨU. Các bước tiếp theo thực hiện như quy định tại điểm 1, phần IV Quy định này. Hải quan làm thủ tục xuất khẩu lô hàng cùng chủ hàng điều chỉnh lại tờ khai và thông báo cho các cơ quan liên quan nêu tại điểm 3.1 trên đây.\n3.3. Phần hàng còn lại sẽ xuất ở chuyến tầu sau: Hải quan cảng xác nhận số lượng thực xuất vào BẢNG XÁC NHẬN HÀNG THỰC XUẤT KHẨU và ghi rõ vào mục \"Ghi chú\" của Bảng lượng hàng còn lại chưa xuất. Lượng hàng này sau khi xuất khẩu phải được phản ánh vào BẢNG XÁC NHẬN HÀNG THỰC XUẤT KHẨU của chuyến tàu sau.\nMẪU TX1-PHỤ LỤC 1\n\nCục Hải quan ...........\nHải quan: .................\nSố: ...../\n\nCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM\nĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc\n........., ngày....tháng...năm....\n\nBẢNG XÁC NHẬN HÀNG THỰC XUẤT KHẨU\nKính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố ......................\nCăn cứ kết quả giám sát xếp hàng lên tàu và Bản lược khai hàng hóa số........... ngày...........của tàu (tên, số liệu, quốc tịch) ...................\nXác nhận các lô hàng thuộc các tờ khai sau đây đã xuất khẩu ngày....................................................................\n\nSTT\n\nTờ khai HQ\n\nTên doanh nghiệp\n\nHQ làm thủ tục\n\nSố niêm phong hãng tàu\n\nSố niêm phong HQ\n\nGhi chú\n\nSố, ký hiệu\n\nNgày\n\n1\n\n2\n\n3\n\n4\n\n5\n\n6\n\n7\n\n8\n\nNgười lập bảng\n(Ký, ghi rõ họ tên)\n\nLãnh đạo Hải quan cửa khẩu\n(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)\n\n_______________________________\n1- BẢNG XÁC NHẬN HÀNG THỰC XUẤT KHẨU này được Hải quan cảng xuất gửi cho Hải quan từng tỉnh, thành phố làm thủ tục cho các lô hàng xuất khẩu trên chuyến tàu. Trường hợp nơi nhận Bảng này có số lượng lô hàng không nhiều thì Hải quan cảng xuất có thể trích Bảng này để gửi cho Hải quan làm thủ tục. Bản trích cũng dùng mẫu này, cùng số, ngày, tháng, năm với Bảng đang lưu tại Hải quan cảng xuất. Nếu trích thì phải ghi chú là Bản trích.\n2- Cột (6): Nếu hãng tàu chưa niêm phong thì ghi số hiệu Cont.\nMẪU TX2-PHỤ LỤC 2\n\nCục Hải quan .............\nHải quan...............\nSố: ......../\n\nCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM\nĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc\n\nBẢNG TỔNG HỢP HÀNG CHUYỂN TIẾP\nKính gửi: Hải quan cửa khẩu.....................................\nHải quan CFS........................... chuyển tới Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan: ........................... các lô hàng xuất khẩu theo bảng chi tiết dưới đây để xuất khẩu qua cảng:..............................................................\n\nSTT\n\nTờ khai HQ\n\nTên doanh nghiệp\n\nHQ làm thủ tục\n\nSố niêm phong hãng tàu\n\nSố niêm phong HQ\n\nGhi chú\n\nSố, ký hiệu\n\nNgày\n\n1\n\n2\n\n3\n\n4\n\n5\n\n6\n\n7\n\n8\n\nCác lô hàng xuất khẩu này đều được niêm phong, do Ông/bà:......... (9) ..................... Giấy CMND số............ngày.............do công an ................ cấp, là đại diện của công ty.............(10).........có trách nhiệm vận chuyển và bảo quản nguyên trạng container hàng hóa trong quá trình vận chuyển tới bàn giao cho Hải quan cửa khẩu................\nHọ tên cán bộ Hải quan áp tải (nếu có):...........................................\nBàn giao lô hàng và hồ sơ cho đại diện tổ chức vận tải hồi.... giờ... tháng..... 200.....\n\nHải quan CFS\n(Ký, đóng dấu)\n\nĐại diện vận tải\n\nHải quan cửa khẩu xuất\nTiếp nhận hồi...giờ ngày......\n(Ký, đóng dấu)\n\n___________________________",
"Khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ cấp thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan mới nhất\nĐại lý làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan, thay mặt người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là chủ hàng) thực hiện việc khai hải quan; nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định và thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc liên quan đến thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với chủ hàng, gồm:\na) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật;\nb) Vận chuyển, làm thủ tục hải quan đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\nc) Cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục hải quan và quản lý thuế cho chủ hàng;\nd) Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\nđ) Thực hiện thủ tục miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, xét hoàn thuế, giảm thuế, xét giảm thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;\ne) Thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan;\ng) Thực hiện các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan.",
"Khoản 2 Điều 41 Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nThủ tục hải quan tái xuất\na) Địa điểm làm thủ tục tái xuất:\nThủ tục hải quan tái xuất thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất.\nb) Hồ sơ Hải quan tái xuất:\nb.1) Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải khai cụ thế hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan xuất khẩu.\nb.2) Trường hợp thủ tục tái xuất được thực hiện tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập hàng hóa, ngoài những chứng từ quy định tại điểm b.1 khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp:\nb.2.1) 01 bản chụp hợp đồng xuất khẩu có xác nhận của hải quan làm thủ tục tạm nhập;\nb.2.2) 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập.\nc) Cửa khẩu tái xuất: Thực hiện theo quy định của Chính phủ và quy định của Bộ Công Thương.\nd) Trường hợp thương nhân cần thay đổi cửa khẩu tái xuất đã ghi trên tờ khai xuất khẩu thì làm thủ tục theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 61 Thông tư này.\nđ) Hàng hoá tạm nhập có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Trong trường hợp vận chuyển bằng container, không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan tại cửa khẩu tái xuất; Trường hợp có lý do chính đáng, thương nhân đề nghị chuyển sang container khác hoặc phương tiện vận tải khác nhưng vẫn đảm bảo điều kiện về niêm phong, giám sát hải quan để tái xuất, Chi cục hải quan nơi giám sát hàng hóa xem xét, quyết định và bố trí công chức giám sát việc chuyển hàng hóa sang container, phương tiện vận tải của thương nhân.\ne) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.\ng) Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, sau khi đã làm thủ tục hải quan, vào 17 giờ hàng ngày Chi cục hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi, quản lý theo quy định."
] |
Người khai hải quan vắng mặt thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 2 Điều 34 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nViệc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan được tiến hành dưới các hình thức:\na) Kiểm tra không xâm nhập qua máy soi;\nb) Kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan;\nc) Mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp với sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan."
] | [
"Khoản 2 Điều 7 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nTrong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.",
"Khoản 1 Điều 34 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nViệc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan do thủ trưởng cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định và chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:\na) Để bảo vệ an ninh;\nb) Để bảo vệ vệ sinh, môi trường;\nc) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật;\nd) Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu mà người khai hải quan không đến làm thủ tục hải quan;\nđ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 5 Điều 5 Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nCơ quan hải quan có thể xem xét, chấp thuận việc kiểm tra thực tế và thông quan hàng hoá ngoài giờ hành chính trên cơ sở đăng ký trước bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) của người khai hải quan và điều kiện thực tế của cơ quan hải quan. Trường hợp lô hàng đang kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ hành chính thì được thực hiện kiểm tra tiếp, không cần có văn bản đề nghị của người khai hải quan.",
"Khoản 4 Điều 17 Nghị định 46/2020/NĐ-CP thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh mới nhất\nThủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng tại cơ quan hải quan điểm đích:\na) Người vận chuyển phải xuất trình hàng hóa kèm theo TAD (bản chính) cho cơ quan hải quan;\nb) Chi cục hải quan kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp ưu tiên; đối chiếu số niêm phong trên TAD với số niêm phong trên phương tiện vận tải, container chứa hàng hóa quá cảnh;\nc) Nếu kết quả kiểm tra quy định tại điểm b khoản này phù hợp, cơ quan hải quan thực hiện phê duyệt, ghi nhận kết quả và thực hiện ký tên, đóng dấu vào mặt sau của TAD; lưu 01 bản chụp TAD đã được phê duyệt, ký tên, đóng dấu; trả người vận chuyển bản chính TAD để kết thúc hành trình quá cảnh và thực hiện thủ tục tiếp theo (thủ tục nhập khẩu, quá cảnh sang các nước ngoài ASEAN);\nd) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu quy định tại điểm b khoản này không phù hợp, Chi cục hải quan căn cứ mức độ không phù hợp để xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa.\nKhi kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan kiểm tra thông tin trên TAD và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa, nếu kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với khai báo thì Chi cục hải quan thực hiện quy định tại điểm c khoản này. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với nội dung khai báo trên TAD thì thực hiện xử lý vi phạm và giao Chi cục trưởng Chi cục hải quan căn cứ thực tế kết quả kiểm tra để xem xét, quyết định cho phép thực hiện thủ tục tiếp theo (thủ tục nhập khẩu, quá cảnh sang các nước ngoài ASEAN).",
"Khoản 7 Điều 3 Quyết định 56/2003/QĐ-BTC hồ sơ quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo hợp đồng mua bán\nQui định về cách ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá trên tờ khai hải quan:\nViệc ghi kết quả kiểm tra thực tế trên tờ khai hải quan phải rõ ràng, cụ thể, đủ thông tin để công chức kiểm tra tính thuế có thể kiểm tra ngay được việc tự tính thuế của người khai hải quan mà không yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm chứng từ hay doanh nghiệp và kiểm hoá viên phải giải thích thêm.\na. Trước khi ghi cụ thể kết quả kiểm tra, kiểm hoá viên bắt buộc phải ghi vào tờ khai những nội dung sau:\n- Tỷ lệ kiểm tra (bao nhiêu phần trăm);\n- Quy cách đóng gói: Hàng đồng nhất hay không đồng nhất (ghi cụ thể toàn bộ lô hàng là đồng nhất hay không, hoặc theo khai của người khai hải quan thì có mấy kiện, mỗi loại bao nhiêu kiện...);\n- Tình trạng niêm phong (nếu có) và bao bì (ví dụ: Niêm phong có còn nguyên vẹn không, tình trạng bao bì như thế nào...).\nb. Cách ghi kết quả kiểm tra:\n- Nếu hàng được miễn kiểm tra thì ghi: \"Hàng hoá được thông quan theo nội dung khai của người khai hải quan\";\n- Nếu căn cứ kết quả giám định của tổ chức giám định/kết quả kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì ghi:\" căn cứ chứng thư giám định/Giấy xác nhận kết quả kiểm tra số...ngày...do...cấp\" và ghi lại kết luận của tổ chức giám định/cơ quan kiểm tra Nhà nước vào tờ khai hải quan; bộ phận hải quan nào quyết đinh thông quan thì bộ phận đó ghi những kết quả này vào tờ khai hải quan.\nc. Hàng phải kiểm tra xác suất:\n- Nếu kiểm tra cả con-ten-nơ thì ghi rõ số con-ten-nơ, số niêm phong, kẹp chì của con-ten-nơ đã kiểm tra. Nếu chỉ kiểm tra một số kiện trong con-ten-nơ thì ghi rõ số các kiện đã kiểm tra, vị trí của kiện trong con-ten-nơ (ví dụ: phía ngoài, phía trong, bên phải, bên trái... của con-ten-nơ) và ký mã hiệu của từng kiện. Trường hợp kiện hàng không có ký mã hiệu, không phân biệt được các kiện với nhau thì phải niêm phong hoặc đánh dấu những kiện đã kiểm tra. Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố quy định hình thức đánh dấu để áp dụng cho đơn vị mình;\n- Nếu là hàng rời phải ghi rõ là hàng rời, vị trí của phần hàng đã kiểm tra (ví dụ kiểm phần hàng phía trong, phía ngoài, bên trên, bên dưới...);\n- Nếu hàng hoá đóng gói đồng nhất thì chọn kiểm tra những kiện bất kỳ hoặc những kiện có nghi vấn. Nếu các kiện không đồng nhất thì lựa chọn các kiện đại diện cho từng loại kiện hoặc những kiện có nghi vấn để kiểm tra, nhưng vẫn phải đảm bảo tỷ lệ kiểm tra;\n- Nếu kiểm tra tỷ lệ % nhưng hàng hoá là nguyên chiếc (ví dụ 01 xe ô tô) thì kiểm tra nguyên chiếc. Nếu tỷ lệ phần trăm của số hàng là số lẻ thì làm tròn số để kiểm tra (ví dụ 3% của 50 kiện là 1,5 kiện thì làm tròn là 02 kiện để kiểm tra);\n- Trong quá trình kiểm tra, nếu kiểm hoá viên xét thấy phải thay đổi tỷ lệ kiểm tra mới đảm bảo tính đại diện cao cho cả lô hàng thì báo cáo Chi cục trưởng để thay đổi tỷ lệ kiểm tra. Việc thay đổi tỷ lệ kiểm tra và lý do thay đổi phải được ghi rõ trong tờ khai hải quan;\n- Khi quyết định hình thức và tỷ lệ kiểm tra, nếu đã có thông tin nghi vấn về con-ten-nơ, kiện hàng, phần hàng cụ thể thì Chi cục trưởng có thể quyết định cụ thể những con-ten-nơ, những kiện hàng hoặc phần hàng mà kiểm hóa viên phải kiểm tra. Việc quyết định này phải được thể hiện đầy đủ trên tờ khai hải quan.\nĐối với các lô hàng kiểm tra xác suất, kiểm hoá viên phải chịu trách nhiệm về số hàng đã kiểm tra, phần còn lại doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Việc kiểm tra xác suất phải có tính đại diện cao cho cả lô hàng. Vì vậy, Lãnh đạo Chi cục và kiểm hoá viên phải nêu cao trách nhiệm, sử dụng có hiệu quả tất cả các thông tin, kinh nghiệm có được và rất nhạy bén trong việc quyết định hình thức, tỷ lệ, biện pháp, cách thức kiểm tra.\n- Ghi kết luận về thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:\n+ Nếu số hàng được kiểm tra xác suất đúng như khai của người khai hải quan thì ghi:\"Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế các kiện hàng nói trên, kết luận:Hàng xuất khẩu/nhập khẩu đã kiểm tra xác suất đúng như khai báo\";\n+ Nếu số hàng được kiểm tra xác suất khác so với khai của người khai hải quan thì thực hiện kiểm tra toàn bộ lô hàng. Khi ghi kết quả kiểm tra phải ghi cụ thể tên (mã số) mặt hàng, lượng hàng, xuất xứ, chất lượng... hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu (sai nội dung gì thì ghi nội dung ấy). Những mặt hàng khác đúng như khai của người khai hải quan thì ghi \"Các mặt hàng khác xuất khẩu/ nhập khẩu đúng như khai báo\".\nd. Hàng được kiểm tra toàn bộ:\n- Nếu kết quả kiểm tra đúng như khai báo của chủ hàng thì ghi:\"Hàng xuất khẩu/ nhập khẩu đúng khai báo\";\n- Nếu số hàng đã được kiểm tra khác so với khai của người khai hải quan thì ghi cụ thể tên (mã số) mặt hàng, lượng hàng, xuất xứ, chất lượng... hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu (sai nội dung gì thì ghi nội dung ấy). Những mặt hàng khác đúng như khai của người khai hải quan thì ghi \"Các mặt hàng khác xuất khẩu/nhập khẩu đúng như khai báo\"."
] |
Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 5 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\nĐiều 7\nđược sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 7. Tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan",
"Điểm a Khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ cấp thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan mới nhất\nĐại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:\na.1) Có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế hoặc thông đồng với chủ hàng để buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế;\na.2) Đại lý làm thủ tục hải quan không thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chế độ báo cáo với cơ quan hải quan trong 03 lần liên tiếp theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;\na.3) Sử dụng bộ chứng từ không phải do chủ hàng cung cấp để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;\na.4) Thuộc trường hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều này;\na.5) Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động."
] | [
"Khoản 10 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\nBổ sung các khoản 5, khoản 6 và khoản 7 vào Điều 14\nnhư sau:\n“5. Bố trí người làm thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính trực tiếp với cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật hải quan. Trường hợp thực hiện thủ tục qua đại lý làm thủ tục hải quan thì đại lý làm thủ tục hải quan thay mặt chủ hàng để thực hiện các công việc theo hợp đồng dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan đã ký giữa đại lý làm thủ tục hải quan và chủ hàng.\n6. Khi phát sinh hợp đồng đại lý làm thủ tục hải quan, chủ hàng thông báo danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trừ các trường hợp sau:\na) Khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh theo quy định pháp luật về bưu chính và hải quan;\nb) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân không có mã số thuế;\nc) Hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế.\n7. Được cung cấp dữ liệu điện tử liên quan đến tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục hải quan qua đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp chủ hàng có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng theo yêu cầu của cơ quan hải quan.”",
"Khoản 11 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\nKhoản 4, khoản 9 và khoản 10 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“4. Hỗ trợ nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan; áp dụng cơ chế ưu tiên về thủ tục hải quan đối với các đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật.\n9. Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo về tình hình hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan trên địa bàn quản lý khi phát sinh các nội dung báo cáo tại điểm 2, điểm 3, điểm 4 và điểm 5 Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Tổng cục Hải quan để tổng hợp theo dõi vào trước ngày 10 của tháng đầu quý sau hoặc khi phát hiện đại lý làm thủ tục hải quan vi phạm quy định tại Thông tư này.\n10. Ngay sau khi tờ khai hải quan được đăng ký trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cơ quan hải quan cung cấp dữ liệu điện tử liên quan đến tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục hải quan qua đại lý làm thủ tục hải quan cho đại lý làm thủ tục hải quan và chủ hàng trong trường hợp chủ hàng hóa có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng theo yêu cầu của cơ quan hải quan.\nTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành chuẩn trao đổi dữ liệu giữa hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan hải quan và doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.”",
"Khoản 1 Điều 2 Thông tư 22/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 12/2015/TT-BTC Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan mới nhất\nDoanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đang thực hiện khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua đại lý làm thủ tục hải quan được tiếp tục thực hiện và thông báo bổ sung danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư này trước ngày 31/12/2019.\nSau ngày 31/12/2019, khi có thay đổi danh sách đại lý làm thủ tục hải quan thay mặt chủ hàng khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục thực hiện việc thông báo, cập nhật thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.",
"Khoản 1 Điều 16 Thông tư 72/2014/TT-BTC hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa người nước ngoài định cư ở nước ngoài mới nhất\nTrường hợp ngân hàng thương mại đã được Bộ Tài chính có văn bản thông báo đủ điều kiện làm đại lý hoàn thuế, nếu chấm dứt việc làm đại lý hoàn thuế thì thực hiện như sau:\na) Hồ sơ: Chậm nhất là 60 (sáu mươi) ngày trước ngày chấm dứt việc làm đại lý hoàn thuế, Ngân hàng thương mại gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) công văn thông báo đề nghị chấm dứt việc làm đại lý hoàn thuế;\nb) Thủ tục:\nb1) Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn của ngân hàng thương mại, Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính có văn bản thông báo về việc chấm dứt việc làm đại lý hoàn thuế cho ngân hàng thương mại, đồng thời gửi cơ quan thuế, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị có liên quan;\nb2) Ngân hàng thương mại tháo bỏ Biển thông báo là ngân hàng đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài tại quầy làm thủ tục hoàn thuế khi chấm dứt bán hàng hoàn thuế.",
"Khoản 4 Điều 97 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nChấm dứt hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.\na) Các trường hợp chấm dứt hoạt động:\na.1) Cục Hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động do không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan và các điều kiện thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này;\na.2) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;\na.3) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;\na.4) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan có liên quan đến việc quản lý, giám sát hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.\nb) Tổng cục Hải quan kiểm tra, trình Bộ Tài chính quyết định chấm dứt hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan hoặc văn bản đề nghị của doanh nghiệp.",
"Khoản 2 Điều 35 Nghị định 68/2016/NĐ-CP thủ tục thành lập cửa hàng miễn thuế kho bãi địa điểm làm thủ tục hải quan mới nhất\nTổng cục Hải quan kiểm tra, trình Bộ Tài chính quyết định chấm dứt hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.",
"Khoản 10 Điều 1 Thông tư 08/2000/TT-NHNN5 tổ chức hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài,văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng\nThủ tục chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện\n10.1. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây :\na) Hết thời hạn ghi trong Giấy phép nhưng tổ chức tín dụng nước ngoài không có nhu cầu tiếp tục xin gia hạn thời hạn Giấy phép hoặc xin chấm dứt hoạt động trước khi hết thời hạn ghi trong Giấy phép :\nTối thiểu 60 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, tổ chức tín dụng nước ngoài có đơn gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xin chấm dứt hoạt động.\nb) Khi Ngân hàng nước ngoài có Văn phòng đại diện được cấp Giấy phép mở Chi nhánh trên cùng một địa bàn (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) thì Văn phòng đại diện phải chấm dứt hoạt động. Việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện phải được thực hiện trước khi tiến hành khai trương hoạt động của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Văn phòng đại diện phải có văn bản thông báo cho Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở về thời gian dự kiến chấm dứt hoạt động.\nc) Bị thu hồi Giấy phép vì những lý do như : Có chứng cứ là trong hồ sơ xin cấp Giấy phép có những thông tin cố ý làm sai sự thật; Văn phòng đại diện không khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép hoặc hoạt động sai mục đích.\nTrong trường hợp Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài bị thu hồi Giấy phép và buộc phải chấm dứt hoạt động nêu tại tiết a,b,c nêu trên, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở và các cơ quan liên quan của Việt Nam.\nTrường hợp Văn phòng đại diện không khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép đặt Văn phòng đại diện thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hồi Giấy phép nhưng không hoàn lại lệ phí cấp Giấy phép .\n10.2. Chậm nhất vào ngày chấm dứt hoạt động , Văn phòng đại diện phải trả Giấy phép mở Văn phòng đại diện cho Ngân hàng Nhà nước, Giấy đăng ký hoạt động cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở và làm thủ tục trả trụ sở, phương tiện làm việc đã thuê và thanh toán các khoản nợ (nếu có) với các tổ chức và cá nhân Việt Nam liên quan."
] |
Việc kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 32 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nKiểm tra hồ sơ hải quan\nKhi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan.\nKiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan.",
"Điều 27 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nKiểm tra hồ sơ hải quan\n1. Việc kiểm tra hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Hải quan. Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.\n2. Trong quá trình kiểm tra chi tiết hồ sơ bởi công chức hải quan, nếu phát hiện sự không chính xác, không đầy đủ, không phù hợp giữa nội dung khai hải quan với chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan; có dấu hiệu không tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa.\n3. Trường hợp việc kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện bởi công chức hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét đề nghị của người khai hải quan, quyết định gia hạn thời gian nộp bản chính một số chứng từ kèm theo tờ khai hải quan trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan."
] | [
"Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nGiải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.\n2. Chuyển tải là việc chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu.\n3. Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.\n4. Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.\n5. Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.\n6. Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.\n7. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh, bao gồm hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.\n8. Hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật này.\n9. Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.\n10. Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.\n11. Kiểm soát hải quan là biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.\n12. Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.\n13. Lãnh thổ hải quan gồm những khu vực trong lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nơi Luật hải quan được áp dụng.\n14. Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.\n15. Niêm phong hải quan là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật hoặc các dấu hiệu để nhận biết và bảo đảm tính nguyên trạng của hàng hóa.\n16. Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.\n17. Phương tiện vận tải bao gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.\n18. Quản lý rủi ro là việc cơ quan hải quan áp dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả.\n19. Rủi ro là nguy cơ không tuân thủ pháp luật về hải quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.\n20. Tài sản di chuyển là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.\n21. Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.\n22. Thông tin hải quan là những thông tin, dữ liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các thông tin khác liên quan đến hoạt động hải quan.\n23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.\n24. Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.\n25. Vật dụng trên phương tiện vận tải bao gồm: tài sản sử dụng trên phương tiện vận tải; nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ hoạt động của phương tiện vận tải; lương thực, thực phẩm và các đồ dùng khác trực tiếp phục vụ sinh hoạt của người làm việc và hành khách trên phương tiện vận tải.\n26. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là việc cơ quan hải quan xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan.",
"Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường mới nhất\nTrách nhiệm của chủ dự án đầu tư trong quá trình hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung; chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án trước khi vận hành trong trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường\n1. Trong thời hạn tối đa 12 tháng, kể từ ngày có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Sau thời hạn này, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường.\n2. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:\na) Tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;\nb) Thay đổi công nghệ sản xuất của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;\nc) Thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;\nd) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, trừ trường hợp dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có địa điểm thực hiện dự án thay đổi phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;\nđ) Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận làm gia tăng ô nhiễm, sạt lở, sụt lún.\n3. Thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường.",
"Điều 16 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nNguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan\n1. Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.\n2. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.\n3. Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.\n4. Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.\n5. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.",
"Điều 3 Quyết định 1494/2001/QĐ-TCHQ thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu\n: Các ông Cục trưởng, Vụ trưởng các Cục, Vụ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.\n\nNguyễn Đức Kiên\n(Đã ký)\n\nQUY ĐỊNH TẠM THỜI\nTHỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU\n(Ban hành kèm theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)\nI. QUY ĐỊNH CHUNG:\n\n1. Đề giảm bớt giấy tờ theo yêu cầu cải cách hành chính, những vấn đề đã quy định cụ thể trong Luật Hải quan, Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan thì trong Quy định tạm thời này không nhắc lại. Khi thực hiện Quy định này phải đối chiếu với Luật Hải quan và Nghị định nêu trên.\n2. Quy trình thủ tục hải quan quy định tại Phần III, Phần IV Quy định này là quy trình cơ bản áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. Đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu miễn kiểm tra thực tế, hàng có thuế xuất khẩu bằng 0%, hàng thuộc đối tượng miễn thuế thì được phép bỏ qua một số bước trong quy trình cơ bản này.\n3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện Quy định này. Trực tiếp phụ trách quy trình thủ tục hải quan là một Lãnh đạo Chi cục để quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá và giải quyết tại chỗ các vướng mắc phát sinh và các vấn đề vượt thẩm quyền của công chức hải quan làm trực tiếp tại các khâu nghiệp vụ trong quy trình.\n4. Đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tại các bước đăng ký tờ khai, kiểm tra tính thuế, mỗi bước được giao cho một công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm, không phân chia thành các khâu, các việc nhỏ do nhiều người thực hiện nhằm hạn chế tối đa hồ sơ hải quan phải luân chuyển qua nhiều công chức hải quan. Đội trưởng Đội thủ tục trực tiếp điều hành các bước trong quy trình. Các bước kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế do một Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành công việc và thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại Điểm 6 dưới đây. Lãnh đạo Đội không làm thay các việc mà công chức thừa hành làm trực tiếp đã thực hiện. Trong quá trình điều hành công việc, nếu phát hiện công chức hải quan làm trực tiếp tại các khâu nghiệp vụ có sai sót, sai phạm thì Lãnh đạo Đội phải kịp thời ngăn chặn và báo cáo ngay Lãnh đạo Chi cục trực tiếp phụ trách quy trình giải quyết. Đối với Chi cục Hải quan không có cấp Đội thì Lãnh đạo Chi cục trực tiếp điều hành các bước trong quy trình.\n5. Công chức hải quan được giao nhiệm vụ thực hiện việc đăng ký tờ khai, kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế lô hàng nào phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình đối với lô hàng đó, trường hợp nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền phải báo cáo Lãnh đạo trực tiếp để giải quyết.\n6. Lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan là lô hàng đã được Lãnh đạo Chi cục hoặc lãnh đạo Đội xác nhận và đóng dấu nghiệp vụ \"ĐÃ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN\" vào ô số 38 tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, ô số 26 tờ khai hàng hoá xuất khẩu.\nViệc xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hoá được quy định như sau:\na) Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế nhưng có thuế suất bằng 0%, hoặc thuộc đối tượng miễn thuế thì sau khi hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hoá, Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành tại khâu kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện;\nb) Đối với lô hàng thuộc đối tượng miễn thuế, hàng có thuế suất 0% và được miễn kiểm tra thực tế thì do Lãnh đạo Chi cục phụ trách quy trình thực hiện ngay sau khi quyết định miễn kiểm tra;\nc) Đối với lô hàng có thuế thì do Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành tại khâu kiểm tra tính thuế thực hiện.\n7. Hàng hoá nhập khẩu phải lấy mẫu, lưu mẫu trong các trường hợp sau:\na) Khi người khai hải quan có yêu cầu lấy mẫu để phục vụ việc khai báo hải quan;\nb) Hàng gia công, hàng thuộc diện bắt buộc phải lấy mẫu theo quy định;\nc) Khi hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, những công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hoá không xác định được chất lượng và mã số hàng hoá phải lấy mẫu để phân tích, phân loại hoặc trưng cầu giám định;\nd) Khi người khai hải quan không đồng ý với kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá thì người khai hải quan được phép lấy mẫu hàng hoá để giám định.\nViệc lấy mẫu, lưu mẫu thực hiện theo quy định hiện hành.\n8. Công chức hải quan có trách nhiệm hướng dẫn người khai hải quan làm thủ tục hải quan và các nội dung có liên quan theo đúng quy định.\n9. Việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại Quy định này phải gắn liền với nghiệp vụ kiểm soát, giám sát hải quan và kiểm tra sau thông quan. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai các biện pháp kiểm tra sau thông quan đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được miễn kiểm tra thực tế, kiểm tra xác suất ngay sau khi các lô hàng này được thông quan.\n10. Quy trình này phải gắn với việc áp dụng công nghệ thông tin. Các Chi cục Hải quan áp dụng tin học trong làm thủ tục hải quan phải sử dụng hệ thống công nghệ thông tin đa chức năng của Tổng cục Hải quan.\n\nII. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN:\n\nKhi làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan phải nộp hồ sơ hải quan tại trụ sở Chi cục Hải quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ hải quan và tính chính xác của các nội dung kê khai trong tờ khai hải quan.\n1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu:\na) Chứng từ phải nộp:\n- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu: 02 bản chính;\n- Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao;\n- Hoá đơn thương mại (nếu hàng thuộc đối tượng chịu thuế): 01 bản chính.\nb) Chứng từ phải nộp thêm đối với các trường hợp sau đây:\n- Bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói không đồng nhất): 02 bản chính;\n- Văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính (nếu xuất khẩu một lần);\nTrường hợp văn bản này được sử dụng xuất khẩu nhiều lần thì nộp bản sao, xuất trình bản chính. Chi cục Hải quan làm thủ tục lần đầu cấp phiếu theo dõi trừ lùi, đóng dấu nghiệp vụ số 02 vào bản chính văn bản cho phép và ghi: Đã cấp phiếu theo dõi trừ lùi, ngày, tháng, năm. Bản chính trả chủ hàng và bản sao lưu Hải quan.\n- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu nhận uỷ thác xuất khẩu): 01 bản sao.\nc) Chứng từ phải xuất trình:\n- Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: 01 bản (bản sao hoặc bản chính).\n2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu:\na) Chứng từ phải nộp:\n- Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu: 02 bản chính;\n- Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao:\n- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính;\n- Vận tải đơn: 01 bản loại copy.\nb) Chứng từ phải nộp thêm đối với các trường hợp sau đây:\n- Bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói không đồng nhất): 01 bản chính và 1 bản sao;\n- Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu (đối với trường hợp quy định hàng thuộc diện phải khai tờ khai trị giá): 02 bản chính;\n- Văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính (nếu nhập khẩu một lần);\nTrường hợp văn bản này được sử dụng nhập khẩu nhiều lần thì nộp bản sao, xuất trình bản chính. Chi cục Hải quan làm thủ tục lần đầu cấp phiếu theo dõi trừ lùi, đóng dấu nghiệp vụ số 02 vào bản chính văn bản cho phép và ghi: Đã cấp phiếu theo dõi trừ lùi, ngày, tháng, năm. Bản chính trả chủ hàng và bản sao lưu Hải quan.\n- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) hoặc chứng từ tương đương (đối với trường hợp quy định phải nộp): 01 bản chính;\n- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhận uỷ thác nhập khẩu): 01 bản sao;\n- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá hoặc Thông báo miễn kiểm tra do cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng cấp (đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng): 01 bản chính;\n- Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy đăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền cấp (đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch): 01 bản chính.\nc) Chứng từ phải xuất trình:\n- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản (bản sao hoặc bản chính);\n- Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: 01 bản (bản sao hoặc bản chính).\n3. Quy định định khác về các chứng từ trong hồ sơ hải quan:\na) Quy định về chứng từ được nộp chậm, bổ sung, thay thế, sửa chữa chứng từ, hồ sơ chờ kết quả giám định thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, các chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;\nb) Các chứng từ trong hồ sơ hải quan nếu quy định là bản sao thì Giám đốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền của Giám đốc doanh nghiệp xác nhận sao y bản chính, ký tên, đóng dấu lên các chứng từ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các chứng từ đó.\n\nIII. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU THEO HỢP ĐỒNG:\n\nBước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và Quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá.\n1. Nhiệm vụ của công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan.\nViệc tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan cho 01 lô hàng do 01 công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm làm đầy đủ các công việc sau đây:\na) Kiểm tra sự đồng bộ và đầy đủ của hồ sơ hải quan theo quy định. Trường hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan biết:\nb) Kiểm tra việc kê khai theo nội dung yêu cầu trên tờ khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;\nc) Đối chiếu với chính sách quản lý xuất khẩu, chính sách về thuế, giá đối với lô hàng xuất khẩu;\nd) Nhập dữ liệu của tờ khai hải quan vào máy vi tính và đăng ký tờ khai hải quan;\ne) Chuyển hồ sơ Hải quan cho Lãnh đạo Chi cục.\nf) Lập biên bản vi phạm (nếu có) và:\n- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử của Chi cục trưởng; hoặc:\n- Hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.\n2. Nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi Cục phụ trách quy trình thủ tục hàng xuất khẩu:\na) Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá;\nb) Ký xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan đối với trường hợp quy định tại Điểm 6.(b) phần I hoặc:\nChuyển hồ sơ cho bộ phận làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hoá, tính thuế (đối với trường hợp hàng xuất khẩu thuộc đối tượng chịu thuế và phải kiểm tra thực tế);\nc) Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức hải quan cấp dưới.\nBước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế.\nBước này do một Lãnh đạo Đội phụ trách. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá và kiểm tra tính thuế do 02 công chức hải quan cùng thực hiện (không phân biệt mỗi người một việc). Các công chức thực hiện nhiệm vụ ở bước 2 này phải làm đầy đủ và chịu trách nhiệm về các công việc sau đây:\na) Đối với lô hàng phải kiểm tra: Kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định hiện hành và quyết định của Lãnh đạo Chi cục; xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá vào tờ khai hải quan;\nb) Đối với hàng thuộc đối tượng chịu thuế: Kiểm tra việc tự tính thuế của người khai hải quan, đối chiếu nội dung tự kê khai, tự tính thuế của người khai hải quan với kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có), ra thông báo thuế;\nc) Chuyển hồ sơ hải quan cho Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế để ký xác nhận lô hàng đã làm thủ tục hải quan;\nd) Đối với lô hàng phải lập biên bản vi phạm thì:\n- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng; hoặc:\n- Hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.\nc) Nhập dữ liệu về kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và tính thuế vào máy vi tính;\nf) Đóng dấu nghiệp vụ :\"ĐÃ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN\" vào tờ khai hàng hoá xuất khẩu và trả cho chủ hàng;\ng) Chuyển hồ sơ cho đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ hải quan.\n(Xem sơ đồ 1 qui trình thủ tục hải quan đối với một lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng kèm).\n\nIV. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG:\n\nBước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá.\n1. Nhiệm vụ của công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan:\nViệc tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan cho 01 lô hàng do 01 công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm đầy đủ các công việc sau đây:\na) Kiểm tra danh sách doanh nghiệp phải cưỡng chế làm thủ tục hải quan;\nb) Các công việc được quy định tại điểm 1 Bước 1 Phần III.\n2. Nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi Cục phụ trách quy trình thủ tục nhập khẩu;\na) Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá;\nb) Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức hải quan cấp dưới;\nc) Ký xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan đối với trường hợp quy định tại Điểm 6. (b) phần I; hoặc chuyển hồ sơ hải quan cho Bước 2 đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế; hoặc chuyển hồ sơ hải quan cho Bước 3 đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế.\nBước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá.\nBước này do một Lãnh đạo Đội phụ trách. Việc kiểm tra hàng hoá phải do ít nhất hai công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc sau đây:\na) Kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định và quyết định của Lãnh đạo Chi cục;\nb) Xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá vào tờ khai hải quan;\nc) Đối với lô hàng phải lập biên bản vi phạm thì:\n- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng; hoặc:\n- Hoàn chỉnh hồ sơ để lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.\nd) Nhập dữ liệu về kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá vào máy vi tính;\ne) Chuyển hồ sơ cho khâu nghiệp vụ tiếp theo như sau:\n- Chuyển cho Bước 3 đối với lô hàng có thuế, có lệ phí hải quan để công chức hải quan kiểm tra việc tính thuế của chủ hàng;\n- Chuyển cho Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra thực tế hàng hoá đối với lô hàng không thuế để xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan theo quy định tại Điểm 6. (a) phần I và trả tờ khai hải quan cho chủ hàng;\n- Chuyển cho lãnh đạo Chi cục phụ trách qui trình giải quyết các trường hợp nêu tại điểm 2. (b), (c) Bước 1 Phần IV.\nBước 3: Kiểm tra tính thuế.\nBước này do một Lãnh đạo Đội phụ trách. Việc kiểm tra tính thuế cho một lô hàng do một công chức thực hiện (trừ việc thu tiền do thủ quỹ thực hiện). Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra tính thuế phải thực hiện đầy đủ và chịu trách nhiệm đối với các công việc sau đây:\na) Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, kết quả tự tính thuế của người khai hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) để kiểm tra xác định số thuế phải nộp của lô hàng;\nb) Ra thông báo thuế hoặc viết biên lai thu thuế (nếu có), viết biên lai lệ phí hải quan;\nc) Chuyển biên lai thu thuế và biên lai lệ phí cho thủ quỹ;\nd) Nhập dữ liệu vào máy vi tính;\ne) Chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra tính thuế để xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan theo quy định tại điểm 6. (c) Phần I và trả tờ khai hải quan cho chủ hàng;\nf) Chuyển hồ sơ hải quan cho Đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ hải quan.\n(Xem sơ đồ 2 quy trình thủ tục hải quan đối với một lô hàng nhập khẩu theo hợp đồng kèm).",
"Điều 120 Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải\nHồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam\n1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế và không thu thuế, trong đó nêu rõ số tiền thuế, lý do yêu cầu, tờ khai hải quan, cam kết về việc hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính.\n2. Thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng hoá, có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại… hàng hoá trả lại đối với trường hợp hàng hoá do khách hàng trả lại: nộp 01 bản sao.\nTrường hợp người nộp thuế tự phát hiện hàng hoá có sai sót, nhập khẩu trở lại thì không phải có văn bản này nhưng phải nêu rõ lý do nhập khẩu hàng hoá trả lại.\n3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 26 Thông tư này: nộp 01 bản sao; hồ sơ hải quan của hàng hoá đã xuất khẩu: xuất trình bản chính để đối chiếu;\n4. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu trở lại có ghi rõ số hàng hoá này trước đây đã được xuất khẩu theo bộ hồ sơ xuất khẩu nào và kết quả kiểm hoá cụ thể của cơ quan hải quan, xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam là hàng hoá đã xuất khẩu trước đây của doanh nghiệp: nộp 01 bản chính;\nTrường hợp hàng hoá xuất khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hàng hoá thực nhập khẩu trở lại với hồ sơ lô hàng xuất khẩu để xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại có đúng là hàng đã xuất khẩu;\n5. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.3, a.5, a.6, a.12 khoản 1 Điều 118 Thông tư này (trừ trường hợp chưa thanh toán thì không phải cung cấp chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu).\n6. Hợp đồng mua bán và chứng từ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có nguồn gốc xuất khẩu (được áp dụng đối với trường hợp người nhập khẩu không phải là người xuất khẩu) và giấy tờ khác chứng minh lý do yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế.",
"Điều 57 Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải\nThủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu\nThủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP và được hướng dẫn như sau:\n1. Hồ sơ hàng hoá chuyển cửa khẩu:\na) Đối với hàng xuất khẩu:\na.1) Tờ khai hải quan đã làm xong thủ tục hải quan (bản lưu người khai hải quan);\na.2) Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu: 02 bản (do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu lập theo mẫu số 21/BBBG-CCK/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).\nb) Đối với hàng nhập khẩu:\nb.1) Đối với hàng nhập khẩu được miễn kiểm tra thực tế:\nb.1.1) Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu hàng hoá nhập khẩu (mẫu số 22-ĐCCK/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);\nb.1.2) Tờ khai hải quan: bản lưu người khai hải quan;\nb.2) Đối với hàng nhập khẩu phải kiểm tra thực tế:\nb.2.1) Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu hàng hoá nhập khẩu (mẫu số 22-ĐCCK/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);\nb.2.2) Tờ khai hải quan: bản lưu người khai hải quan;\nb.2.3) Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu: 02 bản (do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập lập theo mẫu số 21/BBBG-CCK/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).\n2. Thời gian giải quyết thủ tục chuyển cửa khẩu của Chi cục Hải quan cửa khẩu:\na) Đối với hàng xuất khẩu: chậm nhất 01 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan và hàng hóa do người khai hải quan chuyển đến, công chức Hải quan cửa khẩu xuất phải thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ và hàng hoá, ký xác nhận Biên bản bàn giao.\nb) Đối với hàng nhập khẩu: chậm nhất 04 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, công chức Hải quan cửa khẩu nhập phải thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ và lập Biên bản bàn giao.\n3. Hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu và hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu của doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nhưng không có Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu hoặc có Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nhưng ở xa cửa khẩu/cảng không thuận tiện cho doanh nghiệp có hàng chuyển cửa khẩu thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố lựa chọn và giao nhiệm vụ cho Chi cục Hải quan phù hợp làm thủ tục chuyển cửa khẩu.\n4. Hàng hoá là thiết bị văn phòng (bàn, ghế, tủ và văn phòng phẩm...) là tài sản để phục vụ cho hoạt động của chính doanh nghiệp nếu đóng chung container với nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu thì được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để làm thủ tục chuyển cửa khẩu.\n5. Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (tiếng Anh là Inland Clearance Depot, viết tắt là ICD):\na) Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (ICD) không được chuyển cửa khẩu về các địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá ngoài cửa khẩu. Trừ các trường hợp có quy định khác của Thủ tướng Chính phủ.\nb) Đối với hàng hoá nhập khẩu của DNCX; nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thực hiện hợp đồng gia công có vận đơn ghi cảng đích là ICD thì doanh nghiệp được làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ ICD về Chi cục Hải quan quản lý DNCX, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công để làm tiếp thủ tục hải quan. Đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thực tế, nếu doanh nghiệp đề nghị được kiểm tra thực tế ngay tại ICD thì Chi cục Hải quan ICD tiến hành kiểm tra thực hàng hoá theo đề nghị của Chi cục Hải quan quản lý DNCX, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công.\n6. Chuyển cửa khẩu đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan\na) Hàng hoá đã làm thủ tục xuất khẩu gửi kho ngoại quan được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất; Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, trừ hàng hoá phải làm thủ tục tại cửa khẩu nhập theo quy định của pháp luật.\nb) Hàng hoá vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan đến kho ngoại quan thì sử dụng niêm phong hải quan và biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu để thực hiện việc giám sát, quản lý hải quan giữa các Chi cục Hải quan có liên quan.\n7. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ cửa khẩu nhập về khu phi thuế quan, hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra cửa khẩu xuất và hàng hoá mua bán, trao đổi giữa các khu phi thuế quan với nhau thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu nhưng phải niêm phong hải quan.\n8. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, nếu Chi cục Hải quan cửa khẩu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra thực tế tại cửa khẩu.\n9. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu\nGiám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện bằng niêm phong hải quan hoặc phương tiện kỹ thuật khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể.\na) Các trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải niêm phong hải quan:\na.1) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc loại phải kiểm tra thực tế thì phải được chứa trong container hoặc trong các loại phương tiện vận tải đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan theo quy định tại Điều 14 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;\na.2) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ nếu không chứa trong container/phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan thì thực hiện niêm phong từng kiện hàng;\na.3) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ của nhiều tờ khai nhập khẩu cùng vận chuyển về một địa điểm ngoài cửa khẩu mà doanh nghiệp có văn bản đề nghị được ghép và vận chuyển chung trong một container/phương tiện vận tải thì lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập chấp nhận, niêm phong và ghi rõ trong biên bản bàn giao.\nb) Trường hợp không phải niêm phong hải quan: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu khi làm thủ tục hải quan được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.\nc) Trường hợp không thể niêm phong hải quan thì xử lý như sau:\nc.1) Làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu;\nc.2) Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế hàng hoá theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.",
"Điều 89 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nThủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu\n1. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.\n2. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá), thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện như sau:\na) Trách nhiệm của thương nhân:\nNộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ gồm:\na.1) Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu số 22/CKHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;\na.2) Vận tải đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp.\nb) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:\nb.1) Tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu;\nb.2) Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp;\nb.3) Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam;\nb.4) Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa;\nb.5) Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này;\nb.6) Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.\nc) Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.\n3. Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.\n4. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.\n5. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này."
] |
Ai có thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 2 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nThẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa\nĐối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định này và thông tin liên quan đến hàng hóa để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa.\nThời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.\nTrường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc thủ trưởng cơ quan Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình."
] | [
"Khoản 29 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hải quan thủ tục kiểm tra hải quan mới nhất\nBổ sung Điều 55a như sau:\n“Điều 55a. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập khác",
"Khoản 1 Điều 29 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng mới nhất\nĐại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.",
"Khoản 2 Điều 19 Luật Hải quan 2001 số 29/2001/QH10\nSau khi người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về việc làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải được quy định như sau:\na) Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hoá theo xác suất;\nb) Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hoá.\nTrong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hoá mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc;\nc) Việc kiểm tra phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách;\nd) Việc thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật này.",
"Khoản 4 Điều 16 Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nTrong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa và thông tin mới thu nhận được, Lãnh đạo Chi cục hải quan quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra đã quyết định trước đó; chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.",
"Khoản 1 Điều 18 Thông tư 06/2020/TT-BKHCN hướng dẫn và biện pháp thi hành Nghị định 132/2008/NĐ-CP mới nhất\nNgười nhập khẩu có trách nhiệm:\na) Đăng ký và thực hiện quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu nhóm 2;\nb) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc tái chế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật.\nĐối với lô hàng được tái chế trong nước, người nhập khẩu chịu trách nhiệm tái chế và thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau tái chế. Đối với lô hàng hóa được tái chế theo phương thức tái xuất để trả lại cho khách hàng - người bán hàng cho người nhập khẩu, người nhập khẩu thực hiện tái xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật hải quan và báo cáo kết quả về cơ quan kiểm tra;\nc) Chứng minh với cơ quan kiểm tra thông qua hồ sơ nhập khẩu việc nhập khẩu 03 lô hàng liên tiếp quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này để được cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định chuyển về áp dụng biện pháp quản lý Mức 1, Mức 2 trước đó đối với hàng hóa của người nhập khẩu.\nd) Chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa."
] |
Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu gồm những loại giấy tờ gì? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2012/TT-BCT quy định đăng ký quyền xuất nhập khẩu của thương nhân mới nhất\nHồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:\na) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo Mẫu MĐ-4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã được cấp hoặc Bản sao có chứng thực trong trường hợp Bản gốc bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy;\nc) Bản sao có chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc nghĩa vụ tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác được tổ chức độc lập, có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật nước đó;\nd) Báo cáo về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đến thời điểm đề nghị gia hạn, trên cơ sở tổng hợp các báo cáo hoạt động định kỳ hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này;\nđ) Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan thuế Việt Nam về việc thương nhân không hiện diện đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước Việt Nam tính đến thời điểm thương nhân không hiện diện xin gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu."
] | [
"Khoản 7 Điều 1 Thông tư 03/2012/TT-BCT sửa đổi Thông tư 14/2010/TT-BCT\nSửa đổi Điều 9 như sau:\n“Điều 9. Nguyên tắc điều chỉnh doanh thu truyền tải điện",
"Khoản 1 Điều 28 Thông tư 43/2012/TT-BCT quản lý quy hoạch đầu tư xây dựng dự án thủy điện\nTổng cục Năng lượng có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh có dự án thủy điện kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.",
"Khoản 7 Điều 1 Thông tư 20/2017/TT-BCT sửa đổi 46/2012/TT-BCT hướng dẫn khuyến công mới nhất\nSửa đổi điểm d, khoản 2, Điều 6 như sau:\n“d) Đối với công nghiệp hỗ trợ: áp dụng đối với các cơ sở sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.”.",
"Khoản 7 Điều 1 Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Thông tư 28/2014/TT-BCT 40/2014/TT-BCT 44/2014/TT-BCT mới nhất\nSửa đổi Khoản 3 Điều 11 như sau:\n“3. Trong quá trình xử lý sự cố, Cấp điều độ có quyền điều khiển được phép vận hành hệ thống điện với tần số và điện áp khác với yêu cầu trong vận hành hệ thống điện ở chế độ vận hành bình thường theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành nhưng phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp để khôi phục hệ thống điện về trạng thái vận hành bình thường, đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống điện.”.",
"Khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quản lý sử dụng pháo mới nhất\nHồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Văn bản đề nghị, trong đó nêu cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ, phương tiện vận chuyển; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ.\nHồ sơ đề nghị lập thành 01 bộ, nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an có trách nhiệm cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày.",
"Khoản 1 Điều 7 Thông tư 23/2012/TT-BCT áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động\nNgười đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động phải đăng ký hồ sơ thương nhân với Cơ quan cấp Giấy phép khi đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động lần đầu tiên và chỉ được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu tự động khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân. Hồ sơ thương nhân bao gồm:\na) Đăng ký mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký hoặc được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động và con dấu của thương nhân (Phụ lục số 02);\nb) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: 01 bản sao (có dấu sao y bản chính của thương nhân);\nc) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: 01 bản sao (có dấu sao y bản chính của thương nhân).",
"Khoản 3 Điều 16 Nghị định 06/2008/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại\nPhạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;\nb) Mua hàng hóa để xuất khẩu hoặc bán hàng hóa nhập khẩu với thương nhân Việt Nam không có đăng ký kinh doanh các loại hàng hóa đó;\nc) Xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa không đúng với loại hàng hóa được quyền xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu được cấp, được sửa đổi, bổ sung, gia hạn.",
"Khoản 1 Điều 71 Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả mới nhất\nPhạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;\nb) Không đăng ký địa chỉ liên lạc với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;\nc) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định;\nd) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam sau khi được cấp hoặc được sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu."
] |
Quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được chấm dứt trong các trường hợp nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 1 Điều 14 Nghị định 90/2007/NĐ-CP quyền xuất nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam mới nhất\nQuyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được chấm dứt trong các trường hợp sau:\na) Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu mà không đề nghị gia hạn hoặc không được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu gia hạn.\nb) Theo đề nghị của thương nhân.\nc) Theo quyết định của Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam do vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu; không bảo đảm các điều kiện thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã đăng ký theo quy định tại Điều 7 Nghị định này."
] | [
"Khoản 1 Điều 14 Nghị định 90/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở\nCăn cứ chương trình phát triển nhà ở, danh mục dự án phát triển nhà ở thương mại trong từng thời kỳ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền công bố công khai danh mục các dự án phát triển nhà ở thương mại trong từng thời kỳ trên phạm vi địa bàn; quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/2.000; địa điểm và ranh giới của các khu đất dự án phát triển nhà ở thương mại; quy mô, điều kiện về sử dụng đất (đất được giao hoặc thuê, thời hạn thuê, quỹ đất bố trí tái định cư, giá đất dự kiến) của từng dự án; yêu cầu về thời gian hoàn thành đối với từng dự án để kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đăng ký làm chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại.",
"Khoản 14 Điều 3 Nghị định 90/2008/NĐ-CP chống thư rác\nMã số quản lý là mã số được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet khi chấp thuận hồ sơ đăng ký của đối tượng này.",
"Khoản 1 Điều 23 Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 mới nhất\nThương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:\na) Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;\nb) Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;\nc) Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;\nd) Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;\nđ) Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;\ne) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/1998/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 57/1998/NĐ-CP xuất nhập khẩu gia công đại lý\nĐại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài:\na. Mặt hàng đại lý bán:\n- Thương nhân Việt Nam được làm đại lý bán hàng tại Việt Nam cho nước ngoài những mặt hàng không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu của Việt Nam.\n- Đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, thương nhân Việt Nam chỉ được làm đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.\nb. Thanh toán tiền hàng bán đại lý:\n- Trường hợp thanh toán bằng tiền, thương nhân Việt Nam phải mở tài khoản chuyên thanh toán tiền hàng bán đại lý tại Ngân hàng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.\n- Trường hợp thanh toán bằng hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, thương nhân Việt Nam chỉ được xuất khẩu để thanh toán trong phạm vi số lượng hoặc trị giá hàng hoá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.",
"Khoản 2 Điều 1 Thông tư 28/2012/TT-BCT quy định đăng ký quyền xuất nhập khẩu của thương nhân mới nhất\nThông tư này áp dụng với thương nhân nước ngoài thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO và các nước, vùng lãnh thổ có thỏa thuận song phương với Việt Nam về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam."
] |
Doanh nghiệp FDI có được thuê kho ngoại quan không? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 84 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nThuê kho ngoại quan\n1. Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan:\na) Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;\nb) Tổ chức, cá nhân nước ngoài.\n2. Hợp đồng thuê kho ngoại quan:\na) Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ hàng vừa là chủ kho ngoại quan;\nb) Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan;\nc) Quá thời hạn thuê kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan nếu chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan hoặc trong thời hạn thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền có văn bản đề nghị thanh lý thì Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật."
] | [
"Điều 12 Nghị định 84/2015/NĐ-CP giám sát đánh giá đầu tư\nTrách nhiệm giám sát dự án đầu tư công\n1. Cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình chuẩn bị đầu tư dự án.\n2. Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.\n3. Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:\na) Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư trên 12 tháng;\nb) Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.\n4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.\n5. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện dự án theo các nội dung đã được phê duyệt tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư.\n6. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.",
"Điều 4 Nghị định 84/2015/NĐ-CP giám sát đánh giá đầu tư\nNguyên tắc giám sát, đánh giá đầu tư\n1. Đúng đối tượng, phạm vi, nội dung giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định.\n2. Không gây cản trở công việc của các đối tượng chịu sự giám sát và đánh giá đầu tư.\n3. Phải có các tiêu chuẩn, tiêu chí và hồ sơ, tài liệu hợp lệ làm cơ sở cho việc giám sát, đánh giá.\n4. Các thông tin phục vụ công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác, trung thực và minh bạch.\n5. Phải xem xét toàn diện, đồng bộ các vấn đề liên quan đến quá trình đầu tư.\n6. Việc xem xét, đánh giá phải có đủ căn cứ, tài liệu; phải có phương pháp khoa học phù hợp với đối tượng và nội dung đánh giá.\n7. Các giải pháp, đề xuất kiến nghị phải thiết thực, cụ thể và bảo đảm tính khả thi.\n8. Kết quả giám sát, đánh giá phải được xử lý và phản hồi tích cực và phải được lưu trữ một cách hệ thống.",
"Điều 14 Nghị định 84/2015/NĐ-CP giám sát đánh giá đầu tư\nNội dung giám sát của chủ đầu tư, chủ sử dụng\n1. Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án và báo cáo nội dung sau:\na) Việc quản lý thực hiện dự án: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án; tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch;\nb) Tình hình thực hiện dự án đầu tư: Tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc; các biến động trong quá trình thực hiện dự án;\nc) Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Việc huy động vốn cho dự án; giải ngân (tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán); quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý;\nd) Năng lực tổ chức thực hiện dự án và việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư, của ban quản lý dự án và các nhà thầu;\nđ) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;\ne) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.\n2. Chủ sử dụng tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình khai thác, vận hành dự án và báo cáo nội dung sau:\na) Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án;\nb) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình khai thác, vận hành dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;\nc) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.",
"Điều 55 Thông tư 79/2009/TT-BTC thủ tục hải quan kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất thuế nhập khẩu quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nThủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan\n1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan:\na) Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan được thành lập trong khu vực quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thì trên vận tải đơn phải ghi rõ: \"hàng hoá gửi kho ngoại quan\";\nHàng hóa nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt khác ngoài khu vực cửa khẩu (gọi chung là khu công nghiệp) là hàng hóa để phục vụ hoạt động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đó và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp chế xuất lân cận.\nb) Hồ sơ nộp cho Hải quan kho ngoại quan bao gồm:\nb.1) Tờ khai nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính;\nb.2) Hợp đồng thuê kho ngoại quan đã đăng ký với cơ quan hải quan: 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan;\nTrường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan thì không yêu cầu phải có hợp đồng thuê kho ngoại quan. Thời hạn gửi kho ngoại quan áp dụng như đối với trường hợp có hợp đồng thuê kho ngoại quan, được tính từ ngày đăng ký tờ khai nhập kho ngoại quan và ghi ngày hết hạn vào ô số 2 của tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan (mẫu HQ/2002-KNQ).\nb.3) Giấy uỷ quyền nhận hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan;\nb.4) Vận tải đơn: 01 bản;\nb.5) Bản kê chi tiết hàng hoá (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy): 02 bản chính.\nc) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập kho ngoại quan\nc.1) Đăng ký tờ khai nhập kho ngoại quan.\nc.2) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu số container, số niêm phong đối với hàng hoá nguyên container; số kiện, ký mã hiệu kiện đối với hàng đóng kiện với bộ chứng từ, nếu phù hợp và tình trạng niêm phong, bao bì còn nguyên vẹn thì làm thủ tục nhập kho; nếu phát hiện chủ hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì phải kiểm tra thực tế hàng hoá.\nc.3) Công chức hải quan giám sát hàng nhập kho ngoại quan ký xác nhận hàng hoá đã nhập kho vào tờ khai hải quan nhập/xuất kho ngoại quan, nhập máy theo dõi hàng hoá nhập/xuất kho.\nd) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan trong khu công nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 57 Thông tư này.\n2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào kho ngoại quan\na) Hàng hoá từ nội địa được đưa vào kho ngoại quan trong các trường hợp sau:\na.1) Hàng hoá đã làm thủ tục xuất khẩu được khách hàng nước ngoài chỉ định gửi vào kho ngoại quan;\na.2) Hàng hoá hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất;\na.3) Hàng hoá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải tái xuất;\na.4) Hàng hoá từ kho ngoại quan đã được đưa vào nội địa để gia công, tái chế; sau đó đưa trở lại kho theo chỉ định của khách hàng nước ngoài.\nb) Thủ tục, hồ sơ hải quan\nb.1) Trước khi đưa hàng hoá vào kho ngoại quan, doanh nghiệp nội địa phải làm đầy đủ thủ tục hải quan theo đúng quy định của từng loại hình xuất khẩu tương ứng.\nb.2) Làm thủ tục chuyển cửa khẩu (nếu có) đối với hàng chuyển cửa khẩu đến kho ngoại quan.\nb.3) Đăng ký tờ khai và làm thủ tục nhập kho ngoại quan như đối với hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi kho ngoại quan.\n3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài\na) Hồ sơ hải quan gồm:\na.1) Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan: nộp 01 bản chính;\na.2) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan): nộp 1 bản sao (nếu 1 tờ khai xuất khẩu phải xuất kho nhiều lần thì xuất trình bản chính để hải quan trừ lùi);\na.3) Giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho);\na.4) Phiếu xuất kho theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.\nb) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho với chứng từ khi làm thủ tục nhập kho và thực tế lô hàng, nếu phù hợp thì làm thủ tục xuất.\nc) Hàng hoá của một lần nhập kho khai trên tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan được đưa ra khỏi kho ngoại quan một lần hoặc nhiều lần.\n4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa vào nội địa\na) Hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau:\na.1) Hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;\na.2) Hàng hoá được đưa vào nội địa để gia công, tái chế;\na.3) Hàng hoá là máy móc thiết bị thuê của nước ngoài khi kết thúc hợp đồng đã tái xuất và gửi kho ngoại quan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp đồng thuê tiếp theo;\na.4) Trường hợp có lý do chính đáng và được Cục trưởng Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan chấp nhận, hàng hoá đã xuất khẩu gửi kho ngoại quan nêu tại điểm a.1 khoản 2 Điều này được làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa. Thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục tái nhập hàng hoá trả lại từ nước ngoài.\nb) Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá đưa vào nội địa như thủ tục nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài theo đúng quy định của từng loại hình nhập khẩu tương ứng.\nc) Hải quan kho ngoại quan giám sát việc xuất hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan và xác nhận trên tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan.\n5. Thủ tục vận chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác trên lãnh thổ Việt Nam\na) Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải có đơn gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố (nơi có kho ngoại quan đang chứa hàng) giải quyết.\nb) Thủ tục hải quan đưa hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác thực hiện theo quy định đối với lô hàng chuyển cửa khẩu.\nc) Thời gian của hợp đồng thuê kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hoá được đưa vào kho ngoại quan đầu tiên.\n6. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan\na) Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại.\nb) Sau khi đã chuyển quyền sở hữu hàng hoá, chủ hàng hoá (chủ cũ) hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được uỷ quyền) nộp cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan những chứng từ sau:\nb.1) Văn bản thông báo về việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá đang gửi kho ngoại quan từ chủ hàng cũ sang chủ hàng mới (thông báo phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ người chuyển quyền sở hữu hàng hoá; tên, địa chỉ người nhận quyền sở hữu hàng hoá; tên, lượng hàng hoá chuyển quyền sở hữu; số, ngày, tháng, năm tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan; ngày, tháng, năm chuyển quyền sở hữu);\nb.2) Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa chủ hàng mới và chủ hàng cũ của lô hàng gửi kho ngoại quan;\nb.3) Hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng mới.\nChi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lưu các chứng từ nêu trên cùng với hồ sơ nhập kho ngoại quan của lô hàng để theo dõi và thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.\n7. Thủ tục thanh lý hàng hoá trong kho ngoại quan thực hiện theo Thông tư số 36/2003/TT-BTC ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan.\n8. Quản lý hải quan đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan\na) Hàng hoá vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất, từ kho ngoại quan này đến kho ngoại quan khác, hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan kho ngoại quan.\nb) Hải quan kho ngoại quan và chủ kho ngoại quan phải có phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuất kho.\nc) Định kỳ sáu tháng một lần, chậm nhất không quá mười lăm ngày kể từ ngày hết kỳ báo cáo, chủ kho ngoại quan phải báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan về thực trạng hàng hoá trong kho và tình hình hoạt động của kho. Mẫu báo cáo do Tổng cục Hải quan quy định.\nd) Kết thúc hợp đồng thuê kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan, chủ hàng có trách nhiệm thanh lý hợp đồng thuê kho ngoại quan. Chủ kho ngoại quan làm thủ tục thanh khoản hàng hoá nhập, xuất của hợp đồng đó với Hải quan kho ngoại quan.\nTrong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày kết thúc việc xuất kho hết lượng hàng hoá của tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan phải làm thủ tục thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho của tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan với Hải quan kho ngoại quan.\ne) Định kỳ mỗi năm một lần, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại quan, báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại quan.",
"Điều 10 Quyết định 212/1998/QĐ-TTg Quy chế kho ngoại quan\nHàng hoá đưa vào, đưa ra và lưu giữ, bảo quản trong Kho ngoại quan:\n1. Tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục Hải quan, hàng từ nước ngoài đưa vào Việt Nam để chờ chuyển tiếp sang nước khác hoặc chờ nhập khẩu vào Việt Nam của các đối tượng được phép thuê Kho ngoại quan quy định tại khoản 1 Điều 9 đều được đưa vào lưu giữ trong Kho ngoại quan, trừ các hàng hoá sau đây:\n- Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam.\n- Hàng gây nguy hiểm công cộng hoặc ô nhiễm môi trường.\n- Hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.\nNhững hàng hoá tạm ngừng nhập khẩu trong từng thời kỳ vẫn được phép đưa vào lưu giữ trong Kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài. Hàng tạm ngừng xuất khẩu không được phép đưa vào lưu giữ trong Kho ngoại quan.\n2. Hàng gửi Kho ngoại quan chờ nhập khẩu vào thị trường nội địa bao gồm:\n- Hàng của chủ hàng là người nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam.\n- Hàng của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài nhưng chưa làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào thị trường nội địa.\n3. Hàng hoá lưu giữ, bảo quản trong Kho ngoại quan phải phù hợp với hợp đồng thuê Kho ngoại quan. Hàng hoá đưa vào, đưa ra Kho ngoại quan đều phải làm thủ tục hải quan và nộp lệ phí hải quan theo đúng quy định.\n4. Việc vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu hoặc từ địa điểm tập kết sau khi đã làm xong thủ tục hải quan (đối với hàng xuất khẩu đưa vào Kho ngoại quan) đến Kho ngoại quan hoặc từ Kho ngoại quan đến cửa khẩu đều phải chịu sự giám sát, quản lý của Hải quan. Việc vận chuyển này được tiến hành cả bằng đường biển hoặc đường bộ; qua các cửa khẩu quốc tế, quốc gia.\nTrường hợp giao hàng xuất khẩu đi qua các địa điểm khác, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới xem xét quyết định từng địa điểm cụ thể nhưng phải đảm bảo nguyên tắc giữ vững lợi ích, chủ quyền an ninh quốc gia, trật tự biên giới và chống buôn lậu.",
"Điều 9 Quyết định 212/1998/QĐ-TTg Quy chế kho ngoại quan\nThuê Kho ngoại quan.\n1. Đối tượng được phép thuê Kho ngoại quan:\n- Doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài và cá nhân người nước ngoài.\n- Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép kinh doanh xuất nhập khẩu.\n- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.\n2. Hợp đồng thuê Kho ngoại quan:\nHợp đồng thuê Kho ngoại quan do chủ kho và chủ hàng thoả thuận theo yêu cầu chung của hai bên, đảm bảo phù hợp với chính sách, pháp luật Việt Nam. Trong hợp đồng, nhất thiết phải ghi những nội dung: tên chủng loại hàng hoá, số lượng, chất lượng hàng hoá; thời hạn thuê kho, các dịch vụ ghi tại Điều 7 nếu chủ hàng có yêu cầu.\nHợp đồng thuê Kho ngoại quan phải được ký và đăng ký với cơ quan Hải quan chậm nhất 24 giờ trước khi hàng tới cửa khẩu nhập đầu tiên của Việt Nam.\n3. Thời hạn thuê Kho ngoại quan được quy định trong hợp đồng thuê kho nhưng không quá 01 (một) năm. Thời hạn thuê kho có thể được gia hạn thêm 2 lần, mỗi lần không quá 06 tháng và phải thông báo bằng văn bản cho Hải quan Kho ngoại quan trước khi hợp đồng thuê kho hết hạn.\nTrường hợp hợp đồng thuê kho đã hết hạn mà chủ hàng không làm thủ tục gia hạn thì hàng hoá bị xử lý như sau:\n- Nếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng mà chủ hàng ký hợp đồng gia hạn thì Hải quan chấp nhận hợp đồng gia hạn.\n- Ngoài 30 ngày thì cứ 01 tháng chủ kho phải thông báo cho chủ hàng 01 lần. Trong 03 tháng kể từ ngày hết hạn hợp đồng, nếu chủ hàng ký hợp đồng gia hạn thì xử lý vi phạm hành chính, chấp nhận hợp đồng gia hạn. Quá 03 tháng kể từ ngày hết hạn hợp đồng mà chủ hàng không ký hợp đồng gia hạn thì chủ kho thông báo bằng văn bản cho chủ hàng và Hải quan Kho ngoại quan. Sau 15 ngày kể từ ngày công bố thông báo mà chủ hàng không trả lời thì Hải quan tổ chức thanh lý theo quy định hiện hành, tiền thanh ký nộp ngân sách Nhà nước sau khi trừ các chi phí lưu kho, phí dịch vụ (nếu có) và chi phí tổ chức thanh lý theo quy định của Bộ Tài chính.\n- Trong thời hạn gửi hàng nếu chủ hàng có văn bản hoặc giữa chủ kho và chủ hàng cùng có văn bản thoả thuận từ bỏ hàng hoá gửi kho thì Hải quan tổ chức thanh lý. Tiền thanh lý hàng hoá đó được xử lý như quy định nêu trên.\n- Nếu hàng hoá bị hư hỏng không còn sử dụng được thì được phép tiêu huỷ theo quy định tại khoản 4, Điều 13 Quy chế này.\n"
] |
Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan bao gồm những hàng hóa nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nHàng hóa gửi kho ngoại quan\n1. Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại Khoản 1 Điều 84 Nghị định này được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan.\n2. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:\na) Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;\nb) Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;\nc) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.\n3. Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm:\na) Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;\nb) Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.\n4. Hàng hóa sau đây không được gửi kho ngoại quan:\na) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;\nb) Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;\nc) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.\nNgoài hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 4 Điều này, căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan."
] | [
"Điều 85 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường mới nhất\nThực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải\n1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu được hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường lập hồ sơ đề nghị theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 10 hằng năm để được xét duyệt hỗ trợ.\n2. Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải được thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định này.\n3. Việc tiếp nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải phải công khai, minh bạch, đúng mục đích.\nQuỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng EPR quốc gia và công khai việc tiếp nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải hằng năm trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.\n4. Lãi tiền gửi ngân hàng của tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được sử dụng cho chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát và hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.\n5. Hội đồng EPR quốc gia thông qua và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.",
"Điều 11 Nghị định 85/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động chính sách lao động nữ\nChính sách hỗ trợ người sử dụng lao động\n1. Người sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, công trình văn hóa và các công trình phúc lợi khác, nếu đủ điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định hiện hành của Nhà nước về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.\nTrường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật nhà ở.\n2. Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được Nhà nước hỗ trợ như sau:\na) Được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;\nb) Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.",
"Điều 1 Thông tư 94/2014/TT-BTC thủ tục hải quan kiểm tra giám sát hàng hóa tạm nhập tái xuất chuyển khẩu quan\nPhạm vi điều chỉnh\nThông tư này quy định về:\n1. Thủ tục xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa (sau đây gọi tắt là Thông tư số 05/2014/TT-BCT).\n2. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác qua các tỉnh biên giới, bao gồm:\na) Hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV và hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT được kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu.\nb) Hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT được đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác hoặc đã làm thủ tục hải quan theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan để chờ làm thủ tục tái xuất.\n3. Xử lý đối với trường hợp người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận hàng.",
"Điều 15 Nghị định 127/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính cưỡng chế thi hành quyết định lĩnh vực hải quan\nVi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế\n1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Không thông báo cho cơ quan hải quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn;\nb) Không đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn.\n2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan hải quan;\nb) Tự ý mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan;\nc) Không mở sổ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho hàng hóa theo quy định của pháp luật.\n3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, xuất xứ hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài;\nb) Không chấp hành đúng chế độ báo cáo hàng hóa chịu sự giám sát hải quan tại kho ngoại quan, kho bảo thuế theo quy định pháp luật;\nc) Không làm thủ tục thanh khoản hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đúng thời hạn quy định.\n4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định;\nb) Tiếp tục kinh doanh kho ngoại quan khi đã bị thu hồi Giấy phép thành lập kho ngoại quan;\nc) Tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép thành lập kho ngoại quan;\nd) Tự ý tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế;\nđ) Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.\n5. Hình thức phạt bổ sung:\nTịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều này.\n6. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá hàng hóa vi phạm trong trường hợp hàng hóa không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều này;\nb) Buộc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1; Điểm a Khoản 3; Điểm a Khoản 4 Điều này;\nc) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.",
"Điều 64 Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử\nThủ tục đăng ký, sửa đổi, bổ sung các danh mục hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan\n1. Nơi làm thủ tục hải quan: người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan tại Cơ quan hải quan nơi quản lý kho ngoại quan.\n2. Tất cả hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan đều phải đăng ký danh mục. Trường hợp phát sinh hàng hóa chưa đăng ký, người khai hải quan phải khai bổ sung danh mục.\n3. Thời điểm đăng ký, sửa đổi, bổ sung danh mục\n3.1. Thời điểm đăng ký danh mục: trước thời điểm đưa hàng hóa vào kho ngoại quan.\n3.2. Thời điểm đăng ký sửa đổi, bổ sung danh mục\na. Trước khi người khai hải quan thực hiện thủ tục nhập kho lô hàng đầu tiên thì được quyền sửa đổi, bổ sung tất cả các thông tin trong danh mục hàng đưa vào, đưa ra kho ngoại quan;\nb. Trường hợp phát hiện sai sót trong khai báo các loại danh mục ngoài thời điểm quy định tại Tiết a Điểm này, người khai hải quan được phép sửa đổi nội dung đã khai nếu có lý do chính đáng và được cơ quan hải quan chấp nhận nhưng không được phép sửa đổi mã hàng hóa và đơn vị tính hàng hóa.\n4. Thủ tục đăng ký danh mục\n4.1. Thủ tục khai báo, sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan theo Mẫu Bảng danh mục hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan.\n4.2. Tất cả các tiêu chí về tên gọi hàng hóa, mã hàng hóa, đơn vị tính, xuất xứ, đăng ký trong các bảng danh mục phải khai thống nhất từ khi nhập hàng vào kho ngoại quan đến khi chấm dứt hoạt động kho ngoại quan.\n5. Hàng hoá đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan, trên vận tải đơn phải ghi rõ “hàng hoá gửi kho ngoại quan”. Hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt khác ngoài khu vực cửa khẩu (gọi chung là khu công nghiệp) là hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trong khu công nghiệp và của các doanh nghiệp khu công nghiệp, doanh nghiệp chế xuất lân cận ngoài khu công nghiệp chưa có kho ngoại quan (gồm cả doanh nghiệp của khu công nghiệp, doanh nghiệp chế xuất của tỉnh, thành phố liền kề) để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp này."
] |
Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan thì làm thủ tục nhập kho ngoại quan ở đâu? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 88 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nThủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan\n1. Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.\n2. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan.\nHàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.\n3. Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.\n4. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan và việc xử lý hàng hóa tồn đọng quá thời hạn gửi kho ngoại quan."
] | [
"Điều 88 Nghị định 83/1998/NĐ-CP đăng ký hộ tịch\nThời hạn đăng ký quá hạn việc sinh, tử cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài\nTrong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu xét thấy việc xin đăng ký quá hạn là đúng sự thật, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký, cấp cho đương sự một bản chính Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng tử, Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký theo từng loại việc và ghi \"Đăng ký quá hạn có yếu tố nước ngoài\" vào cột \"Ghi chú\" của hai loại sổ nói trên. Bản sao và số lượng bản sao Giấy khai sinh, Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của đương sự.\nTrong trường hợp cần xác minh thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày.",
"Điều 1 Nghị định 88/1999/NĐ-CP Quy chế Đấu thầu\nBan hành kèm theo Nghị định này Quy chế Đấu thầu, thay thế Quy chế Đấu thầu đã ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 và Nghị định số 93/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ.",
"Điều 4 Nghị định 88/1999/NĐ-CP Quy chế Đấu thầu\nCác Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Quản trị Tổng công ty Nhà nước và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.\n\nPhan Văn Khải\n(Đã ký)\n\nQUY CHẾ ĐẤU THẦU\n(Ban hành kèm theo Nghị định số: 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ)\nQuy chế Đấu thầu được ban hành nhằm thống nhất quản lý các hoạt động đấu thầu tuyển chọn tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và lựa chọn đối tác để thực hiện dự án hoặc từng phần dự án trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.",
"Điều 34 Nghị định 101/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan\nHàng hoá đưa vào, đưa ra và lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan\n\n1. Hàng hoá từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hoá từ nước ngoài muốn quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam để chờ xuất cảnh sang nước thứ ba hoặc làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định này được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan, trừ các hàng hoá sau:\n\na) Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;\n\nb) Hàng hoá gây nguy hiểm công cộng hoặc ô nhiễm môi trường;\n\nc) Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.\n\n2. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:\n\na) Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;\n\nb) Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước, chưa phải nộp thuế nhập khẩu.\n\n3. Hàng từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm:\n\na) Hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;\n\nb) Hàng hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất khẩu;\n\nc) Hàng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải tái xuất khẩu.\n\n4. Hàng hoá lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan. Hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật.\n\n5. Việc vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu hoặc từ địa điểm tập kết hàng hoá sau khi đã làm xong thủ tục hải quan (đối với hàng hoá xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan) đến kho ngoại quan hoặc từ kho ngoại quan đến cửa khẩu đều chịu sự giám sát hải quan.\n",
"Điều 7 Thông tư 59/2013/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan kiểm tra giám sát hải quan\nThủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác\nThủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác thực hiện như đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan và từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 3 Điều 55 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. Ngoài ra, tại Thông tư này, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung như sau:\n1. Hàng hóa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này chỉ được gửi tại các kho ngoại quan thuộc địa bàn quản lý của Chi cục hải quan cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;\n2. Thương nhân có mã số của nhóm hàng hóa được gửi kho ngoại quan do Bộ Công Thương cấp theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2013/TT-BCT được đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan.\n3. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan phải nộp vận đơn có ghi cụ thể tên, địa chỉ kho ngoại quan lưu giữ hàng hóa.\n4. Hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan phải được kiểm tra thực tế; Hình thức, mức độ kiểm tra do Chi cục trưởng hải quan quyết định.",
"Điều 36 Nghị định 101/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan\nThủ tục hải quan đưa hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan\n\n1. Hàng hóa đưa ra nước ngoài:\n\na) Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng đưa hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài phải khai hải quan và nộp cho hải quan kho ngoại quan các chứng từ sau:\n\nTờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu;\n\nGiấy ủy quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho);\n\nPhiếu xuất kho theo mẫu của Bộ Tài chính.\n\nb) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho với chứng từ khi làm thủ tục nhập kho và thực tế lô hàng, nếu phù hợp thì làm thủ tục xuất, thực hiện chế độ giám sát hải quan theo quy định tại Điều 12 Nghị định này;\n\nc) Nếu hàng hoá của một hợp đồng được xuất khẩu một lần chưa hết thì được trừ lùi cho đến hết số lượng hàng hóa ghi trong hợp đồng;\n\nd) Trường hợp hết hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng gặp khó khăn trong việc giao hàng thì hàng hoá được phép lưu giữ tại khu vực cửa khẩu biên giới nơi có kho ngoại quan theo quy định sau:\n\nHàng hoá được gửi vào kho ngoại quan trong khu vực cửa khẩu;\n\nThời hạn lưu giữ hàng tại kho ngoại quan trong khu vực cửa khẩu không quá 180 (một trăm tám mươi) ngày, kể từ ngày hàng hoá được đưa vào kho. Quá thời hạn 180 (một trăm tám mươi) ngày, nếu hàng hóa chưa được đưa hết ra khỏi Việt Nam thì Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hoá đó theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Nghị định này.\n\n2. Hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam:\n\na) Hàng hoá từ nước ngoài gửi kho ngoại quan, hàng hoá từ nước ngoài gửi kho ngoại quan được chuyển quyền sở hữu, hàng hoá gửi kho ngoại quan được Cục Hải quan thanh lý muốn đưa vào, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam phải làm thủ tục hải quan, thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu như đối với hàng hoá nhập khẩu khác;\n\nb) Thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hoá là thời điểm cơ quan hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng nhập khẩu;\n\nc) Hàng hoá gửi kho ngoại quan thuộc diện hàng hoá buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.\n"
] |
Việc xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được quy định như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 7 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nXác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu\n1. Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh kèm theo các thông tin nghi vấn liên quan xuất xứ hàng hóa đến cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.\n2. Trường hợp nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông báo kết quả xác minh cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý theo quy định và thông báo cho người khai hải quan biết.\n3. Trường hợp không nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này."
] | [
"Điều 7 Thông tư 192/2011/TT-BTC sửa đổi Thông tư 219/2009/TT-BTC\nTổ chức thực hiện\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2012.\n2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để hướng dẫn, phối hợp giải quyết.\n3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo triển khai và hướng dẫn các đơn vị, các dự án trực thuộc sử dụng nguồn vốn ODA thực hiện Thông tư này",
"Điều 6 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nKiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan\n1. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (nếu có), chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và xử lý như sau:\na) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì chấp nhận xuất xứ hàng hóa;\nb) Trường hợp Chi cục Hải quan có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;\nc) Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau:\n- Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định;\n- Đề nghị người khai hải quan trong thời hạn 10 ngày phải nộp 01 bản chụp một trong các tài liệu sau để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:\n+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có); Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị” thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư;\n+ Quy trình sản xuất; Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác.\nd) Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ về tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nghi ngờ người khai hải quan tẩu tán hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Thông tư này hoặc kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;\ne) Trường hợp người khai hải quan tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc nộp chứng từ chứng minh không đúng thời hạn quy định tại điểm c.2 khoản này hoặc chứng từ cung cấp không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;\ng) Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.\n2. Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro và theo kết quả phân luồng kiểm tra của cơ quan hải quan.",
"Điều 1 Thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2018/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu\nSửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tư số 38/2018/TT-BTC)\n1. Điểm b, khoản 4, Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“b) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c, khoản 1 và khoản 2 Điều này thì hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.”\n2. Điểm h, khoản 6, Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“h) Sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu:\nTrường hợp có sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu nhưng mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu, cơ quan hải quan có cơ sở xác định hàng hóa theo mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu bổ sung đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.\nTrường hợp có sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu và mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu, cơ quan hải quan có cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu không phải hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan thực hiện từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại khoản 2, Điều 22 Thông tư này.\nTrường hợp có sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu nhưng mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu và cơ quan hải quan không có cơ sở để xác định hàng hóa theo mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các văn bản hướng dẫn có liên quan, gồm: tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO); hàm lượng giá trị khu vực (RVC); chuyển đổi mã số ở cấp chương (CC), chuyển đổi mã số ở cấp nhóm (CTH), chuyển đổi mã số ở cấp phân nhóm (CTSH); hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ nước thành viên xuất khẩu, hàng hóa được sản xuất từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hoặc nhiều nước thành viên (PE); công đoạn gia công chế biến cụ thể (SP); tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis) thì cơ quan hải quan thực hiện thủ tục xác minh theo quy định tại Điều 19 và Điều 21 Thông tư này.”\n3. Bổ sung điểm d,\nkhoản 1, Điều 22 như sau:\n“d) Trường hợp có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp hoặc trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định.\nTrường hợp người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 5 Thông tư này nhưng khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định.”\n4. Bổ sung Điều 7a như sau:\n“Điều 7a. Xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây gọi là Hiệp định CPTPP)\n1. Việc khai, nộp, kiểm tra, xác minh, từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện Hiệp định CPTPP thực hiện theo quy định tại Thông tư này.\n2. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:\na) Người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu một trong các loại chứng từ sau:\na.1) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do người xuất khẩu hoặc người sản xuất phát hành (chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa): 01 bản chính;\na.2) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu: 01 bản chính.\nb) Trường hợp chưa kê khai để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu, để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, người khai hải quan có trách nhiệm sau:\nb.1) Khai rõ xuất xứ hàng hóa và khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan;\nb.2) Khai bổ sung và nộp 01 bản chính chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.\nThủ tục xử lý số tiền thuế nộp thừa được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.\n3. Yêu cầu tối thiểu đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:\na) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải có đủ các thông tin tối thiểu sau:\na.1) Người xuất khẩu hoặc người sản xuất: nêu rõ người chứng nhận là người xuất khẩu hay người sản xuất;\na.2) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người chứng nhận;\na.3) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người xuất khẩu nếu người xuất khẩu không phải người chứng nhận;\nThông tin này không bắt buộc nếu người sản xuất cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và không biết thông tin người xuất khẩu. Địa chỉ của người xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;\na.4) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người sản xuất nếu người sản xuất không phải người chứng nhận hay người xuất khẩu hoặc nếu có nhiều hơn một người sản xuất thì ghi “Various” (\"Nhiều người sản xuất”) hoặc cung cấp một danh sách người sản xuất. Nếu thông tin cần phải giữ bí mật có thể ghi “Available upon request by the importing authorities” (“Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu”). Địa chỉ của người sản xuất là nơi sản xuất của hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;\na.5) Tên, địa chỉ, địa chỉ email và số điện thoại của người nhập khẩu (nếu có thông tin về người nhập khẩu). Địa chỉ của người nhập khẩu phải thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;\na.6) Mô tả và mã số HS của hàng hóa;\nGhi rõ mô tả hàng hóa và mã số HS ở cấp độ 6 chữ số của hàng hóa: Mô tả phải phù hợp với hàng hóa được chứng nhận xuất xứ. Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sử dụng cho một lô hàng nhập khẩu thì phải nêu rõ số hóa đơn liên quan đến việc xuất khẩu (nếu biết);\na.7) Tiêu chí xuất xứ: Nêu cụ thể tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng;\na.8) Thời hạn (Blanket Period)\nTrong trường hợp sử dụng một chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho nhiều lô hàng giống hệt thì trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thể hiện thời gian áp dụng nhưng không quá 12 tháng;\na.9) Ngày tháng năm và chữ ký được ủy quyền:\nChứng từ chứng nhận xuất xứ phải được người chứng nhận ký, ghi ngày tháng năm và kèm theo xác nhận: Tôi xác nhận rằng hàng hóa được mô tả trong tài liệu này thỏa mãn điều kiện có xuất xứ và các thông tin có trong tài liệu này là chính xác và đúng sự thật. Tôi chịu trách nhiệm chứng minh khai báo này và đồng ý lưu trữ, xuất trình các tài liệu chứng minh cho việc chứng nhận này theo yêu cầu hoặc trong quá trình xác minh tại trụ sở;\nb) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được cấp ở dạng văn bản giấy hoặc bản điện tử;\nc) Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không sử dụng tiếng Anh, người khai hải quan phải dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh và chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch.\n4. Trường hợp một nước thành viên Hiệp định CPTPP thông báo chỉ áp dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc người xuất khẩu, người sản xuất được phê duyệt tự chứng nhận xuất xứ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin thông báo của nước thành viên xuất khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc áp dụng các hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ nêu trên, danh sách cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu, danh sách người xuất khẩu, người sản xuất được phê duyệt và các thông tin liên quan khác (nếu có).\n5. Thủ tục hải quan áp dụng đối với trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp cho nhiều lô hàng giống hệt được nhập khẩu nhiều lần trong thời hạn được ghi rõ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại điểm a.8, khoản 3, Điều này như sau:\na) Thủ tục hải quan đối với trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ không ghi cụ thể số lượng hàng hóa nhập khẩu:\nKhi làm thủ tục cho lô hàng nhập khẩu đầu tiên của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho nhiều lô hàng giống hệt, người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan 01 bản chính chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.\nCơ quan hải quan đối chiếu sự phù hợp giữa tờ khai hải quan nhập khẩu với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.\nĐối với các lô hàng nhập khẩu tiếp theo, người khai hải quan khai vào ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan nhập khẩu số tờ khai nhập khẩu lần đầu đã áp dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại điểm a.8, khoản 3, Điều này.\nb) Thủ tục hải quan đối với trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ ghi cụ thể số lượng hàng hóa nhập khẩu:\nNgười khai hải quan gửi 01 bản chính chứng từ chứng nhận xuất xứ lô hàng giống hệt cho cơ quan hải quan và đề nghị áp dụng cho nhiều lô hàng nhập khẩu giống hệt.\nCơ quan hải quan phải ghi nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa này trên hệ thống và thực hiện trừ lùi số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo từng lần nhập khẩu. Thủ tục trừ lùi thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.\nc) Cơ quan hải quan nơi mở tờ khai nhập khẩu lần đầu kiểm tra hình thức, nội dung của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; các lần nhập khẩu tiếp theo, cơ quan hải quan kiểm tra thời hạn của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; mô tả và mã số HS hàng hóa nhập khẩu đáp ứng điều kiện hàng hóa giống hệt.\n6. Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong trường hợp hoá đơn thương mại được phát hành bởi một nước không phải là thành viên.\nTrường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một nước không phải là thành viên, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải phát hành tách biệt với hóa đơn thương mại đó.\n7. Trường hợp hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước không phải thành viên quy định tại khoản 2, Điều 21 Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây gọi là Thông tư số 03/2019/TT-BCT), người khai hải quan nộp chứng từ chứng minh theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 18 Thông tư này.\n8. Cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các trường hợp sau:\na) Xác định hàng hóa nhập khẩu không đủ điều kiện để áp dụng ưu đãi thuế quan theo quy định;\nb) Khi tiến hành xác minh mà không nhận được đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa có xuất xứ theo quy định;\nc) Quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi yêu cầu xác minh nhưng người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không trả lời đề nghị xác minh hoặc không cung cấp thông tin xác minh theo quy định;\nd) Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tổng cục Hải quan đề nghị tiến hành xác minh trực tiếp tại nước xuất khẩu nhưng người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không gửi văn bản trả lời chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu kiểm tra;\nđ) Trường hợp quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 22 Thông tư này.\n9. Trước khi ra quyết định từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo nội dung kết quả xác minh theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 03/2019/TT-BCT cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cung cấp thông tin xác minh. Người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp, bổ sung thêm thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi thông báo.\n10. Trường hợp từ chối áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, cơ quan hải quan thông báo lý do bằng văn bản cho người nhập khẩu biết.”",
"Điều 21 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nXử lý kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa\n1. Cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh, giải trình của người khai hải quan, của cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu hoặc kết quả kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu để xác định tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:\na) Trường hợp người khai hải quan giải trình hoặc cung cấp được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu hoặc qua kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình và chứng từ chứng minh của cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra, cơ quan hải quan có đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa là hợp lệ thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;\nb) Trường hợp qua kết quả kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do người khai hải quan cung cấp hoặc kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình và chứng từ chứng minh của cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất hoặc người xuất khẩu không đủ chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra, cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;\nc) Trường hợp người xuất khẩu hoặc người sản xuất không cung cấp tài liệu, dữ liệu, chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, không cho phép tiếp cận nhà xưởng, quy trình sản xuất hoặc có hành vi cản trở khác dẫn đến việc không thể thực hiện xác minh trực tiếp, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;\nd) Trường hợp cơ quan hải quan đủ căn cứ xác định gian lận xuất xứ hàng hóa thì xử lý vi phạm theo quy định.\n2. Cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản kết quả kiểm tra, xử lý cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan nước xuất khẩu biết.",
"Điều 17 Thông tư 21/2019/TT-BCT xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN Hồng Công mới nhất\nKiểm tra trước khi xuất khẩu\nNhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra, xác minh xuất xứ trước khi xuất khẩu. Kết quả kiểm tra, xác minh định kỳ hoặc khi cần thiết, được chấp nhận như chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sau này. Việc kiểm tra này có thể không cần áp dụng đối với hàng hóa dễ dàng xác định được xuất xứ thông qua bản chất của hàng hóa đó."
] |
Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nNgười khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:\na) Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam;\nb) Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;\nc) Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;\nd) Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng."
] | [
"Khoản 1 Điều 2 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nNgười khai hải quan.",
"Khoản 10 Điều 1 Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT kiểm kê rừng mới nhất\nSửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 32 như sau:\n“2. Yêu cầu theo dõi diễn biến rừng:\na) Sử dụng kết quả kiểm kê rừng được tích hợp vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng trung tâm đặt tại Cục Kiểm lâm (gọi tắt là Dữ liệu trung tâm) làm dữ liệu gốc để thực hiện theo dõi diễn biến rừng hằng năm. Dữ liệu công bố năm trước là cơ sở dữ liệu thực hiện theo dõi diễn biến rừng năm sau;\nb) Sử dụng phần mềm cập nhật diễn biến rừng do Cục Kiểm lâm ban hành;\nc) Sử dụng các thiết bị, dụng cụ đo vẽ, cập nhật cần thiết, bao gồm: máy vi tính, máy định vị vệ tinh, máy tính bảng để khoanh vẽ các lô rừng có biến động.”.",
"Khoản 1 Điều 6 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nChi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (nếu có), chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và xử lý như sau:\na) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì chấp nhận xuất xứ hàng hóa;\nb) Trường hợp Chi cục Hải quan có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;\nc) Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau:\n- Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định;\n- Đề nghị người khai hải quan trong thời hạn 10 ngày phải nộp 01 bản chụp một trong các tài liệu sau để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:\n+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có); Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị” thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư;\n+ Quy trình sản xuất; Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác.\nd) Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ về tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nghi ngờ người khai hải quan tẩu tán hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Thông tư này hoặc kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;\ne) Trường hợp người khai hải quan tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc nộp chứng từ chứng minh không đúng thời hạn quy định tại điểm c.2 khoản này hoặc chứng từ cung cấp không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;\ng) Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.",
"Khoản 3 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu mới nhất\nĐối với hàng hóa không thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì thực hiện khai theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.",
"Khoản 3 Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nĐối với hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên:\na) Trường hợp có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cùng thời hạn với thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chậm nhất là ngày thứ mười của tháng kế tiếp;\nb) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 7 Thông tư này.\nCơ quan hải quan tiếp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực hiện kiểm tra theo quy định.",
"Khoản 1 Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu\nĐối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này:\na) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan;\nb) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ hàng hóa nhập khẩu có C/O mẫu EAV, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan.\nĐối với hàng hóa nhập khẩu có C/O mẫu VK (KV), trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;\nc) Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai thuế suất MFN, không áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan xác định lại mã số HS hoặc người khai hải quan tự phát hiện khai bổ sung mã số HS dẫn đến thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu, người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan nộp hồ sơ khai bổ sung mã số HS sau khi cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện sai sót. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật;\nĐối với trường hợp quy định tại điểm c khoản này nếu người khai hải quan đã nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản này hoặc đã nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản này và đã được cơ quan hải quan kiểm tra, xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi tiến hành kiểm tra sau thông quan, thanh tra theo quy định, cơ quan hải quan đối chiếu với kết quả kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu để xem xét áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu việc xác định lại mã số HS không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa đã kiểm tra, xác định trước đó.\nd) Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan xác định hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư dẫn đến thay đổi nghĩa vụ thuế nhập khẩu, người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan nộp hồ sơ khai bổ sung sau khi cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2021/TT-BTC thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu\nThời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:\na) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.\nb) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, người khai hải quan phải khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan nhập khẩu và được khai bổ sung, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.\nc) Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ sau thời hạn hiệu lực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu hoặc các trường hợp xuất trình muộn khác, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xem xét, quyết định việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA đối với các trường hợp cụ thể. Đối với trường hợp xuất trình muộn khác, hàng hóa phải được nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.",
"Khoản 2 Điều 26 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nĐối với hàng hóa nhập khẩu\na) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 16 Thông tư này tại thời điểm nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc trong thời hạn theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.\nTrường hợp chưa nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm khai hải quan, người khai hải quan khai theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (sau đây gọi tắt là thuế suất MFN) hoặc thông thường. Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời hạn theo quy định, người khai hải quan khai bổ sung theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tương ứng, được hoàn trả số tiền thuế chênh lệch đã nộp; trường hợp lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hồ sơ khi khai hải quan, người khai hải quan phải nộp bổ sung bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ;\nb) Khi kiểm tra xuất xứ hàng hoá, cơ quan hải quan căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ, hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá, những thông tin có liên quan đến hàng hoá và quy định tại Điều 15 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi của Bộ Công Thương và các văn bản hướng dẫn có liên quan;\nc) Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:\nc.1) Lỗi chính tả hoặc đánh máy;\nc.2) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”, nhầm lẫn trong việc đánh dấu;\nc.3) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên C/O và chữ ký mẫu;\nc.4) Khác biệt về đơn vị đo lường trên C/O và các chứng từ khác (hóa đơn, vận tải đơn,…);\nc.5) Sự khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho cơ quan hải quan với mẫu C/O theo quy định;\nc.6) Sự khác biệt về màu mực (đen hoặc xanh) của các nội dung khai báo trên C/O;\nc.7) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ và chứng từ khác;\nc.8) Sự khác biệt mã số trên C/O với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa.\nd) Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ đó đối với phần hàng hoá thực nhập;\nđ) Trường hợp số lượng hoặc trọng lượng thực tế hàng nhập khẩu vượt quá số lượng hoặc trọng lượng hàng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ thì lượng hàng hóa vượt quá không được hưởng ưu đãi theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;\ne) Người khai hải quan không được tự ý sửa chữa các nội dung trên C/O, trừ trường hợp việc sửa chữa do chính cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp thực hiện theo quy định của pháp luật;\ng) Trường hợp nội dung thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với bộ hồ sơ hải quan và các quy định về kiểm tra xuất xứ hàng nhập khẩu hoặc chữ ký, dấu trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với mẫu chữ ký, mẫu dấu lưu tại cơ quan hải quan, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan giải trình, cung cấp thêm tài liệu để chứng minh xuất xứ hàng hoá. Nếu nội dung giải trình và tài liệu cung cấp phù hợp thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ.\nTrường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở để xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp thì đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường.\nKhi làm thủ tục hải quan, nếu có nghi vấn về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ nhưng chưa đủ cơ sở để từ chối thì cơ quan hải quan tạm tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và tiến hành xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều này.\nTrong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra, nếu có nghi vấn về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ nhưng chưa đủ cơ sở để từ chối thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh và căn cứ vào kết quả xác minh để quyết định việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt."
] |
Không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan bị xử phạt bao nhiêu tiền? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 3 Điều 12 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nPhạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo."
] | [
"Khoản 2 Điều 3 Nghị định 128/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 156/2020/NĐ-CP mới nhất\nĐiều khoản chuyển tiếp:\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn;\nb) Đối với các hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức còn khiếu nại, khởi kiện thì được giải quyết theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các quy định pháp luật liên quan có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.",
"Khoản 2 Điều 12 Nghị định 128/2007/NĐ-CP dịch vụ chuyển phát\nDoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với phần vốn góp của bên nước ngoài trên 51%, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được kinh doanh dịch vụ chuyển phát kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2012.",
"Khoản 1 Điều 7 Nghị định 16-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan\nPhạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:\na. Niêm phong hải quan không còn nguyên vẹn khi xuất trình đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan;\nb. Không bảo quản nguyên vẹn niêm phong kho hàng hoá, bao gói, đồ vật, phương tiện vận tải đang chịu sự giám sát hải quan.",
"Khoản 13 Điều 2 Nghị định 16/1999/NĐ/CP thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan\nNiêm phong hải quan là dấu hiệu của hải quan gắn lên hàng hóa, vật phẩm, bao bì đựng hàng hóa hoặc vật phẩm, kho hàng, phương tiện vận tải, nhằm đảm bảo tính nguyên trạng của các đối tượng nói trên;",
"Khoản 4 Điều 22 Nghị định 105/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống ma túy mới nhất\nChất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được chứa trong thùng chứa, đóng gói, niêm phong và đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và hồ sơ kèm theo. Trường hợp phát hiện thay đổi niêm phong hoặc thay đổi nguyên trạng hàng vận chuyển quá cảnh, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh tạm dừng các thủ tục hải quan, lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền và thông báo ngay qua đường dây nóng cho Bộ Công an để phối hợp quản lý, kiểm soát."
] |
Niêm phong hải quan có phải là phương thức giám sát hải quan hay không? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 2 Điều 38 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nGiám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:\na) Niêm phong hải quan;\nb) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;\nc) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật."
] | [
"Khoản 2 Điều 3 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nXây dựng Hải quan Việt Nam trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.",
"Khoản 2 Điều 8 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nHệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.",
"Khoản 6 Điều 12 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nPhạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo mà hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đã bị tiêu thụ.",
"Khoản 20 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hải quan thủ tục kiểm tra hải quan mới nhất\n1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng nhập khẩu, xuất khẩu, đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quy định tại Khoản 9 Điều này.\nHàng hóa quá cảnh theo các Hiệp định đa phương về quá cảnh hàng hóa được Việt Nam ký kết tham gia, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.\n2. Hồ sơ hải quan:\na) Tờ khai vận chuyển hoặc chứng từ thay thế tờ khai vận chuyển theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;\nb) Bản kê chi tiết hàng hóa quá cảnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;\nc) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường bộ đóng chung với hàng nhập khẩu: 01 bản chụp;\nd) Giấy phép quá cảnh theo quy định của pháp luật; giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.\n3. Trách nhiệm của người khai hải quan:\na) Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định này;\nb) Vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, cửa khẩu, thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 65 Luật hải quan;\nc) Đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, đảm bảo niêm phong hải quan, đảm bảo nguyên niêm phong của hãng vận chuyển;\nd) Trong trường hợp hàng hóa quá cảnh có thực hiện chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, đóng chung container, người khai hải quan gửi Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm thực hiện chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, đóng chung container 01 bản chính văn bản đề nghị theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp được chấp nhận, thực hiện khai hải quan trên từng tờ khai vận chuyển hoặc chứng từ vận chuyển theo từng chặng vận chuyển, từng loại hình tương ứng;\nđ) Xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan.\n4. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:\na) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan quy định tại Khoản 2 Điều này;\nb) Thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa hàng quá cảnh trong trường hợp hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường bộ;\nc) Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt thực hiện niêm phong hải quan trong trường hợp không còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển.\nTrường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa vào Việt Nam không thể kiểm tra tình trạng niêm phong của hãng vận chuyển và không thực hiện được việc niêm phong hải quan, giao người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa.\nd) Đối với hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy nội địa ngoài việc thực hiện quy định tại điểm b, điểm c Khoản này, thực hiện giám sát hàng hóa quá cảnh bằng phương tiện kỹ thuật quy định tại điểm a Khoản 7 Điều này;\nđ) Bố trí công chức hải quan giám sát trực tiếp hàng hóa quá cảnh tại điểm c Khoản 7 Điều này;\ng) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm.\n5. Trách nhiệm của Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm hàng quá cảnh thực hiện chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, đóng chung container\na) Tiếp nhận văn bản đề nghị theo quy định tại điểm d Khoản 3 Điều này và kiểm tra các điều kiện quy định tại Khoản 9 Điều này. Trường hợp không đủ điều kiện quy định, có văn bản thông báo việc không chấp nhận, nêu rõ lý do;\nTrường hợp đủ điều kiện quy định, phê duyệt văn bản đề nghị; trả lại 01 bản chính cho người khai hải quan, lưu 01 bản sao;\nb) Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan, niêm phong hãng vận chuyển;\nc) Giám sát hoạt động chuyển tải, lưu kho, chia tách, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải, đóng chung container và thực hiện niêm phong hải quan;\nd) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo từng loại hình tương ứng.\n6. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:\na) Kiểm tra các thông tin về tờ khai vận chuyển hoặc chứng từ thay thế tờ khai trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;\nb) Kiểm tra tình trạng niêm phong hoặc nguyên trạng hàng hóa.\nTrường hợp hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường thủy nội địa ra nước ngoài, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất căn cứ thông tin về lộ trình, thời gian vận chuyển, các cảnh báo (nếu có) để quyết định việc kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong của hãng vận chuyển;\nc) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm.\n7. Giám sát hải quan\na) Hàng hóa quá cảnh phải được niêm phong hải quan hoặc niêm phong của hãng vận chuyển. Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được thì giao người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa.\nĐối với hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường thủy nội địa, đường bộ, ngoài niêm phong hải quan hoặc niêm phong của hãng vận chuyển, hoặc hàng hóa quá cảnh không thể niêm phong, cơ quan hải quan sử dụng các phương tiện kỹ thuật khác để giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro;\nb) Hàng hóa quá cảnh thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt phải được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật;\nc) Hàng hóa quá cảnh là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao phải được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hoặc được giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan.\n8. Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan, niêm phong của hãng vận chuyển hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, thời gian thì người khai hải quan, sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.\n9. Việc chuyển tải, lưu kho, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải; chia tách, đóng chung container, toa xe chở hàng giữa hàng quá cảnh với hàng hóa dự kiến nhập khẩu hoặc với hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, hàng quá cảnh khác để xuất khẩu hoặc hàng quá cảnh đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh được thực hiện tại khu vực cửa khẩu nhập, cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ (kho CFS), địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập trong nội địa (cảng cạn), địa điểm tập kết kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.\nVị trí kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh quy định tại khoản này phù hợp với tuyến đường quá cảnh theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.\n10. Hàng hóa quá cảnh đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, hàng hóa dự kiến nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh đóng chung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh phải đáp ứng các điều kiện sau:\na) Hàng hóa phải được đóng gói riêng biệt (kiện, thùng, bao bì...) để phân biệt hàng hóa quá cảnh đóng chung với hàng nhập khẩu, xuất khẩu;\nb) Hàng hóa quá cảnh không thuộc trường hợp phải có giấy phép quá cảnh theo quy định của pháp luật hoặc không thuộc mặt hàng là rượu, bia, thuốc lá;\nc) Hàng hóa dự kiến nhập khẩu khi đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng quá cảnh khi chia tách tại các địa điểm (trừ cửa khẩu nhập) quy định tại Khoản 9 Điều này không thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;\nd) Hàng xuất khẩu khi đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng hóa quá cảnh, hàng hóa xuất khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh đóng chung với hàng hóa quá cảnh phải có cùng cửa khẩu xuất với hàng quá cảnh; cửa khẩu xuất phải là cửa khẩu quốc tế theo quy định hiện hành.\ne) Container, toa xe chở hàng, phương tiện chứa hàng gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan.\nBộ Tài chính quy định cụ thể Điều này.”\nĐiều 44 được sửa đổi, bổ sung như sau:\n“Điều 44. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa trung chuyển tại cảng biển",
"Khoản 2 Điều 13 Nghị định 154/2005/NĐ-CP thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan hướng dẫn Luật Hải quan\nCác phương thức giám sát hải quan:\na) Niêm phong hải quan, bao gồm: niêm phong bằng giấy niêm phong hải quan, bằng dây hoặc bằng khoá chuyên dụng hải quan. Niêm phong hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;\nb) Giám sát trực tiếp của công chức hải quan;\nc) Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật;\nKhông áp dụng phương thức giám sát trực tiếp của công chức hải quan đối với hàng hoá được lưu giữ, vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định."
] |
Bảo đảm nguyên trạng của niêm phong hải quan có phải là trách nhiệm của người khai hải quan hay không? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 40 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nTrách nhiệm của người khai hải quan, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải trong hoạt động giám sát hải quan\n1. Chấp hành và tạo điều kiện để cơ quan hải quan thực hiện giám sát hải quan theo quy định của Luật này.\n2. Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian được cơ quan hải quan chấp nhận. Trường hợp hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng thì người khai hải quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.\n3. Sử dụng hàng hóa đúng mục đích khai báo với cơ quan hải quan.\n4. Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng hóa đủ điều kiện theo quy định để cơ quan hải quan áp dụng các phương thức giám sát hải quan phù hợp.\n5. Xuất trình hồ sơ và hàng hóa cho cơ quan hải quan kiểm tra khi được yêu cầu.\n6. Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian thì sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận."
] | [
"Điều 17 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nQuản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan\n1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.\n2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.\n3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.\n4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.",
"Điều 40 Luật Hải quan 2001 số 29/2001/QH10\nHàng hoá quá cảnh\n1. Hàng hoá quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng; phải chịu sự giám sát hải quan trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.\n2. Hàng hoá quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền, quá cảnh có lưu kho trong khu vực cửa khẩu không phải xin giấy phép quá cảnh. Trong trường hợp hàng hoá quá cảnh qua lãnh thổ đất liền, có lưu kho ở ngoài khu vực cửa khẩu hoặc hàng hoá quá cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy phép thì phải xuất trình giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n3. Việc kiểm tra hàng hoá quá cảnh chỉ áp dụng trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.\n4. Hàng hoá quá cảnh chỉ được bán tại Việt Nam khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và phải được làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu.",
"Điều 1 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nPhạm vi điều chỉnh\nLuật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.",
"Điều 13 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nNguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan\n1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.\n2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.",
"Điều 5 Thông tư 88/2013/TT-BTC thí điểm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu xăng dầu\nThủ tục hải quan đối với xăng dầu, nguyên liệu từ nước ngoài đưa vào kho Vân Phong\n1. Hồ sơ hải quan nộp cho Chi cục Hải quan Vân Phong bao gồm:\na) Tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính;\nb) Hợp đồng thuê kho Vân Phong hoặc hợp đồng dịch vụ pha chế, chuyển loại: 01 bản chụp có xác nhận và đóng dấu của chủ kho Vân Phong;\nTrường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho Vân Phong thì không yêu cầu hợp đồng thuê kho Vân Phong. Thời hạn gửi kho Vân Phong áp dụng như đối với trường hợp có hợp đồng thuê kho Vân Phong, được tính từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho Vân Phong và ghi ngày hết hạn vào ô số 3 của tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan (mẫu HQ/2012-KNQ).\nc) Giấy uỷ quyền nhận hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho Vân Phong): 01 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho Vân Phong; trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi xăng dầu, nguyên liệu nhập kho Vân Phong, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền có trách nhiệm nộp bản chính;\nd) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền;\nđ) Bản kê chi tiết hàng hoá (nếu có): 02 bản chính (cơ quan Hải quan lưu 01 bản, chủ kho Vân Phong lưu 01 bản);\ne) Giấy đăng ký giám định khối lượng, trọng lượng, chủng loại (nếu có): 01 bản chính;\ng) Chứng thư giám định khối lượng, trọng lượng, chủng loại: Nộp trong thời gian 8 giờ làm việc kể từ khi bơm xong xăng dầu từ phương tiện vận tải xăng dầu, nguyên liệu vào bồn, bể chứa tại kho Vân Phong.\n2. Thời hạn chủ hàng, người được chủ hàng ủy quyền nộp các chứng từ cho Chi cục Hải quan Vân Phong:\nChứng từ nêu trên nộp khi đến làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan, trừ các chứng từ quy định tại điểm g khoản 1 Điều này.\n3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan Vân Phong:\na) Thực hiện các bước thủ tục hải quan theo quy định hiện hành;\nb) Kiểm tra tình trạng niêm phong theo quy định, giám sát xăng dầu, nguyên liệu đưa vào kho Vân Phong, xác nhận “hàng đã được đưa vào kho Vân Phong” trên tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan (HQ/2012-KNQ, bản người khai hải quan lưu) theo quy định, thống kê theo dõi hàng hoá nhập, xuất kho Vân Phong;\nc) Niêm phong bồn, bể chứa xăng dầu, nguyên liệu sau khi chủ kho hoàn thành việc bơm xăng dầu, nguyên liệu vào bồn, bể theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;\nd) Vào ngày làm việc cuối cùng mỗi tháng, Chi cục Hải quan Vân Phong có trách nhiệm báo cáo Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa về xăng dầu, nguyên liệu nhập kho Vân Phong.\n4. Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa: Mỗi quý, vào ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa căn cứ báo cáo xăng dầu, nguyên liệu nhập kho Vân Phong của Chi cục Hải quan Vân Phong tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan về xăng dầu, nguyên liệu nhập kho Vân Phong.\n5. Trách nhiệm của chủ kho, chủ hàng:\na) Nộp hồ sơ và trong thời hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;\nb) Thực hiện giám định khối lượng, trọng lượng, chủng loại lô hàng;\nc) Đảm bảo nguyên trạng niêm phong hải quan đối với bồn, bể chứa xăng dầu, nguyên liệu nhập kho Vân Phong trong thời gian chờ thông báo kết quả giám định;\nd) Vào ngày làm việc cuối cùng mỗi tháng, chủ kho tổng hợp báo cáo Chi cục Hải quan Vân Phong về xăng dầu, nguyên liệu nhập kho Vân Phong.",
"Điều 43 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nThủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh\n1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.\n2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quá cảnh:\na) Tờ khai vận chuyển theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.\nĐối với hàng hóa quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền, người khai hải quan không phải khai tờ khai vận chuyển mà thực hiện khai trên bản kê hàng hóa quá cảnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính.\nĐối với trường hợp hàng hóa quá cảnh theo các Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới có quy định sử dụng chứng từ quá cảnh thì người khai hải quan không phải khai tờ khai vận chuyển mà thực hiện khai trên chứng từ quá cảnh: 01 bản chính;\nb) Chứng từ vận tải: 01 bản chụp;\nc) Giấy phép theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.\n3. Trách nhiệm của người khai hải quan:\na) Vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, cửa khẩu, thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 65 Luật Hải quan;\nb) Đảm bảo niêm phong hải quan, đảm bảo nguyên trạng hàng hóa đối với trường hợp không thể niêm phong từ cửa khẩu nơi hàng hóa nhập cảnh đến cửa khẩu nơi hàng hóa xuất cảnh.\n4. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:\na) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan quy định tại Khoản 2 Điều này;\nb) Thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa quá cảnh;\nc) Bố trí công chức hải quan giám sát trực tiếp hàng hóa quá cảnh đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này.\n5. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:\na) Kiểm tra các thông tin về tờ khai vận chuyển trên hệ thống dữ liệu của cơ quan hải quan;\nb) Kiểm tra chứng từ quá cảnh đã có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đối với trường hợp quá cảnh theo quy định tại các Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới;\nc) Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc nguyên trạng hàng hóa để làm thủ tục xuất cảnh.\n6. Giám sát hải quan đối với hàng quá cảnh\na) Hàng hóa quá cảnh phải được niêm phong hải quan, trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được thì giao người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa;\nb) Hàng hóa quá cảnh thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng - xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép phải được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật;\nc) Hàng hóa quá cảnh là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao phải được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hoặc được giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan;\nd) Trong thời gian quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, nếu người khai hải quan thực hiện trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác thì phải thông báo và được sự đồng ý của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu trước khi thực hiện.\n7. Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, thời gian thì người khai hải quan, sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.",
"Điều 6 Thông tư 88/2013/TT-BTC thí điểm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu xăng dầu\nThủ tục hải quan đối với với xăng dầu, nguyên liệu từ nội địa vào kho Vân Phong\n1. Hồ sơ hải quan nộp cho Chi cục Hải quan Vân Phong bao gồm:\na) Tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính;\nb) Hợp đồng thuê kho Vân Phong đã đăng ký với cơ quan Hải quan: 01 bản chụp có xác nhận và đóng dấu của chủ kho Vân Phong;\nTrường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho Vân Phong thì không yêu cầu hợp đồng thuê kho Vân Phong. Thời hạn gửi kho Vân Phong áp dụng như đối với trường hợp có hợp đồng thuê kho Vân Phong, được tính từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho Vân Phong và ghi ngày hết hạn vào ô số 3 của tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan (HQ/2012-KNQ).\nc) Giấy uỷ quyền gửi hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho Vân Phong): 01 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho Vân Phong;\nd) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo từng loại hình tương ứng, kèm theo bảng kê chi tiết hàng hóa (nếu có): Nộp bản chụp có đóng dấu xác nhận của chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền; xuất trình bản chính (bản người khai hải quan lưu);\nđ) Chứng thư giám định về khối lượng, trọng lượng, chủng loại: mỗi loại 01 bản chính;\ne) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp buộc tái xuất): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của của chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền.\n2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan Vân Phong\na) Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ trong bộ hồ sơ; đăng ký tờ khai và làm thủ tục nhập kho Vân Phong như đối với hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi kho Vân Phong nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này;\nb) Xác nhận “hàng đã được đưa vào kho Vân Phong” trên tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan (HQ/2012-KNQ, bản người khai hải quan lưu) theo quy định, thống kê theo dõi hàng hoá nhập, xuất kho Vân Phong;\nc) Xác nhận “hàng đã được đưa vào kho Vân Phong” trên ô 31 tờ khai hàng hóa xuất khẩu (bản lưu người khai hải quan) theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính;\nd) Vào ngày làm việc cuối cùng mỗi tháng, Chi cục Hải quan Vân Phong có trách nhiệm báo cáo Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa về xăng dầu, nguyên liệu nhập kho Vân Phong.\n3. Trách nhiệm của chủ kho, chủ hàng:\na) Nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Thực hiện giám định khối lượng, trọng lượng, chủng loại lô hàng.\nc) Đảm bảo nguyên trạng niêm phong hải quan đối với bồn, bể chứa xăng dầu, nguyên liệu đưa vào kho Vân Phong trong thời gian chờ thông báo kết quả giám định;\nd) Vào ngày làm việc cuối cùng mỗi tháng, chủ kho tổng hợp báo cáo Chi cục Hải quan Vân Phong về xăng dầu, nguyên liệu xuất kho Vân Phong.",
"Điều 15 Thông tư 69/2016/TT-BTC thủ tục hải quan xăng dầu hóa chất xuất nhập khẩu tạm nhập tái xuất chuyển khẩu mới nhất\nTrách nhiệm của Thương nhân\n1. Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.\n2. Đảm bảo giữ nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất, đến các doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP.\n3. Trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu nơi làm thủ tục tái xuất, Thương nhân chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, đúng Điểm dừng, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan. Thời gian vận chuyển xăng dầu, hóa chất, khí sau khi được bơm lên phương tiện vận tải vận chuyển xăng dầu, hóa chất, khí tái xuất đến cửa khẩu tái xuất không quá 05 (năm) ngày.\nTrường hợp vì lý do khách quan không thể vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian thì Thương nhân phải có văn bản giải trình rõ nguyên nhân, biện pháp xử lý, khắc phục cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát.\n4. Cập nhật dữ liệu đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí của Hệ thống khai báo hải quan điện tử; đảm bảo tính chính xác, trung thực và nhất quán của hồ sơ hải quan với dữ liệu khai báo."
] |
Doanh nghiệp quá cảnh được áp dụng chế độ ưu tiên khi thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS khi nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 1 Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh mới nhất\nĐiều kiện về trụ sở của doanh nghiệp:\nDoanh nghiệp quá cảnh là doanh nghiệp Việt Nam có trụ sở tại Việt Nam hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quá cảnh nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép thành lập và có trụ sở tại Việt Nam."
] | [
"Khoản 1 Điều 32 Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm mới nhất\nDoanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới, trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trước khi triển khai.",
"Khoản 1 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 13/2020/NĐ-CP mới nhất\nSửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:\na) Sửa đổi khoản 5 như sau:\n“5. Hệ số đơn vị vật nuôi là hằng số áp dụng để quy đổi trực tiếp số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi.”\nb) Sửa đổi khoản 6 như sau:\n“6. Loa phóng là thiết bị âm thanh để dẫn dụ chim yến, được đặt xung quanh lối ra, vào của chim yến”.\nc) Bổ sung khoản 11, khoản 12 và khoản 13 như sau:\n“1Chất mới trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi là hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật chưa có trong Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được phép sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam.\n12. Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi là cơ sở thực hiện một hoặc toàn bộ hoạt động chế biến, gia công, sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi.\n13. Sản phẩm giống gốc vật nuôi là sản phẩm giống vật nuôi được khai thác từ giống gốc.”",
"Khoản 11 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 13/2020/NĐ-CP mới nhất\n1. Cơ quan kiểm tra: Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.\n2. Nội dung kiểm tra:\nTheo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 41; khoản 2, khoản 4 Điều 43 và khoản 2 Điều 49 Luật Chăn nuôi.\n3. Tần suất kiểm tra\na) Kiểm tra định kỳ hằng năm với tần suất không quá 01 lần đối với 01 sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có cùng nguồn gốc xuất xứ; không quá 01 lần đối với 01 đơn vị nhập khẩu. Việc lựa chọn sản phẩm và đơn vị nhập khẩu để kiểm tra hằng năm dựa theo các tiêu chí sau đây:\nĐối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi: Bản chất, công dụng, cơ sở sản xuất, nước sản xuất, số lượng nhập khẩu và giá trị nhập khẩu, kết quả kiểm tra chất lượng trong năm liền trước năm kiểm tra;\nĐối với đơn vị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi: Số lượng nhập khẩu đối với từng sản phẩm của đơn vị, mục đích nhập khẩu; kết quả chấp hành các quy định của pháp luật trong năm liền trước năm kiểm tra;\nCác tiêu chí khác được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi (nếu có);\nb) Kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm của đơn vị nhập khẩu, hoặc khi có tố cáo, khiếu nại về chất lượng sản phẩm hoặc theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.\n4. Trình tự kiểm tra\na) Cục Chăn nuôi truy cập thông tin lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để làm căn cứ xây dựng Chương trình kiểm tra hằng năm quy định tại điểm b khoản này;\nb) Chương trình kiểm tra hằng năm gồm: Tên và địa chỉ đơn vị nhập khẩu cần kiểm tra, số sản phẩm cần kiểm tra, nội dung kiểm tra, cơ quan kiểm tra, thời gian kiểm tra, thời gian báo cáo kết quả kiểm tra;\nc) Trước ngày 30 tháng 10 hằng năm, Cục Chăn nuôi thông báo Chương trình kiểm tra tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cơ quan kiểm tra tại khoản 1 Điều này tiến hành kiểm tra và lập Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 16.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; xử lý kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật.\n5. Kinh phí kiểm tra: Từ nguồn ngân sách hành chính của trung ương và địa phương.\n6. Tổ chức thực hiện: Cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan kết hợp với hoạt động kiểm tra tại cơ sở sản xuất, cơ sở mua bán, cơ sở nhập khẩu, cơ sở sử dụng thức ăn chăn nuôi.”\nSửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 19 như sau:\n“2. Việc thử nghiệm mẫu thức ăn chăn nuôi phục vụ quản lý nhà nước phải thực hiện trước khi lô sản phẩm được lấy mẫu thử nghiệm hết hạn sử dụng (không áp dụng đối với kiểm tra chất cấm trong thức ăn chăn nuôi).\nViệc thông báo kết quả kiểm tra lần đầu cho tổ chức, cá nhân phải bảo đảm trước khi lô sản phẩm hết hạn sử dụng ít nhất 15 ngày (không áp dụng đối với trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra). Chậm nhất 02 ngày làm việc sau khi nhận được khiếu nại của tổ chức, cá nhân, cơ quan kiểm tra phải gửi mẫu để thử nghiệm lại.”",
"Khoản 16 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 13/2020/NĐ-CP mới nhất\nSửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 31 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:\n“1. Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi lần đầu được nhập khẩu, sản xuất tại Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm tại Việt Nam phải thực hiện khảo nghiệm trước khi công bố thông tin sản phẩm; trừ sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận.\nTrường hợp sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi lần đầu được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam có chứa chất mới có tên trong Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thực hiện khảo nghiệm theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này.\nBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được phép sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam căn cứ kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc kết quả rà soát, điều tra, đánh giá thực tiễn.”\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:\n“3. Nội dung khảo nghiệm bao gồm:\na) Đánh giá về thành phần, chất lượng của sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng;\nb) Đánh giá tính an toàn đối với vật nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng sản phẩm;\nc) Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi của sản phẩm.”\nc) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:\n“4. Công nhận kết quả khảo nghiệm\na) Sau khi kết thúc khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị công nhận kết quả khảo nghiệm;\nb) Hồ sơ đề nghị công nhận kết quả khảo nghiệm bao gồm:\nĐơn đề nghị công nhận kết quả khảo nghiệm sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi có chứa chất mới theo Mẫu số 03.MTCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;\nBáo cáo kết quả khảo nghiệm sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi có chứa chất mới theo Mẫu số 04.MTCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;\nc) Trình tự, thủ tục công nhận kết quả khảo nghiệm\nTổ chức, cá nhân có sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi khảo nghiệm gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này đến Cục Chăn nuôi.\nTrong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Chăn nuôi thành lập Hội đồng đánh giá kết quả khảo nghiệm bao gồm: Cục Chăn nuôi, các đơn vị có liên quan và các chuyên gia kỹ thuật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định, Cục Chăn nuôi xem xét, ban hành Quyết định công nhận sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi có chứa chất mới đã qua khảo nghiệm theo Mẫu số 05.MTCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;\nd) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm, Cục Chăn nuôi thông báo công khai Quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm trên Cổng thông tin điện tử của Cục Chăn nuôi. Tổ chức, cá nhân được phép sản xuất, kinh doanh ngay sau khi có Quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm.”\nd) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:\n“5. Cơ sở khảo nghiệm phải lưu hồ sơ kết quả khảo nghiệm tối thiểu 03 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm, chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm và chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về hoạt động khảo nghiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”",
"Khoản 10 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 13/2020/NĐ-CP mới nhất\nBổ sung Điều 18a vào sau Điều 18 như sau:\n“Điều 18a. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan"
] |
Khi làm thủ tục nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà thương nhân phải xuất trình những giấy tờ gì? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 3 Thông tư 37/2013/TT-BCT nhập khẩu thuốc lá điếu xì gà mới nhất\nGiải thích từ ngữ\n“Thuốc lá điếu, xì gà” là sản phẩm thuốc lá được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá và được dùng để hút."
] | [
"Điều 4 Thông tư 37/2013/TT-BCT nhập khẩu thuốc lá điếu xì gà mới nhất\nDanh mục thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu\nDanh mục thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.",
"Điều 5 Thông tư 37/2013/TT-BCT nhập khẩu thuốc lá điếu xì gà mới nhất\nNguyên tắc quản lý\n1. Sản phẩm thuốc lá, trong đó có thuốc lá điếu, xì gà là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng theo Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nhà nước thống nhất quản lý nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà phù hợp với cam kết về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).\n2. Phù hợp với cam kết của Việt Nam tại WTO về cơ chế thương mại nhà nước, chỉ thương nhân được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này mới được phép nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà.",
"Điều 3 Thông tư 37/2013/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 21/2013/TT-BNNPTNT\nTrách nhiệm thi hành\nChánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này",
"Điều 1 Nghị định 43/2009/NĐ-CP sửa đổi Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh Nghị định 59/2006/NĐ-CP\nSửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện:\nBổ sung số thứ tự 19 (thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu) vào Mục A của Phụ lục I trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh (ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ), như sau:\n\nSTT\n\nTên hàng hóa, dịch vụ\n\nVăn bản pháp luật hiện hành\n\nCơ quan quản lý ngành\n\nA\n\nHàng hóa\n\n….\n\n………………..\n\n……………\n\n…………..\n\n19\n\nThuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu\n\nNghị định này\n\nBộ Công Thương\n",
"Điều 22 Thông tư 42/2019/TT-BCT sửa đổi quy định chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư mới nhất\nSửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà\nBổ sung Khoản 3 Điều 10 như sau:\n“3. Chế độ báo cáo định kỳ về tình hình nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.”",
"Điều 6 Nghị định 84/1998/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt\nThuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt cụ thể như sau:\nBIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT\n\nS T T\n\nHàng hóa, dịch vụ\n\nThuế suất\n(%)\n\nI\n\nHàng hóa\n\n1\n\nThuốc lá điếu, xì gà.\n\na) Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu, xì gà\n\n65\n\nb) Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước\n\n45\n\nc) Thuốc lá điếu không có đầu lọc\n\n25\n\n2\n\nRượu\n\na) Rượu trên 40 o\n\n70\n\nb) Rượu từ 30 o đến 40 o\n\n55\n\nc) Rượu từ 200, đến dưới 30o.\nd) Rượu dưới 200 kể cả rượu chế biến từ hoa quả\n\n25\n20\n\nđ) Rượu thuốc\n\n15\n\n3\n\nBia\n\na) Bia chai, bia tươi\n\n75\n\nb) Bia hộp\nc) Bia hơi\n\n65\n50\n\n4\n\nÔ tô\n\n- Từ 5 chỗ ngồi trở xuống\n\n100\n\n- Từ 6 đến 15 chỗ ngồi\n\n60\n\n- Từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi\n\n30\n\n5\n\nXăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng\n\n15\n\n6\n\nĐiều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống\n\n20\n\n7\n\nBài lá\n\n30\n\n8\n\nVàng mã, hàng mã\n\n60\n\nII\n\nDịch vụ\n\n1\n\nKinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê\n\n20\n\n2\n\nKinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot)\n\n25\n\n3\n\nKinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe\n\n20\n\n4\n\nKinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn\n\n20\n\nQuy định cụ thể việc áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số hàng hóa, dịch vụ như sau:\n1. Đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt không phân biệt hàng hóa nhập khẩu hay hàng hóa sản xuất trong nước.\n2. Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu là loại thuốc lá điếu sử dụng số lượng nguyên liệu sợi thuốc nhập khẩu từ 51% trở lên so với tổng số nguyên liệu sợi thuốc dùng cho sản xuất sản phẩm đó.\n3. Mặt hàng rượu thuốc không phân biệt theo độ cồn. Cơ sở sản xuất rượu thuốc phải có giấy phép sản xuất rượu thuốc và giấy chứng nhận đăng ký tên, mác nhãn, chất lượng sản phẩm rượu thuốc do cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp. Đối với rượu thuốc nhập khẩu phải được cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền xác định là rượu thuốc. Nếu không có đủ những giấy tờ quy định trên đây thì nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo thuế suất của loại rượu có độ cồn tương ứng.\n4. Mặt hàng ô tô thuộc nhóm thuế suất 30% bao gồm: ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi, xe thiết kế vừa chở người vừa chở hàng tương ứng với loại từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi và các loại xe lam.\n5. Đối với hàng mã thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không bao gồm loại hàng mã là đồ chơi trẻ em và các loại hàng mã dùng để trang trí.\n6. Đối với các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc nhóm \"xăng các loại, nap- ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng \" do Bộ Tài chính phối hợp với các ngành liên quan quy định mặt hàng cụ thể."
] |
Để được cấp giấy phép nhập khẩu thì thuốc lá điếu, xì gà cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 7 Thông tư 37/2013/TT-BCT nhập khẩu thuốc lá điếu xì gà mới nhất\nYêu cầu đối với thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu\n1. Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu và lưu thông trên thị trường phải được đăng ký bảo hộ quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam; phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính.\n2. Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu để kinh doanh tại thị trường trong nước phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về mua bán sản phẩm thuốc lá.\n3. Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về công bố hợp chuẩn, hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn và hàm lượng chất độc hại trong thuốc lá như đối với sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà được sản xuất trong nước.\n4. Đối với các nhãn hiệu thuốc lá điếu, xì gà lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam, trước khi làm thủ tục nhập khẩu, thương nhân phải gửi mẫu thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu đến cơ quan, tổ chức có chức năng phân tích, kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định để phân tích mẫu theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc các quy định an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.\n5. Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về ghi nhãn hàng hóa, ghi nhãn sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại Việt Nam và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì."
] | [
"Điều 1 Thông tư 37/2013/TT-BCT nhập khẩu thuốc lá điếu xì gà mới nhất\nPhạm vi điều chỉnh\n1. Thông tư này quy định hoạt động nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà.\n2. Thông tư này không áp dụng đối với:\na) Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà để kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế;\nb) Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà làm hàng mẫu để nghiên cứu, sản xuất thử và tạm nhập, tái xuất để làm hàng mẫu tham dự hội chợ, triển lãm; thuốc lá điếu, xì gà của cá nhân nhập cảnh trong mức tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ;\nc) Các hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; kinh doanh chuyển khẩu và quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.",
"Điều 7 Thông tư 42/2013/TT-BCT quản lý kiểm soát tiền chất công nghiệp\nKinh doanh tiền chất công nghiệp\nTổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP. Trong quá trình kinh doanh, tổ chức, cá nhân phải xuất trình được các tài liệu, giấy tờ theo yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo các điều kiện kinh doanh hóa chất:\n1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về hóa chất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.\n2. Chứng chỉ hoặc giấy tờ chứng minh các đối tượng trực tiếp tiếp xúc với tiền chất tại cơ sở kinh doanh gồm người phụ trách, người bán hàng, giao hàng, thủ kho đã được đào tạo về an toàn hóa chất.\n3. Địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữ được chất lượng tiền chất công nghiệp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Kho tồn trữ, bảo quản tiền chất hoặc khu vực tồn trữ, bảo quản tiền chất phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn và có các cảnh báo cần thiết tại nơi tồn trữ, bảo quản theo quy định của Luật Hóa chất và Thông tư này.\n4. Cơ sở kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.\n5. Tiền chất công nghiệp phải có đầy đủ nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Chứng từ, hóa đơn mua bán tiền chất phải chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp các loại tiền chất. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu tiền chất từ nước ngoài vào Việt Nam thì phải có một trong các tài liệu liên quan đến mua bán tiền chất như: Hợp đồng; thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hóa đơn thương mại.\n6. Sổ theo dõi tiền chất công nghiệp không được ghi chung với hàng hóa khác. Sổ theo dõi tiền chất gồm các thông tin: Tên đầy đủ của khách hàng; địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại; số fax; tên tiền chất; số lượng mua hoặc bán; số lượng tồn kho; mục đích sử dụng.\n7. Có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc có xác nhận của bên mua, bên bán theo quy định của Luật Hóa chất đối với tiền chất công nghiệp là Sulfuric acid và Hydrochloric acid. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc phải được lưu giữ tại bên bán, bên mua ít nhất 5 (năm) năm và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.",
"Điều 9 Thông tư 37/2013/TT-BCT nhập khẩu thuốc lá điếu xì gà mới nhất\nĐăng ký nhập khẩu theo chế độ cấp phép tự động\n1. Trước khi làm thủ tục nhập khẩu, thương nhân gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà theo chế độ tự động về Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương (54 Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội). Hồ sơ bao gồm:\na) Đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà: 2 (hai) bản theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Hợp đồng nhập khẩu: 1 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);\nc) Hóa đơn thương mại: 1 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);\nd) Vận đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 1 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).\n2. Trong vòng 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân theo quy định tại khoản 1, Điều 9 của Thông tư này, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tiến hành xác nhận Đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ hoặc trường hợp không xác nhận, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương có văn bản thông báo cho thương nhân bổ sung hồ sơ hoặc nêu rõ lý do.\n3. Thời hạn hiệu lực thực hiện của Đơn đăng ký nhập khẩu tự động do Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương xác nhận là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày Đơn được xác nhận.",
"Điều 20 Nghị định 119/2007/NĐ-CP sản xuất kinh doanh thuốc lá\nQuản lý chuyên ngành giấy cuốn điếu thuốc lá\n1. Các doanh nghiệp sản xuất giấy cuốn điếu thuốc lá trong nước chỉ được bán sản phẩm cho những doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc xuất khẩu.\n2. Chỉ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được mua giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất phù hợp với sản lượng được phép sản xuất và không được bán lại cho các tổ chức, cá nhân không có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.\n3. Doanh nghiệp nhập khẩu giấy cuốn điếu thuốc lá phải đáp ứng các điều kiện sau:\na) Có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;\nb) Số lượng giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu phải phù hợp với sản lượng sản phẩm thuốc lá được phép sản xuất của doanh nghiệp;\nc) Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp.\n4. Việc đầu tư sản xuất giấy cuốn điếu thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt.\n",
"Điều 6 Nghị định 149/2003/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt\nThuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đây:\nBIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT\n\nTT\n\nHàng hoá, dịch vụ\n\nThuế suất\n(%)\n\nI\n\nHàng hoá\n\n1\n\nThuốc lá điếu, xì gà\n\na) Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu, xì gà\n\n65\n\nb) Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sản xuất trong nước\n\n45\n\nc) Thuốc lá điếu không đầu lọc\n\n25\n\n2.\n\nRượu\n\na) Rượu từ 40 độ trở lên\n\n75\n\nb) Rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ\n\n30\n\nc) Rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả\n\n20\n\nd) Rượu thuốc\n\n15\n\n3.\n\nBia\n\na) Bia chai, bia hộp, bia tươi\n\n75\n\nb) Bia hơi\n\n30\n\n4.\n\nÔ tô\n\na) Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống\n\n80\n\nb) Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi\n\n50\n\nc) Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi\n\n25\n\n5.\n\nXăng các loại, nap-ta (naptha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác dùng để pha chế xăng\n\n10\n\n6.\n\nĐiều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống\n\n15\n\n7.\n\nBài lá\n\n40\n\n8.\n\nVàng mã, hàng mã\n\n70\n\nII.\n\nDịch vụ\n\n1.\n\nKinh doanh vũ trường, mát-xa, (Massage), ka-ra-ô-kê (Karaoke)\n\n30\n\n2.\n\nKinh doanh ca-si-nô (canino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot)\n\n25\n\n3.\n\nKinh doanh giải trí có đặt cược\n\n25\n\n4.\n\nKinh doanh gôn (golf); bán thẻ hội viên, vé chơi gôn\n\n10\n\n5.\n\nKinh doanh xổ số\n\n15\n\nQuy định cụ thể việc áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số hàng hóa, dịch vụ như sau:\n1. Đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt không phân biệt hàng hóa nhập khẩu hay hàng hóa sản xuất trong nước.\n2. Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu là loại thuốc lá điếu sử dụng số lượng nguyên liệu sợi thuốc nhập khẩu từ 51% trở lên so với tổng số nguyên liệu sợi thuốc dùng cho sản xuất sản phẩm đó.\n3. Mặt hàng rượu thuốc không phân biệt theo độ cồn. Cơ sở sản xuất rượu thuốc phải có giấy phép sản xuất rượu thuốc và giấy chứng nhận đăng ký tên, mác nhãn, chất lượng sản phẩm rượu thuốc do cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp. Đối với rượu thuốc nhập khẩu phải được cơ quan Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền xác định là rượu thuốc. Nếu không có đủ những giấy tờ quy định trên đây thì cơ sở sản xuất, kinh doanh phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo thuế suất của loại rượu có độ cồn tương ứng.\n4. Hàng mã thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không bao gồm loại hàng mã là đồ chơi trẻ em và các loại hàng mã dùng để trang trí.\n5. Các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc nhóm \"xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng\" do Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan quy định cụ thể.\n",
"Điều 8 Thông tư 04/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP mua bán hàng hóa quốc tế\nNhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà\n1. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà để tiêu thụ ở thị trường trong nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà.\n2. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà để bán trong cửa hàng miễn thuế thực hiện theo Thông tư số 02/2010/TT-BCT ngày 14 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu thuốc lá phục vụ kinh doanh bán hàng miễn thuế và Thông tư số 10/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu theo Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương."
] |
Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp nào? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 1 Điều 52 Luật quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14 mới nhất\nCơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:\na) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;\nb) Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;\nc) Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;\nd) Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;\nđ) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;\ne) Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;\ng) Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;\nh) Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật."
] | [
"Khoản 1 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14 mới nhất\nThuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.",
"Khoản 1 Điều 9 Luật quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14 mới nhất\nCơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.",
"Khoản 2 Điều 52 Luật quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14 mới nhất\nCơ quan hải quan căn cứ hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế; cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; hồ sơ khai báo hải quan; tài liệu và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ấn định số tiền thuế phải nộp.",
"Khoản 4 Điều 52 Luật quản lý thuế 2006 số 78/2006/QH11\nCơ quan quản lý thuế phải thông báo bằng văn bản về việc cho phép gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế biết trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.\nTrường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ. Người nộp thuế phải hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của cơ quan quản lý thuế; nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì không được gia hạn nộp thuế theo quy định tại khoản này.",
"Khoản 1 Điều 127 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nCông văn yêu cầu hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:\na) Số tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan);\nb) Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu hoàn;\nc) Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.",
"Khoản 1 Điều 119 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nTrường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khu phi thuế quan), gia công ở nước ngoài; hoặc trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu:\na) Công văn yêu cầu hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:\na.1) Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa xuất khẩu; số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế;\na.2) Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn;\na.3) Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng;\na.4) Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 53 Thông tư này.\nb) Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.",
"Khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu mới nhất\nThủ tục miễn thuế:\na) Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuế gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.\nb) Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định.\nTrường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.\nc) Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.\nTrường hợp thông báo Danh mục bằng giấy, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật và trừ lùi số lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.\nTrường hợp nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, phải nhập khẩu làm nhiều chuyến để lắp ráp thành tổ hợp, thành dây chuyền hoàn chỉnh, không thể thực hiện trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu thì trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổng hợp các tờ khai đã nhập khẩu và quyết toán với cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.",
"Khoản 1 Điều 131 Thông tư 79/2009/TT-BTC thủ tục hải quan kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất thuế nhập khẩu quản lý thuế hàng hoá xuất nhập khẩu\nNgười nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế (không thu thuế) của các trường hợp thuộc Điều 116, 119, 120, 121 Thông tư này cho cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền hoàn thuế chậm nhất là trong thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế nhập khẩu hoặc chậm nhất là trong thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế xuất khẩu."
] |
Thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan là bao nhiêu năm? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nNgười khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ:\na) Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này;\nb) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;\nc) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;\nd) Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;\nđ) Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 32, 79 và 80 của Luật này;\ne) Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;\ng) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan."
] | [
"Khoản 4 Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan hướng dẫn Luật Hải quan\nThủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu:\na) Đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu:\n- Người khai hải quan: có đơn đề nghị chuyển cửa khẩu gửi Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu; nộp hồ sơ hải quan theo quy định; luân chuyển hồ sơ giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập với Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu; bảo đảm nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan, niêm phong của hãng vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu;\n- Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu: tiếp nhận hồ sơ; đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu; ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin chuyển cửa khẩu. Niêm phong hồ sơ hải quan theo quy định giao người khai hải quan chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập để làm thủ tục chuyển cửa khẩu cho lô hàng từ cửa khẩu nhập về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; tiếp nhận hàng hoá được chuyển đến từ cửa khẩu nhập; đối chiếu hàng hoá với biên bản bàn giao và xác nhận vào biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập lập; làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hoá theo đúng quy định; thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập biết kết quả kiểm tra về các thông tin về hàng hoá đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập lưu ý;\n- Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập: kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hoá; lập biên bản bàn giao và giao hàng hoá cho người khai hải quan chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; niêm phong hàng hoá thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này; thông báo cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu những thông tin cần lưu ý về hàng hoá.\nb) Đối với hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu:\n- Người khai hải quan: nộp hồ sơ hải quan theo quy định tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu; đưa hàng hoá đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu để cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá (đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế); luân chuyển hồ sơ giữa Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu với Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất; đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan (nếu có) trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá đến cửa khẩu xuất;\n- Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu: làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu theo đúng quy định; lập biên bản bàn giao, giao hàng hoá và hồ sơ hải quan cho người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất;\n- Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất: tiếp nhận hàng hoá; đối chiếu hàng hoá với biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chuyển đến; giám sát hàng hoá cho đến khi hàng hoá được xuất khẩu.",
"Khoản 1 Điều 2 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nTổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.",
"Khoản 3 Điều 2 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 mới nhất\nCơ quan hải quan, công chức hải quan.",
"Khoản 1 Điều 8 Nghị định 169/2016/NĐ-CP xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam mới nhất\nĐối với hàng hóa bị lưu giữ trong trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này được người vận chuyển mang bán đấu giá phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa theo quy định có liên quan của pháp luật. Ngoài hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định, người vận chuyển phải nộp kèm các giấy tờ sau đây cho cơ quan hải quan:\na) Văn bản đề nghị làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa đối với hàng hóa bị lưu giữ;\nb) Bằng chứng liên quan đến việc thông báo theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này (bản chính).",
"Khoản 3 Điều 11 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất\nPhạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật hải quan;\nb) Cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 2 Điều 129 Thông tư 38/2015/TT-BTC thủ tục hải quan thuế xuất khẩu nhập khẩu quản lý thuế hàng xuất nhập khẩu mới nhất\nThời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (áp dụng đối với cả các trường hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%):\na) Người nộp thuế tự quyết định thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp đã nộp đủ các loại thuế theo quy định;\nb) Thời hạn nộp hồ sơ không thu thuế:\nb.1) Đối với hồ sơ không thu thuế nhập khẩu:\nb.1.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người nộp thuế nộp hồ sơ không thu thuế nhập khẩu tương ứng với các tờ khai hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.\nNgười nộp thuế tự quyết định việc nộp hồ sơ không thu thuế nhập khẩu một lần cùng với báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 60 Thông tư này hoặc nhiều lần trong thời hạn quy định trên;\nb.1.2) Đối với các trường hợp khác: Thời hạn nộp hồ sơ không thu thuế nhập khẩu chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu cuối cùng.\nb.2) Đối với hồ sơ không thu thuế xuất khẩu:\nThời hạn nộp hồ sơ không thu thuế xuất khẩu chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu cuối cùng.\nc) Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ không thu thuế quá thời hạn nêu trên thì bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành. Việc thu nộp thuế, tiền chậm nộp và cưỡng chế thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế;\nd) Xử lý thuế trong trường hợp không xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế:\nd.1) Người nộp thuế chưa phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng của số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu còn tồn kho, chưa đưa vào sản xuất hoặc đã sản xuất sản phẩm nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 59 Thông tư này.\nTrường hợp đã nộp thuế giá trị gia tăng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì khi thực tế xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, người nộp thuế được hoàn lại tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có) theo hướng dẫn tại Điều 49 Thông tư này;\nd.2) Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất: Người nộp thuế phải kê khai nộp đủ các loại thuế theo quy định và tiền chậm nộp (nếu có) kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.\nTrường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.\nđ) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, đã nộp hồ sơ không thu thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế và chưa bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại pháp luật về quản lý thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:\nđ.1) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất xuất khẩu:\nđ.1.1) Toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu, sản phẩm đã thực xuất khẩu trong thời hạn 275 ngày hoặc dài hơn 275 ngày (đối với trường hợp được gia hạn thời hạn nộp thuế) và đã nộp đủ thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư dôi dư (nếu có) trong thời hạn 275 ngày hoặc dài hơn 275 ngày (đối với trường hợp được gia hạn thời hạn nộp thuế);\nđ.1.2) Người nộp thuế chỉ còn nợ tiền thuế của số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải quan.\nđ.2) Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất:\nđ.2.1) Đã tái xuất hết hoặc đã tái xuất một phần và đã nộp đủ thuế đối với lượng hàng hóa chưa tái xuất trong thời hạn nộp thuế theo quy định;\nđ.2.2) Người nộp thuế chỉ còn nợ tiền thuế của hàng hóa đã tái xuất chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải quan.\nđ.3) Người nộp thuế đã nộp đủ hồ sơ chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải quan đúng thời hạn qui định tại điểm b khoản 2 Điều này cho cơ quan hải quan."
] |
Hàng hóa nào được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trước thông quan? | xuat-nhap-khau | [
"Điều 22 Nghị định 85/2019/NĐ-CP thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia ASEAN mới nhất\nCác trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan\n1. Các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\n2. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các trường hợp sau:\na) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;\nb) Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định của pháp luật phục vụ cho công tác và sinh hoạt của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao;\nc) Hành lý của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;\nd) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.\n3. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với các trường hợp sau:\na) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;\nb) Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế;\nc) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.\n4. Các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có cảnh báo về an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia hoặc có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan."
] | [
"Điều 22 Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo mới nhất\nXử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo\n1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:\na) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật;\nb) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo dẫn đến việc người tố cáo bị trả thù, trù dập.\n2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:\na) Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo;\nb) Cố ý không thụ lý tố cáo, không ban hành kết luận nội dung tố cáo; không quyết định xử lý tố cáo theo thẩm quyền hoặc không kiến nghị người có thẩm quyền xử lý tố cáo.\n3. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:\na) Cố ý không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật gây mất ổn định, an ninh, trật tự xã hội;\nb) Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu, làm mất hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc; bao che cho người bị tố cáo gây mất ổn định, an ninh, trật tự xã hội;\nc) Không áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo thuộc thẩm quyền làm cho người tố cáo bị trả thù, trù dập dẫn đến thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc bị chết.",
"Điều 22 Nghị định 03/2019/NĐ-CP hoạt động viễn thám mới nhất\nKhai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám qua Trang thông tin hoặc Cổng thông tin điện tử\n1. Tổ chức, cá nhân khi khai thác thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám trên Trang thông tin hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, khai thác thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám từ cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám.\n2. Tổ chức, cá nhân được cấp quyền truy cập có trách nhiệm truy cập đúng địa chỉ, mã khóa; không được làm lộ địa chỉ, mã khóa truy cập đã được cấp.\n3. Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám có trách nhiệm:\na) Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện; có công cụ tìm kiếm thông tin, dữ liệu dễ sử dụng và cho kết quả đúng nội dung cần tìm kiếm;\nb) Bảo đảm khuôn dạng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.\n4. Trường hợp tạm ngừng cung cấp thông tin dữ liệu ảnh viễn thám, dịch vụ có liên quan trên môi trường mạng, cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám có trách nhiệm:\na) Thông báo công khai chậm nhất là 07 ngày làm việc trước khi chủ động tạm ngừng cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, dịch vụ có liên quan trên mạng để sửa chữa, khắc phục các sự cố hoặc nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng thông tin. Nội dung thông báo phải nêu rõ khoảng thời gian dự kiến phục hồi các hoạt động cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, dịch vụ có liên quan trên môi trường mạng, trừ trường hợp bất khả kháng;\nb) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự cố.",
"Điều 21 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định quản lý phân bón mới nhất\nHồ sơ, trình tự, nội dung và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu\n1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gồm:\na) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Bản chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo (ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng); hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).\n2. Trình tự kiểm tra và lấy mẫu như sau:\na) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan kiểm tra nhà nước quy định tại khoản 4 Điều này;\nb) Cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian 01 ngày làm việc.\nTrường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước xác nhận vào đơn đăng ký và tiến hành lấy mẫu theo quy định.\nTrường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.\nc) Lấy mẫu kiểm tra chất lượng.\nKiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mẫu phân bón. Mẫu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.\nThử nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng và yếu tố hạn chế của phân bón theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón. Trường hợp chỉ tiêu chất lượng chưa được chỉ định cho các phòng thử nghiệm trong nước thì cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón xem xét chấp thuận kết quả thử nghiệm chất lượng của nhà sản xuất.\nd) Thông báo kết quả kiểm tra.\nTrong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.\nPhân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.\n3. Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu\na) Chế độ miễn giảm kiểm tra được áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu. Khối lượng của mỗi lần nhập khẩu sau không được vượt quá tổng khối lượng của 3 lần nhập khẩu liên tiếp sử dụng làm căn cứ miễn giảm kiểm tra.\nb) Thời hạn miễn giảm kiểm tra là 12 tháng. Tần suất lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này đối với phân bón được áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra tối đa 20% trong vòng 01 năm do cơ quan kiểm tra lựa chọn ngẫu nhiên.\nc) Trong thời gian áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nhà nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều này. Cơ quan kiểm tra chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo tần suất quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.\nTrường hợp không lấy mẫu kiểm tra chất lượng, trong thời hạn 2 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.\nd) Hồ sơ và trình tự đề nghị miễn giảm kiểm tra theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.\nđ) Trong thời hạn áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường phát hiện không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón có văn bản thông báo ngừng áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra.\n4. Cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm đáp ứng quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP , Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền theo từng giai đoạn.",
"Điều 12 Nghị định 154/2005/NĐ-CP thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan hướng dẫn Luật Hải quan\nThông quan hàng hoá\n1. Cơ quan hải quan thông quan hàng hoá căn cứ vào:\na) Khai báo của người khai hải quan hoặc kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước, tổ chức giám định đối với trường hợp hàng hoá miễn kiểm tra thực tế;\nb) Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan đối với trường hợp hàng hoá được kiểm tra thực tế;\nc) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng;\nd) Kết quả giám định đối với hàng hóa có yêu cầu giám định;\nđ) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc diện chịu các loại thuế ở khâu nhập khẩu, hàng được miễn thuế, hàng gia công, hàng đặc biệt khác được thông quan ngay sau khi có xác nhận của cơ quan hải quan trên tờ khai về kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa;\ne) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện có thuế được thông quan sau khi người khai hải quan đã nộp thuế hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc được áp dụng thời gian nộp thuế quy định tại điểm c, d, đ khoản 1 Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.\n2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian chờ kết quả giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không, nếu chủ hàng có yêu cầu đưa hàng hoá về bảo quản thì Chi cục trưởng Hải quan chỉ chấp nhận trong trường hợp đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan.\n3. Các trường hợp thông quan có điều kiện:\na) Trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 25 Luật Hải quan;\nb) Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích, phân loại hàng hoá để xác định chính xác số thuế phải nộp được thông quan theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Hải quan.",
"Điều 19 Nghị định 27-HĐBT thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá\n-\nCăn cứ để kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc các quy định khác về chất lượng ghi trong hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu.\nUỷ ban Khoa học Nhà nước quy định thủ tục kiểm tra Nhà nước và thủ tục cấp giấy xác nhận chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.\nHàng hoá đã được chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam được miễn kiểm tra Nhà nước khi xuất khẩu, nhập khẩu.\nHàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo bất kỳ phương thức nào đã được kiểm tra Nhà nước về chất lượng và có giấy xác nhận chất lượng của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hoặc của cơ quan được uỷ quyền mới được cơ quan Hải quan làm thủ tục qua cửa khẩu."
] |
Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên về thủ tục hải quan gồm những giấy tờ gì? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 1 Điều 11 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nHồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên gồm:\na) Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;\nb) Báo cáo tình hình, thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;\nc) Báo cáo chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán trong 02 năm gần nhất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;\nd) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 năm gần nhất: 01 bản chụp;\nđ) Báo cáo kiểm toán trong 02 năm gần nhất: 01 bản chụp;\ne) Bản kết luận thanh tra trong 02 năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp;\ng) Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chụp;\nh) Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp."
] | [
"Khoản 1 Điều 11 Thông tư 08/2017/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 38/2015/NĐ-CP quản lý chất thải rắn xây dựng\nĐối với công trình xây dựng (không bao gồm nhà ở), chủ nguồn thải có trách nhiệm sau đây:\na) Lập kế hoạch quản lý CTRXD theo mẫu tại Phụ lục 1 trình chủ đầu tư chấp thuận (nếu là nhà thầu chính) trước khi triển khai thi công xây dựng; hướng dẫn các nhà thầu phụ (nếu có) thực hiện quản lý CTRXD theo kế hoạch quản lý CTRXD;\nb) Thực hiện việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRXD phát sinh trên công trường xây dựng theo kế hoạch quản lý CTRXD;\nc) Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về xây dựng để hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý CTRXD trong công trình xây dựng. Ghi chép nhật ký, lưu giữ chứng từ ghi khối lượng, thành phần CTRXD được thu gom, vận chuyển đến cơ sở xử lý;\nd) Ký hợp đồng với chủ thu gom, vận chuyển và chủ xử lý CTRXD để vận chuyển, xử lý CTRXD hoặc tự xử lý CTRXD tại nơi phát sinh tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải;\nđ) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý CTRXD với chủ đầu tư (nếu là nhà thầu chính);\ne) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.",
"Khoản 1 Điều 11 Nghị định 08/2000/NĐ-CP đăng ký giao dịch bảo đảm\nBên bảo đảm và bên nhận bảo đảm :\na) Trường hợp là cá nhân : họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân (nếu có), địa chỉ, số điện thoại hoặc số fax (nếu có);\nb) Trường hợp là tổ chức : tên, loại hình, số đăng ký kinh doanh (nếu có), địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ trụ sở của chi nhánh, nếu bên yêu cầu đăng ký là chi nhánh, số điện thoại hoặc số fax (nếu có).",
"Khoản 2 Điều 59 Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử\nTrình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký và xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên:\nTổng cục Hải quan thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký và xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên theo trình tự:\n2.1. Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp không chấp nhận có văn bản trả lời nêu rõ lý do;\n2.Trong thời hạn 30 ngày doanh nghiệp ưu tiên có trách nhiệm cung cấp các thông tin để chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 58 Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp ưu tiên không chuẩn bị đủ thông tin trong thời gian yêu cầu thì phải có văn bản đề nghị, Tổng cục Hải quan xem xét gia hạn thời hạn bổ sung thông tin thêm 30 ngày.\nNếu doanh nghiệp ưu tiên không cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu hoặc không làm rõ được các thông tin cần cung cấp hoặc từ chối cung cấp thông tin thì Tổng cục hải quan sẽ có văn bản thông báo từ chối việc xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên;",
"Khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh mới nhất\nĐiều kiện về mức độ sử dụng thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS:\nDoanh nghiệp thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS phải đảm bảo lượng tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS tối thiểu bằng 60% tổng số tờ khai quá cảnh qua các nước ASEAN mà doanh nghiệp thực hiện trong 01 năm tính đến thời điểm doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.",
"Khoản 2 Điều 38 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế mới nhất\nThỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên\na) Bộ trưởng Bộ Tài chính ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.\nb) Doanh nghiệp ưu tiên của nước có ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam được áp dụng các biện pháp ưu tiên về thủ tục hải quan, thủ tục thuế theo thỏa thuận đã ký. Danh sách các doanh nghiệp ưu tiên của nước đối tác được hưởng chế độ ưu tiên được quy định cụ thể tại thỏa thuận."
] |
Doanh nghiệp chưa thực hiện đúng trách nhiệm bị tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên bao nhiêu ngày? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 3 Điều 11 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan mới nhất\nTạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên: Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan khi đã được cơ quan hải quan thông báo thì cơ quan hải quan tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong thời hạn 60 ngày."
] | [
"Khoản 11 Điều 3 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp\nSố hóa hồ sơ là việc quét dữ liệu có sẵn trên giấy nhằm chuyển dữ liệu dạng văn bản giấy sang dạng văn bản điện tử.",
"Khoản 3 Điều 11 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường mới nhất\nViệc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải bảo đảm không gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường, cản trở dòng chảy; trả lại đất đúng với trạng thái mặt đất theo yêu cầu của cơ quan giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.",
"Khoản 3 Điều 11 Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi\nHình thức xử phạt bổ sung:\na) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này;\nb) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;\nc) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đối với vi phạm sản xuất loại hàng giả quy định tại Khoản 2 Điều này.",
"Khoản 1 Điều 11 Nghị định 08/2005/NĐ-CP quy hoạch xây dựng\nĐối với quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh hoặc các vùng phải lập quy hoạch xây dựng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ:\na) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng vùng trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;\nb) Bộ Xây dựng thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng vùng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.",
"Khoản 5 Điều 14 Thông tư 63/2011/TT-BTC quy định áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên\nNếu doanh nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện về doanh nghiệp ưu tiên thì Tổng cục Hải quan ra quyết định đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.",
"Khoản 5 Điều 7 Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế sửa đổi 2012\nThời hạn, thẩm quyền công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, quản lý doanh nghiệp ưu tiên:\na) Thời hạn áp dụng biện pháp ưu tiên lần đầu là 3 năm;\nb) Thời gian gia hạn là từ 3 năm đến 5 năm;\nc) Thời hạn tạm đình chỉ biện pháp ưu tiên là từ 2 tháng đến 6 tháng;\nd) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, quản lý doanh nghiệp ưu tiên.",
"Khoản 4 Điều 7 Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế sửa đổi 2012\nTạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng biện pháp ưu tiên:\na) Doanh nghiệp đã được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên bị tạm đình chỉ áp dụng biện pháp ưu tiên trong trường hợp vi phạm 01 (một) trong các tiêu chí quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.\nb) Doanh nghiệp bị đình chỉ áp dụng biện pháp ưu tiên trong các trường hợp sau:\n- Hết thời hạn tạm đình chỉ áp dụng biện pháp ưu tiên quy định tại điểm a khoản này mà doanh nghiệp không khắc phục được các vi phạm;\n- Doanh nghiệp có văn bản đề nghị không thực hiện biện pháp ưu tiên đã được công nhận;\n- Hết thời hạn được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên mà không có văn bản đề nghị gia hạn.",
"Khoản 1 Điều 10 Thông tư 86/2013/TT-BTC chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan\nTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền quyết định việc công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên."
] |
Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan bao gồm những gì? | xuat-nhap-khau | [
"Khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2015/TT-BTC chế độ ưu tiên trong thủ tục hải quan mới nhất\n1. Quản lý, theo dõi, đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật thuế của doanh nghiệp ưu tiên. Tổng cục Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ khi doanh nghiệp có yêu cầu.\n2. Hàng năm thu thập thông tin về việc tuân thủ pháp luật thuế, pháp luật hải quan của doanh nghiệp từ Cục Thuế; Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và nơi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.\n3. Kiểm tra việc duy trì các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên đối với các doanh nghiệp ưu tiên, các dự án đầu tư trọng điểm đã được công nhận và áp dụng chế độ ưu tiên khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động.\n4. Áp dụng các chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư này cho các doanh nghiệp ưu tiên.\n5. Thông báo và cập nhật danh sách doanh nghiệp ưu tiên và phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi để thực hiện chế độ ưu tiên cho doanh nghiệp.”.\nSửa đổi\nkhoản 3, bổ sung khoản 7 Điều 26 như sau:\n“3. Trong thời gian 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp nộp cho Tổng cục Hải quan báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của năm trước.”.\n“7. Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kế toán của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.”."
] | [
"Khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2015/TT-BTC chế độ ưu tiên trong thủ tục hải quan mới nhất\nThông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2019.",
"Khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2015/TT-BTC chế độ ưu tiên trong thủ tục hải quan mới nhất\nBỏ cụm từ “phải được thực hiện bằng máy soi” tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.",
"Khoản 2 Điều 27 Thông tư 86/2013/TT-BTC chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan\nNhững doanh nghiệp ưu tiên đang được áp dụng theo Thông tư 63/2011/TT-BTC ngày 13/05/2011 và Thông tư số 105/2011/TT-BTC ngày 12/07/2011 của Bộ Tài chính được tiếp tục áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư này. Việc đánh giá lại, gia hạn đối với những doanh nghiệp này thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp ưu tiên có yêu cầu chuyển đổi loại doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Điều 2 Thông tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét quyết định, thủ tục thẩm định quy định tại Thông tư này",
"Khoản 3 Điều 59 Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử\nTổng cục Hải quan và những doanh nghiệp đã đáp ứng các điều kiện trên thống nhất ký kết biên bản ghi nhớ trong đó quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được ưu tiên trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp. Biên bản ghi nhớ giữa Tổng cục Hải quan với doanh nghiệp là cơ sở để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá của doanh nghiệp ưu tiên.",
"Khoản 3 Điều 1 Thông tư 63/2011/TT-BTC quy định áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên\nDoanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp ưu tiên) được hưởng chế độ ưu tiên quy định tại Thông tư này ở tất cả các đơn vị hải quan trong toàn quốc, cả trong giai đoạn làm thủ tục thông quan hàng hóa và giai đoạn kiểm tra sau thông quan."
] |