type
stringclasses
1 value
url
stringlengths
45
244
title
stringlengths
10
211
image_url
sequencelengths
0
20
detail_url
sequencelengths
0
20
content
sequencelengths
1
51
__index_level_0__
int64
34
429
ethnic_data
https://nhandan.vn/vu-dieu-xo-dang-post791520.html
Vũ điệu Xơ Đăng
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_01_11/vu-dieu-xo-dang2-5652.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pgazsmztzsao/2024_01_11/vu-dieu-xo-dang3-2730.jpg.webp" ]
[ "Giữa núi rừng Tây Nguyên, những vũ điệu Xơ Ðăng luôn cuốn hút và say đắm lòng người.", "Lễ hội là dịp để người Xơ Ðăng thể hiện tài nghệ sáng tạo cây nêu." ]
[ "Ðồng bào Xơ Ðăng dâng các lễ vật gồm: Ðầu heo, thịt gà, thịt chuột, rượu cần, cơm lam để tạ ơn trời đất, thần linh và cầu xin trong năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy đàn, dân làng ấm no, mạnh khỏe... ", "Lễ hội còn là dịp để người Xơ Ðăng thể hiện tài nghệ sáng tạo cây nêu, diễn tấu cồng chiêng; phụ nữ Xơ Ðăng thể hiện những vũ điệu truyền thống nhịp nhàng, uyển chuyển trong tiếng trống, tiếng chiêng ngân vang, say đắm. Thông qua lễ hội, đồng bào Xơ Ðăng ở buôn H’rinh giáo dục và nhắc nhở con cháu luôn gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình." ]
251
ethnic_data
https://nhandan.vn/le-mung-nha-rong-moi-cua-nguoi-ha-lang-post800823.html
Lễ mừng nhà rông mới của người Hà Lăng
[]
[]
[ "Việc di dời, tháo dỡ nhà rông cũ cũng phải tuân thủ những quy định chung của làng. Việc đầu tiên là thông báo và khấn xin thần linh cho dân làng được mang ghè thiêng (Xêm Bơ Jay) đi cất ở nơi khác, sau đó mới tiến hành tháo dỡ nhà. Vị trí làm nhà rông phải bảo đảm các yếu tố cao, rộng, thoáng mát và có thể nhìn thấy từ xa. Nhiều người hay dùng hình ảnh ngôi nhà rông ở giữa làng với hàng chục nóc nhà vây quanh như gà mẹ chăm đàn gà con, thể hiện sự quây quần, đầm ấm, gắn kết cộng đồng.", "Trước khi làm lễ mừng nhà rông mới, già làng tập hợp dân làng thông báo thời gian tổ chức lễ hội, đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng người, từng gia đình. Những người uy tín được phân công chọn mua vật hiến sinh. Thông thường, trâu hiến sinh phải là trâu đực, mầu đen. Nếu trong quá trình làm nhà rông mà bị sét đánh thì bắt buộc phải chọn trâu trắng, dê trắng, gà trắng để cúng tế. Việc chuẩn bị cho lễ hội được gấp rút hoàn tất, thanh niên trai tráng vào rừng chặt le, lấy dây mây, phụ nữ gùi củi, lấy nước, hái rau rừng mang lên nhà rông. ", "Quan trọng hơn cả là tìm cây để làm cây nêu, theo quan niệm của người Tây Nguyên nói chung, người Hà Lăng nói riêng, cây nêu càng cao, càng đẹp thì thần linh càng hài lòng và mùa màng năm đó sẽ bội thu, cuộc sống sẽ ấm no. Sau khi cây nêu được dựng lên, dân làng tập trung lên nhà rông cùng nhau đánh chiêng và múa chiêu. Bài chiêng lễ Juôr hòa cùng điệu múa chiêu uyển chuyển của những cô gái làm cho không khí của ngày lễ vừa linh thiêng nhưng cũng không kém phần náo nhiệt. Kết thúc bài chiêng, dân làng đồng thanh hô to “Ve Vu”, ngụ ý thông báo cho thần linh biết mọi công đoạn chuẩn bị đã xong.", "Ðội cồng chiêng di chuyển xuống sân nhà rông, nơi cột vật hiến sinh. Lúc này họ đánh bài chiêng Tuôn Tap cầu khấn thần linh phù hộ cho dân làng, cho mọi công việc được diễn ra thuận lợi và trọn vẹn. Sau khi đánh xong bài Tuôn Tap, khách phương xa hoặc khách làng bên có thể vào sân nhà rông, cùng nhau uống rượu, vui chơi và thức cùng dân làng. Khoảng 10 giờ tối, đội cồng chiêng di chuyển từ nhà rông đến từng gia đình, sau đó đánh chiêng vòng quanh nhà. Chủ nhà đáp lễ bằng một ghè rượu và một con gà. Nghi thức này ngầm khẳng định, hộ nào cũng tham gia hiến tế con trâu. Sau đó, đoàn cồng chiêng quay lại nhà rông, tiếp tục ăn uống đến sáng. Trong không gian của lễ hội, một người thổi sáo Vông, một người hát, nội dung bài hát cầu xin thần linh phù hộ cho nhà rông được bền vững.", "Sáng hôm sau, khi làm nghi thức hiến sinh, già làng khấn: “Dân làng đã cúng tế con trâu, con dê cho thần cây rồi, từ nay về sau thần cây đừng hờn giận, đừng trách mà làm cho dân làng đau ốm. Xin cho dân làng được mạnh khỏe, nhà rông bền vững”. Cùng lúc đó, đội cồng chiêng đánh bài Bơ Juôr - pơ hum yang, nghĩa là tắm cho Yàng. Sau nghi thức thiêng của già làng, các chủ hộ sẽ thực hiện những nghi thức tương tự để khấn xin thần linh phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, mọi chuyện an lành, mùa màng bội thu.", "Già làng uống cang rượu đầu tiên, sau đó ông mời mọi người cùng đến uống rượu thiêng với ý nguyện thần linh sẽ đem lại sức khỏe và may mắn. Trong ngày này, mọi công việc tạm gác lại nhường chỗ cho những cuộc vui bên những ché rượu cần mang hương vị nồng nàn của men lá rừng, những món ăn giản dị, mộc mạc và trên hết là tinh thần gắn kết, cộng cảm của cả cộng đồng. Vòng xoang cứ nhịp nhàng theo tiếng cồng, tiếng trống, cùng với điệu múa chiêu nhịp nhàng của những cô gái trong những trang phục sặc sỡ càng làm cho không khí của lễ hội thêm phần náo nhiệt." ]
252
ethnic_data
https://nhandan.vn/mo-muong-tren-hanh-trinh-tro-thanh-di-san-cua-the-gioi-post735075.html
Mo Mường trên hành trình trở thành di sản của thế giới
[]
[]
[ "Hội thảo quốc tế “Mo Mường và những hình thức nghi lễ tín ngưỡng tương đồng trên thế giới” vừa được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình phối hợp Viện Âm nhạc (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) cùng các đơn vị liên quan tổ chức tại Hòa Bình; góp phần bổ sung đầy đủ, dày dặn hơn những thông tin khoa học về Mo Mường, đồng thời mang đến cơ hội để cộng đồng nắm giữ di sản được trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng bộ hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO công nhận Mo Mường là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. ", "Mo Mường là loại hình tín ngưỡng dân gian được tạo nên bởi ba thành tố chính: Môi trường diễn xướng, lời Mo và nghệ nhân Mo. Theo TS Ðỗ Quang Trọng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và TS Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hóa tỉnh Thanh Hóa: Nói đến Mo Mường là nói đến những nghi lễ dân gian có tính thiêng được sử dụng trong tang lễ hay nghi lễ cầu cho mọi điều tốt lành của người Mường. Mo gắn liền với vòng đời của con người, từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời, ông Mo cầu cho trẻ hay ăn, chóng lớn. Tuổi trưởng thành, khi đau yếu, Mo làm vía giải hạn, trừ tà ma. ", "Vai trò của ông Mo còn thể hiện qua đám cưới, trong lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu hay lễ mừng nhà mới, lễ mát nhà, cầu sức khỏe, bình an… Khi nhắm mắt xuôi tay về với Mường Trời, ông Mo đóng vai trò là cầu nối tiễn hồn người chết sang thế giới bên kia. ", "Bàn về những giá trị đặc biệt của Mo Mường, Nhà nghiên cứu, Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Nợi cho rằng: Giá trị đầu tiên nổi bật là tính sử thi gắn liền những nội dung liên quan lịch sử dân tộc và nhân loại, từ chuyện đẻ đất, đẻ nước, đẻ người, lúc còn ăn lông ở lỗ đến khi tìm ra lửa, tơ tằm, lúa gạo, làm nhà, có gia đình, biết chế tạo công cụ đồng làm nồi xanh, xây cung điện… ", "Bên cạnh đó là giá trị về tâm linh, phong tục. Người Mường quan niệm chết không phải là hết. Sang cõi Mường Ma tối tăm ban đầu còn lạ lẫm, linh hồn cần ông Mo dẫn dắt chỉ bảo mới biết ăn uống, nhận biết anh em họ hàng, nhận ruộng nương, nhà cửa, thuộc đường đi lối về phù hộ độ trì cho con cháu. Qua ông Mo, người mất dặn con cháu phải biết sống nhân đạo, thương yêu, quý trọng mọi người; anh chị em trong nhà luôn phải biết nhường nhịn, cảm thông, tha thứ… ", "Ngoài ra, Mo Mường còn dạy con người về giá trị của lao động sáng tạo và hàm chứa nhiều giá trị khác về tư tưởng triết học, nghệ thuật biểu diễn, ngôn ngữ thể hiện…", "Nhằm tìm kiếm những cứ liệu so sánh quan trọng để khẳng định sự đa dạng văn hóa cũng như những đặc trưng riêng vốn có của Mo Mường, tại hội thảo, nhiều học giả, chuyên gia nghiên cứu quốc tế đã cung cấp thông tin về các hình thức nghi lễ tín ngưỡng tương đồng với Mo Mường ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan… ", "Theo GS, TS Kim Hyong Keun, Viện Nghiên cứu Thông tin Di sản phi vật thể, Ðại học Jeonbuk, Hàn Quốc: Nhiều nghi lễ về cái chết vẫn còn tồn tại trên thế giới và chúng có nhiều điểm chung về chức năng xã hội, mặc dù cách thể hiện của các nghi lễ có khác nhau. Nghi thức tang ma ở Hàn Quốc và Mo Mường ở Việt Nam cũng vậy. Tuy nhiên hiện nay, di sản văn hóa phi vật thể được quốc gia hoặc tỉnh công nhận ở Hàn Quốc chỉ tồn tại dưới dạng “đại diện” và không thật sự được thực hành rộng rãi. Vì vậy, Mo Mường còn lưu giữ được truyền thống là điều đáng quý, cần phải được gìn giữ. ", "GS, TS Wolfgang Mastnak, Ðại học Âm nhạc và Sân khấu Munich, Ðức cho rằng: “Từ góc độ đa văn hóa, nghi lễ Mo Mường phù hợp với nhiều tiêu chí của UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể như tương thích với quyền con người và sự tôn trọng văn hóa lẫn nhau, được chính chủ thể cộng đồng coi đó là một phần thiết yếu trong đời sống văn hóa của họ; là một di sản có sự đan xen gắn bó chặt chẽ giữa ý thức về bản sắc và trí nhớ của cộng đồng, bám rễ vào cộng đồng và tiếp tục được trao truyền, tái tạo. Về mặt này, Mo Mường cũng phản ánh sự đa dạng văn hóa trên toàn thế giới và minh chứng cho sự sáng tạo của con người”.", "Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, với những quy định mới và làn sóng du nhập văn hóa, Mo Mường đang đứng trước nhiều nguy cơ mai một, đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính tổng thể để bảo tồn, phát huy. ThS Bùi Kim Phúc (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình) cho biết: Từ những năm 1960 đến nay, tang lễ của người Mường chỉ còn thực hiện trong 48 giờ. Với thực tế đó, các nghệ nhân và toàn thể dân Mường đã giản lược đến 50% số nghi lễ, phần Mo kể chuyện chỉ còn lại hai câu chuyện có thời lượng ngắn, chủ yếu là: Ðẻ đất, đẻ trứng điếng và đẻ Tá Cần. Vì thế, theo ThS Bùi Kim Phúc, cần có chính sách đặc thù để phục hồi giá trị Mo Mường, khuyến khích nghệ nhân truyền dạy, khuyến khích thế hệ trẻ học nghề, học các bài Mo; quảng bá bằng nhiều hình thức để phổ biến rộng rãi các giá trị của Mo Mường. ", "ThS Vũ Thanh Lịch, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình và TS Nguyễn Thị Thanh Vân (Trường đại học Văn hóa Hà Nội) cho rằng: Cần phải có sự tham gia đồng bộ, tích cực từ các bên liên quan: chính quyền địa phương, các nhà quản lý văn hóa, cộng đồng sở hữu di sản, các nhà nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân liên quan trong bảo tồn, phát huy giá trị Mo Mường trong cộng đồng người Mường. ", "Cần làm ngay việc nghiên cứu, điều tra, thống kê và đánh giá thực trạng di sản Mo Mường ở các địa phương để có giải pháp quan tâm, đầu tư đúng hướng. Chỉ khi có sự tham gia bảo vệ của cộng đồng thì di sản mới sống đúng nghĩa, nên phải tăng cường tuyên truyền cho cộng đồng - chủ nhân sáng tạo, cũng là người đang hưởng lợi từ di sản Mo Mường hiểu về vai trò, ý nghĩa của Mo Mường trong đời sống cộng đồng cũng như vai trò chủ thể của họ trong các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản Mo Mường. ", "Nhà nước cần có cơ chế, chính sách động viên kịp thời các thầy Mo uy tín trong cộng đồng thông qua phong tặng Nghệ nhân Ưu tú, hỗ trợ về vật chất và tinh thần để các thầy có thêm động lực, tâm huyết gìn giữ vốn cổ của dân tộc và truyền lại đời sau. Bên cạnh đó, giải pháp cấp thiết là cần tư liệu hóa di sản Mo Mường; xây dựng mạng lưới Mo Mường trên toàn quốc nhằm đẩy mạnh hoạt động giao lưu, bảo tồn và quảng bá di sản… ", "Từ kinh nghiệm của mình, GS, TS Kim Hyong Keun khuyến nghị, để ghi danh Mo Mường vào danh sách di sản của UNESCO, cần tăng khả năng hiển thị của di sản, tức tăng mức độ nổi tiếng của một nền văn hóa đối với người dân bản địa và người nước ngoài. Ðể làm được như vậy, Mo Mường cần được dịch sang tiếng Anh. Ðiều này cũng giúp tăng hiệu quả quảng bá về loại hình di sản này nhiều nhất có thể trước khi đăng ký hồ sơ." ]
269
ethnic_data
https://nhandan.vn/hoa-binh-khat-vong-phat-trien-post744852.html
Hòa Bình khát vọng phát triển
[]
[]
[ "Bằng nhiều quyết tâm và nỗ lực, năm 2022 tỉnh Hòa Bình có 19/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết của Ðảng bộ tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm. Tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,03%; GRDP bình quân đầu người đạt 66,7 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 6.410 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Ðặc biệt, từ năm 2021 đến nay, lần lượt các loại nông sản: cam, bưởi, nhãn, mía của Hòa Bình đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU). Ðó là sự nỗ lực của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh suốt thời gian qua. ", "Các hoạt động kích cầu du lịch trong năm 2022 được đẩy mạnh, tổng khách du lịch hơn 3,1 triệu lượt, tăng 98,5% so với năm 2021; chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn từng bước phát triển, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 59,54%; công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt hơn 90%; các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch, dịch vụ; an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,5%, còn 12,99%; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội.", "Với những lợi thế đặc trưng về khí hậu và địa lý, tỉnh Hòa Bình đã và đang phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững. Sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ; gắn kết chặt chẽ công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu. Ðẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh trong sản xuất các sản phẩm chủ lực. Hòa Bình đã ổn định diện tích canh tác các loại nông sản có thế mạnh của tỉnh được đăng ký nhãn hiệu, sản phẩm có thương hiệu trên thị trường cả nước biết đến như: cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc, cá sông Ðà, gà Lạc Sơn, lợn bản địa… ", "Mục tiêu phát triển công nghiệp thật sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả để thúc đẩy phát triển dịch vụ, bất động sản, nông nghiệp. Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tám khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 1.500ha; bổ sung thêm với khu công nghiệp mới với diện tích hơn 1.260ha và 21 cụm công nghiệp với diện tích hơn 800ha.", "Ðồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình cho biết, tỉnh đang tập trung phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”. Hiện, tỉnh còn lưu giữ được số lượng di sản văn hóa các dân tộc phong phú, đa dạng: Với 786 di sản văn hóa phi vật thể (tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian, tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian); hơn 18 nghìn hiện vật có giá trị là minh chứng của nền “Văn hóa Hòa Bình”… đã được khôi phục, bảo tồn và phát huy, gìn giữ giá trị bản sắc truyền thống; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân và thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Ðó chính là nét đặc sắc, đặc trưng riêng có của tỉnh Hòa Bình. ", "Ðến nay, tỉnh Hòa Bình đã được công nhận bốn Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia là: Mo Mường; nghệ thuật trình diễn chiêng Mường; Lịch Ðoi (Lịch tre) và Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình. Ðặc biệt, Mo Mường đang được tỉnh hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO công nhận trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.", "Cùng với văn hóa, tỉnh cũng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, tâm linh. Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía bắc. ", "“Hiện nay, tỉnh hiện có một số khu, điểm du lịch đã và đang cần đầu tư khai thác, như: Khu du lịch nước khoáng Kim Bôi, Bảo Hiệu Yên Thủy; Khu du lịch tâm linh Chùa Tiên Lạc Thủy, Ðền Bờ, Ðộng Thác Bờ hồ Hòa Bình; Khu du lịch văn hóa Bản Lác Mai Châu, Bản Giang Mỗ Bình Thanh Cao Phong; Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn-Ngổ Luông; Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò… đặc biệt là Khu du lịch hồ Hòa Bình đã được quy hoạch là một trong 12 khu du lịch quốc gia trong khu vực...”, đồng chí Nguyễn Phi Long nhấn mạnh. ", "Hòa Bình đang quyết liệt chỉ đạo các dự án, công trình trọng điểm: Ðường cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình, đường từ thị trấn Xuân Mai đi thị trấn Lương Sơn; đường cao tốc Hòa Bình-Mộc Châu (Sơn La); dự án kết nối hạ tầng giao thông thủy lợi tỉnh Hòa Bình với hạ tầng giao thông quốc gia; dự án khu vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ, tại xã Cuối Hạ (Kim Bôi); dự án hồ Khả, Ðồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn); dự án cáp treo Hương Bình… ", "Với tiềm năng và triển vọng của Hòa Bình đang có, tỉnh cũng quyết tâm tháo gỡ cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh chia sẻ, ngoài các chính sách ưu đãi chung, Hòa Bình còn có một số cơ chế, chính sách ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm đầu, giảm 50% trong chín năm tiếp theo; miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu... Tỉnh đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NÐ-CP của Chính phủ, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm. ", "Trong thương mại, dịch vụ, ưu tiên phát triển chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng hóa; thu hút đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia, các khu, điểm và kết nối tuyến du lịch... Ðối với các thủ tục đầu tư, tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư; thời gian giải quyết đang được rút ngắn, đáng chú ý là kể từ ngày nộp hồ sơ đề xuất đầu tư dự án hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được chấp thuận chủ trương đầu tư đúng với cam kết.", "Với mong muốn hợp tác phát triển có hiệu quả với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế, Hòa Bình luôn mở rộng cánh cửa chào đón các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế tạo, chế biến, thương mại, dịch vụ và du lịch… Các nhà đầu tư sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công dự án và bảo đảm phát triển bền vững trong tương lai." ]
270
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-mnong-post723911.html
Dân tộc Mnông
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/mnong3-5362.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_18/viewimagehandler2.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_18/images522615a4chieckhohoamnong1.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_18/mg9203.jpeg.webp" ]
[ "Thiếu nữ Mnông bên voi. (Ảnh: Thành Đạt)", "Một nghi thức trong lễ cúng cổng bon. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)", "Khố đen của nam giới Mnông. (Nguồn: Báo Dân tộc và phát triển)", "Lễ cúng cơn mưa đầu mùa của người Mnông. (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)" ]
[ "Mnông là 1 trong 12 dân tộc tại chỗ, sinh sống lâu đời ở khu vực Tây Nguyên. Họ là một trong những chủ nhân văn hóa vùng. Nói cách khác, dân tộc Mnông có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, cũng như gìn giữ và phát huy văn hóa Tây Nguyên. ", "Dân tộc Mnông còn có tên gọi khác là: Pnông, Mnông Nông, Mnông Pré, Mnông Bu đâng, ĐiPri, Biat, Mnông Gar, Mnông Rơ Lam, Mnông Chil, Mnông Kuênh, …", "Người Mnông phân bố tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Nhưng địa bàn tụ cư truyền thống của người Mnông là khu vực tây nam Tây Nguyên (thuộc hai tỉnh Đắk Nông, Bình Phước và tây nam các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng).", "- ", "Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số người Mnông: 127.334 người; dân số nam: 62.002 người; dân số nữ: 65.332 người; quy mô hộ: 4.5 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 93.8%.", "- ", ": Tiếng nói dân tộc Mnông thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me. Tuy nhiên, trong vốn từ vựng Mnông ít nhiều chịu ảnh hưởng của tiếng Ê-đê thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa đảo (ngữ hệ Nam Đảo).", " Người Mnông quần cư thành Bon (làng). Trong đó, người đứng đầu Bon là Trưởng Bon do dân bầu và hoạt động theo nhiệm kỳ. Trong một Bon nhỏ thường có độ mươi nóc nhà, còn Bon lớn có khi tập trung đến vài chục nóc - nơi nhiều thế hệ đồng bào Mnông cùng sinh sống. Các gia đình trong Bon có quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân với nhau. Trong đó, quan hệ huyết thống tính theo dòng họ mẹ.", " Tuỳ theo vùng và từng nhóm địa phương, người Mnông xây cất nhà trệt hoặc nhà sàn thấp. Riêng nhóm Mnông Rlâm ở vùng hồ Lắc xây cất nhà sàn cao theo kiến trúc của người Ê-đê.", "Tuy nhiên, hiện nay người Mnông thường ở trong những ngôi nhà có kiến trúc kiểu người Kinh thay cho ngôi nhà đất và nhà sàn truyền thống bởi tính bền vững và an toàn cao hơn.", ": Vào mùa nóng, đàn ông Mnông xưa thường đóng khố ở trần; còn đàn bà thì quấn váy tấm và cũng ở trần. Vào mùa lạnh, họ khoác thêm trên mình một tấm mền. Tuy nhiên, hiện nay trang phục người Mnông đã tiếp thu nhiều yếu tố Việt. Trang sức được người Mnông ưa chuộng là các loại vòng vàng, đồng, chuỗi hạt cườm nhiều màu.", " Hiện nay, xét về mặt đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, có thể chia dân tộc Mnông thành hai nhóm: nhóm theo tín ngưỡng truyền thống và nhóm theo đạo Tin Lành, Thiên Chúa giáo. Nhóm những người Mnông theo tín ngưỡng truyền thống coi vạn vật là hữu linh và họ thờ rất nhiều các vị thần mà họ cho rằng tồn tại, tác động, chi phối đến lối sống và đời sống mình. Ngược lại, nhóm Mnông theo đạo đặt niềm tin tuyệt đối vào một vị thần duy nhất là Chúa trời, từ bỏ các tập quán truyền thống của dân tộc.", "Người Mnông ăn cơm gạo tẻ nấu trong những nồi đất nung, xa xưa thì phổ biến là cơm lam. Khi đi làm rẫy, họ thường ăn món cháo chua đựng trong những trái bầu khô. Người Mnông rất thích uống rượu cần, hút hoặc “nhai” thuốc lá.", " Nhạc cụ cửa người Mnông khá đa dạng, có cồng chiêng, kèn bầu, kèn sừng trâu, kèn môi, đàn độc huyền, đàn 8 dây, sáo dọc. Người ta cũng tìm thấy ở vùng cư trú của người Mnông bộ đàn đá nguyên thủy nổi tiếng từ giữa thế kỷ XX.", "Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 73.3%, tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học 104.1%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 72.1%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 34.3%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 24.9%.", "Trong xã hội người Mnông xưa, nội hôn được quy định khá nghiêm ngặt, nhưng nay đã xuất hiện hôn nhân ngoại tộc. Người Mnông thường ở nhà vợ sau hôn nhân, một số nơi xuất hiện hình thức luân cư rồi ra ở riêng.", "Lễ hội đâm trâu là lễ hội cổ truyền quan trọng nhất của người Mnông. Kết thúc mùa thu hoạch lúa hằng năm, mỗi làng đều tổ chức tết ăn mừng cơm mới, tạ ơn trời đất và thần lúa.", "Người Mnông chủ yếu sống bằng làm rẫy với phương pháp \"đao canh hoả chủng\": phát, đốt rồi chọc lỗ tra hạt; thu hoạch theo lối tuốt lúa bằng tay. Ngoài ra, họ trồng lúa nước bằng phương pháp \"đao canh thuỷ nậu\" trên những vùng đầm lầy, dùng trâu để quần ruộng cho nhão đất rồi gieo hạt, không cấy mạ như ở đồng bằng. Ði đôi với nền sản xuất nông phẩm, việc săn bắn, hái lượm cũng giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của họ.", "Người Mnông còn có nghề đan đồ gia dụng, trồng bông dệt vải. Trong mỗi làng còn có một số người biết làm gốm thô, nặn bằng tay và nung lộ thiên. Ðặc biệt ở vùng Buôn Ðôn, cư dân có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng rất nổi tiếng.", "Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: Dân tộc Mnông có: Tỷ lệ thất nghiệp 1.07%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 5.4%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 6.1%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 1.7%; Tỷ lệ hộ nghèo: 42.2%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 15.4%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 88.5%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng: 97.7%." ]
271
ethnic_data
https://nhandan.vn/le-cung-than-rung-cua-nguoi-ma-post823193.html
Lễ cúng thần rừng của người Mạ
[]
[]
[ "Với nền văn hóa truyền thống đa dạng, nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú và những tri thức dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ, người Mạ ở Ðắk Nông cùng với các dân tộc khác trên địa bàn đã làm nên sự phong phú của vốn di sản văn hóa truyền thống vùng đất này.", "Cuộc sống của người Mạ từ xa xưa luôn gắn bó với đại ngàn, sống dựa vào tự nhiên, với quan niệm vạn vật hữu linh nên có tín ngưỡng đa thần. Lễ cúng thần rừng là một trong những lễ nghi quan trọng nhất trong năm. Khi mùa mưa đến, các loại cây, rau rừng, mạ non bắt đầu đâm chồi mơn mởn, những đọt măng rừng, rau nhíp nhú lên; khi nước về đầy con suối, muông thú về với đại ngàn, đó là thời điểm người Mạ làm lễ tạ ơn Yang Brê.", "Vào lúc nửa đêm, chủ nhà lấy một tô rượu cần nhỏ, một ít gạo và thức ăn đặt lên Yang ông, Yang bà để xin đi vào rừng lấy rau. Phụ nữ người Mạ mang về những đọt mây, rau nhíp và những ngọn măng tươi. Một đống lửa to được đốt lên trước sân nhà, bếp lửa hồng trong căn nhà dài cũng được cháy lên. Người phụ nữ ngâm gạo cho vào ống lồ ô nướng cơm lam, họ giã bột gạo, chuẩn bị lá nhíp với cá suối để nấu canh thụt, nướng đọt mây. Ðàn ông trong nhà nướng thịt trên đống lửa, chặt nhỏ cây lồ ô vót nhọn xiên thành từng xiên dài.", "Các lễ vật gồm 3 chén đất đựng cơm lam, tim gan con vật hiến tế và rượu cần được đặt lên giữa hai Yang. Chuẩn bị xong lễ vật, người chủ cúng sẽ gọi con trai, con gái đứng chung quanh ngôi nhà dài và cúng. Cúng xong, người chủ cúng bôi máu gà lên Yang ông, Yang bà, cây nêu, bôi lên chiêng, cột nhà, chóe rượu. Khi hoàn thành nghi lễ, người chủ cúng châm nước vào chóe rượu, mời Yang uống rượu rồi đến già làng, người được tôn trọng nhất uống rượu cần. ", "Sau khi cúng xong, chủ cúng lấy chiêng treo trên giá phát cho các chàng trai, lúc này giai điệu bài chiêng vang lên. Phụ nữ trình diễn xoang, những điệu múa mô phỏng những động tác đang hái rau, tỉa lúa... Ðàn ông đánh chiêng, chơi kèn m’buốt; già làng mời mọi người tiến lại cây nêu và uống rượu.", "Thông qua lễ cúng, người Mạ mong muốn Yang Brê che chở, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cho nước về đầy suối để sản xuất, cho cây để làm nhà, bảo vệ cho dân làng được an toàn. Ðây là một nghi thức nông nghiệp độc đáo và đặc sắc. Nghi lễ chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần trong sinh hoạt, ứng xử, lao động, ẩm thực truyền thống. Nghi lễ còn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, đó là văn hóa ứng xử của con người với môi trường thiên nhiên, giáo dục lối sống biết bằng lòng với cuộc sống thường nhật mà không tham lam chiếm hữu. Họ biết ơn và trân trọng những gì thiên nhiên đã ban tặng." ]
272
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-lu-post723951.html
Dân tộc Lự
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/dat-6347-1-1068.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/dat-5638-1-1147.jpg.webp" ]
[ "(Ảnh: Thành Đạt)", "(Ảnh: Thành Đạt)" ]
[ "Người Lự đã có mặt ở khu vực Xam Mứn (Ðiện Biên) ít nhất cũng trước thế kỷ 11,12. Tại đây họ đã xây thành Xam Mứn (Tam Vạn) và khai khẩn nhiều ruộng đồng. Vào thời chiến tranh phong kiến, người Lự phải phân tán đi khắp nơi, một bộ phận nhỏ chạy lên sinh sống ở vùng núi Phong Thổ, Sìn Hồ.", "Các công trình nghiên cứu cơ bản đều có sự thống nhất về lịch sử của người Lự ở Việt Nam. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, họ có nguồn gốc từ khu vực tây nam Trung Quốc, chủ yếu là từ tỉnh Vân Nam, di chuyển vào Việt Nam trước và sau thiên niên kỷ I sau Công nguyên. Họ là một trong những cộng đồng sớm có mặt ở Tây Bắc và đã đạt được một trình độ phát triển nhất định ở khu vực này. ", "Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Tây Bắc, họ có mối quan hệ lịch sử, xã hội với nhiều tộc người, đặc biệt với cộng đồng người Thái Đen, do các chúa đất cầm đầu trong việc chiếm cứ đất đai, nhất là các vùng thung lũng, nơi thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp vùng miền núi. Họ cũng có quan hệ với cộng đồng Lự ở Trung Quốc và Lào.", "Ngày nay, người Lự cư trú chủ yếu tại các xã Bản Hon, Bình Lư, Nà Tằm, huyện Tam Đường (thuộc huyện Phong Thổ cũ); các xã Ma Quai, Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và một số ít sống rải rác, xen kẽ với người Thái ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.", "Người Lự cư trú thành cộng đồng bản tương đối tập trung và biệt lập ở vùng thấp ven chân núi và các thung lũng nhỏ. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, người Lự cư trú tập trung tại 17 bản thuộc bốn xã, hai huyện, với dân số các bản ít nhất từ 19 hộ với trên 100 khẩu (bản Bãi Trâu, xã Bản Hon, Tam Đường) và bản đông nhất hơn 120 hộ với hơn 600 khẩu (bản Đông Pao cũng thuộc xã Bản Hon, Tam Đường). ", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân số dân tộc Lự là 6.757 người (trong đó nam: 3.439 người, nữ: 3.318).", " Tiếng nói chính thức của người Lự là tiếng Lự, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, họ ngôn ngữ Kra-Dai (Tai-Kadai). Người Lự cũng sử dụng ngôn ngữ chính thức tại các quốc gia mà họ sinh sống. ", "Dân tộc Lự có tiếng nói riêng tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng. Trong giao tiếp giữa các thành viên họ vẫn sử dụng ngôn ngữ truyền thống, ngoài ra còn sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Việt) để giao tiếp với các cộng đồng khác. Bên cạnh đó, họ còn học và sử dụng một số tiếng của người Thái, Lào, H’Mông. ", " Trong xã hội truyền thống, mỗi bản có người đứng đầu gọi là Tạo bản (trưởng bản) do dân bầu ra. Đó là người có tín nhiệm, làm ăn giỏi, có trách nhiệm đối với cộng đồng, có tiếng nói trong hệ thống chính quyền địa phương. Giúp việc cho trưởng bản có từ 1 đến 2 phó bản. Các bản còn lập ra Hội đồng bản, thành viên là các già bản và trưởng các dòng họ. Hội đồng đã giúp chính quyền thôn, bản trong việc điều hành, quản lý, gìn giữ an ninh trật tự, phát triển kinh tế... ", "Các bản của người Lự vận hành theo những quy ước chung của cộng đồng, gọi là Lệ bản bất thành văn. Mọi thành viên của bản đều phải tự giác chấp hành các quy định về hôn nhân, cưới xin, tang ma, quản lý đất đai, bảo vệ nguồn nước, an ninh trật tự, tín ngưỡng chung...", "Người Lự quan niệm vũ trụ có ba tầng: Mường Phạ (mường trời) - tầng cao nhất của thế giới các vị Then, nơi trú ngụ của tổ tiên các dòng họ (đẳm pang); Mường Piêng - tầng mặt đất, thế giới của con người và muôn vật; Mường Lúm (tầng dưới cùng) - thế giới của người lùn nằm sâu trong lòng đất. Mường trời hình tròn úp lên mặt đất, do Then lớn (then luông) chỉ huy các then đúc, then làm mưa, then ánh sáng, then xử tội... cai quản.", "Tín ngưỡng dân gian của người Lự là tín ngưỡng đa thần. Người Lự tin rằng, các cơ thể sống đều có hồn, khi chết biến thành ma (phi). Người Lự quan niệm có ma lành và ma ác. Ma lành là ma tổ tiên, ma bản làng thường hay phù hộ con cháu mạnh khỏe, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển. Ma ác là loại ma của những người chết bất đắc kỳ tử, không ai thờ cúng, hay quấy nhiễu vòi ăn hoặc ma sông, ma suối, ma rừng…", "Trong tín ngưỡng dân gian của người Lự, việc cúng tổ tiên được quan tâm nhất. Người Lự thờ cúng tổ tiên ở gian “húng” trong nhà, mỗi năm một lần vào tháng Giêng (theo lịch người Lự, tương đương với tháng mười âm lịch). ", "Người Lự có truyền thống ở nhà sàn (hương). Nhà của họ có hai mái, lợp cỏ gianh, mái phía sau và phía trước kéo dài xuống che kín hàng hiên sàn, đồng thời che cầu thang. Khác với người Thái, Lào, nhà người Lự có một cửa ra vào, luôn hướng về phía tây bắc và một cửa ra sân phơi.", " Hát Lự (Khắp Lử) là cách con gái dùng một khăn vải màu đỏ che mặt hát theo tiếng sáo đôi do con trai thổi đệm. Xưa, vào lúc màn đêm buông xuống, các đôi nam nữ ngồi trên chiếu cói trải giữa sân say sưa hát, thổi sáo cùng nhau đến tận nửa đêm.", "Phụ nữ Lự vẫn mặc bộ trang phục truyền thống được dệt may thủ công, thêu hoa văn tinh xảo. Từ khâu trồng bông, cán bông, xe sợi đến khi thành hình tấm áo, manh quần đều do tay người phụ nữ Lự đảm nhiệm. Bộ nữ phục Lự gồm: khăn, áo, váy, thắt lưng và các đồ trang sức đi kèm như hoa tai, vòng cổ, vòng tay, xà tích, túi…", "Để trang điểm thêm, trên mỗi khăn, họ đều đính những dây cườm màu vàng có kết những tua bông ngũ sắc ở đầu dây. Đối với các cô gái trẻ chưa có chồng, trong những dịp lễ, tết, hội hè, cưới xin họ còn nối thêm vào đầu khăn một dải kim loại màu trắng và gắn thêm nhiều tua bông vắt theo dải khăn phía sau đầu. ", "Trong các dịp lễ, phụ nữ lớn tuổi thường mặc áo dài màu đen, kín tà (chỉ xẻ một quãng ngắn ở dưới hông), người Việt gọi là áo “tầm vông” hay áo “cổ Bà Lai”, quần ống rộng, màu đen và quanh cổ quấn một khăn trắng vắt qua vai thành hai múi. Nếu trong gia đình và họ hàng có người thân qua đời thì mọi phụ nữ trong nhà phải tháo những dây cườm có kết tủa bông màu ra và phải qua một cái Tết (âm lịch) mới đeo trở lại đủ bộ.", "Khi còn bé, trẻ em gái sau khi xỏ lỗ tai, phải đeo tăm với số lượng tăng dần, đến khi đủ rộng sẽ chuyển sang đeo hoa tai. Hoa tai (mỏk păc hự) gồm một khối hình trụ rỗng, hai đầu có chốt giữ bằng bạc (tảng).", "Đàn ông Lự thường đeo gươm, không những để tự vệ mà còn là một cách trang trí. Trước đây, đàn ông Lự cũng có tục để râu dài, xăm mình, xâu tai, nhuộm răng đen, ngày nay họ đã bỏ thói quen này. Trang phục của phụ nữ Lự rất giàu tính thẩm mỹ, nhất là nghệ thuật sử dụng màu sắc, trang trí các mô típ hoa văn. ", "Nguồn lương thực đáp ứng nhu cầu ăn uống của người Lự là lúa, ngô và các loại hoa màu khác do kinh tế sản xuất mang lại. Đến nay tập quán và món ăn truyền thống vẫn còn giữ được những nét cơ bản trong đời sống gia đình và cộng đồng. Gạo, ngô, khoai, sắn, dong riềng, rau, đậu và một số lâm sản, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản... là nguồn nguyên liệu chính trong chế biến các món ăn của người Lự. ", "Các món ăn chế biến từ lương thực gồm có: xôi đồ từ gạo nếp, cơm và cháo nấu từ gạo tẻ. Ngô, khoai, đậu là lương thực phụ trợ quan trọng. Các món ăn từ lương thực được chế biến bằng cách đồ, nấu, luộc...", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông chiếm 49,7%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học chiếm 101,0%, ở cấp trung học cơ sở là 96,1%, ở cấp trung học phổ thông là 54,9%.", " ", " ", " Người Lự là cư dân thành thạo canh tác lúa nước, dùng sức kéo trâu, bò để cày bừa, làm đất; sử dụng phân xanh, phân chuồng để bón lúa; tạo lập một hệ thống mương phải tưới tiêu nước hoàn chỉnh. Đặc biệt, người Lự có tập quán đào mương chung quanh các thửa ruộng, vừa để ngăn trâu bò vào phá hoại lúa, vừa lấy đất đắp bờ cao giữ nước. Kỹ thuật canh tác nhổ mạ hai lần, lần đầu mạ đơm thành khóm lớn, sau đó mới xẻ nhỏ, cấy từng cây lúa giúp cây lúa phát triển mạnh hơn. ", " Trong quá trình canh tác, nam giới làm các công việc nặng như cày bừa, nhổ mạ, đập lúa, phát nương đốt rẫy, còn người phụ nữ thì cấy, làm cỏ, gặt lúa, phơi phóng.", " Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi là một lợi thế của dân tộc Lự. Đây là hoạt động kinh tế quan trọng trong việc cung cấp sức kéo, thịt... cho các hộ gia đình và địa phương, hằng năm mang lại thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình. Người Lự thường chăn nuôi trâu để lấy sức kéo; nuôi lợn, gà, vịt để lấy thịt; nuôi ngựa để thồ ngô, lúa,...", "Đâylà tập quán sinh kế từ lâu đời trong đời sống của người Lự. Săn bắt là công việc của nam giới, thường tiến hành vào lúc nông nhàn hoặc khi muông thú xuất hiện vào mùa ngô, lúa, hoa màu sắp thu hoạch. Họ thường đi săn theo hình thức cá nhân hoặc tập thể.", " Người Lự nổi tiếng khéo tay trong các nghề đan lát, dệt vải, đúc bạc nén và làm đồ trang sức. Trong những đồ dùng sinh hoạt gia đình do người Lự tạo ra gồm có: rổ, rá, giỏ đựng rau, đồ nhuộm răng... Tất cả những sản phẩm này đều nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống tự cung tự cấp." ]
273
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-lao-post723942.html
Dân tộc Lào
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_23/dtlao-nu-6140.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_23/dtlao-nam-9448.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_24/laodat2.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_24/laodat3.jpg.webp" ]
[ "Phụ nữ dân tộc Lào. (Ảnh: KHIẾU MINH)", "Trang phục nam giới dân tộc Lào. (Ảnh: KHIẾU MINH)", "Phụ nữ dân tộc Lào. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)", "Một điệu múa của người dân tộc Lào. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)" ]
[ " Dân tộc Lào ở nước ta vốn di cư từ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.", "Đồng bào dân tộc Lào sinh sống chủ yếu ở khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Tĩnh… và một số di chuyển tới cao nguyên Nam Trung Bộ.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, có 8.991 nam và 8.541 nữ.", "Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái – Kađai).", "Ngôi nhà của người Lào thường được chia làm hai phần chính. Phía ngoài là nơi ăn uống, bếp núc và sinh hoạt của toàn gia đình. Phía trong là một dãy buồng riêng - nơi nghỉ ngơi của cha mẹ, con cái. Nếu nhà của trưởng họ hay thầy cúng thì còn có thêm một buồng riêng để thờ cúng. ", " -", "Phụ nữ Lào thường mặc áo ngắn (chỉ che ngang ngực) và mặc thân váy dài thắt ngang ngực, buông ngang tầm bắp chân. Gấu váy thêu hoa văn màu tươi sáng rực rỡ như hình cây lá, chim muông... Ngoài áo ngắn ra, loại áo dài của phụ nữ Lào cũng được may bằng vải nhuộm chàm, theo kiểu tứ thân, mở ngực, cài cúc, phía sau có đường nối giữa lưng. Ngoài váy và áo, phụ nữ Lào thường có thêm phụ kiện như: khăn piêu đội đầu, trâm bạc cài tóc…", "Bộ trang phục truyền thống của nam giới người Lào gồm: khăn đội đầu, khăn quàng, áo may bằng vải chàm hoặc vải thồi, kiểu lá tọa không có dây rút, khi mặc dùng dây lưng thắt bên ngoài.", ": Người Lào ăn gạo nếp là chính. Cá, ốc, ếch, lươn, tôm, tép... đánh bắt được là những thực phẩm ưa thích trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài nguồn rau xanh trồng được quanh vườn, trên nương rẫy, người Lào còn khai thác, hái lượm các loại rau, củ, quả từ rừng. Họ thích ăn các loại rau quả có vị đắng, chua, chát.", " Ngoài muối, họ thường dùng “pa-đẹc” (mắm cá) để nêm thức ăn. Những ngày lễ hội hay bữa cơm khách ở nông thôn lẫn thành thị thường có món gỏi cá hoặc gỏi thịt trâu, thịt bò, gọi là “lạp”.", " Người Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền thống. Người Lào có vốn văn học dân gian phong phú với nhiều huyền thoại, cổ tích, dân ca... Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, kạp, ăn nẳng xử... mang sắc thái riêng của từng miền, từng địa phương. Trong đó, lăm sử dụng nhiều thể loại thơ được quần chúng ưa thích và phổ biến trong cả nước.", " Phụ nữ Lào không chỉ hát hay mà còn rất giỏi các điệu dân vũ. Các điệu múa của người Lào thường uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhịp trống, động tác khá tự do, mang đậm màu sắc dân tộc. Họ thường sử dụng những nhạc cụ như khèn bè, trống, trống cơm, các loại đàn, sáo...", " Ngày nay, hệ thống tổ chức chính quyền đến tận thôn, bản, ở mỗi thôn, bản đều có bí thư chi bộ thôn, bản và trưởng thôn, bản là những người đứng đầu lãnh đạo thôn, bản. Ngoài ra, còn có những bậc già làng là những người lớn tuổi, có uy tín trong thôn, bản có ảnh hưởng lớn đến từng cá nhân trong cộng đồng. Người dân tuân thủ theo điều hành về hành chính của cấp thôn, bản.", " Người Lào có tín ngưỡng đa thần, trong đó, việc thờ cúng tổ tiên đối với họ rất quan trọng. Mỗi bản làng có một thầy cúng chuyên việc cúng lễ khi có người đau ốm, tang ma..", " Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội người Lào. Người Lào theo Phật lịch và ăn Tết vào tháng 4 âm lịch hằng năm.", " Người Lào ở Việt Nam chủ yếu làm ruộng nước kết hợp với nương rẫy. Người Lào có nông lịch rõ ràng, chặt chẽ về thời vụ và những việc liên quan đến xen canh gối vụ, thu hoạch. Đồng bào canh tác được 2 vụ lúa/năm; vụ chiêm cấy vào tháng 11, tháng 12 hoặc đầu tháng 1, vụ mùa cấy vào tháng 6, tháng 7. Ngoài ra, bà con còn trồng các loại hoa màu, rau củ cho đến các loại rau thơm... Một số nơi trồng ngô, sắn và hoa màu khác. Bà con cũng chăn nuôi gia súc, gia cầm.", " Nghề phụ của người Lào rất phong phú. Họ làm gốm bằng bàn xoay với các sản phẩm như chum vại, vò, ché, nồi. Nghề dệt nổi tiếng với các kỹ thuật như: dệt trơn, dệt khuýt, dệt cát, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, thể hiện thẩm mỹ tinh tế. Nghề rèn, nghề chạm bạc... cũng góp phần cho thu nhập đáng kể đối với nhiều gia đình. ", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 71,1%; tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học: 100,5%; ở cấp trung học cơ sở là 96%; ở cấp trung học phổ thông: 48,9%. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ dân tộc mình là 1,39%. Tỷ lệ trẻ em dân tộc Lào trên 5 tuổi được đi học chiếm 99,63%.", "(Nguồn:", "- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật) ", "- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê) ", "- Website Ủy ban Dân tộc ", "- Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc Việt Nam)" ]
274
ethnic_data
https://nhandan.vn/nhung-nguoi-tre-dan-duong-o-bo-toc-la-vang-post775715.html
Những người trẻ “dẫn đường” ở bộ tộc lá vàng
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlraqnatcuv/2023_10_03/2-470.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlraqnatcuv/2023_10_03/3-580.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlraqnatcuv/2023_10_03/4-5792.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlraqnatcuv/2023_10_03/5-6011.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlraqnatcuv/2023_10_03/6-6586.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlraqnatcuv/2023_10_03/7-906.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlraqnatcuv/2023_10_03/8-1211.jpg.webp" ]
[ "Đường vào Sín Chải B của những năm trước giai đoạn 2015.", "Học sinh ở Sín Chải B phải lội suối đi bộ cả ngày mới về được trung tâm xã để học.", "Bà con ở bản Pìn Khò, xã Bum Tở được cán bộ hướng dẫn người dân chăm sóc cây riềng.", "Trồng quế giúp bà con xã Bum Tở tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.", "Cây thảo quả mang lại thu nhập và cuộc sống ổn định cho người La Hủ ở Sín Chải B.", "Hơn 40 hộ dân La Hủ của bản Sín Chải B tham gia trồng cây sâm Lai Châu (còn gọi là tam thất).", "Người dân La Hủ ở Mường Tè đã có sự thay đổi tư duy, nhận thức trong làm ăn, phát triển kinh tế." ]
[ "Không phải ngẫu nhiên mà các dân tộc khác gọi dân tộc La Hủ là “tộc lá vàng”; đơn giản là bởi tộc người này trước đây luôn sống phận đời lang thang, du mục. Tuy có làm nương, rẫy, nhưng do phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên nên không có sự ổn định định canh định cư. Thường thì sau mỗi mùa nương rẫy, khi lá phủ trên nóc lều chưa kịp ngả hết sang màu vàng thì họ lại di cư sang một khu vực khác để bắt đầu một mùa săn bắn, hái lượm mới. Sự thiếu ổn định cùng với các hủ tục tệ nạn tràn lan nên cái đói, cái nghèo cứ lằng nhằng đeo bám lấy bà con như những bóng ma mãi chẳng chịu dời đi.", "Đường vào Sín Chải B của những năm trước giai đoạn 2015. ", "Cũng như lá, phận người La Hủ trước đây cũng mong manh bởi những mùa đói lắt lay kéo dài triền miên. Và hàng năm cũng chỉ có gạo cứu đói của nhà nước mới giúp bà con có được những ngày no. Nếu như giai đoạn trước những năm 2015, đến các xã Tá Pạ, Pa Ủ, Bum Tở… nơi có đông đảo người La Hủ tập trung sinh sống; thứ bắt gặp trong tầm mắt ở khắp nơi là đồi núi xác xơ, nương trắng bạc màu. Những ngôi nhà vách nứa tiêu điều, nếu không được lợp bởi những tấm tôn hỗ trợ của nhà nước có lẽ nó sẽ giống chuồng trâu hơn nhà ở. Cuộc sống khó khăn lại thêm bản tính thật thà, ít va chạm với bên ngoài, nên cũng đã có một số hộ dân của xã bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, dụ dỗ mua bán, sử dụng ma túy và đi theo tà đạo lạ. ", "Anh Phùng Vạ Hừ, bản Phìn Khò, xã Bum Tở, huyện Mường Tè chia sẻ: Trước đây tình hình an ninh trật tự, tệ nạn ma túy ở bản rất phức tạp. Thêm vào đó nạn uống rượu bỏ bê lao động xảy ra thường xuyên. Chính những điều này đã kéo chân bà con “ở lỳ” với đói nghèo, lạc hậu. Khi đó phần lớn các hộ đều thuộc diện hộ nghèo “bền vững” cuộc sống cùng cực, gia tài lớn nhất trong nhà của nhiều hộ chỉ vỏn vẹn là mấy cái nồi, không có vật dụng có giá trị nào khác. Đã vậy, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con, nhiều kẻ xấu đã dụ dỗ người dân ở một số bản trong xã bỏ bàn thờ tổ tiên, ốm không đến bệnh viện, bỏ lao động sản xuất, chỉ đọc kinh cầu nguyện để mong có được cuộc sống ấm no... làm cho cuộc sống của bà con càng cùng cực thêm .", "Bà con La Hủ tại xã biên giới Pa Vệ Sủ trước đây cũng giống như bao người La Hủ ở huyện Mường Tè, họ cũng có một quá khứ “lắt lay” cùng cái đói. Các bản của xã Pa Vệ Sủ những năm trước 2015 đều có tỷ lệ hộ nghèo trên 90% thậm chí là 100%.", "Theo lời anh Pờ A Sò, bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sủ; gia đình anh có đông anh em. Quá khứ trẻ thơ của anh quanh quẩn ở Sín Chải B, nơi bốn bề là rừng núi. Căn nhà to nhất bản bấy giờ vẻn vẹn chỉ là một túp lều với bốn bề liếp tre; đường vào bản lô nhô dốc đá, phải đi bộ cả ngày mới ra đến trung tâm xã. Bấy giờ gia đình anh cũng như những hộ khác trong bản do mới ổn định định canh định cư nên diện tích ruộng nước khai hoang chưa nhiều, bà con chưa biết làm ăn; một năm vẫn có trên 6 tháng trông đợi vào gạo cứu đói của nhà nước.", "Học sinh ở Sín Chải B phải lội suối đi bộ cả ngày mới về được trung tâm xã để học. ", "Việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng là việc làm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp. Tuy nhiên thực hiện như thế nào để mang lại kết quả thì cần có những ý tưởng, những định hướng cụ thể trong cách triển khai và thực hiện. Tại các vùng dân tộc ít người nhất là dân tộc La Hủ ở Lai Châu việc xóa bỏ các hủ tục, tính trông chờ ỷ lại vào chính sách của Nhà nước đã ăn sâu vào trong đồng bào là việc làm hết sức khó khăn. ", "Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn như La Hủ. Tuy nhiên hiệu quả, tính đột phá trong các chương trình, chính sách và các nhân tố giúp thay đổi chưa cao...", "Bà con ở bản Pìn Khò, xã Bum Tở được cán bộ hướng dẫn người dân chăm sóc cây riềng. ", "Ông Tống Văn Thi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Tè nhận định, nhiệm vụ giúp dân tộc La Hủ thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo đã được cụ thể hóa từ các chương trình 30a, 135 và Quyết định 1672 của Thủ tướng chính Phủ. Gần đây các chính sách mới cũng đã được triển khai, tuy nhiên những kết quả đạt được chưa thực sự như kỳ vọng. ", "“Hiện tại các Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đang được triển khai lồng ghép và kỳ vọng những chính sách này sẽ giúp đồng bào La Hủ nói riêng và đồng bào các dân tộc của huyện Mường Tè sẽ có sự khởi sắc. Tuy nhiên theo tôi cần có những cách làm đặc thù và phải để các hạt nhân chính là những người có tư duy kinh tế của đồng bào làm trước cho bà con học theo”, ông Tống Văn Thi chia sẻ.", "Trồng quế giúp bà con xã Bum Tở tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. ", "Bà Lò Phù Mé, Chủ tịch UBND xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè khẳng định: Hàng chục năm qua nhà nước đã ưu tiên và dành nhiều nguồn lực đầu tư cho đồng bào dân tộc La Hủ. Tuy nhiên các chính sách thường nhỏ lẻ, hiệu quả đạt được vẫn chỉ đang dừng ở hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện đường, trường trạm tốt hơn. Còn những chính sách an sinh phần lớn vẫn khó duy trì và phát triển sau khi mô hình kết thúc.", "Theo bà Mé, với đồng bào La Hủ hiện nay các chính sách hỗ trợ nên lập theo nhóm và mọi người cùng làm, thậm chí có hợp tác xã, doanh nghiệp đứng ra làm và người dân làm công để học sau đó về phát triển cho gia đình. ", "Đơn cử như hiện tại ở xã Pa Vệ Sủ, một số doanh nghiệp đã vào trồng sâm với kỹ thuật và quy mô lớn người dân đã xin vào làm công nhân và hiện nay nhiều hộ học theo đã phát triển rất tốt; không cần có chính sách họ vẫn làm. Thêm vào đó họ làm tốt công tác trồng và chăm sóc rừng để hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng, mỗi năm các hộ cũng có thu nhập 30-40 triệu đồng/năm. Chỉ cần họ chăm lao động, học hỏi và có người làm để họ học theo thì nhất định thoát được nghèo. ", "Xác định, cần phải có người “dẫn đường” huyện Mường Tè đặt niềm tin vào đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ. Gần 200 bí thư chi bộ, trưởng bản thế hệ 8X, 9X được bố trí tại cơ sở với kỳ vọng phát huy hiệu quả, sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ để thúc đẩy kinh tế - xã hội, làm gương cho bà con noi theo. ", "Đồng chí Trần Đức Hiển - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Tè cho biết, trước đây những người làm trưởng bản thì phải uy tín, sống lâu năm có kinh nghiệm, nhưng hiện nay với lớp trẻ được đào tạo bài bản, được ăn học đầy đủ, sức trẻ lại có trình độ chuyên môn, có kiến thức cộng với sự nhiệt huyết, họ chủ động trong phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo được sức lan tỏa rất lớn trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.", "Cây thảo quả mang lại thu nhập và cuộc sống ổn định cho người La Hủ ở Sín Chải B. ", "Thực hiện chủ trương của huyện Mường Tè, Đảng ủy xã Bum Tở đã từng bước triển khai đổi mới cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi những vạt nương, thửa ruộng bạc màu kém hiệu quả sang trồng quế, riềng mang lại thu nhập cao. Để những loại cây mới phát huy hiệu quả, cần áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và những người trẻ có trình độ chính là nhân tố then chốt để triển khai thực hiện.", "Gia đình chị Phùng Giò Xó vốn là hộ khó khăn của bản Phìn Khò, xã Bum Tở huyện Mường Tè. Trước đây, giống như tất cả hộ dân trong bản, gia đình chị cũng chỉ trông chờ vào mấy nương lúa, nương ngô, ăn cũng chẳng đủ. Khi xã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, với vai trò là đảng viên trẻ, mong muốn thoát nghèo chị Xó mạnh dạn chuyển đổi 4 héc ta đất nương sang trồng quế, riềng cho thu nhập cao hơn.", "Hơn 40 hộ dân La Hủ của bản Sín Chải B tham gia trồng cây sâm Lai Châu (còn gọi là tam thất). ", "Với phương châm mình là đảng viên phải làm trước để cho dân bản học tập, từ một hộ gia đình trẻ khó khăn, chị Xó đã vươn lên trở thành người khá giả nhất bản. Chị Xó không ngần ngại chia sẻ cách làm ăn và giúp các hộ dân trong bản cùng nhau vươn lên. Hiện, Bản Phìn Khò có hơn 80ha quế và hơn 100ha riềng. Chị Xó được bà con dân bản quý mến nên được bầu giữ chức trưởng bản khi mới tuổi 23.", "Thời điểm, đạo lạ “lôi kéo” bà con La Hủ thì Chà Dì là một trong các bản của xã Bum Tở bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trưởng bản Phàn Thị Tâm và nhiều đồng chí đảng viên trong chi bộ cũng rất khó khăn để vận động, tuyên truyền bà con trở về với văn hóa truyền thống, âu cũng bởi cuộc sống khó khăn, sản xuất lạc hậu.", "Dù là một đảng viên trẻ thuộc thế hệ 9X, nhưng trưởng bản Tâm vẫn kiên trì từng ngày, một mặt thủ thỉ chuyện trò, mặt khác tích cực chuyển đổi sản xuất, trồng quế dần tạo lập được giá trị kinh tế nhất định. Thế rồi bà con thấy hiệu quả, thành ra nói gì bà con cũng nghe và làm theo. Bây giờ bản Chà Dì không còn ai theo đạo trái pháp luật nữa và nhà nào gần như cũng có diện tích trồng riềng, trồng quế, cả bản có 84 hộ giờ đã trồng được 64ha cây quế. Cùng với cây riềng, cây quế phát triển tương đối tốt và đã bắt đầu cho bà con thu nhập, ổn định cuộc sống.", "Hành trình để cây quế, cây riềng đến với bà con Bum Tở không dễ dàng gì bởi đây là loại cây mới. Mà muốn người dân nghe và làm theo thì phải cho họ thấy được giá trị kinh tế mà những loại cây trồng này mang lại. Vậy nên, ngay từ năm 2017, Đảng ủy xã Bum Tở đã có chủ trương giao nhiệm vụ cho một số hộ gia đình đảng viên làm mẫu, trồng trước, khảo nghiệm và đánh giá, sau đó là nhân rộng.", "Đặc biệt, tại 7 chi bộ bản, các đồng chí là bí thư chi bộ trẻ đều đồng loạt triển khai và phải đạt được hiệu quả, qua đó người dân trong xã cũng tin và làm theo. Hiện toàn xã Bum Tở đã có trên 700ha quế và gần 200 ha riềng và sa nhân tím, những diện tích này vẫn đang tiếp tục được mở rộng.", "Là một người con La Hủ, chứng kiến bà con dân bản quanh năm đói nghèo, chàng thanh niên Pờ Và Hừ - trưởng bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè đã sớm nhận thức: “Muốn thoát nghèo cho bà con, không còn cách nào khác là phải giúp họ thay đổi tư duy, nhận thức; phải tìm ra cách làm giàu”. Với quyết tâm đó, anh đã tìm hiểu, đi nhiều nơi, đến nhiều vùng để “học cách làm giàu”.", "Đi rồi mới thấy, các địa phương đều nỗ lực khai thác, phát triển tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương. Sín Chải B tuy có địa hình xa xôi, cách trở, nhưng lại là vùng phân bổ tự nhiên của cây sâm Lai Châu, loại cây bà con vẫn quen gọi là cây tam thất. ", "Xác định rõ đây sẽ là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, chàng thanh niên Pờ Và Hừ quyết định mày mò, tìm hiểu thêm kỹ thuật trồng, chăm sóc loại cây sâm này. Nắm được đặc tính sinh trưởng của cây sâm, năm 2017, Pờ Và Hừ quyết định nhân rộng diện tích trồng sâm và làm bài bản hơn. Sau thành công bước đầu, anh đã tuyên truyền, động viên bà con tham gia để nhân rộng mô hình. Hiện nay toàn bản Sín Chải B đã có trên 80% các hộ dân tham gia trồng sâm theo mô hình của Pờ Và Hừ.", "Người dân La Hủ ở Mường Tè đã có sự thay đổi tư duy, nhận thức trong làm ăn, phát triển kinh tế.", "Không chỉ là người đầu tiên của bản đưa cây sâm Lai Châu về trồng, Pờ Và Hừ còn cùng với cấp ủy, chính quyền các cấp phối hợp với bà con dân bản mở rộng hàng chục héc-ta lúa nước, hàng trăm héc-ta thảo quả, tích cực phát triển các mô hình chăn nuôi… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương. ", "Năm 2014, Pờ Và Hừ chính thức được kết nạp Đảng khi tuổi đời mới 20. Và đến năm 2018, dù vẫn còn trẻ, nhưng Pờ Và Hừ đã được dân bản tín nhiệm, bầu làm Trưởng bản Sín Chải B và trở thành người “chỉ đường, thắp sáng” cho người La Hủ trên đỉnh Pu Si Lung. ", "Nếu như năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của Sín Chải B còn đến 99%, thời điểm này hộ nghèo chỉ còn dưới 50%. Với những đổi thay rõ nét ấy, bản Sín Chải B nhiều năm trở lại đây luôn là lá cờ đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, đặc biệt là phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình. ", "Đồng chí Lý Mỹ Ly, Bí thư Đảng ủy xã Pa Vệ Sủ nhận định, với những người trẻ táo bạo biết làm kinh tế trong đồng bào La Hủ thì chúng tôi lựa chọn để dân bầu vào các chức danh ở bản. Những người này nói được làm được, bà con nhân dân rất tín nhiệm. ", "Để phát huy sức trẻ phát triển vùng dân tộc và miền núi, theo đồng chí Trần Đức Hiển - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Tè, thực hiện Nghị quyết 06 của tỉnh ủy Lai châu về nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn, sau khi đánh giá và thấy được hiệu quả khi nhân tố trẻ trong đảng được phát huy trong cộng đồng người La Hủ, huyện đang xem xét nhân rộng mô hình đảng viên trẻ giữ vị trí chủ chốt ở cơ sở trong toàn huyện. " ]
275
ethnic_data
https://nhandan.vn/day-tieng-dan-toc-la-ha-cho-hon-100-hoc-vien-o-son-la-post781712.html
Bảo tồn ngôn ngữ đồng bào dân tộc La Ha
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/ngtnba/2023_11_09/2-6-4941.jpg.webp" ]
[ "Phục dựng Lễ Pang A của đồng bào dân tộc La Ha tại xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu." ]
[ "Các học viên được các nghệ nhân ưu tú là người dân tộc La Ha truyền dạy theo hình thức truyền khẩu về ngôn ngữ ", "theo từng chuyên đề, như: Giao tiếp trong sinh hoạt thường ngày, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc La Ha, các tín ngưỡng dân gian, sinh kế của đồng bào, văn hóa giao tiếp trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân tộc… ", "Đây là một trong những hoạt động được huyện Quỳnh Nhai tổ chức nhằm giúp đồng bào dân tộc La Ha học được ngôn ngữ của dân tộc mình. Qua đó, phát huy vai trò, trách nhiệm trong bảo tồn, gìn giữ văn hóa cội nguồn dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc giữa các dân tộc.", "Trước đó, Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai đã phối hợp với Vụ Văn hóa Dân tộc, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh ", " thành lập mô hình điểm câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa của dân tộc La Ha vùng di dân tái định cư Thủy điện Sơn La tại bản Bung Lanh, xã Mường Giàng. ", "Đến nay, câu lạc bộ đã thu hút đông đảo các thành viên gồm các lứa tuổi từ người cao tuổi cho đến các nam, nữ thanh niên cùng chung đam mê văn hóa dân tộc La Ha.", "Bên cạnh giữ gìn điệu múa, tiếng nói riêng, câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân tộc La Ha đã vận động, tuyên truyền người dân giữ gìn Lễ Pang A, một nghi thức truyền thống quan trọng, là dịp nhắc nhở con cháu ghi nhớ công ơn thầy thuốc có công cứu chữa cho mình được khỏi bệnh, nhớ về nguồn cội. ", "Đây là những hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện tiểu dự án 1 về “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi." ]
276
ethnic_data
https://nhandan.vn/ca-mau-phan-hoi-viec-xay-dung-bieu-tuong-con-tom-de-gay-hieu-lam-ve-nguon-von-post842746.html
Cà Mau phản hồi việc xây dựng biểu tượng con tôm dễ gây hiểu lầm về nguồn vốn
[]
[]
[ "Chiều 2/11, đại diện người phát ngôn Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết, Dự án đầu tư xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển là một trong nhiều công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ 17, nhiệm kỳ 2025 – 2030, dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2025. ", "Như Báo Nhân Dân đã thông tin ", ", Dự án đầu tư xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại Cà Mau có tổng mức đầu hơn 236 tỷ đồng, sử dụng ngân sách tỉnh trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. ", "Dự án trên được thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025, trên diện tích gần 7,6ha, với 14 hạng mục công trình có liên quan: San lấp mặt bằng, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp nước, hệ thống giao thông, nâng cấp tuyến đường 2 bên quảng trường, nâng cấp đường Lê Duẩn (đoạn trước Trung tâm hội nghị tỉnh), đường đấu nối với tuyến đường Phan Ngọc Hiển - Đinh Tiên Hoàng và các tuyến đường nội bộ khác.", " Gần đây, dự án trên được chủ trương bổ sung thêm một số hạng mục công trình khác, trong đó có hạng mục đầu tư xây dựng biểu tượng ", ".", "Theo Ban Quản lý Công trình giao thông tỉnh Cà Mau, biểu tượng con tôm là hạng mục công trình nổi bật trong khu vực quảng trường. Hạng mục này được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép theo công nghệ in 3D, bên ngoài ốp gốm, đá, có trang bị đèn chiếu sáng nghệ thuật với kinh phí xây dựng khái toán khoảng 21,8 tỷ đồng. ", "Hiện, biểu tượng con tôm đang triển khai lập thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh dự án để trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện.", "Trong nhiều năm qua, khu vực Quảng trường Phan Ngọc Hiển nằm trước Trung tâm hội nghị của tỉnh Cà Mau là điểm nhấn không gian đô thị và kiến trúc cảnh quan của trung tâm Thành phố Cà Mau. Đó còn là không gian để tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh Cà Mau, là khu vực người dân, du khách thường xuyên tập trung đông.", "Qua thời gian sử dụng gần 10 năm, hệ thống hạ tầng Quảng trường Phan Ngọc Hiển bị xuống cấp, chưa đồng bộ và thường xuyên ngập nước và ảnh hưởng nặng nề bởi triều cường.", "Từ thực tế nêu trên, Dự án đầu tư xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển đã được cấp thẩm quyền phê duyệt với mục tiêu đầu tư, xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình, khắc phục các vấn đề đang tồn tại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…", "Theo ông Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau, Cà Mau có thế mạnh về ", ", đặc biệt là ", " rất phát triển, hàng hóa chế biến từ tôm được ", " đi nhiều nước trên thế giới. Do vậy, việc xây dựng biểu tượng con tôm để quảng bá hình ảnh ngành tôm là thế mạnh của tỉnh, làm điểm nhấn để khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh… đáp ứng nguyện vọng của người dân Cà Mau, góp phần quảng bá hình ảnh tôm Cà Mau cũng như thúc đẩy phát triển du lịch.", "Hạng mục con tôm đang được xúc tiến các thủ tục liên quan để triển khai, nằm trong dự án đầu tư xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển. Toàn dự án này có rất nhiều hạng mục với tổng kinh phí hơn 230 tỷ, trong đó chỉ một khoản nhỏ kinh phí đối với biểu tượng con tôm, chứ hạng mục xây dựng biểu tượng con tôm không phải hàng trăm tỷ đồng như nhiều người lầm tưởng." ]
277
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-khang-post723917.html
Dân tộc Kháng
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/dat-1495-1647.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_19/khang1.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/5da3a250e3df5dd481-5218.jpg.webp" ]
[ "Hai cụ bà dân tộc Kháng (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Nhà ở truyền thống của dân tộc Kháng (Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Sơn La)", "Nghi lễ cúng trong lễ Pang Phoóng (Lễ tạ ơn) của người Kháng (Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Điện Biên)" ]
[ "Từ những tư liệu lịch sử, dân tộc học,... cho phép đoán định người Kháng là chủ nhân ban đầu và lâu đời của vùng đất Tây Bắc Việt Nam trước khi dân tộc Thái từ nam Trung Quốc và dân tộc Khơ Mú từ Lào di cư tới địa bàn này.", "Tên gọi khác: Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đón, Kháng Huộc, Mkhang Hốc, Mkhang Ái, Ma-háng Béng, Ma-háng Cọi,... ", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019, dân tộc Kháng có 16.180 người, trong đó dân số nam là 8.170 người và dân số nữ là 8.010 người. Quy mô hộ: 4,5 người/hộ; Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 98,8%. ", " ", "Tập trung tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. ", " ", "Ngôn ngữ Kháng vẫn được xếp vào nhóm Môn - Khơ-me thuộc ngữ hệ Nam Á. Hiện nay, việc sử dụng song ngữ Kháng - Thái đã diễn ra phổ biến. Trong gia đình, các thành viên (nhất là những người cao tuổi) chủ yếu giao tiếp với nhau bằng tiếng Kháng, nhưng dùng tiếng Thái khi tiếp xúc với các dân tộc cận cư (Thái, Hmông, Khơ-mú,...). Tiếng Thái còn được sử dụng trong các nghi lễ tín ngưỡng hay khi trình diễn các hoạt động văn hóa dân gian. Lớp trẻ người Kháng hiện thông thạo tiếng phổ thông. ", "Theo Điều tra 53 Dân tộc thiểu số tháng 4/2019: Tỷ lệ người Kháng từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 60,8%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 98,1%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 86,5%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 30,4%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 20,0%.", " ", " Người Kháng thích ăn xôi và các món có vị chua, cay như: cá ướp chua, dưa lá củ ráy ngứa, món hỗn hợp gồm lá lốt, thịt, ớt, tỏi, rau thơm hoà trộn, đồ chín. Tục uống bằng mũi (tu mui) là nét văn hóa độc đáo của họ. Người Kháng quen uống rượu trắng, rượu cần, hút thuốc lá và hút thuốc lào.", " Người Kháng mặc giống người Thái.", " Nhà ở có 2 dạng: nhà tạm bợ và nhà kiên cố. Nhà sàn gồm 1 mái và 2 mái, không phủ nóc, không có chái, có cửa chính thông suốt từ đầu này sang đầu kia, thông với cầu thang nên xuống.", " Nằm trong sự quản lý của các mường Thái trước đây, Người Kháng không có tổ chức xã hội riêng. Chức dịch cao nhất trong bản là: quan cai gần như Tạo bản người Thái. Tiểu gia đình phụ quyền chiếm ưu thế trong bản. Bên cạnh đó cũng tồn tại một số tàn dư của chế độ mẫu hệ: tục ở rể, vai trò ông cậu... Trưởng họ vẫn có vai trò nhất định.", "Ngày xưa, việc lấy vợ, lấy chồng của người Kháng vừa tự do vừa phải qua nhiều nghi thức. Sau bốn năm đêm tìm hiểu ngủ lại nhà người con gái, nếu đôi trai gái ưng ý nhau thì tiến hành ăn hỏi và rất nhiều nghi thức mà đôi trẻ và hai bên nhà trai nhà gái phải thực hiện. Sau 3 năm ở rể, đôi vợ chồng trẻ phải làm lễ ra mắt hai họ, nhà trai mới tổ chức đón dâu. Ðây là lễ quan trọng nhất.", " Người Kháng có tục chia của cho người chết gồm những gì khi còn sống người quá cố thường dùng. Ở phía đầu mộ còn chôn một cái cột cao, trên đó buộc treo một hình con chim bằng gỗ và một cái áo mà người chết thường mặc. Sau khi chôn xong, về đến nhà, anh em, bà con phải đứng dưới gầm sàn để ông cậu cắt một nhúm tóc bỏ vào bát nước lã đựng trứng, cá sấy khô rồi đem vứt ở vệ đường vào bãi tha ma để hồn người chết không về quấy rối con cháu, người thân.", "Họ tin rằng con người có 5 hồn. Một hồn chính ở trên đầu bốn hồn ở tứ chi. Khi chết, hồn chính biến thành ma lành phù hộ con cháu, bốn hồn còn lại biến thành ma dữ hay quấy nhiễu vòi \"ăn\". Người ta còn tin nhiều loại ma khác như: ma suối, ma bản... Việc cúng bố mẹ được tiến hành 3 năm một lần. Ðây là lễ vui nhất, gia đình thường mời anh em, bà con trong bản tới dự bữa cơm, sau đó xoè, múa thâu đêm.", "Người Kháng ăn tết Nguyên đán, tết cơm mới và thực hiện các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp nương rẫy.", "Nương rẫy là hình thái kinh tế chủ đạo với cách thức phát đốt, chọc lỗ tra hạt. Chăn nuôi khá phát triển: lợn, gà, vịt, trâu, bò. Nghề phụ nổi tiếng là đan lát đồ gia dụng (hòm, ghế mây, mây, gùi...) Người Kháng giỏi đóng và đi thuyền độc mộc, thuyền đuôi én, được các dân tộc anh em ưa mua dùng. Những năm gần đây, Nhà nước đã giao khoán đất rừng theo hộ hoặc nhóm hộ gia đình khiến kinh tế rừng đang là một hướng đi mới của người Kháng.", "Dân tộc Kháng có: Tỷ lệ hộ nghèo: 51,5%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 12,5%; Tỷ lệ thất nghiệp: 1,03%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 3,5%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 10,1%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 1,2%. " ]
278
ethnic_data
https://nhandan.vn/bao-nhan-dan-trao-qua-cho-sinh-vien-dong-bao-ruc-dau-tien-tai-quang-binh-vao-dai-hoc-post720363.html
Báo Nhân Dân trao quà cho sinh viên đồng bào Rục đầu tiên tại Quảng Bình vào đại học
[]
[]
[ "Trước đó, Báo Nhân Dân đã thông tin về nữ sinh Cao Thị Lệ Hằng là 1 trong 4 em được Đồn Biên phòng Cà Xèng (Bộ đội Biên phòng Quảng Bình) nhận chăm sóc trong Chương trình “Nâng bước em tới trường” đã trúng tuyển vào Trường Đại học sư phạm Huế và là người Rục đầu tiên đỗ đại học.", "Em Cao Thị Lệ Hằng có hoàn cảnh rất khó khăn, bố mất sớm, mẹ làm lụng vất vả để nuôi 8 chị em, trong đó Hằng là con thứ sáu.", "Năm 2016, Đồn Biên phòng Cà Xèng nhận em chăm sóc trong Chương trình “Nâng bước em đến trường” với mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng cùng với nhiều đồ dùng, thiết bị học tập.", "Được sự hỗ trợ của bộ đội biên phòng và thầy, cô giáo Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, Hằng đã nỗ lực trong học tập, đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Huế với tổng số điểm 25,5. ", "Để thuận lợi hơn với điều kiện, hoàn cảnh gia đình và tiết kiệm chi phí sinh hoạt, học tập, em Cao Thị Lệ Hằng quyết định nhập học ở Trường Đại học Quảng Bình thay bằng học ở Huế.", "Nhằm chia sẻ khó khăn cũng như động viên nữ sinh viên vượt khó vươn lên, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân quyết định trích từ Quỹ Hạt giống Việt của Báo để trao tặng em Cao Thị Lệ Hằng 1 chiếc xe máy và 1 máy tính xách tay mới để làm phương tiện học tập.", "Được sự ủy quyền của Ban Biên tập và lãnh đạo Quỹ Hạt giống Việt, Văn phòng đại diện của Báo tại Quảng Bình phối hợp với Đồn Biên phòng Cà Xèng đã mua và trao tặng nữ sinh viên Cao Thị Lệ Hằng 1 chiếc xe máy Honda Wave, phiên bản tiêu chuẩn đời 2022, và 1 máy tính xách tay tổng trị giá gần 40 triệu đồng.", "Trước đó, sau khi Báo đăng về trường hợp em Hằng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đã gửi lời khen ngợi và thưởng em Hằng 5 triệu đồng; đồng thời trích từ lương của mình để hỗ trợ mỗi tháng 3 triệu đồng cho nữ sinh viên này trong suốt 4 năm học tập ở trường đại học." ]
279
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-hoa-post723900.html
Dân tộc Hoa
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrexqdbkxq/2022_10_17/hoa1.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/ndo_tr_dat-0700-5749.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/ndo_tr_hoa3-4550.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2022_11_15/ndo_tr_hoa1-3606.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrexqdbkxq/2022_10_17/hao3.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrexqdbkxq/2022_10_17/hpa4.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrexqdbkxq/2022_10_17/hpa5.jpeg.webp" ]
[ "Đời sống của dân tộc Hoa là sự kết hợp của văn hóa Việt Nam-Trung Quốc. (Ảnh: Báo Dân tộc)", "Người Hoa thường tự may trang phục tại nhà, họ ưa chuộng hoa văn thổ cẩm và màu sắc tươi sáng. (Ảnh: Thành Đạt)", "Người Hoa thường tự may trang phục tại nhà, họ ưa chuộng hoa văn thổ cẩm và màu sắc tươi sáng. (Ảnh: Thành Đạt)", "Người Hoa thường tự may trang phục tại nhà, họ ưa chuộng hoa văn thổ cẩm và màu sắc tươi sáng. (Ảnh: Thành Đạt)", "Nhà ở đây thường có 3 loại: nhà 3 gian hai chái, nhà chữ Môn và chữ Khẩu. Vật liệu xây nhà thường là gỗ, gạch mộc. Ngói lợp bằng tôn (nếu nhà có điều kiện) hoặc quế, lá tre, phên nứa. (Ảnh: Báo Dân tộc)", "Khu vực bàn thờ được đặt ở vị trí trung tâm nhất trong nhà người Hoa, có màu đỏ là chủ đạo, bài trí thêm nhiều giấy hồng chữ Hán với nội dung cầu phúc, cầu lợi, cầu bình yên. (Ảnh: Báo Dân tộc)", "Ngoài bàn thờ lớn chính giữa thì người Hoa còn có kệ thờ nhỏ bên cạnh, đặt trên đó 1 bát hương và 3 chén nước. (Ảnh: Báo Dân tộc)" ]
[ " ", "Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX.", "Tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu", " ", "Người Hoa thiên di vào cả miền bắc và miền nam Việt Nam từ nhiều địa phương, bằng nhiều con đường, trong những thời gian khác nhau, kéo dài suốt từ thời kỳ bắc thuộc cho đến năm 1954. Việc hình thành vĩ tuyến 17 (năm 1954) chia cắt hai miền của Việt Nam với những thể chế chính trị khác nhau, lịch sử đã chứng kiến khoảng 40.000-45.000 người Hoa rời miền bắc Việt Nam di cư vào miền nam.", "Địa bàn sống chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sóc Trăng.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019: Tổng dân số: 749.466 người, trong đó, có 389.651 nam, 359.815 nữ. Số hộ dân cư gồm 241.822 hộ. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 30,3%.", "Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (Ngữ hệ Hán-Tạng)", " Lương thực chính là gạo, nhưng trong bữa ăn thường có các loại như mì xào, hủ tiếu... Ở các gia đình bình dân, buổi sáng điểm tâm bằng cháo trắng với trứng vịt muối, còn những nhà khá giả hơn là hủ tiếu, bánh bao, xíu mại...", "Thức uống của người Hoa ngoài tác dụng giải khát còn là loại thuốc mát, bồi dưỡng \"lục phủ, ngũ tạng\". ", " Phụ nữ mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo \"sườn xám\" may dài, ôm ngang hông, xẻ tà dưới phần đùi. Màu sắc phần lớn là màu hồng hoặc đỏ, cùng với các màu đậm.", "Ðàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền cổ đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng, vai liền, có túi. ", "Phụ nữ thích dùng đồ trang sức, đặc biệt là vòng tay (bằng đồng, vàng, đá, ngọc...), bông tai, dây chuyền... ", "Ðàn ông thích bịt răng vàng và xem như một lối trang sức.", " Người làm nghề nông thường sống thành thôn, làng xóm. Làng thường ở ven chân núi, trong cánh đồng, trải dài trên bờ biển, gần nguồn nước, giao thông thuận tiện. Trong làng, nhà ở bố trí sát nhau theo dòng họ.", "Ở thành thị họ sống tập trung trong các khu phố riêng.", "Nhà cửa thường có 3 loại: nhà 3 gian hai chái, nhà chữ Môn và chữ Khẩu; thường xây bằng đá, gạch mộc hay trình đất, lợp ngói máng hay là quế, lá tre, phên lứa...", " Gia đình nhỏ phụ quyền. Quan hệ cộng đồng còn mạnh mặc dù đã xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo. Trong mỗi làng bản, vị trí của người tộc trưởng của dòng họ lớn nhất được đề cao và có vai trò lớn trong việc giải quyết các quan hệ làng xóm.", "Người Ngái nhận họ và phân biệt chi ngành qua hệ thống tên đệm. Họ vợ, một đại diện chính là ông cậu (khảo), có vai trò quan trọng trong quan hệ thân tộc. Mặc dù vậy dòng họ Ngái vẫn mang tính huyết thống dòng cha.", " Nổi bật trong các tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ, thờ cúng các vị thần phù hộ (thần bếp, thổ địa, thần tài...) và một số vị thánh và bồ tát (Quan Công, bà Thiên Hậu, ông Bổn, Nam Hải Quan Âm...)", "Chùa miếu của người Hoa thường gắn liền với các hội quán, trường học. Ðó cũng là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi diễn ra các hội lễ.", "Chữ Hán được dạy và học trong các trường phổ thông.", "Sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa có nhiều thể loại như hát, múa, hài kịch... với nhiều loại nhạc cụ: tiêu, sáo, các loại đàn (tỳ bà, nhị, nguyệt...), chập chõa Hát \"sơn ca\" (sán cố) là hình thức được nhiều người ưa chuộng, nhất là tầng lớp thanh niên. Tổ chức văn nghệ dân gian truyền thống mang tính nghiệp dư đã có từ lâu là các \"nhạc xã\".", " ", "Người Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, coi lúa nước là đối tượng canh tác chính, ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm nghề dịch vụ, buôn bán... ", "Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển như: gốm (Quảng Ninh, Sông Bé, Ðồng Nai), làm giấy súc, làm nhang (Thành phố Hồ Chí Minh)... ", "Một bộ phận người Hoa cư trú ở ven biển sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đánh cá. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người Hoa luôn coi trọng chữ \"tín\"." ]
280
ethnic_data
https://nhandan.vn/nghi-luc-cua-nhung-nguoi-con-nui-rung-post786865.html
Nghị lực của những người con núi rừng
[]
[]
[ "Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo miền núi Krầy (xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi), lại là con trai lớn trong nhà, cho nên Phạm Quốc Toản được gia đình lên kế hoạch công việc “suốt đời” ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông: lái xe chở keo thuê, bởi ở buôn, có một suy nghĩ đã ăn sâu vào nếp sống người dân, đó là cứ chịu khó làm nương, làm rẫy rồi “kiểu gì cũng đủ ăn”.", "Vì thế, sau mỗi buổi sáng vượt 30km đường rừng cả đi lẫn về đến Trường trung học phổ thông Phạm Kiệt (xã Ba Vì, huyện Ba Tơ), chàng trai có thân hình mảnh khảnh lại cùng bố mẹ lên nương, chở keo về bán. Công việc nặng nhọc, có lúc kéo dài đến đêm, cho nên nhiều lúc Toản cũng không còn thời gian để làm bài tập, ôn luyện thêm. Tuy nhiên, không vì vậy mà Toản chểnh mảng học hành. Trái lại, cậu thường tập trung hoàn thành bài được giao trước khi về nhà. Không có nhiều thời gian, Toản chọn phương châm đọc đến đâu nắm vững đến đó, thay vì “học gạo”. ", "Năm lớp 12, Toản đặt mục tiêu “thử 100% sức một lần” trong kỳ thi xét tuyển đại học, từ bỏ con đường “học lái xe, đi chở keo thuê”. Và kết quả là Toản thi đỗ Khoa Sư phạm lịch sử của Trường đại học Quy Nhơn trong sự hân hoan của gia đình và niềm tự hào của đồng bào Hrê ở buôn làng. Bất ngờ nhất là mãi tới khi nhập học, Toản mới biết mình là thủ khoa đầu vào với tổng điểm 27,78. ", "“Khi hay tin tôi đỗ đại học, bố tôi chỉ cười chứ không tỏ ra vui mừng. Đến khi biết tôi là thủ khoa, bố mới tin tưởng hơn vào con đường tôi chọn. Đây là áp lực không nhỏ, nhưng cũng là động lực lớn đối với một tân sinh viên có gia đình ở nơi xa xôi như tôi. Tôi ước mơ sẽ trở thành thầy giáo, mang kiến thức về “trồng” lên không chỉ những cây keo mà còn cả thế hệ tương lai của buôn làng, đất nước”, Phạm Quốc Toản nói. ", "Cũng là một người con của núi rừng và có chung ước mơ “gieo chữ” trên rẻo cao, Cao Thị Lệ Hằng vừa qua đã trở thành nữ sinh dân tộc Rục đầu tiên trúng tuyển đại học ở nước ta. ", "Hoàn cảnh gia đình của Lệ Hằng, mọi người dân ở bản Mò O Ồ Ồ (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) đều biết rõ. Cả bản có gần 80 hộ dân, đều là đồng bào người Rục, nhưng gia đình Hằng lại nằm trong diện hộ nghèo. Bố Hằng mất sớm từ khi cô lên 1 tuổi, cho nên tất cả mọi gánh nặng trong nhà đều nằm trên đôi vai bà Hồ Thị Pấy, mẹ của Hằng.", "Từ nhỏ, cô gái sinh năm 2004 đã quen với việc lên rẫy giúp mẹ làm nương, kiếm sống. Có những lúc, cuộc sống khó khăn tưởng chừng đã đặt dấu chấm hết cho hành trình chinh phục con chữ của cô. Thế nhưng, thấy con gái quá ham học, bà Pấy lại không đành lòng. Người phụ nữ Rục nhỏ bé với làn da sạm nắng lại âm thầm tìm cách kiếm thêm đồng ra đồng vào để con tiếp tục đến trường. Thương mẹ, Lệ Hằng luôn nỗ lực đạt thành tích cao trong học tập, là tấm gương của bạn bè đồng trang lứa và các em nhỏ trong bản.", "Với tổng điểm 25,5 trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022, Lệ Hằng trở thành người Rục đầu tiên đỗ đại học. Đối với người dân xã Thượng Hóa nói chung và bản Mò O Ồ Ồ nói riêng, từ trước đến nay, số học sinh ở bản hoàn thành chương trình trung học phổ thông cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Vậy nên, việc “con gái lớn nhà bà Pấy” đỗ đại học chính là niềm hân hoan của cả cộng đồng. ", "Điều ước bước đầu trở thành hiện thực, nhưng nữ sinh người Rục vẫn canh cánh nỗi lo về việc mình đi học xa, để mẹ già ở nhà một mình xoay xở với đàn em thơ. Vì vậy, Cao Thị Lệ Hằng đã quyết định nhập học tại Trường đại học Quảng Bình, thay vì Đại học Huế theo nguyện vọng xét tuyển ban đầu. “Sau khi thi đỗ, tôi luôn ý thức về những khó khăn chờ đợi phía trước. Vì vậy, tôi sẽ nỗ lực hết sức để đạt kết quả tốt nhất, mai này mang kiến thức về bản, dạy dỗ các thế hệ măng non người Rục”, Lệ Hằng chia sẻ." ]
281
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-hre-post723910.html
Dân tộc Hrê
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_18/8.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/hre5-2823.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/unvrwqcqd/2022_10_18/imagehandler003.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/tpuoaob/2022_11_15/hre2-2340.jpg.webp" ]
[ "Đồng bào dân tộc Hrê. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)", "Phụ nữa Hrê. (Ảnh: Thành Đạt)", "Vinh-vút - nhạc cụ dành riêng cho phụ nữ Hrê. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)", "Phụ nữ Hrê dệt vải. (Ảnh: Thành Đạt)" ]
[ "Người Hrê sinh tụ rất lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Một số học giả cho rằng, nguồn gốc tộc người Hrê có thể liên quan đến nạn hồng thủy và quá trình di cư.", "Dân tộc Hrê có tên tự gọi là Hrê, ngoài ra còn có một số tên gọi khác như: Chăm Rê, Chom, Thượng Ba Tơ, Mọi Luỹ, Mọi Sơn Phòng, Mọi Ðá Vách, Chăm Quảng Ngãi, Mọi Chòm, Rê, Màn Thạch Bích.", "Người Hrê sống chủ yếu ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi (các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long) và tỉnh Bình Ðịnh (huyện An Lão), một số ít ở tỉnh Kon Tum (huyện Kon Plông).", "Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019, tổng dân số người Hrê: 149.460 người; dân số nam: 74.017 người; dân số nữ: 75.443 người; quy mô hộ: 3.6 người/hộ; tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 92.5%.", " Người Hrê dùng ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-Khơ Me (Ngữ hệ Nam Á). Từ thời kỳ trước năm 1975, người Hrê đã có chữ viết dùng hệ thống kí tự La-tinh. Chữ viết này từng được sử dụng rộng rãi nhưng nay đã bị mai một.", " Xã hội truyền thống của người Hrê vận hành dựa theo luật tục với các thiết chế phi quan phương, gắn với vai trò của già làng (", "hay gốc làng (", "). Trong xã hội có sự phân hóa khá sâu sắc, chế độ tôi tớ - đặc biệt là đi ở vì nợ - có phần khắc nghiệt hơn nhiều tộc Thượng khác, hiện tượng tranh chiếm và tập trung ruộng đất (theo đó là sự xác lập quyền thế của một số cá nhân) đã tương đối phát triển. Tuy vậy, quan hệ trong làng vẫn thể hiện tinh thần cộng đồng công xã.", "Từ năm 1986 đến nay, mô hình quản lý xã hội trên đã được thay thế bằng bộ máy chính quyền địa phương, đứng đầu là trưởng thôn do Ủy ban nhân dân xã quyết định.", " Nhà truyền thống của người Hrê là nhà dài và nhà sàn. Nhà ở trong làng đều dựng ngang triền đất dốc.", " Nam giới Hrê thường đóng khố, dài tới 4-5m, có phần tua ở đầu khố, dài thêm 20cm. Phụ nữ Hrê mặc áo năm thân, cài khuy bên sườn phải, mặc dài xuống quá thắt lưng.", " Trong thế giới tâm linh truyền thống, người Hrê tin vào sự tồn tại của linh hồn, họ tin có làng ma (goong kieesk chók) là nơi linh hồn người chết ở, có tính chất đối lập với thế giới con người. Họ thường thờ thần linh (", " với niềm tin ", "quyết định đến nhiều vấn đề trong cuộc sống (được hay mất mùa, bệnh tật, đau ốm...). ", "cao nhất là trời, ngoài ra còn rất nhiều ", "khác như đất, nước... Người Hrê cũng thờ cúng tổ tiên.", " Cơm gạo tẻ là thức ăn chính của người Hrê, vào các dịp lễ tết họ có thêm cơm nếp. Họ rất thích uống rượu cần, rượu của người Kinh, rượu tự nấu với men lá. Đàn ông và đàn bà Hrê thường xuyên hút thuốc và ăn trầu.", " Nhạc cụ thường dùng của người Hrê là bộ chiêng ba chiếc, bộ cồng ba chiếc, trống, các loại đàn ống tre hoặc có vỏ bầu làm hợp âm, sáo, nhị, đàn môi, nữ giới thì chơi bộ ống vỗ hai chiếc. ", "Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 67.8%, tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học 100.6%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở là 90.1%, tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông là 51.4%, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường là 13.8%.", " Dân tộc Hrê thực hiện chế độ hôn nhân nội tộc người là chủ yếu và ngoại hôn dòng họ.", "Người Hrê có nhiều nghi lễ, lễ hội trong cuộc sống như nghi lễ nương rẫy, nghi lễ liên quan đến chu kỳ nông nghiệp lúa nước, nghi lễ thờ cúng tổ tiên (", "), hội mùa, hội đầu năm (", "), lễ hội đâm trâu và các nghi lễ liên quan đến vòng đời người. Trong các nghi lễ nông nghiệp, việc thờ thần lúa ", "là quan trọng nhất.", "Phần lớn người Hrê sống dựa vào làm ruộng nước, chỉ có một bộ phận sống nhờ trồng lúa rẫy. Họ thường sử dụng phương pháp canh tác rẫy: phát - đốt - chọc trỉa, với bộ nông cụ đơn giản, khi thu hoạch thì dùng tay tuốt lúa. Cách thức làm ruộng của người Hrê tương tự như ở người Việt vùng nam Trung bộ (dùng cày, bừa có đôi trâu kéo, biết gieo mạ và cấy, dùng liềm và vằng để gặt...).", "Các hộ gia đình Hrê còn nuôi thêm trâu, lợn, chó, gà, tiến hành hái lượm, săn bắn để tăng nguồn thức ăn. Người Hrê biết đan lát và dệt vải nhưng nay nghề này không phát triển, nhất là nghề dệt chỉ còn ở vài nơi. Họ tiến hành trao đổi hàng hoá thường theo hình thức đổi vật trực tiếp.", "Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/ 2019: Dân tộc Hrê có: Tỷ lệ thất nghiệp 1.91%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 7.2%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 10.7%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 2.0%; Tỷ lệ hộ nghèo: 30.3%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 12.7%; Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 80.2%; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng: 96.2%." ]
282
ethnic_data
https://nhandan.vn/du-lich-mien-nui-quang-ngai-thu-hut-khach-tham-quan-trai-nghiem-dip-le-304-va-15-post750568.html
Du lịch miền núi Quảng Ngãi thu hút khách tham quan, trải nghiệm dịp lễ 30/4 và 1/5
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/eclydzymlns/2023_04_30/du-lich-2-4158.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/eclydzymlns/2023_04_30/du-lich-3-6256.jpg.webp" ]
[ "Du khách trải nghiệm đánh cồng chiêng cùng nghệ nhân Chiêng Ba.", "Du lịch sinh thái vùng cao được nhiều khách du lịch lựa chọn trong dịp lễ đầu năm và những ngày hè." ]
[ "Để thu hút khách du lịch đến với Khu du lịch sinh thái Suối Chí ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, đơn vị điều hành phối hợp với đoàn ca múa nhạc dân tộc, Hợp tác xã Nông-lâm-du lịch văn hóa Làng Teng và các nghệ nhân Chiêng ba huyện Ba Tơ biểu diễn cồng chiêng, múa hát làn điệu dân ca của đồng bào Hrê. ", "Nhiều du khách đã tỏ ra vô cùng thích thú khi được tham quan vui chơi, xem biểu diễn các làn điệu KaLêu, Ka Choi vui mừng vụ mùa, về nhà mới... của bà con miền núi. Du khách còn được các nghệ nhân hướng dẫn, trải nghiệm kỹ thuật đánh Chiêng ba, cùng tham gia vui chơi múa hát dân ca của đồng bào Hrê Quảng Ngãi... ", "Trong những ngày ", ", 30/4 và 1/5, mỗi ngày Khu du lịch sinh thái Suối Chí ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành đón khoảng 1.000 khách tham quan, trải nghiệm. Các chương trình, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng hơn thu hút nhiều lượt khách du lịch từ trong và ngoài tỉnh đến vui chơi. ", "Chị Đặng Thị May ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đi cùng đoàn gần 20 thành viên lần đầu tiên tham quan du lịch vùng núi Quảng Ngãi. Du lịch sinh thái giữa rừng xanh, suối mát, xem biểu diễn cồng chiêng đặc sắc giúp chị cùng bạn bè có ngày nghỉ lễ khó quên.", " \"Lần đầu tiên được xem trực tiếp đánh cồng chiêng, làn điệu dân ca của bà con Hrê nên chị em đoàn mình rất thích. Vui như thế này cũng không uổng công đi xa đến đây\" - chị hào hứng nói.", "Sau thời gian chững lại vì ảnh hưởng hậu Covid-19, hơn một năm qua, ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi đang dần khởi sắc trở lại. Cùng với các loại hình, sản phẩm du lịch biển đảo, các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi dần phục hồi tuyến du lịch sinh thái vùng cao. Tỉnh Quảng Ngãi hiện có ba khu du lịch sinh thái lớn là khu du lịch Dak Drinh Lodge (huyện Sơn Tây), khu du lịch sinh thái Suối Chí (huyện Nghĩa Hành), khu du lịch sinh thái Thác Trắng (huyện Minh Long) cùng nhiều điểm du lịch sinh thái vùng cao các huyện miền núi. ", "Để đón đầu cơ hội thu hút dòng khách du lịch lên miền núi từ các kỳ nghỉ lễ lớn, cùng với việc tái đầu tư, chỉnh trang mới khu du lịch sau thời gian dài ngừng hoạt động, các đơn vị khai thác đã chủ động đầu tư đa dạng các dịch vụ, sản phẩm du lịch vùng cao. Điển hình như việc mở rộng các dịch vụ khám phá suối, hồ thủy điện, tạo không gian vui chơi cho đội nhóm du khách, mở mới các dịch vụ phòng lưu trú, bugalow qua đêm, tổ chức đa dạng hoạt động nghệ thuật, ẩm thực đặc trưng vùng núi cao Quảng Ngãi giới thiệu đến khách tham quan... ", "\"Điểm mới của du lịch sinh thái miền núi chúng tôi là mở dịch vụ lưu trú qua đêm với các hoạt động văn hóa, ẩm thực. Trước đây chưa có dịch vụ này, nay chúng tôi liên kết với các công ty lữ hành để đa dạng sản phẩm du lịch\", ông Lê Tấn Thanh Phương, Giám đốc điều hành Khu du lịch sinh thái Thác Trắng cho biết.", "Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, các khu du lịch vùng núi Quảng Ngãi thu hút khoảng 15 nghìn lượt du khách trong và ngoài tỉnh tham quan, trải nghiệm. Phục hồi dần sau dịch Covid-19, du lịch vùng núi Quảng Ngãi có tín hiệu khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, lượng khách tham quan phần lớn vẫn từ trong tỉnh, chưa thu hút lượng khách tiềm năng từ các tỉnh thành khác. ", "\"Khoảng 80% khách tham quan đến từ các địa phương trong tỉnh, chưa có nhiều tuyến, tour du lịch liên kết lữ hành nên khách ở các tỉnh thành khác chưa nhiều. Chúng tôi mong có nhà đầu tư du lịch chiến lược làm nền tảng, ", " liên tỉnh trong nước thì du lịch miền núi Quảng Ngãi sẽ phát triển mạnh hơn nữa\", đại diện Khu du lịch sinh thái Suối Chí chia sẻ." ]
283
ethnic_data
https://nhandan.vn/cham-lo-doi-song-cho-ba-con-hre-tren-nui-ca-tu-post768825.html
Chăm lo đời sống cho bà con H’re trên núi Cà Tu
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2023_08_23/img-0711-6763.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2023_08_23/img-0712-9167.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2023_08_23/img-0709-9703.jpg.webp" ]
[ "Y, bác sĩ khám sức khỏe và tư vấn phòng bệnh cho người dân thôn Gò Da.", "Khám sức khỏe cho trẻ em.", "Tặng quà cùng nhu yếu phẩm động viên, chia sẻ bà con H're." ]
[ "Đối với các vùng sâu vùng xa cách biệt với thị trấn, thị tứ của xã và trung tâm huyện, lo ngại nhất là dịch bệnh bùng phát khó xử lý kịp thời. Vì vậy, các cán bộ, y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà cùng chính quyền địa phương kiểm tra môi trường sống, điều kiện ăn ở, thực phẩm và nguồn nước sinh hoạt của bà con nhân dân. ", "Khảo sát, kiểm tra thực tế môi trường sống, sinh hoạt ở thôn Gò Da, bác sĩ Đinh Thị Hợi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà cho biết, môi trường sạch sẽ, thực phẩm sạch tự cung tự cấp trong vùng nên bảo đảm an toàn, nguồn nước tự nhiên dùng nhiều năm qua ổn định. ", "“Chúng tôi kiểm tra và chưa thấy có nguy cơ dịch bệnh nơi bà con đang sinh sống. Các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm da hay bạch hầu… không xuất hiện ở đây. Đó là điều mừng, bà con sinh sống tự ý thức vệ sinh, lo sức khỏe”, bác sĩ Đinh Thị Hợi chia sẻ.", "Các y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà đã thăm khám sức khỏe hơn 100 người trong thôn Gò Da. Qua thăm khám, các nhóm bệnh liên quan sức khỏe của người dân là suy nhược cơ thể, xương khớp, viêm phế quản… Hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh thông thường, ngành y tế huyện cũng đã hỗ trợ, cấp phát 30 loại thuốc kháng sinh, tim mạch, tiêu hóa… và đầy đủ các loại thuốc phòng và điều trị bệnh thông thường cho bà con nhân dân.", "“Già rồi hay đau chân, đau lưng giờ có thuốc về uống rồi. Mong nhiều người lên khám sức khỏe lắm”, bà Đinh Thị Quê, 78 tuổi nói với bác sĩ khám bệnh.", "Thôn Gò Da là một thôn xa nhất của xã Sơn Ba, với 48 hộ và 193 nhân khẩu. Địa hình núi non hiểm trở, giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn, vì thế bà con H’re chủ yếu làm nông, làm rẫy, làm rừng thuê. Cách biệt với trung tâm xã, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân nơi đây còn nhiều khó khăn.", "Chăm lo, quan tâm nâng điều kiện sống cho nhân dân vùng sâu, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức nhiều chuyến khảo sát thực tế đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân Gò Da; kiểm tra các điều kiện về hạ tầng, nhất là giao thông phục vụ đi lại, sản xuất và lưu thông hàng hóa để có định hướng, giải pháp nâng cao đời sống, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng.", "Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sơn Ba Phạm Thị Diễm Châu chia sẻ, các chương trình chăm sóc sức khỏe, cấp phát thuốc cho bà con, thăm tặng quà động viên, tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục lạc hậu về nạn tảo hôn, nghi kỵ cầm đồ thuốc độc… là sự quan tâm, động viên rất lớn với đồng bào H’re.", "Huyện ủy, chính quyền địa phương huyện Sơn Hà, xã Sơn Ba cùng các lực lượng công an, quân sự huyện cùng các đơn vị đã trao tặng 120 suất quà là nhu yếu phẩm, vật dụng sinh hoạt cho người dân H're nơi đây.", " “Các chuyến khảo sát vùng xa để có giải pháp phù hợp, nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời, hiểu thêm tâm tư, nguyện vọng của người dân, vận động, hướng dẫn bà con có ý chí tự phấn đấu vươn lên làm ăn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế-xã hội chung, bảo đảm an ninh quốc phòng”, Bí thư Huyện ủy huyện Sơn Hà Trần Văn Luật khẳng định." ]
284
ethnic_data
https://nhandan.vn/nhung-ket-qua-buoc-dau-thuc-hien-chuong-trinh-muc-tieu-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-o-quang-ngai-post786455.html
Những kết quả bước đầu thực hiện chương trình mục tiêu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Quảng Ngãi
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2023_12_08/img-6256-5000.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/qochvwywavimsb/2023_12_08/img-6261-2637.jpg.webp" ]
[ "Trang bị kỹ năng cho học sinh ở các trường miền núi về tảo hôn và bạo lực gia đình.", "Hội chợ nông sản miền núi ở huyện Ba Tơ." ]
[ "Sau 2 năm thực hiện, ", " đã phân bổ 1.081 tỷ đồng để thực hiện chương trình mục tiêu cho 5 huyện miền núi; trong đó, ngân sách Trung ương hơn 974 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 106 tỷ đồng. ", "Từ các nguồn vốn của chương trình mục tiêu, các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi tập trung thực hiện đầu tư 44 công trình nước sinh hoạt tập trung cho hơn 2.200 hộ thụ hưởng; trong đó, nhiều nhất là các huyện Sơn Tây, Minh Long, Sơn Hà, Trà Bồng. Đồng thời, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.150 hộ ở 5 huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với tổng kinh phí thực hiện gần 5,8 tỷ đồng.", "Cùng với đầu tư hạ tầng miền núi, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã triển khai thực hiện 12 dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. Đến nay, các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang thi công 7 dự án; 5 dự án đang được hoàn thiện thủ tục đầu tư và tháo gỡ các vướng mắc.", "Bên cạnh đó, các địa phương tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho bà con vùng cao; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 213 hộ đồng bào Hrê ở huyện miền núi Ba Tơ; bố trí nguồn vốn vay 2,4 tỷ đồng cho gần 40 hộ tại 2 huyện Sơn Hà, huyện Ba Tơ vay sản xuất, phát triển kinh tế.", "Anh Đinh Văn Thêm ở xã Ba Vì, huyện Ba Tơ cho biết, được ", " gia đình anh tăng đàn chăn nuôi trâu lên 6 con. Sau khi bán được giá, anh lại bổ sung để giữ đàn chăn nuôi của gia đình. “Nuôi khi được giá bán mình trả lãi, phần thì mua thêm con nhỏ nuôi tiếp và dành dụm lo cho gia đình”, anh Thêm chia sẻ.", "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp miền núi để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị được ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi chú trọng thực hiện. Năm 2022, tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ bảo vệ rừng cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với tổng diện tích là 61.100ha; năm 2023, thực hiện giao khoán bảo vệ rừng với diện tích 42.000ha trên địa bàn các huyện Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng và Minh Long.", "Nhằm thúc đẩy khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong 2 năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị thông tin thu hút đầu tư miền núi; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư ở vùng cao. Đồng thời, tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi. ", "Các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi tham gia hội chợ, hội nghị, thương mại kết nối cung cầu, tiêu thụ hàng hóa tại nhiều tỉnh, thành trong nước; tổ chức hội chợ tiêu thụ sản phẩm vùng cao trên địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền về sản phẩm, mô hình kinh doanh hiệu quả của thanh niên; tổ chức 3 phiên chợ kết nối thanh niên, kết nối sản phẩm, giới thiệu văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.", "Bên cạnh đó, các địa phương đẩy nhanh đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa 236 công trình; trong đó, xây dựng, nâng cấp 169 công trình giao thông, 19 công trình thủy lợi, 8 công trình điện cùng nhiều công trình phục vụ dân sinh khác. Bên cạnh đó, xây mới, sửa chữa nâng cấp 20 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng. Đến nay, nhiều công trình cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng.", "Để đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức 14 lớp tập huấn về tập huấn cho 580 học viên; các huyện miền núi đã tổ chức nâng cao năng lực cho 884 học viên thuộc nhóm đối tượng cộng đồng và 326 học viên là cán bộ cấp huyện, xã.", "Bên cạnh đó, ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi tổ chức 13 lớp tập huấn chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày cho 279 cán bộ y tế thôn bản; tổ chức 10 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 287 cộng tác viên tại 3 huyện Sơn Hà, Trà Bồng, Minh Long; triển khai 12 lớp tập huấn cho 336 người về hướng dẫn đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi. ", "Các hoạt động tuyên truyền giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được các địa phương tập trung thực hiện. ", "“Để thực hiện chương trình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi các giải pháp tập trung phương pháp mới, cách làm mới trong việc hỗ trợ thực hiện các dự án phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của chương trình mục tiêu, với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân như hỗ trợ dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, khởi nghiệp, đầu tư hạ tầng tiếp tục được đẩy mạnh triển khai”, đồng chí Nguyễn Thế Nhân, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi nêu rõ." ]
285
ethnic_data
https://nhandan.vn/tra-vinh-tuyen-duong-90-gia-dinh-van-hoa-tieu-bieu-post760724.html
Trà Vinh tuyên dương 90 gia đình văn hóa tiêu biểu
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2023_07_04/ndo_br_agiadinh4-2966.jpg.webp" ]
[ "Đại diện các gia đình văn hóa tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh dự họp mặt." ]
[ "Từ năm 2018 đến nay, tỉnh Trà Vinh tổ chức được hơn 4.000 cuộc tuyên truyền xây dựng gia đình văn hóa với hơn 500.000 lượt người dự. Đồng thời, tổ chức 3 cuộc liên hoan gia đình văn hóa tiêu biểu; 2 cuộc liên hoan ban chủ nhiệm ấp, khóm văn hóa với hơn 800 lượt người tham gia. ", "Năm 2023, toàn tỉnh Trà Vinh có hơn 268.000 gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 95,67%, trong đó, gần 30% gia đình đồng bào Khmer.", "Dịp này, các gia đình văn hóa tiêu biểu của tỉnh được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế." ]
286
ethnic_data
https://nhandan.vn/tra-vinh-bieu-duong-429-nguoi-co-uy-tin-tieu-bieu-trong-dong-bao-dan-toc-thieu-so-post764643.html
Trà Vinh biểu dương 429 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2023_07_28/ndo_br_aaa-426.jpg.webp" ]
[ "Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tham dự hội nghị." ]
[ "Tham dự hội nghị, người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số được nghe lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh ", " thông tin những kết quả nổi bật của địa phương trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội và các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tới. ", "Tại đây, người có uy tín cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc tham gia tuyên truyền, vận động ", " giữ gìn và phát huy ngôn ngữ, chữ viết dân tộc; tham gia phát triển kinh tế-xã hội, ổn định cuộc sống; tham gia xây dựng ấp văn hóa-nông thôn mới.", "Trà Vinh hiện có 429 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số. Những người có uy tín được bình chọn là những người tiêu biểu, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng và có sức lan tỏa trong cộng đồng như các đồng chí cách mạng lão thành, cán bộ hưu trí, các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ban nhân dân ấp, khóm và những người sản xuất, kinh doanh giỏi. ", "Người có uy tín tiêu biểu luôn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa nghèo, giữ gìn an ninh trật tự, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. ", "2 năm qua, người có uy tín trong tỉnh tham gia hòa giải thành công 259 vụ việc, xây 8 cầu nông thôn, hiến trên 20.000m", " đất làm đường, xây trường và vận động được 1.500 phần quà hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời, vận động, xây cất 15 nhà tình thương, 2 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở.", "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh Lê Thanh Bình biểu dương, khen ngợi người có uy tín tiêu biểu trong việc tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước. ", "Đồng chí Lê Thanh Bình mong rằng, thời gian tới, người có uy tín tiếp tục phát huy vai trò trên các lĩnh vực đời sống xã hội, hướng dẫn, động viên nhân dân thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thật sự là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền cơ sở với đồng bào dân tộc thiểu số.", "Dịp này, 8 tập thể, 128 cá nhân là người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số được nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh và giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh." ]
287
ethnic_data
https://nhandan.vn/day-va-hoc-tai-vung-dan-toc-thieu-so-tay-nam-bo-post773957.html
Dạy và học tại vùng dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ
[]
[]
[ "Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, năm học mới 2023-2024, các địa phương khu vực Tây Nam Bộ cần tiếp tục đổi mới công tác quản lý các cơ sở giáo dục và triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực hiện tốt công tác giáo dục dân tộc, hỗ trợ học sinh, nâng cao trình độ dân trí, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, đào tạo vùng dân tộc thiểu số.", "Ông Thạch Thành Quang, Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú trung học cơ sở và phổ thông trung học huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh cho biết, năm 1995 trường được thành lập, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học còn nhiều khó khăn. Nhớ lại, năm học đầu tiên, trường tuyển 105 học sinh khối lớp 6 đến lớp 8 và trực tiếp nuôi dạy; số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên chỉ có 15 người. Nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, năm học 2015-2016 trường được các đơn vị tài trợ đầu tư hơn 100 tỷ đồng xây mới khang trang, sạch đẹp. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy, cấp thoát nước, chiếu sáng, các phòng học bộ môn, phòng chức năng, trang thiết bị, phần mềm hiện đại sử dụng internet, đáp ứng yêu cầu dạy tốt, học tốt. ", "Năm học 2022-2023 trường có 14 lớp với 483 học sinh các bậc học. Kết quả, tỷ lệ học sinh lên lớp là 100%, tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 100% và hơn 80% thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Hiện nay, trường có 14 lớp với 486 học sinh các bậc học; đội ngũ cán bộ, giáo viên gồm 46 người. Theo kế hoạch, cuối năm 2023, cấp trên sẽ tổ chức thẩm định trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.", "Là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh, thành phố trong cả nước và nước bạn Campuchia, Trường đại học Trà Vinh đặc biệt chú trọng công tác đào tạo giáo viên dạy tiếng Khmer cho tỉnh Trà Vinh và khu vực Nam Bộ. Ðồng thời, có nhiều chính sách ưu đãi về học phí, ký túc xá dành cho sinh viên, lưu học sinh nước ngoài. ", "Năm 2023, Trường đại học Trà Vinh phối hợp Ban Tổ chức Trung ương mở khóa bồi dưỡng tiếng Khmer dành cho cán bộ theo Kết luận số 39-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị. Học viên của khóa học này chủ yếu là cán bộ đang công tác tại các cơ quan thuộc các bộ: Công an, Kế hoạch và Ðầu tư, Quốc phòng, thành phố Cần Thơ và các tỉnh Ðồng Tháp, Tây Ninh. Sau khóa học, học viên được trau dồi các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Khmer để nâng cao khả năng giao tiếp, vận dụng trong công tác quản lý và phục vụ nhân dân.", "Tỉnh Sóc Trăng có dân số gần 1,2 triệu người, trong đó gần 36% là đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác giáo dục và đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được tỉnh đặc biệt quan tâm. Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục và đào tạo được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh. Do đó, chất lượng giáo dục dân tộc có chuyển biến tích cực, duy trì sĩ số, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm đạt từ 99% trở lên. ", "Giai đoạn 2021-2025, hưởng lợi từ tiểu dự án củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú, tỉnh có bảy trường được sửa chữa, nâng cấp với tổng mức đầu tư 122 tỷ đồng. Ðến nay, 100% số trường học trên địa bàn tỉnh được kiên cố, 82% số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, mức độ 2. Sóc Trăng hiện có 10 trường phổ thông dân tộc nội trú với 102 lớp học và 3.352 học sinh; trong đó bậc trung học cơ sở là 72 lớp với 2.332 học sinh, bậc trung học phổ thông có 30 lớp với 1.020 học sinh.", "Theo ông Thạch Mu Ni, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, dân số của tỉnh hiện có 1,1 triệu người, trong đó hơn 31% là đồng bào Khmer. Trà Vinh hiện có tám trường phổ thông dân tộc nội trú, một trường trung cấp Pali-Khmer, một trường cao đẳng y tế, một trường cao đẳng nghề và các trung tâm tin học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, các cơ sở dạy nghề với nhiều lĩnh vực đào tạo đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. ", "Hằng năm, Trà Vinh có khoảng 2.500 sinh viên là người Khmer học ở bậc đại học và cao đẳng; khoảng 72.000 học sinh các cấp, chiếm tỷ lệ 35% so với tổng số học sinh. Toàn tỉnh có 134/143 chùa dạy tiếng Khmer cho các tăng sinh, học sinh trong các kỳ nghỉ hè. Năm học 2023-2024, Trà Vinh có khoảng 75.000 học sinh dân tộc Khmer, chiếm 35,3% so với tổng số học sinh của tỉnh. Số lượng học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số của tỉnh ngày càng phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. ", "Thực hiện kế hoạch dạy và học tiếng Khmer trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giai đoạn 2022-2030, năm học 2022-2023, có 121 trường dạy tiếng Khmer với hơn 28.000 học sinh tham gia. Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh tiếp tục duy trì việc dạy và học tiếng Khmer thử nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Phối hợp với Ðài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Trà Vinh sản xuất chương trình dạy học, bổ trợ kiến thức học sinh phát sóng trên kênh 2 của đài. Từ tháng 9/2022 đến nay, đài đã phát sóng hơn 2.000 tiết dạy tiếng Khmer tiểu học, bổ trợ kiến thức cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, góp phần nâng cao trình độ dân trí dân tộc thiểu số.", "Tỉnh có hơn 261.000 người là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 14,9% dân số của tỉnh, trong đó đồng bào Khmer chiếm hơn 13%. Toàn tỉnh có sáu trường phổ thông dân tộc nội trú với số lượng gần 1.700 học sinh cấp học trung học cơ sở, trung học phổ thông. Hằng năm, tỉnh có hơn 4.000 người dân tộc thiểu số học nghề tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và giải quyết việc làm cho hơn 3.000 lao động sau khi học nghề xong. ", "Ngoài thực hiện chính sách của Nhà nước dành cho học viên, các trường đào tạo nghề ở Kiên Giang cũng vận động các đơn vị, tổ chức tiếp sức đến trường cho những học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có gia cảnh khó khăn. Trong dịp nghỉ hè hằng năm, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh tổ chức dạy tiếng Khmer tại các chùa Khmer với 2,5 tháng học, trung bình mỗi năm có hơn 5.000 tăng sinh, học sinh theo học. ", "Ngoài ra, Hội Tương tế người Hoa trong tỉnh cũng tổ chức mở lớp dạy tiếng Hoa, mỗi năm mở năm đến bảy lớp với 100 học sinh theo học. Nhờ việc thực hiện tốt công tác giáo dục và đào tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay Kiên Giang có 3.895 đảng viên, 2.912 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Khmer. Trong đó, có 277 đảng viên người Khmer tham gia các cấp ủy; một đại biểu Quốc hội, 372 đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.", "Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Kiên Giang thực hiện chính sách đào tạo cử tuyển dành cho hơn 400 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên được địa phương bố trí công tác và gắn bó lâu dài với quê hương. ", "Dược sĩ Thị Xa Nhân, dân tộc Khmer, công tác tại Khoa Dược trang thiết bị, vật tư y tế, Trung tâm Y tế huyện Kiên Lương chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi khó khăn. Ðược thụ hưởng chính sách đào tạo cử tuyển, tôi không phải đóng học phí trong suốt quá trình học tập, tỉnh hỗ trợ học bổng mỗi quý. Khi ra trường, tôi được bố trí công việc đúng với chuyên môn, góp sức xây dựng quê hương”. Chị Thị Xa Nhân còn cho biết thêm, ngoài thời gian công tác chuyên môn tại đơn vị, khi về khu dân cư nơi sinh sống chị luôn tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống bệnh sốt xuyết huyết,… cho người dân, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng." ]
288
ethnic_data
https://nhandan.vn/vinh-long-tang-qua-trung-thu-cho-hon-38590-tre-em-post774687.html
Vĩnh Long tặng quà Trung thu cho hơn 38.590 trẻ em
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqznmpgzs/2023_09_27/ndo_bl_anh-2-chu-tich-ubnd-tinh-trao-qua-trung-thu-7644.jpg.webp" ]
[ "Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời trao quà Trung thu cho trẻ em ở thành phố Vĩnh Long." ]
[ "Tại đêm hội, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long đọc ", " gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp ", " năm 2023 và trao 1.000 phần quà Trung thu cho trẻ em trên địa bàn huyện, trong đó có 631 trẻ là người dân tộc Khmer. ", "Dịp này, Tỉnh đoàn Vĩnh Long trao 20 suất học bổng, mỗi suất 1 triệu đồng cho trẻ em người dân tộc Khmer nghèo học giỏi. Quỹ bảo trợ trẻ em huyện Tam Bình trao 8 phần quà, mỗi phần 300 ngàn đồng cho trẻ em đặc biệt khó khăn…", "Tối cùng ngày, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên tỉnh Vĩnh Long đã đồng loạt đến vui Tết Trung thu và trao quà cho trẻ em ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. ", "Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, năm nay, tỉnh Vĩnh Long tổ chức 226 điểm vui đón Trung thu, tặng quà cho 38.598 trẻ em với tổng kinh phí hơn 2,2 tỷ đồng, trong đó vận động gần 1,7 tỷ đồng. " ]
289
ethnic_data
https://nhandan.vn/lanh-dao-tinh-bac-lieu-tham-chuc-mung-le-sene-dolta-cua-dong-bao-khmer-post777471.html
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng lễ Sene Đolta của đồng bào Khmer
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fdmzfdazspgk/2023_10_13/1-chua-xiem-can-1437.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fdmzfdazspgk/2023_10_13/dai-dien-ban-giam-doc-cong-an-tinh-bac-lieu-tang-qua-1978.jpg.webp" ]
[ "Chùa Xiêm Cán của đồng bào KHmer (tại vùng ven biển thành phố Bạc Liêu), được trang hoàng lộng lẫy nhân dịp lễ.", "Đại tá Lê Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu thăm, tặng quà các vị sư sãi tại một số chùa Khmer nhân dịp lễ. (Ảnh Trọng Nguyễn)." ]
[ "Đồng chí Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu, làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị: Huyện Phước Long, thành phố Bạc Liêu thăm, chúc mừng một số chùa của ", "như chùa Cos Đôn, chùa Đìa Muồng, chùa Khmer ở phường 7 và chùa ở Trà Kha A (thành phố Bạc Liêu).", "Tại các nơi đến, đồng chí Phan Như Nguyện bày tỏ sự phấn khởi trước sự đổi mới, đi lên của hầu hết đồng bào Khmer trong tỉnh. Đồng thời, khẳng định, Đảng, Nhà nước và các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh luôn rất quan tâm, đầu tư về mọi mặt, tạo mọi điều kiện giúp đồng bào ngày một phát triển.", "Các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức và các vị trong Ban quản trị chùa Khmer bày tỏ sự phấn khởi trước sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các cơ quan trong tỉnh. Đồng thời, thể hiện rõ tinh thần, trách nhiệm tiếp tục đồng hành với các ngành, các cấp tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer trong tỉnh tiếp tục ra sức thi đua thực hiện các phong trào do địa phương phát động; tăng gia sản xuất cải thiện đời sống vật chất, cố gắng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc...", "Dịp này, đồng chí Phan Thanh Duy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu dẫn đoàn đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh tại các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (huyện Vĩnh Lợi); chùa Kim Cấu và chùa Xiêm Cán (thành phố Bạc Liêu), nhân dịp lễ Sene Đolta.", "Chùa Xiêm Cán của đồng bào KHmer (tại vùng ven biển thành phố Bạc Liêu), được trang hoàng lộng lẫy nhân dịp lễ.", "Đồng chí Phan Thanh Duy đã thông tin nhanh và khái quát một số tình hình của tỉnh thời gian qua. Theo đó, tỉnh tăng cường triển khai đầu tư các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, chỉ đạo phát triển sản xuất, chăm lo giáo dục, y tế cho người dân ở vùng có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. ", "Tỉnh đang thực hiện Tiểu dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo dân tộc Khmer nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Trung ương...", "Đại tá Lê Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu thăm, tặng quà các vị sư sãi tại một số chùa Khmer nhân dịp lễ. (Ảnh Trọng Nguyễn).", "Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức các đoàn đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu; các vị chức sắc, chư tăng, người có uy tín trong đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh.", "Tại các nơi đến, Đại tá Lê Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu thăm hỏi và gửi lời chúc tốt đẹp đến các vị chức sắc, chư tăng, người có uy tín trong đồng bào Khmer một mùa lễ Sene Đolta vui tươi, hạnh phúc. Đồng thời, thông tin đến các vị chức sắc, chư tăng, người có uy tín về tình hình kinh tế xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.", "Đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh ghi nhận những đóng góp của các vị chức sắc, chư tăng, người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động Phật tử, đồng bào Khmer chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phòng, chống và tố giác tội phạm; tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, tương trợ giữa các họ tộc, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở." ]
290
ethnic_data
https://nhandan.vn/cham-lo-giao-duc-vung-dong-bao-dan-toc-khmer-post783396.html
Chăm lo giáo dục vùng đồng bào dân tộc Khmer
[]
[]
[ "Tỉnh Sóc Trăng hiện có gần 1,2 triệu dân, trong đó, đồng bào Khmer chiếm gần 36%. Tỉnh đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non, phổ thông, chính sách hỗ trợ đào tạo dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.", "Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2021-2025, ngành triển khai tiểu dự án 1 thuộc dự án 5 về đổi mới hoạt động, củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí đầu tư 147 tỷ đồng. Đến nay, đã có 5 trong số 7 trường phổ thông dân tộc nội trú được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đáp ứng nhu cầu dạy tốt, học tốt. ", "Ông Phòng Phước Thiện, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú Huỳnh Cương cho biết, năm nay, thầy, trò và cha mẹ học sinh rất vui vì tiếp tục được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng trường học khang trang. Đây là điều kiện tốt để thầy, trò nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, chuẩn bị đủ các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia.", "Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng Châu Tuấn Hồng thông tin thêm: Toàn tỉnh hiện có 10 trường phổ thông dân tộc nội trú với 102 lớp học, 3.352 học sinh. Hằng năm, có khoảng 65% học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh được đánh giá, xếp loại học tập khá, giỏi, riêng các trường phổ thông dân tộc nội trú tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt hơn 80%. Nhiều năm liền, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt từ 99 - 100%. ", "Tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 1,03 triệu dân, trong đó đồng bào Khmer chiếm 2,1%, tập trung tại hai huyện Tam Bình, Trà Ôn và thị xã Bình Minh. Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Ngọc Bích, công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn có sự quan tâm sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Tỉnh luôn thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số theo quy định; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là người Khmer có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm, tận tụy với nghề.", "Thực hiện xã hội hóa giáo dục, năm học 2017-2018, nhà tài trợ đã đầu tư hơn 14 tỷ đồng xây mới Trường tiểu học Thạch Thia ở xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình. Ngôi trường có diện tích 5.700m2 với hệ thống phòng cháy, chữa cháy, cấp thoát nước, chiếu sáng, trang thiết bị bảo đảm yêu cầu dạy tốt, học tốt. ", " Hiệu trưởng Trường tiểu học Thạch Thia Nguyễn Tấn Lực cho biết, trường hiện có 85,7% số học sinh là người Khmer theo học. Hằng năm, việc bảo đảm trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường đều đạt 100%, số lượng học sinh không ngừng tăng lên… ", "Năm học 2023-2024, Trà Vinh có 75 nghìn học sinh dân tộc thiểu số đi học, chiếm 35,3% so với tổng số học sinh của tỉnh. Hằng năm, hơn 70% số học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp trung học phổ thông vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Trường đại học Trà Vinh được Chính phủ giao đào tạo đại học chính quy về ngôn ngữ, sư phạm tiếng Khmer, biểu diễn nhạc cụ truyền thống với hơn 2.500 sinh viên đang theo học. ", "Với dân số gần 1,1 triệu người, trong đó, đồng bào Khmer chiếm tỷ lệ 31,5%, Trà Vinh đã có tám trường phổ thông dân tộc nội trú; một trường trung cấp Pali-Khmer, một trường cao đẳng y tế, một trường cao đẳng nghề và các trung tâm tin học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, các cơ sở dạy nghề. Năm học 2022-2023, có 121 trường dạy tiếng Khmer với hơn 28 nghìn học sinh theo học. Tỉnh duy trì việc dạy và học tiếng Khmer thử nghiệm tại Trường tiểu học Đa Lộc A và Trường tiểu học Lương Hòa C, huyện Châu Thành. Có 134 điểm chùa Khmer mở 753 lớp dạy bổ túc văn hóa tiếng Khmer, tin học với hơn 16 nghìn học viên tham gia. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Trà Vinh thu, phát sóng hơn 300 tiết dạy tiếng Khmer dành cho học sinh tiểu học.", "Các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã thành lập chín trung tâm giáo dục thường xuyên; 100% số xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân. Tỉnh cũng đã triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn với nguồn kinh phí gần 3,5 tỷ đồng. ", "Đại đức Thạch Đa Ra, Sư cả trụ trì chùa Thlốt, xã Hiệp Hòa (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) cho biết, kỳ nghỉ hè năm học 2022-2023, chùa đã mở được 11 lớp dạy bổ túc văn hóa Khmer và một lớp dạy tin học thu hút 218 tăng sinh, học sinh theo học, góp phần nâng cao trình độ dân trí, bảo tồn bản sắc văn hóa đồng bào Khmer…" ]
291
ethnic_data
https://nhandan.vn/khai-mac-ngay-hoi-van-hoa-the-thao-va-du-lich-dong-bao-khmer-tinh-kien-giang-lan-thu-15-post784656.html
Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ 15
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpbfznectys/2023_11_27/ndo_bl_2-6959.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpbfznectys/2023_11_27/ndo_bl_3-2019.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpbfznectys/2023_11_27/ndo_bl_4-6182.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpbfznectys/2023_11_27/ndo_bl_5-3498.jpg.webp" ]
[ "Trình diễn múa văn nghệ của đồng bào dân tộc Khmer.", "Trình diễn nhạc cụ dân tộc Khmer.", "Ngày hội dự kiến thu hút hơn 300 nghìn lượt người trong và ngoài tỉnh đến tham dự.", "Người dân đến cổ vũ trên bến sông Cái Lớn, thuộc thị trấn Gò Quao, huyện Gò Quao." ]
[ "Sáng 27/11, tại bờ sông Cái Lớn, thị trấn Gò Quao, huyện Gò Quao đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch ", " tỉnh Kiên Giang lần thứ 15 năm 2023. ", "Ngày hội được tổ chức hằng năm vào thời điểm Lễ hội Ok Om Bok, khi vừa kết thúc vụ mùa, nhằm tỏ lòng biết ơn đối với Thần Mặt trăng-vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho người dân.", "Các hoạt động của Ngày hội diễn ra trong không khí trang trọng, vui tươi, tạo ra không gian văn hóa để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao; nhân thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc trong và ngoài tỉnh, vừa nâng cao ý thức trách nhiệm của đồng bào đối với việc giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bền vững kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. ", "Qua Ngày hội cũng góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và hưởng ứng tốt Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. ", "Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer ", " lần thứ 15 năm 2023 được diễn ra từ ngày 25-28/11, với nhiều hoạt động thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống với hiện đại, phong phú trên các lĩnh vực: Lễ Cúng Trăng truyền thống; Hội thi giàn thủy lục đẹp; Trưng bày hình ảnh, hiện vật xưa của đồng bào Khmer; Triển lãm, trưng bày giới thiệu sách; Hội chợ thương mại, giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP, hàng tiêu dùng và các hoạt động thi đấu thể thao như: Giải vô địch taekwondo tỉnh Kiên Giang, giải bóng đá, bóng chuyền huyện Gò Quao mở rộng,…", "Đặc biệt, điểm nhấn của Ngày hội là Giải đua ghe ngo với 2 nội dung thi đấu là nam và nam, nữ phối hợp; Hội thi duyên dáng Khmer, kết hợp trình diễn nhạc ngũ âm lần đầu tiên kết hợp tổ chức, qua đó nhằm tiếp tục giới thiệu nét văn hóa phong phú, độc đáo của đồng bào Khmer, tạo không gian trình diễn nghệ thuật cho những nghệ nhân, tài năng trẻ và điều kiện để nâng cao chất lượng phong trào văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh.", "Dự kiến, các hoạt động của Ngày hội thu hút hơn 300 nghìn lượt người trong và ngoài tỉnh đến tham dự. Sau lễ khai mạc đã diễn ra các phần thi Giải đua ghe ngo với 2 nội dung thi đấu là nam và nam, nữ phối hợp. " ]
292
ethnic_data
https://nhandan.vn/28-tinh-tham-gia-hoi-dien-nghe-thuat-quan-chung-ca-khuc-cach-mang-tai-vinh-phuc-post748636.html
28 tỉnh tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng ca khúc cách mạng tại Vĩnh Phúc
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/pipwvopi/2023_04_19/lanh-dao-bo-van-hoa-va-tinh-vinh-phuc-tang-hoa-chuc-mung-cac-doan-ve-tham-du-hoi-dien-3464.jpg.webp" ]
[ "Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Vĩnh Phúc tặng hoa chúc mừng các đoàn nghệ thuật." ]
[ "Hội diễn năm nay có sự tham gia của 28 đoàn nghệ thuật quần chúng thuộc các tỉnh, thành phố: An Giang, Bắc Giang, Bình Phước, Cà Mau, Đồng Nai, Hà Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Kon Tum, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Tuyên Quang, Yên Bái và Vĩnh Phúc. ", "Các đơn vị sẽ biểu diễn các tiết mục ca, múa, nhạc với chủ đề “Tự hào giai điệu Tổ quốc”.", "Hội diễn là sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn có quy mô toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023).", "Các nghệ sĩ, diễn viên thuộc các đoàn nghệ thuật quần chúng các tỉnh, thành phố sẽ trình diễn nhiều tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc, được dàn dựng công phu, hoành tráng. ", "Các tiết mục có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, tình yêu quê hương đất nước, biển, đảo Việt Nam; ca ngợi truyền thống đấu tranh, tinh thần cách mạng kiên cường, bất khuất của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng đất nước; những thành tựu đã đạt được trong lao động, sản xuất; khát vọng cống hiến của nhân dân cả nước và tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, đổi mới và hội nhập. ", "Trong khuôn khổ hội diễn, các đoàn nghệ thuật sẽ lưu diễn phục vụ nhân dân vào các ngày 20/4, tại huyện Vĩnh Tường và thành phố Phúc Yên; ngày 21/4 tại thị trấn Tam Đảo.", "Hội diễn sẽ kéo dài đến hết ngày 22/4." ]
293
ethnic_data
https://nhandan.vn/tra-vinh-be-mac-lien-hoan-nghe-thuat-quan-chung-dan-toc-kinh-khmer-hoa-post788159.html
Trà Vinh: Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Kinh, Khmer, Hoa
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2023_12_19/ndo_br_tracu3-6134.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2023_12_19/ndo_bl_tracu2-8915.jpg.webp" ]
[ "Đơn vị huyện Trà Cú với tiết mục hát múa tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng.", "Múa Sa Dăm phục vụ người dân dịp Lễ hội Ok Om Bok." ]
[ "Liên hoan nghệ thuật quần chúng lần này quy tụ hơn 350 diễn viên, nghệ nhân, nhạc công đến từ 8 đơn vị gồm, thành phố Trà Vinh; các huyện Duyên Hải, Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà Cú, Càng Long và Trường đại học Trà Vinh.", "Mỗi đơn vị tham dự Liên hoan trình bày một chương trình nghệ thuật tổng hợp, giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa với các thể loại đơn ca, song ca, tốp ca, hát múa, múa, độc tấu, song tấu, hoặc hòa tấu nhạc cụ dân tộc, tiểu phẩm. ", "Nội dung các tiết mục thi diễn tập trung vào các chủ đề ca ngợi Đảng, ", ", tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, tri ân các anh hùng, liệt sĩ,…", "Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Lâm Hữu Phúc, cho biết, liên hoan là dịp để nghệ nhân, diễn viên có dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng… nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đồng thời, phát hiện những nhân tố mới trong phong trào văn nghệ quần chúng ở địa phương.", "Đặc biệt, Liên hoan tôn vinh truyền thống cách mạng trong kháng chiến, khơi dậy niềm tự hào, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.", "Tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm nay, các đơn vị có sự đầu tư, chuẩn bị khá chu đáo, từng tiết mục thi diễn thành công là nguồn động viên, khích lệ phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương. Liên hoan kết thúc, các đơn vị sẽ có kế hoạch biểu diễn phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phục vụ người dân tại địa phương.", "Kết thúc Liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Kinh, Khmer, Hoa năm 2023, giải A toàn đoàn thuộc về đơn vị huyện Trà Cú; Cầu Ngang đạt giải B; Châu Thành đạt giải C. Các đơn vị Trường đại học Trà Vinh, thành phố Trà Vinh, các huyện Duyên Hải, Tiểu Cần, Càng Long đạt giải khuyến khích." ]
294
ethnic_data
https://nhandan.vn/bai-2-day-manh-kinh-te-gin-giu-gia-tri-van-hoa-post788360.html
Bài 2: Đẩy mạnh kinh tế, gìn giữ giá trị văn hóa
[]
[]
[ "Trong tiến trình phát triển, bên cạnh chăm lo, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sinh kế, vấn đề xuyên suốt luôn được các địa phương chú trọng là giữ gìn, phát huy, trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer trong đa dạng giá trị văn hóa chung của dân tộc ta…", "Ông Trần Trường Sơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh cho biết, Đôn Xuân đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Qua tự rà soát, đánh giá, xã đã đạt 15/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Trong số các tiêu chí chưa đạt, xã Đôn Xuân đang tập trung nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. ", "Hiện, còn nhiều hộ Khmer nghèo, cận nghèo ở Trà Vinh đang rất cần hỗ trợ vốn, tiến bộ kỹ thuật để cải thiện thu nhập kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững. Tỉnh Trà Vinh đang tập trung đầu tư các dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; thực hiện quy hoạch, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống người dân… ", "Theo Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Kiên Giang được Trung ương giao tổng vốn hơn 388 tỷ đồng; riêng năm 2023 gần 158 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã phân bổ đạt 100% kế hoạch; tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 gặp nhiều khó khăn, chỉ được hơn 60 tỷ đồng, mới đạt 39,4% kế hoạch. ", "Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang Danh Phúc cho hay, việc thực hiện chương trình còn nhiều khó khăn do cán bộ theo dõi từ huyện đến xã thường xuyên thay đổi nên công tác tham mưu, giúp việc trong quản lý, chỉ đạo, điều hành thiếu tính liên tục, không kịp thời. Năng lực một số cán bộ theo dõi chương trình còn hạn chế. Nhiều nội dung văn bản hướng dẫn của một số bộ, ngành Trung ương chưa phù hợp với vùng miền, địa phương, mặc dù đã có sửa đổi, bổ sung. ", "Cùng với đó, chương trình giao cho xã làm chủ đầu tư thực hiện còn lúng túng trong việc thẩm định giá, quy trình thực hiện đấu thầu, phê duyệt thầu, lựa chọn nhà thầu, điều chỉnh danh mục, quy mô đầu tư. Cán bộ tham mưu cấp huyện, xã chủ yếu làm việc kiêm nhiệm nên công tác tổng hợp, báo cáo số liệu chưa đầy đủ, còn sai sót. Một số cán bộ được giao nhiệm vụ có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm.", "Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Kiên Giang phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng hơn hai lần so với năm 2020; hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm từ 1,5-2%; phấn đấu 50% số xã, ấp ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; 100% xã vùng dân tộc thiểu số có đường ô-tô đến trung tâm xã và đường liên xã được rải nhựa hoặc bê-tông; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp…", "“Cần xem xét ngân sách năm 2024 Trung ương giao tổng thể kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện chương trình, không giao dự toán quá chi tiết từng dự án và nguồn vốn theo từng dự án, lĩnh vực cụ thể”, ông Danh Phúc kiến nghị.", "Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã giải ngân ba Chương trình mục tiêu quốc gia đạt 88,64%. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, tỉnh còn khó khăn khi thực hiện dự án về phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiểu dự án về phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; dự án về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… ", "Để tháo gỡ, tỉnh Sóc Trăng tăng cường nguồn vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ cho nhiều hộ đồng bào xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề, có thêm điều kiện phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.", "Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác giải ngân nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm đúng tiến độ, phấn đấu đến hết niên hạn giải ngân năm 2023 đạt hơn 95% kế hoạch vốn được giao…", "Cùng với phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Khmer. Đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ có kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng với hệ thống ngôn ngữ, chữ viết và các di sản nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc mang đậm bản sắc. ", "Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Dương Hoàng Sum cho biết, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh du lịch di sản văn hóa, nhất là văn hóa của đồng bào Khmer, kết hợp với du lịch sinh thái, cộng đồng, nghỉ dưỡng phù hợp với đặc điểm văn hóa, lịch sử, môi trường địa lý, dân cư của địa phương.", "Lưu truyền, quảng bá một cách kiên trì, bền bỉ các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc qua từng sự kiện, hoạt động lễ hội cụ thể, nhất là việc liên kết hợp tác phát triển du lịch mang đặc trưng vùng miền, là hướng đi mà tỉnh Trà Vinh lựa chọn để thu hút du khách trong và ngoài nước.", "Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có 15/76 ngôi chùa Khmer được trang bị phương tiện âm thanh, nhạc cụ để hoạt động văn nghệ. Tỉnh có đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp, 10 câu lạc bộ và đội văn nghệ quần chúng Khmer hoạt động hiệu quả. Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Kiên Giang Nguyễn Văn Sáu cho biết, các loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc Khmer có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào. Nghệ thuật truyền thống Khmer góp phần củng cố tình đoàn kết cộng đồng, là hạt nhân xây dựng đời sống văn hóa, văn nghệ ở cơ sở.", "Tỉnh Sóc Trăng hiện có 130 cơ sở thờ tự của dân tộc Khmer, trong đó có 92 ngôi chùa và 38 salatel. Hòa thượng Tăng Nô, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng cho biết, những năm qua, các chùa được xây dựng, trùng tu lại khang trang hơn. Trong chùa, việc dạy chữ Khmer luôn được duy trì, vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa thúc đẩy nâng cao dân trí, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của sư sãi và đồng bào phật tử Khmer trong tỉnh. ", "Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 131 trường có dạy tiếng Khmer với 1.319 lớp và 44.416 học sinh. Vào dịp hè, 67 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh tổ chức dạy tiếng Khmer với 197 lớp, thu hút 4.455 học sinh theo học. ", "Từ năm 1994, tại Sóc Trăng, Trường bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ được thành lập, là nơi đào tạo đội ngũ sư sãi người Khmer khu vực Nam Bộ. Thầy giáo Lâm Nhưm, Hiệu trưởng Trường bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ cho biết, trường thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, giáo dục phổ thông và sử dụng sách giáo khoa hệ giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình tiếng Khmer, tiếng Pali cũng là chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ", "Trường còn có nhiệm vụ thực hiện Đề án đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Giai đoạn 2019-2023, trường đã đào tạo 1.000 cán bộ, viên chức của tỉnh. Trường cũng phối hợp dạy tiếng Khmer qua sóng truyền hình. ", "Nhà giáo Nhân dân Lâm Es, nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng, chủ biên nhiều bộ sách giáo khoa tiếng Khmer cho biết, chưa bao giờ việc học tiếng Khmer được phát triển mạnh như hiện nay. Cùng với phong tục tập quán, chữ viết của đồng bào Khmer Nam Bộ được bảo tồn và phát huy hiệu quả.", "Sóc Trăng hiện có tám di sản văn hóa phi vật thể, trong đó năm di sản là của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng đã tích cực triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”. Qua đó, nhiều phong tục, tập quán và nghệ thuật biểu diễn của đồng bào dân tộc thiểu số được phục dựng, duy trì làm phong phú thêm đời sống văn hóa của nhân dân…", "---------------------------------------" ]
295
ethnic_data
https://nhandan.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-gui-thu-chuc-mung-dong-bao-khmer-nhan-dip-tet-chol-chnam-thmay-post802647.html
Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây
[]
[]
[ " ", "Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer, là lễ hội lớn nhất trong năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khởi đầu năm mới với niềm tin, khát vọng, cầu chúc cho sự tốt đẹp, cuộc sống ấm no, hạnh phúc; cũng là dịp thể hiện tấm lòng hiếu thảo, thành kính với tổ tiên.", "Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi thân ái gửi tới đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.", "Với hơn 1,3 triệu người, đồng bào Khmer là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ", "Trong thời gian qua, đồng bào dân tộc Khmer đã luôn tin tưởng và nghiêm túc tuân thủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chung sức, đồng lòng với nhân dân cả nước đóng góp tích cực vào những thành tựu, kết quả to lớn, toàn diện của đất nước trên mọi mặt; vùng đồng bào dân tộc Khmer có bước phát triển mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục được nâng cao.", "Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược, luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo sát sao; việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo được coi là nhiệm vụ chính trị, chuyên môn quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường phát huy các giá trị tích cực, nhân văn của đồng bào các dân tộc. ", "Từ năm 2018 đến nay, công tác dân tộc được chú trọng đẩy mạnh triển khai với nhiều chủ trương, chính sách lớn, trong đó có Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; đặc biệt Ban Bí thư đã ban hành riêng Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 để tăng cường chỉ đạo công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.", "Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo gắn liền với các chính sách an sinh xã hội trong thời gian tới, các cấp, các ngành và địa phương nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống cần chủ động, linh hoạt, tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ nâng cao sinh kế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn, chú trọng quan tâm các đối tượng chính sách, người có công và thân nhân người có công với cách mạng, hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, người có uy tín, các vị chức sắc trong đồng bào dân tộc Khmer.", "Năm 2024 là năm tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV, sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng để tổng kết, đánh giá về công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc định kỳ 10 năm; khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc cũng như những đóng góp của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo động lực phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó có vùng đồng bào dân tộc Khmer, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và sự phát triển bền vững đất nước.", "Với ý nghĩa đó, tôi tin tưởng rằng, Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 sẽ mang đến niềm tin và hy vọng, tạo không khí phấn khởi và động lực mới; tin tưởng rằng đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer sẽ tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết và những giá trị tốt đẹp, ý chí tự lực, tự cường; đề cao phẩm giá, trí tuệ và khai mở sức sáng tạo của mỗi cá nhân để chung sức, đồng lòng cùng đồng bào các dân tộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.", "Tôi đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện cho đồng bào dân tộc Khmer đón tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024 đoàn kết, vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.", "Một lần nữa, tôi xin chúc đồng bào, đồng chí, các vị chư tăng dân tộc Khmer sức khỏe, an lành, hạnh phúc và thành công.", " " ]
296
ethnic_data
https://nhandan.vn/hau-giang-hop-mat-mung-chol-chnam-thmay-nam-2024-post804379.html
Hậu Giang họp mặt mừng Chol Chnam Thmay năm 2024
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/btgzshmzpgzs/2024_04_12/ndo_br_2-8720.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/btgzshmzpgzs/2024_04_12/ndo_br_4-6236.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/btgzshmzpgzs/2024_04_12/3-4381.jpg.webp" ]
[ "Đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại buổi họp mặt.", "Tặng quà cho các vị sư đại diện cho 15 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh.", "Tặng quà cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh." ]
[ "Đây cũng là dịp để các đại biểu gặp gỡ, giao lưu, nhìn lại những thành quả đạt được, chia sẻ những kinh nghiệm trong lao động sản xuất và trong cuộc sống; đồng thời, kết nối những tình cảm keo sơn, sự đoàn kết gắn bó trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh.", "Tại buổi họp mặt, lãnh đạo tỉnh đã thông tin kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc năm 2023 và kết quả thực hiện trong quý I năm 2024; đồng thời, ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp, phản ánh, đề xuất, kiến nghị từ các đại biểu, giúp tỉnh có giải pháp tốt hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành trong thời gian tới.", "Hậu Giang hiện có hơn 26.000 người Khmer (chiếm hơn 3% dân số của tỉnh) và 15 chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Thời gian qua, Hậu Giang đã ban hành nhiều chính sách thực hiện các nghị quyết, quyết định, chương trình, các chế độ chính sách của Trung ương góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất lẫn tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.", "Đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng trên địa bàn đã được thụ hưởng nhiều kết quả từ chương trình mang lại như: Nhựa hóa, bê-tông hóa hoặc cứng hóa đường nông thôn được 7,5km; giải quyết nước sinh hoạt phân tán cho 530 hộ dân; đào tạo nghề giải quyết việc làm cho 375 người; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho 44 cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở cơ sở... với tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng.", "Việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, các chương trình y tế quốc gia ở vùng đồng bào dân tộc Khmer cũng được triển khai thực hiện đầy đủ; 90% đồng bào Khmer tham gia bảo hiểm y tế và 100% đồng bào Khmer thuộc diện được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế được cấp phát theo quy định,...", "Tuy nhiên, một số nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu nguồn lực để đầu tư cho sản xuất, điều kiện hưởng thụ văn hóa; hộ Khmer nghèo còn cao; hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước còn gặp nhiều khó khăn.", "Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Hòa kêu gọi các vị chức sắc, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, người có uy tín, đồng bào các dân tộc; cán bộ, chiến sĩ Khmer trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, nêu cao ý chí tự lực tự cường, hăng hái thi đua lao động sản xuất, kinh doanh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững.", "Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; đặc biệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 19 ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới.", "Tiếp tục thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh, góp phần giúp đồng bào Khmer ổn định đời sống, yên tâm học tập, lao động và sản xuất; thu hẹp khoảng cách về mức sống và thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thời gian tới." ]
297
ethnic_data
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-kien-giang-hop-mat-tet-co-truyen-cung-sinh-vien-quoc-te-post804469.html
Trường đại học Kiên Giang họp mặt Tết cổ truyền cùng sinh viên quốc tế
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpbfznectys/2024_04_12/ndo_bl_2-2680.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpbfznectys/2024_04_12/ndo_bl_3-2310.jpg.webp" ]
[ "Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thọ, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kiên Giang phát biểu chúc mừng.", "Sinh viên quốc tế đang theo học tại Trường đại học Kiên Giang." ]
[ "Nhân kỷ niệm tết cổ truyền Chol Cham Thmay, Bunpimay, Songkran, thay mặt lãnh đạo nhà trường, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thọ, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kiên Giang gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy, cô, các bạn sinh viên người dân tộc Khmer và sinh viên quốc tế đang theo học tại Trường đại học Kiên Giang có năm mới tràn đầy hạnh phúc, viên mãn trong cuộc sống, thành công trong công việc và trong cuộc sống.", "Dịp này, Trường đại học ", " đã gửi hơn 200 phần quà chúc mừng đến viên chức, người lao động và sinh viên người Khmer; sinh viên Campuchia, Lào, Indonesia và 2 giảng viên người Thái Lan đang làm việc và học tập tại trường.", "Qua 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đại học Kiên Giang luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Kiên Giang. Trong chiến lược phát triển nhà trường có thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho sinh viên quốc tế.", "Hiện, Trường đại học Kiên Giang đào tạo hơn 350 sinh viên dân tộc Khmer cùng 76 sinh viên quốc tế đến từ Lào, Campuchia, Indonesia; trong đó có hơn 20 sinh viên quốc tế đã tốt nghiệp. ", "Để tạo điều kiện cho các em sinh viên quốc tế yên tâm học tập, Trường đại học Kiên Giang đã hỗ trợ ký túc xá, phụ cấp sinh hoạt hàng tháng và miễn phí học phí." ]
298
ethnic_data
https://nhandan.vn/mung-tet-co-truyen-dong-bao-khmer-ca-mau-post804861.html
Mừng Tết cổ truyền đồng bào Khmer Cà Mau
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrauhhghat/2024_04_15/ky-1-7075.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrauhhghat/2024_04_15/tham-4-8612.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrauhhghat/2024_04_15/tham-5-1689.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrauhhghat/2024_04_15/tham-3-6461.jpg.webp" ]
[ "Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 tại chùa Rạch Giồng (ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).", "Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải tặng quà mừng Tết các sư sãi tại chùa Rạch Giồng.", "", "Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải thăm, tặng quà người có uy tín trong đồng bào Khmer xã Hồ Thị Kỷ." ]
[ "Trong buổi sáng ngày 15/4, Đoàn công tác Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ", ", do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nguyễn Tiến Hải làm trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 tại chùa Rạch Giồng (ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình). ", "Cùng ngày, tại chùa Monivonsa (phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt, cùng lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến thăm, tặng quà các vị chức sắc, sư sãi, người có uy tín trong cộng đồng là người dân tộc Khmer nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.", "Tại những nơi đến, lãnh đạo tỉnh Cà Mau bày tỏ vui mừng, phấn khởi trước sự phát triển về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer tại địa phương. Đồng bào dân tộc Khmer đã chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có ý thức xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường, xây dựng nhà cửa khang trang, sạch đẹp… ", "Tại chùa Rạch Giồng, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chúc các vị sư sãi, chức sắc và bà con đồng bào dân tộc Khmer xã Hồ Thị Kỷ nói riêng, Cà Mau nói chung đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 vui tươi, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm.", "Trong thời gian tới, người đứng đầu cấp ủy tỉnh Cà Mau mong muốn, bên cạnh sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thì từng người dân, từng hộ gia đình trong đồng bào Khmer tiếp tục nỗ lực vươn lên bằng chính khả năng của mình, dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của các ngành, các cấp. ", "Đồng thời, quan tâm chăm lo cho con em học tập, nâng cao kiến thức, từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đoàn kết hỗ trợ, chia sẻ với nhau về kinh nghiệm sản xuất, hướng đến mục tiêu cải thiện cả đời sống vật chất lẫn tinh thần.", "Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cũng mong mỏi các vị sư sãi, chức sắc tiếp tục đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội hướng dẫn đồng bào dân tộc Khmer trong việc học hành, lao động, sản xuất. ", "Đồng chí yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội tại địa phương tiếp tục quan tâm quán triệt, triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khmer. Nhất là chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số....", "Cùng với đó, cần phát huy tinh thần trách nhiệm, có sự phối hợp chặt chẽ để chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội cho vùng đồng bào dân tộc Khmer, góp phần giữ vững và mang lại bình yên, hạnh phúc ấm no cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.", "Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer, cũng là 1 trong 3 Lễ, Tết lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer Cà Mau nói riêng, vùng Nam Bộ nói chung. Tết năm nay diễn ra từ ngày 13 đến 16/4/2024 dương lịch, mang đậm màu sắc văn hóa điển hình của đồng bào dân tộc Khmer, thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…" ]
299
ethnic_data
https://nhandan.vn/tra-vinh-cong-bo-huyen-tra-cu-dat-chuan-nong-thon-moi-post806769.html
Trà Vinh công bố huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2024_04_26/ndo_br_tra2-6411.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2024_04_26/tra3-60.jpg.webp" ]
[ "Đại diện các tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới huyện Trà Cú nhận bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh.", "Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới huyện Trà Cú nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh." ]
[ "Hạ tầng giao thông của huyện còn yếu kém, tỷ lệ nhựa hóa 13%, bê-tông hóa 19%, còn lại là đường đất, sình lầy trong mùa mưa. ", "Huyện Trà Cú lúc đó có 5 xã thuộc Chương trình 135, xã cao nhất đạt 10/19 tiêu chí, xã đạt thấp nhất 4/19 tiêu chí xã nông thôn mới, huyện đạt 2/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.", "Qua hơn 12 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Trà Cú đã đạt được những thành tựu quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, nhất là hệ thống giao thông nông thôn.", "Đến nay, 100% số xã, thị trấn có đường ô-tô kết nối với trung tâm hành chính xã; đường ấp và đường liên ấp được nhựa hóa, bê-tông hóa đạt hơn 97%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện hơn 99,9%, sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%.", "Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả tích cực, nhiều mô hình sản xuất đem lại lợi nhuận cao. Huyện thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động nông thôn.", "Từ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 62,8 triệu đồng/năm. Trà Cú hiện còn 1.058 hộ nghèo, chiếm 2,43%; 1.223 hộ cận nghèo, chiếm 2,81 % so với tổng số hộ.", "Huyện Trà Cú có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.", "Đến nay, tỉnh Trà Vinh đã có 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới." ]
300
ethnic_data
https://nhandan.vn/trao-1000-phan-qua-cho-nguoi-dan-vung-han-man-soc-trang-post808395.html
Trao 1.000 phần quà cho người dân vùng hạn mặn Sóc Trăng
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_05_08/a-2-5110.jpg.webp" ]
[ "Nhà tài trợ và Công an trao quà cho người dân khó khăn do hạn, mặn" ]
[ "Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Giám thị Trại tạm giam T17, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, cho biết, hoạt động này nhằm ", " tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn.", "Qua đó, phát huy tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn với người dân bị ảnh hưởng bởi hạn mặn với tinh thần vì nhân dân phục vụ. Trị giá các phần quà không nhiều nhưng đây là tình cảm, trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân và nhà tài trợ chia sẻ khó khăn với người dân, giúp bà con vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.", "Vĩnh Tân là xã có rất đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống của thị xã ven biển Vĩnh Châu. Những ngày qua, người dân rất vất vả vì ảnh hưởng của hạn mặn. ", "Những phần quà đã thể hiện tình cảm của lực lượng Công an nhân dân và nhà hảo tâm rất ý nghĩa, đã hỗ trợ kịp thời, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn." ]
301
ethnic_data
https://nhandan.vn/ket-luan-cua-bo-chinh-tri-ve-tiep-tuc-thuc-hien-nghi-quyet-so-33-nqtw-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-ve-xay-dung-va-phat-trien-van-hoa-con-nguoi-viet-nam-dap-ung-yeu-cau-phat-trien-ben-vung-dat-nuoc-post461056.html
Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
[]
[]
[ "Sau khi nghe Ban Tuyên giáo Trung ương báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 33-NQ/TW) và ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau:", " 5 năm qua, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết và đã đạt kết quả bước đầu. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam có chuyển biến tích cực. Trong kế hoạch, chiến lược phát triển của Trung ương, địa phương đều đặt nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện ở vị trí trung tâm. Phát triển văn hóa ngày càng gắn bó hơn với xây dựng con người Việt Nam, từng bước trở thành một trong những nguồn lực quan trọng của sự nghiệp phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người được coi trọng phát huy hơn. Tầm vóc, thể lực con người Việt Nam có bước cải thiện. Chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa từng bước được nâng cao; xây dựng môi trường văn hóa đã được chú trọng, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của từng vùng, miền được kế thừa. Nhiều di sản văn hóa được bảo tồn, phát huy. Đời sống văn hóa của nhân dân không ngừng được cải thiện. Một số chính sách, pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người được ban hành. Hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư và từng bước chuyển đổi cơ chế, đổi mới về phương thức hoạt động. Thị trường văn hóa bước đầu được hình thành. Hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ngày càng chủ động hơn.", "Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế chưa đạt được mục tiêu đề ra. Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại. Môi trường văn hóa có những mặt chưa thực sự lành mạnh. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đạt hiệu quả chưa cao. Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, văn hóa đặc trưng của một số dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một dần. Còn ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành với thực tiễn sáng tác. Một số chủ trương, quan điểm nêu trong Nghị quyết chậm được thể chế; chưa có những chiến lược, giải pháp đồng bộ để phát triển và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế về văn hóa. Chưa giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong quản lý văn hóa. Hệ thống thiết chế văn hóa chậm chuyển đổi sang phương thức tự chủ, xã hội hóa. Việc chỉ đạo phát triển công nghiệp văn hóa còn chậm. Các đặc trưng cơ bản của nền văn hóa là \"dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học\" cùng quan điểm xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được quán triệt thường xuyên; có dấu hiệu bị buông lỏng trong cả ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội.", "Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người đối với phát triển bền vững đất nước. Vị trí, vai trò của văn hóa chưa thực sự được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chưa thực sự đổi mới, nhất là trong việc xây dựng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Việc thực hiện nêu gương của cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hình thức, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa có mặt còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Chưa phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp, sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ của các chủ thể văn hóa, khích lệ, động viên tính tích cực xã hội của nhân dân, nhất là đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức trong tổ chức thực hiện Nghị quyết. Công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để hình thành cơ sở lý luận, đúc kết hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam còn chậm, lúng túng, bị động.", " Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp quyết tâm thực hiện có hiệu quả, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết. Đồng thời, quan tâm những nội dung sau:", " Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xác định rõ xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chú trọng tính đặc thù của văn hóa, vừa bảo đảm để văn hóa, văn học, nghệ thuật phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm tự do sáng tạo của cá nhân trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn. Khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo. Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa chủ trương của Đảng đối với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.", " Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đẩy nhanh việc cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng thành chương trình, đề án cụ thể, sát thực tiễn. Rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật, quản lý hiện hành có liên quan; sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp. Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, xác định rõ những chiến lược và giải pháp lãnh đạo, quản lý phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực và địa bàn cụ thể. Tăng cường các nguồn lực cho phát triển văn hóa, tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Ưu tiên đầu tư một số cơ sở đào tạo trọng điểm, chất lượng cao và một số ngành công nghiệp văn hóa chủ đạo, có khả năng dẫn dắt các hoạt động văn hóa. Coi trọng hơn nữa công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người làm công tác văn hóa, nghệ thuật.", " Tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người Việt Nam có thế giới quan khoa học, có nhân cách, lối sống đẹp với các đặc tính cơ bản \"yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo\". Tăng cường giáo dục thẩm mỹ, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng xã hội cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật, tôn trọng đạo lý \"uống nước nhớ nguồn\", \"đền ơn đáp nghĩa\", \"tương thân tương ái\". Khẳng định, tôn vinh, nhân rộng các giá trị tốt đẹp, nhân văn. Chấn chỉnh kịp thời việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá tư tưởng duy tâm thần bí, thực hành mê tín dị đoan, gây mất an ninh trật tự. Đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, các hành vi tiêu cực, cơ hội, vi phạm pháp luật, truyền bá tư tưởng sai trái, lối sống thực dụng, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.", " Đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hóa lành mạnh, gắn với phong trào \"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa\", \"xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh\". Có cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đề cao vai trò, trách nhiệm và các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ thanh thiếu nhi, cùng với nhà trường giáo dục, hình thành nhân cách, đạo đức trong sáng và kỹ năng ứng xử xã hội văn minh. Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, gìn giữ, ứng xử đúng đắn với môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh. Huy động nguồn lực của mọi tầng lớp xã hội đầu tư và tổ chức đời sống văn hóa, góp phần thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp trong xã hội.", " Tăng cường xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước. Đẩy mạnh việc \"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh\"; thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên, nhất là với cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ những người làm công tác giáo dục, văn nghệ sĩ và cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, lãnh đạo doanh nghiệp và những người có tầm ảnh hưởng quan trọng trong cộng đồng và xã hội. Chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, \"tự diễn biến\", \"tự chuyển hóa\", hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hệ thống chính trị và xã hội. Chú trọng yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần khởi nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân giỏi, kinh doanh đúng pháp luật, đóng góp có trách nhiệm cho cộng đồng và xã hội.", " Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa. Xử lý hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững ở các địa phương, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Chú trọng thực hiện các chương trình phục hồi, bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một; giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, các giá trị văn hóa trong tôn giáo, tín ngưỡng. Tạo điều kiện, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Đổi mới phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật, nâng cao tính chuyên nghiệp; đồng thời phát triển sâu rộng văn học, nghệ thuật quần chúng. Đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam. Tập trung thực hiện quy hoạch và quản lý báo chí toàn quốc. Phát huy vai trò của báo chí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên môi trường mạng Internet.", " Tăng cường bảo hộ quyền tác giả, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Tạo nhận thức sâu sắc của toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa. Phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường; tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư để phát triển công nghiệp văn hóa. Có giải pháp đồng bộ, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động sáng tạo, thu hút đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tạo thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa. Nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.", " Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và truyền bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Mở rộng giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước; đa dạng hóa các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu. Tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế đầu tư trí tuệ, nguồn lực, tham gia phát triển văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Tăng cường các chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Chọn lọc, tiếp thu kinh nghiệm tốt, phù hợp của các nước trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.", "- Các tỉnh ủy, thành ủy và các đảng ủy trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 33-NQ/TW và Kết luận này.", "- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc thể chế hóa nội dung của Nghị quyết số 33-NQ/TW; rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật về việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; tăng cường hoạt động giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.", "- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và Kết luận này. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quản lý về hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Đầu tư nguồn lực thỏa đáng cho sự nghiệp xây dựng văn hóa, giáo dục và con người trong thời kỳ mới. Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật có phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp.", "- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ cho thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào \"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa\", các phong trào thi đua yêu nước.", "- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Kết luận này, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư." ]
302
ethnic_data
https://nhandan.vn/xay-dung-con-nguoi-tra-vinh-than-thien-nhan-ai-post809822.html
Xây dựng con người Trà Vinh thân thiện, nhân ái
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2024_05_17/ndo_bl_m3-2927.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2024_05_17/ndo_br_m2-1940.jpg.webp" ]
[ "Học sinh phường 8, thành phố Trà Vinh được nghe giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.", "Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nghị quyết được nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh." ]
[ "Theo Tỉnh ủy Trà Vinh, công tác tuyên truyền, quán triệt nghị quyết được thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tổ chức hội nghị quán triệt đến cán bộ chủ chốt và triển khai, tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị, xã hội.", "Các cơ quan liên quan lồng ghép nội dung nghị quyết vào hội nghị báo cáo viên, hội nghị tập huấn chuyên đề; tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông và các hoạt động văn hóa, văn nghệ.", "Sau 10 năm triển khai thực hiện nghị quyết, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của tỉnh, đất nước được nâng lên.", "Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và học tập ", " về xây dựng, phát triển văn hóa, con người được lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng và phát triển vùng đất và con người Trà Vinh “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.", "Các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm trong tỉnh được bảo tồn, phát huy. Tỉnh hiện có 7 di sản văn hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm nghệ thuật “Chầm riêng-Chà pây”, “Rô-băm”, “", "Nam Bộ”; lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer; lễ hội cúng biển Mỹ Long, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang;…", "Việc dạy và học chữ Khmer được tổ chức hằng năm tại 121 điểm trường, 134/143 chùa tổ chức dạy học chữ Khmer dịp hè. Tỉnh đầu tư xây dựng 8 trường phổ thông dân tộc nội trú, Trường Ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Nhân văn thuộc Trường Đại học Trà Vinh, thành lập Trường Trung cấp Pali-Khmer đáp ứng nhu cầu dạy và học của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.", "Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tác động tích cực đến đời sống văn hóa của nhân dân. Văn hóa công sở được triển khai rộng khắp các ngành, địa phương. Trong đó, tập trung xây dựng đạo đức công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.", "Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nghệ thuật có năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị vững vàng. Xây dựng và lan tỏa nét tính cách “Yêu thiên nhiên, hòa đồng cùng thiên nhiên”, tạo nên giá trị đặc trưng của người dân Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay, gắn với các chuẩn mực giá trị văn hóa, con người Việt Nam.", "Thời gian tới cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh tiếp tục nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật. Phát huy vai trò tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Trà Vinh phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. ", "Đồng thời, tỉnh chú trọng tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn mới phù hợp với hệ giá trị của người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,…" ]
303
ethnic_data
https://nhandan.vn/kien-giang-tap-trung-cham-lo-doi-song-dong-bao-dan-toc-thieu-so-post809954.html
Kiên Giang tập trung chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
[]
[]
[ "Kiên Giang có ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer cùng đoàn kết sinh sống; trong đó, đồng bào Khmer là hơn 13% dân số của tỉnh với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu, đông thứ ba ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sau tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Đồng bào Khmer ở Kiên Giang sống tập trung ở các huyện Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng, An Biên, Giang Thành, thành phố Hà Tiên...", "Mới đây, các ông Tiên Hạt (67 tuổi), Danh Chính (72 tuổi), cùng ở huyện Giang Thành được Bộ đội Biên phòng Kiên Giang trao tặng bò từ chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”. Ông Tiên Hạt vui mừng cho biết: “Có bò giống, tôi sẽ chăm sóc thật tốt, cho lai tạo giống để bò sinh sản phát triển kinh tế gia đình và vươn lên, không phụ lòng bộ đội”. Ông Tiên Hạt và ông Danh Chính là hai trong số 30 hộ nghèo đồng bào Khmer ở tuyến biên giới thành phố Hà Tiên và huyện Giang Thành được Bộ đội Biên phòng Kiên Giang tặng “Bò giống giúp người nghèo biên giới”, mỗi con có trọng lượng từ 100-150 kg, trị giá khoảng 18 triệu đồng/con. ", "Cuối năm 2023, bà Thái Thị Kía ở khu phố 1, phường Bình San, thành phố Hà Tiên được nhận hỗ trợ từ mô hình “Điểm tựa tình thương biên giới” của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang). Tuổi ngoài 70, bà Kía sống đơn chiếc trong căn nhà cấp 4 do chính quyền địa phương vận động hỗ trợ xây dựng. “Được cán bộ, chiến sĩ giúp đỡ gạo, nhu yếu phẩm và có thuốc uống mỗi khi ốm đau, tôi không còn đơn chiếc nữa”, bà Kía xúc động nói... ", "Theo Trung tá Lê Tuấn Phong, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, quá trình nắm địa bàn, đơn vị chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhất là những trẻ em đang trong độ tuổi đến trường và người già không nơi nương tựa nên đề xuất cấp trên hình thành và duy trì mô hình hỗ trợ. Đồn đã vận động cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và các tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ gây quỹ, tổ chức tăng gia sản xuất để vừa có nguồn thức ăn phong phú, vừa gây quỹ giúp đỡ người nghèo. Từ năm 2016 đến nay, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên đã hỗ trợ 400.000 đồng/tháng cho 11 người cao tuổi khó khăn, không nơi nương tựa; nhận hỗ trợ 1,1 triệu đồng/em/tháng cho 14 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn...", "Theo Bộ đội Biên phòng Kiên Giang, thực hiện chương trình “Nâng bước em đến trường”, toàn đơn vị đã nhận đỡ đầu 93 học sinh người dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn (500.000 đồng/tháng/em). Với Dự án “Con nuôi Đồn Biên phòng”, đơn vị đã đỡ đầu bốn cháu (2 triệu đồng/tháng/cháu). Còn Dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em đến trường” đã hỗ trợ, đỡ đầu 147 học sinh (1,1 triệu đồng/học sinh/tháng)...", "Xã Định Hòa, huyện Gò Quao hiện có hơn 15.300 dân với hơn 63,6% là đồng bào dân tộc Khmer. Đây là xã điểm được Trung ương, tỉnh Kiên Giang chọn xây dựng xã nông thôn mới và được công nhận xã nông thôn mới vào năm 2015. ", " Hiện nay, các tuyến đường về trung tâm xã Định Hòa đã được mở rộng, đường liên xã được đổ nhựa, tráng bê-tông 100%; toàn bộ đường trục ấp được nâng cấp đạt chuẩn, thuận tiện cho việc đi lại quanh năm; nhiều công trình y tế, trường học, nhà máy nước được đầu tư xây dựng. Đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người ở xã Định Hòa đạt 68,9 triệu đồng. Từ một xã có đông đồng bào dân tộc Khmer, tỷ lệ hộ nghèo rất cao, nay tỷ lệ hộ nghèo theo đa chiều ở Định Hòa chỉ còn 3,07%. ", "Ông Danh Hiệp (64 tuổi) ở ấp Hòa Hớn, xã Định Hòa cho biết, nhờ Nhà nước đầu tư hệ thống thủy lợi, chủ động được nguồn nước, gia đình ông sản xuất mỗi năm hai vụ lúa. Với diện tích hơn ba héc-ta trồng lúa, năm 2023, gia đình ông có thu nhập hơn 200 triệu đồng. Giao thông thuận lợi, thương lái vào tận đồng ruộng mua lúa với giá cao... ", " Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Định Hòa Võ Minh Mạnh cho biết, địa phương đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí, phấn đấu đến cuối năm 2024 đạt xã nông thôn mới nâng cao. Xã đang tranh thủ các nguồn lực để nâng thu nhập của người dân từ 68,9 triệu đồng/người/năm lên 72 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo từ 3,07% giảm còn 2,5% vào cuối năm nay. Cùng với đó, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao; tranh thủ uy tín của vị chức sắc tôn giáo tuyên truyền trong đồng bào Khmer thực hiện tốt 15 phần việc của người dân trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao... ", "Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Kiên Giang chú trọng phát triển giáo dục ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Toàn tỉnh hiện có sáu trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó có một trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông có 12 lớp (quy mô 420 học sinh) và năm trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở có 40 lớp (quy mô 250 học sinh/trường). ", "Tỉnh có một trường trung học phổ thông chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, hằng năm có hơn 50 học sinh dân tộc thiểu số trúng tuyển. Tỉnh cũng đã kịp thời chi hỗ trợ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tại các trường vùng dân tộc thiểu số, công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với người học, tỉnh và ngành giáo dục thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em; miễn, giảm học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông công lập; hỗ trợ chi phí học tập và chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh... ", "Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang Danh Phúc cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Kiên Giang phấn đấu nâng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng hơn hai lần so với năm 2020; hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 1,5-2%/năm, phấn đấu có ít nhất 50% số xã, ấp ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn. ", " Đến nay, toàn tỉnh có 19/116 xã đạt nông thôn mới nâng cao; 7/15 huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 100% số xã trong vùng đồng bào dân tộc Khmer có đường giao thông đến trung tâm xã, có trạm y tế; số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,8%, số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 83,6%; 40 xã vùng đồng bào dân tộc Khmer được công nhận là xã nông thôn mới...", " Trong quá trình phát triển, Kiên Giang cũng chú trọng bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật, “món ăn” tinh thần không thể thiếu của đồng bào Khmer. Tỉnh Kiên Giang hiện có 15/76 ngôi chùa Khmer được trang bị âm thanh, nhạc cụ để hoạt động văn nghệ. Tỉnh có đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp, 10 câu lạc bộ và đội văn nghệ quần chúng Khmer hoạt động hiệu quả..." ]
304
ethnic_data
https://nhandan.vn/soc-trang-chu-trong-xay-dung-doi-ngu-tri-thuc-can-bo-dan-toc-thieu-so-post822867.html
Sóc Trăng chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_08_06/ndo_bl_bi-thu-st-8928.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_08_06/ndo_tr_dsc06846-5979.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_08_06/ndo_tr_st-anh-2-6681.jpg.webp" ]
[ "Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn trao học bổng khuyến học cho học sinh dân tộc thiểu số vượt khó học tốt.", "Lãnh đạo tỉnh thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với sư sãi và trí thức dân tộc thiểu số, nắm bắt tâm tư nguyện vọng đồng bào.", "Chị Trương Thị Bạch Thủy, dân tộc Khmer, Giám đốc Hợp tác xã mây tre đan Thủy Tuyết (Châu Thành - Sóc Trăng) giới thiệu sản phẩm cho du khách." ]
[ "Là tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long nên công tác xây dựng đội ngũ trí thức, cán bộ, công viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được cấp ủy và chính quyền của tỉnh ", " chú trọng thực hiện. Đến nay, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt và tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia công tác Đảng và chính quyền ngày càng cao. Qua đó góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc ở địa phương.", "Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm hơn 35% dân số tỉnh, trong đó ", " chiếm 30,19%; dân tộc Hoa chiếm 5,22%; còn lại 25 dân tộc khác chiếm 0,036%. Từ năm 2016-2023, số lượng công chức người dân tộc thiểu số toàn tỉnh được tuyển dụng, tiếp nhận là 55 người/455 người, chiếm 12,09%.", "Đến nay, ", " có 10 trường phổ thông dân tộc nội trú phủ hầu hết các địa phương trong tỉnh, trong đó có 5 trường đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống trường lớp trên địa bàn tỉnh bảo đảm kiên cố, không còn trường học, lớp học tạm. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tất cả các trường phổ thông dân tộc nội trú sẽ đạt chuẩn quốc gia.", "Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm hơn 35% dân số tỉnh, trong đó ", " chiếm 30,19%; dân tộc Hoa chiếm 5,22%; còn lại 25 dân tộc khác chiếm 0,036%. Từ năm 2016-2023, số lượng công chức người dân tộc thiểu số toàn tỉnh được tuyển dụng, tiếp nhận là 55 người/455 người, chiếm 12,09%.", "Hiện 100% số xã (109/109 xã, phường, thị trấn) của tỉnh Sóc Trăng duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ. Tổng số dân của tỉnh từ 15 đến 35 tuổi là 408.073 người, trong đó, số người biết chữ mức độ 2 là 402.324 người (98,59%); tổng số dân từ 15 đến 60 tuổi là 941.273 người, trong đó, số người biết chữ mức độ 2 là 880.455 người (93,54%).", "Tổng số trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt tỷ lệ 100%, tổng số trẻ đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 97,35%; tổng số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 93,40%, số giáo viên trực tiếp giảng dạy/lớp đạt 1,54 giáo viên, số giáo viên đạt trên chuẩn đạt tỷ lệ trên 96%. ", "Số giáo viên được đánh giá đạt về chuẩn nghề nghiệp trở lên đạt 100%; mạng lưới trường, lớp đáp ứng yêu cầu dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được đến lớp. Tỉnh có 11/11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học.", "Tỉnh đang hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ.", "Trên cơ sở được đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, những năm gần đây, các trường phổ thông dân tộc nội trú quan tâm nâng cao chất lượng dạy và học. Hiện nay, các trường đều xây dựng và triển khai đến đội ngũ cán bộ, giáo viên kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành giáo dục-đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy-học, tăng cường các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.", "Tính đến cuối năm 2023, số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số từ cấp huyện trở lên là 270/1.738 người, chiếm 15,54%; số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số cấp xã là 290/2.183 người, chiếm 13,28%, số lượng viên chức là người dân tộc thiểu số của tỉnh là 6.206/20.062 người, chiếm 30,93%. Đến năm 2023, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh Sóc Trăng chiếm 28,2%, tăng 5,5% so năm 2016.", "Năm 2023, tỉnh Sóc Trăng thực hiện đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số theo chương trình đã được đặt ra. Tỉnh đã cử 62 lượt cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số dự tuyển sau đại học trên tổng số 106 chỉ tiêu được duyệt. Có 52 người trúng tuyển và được cử đi học, trong đó có 1 trình độ chuyên khoa cấp II, 12 trình độ chuyên khoa cấp I và 39 trình độ thạc sĩ.", "Tại Sóc Trăng có Trường bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ đã đào tạo được một nguồn nhân lực chất lượng là các sư sãi, người dân tộc Khmer Nam Bộ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.", "Trường tập trung vào việc trang bị kiến thức ở cấp học phổ thông, theo chương trình giáo dục thường xuyên cho tăng sinh học lên bậc học cao hơn, tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động trong hệ thống Phật giáo Nam tông Khmer.", "Ngoài kiến thức văn hóa, các tăng sinh còn được trang bị kiến thức chính trị- kinh tế-xã hội để nâng cao trình độ nhận thức; quán triệt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và địa phương. ", "Sóc Trăng cũng là địa phương có đông cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số. Hiện, tỷ lệ nữ cấp ủy cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số cao nhất, đạt 33,3%; xếp thứ hai trong khu vực và thứ năm trong toàn quốc về tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội.", "Tỷ lệ lao động nữ tham gia nền kinh tế ngày càng tăng, chiếm gần 48% tổng số lao động toàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30%. Tỷ lệ đảng viên nữ từ 30,49% tăng lên 33,8%. Hiện tổng số đảng viên nữ toàn Đảng bộ là 16.331/48.320 Đảng viên.", "Trường thường xuyên tổ chức triển khai vào buổi sinh hoạt đầu tuần, tuyên truyền kịp thời những chủ trương lớn, những thành tựu của nền kinh tế-xã hội trong công cuộc đổi mới của Đảng; thông tin cho học viên những chính sách về dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước... Nhờ vậy, khi xuất tu họ có thể tham gia công tác hay hoạt động xã hội. ", "Trường thực hiện giảng dạy theo 3 chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông; tiếng Pali trong các bộ kinh Phật giáo; dịch ngôn ngữ Pali sang ngôn ngữ Khmer, ngữ pháp Pali và chương trình ngữ văn Khmer trung học và chương trình tiếng Khmer.", "Từ khi thành lập năm 1994 đến nay, Trường đã đào tạo được hơn 1.200 tăng sinh và đã ra trường. Các tăng sinh sau khi tốt nghiệp, người thì tiếp tục tu học tại các chùa Nam tông Khmer, một số thì sau khi học chuyên môn về công tác tại địa phương.", "Sóc Trăng cũng là địa phương có đông cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số. Hiện, tỷ lệ nữ cấp ủy cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số cao nhất, đạt 33,3%; xếp thứ hai trong khu vực và thứ năm trong toàn quốc về tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội.", "Tỷ lệ lao động nữ tham gia nền kinh tế ngày càng tăng, chiếm gần 48% tổng số lao động toàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30%. Tỷ lệ đảng viên nữ từ 30,49% tăng lên 33,8%. Hiện tổng số đảng viên nữ toàn Đảng bộ là 16.331/48.320 đảng viên.", "Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Trần Văn lâu nhận định số lượng, đến nay chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho trước mắt và lâu dài. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chủ chốt, sau khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã phát huy năng lực, sở trường, củng cố chuyên môn. ", "Qua đó, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người dân tộc thiểu số sinh sống.", "Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cho biết, để thực hiện thắng lợi đột phá về phát triển nguồn nhân lực theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/7/2021 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 10/9/2021 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025.", "Mục tiêu của hướng đến xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.", "Nhằm giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2023, mới đây đoàn công tác ", "do đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến làm việc tại tỉnh Sóc Trăng.", "Đoàn giám sát đã tìm hiểu kết quả triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của tỉnh trong giai đoạn 2016-2023.", "Đến năm 2025, tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn sau đại học cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong tỉnh là: 70% Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; 50% cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; 40% ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp huyện và tương đương; 30% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương có trình độ chuyên môn sau đại học và đang tham gia đào tạo sau đại học. ", "Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Sóc Trăng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn trong thời gian qua.", "Đồng tình các nhóm giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn mà Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đề ra. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới giải pháp tham mưu rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách liên quan đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số. ", "Đồng thời, tiếp tục cụ thể hóa và hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với thực tế, đặc thù của địa phương. Qua đó nhằm khuyến khích và động viên, khích lệ, thu hút được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia công tác, phục vụ lâu dài tại địa phương.", "Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm cũng ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đây là cơ sở quan trọng để Hội đồng Dân tộc nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo ", " và Quốc hội. ", "Qua đó, hoàn thiện chính sách, pháp luật và các giải pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả về công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế." ]
305
ethnic_data
https://nhandan.vn/dong-bao-khmer-o-hau-giang-don-tet-vui-tuoi-dam-am-post747927.html
Đồng bào Khmer ở Hậu Giang đón Tết vui tươi, đầm ấm
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_04_15/1504-kme-2-205.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_04_15/1504-kme-4-7115.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cvjntcigjcvwxtj/2023_04_15/1504-kme-3-9859.jpg.webp" ]
[ "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Hồ Thu Ánh thăm, tặng quà, chúc tết Chùa Chín Ngàn.", "Gia đình ông Thạch Bích đón Tết tại nhà.", "Bà con Khmer thực hiện nghi thức ngày Tết tại Chùa Chín Ngàn." ]
[ "Sáng 15/4, đồng bào Khmer tập trung khá đông ở 15 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh. Ngoài thực hiện các nghi lễ trong chùa, bà con còn tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí rất đông vui, náo nhiệt.", "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Hồ Thu Ánh thăm, tặng quà, chúc tết Chùa Chín Ngàn.", "Tết năm nay, niềm vui của các vị sư sãi, sa di, bà con Phật tử tại chùa Ratana Paphia Vararam (Chùa Chín Ngàn) ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy như được nhân đôi khi Chánh điện của chùa này vừa mới được khánh thành, đời sống vật chất, tinh thần cũng được nâng lên.", " Ông Thạch Bích, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, bày tỏ: “", "”.", "Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, Lê Văn Sơn, thông tin: ", "\".", "Ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, bà con dân tộc Khmer cũng đón tết không kém phần vui tươi, sung túc. Ông Thạch Mi, ở ấp 5, xã Vĩnh Trung, cho hay, để đón tết, gia đình ông đã sửa nhà, xây hàng rào mới, tổng trị giá khoảng 200 triệu đồng. ", "“", "” - Ông Thạch Mi bày tỏ. ", "Còn hộ ông Danh Mựt, ở ấp 8, xã Vĩnh Trung cũng rộn ràng không kém. Ngoài dọn dẹp nhà cửa, ông còn mua tủ thờ, ti-vi… tổng giá trị trên 40 triệu đồng. ", "Theo ông Danh Mựt, sau một năm vất vả, gia đình ông trân trọng nhất là khoảnh khắc sum họp gia đình trong những ngày tết. Đây cũng là dịp để giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo đối với ông, bà, cha, mẹ; đồng thời, gặp gỡ bè bạn, mừng tuổi, mừng thành quả qua một năm lao động sản xuất, học tập…", " Qua đó, Tết hướng mọi người làm những việc thiện để năm mới bản thân và gia đình được hưởng an vui, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp hơn. ", "Theo Đại đức Danh Tuấn, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang, đi các chùa, nhìn thấy chánh điện và các hạng mục trong khuôn viên chùa khang trang chứng tỏ từng phum sóc, địa phương có kinh tế ổn định, bà con khá giả. Bởi vì nếu chùa khang trang, sạch sẽ thì thể hiện người dân khá giả, nền nếp.", "Với ", ", chùa là ngôi nhà thứ hai, không chỉ là nơi thể hiện tín ngưỡng, tâm linh mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, xem đây là nơi gởi gắm tâm tư, nguyện vọng để các vị trụ trì có điều kiện truyền đạt tâm tư, nguyện vọng của bà con đến chính quyền địa phương.", " Do đó, việc chuẩn bị đón tết ở các chùa Phật giáo Nam tông Khmer đều được chuẩn bị tươm tất. Ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, cho biết: ", "\".", "Tỉnh đã xây dựng nhiều chính sách nhằm triển khai thực hiện các Nghị quyết, quyết định, chương trình, các chế độ chính sách của Trung ương góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất lẫn tinh thần của đồng bào dân tộc trên địa bàn, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer xuống 11%. ", "Nhằm tạo điều kiện cho đồng bào đón tết vui tươi, ấm áp, Hậu Giang còn tổ chức nhiều đoàn đến thăm, tặng quà, chúc tết tại Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, 15 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, 2 trường dân tộc nội trú; tổ chức họp mặt các vị sư sãi, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn...", "Các hoạt động trên tiếp tục khẳng định đường lối, chủ trương, quan điểm nhất quán của Đảng ta về vấn đề dân tộc; thể hiện sự quan tâm, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer.", "Qua đó cũng để lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc trong việc thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thời gian qua; chúc mừng, động viên đồng bào tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương.", "Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Hồ Thu Ánh, Hậu Giang, cho biết: \"", ". ", "Đồng thời, địa phương cũng triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình Mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập, góp phần giúp đồng bào Khmer ổn định đời sống, yên tâm học tập, lao động và sản xuất…", "Sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước cả về vật chất, lẫn tinh thần thời gian qua đã giúp đồng bào Khmer đón tết cổ truyền càng thêm vui tươi, ấm áp, sung túc." ]
306
ethnic_data
https://nhandan.vn/soc-trang-se-to-chuc-tet-quan-dan-mung-chol-chnam-thmay-post801131.html
Sóc Trăng sẽ tổ chức Tết quân-dân mừng Chôl Chnăm Thmây
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_03_22/ndo_bl_a-2-817.jpg.webp" ]
[ "Tết quân-dân là hoạt động được đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng hưởng ứng nhiệt tình." ]
[ "Tết quân-dân năm 2024 với chủ đề “Quân-dân Sóc Trăng mừng ", " năm 2024” trong 3 ngày từ ngày 12-14/4, tại phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, ", ". ", "Dự kiến tại đây sẽ diễn ra các hoạt động tổ chức lao động giúp địa phương và nhân dân, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội, như: xây dựng, sửa chữa nâng cấp cầu, đường giao thông nông thôn và phát quang, thu gom rác trên địa bàn. ", "Bên cạnh đó, Ban tổ chức triển lãm trưng bày thành tựu xây dựng nông thôn mới, những đặc sản của địa phương và hội chợ đưa hàng Việt phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân nông thôn.", "Đặc biệt, các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc như tổ chức xây tặng nhà “Đại đoàn kết”; thăm, tặng quà các cơ sở thờ tự, đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo; tổ chức khám bệnh, cấp thuốc cho các đối tượng gia đình chính sách; trao tặng học bổng, tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.", "Tại Tết quân-dân còn diễn ra các hoạt động thể dục thể thao, các trò chơi dân gian, tổ chức hội thi các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả, hội thi mâm cơm ngày Tết, tổ chức văn nghệ phục vụ nhân dân.", "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Vương Quốc Nam - Trưởng Ban Chỉ đạo Tết quân-dân đề nghị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương, tiếp tục tích cực xây dựng các kế hoạch hoạt động, chi tiết, cụ thể. ", "Khảo sát vị trí xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi xã hội. Đặc biệt, làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân nhận thức sâu sắc nội dung, ý nghĩa của hoạt động, thể hiện sự quan tâm chăm lo của các cấp chính quyền và lực lượng vũ trang đối với đồng bào dân tộc Khmer; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời tạo không khí vui tươi, ấm áp, nghĩa tình quân dân." ]
307
ethnic_data
https://nhandan.vn/gop-phan-gin-giu-va-lan-toa-tieng-khmer-trong-cong-dong-post783532.html
Góp phần gìn giữ và lan tỏa tiếng Khmer trong cộng đồng
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbrwbvhiob/2023_11_20/don-ca-8312.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/buimsbrwbvhiob/2023_11_20/song-ca-8868.jpg.webp" ]
[ "Tiết mục đơn ca “Bài ca nhớ ơn Bác” của đơn vị Châu Thành (Sóc Trăng).", "Song ca bài “Em là đóa hoa nông thôn mới” của đơn vị Sóc Trăng." ]
[ "Các tiết mục có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu; ca ngợi tinh thần đoàn kết các dân tộc, tình yêu quê hương đất nước; tình yêu cuộc sống, tinh thần hăng say lao động; phản ánh phong trào thi đua yêu nước; kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là ", " phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.", "Liên hoan diễn ra trong 4 ngày với 75 tiết mục của hơn 100 ca sĩ, nhạc công Khmer đến từ các tỉnh khu vực Nam bộ tham gia thi diễn. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện của Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023.", "Liên hoan gồm các tiết mục hát đơn ca, song ca, tam ca và tốp ca. Bài ca gồm những giai điệu nhạc, ca từ dân tộc Khmer, bài dân ca, hát ru, ca khúc sáng tác mới của các nghệ nhân, diễn viên không chuyên, các hạt nhân văn hoá, văn nghệ quần chúng, học sinh, sinh viên là người dân tộc Khmer đang làm việc, học tập, sinh sống ở các tỉnh Nam Bộ.", "Theo Ban tổ chức, cơ cầu giải thưởng liên hoan gồm: 1 giải nhất 30 triệu đồng đồng, 2 giải nhì mỗi giải 20 triệu đồng, 3 giải ba mỗi giải 10 triệu đồng và 6 giải khuyến khích mỗi giải 5 triệu đồng. Ngoài ra, Ban tổ chức sẽ trao một số giải phụ, mỗi giải trị giá 2 triệu đồng cho thí sinh lớn tuổi nhất, thí sinh nhỏ tuổi nhất, đội nhóm hoặc gia đình ấn tượng nhất, dàn nhạc ấn tượng nhất, nhóm múa minh hoạ ấn tượng nhất..." ]
308
ethnic_data
https://nhandan.vn/be-giang-lop-day-chu-va-tieng-khmer-cho-hoc-sinh-khu-vuc-bien-gioi-bien-post824088.html
Bế giảng lớp dạy chữ và tiếng Khmer cho học sinh khu vực biên giới biển
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_08_13/a-3-7451.jpg.webp" ]
[ "Trao quà và giấy chứng nhận cho các em học sinh." ]
[ "Lớp học có 33 em học sinh tham gia được tổ chức ngay tại Phòng Hồ Chí Minh của ", ". Giáo viên trực tiếp giảng dạy chính là cán bộ người dân tộc Khmer đang công tác tại đơn vị, có trình độ, kiến thức tốt.", "Trong thời gian 2 tháng, Ban tổ chức lớp học đã thực hiện dạy đúng nội dung học tập chương trình học gồm tiếng Khmer lớp 1 và lớp 2 của Phòng Giáo dục thị xã Vĩnh Châu xây dựng.", "Lớp dạy đúng kế hoạch, bảo đảm yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương. ", "Ngoài ", " tại đồn các em học sinh còn được cán bộ đơn vị bổ trợ các nội dung có liên quan \"phòng, chống đuối nước\" và \"", "\", an toàn giao thông. Qua đó, trang bị các cháu nắm và vận dụng những kiến thức cơ bản, các kỹ năng giúp bảo vệ bản thân.", "Thông qua lớp học nhằm giúp các em học sinh trên địa bàn làm quen, nghe, hiểu và viết được những từ ngữ giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc giúp con em có điều kiện nâng cao khả năng trong quá trình học tập tại các nhà trường.", "Kết thúc khóa học, 100% học sinh đạt yêu cầu nói, hiểu và viết được những từ ngữ thông thường bằng tiếng Khmer; trong đó, có 18,2% đạt loại xuất sắc; 30.3% đạt loại giỏi; 36,3% đạt loại khá và 15,2% đạt trung bình khá. ", "Dịp này, Ban tổ chức lớp học đã trao trao tặng 33 phần quà cho các em học sinh đạt kết quả tốt trong khóa học với tổng số tiền là 16.500.000đ." ]
309
ethnic_data
https://nhandan.vn/cham-lo-doi-song-dong-bao-dan-toc-khmer-post826292.html
Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Khmer
[]
[]
[ "Ðồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang có hơn 75.878 người, sống tập trung ở vùng cao gồm thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn. Nhờ sự quan tâm, chăm lo của Trung ương và tỉnh nên đời sống và kinh tế vùng đồng bào Khmer chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, đời sống của người dân được cải thiện.", "Theo Ban Dân tộc tỉnh, tại An Giang, các Chương trình 135 trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (từ năm 2015-2019) và Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; cùng các chính sách, chương trình hỗ trợ khác từ Trung ương đến địa phương đã đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc hàng trăm tỷ đồng, giúp thay đổi từ miền núi đến vùng sâu, vùng xa. ", "Cụ thể, tất cả các xã đều có đường ô-tô đến trung tâm; xã, phường, thị trấn trong vùng đều được phủ sóng phát thanh-truyền hình, sóng điện thoại, internet; toàn tỉnh có ba trường phổ thông dân tộc nội trú, tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 100%, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt 97%...", "Về xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, dọc hai bên đường nhà tường mọc san sát, những người phụ nữ Khmer bán các món ăn đặc sản như đu đủ đâm, nước thốt nốt, bánh kà tum. Xa xa là những cánh đồng in bóng nông dân trồng lúa, trồng đậu phộng, cuộc sống làng quê thật nhộn nhịp và thanh bình. ", "Theo Ủy ban nhân dân xã Ô Lâm, xã có 3.032 hộ đồng bào dân tộc Khmer với 9.903 nhân khẩu, chiếm 95,65% dân số. Thời gian qua, ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, xã còn hỗ trợ nghề cho 25 hộ và triển khai hỗ trợ nhà ở cho 72 hộ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719... ", "Ông Chau Sóc Sa, người có uy tín ngụ ấp Phương Bình, xã Ô Lâm chia sẻ, trước kia đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn. Chính vì thế, người Khmer luôn nhớ ơn Ðảng và Nhà nước đã quan tâm thực hiện tốt các chương trình, chính sách bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ các mặt để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. ", "Theo ông Chau Sóc Sa, bộ mặt kinh tế-xã hội của xã đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người Khmer được ổn định hơn trước, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư hoàn thiện, trường học khang trang, sạch đẹp, các khu di tích lịch sử cách mạng, văn hóa được chỉnh trang, bảo tồn. Ðặc biệt, việc khôi phục hai ngành nghề truyền thống là sản xuất đường thốt nốt và cốm dẹp đã khuyến khích đồng bào Khmer làm du lịch, tạo được tiền đề phát triển dịch vụ du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao. ", "Người dân Khmer xã Ô Lâm còn vui hơn khi kinh tế cải thiện, đời sống tinh thần, văn hóa cũng được chăm lo. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thời gian qua, công tác bảo tồn các di sản văn hóa ở xã Ô Lâm đã được duy trì và phát triển, nhất là các hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Khmer như dạy đàn Chà pây, hỗ trợ dàn nhạc ngũ âm cho các chùa Khmer, phục dựng lễ hội Ook Om Bok, thành lập tổ hợp tác sản xuất đường thốt nốt, làng sản xuất cốm dẹp... ", "Hòa thượng Chau Sưng, Trụ trì chùa Phnôm Tà Pạ, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn cho biết, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã rất quan tâm, chăm lo cho đồng bào các dân tộc. Bằng những chủ trương, chính sách đúng đắn, Ðảng và Nhà nước đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nhiều công trình hạ tầng giao thông, thực hiện nhiều chính sách cho hộ nghèo, hộ khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, vươn lên trong cuộc sống, từng bước đưa Tri Tôn thành huyện phát triển trên tất cả các lĩnh vực. ", "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn Trần Minh Giang thông tin thêm, từ năm 2019 đến 2023, huyện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện duy tu, bảo dưỡng 253 công trình với tổng kinh phí hơn 460 tỷ đồng; góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đáp ứng nhu cầu thông thương trao đổi hàng hóa. ", "Trao đổi tình hình phát triển địa phương và đời sống người dân tại địa phương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Tịnh Biên Lâm Văn Bá cho biết: Từ năm 2019 đến nay, các vùng đồng bào dân tộc ở thị xã đã được Ðảng, Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua việc thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án với các mô hình kinh tế hỗ trợ sản xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của thị xã Tịnh Biên năm 2023 đạt 57 triệu đồng so với năm 2019 là 40,9 triệu đồng và so với năm 2015 là 24,423 triệu đồng. ", " Ðiều đáng mừng hơn, tại Tịnh Biên, nổi bật trong 5 năm qua là các công trình thủy lợi vùng cao: Hệ thống Trạm bơm điện 3/2 và Trạm bơm Ðình Nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Vào mùa khô, những xã An Cư, Văn Giáo, Vĩnh Trung với hơn 500 ha đất nông nghiệp ở vùng đất cao trước đây không đủ nước tưới nên đồng bào trồng lúa, rau màu gặp khó khăn. Nay nhờ có hệ thống thủy lợi, nhiều nông dân Khmer sản xuất lúa từ một vụ/năm lên ba vụ/năm, dần dần vươn lên thoát nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. ", "Tương tự xã Ô Lâm, các phum sóc, các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống như Lê Trì, Châu Lăng, Núi Tô, An Tức và thị trấn Cô Tô (huyện Tri Tôn) và xã An Hảo, An Cư, Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Nông (thị xã Tịnh Biên) đều được thụ hưởng các chương trình mục tiêu quốc gia. Do vậy, cuối năm 2022, số hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 3.161 hộ thì đến cuối năm 2023 giảm còn 2.355 hộ. ", "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Văn Phước thông tin, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến 2025, tỉnh có tổng nguồn vốn hơn 183 tỷ đồng tập trung đầu tư hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất; nước sinh hoạt; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc. ", "Các nội dung khác cũng được quan tâm như: Phát triển giáo dục-đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch...", "Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Huỳnh Thành Cư cho biết, vào các dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, lãnh đạo tỉnh phối hợp địa phương tổ chức đoàn đến thăm, chúc mừng và tặng quà các tổ chức, cá nhân, cơ sở thờ tự, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách là đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ các trường tặng quà cho học sinh, sinh viên tiêu biểu; cán bộ, chiến sĩ đang tại ngũ; lực lượng công an; bộ đội biên phòng người dân tộc Khmer." ]
310
ethnic_data
https://nhandan.vn/tra-vinh-phat-huy-gia-tri-di-san-gan-voi-phat-trien-du-lich-post827860.html
Trà Vinh phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2024_08_31/ndo_br_m1-3548.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2024_08_31/d3-4083.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2024_08_31/ndo_br_m4-4673.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2024_08_31/ndo_br_m5-8087.jpg.webp" ]
[ "Đông đảo người dân, du khách đến với lễ Vu lan Thắng hội tại huyện Cầu Kè.", "Đặc sản chôm chôm Cù lao Tân Quy, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè.", "Hoạt động đua ghe ngo của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh trong lễ hội Ok Om Bok.", "Ao Bà Om, Phường 8, thành phố Trà Vinh (Trà Vinh) với hàng trăm cây cổ thụ trăm năm tuổi." ]
[ "Với những nỗ lực, ngành du lịch Trà Vinh đã có những đột phá đáng kể. Năm 2023, tỉnh đã thu hút 2,1 triệu lượt khách, tăng 49,72% so với năm 2022, mang lại doanh thu hơn 1.700 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2024, tổng lượt khách đạt hơn 1,5 triệu, tiếp tục chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng với doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng.", "Trà Vinh là vùng đất gắn bó lâu đời của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa đã hình thành một nền văn hóa giao thoa, đa dạng, có nhiều đình, chùa, nhà thờ và các lễ hội truyền thống như: Chôl Chnam Thmây, Ok Om Bok, Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè, Cúng biển Mỹ Long...", "Tỉnh hiện có 143 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer là những công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo; có 2 bảo vật quốc gia, 8 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 16 di tích cấp quốc gia và 41 di tích cấp tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút, phát triển loại hình du lịch văn hóa.", "Những năm qua, Trà Vinh đã chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng. Huyện Cầu Kè với các di tích văn hóa, nhà cổ cùng những tín ngưỡng tôn giáo độc đáo đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, mang đậm dấu ấn văn hóa của tỉnh. Sự kiện Festival 100 năm dừa sáp Trà Vinh gắn với tuần lễ Vu lan Thắng hội năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.", "Theo ông Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, tỉnh đã đề ra nhiều định hướng quan trọng để bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa. Trong đó, có lễ Vu lan Thắng hội, một di sản mới được công nhận đưa vào di sản phi vật thể cấp quốc gia.", "Theo đó, ngành văn hóa tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các giá trị di sản văn hóa thông qua các sự kiện, hoạt động lễ hội, đồng thời, tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, gia đình và nghệ nhân trong việc tổ chức truyền dạy, trình diễn và quảng bá lễ hội. ", "Những nghi thức tế lễ truyền thống và các tập quán xã hội có liên quan sẽ được phục hồi và duy trì, bảo đảm lễ hội không chỉ được bảo tồn mà còn phát triển bền vững trong cuộc sống đương đại. Đặc biệt, các hoạt động như trình diễn nghệ thuật, ca nhạc truyền thống và các nghi lễ Phật giáo sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển.", "Ngành du lịch tỉnh Trà Vinh đã không ngừng phát triển các tuyến điểm du lịch mới để thu hút du khách. Tuyến du lịch văn hóa cộng đồng “Thành phố Trà Vinh - Làng Văn hóa Du lịch Khmer - Cồn Chim” đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh. ", "Bên cạnh đó, các tuyến du lịch sinh thái như “Thành phố Trà Vinh - Làng Văn hóa Du lịch Khmer - Cồn Hô”; “Thành phố Trà Vinh - Cầu Ngang - Cồn Ông - Biển Ba Động” mang đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ về thiên nhiên và văn hóa.", "Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Bến Thành tại Cần Thơ Trần Thanh Nghị chia sẻ: \"Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Trà Vinh trong việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống, điều này đã thu hút sự quan tâm lớn từ du khách trong và ngoài nước\".", "“Qua quá trình khảo sát, với các sản phẩm du lịch sinh thái tại Trà Vinh như Cồn Chim, cồn Hô và các khu sinh thái ven sông Hậu tiềm năng tạo ra những trải nghiệm du lịch thân thiện với môi trường góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ thiên nhiên trong cộng đồng”, bà Lê Đình Minh Thy, Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam, cho biết.", "Thực tế hiện nay, du lịch của tỉnh Trà Vinh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lượng khách và doanh thu du lịch còn khiêm tốn so với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Các nguồn lực đầu tư vào hạ tầng du lịch và công tác bảo tồn vẫn còn những mặt hạn chế nhất định, đòi hỏi sự hỗ trợ và hợp tác từ các tổ chức trong và ngoài tỉnh.", "Theo các chuyên gia, để phát triển du lịch bền vững, tỉnh Trà Vinh cần tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, mời gọi đầu tư, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn lực và kinh nghiệm trong việc bảo tồn di sản và phát triển du lịch bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là kỹ năng hướng dẫn viên, quản lý du lịch và bảo tồn di sản.", "Ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, cho rằng, theo xu hướng hiện nay, Trà Vinh cần đẩy mạnh công tác quảng bá di sản văn hóa và các điểm du lịch của tỉnh qua các kênh truyền thông hiện đại, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn dựa trên giá trị di sản. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch, từ đó tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống”.", " Tuy vẫn còn nhiều thách thức, nhưng với những nỗ lực và chính sách đúng đắn, Trà Vinh hoàn toàn có thể trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần vào sự phát triển kinh tế và văn hóa của khu vực. ", "Việc duy trì và phát huy các giá trị di sản trong quá trình phát triển du lịch không chỉ là trách nhiệm của chính quyền mà còn là của cả cộng đồng, góp phần tạo nên một Trà Vinh phát triển bền vững." ]
311
ethnic_data
https://nhandan.vn/gin-giu-va-phat-huy-von-quy-cua-dan-toc-khmer-post831819.html
Gìn giữ và phát huy vốn quý của dân tộc Khmer
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/rktmgt/2024_09_19/hoa-thuong-nam-tong-khmer-an-giang-1994.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/wtgazsxqyuzt/2024_09_19/giu-gin-von-quy-2-1777.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/wtgazsxqyuzt/2024_09_19/giu-gin-von-quy-4-8982.jpg.webp" ]
[ "Hòa thượng Chau Sơn Hy, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh An Giang, Trụ trì chùa Sà Lôn, ấp Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.", "Ông Chau Neo, Àchar (người có uy tín) của ấp Sà Lôn.", "Lớp học tiếng Khmer do chùa Sà Lôn tổ chức." ]
[ "Đối với người Khmer, ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội, là nơi lưu giữ và truyền kế văn hóa dân tộc, cho nên cuộc sống của đồng bào Khmer có sự gắn bó rất mật thiết giữa chùa chiền, phum sóc. ", "Cứ vào mỗi dịp hè, các chùa Nam tông Khmer ở Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng lại rộn rã tiếng ê a tập đọc của các trẻ em người Khmer, tiếng giảng giải, hướng dẫn cách viết chữ của các vị sư sãi. Việc ", " đã được các chùa thực hiện suốt mấy chục năm qua, góp phần mang đến cho con em đồng bào các phum sóc có mùa hè vui tươi và nhiều ý nghĩa.", "Hòa thượng Chau Sơn Hy, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh An Giang, Trụ trì chùa Sà Lôn, ấp Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho biết, trẻ em Khmer trong ấp phần lớn đều chỉ biết nói chứ không biết viết, biết đọc tiếng mẹ đẻ. Chính vì thế, từ hơn 20 năm nay, chùa Sà Lôn đã mở các lớp dạy viết, đọc chữ Khmer cho trẻ em trong ấp.", "Các lớp học tiếng Khmer được phân chia từ lớp 1 đến lớp 3 ngoài ra còn có lớp dạy viết chữ Pali (chữ Khmer cổ), thời gian học kéo dài hai đến ba tháng, chủ yếu mở trong dịp hè. Chương trình và phương pháp giảng dạy luôn được các vị sư đứng lớp quan tâm để giúp các em tiếp thu và ghi nhớ tốt nhất. Mặc dù nhiều em còn nhỏ, khó nhớ mặt chữ nhưng mỗi khi đến giờ học, các em đều chăm chú viết từng chữ cái và cố gắng đọc theo các sư. Với những em mới đến học, các sư phải cầm tay uốn từng nét chữ, rồi dạy đánh vần từng chữ cái.", "Ngoài học chữ, các em còn được các vị sư sãi giảng giải cho nghe những điều hay lẽ phải trong cuộc sống như biết yêu thương gia đình, biết lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi qua những bài thơ dễ thuộc, dễ nhớ. ", "Nếu như ngày trước, độ tuổi tu học ở chùa của nam giới Khmer khoảng từ 60 tuổi thì nay, độ tuổi lên chùa tu học trong nam giới người Khmer ngày càng trẻ hơn, từ 30 đến 40 tuổi thậm chí có trường hợp chỉ ngoài 20 tuổi. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa đã tin tưởng mang con mình gửi vào chùa để nhờ các sư dạy dỗ, quản lý. Điều đáng mừng là lớp trẻ người Khmer ngày nay rất quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc.", "Ngoài giờ học, các em được chơi những trò chơi dân gian thú vị. Kết thúc khoá học, những em nào thi đạt kết quả tốt còn được nhà chùa thưởng những phần quà giá trị như: xe đạp, cặp sách, đồ dùng học tập hoặc được các sư tổ chức cho đi chơi xa. Vì thế các em rất thích thú, rủ nhau đến lớp học chữ ngày càng đông.", "Với đồng bào Khmer, mọi thành viên của gia đình mặc nhiên là tín đồ Phật giáo tiểu thừa và nam giới đều vào chùa tu học trong một thời gian nhất định, ít nhất là một prosa (3 tháng) hoặc suốt đời.", "Ông Chau Neo, Àchar (người có uy tín) của ấp Sà Lôn, chia sẻ: “Nếu như ngày trước, độ tuổi tu học ở chùa của nam giới Khmer khoảng từ 60 tuổi thì nay, độ tuổi lên chùa tu học trong nam giới người Khmer ngày càng trẻ hơn, từ 30 đến 40 tuổi thậm chí có trường hợp chỉ ngoài 20 tuổi. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa đã tin tưởng mang con mình gửi vào chùa để nhờ các sư dạy dỗ, quản lý. Điều đáng mừng là lớp trẻ người Khmer ngày nay rất quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc”.", "Theo Hòa thượng Chau Sơn Hy, phong trào dạy chữ Khmer tại các điểm chùa ở huyện Tri Tôn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung luôn được sự ủng hộ, khuyến khích từ chính quyền địa phương và bà con phật tử. Nhờ tinh thần học tập và ý thức của con em Phật tử trong việc tham gia học chữ Khmer đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc.", "Việc duy trì các lớp học tiếng Khmer tại các nhà chùa ở tỉnh An Giang đã góp phần giúp các em nhỏ người Khmer nâng cao khả năng nói, viết, thêm yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Từ đó, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, bảo tồn, gìn giữ và phát huy ", ".", "Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những giá trị quý báu trong đời sống của đồng bào Khmer được phát huy mạnh mẽ. Tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách liên quan công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Khmer nói riêng.", "Sự trăn trở của thế hệ cao niên nặng lòng với các giá trị văn hóa trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số giờ đây đã được giải tỏa phần nào, khi giai đoạn 2023-2026, tỉnh An Giang có kế hoạch sưu tầm, nghiên cứu, kiểm kê hằng năm nhằm lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên địa bàn.", "Đáng chú ý, việc sưu tầm, số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu số lĩnh vực này, góp phần lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy. Trong đó, phấn đấu 50% số tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung, văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị... ", "Đáng chú ý, việc sưu tầm, số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu số lĩnh vực này, góp phần lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy. Trong đó, phấn đấu 50% số tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung, văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị... ", "Ngoài ra, tỉnh An Giang chủ trương thành lập từ một đến hai câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian vùng dân tộc thiểu số để thực hành, biểu diễn và trao truyền thể loại văn học dân gian.", "Hy vọng, với những cách làm hiệu quả, quyết liệt của chính quyền các cấp và các ngành chức năng tỉnh An Giang cùng sự vào cuộc tích cực, chủ động của người dân địa phương, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer sẽ đạt thêm nhiều thành tựu, trở thành nét độc đáo, hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch của An Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung." ]
312
ethnic_data
https://nhandan.vn/lanh-dao-tinh-hau-giang-tham-va-chuc-le-sene-dolta-nam-2024-post833935.html
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang thăm và chúc Lễ Sene Dolta năm 2024
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/btgzshmzpgzs/2024_09_30/ndo_br_z5881305565878-532e511b3dbc90898dcca438fcc7c015-4624.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/btgzshmzpgzs/2024_09_30/ndo_br_7-3281.jpg.webp" ]
[ "Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang tặng quà Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang.", "Đại đức Danh Tuấn, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh." ]
[ "Đoàn công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố Vị Thanh gửi đến chư tăng chùa Sasanarăngsây Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang cùng toàn thể đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh lời chúc mừng tốt đẹp nhất.", "Lãnh đạo tỉnh cũng ghi nhận và cảm ơn sự đồng hành, đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer đối với sự phát triển của tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh thông tin về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến Hội đoàn kết sư sãi yêu nước cùng đồng bào Khmer trên địa bàn.", "Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang: Sau hơn 20 năm xây dựng, tỉnh Hậu Giang đã có nhiều bước phát triển đột phá trên tất cả các lĩnh vực. Đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, diện mạo tỉnh có nhiều thay đổi, hạ tầng giao thông đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, hạ tầng thủy lợi bảo đảm sản xuất.", "Các chính sách an sinh, xã hội trên địa bàn tỉnh luôn được chính quyền các cấp quan tâm, thực hiện. Riêng năm 2024, tỉnh Hậu Giang đã kêu gọi xã hội hóa để đầu tư trên 1.400 căn nhà đại đoàn kết cho người dân gặp khó khăn về nhà ở...", "Với những kết quả đạt được, ngoài sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, còn có sự đóng góp quý báu của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh.", "Thời gian tới, tỉnh tập trung để hoàn thành các chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ. Đặc biệt, chỉ đạo triển khai Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; tạo bước đột phá, phấn đấu đến 2030 Hậu Giang trở thành phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long. ", "Lãnh đạo tỉnh mong rằng đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục đồng hành cùng chính quyền các cấp thực hiện thắng lợi quy hoạch của tỉnh, vì một Hậu Giang phát triển nhanh, bền vững trên tất cả các lĩnh vực.", "Đại đức Danh Tuấn, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo tỉnh và thành viên đoàn công tác đã dành nhiều sự quan tâm đến các tự viện, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh trong những năm qua. ", "Thời gian tới, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang, trụ trì các tự, viện sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào Khmer trên địa bàn, với ", "Tỉnh Hậu Giang hiện có hơn 23.000 đồng bào dân tộc Khmer. Nhờ hiệu quả mang lại từ các Chương trình 134 (Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn), Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi) và các Chương trình mục tiêu Quốc gia, giúp đời sống đồng bào Khmer không ngừng được cải thiện và phát triển. ", "Tỷ lệ đồng bào Khmer sinh sống ổn định trên địa bàn đạt 98%. Hầu hết đồng bào đều biết đọc, biết viết, nói thông thạo tiếng Việt; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống gần gũi, đoàn kết, giúp đỡ nhau, giữ mối liên hệ gắn bó với đồng bào người Kinh, người Hoa và các dân tộc khác trên địa bàn." ]
313
ethnic_data
https://nhandan.vn/net-dep-trong-doi-song-van-hoa-tinh-than-va-tin-nguong-cua-dong-bao-khmer-post834179.html
Nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của đồng bào Khmer
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_10_01/ndo_tl_dolta-2-1428.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_10_01/dolta-5-4801.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_10_01/ndo_br_dolta-6-8613.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_10_01/dolta-3-4872.jpg.webp" ]
[ "Gia đình ông Lý Bê ấp Tam Thọ, xã Đại Tâm thực hiện nghi thức cúng rước ông bà", "Mọi người mang thức ăn vào chùa để cúng chung.", "Các vị sư tụng kinh cầu siêu cho người quá cố.", "Lễ hội đua bò Bảy Núi trong dịp Lễ Sene Dolta." ]
[ "Theo phong tục của đồng bào ", ", trước đây, mùa lễ Sene Dolta diễn ra trong thời gian nửa tháng với 4 nghi thức chính: Lễ đặt cơm vắt (Banh canh banh); Lễ cúng ông bà (Banh Sene Dolta); Lễ hội linh (Banh phchum banh) và Lễ tiễn đưa ông bà (Banh chuônh Đôn-ta).", "Ngày nay để phù hợp với cuộc sống hiện đại, lễ ", " chỉ diễn ra trong 3 ngày nhưng vẫn giữ được nét truyền thống vốn có. Lễ Sene Dolta năm 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ diễn ra từ ngày 1 đến 3/10/2024 (nhằm ngày 29, 30/8 và 1/9 âm lịch).", "Trong đó, ngày thứ nhất là ngày cúng rước ông bà quá cố. Gia đình dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ. Sau đó, chuẩn bị mâm cỗ rồi mời các thành viên trong gia đình cùng đốt nhang, đèn, khấn mời linh hồn ông bà và người quá cố về dự ăn uống cùng con cháu.", "Đến chiều, mọi người ăn mặc tươm tất, tiếp tục dọn mâm cơm mới cúng ông bà, rồi mời linh hồn ông bà cùng đến chùa nghe sư sãi tụng kinh cầu siêu và thuyết pháp. ", "Ngày thứ hai là ngày cúng chính. Vào buổi trưa, đồng bào Khmer chuẩn bị mâm cơm cùng bánh, trái… mang vào chùa để tổ chức cúng tập thể. Sau khi được các vị sư tụng kinh cầu siêu cho tất cả các linh hồn ông bà của tất cả mọi nhà trong phum, sóc, bà con trong phum sóc cùng ăn uống, trao đổi kinh nghiệm trong công việc đồng áng và vui chơi tại chùa.", "Buổi chiều, họ làm lễ rước linh hồn ông bà về nhà, dâng mâm cơm mới cúng ông bà và mời ông bà ở lại chứng kiến cuộc sống sung túc của con cháu.", "Ngày thứ ba là cúng tiễn. Mỗi nhà chuẩn bị một mâm cơm, họ mời vài vị sư sãi cùng họ hàng thân tộc trong phum sóc đến nhà tụng kinh cầu siêu để tiễn đưa linh hồn ông bà quá cố. ", "Trong các ngày lễ, đồng bào kể lại cho con cháu những câu chuyện tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ những người quá cố.", " Ngoài ra, lễ này vừa thể hiện nét đẹp truyền thống của đời sống văn hóa, tinh thần trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các hoạt động ", " trong ngôi chùa Khmer Nam Bộ.", "Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer Nam Bộ là một trong những nghi lễ mang ý nghĩa rất lớn về lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ những người quá cố đối với con cháu. Ngoài ra, lễ này vừa thể hiện nét đẹp truyền thống của đời sống văn hóa, tinh thần trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trong ngôi chùa Khmer Nam Bộ.", "Tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang những ngày lễ, các ngôi chùa Phật giáo nam tông Khmer được trang hoàng lộng lẫy, các hoạt động văn hóa, thể thao được diễn ra trong khuôn viên chùa thật ấm cúng, ý nghĩa.", "Hòa trong niềm hân hoan đón lễ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức chương trình mừng Lễ Sene Dolta năm 2024 với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển” tại chùa Phđau Pên (Pô This Thôm Phđau Pên) thuộc xã Viên Bình, huyện Trần Đề.", "Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn khẳng định, từ đầu năm 2024 đến nay, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc khác tiếp tục được thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng.", "Qua đó, góp phần làm cho đời sống vật chất, tinh thần và bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến, kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn không ngừng khởi sắc; đời sống nhân dân trong tỉnh nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng được cải thiện.", "Khối đoàn kết dân tộc, tôn giáo, thế trận lòng dân được củng cố, trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị được giữ vững. Đồng bào dân tộc Khmer luôn tin tưởng và thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.", "Những ngày này, tại Trà Vinh, lãnh đạo tỉnh và địa phương tổ chức nhiều đoàn đến thăm, chúc mừng tại các điểm chùa và gia đình chính sách tiêu biểu, gia đình có công với cách mạng.", "“Các hoạt động nhằm tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống ", "; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, hăng hái thi đua lao động sản xuất, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024” Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn khẳng định.", "Tại An Giang, Hội đua bò Bảy Núi hằng năm thường được tổ chức huyện Tri Tôn trong dịp lễ Sene Dolta mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống dân gian của cư dân làm nông nghiệp lúa nước của đồng bào Khmer Nam Bộ." ]
314
ethnic_data
https://nhandan.vn/mung-le-sen-don-ta-doan-ket-doi-moi-hoi-nhap-va-phat-trien-post834389.html
Mừng Lễ Sen Đôn-ta đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_10_02/ndo_br_a-2-6570.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_10_02/ndo_bl_a-1-8346.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_10_02/ndo_tl_a-6-7196.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_10_02/ndo_br_a-4-1-2350.jpg.webp" ]
[ "Lãnh đạo Tỉnh ủy Sóc Trăng trao quà cho chùa Phđau Pên.", "Tặng nhà Đại đoàn kết cho hộ Khmer khó khăn về nhà ở.", "Tặng học bổng cho ho5csinh Khmer vượt khó học tốt.", "Đồng bào Khmer đón lễ Đôn-ta đầm ấm, ý nghĩa." ]
[ "Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu khẳng định, Lễ Sen Đôn-ta hay còn gọi là lễ cúng ông bà là lễ truyền thống của đồng bào Khmer, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, tri ân những bậc tổ tiên đã đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. ", "Đây là một nét đẹp truyền thống của đồng bào Khmer, góp chung vào sự đa dạng, đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam.", "Trong 9 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng của ", " ước đạt 6,52%, tăng 1,2 lần so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển; trong đó, sản lượng lúa đạt 2,15 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ. ", "Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ. Kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng hoàn thiện. Toàn tỉnh đã có 70/80 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có 34 xã vùng dân tộc thiểu số và có 4 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới…", "Ngoài ra, các lễ hội, phong tục tập quán và lễ hội tôn giáo được tổ chức đúng theo nghi thức truyền thống và phù hợp với các quy định. Công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer được quan tâm thực hiện. Khai trương chuyên trang Báo Sóc Trăng Điện tử tiếng Khmer, tạo điều kiện để sư sãi, đồng bào Khmer nắm bắt kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. ", "Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được duy trì ổn định; đồng bào các dân tộc tích cực tham gia phong trào ", ", góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.", "Hưởng ứng lời kêu gọi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân tỉnh Sóc Trăng, trong đó có đồng bào Khmer đã ủng hộ hơn 8 tỷ đồng và 70 tấn hàng hóa hỗ trợ bà con các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3.", "Dịp này lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng chúc các vị chức sắc, chư tăng và đồng bào Khmer đón Lễ Sen Đôn-ta đầm ấm, tiết kiệm; đồng thời kêu gọi đồng bào phát huy tinh thần đoàn kết tự lực, tự cường, chung sức, chung lòng cùng với cấp ủy đảng, chính quyền triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.", "Dịp này, ban tổ chức đã trao tặng 10 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Trao 10 phần quà và hỗ trợ tiền cho 10 hộ tiêu biểu. Tặng 45 suất học bổng và 20 chiếc xe đạp cho học sinh Khmer vượt khó học tốt." ]
315
ethnic_data
https://nhandan.vn/lanh-dao-ca-mau-tham-tang-qua-dip-le-sene-dolta-post834453.html
Lãnh đạo Cà Mau thăm, tặng quà dịp lễ Sene Dolta
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrauhhghat/2024_10_02/donta-2-8975.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrauhhghat/2024_10_02/donta-3-4784.jpg.webp" ]
[ "Trong những ngày diễn ra lễ Sen Dolta, Cà Mau thành lập nhiều đoàn công tác đến thăm, tặng quà, chúc mừng đồng bào Khmer tại địa phương.", "Sene Dolta là một trong 3 lễ lớn trong năm của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ, mọi nghi thức quan trọng đều diễn ra tại các ngôi chùa nam tông." ]
[ "Trong buổi chiều 2/10, đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, do bà Quách Kiều Mai, Phó Trưởng ban làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp ", " 2024 tại Salatel xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau). ", "Trước đó vào sáng cùng ngày, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Phạm Thành Ngại, cùng đoàn cán bộ của Tỉnh ủy Cà Mau đến thăm, tặng quà tại chùa Rạch Cui (xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau).", "Trong thời gian trên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Huỳnh Khải, cùng đoàn cán bộ của Hội đồng nhân dân tỉnh đến thăm, chúc mừng lễ Sene Dolta tại chùa Monivongsa Bopharam (phường 1, thành phố Cà Mau); Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau Huỳnh Ngọc Sang, và bà Nguyễn Hồng Thắm, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh đến thăm và chúc mừng tại chùa Cao Dân và chùa Đầu Nai (huyện Thới Bình).", "Tại các nơi đến, thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau,các đồng chí trưởng đoàn công tác gởi lời chúc các vị chư tăng, chức sắc, Phật tử và toàn thể đồng bào dân tộc Khmer sức khỏe, hạnh phúc, nhiều thành công trong cuộc sống.", "Lãnh đạo tỉnh Cà Mau bày tỏ vui mừng trước những đổi thay, phát triển trong đời sống, kinh tế, xã hội người dân vùng đồng bào dân tộc Khmer, đồng thời mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục gìn giữ nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phấn đấu lao động, sản xuất, vươn lên trong cuộc sống, góp phần dựng xây và phát triển quê hương Cà Mau ngày thêm càng giàu đẹp…", "Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cũng đồng thời lưu ý cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo, triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.", "Tiếp nhận các phần quà và lời thăm hỏi ân cần, thay mặt bà con đồng bào dân tộc Khmer, các vị chức sắc, chư tăng, Ban quản trị chùa, Salatel… cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đối với đời sống của đồng bào Khmer. Qua đây cũng hứa hẹn sẽ tiếp tục dẫn dắt đồng bào Phật tử tham gia phát triển kinh tế, tích cực thực hiện tốt các phong trào do Đảng, Nhà nước, địa phương phát động trên tinh thần sống tốt đời, đẹp đạo…", "Sene Dolta là một trong 3 lễ lớn trong năm của ", ", có ý nghĩa như lễ vu lan báo hiếu, thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên đã khuất. Lễ thường diễn ra trong 3 ngày (từ 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch). ", "Trong 3 ngày diễn ra lễ Sene Dolta, ngoài cúng ở nhà cho ông bà, tổ tiên và người đã khuất, mọi nghi thức quan trọng đều diễn ra tại chùa. Đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa thuần túy chung của cả phum, sóc, mọi người đều hướng lòng thành kính về Đức Phật Thích ca, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và đặt hy vọng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống." ]
316
ethnic_data
https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-dac-sac-trong-le-hoi-ooc-om-boc-dua-ghe-ngo-soc-trang-post837825.html
Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_10_21/ndo_bl_a-1-9929.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_10_21/ndo_tr_soc-trang-3-293.jpg.webp" ]
[ "Nhiều người ái mộ môn đua ghe Ngo đến cổ vũ cho giải", "Lễ cúng Trăng là nghi thức thiêng liêng của đồng bào Khmer" ]
[ "Đây là chuỗi hoạt động nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào ", ", nhất là các hoạt động văn hóa lễ hội. Qua đó, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực ", " nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng.", "Lễ hội được tổ chức theo quy mô cấp khu vực, bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Nội dung Lễ hội phản ánh sự đa dạng, nét độc đáo về văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng và của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phần nghi lễ tái hiện lại những nét văn hóa đặc sắc gắn với lịch sử của đồng bào Khmer. ", "Trong khuôn khổ của Lễ hội, các hoạt động văn hóa, thể thao được lồng ghép tổ chức nhằm đa dạng hóa các hoạt động kích cầu, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, góp phần thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia hoạt động phát triển du lịch địa phương.", "Cụ thể, ", " - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI, năm 2024 sẽ có 5 nội dung với phần chính là giải đua ghe Ngo, lễ cúng Trăng, trình diễn Lôiprotip (thả Đèn nước) và ghe Cà Hâu (ghe độc mộc, chở các vị Hoà thượng có vai trò chỉ huy đội đua ghe Ngo)…", "Riêng Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 gồm 6 nội dung. Trong đó có Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm ", " Sóc Trăng và đặc sản vùng miền năm 2024. Hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt là tổ chức xác lập kỷ lục trình diễn Nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam.", "Cùng với đó còn có Giải các Câu lạc bộ Thể dục dưỡng sinh toàn quốc năm 2024 với hơn 500 vận động viên các tỉnh, thành phố tham gia. Liên hoan Ẩm thực đường phố “Hương vị Sóc Trăng” lần thứ VI, năm 2024 và giới thiệu sản phẩm du lịch Sóc Trăng." ]
317
ethnic_data
https://nhandan.vn/bao-ton-phat-huy-trang-phuc-truyen-thong-dan-toc-kho-mu-tinh-dien-bien-gan-voi-xay-dung-nong-thon-moi-post828259.html
Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới
[]
[]
[ "Bộ giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc ", ", tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.", "Theo kế hoạch, việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với xây dựng nông thôn mới sẽ triển khai các nội dung cụ thể, gồm: Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú tại bản Kéo (xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), những kết quả đạt được, khó khăn và hạn chế làm cơ sở lựa chọn địa điểm, xây dựng nội dung Kế hoạch.", "Ngoài ra, còn tổ chức tập huấn về phương pháp, kỹ năng xây dựng và nhân rộng mô hình; Tổ chức thực hành mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú.", "Bên cạnh đó, còn có một số hoạt động tuyên truyền, quảng bá như sản xuất phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú; Thông tin, tuyên truyền rộng rãi mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú.", "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, việc xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm góp phần nâng cao năng lực, ý thức tự bảo tồn, gìn giữ và phát huy các mô hình bảo tồn giá trị bộ trang phục truyền thống. Đồng thời khuyến khích đồng bào dân tộc Khơ Mú tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn trang phục nói riêng và bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống nói chung. ", "Chương trình này cũng phát huy vai trò chủ thể của đồng bào Khơ Mú trong việc nhân rộng các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của đồng bào gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương theo hướng bền vững. " ]
318
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-kho-mu-post723918.html
Dân tộc Khơ Mú
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_19/khomutrahat.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/bpcbzivo/2022_10_19/khomugoro.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/igpcvcvjntc8510/2022_11_21/kho-mu1-6305.jpg.webp" ]
[ "Cách tra hạt của người Khơ Mú ở xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Ảnh: Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)", "Tết Gơ rơ của dân tộc Khơ Mú ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An diễn ra vào dịp cuối năm (Ảnh: Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)", "Xôi là món ăn chính của người Khơ Mú. Trong ảnh: Chuẩn bị gạo để thổi xôi (Ảnh: THÀNH ĐẠT)" ]
[ "Về nguồn gốc tộc người Khơ Mú ở Việt Nam hiện vẫn còn tồn tại một số quan điểm khác nhau. Cho đến nay, phần lớn các nhà khoa học đều khẳng định người Khơ-mú là cư dân tại chỗ ở bán đảo Đông Dương, cư trú tập trung ở Bắc Lào với điểm quy tụ đông nhất là Luang Prabang và đã hình thành vương quốc có tên là Swa hay Lawa. Sau khi người Lào di cư xuống cùng với các cuộc viễn chinh và người từ Vân Nam (Trung Quốc) tràn xuống đã buộc người Khơ Mú phải di cư sang Thái Lan và Tây Bắc Việt Nam.", "Một số ý kiến khác cho rằng người Khơ Mú là cư dân tại chỗ tại vùng Tây Bắc (Việt Nam), dựa trên câu chuyện dân gian của người Khơ Mú và người Thái về nguồn gốc loài người sinh ra từ quả bầu.", "Tên tự gọi: Kmụ, Kưm Mụ với nghĩa là “người” hay “cộng đồng người”", "Tên gọi khác: Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/201990, dân tộc Khơ-mú có 90.612 người, trong đó số nam giới là 45.494 người, nữ giới là 45.118 người, 97% dân số sống tại nông thôn.", "Ở các tỉnh dọc biên giới Việt - Lào như Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. ", "Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Nhiều người biết đọc, viết chữ Thái. ", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019: Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 65,8%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 100,6%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 79,2%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 26,2%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 22,8%. ", ": Người Khơ Mú thường đồ xôi hay đồ ngô, độn sắn. Họ thích ăn những món có vị cay, chua, đắng, các thức ăn nướng có mùi như chẻo, nậm pịa, cá chua...", ": Người Khơ Mú mặc giống người Thái, nhưng có điều khác là cách trang trí những hàng tiền bạc và vỏ ốc ở phía thân áo của phụ nữ. ", ": Nhà sàn chủ yếu dùng cột không ngoãm, vách phên, sàn bương. Hiện nay nhiều nơi đã làm nhà khang trang, vững chãi hơn.", ": Người Khơ Mú quan hệ chặt chẽ giữa những người đồng tộc và những người láng giềng, nhất là người Thái.", "Mỗi bản gồm nhiều gia đình thuộc các dòng họ khác nhau. Mỗi họ có trưởng họ. Người dân bản trong bản đã có phân hoá giàu nghèo. Những dòng họ người Khơ Mú đều mang tên thú, chim, cây cỏ... có thể chia làm 3 nhóm tên họ.Ngoài ra còn một số họ mang tên vật vô tri như: rọ lợn, môi múc canh...", ": Hôn nhân theo nguyên tắc thuận chiếu, đặc biệt trong phạm vi một dòng họ. Trong hôn nhân, nhiều tàn dư mẫu hệ còn tồn tại như tục ở rể, chồng mang họ vợ, hôn nhân anh em vợ, chị em chồng... Trai gái được tự do tìm hiểu nhưng quyền quyết định do bố mẹ, đặc biệt là ông cậu. ", ": Ðám ma của người Khơ Mú gồm nhiều nghi thức tín ngưỡng. Ðặc biệt bài cúng tiễn hồn người chết kéo dài hàng giờ sau đó mới đem thi hài đi chôn.", ": Lên nhà mới là dịp vui của gia đình và cả bản. Chủ nhà thường mổ lợn thiết đãi bà con xóm giềng. Ðây là dịp dân bản trình diễn các sinh hoạt văn nghệ có tính cộng đồng.", " Ngoài tết Nguyên đán ra, người Khơ Mú còn ăn tết cơm mới. Tết được tổ chức sau vụ gặt tháng 10 âm lịch. ", ": Người Khơ Mú quan niệm có 5 loại ma quan trọng nhất là: ma trời, ma đất, ma thuồng luồng, ma tổ tiên và ma nhà. Ðó là các loại ma mang điều lành cho con người nhưng đôi khi giận dữ có thể gây tai hoạ trừng phạt con người. Ngoài lễ cúng mường, người Khơ Mú còn lễ cúng bản, đặc biệt là lễ cúng ma nhà trong các dịp tết và khi con cháu trong nhà đau ốm. Bàn thờ ma nhà đặt trên gác bếp, còn ông bà thờ ở một gian riêng kín đáo và rất kiêng kỵ đối với người ngoài. Mỗi dòng họ vẫn duy trì tục thờ ma dòng họ với nghi thức và các động tác mang tính đặc trưng riêng.", ": Người Khơ Mú phổ biến cách tính ngày giờ căn cứ theo bảng cà la để vận dụng trong việc dựng nhà, cưới gả...", ": Làn điệu dân ca quen thuộc nhiều người ưa thích là Tơm. Người Khơ Mú thích xoè, múa, thổi các loại sáo, các bộ gõ bằng tre, nứa tự tạo, đặc biệt là thổi kèn môi.", "Người Khơ Mú là cư dân sinh sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy nên được gọi là \"Xá ăn lửa\". Hiện nay hầu hết người Khơ Mú đã định canh định cư. Cây trồng ngoài lúa ngô ra còn có bầu bí, đỗ và các loại cây có củ. Nghề phụ gia đình chủ yếu là đan lát đồ gia dụng. Một số nơi biết thêm nghề rèn, mộc, dệt vải. Kể từ khi thực hiện việc chuyển đổi cây trồng và mở rộng diện tích canh tác, không ít hộ gia đình đã thoát được cảnh nghèo đói, đời sống kinh tế ổn định.", "Dân tộc Khơ Mú có: Tỷ lệ hộ nghèo là 51,6%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 13,4%. Tỷ lệ thất nghiệp: 1,04%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 3,1%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 8,3%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 1,1%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủ công truyền thống: 0,05%. " ]
319
ethnic_data
https://nhandan.vn/le-xen-cung-ngay-hoi-doan-ket-cua-dan-toc-kho-mu-post723927.html
Lễ Xên cung - ngày hội đoàn kết của dân tộc Khơ Mú
[]
[]
[ "Ngày nay, xã hội phát triển, nhiều nét văn hóa của người Khơ Mú đã có nhiều đổi mới, nhưng lễ Xên cung vẫn được duy trì và bảo tồn, tạo nên bản sắc văn hóa khác biệt của đồng bào Khơ Mú.", "Đối với đồng bào dân tộc Khơ Mú, lễ Xên cung có từ lâu đời và được trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trước đây, lễ hội được tổ chức đình đám kéo dài từ hai đến ba ngày với rất nhiều thủ tục. Giờ đây, theo nếp sống văn minh, lễ Xên cung chỉ tổ chức trong một ngày, giảm nhiều nghi thức nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống vốn có. Sau khi gieo trồng, khi cây lúa lên cao cỡ một gang tay thì người Khơ Mú tiến hành làm lễ. Họ chọn ra một người làm thầy cúng, đại diện cho dân bản làm nghi lễ khấn các vị thần. Bà con sẽ không đi ra khỏi bản trước lễ hội một ngày.", "Lễ cúng diễn ra từ sáng sớm, già trẻ trai gái có mặt đầy đủ tại hai khu đất cao ở đầu bản và cuối bản để chuẩn bị cho lễ. Khu đất cao ở đầu bản được chọn làm nơi lễ chính. Người dân dựng cột cờ bằng cây tre già, treo các vật dụng thể hiện ước muốn sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Lán thờ được dựng lên với các dụng cụ lao động sản xuất làm từ tre, gỗ. Đồ lễ được bày lên phên bao gồm: đầu, sườn, chân, tim và gan lợn, gà trống luộc chín, một con vịt sống, nến sáp ong, xôi, bát thóc, quần áo của các thành viên trong gia đình... Thầy cúng sẽ lần lượt mời các vị thần canh giữ bản như: Thần núi, Thần sông, Thần thổ địa, Thần cai quản ruộng nương... về dự và nhận các lễ vật của dân bản. ", "Khi cúng xong, thầy cúng sẽ lấy một chút lễ vật, phân công người có uy tín mang sang thắp hương tại lán nhỏ cuối bản. Nhóm người đã được phân công trước đó sẽ tiến hành hạ đồ lễ và tổ chức ăn mừng tại chỗ. Sau đó, thầy cúng làm lễ dâng lên ma bản báo cáo lễ cúng đã làm xong.", "Sau phần nghi lễ là đến phần hội rất tưng bừng, cuốn hút mọi người tham gia. Đồng bào Khơ Mú cùng nhau nhảy múa những điệu múa truyền thống của dân tộc và chơi các trò chơi dân gian. Bà con quan niệm rằng, trong lễ hội càng nhiều người tham gia thì năm đó dân bản sẽ lao động năng suất và bội thu mùa màng. Sau lễ Xên cung, đồng bào dân tộc Khơ Mú sẽ kiêng không cuốc đất hay làm nương rẫy mà nghỉ ngơi, vui chơi trong một ngày. Lễ hội Xên cung không chỉ tăng thêm sự đoàn kết gắn kết của cộng đồng, tỏ lòng biết ơn với các vị thần, tổ tiên mà còn thể hiện nét độc đáo trong văn hóa tâm linh của người Khơ Mú, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa." ]
320
ethnic_data
https://nhandan.vn/bao-ton-trang-phuc-truyen-thong-cua-dan-toc-kho-mu-tinh-dien-bien-post728664.html
Bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú tỉnh Điện Biên
[]
[]
[ "Theo đó, Bộ giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới. ", "Bộ cũng quyết định thành lập Ban Tổ chức và phê duyệt Danh sách nghệ nhân, học viên tham gia tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên.", "Quyết định nêu rõ, Ban Tổ chức có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên và triển khai tổ chức xây dựng mô hình bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ; Nghệ nhân, học viên (là đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng thành phần, thời gian và địa điểm.", "Mục tiêu của chương trình nhằm xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, cộng đồng, dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới.", "Quyết định cũng đưa ra yêu cầu xây dựng mô hình về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống phải phù hợp với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương; gắn kết các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số với Chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, du lịch ở địa phương. Đồng thời, khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động của các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Điện Biên.", "Cụ thể, chương trình sẽ xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú gắn với phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại bản Ten, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đơn vị chủ trì gồm Vụ Văn hóa dân tộc phối hợp Vụ Kế hoạch, Tài Chính, Văn phòng Bộ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ. Chương trình diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.", "Chương trình thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tại bản Ten, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; những kết quả đạt được, khó khăn và hạn chế từ đó làm cơ sở lựa chọn địa điểm, xây dựng nội dung triển khai mô hình.", "Chương trình cũng tổ chức Lớp truyền dạy và hướng dẫn thực hành phương pháp nhuộm chàm, kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú; Hỗ trợ nguyên liệu, vật tư phục vụ thực hành kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống. Tổ chức ghi hình, chụp ảnh, dựng phim tư liệu phục vụ tuyên truyền, quảng bá về công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Thành phần tham gia gồm 5 nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng và 70 học viên dân tộc Khơ Mú do địa phương đề xuất.", "Chương trình bảo tồn diễn ra từ nay đến hết năm 2022." ]
321
ethnic_data
https://nhandan.vn/dong-thap-se-dua-2-ca-the-seu-dau-do-tu-nuoc-ngoai-ve-truoc-ngay-1412-post782518.html
Đồng Tháp sẽ đưa 2 cá thể sếu đầu đỏ từ nước ngoài về trước ngày 14/12
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/mftsffyrstl/2023_11_14/ndo_br_bithudt-7191.jpg.webp" ]
[ "Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong làm việc với Vườn Quốc gia Tràm Chim và các sở, ngành liên quan trong chuyến khảo sát. (Ảnh: HỮU NGHĨA)" ]
[ "Ngày 14/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cùng đoàn công tác đi khảo sát và làm việc về công tác bảo tồn sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.", "Tại buổi khảo sát, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện cùng các thành viên trong đoàn đã khảo sát khu vực nuôi thả sếu, cùng các hạng mục công trình phục vụ cho Đề án ", " sếu đầu đỏ.", "Báo cáo tiến độ tham mưu các nội dung phục vụ Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim (giai đoạn 2022-2032), Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Lâm cho biết: đối với công tác chuẩn bị đàm phán Thái Lan về hỗ trợ 2 cá thể sếu phục vụ cho việc khởi động Đề án sếu, ngày 1/11, thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Vườn phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức chuyến công tác đến Thái Lan để đàm phán việc hỗ trợ 2 cá thể sếu phục vụ cho công tác truyền thông và khởi động đề án sếu.", "Để chuẩn bị cho các thủ tục nhằm xúc tiến tiếp nhận 2 cá thể sếu về Tràm Chim phục vụ cho lễ công bố đề án, ngày 7/11, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã ban hành công văn gửi Bộ Ngoại giao đề nghị hỗ trợ trao đổi đối với Bộ Ngoại giao Thái Lan về chương trình hợp tác sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.", "Tại buổi làm việc với Vườn Quốc gia Tràm Chim và các sở ngành liên quan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đề nghị Vườn Quốc gia Tràm Chim khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng và phương án chăm sóc sếu.", "Đồng chí yêu cầu từ nay đến ngày 25/11, phải thực hiện xong các thủ tục hợp tác bảo tồn sếu như ", " về bảo tồn sếu đầu đỏ, qua đó sẽ có đủ điều kiện triển khai các bước tiếp theo như đề án.", "Liên quan đến việc sẽ đưa 2 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan về Vườn quốc gia Tràm Chim trước ngày 14/12 để kịp tiến độ lễ công bố Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim (dự kiến lễ công bố diễn ra ngày 14/12), đồng chí yêu cầu Vườn quốc gia Tràm Chim phải trao đổi kỹ và từ nay đến ngày 30/11 phải trình phương án chi tiết lộ trình di chuyển của sếu bằng đường bộ, đường hàng không, vấn đề ưu tiên trong vận chuyển sếu…", "Đối với các điều kiện chuẩn bị cho việc chăm sóc sếu, như: đầu mối thức ăn, thuốc dự trữ… phải được Vườn quốc gia Tràm Chim triển khai ngay từ hôm nay. ", "Song song đó, Vườn quốc gia Tràm Chim quy hoạch ngay khu vực bố trí nơi du khách tham quan sếu. Quá trình bố trí khu vực tham quan phải cho hợp lý, nhờ chuyên gia tư vấn để không ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống của sếu.", "Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032. Đề án đề ra mục tiêu phục hồi và phát triển đàn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim bằng biện pháp nuôi và thả lại tự nhiên. Trong vòng 10 năm (giai đoạn 2022-2032), nuôi thả 100 cá thể sếu với tối thiểu 50 cá thể sống sót. Đàn sếu đầu đỏ thả ra sẽ có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và có thể sinh sống quanh năm ở Vườn quốc gia Tràm Chim. ", "Theo đó, giai đoạn 2022-2028, tiếp nhận được 30 cá thể sếu 6 tháng tuổi từ Thái Lan về nuôi, chăm sóc và thả về môi trường thiên nhiên. " ]
322
ethnic_data
https://nhandan.vn/dong-thap-kien-tri-quyet-tam-bao-ton-va-phat-trien-seu-dau-do-post842754.html
Đồng Tháp: Kiên trì, quyết tâm bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/mftsffyrstl/2024_11_02/seu-10-3880.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/mftsffyrstl/2024_11_02/ndo_br_seu-7-5453.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/mftsffyrstl/2024_11_02/ndo_br_seu-8-6731.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/mftsffyrstl/2024_11_02/ndo_br_seu-9-5692.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/mftsffyrstl/2024_11_02/ndo_br_seu-4-3171.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/mftsffyrstl/2024_11_02/ndo_br_seu-3-5775.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/mftsffyrstl/2024_11_02/ndo_br_seu-5-4384.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/mftsffyrstl/2024_11_02/ndo_br_seu-2-4234.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/mftsffyrstl/2024_11_02/ndo_br_seu-6-3542.jpg.webp" ]
[ "Sếu đầu đỏ. (Ảnh: Vườn quốc gia Tràm Chim)", "Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trao tặng quà tri ân đến các đơn vị đồng hành cùng tỉnh trong “Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032”. (Ảnh: HỮU NGHĨA)", "Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trao tặng quà tri ân đến các đơn vị đồng hành cùng tỉnh trong “Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032”. (Ảnh: HỮU NGHĨA)", "Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trao tặng quà tri ân đến các đơn vị đồng hành cùng tỉnh trong “Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032”. (Ảnh: HỮU NGHĨA)", "Phó Tổng Giám đốc cấp cao Công ty cổ phần C.P. Việt Nam Lê Nhật Thùy phát biểu tại chương trình. (Ảnh: HỮU NGHĨA)", "Tiến sĩ Trần Triết, Giám đốc Chương trình Bảo tồn sếu Đông Nam Á, phát biểu tại chương trình. (Ảnh: HỮU NGHĨA)", "Chuyên gia người nước ngoài phát biểu tại chương trình. (Ảnh: HỮU NGHĨA)", "Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong phát biểu tại chương trình. (Ảnh: HỮU NGHĨA)", "Các chủ tọa tại chương trình. (Ảnh: HỮU NGHĨA)" ]
[ "Ngày 2/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình gặp gỡ các đơn vị đồng hành Đề án “Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032”. ", "Chương trình có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện cùng hơn 30 doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế tham dự.", "Không chỉ quảng bá, giới thiệu về hành trình “Đưa đàn sếu trở về” của tỉnh Đồng Tháp, tại chương trình đã có những chia sẻ, phân tích, đánh giá về đề án của các tổ chức môi trường, các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước.", "Sếu là một loài chim được xem là linh thiêng, quý hiếm nằm trong sách đỏ của thế giới. Với người Việt Nam, sếu còn gọi là chim hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. Việt Nam là một trong số ít quốc gia ở Khu vực Đông Nam Á có đàn sếu về cư ngụ. ", "Năm 1986, trong một chuyến khảo sát về hệ chim nước, các nhà khoa học Việt Nam đã vô cùng vui mừng phát hiện ", " cư ngụ tại Tràm Chim. Lúc bấy giờ, khu vực này thuộc Công ty Nông lâm ngư trường Tràm Chim, vùng sinh cảnh đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.", "Ngay sau đó, việc bảo tồn, bảo vệ sếu và các loài động, thực vật khác được chú trọng với nhiều quyết định của tỉnh, của Trung ương được ban hành. ", "Và thế là Tràm Chim trở thành “Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước của quốc gia” với tổng diện tích 7.313ha. Kể từ ngày 2/2/2012 trở đi, khu đất ngập nước này trở thành di sản quý của nhân loại, là khu Ramsar thứ nhất của đồng bằng sông Cửu Long, thứ 4 Việt Nam và thứ 2.000 của thế giới.", "Tràm Chim hằng năm luôn mong chờ mùa sếu trở về như một khách tri âm của vùng rừng tràm, cỏ năng, lúa ma vẫn còn nhiều nét hoang sơ này. Tuy nhiên, những vị khách quý ấy ngày càng ít đi.", "Được biết, đàn sếu phương đông ở Campuchia và Việt Nam là một đàn duy nhất sống chủ yếu trên các vùng đất ngập nước tự nhiên.", "Từ năm 1988-1999, năm cao nhất đến 1.052 cá thể (năm 1988), thấp nhất 271 cá thể (năm 1994). ", "Từ năm 2000-2012, dao động từ 48 cá thể (năm 2001) đến 167 cá thể (năm 2000), trung bình 103 cá thể/năm. ", "Từ năm 2013-2020, trung bình 33 cá thể/năm. Năm 2021 có 3 cá thể. Năm 2024, 4 cá thể sếu.", "Với quyết tâm Tràm Chim sẽ nâng niu từng cánh sếu bay để thế hệ sau có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài chim quý giá này, nhiều năm qua, chính quyền địa phương và các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm giải pháp để đưa sếu về lại Tràm Chim. Đề án “Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032” đã ra đời với nhiều giải pháp thiết thực.", "Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, mục tiêu của “", " tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032” sẽ nuôi, nhân đàn và thả ra tự nhiên khoảng 100 cá thể sếu, phấn đấu trong số đó có khoảng 50 cá thể sống tốt ngoài môi trường tự nhiên.", "Tổng kinh phí thực hiện khoảng 185 tỷ đồng. Trong đó, 50% từ nguồn kêu gọi xã hội hóa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với khoảng 93 tỷ đồng, phần còn lại do ngân sách nhà nước cấp. ", "Phần kinh phí kêu gọi đóng góp, Đồng Tháp sẽ thực hiện một số nội dung, công việc như: Chi phí tiếp nhận, nuôi dưỡng, nghiên cứu cho sinh sản và thả sếu ra môi trường tự nhiên; thực hiện cải tạo, phục hồi hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim, tạo sinh cảnh sống cho sếu đầu đỏ.", "Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững, tạo sinh kế cho người dân sinh sống trong vùng đệm Vườn quốc gia Tràm Chim; thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; đầu tư thiết bị, cơ sở hạ tầng cơ bản, bảo đảm phục vụ nuôi dưỡng sếu.", "“Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032” tựu trung lại có 3 nội dung: Khôi phục môi trường đất ngập nước; nuôi thả sếu đầu đỏ và chia sẻ lợi ích với cả cộng đồng.", "Tính ra, tỉnh Đồng Tháp ban hành “Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032” đến nay đã tròn 1 năm. Đề án đã từng bước được truyền thông sâu rộng đến người dân. ", "Đó là thông qua dự án cải thiện sinh kế, nhận thức của người dân về sinh kế bền vững đã được nâng lên, đời sống người dân cũng được cải thiện. Song song đó là bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho chính người dân đi cùng với những chính sách kinh tế xanh, phát thải thấp toàn cầu.", "Kể từ khi ban hành, đề án đã có nhiều ký kết quốc tế, mang tính bước ngoặc. Kết quả bước đầu có được là nhờ sự ủng hộ tinh thần và vật chất rất lớn đến từ doanh nghiệp và bà con nhân dân.", "Tại chương trình, Phó Tổng Giám đốc cấp cao Công ty cổ phần C.P. Việt Nam Lê Nhật Thùy cho biết, bà rất vui khi được đồng hành cùng tỉnh Đồng Tháp trong triển khai “Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032”. ", "“Đây không chỉ là đề án có ý nghĩa quan trọng về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học mà thông qua đề án, công ty hy vọng sẽ góp phần giúp cho người dân địa phương nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, du lịch. Công ty cổ phần C.P. Việt Nam cam kết sẽ đồng hành cùng với Đồng Tháp trên hành trình ý nghĩa này”, bà Lê Nhật Thùy cho biết.", "Tại chương trình cho thấy nhiều tổ chức về bảo tồn, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài tỉnh đều đánh giá cao đề án. Nhiều người cũng bắt gặp sự vui mừng, tin tưởng vào đề án hiện rõ trên gương mặt của những chuyên gia, doanh nghiệp suốt 1 năm đồng hành cùng đề án.", "Tiến sĩ Trần Triết, Giám đốc Chương trình Bảo tồn sếu Đông Nam Á, giảng viên Trường đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, người đã đồng hành với tỉnh Đồng Tháp ngay từ những ngày đầu thực hiện đề án, chia sẻ: Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp có một quyết tâm rất lớn để xây dựng đề án cũng như quyết tâm thực hiện mục tiêu của đề án.", "Theo Tiến sĩ Trần Triết, về mặt kỹ thuật, chuyên môn đây là một đề án rất khả thi. Đặc biệt, đề án sẽ góp phần rất quan trọng trong việc ", " của vùng Đồng Tháp Mười. Đây là một đóng góp quan trọng nhất đối với đề án. Không những thế, đề án cũng đóng góp vào mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái của tỉnh Đồng Tháp.", "Khởi động chương trình thực hiện “Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032” không hề đơn giản. Theo đó, yêu cầu đầu tiên là làm sao môi trường sống của sếu phải tốt nhất. Môi trường sống của sếu phải được trả lại để sếu lựa chọn trở về Tràm Chim.", "Đây là việc đòi hỏi phải tư duy trong quản trị, trong tiếp cận, trong bảo tồn, trong phát triển và đòi hỏi một sự nỗ lực rất bền bỉ của nhiều người, của những con người trực tiếp trong bảo vệ Tràm Chim, làm công tác quản lý tại Tràm Chim, trong trách nhiệm của các sở, ngành của tỉnh để thực hiện đề án.", "Và bước đầu thực hiện đề án cho thấy đã có những tín hiệu tích cực sau khi tỉnh thực hiện nghiêm các khuyến cáo của những nhà khoa học. Đó là năm 2024 đã chứng kiến sự xuất hiện với số lượng rất lớn của các loài chim.", "Điều này như bắt đầu cho thấy một sự chuyển mình, một sự thay đổi hợp lý, đúng hướng, phù hợp cho sự phát triển của hệ sinh thái ở Vườn quốc gia Tràm Chim. Đó là hướng đích đến để trả lại không gian, điều kiện tự nhiên phù hợp cho loài sếu. Và cũng đã có những tín hiệu từ sự lựa chọn, tìm về của sếu khi mà trong năm có 4 cá thể sếu đã bắt đầu tìm hiểu, \"thăm dò\" khi bay về Tràm Chim.", "Việc 4 cá thể sếu tìm về trong năm 2024 là để xem lại \"ngôi nhà\" của mình đã trở lại như ngày xưa hay chưa. ", "Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cho biết: “Tỉnh kỳ vọng năm sau sẽ có tín hiệu tích cực hơn. Và đó sẽ là câu chuyện căn cơ của “Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032” mà chúng tôi đang làm. ", "Để bảo tồn được sếu, chúng tôi mong người dân Đồng Tháp phải xem việc bảo tồn sếu là câu chuyện của mỗi người dân, trước mắt là của người dân ở huyện Tam Nông, những con người trực tiếp có trách nhiệm bảo vệ, xem sếu như người bạn, là người thân để sếu có thể cùng sống với mình ở không gian của Tràm Chim, Tam Nông”.", "Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh và ngành chức năng cũng đã vận động nhiều hộ nông dân có diện tích với hơn 100ha ở khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Tràm Chim, thuộc vùng mà tỉnh đã triển khai cải tạo môi trường để trả lại môi trường cho sếu. Đó là việc chuyển đổi mô hình canh tác lúa sang hữu cơ để có một vùng đệm an toàn và phù hợp cho sếu.", "\"Phải nói là người nông dân cũng hưởng ứng tích cực. Và đồng hành với nông dân còn có rất nhiều doanh nghiệp về sản xuất, xuất khẩu lúa gạo cũng đã tham gia, đồng hành cùng đề án. Đó là một sự thay đổi rất lớn về phương thức sản xuất, về quan điểm, tư duy tiếp cận và kể cả tình yêu với sếu, với môi trường. ", "Chúng tôi bắt đầu triển khai để mỗi người dân tỉnh Đồng Tháp tham gia đề án này với một tình cảm, trách nhiệm cao hơn, bằng chuỗi hoạt động, tuyên truyền giới thiệu về đề án, hướng dẫn cho người dân cách hiểu, cách tiếp cận, cách tham gia trong việc bảo tồn và phát triển đàn sếu từ những em học sinh cho đến các bạn sinh viên…”, đồng chí Lê Quốc Phong cho biết.", "Thực hiện đề án, tỉnh Đồng Tháp không chỉ dùng nội lực của mình, mà còn cho thấy tỉnh mong muốn có sự đồng hành rộng lớn của nhiều tổ chức, cá nhân trong cả nước và kể cả các tổ chức quốc tế để tỉnh thực hiện đề án.", "Bảo tồn sếu ở Đồng Tháp không chỉ là phục vụ cho Đồng Tháp, mà còn sẽ là mô hình bảo tồn một loài đặc hữu. Nếu thành công sẽ có ý nghĩa với công tác bảo tồn của Việt Nam. ", "Và riêng loài sếu thì không chỉ cho Đồng Tháp, Việt Nam, mà còn có ý nghĩa cho cả khu vực Đông Nam Á. ", "Trong quá trình thực hiện 10 năm, sẽ có rất nhiều việc để làm, triển khai. Các đơn vị, cá nhân bày tỏ quá trình tham gia đã mang đến nhiều cảm xúc, nhiều niềm vui để khi cánh sếu trở về, sẽ là niềm vui chung cho mọi người yêu sếu, yêu thiên nhiên." ]
323
ethnic_data
https://nhandan.vn/trao-giai-bua-liem-vang-thanh-pho-can-tho-lan-thu-3-nam-2024-post842164.html
Trao Giải Búa liềm vàng thành phố Cần Thơ lần thứ 3 năm 2024
[]
[]
[ "Ban Giám khảo cuộc thi đánh giá, năm nay, các tác phẩm dự thi đều bám sát thể lệ giải, chất lượng cao, khá đồng đều nên điểm trung bình giữa các tác phẩm đoạt giải chênh lệch không cao. ", "Các tác phẩm bám sát các vấn đề nóng, sự kiện nổi bật của thành phố; khai thác tư liệu phong phú từ thực tiễn ở cơ sở; được đầu tư công phu cả về nội dung và hình thức.", "Nhiều tác phẩm dự thi phản ánh toàn diện các mặt ", " về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; phản ánh những kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ 14 và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết của Trung ương về xây dựng và phát triển thành phố giai đoạn mới...", "Cuộc thi năm nay, Ban tổ chức chọn 50 tác phẩm trao giải cấp thành phố, gồm: 5 giải A, 10 giải B, 15 giải C, 20 giải Khuyến khích; lựa chọn 2 cá nhân là nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm để khen thưởng." ]
324
ethnic_data
https://nhandan.vn/acb-ngan-hang-dau-tien-duoc-bao-dam-ca-hai-nhom-chi-so-moi-truong-va-xa-hoi-nam-2023-post842940.html
ACB: Ngân hàng đầu tiên được bảo đảm cả hai nhóm chỉ số môi trường và xã hội năm 2023
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cdjwqcdjw/2024_11_04/h2-acb-ben-vung-7496.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cdjwqcdjw/2024_11_04/h3-acb-ben-vung-329.jpg.webp" ]
[ "", "" ]
[ "Thông qua số lượng cao về các chỉ số được bảo đảm, ", " cho thấy năng lực thực thi và khẳng định vị trí tiên phong trong hoạt động Phát triển bền vững ngành ngân hàng. Điều này không chỉ gia tăng tính minh bạch trong Báo cáo Phát triển bền vững của ACB mà còn mang đến cho cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và cộng đồng cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về ACB trong việc thực thi mạnh mẽ cam kết liên quan đến Môi trường (E)-Xã hội (S)-Quản trị (G).", "Điểm mới trong Báo cáo Phát triển bền vững 2023 của ACB là thể hiện được các chỉ số môi trường về phát thải khí nhà kính được bảo đảm, ghi nhận những hoạt động của Ngân hàng hướng tới mục tiêu Net Zero chung của Việt Nam. ", "Năm 2023 ghi nhận tổng lượng phát thải của ACB giảm 9% so với 2022, từ 34.355 tấn CO2 xuống còn 31.238 tấn CO2 trên cả ba phạm vi phát thải dựa theo bộ hướng dẫn quốc tế Greenhouse Gas Protocol (GHG Protocol), được phát triển bởi Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển bền vững (WBCSD). Mức giảm này tương đương lượng phát thải khí nhà kính của một nhân viên ACB giảm từ 2,63 tấn CO2 năm 2022 xuống còn 2,29 tấn CO2.", "ACB đã có nhiều sáng kiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Có thể kể đến hoạt động tiết kiệm giấy, tiết kiệm điện và các yếu tố đầu vào khác đóng vai trò quan trọng, mang lại hiệu quả giảm phát thải lớn nhất; tiếp đến là việc sử dụng thảm tái chế và dọn dẹp rác thải nhựa cũng góp phần đáng kể. ", "Bên cạnh đó, ACB tiếp tục hợp tác với DHL trong dự án GoGreenPlus. Những nỗ lực này thể hiện rõ ràng cam kết của ACB trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh và vận hành xanh, bền vững.", "Theo định hướng của Chính phủ về tăng trưởng xanh 2021-2030, ACB đang triển khai các hoạt động kinh doanh phù hợp với chương trình hành động phát triển bền vững của ngành ngân hàng. ", "Cùng với việc công bố Khung Tài Chính Bền Vững tạo nên các tiêu chuẩn cho hoạt động trong lĩnh vực tài chính xanh, cuối tháng 9, ACB đã chủ động nâng hạn mức gói tín dụng Xanh/Xã hội từ 2.000 tỷ lên 4.000 tỷ đồng. Ông Ngô Tấn Long, Phó Tổng Giám đốc ACB, cho biết: \"Chúng tôi sẵn sàng đồng hành với các doanh nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững. Về lâu dài, chúng tôi sẽ đẩy mạnh nguồn vốn xanh theo chiến lược ESG của ACB\". Tính đến nay, ACB đã giải ngân 73% gói tín dụng này.", "Trong sự kiện “Khơi thông vốn, đón cơ hội” kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào giữa tháng 10 vừa qua, ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc ACB cho biết, ACB hiện dành khoảng 5.000 tỷ đồng để tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, đáp ứng phục vụ nhu cầu sản xuất-kinh doanh và xuất nhập khẩu. ", "Ông chia sẻ thêm \"Nếu nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, hộ kinh doanh tăng cao trong các tháng cuối năm, ACB có thể tăng quy mô gói tín dụng lên mức 10.000 tỷ đồng hoặc 20.000 tỷ đồng. Không chỉ cung cấp nguồn vốn giá rẻ, ngân hàng còn đưa ra những giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng như cho vay tín chấp, cho vay theo dòng tiền hay các giải pháp đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng xanh để doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài\". ", "ACB đã đồng hành cùng các cơ quan ban ngành địa phương và trung ương trong những hoạt động an sinh xã hội nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, như trao tặng 80 tỷ đồng ủng hộ chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước do Chính phủ phát động; đóng góp 2,2 tỷ đồng chung tay với hệ thống ngân hàng giúp người dân một số tỉnh miền bắc bị ảnh hưởng bởi bão lũ;", "ACB trao tặng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh số tiền 10 tỷ đồng tài trợ cho các chương trình an sinh xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh và dành gần 4 tỷ đồng tài trợ cho các hoạt động giáo dục, chăm sóc người có hoàn cảnh khó khăn thông qua chuỗi hoạt động cộng đồng có tên gọi “Hành trình tôi yêu cuộc sống” tại nhiều địa phương trên cả nước. ", "Bằng những hoạt động hỗ trợ cộng đồng, ACB đang góp phần tạo dựng những giá trị xã hội bền vững thuộc chữ “S” (Xã hội) trong chiến lược phát triển bền vững ESG (Môi trường-Xã hội-Quản trị) cũng như trong vai trò tiên phong xây dựng một hệ thống tài chính bền vững và có trách nhiệm.", " Năm 2023, ACB đã đóng góp 5.214 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, thuộc Top 3 ngân hàng tư nhân và Top 8 doanh nghiệp tư nhân đóng góp ngân sách lớn nhất năm.", "Với những kết quả ấn tượng từ việc tối ưu hóa quy trình hoạt động để giảm thiểu tác động môi trường đến việc bảo đảm minh bạch trong quản trị doanh nghiệp, và thực hiện trọn vẹn trách nhiệm xã hội theo E-S-G, ACB được xếp vào Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam (lần thứ 3 liên tiếp) của Tạp Chí Nhịp Cầu Đầu Tư; nhận giải Corporate Excellence - Doanh Nghiệp Xuất Sắc châu Á (lần thứ 6 liên tiếp) và giải Inspirational Brand - Thương hiệu Truyền Cảm Hứng (lần thứ 5 liên tiếp) của Asia Pacific Enterprise Awards. " ]
325
ethnic_data
https://nhandan.vn/trien-khai-dau-thau-lai-goi-thau-khoi-nha-chinh-cua-benh-vien-1200-giuong-tai-ca-mau-post842992.html
Triển khai đấu thầu lại gói thầu khối nhà chính của bệnh viện 1.200 giường tại Cà Mau
[]
[]
[ "Chiều 4/11, đại diện ", " công trình xây dựng ", " (chủ đầu tư) cho biết, đang khẩn trương xúc tiến các thủ tục cần thiết có liên quan để mời thầu lại gói thầu khối nhà chính, thử tĩnh tải cọc, cấp thoát nước (gói thầu số 27) xây dựng ", ". ", "Đối với gói thầu số 27, theo kế hoạch đang triển khai từ Ban quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau, trong thời gian 17 ngày (từ 30/10-18/11/2024), chủ đầu tư sẽ hoàn thành việc lập hồ sơ mời thầu, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu. ", "Theo quy định trong 60 ngày tiếp theo (từ ngày 19/11/2024-19/01/2025), chủ đầu tư sẽ hoàn thành việc thông báo mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. ", "Trong lần mời thầu và đấu thầu lại đối với gói thầu số 27, chủ đầu tư thay đổi bên tư vấn đấu thầu là đơn vị có uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh đang tham gia dự án sân bay Long Thành. ", "\"Nếu mọi việc thuận lợi thì hạng mục công trình gói thầu số 27 sẽ hoàn thành trong 500 ngày thi công, tức đến 25/06/2026\", ông Nguyễn Minh Nhẫn, Giám đốc Ban quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau cho hay.", "Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau quy mô 1.200 giường có tổng vốn đầu tư từ ngân sách hơn 3.300 tỷ đồng do Ban quản lý dự án Công trình xây dựng tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư. Đây cũng là một trong những dự án lớn đang triển khai tại địa phương này và do tỉnh làm chủ đầu tư. ", "Dự án trên có nhiều gói thầu liên quan, trong đó có gói thầu số 27 với giá dự toán được phê duyệt hơn 822 tỷ đồng. Đây cũng là gói thầu gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình triển khai, nhất là trong công tác lựa chọn nhà thầu kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án. ", "Trước đó, vào giữa tháng 7/2024, chủ đầu tư đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu số 27. Đơn vị trúng thầu là Liên danh Tổng công ty 319 Bộ Quốc Phòng - Công ty cổ phần sản xuất công nghiệp xây lắp 3 (gọi tắt là Liên danh trúng thầu) với giá giá trúng thầu hơn 814 tỷ đồng (thấp so với giá khởi điểm hơn 8 tỷ đồng, tiết kiệm khoảng 1%).", "Sau khi có kết quả trúng thầu nêu trên, có 2 đơn vị cùng tham gia đấu gói thầu số 27 nhưng bị xét trượt thầu có đơn kiến nghị với cùng nội dung đến các cấp có thẩm quyền của tỉnh Cà Mau. Trong nhiều nội dung kiến nghị có việc Liên danh trúng thầu giảm giá ít nhưng được xét trúng thầu, trong khi bên tham gia còn lại giảm giá nhiều nhưng bị xét trượt thầu. ", "Đến ngày 30/8/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành công văn gửi 2 nhà thầu kiến nghị, rằng nội dung kiến nghị là có cơ sở và gói thầu số 27 sẽ được đánh giá lại. ", "Sau thời gian đánh giá lại, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị đấu thầu tỉnh Cà Mau kết luận nhiều nội dung, trong đó có việc hồ sơ mời thầu đã đưa ra một số tiêu chí ngoài quy định của ", ". ", "Căn cứ kết quả từ Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị đấu thầu tỉnh Cà Mau, ngày 18/10/2024, Chủ đầu tư ban hành quyết định số 280/QĐ-BCTXD về việc hủy kết quả đấu thầu. ", "Các đơn vị có thẩm quyền tại Cà Mau đang xem xét xử phạt hành chính chủ đầu tư, bên mời thầu và các đơn vị tư vấn đấu thầu có liên quan (nếu có vi phạm)." ]
326
ethnic_data
https://nhandan.vn/chung-tay-bao-ve-nguon-loi-thuy-san-tai-ca-mau-post843173.html
Chung tay bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Cà Mau
[]
[]
[ "Qua gần 9 tháng thực hiện ", "của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau, các cấp, các ngành trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, có nhiều cách làm hay, đổi mới, sáng tạo… góp phần ", ". ", "Trong lần về công tác gần đây và có dịp dùng cơm tại miệt rừng xã Khánh Thuận (huyện U Minh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) Huỳnh Minh Nguyên cho hay, trên bàn ăn có nhiều món cá đồng vừa mua được ở quê còn rất tươi. Trong những món này có cá lóc nướng trui, cá lóc nấu mẻ…, mỗi con gần nửa kg; cá rô kho tiêu, con nhỏ cũng cỡ 3 ngón tay chụm lại. ", "“Giờ, bà con ở quê ý thức lắm rồi, chỉ đặt lờ, đặt lợp, giăng lưới, giăng câu cũng có cá dư để bán chứ không dùng xung điện như trước. Với cái đà này thì không lâu nữa, cá đồng dưới kênh, mương… sẽ phục hồi nhanh chóng, muốn ăn cá to bằng bắp chân cũng có”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh nói.", "Triển khai thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau, U Minh ban hành chương trình hành động và Kế hoạch vận động giao nộp thiết bị, vật liệu, dụng cụ ", ". Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện họp dân, phát động phong trào thi đua tăng cường quản lý các hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản có tính hủy diệt đến từng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. ", "Địa phương này còn thành lập được 11 tổ cộng đồng quản lý chống khai thác nguồn lợi thủy sản mang tính tận diệt, hủy diệt ở các xã; thành lập nhiều Câu lạc bộ “Nông dân gương mẫu” chấp hành nộp ", "” và xây dựng mô hình cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu nói không với sử dụng các thiết bị, vật liệu, dụng cụ, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt… ", "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh Lê Hồng Thịnh cho biết, U Minh huy động vào cuộc cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thực hiện Chỉ thị số 17. ", "“Nhờ linh hoạt nhiều giải pháp, cách làm khác nhau mà đến nay, toàn huyện có hơn 8.700 hộ dân ký cam kết không khai thác thủy sản bằng hình thức hủy diệt, tận diệt; người dân tự nguyện giao nộp 387 bộ dụng cụ kích điện; các chủ tàu, người dân trước đây sử dụng xung điện trong khai thác thủy sản đã tự nguyện chuyển đổi sang nghề khai thác khác. Đây là tín hiệu tích cực của địa phương góp phần chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh chia sẻ thêm.", "Cùng có cách làm tương tự như U Minh nhưng tại xã Tân Lộc của huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), trong tuyên truyền, vận động, chính quyền địa phương vận động xã hội hóa thêm các phần quà (gạo, mì tôm, dầu ăn, nhu yếu phẩm thiết yếu) để hỗ trợ, tặng cho người dân, khuyến khích người dân tự nguyện giao nộp xung điện, kích điện. ", "Mưu sinh chủ yếu bằng cách đi bắt cá ngoài kênh, rạch bằng xung điện nhưng vừa qua, qua tuyên truyền, vận động, gia đình ông Hữu Nghị (ấp 7, xã Tân Lộc) đã tự nguyện giao nộp “cần câu cơm” cho Công an địa phương. ", "Đề cập đến hành động giao nộp, ông Hữu Nghị cho biết: “Đi xuyệt cá đôi lúc gặp sự cố dễ gây chết người, còn lỡ bị phát hiện sẽ bị tịch thu luôn dụng cụ, còn bị phạt nặng sẽ không có tiền đóng phạt. Trong xóm ai có kích điện bắt cá cũng giao nộp hết rồi, mình cũng làm theo như bà con để được nhận ít quà hỗ trợ, tìm việc khác mưu sinh cho đỡ phần nguy hiểm”. ", "Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Lộc Nguyễn Văn Toàn, qua gần 2 tháng phát động phong trào đổi nhu yếu phẩm lấy xuyệt điện, người dân tự nguyện giao nộp gần 60 bộ xuyệt điện. Nhờ vậy mà đến nay, trên địa bàn xã không còn ghi nhận tình trạng người dân dùng xuyệt điện để đánh bắt cá đồng ở ruộng, bắt thủy sản ở các tuyến kênh thủy lợi. ", "“Chính quyền xã đã yêu cầu các ấp phối hợp các hội, đoàn thể, các tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn rà soát, tạo điều kiện giúp những trường hợp gia đình người nộp xuyệt điện có hoàn cảnh cảnh khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giúp bà con chuyển đổi ngành nghề”, ông Toàn nói.", "Trong thời gian qua, Chính phủ và tỉnh Cà Mau đã ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo liên quan đến việc quản lý, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Trong đó, quy định nghiêm cấm các hoạt động sử dụng hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản.", "Công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, hoạt động buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng hóa chất cấm, chất nổ, chất độc, xung điện trong khai thác thủy sản cũng được chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện và từng lúc, từng thời điểm mang lại hiệu quả tích cực.", " Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng vi phạm các quy định trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, đặc biệt là vấn nạn sử dụng xung điện, hóa chất, ngư cụ bị cấm để khai thác ngoài biển và nội đồng.", "Hệ quả của việc khai thác kiểu tận diệt nêu trên không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp cho người sử dụng mà còn tác động tiêu cực đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường cũng như các hệ sinh thái.", "Góp phần chấn chỉnh tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản, cuối năm 2023 và đầu năm 2024, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Chỉ thị và Chương trình hành động “chuyên đề” nhằm từng bước tiến tới việc “", "”, “nói không với xung điện, kích điện”. Hoạt động tuyên truyền, vận động… nhanh chóng lan tỏa đến rộng khắp các tầng lớp nhân dân địa phương.", "Qua gần 9 tháng triển khai và hành động quyết liệt, toàn tỉnh Cà Mau thu nhận hơn 1.800 bộ dụng cụ xung điện, kích điện khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản do người dân tự giác giao nộp; vận động hơn 67.200 hộ dân trên địa bàn tỉnh ký cam kết không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc… để khai thác nguồn lợi thủy sản trên tất cả các vùng nước; tịch thu, tiêu hủy hơn 570 bộ dụng cụ xung điện, kích điện; tuần tra phát hiện và xử lý gần 700 trường hợp vi phạm có liên quan, với tổng số tiền phạt gần 17 tỷ đồng…", "Phát huy kết quả bước đầu nêu trên, trong thời gian tới, cùng với những giải pháp, cách thức đang triển khai thực hiện, tỉnh Cà Mau tiếp tục thực hiện việc thả giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản; thả rạn nhân tạo làm nơi trú ngụ, sinh sản cho tôm, cá; thực hiện thí điểm đề án chuyển đổi nghề cho ngư dân, đồng thời rà soát, điều tra cơ bản nguồn lợi thủy sản toàn tỉnh để cơ cấu lại ngành nghề nhằm có những bước đi hợp lý, dài hơi… để chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản.", "Theo ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, mục tiêu dài hơi của Cà Mau không chỉ bảo vệ nguồn lợi vùng nội đồng mà cả vùng tự nhiên ngoài sông ngòi, kênh, rạch, vùng ven biển… ", "Để thực hiện được những mục tiêu trên, không chỉ Cà Mau mà rất cần sự đồng hành, vào cuộc quyết liệt từ các cấp, các ngành và nhân dân các tỉnh lân cận, đặc biệt vùng giáp ranh. Bởi, đặc thù vùng bán đảo Cà Mau, hệ thống sông rạch thường ăn thông với nhau. Nhiều khi, cùng một con sông, con kênh, con rạch… nhưng mỗi bên thuộc một tỉnh. Hoạt động thiếu ý thức của bên này cũng có tác động bất lợi cho bên còn lại…", "Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con không thực hiện hành vi đánh bắt, khai thác mang tính hủy diệt. Nếu ai tiếp tục vi phạm sẽ áp dụng các quy định của pháp luật để xử lý nghiêm. Qua đây, lãnh đạo tỉnh tha thiết, mong mỏi bà con nghiêm túc thực hiện, kiên quyết nói không với khai thác kiểu tận diệt, nói không với sử dụng xung điện, kích điện." ]
327
ethnic_data
https://nhandan.vn/can-tho-day-manh-phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-post842635.html
Cần Thơ đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/szlyrofnysl/2024_11_01/1000001578-3567.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/szlyrofnysl/2024_11_01/1000001577-3774.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/szlyrofnysl/2024_11_01/1000001582-272.jpg.webp" ]
[ "Đại biểu tham gia một sự kiện khoa học và công nghệ do thành phố Cần Thơ tổ chức.", "Các đại biểu tham quan khu trưng bày các sản phẩm công nghệ trong khuôn khổ hội thảo Phát triển đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trình độ quốc tế tổ chức tại Cần Thơ. (Ảnh: B.NG)", "Nhóm sinh viên Trường đại học Cần Thơ trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp tại Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI-2024. (Ảnh: Q.THÁI)" ]
[ "Thời gian qua, tiềm lực khoa học và công nghệ của thành phố Cần Thơ ngày càng được nâng lên, cả về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Năm 2023, có 70 tổ chức có hoạt động khoa học và công nghệ với số lượng nhân lực là 6.813 người (trong đó có 1.202 người có học vị tiến sĩ; 2.859 nguời có học vị thạc sĩ, 1.955 người có trình độ đại học). ", "Giai đoạn 2016-2023, có khoảng 2.000 lượt nhà khoa học tư vấn cho thành phố thực hiện, đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thẩm định công nghệ các dự án đầu tư...", "Thành phố Cần Thơ ưu tiên tập trung đầu tư phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, gắn nhiệm vụ phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ với nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.", "Giai đoạn 2004-2023, toàn thành phố có hơn 16.380 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp được triển khai thực hiện. Kết quả các nhiệm vụ giải quyết những vấn đề trọng điểm phục vụ cho sản xuất, phát triển xã hội, đóng góp tích cực trong hoạch định các chủ trương, đường lối, định hướng phát triển thành phố.", "Với chủ trương lấy doanh nghiệp làm trung tâm của đổi mới sáng tạo và ứng dụng, chuyển giao công nghệ, các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp do Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ thực hiện nhiều năm qua đã mang lại nhiều lợi ích và có ý nghĩa thiết thực với doanh nghiệp nhỏ và vừa.", "Thông qua việc hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ, nguồn gốc và chất lượng các sản phẩm chủ lực địa phương dần được quan tâm, có xu hướng dịch chuyển từ mô hình sản xuất đơn lẻ sang sản xuất tập trung, chuyển đổi từ sản phẩm thô sang sản phẩm có bao bì và tem nhãn, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ của Cần Thơ trong thời kỳ hội nhập. ", "Theo thống kê từ Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2004, toàn thành phố Cần Thơ chỉ có 492 văn bằng được bảo hộ; đến tháng 8/2024, thành phố có 5.476 văn bằng sở hữu trí tuệ, số văn bằng cấp mới tăng khoảng 10-12% mỗi năm và tăng hơn 37% so với giai đoạn 2016-2019.", "Thành phố Cần Thơ xây dựng các mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo như Mạng lưới cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ; Mạng lưới liên kết phát triển các tổ hợp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long…", "Thành phố Cần Thơ đã và đang thúc đẩy, thiết lập quan hệ hợp tác theo chiều sâu với một số đối tác chiến lược trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đã có khoảng 30 ghi nhớ hợp tác với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, tập đoàn, quỹ đầu tư.", "Theo lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ, trong thời gian tới, với vai trò liên kết vùng và là trung tâm để định hướng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hướng đến mục tiêu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố ngày càng có hiệu quả cao, sẽ tập trung một số định hướng phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo trọng tâm.", "Theo đó, tham mưu các chính sách hỗ trợ hợp lý để tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp đầu tư vào các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị mà ở đó doanh nghiệp giữ vai trò hạt nhân; từ đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh và kinh tế số cho thành phố và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.", "Đề xuất thử nghiệm chính sách mới (Sandbox) nhằm thúc đẩy ứng dụng các sáng kiến, mô hình đổi mới sáng tạo và công nghệ mới; khuyến khích văn hóa đổi mới sáng tạo ở địa phương.", "Tăng cường hợp tác, liên kết hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh của mỗi tỉnh và toàn vùng.", "Tăng cường kết nối, tương tác giữa viện, trường, doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới sáng tạo địa phương và vùng. ", "Tăng cường vai trò của các sàn giao dịch công nghệ, kết nối với các trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của thành phố, chia sẻ dữ liệu chung, kết nối thông tin nhu cầu cung - cầu công nghệ thông qua các sàn giao dịch, điểm kết nối cung, cầu công nghệ.", "Tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. ", "Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh, lấy doanh nghiệp làm trung tâm của đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hoạt động đổi mới và ứng dụng công nghệ. ", "Tăng cường năng lực hấp thụ, khai thác, ứng dụng công nghệ và các tiến bộ khoa học và công nghệ trong giải quyết các vấn đề của vùng và địa phương.", "Tiếp tục phát triển hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ kết nối với các hệ sinh thái khu vực và cả nước nhằm thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ của thành phố và vùng đồng bằng sông Cửu Long..." ]
328
ethnic_data
https://nhandan.vn/can-tho-thanh-lap-ban-chi-dao-tong-dieu-tra-nong-thon-nong-nghiep-post843198.html
Cần Thơ thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/szlyrofnysl/2024_11_05/1000001697-6691.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/szlyrofnysl/2024_11_05/1000001699-441.jpg.webp" ]
[ "Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.", "Mô hình trồng dưa công nghệ cao trên địa bàn thành phố Cần Thơ." ]
[ "Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 thành phố Cần Thơ do đồng chí Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, làm Trưởng ban. Đồng chí Lê Đăng Thanh Phong, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thống kê thành phố Cần Thơ là Phó Trưởng ban.", "Theo quyết định nêu trên, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 thành phố Cần Thơ sẽ chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ tổng điều tra ", ", nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn; chỉ đạo thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 theo các nội dung đã được quy định trong phương án tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 Trung ương.", "Thành lập Tổ thường trực Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 thành phố Cần Thơ giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, ", " năm 2025 thành phố Cần Thơ.", "Giao Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 thành phố Cần Thơ ban hành Quyết định thành lập Tổ thường trực; phân cấp giao Phó Trưởng ban Thường trực ký văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức thực hiện Phương án Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025..." ]
329
ethnic_data
https://nhandan.vn/ho-tro-phu-nu-bi-anh-huong-boi-han-han-xam-nhap-man-tai-ca-mau-va-ninh-thuan-post843223.html
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwxyucjhedwjhkdw/2024_11_05/1730797438501-3552.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwxyucjhedwjhkdw/2024_11_05/1730797459886-9786.jpeg.webp" ]
[ "Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam, bà Caroline Nyamayemombe và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Ito Naoki cùng người dân Cà Mau chuyển bồn nước về nhà.", "Các đại biểu thăm một cơ sở y tế địa phương được tài trợ thiết bị lọc nước từ dự án." ]
[ "Ngày 5/11, hơn 420 phụ nữ tại tỉnh ", " được trao tặng bồn chứa nước sinh hoạt, góp phần giúp giảm thời gian thu gom nước, giảm nhẹ gánh nặng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gia đình.", "Bên cạnh đó, 200 phụ nữ có nhu cầu cải thiện hệ thống tưới tiêu nông nghiệp cũng được nhận hỗ trợ kinh phí để mua thiết bị tưới tiết kiệm nước.", "Hoạt động này diễn ra trong khuôn khổ dự án “Nước là sự sống” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) triển khai thực hiện với sự phối hợp của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau và tỉnh Ninh Thuận trong một năm 2024-2025.", "Thông qua việc trao tặng thiết bị trữ nước, lọc nước và tưới nước tiết kiệm và các chương trình truyền thông, dự án nhằm tăng cường khả năng tiếp cận cơ hội sinh kế, ", " bền vững và phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ hưởng lợi tại hai tỉnh nói trên.", "Dự án sẽ không chỉ giúp phụ nữ bảo vệ sinh kế, sức khỏe và nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng bền vững và có khả năng chống chịu, thích nghi tốt trước biến đổi khí hậu và thiên tai.", "“Phụ nữ đảm nhận trách nhiệm chính trong việc lấy nước và chăm sóc gia đình, khiến họ trở thành những người đầu tiên và chịu tác động nặng nề nhất bởi tình trạng thiếu nước. Dự án ‘Nước là sự sống’ không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng này bằng cách bảo đảm nguồn nước thiết yếu mà còn tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng trước các tác động của biến đổi khí hậu”, bà Caroline Nyamayemombe, Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết.", "Ngoài các ", " và các hộ gia đình, dự án cũng trao tặng thiết bị lọc nước, bình chứa nước cho các trường học và trạm y tế nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh cho trẻ em và người dân tại cộng đồng.", "Với sự ưu tiên hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản, ước tính khoảng 7.200 người dân, đặc biệt phụ nữ dễ bị tổn thương sẽ được hưởng lợi từ dự án.", "\"Chúng tôi hy vọng rằng dự án này sẽ cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch cho phụ nữ và trẻ em, góp phần phục hồi ngành nông nghiệp và các ngành khác trong tỉnh, đồng thời bảo đảm sinh kế cho những phụ nữ dễ bị tổn thương\", ông Ito Naoki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho biết." ]
330
ethnic_data
https://nhandan.vn/ca-mau-phat-huy-vai-tro-can-bo-nu-tham-gia-cap-uy-chinh-quyen-post843685.html
Cà Mau phát huy vai trò cán bộ nữ tham gia cấp ủy, chính quyền
[]
[]
[ "Sáng 7/11, Đoàn kiểm tra của Ủy ban quốc gia ", "Việt Nam, do bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội làm trưởng đoàn, có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về thực hiện công tác phụ nữ năm 2024. ", "Tiếp và làm việc với đoàn kiểm tra có đồng chí Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.", "Tính đến đầu tháng 7/2024, trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau có 25.548 cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, nữ giới là 13.282 người, chiếm tỷ lệ 51,9% cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.", "Trong nhiệm kỳ 2025-2030, Cà Mau quy hoạch cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp chiếm tỷ lệ từ 25 đến gần 40%. Trong đó, cấp tỉnh 15/60 người, chiếm 25%; cấp huyện 194/582 người, chiếm 33,33%; cấp xã 730/1.834 người, chiếm 39,8%. ", "Từ đầu năm 2024 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức 9 lớp tập huấn quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép giới cho gần 500 đại biểu là chủ tịch, phó chủ tịch ", " cấp huyện, cấp xã và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai cấp xã; bí thư, trưởng ấp và chi hội trưởng, chi hội phó chi hội phụ nữ ấp, khóm. ", "Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh còn thường xuyên triển khai nội dung Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” nhằm giúp phụ nữ, trẻ em gái và người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số “thay đổi nếp nghĩ, cách làm”, thay đổi những tập tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại phụ nữ và trẻ em. ", "Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức 1 lớp cấp tỉnh, 5 lớp tại các xã để bồi dưỡng kiến thức hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau lồng ghép tổ chức 8 lớp tuyên truyền các nội dung nhiệm vụ cụ thể trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau tổ chức 5 lớp cho 500 đại biểu là tuyên truyền viên pháp luật... ", "Hằng năm, các thành viên Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở địa phương. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh và các sở, ban, ngành tỉnh đều có kế hoạch hoặc lồng ghép nội dung kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác bình đẳng giới ở các địa phương. ", "Chỉ riêng trong năm 2024 này, ngân sách tỉnh cấp kinh phí thực hiện hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ và công tác bình đẳng giới là 387 triệu đồng." ]
331
ethnic_data
https://nhandan.vn/lien-hoan-phim-hoat-hinh-dong-khat-vong-lan-thu-nhat-post843703.html
Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tcbpquiq/2024_11_07/1730984371196-3262.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tcbpquiq/2024_11_07/1730984426398-6802.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tcbpquiq/2024_11_07/1730984472545-9523.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tcbpquiq/2024_11_07/1730984542513-2191.jpeg.webp" ]
[ "Dấu ấn hoạt hình Việt Nam xuất hiện sinh động trong đời sống.", "\"Trạng Quỳnh thời nhí nhố\" là bộ phim đậm bản sắc Việt được trẻ em yêu mến.", "Ê-kíp Alpha Studio đã nhận nhiều giải thưởng uy tín trong thời gian qua.", "Đạo diễn Trịnh Lâm Tùng đã miệt mài hơn 20 năm qua với phim hoạt hình." ]
[ "65 năm đi qua những thăng trầm lịch sử, vượt qua mọi nghịch cảnh, phim hoạt hình Việt Nam vẫn ngày tháng bền bỉ với khát vọng chinh phục những cột mốc mới, sản xuất ra những bộ phim ", " mang bản sắc Việt, trước hết là để phục vụ cho công chúng trong nước, sau đó là để đem tiếng nói, hình ảnh và ", " đến gần hơn với bạn bè quốc tế thông qua những thước phim hoạt hình giàu sức gợi. Khát vọng ấy tựa như dòng chảy bền bỉ, thầm lặng mà mạnh mẽ xuyên thời gian, tuôn trào mãnh liệt qua trái tim ấm nóng của bao thế hệ nghệ sĩ.", "Tín hiệu đáng mừng cho hoạt hình Việt Nam, đó chính là dựa trên các nền tảng số, các tác phẩm đã nhanh chóng đến với khán giả trong và ngoài nước. Từ đó có thể tự hào tự tin sánh vai với các nước về mảng sản xuất phim hoạt hình. ", "Liên hoan Phim Hoạt hình \"Dòng khát vọng\" lần thứ nhất không chỉ là một sự kiện để tôn vinh thành tựu của dòng lịch sử ngành đã qua mà còn tạo điều kiện để phát triển những dự án tiềm năng, mở ra cơ hội giao lưu quốc tế để phim hoạt hình Việt được tỏa sáng cùng bạn bè năm châu.", "Liên hoan phim sẽ trao giải thưởng cho các hạng mục: Hạng mục kịch bản (Kịch bản phim truyện hoạt hình tiềm năng, Kịch bản series phim hoạt hình tiềm năng); Hạng mục nhân vật hoạt hình (Bộ nhân vật hoạt hình xuất sắc, Bộ nhân vật hoạt hình tiềm năng); Hạng mục phim hoạt hình (Phim hoạt hình ngắn xuất sắc; Series Phim hoạt hình xuất sắc).", "Với mong muốn khuyến khích các thế hệ đạo diễn, nghệ sĩ hoạt hình trẻ tiếp tục theo đuổi đam mê, mang tới cho khán giả nhiều dự án phim hoạt hình mãn nhãn, nhân vật hoạt hình bắt mắt và những kịch bản hoạt hình chất lượng cao, Giải thưởng Khát vọng hoạt hình là một giải dành cho mọi cá nhân, tổ chức có đam mê với sản xuất phim hoạt hình trong nước và quốc tế.", "Nhằm mang tới sân chơi công tâm nhất, có sự giao thoa giữa thế hệ nghệ sĩ kỳ cựu với các nghệ sĩ trẻ, giữa nghệ sĩ trong nước và nghệ sĩ quốc tế, giữa góc nhìn nghệ thuật hàn lâm và tiêu chuẩn dự án khai thác thương mại, Hội đồng Giám khảo vòng chung kết sẽ bao gồm các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, tới từ các khối cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và tổ chức nghệ thuật.", "Chia sẻ về liên hoan phim, đạo diễn - NSƯT Trịnh Lâm Tùng bày tỏ sự tin tưởng vào phim hoạt hình Việt Nam với những đổi mới, sáng tạo không ngừng và tâm huyết từ các nhà làm phim. Anh hy vọng liên hoan phim sẽ mở ra nhiều cơ hội để tạo đà phát triển cho dòng phim đáng ưu tiên này. Theo đuổi hoạt hình từ năm 2003, đến nay đã hơn 20 năm, NSƯT Trịnh Lâm Tùng xác định kim chỉ nam làm nghề là luôn phải cập nhật xu thế của thời đại nhưng không làm mất đi bản sắc Việt. ", "Tôi giữ trong các tác phẩm là đời sống sinh hoạt của con người và những gì thuộc về tự nhiên. Đặc biệt, khi đưa hoạt hình dưới hình thức phim 3D, với tính năng uyển chuyển, chất biểu đạt tốt trong từng góc máy, tôi luôn ý thức giữ bản sắc Việt được chắp cánh bằng công nghệ hiện đại. - Đạo diễn - NSƯT Trịnh Lâm Tùng.", "Trong khuôn khổ liên hoan phim sẽ diễn ra nhiều hoạt động thú vị, như: Hội thảo, triển lãm, chợ dự án, tiệc phim, giao lưu chia sẻ... Triển lãm \"Dòng chảy Hoạt hình Việt Nam\" diễn ra từ ngày 22 đến 24/11 là điểm hội tụ của rất nhiều dự án - tác phẩm và là điểm kết nối các nghệ sĩ - doanh nghiệp đồng hành cùng liên hoan phim. ", "Triển lãm trưng bày các tác phẩm từ nhiều thế hệ, đồng thời giới thiệu những tác phẩm mới, giới thiệu tới công chúng kỹ thuật sản xuất phim hoạt hình đa dạng đang có tại Việt Nam (2D, 3D, Frame by Frame, Stopmotion...). Ngay tại Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ Nhất, Ban tổ chức đã quy tụ được đông đảo các đơn vị giáo dục nghệ thuật - mỹ thuật - hoạt hình đăng ký gửi các tác phẩm trưng bày và nhận được các khu vực trưng bày, giới thiệu trong không gian của triển lãm.", "Chợ dự án là nơi các đơn vị sản xuất, các nhà làm phim độc lập có thể giới thiệu, trao đổi, giao dịch ý tưởng sản xuất và kết nối, mở rộng nguồn lực phát triển với sự tham vấn thảo luận bởi các nghệ sĩ, chuyên gia trong nước và quốc tế.", "Chuỗi hoạt động - sự kiện giao lưu được tổ chức dành cho các nhà làm phim và doanh nghiệp mong muốn được gặp gỡ những người trong ngành, chia sẻ đam mê và khát vọng chung thông qua bàn luận, đưa ra những định hướng, kế hoạch cho sự phát triển trong tương lai của ngành hoạt hình hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội với các cá nhân, tổ chức dành tâm huyết cho phim hoạt hình.", "Điểm nhấn của liên hoan phim chính là tiệc phim được xem như một bữa tiệc đa sắc bao gồm cả các bộ phim hoạt hình của Việt Nam của nhiều thế hệ đạo diễn đến từ các nhiều đơn vị lớn nhỏ trên toàn quốc với thể loại, công nghệ sản xuất và thời lượng phim đa dạng và phim hoạt hình quốc tế.", "Các phim tiêu biểu của Việt Nam có thể kể tới: Cá chép của ông Táo, Đội lân sư nhí nhố, Độc lạ làng khoai, Tình yêu thần chết, Chú hải cẩu nghịch ngợm, Chiếc bồn tắm thần kỳ, Wolfoo và hòn đảo kỳ bí... và phim hoạt hình nước ngoài, như: Chùm phim ngắn về cáo già gian ác, Cuộc phiêu lưu của hoàng tử, Xin chào thế giới, Hành trình kỳ diệu của Marona, Nhóc Nicolas - Đi tìm hạnh phúc, Bộ ba thành Belleville, Nữ cao bồi Jane tai họa...", "Đánh giá về bước phát triển đáng ghi nhận của hoạt hình Việt Nam, nhiều chuyên gia đưa ra dẫn chứng về những đơn vị mới như Alpha Studio vừa vinh dự nhận Giải thưởng Sáng tạo Nội dung số Việt Nam (VCA) do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) chủ trì, Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) điều hành tổ chức.", "Alpha Studio vinh dự nhận giải thưởng \"Phim hoạt hình xuất sắc\" cho tác phẩm \"Trạng Quỳnh thời Nhí Nhố - Cá chép của Ông Táo\". Ngoài ra, ê-kíp phim còn được nhận đề cử lọt vào chung khảo hạng mục \"Kịch bản phim hoạt hình xuất sắc\" và \"Bộ nhân vật hoạt hình xuất sắc\". Đây là năm thứ hai đơn vị tham dự và cũng là lần thứ hai liên tiếp nhận được chiếc cúp danh giá của Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định, ghi nhận những nỗ lực sáng tạo không ngừng của đội ngũ luôn đau đáu, khát vọng với phim hoạt hình." ]
332
ethnic_data
https://nhandan.vn/kien-giang-bat-2-doi-tuong-khai-thac-rung-trai-phep-o-phu-quoc-post843791.html
Kiên Giang: Bắt 2 đối tượng khai thác rừng trái phép ở Phú Quốc
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpbfznectys/2024_11_08/ndo_bl_2-2439.jpg.webp" ]
[ "Lực lượng chức năng bắt giữ 2 đối tượng khai thác rừng trái phép." ]
[ "Ngày 8/11, tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp cơ quan chức năng bắt giữ 2 đối tượng khai thác rừng trái phép tại Tiểu khu 60.", "Theo thông tin ban đầu, khoảng 19 giờ 15 phút, ngày 6/11, tại Tiểu khu 60, phân khu phục hồi sinh thái rừng đặc dụng thuộc ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu, Hạt Kiểm lâm thành phố Phú Quốc phối hợp Đội Quản lý bảo vệ rừng Gành Dầu thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc và Công an thành phố Phú Quốc tuần tra, phục kích bắt quả tang 2 đối tượng đang khai thác rừng trái phép.", "Tại thời điểm phát hiện và bắt quả tang, đối tượng Trương Thành Sáu (38 tuổi) và đối tượng Giang Quốc Phú (28 tuổi) cùng ngụ tại xã Gành Dầu đang khai thác một khối lượng lớn cây rừng.", "Kiểm tra tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện 11 gốc cây rừng tự nhiên bị cưa, thu giữ tại hiện trường và khu vực chung quanh có 11 cây gỗ, khối lượng gần 1,6m", ". Bước đầu cơ quan chức năng xác định loại gỗ do Sáu và Phú khai thác là kiền kiền Phú Quốc.", "Hạt Kiểm lâm thành phố Phú Quốc tiến hành thu giữ, tạm giữ các tang vật và phương tiện vi phạm, gồm: một cây rựa; một cây sứa bằng kim loại; một xe mô-tô, xe kéo tự chế; một bình nước bằng nhựa.", "Làm việc với cơ quan chức năng, các đối tượng Trương Thành Sáu và Giang Quốc Phú khai nhận được một người đàn ông tên Trung (chưa rõ thông tin) thuê khai thác kiền kiền Phú Quốc bán cho ông Thống (chưa rõ thông tin) để sửa chữa lồng bè nuôi cá.", "Công an thành phố Phú Quốc tiến hành tạm giữ hình sự đối với Trương Thành Sáu và Giang Quốc Phú và tiếp tục truy tìm các đối tượng liên quan, tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định." ]
333
ethnic_data
https://nhandan.vn/nhung-rui-ro-lo-lot-thong-tin-va-phong-chong-lua-dao-truc-tuyen-post843810.html
Những rủi ro lộ lọt thông tin và phòng, chống lừa đảo trực tuyến
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqznmpgzs/2024_11_08/ndo_br_anh-2-quang-canh-hoi-thao-7756.jpg.webp" ]
[ "Quang cảnh hội thảo." ]
[ "Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận nhiều vấn đề đặt ra về những rủi ro lộ lọt tài khoản - nhận diện và phòng, chống. Thực trạng bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu trên không gian mạng cũng như cách bảo vệ và phục hồi dữ liệu trước các mối nguy cơ tấn công ransomeware…", "Từ hội thảo cho thấy, vấn đề an toàn thông tin đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và việc bảo đảm an toàn thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. ", "Để chuyển đổi số thành công và bền vững, việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng đóng vai trò then chốt, là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số.", "Dịp này, Ban tổ chức Diễn tập thực chiến đã tổng kết và trao thưởng cho các đơn vị đạt giải trong diễn tập thực chiến an toàn, an ninh mạng năm 2024 từ ngày 1-6/11 vừa qua. " ]
334
ethnic_data
https://nhandan.vn/kien-giang-lap-camera-ai-phong-chong-toi-pham-o-phu-quoc-post843850.html
Kiên Giang: Lắp camera AI phòng, chống tội phạm ở Phú Quốc
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpbfznectys/2024_11_08/ndo_bl_2-6702.jpg.webp" ]
[ "Khu vực Cảng tàu khách Bãi Vòng là 1 trong 7 địa điểm cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung dân cư được lắp camera an ninh." ]
[ "Ngày 8/11, tại thành phố Phú Quốc, Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp các đơn vị liên quan, địa phương khai trương vận hành thí điểm hệ thống camera AI giám sát an ninh trật tự trên “đảo ngọc” theo Đề án 06 của Chính phủ. ", "Lãnh đạo Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, hệ thống camera AI sẽ giúp tăng cường khả năng giám sát an ninh trên đảo. Camera AI được tích hợp với các tính năng nhận diện khuôn mặt, biển số xe, phân tích hành vi và phát hiện các tình huống bất thường. ", "Các camera này sẽ giúp lực lượng chức năng địa phương quản lý giao thông, giám sát trật tự đô thị và góp phần phòng, chống tội phạm trên đảo. ", "Trước đó, đơn vị liên quan đã triển khai lắp 41 camera ở 7 điểm cửa ngõ giao thông Phú Quốc, gồm: Cảng hành khách Bãi Vòng, Cảng An Thới, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Casino Corona Phú Quốc, khu vực chợ đêm Phú Quốc và Quảng trường Hồ Chí Minh…", "Thành phố Phú Quốc cũng đã gắn 6 camera an ninh tại các điểm nóng về rác thải để xử lý tình trạng xả thải không đúng nơi quy định." ]
335
ethnic_data
https://nhandan.vn/ve-nguon-tri-an-vung-can-cu-cach-mang-tai-ca-mau-post844093.html
Về nguồn tri ân vùng căn cứ cách mạng tại Cà Mau
[]
[]
[ "Nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến ", "(1954-2024), trong ngày 9/11 vừa qua, Đoàn thiện nguyện thuộc Ban Liên lạc đồng hương Cà Mau-Bạc Liêu cùng đội ngũ y, bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện khác nhau tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến về nguồn để khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho khoảng 1.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình) và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời). ", "Điểm đến của đoàn thiện nguyện lần này là vùng căn cứ cách mạng một thời tại Cà Mau gắn với sự kiện tập kết ra bắc cách đây 70 năm, thể hiện tấm lòng tri ân với lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng, góp phần dựng xây quê hương, phát triển đất nước.", "Sau hiệp định Geneve được ký kết vào năm 1954, Nam Bộ có 3 khu vực được chọn tập kết đưa lực lượng cách mạng miền nam ra bắc, gồm: Hàm Tân-Xuyên Mộc; Cao Lãnh-Ðồng Tháp Mười và Cà Mau. Trong đó, Cà Mau có thời gian tập kết dài nhất với 200 ngày (từ 21/7/1954-10/2/1955) và trung tâm của khu vực tập kết ở Cà Mau dọc ", " nằm trên địa bàn huyện Thới Bình, địa điểm chuyển quân là cửa biển Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc). ", "Tại Thới Bình, kênh xáng Chắc Băng nằm trên địa bàn 2 xã Trí Phải và Trí Lực gắn với sự kiện má Lê Thị Sảnh gửi cây vú sữa miền nam ra bắc tặng Bác Hồ với lời hẹn thề sắt son thống nhất non sông. ", "Còn Sông Đốc là điểm cán bộ, học sinh miền nam lên tàu tập kết ra bắc với nhiều sự kiện quan trọng, tạo dấu ấn cách mạng cho ngày giải phóng, non sông đất nước nối liền một dải.", "Vượt lên sự tàn phá của bom, đạn trong chiến tranh, Trí Lực, Trí Phải ngày nay đã chuyển mình, được công nhận là xã nông thôn mới và đang phấn đấu trở thành xã nông thôn mới nâng cao. Thế mạnh của 2 xã này là sản xuất lúa kết hợp với nuôi tôm theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ. ", "Trong khi đó, Sông Đốc là đô thị biển sầm uất và phát triển bậc nhất tại Cà Mau, có thế mạnh về khai thác hải sản với đội tàu đánh bắt xa bờ hơn 1.000 chiếc gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, công nghiệp chế biến... ", "Tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh đầu tư cho đô thị biển động lực này nhằm hiện thực hoá tầm nhìn dài hơi phát triển kinh tế về hướng biển. " ]
336
ethnic_data
https://nhandan.vn/kien-giang-giup-phu-nu-dan-toc-thieu-so-phat-trien-kinh-te-post844262.html
Kiên Giang giúp phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpbfznectys/2024_11_11/ndo_bl_2-8837.jpg.webp" ]
[ "Bà Lái Thị Tật chăm sóc đàn lợn." ]
[ "Xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm 10,7% dân số của xã. Với thực trạng trên, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đông Thái tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. ", "Ban Chấp hành Hội Phụ nữ xã Đông Thái vận động hội viên tham gia vào các mô hình kinh tế, học tập nâng cao kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời phối hợp các tổ chức, cá nhân, nhà từ thiện để kêu gọi hỗ trợ vốn, nhà ở cho hội viên nghèo, giúp họ có cơ hội vươn lên trong cuộc sống. ", "Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đông Thái Nguyễn Thị Nhanh cho biết: \"Hằng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đông Thái phát động mỗi chi hội đăng ký giúp 1-2 hộ trở lên thoát nghèo. Các hình thức hỗ trợ gồm giới thiệu việc làm, hỗ trợ nhà ở, vay vốn, liên kết sản xuất, giới thiệu đầu ra sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và buôn bán\". ", "Năm 2023, Hội phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân gần 5 tỷ đồng cho 102 lượt hội viên phát triển sản xuất kinh doanh, hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống. Nhờ những hoạt động thiết thực, mỗi năm Hội giúp 12-13 hộ thoát nghèo. Riêng năm 2023, có 13 hộ nghèo và cận nghèo thoát nghèo và 3 hội viên phụ nữ khởi sự kinh doanh thành công.", "Đầu năm 2024, chị Danh Thị Sáng (49 tuổi), ngụ ấp Kinh Làng Đông, xã Đông Thái thuộc hộ nghèo, được chính quyền địa phương hỗ trợ 46 triệu đồng cất nhà từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. ", "Tiếp đó, chị Sáng được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đông Thái hỗ trợ vay 60 triệu đồng để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Hiện, gia đình chị đang thực hiện mô hình trồng rau màu với thu nhập gần 100.000/ngày. Ngoài ra chị còn trồng gần 50 gốc mai quanh nhà. ", "Chị Thị Trúc Linh (39 tuổi), ngụ ấp Kinh Làng Đông là một trong những hội viên phụ nữ hiện có cuộc sống ngày càng khấm khá. Trước đây, chị Linh ở nhà nội trợ, phụ thuộc vào nghề đi biển của chồng. Sau khi trở thành hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Kinh Làng Đông, chị được tham gia sinh hoạt chi hội, được tư vấn, hướng nghiệp, chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. ", "Năm 2023, trên cơ sở kiến thức được học cùng nguồn vốn 25 triệu đồng được hỗ trợ cho vay, chị mướn (thuê) 6 công đất để thực hiện mô hình trồng hoa màu. “Có vốn và am hiểu kỹ thuật, tôi trồng bưởi, quýt và dưa hấu, sau đó trồng một số loại hoa màu cho thu nhập hơn 200.000 đồng/ngày, thời điểm chính vụ thu nhập từ 400.000-500.000 đồng/ngày”.", "Bà Lái Thị Tật (60 tuổi), ngụ ấp Thới Đông, xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang trước đây thuộc hộ nghèo, có hoàn cảnh hết sức khó khăn; gia đình bà trồng lúa trên diện tích 1,5ha, nhưng do đất thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nên hay mất mùa, cuộc sống luôn thiếu thốn. ", "Năm 2018, bà được Hội Phụ nữ xã Thới Quản nhận ủy thác từ chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện Gò Quao cho vay 40 triệu đồng đầu tư nuôi lợn giống và lợn thịt. Sau lứa lợn đầu tiên, bà Tật thả nuôi nối tiếp các đàn lợn cho đến nay, mang về nguồn thu nhập ổn định, giúp gia đình thoát nghèo và có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn. Trung bình, mỗi năm bà Tật xuất bán hơn 50 con lợn giống, khoảng 60 con lợn thịt, thu nhập hơn 350 triệu đồng mỗi năm. ", "Bà Tật chia sẻ: “Nếu không có vay vốn ưu đãi, chắc vợ chồng tôi không dám đầu tư nuôi lợn và cuộc sống cũng không thoát khỏi nghèo khó. Bên cạnh được vay vốn, tôi được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, được Hội Phụ nữ xã giới thiệu cung ứng lợn giống để trao cho hộ nghèo nên đầu ra ổn định”.", "Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang có hơn 2.000 hội viên là người dân tộc Khmer thuộc hộ nghèo, cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn. Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang, từ đầu năm 2024 đến nay, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã giúp đỡ hơn1.000 hộ hội viên phụ nữ Khmer nghèo và cận nghèo bằng nhiều hình thức trợ giúp thiết thực như: trao mô hình sinh kế; hỗ trợ vay vốn ưu đãi dưới hình thức bảo lãnh tín chấp từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; tặng nhà “Mái ấm tình thương”; vận động thành lập các tổ hợp tác gắn với hỗ trợ hội viên phụ nữ về vốn, kỹ thuật, phương tiện sản xuất.", "Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trực tiếp quản lý 7 chương trình, dự án và hoạt động ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số vốn 2.300 tỷ đồng, với 60.700 lượt thành viên còn dư nợ. Tỉnh cũng thực hiện chương trình “Mỗi cơ sở giúp ít nhất 1 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh”. Hiện đã có 144 cơ sở đăng ký, giúp đỡ 341 hội viên phụ nữ.", "Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang cho biết, thời gian tới, đơn vị tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội Phụ nữ, nhất là ở cơ sở, lập sổ sách theo dõi quản lý hội viên phụ nữ Khmer nghèo, cận nghèo, hoặc có hoàn cảnh khó khăn, từ đó, xây dựng phương án và có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp với điều kiện của từng gia đình. Các cấp hội duy trì và phát triển các mô hình Tổ tín dụng tiết kiệm, góp vốn xoay vòng, vốn nhàn rỗi trong hội viên. ", "Cạnh đó, các Tổ phụ nữ giúp nhau giảm nghèo và đặc biệt ưu tiên hội viên phụ nữ Khmer khó khăn; tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các mô hình tạo việc làm hiện có như: tổ hợp tác đan lục bình xuất khẩu, tổ may công nghiệp, tổ làm nhang, tổ may túi xách, tổ đan ghế mây, tổ làm khô.", "Tuyên truyền hội viên phụ nữ tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp để tạo việc làm, cải thiện thu nhập. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với các đơn vị mở các lớp dạy nghề, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học-kỹ thuật, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm... giúp phụ nữ tiếp cận việc làm phù hợp với sở trường, nguyện vọng, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống. ", "Ngoài ra, theo lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang, đơn vị sẽ tăng cường vận động các nguồn lực trao tặng nhiều nhà “Mái ấm tình thương” cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở; tổ chức khám sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn; duy trì thực hiện chương trình tiếp sức đến trường, tặng quà cho hội viên phụ nữ Khmer, nhất là các hộ ở vùng biên giới, hải đảo, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… " ]
337
ethnic_data
https://nhandan.vn/trinh-dien-nhac-ngu-am-cua-nguoi-khmer-quy-mo-lon-nhat-viet-nam-post844345.html
Trình diễn nhạc Ngũ âm của người Khmer quy mô lớn nhất Việt Nam
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_11_11/ndo_tr_a-2451.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_11_11/ndo_bl_a-2-4202.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_11_11/ndo_bl_a-3-8472.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_11_11/ndo_bl_a-4-6838.jpg.webp" ]
[ "Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng tặng hoa cổ vũ các đoàn tham gia biểu diễn.", "Nghệ nhân dàn nhạc Ngũ âm.", "Nhạc Ngũ âm trước đây chỉ phục vụ nghi lễ trong chùa.", "Ngày nay nhạc Ngũ âm đã được biểu diễn phục vụ lễ hội cộng đồng," ]
[ "Giám đốc Sở ", " tỉnh Sóc Trăng Trần Minh Lý cho biết, nhạc Ngũ âm (hay còn gọi là Phlêng Pin Piết), trước đây theo quy định cổ truyền chỉ được đem ra sử dụng cho các nghi lễ, sau đó được cất giữ lại tại chùa.", "Ngày nay, do nhu cầu phát triển của xã hội, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, dàn nhạc Ngũ âm cũng được mở rộng phạm vi hoạt động. ", " đã tham gia phục vụ trong các chương trình biểu diễn ca - múa - nhạc chuyên nghiệp, được kết hợp một số nhạc cụ khác để hòa âm phối khí âm nhạc, sử dụng trong các vở diễn sân khấu Dù kê, trong các lễ hội truyền thống của dân tộc hay những sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật khác… trong cộng đồng người Khmer.", "Về mặt hình thức nhạc cụ, Nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer là một dàn nhạc được hợp thành ", " được làm từ ", " khác nhau ", "Với sự hỗ trợ từ Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, ", ", nhạc Ngũ âm có thêm điều kiện phát triển mạnh mẽ.", "Từ đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư kinh phí mua sắm nhiều dàn ngũ âm hỗ trợ cho các câu lạc bộ, các chùa Khmer trong tỉnh, tổ chức mở nhiều lớp đào tạo, truyền dạy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong đó có nghệ thuật trình diễn dân gian Nhạc Ngũ âm.", "Sau thời gian truyền dạy, đơn vị đã tập hợp, quy tụ hơn 200 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên tập luyện các tiết tấu, bài bản nâng cao để tiến hành xây dựng kịch bản chương trình trình diễn và triển khai ôn luyện trình diễn loại hình nghệ thuật đặc sắc có qui mô lớn nhất Việt Nam." ]
338
ethnic_data
https://nhandan.vn/chinh-thuc-khai-truong-trung-tam-thuong-mai-go-bac-lieu-post844443.html
Chính thức khai trương Trung tâm thương mại GO! Bạc Liêu
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fdmzfdazspgk/2024_11_12/img-6541-6038.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/fdmzfdazspgk/2024_11_12/img-6538-5615.jpg.webp" ]
[ "Trung tâm thương mại GO! Bạc Liêu nhìn từ trên cao.", "Đại diện Tập đoàn Central Retail Việt Nam tài trợ xây dựng 4 phòng học tại một xã ven biển huyện Hòa Bình (Bạc Liêu)." ]
[ "Ngày 12/11, GO! Bạc Liêu đã chính thức được tập đoàn Central Retail Việt Nam đưa vào hoạt động tại đường 23 tháng 8, phường 7, thành phố Bạc Liêu, tỉnh ", " (khu vực sân vận động cũ của tỉnh).", "Trung tâm thương mại GO! Bạc Liêu có tổng mức đầu tư hơn 432 tỷ đồng, tổng diện tích xây dựng gần 15.000m", " với 2 tầng thương mại, được xây dựng với mô hình đa tiện ích, đáp ứng mọi nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao của người dân Bạc Liêu và vùng lân cận.", "Cụ thể, Trung tâm thương mại GO! Bạc Liêu được xây dựng theo mô hình Trung tâm thương mại đa tiện ích bao gồm Mua sắm-Ăn uống-Học tập-Vui chơi - Phát triển bền vững, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. ", "Đại siêu thị GO! Hypermarket với diện tích hơn 4.000m", ", kinh doanh hơn 40.000 sản phẩm và hơn 50 thương hiệu uy tín từ các ngành hàng F&B, thời trang, vui chơi giải trí,…", "Phát biểu ý kiến tại lễ khai trương, ", " nêu rõ: \"Sự có mặt của Trung tâm Thương mại GO! Bạc Liêu sẽ kích thích tiêu dùng trong nhân dân, trực tiếp góp phần làm tăng giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn, tạo việc làm cho gần 600 người lao động...; đồng thời tạo thêm điểm nhấn về mỹ quan đô thị, hình thành nên chuỗi liên hoàn thương mại-dịch vụ-giải trí, góp phần thu hút thêm du khách trong và ngoài nước đến với vùng đất Bạc Liêu\".", "Ông Olivier Langlet, Tổng Giám đốc tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, cho biết: “Với Trung tâm thương mại GO! Bạc Liêu, chúng tôi mong muốn tạo ra trải nghiệm “một điểm đến” hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương và cả những tỉnh lân cận.", "Tại Central Retail Việt Nam, chúng tôi không chỉ mang đến các dịch vụ bán lẻ mà còn cam kết gia tăng giá trị vượt trội cho cộng đồng. GO! Bạc Liêu là minh chứng cho cam kết này với chiến lược “luôn rẻ hơn 5% so với giá thấp nhất” nhằm bảo đảm các sản phẩm thiết yếu luôn có mức giá hợp lý, đóng góp vào sự ổn định kinh tế cho cộng đồng địa phương”.", "Với việc khai trương Trung tâm thương mại GO! tại Bạc Liêu, Central Retail không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương, phát triển các dịch vụ thương mại và bán lẻ, thu mua các sản phẩm nông sản địa phương mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm.", "Theo đó, Trung tâm thương mại GO! Bạc Liêu giải quyết việc làm ổn định cho gần 600 lao động địa phương. Đồng thời, GO! Bạc Liêu đã hợp tác với các doanh nghiệp trong tỉnh, mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp của tỉnh, qua đó góp phần phát triển mạnh mẽ lĩnh vực thương mại-dịch vụ của địa phương.", "Dịp này, tập đoàn Central Retail Việt Nam đã tài trợ cho Trường tiểu học Đông Hải (Ấp 16, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) gần 2,3 tỷ đồng để xây mới 4 phòng học nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng và tạo ra sự thay đổi tích cực cho gần 600 học sinh của nhà trường...", "Được biết, Central Retail là Tập đoàn bán lẻ đa mô hình, đa lĩnh vực hàng đầu tại Thái Lan, Việt Nam và Ý, hoạt động trong 3 phân khúc kinh doanh chủ đạo là thời trang, đồ gia dụng và thực phẩm. Mạng lưới bán lẻ của Central Retail trải dài trên tất cả các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực trọng yếu của Thái Lan, Việt Nam và Italia." ]
339
ethnic_data
https://nhandan.vn/thong-bao-nhung-phat-hien-moi-ve-khao-co-hoc-post844816.html
Thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cunzinacuhbat/2024_11_14/img-1731552015707-1731556327157-6026.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cunzinacuhbat/2024_11_14/img-1731553925949-1731556330645-7430.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cunzinacuhbat/2024_11_14/img-1731554007561-1731556334376-6428.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cunzinacuhbat/2024_11_14/img-1731555135925-1731556348919-8082.jpg.webp" ]
[ "Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Minh, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.", "Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Văn Cẩn, phó Viện trưởng phụ trách Viện Khảo cổ học phát biểu đề dẫn", "Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Nghiên cứu viên cao cấp, Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ học trình bày báo cáo “Hoạt động Khảo cổ học Việt Nam hai năm 2023 – 2024”.", "Hội thảo Thông báo Khảo cổ học toàn quốc diễn ra trong hai ngày 14, 15/11/2024" ]
[ "Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nêu rõ: Hội thảo “Những phát hiện mới về Khảo cổ học” là hoạt động khoa học hằng năm của ngành Khảo cổ học, là sự kiện nổi bật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Khảo cổ học nước nhà hơn nửa thế kỷ qua. ", " là cơ hội để các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi thông tin, tranh luận học thuật, mở ra cơ hội hợp tác nghiên cứu, đầu tư phát triển, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Ông mong muốn Hội thảo sẽ làm rõ hơn những mảnh ghép còn thiếu trong lịch sử dân tộc.", "Trong phát biểu đề dẫn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Văn Cẩn, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khảo cổ học cho biết, một đặc điểm nổi bật của hoạt động Khảo cổ học thời gian qua là sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan trung ương và địa phương, thể hiện qua sự thành công của các dự án khai quật, nghiên cứu và bảo tồn, phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa ở nhiều địa phương trong cả nước.", "Một năm qua, ngành Khảo cổ học đã thu được những thành quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào việc nhận thức diễn trình lịch sử dân tộc Việt Nam, khẳng định giá trị các nền văn hóa, văn minh, văn hiến của các cộng đồng dân cư cổ trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay góp phần khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, ý chí tự cường dân tộc trong phát triển kinh tế, xây dựng con người, văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và sự nghiệp cách mạng của đất nước.", "Hội thảo đã nghe Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Nghiên cứu viên cao cấp, Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ học trình bày báo cáo “Hoạt động Khảo cổ học Việt Nam hai năm 2023-2024”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Liêm cho biết, Hội thảo lần này nhận được 383 bài tham luận, trong đó có 7 bài về các hoạt động chung, 36 bài về Khảo cổ học Tiền sử, 63 bài Khảo cổ học Sơ sử và Nhà nước sớm, 221 bài Khảo cổ học Lịch sử, 50 bài Khảo cổ học Champa - Oc Eo và 6 bài Khảo cổ học Dưới nước với hàng trăm cuộc thăm dò, khai quật trên khắp cả nước. ", "Ông Liêm cho biết thêm, tại Cụm Di chỉ Vườn Chuối thuộc thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội (cuộc khai quật trên diện tích 6.000m2) đã cung cấp thêm nhiều tư liệu mới trong nghiên cứu thời đại Kim khí ở miền Bắc nước ta. Khu mộ táng có niên đại kéo dài từ thời giai đoạn Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm đến giai đoạn muộn của Văn hóa Đông Sơn cùng những dấu tích của công trình kiến trúc liên quan đến nhà ở của người Đông Sơn. Cụm di chỉ này được phát hiện từ năm 1969 và đã qua 11 lần khai quật.", "Năm 2020, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã đề nghị thành phố và các bộ, ngành liên quan cho bảo tồn 6.000 m2 phía Đông di tích làm Công viên Di sản văn hóa và khai quật di dời diện tích 6.000 m2 phía Tây di tích để giải phóng mặt bằng xây dựng đường Vành đai 3.5. Phương án được thành phố và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận.", "Trong đợt khai quật lần thứ 11 vào giữa năm 2024, đã có 60 hố được “mở”, mỗi hố diện tích 100 m². Tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di tích Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học tiếp tục khai quật Điện Kính Thiên, làm xuất lộ thêm những di tích kiến trúc quan trọng của Hoàng thành Thăng Long từ thời Nguyễn đến thời Lê Trung Hưng,…", "Hội thảo Thông báo Khảo cổ học toàn quốc diễn ra trong hai ngày 14, 15/11/2024", "Hội thảo Thông báo Khảo cổ học toàn quốc diễn ra trong hai ngày 14, 15/11/2024 với nhiều phiên báo cáo và thảo luận tại các tiểu ban." ]
340
ethnic_data
https://nhandan.vn/kien-giang-chuyen-5772ha-dat-rung-sang-muc-dich-khac-de-lam-khu-du-lich-sinh-thai-va-dan-cu-post844861.html
Kiên Giang chuyển 57,72ha đất rừng sang mục đích khác để làm khu du lịch sinh thái và dân cư
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpbfznectys/2024_11_14/ndo_bl_2-4454.jpg.webp" ]
[ "Một góc Rạch Tràm, xã Bãi Thơm, thành phố Phú Quốc." ]
[ "Ngày 14/11, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa 10, nhiệm kỳ 2021-2026, tổ chức kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) thông qua 13 nghị quyết quan trọng; trong đó có nghị quyết về chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng gần 57,72 ha rừng sang mục đích khác. ", "Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang chấp thuận", "57,72 ha rừng tại Tiểu khu 62, phân khu phục hồi sinh thái Vườn Quốc gia Phú Quốc, xã Bãi Thơm, thành phố Phú Quốc để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Tràm, xã Bãi Thơm, thành phố Phú Quốc.", "Diện tích trên là rừng đặc dụng do Vườn Quốc gia Phú Quốc quản lý theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ. ", "Hiện nay, vị trí thực hiện dự án đã được điều chỉnh ra khỏi Quy hoạch đất lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. ", "Dự án Khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Tràm nằm ở phía bắc đảo Phú Quốc, có tổng diện tích 173,53ha. Chủ đầu tư dự án đã thực hiện xong các bước theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đối với diện tích gần 64ha là đất rừng. ", "Cũng tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang thông qua một số nghị quyết quan trọng khác. Đáng chú ý là nghị quyết điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương với tổng kế hoạch vốn điều chỉnh hơn 3.058 tỷ đồng/58 danh mục (giảm hơn 2.446 tỷ đồng từ nguồn thu sử dụng đất). ", "Ngoài ra, còn có nghị quyết về bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 đối với 25 danh mục dự án với số vốn tăng hơn 305 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương chưa phân bổ chi tiết." ]
341
ethnic_data
https://nhandan.vn/ra-mat-tap-tho-song-ngu-viet-han-post844877.html
Ra mắt tập thơ song ngữ Việt-Hàn
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tcbpquiq/2024_11_14/1731572760566-5965.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tcbpquiq/2024_11_14/z6031841081859-f379ccfe5cdae4bd95bd8f8e5d558e30-3157.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tcbpquiq/2024_11_14/1731573357324-2062.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tcbpquiq/2024_11_14/1731572285553-6751.jpeg.webp" ]
[ "Cuộc giao lưu quy tụ các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của hai nước.", "Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều phát biểu.", "Giáo sư, nhà văn Bang Hyun-suk chia sẻ nhiều kỷ niệm đẹp với Việt Nam.", "Tập thơ song ngữ Việt-Hàn \"Chúng ta có thể suốt đời chờ nhau\"." ]
[ "Những năm gần đây, sự hợp tác, trao đổi đoàn và ", " giữa các nhà văn Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng trở nên khăng khít. Đầu năm 2024, chúng ta đã đón 16 nhà thơ Hàn Quốc sang tham dự ", " lần thứ 22, diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long. Hôm nay, 15 nhà văn-nhà thơ Hàn Quốc đã sang thăm và làm việc với Hội Nhà văn Việt Nam. Đặc biệt hơn, văn nghệ sĩ nước bạn đã mang theo một món quà ý nghĩa, đó là tập thơ song ngữ Việt-Hàn có tên: \"Chúng ta có thể suốt đời chờ nhau\".", "Tham dự buổi giao lưu và ra mắt sách, phía Hội Nhà văn Việt Nam có nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cố vấn Ban Chấp hành; các Phó Chủ tịch: nhà thơ Trần Đăng Khoa; nhà thơ Nguyễn Bình Phương; các nhà văn, nhà thơ trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, các chủ tịch Hội đồng chuyên môn, Ban chuyên môn, các lãnh đạo Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Báo Văn Nghệ, Tạp chí Nhà văn và Cuộc sống; Bảo tàng Văn học Việt Nam và các nhà văn, nhà thơ Việt Nam.", "Đoàn nhà văn-nhà thơ Hàn Quốc do Giáo sư, nhà văn Bang Hyun-suk làm trưởng đoàn; nhà văn Hyun Gi-young, nguyên Viện trưởng Viện Chấn hưng Văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc, nguyên Chủ tịch Hội tác giả văn học dân tộc Hàn Quốc; cùng 13 nhà văn-nhà thơ.", "Phát biểu mở đầu chương trình, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh: Đối với các nhà văn Việt Nam, những người yêu Hàn Quốc, văn học nước bạn luôn được đón nhận và mang lại rất nhiều cảm xúc. Mối quan hệ Việt-Hàn nói chung và giữa các văn nghệ sĩ nói chung đều chứa đựng những giá trị tốt đẹp. ", "Một trong những người đầu tiên xây dựng mối quan hệ với các nhà văn Hàn Quốc chính là nhà thơ Hữu Thỉnh - nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Theo thời gian, mối quan hệ hữu nghị ấy không ngừng được bồi đắp thông qua những giá trị của văn học, của tinh thần nhân văn.", " ", "Thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới các nhà văn Hàn Quốc đã luôn dành cho Việt Nam tình cảm tốt đẹp. ", "Giáo sư, nhà văn Bang Hyun-suk, trưởng đoàn Hàn Quốc xúc động, chia sẻ: Cách đây hàng trăm năm, các nhà trí thức của Việt Nam như Phan Bội Châu đã có tác phẩm gây tiếng vang tại Hàn Quốc.", "Cách đây 30 năm, Hàn Quốc đã có Hội các tác giả trẻ muốn tìm hiểu về Việt Nam. \"Tìm hiểu\" mang tinh thần cởi mở, giản dị đặt nền tảng cho sự tiếp cận của các tác giả Hàn Quốc. Ông Bang Hyun-suk hồi nhớ, ngày đó, ông và các đồng nghiệp còn trẻ và luôn khao khát về những khởi đầu mới mẻ, gần gũi. Bây giờ, hoạt động của hội vẫn duy trì dù thành viên đã là thế hệ nhà văn cao tuổi và văn học Việt Nam vốn không còn xa lạ với Hàn Quốc. ", "Sự phát triển rực rỡ của Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, trong đó có văn học luôn thu hút sự quan tâm, để lại những bài học cho các nước.", "Suốt nhiều năm qua, các nhà văn Hàn Quốc đã nỗ lực giới thiệu nhiều tác phẩm Việt Nam sang Hàn Quốc. Có thể kể tới tác phẩm của các nhà văn-nhà thơ: Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Thanh Thảo, Nguyễn Bình Phương... và nhiều tên tuổi nổi bật của văn học Việt Nam đương đại xuất hiện trong các tuyển tập văn học. Tiểu thuyết \"Mình và họ\" của nhà văn Nguyễn Bình Phương là tác phẩm được chào đón, quan tâm ở Hàn Quốc. ", "Vừa qua, Hàn Quốc có giải Nobel văn học là niềm vinh dự và hạnh phúc lớn. Trước đó, tác phẩm của Han Kang được giới thiệu ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.", "Sau chương trình giao lưu là lễ ra mắt tập thơ song ngữ Việt-Hàn \"Chúng ta có thể suốt đời chờ nhau\". Tập thơ này gồm 42 bài, giới thiệu 21 nhà thơ Việt Nam và 21 nhà thơ Hàn Quốc. Tập thơ được nhà thơ Vũ Quần Phương viết lời giới thiệu.", "Các tác giả Việt Nam có thơ trong tuyển tập đa dạng về thế hệ: Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Trần Hùng, Hữu Việt, Inrasara, Trần Anh Thái, Nguyễn Bảo Chân, Phan Thị Thanh Nhàn, Đinh Thị Thu Vân, Trần Kim Hoa, Lý Hữu Lương, Đinh Thị Như Thúy, Vũ Quần Phương...", "Tập thơ còn có nhiều tác phẩm của các nhà thơ uy tín của Hàn Quốc. Khép lại chương trình, các tác giả hai nước đã có phần giao lưu, đọc thơ rất thân tình, ấm áp. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến phát biểu chia sẻ kỷ niệm về các đồng nghiệp Hàn Quốc. ", "Các nhà thơ nước bạn đã mang đến nhiều bài thơ được trình bày trực tiếp: Kim Taesoo với \"Cánh rừng ấy bây giờ\"; Jang Seok Nam với \"Hãy cho tôi khuôn mặt\"; Son Cecilia với \"Nửa gang tay\"; Kim Sooyeol với \"Lạp nhật\". Về phía Việt Nam, các nhà thơ: Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Kim Hoa, Vĩ Hạ đã trình bày những tác phẩm của mình đầy cảm xúc." ]
342
ethnic_data
https://nhandan.vn/kien-giang-xu-phat-ca-nhan-dang-noi-dung-da-kich-sai-su-that-ve-nguoi-khac-post844916.html
Kiên Giang: Xử phạt cá nhân đăng nội dung đả kích, sai sự thật về người khác
[]
[]
[ "Ngày 14/11, tin từ Công an thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, cho biết, đơn vị đã ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với bà P.T.T. (38 tuổi), ngụ phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá về hành vi lợi dụng mạng xã hội cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của cơ quan, danh dự nhân phẩm cá nhân. ", "Trước đó, bà P.T.T. đã sử dụng tài khoản mạng xã hội (facebook) để đăng tải nội dung đả kích, sai sự thật về người khác. Sau khi nhận được tin báo, Công an thành phố Rạch Giá đã tiến hành điều tra, xác định tài khoản facebook trên thuộc bà T. ", "Công an đã mời bà T. lên làm việc. Tại cơ quan Công an, bà T. thừa nhận hành vi sai phạm, nội dung đăng tải trên facebook là không có căn cứ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; đồng thời cam kết gỡ bỏ toàn bộ nội dung sai sự thật đã đăng tải, không tái phạm.", "Hành vi vi phạm của bà P.T.T. được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.", "Qua đây, Công an thành phố Rạch Giá khuyến cáo người dân cần sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm, tuân thủ các quy định pháp luật. Quyền tự do ngôn luận phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, không được lợi dụng để cung cấp thông tin sai sự thật hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức. ", "Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. " ]
343
ethnic_data
https://nhandan.vn/hop-mat-ky-niem-20-nam-thanh-lap-nganh-nong-nghiep-tinh-hau-giang-post844912.html
Họp mặt kỷ niệm 20 năm thành lập ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/btgzshmzpgzs/2024_11_14/ndo_br_7-2150.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/btgzshmzpgzs/2024_11_14/ndo_br_5-4315.jpg.webp" ]
[ "Quang cảnh buổi họp mặt.", "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Hòa phát biểu tại buổi họp mặt." ]
[ "Dấu ấn 20 năm của ngành nông nghiệp ", " là đơn vị đã xác định những khâu đột phá để phát triển đúng hướng từ giai đoạn đầu sau khi thành lập tỉnh. Ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo sản xuất dựa trên thế mạnh từng vùng.", "Kế đến là quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa lớn và từng bước xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu một số loại nông-thủy sản chủ lực; quảng bá thương hiệu các mặt hàng nông sản. Đồng thời, tập trung triển khai mạnh mẽ các chương trình, đề án, dự án phục vụ cho cơ cấu lại ngành nông nghiệp.", "Từ việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên nên những năm qua, sản xuất nông nghiệp hàng năm đóng góp hơn 3% GRDP của tỉnh. Trong đó, cơ cấu khu vực I đến nay chiếm khoảng 21% cơ cấu kinh tế của tỉnh.", "Giá trị sản xuất năm 2023 của ngành nông nghiệp tỉnh đạt 15.700 tỷ đồng và ước năm 2024 đạt hơn 16.600 tỷ đồng. Trong đó, trồng trọt chiếm 66,8%, thủy sản chiếm 13,3%, chăn nuôi chiếm 10,3%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 8,7% và lâm nghiệp chiếm 0,9%. ", "Với việc không ngừng phát triển từ khi thành lập đến nay, hiện, lĩnh vực nông nghiệp được xác định là một trong bốn trụ cột phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. ", "Thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tập trung nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tối ưu hóa giá trị sản xuất nông nghiệp thông qua nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi chủ lực đem lại hiệu quả cao; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, sơ chế và chế biến.", "Ngành sẽ từng bước phát triển các chuỗi giá trị ngành hàng; xây dựng và phát triển nông sản chủ lực đạt thương hiệu ở cấp độ thị trường nội tỉnh, vùng miền và xuất khẩu.", "Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Hòa đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn.", "Tập trung tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, tuần hoàn nhằm bảo đảm an toàn chất lượng. ", "Bên cạnh đó, tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án một triệu héc-ta vùng lúa chất lượng cao theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh gắn với truy xuất nguồn gốc. ", "Toàn ngành cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hướng về cơ sở cùng với bà con nông dân cố gắng, nỗ lực hơn nữa để đưa ngành nông nghiệp tỉnh nhà vững bước tiến lên tầm cao mới." ]
344
ethnic_data
https://nhandan.vn/bat-4-doi-tuong-chat-pha-rung-o-vuon-quoc-gia-phu-quoc-tinh-kien-giang-post787325.html
Bắt 4 đối tượng chặt phá rừng ở Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
[]
[]
[ "Ngày 13/12, ông Trần Thành Được, Hạt trưởng Kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị vừa bắt 4 đối tượng chặt phá rừng tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, thành phố Phú Quốc.", "Theo thông tin ban đầu, vào lúc 9 giờ 50 phút ngày 11/12, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc phối hợp Đội Quản lý bảo vệ rừng Suối Lớn thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc kiểm tra rừng tại Tiểu khu 78 rừng phòng hộ thuộc ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, phát hiện quả tang 4 người đang chặt phá rừng.", "Các đối tượng trên gồm: Nguyễn Thanh Việt (45 tuổi), Phan Quốc Thắng (44 tuổi), Võ Hoàng Phúc (30 tuổi), Đinh Thanh Quyền (30 tuổi), cùng ngụ ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh.", "Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ 2 cưa tay, 2 cây lèm, 2 mô-tô. Lực lượng kiểm lâm tiến hành đo đếm diện tích rừng bị phá là 350,1m2, thiệt hại 12 cây rừng tự nhiên đã bị cưa, chặt gồm: lim xẹt, trâm, trầm bìa, bưởi bung, săng mã. ", "Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành tạm giữ, niêm phong toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm và đưa những người vi phạm về Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc, tiến hành xử lý theo quy định pháp luật." ]
345
ethnic_data
https://nhandan.vn/canh-giac-voi-thu-doan-lua-dao-chuyen-tien-truc-tuyen-post842427.html
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền trực tuyến
[]
[]
[ "Tại họp báo về tình hình kinh tế-xã hội định kỳ mới đây, đại diện Công an Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra một số phương thức, thủ đoạn mà tội phạm liên quan lĩnh vực tài chính-ngân hàng thường sử dụng, như: Lập các trang web, ứng dụng, trang mạng xã hội mạo danh tổ chức ngân hàng và các tổ chức tài chính, đơn vị trung gian thanh toán. Sau đó, đối tượng tiếp cận nạn nhân bằng nhiều hình thức (chạy quảng cáo, tán phát tin nhắn mạo danh ngân hàng hoặc mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại cho nạn nhân…) và thực hiện kịch bản lừa đảo. ", "Các đối tượng thay đổi liên tục các kịch bản để đối phó cơ quan chức năng. Chiêu thức lừa đảo thường thấy nhất là: Mời nâng cấp thẻ tín dụng; vay tiền trực tuyến với thủ tục dễ dàng, lãi suất thấp; thông báo tài khoản ngân hàng phát sinh giao dịch đáng ngờ; hướng dẫn cập nhật sinh trắc học, thông tin tài khoản… Tiếp đến, các đối tượng thao túng và yêu cầu nạn nhân làm theo yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập, mật khẩu và nhất là mã OTP xác thực. ", "Ðáng chú ý, đối tượng dẫn dụ nạn nhân cài đặt ứng dụng giả mạo trên điện thoại thông minh. Các ứng dụng này chứa mã độc có khả năng chiếm quyền điều khiển điện thoại để đánh cắp thông tin, sau đó thực hiện chuyển tiền trực tuyến để chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. ", "Tháng 7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC02) đã bắt giữ một đối tượng lừa đảo có sử dụng hình ảnh giả mạo hóa đơn chuyển tiền. Mở rộng điều tra, PC02 đã bắt giữ các đối tượng bán hình ảnh giả mạo hóa đơn chuyển tiền. Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố các đối tượng liên quan. ", "Với những nỗ lực ngăn chặn tội phạm lừa đảo chuyển tiền, giải pháp triển khai sinh trắc học trong các giao dịch ngân hàng hiện đang mang lại hiệu quả ban đầu. Theo Ngân hàng Nhà nước, sau hơn hai tháng triển khai Quyết định số 2345/QÐ-NHNN về việc triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, đến nay, đã có hơn 38 triệu lượt khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thành công. ", "Qua theo dõi số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng và số lượng tài khoản có phát sinh nhận tiền lừa đảo ở các đơn vị đã giảm đáng kể. Cụ thể, số lượng vụ việc khách hàng bị lừa đảo mất tiền trong tháng 8/2024 giảm khoảng 50% so với số vụ việc trung bình bảy tháng đầu năm 2024; số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8/2024 giảm khoảng 72% so với trung bình bảy tháng đầu năm 2024. Ðáng chú ý tại một số đơn vị đã không phát sinh số lượng vụ việc trong thời gian tháng 8 và đầu tháng 9/2024. ", "Kết quả nêu trên cho thấy, việc triển khai quy định về xác thực sinh trắc học không ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, trải nghiệm khách hàng mà lại mang đến hiệu quả tích cực trong phòng chống lừa đảo, gian lận. ", "Ngoài ra, để bảo đảm quyền lợi khách hàng, các tổ chức tín dụng đang tích cực phối hợp các đơn vị của Bộ Công an triển khai các giải pháp công nghệ ứng dụng dữ liệu dân cư theo định hướng tại Ðề án 06, nhằm làm sạch dữ liệu khách hàng, loại bỏ các tài khoản ngân hàng không chính chủ. Các tổ chức tín dụng còn triển khai mở rộng hệ thống giám sát các tài khoản thanh toán, ví điện tử nghi ngờ gian lận, giả mạo (SIMO)… ", "Tuy nhiên, khi tội phạm công nghệ cao thường xuyên thay đổi các kịch bản lừa đảo khách hàng qua không gian mạng, việc phòng chống lừa đảo chuyển tiền trực tuyến vẫn gặp không ít thách thức.", "Ðể ngăn ngừa lừa đảo, trong thời gian tới, các tổ chức tín dụng cần triển khai tích hợp các biện pháp bảo vệ tăng cường, như: Áp dụng các cơ chế giám sát, phòng chống giao dịch bất thường, giao dịch gian lận đối với kênh ngân hàng điện tử để có cảnh báo sớm và biện pháp ngăn chặn kịp thời với các giao dịch đáng ngờ. Song song đó, các tổ chức tín dụng cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho khách hàng trong sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên môi trường mạng.", "Ðể hạn chế rủi ro bị tội phạm lừa đảo, bên cạnh những nỗ lực triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật như đã nêu trên từ phía ngân hàng, người dân cần nâng cao nhận thức về an toàn; bảo mật thông tin cá nhân; cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch trên không gian mạng; nâng cao kỹ năng về nhận biết và phòng chống lừa đảo trực tuyến khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử." ]
346
ethnic_data
https://nhandan.vn/bai-2-nhung-thang-ngay-khong-quen-post845002.html
Bài 2: Những tháng ngày không quên
[]
[]
[ "Theo các điều khoản đã được ký kết và thống nhất, trên con đường chuyển quân, đối phương phải rút hết lực lượng và đồn bót. Ðến ngày 27/7/1954, quân đội liên hiệp Pháp cùng các cơ quan hành chính cai trị đã rút khỏi thị trấn Cà Mau, Tắc Vân để ta tiếp quản. ", " bao gồm bán đảo Cà Mau, bắt đầu từ Vịnh Thái Lan vào bờ nam sông Cái Lớn đến ngã ba sông Nước Trong, qua kênh xáng Ngan Dừa, xuống ngã tư Vĩnh Phú đến Vĩnh Hưng, ra Biển Ðông. Phần lớn khu vực này là vùng giải phóng. Ngày 25/8/1954, ta lập Ủy ban Quân chính tiếp quản khu tập kết, trong đó trung tâm tập kết dọc tuyến ", ".", "Trung ương Cục miền nam chủ trương xây dựng khu tập kết Cà Mau thành hình mẫu chính quyền cách mạng, một chính quyền của dân, do dân và vì dân, để đồng bào cảm nhận sâu sắc, so sánh với chế độ quốc gia giả hiệu, tay sai của Pháp-Mỹ, tạo tiền đề cho các tầng lớp nhân dân đấu tranh giữ lấy những quyền lợi mà cách mạng đã đem lại cho người dân.", "Theo cuốn sách “Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến, 1945-1975”, trong 200 ngày tập kết, Ðảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau đảm nhận trọng trách bộn bề nhưng cũng hết sức vẻ vang để hoàn thành nhiệm vụ mà Ðảng, Bác Hồ và Trung ương Cục tin cậy giao phó. ", "Trong thời gian trên, ta đã cấp hơn 12.000ha đất cho nông dân; xây dựng hàng trăm căn nhà mới cho những gia đình sống lang thang, không nơi nương tựa, cấp phát lương thực, thực phẩm cho những người đói nghèo; sửa trường cũ, xây thêm trường mới. Toàn khu tập kết có 875 trường, có cả trường cho con em đồng bào Khmer. ", "Cán bộ, bộ đội còn tích cực làm công tác chống dốt. Trong thời gian 200 ngày, ta đã mở 200 lớp học bình dân, xóa 75% số người chưa biết chữ. Ta lập thêm 24 trạm y tế, nhà bảo sanh, điều trị, cấp phát thuốc cho hơn 10.000 lượt người bệnh trong khu vực. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nở rộ; nhân dân được đi lại tự do, mở mang việc buôn bán, làm ăn... ", "Theo nhìn nhận của ông Nguyễn Phước Thẩm, người tham gia tập kết nhưng sau đó có lệnh trụ lại, vùng Cà Mau trong thời gian tập kết chuyển quân như ngày hội nhưng an ninh trật tự trong vùng luôn được bảo đảm, ban đêm không có giới nghiêm, nhà không đóng cửa, đồ đạc không sợ bị trộm cắp… ", "“Ðồng bào ghi nhận tinh thần phục vụ và thái độ đối xử của cán bộ cách mạng lúc nào cũng vui vẻ, nhã nhặn…, khác hẳn với chính quyền bù nhìn và lính đánh thuê. Đặc biệt, từ khi cách mạng tiếp quản, tệ nạn rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện, trộm cắp... ở các thị trấn, thị tứ do địch tạm chiếm hầu như không còn”, ông Thẩm chia sẻ. ", "Trong khi đó, theo đánh giá của nhà thơ Nguyễn Bá, nhân chứng lịch sử gắn bó sâu nặng với mảnh đất Cà Mau, ", " không nhiều nhưng đó là những tháng ngày người dân cảm thấy được sống trong yên bình, tự do, nhất là việc cấp đất cho dân. Đây được xem là như “lá bùa hộ mệnh” để bà con nông dân hết lòng theo Ðảng trong cuộc chiến trường kỳ đến ngày toàn thắng.", "Những điều hay của chế độ mới, những việc làm của chính quyền dân chủ nhân dân, vì dân in đậm dấu ấn trong ký ức của người dân Cà Mau và người dân ở khắp miền Tây Nam Bộ đến để tiễn đưa người thân đi tập kết. Hơn ai hết, họ đã được trực tiếp tai nghe, mắt thấy những việc tốt, những điều hay về bình yên, tự do, hạnh phúc... ", "Tranh thủ 200 ngày ngắn ngủi ở vùng tập kết, Cà Mau đã tập trung xây dựng được lực lượng cách mạng tại chỗ, bồi dưỡng sức dân, củng cố vững chắc hậu phương, chuẩn bị các nguồn lực để phục vụ nhiệm vụ cách mạng lâu dài như đúc kết của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Mảnh đất mà chính quyền cách mạng giao cho hôm nay là lá bùa hộ mệnh cho cách mạng miền nam sau này”. ", "Ngay sau Hiệp định Geneva, ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước, khẳng định công lao to lớn của nhân dân miền nam “đi trước về sau”. ", "Người nói rõ: “Ðồng bào miền nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao. Tôi chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước lên trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài lên trên lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Ðảng, Chính phủ luôn luôn theo dõi sự cố gắng của đồng bào và tin chắc rằng sẽ thắng lợi”.", "Trong 200 ngày ngắn ngủi, Cà Mau hoàn thành việc “xây dựng hình mẫu chính quyền cách mạng mới”, tiêu biểu về chính trị, kinh tế, văn hóa của chế độ dân chủ cộng hòa. Trong đó, một trong những mấu chốt tạo căn cứ hậu phương vững chắc sau này giúp cách mạng thành công chính là việc bồi dưỡng sức dân, cấp đất cho nông dân. ", "Theo mô tả của ông Trần Bạch Ðằng (từ năm 1951 là Tổng Biên tập Báo Nhân Dân miền nam và gắn bó với Cà Mau) về vùng tự do Tây Nam Bộ - Khu 9 thời kháng Pháp, trong đó có Cà Mau: “Dồi dào về nhân lực, phì nhiêu về ruộng đất, giao thông đường thủy thuận lợi. Ở đây, chế độ dân chủ nhân dân được thiết lập và là ngọn cờ hiệu triệu cuộc kháng chiến cả Nam Bộ”. ", "Nhận diện trước dã tâm và thủ đoạn của kẻ thù mới, cách mạng đã lo sớm, phòng xa với tầm nhìn chiến lược. Trong thời gian tập kết, ta đã chôn giấu 2.000 khẩu súng cùng 6 tấn vũ khí từ Trung ương đưa ngược vào theo các chuyến tàu nước bạn Liên Xô, Ba Lan chạy vu hồi vô Nam cùng với nhiều máy móc, phương tiện thông tin cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến. ", "Theo nhà thơ Nguyễn Bá: “Nhờ vậy, mấy năm sau, ta có súng trang bị cho các đơn vị vũ trang đầu tiên. Những hầm súng của ta như kho báu vật, hết sức cần”.", "Theo lệnh của Bác Hồ, Trung ương Ðảng và Xứ ủy về việc lựa chọn cán bộ ở lại miền Nam tiếp tục lãnh đạo cách mạng trong tình hình mới, Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn khi ấy dù được thấy đã ", ", song đã bí mật ở lại với Cà Mau, với miền Nam. ", "Tại Cà Mau, đồng chí Lê Duẩn đã khởi thảo những dòng đầu tiên “Ðề cương đường lối cách mạng miền Nam”, là tiền đề để Trung ương Ðảng ban hành Nghị quyết 15, xác định rõ con đường tiến lên của cách mạng miền nam. ", "Căn cứ địa lòng dân vững chắc của đất và người Cà Mau đã che chở, cưu mang, bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các đồng chí cán bộ lãnh đạo cao cấp của cách mạng trong những thời khắc cam go. ", "Cũng nhờ vậy, Cà Mau được chọn là vùng căn cứ địa đứng chân của Trung ương Cục miền nam, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, Mặt trận Liên Việt và các đoàn thể cứu quốc - đầu não lãnh đạo kháng chiến của Nam Bộ. ", "Gắn với đó là tên tuổi của những nhà lãnh đạo cách mạng lẫy lừng của Nam Bộ, của Ðảng, như: Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Ung Văn Khiêm, Phạm Hùng, Nguyễn Bình...; những nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tầm cỡ như: Cao Triều Phát, Hoàng Xuân Nhị, Phạm Thiều, Ca Văn Thỉnh, Kha Vạn Cân, Nguyễn Ngọc Hưởng, Trần Hữu Nghiệp...; những nhà báo, nhà văn, văn nghệ sĩ cách mạng hàng đầu như: Thiếu Sơn, Dương Tử Giang, Nguyễn Bính, Diệp Minh Châu...", "Theo ông Trần Bạch Ðằng, Cà Mau còn là “khu công binh xưởng, công an xưởng ngày đêm sản xuất vũ khí đánh giặc, trang bị cho quân đội cả Nam Bộ”. Cùng với đó, “Viện Văn hóa kháng chiến, các cơ quan tư tưởng và văn hóa của Ðảng Cộng sản đã xây dựng được một nền văn hóa kháng chiến đủ sức lấn át văn hóa của vùng tạm chiếm với các tạp chí văn nghệ, đài phát thanh, nhà xuất bản, đoàn văn công và đặc biệt với Báo Nhân dân miền nam”. ", "Ðây còn là cái nôi để đào tạo, nuôi dưỡng cho nhiều thế hệ hạt giống đỏ và cán bộ của cách mạng từ hệ thống trường học kháng chiến; Trường Ðảng Trường Chinh… " ]
347
ethnic_data
https://nhandan.vn/kien-giang-gan-41-camera-bao-dam-an-ninh-thanh-pho-phu-quoc-post835287.html
Kiên Giang: Gắn 41 camera bảo đảm an ninh thành phố Phú Quốc
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/wpbfznectys/2024_10_07/ndo_bl_2-2872.jpg.webp" ]
[ "Khu vực Cảng tàu khách Bãi Vòng là một trong 7 địa điểm cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung dân cư được lắp camera an ninh." ]
[ "Ngày 7/10, Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh triển khai lắp đặt camera công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giám sát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Phú Quốc theo Đề án 06 của Chính phủ. ", "Theo đó, Công an tỉnh Kiên Giang triển khai lắp đặt 41 camera ở 7 điểm là các cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung dân cư như: Cảng tàu khách Bãi Vòng, Cảng An Thới, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Sun Group, Casino Corona Phú Quốc, khu vực Chợ đêm ", " và Quảng trường Hồ Chí Minh. ", "Theo kế hoạch, việc lắp đặt camera tại thành phố Phú Quốc sẽ hoàn tất vào 15/10.", "Các camera thông minh này có tích hợp các giải pháp ứng dụng hiện đại, được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). ", "Camera có khả năng phân tích, xử lý dữ liệu hình ảnh và video một cách nhanh chóng, chính xác, giúp nâng cao hiệu quả giám sát an ninh, góp phần phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chuyển đổi số trong Công an. ", "Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Phú Quốc, việc lắp đặt hệ thống camera giám sát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố là một trong những khâu đột phá trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật để phục vụ cho công tác giám sát, quản lý địa bàn của lực lượng Công an. ", "Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông; phòng, chống tội phạm của người dân, doanh nghiệp và hoạt động phòng ngừa tội phạm.", "Trước đó, thành phố Phú Quốc cũng đã gắn 6 camera an ninh tại các điểm nóng về rác thải để xử lý tình trạng xả thải không đúng nơi quy định." ]
348
ethnic_data
https://nhandan.vn/hoi-thao-khoa-hoc-cap-bo-ve-quyen-con-nguoi-o-dong-bang-song-cuu-long-post845011.html
Hội thảo khoa học cấp bộ về quyền con người ở đồng bằng sông Cửu Long
[]
[]
[ "Theo Học viện Chính trị khu vực IV, hội thảo là dịp tổng kết việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; đồng thời, góp phần cung cấp luận cứ cho việc hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam trong tình hình mới.", "Hội thảo tập trung nghiên cứu, thảo luận làm rõ, sâu sắc hơn những nội dung quan trọng, như: Nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay; Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ ", " ở đồng bằng sông Cửu Long.", " Phân tích bối cảnh, các yếu tố tác động đến việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những tác động của các vấn đề thuộc về an ninh phi truyền thống đến quyền con người, bảo đảm quyền con người như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, an ninh nguồn nước...", "Đánh giá thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở đồng bằng sông Cửu Long. Đề xuất quan điểm, định hướng giải pháp và các kiến nghị nhằm thúc đẩy việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới.", "Hội thảo đã chia sẻ những ý kiến tâm huyết, sâu sắc và đề xuất các chính sách, giải pháp thiết thực và cụ thể về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay." ]
349
ethnic_data
https://nhandan.vn/phat-dong-cuoc-thi-truc-tuyen-ve-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-post845088.html
Phát động cuộc thi trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_11_15/a-2-4815.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/dwkoudjxqdxfxedw/2024_11_15/a-3241.jpg.webp" ]
[ "Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Tấn Hòa phát biểu tại lễ phát động.", "Quang cảnh buổi lễ phát động cuộc thi." ]
[ "Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách pháp luật về ", ", bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp\" diễn ra trong 15 ngày (từ ngày 15-30/11) dành cho công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc trên địa bàn ", " tham gia. ", "Sau khi đăng nhập vào địa chỉ do Ban tổ chức cuộc thi cung cấp tại địa chỉ https://soctrang.dsc.vn và nhấp vào banner cuộc thi, thí sinh dự thi trả lời các câu hỏi trực tiếp bộ câu hỏi được chọn ngẫu nhiên với nội dung về văn bản pháp luật có liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong nội dung thi.", "Phát biểu tại lễ phát động, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Tấn Hòa nhấn mạnh, cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.", "Qua đó, góp phần cổ vũ, động viên nhân dân và người lao động trên địa bàn tỉnh tích cực tự giác tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hướng đến thực hiện mục tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân trong thời gian tới.", "Đồng chí Lâm Tấn Hòa đề nghị các địa phương phát động cuộc thi rộng rãi đến đoàn viên, hội viên, học sinh, lực lượng vũ trang trên địa bàn; thường xuyên theo dõi chặt chẽ tiến độ tổ chức, số lượng, chất lượng cuộc thi. " ]
350
ethnic_data
https://nhandan.vn/hen-gap-o-phou-nhoi-phim-tai-lieu-ve-han-gan-vet-thuong-chien-tranh-post845097.html
"Hẹn gặp ở Phou Nhoi" - phim tài liệu về hàn gắn vết thương chiến tranh
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tcbpquiq/2024_11_15/467113032-9144980505513119-6556178223652309464-n-9781.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tcbpquiq/2024_11_15/1731657060751-437.jpeg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tcbpquiq/2024_11_15/466568289-9144979722179864-14657397074145164-n-1-3862.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/tcbpquiq/2024_11_15/467046654-9144979488846554-4934164938343153033-n-8107.jpg.webp" ]
[ "Hình ảnh trong quá trình ghi hình bộ phim tài liệu.", "Phim tài liệu được quay công phu và giàu cảm xúc.", "Trung úy - đạo diễn Nguyễn Tú Đức.", "Biên kịch Tiểu Linh - người đã dành nhiều tâm huyết, cảm xúc cho phim." ]
[ "Gần 30 năm kể từ khi ", " chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, mối quan hệ giữa hai quốc gia đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho hòa bình và sự phát triển của cả hai bên.", "Với tinh thần \"Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai\", những năm gần đây, quân đội hai nước nói chung, các ", " và cựu binh Mỹ nói riêng đã có nhiều hoạt động nhằm hóa giải các hậu quả chiến tranh, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Trong đó, nhiều cuộc gặp nhằm trao trả kỷ vật của các liệt sĩ Việt Nam và tử sĩ quân đội Hoa Kỳ, mà cuộc gặp ở Phou Nhoi là một trường hợp điển hình.", "Sau nhiều năm cất giữ cuốn nhật ký của liệt sĩ Lưu Hồng Lâm, cựu binh Mỹ Delffino đã hoàn thành tâm nguyện đưa cuốn nhật ký về lại với gia đình liệt sĩ Lưu Hồng Lâm...", "Họ đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn và trăn trở để có một cuộc gặp tràn đầy cảm xúc và tình cảm bao dung, thấu hiểu. ", "Trong phim tiết chế tối đa âm nhạc để dành không gian, cảm xúc cho những chia sẻ, tâm sự của nhân vật. Lời bình cũng không sử dụng quá nhiều để dành thời lượng cho nhân vật có thể chia sẻ một cách tốt nhất. Mục đích cuối cùng là mang đến một bộ phim hướng đến xoa dịu nỗi đau chiến tranh, góp phần mang lại hy vọng và sự hiểu biết cho thế hệ sau.", "Trung úy Nguyễn Tú Đức, đạo diễn bộ phim, chia sẻ: \"Khi nhận được kịch bản văn học từ biên kịch Tiểu Linh, tôi đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ của mình, từ việc tham khảo ý kiến của biên tập đến việc đi thực tế, viết kịch bản, lắng nghe những chia sẻ của những người thuộc thế hệ trước nhằm hiểu rõ hơn về các trận đánh, đặc biệt là trận đánh ở Phou Nhoi. Sau khi hoàn thiện kịch bản đạo diễn, tôi đã cùng ê-kíp thảo luận cùng đưa ra những phương án tối ưu nhất cho quá trình thực hiện phim. Điều đó giúp tôi tự tin để có thể hoàn thành bộ phim\".", "Trong quá trình ghi hình thực hiện bộ phim, đoàn làm phim gặp không ít khó khăn bởi địa hình và điều kiện khách quan dẫn tới có nhiều buổi quay phải lùi lịch vì thời tiết mưa kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, ê-kíp đã nỗ lực để hoàn thành bộ phim đúng theo kế hoạch đã định.", "Biên kịch Tiểu Linh chia sẻ: \"Đây là lần hợp tác đầu tiên của tôi với một ê-kíp trẻ từ đạo diễn đến quay phim và kỹ sư âm thanh, có một điều khiến tôi ấn tượng sâu sắc là sự tận tâm và nỗ lực vượt khó của họ. Tài liệu về Quảng Trị nói chung và Khe Sanh nói riêng rất phong phú nhưng việc tìm kiếm thông tin về Phou Nhoi thực sự là một thách thức không nhỏ. Vì nguồn thông tin quá hạn chế nên sự vất vả của biên kịch chỉ là một phần nhỏ so với những gì đạo diễn và đoàn làm phim đã phải trải qua trong quá trình làm phim\".", "Tài liệu về Quảng Trị nói chung và Khe Sanh nói riêng rất phong phú nhưng việc tìm kiếm thông tin về Phou Nhoi thực sự là một thách thức không nhỏ. Vì nguồn thông tin quá hạn chế nên sự vất vả của biên kịch chỉ là một phần nhỏ so với những gì đạo diễn và đoàn làm phim đã phải trải qua trong quá trình làm phim. ", "\"Mỗi lần tìm được một nhân chứng hay một thông tin nào đó về Phou Nhoi, chúng tôi đều vui mừng trao đổi với nhau, rồi nhanh chóng tìm gặp các cựu chiến binh và những người am hiểu lịch sử, bản đồ quân sự, thực địa Phou Nhoi để nhờ tư vấn và giải đáp. Chỉ khi mọi thứ đã được xác minh kỹ càng, đạo diễn mới tiến hành ghi hình. Và đến bây giờ, tôi nghĩ rằng chúng tôi phối hợp khá ăn ý và tôi hy vọng sẽ có những cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi ở các bộ phim khác\" - nữ biên kịch xúc động bày tỏ.", "\"Hẹn gặp ở Phou Nhoi\" không chỉ là một cuộc gặp gỡ để trao trả kỷ vật, mà còn là cuộc gặp thể hiện của sự tha thứ và hòa giải giữa hai dân tộc từng trải qua những đau thương từ chiến tranh. Hành trình của cựu binh Mỹ Dellfino không chỉ dừng lại ở nỗ lực chuộc lỗi, mà còn gửi gắm một thông điệp sâu sắc về giá trị của hòa bình.", "Biên kịch Tiểu Linh gửi gắm nhiều cảm xúc: \"Khi bộ phim lên sóng, tôi hy vọng rằng khán giả, đặc biệt là các bạn trẻ, sẽ hiểu hơn về giá trị của hòa bình cũng như hiểu được ý nghĩa của việc kết nối giữa những thế hệ đã trải qua nỗi đau chiến tranh. Tôi mong rằng bộ phim không chỉ là một câu chuyện mà là nguồn cảm hứng để nhiều người chung tay vào những công việc tương tự, tạo ra những cuộc gặp gỡ đầy yêu thương bởi mỗi khoảnh khắc kết nối đều có thể giúp xoa dịu nỗi đau mà chiến tranh để lại\".", "Phou Nhoi, nơi từng diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt, nơi để lại nhiều vết thương về cả thể chất và tinh thần cho những người trở về sau cuộc chiến. Trong thời điểm chiến tranh ác liệt nhất, Delffino tìm được cuốn nhật ký của liệt sĩ Lưu Hồng Lâm. Trân trọng tâm hồn cao quý của người lính đã viết nên cuốn nhật ký này, ông lựa chọn giữ lại di vật ấy và mang theo mình. ", "Cuộc gặp gỡ giữa Delffino và gia đình liệt sĩ Lưu Hồng Lâm không chỉ giúp ông hóa giải những ám ảnh trong tâm trí bao năm qua mà còn góp phần hàn gắn nỗi đau chiến tranh cho hai phía, hướng đến những giá trị nhân văn giữa con người với con người.", "Với tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ không ngừng được củng cố và mở rộng, phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng tại khu vực và trên thế giới, bộ phim đã khắc họa một câu chuyện đẹp, nhân văn và sâu lắng. ", "Cuộc hẹn giữa gia đình liệt sĩ với một cựu binh Mỹ ở Phou Nhoi, dù chỉ để trao nhận một cuốn nhật ký nhỏ bé, nhưng có ý nghĩa to lớn góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh." ]
351
ethnic_data
https://nhandan.vn/dac-sac-dem-hoi-ok-om-bok-cua-dong-bao-khmer-tai-tra-vinh-post845154.html
Đặc sắc đêm hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer tại Trà Vinh
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2024_11_15/ndo_tr_o1-8947.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlrainaxubv/2024_11_15/ndo_tr_o4-7604.jpg.webp" ]
[ "Đông đảo người dân xem múa chằn tại Khu Văn hóa, du lịch ao Bà Om, phường 8, thành phố Trà Vinh.", "Đông đảo người dân đến Khu Văn hóa, du lịch ao Bà Om, phường 8, thành phố Trà Vinh tham gia đêm hội Ok Om Bok." ]
[ "Tối 15/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tổ chức ", " năm 2024 tại Khu Văn hóa, du lịch ao Bà Om, phường 8, thành phố Trà Vinh. Hàng nghìn đồng bào Khmer các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận tham dự.", "Sen Dolta, Chôl Chnăm Thmây, Ok Om Bok, là 3 lễ hội dân gian lớn trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đặc biệt, lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia.", "Lễ hội Ok Om Bok hay còn được gọi là lễ hội Cúng trăng được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm để bày tỏ lòng biết ơn đối với mặt trăng - vị thần theo tín ngưỡng của người Khmer tỉnh Trà Vinh.", "Từ ngày 9/11 đến 15/11, tỉnh Trà Vinh tổ chức Tuần lễ Văn hóa, du lịch gắn với lễ hội Ok Om Bok có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thi đấu thể thao hấp dẫn. Đó là: Hội chợ xúc tiến thương mại; không gian ẩm thực Nam Bộ; liên hoan múa dân tộc Khmer; đua ghe Ngo; bóng chuyền dân tộc;... nhằm tạo sinh khí vui tươi, phấn khởi, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân.", "Trà Vinh hiện có dân số hơn 1 triệu người, trong đó đồng bào Khmer chiếm gần 32%. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 1,19%, cận nghèo 2,35%; trong đồng bào Khmer hộ nghèo còn 2,03%, cận nghèo 3,25%.", "Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp giúp đồng bào Khmer nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.", "Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc, đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở, chung sức xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 100% số xã của tỉnh đã đạt chuẩn nông nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.", "Sự kiện Tuần lễ Văn hóa, du lịch, gắn với lễ hội Ok Om Bok năm 2024 tỉnh Trà Vinh đã thu hút hơn 80.000 lượt người dân, đông đảo du khách trong và ngoài nước tham gia; góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế du lịch.​" ]
352
ethnic_data
https://nhandan.vn/tuoi-tre-ca-mau-hoan-thanh-nhieu-phan-viec-trong-200-ngay-su-kien-tap-ket-ra-bac-post845219.html
Tuổi trẻ Cà Mau hoàn thành nhiều phần việc trong “200 ngày sự kiện tập kết ra Bắc”
[]
[]
[ "Sáng 16/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Cà Mau Nguyễn Ngọc Thuận cho biết, vừa hoàn thành Hội trại truyền thống và tổ chức tổng kết các hoạt động ", "năm 1954 trên địa bàn huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) với khá ", ". ", "Theo Kế hoạch số 99/KH-BCĐ của Ban chỉ đạo tỉnh Cà Mau, các hoạt động tái hiện 200 ngày sự kiện tập kết ra bắc được triển khai ngay từ những ngày đầu tháng 8/2024. Trong đó, các hoạt động trong tuần lễ cao điểm từ ngày 12 đến 16/11, dọc tuyến kênh xáng Chắc Băng, thuộc xã Trí Phải và Trí Lực của huyện Thới Bình. ", "Trong thời gian nêu trên, Tỉnh đoàn Cà Mau và Huyện đoàn Thới Bình phối hợp với các đơn vị có liên quan của tỉnh và địa phương triển khai được nhiều phần việc mang tính cộng đồng, giúp dân, như: tập huấn kỹ thuật, xây dựng và triển khai mô hình điểm về nuôi tôm, cua, cá, trồng cây ăn trái, hoa màu và nuôi gia súc, gia cầm; xây dựng cầu, lộ nông thôn, duy tu bảo dưỡng các cây cầu và tuyến hư hỏng, thi công kè chống sạt lở lộ nông thôn; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ơn người có công vùng căn cứ cách mạng…", "Nổi bật trong các hoạt động tái hiện 200 ngày sự kiện tập kết ra bắc của Tỉnh đoàn và ", "là các công trình, phần việc của thanh niên, gắn với xây dựng nông thôn mới, tổ chức Tuần lễ cao điểm và Hội trại truyền thống “Tuổi trẻ Cà Mau cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân” nơi từng là trung tâm của sự kiện tập kết cách nay 70 năm trên địa bàn xã Trí Phải và Trí Lực. ", "Thời gian tuy ngắn ngủi nhưng tuổi trẻ và thanh niên Cà Mau đã thực hiện được: Công trình ", " chiều dài hơn 2.200m và trồng 10.000 cây mắm; công trình “Thắp sáng đường quê” với chiều dài 5,7km, với 187 bóng đèn, lắp 10 camera an ninh. ", "Cùng với đó là thực hiện tuyến đường cột cờ Tổ quốc và cột cờ kiểu mẫu với tổng 500 trụ và 500 lá cờ; trồng mới, cắt tỉa và dặm lại được 41km hàng rào cây xanh; ban lộ đất đen với tổng chiều dài 2.500m; hoàn thành 13km tuyến đường sáng-xanh-sạch-đẹp-an toàn; thực hiện được 6km tuyến đường trồng cây vú sữa với 740 cây và trồng tại vườn nhà cho người dân trên địa bàn xã Trí Lực và Trí Phải...", "Tuy chưa có thống kê đầy đủ nhất nhưng các công trình, phần việc do Tỉnh đoàn Cà Mau cùng với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện trong sự kiện tái hiện 200 ngày sự kiện tập kết ra bắc năm 1954 trên địa bàn huyện Thới Bình là hơn 12 tỷ đồng.", "Để có được những kết quả nêu trên, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Ngọc Thuận, gởi lời cảm ơn sự phối hợp, giúp đỡ tận tình từ cấp uỷ, chính quyền địa phương, bà con nhân dân, các bạn đoàn viên thanh niên, cùng các doanh nghiệp đã đồng hành trong suốt thời gian vừa qua. ", "Theo anh Nguyễn Ngọc Thuận, các hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra bắc 1954 đã giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn về tầm vóc, ý nghĩa, giá trị lịch sử, nhất là chỉ đạo sáng suốt của Đảng ta về 200 ngày xây dựng hình mẫu xã hội mới trong tương lai sau khi hoà bình lập lại.", "\"Chúng tôi tin tưởng rằng, với tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lòng nhiệt huyết và sự sáng tạo…, thế hệ trẻ Cà Mau sẽ tiếp tục phát huy truyền thống quý báu của các thế hệ cha, anh đi trước, chung tay xây dựng quê hương Cà Mau ngày càng giàu đẹp, văn minh\", anh Nguyễn Ngọc Thuận, chia sẻ. " ]
353
ethnic_data
https://nhandan.vn/ca-mau-tong-duyet-chuong-trinh-ky-niem-70-nam-su-kien-tap-ket-ra-bac-post845232.html
Cà Mau tổng duyệt chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra bắc
[]
[]
[ "Sáng 16/11, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân cho biết, lãnh đạo tỉnh vừa hoàn thành việc tổng duyệt chương trình cầu truyền hình ", "(1954-2024) và rà soát công tác tổ chức lễ. ", "Trước đó, vào tối 15/11, buổi tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) đã tiến hành tại khu vực ", ". ", "Tham gia buổi tổng duyệt có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Cà Mau Phạm Thành Ngại; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân; Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo cấp vụ và một số đơn vị thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương… ", "Lễ kỷ niệm ", " với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng” sẽ chính thức diễn ra tại Cà Mau vào tối nay (16/11). Chương trình lễ kỷ niệm được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau trong 90 phút (từ 20 giờ 10 phút đến 21 giờ 40 phút) và được tiếp sóng trên Đài Truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước.", "Chương trình kỷ niệm trên được sân khấu hoá, tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người Cà Mau; lịch sử cách mạng hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương Cà Mau thời kỳ hội nhập.", "Ngoài đầu cầu truyền hình tại Cà Mau, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc còn có các điểm cầu tại tỉnh Thanh Hoá và thành phố Hải Phòng, gồm 3 chương. Trong đó, chương 1 với chủ đề “Khát vọng thống nhất” với bối cảnh lịch sử của sự kiện tập kết ra bắc bằng những quyết sách đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc chuyển quân. ", "Chương 2 với chủ đề “Một dải sắt son” thể hiện tinh thần trước quyết định tập kết ra bắc, quân và dân cả nước cùng chung một lòng quyết tâm thực hiện bằng cả trái tim và nhiệt huyết. ", "Chương 3 “Rạng danh Việt Nam”, truyền tải ý nghĩa của sự kiện tập kết ra bắc đã trở thành bài học lịch sử cho việc xây dựng một kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam.", "Tại buổi tổng duyệt, các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã có một số ý kiến đóng góp nội dung, lời bình, một số tiết mục, tần suất xuất hiện tại 3 điểm cầu cũng như vấn đề về âm thanh, ánh sáng…", "Đồng chí Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, tinh thần sáng tạo của các đơn vị có liên quan và quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Cà Mau. ", "Theo đồng chí Đinh Thị Mai, xét về tổng thể, nội dung chương trình thể hiện tính logic, xúc động, ý nghĩa, có sức lan tỏa lớn..." ]
354
ethnic_data
https://nhandan.vn/vinh-long-duoc-xac-lap-ky-luc-102-mon-an-tu-tau-hu-ky-post845366.html
Vĩnh Long được xác lập kỷ lục 102 món ăn từ tàu hũ ky
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqznmpgzs/2024_11_17/ndo_tr_anh-1-cong-bo-quyet-dinh-xac-lap-ky-luc-tau-hu-ky-6047.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqznmpgzs/2024_11_17/ndo_br_anh-3-lanh-dao-thuong-thuc-mon-an-tu-tau-hu-ky-2733.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqznmpgzs/2024_11_17/anh-4-trao-giai-cac-doi-dat-giai-tai-hoi-thi-1721.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqznmpgzs/2024_11_17/ndo_br_anh-9-mon-an-tu-tau-hu-ky-1127.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqznmpgzs/2024_11_17/ndo_br_anh-8-binh-hoa-lam-tu-tau-hu-ky-1-8305.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqznmpgzs/2024_11_17/ndo_br_anh-6-binh-hoa-lam-tu-tau-hu-ky-4806.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/zsgkqznmpgzs/2024_11_17/ndo_br_anh-7-binh-hoa-lam-tu-tau-hu-ky-2-8072.jpg.webp" ]
[ "Đại diện Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam công bố quyết định xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky cho lãnh đạo thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.", "Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long tham quan và thưởng thức những món ăn từ tàu hũ ky.", "Trao giải cho các đội đạt giải tại hội thi ẩm thực.", "Những món ăn chế biến từ tàu hũ ky.", "Những món ăn chế biến từ tàu hũ ky.", "Những bông hoa được chế biến từ tàu hũ ky.", "Những bông hoa được chế biến từ tàu hũ ky." ]
[ "Đến dự có đồng chí Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long. ", "Sự kiện này diễn ra tại Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền, hội thi ẩm thực và xác lập kỷ lục Việt Nam được tỉnh Vĩnh Long tổ chức. ", "Đây là một trong những chuỗi các hoạt động của Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 và cũng là hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 102 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ngày 23/11/2024 tới đây.", "Đại diện Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam công bố quyết định xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky cho lãnh đạo thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. ", "Vĩnh Long nổi tiếng với làng nghề tàu hũ ky xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, cách trung tâm thành phố Vĩnh Long khoảng 30km, nằm bên bờ sông Hậu, phía nam tỉnh Vĩnh Long. Làng nghề tàu hũ ky được hình thành và tồn tại gần 100 năm nay.", " Làng nghề với hơn 20 hộ sản xuất tàu hũ ky, hàng ngày sản xuất hơn 3 tấn sản phẩm tàu hũ ky các loại như: tàu hũ ky miếng lớn, tàu hũ ky non, tàu hũ ky cọng khô, cọng non, tàu hũ ky ướp muối… ", "Nguyên liệu chính để chế biến từ hạt đậu nành sạch, không hóa chất nên sản phẩm tàu hũ ky rất bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Đây là sản phẩm mà cả người ăn chay, ăn kiêng, ăn mặn đều dùng được, từ trẻ em cho đến những cụ già đều dùng được. ", "Tàu hũ ky Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh không chỉ là món ăn trong thực đơn của những bữa cơm dân dã mà còn đi vào thực đơn trong các bữa tiệc của những nhà hàng sang trọng phục vụ cả thực khách thượng lưu.", "Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long tham quan và thưởng thức những món ăn từ tàu hũ ky.", "Là một trong những làng nghề truyền thống của tỉnh Vĩnh Long, năm 2013, Làng nghề Tàu hủ ky Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu tập thể “Tàu hủ ky Mỹ Hòa - Bình Minh”.", "Năm 2017, Tàu hủ ky Mỹ Hòa - Bình Minh đạt giải thưởng sản phẩm tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2023, nghề làm tàu hũ ky Mỹ Hòa - Bình Minh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.", "Việc công nhận kỷ lục Việt Nam nhằm tôn vinh những nghệ nhân đã tâm huyết với nghề, góp phần rất lớn vào việc bảo tồn làng nghề truyền thống của địa phương, đồng thời giới thiệu ẩm thực đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long nói chung và của thị xã Bình Minh nói riêng, thu hút sự quan tâm của du khách thông qua ẩm thực.", "Hội thi ẩm thực chế biến từ tàu hũ ky đã thu hút sự góp mặt của 20 đội dự thi đến từ các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chế biến từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky Mỹ Hòa - Bình Minh. ", "Kết quả, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Giải nhất thuộc về đội thi của Hội Phụ nữ huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.", "Hội thi góp phần tôn vinh và phát huy những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của nghề truyền thống làm tàu hũ ky Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh. Bên cạnh đó, hội thi còn tạo sân chơi bổ ích, tạo điều kiện giao lưu và phát huy khả năng sáng tạo cho những người yêu thích ẩm thực.", "Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các đầu bếp thể hiện khả năng sáng tạo, đóng vai trò như một “đại sứ ẩm thực” để gửi gắm những giá trị của ẩm thực quê nhà đến bạn bè khắp nơi trong nước và quốc tế. " ]
355
ethnic_data
https://nhandan.vn/quang-ngai-khoi-to-dieu-tra-xu-ly-28-vu-xam-hai-tre-em-post845374.html
Quảng Ngãi: Khởi tố điều tra, xử lý 28 vụ xâm hại trẻ em
[]
[]
[ "Công an tỉnh Quảng Ngãi và các đơn vị địa phương đã tiếp nhận, khởi tố điều tra và xử lý 12 trường hợp giao cấu; 15 trường hợp hiếp dâm ", " và một trường hợp dâm ô. Số vụ vi phạm pháp luật liên quan trẻ em tăng 1 vụ so cùng kỳ năm trước. Đến nay, cơ quan chức năng đã xử lý hình sự 9 vụ và đang tiếp tục điều tra, xử lý các vụ ", " trẻ em. ", "Tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em tại tỉnh Quảng Ngãi gia tăng trong nhiều năm qua, cả về số vụ lẫn tính chất. Theo thống kê của ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2020 đến tháng 9/2022, trên địa bàn tỉnh phát hiện 46 vụ xâm hại trẻ em, với 65 đối tượng thực hiện hành vi và 48 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, năm 2020, xảy ra 14 vụ, cùng 16 trẻ em bị xâm hại; năm 2021 có 18 vụ với 20 trẻ em bị xâm hại; 9 tháng năm 2022 có 14 vụ xâm hại và 10 tháng năm 2024 ngành chức năng điều tra, xử lý 28 vụ xâm hại trẻ em. Nạn nhân bị xâm hại từ 4 đến dưới 16 tuổi, trong số này đa phần là trẻ em gái." ]
356
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-la-chi-post723952.html
Dân tộc La Chí
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/zrexqdbkxq/2022_10_26/lachi.jpg.webp" ]
[ "(Ảnh: Thành Đạt)" ]
[ " Người La Chí đã sinh sống ở miền núi phía bắc nước ta từ lâu đời. Trừ bộ phận họ Lùng vốn gốc là người Nùng đã di cư từ Nà Cô (Vân Nam, Trung Quốc) sang Việt Nam cách đây khoảng 100-120 năm và họ Vương vốn gốc là người Hoa mới sang nước ta cách đây không lâu, đa số người La Chí còn lại đều được coi là cư dân gốc tại đây. ", "Hiện nay, người La Chí ở Hà Giang cư trú tập trung đông nhất ở 4 xã: Bản Phùng, Bản Díu, Bản Pắng và Bản Máy thuộc huyện Xín Mần, kế đến là ở các huyện Hoàng Su Phì và Bắc Quang.", " Ngoài ra, họ còn cư trú rải rác ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang. Ở xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, người La Chí cư trú xen kẽ với người Tày, Dao, Nùng và H’Mông.", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân số dân tộc La Chí là 15.126 người (trong đó, nam: 7.523 người và nữ: 7.603 người); cư trú tập trung đông nhất ở Hà Giang và Lào Cai.", "Hiện nay, ở một số địa phương, người La Chí gần như đã quên hẳn tiếng mẹ đẻ của mình. Nhiều người chỉ biết nói tiếng Nùng hoặc tiếng Dao. Do thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai, nhiều từ vị và cách phát âm của tiếng La Chí gần giống với tiếng Nùng và tiếng Tày nên dễ học.", " Gia đình người La Chí là gia đình phụ quyền. Người cha điều khiển mọi công việc trong nhà, từ sản xuất, cưới xin đến việc giao thiệp với bà con làng xóm. Gia đình là một đơn vị kinh tế chung dưới sự quản lý của người bố hay người con trai cả nếu bố đã già yếu.", "Đồng bào cũng tin rằng, mỗi con người đều có 12 hồn, trong đó, có 2 hồn trọng yếu nhất nằm ở 2 vai. Người La Chí thờ cúng tổ tiên tới ba đời tính từ đời bố ngược lên tới đời ông và đời cụ. Người La Chí tổ chức quản lý và điều hành các hoạt động tôn giáo khá chặt chẽ.", " Người La Chí ở nhà nửa sàn, nửa đất. Phần nền đất là nơi đặt bếp, phần sàn là nơi ở và sinh hoạt chủ yếu của gia đình. Nhà có một cầu thang lên xuống. Phần sàn gồm ba gian, rộng khoảng hơn 6m và dài khoảng hơn 7m.", "Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ La Chí gồm có: khăn, áo, yếm, váy, thắt lưng, túi, vòng tay, hoa tai và xà tích. Riêng phụ nữ La Chí ở xã Nàn Xỉn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang do sống tương đối cách biệt nên đến nay vẫn còn giữ được bộ nữ phục truyền thống này. Trang phục của nam giới La Chí gồm có: khăn quấn đầu, áo dài, quần và túi đeo.", " Người La Chí ăn cơm là chính. Khi nấu cơm, đồng bào cho gạo vào chảo nước đun sôi, khi hạt gạo sắp chín thì đổ ra rá, sau đó, cho vào chõ đồ tiếp cho chín. Món ăn đặc trưng của đồng bào là món da trâu sấy khô và thịt ướp chua.", "Rượu là đồ cúng và đồ uống thông dụng trong đời sống hằng ngày của người La Chí. Người La Chí hút thuốc bằng tẩu hoặc điếu cày.", "Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông chiếm 64,8%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học chiếm 100,4%. Tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp trung học cơ sở là 87,9%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp trung học phổ thông là 39,1%, tỷ lệ trẻ em ngoài trường là 17,9%.", " Đến nay, trồng trọt vẫn là sinh kế chính của người La Chí. Đồng bào trồng cả lúa nếp và lúa tẻ. Lúa tẻ có ba loại: kim phai thồ hạt dài, nấu cơm dẻo nhưng năng suất không cao; kho ti tung và kho ta bì, trong đó, kho ta bì có năng suất cao nên hiện nay đã trở thành giống lúa chủ đạo. Lúa nếp có hai loại là péo nhì nhí và peo y lô. Đây là giống nếp địa phương rất thơm ngon và được trồng chủ yếu để sử dụng cho những dịp lễ, Tết.", "Cây chè đã thực sự trở thành hàng hóa có giá trị của người La Chí từ những năm 1990. Nuôi cá ruộng cũng là một hoạt động kinh tế mới nhưng có xu hướng trở nên phổ biến ở người La Chí.", " Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở người La Chí khá phát triển, gồm có: trâu, ngựa, dê, lợn, gà, vịt...; ngoài góp phần tăng thu nhập cho người dân còn dùng làm sức kéo, làm vật cúng tế trong các nghi lễ.", "Nghề dệt của người La Chí vẫn tồn tại nhưng không còn phát triển như xưa. Đan lát của người La Chí khá phát triển. Đồng bào tự đan các đồ dùng trong gia đình như: cót phơi thóc, bồ đựng thóc, dậu để đựng thóc vận chuyển từ ngoài ruộng về nhà. Ngoài đan đồ gia dụng, đồng bào còn đan đồ mỹ nghệ phục vụ cho cưới xin." ]
357
ethnic_data
https://nhandan.vn/khanh-thanh-nha-van-hoa-cong-dong-tang-dong-bao-dan-toc-la-ha-post773640.html
Khánh thành nhà văn hóa cộng đồng tặng đồng bào dân tộc La Ha
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yhlraatbpghna/2023_09_21/son-la-8-3396.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yhlraatbpghna/2023_09_21/son-la-3-5675.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yhlraatbpghna/2023_09_21/son-la-7-7242.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yhlraatbpghna/2023_09_21/son-la-13-8286.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yhlraatbpghna/2023_09_21/son-la-10-4303.jpg.webp" ]
[ "Lãnh đạo Tỉnh ủy Sơn La và Trung ương Đoàn tặng quà cho các gia đình khó khăn là đồng bào dân tộc La Ha. (Ảnh: Phan Thảo)", "Tái hiện lại lễ hội Pang A của đồng bào La Ha trong dịp khánh thành nhà văn hóa cộng đồng. (Ảnh: Quốc Tuấn)", "Trao học bổng cho thiếu nhi dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn là con em đồng bào dân tộc La Ha. (Ảnh: Phan Thảo)", "Các hộ gia đình trao tặng kỷ vật trưng bày tại nhà văn hóa cho chính quyền địa phương. (Ảnh: Quốc Tuấn)", "Khởi công công trình \"Trường đẹp cho em\" tại điểm trường bản Nà Hát, Trường tiểu học Mường Bám 1, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu. (Ảnh: Phan Thảo)" ]
[ "Tham dự buổi lễ có đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam; đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La.", "Công trình ", " cho dân tộc La Ha tại bản Hiên, xã Liệp Tè được khởi công xây dựng từ tháng 3/2023. Đến nay, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.", " Công trình được thiết kế hiện đại nhưng vẫn mang bản sắc văn hóa dân tộc La Ha có công trình vệ sinh, mái lợp tôn và các hạng mục phụ trợ, tổng diện tích 237,6m", ". ", "Công trình nhà văn hóa có tổng kinh phí xây dựng hơn 1 tỷ đồng. Đây là công trình thứ tư trong chuỗi 16 nhà văn hóa cộng đồng được hình thành từ chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” do Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phát động và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) là đơn vị đồng hành.", "Quá trình xây dựng, xã Liệp Tè đã huy động bà con nhân dân góp công lao động san nền, xây dựng tường rào; huyện Thuận Châu tặng tài liệu, hiện vật, một số thiết chế văn hóa gồm: bàn, ghế, các thiết bị âm thanh, ti-vi, tượng Bác Hồ, bục phát biểu, rèm hội trường, Quốc huy treo tường… ", "Nhà văn hóa sẽ là không gian sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Đồng thời, là nơi để đồng bào La Ha sinh hoạt văn hóa, tăng sự đoàn kết, địa chỉ để lực lượng thanh niên tình nguyện tổ chức các chương trình, hoạt động cho đồng bào dân tộc thiểu số.", "Nhân dịp này, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng 8 điểm trường, 2 ngôi nhà hạnh phúc cho trẻ em mồ côi, 1 sân chơi thiếu nhi tổng trị giá hơn 2,3 tỷ đồng. ", "Đồng thời, trao 20 suất học bổng, mỗi suất 500.000 đồng cho thiếu nhi dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn; tặng 100 túi quà an sinh, trị giá mỗi túi quà 300.000 đồng cho già làng, trưởng bản, người có uy tín, người dân có hoàn cảnh khó khăn.", "Ngân hàng Sacombank tặng 20 suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho 20 gia đình dân tộc thiểu số La Ha có hoàn cảnh khó khăn; đại diện 10 hộ đồng bào La Ha trao tặng kỷ vật trưng bày nhà văn hóa cho chính quyền địa phương.", "Sau buổi lễ, đông đảo đồng bào dân tộc La Ha đã đến chung vui, tham gia nhiều hoạt động văn hóa, như: ra mắt câu lạc bộ gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc La Ha; phục dựng lễ hội Pang A của đồng bào La Ha; tham gia các trò chơi dân gian, hướng dẫn biểu diễn vũ điệu kết đoàn…", "Ngoài ra, hơn 200 ", " còn được khám, phát thuốc, tư vấn sức khỏe miễn phí; được hỗ trợ cấp căn cước công dân và cài đặt định danh điện tử mức độ 2 và lập tài khoản thanh toán điện tử; đội hình thanh niên tình nguyện tổ chức cắt tóc miễn phí cho người dân.", "Nằm trong chương trình hưởng ứng, ngày 20/9, Tỉnh đoàn Sơn La, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Sơn La đã phối hợp với Trung tâm Thông tin nguồn lực tình nguyện Quốc gia, tổ chức khởi công công trình \"Trường đẹp cho em\" tại điểm trường bản Nà Hát, Trường tiểu học Mường Bám 1, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu.", "Công trình gồm 2 phòng học, mỗi phòng có diện tích 42m², 1 công trình vệ sinh, tổng kinh phí 440 triệu đồng, do Trung tâm Thông tin tình nguyện quốc gia kêu gọi các tổ chức, cá nhân quyên góp, ủng hộ. ", "Công trình dự kiến đến tháng 12/2023 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhân dịp này, đoàn đã trao 20 suất học bổng, mỗi suất 700.000 đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. " ]
358
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-la-ha-post723948.html
Dân tộc La Ha
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_10_25/laha22.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_10_25/laha23.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/vowkjqkp/2022_10_25/laha11.jpg.webp" ]
[ "Nhà sàn kiên cố khá phổ biến ở các bản của người La Ha. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Trang phục truyền thống của phụ nữ La Ha. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)", "Người La Ha bên mâm cơm đãi khách. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)" ]
[ " cư trú lâu đời ở khu vực Tây Bắc nước ta.", " tự gọi mình là La Ha, Klá và Phlạo và được các tộc người khác gọi bằng các tên khác nhau như: Xá Khắc, Phlắc, Khlá Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa... Người La Ha có 2 nhóm là La Ha Ủng - người La Ha ở nước (làm ruộng nước) và Khlá Phlạo hay La Ha Plạo - người La Ha ở cạn (làm nương rẫy).", "Theo các sách Thái cổ, vào thế kỷ 11,12, khi người Thái Đen di cư đến vùng Tây Bắc đã thấy người La Ha cư trú ở nhiều nơi và với nhiều tên gọi khác nhau.", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, ", " có tổng số dân là 10.157 người (trong đó, nam: 5.186 người, nữ: 4.971 người)", " Hiện nay, phần lớn các tộc người ở nước ta, trong đó có người La Ha đều cư trú xen kẽ nhau theo kiểu “cài răng lược”, vì vậy, tình trạng sử dụng song ngữ và đa ngữ đã trở nên phổ biến. ", " sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp. Hệ quả là tiếng La Ha đã tiếp thu nhiều từ vựng của tiếng Thái Đen. Thêm vào đó, số lượng người biết nói tiếng Việt, nhất là thanh thiếu niên cũng ngày càng tăng. Do cư trú xen kẽ và quan hệ hôn nhân, một số người La Ha còn biết cả tiếng H’Mông, Dao và tiếng Mường.", "Cũng như ở các tộc người khác, ", "của người La Ha là đơn vị cư trú và xã hội. ", "Gia đình truyền thống của người La Ha là gia đình nhỏ phụ quyền. Trong gia đình, người chồng, người cha luôn đóng vai trò chủ hộ và có quyền quyết định các công việc quan trọng. Quyền thừa kế: Tài sản trong gia đình thuộc về các con trai. Các con gái khi đi lấy chồng chỉ được bố mẹ cho một ít của hồi môn.", " Trong các thôn bản người La Ha vẫn tồn tại 2 kiểu nhà sàn khác nhau về cấu trúc, kích thước và tính kiên cố. Loại nhà sàn tạm vẫn được dựng bằng cột gỗ chôn, có 2 gian và 2 chái. Các gian này không có vách ngăn, một gian làm bếp và một gian để ngủ. Các gia đình phải thờ cúng thì có thêm cột thờ dựng ở gian bếp. So với nhà sàn tạm, kiểu nhà sàn tương đối kiên cố khá phổ biến ở các bản của người La Ha.", " Giống như nhiều tộc người khác, ", " cũng theo tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”. Đồng bào có những kiêng kỵ và thờ cúng rất nhiều loại ma được gọi bằng những tên khác nhau, thí dụ như: cái dạ, kà dạ... ", "Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến ở đồng bào. Họ chỉ thờ cúng tới hai đời, nghĩa là chỉ thờ cúng ma bố mẹ đã mất.", "có rất nhiều kiêng kỵ trong đời sống hằng ngày như không được tự do đi lại hay chơi đùa ở nơi thờ cúng ma, con dâu, con rể không được vào gian cuối, nơi ngủ của ông bà, bố mẹ, nơi thờ cúng, đặc biệt là vào những ngày cúng lễ và cửa sổ ma nằm ở phía đối diện với gian thờ.", "Họ không bao giờ xâm phạm đến rừng ma (nơi chôn người chết của cả bản). Cụ thể là không được khai thác những cây đã đổ, không được săn bắn và thả gia súc,... trong rừng ma.", " Phụ nữ La Ha thường mặc áo cóm có hàng khuy bạc, váy màu đen, có cạp và thắt lưng màu xanh. Họ đội khăn piêu có thêu hoa văn và búi tóc ngược lên đỉnh đầu khi đã lập gia đình giống như phụ nữ Thái", " Trang phục của nam giới La Ha khá đơn giản gồm áo cánh ngắn, quần lá tọa và khăn đội đầu, tất cả đều được nhuộm chàm. Trẻ em La Ha không có trang phục riêng. Trước đây, nữ giới La Ha còn đeo các loại trang sức như: dây xà tích, hoa tai bạc, vòng cổ, vòng tay, trâm...", " Những biến đổi về kinh tế và môi trường cư trú đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến bữa ăn hằng ngày và trong các ngày lễ, tết của người La Ha.", "Về ăn uống, lương thực chính của người La Ha là ngô và gạo nếp. Tuy nhiên, sắn và khoai sọ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Gạo nếp thường được đồ lên bằng cái ninh xôi. Gạo tẻ cũng đã bắt đầu xuất hiện trong bữa ăn của đồng bào nhưng chỉ để đãi khách không ăn được cơm nếp... Hiện nay, đồng bào vẫn giữ thói quen ăn cơm nếp.", "Rượu là đồ uống được đồng bào ưa chuộng, nhất là trong các dịp tiếp khách, lễ hội, cưới xin, ma chay. Đồng bào thường sử dụng rượu nấu để trong chai hoặc rượu cần ủ trong chum. Gia đình nào cũng ủ sẵn vài chum rượu cần trong nhà để mời nhau những khi rỗi rãi, vui vẻ hay vào những dịp lễ hội.", " Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông chiếm 60,1%, tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học chiếm 102,7%, ở cấp trung học cơ sở là 91,9%, ở cấp trung học phổ thông là 35,1%.", "Tương tự như nhiều tộc người khác ở vùng miền núi phía bắc nước ta, đại bộ phận ", " vốn lấy canh tác nương rẫy làm sản xuất chính (trồng lúa nếp, sắn, ngô và bông), chỉ bộ phận nhỏ còn lại làm ruộng nước kết hợp với làm nương rẫy. Nghề đánh bắt cá, hái lượm cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của đồng bào. Vào những năm cuối của thế kỷ 20, nghề dệt của đồng bào tương đối phát triển và có kỹ thuật khá tinh xảo.", "Đa số ", "đều sống cách xa các trung tâm xã và thị trấn nên việc mua bán, trao đổi hàng hóa thường diễn ra tại bản. Ngoài ra, đồng bào còn tới trao đổi mua bán tại các chợ huyện. Các chợ này thường được họp theo phiên, với nhiều mặt hàng, nổi bật là hàng nông sản, chăn nuôi và thủ công truyền thống của các tộc người trong vùng." ]
359
ethnic_data
https://nhandan.vn/bao-ton-phat-huy-van-hoa-va-ngon-ngu-dong-bao-dan-toc-la-ha-post774037.html
Bảo tồn, phát huy văn hóa và ngôn ngữ đồng bào dân tộc La Ha
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/yhlraatbpghna/2023_09_26/2-7473.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/yhlraatbpghna/2023_09_26/3-8956.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/yhlraatbpghna/2023_09_26/img-0353-7756.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/yhlraatbpghna/2023_09_26/4-5405.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/yhlraatbpghna/2023_09_26/6-2812.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/yhlraatbpghna/2023_09_26/7-128.jpg.webp" ]
[ "Tái hiện lễ hội Pang A của đồng bào dân tộc La Ha tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La. (Ảnh: Quốc Tuấn)", "Tại các lễ hội, tỉnh Sơn La đã lồng ghép được các hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc La Ha. (Ảnh: Phan Thảo)", "Phụ nữ dân tộc La Ha thường mặc áo cóm có hàng khuy bạc, váy đen, có cạp và thắt lưng màu xanh. (Ảnh: Quốc Tuấn)", "Phục dựng lễ hội Pang A trong dịp khánh thành nhà văn hóa cộng đồng La Ha tại xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Phan Thảo)", "Múa Tăng Bẳng của đồng bào dân tộc La Ha trong dịp tổ chức Đại hội Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La. (Ảnh: Quốc Tuấn)", "Phụ nữ dân tộc La Ha biểu diễn văn nghệ nhân dịp lễ khánh thành Nhà Văn hóa cộng đồng La Ha tại bản Hiên, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu. (Ảnh: Phan Thảo)" ]
[ "Tuy nhiên, nhiều nét văn hóa, trong đó có ngôn ngữ và chữ viết của đồng bào dân tộc La Ha đang dần bị mai một. Thậm chí, đồng bào ", " đang phải mượn tiếng nói của dân tộc khác giao tiếp, ảnh hưởng việc ", " lâu đời của dân tộc mình. Tỉnh Sơn La đã có nhiều chương trình, chính sách bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa của đồng bào dân tộc La Ha.", "Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc có phong tục tập quán và bản sắc văn hóa riêng. Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, có mối quan hệ khăng khít về chính trị-kinh tế-văn hóa... có truyền thống đoàn kết, yêu nước nồng nàn. Mỗi dân tộc có nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo cho Sơn La có một nền văn hóa đa sắc tộc, phong phú và độc đáo.", "Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc có phong tục tập quán và bản sắc văn hóa riêng. Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, có mối quan hệ khăng khít về chính trị-kinh tế-văn hóa... có truyền thống đoàn kết, yêu nước nồng nàn. Mỗi dân tộc có nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo cho Sơn La có một nền văn hóa đa sắc tộc, phong phú và độc đáo.", "Dân tộc La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Trong ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số hiện nay thì Sơn La còn 3 tộc người còn chữ viết đó là người Thái, người Lào, người Dao. ", "Trong giao tiếp, do giao thoa về văn hóa đi cùng lịch sử tộc người đã tạo nên những dân tộc cùng sử dụng một phương ngữ chính trị địa bàn cư trú tộc người như người Thái và người La Ha sử dụng chung ngôn ngữ Thái. ", "Số người La Ha biết tiếng của tộc người mình còn rất ít mà tập trung chính ở những người cao tuổi. Do ít giao tiếp nên ngày một mất đi, còn những lớp tuổi thanh niên, trung niên hầu như không biết tiếng mẹ đẻ của mình, họ hoàn toàn dùng ngôn ngữ Thái, thậm chí là cả trong các nghi lễ.", "Nhiều năm qua, tỉnh Sơn La đã có các giải pháp tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025. ", " Bản của đồng bào La Ha thường có khoảng 10 nhà. Người La Ha ở nhà sàn, có 2 cửa ra vào với thang lên xuống tại 2 đầu nhà, 1 cửa vào chỗ để tiếp khách và 1 cửa vào chỗ dành cho sinh hoạt trong gia đình.", "Đồng thời, tỉnh Sơn La cũng đã có nhiều chính sách, giải pháp trong việc phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc La Ha, một trong những dân tộc thiểu số rất ít người đã và đang được hưởng những thành quả trong quá trình triển khai thực hiện, trong đó có việc bảo tồn ngôn ngữ của đồng bào dân tộc La Ha.", "Trao đổi với lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, được biết, trước đây, người La Ha sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy theo lối du canh, duy trì việc hái lượm. Ngày nay, người dân đã làm ruộng lúa nước, biết đắp bờ chống xói mòn nương và thường nuôi heo, gà. Họ cũng nuôi trâu, bò để cày kéo. Bản của đồng bào La Ha thường có khoảng 10 nhà. Người La Ha ở nhà sàn, có 2 cửa ra vào với thang lên xuống tại 2 đầu nhà, 1 cửa vào chỗ để tiếp khách và 1 cửa vào chỗ dành cho sinh hoạt trong gia đình.", "Trang phục màu đen tuyền nền nã, phụ nữ người La Ha thường mặc áo cóm có hàng khuy bạc, váy đen, có cạp và thắt lưng màu xanh. Họ đội khăn piêu có thêu hoa văn và búi tóc ngược lên đỉnh đầu khi đã lập gia đình giống như phụ nữ Thái. ", "Trước đây, nữ giới La Ha còn đeo các loại trang sức như dây xà tích, hoa tai bạc, vòng cổ, vòng tay, trâm... Trang phục của nam giới người La Ha khá đơn giản gồm áo cánh ngắn, quần lá và khăn đội đầu, tất cả đều được nhuộm chàm.", "Tại Sơn La, đồng bào La Ha sinh sống chủ yếu ở các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Mộc Châu. Cùng với triển khai các giải pháp tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc La Ha, tỉnh Sơn La còn chỉ đạo các huyện phối hợp Ban Dân tộc tỉnh và các ngành triển khai nhiều chương trình bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc La Ha.", "Như tại huyện Quỳnh Nhai, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc La Ha, Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân tộc La Ha vùng di dân tái định cư thủy điện tại Quỳnh Nhai đã được thành lập và ra mắt từ năm 2020. Câu lạc bộ có 35 thành viên từ 20 tuổi đến 70 tuổi, đều là đồng bào dân tộc La Ha đang sinh sống tại bản Bung Lanh, xã Mường Giàng. ", "Chị Lò Thị Tỉnh, Đội trưởng Câu lạc bộ chia sẻ, việc thành lập câu lạc bộ đã góp phần tập hợp được nhiều thành viên ở các độ tuổi khác nhau, thường xuyên luyện tập vào các tối rảnh rỗi trong tuần. Ngoài việc được giao lưu văn hóa, văn nghệ, được tiếp nhận những giá trị truyền thống của dân tộc mình, duy trì được các điệu múa truyền thống, câu lạc bộ còn là nơi để đồng bào được giao tiếp với nhau bằng chính ngôn ngữ của mình và dịp để các thành viên được học hỏi những kinh nghiệm trong sản xuất và nuôi dạy con, cháu.", "Còn tại huyện Mường La, nơi có dân tộc La Ha sinh sống tại 17 bản thuộc 10 xã với gần 1.100 hộ, hơn 5.300 nhân khẩu, chiếm gần 5% dân số toàn huyện. Qua khảo sát cho thấy, đồng bào dân tộc La Ha đang cư trú dọc ven sông, ven suối, sườn đồi thành những bản riêng rẽ hoặc xen lẫn với đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú. Trong đó, chỉ có 4 bản tại các xã của huyện Mường La là còn nói tốt tiếng dân tộc La Ha. Năm bản có ít người biết nói ngôn ngữ dân tộc mình và 8 bản còn lại không biết nói tiếng dân tộc mình. Một phần nguyên nhân là do các bản của đồng bào La Ha sống phân tán hay xen kẽ giữa đồng bào dân tộc Thái. ", "Trước đây người La Ha bị xa lánh, kỳ thị, do vậy họ ít giao tiếp giữa các bản La Ha với nhau. Trải qua nhiều năm, một số bản dân tộc La Ha đã không còn giữ được tiếng nói của dân tộc mình và dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa, phong tục tập quán, đặc biệt là ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc Thái.", "Từ thực trạng trên, tỉnh Sơn La đã giao cho các sở, ngành liên quan cùng huyện Mường La mở các lớp dạy ngôn ngữ, chữ viết cho đồng bào dân tộc La Ha. Như bản Lọng Bong, xã Hua Trai, huyện Mường La, dù chỉ cách trung tâm xã khoảng 7km, nhưng nơi đây lại khá biệt lập, vẫn những ngôi nhà sàn quen thuộc và giao tiếp toàn tiếng dân tộc Thái, khiến cho người lần đầu đến sẽ lầm tưởng đây là một bản dân tộc Thái.", "Tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn, Bí thư Chi bộ bản Lọng Bong chia sẻ, bản có gần 100 hộ với hơn 400 nhân khẩu. Hầu hết bà con trong bản đều không biết tiếng của dân tộc mình, mà chỉ nói tiếng dân tộc Thái. Sau khi tỉnh mở lớp dạy tiếng La Ha cho bà con trong bản, mỗi hộ cử một người tham gia lớp học, sau đó về truyền lại cho các thành viên trong gia đình. Rất mong có những lớp dạy ngôn ngữ như vậy để bà con trong bản biết nói và duy trì được ngôn ngữ của dân tộc mình. ", "Trước đây, với những câu nói giao tiếp trong sinh hoạt thường dùng tiếng dân tộc Thái thì nay bà con đã có thể giao tiếp bằng chính ngôn ngữ của dân tộc mình, như: “nhà” tiếng Thái gọi là “hươn” còn tiếng La Ha gọi là “lôn”; \"uống nước\" tiếng Thái gọi là “cin nặm” còn tiếng La Ha gọi là “láng úng” hay \"ăn cơm\" tiếng Thái gọi là “cin khẩu” còn tiếng La Ha gọi là “lắng mạ”… ", "Đồng bào dân tộc La Ha ở Sơn La có nhiều nét văn hóa truyền thống, như: lễ hội dâng hoa Măng và Pang A, lễ mừng cơm mới, điệu múa Tăng Bu... Do vậy, để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa này, Sơn La đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, trong đó có Ban Dân tộc tỉnh phối hợp huyện đẩy mạnh nghiên cứu phục dựng các lễ hội, trang phục, trong đó có ngôn ngữ của đồng bào La Ha.", "Tại Sơn La, đồng bào La Ha là dân tộc thiểu số có dưới 10.000 người, sinh sống tập trung tại 42 bản ở 17 xã thuộc các huyện bốn huyện. Để đưa dân tộc La Ha vươn lên thoát khỏi đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2477/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 phê duyệt hỗ trợ và phát triển kinh tế-xã hội dân tộc La Ha giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn để thực hiện Đề án hỗ trợ kinh tế-xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025 theo Quyết định 2086/QĐ-TTg. Những nội dung hỗ trợ của Đề án đã giúp đồng bào dân tộc La Ha thay đổi tập quán sinh hoạt, sản xuất, ổn định dân cư.", "Từ những nỗ lực trên, Sơn La đã từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào La Ha; bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tiếng mẹ đẻ của đồng bào La Ha. Các công trình kết cấu hạ tầng và hỗ trợ sản xuất được đầu tư thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, góp phần giảm dần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc trong tỉnh. Tại các huyện có đồng bào La Ha sinh sống, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã, bản đã luôn quan tâm chăm lo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc La Ha.", "Đặc biệt, các huyện đã thực hiện những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc La Ha như xây chuồng trại mới, di chuyển chuồng trại ra xa nơi ở, cải tạo ao và bè lồng cá trên mặt hồ; hỗ trợ tổ chức, khôi phục lễ hội; tổ chức truyền khẩu dạy tiếng dân tộc La Ha. Các huyện còn đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là việc đưa giống mới vào sản xuất nông nghiệp…", "Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, được biết, để bảo tồn và phát huy văn hóa, trong đó có ngôn ngữ của dân tộc La Ha, năm 2020, từ Đề án phát triển kinh tế-xã hội dân tộc La Ha giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong đó có phần dạy tiếng La Ha, tỉnh Sơn La đã giao cho các huyện phối hợp mở các lớp học ngôn ngữ cho đồng bào dân tộc La Ha tại các bản. ", "Ông Quàng Văn Hóa, bản Nà Tạy, xã Pi Toong, huyện Mường La là người đầu tiên tham gia dạy tiếng dân tộc La Ha, chia sẻ, năm 2020, ông được huyện cử tham gia đứng lớp dạy tiếng dân tộc mình cho bà con La Ha tại các bản của xã Chiềng Lao. ", "Nội dung ở các lớp học nói về sinh hoạt hằng ngày, các vật dụng trong gia đình, mối quan hệ trong gia đình bằng tiếng La Ha. Bà con rất hào hứng học và tiếp thu được khoảng 80% lượng kiến thức. Tuy nhiên, để bà con duy trì và tiếp tục truyền đạt tiếng nói của dân tộc mình cho chính những thành viên trong gia đình thì cần có thêm những lớp học như thế này để nhân rộng.", "Với những chính sách phù hợp, hiệu quả dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc La Ha nói riêng đã và đang được tỉnh Sơn La lồng ghép vào Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội… ", "Do vậy, để từng bước nâng cao đời sống của đồng bào La Ha, tỉnh Sơn La đã giao cho Ban Dân tộc tỉnh Sơn La và một số sở, ngành liên quan rà soát lại toàn bộ từ kết cấu hạ tầng đến hỗ trợ sản xuất hay những phong tục, tập quán, văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc La Ha đã bị mai một để có giải pháp khôi phục và phát huy. Trong đó, đã có nhiều giải pháp cụ thể trong việc bảo tồn và lưu giữ ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào dân tộc La Ha." ]
360
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-la-hu-post723937.html
Dân tộc La Hủ
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/lahu1dat.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/lahubadat.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_23/lahunamdat.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_21/lahusuoi-1736.jpg.webp" ]
[ "Trang phục của người La Hủ rất rực rỡ.(Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)", "Bà lão người La Hủ. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)", "Trang phục của nam giới La Hủ. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)", "" ]
[ "Người La Hủ vốn là một nhánh của siêu tộc Địch – Khương mà sử sách Trung Quốc gọi là Tây Nhung với địa bàn phát tích thuộc miền đất nằm giữa các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay. Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu, những người La Hủ đầu tiên đến cư trú mới cách đây khoảng 10 đời.", " Các nhóm La Hủ gồm: La Hủ Đen, La Hủ Vàng và La Hủ Trắng.", " Về tộc danh: Tên gọi La Hủ có từ đời Thanh. Theo Danh mục thành phần các dân tộc ở Việt Nam được công bố năm 1979, quy định tên gọi là La Hủ.", "Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê, dân số người La Hủ tính đến thời điểm 1/4/2019 là 12.113 người, trong đó nam là 6.122 người, nữ là 5.991 người.", " thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng),", " cư trú chủ yếu ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.", "Trước đây họ thường làm nhà, lều rải rác ở ngay trên nương, trên núi cao thuộc hai xã Pa Ủ và Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè (Lai Châu). Nhà lợp lá, lá vàng lại chuyển đi nơi khác nên người La Hủ mới có tên Xá Lá Vàng. Hiện nay, họ phổ biến ở nhà trệt hoặc trình tường bằng đất hoặc ván. Bếp, nhà thờ và giường ngủ của gia đình bao giờ cũng ở chung một gian.", "Phụ hệ.", "Phụ nữ đội khăn đội đầu với những chi tiết rất sặc sỡ và rực rỡ nhất bằng cách sử dụng thêm vòng chụp đầu, mũ, dây cuốn tóc, vòng dây trang điểm, dây len và dây tua len đội đầu. Phụ nữ mặc áo dài tay, cổ tròn thêu hoa văn, thân áo, nách và tay áo đều thêu hoa văn hoặc nẹp vải. Trước đây, người La Hủ tự nhuộm vải để làm tay áo. Quần của phụ nữ La Hủ được làm bằng vải tự dệt nhuộm chàm đen. Quần may kiểu chân què, nối đũng, góc đũng rộng hơn 90 độ, chiều dài thân quần và chiều rộng cạp quần tùy dáng người mặc.", " Trang phục nam giới người La Hủ đơn giản hơn, gồm có khăn, áo và quần đều nhuộm chàm.", " Người La Hủ ăn cơm tẻ là chính, các loại rau củ quả, măng, nhất là các loại củ cho chất bột như củ báng, củ đao, củ nâu, các loại củ mài, các loại thịt.", " Người La Hủ có cách bảo quản thực phẩm như sấy khô; làm măng chua; phơi khô (măng, nấm, mộc nhĩ).", " Người La Hủ có thói quen uống rượu trong ngày thường, đặc biệt trong các dịp lễ, tết, hội hè, đám cưới, mừng nhà mới. Tục hút thuốc rất phổ biến ở cả nam và nữ. ", " Tết truyền thống của dân tộc La Hủ (Nhi chê chê) diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5 tháng Mười Một. Ăn tết xong 13 ngày đến ngày “Nhi chê khó” (ngày rằm), tết của con trai, họ nấu bánh chưng, bánh giày. Theo quan niệm của người La Hủ, sau ngày Nhi chê khó không được giã bánh giày.", " Người La Hủ ở một số nơi ăn tết vào một ngày tốt trong tháng 12 hoặc ngày cuối cùng của tháng 12, ngoài ra còn ăn tết các tháng 3, tháng 6, tết dân tộc. ", " Tết cơm mới diễn ra từ tháng Chín đến tháng Mười, sau khi thu hoạch xong mùa màng.", " Người La Hủ thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã mất vào các dịp lễ, tết. Họ quan niệm tổ tiên là bố mẹ, ông bà đã mất chỉ thờ tổ tiên một đời, tức là bố mẹ của gia chủ và đó cũng là ma nhà. ", "Trồng lúa nương, ngô, sắn, chăn nuôi đại gia súc, lợn, gia cầm, khai thác các nguồn lợi tự nhiên như săn bắn, hái lượm, đánh cá… Ngoài ra, còn có nghề thủ công như đan lát, dệt vải.", " Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ hộ nghèo: 74,4%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 3,1%; Tỷ lệ thất nghiệp: 1,51%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 1,7%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 3,0%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 0,7%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủ công truyền thống: 0,30%.", " Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện, Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 46,9%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 101,9%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 77,9%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 21,3%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 22,1%.", "Nguồn: ", "- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật) ", "- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê) ", "- Website Ủy ban Dân tộc - Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc Việt Nam" ]
361
ethnic_data
https://nhandan.vn/dan-toc-lo-lo-post723899.html
Dân tộc Lô Lô
[ "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_17/img2299.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/lolo5-2052.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/cdhncuxjw/2022_10_17/lolomeovac.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w2000/Uploaded/2024/genaghlrgybna/2022_11_22/lolo-1982.jpg.webp" ]
[ "Trang phục của phụ nữ và nam giới Lô Lô đều rất sặc sỡ. (Ảnh: NGỌC TRÂM)", "(Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)", "Các thiếu nữ Lô Lô (Mèo Vạc, Hà Giang) trong nghi lễ cầu mưa. (Ảnh: NGỌC TRÂM)", "(Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)" ]
[ " Người Lô Lô ở Việt Nam có quan hệ mật thiết với người Di ở Trung Quốc. Người Lô Lô đến Việt Nam đầu tiên tại vùng Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Phong Thổ (Lai Châu), sau đó một bộ phận ở Hà Giang chuyển sang Bảo Lạc, Cao Bằng.", " Về tộc danh: Ngoài tên gọi Lô Lô, còn có các tên khác như Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn.", " Dân tộc Lô Lô gồm các nhóm Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa. Ngoài hai nhóm trên, còn có thêm nhóm Lô Lô Trắng.", "Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê, dân số người Lô Lô tính đến thời điểm 1/4/2019 là 4.827 người, trong đó nam là 2.413 người, nữ là 2.414 người.", "Thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến", "Phân bố tập trung ở Cao Bằng và Hà Giang, ngoài ra còn ở một số tỉnh miền trung và Tây Nguyên như Bình Định, Gia Lai.", "Nhà ở truyền thống gồm ba loại nhà khác nhau: nhà nền đất, nhà sàn và nhà nền sàn nửa đất.", " Phụ hệ.", "Y phục nữ có khăn, áo, quần, tạp dề, dây lưng, xà cạp, váy, giày. Phụ nữ Lô Lô thường dùng khăn quấn đầu. Khăn của phụ nữ Lô Lô ở Hà Giang có màu đen hoặc chàm với nhiều họa tiết, màu sắc khác nhau ở cuối mỗi đầu khăn và chính giữa khăn. Phụ nữ Lô Lô ở Cao Bằng lại sử dụng hai loại khăn là khăn trắng và khăn đen. Hai loại khăn này không được trang trí, thêu thùa gắn tua và các hoa văn. ", " Phụ nữ Lô Lô Đen mặc áo cổ vuông, xẻ ngực cài khuy bằng vải hoặc đồng. Ống tay áo được trang trí nhiều họa tiết hoa văn hoặc đính kèm nhiều miếng vải màu khác nhau. Sống lưng áo trang trí các họa tiết hình vuông nhỏ. ", " Phụ nữ Lô Lô Hoa mặc áo cổ tròn, màu đen hoặc chàm, xẻ ngực. Toàn bộ áo được thêu đính kèm những miếng vải với các màu sắc đỏ, xanh, vàng, trắng.", "Váy là một điểm nhấn trong bộ trang phục truyền thống của người Lô Lô Đen, chia làm ba lớp: lớp ngoài cùng là những dải tua rua gắn với chùm bông len đủ màu sắc; lớp thứ hai là tấm vải quấn váy chắp nhiều mảng hoa văn; lớp trong cùng là chiếc váy xèo xếp ly màu đen. Hoa văn phổ biến trên vải quấn váy là hoa văn pá pú.", " Nam giới mặc quần áo vải đen, áo kiểu tứ thân, cài khuy bên nách phải, quấn khăn chàm.", "Món ăn của người Lô Lô trong ngày thường gồm các món có tinh bột như cơm tẻ, cơm ngô, xôi, mèn mén, cơm lam; những món giàu chất đạm và béo như thịt, cá, trứng, đậu lạc, vừng, nhộng ong; món ăn chế biến từ các loại rau, củ, quả. Trong các dịp lễ tết, người Lô Lô chế biến nhiều món khác như tiết canh, thịt quay, bánh trôi, bánh rán, bánh chưng. Tết đến, người Lô Lô ở Mèo Vạc gói bánh chưng bằng ngô nếp.", " Trong sinh hoạt hằng ngày, người Lô Lô có thói quen uống rượu và có tập quán mời rượu khi khách đến chơi.", "Người Lô Lô ăn Tết Nguyên đán như người Hán và người Việt, ngoài ra còn có tục ăn Cơm mới, tết Ðoan ngọ, Rằm tháng bảy...", " Người Lô Lô thờ cúng tổ tiên, bố mẹ và những người thân đã mất. Trên bàn thờ có những bài vị hình nhân bằng gỗ, vẽ mặt bằng than đen. Linh hồn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh.", "Trồng lúa, ngô, hoa màu, rau củ, cây ăn quả trên nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm, săn bắt, hái lượm, đánh bắt cá. Người Lô Lô còn có một số nghề thủ công như đan lát, làm ngói, thêu thùa… Hoạt động thương mại, trao đổi hàng hóa trong đời sống người Lô Lô cũng khá phát triển.", " Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê, Tỷ lệ hộ nghèo: 53,9%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 14,4%; Tỷ lệ thất nghiệp: 0,22%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 6,9%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 14,5%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 3,4%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủ công truyền thống: 3,17%.", "Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện, Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 56,0%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 102,1%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 76,8%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 34,3%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 21,0%.", "(Nguồn:", "- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật) ", "- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê) ", "- Website Ủy ban Dân tộc - Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc Việt Nam)" ]
362
ethnic_data
https://nhandan.vn/thuc-hien-tot-hon-nua-cong-tac-bao-dam-quyen-con-nguoi-post827234.html
Thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm quyền con người
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/athlraunvqnat/2024_08_28/anh-3-9933.jpg.webp" ]
[ "" ]
[ "Ngày 28/8, tại Cần Thơ, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền thành phố Cần Thơ phối hợp Văn phòng thường trực về Nhân quyền của Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn ", " năm 2024. ", "Tham dự Hội nghị, có 250 đại biểu là thành viên Ban Chỉ đạo, đại diện lãnh đạo, cán bộ theo dõi công tác nhân quyền thuộc các sở, ban ngành thành phố.", "Tại Hội nghị, đồng chí Đồng chí Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ đạo về nhân quyền Thành phố Cần Thơ cho biết: Ba", "Các đại biểu đã nghe các báo cáo viên trình bày hai chuyên đề gồm: “Công tác nhân quyền trong tình hình mới” và “thực trạng tình hình hiện tượng tôn giáo mới, “đạo lạ”, “tà đạo” và một số giải pháp công tác thời gian tới”.", "Tại Hội nghị Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực về Nhân quyền của Chính phủ, khẳng định nhân quyền là công tác chung của cả hệ thống chính trị, gắn liền với cấp cơ sở do đó cần sự chung tay, phối hợp của các sở, ban, ngành trong bảo vệ,", "Theo đó, đồng chí Nguyễn Văn Kỷ đề nghị Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Thành phố Cần Thơ tiếp tục tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo, bảo trợ xã hội, an sinh xã hội, chính sách lao động, việc làm; ưu tiên chính sách với nhóm dễ bị tổn thương; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền cho người dân tộc thiểu số; chủ động vô hiệu hóa hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch, nhất là hoạt động móc nối trong-ngoài, chỉ đạo chống phá Việt Nam vào các thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng; nắm chắc tình hình, xử lý triệt để các vấn đề liên quan tôn giáo, dân tộc, khiếu kiện, không để tạo thành điểm nóng.", "Đề nghị các sở, ban, ngành nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong tổ chức triển khai thực hiện công tác nhân quyền trên địa bàn thành phố, tham mưu kịp thời, có hiệu quả các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác bảo đảm quyền con người ở cấp cơ sở.", "Hội nghị đã cung cấp những thông tin, kiến thức thiết thực về công tác bảo đảm nhân quyền, qua đó giúp cán bộ ở cấp cơ sở thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm, thúc đẩy quyền con người. Qua công tác tập huấn, hướng dẫn việc triển khai thực hiện công tác nhân quyền của các báo cáo viên là tiền đề, cơ sở quan trọng để đề ra các chủ trương, biện pháp khắc phục tạo sự chuyển biến rõ nét trong thời gian tới." ]
363
ethnic_data
https://nhandan.vn/khanh-thanh-nha-van-hoa-cong-dong-tang-dong-bao-dan-toc-lo-lo-post748588.html
Khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng tặng đồng bào dân tộc Lô Lô
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yrzestsfzyr/2023_04_19/2-img-6022-8891.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yrzestsfzyr/2023_04_19/4-img-6240-3708.jpg.webp", "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/yrzestsfzyr/2023_04_19/3-img-6438-2581.jpg.webp" ]
[ "Đông đảo bà con dân tộc Lô Lô hân hoan tới dự buổi lễ.", "Ban Tổ chức trao quà tặng đồng bào tới tham dự Lễ khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Lô Lô.", "Đại diện Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tượng trưng kinh phí xây “Ngôi nhà hạnh phúc”, kinh phí đỡ đầu tặng em Hà Văn Hoan và chị gái." ]
[ " dân tộc Lô Lô là công trình thứ 3 trong chuỗi 16 nhà văn hóa cộng đồng tặng các dân tộc thiểu số rất ít người trên cả nước, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thời gian qua, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Sacombank. ", "Từ nay, công trình sẽ trở thành nơi đồng bào Lô Lô đến sinh hoạt, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và thắt chặt thêm tình đoàn kết. Đây cũng là địa điểm sưu tầm, lưu trữ, nghiên cứu, phát huy, quảng bá các di sản văn hóa dân tộc Lô Lô gắn với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.", "Tại buổi lễ, đông đảo đồng bào ", " đã đến chung vui qua hàng loạt hoạt động như: thi hát dân ca, trình diễn trang phục truyền thống, thi thêu thổ cẩm, quay sợi bông, dệt vải, đan lát vật dụng sinh hoạt bằng tre, trúc và tranh tài nhiều trò chơi dân gian đặc sắc.", "Nhân dịp này, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã trao công trình phòng học máy tính tặng Trường Tiểu học Kim Cúc (xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) trị giá 100 triệu đồng; trao 88 suất quà, mỗi suất 250 nghìn đồng tặng các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn sinh sống tại xóm Cốc Xả. Tỉnh ủy Cao Bằng cũng đã hỗ trợ kinh phí mua sắm các loại đồ dùng, trang bị cần thiết cho Nhà văn hóa cộng đồng, với tổng giá trị 5 triệu đồng.", "Ngoài ra, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam còn trao 80 triệu đồng kinh phí xây dựng “Ngôi nhà hạnh phúc” tặng gia đình em Hà Văn Hoan, đồng thời cam kết đỡ đầu em tới năm 18 tuổi, với mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng.", "Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Kim Quy cho biết, em Hà Văn Hoan là học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cả bố và mẹ. Hiện, em Hoan đang sống cùng chị gái trong căn nhà gỗ đã xuống cấp nghiêm trọng, vô cùng nguy hiểm khi trời có mưa lũ, tại xóm Nà Lùng, xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc.", "Dự kiến, “Ngôi nhà hạnh phúc” của 2 chị em Hà Văn Hoan sẽ có tổng diện tích 100m2, với 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 bếp. " ]
364
ethnic_data
https://nhandan.vn/khau-vai-lang-man-cho-tinh-post655405.html
Khâu Vai lãng mạn chợ tình
[]
[]
[ "Ở những vùng núi cao sẽ chẳng bao giờ thiếu những huyền thoại. Huyền thoại về chàng Ba - con trai người Nùng và nàng Út - con gái người Giáy chỉ dám hẹn hò ở miền đá giăng thành, đắp lũy thuộc xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Hai người bị ngăn cấm do những quan niệm khắt khe của dòng tộc. Khi tình yêu của họ bị phát hiện, bị phản đối quyết liệt, chàng Ba dắt nàng Út lên sườn núi Khâu Vai quyết tâm bảo vệ tình yêu. Ðiều đó đã khiến hai gia đình mâu thuẫn gay gắt. Ðôi trai-gái không cam tâm nhìn cảnh tang thương xảy ra với những người thân yêu, nên họ đã gạt nước mắt chia tay, hẹn nhau hằng năm đúng ngày chia tay sẽ tìm gặp tại núi Khâu Vai, đó là ngày 27/3 âm lịch. Sau khi chàng Ba và nàng Út mất, người dân trong vùng đã xây miếu Ông, miếu Bà và từ năm 1919, tổ chức phiên chợ tình đúng ngày 27/3 âm lịch.", "Từ trước năm 1991, người đến chợ không nhiều. Chủ yếu là những người gặp trắc trở về tình duyên mà không đến được với nhau bởi ràng buộc của lễ giáo, sau một năm xa cách đến đây ôn lại chuyện tình duyên, tâm sự về đời sống... Mỗi người đều đã có một mái ấm gia đình, có con, có người thành ông, thành bà. Bao câu chuyện về niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống thủ thỉ cùng nhau được đá núi chứng kiến. Họ cũng có thể hát cho nhau nghe những bài hát về mùa xuân no ấm, về tình người. Từ năm 1992 trở đi, người dân quanh vùng đến Khâu Vai nhiều hơn, thậm chí có cả những người thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang… tụ họp. Sau năm 2000, khi Hà Giang đã xuất hiện trên bản đồ du lịch, khi các cung đường \"bò\" trên vách đá thuận tiện hơn, những phiên chợ độc đáo, kể cả chợ Phong Lưu, đều nằm trên hành trình khám phá của du khách. Bây giờ thì Khâu Vai nói riêng, Hà Giang nói chung trở thành điểm đến của du khách thập phương. Chợ tình Khâu Vai không giống những chợ tình khác như Sa Pa, Mộc Châu bởi những nét độc đáo riêng biệt và luôn được chính người dân bản địa chờ đợi.", "Tôi sinh ra ở Hà Giang và đi đó đây nhiều. Ở đâu chẳng có bến đợi, bến chờ. Ngay trên các xã vùng cao, nơi lũng sâu, suối đẹp, vẫn có bến đợi, bến hẹn hò của các cặp đôi. Nhưng đây là phiên chợ mà không hẳn là chợ, đi chợ mà giống như trải nghiệm ngày hội vui. Cả một năm mới gặp nhau một lần, họ được chơi, được hát, ăn uống, được nghe khèn, nhảy múa bung tỏa giữa cao nguyên, rồi khi chợ tan trở về gia đình, họ lại làm tròn chức phận làm chồng, làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Có người thành ông, bà, làm chỗ dựa cho con cháu.", "Tôi biết, có những đôi vợ chồng chở nhau đi chợ, rồi tách nhau ra. Chồng đi tìm bạn cũ, vợ đi tìm người bạn xưa để gặp gỡ hỏi han cuộc sống của nhau mà chẳng sợ ghen tuông. Họ dắt nhau ra mỏm đá, góc núi, bờ nương. Tôi cũng gặp những ông, bà đã lớn tuổi, nhưng đôi mắt vẫn còn hằn in những tâm tư nhớ cố nhân, hằn in cả nỗi trở trăn của dòng Nho Quế hùng vĩ. Hỏi ông, hỏi bà đi đâu? Ông bảo đi tìm người xưa. Người xưa của họ có thể đến, có thể đến mà không ra mặt, nhưng có thể đã về thiên cổ. Nhưng sợi dây tình cảm vô hình cứ níu kéo họ về phiên chợ này để lòng dâng lên cảm xúc khôn nguôi. \"Những phút giây ngoài chồng, ngoài vợ\" ấy âu cũng thật nhân văn...", "Trong ngày diễn ra phiên chợ, khu vực trung tâm chợ, từng tốp nam nữ từ năm đến bảy người tụ tập vào hát, say sưa, mê đắm. Người Giáy, người Nùng hát Cọi, người Tày hát sli, lượn để giao duyên. Ðề tài chủ yếu nói về nhớ nhung yêu đương. Anh Giàng Líu Sủng tâm sự: \"Tôi đi chợ tình mười mấy năm rồi, lần nào cũng ngồi ở một mỏm đá đó, không chuyển đi nơi khác được. Tôi cảm thấy tiếc vì không cưới nhau được. Giờ vẫn còn yêu… nhưng đành…\".", "Nhiều người đến và làm thơ về Hà Giang. Tôi chợt nhớ đến những câu thơ của thi sĩ Trần Hòa Bình khi đến mảnh đất này: \"Quỳ trước núi mà tin thôi em ạ/ Ai trong đời chẳng có một Khâu Vai/ Nhọn sắc đá tai mèo/ Cứa vào thương nhớ\". Trần Hòa Bình đa tình và mảnh đất này cũng đa tình. Vâng, những chàng trai, cô gái Nùng, Giáy, H’Mông… xứ này lạ lắm. Ai cũng có những khao khát về tình yêu của riêng mình và khi yêu là hiến dâng, là chia sẻ và bâng khuâng nhớ. Chợ có yếu tố mở, bởi không chỉ dành cho những tình nhân xưa, mà là \"bến đò\" của mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội. Chẳng ai có thể biết bao nhiêu đôi lứa đã thành vợ, thành chồng từ lần gặp gỡ ở chợ tình.", "Ngày nay, huyện Mèo Vạc và tỉnh Hà Giang đã đưa chợ tình Khâu Vai lên thành Tuần Văn hóa du lịch lễ hội chợ tình Khâu Vai với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống độc đáo. Người dân nơi đây tin rằng, chợ tình Khâu Vai hằng năm đã trở thành một \"bảo tàng sống\" sinh động, tái hiện lại các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trên cao nguyên đá. Ðó cũng chính là một trong những giải pháp để gìn giữ, lan tỏa văn hóa tới cộng đồng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng về những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng và phát triển chuẩn mực đạo đức xã hội, gia đình, tình yêu đôi lứa ■", "Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ban hành Quyết định số 1952/QĐ-BVHTTDL về việc đưa “Tập quán xã hội và tín ngưỡng chợ Phong Lưu Khâu Vai” vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. " ]
365
ethnic_data
https://nhandan.vn/khai-mac-le-hoi-cho-phong-luu-khau-vai-post752803.html
Khai mạc Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai
[ "https://image.nhandan.vn/w790/Uploaded/2024/cuhatguhgenat/2023_05_15/a-hg-4-1782.jpg.webp" ]
[ "Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà trong Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai." ]
[ " được hình thành đến nay đã trải qua hơn 100 năm. Đây là phiên chợ nổi tiếng ở Hà Giang, mỗi năm chỉ họp duy nhất một ngày.", "Người đến chợ không vì mục đích mua bán mà đến chợ để gặp bạn, tìm bạn, cầu duyên, cầu phúc ở miếu Ông, miếu Bà và thưởng thức những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.", "Trong khuôn khổ Lễ hội, từ ngày 15 đến 16/5 sẽ diễn ra chuỗi các hoạt động đặc sắc, hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tại Hà Giang như: Trình diễn thổi khèn H’Mông; múa nhảy lửa của dân tộc Lô Lô; múa nón, múa khăn của dân tộc Giáy. ", " Đến với Lễ hội, du khách còn được trải nghiệm các trò chơi dân gian, thưởng thức các món ăn truyền thống tại chợ đêm Mèo Vạc và trải nghiệm các tour du lịch trên vùng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. " ]
366