Question
stringlengths
0
11.9k
Answer
stringlengths
0
26.8k
Bà nội tôi ngày xưa là chủ sở hữu của căn nhà tôi và cha tôi đang sinh sống hiện nay . Năm 1990, bà có viết di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho anh trai cùng cha khác mẹ của tôi . Trong di chúc có ghi :"Tôi để lại toàn bộ ngôi nhà cho cháu tôi là NHP. Tôi không có ai trong diện thừa kế bắt buộc , vì vậy mọi tranh chấp sau này đều trái với ý nguyện của tôi" . Anh trai tôi hiện đang cư ngụ tại nước ngoài , không có quốc tịch Việt Nam. Bà tôi mất năm 1999. Sau đó tôi và cha sống trong ngôi nhà này , hộ khẩu chỉ có tên hai cha con tôi . Xin quí luật sư cho tôi biết , cha tôi có được chia phần trong căn nhà này không ?
Chào bạn! Vụ việc của gia đình bạn phải xem lại chủ sở hữu căn nhà đó là tài sản chung của ông bà bạn hay là tài sản riêng của bà nội bạn. Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của bà nội bạn thì bà nội bạn mới có quyền lập di chúc để định đoạt ngôi nhà đó. Nếu bà nội bạn có toàn quyền sở hữu đối với ngôi nhà và di chúc hợp pháp thì tài sản được định đoạt theo nội dung di chúc. Nếu người được hưởng di sản là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì được nhận thừa kế là giá trị bằng tiền. Bố bạn chỉ có quyền đối với ngôi nhà đó nếu di chúc của bà bạn không có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, nếu có tranh chấp khiến tòa án giải quyết thì bố bạn và bạn được tính giá trị tu sửa, sửa chữa ngôi nhà trong quá trình sử dụng (nếu có) và công sức duy trì, tu tạo di sản.
Hiện nay ông bà tôi đều đã ngoài 75 tuổi, nhưng vẫn còn minh mẫn. Nay ông bà tôi có ý định viết di chúc để lại tài sản cho các con Hiệu lực của di chúc như thế nào?
1. Khái niệm về di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 646 Bộ luật Dân sự). 2. Được hưởng thừa kế theo di chúc vào thời điểm nào? Người được hưởng thừa kế theo di chúc khi người chết có di chúc để lại. Trong trường hợp này di chúc phải hợp pháp, và những người có tên trong di chúc có đủ điều kiện nhận di sản thừa kế theo di chúc và họ không từ chối nhận di sản đó. 3. Di chúc hợp pháp được quy định thế nào? a. Căn cứ vào Điều 647 Bộ luật dân sự, độ tuổi người lập di chúc được quy định như sau: - Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. b. Quyền của người lập di chúc được quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự: - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. c. Quy định về hình thức di chúc (Điều 649 Bộ luật Dân sự): Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Trường hợp di chúc được lập thành văn bản thì bao gồm có các nội dung sau (căn cứ Điều 653 Bộ luật Dân sự): - Ngày, tháng, năm lập di chúc; - Họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; - Di sản để lại và nơi có di sản; - Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. - Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. * Trường hợp di chúc bằng miệng, người viết di chúc không thể tự mình viết bản di chúc: Phải có 02 (hai) người làm chứng, riêng những đối tượng sau không được làm chứng: - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; - Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; - Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự; d. Di chúc hợp pháp (Điều 652 Bộ luật Dân sự): - Người lập Di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập Di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; - Nội dung Di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức Di chúc không trái quy định của pháp luật. - Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. - Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. - Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được nêu trên. - Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người Di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người Di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì Di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. 4. Hiệu lực pháp luật của di chúc (Điều 667 Bộ luật Dân sự): - Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. - Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; • Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập Di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật. - Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. - Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật. - Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Lưu ý: Đối với hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng thì có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. 5. Về đối tượng được hưởng thừa kế theo Di chúc (Điều 669 Bộ luật Dân sự): - Là cá nhân, tổ chức được chỉ định là người hưởng thừa kế trong di chúc. - Riêng đối với những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật Dân sự: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Con và anh 2 của con năm Ba con mất 2 anh em chưa đủ 18 tuổi. Trước lúc Ba mất có viết di chúc ủy quyền cho Bà Nội giữ giúp khi nào 2 anh em đủ 18 tuổi rồi giao lại miếng đất. 2 năm sau Bà sang tên qua cho Bà chủ quyền sở hữu. Nay con đã 22 tuổi mà bà nội chưa giao lại đất cho 2 anh em con. Khi con hỏi thì Bà Nội và các cô chú trong nhà nói là đất của Bà Nội chứ ko phải đát của Ba mày đâu mà chia. Xin luật sư cho con ý kiến làm cách nào để con lấy lại công bằng. Hiện giờ đời sống của 2 anh em con rất khó khăn.
Do hai anh em bạn và bà nội bạn đều là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 669 của Bộ luật dân sự nên đề có quyền được hưởng di sản. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Trường hợp bạn không được thanh toán phần di sản của mình thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế. Theo quy định Bộ luật dân sự, thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác quyền thừa kế của người khác là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Tôi muốn tham khảo Luật sư một việc cụ thể về " phân chia di sản thừa kế không có di chúc"  như sau: Ông bà nội tôi đều đã mất hết từ năm 2006 và để lại khối di sản là 1000m2 đất ở và các bên qua việc họp gia đình để chia đất đều không đạt kết quả vì các bên bất đồng về cách chia.        Ông nội tôi có 4 người con và 2 vợ.        Vợ cả mất năm 1937, đẻ được 2 người con, khi đó ông nội tôi và bà cả sống trên mảnh đất của Cụ nội, cụ nội mất năm 1941, cụ bà mất năm 1986. Năm 1952 ông nội tôi lấy bà hai và sinh được 02 người con gồm bố tôi. Năm 2006 cả ông nội và bà hai đều mất và không để lại di trúc.        Năm 1960 Cụ bà tôi khi đó còn sống đã bán mảnh đất trên đi và mua mảnh đất hiện tại gồm 1000m2 là mảnh đất hiện tại. Vậy tôi xin tư vấn:         1. Bố tôi khởi kiện để chia di sản thừa kế và mong muốn mảnh đất trên thành 4 phần bằng nhau cho 4 người con theo đúng pháp luật có sai không       2. Mảnh đất hiện tại có chia cho bà cả đã mất từ năm 1937 không?       3. Nếu chia theo pháp luật khi tòa xử thì mảnh đất sẽ được chia như thế nào?             Rất mong Luật sư nghiên cứu và cho phương hướng giải quyết.          Xin trân trọng cám ơn.
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 675 BLDS năm 2005 thì thừa kế theo pháp luất sẽ được áp dụng trong các trường hợp: - Người để lại di sản thừa kế không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản Mảnh đất 1000 m2 mà cụ bàn của bạn mua năm 1960, sau khi cụ bà bạn mất, QSD mảnh đất đó do ông nội bạn thừa kế theo pháp luật, do ông nội bạn là người thừa kế duy nhất thuộc hàng thứ nhất theo quy định tại Điều 676 BLDS. Tuy nhiên, năm 2006, cả ông nội và bà nội bạn đều qua đời mà không để lại di chúc. Do đó, di sản thừa kế của ông nội bạn để lại cũng được chia theo pháp luật. Những người thừa kế di sản của ông nội bạn là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 676 BLDS: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết", và , Khoản 3 "Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản." Căn cứ quy định này, những người thừa kế di sản của ông nội để lại chính là 4 người con của ông nội bạn. Do đó, khi có tranh chấp của những người cùng hàng thừa kế theo pháp luật đối với mảnh đất nêu trên, bố bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện để chia di sản theo pháp luật - Thứ hai, theo quy định tại điều 635 BLDS, "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. ....". Vì bà vợ cả của ông nội bạn qua đời từ năm 1937, nên không phải là đối tượng hưởng di sản thừa kế của ông nội bạn. - Thứ ba, khi chia mảnh đất trên theo pháo luật, cả 4 người con của ông nội bạn sẽ được hưởng những phần di sản bằng nhau. "Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau" (Khoản 2 Điều 676 BLDS)
Nhà em ở tỉnh Nam Định, ông cố của em có 2 người vợ. Người vợ lớn chính là mẹ của bà nội em. Ông cố chết có để lại 1 mảnh đất mà không viết di chúc để lại cho ai. Rồi bà cố em cung chết , bà nhỏ không có con cái đến bây giờ thì bà cũng mất. Bà nội em co phải là người thừa kế thứ nhất theo pháp luật Việt Nam không? Bà nội em trước khi bà nhỏ chết thì đang ở TPHCM . Bây giờ bà nội em ra để hưởng quyền thừa kế theo pháp luật thì cháu của bà nhỏ cản trở và giấu đi sổ đỏ của mảnh đất. Bà nội em đã cắt hộ khẩu ở Lâm Đồng về lại Nam Định, cháu của bà nhỏ lại chính là chủ tịch xã của xã Trực Đại, tỉnh Nam Định. Bà nôi em đã nhiều lần nộp đơn báo mất sổ đỏ để được làm lại sổ đỏ khác nhưng chủ tịch xã vẫn chưa trả lời và chỉ gửi giấy hẹn. Những người xung quanh mảnh đất của ông cố em lại đang cố tình lấn vào mảnh đất đó. Kính mong luật sư giải đáp dùm em thắc mắc này, nếu được xin luật sư có thể chỉ gia đình em cách thức làm thủ tục đơn từ để có thể làm lại giấy tờ đất.
Thứ nhất: bạn hỏi bà nội của bố bạn có phải là người thừa kế thứ nhất hay không? Theo quy định của pháp luật bà nội của bố bạn là người thừa kế thộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, việc có phải là người thừa kế duy nhất hay không thì liên quan đến nhiều yếu tố. Nếu hôn nhân của ông cố vào các bà cố được công nhân là hôn nhân hợp pháp thì. Di sản của ông cố sẽ được chia cho hàng thừa kết thứ nhất gồm hai bà cố và bà nội bố bạn. Khi bà cố (vợ lớn của ông cố) mất thì bà nội bố bạn là người thừa kế duy nhân di sản của bà cố. Còn bà cố thứ hai mất do không có con nên không có hàng thừa kế thứ nhất vì vậy những người thuộc hàng thừa kế thứ hai hưởng di sản thừa kế của bà ấy. Đối vơi mảnh đất của ông cố với các dữ kiên bạn đưa ra theo tôi vì đây là cuộc hôn nhân tư ngày xưa vì vậy pháp luật hội ấy có thể công nhận chế đội hôn nhân đã thê do đó khi ông cô chết mảnh đất của ông được chia cho ba người thừa kế đó là hai bà cố và bà nội bố bạn. Khi bà cố thứ nhất chết bà nội bố bạn được thừa kế toàn bộ tài sản của bà cố thứ nhất vì vậy bà nội bố bạn được 2/3 mảnh đất đó. Còn 1/3 mảnh đất thuộc quyền thừa kế của bà cố thứ hai. Khi bà cố thứ hai chết không có người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên các người thuộc hàng thừa kế thứ hai của bà ấy được hưởng. Như vậy, theo tôi bà nội bạn chỉ được 2/3 mảnh đất hiện tại mà thôi. Tất cả những đề cập trên chi là giả thiết sự việc của bạn nêu ra tương đối phức tạp cần phải đối chiếu quy định của pháp luật qua từng thời kỳ vì vậy bạn cần phải cung cấp các thông tin dữ liệu đầy đủ mới có thể tư vấn chính xác được. Còn đối với việc yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết bạn có thể bảo bà nội bố bạn viết đơn lên Chủ tịch UBND huyện nơi có mảnh đất để giải quyết. Việc cấp GCNQSĐ không thuộc thẩm quyền của UBND xã. Một vài trao đổi về vấn đề bạn quan tâm, chúc bạn sớm hoàn thành thủ tục giúp bà nội của bố bạn.
Bố mẹ tôi có 6 người con ( chị cả , anh hai, anh ba, tôi, em gái và em út). Ba tôi mất năm 1963, mẹ tôi và các con sống trên mảnh đất do ông bà để lại cho bố mẹ tôi .  Những năm 80 có chính sách chia lại đất đai gia đình tôi có 3 người đang ở biên chế quân đội (tôi và hai anh) kê khai và được HTX chia khoảng 800m2 (trên chính mảnh đất gia đình đang sống được ông bà để lại) do mẹ tôi sử dụng (ở và trồng trọt). Mẹ tôi mất năm 1994 , từ đó tới nay anh ba tôi sống trên mảnh đất đó và nộp thuế đất. Năm 2008 anh ba tôi làm sổ đỏ đứng tên anh ba tôi và vợ mà không thông báo cũng như hỏi ý kiến các anh chị em khác.  Nay do nhiều mâu thuẫn, 5 anh chị em chúng tôi muốn hỏi luật sư : Chúng tôi có thể yêu cầu bác sổ đỏ đã cấp cho anh ba tôi năm 2008 và yêu cầu chia lại tài sản thừa kế của bố mẹ cho tất cả các anh chị em không? Rất mong nhận được ý kiến tư vấn của luật sư !
Thửa đất trên có nguồn gốc do cha mẹ quý vị để lại, nhưng hai cụ qua đời đã lâu và không để lại di chúc, nếu người qua đời mà không để lại di chúc thì trong thời hạn 10 năm kể từ ngày người để lại di sản qua đời thì các đồng thừa kế phải có yêu cầu chia di sản, sau 10 năm thì đương nhiên mất quyền này. cụ bà thân sinh ra quý vị mất năm 1994 nghĩa là đẫ 18 năm nên quý vị không thể yêu cầu chia di sản thừa kế .Tuy nhiên trường hợp của quý vị nếu các đồng thừa kế đều công nhận đó là tài sản chung thì quý vị có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền chia tài sản chung đó, đất đai khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng phải tuân theo trình tự thủ tục luật định, nếu các trình tự trên không đúng có thể bị thu hồi theo phán quyết của tòa án, hay quyết định thu hồi của cơ quan hành chính có thẩm quyền.
Tôi có vài thắc mắc xin nhờ Luật sư giải đáp dùm?       Ông, bà nội tui có 4 người con và có căn nhà cấp 4 gắn liền với 2.600m vuông đất (Nhà đó Ba tui ở từ nhỏ đến giờ). Năm 1995 Ông nội tui mất, đến năm 2000, bà nội cho căn nhà cấp 4 và 2.600m vuông đất cho ba tui đứng tên mà chỉ cho bằng miệng không có giấy tờ cho tặng gì hết, sau đó Ba tui làm GCN QSD đất mang tên Ba tui. Đến năm 2008 bà nội tui mất, 3 người anh em của Ba tui làm đơn kiện đòi chia di sản thừa kế là Căn nhà cấp 4 và 2.600m vuông đất đó. Hồ sơ đất của Ba tui không có một chữ ký hay giấy cho tặng của Ông Bà nội zì hết, chỉ có ghi chú đất cha mẹ cho năm 1990 (Không đúng với thực tế là Bà nội cho năm 1995 từ đó chị em mới đi kiện là ba tui tự ý làm GCN QSD Đất). Xin Quý Luật sư giải đáp? 1. Nếu chị em Ba tui thắng kiện thì chia làm sao? 2. Theo luật thì 1 nửa của Ông nội, 1 nửa của Bà nội, Ông nội chết quá 10 năm zậy 1 nửa của ông Nội mặc nhiên thuộc về Ba tui hay Bà nội tui? nếu Toà án nói GCN QSD đất của Ba tui là ko hợp Pháp?
Theo thông tin bạn nêu thì GCN QSD đất cấp cho Ba bạn như vậy là không đúng pháp luật. Nếu các cô, chú bác của bạn khởi kiện tranh chấp về thừa kế thì 1/2 giá trị nhà đất đó sẽ được phân chia cho các thừa kế của bà nội bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS. Phần di sản của ông bạn đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nên gia đình bạn được tiếp tục sử dụng. Ba bạn chỉ được tiếp tục sử dụng phần diện tích nhà đất của ông bạn chứ không được cấp GCN QSD đất và cũng không được định đoạt. Nếu có tranh chấp xảy ra thì sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà Ba bạn không thi hành thì các nguyên đơn sẽ yêu cầu Thi hành án cưỡng chế thi hành án. Do vậy, tốt nhất gia đình bạn nên thỏa thuận để chia thừa kế của bà nội bạn sao cho có tình, có lý.
Bà An ở phường MX thành phố HG tỉnh HG có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: 120m2 đất ở đô thị và 235m2 đất trồng cây lâu năm.Bà An ở trên mảnh đất đó cùng với con gái út là Hà và con trai của Hà, đến đầu năm 2012 bà An chết và không để lại di chúc. Bà An có tất cả 6 người con 4 trai và 2 gái. Trước đó bà An đã chia cho đất con trai cả là Vũ và con thư 3 là Tam(đã chết 1998- vợ con Tam vẫn đang sống trên mảnh đất của Tam) và hai người này đã xây dựng nhà và làm Sổ Đỏ. Hiện tại các con đẻ của bà An và vợ của Tam đều đồng ý để chuyển quyền sử dụng mảnh đất của bà An cho Nga là con thứ 5 của bà An. Khi ra công chứng để làm thủ tục thừa kế mảnh đất đó cho Nga , thì con trai thứ 2 và thứ 4 của bà An ở Miền Nam không thể có mặt, chỉ có Con trai cả là Vũ, vợ của Tam, Nga và con gái út là Hà nên công chứng tỉnh HG không thể chứng nhận chuyển quyền thừa kế cho Nga.Công chứng yêu cầu phải có đủ mặt của tấ cả các con của bà An tại phòng công chứng để làm thủ tục. - Xin luật sư tư vấn để làm thủ tục thừa kế cho Nga (vì điều kiện nên con thứ 2 và thứ 4 của bà An không thể về) -Thủ tục này được quy định tại các văn bản nào? Xin chân thành cám ơn!
Do bà An chết không để lại di chúc vì thế tài sản của bà An để lại phải chia theo pháp luật. Bà An có 6 người con, theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy phải tiến hành chia thừa kế và khai nhận di sản của bà An cho các đồng thừa kế là 06 người con của bà An. Vì thế để khai nhận di sản hoặc nhường toàn bộ di sản cho bà Nga thì phải có mặt của tất cả những người con của bà An để làm thủ tục khai nhận hoặc nhường quyền nhận di sản. Văn phòng công chứng yêu cầu như vậy là đúng luật. Chào bạn
Ba mẹ đã mất... gia đình còn 8 anh em, diện tích đất gần 400 m2, trong thời gian ba mẹ con sống, 1 số anh em đã về xây nhà trên mảnh đất đó, hiện tại thì ba mẹ đã mất và vì gặp hoàn cảnh khó khăn, nên ít nhất là 2 trong số 8 người muốn được chia phần đất thừa kế của ba mẹ để lại, nên đã họp anh em lại bàn, kết quả là những người đã xây nhà, và những anh em lớn trong gia đình, không chấp nhận chuyện này , với lí do là nhà tổ, nhiều người đã xây nhà cửa  hết rồi nên ko muốn chia cho những người khác và lấy lí do đó và vai lớn trong gia đình nói, là em nên cũng không biết phải làm gì.... Tôi xin hỏi luật sư.. nếu 1 hoặc 2 trong 8 anh em muốn được chia phần đất của mình,nhưng không có sự đồng ý của những anh em khác, vậy em phải làm gì? Và luật pháp có thể giúp chúng tôi nhận được phần đất của chúng tôi không? Nếu phải ra tòa thì phần chi phí để ra tòa sẽ được tính như thế nào. Mong các Luật Sư trả lời giúp chúng tôi để có bước đi, xin cảm ơn các Luật Sư
1/ Nếu ba mẹ bạn khi mất có để lại di chúc, thì di sản của ba mẹ bạn sẽ được giải quyết theo nội dung di chúc của ba mẹ bạn để lại và nếu ba mẹ bạn có thể hiện nội dung là căn nhà này sẽ được dùng vào việc thờ cúng không ai được quyền mua bán sang nhượng, thế chấp thì mọi người phải tuân thủ theo di chúc này. 2/ Nếu ba mẹ bạn chết không để lại di chúc thì về nguyên tắc di sản của bố mẹ bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế mỗi người 1 phần bằng nhau. Nếu các anh em bạn không đồng ý chia thừa kế. bạn có quyền khởi kiện ra tòa để được bảo vệ quyền lợi. bạn có thể tham khảo các qui định sau: Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Chào LS! Cho em hỏi: Trường hợp cha, me mất đi không để lại di chúc 1/ Tài sản đất để lại chia cho các người con như thế nào? (có 4 người con) 2/ Trong 4 người con có 3 người đã có hộ khẩu + CMND thường chú tại tỉnh khác (ngoải tỉnh) Khi về địa phường làm thủ tục thừa kế cần mang theo những giấy tờ gì? 3/ Trình tự, hồ sơ, thủ thục như thế nào? Xin cảm ơn LS
Theo qui định của pháp luật, khi người để lại di sản chết mà không để lại di chúc thì di sản đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật , cụ thể như sau: Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trường hợp của bạn nếu cha mẹ mất mà không để lại di chúc thì phần di sản trên sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế bằng mỗi phần bằng nhau. Việc hưởng di sản thừa kế của cha mẹ không bị hạn chế của việc thường trú và CMND tỉnh khác. Bạn cần liên hệ Phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế và sẽ được hướng dẫn cụ thể thêm
Ông bà của bố tôi chết đi không để lại di chúc "cả hai ông bà" (Ông chết trước bà hơn 10 năm và thời hiệu thừa kế vẫn còn vì ông không để lại di chúc). Ông bà cụ sinh được bốn người con trong đó có ba người con cũng đã mất người còn lại duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất là bố tôi. Ông bà cụ chết đi để lại vào khoảng 3.900.000 m 2 .khi bà còn sống bà cụ  cho bố tôi 240 m ­­2 đất và được cấp QSD đất, ông đã bán đi một phần "118 m 2 " phần còn lại giao đất cho chị dâu sử dụng (chị dâu của bố tôi sống cùng bà), tờ giấy này được viết không rõ nghĩa là cho đứt hay cho mượn nhưng với mục đích tăng thu nhập để chăm sóc bà lúc tuổi già (phần đất này đã sinh lời khi cho thuê) và chị dâu của bố tôi đã mang tờ giấy này đi chứng thực tại UBND xã An Tường (chị dâu của bố tôi coi như phần đất còn lại của ông đã thuộc quyền sử dụng của bà nhưng trên sổ QSD đất thì vẫn là tên ông, ông không đồng ý chuyển đổi ), khi chứng thực thì Chủ tịch UBND xã An Tường đã mắc lỗi kỹ thuật (sửa chữa chữ viết của phần chứng thực không đóng dấu ). Tờ giấy này đã được phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố Tuyên Quang kết luận có sửa chữa. Hiện nay mảnh đất này do chị dâu của bố tôi quản lý, sử dụng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (và các hàng thừa kế kế vị của hàng thừa kế thứ nhất thuộc anh em của bố tôi đã thống nhất và làm biên bản họp của từng gia đình từ chối không nhận di sản thừa kế). Bố tôi khởi kiện để chia di sản thừa kế. Khi ông khởi kiện để chia di sản thừa kế thì trên thửa đất của ông bà cụ để lại đã tồn tại 5 ô đất được cấp QSD đất, trong đó 3 ô chị dâu của ông đã bán đi và 2 ô bà  chia cho con đẻ của bà (hai ô đất này vào khoảng 1.300.000 m 2 đã  được các cơ quan cấp QSD đất trả lời bằng văn bản là không lưu trữ hồ sơ chi tiết về việc cấp QSD đất). Vậy tôi xin hỏi: 1. Bố tôi có được chia di sản thừa kế hay không, nếu được chia thì như thế nào trong tổng diện tích 3.900.000 m 2? 2. Tờ giấy ông viết giao đất cho chị dâu ông sử dụng có được luật pháp công nhận là ông đã mất phần đất còn lại sau khi ông đã bán đi một nửa trong 240m 2 mà ông đã được cấp QSD đất. 3. Khi thực hiện việc chia di sản thừa kế thì tờ giấy ông viết giao đất cho chị dâu có được coi là di chúc hay không. 4. Hai ô đất mà chị dâu của bố tôi đã cho con của bà có hợp pháp hay không. Rất mong Luật sư cho phương hướng giải quyết. Xin trân trọng cám ơn.
Theo thông tin bạn nêu thì đất đứng tên ông của bạn. Nếu không có thông tin gì khác thì theo nguyên tắc chung trong hôn nhân và gia đình sẽ coi đây là tài sản chung của ông và bà. Đã là tài sản chung thì mọi giao dịch phải được cả ông, bà đồng ý mới có hiệu lực pháp luật. Đối với toàn bộ diện tích đất của ông bà, như bạn nêu đã được cấp giấy tờ cho các chủ nhân hiện nay. Nếu chứng minh được việc cấp giấy tờ đó là không đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định thì có căn cứ để yêu cầu hủy các giấy tờ này. Khi đó, đất trở về trạng thái ban đầu - là di sản để lại chưa chia. Trường hợp không có di chúc thì di sản được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên tôi cũng lưu ý bạn là: Vụ việc của bạn có lẽ phức tạp, vì vậy bạn nên sử dụng tư vấn trực tiếp để có hướng giải quyết đúng đắn nhất.
Bố mẹ tôi kết hôn năm 1966 và có 3 người con trong đó anh trai tôi năm nay 34 tuổi, tôi 25 tuổi, và 1 em gái 17 tuổi, bố mẹ tôi là chủ sở hữu căn nhà có diện tích là 146 m2. Tháng 7 năm 2016, bố mẹ tôi cùng mất trên đường từ Hà Nội về quê trong 1 vụ tai nạn giao thông. Trước khi chết, bố mẹ tôi chưa lập di chúc. Sau khi bố mẹ tôi mất, anh cả tôi nói do anh là con trưởng nên sẽ được hưởng ngôi nhà là di sản bố mẹ để lại và đuổi em gái tôi sang nhà tôi ở, tôi nghĩ như thế không hợp lý, tuy đã tự đọc luật dân sự nhưng vẫn chưa rõ việc chia thừa kế trong trường hợp này như thế nào nên rất mong được luật sư tư vấn giúp, trong trường hợp tôi nêu, ngôi nhà là di sản thừa kế của bố mẹ tôi sẽ được chia như thế nào, dựa trên căn cứ pháp lý nào, nếu anh trai tôi không đồng ý tôi có quyền khởi kiện ra tòa án nhờ giải quyết không?
Do bố mẹ bạn khi chết không để lại di chúc nên theo Điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005 việc chia thừa kế trong trường hợp của bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Cụ thể như sau: Do bố mẹ bạn đều mất cùng nhau, nên hàng thừa kế thứ nhất được xác định theo điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự sẽ bao gồm anh trai bạn, bạn và em gái bạn. Theo khoản 2, Điều 676 Bộ luật dân sự: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau” như vậy, trong trường hợp bạn đưa ra, 3 anh em bạn sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, cụ thể là ngôi nhà diện tích 146 m2 sẽ được chia đều cho 3 anh em. Trong trường hợp, nếu anh trai bạn không đồng ý với việc chia di sản theo pháp luật, bạn có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp về chia thừa kế tài sản. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với di sản thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết thời hiệu bạn sẽ không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế nữa.
Xin chào luật sư. Mong luật sư tư vấn giúp trường hợp này của tôi! Bố mẹ tôi sở hữu mảnh đất 1800 mét vuông. Nhà tôi có 4 anh em (2 trai, 2 gái). khi 2 anh trai tôi lấy vợ. mỗi người được bố mẹ cho 600 mét vuông. Em gái tôi cũng đi lấy chồng. còn lại tôi ở với bô mẹ. Bố mẹ tôi cũng đã nói sau khi mất, 600 mét vuông đất còn lại sẽ cho tôi (không có di chúc, chỉ truyền miệng và được anh em trong nhà công nhận)Tuy nhiên, đến năm 2007 cả bố mẹ tôi đều mất, và tôi cũng đã đi lấy chồng. Thì anh trai cả tự ý làm sổ đỏ cho nhà anh cả bao gồm toàn bộ phần đất hiện tại gia đình anh ấy đang ở và cả phần đất của tôi mà không hỏi ý kiến của tôi hay bất kì ai có liên quan. Đến bây giờ tôi muốn xin lại đất, thì anh cả nhất quyết không chịu trả và nói đấy là đất của anh ấy. Mặc dù, trong sổ địa chính ở xã, 600 mét vuông đất kia đã có tên của tôi và trên mảnh đất của tôi hiện tại vẫn còn ngôi nhà mà trước đây tôi cùng mẹ đã xây. Tôi muốn hỏi, nếu tôi kiện thì có thắng kiện được không? Vì đất của tôi đang nằm trong sổ đỏ nhà anh trai cả.  Và nếu được thì xin luật sư tư vấn cho tôi nên làm gì trong trường hợp này. Nếu như không có di chúc, liệu trường hợp này có thể giải quyết theo luật thừa kế, tức là chia đều đất cho 4 anh em được không? Xin luật sư giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!!!!
Trước hết đây là quan hệ dân sự và được điều chỉnh bởi Luật dân sự và Luật đất đai năm 2003, vè nguyên tắc trong quan hệ dân sự pháp luật tôn trọng và khuyến khích các bên thương lượng hòa giải, trường hợp thương lượng hòa giải không giải quyết được tranh chấp thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện vụ việc tại tòa án có thẩm quyền để xét xử theo quy định. Căn cứ Điều 645 Bộ luật Dân sự về thời hiệu khởi kiện về thừa kế được quy định là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Điều luật quy định như sau: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Do đây là trường hợp không có di chúc, nếu các đồng thừa kế không thống nhất được việc phân chia, quản lý thì về nguyên tắc khối tài sản đó sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế.
Em chào các anh chị luật sư. Hiện tại gia đình em đang có 1 số khúc mắc rất mong nhận được sự giải đáp của các anh chị ạ. Bà nội em có 7 người con. Bố em là con trai duy nhất trong nhà. Ông ngoại em đã mất cách đây 10 năm, bố em mất cách đây 5 năm và bà ngoại em mất cách đây 1 năm. Lúc còn khoẻ thì bà nội em có cho 6 cô con gái mỗi người 50m2 đất và đã làm sổ đỏ sang tên. Số diện tích đất còn lại tầm hơn 400m2 vẫn đứng tên chủ sở hữu là bà nội em. Khi bà nội em mất thì không có để lại di chúc. Vậy trong trường hợp này các cô con gái của bà nội em có được hưởng quyền thừa kế tiếp không ạ hay số đất ấy thuộc toàn quyền sở hữu của mẹ con em. Và nếu các cô được hưởng thừa kế thì số đất mẹ con em và 6 cô nhận được là bao nhiêu m2 ạ. Em rất mong nhận được sự phản hồi từ phía các anh chị ạ.
- Theo quy định của pháp luật thì con gái, con trai có quyền thừa kế như nhau, được nhận các phần bằng nhau. Do vậy, nếu ông bà nội bạn qua đời không để lại di chúc thì di sản thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự. - Nếu là di sản chung của ông bạn và bà bạn thì mỗi người sở hữu 1/2 di sản; - Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết. - Nếu cha bạn chết trước hoặc chết cùng ông bà bạn thì các anh em bạn được thừa kế thế vị theo ĐIều 677 Bộ luật dân sự. Nếu bố bạn chết sau ông bà bạn thì các thừa kế của bố bạn sẽ được nhận di sản thay phần của bố bạn.
Gia đình ông bà nội tôi có tám người con 2 trai 6 gái tất cả đã có gia đình và có cuộc sống riêng, riêng cô thứ tư trong gia đình sau khi chồng hi sinh về quê sinh sống ông tôi có cho làm nhà trên một lô đất trước nhà ông bà nhưng tách rời với mảnh vườn của ông bà, ông bà nội mất trước năm 1970 có để lại ngôi nhà và vườn không để lại di chúc đất chưa có sổ đỏ, đến năm 1978 nhà cô bị hỏng bị sập không ở dược nữa thì bố tôi là con trai thứ hai trong gia đình có cho cô vào ở nhà của ông bà nội tôi, vào năm 1980 hợp tác xã có đo đất lại và lấy lô đất đất của cô tôi ở trước khi vào ở nhà của ông bà, cấp cho một hộ khác, đến năm 1983 cô tôi đi theo con sinh sống ở vùng khác. đến năm 1988 bố tôi đổi mảnh vườn của ông bà cho một ông A để lấy một mảnh vườn khác để sau này làm nơi thờ tự cho ông bà vì bố tôi là người đang thờ phụng chính cho ông bà nhưng chỉ làm giấy tay. năm 1990 thì con cô tôi về làm lại giấy khác cũng vào năm 1988 mang tên cô tôi đổi cho ông A có hợp tác xã và UBND xã xác nhận, đến năm 2014 thủ tục cấp sổ đỏ mảnh vườn mà bố tôi đã đổi cho ông A mang tên của cô tôi nhưng cô tôi đã mất cách đây gần 10 năm (Nhưng hiện nay bố tôi vẫn đang canh tác trên mảnh vườn này). Xin hỏi luật sư các cấp chính quyền xác nhận mảnh đất ông bà để lại là của cô tôi và cấp sổ đỏ như vậy có đúng không, nay bố tôi muốn lấy mảnh đất đó làm nơi thờ tự cho ông bà thì làm như thế nào!
1. Xác lập chủ quyền sử dụng đất: Như bạn trao đổi, đất có nguồn gốc của ông bà để lại nhưng thời gian ông bà chết đã quá lâu, qua nhiều chục năm nên thời hiệu 10 năm để các đồng thừa kế khởi kiện để phân chia thừa kế trong trường hợp này không còn và không được xem xét. Theo thông tin bạn cung cấp, chủ quyền sử dụng đất được xác lập cho cô của bạn (đã chết) dựa trên hồ sơ kê khai nộp trước đó. Việc này là sai quy định của pháp luật bởi lẽ: - Khoản 3 điều 14 Bộ luật Dân sự quy định một người được xác định đã chết thì mọi quan hệ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người đó đều chấm dứt. Như bạn trao đổi, cô bạn đã mất gần 10 năm, chúng tôi không có thêm thông tin để xác định thời điểm cụ thể cô bạn nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận nhưng phân tích quy định của pháp luật về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu như dưới đây, sau đó tạm phân ra hai trường hợp giả định để xem xét như sau: - Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu: Luật đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đều quy định, vê cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện như sau: Hồ sơ gồm: - Đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ; - Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định (nếu có); - Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân và hộ khẩu của chủ sử dụng đất; - Thông báo công khai hồ sơ đăng ký đất của UBND xã, phường, Thị trấn nơi có đất. - Biên bản về việc kết thúc công khai hồ sơ đăng ký quyên sử dụng đất, kết quả xét duyệt đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. - Tờ trình về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. - Quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền. - Biên bản mô tả ranh giới (trích lục hoặc trích đo địa chính); - Hồ sơ thuế: lệ phí trước bạ, (theo mẫu quy định của Chi cục thuế). - Các giấy tờ khác như: Giấy đăng ký kết hôn trong trường hợp vợ, chồng không cùng chung hộ khẩu gia đình; Xác nhận tình trạng hôn nhân (trong trường hợp người độc thân). Trong quá trình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu, vai trò của ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất rất quan trọng, cấp chính quyền này là cơ quan có chức năng đánh giá, thẩm định, lập hồ sơ kiểm tra tính xác thực các thông tin về chủ sử dụng đất, thửa đất, niêm yết công khai và lập biên bản kết thúc niêm yết hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, trình lên Phòng Tài nguyên Môi trường để cấp giấy chứng nhận cho chủ sử dụng đất. - Trường hợp thứ nhất: nếu cô của bạn đứng ra kê khai hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi còn sống nhưng trong khi chờ ra giấy chứng nhận thì cô bạn chết. Trường hợp này, những người thừa kế của chủ sử dụng đất phải thông báo ngay với Phòng Tài nguyên Môi trường để được hướng dẫn thủ tục điều chỉnh thông tin chủ sử dụng đất theo kết quả phân chia di sản thừa kế hoặc di chúc. Không thực hiện nghĩa vụ này dẫn tới việc cơ quan nhà nước vẫn ra giấy chứng nhận cho chủ sử dụng đất đã chết là sai quy định và giấy chứng nhận có thể bị thu hồi với lý do cấp sai đối tượng. - Trường hợp thứ hai: hồ sơ kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được nộp khi cô bạn đã chết. Như phân tích ở trên, đây không được coi là nhầm lẫn, sai sót thông thường trong quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà được coi là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Nếu cô bạn đã chết mà ủy ban nhân dân cấp xã vẫn xác nhận hồ sơ, thực hiện quy trình cấp sổ thì khi bị phát hiện và xử lý, giấy chứng nhận sẽ bị hủy bởi có sự gian dối trong kê khai thông tin chủ sử dụng đất và quy trình thẩm định hồ sơ của cơ quan chức năng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật khi không xác định được sự gian dối này. Nếu bố bạn thấy rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cô của bạn là không có căn cứ cả về pháp lý và thực tiễn, theo chúng tôi, bố của bạn cần chú ý một số nội dung như chúng tôi tư vấn trong mục 2 (giải pháp) dưới đây. 2. Giải pháp: Bố của bạn cần thu thập thêm các thông tin về việc: (i) Ai là người sử dụng thường xuyên và ổn định quyền sử dụng đất trên (căn cứ vào các blai nộp thuế, các tài liệu áp dụng cho người sử dụng đất trong suốt thời gian qua). (ii) Ai là người kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên, thời điểm kê khai? (iii) Bố bạn biết hay không biết việc kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bố bạn có đồng ý với hồ sơ kê khai đứng tên cô bạn hay không. Từ đó làm rõ được nội dung, mục đích, động cơ và lý do nào cô của bạn lại ký được hồ sơ với ông A và giấy tờ bố bạn ký với ông A hiện nay ai đang nắm giữ, đã bị hủy hay chưa. Nếu có căn cứ cho rằng bố của bạn là người duy nhất sử dụng ổn định, thường xuyên quyền sử dụng đất trên, cô của bạn đã tự ý và âm thầm làm lại giấy tờ (ký lại với ông A và xin xác nhận của chính quyền địa phương) và kê khai xin cấp giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất thì bố của bạn có quyền khiếu nại về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xuất trình giấy tờ bố bạn ký với ông A cũng như các bằng chứng thể hiện bố bạn là người sử dụng đất trên thực tế để làm rõ chủ quyền sử dụng đất của mình theo quy định của pháp luật.
Bố mẹ em đã ly hôn từ năm 2000, từ năm 2000 đến năm 2009 thì 2 mẹ con em sống với nhau, em là con duy nhất của mẹ và bố em, trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2009 thì mẹ em có mua 1 số miếng đất để dành cho em sau này. Đến năm 2010 thì mẹ em kết hôn với 1 người khác, và giờ đang mang thai 1 bé trai. Vì em cảm thấy cha dượng này không tốt với em nên em không yên tâm về phần tài sản mà mẹ em đã hứa cho em vì chưa sang tên được cho em. Hiện tại mẹ em vẫn chưa lập di chúc, nếu mẹ em có xảy ra chuyện gì mà vẫn chưa lập di chúc vào thời điểm đó thì những tài sản riêng của mẹ em mua trước năm 2009 sẽ được được xử lý như thế nào ? _ Nếu bây giờ em và mẹ em tạm thời viết giấy tay với nhau ( sẽ kèm theo ý nghĩa sẽ có hiệu lực chỉ đứng sau bản di chúc ) để nói rõ về việc mẹ em sẽ cho em những tài sản đó nếu vẫn chưa sang tên khi mẹ em có xảy ra chuyện gì. Sẽ có chữ ký và dấu tay của mẹ em, mỗi người giữ 1 bản. Vậy thì bản giấy tay đó có hiệu lực pháp lý hay không ?
Việc thừa kế không có di chúc như sau: Tài sản được thừa kế không có di chúc sẽ được chia cho tất cả các đồng thừa kế, ở hàng thừa kế thứ nhất là cha, mẹ, vợ chồng, con. Mỗi người sẽ nhận được 1 phần trong khối tài sản đó, khối tài sản được chia đều cho tất cả các đồng thừa kế. Việc bạn muốn làm hợp đồng tặng cho nhưng lại không có công chứng chứng thực đối với bất động sản thì không có giá trị pháp lý, do bất động sản là tài sản đặc biệt. Nếu bạn muốn mẹ bạn tặng cho quyền sử dụng đất thì có thể làm hợp đồng tặng cho có chữ ký của mẹ sau đó mang đi công chứng, hợp đồng đó sẽ có hiệu lực ngay sau khi công chứng.
Ông nội tôi có 3 người con (2 trai, 1 gái). Ông tôi mất đi để lại khối tài sản bao gồm: +/ 1 căn nhà 70m2. Căn nhà này là nơi ông bà tôi từng sống, và đồng thời là nơi kinh doanh của bố tôi (con trai cả) và cô tôi (con gái út). Sổ đỏ do ông tôi đứng tên. +/ 1 căn nhà 40m2. Căn nhà này ông từng nói cho gia đình tôi (nói miệng, không có di chúc). Sổ đỏ do ông tôi, bố tôi và mẹ tôi đồng đứng tên. Sổ hộ khẩu đứng tên gia đình tôi. +/ 1 s ổ tiết kiệm  7 tỷ đồng đứng tên ông tôi. Số tiền này tuy đứng tên ông tôi nhưng thực chất là do bố và cô tôi kinh doanh mà có ( bố và cô tôi có mở 1 công ty trách nhiệm hữu hạn). Ch ú tôi (con trai thứ 2) không sinh sống cũng như kinh doanh ở căn nhà 70m2 mà có công ty riêng.  Nay  ông tôi mất đi, trong di chúc chỉ đề cập tới việc chia căn nhà 70m2 làm 3 phần đều nhau cho 3 con.  Vậy xin hỏi với căn nhà 40m2, cô và chú tôi có quyền tranh chấp với gia đình tôi không? Số tiền tiết kiệm 7 tỷ chú tôi có quyền tranh chấp với bố và cô tôi không?
1. đối với căn nhà 70m2 sẽ chia đều đúng theo di chúc 2. Sổ tiết kiệm do không có di chúc nên cũng sẽ chia đều là 3 phần bằng nhau 3. Căn nhà 40m2 do là đồng sở hữu nên cần xác định chính xác phần của ông trong căn nhà đó là bao nhiêu phần trăm, và phần đó cũng sẽ chia làm 3 phần bằng nhau. Việc ông nói cho bằng miệng không có giá trị pháp lý, còn tiền của ai chuyển / mở tài khoản không qua trọng vẫn phải chia đều
Nội em có 03 người con: 02 người bị bệnh thần kinh (mất trí), 01 người bình thường. Nội em nuôi 02 người con bệnh thần kinh và chịu trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên. Nay nội em mất có để lại 01 số tiết kiệm (Mục đích của sổ: nuôi dưỡng 02 người bị bệnh, thời cúng tổ tiên và nội em sau khi mất) nhưng không có di chúc. Nay cho em hỏi như sau: 1. Phần thừa kế di sản như thế nào theo đúng pháp luật? 2. Vì số tiền tiết kiệm có mục đích thì người thừa kế có quyển sử dụng số tiền đó không? 3. Ai sẻ là người đại diện rút tiền tiết kiệm theo pháp luật? 4. Nội em mất ai sẽ có trách nhiệm nuôi dưỡng 02 người bị bệnh thần kinh và thờ cúng tổ tiên?
1/ Về nguyên tắc nội bạn chết không để lại di chúc thì di sản phải chia theo quy định của pháp luật thừa kế. 2/ Nếu trước khi chết nội bạn có trăn trối về mục đích của số tiền tiết kiệm như bạn trình bày thì các thành viên trong gia đình (nhất là ngươi con bình thường) nên làm theo ý kiến của người đã chết vì đó là đạo lý và nghĩa tình. Người đẠI giao dịch rút tiền, nhận lãi suất dĩ nhiên là người con bình thường vì những người kia đâu có năng lự hành vi dân sự mà giao dịch. Dĩ nhiên muốn rút tiền thì phải khai nhận di sản thừa kế hợp pháp. Người con bình thường rút tiền để thực hiện mục đích nuôn nhửng người mất trí như trên đã nói.
Ông Bà Nội tôi có miếng đất  có  giấy chứng nhận quyền sử đất do 2 người đứng tên  ( 2 người đã mất nhưng không có Di Chúc ) : Ông Bà Có 3 người con , 3 người này vẫn còn sống , 2 người sống gần địa phương ( Quảng Nam )  còn người kia sông ở xa  ( KOnTum ) ..Nay muốn phân chia diện tích đất cho 3 người con đó ,,,,   Cho Tôi Hỏi nếu muốn phân chia diện tích 300m2  đất đai này cho 3 người  thì  Thủ Tục Giấy tờ gồm những gì  ???  Nếu có File ( Mẫu ) có thể gởi cho tôi được không . Tôi cảm ơn  Và Người con thứ 3 không thể về được vì Buôn bán :  vậy người thứ 3 này muốn có quyền sử dụng đất như 2 ngườ kia nhưng không thể về được ... Vậy người thứ 3 này cần nhứng giấy tờ gì để Nhờ   2 người kia làm hộ   (   Ví dụ như giấy ủy quyền hay giấy xác nhận chữ ký ..........)
Trước hết 3 người con phải tiến hành phan chia di sản thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, người thứ 3 ở xa có thể làm ủy quyền cho 01 trong 2 người ở Quảng Nam để kê khai di sản, hoặc tiến hành các thủ tục tách thửa. để làm ủy quyền người thứ 3 ở Kon Tum đến VPCC gần nhà để làm ủy quyềh
Nhờ luật sư tư vấn giùm tôi : Hợp đồng mượn nhà là gì?. Tôi là chủ nhà,  tôi nên làm hợp đồng thuê nhà hay mượn nhà  ?. nếu tôi làm Hợp đồng mượn nhà thì có ảnh hưởng đến quyền lợi gì của tôi không ?.  Rất mong nhận được mail tư vấn sớm của quý luật sư, chân thành cảm ơn.
Chào bạn! - Mượn nhà thì bạn không nhận được tiền. - Cho thuê thì được nhận tiền cho thuê: - Các hợp đồng này phải tuân thủ về mặc hình thức (Phải công chứng) - Nếu thực sự bạn cho thuê nhưng lại làm hợp đồng cho mượn thì khi có tranh chấp rất bất lợi cho bên bạn.
Xác định tuổi để đăng ký kết hôn?
Theo Pháp luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định tuổi đăng kí kết hôn của Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau: - Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh; - Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh. Ví dụ như: Năm 2016, anh A sinh năm 1995 muốn cưới chị B sinh năm 1996, hai người tự nguyện đi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã X. Tuy nhiên tại thời điểm đăng ký kết hôn anh A không xác định được ngày sinh hay tháng sinh của mình. Như vậy Ủy ban nhân dân xã X theo pháp luật xác định ngày sinh, tháng sinh của anh A là ngày 1/1/1995 và theo đó, anh A và chị B đều đủ tuổi kết hôn và đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật. Căn cứ pháp lý: Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn "1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; ...." Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật "1. "Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau: a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh; b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh. ....."
Đăng ký kết hôn không có hộ khẩu có được không?
Bạn có thể đăng ký kết hôn ở một trong các nơi sau: - Nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú - Nơi chồng tương lai của bạn đăng ký thường trú, hoặc nơi bạn hay chồng tương lai của bạn đăng ký tạm trú. Nếu như các bạn đăng ký kết hôn bên phía chồng tương lai của bạn thường trú thì bạn chỉ cần mang theo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn, giấy chứng minh nhân dân còn giá trị thì sẽ được chính quyền địa phương xem xét và cấp giấy đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật. Điều 9 Nghị định 58 sửa đổi quy định: “Điều 9. Các giấy tờ cá nhân xuất trình khi đăng ký hộ tịch Khi đăng ký hộ tịch, nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ Tư pháp hộ tịch) hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp) hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra: 1. Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó; 2. Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này.". Như vậy, không nhất thiết phải có hộ khẩu mới ĐKKH được nếu cán bộ tư pháp biết rõ về 2 bạn!
Thủ tục đăng ký tạm trú khi hai người không đăng ký kết hôn?
Theo Điều 3 Luật Cư trú năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013), công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Pháp luật nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tự do cư trú của công dân, như sách nhiễu, gây phiền hà hoặc đặt ra những điều kiện trái với quy định của pháp luật để hạn chế quyền tự do cư trú của công dân. Tuy nhiên, công dân cũng có nghĩa vụ về cư trú, cụ thể như: chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú; cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp; nộp lệ phí đăng ký cư trú, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu… Về đăng ký tạm trú, Điều 30 Luật Cư trú quy định cụ thể như sau: 1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. 2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn. 3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. 4. Trưởng công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa 24 tháng. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn. Hiện tại pháp luật về cư trú không cấm nam, nữ không có đăng ký kết hôn mà chung sống cùng nhà với nhau, trừ trường hợp việc chung sống đó vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Cấm người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Như vậy, trường hợp hai bạn không vi phạm nguyên tắc nêu trên thì có quyền đề nghị công an xã, phường, thị trấn nơi bạn tạm trú đăng ký tạm trú cho bạn. Các bạn cần thực hiện đầy đủ các thủ tục nêu trên để được đăng ký tạm trú theo quy định.
Tôi muốn biết hồ sơ, thủ tục kết hôn với Việt kiều như thế nào? Tôi ở Đà Nẵng nhưng hiện đang làm việc và có KT3 ở TP. Hồ Chí Minh. Sắp tơi, tôi sẽ kết hôn với bạn trai cùng tuổi là Việt kiều Mỹ và chúng tôi dự định cùng nhau sống ở Mỹ. Anh ấy đã từng kết hôn và ly hôn vợ cũ ở Việt Nam, sau đó mới sang Mỹ định cư.
Căn cứ Luật hôn nhân gia đình năm 2014 (LHNGĐ), Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 28/3/2013 quy định chi tiết một số quy định của LHNGĐ về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Theo Điều 20 Nghị định 126/2014. Với trường hợp cụ thể của bạn thì hồ sơ Kết hôn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau: 1. Với nữ là người Việt Nam: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Tờ khai đăng ký kết hôn, dán ảnh (4×6 cm – passport) Bản sao CMND và Sổ hộ khẩu Giấy khám sức khỏe tâm thần. 2. Với nam là Việt kiều Mỹ: Nếu làm giấy tờ ở Mỹ thì bạn trai bạn đến Cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của Mỹ làm Bộ công hàm độc thân và Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan Đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Mỹ cấp. Thường thì Bộ công hàm này đã đầy đủ các giấy tờ chứng minh tình trạng độc thân. Giấy khám sức khỏe tâm thần: có thể thực hiện ở Việt Nam hoặc khám tại Bác sĩ chuyên khoa tâm thần ở Mỹ. Bản án/quyết định ly hôn (sao y) Thẻ xanh (sao y) Passport, visa Thủ tục gồm: – Cả hai hoặc một trong hai bên nam nữ nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, khi đi mang theo giấy tờ tùy thân. Sau khi kiểm tra hồ sơ kết hôn đã đầy đủ, lệ phí hoàn tất, công chức hộ tịch sẽ hẹn lịch phỏng vấn vào 07 ngày sau. – Ngày phỏng vấn: hai bên nam nữ đều phải có mặt để tiến hành phỏng vấn. Nếu phỏng vấn đạt, Sở Tư pháp sẽ hẹn lịch 15 ngày sau để tiến hành Lễ đăng ký kết hôn và cho hai bên nam nữ ký Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu phỏng vấn chưa đạt thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại. Việc phỏng vấn lại được thực hiện sau 30 ngày kể từ ngày đã phỏng vấn trước. – Ngày làm lễ kết hôn và nhận Giấy chứng nhận kết hôn: hai bên nam nữ phải có mặt tại Sở Tư pháp để làm lễ và ký vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ kết hôn. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức Lễ đăng ký kết hôn thì làm đơn gia hạn. thời hạn gia hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND tỉnh ký Giấy đăng ký kết hôn chấp thuận cho hai bên nam nữ được kết hôn. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Nộp và nhận kết quả trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi bạn cư trú. Nếu bạn có hộ khẩu tại Đà Nẵng thì thực hiện việc Đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng. Nếu bạn đã cắt hộ khẩu tại Đà Nẵng nhưng chưa nhập khẩu vào TP. Hồ Chí Minh thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh – nơi bạn có đăng ký tạm trú. Thời hạn giải quyết hồ sơ: 25 ngày. Lệ phí: 1.000.000 đồng/bộ hồ sơ.
Em gái tôi dự định kết hôn với người nước ngoài, tôi muốn hỏi thủ tục khi đăng ký kết hôn, và đăng ký tại huyện hay tỉnh? Xin cảm ơn!
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Nghị định 126/2014 ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, quy định trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam như sau: 1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm: a) Phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữ tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn; b) Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phỏng vấn trước; c) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Sở Tư pháp xác minh làm rõ. 2. Trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an thì Sở Tư pháp có văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản chụp hồ sơ đăng ký kết hôn gửi cơ quan công an cùng cấp đề nghị xác minh. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Tư pháp, cơ quan công an xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp. Nếu hết thời hạn xác minh theo quy định tại điều này mà cơ quan công an chưa có văn bản trả lời thì Sở Tư pháp vẫn hoàn tất hồ sơ, đề xuất ý kiến trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, trong đó nêu rõ vấn đề đã yêu cầu cơ quan công an xác minh. 3. Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn. Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ. 4. Trong trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà hai bên định cư ở nước ngoài, kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam thì không áp dụng biện pháp phỏng vấn quy định tại Khoản 1 Điều này.
Chồng mình làm giấy xác nhận độc thân rồi mà mình chưa làm giấy xác nhận độc thân. Mình có thể làm giấy xác nhận độc thân và giấy kết hôn chung luôn đựợc không? và khi đăng ký chồng mình không có đem theo sổ hộ khẩu mà chỉ đem theo chứng minh nhân dân và giấy xác nhận độc thân thôi được không vì chồng mình ở xa nên ko có sổ hộ khẩu.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới Oceanlaw. Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau: - Thứ nhất, có hai mẫu tờ khai đăng ký kết hôn. Một mẫu không có xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu còn lại có kèm theo xác nhận tình trạng hôn nhân của chính quyền địa phương. Như vậy, bạn có thể làm xác nhận tình trạng hôn nhân chung với tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu thứ hai. Khi đó, bạn cần xin xác nhận tình trạng hôn nhân tại chính quyền địa phương nơi bạn đang đăng ký thường trú. - Thứ hai, chồng bạn đi đăng ký kết hôn cần mang theo CMTND và sổ hộ khẩu. Trường hợp không có sổ hộ khẩu có thể thay thế bằng xác nhận của chính quyền địa phương về việc anh có sinh sống tại địa phương, gia đình có những ai…
Anh Huỳnh Thêm ở tỉnh Long An xin hỏi luật gia về thủ tục đăng ký kết hôn ở xã vùng biên giới (công dân Việt Nam kết hôn với công dân Campuchia) thì thủ tục được quy định cụ thể như thế nào, mong luật gia hướng dẫn. Xin cảm ơn!
Theo Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015 ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định thủ tục đăng ký kết hôn ở xã khu vực biên giới như sau: + Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú. + Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân; trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây: Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 1 tờ khai chung; Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng; Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc. Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong sổ hộ tịch, giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 1 bản chính giấy chứng nhận kết hôn. Trên đây là các thủ tục đăng ký kết hôn ở xã khu vực biên giới. Bạn nghiên cứu vận dụng.
Tôi có người con trước đây ở nước ngoài nay đã về nước và có ý định kết hôn với người nước ngoài. Gia đình tôi trước đây ở Huế nhưng đã chuyển vào Nam sinh sống gần chục năm, hiện không còn nhà cửa ở Huế mà nơi ở mới thì tạm trú, vì chưa chuyển hộ khẩu vào. Trong trường hợp này thì cháu sẽ đăng ký kết hôn ở đâu, xin luật gia chỉ dẫn.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định số 126/2014 ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì thẩm quyền đăng ký kết hôn quy định như sau: UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi đăng ký thường trú, nhưng có nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn. Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại. Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu. Trong thư bạn không nói rõ con bạn đã định cư ở nước ngoài hay không nên luật gia nêu các tình huống mà pháp luật quy định để bạn nghiên cứu vận dụng. Trong trường hợp này thì nơi bạn đang sinh sống (tạm trú) sẽ tiến hành đăng ký kết hôn cho con bạn.
Tôi có hộ khẩu ở Quảng Ngãi. Hiện tại đang sống ở Tp HCM. Tôi có bạn trai là người nước ngoài ( quốc tịch Thuỵ Sỹ), hiện anh đang ở vệt nam theo dạng visa du lich va chúng tôi muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam. vậy cho hỏi chúng tôi cần những giấy tờ gì? và thời gian làm bao lâu và làm ở đâu?...kính mong nhận được câu trả lời sớm nhất. xin cảm ơn.
Hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014, gồm các giấy tờ sau đây: - Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định; - Đối với bà Diem Le: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi có hộ khẩu thường trú cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ. Đối với người nước ngoài: Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng (đối với hồ sơ đăng ký kết hôn của công dân Thụy Sỹ: Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (không cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn) theo hướng dẫn tại Công văn số 1020/HTQTCT-HT ngày 13/02/2015 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp); - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; - Trường hợp nếu bạn trai của bà là người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước: Bản sao CMND, sổ hộ khẩu; đối với người nước ngoài: Bản sao hộ chiếu, visa. * Vì bà Diem Le có hộ khẩu ở Quảng Ngãi nên hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi nơi có hộ khẩu thường trú. * Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày.
Xin hỏi, nếu kết hôn với người nước ngoài dù có giấy tờ đăng ký kết hôn nhưng cả hai chưa làm đám cưới vì lý do gia đình thì có được không? Tôi không hiểu rõ lắm về vấn đề này, xin được Ban biên tập giải đáp.
Nếu bạn đã được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn thì hôn nhân của bạn đã được pháp luật Việt Nam công nhận. Việc bạn có tổ chức đám cưới hay không là tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện của bạn sao cho phù hợp với phong tục, tập quán và văn hoá Việt Nam. Trong các quy định pháp luật về hôn nhân, trong đó có các qui định về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, thủ tục đăng kí kết hôn được quy định rất cụ thể, nhưng chúng tôi không thấy có quy định nào về việc tổ chức đám cưới. //CONTENT
Trường hợp nam nữ chưa đăng ký kết hôn, gia đình đã tổ chức đám cưới, sau đám cưới cô dâu bỏ đi khỏi nhà chồng , trường hợp này quan hệ hôn nhân được pháp luật xác định như thế nào?
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Cụ thể tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định; 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. 2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Từ quy định trên, đối với trường hợp cụ thể anh nêu mặc dù gia đình đã tổ chức đám cưới nhưng do chưa đăng ký kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch nên chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, tức là pháp luật chưa thừa nhận quan hệ vợ chồng đối với trường hợp nói trên.
Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì tài sản, nghĩ vụ… được giải quyết như thế nào?
Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Tôi đã ly hôn và nay muốn đăng ký kết hôn lần hai. Tôi cung cấp bản án ly hôn, nhưng cán bộ Tư pháp phường yêu cầu tôi xin cấp trích lục bản án dân sự ly hôn mới cấp cho tôi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Yêu cầu này có đúng hay không?
Khoản 20 Điều 1 NĐ 06/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực thì: Người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp người yêu cầu cấp giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục Bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử. Quy định này cũng áp dụng đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong tờ khai đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch UBND cấp xã hoặc viên chức Lãnh sự ký và cấp cho đương sự giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu quy định). Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 3 ngày. Theo quy định nêu trên, cán bộ Tư pháp phường yêu cầu bà phải xuất trình trích lục bản án dân sự ly hôn là đúng quy định pháp luật.
Hiện nay em muốn đơn phương ly hôn nhưng giấy đăng ký kết hôn bị mẹ chồng em cất giữ, không đưa vậy em có thể làm đơn để giải quyết được không ạ. Và trong trường hợp của em làm thế nào để hoàn thiện đủ hồ sơ gửi tòa án được ạ, nếu tòa thụ lý giải quyết thì quy trình thế nào và thời gian giải quyết là bao lâu ạ,
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì hiện tại bạn có nguyện vọng đơn phương ly hôn. Pháp luật về hôn nhân gia đình 2014 quy định chi tiết về quyền được yêu cầu đơn phương ly hôn của một bên vợ hoặc một bên chồng như sau: Điều 51 – Luật hôn nhân gia đình 2014. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Điều 56 – Luật hôn nhân gia đình 2014. Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Theo đó, khi thấy được rằng tình trạng hôn nhân của hai bạn lâm vào tình trạng trầm trọng và không thể kéo dài hơn nữa thì bạn có quyền yêu cầu tòa giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên. Hồ sơ xin ly hôn gồm: - Đơn xin ly hôn (đơn phương) - Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn - Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng - Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng - Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)… - Bản sao giấy khai sinh của con. Trong trường hợp bạn không có bản chính giấy đăng ký kết hôn, bạn có thể ra phường / xã nơi mà bạn đăng ký kết hôn yêu cầu họ trích lục giấy đăng ký kết để nộp cho tòa. Khi đem hồ sơ nộp cho tòa, bạn cũng cần nêu rõ về việc do bị mẹ chồng giữ bản chính giấy đăng ký kết nên hiện tại chỉ nộp được trích lục giấy đăng ký kết hôn. Tương tự như giấy đăng ký kết hôn, nếu như thiếu các loại giấy tờ nào bạn có thể đến nơi đăng ký làm giấy tờ đó để xin cấp bản sao hoặc xin cấp trích lục. Đối với trường hợp thiếu giấy CMND của người chồng, bạn có thể xin phép tòa cho nộp sau bởi do điều kiện hiện nay chưa thể lấy được CMND của chồng. Sau khi hoàn thành hồ sơ, bạn đem đến nộp tại tòa án nhân dân quận / huyện nơi mà chồng bạn đang cư trú để nộp đơn. Về quy trình và thời gian giải quyết của tòa sẽ theo nhưng bước sau: Tòa sẽ nhận hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn khi chị nộp hồ sơ tại tòa. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, tòa phải ra quyết định thụ lý hoặc không thụ lý xét xử vụ viêc. Sau đó tòa sẽ yêu cầu chị đóng án phí sơ thẩm trong trường hợp không có tranh chấp về tài sản với mức án phí là 200.000 đồng Sau thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa phải ra quyết định đưa vụ việc ra xét xử. Trước tiên tòa sẽ tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì sau thời hạn 7 ngày tòa sẽ giải quyết cho chị ly hôn. Trên đây là toàn bộ những quy định của pháp luật về thủ tục yêu cầu tòa giải quyết đơn phương ly hôn nhưng bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định bởi lẽ việc ly hôn cũng sẽ để rất nhiều hệ lụy về sau, nhất là khi bạn đã có con cái.
Qua mai mối, cha mẹ tôi đã hỏi cưới một cô gái ở cùng quê cho anh trai tôi. Sau khi đăng ký kết hôn, còn 10 ngày nữa lễ cưới được tiến hành thì cô gái ấy đến nhà hồi hôn. Trường hợp này, gia đình và anh tôi phải làm sao để tránh thiệt thòi và giải quyết dứt điểm cuộc hôn nhân này?
Do anh chị và cô gái ấy đã đăng ký kết hôn, như thế được xem là đã có quan hệ hôn nhân. Bởi, theo khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình: Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Như vậy, để chấm dứt mối quan hệ này, anh của chị nên yêu cầu tòa án xử ly hôn. Theo khoản 14 điều luật trên: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. Theo đó, nếu có yêu cầu về tài sản, trường hợp hai bên không thỏa thuận được, anh chị có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo luật định.
Chúng tôi sống chung như vợ chồng đã 3 năm nhưng chưa có con. Vì không muốn ràng buộc nhau, chúng tôi chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn. Tuy có thỏa thuận với nhau về tài sản, nhưng quá trình chung sống vẫn có những điều không thể tách riêng. Trường hợp này, lỡ chúng tôi có những bất đồng thì tài sản sẽ được giải quyết như thế nào?
Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau: Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của luật này. Trường hợp của vợ chồng chị chưa có con chung, về tài sản theo Điều 16 của Luật Hôn nhân và Gia đình nói trên quy định: 1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Chaò luật sư! Tôi đã ly dị được 3 năm nay, nay tôi tái hôn và muốn đăng ký kết hôn nhưng gia đình tôi không đông ý và cũng không cho tôi mượn hộ khẩu để đăng ký kết hôn. Tôi muốn hỏi luật sư cho tôi biết do chúng tôi cùng ở một Thị Trấn, vậy chúng tôi muốn đăng ký kết hôn ngoài quyết định ly hôn của hai bên và sổ hộ khẩu của chồng tương lai thì tôi cần có những giấy tờ gì nữa không ạ? Xin cám ơn luật sư!
Chào bạn! Căn cứ vào luật hôn nhân và gia đình, các văn bản hướng dẫn luật hôn nhân, Bộ tư pháp hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với các công dân Việt Nam đăng ký kết hôn trong nước như sau: Tên thủ tục : THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TRONG NƯỚC Lĩnh vực : Hộ tịch Cơ quan thực hiện : UBND xã/phường/thị trấn; Trình tự thực hiện: - Người yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ. - Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. - Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng. Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã. Thành phần hồ sơ : - Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác; - Tờ khai đăng ký kết hôn (Mẫu TP/HT-2013-TKĐKKH); - Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. - Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. - Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn (Mẫu TP/HT-2010-KH.1) hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Mẫu TP/HT-2010-XNHN.2). Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận. Số lượng hồ sơ : 01 bộ Thời hạn giải quyết: - Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì UBND cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. - Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính : Cá nhân Cơ quan có thẩm quyền quyết định : UBND cấp xã Cơ quan phối hợp : Không Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính : UBND cấp xã Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kết hôn Lệ phí (nếu có): Không Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: * Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: - Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, cụ thể là * Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây: - Người đang có vợ hoặc có chồng; - Người mất năng lực hành vi dân sự; - Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Giữa những người cùng giới tính. * Khi đăng ký kết hôn 2 bên nam, nữ phải có mặt.
Chồng em chơi bời chất kích thích nên mỗi khi có chuyện lại đánh em, nhiều lần quá, có cả công an phường can thiệp mà vẫn tái đi tái lại nhiều lần, ko chịu dc e đã quyết định về nhà ngoại để chấm dứt cuộc sống này. Giờ chồng e toàn mang dao mang gậy đòi nuôi con, lên nhà mẹ đẻ e đập phá nhà cửa, đe doạ , chửi bới v.v.... 30-10-2012 chồng e đã lên bế cháu về, và doạ e luôn, nếu như e đến đón con thì sẽ đâm e chết, tay cầm con dao. Vậy cho e xin hỏi, ko có đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của cháu bé chỉ có tên mẹ thì toà án sẽ xét xử như thế nào ạ, con e đc 8 tháng tuổi. E đang rất lo cho cháu vì tính bố nó cứ ảo giác điên khùng, e muốn có 1 tờ giất gì đấy để bảo vệ mẹ con e nếu như chồng e vẫn cứ đe doạ và đánh đập như thế có dc ko? Mong luật sự giúp e với ạ, e đang rất lo lắng! E xin chân thành cảm ơn!
Nếu chồng bạn có hành vi đe dọa, đánh đập thì bạn làm đơn tố cáo tới công an phường (xã), công an cấp huyện và UBND cấp xã để được giải quyết. Về quan hệ hôn nhân: Nếu không có ĐKKH nhưng có con thì bạn làm đơn khởi kiện tới tòa án để yêu cầu không công nhận quan hệ hôn nhân. Con chung sẽ giải quyết giống như ly hôn. Nội dung như bạn trình bày thì chồng bạn không đủ tư cách nôi con. bạn sẽ trình bày những nội dung đó tại tòa án để đựoc xem xét.
Xin chào quý luật sư! Sau đây em có vấn đề nhỏ thắc mắc mong quý luật sư tư vấn để em được rõ. Em và chồng em có ý định mua nhà để ở nhưng chúng em đợi mua xong nhà mới làm đám cưới (vì chồng em không muốn tụi e ở trọ), tụi em có mượn thêm cha mẹ 2 bên, mỗi bên 1 số vốn để mua nhà và trước khi mua vào ngày 27/6/12 tụi em đã làm thủ tục đăng ký kết hôn (đã có giấy chứng nhận). Đến 22/8/2012 chồng em tìm được nhà và đã mua, làm thủ tục công chứng và thù tục làm giấy tờ nhà cũng như đổi tên trong sổ hồng, vì e chưa chuyển hộ khẩu về bên nhà chồng nên hộ khẩu không có tên em, khi đi làm thủ tục bên công chứng cũng không đòi giấy kết hôn hay giấy độc thân (vì là người mua) nên chồng em chỉ để tên mình chồng em (để làm thủ tục cho nhanh). Luật sư cho em hỏi trong trường hợp này ngôi nhà hiện tại chỉ đứng tên chồng em thì sau này có được coi là tài sản chung của 2 vợ chồng em không?  Hay em và chồng phải làm giấy thỏa thuận đó là tài sản chung rồi đi chứng thức công chứng mới được. Vì cha mẹ em muốn em cũng được đứng tên trong sổ cha mẹ mới yên tâm (cha mẹ thường lo xa mà). Nếu cần làm giấy thỏa thuận thì thủ tục ra sao, nếu sau này em muốn thêm tên vào sổ hồng thì làm thủ tục như thế nào, rất mong nhận được sự tư vấn sớm của quý luật sư. Em xin chân thành cảm ơn Trân trọng kính chào
Vì các bạn mua nhà sau khi ĐKKH nên đây là tài sản chung của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, mặc dù 1 người đứng tên. Nếu bạn muốn thêm tên vào sổ thì làm thủ tục đổi lại sổ và ghitên cả 2 vợ chồng.
Chào luật sư. Cho tôi hỏi ba mẹ tôi lấy nhau cách đây 18 năm nhưng không đăng ký kết hôn.tôi sinh năm 1995 và em trai sinh năm 1996.bây giờ nếu như bố mẹ tôi li hôn,tài sản đứng tên chung dù không đăng kí kết hôn sẽ được phân chia như thế nào? Ai sẽ nhận trách nhiệm nuôi hai chị em tôi? Quyền lợi về tài sản của mẹ tôi là như thế nào?
Như vậy, cha mẹ bạn chung sống với nhau từ năm 1994 đến nay mà không đăng ký kết hôn nên pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân và Tòa án không giải quyết vấn đề hôn nhân. Về con chung: Bạn sinh năm 1995 như vậy đến nay bạn đã được 17 tuổi (Cụ thể hơn là chưa hay quá 17 tuổi thì bạn cần cung cấp ngày tháng sinh), em bạn được 16 tuổi. Nên khi giải quyết vấn đề ly hôn thì Tòa án sẽ hỏi ý kiến của 02 bạn xem nguyện vọng ở với ai. Và Tòa án cũng căn cứ vào điều kiện kinh tế, giáo dục... để quyết định ai là người trực tiếp nuôi con. Nếu trong quá trình giải quyết kéo dài mà lúc này bạn đã đủ 18 tuổi thì Tòa án sẽ không xem xét việc nuôi con đối với bạn vì bạn đã thành niên. Về tài sản chung thì Tòa án sẽ xem xét giống như ly hôn. Đó là về nguyên tắc tài sản chung về nguyên tắc chia đôi, có tính đến công sức đóng góp của các bên trong quá trình tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản này...
Bạn trai em quê Hà Tĩnh, em quê ở Hà Nội, cả hai đứa em đều công tác ở Hà Nội. Chúng em có dự định kết hôn trong năm nay. Luật sư có thể tư vấn cho em cách nào để chúng em có thể đăng ký kết hôn tại Hà Nội và làm thủ tục nhanh chóng vì chúng em đều rất bận.
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn: - Địa điểm: UBND cấp xã, nơi cư trú của bạn. - Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. Vì bạn trai bạn quê ở Hà Tĩnh (có HKTT ở Hà Tĩnh) nên khi hai bạn ĐKKH ở Hà Nội thì bạn trai bạn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận. Trường hợp công việc rất bận, bạn trai của bạn có thể ủy quyền cho người khác để yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột thì không phải lập văn bản ủy quyền; các trường hợp còn lại phải lập văn bản ủy quyền, có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. - Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì UBND cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. - Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày. - Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Chị tôi lấy chồng chỉ làm đám cưới mà không đăng ký kết hôn, vài tháng sau thì chia tay. Xin hỏi, hai người có được công nhận là vợ chồng không? Bây giờ, anh ta có quyền can thiệp vào cuộc sống của chị tôi không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng". Như vậy, việc chị bạn lấy chồng nhưng không làm thủ tục đăng ký kết hôn mà chỉ tổ chức đám cưới thì chị bạn và người đàn ông đó không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Hai người có quyền tự thỏa thuận chấm dứt việc chung sống với nhau. Theo quy định tại Điều 87 Luật hôn nhân và gia đình: “Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này...”. Theo quy định này, trong trường hợp hai người không thỏa thuận được việc chấm dứt việc chung sống thì chị gái bạn có quyền làm đơn yêu cầu tòa án cấp quận, huyện nơi cư trú giải quyết. Trong trường hợp đó, tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng chứ không tuyên chị bạn được ly hôn như những cặp vợ chồng có đăng ký kết hôn. Khi các bên đã thỏa thuận (hoặc quyết định của tòa án tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng có hiệu lực) thì người đó không có quyền can thiệp vào cuộc sống của chị bạn nữa. Nếu người đó có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của chị bạn thì tùy từng trường hợp cụ thể, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo các tội danh tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Tôi thường trú lại Quận Tân Phú TPHCM, vợ tôi thường trú tại Đắk Lắk. Sau khi kết hôn, vợ chồng tôi sống tại Quận Tân Phú TPHCM. Để làm thủ tục đăng ký kết hôn, vợ tôi có nhờ người nhà ra UBND xã làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng bên UBND xã lại nói tôi phải xác nhận tình trạng hôn nhân ở TPHCM rồi mới về Đắk Lắk đăng ký kết hôn. Vậy tôi phải làm thế nào cho đúng?
Theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, chứng thực) thì thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện như sau: - Về thẩm quyền đăng ký kết hôn: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. - Về hồ sơ: Hai bên nam, nữ nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân; nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. - Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày. - Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng. Trường hợp của bạn, do các thông tin mà bạn cung cấp không rõ nên tôi xin nêu ra hai trường hợp để bạn tham khảo: Trường hợp 1: Nếu như hai bạn đăng ký kết hôn tại Đắk lắk thì bạn cần phải xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mình tại Ủy ban nhân dân phường, nơi bạn đang cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh để gửi Ủy ban nhân dân xã, nơi vợ bạn đăng ký hộ khẩu tại Đắk Lắk để tiến hành đăng ký kết hôn. Trường hợp 2: Nếu hai bạn đăng ký kết hôn tại Thành phố Hồ Chí Minh thì vợ bạn cần phải xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mình tại Ủy ban nhân dân xã, nơi vợ bạn đăng ký hộ khẩu thường trú để gửi Ủy ban nhân dân phường, nơi bạn đăng ký hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành đăng ký kết hôn. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 158 (đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 06). Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày.
Tôi là công dân Việt Nam, bạn trai tôi là người Hàn Quốc. Tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì ở Việt Nam để tôi đăng ký tại Hàn Quốc? Tôi xin cảm ơn!
Để làm thủ tục đăng ký kết hôn, ngoài những giấy tờ về nhân thân (chứng minh nhân dân/hộ chiếu), sổ hộ khẩu (nếu cần), bạn cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp. Ngoài ra, bạn có thể phải cung cấp những giấy tờ, tài liệu khác có liên quan nếu cơ quan có thẩm quyền tại Hàn Quốc yêu cầu. Bạn có thể xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. * Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài. Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký tạm trú của người đó thực hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. * Thủ tục: - Nộp hồ sơ: người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra về nhân thân, tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra và nêu rõ các vấn đề vướng mắc cần xin ý kiến, gửi Sở Tư pháp, kèm theo bản chụp bộ hồ sơ. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kèm theo hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Tư pháp tiến hành các biện pháp sau đây: + Thẩm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp cần làm rõ về nhân thân, tình trạng hôn nhân, điều kiện kết hôn, mục đích kết hôn của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh; + Yêu cầu công dân Việt Nam có mặt tại trụ sở Sở Tư pháp để tiến hành phỏng vấn, làm rõ sự tự nguyện, mục đích kết hôn, sự hiểu biết của công dân Việt Nam về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài, về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú; + Yêu cầu bên người nước ngoài đến Việt Nam để phỏng vấn làm rõ, nếu kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn cho thấy công dân Việt Nam không hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú hoặc công dân Việt Nam cho biết sẽ không có mặt để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn. Trên cơ sở kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn, Sở Tư pháp có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã để cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu. Trong trường hợp từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do trong văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người yêu cầu. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cấp cho người yêu cầu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trong đó nêu rõ lý do.
Cơ quan đăng ký kết hôn là gì?
Cơ quan đăng ký kết hôn là Cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, thực hiện việc đăng ký kết hôn. Tại Việt Nam là Ủy ban nhân dân xã phường,thị trấn nơi cứ trú của một trong hai bên kết hôn, trường hợp đăng ký kết hôn ở nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, trường hợp một bên là người nước ngoài thì là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Em và bạn gái em đều trên 20 tuổi chưa kết hôn lần nào. Vì yêu nhau và để tiết kiệm chi phí nên chúng em đã thuê nhà ở chung cho dù chưa đăng ký kết hôn từ tháng 1/2015. Tối qua có người ở Phường (gồm có công an, dân phòng) đi kiểm tra hành chính khu nhà trọ đã lập biên bản yêu cầu chúng em nộp phạt 100 nghìn đồng với lý do chung chung là vi phạm quy định về an ninh - trật tự. Do số tiền phạt ít, nên chúng em cũng chấp nhận nộp cho xong nhưng vẫn thắc mắc về việc mình đã vi phạm pháp luật là do sống chung mà chưa đăng ký kết hôn hay chưa đăng ký thủ tục tạm trú. Đề nghị tư vấn giúp em vì có thể sẽ còn nhiều lần kiểm tra như thế nữa. Em xin cám ơn.
Tại điểm c, khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cấm hành vi sau : “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ’; Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình chỉ cấm việc chung sống như vợ chồng đối với người đang có vợ, có chồng. Cho nên, việc hai bạn chưa kết hôn mà sống chung dù chưa đăng ký kết hôn không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật cư trú: “Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn”. Việc hai bạn sinh sống với nhau từ tháng 1/2015 đến nay mà chưa làm thủ tục đăng ký tạm trú là vi phạm vào khoản 2 Điều 30 Luật cư trú. Hành vi vi phạm của bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình Điều 8Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; - Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; - Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Đăng ký kết hôn là gì?
Căn cứ pháp lý: Luật hôn nhân và gia đình 2014 Đăng ký kết hôn là Ghi vào sổ đăng ký kết hôn để chính thức công nhận nam nữ là vợ chồng trước pháp luật.
Tôi đã ly hôn năm 2009, nay tôi muốn đăng ký kết hôn với người khác nhưng quyết định ly hôn đã bị mất. tôi có làm đơn xin tóa án trích lục bản án, nhưng tòa án không tìm được hồ sơ của tôi. vậy tôi phải làm gì để được kết hôn với người khác?
Trường hợp bạn mất bản án ly hôn bản chính thì xin trích lục bản sao tại tòa án đã giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, để tòa án thuận lợi truy tìm hồ sơ (vì có thể thời gian lưu trữ quá lâu, tòa có thể đã nhiều lần di chuyển kho hồ sơ...) thì bạn phải cung cấp bản photo để tòa truy lục và tích lục hồ sơ cho bạn. Vậy bạn hãy cố tìm xem có bản photo nào hay không? hoặc bạn cũng có thể đến nhờ người vợ/chồng cũ đã ly hôn nhờ giúp cho bản photo hoặc cho mượn bản chính thì càng tốt và chắc người đó ko nỡ lòng nào không giúp bạn. Tất cả phụ thuộc vào khả năng ngoại giao của bạn.
Bố cháu và mẹ cháu có sống chung với nhau vài năm. Bố mẹ cháu không có đăng ký kết hôn. Bố cháu có 4 người con với 3 người khác nhau. Trong đó có mẹ cháu Mẹ cháu và bố có xích mích với nhau vì bố cháu k làm ăn mà chỉ gái gú và nghiện ngập. Mẹ cháu bỏ bố đi làm ở nước ngoài ạ. Cháu 18 tuổi và em trai 3 tuổi hiện đang ở với bà ngoại. Hàng tháng mẹ cháu đều gửi tiền về và về chơi với ba bà cháu. Cháu 18 tuổi mang họ bố. Trong giấy khai sinh có khai tên bố và mẹ. nhưng em trai cháu 3 tuổi là con ruột của bố mẹ nhưng mang họ mẹ . trong giấy khai sinh và trên pháp luật đều không ghi tên bố. Vậy bây giờ bố cháu đang đe dọa và muốn bắt e trai cháu trong khi bố cháu không có công ăn việc làm ổn định. Bố mẹ cháu muốn ra tòa để giải quyết. Vậy xin hỏi các chú trong trường hợp này thì e cháu sẽ được ai nuôi và pháp luật sẽ giải quyết như thế nào ạ.
Như bạn nói thì đây không phải là hôn nhân hợp pháp, khi giai quyết tòa án xem xét về phần trực tiếp nuôi con, còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện cụ thể mới có thể xác định được ai sẽ là người trực tiếp nuôi con vì mẹ bạn cũng đang ở nước ngoài mà.
Chị Hà và anh Tiến đến UBND phường làm thủ tục đăng ký kết hôn. Sau khi nộp hồ sơ, anh Tiến phải đi công tác đột xuất. Anh Tiến đã ủy quyền cho em trai mình là Minh cùng chị Hà đến UBND phường để ký Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận kết hôn thay anh Tiến. Xin hỏi, a Tiến có được ủy quyền cho em trai ký Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn thay mình không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (viết gon là Thông tư số 15/2015/TT-BTP) thì “Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con”; khoản 5 Điều 3Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định: “Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt…”. Tại Điều 18 Luật hộ tịch quy định về Thủ tục đăng ký kết hôn thì “Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ”. Như vậy, theo các quy định trên thì việc đăng ký kết hôn thuộc trường hợp không được ủy quyền. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt là yêu cầu bắt buộc. Đối với trường hợp anh Tiến bận đi công tác đột xuất, thì khi nào về, anh Tiến và chị Hà cùng đến UBND phường để thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định.
Chị X và anh H cùng đang du học tại Hoa Kỳ. Nhân dịp về phép, anh H và chị X dự định sẽ kết hôn tại Việt Nam. Vậy, anh chị có thể xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND cấp xã, nơi anh chị cư trú trước khi xuất cảnh không?
Tại Điều 10 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định về giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn: “Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau: 1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này. 2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.” Theo quy định trên, UBND cấp phường, xã, thị trấn nơi anh chị cư trú trước khi xuất cảnh chỉ có thể xác nhận tình trạng hôn nhân cho anh chị trong thời gian trước khi anh chị đi du học, còn tình trạng hôn nhân trong khoảng thời gian anh chị du học tại Hoa Kỳ phải do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại Hoa Kỳ xác nhận. Vì vậy, trước khi về phép anh chị cần xác nhận tình trạng hôn nhân tại Cơ quan ngoại giao hoặc Cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Tôi và anh M cùng làm công nhân của một Công ty may ở Hà Nội. Chúng tôi quen biết và yêu nhau từ năm 2012, đến năm 2014 thì chúng tôi sinh cháu trai. Do chúng tôi chưa đăng ký kết hôn nên khi đăng ký khai sinh cho cháu, phần khai về người cha trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh còn để trống. Tháng 11/2015, chúng tôi đã đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn. Vậy, tôi xin hỏi anh M có phải làm thủ tục cha nhận con không? Tôi phải làm gì để Giấy khai sinh của con tôi có đầy đủ phần khai về người cha của cháu?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch thì “Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.” Như vậy, theo quy định trên thì anh, chị chỉ cần làm văn bản thừa nhận là con chung mà không phải làm thủ tục đăng ký cha nhận con. Đồng thời anh, chị phải làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con anh chị. Thủ tục bổ sung hộ tịch được quy định tại Điều 29 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau: “1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.”
Chị B dự định kết hôn với anh A và muốn đăng ký kết hôn tại UBND phường T, nơi chị có hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, anh A lại muốn về quê, nơi anh thường trú để đăng ký. Anh A và chị B muốn biết Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch về thẩm quyền đăng ký kết hôn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. Theo quy định này, việc đăng ký kết hôn có thể thực hiện tại UBND phường, xã, thị trấn nơi bên nam hoặc bên nữ có đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu cả bên nam và bên nữ không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại UBND cấp phường, xã, thị trấn nơi bên nam hoặc bên nữ có đăng ký tạm trú có thời hạn. Trong trường hợp bên nam hoặc bên nữ có đăng ký hộ khẩu thường trú, còn bên kia chỉ có đăng ký tạm trú có thời hạn, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại UBND cấp phường, xã, thị trấn nơi bên nam hoặc bên nữ có đăng ký hộ khẩu thường trú. Như vậy, trong trường hợp này anh A và chị B có thể đăng ký kết hôn tại UBND cấp phường, xã, thị trấn nơi anh hoặc chị có hộ khẩu thường trú, tùy theo sự thống nhất, lựa chọn của hai anh chị.
Em và bạn gái muốn đăng ký kết hôn nhưng bạn gái em đã cắt khẩu tại nơi cư trú cũ được 1 năm và hiện tại chưa nhập khẩu lại ở nơi cư trú mới. dạ cho em hỏi cô ấy có thể xin giấy xác nhận độc thân của cô ấy ở cơ quan mà cô ấy làm việc đc không ạ? (cô ấy làm việc ở bệnh viện nhà nước).
Với tình trạng hiện tại theo pháp lý thì tạm gọi bạn gái em là người không có nơi cư trú, không một cơ quan chính quyền nào có thể xác nhận tình trạng hôn nhân. Nguyên nhân do Bạn gái em đã "cầm đèn chạy trước ô tô", chưa cho phép nhập khẩu đã tự ý cắt khẩu. Nay bạn gái em muốn làm bất cứ giấy tờ gì thì phải quay về nơi đã cắt để nhập lại, sau đó muốn nhập nơi mới thì phải đăng ký tạm trú, chờ công an nơi mới cho phép nhập mới về quê cắt khẩu. Sau khi có hộ khẩu thì mới có thể xin giấy xác nhận tình trang hôn nhân. Với tình trạng như trên, nếu UBND nơi cũ có thể làm khó bằng cách không xác nhận tình trang hôn nhân cho thời gian tự ý cắt khẩu . Chỉ nơi có hộ khẩu mới có quyền xác nhận tình trạng hôn nhân, bệnh viện không phải là cơ quan chính quyền nên không có quyền xác nhận
Em chuẩn bị kết hôn.Em sinh năm 1997 nhưng giấy chứng minh nhân dân của em không ghi ngày tháng sinh thì có sau không ạ. Và em đã đăng ký kết hôn được không.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014(Luật hiện hành), nam từ 20 trở lên, nữ từ 18 trở lên là đủ tuổi kết hôn. Theo quy định này thì nam đã bước sang 20, nữ đã bước sang 18 mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn. Tuy nhiên, với quy định điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thì độ tuổi kết hôn của nam và nữ sẽ được nâng lên và được tính theo tuổi tròn, bắt buộc nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Theo quy định của Bộ luật dận sự và các văn bản hướng dẫn thì nếu không rõ ngày sinh, tháng sinh thì ngày tháng sinh được tính là ngày 01/01. Vì vậy, tuổi của bạn được tính từ ngày 01/01/1997, đến ngày 01/01/2015 là bạn đủ 18 tuổi, nếu bạn là nữ thì đủ tuổi kết hôn.
Xin hỏi luật sư không đăng ký kết hôn có con gần 3 tuổi giấy khai sinh do cha đứng tên, giờ ly hôn hai bên tranh chấp đòi nuôi con,mẹ muốn được quyền nuôi con phải làm như thế nào, cần có giấy tờ pháp lí nào để tránh người cha đòi bắt con gây tranh chấp sau này?
Về nguyên tắc, do không đăng ký kết hôn nên tòa không xử ly hôn mà chỉ giải quyết việc nuôi con và tài sản (nếu có). Theo quy định chung thì con dưới 3 tuổi giao mẹ nuôi, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tòa án sẽ kết hợp xem xét giao bên nào đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sự nuôi dưỡng và phát triển của đứa bé. Phán quyết của tòa án là căn cứ pháp lý xác định người trực tiếp nuôi con. Mọi tranh chấp liên quan đến con cái như bạn nêu, nếu không thỏa thuận được thì chỉ tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Em có hộ khẩu thường trú tại Ninh Bình, Thị trấn Thiên Tôn Em có sổ đỏ mảnh đất tại huyện Thanh Trì - hà Nội năm 2010 từ khi còn độc thân, hiện tại em vừa lấy vợ và đăng ký kết hôn tại phường dịch vọng, cầu giấy ngày 11/02/2015 và là lần kết hôn đầu tiên của em. Nay em chuyển nhượng sổ đỏ đó cho người khác, và bên mua tiến hành thủ tục sang tên. Bên mua có yêu cầu em xin "giấy xác nhận đăng ký kết hôn lần đầu" đề thực hiện thủ tục sang tên. Tuy nhiên, khi đến phường Dịch vọng xin, thì phường trả lời giấy này phải về địa phương (tức là Ninh bình) cấp. Khi e về ninh bình xin tại UB thị trấn thì thì trấn nói không cấp cho em được vì vừa cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đi đăng ký kết hôn lần 1 ngày 11/2/15. và không ai cấp cái gọi là "giấy xác nhận kết hôn lần đầu" Em rất băn khoăn về thủ tục này, không hiểu rõ cụ thể ai đúng, ai sai và phải làm thế nào. Rất mong các luật sư tư vấn giúp em ạ, Trân trọng cảm ơn,
Theo bạnh trình bày thì tài sản cùa bản (cụ thể là mảnh đất) được có trước khi đăng ký kết hôn là tài sản riêng của bạn. Nếu bạn đã làm thủ tục nhập vào tài sản chung vợ chồng thì khi bán đất mới cần có sự đồng ý của cợ chồng và có đăng ký kết hôn của vợ chồng để xác nhận. Trường hợp bạn chưa đăng ký kết hôn thì không cần, chỉ cần có sự đồng ý của bạn thì bạn cùng với bên bán có thể ra văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng mua bán của hai bên. Sau đó tiến hành sang tên bình thường.
Luật sư cho em hỏi, giấy chứng nhận độc thân có quy định sẽ cấp bao nhiêu lần không? Nếu đã  ly hôn và muốn kết hôn lại thì thủ tục làm như thế nào? Phường có cấp lại giấy chứng nhận độc thân hay không? Khi đăng ký lần đầu em đã xin giấy chứng nhận độc thân. Nay muốn đăng ký lại thì để chồng em xin giấy chứng nhận độc thân thì thủ tục có dễ hơn là em xin giấy CNĐT hay không? Xin cám ơn.
​Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có quy định là sẽ cấp bao nhiêu lần. Sau khi đã ly hôn, nay muốn xin lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bạn cần trình bạn án, quyết định ly hôn của Tòa án. Sau đó, có thể tiến hành đăng ký kết hôn như bình thường. Thủ tục tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định 158 về đăng ký, quản lý hộ tịch : 1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại chương V của Nghị định này. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận. 2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nết xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. 3. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Chào luật sư,   Tôi có trường hợp về hôn nhân gia đình cần sự tư vấn của luật sư như sau:   Cậu tôi lấy mợ tôi vào năm 1979 và không có làm giấy đăng ký kết hôn. Năm 2011, cậu mợ tôi vì mâu thuẫn nên đã ly thân và làm đơn xin ly hôn, có mang ra phường nhưng phường nói anh chị không làm giấy đăng ký kết hôn nên không phải làm thủ tục ly hôn, chỉ 02 người thoả thuận với nhau là được.   Đến đầu năm nay 2015, cậu mợ tôi quyết định chia tài sản ra làm 05 phần (cậu, mợ, và 03 người con đã trưởng thành. Trong đó, mợ tôi lấy 02 phần do có 01 người con ở nước ngoài, có lấy chữ ký xác nhận thoả thuận của cậu mợ và 2 người con (người còn lại đang ở nước ngoài). Giá trị tài sản là 01 căn nhà cậu mợ tôi đang ở. Cậu tôi nộp đơn xin ly hôn ra toà, đến lần hoà giải thứ hai thì mợ tôi nói cần phải chia tài sản là căn nhà thừa kế của cậu tôi ở quê và 200 triệu đồng trong tài khoản của cậu. Toà đã yêu cầu trong 30 ngày cậu mợ tôi mang bằng chứng. Cậu tôi chứng minh được căn nhà là tài sản thừa kế và 200 triệu là số tiền có được sau khi làm đơn ly hôn từ năm 2011. Xin hỏi vấn đề này phải mất bao lâu thì toà mới giải quyết xong? Nếu lần hoà giải tiếp theo mợ tôi nói còn chiếc xe máy cần phải chia tài sản hoặc thứ tài sản gì khác nữa nhằm kéo dài thời gian xử án thì phải làm thế nào? Nay cậu tôi muốn đăng ký kết hôn với người khác và mua nhà trong thời điểm hiện tại thì có được không?   Rất cám ơn luật sư.
Chào bạn, - Những trường hợp định kéo dài thời gian giải quyết như bạn nêu thì tòa án có đầy đủ thẩm quyền để quyết định và tùy thuộc vào lựa chọn cụ thể của tòa án. - Vụ án ly hôn đang được tòa án thụ lý giải quyết thì việc cậu bạn kết hôn với người khác là trái luật nhưng việc mua nhà thì không sao nếu cậu bạn cẩn trọng để không liên quan đến vụ án đang giải quyết. Trân trọng!
Kính chào quý Luật sư! Tôi xin hỏi trường hợp như sau: Một cặp vợ chồng vừa đăng ký kết hôn được 2 tháng, do sơ suất nên đã làm mất giấy đăng ký kết hôn bản chính. Bây giờ vợ chồng lên Ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn xin được đăng ký lại giấy đăng ký kết hôn bản chính. Theo như  Điều 46 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: “Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại”. Trường hợp chỉ mất bản chính nhưng sổ hộ tịch vẫn còn, do vậy cán bộ tư pháp từ chối đăng ký kết hôn lại. Ngoài ra thì hiện nay, pháp luật không quy định việc cấp lại bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Như vậy khi công dân yêu cầu cấp giấy đăng ký kết hôn bản chính như trưởng hợp nêu trên thì phải hướng dẫn cho người dân như thế nào?
Chào bạn. Bạn hãy đọc cho kỹ quy định vì chỉ trong trường hợp mất sổ đăng ký và mất cả giấy chứng nhận bản chính thì mới đăng ký lại. Trong trường hợp của bạn chỉ mất giấy bản chính nhưng còn sổ đăng ký thì chỉ cấp lại bản trích lục từ sổ đăng ký thôi và giấy này có giá trị như bản chính. Thân mến.
Tôi hiện đang có con nhỏ 5 tuổi và chồng tôi không may đã mất cách đây 3 năm. Tôi và con được hưởng toàn bộ di sản thừa kế mà chồng tôi để lại là một căn nhà, có giấy từ chối di sản hợp pháp của ba má chồng tôi và tôi đã làm xong thủ tục nhận di sản thừa kế. Do hoàn cảnh ngày càng khó khăn và con tôi đang vào tuổi ăn học nên tôi muốn bán căn nhà trên để về ở với ba má chồng, tiện bề chăm sóc gia đình. Nhưng khi đi làm thủ tục chuyển nhượng thì Phòng công chứng không chịu công chứng hợp đồng mua bán nhà đất vì bảo con tôi cũng có quyền tài sản đối với căn nhà trên, đợi con tôi lớn rồi có ý kiến mới công chứng. Xin hỏi luật sư, giờ tôi phải làm sao để có thể công chứng hợp đồng mua bán trên?
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2005 Khi chồng bạn mất, bạn và con bạn là người được hưởng di sản thừa kế. Nên dù sau khi khai nhận di sản thừa kế, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở đứng tên bạn thì con bạn vẫn có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Do vậy, căn nhà trở thành tài sản chung của hộ gia đình (bạn và con bạn đồng sở hữu). Dựa vào khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Dân sự thì việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. Do con bạn vẫn chưa đủ 15 tuổi và bạn là người giám hộ đương nhiên của cháu nên để đảm bảo lợi ích sau này cho cháu bé, bạn phải ra UBND nơi có phần đất này để làm cam kết và chứng thực chữ ký. Cam kết này nhằm đảm bảo sau này con bạn lớn lên, cháu vẫn có tài sản riêng mà cháu được thừa kế từ cha. Sau đó, bạn đến Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng tại địa phương (nếu có) để tiến hành công chứng Hợp đồng cuyển nhượng quyền sử dụng đất, nộp kèm theo Bản cam kết. Công chứng viên sẽ đồng ý làm thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng cho bạn.
Tôi có làm hợp đồng mua của một người quen 20m đất thổ cư để làm nhà. Nhưng khi đến lúc làm giấy tờ đất, người đó giao thiếu tôi 5m và bảo là để đường đi chung. Tôi thấy không hợp lý và vấn đề này có thể thỏa thuận lại sau khi được giao đủ đất nên không ký nhận. Như vậy người đó đã vi phạm hợp đồng vì không giao đủ thước tấc, nhưng hợp đồng mua bán giữa tôi và người đó không có công chứng, hai bên chỉ ký kết với nhau thôi. Như vậy cho tôi hỏi, nếu tôi kiện ra Tòa thì có lấy lại được đủ đất không?
Căn cứ Bộ luật dân sự 2005 (BLDS), Luật Đất đai 2003. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 127 Luật đất đai thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải có được công chứng tại Phòng công chúng hoặc văn phòng công chứng. Trong trường hợp của bạn, nếu bạn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền thì hợp đồng mua mảnh đất trên sẽ bị tuyên vô hiệu về hình thức theo điều 134 BLDS và hậu quả pháp lý sẽ được giải quyết căn cứ theo Điều 137 BLDS. Lúc này, hai bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, người bán đất sẽ trả lại tiền mua bán, chuyển nhượng cho bạn. Nếu hai bên muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì phải ra công chứng và thỏa thuận lại với nhau về diện tích và các điều kiện khác nếu có. Lưu ý: đất này phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi chuyển nhượng.
Cha mẹ chồng tôi có tài sản là 01 ngôi nhà. Năm 1992, ông bà cho vợ chồng tôi ngôi nhà trên, công chứng tại Phòng công chứng. Trong hợp đồng cho tài sản, bên nhận tài sản ghi đầy đủ tên của 2 vợ chồng tôi nhưng chỉ chồng tôi ký vào hợp đồng. Chúng tôi chưa làm thủ tục sang tên. Năm 2013 ông bà và chồng tôi đến Phòng công chứng đó để hủy hợp đồng tặng cho trước đây. Tôi không hề biết việc hủy hợp đồng này. Việc hủy hợp đồng mà không có sự đồng ý của tôi là đúng hay sai?
Việc công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Công chứng. Cụ thể như sau: - Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó. - Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch. - Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này. Theo quy định nêu trên, việc hủy hợp đồng tặng cho nhà đất từ năm 1992 phải được sự thỏa thuận của tất cả những người đã tham gia giao kết hợp đồng đó. Bạn cần xác định việc ghi tên bạn trong hợp đồng được thể hiện như thế nào, từ đó xác định bạn có phải là một trong những người tham gia giao kết hợp đồng tặng cho không…
Tôi có mua 1 căn nhà trong khu tập thể có giá 960 triệu. Khi 02 bên ra ký công chứng mình sẽ chồng tiền trước 70%, số tiền còn lại sẽ thanh toán sau khi bên bán làm xong sổ đỏ sang tên cho tôi. Tuy nhiên, bên công chứng không chịu công chứng 1 phần tiền đã giao cho người bán. Như vậy phòng công chứng sai hay không có trách nhiệm công chứng số tiền đã giao. Nếu bị lật lọng thì pháp luật có can thiệp được không (khi mà chỉ có giấy viết tay đã giao 70% tiền ).
Theo quy định của pháp luật thì việc giao nhận tiền là do các bên giao kết hợp đồng tự thỏa thuận thực hiện và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, công chứng viên không có trách nhiệm chứng nhận việc này. Theo chúng tôi trong trường hợp của bạn để bảo đảm quyền lợi của cả 2 bên mua bán thì bạn có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng, chứng nhận hợp đồng đặt cọc nhằm bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự (Điều 358 Bộ Luật dân sự năm 2005).
Tôi đứng tên giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô một mình, hiện giờ tôi muốn bán xe thì vợ tôi có phải ra ký tên trên hợp đồng mua bán tại văn phòng công chứng hay không ?
Đăng ký xe ô tô chỉ đứng tên một người, nhưng là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân (tài sản chung vợ chồng) thì nhất thiết phải cả hai vợ chồng cùng ký hợp đồng hoặc một trong hai người ký hợp đồng nếu có giấy/hợp đồng ủy quyền hợp lệ của người kia. - Trường hợp tài sản đó là tài sản riêng của một người thì chỉ cần người có tài sản đó ký hợp đồng.
Tôi có miếng đất được cấp giấy đỏ năm 2011. Năm 2013, tôi lấy vợ. Nay tôi muốn đi công chứng bán đất thì có cần có ý kiến của vợ tôi, hay chỉ cần mình tôi đi công chứng là đủ vì đất là do tự tôi mua?
Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng gồm: tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân… Tại khoản 1,4 Điều 44 luật trên quy định vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình,… Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Trường hợp của bạn, giấy đỏ được cấp trước khi bạn kết hôn nên miếng đất là tài sản riêng của bạn. Khi đi giao dịch, bạn cần xuất trình giấy chứng nhận kết hôn để chứng minh việc kết hôn là sau thời điểm có tài sản. Riêng trường hợp hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của vợ. Lưu ý với bạn, trường hợp đất làm nhà ở có xây dựng nhà trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn phải có ý kiến của vợ bạn trong các giao dịch.
Ông A có miếng đất vườn tuy ổng đứng tên sổ đỏ theo luật pháp thì của 2 vợ chồng.Nay ông A đòi cầm miếng dất đó 50TR cho mình bằng giay tay 2 bên ký giấy nợ, ko ra công chứng..giấu vợ. Theo luật sư mình cầm vậy có dc ko? Sau này vợ ông A biết có quyền đòi lại ko? Có cách nào mình cầm vẫn hợp lệ ko sợ mất tiền xin cam ơn LS
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất mà không có công chứng, không đăng ký theo quy định thì không có hiệu lực pháp luật. Do vậy, giao dịch của bạn sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Xin kính chào quý luật sư! Tôi có một vấn đề rất cần quý luật sư tư vấn như sau: Bà tôi là lão thành cách mạng, được nhà nước cấp cho 1 căn hộ tập thể tại  Hà nội. Năm 2003 bà tôi có lập 1 di chúc chuyển quyền sở hữu căn nhà này cho mẹ tôi - là cháu ruột của bà (gọi bà bằng bác) vì bà đã nuôi mẹ tôi từ khi còn nhỏ. Chồng bà đã mất từ lâu, bà không có con cái, hiện nay anh em ruột cũng không ai còn sống. Nhưng lại có một số vấn đề về di chúc như sau: - Di chúc được lập năm 2003, có chữ ký của 2 người làm chứng ( 2 người này không có quan hệ họ hàng gì với gia đình tôi) tuy nhiên do không am hiểu về pháp luật nên gia đình tôi đã sơ xuất không đi công chứng bản di chúc này. - Năm 2004 bà mất. 2 người làm chứng hiện vẫn sinh sống cùng tổ dân phố - Nhà đã có sổ đỏ đứng tên bà Vây xin luật sư tư vấn:    1. Nay gia đình tôi muốn làm lại sổ đỏ đứng tên mẹ tôi thì bản di chúc đó có được chấp nhận không? Có cách nào để xác thực bản di chúc đó không? Và thủ tục làm như thế nào  2. Nếu trong trường hợp bản di chúc không được chấp nhận thì gia đình tôi sẽ phải làm thủ tục như thế nào? Rất mong được sự trợ giúp tư vấn của các luật sư.  Xin chân thành cảm ơn
Di chúc do bà bạn lập năm 2003 nên sẽ được điều chỉnh của luật dân sự 1995. Điều 655, 656, 657 BLDS 1995 quy định: Điều 655. Di chúc hợp pháp 1- Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. 4- Di chúc bằng văn bản không có chứng nhận, chứng thực như quy định tại Điều 660 của Bộ luật này chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 656. Nội dung của di chúc bằng văn bản 1- Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang, thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Điều 657. Người làm chứng cho việc lập di chúc Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; 3- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, nếu di chúc của bà bạn đáp ứng đủ các điều trên thì được xem là di chúc hợp pháp. Mẹ bạn mang di chúc này và các giấy tờ có liên quan ra UBND phường xã để là thủ tục khai nhận di sản thừa kế và sau đó đăng ký sang tên sổ đỏ.
Tôi đang muốn bán một mảnh đất và đã tìm được người mua. Người mua đã đồng ý với giá mà tôi đưa ra là 1,2 tỷ đồng. Chúng tôi muốn công chứng hợp đồng mua bán này theo đúng quy định của nhà nước. Vậy tôi muốn hỏi, phí công chứng đối với hợp đồng này là bao nhiêu?
Theo quy định của Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 Hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng thì mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có giá trị chuyển nhượng từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng thì mức thu là: 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng. Giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Trường hợp giá đất và tài sản gắn liền với đất do các bên thoả thuận thấp hơn giá quy định thì giá để tính phí công chứng theo giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Kính chào Luật sư! Gia đình tôi có 8 anh chị em.Bố mẹ tôi có một ngôi nhà cấp 4 diện tích 120m2, đã bàn bạc thống nhất với nhau là sau này sẽ chuyển nhượng ngôi nhà ông bà đang ở cho một người con trai thứ trong gia đình để lo việc thờ tự. Tuy nhiên bố mẹ tôi không lập di chúc và cũng chưa họp gia đình để công bố ý nguyện của mình. Năm 2012 bố tôi mất. Trong lần họp gia đình sau đó,mẹ tôi đã công bố ý nguyện đó cho các anh chị em được rõ. Hiện nay mẹ tôi muốn 8 chị em làm thủ tục công chứng từ chối quyền hưởng  phần di sán thừa kế ngôi nhà trên (phần của bố tôi) chuyển cho mẹ để mẹ tôi có cơ sở lập di chúc,tránh rắc rối về sau. Tất cả 7 anh chị em đã đồng ý như ý nguyện của bố mẹ,riêng có một chị gái không đồng ý làm thủ tục,chỉ nói rằng khi nào mẹ mất thì hẵng hay. Tôi xin hỏi: 1/ Nếu chị gái tôi không đồng ý thì có làm thủ tục công chứng thỏa  thuận chuyển phần di sản thừa kế nói trên của từng người trong gia đình cho mẹ tôi được không? Trong trường hợp này mẹ tôi có thể lập di chúc chuyển nhượng ngôi nhà (trong đó ghi rõ chỉ chuyển nhượng phần của mẹ tôi và 7 anh chị em đồng ý) cho  con trai thứ nói trên được không? 2/Nếu mẹ tôi không thể lập di chúc được do chị gái tôi không đồng ý thì có cách nào giải quyết mà không phải đưa vụ việc ra tòa (vì cả nhà đều không muốn)? 3/Trong trường hợp phải ra tòa, giả sử chị gái tôi đòi chia một phần ngôi nhà thì có được Tòa án đáp ứng không? Vì nó không có giá trị thương mại (chỉ để thờ tự), mà mẹ tôi cũng như anh trai thứ đều không có tiền trả cho chị gái, đất thì cũng không thể cắt ra để chia. Rất mong được tư vấn của Luật sư. Tôi chân thành cám ơn.
1/ Bạn không nói rõ bố mất thời điểm nào năm 2012? Nếu quá 6 tháng thì không thể từ chối hưởng di sản. 2/ Mẹ bạn có thể lập di chúc phần "đáng lẽ mẹ được hưởng " nếu chia theo pháp luật 3/ Chị gái bạn không đồng ý mà khởi kiện chia thừa kế thì sẽ nhận được một phần di sản của bố chia cho các hàng thừa kế theo quy định pháp luật. 4/ Mẹ cũng không thể "chuyển nhượng ngôi nhà ..... phần của mẹ và 7 anh chị em đồng ý." 5/ Nếu nhà đất không thể chia, không thể bồi hoàn cho nhau được. Nếu để thờ tự thì tốt nhất khai nhận thừa kế và xin cấp giấy chứng nhận sở hữu chung cho 8anh chị em và mẹ hoặc 8 anh chị em khi mẹ qua đời.
Căn cước công dân là gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân
Tàng thư căn cước công dân là gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 Tàng thư căn cước công dân là hệ thống hồ sơ, tài liệu về căn cước công dân, được quản lý, phân loại, sắp xếp theo trình tự nhất định để tra cứu và khai thác thông tin.
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước công dân Việt Nam, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin và là bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cơ quan quản lý căn cước công dân là gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 Cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan chuyên trách thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Văn bản ghi nhận việc đồng ý (ưng thuận) cho người khác làm một công việc như đi lấy lại giấy đăng ký xe khi bị công an giữ, đi nộp phạt thay hay đi nhận tài sản giùm (như xe bị giam) thì có được chứng thực tại UBND phường không hay phải ra phòng công chứng làm hợp đồng ủy quyền? Gửi bởi: Thái Hoàng Huy
Chứng thực việc đồng ý theo câu hỏi của bạn là chứng thực giấy ủy quyền khi người này muốn nhờ người khác làm một việc nào đó. Về hình thức của ủy quyền, theo khoản 2, Điều 142 của Bộ luật Dân sự thì“Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”. Ngoài ra, theo hướng dẫn của công văn số 2346/HTQTCT-CT ngày 13/11/2013 thì “Những trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền, không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản, (ví dụ như ủy quyền lĩnh lương hưu, trợ cấp; ủy quyền nhận bưu phẩm…) thì Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký trong giấy uỷ quyền”. Do đó, trong trường hợp này bạn có thể lập giấy ủy quyền và chứng thực tại UBND phường.
Gia đình tôi (bên A) làm giấy ủy quyền tài sản cho bên B, nay bên B bán cho bên C mảnh đất của gia đình tôi. Tôi muốn trả số tiền bên C đã giao cho bên B để lấy lại mảnh đất mà không cần sự có mặt của bên B được không?
Theo dữ kiện bạn cung cấp thì thửa đất của gia đình bạn hiện nay đã bị người được ủy quyền chuyển nhượng cho người khác. Nay gia đình bạn (người có đất- bên A) và người mua – bên C có sự thống nhất là bên A trả họ 1 khoản tiền và bên C trả lại gia đình bạn nhà đất, không thực hiện việc sang tên Giấy chứng nhận. Như vậy đây là sự thỏa thuận về việc hủy hợp đồng chuyển nhượng đã ký giữa người được ủy quyền -bên B và người mua- bên C. Nhưng vấn đề bạn quan tâm là nay người được ủy quyền không xuất hiện thì gia đình bạn có thực hiện được thỏa thuận này không? Về vấn đề này chúng tôi có ý kiến như sau: - Nếu việc gia đình bạn ủy quyền cho người khác được toàn quyền định đoạt (mua bán, chuyển nhượng, thế chấp nhà đất của mình) và người được ủy quyền đã chuyển nhượng nhà đất này cho người khác, theo đúng quy định thì Hợp đồng chuyển nhượng đã ký kết giữa người được ủy quyền- bên B và người mua- bên C đã có hiệu lực. Nếu nay các bên muốn hủy hợp hủy hợp đồng chuyển nhượng đã ký thì phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định. - Tại khoản 2 điều 424 Bộ luật dân sự thì Hợp đồng dân sự có thể chấm dứt trong trường hợp “theo thỏa thuận của các bên”. Tuy nhiên vì hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đã được thực hiện tại Cơ quan công chứng nên việc hủy hợp đồng này cũng phải được Cơ quan công chứng đã thực việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại điều 44 Luật công chứng “1. Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng. 2. Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch”. Do vậy các bên cần đến Cơ quan công chứng để thống nhất và lập việc hủy hợp đồng này. - Người có thẩm quyền ký kết việc hủy bỏ hợp đồng công chứng đã ký: - Việc ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất của gia đình bạn được thực hiện thông qua người được ủy quyền. Theo quy định tại khoản 2 điều 589 BLDS hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong trường hợp “công việc được ủy quyền đã hoàn thành”. Chúng tôi không được nghiên cứu hợp đồng ủy quyền mà gia đình bạn đã ký nhưng nếu trong hợp đồng không có điều khoản gì quy định riêng đặc biệt về thời hiệu của hợp đồng thì trường hợp này gia đình bạn ủy quyền cho người B và họ đã thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất này thì coi như công việc ủy quyền đã hoàn thành. Do đó hợp đồng ủy quyền đó đã hết hiệu lực. Các giao dịch phát sinh sau này chủ sử dụng đất (Bên A) hoàn toàn có quyền tự thực hiện. Hơn nữa theo quy định tại điều 139, điều 581 BLDS thì ủy quyền chỉ là việc một người thực hiện các công việc nhân danh bên ủy quyền, không làm thay đổi, ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu của chủ sở hữu. Gia đình bạn mới là chủ sở hữu, sử dụng nhà đấtnên có toàn quyền định đoạt và trực tiếp thực hiện mà không bị hạn chế bởi người được ủy quyền. Trường hợp giả sử hợp đồng ủy quyền vẫn còn hiệu lực (nếu trong hợp đồng có quy định) mà bên A muốn tự mình định đoạt tài sản thì để thuận tiện cho việc thực hiện các giao dịch này cũng như tránh trường hợp bên B vẫn tiếp tục dùng hợp đồng ủy quyền thực hiện các giao dịch khác thì -bên A có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo quy định tại điều 588 BLDS và bên A vẫn có toàn quyền định đoạt đối với tài sản của mình cũng như thỏa thuận với các bên có liên quan. Do đó trường hợp gia đình bạn và người mua đã có sự thống nhất về việc hủy hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đã ký thì hai bên có toàn quyền quyết định và ký văn bản hủy hợp đồng chuyển nhượng trước đây tại Cơ quan công chứng đã công chứng hợp đồng chuyển nhượng trước đây theo quy định nêu trên. - Trường hợp bên B có hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản thì gia đình bạn có thể tố cáo ra Cơ quan công an có thẩm quyền đề nghị giải quyết. Trường hợp không có căn cứ khởi tổ hình sự nhưng các bên có tranh chấp về hợp đồng, về quyền sử dụng đất hay về số tiền mua bán đất giữa các bên thì gia đình bạn cũng có quyền khởi kiện ra Tòa án để đề nghị giải quyết tranh chấp.
Gia đình tôi dự định đi du lịch Thái Lan ít ngày, bên nhà hàng xóm có ý định gửi con đi cùng. Hai nhà rất thân thiết, con gái tôi và cháu bé hàng xóm cũng chơi với nhau rất thân. Cháu bé đó gần 5 tuổi và đã có hộ chiếu riêng. Tôi nghe nói nếu trẻ em đi máy bay không có cha mẹ đi cùng thì phải có giấy ủy quyền (có xác nhận của phường, xã nơi đang cư trú). Trong trường hợp này, tôi có cần phải mang giấy ủy quyền đó ra phòng công chứng nhờ dịch thuật sang tiếng Anh nữa không? Và chỉ cần có dấu xác nhận của phòng công chứng hoặc văn phòng luật sư lên bản tiếng Anh của giấy ủy quyền là được đúng không? Cháu bé đã có hộ chiếu riêng thì có cần giấy này không? Thùy Anh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM)
Khoản 1 điều 139 Bộ luật dân sự quy định: “đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”. Ngoài ra tại điều 141 Bộ luật dân sự thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Do vậy cha mẹ của cháu bé mới là người có quyền quyết định thay cháu bé trong các giao dịch dân sự. Nay cha mẹ cháu bé muốn nhờ bạn dẫn cháu bé đi chơi cùng với gia đình bạn qua Thái Lan thì bắt buộc phải có giấy ủy quyền hợp pháp của cha mẹ cháu bé để bạn đưa cháu bé đi. Việc cháu bé có hộ chiếu riêng không có nghĩa cháu bé muốn đi đâu với ai thì đi, nhất là ra nước ngoài. Giấy ủy quyền cần phải có xác nhận của UBND cấp xã, phường nơi cha mẹ cháu bé cư trú. Trong trường hợp giữa cha mẹ cháu bé và bạn làm hợp đồng ủy quyền thì thẩm quyền chứng nhận thuộc về phòng công chứng. Giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền cần phải có bản dịch được công chứng.
Theo công văn số 6840/sxd-qln&cs ngày 27/08/2010 thì bên được ủy quyền quản lý sử dụng nhà được ra phòng công chứng làm giấy hủy bỏ ủy quyền quản lý nhà cũ do sở nhà đất cấp năm 1992. Cho hỏi có đúng hay không? Vì khi ra phòng công chứng số 2 thực hiện việc trên thì phòng công chứng từ chối thực hiện do chưa có hướng dẫn cụ thể? Vậy xin hỏi muốn hủy bỏ giấy ủy quyền cũ như vậy phải liên hệ cơ quan nào để thực hiện? Người gửi: Trần Thúy Phương
Chào ông/bà Trần Thúy Phương. Phòng Quản lý nhà và công sở Sở Xây dựng trả lời câu hỏi của ông/bà như sau: 1. Công văn số 6840/SXD-QLN&CS ngày 27/8/2010 của Sở Xây dựng không có nội dung hướng dẫn các bên trong quan hệ ủy quyền (quản lý nhà) liên hệ phòng Công chứng đê lập thủ tục hủy việc ủy quyền này, mà chỉ thông báo "thủ tục chấm dứt quan hệ úy quyển được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự". Ngày 08/9/2010, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 65/2010/QĐ-UBND bãi bỏ 03 thủ tục hành chính áp dụng tại Sở Xây dựng, trong đó có thủ tục "Hủy giấy phép ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở". 2. Hiện nay, nếu một trong các bên trong quan hệ ủy quyền muốn đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền thì thực hiện theo quy định tại Diều 588 Bộ Luật Dân sự năm 2005. Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng để nghị Bà liên hệ Sờ Tư pháp để được hướng dẫn cụ thể./.
Tôi đăng ký kết hôn năm 1998 và ly hôn năm 2003.Chúng Tôi có 1 con trai hiện nay 11 tuổi đang sống cùng Tôi.Tôi đăng ký kết hôn lần 2 vào năm 2008,chồng Tôi đang định cư tại Mỹ. Nếu sau này khi con Tôi muốn đi cùng Tôi ra nước ngoài thì có cần giấy ủy quyền của người chồng củ của Tôi không.Vì nhiều lần Tôi yêu cầu anh ta ký giấy nhưng anh ta cứ hẹn hoài và bây giờ đổi cả số điện thoại,Tôi không biết nơi cư ngụ hiện tại của anh ta.Nếu Tôi cẩn thay đổi tên của con Tôi hay cho cháu đi du học hay đi nước ngoài định cư theo Tôi mà không có giấy ủy quyền của chồng củ có được không. Vì hiện tại Tôi không biết anh ta ở đâu,chỉ có biết gia đình Bố Mẹ anh ta mà có hỏi họ không nói,thậm chí giấy khai sinh bản gốc của con tôi họ cũng giữ và không trả lại.Trong trường hợp này Tôi cần phài làm gì.Xin luật sư tư  vấn giúp,xin chân thành cám ơn. Kính thư. Huyền An
Chào chị ! về việc chị hỏi tôi có trao đổi như sau: Do chị không nói chị và con trai hiện đang cùng sổ hộ khẩu với chồng mới hay vẫn thuộc trong sổ hộ khẩu với chồng cũ và nội dung bản án ly hôn về phần giao con cho ai nuôi (Bố hay mẹ nuôi) nên chưa thể tư vấn chính xác cho chị về việc đưa con trai đi nước ngoài. Tuy nhiên, trường hợp bố mẹ chồng chị giữ giấy khai sinh không chịu đưa lại thì chị có thể nhờ cơ quan chính quyền đề nghị giao lại. Thực tiễn, những trường hợp như thế này người dân thường báo mất để làm thủ tục cấp lại. Chị có thể liên hệ với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Sở tư pháp hoặc UBND xã, phường ) để được hướng dẫn làm thủ tục cấp lại theo quy định. Chúc chị thành công.
Vợ chồng tôi sở hữu một căn hộ ở TP Hồ Chí Minh (căn hộ đã có sổ đỏ). Hiện tại, chúng tôi muốn bán căn hộ nhưng lại không vào TP Hồ Chí Minh để tiến hành thủ tục được. Tôi có thể làm giấy ủy quyền nhờ người khác bán nhà hộ được không?
Theo Khoản 1, Điều 48 Nghị định 75/2000/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 08/12/2000 thì: “Việc Uỷ quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng” Trong trường hợp bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được uỷ quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền (Khoản 2 Điều 55 Luật công chứng 2015). Trường hợp của anh chị là ủy quyền để chuyển quyền sở hữu căn hộ nên bắt buộc phải lập thành Hợp đồng ủy quyền. Giấy ủy quyền không được áp dụng trong trường hợp này. Vì anh chị không thể gặp người nhận ủy quyền để ký Hợp đồng ủy quyền nên anh chị đến tổ chức hành nghề công chứng nơi anh chị đang cư trú để lập Hợp đồng ủy quyền công chứng 2 nơi, tại tổ chức hành nghề công chứng anh chị ký ủy quyền. Sau đó anh chị gửi Hợp đồng ủy quyền vào TP Hồ Chí Minh để người nhận ủy quyền hoàn tất thủ tục nhận ủy quyền tại tổ chức hành nghề công chứng tại TP Hồ Chí Minh. Như vậy, sau khi Bên nhận ủy quyền hoàn tất thủ tục công chứng thì Hợp đồng ủy quyền có hiệu lực pháp luật. Và người nhận ủy quyền có thể tiến hành thủ tục bán căn hộ thông qua Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Tôi hiện đang sống tại Australia. Tôi có làm giấy ủy quyền cho anh tôi trong nước đại diện cho tôi trong việc tranh chấp quyền sử dụng đất. Giấy ủy quyền được sự chứng thực của Ðại sứ quán VN tại Australia... Vậy xin hỏi: 1/ Theo qui định của pháp luật thì việc xác nhận chữ ký của tôi trong đơn như vậy mà không cấp giấy chứng thực ủy quyền theo biểu mẫu qui định có được coi là hợp pháp để người nhận ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tại VN không? 2/ Ðại diện của ĐSQ chỉ xác nhận chữ ký của tôi như vậy có được các cơ quan chức năng trong nước chấp thuận không? Giấy ủy quyền này có cần phải hợp pháp hoá lãnh sự không? 3/ Giấy ủy quyền tôi viết 03 trang, khi ký xác nhận có bắt buộc phải đóng dấu giáp lai không? Theo qui định của pháp luật thì giấy ủy quyền này có giá trị bao lâu?
Theo nội dung trong Giấy ủy quyền, bà muốn để cho anh trai bà sở hữu toàn bộ diện tích nhà và đất tại Khánh Hòa. Anh trai bà muốn có toàn quyền sở hữu hợp pháp đối với nhà và đất này, thì ông ta phải thực hiện thủ tục đăng ký đề nghị cơ quan có thẩm quyền về đất đai tại Việt Nam cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà (Giấy Chứng nhận). Một trong những giấy tờ quan trọng để anh trai bà thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy Chứng nhận, là văn bản từ chối nhận di sản của bà đối với nhà và đất nêu trên (theo quy định tại Khoản 2, Điều 642 Bộ Luật Dân sự 2005). Bà có thể đến cơ quan Lãnh sự quán Việt Nam tại Úc để được hướng dẫn thực hiện thủ tục này. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì thời hạn ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền (Điều 582 Bộ Luật Dân sự 2005). Tuy nhiên, việc lập Giấy ủy quyền của bà cho anh trai toàn quyền thừa hưởng nhà và đất nêu trên, chưa phù hợp với mục đích mà bà mong muốn. Bởi vì, việc ủy quyền chỉ có ý nghĩa đối với bên được ủy quyền trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với bên ủy quyền chứ không giúp anh trai bà thực hiện thủ tục đăng ký và sở hữu nhà đất theo quy định của pháp luật. //CONTENT
Kính gửi Luật Sư, Nội dung sự việc là như sau: GCNQSDĐ đứng tên cha em (có nguồn gốc từ ông nội để lại) do ngày xưa ông bà di dân nước ngoài nên đã để lại cho cha em (có giấy tương phân ruộng đất của ông viết năm 1992). GCNQSDĐ hiện tại có giá trị từ 2003-2013. Năm 2006 ông nội em qua đời, giờ chỉ còn lại bà nội hiện đang sống ở nước ngoài và là công dân nước ngoài. Hôm trước, các anh và chị của cha em về nước (có dẫn bà nội về cùng) để yêu cầu cha em chia lại phần đất cha em đang sử dụng (theo nội dung tờ tương phân ruộng đất mới do ông nội em viết lại sau này - lúc cha em đã đứng tên GCNQSD đất và lúc đó ông nội cũng đã là công dân nước ngoài - giấy viết tay chỉ có chữ ký của ông bà nội và các con, không có dấu công chứng).  Hiện tại các anh và chị của cha em yêu cầu phải thực hiện tờ tương phân này, yêu cầu cha em ký giấy chia lại phần đất này, để chuyển QSDĐ cho người khác (vì các cô và bác là người nước ngoài không thể đứng tên GCNQSDĐ). Cha em không đồng ý, nên bà nội đã lấy GCNQSDĐ của cha em để mang qua nước ngoài. Bà đã lên UBND xã làm giấy tường trình là đang giữ GCNQSDĐ của cha em vì sợ cha em sẽ đem bán. Nên hiện tại cha em muốn làm đơn cớ mất để được xin cấp lại GCNQSDĐ, nhưng UBND không chấp thuận vì có đơn tường trình của bà nội.  Vậy em xin hỏi, việc bà nội em giữ GCNQSDĐ của cha em là có đúng pháp luật Việt Nam không? Trong sự việc này thì ai sẽ là người không đúng? vì không muốn xảy ra mâu thuẫn hơn nữa, (vì mấy cô và bác yêu cầu nội không đưa lại GCNQSDĐ cho cha em), cha em có thể xin cấp lại giấy khác và vô hiệu giấy hiện tại được không?  Em xin chân thành cảm ơn!
Do giấy chứng nhân QSDĐ bà bạn giữ và có trình báo tại địa phương nên bạn không thể xin cấp lại theo thủ tục mất giấy mà phải chủ động hòa giải trong gia đình. Nếu không thể thỏa thuận với nhau thì bạn có thể yêu cầu Tòa giải quyết. Sau khi có quyết định có hiệu lực của Tòa cơ quan chức năng sẽ cấp lại giấy cho Cha bạn nếu như ông là người sử dụng hợp pháp. Tuy nhiên cần tham khảo toàn bộ hồ sơ liên quan đến nguồn gốc và việc sử dụng đất của Cha bạn mới có thể góp ý chính xác.
Thưa luật sư! Năm 2000 bố mẹ em mua một mảnh đất. Mảnh đất đó đã qua mấy lần chủ và lần nào cũng chỉ có giấy chuyển nhượng do hai bên kí và có chữ kí củ người làm chứng là hàng xóm. Năm 2007,có một người đến và nói đó là đất của họ khai hoang từ trước. nhưng  gia đình em chuyển xuống nơi này từ năm 1991 chưa hề biết đến người này. Sau đó ông ấy đưa đơn lên UBND phường. sau mấy lần hòa giải UBND phường nói rằng một bên khai hoang nhưng không quản lý mà một bên là mua đất nhưng không có giấy tờ hợp pháp nên phường thu làm đất công giao cho khu phố quản lý, mà lúc đó bố em là trưởng khu ,nghĩ rằng kí vào rồi sau này xin lại để qua đợt tranh chấp này nên bố em kí chứ mẹ em không kí. Sau đó thu hồi đất để làm đường quốc lộ gia đình em vẫn được đền bù bình thường và được xác nhận là đất gđ em tự khai từ năm 1992. Lần đó cán bộ đo đạc mảnh đất đó cũng đã tách thửa theo đề nghị của bố em là chia cho chú em,em và em gái em mỗi người một lốt đất . Năm 2010 bố em mất, vừa rồi khu nhà em lại được đền bù vì bị thu hồi đất cho dự án hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện thì người lần trước lại nộp đơn lên phường nói rằng đất đó là ngày trước ông ấy nhờ người trông coi nhưng người ta bán đi mà thôi. Ông ấy nói rằng nhà em lấp đất, đào ao và bán đất như bây giờ là không đúng, đề nghị gđ em trả lại cho ông mảnh đất còn lại. trong khi mẹ em mới chỉ xây 1 cái nhà thôi chứ chưa làm gì cả. Chủ tịch UBND phường nói rằng: nếu gđ em không chia cho ông ấy một lốt đất hoặc cho ông một ít tiền thì phường sẽ lấy đất đó làm đất công, không bên nào được sử dụng đất đó.   Thưa luật sư, như vậy có phải phường có thể thu luôn đất đó nếu gđ em không nhượng bộ hay không. Xin luật sư giải đáp giúp em.Em xin chân thành cảm ơn luật sư.
Qua ý kiến trình bày của bạn thì luật sư thấy rằng gia đình bạn đã mua đất bằng giấy tay có nguồn gốc ko rõ ràng nên tiềm ẩn rủi ro về mặt pháp lý vê tranh chấp mà việc xảy ra hai lần tranh chấp với người khai hoang trước đó là minh chứng cụ thể. Về mặt pháp lý thì do đất của bạn chứa có sổ đỏ, chứ được nhà nước công nhận quyền sử dụng nên việc tranh chấp do UBND giải quyết. Vậy căn cứ vào nguồn gốc tạo lập, quá trinh mua bán giấy tay và thực tế vấn đề thì gia đình bạn nên thỏa thuận với người tranh chấp sao cho hợp lý.\
Cháu có 1 số vấn đề thắc mắc mong luật sư giải đáp giúp cháu. Cha và mẹ cháu tính ly hôn và thỏa thuận phân chia tài sản tại nhà. Làm giấy tờ có công chứng tại xã. Cha cháu lấy 1 số tiền và đưa hết quyền sử dụng đất (2 căn nhà và mẫu đất). Luật sư cho cháu hỏi. 1. Giấy chia tài sản có được pháp luật công nhận hay không? Giấy được xã công chứng và các con làm chứng. Nội dung giấy bao gồm thời gian, lý do ly hôn, tài sản phân chia, quyền nuôi dưỡng con, chữ ký cha mẹ và các con. 2. Hiện giờ mẫu đất của gia đình cháu chỉ làm giấy tay chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đứng tên cha cháu. Sau khi ly hôn, mẹ cháu có thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mẹ cháu được không? Có cần cha cháu phải ký tên chuyển nhượng hay không? Nếu cần mà cha cháu không về ký tên chuyển nhượng thì phải làm sao? 3. Hiện giờ tòa án đang thụ lý ly hôn của cha mẹ cháu, nếu cha cháu đòi phân chia tài sản nữa có được hay không?
1. Thỏa thuận dân sự được xác lập có xác nhận UBND là hợp lệ do đó tài sản được phân định giữa cha mẹ cháu. Khi cha mẹ cháu ly hôn Tòa án sẽ căn cứ vào Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản này để giải quyết, về cơ bản công nhận thỏa thuận này chỉ phân chia các tài sản khác của cha me cháu và xem xét việc nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Khi cha cháu đứng tên giấy tờ nhưng căn cứ giấy thỏa thuận phân chia tài sản có UBND xã công chứng như vậy cha cháu vẫn phải thực hiện theo nội dung này, mặc dù giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng nhà và đất chưa có nhưng Tòa vẫn xem đó là căn cứ phân chia tài sản chung khi cha mẹ cháu ly hôn 3. Như đã nói ở trên, quyết đinh Tòa án xem xét thỏa thuận của cha mẹ cháu do đó cha cháu không có quyền đơn phương chuyển dịch tài sản nào nếu không được sự đồng ý của mẹ cháu và chưa có quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Cho em hỏi: Ba và mẹ em là vợ chồng hợp pháp, có 3 người con là anh em, chị em và em, chị em bị bại liệt từ nhỏ. 6 năm trước (năm 2006), ba chung sống như vợ chồng với người khác và có một đứa con riêng. Ba em lấy 500tr (tài sản riêng) hùn vốn làm ăn với người đó mở 1 cửa hàng, vốn của người đó là 200tr. Anh trai em có 1 vợ và 2 đứa con nhỏ. Ngày 1 tháng 12, do tai nạn giao thông, ba em,anh trai và 1 đứa con của anh đều chết. Vậy cho em hỏi ba em mất không để lại di chúc thì tài sản riêng của ba và chung với mẹ em sẽ phân chia thế nào? Còn anh trai em cũng mất thì anh em có được hưởng phần tài sản thừa kế của ba em không và chia như thế nào.ông bà nội của em vẫn còn sống...Em xin thành thật cảm ơn!
Căn cứ nội dung bạn trình bày do cha bạn chết không để lại di chúc và căn cứ quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì hàng thừa kế của cha bạn như sau: "Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản". Do anh trai bạn là người được hưởng thừa kế nhưng đã chết cùng cha bạn trong vụ tai nạn giao thông vì thế căn cứ điều 677 bộ luật dân sự thì người con còn lại của anh trai bạn sẽ là người thừa kế thế vị anh trai bạn đối với tài sản của cha bạn.
Kính thưa các chú luật sư, mong các chú giúp con giải quyết vấn đề này. Mẹ của con và cha dượng kết hôn với nhau năm 2003, khi về thì đất có sẵn, mẹ con canh tác trồng cây cao su đến nay đã được 7 năm và đang thu hoạch. Sau 11 năm chung sống thì sinh ra nhiều mâu thuẫn vợ chồng. Cách đây khoãng 20 bữa, mẹ con đi làm về khoãng 8h tối thì bị ông ấy chạy ra và đánh liên tục không cho vào nhà khiến mẹ gặp nhiều thương tích. Quá bức xúc nên mẹ con tìm đến chính quyền để can thiệp và cho mẹ con về nhà ngoại. Mẹ muốn ly hôn và ông ấy đồng ý. Vậy thưa luật sư, sau khi ra toà thì mẹ con có được hưởng tài sản gì hay không, kính mong các chú luật sư tư vấn. Cảm ơn !!!
Mẹ bạn có quyền ly hôn nhưng vấn đề chia tài sản phải căn cứ trên: 1. Nếu tài sản có trước thời kỳ hôn nhân là TS riêng của cha dượng thì mẹ bạn không được chia. 2. Nếu là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì theo nguyên tắc chia đôi nhưng cũng có xem xét công sức đóng góp của mỗi bên. Do đó , tùy một trong hai trường hợp trên cách phân chia TS của Tòa án sẽ khác nhau. Bạn cần hướng dẫn mẹ bạn nếu trường hợp do bị đánh đập có gây thương tích thì mẹ cần có giấy chứng thương.
Chào mọi người. Bố tôi là con trưởng trong gia đình có 3 chị em ( chị gái bố tôi, bố tôi và em trai bố tôi). Ông bà Nội tôi mất đi không để lại di chúc gì. Bố tôi lấy mẹ tôi sinh ra chị gái tôi và tôi ( con gái). Không may bố tôi qua đời đột ngột mà không kịp để lại dặn dò nào. Nay mẹ tôi vẫn còn sống và lo việc Hương hỏa trên căn nhà của gia đình. Gần đây chú út tức em trai bố tôi vào đòi phân chia mảnh đất mẹ tôi đang ở. Lưu ý là mảnh đất này đã có sổ đỏ mang tên bố tôi. Vậy xin cho tôi hỏi chú tôi có quyền đòi chia đất hay không? Nếu xét về tình gia đình tôi ko có con trai nên sau này việc Hương hỏa sẽ trao trả lại cho con trai chú út vậy thì nếu như muốn cho một mảnh theo ý nguyện của mẹ tôi thì phải làm thế nào? Mẹ tôi không muốn để lại miếng đất cho chú thím rồi bên ấy lại đem đi bán trác lấy tiền. Xin mọi người hãy tư vấn giúp gia đình tôi với ạ!
- Theo thông tin bạn nêu thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất căn nhà đó đứng tên bố bạn, do vậy theo quy định pháp luật thì nhà đất trên là di sản do bố bạn để lại không có di chúc và chưa chia di sản. Điều 676 Bộ luật dân sự quy định hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn là ông bà nội bạn (nếu còn sống), mẹ bạn và các anh, chị, em bạn. Các cô, chú, thím không có quyền thừa kế đối với di sản của bố bạn để lại.... - Nếu ông bà bạn qua đời chưa quá 10 năm (chưa hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế) và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho bố bạn không đúng pháp luật. Có căn cứ xác định nhà đất mà gia đình bạn đang sử dụng là di sản do ông bà bạn để lại chưa chia thì các cô, chú bạn mới có quyền khởi kiện tranh chấp về thừa kế đối với nhà đất đó.
Gia đình tôi có 5 người anh em. Bố mẹ tôi mất tháng 4 năm 1991 ko để lại di chúc về tài sản 2 mảnh 450m2 được nhà nước cấp năm 1958.năm 1998 anh anh tôi nộp đơn ra UBND Quận Tây hồ và khai là được bố mẹ tôi cho (Không có giấy tờ làm chứng) và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2003 tôi mới biết và làm đơn gửi UBND Phường Xuân La và Phường xuân la đã tổ chức họp hoà giải . Trong biên bản hoà giải năm 2006 các anh tôi đều công nhận di sản thừa kế của bố mẹ tôi chưa được chia. Nhưng chưa thoả thuận được phương án chia. Xin hỏi luật sư: Tôi có quyền được hưởng di sản của bố mẹ tôi để lại hay ko? Tôi có thể khởi kiện ra toà để chia di sản căn cứ vào biên bản hoà giải tại UBND phường năm 2006 có được ko?
Căn cứ nội dung bạn trình bày thì cha mẹ bạn chết không để lại di chúc, vì thế theo quy định của bộ luật dân sự 2005 tài sản của cha mẹ bạn sẽ phải chia cho các đồng thừa kế theo quy định tại Điều 676 bộ luật dân sự 2005. Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Việc anh trai bạn tự ý làm giấy chứng nhận QSDĐ vốn là thuộc quyền sở hữu của cha mẹ bạn là sai pháp luật, bạn và các đồng thừa kế còn lại có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận QSDĐ trên. Đồng thời yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo pháp luật đối với tài sản do cha mẹ bạn để lại. Chào bạn
Xin kính chào luật sư, Xin luật sư vui lòng tư vấn giúp tôi vấn đề ly hôn. Tôi xin trình bày cụ thể từng phần như sau: Về mâu thuẫn và nguồn gốc: Ba mẹ tôi chung sống với nhau có đăng ký kết hôn từ năm 1986 đến nay gia đình phát sinh mâu thuẫn do ba tôi ngoại tình bên ngoài. Mẹ con tôi đã bắt được mối quan hệ bất chính này trong khách sạn (có nhân chứng). Về tài sản: Khi cưới nhau ba mẹ tôi sống cùng ba mẹ vợ, không có nhà riêng. Tài sản trong thời gian chung sống của ba mẹ tôi không có gì nhiều cũng chỉ là xe máy và các đóng góp công sức của ba tôi vào việc sửa chữa nhà do ông bà ngoại tôi để lại mà thôi. Nhưng có một phần tài sản lớn là một quyền sử dụng đất vói diện tích hơn 1.100 mét vuông. Đất này của ông bà ngoại để lại cho mẹ tôi (trong giai đoạn hôn nhân). Hiện do mẹ tôi đứng tên quyền sở hữu, khi ông bà ngoại cho có làm giấy thừa kế với nội dung là để là cho con là Võ Thị B, không có ghi rõ là cho riêng con gái hay là cho cả 2 vợ chồng. Và một điểm liên quan nữa là giấy kê khai nguồn gốc đất để đóng thuế trước bạ thì trong đó lại có tên cả 2 vợ chồng cùng khai là "đất do ông bà để lại".                          => Vấn đề ở đây là không phân định được mảnh đất này tài sản chung hay riêng. Về vay nợ: Trong thời gian chung sống làm ăn có những khoản nợ chung mà cả 2 vợ chồng đều đứng ra vay mượn và các khoản nợ riêng do ba tôi vay mượn bên ngoài mà mẹ tôi và gia đình không hề hay biết và cũng không có sử dụng tiền từ khoản vay mà ba tôi lén vay bên ngoài.                          => Vấn đề ở đây là khi ly hôn các khoản nợ này sẽ được tính như thế nào? Từ lý do mâu thuẫn trên và những bất đồng trong việc thỏa thuận phân chia tài sản, các khoản nợ nên mẹ tôi quyết định làm đơn ly hôn và ba tôi cũng đồng ý ký tên vào. Nhưng về phần tài sản, nợ không tự phân chia được nên có liệt kê chi tiết tất cả vào trong đơn để nhờ tòa phân chia. File đính kèm là đơn ly hôn mà ba mẹ tôi đã ký, kính mong luật sư xem qua và giải đáp giúp tôi một số vấn đề: 1/ Khi tôi và mẹ tôi đem đơn này đến tòa án nơi cứ trú để nộp thì người tiếp nhận xem và nói là đơn không hợp lệ, phải tự thỏa thuận phần chia tài sản trước khi nộp nhưng không giải thích là không hợp lệ thế nào? Và phải làm như thế nào cho hợp lệ. Xin luật sư xem và tư vấn cho tôi để tôi có thể làm một tờ đơn hợp lệ. 2/ Về phần án phí, tôi đã tham khảo qua môt số mục tư vấn trên diễn đàn, cũng như tai tòa án nơi nộp đơn. Thì đây là môt vụ ly hôn không thỏa thuận được phân chia tài sản và phải nhờ tòa giải quyết. Do đó sẽ phải đóng thêm một khoản án phí ngoài mức phí thụ lý hồ sơ thông thường dựa trên % giá trị tài sản không thỏa thuận dc. Xin luật sư cho hỏi đây là trường hợp " Nhờ tòa phân chia tài sản " có khác với " Tranh chấp tài sản khi ly hôn " hay không? Và trong trường hợp này thì mức án phí phải nộp khi thu lý hồ sơ là bao nhiêu? Bỏ qua các tài sản có giá trị nhỏ thì giá trị của mảnh đất nói trên theo thời diểm hiện tại 7/2012 với giá thị trường là khoảng gần 8 tỷ VND (7 triệu/1 mét vuông). 3/  Về khoản nợ đã ghi trong đơn và ba tôi đã kí nay có thêm 2 chủ nợ đến đòi do đó không có ghi trong đơn. Tờ đơn này ba mẹ tôi kí trước khi bắt được quả tang quan hệ bất chính của ba tôi ở khách sạn. Hiện tại ba tôi đã không còn ở nhà nữa, không thể kí lại đơn mới. Vậy mẹ tôi muốn bổ sung thêm khoản nợ mới vào đơn thì phải làm thế nào? Trên đây là toàn bộ những vướng mắc mà gia đình tôi gặp phải. Trong đơn ly hôn gửi kèm do ly do riêng tư nên các thông tin cá nhân tôi chỉ mang tính chất minh họa. Kính mong nhận được sự chia sẻ từ quý luật sư. Chân thành cảm ơn!
- Thứ nhất: Di chúc để lại đất cho con là Võ Thị B thì đương nhiên Võ Thị B được thừa kế riêng. (Ở đây quan cấp giấy chứng nhận có sự nhầm lẫn). - Thứ hai. Nếu ba em không chứng minh được những khoản nợ mà ông vay để phục vụ mục đích sinh hoạt chung cho cả gia đình thì sẽ không thể coi là nợ chung. - Thứ ba: Án phí dân sự sơ thẩm những vụ án có giá ngạch từ trên 4ty là 112trieu đồng + 0,1% của phần vượt quá 4ty. Tài sản của nhà em sẽ không tính theo giá thị trường. Khi chuẩn bị xét xử thì sẽ có hội đồng định giá tài sản này - Cuối cùng : nếu mẹ em đứng đơn thì không nên yêu cầu chia tài sản vì như vậy sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Xin chào luât sư, Ba mẹ em vừa nhận quyết định ly hôn cách đây 1 tháng,khi ly hôn thì phần tài sản tự thỏa thuận. Tài sản bao gồm: 1 miếng đất 513m2(trong đó có 100m2 là thổ cư,cả ba mẹ đứng tên trong sổ đỏ), 1 căn nhà đang ở (Căn nhà thì ba mẹ em đều đứng tên trong sổ hồng nhưng sổ hộ khẩu thì mẹ em đứng tên), 1 kiot đang bán hàng ở chợ và 1 số vật dụng trong nhà. Ban đầu thỏa thuận  miệng là sẽ chia như sau: 1. Kiot sẽ được quy ra 30tr,mẹ em sẽ đưa cho ba em 15tr. 2. Căn nhà sẽ được sang tên cho em gái của em (đã trên 18t). Hiện tại chỉ có em và mẹ ở vì em gái em thì đang ở HCM 3. Miếng đất thì sẽ sang tên cho em đứng. Sau đó,2 chị em của em quyết định xây cho 5 phòng trọ và 1 căn nhà nhỏ trên miếng đất đó cho ba em có chỗ ở, nhưng vì kẹt tiền nên em đã đem sổ hồng của căn nhà đi thế chấp.và trước lúc xây nhà thì có thỏa thuận là : "Sau khi xây nhà xong thì ba em không được về căn nhà chính,mẹ em cũng không được lên nhà mới mà quấy nhiễu nhau nữa" Bây giờ sau khi xây nhà xong thì ba em luôn về nhà, soi mói cuộc sống của mẹ em vì sau khi ly hôn thì mẹ em co quen người khác. Ban đầu thì ba nói là không lấy cái gì hết, nhưng sau đó cứ 1-2 hôm thì ba lại về nhà lấy đồ đi,và ba em muốn dọn hết các thứ như: tivi,tủ lạnh, bàn ghế...với lý do: sợ thằng khác vô xài và lấy mất. (Thằng khác chính là bạn của mẹ em) Và ba nói là nhà này vẫn còn có ba đứng tên nên ba có quyền,thích thì về, nhà đó còn là của ba nên ba muốn lấy gì thì lấy!? Vì lý do là em đã đem sổ hồng đi thế chấp nên giờ không thể làm thủ tục nhượng tài sản cho tụi em. Vậy bây giờ tụi em phải làm gì để ba em không được về căn nhà đó nữa. Mẹ em bảo là sẽ đem giấy quyết định ly hôn ra xã đẻ cắt hộ khẩu của ba em,làm như thế liệu có được không? Chúng em muốn ba mẹ em lập di chúc từ bây giờ và phải làm tờ giấy gì đó để đảm bảo là ba em không về quấy rối cuộc sống của mẹ con em nữa. Xin chân thành cảm tạ và mong sớm nhận được sự hồi âm từ luật sư.
1. Theo thông tin bạn nêu thì việc chia tài sản của cha mẹ bạn như vậy vẫn chưa hoàn tất về thù tục, tài sản vẫn đứng tên cha mẹ bạn nên khó mà ngăn cấm cha bạn quản lý, sử dụng tài sản. Về mặt pháp lý thì hiện nay, cha bạn vẫn có quyền quản lý, sử dụng và định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung vợ chồng đó. 2. Để giải quyết dứt điểm vấn đề tài sản thì cha mẹ bạn cần lập văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng có công chứng và đăng ký sang tên theo Văn bản đó hoặc ký hợp đồng tặng cho để sang tên nhà đất đó cho hai chị em bạn. 3. Với tình trạng hiện nay, nếu cha bạn đổi ý, khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ thụ lý và chia nhà đất đó cho cha bạn và mẹ bạn theo quy định pháp luật.
Bố mẹ tôi có để lại một phần đất thổ cư đã có sổ bìa đỏ mang tên bố mẹ tôi. Chúng tôi có 4 anh chị em; các anh chị tôi đã lập gia đình riêng và có đât đai nhà cửa riêng ( hơn 20 năm nay). Tôi là út đã lập gia đình, đã tách hộ khẩu; nhưng vợ chồng tôi vẫn ở chung cùng với bố mẹ; bố mẹ tôi thì đã già yếu có hưởng lương hưu, nhưng ốm đau bệnh tật cần phải chăm sóc đặc biệt trong thời gian dài 8 năm và vợ chông tôi là người chăm sóc trực tiếp (ăn uống, đi lại khó khăn). Ngôi nhà xây trên mảnh đất này có sau khi tất cả anh chị tôi đã lập gia đình và đã ở riêng. Vậy xin cho hỏi hình thức phân chia tài sản như thế nào sau khi bố tôi mất mà không để lại di chúc? Hiện tại mẹ tôi đã mất. Cụ thể vợ chồng tôi có được hưởng phần nhiều hơn không?  Có được ưu tiên gì không? Hay tất cả phải chia đều theo hàng thừa kế? Xin hãy cho tôi biết cụ thể. Xin chân thành cảm ơn! Nếu Bố tôi lập di chúc để lại mảnh đất + Nhà ở cho một ai đó thì có cần sự đồng ý của những người anh chị của tôi và tôi không?
I. Hiện nay mẹ bạn đã mất nên 50% của thửa đất có sổ đỏ mang tên bố mẹ bạn là di sản thừa kế thuộc về những người thừa kế theo di chúc (nếu có). Trong trường hợp mẹ bạn không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Điều 675 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật: 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. Để tránh tranh chấp, bạn nên làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản thừa kế của mẹ bạn. II. Sau khi bố bạn mất mà không để lại di chúc thì 50% thửa đất còn lại của bố bạn sẽ được xem là di sản thừa kế và được chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Điều 676 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Các đồng thừa kế được hưởng mỗi phần bằng nhau nhưng có xem xét đến phần công sức đóng góp, giúp tôn tạo, duy trì khối di sản trên (nếu có). III. Nếu Bố bạn lập di chúc để lại nhà đất cho một ai đó thì không cần có sự đồng ý của những người anh chị của bạn. Bởi vì, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đây là quyền của người lập di chúc.
Vào khoảng năm 1994, sau khi ba mẹ kết hôn 2 năm ( năm 1992) bà nội có để lại cho ba một ít đất, nhưng khi làm giấy tờ sang tên sổ đỏ, trong sổ đỏ chỉ ghi ông A chứ không ghi ông (bà) A, vậy thì đất đó có phải là tài sãn chung không. Vào đầu tháng 3 năm 2012, ba mẹ em có làm một tờ giấy ly thân, cả hai người đều đã ký giấy đồng ý, sau đó mẹ có dùng tiền riêng của mình để mua lại một mảnh đất của ông bà ngoại, như vậy phần đất này có được coi là tài sản chung của hai người hay không. Vào năm 2011, gia đình em có bán một mảnh đất ở nơi khác, và phần giá trị của đất đó đã chia làm 4 phần (gia đình em có 4 người)  mỗi người một phần, vậy phần đất tại nhà (của bà nội cho ba) có còn của chung không? Bây giờ khi nói đến việc chia tài sãn khi ly dị thì ba nói là tài sãn đã chia rồi, còn phần đất hiện tại là bà nội để lại cho riêng mình ba, ba mẹ con không có quyền được hưởng gì hết. Nhưng nếu có phân chia tài sản thì phải cộng luôn tài sản bà nội để lại cho ba và phần tài sản mẹ mới mua rồi mới chia ra, do phần đất mẹ mua sau nhiều hơn rất nhiều so với đất bà nội để lại cho ba, nên việc chia tài sản là bất lợi. Không biết ba nói như vậy có đúng không? Ba có con trai riêng ở bên ngoài (con ngoài dã thú) và ba nói sẽ để lại dy chúc chia toàn bộ đất cho người con trai đó, và không để lại cho ba mẹ con phần nào, như vậy nếu tranh chấp thì em có lợi gì không? Rất mong sẽ nhận được câu trả lời sớm nhất! Và nếu ly dị thì phần đất của bà nội để lại cho ba (cho ba trong thời kỳ hôn nhân), mẹ và hai con có phần hay không?
1/ Mảnh đất do bà nội của bạn cho riêng ba bạn, mặc dù đang trong thời kỳ hôn nhân nhưng do được tặng cho riêng nên đó là tài sản rêng của ba bạn. 2/ Mặc dù ba và mẹ bạn có ký giấy ly thân với nhau. Nhưng theo qui định của pháp luật thì chỉ có trường hợp ly hôn và phải có bản án hay quyết định của tòa án thì lúc đấy mới được xem là chấm dứt cuộc hôn nhân, do vậy mảnh đất do mẹ bạn mua vẫn được xem là tài sản chung của ba mẹ bạn vì nó được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. 3/ Nếu ba và mẹ bạn có ly dị với nhau thì phần đất của bà nội bạn đã cho riêng ba bạn về nguyên tắc vẫn không được chia vì đây là tài sản riêng. Còn nếu ba bạn muốn chia thì đó là quyền của ông ấy. Bạn có thể tham khảo thêm các qui định sau nhé. Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. 2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng 1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. 2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Tôi Là Nguyễn Thị Nghĩa. Tôi có 1 người chị gái tên là Nguyễn Thị hạnh sinh năm 1981. Kết hôn cùng anh Nguyễn Văn Hùng kết hôn năm 2005. Hiện nay hai vợ chồng có 1 con trai 8 tuổi. Tháng 2 năm 2013 chồng chị gái tôi không may tai nạn qua đời đột ngột. Vợ chồng anh chị tôi trú quán thôn 3 - Đakkha - Tỉnh Đăk nông. Anh chị tôi có một số tài sản là: 2 ô tô tải, 1 máy xúc và một số bất động sản. Trong tài sản bất động sản  có 3 miếng đất anh chị tôi mua nhưng chưa làm bìa đỏ, chỉ có giấy viết tay của bên mua, bên bán. Trên giấy viết tay chỉ ghi tên chồng là anh Nguyễn Văn Hùng. Khi anh mất chị và cháu nhờ chú em trai chồng tên là Nguyễn Văn Hồng  trông nhà, còn chị và cháu đưa anh về quê an táng. trong thời gian em trai ở lại nhà đã mở két cầm giấy tờ viết tay mua bán đất, và  2 sổ đỏ mang tên  chị Nguyễn Thị Hạnh và anh Nguyễn Văn Hùng. Và các giấy tờ khác như chứng minh nhân dân anh Hùng.... Sau khi lo xong đám tang xong  chị tôi xin lấy lại các giấy tờ trên nhưng gia đình bên chồng không chịu bàn giao. Gia đình chồng chị họp bàn ra chia tài sản như sau:  Tổng Tài sản chia làm 3 phần, cháu 2 phần và chị gái tôi 1 phần. Các miếng đất mua bán chưa làm sỏ đỏ thì Bác Anh trai chồng tên là Nguyễn Văn Tuấn giữ và nói để làm bìa đỏ mang tên cháu tôi. Vậy tôi xin hỏi cháu tôi mới 8 tuổi thì có Được đứng tên sổ đỏ( Bìa đất) không? Được đứng tên sổ tiết kiệm tiền mặt Không?. Nếu cháu có thể đứng tên được thì chị gái tôi sẵn sàng để các chứng từ đó mang tên con? Còn nếu không được chị tôi muốn mang tên mình và sau này khi con khôn lớn đủ 18 tuổi chị tôi sẽ sang tên cho con.   Chị tôi thấy rất bất công vì đó là tài sản của vợ chồng chị nhưng lại bị bên nội giữ. Chị tôi phải làm như thế nào để lấy lại tài sản? Cháu trai vẫn sống với mẹ và sống trong ngôi nhà của anh chị tôi. Gia đình chồng chị gái tôi làm thế là đúng luât không? Tôi muốn thuê 1 luật sư đứng ra giải quyết hộ gia đình tôi sự việc trên. Và chị tôi muốn làm di chúc là toàn bộ tài sản sẽ trao lại cho con khi con đủ 18 tuổi.  Và gia đình chồng không được can thiệp vào tài sản trên thì phải làm như thế nào?
Về nguyên tắc tài sản của chồng chị trong quá trình hôn nhân là tài sản chung, mặc dù gia đình chồng giữ giấy mua bán sang nhượng 3 lô đất này nhưng vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng chị. Chị có quyền khởi kiện yêu cầu chia 1/2 giá trị 3 lô đất kia vì chồng chị đã mất , khi đó chị và con chị là những người được hưởng thừa kế, bố mẹ ruột chồng chị cũng được hưởng một phần di sản thừa kế do chồng chị để lại.
Xin chào luật sư! Nhờ luật sư tư vấn giùm tôi 2 vấn đề: 1 - Ba tôi qua đời đến nay đã được 6 tháng lúc ba tôi mất người làm chứng có cho tôi biết ba tôi có mời luật sư về nhà làm di chúc để lại cho 5 chị em tôi 1 căn nhà nhưng đến nay di chúc đó vẫn chưa được công bố và gia đình tôi cũng không biết di chúc đó hiện tại đang nằm ở đâu và có giá trị từ lúc nào ? 2 - Căn nhà đó thuộc diện giải tỏa sau khi ba tôi mất người em út tôi ở và đứng tên chủ hộ (mấy chị em tôi lại không hòa thuận) nếu sau này nhà nước đền bù giải tỏa người em út tôi đứng ra nhận nhưng không cho chúng tôi biết vậy thì chúng tôi làm sao? Xin luật sư hướng dẫn,tôi xin chân thành cám ơn!
1/ Nếu ba bạn có mời luật sư lập di chúc thì phải hỏi luật sư xem di chúc đâu, ai đang giữ di chúc phải công bố di chúc để những người thừa kế được biết nội dung di chúc nhằm tránh những tranh chấp, mâu thuẫu trong gia đình ko cần thiết. 2/ Nếu căn nhà ba chị di chúc lại cho 5 chị em thì cả 5 chị em đều là đồng thừa kế nên cho dù chị cả có hộ khẩn trong nhà cũng ko tự quyền quyết định được.
Chào luật sư, Em xin đi thẳng vào vấn đề gia đình đang gặp phải, em rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Gia đình em hiện có 3 người (con của bà nội em) ở nước ngoài. Ông nội em đã mất vào năm 1970 nhưng bà lại làm mất giấy khai tử. Căn nhà gia đình đang ở hoàn toàn do nội mua. Chủ quyền nhà đứng tên nội. Tuy nhiên, trong sổ hồng lại ghi rõ bà em là " người đồng thừa kế và là người đại diện cho những người được thừa kế phần tài sản có liên quan đến đất đai" của ông nội em. Trong sổ hồng cũng không đề cập đến chuyện ông em mất. Vậy cho em xin hỏi: 1. Có nhất thiết phải làm giấy khai tử cho ông nội thì mới bán nhà hợp lệ hay không? 2. Bà nội em có toàn quyền tự quyết định bán căn nhà này hay không? Nếu bán thì chia tài sản thế nào?  3. Để khước từ thừa kế tài sản, 3 người con ở nước ngoài có cần phải về Việt Nam kí tên từ chối không? Hay chỉ cần làm giấy tờ tại quốc gia đang sinh sống rồi gửi về Việt Nam là được?
Với giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất như vậy thì chứng tỏ gia đình bạn đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản do ông bạn để lại. Nhà đất đó nay là tài sản chung của bà bạn và các con của bà bạn. Việc định đoạt nhà đất đó cần phải có sự nhất trí của tất cả các đồng sở hữu tài sản chung. Nếu các chú, bác bạn ở nước ngoài thì có thể lập văn bản ủy quyền để những người trong nước định đoạt tài sản đó.
Mẹ tôi có 2 chị gái. Trước khi bà nội tôi qua đời có trăn trối để lại 3ngan mét vuông đất cho 2 cháu nội là tôi và em tôi, có chú tôi làm chứng. Do ba tôi đi lính xa không về, cũng không biết là ông còn sống hay không nên mẹ tôi là người đứng tên sở hữu 3 ngàn mét vuông đất đó. Nhưng vào tới năm 2009 thì mẹ tôi đã chuyển hết quyền sử dụng đất cho em gái tôi mà không hề có sự đồng ý của tôi, giấu tôi tới tận bây giờ. Hiện giờ tôi đang có bản sao không công chứng giấy chứng nhận QSDĐ (đất ruộng) 1 ngàn mét vuong do em tôi đứng tên. Luật sư cho tôi hỏi là bây giờ tôi làm đơn khiếu nại với UBND xã đc không? Và tôi phải viết đơn ntn? Xin cám ơn Luật sư rất nhiều!
Bạn có thể làm đơn khiếu nại, tuy nhiên kết quả trước hết phụ thuộc vào các chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của bạn là có cơ sở. Trường hợp bạn phân vân về hình thức đơn thì có thể liên hệ với UBND để biết hoặc tham khảo bộ phận tư pháp của UBND. Bạn cũng có thể nhờ người thông thạo vấn đề này làm giúp.
Cha mẹ tôi có mảnh đất tổng diện tích 2.500 cha mẹ tôi có 7 người con ( 5 trai,2 gái) Cha mẹ cho tôi 500m2 và có xây cất nhà trên mảnh đất đó, cho vào năm 1998 có đóng thuế đất riêng. Nhưng đến nay vẫn chưa cắt đất làm sổ quyền sử dụng đất riêng mà phần đất nhà đang ở vẫn còn chung sổ quyền sử dụng đất với cha mẹ. Nhưng có giấy xác nhận của cha mẹ cho và được UBND phường xác nhận vào năm 2004. Cha mẹ cũng cho ông anh thứ 7 cũng 500m2 và có xây cất nhà ở cũng như tôi , nhưng ông anh xây nhà vào năm 1996 và cũng có đóng thuế riêng, nhưng không có giấy tờ cha mẹ cho mà cha mẹ cha lúc đó bằng miệng thôi. Số đất còn lại 1.500m2 là của cha mẹ sinh sống trong 1 căn nhà nhỏ của cha mẹ đang sinh sống. Còn số người con còn lại 3 trai, 2 gái thì lớn lên có gia đình ở riêng hết không sống chung với cha mẹ. Nay được thành phố giải tỏa nhà của tôi, nhà ông anh thứ 7 , nhà cha mẹ tôi của tôi luôn. Nhưng lúc này thì cha mẹ tôi đã mất hết rồi. Nhà tôi được thành phố bố trí riêng 1 lô đất chính, ông anh thứ 7 cũng bố trí cũng giống như tôi. Nhưng phần đất bồi thường thì được thành phố bồi thường chung trong đất của cha mẹ của tôi , thành phố giải thích phần đất của nhà tôi và của ông anh thứ 7 của tôi là chưa cắt ra sổ quyền sử dụng đất riêng cho nên thành phố căn cứ vào đó mà bồi thường chung trong đất của cha mẹ của tôi thôi. Còn phần đất của cha mẹ của tôi hiện được bố trí 6 lô chính , 1 lô phụ và bồ thường tiền đất 700 triệu. Nhưng hiện nay cha mẹ đã mất hết không để lại di chúc hay thừa kế gì hết. Giờ cho tôi hỏi luật sư lô đất được thành phố bố trí cho tôi có được đưa vào tài sản của cha mẹ của tôi không? ( lô đất bố trí  đứng tên của tôi không phải tên của cha mẹ tôi ) Cho tôi hỏi luật sư giờ muốn chia tài sản của cha mẹ để lại thì chia như thế nào là hợp lý?
Theo như bạn trình bày thì bạn và anh thứ 7 đều được bố mẹ cho mỗi người 500m2, đã xây nhà, đóng thuế riêng nhưng chưa tách sổ. Nay thành phố bồi thường cho bạn 1 lô đất riêng còn phần đất bồi thường của anh thứ 7 thì gộp vào chung với phần bồi thường đất của bố mẹ. Do vậy, có 2 cách giải quyết: - Cách thứ nhất: bạn gộp lô đất bạn được đứng tên riêng vào lô đất chung của bố mẹ, sau đó chia đều cho 7 người con và 700 triệu cũng chia đều cho 7. - Cách thứ hai: Lô đất bạn được bồi thường đứng tên bạn là của riêng bạn. Còn phần riêng của anh thứ 7 thì do thành phố bố trí đất bồi thường của ông anh thứ 7 gộp chung vào với đất của bố mẹ nên tách thửa đất bồi thường chung đó ra một lô bằng với diện tích lô đất bạn được bồi thường làm của riêng anh thứ 7. Diện tích đất còn lại sẽ chia đều cho 7 người con và số tiền 700 triệu cũng chia đều cho 7 người con. Theo tôi cách thứ 2 này hợp tình, hợp lý hơn.
Bố mẹ tôi sinh được 2 chị em, chị tôi đã lấy chồng ở riêng, còn lại tôi là con trai út. Tôi cùng mẹ tôi ở căn nhà do bố tôi mất để lại, một thời gian sau tôi cũng lập gia đình và vợ chồng tôi cùng con trai ở cùng mẹ tôi. Ở được một thời gian thì mẹ tôi bán căn nhà đó đi và lấy tiền đó mua đất và xây dựng một căn nhà mới, và ngôi nhà đo thuộc quyền sở hứu của mẹ tôi. Đến thời điểm này mẹ tôi đã bán căn nhà mới đó với giá trị là 3 tỷ đồng (3.000.000.000vnđ). Nay tôi muốn hỏi luật sư, số tiền 3 tỷ đồng đó mẹ tôi nên phân chia thế nào cho các con để đúng với pháp luật hiện hành. Tôi chân thành cảm ơn, và mong nhận được hồi đáp sớm nhất của luật sư.
Bố bạn mất ko để lại di chúc nên di sản của bố bạn sẽ chia theo quy định của pháp luật: 1/2 di sản là căn nhà là của mẹ bạn. 1/2 căn nhà chia đều cho cả ba mẹ con bạn. Do tài sản chung này chưa chia và đã được bán để dùng toàn bộ số tiền mua căn nhà mới nên căn nhà mới này vẫn được xem là tài sản chung của cha mẹ bạn. Do vậy, với số tiền 3 tỷ bán nhà thì 1,5 tỷ là của mẹ bạn. 1.5 tỷ còn lại chia đều cho 3 mẹ con bạn mỗi người 500.000.000 đồng.
Xin chào Luật sư và các anh chị!  Tôi có một vấn đề xin được luật sư và các anh chị giải quyết hộ. Ông bà ngoại tôi có 8 người con. Ông tôi mất năm 2005, trước lúc mất ông và bà ngoại sống chung với bác trai đầu. Lúc đó đất đai vẫn đứng tên ông tôi. 6 người con đã có gia đình và đã có đất đai riêng (do ông bà cho), chỉ còn lại cậu út chưa lập gia đình. Lúc Ông mất,  bà ngoại ra sống với cậu út, và bà muốn lấy đất đã làm chung với bác trai để chia cho cậu út. Tuy nhiên, bác trai không đồng ý, còn tự ý cho người anh em bên vợ một miếng đất. Hiện nay bà ngoại tôi đã liên hệ chính quyền xã để giải quyết, nhưng xã lại để cho các bên tự thỏa thuận. Mặc dù giá trị đất ở nông thông không nhiều nhưng chính những việc làm vô lý của bác cả đã khiến cho gia đình tôi có nhiều mâu thuẫn. Tôi biết đến những quy định của pháp luật về thừa kế, nhưng phong tục ở địa phương, không phải lúc nào cũng có thể đưa nhau ra tòa để giải quyết và còn có việc liên kết với chính quyền địa phương, do vậy những kiến thức quy định trong luật mặc dù là rất rõ ràng nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được- và người nông dân dù biết thì liệu có đủ sức để đi kiện cáo? Vậy gia đình tôi phải làm gì trong trường hợp này, mong luật sư và các anh chị góp ý giải quyết. Xin chân thành cảm ơn!
Qua thông tin bạn nêu có thể thấy bạn là người hiểu khá rõ về pháp luật thừa kế nhưng vì một số lý do nên không muốn theo đường kiện tụng. Vấn đề của bạn, tôi có thể góp ý như sau: Ông của bạn mất năm 2005 - chưa được 10 năm nên thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết vẫn còn. Đất của ông bạn đã được cấp sổ đỏ nên nếu các bên không thương lượng được với nhau thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết chỉ là tòa án. Tuy nhiên, thủ tục bước đầu để tòa án thụ lý là các bên hòa giải tại Ủy ban xã. Vì vậy, trường hợp bạn nêu: Bạn nên cố gắng thương lượng, hòa giải với các bên có liên quan. Tôi tin bạn là người hiểu biết pháp luật nên sẽ thuận lợi trong việc này. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì yêu cầu UBND xã hòa giải, nếu vẫn không được thì chỉ có tòa án mới có thẩm quyền giải quyết. Lưu ý: Bạn chú ý thời hiệu khởi kiện không còn nhiều.
Ông A và Bà B lấy nhau từ năm 1991 có 2 người con, Năm 2003 được UBND huyện cấp GCNQSD đất với diện tích là 51,4 m2 (trên đất đã có căn nhà 3 tầng xây dựng năm 2000 nhưng khi cấp GCNQSD đất ko cấp Quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất), sổ đỏ đứng tên ông A, đến 12/5/2015 ông A và bà B được Tòa án nhân dân cấp huyện công nhận thuận tình ly hôn qua Quyết định điều 2 có nói tài sản chung thì do 2 bên tự thỏa thuận; điều 4 nói là quyết định có hiệu lực ngay sau khi ban hành và không được kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Ngày 13/5/2015 2 ông bà A,B ra UBND cấp xã làm biên bản thỏa thuận phân chia tài sản trong văn bản thỏa thuận chỉ nói là Bà B được hưởng ngôi nhà 3 tầng (trị giá 2,5 tỷ) và 100 triệu tiền mặt. ông A được hưởng 2,5 tỷ tiền mặt và 100 triệu tiền hàng. trong văn bản thỏa thuận có 2 bên nội ngoại ký tên xác nhận và UBND xã xác nhận chữ ký của các bên là đúng vào thời điểm ngày 13/5/2015. Nhưng khi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ ông A cho bà B thì cơ quan thuế có nói là hồ sơ không hợp lệ vì ngày xác nhận của xã là sai, vì cơ quan thuế nói sau khi có quyết định phải có 15 ngày kháng cáo. Và trong văn bản thỏa thuận chỉ nhắc tới nhà nhưng chưa nhắc đến đất, vậy luật sư cho e hỏi thuế nói thế là đúng hay sai, và nếu đúng thì sửa những j trong văn bản thỏa thuận, nếu sai thì căn cứ vào đâu để bác bỏ ý kiến của cơ quan thuế!
Quan điểm của cơ quan Thuế như bạn nêu là chưa hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật. Bởi lẽ, Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Việc thoả thuận phân chia tài sản chung sau ly hôn cũng là quyền của các đương sự, pháp luật không cho phép và đảm bải quyền này; tuy nhiên, nội dung thoả thuận cần phải rõ ràng, đầy đủ. Bởi vậy, Cơ quan Thuế cho rằng văn bản thảo thuận chị nêu quyền sở hữu về nhà chứ không có thông tin về đất là chính xác - Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liên với đất là hai quyền khác nhau. Theo tôi, để phù hợp các bên cần thiết lập lại văn thoả thuận mới với nội dung đầy đủ hơn về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất.