Question
stringlengths
0
11.9k
Answer
stringlengths
0
26.8k
Xin chào luật sư, tôi xin hỏi: Do sự việc hơi rắt rối nên tôi tóm tắc nội dung như sau: Ông nội mất được 1 thời gian, để lại 1 số đất đai cũng có giấy tờ thời chế độ cũ. Ba tôi và chú tôi (nhà có 2 anh em trai và 3 chị em gái) đã tự ý phân chia đất đai mà ko thông qua 3 người cô tôi, kết quả mỗi người dc 1 phần đất kha khá và đã làm sổ đỏ. Còn lại 1 phần trên danh nghĩa là của ba tôi vì ông là trưởng nam và ông đã trồng cây an trái nhưng chưa đưa vào sổ đỏ, cây thì còn đó nhưng ông ko ăn và bỏ liều 1 thời gian khoảng trên 10 năm, đến thời điểm bay giờ thì chỉ còn vài cây đào. Thế nhưng, hiện tại thằng em họ tôi tức con ông chú tôi tụ ý bỏ tiền ra sang bằng mà ko qua ý kiến ba tôi và đòi chia nó 1 nữa ba tôi 1 nữa (trong khi chú tôi chưa mất). Như vậy, ba tôi có thể kiện nó với tội phá hoại đất đai hoặc ko cần chia cho nó hay ko? Và ngày xưa lúc ông nội còn sống, có 1 con đường trên phần đất chưa có sổ đỏ đó bây giờ nó ủi ra rồi ko cho đi nửa. Như zậy có trái pháp luật ko? Ba tôi muốn đổ sỏi mở rộng con đường cho giống họ cùng đi nhưng nó ko chịu với lý do nó bỏ tiền ra ủi nên nó ko muốn cho làm con đường đó. Vậy có đúng ko? Bây giờ phải giải quyết làm sau khi nó ko chịu thỏa thuận gia đình mà cứ khăn khăn theo ý nó muốn như vậy?
​- Theo thông tin bạn nêu thì đất đai của ông bà bạn để lại có giấy tờ của chế độ cũ nhưng không để lại di chúc. Do vậy, quyền thừa kế thửa đất đó thuộc về tất cả các con của ông bà bạn. Việc bố bạn và chú bạn tự ý kê khai xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đai do ông bà bạn để lại mà không có ý kiến của các cô bác khác là không đúng quy định của pháp luật. Do vậy, nếu có tranh chấp liên quan tới phần đất đã được cấp GCN QSD đất thì GCN QSD đất đó sẽ bị hủy bỏ. - Đối với phần diện tích đất chưa được cấp GCN QSD đất: Như đã nói ở trên, phần đất này là di sản thừa kế của ông bà bạn để lại cho hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự (cha, mẹ và các con của ông bà bạn). Hàng thừa kế thứ hai chỉ được hưởng thừa kế khi hàng thừa kế thứ nhất không còn. Do vậy, các anh, em của bạn sẽ không được quyền hưởng di sản của ông bà khi bố mẹ vẫn còn sống. - Nếu các bên không thống nhất được với nhau về việc quản lý, sử dụng di sản thì có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án phân chia thừa kế theo quy định pháp luật. Nếu đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế (ông bà bạn chết quá 10 năm) thì Tòa án sẽ không thụ lý vụ việc tranh chấp về thừa kế. Nếu bố bạn, chú bạn và các cô, bác cùng khởi kiện để đòi con của chú bạn (người đang trực tiếp sử dụng đất) thì Tòa án mới thụ lý giải quyết.
Xin hỏi Luật sư Bố mẹ em có hộ khẩu ở Hồng Minh - Phú Xuyên - Hà Nội Sổ Đỏ đứng tên Bố em nhưng bố em đã mất năm 1998 và sổ đỏ đó thuộc Tỉnh Hà Sơn Bình cũ cấp năm 1991. Hiện nay gia đình em muốn chuyển Sổ đỏ đó sang  tên Mẹ em nhưng khi mang hồ sơ ra Địa chính Xã Hồng Minh thì họ kêu không làm được vì lý do sau: + Sổ đỏ đó bị chỉnh sửa tên của người khác sang tên của Bố em và có đóng dấu tròn lên tên đã sửa. Gia đình em đã sinh sống tại mảnh đất này hơn 40năm vì là đất của Ông nội để lại. Bây giờ gđ em phải làm các thủ tục gì để có được Sổ đỏ mới đứng tên Mẹ em?
Địa chính xã của bạn nói như vậy là không có cơ sở, nếu sổ đỏ không phải do gia đình bạn chỉnh sửa mà do cơ quan cấp sổ đỏ có sai sót trong quá trình ghi tên người sử dụng đất, đã được cơ quan này chỉnh sửa sang tên bố của bạn và có đóng dấu chỉnh sửa thì việc cấp sổ đỏ là hợp pháp. Bạn xem lại sổ đỏ cấp cho cá nhân bố của bạn hay là cấp cho hộ gia đình bạn và bố bạn là người đại diện hộ gia đình đứng tên trên sổ đỏ. Căn cứ vào việc ghi tên người sử dụng đất trên sổ đỏ, bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách sau: - Trường hợp sổ đỏ cấp cho cá nhân bố của bạn thì gia đình bạn có thể thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế để cho mẹ của bạn được hưởng toàn bộ quyền thừa kế thì sẽ được sang tên mẹ của bạn. - Trường hợp sổ đỏ cấp cho hộ gia đình bạn và bố bạn là người đại diện hộ gia đình đứng tên trên sổ đỏ thì gia đình bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất do đại diện hộ gia đình chết để mẹ bạn đại diện hộ gia đình đứng tên trên sổ đỏ.
Tôi xin được hỏi vấn đề như sau: Gia đình của cô tôi hiện đang sinh sống tại tỉnh Đồng Tháp có xảy ra tranh chấp về đất đai với hai hộ liền kề hai bên và với cháu nội của người chủ đất cũ. Cụ thể vấn đề như sau: Vào khoảng năm 1940, ông Trần Công Bình có cho vợ chồng ông Trịnh Văn Chương ở nhờ trên phần đất thuộc sở hữu của ông Bình, sau đó là cho ở luôn. Hai người con ruột  của ông Trần Công Bình là Trần Thị Tải sinh năm 1931 và con trai là Trần Công Lý sinh năm 1946 cũng có giấy tờ xác nhận sự việc này. Ngày 29 tháng 3 năm 2000. UBND tỉnh Đồng Tháp cấp quyền sử dụng cho cô tôi là Trịnh Thị Năm, là con gái của ông Trịnh văn Chương nói trên tại bản đồ số 970/1E số thửa 24 với diện tích sử dụng là 151m vuông.Năm 2002 do mở rộng tỉnh lộ 851 nên diện tích đất nói trên bị thu hồi hơn 25 mét vuông còn lại 126 mét vuông. Do sự thay đổi chủ sở hữu của 2 khu đất liền kề nên đã xảy ra tranh chấp, mặc dù trong giấy tờ sổ đỏ vẫn ghi đầy đủ 151 mét vuông, tức là kể cả phần đất bị giải toả do mở rộng lộ giới nhưng hiện nay gia đình cô tôi trên thực tế chỉ sở hữu 70 mét vuông, phần còn lại đã bị 2 gia đình 2 bên lấn chiếm và được UBND huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đàng hoàng, không dừng lại ở đó họ còn tiếp tục đòi lấn thêm 0,5 mét chiều ngang,biến khu đất không có tranh chấp thành có tranh chấp, do đó UBND huyện Lai Vung không cấp giấy phép xây dựng. Sự tranh chấp thứ 2 xảy ra với cháu nội của ông Trần Công Bình, người này viện dẫn lý do là nguồn gốc đất nói trên trước kia là của ông nội anh ta, việc cho ở hoàn toàn không có giấy tờ giao kèo nên anh ta có quyền thụ hưởng hay quyền thừa kế khu đất đó, điều đặc biệt là anh ta hoàn toàn không có giấy tờ chứng minh nhưng toà án huyện Lai Vung vẫn thụ lí và xử dây dưa gần 3 năm, lần hoà giải gần đây nhất toà yêu cầu bà Trần Thị Năm phải đưa cho người kia 80 triệu mới chấm dứt tranh chấp. Đó là một yêu cầu hết sức vô lí, trong khi cô bà bác ruột anh ta hoàn toàn không có ý kiến gì mà còn có đơn yêu cầu toà án tạo thuận lợi cho bà Trịnh Thị Năm làm nhà. Vậy luật sư Dân luật cho tôi hỏi: 1.Đất đã có sổ đỏ do UBND tỉnh cấp một khi có tranh chấp chúng tôi cần làm thế nào? 2.Giấy chủ quyền xác nhận 151 mét vuông( chưa trừ giải toả, nếu trừ còn 126 mét vuông) nhưng thực tế chỉ có 70 mét vuông, phần còn lại đã bị hộ kế bên lấn chiếm và được UBND huyện cấp sổ đỏ( tức là có phần chồng chéo diện tích được cấp cho 2 hộ), chúng tôi cần làm gì để đòi lại? Việc UBND huyện cấp sổ đỏ cho phần đất của gia đinh cô tôi cho người hàng xóm kia mà không thông báo cho cô tôi biết có vi phạm luật hay không? 3. Người cháu của người chủ đất 60-70 năm trước có quyền đòi lại đất của ông nội anh ta cho người khác ở và phần đất đó đã được nhà nước cấp sổ đỏ hay không? 4. Việc toà án huyện Lai vung hoà giải bằng cách yêu cầu cô tôi trả cho anh cháu nội kia 80 triệu để chấm dứt khiếu kiện là dựa trên cơ sở nào? 5. Toà án huyện Lai Vung yêu cầu khai quật mồ mả ông Trịnh Văn Chương là cha cô Trịnh Thị Năm lên để lấy dấu vân tay là ý nghĩa gì? Ông này đã chết hơn 30 năm rồi! 6. Cô Trịnh Thị Năm không biết chữ, vậy có thể uỷ quyền cho tôi kiểm tra các văn bản, thực hiện đối chất trước toàn hay không? 7.Đương sự có quyền đọc các văn bản của toà án trước khi ký nhận hay không?
- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đã có giấy đỏ: Nếu UBNG phường xã nơi có đất tranh chấp tọa lạc hòa giải ko thành thì TAND quận huyện nơi có đất tranh chấp sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. - Về nội dung giải quyết: Bên nào có yêu cầu giải quyết phải trình bày chứng cứ, bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở để tòa án xem xét và giải quyết.Bên nào biết nơi có bằng chứng nhưng ko tự mình thu thập để chứng minh thì có quyền đề nghị tòa án thu thập để chứng minh - Về chi tiết nội dung giải quyết và tranh tụng, bạn nên nhờ một văn phòng luật sư địa phương bạn để tư vấn chi tiết và bảo vệ quyền lợi của bạn
Chào các bác!  Anh của em mua một căn nhà vào năm 1998, có giấy tay và nhận tiền của các thành viên, đến năm 2000 anh của em nhờ một người bạn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến năm 2001 được cấp giấy chứng nhận nhận quyền sử dụng đất nhưng không phải tên của anh của em mà tên của chủ cũ, và hiện nay chủ cũ không ký chuyển tên qua cho anh của em. Như vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó có hợp lệ không và em phải kiện ở đâu
Anh bạn có thể giử đơn khởi kiện tới Tòa án nơi có thửa đất đó để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu anh bạn đã thanh toán đủ tiền, đã xây nhà kiên cố, trồng cây lâu năm... mà bên chuyển nhượng không phản đối, chính quyền không xử phạt thì Tòa án sẽ công nhận hợp đồng và bắt buộc các bên phải thực hiện hợp đồng theo quy định của luật đất đai, bộ luật dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
- Ông bà có để lại cho cha mẹ tôi 8000m vuông mảnh đất rất rộng lớn. Cha mẹ tôi có 6 người con. Sau đó vào năm 1977 cha mẹ tôi có hiến dâng cho Hợp Tác Xã Rèn một nửa khoản 4000m vuông để thành lập Công Đoàn Rèn và để một nửa khoản 4000m vuông trồng vườn. Khi anh 2 tôi lớn lên cưới chị H, cha mẹ cho anh chị xây một ngôi nhà trên đất vườn khoản 4000m vuông để ở và trông coi đất tổ tiển ông bà để lại đó. Nên người đứng tên nạp thuế là anh 2 tôi. Vào 1991 anh 2 tôi qua đời chị H vẫn tiếp tục ở và trông côi tiếp, nên kể từ đó Chị H đứng tên nộp thuế cho đến nay. Vào năm 1993 cha tôi qua đời, mẹ tôi hiện nay đã 90 tuổi nhưng không còn minh mẫn nữa. Đặc biệt cha mẹ tôi không hề có để lại di chúc gì cả và đất khỏan 4000m vuông chị H đang ở và nộp thuế cho đến nay vẫn chưa có sổ đỏ. Còn đất cha mẹ tôi hiến dâng cho Hợp Tác Xã Rèn, vào năm 2000 được nhà nước đấu giá bán cho những người dân. - Vì các anh chị em tôi có lên xin Chị H mõi người một lô đất để cho con mình ở, nhưng chị H nhất quyết không cho. Nhưng chị H lại cho con gái chị xây nhà và cất một cái xưởng rất to. Trong khi chúng tôi là con ruột của cha mẹ tôi lên xin lại không cho, nhưng cháu thì lại được. -  Vậy đất chị H đang ở khoản 4000m vuông là đất ông bà cha mẹ tôi để lại. Giờ tôi làm đơn khởi kiện lấy đất của chị H chia cho 6 người con trong gia đình theo đúng pháp luật có được không? Và tôi có làm đơn xin cung cấp nguồn gốc đất chị H và được 2 người dân trong thôn xác nhận đất của chị H là đất của cha mẹ tôi để lại, một người làm ở trong Xã trước kia giờ đã về hưu và một người trước kia làm chủ nhiệm HTX Rèn đứng ra nhận đất hiến dâng mà cha mẹ tôi đã hiến. Toàn bộ hồ sô hiến dâng vẫn còn nằm ở xã nay đã lên phường. Đặc biệt đất 4000m vuông chị H đang ở cả thôn xóm ai cũng biết. - Rất mong các Luật sư giải đáp và giúp đỡ.
Theo những gì chị trình bày thì: - Đất đai do cha mẹ chị để lại 4000m2 chưa được cấp sổ đỏ. - Hiện anh hai là người sử dụng trực tiếp miếng đất diện tích nêu trên. - Cha mẹ chị đều mất và không để di chúc. Xem xét các dự kiện trên, đất đai do cha mẹ chị để lại không có di chúc nên phát sinh quyền thừa kế theo luật. Tuy nhiên để khai nhận di sản thừa kế cho các thừa kế gồm: - Anh hai đã mất thì con anh hai và vợ anh hai là người thừa kế phần anh hai được hưởng - Em cũng là người thừa kế. Lưu ý nếu thời gian phát sinh quyền thừa kế cho đến nay nếu khởi kiện phải trong thời hiệu khởi kiện là 10 năm. Do đó em phải khởi kiện Tòa án nơi có đất đai thừa kế nêu trên để được chia di sản thừa kế theo luật.
Thưa luật sư, tôi xin được hỏi: Trước đây, bà bác tôi có 2 thửa đất trong sổ đỏ cũ 1 thửa là đất ở, 1 thửa là đất vườn. Năm 1989, bà viết giấy chuyển quyền sử dụng đất (GCQSDĐ) cho bố tôi là thửa đất vườn. Ban đầu trong giấy ghi thửa đất đó rộng 198m2 như trong sổ cũ, sau đó, tháng 12/1989, đo lại thì được 147m2 và có đính chính lại vào GCQSDĐ. Bố tôi xây nhà trên đó vào năm 1990 và gia đình chúng tôi ở tại đây từ đó đến nay. Tháng 4/1991, chính quyền cấp lại sổ đỏ mới cho bà bác tôi, vẫn gồm 2 thửa 1 đất ở 1 đất vườn, trong đó có sửa lại diện tích thửa đất vườn (tức thửa đất nhà tôi đang ở) thành 147m2. Đến nay, bà bác tôi đã mất. Gia đình tôi muốn xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất 147m2. Khi mang giấy tờ ra UBND phường thì ở đó cán bộ trả lời chưa đủ điều kiện vì 2 lý do: a. GCQSDĐ cho bố tôi ghi năm 1989, còn sổ đỏ mới của bà bác tôi ghi cấp năm 1991 nên không hợp lý. b. Không có giấy tờ xác minh nhà gia đình tôi đang ở được xây từ năm 1990. Xin hỏi các luật sư: 1. Với hoàn cảnh như trên, gia đình tôi có đủ điều kiện để được xin cấp sổ đỏ hay không? 2. Các lý do a, b ở trên có chính xác không? Nếu chính xác, gia đình tôi phải làm những giấy tờ, thủ tục gì để hoàn thiện?
Toàn bộ thửa đất của bác bạn (bao gồm cả đất ở và đất vườn) đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, phần đất vườn, gia đình bạn không thể xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất một cách hợp pháp. Để được cấp riêng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình bạn và bác bạn phải ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực rồi thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng thửa đất vườn cho gia đình bạn. Tuy nhiên, hiện nay bác bạn đã mất nên gia đình bác bạn phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với phần tài sản là quyền sử dụng đất của bác bạn, sau đó mới thực hiện được thủ tục chuyển quyền sử dụng thửa đất vườn sang gia đình bạn.
Xin chào quý luật sư cùng cộng đồng thư viện pháp luật! Tôi đang có một vấn đề cần sự góp ý của mọi người rất mong mọi người giúp đỡ tôi (Tôi xin ví dụ): Từ lâu lắm rồi, ông A + bà B sinh ra 3 người con C, D, và E (Trong đó, con trai trưởng là C và con trai thứ là D và E). Sau khi ông A và  bà B đã mất thì giấy tờ sổ đỏ đã được ông A và bà B sang tên cho con trai trưởng là C. Trong khi tất cả các D và F đều đã lập ra đình riêng và tách khẩu riêng rồi. Sau khi ông C mất thì sổ đỏ vẫn đứng tên ông C chưa sang tên cho vợ và các con được. Thời gian gần đây, ông D và E kiện ra tòa đòi chia tài sản (của ông C) với vợ ông C và các con ông C.  Theo tôi nghĩ thì đứng tên sổ đỏ là ông C mà sổ hộ khẩu trong gia đình là Ông C và vợ cùng với các con. Nếu sau khi ông C mất thì người được thừa hưởng là Vợ và đồng các con. Chứ ông D và E không có quyền gì đòi chia tài sản (mặc dù ông C đã mất) Xin quý luật sư và cộng đồng thư viện pháp luật góp ý giúp tôi về trường hợp này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trường hợp ông A và bà B chuyển quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất sang cho con trai trưởng là C một cách hợp pháp thì tài sản đã thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của ông C. Đến nay, ông C mất thì phần tài sản của ông C trở thành di sản thừa thuộc về những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của ông C, ông D và ông E không có cơ sở để khởi kiện. Nếu ông C mất có để lại di chúc cho ông D và ông E được hưởng di sản thừa kế của ông C thì ông D và ông E có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án chia di sản. Nếu ông C mất không để lại di chúc thì di sản thuộc về những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất ( theo quy định tại Điều 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về Người thừa kế theo pháp luật) của ông C, trong đó có vợ và con của ông C, ông D và ông E không được thừa kế di sản của ông C.
Kính gửi luật sư tôi xin được hỏi một vấn đề như sau. Mẹ tôi đã được UBND huyện Gia Lâm cấp GCN quyền SD đất. cách đây 1 năm mẹ tôi đã làm hợp đồng thừa kế cho ba chị em tôi. Toàn bộ các thủ tục chia tách đo vẽ và đã nộp thuế trước bạ nhưng đến khi đến phòng đăng kí sử dụng đất họ đưa các thông số về kích thước các cạnh vào máy thì thấy không khớp(do giấy CN trước đây chỉ đo vẽ bằng thủ công nên không chính xác). HỌ trả lại hồ sơ vì bảo không biết làm thế nào. Kính mong luật sư cho tôi biết tôi phải làm thế nào? Tôi có phải đề nghị họ sửa lại sổ cũ không? Nếu phải làm như vậy thì việc tôi đã nộp thuế trước bạ có còn giá trị không(vì số sổ đã bị thay đổi). Kính mong luật sư gúp đỡ tôi.
Nếu thông tin thửa đất của bạn trên thực tế đang có những điểm chưa khớp với hồ sơ, bản đồ trích lục lưu tại Phòng Tài nguyên môi trường, bạn và gia đình nên xin cấp trích lục sơ đồ thửa đất để có thông tin chính xác đi điều chỉnh thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi thực hiện việc tặng cho hoặc thừa kế. Việc tặng cho hoặc thừa kế hiện nay đang được miễn lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân.
Chào luật sư, tôi xin luật sư tư vấn giúp tôi một việc như sau:  Gia đình tôi có một mảnh đất ở từ năm 1979, đã được đo theo bản đồ 299. Sau đó nhà tôi có mua thêm 2 mảnh nhỏ liền kề 2 phía mảnh đất gia đình tôi đang ở nhưng chỉ là sự thỏa thuận của các bên gia đình. Sau này gia đinh tôi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích là 1100m vuông. Suốt thời gian từ khi gia đình tôi sinh sống tới nay không hề có tranh chấp. Nhưng tháng 8/2011 một nhà hàng xóm khác (không phải 2 nhà bán đất)có một mảnh đất nhỏ phía trước mảnh đất nhà tôi (nhưng giờ đã thành lề đường do đường mở rộng ra và đất của nhà này chưa có giấy tờ gì) sang xâm lấn đất nhà tôi. Lưu ý là giữa đất nhà này và phần đất trong sổ đỏ nhà tôi được ngăn cách nhau bởi một con mương thoát nước từ trên núi xuống cũng tồn tại rất lâu rồi. Gia đình tôi không tranh chấp, nên đã đề nghị  UBND phường và ban địa chính giải quyết: đo lại đất, xác định rạnh giới đúng với diện tích đất trong sổ đỏ để gia đinh tôi xây hàng rào bảo vệ. Cán bộ địa chính đã đo 7 lần nhưng không có sự thống nhất kết quả giữa các lần đo. Lần đo gần nhất là ngày 12/6/2013. kết luận: diện tích đất nhà tôi không đủ so với trích lục đỏ, dù vậy phần đất phía trước-  vị trí đang xảy ra trạnh chấp lại được xác nhận là của nhà kia. Gia đình tôi không đồng ý vì thực tế ranh giới giữa 2 nhà là một con mương, mương vẫn tồn tại thì làm sao nhà tôi lại lấn sang đất họ được.Còn nhà hàng xóm kia lại cho rằng sổ đỏ nhà tôi không đúng, không có giá trị. Gia đình tôi được một cán bộ phường cho biết:" đất 229 của gđ  tôi chỉ là 800m, vì vậy phải thu hồi sổ đỏ" . Vây tôi muốn được luật sư trả lời hộ những câu hỏi sau: 1. Cán bộ địa chính khi đo đất cho gđ tôi phải căn cứ vào những tài liệu nào? 2. Việc diện tích theo 299 và diện tích trong sổ đỏ hiện tại không giống nhau có mâu thuẫn không? loại giấy tờ nào có hiệu lực hơn? 3. Việc cán bộ phường nói như vậy là đúng hay sai? 4. Để đảm bảo quyền lợi của gia đình, tôi nên tiếp tục làm gì? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
1. Vụ việc của gia đình bạn là tranh chấp quyền sử dụng đất đã có GCN QSD đất nên thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án. UBND xã chỉ có quyền hòa giải chứ không có quyền giải quyết vụ việc đó, cũng không có thẩm quyền thu hồi sổ đỏ. Do vậy, nếu hai bên hòa giải không thành thì gia đình bạn có thể gửi đơn tới Tòa án để yêu cầu giải quyết theo pháp luật. 2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn là tài liệu có giá trị pháp lý cao nhất. Nếu diện tích đất trong GCN QSD đất lớn hơn diện tích đất thể hiện trên bản đồ 299 nhưng diện tích chênh lệch do sai số đo đạc hoặc do gia đình bạn sử dụng ổn định, liên tục không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì cũng được công nhận quyền sử dụng đất.
Xin chào Luật sư! Em ở tỉnh Ninh thuận, khoảng năm 1995 gia đình em có mua 1 mảnh đất, nhưng không có sổ đỏ để chuyển nhượng lại vì sổ đỏ đã bị cầm cố tại NH. Hai bên mua bán chỉ có giấy viết tay có công chứng của xã. Vậy cho em hỏi gia đình em muốn làm sổ đất có được không? Vì gia đình em đã đề nghị lại chủ cũ đưa sổ đỏ nhưng họ không đưa. Em có thể kiện họ tội danh gì không? Em xin chân thành cảm ơn!
Đất đang thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ dân sự về vay tín dụng mà còn đem bán là có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đạt tài sản. Do vậy, gia đình bạn phải yêu cầu chủ đất giải quyết triệt để vấn đề này theo hướng thương lượng trả lại tiền, bồi thường thiệt hại phát sinh hoặc là giải chấp để lấy sổ đỏ ra nhằm hoàn tất thủ tục chuyển nhượng đất cho gia đình bạn. Gia đình bạn có thể làm đơn gởi công an để yêu cầu điều tra làm sáng tỏ sự việc.
Gia đình tôi có 4 lô đất giãn dân đang chờ cấp sổ đỏ. Trong đó có 2 lô là mua lại của gia đình khác, 2 lô còn lại thì 1 là của gia đình tôi và 1 là của gia đình con gái tôi (hiện cháu đã lấy chồng nhưng hồ sơ đất đều là tôi đứng tên làm hộ). Tất cả 4 lô trên nhà tôi đã hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nộp cho địa chính xã, bên địa chính xã đã đưa lại cho tôi 1 giấy biên nhận đã thu 4 hồ sơ gốc của nhà tôi và các phiếu thu gốc liên quan. Do sơ xuất gia đình tôi làm mất giấy biên nhận hồ sơ, và vừa rồi tôi có tình cờ được biết qua một người bạn là có người đang khác đang giữ giấy biên nhận và có cả hồ sơ (phô tô) của 2 trong 4 miếng đất trên của gia đình tôi . Theo tôi tìm hiểu được thì người này được anh A làm trong UBND xã  tôi trả nợ 2 miếng đất này (Hiện nay anh A này vừa mới bị cắt chức ở xã, và tôi nghe nói đã trốn ra nước ngoài vì nợ lần và lừa đảo) Gia đình tôi có lên UBND xã trình bày vấn đề và làm đơn yêu cầu địa chính xã và phòng tài nguyên môi trường huyện nếu thấy trường hợp nào giao dịch 1 trong 4 miếng đất trên của gia đình tôi thì dừng lại. Đồng thời gia đình tôi yêu cầu UBND xã cấp lại giấy biên nhận nhưng không được chấp nhận. Khi được hỏi về cách giải quyết trường hợp của gia đình tôi thì ông chủ tịch xã có nói gia đình tôi cứ yên tâm vì đất này trong hồ sơ gốc vẫn đứng tên tôi nên không thể giao dịch được nếu như không có chữ ký của tôi. Mặc dù được giải đáp như vậy nhưng gia đình tôi rất lo lắng. Tôi muốn hỏi nếu như bị mất giấy biên nhận trên thì gia đình tôi có gặp khó khăn gì trong việc hoàn thiện và lấy sổ đỏ không. Và người đang giữ giấy biên nhận và hồ sơ phô tô của 2 miếng đất của nhà tôi kia có thể lấy được sổ đỏ của 2 miếng đất đó mà không cần chữ ký hoặc giấy tờ gì của tôi không?
Đất này đã đứng tên gia đình bạn, mạc dù có bị mất Giấy biên nhận nhưng không sao, về sau khi được cấp sổ bản giải trình về vấn đề này và nhận sổ về là được. Tuy nhiên, có nhiều điểm mà chúng tôi thắc mắc là tại sao bạn chỉ mất giấy biên nhận, tại sao khi bị mất giấy biên nhận lại không trình báo ngay, tại sao người nhận được giấy biên nhận lại là người nợ nần phải bỏ trốn? có hay không việc cắm các giấy biên nhận này vì họ còn có cả giấy tờ photo của bạn? nếu đây đúng là một giao dịch thì nhà bạn cũng sẽ gặp phiền phức vì bản chất của cái này là gi? ở chừng mực nào đó họ tuy bọ chốn nhưng nếu họ có quyền lợi thì vẫn phải bảo đảm quyền lợi của họ.
Tôi đang sống trên mảnh đất đã mua được 20 năm và chưa đủ thủ tục để làm sổ đỏ. Tôi đã cao tuổi, lại mắc bệnh trọng, muốn di chúc cho con trai tôi thừa kế mảnh đất này. Xin hỏi trong trường hợp của tôi thì pháp luật có thừa nhận hay không?
Theo quyền thừa kế được quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nếu tài sản để thừa kế là quyền sử dụng đất thì người lập di chúc bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai. Cụ thể, Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2014) cho phép người sử dụng đất được để lại thừa kế quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời thửa đất đó cũng phải đáp ứng các điều kiện sau: - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, người đang sử dụng đất đất ổn định, không có tranh chấp và có một trong các giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận): a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993; đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014 ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì người sử dụng đất có các giấy tờ sau đây mà không có tranh chấp thì cũng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Các giấy tờ khác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai có tên người sử dụng đất, bao gồm: 1. Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980. 2. Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm: a) Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp; b) Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do UBND cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập; c) Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. 3. Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 4. Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có). 5. Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép. 6. Giấy tờ tạm giao đất của UBND cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được UBND cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 1/7/1980 hoặc được UBND cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận. 7. Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. 8. Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này có xác nhận của UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó. Như vậy, với những quy nêu trên, nếu bạn có một trong các giấy tờ đã được viện dẫn và đất đó không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất thì bạn có quyền lập di chúc để định đoạt thửa đất đó cho người thừa kế.
Mẹ tôi có một mảnh đất đã có sổ đỏ tên của mẹ tôi, sổ từ năm 1991. Trước khi bà mất bà có làm thủ tục tặng lại cho con gái là tôi - thủ tục đã hoàn thành hoàn chỉnh. Hiện tại tôi muốn làm sổ đỏ dưới tên tôi thì cần những thủ tục gì, khoảng bao nhiêu lâu tôi được cấp sổ. Tôi được biết thủ tục phải làm từ phường rồi chuyển lên quận. Thêm một điều nữa, tôi có nhờ địa chính phường ra đo đất ở nhà tôi nhưng khi đo xong anh địa chính không đưa bản giấy đo đạc nào cho tôi, khi tôi yêu cầu được giữ 01 bản thì anh đưa cho tôi một bản đo đất không có dấu đỏ của phường và nói dấu không cần thiết, khi nào làm xong cho tôi anh sẽ đưa cho tôi bản hồ sơ đầy đủ. Tôi gọi bên khác số 9B Nguyên Hồng đến đo, kết quả có dấu đỏ và mang nộp nhưng anh địa chính không công nhận bản đo đó và nói người ra đo sai. Tôi rất mong luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề này, thủ tục cũng như cách thức thời gian để tôi làm được sổ đỏ.
Đây là thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu về tài liệu bạn đã có tương đối đầy đủ theo quy định và giờ chỉ còn thiếu hồ sơ kỹ thuật thửa đất. Vấn đề của bạn nêu ở đây là thủ tục hành chính về việc tặng cho đất giữa mẹ bạn và bạn đã hoàn thành thì theo quy định của Luật đất đai không cần thiết phải đo đạc lại vì thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, trên giấy chứng nhận phải có sơ đồ thửa đất mới phù hợp. Thứ hai việc địa chính xã phường trả lời bạn như vậy là không đúng, theo quy định của cơ quan chức năng Công ty đo đạc có trụ sở tại số 9B Nguyên Hồng là đơn vị có chức năng, thẩm quyền thực hiện việc đo đạc và hồ sơ kỹ thuật do Công ty này lập có giá trị pháp lý.
Em đã mua nhà tại đó nhà chỉ có quyền sử dụng đất không có quyền sử dụng nhà (nhà 2 tầng). Em muốn hỏi sau này em muốn xây nhà mới có gặp rắc rối gì không ? Nếu có thì phải làm sao?
Thực tế đây là trường hợp mua nhà và đất nhưng do người chuyển nhượng chưa thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nên trên hợp đồng chỉ có thể thể hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau này nếu bạn muốn xây dựng ngôi nhà mới thì bạn phải xin phép xây dựng theo quy định về quản lý trật tự xây dựng, khi xây dựng xong nếu muốn đăng ký quyền sở hữu ngôi nhà thì bạn liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký.
Hiện tại em đang làm thủ tục xin cấp lại sổ đỏ mảnh đất do nội em đứng tên (đã mất), em đã làm thủ tục thừa kế cho bố em và làm lại chứng nhận mang tên bố em, do mảnh đất này lúc trước S=1600m2 , 2009 Nội em có nhượng lại cho người ta khoảng gần 400m2 đất để làm lối đi chung cho 2 hộ bên trong chiều rộng là 2,5m, giờ xin cấp lại sổ địa chính đo còn 1200m, em đồng ý làm sổ với diện tích như vậy, nhưng mới đây họ gọi nói em phải cắt vào đất nhà em thêm 1,5m để mở hẻm 4m mới được cấp sổ. Luật sư cho em hỏi họ làm như vậy có đúng luật không? tại sao lại cắt đất nhà em mà ko cắt nhà bên kia, mà cái này chỉ là lối đi cho 2 hộ gia đình bên trong, không có khả năng xây dựng thành khu dân cư được, tại sao lại bắt nhà em phải bỏ thêm 1,5m ạ?
1. Về chiều rộng ngõ đi chung Theo quy định tại Điều 272 BLDS: “Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề 1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. 2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. 3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.” Như vậy, Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể đối với chiều rộng lối đi chung mà quy định cho các bên tự thỏa thuận, đảm bảo việc đi lại thuận tiện nhất, ít gây phiền hà cho các bên. Tuy nhiên, Điều 6 Luật Đất đai 2013 cũng quy đinh việc sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 42 Luật Đất đai 2103 cũng quy định chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; UBND cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; UBND cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, UBND các cấp có thể ra các quy định cụ thể về việc sử dụng đất đai tại địa phương mình sao cho đảm bảo việc sử dụng đất đúng quy hoạch. Bạn tìm hiểu và đối chiếu với quy định cụ thể của địa phương mình để nắm được nhé, trường hợp gặp khó khăn trong việc tra cứu văn bản pháp luật, vui lòng cung cấp địa chỉ thửa đất, Luật Tiền Phong sẽ giúp bạn. 2. Về vấn đề cắt đất nhà bạn làm lối đi chung. Theo quy định tại Điều 275 BLDS đã nêu ở trên, luật không quy định lối đi phải được mở trên đất của ai mà chỉ quy định “Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi”. Do vậy, giả thiết, quy định của địa phương bạn yêu cầu ngõ đi chung phải có chiều rộng tối thiểu là 4m thì cần thiết phải họp bàn với các chủ sử dụng đất liệt kê về việc này. Nếu bạn phải cắt phần đất thuộc sở hữu riêng của mình cho ngõ đi chung thì các chủ bất động sản xung quanh cần phải đền bù cho bạn một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nhất định theo nội dung cụ thể các bên thỏa thuận.
Hiện tại gia đình em có tách thửa đất nông nghiệp ra bán cho 3 hộ gđ với diện tích mỗi thửa ít nhất là 150m2 đã nhận 50% số tiền và 3 hộ gđ này cũng đã xây nhà ở, 50% còn lại thì khi ra sổ đỏ sẽ trả tiền nhưng khi đi làm sổ thì gặp nhiều vấn đề từ đầu năm 2013 đến giờ mà vẫn chưa được Em là giờ phải làm những thủ tục gì để có thể ra sổ đỏ cho người ta
Bạn đã có những sai phạm làm cho việc tách thửa chưa được giải quyết như sau: 1/ Đất nông nghiệp chưa chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở mà đã bán để người mua làm nhà ở. 2/ Chưa được giải quyết tách thửa mà đã bán nhận tiền. 3/ Thủ tục mua bán chưa đúng quy định của pháp luật. Do vậy, khi nhận hồ sơ xin tách thửa của bạn thì cơ quan chức năng sẽ đến kiểm tra thực địa ghi nhận các vấn đề nêu trên rất khó để giải quyết vì người sử dụng đất đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai.
Xin chào luật sư.  Tôi có có vần đề cần giúp đở của luật sư xin luật sư giúp đỡ giúp gia đình tôi. - Nguồn gốc đất là như thế này, trước nhưng năm 1980 khu này là bãi cát trắng và sông thì ba tôi mới mua bạch đàn và phi lao về trồng thành một khu và cây phát triên đến năm 2005 thì cây đã đến thời điêm thu hoạch và ba tôi bán gỗ, bán gô xong ba tôi thấy khu này đất bồi pha rất tốt nên đã thuê xe ủi bằng rồi phân ra làm 2 thưa nhà tôi làm một thửa cho ông (A) làm một thửa tổng diện tích 2000m2. Lúc đầu ông a xin thuê 400 nghìn 1 năm để làm nhưng vì tình nghĩa nên ba tôi ko lấy tiền thuê chỉ cho làm ko, đến năm nay (2014) nhà nước có chủ trương cho làm giấy(sô đỏ) ba tôi đi khai làm giấy thì ông (a) đã làm đơn khiếu nại ba tôi và nói ba tôi đã giành đất của ông (A) (hiện giờ ông A vẫn đang làm trên thưa đất này). Vậy xin luật cho tôi hỏi trường hợp như trên thì ba tôi phải làm sao và ba tôi có lấy lại được thưa đất này ko. (Trên Bản đồ thực địa của ủy ban xã thì ba tôi đứng tên thưa đất này). Xin luật sư trợ giúp. Cảm ơn luật sư./
Để chứng minh là đất của gia đình bạn, khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình bạn phải cung cấp một số giấy tờ sau: trong quá trình sử dụng đất gia đình bạn có kê khai giấy tờ gì với cơ quan có thẩm quyền không, có biên lai đóng thuế không, có giấy cho ông A mượn đất không... Nếu gia đình bạn có giấy tờ chứng minh là thửa đất mình thì khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cơ quan có thẩm quyền không cấp, gia đình bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản; nhận thấy cơ quan có thẩm quyền đưa ra lý do không đúng với qui định pháp luật gia đình bạn có thể khiếu nại văn bản đó (Về trình tự khiếu nại bạn có thể xem Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011).
Luật sư cho em hỏi: "Lúc trước nhà em có bán một mảnh đất cho Ông A, nhưng người đi mua là Ông B (Anh vợ của Ông A). Hai bên đã giao tiền và làm giấy tay bán đất với tên Ông A. Do nhiều năm, không thấy ông A nói gì về mảnh đất, sổ đỏ cũng chưa sáng tên, nên gia đình em có hỏi ông B là đất đó chưa thấy sử dụng, nên giờ gia đình trồng keo khi nào ông A lấy rồi tính; ông B cũng đồng ý. Giờ ông A xuất hiện và chặt hết đám keo trên mãnh đất đã mua, và chặt lấn sang mảnh đất của gia đình em, mà không hỏi ý kiến." Vậy, ở đây ông A làm như vậy có sai không? Luật sư tư vấn giúp em.
1. Về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất: Bạn không nói rõ thời điểm ký hợp đồng nhưng như bạn trao đổi, mặc dù bạn đã ký văn bản bán cho ông A nhưng hai bên chưa ký công chứng hợp đồng và chưa làm thủ tục sang tên, sau đó ông A cũng chưa thực tế sử dụng đất, do vậy, ở góc độ pháp luật, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa có hiệu lực pháp luật. Thực tế ông A cũng chưa nhận bàn giao mốc giới, chưa sử dụng đất trên thực tế, do vậy, về cả cơ sở pháp luật và cơ sở thực tế, quyền sử dụng đất chưa xác lập cho ông A. 2. Việc ông A chặt cây trên phần đất hai bên ký giấy tờ chuyển nhượng cho nhau và chặt cây trên phần đất nhà bạn mà không hề báo trước là trái pháp luật và có dấu hiệu của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điều 143 bộ Luật Hình sự Việt Nam hiện hành. Bạn có thể trình báo cơ quan công an để làm rõ trách nhiệm hình sự của ông A và yêu cầu ông A bồi thường thiệt hại.
Từ năm 1995, bố tôi có nợ tiền của ông chú và 2 người nữa nhưng chưa có tiền trả, nên có viết thỏa thuận nội bộ tạm chuyển nhượng một phần quyền sử dụng ngôi nhà gia đình tôi đang ở cho ông chú và 2 người kia. Năm 2004 thì được UBND phường gọi thông báo gia đình tôi lên lấy sổ đỏ. Vào thời điểm này, do gia đình tôi chưa có tiền trả nên ông chú đã làm đơn gửi lên UBND Phường tạm dừng cấp sổ đỏ cho gia đình tôi. Sau đó, Phường đã gửi hồ sơ của gia đình tôi lên Quận. Sau nhiều năm, gia đình tôi đã trả hết nợ cho cả 3 người kia và có giấy viết tay xác nhận. Năm 2014 gia đình tôi có lên Quận xin lại sổ đỏ thì phía Quận thông báo là vì có khiếu kiện trước đây nên không được lấy, phải về phường làm biên bản hòa giải tranh chấp và ông chú phải viết đơn xin rút đơn khiếu nại kia về.  Trước đây, khi ông chú tôi viết đơn kia, gia đình tôi không hề hay biết và cũng không thấy có ai ở phường đến xác minh vấn đề này. Hiện ông chú tôi đã viết đơn xin rút đơn khiếu nại trước đây và được phía phường xác nhận. Tuy nhiên, phường có nói hiện không còn tranh chấp, nên không phải làm biên bản hòa giải nữa. Tuy nhiên phía Quận vẫn yêu cầu phải có. Vậy, chúng tôi phải làm gì trong trường hợp này? Chúng tôi sẽ phải gửi đơn xin UBND Phường rút hồ sơ về để gia đình tôi lấy sổ đỏ ở Phường hay phải làm theo yêu cầu của Quận?  Phường và Quận đều có ý kiến khác nhau nên tôi không biết phải theo thế nào.
Gia đình bạn có thể làm đơn yêu cầu UBND quận cấp GCN QSD đất và gửi kèm theo đơn xin rút đơn của ông chú đó. Nếu UBND quận vẫn không chấp nhận việc cấp GCN QSD đất cho gia đình bạn với lý do đất có tranh chấp (khi đã tự nguyện rút đơn) thì gia đình bạn có thể khởi kiện hoặc khiếu nại việc chậm cấp GCN QSD đất đó.
Nhà em ở Quảng Ninh, năm 1992 có mua một mảnh đất rộng 500m2 với ngôi nhà cấp 3 chưa có sổ đỏ với số tiền là 8 triệu đồng và gia đình em đã khai hoang thêm 100m2 nữa, nhưng từ khi mua chỉ đóng tiền thuế đất 500m còn 100m từ năm 1992 đến nay la chưa đóng. Năm 2005 nhà em xây lại nhà và bây giờ muốn làm sổ đỏ. Nhà em có xuống phường hỏi thủ tục để làm sổ đỏ thì được biết là phải đóng bù thuế đất 100m khai hoang thêm từ năm 1992 đến nay và số tiền để làm sổ đỏ hết gần 40 triệu.    Xin hỏi như vậy có đúng không?    Xin  luật sư cho em biết thêm thủ tục,giấy tờ liên quan để làm sổ đỏ. Em xin trân thành cảm ơn.
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại mỗi địa phương có những quy định không thống nhất như hạn mức giao đất, giá trị quyền sử dụng đất..... vì vậy để trả lời là đúng hay sai trong trường hợp này thì tôi không khẳng định, tôi sẽ nêu các khoản người sử dụng đất phải nộp cho nhà nước khi đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: - Lệ phí trước bạ = 0.5% giá trị quyền sử dụng đất; - Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Các khoản thuế và lệ phí mà người sử dụng đất còn nợ nhà nước. Thực tế với diện tích 600m2, khi tính tất cả các khoản thì số tiền chắc cũng tương đương với trả lời của cán bộ địa chính phường nơi bạn đang sinh sống. Về trình tự thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Người sử dụng đất nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã phường nơi có đất; Thời gian để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay được quy định là 33 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước nhận được hồ sơ hợp lệ.
Do thiếu thông tin và chưa có kinh nghiệm mua bán đất nên tôi đang gặp vấn đề rất bức xúc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Cụ thể như sau: Tháng 5/2011 tôi có đặt cọc 50tr có làm giấy tờ đặt cọc có người làm chứng để mua mảnh đất ở Chương Mỹ, Hà Nội, đến tháng 6 tôi làm hợp đồng mua bán đất nhưng đều là viết tay có chữ ký của 2 vợ chồng người bán đất và thanh toán tiếp 50% số tiền trong hợp đồng mua bán đất khoảng 500tr. Chúng tôi đã thống nhất là vay lại của họ hơn 50% số tiền còn nợ lại đó và trả dần theo lãi ngân hàng, và bên bán đất làm mọi thủ tục sang tên sổ đỏ. Bên bán hẹn là khoảng 1 đến 1,5 tháng sẽ làm xong sổ đỏ nhưng tới nay tháng 10 vẫn chưa làm xong sổ, vì bây giờ chủ gốc của đất đó mới vừa làm xong sổ đỏ. Vì do bên bán đất đó mua đất chưa có sổ đỏ mới làm hợp đồng công chứng mua đất với chủ đất cũ, nên mới kéo dài tình trạng đó, tôi đã làm bản vay nợ với chủ đất là vay 400tr theo lãi ngân hàng kể từ tháng 6, và 200tr còn lại tính từ thời điểm có sổ đỏ. Bây giờ sổ đỏ vẫn chưa làm xong bên bán đất đòi tôi trả tiền lãi tính đến nay là 4 tháng nhưng tôi chưa đồng ý vì chưa xong sổ và yêu cầu tôi trả thêm 100tr vì họ không có tiền nộp thuế, tôi ko có tiền trả ngay vì tôi phải đi vay để trả khoản mua đất 50% đó rồi. Vì vậy họ nói nếu tôi không trả họ sẽ không có tiền đóng thuế và không làm được sổ đỏ cho tôi, vậy bây giờ tôi phải làm thế nào đây? Tôi đang rất rối bời xin luật sư hãy tư vấn giúp tôi.     Nếu trường hợp tôi không mua đất nữa vì lý do chậm sổ đỏ thì tôi có đòi được số tiền tôi đã đưa cho họ không và tôi phải làm thủ tục như thế nào? Vì trong hợp đông chuyển nhượng tôi có điều khoản thời hạn giao tiền và giao giấy tờ liên quan. (Ghi chú: địa chính đã đo đất và xác nhận kích thước thửa đất mang tên tôi sau khi tách từ thửa của bên bán đất có dấu xác nhận của xã).    Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!
1. Đến thời điểm này hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên vẫn chưa có hiệu lực pháp luật nên nếu có tranh chấp thì tòa án sẽ tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định tại Điều 137 của Bộ luật dấn sự. 2. Bạn cần kiểm tra lại xem trong hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán thỏa thuận trách nhiệm nếu bên bán chậm thực hiện thủ tục sang tên thì xử lý thế nào? Bên bán đã giao đất cho bạn quản lý, sử dụng chưa? Lý do chính của việc không thể thực hiện thủ tục đúng thời hạn là gì? Trách nhiệm thuộc về ai? 3. Nếu bên bán chậm thực hiện việc cấp GCN và đòi trả thêm tiền thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Để được tư vấn cụ thể, chính xác hơn bạn có thể pho to các giấy tờ mua bán, rồi chuyển cho tôi xem, tôi sẽ chỉ ra giải pháp tốt nhất cho bạn để giải quyết tình huống cho bạn.
Cho mình hỏi chút: bà ngoại mình sinh được 3 người con gái.bà da mất, không để lại di chúc. Bà ngoại mình lại là bà vợ 2.bà vợ cả sinh được 4 người con,3 gái 1 trai.toàn bộ đất đai của ông ngoại được chia cho các con của bà cả.bà 2 không duoc chia 1 it nào trên nha bà cả. Bà 2 co 1 mảnh đất riêng. Hiện nay con cháu bà cả muốn đòi chia cả mảnh đất cua bà 2.nhưng 3 cô con gái cua bà 2 không chấp nhận. Vì khi bà cả chia đất, con cái bà 2 không duoc chia 1 chút đất nào. Xin luat sư tu vấn cho mình cách giải quyết. Nhà mình muon làm sổ đỏ. Vậy co lien quan gì tới con cái của bà cả ko.
Thứ nhất bạn phải xác định đã là con của cụ ông sinh ra thì dù là trai hay gái, con bà cả hay bà hai miễn là con đẻ của ông thì đều được hưởng phần di sản thửa kế như nhau theo luật (kể cả con nuôi). Thứ hai: Trong 2 bà sẽ có một người là người vợ hơp pháp vào thời điểm ông mất do đó người vợ này cũng được hưởng phần di sản thừa kế bằng của các con. Thứ ba: Cả hai bà nếu có tài sản chung với ông thì có thể là tài sản chung hợp nhất nếu là người vợ chính thức theo luật, do đó mọi tài sản của bà vợ này dù mang tên ông, tên bà hay tên cả hai ông bà thì đều là tài sản chung của vợ cồng, còn bà mà không có đăng ký kết hôn chỉ là tài sản chung với ông khi tài sản đó ghi tên cả hai người. Bạn căn cứ vào quy định này để tự phân giải vấn đề tài sản của nhà bạn.
Gia đình tôi hiện đang tranh chấp đất ở với ông chú, năm 2007 thi địa chính có đo đất nhưng cha tôi đi làm không có nhà nên không biết diện tích đất nhà tôi tới đâu, hiện nay do nhu cầu xây nhà bếp với nhà vệ sinh nên cha toi mới xây thêm từ nhà chính ra 2m nhưng không xây theo hình vuông mà chỉ xây một phần nhỏ nhưng ông chú tôi nói nhà chúng tôi lấn đất của ông ấy vì ranh đất chỉ tới nhà chính của tôi và hiện nay ông ấy đang gởi đơn thưa cha tôi và ông ấy cũng đã tự ý cắm cọc cách nhà chính tôi 2,5 tất để đóng cọc sát chân tường nhà tôi vậy xin cho tôi hỏi tôi phải làm sao?
Như bạn trình bày, đang có sự tranh chấp giữa bố và chú bạn liên quan đến ranh giới thửa đất và có thể liên quan đến diện tích đất. Để làm rõ ai đúng ai sai, cần thiết phải đối chiếu với giấy tờ, hồ sơ nguồn gốc đất. Vì bạn không nói rõ nguồn gốc đất của hai gia đình như thế nào, giả sử đất sử dụng của hai gia đình xuất phát từ việc được hưởng thừa kế do bố mẹ để lại và không có một giấy tờ nào xác minh có việc phân định ranh giới thì sẽ căn cứ vào việc đo đạc thực tế xác định ranh giới giữa hai gia đình của cán bộ địa chính trong quá trình quản lý đất đai để làm căn cứ. Bạn cũng có nói, khi cán bộ địa chính tổ chức đo đạc đất, bố bạn không có mặt nên gia đình bạn không ai biết ranh giới cũng như diện tích của đất nhà mình tới đâu là điều khá vô lý. Thông thường, việc tổ chức đo đạc đất của cán bộ xuất phát từ đơn của đương sự yêu cầu hoặc xuất phát từ nhu cầu quản lý đất đai trên thực tế. Đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận, cũng chưa có hồ sơ địa chính xác định rõ ràng ranh giới để làm căn cứ nhà nước thu thuế sử dụng đất thì khi xác lập bản đồ, hồ sơ địa chính, cán bộ địa chính sẽ yêu cầu các chủ sử dụng đất cung cấp hoặc kê khai nguồn gốc đất, cùng chứng kiến việc đo đạc, xác định ranh giới sử dụng thực tế đồng thời ký biên bản hiện trạng sử dụng đất để làm căn cứ xác định chủ quyền đất. Nếu gia đình bạn thực sự không nắm được ranh giới thửa đất của mình có thể liên hệ với cán bộ địa chính xã (phường) để xin thông tin, đối chiếu hồ sơ địa chính và các căn cứ về chủ quyền của mình để làm đơn đề nghị ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giải quyết những vướng mắc giữa hai gia đình.
Tôi sống trên mảnh đất nằm giữ ranh giới 2 thôn, đất không có tranh chấp. nay tôi muốn được cấp sổ đỏ thì phải làm thủ tục gì?
Đối với trường hợp của bạn nếu thửa đất đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định từ Điều 99 đến Điều 102 Luật Đất đai năm 2013 thì bạn và gia đình nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại UBND xã, phường nơi có thửa đất hoặc UBND quận, huyện nơi có thửa đất để được giải quyết.
Diện tích đất thực tế tăng so với bìa đỏ thì cần phải làm gì để được cấp giấy chứng nhận
Đối với trường hợp này cần phải thực hiện việc hợp thức hóa quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất nộp hồ sơ và thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan có thẩm quyền để hoàn tất công việc./.
Bố mẹ tôi đang sống, đã ngoài 80 tuổi có cho tôi 1 phần đất ở. tôi muốn làm sổ đỏ thì mắc phải lí do là bố tôi bị mất  chứng minh nhân dân  không làm lại được ( vẫn còn số ) , chứng minh nhân dân mẹ tôi có. Vậy xin luật sư tư vấn xem tôi có làm sổ đỏ được không? Nếu được cần thủ tục gì?
Theo quy định mất CMND thì bạn làm lại CMND, hoặc bạn có các giấy tờ dán ảnh khác chứng minh được các thông tin nhân thân của ông như Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác miễn sao là Công chứng viên đồng ý, vì đây chỉ là thủ tục, quan trọng là ý trí bộ mẹ bạn đều đồng ý cho bạn mảnh đất đó và công chứng được hợp đồng là xong.
Mong luật sư giải đáp thắc mắc Sau khi ba mất, đầu năm 2008 gia đình em có làm một bản phân chia tài sản. Trong biên bản phân chia tài sản em được chọn quyền sở hữu 01 lô đất và căn nhà tọa lạc trên lô đất đó. Cuối năm 2008 em đập bỏ toàn bộ căn nhà cũ và xây dựng một căn nhà mới trên phần đất này. Đến đầu năm 2010 thì em kết hôn! Hiện tại em vẫn chưa làm sổ đỏ cho phần đất mình được thừa hưởng. Năm 2012 em có ý định làm sổ đỏ cho phần đất mình được thừa hưởng này. Vậy xin hỏi LS nếu em làm sổ đỏ thời điểm này thì sau này vc em có ly hôn, thì tài sản này có phải chia đôi hay không?( lưu ý:sổ đỏ em làm chỉ mình em đứng tên thôi). Cám ơn LS rất nhiều!
Tài sản do được thừa kế hoặc có trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng. Tuy nhiên, để tranh việc tranh chấp sau này cần phải minh định tài sản chung, riêng của vợ hoặc chồng. Do thói quen của người Việt ít nói về tài sản chung, riêng khi kết hôn. Nên rất dễ trở thành đối tượng tranh chấp khi ly hôn. Với kinh nghiệm của tôi. Thà mích lòng trước được lòng sau. Bạn nên bàn bạc vấn đề tài sản với người mà bạn định kết hôn. Còn ngại nói, bạn nên lập thủ tục hoàn công cho căn nhà trước khi đăng ký hết hôn cho đảm bảo về mặt pháp lý.
Nhà cháu được ông bà chia cho một ít ruộng đất. Và nhà cháu đã làm sổ đỏ từ trước năm 1994. Bây giờ bác cả làm đơn kiện đòi lại đất. Liệu nhà cháu có bị mất đất không? Và nhà cháu cần làm gì ạ?
Về thời điểm xác lập quyền sử dụng hợp pháp cho gia đình bạn: trước năm 1994. Nguồn gốc đất: được bố mẹ tặng cho. Xét trên cơ sở giao dịch này là có thực, kể từ thời điểm được sang tên, gia đình bạn là người thực tế sử dụng, đóng góp nghĩa vụ thuế cho nhà nước, được chính quyền cấp xã xác nhận không có tranh chấp thì anh của bố mẹ bạn không có căn cứ để đòi lại đất này. Gia đình bạn nên chuẩn bị các căn cứ chứng minh việc tặng cho, sang tên, thực tế sử dụng đất là hoàn toàn ngay tình, không tranh chấp, không có yếu tố gian dối, là ý chí tự nguyện của ông bà và bố mẹ bạn (nhờ những người biết rõ sự việc này làm chứng, xác nhận của chính quyền, các giấy tờ đất: sổ đỏ, các biên lai nộp thuế...) để chuẩn bị cung cấp cho tòa án (trong trường hợp gia đình người bác đi kiện và được tòa yêu cầu).
Xin chào luật sư. Tôi muốn hỏi là, gia đình tôi hiện đang sống trên đất mà trước đây thuộc công ty sây lắp hóa chất Hà Bắc cấp cho công nhân về hưu tù năm 2003. Đến nay ủy bân nhân dân huyện mới làm sổ đỏ cho tất cả các hộ dân nơi tôi ở. Vậy sin luật sư cho tôi hỏi là chúng tôi có phải đóng  thếu chuyển quyền sử dụng đất và nếu phải đóng thì số tiền phải đóng được tính như thế nào. Hiện tôi đang sống ở xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Tôi xin cám ơn
Bạn cần xem lại quyết định "cấp đất" đó ghi như thế nào? Nếu là giao đất có thu tiền sử dụng đất thì khi cấp GCN QSD đất sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất. Nếu khi giao đất không thu tiền sử dụng đất, trong quyết định không thể hiện là được miễn tiền sử dụng đất thì khi cấp GCNQSD đất, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định. Ngoài ra, người sử dụng đất còn phải nộp tiền lệ phí trước bạ khi cấp GCN QSD đất.
Nhà hàng xóm đi qua bờ ruộng nhà em nhưng năm 2002 lại thuê địa chính xã cắt trộm luôn 3m đất ruộng nhà em vào sổ đỏ làm đường đi mà ko được sự đồng ý của nhà em. Nhà e có đầy đủ giấy tờ đất đai và lời khai của trưởng xóm và các nhân chứng nhiều tuổi trong xóm về việc xưa nay nhà họ ko có đường đi mà chỉ đi nhờ trên bờ ruộng nhà em. Năm 2005 nhà em đổ đất san bằng ruộng để trồng cây có xin phép xã, sau khi san đã mất đi bờ ruộng xưa nên nhà em cắt cho họ con đường mới rộng 1,5m dài 80m vào hết diện tích đất, nhưng gia đình họ ko chịu đòi đúng 3m đường đi như sổ đỏ và bản đồ địa chính xã mà trước đó họ đã âm thầm tự ý vẽ ra. Hai gia đình tranh chấp năm 2007 họ kiện lên tòa án tp bị thua, từ đó đến nay họ kiện liên tục từ xã lên tp gây nhiều mệt mỏi cho gia đình em. Vậy luật sư cho em hỏi bản đồ địa chính xã và sổ đỏ do tự ý họ vẽ ra, ko chứng minh được nguồn gốc đất thì có fai là phạm luật ko, gia đình em có thể kiện cán bộ địa chính xã và gd họ về tội gì?"
Việc này của gia đình bạn đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực của tòa án có thẩm quyền, hiện tại là việc thi hành bản án đó. Luật sư không rõ gia đình bạn đã yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án này chưa, nếu từ thời điểm bản án có hiệu lực đến nay gia đình bạn vẫn chưa yêu cầu cơ quan chức năng thi hành bản án thì đến thời điểm này cũng đã hết thời hạn yêu cầu thi hành bản án.
Hiện tại bên em có sử dụng đất từ năm 1981 cho đến nay, nhưng khong làm thẻ đỏ.Như vậy có xem được phép xây dựng trên mảnh đất đó không?. Như vậy chúng tôi có xây dựng nhà trên đó được không Luật Sư ạ.Nay gia đình chúng tôi dự định làm quán trên mảnh đất đó ,xin UBND nhưng UBND bảo là hiện tại đất đang tranh chắp Hiện tại 2010 đã xảy ra tranh chắp cùa dòng Họ.Nay UBNN cấp Phường nói là Đất Tranh Chắp?
Theo quy định tại Luật Xây dựng hiện nay thì hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp mà đất của bạn chưa có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp (sổ đỏ) thì làm sao xin cấp phép xây dựng. Hơn nữa, nếu đất đang có tranh chấp chưa được giải quyết dứt điểm thì càng không thể xây dựng mà phải được giữ nguyên hiện trạng chờ giải quyết tranh chấp bạn nhé.
Em có mua mảnh đất 60mv chưa có sổ đỏ.nguồn gốc đất là đất cấp phát cho công nhân viên nhà máy nhưng vị trí đất lại nằm gần 1 đường ray cụt và sát đường ray đang hoat động trong đó có 45mv là đất được cấp va 15mv là đất lưu không của đường tàu mua bán bằng giấy viết tay tính tiền là 45m nhưng trên giấy viết la 60m. Sau khi mua em xin đc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có dấu của huyện +giấy phép xây dựng của xã và nhập khẩu đc về nơi đấy.vậy luật sư cho em hỏi là về lâu dài có sao không có xin cấp đc sổ đỏ không.em dùng để ở nên cũng lo
Trường hợp bạn hỏi không rõ ràng tôi không hiểu bạn trình bày : "Sau khi mua em xin đc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có dấu của huyện +giấy phép xây dựng của xã ..." " Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" ở đây bạn nói là giấy như thế nào? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là "sổ đỏ" rồi bạn còn xin cấp sổ đỏ nào nữa? Nếu đó không phải "sổ đỏ" thì căn cứ theo bạn trình bày thì sau khi bạn mua đất đã xin được giấy phép xây dựng nhà ở trên đất, như vậy có thể phần đất trên không thuộc diện tích đất quy hoạch, cũng như không vi phạm hành lang an toàn đường sắt... nên mới được cấp phép. Vì thế có thể diện tích đất bạn mua sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên để có câu trả lời chính xác bạn mang giấy tờ đất đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi có đất để được hướng dẫn cụ thế.
Nhà tôi có mua nhà ông A một thửa đất.Thửa đất được ghi trong hợp đồng là chiều sâu 80,nhưng thực tế đi làm sổ đỏ chỉ có sâu 12m.Trong trường hợp này chúng tôi nên làm gì.
Chào bạn. Nếu xác định chiều sâu đất chỉ có 12m nhưng ông A bán cho bạn ghi là 80m và bạn đã trả tiền theo đúng 80m chiều sâu đó thì phải yêu cầu ông A hoàn trả lại tiền tương ứng với diện tích chiều sâu đã thu lố (68m) Thân ái
Tôi là Việt kiều có quốc tịch Mỹ, sang Mỹ bằng diện xuất cảnh, nay cũng lớn tuổi mong muốn xin giữ quốc tịch Việt Nam. Theo quy định phải có giấy tờ gì?
Khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA hướng dẫn thi hành nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư 05”) quy định: “Các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 cũng là căn cứ để cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét, xác định quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam”. Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 10 Nghị Định số 78/2009/NĐ-CP còn quy định: Các giấy tờ xác minh quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam gồm: “Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con Bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp”. Như vậy, giấy khai sinh bản chính của bạn trước năm 1975 là một trong các giấy tờ về nhân thân để xác định là người có quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó giấy chứng sinh của con bạn có ghi bạn là cha của đứa bé và quốc tịch của bạn là quốc tịch Việt Nam, giấy tờ đó được coi là giấy tờ chứng minh về nhân thân của bạn và giấy tờ đó được căn cứ để xác định bạn đã từng có quốc tịch Việt Nam. Khi đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam bạn cần xuất trình những giấy tờ nêu trên và kèm theo tờ khai đăng ký giữ quốc tịch cho Cơ quan đại điện Việt Nam ở nước sở tại xem xét. Tờ khai bạn phải làm theo mẫu do Cơ quan đại điện Việt Nam ở nước sở tại hướng dẫn hoặc cung cấp. Việc những giấy tờ bạn nêu có đủ điều kiện để đăng ký giữ quốc tịch hay không cần phải phụ thuộc vào kết quả xác minh của Cơ quan đại điện Việt Nam ở nước sở tại theo quy định tại Điều 20, Nghị định số 78/2009/NĐ-CP và Điều 9, 10 Thông tư 05.
Thực tiễn giải quyết nhập quốc tịch cho những người không có quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên theo Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 tại vùng biên giới Việt - Lào được tiến hành như thế nào ?
Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Chỉ thị 31/2008/CT-TTg ngày 20/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết tình trạng di cư tự do, vượt biên trái phép và kết hôn không giá thú ở khu vực biên giới với Lào là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam cho dân di cư từ Lào sang Việt Nam. Qua rà soát, thống kê sơ bộ vùng biên giới Việt - Lào có 4.870 người, trong đó đông nhất là Quảng Trị với 2.012 người, Kon Tum là 1.153. Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê bổ sung và phân thành 2 loại: những người được phép cư trú, phải trao trả cho phía Lào. Trong số những người được phép cư trú và những người không được phép cư trú sẽ được phân loại thành những người đã cư trú ổn định từ 20 năm trở lên (để được hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký hộ tịch, xin nhập quốc tịch Việt Nam, phù hợp với quy định tại Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam) cùng với con cháu của họ và những người cư trú ổn định dưới 20 năm.
Tôi là người Việt Nam vượt biên năm 1978 và hiện có quốc tịch Mỹ đang có công ty tại Việt Nam. Từ năm 2005 đến nay có giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt Nam do cơ quan chức năng Hà Nội cấp, xin hỏi tôi có thể xin lại quốc tịch Việt Nam được không và phải đến cơ quan nào để thực hiện? Tôi có được cấp hộ chiếu và chứng minh nhân dân hay không?
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, có 02 loại xác nhận là xác nhận có quốc tịch Việt Nam và xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp cấp. Trong đó, xác nhận có quốc tịch Việt Nam được cấp trong trường hợp có đủ cơ sở để khẳng định người đứng đơn có quốc tịch Việt Nam; xác nhận là người gốc Việt Nam được cấp trong trường hợp có đủ cơ sở để khẳng định người đứng đơn là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch đó được xác định theo huyết thống. Theo như bạn trình bày, bạn được Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận nguồn gốc Việt Nam, ở đây có thể hiểu là một trong hai loại xác nhận như đã nêu. 1) Nếu xác nhận đó là xác nhận có quốc tịch Việt Nam, bạn phải làm thủ tục đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 20, 21 Luật Cư trú năm 2006 và Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG ngày 12/5/2009 hướng dẫn thủ tục giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam. Hồ sơ đề nghị về Việt Nam thường trú (quy định tại điểm A mục II), trong đó có Xác nhận có quốc tịch Việt Nam, được làm thành 02 bộ nộp cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi bạn đề nghị được về thường trú. Sau khi đã làm thủ tục đăng ký thường trú (nhập khẩu), bạn sẽ được cấp Giấy chứng minh nhân dân và Hộ chiếu Việt Nam theo quy định. 2) Nếu xác nhận đó là xác nhận là người gốc Việt Nam, trước hết bạn phải làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19, 20 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Bạn làm 03 bộ hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp cho Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (nơi bạn đang cư trú). Sau khi làm xong thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định, bạn sẽ làm thủ tục đăng ký thường trú để được cấp Giấy chứng minh nhân dân và Hộ chiếu Việt Nam như đã nêu tại mục 1 nói trên. Cần lưu ý khi xin nhập quốc tịch Việt Nam bạn phải thôi quốc tịch Hoa Kỳ nếu không thuộc trường hợp đặc biệt được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch hiện có. Bạn nên đến Sở Tư pháp Hà Nội để được hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Có cho phép người Việt Nam có hai quốc tịch hay không?
Từ ngày 1/7/2009, người Việt Nam đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn mong muốn được trở thành công dân Việt Nam sẽ được đáp ứng. Đây là điểm mới trong Luật Quốc tịch vừa được Văn phòng Chủ tịch nước công bố sáng nay. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, việc cho phép có 2 quốc tịch không có nghĩa là từ bỏ nguyên tắc một quốc tịch của Việt Nam mà chỉ là sửa đổi nguyên tắc cho mềm dẻo và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, việc 2 quốc tịch chỉ áp dụng với một số ngoại lệ gồm: người được Chủ tịch nước cho phép, trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi. Luật Quốc tịch cũng cho phép người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam. Chính sách trên cũng được áp dụng với trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hay có lợi cho nhà nước Việt Nam. Trường hợp nếu không thuộc những diện trên thì công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam muốn trở thành công dân Việt Nam phải có các điều kiện sau: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; biết Tiếng Việt để có thể hòa nhập vào cộng đồng; thường trú từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch, và có khả năng đảm bảo cuộc sống ở Việt Nam... Luật cũng quy định, người mang quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam Người đã mất quốc tịch nay muốn xin quay trở lại thì phải làm đơn và thuộc một trong các diện sau: xin hồi hương về Việt Nam; có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc đăng ký giữ quốc tịch cũng được đề cập trong đạo luật trên. Theo đó người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch tính đến trước ngày 1/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Và trong 5 năm kể từ thời điểm trên, họ phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch. Nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, quy định trên chủ yếu được áp dụng với các trường hợp người Việt Nam đã định cư ở nước ngoài trước đây. "Còn từ 1/7/2009, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng ký. Tuy nhiên, có thực tế rằng không phải nước nào cũng cho phép công dân của họ mang hai quốc tịch", ông Cường chia sẻ. Luật Quốc tịch với 44 điều được Quốc hội thông qua ngày 13/11 và có hiệu lực từ 1/7/2009. Cũng trong sáng nay, Luật thi hành án dân sự, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũng được công bố.
Chồng tôi mang quốc tịch Australia, còn tôi có hộ khẩu tại Kiên Giang. Anh ấy muốn được cấp chứng minh thư nhân dân để sống lâu dài tại VN. Xin cho hỏi việc này có thực hiện được không?
Theo Nghị định 05/1999/NĐCP, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân. (Hạnh Dung) Theo Điều 3 Nghị định 05/1999/NĐCP ngày 3/2/1999 của Chính phủ quy định về chứng minh nhân dân thì "công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này". Thông tư 04/1999/TT-BCA ngày 29/4/1999 của Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định 05/1999/NĐ-CP, tại Điều 1 Mục I Thông tư này quy định cụ thể về đối tượng được cấp chứng minh nhân dân như sau: a- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, cơ sở để tính tuổi theo ngày, tháng, năm sinh ghi trong hộ khẩu hoặc giấy khai sinh; b- Công dân Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được hiểu là công dân đó đang sinh sống, làm việc, học tập... tại một địa chỉ xác định trên lãnh thổ Việt Nam; Như vậy, chồng của bạn không mang quốc tịch Việt Nam, không phải là công dân Việt Nam do đó không thuộc trường hợp được cấp chứng minh nhân dân tại Việt Nam. Nếu chồng bạn muốn được cấp chứng minh thư nhân dân, trước hết phải làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam. Sau đó anh ấy tiến hành thủ tục xin cấp theo quy định.
Tôi có quốc tịch nước ngoài, nay muốn có thêm quốc tịch Việt Nam có được không?
Theo khoản 1 Điều 19 Luật quốc tịch thì công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam; d) Đã thường trú ở Việt Nam từ năm năm trở lên; đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Theo quy định vừa viện dẫn, nếu vợ anh đáp ứng đủ các điều kiện luật định thì có thể nhập quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên cũng theo khoản 3 Điều 19 nói trên thì người nhập quốc tịch Việt Nam sẽ phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người “là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép".
Xin quý cơ quan giải đáp giúp về luật song tịch do nhà nước Việt Nam quy định mới ra. Tôi là người Việt Nam, lấy chồng Đài Loan và đã xin thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng tôi có nguyện vọng xin gia nhập lưu giữ quốc tịch Việt Nam, vậy tôi có được quyền xin giữ quốc tịch Việt Nam hay không? Và cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ gì? Sau khi đọc thông tin về luật song tịch trên cổng thông tin công chúng, tôi có gọi điện đến văn phòng đại diện kinh tế Việt Nam ở Đài Bắc (Đài Loan), nhưng họ trả lời không có quy định trên. Hiện tôi đang rất phân vân không biết đâu là sự thật? Xin qúy cơ quan giúp đỡ, giải đáp. Xin chân thành cám ơn. (Nguyễn Thị Tuyết Vân)
Căn cứ vào phạm vi chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định, trên cơ sở Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật Quốc tịch năm 2014) được Chủ tịch nước công bố vào ngày 26/6/2014 (có hiệu lực kể từ ngày được công bố), Sở Tư pháp xin trả lời như sau: 1. Về tên gọi Luật Song tịch Trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về quốc tịch không có tên gọi Luật Song tịch mà chỉ có Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 24/6/2014 tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII. 2. Một số vấn đề liên quan đến quốc tịch Việt Nam Theo câu hỏi của bạn thì bạn đã xin thôi quốc tịch Việt Nam và đang trong quá trình xin nhập quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) nhưng Sở Tư pháp chưa rõ bạn đã nhận được Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước hay chưa. Như trường hợp của bạn trình bày thì Sở Tư pháp chưa biết rõ tình trạng quốc tịch của bạn hiện nay như thế nào. Theo đó, Sở Tư pháp xin trao đổi ý kiến về trường hợp của bạn như sau: - Thứ nhất, nếu bạn chưa nhận được Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước thì căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch năm 2014: “1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này. 2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam”. Như vậy, Luật Quốc tịch năm 2014 không quy định về thời hạn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam đối với Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam. Do đó, bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam (nếu có một trong những giấy tờ chứng minh là quốc tịch Việt Nam theo Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008). Theo đó, muốn xác định là có quốc tịch Việt Nam thì bạn làm đơn xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam và kèm những giấy tờ phải nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/3/2013 của Bộ Tư pháp – Bộ Ngoại giao và Bộ Công an sửa đổi, bổ sung điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an. Bạn có thể nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam nơi bạn cư trú tại Đài Loan (trong trường hợp ở Đài Loan không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất) hoặc Sở Tư pháp nơi bạn cư trú (nếu bạn đang ở Việt Nam). Tuy nhiên, trước hết, bạn phải tìm hiểu pháp luật của Trung Quốc (Đài Loan) rằng trước khi nhập quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) thì có buộc phải xin thôi quốc tịch Việt Nam hay không. - Thứ hai, nếu bạn đã nhận được Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước thì bạn đã mất quốc tịch Việt Nam theo căn cứ mất quốc tịch tại khoản 1 Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Nếu có nguyện vọng xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì bạn phải làm Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam và xin thôi quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) (nếu bạn được nhập quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) trừ trường hợp được giữ quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) chỉ trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam thực hiện theo quy định Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Điều 10 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. Trân trọng./.
Tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài, tôi sinh ra ở Việt Nam, có Giấy khai sinh của Việt Nam cấp. Như vậy tôi có phải là tôi có quốc tịch Việt Nam không và tôi có thể làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại cơ quan lãnh sự Việt Nam được không?
Với thông tin mà bạn cung cấp là có Giấy khai sinh ở Việt Nam nhưng không nói rõ trên Giấy khai sinh có ghi quốc tịch Việt Nam không thì chưa đủ căn cứ để có thể xác định bạn có quốc tịch Việt Nam hay không. Do đó, bạn cần có những giấy tờ khác để chứng minh rằng cha mẹ bạn có quốc tịch Việt Nam vào thời điểm bạn sinh ra. Nếu có căn cứ xác minh bạn có quốc tịch Việt Nam thì theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, khi bạn chưa thôi hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam thì bạn vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên bạn phải liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trước ngày 01/07/2014. Nếu đến hết ngày này mà không đăng ký thì bạn bị mất quốc tịch Việt Nam. Thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện ở cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
Sau thời gian đi học ở nước ngoài, anh Minh, chị Lan kết hôn và định cư tại Úc. Anh chị sắp sinh con đầu lòng và muốn bé được mang quốc tịch Việt Nam. Hiện tại anh chị vẫn còn quốc tịch Việt Nam thì con anh chị có được mang Quốc tịch Việt Nam không?
Về cơ bản các quốc gia trên thế giới xác định quốc tịch theo ba nguyên tắc: nguyên tắc huyết thống, nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc thỏa thuận quốc tế. Nguyên tắc huyết thống quy định trẻ em sinh ra có cha mẹ, có cha hoặc mẹ là công dân nước nào thì được công nhận là quốc tịch nước đó. Điều 15 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Đối chiếu với quy định trên, mặc dù định cư ở nước ngoài nhưng vợ chồng anh chị là công dân Việt Nam thì con của anh chị sinh ra cũng có quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra, ở những nước công nhận công dân có hai hay nhiều quốc tịch và xác định quốc tịch theo nguyên tắc lãnh thổ (nguyên tắc quyền nơi sinh) thì những đứa trẻ thuộc diện trên đây bên cạnh có quốc tịch Việt Nam còn có quyền có quốc tịch nước sở tại.
Thủ tục trở lại Quốc tịch Việt Nam được tiến hành như thế nào?
Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thì hành thì thủ xin trở lại quốc tịch Việt Nam được quy định như sau: Bước 1: Công dân viết đơn hoặc điền đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam, chuẩn bị hồ sơ (03 bộ) và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 1. Thành phần hồ sơ chung: 1.1. Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam. 1.2. Bản khai lý lịch. 1.3. Bản sao Giấy khai sinh, Hộchiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế (giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài). 1.4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ. 1.5. Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ: Bản sao Giấy khai sinh; bản sao quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó. 1.6. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ: - Bản sao giấy chứng nhận kết hôn đối với người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam; - Bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con đối với người có cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; - Bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam đối với người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; - Giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc UBND cấp tỉnh xác nhận về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của người đó sẽ đóng góp cho sự phát triển cho một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao. 1.7. Trong trường hợp có con chưa thành niên xin trở lại quốc tịch Việt Nam cùng cha, mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam cho con. Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ, cán bộ tiếp nhận và ghi phiếu hẹn trả kết quả. + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ phải hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.\ Bước 3: Cán bộ tiếp vào sổ và chuyển Phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Bước 4: Phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện các bước theo quy định và chuyển UBND TP/Bộ Tư pháp.Tiếp nhận hồ sơ sau khi có kết quả từ phía Bộ Tư pháp và chuyển bộ phận một cửa theo quy trình.Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện hồ sơ cần bổ sung hoặc cần tiến hành xác minh, Phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài thông tin kịp thời tới bộ phận một cửa để thông báo cho công dân biết. Bước 5: Bộ phận một cửa tiếp nhận kết quả, vào sổ và trả kết quả cho công dân theo phiếu hẹn (85 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và đủ điều kiện theo quy định pháp luật ) Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Thông báo có Quốc tịch nước ngoài
Bước 1 - Đương sự nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp Thành phần hồ sơ: Thông báo bằng văn bản về việc có Quốc tịch nước ngoàiBản sao giấy tờ tùy thân của người đăng ký Bước 2 - Kiểm tra hồ sơ: . Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thu lệ phí và viết phiếu hẹn trả kết quả giao cho người nộp hồ sơ.. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để đương sự hoàn chỉnh hồ sơ. Bước 3 - Phòng nghiệp vụ thẩm tra, tra cứu, xác minh, tổng hợp hồ sơ, đề xuất ý kiến giải quyết; Sở Tư pháp ký văn bản trả lời. Bước 4 – Đương sự nộp phiếu hẹn và nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Người không có quốc tịch Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì có bị áp dụng Bộ luật hình sự không?
Người không có quốc tịch Việt Nam có thể hiểu là người có quốc tịch nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam (công dân nước ngoài) và người không quốc tịch (theo điểm 2 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam). Cũng theo Luật quốc tịch thì "người nước ngoài cư trú ở Việt Nam" là "công dân nước ngoài không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam). Theo Điều 5 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: 1.Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2.Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Căn cứ vào quy định trên, người không có quốc tịch Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Con tôi sinh ngày 27/1/2013 có giấy khai sinh tại Pháp và có quốc tịch Pháp (cha có quốc tịch Pháp, mẹ quốc tịch Việt Nam). Tôi muốn con tôi có thêm quốc tịch Việt Nam như mẹ thì phải làm thế nào và đến gặp cơ quan nào? Tôi và chồng có giấy chứng nhận kết hôn ngày 01/2/2012 và đến pháp ngày 15/4/2014, hiện tại tôi về Việt Nam 7 tháng đến tháng 11/2014 tôi quay trở về Pháp. Tôi muốn giữ quốc tịch Việt Nam thì phải làm thế nào? thủ tục ra sao? Liên hệ cơ quan nào?
Th eo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì: "Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này,trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép" . Do đó, bạn có thể nhập quốc tịch Việt Nam cho con nhưng con bạn sẽ mất quốc tịch Pháp trừ trường hợp được Chủ tịch nước cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 19. Vì vậy, bạn cần cân nhắc và bàn bạc với chồng trước khi quyết định. Trong trường hợp quyết định nhập quốc tịch Việt Nam cho con bạn có thể đến Sở Tư pháp để được hướng dân theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam: " Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ". Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì phải đăng ký giữ quốc tịch, tuy nhiên theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam thì: " 2 . Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam" (khoản 2, Điều 13). Vì vậy, bạn không cần đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Con trai tôi sinh năm 2012, có quốc tịch Malaysia. Tôi muốn đưa con về sống ở Việt Nam, nhưng con tôi không có hộ chiếu (passport) thì tôi phải làm cách nào để con tôi có thể hợp pháp về Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn.
Hiện tại con trai bạn còn rất nhỏ do đó chưa có chứng minh thư cũng như hộ chiếu được. Tuy nhiên tùy theo pháp luật mỗi nước quy định về thủ tục xuất cảnh. Trong trường hợp này phụ thuộc vào pháp luật Malaysia quy định về các giấy tờ cần thiết khi bạn làm thủ tục xuất cảnh cho con bạn về Việt Nam. Tuy nhiên hầu hết pháp luật các nước trong đó có Việt Nam đều quy định trong trường hợp này bạn có thể sử dụng giấy khai sinh của con bạn để làm giấy tờ xuất cảnh và chứng minh quan hệ mẹ con để có thể đưa con bạn về Việt Nam sông cùng bạn. Bạn có thể liên hệ với cơ quan làm thủ tục xuất cảnh của Malaysia họ có thể hướng dẫn chi tiết về pháp luật Malaysia trong trường hợp này. Trân trọng. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Tôi có người thân sinh tại Sài Gòn, là người Việt gốc Hoa. Sau năm 1975, người này đã di tản sang Hoa Kỳ lúc 8 tuổi và hiện đã có Quốc tịch Hoa Kỳ. Hiện nay người đó muốn xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam thì có được trong diện xem xét cấp xác nhận hay không, nếu hiện người này chỉ giữ được giấy khai sinh.
Về cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam có quy định tại khoản 1 Điều 1 như sau: “ a) Khi có nhu cầu xác nhận có quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú (trong trường hợp ở nước đó không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất) hoặc Sở Tư pháp nơi người đó cư trú. b) Hồ sơ đề nghị xác nhận có quốc tịch Việt Nam bao gồm: - Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN) kèm 02 ảnh 4x6; - Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nếu trên đó ghi họ tên Việt Nam (họ tên người yêu cầu, họ tên cha, mẹ); - Tờ khai lý lịch và các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch nêu trên. c) Giải quyết của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp: Đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp chủ động kiểm tra, đối chiếu danh sách những người đã được thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam. Trường hợp khẳng định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-GXNCQTVN); Đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam: - Trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam: + Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành thủ tục xác minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA (đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện). + Sở Tư pháp đề nghị Bộ Tư pháp và Công an cấp tỉnh nơi người yêu cầu đang cư trú hoặc nơi thường trú cuối cùng của người đó ở Việt Nam tiến hành xác minh (đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp). - Trường hợp nghi ngờ tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan, tổ chức liên quan tra cứu, kiểm tra, xác minh; Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tra cứu, kiểm tra, xác minh, Bộ Tư pháp hoặc cơ quan, tổ chức liên quan có văn bản trả lời. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, kiểm tra, xác minh, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-GXNCQTVN) nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam. - Trường hợp sau khi tiến hành tra cứu, kiểm tra, xác minh, vẫn không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người đó biết” Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 nói trên và Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, giấy khai sinh được coi là một trong các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của người xin cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam. Do đó, nếu người thân của bạn còn giữ được bản chính giấy khai sinh và có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam thì có thể nộp hồ sơ đề nghị xác nhận có quốc tịch Việt Nam trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.
Nếu tôi muốn con tôi chuyển sang quốc tịch Việt Nam thì có cần bỏ quốc tịch Đức không, và cần những thủ tục, điều kiện gì? Tôi vẫn mang quốc tịch Việt Nam, nhưng chồng là người Đức nên 2 con tôi (3 và 5 tuổi) sau khi sinh mang quốc tịch Đức. Nếu tôi muốn con tôi chuyển sang quốc tịch Việt Nam thì có cần bỏ quốc tịch Đức không, và cần những thủ tục, điều kiện gì?
Theo Luật Quốc tịch và các văn bản liên quan, người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì không còn giữ quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp được Chủ tịch nước cho phép. Điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam như sau: (a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. (b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. (c) Biết tiếng Việt. (d) Đã thường trú ở Việt Nam trên 5 năm. (e) Có khả năng đảm bảo cuộc sống. Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam được lập theo mẫu, gửi lên cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, hoặc sở tư pháp tỉnh, thành phố tại Việt Nam nơi người đó đang cư trú. Kèm theo đơn, phải có những giấy tờ sau: - Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ có giá trị tương tự. - Bản sao lý lịch theo mẫu. - Phiếu xác định lý lịch tư pháp. - Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt. - Giấy xác nhận thời gian thường trú tại Việt Nam. - Giấy xác nhận chỗ ở, việc làm, thu nhập. - Bản cam kết từ bỏ quốc tịch nước ngoài. Người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam được miễn các điều kiện (c), (e) và được giảm 2 năm về thời gian thường trú tại Việt Nam, nếu là có vợ, chồng, con, cha, mẹ là công dân Việt Nam; hoặc là người có công với Nhà nước Việt Nam. Nếu việc nhập quốc tịch Việt Nam là có lợi cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam thì người được nhập quốc tịch sẽ được miễn các điều kiện (c), (d), và (e). Để biết cụ thể, bạn có thể hỏi thêm ở cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại CHLB Đức. Theo Soha.vn
Một phụ nữ Việt Nam lấy chồng là người Malaysia, khi mang thai về Việt Nam sinh sống và sinh con tại Việt Nam, không liên lạc với người chồng nữa. Trường hợp trên đứa con mang quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch Malaysia ?
Theo quy định của pháp luật, trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch (khoản 1, Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004). Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam được quy định tại Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam như sau: 1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. 2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha, mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam. Theo quy định trên, nếu không thỏa thuận được với người chồng thì con của người phụ nữ nói trên sẽ mang quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa thôi quốc tịch Việt Nam thì có được coi là người có quốc tịch Việt Nam không?
Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam (Điều 1) Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam: 1. Giấy khai sinh. Trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; 2. Giấy chứng minh nhân dân; 3. Hộ chiếu Việt Nam; 4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Theo Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014): 1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực pháp luật và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này. 2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực pháp luật thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam.
Tôi thường trú tại thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn). Từ năm 1994 đến nay, tôi làm việc và tạm trú tại TP. Long Xuyên. Hiện tại, tôi đã có visa định cư ở nước ngoài. Vậy tôi có được phép giữ lại quốc tịch Việt Nam sau khi đã định cư ở nước ngoài? Tôi có hai nền đất thổ cư tại các khu dân cư ở TP. Long Xuyên, vậy tôi có phải làm thủ tục gì đối với hai “sổ đỏ” này không? Tôi đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) liên tục đến nay hơn 20 năm, khi nghỉ việc tôi có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không và tiền BHXH có được lãnh một lần?
Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Điều 3 khoản 3). Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam (Điều 13 khoản 2). Như vậy, Luật Quốc tịch chỉ quy định giữ quốc tịch đối với người chưa mất quốc tịch Việt Nam và quy định việc xin thôi quốc tịch Việt Nam, chứ không quy định việc giữ lại quốc tịch đối với những người Việt Nam sẽ định cư ở nước ngoài. Trường hợp của bạn: Nếu sau khi đã định cư ở nước ngoài, bạn chưa xin thôi quốc tịch Việt Nam (để nhập quốc tịch nước sở tại) thì đương nhiên bạn vẫn sẽ là người có quốc tịch Việt Nam. Nếu hộ chiếu Việt Nam của bạn đến cơ quan ngoại giao của Việt Nam xin gia hạn hoặc làm hộ chiếu mới. Quyền sử dụng đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Theo quy định của Luật Đất đai 2013 (đang có hiệu lực) thì Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được giao quyền sử dụng đất, chỉ được quyền sở hữu nhà gắn liền với đất với các điều kiện được quy định tại điều 126 – Luật Nhà ở. Như vậy, nếu bạn đã được Nhà nước cấp, giao quyền sử dụng đất, thì trước khi đi định cư ở nước ngoài bạn nên thực hiện việc cho, tặng hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho người khác. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Người thất nghiệp và được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp, mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Trừ các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định, trong đó có trường hợp người thất nghiệp ra nước ngoài để định cư. Về trường hợp của bạn: Việc hưởng chế độ trợ cấp mất việc thì phải đáp ứng điều kiện nêu trên. Bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm, khi ra nước ngoài để định cư thì được hưởng BHXH một lần theo quy định tại điều 60-Luật BHXH Việt Nam ban hành năm 2014.
Tôi qua định cư đã được 2 năm nhưng chưa nhập quốc tịch nước này. Xin hỏi tôi có còn quốc tịch Việt Nam không ? Tôi có thể mua nhà và đứng tên nhà ở Việt Nam không”?
Công ty luật vinabiz trả lời như sau: Theo quy định tại Điều 7 Luật quốc tịch Việt Nam có hiệu lực từ 1/7/2009 thì: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”. Thực hiện chính sách đó, Luật Quốc tịch đã quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam; nếu không đăng ký trong thời hạn nói trên coi như mất quốc tịch Việt Nam. Về vấn đề mua và đứng tên sở hữu nhà tại Việt Nam: Theo Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai (có hiệu lực từ 1/9/2009) thì: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam: a) Người có quốc tịch Việt Nam; b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.” Như vậy, nếu sau ngày 1/7/2009, chị đến cơ quan đại diện Việt Nam tại Canada để đăng ký giữ quốc tịch Việt Namthì chị vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp chị và các thành viên trong gia đình về sinh sống tại ViệtNam từ 3 tháng trở lên thì sau ngày 1/9/2009, chị có thể được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Nếu mình kết hôn với phụ nữ người Philippines và mình xin nhập quốc tịch Philippines nhưng lại muốn giữ quốc tịch Vietnam có được không và có cần tiến hành làm thủ tục gì?
Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Theo khoản 1 Điều 19 Luật quốc tịch thì công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam; d) Đã thường trú ở Việt Nam từ năm năm trở lên; đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Theo quy định vừa viện dẫn, nếu vợ anh đáp ứng đủ các điều kiện luật định thì có thể nhập quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên cũng theo khoản 3 Điều 19 nói trên thì người nhập quốc tịch Việt Nam sẽ phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người “là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép". Theo quy định tại Điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 và Mục 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch thì: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 1/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và phải đăng ký với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam trong thời hạn đến hết ngày 1/7/2014. Theo quy định nói trên, việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện đến hết ngày 1/7/2014. Hết thời hạn này, nếu không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì công dân đó sẽ mất quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp công dân đó muốn có quốc tịch Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật. Để không mất quốc tịch Việt Nam, bạn cần đến Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Anh để làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Hồ sơ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam mà bạn cần chuẩn bị - tùy từng trường hợp cụ thể - sẽ bao gồm: - Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (theo mẫu do ĐSQ cấp), - Bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam: + Giấy khai sinh; + Giấy chứng minh nhân dân; + Hộ chiếu Việt Nam hết giá trị sử dụng; + Bản sao hoặc trích lục Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam; Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài; Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (nếu có). - Giấy tờ cư trú tại nước sở tại. Nếu bạn không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì ngoài các thông tin trong Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam bạn còn phải nộp thêm Tờ khai lý lịch (theo mẫu) và các giấy tờ khác để phục vụ việc xác minh quốc tịch (nếu có). Khi đó Đại sứ quán (Lãnh sự quán) sẽ tiến hành xác minh, nếu kết quả xác minh là bạn có quốc tịch Việt Nam thì sẽ cấp giấy xác nhận đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho bạn. Trong trường hợp bạn trở về Việt Nam sinh sống dài hạn, pháp luật về quốc tịch Việt Nam và các quy định có liên quan không có quy định buộc bạn phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian sinh sống tại Việt Nam, bạn vẫn có thể có quốc tịch nước ngoài bên cạnh quốc tịch Việt Nam, nếu pháp luật nước đó không có quy định buộc bạn phải từ bỏ quốc tịch. Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin
Em và bạn em quen nhau hơn 1năm và hơn em 17tuổi, chúng em tính làm lễ đính hôn và bảo lãnh em theo diện hôn thê, nhưng bạn em đã từng li dị 2 lần và 2 người đó đều do bạn em bảo lãnh qua Úc. Theo em biết hình như bên đó chỉ được bảo lãnh 2 lần theo diện hôn thê nhưng em là lần thứ 3, bạn em có thể bảo lãnh em được không? Và chúng em phải làm như thế như thế nào để em được qua đấy sống cùng bạn em. Theo luật Việt Nam thì chúng em có bị cản trở gì không, bạn em gốc Việt, lớn lên và có quốc tịch tại Úc. Mong mọi người giúp đỡ em!
Nội dung bạn hỏi, Ban tư vấn Công ty Luật Hưng Nguyên trả lời như sau: Bạn trai của bạn là người úc gốc Việt Nam, hiện bạn trai của bạn đã ly hôn, nếu các bạn chứng minh việc kết hôn trên cơ sở tự nguyện không nhằm mục đích trái pháp luật thì có quyền đăng ký kết hôn. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài bạn liên hệ với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú để được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, sau khi bạn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp sẽ tổ chức phỏng vấn để thẩm định xác minh trước khi trình UBND tỉnh cấp giấy đăng ký kết hôn cho bạn. Đối với thủ tục xuất cảnh sang nước ngoài theo diện vợ theo chồng thì bạn phải tìm hiểu các điều kiện nhập cư của nước bạn dự định sang nhập cư.
Tôi sang Australia sinh sống, đã nhập quốc tịch nước này. Hiện về Việt Nam làm việc, vậy có phải bỏ quốc tịch nước ngoài không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Điều 4 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Như vậy, về nguyên tắc, nhà nước chỉ công nhận mỗi công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Việt Nam cũng công nhận công dân được mang cả quốc tịch nước ngoài. Điều này phụ thuộc vào luật của nước sẽ nhập quốc tịch (thứ hai) và điều kiện áp dụng của luật Việt Nam. Có một số nước chấp nhận đa quốc tịch như: Australia, Anh, Pháp, Mỹ, Canada…. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nước không chấp nhận đa quốc tịch như: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore... Người xin nhập quốc tịch các nước này đều phải có chứng nhận đã từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình. Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định: “Người định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch”. Như vậy, theo quy định trên, công dân định cư ở nước ngoài chưa thôi hoặc không bị tước quốc tịch Việt Nam thì vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Để thực hiện điều này, họ phải đến cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trước ngày 1/7/2014 - tức là trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật Quốc tịch năm 2008 có hiệu lực (1/7/2009-1/7/2014). Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho công dân định cư ở nước ngoài vẫn được mang quốc tịch Việt Nam, tại khoản 2 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch năm 2014 đã quy định về "người có quốc tịch Việt Nam" như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam”. Với quy định trên, kể từ ngày 24/6/2014, việc không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam sẽ không còn là thủ tục bắt buộc để giữ quốc tịch Việt Nam nữa. Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có quốc tịch Việt Nam và chưa bị mất quốc tịch thì dù không đăng ký giữ cũng sẽ vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Việc giữ quốc tịch này không làm ảnh hưởng đến việc họ nhập quốc tịch nước sở tại (nơi họ sinh sống). Cần lưu ý là việc công nhận công dân Việt Nam được mang 2 quốc tịch chỉ áp dụng với người định cư ở nước ngoài đã có quốc tịch Việt Nam và chưa bị mất quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam “thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép” (khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch 2006). Đó là người thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, đối với trường hợp bạn hỏi, bạn được mang hai quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và Australia, nếu không rơi vào trường hợp bị tước quốc tịch Việt Nam. Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật. Luật gia Đồng Xuân Thuận
X in chào luật sư! Tôi có câu hỏi sau muốn hỏi luật sư: Chị tôi đang sống tại Mỹ nhưng chưa có quốc tịch Mỹ, có thẻ xanh. Chị tôi muốn về thăm gia đình tại Việt Nam nhưng visa chỉ cấp 3 tháng. Vậy nếu chị tôi muốn ở Việt Nam trên 3 tháng thì chị tôi phải làm thế nào? Có phải đi xin gia hạn visa không? xin gia hạn visa ở đâu? Nên đi xin gia hạn lúc nào? thủ tục thế nào và chi phí bao nhiêu? Và xin cho tôi hỏi là tôi có thể nhận được câu trả lời của luật sư ở đâu? Xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sư hỗ trợ Trân trọng! Cẩm Tú Email: Nu_cuoi2312@yahoo.com
Chào bạn ! Nếu visa hết hạn mà chị bạn vẫn chưa thể trở về Mỹ thì chị bạn có thể liên hệ cơ quan Ngoại vụ để làm thủ tục gia hạn, Thời gian đi làm thủ tục là khoảng 1 tuần trước khi hết hạn để đảm bảo an toàn. Chúc bạn vui, khỏe !!!
Chào Luật Sư! Chồng tôi hiện mang quốc tịch úc , anh ấy muốn về́ việt nam đầu tư nhỏ, muốn xin nhập quốc tịch việt nam,(song quốc tịch) xin Luật Sư tư vấn giúp, cần những thủ tục gì để xin nhập quốc tịch việt nam cho hợp lệ. Xin trân trọng cảm ơn Luật Sư
Chào Bạn căn cứ vào Luật Quốc tịch, Nghị định 78/2009/NĐ-CP, Thông tư 05/2010/TTLT hiện hành thì hồ sơ nhập Quốc tịch của chồng bạn như sau: Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; Bản khai lý lịch tư pháp; Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt; Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam; Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam. Thủ tục thực hiện theo trình tự như sau: Người xin nhập quốc tịch nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Thời gian nêu trên là theo quy định pháp luật, nhưng trên thực tế thời gian xem xét có thể dài hơn do phải bổ sung , sửa đổi, thời gian ngày nghỉ....
-Tôi có cháu ngoại nay được 18 tháng tuối, sinh trưởng tại Việt Nam, hiện đã có Pasport mang quốc tịch Mỹ (do Mỹ cấp) nay Tôi muốn làm thêm 01 Pasport khác nữa tại Việt Nam để tiện sử dụng khi qua Mỹ và trở về. Vì chúng tôi dự kiến cho cháu sang bên đó thăm Ông Bà Nội nhưng nghe nói sử dụng Pasport của Mỹ cấp phải trình ký hơi phiền phức. - Xin hỏi: 1- Làm thêm 01 Passport khác tại VN theo quốc tịch VN được không? 2- Nếu được thủ tục gồm những gì? 3- Có phải cháu Tôi đương nhiên có 2 quốc tịch không? Phạm Đình Huy
Chào Bạn, 1. Nếu cháu bạn còn quốc tịch VN thì được xét cấp hộ chiếu theo quy định pháp luật. 2. Thủ tục cấp hộ chiếu được quy định tại Thông tư 08/2009/TTLT-BCA_BNG như sau: Việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu : 1. Đối với trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu: a. Về hồ sơ: - 01 tờ khai theo mẫu quy định; - 02 ảnh mới chụp, cỡ 4 x 6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng; - Bản sao hoặc bản chụp giấy tờ dùng làm căn cứ để cấp hộ chiếu (quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này). - Bản sao hoặc bản chụp giấy tờ chứng minh người đề nghị cấp hộ chiếu đang có mặt ở nước sở tại. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi: + Trẻ em dưới 14 tuổi có thể được cấp riêng hộ chiếu hoặc cấp chung vào hộ chiếu Việt Nam của cha, mẹ đẻ hoặc cha, mẹ nuôi (sau đây gọi chung là cha hoặc mẹ); không cấp chung với hộ chiếu của người giám hộ; chỉ cấp hộ chiếu cho trẻ em đó khi xác định có quốc tịch Việt Nam. + Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu ngoài tờ khai và ảnh theo quy định trên đây thì cần nộp thêm 01 bản sao hoặc bản chụp giấy khai sinh, trong đó xác định rõ quốc tịch Việt Nam của trẻ em đó; trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải nộp kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của trẻ em này; trường hợp trẻ em là con nuôi thì nộp thêm 01 bản sao hoặc bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. + Tờ khai phải do cha, mẹ hoặc người giám hộ ký tên. Nếu tờ khai do người giám hộ ký tên thì phải nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ có giá trị pháp lý xác định là người giám hộ của trẻ em đó. Nếu đề nghị cấp chung vào hộ chiếu Việt Nam của cha hoặc mẹ thì khai chung vào tờ khai của cha hoặc mẹ và nộp 02 ảnh cỡ 3 x 4 cm của trẻ em đó. - Các giấy tờ nêu tại điểm này, nếu là bản chụp thì cần xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. 3. Người có Quốc tịch VN chỉ mất quốc tịch Việt Nam khi được Chủ tịch nước VN cho phép. Thân ái
Năm nay em 17 tuổi, có cha mẹ là người không quốc tịch. Em được sinh ra và lớn lên tại Tp. HCM, có giấy khai sinh và thẻ thường trú tại Tp. HCM. Em nghe nói lưu loát, đọc viết thành thạo tiếng Việt. Vậy em có đủ điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam hay không? Cha mẹ không nhập quốc tịch thì em có thể nhập quốc tịch Việt Nam hay không Xin chân thành cảm ơn!
Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định "Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam". Điều 22 Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định ghi quốc tịch Việt Nam của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch: "Việc ghi quốc tịch Việt Nam của trẻ em khi sinh ra theo quy định tại Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam được thực hiện thông qua đăng ký khai sinh. Khi đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch ghi quốc tịch Việt Nam của trẻ em đó vào Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh." Trường hợp bạn được sinh ra và lớn lên tại TP. Hồ Chí Minh, có cha mẹ là người không quốc tịch có nơi thường trú tại TP. Hồ Chí Minh và có Giấy khai sinh do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì bạn có quốc tịch Việt Nam, được công nhận là công dân Việt Nam, mà không phải làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam theo các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
Tôi đã định cư tại Canada được 4 năm, tôi vừa được cấp quốc tịch Canada vào tháng 2/2009. Xin cho tôi hỏi tôi vẫn giữ đươc quốc tịch gốc? Thủ tục để đăng ký giữ quốc tịch gốc như thế nào và gồm những hồ sơ giấy tờ gì? Tôi phải liên hệ với cơ quan nào ở Canada để đăng ký giữ quốc tich gốc?
Khi bạn nhập quốc tịch Canada, nếu luật Canada không yêu cầu bạn từ bỏ quốc tịch Việt Nam hoặc bạn không bị tước quốc tịch Việt Nam thì bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam và ngược lại. Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật Quốc Tịch mới có hiệu lực thi hành, nghĩa là ngày 1/7/2009, bạn phải đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Bạn nên đến cơ quan đại diện Việt Nam ở Canada để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục và các giấy tờ liên quan.
Gia đình tôi sang sinh sống tại Nga từ khá lâu. Tuy nhiên, các thành viên trong gia đình tôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Đến năm 2006, tôi chuyển sang quốc tịch Nga và xin thôi quốc tịch Việt Nam. Bố tôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam do muốn giữ quốc tịch quê hương khi già. Tháng 9/2010, bố tôi chết, để lại một ngôi nhà ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nhiều người nói rằng tôi không được thừa kế do có quốc tịch Nga và nhà lại ở Việt Nam. Vậy luật sư cho tôi xin hỏi, tôi có được thừa kế không? Thừa kế được chia thế nào?
Theo Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự được ký kết giữa Việt Nam và Nga (25/8/1998) có quy định nguyên tắc: “Việc phân biệt động sản và bất động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi có tài sản.” Theo Điều 17 BLDS 2005 của Việt Nam. “ 1.Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.” Theo quy định thì ngôi nhà của bố bạn để lại ở TP. Hồ Chí Minh là bất động sản . Mặt khác, theo Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và Nga (25/8/1998), theo Điều 35: “Quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật của nước kí kết nơi có bất động sản.” Do đó, việc xác định ai có quyền thừa kế ngôi nhà của bố bạn được xác định theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể: § Trường hợp 1 : nếu bố bạn có di chúc thì những người có quyền thừa kế theo di chúc. § Trường hợp 2 : nếu không có di chúc, thì những người có quyền thừa kế được quy định theo Điều 676 BLDS 2005. “Điều 676.Người thừa kế theo pháp luật: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.” Vậy, trong trường hợp của bạn, bạn và anh chị em, ông bà, mẹ bạn có quyền thừa kế ngôi nhà (không kể là mang quốc tịch Nga hay còn quốc tịch Việt Nam). //CONTENT
Tôi có hộ khẩu thường trú tại quận Long Biên, Hà Nội. Tháng 03 năm 2015, tôi kết hôn với anh A (quốc tịch Canada) tại Sở Tư pháp Hà Nội. Ngày 05/01//2016 tôi sinh cháu trai tại Bệnh viện Việt - Pháp. Đề nghị cho biết cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con tôi? Thủ tục được quy định như thế nào? Vợ, chồng tôi muốn cháu mang quốc tịch Việt Nam có được không ?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây: 1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; 2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. Căn cứ vào quy định trên thì Uỷ ban nhân dân quận Long Biên là cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con chị. Khi đến làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con, chị hoặc người thân thích của chị phải nộp giấy tờ gồm: Tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch và phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn; bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân và giấy tờ chứng minh nơi cư trú. Nếu vợ, chồng chị lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con, thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch Việt Nam cho con và sau khi đăng ký khai sinh thì con chị sẽ có quốc tịch Việt Nam.
Xin luật sư tư vấn giúp! Tôi hiện đang làm việc tại Hàn Quốc, trong thời gian làm việc tôi có quen 1 người phụ nữ việt nam, nhưng người phụ nữ tôi quen đã kết hôn với người hàn quốc 1 lần va` hiện tại đã ly hôn và mang quốc tịch hàn quốc. Chúng tôi quen nhau đã đc 2 năm và hiện tại muốn tiến đến hôn nhân. Tôi có hỏi 1 số người bên này là không thể kết hôn được trong trường hợp này vì tôi có quốc tịch việt nam còn bạn gái tôi là người việt nam quốc tịch hàn quốc luật pháp không cho kết hôn. Tôi không biết liệu luật pháp có cho phép chúng tôi kết hôn hay ko! nếu kết hôn được thì chúng tôi cần làm những thủ tục gì. Kính mong luật sư hãy tư vấn giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều.
Pháp luật Việt Nam không ngăn cấm việc kết hôn giữa 02 người có quốc tịch khác nhau (trong đó có một người là quốc tịch Việt Nam) Nếu bạn là người có quốc tịch Việt Nam và đang ở Hàn Quốc còn người kia thì ở Hàn Quốc/ bạn nên tham khảo luật Hôn nhân Hàn quốc và làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc cho tiện. Nếu 02 bạn muốn về Việt Nam để đăng ký kết hôn thì liên hệ Sở Tư pháp địa phương để làm thủ tục. Thủ tục đơn giản thôi/ giấy tờ tùy thân/ kê khai lý lịch/ phỏng vấn quá trình tìm hiểu ..
Dì em có 2 con gái, cả 2 chị đều đã lấy chồng và một chị định cư tại Mỹ, một chị tại Pháp. Cả 2 chị đều đã nhập quốc tịch các nước trên. Nay dì em vừa mất, chồng dì cũng đã mất từ lâu. Tài sản dì để lại là căn nhà dì đang ở dưới Long An (có sổ đỏ). Nhưng em lại nghe nói người quốc tịch nước khác không được nhận đất tại Việt Nam. Như vậy có đúng không và bây giờ 2 chị em muốn khai thừa kế với tài sản thừa kế trên thì phải làm sao ạ ?
Trường hợp này, 2 người con phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nếu 1 trong 2 người có đủ điều kiện đứng tên nhà tại Việt Nam (điều kiện đơn giản nhất là cư trú tại Việt Nam liên tục từ 3 tháng trở lên) thì có quyền đứng tên tài sản. Trường hợp không đủ điều kiện thì có quyền ủy quyền cho người khác quản lý hoặc có quyền bán tài sản này sau khi khai nhận. Việc khai nhận di sản tiến hành thủ tục tại cơ quan công chứng, sau đó qua Thuế và cuối cùng là UBND cấp huyện.
Trường hợp ông A có thẻ Nhà báo thuộc cơ quan Báo Văn hóa, có được làm phó 1 cơ quan báo chí khác (Tạp chí Văn nghệ Gia Lai) và làm Phó Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Gia Lai không? Độc giả: Trần Quốc Thành - Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai thanhtt*****@gmail.com
- Căn cứ khoản 1, Điều 12 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí thì người đứng đầu cơ quan báo chí chỉ được đảm nhiệm chức vụ này ở một cơ quan báo chí - Căn cứ khoản 3, Điều 6 Nghị định 51/CP thì người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí, người được cử thay mặt cơ quan chủ quản theo dõi, chỉ đạo cơ quan báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí. Chiểu theo các quy định trên thì ông A có quyền vừa công tác tại báo Văn hóa nhưng vẫn có thể giữ chức vụ Phó TBT tạp chí Văn nghệ Gia Lai ( trừ trường hợp trong hợp đồng lao động giữa ông A với báo Văn hóa và tạp chí Văn nghệ Gia Lai có điều khoản quy định ông A chỉ được làm việc ở một cơ quan báo chí)
Tôi và một số người VN đang sống ở CHLB Nga, chúng tôi muốn nhập quốc tịch Nga. Nhưng nước sở tại yêu cầu phải có xác nhận của phía VN là không phản đối việc thôi quốc tịch. Tuy nhiên, đại sứ quán lại không làm việc này. Vậy chúng tôi phải tiến hành làm những thủ tục gì?
Theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam, không có thủ tục "xác nhận là phía Việt Nam không phản đối công dân của mình thôi quốc tịch Việt Nam". Về nguyên tắc, công dân Việt Nam có quyền thôi quốc tịch Việt Nam mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Việc thôi quốc tịch phải được thực hiện đúng theo quy định. Pháp luật cũng không thừa nhận một người vừa mang quốc tịch Việt Nam vừa mang quốc tịch nước ngoài. Vì vậy, nếu quy định của nước bạn đòi hỏi bỏ quốc tịch Việt Nam mới được nhập quốc tịch Nga thì bạn phải làm thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Anh Phương là người Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc ở Canada. Nay anh xin thôi quốc tịch Việt Nam. Vậy anh có thể làm thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam tại Canada được không?
Khoản 1 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Như vậy, bạn đang cư trú ở Canada thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Tôi là công dân Viêt Nam hiên đang sinh sống cùng chồng (quốc tịch Đài Loan) tại Đài Loan. Nay tôi đang làm thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Đài Loan. Xin hỏi sau khi thôi quốc tịch Việt Nam thì những tài sản trước đây của tôi ở Việt Nam (bao gồm cổ phiếu,đất đai...) có còn thuộc sở hữu của tôi không? Tôi phải làm gì để bảo tồn tài sản của mình? Gửi bởi: dinh thu minh
Theo Điều 172 và 173 Bộ luật Dân sự 2005 , tài sản gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Điều 175 quy định quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Như vậy, quyền sở hữu tài sản của công dân Việt Nam luôn được pháp luật bảo vệ, dù họ ở trong hay ngoài nước. Hơn nữa, công dân Việt Nam sau khi thôi quốc tịch Việt Nam thì được coi là người nước ngoài gốc Việt Nam. Theo quy định tại Điều 833 Bộ luật Dân sự 2005 , quan hệ sở hữu tài sản của đối tượng này được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Như vậy, đối với tài sản ở Việt Nam của người nước ngoài gốc Việt Nam, các quan hệ về sở hữu được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam. Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có điều nào quy định hậu quả pháp lý của việc thôi quốc tịch Việt Nam là sự mất quyền sở hữu đối với tài sản ở Việt Nam, kể cả đối với bất động sản. Như vậy về nguyên tắc, người nước ngoài gốc Việt Nam không bị mất quyền sở hữu đối với tài sản ở Việt Nam. Để đảm bảo tối đa hoá quyền và lợi ích của mình, bạn có thể giao tài sản của mình cho một người đáng tin cậy hoặc người thân quản lý.
Tôi là công dân Viêt Nam hiên đang sinh sống cùng chồng (quốc tịch Đài Loan) tại Đài Loan. Nay tôi đang làm thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Đài Loan. Xin hỏi sau khi thôi quốc tịch Việt Nam thì những tài sản trước đây của tôi ở Việt Nam (bao gồm cổ phiếu,đất đai...) có còn thuộc sở hữu của tôi không? Tôi phải làm gì để bảo tồn tài sản của mình?
Theo Điều 172 và 173 Bộ luật Dân sự 2005 , tài sản gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Điều 175 quy định quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Như vậy, quyền sở hữu tài sản của công dân Việt Nam luôn được pháp luật bảo vệ, dù họ ở trong hay ngoài nước. Hơn nữa, công dân Việt Nam sau khi thôi quốc tịch Việt Nam thì được coi là người nước ngoài gốc Việt Nam. Theo quy định tại Điều 833 Bộ luật Dân sự 2005 , quan hệ sở hữu tài sản của đối tượng này được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Như vậy, đối với tài sản ở Việt Nam của người nước ngoài gốc Việt Nam, các quan hệ về sở hữu được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam. Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có điều nào quy định hậu quả pháp lý của việc thôi quốc tịch Việt Nam là sự mất quyền sở hữu đối với tài sản ở Việt Nam, kể cả đối với bất động sản. Như vậy về nguyên tắc, người nước ngoài gốc Việt Nam không bị mất quyền sở hữu đối với tài sản ở Việt Nam. Để đảm bảo tối đa hoá quyền và lợi ích của mình, bạn có thể giao tài sản của mình cho một người đáng tin cậy hoặc người thân quản lý. Nguồn: nguoiduatin.vn
Tôi có một số tài sản, trong nhà có một đứa con, chồng tôi đã chết cách đây mấy năm. Hiện nay, đứa con sống chung không nghe lời tôi, nếu tôi bán tài sản nó có quyền ngăn cản không?
Theo quy định của pháp luật, cá nhân có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. Theo Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo quy định trên, nếu giữa bà và người con chưa thỏa thuận xong việc phân chia di sản thừa kế của người chồng đã chết để lại thì người con có quyền ngăn cản việc bán tài sản chung của gia đình.
Thưa luật sư! Theo em biết thì văn bản điều chỉnh Bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng là nghị đinh 163 về giao dịch bảo đảm. Vậy cho em hỏi còn văn bản nào còn hiệu lực mà điều chỉnh về lĩnh vực này nữa ko? Cám ơn Luật Sư!
Chào em ! Theo anh được biết thì Ngoài Nghị định số 163/2006/NĐ-CP như em biết thì còn có các quy định của Bộ Luật dân sự, các công văn hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước liên quan đến các thủ tục nhận, công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm...em cần thông tin gì cụ thể hơn anh sẽ chuyển giúp. Chúc mừng năm mới và chúc em thành công !
Khi công chứng hợp đồng thế chấp, bên công chứng từ chối hợp đồng đăng ký vì công ty không có chức năng cho vay nên không được nhận thế chấp bằng tài sản đất đai. Công ty tôi không phải là tổ chức tín dụng, để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ của bên mua hàng thì công ty tôi có được nhận thế chấp bằng tài sản là quyền sử dụng đất hay không?
Do bạn không cung cấp thông tin về bên thế chấp là tổ chức hay cá nhân; hình thức sử dụng đất mà bên thế chấp đang sử dụng là đất được giao hay được Nhà nước cho thuê nên bạn có thể tham khảo các quy định sau để áp dung vào trường hợp cụ thể của bạn. 1. Trường hợp bên thế chấp là tổ chức sử dụng đất Theo quy định tại Điều 174 và 175 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức được nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và tổ chức được nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất (đất thuê trả tiền một lần) hoặc thế chấp tài sản gắn lền với đất (đất thuê trả tiền hàng năm) tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Trong trường hợp này thì công ty bạn không phải tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thì không thể nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất được. 2. Trường hợp bên thế chấp là cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất Theo quy định tại khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm thì có quyền “thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật.” Trường hợp này, công ty bạn hoàn toàn có quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Chào Luatsuonline. Luatsuonline cho tôi hỏi là việc này thì nên giải quyết như thế nào. Vào năm 2012 gia đình tôi có được xã xét duyệt cho 1 lô đất (vì gia đinh tôi là dân tộc thiểu số, và gia đình đông người.theo nghị định của nhà nước). Nên 2012 gia đình tôi đã được thôn đề cử lên xã và được xã xác nhận là đã được cấp 1 lô đất tại địa điểm mà cán bộ địa chính đã chỉ định (hiện lô đất đó đang trong thời gian đợi huyện là sổ đỏ). Nói chung là đã có giấy tờ xác nhận về lô đất đó đã được cấp cho gia đình tôi. Do kinh tế đến 7-10-2014 mới có điều kiện để xây nhà tại lô đất đó. Vào ngày 5-10-2014 bố tôi có lên xã hỏi chủ tịch xã về việc xây nhà và được cán bộ địa chính đi chỉ và đo đất cho gia đình tôi. Đến ngày 6-10 tôi có đổ vật liệu xây dựng và hôm ngày 7-10 tôi khởi công xây thì trưởng thôn và 1 cán bộ thôn nơi tôi được cấp lô đất đó đến và bảo không được xây vì không phải đất của tôi và phải ngừng thi công (gây khó dễ). Và tôi có lên xã hỏi thì lại được nói là phải đi xin 2 cán bộ của thôn đó. Vậy tôi có hỏi xã là xin cái gì ở 2 người kia thì xã không trả lời. Vậy Luatsuonline cho tôi hỏi là việc này phải giải quyết như thế nào. Và nếu có kiện tụng gì thì nên kiện ai. Ai có trách nhiệm giải quyết vụ việc này. Vì đã làm chậm tiến độ thi công của tôi! Cảm ơn Luatsuonline nhiều. chúc Luatsuonline thành công trong công việc và cuộc sống !
Theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gia đình bạn được giao quyền sử dụng đất vào 2012. Tuy chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đang trong thời gian đợi huyện thực hiện thủ tục này) nhưng đã có giấy tờ xác nhận (dựa vào Quyết định giao đất). Như vậy, gia đình bạn có cơ sở để khẳng định quyền sở hữu của mình đối với quyền sử dụng đất được giao. Năm 2014 bạn tiến hành xây dựng nhà ở, nhưng trưởng thôn và bí thư thôn ngăn cản với lý do đó không phải đất của gia đình bạn. Bạn đến UBND xã hỏi và được trả lời là phải đi “xin” hai cán bộ của xã đó (hai cán bộ này có lẽ là trưởng thôn và bí thư thôn). Để giải đáp vấn đề của bạn chúng tôi xin có những quan điểm sau đây: Thứ nhất việc gia đình bạn được cơ quan có thẩm quyền giao đất theo chính sách hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và đời sống khó khăn là đúng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Gia đình bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất căn cứ theo Khoản 4 Điều 100 Luật Đất đai 2013, và có thể được miễn nộp tiền sử dụng đất theo điểm b Khoản 1, Điều 110 Luật Đất đai 2013 và Khoản 1 Nghị định 45/2014/NĐ-CP. Như vậy có thể khẳng định quyền sử dụng đất được giao thuộc sở hữu hợp pháp của gia đình bạn. Tuy nhiên, bạn cần nhanh chóng hoàn thành thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi lẽ căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý có giá trị cao nhất nhằm khẳng định quyền sở hữu. Một lưu ý nữa, đối với trường hợp của gia đình bạn, cần được xác định có thuộc trường hợp xây dựng cần được cấp giấy phép xây dựng không. Bạn liên hệ với địa chính của UBND cấp xã để biết về thông tin này. Nếu có, Trình tự, thủ tục thực hiện gia đình bạn có thể tham khảo Điều 3, Điều 8, Điều 9 Nghị định 64/2012/NĐ-CP được trích dẫn ở cuối thư tư vấn. Thứ hai, về việc năm 2012 bạn được giao đất nhưng đến năm 2014 bạn mới có Điều kiện để xây nhà không ảnh hưởng đến quyền sở hữu của gia đình bạn, cũng không thuộc trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Hơn nữa, thẩm quyền thu hồi đất nếu có ở trường hợp cụ thể của gia đình bạn sẽ thuộc về UBND cấp huyện nơi có bất động sản (Khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013). Do vậy việc 2 cán bộ của thôn (là những người giữ chức danh quản lý trong thôn, tổ dân phố) nơi bạn ở ngăn cản bạn tiến hành xây dựng nhà ở với lý do không phải đất thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn là không đúng pháp luật. Như vậy hành vi ngăn cản việc bạn xây dựng trên đất có chủ quyền hợp pháp của hai người này là hành vi cản trở, bất hợp pháp. Để giải quyết vấn đề của bạn, chúng tôi có gợi ý như sau: Trước hết, gia đình bạn nên làm việc lần nữa với 2 cán bộ của thôn đó về những hệ quả pháp lý có thể xảy ra nếu việc cản trở quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác vẫn tiếp diễn (hệ quả được phân tích ở phần dưới). Trong quá trình làm việc, bạn xuất trình quyết định giao đất để khẳng định quyền sử dụng này đã thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình bạn kể từ thời điểm Quyết định giao đất có hiệu lực. Trường hợp sau khi đã làm việc, đưa những căn cứ về mặt pháp lý như vậy nhưng 2 cán bộ thôn vẫn cản trở, bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản dựa vào Điều 255, Điều 259 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005). Theo đó, khi thực hiện quyền sử dụng đất hợp pháp, người sử dụng đất có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm. Ngoài ra, căn cứ Điều 11 Nghị định 105/2009/NĐ-CP thì hai người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ hai triệu đồng đến mười triệu đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng tại khu vực đô thị do hành vi cản trở việc sử dụng đất của người khác, thẩm quyền xử phạt căn cứ theo Điều 25 Nghị định này. Thêm vào đó, nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng hành vi này vẫn tiếp diễn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất đai và công an địa phương để xử lý theo pháp luật hình sự (Điều 173 Bộ luật Hình sự hiện hành).
Công ty tôi có ký HĐ hợp tác kinh doanh với công ty A về việc cung cấp voucher cho công ty A. Công ty A sẽ thực hiện chương trình khuyến mại: Khách hàng mua sản phẩm của A sẽ được tặng vocher trị giá 50.000 VNĐ mua hàng tại website thương mại X. Trong thông báo khuyến mại của công ty A không nói rõ là website thương mại X dùng để sử dụng voucher là của công ty chúng tôi cũng như không đề cập đến việc hợp tác giữa hai công ty. Vậy Công ty chúng tôi có phải đăng ký với Sở Công thương về thông báo khuyến mại nữa không?
Căn cứ quy định của pháp luật, việc Công ty A là đơn vị làm khuyến mại và đã thực hiện làm thủ tục thông báo khuyến mại là đủ, Công ty bạn không phải làm thủ tục với Sở Công Thương nữa.
Phạt thế nào với người tung tin đồn 'câu like' trên mạng xã hội?
Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật dân sự 2005: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng quy định, việc “đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…” là các hành vi bị cấm. Theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, việc tung tin đồn thất thiệt về người khác hoặc tin đồn khủng bố, dịch bệnh…lên các trang mạng nói chung và trang mạng xã hội Facebook nói riêng là việc làm không được pháp luật cho phép. Do đó, người có hành vi vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể: Về xử phạt hành chính: Tùy thuộc vào từng trường hợp, người có hành vi tung tin đồn thất thiệt có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật áp dụng cho trường hợp đó, ví dụ như sau: - Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, người “cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân” có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. - Người có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường có thể bị xử phạt theo quy định của Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn… Về xử lý hình sự - Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999 người phạm tội có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về “Tội vu khống”. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. - Nếu không xác định được chính xác người tạo ra tin đồn thất thiệt mà chỉ xác định được người tung tin thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009; cụ thể, người nào thực hiện hành vi “Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này” và hành vi này xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Hiện nay, tôi thấy trên các báo in, trên mạng của thủ đô Hà Nội và trung ương hoạt động quảng cáo diễn ra tràn lan, nhiều quảng cáo về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quá sự thật gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, người đọc. Tôi muốn hỏi hoạt động quảng cáo trên các báo in, trên mạng đó được quản lý như thế nào và nếu vi phạm hoạt động quảng cáo thì xử phạt như nào? Người hỏi: Lê Hà Đạt ( 09:42 23/04/2015)
- Điều 25, Chương V Luật báo chí số 29-LCT/HĐND8 ngày 28/12/1989 có quy định về quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo: Báo chí được đăng, phát sóng quảng cáo và thu tiền quảng cáo. Nội dung quảng cáo phải tách biệt với nội dung tuyên truyền và không được vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này. - Điều 18, Chương V Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 có quy định quản lý nhà nước về báo chí trong đó có quảng cáo trên báo chí. - Điều 17, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí số 12/1999/QH10 ngày 12/6/1999 chỉ rõ cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. - Điều 5, chương I, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 có quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo. - Điều 21,23, Mục 2, chương III Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 có quy định về quảng cáo trên báo in và quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử. - Chương VI nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo trong đó có phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo. - Điều 11, Chương I Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 có quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo. - Điều 4, quy chế phối hợp quản lý hoạt động thông tin quảng cáo trên báo chí, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trên mạng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý củ TP Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 8/4/2015.
Làm sao để xin cấp lại giấy khai sinh khi không còn hồ sơ gốc? Em có 1 ông bác sinh năm 1947, khi ông sinh ra là ở Hà Nội, và đi vào Sài Gòn sinh sống thì năm 1956 có đi ra tòa hòa giải Sài Gòn làm thế vị khai sanh, năm 1973 có đi trích lục bản sao 1 lần ở phòng lục sự và rồi ông ra nước ngoài ở. Bây giờ muốn sinh hồi hương, thủ tục hồi hương phải có bản khai sanh có mộc của Việt Nam bây giờ. Em có đi tới Sở tư pháp thành phố sinh trích lục lại thế vị khai sanh cho ông nhưng Cán bộ trả lời và có thông báo là không có tờ này vào thời điểm đó, họ nói có thể xin cấp lại khai sanh như phải có tờ Thế vị khai sanh có dấu mộc, không phải tờ photo, mà bác em cũng còn tờ photo không thôi, nên Sở Tư pháp đã không nhận hồ sơ của em khi không có bản chính. Vây xin tư vấn giúp em nếu người ta không còn bản chính thì có được cấp lại khai sanh không. Và phải làm sao? Mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập ngân hàng hỏi đáp pháp luật. Chân thành cảm ơn!
Theo như bạn trình bày, thì nếu không còn hồ sơ gốc khai sinh thì bạn có thể nói bác của bạn làm thủ tục khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân. Cụ thể Điều 8 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định hồ sơ và thủ tục khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như sau: 1. Trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa được đăng ký khai sinh nhưng có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú thực hiện việc đăng ký khai sinh. 2. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó ghi nơi sinh tại Việt Nam và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của người đó thực hiện việc đăng ký khai sinh. 3. Hồ sơ đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gồm có: Tờ khai đăng ký khai sinh, văn bản cam đoan về việc chưa được đăng ký khai sinh; các giấy tờ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 15/2015/TT-BTP và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP để nắm rõ hơn trình tự và thủ tục thực hiện. Trân trọng!
Những hành vi nào bị cấm trong quá cảnh?
Những hành vi bị cấm trong quá cảnh bao gồm: 1. Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh. 2. Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Xin cho biết tiêu chuẩn để bổ nhiệm đối với chức danh Tổng biên tập? Độc giả: lưu công hoan - hà nội hoan***ever@yahoo.com
* Theo quy định tại Điều 13 Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí thì Tổng biên tập phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ do Nhà nước quy định. * Theo Điều 6, Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21/8/2007 của Ban Bí thư ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí thì Tổng biên tập phải có đủ các tiêu chuẩn sau: - Tốt nghiệp đại học; - Đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí và chương trình quản lý nhà nước về báo chí; - Có trình độ lý luận chính trị cao cấp; - Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí ít nhất là 3 năm; - Có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực quản lí và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, được sự tín nhiệm của cán bộ, phóng viên, đảng viên trong cơ quan báo chí. * Luật Báo chí sửa đổi sẽ ban hành trong thời gian tới cũng đưa quy định cụ thể về “Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí”.
(PLO)- Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định phải khai báo hải quan cửa khẩu. Bạn trai tôi là Việt kiều Canada sắp về nước thăm tôi và ở lại ăn tết Tây. Anh ấy có ý định đem theo 26.000 USD thì có buộc phải khai báo hải quan?. Nếu khai báo thì bạn tôi có bị nộp thuế gì không? Pham Thi Tuyet (hoahong_tuyetdong...@gmail.com)
Theo Điều 2 Thông tư số 15 ngày 12-8-2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh. Cụ thể là mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh như sau: 1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo hải quan cửa khẩu: a) 5.000 USD (năm ngàn đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; b) 15.000.000 VND (15 triệu đồng Việt Nam). 2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh, xuất cảnh có xác nhận của hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán. Như vậy, người bạn trai của bạn nếu có mang ngoại tệ nhiều hơn mức quy định nêu trên (26.000 USD) thì buộc phải khai báo hải quan theo quy định. Đồng thời, bạn đừng lo lắng vì số ngoại tệ này không bị tính thuế khi khai báo.