instruction
stringclasses 1
value | input
stringlengths 259
2.96k
| output
stringlengths 259
2.96k
|
---|---|---|
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Bị yêu sách như thế, Höelderlin gọi Thiên Nhiên là “cái Thiêng Liêng” (So genoetigt neunt Höelderlin die Natur “das Heilige”).
Trong bài ca Tại Suối Nguồn sông Đô Náu - “Am Quell der Donau” viết sau đó chẳng bao lâu, Höelderlin nói:
Chúng ta gọi tên Nhà Ngươi
Chúng ta gọi
Vì Thiêng Liêng yêu sách mãi thơ thần
Thiên Nhiên ạ, ta gọi tên Ngươi là thế
Và tân kì như từ sóng nước tuôn
Từ Nhà Ngươi cũng tuôn dậy vô ngần
Thảy những thứ phát sinh từ Thần Đế
(Wir neunen Dich,
Heiliggenoethiget, nennen,
Natur!
Dich wir,
Und neu, wie dem Bad entsteigt
Dir alles Goettlichgeborne).
Nhưng ngay cả những vần đó thi sĩ cũng vội xóa đi bằng bút chì (màu xanh hà lục, nên ông Heidegger già nua còn đọc ra được?
), và Hellingrath (người đã đem in thơ Höelderlin năm 1910) Hellingrath chỉ dẫn điều đó ra bằng lời ghi chú rằng từ nay (từ đó, từ nay đó ([16]) về sau, tiếng “Natur” không còn đủ cho Höelderlin nữa.
Dung lượng của nó không mang chứa được dung thể của thơ đang đi bước uyên nguyên lớn rộng.
Duy có điều nên lưu ý.
Danh từ “Natur”, được coi như là Ngôn Từ Căn Bản thi ca, cũng đã bị vượt qua mất rồi, ở ngay trong bài thơ “Wie wenn am Feiertage...) này.
Cuộc Vượt Qua đó, là hậu quả và dấu hiệu của một Cái Nói đang lên đường tìm về cỗi nguồn xa thẳm hơn.
(Cái Nói đó đang lùa bầy bò (ngôn ngữ lên đồi sim chon von trái chín (là tinh thể thuần thục) để cho bầy bò ngôn ngữ thong dong gặm cỏ tại mép rìa lâm tuyền láng giềng cận lập Uyên Nguyên.
Tại sao lên đồi mà không vào ngay giữa núi cao non thẳm? | Tại sao lên đồi mà không vào ngay giữa núi cao non thẳm?
Ấy chính là chỗ cao vời trang trọng của ngôn ngữ thượng thừa lễ độ trung dung nó tránh cái nói quá lố bịch của những thằng trung niên thi sĩ vậy.
Cũng rằng rất mực mà ra?
Lời đi khép nép điệu là chỉn e?
Như Lai lìa chóp đỉnh về?
Còn nghe câu chuyện ngồi hè ngóng qua.
Lời quê trong ý tứ là?
Láng giềng bồ lịch tú bà bổ sung?
Cập bờ sa mạc khuếch xung?
Một vùng như thế khôn cùng chon von?
Nghịch hành từ hết ngữ ngôn?
Lịch hành sử hiện cỏn con gọi là?
Đến điều rất mực mà ra?
Phiền men rượu đế lọ là whisky?
Phá hận kính tu phiền khúc nghiệt?
Giảm ngôn thùy phục oán trung niên?
Luận cao cận lập hi sơ xứ?
Thúy đạm nhiên hà hứa đạm nhiên (hà hứa điệm nham)?
Sen vàng lãng đãng như tiên?
Dở chiều như mộng nối liền chiêm bao?
Người lên ngựa kẻ chia bào?
Rừng thu phong mị dẫn màu tiểu man?...
Bất từ sấu mã kị xung tuyết?
Văn thục hi hoàng đạm lục viên.
Thống ẩm cuồng ca hà tất yếu?
Thường nhiên như đạm thể nhiên diện...
Một cái nói đang hướng về một vùng cận lập uyên nguyên hơn?
Và chính vì thế mà nó đi trong vùng mờ nhạt.
Và thi ca tinh thể kia đi trong Lãng Đãng không thể hiện lõa lồ.
Diese wesenhafte Dichtung geht im Unscheinharen...
Nó đi như chút hơi thở của “Văn chương tàn tức nhược như ti”... Vì sao?
- “Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ”?
!Cô Kim Cương đi tiểu ôi! |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Tại sao lên đồi mà không vào ngay giữa núi cao non thẳm?
Ấy chính là chỗ cao vời trang trọng của ngôn ngữ thượng thừa lễ độ trung dung nó tránh cái nói quá lố bịch của những thằng trung niên thi sĩ vậy.
Cũng rằng rất mực mà ra?
Lời đi khép nép điệu là chỉn e?
Như Lai lìa chóp đỉnh về?
Còn nghe câu chuyện ngồi hè ngóng qua.
Lời quê trong ý tứ là?
Láng giềng bồ lịch tú bà bổ sung?
Cập bờ sa mạc khuếch xung?
Một vùng như thế khôn cùng chon von?
Nghịch hành từ hết ngữ ngôn?
Lịch hành sử hiện cỏn con gọi là?
Đến điều rất mực mà ra?
Phiền men rượu đế lọ là whisky?
Phá hận kính tu phiền khúc nghiệt?
Giảm ngôn thùy phục oán trung niên?
Luận cao cận lập hi sơ xứ?
Thúy đạm nhiên hà hứa đạm nhiên (hà hứa điệm nham)?
Sen vàng lãng đãng như tiên?
Dở chiều như mộng nối liền chiêm bao?
Người lên ngựa kẻ chia bào?
Rừng thu phong mị dẫn màu tiểu man?...
Bất từ sấu mã kị xung tuyết?
Văn thục hi hoàng đạm lục viên.
Thống ẩm cuồng ca hà tất yếu?
Thường nhiên như đạm thể nhiên diện...
Một cái nói đang hướng về một vùng cận lập uyên nguyên hơn?
Và chính vì thế mà nó đi trong vùng mờ nhạt.
Và thi ca tinh thể kia đi trong Lãng Đãng không thể hiện lõa lồ.
Diese wesenhafte Dichtung geht im Unscheinharen...
Nó đi như chút hơi thở của “Văn chương tàn tức nhược như ti”... Vì sao?
- “Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ”?
!Cô Kim Cương đi tiểu ôi! | Diese wesenhafte Dichtung geht im Unscheinharen...
Nó đi như chút hơi thở của “Văn chương tàn tức nhược như ti”... Vì sao?
- “Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ”?
!Cô Kim Cương đi tiểu ôi!
Höelderlin gọi tên triều ngày dâng lên là cuộc “das Lichwerden der in allen gegenwaertigen Lichtung ([17]) – là cuộc trở-thành-ánh-sáng của cõi Lãng-đạm-quang-thanh hiện diện ở mọi mọi.
(Của cõi Lãng-nhiên-thành-hà-mi; hi-sơ-thị-xứ-đạm-tảo-nga-mi-vô-ngần-lãng-đãng là đích thị cái vùng Hiu Hắt Long Lanh của Thoắt Đâu Thấp Thoáng Sương Tuyết in pha liên tồn đi tiểu:
Thoắt đâu thấy một tiểu kiều
Có chiều phong vận có chiều thanh tân
Sương in mặt, tuyết pha thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa
Như Lai cận lập Thanh Hà
Thành thân tuyết hộ như hà bổ sung?
Lúc nào đọc thơ Nguyễn Du, chỉ còn thấy nguyên một vùng Thiên Nhiên Thành Tượng man mác khắp mọi mọi, hiện diện khắp thảy thảy, đổ ra làm phong cảnh phiêu bồng, trút vào làm cảnh phong du hí, tỏa ra bốn phía làm Tam Muội Thượng Thừa, thì lúc bấy giờ thình lình thấy ra cõi miền riêng biệt thù thắng của bọn thi sĩ nào “tồn lập dưới một vùng thiên khí khoan hòa ốc huệ, ế mị u u…”.
U đây không có gì là u ám.
Lời thơ-thi-dựng đã nhiếp dẫn cái u u kia vào thênh-thang-vi-vu-minh-hồng-man-mác.
Người ta bảo “ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ sáng tạo” chỉ duy là bởi lẽ đó.
Mọi mọi biến dạng biến thể hết, trong luồng hô hấp của thơ... Do đó càng nhận thấy rằng lời thơ-thi-dựng của thi sĩ trung niên không có gì là kì lạ hết cả. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Diese wesenhafte Dichtung geht im Unscheinharen...
Nó đi như chút hơi thở của “Văn chương tàn tức nhược như ti”... Vì sao?
- “Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ”?
!Cô Kim Cương đi tiểu ôi!
Höelderlin gọi tên triều ngày dâng lên là cuộc “das Lichwerden der in allen gegenwaertigen Lichtung ([17]) – là cuộc trở-thành-ánh-sáng của cõi Lãng-đạm-quang-thanh hiện diện ở mọi mọi.
(Của cõi Lãng-nhiên-thành-hà-mi; hi-sơ-thị-xứ-đạm-tảo-nga-mi-vô-ngần-lãng-đãng là đích thị cái vùng Hiu Hắt Long Lanh của Thoắt Đâu Thấp Thoáng Sương Tuyết in pha liên tồn đi tiểu:
Thoắt đâu thấy một tiểu kiều
Có chiều phong vận có chiều thanh tân
Sương in mặt, tuyết pha thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa
Như Lai cận lập Thanh Hà
Thành thân tuyết hộ như hà bổ sung?
Lúc nào đọc thơ Nguyễn Du, chỉ còn thấy nguyên một vùng Thiên Nhiên Thành Tượng man mác khắp mọi mọi, hiện diện khắp thảy thảy, đổ ra làm phong cảnh phiêu bồng, trút vào làm cảnh phong du hí, tỏa ra bốn phía làm Tam Muội Thượng Thừa, thì lúc bấy giờ thình lình thấy ra cõi miền riêng biệt thù thắng của bọn thi sĩ nào “tồn lập dưới một vùng thiên khí khoan hòa ốc huệ, ế mị u u…”.
U đây không có gì là u ám.
Lời thơ-thi-dựng đã nhiếp dẫn cái u u kia vào thênh-thang-vi-vu-minh-hồng-man-mác.
Người ta bảo “ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ sáng tạo” chỉ duy là bởi lẽ đó.
Mọi mọi biến dạng biến thể hết, trong luồng hô hấp của thơ... Do đó càng nhận thấy rằng lời thơ-thi-dựng của thi sĩ trung niên không có gì là kì lạ hết cả. | Mọi mọi biến dạng biến thể hết, trong luồng hô hấp của thơ... Do đó càng nhận thấy rằng lời thơ-thi-dựng của thi sĩ trung niên không có gì là kì lạ hết cả.
Thì cớ sao các ngài bo bo xuyên tạc ngôn ngữ “thật là u u mẫu thân phùng khánh đi tiểu của thằng trung niên kia?
“Höelderlin neunt das Tagen als das Lichtwerden der in allem gegenwaertigen Lichtung...”.
Höelderlin gọi tên cái (triều) Ngày (dâng lên) như là cuộc Hình-Thành-Ánh-Sáng (Thể-tựu-Thiều-Quang) của cõi Lãng-Nhiên-Thúy-Thanh-Hà-Mị hiện diện ở khắp khắp mọi mọi.
Cuộc Tỉnh Thức của Thiều Quang minh chiếu (của Thiều Quang quang chiếu, của Quang Minh minh rạng) tuy nhiên lại là cuộc Đương HànhTứcVị (đương lập đảm tồn đích biến cố) rất mực thượng thừa tĩnh mịch trong mọi mọi cố biến ([18]) sự biến giữa thịnh triều…siêu nhị siêu tam... (Dar Erwachen des lichtenden Lichtes ist jedoch das stillste aller Ereignisse).
Tuy nhiên nhân vì nó bị gọi tên, hơn nữa, cầu yếu phải được gọi tên ra, vì thế cuộc Tỉnh Thức của “Natur” đi về trong dào dạt âm thanh của Lời Thơ thi dựng.
Trong Lời Thơ đó, Tinh Thể của cái Được-Gọi-Tên (Sở Xưng Danh) được phơi mở ra.
Bởi vì lúc gọi tên cái Tinh Thể Cốt Yếu, lời thơ chia biệt rẽ riêng cái Tinh Thể ra khỏi cái Phi-Tinh-Thể.
Và lúc Lời Thơ chia biệt chúng ra, đồng thời lời thơ cũng quyết định cuộc Giao Tranh giữa chúng ([19]).
Lời Thơ là Binh Khí (khí giới nhà binh, nhìn ba ra bảy, nhìn bảy ra mười). |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Mọi mọi biến dạng biến thể hết, trong luồng hô hấp của thơ... Do đó càng nhận thấy rằng lời thơ-thi-dựng của thi sĩ trung niên không có gì là kì lạ hết cả.
Thì cớ sao các ngài bo bo xuyên tạc ngôn ngữ “thật là u u mẫu thân phùng khánh đi tiểu của thằng trung niên kia?
“Höelderlin neunt das Tagen als das Lichtwerden der in allem gegenwaertigen Lichtung...”.
Höelderlin gọi tên cái (triều) Ngày (dâng lên) như là cuộc Hình-Thành-Ánh-Sáng (Thể-tựu-Thiều-Quang) của cõi Lãng-Nhiên-Thúy-Thanh-Hà-Mị hiện diện ở khắp khắp mọi mọi.
Cuộc Tỉnh Thức của Thiều Quang minh chiếu (của Thiều Quang quang chiếu, của Quang Minh minh rạng) tuy nhiên lại là cuộc Đương HànhTứcVị (đương lập đảm tồn đích biến cố) rất mực thượng thừa tĩnh mịch trong mọi mọi cố biến ([18]) sự biến giữa thịnh triều…siêu nhị siêu tam... (Dar Erwachen des lichtenden Lichtes ist jedoch das stillste aller Ereignisse).
Tuy nhiên nhân vì nó bị gọi tên, hơn nữa, cầu yếu phải được gọi tên ra, vì thế cuộc Tỉnh Thức của “Natur” đi về trong dào dạt âm thanh của Lời Thơ thi dựng.
Trong Lời Thơ đó, Tinh Thể của cái Được-Gọi-Tên (Sở Xưng Danh) được phơi mở ra.
Bởi vì lúc gọi tên cái Tinh Thể Cốt Yếu, lời thơ chia biệt rẽ riêng cái Tinh Thể ra khỏi cái Phi-Tinh-Thể.
Và lúc Lời Thơ chia biệt chúng ra, đồng thời lời thơ cũng quyết định cuộc Giao Tranh giữa chúng ([19]).
Lời Thơ là Binh Khí (khí giới nhà binh, nhìn ba ra bảy, nhìn bảy ra mười). | Và lúc Lời Thơ chia biệt chúng ra, đồng thời lời thơ cũng quyết định cuộc Giao Tranh giữa chúng ([19]).
Lời Thơ là Binh Khí (khí giới nhà binh, nhìn ba ra bảy, nhìn bảy ra mười).
Do đó cũng trong bài Tán Ca “Am Quell der Donau”, Höelderlin nói tới những “Khí Giới của Ngôn Từ” như là những Thiêng Liêng Miếu Điện đem miến điệu (miêu cương mường kiêu mán thịnh) về bảo vệ cái Thiêng Liêng (das Heilige).
(Höelderlin neunt das Tagen als das Lichtwerden der in allem gegenwaerhgen Lichtung.
Das Erwachen des lichtenden Lichtes ist jedoch das stillste aller Ereignisse.
Weil es aber genannt wird, ja sogar selbst die Nennung fordert, kommt das Erwachen “der Natur” in den Klang des dichtenden Wortes.
Im Wort enthuellt sich das Wesen des Genaunten.
Denn das Wort scheidet, indem es das Wesenhafte nennt, das Wesen vom Unwesen.
Und in dem das Wort sie scheidet, entscheidet es ihren Streit.
Daher spricht Höelderlin in derselben Hymne “Am Quell der Donau von den “Waffen des Worts” als den “Heiligtuemern”, die das Heilige verwahren).
Gọi tên cái Tinh Thể cho nó phát tiết anh hoa thể tinh của nó ra ngoài, như vậy Ngôn Từ chia biệt (chia quyết, biệt quyết) cái Tinh Thể ra khỏi cái Phi-Tinh-thể.
(Là đưa cái Bạc Mệnh Anh Hoa ra khỏi vòng lò dò luẩn quẩn của cái Phi Tinh Thể là Trướng Rủ Màn Che.
Cái êm đềm tí hon đó không phải là cái Thượng Thừa Tĩnh Lặng Như Lai sau khi lịch tận con đường thể nghiệm biển dâu qua dặm hồng dâu biển. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Và lúc Lời Thơ chia biệt chúng ra, đồng thời lời thơ cũng quyết định cuộc Giao Tranh giữa chúng ([19]).
Lời Thơ là Binh Khí (khí giới nhà binh, nhìn ba ra bảy, nhìn bảy ra mười).
Do đó cũng trong bài Tán Ca “Am Quell der Donau”, Höelderlin nói tới những “Khí Giới của Ngôn Từ” như là những Thiêng Liêng Miếu Điện đem miến điệu (miêu cương mường kiêu mán thịnh) về bảo vệ cái Thiêng Liêng (das Heilige).
(Höelderlin neunt das Tagen als das Lichtwerden der in allem gegenwaerhgen Lichtung.
Das Erwachen des lichtenden Lichtes ist jedoch das stillste aller Ereignisse.
Weil es aber genannt wird, ja sogar selbst die Nennung fordert, kommt das Erwachen “der Natur” in den Klang des dichtenden Wortes.
Im Wort enthuellt sich das Wesen des Genaunten.
Denn das Wort scheidet, indem es das Wesenhafte nennt, das Wesen vom Unwesen.
Und in dem das Wort sie scheidet, entscheidet es ihren Streit.
Daher spricht Höelderlin in derselben Hymne “Am Quell der Donau von den “Waffen des Worts” als den “Heiligtuemern”, die das Heilige verwahren).
Gọi tên cái Tinh Thể cho nó phát tiết anh hoa thể tinh của nó ra ngoài, như vậy Ngôn Từ chia biệt (chia quyết, biệt quyết) cái Tinh Thể ra khỏi cái Phi-Tinh-thể.
(Là đưa cái Bạc Mệnh Anh Hoa ra khỏi vòng lò dò luẩn quẩn của cái Phi Tinh Thể là Trướng Rủ Màn Che.
Cái êm đềm tí hon đó không phải là cái Thượng Thừa Tĩnh Lặng Như Lai sau khi lịch tận con đường thể nghiệm biển dâu qua dặm hồng dâu biển. | Cái êm đềm tí hon đó không phải là cái Thượng Thừa Tĩnh Lặng Như Lai sau khi lịch tận con đường thể nghiệm biển dâu qua dặm hồng dâu biển.
Và trong khi Ngôn Từ Thượng Thặng “biệt quyết” (tách rời) hai cái đó ra, đồng thời Ngôn Từ cũng “quyết liệt biệt định (thể đoạt) luôn cho cuộc Giao Tranh giữa chúng (Lúc bấy giờ ngôn ngữ Nguyễn Du dạt dào tuôn dậy khắp mặt... Giở lại xem) Ngôn từ là Binh khí.
(Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.
Khúc đâu Hán Sở chiến trường... Nghe ra kiếm khí đánh đường tuyệt đao... Khúc đâu thác đổ ào ào...Nghe lâm tuyền động yêu đào trở cơn... Tiếng đâu ma oán quỷ hờn... Nghe Trung Niên đổi điệu đờn ấu niên... Tiếng đâu giáp trĩ diện tiền.
Đột nham hậu diện uy quyền vỡ toang... Tiếng đâu sầm lãnh muộn màng.
Rừng cô tịch ngóng mây ngàn bay xa.
Tiếng nào rất mực mà ra.
Ngao du ngày tháng họa là gọi Thu, Cuồng ca thống ẩm khôn bù.
Hóa thân thành thị biên khu thôn làng.
Tiếng nào rất mực là Lan, Đìu hiu trăng mọc lên đàng quẩn quanh.
Chợ chiều nhiều khế ế chanh.
Nhiều cô gái lạ sắc dành dụm hương.
Chùa chiền bồ tát bốn phương.
Nường ca nhi ấy tên là trường chi?
Minh Châu Phương Trượng Trụ Trì.
Hồn phi thang hỏa mệnh phi (......) - Câu thơ để thiếu hai tiếng, thỉnh cầu...
PHƯƠNG TRƯỢNG ĐIỀN VÀO
Sai gon Trung Thu Đinh Hợi
Tuế Nguyệt Phiêu Bồng
Trương Minh Giảng
Ngày Tháng Ngán Năm
La Parole est arme.
C'est pourquoi dans ce même hymne A la source du Danube, Höelderlin parle des armes de la parole comme de Sanctuaires qui gardent le Sacré. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Cái êm đềm tí hon đó không phải là cái Thượng Thừa Tĩnh Lặng Như Lai sau khi lịch tận con đường thể nghiệm biển dâu qua dặm hồng dâu biển.
Và trong khi Ngôn Từ Thượng Thặng “biệt quyết” (tách rời) hai cái đó ra, đồng thời Ngôn Từ cũng “quyết liệt biệt định (thể đoạt) luôn cho cuộc Giao Tranh giữa chúng (Lúc bấy giờ ngôn ngữ Nguyễn Du dạt dào tuôn dậy khắp mặt... Giở lại xem) Ngôn từ là Binh khí.
(Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.
Khúc đâu Hán Sở chiến trường... Nghe ra kiếm khí đánh đường tuyệt đao... Khúc đâu thác đổ ào ào...Nghe lâm tuyền động yêu đào trở cơn... Tiếng đâu ma oán quỷ hờn... Nghe Trung Niên đổi điệu đờn ấu niên... Tiếng đâu giáp trĩ diện tiền.
Đột nham hậu diện uy quyền vỡ toang... Tiếng đâu sầm lãnh muộn màng.
Rừng cô tịch ngóng mây ngàn bay xa.
Tiếng nào rất mực mà ra.
Ngao du ngày tháng họa là gọi Thu, Cuồng ca thống ẩm khôn bù.
Hóa thân thành thị biên khu thôn làng.
Tiếng nào rất mực là Lan, Đìu hiu trăng mọc lên đàng quẩn quanh.
Chợ chiều nhiều khế ế chanh.
Nhiều cô gái lạ sắc dành dụm hương.
Chùa chiền bồ tát bốn phương.
Nường ca nhi ấy tên là trường chi?
Minh Châu Phương Trượng Trụ Trì.
Hồn phi thang hỏa mệnh phi (......) - Câu thơ để thiếu hai tiếng, thỉnh cầu...
PHƯƠNG TRƯỢNG ĐIỀN VÀO
Sai gon Trung Thu Đinh Hợi
Tuế Nguyệt Phiêu Bồng
Trương Minh Giảng
Ngày Tháng Ngán Năm
La Parole est arme.
C'est pourquoi dans ce même hymne A la source du Danube, Höelderlin parle des armes de la parole comme de Sanctuaires qui gardent le Sacré. | Trương Minh Giảng
Ngày Tháng Ngán Năm
La Parole est arme.
C'est pourquoi dans ce même hymne A la source du Danube, Höelderlin parle des armes de la parole comme de Sanctuaires qui gardent le Sacré.
Lời là binh khí (bí mật bất mị khinh khiêu).
Vì lẽ đó cũng trong bài Tán Ca “Tại Suối Nguồn Đa Nuýt” Höelderlin nói về những khí giới của Lời như về những Thần Miếu Thánh Đường gìn giữ cái Thiêng Liêng.
Khí giới chống chọi lại gì để bảo vệ cái Thiêng Liêng?
Nhưng cái Thiêng Liêng Tót Vời há cần chi loài người bảo vệ?
Cái Thiêng Liêng Man Mác cần chi ai giữ ai gìn?
Sợ nó mất đi đâu mà phải gìn phải giữ?
Nó mất hút vào thời gian xa hút?
Mất hút ở tại ngay trong linh hồn thiên hạ hút heo?
Nó chìm tan giữa cõi biển dâu tan tác?
Nó bị bom đạn bắn cho tử thương?
Y khoa, Dược khoa, Giáo dục khoa,... Vân Vân khoa, không thể làm hồi sinh cái Thiêng Liêng đã Chết?
Nếu như nó còn thoi thóp thở, thì Cô Nữ Y Tá sẽ tiêm vào mạch máu nó loại thuốc gì cho nó sống lại đúng trong tâm nguyện bình sinh hay tam sinh của nó?
Hay là Le Sourire de la Treizième?
Hay là cái bàn tay của Vốn Xưa Kia Là Thần Nữ đã cầm cái Đóa La Rose Trémière cái đóa Thục Quỳ chập chờn trong những U Huyền Huyễn Mộng Les Chimères?
Thế thì Gérard de Nerval có giúp đỡ các cô Y Tá được chút nào để làm hồi sinh Cái Thiêng Liêng thoi thóp ở Thời Đại Khuyết Phập? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Trương Minh Giảng
Ngày Tháng Ngán Năm
La Parole est arme.
C'est pourquoi dans ce même hymne A la source du Danube, Höelderlin parle des armes de la parole comme de Sanctuaires qui gardent le Sacré.
Lời là binh khí (bí mật bất mị khinh khiêu).
Vì lẽ đó cũng trong bài Tán Ca “Tại Suối Nguồn Đa Nuýt” Höelderlin nói về những khí giới của Lời như về những Thần Miếu Thánh Đường gìn giữ cái Thiêng Liêng.
Khí giới chống chọi lại gì để bảo vệ cái Thiêng Liêng?
Nhưng cái Thiêng Liêng Tót Vời há cần chi loài người bảo vệ?
Cái Thiêng Liêng Man Mác cần chi ai giữ ai gìn?
Sợ nó mất đi đâu mà phải gìn phải giữ?
Nó mất hút vào thời gian xa hút?
Mất hút ở tại ngay trong linh hồn thiên hạ hút heo?
Nó chìm tan giữa cõi biển dâu tan tác?
Nó bị bom đạn bắn cho tử thương?
Y khoa, Dược khoa, Giáo dục khoa,... Vân Vân khoa, không thể làm hồi sinh cái Thiêng Liêng đã Chết?
Nếu như nó còn thoi thóp thở, thì Cô Nữ Y Tá sẽ tiêm vào mạch máu nó loại thuốc gì cho nó sống lại đúng trong tâm nguyện bình sinh hay tam sinh của nó?
Hay là Le Sourire de la Treizième?
Hay là cái bàn tay của Vốn Xưa Kia Là Thần Nữ đã cầm cái Đóa La Rose Trémière cái đóa Thục Quỳ chập chờn trong những U Huyền Huyễn Mộng Les Chimères?
Thế thì Gérard de Nerval có giúp đỡ các cô Y Tá được chút nào để làm hồi sinh Cái Thiêng Liêng thoi thóp ở Thời Đại Khuyết Phập? | Thế thì Gérard de Nerval có giúp đỡ các cô Y Tá được chút nào để làm hồi sinh Cái Thiêng Liêng thoi thóp ở Thời Đại Khuyết Phập?
Lời Huyễn Mộng U Mật U U kia, nếu nó cướp lại được từ bàn tay Tử Thần “Thời Đại Mới”, cái vong hồn lãng đãng của Thiêng Liêng, thì hẳn rằng Y Tá Cô Nương nhìn nhận rằng “Lời là Binh Khí”?
“Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch
Giang Thành ngũ nguyệt lạc mai hoa”
Cái Thiêng Liêng suốt cõi Á Đông dặm nghìn nước thẳm đang tử thương, và gào kêu trong lời thơ đó.
Và chỉ cần dâu biển nghe ra nó thì nó hồi sinh.
Nó hồi sinh trong chút hơi tàn thoi thóp, nếu đón được một chút gió tương ứng để hô hấp cho vui.
“Xuân đào lí, gió đêm huê nở
Thu khi mưa, rụng lá ngô đồng
Kìa Nam Uyển, nọ Tây Cung
Đầy thềm ai quét lá hồng thu rơi”
Trường Hận Ca - Bạch Cư Dị - Tản Đà
Lời là binh khí.
Cái Thiêng Liêng đi về ở lại trong Lời và sống một cuộc trăm năm.
Dù rằng một cái gì đã mất?
“Cánh mất còn lưu đường rẽ trắng”
(Xuân Diệu)
Đường rẽ trắng ấy là cái Thiêng Liêng
“Hạc Vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay”
(Tản Đà)
Mây trắng, ấy là cái Thiêng Liêng.
“Hỡi mây trắng phất phơ màu gió cũ
(Huy Cận)
Hỡi mây trắng, ấy là cái Thiêng Liêng.
Màu gió cũ đã bay đi vì bom rơi trên mặt đất.
(Và vì trái lựu đạn khúc khuỷu là trái tim tàn nhẫn của con người).
Màu gió cũ bay đi mất hút, nhưng mây trắng phất phơ “vòng tay rộng” của Cô Nương Toàn Nhiên Thiên Nhiên Vô Ngần Hiện Diện, cái đó làm sao sức lực nào xua đuổi đi được?
Và chỉ cần người ngước đầu lên? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Thế thì Gérard de Nerval có giúp đỡ các cô Y Tá được chút nào để làm hồi sinh Cái Thiêng Liêng thoi thóp ở Thời Đại Khuyết Phập?
Lời Huyễn Mộng U Mật U U kia, nếu nó cướp lại được từ bàn tay Tử Thần “Thời Đại Mới”, cái vong hồn lãng đãng của Thiêng Liêng, thì hẳn rằng Y Tá Cô Nương nhìn nhận rằng “Lời là Binh Khí”?
“Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch
Giang Thành ngũ nguyệt lạc mai hoa”
Cái Thiêng Liêng suốt cõi Á Đông dặm nghìn nước thẳm đang tử thương, và gào kêu trong lời thơ đó.
Và chỉ cần dâu biển nghe ra nó thì nó hồi sinh.
Nó hồi sinh trong chút hơi tàn thoi thóp, nếu đón được một chút gió tương ứng để hô hấp cho vui.
“Xuân đào lí, gió đêm huê nở
Thu khi mưa, rụng lá ngô đồng
Kìa Nam Uyển, nọ Tây Cung
Đầy thềm ai quét lá hồng thu rơi”
Trường Hận Ca - Bạch Cư Dị - Tản Đà
Lời là binh khí.
Cái Thiêng Liêng đi về ở lại trong Lời và sống một cuộc trăm năm.
Dù rằng một cái gì đã mất?
“Cánh mất còn lưu đường rẽ trắng”
(Xuân Diệu)
Đường rẽ trắng ấy là cái Thiêng Liêng
“Hạc Vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay”
(Tản Đà)
Mây trắng, ấy là cái Thiêng Liêng.
“Hỡi mây trắng phất phơ màu gió cũ
(Huy Cận)
Hỡi mây trắng, ấy là cái Thiêng Liêng.
Màu gió cũ đã bay đi vì bom rơi trên mặt đất.
(Và vì trái lựu đạn khúc khuỷu là trái tim tàn nhẫn của con người).
Màu gió cũ bay đi mất hút, nhưng mây trắng phất phơ “vòng tay rộng” của Cô Nương Toàn Nhiên Thiên Nhiên Vô Ngần Hiện Diện, cái đó làm sao sức lực nào xua đuổi đi được?
Và chỉ cần người ngước đầu lên? | Màu gió cũ bay đi mất hút, nhưng mây trắng phất phơ “vòng tay rộng” của Cô Nương Toàn Nhiên Thiên Nhiên Vô Ngần Hiện Diện, cái đó làm sao sức lực nào xua đuổi đi được?
Và chỉ cần người ngước đầu lên?
Hoặc nhìn vào trong Lời còn ghi lưa thưa cái Ngấn Tích?
Lời của những kẻ đứng dưới một vùng Thiên Khí riêng biệt nào để đón lấy cái Thiêng Liêng và ghi cái dấu?
Và tha hồ cho Dâu Biển ở bốn phía đi về rình rập chon von?
Parce que ce qui se lève, ce qui entoure de ses bras légers, ce qui est merveilleusement tout présent, est devenu 1'unique thème du Dire, et est dans la Parole, voici que la Nature s’éveille avec tumulte.
Bởi vì cái gì khởi lập dậy triều, cái gì ôm vòng bằng những cánh tay dịu, cái gì huyền-diệu-tuyệt-vời-vô-ngần-hiện-diện đã trở thành đề mục duy nhất của cái Nói, và lưu tồn ở trong Lời, bởi vì như vậy đó, mà này đây:.. - Voici que la Nature s’éveille avec tumulte này đây Thiên Nhiên dạt dào thức giấc.
Thức giấc với rộn ràng náo động?
“Khuya nay mùa động đầu cành
Đồng trăng lục nhạt vàng thanh lối gần”
(Huy Cận)
Nó náo động theo thể lệ tịch nhiên vô ngần hiện diện đó, kể cũng đáng ngạc nhiên.
Và trái tim con người mỗi phen lặng nghe ra cái tiếng náo động âm thầm đó, thì quả có như là bỗng dưng mà nao nức náo động theo, thì ấy càng đáng ngạc nhiên hơn nữa.
Thì ấy chính bởi “Tội lỗi là ở cái Thiêng Liêng”.
“Tôi réo rắt chẳng qua trời bắt vậy
Chiếc thuyền lòng nước đẩy phải trôi theo
Gió đã thổi cho nên Buồm phải dậy
Hồn vu vơ, tội ấy ở mây Đèo”.
(Gửi hương cho gió) |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Màu gió cũ bay đi mất hút, nhưng mây trắng phất phơ “vòng tay rộng” của Cô Nương Toàn Nhiên Thiên Nhiên Vô Ngần Hiện Diện, cái đó làm sao sức lực nào xua đuổi đi được?
Và chỉ cần người ngước đầu lên?
Hoặc nhìn vào trong Lời còn ghi lưa thưa cái Ngấn Tích?
Lời của những kẻ đứng dưới một vùng Thiên Khí riêng biệt nào để đón lấy cái Thiêng Liêng và ghi cái dấu?
Và tha hồ cho Dâu Biển ở bốn phía đi về rình rập chon von?
Parce que ce qui se lève, ce qui entoure de ses bras légers, ce qui est merveilleusement tout présent, est devenu 1'unique thème du Dire, et est dans la Parole, voici que la Nature s’éveille avec tumulte.
Bởi vì cái gì khởi lập dậy triều, cái gì ôm vòng bằng những cánh tay dịu, cái gì huyền-diệu-tuyệt-vời-vô-ngần-hiện-diện đã trở thành đề mục duy nhất của cái Nói, và lưu tồn ở trong Lời, bởi vì như vậy đó, mà này đây:.. - Voici que la Nature s’éveille avec tumulte này đây Thiên Nhiên dạt dào thức giấc.
Thức giấc với rộn ràng náo động?
“Khuya nay mùa động đầu cành
Đồng trăng lục nhạt vàng thanh lối gần”
(Huy Cận)
Nó náo động theo thể lệ tịch nhiên vô ngần hiện diện đó, kể cũng đáng ngạc nhiên.
Và trái tim con người mỗi phen lặng nghe ra cái tiếng náo động âm thầm đó, thì quả có như là bỗng dưng mà nao nức náo động theo, thì ấy càng đáng ngạc nhiên hơn nữa.
Thì ấy chính bởi “Tội lỗi là ở cái Thiêng Liêng”.
“Tôi réo rắt chẳng qua trời bắt vậy
Chiếc thuyền lòng nước đẩy phải trôi theo
Gió đã thổi cho nên Buồm phải dậy
Hồn vu vơ, tội ấy ở mây Đèo”.
(Gửi hương cho gió) | “Tôi réo rắt chẳng qua trời bắt vậy
Chiếc thuyền lòng nước đẩy phải trôi theo
Gió đã thổi cho nên Buồm phải dậy
Hồn vu vơ, tội ấy ở mây Đèo”.
(Gửi hương cho gió)
Bởi vì cái Dậy Triều Phơi Mở, cái Toàn Nhiên Hiện Diện Huyền Diệu Phusis, Cái Hành Vân Lưu Thủy, cái “Lĩnh Thượng Tình Vân Phi Nhứ Mạo”, bởi vì chính những cái đó đã “đem thói trêu ngươi” một cách Thiêng Liêng là như thế, nên thằng thi sĩ mới như kia.
“Hay hèn lẽ cũng nối điêu... Thiêng Liêng đã thế tôi cũng xin liều dấn thân...”
Mais le Sacré, pourquoi doit-il être la Parole du poète?
Parce que celui qui vit sous un climat bénévole doit ne nommer que ce à quoi il appartient pả son pressentiment: La Nature.
En s’éveillant, Elle dévoile son Essence propre comme Sacré.
Nhưng mà bởi đâu “Cái Thiêng Liêng” phải là cái Lời của thi sĩ?
Bởi vì kẻ sống “dưới một vùng thiên khí (khí hậu) khoan hồng” chỉ được phép nói riêng cái mà nó quy thuộc vào, bởi niềm riêng dự cảm: Nàng Thiên Nhiên.
Lúc thức giấc, Nàng mở phơi Tinh Thể riêng biệt của mình ra như nhiên là Thiêng Liêng vậy.
Cho đến nỗi “đôi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngó...”.
Mắt chẳng dám ngó, lời chẳng dám nói ra, thế nhưng mà cái Thiêng Liêng vẫn cứ phải là cái Lời của Thi sĩ.
Cho dẫu rằng lời nói ra là nói rằng Lời-Không-Dám-Nói.
“Đôi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngó.
Lời trên môi không dám nói bao giờ”.
(Gửi Hương Cho Gió) Lời như thế chẳng hề là lời của những bọn Đười Ươi Trung Niên Thi Sĩ được. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | “Tôi réo rắt chẳng qua trời bắt vậy
Chiếc thuyền lòng nước đẩy phải trôi theo
Gió đã thổi cho nên Buồm phải dậy
Hồn vu vơ, tội ấy ở mây Đèo”.
(Gửi hương cho gió)
Bởi vì cái Dậy Triều Phơi Mở, cái Toàn Nhiên Hiện Diện Huyền Diệu Phusis, Cái Hành Vân Lưu Thủy, cái “Lĩnh Thượng Tình Vân Phi Nhứ Mạo”, bởi vì chính những cái đó đã “đem thói trêu ngươi” một cách Thiêng Liêng là như thế, nên thằng thi sĩ mới như kia.
“Hay hèn lẽ cũng nối điêu... Thiêng Liêng đã thế tôi cũng xin liều dấn thân...”
Mais le Sacré, pourquoi doit-il être la Parole du poète?
Parce que celui qui vit sous un climat bénévole doit ne nommer que ce à quoi il appartient pả son pressentiment: La Nature.
En s’éveillant, Elle dévoile son Essence propre comme Sacré.
Nhưng mà bởi đâu “Cái Thiêng Liêng” phải là cái Lời của thi sĩ?
Bởi vì kẻ sống “dưới một vùng thiên khí (khí hậu) khoan hồng” chỉ được phép nói riêng cái mà nó quy thuộc vào, bởi niềm riêng dự cảm: Nàng Thiên Nhiên.
Lúc thức giấc, Nàng mở phơi Tinh Thể riêng biệt của mình ra như nhiên là Thiêng Liêng vậy.
Cho đến nỗi “đôi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngó...”.
Mắt chẳng dám ngó, lời chẳng dám nói ra, thế nhưng mà cái Thiêng Liêng vẫn cứ phải là cái Lời của Thi sĩ.
Cho dẫu rằng lời nói ra là nói rằng Lời-Không-Dám-Nói.
“Đôi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngó.
Lời trên môi không dám nói bao giờ”.
(Gửi Hương Cho Gió) Lời như thế chẳng hề là lời của những bọn Đười Ươi Trung Niên Thi Sĩ được. | “Đôi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngó.
Lời trên môi không dám nói bao giờ”.
(Gửi Hương Cho Gió) Lời như thế chẳng hề là lời của những bọn Đười Ươi Trung Niên Thi Sĩ được.
Đười ươi bạ đâu nói đó, đâu có biết giữ mồm giữ miệng với Thiêng Liêng, thì cho dẫu có nói gì cũng là nói bừa bãi xô bồ.
Cái Thiêng Liêng phải là Lời của Thi Sĩ khác.
Là những thằng Thi Sĩ rất mực của Thanh Xuân Bình Minh Nguyên Thủy, biết tôn trọng tinh thể của Nguyên Thủy Thiêng Liêng, và nói đúng cái lời của Thiêng Liêng yêu thỉnh.
Đứng trong vùng khí hậu của Thiên Khí khoan hòa, trong niềm dự cảm mênh mông, nhận biết hành quy thuộc vào trong lòng “Nàng” bao la đó, lúc nhìn thấy tinh thể thiêng liêng ấy hiện ra trong “tình yêu thứ nhất” thì cái thiêng liêng của Đệ-Nhất-Hi-Hữu kia của Chí-Tôn Quan-Âm-Bồ-Tát, chỉ duy cái kẻ được đón lấy ân huệ lần đầu là duy chỉ được phép nói ra.
Nó là kẻ duy nhất nói ra cái Đệ Nhất Hi Hữu Thiêng Liêng thì hẳn nhiên như nhiên, cái Đệ Nhất Hi Hữu Thiêng Liêng phải là cái lời của thằng thi sĩ ấy.
Lời ấy của thi sĩ một thằng kia, nó ra như thế nào, lúc nói lên cái Thiêng Liêng Tinh Thể Thiên Nhiên Mở Phơi Vô Ngần U Huyền Đệ Nhất Hi Hữu?
Trong một vùng Thanh Cấm Nguyệt xa vời vô hạn mà vẫn y nhiên như Láng Giếng Lân Lí ra vào Cận Lập bởi ân tình hoài niệm từ Sa Mạc Hồi Khan?
“Sa Mạc hồi khan Thanh Cấm Nguyệt
Hồ Sơn ứng mộng Vũ Lâm Xuân...”
Tô Tử Chiêm
Từ đó?
Tiếp hậu từ đó, một vùng Thanh Cấm Nguyệt khác mở ra cũng theo thể lệ Phusis vô ngần mở phơi thiêng liêng huyền diệu. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | “Đôi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngó.
Lời trên môi không dám nói bao giờ”.
(Gửi Hương Cho Gió) Lời như thế chẳng hề là lời của những bọn Đười Ươi Trung Niên Thi Sĩ được.
Đười ươi bạ đâu nói đó, đâu có biết giữ mồm giữ miệng với Thiêng Liêng, thì cho dẫu có nói gì cũng là nói bừa bãi xô bồ.
Cái Thiêng Liêng phải là Lời của Thi Sĩ khác.
Là những thằng Thi Sĩ rất mực của Thanh Xuân Bình Minh Nguyên Thủy, biết tôn trọng tinh thể của Nguyên Thủy Thiêng Liêng, và nói đúng cái lời của Thiêng Liêng yêu thỉnh.
Đứng trong vùng khí hậu của Thiên Khí khoan hòa, trong niềm dự cảm mênh mông, nhận biết hành quy thuộc vào trong lòng “Nàng” bao la đó, lúc nhìn thấy tinh thể thiêng liêng ấy hiện ra trong “tình yêu thứ nhất” thì cái thiêng liêng của Đệ-Nhất-Hi-Hữu kia của Chí-Tôn Quan-Âm-Bồ-Tát, chỉ duy cái kẻ được đón lấy ân huệ lần đầu là duy chỉ được phép nói ra.
Nó là kẻ duy nhất nói ra cái Đệ Nhất Hi Hữu Thiêng Liêng thì hẳn nhiên như nhiên, cái Đệ Nhất Hi Hữu Thiêng Liêng phải là cái lời của thằng thi sĩ ấy.
Lời ấy của thi sĩ một thằng kia, nó ra như thế nào, lúc nói lên cái Thiêng Liêng Tinh Thể Thiên Nhiên Mở Phơi Vô Ngần U Huyền Đệ Nhất Hi Hữu?
Trong một vùng Thanh Cấm Nguyệt xa vời vô hạn mà vẫn y nhiên như Láng Giếng Lân Lí ra vào Cận Lập bởi ân tình hoài niệm từ Sa Mạc Hồi Khan?
“Sa Mạc hồi khan Thanh Cấm Nguyệt
Hồ Sơn ứng mộng Vũ Lâm Xuân...”
Tô Tử Chiêm
Từ đó?
Tiếp hậu từ đó, một vùng Thanh Cấm Nguyệt khác mở ra cũng theo thể lệ Phusis vô ngần mở phơi thiêng liêng huyền diệu. | Hồ Sơn ứng mộng Vũ Lâm Xuân...”
Tô Tử Chiêm
Từ đó?
Tiếp hậu từ đó, một vùng Thanh Cấm Nguyệt khác mở ra cũng theo thể lệ Phusis vô ngần mở phơi thiêng liêng huyền diệu.
“Bâng khuâng chân tiếc giẫm lên vàng
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang
Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh
Cho gió du dương điệu múa cành
Cho gió đượm buồn thôi náo động
Linh hồn yểu điệu của đêm thanh
Thơ Thơ - Xuân Diệu
Bây giờ chính là lúc nên dừng lại.
Quay trở lại với Lời Mở Đầu của Martin Heidegger ở đầu tập sách.
Đọc lại xem ông ấy đã nói cái gì.
Và tự hỏi: Việc giảng giải có thật còn là cần thiết lắm hay không?
“Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang”
Thì cũng như nhiên như Martin Heidegger đã nói.
“Tôi sợ chùm bông tuyết dậy vang
Ngơ ngác chuông treo còn sợ tuyết
Sẽ làm sai lỡ điệu chuông vang..”
Nhưng không hề gì.
Không hề gì không hề gì không hề gì không không không hề gì.
Bởi rằng chính trong linh hồn Thiên Nhiên giờ đây cũng đang có cuộc náo động.
La Nature maintenant s’est éveillée avec tumulte.
Cho gió đượm buồm thôi náo động?
Nhưng nó đã náo động rồi.
Và còn đang sẽ náo động thêm nhiều nữa.
Và điều đáng kinh hãi, và điều đồ sộ hãi hùng, ấy là nó náo động vô ngần huyền diệu theo thể thái yểu điệu du dương trong toàn thiên dịu dàng hiện diện.
Và cái Lời “tôi sợ, sẽ làm sai lỡ” chính lại là cái lời khiến cho viên mãn nhịp du dương.
Ở đâu, nhịp du dương ấy?
- “Dans les bras légers de l’Ouverture de la Nature et de son Éclaircie”. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Hồ Sơn ứng mộng Vũ Lâm Xuân...”
Tô Tử Chiêm
Từ đó?
Tiếp hậu từ đó, một vùng Thanh Cấm Nguyệt khác mở ra cũng theo thể lệ Phusis vô ngần mở phơi thiêng liêng huyền diệu.
“Bâng khuâng chân tiếc giẫm lên vàng
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang
Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh
Cho gió du dương điệu múa cành
Cho gió đượm buồn thôi náo động
Linh hồn yểu điệu của đêm thanh
Thơ Thơ - Xuân Diệu
Bây giờ chính là lúc nên dừng lại.
Quay trở lại với Lời Mở Đầu của Martin Heidegger ở đầu tập sách.
Đọc lại xem ông ấy đã nói cái gì.
Và tự hỏi: Việc giảng giải có thật còn là cần thiết lắm hay không?
“Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang”
Thì cũng như nhiên như Martin Heidegger đã nói.
“Tôi sợ chùm bông tuyết dậy vang
Ngơ ngác chuông treo còn sợ tuyết
Sẽ làm sai lỡ điệu chuông vang..”
Nhưng không hề gì.
Không hề gì không hề gì không hề gì không không không hề gì.
Bởi rằng chính trong linh hồn Thiên Nhiên giờ đây cũng đang có cuộc náo động.
La Nature maintenant s’est éveillée avec tumulte.
Cho gió đượm buồm thôi náo động?
Nhưng nó đã náo động rồi.
Và còn đang sẽ náo động thêm nhiều nữa.
Và điều đáng kinh hãi, và điều đồ sộ hãi hùng, ấy là nó náo động vô ngần huyền diệu theo thể thái yểu điệu du dương trong toàn thiên dịu dàng hiện diện.
Và cái Lời “tôi sợ, sẽ làm sai lỡ” chính lại là cái lời khiến cho viên mãn nhịp du dương.
Ở đâu, nhịp du dương ấy?
- “Dans les bras légers de l’Ouverture de la Nature et de son Éclaircie”. | Và cái Lời “tôi sợ, sẽ làm sai lỡ” chính lại là cái lời khiến cho viên mãn nhịp du dương.
Ở đâu, nhịp du dương ấy?
- “Dans les bras légers de l’Ouverture de la Nature et de son Éclaircie”.
Ở trong vòng tay rộng êm dịu nhẹ nhàng cõi Phơi Mở của Nàng Thiên Nhiên và vùng Lãng Thúy Man Mác Thanh Hà của Nàng Ấy.
Và vùng Lãng Thúy Man Mác của Nàng mở phơi ra lúc nào?
Ấy là vào lúc đêm thâu.
Và Nàng ấy đang cư lưu ở trên đường Lưu Lạc.
Đúng là như vậy:
“Đêm thâu khắc vợi canh tàn
Gió cây trút lá trăng tàn ngậm gương”
Ở là như thế.
Ở trong chon von của khắc vợi canh tàn.
Ở giữa tàn xiêu chênh vênh của gió cây trút lá ở suốt cõi lưu ly khách địa, theo thể lệ khách địa trong không gian và khách địa trong thời gian.
Nghĩa là ở suốt cõi đất khách của Càn Khôn và đất khách của Vũ Trụ, lịch hành sử hiện suốt cõi bờ Trụ Vô Sở Trụ, vô sở hướng khứ, vô sở tòng lai.
Làm một cuộc dấn thân liều thể khắp khắp cõi bờ, trong hơi thở một hô hấp sát na.
Trong một Sát Na hô hấp, làm một cuộc liều kì ảo để toàn nhiên lịch tận ân tình ốc huệ của Thúy Lãng Thanh Hà Man Mác Vòng Tay Mở vô ngần kiều mị của “Trăng Ngàn Ngậm Gương”.
Ngày phong gấm rủ là, chưa hề nhìn ra vùng phơi mở dị thường kia, dù có mang mang dự cảm.
Phải đi bước phiêu bồng liều chơi cơn liệp hộ, liều chơi cuộc điếu đồ, nghĩa là?
Nghĩa là liều hơn con “chim hôm thoi thóp về rừng” , và liều hơn cả cỏ cây “gió cây trút lá”.
Hơn một hơi hô hấp thôi.
- Hơn thường hằng, hay là hơn thỉnh thoảng?
- Không thể hằng thường đến mười lăm năm? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Và cái Lời “tôi sợ, sẽ làm sai lỡ” chính lại là cái lời khiến cho viên mãn nhịp du dương.
Ở đâu, nhịp du dương ấy?
- “Dans les bras légers de l’Ouverture de la Nature et de son Éclaircie”.
Ở trong vòng tay rộng êm dịu nhẹ nhàng cõi Phơi Mở của Nàng Thiên Nhiên và vùng Lãng Thúy Man Mác Thanh Hà của Nàng Ấy.
Và vùng Lãng Thúy Man Mác của Nàng mở phơi ra lúc nào?
Ấy là vào lúc đêm thâu.
Và Nàng ấy đang cư lưu ở trên đường Lưu Lạc.
Đúng là như vậy:
“Đêm thâu khắc vợi canh tàn
Gió cây trút lá trăng tàn ngậm gương”
Ở là như thế.
Ở trong chon von của khắc vợi canh tàn.
Ở giữa tàn xiêu chênh vênh của gió cây trút lá ở suốt cõi lưu ly khách địa, theo thể lệ khách địa trong không gian và khách địa trong thời gian.
Nghĩa là ở suốt cõi đất khách của Càn Khôn và đất khách của Vũ Trụ, lịch hành sử hiện suốt cõi bờ Trụ Vô Sở Trụ, vô sở hướng khứ, vô sở tòng lai.
Làm một cuộc dấn thân liều thể khắp khắp cõi bờ, trong hơi thở một hô hấp sát na.
Trong một Sát Na hô hấp, làm một cuộc liều kì ảo để toàn nhiên lịch tận ân tình ốc huệ của Thúy Lãng Thanh Hà Man Mác Vòng Tay Mở vô ngần kiều mị của “Trăng Ngàn Ngậm Gương”.
Ngày phong gấm rủ là, chưa hề nhìn ra vùng phơi mở dị thường kia, dù có mang mang dự cảm.
Phải đi bước phiêu bồng liều chơi cơn liệp hộ, liều chơi cuộc điếu đồ, nghĩa là?
Nghĩa là liều hơn con “chim hôm thoi thóp về rừng” , và liều hơn cả cỏ cây “gió cây trút lá”.
Hơn một hơi hô hấp thôi.
- Hơn thường hằng, hay là hơn thỉnh thoảng?
- Không thể hằng thường đến mười lăm năm? | Hơn một hơi hô hấp thôi.
- Hơn thường hằng, hay là hơn thỉnh thoảng?
- Không thể hằng thường đến mười lăm năm?
- Mười lăm năm rút gọn thành một sát na.
Thiên thu tế nguyệt đi về trong khoảnh khắc.
Duy có điều là như vậy thế thôi.
“…Sauf que nous,
plus encore que la plante
ou 1’animal
allons avec
ce risque,
le voulons...
…Parfois même
Risqu’ons plus
Que la vie elle même, d’un souffle
Plus...”
(Chỉ duy là) không kể rằng là Chúng ta
Còn hơn cả lá cây lá cỏ
Hoặc lông thú lông chim, Chúng ta bước đi với
Cơn liều ấy,
Muốn nó...
…Và đôi lúc càng hơn nữa
Chúng ta liều hơn
Hơn cả chính cuộc đời, một hơi thở
Liều Hơn...)
Chemins Holzwege
Hơn...)
Hơn...?
“ Nur dass wir
Mehr noch als Pflanze
Oder Tier
Mit diesem Wagnis gehn,
Es wollen,...
…Manchmal auch
Wagender sind
Als selbst das Leben ist,
Um einen Hauch
Wagender...”
(Maria Rilke)
Liều hơn cả cây cỏ, chim muông.
Liều hơn cả chính cuộc đời trong cuộc sống.
- Một “tàn tức nhược như ti” hơn.
Để làm chi, mà hơn theo thể lệ đó?
Để đón lấy cái Thiên Thu đi về trong Khoảnh Khắc.
Nghênh chào chúc phúc cái Toàn Nhiên Thiêng Liêng Hiện Diện đi về trong một Giọt Sương Lá Hoa Cồn.
Từ đó, để làm chi, hay làm gì nữa nữa?
- Để vĩnh tuyệt hồng trần, trong hơi thở một tiếng Ca.
ấy là cái Thiêng Liêng trì ngự suốt Bình Sinh Tại Thể tại hoạt, tại tồn.
Điều ấy còn đáng nêu làm chất vấn nữa chăng? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Hơn một hơi hô hấp thôi.
- Hơn thường hằng, hay là hơn thỉnh thoảng?
- Không thể hằng thường đến mười lăm năm?
- Mười lăm năm rút gọn thành một sát na.
Thiên thu tế nguyệt đi về trong khoảnh khắc.
Duy có điều là như vậy thế thôi.
“…Sauf que nous,
plus encore que la plante
ou 1’animal
allons avec
ce risque,
le voulons...
…Parfois même
Risqu’ons plus
Que la vie elle même, d’un souffle
Plus...”
(Chỉ duy là) không kể rằng là Chúng ta
Còn hơn cả lá cây lá cỏ
Hoặc lông thú lông chim, Chúng ta bước đi với
Cơn liều ấy,
Muốn nó...
…Và đôi lúc càng hơn nữa
Chúng ta liều hơn
Hơn cả chính cuộc đời, một hơi thở
Liều Hơn...)
Chemins Holzwege
Hơn...)
Hơn...?
“ Nur dass wir
Mehr noch als Pflanze
Oder Tier
Mit diesem Wagnis gehn,
Es wollen,...
…Manchmal auch
Wagender sind
Als selbst das Leben ist,
Um einen Hauch
Wagender...”
(Maria Rilke)
Liều hơn cả cây cỏ, chim muông.
Liều hơn cả chính cuộc đời trong cuộc sống.
- Một “tàn tức nhược như ti” hơn.
Để làm chi, mà hơn theo thể lệ đó?
Để đón lấy cái Thiên Thu đi về trong Khoảnh Khắc.
Nghênh chào chúc phúc cái Toàn Nhiên Thiêng Liêng Hiện Diện đi về trong một Giọt Sương Lá Hoa Cồn.
Từ đó, để làm chi, hay làm gì nữa nữa?
- Để vĩnh tuyệt hồng trần, trong hơi thở một tiếng Ca.
ấy là cái Thiêng Liêng trì ngự suốt Bình Sinh Tại Thể tại hoạt, tại tồn.
Điều ấy còn đáng nêu làm chất vấn nữa chăng? | - Để vĩnh tuyệt hồng trần, trong hơi thở một tiếng Ca.
ấy là cái Thiêng Liêng trì ngự suốt Bình Sinh Tại Thể tại hoạt, tại tồn.
Điều ấy còn đáng nêu làm chất vấn nữa chăng?
Trái lại, cái điều còn nằm trong nghi vấn ấy là: lúc nào chúng ta là là-là tại thể tại tồn, tại tồn, tại hoạt chúng ta, đúng theo thể lệ nào để cho Hằng Thể của chúng ta thật đúng là Lời Ca trong Thi Dựng?
Và hơn nữa, một Lời Ca mà âm hưởng của Ca chẳng phải bạ đâu dội bừa bãi Ca vào đó, theo thể lệ Đười-Ươi-Ca dội vào bốn chung quanh rừng rú mà phải thật sự là một cái Hát-Ca mà âm vang vọng-hưởng-ca chẳng còn vướng bám cheo leo vào một cái gì cuối cùng cuộc cơn còn đã-đạt-được-tới, mà phải là một âm-hưởng-Ca thuần nhiên đã nhiên thuần vỡ toang hưởng-âm-ca trong thuần nhiên Ca-Cung-Bậc, và chỉ duy còn là cho để... để cho riêng cái “Sở Ca”-của-được-ca, là được hiện ra trong “vùng ca” ban sơ của “ca nhi nàng ấy xưa là” trong đạm nhiên “đạm tiên” của bình sinh đạm tâm đạm nguyện.
(Ce qui, en revanche, fait question, c'est de savoir quand nous “sommes” et sommes - “nuos” de telle sorte que notre être soir Chant, et un chant dont le son ne retentisse pas n'importe où, mais soit vraiment un Chanter dont la résonance ne s’accroche pas à quelque chose qui ait été finalement encore atteint, mais s’est déjà brisée en sa sonorité afin que, que afin, afin que seul le Chanté se déploie.)
Đức ngữ: |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | - Để vĩnh tuyệt hồng trần, trong hơi thở một tiếng Ca.
ấy là cái Thiêng Liêng trì ngự suốt Bình Sinh Tại Thể tại hoạt, tại tồn.
Điều ấy còn đáng nêu làm chất vấn nữa chăng?
Trái lại, cái điều còn nằm trong nghi vấn ấy là: lúc nào chúng ta là là-là tại thể tại tồn, tại tồn, tại hoạt chúng ta, đúng theo thể lệ nào để cho Hằng Thể của chúng ta thật đúng là Lời Ca trong Thi Dựng?
Và hơn nữa, một Lời Ca mà âm hưởng của Ca chẳng phải bạ đâu dội bừa bãi Ca vào đó, theo thể lệ Đười-Ươi-Ca dội vào bốn chung quanh rừng rú mà phải thật sự là một cái Hát-Ca mà âm vang vọng-hưởng-ca chẳng còn vướng bám cheo leo vào một cái gì cuối cùng cuộc cơn còn đã-đạt-được-tới, mà phải là một âm-hưởng-Ca thuần nhiên đã nhiên thuần vỡ toang hưởng-âm-ca trong thuần nhiên Ca-Cung-Bậc, và chỉ duy còn là cho để... để cho riêng cái “Sở Ca”-của-được-ca, là được hiện ra trong “vùng ca” ban sơ của “ca nhi nàng ấy xưa là” trong đạm nhiên “đạm tiên” của bình sinh đạm tâm đạm nguyện.
(Ce qui, en revanche, fait question, c'est de savoir quand nous “sommes” et sommes - “nuos” de telle sorte que notre être soir Chant, et un chant dont le son ne retentisse pas n'importe où, mais soit vraiment un Chanter dont la résonance ne s’accroche pas à quelque chose qui ait été finalement encore atteint, mais s’est déjà brisée en sa sonorité afin que, que afin, afin que seul le Chanté se déploie.)
Đức ngữ: | Đức ngữ:
Aber fragwuerdig bleibt, wann wir so sind, dass unser Sein Gesang ist und zwar Gesang, dessen Singen nich irgendwo umherklingt, sondern wahrhaft ein Singen ist, dessen Klingen sich nicht an ein endlich noch Erreichtes haengt, sondern das sich im Klang schon zerschlug, damit nur das Gesun ene selber wese.) |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Đức ngữ:
Aber fragwuerdig bleibt, wann wir so sind, dass unser Sein Gesang ist und zwar Gesang, dessen Singen nich irgendwo umherklingt, sondern wahrhaft ein Singen ist, dessen Klingen sich nicht an ein endlich noch Erreichtes haengt, sondern das sich im Klang schon zerschlug, damit nur das Gesun ene selber wese.) | Một cái Hát Ca của Kim Cương Ca, Bà Là Mật Ca, Hoa Nghiêm Ca, Lục Hà Hoa Ca, Thanh Hà Diệp Ca, Diệp Hà Thanh Hà Lục Ca, Thu Trang Hằng Thể Thái Hằng Ca, Tây Phương Tuyết Sương Hải Ngoại Hoài Niệm Ca, Cố Quận Phiêu Bồng Lưua Ly Khách Địa Ca, Tô Châu Uyên Nguyên Cổ Lục Lớp Lớp Phù Kiều Dương Tử Giang Ca, Rạc Rời Vó Ngựa Quá Quan Ca, Cờ Treo Ý Cũ Ca, Mây Dàn Mộng Xưa Ca, Biển Chiều Vang Tiếng Nhân Ngư Ca, Non Xanh Thao Thiết Ca, Trời Thu Trang Đượm Sầu Bi Ca, Nhớ Nhung Bạc Nửa Mái Đầu Ca, Lòng Nghe Quán Khách Ca, Phơi Màu Tà Huy Ca, Suối Chị Với Rừng Anh Khi Ta Đến Các Ngươi Về Đông Đủ Ca, Cỏ Vạn Đại Ca, Liễu Thiên Thu Ca, Quen Chiều Óng Ả Ca, Thuộc Lối Buông Mành Ca, Ta Đương Ngủ Ca, Trong Luân Hồi Tỉnh Dậy Ca, Thấy Trần Gian Ca, Là Một Hội Hoa Đăng Ca, Em Mười Sáu Ca, Chị Mười Một Ca, Xuân Lang Vừa Độ Tốt Ca, Anh Sơ Sinh Ca, Bác Sơ Tử Ca, Cháu Sơ Tố Ca, Nguồn Sơ Nguyên Sơ Suối Ca, Màu Lan Nam Diện Ca, Nam Phương Bảo Đại Ca, Uổng Đoạn Trường Vân Vũ Vu Sơn Ca, Giải Thích Xuân Phong Vô Hạn Hận Ca, Tú Cốc Chỉ Ưng Hoa Tự Nhiễm Ca, Kính Đàm Trường Dự Nguyệt Tương Ma Ca, Nhất Thời Quán Cái Tận Nghiêm Chung Ca, Cựu Đức Niên Lai Khởi Dịch Phùng Ca, Văn Đạo Đường Trong Ca, Diên Cái Tẩu Ca, Định Ưng Sàng Hạ Ca, Bái Lương Tùng Ca, Ngã Dục Khí Thi Trùng Vấn Đạo Ca, Thốn Diên Hà Dĩ Đắc Thung Dung Ca, Bệnh Mã Dĩ Vô Thiên Lí Chí Ca, Tao Nhân Trường Thụ Nhất Thu Bi Ca, Tán Tài Uý Kiến Sưu Lâm Phủ Ca, Bì Mã Tư Văn Quyển Bái Chinh Ca, Biểu Ý Quỳnh Nga Ca, Lục Hà Thể Lệ Ca, Quận Phương Muội Đệ Ca, Tặng Vật Sinh Bình Ngộ Biến Ca, Cháy Sách Tồn Lưu Bản Thảo Ca, Quận Châu Buồn Ngủ Ca, Châu Quận Thiu Thiu Ca, Dở Chiều Như Tỉnh Ca, Dở Chiều Như Say Ca, Golgotha Calvaire Ca, Diotima Cosima Liszt Ca, Du Hí Thần Thông Tam Muội Tại Ca, Bà Là Mật Bát Nhã Lâm Ly Ca, Lịch Nghiệm Mộng Trường Mao Vũ Tận Ca, Bồ Tát Trang Nghiêm Ca, Tì Khoeo Mê Gái Ca, Phương Trượng Thuỳ Thanh Uổng Phí Tư Ca, Bác Sĩ Y Khoa Khuynh Diệp Ca, Nằm Xuống Cỏ Ca, Nghe Tràn Lan Nước Gội Ca, Chảy Vòng Quanh Thu Lục Tỉnh Bao La Ca, Cồn Sa Đéc Sóc Trăng Sương Vòi Või Ca, Gió Lên Bờ Kim Hải Sóng Ra Hoa Ca, Chợt Ngoảnh Lại Ca, Thấy Rằng Quận Ngủ Mất Ca, Quận Ngủ Quên Phiền Sương Rộng Ca, Trăng Ngà Ca, Hồn Bỏ Lại Mộng Thừa Trong Thớ Đất Ca, Anh Nhìn Em Ca, Em Nhìn Anh Ca, Suốt Xương Da Ca, Suốt Xương Máu Ca, Suốt Xương Mẹ Ca, Sầu Suốt Xứ Ca... |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Một cái Hát Ca của Kim Cương Ca, Bà Là Mật Ca, Hoa Nghiêm Ca, Lục Hà Hoa Ca, Thanh Hà Diệp Ca, Diệp Hà Thanh Hà Lục Ca, Thu Trang Hằng Thể Thái Hằng Ca, Tây Phương Tuyết Sương Hải Ngoại Hoài Niệm Ca, Cố Quận Phiêu Bồng Lưua Ly Khách Địa Ca, Tô Châu Uyên Nguyên Cổ Lục Lớp Lớp Phù Kiều Dương Tử Giang Ca, Rạc Rời Vó Ngựa Quá Quan Ca, Cờ Treo Ý Cũ Ca, Mây Dàn Mộng Xưa Ca, Biển Chiều Vang Tiếng Nhân Ngư Ca, Non Xanh Thao Thiết Ca, Trời Thu Trang Đượm Sầu Bi Ca, Nhớ Nhung Bạc Nửa Mái Đầu Ca, Lòng Nghe Quán Khách Ca, Phơi Màu Tà Huy Ca, Suối Chị Với Rừng Anh Khi Ta Đến Các Ngươi Về Đông Đủ Ca, Cỏ Vạn Đại Ca, Liễu Thiên Thu Ca, Quen Chiều Óng Ả Ca, Thuộc Lối Buông Mành Ca, Ta Đương Ngủ Ca, Trong Luân Hồi Tỉnh Dậy Ca, Thấy Trần Gian Ca, Là Một Hội Hoa Đăng Ca, Em Mười Sáu Ca, Chị Mười Một Ca, Xuân Lang Vừa Độ Tốt Ca, Anh Sơ Sinh Ca, Bác Sơ Tử Ca, Cháu Sơ Tố Ca, Nguồn Sơ Nguyên Sơ Suối Ca, Màu Lan Nam Diện Ca, Nam Phương Bảo Đại Ca, Uổng Đoạn Trường Vân Vũ Vu Sơn Ca, Giải Thích Xuân Phong Vô Hạn Hận Ca, Tú Cốc Chỉ Ưng Hoa Tự Nhiễm Ca, Kính Đàm Trường Dự Nguyệt Tương Ma Ca, Nhất Thời Quán Cái Tận Nghiêm Chung Ca, Cựu Đức Niên Lai Khởi Dịch Phùng Ca, Văn Đạo Đường Trong Ca, Diên Cái Tẩu Ca, Định Ưng Sàng Hạ Ca, Bái Lương Tùng Ca, Ngã Dục Khí Thi Trùng Vấn Đạo Ca, Thốn Diên Hà Dĩ Đắc Thung Dung Ca, Bệnh Mã Dĩ Vô Thiên Lí Chí Ca, Tao Nhân Trường Thụ Nhất Thu Bi Ca, Tán Tài Uý Kiến Sưu Lâm Phủ Ca, Bì Mã Tư Văn Quyển Bái Chinh Ca, Biểu Ý Quỳnh Nga Ca, Lục Hà Thể Lệ Ca, Quận Phương Muội Đệ Ca, Tặng Vật Sinh Bình Ngộ Biến Ca, Cháy Sách Tồn Lưu Bản Thảo Ca, Quận Châu Buồn Ngủ Ca, Châu Quận Thiu Thiu Ca, Dở Chiều Như Tỉnh Ca, Dở Chiều Như Say Ca, Golgotha Calvaire Ca, Diotima Cosima Liszt Ca, Du Hí Thần Thông Tam Muội Tại Ca, Bà Là Mật Bát Nhã Lâm Ly Ca, Lịch Nghiệm Mộng Trường Mao Vũ Tận Ca, Bồ Tát Trang Nghiêm Ca, Tì Khoeo Mê Gái Ca, Phương Trượng Thuỳ Thanh Uổng Phí Tư Ca, Bác Sĩ Y Khoa Khuynh Diệp Ca, Nằm Xuống Cỏ Ca, Nghe Tràn Lan Nước Gội Ca, Chảy Vòng Quanh Thu Lục Tỉnh Bao La Ca, Cồn Sa Đéc Sóc Trăng Sương Vòi Või Ca, Gió Lên Bờ Kim Hải Sóng Ra Hoa Ca, Chợt Ngoảnh Lại Ca, Thấy Rằng Quận Ngủ Mất Ca, Quận Ngủ Quên Phiền Sương Rộng Ca, Trăng Ngà Ca, Hồn Bỏ Lại Mộng Thừa Trong Thớ Đất Ca, Anh Nhìn Em Ca, Em Nhìn Anh Ca, Suốt Xương Da Ca, Suốt Xương Máu Ca, Suốt Xương Mẹ Ca, Sầu Suốt Xứ Ca... | Thượng thừa Cung Bậc Mà Ca
Nỗi Riêng Riêng Quận Châu Là Quận Châu
Ca Về Tuế Nguyệt Thiên Thu
Về Ca Khoảnh Khắc Sơ Đầu Sát Na
Chân Không Diệu Hữu Là Ca
Không Chân Hữu Diệu Là Sa Hằng Hằng
Lai Thu Nhứt Nhạn Thường Văn
Khứ Xuân Tam Thập Thăng Bằng Thiều Quang
Đứng Đi Ngồi Ngã Ba Đàng
Thượng Thừa Cung Bậc Muộn Màng Cứ Ca
Ca Về Châu Thổ Phù Sa
Sương Bình Nguyên Dội Lục Hà Năm Nao
Thường Văn Nhứt Nhạn Sơ Đầu
Lai Thu Điệp Báo Mùa Ngâu Sắp Về
Lời Ca Chớm Vọng Đề Huề
Ca Xoang Chợt Vỡ Toang Về Hư Không
Thân Nghênh Sớm Đất Muộn Đồng
Thênh Ngân Đồng Ruộng Muộn Trồng Hột Ca
Hột Về Đổi Hạt Ra Hoa
Thay Hoa Về Hạt Hột Hoà Đàm Suông
Ba Lê Mộng Tưởng Như Luồng
Mô Din Ruồng Bẫy Như Dường Din Mô
Ngàn Thu Rớt Hột San Hô
Rộng Đường Cồn Lá Mị Sô Han Ngồng
Mộng Truồng Vơi Xuống Ruộng Đồng
Sầu Vun Xới Trẫm Muộn Trồng Quả Nhân
Ca như thế là gì?
Do Lai từ đâu mà ca như thế?
Như thế là như thế nào?
Là như Trùng Trùng Duyên Khởi?
Là như Điệp Điệp Nghiệp Vong?
Như Thuần Nhiên Thái Nhiên Vọng Hưởng Toàn Nhiên Dâu Biển Hiện Diện Biển Dâu?
Kiều Diễm Tuyệt Trù Vô Ngần Nương Tử Quận?
Tuyệt Luân Quyền Lực Vô Hạn Thần Nữ Lan?
Từ Thương Khung Hương Thanh Thái Sắt Se Tới Tử Trúc Lâm Quan Âm Bồ Tát Hạnh?
Suốt Trăm Năm Trong Cõi Là Suốt Cõi Suốt Bình Sinh?
Còn Độ Bấy Nhiêu Thôi Trăm Năm Còn Bấy Độ?
Trăm Năm Ngoài Cuộc Mộng Tớ Dặn Đời Tớ Còn Rượu Bồ Đào Mỹ Tửu Thống Ẩm Cuồng Ca Thả Đồng Nguyệt Hạ Tam Nhân Ảnh?
Liêu Khoát Thiên Nhai Vạn Lí Tâm?
Phá Hận Kính Tu Phiền Khúc Nghiệt?
Tăng Thu Thuỳ Phục Oán Hi Trang? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Thượng thừa Cung Bậc Mà Ca
Nỗi Riêng Riêng Quận Châu Là Quận Châu
Ca Về Tuế Nguyệt Thiên Thu
Về Ca Khoảnh Khắc Sơ Đầu Sát Na
Chân Không Diệu Hữu Là Ca
Không Chân Hữu Diệu Là Sa Hằng Hằng
Lai Thu Nhứt Nhạn Thường Văn
Khứ Xuân Tam Thập Thăng Bằng Thiều Quang
Đứng Đi Ngồi Ngã Ba Đàng
Thượng Thừa Cung Bậc Muộn Màng Cứ Ca
Ca Về Châu Thổ Phù Sa
Sương Bình Nguyên Dội Lục Hà Năm Nao
Thường Văn Nhứt Nhạn Sơ Đầu
Lai Thu Điệp Báo Mùa Ngâu Sắp Về
Lời Ca Chớm Vọng Đề Huề
Ca Xoang Chợt Vỡ Toang Về Hư Không
Thân Nghênh Sớm Đất Muộn Đồng
Thênh Ngân Đồng Ruộng Muộn Trồng Hột Ca
Hột Về Đổi Hạt Ra Hoa
Thay Hoa Về Hạt Hột Hoà Đàm Suông
Ba Lê Mộng Tưởng Như Luồng
Mô Din Ruồng Bẫy Như Dường Din Mô
Ngàn Thu Rớt Hột San Hô
Rộng Đường Cồn Lá Mị Sô Han Ngồng
Mộng Truồng Vơi Xuống Ruộng Đồng
Sầu Vun Xới Trẫm Muộn Trồng Quả Nhân
Ca như thế là gì?
Do Lai từ đâu mà ca như thế?
Như thế là như thế nào?
Là như Trùng Trùng Duyên Khởi?
Là như Điệp Điệp Nghiệp Vong?
Như Thuần Nhiên Thái Nhiên Vọng Hưởng Toàn Nhiên Dâu Biển Hiện Diện Biển Dâu?
Kiều Diễm Tuyệt Trù Vô Ngần Nương Tử Quận?
Tuyệt Luân Quyền Lực Vô Hạn Thần Nữ Lan?
Từ Thương Khung Hương Thanh Thái Sắt Se Tới Tử Trúc Lâm Quan Âm Bồ Tát Hạnh?
Suốt Trăm Năm Trong Cõi Là Suốt Cõi Suốt Bình Sinh?
Còn Độ Bấy Nhiêu Thôi Trăm Năm Còn Bấy Độ?
Trăm Năm Ngoài Cuộc Mộng Tớ Dặn Đời Tớ Còn Rượu Bồ Đào Mỹ Tửu Thống Ẩm Cuồng Ca Thả Đồng Nguyệt Hạ Tam Nhân Ảnh?
Liêu Khoát Thiên Nhai Vạn Lí Tâm?
Phá Hận Kính Tu Phiền Khúc Nghiệt?
Tăng Thu Thuỳ Phục Oán Hi Trang? | Liêu Khoát Thiên Nhai Vạn Lí Tâm?
Phá Hận Kính Tu Phiền Khúc Nghiệt?
Tăng Thu Thuỳ Phục Oán Hi Trang?
Cuồng Ca Thống ẩm Tri Vô Ích?
Duy Nặc Doanh Hoàn Cõi Trụ Nan?
“Nous avons l’Art, pour ne pas périr devant la Vérité.”
Đó tạm gọi là lời Đáp của ông Nietzsche:
“Chúng ta có Nghệ Thuật để khỏi trầm vong tuyệt diệt trước Chân Lí”.
(Wir haben die Kunst, damit wir nicht an der Wahrheit zu Grunde gehen.)
Bởi đâu ông Nietzsche nói thế?
Bởi rằng còn có điều nên cần biết sớm sủa hơn.
Nhưng đó lại là điều mà mọi chúng ta ngày nay vẫn chưa đủ chín già, chín dặn để suy vào.
Vẫn lại lại là một lời của Nietzsche:
“Xung quanh người Anh Hùng, mọi mọi trở thành Bi Hùng Kịch; xung quanh vị Thần-Đế-Nửa-Vời, mọi mọi trở thành cuộc Chơi Sỏa Lộng Cuồng Vũ Satyr.
Và xung quanh Thần Đế Chúa Mọi Mọi trở thành - gì?
Chỉ còn lời Thi dựng lai rai:
Tót vời cuộc chơi đủ?
Vô phương hướng ân cần ?
Lời thơ thi dưng nói lên sự gì?
Nói rằng:
“Chúng ta cần có Nghệ Thuật, để khỏi trầm vong tử diệt trước Chân Lí”.
Và đó cũng là lời Nói tối hậu của Duy Ma Kinh và Hoa Nghiêm Kinh.
Và riêng của Đoạn Trường Tân Thanh Kinh.
Vì Tân Thanh ở tiếp sau đoạn trường, nằm ngay ở giữa ruột rà máu mủ đoạn trường?
Tân Thanh tái tạo chuyển dịch, biến thể đoạn trường ra làm Thượng Thừa Thơ Ngây Tươi Vui Hoan Lạc.
“…um Gott herum wird Alles - wie?
“Xung quanh Thần Đế Chúa, Mọi Mọi trở thành - gì?
Giờ hãy đọc lại:
Trăm năm trong Cõi người ta...
Mua Vui cũng được một vài trống canh…”
Đó chính là Cõi. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Liêu Khoát Thiên Nhai Vạn Lí Tâm?
Phá Hận Kính Tu Phiền Khúc Nghiệt?
Tăng Thu Thuỳ Phục Oán Hi Trang?
Cuồng Ca Thống ẩm Tri Vô Ích?
Duy Nặc Doanh Hoàn Cõi Trụ Nan?
“Nous avons l’Art, pour ne pas périr devant la Vérité.”
Đó tạm gọi là lời Đáp của ông Nietzsche:
“Chúng ta có Nghệ Thuật để khỏi trầm vong tuyệt diệt trước Chân Lí”.
(Wir haben die Kunst, damit wir nicht an der Wahrheit zu Grunde gehen.)
Bởi đâu ông Nietzsche nói thế?
Bởi rằng còn có điều nên cần biết sớm sủa hơn.
Nhưng đó lại là điều mà mọi chúng ta ngày nay vẫn chưa đủ chín già, chín dặn để suy vào.
Vẫn lại lại là một lời của Nietzsche:
“Xung quanh người Anh Hùng, mọi mọi trở thành Bi Hùng Kịch; xung quanh vị Thần-Đế-Nửa-Vời, mọi mọi trở thành cuộc Chơi Sỏa Lộng Cuồng Vũ Satyr.
Và xung quanh Thần Đế Chúa Mọi Mọi trở thành - gì?
Chỉ còn lời Thi dựng lai rai:
Tót vời cuộc chơi đủ?
Vô phương hướng ân cần ?
Lời thơ thi dưng nói lên sự gì?
Nói rằng:
“Chúng ta cần có Nghệ Thuật, để khỏi trầm vong tử diệt trước Chân Lí”.
Và đó cũng là lời Nói tối hậu của Duy Ma Kinh và Hoa Nghiêm Kinh.
Và riêng của Đoạn Trường Tân Thanh Kinh.
Vì Tân Thanh ở tiếp sau đoạn trường, nằm ngay ở giữa ruột rà máu mủ đoạn trường?
Tân Thanh tái tạo chuyển dịch, biến thể đoạn trường ra làm Thượng Thừa Thơ Ngây Tươi Vui Hoan Lạc.
“…um Gott herum wird Alles - wie?
“Xung quanh Thần Đế Chúa, Mọi Mọi trở thành - gì?
Giờ hãy đọc lại:
Trăm năm trong Cõi người ta...
Mua Vui cũng được một vài trống canh…”
Đó chính là Cõi. | “…um Gott herum wird Alles - wie?
“Xung quanh Thần Đế Chúa, Mọi Mọi trở thành - gì?
Giờ hãy đọc lại:
Trăm năm trong Cõi người ta...
Mua Vui cũng được một vài trống canh…”
Đó chính là Cõi.
Nấp sau một Nếp Gấp dị thường trong Cổ Lục uyên nguyên, lời thơ Nguyễn Du Thi Dựng “Cõi”.
Cõi hiện ra trong Thơ thi dựng như thế nào?
Như thế nào: Như Toàn Nhiên Tuyệt Vời Kiều Diễm Thiên Nhiên Thành Tượng?
Tại chỗ Mở Phơi ở giữa vùng Tàng Ẩn.
Như thế nào: Như Toàn Nhiên Phiêu Nhiên Du Hành Du Hí Thần Thông Tam Muội Tại...
Hà Xứ tại?
Tại Kim Thanh Nhi Ngọc Chấn chi trung Hình Nhi Hạ Láng Giềng Cận Lập.
Tuyệt diệu Ẩn Tàng là: Phó thác mọi mọi cho Hình Nhi Hạ lẽo đẽo mang chơi.
Một mình Nguyễn Du lịch hành theo thể lệ đó.
Mỗi bước chân đi của liệp hộ mang toàn khối Nam Hải Điếu Đồ ứng thụ Mọi Mọi của Toàn Nhiên Thiên Nhiên Diện Hiện.
Toàn Nhiên Thiên Nhiên Hiện Diện trở cơn tỉnh giấc trong từng tiết nhịp thơ đi.
Tỉnh giấc làm gì lúc nhiên nhiên giấc tỉnh?
“En s'éveillant, la Nature dévoile son essence propre comme Sacré.”
“Lúc tỉnh giấc, Nàng Thiên Nhiên Kiều Diễm mở phơi Tinh Thể mình ra như nhiên là Thiêng Liêng ấy.” Bởi đâu?
“Car elle, elle même, plus ancienne que les temps
Et au-dessus des dieux Soir et de l'Orient
La Nature maintenant s’est éveillée avec tumulte ([20])
Bởi vì nàng, chính nàng, nàng xa xưa hơn mọi thời gian thời đại
Nàng ở bên trên chư Thần Đế của Tây phương và của Đông phương
(Nàng toàn nhiên bao hàm vạn tượng)
Bây giờ Nàng bừng tỉnh giấc dạt dào náo động |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | “…um Gott herum wird Alles - wie?
“Xung quanh Thần Đế Chúa, Mọi Mọi trở thành - gì?
Giờ hãy đọc lại:
Trăm năm trong Cõi người ta...
Mua Vui cũng được một vài trống canh…”
Đó chính là Cõi.
Nấp sau một Nếp Gấp dị thường trong Cổ Lục uyên nguyên, lời thơ Nguyễn Du Thi Dựng “Cõi”.
Cõi hiện ra trong Thơ thi dựng như thế nào?
Như thế nào: Như Toàn Nhiên Tuyệt Vời Kiều Diễm Thiên Nhiên Thành Tượng?
Tại chỗ Mở Phơi ở giữa vùng Tàng Ẩn.
Như thế nào: Như Toàn Nhiên Phiêu Nhiên Du Hành Du Hí Thần Thông Tam Muội Tại...
Hà Xứ tại?
Tại Kim Thanh Nhi Ngọc Chấn chi trung Hình Nhi Hạ Láng Giềng Cận Lập.
Tuyệt diệu Ẩn Tàng là: Phó thác mọi mọi cho Hình Nhi Hạ lẽo đẽo mang chơi.
Một mình Nguyễn Du lịch hành theo thể lệ đó.
Mỗi bước chân đi của liệp hộ mang toàn khối Nam Hải Điếu Đồ ứng thụ Mọi Mọi của Toàn Nhiên Thiên Nhiên Diện Hiện.
Toàn Nhiên Thiên Nhiên Hiện Diện trở cơn tỉnh giấc trong từng tiết nhịp thơ đi.
Tỉnh giấc làm gì lúc nhiên nhiên giấc tỉnh?
“En s'éveillant, la Nature dévoile son essence propre comme Sacré.”
“Lúc tỉnh giấc, Nàng Thiên Nhiên Kiều Diễm mở phơi Tinh Thể mình ra như nhiên là Thiêng Liêng ấy.” Bởi đâu?
“Car elle, elle même, plus ancienne que les temps
Et au-dessus des dieux Soir et de l'Orient
La Nature maintenant s’est éveillée avec tumulte ([20])
Bởi vì nàng, chính nàng, nàng xa xưa hơn mọi thời gian thời đại
Nàng ở bên trên chư Thần Đế của Tây phương và của Đông phương
(Nàng toàn nhiên bao hàm vạn tượng)
Bây giờ Nàng bừng tỉnh giấc dạt dào náo động | Nàng ở bên trên chư Thần Đế của Tây phương và của Đông phương
(Nàng toàn nhiên bao hàm vạn tượng)
Bây giờ Nàng bừng tỉnh giấc dạt dào náo động
(như binh khí vang vang)
Đức ngữ:
Denn sie, sie selbst, die aelter denn die Zeiten
Und ueber die Goetter des Abends und Orients its,
Die Natur ist jetzt mit Waffenklang erwacht...”
Thiên Nhiên xa xưa hơn những Thời Đại kia, là những Thời Đại, Thời Gian được đo ra theo những con người, những dân tộc và những sự sự vật vật.
Nhưng Thiên Nhiên không xa xưa hơn “Thời” là chính Thời không có “gian” không có đại, là Thời Thể của Thời Thân của Thời nào có lẽ gần đúng là Thời trong cái nghĩa “Thời Chi Nghĩa Đại Hĩ Tai”.
Thiên Nhiên làm sao lại có thể cũng xa xưa hơn Thời Thể kia cho được?
(Làm sao có thể lại cũng là như thế? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Nàng ở bên trên chư Thần Đế của Tây phương và của Đông phương
(Nàng toàn nhiên bao hàm vạn tượng)
Bây giờ Nàng bừng tỉnh giấc dạt dào náo động
(như binh khí vang vang)
Đức ngữ:
Denn sie, sie selbst, die aelter denn die Zeiten
Und ueber die Goetter des Abends und Orients its,
Die Natur ist jetzt mit Waffenklang erwacht...”
Thiên Nhiên xa xưa hơn những Thời Đại kia, là những Thời Đại, Thời Gian được đo ra theo những con người, những dân tộc và những sự sự vật vật.
Nhưng Thiên Nhiên không xa xưa hơn “Thời” là chính Thời không có “gian” không có đại, là Thời Thể của Thời Thân của Thời nào có lẽ gần đúng là Thời trong cái nghĩa “Thời Chi Nghĩa Đại Hĩ Tai”.
Thiên Nhiên làm sao lại có thể cũng xa xưa hơn Thời Thể kia cho được?
(Làm sao có thể lại cũng là như thế? | (Làm sao có thể lại cũng là như thế?
Vì có lẽ cái Thời Thể kia của cái “Zeit und Sein” là đích thị Cái Thời của riêng Thời trong “Sein und Zeit” là Cái Thời của Hằng Thể Lưu Tồn và Thời Thể của Thường Lưu theo thể lệ cửa Trung-Niên-Thi-Sĩ-Thể vốn ca ngâm theo thể lệ của Thời Thể và Thiên Nhiên vốn hằng hằng lịch hành song song cho sử hiện và sử hiện theo thể lệ của hiển linh dị thường của Thời Thể đi về trong Thiên Nhiên và của Thiên Nhiên bước vào trong Thời Thể, hai Cái Đó quy thuộc vào nhau khắng khít chung chìm chung nổi như Mưa Nguồn chìm nổi Lá Hoa Cồn với Ngàn Thu Trang Rớt Hột cho hiển linh Màu Hoa Trên Ngàn là Thể Tinh của Thời Thiên em Hà Thiên của Nhiêm Thanh Lục Thúy Thiên Thời Nhiên như nhiên không làm sao lại có thể tách hột rời cho rớt hột riêng ra để gọi là riêng đây Thời của Thời gian riêng kia Thiên của Thừa Thiên em Hà Thiên của Nhiệm Thanh Lục Thúy Thiên Thời Nhiên cho được cho Hư Không Đặt Để Nên Lời ở ngoài vòng trận Mưa Nguồn Ngàn Thu Trang Rớt Hột hoặc “Vòng-ngoài-ở” cuộc Lá Hoa Cồn là Cồn Hoa Lá với Mưa Nguồn trong kết Tụ Chôn Von từ Ban Sơ bão giông về Sơ Thuỷ trao trút Lá Hoa Cồn cho Rớt Hột Ngàn Thu Của Thiên Nhiên đi về trong Thời Thể theo thể lệ Thời Thể bước vào vòng Nhiên Thể Hằng Hiện Diện theo thể thái Thiên Nhiên Lưu Hà cho Thanh Lam về tồn lưu với Tục... để phong tình Cổ Tục về lịch hiện Cảo Thơm ở trước đèn mỗi mỗi phen Trang lần lần giở giở thì “ở lại” mộng vô ngần nơi trời “Tây Sương Tuyết” Lục Du Du. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | (Làm sao có thể lại cũng là như thế?
Vì có lẽ cái Thời Thể kia của cái “Zeit und Sein” là đích thị Cái Thời của riêng Thời trong “Sein und Zeit” là Cái Thời của Hằng Thể Lưu Tồn và Thời Thể của Thường Lưu theo thể lệ cửa Trung-Niên-Thi-Sĩ-Thể vốn ca ngâm theo thể lệ của Thời Thể và Thiên Nhiên vốn hằng hằng lịch hành song song cho sử hiện và sử hiện theo thể lệ của hiển linh dị thường của Thời Thể đi về trong Thiên Nhiên và của Thiên Nhiên bước vào trong Thời Thể, hai Cái Đó quy thuộc vào nhau khắng khít chung chìm chung nổi như Mưa Nguồn chìm nổi Lá Hoa Cồn với Ngàn Thu Trang Rớt Hột cho hiển linh Màu Hoa Trên Ngàn là Thể Tinh của Thời Thiên em Hà Thiên của Nhiêm Thanh Lục Thúy Thiên Thời Nhiên như nhiên không làm sao lại có thể tách hột rời cho rớt hột riêng ra để gọi là riêng đây Thời của Thời gian riêng kia Thiên của Thừa Thiên em Hà Thiên của Nhiệm Thanh Lục Thúy Thiên Thời Nhiên cho được cho Hư Không Đặt Để Nên Lời ở ngoài vòng trận Mưa Nguồn Ngàn Thu Trang Rớt Hột hoặc “Vòng-ngoài-ở” cuộc Lá Hoa Cồn là Cồn Hoa Lá với Mưa Nguồn trong kết Tụ Chôn Von từ Ban Sơ bão giông về Sơ Thuỷ trao trút Lá Hoa Cồn cho Rớt Hột Ngàn Thu Của Thiên Nhiên đi về trong Thời Thể theo thể lệ Thời Thể bước vào vòng Nhiên Thể Hằng Hiện Diện theo thể thái Thiên Nhiên Lưu Hà cho Thanh Lam về tồn lưu với Tục... để phong tình Cổ Tục về lịch hiện Cảo Thơm ở trước đèn mỗi mỗi phen Trang lần lần giở giở thì “ở lại” mộng vô ngần nơi trời “Tây Sương Tuyết” Lục Du Du. | Hoặc “ở đi trong chiêm bao “Tùng Thúy Mị” tuyết sương trời Du Lục Lục theo thể lệ của tuế nguyệt ngao du suốt bờ cõi phiêu bồng bước qua miền phiêu du một vầng nhật “từ bờ cõi” - chia-xương-chua-là-ngọt “tới phiêu du”từ vầng nhật qua miền... của thiên nhiên bất thình lình trong một phen dạt dào như kiếm đao huy huy hoắc hoắc mà tỉnh giấc thật vô ngần theo thể lệ Ngủ Chiêm Bao... vì quả thật Thiên Nhiên đã từ bao xa xưa hơn Thời Gian của bao bao Thời Đại về Mọi Mọi vô ngần Thảy Thảy Hiện Diện Hiển Linh ở trong cõi Uyên Nguyên xa xưa về Sơ Thuỷ ngong ngóng đợi Nguyệt Vô Ngần “vành gương ngậm” theo thể lệ vô ngần tùng thúy mị nam san...
A la vérité, la Nature est plus ancienne que les temps, car, phus ancienne, elle est aussi antérieure, donc phus originelle, donc plus temporelle que les temps qui servent aux calculs des Fils dễ la Terre.”([21]).
“Vì quả thật chừng nào Thiên Nhiên còn lưu tồn trì ngự theo thể lệ “xa xưa hơn mọi mọi thời gian thời đại thì chừng đó hẳn nhiên là Nàng “xa xưa hơn” và như vậy sớm sủa bình-minh-sơ-thuỷ-hơn, và, như vậy, thời thể-lệ hơn, thể-lệ-thời hơn, “thời lệ thể” hơn hơn, hơn là “những thời đại thời gian” được đếm đo, đo đếm bởi những Đứa Con Đứa Cái của Mẫu Thân Mặt Đất Quả Địa Cầu (đã đi về bú tận cùng Bầu Vú Sữa của Bà Mẹ kiệt cùng kiệt tận bởi ân tình khoan thứ ốc huệ khoan hồng trong tình-nghĩa-Mẹ Mẫu Thân).” |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Hoặc “ở đi trong chiêm bao “Tùng Thúy Mị” tuyết sương trời Du Lục Lục theo thể lệ của tuế nguyệt ngao du suốt bờ cõi phiêu bồng bước qua miền phiêu du một vầng nhật “từ bờ cõi” - chia-xương-chua-là-ngọt “tới phiêu du”từ vầng nhật qua miền... của thiên nhiên bất thình lình trong một phen dạt dào như kiếm đao huy huy hoắc hoắc mà tỉnh giấc thật vô ngần theo thể lệ Ngủ Chiêm Bao... vì quả thật Thiên Nhiên đã từ bao xa xưa hơn Thời Gian của bao bao Thời Đại về Mọi Mọi vô ngần Thảy Thảy Hiện Diện Hiển Linh ở trong cõi Uyên Nguyên xa xưa về Sơ Thuỷ ngong ngóng đợi Nguyệt Vô Ngần “vành gương ngậm” theo thể lệ vô ngần tùng thúy mị nam san...
A la vérité, la Nature est plus ancienne que les temps, car, phus ancienne, elle est aussi antérieure, donc phus originelle, donc plus temporelle que les temps qui servent aux calculs des Fils dễ la Terre.”([21]).
“Vì quả thật chừng nào Thiên Nhiên còn lưu tồn trì ngự theo thể lệ “xa xưa hơn mọi mọi thời gian thời đại thì chừng đó hẳn nhiên là Nàng “xa xưa hơn” và như vậy sớm sủa bình-minh-sơ-thuỷ-hơn, và, như vậy, thời thể-lệ hơn, thể-lệ-thời hơn, “thời lệ thể” hơn hơn, hơn là “những thời đại thời gian” được đếm đo, đo đếm bởi những Đứa Con Đứa Cái của Mẫu Thân Mặt Đất Quả Địa Cầu (đã đi về bú tận cùng Bầu Vú Sữa của Bà Mẹ kiệt cùng kiệt tận bởi ân tình khoan thứ ốc huệ khoan hồng trong tình-nghĩa-Mẹ Mẫu Thân).” | (Solange sie “aelter den die Zeiten” bleibt, ist sie freilich “aelter”, also frueher also zeitiger, also gerade zeithafter denn “die Zeiten”, mit denen die Erdensoehne rechnen)
Thiên Nhiên là Thời xa xưa nhất (Đệ Nhất Cổ Cựu Thời, Tuyệt Trù Thái Thậm Cổ Kính Thời, Thượng Thừa Thù Thắng Cổ Hi Thời, Bất Khả Tỉ Giảo Thời Bất Khả Tư Nghị Thời Bất Khả Linh Giải Liễu Ngộ Thời) và chẳng hề chút chi là cái “Siêu Thời” (das “Ueberzeitliche”) của thói thường tơ tưởng Siêu Hình Học Nhà Ma hoặc tưởng tơ thường thói Luận Lí Học Cửa Quỷ, và toàn nhiên tuyệt đối chẳng phải cái “Vĩnh Viễn Thời” theo thể lệ Suy Niệm Ky Tô Giáo Thần giáo dấn thân.
(“Dia Natur ist die aelteste Zeit und keineswegs das metaphysisch gemeinte “Ueberzeitliche” und vollends nicht das christlich gedachte “Ewige”.)
Thiên Nhiên thật là “đại”-thời-thể hơn những thể- “thời đại” bởi vì Nàng như nhiên là Nàng Huyền Diệu Tuyệt Luân Toàn Nhiên Hiện Diện, thì nàng là Tuyệt Trù Nương Tử Lục Hà Thù Thắng Dấn Thân, Tượng Thu Trang Dậy Thể, tồn lập huy hoàng nguy nga bất tận tại cái Vùng Riêng Biệt Của Ốc Huệ Vũ Lộ Cấp Ban.
Theo Thể Lệ đó Nàng Nương Tử Dị Thường Bao La Bát Ngát đó đã tự bao giờ chan rưới mưa móc xum xuê, ban ban cấp cho mọi mọi Thực Tại cái Cõi Thái Lãng Thu Quang Phương Cảo Duệ và duy chỉ ở tại chốn Mở Phơi trong Cõi đó mới duy chỉ có thể hiện xuất mọi mọi cái gì là cỏn-con cái-một-thực-tại rẽ riêng.
Do đó Cựu Hi Lạp Tiền Illidad-Dyl-Homer vốn dĩ đã có câu “Phương Cảo Phù Du Vân Cẩm Đoạn. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | (Solange sie “aelter den die Zeiten” bleibt, ist sie freilich “aelter”, also frueher also zeitiger, also gerade zeithafter denn “die Zeiten”, mit denen die Erdensoehne rechnen)
Thiên Nhiên là Thời xa xưa nhất (Đệ Nhất Cổ Cựu Thời, Tuyệt Trù Thái Thậm Cổ Kính Thời, Thượng Thừa Thù Thắng Cổ Hi Thời, Bất Khả Tỉ Giảo Thời Bất Khả Tư Nghị Thời Bất Khả Linh Giải Liễu Ngộ Thời) và chẳng hề chút chi là cái “Siêu Thời” (das “Ueberzeitliche”) của thói thường tơ tưởng Siêu Hình Học Nhà Ma hoặc tưởng tơ thường thói Luận Lí Học Cửa Quỷ, và toàn nhiên tuyệt đối chẳng phải cái “Vĩnh Viễn Thời” theo thể lệ Suy Niệm Ky Tô Giáo Thần giáo dấn thân.
(“Dia Natur ist die aelteste Zeit und keineswegs das metaphysisch gemeinte “Ueberzeitliche” und vollends nicht das christlich gedachte “Ewige”.)
Thiên Nhiên thật là “đại”-thời-thể hơn những thể- “thời đại” bởi vì Nàng như nhiên là Nàng Huyền Diệu Tuyệt Luân Toàn Nhiên Hiện Diện, thì nàng là Tuyệt Trù Nương Tử Lục Hà Thù Thắng Dấn Thân, Tượng Thu Trang Dậy Thể, tồn lập huy hoàng nguy nga bất tận tại cái Vùng Riêng Biệt Của Ốc Huệ Vũ Lộ Cấp Ban.
Theo Thể Lệ đó Nàng Nương Tử Dị Thường Bao La Bát Ngát đó đã tự bao giờ chan rưới mưa móc xum xuê, ban ban cấp cho mọi mọi Thực Tại cái Cõi Thái Lãng Thu Quang Phương Cảo Duệ và duy chỉ ở tại chốn Mở Phơi trong Cõi đó mới duy chỉ có thể hiện xuất mọi mọi cái gì là cỏn-con cái-một-thực-tại rẽ riêng.
Do đó Cựu Hi Lạp Tiền Illidad-Dyl-Homer vốn dĩ đã có câu “Phương Cảo Phù Du Vân Cẩm Đoạn. | Do đó Cựu Hi Lạp Tiền Illidad-Dyl-Homer vốn dĩ đã có câu “Phương Cảo Phù Du Vân Cẩm Đoạn.
Tằng Giao Thất Luyện Tả Thu Quang... Dập dìu bước bước gót Trang... Trước mọi mọi thảy thảy Thực Tại và thay thầy mọi mọi Thực Hiện Thi Hành Thành Hi Tựu Hãn.
Trước mọi mọi thảy thảy những thứ đó, là gì?
Là hằng tồn lập Thiên Nhiên.
Thiên Nhiên Tiên Lữ Nữ Tiên nương vốn dĩ hằng tồn “tiền-lập-tại” ngay cả đối với chư Đế Thần vốn dĩ chỉ đi về lưu cư tồn-lập- tại là “tiếp hậu” cuộc Sơ Đầu “Hằng-tại-lập” của Lưu “Hằng Thể Lệ” Thiên Nhiên ([22]).
Do đó có câu Tây Du Kí mà rằng:
Dập dìu Thu bước gót Trang
Nấng nuôi thể lệ thiều quang bên trời
Phù du phương cảo chúm môi
Thu ca rớt rụng ra đời vẫn Trang
Tằng giao thất luyện thu quang
Đầu vân cẩm đoạn một hàng hôm xưa
Hoàng hôn nguyệt tượng tuôn mưa
Nguồn gieo thể lệ thượng thừa cảo thơm.
Diện tiền vân mấn càn khôn
Tròn xoe quỹ đạo lá cồn ra hoa
Cỏ trong mình mẩy ngọc ngà
Mọc từ phơi mở một Toà Thiên Nhiên
Thơ về tứ đảo tam điên
Dựng thi sầu toả muộn phiền nấng nuôi
Tặng cô Brigitte ngậm ngùi
Nghiêng trời trút đổ nụ cười nghiêng nghiêng”
(Tây Du Kí)
Do đó Nương Tử Thiên Nhiên trong giờ thức giấc, đã dạt dào đao kiếm trong cung bậc thượng thừa thi dựng của Thi Ca.
- “Car Elle, qui est plus ancienne que les temps, Elle est aussi au dessus des Dieux du Soir et de l'Orient.” |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Do đó Cựu Hi Lạp Tiền Illidad-Dyl-Homer vốn dĩ đã có câu “Phương Cảo Phù Du Vân Cẩm Đoạn.
Tằng Giao Thất Luyện Tả Thu Quang... Dập dìu bước bước gót Trang... Trước mọi mọi thảy thảy Thực Tại và thay thầy mọi mọi Thực Hiện Thi Hành Thành Hi Tựu Hãn.
Trước mọi mọi thảy thảy những thứ đó, là gì?
Là hằng tồn lập Thiên Nhiên.
Thiên Nhiên Tiên Lữ Nữ Tiên nương vốn dĩ hằng tồn “tiền-lập-tại” ngay cả đối với chư Đế Thần vốn dĩ chỉ đi về lưu cư tồn-lập- tại là “tiếp hậu” cuộc Sơ Đầu “Hằng-tại-lập” của Lưu “Hằng Thể Lệ” Thiên Nhiên ([22]).
Do đó có câu Tây Du Kí mà rằng:
Dập dìu Thu bước gót Trang
Nấng nuôi thể lệ thiều quang bên trời
Phù du phương cảo chúm môi
Thu ca rớt rụng ra đời vẫn Trang
Tằng giao thất luyện thu quang
Đầu vân cẩm đoạn một hàng hôm xưa
Hoàng hôn nguyệt tượng tuôn mưa
Nguồn gieo thể lệ thượng thừa cảo thơm.
Diện tiền vân mấn càn khôn
Tròn xoe quỹ đạo lá cồn ra hoa
Cỏ trong mình mẩy ngọc ngà
Mọc từ phơi mở một Toà Thiên Nhiên
Thơ về tứ đảo tam điên
Dựng thi sầu toả muộn phiền nấng nuôi
Tặng cô Brigitte ngậm ngùi
Nghiêng trời trút đổ nụ cười nghiêng nghiêng”
(Tây Du Kí)
Do đó Nương Tử Thiên Nhiên trong giờ thức giấc, đã dạt dào đao kiếm trong cung bậc thượng thừa thi dựng của Thi Ca.
- “Car Elle, qui est plus ancienne que les temps, Elle est aussi au dessus des Dieux du Soir et de l'Orient.” | - “Car Elle, qui est plus ancienne que les temps, Elle est aussi au dessus des Dieux du Soir et de l'Orient.”
“Bởi vì Nàng, nàng xa xưa hơn những thời đại, thì Nàng cũng tồn lập tập tại ở bên trên mái tóc đìu hiu nhuốm sương, pha tuyết, in sa mù của Chư Thần Đế Non Nước Phương Tây, và của Phương Đông Nước Non Chí Tôn Chúa Đế”.
Nàng đi về đăm chiêu trong Hồng Quần Cố Quận để lên lời, cho tiếng vọng về Khu Vực của Thi Sĩ Trung Niên, và từ đó nảy ra cuộc ứng đáp miên man của Trung Niên suốt du trường tuế nguyệt.
“…Kể từ phen
Chúng ta là Một Hội Thoại...”
Kể từ phen đó mà đi, bóng xiêm mơ màng của Vô Ngần Toàn Nhiên Hiện Diện cứ đi về lẽo đẽo chiêm bao:
“Phới tay áo, bay màu Ngọn Gió
Giống Nghê Thường , khúc Múa Năm
Xưa Lệ dàn mặt ngọc lưa thưa
Cành lê hoa chíu hạt mưa xuân đầm
Ngừng nước mắt âm thầm buồn bã
Đội ơn lòng xin tạ Trung Niên
Kể từ Hội Thoại là phen
Một về lẽo đẽo muôn phen phiêu bồng”
(Tản Đà Trường Hận Ca)
“Hoàng hậu chớ đau lòng như thế
Hãy yên vui dễ dễ ngủ yên
Trăm năm bỏ mặc ưu phiền
Cho trần thổ dưng thi triền miên Thơ
Từ Hội Thoại cỏ bờ đã mọc
Đạp Thanh còn dấu gót tí hon
Bên bờ lúa ruộng chon von
Thiều quang tảo mộ xuân còn nhớ thu”
(Sa Mạc Trường Ca)
“Cũng có thể thu là thu hội
Họp thu nào niềm nỗi quan san
Ly bôi ăm ắp rượu tràn
Lòng ăm ắp máu tim càng hấp hô
Từ hội thoại bước vô trùng diễn
Điệp Đạn Bom Miến Điện Xiêm La
Sông Thu sóng dạt Lưu Hà
Bên bờ lúa muộn bóng tà huy bay”
(Sa Mạc Hồi Khan) |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | - “Car Elle, qui est plus ancienne que les temps, Elle est aussi au dessus des Dieux du Soir et de l'Orient.”
“Bởi vì Nàng, nàng xa xưa hơn những thời đại, thì Nàng cũng tồn lập tập tại ở bên trên mái tóc đìu hiu nhuốm sương, pha tuyết, in sa mù của Chư Thần Đế Non Nước Phương Tây, và của Phương Đông Nước Non Chí Tôn Chúa Đế”.
Nàng đi về đăm chiêu trong Hồng Quần Cố Quận để lên lời, cho tiếng vọng về Khu Vực của Thi Sĩ Trung Niên, và từ đó nảy ra cuộc ứng đáp miên man của Trung Niên suốt du trường tuế nguyệt.
“…Kể từ phen
Chúng ta là Một Hội Thoại...”
Kể từ phen đó mà đi, bóng xiêm mơ màng của Vô Ngần Toàn Nhiên Hiện Diện cứ đi về lẽo đẽo chiêm bao:
“Phới tay áo, bay màu Ngọn Gió
Giống Nghê Thường , khúc Múa Năm
Xưa Lệ dàn mặt ngọc lưa thưa
Cành lê hoa chíu hạt mưa xuân đầm
Ngừng nước mắt âm thầm buồn bã
Đội ơn lòng xin tạ Trung Niên
Kể từ Hội Thoại là phen
Một về lẽo đẽo muôn phen phiêu bồng”
(Tản Đà Trường Hận Ca)
“Hoàng hậu chớ đau lòng như thế
Hãy yên vui dễ dễ ngủ yên
Trăm năm bỏ mặc ưu phiền
Cho trần thổ dưng thi triền miên Thơ
Từ Hội Thoại cỏ bờ đã mọc
Đạp Thanh còn dấu gót tí hon
Bên bờ lúa ruộng chon von
Thiều quang tảo mộ xuân còn nhớ thu”
(Sa Mạc Trường Ca)
“Cũng có thể thu là thu hội
Họp thu nào niềm nỗi quan san
Ly bôi ăm ắp rượu tràn
Lòng ăm ắp máu tim càng hấp hô
Từ hội thoại bước vô trùng diễn
Điệp Đạn Bom Miến Điện Xiêm La
Sông Thu sóng dạt Lưu Hà
Bên bờ lúa muộn bóng tà huy bay”
(Sa Mạc Hồi Khan) | Ly bôi ăm ắp rượu tràn
Lòng ăm ắp máu tim càng hấp hô
Từ hội thoại bước vô trùng diễn
Điệp Đạn Bom Miến Điện Xiêm La
Sông Thu sóng dạt Lưu Hà
Bên bờ lúa muộn bóng tà huy bay”
(Sa Mạc Hồi Khan)
“Car Elle, qui est plus ancienne que les temps, Elle est aussi au-dessus des Dieux du Soir et de 1’Orient”.
“Bởi vì nàng, nàng vốn xa xưa hơn những thời đại nhưng-những-những thời gian, thì Nàng cũng ở bên trên những Chư Thần Chư Đế của Non Nước Tây Phương và Đông Phương...”
(Denn sie “die aelter denn die Zeiten” ist auch “ueber die Goetter des Abends und Orients.”)
Tuy nhiên:
Tuy nhiên nàng “ở bên trên”, mà ở bên trên đây không có nghĩa “bên trên” theo thể lệ bề trên của-dưới-phía một khu vực lĩnh vực hay địa hạt nào của thực tại thực thà mộc mạc riêng biệt nào đó là ở tầng-cao-căn-lầu-thượng một toà “byn-đuynh”.
“ở- bên-trên-chư-thần”, có nghĩa là “trên-bên-ở-thần-chư-đế-chúng.” Lời đó muốn nói gì?
Nói rằng:
“Trên-bên-ở là ở theo lệ Thượng Thừa Trì Ngự cõi Chênh Vênh của chư Thần chư Đế.
Trên-bên-ở của chúng Đế chúng Thần là Siêu Việt Quá cái thể thái thói thường cư lưu mộc mạc của chúng chúng Chư Thần ngổn ngang thiếu ngăn nắp. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Ly bôi ăm ắp rượu tràn
Lòng ăm ắp máu tim càng hấp hô
Từ hội thoại bước vô trùng diễn
Điệp Đạn Bom Miến Điện Xiêm La
Sông Thu sóng dạt Lưu Hà
Bên bờ lúa muộn bóng tà huy bay”
(Sa Mạc Hồi Khan)
“Car Elle, qui est plus ancienne que les temps, Elle est aussi au-dessus des Dieux du Soir et de 1’Orient”.
“Bởi vì nàng, nàng vốn xa xưa hơn những thời đại nhưng-những-những thời gian, thì Nàng cũng ở bên trên những Chư Thần Chư Đế của Non Nước Tây Phương và Đông Phương...”
(Denn sie “die aelter denn die Zeiten” ist auch “ueber die Goetter des Abends und Orients.”)
Tuy nhiên:
Tuy nhiên nàng “ở bên trên”, mà ở bên trên đây không có nghĩa “bên trên” theo thể lệ bề trên của-dưới-phía một khu vực lĩnh vực hay địa hạt nào của thực tại thực thà mộc mạc riêng biệt nào đó là ở tầng-cao-căn-lầu-thượng một toà “byn-đuynh”.
“ở- bên-trên-chư-thần”, có nghĩa là “trên-bên-ở-thần-chư-đế-chúng.” Lời đó muốn nói gì?
Nói rằng:
“Trên-bên-ở là ở theo lệ Thượng Thừa Trì Ngự cõi Chênh Vênh của chư Thần chư Đế.
Trên-bên-ở của chúng Đế chúng Thần là Siêu Việt Quá cái thể thái thói thường cư lưu mộc mạc của chúng chúng Chư Thần ngổn ngang thiếu ngăn nắp. | Trên-bên-ở của chúng Đế chúng Thần là Siêu Việt Quá cái thể thái thói thường cư lưu mộc mạc của chúng chúng Chư Thần ngổn ngang thiếu ngăn nắp.
Trên-bển-ơ là Chon Von tồn lập trong Thể Lệ Man Mác Minh Hồng của thần thái Sương Tuyết In Pha Vô Phương Vô Hướng và có theo như thể lệ Thần Thái Ngọc đó, thì mới có thể bao la ôm ấp khắp khắp biên thùy mọi mọi Miêu Cương xanh rờn Mạc Ngoại, và từ đó mới có thể từ Mạc Ngoại Miêu Cương mà Kim Cương Bồ Tát Hạnh ủy thác về Thần Thái Ngọc Thiên Nhiên riêng một Tòa Thiên Nhiên của Kim Kim Tuyền là Kim Hoa anh hoa phát tiết của Mạc Ngoại Miêu Cương.
Kể từ đó mọi mọi Thi Sĩ Trung Niên và mọi mọi Trung Niên Thi Sĩ mới có thể điềm nhiên yến tọa mà thanh thản làm thơ thi dựng phó hội đãng trình trong bước đi lịch hành phiêu du về Sử Lịch là Phương Thảo Cổ Lục Sử Xanh.
Thi Sĩ trung niên từ đó ủy thác Tinh Thể mình cho Niên Tuế Vi Vu theo thể lệ “Ngã Kim Thùy Xí Phụ Minh Hồng” và bước vào cõi Láng Giềng Cận Lập Tinh Thể Lai Như Của Như Lai Viên Dung Bồ Đề Đát Thúy Thẩm Thúy Hằng Là Thể Lệ Ban Sơ Của Như Như Chân Như Từ Chân Không Sinh Khối Không Chân Trong Diệu Hữu.
Đó là ý nghĩa Lời Thơ thi dựng đã từ lâu chưa được liễu ngộ trên sa trường dâu biển gò đống ngổn ngang:
Chiên Đàn
Vừa Ngún
Chiêm Bao
Diệu Hoa Lầu Các
Đêm Nào Hoá Sinh”
(Sương Tì Hải)
Sương Tì Hải từ đó chính là Chốn là Vùng Khu Vực Thù Thắng cho Tuế Nguyệt đi về mở lời Chất Vấn Ngậm Ngùi cho Hội Thoại Mở Phơi.
“…Kể từ phen
Chúng ta
Là
Một Hội Thoại... |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Trên-bên-ở của chúng Đế chúng Thần là Siêu Việt Quá cái thể thái thói thường cư lưu mộc mạc của chúng chúng Chư Thần ngổn ngang thiếu ngăn nắp.
Trên-bển-ơ là Chon Von tồn lập trong Thể Lệ Man Mác Minh Hồng của thần thái Sương Tuyết In Pha Vô Phương Vô Hướng và có theo như thể lệ Thần Thái Ngọc đó, thì mới có thể bao la ôm ấp khắp khắp biên thùy mọi mọi Miêu Cương xanh rờn Mạc Ngoại, và từ đó mới có thể từ Mạc Ngoại Miêu Cương mà Kim Cương Bồ Tát Hạnh ủy thác về Thần Thái Ngọc Thiên Nhiên riêng một Tòa Thiên Nhiên của Kim Kim Tuyền là Kim Hoa anh hoa phát tiết của Mạc Ngoại Miêu Cương.
Kể từ đó mọi mọi Thi Sĩ Trung Niên và mọi mọi Trung Niên Thi Sĩ mới có thể điềm nhiên yến tọa mà thanh thản làm thơ thi dựng phó hội đãng trình trong bước đi lịch hành phiêu du về Sử Lịch là Phương Thảo Cổ Lục Sử Xanh.
Thi Sĩ trung niên từ đó ủy thác Tinh Thể mình cho Niên Tuế Vi Vu theo thể lệ “Ngã Kim Thùy Xí Phụ Minh Hồng” và bước vào cõi Láng Giềng Cận Lập Tinh Thể Lai Như Của Như Lai Viên Dung Bồ Đề Đát Thúy Thẩm Thúy Hằng Là Thể Lệ Ban Sơ Của Như Như Chân Như Từ Chân Không Sinh Khối Không Chân Trong Diệu Hữu.
Đó là ý nghĩa Lời Thơ thi dựng đã từ lâu chưa được liễu ngộ trên sa trường dâu biển gò đống ngổn ngang:
Chiên Đàn
Vừa Ngún
Chiêm Bao
Diệu Hoa Lầu Các
Đêm Nào Hoá Sinh”
(Sương Tì Hải)
Sương Tì Hải từ đó chính là Chốn là Vùng Khu Vực Thù Thắng cho Tuế Nguyệt đi về mở lời Chất Vấn Ngậm Ngùi cho Hội Thoại Mở Phơi.
“…Kể từ phen
Chúng ta
Là
Một Hội Thoại... | (Sương Tì Hải)
Sương Tì Hải từ đó chính là Chốn là Vùng Khu Vực Thù Thắng cho Tuế Nguyệt đi về mở lời Chất Vấn Ngậm Ngùi cho Hội Thoại Mở Phơi.
“…Kể từ phen
Chúng ta
Là
Một Hội Thoại...
Một Hội Thoại của Vùng Láng Giềng Cận Lập là anh hoa phát tiết của Tì Hải Sương, là Sương Tuyết của một Vùng Chênh Vênh giữa Đại Hải Đại Dương Phiêu Du và Phiêu Bồng Chon Von Biển Dâu Tục Địa.
Tì Hải là Láng Giềng Cận Lập và đồng thời cũng khoan hòa độ lượng hải hàm theo thể lệ Trung Dung.
Làm Kẻ Láng Giềng Thơ Dại quy tụ, hội kết, tập ngưng trong một làn hơi hô hấp, toàn thể những Anh Hoa Phát Tiết Ra Ngoài từ Muôn Phương bước vào một Quận.
Kính Thưa Em Quận, là lời thơ thi dựng từ cuộc hội tụ đó cho một Hội Thoại Hội Đàm Vắng Bặt Mọi Thanh Âm, để cho muôn phương được thong đong tự do tự tại mà phát tiết tinh thể mình đua nở muôn hoa thượng thừa tươi vui hoan lạc của Tâm Hoa Nộ Phóng như Ban Sơ Đâm Bông Lập Lòe của Phusis Sơ nguyên Là Đầu Tường Lửa Lựu Nung Nấu Bởi Luồng Huyền Hỏa Dị Thường Là Tặng Vật Vô Hạn Khôn Hàn Trong Chín Chục Thiều Quang Vi Vút Bay Tung Hoành Theo Cánh Mỏng Lưa Thưa Của Xuân Hồng Xã Yến Trước Mọi Hiểm Họa Hoành Sinh Của Hắc Phong Thiên Ngoại Là Ngoài Trời Gió Thảm Âm U Từ Một Cuộc Obscurcissement Étrange Của Hiện Thể Gây Ra Cho Hằng Lưu. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | (Sương Tì Hải)
Sương Tì Hải từ đó chính là Chốn là Vùng Khu Vực Thù Thắng cho Tuế Nguyệt đi về mở lời Chất Vấn Ngậm Ngùi cho Hội Thoại Mở Phơi.
“…Kể từ phen
Chúng ta
Là
Một Hội Thoại...
Một Hội Thoại của Vùng Láng Giềng Cận Lập là anh hoa phát tiết của Tì Hải Sương, là Sương Tuyết của một Vùng Chênh Vênh giữa Đại Hải Đại Dương Phiêu Du và Phiêu Bồng Chon Von Biển Dâu Tục Địa.
Tì Hải là Láng Giềng Cận Lập và đồng thời cũng khoan hòa độ lượng hải hàm theo thể lệ Trung Dung.
Làm Kẻ Láng Giềng Thơ Dại quy tụ, hội kết, tập ngưng trong một làn hơi hô hấp, toàn thể những Anh Hoa Phát Tiết Ra Ngoài từ Muôn Phương bước vào một Quận.
Kính Thưa Em Quận, là lời thơ thi dựng từ cuộc hội tụ đó cho một Hội Thoại Hội Đàm Vắng Bặt Mọi Thanh Âm, để cho muôn phương được thong đong tự do tự tại mà phát tiết tinh thể mình đua nở muôn hoa thượng thừa tươi vui hoan lạc của Tâm Hoa Nộ Phóng như Ban Sơ Đâm Bông Lập Lòe của Phusis Sơ nguyên Là Đầu Tường Lửa Lựu Nung Nấu Bởi Luồng Huyền Hỏa Dị Thường Là Tặng Vật Vô Hạn Khôn Hàn Trong Chín Chục Thiều Quang Vi Vút Bay Tung Hoành Theo Cánh Mỏng Lưa Thưa Của Xuân Hồng Xã Yến Trước Mọi Hiểm Họa Hoành Sinh Của Hắc Phong Thiên Ngoại Là Ngoài Trời Gió Thảm Âm U Từ Một Cuộc Obscurcissement Étrange Của Hiện Thể Gây Ra Cho Hằng Lưu. | Nhưng Hằng Lưu Trong Tinh Thần Tự Nhẫn Hải Hàm Đã Để Yên Cho Hiện Thể Thỏa Lòng Náo Động Còn Kĩ Vọng Giờ Phút Thiêng Liêng Của Hồi Tâm Máu Đi Trở Về Phổi Ấy Toàn Nhiên Là Sự Vụ Ân Cần Chiếu Cố Bằng Thể Lệ Sư Tử Tần Thân Cho Bồ Câu Thấp Thoáng Trong Sa Mạc Dị Thường Lầm Than Lớn Rộng Vì Thiên Ngoại Hải Ngoại Bên Ngoài Về Tấp Nập Cuộc Tối Hậu Obscurcissement Étrange Tấp Lên Hình Hài Hằng Thể Làm Trở Ngại Tinh Thể Hội Thoại Một Hội Đàm Hai Hội Thuyết Ba Bốn Hội Vô Kê Làm Rụng Rơi Ngôn Từ Của Ngữ Ngôn Hội Thoại Ấy Là Là Điệu Điệu Không Là Là Của Của Hắc Phong “Thiên Ngoại-Hắc-Phong Xuy Hải Lập; Tôn Tiền Hoàn Đãi Sứ Quân Lai”
“Ngoài trời hắc ám cuồng phong
Thổi triều biển dựng ngược dòng hằng lưu
Trước Ly Rượu Thắm khôn bù
Chờ tin mang lại tạc thù Sứ quân”
Rượu Thắm Bồ Đào Mĩ Tửu là Tinh Thể của Ngôn Ngữ Hội Thoại.
Khôn bù vì hội thoại cô đơn, hoặc tan hoang từ ban sơ thuyết thoại.
Sứ Quân Tin Mang Tại và cuộc Quyết Định Quy Hồi Phục Quận Là Nơi Chốn Của Hằng Thể Thơ Ngây.
“Gẫm rằng Quận Chúa thơ ngây
Mù sương tiết điệu tự bây giờ về
Thiên Nhiên ngàn vẻ sơn khê
Vô Ngần Hiện Diện đề huề ngón tay
Thiêng Liêng thể lệ nghiêng mày
Quyền Uy bất tuyệt Tượng bài động trang
Chư Thần phó hội ngổn ngang
Phục tòng Trì Ngự Thênh Thang Thịnh Triều
Ví dù giải kết đến điều (đi tiểu)
Còn nghe uy lực thịnh triều đổ qua”
“La Nature règne sur les Dieux.
Elle, la Puissante, est capable de plus encore que les Dieux: c'est en elle, en tant du Eclaircie, que tout peut seulement ête présent. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Nhưng Hằng Lưu Trong Tinh Thần Tự Nhẫn Hải Hàm Đã Để Yên Cho Hiện Thể Thỏa Lòng Náo Động Còn Kĩ Vọng Giờ Phút Thiêng Liêng Của Hồi Tâm Máu Đi Trở Về Phổi Ấy Toàn Nhiên Là Sự Vụ Ân Cần Chiếu Cố Bằng Thể Lệ Sư Tử Tần Thân Cho Bồ Câu Thấp Thoáng Trong Sa Mạc Dị Thường Lầm Than Lớn Rộng Vì Thiên Ngoại Hải Ngoại Bên Ngoài Về Tấp Nập Cuộc Tối Hậu Obscurcissement Étrange Tấp Lên Hình Hài Hằng Thể Làm Trở Ngại Tinh Thể Hội Thoại Một Hội Đàm Hai Hội Thuyết Ba Bốn Hội Vô Kê Làm Rụng Rơi Ngôn Từ Của Ngữ Ngôn Hội Thoại Ấy Là Là Điệu Điệu Không Là Là Của Của Hắc Phong “Thiên Ngoại-Hắc-Phong Xuy Hải Lập; Tôn Tiền Hoàn Đãi Sứ Quân Lai”
“Ngoài trời hắc ám cuồng phong
Thổi triều biển dựng ngược dòng hằng lưu
Trước Ly Rượu Thắm khôn bù
Chờ tin mang lại tạc thù Sứ quân”
Rượu Thắm Bồ Đào Mĩ Tửu là Tinh Thể của Ngôn Ngữ Hội Thoại.
Khôn bù vì hội thoại cô đơn, hoặc tan hoang từ ban sơ thuyết thoại.
Sứ Quân Tin Mang Tại và cuộc Quyết Định Quy Hồi Phục Quận Là Nơi Chốn Của Hằng Thể Thơ Ngây.
“Gẫm rằng Quận Chúa thơ ngây
Mù sương tiết điệu tự bây giờ về
Thiên Nhiên ngàn vẻ sơn khê
Vô Ngần Hiện Diện đề huề ngón tay
Thiêng Liêng thể lệ nghiêng mày
Quyền Uy bất tuyệt Tượng bài động trang
Chư Thần phó hội ngổn ngang
Phục tòng Trì Ngự Thênh Thang Thịnh Triều
Ví dù giải kết đến điều (đi tiểu)
Còn nghe uy lực thịnh triều đổ qua”
“La Nature règne sur les Dieux.
Elle, la Puissante, est capable de plus encore que les Dieux: c'est en elle, en tant du Eclaircie, que tout peut seulement ête présent. | “La Nature règne sur les Dieux.
Elle, la Puissante, est capable de plus encore que les Dieux: c'est en elle, en tant du Eclaircie, que tout peut seulement ête présent.
“Thiên Nhiên Đạm Nhiên Thuần Nhiên “Vô Khả Vô Bất Khả” là miền cõi của Phơi Mở cho mọi có chỗ từ “Thù Đồ” mà tiến bước về hiện diện nơi “Đồng Quy” một cách Xum Xuê Thể Thái thể theo Cốt Cách Riêng Biệt Thù Đồ của Riêng Mình Tự Do.
Thiên Nhiên Uy Quyền Thái Thậm không quen thói uy hiếp hồ đồ theo thể lệ Thần Đế Du Côn.
Vì vậy, chính vì vậy mà chư Thần Đế vui lòng phục tòng Thiên Nhiên Vô Ngần Toàn Nhiên Hiện Diện Giữa Thịnh Triều Man Mác Vắng Bặt Mọi So Đo.
Die Natur ist ueber “die” Goetter.
Sie, me Maechtige,” vermag noch ein Anderes als die Goetter: in ihr als der Lichtung kann alles erst gegenwaertig sein.
Thiên Nhiên ở bên trên “chư” Thần Đế.
Nàng “cô nương quyền Lực” nàng còn có thể nên Một Cái Gì Khác hơn chư Đế Thần; nơi Nàng như nơi Lãng Nhiên Thanh Đạm, mọi mọi mới có thể đi về thị hiện là hiện diện xum xuê.
Từ đó, Lãng Nhiên Thanh Đạm là Lãng Đãng Đạm Nhiên Trì Tồn Nhịp Tiết Cho Bước Đi Thiên Tiên Của Đạm Tiên Thiêng Liêng Ca Nhi Nàng Ấy.
Höelderlin nomme la Nature le Sacré; parce qu’ Elle est “plus anciene que les temps et au dessus des dieux.
La “sainteté” n'est donc aucunement une qualité empruntée à un dieu détemnné...
Höelderlin gọi tên Thiên Nhiên là Cái Thiêng Liêng; bởi vì Nàng “xa xưa hơn những thời đại và bởi vì nàng ở bên trên chư Thần”. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | “La Nature règne sur les Dieux.
Elle, la Puissante, est capable de plus encore que les Dieux: c'est en elle, en tant du Eclaircie, que tout peut seulement ête présent.
“Thiên Nhiên Đạm Nhiên Thuần Nhiên “Vô Khả Vô Bất Khả” là miền cõi của Phơi Mở cho mọi có chỗ từ “Thù Đồ” mà tiến bước về hiện diện nơi “Đồng Quy” một cách Xum Xuê Thể Thái thể theo Cốt Cách Riêng Biệt Thù Đồ của Riêng Mình Tự Do.
Thiên Nhiên Uy Quyền Thái Thậm không quen thói uy hiếp hồ đồ theo thể lệ Thần Đế Du Côn.
Vì vậy, chính vì vậy mà chư Thần Đế vui lòng phục tòng Thiên Nhiên Vô Ngần Toàn Nhiên Hiện Diện Giữa Thịnh Triều Man Mác Vắng Bặt Mọi So Đo.
Die Natur ist ueber “die” Goetter.
Sie, me Maechtige,” vermag noch ein Anderes als die Goetter: in ihr als der Lichtung kann alles erst gegenwaertig sein.
Thiên Nhiên ở bên trên “chư” Thần Đế.
Nàng “cô nương quyền Lực” nàng còn có thể nên Một Cái Gì Khác hơn chư Đế Thần; nơi Nàng như nơi Lãng Nhiên Thanh Đạm, mọi mọi mới có thể đi về thị hiện là hiện diện xum xuê.
Từ đó, Lãng Nhiên Thanh Đạm là Lãng Đãng Đạm Nhiên Trì Tồn Nhịp Tiết Cho Bước Đi Thiên Tiên Của Đạm Tiên Thiêng Liêng Ca Nhi Nàng Ấy.
Höelderlin nomme la Nature le Sacré; parce qu’ Elle est “plus anciene que les temps et au dessus des dieux.
La “sainteté” n'est donc aucunement une qualité empruntée à un dieu détemnné...
Höelderlin gọi tên Thiên Nhiên là Cái Thiêng Liêng; bởi vì Nàng “xa xưa hơn những thời đại và bởi vì nàng ở bên trên chư Thần”. | Höelderlin gọi tên Thiên Nhiên là Cái Thiêng Liêng; bởi vì Nàng “xa xưa hơn những thời đại và bởi vì nàng ở bên trên chư Thần”.
Vậy thì “Thiêng Liêng Thể” chẳng hề là cái thứ của sở hữu riêng nào vay mượn từ một cái ông Thần thù lù nào nào đã tọa lập sẵn sàng để cho người ta ngăn nắp phủ phục là quỳ xuống bái lạy theo thể lệ “Bạc Sinh quỳ xuống vội vàng.
Quá lời nguyện hết Thần Hoàng Thổ Công”.
Theo Thể Lệ thù lù hỗn độn ngăn nắp trật tự cửa quỷ nhà ma đó, thì ông Thần kia nhất định là tha hồ làm mưa làm gió, tha hồ gây tai họa ngổn ngang cho mọi mọi con em, tha hồ uy hiếp mọi cái mảnh hồng nhan chon von trong những cái tấm hồng quần đìu hiu phong lưu rất mực.
Mà đáng ra, đã là phong lưu rất mực hồng quần theo thể lệ nọ, thì hồng quần hồng nhan thiên nhiên hành vân lưu thủy phong lưu ân ốc hồng huệ thênh thang man mác đó đích nhiên đích thị là Tòa Thiên Nhiên Vô Ngần Hiện Diện ở bên trên chư Thần mới là phải chứ.
Nếu như Cái Thiêng Liêng của Thiên Nhiên bị Cái Thần Hoàng Thổ Công của Thần Đế uy hiếp, thì mọi mọi thảy thảy thi đua nhau mà điên tam đảo tứ.
Le Sacré n'est pas sacré parce que divin; c’est plutôt parce que selon son ordre il est sacré, que le divin est divin... |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Höelderlin gọi tên Thiên Nhiên là Cái Thiêng Liêng; bởi vì Nàng “xa xưa hơn những thời đại và bởi vì nàng ở bên trên chư Thần”.
Vậy thì “Thiêng Liêng Thể” chẳng hề là cái thứ của sở hữu riêng nào vay mượn từ một cái ông Thần thù lù nào nào đã tọa lập sẵn sàng để cho người ta ngăn nắp phủ phục là quỳ xuống bái lạy theo thể lệ “Bạc Sinh quỳ xuống vội vàng.
Quá lời nguyện hết Thần Hoàng Thổ Công”.
Theo Thể Lệ thù lù hỗn độn ngăn nắp trật tự cửa quỷ nhà ma đó, thì ông Thần kia nhất định là tha hồ làm mưa làm gió, tha hồ gây tai họa ngổn ngang cho mọi mọi con em, tha hồ uy hiếp mọi cái mảnh hồng nhan chon von trong những cái tấm hồng quần đìu hiu phong lưu rất mực.
Mà đáng ra, đã là phong lưu rất mực hồng quần theo thể lệ nọ, thì hồng quần hồng nhan thiên nhiên hành vân lưu thủy phong lưu ân ốc hồng huệ thênh thang man mác đó đích nhiên đích thị là Tòa Thiên Nhiên Vô Ngần Hiện Diện ở bên trên chư Thần mới là phải chứ.
Nếu như Cái Thiêng Liêng của Thiên Nhiên bị Cái Thần Hoàng Thổ Công của Thần Đế uy hiếp, thì mọi mọi thảy thảy thi đua nhau mà điên tam đảo tứ.
Le Sacré n'est pas sacré parce que divin; c’est plutôt parce que selon son ordre il est sacré, que le divin est divin... | Le Sacré n'est pas sacré parce que divin; c’est plutôt parce que selon son ordre il est sacré, que le divin est divin...
Cái Thiêng Liêng không phải thiêng liêng bởi vì thần thể (không phải vì là thuộc thần thể mà Thiêng Liêng được có tính thiêng liêng); đúng ra chính vì bởi thuận theo thể lệ nó, nó thiêng liêng, mà cái thần thể là thần thể (thần thể vì theo thể lệ nó, nó thuộc nòi thiêng liêng, nên nó mới là thần; thì Thiêng Liêng, mới đích nhiên là Nguyên Lí thênh thang chan hòa vũ lộ, trút xuống đầu tóc chư đế thần)...
Nguyễn Du - Nguyễn Du cũng nói điều đó Cái ông Trời Xanh cắc cớ trong cuốn truyện của Nguyễn Du, đích thị là một ông Trời Xanh đã bỏ lạc mất, đã đánh rơi đâu mất cái Tinh Thể Thanh Thiên Thiêng Liêng của mình, và biến ra làm một cái ông Thần Hoàng Thổ Công của triều vua triều chúa quen thói bán buôn gạt gẫm.
Chuyên môn áp bức đánh ghen hồng quần.
Cần phải dìu dắt ông Trời Xanh ấy về lại Cỗi Nguồn Tinh Thể của ông ta, để ông ta sống trở lại trong phong độ thiêng liêng của ông ta mà bao dung vạn vật.
Bao nhiêu phen, Nguyễn Du đã đưa tiếng thơ thi dựng mà lập định chót vót cái thịnh triều huyền diệu của ngữ ngôn đặt lại mọi căn nguyên căn để cho mọi mọi thảy thảy được đi về hội đàm chon von vô ngần được hiện diện.
Thiên Nhiên đã nuôi nấng ông trời sao ông trời tàn phá Thiên Nhiên?
Tàn phá mất Thiên Nhiên, lập thời ông trời chúa tể vạn vật trở thành một Bà Tú Tú Bà không hơn kém. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Le Sacré n'est pas sacré parce que divin; c’est plutôt parce que selon son ordre il est sacré, que le divin est divin...
Cái Thiêng Liêng không phải thiêng liêng bởi vì thần thể (không phải vì là thuộc thần thể mà Thiêng Liêng được có tính thiêng liêng); đúng ra chính vì bởi thuận theo thể lệ nó, nó thiêng liêng, mà cái thần thể là thần thể (thần thể vì theo thể lệ nó, nó thuộc nòi thiêng liêng, nên nó mới là thần; thì Thiêng Liêng, mới đích nhiên là Nguyên Lí thênh thang chan hòa vũ lộ, trút xuống đầu tóc chư đế thần)...
Nguyễn Du - Nguyễn Du cũng nói điều đó Cái ông Trời Xanh cắc cớ trong cuốn truyện của Nguyễn Du, đích thị là một ông Trời Xanh đã bỏ lạc mất, đã đánh rơi đâu mất cái Tinh Thể Thanh Thiên Thiêng Liêng của mình, và biến ra làm một cái ông Thần Hoàng Thổ Công của triều vua triều chúa quen thói bán buôn gạt gẫm.
Chuyên môn áp bức đánh ghen hồng quần.
Cần phải dìu dắt ông Trời Xanh ấy về lại Cỗi Nguồn Tinh Thể của ông ta, để ông ta sống trở lại trong phong độ thiêng liêng của ông ta mà bao dung vạn vật.
Bao nhiêu phen, Nguyễn Du đã đưa tiếng thơ thi dựng mà lập định chót vót cái thịnh triều huyền diệu của ngữ ngôn đặt lại mọi căn nguyên căn để cho mọi mọi thảy thảy được đi về hội đàm chon von vô ngần được hiện diện.
Thiên Nhiên đã nuôi nấng ông trời sao ông trời tàn phá Thiên Nhiên?
Tàn phá mất Thiên Nhiên, lập thời ông trời chúa tể vạn vật trở thành một Bà Tú Tú Bà không hơn kém. | Thiên Nhiên đã nuôi nấng ông trời sao ông trời tàn phá Thiên Nhiên?
Tàn phá mất Thiên Nhiên, lập thời ông trời chúa tể vạn vật trở thành một Bà Tú Tú Bà không hơn kém.
Nhưng mà Ngôn Ngữ thượng thừa tịch hạp huyền ảo thiên biến vạn hóa của Nguyễn Du, không thể nào lôi xốc bừa bãi ra đây để luận bàn cho bốn bề tèm nhem ra bốn bên diêm dúa.
Bọn Tú Bà, Bạc Bà sẽ tìm cách thi triển những mưu ma chước quỷ gây tai hại thêm ra.
“Sư dĩ vong ngôn chân hữu đạo
Ngã trừ sưu cú bách vô công”
Tô Tử Chiêm
Lời thi dựng của thơ đi hiu hiu bước chân.
Bước “chân thư cưu” đi như bàn chân thơ phơ phất bước.
Nhưng vì lẽ gì, đó là lần thứ nhì, Cõi Á Đông được nghe thêm một tiếng “Kim thanh nhi ngọc chấn”?
Quyết định hết mọi mọi Tại Hoạt chúng sinh và Tại Tồn chúng tử?
Nhường hết cõi bờ “chân hữu đạo” cho Sư?
Mà chắc gì Sư “hữu” ?
Nhưng cảnh giới vô ngần vô sinh pháp nhẫn hiện trở lại khôn hàn trong cái tiếng “ngã trừ sưu cú bách vô công”.
Nếu chùm tuyết phơ phất rơi trên chuông đã có thể vô tình khiến cho chuông lạc điệu, thì mọi hồ đồ ngôn ngữ còn có thể tác động ra thế nào trên một lời như thế.
Từ sơ đầu sử lịch trút xuống mãi một lời rất nhẹ: “hữu dư, bất cảm tận”.
Và từ mai hậu cực chung, dội trở lại vẫn một lời:
“Hữu tín vi tuyền lai viễn lĩnh
Vô tâm minh nguyệt chuyển không giai”
(Tin từ suối nhỏ núi xa
Trăng hồn nhiên chuyển thềm nhà vắng không)
Hữu dư, Bất cảm tận.
Tại sao “hữu dư” mà “bất cảm tận”? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Thiên Nhiên đã nuôi nấng ông trời sao ông trời tàn phá Thiên Nhiên?
Tàn phá mất Thiên Nhiên, lập thời ông trời chúa tể vạn vật trở thành một Bà Tú Tú Bà không hơn kém.
Nhưng mà Ngôn Ngữ thượng thừa tịch hạp huyền ảo thiên biến vạn hóa của Nguyễn Du, không thể nào lôi xốc bừa bãi ra đây để luận bàn cho bốn bề tèm nhem ra bốn bên diêm dúa.
Bọn Tú Bà, Bạc Bà sẽ tìm cách thi triển những mưu ma chước quỷ gây tai hại thêm ra.
“Sư dĩ vong ngôn chân hữu đạo
Ngã trừ sưu cú bách vô công”
Tô Tử Chiêm
Lời thi dựng của thơ đi hiu hiu bước chân.
Bước “chân thư cưu” đi như bàn chân thơ phơ phất bước.
Nhưng vì lẽ gì, đó là lần thứ nhì, Cõi Á Đông được nghe thêm một tiếng “Kim thanh nhi ngọc chấn”?
Quyết định hết mọi mọi Tại Hoạt chúng sinh và Tại Tồn chúng tử?
Nhường hết cõi bờ “chân hữu đạo” cho Sư?
Mà chắc gì Sư “hữu” ?
Nhưng cảnh giới vô ngần vô sinh pháp nhẫn hiện trở lại khôn hàn trong cái tiếng “ngã trừ sưu cú bách vô công”.
Nếu chùm tuyết phơ phất rơi trên chuông đã có thể vô tình khiến cho chuông lạc điệu, thì mọi hồ đồ ngôn ngữ còn có thể tác động ra thế nào trên một lời như thế.
Từ sơ đầu sử lịch trút xuống mãi một lời rất nhẹ: “hữu dư, bất cảm tận”.
Và từ mai hậu cực chung, dội trở lại vẫn một lời:
“Hữu tín vi tuyền lai viễn lĩnh
Vô tâm minh nguyệt chuyển không giai”
(Tin từ suối nhỏ núi xa
Trăng hồn nhiên chuyển thềm nhà vắng không)
Hữu dư, Bất cảm tận.
Tại sao “hữu dư” mà “bất cảm tận”? | “Hữu tín vi tuyền lai viễn lĩnh
Vô tâm minh nguyệt chuyển không giai”
(Tin từ suối nhỏ núi xa
Trăng hồn nhiên chuyển thềm nhà vắng không)
Hữu dư, Bất cảm tận.
Tại sao “hữu dư” mà “bất cảm tận”?
Nếu riêng một lời đó của ông Khổng ngày xưa, mà suốt ngàn năm rưỡi người học giả vẫn không hiểu tại sao, vẫn lao xao nối đuôi nhau điệp điệp, thi đua nhau ồn ào im lặng viết sách hoặc chê cười ông Khổng hoặc ngợi khen ông Khổng, thì quả thật hai ngàn năm rưỡi đúng là chả có rưỡi chưa bao nhiêu!
Hai ngàn năm rưỡi, tư tưởng trần gian đúng là đã đi bước chân “chữ bát”, và từ bước chữ bát hom hem toan tiến tới bước chân “chữ thập”“ dựng ở dưới gót chân hãnh tiến của mình không biết cơ man nào những những cây “thập tự giá” không tuổi không tên để đóng đinh nhân loại.
Đầu chưa ráo máu đã học thói khen chê Nguyễn Du, Tản Đà, Huy Cận.
Ca ngợi những ông thiên tài Tây phương bằng cái bước chân “chữ tam, chữ tứ” khiến cho những thằng già nua trung niên thi sĩ phải khiếp vía đến tận đáy linh hồn kinh hoàng nhận ra mình không rõ bởi đâu bỗng nhiên mà trong xương xảu đìu hiu của mình còn có máu me để tê giá, bởi đâu bỗng nhiên mà trong “me máu” của mình còn có đủ xương xảu để giá tê băng hàn buốt buốt, mà linh hồn thì như muốn chạy tuột ra khỏi xương xấu máu me đổ trốn thoát cái trận buốt buốt băng hàn cóng cóng nọ.
Có những cái loại học giả kì dị.
Tưởng như hễ đã là học giả thì được quyền được phép bàn luận khắp khắp mọi mọi.
Chi nhánh nào cũng rúc vào. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | “Hữu tín vi tuyền lai viễn lĩnh
Vô tâm minh nguyệt chuyển không giai”
(Tin từ suối nhỏ núi xa
Trăng hồn nhiên chuyển thềm nhà vắng không)
Hữu dư, Bất cảm tận.
Tại sao “hữu dư” mà “bất cảm tận”?
Nếu riêng một lời đó của ông Khổng ngày xưa, mà suốt ngàn năm rưỡi người học giả vẫn không hiểu tại sao, vẫn lao xao nối đuôi nhau điệp điệp, thi đua nhau ồn ào im lặng viết sách hoặc chê cười ông Khổng hoặc ngợi khen ông Khổng, thì quả thật hai ngàn năm rưỡi đúng là chả có rưỡi chưa bao nhiêu!
Hai ngàn năm rưỡi, tư tưởng trần gian đúng là đã đi bước chân “chữ bát”, và từ bước chữ bát hom hem toan tiến tới bước chân “chữ thập”“ dựng ở dưới gót chân hãnh tiến của mình không biết cơ man nào những những cây “thập tự giá” không tuổi không tên để đóng đinh nhân loại.
Đầu chưa ráo máu đã học thói khen chê Nguyễn Du, Tản Đà, Huy Cận.
Ca ngợi những ông thiên tài Tây phương bằng cái bước chân “chữ tam, chữ tứ” khiến cho những thằng già nua trung niên thi sĩ phải khiếp vía đến tận đáy linh hồn kinh hoàng nhận ra mình không rõ bởi đâu bỗng nhiên mà trong xương xảu đìu hiu của mình còn có máu me để tê giá, bởi đâu bỗng nhiên mà trong “me máu” của mình còn có đủ xương xảu để giá tê băng hàn buốt buốt, mà linh hồn thì như muốn chạy tuột ra khỏi xương xấu máu me đổ trốn thoát cái trận buốt buốt băng hàn cóng cóng nọ.
Có những cái loại học giả kì dị.
Tưởng như hễ đã là học giả thì được quyền được phép bàn luận khắp khắp mọi mọi.
Chi nhánh nào cũng rúc vào. | Có những cái loại học giả kì dị.
Tưởng như hễ đã là học giả thì được quyền được phép bàn luận khắp khắp mọi mọi.
Chi nhánh nào cũng rúc vào.
Học phái, môn phái nào, bộ kinh, bộ kệ nào, cũng lôi xốc ra tổng luận, tổng hợp, xếp ngọn xếp ngành phân loại phân hạng, định đoạt vị thứ giai tầng, cấp bực.
Điên rồ suốt bình sinh mà không tự biết mình rồ dại bình sinh điên suốt.
Khiến cho những thằng trung niên thi sĩ bình sinh vốn dĩ đã điên rồi, còn phải cố gắng điên thêm cho vừa tầm cơn cơn cuộc cuộc.
Bây giờ thử ngồi im, tâm bình khí hòa mà nêu câu tự vấn:
- Trong lũ bọn điên đảo chúng ta ngày nay sống trên mặt trái đất gồ ghề này, có một thằng nào được phép đọc sách ông Khổng, ông Phật?
Chỉ duy là được phép đọc mà thôi, đừng nói tới chuyện được phép bình, phép luận?
Có một thằng nào dám tự cho mình được phép đó không?
Một thằng nào dám tự tin rằng mình đủ sức nghe ra riêng cái lời gì nằm ở trong câu nói trên kia của ông Khổng?
Một thằng nào trên mặt đất điên rồ ngày nay đám tin rằng thịnh suy ra được cái gì nằm ở phía sau cái chuyện ông Khổng khứ Lỗ “trì trì ngô hành dã”, cái gì nằm ở phía sau sự tình khứ Tề “tiếp tích nhi hành”?
Cái gì đó là đó cái gì?
Cố nhiên cái đó không bao giờ có nằm ở trên những trang sách trang giấy trang tờ trang trang vân vân của mọi mọi học giả.
Và cũng không bao giờ nằm phơi mình mẩy lõa lồ ở trong cái hình nhi hạ đã bị bao nhiêu phen cửa nhà ma cộng tác với kim mã ngọc đường Quỷ mà cùng nhau đùn đẩy cho tan hoang. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Có những cái loại học giả kì dị.
Tưởng như hễ đã là học giả thì được quyền được phép bàn luận khắp khắp mọi mọi.
Chi nhánh nào cũng rúc vào.
Học phái, môn phái nào, bộ kinh, bộ kệ nào, cũng lôi xốc ra tổng luận, tổng hợp, xếp ngọn xếp ngành phân loại phân hạng, định đoạt vị thứ giai tầng, cấp bực.
Điên rồ suốt bình sinh mà không tự biết mình rồ dại bình sinh điên suốt.
Khiến cho những thằng trung niên thi sĩ bình sinh vốn dĩ đã điên rồi, còn phải cố gắng điên thêm cho vừa tầm cơn cơn cuộc cuộc.
Bây giờ thử ngồi im, tâm bình khí hòa mà nêu câu tự vấn:
- Trong lũ bọn điên đảo chúng ta ngày nay sống trên mặt trái đất gồ ghề này, có một thằng nào được phép đọc sách ông Khổng, ông Phật?
Chỉ duy là được phép đọc mà thôi, đừng nói tới chuyện được phép bình, phép luận?
Có một thằng nào dám tự cho mình được phép đó không?
Một thằng nào dám tự tin rằng mình đủ sức nghe ra riêng cái lời gì nằm ở trong câu nói trên kia của ông Khổng?
Một thằng nào trên mặt đất điên rồ ngày nay đám tin rằng thịnh suy ra được cái gì nằm ở phía sau cái chuyện ông Khổng khứ Lỗ “trì trì ngô hành dã”, cái gì nằm ở phía sau sự tình khứ Tề “tiếp tích nhi hành”?
Cái gì đó là đó cái gì?
Cố nhiên cái đó không bao giờ có nằm ở trên những trang sách trang giấy trang tờ trang trang vân vân của mọi mọi học giả.
Và cũng không bao giờ nằm phơi mình mẩy lõa lồ ở trong cái hình nhi hạ đã bị bao nhiêu phen cửa nhà ma cộng tác với kim mã ngọc đường Quỷ mà cùng nhau đùn đẩy cho tan hoang. | Và cũng không bao giờ nằm phơi mình mẩy lõa lồ ở trong cái hình nhi hạ đã bị bao nhiêu phen cửa nhà ma cộng tác với kim mã ngọc đường Quỷ mà cùng nhau đùn đẩy cho tan hoang.
Không muốn nói gì với cái thuyết Chính Danh?
Đừng có bao giờ trực tiếp dòm thẳng vào một cách lù lù mà bi bô tự cho là mình thấy.
Hãy tập tành chiêm bao suốt ba phần tư thế kỉ rồi hãy chậm rãi mà mở mồm mở miệng khép môi mà nói riêng một cái lời không có tiếng, không có âm, thanh, vang, hưởng gì hết.
Làm thơ nói chuyện buôn bán.
Ca ngợi Bà Tú Sở Khanh.
Ra đường chọc ghẹo cảnh sát để các ông ấy bắt bỏ tù.
Vào chợ ăn trộm cá tôm chanh quýt cho các bà các cô cầm đòn gánh đánh vỡ sọ rồi mai sau hãy nói tới ông Khổng, ông Trang, ông Lão, ông Bồ, ông Bịch.
Và đừng có mở miệng hồ đồ ra nói chuyện ông Như Lai.
Khổng Tử đã nói cái gì?
Cái đó, bờ cõi đó, Người ta chi có thể, bằng một đường lối suy niệm khác hẳn xưa nay, tiến tới khu vực láng giềng cận lập bờ cõi kia, trong bước đi thuần nhiên chậm rãi của một hội thoại không lời.
Mà không lời không hẳn nhiên là không lời.
Có thể ầm ĩ bi bô mà vẫn là không lời không tiếng vô tức vô thanh.
Có thể suốt bình sinh ăn nói như điên mà vẫn cứ là không lời đúng theo thể lệ của “dư dục vô ngôn”.
Cứ làm đười ươi nói mãi lá cồn lá cỏ mà vẫn tuyệt nhiên không lời.
Phát ngôn ra hàng triệu tiếng trùng điệp Hoa Nghiêm Kinh vẫn cứ là không lời “Sư Tử hống thời, phương thảo lục” là không lời “Tượng vương hồi xứ, lạc hoa hồng” là không lời. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Và cũng không bao giờ nằm phơi mình mẩy lõa lồ ở trong cái hình nhi hạ đã bị bao nhiêu phen cửa nhà ma cộng tác với kim mã ngọc đường Quỷ mà cùng nhau đùn đẩy cho tan hoang.
Không muốn nói gì với cái thuyết Chính Danh?
Đừng có bao giờ trực tiếp dòm thẳng vào một cách lù lù mà bi bô tự cho là mình thấy.
Hãy tập tành chiêm bao suốt ba phần tư thế kỉ rồi hãy chậm rãi mà mở mồm mở miệng khép môi mà nói riêng một cái lời không có tiếng, không có âm, thanh, vang, hưởng gì hết.
Làm thơ nói chuyện buôn bán.
Ca ngợi Bà Tú Sở Khanh.
Ra đường chọc ghẹo cảnh sát để các ông ấy bắt bỏ tù.
Vào chợ ăn trộm cá tôm chanh quýt cho các bà các cô cầm đòn gánh đánh vỡ sọ rồi mai sau hãy nói tới ông Khổng, ông Trang, ông Lão, ông Bồ, ông Bịch.
Và đừng có mở miệng hồ đồ ra nói chuyện ông Như Lai.
Khổng Tử đã nói cái gì?
Cái đó, bờ cõi đó, Người ta chi có thể, bằng một đường lối suy niệm khác hẳn xưa nay, tiến tới khu vực láng giềng cận lập bờ cõi kia, trong bước đi thuần nhiên chậm rãi của một hội thoại không lời.
Mà không lời không hẳn nhiên là không lời.
Có thể ầm ĩ bi bô mà vẫn là không lời không tiếng vô tức vô thanh.
Có thể suốt bình sinh ăn nói như điên mà vẫn cứ là không lời đúng theo thể lệ của “dư dục vô ngôn”.
Cứ làm đười ươi nói mãi lá cồn lá cỏ mà vẫn tuyệt nhiên không lời.
Phát ngôn ra hàng triệu tiếng trùng điệp Hoa Nghiêm Kinh vẫn cứ là không lời “Sư Tử hống thời, phương thảo lục” là không lời “Tượng vương hồi xứ, lạc hoa hồng” là không lời. | Phát ngôn ra hàng triệu tiếng trùng điệp Hoa Nghiêm Kinh vẫn cứ là không lời “Sư Tử hống thời, phương thảo lục” là không lời “Tượng vương hồi xứ, lạc hoa hồng” là không lời.
Từ cõi không lời quỷ dị đó, Người ta bước ra, Người ta sẽ thừa thãi công lực để kính trọng một con chuồn chuồn, và quá thừa thãi trí huệ để khinh miệt một anh chàng Lão Tử.
Người ta ca ngợi Nietzsche như ca ngợi một đứa em nhỏ dại, Người ta tính phục Nerval Höelderlin như kính phục một cái gì vô tiền khoáng hậu trong Sử Lịch trần gian.
Người ta đọc lại ông Du ông Khổng.
Từ đó người ta sẽ thấy một cái gì không bao giờ ai đem ghi ra trên tờ giấy hết cả.
Ông Nguyễn Đăng Thục thấu đạt lẽ đó, cũng như ông Trần Trọng Kim ngày trước.
Nên lời nói nào của các ông, dù đúng dù sai cũng đều mang một phong vị khiêm cẩn đặc biệt, không hề có cái giọng hợm hĩnh của bọn bác học điên rồ tưởng mình ngày nay mới mẻ tiến bộ tân kì hơn người ngày xưa. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Phát ngôn ra hàng triệu tiếng trùng điệp Hoa Nghiêm Kinh vẫn cứ là không lời “Sư Tử hống thời, phương thảo lục” là không lời “Tượng vương hồi xứ, lạc hoa hồng” là không lời.
Từ cõi không lời quỷ dị đó, Người ta bước ra, Người ta sẽ thừa thãi công lực để kính trọng một con chuồn chuồn, và quá thừa thãi trí huệ để khinh miệt một anh chàng Lão Tử.
Người ta ca ngợi Nietzsche như ca ngợi một đứa em nhỏ dại, Người ta tính phục Nerval Höelderlin như kính phục một cái gì vô tiền khoáng hậu trong Sử Lịch trần gian.
Người ta đọc lại ông Du ông Khổng.
Từ đó người ta sẽ thấy một cái gì không bao giờ ai đem ghi ra trên tờ giấy hết cả.
Ông Nguyễn Đăng Thục thấu đạt lẽ đó, cũng như ông Trần Trọng Kim ngày trước.
Nên lời nói nào của các ông, dù đúng dù sai cũng đều mang một phong vị khiêm cẩn đặc biệt, không hề có cái giọng hợm hĩnh của bọn bác học điên rồ tưởng mình ngày nay mới mẻ tiến bộ tân kì hơn người ngày xưa. | Cái gì cũng đòi bổ khuyết bổ sung, mà không hề ngờ rằng: mình đui mình điếc thì mình nhìn thấy ngó thấy, ngóng ra, lặng nghe ra cái đó ở đâu, từ vùng tư tưởng nào phát tiết, từ cõi tư niệm nào phát sinh, ra như thế nào là cái tầm đầy vơi cái sóng triều lớp lớp cái mặt ngoài bể nước, cái bên trong núi rừng, cái bình diện dịch chuyển, cái ngôn ngữ nhất thời, cái ngữ ngôn ở tận cùng thâm để, cái ngón tay nào đưa lên ở bắc, cái vầng trăng nào nhìn thấy ở nam, cái thanh hà nào giữa phố, cái em mọi nào ở núi non, cái nọ, cái đó, cái ấy, cái này, cái ni, cái nó là ni, nó, nọ, này, đó, kia kia đó ra làm sao trong thể lệ giao thoa lãng đãng, trong thể thái cử nhất phản tam trong thể cách hoành khan thành lĩnh, trắc thành phong, trong thể điệu viễn cận cao đê, các bất đồng trong “thể thần” ngôn thử ý bỉ, trong “thể thánh” thử bị hữu ngữ, bỉ thử vô ngôn; trong “thể tiên” lập tiền ngọa hậu, trong “thể huệ” trí hải vô phương phố phường chú mục, túc trái tiền oan, hoàng hôn nguyệt tượng húc nhật dương hòa, lưu sa nê chỉ, quỷ khốc thần sầu, mồm chẳng mọc râu, liên tồn mọc cỏ, vân vân về đó, vò võ ra sao, đâu đó hội nào, đâu nào lễ nọ, tóc đen đầu đỏ, bé nhỏ bà già, sa mạc trường ca, hay là phát tiết, anh hoa điệp khiết, hoa ảnh trùng khiêu, liễu nhứ đìu hiu, hay là hiu hắt, anh còn thắt mắt, chị chắt chuyên cần, tiệp mẫn soi gương, sớm hôm tô điểm, thu ba liễm diễm, hoành thúy nga mi, thợ mộc da chì, nông dân đất sét, riêng còn hai con mắt, mà vẫn mất bớt bốn con ngươi, riêng còn một con ngươi, nhưng lui cui vì cận thị, mặc dù là trung niên thi sĩ, mà làm thơ lẩm cẩm hơn thi sĩ lão niên, thỉnh thoảng vướng mắc vào trận điên, khiến cho bà chị ông anh phải đưa vào Biên Hòa Bịnh Viện, vào trong đó còn lớn lời to tiếng, bi bô mãi rằng rằng, nào tôi có điên rồ điên dại chi mô... |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Cái gì cũng đòi bổ khuyết bổ sung, mà không hề ngờ rằng: mình đui mình điếc thì mình nhìn thấy ngó thấy, ngóng ra, lặng nghe ra cái đó ở đâu, từ vùng tư tưởng nào phát tiết, từ cõi tư niệm nào phát sinh, ra như thế nào là cái tầm đầy vơi cái sóng triều lớp lớp cái mặt ngoài bể nước, cái bên trong núi rừng, cái bình diện dịch chuyển, cái ngôn ngữ nhất thời, cái ngữ ngôn ở tận cùng thâm để, cái ngón tay nào đưa lên ở bắc, cái vầng trăng nào nhìn thấy ở nam, cái thanh hà nào giữa phố, cái em mọi nào ở núi non, cái nọ, cái đó, cái ấy, cái này, cái ni, cái nó là ni, nó, nọ, này, đó, kia kia đó ra làm sao trong thể lệ giao thoa lãng đãng, trong thể thái cử nhất phản tam trong thể cách hoành khan thành lĩnh, trắc thành phong, trong thể điệu viễn cận cao đê, các bất đồng trong “thể thần” ngôn thử ý bỉ, trong “thể thánh” thử bị hữu ngữ, bỉ thử vô ngôn; trong “thể tiên” lập tiền ngọa hậu, trong “thể huệ” trí hải vô phương phố phường chú mục, túc trái tiền oan, hoàng hôn nguyệt tượng húc nhật dương hòa, lưu sa nê chỉ, quỷ khốc thần sầu, mồm chẳng mọc râu, liên tồn mọc cỏ, vân vân về đó, vò võ ra sao, đâu đó hội nào, đâu nào lễ nọ, tóc đen đầu đỏ, bé nhỏ bà già, sa mạc trường ca, hay là phát tiết, anh hoa điệp khiết, hoa ảnh trùng khiêu, liễu nhứ đìu hiu, hay là hiu hắt, anh còn thắt mắt, chị chắt chuyên cần, tiệp mẫn soi gương, sớm hôm tô điểm, thu ba liễm diễm, hoành thúy nga mi, thợ mộc da chì, nông dân đất sét, riêng còn hai con mắt, mà vẫn mất bớt bốn con ngươi, riêng còn một con ngươi, nhưng lui cui vì cận thị, mặc dù là trung niên thi sĩ, mà làm thơ lẩm cẩm hơn thi sĩ lão niên, thỉnh thoảng vướng mắc vào trận điên, khiến cho bà chị ông anh phải đưa vào Biên Hòa Bịnh Viện, vào trong đó còn lớn lời to tiếng, bi bô mãi rằng rằng, nào tôi có điên rồ điên dại chi mô... | Than ôi ngôn ngùng đồ
Tỉnh say từ cuộc điên rồ tỉnh ra
Thân này có phải thể ta
Sao hồn ly biệt tự sa mù nào
Mẹ về chiếu cố chiêm bao
Họ rằng hư sự ti hào bổ sung
Con về đất trích truy tung
Tồn lưu ngân tích vô cùng đã xa
Ghé về châu quận mà ra
Nhìn em quận vẫn mắt sa hàng hàng
Phút giây từ tạ lên đường
Màu Thiêng Liêng Mộng Cũng Dường Hồng Hoang
Chợ Lớn Tô Châu Cố Quận
Cũng dường hồng hoang là nghĩa thế nào?
Thiêng Liêng sao có thể giống màu sắc Hồng Hoang Hỗn Độn?
Höelderlin nomme bien aussi “sacré” le Chaos dans cette strophe:
“Tà phong tế vũ đáo lai thuyền
Ngã bản vô gia hà xứ miên
Ngưỡng khán vân thiên chân hỗn độn
Tuyền thu giang hải nhập thiêng liêng... “
Höelderlin cũng hẳn nhiên gọi tên cõi Hỗn Độn là “thiêng liêng” trong đoạn thơ ấy.
Là lời thơ ấy...
“Ngưỡng khán vân thiên chân Hỗn Độn
Tuyền thu giang hải nhập Thiêng Liêng... “
Chính là như thế.
“Hoạt hoạt hà nhân kiến hỗn mang.
Thiêng liêng khí mạch bổn lai thoàn”.
Thường văn nhứt nhạn tam thu tuyết.
Độc đối tam kiều niệm nhứt trang.
Trang ở bên trời Tây tuyết lạnh.
Thiêng liêng thi sĩ dựng Hồng Hoang.
Haiy-đái-y-ghơ ùn Hớôn-đớ-lin (Heidegger und Höelderlin).
Cái Thiêng Liêng là cái tồn lưu tinh thể của Thiên Nhiên.
Xem như là triều ngày bừng dậy, Thiên Nhiên phơi mở tinh thể mình trong cơn Thức Giấc.
Và nhận thấy Như Vốn Xưa Kia Là.
“Và từ cao vời Thanh Thái trên kia
Tới Tuyệt Hác Huyền Nhai ở dưới
Theo thể lệ một kiên trì Luật tắc
Như ngàn xưa nảy ra từ
Cõi Sơ Khai Hồng Hoang Thiêng Liêng Hỗn Độn |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Than ôi ngôn ngùng đồ
Tỉnh say từ cuộc điên rồ tỉnh ra
Thân này có phải thể ta
Sao hồn ly biệt tự sa mù nào
Mẹ về chiếu cố chiêm bao
Họ rằng hư sự ti hào bổ sung
Con về đất trích truy tung
Tồn lưu ngân tích vô cùng đã xa
Ghé về châu quận mà ra
Nhìn em quận vẫn mắt sa hàng hàng
Phút giây từ tạ lên đường
Màu Thiêng Liêng Mộng Cũng Dường Hồng Hoang
Chợ Lớn Tô Châu Cố Quận
Cũng dường hồng hoang là nghĩa thế nào?
Thiêng Liêng sao có thể giống màu sắc Hồng Hoang Hỗn Độn?
Höelderlin nomme bien aussi “sacré” le Chaos dans cette strophe:
“Tà phong tế vũ đáo lai thuyền
Ngã bản vô gia hà xứ miên
Ngưỡng khán vân thiên chân hỗn độn
Tuyền thu giang hải nhập thiêng liêng... “
Höelderlin cũng hẳn nhiên gọi tên cõi Hỗn Độn là “thiêng liêng” trong đoạn thơ ấy.
Là lời thơ ấy...
“Ngưỡng khán vân thiên chân Hỗn Độn
Tuyền thu giang hải nhập Thiêng Liêng... “
Chính là như thế.
“Hoạt hoạt hà nhân kiến hỗn mang.
Thiêng liêng khí mạch bổn lai thoàn”.
Thường văn nhứt nhạn tam thu tuyết.
Độc đối tam kiều niệm nhứt trang.
Trang ở bên trời Tây tuyết lạnh.
Thiêng liêng thi sĩ dựng Hồng Hoang.
Haiy-đái-y-ghơ ùn Hớôn-đớ-lin (Heidegger und Höelderlin).
Cái Thiêng Liêng là cái tồn lưu tinh thể của Thiên Nhiên.
Xem như là triều ngày bừng dậy, Thiên Nhiên phơi mở tinh thể mình trong cơn Thức Giấc.
Và nhận thấy Như Vốn Xưa Kia Là.
“Và từ cao vời Thanh Thái trên kia
Tới Tuyệt Hác Huyền Nhai ở dưới
Theo thể lệ một kiên trì Luật tắc
Như ngàn xưa nảy ra từ
Cõi Sơ Khai Hồng Hoang Thiêng Liêng Hỗn Độn | Và nhận thấy Như Vốn Xưa Kia Là.
“Và từ cao vời Thanh Thái trên kia
Tới Tuyệt Hác Huyền Nhai ở dưới
Theo thể lệ một kiên trì Luật tắc
Như ngàn xưa nảy ra từ
Cõi Sơ Khai Hồng Hoang Thiêng Liêng Hỗn Độn
Nhập Thần Nhiệt Thành Trí Huệ
Tự cảm thấy mình dạt dào lần nữa
Toàn Năng Sáng Tạo
Tối Phiêu Bồng.”
Und hoch vom Aether bis zum Abgrund nieder
Nach festem Gesetze, wie einst, aus heiligem Chaos gezeugt,
Fuehlt neu die Begeisterung sich,
Die Allerschaffende wieder.
Tiếng “Và” tiếp hậu tiếng “thức giấc” ở trên (thức giấc dạt dào âm thanh đao kiếm vang vang) tiếng “Và” không dẫn tới một cái gì khác, một cái gì có thể xảy ra ở bên ngoài cuộc tỉnh giấc và cũng lại có thể là hậu quả tùy tòng của cuộc thức giấc ấy.
Tiếng “Và” dẫn nhập vào đoạn thơ cuộc phơi Mở Tinh Thể chỉ định rõ Thiên Nhiên là gì trong thể thái Thức Giấc.
Im Erwachen kommt sie zu sich selbst.
Trong cuộc Thức Giấc, Nàng Thiên Nhiên tự thân quy hồi về tự thân.
Tự thân phục hồi tự thể.
Theo thể lệ: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh; giật mình mình lại thấy mình mình thân.
Thể ôi rất mực hồng quần.
Thể sao thân thể dường chừng như nhiên... nhiên như bồ tát diện tiền?
Như lai diện hậu trút phiền đổ sông?
Dấy lên ngọn sóng phiêu bồng.
Toàn năng sáng tạo thần thông du hành...”
L’Esprit, à nouveau, se sent le créateur.
Voilà maintenant comment s'appelle la toute présente Nature.
Tinh Thần Trí Huệ, lần nữa, cảm thấy mình rất mực là Kẻ Sáng Tạo (thần thông trí hải vạn năng). |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Và nhận thấy Như Vốn Xưa Kia Là.
“Và từ cao vời Thanh Thái trên kia
Tới Tuyệt Hác Huyền Nhai ở dưới
Theo thể lệ một kiên trì Luật tắc
Như ngàn xưa nảy ra từ
Cõi Sơ Khai Hồng Hoang Thiêng Liêng Hỗn Độn
Nhập Thần Nhiệt Thành Trí Huệ
Tự cảm thấy mình dạt dào lần nữa
Toàn Năng Sáng Tạo
Tối Phiêu Bồng.”
Und hoch vom Aether bis zum Abgrund nieder
Nach festem Gesetze, wie einst, aus heiligem Chaos gezeugt,
Fuehlt neu die Begeisterung sich,
Die Allerschaffende wieder.
Tiếng “Và” tiếp hậu tiếng “thức giấc” ở trên (thức giấc dạt dào âm thanh đao kiếm vang vang) tiếng “Và” không dẫn tới một cái gì khác, một cái gì có thể xảy ra ở bên ngoài cuộc tỉnh giấc và cũng lại có thể là hậu quả tùy tòng của cuộc thức giấc ấy.
Tiếng “Và” dẫn nhập vào đoạn thơ cuộc phơi Mở Tinh Thể chỉ định rõ Thiên Nhiên là gì trong thể thái Thức Giấc.
Im Erwachen kommt sie zu sich selbst.
Trong cuộc Thức Giấc, Nàng Thiên Nhiên tự thân quy hồi về tự thân.
Tự thân phục hồi tự thể.
Theo thể lệ: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh; giật mình mình lại thấy mình mình thân.
Thể ôi rất mực hồng quần.
Thể sao thân thể dường chừng như nhiên... nhiên như bồ tát diện tiền?
Như lai diện hậu trút phiền đổ sông?
Dấy lên ngọn sóng phiêu bồng.
Toàn năng sáng tạo thần thông du hành...”
L’Esprit, à nouveau, se sent le créateur.
Voilà maintenant comment s'appelle la toute présente Nature.
Tinh Thần Trí Huệ, lần nữa, cảm thấy mình rất mực là Kẻ Sáng Tạo (thần thông trí hải vạn năng). | L’Esprit, à nouveau, se sent le créateur.
Voilà maintenant comment s'appelle la toute présente Nature.
Tinh Thần Trí Huệ, lần nữa, cảm thấy mình rất mực là Kẻ Sáng Tạo (thần thông trí hải vạn năng).
Như vậy đó, Cô Nàng Thiên Nhiên Toàn Nhiên Hiện Diện bây giờ tên gọi là như thế: Kẻ Sáng Tạo.
Luồng Minh Quang để cho mọi mọi tiến vào cuộc hiển hiện cơn cơn và rạng ngời trận trận, như thế nào cho mỗi mỗi Thực Tại được nó đốt rực bờ, lập thời đứng lên cho lập thể thành thân trong kích thước mô dạng âm dong tiếu mạo riêng biệt của chính mình đặc thù sỡ hữu, tha hồ tự do thong dong tự tại đi bước nhịp phiêu bồng giữa hành vân lưu thủy lẽo đẽo hoan nghênh.
Được biện biệt tự thân đặc thù tự thể ra như thế ở giữa lòng vạn hữu mênh mông, thì mọi mọi cái Hiển Hiện Hiển Minh đích nhiên là được chiếu diệu suốt hình hài bởi hào quang rạng rỡ của Trí-Huệ-Phi-Dương: phương-di-quận-chuyển, là quyển-nhập-tinh-truyền cho tuyền-thu-giang-hải-nhập-tuy-y.
Thiên Nhiên tuyền-thu-tu-chỉnh mọi mọi, Thiên Nhiên Toàn Nhiên Hiện Diện và tiện gió cánh bằng cất tung lên cõi thượng thừa sáng tạo.
Thì Thiên Nhiên đích thực là chính thị Phi-Dương-Phấn-Phát.
Nàng chỉ có thể khải phát khải khai (cho mọi mọi) là bởi chính nàng là Phấn-Phát-Phi-Dương-Phương-Huệ-Trí, Trí-Huệ-Quận, Quận-Phương-Châu, Quỳnh-Nga-Địa-Hạt, Liêu-Khoát-Hải-Dương, Lục-Hà-Minh-Mị-Cõi, Thanh-Diệp-Lục-Hoa-Miền, mọi mọi ấy miền cõi cho Phương-huệ-trí đi về trì ngự. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | L’Esprit, à nouveau, se sent le créateur.
Voilà maintenant comment s'appelle la toute présente Nature.
Tinh Thần Trí Huệ, lần nữa, cảm thấy mình rất mực là Kẻ Sáng Tạo (thần thông trí hải vạn năng).
Như vậy đó, Cô Nàng Thiên Nhiên Toàn Nhiên Hiện Diện bây giờ tên gọi là như thế: Kẻ Sáng Tạo.
Luồng Minh Quang để cho mọi mọi tiến vào cuộc hiển hiện cơn cơn và rạng ngời trận trận, như thế nào cho mỗi mỗi Thực Tại được nó đốt rực bờ, lập thời đứng lên cho lập thể thành thân trong kích thước mô dạng âm dong tiếu mạo riêng biệt của chính mình đặc thù sỡ hữu, tha hồ tự do thong dong tự tại đi bước nhịp phiêu bồng giữa hành vân lưu thủy lẽo đẽo hoan nghênh.
Được biện biệt tự thân đặc thù tự thể ra như thế ở giữa lòng vạn hữu mênh mông, thì mọi mọi cái Hiển Hiện Hiển Minh đích nhiên là được chiếu diệu suốt hình hài bởi hào quang rạng rỡ của Trí-Huệ-Phi-Dương: phương-di-quận-chuyển, là quyển-nhập-tinh-truyền cho tuyền-thu-giang-hải-nhập-tuy-y.
Thiên Nhiên tuyền-thu-tu-chỉnh mọi mọi, Thiên Nhiên Toàn Nhiên Hiện Diện và tiện gió cánh bằng cất tung lên cõi thượng thừa sáng tạo.
Thì Thiên Nhiên đích thực là chính thị Phi-Dương-Phấn-Phát.
Nàng chỉ có thể khải phát khải khai (cho mọi mọi) là bởi chính nàng là Phấn-Phát-Phi-Dương-Phương-Huệ-Trí, Trí-Huệ-Quận, Quận-Phương-Châu, Quỳnh-Nga-Địa-Hạt, Liêu-Khoát-Hải-Dương, Lục-Hà-Minh-Mị-Cõi, Thanh-Diệp-Lục-Hoa-Miền, mọi mọi ấy miền cõi cho Phương-huệ-trí đi về trì ngự. | Và trì ngự theo thể lệ đạm nhiên cường dõng như Sư Tử Tần Thân tiếp nghênh Tượng Vương quy hồi Xứ.
Một thịnh triều trì ngự theo thể lệ thích thảng đạm nhiên “hư hoài nhược cốc” mà dõng mãnh hùng tâm ra như thế là chính thị thuần nhiên thịnh triều của Khai Khải Chon Von, Điều Hòa Phối Trí, của Phân Phóng Tịch Hạp Dung Hóa trong lượng hải hà “tịch tĩnh như hư không, nhi bao hàm vạn tượng” ban cho Hồi (Nhan Hồi) lúc lúc, cấp cho Lộ (Tử Lộ) phen phen, tặng cho Điểm (Tăng Điểm) cơn cơn cuộc cuộc, phân phối thế nào cho mọi mọi được thảy thảy đón nhận đúng cái gì thích đương với phận mình thô bạo, hay thân mình liễu bồ, hoặc thể mình tát thúy quan âm, hay là là, hoặc hoặc hoặc, hình hài mình là Pháp Thể Đại Đương Nhiên được điển nhiên chấp thuận mà thọ lãnh tuyệt vời cái ân lộc phù du cho xum xuê dâu biển, thiển thâm thù dị, như “Tiên phàm tự cổ bản thù đồ”, đồng quy nhứt nhựt na năng trí.
Phối hợp điều dung tộ tác sồ.
Phượng dĩ ly khai, hoàng hạc khứ.
Nguyệt minh kinh thước vị an cô.
Thiên niên thả tựu phiêu bồng mệnh.
Vạn tuế chung khinh huyễn hoặc khu.
Thiên tĩnh kinh hồng do trập dực.
Tình vân nhứ mạo điệp phi nhuy.
Quân khan ngũ nguyệt thời vô thể Sein und Zeit u mật nịch thù... Tập Đại Thành thân du lịch kiếp.
Kim thanh ngọc chấn sử nhiên thu.
Hai hàng cỏ khép hai hàng mở.
Một cõi mơ mòng hiện thị nhi…Kết tập dĩ không thành trước duệ.
Đăng tiền trường thống tố như thi... Sinh bình tự tưởng thanh hiên khoát.
Tử diệt tha hoài liệp hộ khuy.
Ngưỡng khán vân thiên chân nhược lạp. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Và trì ngự theo thể lệ đạm nhiên cường dõng như Sư Tử Tần Thân tiếp nghênh Tượng Vương quy hồi Xứ.
Một thịnh triều trì ngự theo thể lệ thích thảng đạm nhiên “hư hoài nhược cốc” mà dõng mãnh hùng tâm ra như thế là chính thị thuần nhiên thịnh triều của Khai Khải Chon Von, Điều Hòa Phối Trí, của Phân Phóng Tịch Hạp Dung Hóa trong lượng hải hà “tịch tĩnh như hư không, nhi bao hàm vạn tượng” ban cho Hồi (Nhan Hồi) lúc lúc, cấp cho Lộ (Tử Lộ) phen phen, tặng cho Điểm (Tăng Điểm) cơn cơn cuộc cuộc, phân phối thế nào cho mọi mọi được thảy thảy đón nhận đúng cái gì thích đương với phận mình thô bạo, hay thân mình liễu bồ, hoặc thể mình tát thúy quan âm, hay là là, hoặc hoặc hoặc, hình hài mình là Pháp Thể Đại Đương Nhiên được điển nhiên chấp thuận mà thọ lãnh tuyệt vời cái ân lộc phù du cho xum xuê dâu biển, thiển thâm thù dị, như “Tiên phàm tự cổ bản thù đồ”, đồng quy nhứt nhựt na năng trí.
Phối hợp điều dung tộ tác sồ.
Phượng dĩ ly khai, hoàng hạc khứ.
Nguyệt minh kinh thước vị an cô.
Thiên niên thả tựu phiêu bồng mệnh.
Vạn tuế chung khinh huyễn hoặc khu.
Thiên tĩnh kinh hồng do trập dực.
Tình vân nhứ mạo điệp phi nhuy.
Quân khan ngũ nguyệt thời vô thể Sein und Zeit u mật nịch thù... Tập Đại Thành thân du lịch kiếp.
Kim thanh ngọc chấn sử nhiên thu.
Hai hàng cỏ khép hai hàng mở.
Một cõi mơ mòng hiện thị nhi…Kết tập dĩ không thành trước duệ.
Đăng tiền trường thống tố như thi... Sinh bình tự tưởng thanh hiên khoát.
Tử diệt tha hoài liệp hộ khuy.
Ngưỡng khán vân thiên chân nhược lạp. | Đăng tiền trường thống tố như thi... Sinh bình tự tưởng thanh hiên khoát.
Tử diệt tha hoài liệp hộ khuy.
Ngưỡng khán vân thiên chân nhược lạp.
Tuyền thu tuyết nhãn nhập miên nhuy... Trọc lưu nhược giải ô thanh tể...Kinh lãng ưng tu động Thể Thì.
Dzái ún xai ùn Hởôn Dzớ vế (Sein und Zeit und Holzwege) Hờôn-đơ-lýn ún Háiy-đè-ghay!!!
L'esprit régne comme la sobre mais audacieuse exposition([23]), qui installe tout présent dans les limites et la trame bien distinguées dễ sa présence.
Une telle exposition est la pensée essentielle.
Tinh thần trí huệ trì ngự như một cuộc phối trí-phóng-ngoại-phân (Aus-einandersetzung) đơn giản đạm nhiên mà dõng mãnh (là thể thái song trùng trong thể cách của Sư Tử Tần Thân - nghĩa là của ông Khổng co vào (tần) thành hình nhi hạ, duỗi ra (thân) thành hình nhi thượng tiếp cận thiên trì hoàng tuyền bích lạc, vân vân, đặt để (điều hợp) mọi mọi cái Hiện Tồn Tại Hoạt.
(Anwesen de) trong giới hạn và cơ cấu kinh-vĩ-quan tiết (Gefuefe) được toàn nhiên biện-biệt-biệt-phân trong Tại-Hoạt-Hiện-Tồn-Tại- Thể (Anwesung) của chúng.
Một cuộc chu đáo Phối-Trí-Phóng-Phân thênh thang chu mật như thế ấy là Tư Tưởng Tinh Hoa Cốt Yếu vậy (Ông Khổng).
Cái riêng biệt của Tinh Thần Trí Huệ là những Tụ Tưởng, Kết Tưởng Hợp Tưởng, Ngưng Niệm, bởi đó mà mọi mọi nhân vì được đặt để theo thể lệ phóng-phân-phối-trí mà đồng thời tự thân tụ thể lấy thân mình. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Đăng tiền trường thống tố như thi... Sinh bình tự tưởng thanh hiên khoát.
Tử diệt tha hoài liệp hộ khuy.
Ngưỡng khán vân thiên chân nhược lạp.
Tuyền thu tuyết nhãn nhập miên nhuy... Trọc lưu nhược giải ô thanh tể...Kinh lãng ưng tu động Thể Thì.
Dzái ún xai ùn Hởôn Dzớ vế (Sein und Zeit und Holzwege) Hờôn-đơ-lýn ún Háiy-đè-ghay!!!
L'esprit régne comme la sobre mais audacieuse exposition([23]), qui installe tout présent dans les limites et la trame bien distinguées dễ sa présence.
Une telle exposition est la pensée essentielle.
Tinh thần trí huệ trì ngự như một cuộc phối trí-phóng-ngoại-phân (Aus-einandersetzung) đơn giản đạm nhiên mà dõng mãnh (là thể thái song trùng trong thể cách của Sư Tử Tần Thân - nghĩa là của ông Khổng co vào (tần) thành hình nhi hạ, duỗi ra (thân) thành hình nhi thượng tiếp cận thiên trì hoàng tuyền bích lạc, vân vân, đặt để (điều hợp) mọi mọi cái Hiện Tồn Tại Hoạt.
(Anwesen de) trong giới hạn và cơ cấu kinh-vĩ-quan tiết (Gefuefe) được toàn nhiên biện-biệt-biệt-phân trong Tại-Hoạt-Hiện-Tồn-Tại- Thể (Anwesung) của chúng.
Một cuộc chu đáo Phối-Trí-Phóng-Phân thênh thang chu mật như thế ấy là Tư Tưởng Tinh Hoa Cốt Yếu vậy (Ông Khổng).
Cái riêng biệt của Tinh Thần Trí Huệ là những Tụ Tưởng, Kết Tưởng Hợp Tưởng, Ngưng Niệm, bởi đó mà mọi mọi nhân vì được đặt để theo thể lệ phóng-phân-phối-trí mà đồng thời tự thân tụ thể lấy thân mình. | Tinh Thần Trí Huệ là cái Nhất Trí duy-trì-điều giải ([24]) hóa dục hòa đồng theo thể lệ “hòa nhi bất đồng”, đồng nhi dị, dị nhi dung, dung nhi hợp, hợp nhi tập, tập nhi thành, thành nhi tựu, tựu nhi toàn, nhiên như nhiên tập thành nhiên như thị đích nhiên thị thành ư Tập Đại Thành đích Kim-Thanh-Nhi-Ngọc-Chấn giả dã (chính là ông Heidegger giảng giải thầy Khổng).
Tinh thần trí huệ là cái Nhất-Trí dung hóa điều hòa “tuần tuần thiện dụ” theo thể lệ “khi gió gác, khi trăng sân; bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ; khi hương sớm, khi trà trưa; bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn...”.
Nó để cho cái Toàn Thể của mọi mọi mỗi mỗi Thực Tại hiện ra trong mọi mọi mỗi mỗi Kết Tập Toàn Nhiên của chúng mọi chúng mỗi (chúng mỗi mọi, chúng mọi mỗi vân vân).
Do đó, Tinh Thần Trí Huệ, theo “huệ hoa tinh thể” trong những “tụ tướng, kết niệm, tập tư của nó, Tinh Thần Trí Huệ là Thần Trí Huệ Tinh kết tập-thu-gộp (như nhà ma thu gộp giang hà về cửa quỷ).
Nó là Tinh-Huệ-Thần, Thần-Huệ-Trí trong cách điệu “thủy-đáo-câu-thành”-Trí-Huệ-Phi-Dương, là trong cách điệu phương-trường-phấn-phát (in der Weise der Begeisterung) bao quát mọi mọi cái Thị Hiện ở trong cõi Nhất-Trí Hiện Thị của cái Toàn-Nhiên-hiện-diện-nhất-nhiên([25]).
Cái Toàn Nhiên Nhất Nhiên Hiện Diện này tìm ra ở trong cuộc Phi Dương Phương Trường Phấn Phát cái cách-thế hiện diện của mình là khởi-lập-mở-phơi và dậy-lên-giấc-thức([26]) thức- giấc-dậy-(lên). |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Tinh Thần Trí Huệ là cái Nhất Trí duy-trì-điều giải ([24]) hóa dục hòa đồng theo thể lệ “hòa nhi bất đồng”, đồng nhi dị, dị nhi dung, dung nhi hợp, hợp nhi tập, tập nhi thành, thành nhi tựu, tựu nhi toàn, nhiên như nhiên tập thành nhiên như thị đích nhiên thị thành ư Tập Đại Thành đích Kim-Thanh-Nhi-Ngọc-Chấn giả dã (chính là ông Heidegger giảng giải thầy Khổng).
Tinh thần trí huệ là cái Nhất-Trí dung hóa điều hòa “tuần tuần thiện dụ” theo thể lệ “khi gió gác, khi trăng sân; bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ; khi hương sớm, khi trà trưa; bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn...”.
Nó để cho cái Toàn Thể của mọi mọi mỗi mỗi Thực Tại hiện ra trong mọi mọi mỗi mỗi Kết Tập Toàn Nhiên của chúng mọi chúng mỗi (chúng mỗi mọi, chúng mọi mỗi vân vân).
Do đó, Tinh Thần Trí Huệ, theo “huệ hoa tinh thể” trong những “tụ tướng, kết niệm, tập tư của nó, Tinh Thần Trí Huệ là Thần Trí Huệ Tinh kết tập-thu-gộp (như nhà ma thu gộp giang hà về cửa quỷ).
Nó là Tinh-Huệ-Thần, Thần-Huệ-Trí trong cách điệu “thủy-đáo-câu-thành”-Trí-Huệ-Phi-Dương, là trong cách điệu phương-trường-phấn-phát (in der Weise der Begeisterung) bao quát mọi mọi cái Thị Hiện ở trong cõi Nhất-Trí Hiện Thị của cái Toàn-Nhiên-hiện-diện-nhất-nhiên([25]).
Cái Toàn Nhiên Nhất Nhiên Hiện Diện này tìm ra ở trong cuộc Phi Dương Phương Trường Phấn Phát cái cách-thế hiện diện của mình là khởi-lập-mở-phơi và dậy-lên-giấc-thức([26]) thức- giấc-dậy-(lên). | Cái Toàn Nhiên Nhất Nhiên Hiện Diện này tìm ra ở trong cuộc Phi Dương Phương Trường Phấn Phát cái cách-thế hiện diện của mình là khởi-lập-mở-phơi và dậy-lên-giấc-thức([26]) thức- giấc-dậy-(lên).
Trong cuộc Thức Giấc, Thiên Nhiên tự-thân-về-với-tự-thân, thì tự thể động mình tuyết bạch bởi tự thể, trong một trận chấn động cuồng hỉ tê mê, gây nên bởi một cuộc xuyên-thông-biến-bố do tự thể quy hưởng hết bao nhiêu âm ba dự cảm về ứng hội cho mình.
Nhân vì Thiên Nhiên là cái Thái Thậm Ban Sơ (Thái Sơ) đối với mọi mọi thảy thảy, thì lúc mà Nàng tự thân trùng phục thụ cảm tự thân, Nàng chỉ có thể cảm thụ theo thể lệ thái-thậm-ban-sơ, nghĩa là trong cốt cách tân-kì-trùng-phục.
Dẫu rằng trong thể lệ đó Nàng vẫn thăm thẳm ngậm ngùi hoài niệm những mùa xuân của cố-cựu hoa-niên.
Đó là trong ý tứ ngụ trong tính tình của lời thơ Thiên Nhiên thi dựng:
“Đến nay lại gửi hương cho gió
Hương chín toan đi rực cõi bờ
Luống tưởng rừng hoa khi mới nụ
Nguôi làm sao được buổi thơ thơ”
Xuân Diệu - Gửi Hương Cho Gió.
Vùng Phơi Mở, tại đó mỗi mỗi vật hằng hằng hiện hoạt và đình ngụ lưu cư, vùng Phơi Mở vốn từ trước tiên (của xưa kia là) đã thổi một luồng khí tê mê (như thiều quang chín chục) đi khắp mặt Lĩnh-Vực của mọi Vực-Khu, làm chấn động Vực Khu trong từng Khu-Vực ở khắp cõi miền Địa-Vực Đa Khu... (Đó chính là cái vùng của “ngổn ngang gò đống kéo lên, ngựa xe như nước như nêm áo quần quần, phong lửa rất mực hồng quần; tường đông ong bướm luống từng hay qua.
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Cái Toàn Nhiên Nhất Nhiên Hiện Diện này tìm ra ở trong cuộc Phi Dương Phương Trường Phấn Phát cái cách-thế hiện diện của mình là khởi-lập-mở-phơi và dậy-lên-giấc-thức([26]) thức- giấc-dậy-(lên).
Trong cuộc Thức Giấc, Thiên Nhiên tự-thân-về-với-tự-thân, thì tự thể động mình tuyết bạch bởi tự thể, trong một trận chấn động cuồng hỉ tê mê, gây nên bởi một cuộc xuyên-thông-biến-bố do tự thể quy hưởng hết bao nhiêu âm ba dự cảm về ứng hội cho mình.
Nhân vì Thiên Nhiên là cái Thái Thậm Ban Sơ (Thái Sơ) đối với mọi mọi thảy thảy, thì lúc mà Nàng tự thân trùng phục thụ cảm tự thân, Nàng chỉ có thể cảm thụ theo thể lệ thái-thậm-ban-sơ, nghĩa là trong cốt cách tân-kì-trùng-phục.
Dẫu rằng trong thể lệ đó Nàng vẫn thăm thẳm ngậm ngùi hoài niệm những mùa xuân của cố-cựu hoa-niên.
Đó là trong ý tứ ngụ trong tính tình của lời thơ Thiên Nhiên thi dựng:
“Đến nay lại gửi hương cho gió
Hương chín toan đi rực cõi bờ
Luống tưởng rừng hoa khi mới nụ
Nguôi làm sao được buổi thơ thơ”
Xuân Diệu - Gửi Hương Cho Gió.
Vùng Phơi Mở, tại đó mỗi mỗi vật hằng hằng hiện hoạt và đình ngụ lưu cư, vùng Phơi Mở vốn từ trước tiên (của xưa kia là) đã thổi một luồng khí tê mê (như thiều quang chín chục) đi khắp mặt Lĩnh-Vực của mọi Vực-Khu, làm chấn động Vực Khu trong từng Khu-Vực ở khắp cõi miền Địa-Vực Đa Khu... (Đó chính là cái vùng của “ngổn ngang gò đống kéo lên, ngựa xe như nước như nêm áo quần quần, phong lửa rất mực hồng quần; tường đông ong bướm luống từng hay qua.
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà. | Rõ ràng trong ngọc trắng ngà.
Vương tôn công từ ắt là đua nhau.)
Từ đó, Cuộc Tỉnh Giấc (dậy thì) của Thiên Nhiên (xuân xanh xấp xỉ tới tuần) trì ngự suốt cõi bờ từ “cao vời Thương Khung Hương Thanh Thái tới tận cùng Thâm Để U Cốc U Nhai”.
Thanh Thái ở đây là tên gọi Phụ Thân của Ánh Sáng, Cha Đẻ của Minh Quang và của Luồng Khí huy hoàng tuôn gội sinh khí cho mọi mọi.
Còn Thâm Để U Uyên, Vực Thẳm U U Huyền Hác là tên gọi cái Hang Liên Tồn Bao Bọc Thu Dung hết mọi mọi những gì do Đất Mẹ phôi dựng và chở mang.
Thanh Thái và Thâm Uyên Huyền Hác gọi tên chung những khu vực cách biệt nhau vòi vọi của Thực Tại, mà đồng thời cũng là tên gọi chư Đế Thể thượng thừa (từ Thập Địa Bồ Tát trở lên tới Văn Thù Sư Lợi…) Cả hai cùng được phấn phát phi dương bởi Phương Trường Phát Phấn.
Tinh Thần này không lang thang lạc lõng mù quáng choáng váng quàng xiên, bạ đâu đâm đầu vào mê si đó.
Trái lại nó là:
Theo thể lệ một Luật Tắc vững bền
Như vốn xưa kia là
Nảy sinh từ Hồng Hoang Hỗn Độn Thiêng Liêng”
Das Offene darin Jegliches die Anwesung und Weile hat, durchragt zuvor den Bereich aller Bezirke.
Daher waltet das Erwachen “hoch vom Aether bis zum Abgrund nieder”.
“Aether” ist der Name fuer den Vater des Lichtes und der allbelebenden lichten Luft.
“Abgrund” heisst das alles verschliessende, das von “der Mutter Erde” getragen wird.
“Aether” und “Abgrund” nennen zumal die aeussersten Bezirke des Wirklichen, aber auch die hoechsten Gottheiten.
Beide sind durchgeistet von der Begeisterung. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Rõ ràng trong ngọc trắng ngà.
Vương tôn công từ ắt là đua nhau.)
Từ đó, Cuộc Tỉnh Giấc (dậy thì) của Thiên Nhiên (xuân xanh xấp xỉ tới tuần) trì ngự suốt cõi bờ từ “cao vời Thương Khung Hương Thanh Thái tới tận cùng Thâm Để U Cốc U Nhai”.
Thanh Thái ở đây là tên gọi Phụ Thân của Ánh Sáng, Cha Đẻ của Minh Quang và của Luồng Khí huy hoàng tuôn gội sinh khí cho mọi mọi.
Còn Thâm Để U Uyên, Vực Thẳm U U Huyền Hác là tên gọi cái Hang Liên Tồn Bao Bọc Thu Dung hết mọi mọi những gì do Đất Mẹ phôi dựng và chở mang.
Thanh Thái và Thâm Uyên Huyền Hác gọi tên chung những khu vực cách biệt nhau vòi vọi của Thực Tại, mà đồng thời cũng là tên gọi chư Đế Thể thượng thừa (từ Thập Địa Bồ Tát trở lên tới Văn Thù Sư Lợi…) Cả hai cùng được phấn phát phi dương bởi Phương Trường Phát Phấn.
Tinh Thần này không lang thang lạc lõng mù quáng choáng váng quàng xiên, bạ đâu đâm đầu vào mê si đó.
Trái lại nó là:
Theo thể lệ một Luật Tắc vững bền
Như vốn xưa kia là
Nảy sinh từ Hồng Hoang Hỗn Độn Thiêng Liêng”
Das Offene darin Jegliches die Anwesung und Weile hat, durchragt zuvor den Bereich aller Bezirke.
Daher waltet das Erwachen “hoch vom Aether bis zum Abgrund nieder”.
“Aether” ist der Name fuer den Vater des Lichtes und der allbelebenden lichten Luft.
“Abgrund” heisst das alles verschliessende, das von “der Mutter Erde” getragen wird.
“Aether” und “Abgrund” nennen zumal die aeussersten Bezirke des Wirklichen, aber auch die hoechsten Gottheiten.
Beide sind durchgeistet von der Begeisterung. | “Aether” und “Abgrund” nennen zumal die aeussersten Bezirke des Wirklichen, aber auch die hoechsten Gottheiten.
Beide sind durchgeistet von der Begeisterung.
Diese schweift nicht wie ein blinder Taumel in die Willkuer.
“Nach festem Gesetze, wie einst, aus heiligem Chaos gezeugt”.
Thiên Nhiên đặt để mọi thực tại trong những đặc điểm âm dong tiếu mạo của mình.
Những đặc điểm cốt yếu của Cái-Toàn-Nhiên phơi mở rộng ra (giải khai ra) chừng nào Thần Trí Huệ hiển minh trong thực tại và tại đó các các sự vật Huệ Trí Vật cùng tương chiếu ánh Trí Huệ, Huệ Trí cho nhau.
Vì vậy chư Trường Sinh, chư Bất Tử Thiên Thần Thiên Tiên và chư chư chúng sinh chúng tử phải gặp gỡ nhau; và đôi bên mỗi mỗi theo cách điệu mình phải bảo trì mối quan hệ quan thiệp của mình với Thực Tại.
Mọi cái Thực Tại rẽ riêng trong vòng những tương liên, quan thiệp chỉ có thể nên được “là thế, như mình là”, là nếu trước tiên mọi mọi, Thiên Nhiên doãn hứa cõi Phơi Mở, trong vùng cõi Phơi Mở (phở hở môi) đó, ở tại (ải tợ) trong vòng đó, chư bất tử Thiên Thần, chư chúng sinh chúng tử tiên nữ phàm tục và mỗi mỗi vật vật sự sự thảy thảy có thể gặp gỡ nhau.
(Die Natur fuegt alles Wirkliche in the Zuege seines Wesens.
Die Grundzuege der Alls entfalten sich, indem der “Geist” im Wirklichen erscheint und Geistiges im Geistigen geistiglich widerscheint Dazu muessen die Unstethlichen und me Sterblichen sie begegnen und beide je in ihrer Weise zum Wirklichen sich verhalten.
Alles geeinzelte Wirkliche in all seinen . |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | “Aether” und “Abgrund” nennen zumal die aeussersten Bezirke des Wirklichen, aber auch die hoechsten Gottheiten.
Beide sind durchgeistet von der Begeisterung.
Diese schweift nicht wie ein blinder Taumel in die Willkuer.
“Nach festem Gesetze, wie einst, aus heiligem Chaos gezeugt”.
Thiên Nhiên đặt để mọi thực tại trong những đặc điểm âm dong tiếu mạo của mình.
Những đặc điểm cốt yếu của Cái-Toàn-Nhiên phơi mở rộng ra (giải khai ra) chừng nào Thần Trí Huệ hiển minh trong thực tại và tại đó các các sự vật Huệ Trí Vật cùng tương chiếu ánh Trí Huệ, Huệ Trí cho nhau.
Vì vậy chư Trường Sinh, chư Bất Tử Thiên Thần Thiên Tiên và chư chư chúng sinh chúng tử phải gặp gỡ nhau; và đôi bên mỗi mỗi theo cách điệu mình phải bảo trì mối quan hệ quan thiệp của mình với Thực Tại.
Mọi cái Thực Tại rẽ riêng trong vòng những tương liên, quan thiệp chỉ có thể nên được “là thế, như mình là”, là nếu trước tiên mọi mọi, Thiên Nhiên doãn hứa cõi Phơi Mở, trong vùng cõi Phơi Mở (phở hở môi) đó, ở tại (ải tợ) trong vòng đó, chư bất tử Thiên Thần, chư chúng sinh chúng tử tiên nữ phàm tục và mỗi mỗi vật vật sự sự thảy thảy có thể gặp gỡ nhau.
(Die Natur fuegt alles Wirkliche in the Zuege seines Wesens.
Die Grundzuege der Alls entfalten sich, indem der “Geist” im Wirklichen erscheint und Geistiges im Geistigen geistiglich widerscheint Dazu muessen die Unstethlichen und me Sterblichen sie begegnen und beide je in ihrer Weise zum Wirklichen sich verhalten.
Alles geeinzelte Wirkliche in all seinen . | Alles geeinzelte Wirkliche in all seinen .
Bezuegen ist nur moeglich, weun allem zuvor me Natur das Offene gewaehrt, darinnen die Un- sterblichen und Sterblichen ung jeglich Ding sich begegnen koennen).
Vùng Mỡ Phơi (làm trọng tài) điều giải những liên hệ quan thiệp giữa mọi mọi Thực Tại.
Thực Tại chỉ tại-thực-lập-tồn là khởi từ cuộc điều giải oát tuyền hiu hiu phong vận đó.
Mà Mở Phơi vốn “phi nhi ẩn”, thì Mở Phơi là mở phơi theo thể lệ “phơi hở”, “mở hời”, “mở hợt”, nghĩa là đạm nhiên mở hội mở hời về cái Một là trong nghĩa “nhất dĩ quán” thì “mở hợt mở hời” là mở một hơi về cái Một; mở hợt hời là mở theo một làn hô hấp thượng thừa “hấp thu” thiên thu về Sát Na Một Thoáng ngưng hết một lần nơi một vùng “cỏ non xanh rợn” hoặc nơi một chút cành lê lưa thưa “trắng điểm…” thấp thoáng một lần rồi vội vã theo thiều quang chín chục bay đi, hoặc theo thể thái “sư đà hái thuốc phương xa, mây bay hạc lánh biết là tìm đâu”.
Đó là Tinh Thể khoan hòa hoằng viễn của thể lệ Mở Phơi (theo như lối thuyết pháp của Đức Như Lai ở non nước Chúng Hương là thế.
Ngày Tháng Ngao Du
Thế thì phong vận “hành vân lưu thủy” như dường có vẻ là “hạc lánh mây bay” kia của Mở-phơi- Trong-Thể Lệ , có thật quả là “hạc lẩn trốn” “mây lánh xa” như thế là thể lệ thật thế chăng?
Hay là cái lối hạc lánh mây bay kia vẫn cứ là toàn nhiên như nhiên hiện diện?
Và cứ mỗi mỗi phen phen thuận theo thời thể mình, vẫn bất ngờ về “tham dự”?
Tham dự từ cõi “vĩnh tuyệt hồng trần”? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Alles geeinzelte Wirkliche in all seinen .
Bezuegen ist nur moeglich, weun allem zuvor me Natur das Offene gewaehrt, darinnen die Un- sterblichen und Sterblichen ung jeglich Ding sich begegnen koennen).
Vùng Mỡ Phơi (làm trọng tài) điều giải những liên hệ quan thiệp giữa mọi mọi Thực Tại.
Thực Tại chỉ tại-thực-lập-tồn là khởi từ cuộc điều giải oát tuyền hiu hiu phong vận đó.
Mà Mở Phơi vốn “phi nhi ẩn”, thì Mở Phơi là mở phơi theo thể lệ “phơi hở”, “mở hời”, “mở hợt”, nghĩa là đạm nhiên mở hội mở hời về cái Một là trong nghĩa “nhất dĩ quán” thì “mở hợt mở hời” là mở một hơi về cái Một; mở hợt hời là mở theo một làn hô hấp thượng thừa “hấp thu” thiên thu về Sát Na Một Thoáng ngưng hết một lần nơi một vùng “cỏ non xanh rợn” hoặc nơi một chút cành lê lưa thưa “trắng điểm…” thấp thoáng một lần rồi vội vã theo thiều quang chín chục bay đi, hoặc theo thể thái “sư đà hái thuốc phương xa, mây bay hạc lánh biết là tìm đâu”.
Đó là Tinh Thể khoan hòa hoằng viễn của thể lệ Mở Phơi (theo như lối thuyết pháp của Đức Như Lai ở non nước Chúng Hương là thế.
Ngày Tháng Ngao Du
Thế thì phong vận “hành vân lưu thủy” như dường có vẻ là “hạc lánh mây bay” kia của Mở-phơi- Trong-Thể Lệ , có thật quả là “hạc lẩn trốn” “mây lánh xa” như thế là thể lệ thật thế chăng?
Hay là cái lối hạc lánh mây bay kia vẫn cứ là toàn nhiên như nhiên hiện diện?
Và cứ mỗi mỗi phen phen thuận theo thời thể mình, vẫn bất ngờ về “tham dự”?
Tham dự từ cõi “vĩnh tuyệt hồng trần”? | Hay là cái lối hạc lánh mây bay kia vẫn cứ là toàn nhiên như nhiên hiện diện?
Và cứ mỗi mỗi phen phen thuận theo thời thể mình, vẫn bất ngờ về “tham dự”?
Tham dự từ cõi “vĩnh tuyệt hồng trần”?
Ghé về viếng chơi, hội đàm vài phút, rồi vội vã “tiếp tích nhi hành”, giũ áo ra đi cho tròn cuộc chu du khởi từ buổi ban sơ “trì trì quân khứ Lỗ”.
Như thế là thời thể theo thể lệ gì?
Suốt những thi phẩm Höelderlin chúng ta giờ đây luận bàn có nhìn ra một âm thanh nào, nghe ra một màu sắc nào riêng biệt giải đáp vào cõi miền khả dĩ gọi là “thưa hồng rậm lục” hoặc là “lục đạm thanh hi” hoặc là “lục sơ hà đạm”?
Thiên Nhiên doãn hứa một cõi Mở Phơi mà mở phơi chon von trong thể lệ, có phải thành tựu cuộc trọng tài vi mật “oát toàn ([27]) bất tác nan”?
Theo thể lệ đó Cõi Mở Phơi là môi giới cho mọi tương liên quan thiệp giữa các thực tại nhấp nhô.
Thực Tại nhấp nhô từ đó chỉ hiện tồn theo thể lệ “nhô nhấp, là khởi từ cuộc “oát toàn bất tác nan” kia, và như vậy, được tuyền oát điều hoà dung hợp thành một “sở oát toàn tuyền”.
Cái sở-oát-toàn-tuyền chỉ hiện tồn tại hoạt là “y cứ bằng tạ” vào tuyền-oát-toàn-điều- phục-tính. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Hay là cái lối hạc lánh mây bay kia vẫn cứ là toàn nhiên như nhiên hiện diện?
Và cứ mỗi mỗi phen phen thuận theo thời thể mình, vẫn bất ngờ về “tham dự”?
Tham dự từ cõi “vĩnh tuyệt hồng trần”?
Ghé về viếng chơi, hội đàm vài phút, rồi vội vã “tiếp tích nhi hành”, giũ áo ra đi cho tròn cuộc chu du khởi từ buổi ban sơ “trì trì quân khứ Lỗ”.
Như thế là thời thể theo thể lệ gì?
Suốt những thi phẩm Höelderlin chúng ta giờ đây luận bàn có nhìn ra một âm thanh nào, nghe ra một màu sắc nào riêng biệt giải đáp vào cõi miền khả dĩ gọi là “thưa hồng rậm lục” hoặc là “lục đạm thanh hi” hoặc là “lục sơ hà đạm”?
Thiên Nhiên doãn hứa một cõi Mở Phơi mà mở phơi chon von trong thể lệ, có phải thành tựu cuộc trọng tài vi mật “oát toàn ([27]) bất tác nan”?
Theo thể lệ đó Cõi Mở Phơi là môi giới cho mọi tương liên quan thiệp giữa các thực tại nhấp nhô.
Thực Tại nhấp nhô từ đó chỉ hiện tồn theo thể lệ “nhô nhấp, là khởi từ cuộc “oát toàn bất tác nan” kia, và như vậy, được tuyền oát điều hoà dung hợp thành một “sở oát toàn tuyền”.
Cái sở-oát-toàn-tuyền chỉ hiện tồn tại hoạt là “y cứ bằng tạ” vào tuyền-oát-toàn-điều- phục-tính. | Cái sở-oát-toàn-tuyền chỉ hiện tồn tại hoạt là “y cứ bằng tạ” vào tuyền-oát-toàn-điều- phục-tính.
Vậy thì Oát-Tuyền-Toàn Điều Phục Tính phải hiện diện ở mọi mọi, dù là theo thể thái trong ngấn lịch huyền diệu lưa thưa “cánh mất còn lưa đường rẽ trắng”, dù là theo thể lệ lai rai vô ngấn tích như “trần gian du hí chốn nào là nơi”, dù là ngậm ngùi hồn nhiên thong dong hoàng đại thái nhiên thái thậm như: “đạo chi bất hành, ngã tri chi hĩ: trí giả quá chi, ngu giả bất cập giã; đạo chi bất minh, ngã tri chi hĩ: hiền giả quá chi, bất tiếu giả bất cập giã...”: dù là thượng thừa hải hà độ lượng bao dong như “lời quê góp nhặt dông dài, mua vui cũng được một vài trống canh”; dù là tam bành tứ trướng ngũ ma lục một thất mai thập mại theo thể lệ “Sư Tử hống thời” là thời đại của khuyết phập điêu linh đã yêu cầu tiếng gào kêu quỷ loạn “Also sprach Zarathustra”; dù là bất thình lình để len lỏi vào giữa tiếng gầm thét nhà ma, một lời than van cửa quỷ: “Hoàng hôn đã đến. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Cái sở-oát-toàn-tuyền chỉ hiện tồn tại hoạt là “y cứ bằng tạ” vào tuyền-oát-toàn-điều- phục-tính.
Vậy thì Oát-Tuyền-Toàn Điều Phục Tính phải hiện diện ở mọi mọi, dù là theo thể thái trong ngấn lịch huyền diệu lưa thưa “cánh mất còn lưa đường rẽ trắng”, dù là theo thể lệ lai rai vô ngấn tích như “trần gian du hí chốn nào là nơi”, dù là ngậm ngùi hồn nhiên thong dong hoàng đại thái nhiên thái thậm như: “đạo chi bất hành, ngã tri chi hĩ: trí giả quá chi, ngu giả bất cập giã; đạo chi bất minh, ngã tri chi hĩ: hiền giả quá chi, bất tiếu giả bất cập giã...”: dù là thượng thừa hải hà độ lượng bao dong như “lời quê góp nhặt dông dài, mua vui cũng được một vài trống canh”; dù là tam bành tứ trướng ngũ ma lục một thất mai thập mại theo thể lệ “Sư Tử hống thời” là thời đại của khuyết phập điêu linh đã yêu cầu tiếng gào kêu quỷ loạn “Also sprach Zarathustra”; dù là bất thình lình để len lỏi vào giữa tiếng gầm thét nhà ma, một lời than van cửa quỷ: “Hoàng hôn đã đến. | Hãy tha thứ cho ta về sự vụ hoàng hôn đã đến...”; dù là trong thể lệ nào mà Đông phương yêu sách bất thình lình một trận đệ nhị Tập Đại Thành, thì thể theo “vô lượng phương tiện lực” của chư phật, Bồ Tát phải tiến nhập Trung Hoa làm một cuộc “dịch lai rai” xoay hướng đi cho vận mệnh Phật giáo, thành tựu li kì nơi “khách địa” một Đệ Nhất Hi Hữu Hồi Sinh, mở ra Bình Minh Thứ Hai của Phật Đạo và đồng thời bất thình lình lặng lẽ không một ai biết ai hay, toàn nhiên làm sống dậy Khổng Tử trong con người Cưu Ma La Thạp và trong lời dịch Bát Nhã Bà Là Mật Kinh, dù là một phen Đệ Nhị Bình Minh kia cũng phiêu bồng đi mất (một phần lớn có lẽ cũng thể theo cái định mệnh nào từng đã khiến Nhan Hồi sớm ly biệt trần gian bỏ ông Khổng Sư Phụ chơ vơ, thì Tăng Triệu cũng lìa đời khoảng dưới ba mươi tuổi) một phen Đệ Nhị Bình Minh kia cũng cánh bằng tiện gió cất lìa dặm khơi, thì bỗng đâu lại gặp một người, cánh hồng bay bổng tuyệt vời đảo lai, Bình Minh Tam Độ Ngân Dài, Ngõ Ban Sơ Hiện Thiên Tài Tử Chiêm.
Sinh bình lịch tận oan khiên - Tượng Vương hồi xứ Hoa Nghiêm mơ màng... (Trọc lưu nhược giải giữa làn ... ứng tu kinh động Thái Hàng tự bao)
Vị văn Lư Nhạc đa chân ẩn
Cố lưu cao nhân đoạn túc phân
Dĩ hĩ thiền tâm vô biệt ngữ
Thượng hiềm thế phát hữu thi ban
Dị đồng cánh mạc nghi tam ngữ
Vật ngã chung đương phó bát hoàn
Đáo hậu dự quân khai bắc hộ
Cử đầu tam thập lục thanh san...”
(Tô Tử Chiêm) |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Hãy tha thứ cho ta về sự vụ hoàng hôn đã đến...”; dù là trong thể lệ nào mà Đông phương yêu sách bất thình lình một trận đệ nhị Tập Đại Thành, thì thể theo “vô lượng phương tiện lực” của chư phật, Bồ Tát phải tiến nhập Trung Hoa làm một cuộc “dịch lai rai” xoay hướng đi cho vận mệnh Phật giáo, thành tựu li kì nơi “khách địa” một Đệ Nhất Hi Hữu Hồi Sinh, mở ra Bình Minh Thứ Hai của Phật Đạo và đồng thời bất thình lình lặng lẽ không một ai biết ai hay, toàn nhiên làm sống dậy Khổng Tử trong con người Cưu Ma La Thạp và trong lời dịch Bát Nhã Bà Là Mật Kinh, dù là một phen Đệ Nhị Bình Minh kia cũng phiêu bồng đi mất (một phần lớn có lẽ cũng thể theo cái định mệnh nào từng đã khiến Nhan Hồi sớm ly biệt trần gian bỏ ông Khổng Sư Phụ chơ vơ, thì Tăng Triệu cũng lìa đời khoảng dưới ba mươi tuổi) một phen Đệ Nhị Bình Minh kia cũng cánh bằng tiện gió cất lìa dặm khơi, thì bỗng đâu lại gặp một người, cánh hồng bay bổng tuyệt vời đảo lai, Bình Minh Tam Độ Ngân Dài, Ngõ Ban Sơ Hiện Thiên Tài Tử Chiêm.
Sinh bình lịch tận oan khiên - Tượng Vương hồi xứ Hoa Nghiêm mơ màng... (Trọc lưu nhược giải giữa làn ... ứng tu kinh động Thái Hàng tự bao)
Vị văn Lư Nhạc đa chân ẩn
Cố lưu cao nhân đoạn túc phân
Dĩ hĩ thiền tâm vô biệt ngữ
Thượng hiềm thế phát hữu thi ban
Dị đồng cánh mạc nghi tam ngữ
Vật ngã chung đương phó bát hoàn
Đáo hậu dự quân khai bắc hộ
Cử đầu tam thập lục thanh san...”
(Tô Tử Chiêm) | Dĩ hĩ thiền tâm vô biệt ngữ
Thượng hiềm thế phát hữu thi ban
Dị đồng cánh mạc nghi tam ngữ
Vật ngã chung đương phó bát hoàn
Đáo hậu dự quân khai bắc hộ
Cử đầu tam thập lục thanh san...”
(Tô Tử Chiêm)
Tám câu dựng sững hình bóng lên như một toà lầu Hoàng Hạc, hoặc như một Kim Tự Tháp trôi dạt trong sương mù ghé chơi nước non Cổ Hi Lạp, phiêu bồng về Trung Hoa.
Mà ba mươi sáu ngọn Thanh Sơn thì thuần nhiên như nhiên là lâm tuyền Ấn Độ Thệ Đa hoá thân làm Trung Hoa Lư Sơn Lư Nhạc.
Cử đầu tam thập lục thanh san
Ngẩng đầu:
Ba Mươi Sáu Ngọn Thanh Sơn
Ngẩng đầu:
Ba Mươi Sáu Ngọn Núi Xanh
Ba mươi sáu ngọn núi xanh đứng sừng sững lên hậu thế ở trước mặt, ở trên đầu, ở khắp Cõi Lịch Hiện Sử Xanh ra như thế, thì ấy là cái gì?
Cái Vô Ngần Toàn Nhiên Hiện Diện?
Cái Huyền Diệu Hiện Diện Hoa Nghiêm?
Cái Thiên Nhiên Khôn Hàn Thành Tượng?
Cái Bát Nhã Bỉ Ngạn Kiến Cương?
Cái Thanh Hà Tha Nhựt Nhứt Như Như?
Cái Lục Hà Nhứt Nhựt Thức Chân Không?
Cử đầu:
Thập
Lục Thanh San
Bất thình lình, tam thập lục Thanh San biến ra làm Lục Thanh San tam thập.
Thầy Khổng bảo: “tam thập nhi lập”.Trung Niên Thi Sĩ bảo: quá niên trạc ngoại tứ tuần”.Hồng Sơn Liệp Hộ bảo: “Thiều quang chín chục đã ngoài ba mươi”.
Tô Tử Chiêm bảo:
Cử đầu:
Tam thập
Lục Thanh San
Höelderlin bảo: “lời thơ-thi-dựng là cái lời của Vô Tội Thơ Ngây”.
Bởi vì nó mở ra phấp phới một cõi Mở Phơi biến hiện khôn lường... là... thiên biến vạn hoá... - Thả mạn!
Vâng:
- “Em về thảng hoặc mai sau
Thanh San tam thập lục nào hoá sinh |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Dĩ hĩ thiền tâm vô biệt ngữ
Thượng hiềm thế phát hữu thi ban
Dị đồng cánh mạc nghi tam ngữ
Vật ngã chung đương phó bát hoàn
Đáo hậu dự quân khai bắc hộ
Cử đầu tam thập lục thanh san...”
(Tô Tử Chiêm)
Tám câu dựng sững hình bóng lên như một toà lầu Hoàng Hạc, hoặc như một Kim Tự Tháp trôi dạt trong sương mù ghé chơi nước non Cổ Hi Lạp, phiêu bồng về Trung Hoa.
Mà ba mươi sáu ngọn Thanh Sơn thì thuần nhiên như nhiên là lâm tuyền Ấn Độ Thệ Đa hoá thân làm Trung Hoa Lư Sơn Lư Nhạc.
Cử đầu tam thập lục thanh san
Ngẩng đầu:
Ba Mươi Sáu Ngọn Thanh Sơn
Ngẩng đầu:
Ba Mươi Sáu Ngọn Núi Xanh
Ba mươi sáu ngọn núi xanh đứng sừng sững lên hậu thế ở trước mặt, ở trên đầu, ở khắp Cõi Lịch Hiện Sử Xanh ra như thế, thì ấy là cái gì?
Cái Vô Ngần Toàn Nhiên Hiện Diện?
Cái Huyền Diệu Hiện Diện Hoa Nghiêm?
Cái Thiên Nhiên Khôn Hàn Thành Tượng?
Cái Bát Nhã Bỉ Ngạn Kiến Cương?
Cái Thanh Hà Tha Nhựt Nhứt Như Như?
Cái Lục Hà Nhứt Nhựt Thức Chân Không?
Cử đầu:
Thập
Lục Thanh San
Bất thình lình, tam thập lục Thanh San biến ra làm Lục Thanh San tam thập.
Thầy Khổng bảo: “tam thập nhi lập”.Trung Niên Thi Sĩ bảo: quá niên trạc ngoại tứ tuần”.Hồng Sơn Liệp Hộ bảo: “Thiều quang chín chục đã ngoài ba mươi”.
Tô Tử Chiêm bảo:
Cử đầu:
Tam thập
Lục Thanh San
Höelderlin bảo: “lời thơ-thi-dựng là cái lời của Vô Tội Thơ Ngây”.
Bởi vì nó mở ra phấp phới một cõi Mở Phơi biến hiện khôn lường... là... thiên biến vạn hoá... - Thả mạn!
Vâng:
- “Em về thảng hoặc mai sau
Thanh San tam thập lục nào hoá sinh | Bởi vì nó mở ra phấp phới một cõi Mở Phơi biến hiện khôn lường... là... thiên biến vạn hoá... - Thả mạn!
Vâng:
- “Em về thảng hoặc mai sau
Thanh San tam thập lục nào hoá sinh
Chiên đàn đốt tạng hư linh
Diệu Hoa Lầu Các Biên Đình Cho Thơm”
Thảng hoặc mà mai sau xảy ra tình huống hóa sinh đó, thì lời Thơ Thi Dựng bây giờ sẽ đột ngột đón người tại trong Vùng Mở Phơi của Rừng Lục Hà Thệ Đa hay là Hà Lục Tử Trúc Lâm Nguyên Thủy, thế thì lời Thơ Thi Dựng của bây giờ phút thuần nhiên như nhiên là phải phấp phới đi hàng hai, bước chân chữ bát theo thể lệ của riêng nó trong mạch động âm thầm lưu ly những bình diện Lãng Tĩnh Thanh Ba Thiều Quang Mị Thúy.
Cái tầm nước đầy vơi của ngôn ngữ, trong cốt cách uyên nguyên thăng trầm tiêu trưởng, cái tầm nước đầy vơi của Nguyên Tuyền Đổ Rộng Xuống Dòng Thiên Thâu, cái mạch sóng hải triều của giông bão do cái gì quyết định?
Thì trường trại của nhà trường, cờ xí của xí nghiệp, lập trường vô nghĩa của chủ nghĩa phi ngã phi ngô làm sao nhảy xổ vô hò hét, nhào bổ tới nhà ma, đâm đầu vào hò reo phê phán quỷ?
Đáo cùng sự huống đã ra như thế nào?
Lời Thơ Thi Dựng cần mẫn mở phơi bèn phơi mở ra bất thình lình một cõi mới mẻ xum xuê cho Láng Giềng Tồn Lưu Cận Lập:
“Đáo hậu
Dự quân khai bắc hộ
Cử đầu: tam thập
Lục Thanh San”
Đáo hậu đảo cùng ra là xum xuê Thiên Nhiên Vô Ngần đã thành Tượng như thế.
“Depuis que nous sommes
Un Dialogue”
“Seit ein Gesprach wir sind
Und hoeren koennen voeinander”
“Kể từ
Một Hội Thoại chúng ta là |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Bởi vì nó mở ra phấp phới một cõi Mở Phơi biến hiện khôn lường... là... thiên biến vạn hoá... - Thả mạn!
Vâng:
- “Em về thảng hoặc mai sau
Thanh San tam thập lục nào hoá sinh
Chiên đàn đốt tạng hư linh
Diệu Hoa Lầu Các Biên Đình Cho Thơm”
Thảng hoặc mà mai sau xảy ra tình huống hóa sinh đó, thì lời Thơ Thi Dựng bây giờ sẽ đột ngột đón người tại trong Vùng Mở Phơi của Rừng Lục Hà Thệ Đa hay là Hà Lục Tử Trúc Lâm Nguyên Thủy, thế thì lời Thơ Thi Dựng của bây giờ phút thuần nhiên như nhiên là phải phấp phới đi hàng hai, bước chân chữ bát theo thể lệ của riêng nó trong mạch động âm thầm lưu ly những bình diện Lãng Tĩnh Thanh Ba Thiều Quang Mị Thúy.
Cái tầm nước đầy vơi của ngôn ngữ, trong cốt cách uyên nguyên thăng trầm tiêu trưởng, cái tầm nước đầy vơi của Nguyên Tuyền Đổ Rộng Xuống Dòng Thiên Thâu, cái mạch sóng hải triều của giông bão do cái gì quyết định?
Thì trường trại của nhà trường, cờ xí của xí nghiệp, lập trường vô nghĩa của chủ nghĩa phi ngã phi ngô làm sao nhảy xổ vô hò hét, nhào bổ tới nhà ma, đâm đầu vào hò reo phê phán quỷ?
Đáo cùng sự huống đã ra như thế nào?
Lời Thơ Thi Dựng cần mẫn mở phơi bèn phơi mở ra bất thình lình một cõi mới mẻ xum xuê cho Láng Giềng Tồn Lưu Cận Lập:
“Đáo hậu
Dự quân khai bắc hộ
Cử đầu: tam thập
Lục Thanh San”
Đáo hậu đảo cùng ra là xum xuê Thiên Nhiên Vô Ngần đã thành Tượng như thế.
“Depuis que nous sommes
Un Dialogue”
“Seit ein Gesprach wir sind
Und hoeren koennen voeinander”
“Kể từ
Một Hội Thoại chúng ta là | “Depuis que nous sommes
Un Dialogue”
“Seit ein Gesprach wir sind
Und hoeren koennen voeinander”
“Kể từ
Một Hội Thoại chúng ta là
Và có thể tương hội tương văn”
Ngôn ngữ thơ-thi-dựng đi mãi mãi trong bước đi dị thường ở dưới bầu trời bóng sương bất-khả-tư nghì đó.
Nên gọi là Phơi Mở Huyền Diệu, Nương Tử Kiều Diễm Tuyệt Trù, Toàn Nhiên Hiện Diện Như Nhiên ở mọi ngã ba chiêm bao về Lẽo Đẽo.
“Bụi hồng Lẽo Đẽo
Đi về Chiêm Bao”
Tuần trăng khuyết ?
Lòng ngao
Ngán lòng...
Chúng ta bỗng nhiên trở lại với bài giải ở trước, và lời giảng ở sau.
Phusis Sơ Nguyên và Thượng Thừa Hồi Phục còn nói gì thêm nữa cho lời thuyết thoại bữa nay?
Rốt cuộc còn gì nữa cho bữa nay?
“Đáo hậu dự quân khai bắc hộ
Cử đầu tam thập lục thanh san.” |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | “Depuis que nous sommes
Un Dialogue”
“Seit ein Gesprach wir sind
Und hoeren koennen voeinander”
“Kể từ
Một Hội Thoại chúng ta là
Và có thể tương hội tương văn”
Ngôn ngữ thơ-thi-dựng đi mãi mãi trong bước đi dị thường ở dưới bầu trời bóng sương bất-khả-tư nghì đó.
Nên gọi là Phơi Mở Huyền Diệu, Nương Tử Kiều Diễm Tuyệt Trù, Toàn Nhiên Hiện Diện Như Nhiên ở mọi ngã ba chiêm bao về Lẽo Đẽo.
“Bụi hồng Lẽo Đẽo
Đi về Chiêm Bao”
Tuần trăng khuyết ?
Lòng ngao
Ngán lòng...
Chúng ta bỗng nhiên trở lại với bài giải ở trước, và lời giảng ở sau.
Phusis Sơ Nguyên và Thượng Thừa Hồi Phục còn nói gì thêm nữa cho lời thuyết thoại bữa nay?
Rốt cuộc còn gì nữa cho bữa nay?
“Đáo hậu dự quân khai bắc hộ
Cử đầu tam thập lục thanh san.” | Phusis Sơ Nguyên và Thượng Thừa Hồi Phục còn nói gì thêm nữa cho lời thuyết thoại bữa nay?
Rốt cuộc còn gì nữa cho bữa nay?
“Đáo hậu dự quân khai bắc hộ
Cử đầu tam thập lục thanh san.”
Thì rốt cuộc bây giờ, chúng ta xin tạm gác mọi niềm nỗi ưu lự về riêng cái việc “tam thập lục” của đo đếm cò kè “ba mươi sáu chước chước gì là hơn” tạm gác lại mọi niềm nỗi ưu tư cái việc đo đếm vào kia có bao giờ Cán Cân của người-lái-buôn-buôn-bán- bình-sinh-thương-mãi-mải-mê, có bao giờ Cán Cân ấy chịu đi về trong bàn tay Thiên Thần để có thể dựng lên một Nhịp Thăng Bằng Mới Mẻ Xum Xuê chăng ru hay là chẳng thể, tạm gác lại nỗi niềm hiệp vấn với R. M. Rilke, và chỉ duy chăm chú đưa cái Nhìn của con Mắt nhắm tít lại cả hai làn mi trước bờ cõi “liễu mi nhi” đã đốt bỏng ngôn từ của Tân Thanh Tái Tạo biến “tam thập lục” ra làm tam thập hà, biến “tam thập hà thập sơ” ra làm “tam thu thủy” và dựng sững hương màu của Huyền Diệu Vô Ngần Toàn Nhiên Hiện Diện Thặng Thừa Thái Thậm Thiên Nhiên trong một lời Thanh San biến ra làm thanh hà hà tại, tại phương hà? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Phusis Sơ Nguyên và Thượng Thừa Hồi Phục còn nói gì thêm nữa cho lời thuyết thoại bữa nay?
Rốt cuộc còn gì nữa cho bữa nay?
“Đáo hậu dự quân khai bắc hộ
Cử đầu tam thập lục thanh san.”
Thì rốt cuộc bây giờ, chúng ta xin tạm gác mọi niềm nỗi ưu lự về riêng cái việc “tam thập lục” của đo đếm cò kè “ba mươi sáu chước chước gì là hơn” tạm gác lại mọi niềm nỗi ưu tư cái việc đo đếm vào kia có bao giờ Cán Cân của người-lái-buôn-buôn-bán- bình-sinh-thương-mãi-mải-mê, có bao giờ Cán Cân ấy chịu đi về trong bàn tay Thiên Thần để có thể dựng lên một Nhịp Thăng Bằng Mới Mẻ Xum Xuê chăng ru hay là chẳng thể, tạm gác lại nỗi niềm hiệp vấn với R. M. Rilke, và chỉ duy chăm chú đưa cái Nhìn của con Mắt nhắm tít lại cả hai làn mi trước bờ cõi “liễu mi nhi” đã đốt bỏng ngôn từ của Tân Thanh Tái Tạo biến “tam thập lục” ra làm tam thập hà, biến “tam thập hà thập sơ” ra làm “tam thu thủy” và dựng sững hương màu của Huyền Diệu Vô Ngần Toàn Nhiên Hiện Diện Thặng Thừa Thái Thậm Thiên Nhiên trong một lời Thanh San biến ra làm thanh hà hà tại, tại phương hà? | Hà luận “Lục Thanh San” nhiếp dẫn bước đi của ngữ ngôn trong tuyền oa Cổ Lục, đưa Thanh San Tô Tử Chiêm về Phương Cảo Phong Tình Thanh Cổ Lục Của Thanh Sử Sử Xanh, khiến toàn khối Lâm Tuyền Sơn Thụ Thệ Đa Tử Trúc Lâm Thủy Nguyên Ấn Độ Trùng Hiện Giang Hồ tại bỉ ngạn Bà Là Mật Trung Hoa, và khiến khắp cõi Trung Hoa Suốt Mai Sau sẽ âm thầm hoài niệm Riêng Một Lần Mãi Mãi người Thi Sĩ ấy đi về mở cuộc Du Hí Thần Thông Tam Muội Tại, Phiêu Bồng Hồng Nhạn Điếu Đồ Khan, Nam Hải Bắc Minh Tầm Tượng Thể, Hà Kỳ Kim Phục Lục Thanh San... Vâng, tạm gác lại mỗi mỗi hằng hằng mọi ưu tư đìu hiu trong khu vực, và chỉ riêng đưa cái Nhìn vào phía khác.
Hãy tha thứ hết cho ta!
Hỡi những cô em bên Rừng Thu Lục Hà ca múa.
Một cái gì ở quanh ta?
Đang đưa mắt nhìn ta đăm đắm?
Cùng với cuộc chia tay của các em, ta nhìn thấy một trời mây vĩnh quyết khác:
“Hoàng hôn mù xuống nặng
Gió sông buồn em ơi
Nhà em đầu phố lặng
Ba ngõ bốn bề trời”
(Lửa thiêng)
Có phải là như thế?
Có phải đó là Ngọn Lửa của Phusis nào đang đi vào đêm tối và dự cảm một Bình Minh?
“Ta đứng bên đường
Kêu gọi mãi
Nhớ người bạn cũ
Thuở anh niên”
Gửi Hương Cho Gió)
Ta đứng bên đường kêu gọi mãi.
Kêu gọi mãi đến một lúc bất thình lình thuở anh niên bừng đậy.
Đáo hậu
Dự quân khai bắc hộ
Cử đầu tam thập
Lục Thanh San
Chúng ta vốn dĩ biết rằng Cố quận ấy màu xanh lơ đã in pha thêm sắc Lục.
Nhưng mà Lục Hà hà tại?
Lục hà hà tại nại hà na?
Ả nã nùng u thống thiết tha
Tả biến tàn sơn thu thặng thủy
Tằng giao thất luyện suốt thanh sa |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Hà luận “Lục Thanh San” nhiếp dẫn bước đi của ngữ ngôn trong tuyền oa Cổ Lục, đưa Thanh San Tô Tử Chiêm về Phương Cảo Phong Tình Thanh Cổ Lục Của Thanh Sử Sử Xanh, khiến toàn khối Lâm Tuyền Sơn Thụ Thệ Đa Tử Trúc Lâm Thủy Nguyên Ấn Độ Trùng Hiện Giang Hồ tại bỉ ngạn Bà Là Mật Trung Hoa, và khiến khắp cõi Trung Hoa Suốt Mai Sau sẽ âm thầm hoài niệm Riêng Một Lần Mãi Mãi người Thi Sĩ ấy đi về mở cuộc Du Hí Thần Thông Tam Muội Tại, Phiêu Bồng Hồng Nhạn Điếu Đồ Khan, Nam Hải Bắc Minh Tầm Tượng Thể, Hà Kỳ Kim Phục Lục Thanh San... Vâng, tạm gác lại mỗi mỗi hằng hằng mọi ưu tư đìu hiu trong khu vực, và chỉ riêng đưa cái Nhìn vào phía khác.
Hãy tha thứ hết cho ta!
Hỡi những cô em bên Rừng Thu Lục Hà ca múa.
Một cái gì ở quanh ta?
Đang đưa mắt nhìn ta đăm đắm?
Cùng với cuộc chia tay của các em, ta nhìn thấy một trời mây vĩnh quyết khác:
“Hoàng hôn mù xuống nặng
Gió sông buồn em ơi
Nhà em đầu phố lặng
Ba ngõ bốn bề trời”
(Lửa thiêng)
Có phải là như thế?
Có phải đó là Ngọn Lửa của Phusis nào đang đi vào đêm tối và dự cảm một Bình Minh?
“Ta đứng bên đường
Kêu gọi mãi
Nhớ người bạn cũ
Thuở anh niên”
Gửi Hương Cho Gió)
Ta đứng bên đường kêu gọi mãi.
Kêu gọi mãi đến một lúc bất thình lình thuở anh niên bừng đậy.
Đáo hậu
Dự quân khai bắc hộ
Cử đầu tam thập
Lục Thanh San
Chúng ta vốn dĩ biết rằng Cố quận ấy màu xanh lơ đã in pha thêm sắc Lục.
Nhưng mà Lục Hà hà tại?
Lục hà hà tại nại hà na?
Ả nã nùng u thống thiết tha
Tả biến tàn sơn thu thặng thủy
Tằng giao thất luyện suốt thanh sa | Nhưng mà Lục Hà hà tại?
Lục hà hà tại nại hà na?
Ả nã nùng u thống thiết tha
Tả biến tàn sơn thu thặng thủy
Tằng giao thất luyện suốt thanh sa
Tập thành đáo hậu vô ngần hộ
Tam thập thanh san lục nại hà
Khả thị tường vi khai nhị độ
Tam trùng tứ điệp tiếp liên hoa
Trước mỗi mỗi lời chất vấn, một thứ hương màu gì vẫn lẩn quất đi về bóng xiêm mơ màng theo tiếng kiều đồng vọng, và mỗi mỗi mọi mọi đều quy thuộc vào mãi mãi một lời.
Đáo hậu dự quân khai cố quận
Cử đầu tam thập
Lục Thanh San
Lời gì lẩn quất len lỏi vào trong vắng lặng thanh âm?
Mà mọi mọi thanh âm vẫn là âm thanh không mọi mọi?
Là không phải riêng là Lời ấy đáp vào cho hội đàm hòa đàm năm nay hoặc là bao xa từ mấy năm trước, thì hòa đàm hội thoại ắt sa vào bế tắc vĩnh viễn hay sao?
Vĩnh viễn hay sao sẽ chịu phận thiên thu thủ đô ba lê bê la là bế tắc?
Rốt cuộc của thiên thu sẽ còn có bê la ba lê bế tắc chăng là?
Đáo hậu dự quân khai cố quận
Cử đầu tam thập lục thanh san.
Bây giờ lời thơ viết ra luôn một mạch và chỉ viết hoa hai chữ ở đầu dòng theo thể lệ thói quen.
Không hề vướng chút gì lẩn thẩn thê mê lận đận lảo đảo lao đao lần lừa lất lây lóc lăn lẽo đẽo đi về chiêm bao viếng thăm bụi hồng dâu biển nữa.
Thì bất thình lình trong toàn nhiên tịch mịch một luồng ánh sáng xuyên qua...
“Autrefois, une Clarté singulière traversait de ses Rayons le Dit de cette phrase, en sorte que ce qu’elle impliquait de question était noyé dans cette Clarté. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Nhưng mà Lục Hà hà tại?
Lục hà hà tại nại hà na?
Ả nã nùng u thống thiết tha
Tả biến tàn sơn thu thặng thủy
Tằng giao thất luyện suốt thanh sa
Tập thành đáo hậu vô ngần hộ
Tam thập thanh san lục nại hà
Khả thị tường vi khai nhị độ
Tam trùng tứ điệp tiếp liên hoa
Trước mỗi mỗi lời chất vấn, một thứ hương màu gì vẫn lẩn quất đi về bóng xiêm mơ màng theo tiếng kiều đồng vọng, và mỗi mỗi mọi mọi đều quy thuộc vào mãi mãi một lời.
Đáo hậu dự quân khai cố quận
Cử đầu tam thập
Lục Thanh San
Lời gì lẩn quất len lỏi vào trong vắng lặng thanh âm?
Mà mọi mọi thanh âm vẫn là âm thanh không mọi mọi?
Là không phải riêng là Lời ấy đáp vào cho hội đàm hòa đàm năm nay hoặc là bao xa từ mấy năm trước, thì hòa đàm hội thoại ắt sa vào bế tắc vĩnh viễn hay sao?
Vĩnh viễn hay sao sẽ chịu phận thiên thu thủ đô ba lê bê la là bế tắc?
Rốt cuộc của thiên thu sẽ còn có bê la ba lê bế tắc chăng là?
Đáo hậu dự quân khai cố quận
Cử đầu tam thập lục thanh san.
Bây giờ lời thơ viết ra luôn một mạch và chỉ viết hoa hai chữ ở đầu dòng theo thể lệ thói quen.
Không hề vướng chút gì lẩn thẩn thê mê lận đận lảo đảo lao đao lần lừa lất lây lóc lăn lẽo đẽo đi về chiêm bao viếng thăm bụi hồng dâu biển nữa.
Thì bất thình lình trong toàn nhiên tịch mịch một luồng ánh sáng xuyên qua...
“Autrefois, une Clarté singulière traversait de ses Rayons le Dit de cette phrase, en sorte que ce qu’elle impliquait de question était noyé dans cette Clarté. | “Autrefois, une Clarté singulière traversait de ses Rayons le Dit de cette phrase, en sorte que ce qu’elle impliquait de question était noyé dans cette Clarté.
A la suite d’un Obscurcissement étrange, cette Clarté plus tard fait défaut...”
“Xưa kia... Vốn xưa kia là...
Xưa kia một làn ánh sáng dị thường bốc tia tự tại tự thân tự thể xuyên khắp cái Nói trong lời kia, đến nỗi cái (ý tứ) chất-vấn-thể (ngụ trong tính tình) của Lời đã chìm tan trong ánh sáng ấy.
Rồi tiếp theo một cuộc Lầm Cát Thâm U kì dị làn ánh Sáng kia về sau đã vắng bặt bóng tăm...
Tuy nhiên bởi vì bây giờ chúng ta “khởi từ phen chúng ta là Một Hội Thoại” tới bây giờ mới thấy rằng chúng ta đã thấy.
Thấy rằng trong cái Nói của Lời kia có một cái gì mất hút.
Ấy là cái Luồng Ánh Sáng Ban Sơ.
Nghĩa là: thấy rằng mình không thấy.
Điều ấy có nghĩa là gì?
Thầy Khổng Phu Tử bảo: “Thấy, thì nói rằng thấy, không thấy thì nói rằng không thấy, ấy là thấy vậy”.
“Sao gọi là thấy?” Từ đó, trong tình huống chúng ta quanh quẩn hiện giờ, “sao gọi là thấy” có nghĩa rằng “thấy là không thấy”.
Không thấy cái gì vốn xưa kia là đã “hằng lai xuyên quá”.
Vốn xưa kia, một làn ánh sáng dị thường đã xuyên qua.
Bây giờ không thấy làn ánh sáng đó nữa.
Từ cái “thấy rằng không thấy” đó, có vô số câu hỏi nảy ra, tỉ như:
1.
Vì sao biết rằng vốn xưa kia là có làn ánh sáng?
Từ thuở bấy đến nay chúng ta đã làm gì để cho làn ánh sáng kia chìm hút? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | “Autrefois, une Clarté singulière traversait de ses Rayons le Dit de cette phrase, en sorte que ce qu’elle impliquait de question était noyé dans cette Clarté.
A la suite d’un Obscurcissement étrange, cette Clarté plus tard fait défaut...”
“Xưa kia... Vốn xưa kia là...
Xưa kia một làn ánh sáng dị thường bốc tia tự tại tự thân tự thể xuyên khắp cái Nói trong lời kia, đến nỗi cái (ý tứ) chất-vấn-thể (ngụ trong tính tình) của Lời đã chìm tan trong ánh sáng ấy.
Rồi tiếp theo một cuộc Lầm Cát Thâm U kì dị làn ánh Sáng kia về sau đã vắng bặt bóng tăm...
Tuy nhiên bởi vì bây giờ chúng ta “khởi từ phen chúng ta là Một Hội Thoại” tới bây giờ mới thấy rằng chúng ta đã thấy.
Thấy rằng trong cái Nói của Lời kia có một cái gì mất hút.
Ấy là cái Luồng Ánh Sáng Ban Sơ.
Nghĩa là: thấy rằng mình không thấy.
Điều ấy có nghĩa là gì?
Thầy Khổng Phu Tử bảo: “Thấy, thì nói rằng thấy, không thấy thì nói rằng không thấy, ấy là thấy vậy”.
“Sao gọi là thấy?” Từ đó, trong tình huống chúng ta quanh quẩn hiện giờ, “sao gọi là thấy” có nghĩa rằng “thấy là không thấy”.
Không thấy cái gì vốn xưa kia là đã “hằng lai xuyên quá”.
Vốn xưa kia, một làn ánh sáng dị thường đã xuyên qua.
Bây giờ không thấy làn ánh sáng đó nữa.
Từ cái “thấy rằng không thấy” đó, có vô số câu hỏi nảy ra, tỉ như:
1.
Vì sao biết rằng vốn xưa kia là có làn ánh sáng?
Từ thuở bấy đến nay chúng ta đã làm gì để cho làn ánh sáng kia chìm hút? | Từ cái “thấy rằng không thấy” đó, có vô số câu hỏi nảy ra, tỉ như:
1.
Vì sao biết rằng vốn xưa kia là có làn ánh sáng?
Từ thuở bấy đến nay chúng ta đã làm gì để cho làn ánh sáng kia chìm hút?
Cuộc Thâm U Lầm Cát kì dị ấy là do chúng ta gây ra hay là do một cái gì khác nảy từ Định Mệnh Của Hằng Thể mà ra?
Định mệnh vốn đi bước lãng đãng phù động khôn lường.
Chúng ta hiện giờ có dám nên để cho máu me xanh xao khuyết phập hoặc xum xuê xương xảu ở trong mình hội tụ lại trong một lần quyết liệt giữa trận tiền vì một cuộc tử sinh?
Bằng thể điệu, phương cách nào thì rộng miền phương tiện cho cuộc tử sinh liều giữa trận tiền đó?
Nguyễn Du đã mở ra bờ bến, nhưng sóng gió hồ đồ, thuyền nan gãy mất bánh lái, bấy giờ làm sao liệu bề châm chước mà cập bến bờ mở trận Trùng Du Cựu Địa ra chơi?
Có chắc rằng một phen Trùng Du Cựu Địa ta sẽ tìm ra một lời đáp cho niềm thắc mắc hôm nay?
Nếu như Cổ Độ không cấp ban, không doãn hứa cho một lời đáp thì kể từ đó mà đi, chúng ta phải thể hội, lĩnh giải cái lời “kể từ phen chúng ra là một hội thoại” ra sao?
Sao gọi là ra sao thể hội?
(Tạm gọi đó là một số trong vô số những câu hỏi nảy ra) .
Bây giờ chúng ta thấy gì?
Đi tới câu hỏi thứ mười, chúng ta bất thình lình thấy ra một chút gì lưa thưa, hay là vẫn mờ mịt âm u chẳng thấy gì hết cả?
Mười câu chất vấn tồn lập tập họp tinh thể tại diện tiền.
Chúng ta thuyết thoại tại diện hậu, và đang kiệt tận bình sinh miên bạc nên một-câu-chất-vấn-về?
Về toàn thể cái khối nghi vấn dựng sững ở diện tiền. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Từ cái “thấy rằng không thấy” đó, có vô số câu hỏi nảy ra, tỉ như:
1.
Vì sao biết rằng vốn xưa kia là có làn ánh sáng?
Từ thuở bấy đến nay chúng ta đã làm gì để cho làn ánh sáng kia chìm hút?
Cuộc Thâm U Lầm Cát kì dị ấy là do chúng ta gây ra hay là do một cái gì khác nảy từ Định Mệnh Của Hằng Thể mà ra?
Định mệnh vốn đi bước lãng đãng phù động khôn lường.
Chúng ta hiện giờ có dám nên để cho máu me xanh xao khuyết phập hoặc xum xuê xương xảu ở trong mình hội tụ lại trong một lần quyết liệt giữa trận tiền vì một cuộc tử sinh?
Bằng thể điệu, phương cách nào thì rộng miền phương tiện cho cuộc tử sinh liều giữa trận tiền đó?
Nguyễn Du đã mở ra bờ bến, nhưng sóng gió hồ đồ, thuyền nan gãy mất bánh lái, bấy giờ làm sao liệu bề châm chước mà cập bến bờ mở trận Trùng Du Cựu Địa ra chơi?
Có chắc rằng một phen Trùng Du Cựu Địa ta sẽ tìm ra một lời đáp cho niềm thắc mắc hôm nay?
Nếu như Cổ Độ không cấp ban, không doãn hứa cho một lời đáp thì kể từ đó mà đi, chúng ta phải thể hội, lĩnh giải cái lời “kể từ phen chúng ra là một hội thoại” ra sao?
Sao gọi là ra sao thể hội?
(Tạm gọi đó là một số trong vô số những câu hỏi nảy ra) .
Bây giờ chúng ta thấy gì?
Đi tới câu hỏi thứ mười, chúng ta bất thình lình thấy ra một chút gì lưa thưa, hay là vẫn mờ mịt âm u chẳng thấy gì hết cả?
Mười câu chất vấn tồn lập tập họp tinh thể tại diện tiền.
Chúng ta thuyết thoại tại diện hậu, và đang kiệt tận bình sinh miên bạc nên một-câu-chất-vấn-về?
Về toàn thể cái khối nghi vấn dựng sững ở diện tiền. | Chúng ta thuyết thoại tại diện hậu, và đang kiệt tận bình sinh miên bạc nên một-câu-chất-vấn-về?
Về toàn thể cái khối nghi vấn dựng sững ở diện tiền.
Chúng ta nêu Câu Chất Vấn về cái Khối Nghi Vấn như thế nào?
Như thế này:
Đứng trước Toàn Khối Nghi Vấn kia, chúng ta có thấy nẩy ra một chút gì khả dĩ gọi là một Lời Đáp, hay là vẫn chẳng thấy chút gì hết cả?
(Mở dấu ngoặc: Chẳng thấy gì hết cả, đứng trước cái khối kia?
Vậy hãy thử đứng ra sau, xem có thấy chút gì chăng?
Thử đừng đứng trước nó, thử để nó đứng trước mình?
Tuy nhiên tuy nhiên tuy nhiên?
Diện tiền vân mấn máu tim... Hoàng hôn nguyệt tượng chiếu diêm phù đề” khép dấu ngoặc hẳn hoi bây giờ).
Cứ tạm cho là như thế: Chẳng thấy gì hết cả đứng trước cái khối kia.
Dầu rằng có thể có thấy, vẫn nên tạm thời đứng trong vòng “thi lễ con nhà phỉ phong thói nhà thuần hức, tương nhượng là nền, ôn tồn là nếp” vâng, tạm thời như thế mà cho rằng chúng ta chẳng thấy gì hết cả đứng trước cái khối kia.
Thì từ đó một câu chất vấn khác bỗng nẩy ra.
Như thế này:
Nếu như đứng trước cái khối kia, chúng ta chẳng thấy gì hết cả, thì tội lỗi ở tại đâu?
Ở tại cái khối kia lù lù dị dạng hỗn độn nhà ma, hay là ở chính tại nơi ta, là một bọn hồ đồ cửa quỷ?
Nếu không đáp vào thỏa đáng cho câu hỏi “tội lỗi tại đâu thì mai sau... Mai sau?
Mai sau thể-thân-tinh-thể chúng ta sẽ ra như thế nào tại Hoàng Tuyền hay là tại Bích Lạc? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Chúng ta thuyết thoại tại diện hậu, và đang kiệt tận bình sinh miên bạc nên một-câu-chất-vấn-về?
Về toàn thể cái khối nghi vấn dựng sững ở diện tiền.
Chúng ta nêu Câu Chất Vấn về cái Khối Nghi Vấn như thế nào?
Như thế này:
Đứng trước Toàn Khối Nghi Vấn kia, chúng ta có thấy nẩy ra một chút gì khả dĩ gọi là một Lời Đáp, hay là vẫn chẳng thấy chút gì hết cả?
(Mở dấu ngoặc: Chẳng thấy gì hết cả, đứng trước cái khối kia?
Vậy hãy thử đứng ra sau, xem có thấy chút gì chăng?
Thử đừng đứng trước nó, thử để nó đứng trước mình?
Tuy nhiên tuy nhiên tuy nhiên?
Diện tiền vân mấn máu tim... Hoàng hôn nguyệt tượng chiếu diêm phù đề” khép dấu ngoặc hẳn hoi bây giờ).
Cứ tạm cho là như thế: Chẳng thấy gì hết cả đứng trước cái khối kia.
Dầu rằng có thể có thấy, vẫn nên tạm thời đứng trong vòng “thi lễ con nhà phỉ phong thói nhà thuần hức, tương nhượng là nền, ôn tồn là nếp” vâng, tạm thời như thế mà cho rằng chúng ta chẳng thấy gì hết cả đứng trước cái khối kia.
Thì từ đó một câu chất vấn khác bỗng nẩy ra.
Như thế này:
Nếu như đứng trước cái khối kia, chúng ta chẳng thấy gì hết cả, thì tội lỗi ở tại đâu?
Ở tại cái khối kia lù lù dị dạng hỗn độn nhà ma, hay là ở chính tại nơi ta, là một bọn hồ đồ cửa quỷ?
Nếu không đáp vào thỏa đáng cho câu hỏi “tội lỗi tại đâu thì mai sau... Mai sau?
Mai sau thể-thân-tinh-thể chúng ta sẽ ra như thế nào tại Hoàng Tuyền hay là tại Bích Lạc? | Nếu không đáp vào thỏa đáng cho câu hỏi “tội lỗi tại đâu thì mai sau... Mai sau?
Mai sau thể-thân-tinh-thể chúng ta sẽ ra như thế nào tại Hoàng Tuyền hay là tại Bích Lạc?
“Không biết nữa Thiên Đường hay Địa Ngục?” Tại bích lạc hoàng tuyền Thiên Đường Địa Ngục hay là tại đâu mà nên thể-thân-tinh-thể-sẽ?
Tội lỗi tại đâu mà mai sau thể-thân-tinh-thể-sẽ?
Lời chất vấn trong câu, thốt ra chưa trọn, bỗng nhiên câu chất vấn dừng lại bất thình lình, tê cóng ở trong một tiếng “sẽ”.
Một tiếng “sẽ” rất mực hãi hùng?
Tội lỗi tại đâu mà mai sau Thể-Thân-Tinh-Thể Sẽ…?
Sẽ ra thế nào, mà tại sao không thể thốt?
Dường như xưa kia ông Nguyễn Du đã có thốt?
Và chúng ta cũng từng có phen nêu ra một lần trong một tập sách nói về vài cái mệnh đề phụ của Nguyễn Du?
Có lẽ vì thế mà giờ đây do dự?
Sẽ ra như thế nào, mà tại sao không thể sẽ?
Tội lỗi tại đâu, mà mai sau Thể Thân Tinh Thể Sẽ?
Sẽ mai sau khởi từ sơ sinh lạc loài tôi vốn đã?
Ông Nguyên Du đã thốt lời gì vào ngay trong địa-vực lãnh-khu của một vùng vực-khu sương bóng đó?
Một lời thốt rõ ràng hay là mờ ám?
Nếu như là tươi vui hoan lạc, thì bây giờ rất nên nhắc ra trở lại để cùng chung hoan lạc xum xuê?
Còn như nếu là đoạn trường thì ắt là chẳng nên nói ra trở lại làm gì nữa?
Lời ông nói ra chúng ta giờ đây chưa rõ nó là đoạn trường trầm thống hay là hoan lạc tươi vui thì trong cảnh huống đó, có nên nói ra, hay là cũng chẳng nên nói ra?
Còn nếu như nó vừa trầm thống lại cũng vừa tươi vui thì phải nghĩ sao bây giờ? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Nếu không đáp vào thỏa đáng cho câu hỏi “tội lỗi tại đâu thì mai sau... Mai sau?
Mai sau thể-thân-tinh-thể chúng ta sẽ ra như thế nào tại Hoàng Tuyền hay là tại Bích Lạc?
“Không biết nữa Thiên Đường hay Địa Ngục?” Tại bích lạc hoàng tuyền Thiên Đường Địa Ngục hay là tại đâu mà nên thể-thân-tinh-thể-sẽ?
Tội lỗi tại đâu mà mai sau thể-thân-tinh-thể-sẽ?
Lời chất vấn trong câu, thốt ra chưa trọn, bỗng nhiên câu chất vấn dừng lại bất thình lình, tê cóng ở trong một tiếng “sẽ”.
Một tiếng “sẽ” rất mực hãi hùng?
Tội lỗi tại đâu mà mai sau Thể-Thân-Tinh-Thể Sẽ…?
Sẽ ra thế nào, mà tại sao không thể thốt?
Dường như xưa kia ông Nguyễn Du đã có thốt?
Và chúng ta cũng từng có phen nêu ra một lần trong một tập sách nói về vài cái mệnh đề phụ của Nguyễn Du?
Có lẽ vì thế mà giờ đây do dự?
Sẽ ra như thế nào, mà tại sao không thể sẽ?
Tội lỗi tại đâu, mà mai sau Thể Thân Tinh Thể Sẽ?
Sẽ mai sau khởi từ sơ sinh lạc loài tôi vốn đã?
Ông Nguyên Du đã thốt lời gì vào ngay trong địa-vực lãnh-khu của một vùng vực-khu sương bóng đó?
Một lời thốt rõ ràng hay là mờ ám?
Nếu như là tươi vui hoan lạc, thì bây giờ rất nên nhắc ra trở lại để cùng chung hoan lạc xum xuê?
Còn như nếu là đoạn trường thì ắt là chẳng nên nói ra trở lại làm gì nữa?
Lời ông nói ra chúng ta giờ đây chưa rõ nó là đoạn trường trầm thống hay là hoan lạc tươi vui thì trong cảnh huống đó, có nên nói ra, hay là cũng chẳng nên nói ra?
Còn nếu như nó vừa trầm thống lại cũng vừa tươi vui thì phải nghĩ sao bây giờ? | Còn nếu như nó vừa trầm thống lại cũng vừa tươi vui thì phải nghĩ sao bây giờ?
Và nếu như từ cõi bờ hàm hỗn của ngôn từ ngữ ngôn Thơ Thi Dựng ấy, mọi trầm thống thảy thảy đều có hứa hẹn thượng thừa hoan lạc tươi vui, thì chúng ta nghĩ sao?
Và nếu như mọi hoan lạc tươi vui không đi về với chúng ta, mặc dù nó đã đi về trong lời Thơ Thi Dựng thì tội lỗi là ở ta hay là ở tại rừng rú ngữ ngôn, hải triều ngôn ngữ quá xô bồ cuồng loạn?
Trước những câu hỏi chênh vênh cheo leo éo le ra như thế, chúng ta tính sao?
Chúng ta... Chúng ta là ai thế?
Kể từ đâu chúng ta ra đến nông nỗi biển dâu này?
“Kể từ khi
Chúng ta là Một Hội Thoại”
Một Hội Thoại chúng ta là kể từ thuở ấy.
“Autrefois une Clarté singulière traversait de ses Rayons le Dit de cette phrase...”
“Kể từ khi
Một Hội Thoại chúng ta là”
“Kể từ khi một làn ánh sáng
Xuyên qua”...
Kể từ khi
Một trận âm U Tấp Nập
Dập dồn than khói
Cát lầm về...”
“Kể từ khi đó đến nay
Làn ánh sáng ban sơ đã mất”
Làn ánh sáng ban sơ xuyên qua cái Nói của Lời đã mất
Thì từ đó
Chúng ta
Không là
Một Hội Thoại nữa!
Một Hội Thoại, chúng ta là.
Giờ đây bỗng thấy: Một Hội Thoại, chúng ta không nữa là.
Chúng ta không còn nữa là Một Hội Thoại.
Chúng ta là ai, mà không còn nữa là Một Hội Thoại?
Chúng ta là tất cả những người hiện đang có mặt tại đây, trong gian phòng ngăn nắp này, tại Fribourg en Brisgau, đang thuyết thoại về Höelderlin và Tinh Thể Thi Ca Quy Hồi Cố Quận, Khi Vào Ngày Hội, Khi Ra Ngày Hè? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Còn nếu như nó vừa trầm thống lại cũng vừa tươi vui thì phải nghĩ sao bây giờ?
Và nếu như từ cõi bờ hàm hỗn của ngôn từ ngữ ngôn Thơ Thi Dựng ấy, mọi trầm thống thảy thảy đều có hứa hẹn thượng thừa hoan lạc tươi vui, thì chúng ta nghĩ sao?
Và nếu như mọi hoan lạc tươi vui không đi về với chúng ta, mặc dù nó đã đi về trong lời Thơ Thi Dựng thì tội lỗi là ở ta hay là ở tại rừng rú ngữ ngôn, hải triều ngôn ngữ quá xô bồ cuồng loạn?
Trước những câu hỏi chênh vênh cheo leo éo le ra như thế, chúng ta tính sao?
Chúng ta... Chúng ta là ai thế?
Kể từ đâu chúng ta ra đến nông nỗi biển dâu này?
“Kể từ khi
Chúng ta là Một Hội Thoại”
Một Hội Thoại chúng ta là kể từ thuở ấy.
“Autrefois une Clarté singulière traversait de ses Rayons le Dit de cette phrase...”
“Kể từ khi
Một Hội Thoại chúng ta là”
“Kể từ khi một làn ánh sáng
Xuyên qua”...
Kể từ khi
Một trận âm U Tấp Nập
Dập dồn than khói
Cát lầm về...”
“Kể từ khi đó đến nay
Làn ánh sáng ban sơ đã mất”
Làn ánh sáng ban sơ xuyên qua cái Nói của Lời đã mất
Thì từ đó
Chúng ta
Không là
Một Hội Thoại nữa!
Một Hội Thoại, chúng ta là.
Giờ đây bỗng thấy: Một Hội Thoại, chúng ta không nữa là.
Chúng ta không còn nữa là Một Hội Thoại.
Chúng ta là ai, mà không còn nữa là Một Hội Thoại?
Chúng ta là tất cả những người hiện đang có mặt tại đây, trong gian phòng ngăn nắp này, tại Fribourg en Brisgau, đang thuyết thoại về Höelderlin và Tinh Thể Thi Ca Quy Hồi Cố Quận, Khi Vào Ngày Hội, Khi Ra Ngày Hè? | Có Lẽ chính là chúng ta hiện đang ngồi ngăn nắp tề chỉnh trong căn phòng này, giữa phố thị này, nơi non nước này, trên một mảnh địa cầu đang lang thang bước vào vòng Tinh Thể của Kĩ Thuật Chuyên Môn.
Mảnh địa cầu đang lưu ly mạo hiểm vào cõi đó.
Còn chúng ta đang xê dịch lạc loài vào cõi đây.
Mảnh địa cầu lạc bước bước vào Tinh Thể Chuyên Môn Kĩ Thuật.
Chúng ta lạc bước bước-ra-vào-trong-tinh-thể-thi-ca và đang lầm than bối rối trước một khối lù lù những nghi vấn chưa rõ sẽ ra sao?
Sẽ quyết định vận mệnh ta ra sao, hay là sẽ bỏ rơi rụng ta không-rõ-sẽ-ra-vào-trong-ngoài sao được nữa.
Mọi mọi vốn xưa kia là thế.
Mọi mọi hiện bây giờ là vậy.
Mọi mọi mai sau sẽ ra sao là?
Vì sao câu chất vấn dừng lại dở chừng với mọi mọi mai sau?
“Thế” quy thuộc về cho quá vãng.
“Này” quy thuộc về cho hiện giờ.
Cái gì sẽ quy thuộc cho mai sau?
Thì hẳn rằng còn tiếng “Nọ” thích hợp với mai sau?
Nhưng mà cái mai sau là cái chưa đến.
Ta chưa biết mặt mũi nó thế nào, làm sao gán cho nó một tiếng “Nọ”?
Đành rằng “Nọ” dùng để chỉ một cái gì ở xa, nhưng dù ở xa mà ta có biết mặt mũi, thì mới có thể nói nó là “nọ” hoặc là “kia”.
Đây chúng ta không biết mặt mũi nó, sao gọi nó là “nọ”?
Ngay cả cái tiếng “nọ” mà chúng ta hồn nhiên nãy giờ dùng làm đại danh từ để chỉ định cái “Mai Sau”, mà cái mai sau, ta không biết nó là gì cả, mảy may không biết, làm sao ta dám gọi nó là “nó”? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Có Lẽ chính là chúng ta hiện đang ngồi ngăn nắp tề chỉnh trong căn phòng này, giữa phố thị này, nơi non nước này, trên một mảnh địa cầu đang lang thang bước vào vòng Tinh Thể của Kĩ Thuật Chuyên Môn.
Mảnh địa cầu đang lưu ly mạo hiểm vào cõi đó.
Còn chúng ta đang xê dịch lạc loài vào cõi đây.
Mảnh địa cầu lạc bước bước vào Tinh Thể Chuyên Môn Kĩ Thuật.
Chúng ta lạc bước bước-ra-vào-trong-tinh-thể-thi-ca và đang lầm than bối rối trước một khối lù lù những nghi vấn chưa rõ sẽ ra sao?
Sẽ quyết định vận mệnh ta ra sao, hay là sẽ bỏ rơi rụng ta không-rõ-sẽ-ra-vào-trong-ngoài sao được nữa.
Mọi mọi vốn xưa kia là thế.
Mọi mọi hiện bây giờ là vậy.
Mọi mọi mai sau sẽ ra sao là?
Vì sao câu chất vấn dừng lại dở chừng với mọi mọi mai sau?
“Thế” quy thuộc về cho quá vãng.
“Này” quy thuộc về cho hiện giờ.
Cái gì sẽ quy thuộc cho mai sau?
Thì hẳn rằng còn tiếng “Nọ” thích hợp với mai sau?
Nhưng mà cái mai sau là cái chưa đến.
Ta chưa biết mặt mũi nó thế nào, làm sao gán cho nó một tiếng “Nọ”?
Đành rằng “Nọ” dùng để chỉ một cái gì ở xa, nhưng dù ở xa mà ta có biết mặt mũi, thì mới có thể nói nó là “nọ” hoặc là “kia”.
Đây chúng ta không biết mặt mũi nó, sao gọi nó là “nọ”?
Ngay cả cái tiếng “nọ” mà chúng ta hồn nhiên nãy giờ dùng làm đại danh từ để chỉ định cái “Mai Sau”, mà cái mai sau, ta không biết nó là gì cả, mảy may không biết, làm sao ta dám gọi nó là “nó”? | Ngay cả cái tiếng “nọ” mà chúng ta hồn nhiên nãy giờ dùng làm đại danh từ để chỉ định cái “Mai Sau”, mà cái mai sau, ta không biết nó là gì cả, mảy may không biết, làm sao ta dám gọi nó là “nó”?
Gọi nó là “nó” một cách hồ đồ hỗn độn, y như là ta biết “nó”, như biết thằng nọ “nó” là, con kia “nó” ấy tưởng chừng như nó có quen biết ta, ta quen biết nó, và giờ đây ta nói về nó thế nọ thế này!
Tưởng chừng như chúng ta là một bọn “du côn” nhận bừa bãi kẻ không quen thân làm bồ bịch, thân thuộc họ hàng!
Tưởng chừng như chúng ta không phải là những kẻ trang nghiêm, con nhà thể thống.
Tưởng chừng như chúng ta là những Con Ma đi vay mượn bạc tiền Quỷ về gầy dựng cửa nhà Nuôi Chim Cút, rồi bất thình lình Chim Cút sụp đổ giá trị tan hoang, chúng ta vội vã thở than “Thôi Thôi Tôi Không Còn Nuôi Chim Cút Nữa!!!”.
Giữa một Canh Bạc về khuya, mọi con bài xì lác rút ra đều làm cho hư đường lỡ bột?
Tưởng chừng như chúng ta đột ngột toàn thể dang dở hết toàn thân?
Tưởng chừng như chúng ta giờ đây toàn là một lũ trộm thơ ngây đăm đăm đi ăn trộm trái cây ở trong vườn thiên hạ là Khu Vườn Khu Vực Của Mai Hậu Mật Khu!?
“Trăm điều ngang ngửa vì tôi
Thân sau ai chịu tội trời ấy cho”.
Bất thình lình câu thơ kia xuất hiện.
Nó đến với chúng ta chính trong giờ gay cấn chênh vênh.
Chính vào lúc mà chúng ta đang bàn tới Mật Khu Mai Hậu đầy rẫy những Khu Vực âm U chúng ta chưa được biết, và chúng ta đành phải đau lòng nhìn nhận tội lỗi của chúng ta là chúng ta thơ ngây lũ ăn trộm? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Ngay cả cái tiếng “nọ” mà chúng ta hồn nhiên nãy giờ dùng làm đại danh từ để chỉ định cái “Mai Sau”, mà cái mai sau, ta không biết nó là gì cả, mảy may không biết, làm sao ta dám gọi nó là “nó”?
Gọi nó là “nó” một cách hồ đồ hỗn độn, y như là ta biết “nó”, như biết thằng nọ “nó” là, con kia “nó” ấy tưởng chừng như nó có quen biết ta, ta quen biết nó, và giờ đây ta nói về nó thế nọ thế này!
Tưởng chừng như chúng ta là một bọn “du côn” nhận bừa bãi kẻ không quen thân làm bồ bịch, thân thuộc họ hàng!
Tưởng chừng như chúng ta không phải là những kẻ trang nghiêm, con nhà thể thống.
Tưởng chừng như chúng ta là những Con Ma đi vay mượn bạc tiền Quỷ về gầy dựng cửa nhà Nuôi Chim Cút, rồi bất thình lình Chim Cút sụp đổ giá trị tan hoang, chúng ta vội vã thở than “Thôi Thôi Tôi Không Còn Nuôi Chim Cút Nữa!!!”.
Giữa một Canh Bạc về khuya, mọi con bài xì lác rút ra đều làm cho hư đường lỡ bột?
Tưởng chừng như chúng ta đột ngột toàn thể dang dở hết toàn thân?
Tưởng chừng như chúng ta giờ đây toàn là một lũ trộm thơ ngây đăm đăm đi ăn trộm trái cây ở trong vườn thiên hạ là Khu Vườn Khu Vực Của Mai Hậu Mật Khu!?
“Trăm điều ngang ngửa vì tôi
Thân sau ai chịu tội trời ấy cho”.
Bất thình lình câu thơ kia xuất hiện.
Nó đến với chúng ta chính trong giờ gay cấn chênh vênh.
Chính vào lúc mà chúng ta đang bàn tới Mật Khu Mai Hậu đầy rẫy những Khu Vực âm U chúng ta chưa được biết, và chúng ta đành phải đau lòng nhìn nhận tội lỗi của chúng ta là chúng ta thơ ngây lũ ăn trộm? | “Trăm điều ngang ngửa vì tôi
Thân sau ai chịu tội trời ấy cho”
Thật là điều kì dị.
Tại sao nó hiện ra vào đúng lúc này?
Và cũng dị thường, cũng kì dị như sự vụ “ánh sáng dị thường” “âm u kì dị” chúng ta vốn đã gặp ở trong lời
“Autrefois une Clarté singulière traversait de ses rayons...
“A la suite d’un Obscurcissement étrange...”
Càng kì dị hơn nữa, ấy là... ấy là chúng ta thật ra không phải là toàn bộ một lũ ăn trộm thơ ngây mà đích nhiên là những Bậc Thầy Ăn Trộm.
Trong từng từng mỗi mỗi con xì lác nhèm nhòa rút ra làm lỡ bột hư đường, chúng ta lại cố công gắng sức tạo ra trên gương mặt một vẻ tự đắc dương dương như Đời Ta Đang Lên Hương ở trong con Bài Dị Thường Đang Bốc Khói?
Thì Cái Ăn Cái Nói toàn là ăn nói của thể lệ nhà ma đem mù sa về ngân nga chan hòa cho Hội Thoại?
Khiến cho từ đó mọi mọi ở bên bờ đều bột lỡ đường hư?
“Trọc lưu nhược giải ô thanh tể?
Kinh lãng ưng tu động Thái Hàng?
Tháng hai buốt giá băng thoàn?
Từ ra Giêng tới muộn màng nguyên tiêu?
Tháng ba lớp lớp phù kiều?
Trăng đêm Dương Tử mây chiều Giang Hương?
Tháng tư lỡ bột hư đường?
Tháng năm về điểm phố phường sơn xuyên?
Trên tàn phế dựng liên miên?
Hình hài quỷ múa tiếp liền bóng ma?
Trăm năm trong cõi người ta?
Trải qua từ đó mà ra thế nào?
Ấy rằng thể lệ tiêu tao?
Thân sau ai chịu tội nào ấy cho?
Ấy rằng sao cứ xa lo?
Phù du dâu biển còn to dị thường?
Đi về sa mạc phố phường?
Còn nghe mãi chuyện dị thường kia ru?
Trăm nghìn ngang ngửa tại thu?
Hay là tại hạ tạc thù về đông? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | “Trăm điều ngang ngửa vì tôi
Thân sau ai chịu tội trời ấy cho”
Thật là điều kì dị.
Tại sao nó hiện ra vào đúng lúc này?
Và cũng dị thường, cũng kì dị như sự vụ “ánh sáng dị thường” “âm u kì dị” chúng ta vốn đã gặp ở trong lời
“Autrefois une Clarté singulière traversait de ses rayons...
“A la suite d’un Obscurcissement étrange...”
Càng kì dị hơn nữa, ấy là... ấy là chúng ta thật ra không phải là toàn bộ một lũ ăn trộm thơ ngây mà đích nhiên là những Bậc Thầy Ăn Trộm.
Trong từng từng mỗi mỗi con xì lác nhèm nhòa rút ra làm lỡ bột hư đường, chúng ta lại cố công gắng sức tạo ra trên gương mặt một vẻ tự đắc dương dương như Đời Ta Đang Lên Hương ở trong con Bài Dị Thường Đang Bốc Khói?
Thì Cái Ăn Cái Nói toàn là ăn nói của thể lệ nhà ma đem mù sa về ngân nga chan hòa cho Hội Thoại?
Khiến cho từ đó mọi mọi ở bên bờ đều bột lỡ đường hư?
“Trọc lưu nhược giải ô thanh tể?
Kinh lãng ưng tu động Thái Hàng?
Tháng hai buốt giá băng thoàn?
Từ ra Giêng tới muộn màng nguyên tiêu?
Tháng ba lớp lớp phù kiều?
Trăng đêm Dương Tử mây chiều Giang Hương?
Tháng tư lỡ bột hư đường?
Tháng năm về điểm phố phường sơn xuyên?
Trên tàn phế dựng liên miên?
Hình hài quỷ múa tiếp liền bóng ma?
Trăm năm trong cõi người ta?
Trải qua từ đó mà ra thế nào?
Ấy rằng thể lệ tiêu tao?
Thân sau ai chịu tội nào ấy cho?
Ấy rằng sao cứ xa lo?
Phù du dâu biển còn to dị thường?
Đi về sa mạc phố phường?
Còn nghe mãi chuyện dị thường kia ru?
Trăm nghìn ngang ngửa tại thu?
Hay là tại hạ tạc thù về đông? | Ấy rằng sao cứ xa lo?
Phù du dâu biển còn to dị thường?
Đi về sa mạc phố phường?
Còn nghe mãi chuyện dị thường kia ru?
Trăm nghìn ngang ngửa tại thu?
Hay là tại hạ tạc thù về đông?
Rõ ràng trời biển vời trông?
Thanh gươm yên ngựa ruổi rong ấy là?
ấy rằng là:
Lúc chúng ta đang tự nhìn nhận tội lỗi của chúng ta hồ đồ hỗn độn họ hàng thân thuộc với một khối Mai Hậu Mật Khu không quen biết, thì khi đó, Lời Thơ Thi Dựng đi về lại nhận lấy hết về phần mình mọi mọi tội lỗi của Chúng Ta.
Tội lỗi của mọi chúng ta đã được Lời Thơ kia phụ đảm trong một tiếng “Tôi”.
“Tôi” ở trong Lời Thơ kia, “tôi” là “nó” vậy.
Thử đọc lại xem:
Trăm điều ngang ngửa vì tôi
Thân sau ai chịu tội trời ấy cho.
Cái “tôi” kia của “nó”, nó tự xưng nó là “tôi”, thì cái “tôi-của-nó” có liên can gì tới cái “tôi-của-tôi” đây, hoặc là tới cái “tôi-của-các-bạn” đó?
Nếu như không có liên can tương hệ gì thân thuộc họ hàng gì hết cả, thì tại sao, chính trong giờ chúng ta vấp phải một khối khổng lồ lù lù ở trước mặt, bỗng dưng nó lại đột ngột đi tới giải vây cho chúng ta và phụ đảm hết lên lưng mình mọi tội lỗi của chúng ta?
Trước câu hỏi đó, chúng ta toàn nhiên ngơ ngác.
Nếu như chúng ta muốn chậm rãi dò dẫm tìm xem cho rõ hơn nó từ đâu đến, thuộc đòng dõi nước non nào, ắt là mất thì giờ nhiều lắm lắm.
Có lẽ phải tới ba trăm năm sau.
Chúng ta đành lùi bước, từ nan. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Ấy rằng sao cứ xa lo?
Phù du dâu biển còn to dị thường?
Đi về sa mạc phố phường?
Còn nghe mãi chuyện dị thường kia ru?
Trăm nghìn ngang ngửa tại thu?
Hay là tại hạ tạc thù về đông?
Rõ ràng trời biển vời trông?
Thanh gươm yên ngựa ruổi rong ấy là?
ấy rằng là:
Lúc chúng ta đang tự nhìn nhận tội lỗi của chúng ta hồ đồ hỗn độn họ hàng thân thuộc với một khối Mai Hậu Mật Khu không quen biết, thì khi đó, Lời Thơ Thi Dựng đi về lại nhận lấy hết về phần mình mọi mọi tội lỗi của Chúng Ta.
Tội lỗi của mọi chúng ta đã được Lời Thơ kia phụ đảm trong một tiếng “Tôi”.
“Tôi” ở trong Lời Thơ kia, “tôi” là “nó” vậy.
Thử đọc lại xem:
Trăm điều ngang ngửa vì tôi
Thân sau ai chịu tội trời ấy cho.
Cái “tôi” kia của “nó”, nó tự xưng nó là “tôi”, thì cái “tôi-của-nó” có liên can gì tới cái “tôi-của-tôi” đây, hoặc là tới cái “tôi-của-các-bạn” đó?
Nếu như không có liên can tương hệ gì thân thuộc họ hàng gì hết cả, thì tại sao, chính trong giờ chúng ta vấp phải một khối khổng lồ lù lù ở trước mặt, bỗng dưng nó lại đột ngột đi tới giải vây cho chúng ta và phụ đảm hết lên lưng mình mọi tội lỗi của chúng ta?
Trước câu hỏi đó, chúng ta toàn nhiên ngơ ngác.
Nếu như chúng ta muốn chậm rãi dò dẫm tìm xem cho rõ hơn nó từ đâu đến, thuộc đòng dõi nước non nào, ắt là mất thì giờ nhiều lắm lắm.
Có lẽ phải tới ba trăm năm sau.
Chúng ta đành lùi bước, từ nan. | Nếu như chúng ta muốn chậm rãi dò dẫm tìm xem cho rõ hơn nó từ đâu đến, thuộc đòng dõi nước non nào, ắt là mất thì giờ nhiều lắm lắm.
Có lẽ phải tới ba trăm năm sau.
Chúng ta đành lùi bước, từ nan.
Chỉ chép ra đây riêng cái đoạn ngôn từ của nó nói vào cái giờ kinh hãi nọ đã dựng lên trong vô thanh vô tức một cái khối khổng lồ trong sử lịch thi ca, và có lẽ có liên quan trực tiếp với sự vụ chúng ta bàn tới Höelderlin bây giờ.
Đó là giờ nào mà cho là kinh hãi?
Mà hai đứa chúng nó đang chất vấn nhau trong hội thoại.
“Kể từ phen
Chúng nó là Một Hội Thoại
Kể từ
Một Hội Thoại chúng nó là”.
Một đứa tên là thằng Thúc Sinh.
Một đứa tên là con Thúy Kiều.
Chúng nó là Một Hội Thoại.
Thằng Thúc Sinh nói:
“Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”
Con Thúy Kiều đáp:
“Nàng rằng: muôn đội ơn lòng
Chút e bên thú bên tòng dễ đâu
Bình Khang nấn ná bấy lâu
Yêu hoa yêu được một màu điểm trang
Rồi thu tới thổi phai hương
Lòng kia giữ được thường thường mãi chăng
Vả trong thềm Quế cung Trăng
Chủ trương đành đã chị Hằng ở trong
Bấy lâu khăng khít giải đồng
Thêm người người cũng chia lòng riêng tây
Vẽ chi chút phận bèo mây
Làm cho biển ái khi đầy khi vơi
Trăm điều ngang ngửa vì tôi
Thân sau ai chịu tội trời ấy cho...”
Nó còn nói nhiều nữa.
Nhưng chúng ta dừng lại đây cũng tạm được.
Bởi vì riêng chừng đó cũng đủ giúp chúng ta dò ra manh mối dòng dõi nó về sau.
Ấy bởi vì chúng ta cũng đang bận bịu chuyện về sau, mà nó thì cũng đang nói tới chuyện về sau. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Nếu như chúng ta muốn chậm rãi dò dẫm tìm xem cho rõ hơn nó từ đâu đến, thuộc đòng dõi nước non nào, ắt là mất thì giờ nhiều lắm lắm.
Có lẽ phải tới ba trăm năm sau.
Chúng ta đành lùi bước, từ nan.
Chỉ chép ra đây riêng cái đoạn ngôn từ của nó nói vào cái giờ kinh hãi nọ đã dựng lên trong vô thanh vô tức một cái khối khổng lồ trong sử lịch thi ca, và có lẽ có liên quan trực tiếp với sự vụ chúng ta bàn tới Höelderlin bây giờ.
Đó là giờ nào mà cho là kinh hãi?
Mà hai đứa chúng nó đang chất vấn nhau trong hội thoại.
“Kể từ phen
Chúng nó là Một Hội Thoại
Kể từ
Một Hội Thoại chúng nó là”.
Một đứa tên là thằng Thúc Sinh.
Một đứa tên là con Thúy Kiều.
Chúng nó là Một Hội Thoại.
Thằng Thúc Sinh nói:
“Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”
Con Thúy Kiều đáp:
“Nàng rằng: muôn đội ơn lòng
Chút e bên thú bên tòng dễ đâu
Bình Khang nấn ná bấy lâu
Yêu hoa yêu được một màu điểm trang
Rồi thu tới thổi phai hương
Lòng kia giữ được thường thường mãi chăng
Vả trong thềm Quế cung Trăng
Chủ trương đành đã chị Hằng ở trong
Bấy lâu khăng khít giải đồng
Thêm người người cũng chia lòng riêng tây
Vẽ chi chút phận bèo mây
Làm cho biển ái khi đầy khi vơi
Trăm điều ngang ngửa vì tôi
Thân sau ai chịu tội trời ấy cho...”
Nó còn nói nhiều nữa.
Nhưng chúng ta dừng lại đây cũng tạm được.
Bởi vì riêng chừng đó cũng đủ giúp chúng ta dò ra manh mối dòng dõi nó về sau.
Ấy bởi vì chúng ta cũng đang bận bịu chuyện về sau, mà nó thì cũng đang nói tới chuyện về sau. | Bởi vì riêng chừng đó cũng đủ giúp chúng ta dò ra manh mối dòng dõi nó về sau.
Ấy bởi vì chúng ta cũng đang bận bịu chuyện về sau, mà nó thì cũng đang nói tới chuyện về sau.
“Thân sau ai chịu tội trời ấy cho”
“Autrefois une clarté singulière traversait de ses rayons le Dit de cette phrase.”
A la suite d’un Obscurcissement étrange... cette clarté plus tard fait défaut...”
Mọi mọi ngôn từ đều quy về câu chuyện “sau sau”.
“Thân sau”, “tiếp sau” (à la suite), “về sau” (plus tard).
Về điểm này,chúng ta cảm thấy vừa lòng.
Chúng ta bận chuyện về sau, chúng nó cũng bận bịu chuyện về sau...
Chuyện về sau tội lỗi của chúng ta, nó bảo rằng “trăm điều” (trăm chuyện) ngang ngửa là vì nó hết cả.
Rồi đùng một cái, tội lỗi của mọi mọi chúng ta và của nó, bất thình lình biến ra làm “tội trời”.
Sau phút giây kinh ngạc chúng ta có thể tự hỏi: Sao gọi là tội trời?
Tội trời là tội tày trời hay là tội của ông trời?
Nếu là tội lỗi tày trời thì ấy là tội lỗi của nó gây ra (do trăm điều ngang ngửa) làm náo động biển dâu, dấy lên tới chót vót trời xanh, nếu là như thế, thì sao nó lại nói rõ ràng rành mạch là “tội trời”?
Còn nếu như đó là là “tội của ông trời” thì tại sao trước đó, nó lại nói rằng trăm điều ngang ngửa là vì nó?
Tại sao nó ăn nói hàm hỗn hồ đồ?
Một hằng thể không tên nằm ẩn nấp trong nếp gấp hàm hồ đó của ngôn ngữ Thơ Thi Dựng.
Chính đó đang quyết định vận mệnh mọi chúng ta bây giờ. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Bởi vì riêng chừng đó cũng đủ giúp chúng ta dò ra manh mối dòng dõi nó về sau.
Ấy bởi vì chúng ta cũng đang bận bịu chuyện về sau, mà nó thì cũng đang nói tới chuyện về sau.
“Thân sau ai chịu tội trời ấy cho”
“Autrefois une clarté singulière traversait de ses rayons le Dit de cette phrase.”
A la suite d’un Obscurcissement étrange... cette clarté plus tard fait défaut...”
Mọi mọi ngôn từ đều quy về câu chuyện “sau sau”.
“Thân sau”, “tiếp sau” (à la suite), “về sau” (plus tard).
Về điểm này,chúng ta cảm thấy vừa lòng.
Chúng ta bận chuyện về sau, chúng nó cũng bận bịu chuyện về sau...
Chuyện về sau tội lỗi của chúng ta, nó bảo rằng “trăm điều” (trăm chuyện) ngang ngửa là vì nó hết cả.
Rồi đùng một cái, tội lỗi của mọi mọi chúng ta và của nó, bất thình lình biến ra làm “tội trời”.
Sau phút giây kinh ngạc chúng ta có thể tự hỏi: Sao gọi là tội trời?
Tội trời là tội tày trời hay là tội của ông trời?
Nếu là tội lỗi tày trời thì ấy là tội lỗi của nó gây ra (do trăm điều ngang ngửa) làm náo động biển dâu, dấy lên tới chót vót trời xanh, nếu là như thế, thì sao nó lại nói rõ ràng rành mạch là “tội trời”?
Còn nếu như đó là là “tội của ông trời” thì tại sao trước đó, nó lại nói rằng trăm điều ngang ngửa là vì nó?
Tại sao nó ăn nói hàm hỗn hồ đồ?
Một hằng thể không tên nằm ẩn nấp trong nếp gấp hàm hồ đó của ngôn ngữ Thơ Thi Dựng.
Chính đó đang quyết định vận mệnh mọi chúng ta bây giờ. | Tại sao nó ăn nói hàm hỗn hồ đồ?
Một hằng thể không tên nằm ẩn nấp trong nếp gấp hàm hồ đó của ngôn ngữ Thơ Thi Dựng.
Chính đó đang quyết định vận mệnh mọi chúng ta bây giờ.
Mà nhân vì chúng ta bây giờ có “quá ít thì giờ” nên không có cách gì khai mở cái hằng thể thiên thu ở trong nếp gấp mù sa sương bóng tuế nguyệt tinh sương du trường toàn nhiên huyễn nhiên thái thậm nọ.
Và vận mệnh chúng ta, chúng ta để nằm yên ổn một thời gian để xem nó được kẻ kia quyết định như thế nào.
Giờ đây chỉ có thể tự hỏi thêm: Tội lỗi là do nó gây ra, nó lại nói là tội trời.
Thì cho dẫu là trời hay là nó, cũng chỉ duy hoặc nó, hoặc trời, chịu tội mà thôi.
Hoặc nói cho cùng, thì cũng có thể rằng là trời và nó cộng tác với nhau để phụ đảm (gánh vác) trách nhiệm nặng nề, và cùng chung chịu tội, thế thì bởi đâu mà nó lại bảo “ai chịu”.
“Ai”, hẳn nhiên không phải nó, cũng chẳng phải trời, ắt là một kẻ thứ ba, thứ bốn, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật vậy.
Và hậu thế trong cái số đông đảo đếm không thể xiết kia, biết đâu lại chẳng có chính một kẻ nào trong bọn chúng ta ở trong đó.
Da vàng, da đen hay là da trắng?
Nếu sinh khác nước, khác thì?
Cùng ai không thuộc thân thì tại sao?
Tại sao về chịu tội nào?
Bỗng dưng bom đạn dội vào từng phen?
Trăm điều ngang ngửa ra sao?
Ngửa trời ngang đất lũy hào tan hoang?
Phân tích ra nghe dễ sợ quá .
Trong một tiếng “Ai” hồ đồ đó, nó khiến xiêu lệch hết cả cõi càn khôn ở bên mép rìa vũ trụ. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Tại sao nó ăn nói hàm hỗn hồ đồ?
Một hằng thể không tên nằm ẩn nấp trong nếp gấp hàm hồ đó của ngôn ngữ Thơ Thi Dựng.
Chính đó đang quyết định vận mệnh mọi chúng ta bây giờ.
Mà nhân vì chúng ta bây giờ có “quá ít thì giờ” nên không có cách gì khai mở cái hằng thể thiên thu ở trong nếp gấp mù sa sương bóng tuế nguyệt tinh sương du trường toàn nhiên huyễn nhiên thái thậm nọ.
Và vận mệnh chúng ta, chúng ta để nằm yên ổn một thời gian để xem nó được kẻ kia quyết định như thế nào.
Giờ đây chỉ có thể tự hỏi thêm: Tội lỗi là do nó gây ra, nó lại nói là tội trời.
Thì cho dẫu là trời hay là nó, cũng chỉ duy hoặc nó, hoặc trời, chịu tội mà thôi.
Hoặc nói cho cùng, thì cũng có thể rằng là trời và nó cộng tác với nhau để phụ đảm (gánh vác) trách nhiệm nặng nề, và cùng chung chịu tội, thế thì bởi đâu mà nó lại bảo “ai chịu”.
“Ai”, hẳn nhiên không phải nó, cũng chẳng phải trời, ắt là một kẻ thứ ba, thứ bốn, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật vậy.
Và hậu thế trong cái số đông đảo đếm không thể xiết kia, biết đâu lại chẳng có chính một kẻ nào trong bọn chúng ta ở trong đó.
Da vàng, da đen hay là da trắng?
Nếu sinh khác nước, khác thì?
Cùng ai không thuộc thân thì tại sao?
Tại sao về chịu tội nào?
Bỗng dưng bom đạn dội vào từng phen?
Trăm điều ngang ngửa ra sao?
Ngửa trời ngang đất lũy hào tan hoang?
Phân tích ra nghe dễ sợ quá .
Trong một tiếng “Ai” hồ đồ đó, nó khiến xiêu lệch hết cả cõi càn khôn ở bên mép rìa vũ trụ. | Trăm điều ngang ngửa ra sao?
Ngửa trời ngang đất lũy hào tan hoang?
Phân tích ra nghe dễ sợ quá .
Trong một tiếng “Ai” hồ đồ đó, nó khiến xiêu lệch hết cả cõi càn khôn ở bên mép rìa vũ trụ.
Cõi biển dâu mà ông Liệp Hộ đã trải qua, so với cõi ngửa ngang nó mang tới thật là không đáng kể vào đâu.
Do đó chúng ta không dám bàn tới nhiều.
Dẹp mọi mọi lăm le phân tích luận lí lí luận sang một bên, chúng ta bình tĩnh hỏi.
Chính bây giờ chúng ta tâm bình khí hòa nêu câu hỏi:
Vì lẽ gì một câu nói điên tam, đảo tứ, ngũ phúc, lục khuynh kia, lúc đi về bất thình lình khiến chúng ta kinh ngạc, đồng thời cũng bất thình lình giải tỏa tội lỗi của chúng ta?
“Trăm điều ngang ngửa vì tôi
Thân sai ai chịu tội trời ấy cho”
Nó sẽ định đoạt vận mệnh về sau của chúng ta như thế nào, chúng ta xin nói lặp trở lại rằng sự đó tạm xin gác lại một bên, chỉ nói chuyện bây giờ.
Vì sao bây giờ đón tiếp lời đó chúng ta hoan lạc xum xuê tươi vui khôn xiết?
“Được lời như cởi tấm lòng
Giở bom đạn với phi thuyền trao tay...”
Thật là hãi hùng vậy.
Trong Ngày Tháng Ngao Du chúng ta từng có nói qua về mấy chỗ hãi hùng đó trong ngôn ngữ thi ca.
Giờ đây giới hạn cuộc thuyết thoại, chỉ mãi mãi nêu câu hỏi về một điểm mà thôi, mãi mãi lặp đi lặp lại suốt thời gian thời thể trong hiện tại bây giờ chúng ta ít thì giờ quá đâu có thể bàn luận rộng rãi ra.
Thâu rút gọn gàng cuộc thuyết thoại vào trong giới hạn ban sơ yêu sách của thoại ngôn, câu hỏi lù lù hiện ra trở lại: |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Trăm điều ngang ngửa ra sao?
Ngửa trời ngang đất lũy hào tan hoang?
Phân tích ra nghe dễ sợ quá .
Trong một tiếng “Ai” hồ đồ đó, nó khiến xiêu lệch hết cả cõi càn khôn ở bên mép rìa vũ trụ.
Cõi biển dâu mà ông Liệp Hộ đã trải qua, so với cõi ngửa ngang nó mang tới thật là không đáng kể vào đâu.
Do đó chúng ta không dám bàn tới nhiều.
Dẹp mọi mọi lăm le phân tích luận lí lí luận sang một bên, chúng ta bình tĩnh hỏi.
Chính bây giờ chúng ta tâm bình khí hòa nêu câu hỏi:
Vì lẽ gì một câu nói điên tam, đảo tứ, ngũ phúc, lục khuynh kia, lúc đi về bất thình lình khiến chúng ta kinh ngạc, đồng thời cũng bất thình lình giải tỏa tội lỗi của chúng ta?
“Trăm điều ngang ngửa vì tôi
Thân sai ai chịu tội trời ấy cho”
Nó sẽ định đoạt vận mệnh về sau của chúng ta như thế nào, chúng ta xin nói lặp trở lại rằng sự đó tạm xin gác lại một bên, chỉ nói chuyện bây giờ.
Vì sao bây giờ đón tiếp lời đó chúng ta hoan lạc xum xuê tươi vui khôn xiết?
“Được lời như cởi tấm lòng
Giở bom đạn với phi thuyền trao tay...”
Thật là hãi hùng vậy.
Trong Ngày Tháng Ngao Du chúng ta từng có nói qua về mấy chỗ hãi hùng đó trong ngôn ngữ thi ca.
Giờ đây giới hạn cuộc thuyết thoại, chỉ mãi mãi nêu câu hỏi về một điểm mà thôi, mãi mãi lặp đi lặp lại suốt thời gian thời thể trong hiện tại bây giờ chúng ta ít thì giờ quá đâu có thể bàn luận rộng rãi ra.
Thâu rút gọn gàng cuộc thuyết thoại vào trong giới hạn ban sơ yêu sách của thoại ngôn, câu hỏi lù lù hiện ra trở lại: | Thâu rút gọn gàng cuộc thuyết thoại vào trong giới hạn ban sơ yêu sách của thoại ngôn, câu hỏi lù lù hiện ra trở lại:
Giữa lúc chúng ta đang bối rối tan nát Cõi Lòng và rã tan Miền Dạ trước một Khối Nghi Vấn hãi hùng, sừng sững ở diện tiền trong mô dạng lăm le bức bách thì câu nói của Thúy Kiều bất thình lình hiện ra, giải tỏa lập tức chúng ta ra khỏi vòng uy hiếp, đồng thời đẩy ta sang một phương hướng khác, đưa mọi nỗi niềm thắc mắc loay hoay của chúng ta về riêng khu vực một Quận Lị thiết lập trên thịnh triều ngôn ngữ của Đoạn Trường Tân Thanh mà câu nói kia của Thúy Kiều đã khai đoán cho “hoành sinh nghi vấn”.
Chúng ta đã lũ lượt tấp nập dồn hết chú tâm lưu ý vào riêng Quận Lị nọ để tìm tòi, sưu sách, thỉnh cầu.
Chúng ta bỏ lạc rơi ở phía sau hầu như là toàn khối những khu vực nhấp nhô trong lĩnh vực của chúng ta từ ban sơ hoạch định cho buổi thuyết thoại này.
Đó cũng không có gì đáng trách.
Lấy cớ rằng Quận Lị nọ có liên quan vấn vít với Lãnh Địa Sinh Tồn của chúng ta trong buổi tụ họp này, nên phải dõi theo dò xét, vâng, lấy cớ là thế nhưng thật ra cũng là do chút lòng tri ân đối với kẻ đã đi về giải cứu lúc gian nan chút tình nghĩa đó đã tiềm tàng xô đẩy chúng ta chạy qua Quận Lị của Nàng để thăm dò tình hình bên xứ bạn.
Bề ngoài tuy có vẻ là do tánh tò mò, nhưng bên trong là vì chút nghĩa. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Thâu rút gọn gàng cuộc thuyết thoại vào trong giới hạn ban sơ yêu sách của thoại ngôn, câu hỏi lù lù hiện ra trở lại:
Giữa lúc chúng ta đang bối rối tan nát Cõi Lòng và rã tan Miền Dạ trước một Khối Nghi Vấn hãi hùng, sừng sững ở diện tiền trong mô dạng lăm le bức bách thì câu nói của Thúy Kiều bất thình lình hiện ra, giải tỏa lập tức chúng ta ra khỏi vòng uy hiếp, đồng thời đẩy ta sang một phương hướng khác, đưa mọi nỗi niềm thắc mắc loay hoay của chúng ta về riêng khu vực một Quận Lị thiết lập trên thịnh triều ngôn ngữ của Đoạn Trường Tân Thanh mà câu nói kia của Thúy Kiều đã khai đoán cho “hoành sinh nghi vấn”.
Chúng ta đã lũ lượt tấp nập dồn hết chú tâm lưu ý vào riêng Quận Lị nọ để tìm tòi, sưu sách, thỉnh cầu.
Chúng ta bỏ lạc rơi ở phía sau hầu như là toàn khối những khu vực nhấp nhô trong lĩnh vực của chúng ta từ ban sơ hoạch định cho buổi thuyết thoại này.
Đó cũng không có gì đáng trách.
Lấy cớ rằng Quận Lị nọ có liên quan vấn vít với Lãnh Địa Sinh Tồn của chúng ta trong buổi tụ họp này, nên phải dõi theo dò xét, vâng, lấy cớ là thế nhưng thật ra cũng là do chút lòng tri ân đối với kẻ đã đi về giải cứu lúc gian nan chút tình nghĩa đó đã tiềm tàng xô đẩy chúng ta chạy qua Quận Lị của Nàng để thăm dò tình hình bên xứ bạn.
Bề ngoài tuy có vẻ là do tánh tò mò, nhưng bên trong là vì chút nghĩa. | Bề ngoài tuy có vẻ là do tánh tò mò, nhưng bên trong là vì chút nghĩa.
Nhưng giờ đây, nhận thấy rằng Quận Lị của Nàng man mác đìu hiu, mông lung xa vắng quá, dẫu có theo dõi thăm dò cũng chả ích gì đến ai, nên giờ đây chúng ta tâm bình khí hoà quay trở về khu vực của riêng chúng ta, để cùng nhau giải quyết mấy sự vụ khẩn yếu.
Và nếu một mai rủi ro mà trong tại hoạt sinh tồn của Tại Thể chúng ta, rủi ro nếu thảng hoặc lời nói của Nàng và âm dong tiếu mạo của Nàng có bỗng dưng mà trở về ám ảnh quyến rũ ta lạc lối thêm nhiều lần nhiều bận, thì ấy cũng chẳng nên coi là điều tội lỗi cho nặng nề thêm cái khối bức bách lương tâm.
Chúng ta còn nhớ rằng khi nãy chúng ta quẫn bách vô cùng trước một Khối Nghi Vấn ở trước mặt chúng ta, thì Nàng Kiều bước tới.
Nàng đã quyến rũ chúng ta đến mực độ nào cho đến nỗi giờ đây tâm chí chúng ta còn như mê man ngớ ngẩn.
Chúng ta hầu như không còn nhớ chút gì cả về cái Khối Nghi Vấn Đồ Sộ đã uy hiếp chúng ta tại tận cùng tuỷ xương của tồn sinh căn để.
Vậy bây giờ chúng ta thong dong gợi trở lại xem.
Cái Khối Nghi Vấn Đồ Sộ nào khi nãy đã bức bách hăm doạ chúng ta?
Ấy là một khối trùng điệp những câu câu tự vấn ngổn ngang rối ren rối rắm, ùn ùn đùn đẩy nhau, cái sau xô ùa cái trước, cái trước vừa té sấp xuống trước, thì cái sau cũng lập thời ngã ngửa ra sau. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Bề ngoài tuy có vẻ là do tánh tò mò, nhưng bên trong là vì chút nghĩa.
Nhưng giờ đây, nhận thấy rằng Quận Lị của Nàng man mác đìu hiu, mông lung xa vắng quá, dẫu có theo dõi thăm dò cũng chả ích gì đến ai, nên giờ đây chúng ta tâm bình khí hoà quay trở về khu vực của riêng chúng ta, để cùng nhau giải quyết mấy sự vụ khẩn yếu.
Và nếu một mai rủi ro mà trong tại hoạt sinh tồn của Tại Thể chúng ta, rủi ro nếu thảng hoặc lời nói của Nàng và âm dong tiếu mạo của Nàng có bỗng dưng mà trở về ám ảnh quyến rũ ta lạc lối thêm nhiều lần nhiều bận, thì ấy cũng chẳng nên coi là điều tội lỗi cho nặng nề thêm cái khối bức bách lương tâm.
Chúng ta còn nhớ rằng khi nãy chúng ta quẫn bách vô cùng trước một Khối Nghi Vấn ở trước mặt chúng ta, thì Nàng Kiều bước tới.
Nàng đã quyến rũ chúng ta đến mực độ nào cho đến nỗi giờ đây tâm chí chúng ta còn như mê man ngớ ngẩn.
Chúng ta hầu như không còn nhớ chút gì cả về cái Khối Nghi Vấn Đồ Sộ đã uy hiếp chúng ta tại tận cùng tuỷ xương của tồn sinh căn để.
Vậy bây giờ chúng ta thong dong gợi trở lại xem.
Cái Khối Nghi Vấn Đồ Sộ nào khi nãy đã bức bách hăm doạ chúng ta?
Ấy là một khối trùng điệp những câu câu tự vấn ngổn ngang rối ren rối rắm, ùn ùn đùn đẩy nhau, cái sau xô ùa cái trước, cái trước vừa té sấp xuống trước, thì cái sau cũng lập thời ngã ngửa ra sau. | Ấy là một khối trùng điệp những câu câu tự vấn ngổn ngang rối ren rối rắm, ùn ùn đùn đẩy nhau, cái sau xô ùa cái trước, cái trước vừa té sấp xuống trước, thì cái sau cũng lập thời ngã ngửa ra sau.
Giờ đây chúng ta lần mò len lỏi ngược dòng về lúc nãy, thì tất nhiên cái mối đầu tiên chúng ta chạm phải, ấy là cái mối rối ren tối hậu đã hiện ra và còn lù lù đó, im lìm chờ đợi trong khi chúng ta lũ lượt tấp nập đeo đuổi theo hình bóng Thúy Kiều.
Thế thì bây giờ câu hỏi đầu tiên phải nêu ra, chính là câu hỏi về cái mối tối hậu ban nãy mà chúng ta đầu tiên chạm phải lúc quay về trong hiện tại giờ đây.
Cái mối tối hậu của ban nãy là mối gì mà giờ đây chúng ta đầu tiên chạm phải?
Và đây là lời đáp - Giờ đây chúng ta đầu tiên chạm phải cái mối tối hậu của ban nãy ấy là mối này: - “Vì sao câu chất vấn “sẽ ra sao là” của chúng ta lại đành phải nửa đường đứt gánh?
Câu chất vấn của chúng ta đã đột ngột dừng lại dở chừng với mọi mọi Mai Sau. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Ấy là một khối trùng điệp những câu câu tự vấn ngổn ngang rối ren rối rắm, ùn ùn đùn đẩy nhau, cái sau xô ùa cái trước, cái trước vừa té sấp xuống trước, thì cái sau cũng lập thời ngã ngửa ra sau.
Giờ đây chúng ta lần mò len lỏi ngược dòng về lúc nãy, thì tất nhiên cái mối đầu tiên chúng ta chạm phải, ấy là cái mối rối ren tối hậu đã hiện ra và còn lù lù đó, im lìm chờ đợi trong khi chúng ta lũ lượt tấp nập đeo đuổi theo hình bóng Thúy Kiều.
Thế thì bây giờ câu hỏi đầu tiên phải nêu ra, chính là câu hỏi về cái mối tối hậu ban nãy mà chúng ta đầu tiên chạm phải lúc quay về trong hiện tại giờ đây.
Cái mối tối hậu của ban nãy là mối gì mà giờ đây chúng ta đầu tiên chạm phải?
Và đây là lời đáp - Giờ đây chúng ta đầu tiên chạm phải cái mối tối hậu của ban nãy ấy là mối này: - “Vì sao câu chất vấn “sẽ ra sao là” của chúng ta lại đành phải nửa đường đứt gánh?
Câu chất vấn của chúng ta đã đột ngột dừng lại dở chừng với mọi mọi Mai Sau. | Câu chất vấn của chúng ta đã đột ngột dừng lại dở chừng với mọi mọi Mai Sau.
Vì sao như thế?” Gác sang một bên mọi hình bóng Thúy Kiều, Thúy Diễm, Thúy Lệ, Thúy Mị, Thúy Núng, Thúy Não, Thúy Niên, Thúy Nguyệt, Thúy Tuế, Thúy Tuế Nguyệt, Thúy Nguyệt Hoa, Thúy Hoa Diệp, Thúy Diệp Khuynh Dầu Khuynh Diệp, Thúy Khuynh Diệp Khuynh Thành Khuynh Quốc, Thúy Nghiêng Trời Đổ Đất Ra Ruộng Nương, Thúy Ruộng Đồng Phì Nhiêu Mọc Cỏ, Thúy Hai Hàng Cỏ Mọc Đầy Đủ Một Hang, Thúy Muôn Vàn Xuân Xanh Xin Ly Biệt Mọi Mọi, vâng xin ly biệt hết mọi thứ đó, gác chúng qua một bên và nêu câu hỏi khác trực tiếp liên can tới mối tơ vò rối rắm tối hậu ban nãy mà ta vừa chạm tới trở lại ở trên đây.
Ấy là:
Hỏi:
“Từ đâu mà nảy ra mối rối ren rối rắm tối hậu đầu tiên ta chạm phải đó?”
Đáp:
“Mối rối rắm tối hậu đó về câu hỏi với mọi mọi Mai Sau sở dĩ phát sinh ra được là bởi vì trước đó chúng ta đã nêu một câu hỏi về một cái Ban Sơ”.
Hỏi:
“Câu hỏi nào về Một Cái Ban Sơ đã được nêu ra?” Đáp:
“Kể từ phen chúng ta là Một Hội Thoại”.
Hỏi:
“Kể từ phen chúng ta là một hội thoại, sự đó có gì kì lạ để phải bận lòng nêu làm câu hỏi chon von?”
Đáp:
“Sở dĩ sự tình đó trở thành một vấn đề chon von là ấy bởi:
Kể từ phen
Chúng ta là một hội thoại
Thì kể từ đó mà đi tới về sau
Chúng ta không còn là
Một hội thoại nữa”
Hỏi:
“Do đâu mà từ đó về sau Chúng ta không còn nữa Là một hội thoại?”
Đáp:
“Vì một làn ánh sáng ban sơ đã mất”
Hỏi:
“Làn ánh sáng ban sơ đã mất, sự đó có gì để phải bận tâm?”
Đáp: |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Câu chất vấn của chúng ta đã đột ngột dừng lại dở chừng với mọi mọi Mai Sau.
Vì sao như thế?” Gác sang một bên mọi hình bóng Thúy Kiều, Thúy Diễm, Thúy Lệ, Thúy Mị, Thúy Núng, Thúy Não, Thúy Niên, Thúy Nguyệt, Thúy Tuế, Thúy Tuế Nguyệt, Thúy Nguyệt Hoa, Thúy Hoa Diệp, Thúy Diệp Khuynh Dầu Khuynh Diệp, Thúy Khuynh Diệp Khuynh Thành Khuynh Quốc, Thúy Nghiêng Trời Đổ Đất Ra Ruộng Nương, Thúy Ruộng Đồng Phì Nhiêu Mọc Cỏ, Thúy Hai Hàng Cỏ Mọc Đầy Đủ Một Hang, Thúy Muôn Vàn Xuân Xanh Xin Ly Biệt Mọi Mọi, vâng xin ly biệt hết mọi thứ đó, gác chúng qua một bên và nêu câu hỏi khác trực tiếp liên can tới mối tơ vò rối rắm tối hậu ban nãy mà ta vừa chạm tới trở lại ở trên đây.
Ấy là:
Hỏi:
“Từ đâu mà nảy ra mối rối ren rối rắm tối hậu đầu tiên ta chạm phải đó?”
Đáp:
“Mối rối rắm tối hậu đó về câu hỏi với mọi mọi Mai Sau sở dĩ phát sinh ra được là bởi vì trước đó chúng ta đã nêu một câu hỏi về một cái Ban Sơ”.
Hỏi:
“Câu hỏi nào về Một Cái Ban Sơ đã được nêu ra?” Đáp:
“Kể từ phen chúng ta là Một Hội Thoại”.
Hỏi:
“Kể từ phen chúng ta là một hội thoại, sự đó có gì kì lạ để phải bận lòng nêu làm câu hỏi chon von?”
Đáp:
“Sở dĩ sự tình đó trở thành một vấn đề chon von là ấy bởi:
Kể từ phen
Chúng ta là một hội thoại
Thì kể từ đó mà đi tới về sau
Chúng ta không còn là
Một hội thoại nữa”
Hỏi:
“Do đâu mà từ đó về sau Chúng ta không còn nữa Là một hội thoại?”
Đáp:
“Vì một làn ánh sáng ban sơ đã mất”
Hỏi:
“Làn ánh sáng ban sơ đã mất, sự đó có gì để phải bận tâm?”
Đáp: | Một hội thoại nữa”
Hỏi:
“Do đâu mà từ đó về sau Chúng ta không còn nữa Là một hội thoại?”
Đáp:
“Vì một làn ánh sáng ban sơ đã mất”
Hỏi:
“Làn ánh sáng ban sơ đã mất, sự đó có gì để phải bận tâm?”
Đáp:
“Bận tâm vì chúng ta không rõ tội lỗi do đâu mà làn ánh sáng kia đã mất.
Nếu tội lỗi là do chúng ta thì ắt rằng chúng ta phải chịu tội, và tìm cách chuộc tội”
Hỏi:
“Chuộc tội để làm gì?”
Đáp:
“Để trút gánh nặng trên lương tâm, có thể là như thế Nhưng cần thiết hơn nữa, là cốt để cho làn ánh sáng kia chiếu diệu trở lại thêm một lần”.
Hỏi:
“Chiếu diệu thêm một lần nữa để làm chi?”
Đáp:
“Hoạ chăng chẳng nhẽ...”
Hỏi:
“Chẳng nhẽ thế nào?”
“Chẳng nhẽ... hoạ chăng... Còn có phen chúng ta sẽ trở lại là là như là đã Một Hội Thoại mà ra”.
Hỏi:
“Cần chi phải là một hội thoại?”
Đáp:
“Để có thể hoạ chăng còn có phen níu giữ một Ngấn Tích đã trôi dạt.
Và từ đó mà đi, sẽ mở trở lại một cuộc Du Hí Tam Muội vào trong một Bình Minh Mới Mẻ để bất tuyệt phiêu bồng.
Vì hình như hiện giờ chúng ta đang lóng cóng lầm than trong đêm tối?”
Hỏi:
“Tại sao gặp đêm tối không nhân cơ hội đó mà ngủ vùi một trận, hà tất phải thao thức trằn trọc kêu gào về một Bình Minh heo hút?
Đáp:
“Khổ một nỗi là Đêm Tối ở đây không phải là Đêm Thanh Tĩnh Lặng, nên nó phá vỡ mọi giấc ngủ của con người.
Nên dù có muốn ngủ cũng đành chịu bó tay”.
“Té ra đấy là một Đêm Tăm Tối âm U?”
Đáp:
“Một Đêm Tăm Tối Âm U kì dị nhất trong sử lịch biển dâu.
Mộng mơ chơi cũng bị công kích. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Một hội thoại nữa”
Hỏi:
“Do đâu mà từ đó về sau Chúng ta không còn nữa Là một hội thoại?”
Đáp:
“Vì một làn ánh sáng ban sơ đã mất”
Hỏi:
“Làn ánh sáng ban sơ đã mất, sự đó có gì để phải bận tâm?”
Đáp:
“Bận tâm vì chúng ta không rõ tội lỗi do đâu mà làn ánh sáng kia đã mất.
Nếu tội lỗi là do chúng ta thì ắt rằng chúng ta phải chịu tội, và tìm cách chuộc tội”
Hỏi:
“Chuộc tội để làm gì?”
Đáp:
“Để trút gánh nặng trên lương tâm, có thể là như thế Nhưng cần thiết hơn nữa, là cốt để cho làn ánh sáng kia chiếu diệu trở lại thêm một lần”.
Hỏi:
“Chiếu diệu thêm một lần nữa để làm chi?”
Đáp:
“Hoạ chăng chẳng nhẽ...”
Hỏi:
“Chẳng nhẽ thế nào?”
“Chẳng nhẽ... hoạ chăng... Còn có phen chúng ta sẽ trở lại là là như là đã Một Hội Thoại mà ra”.
Hỏi:
“Cần chi phải là một hội thoại?”
Đáp:
“Để có thể hoạ chăng còn có phen níu giữ một Ngấn Tích đã trôi dạt.
Và từ đó mà đi, sẽ mở trở lại một cuộc Du Hí Tam Muội vào trong một Bình Minh Mới Mẻ để bất tuyệt phiêu bồng.
Vì hình như hiện giờ chúng ta đang lóng cóng lầm than trong đêm tối?”
Hỏi:
“Tại sao gặp đêm tối không nhân cơ hội đó mà ngủ vùi một trận, hà tất phải thao thức trằn trọc kêu gào về một Bình Minh heo hút?
Đáp:
“Khổ một nỗi là Đêm Tối ở đây không phải là Đêm Thanh Tĩnh Lặng, nên nó phá vỡ mọi giấc ngủ của con người.
Nên dù có muốn ngủ cũng đành chịu bó tay”.
“Té ra đấy là một Đêm Tăm Tối âm U?”
Đáp:
“Một Đêm Tăm Tối Âm U kì dị nhất trong sử lịch biển dâu.
Mộng mơ chơi cũng bị công kích. | Nên dù có muốn ngủ cũng đành chịu bó tay”.
“Té ra đấy là một Đêm Tăm Tối âm U?”
Đáp:
“Một Đêm Tăm Tối Âm U kì dị nhất trong sử lịch biển dâu.
Mộng mơ chơi cũng bị công kích.
Mọi mọi biến thành ác mộng tràn lan... êm đềm êm ái song song với biển dâu rất mực...”
Hỏi:
“Kẻ nào công kích chiêm bao mơ mộng ở trên triều êm ái biển dâu?
Đáp:
“Mọi mọi khắp khắp đều công kích mơ mộng chiêm bao giữa biển dâu êm ái”.
Hỏi:
“Lấy cớ gì chính đáng mà công kích chiêm bao mơ mộng êm dịu biển dâu?” Đáp:
“Lấy cớ rằng loài người đang chém giết nhau vui vẻ sao riêng mày bỏ cuộc vui vẻ chém giết vui, lại ủ rũ rút vào chiêm bao mộng mị?
Êm dịu biển dâu, dâu biển làm gì?
Hỏi:
“Trước cuộc công kích đó, mày trả lời ra sao?”
Đáp:
“Tao đuối lí, còn mở miệng sao được nữa mà đối đáp trả lời”.
Hỏi:
“Mày tìm không ra lí lẽ gì để tự bào chữa được cả hay sao?”
Đáp:
“Trong thâm tâm, tao cảm thấy rằng tao chiêm bao là có lí, và bọn người kia vô lí, nhưng lúc mở miệng ra cãi cọ, thì bất thình lình bỗng nhiên tao cảm thấy mình đuối lí triệt để và thiên hạ hữu lí hoàn toàn”.
Hỏi:
“Bởi đâu mà ra sự tình kì dị đó.
Quả thật tao cũng không hiểu nổi mày”.
Đáp:
“Chính tao cũng tự tao lấy làm quái dị về điểm đó nơi tao.
Tao mang ở trong mình tao một cõi biển dâu có lẽ còn mênh mang hơn cõi biển dâu chân chính nhấp nhô ở ngoài cuộc dâu biển.
Tao không sao hiểu được nữa về cõi dâu biển heo hút ờ trong máu me tao. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Nên dù có muốn ngủ cũng đành chịu bó tay”.
“Té ra đấy là một Đêm Tăm Tối âm U?”
Đáp:
“Một Đêm Tăm Tối Âm U kì dị nhất trong sử lịch biển dâu.
Mộng mơ chơi cũng bị công kích.
Mọi mọi biến thành ác mộng tràn lan... êm đềm êm ái song song với biển dâu rất mực...”
Hỏi:
“Kẻ nào công kích chiêm bao mơ mộng ở trên triều êm ái biển dâu?
Đáp:
“Mọi mọi khắp khắp đều công kích mơ mộng chiêm bao giữa biển dâu êm ái”.
Hỏi:
“Lấy cớ gì chính đáng mà công kích chiêm bao mơ mộng êm dịu biển dâu?” Đáp:
“Lấy cớ rằng loài người đang chém giết nhau vui vẻ sao riêng mày bỏ cuộc vui vẻ chém giết vui, lại ủ rũ rút vào chiêm bao mộng mị?
Êm dịu biển dâu, dâu biển làm gì?
Hỏi:
“Trước cuộc công kích đó, mày trả lời ra sao?”
Đáp:
“Tao đuối lí, còn mở miệng sao được nữa mà đối đáp trả lời”.
Hỏi:
“Mày tìm không ra lí lẽ gì để tự bào chữa được cả hay sao?”
Đáp:
“Trong thâm tâm, tao cảm thấy rằng tao chiêm bao là có lí, và bọn người kia vô lí, nhưng lúc mở miệng ra cãi cọ, thì bất thình lình bỗng nhiên tao cảm thấy mình đuối lí triệt để và thiên hạ hữu lí hoàn toàn”.
Hỏi:
“Bởi đâu mà ra sự tình kì dị đó.
Quả thật tao cũng không hiểu nổi mày”.
Đáp:
“Chính tao cũng tự tao lấy làm quái dị về điểm đó nơi tao.
Tao mang ở trong mình tao một cõi biển dâu có lẽ còn mênh mang hơn cõi biển dâu chân chính nhấp nhô ở ngoài cuộc dâu biển.
Tao không sao hiểu được nữa về cõi dâu biển heo hút ờ trong máu me tao. | Tao mang ở trong mình tao một cõi biển dâu có lẽ còn mênh mang hơn cõi biển dâu chân chính nhấp nhô ở ngoài cuộc dâu biển.
Tao không sao hiểu được nữa về cõi dâu biển heo hút ờ trong máu me tao.
Tự tao không thể nào an thân lập mệnh trên căn cơ dâu biển giữa xương xảu máu me tao, thì sự vụ mày không hiểu tao, chả có chi đáng trách.
Tao không tự hiểu tao thì mày không hiểu tao là phải.
Chỉ duy có điều đáng ân hận là..., là... là là là”.
Hỏi:
“Là sao?”
“Là rằng: Kể từ phen đó ta với chính ta không là Một Hội Thoại... Thì ta còn làm sao ăn nói với nói ăn?”
Hỏi:
“Nói ăn với cái gì?”
Đáp:
“Nói ăn với...”
Hỏi:
“Với ai?”
Đáp:
“Nói ăn với Ăn - Nói”
Hỏi:
“Mày nói gì tao không hiểu.
Ăn - Nói là ai mà mày không thể nói ăn với thằng Ăn - Nói?”
Đáp:
“Kể từ phen Ta với chính Ta không là Một Hội Thoại...
Kể từ đó mà đi, ta không còn gì để nói nữa với chính ta.
Đối thoại không còn đã đành.
Độc thoại cũng tiêu ma luôn.
Độc thoại cũng tiêu ma, thì còn biết làm sao nói ăn với Ăn-Nói?
Không còn biết làm sao nói ăn với Ăn Nói, thì “Ăn Nói” là ai, là gì, ta cũng không biết là ra sao.
Ra sao là thơ thi dựng?
Ra sao là cái Ra Sao?
Thảy thảy mọi mọi không còn là Ra Sao.
Thì đó mới thật chính là Đêm Tối.
Sa Mạc Đêm Tối này heo hút hãi hùng hơn mọi mọi Đêm Tối Sa Mạc mà con người xưa nay đã có thể trải qua.
Tai Hại hơn nữa là: ngay cả cái Hãi Hùng, ngay cả cái Tai Hại cũng không biết ra sao là hãi hùng tai hại.
Thì ấy là cái gì gì của gì gì gì ra như thế? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Tao mang ở trong mình tao một cõi biển dâu có lẽ còn mênh mang hơn cõi biển dâu chân chính nhấp nhô ở ngoài cuộc dâu biển.
Tao không sao hiểu được nữa về cõi dâu biển heo hút ờ trong máu me tao.
Tự tao không thể nào an thân lập mệnh trên căn cơ dâu biển giữa xương xảu máu me tao, thì sự vụ mày không hiểu tao, chả có chi đáng trách.
Tao không tự hiểu tao thì mày không hiểu tao là phải.
Chỉ duy có điều đáng ân hận là..., là... là là là”.
Hỏi:
“Là sao?”
“Là rằng: Kể từ phen đó ta với chính ta không là Một Hội Thoại... Thì ta còn làm sao ăn nói với nói ăn?”
Hỏi:
“Nói ăn với cái gì?”
Đáp:
“Nói ăn với...”
Hỏi:
“Với ai?”
Đáp:
“Nói ăn với Ăn - Nói”
Hỏi:
“Mày nói gì tao không hiểu.
Ăn - Nói là ai mà mày không thể nói ăn với thằng Ăn - Nói?”
Đáp:
“Kể từ phen Ta với chính Ta không là Một Hội Thoại...
Kể từ đó mà đi, ta không còn gì để nói nữa với chính ta.
Đối thoại không còn đã đành.
Độc thoại cũng tiêu ma luôn.
Độc thoại cũng tiêu ma, thì còn biết làm sao nói ăn với Ăn-Nói?
Không còn biết làm sao nói ăn với Ăn Nói, thì “Ăn Nói” là ai, là gì, ta cũng không biết là ra sao.
Ra sao là thơ thi dựng?
Ra sao là cái Ra Sao?
Thảy thảy mọi mọi không còn là Ra Sao.
Thì đó mới thật chính là Đêm Tối.
Sa Mạc Đêm Tối này heo hút hãi hùng hơn mọi mọi Đêm Tối Sa Mạc mà con người xưa nay đã có thể trải qua.
Tai Hại hơn nữa là: ngay cả cái Hãi Hùng, ngay cả cái Tai Hại cũng không biết ra sao là hãi hùng tai hại.
Thì ấy là cái gì gì của gì gì gì ra như thế? | Tai Hại hơn nữa là: ngay cả cái Hãi Hùng, ngay cả cái Tai Hại cũng không biết ra sao là hãi hùng tai hại.
Thì ấy là cái gì gì của gì gì gì ra như thế?
Cái gì gì gì gì của gì gì ra như thế ra như thế nào cũng không thể nói ra sao.
Không thể nói ra sao, mà cũng không thể nói là không thể nói.
Và thế là...”
Hỏi:
“Thế là?”
Đáp:
“Thế là lúc đi tới cái chỗ sơn tàn thuỷ tận của ngôn ngữ, người ta không còn thể thấy ra sao nữa là cái chỗ của thuỷ tận sơn tàn.
Nghĩa là...”
Hỏi:
“Nghĩa là?”
Đáp:
“Nghĩa là, là nghĩa, nghĩa là là”.
Đáp:
“Là là là là là là là là là là là là là là là là là là là là...Hằng thể hiện ra theo thể lệ: là là là... Tại chỗ sơn tàn thuỷ tận của ngôn ngữ, không còn thấy đó nữa là thuỷ tận sơn tàn, thì đó là nơi chốn bất thình lình của tàn-sơn-thặng-thuỷ.
Bất thình lình, sơn tàn thuỷ tận cho nảy vọt lên hột vô ngần tinh thể của thặng-thuỷ-tàn-san.
Và từ đó mọi mọi xoay chuyển dị thường một cơn lông lốc thì thặng thuỷ tàn san là san tàn thuỷ thặng.
Và san tàn thuỷ thặng là tàn thủy thặng san.
Và tàn thủy thặng san là thặng san tàn thủy của thặng tàn san thuỷ trong thuỷ san tàn thặng giữa thặng thặng tàn tàn san san thuỷ thuỷ là thái thậm thịnh triều trì ngự của Diệu Hữu Chân Không - Không Chân Hữu Diệu - Diệu Chân Không Hữu - Không Hữu Diệu Chân - Chân Diệu Hữu Không - Không Không Hữu Hữu - Diệu Diệu Chân Chân - Hữu Hữu Không Không Chân Chân Diệu Diệu - Chân Chân Hữu Hữu Diệu Diệu Không Không ...
Kể từ đó mà đi?...
Chúng ta đi, là đó ở... Và ở là ở đi?
Là rằng: |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Tai Hại hơn nữa là: ngay cả cái Hãi Hùng, ngay cả cái Tai Hại cũng không biết ra sao là hãi hùng tai hại.
Thì ấy là cái gì gì của gì gì gì ra như thế?
Cái gì gì gì gì của gì gì ra như thế ra như thế nào cũng không thể nói ra sao.
Không thể nói ra sao, mà cũng không thể nói là không thể nói.
Và thế là...”
Hỏi:
“Thế là?”
Đáp:
“Thế là lúc đi tới cái chỗ sơn tàn thuỷ tận của ngôn ngữ, người ta không còn thể thấy ra sao nữa là cái chỗ của thuỷ tận sơn tàn.
Nghĩa là...”
Hỏi:
“Nghĩa là?”
Đáp:
“Nghĩa là, là nghĩa, nghĩa là là”.
Đáp:
“Là là là là là là là là là là là là là là là là là là là là...Hằng thể hiện ra theo thể lệ: là là là... Tại chỗ sơn tàn thuỷ tận của ngôn ngữ, không còn thấy đó nữa là thuỷ tận sơn tàn, thì đó là nơi chốn bất thình lình của tàn-sơn-thặng-thuỷ.
Bất thình lình, sơn tàn thuỷ tận cho nảy vọt lên hột vô ngần tinh thể của thặng-thuỷ-tàn-san.
Và từ đó mọi mọi xoay chuyển dị thường một cơn lông lốc thì thặng thuỷ tàn san là san tàn thuỷ thặng.
Và san tàn thuỷ thặng là tàn thủy thặng san.
Và tàn thủy thặng san là thặng san tàn thủy của thặng tàn san thuỷ trong thuỷ san tàn thặng giữa thặng thặng tàn tàn san san thuỷ thuỷ là thái thậm thịnh triều trì ngự của Diệu Hữu Chân Không - Không Chân Hữu Diệu - Diệu Chân Không Hữu - Không Hữu Diệu Chân - Chân Diệu Hữu Không - Không Không Hữu Hữu - Diệu Diệu Chân Chân - Hữu Hữu Không Không Chân Chân Diệu Diệu - Chân Chân Hữu Hữu Diệu Diệu Không Không ...
Kể từ đó mà đi?...
Chúng ta đi, là đó ở... Và ở là ở đi?
Là rằng: | Kể từ đó mà đi?...
Chúng ta đi, là đó ở... Và ở là ở đi?
Là rằng:
Ngõ ban sơ hạnh ngân dài
Cổng xô còn vọng điệu tài tử qua
Xin chào giữa bước chân ra
Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn
Lời đó nảy ra tại chỗ sơn tàn thuỷ tận đã nói ở trên kia.
Nó xô ùa lăn lông lốc cõi im lặng của những ông Duy Ma Cật đi vào ngôn-ngữ-lặng-thinh của Hồng Sơn Liệp Hộ, tại chỗ bách xích can đầu.
Im lặng của Duy Ma Cật trước câu hỏi về Bất Nhị Pháp Môn biến thành Ngôn Ngữ Điếu Đồ Liệp Hộ.
Im Lặng của Vũ Bão trở thành không vũ bão, không lặng im, không không lặng im, không không vũ bão.
Một làn gió hiu hiu phơ phất thổi man mác vô phương.
Đó là Tinh Thể Ngôn Ngữ của Non Nước Chúng Hương đi về trong Hương Chúng.
Bây giờ chúng ta rõ bởi đâu mà ?
- Bởi đâu mà trong Kinh Duy Ma tiếp liền sau Phẩm Nhập Bất Nhị Pháp Môn, là Phẩm Hương Tích Phật... Và?
- Và gì gì nữa mà không bao giờ con mắt có thể thấy ra.
- Và con mắt có thấy ra, mà thấy là như không thấy thấy như không?
Và và và và và và và.
Và bây giờ
Chúng ta bắt đầu rỡn chơi đọc trở lại chơi rỡn cuốn sách của ông Kimura Taiken Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận.
Chúng ta nói sao bây giờ?
Chỉ còn có một cách nói thôi.
Và ấy là: Ông Kimura đã tàn phá Tinh Thể Phật Giáo một cách tàn nhẫn vô tình. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Kể từ đó mà đi?...
Chúng ta đi, là đó ở... Và ở là ở đi?
Là rằng:
Ngõ ban sơ hạnh ngân dài
Cổng xô còn vọng điệu tài tử qua
Xin chào giữa bước chân ra
Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn
Lời đó nảy ra tại chỗ sơn tàn thuỷ tận đã nói ở trên kia.
Nó xô ùa lăn lông lốc cõi im lặng của những ông Duy Ma Cật đi vào ngôn-ngữ-lặng-thinh của Hồng Sơn Liệp Hộ, tại chỗ bách xích can đầu.
Im lặng của Duy Ma Cật trước câu hỏi về Bất Nhị Pháp Môn biến thành Ngôn Ngữ Điếu Đồ Liệp Hộ.
Im Lặng của Vũ Bão trở thành không vũ bão, không lặng im, không không lặng im, không không vũ bão.
Một làn gió hiu hiu phơ phất thổi man mác vô phương.
Đó là Tinh Thể Ngôn Ngữ của Non Nước Chúng Hương đi về trong Hương Chúng.
Bây giờ chúng ta rõ bởi đâu mà ?
- Bởi đâu mà trong Kinh Duy Ma tiếp liền sau Phẩm Nhập Bất Nhị Pháp Môn, là Phẩm Hương Tích Phật... Và?
- Và gì gì nữa mà không bao giờ con mắt có thể thấy ra.
- Và con mắt có thấy ra, mà thấy là như không thấy thấy như không?
Và và và và và và và.
Và bây giờ
Chúng ta bắt đầu rỡn chơi đọc trở lại chơi rỡn cuốn sách của ông Kimura Taiken Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận.
Chúng ta nói sao bây giờ?
Chỉ còn có một cách nói thôi.
Và ấy là: Ông Kimura đã tàn phá Tinh Thể Phật Giáo một cách tàn nhẫn vô tình. | Chúng ta nói sao bây giờ?
Chỉ còn có một cách nói thôi.
Và ấy là: Ông Kimura đã tàn phá Tinh Thể Phật Giáo một cách tàn nhẫn vô tình.
Tài năng của ông, thông thái của ông, bác học của ông, thiện chí cần mẫn của ông, mọi mọi bị nhiễm độc bởi cái Âu châu điên đảo nào đã xua đuổi cái Tây phương đi mô mất, và lôi xốc theo sau đuôi mình một cái Á Đông Hiện Đại cuồng chẳng ra cuồng, điên chẳng ra điên, si dại không ra si dại, đần độn cũng không ra độn đần.
Biên Hoà Bịnh Viện chê bỏ, không thể nào dung nạp bọn họ được.
Biên Hoà Bịnh Viện ân cần chào đón Thi Sĩ Trung Niên, và xua đuổi những ông Kimura Taiken một cách tuyệt đối.
Ông Taiken sẽ hoàn toàn cô độc suốt bình sinh.
Tuy nhiên...
Tuy nhiên sự tình dù trầm trọng, vẫn còn có cơ cứu vãn.
Ông Taiken phải sớm liệu học tập làm thơ theo thể lệ Trung Niên.
GẦN MIỀN
Gần miền có một mụ nào
Ấy là Hàng Xóm chiêm bao Láng Giềng
Vấn danh nhiễu loạn thuyền quyên
Hình dung giữa trận ưu phiền ngó nhau.
(Tặng Láng Giềng)
Làm thơ như thế là một
Lời Chào Chúc Phúc Biển Dâu.
Xô cõi non nước Chúng Hương về trùng hiện giang hồ theo thể lệ “thấy hiu hiu gió” giữa một bến bờ đầy rẫy nhấp nhô những Thiền Sư lố nhố, những Duy Ma Cật giả danh, những Bồ Đề Đạt Ma giả hiệu, những mọi mọi chi hồ giả dã dã hồ chi...
Để làm gì? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Chúng ta nói sao bây giờ?
Chỉ còn có một cách nói thôi.
Và ấy là: Ông Kimura đã tàn phá Tinh Thể Phật Giáo một cách tàn nhẫn vô tình.
Tài năng của ông, thông thái của ông, bác học của ông, thiện chí cần mẫn của ông, mọi mọi bị nhiễm độc bởi cái Âu châu điên đảo nào đã xua đuổi cái Tây phương đi mô mất, và lôi xốc theo sau đuôi mình một cái Á Đông Hiện Đại cuồng chẳng ra cuồng, điên chẳng ra điên, si dại không ra si dại, đần độn cũng không ra độn đần.
Biên Hoà Bịnh Viện chê bỏ, không thể nào dung nạp bọn họ được.
Biên Hoà Bịnh Viện ân cần chào đón Thi Sĩ Trung Niên, và xua đuổi những ông Kimura Taiken một cách tuyệt đối.
Ông Taiken sẽ hoàn toàn cô độc suốt bình sinh.
Tuy nhiên...
Tuy nhiên sự tình dù trầm trọng, vẫn còn có cơ cứu vãn.
Ông Taiken phải sớm liệu học tập làm thơ theo thể lệ Trung Niên.
GẦN MIỀN
Gần miền có một mụ nào
Ấy là Hàng Xóm chiêm bao Láng Giềng
Vấn danh nhiễu loạn thuyền quyên
Hình dung giữa trận ưu phiền ngó nhau.
(Tặng Láng Giềng)
Làm thơ như thế là một
Lời Chào Chúc Phúc Biển Dâu.
Xô cõi non nước Chúng Hương về trùng hiện giang hồ theo thể lệ “thấy hiu hiu gió” giữa một bến bờ đầy rẫy nhấp nhô những Thiền Sư lố nhố, những Duy Ma Cật giả danh, những Bồ Đề Đạt Ma giả hiệu, những mọi mọi chi hồ giả dã dã hồ chi...
Để làm gì? | Để làm gì?
Rốt cuộc từ giã cõi ngôn ngữ hồ đồ, bước vào mép rìa láng giềng man mác, làm Người Hàng Xóm thơ mộng của Tồn Lưu, gọi Höelderlin Nerval là em, Lý Bạch là cháu, Trang Tử là môn đệ lai rai, Hà Thanh là mẫu thân bát ngát, Phùng Khánh là Thân Mẫu bao la, Cô Em mọi là Màu Hoa Trên Ngàn Man Mác.
Từ đó đúng là phen
Kể từ phen?
Chúng ta là
Một Hội Thoại...
Đi quanh quẩn đã hơi nhiều, lẩn quất đó đây đã hơi mỏi, giờ trở lại với những đứa em đã lìa đời hơi sớm, đã điên hơi vội vàng, bỏ lại một ông già hút heo Heidegger ở một mình nơi một hang núi, một thằng trung niên thi sĩ đìu hiu phố hội du hí không tiền, ăn hủ tiếu vẫn xum xuê, uống cà phê rổn rảng, từ đầu đêm đến cuối sáng, duy chỉ ngâm sang sảng một câu thơ:
“Hoàng hạc lâu trung xuy ngọc địch
Giang thành ngũ nguyệt lạc mai hoa “
Ngâm xong ta mới hay rằng
Thơ là thế ấy cũng bằng thế thôi...
Lời thuyết thoại tiếng ra lời
Lời không thoại thuyết ra lời cũng không
Diện tiền xuân đã phiêu bồng
Thu về diện hậu đêm mồng một giêng...
Đêm mồng một giêng
Là đêm gì?
Là đêm đầu tiên của ngày mồng một.
Ngày mồng một là ngày gì?
Là ngày mang chở tất cả cái khối
Nặng khổng lồ của
Của một năm qua và
Và khổng lồ khối nặng của
Của một năm đang đi tới
Thế có nghĩa là?
Là từng ngày mồng một tháng giêng
Y hệt như nhiên là
là ngày ba mươi tháng chạp.
Ngày mồng một tháng giêng y hệt như nhiên
là ngày ba mươi tháng chạp
Lời Thơ Thi Dựng
Là như thế
Thời gian được thiết lập trên
một căn cơ mới mẻ
Thời gian được tái tạo
Thời gian được phát minh |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Để làm gì?
Rốt cuộc từ giã cõi ngôn ngữ hồ đồ, bước vào mép rìa láng giềng man mác, làm Người Hàng Xóm thơ mộng của Tồn Lưu, gọi Höelderlin Nerval là em, Lý Bạch là cháu, Trang Tử là môn đệ lai rai, Hà Thanh là mẫu thân bát ngát, Phùng Khánh là Thân Mẫu bao la, Cô Em mọi là Màu Hoa Trên Ngàn Man Mác.
Từ đó đúng là phen
Kể từ phen?
Chúng ta là
Một Hội Thoại...
Đi quanh quẩn đã hơi nhiều, lẩn quất đó đây đã hơi mỏi, giờ trở lại với những đứa em đã lìa đời hơi sớm, đã điên hơi vội vàng, bỏ lại một ông già hút heo Heidegger ở một mình nơi một hang núi, một thằng trung niên thi sĩ đìu hiu phố hội du hí không tiền, ăn hủ tiếu vẫn xum xuê, uống cà phê rổn rảng, từ đầu đêm đến cuối sáng, duy chỉ ngâm sang sảng một câu thơ:
“Hoàng hạc lâu trung xuy ngọc địch
Giang thành ngũ nguyệt lạc mai hoa “
Ngâm xong ta mới hay rằng
Thơ là thế ấy cũng bằng thế thôi...
Lời thuyết thoại tiếng ra lời
Lời không thoại thuyết ra lời cũng không
Diện tiền xuân đã phiêu bồng
Thu về diện hậu đêm mồng một giêng...
Đêm mồng một giêng
Là đêm gì?
Là đêm đầu tiên của ngày mồng một.
Ngày mồng một là ngày gì?
Là ngày mang chở tất cả cái khối
Nặng khổng lồ của
Của một năm qua và
Và khổng lồ khối nặng của
Của một năm đang đi tới
Thế có nghĩa là?
Là từng ngày mồng một tháng giêng
Y hệt như nhiên là
là ngày ba mươi tháng chạp.
Ngày mồng một tháng giêng y hệt như nhiên
là ngày ba mươi tháng chạp
Lời Thơ Thi Dựng
Là như thế
Thời gian được thiết lập trên
một căn cơ mới mẻ
Thời gian được tái tạo
Thời gian được phát minh | Ngày mồng một tháng giêng y hệt như nhiên
là ngày ba mươi tháng chạp
Lời Thơ Thi Dựng
Là như thế
Thời gian được thiết lập trên
một căn cơ mới mẻ
Thời gian được tái tạo
Thời gian được phát minh
Thời gian rung rinh trở lại
Một cách loà xoà thơ mộng thơ dại thơ ngây
Hơn mọi mọi thời gian thời thể
Của mọi mọi thời đại đã phiêu bồng
Từ đó tha hồ vô tội thơ ngây
Làm thơ theo thể lệ
Trong cốt cách
Của Trung Niên Thi Sĩ
Đứng tại bến bờ huyền diễm
Của vô tế vô biên.
Thiên Nhiên Thành Tượng
Lá Hoa Cồn Thành Nhiên
Nhiên Thành Cồn Hoa Lá...
(Đến đây người viết có được niềm vui vẻ xin lỗi người đọc sau một trận đi lệch lạc thoả nguyện sinh bình.
Không cần phải cuồng ca thống ẩm, loạn vũ dưới trăng theo thể lệ Lý Bạch, mà vẫn thu thập được một niềm vui thênh thang hơn ông Lý.
Từ đó về sau thiên hạ reo mừng, kháo với nhau rằng:
- “Bùi Đười Ươi
Đích thị đương nhiên
Là cốt cách thần tiên tót vời
Hơn Lý Trích Tiên Nhiều lắắắm”!!!)
Sài Gòn Chợ Lớn Tô Châu
Dương Tử Giang Nam Giang Tây
Giang Đông Giang Bùi Giáng
Bởi đâu người ta dưới gầm trời buồn bã có thể kháo với nhau một lời thâm thiết thế? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Ngày mồng một tháng giêng y hệt như nhiên
là ngày ba mươi tháng chạp
Lời Thơ Thi Dựng
Là như thế
Thời gian được thiết lập trên
một căn cơ mới mẻ
Thời gian được tái tạo
Thời gian được phát minh
Thời gian rung rinh trở lại
Một cách loà xoà thơ mộng thơ dại thơ ngây
Hơn mọi mọi thời gian thời thể
Của mọi mọi thời đại đã phiêu bồng
Từ đó tha hồ vô tội thơ ngây
Làm thơ theo thể lệ
Trong cốt cách
Của Trung Niên Thi Sĩ
Đứng tại bến bờ huyền diễm
Của vô tế vô biên.
Thiên Nhiên Thành Tượng
Lá Hoa Cồn Thành Nhiên
Nhiên Thành Cồn Hoa Lá...
(Đến đây người viết có được niềm vui vẻ xin lỗi người đọc sau một trận đi lệch lạc thoả nguyện sinh bình.
Không cần phải cuồng ca thống ẩm, loạn vũ dưới trăng theo thể lệ Lý Bạch, mà vẫn thu thập được một niềm vui thênh thang hơn ông Lý.
Từ đó về sau thiên hạ reo mừng, kháo với nhau rằng:
- “Bùi Đười Ươi
Đích thị đương nhiên
Là cốt cách thần tiên tót vời
Hơn Lý Trích Tiên Nhiều lắắắm”!!!)
Sài Gòn Chợ Lớn Tô Châu
Dương Tử Giang Nam Giang Tây
Giang Đông Giang Bùi Giáng
Bởi đâu người ta dưới gầm trời buồn bã có thể kháo với nhau một lời thâm thiết thế? | Hơn Lý Trích Tiên Nhiều lắắắm”!!!)
Sài Gòn Chợ Lớn Tô Châu
Dương Tử Giang Nam Giang Tây
Giang Đông Giang Bùi Giáng
Bởi đâu người ta dưới gầm trời buồn bã có thể kháo với nhau một lời thâm thiết thế?
Ấy là bởi người ta bước đi dưới bầu sương Bất Khả Tư Nghị, bằng bàn chân chữ Bát, với cõi lòng gõ nhịp chữ Tam, trên mặt đất trầm trọng đau thương hơn bầu trời, người ta rõ lắm rằng linh hồn Trích Tiên ngày xưa uống rượu một mình dưới nguyệt, cất chén mời trăng, vời thêm bóng mình vào nhập bọn, đếm lui đếm tới đầy đủ được ba người, Trích Tiên cất tiếng hát thấy nguyệt bồi hồi, Trích Tiên múa quay cuồng thì rõ ràng thấy bóng linh loạn, Trích Tiên bảo rằng hai người bạn tri kỉ quả thật đã chia sẻ tâm sự mình trong khoảnh khắc mỗi mỗi rất mực là là: tỉnh thời đồng giao hoan, tuý hậu các phân tán, vĩnh kết vô tình du, tương kì mạc Vân Hán vâng vâng vâng vâng vâng rất mực là là là???
Nói là nói thế, mà thế là thế thôi! |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Hơn Lý Trích Tiên Nhiều lắắắm”!!!)
Sài Gòn Chợ Lớn Tô Châu
Dương Tử Giang Nam Giang Tây
Giang Đông Giang Bùi Giáng
Bởi đâu người ta dưới gầm trời buồn bã có thể kháo với nhau một lời thâm thiết thế?
Ấy là bởi người ta bước đi dưới bầu sương Bất Khả Tư Nghị, bằng bàn chân chữ Bát, với cõi lòng gõ nhịp chữ Tam, trên mặt đất trầm trọng đau thương hơn bầu trời, người ta rõ lắm rằng linh hồn Trích Tiên ngày xưa uống rượu một mình dưới nguyệt, cất chén mời trăng, vời thêm bóng mình vào nhập bọn, đếm lui đếm tới đầy đủ được ba người, Trích Tiên cất tiếng hát thấy nguyệt bồi hồi, Trích Tiên múa quay cuồng thì rõ ràng thấy bóng linh loạn, Trích Tiên bảo rằng hai người bạn tri kỉ quả thật đã chia sẻ tâm sự mình trong khoảnh khắc mỗi mỗi rất mực là là: tỉnh thời đồng giao hoan, tuý hậu các phân tán, vĩnh kết vô tình du, tương kì mạc Vân Hán vâng vâng vâng vâng vâng rất mực là là là???
Nói là nói thế, mà thế là thế thôi! | Nói là nói thế, mà thế là thế thôi!
Cuồng ngâm tuý vũ tri vô ích... Khúc tận, tinh hoài cánh bội tăng... Thì ngày nay người ta bước đi với bàn chân chữ Bát, với cõi lòng gõ nhịp chữ Tam, người ta không muốn làm Trích Tiên theo thể lệ họ Lý, người ta có một cõi miền Lá Hoa Cồn xum xuê xúm xít xấp xỉ xuân xanh cho ngàn thu đi về ở giữa trang để đìu hiu rớt hột, thì người ta có thặng dư thừa thãi binh hùng tướng dũng trên Mặt Trận Chiêm Bao trên bờ vũ trụ cho thiều quang chín chục mãi mãi vẫn chín mươi theo thể lệ của thiên thu xuân hồng xã yến của Vô Ngần Huyền Diệu Hiện Diện Toàn Nhiên Thiên Nhiên Lý Hạ thì người ta cùng Lý Hạ dìu dặt khúc “Ngã kim thuỳ xí phụ minh hồng” Ấy là?
Vâng ấy cũng là một cách giải oan cho Lý Trích Tiên ngậm cười chín suối vùng trở dậy tiếp tục phiêu bồng theo thể lệ “ví dù giải kiết đến điều, thì đem cung bậc mà liều Đười Ươi” với tâm nguyện bình sinh Tử Chiêm Điếu Đồ Liệp Hộ “miễn sử Trích Tiên minh nguyệt hạ, cuồng ca tuý vũ chỉ tam nhân”...
Bây giờ thử đọc lại Thanh Hiên Thi Tập bằng ngôn ngữ Höelderlin, hoặc đọc Höelderlin bằng ngôn ngữ Liệp Hộ:
Sinh bình văn thái tàn lung phượng
Hỗn Độn Thiêng Liêng Luật Tắc tường
Huyền Diệu Oát Tuyền liên hệ thiệp
Toàn Nhiên thiết định thịnh triều dương”
Trong ý nghĩa nào như thế
Trong ý nghĩa đã nêu ra từ nãy
“Et haut de lEther jusqu’à l’abîme en bas
Selon un ferme statut, comme jadis, tiré du Chaos sacré
L’Esprit se sent à nouveau créateur”.
(Đọc lại mấy chục trang trước) |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Nói là nói thế, mà thế là thế thôi!
Cuồng ngâm tuý vũ tri vô ích... Khúc tận, tinh hoài cánh bội tăng... Thì ngày nay người ta bước đi với bàn chân chữ Bát, với cõi lòng gõ nhịp chữ Tam, người ta không muốn làm Trích Tiên theo thể lệ họ Lý, người ta có một cõi miền Lá Hoa Cồn xum xuê xúm xít xấp xỉ xuân xanh cho ngàn thu đi về ở giữa trang để đìu hiu rớt hột, thì người ta có thặng dư thừa thãi binh hùng tướng dũng trên Mặt Trận Chiêm Bao trên bờ vũ trụ cho thiều quang chín chục mãi mãi vẫn chín mươi theo thể lệ của thiên thu xuân hồng xã yến của Vô Ngần Huyền Diệu Hiện Diện Toàn Nhiên Thiên Nhiên Lý Hạ thì người ta cùng Lý Hạ dìu dặt khúc “Ngã kim thuỳ xí phụ minh hồng” Ấy là?
Vâng ấy cũng là một cách giải oan cho Lý Trích Tiên ngậm cười chín suối vùng trở dậy tiếp tục phiêu bồng theo thể lệ “ví dù giải kiết đến điều, thì đem cung bậc mà liều Đười Ươi” với tâm nguyện bình sinh Tử Chiêm Điếu Đồ Liệp Hộ “miễn sử Trích Tiên minh nguyệt hạ, cuồng ca tuý vũ chỉ tam nhân”...
Bây giờ thử đọc lại Thanh Hiên Thi Tập bằng ngôn ngữ Höelderlin, hoặc đọc Höelderlin bằng ngôn ngữ Liệp Hộ:
Sinh bình văn thái tàn lung phượng
Hỗn Độn Thiêng Liêng Luật Tắc tường
Huyền Diệu Oát Tuyền liên hệ thiệp
Toàn Nhiên thiết định thịnh triều dương”
Trong ý nghĩa nào như thế
Trong ý nghĩa đã nêu ra từ nãy
“Et haut de lEther jusqu’à l’abîme en bas
Selon un ferme statut, comme jadis, tiré du Chaos sacré
L’Esprit se sent à nouveau créateur”.
(Đọc lại mấy chục trang trước) | Trong ý nghĩa đã nêu ra từ nãy
“Et haut de lEther jusqu’à l’abîme en bas
Selon un ferme statut, comme jadis, tiré du Chaos sacré
L’Esprit se sent à nouveau créateur”.
(Đọc lại mấy chục trang trước)
Và Luật Tắc, và Thiêng Liêng và Hỗn Độn, và Trí Huệ Sáng Lập Vạn Văng, và Thanh Thái Thương Khung, và U Thâm Huyền Cốc, và Huyền Diệu Vô Ngần Toàn Nhiên Thiên Nhiên Hiện Diện và Phơi Mở Minh Hồng từ Man Mác Uyên Nguyên, thảy thảy mọi mọi như chúng ta đã thấy qua từ nãy và giờ đây thấy lại bây giờ bên bờ giấy nảy vọt ra trở lại Lời Thơ của Thao Thao Thi Dựng, cứ như toàn nhiên hiện diện chào đón chúng ta ở mọi mọi ngã ba đường quanh lối quẹo bước chon von trong bàn chân gay cấn:
“Đến nay lại gửi hương cho gió
Hương chín toan đi rực cõi bờ
Luống tưởng rừng hoa khi mới nụ
Nguôi làm sao được buổi Thơ Thơ”
(Gửi Hương Cho Gió)
Và ấy bởi?
Bai rằng “Thơ Thơ” ấy là Thơ-của-thơ, Thi-của-Thi, Tinh Thể của Thể Tinh, Nguyên Khê Nguyên Tuyền của Nguyên Ngôn Cổ Lục.
Đến bây giờ chúng ta mới dần dần đo ra cái tầm nước mênh mông trong hai tiếng “Thơ Thơ”.
Người thi sĩ ấy là Thi Sĩ của Thi Sĩ Và ngôn ngữ kia là ngôn ngữ nảy từ cõi Hồng Hoang Sơ Thuỷ của Hỗn Độn Thiêng Liêng (Chaos Sacré) theo thể lệ của một Luật Tắc kiên cường (selon un ferme Statut)... hay là theo thể chế của một Quy Trình Trì Ngự...
“Nach festem Gesetze, wie einst, aus heiligem Chaos gezeugt”
Tới bây giờ?
Tới bây giờ mới tạm có thể gọi rằng chúng ta có được chút ít tư cách để đọc trở lại lời thơ của thi sĩ ấy. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Trong ý nghĩa đã nêu ra từ nãy
“Et haut de lEther jusqu’à l’abîme en bas
Selon un ferme statut, comme jadis, tiré du Chaos sacré
L’Esprit se sent à nouveau créateur”.
(Đọc lại mấy chục trang trước)
Và Luật Tắc, và Thiêng Liêng và Hỗn Độn, và Trí Huệ Sáng Lập Vạn Văng, và Thanh Thái Thương Khung, và U Thâm Huyền Cốc, và Huyền Diệu Vô Ngần Toàn Nhiên Thiên Nhiên Hiện Diện và Phơi Mở Minh Hồng từ Man Mác Uyên Nguyên, thảy thảy mọi mọi như chúng ta đã thấy qua từ nãy và giờ đây thấy lại bây giờ bên bờ giấy nảy vọt ra trở lại Lời Thơ của Thao Thao Thi Dựng, cứ như toàn nhiên hiện diện chào đón chúng ta ở mọi mọi ngã ba đường quanh lối quẹo bước chon von trong bàn chân gay cấn:
“Đến nay lại gửi hương cho gió
Hương chín toan đi rực cõi bờ
Luống tưởng rừng hoa khi mới nụ
Nguôi làm sao được buổi Thơ Thơ”
(Gửi Hương Cho Gió)
Và ấy bởi?
Bai rằng “Thơ Thơ” ấy là Thơ-của-thơ, Thi-của-Thi, Tinh Thể của Thể Tinh, Nguyên Khê Nguyên Tuyền của Nguyên Ngôn Cổ Lục.
Đến bây giờ chúng ta mới dần dần đo ra cái tầm nước mênh mông trong hai tiếng “Thơ Thơ”.
Người thi sĩ ấy là Thi Sĩ của Thi Sĩ Và ngôn ngữ kia là ngôn ngữ nảy từ cõi Hồng Hoang Sơ Thuỷ của Hỗn Độn Thiêng Liêng (Chaos Sacré) theo thể lệ của một Luật Tắc kiên cường (selon un ferme Statut)... hay là theo thể chế của một Quy Trình Trì Ngự...
“Nach festem Gesetze, wie einst, aus heiligem Chaos gezeugt”
Tới bây giờ?
Tới bây giờ mới tạm có thể gọi rằng chúng ta có được chút ít tư cách để đọc trở lại lời thơ của thi sĩ ấy. | “Nach festem Gesetze, wie einst, aus heiligem Chaos gezeugt”
Tới bây giờ?
Tới bây giờ mới tạm có thể gọi rằng chúng ta có được chút ít tư cách để đọc trở lại lời thơ của thi sĩ ấy.
Thuần nhiên như nhiên vô ngần hiện diện đạm nhiên hoang viễn, tuyệt trù, tuyệt nhiên không có liên can chi tới lời phê bình của mọi mọi thảy thảy những phê bình xưng tụng, hay công tích của lũ lũ bọn bọn chúng ta già nua hay đầu chưa ráo máu, hãnh tiến hay khuếch xung một vùng hay hai ba khu vực.
Với thời gian hay thời thể?
Hay thể thể tiền thời hằng thể thiên nhiên?
“ Trăng lên trong lúc đang chiều, gió về trong lúc ngọn triều mới lên”.
Ông Martin Heidegger đã viết bao nhiêu pho sách để giảng giải riêng về Phusis Sơ Nguyên của hai câu thơ đó?
Và bao nhiêu pho sách nữa cho mấy câu sau đây:
Gió sáng bay về thi sĩ nhớ
Thương ai không biết đứng buồn trăng
Huy hoàng trăng rộng nguy nga gió
Xanh biếc trời cao bạc đất bằng
Mây trắng ngang hàng tự thuở xưa
Bao giờ viễn vọng tới bây giờ
Sao vàng lẻ một trăng riêng chiếc
Đêm ngọc tê ngời men với tơ
Chỉ biển trời xanh chẳng bến trời
Mắt nắm thêm rợn ánh khơi vơi
Trăng ngà lặng lẽ như buông tuyết
Trong suốt không gian tịch mịch đời
(Gửi Hương Cho Gió)
Chúng ta quả thật không dám trích dẫn thêm gì nữa.
Bởi vì không thể nào đùng một cái, lên án tử hình hết mọi mọi thi ca tư tưởng triết học kim cổ bốn biển năm châu.
Chỉ đem chút ngậm ngùi ra viết tiếp...
“Hoạt hoạt hà nhân kiến hỗn mang
Côn Luân khí mạch bổn lai hoàng
Trọc lưu nhược giải ô thanh tế |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | “Nach festem Gesetze, wie einst, aus heiligem Chaos gezeugt”
Tới bây giờ?
Tới bây giờ mới tạm có thể gọi rằng chúng ta có được chút ít tư cách để đọc trở lại lời thơ của thi sĩ ấy.
Thuần nhiên như nhiên vô ngần hiện diện đạm nhiên hoang viễn, tuyệt trù, tuyệt nhiên không có liên can chi tới lời phê bình của mọi mọi thảy thảy những phê bình xưng tụng, hay công tích của lũ lũ bọn bọn chúng ta già nua hay đầu chưa ráo máu, hãnh tiến hay khuếch xung một vùng hay hai ba khu vực.
Với thời gian hay thời thể?
Hay thể thể tiền thời hằng thể thiên nhiên?
“ Trăng lên trong lúc đang chiều, gió về trong lúc ngọn triều mới lên”.
Ông Martin Heidegger đã viết bao nhiêu pho sách để giảng giải riêng về Phusis Sơ Nguyên của hai câu thơ đó?
Và bao nhiêu pho sách nữa cho mấy câu sau đây:
Gió sáng bay về thi sĩ nhớ
Thương ai không biết đứng buồn trăng
Huy hoàng trăng rộng nguy nga gió
Xanh biếc trời cao bạc đất bằng
Mây trắng ngang hàng tự thuở xưa
Bao giờ viễn vọng tới bây giờ
Sao vàng lẻ một trăng riêng chiếc
Đêm ngọc tê ngời men với tơ
Chỉ biển trời xanh chẳng bến trời
Mắt nắm thêm rợn ánh khơi vơi
Trăng ngà lặng lẽ như buông tuyết
Trong suốt không gian tịch mịch đời
(Gửi Hương Cho Gió)
Chúng ta quả thật không dám trích dẫn thêm gì nữa.
Bởi vì không thể nào đùng một cái, lên án tử hình hết mọi mọi thi ca tư tưởng triết học kim cổ bốn biển năm châu.
Chỉ đem chút ngậm ngùi ra viết tiếp...
“Hoạt hoạt hà nhân kiến hỗn mang
Côn Luân khí mạch bổn lai hoàng
Trọc lưu nhược giải ô thanh tế | Chỉ đem chút ngậm ngùi ra viết tiếp...
“Hoạt hoạt hà nhân kiến hỗn mang
Côn Luân khí mạch bổn lai hoàng
Trọc lưu nhược giải ô thanh tế
Kinh lãng ưng tu động Thái Hàng
Lơ lửng con thuyền không cập bến
Chắc chi thiên hạ hạ thiên chăng
Mà đem non nước làm rầy mộng
Tâm tợ lộc?
Hồn phi hoả thang”
Tuy nhiên đất trích muôn vàn
Vãn hồi cơn cuộc oát toàn thi thơ
Ruổi rong dâu biển một ngờ
Mỗi nghe tim máu phượng thờ máu tim
Cô nương mắt mộng dõi tìm
Vàng phơi mỏi cỏ cõi triền miền hoa
Mép phơi đồn lãng nhũ ba
Biên thành Thị Lộ giang hà Lão Niên
Năm năm nước chảy lộn miền
Lâm tuyền Nguyệt hạ đăng tiền thuần ngu
Sát na thảm hoạ khôn bù
Hồn phi thang hoả mệnh phù như kê
Côn sơn mộng nhiễu bốn bề
Hồn phi thang hoả như kê mệnh người
Sinh bình dốc tuột niềm vui
Bình sinh tuột dốc cơn vùi lấp cơn
(Tản Đà tặng Nguyễn Trãi)
Trần ai mạc mạc toạ trung khan
Ngũ thập niên hoành hiểm hoạ ngoan
Thô miễn xu thời đầu tư bôẩooo
Sảo năng nhẫn sự phúc như nôang
Miên trùng bát nhã bà là mật
Man điệp tồn lưu tiếp tích tàng
“Dĩ nhập Tây Khương độ sa tích
Hựu lai Đông Hải lộng đào san
Đăng tiền trường thống lân Tô Thức
Nguyệt hạ tâm hoàng việt Lão Trang
Nam diện phiêu bồng du niệm tưởng
Hoang thành khách địa tuyết Trung Lan
Hà Thanh
Nam Phương Hoàng Hậu
Nguyễn Du Nguyên Khắc Hiếu
Tặng
Trung Niên Thi Sĩ |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Chỉ đem chút ngậm ngùi ra viết tiếp...
“Hoạt hoạt hà nhân kiến hỗn mang
Côn Luân khí mạch bổn lai hoàng
Trọc lưu nhược giải ô thanh tế
Kinh lãng ưng tu động Thái Hàng
Lơ lửng con thuyền không cập bến
Chắc chi thiên hạ hạ thiên chăng
Mà đem non nước làm rầy mộng
Tâm tợ lộc?
Hồn phi hoả thang”
Tuy nhiên đất trích muôn vàn
Vãn hồi cơn cuộc oát toàn thi thơ
Ruổi rong dâu biển một ngờ
Mỗi nghe tim máu phượng thờ máu tim
Cô nương mắt mộng dõi tìm
Vàng phơi mỏi cỏ cõi triền miền hoa
Mép phơi đồn lãng nhũ ba
Biên thành Thị Lộ giang hà Lão Niên
Năm năm nước chảy lộn miền
Lâm tuyền Nguyệt hạ đăng tiền thuần ngu
Sát na thảm hoạ khôn bù
Hồn phi thang hoả mệnh phù như kê
Côn sơn mộng nhiễu bốn bề
Hồn phi thang hoả như kê mệnh người
Sinh bình dốc tuột niềm vui
Bình sinh tuột dốc cơn vùi lấp cơn
(Tản Đà tặng Nguyễn Trãi)
Trần ai mạc mạc toạ trung khan
Ngũ thập niên hoành hiểm hoạ ngoan
Thô miễn xu thời đầu tư bôẩooo
Sảo năng nhẫn sự phúc như nôang
Miên trùng bát nhã bà là mật
Man điệp tồn lưu tiếp tích tàng
“Dĩ nhập Tây Khương độ sa tích
Hựu lai Đông Hải lộng đào san
Đăng tiền trường thống lân Tô Thức
Nguyệt hạ tâm hoàng việt Lão Trang
Nam diện phiêu bồng du niệm tưởng
Hoang thành khách địa tuyết Trung Lan
Hà Thanh
Nam Phương Hoàng Hậu
Nguyễn Du Nguyên Khắc Hiếu
Tặng
Trung Niên Thi Sĩ | Nguyệt hạ tâm hoàng việt Lão Trang
Nam diện phiêu bồng du niệm tưởng
Hoang thành khách địa tuyết Trung Lan
Hà Thanh
Nam Phương Hoàng Hậu
Nguyễn Du Nguyên Khắc Hiếu
Tặng
Trung Niên Thi Sĩ
Lời thơ thi dựng vốn tự ban đầu đã tiếp đón nguồn man mác mây tuôn, nước chảy, nắng sa, gió vèo tồn sinh của trần gian lêu bêu trên dâu biển, Lời Thi Dựng đo khắc thương khung ở tuyệt vời chót vót đến tận cùng thâm thể u uyên, theo thể lệ một “luật tắc kiên cường quy định” như nghìn xưa lôi xốc ra từ cõi Hồng Hoang Hỗn Độn thiêng liêng...
Thiên Nhiên đặt để mọi thực tại trong âm dong tiếu mạo của mình... Mọi mọi thực tại rẽ riêng trong vòng những tương liên, quan thiệp, chỉ có thể nên được “là thế như mình là”, là nếu trước tiên mọi mọi, Thiên Nhiên ban cấp vùng Phơi Mở, doãn hứa bến Mở Phơi, chuẩn ban bờ Phơi Phơi Mở Mở, và trong đó chư Bất Tử Thiên Thần, chư chúng sinh, chúng diệt, phàm tục, phàm phu, và mỗi mỗi sự sự vật vật, thảy thảy có thể gặp gỡ nhau mở cuộc tương tranh gùn ghè trong dung hợp (dù đó là Bình Khang nấn ná, Ngưng Bích hỗn mang hay Châu Thai heo hút, Vô Tích oái oăm hay Chiêu Ẩn Am đìu hiu phiêu hốt).
Vùng Mở Phơi điều giải những tương quan giữa mọi mọi thực tại đòi phen trên một chiến địa, cho người người vật vật liều cuộc tử sinh.
Và thực tại chỉ có thể là là thực tại là trong vòng điều giải đó, được oát tuyền điều hợp.
Sở-oát-tuyền như vậy chỉ tại tồn tại hiện là tại nơi cái lượng hải hàm của Năng Oát Tuyền Điều Hợp.
(Không có Năng làm sao có Sở? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Nguyệt hạ tâm hoàng việt Lão Trang
Nam diện phiêu bồng du niệm tưởng
Hoang thành khách địa tuyết Trung Lan
Hà Thanh
Nam Phương Hoàng Hậu
Nguyễn Du Nguyên Khắc Hiếu
Tặng
Trung Niên Thi Sĩ
Lời thơ thi dựng vốn tự ban đầu đã tiếp đón nguồn man mác mây tuôn, nước chảy, nắng sa, gió vèo tồn sinh của trần gian lêu bêu trên dâu biển, Lời Thi Dựng đo khắc thương khung ở tuyệt vời chót vót đến tận cùng thâm thể u uyên, theo thể lệ một “luật tắc kiên cường quy định” như nghìn xưa lôi xốc ra từ cõi Hồng Hoang Hỗn Độn thiêng liêng...
Thiên Nhiên đặt để mọi thực tại trong âm dong tiếu mạo của mình... Mọi mọi thực tại rẽ riêng trong vòng những tương liên, quan thiệp, chỉ có thể nên được “là thế như mình là”, là nếu trước tiên mọi mọi, Thiên Nhiên ban cấp vùng Phơi Mở, doãn hứa bến Mở Phơi, chuẩn ban bờ Phơi Phơi Mở Mở, và trong đó chư Bất Tử Thiên Thần, chư chúng sinh, chúng diệt, phàm tục, phàm phu, và mỗi mỗi sự sự vật vật, thảy thảy có thể gặp gỡ nhau mở cuộc tương tranh gùn ghè trong dung hợp (dù đó là Bình Khang nấn ná, Ngưng Bích hỗn mang hay Châu Thai heo hút, Vô Tích oái oăm hay Chiêu Ẩn Am đìu hiu phiêu hốt).
Vùng Mở Phơi điều giải những tương quan giữa mọi mọi thực tại đòi phen trên một chiến địa, cho người người vật vật liều cuộc tử sinh.
Và thực tại chỉ có thể là là thực tại là trong vòng điều giải đó, được oát tuyền điều hợp.
Sở-oát-tuyền như vậy chỉ tại tồn tại hiện là tại nơi cái lượng hải hàm của Năng Oát Tuyền Điều Hợp.
(Không có Năng làm sao có Sở? | Sở-oát-tuyền như vậy chỉ tại tồn tại hiện là tại nơi cái lượng hải hàm của Năng Oát Tuyền Điều Hợp.
(Không có Năng làm sao có Sở?
Không có Thiều Quang Chín Chục sao có được én về múa lượn giữa xuân xanh?
Không có Sư Tử Hống Thời, lấy đâu thời giờ cho phương thảo lục?
Và “lạc hoa” chỉ hồng dậy, là ở xứ miền vừa chuyển mạch rập rình quân nhạc ở dưới bước Tượng Vương).
Sở Oát Tuyền chỉ tại hiện là tại hiện với Năng Oát Tuyền điều giải mà thôi.
Thì Năng Oát Tuyền phải hiện diện khắp khắp, mà Vùng Mở Phơi vốn ban cấp bến bờ cho tương quy tương thuộc cho mọi mọi hỗ tương bỉ thử, cho thảy thảy tương hướng, tương xu, tương nghênh tỉ chiếu, thì Vùng Phơi Mở tự mình chẳng hề có do lai, không hề xuất từ bất cứ một Oát Toàn Điều Giải nào hết cả.
Vùng Phơi Mở, Cõi Mở Phơi chính là Vô Sở Oát Tuyền (là Như Lai Vô Sở Tòng Lai DiệcVô Sở Khứ).
Do đó không một Sở Oát Tuyền nào dù đó là một Đế Thần hay Thần Đế; dù là Thánh Chân hay Phàm Phu Tục Tử, không một Sở Oát Tuyền nào có thể trực tiếp đạt tới Vô Sở Oát Tuyền.
Höelderlin hướng con mắt mênh mông đăm đăm nhìn vào Thâm Uyên Hoạt Thể của Toàn Nhiên Doanh Mãn, Höelderlin nhận nhìn ra từ cõi Tư Niệm của mình, cái ý nghĩa một đoạn thơ của Pindar:
“Trọc là nhược giải thanh ô tể
Kinh lãng ưng tu động Thái Hoằng
Điều Lệ lưu tồn Liên Trì ngự
Hoàng Tuyền Bích Lạc Lãnh Băng Thoàn
Hàn hương u cốc sương xung tuyết
Thái ngọc thâm cung huệ mị lan
Ấy rằng nhiếp dẫn thênh thang
Thuận vào thể lệ thuận sang thái thần
Thượng thừa Giáp Trĩ Chí Tôn |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Sở-oát-tuyền như vậy chỉ tại tồn tại hiện là tại nơi cái lượng hải hàm của Năng Oát Tuyền Điều Hợp.
(Không có Năng làm sao có Sở?
Không có Thiều Quang Chín Chục sao có được én về múa lượn giữa xuân xanh?
Không có Sư Tử Hống Thời, lấy đâu thời giờ cho phương thảo lục?
Và “lạc hoa” chỉ hồng dậy, là ở xứ miền vừa chuyển mạch rập rình quân nhạc ở dưới bước Tượng Vương).
Sở Oát Tuyền chỉ tại hiện là tại hiện với Năng Oát Tuyền điều giải mà thôi.
Thì Năng Oát Tuyền phải hiện diện khắp khắp, mà Vùng Mở Phơi vốn ban cấp bến bờ cho tương quy tương thuộc cho mọi mọi hỗ tương bỉ thử, cho thảy thảy tương hướng, tương xu, tương nghênh tỉ chiếu, thì Vùng Phơi Mở tự mình chẳng hề có do lai, không hề xuất từ bất cứ một Oát Toàn Điều Giải nào hết cả.
Vùng Phơi Mở, Cõi Mở Phơi chính là Vô Sở Oát Tuyền (là Như Lai Vô Sở Tòng Lai DiệcVô Sở Khứ).
Do đó không một Sở Oát Tuyền nào dù đó là một Đế Thần hay Thần Đế; dù là Thánh Chân hay Phàm Phu Tục Tử, không một Sở Oát Tuyền nào có thể trực tiếp đạt tới Vô Sở Oát Tuyền.
Höelderlin hướng con mắt mênh mông đăm đăm nhìn vào Thâm Uyên Hoạt Thể của Toàn Nhiên Doanh Mãn, Höelderlin nhận nhìn ra từ cõi Tư Niệm của mình, cái ý nghĩa một đoạn thơ của Pindar:
“Trọc là nhược giải thanh ô tể
Kinh lãng ưng tu động Thái Hoằng
Điều Lệ lưu tồn Liên Trì ngự
Hoàng Tuyền Bích Lạc Lãnh Băng Thoàn
Hàn hương u cốc sương xung tuyết
Thái ngọc thâm cung huệ mị lan
Ấy rằng nhiếp dẫn thênh thang
Thuận vào thể lệ thuận sang thái thần
Thượng thừa Giáp Trĩ Chí Tôn | Hoàng Tuyền Bích Lạc Lãnh Băng Thoàn
Hàn hương u cốc sương xung tuyết
Thái ngọc thâm cung huệ mị lan
Ấy rằng nhiếp dẫn thênh thang
Thuận vào thể lệ thuận sang thái thần
Thượng thừa Giáp Trĩ Chí Tôn
Bàn tay thái thậm chon von uy quyền
Höelderlin đã dịch đoạn thơ Pindar ra như thế, và đặt cho nó nhan đề là “Thái Thậm Thượng Thừa Chon Von Giáp Trĩ” (das Hoechste).
Từ Suy Niệm đặc thù riêng biệt bước ra, ông nói về cõi đó như sau:
“Vô Sở Oát Tuyền, thể hội một cách nghiêm mật, là một cõi bất-khả-đắc đối với chúng sinh cũng như đối với chư Thần Tiên.
Chúa Đế Chí Tôn thuận theo bản chất mình.
Phải biệt phân riêng lẻ những cõi khác nhau, bởi vì lượng hải hàm của Chí Tôn chót vót, do nơi tự thể mình, phải lưu tồn thiêng liêng, không pha lẫn.
Con người ta, vốn là sinh thể có thức giác, con người ta cũng phải phân biệt những cõi bờ khác nhau, bởi vì thức giác chỉ có thể là thức giác là qua nghịch thể, tương xung.
Do đó, cõi Vô Sở Oát Tuyền, thể hội một cách nghiêm mật, là bất khả đắc đối với con người trần gian cũng như đối với chư thần tiên thiên thượng.
Nhưng Oát Tuyền Thể nghiêm mật, ấy là Điều Lệ”.
(“Das Unmittelbare streng genommen, ist fuer die Sterblichen unmoeglich, wie fuer me Unsterblichen; der Gott muss verschiedene Welten unterscheiden, seiner Natur gemaess, weil himmlische Guete, ihret selber wegen, heilig seyn muss, unvermischet. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Hoàng Tuyền Bích Lạc Lãnh Băng Thoàn
Hàn hương u cốc sương xung tuyết
Thái ngọc thâm cung huệ mị lan
Ấy rằng nhiếp dẫn thênh thang
Thuận vào thể lệ thuận sang thái thần
Thượng thừa Giáp Trĩ Chí Tôn
Bàn tay thái thậm chon von uy quyền
Höelderlin đã dịch đoạn thơ Pindar ra như thế, và đặt cho nó nhan đề là “Thái Thậm Thượng Thừa Chon Von Giáp Trĩ” (das Hoechste).
Từ Suy Niệm đặc thù riêng biệt bước ra, ông nói về cõi đó như sau:
“Vô Sở Oát Tuyền, thể hội một cách nghiêm mật, là một cõi bất-khả-đắc đối với chúng sinh cũng như đối với chư Thần Tiên.
Chúa Đế Chí Tôn thuận theo bản chất mình.
Phải biệt phân riêng lẻ những cõi khác nhau, bởi vì lượng hải hàm của Chí Tôn chót vót, do nơi tự thể mình, phải lưu tồn thiêng liêng, không pha lẫn.
Con người ta, vốn là sinh thể có thức giác, con người ta cũng phải phân biệt những cõi bờ khác nhau, bởi vì thức giác chỉ có thể là thức giác là qua nghịch thể, tương xung.
Do đó, cõi Vô Sở Oát Tuyền, thể hội một cách nghiêm mật, là bất khả đắc đối với con người trần gian cũng như đối với chư thần tiên thiên thượng.
Nhưng Oát Tuyền Thể nghiêm mật, ấy là Điều Lệ”.
(“Das Unmittelbare streng genommen, ist fuer die Sterblichen unmoeglich, wie fuer me Unsterblichen; der Gott muss verschiedene Welten unterscheiden, seiner Natur gemaess, weil himmlische Guete, ihret selber wegen, heilig seyn muss, unvermischet. | Der Mensch, als Erkennendes, muss auch verschiedene Welten unterscheiden, weil Erkenntnis nur durch Entgegensetzung moeglich ist Deswegen ist das Unmittelbare, streng genommen, fuer die Sterblichen unmoeglich, wie fuer die Unsterblichen.
Die strenge Mittelbarkeit ist aber das Gesetz.”)
Và Thiên Nhiên là Điều Lệ.
Và Điều Lệ là Oát Tuyền Thể cho mọi mọi Sở Oát Tuyền Oa, cho thảy thảy những U Nhai, Lãnh Cốc, Tuyệt Lũng, Thâm Thung, Hoang Trũng, Cấm Nguyệt, Nghiêm Sương, Không Động, Vu Giáp, Vân Sơn, Hàng Lạo, Hằng Thuỷ Chi Lưu, hay Bình Lôi Chi Dật... Thảy thảy mọi Sở Oát Tuyền Oa từ Ngu Uyên tới Tuyệt Nghiễn... Thì Thiên Nhiên không bao giờ có thể gọi tục tĩu là Hoá Công, Hồng Quân (theo thể lệ: Hồng Quân với khách hồng quần.
Đã xoay đến thế còn vần chửa tha.
Quần hồng rách lộ làn da.
Vành trong chỉnh bị mà ra rách vành...) hay là Tạo Hoá theo cái nghĩa hồ đồ ta quen thói gán cho nó từ lâu theo thể lệ “Tạo Hoá tổng lãm chúng công tài thành đại hoá”, “thánh độ bao dong, thiên từ uỷ chiếu” gì gì cả.
Làm như vậy thì tan hoang mất Tinh Thể Thiêng Liêng Của Nương Tử Thiên Nhiên Hà Thanh Hà Lục.
Mai sau ai chịu tội trời ấy cho?
Bây giờ nếu sớm sa lo, làm bài thơ dở tặng cho ông Trời.
Bởi cần tách biệt đôi nơi.
Thiên Nhiên Huyền Diễm và ông Trời Oát Oăm.
Thơ rằng:
Bài Thơ Dở Nhất
(Tặng ông Trời Xanh Lơ)
Tôi đang viết một bài thơ dở nhất
Tặng ông Trời cho mọi mọi hân hoan
Bài dở nhất của Xuân Xanh Sự Thật
Biển xanh dâu vì thảy thảy đương vàng
Vì đâu đó tôi từng đang đã viết |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Der Mensch, als Erkennendes, muss auch verschiedene Welten unterscheiden, weil Erkenntnis nur durch Entgegensetzung moeglich ist Deswegen ist das Unmittelbare, streng genommen, fuer die Sterblichen unmoeglich, wie fuer die Unsterblichen.
Die strenge Mittelbarkeit ist aber das Gesetz.”)
Và Thiên Nhiên là Điều Lệ.
Và Điều Lệ là Oát Tuyền Thể cho mọi mọi Sở Oát Tuyền Oa, cho thảy thảy những U Nhai, Lãnh Cốc, Tuyệt Lũng, Thâm Thung, Hoang Trũng, Cấm Nguyệt, Nghiêm Sương, Không Động, Vu Giáp, Vân Sơn, Hàng Lạo, Hằng Thuỷ Chi Lưu, hay Bình Lôi Chi Dật... Thảy thảy mọi Sở Oát Tuyền Oa từ Ngu Uyên tới Tuyệt Nghiễn... Thì Thiên Nhiên không bao giờ có thể gọi tục tĩu là Hoá Công, Hồng Quân (theo thể lệ: Hồng Quân với khách hồng quần.
Đã xoay đến thế còn vần chửa tha.
Quần hồng rách lộ làn da.
Vành trong chỉnh bị mà ra rách vành...) hay là Tạo Hoá theo cái nghĩa hồ đồ ta quen thói gán cho nó từ lâu theo thể lệ “Tạo Hoá tổng lãm chúng công tài thành đại hoá”, “thánh độ bao dong, thiên từ uỷ chiếu” gì gì cả.
Làm như vậy thì tan hoang mất Tinh Thể Thiêng Liêng Của Nương Tử Thiên Nhiên Hà Thanh Hà Lục.
Mai sau ai chịu tội trời ấy cho?
Bây giờ nếu sớm sa lo, làm bài thơ dở tặng cho ông Trời.
Bởi cần tách biệt đôi nơi.
Thiên Nhiên Huyền Diễm và ông Trời Oát Oăm.
Thơ rằng:
Bài Thơ Dở Nhất
(Tặng ông Trời Xanh Lơ)
Tôi đang viết một bài thơ dở nhất
Tặng ông Trời cho mọi mọi hân hoan
Bài dở nhất của Xuân Xanh Sự Thật
Biển xanh dâu vì thảy thảy đương vàng
Vì đâu đó tôi từng đang đã viết | (Tặng ông Trời Xanh Lơ)
Tôi đang viết một bài thơ dở nhất
Tặng ông Trời cho mọi mọi hân hoan
Bài dở nhất của Xuân Xanh Sự Thật
Biển xanh dâu vì thảy thảy đương vàng
Vì đâu đó tôi từng đang đã viết
Đã Mai Sau và sẽ đúng bây giờ
Sẽ từng đã là Xa Xuôi luyến tiếc
Đã từng đang là tờ giấy không chờ
Lúc thời khắc mở chon von Cánh Cửa
Cho thời gian Vô Thuỷ gặp Vô Chung
Lúc kiều diễm Cô Kim Cương hớt hải
Gọi Hà Thanh lộng lẫy giữa Vô Cùng
Ông Trời ạ, ông Trời tròn hay méo
Tôi già nua, răng rụng hai phần ba
Tèm nhem mắt nhìn hoa tươi trái héo
Chiêm bao mòn Bắc Khuyết mị Nam Kha
Vì Mị Dược mị sinh viên Dược Thảo
Cũng vô ngần như Mộng Mị hôm qua
Dầu Khuynh Diệp tôi lao lời dẫu Rỗng
Hay Cù Là điệp điệp điệu tuôn ra
Phố Chợ Lớn tìm tôi trong Đêm Tối
Gửi cho tôi đầy đủ Gió Giang Tây
Trăng Dương Tử sóng Tô Châu thầm dội
Mép vang lừng Miền Cỏ mọc Hây Hây
Thì Thương Mại Tân Xuân tôi Cung Chúc
Hồn Tân Niên cho Tuế Nguyệt Phiêu Bồng
Lời Vũ Trụ tôi đầu cơ có Kế Hoạch
Vì Nguyên Tiêu cuối Sa Mạc đương cần
Người Hải Nội hay Cô Nương Hải Ngoại
Thu Trang xưa hay Xã Yến bây giờ
Hãy cầm Đuốc cho Tro Tàn thơ Dại
Còn lem nhem bừng rạng giấy cho Tờ
Rồi có Lúc như Bây giờ có Lẽ
Quỳnh Nga xanh như vang bóng màu Lan
Và Vĩnh Thuý thừa thiên thu tận mị
Cùng nắm tay đưa Vĩnh Dạ lên Đàng
Thì có lẽ như bây giờ lần Nữa
Một bài ca sẽ chuyển điệu Khôn Hàn
Lời gay cấn đầu thai trong Vó Ngựa
Hồn hoá sinh về Núi Đá mưa ngàn
Truông đèo sực tỉnh còn than
Lớp phiêu bồng mọc muôn vàn nhánh hoa
Nhành mai nhành mốt hôm qua |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | (Tặng ông Trời Xanh Lơ)
Tôi đang viết một bài thơ dở nhất
Tặng ông Trời cho mọi mọi hân hoan
Bài dở nhất của Xuân Xanh Sự Thật
Biển xanh dâu vì thảy thảy đương vàng
Vì đâu đó tôi từng đang đã viết
Đã Mai Sau và sẽ đúng bây giờ
Sẽ từng đã là Xa Xuôi luyến tiếc
Đã từng đang là tờ giấy không chờ
Lúc thời khắc mở chon von Cánh Cửa
Cho thời gian Vô Thuỷ gặp Vô Chung
Lúc kiều diễm Cô Kim Cương hớt hải
Gọi Hà Thanh lộng lẫy giữa Vô Cùng
Ông Trời ạ, ông Trời tròn hay méo
Tôi già nua, răng rụng hai phần ba
Tèm nhem mắt nhìn hoa tươi trái héo
Chiêm bao mòn Bắc Khuyết mị Nam Kha
Vì Mị Dược mị sinh viên Dược Thảo
Cũng vô ngần như Mộng Mị hôm qua
Dầu Khuynh Diệp tôi lao lời dẫu Rỗng
Hay Cù Là điệp điệp điệu tuôn ra
Phố Chợ Lớn tìm tôi trong Đêm Tối
Gửi cho tôi đầy đủ Gió Giang Tây
Trăng Dương Tử sóng Tô Châu thầm dội
Mép vang lừng Miền Cỏ mọc Hây Hây
Thì Thương Mại Tân Xuân tôi Cung Chúc
Hồn Tân Niên cho Tuế Nguyệt Phiêu Bồng
Lời Vũ Trụ tôi đầu cơ có Kế Hoạch
Vì Nguyên Tiêu cuối Sa Mạc đương cần
Người Hải Nội hay Cô Nương Hải Ngoại
Thu Trang xưa hay Xã Yến bây giờ
Hãy cầm Đuốc cho Tro Tàn thơ Dại
Còn lem nhem bừng rạng giấy cho Tờ
Rồi có Lúc như Bây giờ có Lẽ
Quỳnh Nga xanh như vang bóng màu Lan
Và Vĩnh Thuý thừa thiên thu tận mị
Cùng nắm tay đưa Vĩnh Dạ lên Đàng
Thì có lẽ như bây giờ lần Nữa
Một bài ca sẽ chuyển điệu Khôn Hàn
Lời gay cấn đầu thai trong Vó Ngựa
Hồn hoá sinh về Núi Đá mưa ngàn
Truông đèo sực tỉnh còn than
Lớp phiêu bồng mọc muôn vàn nhánh hoa
Nhành mai nhành mốt hôm qua | Một bài ca sẽ chuyển điệu Khôn Hàn
Lời gay cấn đầu thai trong Vó Ngựa
Hồn hoá sinh về Núi Đá mưa ngàn
Truông đèo sực tỉnh còn than
Lớp phiêu bồng mọc muôn vàn nhánh hoa
Nhành mai nhành mốt hôm qua
Nhành hôm nay nữa ắt là vân vân
(ông Trời Chịu Thua
Không Đáp Được Lời Nào)
Bài thơ hay nhất
(Tặng Chuồn Chuồn)
Ngày chết bên bờ lúa
Đêm chết bên đường mòn
Một dấu chân bước của
Một bàn chân bé con
Tôi leo trèo nhảy múa
Lạc phường phố xa thôn
Còn ngọn Núi ngọn Sông nào mất ngọn
Ngọn nguồn đi trên không ngọn không nguồn
Tôi leo mãi những ngọn đồi xa ngọn
Về xa xôi những thung lũng xa nguồn
Nằm giữa phố giữa trưa tôi vẽ bóng
Con chuồn chuồn cuối hạ đón đầu thu
Con châu chấu cuối thu về lóng cóng
Sắp sang đông từ giã nguyệt hư phù
Từ giã tuyết ở giữa lòng trao ngộ
Từ giã sương ở giữa nỗi tao niềm
Từ giã rét băng ơn vũ lộ
Từ giã tôi đầy viễn mộng êm đềm
Lời lời bớt bớt thêm thêm
Lời đi trong tiếng lặng chìm trong câu
Bây giờ tôi ở nơi đâu
Chóp đầu thời đại mất đầu thời gian
(Châu Chấu vui lòng chuyển giúp)
Châu Chấu và Trung Niên Thi Sĩ
Châu Chấu - Bác Trung Niên Thi Sĩ sao không nhờ một người nào chuyển giúp bài thơ, mà lại nhờ cháu?
Cháu bé bỏng mang sao nổi tờ thơ.
Bước đi của cháu cũng chậm chạp lắm.
Thi Sĩ Trung Niên - Bài thơ nhẹ hơn một giọt sương.
Bước đi chậm cũng không sao.
Bốn mùa còn dài lâu tuế nguyệt.
Cháu bước đi chậm nhưng cháu vốn cần mẫn và chịu khó lưu tâm giúp việc. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Một bài ca sẽ chuyển điệu Khôn Hàn
Lời gay cấn đầu thai trong Vó Ngựa
Hồn hoá sinh về Núi Đá mưa ngàn
Truông đèo sực tỉnh còn than
Lớp phiêu bồng mọc muôn vàn nhánh hoa
Nhành mai nhành mốt hôm qua
Nhành hôm nay nữa ắt là vân vân
(ông Trời Chịu Thua
Không Đáp Được Lời Nào)
Bài thơ hay nhất
(Tặng Chuồn Chuồn)
Ngày chết bên bờ lúa
Đêm chết bên đường mòn
Một dấu chân bước của
Một bàn chân bé con
Tôi leo trèo nhảy múa
Lạc phường phố xa thôn
Còn ngọn Núi ngọn Sông nào mất ngọn
Ngọn nguồn đi trên không ngọn không nguồn
Tôi leo mãi những ngọn đồi xa ngọn
Về xa xôi những thung lũng xa nguồn
Nằm giữa phố giữa trưa tôi vẽ bóng
Con chuồn chuồn cuối hạ đón đầu thu
Con châu chấu cuối thu về lóng cóng
Sắp sang đông từ giã nguyệt hư phù
Từ giã tuyết ở giữa lòng trao ngộ
Từ giã sương ở giữa nỗi tao niềm
Từ giã rét băng ơn vũ lộ
Từ giã tôi đầy viễn mộng êm đềm
Lời lời bớt bớt thêm thêm
Lời đi trong tiếng lặng chìm trong câu
Bây giờ tôi ở nơi đâu
Chóp đầu thời đại mất đầu thời gian
(Châu Chấu vui lòng chuyển giúp)
Châu Chấu và Trung Niên Thi Sĩ
Châu Chấu - Bác Trung Niên Thi Sĩ sao không nhờ một người nào chuyển giúp bài thơ, mà lại nhờ cháu?
Cháu bé bỏng mang sao nổi tờ thơ.
Bước đi của cháu cũng chậm chạp lắm.
Thi Sĩ Trung Niên - Bài thơ nhẹ hơn một giọt sương.
Bước đi chậm cũng không sao.
Bốn mùa còn dài lâu tuế nguyệt.
Cháu bước đi chậm nhưng cháu vốn cần mẫn và chịu khó lưu tâm giúp việc. | Thi Sĩ Trung Niên - Bài thơ nhẹ hơn một giọt sương.
Bước đi chậm cũng không sao.
Bốn mùa còn dài lâu tuế nguyệt.
Cháu bước đi chậm nhưng cháu vốn cần mẫn và chịu khó lưu tâm giúp việc.
Sở dĩ bác không nhờ cậy con người, vì con người ngày nay lơ đễnh quá, Thơ Mưa Nguồn Của Bác, họ đem ra phê bình, chép sai be bét hết cả.
Trừ ông Minh Huy Nguyễn Đình Tuyến ra, còn mọi ông phê bình khác không một ông nào chép đúng bài thơ, cháu nghĩ xem.
Mỗi bài thơ đâu có khoảng mười mấy câu, mà sai lầm ít nhất là năm chữ, nhiều nhất là mười lăm chữ.
Thì còn ăn nhằm đâu vào đâu.
Đôi khi họ còn cho xen thêm vài ba chữ, hoặc bỏ bớt vài chữ, hoặc đẩy bừa vài ba câu văn của họ vào ngay trong bài thơ, làm sai lạc cả âm điệu.
Rồi họ tha hồ công kích và khen ngợi ân cần nghe có vẻ chân tình chì thiết(!)
Châu Chấu - Sao bác không cải chính?
Thi Sĩ Trung Niên - Luống tuổi già nua, sức mấy mà theo dõi họ để cải chính ngày ngày tháng tháng năm năm.
Còn phải xoay xở kiếm tiền tiêu pha ăn uống, đâu có nhàn rỗi gì mà đuổi đeo dây dưa cuộc dằng dặc dai dẳng chán ngán đó.
Đèo bòng đeo đuổi càng ưu phiền chết yểu mà thôi.
Châu Chấu - Bác năm nay bao nhiêu tuổi?
Trung Niên Thi Sĩ - Gần tới năm mươi tuổi.
Châu Chấu - Năm mươi tuổi mà bác còn sợ sẽ chết yểu à?
Trung Niên Thi Sĩ - Cháu bao nhiêu tuổi?
Châu Chấu - Cháu sinh ra đời vào lúc Mùa Xuân Cỏ Mọc Tháng Ba.
Nay là Trung Thu Tháng Tám.
Thế là cháu được năm tuổi.
Bác già gấp mười cháu đấy!
Trung Niên Thi Sĩ - Ừ!
Kể ra thọ tuổi trời cũng khá nhiều. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Thi Sĩ Trung Niên - Bài thơ nhẹ hơn một giọt sương.
Bước đi chậm cũng không sao.
Bốn mùa còn dài lâu tuế nguyệt.
Cháu bước đi chậm nhưng cháu vốn cần mẫn và chịu khó lưu tâm giúp việc.
Sở dĩ bác không nhờ cậy con người, vì con người ngày nay lơ đễnh quá, Thơ Mưa Nguồn Của Bác, họ đem ra phê bình, chép sai be bét hết cả.
Trừ ông Minh Huy Nguyễn Đình Tuyến ra, còn mọi ông phê bình khác không một ông nào chép đúng bài thơ, cháu nghĩ xem.
Mỗi bài thơ đâu có khoảng mười mấy câu, mà sai lầm ít nhất là năm chữ, nhiều nhất là mười lăm chữ.
Thì còn ăn nhằm đâu vào đâu.
Đôi khi họ còn cho xen thêm vài ba chữ, hoặc bỏ bớt vài chữ, hoặc đẩy bừa vài ba câu văn của họ vào ngay trong bài thơ, làm sai lạc cả âm điệu.
Rồi họ tha hồ công kích và khen ngợi ân cần nghe có vẻ chân tình chì thiết(!)
Châu Chấu - Sao bác không cải chính?
Thi Sĩ Trung Niên - Luống tuổi già nua, sức mấy mà theo dõi họ để cải chính ngày ngày tháng tháng năm năm.
Còn phải xoay xở kiếm tiền tiêu pha ăn uống, đâu có nhàn rỗi gì mà đuổi đeo dây dưa cuộc dằng dặc dai dẳng chán ngán đó.
Đèo bòng đeo đuổi càng ưu phiền chết yểu mà thôi.
Châu Chấu - Bác năm nay bao nhiêu tuổi?
Trung Niên Thi Sĩ - Gần tới năm mươi tuổi.
Châu Chấu - Năm mươi tuổi mà bác còn sợ sẽ chết yểu à?
Trung Niên Thi Sĩ - Cháu bao nhiêu tuổi?
Châu Chấu - Cháu sinh ra đời vào lúc Mùa Xuân Cỏ Mọc Tháng Ba.
Nay là Trung Thu Tháng Tám.
Thế là cháu được năm tuổi.
Bác già gấp mười cháu đấy!
Trung Niên Thi Sĩ - Ừ!
Kể ra thọ tuổi trời cũng khá nhiều. | Nay là Trung Thu Tháng Tám.
Thế là cháu được năm tuổi.
Bác già gấp mười cháu đấy!
Trung Niên Thi Sĩ - Ừ!
Kể ra thọ tuổi trời cũng khá nhiều.
Châu Chấu - Bác vừa nói thọ tuổi gì?
Trung Niên Thi Sĩ - Thọ tuổi trời.
Châu Chấu - Sao gọi là thọ tuổi trời?
Tuổi của Bác sao gọi là tuổi trời?
Trung Niên Thi Sĩ - Tuổi là tuổi của bác.
Nhưng làm ra tuổi tác, tuổi tên, là chính ông trời làm ra.
Châu Chấu - Tuổi tác tuổi tên của bác, là ông trời làm ra?
Thế còn tuổi tên của cháu đây, thì ai làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng của ông trời làm ra.
Châu Chấu - Ông trời làm ra tuổi tên của cháu?
Trung Niên Thi Sĩ - Chẳng riêng gì của cháu.
Mọi sự vật khắp cả trời đất đều là của ông trời làm ra?
Thế thì ông trời giỏi quá.
Ngay cả bờ lúa bờ ruộng này cũng là của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế.
Châu Chấu - Mặt trăng Trung Thu cũng là của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế.
Châu Chấu - Còn mặt trời?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng là của ông trời làm ra.
Châu Chân - ông trời làm ra mặt trời?
Trung Niên Thi Sĩ - Ông trời làm ra tất cả mọi mọi thảy thảy.
Châu Chấu - Chị Chuồn Chuồn cũng là của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng ông Trời làm ra.
Châu Chấu - Bài thơ bác gửi tặng chị Chuồn Chuồn cũng của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng của ông trời làm ra.
Châu Chấu - Bom đạn nổ tưng bừng cũng của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng của ông trời làm ra.
Châu Chấu - Bài Thơ Dở Nhất bác làm tặng ông trời cũng của ông trời làm ra? |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Nay là Trung Thu Tháng Tám.
Thế là cháu được năm tuổi.
Bác già gấp mười cháu đấy!
Trung Niên Thi Sĩ - Ừ!
Kể ra thọ tuổi trời cũng khá nhiều.
Châu Chấu - Bác vừa nói thọ tuổi gì?
Trung Niên Thi Sĩ - Thọ tuổi trời.
Châu Chấu - Sao gọi là thọ tuổi trời?
Tuổi của Bác sao gọi là tuổi trời?
Trung Niên Thi Sĩ - Tuổi là tuổi của bác.
Nhưng làm ra tuổi tác, tuổi tên, là chính ông trời làm ra.
Châu Chấu - Tuổi tác tuổi tên của bác, là ông trời làm ra?
Thế còn tuổi tên của cháu đây, thì ai làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng của ông trời làm ra.
Châu Chấu - Ông trời làm ra tuổi tên của cháu?
Trung Niên Thi Sĩ - Chẳng riêng gì của cháu.
Mọi sự vật khắp cả trời đất đều là của ông trời làm ra?
Thế thì ông trời giỏi quá.
Ngay cả bờ lúa bờ ruộng này cũng là của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế.
Châu Chấu - Mặt trăng Trung Thu cũng là của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế.
Châu Chấu - Còn mặt trời?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng là của ông trời làm ra.
Châu Chân - ông trời làm ra mặt trời?
Trung Niên Thi Sĩ - Ông trời làm ra tất cả mọi mọi thảy thảy.
Châu Chấu - Chị Chuồn Chuồn cũng là của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng ông Trời làm ra.
Châu Chấu - Bài thơ bác gửi tặng chị Chuồn Chuồn cũng của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng của ông trời làm ra.
Châu Chấu - Bom đạn nổ tưng bừng cũng của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng của ông trời làm ra.
Châu Chấu - Bài Thơ Dở Nhất bác làm tặng ông trời cũng của ông trời làm ra? | Châu Chấu - Bom đạn nổ tưng bừng cũng của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng của ông trời làm ra.
Châu Chấu - Bài Thơ Dở Nhất bác làm tặng ông trời cũng của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng của ông trời làm ra.
Châu Chấu - Tại sao ông trời lại làm bài thơ dở nhất để tự tặng cho mình?
Trung Niên Thi Sĩ - Không ai có thể hiểu hết được ý ông trời.
Châu Chấu - Có khi nào ông trời làm một bài thơ hay nhất để tự tặng cho mình?
Trung Niên Thi Sĩ - Có.
Trung Niên Thi Sĩ - Chính là bài thơ bác đang nhờ cháu chuyển tới cho cho Chuồn Chuồn đó.
Chuyển tới cho chị Chuồn Chuồn có phải để tặng cho chị ấy không?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế!
Khi nãy bác nói rằng đó là bài thơ ông trời làm ra để tự tặng cho mình, đã là để tự tặng cho mình, sao còn có thể đem gửi đi tặng cho chị Chuồn Chuồn được nữa?
Trung Niên Thi Sĩ - Tặng chị Chuồn Chuồn tức là tặng ông trời.
Bởi vì Chị Chuồn tức là ông trời.
Thế thì té ra ông trời kì dị thật.
Trung Niên Thi Sĩ - Kì dị như thế nào?
Châu Chấu - Ông trời làm một bài thơ để tự mình tặng cho mình.
Rồi bảo bác đem bài thơ đó nhờ cháu chuyển tới tặng cho chị Chuồn Chuồn.
Chị Chuồn Chuồn là ông trời.
Thế thì ông Trời hà tất phải bảo bác nhờ cháu chuyển lui chuyển tới quanh quẩn mất thì giờ như vậy làm gì?
Trung Niên Thi Sĩ - Không ai có thể hiểu được hết ý ông trời.
Châu Chấu - Chị Chuồn Chuồn có hiểu không?
Trung Niên Thi Sĩ - Chị Chuồn Chuồn cũng không thể hiểu.
Thế nghĩa là ông trời tự mình cũng không hiểu mình?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Châu Chấu - Bom đạn nổ tưng bừng cũng của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng của ông trời làm ra.
Châu Chấu - Bài Thơ Dở Nhất bác làm tặng ông trời cũng của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Cũng của ông trời làm ra.
Châu Chấu - Tại sao ông trời lại làm bài thơ dở nhất để tự tặng cho mình?
Trung Niên Thi Sĩ - Không ai có thể hiểu hết được ý ông trời.
Châu Chấu - Có khi nào ông trời làm một bài thơ hay nhất để tự tặng cho mình?
Trung Niên Thi Sĩ - Có.
Trung Niên Thi Sĩ - Chính là bài thơ bác đang nhờ cháu chuyển tới cho cho Chuồn Chuồn đó.
Chuyển tới cho chị Chuồn Chuồn có phải để tặng cho chị ấy không?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế!
Khi nãy bác nói rằng đó là bài thơ ông trời làm ra để tự tặng cho mình, đã là để tự tặng cho mình, sao còn có thể đem gửi đi tặng cho chị Chuồn Chuồn được nữa?
Trung Niên Thi Sĩ - Tặng chị Chuồn Chuồn tức là tặng ông trời.
Bởi vì Chị Chuồn tức là ông trời.
Thế thì té ra ông trời kì dị thật.
Trung Niên Thi Sĩ - Kì dị như thế nào?
Châu Chấu - Ông trời làm một bài thơ để tự mình tặng cho mình.
Rồi bảo bác đem bài thơ đó nhờ cháu chuyển tới tặng cho chị Chuồn Chuồn.
Chị Chuồn Chuồn là ông trời.
Thế thì ông Trời hà tất phải bảo bác nhờ cháu chuyển lui chuyển tới quanh quẩn mất thì giờ như vậy làm gì?
Trung Niên Thi Sĩ - Không ai có thể hiểu được hết ý ông trời.
Châu Chấu - Chị Chuồn Chuồn có hiểu không?
Trung Niên Thi Sĩ - Chị Chuồn Chuồn cũng không thể hiểu.
Thế nghĩa là ông trời tự mình cũng không hiểu mình?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế. | Châu Chấu - Chị Chuồn Chuồn có hiểu không?
Trung Niên Thi Sĩ - Chị Chuồn Chuồn cũng không thể hiểu.
Thế nghĩa là ông trời tự mình cũng không hiểu mình?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế.
Châu Chấu - Còn bài thơ này của ông trời làm ra để tự mình tặng mình, ông trời có hiểu được bài thơ ấy không?
Trung Niên Thi Sĩ - Nếu ông Trời hiểu được bài thơ ấy thì ông trời tự mình hiểu mình.
Nhưng mà bác vừa nói là ông trời không tự mình hiểu mình, thì bài thơ ông làm ra tặng ông, ông cũng không hiểu được bài thơ ấy.
Châu Chấu - Chị Chuồn Chuồn có hiểu được không?
Trung Niên Thi Sĩ - Cháu hỏi gì luẩn quẩn thế.
Chị Chuồn Chuồn là ông trời, thì tất nhiên là chị ấy không hiểu bài thơ ấy.
Châu Chấu - Té ra là như thế.
Nhưng mà khi nãy bác bảo rằng mọi mọi thảy thảy đều là của ông trời làm ra, thế thì sự luẩn quẩn của cháu đây, cũng là của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính là như thế.
Châu Chấu - Làm ra sự luẩn quẩn cho kẻ khác thì tự mình cũng là luẩn quẩn.
Té ra ông trời luẩn quẩn?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính là như thế.
Ông trời là kẻ đệ nhất luẩn quẩn.
Cái gì luẩn quẩn đều là của ông trời.
Châu Chấu - Thế thì cháu cũng là ông trời?
Nhân vì cháu cũng có cái “của” luẩn quẩn?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính là như thế cháu cũng là ông trời.
Châu Chấu - Nếu cháu cũng là ông Trời, thế thì bác nhờ cháu chuyển bài thơ này tới cho chị Chuồn Chuồn làm gì nữa?
Cháu giữ lại nơi mình để đọc chơi là đủ.
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế.
Cháu là ông Trời, cháu cứ giữ bài thơ đó để đọc chơi là đủ. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Châu Chấu - Chị Chuồn Chuồn có hiểu không?
Trung Niên Thi Sĩ - Chị Chuồn Chuồn cũng không thể hiểu.
Thế nghĩa là ông trời tự mình cũng không hiểu mình?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế.
Châu Chấu - Còn bài thơ này của ông trời làm ra để tự mình tặng mình, ông trời có hiểu được bài thơ ấy không?
Trung Niên Thi Sĩ - Nếu ông Trời hiểu được bài thơ ấy thì ông trời tự mình hiểu mình.
Nhưng mà bác vừa nói là ông trời không tự mình hiểu mình, thì bài thơ ông làm ra tặng ông, ông cũng không hiểu được bài thơ ấy.
Châu Chấu - Chị Chuồn Chuồn có hiểu được không?
Trung Niên Thi Sĩ - Cháu hỏi gì luẩn quẩn thế.
Chị Chuồn Chuồn là ông trời, thì tất nhiên là chị ấy không hiểu bài thơ ấy.
Châu Chấu - Té ra là như thế.
Nhưng mà khi nãy bác bảo rằng mọi mọi thảy thảy đều là của ông trời làm ra, thế thì sự luẩn quẩn của cháu đây, cũng là của ông trời làm ra?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính là như thế.
Châu Chấu - Làm ra sự luẩn quẩn cho kẻ khác thì tự mình cũng là luẩn quẩn.
Té ra ông trời luẩn quẩn?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính là như thế.
Ông trời là kẻ đệ nhất luẩn quẩn.
Cái gì luẩn quẩn đều là của ông trời.
Châu Chấu - Thế thì cháu cũng là ông trời?
Nhân vì cháu cũng có cái “của” luẩn quẩn?
Trung Niên Thi Sĩ - Chính là như thế cháu cũng là ông trời.
Châu Chấu - Nếu cháu cũng là ông Trời, thế thì bác nhờ cháu chuyển bài thơ này tới cho chị Chuồn Chuồn làm gì nữa?
Cháu giữ lại nơi mình để đọc chơi là đủ.
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế.
Cháu là ông Trời, cháu cứ giữ bài thơ đó để đọc chơi là đủ. | Cháu giữ lại nơi mình để đọc chơi là đủ.
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế.
Cháu là ông Trời, cháu cứ giữ bài thơ đó để đọc chơi là đủ.
Tặng chị Chuồn Chuồn hay là tặng cháu Châu Chấu cũng đều là của ông Trời tặng cho ông Trời Châu Chấu Chuồn Chuồn mọi mọi đều cứ giữ lấy mà đọc chơi là đủ!.
Cước chú - Đoạn đối thoại này đưa xen vào đây, mở rộng thêm cõi Phơi Mở ẩn Mật trong cốt cách cưỡng bức thượng thừa.
Đồng thời khiến người ta nhận thấy liên hệ kì bí giữa Höelderlin Heidegger và Tư Tưởng Đông Phương xưa.
Cái điều mà Trang Tử đã thành tựu quỷ dị cho Khổng giáo, tại một khúc quành riêng biệt của Sử Lịch tư tưởng Trung Hoa, cũng như cái điều mà Long Thọ và Cát Tạng bị thôi thúc phải làm Sớm cho Phật giáo, ấy chính là điều mà Heidegger mấy mươi năm nay chậm rãi làm cho Cõi Tây Phương trong Sử Lịch (sử lịch đây không có nghĩa lịch sử, sử học, sử kí gì gì cả) Âu châu hiện đại, nghĩa là cho Thế Giới Ngày Nay cùng quẫn trong cái gọi là Thời Đại Mới.
(Cái Thời-đại-mới nào đã đánh chìm Cái Tây-phương-uyên-nguyên ở dưới Cái Âu-châu-hiện-đại).
Ở đây và mấy nơi khác, chúng ta có thể đánh thêm vài dấu chấm hỏi và dăm bảy dấu chấm than ở sau mỗi từ ngữ viết ra “trong cái Nói”, bởi vì thật ra ngày nay không một ai thật sự chịu suy gẫm về Long Thọ, Cát Tạng, trong tương quan tỉ chiếu mật thiết với Trang tử.
Đương nói rằng: Con đường suy tưởng luôn luôn yêu sách bước đi mãi mãi trên một Ngã Ba. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Cháu giữ lại nơi mình để đọc chơi là đủ.
Trung Niên Thi Sĩ - Chính thế.
Cháu là ông Trời, cháu cứ giữ bài thơ đó để đọc chơi là đủ.
Tặng chị Chuồn Chuồn hay là tặng cháu Châu Chấu cũng đều là của ông Trời tặng cho ông Trời Châu Chấu Chuồn Chuồn mọi mọi đều cứ giữ lấy mà đọc chơi là đủ!.
Cước chú - Đoạn đối thoại này đưa xen vào đây, mở rộng thêm cõi Phơi Mở ẩn Mật trong cốt cách cưỡng bức thượng thừa.
Đồng thời khiến người ta nhận thấy liên hệ kì bí giữa Höelderlin Heidegger và Tư Tưởng Đông Phương xưa.
Cái điều mà Trang Tử đã thành tựu quỷ dị cho Khổng giáo, tại một khúc quành riêng biệt của Sử Lịch tư tưởng Trung Hoa, cũng như cái điều mà Long Thọ và Cát Tạng bị thôi thúc phải làm Sớm cho Phật giáo, ấy chính là điều mà Heidegger mấy mươi năm nay chậm rãi làm cho Cõi Tây Phương trong Sử Lịch (sử lịch đây không có nghĩa lịch sử, sử học, sử kí gì gì cả) Âu châu hiện đại, nghĩa là cho Thế Giới Ngày Nay cùng quẫn trong cái gọi là Thời Đại Mới.
(Cái Thời-đại-mới nào đã đánh chìm Cái Tây-phương-uyên-nguyên ở dưới Cái Âu-châu-hiện-đại).
Ở đây và mấy nơi khác, chúng ta có thể đánh thêm vài dấu chấm hỏi và dăm bảy dấu chấm than ở sau mỗi từ ngữ viết ra “trong cái Nói”, bởi vì thật ra ngày nay không một ai thật sự chịu suy gẫm về Long Thọ, Cát Tạng, trong tương quan tỉ chiếu mật thiết với Trang tử.
Đương nói rằng: Con đường suy tưởng luôn luôn yêu sách bước đi mãi mãi trên một Ngã Ba. | Đương nói rằng: Con đường suy tưởng luôn luôn yêu sách bước đi mãi mãi trên một Ngã Ba.
Ngã Ba càng thâm viễn hút heo trong Ngã Tư Ngã Năm, thì Con Đường Tư Tưởng càng thị hiện phong nhiêu nghiêm mật man mác mênh mông.
Bước chân đi càng dám chịu cuộc Nguy Nga thử thách đó, bàn chân đi càng tránh được cái hiểm họa khốn nạn luôn luôn “ám hại con người tại chỗ vô-hình-trung” (xem Heidegger Vấn đề căn bản của siêu hình học) là hiểm họa Tư Tưởng Một Chiều.
(Xem Heidegger Sao gọi là Suy Tư - lẩn quất ở vài bản dịch rải rác).
Riêng một Ngã Ba Trang Tử thôi, đã yêu thỉnh bước chân đi trên “Ngã Tư” Lão-Tử-Huệ- Thi-Công-Tôn-Long-Mạnh-Tử và những ông tử tử gì gì đó nữa không nhớ tên rõ ra là Tử Châu Chấu hoặc Tử Chuồn Chuồn.
Người ra phải để Trang Tử tọa lập trên Ngã Ba, thì bước đi của Trang Tử mới thật sự là “bước đi” để cho-ta-đi bước ([28]).
Và đi bước để ghi lại chút Ngấn Tích Vô Ngần của Khổng Tử.
Và đó là một trong những điều kiện để nhìn qua Ngã Năm Ngã Sáu Long Thọ Cát Tạng và mọi mọi những Thiền Sư đú đởn cưỡng bức ngã ba từng cơn cơn cuộc cuộc khắp chiến địa mở ra tại châu thổ Trung Hoa đìu hiu trong phong vận “hoàng hạc lâu trung xuy ngọc địch”.
Nếu không nhìn nhận sự vụ tư tưởng nghiêm mật và thong dong như thế thì cho dẫu có mang trong mình một khối lốm đốm lõa lồ tài năng tư tưởng, cho dẫu có bẩm phú thiên tài tư tưởng ngất ngưởng chon von, cũng vô ích. |
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng | Đương nói rằng: Con đường suy tưởng luôn luôn yêu sách bước đi mãi mãi trên một Ngã Ba.
Ngã Ba càng thâm viễn hút heo trong Ngã Tư Ngã Năm, thì Con Đường Tư Tưởng càng thị hiện phong nhiêu nghiêm mật man mác mênh mông.
Bước chân đi càng dám chịu cuộc Nguy Nga thử thách đó, bàn chân đi càng tránh được cái hiểm họa khốn nạn luôn luôn “ám hại con người tại chỗ vô-hình-trung” (xem Heidegger Vấn đề căn bản của siêu hình học) là hiểm họa Tư Tưởng Một Chiều.
(Xem Heidegger Sao gọi là Suy Tư - lẩn quất ở vài bản dịch rải rác).
Riêng một Ngã Ba Trang Tử thôi, đã yêu thỉnh bước chân đi trên “Ngã Tư” Lão-Tử-Huệ- Thi-Công-Tôn-Long-Mạnh-Tử và những ông tử tử gì gì đó nữa không nhớ tên rõ ra là Tử Châu Chấu hoặc Tử Chuồn Chuồn.
Người ra phải để Trang Tử tọa lập trên Ngã Ba, thì bước đi của Trang Tử mới thật sự là “bước đi” để cho-ta-đi bước ([28]).
Và đi bước để ghi lại chút Ngấn Tích Vô Ngần của Khổng Tử.
Và đó là một trong những điều kiện để nhìn qua Ngã Năm Ngã Sáu Long Thọ Cát Tạng và mọi mọi những Thiền Sư đú đởn cưỡng bức ngã ba từng cơn cơn cuộc cuộc khắp chiến địa mở ra tại châu thổ Trung Hoa đìu hiu trong phong vận “hoàng hạc lâu trung xuy ngọc địch”.
Nếu không nhìn nhận sự vụ tư tưởng nghiêm mật và thong dong như thế thì cho dẫu có mang trong mình một khối lốm đốm lõa lồ tài năng tư tưởng, cho dẫu có bẩm phú thiên tài tư tưởng ngất ngưởng chon von, cũng vô ích. | Cho dẫu có đua đòi bắt chước mấy ông thiền sư mà “hét” hoặc mô phỏng tiếng “bào háo” của hùm beo, hoặc âm thanh Sư Tử Hống, thì mọi mọi lối đó vẫn là mọi mọi lối lối mỗi mỗi vẫn là của đười ươi - đười ươi lấp liếm, không phải Đười-Ươi-Tinh-Thể của “xuân sinh thu thành, bản vô tâm ư thảo mộc; phong hành lôi động, tự hữu tín ư trùng ngư...”.
Duy có điều huyền diệu nhất ở trong cuộc đi bước ngã ba, là: không bao giờ ta lường trước được cái Ngã Ba nó dành dụm cho ta những thiều quang hay gió thoảng mưa sa sương rụng đêm âm u nào, và nhiều phen, trong một thoáng, mọi mọi những thứ “đối nghịch” (có vẻ đối nghịch) nhau đó bỗng nhiên ùa về cùng một lúc thiết lập chót vót hột tinh thể Sát Na ở tại chóp đỉnh Ngã Ba không còn bóng vang Ba Ngõ, siêu việt dung hóa mọi mọi hố hang khúc khuỷu dặm mòn dặm mỏi dặm lữ thứ lang thang, dặm dặm khuya ngất tạnh, dặm huyền nhai reo tiếu bích, dặm sầm lãnh tung hấng đột nham, dặm hai hàng mở tháng ba cỏ mọc, dặm một chạp khép cỏ thăng ba, dặm sương ngà hắt hiu thành hạ đông phong “Nhân diện dĩ thành Thôi Hộ Ngữ, Thúy Kiều Sơ Thụ Tố Như Thanh”.
Huyền diệu hơn nữa, trong Sát Na kì dị đó, mọi mọi đười ươi (đười ươi lười, đười ươi biếng, đười ươi lấp liếm, đười ươi tuềnh toàng) mọi mọi mọi đười ươi bất thình lình đùng một cái đổ ra làm Đười Ươi Thượng Thừa Cung Bậc “Đại Doanh Quân Nhạc Dập Dìu” trong Chon Von Liễu Ngộ, đánh dạt ra một bên mọi ông Thiền Sư kim cổ, bằng một đường kiếm khí tuyệt luân, vô thanh vô tức, vô ảnh vô phương. |