instruction
stringclasses
1 value
input
stringlengths
259
2.96k
output
stringlengths
259
2.96k
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Mở ra những cuộc tình yêu rờn rợn vô thủy vô chung, o bế những cơn mơ tuyệt vọng, thì kể cũng hơn o bồng hôn hít mãi những con vợ già cục mịch cằn nhằn. Đêm tân hôn chỉ có một lần, buổi ly dị cũng chỉ ra tòa một bận, uống rượu ly bì cũng tới lúc tỉnh ra, chém giết nhau cũng mất công đào huyệt… Chi bằng vớ lấy bài ca mê hồn, thì lúc nào cũng có thể mở trận đảo tứ điên tam, ngang tầm với tứ khuynh ngũ phúc của cuộc thế dâu biển ngục tù. Thì thà rằng tuyệt vọng với những Kỳ Nữ Chiêm Bao, những Nữ Chúa Thái Cổ, những màu mắt nâu vô ngần của Gái Hải Đảo sơ khai, cũng hơn là tuyệt vọng vì những thiếu phụ đẩy đà ngồi trước quày hàng đếm những đồng tiền dị dạng… Một tay đếm tiền, một tay gãi vào chùm lông nách… thì như vậy còn chi là khói trầm bén giấc mơ tiên? Còn chi là bâng khuâng giải qua miền quạnh hiu? Thơ về nắng sáng lừng lay Gấp đi cánh phượng cho ngày rạng ra Cõi trần vẳng tiếng Thiên Nga Thơ không tuổi, ý không già: muôn năm Gối lên Bắc Đẩu ta nằm Nghe rung chân lạ, thơ thần mười phương. (Hoa Xuân Đất Việt) * Vũ Hoàng Chương Đá đâu lên tiếng thay vàng Gỗ đâu mở mắt hai hàng bạch dương. Nhiều người đã nói tới ông Vũ Hoàng Chương. Tại hạ còn biết nói thêm được lời gì bây giờ * Hàn Mạc Tử Thưa, tôi không dám si mê Một mai tôi chết bên khe ngọc tuyền Bây giờ tôi dại tôi điên Chắp tay tôi lạy cả miền không gian Ông nói lời như thế mặc nhiên xóa sạch hết mọi nguồn thơ thế gian. Còn ai có thể làm thơ được nữa. Thưa, tôi không dám si mê Một mai tôi chết bên khe ngọc tuyền
Chắp tay tôi lạy cả miền không gian Ông nói lời như thế mặc nhiên xóa sạch hết mọi nguồn thơ thế gian. Còn ai có thể làm thơ được nữa. Thưa, tôi không dám si mê Một mai tôi chết bên khe ngọc tuyền Bây giờ tôi dại tôi điên Chấp tay tôi lạy cả miền không gian Tôi lạy cả miền không gian? Hãy để yên cho tôi điên tôi dại. Và nhất là đừng có bàn đến thơ tôi. Tôi không dám si mê, cũng không dám hoài vọng. Nghĩa là bây giờ tôi không còn sống. Tôi sống trong cơn dại cơn điên. Tôi làm thơ trong cơn điên cơn dại. Nghĩa là tôi chết hai ba lần trong trận sống. Tôi lạy cả miền không gian đừng có bắt tôi chết thêm một trận thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật… Một mai tôi chết bên khe ngọc tuyền Còn bây giờ không có ngọc tuyền đâu để tôi đến một bên tôi chết. Bây giờ tôi dại tôi điên Chấp tay tôi lạy cả miền không gian Người yêu đừng bén mảng tới. Để tôi một mình tha hồ tôi điên tôi dại. Ai có đến gần thì hãy thử điên dại như tôi. Tôi vẫn còn đây hay ở đâu Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu Người đi một nửa hồn tôi mất Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ Ông xua đuổi người đi vì ông không thể kêu gào người ở lại. Bởi vì nếu người ở lại, thì ông sẽ giết chết mất người. Ông giết chết mất người vì ông không thể đấm cho vỡ toang vũ trụ. Bao giờ mặt nhật tan thành máu Và khối lòng tôi cứng tợ si? Nhưng vì sao ông muốn mặt nhật tan thành máu? Tan thành máu để cùng nhân gian chìm ngập trong đoạn trường? Mặt nhật chưa tan thành máu, thì chỉ riêng con người chịu đau khổ mà thôi.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Chắp tay tôi lạy cả miền không gian Ông nói lời như thế mặc nhiên xóa sạch hết mọi nguồn thơ thế gian. Còn ai có thể làm thơ được nữa. Thưa, tôi không dám si mê Một mai tôi chết bên khe ngọc tuyền Bây giờ tôi dại tôi điên Chấp tay tôi lạy cả miền không gian Tôi lạy cả miền không gian? Hãy để yên cho tôi điên tôi dại. Và nhất là đừng có bàn đến thơ tôi. Tôi không dám si mê, cũng không dám hoài vọng. Nghĩa là bây giờ tôi không còn sống. Tôi sống trong cơn dại cơn điên. Tôi làm thơ trong cơn điên cơn dại. Nghĩa là tôi chết hai ba lần trong trận sống. Tôi lạy cả miền không gian đừng có bắt tôi chết thêm một trận thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật… Một mai tôi chết bên khe ngọc tuyền Còn bây giờ không có ngọc tuyền đâu để tôi đến một bên tôi chết. Bây giờ tôi dại tôi điên Chấp tay tôi lạy cả miền không gian Người yêu đừng bén mảng tới. Để tôi một mình tha hồ tôi điên tôi dại. Ai có đến gần thì hãy thử điên dại như tôi. Tôi vẫn còn đây hay ở đâu Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu Người đi một nửa hồn tôi mất Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ Ông xua đuổi người đi vì ông không thể kêu gào người ở lại. Bởi vì nếu người ở lại, thì ông sẽ giết chết mất người. Ông giết chết mất người vì ông không thể đấm cho vỡ toang vũ trụ. Bao giờ mặt nhật tan thành máu Và khối lòng tôi cứng tợ si? Nhưng vì sao ông muốn mặt nhật tan thành máu? Tan thành máu để cùng nhân gian chìm ngập trong đoạn trường? Mặt nhật chưa tan thành máu, thì chỉ riêng con người chịu đau khổ mà thôi.
Nhưng vì sao ông muốn mặt nhật tan thành máu? Tan thành máu để cùng nhân gian chìm ngập trong đoạn trường? Mặt nhật chưa tan thành máu, thì chỉ riêng con người chịu đau khổ mà thôi. Hàng triệu triệu con người bị dìm trong máu. Hàng triệu con người cũng đang cầu nguyện cho lòng mình cứng tợ si. Cả thế giới này đang cùng Hàn Mạc Tử chia một thảm họa. Em cố nghĩ ra một chiều vàng úa Ngày nay người ta không cần cố gắng cũng thấy rõ sờ sờ một chiều vàng úa kia. Em cố nghĩ ra một chiều vàng úa Lá trên cành héo hắt gió ngừng ru Một khối tình nức nở giữa âm u Một hồn đau rã lần theo hương khói Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi Một lời run hoi hóp giữa không trung Cả niềm yêu ý nhớ cả một vùng Hóa thành vũng máu đào trong ác lặn Hàn Mạc Tử biết rằng trừ ông ra, ngàn thế kỷ sau không còn ai có thể nói tới tận cùng thảm họa nhân gian. Nên ông phải dốc hết tim phổi nói một lần. Đó cũng là lời cầu nguyện cho nhân gian. Lời cầu nguyện sẽ phát khởi từ thảm họa dâng lên tới trời xanh. Lời cầu nguyện vang dội song song với lời nguyền rủa, vì có lẽ đó là chỗ bất khả tư nghị của từ tâm. Chúng ta có thể đọc ẩn ngữ kia trong mấy câu: Ánh trăng mỏng quá không che nổi Những vẻ xanh xao của mặt hồ Những nét buồn buồn tơ liễu rũ Những lời năn nỉ của hư vô… Ánh trăng mỏng quá không che nổi, thì lời năn nỉ của hư vô đã khiến Hàn Mạc Tử dốc hết bồ đề tâm của mình ra trong tiếng gào thét hỗn độn của Caligula… * Hồ Dzếnh Bài “Giang Tây”, và bài “Phút Linh Cầu” khiến tôi bải hoải tay chân.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nhưng vì sao ông muốn mặt nhật tan thành máu? Tan thành máu để cùng nhân gian chìm ngập trong đoạn trường? Mặt nhật chưa tan thành máu, thì chỉ riêng con người chịu đau khổ mà thôi. Hàng triệu triệu con người bị dìm trong máu. Hàng triệu con người cũng đang cầu nguyện cho lòng mình cứng tợ si. Cả thế giới này đang cùng Hàn Mạc Tử chia một thảm họa. Em cố nghĩ ra một chiều vàng úa Ngày nay người ta không cần cố gắng cũng thấy rõ sờ sờ một chiều vàng úa kia. Em cố nghĩ ra một chiều vàng úa Lá trên cành héo hắt gió ngừng ru Một khối tình nức nở giữa âm u Một hồn đau rã lần theo hương khói Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi Một lời run hoi hóp giữa không trung Cả niềm yêu ý nhớ cả một vùng Hóa thành vũng máu đào trong ác lặn Hàn Mạc Tử biết rằng trừ ông ra, ngàn thế kỷ sau không còn ai có thể nói tới tận cùng thảm họa nhân gian. Nên ông phải dốc hết tim phổi nói một lần. Đó cũng là lời cầu nguyện cho nhân gian. Lời cầu nguyện sẽ phát khởi từ thảm họa dâng lên tới trời xanh. Lời cầu nguyện vang dội song song với lời nguyền rủa, vì có lẽ đó là chỗ bất khả tư nghị của từ tâm. Chúng ta có thể đọc ẩn ngữ kia trong mấy câu: Ánh trăng mỏng quá không che nổi Những vẻ xanh xao của mặt hồ Những nét buồn buồn tơ liễu rũ Những lời năn nỉ của hư vô… Ánh trăng mỏng quá không che nổi, thì lời năn nỉ của hư vô đã khiến Hàn Mạc Tử dốc hết bồ đề tâm của mình ra trong tiếng gào thét hỗn độn của Caligula… * Hồ Dzếnh Bài “Giang Tây”, và bài “Phút Linh Cầu” khiến tôi bải hoải tay chân.
* Hồ Dzếnh Bài “Giang Tây”, và bài “Phút Linh Cầu” khiến tôi bải hoải tay chân. Không còn can đảm đọc thơ Nguyễn Du Huy Cận Hàn Mạc Tử Nguyễn Bính gì được nữa. Hồ Dzếnh cũng không thể nào làm thơ tiếp được nữa. Gauguin bỏ chạy trốn Âu Châu, tìm tới một hải đảo vô biên vô tế, suốt bình sinh ngồi vẻ lại màu mắt gái trùng khơi trong những buổi hoàng hôn đại hải, ấy cũng là một lối đi tìm cái dư vang nào trong thơ Hồ Dzếnh. Biển chiều vang tiếng nhân ngư Non xanh thao thiết trời thu rượu sầu Nhớ thương bạc nửa mái đầu Lòng nương quán khách nghe màu tà huân * Thơ Thơ là cái gì không thể bàn tới, không thể dịch, diễn gì được. Người ta có thể diễn tả một trận mưa rào bằng lời thơ. Thì có lẽ muốn diễn tả một bài thơ, người ta chỉ có thể phát động một trận mưa rào, hoặc một cơn gió thu. Mà muốn thực hiện sự đó, thì ngoài việc làm thơ ra, con người không còn phép gì khác. Thế có nghĩa là: muốn bàn tới một bài thơ, diễn dịch thơ, người ta chỉ có thể làm một bài thơ khác. Người xưa am hiểu sự đó, nên họ chỉ vịnh thơ, chớ không bao giờ điên rồ gì mà luận bàn về thơ. Họ buộc phải luận thơ cho có mạch lạc luận lý, không được “bốc đồng” (!) Cái chỗ ngu sy đó là điều bất khả tư nghị vậy. Sự ngu sy đã tràn lan khắp chốn, thì kẻ hiểu thơ đành phải tuân theo khắp chốn để mở trận ngu sy. Từ đó nảy ra không biết bao nhiêu trận luận về thơ theo lối bửa củi, dịch thơ theo lối gặm xương gà (gặm được chút da, nhưng không hút được cái tủy).
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
* Hồ Dzếnh Bài “Giang Tây”, và bài “Phút Linh Cầu” khiến tôi bải hoải tay chân. Không còn can đảm đọc thơ Nguyễn Du Huy Cận Hàn Mạc Tử Nguyễn Bính gì được nữa. Hồ Dzếnh cũng không thể nào làm thơ tiếp được nữa. Gauguin bỏ chạy trốn Âu Châu, tìm tới một hải đảo vô biên vô tế, suốt bình sinh ngồi vẻ lại màu mắt gái trùng khơi trong những buổi hoàng hôn đại hải, ấy cũng là một lối đi tìm cái dư vang nào trong thơ Hồ Dzếnh. Biển chiều vang tiếng nhân ngư Non xanh thao thiết trời thu rượu sầu Nhớ thương bạc nửa mái đầu Lòng nương quán khách nghe màu tà huân * Thơ Thơ là cái gì không thể bàn tới, không thể dịch, diễn gì được. Người ta có thể diễn tả một trận mưa rào bằng lời thơ. Thì có lẽ muốn diễn tả một bài thơ, người ta chỉ có thể phát động một trận mưa rào, hoặc một cơn gió thu. Mà muốn thực hiện sự đó, thì ngoài việc làm thơ ra, con người không còn phép gì khác. Thế có nghĩa là: muốn bàn tới một bài thơ, diễn dịch thơ, người ta chỉ có thể làm một bài thơ khác. Người xưa am hiểu sự đó, nên họ chỉ vịnh thơ, chớ không bao giờ điên rồ gì mà luận bàn về thơ. Họ buộc phải luận thơ cho có mạch lạc luận lý, không được “bốc đồng” (!) Cái chỗ ngu sy đó là điều bất khả tư nghị vậy. Sự ngu sy đã tràn lan khắp chốn, thì kẻ hiểu thơ đành phải tuân theo khắp chốn để mở trận ngu sy. Từ đó nảy ra không biết bao nhiêu trận luận về thơ theo lối bửa củi, dịch thơ theo lối gặm xương gà (gặm được chút da, nhưng không hút được cái tủy).
Từ đó nảy ra không biết bao nhiêu trận luận về thơ theo lối bửa củi, dịch thơ theo lối gặm xương gà (gặm được chút da, nhưng không hút được cái tủy). Muốn hút được chút tủy, đảnh phải liều nhắm mắt cắn mạnh một cái. Cắn mạnh một cái, thì gãy mất hai cái răng. Thì còn bù vào đâu mà hút tủy được nữa. Kể đà thiểu não lòng người bấy nay. Ông Crayssac dịch Kiều, ông có hút được nhiều chút tủy, và đã chịu gãy bao nhiêu cái răng của ngôn ngữ Pháp. Sau đây là một thí dụ của hút tủy và gãy răng. Sinh rằng lân lý ra vào Gần đây nào phải người nào xa xôi Được rày nhờ chút thơm rơi Kể đà thiểu não lòng người bấy nay Bấy lâu mới được một ngày Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là Cái chất tủy trong thơ Nguyễn Du là: dừng chân gạn chút, được rày nhờ chút, người nào xa xôi, gần đây nào phải, lân lý ra vào, kể đà thiểu não, bấy lâu mới được, lòng người bấy nay, mới được một ngày, dừng chân gạn chút …vân vân. Hãy xem Crayssac dịch: Et le jeune homme alors à Thuy Kiéou répondit: “Je suis votre voisin; j’habite près d’ici… Ne voyez pas en moi quelque étranger, ma chère Arrivant, impromptu, d’une lointaine terre… Grâce à cet incident, j’ai respiré, très doux, Quelque peu du parfum qui rayonne de vous, Mais, hélas! de combien et de combien d’angoisses Mon coeur dut-il subir les étreintes tenaces, Et combien dut attendre, ô Ciel, mon triste amour Avant de recevoir l’ivresse de ce jour! De grâce, arrêtez-vous; que je puisse, de suite, Montrer les sentiments intimes qui m’agitent…”
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Từ đó nảy ra không biết bao nhiêu trận luận về thơ theo lối bửa củi, dịch thơ theo lối gặm xương gà (gặm được chút da, nhưng không hút được cái tủy). Muốn hút được chút tủy, đảnh phải liều nhắm mắt cắn mạnh một cái. Cắn mạnh một cái, thì gãy mất hai cái răng. Thì còn bù vào đâu mà hút tủy được nữa. Kể đà thiểu não lòng người bấy nay. Ông Crayssac dịch Kiều, ông có hút được nhiều chút tủy, và đã chịu gãy bao nhiêu cái răng của ngôn ngữ Pháp. Sau đây là một thí dụ của hút tủy và gãy răng. Sinh rằng lân lý ra vào Gần đây nào phải người nào xa xôi Được rày nhờ chút thơm rơi Kể đà thiểu não lòng người bấy nay Bấy lâu mới được một ngày Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là Cái chất tủy trong thơ Nguyễn Du là: dừng chân gạn chút, được rày nhờ chút, người nào xa xôi, gần đây nào phải, lân lý ra vào, kể đà thiểu não, bấy lâu mới được, lòng người bấy nay, mới được một ngày, dừng chân gạn chút …vân vân. Hãy xem Crayssac dịch: Et le jeune homme alors à Thuy Kiéou répondit: “Je suis votre voisin; j’habite près d’ici… Ne voyez pas en moi quelque étranger, ma chère Arrivant, impromptu, d’une lointaine terre… Grâce à cet incident, j’ai respiré, très doux, Quelque peu du parfum qui rayonne de vous, Mais, hélas! de combien et de combien d’angoisses Mon coeur dut-il subir les étreintes tenaces, Et combien dut attendre, ô Ciel, mon triste amour Avant de recevoir l’ivresse de ce jour! De grâce, arrêtez-vous; que je puisse, de suite, Montrer les sentiments intimes qui m’agitent…”
Et combien dut attendre, ô Ciel, mon triste amour Avant de recevoir l’ivresse de ce jour! De grâce, arrêtez-vous; que je puisse, de suite, Montrer les sentiments intimes qui m’agitent…” Ông dịch thơ Việt ra thơ Pháp như thế, kể còn trúng cách điệu hơn người Âu Châu dịch thơ người Âu Châu. Henri Michaux có bốn câu vịnh “Băng Sơn” (Icebergs) đơn sơ bát ngát, mà bản dịch ra Đức ngữ đã chịu gãy mấy cái răng? Icebergs, Icebergs, dos du Nord-Atlantique, augustes Boudhas, Gelés sur des mers incontemplées, Phares scintillants de la Mort Sans issue, le cri éperdu du silence dure de siècles Bản dịch: Eisberge, Eisberge, Rücken des Nord-Atlantik, großartige Gefrorene Buddhas auf den unruhigen Meeren. Blitzende Leuchtfeuer des Todes ohne Ende wilder Schrei des zähen Schweigens der Jahrhunderte. Tiếng incontemplé (vô quan chiêm) lại dịch ra làm bất an, dao động… Le cri éperdu du Silence dure des siècles, trong bản dịch biến ra làm: le cri sauvage du dur silence des siècles. Duy có điều: dù sai lệch bao nhiêu chăng nữa, thì tinh thể ngôn ngữ Âu Châu vẫn nhiều điểm tương đồng, khiến dịch giả không đến nỗi phải chịu phận gãy răng lang bối bất kham. Trái lại, giữa ngôn ngữ Âu Châu và ngôn ngữ Á Đông, có quá nhiều hang hố. Và những kẻ tự phụ cho mình đạt, công kích kẻ khác dịch là diệt, những kẻ đó hãy thư thả gẫm lại xem. Nếu những kẻ đó chịu bỏ ra vài chục năm suy gẫm vấn đề, ắt chẳng còn bao giờ dám tự phụ nữa. * Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử Trang Tử vốn thường dùng phép ngụ ngôn.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Et combien dut attendre, ô Ciel, mon triste amour Avant de recevoir l’ivresse de ce jour! De grâce, arrêtez-vous; que je puisse, de suite, Montrer les sentiments intimes qui m’agitent…” Ông dịch thơ Việt ra thơ Pháp như thế, kể còn trúng cách điệu hơn người Âu Châu dịch thơ người Âu Châu. Henri Michaux có bốn câu vịnh “Băng Sơn” (Icebergs) đơn sơ bát ngát, mà bản dịch ra Đức ngữ đã chịu gãy mấy cái răng? Icebergs, Icebergs, dos du Nord-Atlantique, augustes Boudhas, Gelés sur des mers incontemplées, Phares scintillants de la Mort Sans issue, le cri éperdu du silence dure de siècles Bản dịch: Eisberge, Eisberge, Rücken des Nord-Atlantik, großartige Gefrorene Buddhas auf den unruhigen Meeren. Blitzende Leuchtfeuer des Todes ohne Ende wilder Schrei des zähen Schweigens der Jahrhunderte. Tiếng incontemplé (vô quan chiêm) lại dịch ra làm bất an, dao động… Le cri éperdu du Silence dure des siècles, trong bản dịch biến ra làm: le cri sauvage du dur silence des siècles. Duy có điều: dù sai lệch bao nhiêu chăng nữa, thì tinh thể ngôn ngữ Âu Châu vẫn nhiều điểm tương đồng, khiến dịch giả không đến nỗi phải chịu phận gãy răng lang bối bất kham. Trái lại, giữa ngôn ngữ Âu Châu và ngôn ngữ Á Đông, có quá nhiều hang hố. Và những kẻ tự phụ cho mình đạt, công kích kẻ khác dịch là diệt, những kẻ đó hãy thư thả gẫm lại xem. Nếu những kẻ đó chịu bỏ ra vài chục năm suy gẫm vấn đề, ắt chẳng còn bao giờ dám tự phụ nữa. * Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử Trang Tử vốn thường dùng phép ngụ ngôn.
Nếu những kẻ đó chịu bỏ ra vài chục năm suy gẫm vấn đề, ắt chẳng còn bao giờ dám tự phụ nữa. * Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử Trang Tử vốn thường dùng phép ngụ ngôn. Vậy thì cái việc Trang Tử nói về sự vụ Khổng Tử tìm tới Lão Tử để “vấn Lễ”, sự đó thật là có hay là không có? Nếu không có, mà Trang Tử dựng lên làm có, thì ý Trang Tử muốn gì? Trang Tử thật có ý muốn dìm Khổng Tử, hay đó chỉ là một phép lập ngôn cưỡng bức của ông để đẩy lùi bọn nho hương nguyện? Lời đáp hiển thị một cách quá hiển nhiên. Còn nếu sự vụ vấn lễ kia quả là có thật, thì ta nghĩ sao về Khổng Tử? Nếu quả thật ngài có nói với môn đệ rằng “con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, còn con rồng thì ta chẳng thể rõ nó lội lúc nào, nó bay lúc nào. Ta nay gặp Lão Tử như thấy rồng vậy”. Nếu quả thật ngài trở về với môn đệ như thế, thì chúng ta nghĩ sao? Lời đáp cũng lại quá hiển nhiên. Đừng nói chi tới Lão Tử là một bậc đại hiền (mà Khổng Tử biết rằng bọn môn đệ mình không đứa nào bì kịp), ngay đối với những nhân vật thường thường mà có được vài đức tính, ngài cũng không tiếc lời khen ngợi. Vào thái miếu, việc gì sự gì ngài cũng hỏi. (Tử nhập thái miếu, mỗi sự vấn…) Ấy chẳng phải là vì không hiểu mà hỏi, ấy chỉ vì - thị Lễ giã. Cái lời đơn sơ “vô khả, vô bất khả” của ngài, còn bàng bạc bao trùm hết mọi tư tưởng Trung Hoa - nó cho phép Lão Tử đưa cái đạo vô tri ra đời, nó cũng lại mở đường cho Trang Tử được phép cà gật đú đởn với lối lập ngôn “triêu tam nhi mộ tứ, triệu tứ nhi mộ tam”.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nếu những kẻ đó chịu bỏ ra vài chục năm suy gẫm vấn đề, ắt chẳng còn bao giờ dám tự phụ nữa. * Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử Trang Tử vốn thường dùng phép ngụ ngôn. Vậy thì cái việc Trang Tử nói về sự vụ Khổng Tử tìm tới Lão Tử để “vấn Lễ”, sự đó thật là có hay là không có? Nếu không có, mà Trang Tử dựng lên làm có, thì ý Trang Tử muốn gì? Trang Tử thật có ý muốn dìm Khổng Tử, hay đó chỉ là một phép lập ngôn cưỡng bức của ông để đẩy lùi bọn nho hương nguyện? Lời đáp hiển thị một cách quá hiển nhiên. Còn nếu sự vụ vấn lễ kia quả là có thật, thì ta nghĩ sao về Khổng Tử? Nếu quả thật ngài có nói với môn đệ rằng “con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, còn con rồng thì ta chẳng thể rõ nó lội lúc nào, nó bay lúc nào. Ta nay gặp Lão Tử như thấy rồng vậy”. Nếu quả thật ngài trở về với môn đệ như thế, thì chúng ta nghĩ sao? Lời đáp cũng lại quá hiển nhiên. Đừng nói chi tới Lão Tử là một bậc đại hiền (mà Khổng Tử biết rằng bọn môn đệ mình không đứa nào bì kịp), ngay đối với những nhân vật thường thường mà có được vài đức tính, ngài cũng không tiếc lời khen ngợi. Vào thái miếu, việc gì sự gì ngài cũng hỏi. (Tử nhập thái miếu, mỗi sự vấn…) Ấy chẳng phải là vì không hiểu mà hỏi, ấy chỉ vì - thị Lễ giã. Cái lời đơn sơ “vô khả, vô bất khả” của ngài, còn bàng bạc bao trùm hết mọi tư tưởng Trung Hoa - nó cho phép Lão Tử đưa cái đạo vô tri ra đời, nó cũng lại mở đường cho Trang Tử được phép cà gật đú đởn với lối lập ngôn “triêu tam nhi mộ tứ, triệu tứ nhi mộ tam”.
Đọc lại Khổng Tử, Trang Tử, Lão Tử, ta còn nhận ra một điều dị thường bất khả tư nghị này: Trang Tử cà gật, nhưng Trang Tử quán xuyến cái lẽ đương nhiên, và cái lẽ sở dĩ nhiên nào đã quyết định cái đạo của Khổng Tử. Trái lại Lão Tử có thể là đại hiền, nhưng không phải đại thánh hoặc thượng trí, thái tiên. Có thể rằng Lão Tử còn chấp trước. Có thể rằng Lão Tử còn khư khư bo bo với cái đạo vô vi của ngài. Có thể rằng ngài không rõ cái “sở dĩ nhiên” nào đã quyết định Khổng học. Có thể rằng Lão Tử không ngờ gì hết, không đủ tế mật để nghe ra cái lời đạm nhiên của Khổng: “thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kỳ sở an. Nhân yên sưu tai, nhân yên sưu tai!” Ngôn ngữ Lão Tử có tính cách bộc trực, cực đoan, một chiều. Trang Tử đã lợi dụng Lão Tử để tấn công môn đệ Khổng Học, nhưng trong thâm tâm, Trang Tử có thể xem thường Lão Tử, mà kính phục Khổng Tử một cách không bến không bờ. Trang Tử lập ngôn luôn luôn theo thể thái song trùng nhị bội, ông chừa những khoảng trống, những khe hở miên man, để cho cái duplicité de l’Être (tính chất nhị bội của Tồn lưu) có thể luôn luôn thong dong còn cơ hội đi về. Đó là điều thiếu hẳn trong ngôn ngữ Lão Tử… (Thật ư? Không hẳn…) Trang Tử gần Khổng Tử trong lối lập ngôn song trùng nhị bội. Nhưng khác Khổng Tử ở điểm Khổng Tử đạm nhiên, ẩn mật, hoằng đại bao dong; Trang Tử du côn ăn nói toe toét, có pha chất quỷ quyệt.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Đọc lại Khổng Tử, Trang Tử, Lão Tử, ta còn nhận ra một điều dị thường bất khả tư nghị này: Trang Tử cà gật, nhưng Trang Tử quán xuyến cái lẽ đương nhiên, và cái lẽ sở dĩ nhiên nào đã quyết định cái đạo của Khổng Tử. Trái lại Lão Tử có thể là đại hiền, nhưng không phải đại thánh hoặc thượng trí, thái tiên. Có thể rằng Lão Tử còn chấp trước. Có thể rằng Lão Tử còn khư khư bo bo với cái đạo vô vi của ngài. Có thể rằng ngài không rõ cái “sở dĩ nhiên” nào đã quyết định Khổng học. Có thể rằng Lão Tử không ngờ gì hết, không đủ tế mật để nghe ra cái lời đạm nhiên của Khổng: “thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kỳ sở an. Nhân yên sưu tai, nhân yên sưu tai!” Ngôn ngữ Lão Tử có tính cách bộc trực, cực đoan, một chiều. Trang Tử đã lợi dụng Lão Tử để tấn công môn đệ Khổng Học, nhưng trong thâm tâm, Trang Tử có thể xem thường Lão Tử, mà kính phục Khổng Tử một cách không bến không bờ. Trang Tử lập ngôn luôn luôn theo thể thái song trùng nhị bội, ông chừa những khoảng trống, những khe hở miên man, để cho cái duplicité de l’Être (tính chất nhị bội của Tồn lưu) có thể luôn luôn thong dong còn cơ hội đi về. Đó là điều thiếu hẳn trong ngôn ngữ Lão Tử… (Thật ư? Không hẳn…) Trang Tử gần Khổng Tử trong lối lập ngôn song trùng nhị bội. Nhưng khác Khổng Tử ở điểm Khổng Tử đạm nhiên, ẩn mật, hoằng đại bao dong; Trang Tử du côn ăn nói toe toét, có pha chất quỷ quyệt.
Trang Tử gần Khổng Tử trong lối lập ngôn song trùng nhị bội. Nhưng khác Khổng Tử ở điểm Khổng Tử đạm nhiên, ẩn mật, hoằng đại bao dong; Trang Tử du côn ăn nói toe toét, có pha chất quỷ quyệt. Những thiên tài tư tưởng hiện đại của Trung Hoa, ngày nay lao mình vào cuộc viết truyện vũ hiệp, bỏ lại trận đồ triết học cho bọn học giả ru rú. Bàn luận thị phi với bọn học giả đó, người tư tưởng cảm thấy chán chường. Đó có lẽ là nguyên do sâu xa đã khiến tư tưởng Trung Hoa chìm đắm mấy ngàn năm. - Khổng Tử ngày xưa cũng đã thâm cảm sự đó. “Bất đắc trung hành nhi dữ chi, tất dã cuồng quyến hồ! Cuồng giả tiến thủ; quyến giả hữu sở bất vi dã”. (Ta chẳng được hạng người theo đúng đạo trung để truyền đạo, ắt hẳn phải tìm đến bọn cuồng, bọn quyến vậy! Bọn cuồng có chí tiến thủ, bọn quyến có điều chẳng chịu làm). Người Trung Hoa ngày nay chỉ có thể bắt đầu học tập tư tưởng là khi họ dám thử liều bước suy nghĩ rằng: đối với Khổng Tử quá cao viễn, tìm không được bọn người trung hành, thì thà ngài tìm đến bọn người cuồng - là Trang Tử, tìm đến bọn người quyến - là Lão Tử. Người Trung Hoa hãy nên gột rửa sạch sẽ tinh thần mình, trừ khử khỏi đầu óc mình cái ý tưởng bo bo đem xếp Trang Tử, Lão Tử ngang hàng với Khổng Tử, rồi lăng nhăng sun soe mãi với những tiếng tam đạo, tam giáo, tam lý, tam ngu, tam hiền, tam thánh, v.v… * Xuân Diệu Trưa hôm nay con ngồi như trẻ nhỏ Giữa đáy trưa trong lòng mẹ vô cùng Con là sáo, Mẹ là ngàn vạn gió Mẹ là trời, con là hạt sương rung
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Trang Tử gần Khổng Tử trong lối lập ngôn song trùng nhị bội. Nhưng khác Khổng Tử ở điểm Khổng Tử đạm nhiên, ẩn mật, hoằng đại bao dong; Trang Tử du côn ăn nói toe toét, có pha chất quỷ quyệt. Những thiên tài tư tưởng hiện đại của Trung Hoa, ngày nay lao mình vào cuộc viết truyện vũ hiệp, bỏ lại trận đồ triết học cho bọn học giả ru rú. Bàn luận thị phi với bọn học giả đó, người tư tưởng cảm thấy chán chường. Đó có lẽ là nguyên do sâu xa đã khiến tư tưởng Trung Hoa chìm đắm mấy ngàn năm. - Khổng Tử ngày xưa cũng đã thâm cảm sự đó. “Bất đắc trung hành nhi dữ chi, tất dã cuồng quyến hồ! Cuồng giả tiến thủ; quyến giả hữu sở bất vi dã”. (Ta chẳng được hạng người theo đúng đạo trung để truyền đạo, ắt hẳn phải tìm đến bọn cuồng, bọn quyến vậy! Bọn cuồng có chí tiến thủ, bọn quyến có điều chẳng chịu làm). Người Trung Hoa ngày nay chỉ có thể bắt đầu học tập tư tưởng là khi họ dám thử liều bước suy nghĩ rằng: đối với Khổng Tử quá cao viễn, tìm không được bọn người trung hành, thì thà ngài tìm đến bọn người cuồng - là Trang Tử, tìm đến bọn người quyến - là Lão Tử. Người Trung Hoa hãy nên gột rửa sạch sẽ tinh thần mình, trừ khử khỏi đầu óc mình cái ý tưởng bo bo đem xếp Trang Tử, Lão Tử ngang hàng với Khổng Tử, rồi lăng nhăng sun soe mãi với những tiếng tam đạo, tam giáo, tam lý, tam ngu, tam hiền, tam thánh, v.v… * Xuân Diệu Trưa hôm nay con ngồi như trẻ nhỏ Giữa đáy trưa trong lòng mẹ vô cùng Con là sáo, Mẹ là ngàn vạn gió Mẹ là trời, con là hạt sương rung
* Xuân Diệu Trưa hôm nay con ngồi như trẻ nhỏ Giữa đáy trưa trong lòng mẹ vô cùng Con là sáo, Mẹ là ngàn vạn gió Mẹ là trời, con là hạt sương rung Sương uống mãi chẳng bao giờ hết sáng Của trời cao chói lói mỗi chiều ngày Sáo ca mãi, lòng mẹ run choáng váng Gió vẫn đầy ngàn nội bốn phương bay (“Mẹ Việt Nam”) Thơ Xuân Diệu thường có chất bát ngát hồn nhiên như thế. Tây Phương Đông Phương cổ kim không có nguồn thơ nào sánh kịp. Chúng ta quen thói chạy theo đuôi phong trào sùng phụng những Nerval, Hoelderlin, Rilke, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Tagore, chúng ta không còn cách gì ngờ ra rằng nguồn thơ Xuân Diệu có thể bao la hơn bất cứ một nguồn thơ thi sỹ nào. Việt Nam đã có một Nguyễn Du đi khắp cung bậc đoạn trường gay cấn, về sau có một Huy Cận tiếp hậu ngậm ngùi, một Phạm Hầu cô tịch, một Nguyễn Bính man mác ca dao. Thử hỏi: chúng ta còn cần chi tới bất cứ một nguồn thơ Tây Phương nào? Dù là Nerval hay Rilke, dù là Whitman hay Henri Michaux? Cần một vài vần lục bát của Hồ Dzếnh. Chúng ta đứng xa xa, nguyện cầu cho Hàn Mạc Tử, Chúng ta phải để cho thơ Xuân Diệu rúc vào tủy xương mình. Vì y đủ thói bông lông thắm thiết của con người thượng đạt. Y trẻ dại, y lăng nhăng, y nói tới nỗi đời rồi y xóa đa đoan dâu biển. Y hồn nhiên giũ áo, nắm lây cung cầm Tăng Điền đánh lên giữa mùa Xuân… Có một suối thơ chảy từ gần gũi Ra xa xôi và chảy đến gần quanh Một suối thơ lá ngọt với hoa lành Nói trong xóm và rỡn cười dưới phố Nguồn thơ mới tuôn ra từ vũ trụ Có lẽ là hơi là gió cũng nên… (“Suối”)
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
* Xuân Diệu Trưa hôm nay con ngồi như trẻ nhỏ Giữa đáy trưa trong lòng mẹ vô cùng Con là sáo, Mẹ là ngàn vạn gió Mẹ là trời, con là hạt sương rung Sương uống mãi chẳng bao giờ hết sáng Của trời cao chói lói mỗi chiều ngày Sáo ca mãi, lòng mẹ run choáng váng Gió vẫn đầy ngàn nội bốn phương bay (“Mẹ Việt Nam”) Thơ Xuân Diệu thường có chất bát ngát hồn nhiên như thế. Tây Phương Đông Phương cổ kim không có nguồn thơ nào sánh kịp. Chúng ta quen thói chạy theo đuôi phong trào sùng phụng những Nerval, Hoelderlin, Rilke, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Tagore, chúng ta không còn cách gì ngờ ra rằng nguồn thơ Xuân Diệu có thể bao la hơn bất cứ một nguồn thơ thi sỹ nào. Việt Nam đã có một Nguyễn Du đi khắp cung bậc đoạn trường gay cấn, về sau có một Huy Cận tiếp hậu ngậm ngùi, một Phạm Hầu cô tịch, một Nguyễn Bính man mác ca dao. Thử hỏi: chúng ta còn cần chi tới bất cứ một nguồn thơ Tây Phương nào? Dù là Nerval hay Rilke, dù là Whitman hay Henri Michaux? Cần một vài vần lục bát của Hồ Dzếnh. Chúng ta đứng xa xa, nguyện cầu cho Hàn Mạc Tử, Chúng ta phải để cho thơ Xuân Diệu rúc vào tủy xương mình. Vì y đủ thói bông lông thắm thiết của con người thượng đạt. Y trẻ dại, y lăng nhăng, y nói tới nỗi đời rồi y xóa đa đoan dâu biển. Y hồn nhiên giũ áo, nắm lây cung cầm Tăng Điền đánh lên giữa mùa Xuân… Có một suối thơ chảy từ gần gũi Ra xa xôi và chảy đến gần quanh Một suối thơ lá ngọt với hoa lành Nói trong xóm và rỡn cười dưới phố Nguồn thơ mới tuôn ra từ vũ trụ Có lẽ là hơi là gió cũng nên… (“Suối”)
Ra xa xôi và chảy đến gần quanh Một suối thơ lá ngọt với hoa lành Nói trong xóm và rỡn cười dưới phố Nguồn thơ mới tuôn ra từ vũ trụ Có lẽ là hơi là gió cũng nên… (“Suối”) “Thiên hạ xuôi xuôi ngược ngược, khệnh khạng kềnh càng, còn ta, ta hồn hồn ngạc ngạc ca hát như trẻ thơ… Hãy để cho trẻ thơ tới bên ta… Chim chóc tới bên ta… Các ngươi hãy gột rửa cái thói học đòi bác học đi. Các ngươi hãy mù lòa đi, và các ngươi sẽ không còn tội lỗi…” Chân nhân đời xưa nói gì? Nói rằng: các người đừng dùng thủ đoạn, đừng lợi dụng những ông Nietzsche để sát hại trẻ con. Thảm họa của Nietzsche không phải là ở chỗ bị công kích, cũng không phải bị mấy ông linh mục lên án. Thảm họa của Nietzsche là ở chỗ: bị bọn hãnh tiến lôi về phe cánh mình để tiện bề gây rối loạn. * Nguyễn Bính Mẹ cha thì nhớ thương mình Mình đi thương nhớ người tình xa xôi Đó cũng là tâm sự Đức Khổng Phu Tử vậy. Quê hương nước Lỗ thì nhớ ông. Mà ông thì cứ giũ áo ra đi lang thang chu du lữ thứ tìm kiếm khắp nước Tàu cái vong hồn tồn lưu nào chẳng rõ. Rồi san định bao nhiêu cuốn kinh, ghi chép cái ngấn tích phiêu bồng đã trôi tuột từ bao… * Huy Cận, Xuân Diệu Huy Cận đi từ Lửa Thiêng tới Hội Hoa Đăng, Tặng Em Mười Sáu, tức là ông đi cái bước tối hậu, tại bách xích can đầu. Cũng như Nguyễn Du đã dẫn cung cầm bạc mệnh Thúy Kiều tới giai đoạn “đầm ấm dương hòa”. Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Ra xa xôi và chảy đến gần quanh Một suối thơ lá ngọt với hoa lành Nói trong xóm và rỡn cười dưới phố Nguồn thơ mới tuôn ra từ vũ trụ Có lẽ là hơi là gió cũng nên… (“Suối”) “Thiên hạ xuôi xuôi ngược ngược, khệnh khạng kềnh càng, còn ta, ta hồn hồn ngạc ngạc ca hát như trẻ thơ… Hãy để cho trẻ thơ tới bên ta… Chim chóc tới bên ta… Các ngươi hãy gột rửa cái thói học đòi bác học đi. Các ngươi hãy mù lòa đi, và các ngươi sẽ không còn tội lỗi…” Chân nhân đời xưa nói gì? Nói rằng: các người đừng dùng thủ đoạn, đừng lợi dụng những ông Nietzsche để sát hại trẻ con. Thảm họa của Nietzsche không phải là ở chỗ bị công kích, cũng không phải bị mấy ông linh mục lên án. Thảm họa của Nietzsche là ở chỗ: bị bọn hãnh tiến lôi về phe cánh mình để tiện bề gây rối loạn. * Nguyễn Bính Mẹ cha thì nhớ thương mình Mình đi thương nhớ người tình xa xôi Đó cũng là tâm sự Đức Khổng Phu Tử vậy. Quê hương nước Lỗ thì nhớ ông. Mà ông thì cứ giũ áo ra đi lang thang chu du lữ thứ tìm kiếm khắp nước Tàu cái vong hồn tồn lưu nào chẳng rõ. Rồi san định bao nhiêu cuốn kinh, ghi chép cái ngấn tích phiêu bồng đã trôi tuột từ bao… * Huy Cận, Xuân Diệu Huy Cận đi từ Lửa Thiêng tới Hội Hoa Đăng, Tặng Em Mười Sáu, tức là ông đi cái bước tối hậu, tại bách xích can đầu. Cũng như Nguyễn Du đã dẫn cung cầm bạc mệnh Thúy Kiều tới giai đoạn “đầm ấm dương hòa”. Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?
Cũng như Nguyễn Du đã dẫn cung cầm bạc mệnh Thúy Kiều tới giai đoạn “đầm ấm dương hòa”. Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy? Xuân Diệu già trước tuổi, nên ngay từ đầu, ông đã xóa tiếng đoạn trường bạc mệnh bằng cái thể điệu ngấm ngầm niêm hoa vi tiếu bàng bạc trong thơ ông. Nghĩa là phản lão hoàn đồng? Nghĩa là quá già nên hóa ra trẻ nít trở lại? Kể từ cõi Nguyễn Du vậy. Kẻ nào chưa hiểu rõ chỗ tận cùng tàn sơn thặng thủy trong cung bậc Nguyễn Du, kẻ đó không thể nào hiểu Huy Cận Xuân Diệu đã vì đâu mà già, do đâu mà trẻ. (Xét lại xem Shakespeare đã đánh cung bậc nhị bội như thế nào kể từ Hamlet Macbeth Othello sang những vở hài kịch bát ngát của ông. Xét lại Sophocle: bên bi kịch Oedipe, còn có vở kịch Philoctète) Nguyễn Du Bấy giờ ai lại biết ai Dù lòng biển rộng sông dài thênh thênh Câu thơ hàm hỗn bát ngát dị thường đó, mọi bản dịch đều dịch một chiều. Không ai ngờ gì cả về cõi lập ngôn tủng bạt ráo riết của Nguyễn Du niêm hoa vi tiếu. * Phương Tâm Thơ bà Phương Tâm mang nhiều màu sắc hải ngoại. Mặt biển Mặt biển xanh Con tàu trắng Con chim biển Ôi Con Chim Biển Người bạn Người bạn chết rồi Một hôm ra khơi Xa xôi nhỏ bé Nhỏ bé Xa Xôi Mùa xuân đã rụng mất rồi Con cá Con cá hôm qua ấy Gặp con cá hôm nay Hôm qua ấy hôm nay Hôm nay ấy chính hôm qua Kể từ cuống ruột tới rà Kéo lê lếch giữa mù sa biển vàng Con cá hôm nào thế Một hôm con cá đi về Từ khơi biển mặn cát đè lên tim Từ trùng dương rộng đi tìm Hội kim châu rụng trong miền phù du * Thích Thiên Thư
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Cũng như Nguyễn Du đã dẫn cung cầm bạc mệnh Thúy Kiều tới giai đoạn “đầm ấm dương hòa”. Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy? Xuân Diệu già trước tuổi, nên ngay từ đầu, ông đã xóa tiếng đoạn trường bạc mệnh bằng cái thể điệu ngấm ngầm niêm hoa vi tiếu bàng bạc trong thơ ông. Nghĩa là phản lão hoàn đồng? Nghĩa là quá già nên hóa ra trẻ nít trở lại? Kể từ cõi Nguyễn Du vậy. Kẻ nào chưa hiểu rõ chỗ tận cùng tàn sơn thặng thủy trong cung bậc Nguyễn Du, kẻ đó không thể nào hiểu Huy Cận Xuân Diệu đã vì đâu mà già, do đâu mà trẻ. (Xét lại xem Shakespeare đã đánh cung bậc nhị bội như thế nào kể từ Hamlet Macbeth Othello sang những vở hài kịch bát ngát của ông. Xét lại Sophocle: bên bi kịch Oedipe, còn có vở kịch Philoctète) Nguyễn Du Bấy giờ ai lại biết ai Dù lòng biển rộng sông dài thênh thênh Câu thơ hàm hỗn bát ngát dị thường đó, mọi bản dịch đều dịch một chiều. Không ai ngờ gì cả về cõi lập ngôn tủng bạt ráo riết của Nguyễn Du niêm hoa vi tiếu. * Phương Tâm Thơ bà Phương Tâm mang nhiều màu sắc hải ngoại. Mặt biển Mặt biển xanh Con tàu trắng Con chim biển Ôi Con Chim Biển Người bạn Người bạn chết rồi Một hôm ra khơi Xa xôi nhỏ bé Nhỏ bé Xa Xôi Mùa xuân đã rụng mất rồi Con cá Con cá hôm qua ấy Gặp con cá hôm nay Hôm qua ấy hôm nay Hôm nay ấy chính hôm qua Kể từ cuống ruột tới rà Kéo lê lếch giữa mù sa biển vàng Con cá hôm nào thế Một hôm con cá đi về Từ khơi biển mặn cát đè lên tim Từ trùng dương rộng đi tìm Hội kim châu rụng trong miền phù du * Thích Thiên Thư
Kéo lê lếch giữa mù sa biển vàng Con cá hôm nào thế Một hôm con cá đi về Từ khơi biển mặn cát đè lên tim Từ trùng dương rộng đi tìm Hội kim châu rụng trong miền phù du * Thích Thiên Thư Nguồn thơ vị sư này chảy về từ cõi uyên nguyên Phật Giáo tràn ngập vào lục bát Việt Nam, trở thành một dòng riêng biệt bát ngát. Đọc thơ ông và nghe ông ngâm thơ, tưởng chừng như chết lặng mất linh hồn và trùng sinh trong cõi khác. Lời thơ như gột rửa máu me thể phách và vương vấn tâm thần như khói chiên đàn tụ về ngưng bích phủ sương mây Lãm Thúy. Lời thơ giục giã lên đường Thái Hư, lại như thôi thúc yêu đương hoàng hậu Ai Cập. Lại như xóa bỏ mất cung thành để ngồi nghe âm thanh sa mạc. Lại như… Lại như… Lại như… Lại như… Lại như...Lại như...Lại như... Tôi muốn viết luôn một ngàn tiếng lại như để cuối cùng có thể nào biến lại như ra làm như lại và mất dấu nặng để trở thành Như Lai? Cỗ xe mặt trời Cỗ xe phía mặt trời chiều Một con ngựa xoải về theo mặt trời Cờ trên ải núi chơi vơi Đứng buồn muôn dặm xa khơi còn tìm Xe về dưới núi nằm im Chim kêu rời rạc trên miền đất xa Nghĩ mình cũng thủa thăng hoa Chân đi viễn tượng đường xa khói mù Lá cờ đen vọng muôn thu Nghìn tâm sự để cho dù biển xanh Chiều lên thác bạc sương ghềnh Dưới khe khói núi cũng dầu nhớ nhau Đá rừng vai tượng thiên thâu Về em thêm một lần câu tình hoài Sớm mây phố chợ tên người Cỗ xe gác ngựa nuôi lời lớn khôn Mù sương trên vai Trên cao phố lẻ mặt trời Cây nghiêng hàng dựng rã rời chim bay Nghe chừng gió cuộn đâu đây
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Kéo lê lếch giữa mù sa biển vàng Con cá hôm nào thế Một hôm con cá đi về Từ khơi biển mặn cát đè lên tim Từ trùng dương rộng đi tìm Hội kim châu rụng trong miền phù du * Thích Thiên Thư Nguồn thơ vị sư này chảy về từ cõi uyên nguyên Phật Giáo tràn ngập vào lục bát Việt Nam, trở thành một dòng riêng biệt bát ngát. Đọc thơ ông và nghe ông ngâm thơ, tưởng chừng như chết lặng mất linh hồn và trùng sinh trong cõi khác. Lời thơ như gột rửa máu me thể phách và vương vấn tâm thần như khói chiên đàn tụ về ngưng bích phủ sương mây Lãm Thúy. Lời thơ giục giã lên đường Thái Hư, lại như thôi thúc yêu đương hoàng hậu Ai Cập. Lại như xóa bỏ mất cung thành để ngồi nghe âm thanh sa mạc. Lại như… Lại như… Lại như… Lại như… Lại như...Lại như...Lại như... Tôi muốn viết luôn một ngàn tiếng lại như để cuối cùng có thể nào biến lại như ra làm như lại và mất dấu nặng để trở thành Như Lai? Cỗ xe mặt trời Cỗ xe phía mặt trời chiều Một con ngựa xoải về theo mặt trời Cờ trên ải núi chơi vơi Đứng buồn muôn dặm xa khơi còn tìm Xe về dưới núi nằm im Chim kêu rời rạc trên miền đất xa Nghĩ mình cũng thủa thăng hoa Chân đi viễn tượng đường xa khói mù Lá cờ đen vọng muôn thu Nghìn tâm sự để cho dù biển xanh Chiều lên thác bạc sương ghềnh Dưới khe khói núi cũng dầu nhớ nhau Đá rừng vai tượng thiên thâu Về em thêm một lần câu tình hoài Sớm mây phố chợ tên người Cỗ xe gác ngựa nuôi lời lớn khôn Mù sương trên vai Trên cao phố lẻ mặt trời Cây nghiêng hàng dựng rã rời chim bay Nghe chừng gió cuộn đâu đây
Về em thêm một lần câu tình hoài Sớm mây phố chợ tên người Cỗ xe gác ngựa nuôi lời lớn khôn Mù sương trên vai Trên cao phố lẻ mặt trời Cây nghiêng hàng dựng rã rời chim bay Nghe chừng gió cuộn đâu đây Bãi xa tiếng quạ dâng đầy nước sông Ta về người đi buồn không Mùa thu hoa trắng cho lòng nhớ em Con tàu than hú ga thâu Cây cao loáng lẻ buồn trên hồ cầm Anh còn bạo động thâm tâm Sương trên Vai tượng buồn câm nín chiều Gửi đóa hoa về người yêu Nhớ em đau đớn cho nhiều tầm tay Anh ngồi qua một đêm nay Đêm trên hầm rượu với cây kèn đồng Vào thu Với dung nhan cỏ hoa này Chim di cũng lại từ ngày sang thu Áo ai mây trắng bên hồ Nghe như gió cũng gieo mùa phiêu bay Nghe rừng xao xác trăm cây Chim nao tiếng rụng bên ngoài nội hoa Từ em cồn giấy mai hoa Thơ trăm chữ đọng ý sa giọt buồn Từ em ngơ ngác mùa sương Nghiêng nghiêng nắng đổ còn vương ít nhiều Từ em ngọn bút mai kiều Anh mang dáng vóc mây chiều trên vai Từ em đôi búp tay dài Mười con chim nhạn bay ngoài cồn trăng Từ em cài nụ hoa vàng Từ em suối tóc bên hàng giậu bay Lạnh mùa chim đi Xao xác chừ mấy hàng cây Mà trăng tĩnh mặc bên ngoài hàng hoa Chim đôi tiếng rụng trong mù Nghiêng nghiêng cõi núi vi vu gió mùa Về từ hàng ngọn cờ xưa Mây du đãng nhớ tang Vua nội thành Nao nao một giọng cầm tranh Mười hai ải khói trên thành gỗ thơm Tay em hạc nội mây cồn Chừ nghe tóc rũ nao hồn gió thu Cơn mưa đáp bụi bay vù Còn anh thân lạnh với mùa chim di * Thích Trung Tử Vị sư này có giọng thơ phóng dật như thơ Đỗ Mục.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Về em thêm một lần câu tình hoài Sớm mây phố chợ tên người Cỗ xe gác ngựa nuôi lời lớn khôn Mù sương trên vai Trên cao phố lẻ mặt trời Cây nghiêng hàng dựng rã rời chim bay Nghe chừng gió cuộn đâu đây Bãi xa tiếng quạ dâng đầy nước sông Ta về người đi buồn không Mùa thu hoa trắng cho lòng nhớ em Con tàu than hú ga thâu Cây cao loáng lẻ buồn trên hồ cầm Anh còn bạo động thâm tâm Sương trên Vai tượng buồn câm nín chiều Gửi đóa hoa về người yêu Nhớ em đau đớn cho nhiều tầm tay Anh ngồi qua một đêm nay Đêm trên hầm rượu với cây kèn đồng Vào thu Với dung nhan cỏ hoa này Chim di cũng lại từ ngày sang thu Áo ai mây trắng bên hồ Nghe như gió cũng gieo mùa phiêu bay Nghe rừng xao xác trăm cây Chim nao tiếng rụng bên ngoài nội hoa Từ em cồn giấy mai hoa Thơ trăm chữ đọng ý sa giọt buồn Từ em ngơ ngác mùa sương Nghiêng nghiêng nắng đổ còn vương ít nhiều Từ em ngọn bút mai kiều Anh mang dáng vóc mây chiều trên vai Từ em đôi búp tay dài Mười con chim nhạn bay ngoài cồn trăng Từ em cài nụ hoa vàng Từ em suối tóc bên hàng giậu bay Lạnh mùa chim đi Xao xác chừ mấy hàng cây Mà trăng tĩnh mặc bên ngoài hàng hoa Chim đôi tiếng rụng trong mù Nghiêng nghiêng cõi núi vi vu gió mùa Về từ hàng ngọn cờ xưa Mây du đãng nhớ tang Vua nội thành Nao nao một giọng cầm tranh Mười hai ải khói trên thành gỗ thơm Tay em hạc nội mây cồn Chừ nghe tóc rũ nao hồn gió thu Cơn mưa đáp bụi bay vù Còn anh thân lạnh với mùa chim di * Thích Trung Tử Vị sư này có giọng thơ phóng dật như thơ Đỗ Mục.
Tay em hạc nội mây cồn Chừ nghe tóc rũ nao hồn gió thu Cơn mưa đáp bụi bay vù Còn anh thân lạnh với mùa chim di * Thích Trung Tử Vị sư này có giọng thơ phóng dật như thơ Đỗ Mục. Người rất điềm tĩnh, ai ngờ đâu thơ lại nồng nàn đắm đuối hơn kẻ si tình. Xác thân Xác thân này một cung say Độ vui này một tháng ngày mộng du Trí không này một ngục tù Tóc em này một rừng thu quên về Chiều lên thú vật lạ lùng Lửa chân trời đỗ vỡ tung miên trường Ta cười cuồng ngất khói sương Rồi nghe biển động con đường thụy du Trầm ca Trầm ca heo hút với rừng Tiếng lên trăm giọng tắt vừng Thái Hư Bay rồi sương khói mùa thu Còn đâu ải bắc lạnh từ dòng chim * Mẫu Thân Phùng Khánh Nhiều người hỏi tôi có quả thật Phùng Khánh đã có đẻ tôi ra đời chăng. Bà đẻ ra tôi lúc nào? Sự thật là Phùng Khánh chẳng hề có đẻ ra tôi một phen nào cả. Tôi nay bốn mươi bốn tuổi đầu. Phùng Khánh chỉ mới hai mươi sáu tuổi. Làm sao một thiếu nữ hai mươi sáu tuổi lại có thể đẻ ra được một ông cụ luống tuổi bốn mươi bốn, bốn mươi lăm? Nếu muốn đẻ ra được tôi, thì ít ra Phùng Khánh cũng phải lớn hơn tôi một vài tuổi mới được. Chẳng thể nào kẻ nhỏ tuổi lại đẻ ra một người lớn tuổi. Như vậy là trái đạo trời. Đạo trời không cho phép một con người mang nặng đẻ đau lúc người ấy chưa ra đời. Trường hợp hy hữu cũng có vài kẻ đẻ đau mang nặng ngay từ thuở sơ sinh. Thì mẹ và con có thể bằng tuổi nhau được lắm. Tuyệt nhiên không thể nào xảy ra trường hợp con lớn hơn tuổi mẹ được
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tay em hạc nội mây cồn Chừ nghe tóc rũ nao hồn gió thu Cơn mưa đáp bụi bay vù Còn anh thân lạnh với mùa chim di * Thích Trung Tử Vị sư này có giọng thơ phóng dật như thơ Đỗ Mục. Người rất điềm tĩnh, ai ngờ đâu thơ lại nồng nàn đắm đuối hơn kẻ si tình. Xác thân Xác thân này một cung say Độ vui này một tháng ngày mộng du Trí không này một ngục tù Tóc em này một rừng thu quên về Chiều lên thú vật lạ lùng Lửa chân trời đỗ vỡ tung miên trường Ta cười cuồng ngất khói sương Rồi nghe biển động con đường thụy du Trầm ca Trầm ca heo hút với rừng Tiếng lên trăm giọng tắt vừng Thái Hư Bay rồi sương khói mùa thu Còn đâu ải bắc lạnh từ dòng chim * Mẫu Thân Phùng Khánh Nhiều người hỏi tôi có quả thật Phùng Khánh đã có đẻ tôi ra đời chăng. Bà đẻ ra tôi lúc nào? Sự thật là Phùng Khánh chẳng hề có đẻ ra tôi một phen nào cả. Tôi nay bốn mươi bốn tuổi đầu. Phùng Khánh chỉ mới hai mươi sáu tuổi. Làm sao một thiếu nữ hai mươi sáu tuổi lại có thể đẻ ra được một ông cụ luống tuổi bốn mươi bốn, bốn mươi lăm? Nếu muốn đẻ ra được tôi, thì ít ra Phùng Khánh cũng phải lớn hơn tôi một vài tuổi mới được. Chẳng thể nào kẻ nhỏ tuổi lại đẻ ra một người lớn tuổi. Như vậy là trái đạo trời. Đạo trời không cho phép một con người mang nặng đẻ đau lúc người ấy chưa ra đời. Trường hợp hy hữu cũng có vài kẻ đẻ đau mang nặng ngay từ thuở sơ sinh. Thì mẹ và con có thể bằng tuổi nhau được lắm. Tuyệt nhiên không thể nào xảy ra trường hợp con lớn hơn tuổi mẹ được
Trường hợp hy hữu cũng có vài kẻ đẻ đau mang nặng ngay từ thuở sơ sinh. Thì mẹ và con có thể bằng tuổi nhau được lắm. Tuyệt nhiên không thể nào xảy ra trường hợp con lớn hơn tuổi mẹ được Thế thì bởi đâu Phùng Khánh lại là mẫu thân của tôi, mặc dù bà không đẻ ra tôi? Ấy là bởi vì cái đường tơ luận lý học như thế này: Phùng Khánh vốn là bà mẹ Việt Nam. Tôi lại là con dân Việt Nam. Vậy thì tất nhiên Phùng Khánh là mẹ của tôi vậy. Nếu tôi không nhận Phùng Khánh là mẹ, thì chẳng ra tôi là người Lào? Hoặc con dân Âu Mỹ ư? Huống nữa là: Phùng Khánh là bà mẹ loài người. Vậy Phùng Khánh là mẹ của tôi. Nếu tôi không phải là con của Phùng Khánh, thì chẳng ra tôi chẳng phải con người? Chẳng ra tôi là con vật? Phân tích nghiêm mật luận lý học ra như thế, rành rành Phùng Khánh là mẹ của tôi. Huống nữa là: trong cõi mộng mơ chiêm bao tại bình diện thi nhạc phiêu bồng, Phùng Khánh đích nhiên cũng lại là mẹ của tôi nốt. Tôi vốn là Trung Niên Thy Sỹ. Ai đâu có ngờ rằng những bài thơ bất tử tôi làm ra là do Phùng Khánh cả đấy? Mỗi phen tôi mơ màng nghĩ tới dung nhan diễm lệ Phùng Khánh thì giòng thơ bát ngát lại tuôn ra ào ào. Vậy thì hiển nhiên như nhiên thiên tài của tôi là do liên tồn Phùng Khánh đẻ ra vậy. Tôi suy ngẫm suốt bao nhiêu năm trời, nhận ra sự tình cố kỳ nhiên đó, mới dám mạo muội mạnh bạo gọi Phùng Khánh bằng một tiếng Mẫu Thân. Há đâu dám bốc đồng mà gọi bướng! * Đặng Tấn Tới Nguồn thơ ông rất đặc biệt. Đọc mấy thi phẩm ông, tôi còn giữ lại một cảm tưởng hiu hắt.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Trường hợp hy hữu cũng có vài kẻ đẻ đau mang nặng ngay từ thuở sơ sinh. Thì mẹ và con có thể bằng tuổi nhau được lắm. Tuyệt nhiên không thể nào xảy ra trường hợp con lớn hơn tuổi mẹ được Thế thì bởi đâu Phùng Khánh lại là mẫu thân của tôi, mặc dù bà không đẻ ra tôi? Ấy là bởi vì cái đường tơ luận lý học như thế này: Phùng Khánh vốn là bà mẹ Việt Nam. Tôi lại là con dân Việt Nam. Vậy thì tất nhiên Phùng Khánh là mẹ của tôi vậy. Nếu tôi không nhận Phùng Khánh là mẹ, thì chẳng ra tôi là người Lào? Hoặc con dân Âu Mỹ ư? Huống nữa là: Phùng Khánh là bà mẹ loài người. Vậy Phùng Khánh là mẹ của tôi. Nếu tôi không phải là con của Phùng Khánh, thì chẳng ra tôi chẳng phải con người? Chẳng ra tôi là con vật? Phân tích nghiêm mật luận lý học ra như thế, rành rành Phùng Khánh là mẹ của tôi. Huống nữa là: trong cõi mộng mơ chiêm bao tại bình diện thi nhạc phiêu bồng, Phùng Khánh đích nhiên cũng lại là mẹ của tôi nốt. Tôi vốn là Trung Niên Thy Sỹ. Ai đâu có ngờ rằng những bài thơ bất tử tôi làm ra là do Phùng Khánh cả đấy? Mỗi phen tôi mơ màng nghĩ tới dung nhan diễm lệ Phùng Khánh thì giòng thơ bát ngát lại tuôn ra ào ào. Vậy thì hiển nhiên như nhiên thiên tài của tôi là do liên tồn Phùng Khánh đẻ ra vậy. Tôi suy ngẫm suốt bao nhiêu năm trời, nhận ra sự tình cố kỳ nhiên đó, mới dám mạo muội mạnh bạo gọi Phùng Khánh bằng một tiếng Mẫu Thân. Há đâu dám bốc đồng mà gọi bướng! * Đặng Tấn Tới Nguồn thơ ông rất đặc biệt. Đọc mấy thi phẩm ông, tôi còn giữ lại một cảm tưởng hiu hắt.
Há đâu dám bốc đồng mà gọi bướng! * Đặng Tấn Tới Nguồn thơ ông rất đặc biệt. Đọc mấy thi phẩm ông, tôi còn giữ lại một cảm tưởng hiu hắt. Rủi sao, tập thơ ông, tôi bỏ lạc đâu mất, nên không thể dám mạo muội viết nhận định ra đây. * Trí Hải Ni Cô Ni cô vừa rời bỏ Vạn Hạnh đi tu tiên ở trên núi. Nguyên nhân là: các vị sư ở Vạn Hạnh chế ni cô đã đẻ ra Bùi Giáng già nua, ni cô bẽn lẽn bèn giũ áo ra đi. Sự tình nông nỗi ấy, Thích Minh Châu phải chịu trách nhiệm một phần lớn. * Sách Vũ Hiệp Mỗi bộ sách Vũ Hiệp dài mấy ngàn trang. Đọc vài ba chục bộ, ắt mòn mõi mắt môi miệng. Đó là một hiểm họa lớn. Si mê rượu chè còn khá. Si mê sách Vũ Hiệp thì sự tình là bất khả vãn hồi. Mấy năm nay, tại hạ chẳng còn tâm hồn đâu làm văn nghệ hoặc thong dong thưởng thức những thi phẩm mới của những nhà thơ trẻ trung tài tử, ấy chẳng qua vì linh hồn tại hạ toàn thể bị sách Vũ Hiệp xâm chiếm. Nhiều kẻ làm văn nghệ chuyên môn tở mở phè phỡn bảo rằng tại hạ có thái độ cô đơn cách biệt đối với hàng ngũ văn nghệ hôm nay. Nghĩ mà bượch cười vỡ bụng! Cô đơn cách biệt cái khỉ khô xơ mốc gì. Ơn ích gì đâu mà cô độc! Bảnh bao gì đâu mà đứng riêng một mình đối thoại với hư vô! Thà chui đầu vào tà xiêm Marilyn Monroe nằm ngủ mà liên miên thầm gọi Phùng Khánh mẫu thân, có phải là thơ mộng hơn không! Mẫu Thân nỡ nào giũ áo đi tu tiên ở trên ngọn núi quai nhai như thế! Bỏ con ở lại Sàigòn tắt nghẽn trong từng tiếng kêu than! * Giải thích
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Há đâu dám bốc đồng mà gọi bướng! * Đặng Tấn Tới Nguồn thơ ông rất đặc biệt. Đọc mấy thi phẩm ông, tôi còn giữ lại một cảm tưởng hiu hắt. Rủi sao, tập thơ ông, tôi bỏ lạc đâu mất, nên không thể dám mạo muội viết nhận định ra đây. * Trí Hải Ni Cô Ni cô vừa rời bỏ Vạn Hạnh đi tu tiên ở trên núi. Nguyên nhân là: các vị sư ở Vạn Hạnh chế ni cô đã đẻ ra Bùi Giáng già nua, ni cô bẽn lẽn bèn giũ áo ra đi. Sự tình nông nỗi ấy, Thích Minh Châu phải chịu trách nhiệm một phần lớn. * Sách Vũ Hiệp Mỗi bộ sách Vũ Hiệp dài mấy ngàn trang. Đọc vài ba chục bộ, ắt mòn mõi mắt môi miệng. Đó là một hiểm họa lớn. Si mê rượu chè còn khá. Si mê sách Vũ Hiệp thì sự tình là bất khả vãn hồi. Mấy năm nay, tại hạ chẳng còn tâm hồn đâu làm văn nghệ hoặc thong dong thưởng thức những thi phẩm mới của những nhà thơ trẻ trung tài tử, ấy chẳng qua vì linh hồn tại hạ toàn thể bị sách Vũ Hiệp xâm chiếm. Nhiều kẻ làm văn nghệ chuyên môn tở mở phè phỡn bảo rằng tại hạ có thái độ cô đơn cách biệt đối với hàng ngũ văn nghệ hôm nay. Nghĩ mà bượch cười vỡ bụng! Cô đơn cách biệt cái khỉ khô xơ mốc gì. Ơn ích gì đâu mà cô độc! Bảnh bao gì đâu mà đứng riêng một mình đối thoại với hư vô! Thà chui đầu vào tà xiêm Marilyn Monroe nằm ngủ mà liên miên thầm gọi Phùng Khánh mẫu thân, có phải là thơ mộng hơn không! Mẫu Thân nỡ nào giũ áo đi tu tiên ở trên ngọn núi quai nhai như thế! Bỏ con ở lại Sàigòn tắt nghẽn trong từng tiếng kêu than! * Giải thích
Mẫu Thân nỡ nào giũ áo đi tu tiên ở trên ngọn núi quai nhai như thế! Bỏ con ở lại Sàigòn tắt nghẽn trong từng tiếng kêu than! * Giải thích Có kẻ hỏi tôi: - Các hạ đọc sách Vũ Hiệp lu bù như thế, tại sao bàn về sách Vũ Hiệp, các hạ lại bàn lai rai, thua xa ông Đỗ Long Vân? Đáp rằng: - Ấy chính bởi tại hạ đọc lu bù mà ra nông nỗi ấy. Đọc lu bù thì đâm ra mù quáng. Cũng tỷ như bọn mê gái lu bù quàng xiên. Mê một gái thì sáng suốt nói về hồng nhan, còn mê trăm ngàn gái, thì tất nhiên điên tam đảo tứ, còn đâu bình tĩnh sáng suốt mà nhận định tố chất thiên hương? Cũng tỷ như bọn mê đàn cầm. Nếu chuyên đánh dương cầm thì chỉ nên đánh dương cầm. Trái lại, một tay đánh dương cầm, một tay lại đèo bồng vĩ cầm, môi miệng lại đa mang ống tiêu, ống sáo, thì làm sao có thể cung thương làu bậc ngũ âm? Cũng tỷ như bọn mê chuồn chuồn. Hà tất phải mê hàng ngàn con! Làm sao theo dõi hàng ngàn cánh chuồn chuồn bay khắp không gian thiên thu vạn đại cho được? Ắt lâm vào tình trạng Tẩu Hỏa Nhập Ma. (Tản Đà xưa bị Tẩu Hỏa Nhập Ma, ấy cũng tại ông ham uống rượu quá mức. Hà tất phải uống cho đủ bốn lu?) Cũng tỷ như bọn ham đánh giặc. Đánh chơi một năm đã đủ, hà tất phải đánh tới hai ba mươi năm! Cũng tỷ như bọn ham có mẫu thân. Có một Phùng Khánh mẫu thân đã đủ bát ngát lắm rồi. Hà tất phải tham lam có luôn cả Brigitte mẫu thân, Marilyn mẫu thân, Kim Cương Thái Thanh mẫu thân, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca mẫu thân. Cũng tỷ như bọn ham có đồ đệ.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Mẫu Thân nỡ nào giũ áo đi tu tiên ở trên ngọn núi quai nhai như thế! Bỏ con ở lại Sàigòn tắt nghẽn trong từng tiếng kêu than! * Giải thích Có kẻ hỏi tôi: - Các hạ đọc sách Vũ Hiệp lu bù như thế, tại sao bàn về sách Vũ Hiệp, các hạ lại bàn lai rai, thua xa ông Đỗ Long Vân? Đáp rằng: - Ấy chính bởi tại hạ đọc lu bù mà ra nông nỗi ấy. Đọc lu bù thì đâm ra mù quáng. Cũng tỷ như bọn mê gái lu bù quàng xiên. Mê một gái thì sáng suốt nói về hồng nhan, còn mê trăm ngàn gái, thì tất nhiên điên tam đảo tứ, còn đâu bình tĩnh sáng suốt mà nhận định tố chất thiên hương? Cũng tỷ như bọn mê đàn cầm. Nếu chuyên đánh dương cầm thì chỉ nên đánh dương cầm. Trái lại, một tay đánh dương cầm, một tay lại đèo bồng vĩ cầm, môi miệng lại đa mang ống tiêu, ống sáo, thì làm sao có thể cung thương làu bậc ngũ âm? Cũng tỷ như bọn mê chuồn chuồn. Hà tất phải mê hàng ngàn con! Làm sao theo dõi hàng ngàn cánh chuồn chuồn bay khắp không gian thiên thu vạn đại cho được? Ắt lâm vào tình trạng Tẩu Hỏa Nhập Ma. (Tản Đà xưa bị Tẩu Hỏa Nhập Ma, ấy cũng tại ông ham uống rượu quá mức. Hà tất phải uống cho đủ bốn lu?) Cũng tỷ như bọn ham đánh giặc. Đánh chơi một năm đã đủ, hà tất phải đánh tới hai ba mươi năm! Cũng tỷ như bọn ham có mẫu thân. Có một Phùng Khánh mẫu thân đã đủ bát ngát lắm rồi. Hà tất phải tham lam có luôn cả Brigitte mẫu thân, Marilyn mẫu thân, Kim Cương Thái Thanh mẫu thân, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca mẫu thân. Cũng tỷ như bọn ham có đồ đệ.
Hà tất phải tham lam có luôn cả Brigitte mẫu thân, Marilyn mẫu thân, Kim Cương Thái Thanh mẫu thân, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca mẫu thân. Cũng tỷ như bọn ham có đồ đệ. Hà tất phải lọm cọm đa mang như ông Khổng Tử có tới ba ngàn môn đồ như vua nhà Tần có tới ba nghìn cung nữ. Té ra ông Khổng Tử cũng lại là một loại bạo chúa ru. Lại cũng như ông Nguyễn Du ham có hơn ba trăm năm có kẻ khóc mình. Có một mẫu thân Phùng Khánh cho con bú trong hiện tại đã đủ rồi, và dỗ cho nín bây giờ đã đủ rồi, hà tất phải dỗ con nín khóc ba trăm năm sau. * Ponce Pilate Ponce Pilate muốn cứu Jésus, nhưng không cứu được. Một mặt đám đông la ó tràn lan. Một mặt Jésus không chịu nói. Hoặc có nói, thì nói lờ lững đâu đâu. “Bọn chúng lên án Ngài tùm lum như thế, Ngài nghĩ sao?” Ponce Pilate cố khơi ý cho Jésus, để ông có thể dựa vào lời đáp của Jésus mà tìm cách biện hộ. Cuối cùng quẫn bách quá, Ponce Pilate phải sai người lấy roi quất túi bụi cho rách áo quần Jésus, quàng lên đầu Jésus một vòng gai nhọn, dẫn tới trước mặt đám đông bảo: - “Ecce Homo!” (Đó, là người ấy đó!) Nghĩa là: người ấy tội lỗi thế nào, chưa rõ, nhưng đã chịu trừng phạt như vậy, thế đã vừa lòng bọn các ngươi chưa? Người ta có thể hỏi: Nếu quả thật Ponce Pilate có ý ủng hộ Jésus, thì tại sao ông lại bắt chẹt Jésus một cách gay cấn? Lúc Jésus nói “Kẻ nào đi theo chân lý, kẻ đó bước theo ta”, thì Pilate lại chơi khăm hỏi vặn: “Chân lý là gì?” Ấy mới là chỗ thống thiết. Lời hỏi kia của Pilate biểu hiện nội tâm Pilate lúc bấy giờ.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Hà tất phải tham lam có luôn cả Brigitte mẫu thân, Marilyn mẫu thân, Kim Cương Thái Thanh mẫu thân, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca mẫu thân. Cũng tỷ như bọn ham có đồ đệ. Hà tất phải lọm cọm đa mang như ông Khổng Tử có tới ba ngàn môn đồ như vua nhà Tần có tới ba nghìn cung nữ. Té ra ông Khổng Tử cũng lại là một loại bạo chúa ru. Lại cũng như ông Nguyễn Du ham có hơn ba trăm năm có kẻ khóc mình. Có một mẫu thân Phùng Khánh cho con bú trong hiện tại đã đủ rồi, và dỗ cho nín bây giờ đã đủ rồi, hà tất phải dỗ con nín khóc ba trăm năm sau. * Ponce Pilate Ponce Pilate muốn cứu Jésus, nhưng không cứu được. Một mặt đám đông la ó tràn lan. Một mặt Jésus không chịu nói. Hoặc có nói, thì nói lờ lững đâu đâu. “Bọn chúng lên án Ngài tùm lum như thế, Ngài nghĩ sao?” Ponce Pilate cố khơi ý cho Jésus, để ông có thể dựa vào lời đáp của Jésus mà tìm cách biện hộ. Cuối cùng quẫn bách quá, Ponce Pilate phải sai người lấy roi quất túi bụi cho rách áo quần Jésus, quàng lên đầu Jésus một vòng gai nhọn, dẫn tới trước mặt đám đông bảo: - “Ecce Homo!” (Đó, là người ấy đó!) Nghĩa là: người ấy tội lỗi thế nào, chưa rõ, nhưng đã chịu trừng phạt như vậy, thế đã vừa lòng bọn các ngươi chưa? Người ta có thể hỏi: Nếu quả thật Ponce Pilate có ý ủng hộ Jésus, thì tại sao ông lại bắt chẹt Jésus một cách gay cấn? Lúc Jésus nói “Kẻ nào đi theo chân lý, kẻ đó bước theo ta”, thì Pilate lại chơi khăm hỏi vặn: “Chân lý là gì?” Ấy mới là chỗ thống thiết. Lời hỏi kia của Pilate biểu hiện nội tâm Pilate lúc bấy giờ.
Lúc Jésus nói “Kẻ nào đi theo chân lý, kẻ đó bước theo ta”, thì Pilate lại chơi khăm hỏi vặn: “Chân lý là gì?” Ấy mới là chỗ thống thiết. Lời hỏi kia của Pilate biểu hiện nội tâm Pilate lúc bấy giờ. Chân lý là cái gì khó xác định, thị phi là cái gì khó phân biệt, ngài có tội lỗi hay không, tại hạ không thể quyết đoán… Tại hạ lóng cóng. Mà bọn chúng thì cứ la ó nhốn nháo cả lên… Ngài thì im lặng. Vậy chỉ còn một phương sách dung hòa. Tại hạ xin đắc tội với Ngài vậy. Ngài hãy chịu qua loa một trận đòn, thử xem có giập tắt bớt cơn cuồng nộ của bọn chúng hay không… “Ecce Homo” từ đó được Nietzsche chọn làm nhan đề một tập sách của mình. Ấy là một cách nêu trở lại ẩn ngữ Phúc Âm. * Đốn tre “Khó nhất là đốn tre, khó nhì là ve gái.” Người thường dân thường khuyên bảo dạy dỗ con cái như thế. Thấy thằng con sỗ sàng ve gái, họ không trực tiếp ngầy ngà. Họ không nói: “Ve gái khó lắm lắm. Con phải chậm rãi từ từ…” Họ nói quanh: “Khó nhất là đốn tre, khó nhì là ve gái”. Lời nói ấy về sau sẽ khiến đứa con suy nghĩ. Nó tự nhủ: Bố bảo khó nhất đốn tre? Nhưng mỗi ngày ta có thể đốn được năm mươi gốc tre một cách dễ dàng. Sao suốt mấy tuần lễ nay ta ve con Mận mà nó vẫn dửng dưng chưa có bề nào ngã ngũ? Từ đó cái câu “khó nhất đốn tre, khó nhì ve gái” đã giúp đứa con thể hội chân lý ngược lại. Ấy là: khó nhất ve gái, khó nhì đốn tre. Đi vào cõi tư tưởng, chúng ta luôn luôn phải lưu ý tới cái lối ăn nói nghịch lý của người tư tưởng. Họ nói một đường để ta suy ra một ngả.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Lúc Jésus nói “Kẻ nào đi theo chân lý, kẻ đó bước theo ta”, thì Pilate lại chơi khăm hỏi vặn: “Chân lý là gì?” Ấy mới là chỗ thống thiết. Lời hỏi kia của Pilate biểu hiện nội tâm Pilate lúc bấy giờ. Chân lý là cái gì khó xác định, thị phi là cái gì khó phân biệt, ngài có tội lỗi hay không, tại hạ không thể quyết đoán… Tại hạ lóng cóng. Mà bọn chúng thì cứ la ó nhốn nháo cả lên… Ngài thì im lặng. Vậy chỉ còn một phương sách dung hòa. Tại hạ xin đắc tội với Ngài vậy. Ngài hãy chịu qua loa một trận đòn, thử xem có giập tắt bớt cơn cuồng nộ của bọn chúng hay không… “Ecce Homo” từ đó được Nietzsche chọn làm nhan đề một tập sách của mình. Ấy là một cách nêu trở lại ẩn ngữ Phúc Âm. * Đốn tre “Khó nhất là đốn tre, khó nhì là ve gái.” Người thường dân thường khuyên bảo dạy dỗ con cái như thế. Thấy thằng con sỗ sàng ve gái, họ không trực tiếp ngầy ngà. Họ không nói: “Ve gái khó lắm lắm. Con phải chậm rãi từ từ…” Họ nói quanh: “Khó nhất là đốn tre, khó nhì là ve gái”. Lời nói ấy về sau sẽ khiến đứa con suy nghĩ. Nó tự nhủ: Bố bảo khó nhất đốn tre? Nhưng mỗi ngày ta có thể đốn được năm mươi gốc tre một cách dễ dàng. Sao suốt mấy tuần lễ nay ta ve con Mận mà nó vẫn dửng dưng chưa có bề nào ngã ngũ? Từ đó cái câu “khó nhất đốn tre, khó nhì ve gái” đã giúp đứa con thể hội chân lý ngược lại. Ấy là: khó nhất ve gái, khó nhì đốn tre. Đi vào cõi tư tưởng, chúng ta luôn luôn phải lưu ý tới cái lối ăn nói nghịch lý của người tư tưởng. Họ nói một đường để ta suy ra một ngả.
Ấy là: khó nhất ve gái, khó nhì đốn tre. Đi vào cõi tư tưởng, chúng ta luôn luôn phải lưu ý tới cái lối ăn nói nghịch lý của người tư tưởng. Họ nói một đường để ta suy ra một ngả. “Ngựa trắng không phải là ngựa”. Đó là lời Công Tôn Long. Ông này là nhà tư tưởng Trung Hoa bị đam ngộ nhiều nhất. * Viết lại Nam Hoa Kinh Nếu Trang Tử trùng sinh trong thời đại này ắt ông sẽ viết Nam Hoa Kinh như sau: 1. Nhe răng cười trong bóng tối, ấy là đạo vậy. Không bao giờ bắt chuồn chuồn mà cứ bảo rằng mình luôn luôn bắt chuồn chuồn, ấy là đạo vậy. Ngồi làm quan ở triều Nguyễn mà tự xưng mình là Nam Hải Điếu Đồ, ấy là đạo vậy. Leo lên máy bay đi ra giữa biển Thái Bình Dương thả bom xuống cho bọt sóng tung lên chơi, ấy là đạo vậy. Không thiết chi đọc sách, mà vẫn cặm cụi đọc hoài, ấy là đạo vậy. Đi ngắm phong cành Bà Rịa và bảo rằng đây là phong cảnh Thừa Thiên, ấy là đạo vậy. Suốt năm khắc khoải loay hoay mà tự cho mình thanh thoát phiêu bồng, ấy là đạo vậy. Gọi Phùng Khánh bằng mẫu thân, ấy là đạo vậy. Chiêm bao thấy Nam Phương Hoàng Hậu tỉnh dậy làm thơ tặng Gái Núi, ấy là đạo vậy. Trong lòng khâm phục Khổng Tử mà mở miệng ra là công kích ông ta, ấy là đạo vậy. Sống ngược hẳn giáo lý ông Khổng, mà cứ ca ngợi ông ta mãi, ấy là đạo vậy. Thích Minh Châu không hề tương tư Thúy Kiều, mà cứ bảo bừa rằng ông ấy tương tư Thúy Kiều, ấy là đạo vậy. Chán chường thi ca, mà cứ làm thơ hoài, ấy là đạo vậy. Đêm tối ở trần gian đau đớn vô cùng mà vẫn bảo rằng trần gian lộng lẫy, ấy là đạo vậy.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Ấy là: khó nhất ve gái, khó nhì đốn tre. Đi vào cõi tư tưởng, chúng ta luôn luôn phải lưu ý tới cái lối ăn nói nghịch lý của người tư tưởng. Họ nói một đường để ta suy ra một ngả. “Ngựa trắng không phải là ngựa”. Đó là lời Công Tôn Long. Ông này là nhà tư tưởng Trung Hoa bị đam ngộ nhiều nhất. * Viết lại Nam Hoa Kinh Nếu Trang Tử trùng sinh trong thời đại này ắt ông sẽ viết Nam Hoa Kinh như sau: 1. Nhe răng cười trong bóng tối, ấy là đạo vậy. Không bao giờ bắt chuồn chuồn mà cứ bảo rằng mình luôn luôn bắt chuồn chuồn, ấy là đạo vậy. Ngồi làm quan ở triều Nguyễn mà tự xưng mình là Nam Hải Điếu Đồ, ấy là đạo vậy. Leo lên máy bay đi ra giữa biển Thái Bình Dương thả bom xuống cho bọt sóng tung lên chơi, ấy là đạo vậy. Không thiết chi đọc sách, mà vẫn cặm cụi đọc hoài, ấy là đạo vậy. Đi ngắm phong cành Bà Rịa và bảo rằng đây là phong cảnh Thừa Thiên, ấy là đạo vậy. Suốt năm khắc khoải loay hoay mà tự cho mình thanh thoát phiêu bồng, ấy là đạo vậy. Gọi Phùng Khánh bằng mẫu thân, ấy là đạo vậy. Chiêm bao thấy Nam Phương Hoàng Hậu tỉnh dậy làm thơ tặng Gái Núi, ấy là đạo vậy. Trong lòng khâm phục Khổng Tử mà mở miệng ra là công kích ông ta, ấy là đạo vậy. Sống ngược hẳn giáo lý ông Khổng, mà cứ ca ngợi ông ta mãi, ấy là đạo vậy. Thích Minh Châu không hề tương tư Thúy Kiều, mà cứ bảo bừa rằng ông ấy tương tư Thúy Kiều, ấy là đạo vậy. Chán chường thi ca, mà cứ làm thơ hoài, ấy là đạo vậy. Đêm tối ở trần gian đau đớn vô cùng mà vẫn bảo rằng trần gian lộng lẫy, ấy là đạo vậy.
Chán chường thi ca, mà cứ làm thơ hoài, ấy là đạo vậy. Đêm tối ở trần gian đau đớn vô cùng mà vẫn bảo rằng trần gian lộng lẫy, ấy là đạo vậy. Thấy người da trắng cũng đẹp bằng người da đen, ấy là đạo vậy. Thấy đạo lù lù hiện ra khắp nơi, thì bảo rằng đạo rất mực vô hình vô ảnh, ấy là đạo vậy. Đọc xong một bộ tiểu thuyết Vũ Hiệp, bỏ ăn năm ngày, ấy là đạo vậy. 18 - Bỏ ăn năm ngày, lại bảo rằng bỏ ăn năm ngày rưỡi, ấy là đạo vậy. Không bỏ ăn, mà bảo có bỏ ăn, ấy là đạo vậy. Viết cuốn Tân Thanh, chuốc sầu vạn đại thì bảo rằng mua vui cũng được một vài trống canh, ấy là đạo vậy. * Tư Tưởng và Thi Ca Chân nhân đời xưa đưa ra một “chủ thuyết” nào, đều có như là tình phi đắc dĩ. Chẳng đừng được mà phải nói. Nói ra, mà vẫn có chỗ như là chẳng có muốn nói ra. Chẳng đừng được mà phải nói tới nhân nghĩa lễ nghĩa, như Khổng Tử. Chẳng đừng được mà phải nói bỏ nhân nghĩa lễ nghĩa đi, như Lão Tử. Chẳng đừng được mà viết tề vật luận, như Trang Tử. Trang Tử thường dùng phép “chi ngôn”, ấy là bởi ông đứng ngay giữa cơn lốc của sự tình bất đắc dĩ: muốn gát bỏ chuyện thị phi, mà vẫn cứ bị bó buộc phải nêu mãi chuyện thị phi. Ta thường đem tư tưởng Khổng Lão Trang ra đối kháng nhau (kẻ chủ trương vô vi, kẻ hữu vi, kẻ xuất thế, kẻ nhập thế …) nhưng nếu xét tới cái lẽ “sở dĩ nhiên” của những chủ trương “trái ngược” kia, ắt mọi lời phân biệt phải dừng lại. Mọi lời biện bác bỗng có tính cách phù phiếm. Và dường như không còn ai còn có thể đưa ra được một “tổng hợp” dưới hình thức một học thuyết.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Chán chường thi ca, mà cứ làm thơ hoài, ấy là đạo vậy. Đêm tối ở trần gian đau đớn vô cùng mà vẫn bảo rằng trần gian lộng lẫy, ấy là đạo vậy. Thấy người da trắng cũng đẹp bằng người da đen, ấy là đạo vậy. Thấy đạo lù lù hiện ra khắp nơi, thì bảo rằng đạo rất mực vô hình vô ảnh, ấy là đạo vậy. Đọc xong một bộ tiểu thuyết Vũ Hiệp, bỏ ăn năm ngày, ấy là đạo vậy. 18 - Bỏ ăn năm ngày, lại bảo rằng bỏ ăn năm ngày rưỡi, ấy là đạo vậy. Không bỏ ăn, mà bảo có bỏ ăn, ấy là đạo vậy. Viết cuốn Tân Thanh, chuốc sầu vạn đại thì bảo rằng mua vui cũng được một vài trống canh, ấy là đạo vậy. * Tư Tưởng và Thi Ca Chân nhân đời xưa đưa ra một “chủ thuyết” nào, đều có như là tình phi đắc dĩ. Chẳng đừng được mà phải nói. Nói ra, mà vẫn có chỗ như là chẳng có muốn nói ra. Chẳng đừng được mà phải nói tới nhân nghĩa lễ nghĩa, như Khổng Tử. Chẳng đừng được mà phải nói bỏ nhân nghĩa lễ nghĩa đi, như Lão Tử. Chẳng đừng được mà viết tề vật luận, như Trang Tử. Trang Tử thường dùng phép “chi ngôn”, ấy là bởi ông đứng ngay giữa cơn lốc của sự tình bất đắc dĩ: muốn gát bỏ chuyện thị phi, mà vẫn cứ bị bó buộc phải nêu mãi chuyện thị phi. Ta thường đem tư tưởng Khổng Lão Trang ra đối kháng nhau (kẻ chủ trương vô vi, kẻ hữu vi, kẻ xuất thế, kẻ nhập thế …) nhưng nếu xét tới cái lẽ “sở dĩ nhiên” của những chủ trương “trái ngược” kia, ắt mọi lời phân biệt phải dừng lại. Mọi lời biện bác bỗng có tính cách phù phiếm. Và dường như không còn ai còn có thể đưa ra được một “tổng hợp” dưới hình thức một học thuyết.
Mọi lời biện bác bỗng có tính cách phù phiếm. Và dường như không còn ai còn có thể đưa ra được một “tổng hợp” dưới hình thức một học thuyết. Sau ba cái khối Khổng Lão Trang, tư tưởng Trung Hoa đã đi vào phiêu nhiên trong cung bậc Đường Thi. Rồi nó kết tinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều là chỗ dung hợp của Khổng Lão Trang Phật. Người tư tưởng không còn dám viết gì về tư tưởng nữa. Trang Tử tái sinh sẽ nghĩ sao về cuốn Nam Hoa Kinh của ông? Ông sẽ viết một bộ Tân Nam Hoa Kinh, hay là ông hồn nhiên ngâm câu thơ Hồ Dzếnh? Thơ về nắng sớm lừng lay Gấp đi cánh phượng cho ngày rạng ra Hoặc câu thơ Xuân Diệu? Trưa hôm nay con ngồi như trẻ nhỏ Giữa đáy trưa trong lòng mẹ vô cùng Con là sáo mẹ là ngàn vạn gió Mẹ là trời con là hạt sương rung Sương uống mãi chẳng bao giờ hết sáng Của trời cao chói lọi mỗi chiều ngày Sáo ca mãi, lòng tre run choáng váng Gió vẫn đầy ngàn nội bốn phương bay Thơ như thế là cái chốn của “tâm vô thố hồ thị phi, hưu hồ thiên quân”. * Hồ Dzếnh Thơ về nắng sớm lừng bay Gấp đi cánh phượng cho ngày rạng ra * Trần Xuân Kiêm Ôi má người từ nay thôi hồng! Ông Trần Xuân Kiêm còn trẻ hết sức mà đã khám phá ra cái chân lý khổng lồ như thế! Ôi má người từ nay thôi hồng! Trong chiêm bao thấy má người hồng. Môi người càng hồng hơn nữa. Có lẽ tỉnh ra thấy như cái điều ông Trang Tử đã thấy. Thuở xa người Một sớm người đi theo mây bay Ta say nằm lạnh buốt đêm dài Tỉnh ra thấy cụm hoa đầu ngõ Ta vẫn còn, hay nỗi tàn phai? Nửa đêm tỉnh dậy thấy sao rơi
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Mọi lời biện bác bỗng có tính cách phù phiếm. Và dường như không còn ai còn có thể đưa ra được một “tổng hợp” dưới hình thức một học thuyết. Sau ba cái khối Khổng Lão Trang, tư tưởng Trung Hoa đã đi vào phiêu nhiên trong cung bậc Đường Thi. Rồi nó kết tinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều là chỗ dung hợp của Khổng Lão Trang Phật. Người tư tưởng không còn dám viết gì về tư tưởng nữa. Trang Tử tái sinh sẽ nghĩ sao về cuốn Nam Hoa Kinh của ông? Ông sẽ viết một bộ Tân Nam Hoa Kinh, hay là ông hồn nhiên ngâm câu thơ Hồ Dzếnh? Thơ về nắng sớm lừng lay Gấp đi cánh phượng cho ngày rạng ra Hoặc câu thơ Xuân Diệu? Trưa hôm nay con ngồi như trẻ nhỏ Giữa đáy trưa trong lòng mẹ vô cùng Con là sáo mẹ là ngàn vạn gió Mẹ là trời con là hạt sương rung Sương uống mãi chẳng bao giờ hết sáng Của trời cao chói lọi mỗi chiều ngày Sáo ca mãi, lòng tre run choáng váng Gió vẫn đầy ngàn nội bốn phương bay Thơ như thế là cái chốn của “tâm vô thố hồ thị phi, hưu hồ thiên quân”. * Hồ Dzếnh Thơ về nắng sớm lừng bay Gấp đi cánh phượng cho ngày rạng ra * Trần Xuân Kiêm Ôi má người từ nay thôi hồng! Ông Trần Xuân Kiêm còn trẻ hết sức mà đã khám phá ra cái chân lý khổng lồ như thế! Ôi má người từ nay thôi hồng! Trong chiêm bao thấy má người hồng. Môi người càng hồng hơn nữa. Có lẽ tỉnh ra thấy như cái điều ông Trang Tử đã thấy. Thuở xa người Một sớm người đi theo mây bay Ta say nằm lạnh buốt đêm dài Tỉnh ra thấy cụm hoa đầu ngõ Ta vẫn còn, hay nỗi tàn phai? Nửa đêm tỉnh dậy thấy sao rơi
Thuở xa người Một sớm người đi theo mây bay Ta say nằm lạnh buốt đêm dài Tỉnh ra thấy cụm hoa đầu ngõ Ta vẫn còn, hay nỗi tàn phai? Nửa đêm tỉnh dậy thấy sao rơi Ta nghĩ người đang ở cuối trời Ơi những đám mây còn lãng tử Xin để hồn chùng trong đêm khơi Ôi má người từ nay thôi hồng Gió cũng trầm thương tóc thôi hong Mai sau thoảng nhớ mây vườn cũ Ta yêu người bằng mối tình không (1-11-69) Nguồn: Bùi Giáng, Thi ca tư tưởng (Sổ đoạn trường - Tức Đi vào cõi thơ cuốn II), Ca Dao xuất bản lần thứ nhất 12/69, Sài Gòn - Việt Nam. Bản điện tử do talawas thực hiện. ______________________ Vì bữa đó Cảm đề Tess of the d’ Urbervilles Vì bữa đó cửa buồng em khép kín Nên bốn bề tiếng động đã xâm lăng Và tràn ngập vào sâu trong cung điện đáy linh hồn em rạn vỡ bao phen Vì bữa đó nhìn nhau hai con mắt Giữa bốn bề bóng tối lạnh tro phai Nên em muốn bàn tay ta xiết chặt Ngón vô ngần đau khổ ở trong tay Và vuốt ngực nghe chừng như lá phổi đã điêu tàn trong lệ đẫm liên miên Dòng ngơ ngác tự bao giờ đã lỗi Trong chờ mong tiếng vọng ở xa miền Còn lại đó chút gì em có biết Có hiểu rồi và đã có nghe ta Nói lơ láo một lời khi úp mặt Ngón vô ngần đau khổ lúc buông ra. Giòng sông Chiều bên lá lung lay vàng cửa khép Bóng trời sa trùm phủ tiếng em cười Vườn cỏ lạnh hoa buồn không nói xiết Bước chân dừng nghe rã lệ hai nơi Lời hẹn ước em nghiêng đầu tóc xõa để than van sầu thiên cổ theo nhau Hồn tuổi trẻ bay trở về giữa dạ Nhờ dung nhan em bất tuyệt xuân đầu Trời thuở đó ngần nào em khổ sở
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Thuở xa người Một sớm người đi theo mây bay Ta say nằm lạnh buốt đêm dài Tỉnh ra thấy cụm hoa đầu ngõ Ta vẫn còn, hay nỗi tàn phai? Nửa đêm tỉnh dậy thấy sao rơi Ta nghĩ người đang ở cuối trời Ơi những đám mây còn lãng tử Xin để hồn chùng trong đêm khơi Ôi má người từ nay thôi hồng Gió cũng trầm thương tóc thôi hong Mai sau thoảng nhớ mây vườn cũ Ta yêu người bằng mối tình không (1-11-69) Nguồn: Bùi Giáng, Thi ca tư tưởng (Sổ đoạn trường - Tức Đi vào cõi thơ cuốn II), Ca Dao xuất bản lần thứ nhất 12/69, Sài Gòn - Việt Nam. Bản điện tử do talawas thực hiện. ______________________ Vì bữa đó Cảm đề Tess of the d’ Urbervilles Vì bữa đó cửa buồng em khép kín Nên bốn bề tiếng động đã xâm lăng Và tràn ngập vào sâu trong cung điện đáy linh hồn em rạn vỡ bao phen Vì bữa đó nhìn nhau hai con mắt Giữa bốn bề bóng tối lạnh tro phai Nên em muốn bàn tay ta xiết chặt Ngón vô ngần đau khổ ở trong tay Và vuốt ngực nghe chừng như lá phổi đã điêu tàn trong lệ đẫm liên miên Dòng ngơ ngác tự bao giờ đã lỗi Trong chờ mong tiếng vọng ở xa miền Còn lại đó chút gì em có biết Có hiểu rồi và đã có nghe ta Nói lơ láo một lời khi úp mặt Ngón vô ngần đau khổ lúc buông ra. Giòng sông Chiều bên lá lung lay vàng cửa khép Bóng trời sa trùm phủ tiếng em cười Vườn cỏ lạnh hoa buồn không nói xiết Bước chân dừng nghe rã lệ hai nơi Lời hẹn ước em nghiêng đầu tóc xõa để than van sầu thiên cổ theo nhau Hồn tuổi trẻ bay trở về giữa dạ Nhờ dung nhan em bất tuyệt xuân đầu Trời thuở đó ngần nào em khổ sở
Lời hẹn ước em nghiêng đầu tóc xõa để than van sầu thiên cổ theo nhau Hồn tuổi trẻ bay trở về giữa dạ Nhờ dung nhan em bất tuyệt xuân đầu Trời thuở đó ngần nào em khổ sở Khóc khi nhìn gió thổi nước sương buông Tìm xa vắng bên kia bờ đổ vỡ Giòng sông em đâu có biết ngọn nguồn. ______________________ Anh lùa bò vào đồi sim trái chín Anh luà bò vào đồi sim trái chín Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh Chim ngây ngất vào trong đôi mắt lả Anh lim dim cho chết lịm hồn mình Anh quên mất bò đương gặm cỏ Anh chỉ nghe tiếng cọ rì rào Có hay không? Hay là đây tiếng gió thì thào? Hay là đây tiếng suối lao xao Giữa giòng cỏ xuôi ghềnh chảy xuống? Mùi thoang thoảng lách lau sương đượm Mùi gây gây gấy gấy của hương rừng Mùi lên men phủ ngập mông lung Không biết nữa mà cần chi biết nữa Cây lá bốn bên song song từng lứa Sánh đôi nhau như ứa lệ ngàn ngàn Hạnh phúc trời với đất mang mang Với bò giữa rừng hoang đương gặm cỏ Với người ngó ngất ngây đương nằm đó Không biết trời đất có ngó mình không Vĩnh Trinh - Thạch Bàn 1950 ______________________ Vỗ về Ta đứng lại bên này chờ đợi ồ phải không? Em đó phải không Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy đời chúng ta là mấy trăng tròn Ngày vui ngắn? Lòng đã vơi mấy bận Ngày vui đi? mấy bận giữa lòng ta đổ lây lất mưa về xuân lấm tấm ồ thiều quang tan biến vội sao mà Em có khóc? ta xin em đừng khóc Em nhìn ta? lệ chảy có vui gì
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Lời hẹn ước em nghiêng đầu tóc xõa để than van sầu thiên cổ theo nhau Hồn tuổi trẻ bay trở về giữa dạ Nhờ dung nhan em bất tuyệt xuân đầu Trời thuở đó ngần nào em khổ sở Khóc khi nhìn gió thổi nước sương buông Tìm xa vắng bên kia bờ đổ vỡ Giòng sông em đâu có biết ngọn nguồn. ______________________ Anh lùa bò vào đồi sim trái chín Anh luà bò vào đồi sim trái chín Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh Chim ngây ngất vào trong đôi mắt lả Anh lim dim cho chết lịm hồn mình Anh quên mất bò đương gặm cỏ Anh chỉ nghe tiếng cọ rì rào Có hay không? Hay là đây tiếng gió thì thào? Hay là đây tiếng suối lao xao Giữa giòng cỏ xuôi ghềnh chảy xuống? Mùi thoang thoảng lách lau sương đượm Mùi gây gây gấy gấy của hương rừng Mùi lên men phủ ngập mông lung Không biết nữa mà cần chi biết nữa Cây lá bốn bên song song từng lứa Sánh đôi nhau như ứa lệ ngàn ngàn Hạnh phúc trời với đất mang mang Với bò giữa rừng hoang đương gặm cỏ Với người ngó ngất ngây đương nằm đó Không biết trời đất có ngó mình không Vĩnh Trinh - Thạch Bàn 1950 ______________________ Vỗ về Ta đứng lại bên này chờ đợi ồ phải không? Em đó phải không Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy đời chúng ta là mấy trăng tròn Ngày vui ngắn? Lòng đã vơi mấy bận Ngày vui đi? mấy bận giữa lòng ta đổ lây lất mưa về xuân lấm tấm ồ thiều quang tan biến vội sao mà Em có khóc? ta xin em đừng khóc Em nhìn ta? lệ chảy có vui gì
Ngày vui ngắn? Lòng đã vơi mấy bận Ngày vui đi? mấy bận giữa lòng ta đổ lây lất mưa về xuân lấm tấm ồ thiều quang tan biến vội sao mà Em có khóc? ta xin em đừng khóc Em nhìn ta? lệ chảy có vui gì Trang phượng mở giữa nguồn em hãy đọc Nước xuôi giòng ngàn thu hận tan đi. ______________________ Chiều Em ngó buổi chiều buồn có phải, Buồn cũng như buồn những buổi chiều xưa. Tròng con mắt đã mỏi mòn có phải, Sắc của trời hương của đất lưa thưa. Những nhịp bước bên đường còn dội mãi, Vang về đâu không vọng lại hồi âm. Của réo rắt riêng một lần mãi mãi, Gió phương trời ù mộng giữa hoa tâm. Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm, Em ngó mãi những chiều về trở lại Mang những gì về trong cõi trăm năm. Những Nhành Mai Những nhành mai sớm sương bên lá Những nhành liễu chiều gió bên cây Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ Thế nên chi anh cũng viết giòng này. Hồng vàng tụ bữa kia em có thấy Nước xuôi giòng là cổ độ nhìn theo Tuổi mười sáu bây giờ lên gấp gảy Mộng miên man là mây phủ lưng đèo Buồn phố thị cũng xa bay như gió Cộ xe nhiều cũng nhảy bổng như hươu Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu Tìm theo dấu chân người xưa tư lự ở bên đường ngóng dõi khánh vân bay Mờ con mắt một lần lên tiếng thử Em ồ em, anh nói một lời này. Tóc bạc thưa rằng Một bữa trăng sao Xuống rừng rú dại Một bữa trời trăng Buồn không thể nói Cầm gương lên hỏI Tóc bạc thưa rằng Trời đất cách ngăn đừng mê con gái Bực quá liền quăng Tấm gương xuống đất
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Ngày vui ngắn? Lòng đã vơi mấy bận Ngày vui đi? mấy bận giữa lòng ta đổ lây lất mưa về xuân lấm tấm ồ thiều quang tan biến vội sao mà Em có khóc? ta xin em đừng khóc Em nhìn ta? lệ chảy có vui gì Trang phượng mở giữa nguồn em hãy đọc Nước xuôi giòng ngàn thu hận tan đi. ______________________ Chiều Em ngó buổi chiều buồn có phải, Buồn cũng như buồn những buổi chiều xưa. Tròng con mắt đã mỏi mòn có phải, Sắc của trời hương của đất lưa thưa. Những nhịp bước bên đường còn dội mãi, Vang về đâu không vọng lại hồi âm. Của réo rắt riêng một lần mãi mãi, Gió phương trời ù mộng giữa hoa tâm. Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm, Em ngó mãi những chiều về trở lại Mang những gì về trong cõi trăm năm. Những Nhành Mai Những nhành mai sớm sương bên lá Những nhành liễu chiều gió bên cây Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ Thế nên chi anh cũng viết giòng này. Hồng vàng tụ bữa kia em có thấy Nước xuôi giòng là cổ độ nhìn theo Tuổi mười sáu bây giờ lên gấp gảy Mộng miên man là mây phủ lưng đèo Buồn phố thị cũng xa bay như gió Cộ xe nhiều cũng nhảy bổng như hươu Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu Tìm theo dấu chân người xưa tư lự ở bên đường ngóng dõi khánh vân bay Mờ con mắt một lần lên tiếng thử Em ồ em, anh nói một lời này. Tóc bạc thưa rằng Một bữa trăng sao Xuống rừng rú dại Một bữa trời trăng Buồn không thể nói Cầm gương lên hỏI Tóc bạc thưa rằng Trời đất cách ngăn đừng mê con gái Bực quá liền quăng Tấm gương xuống đất
Một bữa trăng sao Xuống rừng rú dại Một bữa trời trăng Buồn không thể nói Cầm gương lên hỏI Tóc bạc thưa rằng Trời đất cách ngăn đừng mê con gái Bực quá liền quăng Tấm gương xuống đất Vẫn nghe mãi rằng - đó là sự thật! ______________________ Nguyễn Huệ Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa... Người đi vòng chuyến đó Núi rừng cây lá vang ánh trời trưa rực đỏ Ráng chiều thắm pha vàng Mười vạn quân theo gót Tha thiết một niềm tin Mây trời cao chót vót Giòng nước suối động mình Bàn chân người đặt xuống Bàn chân người bước lên Miệng cười trong ý chuộng Lời sông núi van xin Người qua sông Giản Thủy Người tới huyện Phú Xuyên Hà Hồi chiêng trống giậy Ngọc Hồi rợp bóng tinh Người trở về từ đó Với nàng công chúa kia đầu mùa trăng rạng tỏ Hoa bướm vội tan lìa đời sau thương tiếc mãi Tự hỏi vì cớ chi? Gian thần nào ám hại Hoặc có thể chỉ vì Ngày băng rừng heo hút Muỗi rừng cắn thịt da Sốt rét rừng thiêu đốt Nên người vội băng hà? Người không thể nấn ná ở thêm một thời gian? Sáu quân nhìn chưa thỏa dạ Sông núi phụ muôn vàn Thôi xin người đừng nức nở Nếu sau này đường dang dở Những ai về Ôm mãi mộng người đi (Mưa Nguồn) Giã từ Đà lạt Nói nữa sao em, với lời lỡ dỡ đường lây lất chiều bay sương lổ đổ đứng bên trời em ở lại hôm qua Ngàn thông ơi ở đó đón bóng tà Và giữ lại chuyện đời ta đi mất Bước khúc khuỷu truông ngàn khe khóc lóc Dặm mơ màng tăm tắp mấy mù khơi Lùi bay đi để ở lại bên người Tơ vấn vít gió muà mời mọc én Tay lẩy bẩy níu gì xuân bay biến Ô thiều quang! làn nước cũ trôi mau
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Một bữa trăng sao Xuống rừng rú dại Một bữa trời trăng Buồn không thể nói Cầm gương lên hỏI Tóc bạc thưa rằng Trời đất cách ngăn đừng mê con gái Bực quá liền quăng Tấm gương xuống đất Vẫn nghe mãi rằng - đó là sự thật! ______________________ Nguyễn Huệ Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa... Người đi vòng chuyến đó Núi rừng cây lá vang ánh trời trưa rực đỏ Ráng chiều thắm pha vàng Mười vạn quân theo gót Tha thiết một niềm tin Mây trời cao chót vót Giòng nước suối động mình Bàn chân người đặt xuống Bàn chân người bước lên Miệng cười trong ý chuộng Lời sông núi van xin Người qua sông Giản Thủy Người tới huyện Phú Xuyên Hà Hồi chiêng trống giậy Ngọc Hồi rợp bóng tinh Người trở về từ đó Với nàng công chúa kia đầu mùa trăng rạng tỏ Hoa bướm vội tan lìa đời sau thương tiếc mãi Tự hỏi vì cớ chi? Gian thần nào ám hại Hoặc có thể chỉ vì Ngày băng rừng heo hút Muỗi rừng cắn thịt da Sốt rét rừng thiêu đốt Nên người vội băng hà? Người không thể nấn ná ở thêm một thời gian? Sáu quân nhìn chưa thỏa dạ Sông núi phụ muôn vàn Thôi xin người đừng nức nở Nếu sau này đường dang dở Những ai về Ôm mãi mộng người đi (Mưa Nguồn) Giã từ Đà lạt Nói nữa sao em, với lời lỡ dỡ đường lây lất chiều bay sương lổ đổ đứng bên trời em ở lại hôm qua Ngàn thông ơi ở đó đón bóng tà Và giữ lại chuyện đời ta đi mất Bước khúc khuỷu truông ngàn khe khóc lóc Dặm mơ màng tăm tắp mấy mù khơi Lùi bay đi để ở lại bên người Tơ vấn vít gió muà mời mọc én Tay lẩy bẩy níu gì xuân bay biến Ô thiều quang! làn nước cũ trôi mau
Dặm mơ màng tăm tắp mấy mù khơi Lùi bay đi để ở lại bên người Tơ vấn vít gió muà mời mọc én Tay lẩy bẩy níu gì xuân bay biến Ô thiều quang! làn nước cũ trôi mau Em đi lên vói bắt mấy hương màu Miền đất Thượng có mấy bờ hoa mọc Xa biệt lắm mưa nguồn trên mái tóc đà mấy lần thổi lạc lệ lưa thưa Buổi sớm hôm buồn tinh tú ai ngừa Bàn chân bước với tay buông kể lể Trời với đất để lòng em lạnh thế Hoa hương ơi còn diễm lệ bao giờ Những ân tình đầu liễu rũ lơ thơ Còn hay mất trong trăng mờ khuya khoắt Người xuống núi mang về đâu có chắc Những dịp về còn nữa ở mai sau? Dặm hồng vàng ai đứng lại nhìn nhau. ______________________ Cỏ hoa hồn du mục Nghe trời đổ lộn nguyên khê Tiếng vàng rụng rớt gieo về động xanh Gót chân khơi rộng bóng cành Nhịp vang đầu núi vọng thành lũy siêu Thời gian chắn bước bên chiều Khóc sông bến lạ mưa chiều sớm xuân Cỏ hoa từ bỏ ruộng đồng Hồn du mục cũ xa gần hử em. ______________________ Sầu riêng châu chấu Sầu riêng châu chấu năm xưa Em về với ruộng cày bừa đã xong Em về rắc cỏ vào trong Vui về với hội trổ đồng đồng xanh Sầu riêng gác bỏ sau ghềnh Năm xưa châu chấu mang tên chuồn chuồn. ______________________ Logos Rêu trời phủ xuống hiên xanh Một bờ chim én vây thành sang thu Sương Hy Lạp phượng lên mù Ba mươi thế kỷ cầm dù dưới mưa đầu sông nước gọi cây mùa Gốc du sung đẩy sóng đùa phăng trôi Cành nguyên thủy mọc xa trời Chùm xuân xanh thổi lại đời lang thang Bừng trong môi dựng đoạn trường Tấm nương tử lạc loài nương náu người Một hoàng hôn đợi hai môi
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Dặm mơ màng tăm tắp mấy mù khơi Lùi bay đi để ở lại bên người Tơ vấn vít gió muà mời mọc én Tay lẩy bẩy níu gì xuân bay biến Ô thiều quang! làn nước cũ trôi mau Em đi lên vói bắt mấy hương màu Miền đất Thượng có mấy bờ hoa mọc Xa biệt lắm mưa nguồn trên mái tóc đà mấy lần thổi lạc lệ lưa thưa Buổi sớm hôm buồn tinh tú ai ngừa Bàn chân bước với tay buông kể lể Trời với đất để lòng em lạnh thế Hoa hương ơi còn diễm lệ bao giờ Những ân tình đầu liễu rũ lơ thơ Còn hay mất trong trăng mờ khuya khoắt Người xuống núi mang về đâu có chắc Những dịp về còn nữa ở mai sau? Dặm hồng vàng ai đứng lại nhìn nhau. ______________________ Cỏ hoa hồn du mục Nghe trời đổ lộn nguyên khê Tiếng vàng rụng rớt gieo về động xanh Gót chân khơi rộng bóng cành Nhịp vang đầu núi vọng thành lũy siêu Thời gian chắn bước bên chiều Khóc sông bến lạ mưa chiều sớm xuân Cỏ hoa từ bỏ ruộng đồng Hồn du mục cũ xa gần hử em. ______________________ Sầu riêng châu chấu Sầu riêng châu chấu năm xưa Em về với ruộng cày bừa đã xong Em về rắc cỏ vào trong Vui về với hội trổ đồng đồng xanh Sầu riêng gác bỏ sau ghềnh Năm xưa châu chấu mang tên chuồn chuồn. ______________________ Logos Rêu trời phủ xuống hiên xanh Một bờ chim én vây thành sang thu Sương Hy Lạp phượng lên mù Ba mươi thế kỷ cầm dù dưới mưa đầu sông nước gọi cây mùa Gốc du sung đẩy sóng đùa phăng trôi Cành nguyên thủy mọc xa trời Chùm xuân xanh thổi lại đời lang thang Bừng trong môi dựng đoạn trường Tấm nương tử lạc loài nương náu người Một hoàng hôn đợi hai môi
Gốc du sung đẩy sóng đùa phăng trôi Cành nguyên thủy mọc xa trời Chùm xuân xanh thổi lại đời lang thang Bừng trong môi dựng đoạn trường Tấm nương tử lạc loài nương náu người Một hoàng hôn đợi hai môi Một bình minh đón hai đời biệt ly Một đêm bếp núc lạ kỳ Nghe trong thớ củi mộng gì đi hoang Hai tay chấp nối điêu tàn Trong mình mẩy phó thác vàng son cho Lời con kỳ chú sang đò Mai sau về giữa cánh so phiêu bồng Chín phương trời tuyết ra bông Trong nguồn thủy thảo đất hồng khai nguyên đầu sơ mộng cuối phi tuyền Ngàn năm mai trúc chim chuyền bữa naỵ (Lá hoa cồn) ______________________ Bữa nay ruộng nhớ Bữa nay ruộng nhớ lưng trời Thông ngàn lũng tạ núi ngồi chiêm bao Ra đi mang hận hội nào Cổng xô còn vọng điệu chào bay ngang. ______________________ Không đủ gọi Mây đứng lại chân trời phủ khói Giòng sông đi đò bến đợi ngu ngơ Chiều trời đẹp tâm tình em không nói đất với trời chung một nghĩa bơ vơ. Chiều thổi đẹp gió về em không nói Anh không chờ không biết đợi từ bao Từ xuống mưa không biết tự phương nào Giòng sông chảy ai người xin níu lại. Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi Những giọt sương là lệ ở trong mây Giòng sông đi cho nước nói ngàn ngày Rằng bể rộng không bến bờ em ạ. Anh đợi xuống đêm về đầu phủ tỏa Mịt mờ xanh bù xõa ánh tơ giăng Cười môi em duyên dáng như chị Hằng Và lấp lánh mắt là sương trong lệ. Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé Mở muộn màng là một chút mơ hoa, Mở ngàn sau hoài vọng chút phai nhoà, Và mất hút ở cuối trời nín lặng. Rồi từ đó về sau mang trái đắng.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Gốc du sung đẩy sóng đùa phăng trôi Cành nguyên thủy mọc xa trời Chùm xuân xanh thổi lại đời lang thang Bừng trong môi dựng đoạn trường Tấm nương tử lạc loài nương náu người Một hoàng hôn đợi hai môi Một bình minh đón hai đời biệt ly Một đêm bếp núc lạ kỳ Nghe trong thớ củi mộng gì đi hoang Hai tay chấp nối điêu tàn Trong mình mẩy phó thác vàng son cho Lời con kỳ chú sang đò Mai sau về giữa cánh so phiêu bồng Chín phương trời tuyết ra bông Trong nguồn thủy thảo đất hồng khai nguyên đầu sơ mộng cuối phi tuyền Ngàn năm mai trúc chim chuyền bữa naỵ (Lá hoa cồn) ______________________ Bữa nay ruộng nhớ Bữa nay ruộng nhớ lưng trời Thông ngàn lũng tạ núi ngồi chiêm bao Ra đi mang hận hội nào Cổng xô còn vọng điệu chào bay ngang. ______________________ Không đủ gọi Mây đứng lại chân trời phủ khói Giòng sông đi đò bến đợi ngu ngơ Chiều trời đẹp tâm tình em không nói đất với trời chung một nghĩa bơ vơ. Chiều thổi đẹp gió về em không nói Anh không chờ không biết đợi từ bao Từ xuống mưa không biết tự phương nào Giòng sông chảy ai người xin níu lại. Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi Những giọt sương là lệ ở trong mây Giòng sông đi cho nước nói ngàn ngày Rằng bể rộng không bến bờ em ạ. Anh đợi xuống đêm về đầu phủ tỏa Mịt mờ xanh bù xõa ánh tơ giăng Cười môi em duyên dáng như chị Hằng Và lấp lánh mắt là sương trong lệ. Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé Mở muộn màng là một chút mơ hoa, Mở ngàn sau hoài vọng chút phai nhoà, Và mất hút ở cuối trời nín lặng. Rồi từ đó về sau mang trái đắng.
Và lấp lánh mắt là sương trong lệ. Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé Mở muộn màng là một chút mơ hoa, Mở ngàn sau hoài vọng chút phai nhoà, Và mất hút ở cuối trời nín lặng. Rồi từ đó về sau mang trái đắng. Bàng hoàng đi theo gió thổi thu bay, Anh chờ em không biết tự bao ngày để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi. Sầu một thuở đất mòn không tiếng nói Một ngàn năm trăng giải tuyết băng buông Anh gửi đi ngàn sóng cuộn thác nguồn để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi. Mùa xuân lại với chim về đã mỏi Với cá về mây nước cũng lang thang Anh nằm im nhắm con mắt mơ màng Mở con mắt cũng mơ màng cỏ lá. Hờn phố thị để lạc hồn cõi lạ Sầu phố xanh từ bữa nọ em đi Tuyết trời Tây có nguôi lãng những gì Màu trời đó Màu trời đó bữa nay về trở lại Một mùa xưa người nhớ chứ năm kia? Ngày chạm mắt dưới mùa xuân man dại Dịp trùng lai em hẹn với tan lìa. đường có cỏ có bờ lau rộng có Lá cây bay và em có đi qua Bàn chân bước lệ buồn em có nhỏ Xuống điêu tàn em khóc mộng tiêu ma Nguồn thao thức ta về từ một buổi Trời bay mây bốn hướng gió xa mong Từng cánh én mang trùng dương về nội đâu rồi em? sóng đục đã theo giòng Em cho phép ta ngồi đây hỏi lại Và gọi về trăng mùa cũ lang thang Màu trời đó để ngàn sương hớt hải Xuống li ti là dựng vội con đường. (Mưa Nguồn) ______________________ Mùa phượng cũ Thiệt thòi đời mộng phiêu linh Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát lầm Giấc quày quả lạnh anh trâm Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu Hoài mong hiu hắt nhịp cầu Mà hương quan vắng xa màu mây trôi. Sim ngàn sổ lá buông rơi
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Và lấp lánh mắt là sương trong lệ. Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé Mở muộn màng là một chút mơ hoa, Mở ngàn sau hoài vọng chút phai nhoà, Và mất hút ở cuối trời nín lặng. Rồi từ đó về sau mang trái đắng. Bàng hoàng đi theo gió thổi thu bay, Anh chờ em không biết tự bao ngày để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi. Sầu một thuở đất mòn không tiếng nói Một ngàn năm trăng giải tuyết băng buông Anh gửi đi ngàn sóng cuộn thác nguồn để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi. Mùa xuân lại với chim về đã mỏi Với cá về mây nước cũng lang thang Anh nằm im nhắm con mắt mơ màng Mở con mắt cũng mơ màng cỏ lá. Hờn phố thị để lạc hồn cõi lạ Sầu phố xanh từ bữa nọ em đi Tuyết trời Tây có nguôi lãng những gì Màu trời đó Màu trời đó bữa nay về trở lại Một mùa xưa người nhớ chứ năm kia? Ngày chạm mắt dưới mùa xuân man dại Dịp trùng lai em hẹn với tan lìa. đường có cỏ có bờ lau rộng có Lá cây bay và em có đi qua Bàn chân bước lệ buồn em có nhỏ Xuống điêu tàn em khóc mộng tiêu ma Nguồn thao thức ta về từ một buổi Trời bay mây bốn hướng gió xa mong Từng cánh én mang trùng dương về nội đâu rồi em? sóng đục đã theo giòng Em cho phép ta ngồi đây hỏi lại Và gọi về trăng mùa cũ lang thang Màu trời đó để ngàn sương hớt hải Xuống li ti là dựng vội con đường. (Mưa Nguồn) ______________________ Mùa phượng cũ Thiệt thòi đời mộng phiêu linh Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát lầm Giấc quày quả lạnh anh trâm Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu Hoài mong hiu hắt nhịp cầu Mà hương quan vắng xa màu mây trôi. Sim ngàn sổ lá buông rơi
Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát lầm Giấc quày quả lạnh anh trâm Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu Hoài mong hiu hắt nhịp cầu Mà hương quan vắng xa màu mây trôi. Sim ngàn sổ lá buông rơi Cành Nam ước nguyện sai lời tử sinh Gió sương từ tạ biên đình Bóng sa hồ khép chặt tình mông lung Rêu tần ngần tuyết in phong Sóng phơi trường mộng từ trong giậy nguồn Rập rờn đầu liễu xanh buông Mùa trăng nước đẩy xô buồn đi xa Trang hồng kim rải ra hoa Trổ bông mùa phượng cũ đà hồ phai Tơi bời ngọc trắng măng mai Khuynh thành sắc nọ đưa vai nghiêng về. (Mưa Nguồn) ______________________ Kể chuyện Kể lại chuyện rằng năm đã cũ đã bao giờ một bận muôn năm Em nhớ chuyện rằng xưa lỡ dở Diều đứt dây trẻ cũng cầm bằng. Kể lại chuyện rằng dù sao nữa Nguồn xưa sóng lạc nước tiêu dao Mắt khép mi sầu không lệ nữa Nhìn nhau bận đó cúi xin chào. Bốn vó lên đèo truông ải vang Trùng quan một bận gió lên ngàn Tiền trình cỏ lạ xông ngây ngất Con mắt khô rồi ngó ngửa ngang. ______________________ Ly tao (1) Giờ ngẫu nhĩ như hồng bay em ạ Và yêu thương như lá ở bên hoa Và luyến ái như tơ vàng bốn ngả Bủa vi vu như thoáng mộng la đà Em đã lại với đời về nắng ấm Thắm không gian thương nhớ bóng hình em Anh đã đợi chờ em từ lâu lắm Ngày đi không để lại lạnh trăng rằm Anh mơ ước với ngàn xuân mở rộng Quên não nùng sa mạc của yêu thương Chân cứ bước theo nhịp hồn cử động Em là em anh đợi khắp nẻo đường Em có nụ cười buồn buồn môi mọng Em có làn mi khép lá cây rung Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng Hồ gương ơi!
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát lầm Giấc quày quả lạnh anh trâm Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu Hoài mong hiu hắt nhịp cầu Mà hương quan vắng xa màu mây trôi. Sim ngàn sổ lá buông rơi Cành Nam ước nguyện sai lời tử sinh Gió sương từ tạ biên đình Bóng sa hồ khép chặt tình mông lung Rêu tần ngần tuyết in phong Sóng phơi trường mộng từ trong giậy nguồn Rập rờn đầu liễu xanh buông Mùa trăng nước đẩy xô buồn đi xa Trang hồng kim rải ra hoa Trổ bông mùa phượng cũ đà hồ phai Tơi bời ngọc trắng măng mai Khuynh thành sắc nọ đưa vai nghiêng về. (Mưa Nguồn) ______________________ Kể chuyện Kể lại chuyện rằng năm đã cũ đã bao giờ một bận muôn năm Em nhớ chuyện rằng xưa lỡ dở Diều đứt dây trẻ cũng cầm bằng. Kể lại chuyện rằng dù sao nữa Nguồn xưa sóng lạc nước tiêu dao Mắt khép mi sầu không lệ nữa Nhìn nhau bận đó cúi xin chào. Bốn vó lên đèo truông ải vang Trùng quan một bận gió lên ngàn Tiền trình cỏ lạ xông ngây ngất Con mắt khô rồi ngó ngửa ngang. ______________________ Ly tao (1) Giờ ngẫu nhĩ như hồng bay em ạ Và yêu thương như lá ở bên hoa Và luyến ái như tơ vàng bốn ngả Bủa vi vu như thoáng mộng la đà Em đã lại với đời về nắng ấm Thắm không gian thương nhớ bóng hình em Anh đã đợi chờ em từ lâu lắm Ngày đi không để lại lạnh trăng rằm Anh mơ ước với ngàn xuân mở rộng Quên não nùng sa mạc của yêu thương Chân cứ bước theo nhịp hồn cử động Em là em anh đợi khắp nẻo đường Em có nụ cười buồn buồn môi mọng Em có làn mi khép lá cây rung Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng Hồ gương ơi!
Chân cứ bước theo nhịp hồn cử động Em là em anh đợi khắp nẻo đường Em có nụ cười buồn buồn môi mọng Em có làn mi khép lá cây rung Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng Hồ gương ơi! Con mắt ấy có gieo buồn rớt lệ Trê n nẻo đường lạnh lẽo lối lang thang Môi thắm ấy mấy lần thao thức kể Với đèn khuya vò võ mộng khôn hàn Trời đất nhớ lần đầu... năm trước... đó một lần đôi mắt đã nhìn lên Và trời hiểu ngày sau đôi mắt ngước Một lần kia sẽ còn dịp đáp đền Em ở lại với đời ta em nhé Em đừng đi. Cho ta nắm tay em Ta muốn nói bằng thơ bay nhẹ nhẹ Vào trong mơ em mộng giấc êm đềm Ta sẽ đặt mười ngón tay lên mắt để nhìn em qua khe hở du dương Vòng theo máu hai vòng tay khép chặt ồ thưa em ta thấy mộng không thường ______________________ Ly tao (2) Bàn chân bước nghe một lần sóng dậy Sắc khuynh thành một thuở động binh đao Người lên ngựa ngoảnh đầu về có thấy Bờ xa bay tuyết bạch phủ sương đào. Vì mong đợi ngày về xuân hối hả ở bên mành thỏ lặn bóng ngàn dâu Sầu lục thúy sầu thu sen thủy tạ Mộng hoa đầu trong nước ngập theo nhau Vì con mắt một lần kia đã ngó Giữa nhân gian bủa dựng một màu trời đài vũ trụ hồn chiêm bao rạng tỏ Một nụ cười thế giới sẽ chia đôi Giòng nước bạc giòng sông trôi theo dõi Cuối chân trời hình bóng một chân mây đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại Giữa hư vô em giữ nhé chừng này. ______________________ Ly tao (3) Em đi về như mây núi đầu xuân Gió bay qua nước chảy suối vô cùng Mừng như thể hôm qua về đồng nội Buồn bã cũ đã bẽ bàng bước vội
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Chân cứ bước theo nhịp hồn cử động Em là em anh đợi khắp nẻo đường Em có nụ cười buồn buồn môi mọng Em có làn mi khép lá cây rung Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng Hồ gương ơi! Con mắt ấy có gieo buồn rớt lệ Trê n nẻo đường lạnh lẽo lối lang thang Môi thắm ấy mấy lần thao thức kể Với đèn khuya vò võ mộng khôn hàn Trời đất nhớ lần đầu... năm trước... đó một lần đôi mắt đã nhìn lên Và trời hiểu ngày sau đôi mắt ngước Một lần kia sẽ còn dịp đáp đền Em ở lại với đời ta em nhé Em đừng đi. Cho ta nắm tay em Ta muốn nói bằng thơ bay nhẹ nhẹ Vào trong mơ em mộng giấc êm đềm Ta sẽ đặt mười ngón tay lên mắt để nhìn em qua khe hở du dương Vòng theo máu hai vòng tay khép chặt ồ thưa em ta thấy mộng không thường ______________________ Ly tao (2) Bàn chân bước nghe một lần sóng dậy Sắc khuynh thành một thuở động binh đao Người lên ngựa ngoảnh đầu về có thấy Bờ xa bay tuyết bạch phủ sương đào. Vì mong đợi ngày về xuân hối hả ở bên mành thỏ lặn bóng ngàn dâu Sầu lục thúy sầu thu sen thủy tạ Mộng hoa đầu trong nước ngập theo nhau Vì con mắt một lần kia đã ngó Giữa nhân gian bủa dựng một màu trời đài vũ trụ hồn chiêm bao rạng tỏ Một nụ cười thế giới sẽ chia đôi Giòng nước bạc giòng sông trôi theo dõi Cuối chân trời hình bóng một chân mây đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại Giữa hư vô em giữ nhé chừng này. ______________________ Ly tao (3) Em đi về như mây núi đầu xuân Gió bay qua nước chảy suối vô cùng Mừng như thể hôm qua về đồng nội Buồn bã cũ đã bẽ bàng bước vội
Giữa hư vô em giữ nhé chừng này. ______________________ Ly tao (3) Em đi về như mây núi đầu xuân Gió bay qua nước chảy suối vô cùng Mừng như thể hôm qua về đồng nội Buồn bã cũ đã bẽ bàng bước vội để bây giờ còn một mối riêng tây Lời nhân gian không tiếng để phơi bày Thu trăng mộng như trang mờ cổ lục Mưa vội vã như bình minh thúc giục Vào nhớ nhung như vào giữa hội hoa Lá xanh xao như cành nhánh gật gù Và thánh thót đến cây già cổ thụ Anh lại thấy một trời xưa đã cũ đã đi về cùng với gót chân em đã đi qua cùng với cánh tay mềm Anh mở miệng không nói lời nào cả Vì bất chợt thấy môi cười em ạ Vì vui mừng xa lạ bỗng quen nhau Vì vu vơ vui sướng ngó pha màu Cây im cỏ nước cợt cồn đùa cát Và vạn vật rủ rê nhau bát ngát Dàn mênh mông vây bủa gió xa bay Anh đến bên em ghé sát mi mày. ______________________ Kính thưa Kính thưa công chúa Kim Cương, Trẫm từ vô tận ven đường ngồi đây. Tờ thư rất mực móng dày, Làm sao định nghĩa đêm ngày yêu nhau? Lạc loài đã rớt đi đâu, Chiếc chìa khoá mộng rực màu so le. ấy lời của tuyết của băng, ấy lời của mộng hàng hàng vu vơ. ______________________ Xuân trang thu phượng Trời cao nguyên lụt tràn đê Nguồn trôi nước lũ xuống đè cát xanh B.G Muà Xuân hẹn Thu về em trở lại Ta nhìn nhau trong bóng nước mơ màng Nước chảy mãi bởi vì xuân trở lại Với giòng trong em hạn ở bên đường. Em sẽ khóc khi nhìn trong khóe mắt Thấy một mình người đi lại lang thang Còn ghi giữ ân tình trong cỏ nhặt Múa vi vu vì hẹn với truông ngàn. Ta sẽ đợi nghe đời em kể lại
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Giữa hư vô em giữ nhé chừng này. ______________________ Ly tao (3) Em đi về như mây núi đầu xuân Gió bay qua nước chảy suối vô cùng Mừng như thể hôm qua về đồng nội Buồn bã cũ đã bẽ bàng bước vội để bây giờ còn một mối riêng tây Lời nhân gian không tiếng để phơi bày Thu trăng mộng như trang mờ cổ lục Mưa vội vã như bình minh thúc giục Vào nhớ nhung như vào giữa hội hoa Lá xanh xao như cành nhánh gật gù Và thánh thót đến cây già cổ thụ Anh lại thấy một trời xưa đã cũ đã đi về cùng với gót chân em đã đi qua cùng với cánh tay mềm Anh mở miệng không nói lời nào cả Vì bất chợt thấy môi cười em ạ Vì vui mừng xa lạ bỗng quen nhau Vì vu vơ vui sướng ngó pha màu Cây im cỏ nước cợt cồn đùa cát Và vạn vật rủ rê nhau bát ngát Dàn mênh mông vây bủa gió xa bay Anh đến bên em ghé sát mi mày. ______________________ Kính thưa Kính thưa công chúa Kim Cương, Trẫm từ vô tận ven đường ngồi đây. Tờ thư rất mực móng dày, Làm sao định nghĩa đêm ngày yêu nhau? Lạc loài đã rớt đi đâu, Chiếc chìa khoá mộng rực màu so le. ấy lời của tuyết của băng, ấy lời của mộng hàng hàng vu vơ. ______________________ Xuân trang thu phượng Trời cao nguyên lụt tràn đê Nguồn trôi nước lũ xuống đè cát xanh B.G Muà Xuân hẹn Thu về em trở lại Ta nhìn nhau trong bóng nước mơ màng Nước chảy mãi bởi vì xuân trở lại Với giòng trong em hạn ở bên đường. Em sẽ khóc khi nhìn trong khóe mắt Thấy một mình người đi lại lang thang Còn ghi giữ ân tình trong cỏ nhặt Múa vi vu vì hẹn với truông ngàn. Ta sẽ đợi nghe đời em kể lại
Em sẽ khóc khi nhìn trong khóe mắt Thấy một mình người đi lại lang thang Còn ghi giữ ân tình trong cỏ nhặt Múa vi vu vì hẹn với truông ngàn. Ta sẽ đợi nghe đời em kể lại Thuở xưa kia... bờ nước ấy xưa kia Ta sẽ đợi nghe đời em nói mãi Bên đời ai vẫn đợi đã chia lià. Mùa xuân hẹn thu về em trở lại Bên đời đi còn giữ mãi hay không Giòng bất tuyệt xanh ngần xuân thơ dại Sầu hoang vu vĩnh hạ vọng non hồng. ______________________ Ruộng đồng mọc lúa Ruộng đồng mọc lúa quanh năm Em về đại lộc tôi nằm Bình dương Kể ra hai nẻo lộn đường Sầu riêng châu chấu một nường năm xưa Ruộng đồng Không Mọc Ruộng đồng không mọc lúa mùa Từ hôm cánh trắng cò lưa tiếng buồn đêm nào nhỏ giọt khe mương đêm này rớt hột mù sương bây giờ. Bữa Nay Ruộng Nhớ Bữa nay ruộng nhớ lưng trời Thông ngàn lũng tạ núi ngồi chiêm bao Ra đi mang hận hội nào Cổng xô còn vọng điệu chào bay ngang. ______________________ Không đủ gọi Mây đứng lại chân trời phủ khói Giòng sông đi đò bến đợi ngu ngơ Chiều trời đẹp tâm tình em không nói đất với trời chung một nghĩa bơ vơ. Chiều thổi đẹp gió về em không nói Anh không chờ không biết đợi từ bao Từ xuống mưa không biết tự phương nào Giòng sông chảy ai người xin níu lại. Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi Những giọt sương là lệ ở trong mây Giòng sông đi cho nước nói ngàn ngày Rằng bể rộng không bến bờ em ạ. Anh đợi xuống đêm về đầu phủ tỏa Mịt mờ xanh bù xõa ánh tơ giăng Cười môi em duyên dáng như chị Hằng Và lấp lánh mắt là sương trong lệ. Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Em sẽ khóc khi nhìn trong khóe mắt Thấy một mình người đi lại lang thang Còn ghi giữ ân tình trong cỏ nhặt Múa vi vu vì hẹn với truông ngàn. Ta sẽ đợi nghe đời em kể lại Thuở xưa kia... bờ nước ấy xưa kia Ta sẽ đợi nghe đời em nói mãi Bên đời ai vẫn đợi đã chia lià. Mùa xuân hẹn thu về em trở lại Bên đời đi còn giữ mãi hay không Giòng bất tuyệt xanh ngần xuân thơ dại Sầu hoang vu vĩnh hạ vọng non hồng. ______________________ Ruộng đồng mọc lúa Ruộng đồng mọc lúa quanh năm Em về đại lộc tôi nằm Bình dương Kể ra hai nẻo lộn đường Sầu riêng châu chấu một nường năm xưa Ruộng đồng Không Mọc Ruộng đồng không mọc lúa mùa Từ hôm cánh trắng cò lưa tiếng buồn đêm nào nhỏ giọt khe mương đêm này rớt hột mù sương bây giờ. Bữa Nay Ruộng Nhớ Bữa nay ruộng nhớ lưng trời Thông ngàn lũng tạ núi ngồi chiêm bao Ra đi mang hận hội nào Cổng xô còn vọng điệu chào bay ngang. ______________________ Không đủ gọi Mây đứng lại chân trời phủ khói Giòng sông đi đò bến đợi ngu ngơ Chiều trời đẹp tâm tình em không nói đất với trời chung một nghĩa bơ vơ. Chiều thổi đẹp gió về em không nói Anh không chờ không biết đợi từ bao Từ xuống mưa không biết tự phương nào Giòng sông chảy ai người xin níu lại. Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi Những giọt sương là lệ ở trong mây Giòng sông đi cho nước nói ngàn ngày Rằng bể rộng không bến bờ em ạ. Anh đợi xuống đêm về đầu phủ tỏa Mịt mờ xanh bù xõa ánh tơ giăng Cười môi em duyên dáng như chị Hằng Và lấp lánh mắt là sương trong lệ. Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé
Rằng bể rộng không bến bờ em ạ. Anh đợi xuống đêm về đầu phủ tỏa Mịt mờ xanh bù xõa ánh tơ giăng Cười môi em duyên dáng như chị Hằng Và lấp lánh mắt là sương trong lệ. Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé Mở muộn màng là một chút mơ hoa, Mở ngàn sau hoài vọng chút phai nhoà, Và mất hút ở cuối trời nín lặng. Rồi từ đó về sau mang trái đắng. Bàng hoàng đi theo gió thổi thu bay, Anh chờ em không biết tự bao ngày để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi. Sầu một thuở đất mòn không tiếng nói Một ngàn năm trăng giải tuyết băng buông Anh gửi đi ngàn sóng cuộn thác nguồn để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi. Mùa xuân lại với chim về đã mỏi Với cá về mây nước cũng lang thang Anh nằm im nhắm con mắt mơ màng Mở con mắt cũng mơ màng cỏ lá. Hờn phố thị để lạc hồn cõi lạ Sầu phố xanh từ bữa nọ em đi Tuyết trời Tây có nguôi lãng những gì.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Sein und Zeit (phần I) dừng lại. Phần II không thấy ra đời. Vì tư tưởng bước tới một khúc quanh và tư tưởng không chịu nói lên đầy đủ khúc quanh, và cũng không thể nói được bằng ngôn ngữ của Siêu Hình Học. Mười năm sau Sein und Zeit, Höelderlin xuất hiện trên hầu hết những cuốn sách của Heidegger mỗi phen tư tưởng Heidegger bước tới điểm quyết định. Như vậy có nghĩa là gì? Riêng cuốn sách Giảng giải về thơ Höelderlin này mang một ý nghĩa trầm trọng sâu xa như thế nào trên con đường tư tưởng của Heidegger, thành tựu một cái gì cho Tư Tưởng Tây Phương, chuẩn bị cho một cuộc Hội Thoại lặng lẽ mênh mông nào khác, những người theo dõi Heidegger ắt đã từng nhận thấy ra. Những người không theo dõi Heidegger cũng vẫn có thể thuần nhiên bắt gặp trong cuốn sách này chính cái điều của riêng mình tư tưởng, hoặc không tư tưởng, nhưng có tư niệm trong tâm nguyện từ lâu. Tư tưởng ngột thở trên mảnh đất đai Siêu Hình Học, vì Siêu Hình Học không để cho tư tưởng suy niệm một cách uyên nguyên. Tư tưởng khô héo vì triết học, bởi vì triết học bóp chết tư tưởng. Trong tình cảnh đó người tư tưởng Nước Đức già nua bỗng tìm thấy trở lại mình trong một nguồn thơ thi dựng thi nhiên. Trong khi đó, những nhà khoa học lớn ở Âu châu đang hì hục lận đận đọc trở lại Sein und Zeit (Hằng thể và Thời Thể). Tạo vật hà như đồng tử hí? (Tạo vật sao giống như đứa trẻ con đùa rỡn? Mà thi sĩ sao mô dạng cốt cách đười ươi?)
Tạo vật hà như đồng tử hí? (Tạo vật sao giống như đứa trẻ con đùa rỡn? Mà thi sĩ sao mô dạng cốt cách đười ươi?) Những Nhà Khoa Học Âu châu, những Nhà Thần Học, những học giả mọi ngành học học khoa khoa, bởi đâu không hẹn mà cùng gặp gỡ nhau ở giữa Sein und Zeit như thế? Cuộc xúm xít tao phùng đệ nhất hi hữu ấy, vốn có một nguyên do trầm trọng. Sau hơn một phần tư thế kỉ (kể từ 1927 là năm Sein und Zeit ra đời), Mặt Đất “trầm trọng và đau thương” (lời Höelderlin đã mở rộng ra trong máu lửa một Ẩn Ngữ khổng lồ: Và Những Đứa Con của Mặt Đất đã thâm cảm rằng từ lâu mình lãng quên không lặng nghe một tiếng gọi âm thầm ở phía sau một lời gọi trực tiếp. Và từ đó, mặc dù đi đứng nằm ngồi, hay tung hoành duỗi dọc duỗi ngang trên mặt địa cầu, con người con của đất vẫn chẳng biết đất ở tại đâu và đâu là trái tim của đất. Nghĩa là con người chợt thấy mình đánh mất quê hương ở ngay trên quê hương đất nước. Nói cách khác: Tinh thể của Quê Hương Cố Quận là gì? Làm thế nào để tìm ra trở lại? Vì nếu không tìm ra ở trên một bình diện mênh mông sâu thẳm, thì Cõi Cư Lưu Trần Gian đúng là nơi Đất Trích Lưu Ly. Năm 1929 (hai năm sau Seind und Zeit) đáng lẽ những nhà khoa học Đức đã đón nhận một “câu hỏi” một cách đầy đủ hơn mới phải. Vì câu hỏi đó là một Câu Chất Vấn thuộc nòi Đệ Nhất Hi Hữu của một nhà tư tưởng thượng thừa nêu ra.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tạo vật hà như đồng tử hí? (Tạo vật sao giống như đứa trẻ con đùa rỡn? Mà thi sĩ sao mô dạng cốt cách đười ươi?) Những Nhà Khoa Học Âu châu, những Nhà Thần Học, những học giả mọi ngành học học khoa khoa, bởi đâu không hẹn mà cùng gặp gỡ nhau ở giữa Sein und Zeit như thế? Cuộc xúm xít tao phùng đệ nhất hi hữu ấy, vốn có một nguyên do trầm trọng. Sau hơn một phần tư thế kỉ (kể từ 1927 là năm Sein und Zeit ra đời), Mặt Đất “trầm trọng và đau thương” (lời Höelderlin đã mở rộng ra trong máu lửa một Ẩn Ngữ khổng lồ: Và Những Đứa Con của Mặt Đất đã thâm cảm rằng từ lâu mình lãng quên không lặng nghe một tiếng gọi âm thầm ở phía sau một lời gọi trực tiếp. Và từ đó, mặc dù đi đứng nằm ngồi, hay tung hoành duỗi dọc duỗi ngang trên mặt địa cầu, con người con của đất vẫn chẳng biết đất ở tại đâu và đâu là trái tim của đất. Nghĩa là con người chợt thấy mình đánh mất quê hương ở ngay trên quê hương đất nước. Nói cách khác: Tinh thể của Quê Hương Cố Quận là gì? Làm thế nào để tìm ra trở lại? Vì nếu không tìm ra ở trên một bình diện mênh mông sâu thẳm, thì Cõi Cư Lưu Trần Gian đúng là nơi Đất Trích Lưu Ly. Năm 1929 (hai năm sau Seind und Zeit) đáng lẽ những nhà khoa học Đức đã đón nhận một “câu hỏi” một cách đầy đủ hơn mới phải. Vì câu hỏi đó là một Câu Chất Vấn thuộc nòi Đệ Nhất Hi Hữu của một nhà tư tưởng thượng thừa nêu ra.
Vì câu hỏi đó là một Câu Chất Vấn thuộc nòi Đệ Nhất Hi Hữu của một nhà tư tưởng thượng thừa nêu ra. Trong một giờ diễn thuyết, qua một câu hỏi đạm nhiên, Heidegger đã đặt để tư tưởng thế kỷ dị thường này trước toàn thể khối triết học vong bản Âu châu hai ngàn năm rưỡi, và đặt để tận nơi thâm để uyên nguyên. Nhưng mà toàn thể thính giả (gồm mọi người lỗi lạc ở mọi ngành văn hoá) dường như ngơ ngác không hiểu Heidegger muốn nói cái gì ([1]). Bởi vì nếu họ đón nhận được lời nói, thì không phải đợi tới 1945 họ mới bắt đầu rục rịch. Ấy là năm Lá Thư về Nhân Bản Thuyết (Ueber den Humanismus) xuất hiện. Lá thư gửi cho Jean Beaufret ở Pháp. Và từ đó, toàn thế giới đã cùng với cuộc chấn động của toàn khối hiện thể, mà rủ rê nhau bước vào cuộc chấn hãi kinh hoàng. Nhưng lá thư kia nói cái gì? Mà có hiệu lực đồ sộ như thế? Nói tất cả, mà dường như chẳng thấy nói ra vạch ra cho rành rẽ một cái gì. Chẳng thấy nói ra vạch ra cho được một cái gì, vì Heidegger chỉ đơn sơ nhẹ nhàng nhắc gợi trở lại những cái gì trầm trọng đã nằm yên ngủ quên trong những cuốn sách trước. Chúng nó ngủ quên vì niềm nguyên lượng đối với những con người phù du đã muốn nhắm mắt ngủ quên. Nhưng mà nói tất cả, vì toàn thể trái đất đã trải qua một cuộc bể dâu, và đã lữ hành lịch tận một cuộc lưu ly vô tiền khoáng hậu. Và những đứa con của mặt đất từ đó đã mở mắt trước ẩn ngữ huyền hoả u sương. “U hoài đầu mộng hôm qua. Hoả sương huyền tuyết thật là u u”. Huyền tuyết u sương dã hoả nào?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Vì câu hỏi đó là một Câu Chất Vấn thuộc nòi Đệ Nhất Hi Hữu của một nhà tư tưởng thượng thừa nêu ra. Trong một giờ diễn thuyết, qua một câu hỏi đạm nhiên, Heidegger đã đặt để tư tưởng thế kỷ dị thường này trước toàn thể khối triết học vong bản Âu châu hai ngàn năm rưỡi, và đặt để tận nơi thâm để uyên nguyên. Nhưng mà toàn thể thính giả (gồm mọi người lỗi lạc ở mọi ngành văn hoá) dường như ngơ ngác không hiểu Heidegger muốn nói cái gì ([1]). Bởi vì nếu họ đón nhận được lời nói, thì không phải đợi tới 1945 họ mới bắt đầu rục rịch. Ấy là năm Lá Thư về Nhân Bản Thuyết (Ueber den Humanismus) xuất hiện. Lá thư gửi cho Jean Beaufret ở Pháp. Và từ đó, toàn thế giới đã cùng với cuộc chấn động của toàn khối hiện thể, mà rủ rê nhau bước vào cuộc chấn hãi kinh hoàng. Nhưng lá thư kia nói cái gì? Mà có hiệu lực đồ sộ như thế? Nói tất cả, mà dường như chẳng thấy nói ra vạch ra cho rành rẽ một cái gì. Chẳng thấy nói ra vạch ra cho được một cái gì, vì Heidegger chỉ đơn sơ nhẹ nhàng nhắc gợi trở lại những cái gì trầm trọng đã nằm yên ngủ quên trong những cuốn sách trước. Chúng nó ngủ quên vì niềm nguyên lượng đối với những con người phù du đã muốn nhắm mắt ngủ quên. Nhưng mà nói tất cả, vì toàn thể trái đất đã trải qua một cuộc bể dâu, và đã lữ hành lịch tận một cuộc lưu ly vô tiền khoáng hậu. Và những đứa con của mặt đất từ đó đã mở mắt trước ẩn ngữ huyền hoả u sương. “U hoài đầu mộng hôm qua. Hoả sương huyền tuyết thật là u u”. Huyền tuyết u sương dã hoả nào?
Và những đứa con của mặt đất từ đó đã mở mắt trước ẩn ngữ huyền hoả u sương. “U hoài đầu mộng hôm qua. Hoả sương huyền tuyết thật là u u”. Huyền tuyết u sương dã hoả nào? Tại một khu rừng nội mật, hay là ở tại một nơi chốn cỏ mọc đầu khe? “Đầu khe lá cỏ phai rồi”? Hay là: “đá vang tiếng ngựa bên lời nguyên khê”? Và cho dẫu ví dù có dám biết thặng dư thừa thãi, cũng chẳng thể nào dám nói tận hết cả ra (hữu dư, bất cảm tận). Nhưng mà dẫu sao, khu rừng cũng đã động. Vì một sợi dây nho nhỏ đã được một bàn tay rút nhẹ nhẹ theo thể lệ vũ nghệ thượng thừa: Mọi Lời trong Lá Thư về Nhân Bản Thuyết, đều là những lời vô tức vô thanh, len lỏi hoà vào trong những tờ phương cảo vốn- xưa-kia-là...? Là vốn dĩ hiện hoạt tại tồn theo thể lệ tại thể sử lịch khai nguyên. Cho một cuộc hiển lộ mở phơi của Tại Thể dĩ-hoạt-hiện-như-tại-hiện như nhiên vốn xưa kia là hiện hoạt (fuer die Erschliessung des dagewesenen Daseins). Và Sử Lịch chân chính (không phải là lịch sử, sử kí sử vân vân) và Sử Lịch chân chính (die eigentliche Geschichtlichkeit) theo như cổ lục còn truyền sử xanh, đang đòi hỏi một cuộc Trùng Phục Thu Hồi (Wiederholung) ở trước đèn lần giở giữa tứ diện bão giông([2]). Lời lời trong Lá Thư về Nhân Bản Thuyết đều quy tụ về một bờ cõi ẩn mật của một huyền lâm huyền sương huyền tuyết. Tại nơi đó lời Thi Nhiên Thi Dựng đã từ Đông phương heo hút đánh thức dậy một đoá hồng rã cánh mở phơi ra như lửa rực ở giữa tuyết băng – “Lạn hồng như hoả tuyết trung khai”. Nhưng tại sao nó rã cánh?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Và những đứa con của mặt đất từ đó đã mở mắt trước ẩn ngữ huyền hoả u sương. “U hoài đầu mộng hôm qua. Hoả sương huyền tuyết thật là u u”. Huyền tuyết u sương dã hoả nào? Tại một khu rừng nội mật, hay là ở tại một nơi chốn cỏ mọc đầu khe? “Đầu khe lá cỏ phai rồi”? Hay là: “đá vang tiếng ngựa bên lời nguyên khê”? Và cho dẫu ví dù có dám biết thặng dư thừa thãi, cũng chẳng thể nào dám nói tận hết cả ra (hữu dư, bất cảm tận). Nhưng mà dẫu sao, khu rừng cũng đã động. Vì một sợi dây nho nhỏ đã được một bàn tay rút nhẹ nhẹ theo thể lệ vũ nghệ thượng thừa: Mọi Lời trong Lá Thư về Nhân Bản Thuyết, đều là những lời vô tức vô thanh, len lỏi hoà vào trong những tờ phương cảo vốn- xưa-kia-là...? Là vốn dĩ hiện hoạt tại tồn theo thể lệ tại thể sử lịch khai nguyên. Cho một cuộc hiển lộ mở phơi của Tại Thể dĩ-hoạt-hiện-như-tại-hiện như nhiên vốn xưa kia là hiện hoạt (fuer die Erschliessung des dagewesenen Daseins). Và Sử Lịch chân chính (không phải là lịch sử, sử kí sử vân vân) và Sử Lịch chân chính (die eigentliche Geschichtlichkeit) theo như cổ lục còn truyền sử xanh, đang đòi hỏi một cuộc Trùng Phục Thu Hồi (Wiederholung) ở trước đèn lần giở giữa tứ diện bão giông([2]). Lời lời trong Lá Thư về Nhân Bản Thuyết đều quy tụ về một bờ cõi ẩn mật của một huyền lâm huyền sương huyền tuyết. Tại nơi đó lời Thi Nhiên Thi Dựng đã từ Đông phương heo hút đánh thức dậy một đoá hồng rã cánh mở phơi ra như lửa rực ở giữa tuyết băng – “Lạn hồng như hoả tuyết trung khai”. Nhưng tại sao nó rã cánh?
Tại nơi đó lời Thi Nhiên Thi Dựng đã từ Đông phương heo hút đánh thức dậy một đoá hồng rã cánh mở phơi ra như lửa rực ở giữa tuyết băng – “Lạn hồng như hoả tuyết trung khai”. Nhưng tại sao nó rã cánh? Để giờ đây ta nghe người xưa gọi nó là Lạn Hồng? Có lẽ bởi rằng lúc nó nở ra ở Đức Quốc, thì nó cũng chịu phận tả tơi như đoá Rose Trémière của Nerval nở ra ở Pháp Quốc, và cũng như đóa Thúy Kiều nở ra ở Việt Nam Quốc. 1 - Đoạn Trường Tân Thanh. 3 - Wie wenn am Feiertage... Xấp xỉ một thời (đầu thế kỉ hai mươi) ba đứa con của mặt đất đã tơi tả cả ba. Có lẽ vì chúng nó bị bốn đứa con khác ăn hiếp. Nhưng bây giờ tại sao quả nhiên quyết nhiên là nó (như vốn xưa kia là) mở ra như lửa ở giữa tuyết băng? Ấy có lẽ là huyền hoả lửa thiêng. Ấy có lẽ bởi vì chúng ta hiện giờ đang ở giữa một Mùa Đông. Một mùa đông, là Một Mùa Đông của Riêng một Hoàng Hôn đang lưu ly gót chân vào đêm tối. Và đêm tối ấy là Đêm Tối của Cõi Thế. Cette Nuit est la Nuit du Monde. Cùng với đêm tối ấy, một Mùa Đông đặc thù bất tận đang đe dọa hãi hùng. (Mit ihm droht ein einziger endloser Winter). Trong một mùa đông như thế, ngày ngày cũng chẳng khác chi đêm đêm, theo thể lệ xô bồ chịu chơi đồng dạng “đêm đêm hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu”. Vì ấy bởi trái đất đang gùn ghè gay cấn cùng cơ giới thành thân. Mà tinh thể của cơ giới kĩ thuật chuyên môn thì nó “chỉ mở mắt ra Ngày” một cách thật là chậm chạp.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tại nơi đó lời Thi Nhiên Thi Dựng đã từ Đông phương heo hút đánh thức dậy một đoá hồng rã cánh mở phơi ra như lửa rực ở giữa tuyết băng – “Lạn hồng như hoả tuyết trung khai”. Nhưng tại sao nó rã cánh? Để giờ đây ta nghe người xưa gọi nó là Lạn Hồng? Có lẽ bởi rằng lúc nó nở ra ở Đức Quốc, thì nó cũng chịu phận tả tơi như đoá Rose Trémière của Nerval nở ra ở Pháp Quốc, và cũng như đóa Thúy Kiều nở ra ở Việt Nam Quốc. 1 - Đoạn Trường Tân Thanh. 3 - Wie wenn am Feiertage... Xấp xỉ một thời (đầu thế kỉ hai mươi) ba đứa con của mặt đất đã tơi tả cả ba. Có lẽ vì chúng nó bị bốn đứa con khác ăn hiếp. Nhưng bây giờ tại sao quả nhiên quyết nhiên là nó (như vốn xưa kia là) mở ra như lửa ở giữa tuyết băng? Ấy có lẽ là huyền hoả lửa thiêng. Ấy có lẽ bởi vì chúng ta hiện giờ đang ở giữa một Mùa Đông. Một mùa đông, là Một Mùa Đông của Riêng một Hoàng Hôn đang lưu ly gót chân vào đêm tối. Và đêm tối ấy là Đêm Tối của Cõi Thế. Cette Nuit est la Nuit du Monde. Cùng với đêm tối ấy, một Mùa Đông đặc thù bất tận đang đe dọa hãi hùng. (Mit ihm droht ein einziger endloser Winter). Trong một mùa đông như thế, ngày ngày cũng chẳng khác chi đêm đêm, theo thể lệ xô bồ chịu chơi đồng dạng “đêm đêm hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu”. Vì ấy bởi trái đất đang gùn ghè gay cấn cùng cơ giới thành thân. Mà tinh thể của cơ giới kĩ thuật chuyên môn thì nó “chỉ mở mắt ra Ngày” một cách thật là chậm chạp.
Vì ấy bởi trái đất đang gùn ghè gay cấn cùng cơ giới thành thân. Mà tinh thể của cơ giới kĩ thuật chuyên môn thì nó “chỉ mở mắt ra Ngày” một cách thật là chậm chạp. Và Ngày đó đích nhiên như thị như nhiên là Đêm của Cõi Thế, một cái Thế Dạ (Wetnacht) được biến di chuyển dịch cheo leo, sửa sang suông suông ra làm Ngày Suông Chuyên Môn kĩ thuật nghiệp nghề. Ngày đó, là Ngày ngắn nhất (Der kuerzeste Tag). Cùng với nó, một Mùa Đông Bất Tận hăm dọa lù lù... Té ra chạy đâu cũng không thoát. Ngày ngày và đêm đêm trong Mùa Đông đó cũng thi đua nhau hiện thị một cách thái thậm chon von. Do đó – Lạn hồng như hoả tuyết trung khai... (Tô Tử Chiêm) Trung Niên Thi Sĩ nói: “Đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại. Giữa hư vô em giữ nhé chừng này” (Mưa nguồn) Trong Lá Thư về Nhân Bản Thuyết hình bóng lẩn quất tại trung tâm là Höelderlin. Heidegger đã nói vì lẽ gì người dân nước Đức phải sớm nghe ra trở lại tiếng thơ thi dựng của người thi sĩ kia, để có thể tìm ra Cõi Cư Lưu chân chính ở trên mặt đất, đừng đánh mất trái tim của đất, và cũng đừng để cho trái tim của đất đánh mất chúng ta. Ông cũng nói vì sao mà Goethe không đạt tới cái Chốn, cái Nơi riêng biệt mà Höelderlin đã đạt tới trong kho tàng che giấu ẩn mật của Đức Quốc Mẫu Thân; và vì lẽ gì Nhân Bản Thuyết không đủ sức vãn hồi trạng huống trong một đêm tối của một mùa đông đang biến thành một Thượng Thừa Bất Tận U Dạ Thâm Đông đìu hiu sa mạc.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Vì ấy bởi trái đất đang gùn ghè gay cấn cùng cơ giới thành thân. Mà tinh thể của cơ giới kĩ thuật chuyên môn thì nó “chỉ mở mắt ra Ngày” một cách thật là chậm chạp. Và Ngày đó đích nhiên như thị như nhiên là Đêm của Cõi Thế, một cái Thế Dạ (Wetnacht) được biến di chuyển dịch cheo leo, sửa sang suông suông ra làm Ngày Suông Chuyên Môn kĩ thuật nghiệp nghề. Ngày đó, là Ngày ngắn nhất (Der kuerzeste Tag). Cùng với nó, một Mùa Đông Bất Tận hăm dọa lù lù... Té ra chạy đâu cũng không thoát. Ngày ngày và đêm đêm trong Mùa Đông đó cũng thi đua nhau hiện thị một cách thái thậm chon von. Do đó – Lạn hồng như hoả tuyết trung khai... (Tô Tử Chiêm) Trung Niên Thi Sĩ nói: “Đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại. Giữa hư vô em giữ nhé chừng này” (Mưa nguồn) Trong Lá Thư về Nhân Bản Thuyết hình bóng lẩn quất tại trung tâm là Höelderlin. Heidegger đã nói vì lẽ gì người dân nước Đức phải sớm nghe ra trở lại tiếng thơ thi dựng của người thi sĩ kia, để có thể tìm ra Cõi Cư Lưu chân chính ở trên mặt đất, đừng đánh mất trái tim của đất, và cũng đừng để cho trái tim của đất đánh mất chúng ta. Ông cũng nói vì sao mà Goethe không đạt tới cái Chốn, cái Nơi riêng biệt mà Höelderlin đã đạt tới trong kho tàng che giấu ẩn mật của Đức Quốc Mẫu Thân; và vì lẽ gì Nhân Bản Thuyết không đủ sức vãn hồi trạng huống trong một đêm tối của một mùa đông đang biến thành một Thượng Thừa Bất Tận U Dạ Thâm Đông đìu hiu sa mạc.
Riêng một vài Lời của Höelderlin mà ông Heidegger nói tới trong lá thư ấy, riêng một vài lời đó là một sợi dây nhiếp dẫn, và bàn tay nhẹ nhẹ rút vào đã làm chấn động một khu rừng. Trước 1945 mười năm, và sau 1927 mười năm, trong cái khoảng trung gian cheo leo chênh vênh giữa hai thời gian, ông Heidegger đã mấy lần “diễn thuyết” giảng giải Về Thơ Höelderlin. Ra từ đó về sau, ông không ngừng “bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao” với khu rừng thăm thẳm Höelderlin. “Wie wenn am Feiertage...” Bản dịch này riêng chọn bài thơ đó. Dịch và giải theo thể lệ đón nhận âm vang và dư vang vô thanh vô tức Vì sao? Bởi vì phía sau khu rừng Höelderlin, còn một khu rừng Heidegger. Và ẩn mật ở phía sau, hoặc là nội mật tại trung tâm khu rừng Heidegger, còn có cả một biển rừng Đông phương mà từ lâu Heidegger đã lịch nghiệm tận cùng. Càng đọc Heidegger càng nhận ra rõ ràng một điều: chẳng những Heidegger đã từ lâu lịch hành vào Ngã Ba Tam Đạo Đông Phương, mà ông cũng đã để linh hồn dung ứng với Nguồn Thơ ở chân trời chân đất chân mây Đông Phương Non Nước. Mặc dầu ông Heidegger già nua khiêm nhượng vẫn chỉ từ tốn bảo rằng bấy lâu nay ông viết sách và diễn giảng chú giải những gì, ấy chẳng qua chỉ là soạn sửa cho Tây phương có chút ít tư cách đối thoại với Đông phương mai sau, một cuộc đối thoại tất nhiên thiết yếu không thể tránh. Do đó lời dịch và giải đã đi một bước bạo dạn hơn thói thường thể lệ. Bạo dạn hoặc táo bạo đã đành, mà đôi khi cũng phải bướng bỉnh phiêu bồng chút ít nữa là khác.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Riêng một vài Lời của Höelderlin mà ông Heidegger nói tới trong lá thư ấy, riêng một vài lời đó là một sợi dây nhiếp dẫn, và bàn tay nhẹ nhẹ rút vào đã làm chấn động một khu rừng. Trước 1945 mười năm, và sau 1927 mười năm, trong cái khoảng trung gian cheo leo chênh vênh giữa hai thời gian, ông Heidegger đã mấy lần “diễn thuyết” giảng giải Về Thơ Höelderlin. Ra từ đó về sau, ông không ngừng “bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao” với khu rừng thăm thẳm Höelderlin. “Wie wenn am Feiertage...” Bản dịch này riêng chọn bài thơ đó. Dịch và giải theo thể lệ đón nhận âm vang và dư vang vô thanh vô tức Vì sao? Bởi vì phía sau khu rừng Höelderlin, còn một khu rừng Heidegger. Và ẩn mật ở phía sau, hoặc là nội mật tại trung tâm khu rừng Heidegger, còn có cả một biển rừng Đông phương mà từ lâu Heidegger đã lịch nghiệm tận cùng. Càng đọc Heidegger càng nhận ra rõ ràng một điều: chẳng những Heidegger đã từ lâu lịch hành vào Ngã Ba Tam Đạo Đông Phương, mà ông cũng đã để linh hồn dung ứng với Nguồn Thơ ở chân trời chân đất chân mây Đông Phương Non Nước. Mặc dầu ông Heidegger già nua khiêm nhượng vẫn chỉ từ tốn bảo rằng bấy lâu nay ông viết sách và diễn giảng chú giải những gì, ấy chẳng qua chỉ là soạn sửa cho Tây phương có chút ít tư cách đối thoại với Đông phương mai sau, một cuộc đối thoại tất nhiên thiết yếu không thể tránh. Do đó lời dịch và giải đã đi một bước bạo dạn hơn thói thường thể lệ. Bạo dạn hoặc táo bạo đã đành, mà đôi khi cũng phải bướng bỉnh phiêu bồng chút ít nữa là khác.
Do đó lời dịch và giải đã đi một bước bạo dạn hơn thói thường thể lệ. Bạo dạn hoặc táo bạo đã đành, mà đôi khi cũng phải bướng bỉnh phiêu bồng chút ít nữa là khác. Bản dịch Pháp Ngữ có sai lệch chút gì thì trong cuốn Lời Cố Quận thỉnh thoảng có nêu ra (trong bài Andenken – Souvenir). Nên trong cuốn Lễ Hội Tháng Ba này, dịch giả tự ban cấp cho mình chút thong dong thích thảng. Người đọc cũng nên ung dung tự tại, chẳng cần gì phải câu nệ quá đáng. Bản dịch này có lầm lẫn chỗ nào ngày sau sẽ sửa chữa. Tái bút - Cuộc hội thoại hi hữu giữa tư tưởng và thi ca kết tập về trong bốn bài giảng 1 - Quy Hồi Cố Quận. 2 - Höelderlin và tinh thể thi ca. 3 - Như Khi Ngày Lễ Hội. 4 - Quy Niệm Hồi Tưởng. Trên con đường tư tưởng của Heidegger, đây là vùng ẩn mật. Trong bốn bài, thì bài thứ ba này (Wie wenn am Feiertage) được dịch giả giải thêm và quy chiếu nhiều nhất ấy là chuẩn bị cho bước nhảy ở bài thứ bốn (Andenken). Và cũng là vĩnh biệt mọi bước nhảy ở mọi bài, từ đầu tiên khôn hàn đệ nhất tới tối hậu vô hạn thượng thừa. Người nào đã đọc kĩ từ lâu cuốn sách dị thường của ông Heidegger, ắt đã rõ nguyên do lối sắp đặt thứ tự bốn bài giảng (đương sơ vốn in riêng lẻ tẻ). Và cũng không ngạc nhiên gì nhiều trước lối dịch và giải dường như kì dị của dịch giả (không nhất thiết phải vì coi trọng mà giải nhiều, cũng không phải vì xem thường hoặc vì lười biếng mà giải ít). Nếu năm trước sách vở không bị cháy tuốt hết, thì nay dịch giả còn có thể quy chiếu, ghi chú đầy đủ và tỉnh táo hơn.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Do đó lời dịch và giải đã đi một bước bạo dạn hơn thói thường thể lệ. Bạo dạn hoặc táo bạo đã đành, mà đôi khi cũng phải bướng bỉnh phiêu bồng chút ít nữa là khác. Bản dịch Pháp Ngữ có sai lệch chút gì thì trong cuốn Lời Cố Quận thỉnh thoảng có nêu ra (trong bài Andenken – Souvenir). Nên trong cuốn Lễ Hội Tháng Ba này, dịch giả tự ban cấp cho mình chút thong dong thích thảng. Người đọc cũng nên ung dung tự tại, chẳng cần gì phải câu nệ quá đáng. Bản dịch này có lầm lẫn chỗ nào ngày sau sẽ sửa chữa. Tái bút - Cuộc hội thoại hi hữu giữa tư tưởng và thi ca kết tập về trong bốn bài giảng 1 - Quy Hồi Cố Quận. 2 - Höelderlin và tinh thể thi ca. 3 - Như Khi Ngày Lễ Hội. 4 - Quy Niệm Hồi Tưởng. Trên con đường tư tưởng của Heidegger, đây là vùng ẩn mật. Trong bốn bài, thì bài thứ ba này (Wie wenn am Feiertage) được dịch giả giải thêm và quy chiếu nhiều nhất ấy là chuẩn bị cho bước nhảy ở bài thứ bốn (Andenken). Và cũng là vĩnh biệt mọi bước nhảy ở mọi bài, từ đầu tiên khôn hàn đệ nhất tới tối hậu vô hạn thượng thừa. Người nào đã đọc kĩ từ lâu cuốn sách dị thường của ông Heidegger, ắt đã rõ nguyên do lối sắp đặt thứ tự bốn bài giảng (đương sơ vốn in riêng lẻ tẻ). Và cũng không ngạc nhiên gì nhiều trước lối dịch và giải dường như kì dị của dịch giả (không nhất thiết phải vì coi trọng mà giải nhiều, cũng không phải vì xem thường hoặc vì lười biếng mà giải ít). Nếu năm trước sách vở không bị cháy tuốt hết, thì nay dịch giả còn có thể quy chiếu, ghi chú đầy đủ và tỉnh táo hơn.
Nếu năm trước sách vở không bị cháy tuốt hết, thì nay dịch giả còn có thể quy chiếu, ghi chú đầy đủ và tỉnh táo hơn. Ở Âu châu, người Pháp dịch sách Heidegger nhiều nhất. Và dịch đạt hơn mấy dịch giả Anh Mỹ. Riêng cuốn Giảng Giải về thơ Höelderlin (Erlaeuterungen zu Höelderlins Dichtung) thì chưa có bản dịch Anh ngữ, chỉ có bản Pháp ngữ thôi. Nhan Đề là Approche de Höelderlin. Nhan đề như thế nói gì? Có thể hiểu cưỡng bức theo hai cách: 1 - Cuộc tiếp cận (của chúng ta với) Höelderlin. 2 - Cuộc tiếp cận của Höelderlin. Theo nghĩa thứ hai, là nghĩa thế nào? Ấy là: tiếp cận Uyên Nguyên, đi về cận lập với Uyên Nguyên. Những bài giảng sẽ phụ họa nhau trong lời đáp. Theo nghĩa thứ nhất: chúng ta tiếp cận? Nhưng Höelderlin không phải một cá nhân. Nguồn thơ thi dựng của ông là một nguồn Thi Nhiên hi hữu. Vậy thì tiếp cận Höelderlin là tiếp cận nguồn thơ ấy. Nhưng tại sao tiếp cận mà không tắm mình vào? Vì đó là uyên nguyên, và trong khi chúng ta dọ dẫm trên bước tiến lại gần, thì Uyên Nguyên cũng đi về với chúng ta trong thể lệ riêng biệt: gần gũi mà xa xôi (Xem cuốn Lời Cố Quận - bài Hồi Tưởng). Còn có thể hiểu cưỡng bức theo thể lệ trùng phục thu hồi bằng nhiều cách thứ ba thứ bốn khác nữa. Cước Chú - Những sai lệch cốt yếu trong tinh thể ngữ ngôn những bản dịch Heidegger ra Pháp ngữ, tôi có thể nêu ra trong cuốn Sương Bình Nguyên (từ trang 442 đến 475). ĐƯỜNG TƠ KẼ TÓC TẠI CHỐN ZWISCHEN CỦA HEIDEGGER
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nếu năm trước sách vở không bị cháy tuốt hết, thì nay dịch giả còn có thể quy chiếu, ghi chú đầy đủ và tỉnh táo hơn. Ở Âu châu, người Pháp dịch sách Heidegger nhiều nhất. Và dịch đạt hơn mấy dịch giả Anh Mỹ. Riêng cuốn Giảng Giải về thơ Höelderlin (Erlaeuterungen zu Höelderlins Dichtung) thì chưa có bản dịch Anh ngữ, chỉ có bản Pháp ngữ thôi. Nhan Đề là Approche de Höelderlin. Nhan đề như thế nói gì? Có thể hiểu cưỡng bức theo hai cách: 1 - Cuộc tiếp cận (của chúng ta với) Höelderlin. 2 - Cuộc tiếp cận của Höelderlin. Theo nghĩa thứ hai, là nghĩa thế nào? Ấy là: tiếp cận Uyên Nguyên, đi về cận lập với Uyên Nguyên. Những bài giảng sẽ phụ họa nhau trong lời đáp. Theo nghĩa thứ nhất: chúng ta tiếp cận? Nhưng Höelderlin không phải một cá nhân. Nguồn thơ thi dựng của ông là một nguồn Thi Nhiên hi hữu. Vậy thì tiếp cận Höelderlin là tiếp cận nguồn thơ ấy. Nhưng tại sao tiếp cận mà không tắm mình vào? Vì đó là uyên nguyên, và trong khi chúng ta dọ dẫm trên bước tiến lại gần, thì Uyên Nguyên cũng đi về với chúng ta trong thể lệ riêng biệt: gần gũi mà xa xôi (Xem cuốn Lời Cố Quận - bài Hồi Tưởng). Còn có thể hiểu cưỡng bức theo thể lệ trùng phục thu hồi bằng nhiều cách thứ ba thứ bốn khác nữa. Cước Chú - Những sai lệch cốt yếu trong tinh thể ngữ ngôn những bản dịch Heidegger ra Pháp ngữ, tôi có thể nêu ra trong cuốn Sương Bình Nguyên (từ trang 442 đến 475). ĐƯỜNG TƠ KẼ TÓC TẠI CHỐN ZWISCHEN CỦA HEIDEGGER
ĐƯỜNG TƠ KẼ TÓC TẠI CHỐN ZWISCHEN CỦA HEIDEGGER Theo như ông Nguyễn Du và Heidegger, Không Tử, thì chuyện tư tưởng sử xanh toàn là chuyện đường tơ kẽ tóc và chuyện đường tóc kẽ tơ, hoặc kẽ tơ đường tóc. Đú đởn ngôn ngữ theo lối Bát Nhã Heidegger, thì còn có thể nói “tóc kẽ tơ đường”, hoặc “tơ kẽ tóc đường” hoặc “đường kẽ tóc tơ”, hoặc “kẽ đường tơ tóc” hoặc “tóc tơ đường kẽ”. Hoa Nghiêm Kinh với Mười Môn Tam Muội Thần Thông Du Hí cũng chỉ lận đận hì hục mở phơi ra cái đường tơ kẽ tóc kì dị bao hàm khoảng cách vô tận vô tế vô biên vô hư vô hữu. Mười phương quốc độ đi về trong một Lỗ Chân Lông, mà lỗ chân lông liên tồn vẫn tồn liên như nhiên không nổ bung ra được, đó chính là cái chỗ kì dị vô ngần của đường tơ kẽ tóc cheo leo là cái khoảng khe hở hớ hênh “Zwischen” chon von lập trụ tại cõi Không Lời trong Sein und Zeit, Holzwege, và quyết định mọi mọi tồn sinh Tại Thể Sử Lịch Biển Dâu tồn hoạt trong hí trường tinh sương lớp lớp từ thiên cổ vô cổ vô kim, tới hiện kim vô kim vô cổ, vô tương lai quá khứ hiện tại đèo bòng nguyệt cầu đổ bộ hay là cung nguyệt ngao du. Đường tơ kẽ tóc dị thường như thế đến thế nào mà nó cũng quyết định luôn cuộc gùn ghè gay cấn tương phùng hội thoại giữa Như Lai và Ma Vương Quỷ Chúa. Và mọi ngôn ngữ của Ma Vương Quỷ Chúa cũng vì cõi bao dung hàm nhiếp của đường tơ kẽ tóc, mà bất thình lình mang đủ đầy sung túc hình hài mô dạng tiết điệu ngôn ngữ Như Lai.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
ĐƯỜNG TƠ KẼ TÓC TẠI CHỐN ZWISCHEN CỦA HEIDEGGER Theo như ông Nguyễn Du và Heidegger, Không Tử, thì chuyện tư tưởng sử xanh toàn là chuyện đường tơ kẽ tóc và chuyện đường tóc kẽ tơ, hoặc kẽ tơ đường tóc. Đú đởn ngôn ngữ theo lối Bát Nhã Heidegger, thì còn có thể nói “tóc kẽ tơ đường”, hoặc “tơ kẽ tóc đường” hoặc “đường kẽ tóc tơ”, hoặc “kẽ đường tơ tóc” hoặc “tóc tơ đường kẽ”. Hoa Nghiêm Kinh với Mười Môn Tam Muội Thần Thông Du Hí cũng chỉ lận đận hì hục mở phơi ra cái đường tơ kẽ tóc kì dị bao hàm khoảng cách vô tận vô tế vô biên vô hư vô hữu. Mười phương quốc độ đi về trong một Lỗ Chân Lông, mà lỗ chân lông liên tồn vẫn tồn liên như nhiên không nổ bung ra được, đó chính là cái chỗ kì dị vô ngần của đường tơ kẽ tóc cheo leo là cái khoảng khe hở hớ hênh “Zwischen” chon von lập trụ tại cõi Không Lời trong Sein und Zeit, Holzwege, và quyết định mọi mọi tồn sinh Tại Thể Sử Lịch Biển Dâu tồn hoạt trong hí trường tinh sương lớp lớp từ thiên cổ vô cổ vô kim, tới hiện kim vô kim vô cổ, vô tương lai quá khứ hiện tại đèo bòng nguyệt cầu đổ bộ hay là cung nguyệt ngao du. Đường tơ kẽ tóc dị thường như thế đến thế nào mà nó cũng quyết định luôn cuộc gùn ghè gay cấn tương phùng hội thoại giữa Như Lai và Ma Vương Quỷ Chúa. Và mọi ngôn ngữ của Ma Vương Quỷ Chúa cũng vì cõi bao dung hàm nhiếp của đường tơ kẽ tóc, mà bất thình lình mang đủ đầy sung túc hình hài mô dạng tiết điệu ngôn ngữ Như Lai.
Và mọi ngôn ngữ của Ma Vương Quỷ Chúa cũng vì cõi bao dung hàm nhiếp của đường tơ kẽ tóc, mà bất thình lình mang đủ đầy sung túc hình hài mô dạng tiết điệu ngôn ngữ Như Lai. Và ngôn ngữ Như Lai tha hồ phó mặc ngôn ngữ mình cho Lưu Ly vào Ma Đạo cũng chỉ duy vì Ân Ốc Chiếu Cố Kha Hộ Ôn Tồn Huyền Bí của Đường Tơ Kẽ Tóc và đó là sự tình sự huống mà Heidegger gọi là Định Mệnh Phối Tiết của Sử Lịch Tồn Lưu (xem Lời Cố Quận). Và Tồn Lưu bỗng nhiên mà nhảy lùi vào ẩn mật u tàng trong bước thoái bộ của tinh thể mình về Ẩn Tàng U Mật trong cuộc Tinh Thể Tế Già của Uyên Nguyên Tinh Thể, và trường kì phụ đảm cuộc Nhấp Nhô Hiện Thị trong Hiện Thể Lô Xô không ngừng đẩy những con Tượng Vương Khổng Khâu vào mọi mép rìa tồn sinh tồn hoạt và những con Đười Ươi Thượng Thừa Thi Sĩ vào mọi cung bậc quỷ khốc thần sầu của Sa Mạc Phát Tiết Trường Ca Lá Hoa Cồn Rớt Hột, thì ấy cũng chỉ duy là do cuộc Ban Sơ Chiếu Cố của Đường Tơ Kẽ Tóc từng đã thị hiện trước đèn trong những trận lần giở cho thơm. Gọi đó là cuộc “bôn lôi bành trướng thị thành, từ tô hủ tiếu tam bành lôi bôn”. Ấy có nghĩa là: từ cuộc quyết định của đường tơ kẽ tóc, Tồn Lưu đã bước vào Hiện Thể để thành tựu cuộc thượng thừa thần thông ẩn Tàng U Mật dung nhiếp cả Đại Ẩn Trung Ẩn Tiểu Ẩn, thì kể từ đó mà đi, ngay cả Hiện Thể tự thân cũng không hiển hiện trong cõi Lưu Quang của Huyền Sương U Tuyết Hắc Phong Tư Vũ dị thường rất mực mà ra kia.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Và mọi ngôn ngữ của Ma Vương Quỷ Chúa cũng vì cõi bao dung hàm nhiếp của đường tơ kẽ tóc, mà bất thình lình mang đủ đầy sung túc hình hài mô dạng tiết điệu ngôn ngữ Như Lai. Và ngôn ngữ Như Lai tha hồ phó mặc ngôn ngữ mình cho Lưu Ly vào Ma Đạo cũng chỉ duy vì Ân Ốc Chiếu Cố Kha Hộ Ôn Tồn Huyền Bí của Đường Tơ Kẽ Tóc và đó là sự tình sự huống mà Heidegger gọi là Định Mệnh Phối Tiết của Sử Lịch Tồn Lưu (xem Lời Cố Quận). Và Tồn Lưu bỗng nhiên mà nhảy lùi vào ẩn mật u tàng trong bước thoái bộ của tinh thể mình về Ẩn Tàng U Mật trong cuộc Tinh Thể Tế Già của Uyên Nguyên Tinh Thể, và trường kì phụ đảm cuộc Nhấp Nhô Hiện Thị trong Hiện Thể Lô Xô không ngừng đẩy những con Tượng Vương Khổng Khâu vào mọi mép rìa tồn sinh tồn hoạt và những con Đười Ươi Thượng Thừa Thi Sĩ vào mọi cung bậc quỷ khốc thần sầu của Sa Mạc Phát Tiết Trường Ca Lá Hoa Cồn Rớt Hột, thì ấy cũng chỉ duy là do cuộc Ban Sơ Chiếu Cố của Đường Tơ Kẽ Tóc từng đã thị hiện trước đèn trong những trận lần giở cho thơm. Gọi đó là cuộc “bôn lôi bành trướng thị thành, từ tô hủ tiếu tam bành lôi bôn”. Ấy có nghĩa là: từ cuộc quyết định của đường tơ kẽ tóc, Tồn Lưu đã bước vào Hiện Thể để thành tựu cuộc thượng thừa thần thông ẩn Tàng U Mật dung nhiếp cả Đại Ẩn Trung Ẩn Tiểu Ẩn, thì kể từ đó mà đi, ngay cả Hiện Thể tự thân cũng không hiển hiện trong cõi Lưu Quang của Huyền Sương U Tuyết Hắc Phong Tư Vũ dị thường rất mực mà ra kia.
Luồng Lãng Quang Chiếu Diệu của Tồn Lưu đương sơ chiếu cố theo thể lệ thoái tàng ư mật, luồng lãng quang thái hằng minh mị u u đó đã bị ngập vùi tăm tối ngất tạnh mù khơi là bởi Ân Tình Du Dương của Đường Tơ Kẽ tóc đã ban cấp ân huệ chan hoà ánh Rực Rỡ Long Lanh cho Hiện Thể lập loè đâm bông lửa lựu đầu tường trong một Mùa Hè Sa Mạc không tuổi không tên... Cũng vì lẽ đó nên chi cho tới ngày nay, dù chúng ta lần giở cảo thơm trước đèn là đèn điện hay trước đèn lận đận du hí bày trò ngọn bạch lạp cheo leo, thì mãi mãi vẫn chon von bất khả tư nghị là ấy cung bậc dị thường lục bát cho chỗ đi về của một tiếng gọi chăm chỉ chênh vênh: Dưới trăng Quyên đã Gọi hè Đầu tường lửa lưu lập loè Đâm Bông... Người ta rất mực hữu lí hành sự, lúc ráo riết tấn công những vần thơ hồ đồ hỗn độn ấy. Bởi vì không thể nào chấp nhận được một cuộc Phusis phơi mở theo thể lệ lập loè lếu láo để Sơ Đầu Logos phải thành tựu tinh thể kết tập hội tụ của mình trong ngôn ngữ bằng đường lối lõa lồ bốc khói từ một hồng quần thạch lựu trơ trẽn sượng sần đú đởn khiêu khích từ cửa quỷ đâm bông áy náy ra nhà ma liên tốn lập loè vẻ son lửa lựu. Không, không thể nào con người tu hành kính tín, không thể nào con người đức hạnh rất mực có thể chấp thuận một cuộc dị thường việt kỉ du cương quá trơ trẽn trân tráo như thế kia của Lồ Gồ Ngôn Ngữ.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Luồng Lãng Quang Chiếu Diệu của Tồn Lưu đương sơ chiếu cố theo thể lệ thoái tàng ư mật, luồng lãng quang thái hằng minh mị u u đó đã bị ngập vùi tăm tối ngất tạnh mù khơi là bởi Ân Tình Du Dương của Đường Tơ Kẽ tóc đã ban cấp ân huệ chan hoà ánh Rực Rỡ Long Lanh cho Hiện Thể lập loè đâm bông lửa lựu đầu tường trong một Mùa Hè Sa Mạc không tuổi không tên... Cũng vì lẽ đó nên chi cho tới ngày nay, dù chúng ta lần giở cảo thơm trước đèn là đèn điện hay trước đèn lận đận du hí bày trò ngọn bạch lạp cheo leo, thì mãi mãi vẫn chon von bất khả tư nghị là ấy cung bậc dị thường lục bát cho chỗ đi về của một tiếng gọi chăm chỉ chênh vênh: Dưới trăng Quyên đã Gọi hè Đầu tường lửa lưu lập loè Đâm Bông... Người ta rất mực hữu lí hành sự, lúc ráo riết tấn công những vần thơ hồ đồ hỗn độn ấy. Bởi vì không thể nào chấp nhận được một cuộc Phusis phơi mở theo thể lệ lập loè lếu láo để Sơ Đầu Logos phải thành tựu tinh thể kết tập hội tụ của mình trong ngôn ngữ bằng đường lối lõa lồ bốc khói từ một hồng quần thạch lựu trơ trẽn sượng sần đú đởn khiêu khích từ cửa quỷ đâm bông áy náy ra nhà ma liên tốn lập loè vẻ son lửa lựu. Không, không thể nào con người tu hành kính tín, không thể nào con người đức hạnh rất mực có thể chấp thuận một cuộc dị thường việt kỉ du cương quá trơ trẽn trân tráo như thế kia của Lồ Gồ Ngôn Ngữ.
Không, không thể nào con người tu hành kính tín, không thể nào con người đức hạnh rất mực có thể chấp thuận một cuộc dị thường việt kỉ du cương quá trơ trẽn trân tráo như thế kia của Lồ Gồ Ngôn Ngữ. Cuộc công kích khởi từ tứ diện bát phương kể từ những ông nhà nho đạo mạo trước kia tới những ông oắt con đầu chưa ráo máu của ý Thức Mới Nổ Bùng Đồ Sộ bốc khói ngày nay, cuộc công kích nhằm vào trung tâm tinh thể ngôn ngữ Liệp Hộ, chính nó cũng nằm trong thể lệ ban sơ của Định Mệnh Tồn Lưu phối tiết Đường Tơ Kẽ Tóc Cho Con Cháu Đi Về Toạ Lập Sừng Sộ Với Tổ Tiên. Vì Tổ Tiên đương sơ đã an bài thể lệ hố thẳm mưa nguồn (Bờ Nước Cũ) trong đường tơ kẽ tóc cheo leo để cho những đứa con bám vào đánh cắp hố hang bóc lột và vu cáo ma men quỷ chước thi hành bằng đường lối bi bô ngữ ngôn mọi chàng Nietzsche. Và trong mê cung tối hậu, Minotaure đã bắt tay kháng khít Iago, thì một tinh thể mới hiện ra trong Hiện Thể: thể thái hương nguyện thượng thừa mang tràn đầy mô dạng Zarathustra đến độ nào mà đùng một cái, ngay cả Zarathustra-máu-xương-hình- thể cũng bị đạp đổ trong nhất đán để thị hiện một hình hài Mạt Hậu Ngữ Ngôn: plus nietzschéen que Nietzsche, hoặc: aussi saroyannien que Saroyan. Huyền bí kì tuyệt là chỗ đó: plus nietzschéen que Nietzsche, mais aussi Hybris-saroyannien que(!) )…Địa hạt Sài Gòn và khu vực Chợ Lớn và lĩnh vực Việt Nam thế là từ nay có một cơ hội để thị hiện văn hiến ngàn năm trong hình hài hiện thể ron ren “à la mode” rất mực thời trang đợt sóng mới đó.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Không, không thể nào con người tu hành kính tín, không thể nào con người đức hạnh rất mực có thể chấp thuận một cuộc dị thường việt kỉ du cương quá trơ trẽn trân tráo như thế kia của Lồ Gồ Ngôn Ngữ. Cuộc công kích khởi từ tứ diện bát phương kể từ những ông nhà nho đạo mạo trước kia tới những ông oắt con đầu chưa ráo máu của ý Thức Mới Nổ Bùng Đồ Sộ bốc khói ngày nay, cuộc công kích nhằm vào trung tâm tinh thể ngôn ngữ Liệp Hộ, chính nó cũng nằm trong thể lệ ban sơ của Định Mệnh Tồn Lưu phối tiết Đường Tơ Kẽ Tóc Cho Con Cháu Đi Về Toạ Lập Sừng Sộ Với Tổ Tiên. Vì Tổ Tiên đương sơ đã an bài thể lệ hố thẳm mưa nguồn (Bờ Nước Cũ) trong đường tơ kẽ tóc cheo leo để cho những đứa con bám vào đánh cắp hố hang bóc lột và vu cáo ma men quỷ chước thi hành bằng đường lối bi bô ngữ ngôn mọi chàng Nietzsche. Và trong mê cung tối hậu, Minotaure đã bắt tay kháng khít Iago, thì một tinh thể mới hiện ra trong Hiện Thể: thể thái hương nguyện thượng thừa mang tràn đầy mô dạng Zarathustra đến độ nào mà đùng một cái, ngay cả Zarathustra-máu-xương-hình- thể cũng bị đạp đổ trong nhất đán để thị hiện một hình hài Mạt Hậu Ngữ Ngôn: plus nietzschéen que Nietzsche, hoặc: aussi saroyannien que Saroyan. Huyền bí kì tuyệt là chỗ đó: plus nietzschéen que Nietzsche, mais aussi Hybris-saroyannien que(!) )…Địa hạt Sài Gòn và khu vực Chợ Lớn và lĩnh vực Việt Nam thế là từ nay có một cơ hội để thị hiện văn hiến ngàn năm trong hình hài hiện thể ron ren “à la mode” rất mực thời trang đợt sóng mới đó.
)…Địa hạt Sài Gòn và khu vực Chợ Lớn và lĩnh vực Việt Nam thế là từ nay có một cơ hội để thị hiện văn hiến ngàn năm trong hình hài hiện thể ron ren “à la mode” rất mực thời trang đợt sóng mới đó. Hỡi những kẻ hãnh tiến muôn đời! Hãy đi về tụ họp cho buổi hội xúm xít đệ nhất hi hữu thuần thái Việt Nam kia? - “Thanh Minh Hố Thẳm tháng ba... Lễ là Ý Thức hội là thời trang”. Zarathustra kêu gào: “Ta thà chui đầu vào trong một cái hang chồn đen đủi, một cái hang dế đen thui, còn hơn là ở tại hội hè hội thoại trong bầu khí hậu đó!”. Lúc thốt một lời như thế, Zarathustra cũng thừa hiểu rằng từ đó mọi thảm hoạ sẽ xảy đến cho mình, vì Iago sẽ biến dạng thay hình thêm một lần nữa, và lần đó rất mực có thể rằng là nó sẽ trở lại với mô dạng thứ nhì như trước (đệ nhị hình thù) nghĩa là khoác trở lại hình hài hi hữu Nietzsche. Nghĩa là không còn đạp đổ Nietzsche theo thể lệ “plus nietzschéen que Nietzsche mais aussi saroyannien que Saroyan” mà trở thành “aussi hybri-nietzschéen que Nietzsche, mais moins saroyannien que Saroyan”. Và đồng thời Long Thọ Bồ Tát Dịch Hóa Pháp cũng hiện ra trở lại, hiện ra chót vót nguy nga như chưa bao giờ từng thấy trong Sử Xanh Ấn Độ, vì Ngài hiện ra chơi vơi trên những ngọn triều mênh mông kể từ Hi Lạp tới Meister Eckhart! Trong tình trạng đó Zarathustra tất nhiên phải lóng cóng? Bởi vì địch thủ tấn công Zarathustra giờ đây lại chính là Zarathustra đang cầm đầu mấy vị tướng tá hi hữu đệ nhất cổ kim.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
)…Địa hạt Sài Gòn và khu vực Chợ Lớn và lĩnh vực Việt Nam thế là từ nay có một cơ hội để thị hiện văn hiến ngàn năm trong hình hài hiện thể ron ren “à la mode” rất mực thời trang đợt sóng mới đó. Hỡi những kẻ hãnh tiến muôn đời! Hãy đi về tụ họp cho buổi hội xúm xít đệ nhất hi hữu thuần thái Việt Nam kia? - “Thanh Minh Hố Thẳm tháng ba... Lễ là Ý Thức hội là thời trang”. Zarathustra kêu gào: “Ta thà chui đầu vào trong một cái hang chồn đen đủi, một cái hang dế đen thui, còn hơn là ở tại hội hè hội thoại trong bầu khí hậu đó!”. Lúc thốt một lời như thế, Zarathustra cũng thừa hiểu rằng từ đó mọi thảm hoạ sẽ xảy đến cho mình, vì Iago sẽ biến dạng thay hình thêm một lần nữa, và lần đó rất mực có thể rằng là nó sẽ trở lại với mô dạng thứ nhì như trước (đệ nhị hình thù) nghĩa là khoác trở lại hình hài hi hữu Nietzsche. Nghĩa là không còn đạp đổ Nietzsche theo thể lệ “plus nietzschéen que Nietzsche mais aussi saroyannien que Saroyan” mà trở thành “aussi hybri-nietzschéen que Nietzsche, mais moins saroyannien que Saroyan”. Và đồng thời Long Thọ Bồ Tát Dịch Hóa Pháp cũng hiện ra trở lại, hiện ra chót vót nguy nga như chưa bao giờ từng thấy trong Sử Xanh Ấn Độ, vì Ngài hiện ra chơi vơi trên những ngọn triều mênh mông kể từ Hi Lạp tới Meister Eckhart! Trong tình trạng đó Zarathustra tất nhiên phải lóng cóng? Bởi vì địch thủ tấn công Zarathustra giờ đây lại chính là Zarathustra đang cầm đầu mấy vị tướng tá hi hữu đệ nhất cổ kim.
Trong tình trạng đó Zarathustra tất nhiên phải lóng cóng? Bởi vì địch thủ tấn công Zarathustra giờ đây lại chính là Zarathustra đang cầm đầu mấy vị tướng tá hi hữu đệ nhất cổ kim. Zarathustra ắt phải lim dim hai con mắt lẩm nhẩm mà rằng: “Té ra trong vũ trụ có cả thảy hai thằng Zarathustra? Hai thằng Zarathustra mở trận đánh nhau lịch liệt, vì chúng nó nhận thấy chúng nó giống nhau quá, hay là tại vì cả hai đứa chúng cùng mỗi một nghĩ rằng chỉ riêng mình mới là rất mực đích nhiên Zarathustra thật, còn thằng kia là Zarathustra giả? Thằng thật phải tiêu diệt thằng giả? Nếu không thì ngày mai thằng Zarathustra Giả sẽ biến thành Zarathustra Thật, và Zarathustra Thật sẽ biến thành Zarathustra Giả? Hay là hoặc là cũng có thể rằng là bởi vì chúng nó cả hai đứa cùng mỗi một nghĩ trong thâm tâm rằng riêng mình lếu láo là thằng Zarathustra giả, một loại Zarathustra Ăn Cắp Đười Ươi còn thằng kia là Chân Chính Zarathustra Sư Tử, nếu ta, Zarathustra Đười Ươi, ta không sớm sửa liệu bề tiêu diệt nó, Zarathustra Sư Tử, thì thế tất ngày mai, cho dẫu nó Zarathustra Sư Tử Độ Lượng Hải Hà nó không vồ nuốt ta Zarathustra Đười Ươi làm gì, nhưng làm sao ta có thể bảo tồn được danh hiệu tốt đẹp đệ nhất hi hữu là danh hiệu Zarathustra Thượng Thừa Sư Tử dẫu đó là một danh hiệu giả danh nhưng mà lòng ta âm thầm thiết tha o bồng o bế? Làm sao bây giờ?” Đười ươi cũng lắm công phu? Đó có thể là nỗi lóng cóng rất mực của Zarathustra: “Sao lại có hai thằng Zarathustra ở trong một vũ trụ o bế một càn khôn?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Trong tình trạng đó Zarathustra tất nhiên phải lóng cóng? Bởi vì địch thủ tấn công Zarathustra giờ đây lại chính là Zarathustra đang cầm đầu mấy vị tướng tá hi hữu đệ nhất cổ kim. Zarathustra ắt phải lim dim hai con mắt lẩm nhẩm mà rằng: “Té ra trong vũ trụ có cả thảy hai thằng Zarathustra? Hai thằng Zarathustra mở trận đánh nhau lịch liệt, vì chúng nó nhận thấy chúng nó giống nhau quá, hay là tại vì cả hai đứa chúng cùng mỗi một nghĩ rằng chỉ riêng mình mới là rất mực đích nhiên Zarathustra thật, còn thằng kia là Zarathustra giả? Thằng thật phải tiêu diệt thằng giả? Nếu không thì ngày mai thằng Zarathustra Giả sẽ biến thành Zarathustra Thật, và Zarathustra Thật sẽ biến thành Zarathustra Giả? Hay là hoặc là cũng có thể rằng là bởi vì chúng nó cả hai đứa cùng mỗi một nghĩ trong thâm tâm rằng riêng mình lếu láo là thằng Zarathustra giả, một loại Zarathustra Ăn Cắp Đười Ươi còn thằng kia là Chân Chính Zarathustra Sư Tử, nếu ta, Zarathustra Đười Ươi, ta không sớm sửa liệu bề tiêu diệt nó, Zarathustra Sư Tử, thì thế tất ngày mai, cho dẫu nó Zarathustra Sư Tử Độ Lượng Hải Hà nó không vồ nuốt ta Zarathustra Đười Ươi làm gì, nhưng làm sao ta có thể bảo tồn được danh hiệu tốt đẹp đệ nhất hi hữu là danh hiệu Zarathustra Thượng Thừa Sư Tử dẫu đó là một danh hiệu giả danh nhưng mà lòng ta âm thầm thiết tha o bồng o bế? Làm sao bây giờ?” Đười ươi cũng lắm công phu? Đó có thể là nỗi lóng cóng rất mực của Zarathustra: “Sao lại có hai thằng Zarathustra ở trong một vũ trụ o bế một càn khôn?
Làm sao bây giờ?” Đười ươi cũng lắm công phu? Đó có thể là nỗi lóng cóng rất mực của Zarathustra: “Sao lại có hai thằng Zarathustra ở trong một vũ trụ o bế một càn khôn? Hai thằng cùng là một Zarathustra, nhưng tại sao một Zarathustra mở trận đánh nhau vì một đã đẻ ra hai, mà hai Zarathustra không rõ cả hai đều là một Zarathustra chân chính hay là một giả, một thật? Hay là cả hai một kia đều là giả cả? Mà cứ một mực bo bo đòi làm cho kì được Thật-Rất-Mực-Là- Chân-Chính-Đích-Thực-Zarathustra-Thượng-Thừa- Thù-Thắng-Đệ-Nhất-Hi-Hữu-Zarathustra thì từ đó cõi- lòng-Zarathustra-giả mới thật-là-lâm-ly-hi-hữu-thượng- thừa-thù-thắng-cam-tâm? Ta có còn là ta chăng? Hay là ta đã chết từ lâu rồi lắm lắm? Tại sao ta còn sống tới bây giờ để chứng giám cõi bờ dâu biển nhấp nhô lớp lớp trong nội-mật-nội-tâm của hồn ta như thế? Hoàng hôn sắp đi vào Đêm Tối của Đêm Đông trong Một Mùa Đông Bất Tận và Zarathustra đã chẳng còn có thể biết chính mình có phải là Zarathustra hi hữu hay không!”
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Làm sao bây giờ?” Đười ươi cũng lắm công phu? Đó có thể là nỗi lóng cóng rất mực của Zarathustra: “Sao lại có hai thằng Zarathustra ở trong một vũ trụ o bế một càn khôn? Hai thằng cùng là một Zarathustra, nhưng tại sao một Zarathustra mở trận đánh nhau vì một đã đẻ ra hai, mà hai Zarathustra không rõ cả hai đều là một Zarathustra chân chính hay là một giả, một thật? Hay là cả hai một kia đều là giả cả? Mà cứ một mực bo bo đòi làm cho kì được Thật-Rất-Mực-Là- Chân-Chính-Đích-Thực-Zarathustra-Thượng-Thừa- Thù-Thắng-Đệ-Nhất-Hi-Hữu-Zarathustra thì từ đó cõi- lòng-Zarathustra-giả mới thật-là-lâm-ly-hi-hữu-thượng- thừa-thù-thắng-cam-tâm? Ta có còn là ta chăng? Hay là ta đã chết từ lâu rồi lắm lắm? Tại sao ta còn sống tới bây giờ để chứng giám cõi bờ dâu biển nhấp nhô lớp lớp trong nội-mật-nội-tâm của hồn ta như thế? Hoàng hôn sắp đi vào Đêm Tối của Đêm Đông trong Một Mùa Đông Bất Tận và Zarathustra đã chẳng còn có thể biết chính mình có phải là Zarathustra hi hữu hay không!”
Hoàng hôn sắp đi vào Đêm Tối của Đêm Đông trong Một Mùa Đông Bất Tận và Zarathustra đã chẳng còn có thể biết chính mình có phải là Zarathustra hi hữu hay không!” Nỗi lóng cóng cùng cực đó của Zarathustra cũng nằm trong định mệnh tồn lưu phối tiết đường tơ kẽ tóc nào của hằng thể tịch hạp chon von đã đi về trong Ngôn Ngữ và quyết định những trùng trùng điệp điệp diệp-hưởng-hoa-âm-thần-thông-tam-muội trong những ngữ ngôn thù thắng của diệu hữu chân không, của lưu tồn nhị đế, của tự tính tính không, không vô tự tính, của vô khả vô bất khả, của dư dục vô ngôn, của ngã thuyết tức phi, tức phi thị danh, của nhứt tức nhứt thiết, nhứt thiết tức nhứt, của “tích vi độn căn, cố thuyết tam; kim vi trước tam, cố thuyết nhứt”, của “vị đại căn duyên, cố thuyết thị Xá Na; vị tiểu thừa nhân, cố thuyết thị Thích Ca Mâu Ni Phật”, của “thử nhị đế tức hữu đắc hữu thất”, của “chư pháp tính không, chư Zarathustra không vô tự tính; điên đảo vị hữu danh đế tức thị thất đế; chư hiền thánh chân tri tính không, tức thị đắc đế”, của “nhứt thiết hữu vô pháp, liễu đạt phi hữu phi vô”. “Liễu đạt, phi hữu phi vô...” Vì sao như thế? Ngày Tháng Ngao Du đáp: “Lời thô tục? Ý nào u tục thô ngôn là lời? Giả danh chân đế cũng rồi? Giả danh tục đế đún đẩy lời cũng qua? Trăm năm trong cõi người ta Lọ là Long Thọ lọ là Khổng Khâu? Vàng beo, lục gấu, trắng trâu? Nay mai cơn mộng hư phù ? Mẹ xin chiếu cố sa mù cho con?”
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Hoàng hôn sắp đi vào Đêm Tối của Đêm Đông trong Một Mùa Đông Bất Tận và Zarathustra đã chẳng còn có thể biết chính mình có phải là Zarathustra hi hữu hay không!” Nỗi lóng cóng cùng cực đó của Zarathustra cũng nằm trong định mệnh tồn lưu phối tiết đường tơ kẽ tóc nào của hằng thể tịch hạp chon von đã đi về trong Ngôn Ngữ và quyết định những trùng trùng điệp điệp diệp-hưởng-hoa-âm-thần-thông-tam-muội trong những ngữ ngôn thù thắng của diệu hữu chân không, của lưu tồn nhị đế, của tự tính tính không, không vô tự tính, của vô khả vô bất khả, của dư dục vô ngôn, của ngã thuyết tức phi, tức phi thị danh, của nhứt tức nhứt thiết, nhứt thiết tức nhứt, của “tích vi độn căn, cố thuyết tam; kim vi trước tam, cố thuyết nhứt”, của “vị đại căn duyên, cố thuyết thị Xá Na; vị tiểu thừa nhân, cố thuyết thị Thích Ca Mâu Ni Phật”, của “thử nhị đế tức hữu đắc hữu thất”, của “chư pháp tính không, chư Zarathustra không vô tự tính; điên đảo vị hữu danh đế tức thị thất đế; chư hiền thánh chân tri tính không, tức thị đắc đế”, của “nhứt thiết hữu vô pháp, liễu đạt phi hữu phi vô”. “Liễu đạt, phi hữu phi vô...” Vì sao như thế? Ngày Tháng Ngao Du đáp: “Lời thô tục? Ý nào u tục thô ngôn là lời? Giả danh chân đế cũng rồi? Giả danh tục đế đún đẩy lời cũng qua? Trăm năm trong cõi người ta Lọ là Long Thọ lọ là Khổng Khâu? Vàng beo, lục gấu, trắng trâu? Nay mai cơn mộng hư phù ? Mẹ xin chiếu cố sa mù cho con?”
Giả danh tục đế đún đẩy lời cũng qua? Trăm năm trong cõi người ta Lọ là Long Thọ lọ là Khổng Khâu? Vàng beo, lục gấu, trắng trâu? Nay mai cơn mộng hư phù ? Mẹ xin chiếu cố sa mù cho con?” Nói lõa lồ ra tắt một lời theo Cát Tạng “tuỳ thuận chúng sinh , hữu nhị đế, đạo lí thực vô nhị đế…”( ! ) Và chạy đến cuối đường ngôn ngữ, thì ngữ ngôn dừng lại ở chỗ tàn sơn thặng thuỷ ra hoa đạm nhiên, như nhiên Tượng Vương Khổng Khâu hồi xứ lạc hoa hồng “vô khả vô bất khả”. Từ đó mà đi, mới nên bắt đầu đọc ông Heidegger Höelderlin Nguyễn Du, Lễ Là Tảo Mộ Hội Là Đạp Thanh... Tháng Ba Lễ Hội Tựu Thành... Tàn Sơn Thặng Thuỷ, Thập Thành Lạc Hoa. Mưa Nguồn từ cõi tuôn ra. Tới bây giờ dội màu hoa trên ngàn... Lối dịch giải riêng biệt thù thắng trong cuốn sách này, cũng kể từ đó mà đi. SAO GỌI LÀ LOGOS SƠ NGUYÊN Từ buổi đó núi về trong gỗ bó Cột nhà nghe thớ củi bếp bập bùng Thăm núi đồi thì viếng cả mông lung Và thăm viếng là không viếng thăm riêng cái gì cả NGÀN THU RỚT HỘT (trang 11) BUỒN THĂM VIẾNG NÚI Buồn thăm núi thăm núi thăm viếng núi (………….) Núi là non mà núi có thể già Già từ ba mươi lăm tuổi đến trăm năm Già từ một trăm năm đến non từ núi trẻ Núi tuổi trẻ từ ngày hoa sim hé Anh lùa bò vào đồi trái chín sim Mừng yên vui không kiếm cũng không tìm” Buồn thăm viếng núi như thế thì rất mực rồi còn gì nữa. Từ thuở Ngàn Thu Rớt Hột Mưa Nguồn Lá Hoa Cồn, từ đó tới nay cũng gần ngót mười năm. Và thi sĩ thuở đó nay đã bước quá bờ cõi Trung Niên Đệ Nhất Hi Hữu.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Giả danh tục đế đún đẩy lời cũng qua? Trăm năm trong cõi người ta Lọ là Long Thọ lọ là Khổng Khâu? Vàng beo, lục gấu, trắng trâu? Nay mai cơn mộng hư phù ? Mẹ xin chiếu cố sa mù cho con?” Nói lõa lồ ra tắt một lời theo Cát Tạng “tuỳ thuận chúng sinh , hữu nhị đế, đạo lí thực vô nhị đế…”( ! ) Và chạy đến cuối đường ngôn ngữ, thì ngữ ngôn dừng lại ở chỗ tàn sơn thặng thuỷ ra hoa đạm nhiên, như nhiên Tượng Vương Khổng Khâu hồi xứ lạc hoa hồng “vô khả vô bất khả”. Từ đó mà đi, mới nên bắt đầu đọc ông Heidegger Höelderlin Nguyễn Du, Lễ Là Tảo Mộ Hội Là Đạp Thanh... Tháng Ba Lễ Hội Tựu Thành... Tàn Sơn Thặng Thuỷ, Thập Thành Lạc Hoa. Mưa Nguồn từ cõi tuôn ra. Tới bây giờ dội màu hoa trên ngàn... Lối dịch giải riêng biệt thù thắng trong cuốn sách này, cũng kể từ đó mà đi. SAO GỌI LÀ LOGOS SƠ NGUYÊN Từ buổi đó núi về trong gỗ bó Cột nhà nghe thớ củi bếp bập bùng Thăm núi đồi thì viếng cả mông lung Và thăm viếng là không viếng thăm riêng cái gì cả NGÀN THU RỚT HỘT (trang 11) BUỒN THĂM VIẾNG NÚI Buồn thăm núi thăm núi thăm viếng núi (………….) Núi là non mà núi có thể già Già từ ba mươi lăm tuổi đến trăm năm Già từ một trăm năm đến non từ núi trẻ Núi tuổi trẻ từ ngày hoa sim hé Anh lùa bò vào đồi trái chín sim Mừng yên vui không kiếm cũng không tìm” Buồn thăm viếng núi như thế thì rất mực rồi còn gì nữa. Từ thuở Ngàn Thu Rớt Hột Mưa Nguồn Lá Hoa Cồn, từ đó tới nay cũng gần ngót mười năm. Và thi sĩ thuở đó nay đã bước quá bờ cõi Trung Niên Đệ Nhất Hi Hữu.
Từ thuở Ngàn Thu Rớt Hột Mưa Nguồn Lá Hoa Cồn, từ đó tới nay cũng gần ngót mười năm. Và thi sĩ thuở đó nay đã bước quá bờ cõi Trung Niên Đệ Nhất Hi Hữu. Bước quá cõi Trung Niên không phải để cập bờ Lão Niên nào để đạt tới bến bờ nào? Là Quy Hồi Sơ nguyên cổ độ Ấu Niên! Ôi mẫu thân Phùng Khánh Kim Cương! Hai mẹ hãy cộng tác chặt chẽ nhau để lục tục liên tiếp đẻ ra đời trở lại cho con cõi Ấu Niên Cổ Độ Thượng Thừa Hi Hữu ấy. Đẻ từ Hiện Tại đẻ ngược về nguồn, đẻ từ hôm nay đẻ ra Ngàn Xưa Thái Thậm HằngThuỷ Ban Sơ “phải nơi Hằng Thuỷ là ta hậu tình”. Đẻ như thế kể ra cũng lận đận đau lòng lắm lắm. Nhưng Trời Phật sẽ chiếu cố hằng hằng hộ trì cho hai mẹ đẻ ra. Vì thế nên đã uỷ thác cho trung niên thi sĩ nhiệm vụ khảm khả kết tập hội đàm về hội thoại, làm môi giới cho hai mẹ hội diện đề huề cộng tác trong một cuộc đẻ ra. Và ấy cũng là theo thể lệ sơ nguyên. “Puisqu’il faut que sous la Mesure De la violence même Le Pur sache l'usage Pour avoir connaissance” HÖELDERLIN Ông Cụ Già Nua Nước Đức Heidegger (là Heidegger Đức Quốc Nua Già) đã trích dẫn lời thơ đó của người Thi Sĩ vốn xưa kia là của Thanh Xuân trong tiết Lễ Hội Tháng Ba. Và ông cụ già nua giảng giải: “Sous la Mesure” signifie pour Höelderlin: sous le Ciel: Or, selon le poème plus tardif qui commence par: “Dang l'azur délicieux fleurit... “ (Xem Lời Cố Quận) l'aspect du ciel est ce en quoi se cache le Dieu inconnu.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Từ thuở Ngàn Thu Rớt Hột Mưa Nguồn Lá Hoa Cồn, từ đó tới nay cũng gần ngót mười năm. Và thi sĩ thuở đó nay đã bước quá bờ cõi Trung Niên Đệ Nhất Hi Hữu. Bước quá cõi Trung Niên không phải để cập bờ Lão Niên nào để đạt tới bến bờ nào? Là Quy Hồi Sơ nguyên cổ độ Ấu Niên! Ôi mẫu thân Phùng Khánh Kim Cương! Hai mẹ hãy cộng tác chặt chẽ nhau để lục tục liên tiếp đẻ ra đời trở lại cho con cõi Ấu Niên Cổ Độ Thượng Thừa Hi Hữu ấy. Đẻ từ Hiện Tại đẻ ngược về nguồn, đẻ từ hôm nay đẻ ra Ngàn Xưa Thái Thậm HằngThuỷ Ban Sơ “phải nơi Hằng Thuỷ là ta hậu tình”. Đẻ như thế kể ra cũng lận đận đau lòng lắm lắm. Nhưng Trời Phật sẽ chiếu cố hằng hằng hộ trì cho hai mẹ đẻ ra. Vì thế nên đã uỷ thác cho trung niên thi sĩ nhiệm vụ khảm khả kết tập hội đàm về hội thoại, làm môi giới cho hai mẹ hội diện đề huề cộng tác trong một cuộc đẻ ra. Và ấy cũng là theo thể lệ sơ nguyên. “Puisqu’il faut que sous la Mesure De la violence même Le Pur sache l'usage Pour avoir connaissance” HÖELDERLIN Ông Cụ Già Nua Nước Đức Heidegger (là Heidegger Đức Quốc Nua Già) đã trích dẫn lời thơ đó của người Thi Sĩ vốn xưa kia là của Thanh Xuân trong tiết Lễ Hội Tháng Ba. Và ông cụ già nua giảng giải: “Sous la Mesure” signifie pour Höelderlin: sous le Ciel: Or, selon le poème plus tardif qui commence par: “Dang l'azur délicieux fleurit... “ (Xem Lời Cố Quận) l'aspect du ciel est ce en quoi se cache le Dieu inconnu.
Sous la Mesure, c'est à dire sous le Ciel regardé de cette façon, se trouve le lieu où les Mortels habitent la Terre. Sur la Terre même, il n’y a aucune Mesure. Ce n'est pas de la Terre que l’on peut tirer la Mesure, d’autant moins que la Terre ne peut jamais être habitable pour elle même. Puisqu’il faut que sous la Mesure De la violence même Le Pur sache l'usage... Ra Việt ngữ như sau: “Dưới Dung Độ” đối với Höelderlin có nghĩa là: dưới Bầu Trời. Mà thể theo bài thơ muộn hơn về sau mở đầu với “Trong thiên thanh kiều diễm nở hoa” thì dáng dấp “vẻ ngân ngang trời” là nơi chốn ẩn tàng của vị Thần Đế xa lạ, Dưới Dung Độ, nghĩa là dưới Bầu Trời được nhìn theo thể cách ấy, có tồn tại Nơi Chốn để con người tử diệt cư lưu trên mặt đất. Ngay trên mặt đất, không có một Dung Độ nào cả. Từ mặt đất người ta không thể “lôi rút” ra được Dung Độ (Mực Độ, Hạn Độ), càng không thể (rất mực là ấy) bởi rằng mặt đất tự thân cho thân không thể được cư lưu (như lưu cư địa cầu tự thân vi thể). Nhân vì Dưới Dung Độ Cái Thuần Nhiên cần phải biết thể dụng Chính ngay cả Cưỡng Bức Cái Cưỡng Bức Bạo Hành không phải được thêm[3]thắt vào cái Thuần Nhiên như một vật phụ tuỳ tăng gia vào (cho thêm ra lẽo đẽo). Cái Thuần Nhiên thuần khiết (của Thuần Thái Đạm Nhiên) không cần gì tới bạo hành cưỡng bức.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Sous la Mesure, c'est à dire sous le Ciel regardé de cette façon, se trouve le lieu où les Mortels habitent la Terre. Sur la Terre même, il n’y a aucune Mesure. Ce n'est pas de la Terre que l’on peut tirer la Mesure, d’autant moins que la Terre ne peut jamais être habitable pour elle même. Puisqu’il faut que sous la Mesure De la violence même Le Pur sache l'usage... Ra Việt ngữ như sau: “Dưới Dung Độ” đối với Höelderlin có nghĩa là: dưới Bầu Trời. Mà thể theo bài thơ muộn hơn về sau mở đầu với “Trong thiên thanh kiều diễm nở hoa” thì dáng dấp “vẻ ngân ngang trời” là nơi chốn ẩn tàng của vị Thần Đế xa lạ, Dưới Dung Độ, nghĩa là dưới Bầu Trời được nhìn theo thể cách ấy, có tồn tại Nơi Chốn để con người tử diệt cư lưu trên mặt đất. Ngay trên mặt đất, không có một Dung Độ nào cả. Từ mặt đất người ta không thể “lôi rút” ra được Dung Độ (Mực Độ, Hạn Độ), càng không thể (rất mực là ấy) bởi rằng mặt đất tự thân cho thân không thể được cư lưu (như lưu cư địa cầu tự thân vi thể). Nhân vì Dưới Dung Độ Cái Thuần Nhiên cần phải biết thể dụng Chính ngay cả Cưỡng Bức Cái Cưỡng Bức Bạo Hành không phải được thêm[3]thắt vào cái Thuần Nhiên như một vật phụ tuỳ tăng gia vào (cho thêm ra lẽo đẽo). Cái Thuần Nhiên thuần khiết (của Thuần Thái Đạm Nhiên) không cần gì tới bạo hành cưỡng bức.
Cái Thuần Nhiên thuần khiết (của Thuần Thái Đạm Nhiên) không cần gì tới bạo hành cưỡng bức. Nhưng mà ngược lại, nếu rằng cái Thuần Khiết Đạm Nhiên tự thân biểu hiện cho tự thân như là Đạm Nhiên Thuần Khiết và từ đó như là Khu Biệt với Cưỡng Bức Bạo Hành, rằng chỉ duy lúc bấy giờ cái Thuần Đạm mới là là hiện hoạt như chính bản thân là là (là là đạm nhiên thuần thái) thì sự ấy hẳn nhiên yêu sách Bạo Hành Cưỡng Bức: “Dưới Dung Độ” nghĩa là trên mặt đất dưới bầu trời (thiên hạ, địa thượngl cái Thuần Nhiên tự thân chính nó chỉ có thể hiện hành theo thể lệ Thuần nhiên là trong hạn độ nào (là chừng nào mài nó Nhiếp dẫn Cưỡng Bức Mãnh Liệt tiến nhập về tới tự thân, trong chốn cận lập với hoạt tinh thể của mình, và bảo tồn nó ở tại đó. ấy chẳng có ý muốn nói rằng cái Thuần Nhiên, chấp thuận (nói vâng ạ) cho Cưỡng Bức Bạo Hành. ấy thế tuy nhiên Cưỡng Bức Bạo Hành vẫn nghiễm nhiên hiện hành đích nhiên toàn quyền hiện thị, nghĩa là từ quyền hạn hoạt tinh thể của nó, và quyền ấy được tôn trọng trong cuộc thể dụng mà bạo hành đã thi hành như thế. Mọi thứ đó thật khảm khả cho suy tưởng, và không thể nào thể hội trong một biện chứng suông của thừa nhận hay khước bác. Vì vậy nên mọi thứ đó vẫn hằng tồn chênh vênh trước nguy cơ bị ngộ giải liên miên đủ loại ([4]). (La Violence ne s'ajoute pas à ce qui est pur comme quelque chose de plus. Ce qui est pur n’a pas besoin de violence.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Cái Thuần Nhiên thuần khiết (của Thuần Thái Đạm Nhiên) không cần gì tới bạo hành cưỡng bức. Nhưng mà ngược lại, nếu rằng cái Thuần Khiết Đạm Nhiên tự thân biểu hiện cho tự thân như là Đạm Nhiên Thuần Khiết và từ đó như là Khu Biệt với Cưỡng Bức Bạo Hành, rằng chỉ duy lúc bấy giờ cái Thuần Đạm mới là là hiện hoạt như chính bản thân là là (là là đạm nhiên thuần thái) thì sự ấy hẳn nhiên yêu sách Bạo Hành Cưỡng Bức: “Dưới Dung Độ” nghĩa là trên mặt đất dưới bầu trời (thiên hạ, địa thượngl cái Thuần Nhiên tự thân chính nó chỉ có thể hiện hành theo thể lệ Thuần nhiên là trong hạn độ nào (là chừng nào mài nó Nhiếp dẫn Cưỡng Bức Mãnh Liệt tiến nhập về tới tự thân, trong chốn cận lập với hoạt tinh thể của mình, và bảo tồn nó ở tại đó. ấy chẳng có ý muốn nói rằng cái Thuần Nhiên, chấp thuận (nói vâng ạ) cho Cưỡng Bức Bạo Hành. ấy thế tuy nhiên Cưỡng Bức Bạo Hành vẫn nghiễm nhiên hiện hành đích nhiên toàn quyền hiện thị, nghĩa là từ quyền hạn hoạt tinh thể của nó, và quyền ấy được tôn trọng trong cuộc thể dụng mà bạo hành đã thi hành như thế. Mọi thứ đó thật khảm khả cho suy tưởng, và không thể nào thể hội trong một biện chứng suông của thừa nhận hay khước bác. Vì vậy nên mọi thứ đó vẫn hằng tồn chênh vênh trước nguy cơ bị ngộ giải liên miên đủ loại ([4]). (La Violence ne s'ajoute pas à ce qui est pur comme quelque chose de plus. Ce qui est pur n’a pas besoin de violence.
(La Violence ne s'ajoute pas à ce qui est pur comme quelque chose de plus. Ce qui est pur n’a pas besoin de violence. Mais en revanche, que ce qui est pur se manifeste à soi même, comme le pur, et partant comme l'Autre de la violence, qu’à ce moment seulement il soit en tant que lui même, cela exige bien la violence. “Sous la Mesure”, c'est à dire sous la Terre sous le Ciel, le pur même ne peut être en tant que pur que dans la mesure où il fait entrer la violence jusqu’à lui dans la Proxilmté de son être, et qu’il la garde là. Ce qui ne veut pas dire qu’il dise “Oui” à la violence. Et pourtant celle-ci existe de plein droit, c'est à dire du droit de son être, qui se trouve respecté dans l'usage qu’il est ainsi fait d'elle. Tout cela reste difficile à penser et ne se laisse pas prendre dans nhe simple dialectique du oui et du non. Aussi tout cela demeure-t-il constamment guetté par de fausses compréhensions possibles.) Quả thật, ấy chẳng phải là một biện chính sơ lược cho Bạo Hành Cưỡng Bức được o bế trong tự thân bản thể bạo hành, mà cũng chẳng phải là làm cho hiển thị suông suông Cưỡng Bức Bạo Hành trong vai trò của một cái gì phải trừ khứ để cho cái thuần đạm, tự thân được o bế trong bản thân, được hiện hoạt là là. Bởi vì “dưới Dung Độ” không hề có Thượng Thừa Bá Chủ của Thuần Nhiên Tính, cũng chẳng có Tối Thượng Bạo Lực của Bạo Hành khu biệt với cái Khác Biệt nọ, vốn dĩ là “thể dụng” hằng thường cho nó.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
(La Violence ne s'ajoute pas à ce qui est pur comme quelque chose de plus. Ce qui est pur n’a pas besoin de violence. Mais en revanche, que ce qui est pur se manifeste à soi même, comme le pur, et partant comme l'Autre de la violence, qu’à ce moment seulement il soit en tant que lui même, cela exige bien la violence. “Sous la Mesure”, c'est à dire sous la Terre sous le Ciel, le pur même ne peut être en tant que pur que dans la mesure où il fait entrer la violence jusqu’à lui dans la Proxilmté de son être, et qu’il la garde là. Ce qui ne veut pas dire qu’il dise “Oui” à la violence. Et pourtant celle-ci existe de plein droit, c'est à dire du droit de son être, qui se trouve respecté dans l'usage qu’il est ainsi fait d'elle. Tout cela reste difficile à penser et ne se laisse pas prendre dans nhe simple dialectique du oui et du non. Aussi tout cela demeure-t-il constamment guetté par de fausses compréhensions possibles.) Quả thật, ấy chẳng phải là một biện chính sơ lược cho Bạo Hành Cưỡng Bức được o bế trong tự thân bản thể bạo hành, mà cũng chẳng phải là làm cho hiển thị suông suông Cưỡng Bức Bạo Hành trong vai trò của một cái gì phải trừ khứ để cho cái thuần đạm, tự thân được o bế trong bản thân, được hiện hoạt là là. Bởi vì “dưới Dung Độ” không hề có Thượng Thừa Bá Chủ của Thuần Nhiên Tính, cũng chẳng có Tối Thượng Bạo Lực của Bạo Hành khu biệt với cái Khác Biệt nọ, vốn dĩ là “thể dụng” hằng thường cho nó.
Bởi vì “dưới Dung Độ” không hề có Thượng Thừa Bá Chủ của Thuần Nhiên Tính, cũng chẳng có Tối Thượng Bạo Lực của Bạo Hành khu biệt với cái Khác Biệt nọ, vốn dĩ là “thể dụng” hằng thường cho nó. Lần nữa tại đây, lời “thể dụng” chỉ định cuộc “để cho đi vào trong hoạt tinh thể” (dung lưu cuộc hiện hoạt trong hoạt thể tinh) khởi từ đó cuộc Cư Lưu trên Mặt Đất này được dành cho những con người tử diệt và được dụm dành gìn giữ cho họ, nghĩa là được cất giữ cho dành (chăm gìn cho dụm). (De nouveau cet “il est d'usage” désigne le “laisser entrer dans l'être”, à partir de quoi l'habitation sur cette terre est gardée aux Mortels et leur est “réservée”, c'est à dire à l'abri”. Một ý nghĩa còn sâu xa hơn nữa về “thể dụng” còn nằm ẩn kín trong đoạn thứ tám bài Tụng Ca “Dòng Sông Rhin” của Höelderlin. Chúng ta không được chuẩn bị cụ túc để đưa tư tưởng chúng ta theo dõi thể hội ý nghĩa đó (Un sens encore plus profond de l'usage se cache dans la huitième strophe de l’hymne de Höelderlin: Le Rhin. Nous ne sommes pas préparés à le suivre de notre pensée. Ông cụ già dừng lại nơi đó. Chúng ta thanh niên nên đâm đầu nhào tới tấn công. Mà từ ban sơ Hi Lạp lời đó đã đi về mở đầu một Lời cho Logos Parmémide và về sau tiến nhập vào cho Logos một Dòng Sông Riêng Biệt Höelderlin? Khiến ngọn triều diệp hương hoa âm bừng dậy cho Tư Tưởng Hiện Đại đi bước điêu tàn tam muội tận? Không biết không biết biết không không. Ấy từ ngữ ngôn Cát Tạng. Không biết biết không biết biết không
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Bởi vì “dưới Dung Độ” không hề có Thượng Thừa Bá Chủ của Thuần Nhiên Tính, cũng chẳng có Tối Thượng Bạo Lực của Bạo Hành khu biệt với cái Khác Biệt nọ, vốn dĩ là “thể dụng” hằng thường cho nó. Lần nữa tại đây, lời “thể dụng” chỉ định cuộc “để cho đi vào trong hoạt tinh thể” (dung lưu cuộc hiện hoạt trong hoạt thể tinh) khởi từ đó cuộc Cư Lưu trên Mặt Đất này được dành cho những con người tử diệt và được dụm dành gìn giữ cho họ, nghĩa là được cất giữ cho dành (chăm gìn cho dụm). (De nouveau cet “il est d'usage” désigne le “laisser entrer dans l'être”, à partir de quoi l'habitation sur cette terre est gardée aux Mortels et leur est “réservée”, c'est à dire à l'abri”. Một ý nghĩa còn sâu xa hơn nữa về “thể dụng” còn nằm ẩn kín trong đoạn thứ tám bài Tụng Ca “Dòng Sông Rhin” của Höelderlin. Chúng ta không được chuẩn bị cụ túc để đưa tư tưởng chúng ta theo dõi thể hội ý nghĩa đó (Un sens encore plus profond de l'usage se cache dans la huitième strophe de l’hymne de Höelderlin: Le Rhin. Nous ne sommes pas préparés à le suivre de notre pensée. Ông cụ già dừng lại nơi đó. Chúng ta thanh niên nên đâm đầu nhào tới tấn công. Mà từ ban sơ Hi Lạp lời đó đã đi về mở đầu một Lời cho Logos Parmémide và về sau tiến nhập vào cho Logos một Dòng Sông Riêng Biệt Höelderlin? Khiến ngọn triều diệp hương hoa âm bừng dậy cho Tư Tưởng Hiện Đại đi bước điêu tàn tam muội tận? Không biết không biết biết không không. Ấy từ ngữ ngôn Cát Tạng. Không biết biết không biết biết không
Khiến ngọn triều diệp hương hoa âm bừng dậy cho Tư Tưởng Hiện Đại đi bước điêu tàn tam muội tận? Không biết không biết biết không không. Ấy từ ngữ ngôn Cát Tạng. Không biết biết không biết biết không Biết không không biết biết không không Không không biết biết không không biết Biết biết không không biết biết không Không biết biết không không biết biết Biết không không biết biết không không Không không biết biết không không biết Không biết biết không biết biết không Toàn thể tư tưởng Bát Nhã Kim Cương Long Thọ Cát Tạng Heidegger đáo cùng đã quy về Logos trong thể lệ dịch hành di hiện viễn hanh hằng tại hiện đó của thất ngôn bát cú nhất dĩ quán trung niên. Phải nên học lấy làm lòng bài thơ li kì đệ nhất hi hữu đó, trước khi lò mò lịch kịch lẩm cẩm dịch tiếp chương thứ IX phần II tập sách Qu’applelle-t-on penser? Kể cũng đã gần ngót mười năm, từ ngày in bộ sách Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại. Nhưng cái điều riêng biệt mà cuốn đó muốn nói, bị trôi tuột đi mất. Nên tôi có cảm tưởng minh mẫn rằng nếu giờ đây dịch diễn tỉ mỉ cuốn sách Heidegger, thì càng tỉ mỉ chân xác nghiêm mật bao nhiêu, cái điều riêng biệt cuốn sách ấy nói tới cũng sẽ trôi tuột đi mất. Và còn gây tai hại, điêu tàn hơn là bổ ích bổ sung bổ mãn bổ doanh cho điền địa mọc cỏ ra hoa. Nhiều kẻ ngớ ngẩn hồ đồ cũng đem những điều tủn mủn học bừa bãi đâu đó ra kích bác ngôn ngữ thượng thừa thủ lăng nghiêm tam muội, vì họ yên trí rằng tôi không biết tới những thứ đó vì không từng thấy tôi rành mạch nói ra.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Khiến ngọn triều diệp hương hoa âm bừng dậy cho Tư Tưởng Hiện Đại đi bước điêu tàn tam muội tận? Không biết không biết biết không không. Ấy từ ngữ ngôn Cát Tạng. Không biết biết không biết biết không Biết không không biết biết không không Không không biết biết không không biết Biết biết không không biết biết không Không biết biết không không biết biết Biết không không biết biết không không Không không biết biết không không biết Không biết biết không biết biết không Toàn thể tư tưởng Bát Nhã Kim Cương Long Thọ Cát Tạng Heidegger đáo cùng đã quy về Logos trong thể lệ dịch hành di hiện viễn hanh hằng tại hiện đó của thất ngôn bát cú nhất dĩ quán trung niên. Phải nên học lấy làm lòng bài thơ li kì đệ nhất hi hữu đó, trước khi lò mò lịch kịch lẩm cẩm dịch tiếp chương thứ IX phần II tập sách Qu’applelle-t-on penser? Kể cũng đã gần ngót mười năm, từ ngày in bộ sách Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại. Nhưng cái điều riêng biệt mà cuốn đó muốn nói, bị trôi tuột đi mất. Nên tôi có cảm tưởng minh mẫn rằng nếu giờ đây dịch diễn tỉ mỉ cuốn sách Heidegger, thì càng tỉ mỉ chân xác nghiêm mật bao nhiêu, cái điều riêng biệt cuốn sách ấy nói tới cũng sẽ trôi tuột đi mất. Và còn gây tai hại, điêu tàn hơn là bổ ích bổ sung bổ mãn bổ doanh cho điền địa mọc cỏ ra hoa. Nhiều kẻ ngớ ngẩn hồ đồ cũng đem những điều tủn mủn học bừa bãi đâu đó ra kích bác ngôn ngữ thượng thừa thủ lăng nghiêm tam muội, vì họ yên trí rằng tôi không biết tới những thứ đó vì không từng thấy tôi rành mạch nói ra.
Nếu như riêng một tiếng khrê, tiếng légein tiếng noeĩn tiếng éôn, émménai đã dược ông Heidegger nêu ra tràn lan khắp nhiều cuốn sách của ông? Và nếu ngôn ngữ thượng thừa đã gọi chúng ta lao đầu dấn thân vào ngữ ngôn gào kêu Thân Mẫu? Dấn thể vào ngôn ngữ hú vượn gọi đười ươi? Nhưng nếu đười ươi hú vượn theo thể lệ điếu đồ lữ hành tiệp hộ, lên đầu non ra cuối biển, chạy về chóp rừng nguồn? Nhưng nếu một câu thơ nảy từ Logos-Trung-niên, ông Heidegger phải viết hàng chục pho sách để bàn giải, thì vì lẽ gì học giả Việt Nam phải mượn vài lời rơi rớt của Heidegger để công kích trung niên thi sĩ? Nhưng nếu ngôn ngữ Đười ươi hú Vượn là hú từ thái thậm Lãnh Cốc Nguyên Khê? Từ Thượng Thừa Thạch Động nơi một Huyền Nhai Bỉ Ngạn? Nhưng nếu đó là cuộc kêu gọi của Logos nguyên ngôn? Mà nguyên ngôn gọi từ “Hư Không đặt để nên Lời??? Mời là “để đặt” tót vời hư không? Chân không ân ốc ra đồng? Trổ hoa mọc cỏ lục hồng tích tham? Hái vào còn góp còn gom? Lượm vào còn lặt túm còn tém cho? Đem vào còn đếm còn đo? Còn thăm diệu hữu còn dò chân không? Thì ấy chính là chuyện Người Xưa đi hái trái Phù Dĩ ở trong rừng (Xem Thi Kinh). Ông Khổng Tử ngày xưa đã nói tới sự vụ đó: Hái rồi lại gom, Gom rồi lại góp, Góp rồi lại lặt, Lặt rồi lại túm, Túm rồi lại tết, Tết dệt rồi đếm đo Đếm đo rồi đo đếm Đo đếm rồi còn đeo Đeo đai đèo bòng đêm đó đo đếm là? Là những giai đoạn lịch kịch công phu “toát, loát, kết, khiệt, khiệp, khiển, sử, dụng, dịch, thể, dung, lưu..” Thế có nghĩa là? Là Lời Đáp Cho Câu Hỏi
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nếu như riêng một tiếng khrê, tiếng légein tiếng noeĩn tiếng éôn, émménai đã dược ông Heidegger nêu ra tràn lan khắp nhiều cuốn sách của ông? Và nếu ngôn ngữ thượng thừa đã gọi chúng ta lao đầu dấn thân vào ngữ ngôn gào kêu Thân Mẫu? Dấn thể vào ngôn ngữ hú vượn gọi đười ươi? Nhưng nếu đười ươi hú vượn theo thể lệ điếu đồ lữ hành tiệp hộ, lên đầu non ra cuối biển, chạy về chóp rừng nguồn? Nhưng nếu một câu thơ nảy từ Logos-Trung-niên, ông Heidegger phải viết hàng chục pho sách để bàn giải, thì vì lẽ gì học giả Việt Nam phải mượn vài lời rơi rớt của Heidegger để công kích trung niên thi sĩ? Nhưng nếu ngôn ngữ Đười ươi hú Vượn là hú từ thái thậm Lãnh Cốc Nguyên Khê? Từ Thượng Thừa Thạch Động nơi một Huyền Nhai Bỉ Ngạn? Nhưng nếu đó là cuộc kêu gọi của Logos nguyên ngôn? Mà nguyên ngôn gọi từ “Hư Không đặt để nên Lời??? Mời là “để đặt” tót vời hư không? Chân không ân ốc ra đồng? Trổ hoa mọc cỏ lục hồng tích tham? Hái vào còn góp còn gom? Lượm vào còn lặt túm còn tém cho? Đem vào còn đếm còn đo? Còn thăm diệu hữu còn dò chân không? Thì ấy chính là chuyện Người Xưa đi hái trái Phù Dĩ ở trong rừng (Xem Thi Kinh). Ông Khổng Tử ngày xưa đã nói tới sự vụ đó: Hái rồi lại gom, Gom rồi lại góp, Góp rồi lại lặt, Lặt rồi lại túm, Túm rồi lại tết, Tết dệt rồi đếm đo Đếm đo rồi đo đếm Đo đếm rồi còn đeo Đeo đai đèo bòng đêm đó đo đếm là? Là những giai đoạn lịch kịch công phu “toát, loát, kết, khiệt, khiệp, khiển, sử, dụng, dịch, thể, dung, lưu..” Thế có nghĩa là? Là Lời Đáp Cho Câu Hỏi
Đeo đai đèo bòng đêm đó đo đếm là? Là những giai đoạn lịch kịch công phu “toát, loát, kết, khiệt, khiệp, khiển, sử, dụng, dịch, thể, dung, lưu..” Thế có nghĩa là? Là Lời Đáp Cho Câu Hỏi Sao gọi là Suy Tư. Ông Heidegger đã hì hục giảng lui giảng tới cái ý nghĩa uyên nguyên của Logos quyết định mọi bước Suy Tư Suy Tưởng, Suy Niệm, Niệm Vô Niệm, Vô Tưởng Vô Suy Vô Tư từ Vô Ngôn Bất Tư Nghì Ungedachte. “Ngô đạo nhất dĩ quán chi.” Người đọc hãy nhớ riêng Một Lời đó. Bấy lâu nay người ta quên mãi đó Một lời Và cũng quên luôn Không thử tìm xem Lời riêng biệt đặc thù hi hữu ấy Khổng Tử nói vào lúc nào? Tiếp hậu cho Lời gì Khởi từ Lời Nào Mà ra một Lời Nọ? Bởi vì nếu không gẫm vào chừng đó Thì mọi mọi tư tưởng Đều chẳng thể suy ra Và mãi mãi cứ lân la Công kích hồ đồ riêng một thằng thi sĩ Thằng thi sĩ nào? Hẳn nhiên không phải Không hẳn nhiên là phải thi sĩ trung niên Có thể là điếu đồ tiệp hộ? Nguyễn Du cũng khởi từ Logos, légein, noeĩn, khrê... nọ mà lập thuyết trong tân thanh là theo dấu tích vô ngấn của Người Đời Xưa đi về rừng (hoặc lùa bò vào đồi sim) mà hái Trái Phù Dĩ - hái rồi gom, gom rồi góp, góp rồi lặt, túm, tết, dệt, đếm rồi đeo... Như thế nào như thế? Như thế nọ : Trăm năm trong cõi trải qua Trước là lần giở sau ra bên đèn Chuyện xưa cổ lục còn truyền Trái cây Phù Dĩ kiếm tìm hái chơi Lời gom góp nhặt dông dài Mua Vui đeo đếm một vài trống canh Thế là?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Đeo đai đèo bòng đêm đó đo đếm là? Là những giai đoạn lịch kịch công phu “toát, loát, kết, khiệt, khiệp, khiển, sử, dụng, dịch, thể, dung, lưu..” Thế có nghĩa là? Là Lời Đáp Cho Câu Hỏi Sao gọi là Suy Tư. Ông Heidegger đã hì hục giảng lui giảng tới cái ý nghĩa uyên nguyên của Logos quyết định mọi bước Suy Tư Suy Tưởng, Suy Niệm, Niệm Vô Niệm, Vô Tưởng Vô Suy Vô Tư từ Vô Ngôn Bất Tư Nghì Ungedachte. “Ngô đạo nhất dĩ quán chi.” Người đọc hãy nhớ riêng Một Lời đó. Bấy lâu nay người ta quên mãi đó Một lời Và cũng quên luôn Không thử tìm xem Lời riêng biệt đặc thù hi hữu ấy Khổng Tử nói vào lúc nào? Tiếp hậu cho Lời gì Khởi từ Lời Nào Mà ra một Lời Nọ? Bởi vì nếu không gẫm vào chừng đó Thì mọi mọi tư tưởng Đều chẳng thể suy ra Và mãi mãi cứ lân la Công kích hồ đồ riêng một thằng thi sĩ Thằng thi sĩ nào? Hẳn nhiên không phải Không hẳn nhiên là phải thi sĩ trung niên Có thể là điếu đồ tiệp hộ? Nguyễn Du cũng khởi từ Logos, légein, noeĩn, khrê... nọ mà lập thuyết trong tân thanh là theo dấu tích vô ngấn của Người Đời Xưa đi về rừng (hoặc lùa bò vào đồi sim) mà hái Trái Phù Dĩ - hái rồi gom, gom rồi góp, góp rồi lặt, túm, tết, dệt, đếm rồi đeo... Như thế nào như thế? Như thế nọ : Trăm năm trong cõi trải qua Trước là lần giở sau ra bên đèn Chuyện xưa cổ lục còn truyền Trái cây Phù Dĩ kiếm tìm hái chơi Lời gom góp nhặt dông dài Mua Vui đeo đếm một vài trống canh Thế là?
Trăm năm trong cõi trải qua Trước là lần giở sau ra bên đèn Chuyện xưa cổ lục còn truyền Trái cây Phù Dĩ kiếm tìm hái chơi Lời gom góp nhặt dông dài Mua Vui đeo đếm một vài trống canh Thế là? Thế là từ cuộc lịch kịch góp nhặt dông dài khởi từ một thọ trì tín giải trong tâm nguyện sầu bi, Nguyễn Du đã mở ra một cuộc thượng thừa Hoan Lạc Vô Lậu Niết Bàn cho Dâu Biển. Mua Vui (mua mà không phải tốn kém hao phí bạc tiền viện trợ hoặc tổn hại máu xương). Nhưng sao chỉ Được Một vài Trống canh thôi? Ấy là bởi đó là vài trống canh của thượng thừa Sát Na Thù Thắng nhiếp phục hằng hằng những bờ bến lả tả trăm năm chúng sinh hô hấp một vài cơn cho bù thân chúng tử. Một loại Bồ Tát thượng thừa như Pháp Tạng đọc Truyện Kiều ắt thốt lời tán thán như sau: “Phù chân tâm liêu khuếch, tuyệt ngôn tượng ư thuyên đề, xung mạc hi di, vong cảnh trí ư năng sở, phi sinh phi diệt, tứ tướng chi sở bất thiên, vô khứ vô lai, tam bế mạc chi năng dịch. Đãn dĩ vô trụ vi tính, tuỳ phái phân kì, trục mê ngộ nhi thăng trầm, nhậm nhân duyên nhi khởi diệt; tuy phục phồn hưng cổ dược, vị thỉ động ư tâm nguyên; tĩnh mật hư ngưng, vị thường quai ư nghiệp quả; cố sử bất biến tính nhi duyên khỏi nhiễm tĩnh hằng thù, bất xá duyên nhi tức chân, phàm thánh chí nhất (...); thị tắc động tĩnh giao triệt, chân tục song dung...” Ông Pháp Tạng như vậy là bình giảng Truyện Kiều rất mực rồi còn gì. Thượng thừa Logos thù thắng Heidegger giảng giải Höelderlin Trung Niên Thi Vận rất mực rồi còn gì! Còn gì đâu để Sao gọi là
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Trăm năm trong cõi trải qua Trước là lần giở sau ra bên đèn Chuyện xưa cổ lục còn truyền Trái cây Phù Dĩ kiếm tìm hái chơi Lời gom góp nhặt dông dài Mua Vui đeo đếm một vài trống canh Thế là? Thế là từ cuộc lịch kịch góp nhặt dông dài khởi từ một thọ trì tín giải trong tâm nguyện sầu bi, Nguyễn Du đã mở ra một cuộc thượng thừa Hoan Lạc Vô Lậu Niết Bàn cho Dâu Biển. Mua Vui (mua mà không phải tốn kém hao phí bạc tiền viện trợ hoặc tổn hại máu xương). Nhưng sao chỉ Được Một vài Trống canh thôi? Ấy là bởi đó là vài trống canh của thượng thừa Sát Na Thù Thắng nhiếp phục hằng hằng những bờ bến lả tả trăm năm chúng sinh hô hấp một vài cơn cho bù thân chúng tử. Một loại Bồ Tát thượng thừa như Pháp Tạng đọc Truyện Kiều ắt thốt lời tán thán như sau: “Phù chân tâm liêu khuếch, tuyệt ngôn tượng ư thuyên đề, xung mạc hi di, vong cảnh trí ư năng sở, phi sinh phi diệt, tứ tướng chi sở bất thiên, vô khứ vô lai, tam bế mạc chi năng dịch. Đãn dĩ vô trụ vi tính, tuỳ phái phân kì, trục mê ngộ nhi thăng trầm, nhậm nhân duyên nhi khởi diệt; tuy phục phồn hưng cổ dược, vị thỉ động ư tâm nguyên; tĩnh mật hư ngưng, vị thường quai ư nghiệp quả; cố sử bất biến tính nhi duyên khỏi nhiễm tĩnh hằng thù, bất xá duyên nhi tức chân, phàm thánh chí nhất (...); thị tắc động tĩnh giao triệt, chân tục song dung...” Ông Pháp Tạng như vậy là bình giảng Truyện Kiều rất mực rồi còn gì. Thượng thừa Logos thù thắng Heidegger giảng giải Höelderlin Trung Niên Thi Vận rất mực rồi còn gì! Còn gì đâu để Sao gọi là
Ông Pháp Tạng như vậy là bình giảng Truyện Kiều rất mực rồi còn gì. Thượng thừa Logos thù thắng Heidegger giảng giải Höelderlin Trung Niên Thi Vận rất mực rồi còn gì! Còn gì đâu để Sao gọi là Sơ Nguyên Logos? Còn gì nữa để Gọi là sao Logos Nguyên Sơ? Chỉ duy còn Là thi nhiên thi dựng Chỉ thường tại Là thi vận nhiên tuy Tuy nhiên thế vẫn thôi thì Song dung chân tục ích tì Tỉ Lưu Tì sương động tĩnh nguyên ngù Đàm hoa nhất hiện hằng thù sát na Đi về trong cõi người ta Trước là thi sĩ sau là đười ươi Đàm hoa nhất tiến nhị lùi Hằng thù hỗ triệt tương tồi chiết ma Hư ngưng tĩnh mật như hà? Hằng sai hiện thị thị hà hà thanh? Pháp Tạng Bồ Tát mở đầu bài giảng Đại Thừa Khởi Tín Luận theo lối đó, thì Tân Thanh Liệp Hộ lên Lời trong Nếp Gấp ẩn mật Ban Sơ. “Ở trong còn lắm điều hay Nỗi đêm Khép Mở nỗi ngày Riêng Chung Thoa này bắt được Hư Không Biết đâu Diệu Hữu mà Tồn Lưu quy?” Và giờ đây? Mà đây giờ Giờ mà đây? - Maintenant que la sentence de Liêp Hô (Héraclite) parle plus clairement, ce qu’elle dit menace à nouveau de s'évanouir dans l'obscurité. (Jezt, da der Spruch des Hông Sơn Liêp Hô deutlicher spricht, droht sein Gesagtes erneut ins Dunkel zu entfliehen.) Giờ đây mà lời cách ngữ kim ngôn của Liêp Hộ nói lên minh mẫn hơn (sáng tỏ hơn) thì cái Sở Ngôn của ngôn ngữ nó (lại càng) trở lại uy hiếp bức bách “hăm doạ” (hay là đứng trước nguy cơ...?)
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Ông Pháp Tạng như vậy là bình giảng Truyện Kiều rất mực rồi còn gì. Thượng thừa Logos thù thắng Heidegger giảng giải Höelderlin Trung Niên Thi Vận rất mực rồi còn gì! Còn gì đâu để Sao gọi là Sơ Nguyên Logos? Còn gì nữa để Gọi là sao Logos Nguyên Sơ? Chỉ duy còn Là thi nhiên thi dựng Chỉ thường tại Là thi vận nhiên tuy Tuy nhiên thế vẫn thôi thì Song dung chân tục ích tì Tỉ Lưu Tì sương động tĩnh nguyên ngù Đàm hoa nhất hiện hằng thù sát na Đi về trong cõi người ta Trước là thi sĩ sau là đười ươi Đàm hoa nhất tiến nhị lùi Hằng thù hỗ triệt tương tồi chiết ma Hư ngưng tĩnh mật như hà? Hằng sai hiện thị thị hà hà thanh? Pháp Tạng Bồ Tát mở đầu bài giảng Đại Thừa Khởi Tín Luận theo lối đó, thì Tân Thanh Liệp Hộ lên Lời trong Nếp Gấp ẩn mật Ban Sơ. “Ở trong còn lắm điều hay Nỗi đêm Khép Mở nỗi ngày Riêng Chung Thoa này bắt được Hư Không Biết đâu Diệu Hữu mà Tồn Lưu quy?” Và giờ đây? Mà đây giờ Giờ mà đây? - Maintenant que la sentence de Liêp Hô (Héraclite) parle plus clairement, ce qu’elle dit menace à nouveau de s'évanouir dans l'obscurité. (Jezt, da der Spruch des Hông Sơn Liêp Hô deutlicher spricht, droht sein Gesagtes erneut ins Dunkel zu entfliehen.) Giờ đây mà lời cách ngữ kim ngôn của Liêp Hộ nói lên minh mẫn hơn (sáng tỏ hơn) thì cái Sở Ngôn của ngôn ngữ nó (lại càng) trở lại uy hiếp bức bách “hăm doạ” (hay là đứng trước nguy cơ...?)
Giờ đây mà lời cách ngữ kim ngôn của Liêp Hộ nói lên minh mẫn hơn (sáng tỏ hơn) thì cái Sở Ngôn của ngôn ngữ nó (lại càng) trở lại uy hiếp bức bách “hăm doạ” (hay là đứng trước nguy cơ...?) chìm tan mất tăm trong Tăm Tối... (Giờ đây mà Kim Ngôn Châm Ngữ cửa Điếu Đồ lên lời nói ra minh bạch sáng sủa hơn, thì cái Sở Ngôn của Ngôn Thuyết (của nó) trở lại uy hiếp (iếp huy) biến tan khôn hàn trong Hắc ám...) Sở Ngôn của Ngôn Từ Thuyết Thoại trong Hoạt Tinh Thể Điếu Đồ trở cơn bức bách khôn hàn ra như thế thì cũng từ đó , Nguyên Ngữ Logos Lá Hoa Cồn từ Đầu Rú Khe Truông của Mưa Nguồn Rớt Hột, cũng bất thình lình đứng trước nguy cơ gay cấn: tan hoang tinh thể sơ đầu hằng thuỷ từ man mác màu hoa trên ngàn đã luống từng nhiếp dẫn Chúng Hương Sơ Thuỷ về Ta Bà Thế Giới của Ngàn Thu Kham Nhẫn còn lưa thưa rớt hột cho Trang Thơ thi nhiên phôi dựng từ Phối Tụ tam thiên đại thiên thế giới của Sử Lịch vô ngần lãng đãng Sát Na tinh sương phong vận đem Như Lai Tạng tương nhiếp tương dung tương sinh tương diệt về chiếu cố mù sa Vô Sinh Pháp Nhẫn cho thiếu cương kim hoa mạc ngoại chênh vênh giữa hai bờ huyền ngạn vẫn kiên trì lịch tận lữ hành thể lệ cho hằng hằng thứ đệ điệp trùng tuế nguyệt về Chóp Đỉnh Thời Gian cùng Tồn Lưa hội diện tại Thanh Cốc U Hàn hội thoại về câu chuyện Hằng Thuỷ Ban Sơ của “phải nơi Hằng Thuỷ là ta hậu tình”? Bấy chầy rất mục chênh vênh Tồn là chưa rõ tuổi tên gọi rằng Thanh hà u cốc giá băng Hà thanh viễn ngạn thường hằng bổ sung Tập thành ngọc chấn linh lung
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Giờ đây mà lời cách ngữ kim ngôn của Liêp Hộ nói lên minh mẫn hơn (sáng tỏ hơn) thì cái Sở Ngôn của ngôn ngữ nó (lại càng) trở lại uy hiếp bức bách “hăm doạ” (hay là đứng trước nguy cơ...?) chìm tan mất tăm trong Tăm Tối... (Giờ đây mà Kim Ngôn Châm Ngữ cửa Điếu Đồ lên lời nói ra minh bạch sáng sủa hơn, thì cái Sở Ngôn của Ngôn Thuyết (của nó) trở lại uy hiếp (iếp huy) biến tan khôn hàn trong Hắc ám...) Sở Ngôn của Ngôn Từ Thuyết Thoại trong Hoạt Tinh Thể Điếu Đồ trở cơn bức bách khôn hàn ra như thế thì cũng từ đó , Nguyên Ngữ Logos Lá Hoa Cồn từ Đầu Rú Khe Truông của Mưa Nguồn Rớt Hột, cũng bất thình lình đứng trước nguy cơ gay cấn: tan hoang tinh thể sơ đầu hằng thuỷ từ man mác màu hoa trên ngàn đã luống từng nhiếp dẫn Chúng Hương Sơ Thuỷ về Ta Bà Thế Giới của Ngàn Thu Kham Nhẫn còn lưa thưa rớt hột cho Trang Thơ thi nhiên phôi dựng từ Phối Tụ tam thiên đại thiên thế giới của Sử Lịch vô ngần lãng đãng Sát Na tinh sương phong vận đem Như Lai Tạng tương nhiếp tương dung tương sinh tương diệt về chiếu cố mù sa Vô Sinh Pháp Nhẫn cho thiếu cương kim hoa mạc ngoại chênh vênh giữa hai bờ huyền ngạn vẫn kiên trì lịch tận lữ hành thể lệ cho hằng hằng thứ đệ điệp trùng tuế nguyệt về Chóp Đỉnh Thời Gian cùng Tồn Lưa hội diện tại Thanh Cốc U Hàn hội thoại về câu chuyện Hằng Thuỷ Ban Sơ của “phải nơi Hằng Thuỷ là ta hậu tình”? Bấy chầy rất mục chênh vênh Tồn là chưa rõ tuổi tên gọi rằng Thanh hà u cốc giá băng Hà thanh viễn ngạn thường hằng bổ sung Tập thành ngọc chấn linh lung
Bấy chầy rất mục chênh vênh Tồn là chưa rõ tuổi tên gọi rằng Thanh hà u cốc giá băng Hà thanh viễn ngạn thường hằng bổ sung Tập thành ngọc chấn linh lung Kim thanh Nghi thượng gạn gùng Vũ Vu. Thanh hà hà nhật thanh tu Thục thuỳ nghiệp chướng tạc thù thuỳ duyên Chiêm bao má núng đồng tiền Ô Lồ Gồ ạ ôi triền phược ôi Nhân diện dĩ thành Lồ Gồ Ngữ Sở Ngôn sơ tựu Tố Hồ Bôi Nhà ma liệp hộ đi đời Bổ sung cửa quỷ bồn lôi tam bành Bão giông hằng thể bi thanh Liên hoa diệu pháp lịch hành Thệ Đa Thập thành sử hiện ra hoa Thập ma la thạp lời Hoa Nghiêm rằng Bạt Đà La đổ bộ đăng Thặng dư thừa túc chiết quăng nhứt quỳ Đàm hoa nhất hiện thiên ly Sơ đầu sử lịch nhậm kì hút heo, Lời quê góp nhặt dấu bèo. Há rằng hư sự lá vèo thu phong? Tuy nhiên lãng mị mơ mòng? Uổng nhiên từ viễn ngạn tòng lai thanh? Chỉ duy nhất độ tam bành? Tồn lưu chớp loé thập thành khai hoa... Luống nhiên từ đó mà ra? Bởi rằng thiên hạ nhiên là hà thanh? Nhiên về cận lập lãng minh? Láng giềng tâm sự tam bành bão giông? Une fois cependant, au Début de la Pensée occidentale, l’être du langage est apparu, le temps d’un Éclair, dans lumière de l’Être. Une fois, lorsque Héraclite pense le Logos comme mot directeur, pour penser dans ce mot l’être de l’étant. Personne ne saisit son rayon ni la Proximité de ce qu’il éclairait. (Logos - Essais et Conférences) Bỗng nhiên từ đó mà ra?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Bấy chầy rất mục chênh vênh Tồn là chưa rõ tuổi tên gọi rằng Thanh hà u cốc giá băng Hà thanh viễn ngạn thường hằng bổ sung Tập thành ngọc chấn linh lung Kim thanh Nghi thượng gạn gùng Vũ Vu. Thanh hà hà nhật thanh tu Thục thuỳ nghiệp chướng tạc thù thuỳ duyên Chiêm bao má núng đồng tiền Ô Lồ Gồ ạ ôi triền phược ôi Nhân diện dĩ thành Lồ Gồ Ngữ Sở Ngôn sơ tựu Tố Hồ Bôi Nhà ma liệp hộ đi đời Bổ sung cửa quỷ bồn lôi tam bành Bão giông hằng thể bi thanh Liên hoa diệu pháp lịch hành Thệ Đa Thập thành sử hiện ra hoa Thập ma la thạp lời Hoa Nghiêm rằng Bạt Đà La đổ bộ đăng Thặng dư thừa túc chiết quăng nhứt quỳ Đàm hoa nhất hiện thiên ly Sơ đầu sử lịch nhậm kì hút heo, Lời quê góp nhặt dấu bèo. Há rằng hư sự lá vèo thu phong? Tuy nhiên lãng mị mơ mòng? Uổng nhiên từ viễn ngạn tòng lai thanh? Chỉ duy nhất độ tam bành? Tồn lưu chớp loé thập thành khai hoa... Luống nhiên từ đó mà ra? Bởi rằng thiên hạ nhiên là hà thanh? Nhiên về cận lập lãng minh? Láng giềng tâm sự tam bành bão giông? Une fois cependant, au Début de la Pensée occidentale, l’être du langage est apparu, le temps d’un Éclair, dans lumière de l’Être. Une fois, lorsque Héraclite pense le Logos comme mot directeur, pour penser dans ce mot l’être de l’étant. Personne ne saisit son rayon ni la Proximité de ce qu’il éclairait. (Logos - Essais et Conférences) Bỗng nhiên từ đó mà ra?
Personne ne saisit son rayon ni la Proximité de ce qu’il éclairait. (Logos - Essais et Conférences) Bỗng nhiên từ đó mà ra? Tuy nhiên một lần, tại Ban Sơ nguyên thủy Tư Tưởng Tây Phương, đã một lần từng hiển hiện chớp loé Hoạt Tinh Thể của Ngôn Ngữ (bừng rạng như đàm hoa nhất hiện) trong luồng Hào Quang của Hằng Thể Lãng Minh. Một lần, một phen (của đệ nhất hi hữu) mà Héraclite đã suy tư Logos như Ngôn Từ Chỉ Đạo (als Leitwort) để suy niệm Tồn Thể của Hiện Thể trong ngôn từ ấy. Nhưng mà tia Chớp Lóe chợt tắt ngấm bất thình lình. Không một ai nắm giữ tia Hào Quang chiếu diệu và cõi Láng Giềng cận lập mép miền mà tia hào quang đã rạng rỡ chiếu minh. (Einmal jedoch, im Beginn des abendlaendischen Denkens, blitzte das Wesen der Sprache im Lichte des Seins auf. Einmal, da Heraklit den Logos als Leilwort dachte, um im diesem Wort das Sein des Seienden zu denken. Niemand fasst seinen Strahl und die Nache dessen, was er erleuchtete.) Vortraege und Aufsaetze - Logos Chúng ta chỉ nhìn thấy tia Chớp Lóe ấy, là nếu chúng ta (chịu chơi bước vào) tồn lập (tập họp tự thân) trong Cuồng Tố Bão Giông của Hằng Thể. Nhưng ngày nay mọi mọi nói rằng (cho thấy rằng, chỉ định cho thấy rằng) người ta chỉ hì hục gắng sức gạt bỏ (trừ khử) Bão Giông. Người ta tổ chức, bằng mọi phương tiện (dập dìu khả dĩ) một trận Thiên Thời Xạ Kích (ein Wettersch essen) để có thể sống an lạc bình ổn trước Bão Giông. Nhưng mà An Lạc Bình Ổn đó chẳng phải là Bình Hoà Yên Ổn Lạc An.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Personne ne saisit son rayon ni la Proximité de ce qu’il éclairait. (Logos - Essais et Conférences) Bỗng nhiên từ đó mà ra? Tuy nhiên một lần, tại Ban Sơ nguyên thủy Tư Tưởng Tây Phương, đã một lần từng hiển hiện chớp loé Hoạt Tinh Thể của Ngôn Ngữ (bừng rạng như đàm hoa nhất hiện) trong luồng Hào Quang của Hằng Thể Lãng Minh. Một lần, một phen (của đệ nhất hi hữu) mà Héraclite đã suy tư Logos như Ngôn Từ Chỉ Đạo (als Leitwort) để suy niệm Tồn Thể của Hiện Thể trong ngôn từ ấy. Nhưng mà tia Chớp Lóe chợt tắt ngấm bất thình lình. Không một ai nắm giữ tia Hào Quang chiếu diệu và cõi Láng Giềng cận lập mép miền mà tia hào quang đã rạng rỡ chiếu minh. (Einmal jedoch, im Beginn des abendlaendischen Denkens, blitzte das Wesen der Sprache im Lichte des Seins auf. Einmal, da Heraklit den Logos als Leilwort dachte, um im diesem Wort das Sein des Seienden zu denken. Niemand fasst seinen Strahl und die Nache dessen, was er erleuchtete.) Vortraege und Aufsaetze - Logos Chúng ta chỉ nhìn thấy tia Chớp Lóe ấy, là nếu chúng ta (chịu chơi bước vào) tồn lập (tập họp tự thân) trong Cuồng Tố Bão Giông của Hằng Thể. Nhưng ngày nay mọi mọi nói rằng (cho thấy rằng, chỉ định cho thấy rằng) người ta chỉ hì hục gắng sức gạt bỏ (trừ khử) Bão Giông. Người ta tổ chức, bằng mọi phương tiện (dập dìu khả dĩ) một trận Thiên Thời Xạ Kích (ein Wettersch essen) để có thể sống an lạc bình ổn trước Bão Giông. Nhưng mà An Lạc Bình Ổn đó chẳng phải là Bình Hoà Yên Ổn Lạc An.
Nhưng mà An Lạc Bình Ổn đó chẳng phải là Bình Hoà Yên Ổn Lạc An. Đó chỉ là một loại Hôn Mê Ma Mộc (eine Betaeubung) khởi sơ là Ma Mộc Hôn Mê U Muội của Khắc Khoải trước Suy Tư... Wir sehen diesen Blitz erst, wenn wir uns in das Gewitter des Seins stellen. Doch heute spricht alles dafuer, dass man lediglich bemueht ist, das Gewitter vertreiben. Man veranstaltet mit allen nur moeglichen Mitteln ein Wetterschiessen, um vor dem Gewitter Ruhe zu haben. Doch diese Ruhe ist keine Ruhe. Sie ist nur eine Betaeubung, zuerst me Betaeubung die Angst vor dem Denken. Quả thật, Tư Tưởng là một sự vụ đặc thù (Quả thật, có một sự thể đặc biệt ở quanh Tư Tưởng; liên quan tới Tư Tưởng, quả thật có một sự vụ đặc biệt: Um das Denken freilich ist es eine eigene Sache. ([5]) Ngôn từ của những nhà tư tưởng chả có uy tín quyền lực gì ráo. Ngôn từ (từ cú) của những người tư tưởng chả biết tới (chẳng hề có) tác giả, theo nghĩa nhà văn viết lách.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nhưng mà An Lạc Bình Ổn đó chẳng phải là Bình Hoà Yên Ổn Lạc An. Đó chỉ là một loại Hôn Mê Ma Mộc (eine Betaeubung) khởi sơ là Ma Mộc Hôn Mê U Muội của Khắc Khoải trước Suy Tư... Wir sehen diesen Blitz erst, wenn wir uns in das Gewitter des Seins stellen. Doch heute spricht alles dafuer, dass man lediglich bemueht ist, das Gewitter vertreiben. Man veranstaltet mit allen nur moeglichen Mitteln ein Wetterschiessen, um vor dem Gewitter Ruhe zu haben. Doch diese Ruhe ist keine Ruhe. Sie ist nur eine Betaeubung, zuerst me Betaeubung die Angst vor dem Denken. Quả thật, Tư Tưởng là một sự vụ đặc thù (Quả thật, có một sự thể đặc biệt ở quanh Tư Tưởng; liên quan tới Tư Tưởng, quả thật có một sự vụ đặc biệt: Um das Denken freilich ist es eine eigene Sache. ([5]) Ngôn từ của những nhà tư tưởng chả có uy tín quyền lực gì ráo. Ngôn từ (từ cú) của những người tư tưởng chả biết tới (chẳng hề có) tác giả, theo nghĩa nhà văn viết lách.
([5]) Ngôn từ của những nhà tư tưởng chả có uy tín quyền lực gì ráo. Ngôn từ (từ cú) của những người tư tưởng chả biết tới (chẳng hề có) tác giả, theo nghĩa nhà văn viết lách. (Ý Heidegger muốn nói rằng người tư tưởng phát ngôn lập thuyết là do Yêu Sách của Hằng Thể; Hằng Thể đi về gọi người tư tưởng (hoặc ban mệnh lệnh hoặc uỷ thác cho người tư tưởng một nhiệm vụ) hãy lên lời, hãy đáp ứng, hãy dấn thân vào cuộc chịu chơi với Bão Giông Tồn Lưu thổi qua dâu biển; người tư tưởng tín giải thọ trì, đem bình sinh tâm nguyện ứng vọng lời Gọi kia, phát ngôn lập thuyết là hồi hướng Hằng Thuỷ Tồn Lưu Bồ Đề Thụ, tuyệt nhiên không biết chi tới cá thể của mình với cá nhân đồ sộ cạnh tranh buôn bán, tuyệt nhiên không biết tới tên tuổi mình là tác giả “tả giác, hữu tri, thượng hạ thức” gì gì gì cả cả.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
([5]) Ngôn từ của những nhà tư tưởng chả có uy tín quyền lực gì ráo. Ngôn từ (từ cú) của những người tư tưởng chả biết tới (chẳng hề có) tác giả, theo nghĩa nhà văn viết lách. (Ý Heidegger muốn nói rằng người tư tưởng phát ngôn lập thuyết là do Yêu Sách của Hằng Thể; Hằng Thể đi về gọi người tư tưởng (hoặc ban mệnh lệnh hoặc uỷ thác cho người tư tưởng một nhiệm vụ) hãy lên lời, hãy đáp ứng, hãy dấn thân vào cuộc chịu chơi với Bão Giông Tồn Lưu thổi qua dâu biển; người tư tưởng tín giải thọ trì, đem bình sinh tâm nguyện ứng vọng lời Gọi kia, phát ngôn lập thuyết là hồi hướng Hằng Thuỷ Tồn Lưu Bồ Đề Thụ, tuyệt nhiên không biết chi tới cá thể của mình với cá nhân đồ sộ cạnh tranh buôn bán, tuyệt nhiên không biết tới tên tuổi mình là tác giả “tả giác, hữu tri, thượng hạ thức” gì gì gì cả cả.
Thì như vậy, người Tư Tưởng cũng như Thúy Kiều Kiều Lệ Cô Nương (Cương Kim Nương Tử Bát Nhã Bà La Mật Kim Cương Rất Mực Vú Sữa Mà Ra) thì như vậy, Người Tư Tưởng cũng như cô Thúy Kiều Kiều Lệ nga mi (nghi ma hãi quỷ) đứng trong vùng khí hậu của Thiên Khí Hậu của Thiên Khí Chiêm Bao mà đón chào Cuộc Đi Về của Lãng Đãng Tuyết Sương Nương Đạm Là Lưu Tồn Hằng Thể Đạm Tiên Thuần Nhiên Trong Thi Nhiên Kêu Gọi phải ứng vọng cho Lời để ngôn thuyết dội lên Lôgos Nguyên Ngữ, người tư tưởng, cũng như cô Thúy Kiều, trong giờ Hội Diện với Hằng Thể Tồn Lưu, người Tư Tưởng đáp ứng sự vụ “Vịnh vào thế kia”, vọng vào thế ấy, cho “bài ra thế nọ” não nùng giông bão băng hàn huyền hoả bão giông dội tuôn từ Nguyên Tiêu Sơ Nguyên Sử Lịch về bên đèn hiu hắt chuyện Cổ Lục phong vân theo thể lệ Vận Phong của phong vân Vận Mệnh và vân vũ của Lưua Tồn Mệnh Vận về Phối Tiết Chon Von cho lưu thuỷ hành vân đúng là vân phong của phong vận theo thể lệ hành vân lưu thuỷ là phong vận của khê đầu cổ độ tịch hạp nguyên khê của Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng và từ đó “thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” là thệ giả của Dạ Thể Thâm U phát tiết sa mù cho cuộc cơn Mẫu Thân Mù Sa Chiếu Cố về cho thể lệ điều quy quỹ đạo rất mực Tình Vân Như Mạo (nơi Lĩnh Thượng Sầm Biên Lâm Nhai Sơn Cốc) là mây tạnh phủ đầu đỉnh núi như Chiếc Nón Bài Thơ làm bằng Lông Tơ của Cỏ Mọc Thanh Xuân Gái Tơ Thừa Thiên là Thiền Quyên Phố Huế theo thể lệ u sầu tơ cỏ từ lúa thuỷ hành vân theo dã hạc về Phong Vận Ngút Ngàn còn lưu lại lưu tồn một đường rẽ trắng ở phía sau mà lửng lơ như Ngàn Thu Xa Vắng trong phong vận Ngút Ngàn Sầu Toả Bà Là Mật Như Lai cũng lai như lữ thứ suốt bến bờ vô biên vô tế của Thời Gian Thời Thể bước vào vòng Thời Dựng Thể Phôi cho Càn Khôn Cô Nương, chạy theo đuôi Vũ Trụ Nương Tử là Rất Mực Quỳnh Nga Trí Huệ Mơ Mòng từ Quận Chúa Hồng Quần Thể Lệ trút tam bành về tứ trướng Bão Giông cho “Xuân sinh Thu thành, bản vô tâm ư Thảo Mộc; Phong hành Lôi động, tự hữu tín ư Trùng Ngư” là Ngư Trùng côn con của Thi Nhiên Sầu Mộng về Trung Niên Thi Sĩ đã ra đời từ thuở Chớm Sơ Sinh để Lặng Nghe Láng Giềng về Giềng Láng mà cận lập Hàng Xóm Cư Lưu tại một Chốn một Nơi của thập thành Thiên Nhiên Kim Hoa Miêu Cương Mạc Ngoại là Nơi Chốn quy Tụ của Chiêm Niệm Lưu Tồn từ vô biên vô tế vô hướng vô phương là bờ cõi vô cõi bờ của Chiêm Bao Bồ Bặc lếch thếch lang thang theo Chiêm Bặc Hoa Hương của Hoa âm Tam Muội từ Bỉ Ngạn Chon Von sang Cheo Leo Thử Ngạn của “Gò mô mấp mé bãi cồn, Lá lơ thơ xuống bên Tồn Lưu phai, Mép rìa vòm cỏ hoa bay, Con chim mùa cũ hẹn ngày giờ sang, Từ phen mắt lệ ám đàn, Trúc hiu hắt đợi Lau vàng võ trông, Chiêm Bao kì mộng vô cùng, Đẩy băng tuyết lại mấy vùng lang thang, Hai tay vốc nước Suối Ngàn, Rắc lên cành dại giọt ngần như sương, Em Người Thôn Nữ Bờ Mương, Ngồi nhìn cá nhảy lên vườn như chim, Ta Người Viễn Khách Đưa Tin, Bỗng đờ đẫn đứng chợt nhìn nhận ra, Ấy ban sơ ấy hoạ là, Lồ Gồ Nguyên Thuỷ Sao Mà Bỗng Dưng...” (Thần Thông Du Hí Luống Từng...)
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Thì như vậy, người Tư Tưởng cũng như Thúy Kiều Kiều Lệ Cô Nương (Cương Kim Nương Tử Bát Nhã Bà La Mật Kim Cương Rất Mực Vú Sữa Mà Ra) thì như vậy, Người Tư Tưởng cũng như cô Thúy Kiều Kiều Lệ nga mi (nghi ma hãi quỷ) đứng trong vùng khí hậu của Thiên Khí Hậu của Thiên Khí Chiêm Bao mà đón chào Cuộc Đi Về của Lãng Đãng Tuyết Sương Nương Đạm Là Lưu Tồn Hằng Thể Đạm Tiên Thuần Nhiên Trong Thi Nhiên Kêu Gọi phải ứng vọng cho Lời để ngôn thuyết dội lên Lôgos Nguyên Ngữ, người tư tưởng, cũng như cô Thúy Kiều, trong giờ Hội Diện với Hằng Thể Tồn Lưu, người Tư Tưởng đáp ứng sự vụ “Vịnh vào thế kia”, vọng vào thế ấy, cho “bài ra thế nọ” não nùng giông bão băng hàn huyền hoả bão giông dội tuôn từ Nguyên Tiêu Sơ Nguyên Sử Lịch về bên đèn hiu hắt chuyện Cổ Lục phong vân theo thể lệ Vận Phong của phong vân Vận Mệnh và vân vũ của Lưua Tồn Mệnh Vận về Phối Tiết Chon Von cho lưu thuỷ hành vân đúng là vân phong của phong vận theo thể lệ hành vân lưu thuỷ là phong vận của khê đầu cổ độ tịch hạp nguyên khê của Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng và từ đó “thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” là thệ giả của Dạ Thể Thâm U phát tiết sa mù cho cuộc cơn Mẫu Thân Mù Sa Chiếu Cố về cho thể lệ điều quy quỹ đạo rất mực Tình Vân Như Mạo (nơi Lĩnh Thượng Sầm Biên Lâm Nhai Sơn Cốc) là mây tạnh phủ đầu đỉnh núi như Chiếc Nón Bài Thơ làm bằng Lông Tơ của Cỏ Mọc Thanh Xuân Gái Tơ Thừa Thiên là Thiền Quyên Phố Huế theo thể lệ u sầu tơ cỏ từ lúa thuỷ hành vân theo dã hạc về Phong Vận Ngút Ngàn còn lưu lại lưu tồn một đường rẽ trắng ở phía sau mà lửng lơ như Ngàn Thu Xa Vắng trong phong vận Ngút Ngàn Sầu Toả Bà Là Mật Như Lai cũng lai như lữ thứ suốt bến bờ vô biên vô tế của Thời Gian Thời Thể bước vào vòng Thời Dựng Thể Phôi cho Càn Khôn Cô Nương, chạy theo đuôi Vũ Trụ Nương Tử là Rất Mực Quỳnh Nga Trí Huệ Mơ Mòng từ Quận Chúa Hồng Quần Thể Lệ trút tam bành về tứ trướng Bão Giông cho “Xuân sinh Thu thành, bản vô tâm ư Thảo Mộc; Phong hành Lôi động, tự hữu tín ư Trùng Ngư” là Ngư Trùng côn con của Thi Nhiên Sầu Mộng về Trung Niên Thi Sĩ đã ra đời từ thuở Chớm Sơ Sinh để Lặng Nghe Láng Giềng về Giềng Láng mà cận lập Hàng Xóm Cư Lưu tại một Chốn một Nơi của thập thành Thiên Nhiên Kim Hoa Miêu Cương Mạc Ngoại là Nơi Chốn quy Tụ của Chiêm Niệm Lưu Tồn từ vô biên vô tế vô hướng vô phương là bờ cõi vô cõi bờ của Chiêm Bao Bồ Bặc lếch thếch lang thang theo Chiêm Bặc Hoa Hương của Hoa âm Tam Muội từ Bỉ Ngạn Chon Von sang Cheo Leo Thử Ngạn của “Gò mô mấp mé bãi cồn, Lá lơ thơ xuống bên Tồn Lưu phai, Mép rìa vòm cỏ hoa bay, Con chim mùa cũ hẹn ngày giờ sang, Từ phen mắt lệ ám đàn, Trúc hiu hắt đợi Lau vàng võ trông, Chiêm Bao kì mộng vô cùng, Đẩy băng tuyết lại mấy vùng lang thang, Hai tay vốc nước Suối Ngàn, Rắc lên cành dại giọt ngần như sương, Em Người Thôn Nữ Bờ Mương, Ngồi nhìn cá nhảy lên vườn như chim, Ta Người Viễn Khách Đưa Tin, Bỗng đờ đẫn đứng chợt nhìn nhận ra, Ấy ban sơ ấy hoạ là, Lồ Gồ Nguyên Thuỷ Sao Mà Bỗng Dưng...” (Thần Thông Du Hí Luống Từng...)
Luống từng như thế nào? Sao mà bỗng dưng như thế nào? Như thế này ở trên nọ: “Quả thật Tư Tưởng là một sự thể đặc thù. (Một sự vụ đặc thù gay cấn đi quanh mép rìa tư tưởng) Ngôn từ của người tư tưởng chả có uy tín uy lực gì ráo. Ngôn từ của người tư tưởng chẳng hề biết tới Tác Giả, theo nghĩa nhà văn viết lách. Ngôn từ của người tư tưởng nghèo nàn hình ảnh (bildarm) và không có gay cấn hấp dẫn (theo thể lệ đười ươi) Ngôn từ (từ cú) của tư tưởng yên ngữ tại tồn ở trong cuộc phá giới yêu tà, trừ khử mị lực ma tuý (Ernuechterung) để nhiếp dẫn về cái điều sở ngôn của nó ngôn thuyết. Tuy thế mặc dù, Tư Tưởng dịch chuyển cõi thế. Nó biến cải dịch chuyển cõi trần cho di động về trong cõi của-hằng- hằng-mỗi-mỗi-càng-thâm-u-Khê-Tuyền-Thâm-Để của một Ẩn Ngôn (in die jedesmal - dunklere - Brunnentiefe eines Raetsels) thâm để ấy càng thâm u hắc ám, thì càng là hứa hẹn cho một Lãng Mị Minh Quang càng cao viễn hơn vậy. (Um das Denken freilich ist es eine eigene Sache. Das Wort der Denker hat keine Autoritaet. Das Wort der Dender kennt keine Autoren im Sinne der Schriftsteller. Das Wort des Denkens ist bildarm ung ohne Reiz. Das Wort des Denkens ruht in der Ernechterung zu dem, was es sagt. Gleichwohl veraendert das Denken die Welt. Es veraendert sie in die jedesmal-dunklere-brunnentiefe eines Raetsels, die als dunklere das Versprechen auf eine hoehere Helle ist. Ẩn ngôn huyền ngữ đã từ lâu được đề thuyết với chúng ta trong tiếng “Hằng Thể Lưu Tồn” (Sein).
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Luống từng như thế nào? Sao mà bỗng dưng như thế nào? Như thế này ở trên nọ: “Quả thật Tư Tưởng là một sự thể đặc thù. (Một sự vụ đặc thù gay cấn đi quanh mép rìa tư tưởng) Ngôn từ của người tư tưởng chả có uy tín uy lực gì ráo. Ngôn từ của người tư tưởng chẳng hề biết tới Tác Giả, theo nghĩa nhà văn viết lách. Ngôn từ của người tư tưởng nghèo nàn hình ảnh (bildarm) và không có gay cấn hấp dẫn (theo thể lệ đười ươi) Ngôn từ (từ cú) của tư tưởng yên ngữ tại tồn ở trong cuộc phá giới yêu tà, trừ khử mị lực ma tuý (Ernuechterung) để nhiếp dẫn về cái điều sở ngôn của nó ngôn thuyết. Tuy thế mặc dù, Tư Tưởng dịch chuyển cõi thế. Nó biến cải dịch chuyển cõi trần cho di động về trong cõi của-hằng- hằng-mỗi-mỗi-càng-thâm-u-Khê-Tuyền-Thâm-Để của một Ẩn Ngôn (in die jedesmal - dunklere - Brunnentiefe eines Raetsels) thâm để ấy càng thâm u hắc ám, thì càng là hứa hẹn cho một Lãng Mị Minh Quang càng cao viễn hơn vậy. (Um das Denken freilich ist es eine eigene Sache. Das Wort der Denker hat keine Autoritaet. Das Wort der Dender kennt keine Autoren im Sinne der Schriftsteller. Das Wort des Denkens ist bildarm ung ohne Reiz. Das Wort des Denkens ruht in der Ernechterung zu dem, was es sagt. Gleichwohl veraendert das Denken die Welt. Es veraendert sie in die jedesmal-dunklere-brunnentiefe eines Raetsels, die als dunklere das Versprechen auf eine hoehere Helle ist. Ẩn ngôn huyền ngữ đã từ lâu được đề thuyết với chúng ta trong tiếng “Hằng Thể Lưu Tồn” (Sein).
Ẩn ngôn huyền ngữ đã từ lâu được đề thuyết với chúng ta trong tiếng “Hằng Thể Lưu Tồn” (Sein). Do đó tiếng “Hằng Thể Lưu Tồn” (hoặc Tồn Lưu Hằng Tại) vẫn tại tồn là một Ngôn từ tiên khu tiền đạo, một Ngữ Từ tạm thời tại lập. Chúng ta hãy coi chừng, đừng có để Tư Tưởng của chúng ta nhắm mắt đâm đầu đuổi theo nó một cách mù quáng. Hãy suy niệm trước tiên rằng “Tồn Lưu” ban sơ nguyên thuỷ có nghĩa là “Tại Hiện Diện Tiền” (Anwesen) (Tại Trường Diện Hiện), và “Tại Hiện Diện Tiền, Hiện Tiền Tại Diện” (có nghĩa là): Hướng Tiền Tồn Tục, Xuất Lai Tri Tồn trong Vô ẩn Tàng Bất Tàng ẩn. (Theo thể lệ: Hồng Quần rất mực bước ra. Trường quần duệ địa phong hoa lá cồn. Phải rằng nắng quáng dập dồn? Hay là đèn trút linh hồn oái oăm? Phải là nguyệt giữa đêm rằm? Nguyên tiêu lãng đãng lá nằm ngẩn ngơ? Kể từ hằng thuỷ ban sơ? Kể từ sơ thuỷ về tờ vẽ trang? Kể từ thu tạ lên đàng? Rừng phong thu đã quan san nhuộm màu? Phải rằng đó trước kia sau? Hay là sau trước còn tao ngộ gì? Phải là mù quáng bước đi? Hay là lịch tận từ Quy Tưởng về? Phải là Tàng Nặc hôn mê? Hay là Tàng ẩn còn chê chán nhiều? Bước ra từ lớp phù kiều? Ra bờ Hiện Thị còn liều Dấn Thân? Bước ra từ một mai gần? Láng Giềng cận lập Tử Thần phiêu linh! Ra bờ Hiện Thể linh đinh? Vô Tàng Ẩn Nặc bước khinh khoái là? Phải chăng rất mực phải là? Tồn Lưu ngữ điệu cồn là lá ru? Lá từ vèo rụng theo thu? Xuân về đất nở sa mù bình minh? Hướng tiền tẩu xuất tiếp nghênh? Từ Công ra ngựa thân nghênh nghĩa là? Kể từ lạc bước bước ra?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Ẩn ngôn huyền ngữ đã từ lâu được đề thuyết với chúng ta trong tiếng “Hằng Thể Lưu Tồn” (Sein). Do đó tiếng “Hằng Thể Lưu Tồn” (hoặc Tồn Lưu Hằng Tại) vẫn tại tồn là một Ngôn từ tiên khu tiền đạo, một Ngữ Từ tạm thời tại lập. Chúng ta hãy coi chừng, đừng có để Tư Tưởng của chúng ta nhắm mắt đâm đầu đuổi theo nó một cách mù quáng. Hãy suy niệm trước tiên rằng “Tồn Lưu” ban sơ nguyên thuỷ có nghĩa là “Tại Hiện Diện Tiền” (Anwesen) (Tại Trường Diện Hiện), và “Tại Hiện Diện Tiền, Hiện Tiền Tại Diện” (có nghĩa là): Hướng Tiền Tồn Tục, Xuất Lai Tri Tồn trong Vô ẩn Tàng Bất Tàng ẩn. (Theo thể lệ: Hồng Quần rất mực bước ra. Trường quần duệ địa phong hoa lá cồn. Phải rằng nắng quáng dập dồn? Hay là đèn trút linh hồn oái oăm? Phải là nguyệt giữa đêm rằm? Nguyên tiêu lãng đãng lá nằm ngẩn ngơ? Kể từ hằng thuỷ ban sơ? Kể từ sơ thuỷ về tờ vẽ trang? Kể từ thu tạ lên đàng? Rừng phong thu đã quan san nhuộm màu? Phải rằng đó trước kia sau? Hay là sau trước còn tao ngộ gì? Phải là mù quáng bước đi? Hay là lịch tận từ Quy Tưởng về? Phải là Tàng Nặc hôn mê? Hay là Tàng ẩn còn chê chán nhiều? Bước ra từ lớp phù kiều? Ra bờ Hiện Thị còn liều Dấn Thân? Bước ra từ một mai gần? Láng Giềng cận lập Tử Thần phiêu linh! Ra bờ Hiện Thể linh đinh? Vô Tàng Ẩn Nặc bước khinh khoái là? Phải chăng rất mực phải là? Tồn Lưu ngữ điệu cồn là lá ru? Lá từ vèo rụng theo thu? Xuân về đất nở sa mù bình minh? Hướng tiền tẩu xuất tiếp nghênh? Từ Công ra ngựa thân nghênh nghĩa là? Kể từ lạc bước bước ra?
Tồn Lưu ngữ điệu cồn là lá ru? Lá từ vèo rụng theo thu? Xuân về đất nở sa mù bình minh? Hướng tiền tẩu xuất tiếp nghênh? Từ Công ra ngựa thân nghênh nghĩa là? Kể từ lạc bước bước ra? Còn lưu lạc mãi là đà Tồn Lưu? Lắt lay từ viễn cận ưu? Lịch hành ưu lự tuyệt trù trở cơn? Dặm nghìn lữ tận thiệt hơn? Thần thông ngữ điệu đầu hôm điêu tàn? Hoàng hôn sa mạc lên đàng? Đêm mù tăm gọi trên ngàn màu hoa? Mưa Nguồn Từ Cõi Tuôn Ra? Tới bây giờ gọi sao là Tồn Lưu? Tại trường sử hiện chiêm bao? Về cho mộng mị tư trào thu trang? Mười năm mỏi mệt hội đàm? Còn nghe hô hấp khôn hàn khí hơi? Kia rằng ấy cũng là Lời Lồ Gô? Lồ Gô xây dựng môn lồ? Từng cơn tuyệt diễm đóa đồ mi hoa? Đàm hoa nhất hiện nay là? A tăng kì kiếp sát na tao phùng? Lời vô ngấn tích sao cùng gọi qua? Yêu đào từ mọc cành thoa? Ngần sương Thúy Đạm vừa sa dấu bèo? Ra bờ bất tận hút heo? Về dâng bỉ ngạn truông đèo bòng bông? Thoa này bắt được Hư Không? Biết đâu Sa Mạc mà mong trao về? Chỉ duy diệu hữu gần kề? Mà sao cận lập tư bề lạ xa? Kể từ rất mực mà ra? Kể từ từ kể mà ra kể từ. Ẩn Ngữ đã từ lâu được nêu ra làm đề thuyết với chúng ta trong tiếng Tồn Lưu Hằng Thể. Do đó tiếng Hằng Thể Lưu Tồn vẫn hằng tồn như lập tại như nhiên là một Ngôn Từ tiền đạo, tạm thời tại lập Từ Ngôn. Hãy coi chừng, chớ để cho Tư Tưởng đâm đầu nhắm mắt dấn thân đuổi đeo theo Tồn Lưu một cách mù quáng.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tồn Lưu ngữ điệu cồn là lá ru? Lá từ vèo rụng theo thu? Xuân về đất nở sa mù bình minh? Hướng tiền tẩu xuất tiếp nghênh? Từ Công ra ngựa thân nghênh nghĩa là? Kể từ lạc bước bước ra? Còn lưu lạc mãi là đà Tồn Lưu? Lắt lay từ viễn cận ưu? Lịch hành ưu lự tuyệt trù trở cơn? Dặm nghìn lữ tận thiệt hơn? Thần thông ngữ điệu đầu hôm điêu tàn? Hoàng hôn sa mạc lên đàng? Đêm mù tăm gọi trên ngàn màu hoa? Mưa Nguồn Từ Cõi Tuôn Ra? Tới bây giờ gọi sao là Tồn Lưu? Tại trường sử hiện chiêm bao? Về cho mộng mị tư trào thu trang? Mười năm mỏi mệt hội đàm? Còn nghe hô hấp khôn hàn khí hơi? Kia rằng ấy cũng là Lời Lồ Gô? Lồ Gô xây dựng môn lồ? Từng cơn tuyệt diễm đóa đồ mi hoa? Đàm hoa nhất hiện nay là? A tăng kì kiếp sát na tao phùng? Lời vô ngấn tích sao cùng gọi qua? Yêu đào từ mọc cành thoa? Ngần sương Thúy Đạm vừa sa dấu bèo? Ra bờ bất tận hút heo? Về dâng bỉ ngạn truông đèo bòng bông? Thoa này bắt được Hư Không? Biết đâu Sa Mạc mà mong trao về? Chỉ duy diệu hữu gần kề? Mà sao cận lập tư bề lạ xa? Kể từ rất mực mà ra? Kể từ từ kể mà ra kể từ. Ẩn Ngữ đã từ lâu được nêu ra làm đề thuyết với chúng ta trong tiếng Tồn Lưu Hằng Thể. Do đó tiếng Hằng Thể Lưu Tồn vẫn hằng tồn như lập tại như nhiên là một Ngôn Từ tiền đạo, tạm thời tại lập Từ Ngôn. Hãy coi chừng, chớ để cho Tư Tưởng đâm đầu nhắm mắt dấn thân đuổi đeo theo Tồn Lưu một cách mù quáng.
Hãy coi chừng, chớ để cho Tư Tưởng đâm đầu nhắm mắt dấn thân đuổi đeo theo Tồn Lưu một cách mù quáng. Hãy suy niệm trước tiên rằng đương sơ ban thuỷ Tồn Lưu có nghĩa là “Diện Tiền Tại Hiện”, và “Diện Tiền Tại Hiện”: Xuất Lai Tồn Tục, Tiền Xuất Trì Tồn trong Vô Tàng Bất Ẩn. (Das Raetsel ist uns seit langem zugesagt im Wort “Sein”. Da-rum bleibt “Sein” nur das vorlaeufige Wort. Sehen wir zu, dass unser Denken ihm nicht blindlings nur nachlaeuft. Bedenken wir erst, dass “Sein” anfaenglich “Anwesen” heisst und “Anwesen: hervor-waehren in die Unverborgenheit.) Heidegger kết thúc bài “Logos” một cách trầm trọng bất ngờ như thế. Nghĩa là bất ngờ trong một bước nhảy dị thường sau hơn một phần tư thế kỉ (kể từ Sein un Zeit). Con đường tư tưởng quanh quất len lỏi mờ nhoà đi ngao du khắp mảnh đất đai Âu châu Siêu Hình Học và thong dong vạch vài đường cày lẻ tẻ, gieo vài hạt giống có vẻ như mơ hồ lả tả trong vài mệnh đề phụ hiu hiu ở một chân trời như phù quang lược ảnh. SAO GỌI LÀ CĂN CƠ CỦA CƠ CĂN. “Fuehrt diese Grundlegung nicht vor einen Abgrund?” Cuộc Thiết Lập Căn Cơ kia há chẳng nhiếp dẫn tới một Vô Căn Cơ? Sương Bình Nguyên (trang 479) có bài thơ mở đầu: Dès ce quatrième Acte Tout lui fut permis (Từ Lớp Thứ tư đó - của tấn tuồng, mọi mọi được chuẩn hứa cho nó)
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Hãy coi chừng, chớ để cho Tư Tưởng đâm đầu nhắm mắt dấn thân đuổi đeo theo Tồn Lưu một cách mù quáng. Hãy suy niệm trước tiên rằng đương sơ ban thuỷ Tồn Lưu có nghĩa là “Diện Tiền Tại Hiện”, và “Diện Tiền Tại Hiện”: Xuất Lai Tồn Tục, Tiền Xuất Trì Tồn trong Vô Tàng Bất Ẩn. (Das Raetsel ist uns seit langem zugesagt im Wort “Sein”. Da-rum bleibt “Sein” nur das vorlaeufige Wort. Sehen wir zu, dass unser Denken ihm nicht blindlings nur nachlaeuft. Bedenken wir erst, dass “Sein” anfaenglich “Anwesen” heisst und “Anwesen: hervor-waehren in die Unverborgenheit.) Heidegger kết thúc bài “Logos” một cách trầm trọng bất ngờ như thế. Nghĩa là bất ngờ trong một bước nhảy dị thường sau hơn một phần tư thế kỉ (kể từ Sein un Zeit). Con đường tư tưởng quanh quất len lỏi mờ nhoà đi ngao du khắp mảnh đất đai Âu châu Siêu Hình Học và thong dong vạch vài đường cày lẻ tẻ, gieo vài hạt giống có vẻ như mơ hồ lả tả trong vài mệnh đề phụ hiu hiu ở một chân trời như phù quang lược ảnh. SAO GỌI LÀ CĂN CƠ CỦA CƠ CĂN. “Fuehrt diese Grundlegung nicht vor einen Abgrund?” Cuộc Thiết Lập Căn Cơ kia há chẳng nhiếp dẫn tới một Vô Căn Cơ? Sương Bình Nguyên (trang 479) có bài thơ mở đầu: Dès ce quatrième Acte Tout lui fut permis (Từ Lớp Thứ tư đó - của tấn tuồng, mọi mọi được chuẩn hứa cho nó)
Sương Bình Nguyên (trang 479) có bài thơ mở đầu: Dès ce quatrième Acte Tout lui fut permis (Từ Lớp Thứ tư đó - của tấn tuồng, mọi mọi được chuẩn hứa cho nó) Nghĩa là kể từ đó, y được phép sử dụng triệt để ngữ ngôn theo thể lệ “việt kỉ du cương” thuận tòng theo yêu sách của du-hí-tam-muội từ trong cốt cách phong vận phiêu bồng phong toả máu me phóng nhậm lưu ly trên một làn hơi hô hấp. Một làn hơi hô hấp của tín nguyện thọ trì thù thắng tại cảnh giới lô hoả thuần thanh của Pháp Vân Địa Trí Huệ Như Hư Không: “Liễu đạt giai thị tưởng Nhứt thiết như hư không Như thiết vô chân thực Thế thú giai vô hữu Vô ngại tâm cảnh giới Vô ngại dụng pháp thân Phiêu Bồng Tam Muội Tạng Như Sư Tử Tần Thân Như Tượng Vương Tích Hạp Tuỳ thuận nhập Diệu Pháp Nguyệt tượng dưng hoàng hôn Hằng thể lập lưu tồn Chiêu minh ngôn ngữ tận...” Nơi cảnh giới đó, Căn Cơ Thiết Lập thị hiện là Vô Căn Cơ, mà ông Heidegger cũng đã nói rồi trong ngữ ngôn hùng dũng ở vài trang ẩn mật trong Kant ung das Problem der Metaphysik và rải rác đó đây trong những Mệnh Đề Phụ nào mà từ lâu Đười Ươi Thi Sĩ đã theo gót Liệp Hộ Điếu Đồ thu lượm lất lây ngày tháng cho tới tháng ngày tuế nguyệt tinh sương pha màu nhuộm đầy mái tóc. Lời Mưa Nguồn Lá Hoa Cồn từ xưa đã kết tập những Mệnh Đề mê đền Mệnh Đề Phụ hi hữu vào Thi Nhiên Thi Dựng trong những Tuyệt Trù Tối Hậu Phụ Thuộc đích Phụ Thuộc Mệnh Đề. Thì kể từ đó, không thể đem những kiến thức hì hục lao đao vất vả ra để mở trò xuyên tạc.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Sương Bình Nguyên (trang 479) có bài thơ mở đầu: Dès ce quatrième Acte Tout lui fut permis (Từ Lớp Thứ tư đó - của tấn tuồng, mọi mọi được chuẩn hứa cho nó) Nghĩa là kể từ đó, y được phép sử dụng triệt để ngữ ngôn theo thể lệ “việt kỉ du cương” thuận tòng theo yêu sách của du-hí-tam-muội từ trong cốt cách phong vận phiêu bồng phong toả máu me phóng nhậm lưu ly trên một làn hơi hô hấp. Một làn hơi hô hấp của tín nguyện thọ trì thù thắng tại cảnh giới lô hoả thuần thanh của Pháp Vân Địa Trí Huệ Như Hư Không: “Liễu đạt giai thị tưởng Nhứt thiết như hư không Như thiết vô chân thực Thế thú giai vô hữu Vô ngại tâm cảnh giới Vô ngại dụng pháp thân Phiêu Bồng Tam Muội Tạng Như Sư Tử Tần Thân Như Tượng Vương Tích Hạp Tuỳ thuận nhập Diệu Pháp Nguyệt tượng dưng hoàng hôn Hằng thể lập lưu tồn Chiêu minh ngôn ngữ tận...” Nơi cảnh giới đó, Căn Cơ Thiết Lập thị hiện là Vô Căn Cơ, mà ông Heidegger cũng đã nói rồi trong ngữ ngôn hùng dũng ở vài trang ẩn mật trong Kant ung das Problem der Metaphysik và rải rác đó đây trong những Mệnh Đề Phụ nào mà từ lâu Đười Ươi Thi Sĩ đã theo gót Liệp Hộ Điếu Đồ thu lượm lất lây ngày tháng cho tới tháng ngày tuế nguyệt tinh sương pha màu nhuộm đầy mái tóc. Lời Mưa Nguồn Lá Hoa Cồn từ xưa đã kết tập những Mệnh Đề mê đền Mệnh Đề Phụ hi hữu vào Thi Nhiên Thi Dựng trong những Tuyệt Trù Tối Hậu Phụ Thuộc đích Phụ Thuộc Mệnh Đề. Thì kể từ đó, không thể đem những kiến thức hì hục lao đao vất vả ra để mở trò xuyên tạc.
Thì kể từ đó, không thể đem những kiến thức hì hục lao đao vất vả ra để mở trò xuyên tạc. Nguồn Thi Nhiên Thi Dựng đã đi từ Trùng Phục Thu Hồi mà Tái Tạo trong ngôn ngữ nguy nga. Thì nó có riêng thể lệ đặc thù chơi vơi lảo đảo của nó. Se tenir mal en scène Ne pas chanter une note juste Manquer de mémoire Suprême Énigme de l'Alléatoire Fougueux Raetsel De l'alliance des Trois Hespérie fuligineuse d’un promontoire Fulgurante Figurine En Filigrane Ungedachte De l’Auroral sans espoir Soir Est-Blanc? Ouest-Bleu De la Matinée sans Loi Soir len(ement) du sang dansant Dentant quand même tout en Rendant tripes et boyaux d’un Unique Séparant Boyau Uniquement planant Sur mille plans inséparables d’un Dantesque Où-est-ce-quand-même Quant-à-soi-même-où-est-ce? (Trăng Châu Thổ, tr.480, 481) Trước lời chất vấn thi nhiên đồ sộ già nua thái thậm đó, làm sao bọn người trẻ dại dám nghênh ngang đáp vào theo thể cách dại dột trẻ trung? Huống nữa là vỗ ngực tự xưng “Ta là kẻ duy nhất ở Việt Nam hiểu được lời thi sĩ?” Mở những trò hề cả vú lấp miệng em? Âm mưa phá hoại từ trong cốt cách xưng tụng? Từ nay về sau chỉ nên mở cuộc nguyền rủa! Bao lâu còn chưa thể bước vào bờ cõi lão niên, thì bấy lâu còn chưa thể đứng từ bất cứ phương hướng nào mà vọng về lời xưng tụng! Bởi vì cõi Lão Niên đã kiệt tận Hoạt Tinh Thể Đười Ươi từ đương sơ bước vào vòng Hiện Thể, phó thác Phiêu Bồng Tam Muội Tự Thân cho Hiện Thể trong cuộc dấn thân vào Thâm Để Hằng Thể Tự Thân.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Thì kể từ đó, không thể đem những kiến thức hì hục lao đao vất vả ra để mở trò xuyên tạc. Nguồn Thi Nhiên Thi Dựng đã đi từ Trùng Phục Thu Hồi mà Tái Tạo trong ngôn ngữ nguy nga. Thì nó có riêng thể lệ đặc thù chơi vơi lảo đảo của nó. Se tenir mal en scène Ne pas chanter une note juste Manquer de mémoire Suprême Énigme de l'Alléatoire Fougueux Raetsel De l'alliance des Trois Hespérie fuligineuse d’un promontoire Fulgurante Figurine En Filigrane Ungedachte De l’Auroral sans espoir Soir Est-Blanc? Ouest-Bleu De la Matinée sans Loi Soir len(ement) du sang dansant Dentant quand même tout en Rendant tripes et boyaux d’un Unique Séparant Boyau Uniquement planant Sur mille plans inséparables d’un Dantesque Où-est-ce-quand-même Quant-à-soi-même-où-est-ce? (Trăng Châu Thổ, tr.480, 481) Trước lời chất vấn thi nhiên đồ sộ già nua thái thậm đó, làm sao bọn người trẻ dại dám nghênh ngang đáp vào theo thể cách dại dột trẻ trung? Huống nữa là vỗ ngực tự xưng “Ta là kẻ duy nhất ở Việt Nam hiểu được lời thi sĩ?” Mở những trò hề cả vú lấp miệng em? Âm mưa phá hoại từ trong cốt cách xưng tụng? Từ nay về sau chỉ nên mở cuộc nguyền rủa! Bao lâu còn chưa thể bước vào bờ cõi lão niên, thì bấy lâu còn chưa thể đứng từ bất cứ phương hướng nào mà vọng về lời xưng tụng! Bởi vì cõi Lão Niên đã kiệt tận Hoạt Tinh Thể Đười Ươi từ đương sơ bước vào vòng Hiện Thể, phó thác Phiêu Bồng Tam Muội Tự Thân cho Hiện Thể trong cuộc dấn thân vào Thâm Để Hằng Thể Tự Thân.
Bởi vì cõi Lão Niên đã kiệt tận Hoạt Tinh Thể Đười Ươi từ đương sơ bước vào vòng Hiện Thể, phó thác Phiêu Bồng Tam Muội Tự Thân cho Hiện Thể trong cuộc dấn thân vào Thâm Để Hằng Thể Tự Thân. - L'Être abîme son être en ce qu’il s'abaisse pour s’en remettre à l'étant. - L'Être endommage son être en ce qu’il s'enfonce dans l'abîme de l'être pour se déclore dans l'étant... Con Người Phản Kháng (phụ bản - trang 294) S’endommageant ainsi à dessein, l'Être réalise la méta-morphose de l'étant (?) Nhưng nếu cuộc biến dạng đó không hiện hành được thì cuộc Thiết Lập Căn Cơ hiện thị Hoạt Tinh Thể vô ngần là Thấp Liệt Cơ Căn. Đó là tiếng gọi mênh mông vọng về cho một loại Sa Mạc gớm guốc hơn mọi Sa Mạc Sahara. Một loại sa mạc của điêu tàn, của phế lụi, phát sinh từ những mưu mô hiểm ác của những hột cát muốn biến mình thành giáp trĩ sơn lâm. Bản thân hột cát vốn có hoạt tinh thể mênh mông của nó. Nhưng một phen nó muốn làm hột-cát-duy-nhất-lương-mộc-thái-sơn theo thể lệ chúa tể vạn vật, thì lập thời mọi tai hoạ xảy ra một trận cuống cuồng nhảy nhót loạn đông loạn tây diễn ra mọi thể điệu. Từ đó từ đó từ đó? Và nữa và nữa và nữa? Và rồi và rồi và rồi? Nerval bước ra, đón nhận bài thơ của Đười Ươi Thi Sĩ tặng: Et puis et puis et puis En ce quelle se déclôt dans le crépuscule La première feuille se retire Dans la prime clarté qui postule La deuxième retenue de la troisième lyre. (MÙA HÈ SA MạC - Tr. 7)
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Bởi vì cõi Lão Niên đã kiệt tận Hoạt Tinh Thể Đười Ươi từ đương sơ bước vào vòng Hiện Thể, phó thác Phiêu Bồng Tam Muội Tự Thân cho Hiện Thể trong cuộc dấn thân vào Thâm Để Hằng Thể Tự Thân. - L'Être abîme son être en ce qu’il s'abaisse pour s’en remettre à l'étant. - L'Être endommage son être en ce qu’il s'enfonce dans l'abîme de l'être pour se déclore dans l'étant... Con Người Phản Kháng (phụ bản - trang 294) S’endommageant ainsi à dessein, l'Être réalise la méta-morphose de l'étant (?) Nhưng nếu cuộc biến dạng đó không hiện hành được thì cuộc Thiết Lập Căn Cơ hiện thị Hoạt Tinh Thể vô ngần là Thấp Liệt Cơ Căn. Đó là tiếng gọi mênh mông vọng về cho một loại Sa Mạc gớm guốc hơn mọi Sa Mạc Sahara. Một loại sa mạc của điêu tàn, của phế lụi, phát sinh từ những mưu mô hiểm ác của những hột cát muốn biến mình thành giáp trĩ sơn lâm. Bản thân hột cát vốn có hoạt tinh thể mênh mông của nó. Nhưng một phen nó muốn làm hột-cát-duy-nhất-lương-mộc-thái-sơn theo thể lệ chúa tể vạn vật, thì lập thời mọi tai hoạ xảy ra một trận cuống cuồng nhảy nhót loạn đông loạn tây diễn ra mọi thể điệu. Từ đó từ đó từ đó? Và nữa và nữa và nữa? Và rồi và rồi và rồi? Nerval bước ra, đón nhận bài thơ của Đười Ươi Thi Sĩ tặng: Et puis et puis et puis En ce quelle se déclôt dans le crépuscule La première feuille se retire Dans la prime clarté qui postule La deuxième retenue de la troisième lyre. (MÙA HÈ SA MạC - Tr. 7)
Et puis et puis et puis En ce quelle se déclôt dans le crépuscule La première feuille se retire Dans la prime clarté qui postule La deuxième retenue de la troisième lyre. (MÙA HÈ SA MạC - Tr. 7) Lá cây thứ nhất rút lui vào sơ thuỷ lãng minh thỉnh cầu cuộc tự nhẫn thứ nhì của cây Huyền Cầm thứ ba? Đệ nhất Mộc Diệp thoái tàng ư Sơ Khai Minh Lãng? Sơ Khai Minh Lãng mang lĩnh Minh Mông về thỉnh cầu đệ nhị Tự Nhẫn? Của đệ tam Huyền Cầm từ cung bậc nào của cổ lục ở trước đèn? Bao lâu chưa đáp vào câu hỏi đó, thì bấy lâu “vào đáp chưa bao”. Vào đáp chưa bao thì chưa thể mở Cuộc Chào dấm dớ. Dù sao dù sao dù sao? Tuy nhiên tuy nhiên tuy nhiên? L'enfant des Riverames Se dirige à pied Vers la Capitale q’ui s’ennuie Le Sahara des Villes La Virginité des Nuits MÙA HÈ SA MẠC - Tr. 9 Căn Cơ của Cơ Căn là thế. Diệu Hữu Chân Không là thế. Ngôn ngữ tái tạo từ Hoạt Tinh Thể của ngữ ngôn là thế. Đười Ươi Truưng Niên Thi Sĩ ca ngâm theo thể lệ “câm nga” thù thắng là thế. Không một thi sĩ cổ kim nào ca ngâm rất mực câm nga như Đười Ươi tuyệt trù là thế. Hồng Sơn Liệp Hộ từ sơ đầu lịch sử nhiếp phục tận tuyệt tương lai, từ tương lai bước về tại hiện ở diện tiền ngữ ngôn tái tạo là thế: Hoàng Đế mập đơn sơ như thể Hoàng Hậu gầy sao thế nam phương Hai bờ dâu tích di hương Hàm ân lộc cũ lên đường thiền vu Đó là ngôn ngữ riêng biệt đười ươi mở lượng hải hà cho rộng miền phương diện. Thần lui tới Nắng Mưa gieo Thần tới lui Mưa nắng rụng Thần ở lại Nắng mưa tuôn Thần ra đi Nắng mưa nguồn (……)
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Et puis et puis et puis En ce quelle se déclôt dans le crépuscule La première feuille se retire Dans la prime clarté qui postule La deuxième retenue de la troisième lyre. (MÙA HÈ SA MạC - Tr. 7) Lá cây thứ nhất rút lui vào sơ thuỷ lãng minh thỉnh cầu cuộc tự nhẫn thứ nhì của cây Huyền Cầm thứ ba? Đệ nhất Mộc Diệp thoái tàng ư Sơ Khai Minh Lãng? Sơ Khai Minh Lãng mang lĩnh Minh Mông về thỉnh cầu đệ nhị Tự Nhẫn? Của đệ tam Huyền Cầm từ cung bậc nào của cổ lục ở trước đèn? Bao lâu chưa đáp vào câu hỏi đó, thì bấy lâu “vào đáp chưa bao”. Vào đáp chưa bao thì chưa thể mở Cuộc Chào dấm dớ. Dù sao dù sao dù sao? Tuy nhiên tuy nhiên tuy nhiên? L'enfant des Riverames Se dirige à pied Vers la Capitale q’ui s’ennuie Le Sahara des Villes La Virginité des Nuits MÙA HÈ SA MẠC - Tr. 9 Căn Cơ của Cơ Căn là thế. Diệu Hữu Chân Không là thế. Ngôn ngữ tái tạo từ Hoạt Tinh Thể của ngữ ngôn là thế. Đười Ươi Truưng Niên Thi Sĩ ca ngâm theo thể lệ “câm nga” thù thắng là thế. Không một thi sĩ cổ kim nào ca ngâm rất mực câm nga như Đười Ươi tuyệt trù là thế. Hồng Sơn Liệp Hộ từ sơ đầu lịch sử nhiếp phục tận tuyệt tương lai, từ tương lai bước về tại hiện ở diện tiền ngữ ngôn tái tạo là thế: Hoàng Đế mập đơn sơ như thể Hoàng Hậu gầy sao thế nam phương Hai bờ dâu tích di hương Hàm ân lộc cũ lên đường thiền vu Đó là ngôn ngữ riêng biệt đười ươi mở lượng hải hà cho rộng miền phương diện. Thần lui tới Nắng Mưa gieo Thần tới lui Mưa nắng rụng Thần ở lại Nắng mưa tuôn Thần ra đi Nắng mưa nguồn (……)
Đó là ngôn ngữ riêng biệt đười ươi mở lượng hải hà cho rộng miền phương diện. Thần lui tới Nắng Mưa gieo Thần tới lui Mưa nắng rụng Thần ở lại Nắng mưa tuôn Thần ra đi Nắng mưa nguồn (……) Thần bay vèo Nắng mưa vút Thần chạy tuốt Mưa nắng đuổi theo Thần vấp té Nắng mưa nâng thần dậy Thần toan chạy Mưa nắng níu áo thần Thần lần khân Nắng mưa bàn giải Thần sợ hãi Thần khóc than Nắng mưa luận bàn Dỗ dành cho thần nín khóc. Hỡi những con ó , con Rắn, con Sư Tử, con Zarathustra, các ngươi còn dám lên lời “Also sprach” gì gì nữa, một phen các ngươi chạm phải Lời Thái Thậm Thần Thông Du Hí Tam Muội kia. Bao nhiêu trăm ngàn trang sách viết ra hì hục lần mò tìm cách giao tiếp với ngôn ngữ thượng thừa vô tỉ nguyệt thân sắc đó, một đôi phen chớm đạt tới đã chợt tan hoang ngôn từ vân hoa vân vô lượng sắc. Đó tình trạng bi đát hãi hùng bình sinh Tại Thể Nietzsche. Phải chờ gần ngót một thế kỉ mới gặp được một Đười Ươi Đệ Nhất Hi Hữu bằng vô tận biện tài phương tiện lực “năng ư nhất thiết ly văn tự pháp trung, xuất sinh văn tự” đùng một cái, thành tựu tâm nguyện bình sinh cho Nietzsche, bất thình lình làm sống dậy Shakespeare cho Tây phương, bỗng nhiên đánh thức dậy một giọt Sa Mù ngủ yên từ hai ngàn năm rưỡi nơi Như Lai Bí Mật Xứ ở tận một góc miền góc mép một Tuyệt Lũng Tận Nhai Tàn Vân Thặng Nguyệt.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Đó là ngôn ngữ riêng biệt đười ươi mở lượng hải hà cho rộng miền phương diện. Thần lui tới Nắng Mưa gieo Thần tới lui Mưa nắng rụng Thần ở lại Nắng mưa tuôn Thần ra đi Nắng mưa nguồn (……) Thần bay vèo Nắng mưa vút Thần chạy tuốt Mưa nắng đuổi theo Thần vấp té Nắng mưa nâng thần dậy Thần toan chạy Mưa nắng níu áo thần Thần lần khân Nắng mưa bàn giải Thần sợ hãi Thần khóc than Nắng mưa luận bàn Dỗ dành cho thần nín khóc. Hỡi những con ó , con Rắn, con Sư Tử, con Zarathustra, các ngươi còn dám lên lời “Also sprach” gì gì nữa, một phen các ngươi chạm phải Lời Thái Thậm Thần Thông Du Hí Tam Muội kia. Bao nhiêu trăm ngàn trang sách viết ra hì hục lần mò tìm cách giao tiếp với ngôn ngữ thượng thừa vô tỉ nguyệt thân sắc đó, một đôi phen chớm đạt tới đã chợt tan hoang ngôn từ vân hoa vân vô lượng sắc. Đó tình trạng bi đát hãi hùng bình sinh Tại Thể Nietzsche. Phải chờ gần ngót một thế kỉ mới gặp được một Đười Ươi Đệ Nhất Hi Hữu bằng vô tận biện tài phương tiện lực “năng ư nhất thiết ly văn tự pháp trung, xuất sinh văn tự” đùng một cái, thành tựu tâm nguyện bình sinh cho Nietzsche, bất thình lình làm sống dậy Shakespeare cho Tây phương, bỗng nhiên đánh thức dậy một giọt Sa Mù ngủ yên từ hai ngàn năm rưỡi nơi Như Lai Bí Mật Xứ ở tận một góc miền góc mép một Tuyệt Lũng Tận Nhai Tàn Vân Thặng Nguyệt.
Ồ Tây phương và Đông phương ạ, các người chỉ có thể đáp vào câu hỏi đó, là lúc các ngươi chịu tín giải thọ trì theo thể lệ nào Mưa Nguồn đã nói một cách ẩn mật từ lâu tiếp theo lời tàng ẩn u u của Hồng Sơn Liệp Hộ. Đơn sơ hơn nữa, các ngươi hãy tự hỏi vì lẽ gì một phen Đười Ươi Thi Sĩ bước vào cuộc dịch Camus hay Nietzsche Gide Shakespeare, thì mười phen cứ y như là nó chuyển biến ngôn từ trong một cơn tuyền oa loạn ngôn cuồng ngữ. Vùng ẩn mật nào trong Zarathustra trong L’Immoraliste, từ đó được ẩn mật tịch hạp khôn hàn trong thể lệ Hoa Nghiêm? Vì lẽ gì nó gọi tác phẩm Antony and Cleopatra là Trăng Tì Hải, gọi Othello Desdemona là Hoa Ngõ Hạnh? Và từ đó Hoa Ngõ Hạnh và Trăng Tì Hải đã nhiếp dẫn những mệnh-đề-phụ-thù-thắng-Shakespeare nào về tiếp giáp Bà Là Mật Đông Phương, về cận lập láng giềng Kim Cương Bát Nhã? Hỡi những con đười ươi chuyên môn nghiệp nghề ăn cắp! Các ngươi hãy đáp vào câu hỏi của những Tên Hề Thù Thắng Đười Ơơi. Cùng một nòi đười ươi cớ sao cách nhau một trời một vực? Đười Ươi Tằng Tổ chép ra đây một vài Lời Bỏ Lửng, để chư đười ươi tử tôn lọ mọ lần mò tìm cách điền vào khoảng trống, hành tập nghiệp nghề ăn cắp cũng cần hao tổn chút ít mồ hôi: 1. Tri nhất thiết pháp, giai tòng duyên khởi, vô hữu thể tính, nhiên (.........................)??? Tuy ư chư pháp, tâm vô sở trụ, nhiên (...........................)??? Vô hướng vô đắc, năng thị hướng đắc ....................???) nhi năng hiển hiện vô biên phương ngưng.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Ồ Tây phương và Đông phương ạ, các người chỉ có thể đáp vào câu hỏi đó, là lúc các ngươi chịu tín giải thọ trì theo thể lệ nào Mưa Nguồn đã nói một cách ẩn mật từ lâu tiếp theo lời tàng ẩn u u của Hồng Sơn Liệp Hộ. Đơn sơ hơn nữa, các ngươi hãy tự hỏi vì lẽ gì một phen Đười Ươi Thi Sĩ bước vào cuộc dịch Camus hay Nietzsche Gide Shakespeare, thì mười phen cứ y như là nó chuyển biến ngôn từ trong một cơn tuyền oa loạn ngôn cuồng ngữ. Vùng ẩn mật nào trong Zarathustra trong L’Immoraliste, từ đó được ẩn mật tịch hạp khôn hàn trong thể lệ Hoa Nghiêm? Vì lẽ gì nó gọi tác phẩm Antony and Cleopatra là Trăng Tì Hải, gọi Othello Desdemona là Hoa Ngõ Hạnh? Và từ đó Hoa Ngõ Hạnh và Trăng Tì Hải đã nhiếp dẫn những mệnh-đề-phụ-thù-thắng-Shakespeare nào về tiếp giáp Bà Là Mật Đông Phương, về cận lập láng giềng Kim Cương Bát Nhã? Hỡi những con đười ươi chuyên môn nghiệp nghề ăn cắp! Các ngươi hãy đáp vào câu hỏi của những Tên Hề Thù Thắng Đười Ơơi. Cùng một nòi đười ươi cớ sao cách nhau một trời một vực? Đười Ươi Tằng Tổ chép ra đây một vài Lời Bỏ Lửng, để chư đười ươi tử tôn lọ mọ lần mò tìm cách điền vào khoảng trống, hành tập nghiệp nghề ăn cắp cũng cần hao tổn chút ít mồ hôi: 1. Tri nhất thiết pháp, giai tòng duyên khởi, vô hữu thể tính, nhiên (.........................)??? Tuy ư chư pháp, tâm vô sở trụ, nhiên (...........................)??? Vô hướng vô đắc, năng thị hướng đắc ....................???) nhi năng hiển hiện vô biên phương ngưng.
Tuy ư chư pháp, tâm vô sở trụ, nhiên (...........................)??? Vô hướng vô đắc, năng thị hướng đắc ....................???) nhi năng hiển hiện vô biên phương ngưng. Vô nghiệp vô báo, nhi (.................................)??? Cử nhất phản tam, ông già đời xưa đã nói thế. Ông già thời nay hẳn nhiên già nua hơn ông già thời xưa; ông già thời nay biết nói gì bây giờ? Nhưng nếu người ta không nhìn ra những Mệnh Đề Phụ của Nguyễn Du, những Mệnh Đề Phụ Gide Camus Shakespeare, thì lấy đâu để ngôn ngữ thù thắng đi về trong cõi cận lập ngôn ngữ thượng thừa? Thù thắng thái thậm u u? Năm câu trích dẫn theo lối bỏ lửng trên đây bất thình lình mở ra một vùng chiếu diệu mênh mông cho mọi ngữ ngôn tài tử bước vào vòng quy hưởng? Sao gọi là nhất dĩ quán chi? Vì sao lời nói đơn giản đó suốt nghìn năm vẫn không thể vọng vào vành tai học giả, mặc dù học giả vẫn liên miên nêu nó ra doạ dẫm thế gian? Dựng lên làm con nộm chèn đét, làm con bù nhìn toi đâm, để có chỗ ẩn nấp và ăn mòn ăn ruỗng tinh hoa ngôn ngữ và tàn phá những tiếng thơ thật sự là thơ? Thì Căn Cơ của Cơ Căn đáo cùng theo nghĩa đen nghĩa bóng cũng đều lù lù thị hiện là đen đủi bóng đen. Rất mực dị thường từ đó là tình huống bọn thi sĩ dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy. “Nous errons auprès de margelles dont on a soustrait les puits”. (René Char) (Chúng ta quanh quẩn lang thang bên những mép bờ giếng mà giếng nước thì bị thiên hạ gian trá ăn trộm mất rồi.) Vì sao vì sao vì sao? Vì rằng:
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tuy ư chư pháp, tâm vô sở trụ, nhiên (...........................)??? Vô hướng vô đắc, năng thị hướng đắc ....................???) nhi năng hiển hiện vô biên phương ngưng. Vô nghiệp vô báo, nhi (.................................)??? Cử nhất phản tam, ông già đời xưa đã nói thế. Ông già thời nay hẳn nhiên già nua hơn ông già thời xưa; ông già thời nay biết nói gì bây giờ? Nhưng nếu người ta không nhìn ra những Mệnh Đề Phụ của Nguyễn Du, những Mệnh Đề Phụ Gide Camus Shakespeare, thì lấy đâu để ngôn ngữ thù thắng đi về trong cõi cận lập ngôn ngữ thượng thừa? Thù thắng thái thậm u u? Năm câu trích dẫn theo lối bỏ lửng trên đây bất thình lình mở ra một vùng chiếu diệu mênh mông cho mọi ngữ ngôn tài tử bước vào vòng quy hưởng? Sao gọi là nhất dĩ quán chi? Vì sao lời nói đơn giản đó suốt nghìn năm vẫn không thể vọng vào vành tai học giả, mặc dù học giả vẫn liên miên nêu nó ra doạ dẫm thế gian? Dựng lên làm con nộm chèn đét, làm con bù nhìn toi đâm, để có chỗ ẩn nấp và ăn mòn ăn ruỗng tinh hoa ngôn ngữ và tàn phá những tiếng thơ thật sự là thơ? Thì Căn Cơ của Cơ Căn đáo cùng theo nghĩa đen nghĩa bóng cũng đều lù lù thị hiện là đen đủi bóng đen. Rất mực dị thường từ đó là tình huống bọn thi sĩ dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy. “Nous errons auprès de margelles dont on a soustrait les puits”. (René Char) (Chúng ta quanh quẩn lang thang bên những mép bờ giếng mà giếng nước thì bị thiên hạ gian trá ăn trộm mất rồi.) Vì sao vì sao vì sao? Vì rằng:
(René Char) (Chúng ta quanh quẩn lang thang bên những mép bờ giếng mà giếng nước thì bị thiên hạ gian trá ăn trộm mất rồi.) Vì sao vì sao vì sao? Vì rằng: “Les plus pures récoltes sont semées dans un sol q’ui n 'existe pas”. (René Char) Chuyển qua một ngôn ngữ khác, lời đó biến thành “đạp sa vô ngấn, đạp đao chiết nhẫn” Đười ươi hãy nhìn vào những lời đơn giản đạm nhiên đó. Vì đó là một Thanh Kiếm Bát Nhã Kim cương Rất Mực Thanh Sương Bạch Kiếm Huyền Mật U U. - Chư vị thỉnh giám định nhút hạ hoặc hứa cơ duyên xảo hợp, chư vị năng tại giá bỉnh Thanh Sương Kim Cương Nương Tử Kiếm chi thượng, trảo đáo lánh nhứt bả Tỉ Trúc Lâm Huyền Sương Tiêu Tương Quỳnh Nga Kiếm giả thuyết bất định. Bởi đâu mà yêu thỉnh thế? Bởi rằng: -Tỉ Trúc Thanh Sương, Huệ Lâm Trí Hải, giá nhất song thư hùng cổ kiếm, khí cơ hội hữu cảm ứng, mỗi đương kì trưng nhứt bỉnh xuất thế chi hậu, lánh nhút bỉnh vãng vãng giã tuỳ đồng nhi xuất. Và đó là ẩn Ngữ Thượng Thừa cho mọi Căn Cơ Thiết Lập Cơ Căn. Từ Ẩn Ngữ đó mà đi, quý vị sẽ từ đười ươi vất vả biến thành đười ươi tuyệt trù trí huệ bao nhiếp mọi mọi thần thông ngữ ngôn phương tiện lực. Và quý vị sẽ còn cảm kích ông Nguyễn Du Höelderlin Heidegger hơn nhiều Du Nguyễn Deggerheig. Và sau đây là lời thơ chúc phúc: Về giữa ngọ, phố hờ hững bước Xuân đi mau, từ trước cảo thơm Nguyên tiêu tịch hạp lưu tồn Một hôm về gọi lá cồn ra đi Beo và gấu thầm thì sau trước Brigitte ôi! Cô bước hai chân Trần gian bất tuyệt một lần Nghe triều biển lục xa dần non xanh.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
(René Char) (Chúng ta quanh quẩn lang thang bên những mép bờ giếng mà giếng nước thì bị thiên hạ gian trá ăn trộm mất rồi.) Vì sao vì sao vì sao? Vì rằng: “Les plus pures récoltes sont semées dans un sol q’ui n 'existe pas”. (René Char) Chuyển qua một ngôn ngữ khác, lời đó biến thành “đạp sa vô ngấn, đạp đao chiết nhẫn” Đười ươi hãy nhìn vào những lời đơn giản đạm nhiên đó. Vì đó là một Thanh Kiếm Bát Nhã Kim cương Rất Mực Thanh Sương Bạch Kiếm Huyền Mật U U. - Chư vị thỉnh giám định nhút hạ hoặc hứa cơ duyên xảo hợp, chư vị năng tại giá bỉnh Thanh Sương Kim Cương Nương Tử Kiếm chi thượng, trảo đáo lánh nhứt bả Tỉ Trúc Lâm Huyền Sương Tiêu Tương Quỳnh Nga Kiếm giả thuyết bất định. Bởi đâu mà yêu thỉnh thế? Bởi rằng: -Tỉ Trúc Thanh Sương, Huệ Lâm Trí Hải, giá nhất song thư hùng cổ kiếm, khí cơ hội hữu cảm ứng, mỗi đương kì trưng nhứt bỉnh xuất thế chi hậu, lánh nhút bỉnh vãng vãng giã tuỳ đồng nhi xuất. Và đó là ẩn Ngữ Thượng Thừa cho mọi Căn Cơ Thiết Lập Cơ Căn. Từ Ẩn Ngữ đó mà đi, quý vị sẽ từ đười ươi vất vả biến thành đười ươi tuyệt trù trí huệ bao nhiếp mọi mọi thần thông ngữ ngôn phương tiện lực. Và quý vị sẽ còn cảm kích ông Nguyễn Du Höelderlin Heidegger hơn nhiều Du Nguyễn Deggerheig. Và sau đây là lời thơ chúc phúc: Về giữa ngọ, phố hờ hững bước Xuân đi mau, từ trước cảo thơm Nguyên tiêu tịch hạp lưu tồn Một hôm về gọi lá cồn ra đi Beo và gấu thầm thì sau trước Brigitte ôi! Cô bước hai chân Trần gian bất tuyệt một lần Nghe triều biển lục xa dần non xanh.
Nguyên tiêu tịch hạp lưu tồn Một hôm về gọi lá cồn ra đi Beo và gấu thầm thì sau trước Brigitte ôi! Cô bước hai chân Trần gian bất tuyệt một lần Nghe triều biển lục xa dần non xanh. Kính tặng Kim Cương Nương Tử Lần đầu tiên sử lịch thi ca đi về trong sung doanh thành tựu với song thất lục bát thi nhiên đười ươi thơ mộng ra hoa. Song thất lục bát đó cũng như lục bát vốn - đã từng - là - hiện - thị - trung - niên đều quy lai về tụ hưởng nơi vùng Lục Bát Nguyễn Du, nhưng nhân vì lục bát Nguyễn Du vốn du dương thái thậm nên bọn phàm phu không thể nhận ra thể lệ đặc-thù-lô-hoả-thuần-thanh “kiếm chiêu thu phát toàn tuỳ tâm niệm” trong kiếm pháp thượng thừa vốn là “du dương chi trung thường đái nhất chủng cương cường chi lực miên miên bất tuyệt”, nhân vì lẽ đó, nên đười ươi thi sĩ phải tổng nhiếp hộ trì bằng con đường Thi Dựng Song Dung bất khả tư nghì hi hữu phát sinh từ một trí huệ mạc ngoại miêu cương mương kiêu mán thịnh. Theo thể lệ “hư hoài nhược cốc” khởi từ cuộc “mẫu thân mù sa chiếu cố cho nay mai mộng mị hư phù”, và chính từ trong nếp gấp tuyệt trù chân bước huyền bí u u đó của “U hoài đầu mộng hôm qua, mẫu thân phùng khánh thật là u u; chân đi từng bước hư phù; mộng đi từng bước tuyệt trù ống chân”, vâng, chính từ trong nếp gấp đó của một khe hở hớ hênh giữa hai ống chân tuyệt trù đi trong bước đó, mà nguồn thơ thi dựng đã thiết lập một Căn Cơ Tuyệt Trù Tối Hậu cho Sơ Thuỷ đi về theo thể lệ “xem qua”: “xem qua sư mới dạy qua Phải nơi hằng thuỷ là ta hậu tình...”
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nguyên tiêu tịch hạp lưu tồn Một hôm về gọi lá cồn ra đi Beo và gấu thầm thì sau trước Brigitte ôi! Cô bước hai chân Trần gian bất tuyệt một lần Nghe triều biển lục xa dần non xanh. Kính tặng Kim Cương Nương Tử Lần đầu tiên sử lịch thi ca đi về trong sung doanh thành tựu với song thất lục bát thi nhiên đười ươi thơ mộng ra hoa. Song thất lục bát đó cũng như lục bát vốn - đã từng - là - hiện - thị - trung - niên đều quy lai về tụ hưởng nơi vùng Lục Bát Nguyễn Du, nhưng nhân vì lục bát Nguyễn Du vốn du dương thái thậm nên bọn phàm phu không thể nhận ra thể lệ đặc-thù-lô-hoả-thuần-thanh “kiếm chiêu thu phát toàn tuỳ tâm niệm” trong kiếm pháp thượng thừa vốn là “du dương chi trung thường đái nhất chủng cương cường chi lực miên miên bất tuyệt”, nhân vì lẽ đó, nên đười ươi thi sĩ phải tổng nhiếp hộ trì bằng con đường Thi Dựng Song Dung bất khả tư nghì hi hữu phát sinh từ một trí huệ mạc ngoại miêu cương mương kiêu mán thịnh. Theo thể lệ “hư hoài nhược cốc” khởi từ cuộc “mẫu thân mù sa chiếu cố cho nay mai mộng mị hư phù”, và chính từ trong nếp gấp tuyệt trù chân bước huyền bí u u đó của “U hoài đầu mộng hôm qua, mẫu thân phùng khánh thật là u u; chân đi từng bước hư phù; mộng đi từng bước tuyệt trù ống chân”, vâng, chính từ trong nếp gấp đó của một khe hở hớ hênh giữa hai ống chân tuyệt trù đi trong bước đó, mà nguồn thơ thi dựng đã thiết lập một Căn Cơ Tuyệt Trù Tối Hậu cho Sơ Thuỷ đi về theo thể lệ “xem qua”: “xem qua sư mới dạy qua Phải nơi hằng thuỷ là ta hậu tình...”
“xem qua sư mới dạy qua Phải nơi hằng thuỷ là ta hậu tình...” Lời thơ đạm nhiên bát ngát đó dung nhiếp cõi Như Lai một cách âm thầm trong Căn Cơ Nội Mật nên con mắt thao láo dòm dõ không thể nhìn thấy ra gì cả. Nói theo điệu Heidegger thì điệu thơ đó đi bước lãng đãng phiêu bồng, điệu thơ tinh thể đó bước đi trong Ẩn-Mật-U-Tàng (vô chiếu diệu quang ư ngoại biểu) - (Diese wesenhafte Dichtung geht im Unscheinbaren.) Kỳ dị hơn nữa, cái Căn Cơ Tàng Ẩn U U được thiết lập trong ngôn từ thi nhiên liệp hộ, đòi phen còn bao hàm vạn tượng theo thể lệ trụ vô ngại xứ, tâm như hư không, nhi mỗi mỗi hấp hô như hằng hằng hô hấp, nhiếp dẫn khuynh thành sinh đắc tợ Xuất Thuỷ Phù Dung: Nhận từ quán khách lân la Tuần trăng thấm thoát nay đà thêm hai Cách tường phải buổi êm trời Dưới đào dường có bóng người thướt tha Buông cầm xốc áo vội ra Hương còn thơm nức người đà vắng tanh Lần theo tường gấm dạo quanh Trên đào nhác thấy một cành kim thoa Giơ tay với lấy về nhà Này trong khuê các đâu mà đến đây Gẫm âu người ấy báu này Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm... Thơ đến như thế quả thật không còn coi trời đất ra gì nữa. Mực độ du hí tam muội đã đạt tới cảnh giới bất khả tư nghì. Thiết lập một căn cơ thần thông pháp vân địa trên một sự tình vớ vẩn vói nhặt một cành thoa! Hỡi các bạn tài tử dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy. Các bạn hãy tụ họp về đông đủ nghiên cứu xem sự vụ gì đang xảy ra như thế?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
“xem qua sư mới dạy qua Phải nơi hằng thuỷ là ta hậu tình...” Lời thơ đạm nhiên bát ngát đó dung nhiếp cõi Như Lai một cách âm thầm trong Căn Cơ Nội Mật nên con mắt thao láo dòm dõ không thể nhìn thấy ra gì cả. Nói theo điệu Heidegger thì điệu thơ đó đi bước lãng đãng phiêu bồng, điệu thơ tinh thể đó bước đi trong Ẩn-Mật-U-Tàng (vô chiếu diệu quang ư ngoại biểu) - (Diese wesenhafte Dichtung geht im Unscheinbaren.) Kỳ dị hơn nữa, cái Căn Cơ Tàng Ẩn U U được thiết lập trong ngôn từ thi nhiên liệp hộ, đòi phen còn bao hàm vạn tượng theo thể lệ trụ vô ngại xứ, tâm như hư không, nhi mỗi mỗi hấp hô như hằng hằng hô hấp, nhiếp dẫn khuynh thành sinh đắc tợ Xuất Thuỷ Phù Dung: Nhận từ quán khách lân la Tuần trăng thấm thoát nay đà thêm hai Cách tường phải buổi êm trời Dưới đào dường có bóng người thướt tha Buông cầm xốc áo vội ra Hương còn thơm nức người đà vắng tanh Lần theo tường gấm dạo quanh Trên đào nhác thấy một cành kim thoa Giơ tay với lấy về nhà Này trong khuê các đâu mà đến đây Gẫm âu người ấy báu này Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm... Thơ đến như thế quả thật không còn coi trời đất ra gì nữa. Mực độ du hí tam muội đã đạt tới cảnh giới bất khả tư nghì. Thiết lập một căn cơ thần thông pháp vân địa trên một sự tình vớ vẩn vói nhặt một cành thoa! Hỡi các bạn tài tử dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy. Các bạn hãy tụ họp về đông đủ nghiên cứu xem sự vụ gì đang xảy ra như thế?
Hỡi các bạn tài tử dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy. Các bạn hãy tụ họp về đông đủ nghiên cứu xem sự vụ gì đang xảy ra như thế? Đức Phật Xứ Chúng Hương sẽ giải thích như thế nào về thể cách “thuyết pháp” thi nhiên đó của non nước Ta Bà chúng tôi? Vói nhặt một cành thoa vướng víu trên một cành đào, sự đó không có gì lạ. Bóng người thướt tha dưới đào, cũng không có gì lạ. Buông cầm xốc áo vội ra, cũng tuyệt nhiên không có gì lạ. Nhưng mọi sự bỗng nhiên trở cơn tuyệt trù gay cấn, thù thắng li kì, lúc một biến cố dị thường đạm nhiên đi về trong ngôn ngữ: Hương còn thơm nức người đà vắng tanh Đó là thể lệ của Diệu Hữu đi về hằng tại giữa Chân Không o bế o bồng Diệu Hữu. Nói cách khác đó là cái thói trêu ngươi của khuynh thành. Quỷ khốc thần sầu kinh thiên động địa trong vắng lặng thiên hương. Nó xui bàng hoàng, nó xô ùa Tại Thể vào lòng ưu lự khắc khoải miên man, trước Khả Vấn Tính của Tồn Sinh lảo đảo trước Uy Lực Vô Thượng Thanh Hà Lục Diệp Hà Thanh: Giơ tay với lấy về nhà Này trong khuê các đâu mà đến đây Gẫm câu người ấy báu này Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm Người tinh thông võ nghệ đọc bốn câu thơ ấy ắt tưởng lầm rằng đó chẳng qua là một chiêu thức trong Chưởng Pháp Bát Quái Du Thân phối hợp với Tam Thập Lục Lộ Cầm Nã Thủ. Nhưng thật ra không phải thế. Cái gì là không phải thế?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Hỡi các bạn tài tử dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy. Các bạn hãy tụ họp về đông đủ nghiên cứu xem sự vụ gì đang xảy ra như thế? Đức Phật Xứ Chúng Hương sẽ giải thích như thế nào về thể cách “thuyết pháp” thi nhiên đó của non nước Ta Bà chúng tôi? Vói nhặt một cành thoa vướng víu trên một cành đào, sự đó không có gì lạ. Bóng người thướt tha dưới đào, cũng không có gì lạ. Buông cầm xốc áo vội ra, cũng tuyệt nhiên không có gì lạ. Nhưng mọi sự bỗng nhiên trở cơn tuyệt trù gay cấn, thù thắng li kì, lúc một biến cố dị thường đạm nhiên đi về trong ngôn ngữ: Hương còn thơm nức người đà vắng tanh Đó là thể lệ của Diệu Hữu đi về hằng tại giữa Chân Không o bế o bồng Diệu Hữu. Nói cách khác đó là cái thói trêu ngươi của khuynh thành. Quỷ khốc thần sầu kinh thiên động địa trong vắng lặng thiên hương. Nó xui bàng hoàng, nó xô ùa Tại Thể vào lòng ưu lự khắc khoải miên man, trước Khả Vấn Tính của Tồn Sinh lảo đảo trước Uy Lực Vô Thượng Thanh Hà Lục Diệp Hà Thanh: Giơ tay với lấy về nhà Này trong khuê các đâu mà đến đây Gẫm câu người ấy báu này Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm Người tinh thông võ nghệ đọc bốn câu thơ ấy ắt tưởng lầm rằng đó chẳng qua là một chiêu thức trong Chưởng Pháp Bát Quái Du Thân phối hợp với Tam Thập Lục Lộ Cầm Nã Thủ. Nhưng thật ra không phải thế. Cái gì là không phải thế?
Nhưng thật ra không phải thế. Cái gì là không phải thế? Cuộc giơ tay với bắt, và cầm vào tay ai, cuộc đó quả nhiên không quy thuộc vào chuyện vũ nghệ, cũng không liên hệ gì tới văn nghệ văn chương, nó toàn nhiên tồn lập trên một khu vực tồn lưu khác hẳn. Hoạt Tinh Thể của nó quy thuộc về một cảnh vực dị thường của Thần Tinh Huệ, mà chỉ duy Đức Phật và Đức Khổng xưa kia là thể nghiệm đến tận cùng kì bí căn cơ. Cuộc với bắt, cầm nắm kia, không xảy ra theo thể lệ Cầm Nã Thủ mà xảy ra trong một vùng Vắng Tanh. Vói bắt cành kim thoa diệu hữu là với bắt nó trong vắng lặng hư không. Nắm nó vào ở trong tay thì bàn tay niêm hoa cảm thấy như nắm phải một cái gì man mác vô hạn vô tế vô biên đìu hiu khôn tả. Và từ đó, một câu hỏi khôn hàn sẽ được nêu ra hoang mang thống thiết về sau: Thoa này bắt được Hư Không Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về ... Căn cơ thượng thừa “an thân lập mệnh” nằm trong câu hỏi đìu hiu thi nhiên đó. (Tập Thúy Vân và Tam Hợp Đạo Cô đã có bàn tới một lần rồi.) Giờ chỉ nên sực nhớ trở lại lời nói đã trích dẫn ở trên của René Char: “Les plus pures récoltes sont semées dans un sol qui n’existe pas.” (Những mùa màng thuần tuý nhất, vốn được gieo hột trong một mảnh đất hư không). Trong Một Vài Nhận Xét Về Truyện Kiều (Tân Việt in 1957, báo Đời Mới đăng một ít năm 1953, 1954) Trung Niên Lão Hủ có viết một bài về Kim Kiều tái hợp, một bài về Giá Trị Nhân Bản của Truyện Kiều, và một ít nhận xét khác theo thể lệ sách giáo khoa.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nhưng thật ra không phải thế. Cái gì là không phải thế? Cuộc giơ tay với bắt, và cầm vào tay ai, cuộc đó quả nhiên không quy thuộc vào chuyện vũ nghệ, cũng không liên hệ gì tới văn nghệ văn chương, nó toàn nhiên tồn lập trên một khu vực tồn lưu khác hẳn. Hoạt Tinh Thể của nó quy thuộc về một cảnh vực dị thường của Thần Tinh Huệ, mà chỉ duy Đức Phật và Đức Khổng xưa kia là thể nghiệm đến tận cùng kì bí căn cơ. Cuộc với bắt, cầm nắm kia, không xảy ra theo thể lệ Cầm Nã Thủ mà xảy ra trong một vùng Vắng Tanh. Vói bắt cành kim thoa diệu hữu là với bắt nó trong vắng lặng hư không. Nắm nó vào ở trong tay thì bàn tay niêm hoa cảm thấy như nắm phải một cái gì man mác vô hạn vô tế vô biên đìu hiu khôn tả. Và từ đó, một câu hỏi khôn hàn sẽ được nêu ra hoang mang thống thiết về sau: Thoa này bắt được Hư Không Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về ... Căn cơ thượng thừa “an thân lập mệnh” nằm trong câu hỏi đìu hiu thi nhiên đó. (Tập Thúy Vân và Tam Hợp Đạo Cô đã có bàn tới một lần rồi.) Giờ chỉ nên sực nhớ trở lại lời nói đã trích dẫn ở trên của René Char: “Les plus pures récoltes sont semées dans un sol qui n’existe pas.” (Những mùa màng thuần tuý nhất, vốn được gieo hột trong một mảnh đất hư không). Trong Một Vài Nhận Xét Về Truyện Kiều (Tân Việt in 1957, báo Đời Mới đăng một ít năm 1953, 1954) Trung Niên Lão Hủ có viết một bài về Kim Kiều tái hợp, một bài về Giá Trị Nhân Bản của Truyện Kiều, và một ít nhận xét khác theo thể lệ sách giáo khoa.
Một vài Mệnh Đề Phụ nằm trong đó, tỉ như bài giá trị nhân bản, với lời kết thúc như sau: “…giá trị nhân bản Truyện Kiều, sao phải dùng mãi tiếng giá trị? - những tiếng ấy đã đánh lạc chúng ta - chúng ta ngày nay phải đi tìm trên những lối khác, nhìn những chân trời phương hướng khác. Có phải rằng người đọc tập Nhận Xét Truyện Kiều từ mười mấy năm, còn mơ màng nhớ vài lời như thế? Và không ngờ rằng đó là một Mệnh Đề Phụ hi hữu? Và ấy là một sự Lãng Quên? Một cuộc lãng quên về phía người đọc, người nghe, hay là về phía hiện thể Tại Thể Trang Sách? Về phía của thuyết sở thuyết? “Giá trị nhân bản, sao phải dùng mãi tiếng giá trị?...” Ngày câu đó viết ra, hẳn nhiên người viết chưa đọc mấy cuốn sách cốt yếu sau này của Heidegger. Ngày đó, từ 1953 đến 1957, ở Việt Nam chỉ có hai tập lẻ tẻ là Qu’est ce que la Métaphysique (bản dịch của Corbin)và Kant et le Probleme de la Métaphysique. Nhưng khi viết Một Vài Nhận Xét về Truyện Kiều, Một Vài Nhận Xét Về Lục Vân Tiên, Trung Niên Lão Hủ đã đi từ những suy niệm riêng, những suy niệm khởi từ những năm 1940, 1941 (lúc lão hủ còn nhỏ tuổi tình cờ cơ duyên run rủi đã đọc thuộc một ít thơ Truyện Kiều) - những năm 1940, 1941 đã từng xảy ra những biến cố gì đó ở Âu châu, và một vài thanh niên trong khu làng nhỏ kia ở Trung Việt đã đi lính sang Pháp dự trận, từ giã cái nghề nghiệp cắt cỏ, gặt lúa, đào khoai, đi củi đất than… Trung Niên Lão Hủ khởi từ những suy niệm sinh bình đó mà về sau viết Một vài nhận xét về Truyện Kiều.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Một vài Mệnh Đề Phụ nằm trong đó, tỉ như bài giá trị nhân bản, với lời kết thúc như sau: “…giá trị nhân bản Truyện Kiều, sao phải dùng mãi tiếng giá trị? - những tiếng ấy đã đánh lạc chúng ta - chúng ta ngày nay phải đi tìm trên những lối khác, nhìn những chân trời phương hướng khác. Có phải rằng người đọc tập Nhận Xét Truyện Kiều từ mười mấy năm, còn mơ màng nhớ vài lời như thế? Và không ngờ rằng đó là một Mệnh Đề Phụ hi hữu? Và ấy là một sự Lãng Quên? Một cuộc lãng quên về phía người đọc, người nghe, hay là về phía hiện thể Tại Thể Trang Sách? Về phía của thuyết sở thuyết? “Giá trị nhân bản, sao phải dùng mãi tiếng giá trị?...” Ngày câu đó viết ra, hẳn nhiên người viết chưa đọc mấy cuốn sách cốt yếu sau này của Heidegger. Ngày đó, từ 1953 đến 1957, ở Việt Nam chỉ có hai tập lẻ tẻ là Qu’est ce que la Métaphysique (bản dịch của Corbin)và Kant et le Probleme de la Métaphysique. Nhưng khi viết Một Vài Nhận Xét về Truyện Kiều, Một Vài Nhận Xét Về Lục Vân Tiên, Trung Niên Lão Hủ đã đi từ những suy niệm riêng, những suy niệm khởi từ những năm 1940, 1941 (lúc lão hủ còn nhỏ tuổi tình cờ cơ duyên run rủi đã đọc thuộc một ít thơ Truyện Kiều) - những năm 1940, 1941 đã từng xảy ra những biến cố gì đó ở Âu châu, và một vài thanh niên trong khu làng nhỏ kia ở Trung Việt đã đi lính sang Pháp dự trận, từ giã cái nghề nghiệp cắt cỏ, gặt lúa, đào khoai, đi củi đất than… Trung Niên Lão Hủ khởi từ những suy niệm sinh bình đó mà về sau viết Một vài nhận xét về Truyện Kiều.
Trung Niên Lão Hủ khởi từ những suy niệm sinh bình đó mà về sau viết Một vài nhận xét về Truyện Kiều. Một năm sau viết mấy tập Giảng Luận (về Tản Đà, Tôn Thọ Tường, Chu Mạnh Trinh). Thì dẫu rằng từ 1953 trở đi có chú tâm đọc Camus và Simone Weil trong thành phố tươi vui Saigon, thi sĩ vẫn đọc bằng con mắt quê hương và không hề đi theo con đường văn nghệ mới, văn nghệ cũ, nghệ thuật cũ cũ mới mới gì cả bởi vì từ 1942 -1944, những vấn đề của nhóm Thanh Nghị, Hàn Thuyên, Tân Văn Hoá, Tri Tân... đối với Thi Sĩ là những vấn đề lem luốc đã quá hời hợt, cũ mòn mà bọn người “trí thức” luộm thuộm nêu ra còn quá sính chuyện văn chương văn hoá, háo hức thuyết loại lung tung, chuyên môn định nghĩa biện biệt những là văn hoá và văn minh, khoa học và nghệ thuật. Những trò dở hơi đó không thể nào có tác dụng gì cả đối với những kẻ sống ở giữa trời mù sương nội cỏ “én đầu xuân, tuyết đầu đông, rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa...”. Và những vần thơ “trung niên” mà độc giả đọc rải rác từ 1957 - 1960 trên những tờ tạp chí ở Saigon, những vần thơ ấy hẳn nhiên là có thể nảy ra từ trước xa những năm đó, nảy ra có thể không phải nảy từ đầu óc một thằng làm văn nghệ cầm bút, mà có thể nảy từ một miền cõi khác. Thế thì cuộc đối thoại nên mở ra trên mảnh đất đai nào?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Trung Niên Lão Hủ khởi từ những suy niệm sinh bình đó mà về sau viết Một vài nhận xét về Truyện Kiều. Một năm sau viết mấy tập Giảng Luận (về Tản Đà, Tôn Thọ Tường, Chu Mạnh Trinh). Thì dẫu rằng từ 1953 trở đi có chú tâm đọc Camus và Simone Weil trong thành phố tươi vui Saigon, thi sĩ vẫn đọc bằng con mắt quê hương và không hề đi theo con đường văn nghệ mới, văn nghệ cũ, nghệ thuật cũ cũ mới mới gì cả bởi vì từ 1942 -1944, những vấn đề của nhóm Thanh Nghị, Hàn Thuyên, Tân Văn Hoá, Tri Tân... đối với Thi Sĩ là những vấn đề lem luốc đã quá hời hợt, cũ mòn mà bọn người “trí thức” luộm thuộm nêu ra còn quá sính chuyện văn chương văn hoá, háo hức thuyết loại lung tung, chuyên môn định nghĩa biện biệt những là văn hoá và văn minh, khoa học và nghệ thuật. Những trò dở hơi đó không thể nào có tác dụng gì cả đối với những kẻ sống ở giữa trời mù sương nội cỏ “én đầu xuân, tuyết đầu đông, rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa...”. Và những vần thơ “trung niên” mà độc giả đọc rải rác từ 1957 - 1960 trên những tờ tạp chí ở Saigon, những vần thơ ấy hẳn nhiên là có thể nảy ra từ trước xa những năm đó, nảy ra có thể không phải nảy từ đầu óc một thằng làm văn nghệ cầm bút, mà có thể nảy từ một miền cõi khác. Thế thì cuộc đối thoại nên mở ra trên mảnh đất đai nào?
Thế thì cuộc đối thoại nên mở ra trên mảnh đất đai nào? Người làm văn nghệ ngày nay, một số đông đầu chưa ráo máu, vớ được vài tập sách nham nhở vong bản Âu châu, khởi từ đó bôn ba dấn thân vào phê bình văn nghệ, người làm văn nghệ ngày nay, tôi chẳng coi trọng họ hơn những anh chàng Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan bao nhiêu. Họ còn kém xa Trương Tửu, Nguyễn Bách Khoa nữa là khác, mặc dù trông họ có vẻ “tiến bộ” hơn bọn người trí thức rởm xưa kia chút ít. Một vài nhân cách tài hoa riêng biệt trong lớp người trước kia, như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Lê Đình Thám... những người đó, lớp người sau không thể nhìn ra họ. Hoài Thanh, Trần Trọng Kim còn có một vài trang sách mang một vài lời đúng là lời của ngôn ngữ hội thoại sâu xa. Thính quan thô thiển quen thói “đạo thính đồ thuyết” cố nhiên không thể nghe ra những lời hoàng đại thâm viễn đạm nhiên. Một vài kẻ trong lớp người ngày trước còn rơi rớt lại trên mảnh đất văn nghệ hôm nay, một vài kẻ đó cũng chẳng có một chút tối thiểu tư cách nào để đại diện cho vài nhân cách lỗi lạc thật sự trong thế hệ trước. Trên mảnh đất đai văn nghệ hiện tại trong thực tại Việt Nam hiện giờ chẳng bao giờ thấy hiện ra le lói một chút gì của làn ánh sáng ban sơ. Không thể có hội thoại chân chính. Hội thoại chỉ là “hoại thội”, hoại thuyết quỷ quyệt mà thôi. Phần đông trí thức lớp trước quá rởm, lớp sau quá ranh (tục gọi là láu cá, tiên gọi là lưu manh).
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Thế thì cuộc đối thoại nên mở ra trên mảnh đất đai nào? Người làm văn nghệ ngày nay, một số đông đầu chưa ráo máu, vớ được vài tập sách nham nhở vong bản Âu châu, khởi từ đó bôn ba dấn thân vào phê bình văn nghệ, người làm văn nghệ ngày nay, tôi chẳng coi trọng họ hơn những anh chàng Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan bao nhiêu. Họ còn kém xa Trương Tửu, Nguyễn Bách Khoa nữa là khác, mặc dù trông họ có vẻ “tiến bộ” hơn bọn người trí thức rởm xưa kia chút ít. Một vài nhân cách tài hoa riêng biệt trong lớp người trước kia, như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Lê Đình Thám... những người đó, lớp người sau không thể nhìn ra họ. Hoài Thanh, Trần Trọng Kim còn có một vài trang sách mang một vài lời đúng là lời của ngôn ngữ hội thoại sâu xa. Thính quan thô thiển quen thói “đạo thính đồ thuyết” cố nhiên không thể nghe ra những lời hoàng đại thâm viễn đạm nhiên. Một vài kẻ trong lớp người ngày trước còn rơi rớt lại trên mảnh đất văn nghệ hôm nay, một vài kẻ đó cũng chẳng có một chút tối thiểu tư cách nào để đại diện cho vài nhân cách lỗi lạc thật sự trong thế hệ trước. Trên mảnh đất đai văn nghệ hiện tại trong thực tại Việt Nam hiện giờ chẳng bao giờ thấy hiện ra le lói một chút gì của làn ánh sáng ban sơ. Không thể có hội thoại chân chính. Hội thoại chỉ là “hoại thội”, hoại thuyết quỷ quyệt mà thôi. Phần đông trí thức lớp trước quá rởm, lớp sau quá ranh (tục gọi là láu cá, tiên gọi là lưu manh).
Không thể có hội thoại chân chính. Hội thoại chỉ là “hoại thội”, hoại thuyết quỷ quyệt mà thôi. Phần đông trí thức lớp trước quá rởm, lớp sau quá ranh (tục gọi là láu cá, tiên gọi là lưu manh). Hội thoại chỉ gồm toàn những tiếng bi bô đầu Ngô đuôi Sở tứ chi Việt Nam, ngũ quan Nam Việt. Đó là cái mà thiên hạ gọi là văn hiến ba ngàn rưỡi, bốn ngàn lẻ rưỡi trăm năm. Có kẻ còn nói tới “những gì là thuần tuý Việt Nam” (!) Đó là hội thoại ma tuý vậy. Làm sao có đủ biển sông nào gột rửa được hình hài hội thoại đó? Đầu chưa ráo máu mà giọng nói đã lên lời như có vẻ lão niên cha nội. Đó là chỗ lố bịch khệnh khạng nằm trong cõi bất khả thuyết, bất khả tư nghị vậy. Chuyên môn vớ đây, chộp đó, vá víu vào ra nghiệp nghề dòm dõ. Đó là thông minh của trí huệ hôm nay. Đăm đăm tìm thủ đoạn dìm kẻ khác một cách tót vời kín đáo, ẩn mật, hoặc bằng ngôn ngữ bình hoà hoặc bằng ngữ ngôn “thầy đời” trầm ổn, hoặc bằng ngôn thuyết hùng hổ “sư tử hống Nietzsche” để hiện hành nhất thiết Dẫn Đạo Tự Tại Lực theo tâm nguyện ma men tham vọng nghiệp nghề. Đó là Nhứt Thiết Trí của tài tử anh hoa phát tiết hôm nay. Mà cho dẫu từ thuở trước có rơi rớt về một vài nhân cách đặc biệt, vài nhân cách đó chỉ biết rút lui, và cuộc hội thoại hôm nay không thấy họ hiện diện ở trong vòng. Vài kẻ đó đã luống tuổi và bắt đầu lảo đảo hai chân, mỗi phen định bước trở ra ở trong vòng để đi vào trong hội thoại. Hai chân thì lảo đảo, hai tay thì không biết dùng nó ra sao, nên khoanh vòng hành lễ? Nên chắp hai tay ở trước ngực?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Không thể có hội thoại chân chính. Hội thoại chỉ là “hoại thội”, hoại thuyết quỷ quyệt mà thôi. Phần đông trí thức lớp trước quá rởm, lớp sau quá ranh (tục gọi là láu cá, tiên gọi là lưu manh). Hội thoại chỉ gồm toàn những tiếng bi bô đầu Ngô đuôi Sở tứ chi Việt Nam, ngũ quan Nam Việt. Đó là cái mà thiên hạ gọi là văn hiến ba ngàn rưỡi, bốn ngàn lẻ rưỡi trăm năm. Có kẻ còn nói tới “những gì là thuần tuý Việt Nam” (!) Đó là hội thoại ma tuý vậy. Làm sao có đủ biển sông nào gột rửa được hình hài hội thoại đó? Đầu chưa ráo máu mà giọng nói đã lên lời như có vẻ lão niên cha nội. Đó là chỗ lố bịch khệnh khạng nằm trong cõi bất khả thuyết, bất khả tư nghị vậy. Chuyên môn vớ đây, chộp đó, vá víu vào ra nghiệp nghề dòm dõ. Đó là thông minh của trí huệ hôm nay. Đăm đăm tìm thủ đoạn dìm kẻ khác một cách tót vời kín đáo, ẩn mật, hoặc bằng ngôn ngữ bình hoà hoặc bằng ngữ ngôn “thầy đời” trầm ổn, hoặc bằng ngôn thuyết hùng hổ “sư tử hống Nietzsche” để hiện hành nhất thiết Dẫn Đạo Tự Tại Lực theo tâm nguyện ma men tham vọng nghiệp nghề. Đó là Nhứt Thiết Trí của tài tử anh hoa phát tiết hôm nay. Mà cho dẫu từ thuở trước có rơi rớt về một vài nhân cách đặc biệt, vài nhân cách đó chỉ biết rút lui, và cuộc hội thoại hôm nay không thấy họ hiện diện ở trong vòng. Vài kẻ đó đã luống tuổi và bắt đầu lảo đảo hai chân, mỗi phen định bước trở ra ở trong vòng để đi vào trong hội thoại. Hai chân thì lảo đảo, hai tay thì không biết dùng nó ra sao, nên khoanh vòng hành lễ? Nên chắp hai tay ở trước ngực?
Hai chân thì lảo đảo, hai tay thì không biết dùng nó ra sao, nên khoanh vòng hành lễ? Nên chắp hai tay ở trước ngực? Hay là nên chắp hai tay ở sau lưng? Hay là nên múa vu vơ cho hai tay đã mỏi càng mỏi mãi thêm ra? Đó là tình huống hắt hiu gay cấn của chân tình hội thoại lỡ dở đầy đủ cả hai tay. Cảm tình nỗi gay cấn đó lẩn quất ngậm ngùi giữa biển dâu tro than tấp nập, Tại Thể Tinh Sương ở trước đèn bỗng nhiên xô ùa một Ngôn Ngữ Đười Ươi ra biển dâu làm chút tặng vật cho Hoạt Tinh Thể của Tro Than. Thì gặp ngay phải Thể Hoạt Tinh của Tinh Ranh Phỏng Vấn, vấp vào đó một phen thì ngôn ngữ đười ươi biến ra làm thượng-thừa-đười-ươi-ngôn-ngữ-tận. Tận là tận cùng, tận tuyệt, tuyệt cùng, cùng tận, tận kiệt tinh thể mình là Đười Ươi Tinh Thể mình Hoạt Tinh Thể của Hiện Thể trong Toàn Thể ra hoa. Hiện Thể trong Toàn Thể ra hoa theo thể lệ dâu biển-tro-than-hoạt-tinh-thể (Tang-Hải-Hôi-Thán-Hoạt- Tinh-Thể) thì Đười Ươi Tinh Thể cũng đưa ngôn ngữ mình đi kiệt tận con đường của Hoạt Tinh Thể mình vào khắp khắp điêu tàn dâu biển tro than theo thể lệ hồn nhiên thể hội của bàn chân đi hàng hai, bước chân đi chữ Bát, cho cõi lòng đánh nhịp chữ Không. Hồn nhiên thể hội là toàn nhiên hội thể của Lịch Tận mọi con đường heo hút đi trong sa mạc do đó nó không liên can gì với thể thái hồn hồn ngạc ngạc của Tinh Thần Trì Độn (vốn đã từng bị Zarathustra chế giễu khinh bỉ từ lâu - cf.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Hai chân thì lảo đảo, hai tay thì không biết dùng nó ra sao, nên khoanh vòng hành lễ? Nên chắp hai tay ở trước ngực? Hay là nên chắp hai tay ở sau lưng? Hay là nên múa vu vơ cho hai tay đã mỏi càng mỏi mãi thêm ra? Đó là tình huống hắt hiu gay cấn của chân tình hội thoại lỡ dở đầy đủ cả hai tay. Cảm tình nỗi gay cấn đó lẩn quất ngậm ngùi giữa biển dâu tro than tấp nập, Tại Thể Tinh Sương ở trước đèn bỗng nhiên xô ùa một Ngôn Ngữ Đười Ươi ra biển dâu làm chút tặng vật cho Hoạt Tinh Thể của Tro Than. Thì gặp ngay phải Thể Hoạt Tinh của Tinh Ranh Phỏng Vấn, vấp vào đó một phen thì ngôn ngữ đười ươi biến ra làm thượng-thừa-đười-ươi-ngôn-ngữ-tận. Tận là tận cùng, tận tuyệt, tuyệt cùng, cùng tận, tận kiệt tinh thể mình là Đười Ươi Tinh Thể mình Hoạt Tinh Thể của Hiện Thể trong Toàn Thể ra hoa. Hiện Thể trong Toàn Thể ra hoa theo thể lệ dâu biển-tro-than-hoạt-tinh-thể (Tang-Hải-Hôi-Thán-Hoạt- Tinh-Thể) thì Đười Ươi Tinh Thể cũng đưa ngôn ngữ mình đi kiệt tận con đường của Hoạt Tinh Thể mình vào khắp khắp điêu tàn dâu biển tro than theo thể lệ hồn nhiên thể hội của bàn chân đi hàng hai, bước chân đi chữ Bát, cho cõi lòng đánh nhịp chữ Không. Hồn nhiên thể hội là toàn nhiên hội thể của Lịch Tận mọi con đường heo hút đi trong sa mạc do đó nó không liên can gì với thể thái hồn hồn ngạc ngạc của Tinh Thần Trì Độn (vốn đã từng bị Zarathustra chế giễu khinh bỉ từ lâu - cf.
Vũ khúc ca), không liên can gì tới tinh thần đó đã đành, mà cũng không muốn lịch kịch đi những bước đi của văn nghệ theo đuôi tự xưng là văn nghệ mới và khệnh khạng nêu trở lại những vấn đề mòn mỏi từ thế kỉ trước đã bị cơn lốc Zarathustra quét sạch một lần, làm chấn động nghiêng ngửa Tại Thể Triết Học Âu châu. Thế cho nên ngay từ khởi sơ, Một Vài Nhận Xét về Truyện Kiều, và ngay cả Một Vài Nhận Xét về Lục Vân Tiên, mặc dù nằm trong “tủ sách giáo khoa” của nhà xuất băn Tân Việt, vẫn có mang đầy đủ trong Nếp Gấp tịch mịch của chúng những gì báo hiệu ngôn ngữ Sa Mạc Trường Ca của Đười Ươi Hoạt Tinh Thể sau này. Thế cho nên ngôn ngữ của Một Vài Nhận Xét ngay từ đầu đã hồn nhiên phấp phới mang đầy đủ phong vận cổ kính để hiện hành một bước nhảy vọt (khiêu dược) mênh mông. Nghĩa là khởi phát từ uyên nguyên cổ lục để đạt tới tận tuyệt tương lai, và tận tuyệt từ tương lai thong dong bước vào hiện tại để hiện thị giữa sa mạc lù lù một cách “êm đềm” vô thanh vô tức. Riêng một vài nhận xét về Kim Kiều tái hợp, đã phơi mở tinh thể của bước nhảy vọt dị thường đó. Và đoạn cuối bài “giá trị nhân bản Truyện Kiều” cũng trực tiếp dấn vào vòng phơi mở, triệt để đặt trở lại một Căn Cơ dị thường để cho Ngôn Ngữ Hồng Sơn Liệp Hộ bước đi.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Vũ khúc ca), không liên can gì tới tinh thần đó đã đành, mà cũng không muốn lịch kịch đi những bước đi của văn nghệ theo đuôi tự xưng là văn nghệ mới và khệnh khạng nêu trở lại những vấn đề mòn mỏi từ thế kỉ trước đã bị cơn lốc Zarathustra quét sạch một lần, làm chấn động nghiêng ngửa Tại Thể Triết Học Âu châu. Thế cho nên ngay từ khởi sơ, Một Vài Nhận Xét về Truyện Kiều, và ngay cả Một Vài Nhận Xét về Lục Vân Tiên, mặc dù nằm trong “tủ sách giáo khoa” của nhà xuất băn Tân Việt, vẫn có mang đầy đủ trong Nếp Gấp tịch mịch của chúng những gì báo hiệu ngôn ngữ Sa Mạc Trường Ca của Đười Ươi Hoạt Tinh Thể sau này. Thế cho nên ngôn ngữ của Một Vài Nhận Xét ngay từ đầu đã hồn nhiên phấp phới mang đầy đủ phong vận cổ kính để hiện hành một bước nhảy vọt (khiêu dược) mênh mông. Nghĩa là khởi phát từ uyên nguyên cổ lục để đạt tới tận tuyệt tương lai, và tận tuyệt từ tương lai thong dong bước vào hiện tại để hiện thị giữa sa mạc lù lù một cách “êm đềm” vô thanh vô tức. Riêng một vài nhận xét về Kim Kiều tái hợp, đã phơi mở tinh thể của bước nhảy vọt dị thường đó. Và đoạn cuối bài “giá trị nhân bản Truyện Kiều” cũng trực tiếp dấn vào vòng phơi mở, triệt để đặt trở lại một Căn Cơ dị thường để cho Ngôn Ngữ Hồng Sơn Liệp Hộ bước đi.
Và đoạn cuối bài “giá trị nhân bản Truyện Kiều” cũng trực tiếp dấn vào vòng phơi mở, triệt để đặt trở lại một Căn Cơ dị thường để cho Ngôn Ngữ Hồng Sơn Liệp Hộ bước đi. Nghĩa là bước đi đúng như ban sơ Hoạt Tinh Thể của Ngôn Ngữ Liệp Hộ đã muốn bước đi và đã bị cản lối suốt một thế kỉ rưỡi bởi bao nhiêu những công kích và tán dương bởi bao nhiêu bọn hồ đồ ngụy trí thức, và ngay cả những lời giải giảng, luận bàn của những kẻ thâm uyên cốt cách như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Hoài Thanh, cũng chẳng thể nào vượt quá những quan niệm lệch lạc do những cuốn Văn Học Sử Pháp âm thầm thống trị, âm thầm tác động ở tận tuỷ xương trí thức của họ, mặc dù cốt cách tinh thể tinh thần thâm viễn của họ cũng luôn luôn âm thầm báo hiệu nguy cơ gây nên một trận “lang bối bất kham” ở tận căn để ngôn ngữ luẩn quẩn của những thiên tài tư tưởng kia, lúc họ đối diện với ngôn ngữ thượng thừa của Liệp Hộ. Họ đã viết sách, đã diễn thuyết, đã giảng giải, mấy phen lão hủ đã trực tiếp ngồi nghe, và cho tới ngày nay, còn như văng vẳng mãi.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Và đoạn cuối bài “giá trị nhân bản Truyện Kiều” cũng trực tiếp dấn vào vòng phơi mở, triệt để đặt trở lại một Căn Cơ dị thường để cho Ngôn Ngữ Hồng Sơn Liệp Hộ bước đi. Nghĩa là bước đi đúng như ban sơ Hoạt Tinh Thể của Ngôn Ngữ Liệp Hộ đã muốn bước đi và đã bị cản lối suốt một thế kỉ rưỡi bởi bao nhiêu những công kích và tán dương bởi bao nhiêu bọn hồ đồ ngụy trí thức, và ngay cả những lời giải giảng, luận bàn của những kẻ thâm uyên cốt cách như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Hoài Thanh, cũng chẳng thể nào vượt quá những quan niệm lệch lạc do những cuốn Văn Học Sử Pháp âm thầm thống trị, âm thầm tác động ở tận tuỷ xương trí thức của họ, mặc dù cốt cách tinh thể tinh thần thâm viễn của họ cũng luôn luôn âm thầm báo hiệu nguy cơ gây nên một trận “lang bối bất kham” ở tận căn để ngôn ngữ luẩn quẩn của những thiên tài tư tưởng kia, lúc họ đối diện với ngôn ngữ thượng thừa của Liệp Hộ. Họ đã viết sách, đã diễn thuyết, đã giảng giải, mấy phen lão hủ đã trực tiếp ngồi nghe, và cho tới ngày nay, còn như văng vẳng mãi.
Họ đã viết sách, đã diễn thuyết, đã giảng giải, mấy phen lão hủ đã trực tiếp ngồi nghe, và cho tới ngày nay, còn như văng vẳng mãi. Đương sơ Hoạt Tinh Thể của Bước Đi Liệp Hộ đã vang dội trong phong vận cốt cách nào, và vì sao thiên tài tư tưởng thế hệ trước 1945 mặc dù âm thầm thể nghiệm cốt cách đó (mấy lời của Hoài Thanh truy niệm Tản Đà mở đầu tập Thi nhân Việt Nam đủ chứng thực sự đó) mặc dù âm thầm thể nghiệm cốt cách đó, vẫn quằn quại như thế nào trong vũng lầy Văn Học Sử Âu châu, không rút chân ra được, để tương ứng với Nhịp Bước Chân Đi của Hồng Sơn Liệp Hộ, và triệt để theo gót dấu chân đó mà thiết lập thật sự một cõi bờ căn cơ cho tư tưởng từ Thông Đạo Đoạn Trường Tân Thanh? Sức thống ngự của tư tưởng Âu châu (nếu có thể gọi đó là tư tưởng) bởi đâu mà dữ dội điêu tàn triệt để đến như thế? Nó dàn quân khắp ngả, từ những cuốn Văn Học Sử nhà ma, tới những pho Cuvillier Tâm Lí Học, Luận Lí Học, Đức Lí Học, Siêu Hình Học, Bergson Học, Dercartes Học. Văn Học Sử Nhà Ma cùng với Triết Học Học Cửa Quỷ, đã liên kết chặt chẽ dị thường không chừa một chút khe hở nào cả để cho người trí thức thuở bấy giờ thật sự hô hấp hoạt tồn dưới bầu thiên khí uyên nguyên sử lịch Đông phương. Một thiên tài thượng thừa uyên nguyên Nhượng Tống vẫn hồn hồn ngạc ngạc làm miếng mồi mềm mại cho mọi thứ truyền nhiễm do Triết Học Âu châu.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Họ đã viết sách, đã diễn thuyết, đã giảng giải, mấy phen lão hủ đã trực tiếp ngồi nghe, và cho tới ngày nay, còn như văng vẳng mãi. Đương sơ Hoạt Tinh Thể của Bước Đi Liệp Hộ đã vang dội trong phong vận cốt cách nào, và vì sao thiên tài tư tưởng thế hệ trước 1945 mặc dù âm thầm thể nghiệm cốt cách đó (mấy lời của Hoài Thanh truy niệm Tản Đà mở đầu tập Thi nhân Việt Nam đủ chứng thực sự đó) mặc dù âm thầm thể nghiệm cốt cách đó, vẫn quằn quại như thế nào trong vũng lầy Văn Học Sử Âu châu, không rút chân ra được, để tương ứng với Nhịp Bước Chân Đi của Hồng Sơn Liệp Hộ, và triệt để theo gót dấu chân đó mà thiết lập thật sự một cõi bờ căn cơ cho tư tưởng từ Thông Đạo Đoạn Trường Tân Thanh? Sức thống ngự của tư tưởng Âu châu (nếu có thể gọi đó là tư tưởng) bởi đâu mà dữ dội điêu tàn triệt để đến như thế? Nó dàn quân khắp ngả, từ những cuốn Văn Học Sử nhà ma, tới những pho Cuvillier Tâm Lí Học, Luận Lí Học, Đức Lí Học, Siêu Hình Học, Bergson Học, Dercartes Học. Văn Học Sử Nhà Ma cùng với Triết Học Học Cửa Quỷ, đã liên kết chặt chẽ dị thường không chừa một chút khe hở nào cả để cho người trí thức thuở bấy giờ thật sự hô hấp hoạt tồn dưới bầu thiên khí uyên nguyên sử lịch Đông phương. Một thiên tài thượng thừa uyên nguyên Nhượng Tống vẫn hồn hồn ngạc ngạc làm miếng mồi mềm mại cho mọi thứ truyền nhiễm do Triết Học Âu châu.
Một thiên tài thượng thừa uyên nguyên Nhượng Tống vẫn hồn hồn ngạc ngạc làm miếng mồi mềm mại cho mọi thứ truyền nhiễm do Triết Học Âu châu. Trái lựu đạn tẩu hoả nhập ma cuống cuồng của Trần Tế Xương, và chiếc ghe nan nhập ma tẩu hoả ngậm ngùi trầm thống của Tản Đà, cả hai thoi thóp không chút uy lực nào cả để vãn hồi tình thế nguy ngập. Bi đát thê thảm nhất là sự hiện diện của tờ Nam Phong thuở bấy giờ với bản ngã đặc biệt của Phạm Quỳnh. Mọi con chim con cá nào hi vọng thoát ra ngoài tấm lưới văn học triết học Âu châu, đều vướng phải Nam Phong Tạp Chí và vấp phải bản ngã Phạm Quỳnh. Phạm Quỳnh đủ thông tuệ để nói một lời hi hữu “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Và cũng chính Phạm Quỳnh là kẻ duy nhất đủ thông minh và ngu dại để bố thiết một tấm la võng mênh mông, đánh lưới mọi con chim, con cá. “Tôi là một con nai Bị chiều đánh lưới Không biết đi đâu Đứng sầu bóng tối” Thi Sĩ thượng thừa thuở bấy giờ nói lên lời riêng biệt đó, vì y đã lịch tận con đường mênh mông trong Bóng Tối một Hoàng Hôn đang lù lù tiến vào một Đêm Tăm của một Mùa Đông Bất Tận. Chân hững hờ và hồn sẽ ngạc nhiên. Không hiểu sao buồn chở một hồn đầy. Sương lan dần, còn biết ngõ nào đây. Chiều tư bề, không phá nổi trùng vây... (Khi Chiều Giăng Lưới) Sương lan dần vì Sa Mạc lớn dần. Không hiểu sao, vì hiểu quá sâu thẳm. Không phá nổi trùng vây, vì ngay cả Zarathustra Sư Tử Hống cũng không thể nào phá nổi.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Một thiên tài thượng thừa uyên nguyên Nhượng Tống vẫn hồn hồn ngạc ngạc làm miếng mồi mềm mại cho mọi thứ truyền nhiễm do Triết Học Âu châu. Trái lựu đạn tẩu hoả nhập ma cuống cuồng của Trần Tế Xương, và chiếc ghe nan nhập ma tẩu hoả ngậm ngùi trầm thống của Tản Đà, cả hai thoi thóp không chút uy lực nào cả để vãn hồi tình thế nguy ngập. Bi đát thê thảm nhất là sự hiện diện của tờ Nam Phong thuở bấy giờ với bản ngã đặc biệt của Phạm Quỳnh. Mọi con chim con cá nào hi vọng thoát ra ngoài tấm lưới văn học triết học Âu châu, đều vướng phải Nam Phong Tạp Chí và vấp phải bản ngã Phạm Quỳnh. Phạm Quỳnh đủ thông tuệ để nói một lời hi hữu “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Và cũng chính Phạm Quỳnh là kẻ duy nhất đủ thông minh và ngu dại để bố thiết một tấm la võng mênh mông, đánh lưới mọi con chim, con cá. “Tôi là một con nai Bị chiều đánh lưới Không biết đi đâu Đứng sầu bóng tối” Thi Sĩ thượng thừa thuở bấy giờ nói lên lời riêng biệt đó, vì y đã lịch tận con đường mênh mông trong Bóng Tối một Hoàng Hôn đang lù lù tiến vào một Đêm Tăm của một Mùa Đông Bất Tận. Chân hững hờ và hồn sẽ ngạc nhiên. Không hiểu sao buồn chở một hồn đầy. Sương lan dần, còn biết ngõ nào đây. Chiều tư bề, không phá nổi trùng vây... (Khi Chiều Giăng Lưới) Sương lan dần vì Sa Mạc lớn dần. Không hiểu sao, vì hiểu quá sâu thẳm. Không phá nổi trùng vây, vì ngay cả Zarathustra Sư Tử Hống cũng không thể nào phá nổi.
(Khi Chiều Giăng Lưới) Sương lan dần vì Sa Mạc lớn dần. Không hiểu sao, vì hiểu quá sâu thẳm. Không phá nổi trùng vây, vì ngay cả Zarathustra Sư Tử Hống cũng không thể nào phá nổi. Hồn sẽ ngạc nhiên vì Cuộc Sống dị thường đang mở hai mắt tư lự nhìn ta đăm đắm. Chân hững hờ vì mọi vẫy vùng hiên ngang bước tới của những kẻ hồ đồ nống nổi anh hùng Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, cũng không biết một tí gì về Sa Mạc. Tư tưởng hoằng viễn tuyệt nhiên không thấy con đường dẫn tới lối bước ra: “Du hí mộng trường mao vũ tận “. Đó là tình trạng gãy cánh rụng lông đuôi của những con đại bằng. “Đại bằng vỗ cánh muôn năm trước Ai biết trời kia rộng mấy khơi”. Con đại bằng không còn cách nào trông vời trời bể mênh mang, cánh bằng tiện gió cất lìa dặm khơi để quy lai về Sơn Lâm Thệ Đa Rừng Tía Uyên Nguyên hội diện với những con Tượng Vương muôn năm trước. Cánh gãy bạn đường không có, không một ai biết muôn năm trước trời kia rộng mấy khơi, thì nói gì tới con đường hồi phục? Những tiếng hò hét của những con Zarathustra chỉ là những tiếng bi bô nhảm nhí trước âm thanh trầm thống mênh mông của con đại bằng kia. Nhưng mà “kể từ phen Chúng ta là Một hội thoại”?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
(Khi Chiều Giăng Lưới) Sương lan dần vì Sa Mạc lớn dần. Không hiểu sao, vì hiểu quá sâu thẳm. Không phá nổi trùng vây, vì ngay cả Zarathustra Sư Tử Hống cũng không thể nào phá nổi. Hồn sẽ ngạc nhiên vì Cuộc Sống dị thường đang mở hai mắt tư lự nhìn ta đăm đắm. Chân hững hờ vì mọi vẫy vùng hiên ngang bước tới của những kẻ hồ đồ nống nổi anh hùng Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, cũng không biết một tí gì về Sa Mạc. Tư tưởng hoằng viễn tuyệt nhiên không thấy con đường dẫn tới lối bước ra: “Du hí mộng trường mao vũ tận “. Đó là tình trạng gãy cánh rụng lông đuôi của những con đại bằng. “Đại bằng vỗ cánh muôn năm trước Ai biết trời kia rộng mấy khơi”. Con đại bằng không còn cách nào trông vời trời bể mênh mang, cánh bằng tiện gió cất lìa dặm khơi để quy lai về Sơn Lâm Thệ Đa Rừng Tía Uyên Nguyên hội diện với những con Tượng Vương muôn năm trước. Cánh gãy bạn đường không có, không một ai biết muôn năm trước trời kia rộng mấy khơi, thì nói gì tới con đường hồi phục? Những tiếng hò hét của những con Zarathustra chỉ là những tiếng bi bô nhảm nhí trước âm thanh trầm thống mênh mông của con đại bằng kia. Nhưng mà “kể từ phen Chúng ta là Một hội thoại”?
Những tiếng hò hét của những con Zarathustra chỉ là những tiếng bi bô nhảm nhí trước âm thanh trầm thống mênh mông của con đại bằng kia. Nhưng mà “kể từ phen Chúng ta là Một hội thoại”? Một hội thoại đương sơ phát sinh từ đầu rú khe truông, từ đầu rừng cuối biển, từ Nam Hải Điếu Đồ tới Thệ Đa Hồng Sơn Liệp Hộ, từ Sư Tử Tần Thân trong Cảo Thơm Sử Xanh Cổ Lục tới Tượng Vương Hồi Xứ trong Cổ Lục Lần Giở trước đèn... Một hội thoại như thế không phải là một hội thoại mở ra cho bọn người điếc người mù, mang một mớ trí thức đồ sộ ngu si, bạ đâu chộp đó, dồi lên tung xuống những ngôn ngữ lật ngửa úp sấp, gát nghiêng nghiêng, gặm mòn bìa sách, đánh rã tuỷ xương. Một hội thoại như thế chỉ mở ra riêng cho những linh hồn nào muốn liều một cuộc liều riêng biệt cho ngôn ngữ bằng một làn hơi hi hư hô hấp thu hồi một kho tàng uyên nguyên ẩn mật trong bước chân hồi phục hấp hô. “Thoáng trong đôi sợi gió hây hây Một thoảng hương xa chứa mộng đầy Có lẽ vong hồn năm tháng cũ Trở về phảng phất luyến đâu đây”. Từ Sa Mạc Mênh Mông trong Hoàng Hôn Đêm Tăm Ngất Tạnh, ngôn ngữ đó lên Lời. Lời đó không phải là lời để lọt vào vành tai của bọn người vơ vét. Mang linh hồn vơ vét bước vào trong đối thoại, thì linh hồn vơ vét sẽ hiện thị một cách dị thường hãi hùng tinh thể vơ vét mãi thêm ra. Bởi vì mọi thủ đoạn khéo léo tinh vi đến đâu cũng không che đậy được cốt cách ôm đồm vơ vét, vơ vét từ một làn hơi hô hấp của Rilke đến một luồng sấm chớp trong bào háo bão giông của Nietzsche.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Những tiếng hò hét của những con Zarathustra chỉ là những tiếng bi bô nhảm nhí trước âm thanh trầm thống mênh mông của con đại bằng kia. Nhưng mà “kể từ phen Chúng ta là Một hội thoại”? Một hội thoại đương sơ phát sinh từ đầu rú khe truông, từ đầu rừng cuối biển, từ Nam Hải Điếu Đồ tới Thệ Đa Hồng Sơn Liệp Hộ, từ Sư Tử Tần Thân trong Cảo Thơm Sử Xanh Cổ Lục tới Tượng Vương Hồi Xứ trong Cổ Lục Lần Giở trước đèn... Một hội thoại như thế không phải là một hội thoại mở ra cho bọn người điếc người mù, mang một mớ trí thức đồ sộ ngu si, bạ đâu chộp đó, dồi lên tung xuống những ngôn ngữ lật ngửa úp sấp, gát nghiêng nghiêng, gặm mòn bìa sách, đánh rã tuỷ xương. Một hội thoại như thế chỉ mở ra riêng cho những linh hồn nào muốn liều một cuộc liều riêng biệt cho ngôn ngữ bằng một làn hơi hi hư hô hấp thu hồi một kho tàng uyên nguyên ẩn mật trong bước chân hồi phục hấp hô. “Thoáng trong đôi sợi gió hây hây Một thoảng hương xa chứa mộng đầy Có lẽ vong hồn năm tháng cũ Trở về phảng phất luyến đâu đây”. Từ Sa Mạc Mênh Mông trong Hoàng Hôn Đêm Tăm Ngất Tạnh, ngôn ngữ đó lên Lời. Lời đó không phải là lời để lọt vào vành tai của bọn người vơ vét. Mang linh hồn vơ vét bước vào trong đối thoại, thì linh hồn vơ vét sẽ hiện thị một cách dị thường hãi hùng tinh thể vơ vét mãi thêm ra. Bởi vì mọi thủ đoạn khéo léo tinh vi đến đâu cũng không che đậy được cốt cách ôm đồm vơ vét, vơ vét từ một làn hơi hô hấp của Rilke đến một luồng sấm chớp trong bào háo bão giông của Nietzsche.
Bởi vì mọi thủ đoạn khéo léo tinh vi đến đâu cũng không che đậy được cốt cách ôm đồm vơ vét, vơ vét từ một làn hơi hô hấp của Rilke đến một luồng sấm chớp trong bào háo bão giông của Nietzsche. Và nếu cuộc vơ vét lập thời thành công tưng bừng hi hữu, thì nguyên do duy nhất không phải ở tại nội thông tuệ của bàn tay vơ vét, mà chỉ duy ở tại lòng hải hàm vô lượng bất khả tư nghì của ốc huệ Chân Không. Chân Không mang chân trời ngàn mây Diệu Hữu mãi mãi vẫn đi về giữa vô thường theo thể lệ Vi Tiếu Niêm Hoa. Hỡi những bọn Pharisiens muôn đời muôn thuở muôn quốc độ thập phương, hãy tha hồ hân nhiên đóng đinh Chân Không vào Thập Giá. Thân Không Diệu Hữu tự bao giờ đã đảm nhận mọi Calvaire. Bàn tay của các ngươi có trực tiếp đóng đinh Chân Không vào Thập Giá hay là gián tiếp mượn những bàn tay xa xôi nào khác xô đẩy Chân Không về Golgotha, thì vĩnh viễn Chân Không vẫn hiện hành Diệu Hữu bằng bất tuyệt Vi Tiếu Niêm Hoa. Kể từ phen chúng ta là Một Hội Thoại... Seit ein Gespraech Wir sind... (Kể từ một Hội Thoại Chúng ta là...) Und hoeren koennen voeinander. (Và có thể nghe ra nhau) Kể từ đó mà đi, cuộc nghe ra vẫn mãi mãi là nghe ra từ Chân Không và rơi tòm vào Trống Rỗng.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Bởi vì mọi thủ đoạn khéo léo tinh vi đến đâu cũng không che đậy được cốt cách ôm đồm vơ vét, vơ vét từ một làn hơi hô hấp của Rilke đến một luồng sấm chớp trong bào háo bão giông của Nietzsche. Và nếu cuộc vơ vét lập thời thành công tưng bừng hi hữu, thì nguyên do duy nhất không phải ở tại nội thông tuệ của bàn tay vơ vét, mà chỉ duy ở tại lòng hải hàm vô lượng bất khả tư nghì của ốc huệ Chân Không. Chân Không mang chân trời ngàn mây Diệu Hữu mãi mãi vẫn đi về giữa vô thường theo thể lệ Vi Tiếu Niêm Hoa. Hỡi những bọn Pharisiens muôn đời muôn thuở muôn quốc độ thập phương, hãy tha hồ hân nhiên đóng đinh Chân Không vào Thập Giá. Thân Không Diệu Hữu tự bao giờ đã đảm nhận mọi Calvaire. Bàn tay của các ngươi có trực tiếp đóng đinh Chân Không vào Thập Giá hay là gián tiếp mượn những bàn tay xa xôi nào khác xô đẩy Chân Không về Golgotha, thì vĩnh viễn Chân Không vẫn hiện hành Diệu Hữu bằng bất tuyệt Vi Tiếu Niêm Hoa. Kể từ phen chúng ta là Một Hội Thoại... Seit ein Gespraech Wir sind... (Kể từ một Hội Thoại Chúng ta là...) Und hoeren koennen voeinander. (Và có thể nghe ra nhau) Kể từ đó mà đi, cuộc nghe ra vẫn mãi mãi là nghe ra từ Chân Không và rơi tòm vào Trống Rỗng.
Wir sind... (Kể từ một Hội Thoại Chúng ta là...) Und hoeren koennen voeinander. (Và có thể nghe ra nhau) Kể từ đó mà đi, cuộc nghe ra vẫn mãi mãi là nghe ra từ Chân Không và rơi tòm vào Trống Rỗng. Sa Mạc rộng dần từ đó có nghĩa là: Hư Vô Trống Rỗng đã ăn mòn xương tuỷ Chân Không, toan tính sát nhập Chân Không, biến mình làm Chân Không bằng đường lối điêu tàn vơ vét, thì vĩnh viễn chỉ có thể thành tựu cuộc “đổi hoa lót xuống chiếu nằm” đi từ Hư Vô Chủ Nghĩa này sang Hư Vô Chủ Nghĩa khác trong mọi mọi hùng hồn biện luận, nhưng đâu là hình bóng thật sự của Chân Không? Ngõ về Chân Không là một ngõ về trên những bóng vang đầu nước, những hình lồng cuối hoa, không phải ngõ về lối đi của những dòm dõ rình rập chụp mũ, vơ vét hồ đồ, lợi dụng từ một sợi tóc trắng của một ông cụ già tới một chòm râu đen của một ông cụ trẻ. Ngõ về Chân Không phơ phất hơn như thế; nó yêu thỉnh một Niềm Vui Tương Ngộ Tao Phùng trong một thượng thừa Ngẫu Nhiên Hô Hấp từ một Thái Thậm Hồi Niệm Xa Xôi. Nó không yêu cầu ôm đồm tham lam háo hức. Nó yêu thỉnh một quy hưởng trong Lời Ca. Nó không bảo phải dồn quân chiếm đóng mọi khu vực ở xung quanh Căn Cơ Thâm Để Lời Ca. Nó tiếp nghênh bằng Điệu Chào Gieo Suốt Trăm Năm trong Tiếng Hát. Nó không bảo phải tổ chức binh đoàn thừa cơ đánh úp. Nó thong dong xuất phóng hoạt tồn trong ngậm ngùi thích thảng. Nó không kêu gọi ráo riết giáp công triệu tập âm thanh từ tứ diện bát phương dồn Sở Ca về Cai Hạ. Nó mơ màng tồn lưu láng giềng cận lập.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Wir sind... (Kể từ một Hội Thoại Chúng ta là...) Und hoeren koennen voeinander. (Và có thể nghe ra nhau) Kể từ đó mà đi, cuộc nghe ra vẫn mãi mãi là nghe ra từ Chân Không và rơi tòm vào Trống Rỗng. Sa Mạc rộng dần từ đó có nghĩa là: Hư Vô Trống Rỗng đã ăn mòn xương tuỷ Chân Không, toan tính sát nhập Chân Không, biến mình làm Chân Không bằng đường lối điêu tàn vơ vét, thì vĩnh viễn chỉ có thể thành tựu cuộc “đổi hoa lót xuống chiếu nằm” đi từ Hư Vô Chủ Nghĩa này sang Hư Vô Chủ Nghĩa khác trong mọi mọi hùng hồn biện luận, nhưng đâu là hình bóng thật sự của Chân Không? Ngõ về Chân Không là một ngõ về trên những bóng vang đầu nước, những hình lồng cuối hoa, không phải ngõ về lối đi của những dòm dõ rình rập chụp mũ, vơ vét hồ đồ, lợi dụng từ một sợi tóc trắng của một ông cụ già tới một chòm râu đen của một ông cụ trẻ. Ngõ về Chân Không phơ phất hơn như thế; nó yêu thỉnh một Niềm Vui Tương Ngộ Tao Phùng trong một thượng thừa Ngẫu Nhiên Hô Hấp từ một Thái Thậm Hồi Niệm Xa Xôi. Nó không yêu cầu ôm đồm tham lam háo hức. Nó yêu thỉnh một quy hưởng trong Lời Ca. Nó không bảo phải dồn quân chiếm đóng mọi khu vực ở xung quanh Căn Cơ Thâm Để Lời Ca. Nó tiếp nghênh bằng Điệu Chào Gieo Suốt Trăm Năm trong Tiếng Hát. Nó không bảo phải tổ chức binh đoàn thừa cơ đánh úp. Nó thong dong xuất phóng hoạt tồn trong ngậm ngùi thích thảng. Nó không kêu gọi ráo riết giáp công triệu tập âm thanh từ tứ diện bát phương dồn Sở Ca về Cai Hạ. Nó mơ màng tồn lưu láng giềng cận lập.
Nó thong dong xuất phóng hoạt tồn trong ngậm ngùi thích thảng. Nó không kêu gọi ráo riết giáp công triệu tập âm thanh từ tứ diện bát phương dồn Sở Ca về Cai Hạ. Nó mơ màng tồn lưu láng giềng cận lập. Nó không bảo phải bừng bừng hò hét thi đua chạy làm bá chủ vạn vật bằng cách chiếm đóng mọi bờ cõi mù sương với những tấm mặt nạ vẽ bùa. Nó không khuyến khích bạo động bạo hành gian trá mạo, nó chỉ khích lệ Desdemona hãy hát lên trong giờ vĩnh biệt. Nó nhắc nhở Ophelia hãy giắt hoa lá đầy khắp thân mình lúc phó thác tồn sinh mình cho làn nước cuốn đi, để cho tiếng ca từ cõi điên mê mộng cuồng còn thảnh thơi vọng trở lại. “Je parle de si loin Comment m'entendez - vous?”. René Char (Tôi nói từ một cõi rất xa. Ngài nghe tôi như thế nào?) Nghe bằng vành tai vểnh ra so đo đoán kế, hay là nghe bằng lỗ mũi háo hức đánh hơi? “Tôi nói từ một cõi rất xa”. Từ uyên nguyên xa xôi bờ bến, tiếng ca của kẻ ấy vọng về theo làn pháp vũ phất phơ. Làm sao có thể đón nhận ra âm hưởng ấy nếu cứ bo bo mang “tham vọng chúa tể” đầy mình? Mang tinh thể Iago đầy mẩy? Tiếng ca đứng trước hiểm hoạ chênh vênh thái thậm đó. Khảm kha thay là điệu ca thượng thừa thi nhiên thơ mộng hoạt nhiên phóng nhiệm ấy. Difficile est le chant en cela que chanter ne doit plus être ambition, mais exsistence. Khó khăn là tiếng ca, ấy bởi nhưng nhiên tựu lập tại thành là nhiên như vậy, không còn được là tham vọng huênh hoang, mà phải là xuất phóng thi nhiên tại hiện.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nó thong dong xuất phóng hoạt tồn trong ngậm ngùi thích thảng. Nó không kêu gọi ráo riết giáp công triệu tập âm thanh từ tứ diện bát phương dồn Sở Ca về Cai Hạ. Nó mơ màng tồn lưu láng giềng cận lập. Nó không bảo phải bừng bừng hò hét thi đua chạy làm bá chủ vạn vật bằng cách chiếm đóng mọi bờ cõi mù sương với những tấm mặt nạ vẽ bùa. Nó không khuyến khích bạo động bạo hành gian trá mạo, nó chỉ khích lệ Desdemona hãy hát lên trong giờ vĩnh biệt. Nó nhắc nhở Ophelia hãy giắt hoa lá đầy khắp thân mình lúc phó thác tồn sinh mình cho làn nước cuốn đi, để cho tiếng ca từ cõi điên mê mộng cuồng còn thảnh thơi vọng trở lại. “Je parle de si loin Comment m'entendez - vous?”. René Char (Tôi nói từ một cõi rất xa. Ngài nghe tôi như thế nào?) Nghe bằng vành tai vểnh ra so đo đoán kế, hay là nghe bằng lỗ mũi háo hức đánh hơi? “Tôi nói từ một cõi rất xa”. Từ uyên nguyên xa xôi bờ bến, tiếng ca của kẻ ấy vọng về theo làn pháp vũ phất phơ. Làm sao có thể đón nhận ra âm hưởng ấy nếu cứ bo bo mang “tham vọng chúa tể” đầy mình? Mang tinh thể Iago đầy mẩy? Tiếng ca đứng trước hiểm hoạ chênh vênh thái thậm đó. Khảm kha thay là điệu ca thượng thừa thi nhiên thơ mộng hoạt nhiên phóng nhiệm ấy. Difficile est le chant en cela que chanter ne doit plus être ambition, mais exsistence. Khó khăn là tiếng ca, ấy bởi nhưng nhiên tựu lập tại thành là nhiên như vậy, không còn được là tham vọng huênh hoang, mà phải là xuất phóng thi nhiên tại hiện.
Khó khăn là tiếng ca, ấy bởi nhưng nhiên tựu lập tại thành là nhiên như vậy, không còn được là tham vọng huênh hoang, mà phải là xuất phóng thi nhiên tại hiện. Đổi với thiên tiên thần đế thượng thừa tiếp hộ Orphée, mênh mông bất tận vô tế vô biên cư lưu trong vô ngần Phơi Mở, thì Ca Ngâm là chuyện dễ dàng. Nhưng không dễ dàng đối với con người (tục gọi là phàm phu tục tử. Do đó đáo cùng có câu hỏi (khởi từ một Hội Thoại ưu lự bao la): “Nhưng bao giờ thì chúng ta Là Là... “? Không nặng ở tiếng “chúng ta”. Rằng chúng ta quy thuộc vào Hiện Thể và như vậy chúng ta hiện tồn diện tại, sự đó không thành vấn đề. Trái lại, vấn đề trầm trọng, ấy là phải tìm cho biết xem tới bao giờ thì chúng ta là là hiện hoạt theo thể lệ nào để cho hằng thể chúng ta thể hoạt là Ca Ngâm, và một Ca Ngâm mà điệu ca ngâm không vọng hưởng bừa bãi vào bất cứ nơi đâu của đạo thính đồ thuyết mà phải thực sự là một Ca Ngâm mà vang hưởng không còn vọng tới một chốn nào đáo cùng cho đáo đạt không còn vướng víu vào một tối hậu sở đáo sở lai nào, mà phải để cho tự thân tan vỡ vi vu trong âm hưởng của mình để cho duy chỉ còn riêng cái “sở ngâm” được thênh thang hoạt hiện... Quand donc sommes nous? L'accent porte sur “sommes”, non surt “nous”. Que nous appartenions à l'étant et, à cet egard, soyons présents, ne fait pas question.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Khó khăn là tiếng ca, ấy bởi nhưng nhiên tựu lập tại thành là nhiên như vậy, không còn được là tham vọng huênh hoang, mà phải là xuất phóng thi nhiên tại hiện. Đổi với thiên tiên thần đế thượng thừa tiếp hộ Orphée, mênh mông bất tận vô tế vô biên cư lưu trong vô ngần Phơi Mở, thì Ca Ngâm là chuyện dễ dàng. Nhưng không dễ dàng đối với con người (tục gọi là phàm phu tục tử. Do đó đáo cùng có câu hỏi (khởi từ một Hội Thoại ưu lự bao la): “Nhưng bao giờ thì chúng ta Là Là... “? Không nặng ở tiếng “chúng ta”. Rằng chúng ta quy thuộc vào Hiện Thể và như vậy chúng ta hiện tồn diện tại, sự đó không thành vấn đề. Trái lại, vấn đề trầm trọng, ấy là phải tìm cho biết xem tới bao giờ thì chúng ta là là hiện hoạt theo thể lệ nào để cho hằng thể chúng ta thể hoạt là Ca Ngâm, và một Ca Ngâm mà điệu ca ngâm không vọng hưởng bừa bãi vào bất cứ nơi đâu của đạo thính đồ thuyết mà phải thực sự là một Ca Ngâm mà vang hưởng không còn vọng tới một chốn nào đáo cùng cho đáo đạt không còn vướng víu vào một tối hậu sở đáo sở lai nào, mà phải để cho tự thân tan vỡ vi vu trong âm hưởng của mình để cho duy chỉ còn riêng cái “sở ngâm” được thênh thang hoạt hiện... Quand donc sommes nous? L'accent porte sur “sommes”, non surt “nous”. Que nous appartenions à l'étant et, à cet egard, soyons présents, ne fait pas question.
Quand donc sommes nous? L'accent porte sur “sommes”, non surt “nous”. Que nous appartenions à l'étant et, à cet egard, soyons présents, ne fait pas question. Ce qui, en revanche, fait question, c'est de savoir quand nous sommes de telle sorte que notre être soir Chant, et un Chant dont le son ne retentisse pas n'importe où, mais son vraiment un Chanter dont la résonance ne s'accroche pas à quelque chose qui ait été finalement encore atteint, mais s'est déjà brisée en sa sonorité afin que seule Chanté se déploie. Der Ton liegt auf dem “sind”, nicht auf dem “wir”. Dass wir zum Seienden gehoeren und in dieser Hinsicht anwesen, ist keine Frage. Aber fragwuerdig bleibt, wann wir so sind, dass unser Sein Gesang ist und Gesang, dessen Singen nicht irgendwo umberklingt, sondern wahrhaft ein Singen ist, dessen Klingen sich nicht an ein endlich noch Erreichtes haengt, sondern das sich im Klang schon zerschlug, damit nur das Gesungene selber wese.) Bao giờ thì chúng ta là hoạt hiện? Hoạt hiện theo phong vận nào để cho Lời một lời là một vận vào Lời là Tồn Lưu thể hoạt hiện Ca Ngâm, một Ca Ngâm mà vang hưởng không còn nhằm vào một cứu cánh mục phiêu nào nữa cả, vì tự thân vang hưởng đã tan vỡ trong tự thân để hoà vào Như Lai Thâm Mật Xứ, đạt chư cảnh giới, trụ vô ngại phương, nhứt thiết tự tại phổ nhập nhứt thiết thân nhi ư thân vô sở ngại, phổ nhập nhất thiết pháp giới, nhi tri pháp giới vô hữu biên, xảo thuyết nhất thiết văn tự, liễu đạt nhất thiết giả danh... “Ôi y ồ ổi ổ u u
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Quand donc sommes nous? L'accent porte sur “sommes”, non surt “nous”. Que nous appartenions à l'étant et, à cet egard, soyons présents, ne fait pas question. Ce qui, en revanche, fait question, c'est de savoir quand nous sommes de telle sorte que notre être soir Chant, et un Chant dont le son ne retentisse pas n'importe où, mais son vraiment un Chanter dont la résonance ne s'accroche pas à quelque chose qui ait été finalement encore atteint, mais s'est déjà brisée en sa sonorité afin que seule Chanté se déploie. Der Ton liegt auf dem “sind”, nicht auf dem “wir”. Dass wir zum Seienden gehoeren und in dieser Hinsicht anwesen, ist keine Frage. Aber fragwuerdig bleibt, wann wir so sind, dass unser Sein Gesang ist und Gesang, dessen Singen nicht irgendwo umberklingt, sondern wahrhaft ein Singen ist, dessen Klingen sich nicht an ein endlich noch Erreichtes haengt, sondern das sich im Klang schon zerschlug, damit nur das Gesungene selber wese.) Bao giờ thì chúng ta là hoạt hiện? Hoạt hiện theo phong vận nào để cho Lời một lời là một vận vào Lời là Tồn Lưu thể hoạt hiện Ca Ngâm, một Ca Ngâm mà vang hưởng không còn nhằm vào một cứu cánh mục phiêu nào nữa cả, vì tự thân vang hưởng đã tan vỡ trong tự thân để hoà vào Như Lai Thâm Mật Xứ, đạt chư cảnh giới, trụ vô ngại phương, nhứt thiết tự tại phổ nhập nhứt thiết thân nhi ư thân vô sở ngại, phổ nhập nhất thiết pháp giới, nhi tri pháp giới vô hữu biên, xảo thuyết nhất thiết văn tự, liễu đạt nhất thiết giả danh... “Ôi y ồ ổi ổ u u
“Ôi y ồ ổi ổ u u Ẩm ướt ô nha nhĩ tập dù Ú tuỵ âm tồn lân kính ý Thần di cấm nguyệt tuyết tu du” (Sa Mạc Trường Ca) Chính từ cảnh giới thượng thừa đó mà Liệp Hộ đã lập thuyết cho Tân Thanh, và kết thúc tân thanh bằng Lời tân kì hỉ lạc, độ lượng hải hà: “Lời Quê góp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh” Bọn học giả si đần đâu có hiểu ngọn ngành, chúng vớ bừa vào lời đó để vùi lấp ốc Huệ Như Lai Hải, cho thoả tính đố kị rập rình, dò xét, vơ vét và mặc cả, so đo. “Kể từ phen Chúng ta là Một Hội Thoại” Những lời như thế còn đâu chỗ để tan vỡ âm thanh cho đề huề quy hưởng? Sinh Bình Nguyễn Du đã lặng lẽ thuận theo hằng thể phối tiết sử xanh đi vào cổ lục. Vì giữa hoạt tồn náo động, mỗi phen bước vào đối thoại là mỗi phen chịu nhiễm độc do “ma chưởng” truyền qua bằng quỷ ngôn quyệt ngữ. Sức khống ngự gớm guốc của ngôn ngữ quỷ quyệt sẽ còn đưa con người Thời Đại Mới vào một Đêm Đông dằng dặc. Ngôn ngữ ấy sẽ còn rêu rao mãi những danh từ “văn hoá, văn minh, văn hiến, tiền đồ dân tộc, mầm non đất nước” để lừa phỉnh mọi mọi vào vòng nhiễm độc và tận diệt mầm non từ trong trứng nước. Một vài tờ báo nào trong khoảng mười mấy năm nay đã loan tin bừa bãi? Còn viết bài quàng xiên rồi kí tên Bùi Giáng ở dưới bài? Các ngài tự ý đùa chơi hay là do kẻ nào xúi giục? Các ngài đùa chơi đến mực độ quỷ khốc thần sầu đến như thế làm sao có thể mở cuộc hoà đàm Ba Lê với Đười Ươi Thi Sĩ?