context_id
stringlengths 5
9
| context
stringlengths 24
8.17k
|
---|---|
doc_0 | Trẻ mắc cúm A không chỉ mệt mỏi, khó chịu mà còn có nguy cơ gặp biến chứng cao nên cần được điều trị kịp thời và chăm sóc với một chế độ khoa học đặc biệt. Bài viết sẽ giúp cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách tại nhà, mau chóng đẩy lùi bệnh tật.
1. Bệnh cúm A ở trẻ
Cúm A là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi một trong số các chủng cúm A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây ra. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể điều trị dễ dàng khi được cha mẹ phát hiện bệnh kịp thời.
Khi mắc cúm A, phần lớn trẻ thường gặp phải các tình trạng:
– Ho
– Sốt cao
– Người mệt mỏi
– Đau họng
– Đau đầu
– Đau cơ
– Nôn mửa
– Chán ăn
– Hắt hơi
– Sổ mũi…
Cúm A là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng ho, sốt cao, sổ mũi, hắt xì….
Tuy cúm A là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể dẫn tới suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm phế quản…
Theo ghi nhận tại nhiều bệnh viện lớn trong nước, hiện tại có tới hàng nghìn bệnh nhi mắc cúm A, gia tăng nhiều so với các năm trước. Trong đó, có rất nhiều trẻ bị viêm phổi, suy hô hấp, co giật. Thậm chí, có những trẻ có biểu hiện viêm não do biến chứng mà cúm A gây ra.
2. Dấu hiệu cần tới bệnh viện
Cúm A có nhiều triệu chứng tương tự như các bệnh cúm thông thường khác và có thể xử trí đúng cách tại nhà. Tuy nhiên khi thấy con trẻ có các biểu hiện bất thường dưới đây, các bậc phụ huynh cần đưa con tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xử trí đúng cách:
– Khó thở, tức ngực
– Bỏ ăn
– Người mệt mỏi, li bì
– Nôn trớ nhiều
– Da tái nhợt
– Sốt cao không hạ…
Các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cho trẻ dựa trên mức độ của bệnh. Một số trẻ chỉ cần sử dụng thuốc và nghỉ ngơi tại nhà. Một số trẻ nặng cần phải điều trị nội trú tại bệnh viện với phác đồ can thiệp chuyên sâu hơn.
Cho trẻ thăm khám để điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng xảy ra
3. Chăm sóc trẻ bị cúm A
Khi trẻ bị cúm A, cha mẹ cần lưu ý tới những vấn đề sau trong việc chăm sóc để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh:
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể được kê để điều trị triệu chứng của trẻ khi bị cúm A. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà cần đưa trẻ thăm khám với bác sĩ để được bác sĩ kê đơn, chỉ định điều trị phù hợp. Nên cho trẻ uống thuốc đúng loại, đúng giờ, đúng liều lượng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng liều lượng để trẻ nhanh khỏi bởi điều này là phản khoa học và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Sử dụng thuốc điều trị cúm A cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ
Cách ly trẻ
Cúm A rất dễ lây lan từ người sang người nên cần được cách ly trẻ bệnh để không lây lan sang trẻ khỏe mạnh. Do đó khi con có các dấu hiệu cúm A hoặc xét nghiệm xác định mắc cúm A, cha mẹ cần cách ly bé với các thành viên khác trong nhà, không để trẻ khỏe mạnh dùng chung đồ vật với trẻ đã nhiễm bệnh. Đồng thời, không cho bé tới những nơi đông người như trường học, công viên… để tránh lây nhiễm virus.
Đeo khẩu trang
Cúm A lây truyền nhanh qua đường hô hấp nên cha mẹ cần hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang khi bắt buộc phải tới những nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với các thành viên khác trong nhà để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh. Cha mẹ có thể cho bé đeo khẩu trang y tế cỡ nhỏ, phù hợp với khuôn mặt để tránh virus có thể lây qua không khí khi bé hắt hơi, ho hoặc nói chuyện…
Rửa sạch tay
Khi mắc cúm A, sức đề kháng của trẻ đang phải chống chọi với một chủng virus nguy hiểm nên cần vệ sinh tay chân thường xuyên để tránh các tác nhân có hại khác tấn công, khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý hơn. Sau khi trẻ ho, hắt hơi, cha mẹ cũng cần hướng dẫn bé vệ sinh chân tay sạch sẽ bằng dung dịch có tính sát khuẩn. Nếu trẻ tới những nơi đông người, trẻ vệ sinh tay thường xuyên cũng giúp làm giảm nguy cơ lây bệnh cho các trẻ khác.
Vệ sinh cá nhân
Hằng ngày, trẻ cần được tắm rửa thường xuyên để có một cơ thể sạch sẽ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần nhỏ mắt, mũi và hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%. Khi trẻ hắt hơi, sổ mũi, cha mẹ có thể sử dụng khăn giấy mềm lau sạch và vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Tuyệt đối không được vứt khăn giấy, chất thải của bé mắc cúm A một cách tùy tiện mà nên bọc kín trong túi nilon để ngăn ngừa virus cúm lây truyền trong không khí.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với trẻ nhỏ để bé có thể nhanh chóng đào thải virus ra ngoài và khỏi bệnh. Về cơ bản, cha mẹ cần đảm bảo một chế độ cân bằng và đầy đủ các chất cần thiết để bé có sức khỏe. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày nếu trẻ mệt hoặc chán ăn. Có thể chế biến thành dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như súp, cháo…
Ngoài ra, cha mẹ cũng hãy cho bé uống đủ nước, uống thêm nước trái cây khi cần thiết để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Chăm sóc trẻ bị cúm A với một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu
Chế độ nghỉ ngơi
Khi bị cúm A, các bé thường sẽ bị đau mỏi cơ, đau đầu, sốt cao… Tình trạng này có thể kéo dài nhiều ngày cho tới khi cơ thể có thể đào thải virus gây bệnh ra ngoài. Do vậy, các bé cần được nghỉ ngơi nhiều để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ hồi phục nhanh trong quá trình điều trị. Ba mẹ cần để trẻ nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng, yên tĩnh, tránh gió lùa trực tiếp.
Theo dõi bất thường
Như vậy có thể thấy, việc chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng để trẻ nhanh hồi phục trong quá trình điều trị. Vì vậy các bậc phụ huynh cần lắng nghe và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị cúm A cho trẻ. |
doc_1 | Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh phổ biến ở nữ giới. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến gồm: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng… Viêm nhiễm phụ khoa không chỉ khiến chị em cảm thấy ngứa ngáy khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày và tâm sinh lý của chị em. Đáng lo ngại hơn, viêm nhiễm phụ khoa nếu để lâu không loại bỏ có thể dẫn đến các bệnh lý phụ nguy hiểm (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…) ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tính mạng.
Khám viêm nhiễm phụ khoa ở đâu là quan tâm của nhiều chị em phụ nữ.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường tại vùng kín (ngứa, khí hư bất thường, sưng tấy…), chị em cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Khám phụ khoa là cách tốt để phát hiện sớm những bất thường tại vùng kín và có biện pháp xử trí kịp thời (nếu có bệnh) phòng ngừa được những biến chứng xấu cho sức khỏe.
Khám viêm nhiễm phụ khoa ở đâu tốt là quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Theo đó, một địa chỉ khám phụ khoa tốt cần thỏa mãn các tiêu trí về trình độ bác sĩ, trang thiết bị y tế, phong cách phục vụ… và chi phí hợp lí.
Đội ngũ lễ tân, nhân viên của bệnh viện luôn sẵn sàng tiếp đón, chỉ dẫn tận tình cho người bệnh khi đến khám bệnh tại bệnh viện. Phong cách phục vụ văn minh, chuyên nghiệp sẽ làm hài lòng cả những người bệnh khó tính. |
doc_2 | Nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn một số cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim
Đau ngực có thể là dấu hiệu cơn nhồi máu cơm tim nguy hiểm
Nhồi máu cơ tim là biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành. Thực chất, nhồi máu cơ tim chính là hiện tượng một nhánh mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, làm chết một vùng cơ tim mà nhánh mạch máu này nuôi dưỡng.
2. Cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim
Đối với người mắc bệnh mạch vành, hoặc đã từng bị nhồi máu cơ tim, cần đảm bảo tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn, nhằm giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, điều này cũng giúp hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát.
Người bị nhồi máu cơ tim cần được lập tức đưa tới bệnh viện
Nếu người bệnh lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay.
Nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bắt buộc phải được nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để điều trị tích cực, đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
3. Lưu ý một số phương pháp sơ cứu tại nhà.
Lưu ý về tư thế bệnh nhân: Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị.
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần được theo dõi ngay cả khi đã thoát khỏi cơn đau
Thực hiện phương pháp ép tim: Trong thời gian đợi xe cứu thương, cần đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Khi ép xuống ngực bệnh nhân sẽ tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông. Ngoài ra, có thể thực hiện hô hấp nhân tạo,.. tuy nhiên đây chỉ là các phương pháp sơ cứu tạm thời, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện sớm để được điều trị. Nguyên tắc tắc trong xử trí người bị nhồi máu cơ tim là khẩn trương, nhanh chóng. |
doc_3 | Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có cơ hội phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất. Tuy nhiên, một số bé phải đối mặt với tình trạng chậm phát triển trí tuệ so với bạn bè đồng trang lứa. Nếu con bạn gặp phải tình trạng trên, cha mẹ nên làm gì giúp con phát triển hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Chậm phát triển trí tuệ xảy ra khi trí não của trẻ nhỏ có nhiều điểm khiếm khuyết, kém phát triển hơn so với bạn bè. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các bạn nhỏ dưới 18 tuổi và khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng.
Khi trí tuệ kém phát triển, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, ví dụ như giao tiếp kém, hành xử chậm chạp và không thể tự chăm sóc bản thân mình. Ngoài ra, các bạn phát triển trí tuệ chậm cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của bản thân, bé có xu hướng mất bình tĩnh và trở nên hung hăng hơn trong một số tình huống.
Các bác sĩ cho biết, tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ sẽ được sắp xếp theo 4 cấp độ, đó là nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Trong đó, đa số bệnh nhân được chẩn đoán chậm phát triển mức độ nhẹ. Cha mẹ, thầy cô cần dành nhiều thời gian và kiên trì với bé hơn trong cuộc sống hàng ngày và học tập. Nếu được người thân, nhà trường hỗ trợ nhiệt tình, bé dần trở nên độc lập hơn, có nhiều tiến bộ trong giao tiếp, cư xử…
Đối với các bé chậm phát triển về trí tuệ ở mức độ trung bình, nặng thì IQ của bé sẽ thấp hơn so với bạn bè. Giao tiếp, khả năng học tập của con có khá nhiều điểm hạn chế và con cần sự giám sát, hỗ trợ từ cha mẹ, thầy cô.
Nếu trẻ được chẩn đoán chậm phát triển mức độ đặc biệt, cha mẹ nên tập trung dạy con cách giao tiếp và một số kỹ năng chăm sóc bản thân cơ bản. Bởi vì các em bé này có chỉ số IQ khá thấp, dưới ngưỡng 20 - 25.
2. Vì sao trẻ chậm phát triển trí tuệ
Không thể phủ nhận rằng chậm phát triển trí tuệ là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Cha mẹ cần xác định được nguyên nhân gây chứng bệnh này để lên kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp cho bé.
Trên thực tế, hiện tượng trẻ chậm phát triển về trí tuệ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tình trạng này có thể xuất hiện do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Các thống kê cho thấy có tới 30% trẻ chậm phát triển tới từ nguyên nhân này. Nếu trong gia đình bạn có người thân từng mắc chứng bệnh này, hãy chú ý và đi kiểm tra sức khỏe ngay.
Trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ bầu gặp vấn đề sức khỏe hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại thì em bé chào đời có nguy cơ cao bị chậm phát triển trí tuệ. Cụ thể, người mẹ từng mắc bệnh rubella, nhiễm vi rút CMV hoặc ký sinh trùng toxoplasma trong thời gian mang bầu thì thai nhi sẽ thể bị khiếm khuyết về não bộ, phát triển kém hơn so với bình thường.
Bác sĩ cũng yêu cầu phụ nữ mang thai theo dõi chỉ số huyết áp, lưu lượng máu thường xuyên. Nếu các chỉ số này cao hoặc thấp hơn so với bình thường thì sự phát triển trí tuệ của thai nhi cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Khói thuốc lá, rượu bia được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở thai nhi. Tốt nhất, người phụ nữ không nên tiếp xúc, sử dụng với những sản phẩm có chứa chất kích thích, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ để em bé chào đời khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Trên thực tế, tình trạng trẻ chậm phát triển về trí tuệ cũng có thể xảy ra nếu như em bé bị dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới não bộ và hệ thần kinh trung ương. Trong đó, khuyết tật ống thần kinh là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ tuyệt đối không thể chủ quan nếu phát hiện trẻ bị khuyết tật ống thần kinh.
3. Những vấn đề thường gặp ở trẻ khi trí tuệ chậm phát triển
Chậm phát triển trí tuệ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của trẻ nhỏ, trí nhớ của bé kém hơn so với bạn bè. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào tới học tập của trẻ. Con tiếp thu kiến thức chậm và nhanh quên lời thầy cô dạy, do đó cha mẹ và thầy cô phải kiên trì dạy con rất nhiều lần để con có thể ghi nhớ.
Các bé chậm phát triển về trí tuệ cũng hay rơi vào trạng thái mất tập trung, đặc biệt là khi học tập. Điều này khiến các bậc phụ huynh khá lo lắng và mong muốn tìm ra phương án để cải thiện tình trạng chậm phát triển trí não ở trẻ nhỏ.
Đối với các bé chậm phát triển trí não, cha mẹ không nên đặt quá nhiều áp lực ở con, bắt con học tập quá nhiều để theo kịp bạn bè. Thay vào đó, chúng ta cần xác định mức độ chậm phát triển trí tuệ của con, từ đó cho con học tập tại những môi trường phù hợp.
Ngày nay, nhiều trường học dành riêng cho trẻ kém phát triển trí tuệ đã được thành lập giúp các bé làm quen, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản để tự chăm sóc bản thân, ví dụ như trẻ tự ăn uống, tắm giặt và tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô, người thân,…
Khi theo học ở môi trường đặc biệt, trẻ sẽ được thầy cô giảng dạy, chăm sóc cẩn thận, kỹ càng hơn. Nhờ vậy, con có thể tiếp thu được những kiến thức cơ bản, có thể nhận biết các chữ cái, chữ số, làm các phép toán đơn giản.
Ở nhà, các bậc phụ huynh cũng nên kiên trì, đồng hành cùng con để bé có thể tiếp thu lời cha mẹ tốt hơn. Nếu được sống trong môi trường thoải mái, thân thiện, cha mẹ luôn quan tâm và động viên thì trẻ cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Bên cạnh việc tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những điều mới, các bậc phụ huynh cũng cần theo dõi con sát sao, bởi vì trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày, tâm lý rất dễ bị kích động,…
Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể đưa trẻ chậm phát triển trí tuệ tới gặp chuyên gia để được tư vấn, hỗ trợ trẻ phát triển, đồng thời giúp con kiểm soát tốt tâm lý.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Đồng thời, các bạn đã biết cách chăm sóc trẻ, giúp con hòa nhập với xã hội, biết cách tự chăm sóc bản thân mình. |
doc_4 | bạn đọc nên tham khảo
Chàm sữa ở trẻ là triệu chứng nhiều trẻ mắc phải tuy nhiên chàm sữa ở trẻ phải làm sao thì các mẹ thường ít biết. Dưới đây là những thông tin cần thiết bạn đọc nên tham khảo để có cách ứng phó hiệu quả.
1. Nhận biết chàm sữa ở trẻ
Chàm sữa còn gọi lác sữa, là bệnh hay gặp ở trẻ em độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đặc tính của bệnh là viêm da dị ứng.
Bệnh không nguy hiểm cho sức khỏe của bé nhưng khiến vùng da bị tổn thương khô căng, nứt nẻ, chảy máu gây khó chịu, ngứa ngáy, có khi bội nhiễm. Tổn thương thường 2 bên má, đối xứng, có thể lan ra cằm, trán nhưng không có ở mắt, mũi, có thể lan ra thân mình và tứ chi nhưng vùng tã lót, vùng nách không có.
Chàm sữa là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây chàm sữa rất phức tạp, có thể do bụi nhà, phấn hoa, thức ăn (sữa trứng, đồ biển…).
Chàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi ăn, uống những chất gây dị ứng hay thời tiết thay đổi, vì vậy cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ và điều trị trẻ bị chàm sữa như sau:
– Chế độ dinh dưỡng của trẻ
Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Sử dụng thuốc điều trị chàm sữa cho trẻ
Sau đây là những gợi ý về cách dùng thuốc đúng cách để điều trị chàm sữa cho trẻ:
Thoa kem trị chàm sữa cho trẻ
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau trong việc chữa trị chàm sữa cho con: |
doc_5 | Sau khi chích ngừa bị đau bắp tay là tác dụng phụ phổ biến
2. Những việc nên làm khi chích ngừa bị đau bắp tay. Mặc dù tình trạng sau khi tiêm bắp tay bị sưng đau sẽ dần cải thiện trong một thời gian ngắn, nhưng vẫn có thể gây phiền toái và khó chịu cho các cử động của người tiêm vắc-xin. Để giảm đau và sưng tấy ở tay, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:Chườm ấm hoặc chườm lạnh ở nhà: Sau khi tiêm vắc-xin, người tiêm nên chườm lạnh khoảng 20 phút để giảm sưng tấy ở cánh tay. Lưu ý không nên dùng đá lạnh để chườm trực tiếp vì dễ khiến mạch máu tại chỗ được chườm co lại, gây cản trở sự truyền nhiệt từ cơ thể ra ngoài. Có thể chườm lạnh khoảng vài ngày để giảm sưng đau rồi chuyển sang chườm ấm. Chườm ấm sẽ giúp giảm viêm và giảm đau ở tay hiệu quả nhờ vào tác dụng thư giãn các nhóm cơ và tăng lưu thông máu đến tay.Thực hiện một số bài tập tay nhẹ nhàng: Khởi động cánh tay một cách nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm căng cứng cơ, giảm viêm cục bộ và giảm đau nhanh chóng.Sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ: Thông thường bạn không cần uống thuốc nếu các cơn đau bắp tay không quá nặng để tránh làm hiệu quả của vắc-xin. Tuy nhiên, nếu cơn đau ở bắp tay nghiêm trọng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể uống thuốc giảm đau. Một số loại được khuyến cáo sử dụng là acetaminophen, steroid (NSAID) và paracetamol.Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Sau khi tiêm vắc-xin, việc ăn uống đủ chất sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, sức đề kháng được tăng cường và sớm vượt qua tác dụng phụ của vắc-xin.Nghỉ ngơi hợp lý: Nên nghỉ ngơi hoặc làm việc nhẹ nhàng không quá sức trong 7 ngày đầu sau khi tiêm. Việc này sẽ giúp cơ thể của bạn thư giãn, nhất là vùng cánh bị sưng đau sẽ có thời gian để hồi phục.Theo dõi tình hình sức khỏe sau khi tiêm vắc xin: Trong 7 ngày đầu tiên, người tiêm nên tự theo dõi dấu hiệu sức khỏe của mình.
Sau khi tiêm vắc-xin, việc ăn uống đủ chất sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh
3. Những việc nên tránh nếu cánh tay bị đau nhức sau khi tiêm vắc-xin. Ngoài những biện pháp giúp giảm đau và viêm cánh tay, bạn cũng cần chú ý hạn chế một số hoạt động và ăn uống. Việc kiêng cữ này sẽ giúp tình trạng đau nhức ở cánh tay không tiến triển xấu hơn. Dưới đây là những điều mà người sau khi tiêm bắp tay bị sưng đau nên hạn chế làm:Không tác động mạnh lên vùng tiêm vắc-xin: Hạn chế xoa bóp hoặc chà xát mạnh lên vị trí được tiêm để tránh vùng cánh tay bị viêm đau lan rộng hơn, dần dần tụ máu lại. Ngoài ra, nếu tay bạn chứa nhiều vi khuẩn thì việc chà xát và xoa bóp sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm tay, nặng hơn là khiến vùng viêm bị nhiễm trùng. Vì vậy, trong khoảng vài giờ sau khi tiêm thì bạn không nên xoa bóp để tránh gây viêm nhiễm.Không sử dụng chất kích thích: Nên hạn chế sử dụng các thức uống như rượu, bia, thuốc lá,... Bởi vì sử dụng các chất kích thích sẽ khiến cơn đau ở cánh tay nghiêm trọng và kéo dài hơn.Mặc dù tác dụng phụ từ việc chích ngừa bị đau bắp tay không quá nghiêm trọng nhưng tình trạng này lại gây khó chịu cho người tiêm. Để xóa bỏ phiền toái này, bạn có thể áp dụng những biện pháp giúp giảm đau bắp tay mà bài viết đã đề cập ở trên. |
doc_6 | 1. Cảnh báo những bệnh lý liên quan
Ho có đờm lâu ngày là phản ứng ho kèm theo đờm khi bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài. Đờm là chất tiết của đường hô hấp bao gồm: bạch cầu, hồng cầu, mủ, vi khuẩn, bụi bẩn,… Nếu chất này tích tụ nhiều ở cổ họng hoặc hóc mũi sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, vì chúng gây kích thích phản xạ ho. Nhiều trường hợp còn bị khó thở do dịch tiết ở cổ họng quá nhiều nhưng không thể đào thải kịp thời ra bên ngoài.
Khi những cơn ho có đờm lâu ngày càng trở nên trầm trọng thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm dưới đây:
Lao phổi:
Phần lớn, những người mắc lao phổi đều xuất hiện triệu chứng ho có đờm kéo dài. Trong nhiều trường hợp, có thể bị ho ra máu, khó thở, đau tức ngực,… Ngoài ra còn bị suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, có thể gây suy hô hấp hoặc đe dọa đến tính mạng.
Ung thư phổi:
Theo thống kê thì có khoảng 65% người mắc ung thư phổi có dấu hiệu ho có đờm lâu ngày. Khi dịch đờm bị đẩy ra khỏi cổ họng thường sẽ có màu hồng hoặc đỏ nâu. Ngoài những cơn ho dai dẳng, người bệnh còn bị khản tiếng, đau họng, khó nuốt, đôi khi bị đau tức ngực,…
Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, tàn phá nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì cơ hội sống sẽ ngày càng giảm.
Giãn phế quản:
Ngoài ra, trường hợp ho có đờm kéo dài cũng có thể gây nguy cơ bị giãn phế quản. Tình trạng này bao gồm hai thể bệnh là: thể khô và thể ướt. Nếu xuất hiện dấu hiệu ho ra máu, thì có thể người bệnh đang bị giãn phế quản thể khô. Đối với giãn phế quản thể ướt sẽ biểu hiện với các cơn ho có đờm kéo dài, đặc biệt đờm đặc kèm theo mủ gây cảm giác rất khó chịu ở cổ họng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể xuất hiện tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi. Khi ho, dịch đờm được đẩy ra ngoài thường có màu trắng. Đồng thời, người mắc bệnh còn biểu hiện xuất hiện các triệu chứng khác như: thở khò khè, khó thở, đau tức ngực,… Nếu không điều trị kịp thời có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến khả năng hô hấp.
Bệnh viêm đường hô hấp:
Những người mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như: viêm amidan, viêm thanh quản,… có thể xuất hiện tình trạng ho có đờm kéo dài không khỏi. Vào ban ngày, dịch tiết có thể được đào thải ra ngoài hoặc bị nuốt trôi xuống hệ tiêu hóa. Ngược lại, khi nằm ngủ, lượng dịch nhầy tập trung nhiều ở phía sau cổ họng làm kích thích phản xạ ho. Do đó, người bệnh ho rất nhiều vào ban đêm dẫn đến tình trạng mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Nguyên nhân dẫn đến ho có đờm lâu ngày
Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, sẽ giúp bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Những cơn ho có đờm kéo dài dai dẳng thường do rất nhiều tác nhân, phổ biến như:
-
Môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, hóa chất,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Khi thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là vào lúc giao mùa, sẽ khiến nhiều người bị cảm cúm, cảm lạnh,… Tình trạng này làm tăng tiết dịch hô hấp, khiến họ có thể bị ho có đờm kéo dài.
- Hút thuốc lá quá nhiều sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi. Không chỉ vậy, người hút thuốc hay hít phải khói thuốc đều có nguy cơ bị ho có đờm lâu lâu ngày.
- Viêm mũi xoang kéo dài sẽ khiến dịch viêm chảy xuống phần sau họng, từ đó kích thích gây ho và dẫn đến tình trạng ho có đờm dai dẳng.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng khiến người bệnh xuất hiện các cơn ho có đờm dai dẳng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Các biện pháp điều trị
Nếu bị ho có đờm lâu ngày không khỏi, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp chấm dứt những cơn ho dai dẳng hiệu quả:
Sử dụng thuốc tây:
Một số loại thuốc thường dùng để điều trị ho có đờm kéo dài là: Terpin hydrat, Acetylcystein, kháng sinh các loại,… Trước khi sử dụng những loại thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hút dịch đờm:
Nhằm rút ngắn thời gian điều trị và hỗ trợ loại bỏ dịch đờm ra ngoài, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng các loại máy như:
Máy hút đờm: Máy này có tác dụng hút sạch dịch đờm, chất nhầy trong cổ họng và xoang mũi, làm thông thoáng đường thở.
Máy khí dung: Là máy đưa thuốc vào cơ thể dưới hình thức các hạt sương rất nhỏ, giúp các thành phần thuốc thấm sâu và hấp thụ tốt vào cơ thể. Do đó, các triệu chứng ho có đờm sẽ được làm giảm
Bài thuốc dân gian:
Một số bài thuốc dân gian cũng được áp dụng, nhằm làm giảm bớt những cơn ho có đờm kéo dài. Người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm như: củ nghệ tươi, chanh, quất, gừng,… sau đó chế biến theo các công thức dân gian, nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Ho có đờm lâu ngày không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị các cơn ho trở nên dễ dàng hơn. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời. |
doc_7 | Ung thư dạ dày giai đoạn cuối hay còn gọi là ung thư dạ dày di căn là khi khối u tại dạ dày đã phát triển và xâm lấn đến nhiều cơ quan khác. Ung thư có thể di căn theo nhiều cách:
Các giai đoạn của ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày di căn còn kéo theo nhiều biến chứng khác gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như:
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp:
Mục tiêu điều trị ở giai đoạn này thường là giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến:
(Lưu ý: các phương pháp trên đây chỉ mang tính tham khảo) |
doc_8 | Thuốc Farzone có hoạt chất chính là Cefoperazon, một kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3. Thuốc được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn Gram âm, Gram dương nhạy cảm.
Farzone có thành phần chính là Cefoperazon với hàm lượng 1g, kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3. Cơ chế tác dụng của Farzone là ức chế sự tổng hợp thành của tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia. Cefoperazon là kháng sinh dùng theo đường tiêm truyền có tác dụng kháng khuẩn tương tự Ceftazidim.Cefoperazon có hoạt tính mạnh trên các vi khuẩn Gram âm, bao gồm các chủng N. gonorrhoeae tiết penicillinase, Escherichia coli, Klebsiella, Enterobacter, Citrobacter, Proteus, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Providencia, Salmonella, Shigella,.... Kháng sinh Cefoperazon thường có tác dụng chống các vi khuẩn kháng với các kháng sinh beta - lactam khác. Ngoài ra, kháng sinh Cefoperazon còn có tác dụng trên các vi khuẩn Gram dương bao gồm các chủng Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Streptococcus nhóm A, và B, Streptococcus viridans và Streptococcus pneumoniae. Cefoperazon có tác dụng trên một số vi khuẩn kị khí bao gồm Peptococcus, Peptostreptococcus, các chủng Clostridium, Bacteroides fragilis, và các chủng Bacteroides.
2. Công dụng của Farzone
Thuốc Farzone được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn Gram âm, Gram dương nhạy cảm, bao gồm: nhiễm khuẩn đường mật, đường hô hấp trên và dưới, da và mô mềm, xương khớp, đường tiết niệu, viêm vùng chậu, nhiễm khuẩn sản phụ khoa, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, bệnh lậu. Bên cạnh đó có thể dùng kháng sinh Cefoperazon thay thế cho một loại penicilin phổ rộng kết hợp hoặc không kết hợp với aminoglycosid để điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas ở những bệnh nhân quá mẫn với penicilin.Thuốc Farzone chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.
3. Liều lượng và cách dùng
Thuốc Farzone được sử dụng ở dạng tiêm bắp sâu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Liều dùng sẽ thay đổi tùy theo tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân. Dưới đây là liều thuốc Farzone tham khảo:Người lớn: Ðối với các nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình, liều Farzone thường dùng là 1 - 2 g, mỗi 12 giờ. Ðối với các nhiễm khuẩn nặng, có thể dùng đến 12 g/24 giờ, chia làm 2 - 4 liều. Nhìn chung, liều dùng thuốc Farzone cho những bệnh nhân bị bệnh gan hoặc tắc mật không quá 4 g/24 giờ, hoặc liều dùng cho những người bệnh bị suy cả gan và thận là 2 g/24 giờ; nếu dùng liều cao hơn, phải theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương.Suy thận: Người bệnh suy thận có thể sử dụng cefoperazon với liều thường dùng mà không cần điều chỉnh liều lượng. Ðối với bệnh nhân đang điều trị thẩm phân máu, cần có liều sau thẩm phân máu.Trẻ em: Tính an toàn của Farzone ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên thuốc vẫn có thể dùng tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh và trẻ em với liều 25 - 100 mg/kg, 12 giờ một lần.
Thường gặp:Máu: Tăng bạch cầu ái toan thoáng qua, thử nghiệm Coombs dương tính.Tiêu hóa: Tiêu chảy.Da: Ban da.Ít gặp:Toàn thân: Sốt.Máu: Thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu trung tính có hồi phục,giảm tiểu cầu.Da: Mày đay, ngứa.Tại chỗ: Ðau tạm thời tại chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch tại nơi tiêm truyền.Hiếm gặp. Thần kinh trung ương: Co giật (với liều cao và bệnh nhân suy giảm chức năng thận), đau đầu, bồn chồn.Máu: Giảm prothrombin huyết.Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, viêm đại tràng giả mạc.Da: Nổi ban đỏ, hội chứng Stevens - Johnson.Gan: Vàng da ứ mật, tăng men gan. Thận: Nhiễm độc có tăng tạm thời urê huyết/creatinin, viêm thận kẽ.Khác: Bệnh huyết thanh, bệnh nấm Candida.
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Farzone
Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Farzone, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của bệnh nhân với kháng sinh cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.Đã thấy có phản ứng quá mẫn chéo (bao gồm sốc phản vệ) xảy ra ở các bệnh nhân dị ứng với các kháng sinh nhóm beta - lactam, do đó chỉ nên dùng Cefoperazon thận trọng và theo dõi sát các dấu hiệu và triệu chứng sốc phản vệ trong lần dùng thuốc đầu tiên nếu người bệnh trước đây đã dị ứng với penicilin.Sử dụng kháng sinh Cefoperazon dài ngày có thể làm tăng nguy cơ phát triển các chủng vi khuẩn không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm, nên ngừng sử dụng thuốc và điều chỉnh phù hợp.Ðã có báo cáo về các trường hợp viêm đại tràng màng giả khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng, do vậy cần lưu ý theo dõi các dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc và điều trị khi người bệnh bị tiêu chảy nặng liên quan tới sử dụng kháng sinh. Nên thận trọng khi kê đơn kháng sinh phổ rộng cho những bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.Phụ nữ mang thai: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy tác động có hại cho bào thai. Cephalosporin thường được xem là sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, vì chưa có đầy đủ các nghiên cứu có kiểm soát chặt chẽ trên người mang thai, chỉ nên dùng thuốc Farzone cho người mang thai nếu thật cần thiết.Phụ nữ cho con bú: Kháng sinh Cefoperazon bài tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp, do vậy nên theo dõi các dấu hiệu bất thường trên trẻ bú mẹ như tiêu chảy, tưa và phát ban.
6. Tương tác thuốc
Thuốc Farzone sử dụng với một số thuốc khác có thể gây ra tương tác và ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Sau đây là một số tương tác thuốc cần lưu ý khi sử dụng thuốc Farzone:Có nguy cơ xảy ra các phản ứng giống disulfiram với các triệu chứng như đỏ bừng, toát mồ hôi, đau đầu, buồn nôn, nôn và tim nhanh nếu bệnh nhân uống rượu trong vòng 72 giờ sau khi dùng thuốc Farzone.Sử dụng đồng thời kháng sinh aminoglycosid và một số kháng sinh cephalosporin có thể làm tăng nguy cơ độc thận. Cần theo dõi chức năng thận của người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân đã có suy thận. Hoạt tính của Cefoperazon và Aminoglycosid có thể cộng hoặc hiệp đồng chống một vài vi khuẩn Gram âm bao gồm P. aeruginosa và Serratia marcescens.Sử dụng đồng thời thuốc Farzone với Warfarin và Heparin có thể làm tăng tác dụng giảm prothrombin huyết của Farzone.Bài viết đã cung cấp các thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Farzone. Đây là kháng sinh kê đơn sử dụng đường tiêm/truyền, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến y bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. |
doc_9 | Omalizumab là kháng thể có khả năng làm giảm nhạy cảm khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Hoạt chất này có trong thuốc Xolair và đã được chỉ định trong điều trị hen phế quản và chứng mày đay mãn tính vô căn ở một số trường hợp đặc biệt.
Thuốc Xolair có thành phần chính là Omalizumab với hàm lượng 150mg. Xolair là sản phẩm của Novartis Pharma AG (Thụy Sĩ), đăng ký lưu hành tại Việt Nam với SĐK VN1-595-11.Thuốc Xolair được bào chế dạng bột và dung môi pha tiêm, đóng gói mỗi hộp bao gồm 1 lọ bột 150mg và 1 ống dung môi 2ml.Omalizumab là một kháng thể nhân tạo, ban đầu được nghiên cứu và bào chế với mục đích làm giảm độ nhạy cảm với dị nguyên khi bệnh nhân hít hoặc nuốt phải, đặc biệt là trong việc kiểm soát bệnh hen phế quản do dị ứng nghiêm trọng không đáp ứng với corticosteroid liều cao.Cơ chế hoạt động của Omalizumab trong Xolair là ức chế đáp ứng của hệ thống miễn dịch trong phản ứng dị ứng có thể dẫn đến một cơn hen cấp tính hoặc phát ban ngoài da. Tác dụng này trên hệ thống miễn dịch của thuốc Xolair đảm bảo cho đường hô hấp của bệnh nhân thông thoáng hơn và theo thời gian sẽ hỗ trợ kiểm soát bệnh hen phế quản tốt hơn. Đối với chứng mày đay mãn tính vô căn, thuốc Xolair có tác dụng giảm ngứa và giảm số lượng phát ban trên da của bệnh nhân.
2. Chỉ định, chống chỉ định của thuốc Xolair
Sản phẩm Xolair của Novartis được chỉ định trong những trường hợp sau:Điều trị hen phế quản mức độ trung bình và nặng ở bệnh nhân trên 12 tuổi;Điều trị bệnh mày đay vô căn mãn tính ở bệnh nhân vẫn còn triệu chứng mặc dù đã sử dụng các thuốc kháng histamin H1.Tuy nhiên, những bệnh nhân có cơ địa hoặc tiền sử từng dị ứng hay mẫn cảm nặng với Omalizumab tuyệt đối không được sử dụng thuốc Xolair.
3. Liều dùng, cách dùng thuốc Xolair
Liều dùng thuốc Xolair điều trị hen phế quản dị ứng:Chỉ định bệnh nhân hen phế quản mức độ trung bình đến nặng có kết quả xét nghiệm dị ứng dương tính hoặc phản ứng in vitro với aeroallergen, đồng thời các triệu chứng không được kiểm soát đầy đủ với corticosteroid dạng hít;Liều khuyến cáo là 150-300mg (1-2 lọ Xolair) tiêm dưới da cách mỗi 4 tuần hoặc 225-375mg tiêm dưới da cách mỗi 2 tuần, tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm nồng độ Ig. E trước khi điều trị và cân nặng của bệnh nhân;Trước khi dùng thuốc Xolair và định kỳ trong quá trình điều trị, bác sĩ cần xác định chính xác liều lượng và tần suất dùng thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân theo nồng độ Ig. E máu và trọng lượng cơ thể.Liều dùng thuốc Xolair điều trị chứng mày đay vô căn mãn tính:Xolair chỉ được chỉ định cho bệnh nhân mày đay vô căn mãn tính vẫn còn triệu chứng mặc dù đã sử dụng thuốc kháng histamin H1;Liều khuyến cáo là 150-300mg (1-2 lọ Xolair) tiêm dưới da mỗi 4 tuần;Lưu ý liều Xolair ở bệnh nhân mày đay mãn tính vô căn không phụ thuộc vào nồng độ Ig. E máu hoặc cân nặng của bệnh nhân;Thời gian điều trị chứng mày đay mãn tính vô căn bằng thuốc Xolair chưa được xác định, do đó bác sĩ cần đánh giá định kỳ để xem xét có tiếp tục dùng thuốc hay không.Một số lưu ý về việc sử dụng thuốc Xolair:Xolair không được chỉ định điều trị các tình trạng dị ứng hoặc các dạng nổi mày đay khác;Không sử dụng Xolair với mục đích làm giảm co thắt phế quản cấp tính hoặc điều trị hen phế quản ác tính.Cách dùng thuốc Xolair:Hoàn nguyên lọ bột Xolair với 1.4ml dung môi đi kèm để được dung dịch 150mg /1.2m. L theo các bước sau:Đặt lọ bột Xolair thẳng đứng trên một mặt phẳng, sau đó áp dụng kỹ thuật vô trùng để tiêm dung môi pha thuốc vào trong lọ bột;Giữ lọ thuốc thẳng đứng, nhẹ nhàng xoay theo chiều thẳng đứng trong khoảng 1 phút để dung môi ướt đều bột;Sau đó nhẹ nhàng xoay lọ mỗi 5-10 giây một lần trong thời gian 5 phút để bột Xolair hòa tan hoàn toàn;Dung dịch thuốc sau hoàn nguyên sẽ trong suốt hoặc hơi đục nhẹ, có thể chấp nhận nếu có một vài bong bóng nhỏ hoặc bọt xung quanh mép lọ;Dung dịch hoàn nguyên của thuốc Xolair hơi nhớt do đó thời gian tiêm dưới da có thể cần 5-10 giây;Không tiêm hơn 1 lọ Xolair (150mg) ở mỗi vị trí tiêm. Khi liều dùng lớn hơn 150mg cần tiêm Xolair ở 2 vị trí khác nhau.
4. Tác dụng phụ của thuốc Xolair
Các tác dụng ngoại ý hay gặp khi sử dụng thuốc Xolair bao gồm:Vị trí tiêm bị đỏ, sưng phù, nóng rát kèm theo đau, bầm tím, nổi u hoặc ngứa;Đau nhức khớp xương, nhức tay và chân;Mệt mỏi;Đau tai.Omalizumab có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư da, ung thư tuyến nước bọt và ung thư tuyến tiền liệt. Do đó bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ điều trị về những nguy cơ có thể xảy ra khi điều trị bằng thuốc Xolair.Ngoài các tác dụng phụ nêu trên, thuốc Xolair có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Bệnh nhân hãy liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào trong thời gian dùng thuốc Xolair.
5. Tương tác thuốc của Xolair
Các nghiên cứu về tương tác thuốc của hoạt chất Omalizumab dạng tiêm chưa được tiến hành. Việc sử dụng đồng thời thuốc Xolair các thuốc điều trị hen phế quản khác có thể dẫn đến tương tác thuốc bất lợi. Do đó người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn đầy đủ.
6. Thận trọng khi dùng thuốc Xolair
Trước khi sử dụng thuốc Xolair, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tiền sử dị ứng với Omalizumab hoặc bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác. Đồng thời trao đổi với bác sĩ về danh sách các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử bệnh lý trước đó.Bệnh nhân mang thai chỉ dùng thuốc Xolair trong trường hợp thật cần thiết và cần thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ. Chưa rõ Omalizumab có bài tiết vào sữa mẹ hay không nên bệnh nhân đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng Xolair.Thuốc Xolair có thành phần chính là Omalizumab với hàm lượng 150mg. Thuốc được sử dụng điều trị hen phế quản và bệnh mày đay vô căn mãn tính ở bệnh nhân vẫn còn triệu chứng mặc dù đã sử dụng các thuốc kháng histamin H1. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế. |
doc_10 | I. Nhóm máu ABO và nhóm máu Rh
1. Nhóm máu ABO
Là tên của một hệ thống nhóm máu của người do sự có mặt của kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu.
- Màng hồng cầu của người có một trong hai hoặc có cả hai loại kháng nguyên chính là kháng nguyên A và kháng nguyên B. Trong huyết tương có một trong hai hoặc cả hai loại kháng thể chính là kháng thể chống
A và kháng thể chống B.
- Nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể chống B trong huyết tương
- Nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể chống A trong huyết tương
- Nhóm máu AB: có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể nào trong huyết tương
- Nhóm máu O: không có loại kháng nguyên A, B và trong huyết tương có cả hai loại kháng thể chống A, B
2. Hệ thống nhóm máu Rh
Là hệ nhóm máu quan trọng thứ 2 sau nhóm máu ABO bao gồm 50 loại kháng nguyên nhóm máu, trong đó năm kháng nguyên D, C, c, E, e và D là quan trọng nhất.
- Mỗi cá nhân có hoặc không có kháng nguyên D của hệ Rh. Khi có kháng nguyên D thì được xác định là Rh + (Dương tính), không có kháng nguyên D được xác định là Rh – (Âm tính).
II. Ý nghĩa xét nghiệm
- Xác định nhóm máu khi có chỉ định truyền máu, hiến máu cứu người
- Xác định nguyên nhân sảy thai, lưu thai trong bất đồng nhóm máu mẹ con
- Xác định nguy cơ tan huyết của trẻ sơ sinh để điều trị bệnh liên quan đến Rh.
III. Chỉ định
- Truyền máu
- Hiến máu
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sảy thai, lưu thai chưa loại trừ được nguyên nhân do bất đồng nhóm máu mẹ con
- Xác định nhóm máu khi khách hàng có nhu cầu
- Tan máu ở trẻ sơ sinh nghi ngờ liên quan đến Rh.
IV. Xác định nhóm máu ABO, Rh trên máy tự động Orthovision
Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân cũng như biết được tính chất quan trọng, chính xác và cấp thiết của việc xác định nhóm máu.
- Công nghệ tự động giúp rút ngắn thời gian ủ và ly tâm gelcard (thời gian tiết kiệm được so với các phương pháp truyền thống), cho ra kết quả nhanh nhất.
- Với chế độ chạy cấp cứu, máy cho phép nạp mẫu cấp cứu cả trong lúc đang chạy các xét nghiệm thường quy.
- Các thao tác, kỹ thuật được tiến hành trên máy, hạn chế được sai sót chủ quan do người thực hiện gây ra.
- Kết nối dữ liệu với mạng quản lý thông tin phòng xét nghiệm giúp chuyển trả kết quả chính xác đến khoa chỉ định trong thời gian ngắn nhất.
-
Bộ nhớ 1000GB cho phép lưu trữ toàn bộ kết quả xét nghiệm được thực hiện trên máy trong 3 năm và truy xuất dữ liệu dễ dàng.
V. Cách lấy mẫu, thời gian trả kết quả
- Máu toàn phần được lấy vào ống chống đông EDTA
- Thể tích: 2ml
- Ghi rõ thông tin bệnh nhân và ống máu phải có mã code
- Mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 20-25o
C trong 8h, khi vận chuyển xa cần bảo quản nhiệt độ 2-8o
C vận chuyển về khoa xét nghiệm không quá 24h
- Kết quả trả sau 90 phút tính từ thời gian nhận mẫu.
1. Thông tư 26/2013/TT – BYT về Hướng dẫn hoạt động truyền máu.
2. Hướng dẫn sử dụng máy Ortho vision.
version=1 |
doc_11 | Nếu không được điều trị sớm, các bệnh ung thư ở nữ giới có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, giảm khả năng sinh sản và gây tử vong cho người bệnh. Một số bệnh ung thư thường gặp ở chị em có thể kể đến như ung thư vú và ung thư cổ tử cung,…
Nhiều phụ nữ cho rằng, việc tầm soát ung thư là không cần thiết, hay mình còn quá trẻ nên chưa thể bị ung thư được, hoặc các triệu chứng này không quá đáng ngại,… Đây chính là những quan điểm sai lầm, những lý do khiến chị em ủ bệnh lâu dài và cuối cùng dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Trên thực tế, rất nhiều ca bệnh ung thư được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn và gây tử vong. Hơn nữa, chị em được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thường có tâm lý bi quan, thậm chí từ chối điều trị.
Việc chủ động tầm soát ung thư toàn diện có thể mang đến cho nữ giới rất nhiều lợi ích:
+ Đối với những phụ nữ khỏe mạnh: Tùy vào tình trạng sức khỏe hiện tại, các bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em về việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật tốt hơn.
+ Trường hợp phát hiện ung thư sớm, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh tiến triển và gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở nữ được đánh giá là những loại ung thư có cơ hội điều trị khỏi bệnh rất cao nếu phát hiện ở giai đoạn đầu.
- Tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian điều trị bệnh: Nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, các bác sĩ cần thực hiện kết hợp rất nhiều phương pháp điều trị ung thư rất phức tạp và cần mất rất nhiều thời gian điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, khi phát hiện ung thư sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí cũng như thời gian điều trị sẽ được giảm đi rất nhiều.
- Góp phần giữ gìn hạnh phúc gia đình: Tầm soát ung thư sớm để bảo vệ sức khỏe, cũng là cách góp phần bảo vệ thiên chức làm mẹ của chị em và gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Tầm soát ung thư toàn diện nên thực hiện mỗi 1-2 năm/lần, nhất là đối với những trường hợp phụ nữ có nguy cơ cao bị bệnh. Thông qua những kết quả tầm soát, chị em sẽ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe bản thân và đồng thời có những điều chỉnh về chế độ ăn uống, tập luyện, thói quen sinh hoạt, làm việc và chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
Ở độ tuổi từ 21 đến 22, chị em đã có thể tầm soát ung thư. Đặc biệt, đối với những trường hợp có nguy cơ cao như mắc bệnh mạn tính, gia đình có người mắc ung thư, có thói quen sinh hoạt không lành mạnh,… thì việc tầm soát ung thư sớm lại càng quan trọng.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên đi tầm soát ung thư nếu có một số biểu hiện như sau:
- Có những thay đổi, bất thường ở ngực như da ngực bị nhăn, núm vú thụt vào trong hay tiết dịch bất thường, vùng da xung quanh ngực bị tróc vẩy hoặc mẩn đỏ,…
- Đầy hơi, chướng bụng kéo dài và kèm theo một số biểu hiện bất thường khác như chảy máu hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân,…
- Xuất huyết âm đạo bất thường.
- Trên da có nhiều thay đổi như màu sắc da bất thường, nốt ruồi to bất thường, có nhiều đốm lạ trên da,…
- Lẫn máu trong phân và nước tiểu,…
- Hạch bạch huyết sưng lên hoặc mềm hơn và những thay đổi này diễn ra lâu dài (hơn 1 tháng).
- Khó nuốt kèm theo một số triệu chứng khác như nôn, giảm cân,…
- Sụt cân không rõ lý do
- Ợ nóng kéo dài.
- Có những vết loét trong miệng, những mảng màu vàng, xám hay trắng trong miệng,…
- Sốt kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
- Mệt mỏi kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường.
- Ho dai dẳng.
- Đau: Những cơn đau bất thường, không rõ nguyên nhân và thường xuyên xảy ra trong vòng từ 1 tháng trở lên,…
Những triệu chứng của bệnh ung thư thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh nguy hiểm khác. Chính vì thế, chị em nên lắng nghe cơ thể. Khi xảy ra bất cứ thay đổi nào, bạn không nên chủ quan mà hãy đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Tầm soát ung thư toàn diện ở nữ giới thường bao gồm các danh mục chính như sau:
- Khám lâm sàng, khám phụ khoa.
- Thực hiện các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, chẳng hạn như xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư như định lượng CA 125, CA 15-3,…
- Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng chẳng hạn như siêu âm đầu dò tử cung- buồng trứng, soi cổ tử cung, chụp X-quang tuyến vú, chup CT, chụp cộng hưởng từ,. . ,
- Xét nghiệm tế bào học, xét nghiệm mô bệnh học.
Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ có định hướng cụ thể để mang lại hiệu quả tầm soát cao nhất và tiết kiệm chi phí tối đa cho người bệnh.
Để đảm bảo kết quả chính xác và việc tầm soát ung thư diễn ra thuận lợi, chị em nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm máu.
- Không dùng các chất kích thích trước khi làm xét nghiệm.
- Không nên khám phụ khoa trong những ngày kinh nguyệt.
- 2 ngày trước khi xét nghiệm không nên thụt rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo hoặc quan hệ.
- Nếu đang mang thai thì không nên chụp X-quang. |
doc_12 | Imecapto thuộc danh mục thuốc tim mạch, được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM - VIỆT NAM, theo số đăng ký VD-14305-11.Thành phần có trong thuốc Imecapto là hoạt chất Captopril 25mg. Đóng gói Imecapto hộp 10 vỉ x 10 viên nén.
Imecapto chứa chứa hoạt chất Captopril, có công dụng chính là ức chế men chuyển Angiotensine I thành Angiotensine II. Đây là một chất gây co mạch, đồng thời kích thích khả năng bài tiết Aldosterone ở vỏ thượng thận.Imecapto có công dụng tốt ở các đối tượng mắc bệnh tim mạch, huyết áp theo chỉ định. Captopril hấp thụ nhanh qua đường uống, phân bổ bằng cách gắn Albumin huyết tương. Imecapto đào thải qua nước tiểu, thải trừ qua thận.
3. Chỉ định dùng thuốc Imecapto
Thuốc Imecapto được chỉ định cho các trường hợp:Tăng huyết áp;Suy tim.Với điều kiện người bệnh không đáp ứng điều trị bằng thuốc lợi tiểu.
4. Cách sử dụng, liều dùng thuốc Imecapto
Cách dùng: Thuốc Imecapto được bào chế dạng viên nén. Bạn có thể uống Imecapto trực tiếp với nước đun sôi để nguội.Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, liều dùng Imecapto tùy theo tình trạng và mục đích sử dụng. Cụ thể, liều lượng thuốc Imecapto như sau:Tăng huyết áp: Với đối tượng này, liều dùng Imecapto khởi đầu là 25mg dùng 2 – 3 lần trước khi ăn 1h.. Sau đó có thể điều chỉnh liều Imecapto duy trì từ 25 – 150mg x 2 – 3 lần trước khi ăn 1h.Suy tim sung huyết: Liều dùng Imecapto cho đối tượng này là 25mg x 3 lần/ ngày cho liều khởi đầu. Sau đó dùng liều Imecapto duy trì 50mg x 3 lần/ ngày. Điều chỉnh tăng liều cần cân nhắc, ít nhất là 2 tuần để xác định đáp ứng xảy ra.Loạn tâm thất trái: Với đối tượng này, dùng Imecapto liều khởi đầu là 6.25mg. Tiếp đó, có thể dùng Imecapto liều 12.5mg x 3 lần/ ngày. Điều chỉnh tăng liều đến 25mg x 3 lần/ ngày trong những ngày tiếp theo. Liều Imecapto duy trì cho đối tượng rối loạn tâm thất trái là 50mg x 3 lần/ ngày trong thời gian vài tuần khi dung nạp.Bệnh thận do tiểu đường: Dùng liều Imecapto là 25 mg x3 lần/ ngày.Tăng huyết áp khẩn cấp: Đầu tiên cần điều trị bằng thuốc lợi tiểu và ngừng thuốc hiện tại. Dùng Imecapto 25mg x 2 – 3 lần/ ngày dưới sự theo dõi của bác sĩ/ dược sĩ. Điều chỉnh tăng liều thuốc Imecapto mỗi 24h hoặc ít hơn khi có đáp ứng thoả đáng hoặc đạt được liều tối đa.Rối loạn bài tiết di truyền: Dùng Imecapto liều khởi đầu 25mg x 2 – 3 lần/ ngày trước khi ăn 1h. Liều Imecapto ban đầu được điều chỉnh theo sức chịu đựng, thường là từ 1 – 2 tuần
5. Chống chỉ định dùng thuốc Imecapto
Thuốc Imecapto không dùng cho các đối tượng sau:Mẫn cảm với các thành phần có trong Imecapto;Hẹp đồng mạch chủ;Hạ huyết áp;Phù mạch;Có thai.
6. Tương tác Imecapto với các thuốc khác
Nhà sản xuất cũng đưa ra một số cảnh báo về tương tác khi dùng Imecapto chung với các thuốc khác gồm:Aliskiren;Lithium;Losartan/Valsartan;Thuốc tránh thai có Drospirenone;
7. Tác dụng phụ Imecapto
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Imecapto gồm:Phát ban;Đau dạ dày;Khó thở;Sưng mặt;Môi;Lưỡi;Cổ họng;Mê sảng;Ngất xỉu;Tiểu nhiều;Không đi tiểu được;Sốt;Ớn lạnh;Đau đầu;Tim đập nhanh;Xuất huyết bất thường;Đau ngực;Ho;Mất cảm giác vị giác;Chóng mặt;Buồn ngủ;Đau đầu;Khô miệng;Buồn nôn;Tiêu chảy;Táo bón.Các tác dụng phụ khi dùng Imecapto là không giống nhau ở mỗi người. Do dó, bạn cần theo dõi, phát hiện và thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ khi uống thuốc Imecapto để được xử trí sớm.
8. Thận trọng khi dùng thuốc Imecapto
Những đối tượng sau nên thận trọng khi uống thuốc Imecapto:Bệnh thận;Suy thận;Hẹp động mạch thận 2 bên;Chuẩn bị phẫu thuật;Gây mê.Ngoài ra, khi dùng Imecapto bạn cũng nên kiểm tra một số chỉ số như:Công thức bạch cầu;Protein niệu.Thuốc Imecapto có công dụng điều trị bệnh tim mạch theo hướng dẫn. Dùng thuốc Imecapto an toàn phải có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có đơn kê của người có chuyên môn. |
doc_13 | Thuốc Ceutocid 200mg có thành phần hoạt chất chính là Celecoxib 200mg. Đây là thuốc kháng viêm Non-steroid (NSAIDS) có tác dụng giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc kê đơn nên người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
2. Liều dùng và cách dùng thuốc Ceutocid 200
Thuốc Ceutocid 200 được bào chế dưới dạng viên nén nên được sử dụng bằng đường uống. Theo đó, người bệnh sử dụng thuốc Ceutocid 200 theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Theo đó, người bệnh có thể tham khảo sử dụng với liều lượng sau đây:Bệnh viêm xương khớp mãn tính: Người bệnh uống ngày 1 viên x 1 lần hoặc chia 2 lần.Bệnh viêm khớp dạng thấp: Người bệnh uống ngày 1 viên x 2 lần/ngày.Liều lượng kiểm soát các cơn đau cấp và điều trị đau bụng kinh tiên phát liều khởi đầu là 400 mg. Có thể bổ sung thêm 200 mg nếu cần thiết vào ngày đầu tiên, những ngày tiếp theo có thể sử dụng ngày 1 viên x 2 lần/ngày nếu cần. Khoảng cách liều tối thiểu giữa các liều thuốc là 4 giờ. Cần lưu ý: Liều lượng thuốc Ceutocid 200 trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào thể trạng, tiền sử bệnh mà bác sĩ kê liều lượng thuốc khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Ceutocid 200
Chống chỉ định sử dụng thuốc Ceutocid 200 trong những trường hợp người bệnh sau đây:Người bệnh bị mẫn cảm với một hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ en dưới 15 tuổi. Người bệnh bị loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh bị suy thận nặng. Người bệnh có tiền sử suy tim, cao huyết áp, rối loạn chức năng gan. Người già, người thường xuyên lái xe và vận hành máy (cẩn thận)
4. Tác dụng phụ của thuốc Ceutocid 200
Trong quá trình sử dụng thuốc Ceutocid 200, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:Kích ứng, ngứa, nổi mẩn đỏ, phát ban daĐau cơ xương khớp, xuất huyết tiêu hóa, mệt mỏi. Chóng mặt, buồn ngủ, hoa mắt, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón. Những tác dụng phụ kể trên có thể chưa liệt kê được hết các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Ceutocid 200. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào thì người bệnh cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc khác.
5. Tương tác thuốc Ceutocid 200
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu về các tương tác thuốc của thuốc Ceutocid 200 với thuốc hoặc các loại thực phẩm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, các loại thảo dược, thực phẩm chức năng, thuốc nam,.....
6. Quá liều, quên liều và cách xử trí
Hiện nay, chưa có trường hợp quá liều thuốc Ceutocid 200 nào được ghi nhận. Vì thế, khi sử dụng quá liều, người bệnh cần ngừng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.Nếu quên liều, người bệnh nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian quên đã đến gần liều tiếp theo thì người bệnh nên bỏ qua liều thuốc quên đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù gấp đôi liều thuốc. Hay tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp.
7. Bảo quản thuốc và xử lý thuốc Ceutocid 200 đúng cách
Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản khác nhau để giữ hiệu quả thuốc tốt nhất. Vì thế, người bệnh không nên dùng thuốc trong trường hợp bị đổi màu, chảy nước hay hết hạn sử dụng.Hãy bảo quản thuốc Ceutocid 200 tại những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Tuyệt đối không bảo quản thuốc ở tủ lạnh hoặc nhà tắm...Không được vứt thuốc ở nơi có ống thải nước. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải để tiêu hủy thuốc Ceutocid 200 an toàn không gây ô nhiễm môi trường. Tóm lại, thuốc Ceutocid 200mg có thành phần hoạt chất chính là Celecoxib 200mg. Đây là thuốc kháng viêm Non-steroid (NSAIDS) có tác dụng giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc kê đơn nên người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. |
doc_14 | Người lớn tuổi thường mắc các bệnh về thoái hoá xương khớp, trong đó thoái hoá khớp háng là căn bệnh phức tạp và khó lường nhất. Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng
Bạn hãy thử nghĩ xem, đồ vật xung quanh chúng ta sử dụng 20 năm còn hỏng hóc, cần sửa chữa, thậm chí vứt đi nữa là những chiếc khớp háng nâng đỡ cả phần thân trên của cơ thể. Chính vì vậy nguyên nhân của thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình lão hoá tuổi tác của con người gây nên tính trạng mài mòn khớp kéo dài, hay gặp ở độ tuổi 60 và chiếm đến 50% các trường hợp thoái hoá khớp hiện nay.Y học gọi nguyên nhân này là nguyên nhân nguyên phát, hiểu đơn giản nguyên phát là nguyên nhân bắt nguồn từ chính trong những chiếc khớp háng đã bị mài mòn theo thời gian của chúng ta. Ngược lại với nguyên nhân nguyên phát, đó là nguyên nhân thứ phát. Đó chính là những tác động từ bên ngoài đến khớp háng gây ra thoái hoá.Và có rất nhiều nguyên nhân thứ phát như: chấn thương thể thao, do biến chứng của các bệnh nền như hoại tử chỏm xương đùi, gout, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,...thừa cân cũng là một nguyên nhân thúc đẩy bệnh thoái hoá khớp tiến triển nhanh hơn.Thoái hoá khớp háng thường rất khó nhận biết, tiến triển chậm, khó phát hiện, lại dễ bị nhầm lẫn với những tổn thương thắt lưng hoặc xương chậu. Lý do là vì khớp háng được che bởi nhiều lớp mô cơ và dây chằng. Vậy đó, được bao bọc và ẩn náu như chơi trốn tìm như vậy bảo sao rất khó để phát hiện ra bệnh.
Thoái hóa khớp háng và những điều cần biết
2. Thoái hóa khớp háng và những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
3. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng
Hiện có 2 phương pháp điều trị chính gồm:Điều trị nội khoa là phương pháp dành cho bệnh thoái hoá khớp háng ở giai đoạn nhẹ. Giai đoạn này người bệnh hay sử dụng những viên thuốc giảm đau, chống viêm theo chi định của bác sĩ kèm theo phương pháp phục hồi chức năng, vật lý trị liệu sẽ giúp điều trị thoái hoá khớp háng.Điều trị ngoại khoa dành cho thoái hoá khớp háng ở giai đoạn nặng và chúng ta sẽ có 2 phương pháp:Thay bán phần khớp háng là phương pháp được áp dụng khi thoái hoá khớp ở người bệnh lớn tuổi, kèm ít vận động và có chống chỉ định thay khớp háng toàn phần. Thay khớp háng toàn phần: chủ yếu dành cho những trường hợp như:Người bệnh dưới 75 tuổi, có bệnh nền gây tổn thương khớp háng. |
doc_15 | Ung thư trực tràng là bệnh lý nguy hiểm và có tỉ lệ mắc bệnh cao những năm gần đây. Do đó, người bệnh cần có những hiểu biết cần thiết về căn bệnh này để phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh.
Trực tràng là cơ quan tiêu hóa, nằm ở phía cuối của ruột già trước khi ra ngoài. Ung thư trực tràng sẽ hình thành từ niêm mạc của trực tràng và cũng là một bệnh lý phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm khi người bệnh tự phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh, đồng thời thăm khám và điều trị tích cực.
Ung thư ở trực tràng nằm trong top 10 những bệnh lý ung thư phổ biến trên thế giới và đứng thứ 4 trong những những nguyên nhân tử vong hàng đầu. Do căn bệnh này có các dấu hiệu nhận biết tương tự như các bệnh lý tiêu hóa thông thường khác do đó bệnh thường được phát hiện muộn.
Ung thư ở trực tràng là bệnh lý nguy hiểm và thường phát hiện muộn
Căn bệnh này đang trở thành mối lo ngại cho mọi người bởi có thể gặp phải ở bất kì độ tuổi, giới tính nào. Đối với căn bệnh này, các bạn cần lưu ý những điều sau:
– Nếu được phát hiện sớm, người bệnh hoàn toàn có thể khỏi bệnh
– Ung thư ở trực tràng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa thông thường
– Ung thư ở trực tràng là một bệnh lý phổ biến ở ống tiêu hóa khi tế bào trong cơ quan này đột biến và tăng trưởng ngoài khả năng kiểm soát của cơ thể.
– Nguy cơ mắc bệnh ung thư này tăng dần theo độ tuổi của người bệnh. Độ tuổi trung bình của người mắc bệnh thường là từ tuổi trung niên trở lên và chủ yếu là nam giới.
2. Nguy cơ và nguyên nhân hình thành bệnh
Hiện nay, chưa có nguyên nhân chính xác nào dẫn tới bệnh căn bệnh ung thư này. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh hình thành do tuổi tác tăng, tiền sử gia đình hoặc một số hội chứng di truyền ung thư…
Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:
– Người bệnh ăn kiêng quá mức
– Sử dụng thuốc lá, thuốc lào trong thời gian dài
– Người bệnh sử dụng rượu bia nhiều, liên tục trong thời gian
– Lối sống lười vận động, ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ hộp, đồ ăn nhanh…
– Mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian quá lâu
– Người bệnh có vấn đề về đại tràng: viêm loét đại tràng, polyp trực tràng, ung thư ở các cơ quan khác di căn về hệ tiêu hóa…
Viêm loét đại tràng mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư
Nhiều bệnh nhân không hề biết bản thân mắc bệnh cho đến khi vô tình phát hiện bệnh hoặc được chẩn đoán bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân phát hiện khi đi khám sức khỏe, thăm khám một bệnh lý khác.
Tuy nhiên, những dấu hiệu của bệnh lý ung thư này đã âm thầm xuất hiện nhưng người bệnh không nhận ra như các dấu hiệu về tiêu hóa, phân, tình trạng cơ thể… Do chủ quan hoặc do nhầm lẫn với nhiều bệnh lý tiêu hóa thông thường nên người bệnh thường dùng thuốc để làm giảm triệu chứng, không đi khám hoặc điều trị ngay.
Thông thường, khi phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, các triệu chứng đã rõ ràng hơn và cũng dần trở nên nguy hơn, đặc biệt là khi người bệnh sụt cân và đau bụng. Những dấu hiệu này cho thấy người bệnh có khả năng tế bào ung thư ác tính đã lan rộng hơn. Người bệnh cần nhận diện sớm các dấu hiệu ung thư bao gồm:
– Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài
– Phân mỏng, sẫm màu, có dịch nhầy và máu
– Cân nặng sụt giảm bất thường
– Hậu môn bị chảy máu
– Thói quen đi ngoài thất thường, thay đổi
– Cơ thể mệt, bụng chướng, đôi lúc có cơn đau âm ỉ
– Cảm nhận được khối u.
4. Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh
4.1 Tìm hiểu các phương pháp điều trị ung thư ở trực tràng phổ biến
Để điều trị hoàn toàn bệnh ung thư ở trực tràng, đa phần người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ khối u ở trực tràng. Dựa theo vị trí và giai đoạn bệnh có thể thực hiện ở thành bụng hoặc hậu môn. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh loại bỏ hạch bạch huyết cùng một phần trực tràng.
Bác sĩ thường sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp và bảo tồn tối đa cơ thể cho người bệnh. Điều này có thể thực hiện thông qua một số kĩ thuật ít xâm lấn và dựa theo đặc điểm của từng loại ung thư. 3 phương pháp điều trị ung thư trực tràng điển hình bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…
Hiện nay, đa phần bác sĩ điều trị sẽ phối hợp điểm mạnh của các phương pháp điều trị để chữa cho người bệnh hiệu quả nhất. Sau quá trình điều trị, người bệnh sẽ được đo nồng độ CEA để xem ung thư có tái phát không.
4.2 Một số lưu ý trong sinh hoạt khi điều trị ung thư ở trực tràng
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số nguyên tắc trong ăn uống và sinh hoạt để duy trì cơ thể ổn định, sức đề kháng tốt để phối hợp điều trị bệnh hiệu quả. Về chế độ ăn uống, người bệnh cần lưu ý như sau:
– Những nguyên tắc ăn uống và thực phẩm người bệnh ung thư ở trực tràng nên sử dụng:
+ Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong 1 ngày
+ Uống nhiều nước, tối thiểu là 2 lít/ 1 ngày
+ Bổ sung thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế chất béo và mặn
+ Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin: rau củ quả, ngũ cốc…
+ Nạp các loại quả màu đỏ: cà chua, cà rốt, đu đủ…
+ Chế biến đồ ăn đơn giản: luộc hoặc hấp…
– Những thực phẩm và nguyên tắc người bệnh nên tránh:
+ Không ăn những thực phẩm quá cứng, quá khô, khó tiêu hóa
+ Hạn chế những thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn liền
+ Hạn chế những đồ ăn muối chua, lên men
+ Hạn chế những đồ ăn cay nóng: tiêu, ớt, dứa…
+ Hạn chế đồ uống có cồn, đồ uống nhiều ga, chất kích thích và thuốc lá.
+ Hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê…
Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh ung thư trực tràng. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm người bệnh có thể điều trị khỏi, do đó cần lưu ý các dấu hiệu bệnh từ sớm và thăm khám ngay khi có bất thường. |
doc_16 | Trả lời:
Bệnh dạ dày ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Những trường hợp sợ hãi cảm giác đau, buồn nôn và khó chịu mỗi khi phải nội soi thì dịch vụ nội soi dạ dày không đau (nội soi gây mê và nội soi đường mũi) là lựa chọn hoàn hảo giúp chấm dứt hoàn toàn nỗi ám ảnh trên.
Với nội soi dạ dày gây mê, người bệnh sẽ được gây mê bằng thuốc an thần có tác dụng ngắn, tỉnh sau 15 phút và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhờ đó người bệnh hoàn toàn không có cảm giác khó chịu, tỉnh dậy ngay sau khi hoàn thành thủ thuật.
Nội soi dạ dày đường mũi sử dụng ống nội soi nhỏ đi qua ngả mũi, không gây kích thích, làm giảm phản xạ nôn ói.
Lưu ý: Giá dịch vụ có thể thay đổi so với thời điểm đăng tải thông tin này.
Sau khi nội soi dạ dày, người bệnh có thể ăn uống bình thường, chỉ nên ăn thức ăn dạng mềm, lỏng, nguội như sữa, bánh mì… |
doc_17 | Tiền liệt tuyến (TLT) chỉ có ở nam giới. Viêm TLT là một bệnh có thể gặp ở nam thanh niên, với người cao tuổi (NCT) bệnh chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Viêm tiền liệt tuyến gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là loại cấp tính.
TLT là một cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tinh dịch và đóng vai trò quan trọng trong sinh dục, đồng thời TLT có vai trò trong việc điều hòa tiểu tiện.
Nguyên nhân của viêm TLT có rất nhiều loại khác nhau, một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người bị viêm TLT không do nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ cao hơn nguyên nhân do nhiễm khuẩn, nhưng nguyên nhân là gì thì người ta đang tiếp tục nghiên cứu. viêm TLT không do nhiễm khuẩn, thông thường do tình cờ bác sĩ phát hiện bởi khám bệnh về đường sinh dục tiết niệu vì một lý do nào đó. Với loại viêm TLT do nhiễm khuẩn hay gặp là do viêm ở một số cơ quan lân cận rồi lan sang viêm TLT như: viêm trực tràng, tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, nhưng hay gặp nhất trong số đó là viêm đường tiết niệu (viêm niệu đạo, bàng quang, thận, đặc biệt là viêm niệu đạo). Thủ phạm gây viêm ở đường tiết niệu có thể là do vi khuẩn hoặc do virút. vi khuẩn thường gặp tụ cầu vàng (s. aureus), tụ cầu da (s. epidermidis) hoặc tụ cầu hoại sinh (s. saprophyticus), liên cầu (streptococcus), lậu cầu (n. gonorrhaeae), mycoplasma, chlamydia, vi khuẩn đường ruột mà điển hình là e. coli, hoặc giả bạch hầu (corynebactorium hoffmanii), vi khuẩn lao (m. tuberculosis). một đặc điểm được ghi nhận là nếu viêm tlt do nhiễm khuẩn thì ít khi xuất hiện ung thư TLT. Ngoài ra, viêm TLT còn do chấn thương vùng hạ vị hoặc do bị cảm lạnh đột ngột.
Triệu chứng
Có hai loại bệnh viêm TLT, đó là viêm TLT cấp tính và viêm TLT mãn tính.
Đối với viêm TLT tuyến cấp tính bệnh xảy ra đột ngột, có sốt (có thể sốt vừa, thậm chí sốt cao nếu độc lực của vi khuẩn mạnh), ớn lạnh, rét run, đau đầu, đau vùng hạ vị và khắp thân mình như dạng bệnh bị cảm. người bệnh thường có dấu hiệu buồn đi tiểu (mót tiểu) và đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đau, rát, buốt, tiểu không hết, tiểu són, có khi không tiểu được, có thể tiểu ra máu.
Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo đau vùng tiểu khung và khi xuất tinh thấy đục. cần cảnh giác cao với viêm TLT cấp tính, bởi vì, bệnh có thể sẽ dẫn tới một số biến chứng như áp-xe TLT, hình thành tổ chức xơ, bí tiểu cấp tính, viêm mào tinh hoàn, viêm nội mạc cơ tim, thậm chí nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm cho tính mạng. nếu ổ viêm ở đỉnh của TLT có thể sẽ phát triển thành những tổ chức xơ ở cổ bàng quang hoặc nếu viêm nhiễm xảy ra ở vùng đáy của tlt thì có thể
gây ra những đợt viêm kịch phát, nguồn gốc của những đợt đau và đái ra mủ liên tục. một số biến chứng viêm TLT có thể dẫn tới vôi hóa TLT nếu không được điều trị dứt điểm.
Đối với viêm TLT mãn tính thường có rối loạn tiểu tiện (đi tiểu nhiều lần, tiểu són gần như lần nào cũng có), đái máu vi thể hoặc đại thể (đái máu vi thể là mắt thường không nhìn thấy máu, phải có sự hỗ trợ khi soi cặn nước tiểu dưới kính hiển vi quang học, còn đái máu đại thể là người bệnh và bác sĩ khám bệnh đều nhìn thấy nước tiểu màu đỏ hồng). một số trường hợp thỉnh thoảng thấy tiểu ra máu lẫn tinh dịch, vùng hạ vị lúc nào cũng có cảm giác tức và đau âm ỉ. ngoài ra, viêm TLT mãn tính còn thấy biểu hiện giảm hưng phấn tình dục hoặc rối loạn xuất tinh, ảnh hưởng đến sinh sản (ở độ tuổi sinh sản). Ngoài ra, viêm TLT mãn tính có thể gây rối loạn giấc ngủ (ngủ không sâu, hay tỉnh giấc, ngủ ít và khi tỉnh giấc thì khó ngủ trở lại).
Nguyên tắc điều trị và dự phòng
Khi nam giới ở tuổi trưởng thành và nhất là NCT khi có biểu hiện về viêm TLT có ít hoặc nhiều triệu chứng như vừa nêu trên cần đi khám bệnh ngay không nên để bệnh trở thành mãn tính gây khó khăn cho việc chữa trị. đi khám bệnh càng sớm càng tốt để loại trừ một số bệnh về TLT hoặc đường tiết niệu như: lao TLT, ung thư TLT hoặc viêm đường tiết niệu. dùng kháng sinh và chống viêm là cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh đối với viêm tlt do nhiễm khuẩn, nhưng phải do bác sĩ chỉ định, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc không để biến chứng xảy ra hoặc bệnh chuyển sang mạn tính.
Cần điều chỉnh các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày cho thích hợp như không nên ngồi ở các loại ghế cứng mà nên ngồi các loại ghế mềm (có đệm) nhằm hạn chế sức nặng đè lên TLT. không nên ngồi quá lâu trong nhiều giờ liền làm ảnh hưởng đến lưu thông máu đến TLT.
Tránh lao động quá nặng so với sức lực và tuổi tác của mình. không nên sinh hoạt tình dục thái quá. nên tập thể dục đều đặn và nên xoa vùng bụng dưới (hạ vị) hàng ngày nhất là trước khi đi ngủ buổi tối và sáng sớm lúc vừa ngủ dậy. cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cơ thể và nhất là bộ phận tiết niệu- sinh dục. không nên ăn, uống các chất kích thích quá nhiều, nhất là rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào. |
doc_18 | Rối loạn tiền đình là hội chứng ở đầu rất phổ biến, có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu đi kèm với các bệnh lý như thiếu máu não, huyết áp cao hay tiểu đường.
Tiền đình có vai trò duy trì trạng thái thăng bằng cho cơ thể, thuộc hệ thần kinh, nằm phí sau ốc tai hai bên. Hệ thống tiền đình cũng phối hợp cử động giữa các bộ phận như mắt, tay, chân, thân mình,... trong các hoạt động của cơ thể và cân bằng cơ thể.
Rối loạn tiền đình có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tổn thương mạch máu não, tổn thương tai trong hoặc do vấn đề ở dây thần kinh số 8. Triệu chứng điển hình của bệnh là hoa mắt, cơ thể loạng choạng, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,...
Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều ngày, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sức khỏe và năng suất công việc. Theo nguồn gốc khởi phát, rối loạn tiền đình được chia thành 2 nhóm:
1.1. Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ở nhóm này là do tổn thương hệ tiền đình ở vùng tai trong. Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh là chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng. Dạng rối loạn tiền đình này là phổ biến nhất, có thể kéo dài dai dẳng gây nhiều khó chịu.
1.2. Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương
Dạng rối loạn tiền đình này xuất phát từ những tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não. Tuy triệu chứng bệnh ít rầm rộ nhưng khá nguy hiểm và khó điều trị hơn so với nhóm trên.
2. Nguyên nhân thường gặp dẫn đến rối loạn tiền đình
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình rất đa dạng, được chia thành những nhóm sau đây:
2.1. Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn chuyển hóa: gồm các bệnh lý như tiểu đường, suy giáp, tăng ure huyết,...
Viêm gây thần kinh tiền đình: do virus Zona, quai bị, thủy đậu gây liệt dây thần kinh tiền đình, dẫn đến chóng mặt, mất thăng bằng trong nhiều giờ hoặc thậm chí kéo dài đến vài tháng.
Hội chứng Meniere phù nề tai trong.
Chấn thương vùng tai trong.
Viêm tai giữa cấp và mạn tính.
U dây thần kinh số VIII.
Sỏi nhĩ.
Dị dạng tai trong.
Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị, rượu hoặc ma túy.
Nhãn cầu.
Say tàu xe.
2.2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình trung ương
Hạ huyết áp tư thế.
Thiểu năng tuần hoàn sống nền.
Nhồi máu tiểu não.
Hội chứng Wallenberg.
Xơ cứng rải rác.
U tiểu não.
Bệnh Parkinson.
Giang mai thần kinh.
Bệnh đau đầu Migraine.
2.3. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ
Tiền sử bị chóng mặt, có khả năng bị hoa mắt, choáng váng, mất thăng bằng,... và nguy cơ rối loạn tiền đình trong tương lai.
Tuổi tác: Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị rối loạn tiền đình, song người lớn tuổi là đối tượng nguy cơ cao hơn người trẻ, đặc biệt là độ tuổi từ 40 trở lên.
3. Rối loạn tiền đình: chẩn đoán và điều trị
Rối loạn tiền đình càng nghiêm trọng thì dấu hiệu càng rõ ràng và liên tục, song bác sĩ cần dựa trên cả các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác.
3.1. Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh cũng như đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp sau:
Xét nghiệm điện và các phương pháp sử dụng điện cực nhỏ.
Xét nghiệm âm ốc tai.
Chụp cộng hưởng MRI: phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán rối loạn tiền đình có liên quan đến khối u hay sự bất thường về mô mềm trong não hay không.
Xét nghiệm xoay vòng: đánh giá hoạt động của mắt và tai khi người bệnh gặp triệu chứng rối loạn tiền đình.
Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị riêng với từng bệnh nhân.
2.2. Điều trị
Hiện nay, điều trị rối loạn tiền đình có thể kết hợp nhiều phương pháp bao gồm:
Điều trị bằng thuốc kê đơn để giảm nhẹ triệu chứng cũng như ảnh hưởng của chứng rối loạn tiền đình, loại và liều lượng thuốc kê với từng trường hợp người bệnh là khác nhau.
Các bài tập phục hồi chức năng tiền đình: các bài tập này sẽ giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động, phối hợp nhịp nhàng hơn cũng như giúp não nhận biết tín hiệu và xử lý tín hiệu từ tiền đình hiệu quả hơn.
Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng lưu thông khí huyết, máu lên não ổn định hơn.
Các bài tập yoga, thiền giúp cải thiện tâm trạng người bệnh, tập đúng cách giúp người bệnh thoải mái, lạc quan hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và các nhóm chất, tăng cường rau củ quả, hạn chế các thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn xào,...
Ngủ 8 tiếng/ngày cũng như duy trì giấc ngủ sâu.
Luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực trước mọi sự việc.
Như vậy, rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn trong quá trình truyền dẫn, tiếp nhận và xử lý thông tin của tiền đình do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh có thể nguy hiểm nếu kết hợp với các bệnh lý như u não, bệnh lý mạch máu, huyết áp cao và gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Do đó, khi có dấu hiệu rối loạn tiền đình, người bệnh nên sớm đi khám để được chẩn đoán điều trị. |
doc_19 | Thuốc Nadixime 100DT là thuốc kháng sinh, có thành phần chính là Cefpodoxime - một loại kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3. Thuốc Nadixime được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, tiết niệu, da,...
1. Tác dụng thuốc Nadixime 100DT
Nadixime thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, điều trị chống nhiễm khuẩn, kháng nấm và virus, có thành phần chính là Cefpodoxim 100mg. Cefpodoxime là một loại kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng kháng khuẩn với các vi khuẩn gram âm và gram dương.Thuốc Nadixime được bào chế dưới dạng viên nén phân tán và được chỉ định dùng trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn sau:Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm xoang, viêm tai giữa cấp, viêm họng, viêm amidan.Viêm phổi cộng đồng cấp tính.Nhiễm khuẩn lậu cầu cấp và chưa gây biến chứng. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và chưa có biến chứng. Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
2. Cách dùng và liều dùng thuốc Nadixime 100DT
Thuốc Nadixime được dùng theo đường uống, nên phân tán viên thuốc vào nước trước khi dùng bằng cách cho viên thuốc vào một muỗng nước, để thuốc tan hoàn toàn rồi uống. Nên uống thuốc cùng với thức ăn.Liều dùng thuốc Nadixime ở người lớn tùy vào mục đích điều trị cụ thể như sau:Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (bao gồm viêm họng và viêm amidan): 100mg/ lần, dùng mỗi 12 giờ và thời gian điều trị là 5 - 10 ngày hoặc 7 ngày.Viêm phổi cộng đồng: 200mg/ lần, dùng mỗi 12 giờ và thời gian điều trị từ 10 - 14 ngày.Nhiễm khuẩn lậu cầu cấp tính (không biến chứng): Dùng 1 liều Nadixime duy nhất 200mg/lần.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (không biến chứng): 100mg/ lần, dùng mỗi 12 giờ và thời gian điều trị là 7 ngày hoặc từ 5 - 10 ngày.Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: 400mg/ lần, dùng mỗi 12 giờ và thời gian điều trị từ 7 - 14 ngày.Liều dùng thuốc Nadixime ở trẻ em tùy vào mục đích điều trị cụ thể như sau:Viêm tai giữa cấp tính: 10mg/ kg cân nặng/ ngày, chia làm 2 lần dùng trong ngày, dùng trong 10 ngày. Liều dùng tối đa là 400mg/ngày.Viêm họng, viêm amidan: 10mg/ kg cân nặng/ ngày, chia làm 2 lần dùng trong ngày, dùng trong 10 ngày. Liều dùng tối đa là 200mg/ngày.Bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút cần dùng thuốc Nadixime cách nhau 24 giờ. Bệnh nhân xơ gan không cần điều chỉnh liều dùng. Cho đến nay vẫn chưa ghi nhận báo cáo về việc dùng quá liều Nadixime. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình huống này, người bệnh cần được thẩm tách máu hoặc thẩm tách màng bụng để loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể, nhất là bệnh nhân suy thận.
3. Tác dụng phụ của thuốc Nadixime 100DT
Dùng thuốc Nadixime có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với tần suất xuất hiện như sau:Thường gặp: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, nổi mày đay, phát ban, ngứa.Ít gặp: Đau khớp, sốt, phản ứng phản vệ, hồng ban đa dạng, viêm gan, rối loạn men gan, vàng da ứ mật. Hiếm gặp: Rối loạn về máu, tăng bạch cầu ưa eosin, viêm thận kẽ (có hồi phục), bị kích động, tăng hoạt động, tăng trương lực, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, lú lẫn.
4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Nadixime 100DT
Không dùng thuốc Nadixime ở người bị quá mẫn hoặc có tiền sử nhạy cảm với thành phần của thuốc, người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.Trước khi dùng Nadixime, người bệnh cần cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về tiền sử dị ứng thuốc, đặc biệt là người bị mẫn cảm với penicillin, thiểu năng thận.Phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng thuốc Nadixime trong trường hợp thật sự cần thiết. Phụ nữ đang nuôi con cho bú cần cân nhắc kỹ lưỡng việc dùng thuốc, giữa nguy cơ và lợi ích trên người mẹ và trẻ sơ sinh.Dùng Nadixime cùng với thuốc kháng axit hoặc ức chế H2 có thể làm giảm nồng độ của thuốc trong huyết tương.Theo dõi chức năng thận ở người bệnh dùng đồng thời Nadixime với các hợp chất gây độc thận.Việc dùng thuốc Nadixime có thể làm thay đổi một số chỉ số xét nghiệm.Công dụng của thuốc Nadixime 100DT là tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp như viêm tai - xoang - họng, viêm phổi cộng đồng, viêm da. |
doc_20 | Xét nghiệm RPR
Xét nghiệm RPR
(Rapid Plassma Reagin)
là xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong máu, thường được áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh giang mai do lây qua đường tình dục.
Được biết, bệnh Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra
không chỉ giới hạn ở những bộ phận sinh dục và bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc.
Qua quá trình xét nghiệm cho thấy: Nếu rpr âm tính thì không bị giang mai; nếu RPR dương tính tức là đã mắc bệnh giang mai.
Ngoài ra, xét nghiệm rpr cũng được dùng để theo dõi trong quá trình điều trị giang mai. Trường hợp điều trị tốt thì lượng kháng thể trong xét nghiệm rpr sẽ giảm xuống và ngược lại lượng kháng thể gia tăng nếu điều trị không mang lại hiệu quả hoặc nhiễm trùng dai dẳng.
Xét nghiệm rpr
thường không nhạy cảm vào giai đoạn trước và sau khi mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, nó lại khá nhạy cảm (gần như 100%) trong giai đoạn giữa của bệnh giang mai.
Trong một số trường hợp xét nghiệm rpr vẫn có thể cho kết quả không chính xác bởi cơ thể con người cũng có thời điểm tạo ra kháng thể đặc biệt phản ứng với vi khuẩn giang mai. Do đó, nếu xét nghiệm rpr dương tính bạn cần làm thêm các xét nghiệm khá FTA – ABS nhằm giúp phân biệt giữa bệnh giang mai và bệnh nhiễm trùng khác. Cụ thể, một số nguyên nhân gây ra dương tính giả
như: HIV, Bệnh Lyme, viêm phổi, sốt rẻ, lupus đỏ hệ thông.
Được biết đến là địa chỉ uy tín chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân, Bệnh viện đa khoa Medaltec luôn đặt lợi ích của người dân lên trên với phương châm: “Dịch vụ tốt, công nghệ cao”. Bệnh viện đa khoa Medaltec luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng nhất. Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ thạc sỹ, bác sỹ giỏi, chuyên môn sâu sẽ tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho người dân một các tận tình. |
doc_21 | Bệnh tay chân miệng có nhiều cấp độ với mức nguy hiểm khác nhau. Vì thế, rất nhiều người thắc mắc không biết bệnh tay chân miệng khi nào cần đến viện để tránh gây biến chứng và nguy hiểm. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
1. Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng
Để thuận lợi trong quá trình chăm sóc cũng như biết được bệnh tay chân miệng khi nào cần đến viện, bạn cần nhanh chóng phát hiện và nhận biết các dấu hiệu của bệnh theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Trong 3 - 6 ngày đầu, cơ thể mới bị nhiễm virus (nhóm virus đường ruột) nên vẫn chưa có biểu hiện cụ thể. Lúc này, mọi sinh hoạt hàng ngày vẫn diễn ra bình thường. Người lớn vẫn có thể đi làm, trẻ nhỏ vẫn còn đủ sức vui chơi hay đi học. Do đó, giai đoạn này vẫn khó phát hiện được cơ thể đã mắc bệnh tay chân miệng.
Giai đoạn khởi phát
Sau thời gian ủ bệnh thì bệnh sẽ khởi phát với các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi, tiêu chảy vài lần trong ngày. Trong một số trường hợp có thể sờ thấy hạch ở hàm dưới hoặc cổ. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 - 2 ngày. Và vì các triệu chứng này khá phổ biến ở nhiều bệnh, chẳng hạn như cảm cúm, cảm lạnh,… nên nhiều người sẽ chủ quan.
Giai đoạn toàn phát
Đây là giai đoạn xuất hiện các triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh tay chân miệng. Theo đó, các vùng má, miệng, đặc biệt là lưỡi, vòm họng,… sẽ nổi những mụn nước có đường kính từ 2 - 3mm. Những mụn nước này khi vỡ ra tạo thành các vết loét, gây khó chịu và đau đớn khi ăn uống, vì thế, dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, bỏ ăn.
Cùng với đó, da trên cơ thể cũng xuất hiện các bọng nước, hay gặp ở các vị trí như: ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông,… sẽ xuất hiện các bóng nước hình bầu dục có đường kính từ 2 - 10mm. Thậm chí, tình trạng nổi ban này có thể ẩn dưới da, rất khó nhìn thấy.
Giai đoạn toàn phát kéo dài khoảng 3 - 10 ngày. Trong thời gian này, người bệnh có thể gặp những triệu chứng nặng như sốt cao không hạ, nôn ói, lơ mơ, ngủ gà, mê sảng, co giật,… Đây được coi là biến chứng của bệnh tay chân miệng. Và những biến chứng này nếu không được can thiệp y tế kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Giai đoạn lui bệnh
Sau 7 - 10 ngày tính từ ngày khởi phát, người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được chăm sóc, nghỉ ngơi và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bệnh cũng sẽ tự khỏi hoặc nhanh khỏi. Sẽ có một số trường hợp xảy ra các biến chứng nặng hơn. Lúc này, cần được nhập viện để theo dõi, điều trị tích cực để tránh nguy hiểm.
Thông thường, bệnh tay chân miệng ở người lớn sẽ tự động khỏi sau 7 - 10 ngày. Trong thời gian này, người bệnh cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi thư giãn. Trong một số trường hợp, có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau theo liều lượng trong hướng dẫn sử dụng.
Tuy nhiên, khi xuất hiện những triệu chứng nặng như sốt cao liên tục, nôn ói và tiêu chảy nhiều, đi đứng không vững, ngủ lịm, khó thở,… thì cần đến viện lập tức để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm cho hệ thần kinh (viêm màng não, viêm tủy sống).
Còn với trẻ em mắc tay chân miệng, ba mẹ cần theo dõi sát sao. Bởi trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, lại chưa biết cách bảo vệ bản thân. Nếu bé có bất kỳ biểu hiện nào hoặc ba mẹ nghi ngờ bé bị tay chân miệng, cần dành nhiều thời gian chăm sóc và để ý đến hoạt động của bé.
Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguy cơ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu bé có những triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.
Quấy khóc liên tục kéo dài
Khi bị tay chân miệng, bé sẽ khóc vì những mụn nước, bóng nước trên cơ thể gây khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan nếu bé quấy khóc liên tục và kéo dài. Bởi tình trạng này không chỉ khiến bé mất sức, mệt mỏi mà còn có thể nghĩ đến trường hợp cơ thể bé đã bị nhiễm độc thần kinh, ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
Sốt cao liên tục không hạ
Bé sốt trên 38,5 độ C và liên tục trong 2 ngày không khỏi, kể cả khi đã sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol là tình trạng rất nguy hiểm, cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể. Lúc này, cần đưa bé vào viện càng sớm càng tốt để bác sĩ chỉ định hạ nhiệt bằng cách dùng thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen. Ba mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc này.
Hay giật mình, hoảng hốt
Quấy khóc, sốt cao và giật mình cho thấy nguy cơ nhiễm độc thần kinh là rất cao. Do đó, nếu bé giật mình, không chỉ trong lúc ngủ mà còn cả trong lúc chơi thì ba mẹ cần sớm đưa đến viện.
Bên cạnh đó, ba mẹ có thể theo dõi thêm các triệu chứng khác như bé mệt mỏi, ngủ li bì, tay chân run, toàn thân lạnh, hốt hoảng, chới với, loạng choạng, khó thở, thở nhanh chậm không đều,… Tất cả những dấu hiệu này đều cảnh báo cơ thể bé đang bất thường, cần được thăm khám và điều trị tích cực.
Tóm lại, dù là người lớn hay trẻ em thì khi bị tay chân miệng, cần theo dõi, chăm sóc và điều trị tích cực để mau chóng hồi phục. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh cũng như trả lời được câu hỏi bệnh tay chân miệng khi nào cần đến viện để được điều trị kịp thời và hiệu quả. |
doc_22 | Cần tây, thịt gà, nấm, trứng, khoai tây, cơm, nước… là những thực phẩm không nên hâm nóng lại.
Thực phẩm không nên hâm nóng lại
Nấm
Nấm phát huy các chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe là ăn ngay sau khi vừa nấu xong, tuyệt đối không được hâm nóng lại bởi các thành phần protein có trong nấm sẽ thay đổi và gây hại nhiều cho tim mạch.
Thịt gà
Thịt gà chứa một lượng lớn protein. Khi hâm nóng thịt gà, protein có trong thịt sẽ thay đổi thành phần, biến chất và gây ra các vấn đề về tiêu hóa gây hại cho sức khỏe.
Cơm
Khi hâm nóng lại cơm sẽ biến các bào tử gạo thành chất gây hại, các bào tử này sản sinh ra vi khuẩn và làm người ăn cảm thấy buồn nôn hoặc đổ bệnh.
Khoai tây
Khoai tây là một trong những thực phẩm khi hâm lại trong lò vi sóng sẽ bị biến mất toàn bộ chất dinh dưỡng có ích. Thay vào đó là sự xuất hiện các chất có hại cho cơ thể con người.
Trứng
Không đun nấu lại bởi khi tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, lòng đỏ của trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể.
Cần tây
Cần tây là một loại rau lá xanh chứa nitrat và sẽ chuyển thành nitrit có hại khi hâm nóng. Điều này khiến cơ thể dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm và kéo theo vô số bệnh trầm trọng khác…
Nước
không nên đun lại nước uống nhiều lần bởi các hàm lượng kim loại nặng có trong nước như chì, candimium và nitrat khi đun lại nhiều lần sẽ trải qua quá trình thủy phân.
… |
doc_23 | Men tiêu hóa Probio là loại men vi sinh có chứa Lactobacillus acidophilus, giúp hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của loại men này và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng.
1. Một số tác dụng của men tiêu hóa Probio
Nếu sử dụng men tiêu hóa Probio đúng cách, sản phẩm này có thể mang lại những tác dụng như sau:
- Điều trị bệnh tiêu chảy: Đây là một trong những phương pháp điều trị khá hiệu quả dành cho những bệnh nhân tiêu chảy, bao gồm:
+ Trường hợp tiêu chảy do C. difficile – thường gặp ở người cao tuổi, người cần điều trị kháng sinh phổ rộng.
+ Trường hợp bị tiêu chảy ở trẻ dưới 2 tuổi do virus rota.
+ Tiêu chảy cấp, tiêu chảy có liên quan đến thuốc kháng sinh, tiêu chảy do tác dụng phụ của xạ trị vùng chậu,... hoặc tiêu chảy do một số nguyên nhân khác.
- Điều trị hội chứng ruột kích thích: Men tiêu hóa Probiotic cũng giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
- Tăng cường sức khỏe miễn dịch. - Hỗ trợ giảm cân. - Hỗ trợ giảm đường huyết.
2. Cần lưu ý gì khi sử dụng men tiêu hóa Probiotic
Khi dùng men tiêu hóa Probiotic, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi,... Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện sau một thời gian ngắn.
Sử dụng men tiêu hóa trong suốt một thời gian dài và có tiếp xúc với răng thì có thể làm suy yếu men răng.
Những trường hợp đang mang thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là những đối tượng rất nhạy cảm, rất dễ bị suy giảm miễn dịch và có nhiều nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc, thậm chí là một số biến chứng nghiêm trọng.
Những đối tượng sau nên thận trọng khi sử dụng men tiêu hóa Probiotic (vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc axit lactate):- Các trường hợp đã từng phẫu thuật dạ dày.
- Người mắc hội chứng ruột ngắn.
- Các trường hợp mắc loạn khuẩn đường ruột. - Người bị suy thận.
- Thiếu Thiamine. - Chống chỉ định dùng thuốc với người có hệ miễn dịch yếu hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch do bệnh lý hoặc điều trị thuốc ức chế miễn dịch,...
- Không tùy ý sử dụng lợi khuẩn với các trường hợp dùng van tim nhân tạo hay ống thông tĩnh mạch trung tâm để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
3. Những sai lầm thường gặp khi sử dụng men tiêu hóa Probio
Dưới đây là một số sai lầm thường gặp phải khi sử dụng men tiêu hóa Probio:- Uống men tiêu hóa tùy tiện: Trên thực tế, nhiều người khi thấy xuất hiện những triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,... thường tự ý mua men tiêu hóa về sử dụng mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng.
Nếu muốn bổ sung men tiêu hóa, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám và biết rõ bạn có cần phải sử dụng men tiêu hóa hay không thì mới có thể hướng dẫn bạn bổ sung đúng cách nhằm cải thiện vấn đề sức khỏe và hạn chế nguy cơ rủi ro không đáng có.
Men tiêu hóa chỉ nên dùng trong vòng từ 7 đến 15 ngày. Nếu lạm dụng men tiêu hóa, bạn không thể đạt được hiệu quả điều trị mà còn có thể gây phản tác dụng, cơ thể sẽ bị thừa men tiêu hóa hoặc sử dụng quá nhiều dẫn đến phụ thuộc vào men tiêu hóa, cơ thể tự động giảm tiết men tiêu hóa tự nhiên. Hơn nữa, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng được men tiêu hóa.
- Uống men tiêu hóa sai thời điểm: Khi uống men tiêu hóa, bạn nên lưu ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất. Không thể uống men tiêu hóa ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đặc biệt, không nên uống men tiêu hóa khi đang đói vì thói quen này có thể khiến cho nồng độ axit của dạ dày tăng cao, men gan và men tụy cũng tăng cao dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng tại các cơ quan này. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến viêm loét hoặc thủng dạ dày và gây ra những cơn đau bụng dữ dội.
Thời điểm phù hợp để sử dụng men tiêu hóa là dùng ngay sau bữa ăn hoặc ngay trong bữa ăn. Không nên dùng trước khi ăn hoặc dùng quá muộn sau bữa ăn.
Cho dù men tiêu hóa Probiotic có thể mang lại nhiều lợi ích, rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nhưng không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Vì thế hãy cân nhắc trước khi sử dụng, tốt nhất, hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. |
doc_24 | Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh không thể chữa khỏi hẳn nên người bệnh cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để giảm các biến chứng, duy trì sức khỏe và tránh nguy cơ tử vong. Bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn đọc về những thực phẩm nên ăn và nên kiêng ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi tắt là COPD là một trong những bệnh lý nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm ở đường hô hấp, nếu không có chế độ chăm sóc và ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng.Theo các nghiên cứu thì có đến hơn 70% các bệnh nhân mắc COPD ở trạng thái suy dinh dưỡng, thể trạng kém có thể dẫn đến nguy cơ người bệnh không đủ sức để chống chọi với bệnh tật và tiên lượng xấu. Hai yếu tố quan trọng trong bệnh COPD chính là sự thiếu oxy máu và tác động của khói thuốc lá làm gia tăng viêm ở phổi. Khi phổi ở tình trạng viêm, người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, sốt và mệt mỏi. Nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý thì người bệnh dễ mất lượng cơ, mỡ và sụt cân nhanh chóng trong thời gian ngắn.Ngoài ra, quá trình dùng thuốc của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng sử dụng các thuốc có steroid, corticoid nên ở đối tượng này cũng sẽ dễ bị thoại hóa đạm, giảm hấp thu Calci, Kali và giữ muối. Do đó, chế độ ăn uống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng cần được quan tâm chặt chẽ
Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính2.1 Vitamin & khoáng chất từ trái cây tươi. Vitamin và khoáng chất, cụ thể là Kali, Canxi và các vitamin là những nhóm khoáng chất cần thiết cho người bệnh. Do đó, hãy đảm bảo rằng người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được cung cấp đầy đủ các thực phẩm có chứa Vitamin D, Canxi cacbonat hoặc canxi citrate.2.2 Chất đạm. Chất đạm (protein) là một trong những chất giúp xây dựng cơ bắp và sức bền cho cơ thể người bệnh. Các thực phẩm giàu chất đạm có thể dùng được cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thịt bò, thịt heo, cá mòi, cá thu, cá hồi,..2.3 Tinh bột giàu chất xơTinh bột giàu chất xơ như đậu hà lan, lúa mạch, yến mạch giúp cho người bệnh dễ tiêu hóa và chức năng của hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra các thực phẩm chứa tinh bột giàu chất xơ cũng giúp lượng đường trong máu của người bệnh dễ kiểm soát hơn2.4 Chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Sử dụng chất béo có nguồn gốc từ thực vật giúp người bệnh hạn chế được sự tăng lượng CO2 trong máu. Ngoài ra chất béo cũng là nguồn năng lượng dồi dào cho người bệnh. Nếu là nguồn chất béo từ động vật, các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử dụng quá 300mg/ngày.
Những thực phẩm không tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh lý của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.3.1 Thực phẩm giàu muối. Những thực phẩm chứa nhiều muối có thể gây ra tình trạng giữ nước làm tăng gánh nặng cho tim của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo các bác sĩ thì mỗi bữa ăn người bệnh nên được hạn chế lượng muối càng tốt (dưới 0,6g/ngày)3.2 Trái cây có hạt cứng. Các loại trái cây có chứa hạt cứng như mơ, đào, dưa có thể làm tăng tình trạng đầy hơi cho người bệnh do carbohydrate bị lên men trong đường tiêu hóa. Nếu tiếp tục ăn các trái cây có hạt cứng trong thời gian dài thì có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp nặng hơn.3.3 Một số loại đậu và rau. Các loại đậu và rau gây đầy hơi cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tránh sử dụng là: Cải bắp, cải Brussel, bắp, đậu lăng, tỏi tây, hành. Tuy nhiên nếu đã từng sử dụng qua trước đây và không bị đầy hơi thì người bệnh có thể tiếp tục sử dụng các loại đậu và rau này.3.4 Chocolate và cafein. Cafein là chất làm ảnh hưởng đến các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng cafein cũng như ăn chocolate3.5 Thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ là những thực phẩm có nhiều chất béo không lành mạnh gây đầy hơi, khó tiêu. Đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì đầy hơi khó tiêu có thể sinh ra tình trạng khó thở.Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý một vài thói quen sinh hoạt sau để tốt cho sức khỏe:Bỏ hút thuốc láĐi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày. Tránh các hoạt động nặng về thể chất. Giải trí nhẹ nhàng, tránh xem các tựa phim kinh dị gây hồi hộp, mệt tim. Tránh căng thẳng, lo âuĐo cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, điều này có thể giúp làm loãng các chất nhờn như đờm dễ loại bỏ hơn khi khạcĐối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý có thể giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái và hạn chế các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra người bệnh cũng nên kết hợp việc sử dụng thuốc đúng liều nếu được các bác sĩ kê toa. |
doc_25 | Nimemax là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan tới đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường tiết niệu, sinh dục, nhiễm khuẩn da,... Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn công dụng thuốc Nimemax 200.
Thuốc Nimemax được sản xuất bởi Xí nghiệp Dược phẩm 150-Bộ Quốc Phòng - VIỆT NAM, bào chế dưới dạng viên nang. Thuốc Nimemax đóng gói thành dạng hộp. Mỗi hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang.Thành phần thuốc là Cefixim: 200mg. Cefixime là một kháng sinh bán tổng hợp Cephalosporin thế hệ thứ 3 dùng bằng đường uống. Cơ chế tác động của Cefixime là do ức chế sự tổng hợp của màng tế bào vi khuẩn. Cefixime có phổ kháng khuẩn rộng, có hoạt tính phần lớn trên vi khuẩn gram âm và gram dương.
Thuốc Nimemax 200 được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như:Đường hô hấp trên và dưới: viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ...Viêm họng và amidan do Streptococcus pyogenesĐường tiết niệu và sinh dục: bệnh lậu, viêm thận, bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo do lậu,...Đường tiêu hóa: viêm túi mật, thương hàn, viêm đường mật,...Viêm tai giữa, viêm xoang.Da và mô mềm.Chống chỉ định dùng thuốc Nimemax khi:Bệnh nhân có tiền sử bị sốc dị ứng với thuốc.Dị ứng với thành phần của thuốc.
3. Cách dùng, liều dùng
Cách dùng: Qua đường uống.Liều dùng:Uống thuốc Nimemax 200 theo chỉ định của bác sỹ, không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng của đơn.Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi hoặc cân nặng > 50kg: uống 400 mg /ngày, có thể dùng 1 lần trong ngày hoặc chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.Trẻ em > 6 tháng tuổi đến 12 tuổi: dùng 8mg/kg/ngày, có thể dùng 1 lần trong ngày hoặc chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.Chưa xác minh được tính an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.Đối với bệnh lậu không biến chứng: Uống liều duy nhất 400mg (phối hợp thêm với 1 kháng sinh có hiệu quả đối với Chlamydia có khả năng bị nhiễm cùng). Liều cao hơn (800mg/lần) cũng đã được dùng để điều trị bệnh lậu. Với bệnh lậu lan tỏa đã điều trị khởi đầu bằng tiêm ceftriaxon, cefotaxim, ceftizoxim hoặc spectinomycin: Người lớn dùng 400mg/lần , 2 lần/ngày, dùng trong 7 ngày.Đối với bệnh nhân suy thậnỞ những người bệnh có độ thanh thải creatinine ≥ 60ml/phút, liều lượng và khoảng cách giữa các liều có thể dùng như bình thường.Độ thanh thải từ 21 - 60ml/phút hoặc đang chạy thận nhân tạo: có thể dùng liều bằng 75% liều chuẩn ở các khoảng thời gian chuẩn (ví dụ 300mg/ngày)Độ thanh thải < 20 ml/phút, hoặc đang thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục: có thể dùng liều bằng nửa liều chuẩn ở các khoảng thời gian chuẩn (ví dụ 200mg / ngày)Thời gian điều trị: Tùy thuộc loại nhiễm khuẩn, nên kéo dài thêm 48 - 72 giờ sau khi các nhiễm khuẩn đã hết. Thời gian điều trị thông thường:Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (nếu do Streptococcus nhóm A tan máu beta phải điều trị ít nhất 10 ngày đề phòng thấp tim): 5 – 10 ngày.Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và viêm tai giữa: 10 -14 ngày.
4. Tác dụng phụ thuốc Nimemax 200
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Nimemax có thể xuất hiện một số phản ứng ngoài ý muốn sau:Thường gặp:Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, phân nát, đau bụng, nôn, buồn nôn, đầy hơi, ăn không tiêu, khô miệng.Hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.Quá mẫn: ban đỏ, mày đay, sốt do thuốc.Ít gặp:Tiêu hóa: Tiêu chảy nặng do Clostridium difficile và viêm đại tràng giả mạc.Toàn thân: Phản vệ, phù mạch, hội chứng Stevens - Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử thượng bì nhiễm độc.Huyết học: Giảm tiểu cầu, bạch cầu, bạch cầu ưa acid thoáng qua; giảm nồng độ hemoglobin và hematocrit.Gan: Viêm gan và vàng da; tăng tạm thời AST, ALT, phosphat kiềm, bilirubin và LDH.Thận: Suy thận cấp.Viêm và nhiễm nấm Candida âm đạo.
5. Xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều:Nếu quên dùng 1 liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai: chỉ sử dụng cefixim khi thật cần thiết.Thời kỳ cho con bú: phải sử dụng thuốc một cách thận trọng, có thể tạm ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ, cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của thuốc đem lại.
7. Lưu ý khác
Nên cẩn trọng sử dụng thuốc khi đang vận hành máy móc và lái xe vì có thể gây các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em, vật nuôi.Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng. |
doc_26 | Uống nước trước hay sau khi đánh răng vào buổi sáng là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng nên đánh răng ngay sau khi ngủ dậy để đảm bảo vệ sinh răng miệng, tuy nhiên cũng không ít người lại cho rằng uống nước trước khi đánh răng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Nên uống nước trước hay sau khi đánh răng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng nên đánh răng ngay sau khi ngủ dậy để đảm bảo vệ sỉnh răng miệng, tuy nhiên cũng không ít người lại cho rằng uống nước trước khi đánh răng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.Theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế, sáng ngủ dậy uống nước trước khi đánh răng mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể như sau:Buổi sáng lúc mới thức dậy là lúc nước bọt có chứa nhiều enzyme amylase, loại enzym này giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, thời điểm mới thức dậy vào buổi sáng cũng là lúc nước bọt có môi trường kiềm cùng hàm lượng lợi khuẩn cao, giúp trung hòa một phần axit dạ dày. Nếu không uống nước ngay khi ngủ dậy mà thay vào đó là đánh răng trước, chúng ta sẽ làm lãng phí nguồn lợi khuẩn có trong khoang miệng;Cơ thể sử dụng hết nguồn nước cung cấp vào ban đêm trong lúc ngủ, vì vậy uống một ly nước ấm lúc thức dậy là điều kiện giúp bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể;Lưu ý bạn nên đánh răng vào tối hôm trước khi đi ngủ để đảm bảo sáng hôm sau ngủ dậy vi không bị vi khuẩn phát triển.
2. Lợi ích của việc uống nước vào buổi sáng
Làm sạch hệ tiêu hóa: Uống nước buổi sáng sớm khi thức dậy, lúc dạ dày rỗng sẽ giúp điều hòa chức năng chuyển hóa trong đường tiêu hóa. Các chất cặn bã trong cơ thể sẽ được loại bỏ ra ngoài, giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch hệ tiêu hóa;Hỗ trợ giảm cân: Một trong những lợi ích của việc uống nước ấm vào buổi sáng khi thức dậy là có thể giúp bạn giảm cân. Nước ấm làm tăng nhiệt độ cơ thể, từ đó làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể và làm cho cơ thể đốt cháy nhiều Calo hơn;Ngăn ngừa sỏi thận: Uống một ly nước ấm vào buổi sáng, đặc biệt là uống nước trước khi đánh răng sẽ hỗ trợ cơ thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày (một trong những yếu tố chính gây sỏi thận). Nước ấm giúp bài tiết nước tiểu nhiều hơn, hạn chế nguy cơ hình thành sỏi thận;Giải độc trong cơ thể: Nước ấm là biện pháp tuyệt vời giúp giải độc cơ thể. Uống một ly nước ấm vào buổi sáng giúp làm ấm cơ thể, tăng tiết mồ hôi và giải độc cơ thể theo nhiều cách;Ngăn ngừa lão hóa: Độc tố trong cơ thể làm tăng tốc độ lão hóa của da, đây là một trong những lý do tại sao bạn nên loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Việc uống nước ấm vào buổi sáng giúp điều chỉnh tế bào da, tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da, giảm ảnh hưởng bởi các gốc tự do có hại...Tăng cường hệ miễn dịch: Nước giúp loại bỏ chất thải, loại bỏ vi khuẩn gây hại hoặc vi khuẩn nên gây bệnh trong cơ thể. Khi uống nước vào lúc bụng đói, hệ miễn dịch được tăng cường từ đó giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.
3. Lưu ý khi uống nước vào buổi sáng
Nhiệt độ lý tưởng của ly nước uống vào buổi sáng là 20 – 25o. C, nhiệt độ này của nước sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường hệ đề kháng;Uống nước trước khi đánh răng vào buổi sáng nên ở tư thế đứng để giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Sau khi uống nước nên kết hợp với vận động nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp làm sạch hệ tiêu hóa và kích thích nhu cầu đi vệ sinh vào buổi sáng.Như vậy uống nước vào buổi sáng trước khi đánh răng mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe. Hi vọng những thông tin trình bày trên bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm được những thông tin hữu ích về lợi ích cũng như các lưu ý khi uống nước vào buổi sáng trước khi đánh răng. |
doc_27 | 1. Thông tin về phương pháp bơm tinh trùng
bơm tinh trùng của người chồng vào trong tử cung của người vợ chính là cách để tinh trùng và trứng gặp nhau. Phương pháp này tuyệt đối phù hợp với các cặp vợ chồng lâu năm không có con, hiếm muộn hoặc vô sinh.
Tinh trùng của người chồng sau khi đã được tiến hành lọc rửa sẽ được đem vào trong ống nghiệm. Sau đó số lượng tinh trùng này sẽ được bơm trực tiếp vào trong buồng tử cung của người vợ. Như vậy khả năng thụ thai cũng trở nên cao hơn.
2. Thời điểm tốt để thực hiện phương pháp bơm tinh trùng
2.1. Thời điểm lý tưởng
Thời điểm vàng để phương pháp bơm tinh trùng đạt hiệu quả tốt nhất được tiết lộ ở một số lưu ý dưới đây:
Khoảng sau từ 32 đến 38 tiếng đồng hồ kể từ lúc tiêm thuốc kích thích rụng trứng.
Tinh trùng của người chồng được lấy ra trong khoảng thời gian tối đa là 60 phút.
Tinh trùng được bơm vào trong tử cung của người vợ là những con tinh trùng khỏe và chất lượng nhất.
Loại bỏ được một phần các chất kích thích có khả năng gây co thắt tử cung có ở trong tinh dịch.
Loại bỏ các tế bào chết và các vi sinh vật có ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng.
2.2. Một số thông tin khác cần được biết
Lý do sử dụng Catheter trong bơm tinh trùng: Catheter rất mềm, đầu hình tù nên rất dễ dàng để đưa vào trong buồng tử cung. Đồng thời chất liệu và hình dáng của Catheter sẽ hạn chế tổn thương cho tử cung.
Thời điểm vàng để lấy tinh trùng: Trước thời điểm lấy tinh trùng, người chồng nên ngưng xuất tinh khoảng 2 ngày. Đây được đánh giá là thời điểm tốt nhất cho tinh trùng được chuẩn bị.
Đầu tiên, bạn cần biết rằng, việc sinh con đều phụ thuộc vào tinh trùng của người chồng. Phương pháp bơm tinh trùng chỉ lọc rửa ra những con tinh trùng khỏe nhất và bơi giỏi nhất. Vào lúc này vẫn chưa thể xác định được tinh trùng đó là Y hay X.
Tinh trùng X hay Y sẽ kết hợp với nang noãn để tạo nên hợp tử nào thì giai đoạn đó vẫn chưa thể nào xác định được. Điều đó đồng nghĩa rằng giới tính của thai nhi cũng chưa thể xác định được trước 3 tháng. Muốn biết được chính xác nhất thì cần ít nhất 3 tháng mới có thể xác định giới tính em bé bằng phương pháp siêu âm.
Số lượng các tinh trùng X và Y khi được đưa vào buồng trứng với tỷ lệ 50:50. Vì vậy, phương pháp này hoàn toàn không thể nhận diện được trước việc thụ tinh ra trai hay gái.
Giới tính của đứa bé sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó chủ yếu và quan trọng nhất là tinh trùng của người chồng. Đồng thời yếu tố khỏe của cả hai vợ chồng cũng quan trọng không kém.
Ở thời điểm hiện tại, việc xác định giới tính thai nhi ở trong thời kỳ tạo phôi thai là phạm pháp. Hành động này là vi phạm đạo đức nghề nghiệp của các bác sĩ. Thậm chí pháp luật trên thế giới đã ban hành luật cấm thực hiện hành vi này. Tuy nhiên có thể nói rằng, bơm tinh trùng để có con trai là điều hoàn toàn vô căn cứ. |
doc_28 | Ngày nay, thủ thuật niềng răng đang trở nên ngày càng phổ biến, mang lại hàm răng xinh đẹp, nụ cười tự tin cho người được điều trị.
Niềng răng hay chỉnh nha (theo cách gọi trong y khoa) là thủ thuật cố định, giúp điều chỉnh lại các răng mọc lệch lạc, hô, móm, răng thưa,... để hàm răng của bạn trở nên đều thẳng tắp và mang lại nụ cười xinh đẹp hơn.
Bác sĩ nha khoa sẽ thay đổi vị trí răng của bạn bằng các khí cụ nha khoa chuyên dụng và sắp xếp chúng đến vị trí mong muốn. Những áp lực tác động răng sẽ khiến chân răng phải di chuyển, đồng thời phần khoảng trống sẽ được lấp lại bởi xương mới, tránh để răng quay về vị trí cũ.
Trong một số trường hợp, bạn có thể buộc phải nhổ một số chiếc răng trước khi thực hiện quá trình chỉnh nha, để chừa khoảng trống cho răng di chuyển. Từ đó giúp bạn loại bỏ hiện tượng răng mọc lộn xộn, mất cân đối, khấp khểnh, bị hô hoặc móm,…
Quá trình niềng răng dài hay ngắn phụ thuộc vào hàm răng và độ tuổi của mỗi người. Nếu bạn chưa đến tuổi trưởng thành và răng không bị lệch lạc quá nhiều, bạn có thể chỉ cần mất từ 1 - 2 năm cho một nụ cười đẹp. Bạn sẽ phải trải qua các bước như sau:
Thăm khám tổng quát: bạn sẽ được đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng, xương hàm và làm vệ sinh răng miệng, điều trị tủy răng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ lựa chọn phác đồ, vị trí đặt mắc cài và tư vấn các loại mắc cài hiệu quả, phù hợp nhất đối với bạn.
Tách kẽ răng: các khoảng trống được tạo ra sau khi tách kẽ giúp răng có thể di chuyển theo mong muốn. Trong giai đoạn này, bạn có thể sẽ phải nhổ răng để có thể sở hữu hàm răng như ý muốn.
Gắn mắc cài: bác sĩ sẽ sử dụng loại mắc cài bạn đã chọn gắn lên răng và dùng một số dụng cụ hỗ trợ khác để định hình hàm răng. Bạn sẽ phải đi tái khám định kỳ để theo dõi tiến độ và được điều chỉnh trong suốt quá trình chỉnh nha.
Tháo dụng cụ: Sau khi có được hàm răng như ý, bác sĩ sẽ tháo mắc cài và theo dõi thêm cho bạn, với khoảng thời gian tùy theo mỗi trường hợp.
2. Các loại niềng răng thường được dùng phổ biến hiện nay
Loại sử dụng mắc cài
Kim loại: thép không gỉ thường sẽ được sử dụng để làm nên mắc cài kim loại. Tùy theo nhu cầu cá nhân, vật liệu có thể thay thế bằng vàng hoặc bạc. Mặc dù có chi phí rẻ và tính hiệu quả cao, thế nhưng mắc cài kim loại mang lại nhiều cảm giác khó chịu cho người sử dụng, cần phải được vệ sinh kĩ để loại bỏ thức ăn thừa bị vướng phải.
Sứ: mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao hơn do có màu sắc đặc thù, nhưng thời gian niềng răng có thể bị kéo dài hơn. Đồng thời, chất liệu sứ cũng có chi phí cao, dễ bị vỡ hoặc hư hỏng nếu không được sử dụng cẩn thận.
Loại tự khóa: dây thun cố định trong các loại mắc cài thông thường sẽ được thay thế bằng loại mắc cài có nắp tự động hoặc cách kim loại để cố định dây cun, giúp bạn đỡ phải chịu đau đớn nhưng vẫn tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, loại mắc cài này có thể gây vướng víu cho người đeo và có giá thành cao hơn các loại khác.
Niềng răng mặt trong: Thực hiện bằng cách gắn mắc cài vào bề mặt trong của răng. Nhờ vậy, người niềng sẽ không cảm thấy tự ti khi giao tiếp.
Loại không sử dụng mắc cài
Khay nhựa (niềng răng trong suốt Invisalign): không cần sử dụng những dụng cụ phức tạp, bác sĩ sẽ chỉ sử dụng loại khay nhựa trong suốt để điều chỉnh răng. Bạn cũng có thể tháo nó ra để vệ sinh, đồng thời vệ sinh răng miệng và tránh ảnh hưởng đến việc ăn uống, cũng như trong giao tiếp.
Sau khi mang niềng, bạn sẽ cảm nhận được ngay sự khó chịu và bất tiện của bộ niềng, nhất là sau mỗi lần điều chỉnh và siết dây cung (một số trường hợp cần phải nhổ răng). Tuy nhiên, bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình mang niềng răng.
Một số gợi ý về những món ăn dinh dưỡng, giúp bạn đỡ cảm thấy khó chịu trong khi thưởng thức như sau:
Súp, cháo: bạn có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm trong món súp hoặc cháo của mình, giúp làm tăng giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị cho món ăn, đồng thời cho cảm giác ngon miệng hơn.
Các món hầm, luộc mềm: việc sử dụng kết hợp các món hầm, luộc trong bữa ăn vừa giúp bữa ăn thêm phong phú nhưng vẫn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi ăn.
Các loại sữa và sản phẩm liên quan: bạn có thể sử dụng sữa tươi, sữa chua kết hợp cùng các loại trái cây, ngũ cốc giúp tăng thêm khẩu vị của mình.
Sinh tố, trái cây mềm: bạn nên ăn những trái cây không quá cứng, gây nên cảm giác đau và khó chịu như ổi, cóc, táo,… và thay thế bằng các loại trái cây mềm như bưởi, quýt, dâu tây,… Với món sinh tố trái cây, bạn chỉ cần mix các thành phần, xay nhuyễn và thưởng thức mà không cần phải lo lắng gì.
Những loại thức ăn không nên sử dụng trong quá trình điều trị:
Các món ăn vặt: snack, que cay, xiên nướng, bánh tráng,… đều là những món ăn có tính chất giòn, dai, có thể để lại nhiều vụn thức ăn trong khoang miệng của bạn.
Thức ăn nhanh: gà rán, khoai tây chiên, bánh kẹp thịt,… vừa chứa nhiều dầu mỡ, không tốt cho tiêu hóa, vừa có thể khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu, làm mất khẩu vị khi ăn uống.
Thức ăn cứng: những món ăn, thực phẩm quá cứng (táo, ổi, thịt nướng/quay,…) khiến bạn phải cắn, nhai mạnh, có thể ảnh hưởng đến bộ niềng và phần chân răng của bạn. Nếu bạn quá thèm dùng món, hãy cắt nhỏ thực phẩm sao cho vừa miệng rồi
thưởng thức chúng. |
doc_29 | Chọc hút nang tuyến vú là một phương pháp điều trị u nang vú hiệu quả, giúp loại bỏ hoàn toàn dịch trong vú. Chọc hút nang tuyến vú có đau không được nhiều chị em quan tâm, tìm hiểu.
U nang tuyến vú là một u lành tính thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi 30-40. Nang tuyến vú là túi chứa đầy dịch. Một người có thể có một hoặc nhiều nang tuyến vú với kích thước và hình dáng khác nhau.
Thông thường các u nang tuyến vú không cần điều trị tuy nhiên nếu kích thước nang lớn hoặc có dấu hiệu nghi ngờ chuyển biến u ác tính thì người bệnh cần tiến hành điều trị ngay.
U nang tuyến vú là một u lành tính thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi 30-40.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị u nang tuyến vú là chọc hút nang, sử dụng hormone thay thế, phẫu thuật. Tùy từng trường hợp và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Chọc hút nang tuyến vú là một thủ thuật nhằm lấy hết dịch trong nang vú, làm giảm áp lực trong nang và phòng ngừa biến chứng xảy ra nếu nang quá to. Phương pháp này thường được áp dụng với nang có kích thước lớn, nang gây đau, khó chịu cho người bệnh.
Với phương pháp chọc hút nang, bác sĩ sẽ sử dụng kim chọc với kích thước nhỏ, chọc tại vùng xác định có u nang vú. Khi kim chọc tới vùng nang vú, bác sĩ sẽ tiến hành hút toàn bộ dịch ra ngoài và u nang tự xẹp xuống.
Chọc hút nang tuyến vú là một thủ thuật nhằm lấy hết dịch trong nang vú, làm giảm áp lực trong nang
Dịch trong nang vú có thể đem đi xét nghiệm nhằm xác định nang lành tính hay ác tính. Nếu được xác định là lành tính nhưng u nang vú cứ tiếp tục phát triển sau khi hút thì có nguy cơ u sẽ phát triển thành ung thư. Vì thế người bệnh cần thực hiện theo phác đồ điều trị chuyên sâu của bác sĩ nhằm loại bỏ hoàn toàn ung thư.
Chọc hút nang tuyến vú được thực hiện qua hướng dẫn của siêu âm. Người bệnh cũng được gây tê vùng chọc hút nên sẽ không có cảm giác đau nhiều.
Sau khi chọc hút dịch xong, bác sĩ sẽ tiến hành băng vùng chọc hút, sát trùng lại để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi hoàn toàn tới khi sức khỏe ổn định.
Để vùng chọc hút không xảy ra bất cứ biến chứng gì hoặc không xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, đau đớn sau khi làm thủ thuật, người bệnh nên chú ý:
Trường hợp bị đau tại vị trí chọc nang thì người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Trong trường hợp đau nhiều tại vị trí chọc hút, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên thuốc này cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và cách sử dụng.
3. Lưu ý sau khi chọc hút nang tuyến vú
Chọc hút nang tuyến vú không thể giúp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh. Vì thế sau khi chọc hút, người bệnh cần phải sử dụng thêm thuốc đặc trị để tiêu diệt khả năng phát triển của u nang. Trường hợp chọc hút không hết thì cần phải phẫu thuật bóc tách nang.
Phẫu thuật bóc tách nang có thể gây tê tại chỗ hoặc gây tê toàn thân, giúp loại bỏ hoàn toàn nang tuyến vú.
Để giảm khó chịu do u nang tuyến vú gây ra, chị em có thể áp dụng các phương pháp như: |
doc_30 | Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này đối với chị em. Việc tiêm phòng vắc xin ngừa HPV giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đặc biệt là đối với phụ nữ tiêm phòng khi còn trẻ.
Ung thư cổ tử cung là loại bệnh ác tính của mô vảy hoặc mô tuyến trong cổ tử cung. Đây là loại ung thư thứ hai phổ biến nhất trong nhóm ung thư sinh dục, với tỷ lệ mắc và tử vong cao. Năm 2018, khoảng 570.000 phụ nữ trên toàn cầu được chẩn đoán mắc căn bệnh này và 311.000 phụ nữ đã không qua khỏi, trong đó 80% trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ, với khoảng 4.177 trường hợp mắc mới mỗi năm và 2.420 người phụ nữ tử vong, tương đương với 7 người phụ nữ mất mỗi ngày vì căn bệnh này. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung là một trong số ít những loại ung thư có thể được phòng ngừa thông qua một số phương pháp.
Ung thư cổ tử cung đứng trong top đầu các nguyên nhân gây tử vong ở nữ giới
Nguy cơ nhiễm vi rút HPV ít nhất một lần trong đời của phụ nữ là 80%, tuy nhiên hơn 90% trường hợp nhiễm HPV sẽ tự đào thải vi rút trong vòng 2 năm. Khoảng 10% các trường hợp vẫn giữ vi rút HPV sau 3 năm và dưới 5% tiến triển thành tổn thương CIN2 (loạn sản ở mức độ vừa) hoặc nặng hơn trong 3 năm.
Tổn thương xâm lấn trong cổ tử cung bắt đầu xuất hiện sau khoảng 13-15 năm, trong đó 20% trường hợp CIN3 (loạn sản ở mức độ nặng) tiến triển thành ung thư trong vòng 5 năm và 50% CIN3 tiến triển thành ung thư trong vòng 30 năm. Tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất nằm trong độ tuổi từ 20-30, có thể lên đến 20-25% trong quần thể. Điều đáng lo ngại là bệnh tiến triển một cách âm thầm và không gây triệu chứng trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm cho đến khi người mắc phát hiện ra ung thư.
Việc tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung là rất quan trọng đối với phụ nữ trưởng thành. Tiêm vắc xin này sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư cổ tử cung. Theo các dữ liệu thống kê, mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 14 trường hợp mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do căn bệnh này.
Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và giúp nam giới tránh lây nhiễm virus HPV liên quan đến ung thư. Hiệu quả của việc tiêm vắc xin này kéo dài đến 30 năm.
Vì vậy, các bé gái từ 9 tuổi trở lên nên được khuyến nghị tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung. Mặc dù việc tiêm vắc xin không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, nhưng nó giúp giảm nguy cơ rất nhiều.
Tại Việt Nam và các nước khác trên Thế giới đang có hai loại vắc xin Gardasil và Gardasil 9 được sử dụng phổ biến nhằm ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
– Gardasil: Đây là loại vắc xin ban đầu được phát triển để ngăn ngừa virus HPV loại 16 và 18, gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, nó cũng bảo vệ chống lại virus HPV loại 6 và 11, gây ra mụn cóc sinh dục và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung giúp bảo vệ bạn khỏi các tuýp virut HPV nguy hiểm
– Gardasil 9: Đây là phiên bản cải tiến của Gardasil và bao gồm bảo vệ chống lại 9 loại virus HPV. Loại vắc xin này cung cấp mức độ bảo vệ cao hơn so với Gardasil gốc. Gardasil 9 được khuyến nghị tiêm cho nam và nữ từ 9 đến 26 tuổi.
Cả hai loại vắc xin Gardasil và Gardasil 9 đều có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus HPV, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các mầm bệnh liên quan đến virus này và giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về loại vắc xin phù hợp và lịch tiêm phù hợp.
4. Phác đồ tiêm chủng
Dưới đây là lịch tiêm vắc xin phòng ngừa HPV để bạn tham khảo:
– Mũi 2: Sau mũi 1 là 2 tháng.
– Mũi 3: Tiêm vào 4 tháng tiếp theo sau mũi 2
– Mũi 1: Tiêm khi có nhu cầu và nằm trong độ tuổi tiêm.
– Mũi 2: 6 – 12 tháng sau mũi đầu tiên.
Phác đồ 3 mũi (0-2-6)
– Mũi 1: Tiêm khi có nhu cầu.
– Mũi 2: Tiêm sau 2 tháng.
– Mũi 3: Tiêm sau 4 tháng tiếp theo sau mũi 2
5. Tác dụng phụ của vắc xin
Chủng ngừa vắc xin chống ung thư cổ tử cung có thể gây ra một số phản ứng phụ nhẹ đến trung bình, nhưng phần lớn người tiêm không gặp phản ứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số phản ứng phụ thông thường sau khi tiêm vắc xin:
– Sưng, đau tay chỗ tiêm.
– Sốt nhẹ.
– Nổi mề đay hoặc ngứa ở chỗ tiêm.
– Đau đầu.
– Cảm thấy mệt mỏi là một phản ứng phụ phổ biến.
– Đau cơ và đau khớp.
– Buồn nôn và nôn.
– Rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, việc lựa chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín, chất lượng cũng là yếu tố quan trọng cần được cân nhắc kĩ lưỡng. |
doc_31 | XEM THÊM:
Tỉ lệ ung thư đường tiêu hóa đang có xu hướng gia tăng
Phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp trong mùa hè
Tuyệt chiêu phòng tránh rối loạn tiêu hóa mùa hè
Nguyên nhân gây bùng nổ bệnh về đường tiêu hóa vào mùa hè
Thời tiết thay đổi
Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân gây bùng nổ bệnh về đường tiêu hóa vào mùa hè. Mùa hè nhiệt độ tăng, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi xâm nhập vào cơ thể. Đồ ăn, thức uống trong mùa hè rất dễ bị lên men, nhiễm khuẩn, ôi thiu. Nếu ăn phải những thức ăn này sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân gây bùng nổ bệnh về đường tiêu hóa vào mùa hè.
Mùa hè thời tiết nắng nóng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm phải sử dụng đến kháng sinh. Thuốc kháng sinh khi đi vào cơ thể sẽ làm suy giảm lượng lợi khuẩn trong đường ruột, dễ gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý đường tiêu hóa khác.
Dịch bệnh xuất hiện nhiều
Mùa hè là thời điểm xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh khác nhau, trong đó có bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh tiêu hóa thường gặp nhất vào mùa hè là tiêu chảy, kiết lỵ, ngộ độc thực phẩm…
Thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ở nhiệt độ bình thường, cứ mỗi 20 phút lượng vi khuẩn trong thức ăn lại tăng lên gấp đôi. Mùa hè nhiệt độ cao, thức ăn càng dễ bị nhiễm khuẩn nếu như không bảo quản đúng cách.
Môi trường – nguồn nước ô nhiễm
Môi trường sống, nguồn nước ô nhiễm là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn là nguyên nhân làm bùng nổ bệnh về đường tiêu hóa vào mùa hè.
Phòng ngừa bệnh tiêu hóa mùa hè
Để phòng ngừa bệnh tiêu hóa gia tăng vào mùa hè, chúng ta cần lưu ý những điều sau: |
doc_32 | Tác dụng phụ trong điều trị các bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng là điều khó tránh. Tùy thuộc vào phương pháp điều trị, mức độ ảnh hưởng mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng khắc phục những tác dụng phụ trong điều trị ung thư dạ dày khác nhau.
Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày đứng đầu trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa ở nam giới và đứng thứ hai ở nữ giới (sau ung thư đại trực tràng). Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà các phương pháp điều trị bệnh như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… có thể được bác sĩ xem xét. Dù nhiều hay ít, tác dụng phụ trong điều trị ung thư là điều khó tránh, ung thư dạ dày cũng không ngoại lệ. Khắc phục những tác dụng phụ trong điều trị ung thư dạ dày là điều cần thiết để người bệnh bớt cảm thấy khó chịu, hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong những phương pháp có giá trị cao trong điều trị ung thư dạ dày. Tùy từng trường hợp cụ thể mà phẫu thuật ung thư dạ dày có chủ đích điều trị triệt căn hay điều trị tạm thời. Nhiều phương pháp cắt dạ dày khác nhau cũng được áp dụng như cắt dạ bán phần kèm theo vét hạch tại chỗ, cắt dạ dày toàn bộ với nạo vét hạch, đôi khi kèm theo cắt lách, cắt đuôi tụy…
Sau phẫu thuật ung thư dạ dày, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như đầy bụng, nôn mửa, dạ dày rỗng nhanh chóng…
Người bệnh cần chia nhỏ khẩu phần ăn trong chế độ ăn hàng ngày
Hóa trị
Là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Tác dụng phụ của hóa trị ung thư dạ dày như thế nào phụ thuộc vào từng loại thuốc hóa trị và sẽ giảm sau khi kết thúc quá trình điều trị. Một số tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, ói mửa và rụng tóc.
Rụng tóc có thể khó tránh, người bệnh nên sử dụng các loại dầu gội nhẹ, tránh kỳ cọ mạnh tay làm hư hại tóc và da đầu đang nhạy cảm. Nếu tóc rụng hết và chưa mọc trở lại, người bệnh có thể xem xét sử dụng tóc giả…
Xạ trị
Bệnh nhân sau xạ trị có thể cảm thấy buồn nôn, nôn ói, vùng da xạ trị đỏ, ngứa. Người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi lấy lại sức, ăn uống tránh những loại thực phẩm dễ gây cảm giác ghê cổ.
Chăm sóc giảm nhẹ – giảm triệu chứng, tác dụng phụ trong điều trị
Đối với bệnh nhân ung thư mọi giai đoạn, chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp không thể thiếu giúp người bệnh nâng cao chất lượng sống. Chăm sóc giảm nhẹ tập trung kiểm soát bệnh, giảm những tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư.
Chăm sóc giảm nhẹ có thể giảm triệu chứng, tác dụng phụ trong điều trị, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh |
doc_33 | Ưu, nhược điểm của gây mê khi mổ đẻ
Gây mê là phương pháp gây ra tình trạng mất tạm thời ý thức, cảm giác hoàn toàn thường được dùng trong các cuộc mổ, phẫu thuật. Sau khi cuộc mổ kết thúc hoặc hết thuốc thì người bị gây mê sẽ tỉnh lại.
Đẻ mổ gây mê bằng phương pháp đặt nội khí quản làm thai phụ mất ý thức và cảm giác đau
Gây mê toàn thân trong đẻ mổ cũng như vậy, sản phụ được thở bằng máy qua ống nội khí quản và hoàn toàn mất cảm giác, ý thức, không cảm thấy đau khi đẻ mổ. Tùy vào thể trạng, cân nặng sản phụ và chức năng các cơ quan thận, gan mà bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng thuốc gây mê cho phù hợp
1.2 Những trường hợp phải đẻ mổ gây mê
Có 2 phương pháp thường được các mẹ đẻ mổ lựa chọn là gây tê tủy sống để giảm đau hoặc gây mê toàn thân. Gây mê ít được các mẹ lựa chọn nhưng với một số trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ gây mê:
– Trường hợp mổ cấp cứu tối cấp: suy thai cấp, sa dây rau, vỡ tử cung, tắc mạch do nước ối,..
– Gây tê tủy sống mổ đẻ thất bại
– Sản phụ gặp một số bệnh lý khó kiểm soát, phối hợp được với bác sĩ trong ca mổ như: động kinh, trí tuệ chậm phát triển,..
– Có bệnh lý thai sản như sản giật
– Sản phụ dị ứng thuốc gây tê hoặc không đồng ý sử dụng thuốc gây tê
– Rối loạn đông máu
Kỹ thuật gây mê toàn thân khi mổ đẻ được thực hiện bao gồm các giai đoạn sau:
– Giai đoạn 2 – Khởi mê: giai đoạn người bệnh chuyển từ trạng thái tỉnh sang trạng thái mê.
– Giai đoạn 3 – Duy trì mê: diễn ra cho đến khi kết thúc mổ, vào lúc đó bác sĩ gây mê sẽ ngưng dùng thuốc ngủ cho mẹ.
– Giai đoạn 4 – Sau cặp rốn: giảm liều thuốc mê
– Giai đoạn 5 – Thoát mê: sản phụ chuyển từ trạng thái mê sang trạng thái tỉnh.
3. Ưu, nhược điểm của gây mê đẻ mổ. Những lưu ý, chăm sóc sau đẻ mổ
Đối với những sản phụ tiền sản giật nặng, sản giật, rau bong non, chảy máu, vỡ tử cung…thì gây tê tủy sống trong mổ lấy thai mang nhiều rủi ro và gây nguy hiểm đến sản phụ và thai nhi. Vậy nên lựa chọn gây mê đẻ mổ là đúng đắn
Mỗi phương pháp vô cảm để phẫu thuật đều có những ưu nhược điểm nhất định.
Dưới đây là các ưu điểm, nhược điểm của gây mê đẻ mổ các mẹ có thể tham khảo:
3.1 Ưu điểm:
– Phẫu thuật thuận lợi.
– Có thể kéo dài gây mê nếu cuộc mổ phức tạp
– Lấy thai nhanh trong các trường hợp cấp cứu
3.2 Nhược điểm :
– Nguy cơ trào ngược, buồn nôn, nôn mửa: đây là tình trạng thường gặp nhất sau khi gây mê toàn thân do sự giãn các cơ đường tiêu hóa
– Rối loạn huyết động: tăng hạ đường huyết, rối loạn nhịp tim
– Hiện tượng tổn thương phổi hóa chất do hít các thành phần acid dạ dày vô trùng khi gây mê hay còn được gọi là hội chứng trào ngược trong gây mê (Mendelson syndrome)
– Đặt nội khí quản cho sản phụ khó khăn, tổn thương vùng hầu họng, rách xước niêm mạc hầu họng.
– Thức tỉnh cảm nhận đau trong lúc mổ hoặc sản phụ đau ngay khi thức tỉnh
– Đặt ống thở khiến đau họng, khản giọng, mất tiếng tạm thời
– Ngái ngủ, ngầy ngật sau gây mê
– Không được da kề da với con
3.3 Những lưu ý, chăm sóc sau đẻ mổ gây mê
– Từ 4-6 giờ sau khi kết thúc mổ, mẹ sẽ được đưa tới phòng hậu phẫu. Lúc này sản phụ sẽ được cho ăn cháo loãng, súp hoặc uống nước đường cho đến khi có nhu động ruột thì mới ăn uống bình thường
– Thời điểm này cũng là lúc mẹ có thể cho con bú
– Mẹ nên nằm trên giường cho tới khi rút sonde tiểu. Sau đó đừng nằm quá lâu mà hãy vận động một chút. Ban đầu đi lại khó khăn có thể nhờ y tá, điều dưỡng hay người nhà hỗ trợ. Khi đã quen, không còn cảm giác chóng mặt, có thể tự đi lại trong phạm vi gần
– Vết mổ sẽ đau trong vài ngày đầu tiên sau mổ, đau nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ chịu đựng của từng mẹ. Nếu đau quá có thể nhờ bác sĩ kê thuốc giảm đau sau khi hết tác dụng thuốc tê
– Đẻ mổ sẽ lưu trú lại viện lâu hơn đẻ thường ( từ 4-5 ngày ) tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như hồi phục của các sản phụ
Vận động sau sinh sẽ giúp cơ thể sản phụ nhanh hồi phục và khỏe mạnh trở lại.
– Đội ngũ y bác sĩ Sản khoa đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Từ những buổi thăm khám thai kỳ đầu tiên đã đồng hành, tư vấn, phân tích chỉ số, chẩn đoán để đảm bảo mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
– Đội ngũ bác sĩ gây mê, gây tê màng cứng, tủy sống, bác sĩ phẫu thuật đều chuyên nghiệp, tay nghề rất cao, từng xử lí nhiều ca đẻ khó giúp sản phụ đi sinh an toàn, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.
– Hệ thống trang thiết bị công nghệ tân tiến, có phòng mổ vô khuẩn một chiều hiện đại. Không gian khám chữa bệnh an toàn, văn minh và riêng tư. |
doc_34 | Răng khôn là chiếc răng đem lại những nỗi ám ảnh đau nhức trong khoang miệng và cần phải tiến hành tiểu phẫu nhổ răng khôn để giúp loại bỏ nó. Tuy nhiên, sau quá trình tiểu phẫu răng khôn, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như bị sưng viêm, chảy máu và đau kéo dài.
Răng khôn hay được gọi bởi những cái tên khác nhau như là răng số 8, răng cấm, răng cối thứ 3.Khác với những chiếc răng còn lại, răng khôn thường mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, sau khi tất cả các răng khác đã mọc hoàn chỉnh. Răng khôn thường mọc khi bạn đã ở độ tuổi trưởng thành từ 18 đến 24 tuổi, nhưng không phải ai cũng mọc răng khôn.Thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài từ vài tháng, thậm chí đến vài năm mới hoàn thành. Khi răng khôn bắt đầu mọc sẽ có những triệu chứng gây phiền toái như đau nhức, sưng tấy ở nướu, cản trở việc ăn uống bình thường.Tùy vào cơ địa cũng như cấu trúc xương hàm của mỗi người mà răng khôn có thể mọc đúng vị trí hoặc mọc lệch, mọc ngầm.Không phải tất cả các chiếc răng khôn khi mọc lên đều bắt buộc phải nhổ bỏ. Trong trường hợp răng khôn của bạn mọc đúng vị trí trên cung hàm, không gây bất kỳ khó chịu hay đau đớn gì thì không cần thiết để nhổ bỏ răng khôn đó. Bạn chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh mắc phải các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nha chu...Trường hợp đặc biệt khác cũng chống chỉ định nhổ răng khôn đó là những người bệnh mắc phải chứng máu khó đông. Nguyên nhân là khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn, bác sĩ nha khoa phải bóc tách vạt nướu, để lấy răng khôn ra khỏi cung xương hàm. Vì vậy, nguy cơ chảy máu không cầm được rất dễ xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn diện.Đối với những trường hợp dưới đây, thực sự cần thiết phải tiến hành nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt:Phần nướu quanh chân răng khôn có dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.Xuất hiện các ổ mủ, u nang gây đau nhiều.Phần lợi bị sưng đau, thậm chí khó há miệng to hoặc nhai để ăn uống bình thường.Răng khôn bị vết sâu răng.Răng khôn mọc lệch, đâm vào các răng số 7, ảnh hưởng đến răng số 7 bị hư tổn nặng.
3. Các lưu ý sau tiểu phẫu nhổ răng khôn
Sau khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn, có thể có nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn diện của người bệnh. Để hạn chế tình trạng đó, người bệnh cần lưu ý những nội dung dưới đây:Sau khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức xung quanh vùng răng khôn đã nhổ. Vì vậy, nếu có chỉ định dùng thuốc giảm đau của bác sĩ hãy uống thuốc theo đúng hướng dẫn.Người bệnh thường được nhét một cục bông/gạc vào vị trí răng khôn đã được nhổ bỏ để giúp cầm máu. Do đó, không nên nhả cục bông/gạc sớm, máu có thể sẽ rit thêm vài giờ sau đó. Cần giữ miếng bông/gạc cho đến khi ngừng chảy máu hẳn.Không hút thuốc để tránh làm vỡ cục máu đông, thậm chí khiến cho vết thương bị nhiễm trùng.Khoảng sau 2 - 3 ngày, vùng xung quanh răng khôn được nhổ bỏ có thể sẽ bị sưng lên do tình trạng máu đông tích tụ. Người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm đá hoặc chườm nóng để làm tan máu bầm và giảm sưng.Nếu tình trạng sưng, đau kéo dài hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường xảy ra, người bệnh nên quay trở lại để gặp bác sĩ điều trị. Tránh việc tự ý điều trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.Người bệnh cần những hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng thuốc uống theo đơn của bác sĩ, không tự ý dùng các thuốc giảm đau, kháng sinh mua ở ngoài mà chưa được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa.Không nên súc miệng bằng nước muối vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.Không nên khạc nhổ trong vòng 6 giờ đầu sau tiểu phẫu.Không dùng lưỡi hay bất kỳ dụng cụ khác khều vào vị trí răng khôn đã được nhổ bỏ. Không ăn nhai ở vị trí răng mới nhổ, tránh làm vỡ cục máu đông và thức ăn nhét vào ổ răng. Chỉ nên dùng thức ăn loãng như cháo và uống nhiều nước.Tái khám răng miệng định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi khả năng lành vết thương.Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến việc nhổ răng khôn. Người bệnh cần áp dụng những hướng dẫn chăm sóc đúng cách về răng miệng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi được tiến hành tiểu phẫu răng khôn. |
doc_35 | Lún xương sọ được chẩn đoán khi vị trí của bản ngoài vùng xương sọ bị vỡ lún vào dưới bản trong của xương sọ bình thường. Đây được xem là tổn thương thường gặp trong các chấn thương tại sọ não và phải được xử trí cấp cứu phẫu thuật kịp thời.
Lún sọ là tình trạng bản ngoài vùng xương sọ bị vỡ lún vào dưới bản trong của xương sọ bình thường. Đây là dạng chấn thương sọ não thường gặp nhất và phải xử trí cấp cứu đúng cách.Một số thể chẩn thương lún sọ đặt biệt bao gồm:Lún sọ kiểu bóng bàn: Là loại chấn thương thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi. Nếu tình trạng lún ít thì việc chỉ định phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào xác định liệu có tổn thương rách màng cứng hay tụ máu trọng sọ lớn kèm theo. Nếu tình trạng lún nhiều thì cần phải có can thiệp phẫu thuật hoặc thực hiện thủ thuật. Phẫu thuật viên tiến hành khoan 1 lỗ cạnh diện lún xương và sử dụng dụng cụ để nâng những mảnh xương lún lên.Lún sọ tại vùng xoang tĩnh mạch: Bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn nếu không có rò dịch não tủy hoặc tắc xoang tĩnh mạch. Nếu xác định có tắc xoang tĩnh mạch thì bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa kịp thời, khi đó sẽ tùy thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương để có thể vá xoang hay thắt xoang tĩnh mạch. Bệnh nhân cần được điều trị thuốc chống đông sau mổ.
2. Chỉ định phẫu thuật lún xương sọ
Phẫu thuật lún xương sọ được chỉ định trong các trường hợp sau đây:Phẫu thuật được chỉ định khi xương sọ bị vỡ lún sâu hơn bề dày của bản xương sọ từ 5 mm đến 1 cm và không đủ điều kiên để điều trị bảo tồn.Lún sọ kín ở đối tượng trẻ em và có rách màng cứng gợi ý trên chụp cắt lớp vi tính thì cần được chỉ định phẫu thuật nhằm tránh trường hợp vỡ xương tiến triển.
Trong trường hợp bệnh nhân lún xương sọ không đủ điều kiện để bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật
3. Điều trị bảo tồn phẫu thuật lún xương sọ
Không chỉ định phẫu thuật lún sọ bằng phương pháp gặm hoặc nâng vùng xương lún nếu:Bệnh nhân không có các bằng chứng (trên lâm sàng và hình ảnh CT-scan) của việc rách màng cứng như chảy dịch não tủy hoặc có khí nội sọ.Không có dấu hiệu của máu tụ lớn trong sọ.Diện tích vùng xương lún nhỏ hơn 1 cm.Chấn thương không liên quan đến vùng xoang trán.Vết thương không nhiễm bẩn và ít có nguy cơ nhiễm trùng hoặc nằm xa vị trí lún xương.Không ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.Bênh nhân có tình trạng quá nặng như sốc do đa chấn thương hoặc bị mất máu quá nhiều.
4. Các bước chuẩn bị phẫu thuật lún xương sọ không có chấn thương
4.1. Phẫu thuật viên chuẩn bị. Phẫu thuật viên thần kinh là người thực hiện phẫu thuật. Kíp gây mê bao gồm các bác sĩ gây mê, kĩ thuật viên phụ gây mê và các nhân viên trợ giúp. Kíp dụng cụ bao gồm dụng cụ viên vòng trong và dụng vụ viên chạy ngoài4.2. Chuẩn bị bệnh nhân. Bệnh nhân được chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ đánh giá toàn trạng và các bệnh lý phối hợp, nuôi dưỡng, cân bằng đủ điều kiện sinh hiệu của bệnh nhân, đảm bảo cho cuộc phẫu thuật an toàn.Bệnh nhân và người thân được giải thích về quá trình phẫu thuật cũng như về tình trạng bệnh của bệnh nhân, về những khả năng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật cũng như tai biến, biến chứng có thể nguyên nhân do chấn thương hoặc tai biến do phẫu thuật.Bệnh nhân được vệ sinh vùng đầu, có thể cạo tóc hoặc không và bắt đầu nhịn ăn uống trước phẫu thuật ít nhất 6 giờ.4.3. Dụng cụ trong quá trình phẫu thuật. Bộ dụng cụ phẫu thuật cho đại phẫu, một số dụng cụ chuyên về phẫu thuật thần kinh, thuốc và các loại dịch truyền.
5. Các bước tiến hành phẫu thuật lún sọ
Tư thế được lựa chọn tùy theo thương tổn sao cho thích hợp. Bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch kết hợp đặt nội khí quản.Kỹ thuật thực hiện phẫu thuật lún sọ:Bước 1: Người bệnh gây mê toàn thân và đặt nội khí quản. Bước 2: Phẫu thuật viên xác định đường rạch da, có thể thực hiện theo vết thương hoặc vết rạch theo hình chữ U bao quanh vùng tổn thương lún xương.Bước 3: Phẫu thuật viên tiến hành xử lý tổn thương.Sát khuẩn vùng phẫu thuật và trải khăn. Phẫu thuật viên bóc tách các tổ chức dưới da và tiến hành bộc lộ vùng xương vỡ lún. Cần chú ý bản trong xương bao giờ cũng sẽ lạo vết lún rộng hơn so với bản xương ngoài. Sau đó tiến hành nâng xương vỡ lún và cố gắng bảo tồn màng não. Cần phải lấy các dị vật hoàn toàn.Nếu màng não có tổn thương rách thì cần phải khâu phục hồi tối đa.Các mảnh xương rời cầ được làm sạch và phục hồi lại đúng giải phẫu, trừ trường hợp xương bị chân thương vỡ vụn làm nhiều mảnh.Khâu treo màng cứng và cuối cùng đặt một dẫn lưu ngoài màng cứng.Phẫu thuật viên kiểm tra cầm máu tốt để tránh tụ dịch hoặc tụ máu ngoài màng cứng sau phẫu thuật. Bước 4: Vết mổ được đóng 02 lớp bắt buộc và có thể kèm dẫn lưu
Khi phẫu thuật lún xương sọ, bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch kết hợp đặt nội khí quản
6. Theo dõi bệnh nhân và xử trí tai biến sau phẫu thuật
Theo dõi bệnh nhân bằng các dấu hiệu toàn thân như nhịp thở, mạch, huyết áp. Tình trạng thần kinh và tri giác của bệnh nhân. Những biến chứng có thể gặp như chảy máu sau mổ, dẫn lưu sọ hoặc viêm màng não (đặc biệt nếu có rách màng cứng kèm theo).Trong trường hợp nếu có chảy máu thì cần phải mổ lại để cầm máu, truyền máu. Nếu biến chứng động kinh cần sử dụng thuốc điều trị động kinh. Trong trường hợp viêm màng não thì phải chọc dịch, cấy vi khuẩn và điều trị theo kháng sinh đồ. |
doc_36 | 1. Giới thiệu chung
1.1 Thương hiệu Essilor
Essilor (Pháp) ra đời năm 1849, là tập đoàn lớn chuyên về sản xuất tròng kính. Với 74.000 nhân viên đến từ 75 quốc gia, Essilor mang đến những giải pháp thị lực và bảo vệ mắt toàn diện hơn cho mỗi người tiêu dùng.
Các sản phẩm của Essilor tương đối đa dạng ở mọi phân khúc giá cả và đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng (từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi). Đến nay, thương hiệu này đã có khoảng hơn 250.000 đại lý khác nhau trên toàn cầu.
Essilor là tập đoàn lớn chuyên về sản xuất tròng kính của Pháp
Điểm đặc biệt ở tròng kính mắt Essilor là luôn chú trọng đến chất lượng và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh các loại tròng đa dạng (cận, viễn, loạn, chống nắng,…) thì tròng kính Essilor còn sở hữu các ưu điểm vượt trội như chống ánh sáng xanh, ngăn tia UV, chống xước hiệu quả,…
1.2 Đặc điểm sản phẩm
Tròng kính Essilor được chia thành 5 dòng sản phẩm chính: Crizal, Eyezen, Transitions, Varilux và Blue UV Capture. Mỗi loại tròng đều sẽ có những ưu điểm riêng, bảo vệ mắt một cách hiệu quả.
– Tròng kính Crizal: Trong suốt, sắc nét, bảo vệ mắt toàn diện
Đây là sản phẩm đặc biệt đa tính năng – sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang gặp vấn đề về khúc xạ. Lớp váng phủ Crizal mới sẽ giúp bạn không còn phải lo lắng về độ bền, độ trong suốt cũng như khả năng bảo vệ mắt của tròng kính.
Với chỉ số E-SPF 35, Crizal có thể chống 100% tia UV từ mặt nước, 97,2% tia UV từ mặt sau kính. Lớp phủ Crizal sẽ giúp bảo vệ mắt một cách tối ưu khỏi tia UV từ cả 2 mặt tròng kính.
Công nghệ lọc ánh sáng xanh thông minh Blue UV Capture sẽ giúp ngăn ngừa ánh sáng xanh tím có hại hiệu quả gấp 3 lần. Đồng thời đảm bảo độ truyền quang, tròng kính luôn trong suốt mà không lo ngả vàng.
Lớp váng phủ trên bề mặt tròng kính có tác dụng: Chống chói, chống bụi, chống bám nước, chống trầy xước, chống bám vân tay,… trong mọi tình huống.
– Transitions: Tròng kính đổi màu (công dụng 2 trong 1)
Loại tròng kính này vô cùng tiện lợi với khả năng tích hợp 2 trong 1 (vừa là kính cận, vừa là kính râm). Kính có khả năng chuyển đổi màu sắc theo cường độ tia UV. Nhờ đó, mắt bạn luôn được nhìn với độ sáng – tối được điều chỉnh phù hợp. Hạn chế chói mắt, đảm bảo tầm nhìn rõ nét và chân thực nhất. Đồng thời cũng bảo vệ mắt hiệu quả khỏi tia UV.
Công nghệ đổi màu tiên tiến với 7 màu sắc cá tính và thời thượng. Khả năng lọc ánh sáng xanh thông minh giúp tròng kính ngăn chặn ánh sáng xanh có hại từ mặt trời và các màn hình điện tử. Bảo vệ mắt ở cả trong nhà và ngoài trời nắng.
– Eyezen: Bảo vệ và giúp mắt thư giãn
Tròng kính mang lại thị lực rõ nét và thoải mái hơn, giúp giảm căng thẳng và thư giãn cho mắt. Đồng thời ngăn chặn hiệu quả các ánh sáng xanh tím có hại.
Công nghệ Dual Optim giúp tính toán chính xác sự thay đổi độ mắt ở giữa các điểm nhìn. Đảm bảo tối ưu tầm nhìn ở cả khoảng cách xa và gần. Eyezen Boost làm giảm áp lực cho mắt trong tầm nhìn gần, giúp mắt nhìn rõ và thoải mái trong thời gian dài.
Eyezen mang lại thị lực rõ nét và giảm căng thẳng cho mắt
– Varilux: Kính đa tròng, thị lực tốt trong mọi khoảng nhìn
Tròng kính giúp mắt nhìn rõ ở nhiều khoảng nhìn khác nhau (xa, gần, trung). Thông thường sẽ phù hợp với người mắc tật lão thị. Varilux mang lại tầm nhìn rõ nét và tự nhiên, xóa bỏ giới hạn của nhiều loại tròng kính khác.
– Blue Uv Capture: Trong suốt, chống ánh sáng xanh tím có hại
Khả năng ngăn chặn ánh sáng xanh tím hiệu quả gấp 3 lần so với kính thông thường. Cải thiện chất lượng tầm nhìn cho mắt, giảm thiểu sự sai lệch màu sắc. Tròng kính trong suốt và không lo bị ngả vàng. Đồng thời bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV ở cả hai mặt của tròng kính.
Công nghệ Blue UV Capture kết hợp lớp váng phủ Crizal giúp chống lại 7 tác nhân gây hại. Bao gồm: Chống chói, chống xước, chống bám vân tay, chống bụi, chống bám nước, chống tia UV, chống ánh sáng xanh có hại. Vừa mang tính thẩm mỹ, vừa bảo vệ mắt tối ưu.
2. Các loại tròng kính Essilor phổ biến
2.1 Crizal Rock: Chống trầy xước
Tròng Essilor Crizal Rock có lớp váng phủ đặc biệt giúp đáp ứng đủ các tính năng bảo vệ mắt. Bao gồm: Chống tia UV 2 mặt ESPT-35, hạn chế trầy xước gấp 3 lần, ngăn ngừa ít nhất 20% ánh sáng xanh có hại.
2.2 Crizal Prevencia: Chống ánh sáng xanh
Tròng Essilor Crizal Prevencia có khả năng lọc và ngăn chặn tia sáng xanh tím có hại cho mắt. Đồng thời cho phép tia sáng xanh có lợi đi qua. Đảm bảo mắt nhìn hình ảnh một cách chân thực và sắc nét nhất.
Ngoài ra, tròng Prevencia còn có các lớp phủ như: Chống chói, chống bám bụi, chống bám vân tay, chống trầy xước, chống bám nước và chống tia UV ở cả 2 mặt.
2.3 Transitions Classic: Tròng đổi màu
Tròng kính đổi màu Essilor Transitions Classic
Tròng kính đổi màu Transitions Classic 1.56 tích hợp công nghệ mới với hệ màu sắc độc quyền của Essilor. Nhờ đó, mắt kính phản ứng tốt hơn ở trong những điều kiện ánh sáng và nhiệt độ khác nhau. Giúp đảm bảo:
– Nhìn rõ khi ở trong nhà
– Đổi màu nhanh khi tiếp xúc với môi trường có chứa tia UV
– Ngăn chặn tia UV từ cả 2 mặt của tròng kính
2.4 Crizal Sapphire: Chống loá
Tròng kính có lớp phủ kép giúp giảm độ chói bởi ánh sáng chiếu từ mọi hướng, giúp:
– Giảm lóa sáng khi bình thường và khi lái xe ban đêm
– Mang lại hình ảnh chất lượng tốt hơn, không bị nhiễu bởi vùng ánh sáng phản xạ
– Chống lóa trên mắt kính mỗi khi chụp ảnh hay quay video
2.5 Crizal Eyezen: Chống mỏi mắt
Tròng Crizal Eyezen được nâng cấp từ tròng kính chống ánh sáng xanh. Đây sẽ là giải pháp phù hợp cho những người làm việc thường xuyên với các thiết bị điện tử.
3. Nhận biết tròng kính Essilor chính hãng
Essilor là thương hiệu tròng kính cao cấp, do đó rất dễ bị làm giả. Để nhận biết và phân biệt tròng kính mắt Essilor chính hãng, bạn có thể áp dụng 3 cách cơ bản sau:
– Dựa vào tem nhãn: Mỗi tròng Essilor đều được gắn tem mác đầy đủ và đóng gói cẩn thận.
– Dựa vào logo in chìm: Trên mỗi mắt kính Essilor đều có hình logo thương hiệu in chìm. Để kiểm tra, bạn có thể hà hơi hoặc hơ mắt kính qua hơi nước nóng để thấy logo này. |
doc_37 | Mụn bọc ở mũi là tình trạng khá phổ biến với mọi người. nguyên nhân chính là do vùng da ở mũi tích tụ rất nhiều chất bẩn và sợi bã nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Mụn bọc không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức khó chịu, lâu ngày có thể lành sẹo lõm.
1. Mụn bọc và nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
Mụn bọc thực chất là mụn viêm. Đây là loại mụn có kích thước lớn, nhân chứa nhiều mủ và thường nằm sâu bên trong. Mụn bọc sưng tấy làm mất thẩm mỹ và gây đau nhức hơn những loại mụn thông thường.
Khi có mụn bọc, nếu không chăm sóc cẩn thận, mụn có thể bị vỡ và lan sang vùng khác. Nhất là ở vùng mũi, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, mụn có thể để lại sẹo lõm và thâm.
Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi
Rối loạn nội tiết tố
Bước vào giai đoạn dậy thì hoặc vào chu kỳ kinh nguyệt hay sinh nở, nồng độ hormone tăng cao khiến nội tiết tố bị rối loạn. Điều này khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nhất là ở vùng mũi. Vùng mũi lại là nơi có lỗ chân lông to nên rất dễ xuất hiện mụn bọc.
Căng thẳng, stress lâu ngày
Căng thẳng, stress cũng khiến cho nội tiết tố thay đổi, làm xuất hiện mụn bọc. Tình trạng sẽ càng tồi tệ khi bạn lo lắng vì đã tìm rất nhiều cách nhưng không thể điều trị mụn.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến da lão hóa nhanh cũng là do căng thẳng. Vì vậy, sống lạc quan, tích cực sẽ khiến làn da bạn khỏe mạnh hơn.
Vệ sinh da mặt không đúng cách
Để hạn chế mụn cũng như mụn bọc ở mũi, việc vệ sinh da mặt đúng cách là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nếu không rửa mặt thường xuyên hoặc rửa quá nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến viêm lỗ chân lông, gây ra mụn bọc.
Để da mặt được sạch, tốt nhất bạn nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt vào sáng và tối. Bạn cũng có thể tẩy trang vào buổi tối để giúp làn da được sạch sâu. Điều quan trọng là bạn phải chọn sữa rửa mặt hợp với làn da của mình, nhất là da dầu.
Thói quen sờ tay lên mặt
Hành động tưởng như bình thường nhưng đây là thói quen xấu bạn nên bỏ. Bởi tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn. Khi da đang có mụn, nhiều người có xu hướng dùng tay để nặn. Điều này có thể làm bít tắc lỗ chân lông và tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh
Da bạn sẽ ngày càng xấu nếu bạn ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng hay các chất kích thích. Ngược lại, làn da của bạn sẽ rất mịn màng, tươi trẻ nếu bạn ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Ngoài ra, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya cũng là cách để tái tạo làn da, ngăn ngừa mụn.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, mụn bọc ở mũi còn có thể xuất phát từ một số vấn đề như:
Lông mọc ngược: Thao tác cạo, tẩy, nhổ lông có thể khiến lông mũi mọc ngược vào da.
Viêm tiền đình mũi: Đây là tình trạng xảy ra ở phần trước hốc mũi do đeo khuyên hoặc ngoáy mũi, hỉ mũi quá mức. Lúc này, vi khuẩn Staphylococcus xuất hiện làm xuất hiện những nốt sưng trắng, đỏ bên trong mũi.
2. Xử lý mụn bọc ở mũi ngay tại nhà
Mụn bọc gây ra rất nhiều phiền toái cho người không may mắc phải nó. Kéo dài càng lâu họ càng lo lắng và mụn càng mọc nhiều hơn. Vì thế, bạn cần có cách xử lý để chấm dứt triệt để tình trạng này.
Dùng đá lạnh để trị mụn bọc
Đây là phương pháp vừa đơn giản, vừa tiết kiệm mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà. Đá lạnh sẽ làm mụn giảm sưng và bớt đau nhức đồng thời se khít lỗ chân lông để mụn không xuất hiện.
Khi thực hiện, bạn nên bọc viên đá lạnh trong khăn để tránh da bị kích ứng do nhiệt độ thấp. Cả khăn và đá đều phái thật sạch. Chườm đá lên vùng bị mụn bọc đến khi đá tan và duy trì 2 - 3 lần mỗi ngày, mụn sẽ bớt sưng và bớt đau nhức.
Dùng tỏi để trị mụn bọc ở mũi
Tỏi có tác dụng kháng viêm khá mạnh. Do đó, dùng tinh chất tỏi bôi lên vùng mụn sẽ giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể xay nhuyễn tỏi rồi lọc lấy nước và dùng tăm bông chấm vào vết mụ trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.
Trị mụn bọc bằng chanh tươi
Chanh có tính axit nên có khả năng kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, vitamin C trong chanh còn làm khô nhân mụn nhanh chóng. Tương tự như tỏi, bạn chỉ cần dùng nước cốt chanh chấm vào nốt mụn bọc khoảng 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, vì chanh có tính axit nên rất dễ bắt nắng, khi ra ngoài bạn nên che chắn kỹ.
Dùng dầu cây trà
Dầu cây trà có khả năng kháng khuẩn tự nhiên nên có thể làm giảm tình trạng mụn bọc lan rộng. Bạn chỉ cần thoa dầu lên vùng mụn, để yên trong vòng 10 phút rồi rửa sạch, tình trạng mụn sẽ ít trở nên nghiêm trọng.
Kem đánh răng có thể điều trị mụn bọc
Một phương pháp cũng khá đơn giản khác là dùng kem đánh răng. Với cách điều trị này, bạn chỉ cần bôi một ít kem đánh răng lên nốt mụn rồi để qua đêm. Rửa sạch vào sáng hôm sau để thấy sự thay đổi.
3. Ngăn ngừa mụn bọc xuất hiện trên làn da của bạn
Mụn bọc là tình trạng không ai mong muốn. Vì thế, bạn nên chủ động ngăn ngừa trước khi nó xuất hiện trên làn da của bạn bằng một số phương pháp sau:
Giữ làn da sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn để lỗ chân lông thông thoáng.
Chỉ nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và bã nhờn trên da.
Uống nhiều nước để da đủ độ ẩm và ngăn bã nhờn.
Nên tránh những mỹ phẩm có gốc dầu để không làm bít tắc lỗ chân lông. Nếu bạn đang gặp tình trạng mụn bọc ở mũi hay ở bất kỳ vị trí nào, nên sử dụng đồ trang điểm dạng nước.
Nên tẩy trang trước khi ngủ và lựa chọn nước tẩy trang phù hợp với da của mình.
Cấp ẩm cho da thường xuyên.
Nên tiến hành tẩy tế bào chết cho da hàng tuần, không nên tiến hàng hàng ngày để tránh kích thích bã nhờn xuất hiện.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ít carbohydrate.
Nên dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da trước tia cực tím. Và cũng nên chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của mình.
Tuyệt đối không nặn mụn để không làm vỡ hàng rào bảo vệ da, làm viêm lỗ chân lông và mụn xuất hiện nhiều hơn, đóng vảy và sẹo trên mặt bạn. |
End of preview. Expand
in Dataset Viewer.
README.md exists but content is empty.
- Downloads last month
- 39