text
stringlengths
1
809k
đại phu để chôn cất thầy nên bảo anh em đồng môn làm gia thần. Bài này cảm động, lời trách rất đúng, tuy nghiêm mà nhiều tình cảm, tư cách thanh cao. [114] Đoạn “mà làm như có gia thần… chết dọc đường dọc xá ư?” là do tôi tạm ghi thêm, ebook nguồn không có. (Goldfish). [115] Chữ cổ [賈] này có người đọc là giá: cầu được giá mà bán. [116] Tiến: nguyên văn chữ Hán là 進; có bản chép là 往 (vãng). [117] Bốn chữ “thí như bình địa” có người dịch là: “Ví như lấp một vực sâu cho thành đất bằng…”. Hiểu cách nào thì đại ý bài này cũng là khuyên ta đừng bỏ lỡ công việc học tập mà công trước mất hết; thành hay bại chỉ tại ta mà thôi. Nhưng hiểu như chúng tôi dịch thì sự so sánh có ý mạnh hơn: cùng là việc đắp núi, gần thành công rồi bỏ, với việc mới bắt đầu mà vững chí tiếp tục, là do ta hết. Đưa ví dụ lấp vực sâu vào đây, ý hơi loãng đi. [118] Nguyên văn bài IX.24 này là: Tử viết: “Chủ trung tín, vô hữu bất như kỉ giả, quá tắc vật cải”; nguyên văn bài I.8, dài hơn: Tử viết: “Quân tử bất trọng tắc bất uy, học tắc bất cố; chủ trung tín, vô hữu bất như kỉ giả, quá tắc vật đạn cải”. (Goldfish). [119] Con lạc là một loài giống con chồn. Áo làm bằng da con chồn và con lạc vừa nhẹ vừa ấm, nên rất quí. [120] Có nhiều bản chia bài này ra làm hai, tới đây là hết bài trên. Nhưng ý nghĩa là hai đoạn liên quan với nhau, nên gom làm một.
[121] Câu này trong Kinh Thi, Vệ phong, thiên Hùng trĩ. Chữ 忮 (đố kị) chúng tôi phiên âm là chí, có người đọc là kĩ. Có nhà cho rằng Khổng tử dẫn câu đó để khen Tử Lộ. Như vậy có vẻ Khổng tử mâu thuẫn: chính ông dẫn câu đó, sao dưới lại bảo: “Có gì (hoàn toàn) tốt?” Cho nên chúng tôi đoán Tử Lộ nhớ Kinh Thi, tự phụ rằng mình đã theo đúng lời khuyên trong Kinh Thi, nên ngâm hoài. Khổng tử thấy vậy, nén lòng tự phụ đó xuống. [122] Trong Kinh Thi hiện nay lưu hành không có bốn câu thơ đó. Hai câu đầu thể hứng, (nhân thấy hoa đường lệ mà có hứng), nghĩa không liên quan gì tới hai câu sau. Khổng tử muốn khuyên người học đạo: nếu thực ham đạo thì không ngại khó. [123] Tru: nguyên văn chữ Hán là 緅 (Thiều Chửu đọc là “tưu”). [124] Câu “Tất hữu tẩm y, trường nhất thân hữu bán ” là do tôi ghi thêm, nguyên văn chữ Hán: 必有寢衣,長一身有半. (Goldfish). [125] Cát nguyệt: ebook nguồn chép là: “tốt”. (Goldfish). [126] Tất tế (必祭), có bản chép là “qua tế” (瓜祭). (Goldfish). [127] Ebook nguồn chép: “Vấn ư như tha bang”. (Goldfish). [128] Theo Nguyễn Thiên Thụ thì “đông thủ” (東首) có nghĩa là: “day đầu phía Đông, mặt ngó cửa sổ Bắc” ( phía Nam, để vua nhìn sang phía Nam mà hỏi thăm (theo chú thích trong bài VI.8), giảng [129] Nguyên văn bài III.18: Tử nhập thái miếu, mỗi sự vấn. Hoặc viết: “Thục vị Trâu nhân chi tử tri lễ hồ, nhập thái miếu, mỗi sự vấn”. Tử văn chi, viết: “Thị lễ dã”. Bài X.14 này chỉ có câu: Nhập thái miếu, mỗi sự vấn. (Goldfish).
[130] Chữ dung [容] này, có nhà bảo là chữ khách [客], nghĩa là không khách khí, mà rất tự nhiên. [131] Củng: Các trang chữ Hán trên mạng chép là 共 (Thiều Chửu đọc là cộng, hoặc cung), trong đó có vài trang mạng bảo chữ 共 có nghĩa là 拱 “củng” (nghĩa là chắp tay). (Goldfish). [132] Đoạn “thích văn hơn chất, nên theo lễ nhạc của người xưa. Có thuyết cho rằng “tiên tiến” trỏ” là do tôi tạm chép thêm. Xin nói thêm là, theo thuyết đó, hai chữ “dã nhân” (野人) trỏ giới bình dân, hai chữ “quân tử” (君子) trỏ giới quí tộc cầm quyền. (Tham khảo: [133] Chữ “môn nhân” và chữ “môn nhân” sau, ebook nguồn chép là “môn sinh”. (Goldfish). [134] “Hoặc” (惑): có bản chép là “cảm” (感). (Goldfish). [135] Đoạn Thầy đáp: “Còn cha, anh…”; anh Cầu hỏi: “Nghe rồi thi hành liền sao?” là do tôi ghi thêm. (Goldfish). [136] Thẩn: nguyên văn chữ Hán là 哂. Trong cuốn Cổ văn Trung Quốc, cụ Nguyễn Hiến Lê phiên âm là “sẩn” (Thiều Chửu cũng phiên âm là “sẩn”). (Goldfish). [137] Đoạn sau đây là do tôi chép thêm: Tằng Tích hậu. Tằng Tích viết: “Phù tam tử giả chi ngôn hà như?” Tử viết: “Diệc các ngôn kì chí dã dĩ hĩ!” Viết: “Phu tử hà thẩn Do dã?” Viết: “Vi quốc dĩ lễ”. (Goldfish). [138] Lời nói nhũn. Trong số môn đệ đó, Tăng Tích (cha Tăng Sâm) chắc không nhỏ tuổi hơn Khổng tử bao nhiêu. [139] Tức một nước chư hầu trung bình không vào hạng nhỏ. [140] Tức một chư hầu nhỏ. [141] Một chức quan nhỏ coi việc lễ. [142] Nguyên văn: Kí thành, có sách giảng là “đã mặc xong”. [143] Nguyên văn: quán giả, nghĩa là người đã làm lễ đội mũ (lễ
gia quan): thanh niên tới 20 tuổi thì làm lễ đó. [144] Sông Nghi ở Lỗ – Vũ Vu là một cái đàn để tế, cao trống, mát mẻ. [145] Đoạn: Đáp: “Người trị nước phải theo lễ, anh Do không biết nhún nhường, nên ta mỉm cười” là do tôi tạm ghi thêm. [146] Tăng Tích có ý cho Nhiễm Cầu và Công Tây Hoa cũng không khiêm tốn vì muốn trị nước. Nhưng Khổng tử chê thái độ của Tử Lộ, chứ không chê chí hướng của ai cả, mặc dù ông thích chí hướng của Tăng Tích hơn. – Bài này là bài dài nhất mà cũng là một bài hay nhất trong Luận ngữ. Chúng tôi đã phê bình trong cuốn Cổ văn Trung Quốc trang 24 25. Tao Đàn xuất bản – 1966. [147] Trọng Cung tức Nhiễm Ung đã được Khổng tử khen là có thể làm vua được. [148] Bài này cũng như bài XII.20 nói về chính trị. Chữ gia [家] này không phải là nhà của Trọng Cung mà là “nhà” của một đại phu. Các đại phu thời đó như ba họ Mạnh, Thúc, Quí ở Lỗ có ấp riêng, có thành trì, quân đội riêng, gần như có một triều đình riêng, quan lại của họ là gia thần của họ. Và ấp của họ gần như một nước nhỏ trong một nước lớn hơn là Lỗ. (Bài VI.1) Khổng tử giảng về nhân theo phương diện chính trị. Nhân ở đây là kính cẩn, thận trọng, nghĩ tới dân. [149] Cúc: nguyên văn chữ Hán là 棘. Chữ này trong Trang Tử và Nam Hoa Kinh, thiên Tiêu Dao Du, cụ Nguyễn Hiến Lê đọc là Cách (ông Cách) và chú giải: “chữ cức là gai ở đây đọc là cách”; còn cụ Nguyễn Duy Cần thì đọc là “Cấc”. (Goldfish).
[150] Tỉ (徙), có bản chép là “đồ” (徒). (Goldfish). [151] Câu này cũng như câu “tiên nan nhi hậu hoạch” trong bài VI.20. Nên so sánh bài này với bài XII.10. [152] Thăng (勝): có bản chép là “dắng” (媵). (Goldfish). [153] Bài này chắc là của môn sinh Nhiễm Hữu chép, nên gọi là Nhiễm tử chứ không gọi là Nhiễm. Nhiễm Hữu lúc đó làm quan tể cho họ Quí, mà họ Quí chuyên quyền, không đem việc quốc chính (việc quan trọng trong nước) bàn ở triều đình Lỗ, mà đem bàn riêng với gia thần của mình. Có sách giảng: “chính” là việc quan trọng, còn “sự” là việc chấp hành hằng ngày. [154] Lúc này Khổng tử không cầm quyền ở nước Lỗ nhưng đã làm chức đại phu thì có quyền dự nghe việc quan trọng trong nước. [155] Ấp Cử Phủ thuộc nước Lỗ. (Goldfish). [156] Trực Cung, là anh Cung ngay thẳng (Cung là tên). Có sách cho trực cung chỉ có nghĩa là người ngay thẳng. [157] Chữ “chứng” [證] hồi xưa chỉ có nghĩa tố cáo (theo Thuyết văn); ngày nay mới có nghĩa là làm chứng. Khổng tử khuyên cha phải nhân từ, con phải hiếu; con tố cáo cha là bất hiếu, cho nên ông cho là không ngay thẳng, không hợp đạo. [158] Đoạn từ “Ngôn tất tín…” đến cuối bài, tôi lần lượt ghi thêm mấy chữ “nhiên tiểu nhân”, “chi tòng” và “nhân, hà” vào các chỗ mà ebook nguồn chép ba dấu chấm: “Ngôn tất tín, hành tất quả, khanh khanh… tai! Ức diệc khả dĩ vi thứ hĩ”. Viết: “Kim… chính giả hà như?” Tử viết: “Y! Đẩu sao chi… túc toán dã”. [159] Hạng: nguyên văn chữ Hán là 行; ebook nguồn chép là
“hành”. (Goldfish). [160] Câu: “Bất hằng kì đức, hoặc thừa chi tu” trong Kinh Dịch, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch như sau: “Không thường giữ được cái đức của mình, có khi bị xấu hổ”. (Goldfish). [161] Chúng tôi thấy câu này khó hiểu, tạm dịch theo Triệu Thông và đoán vì tâm ý hay thay đổi thì coi quẻ rồi cũng không tin, mà rồi sẽ gặp việc hổ thẹn. Có người dịch là: Khổng tử nói: “Tại người ta không chiêm nghiệm đến lời nói ấy thôi”. Có người lại hiểu là: “Người quân tử đối với Kinh Dịch nếu nghiền ngẫm lời chiêm nghiệm thì biết được rằng thiếu đức hằng, tất sẽ phải hổ thẹn. Vậy sở dĩ không có đức hằng, làm việc mà không có đức hằng, chỉ vì không xem lời chiêm nghiệm mà thôi. [162] Hiến, tức Nguyên Hiến, tự Tử Tử, học trò của Khổng tử. [163] Câu này trong ebook nguồn không có lời dịch. Nguyễn Thiên Thụ dịch như sau: Đức Khổng Tử nói: “Người quân tử có khi là kẻ bất nhân chứ kẻ tiểu nhân chưa bao giờ làm được điều nhân”. (Goldfish). [164] Chữ 糾 này tôi chép theo bài đăng trên trang chép là: 紏 và giảng như sau: “(…) Một âm là “cưu” 九 họp, như “Hoàn Công cưu hợp chư hầu” 桓公九合諸侯 vua Hoàn Công tụ họp các chư hầu, cùng nghĩa với chữ “củ” 紏. (Goldfish). [165] Ý nói Quản Trọng có công chống Di, Địch. Coi tiểu sử Quản Trọng trong “ Gương danh nhân” của chúng tôi xuất bản năm 1959. [166] Xem lại bài V.14. (Goldfish). [167] Vi Sinh Mẫu: một ẩn sĩ ở nước Lỗ. (Goldfish). [168] Tị: nguyên văn chữ Hán của bốn chữ “tị” trong bài này là: 辟 (đọc là “tịch”, nghĩa là lánh ra, lánh đi). Theo trang
thì chữ 辟 đồng nghĩa với chữ 避 (đọc là “tị”, nghĩa cũng tương tự). [169] Nguyên văn chữ Hán cả câu Kinh Thi đó là: 深則厲,淺則揭. Chữ “khê” 揭, Thiều Chửu đọc là “yết”. Trong bài thơ Phóng cuồng ngâm của Tuệ Trung thượng sĩ đời Đường có câu: 深則厲 兮淺則揭, nhiều nhà phiên âm là: “Thâm tắc lệ hề thiển tắc yết”, riêng thiền sư Vạn Hạnh trong bài Đạo Phật đi vào cuộc đời, phiên âm chữ 揭 là “kệ” [170] Chữ vũ [舞] ở đây là điệu múa. Có sách cho là chữ Thuấn [舜] in nhầm và giảng là nhạc Thiều của vua Thuấn. Có sách lại bảo chữ vũ đó dùng như chữ võ [武], và giảng là nhạc võ (của Võ vương nhà Chu). Lịch nhà Hạ lấy tháng dần làm tháng giêng như ngày nay; lịch nhà Ân lấy tháng sửu (tức tháng chạp âm lịch ngày nay); nhà Chu lấy tháng tí (tức tháng 11 ngày nay) làm tháng giêng. Theo lịch nhà Hạ thì tiện cho nhà nông hơn. Xe nhà Ân kiên cố, không hoa mĩ như xe nhà Chu. Mũ miện nhà Chu đẹp hơn. [171] Có lẽ ebook nguồn chép thiếu chữ “Người” (Người không lo xa…). (Goldfish). [172] Chi: các bản trên mạng chép là “dư” (與). (Goldfish). [173] Vị: nguyên văn chữ Hán là 位. Nhiều bản chép là “lập” (立). gushuyiyijuli2.htm thì hai chữ “vị” và “lập” đó là “đồng tự”. [174] Chữ “đạo” này và chữ “đạo” sau, trong ebook nguồn đều chép là “đạo đức”. Tôi theo cuốn Khổng tử mà bỏ hai chữ “đức” đó đi. (Goldfish). [175] Ebook nguồn không có hai chữ “dĩ tư”. (Goldfish). [176] Bản nguồn chép là “chí thú”, tôi sửa lại thành “chí hướng” theo một chú thích trong bài Bá Di liệt truyện trong cuốn Cổ văn Trung Quốc của cụ Nguyễn Hiến Lê. (Goldfish).
[177] Tỉ: nguyên văn chữ Hán là 兕. Chữ này Thiều Chửu đọc là “huỷ”. (Goldfish). [178] Có người bảo nên sửa chữ quả thành chữ bần. [179] Chữ bần này nên sửa làm chữ quả như vậy mới hợp với “quân vô bần” ở sau. Rất có lí. Chúng tôi sẽ dịch theo như vậy. [180] Thời đó nước Lỗ chia làm bốn phần, họ Quí chiếm hai phần; họ Mạnh và Thúc, mỗi họ chiếm một phần, nay họ Quí muốn chiếm cả nước Chuyên Du về phần mình. [181] Chúng tôi theo hai chú thích ở trên, mặc dầu nguyên văn vẫn để như cũ. [182] Có lẽ tác giả muốn nói đến đoạn sau đây: “Bài đó là một trong những bài dài nhất mà hay nhất trong Luận ngữ, cho ta thấy một khía cạnh tính tình của Khổng tử. Ông vốn ít nói, hoặc nói chỉ vắn tắt vài lời (dư dục vô ngôn – Dương Hoá – 18); nhưng lần này ông thật hùng hồn, giọng gay gắt (chắc ông giận lắm), lí luận minh bạch, khéo dẫn lời cổ nhân, mà ý tưởng lại cao đẹp: câu “Hữu quốc hữu gia giả, bất hoạn quả nhi bất hoạn quân, bất hoạn bần nhi bất hoạn an” là một trong những câu bất hủ của ông, vào hàng sâu nhất trong tư tưởng nhân loại, hiện nay càng đáng làm châm ngôn cho các chính khách khắp thế giới”. (Goldfish). [183] Chữ “biền” này và chữ “biền” ở sau, nguyên văn chữ Hán là 便 (chữ này Thiều Chửu đọc là “tiện”). (Goldfish). [184] Cần xem lại ba chữ “đãng phóng tứ”. (Goldfish). [185] Hai câu này, ebook nguồn chép là: “ Lui về học kinh Lễ. Tôi chỉ nghe được điều đó”. Tôi tạm sửa lại như trên. (Goldfish).
[186] Dương Hoá, có sách gọi là Dương Hổ, vì Hoá và Hổ phát thanh hơi giống nhau, là gia thần của họ Quí, có lần bắt giam Quí Hoàn tử để chuyên quyền nước Lỗ. Y cho đem heo sữa biếu Khổng tử là có ý bắt Khổng tử đến nhà y tạ ơn. Bốn chữ “dục kiến Khổng tử” có thể dịch là: “Muốn Khổng tử đến yết kiến mình”. [187] Chỗ này có sách chấm câu khác, cho “bất khả” (không gọi là nhân được) là lời đáp của Khổng tử. Rồi từ “Hiếu tòng sự” (muốn ta làm quan…) mới là lời của Dương Hoá. Câu dưới cũng vậy. Tôi chấm câu như trên, cho là lời Dương Hoá tự đáp để làm nổi bật tính hách dịch, nóng nảy của Dương Hoá và thái độ bình tĩnh, tự tín, cương quyết của Khổng tử. [188] Ebook nguồn không có câu: “huệ tắc túc dĩ sử nhân”. [189] Đoạn sau đây tôi theo cuốn Khổng tử mà ghi thêm, ebook nguồn không có: “thì mài cũng không mòn sao? Ta chẳng từng nói rằng”. (Goldfish). [190] Nghĩa cũng như câu “trực nhi vô lễ tắc giảo”, bài VIII.2. [191] Có người cho chữ “tiểu tử” ở đây trỏ cháu nội Khổng tử, tức Khổng Cấp, (Tử Tư), nhưng theo truyền thuyết Khổng Cấp là học trò của Tăng Tử. [192] Chiêu Nam: các bản chữ Hán trên mạng chép là 召南, Wikipedia tiếng Việt phiên “Thiệu Nam” trên được đọc là “triệu”, Từ điển Thiều Chửu cũng đọc là “triệu”. [193] Nguyên văn bài I.3 và XVII.7 đều là: Tử viết: “Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hĩ nhân”. Có bản Luận ngữ bỏ bài XVII.7 (lấy bài XVIII.8 làm bài XVII.7) mà không cho biết lí do. (Goldfish).
[194] Vạn vật (萬物), có bản chép là “bách vật” (百物). (Goldfish). [195] Nhụ Bi: (trong phần dịch và chú thích ở sau chép là “Nhụ Bỉ”, tôi đã sửa lại vì trong cuốn Khổng tử chép là “Nhụ Bi”) nguyên văn chữ Hán là 孺悲, bản Nguyễn Thiên Thụ phiên âm là “Nhũ Bi”, trong cuốn Nhà giáo họ Khổng, cụ Nguyễn Hiến Lê cũng phiên âm là “Nhũ Bi”. (Goldfish). [196] Sắc: (nguyên văn chữ Hán là 瑟), ebook nguồn chép là “cầm”. (Goldfish). [197] Quĩ: các bản chữ Hán chép là 歸, chữ này Thiều Chửu đọc là “qui”. (Goldfish). [198] Bốn chữ “Phượng hề, phượng hề” (鳳兮,鳳兮), trong bộ Trang tử – Nam Hoa kinh , cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: “Con phượng kia, con phượng kia”. (Goldfish). [199] Trần: các bản trên mạng chép là “Thị” (是). (Goldfish). [200] Tị: chữ “ti” này (tị nhân) và chữ “tị” sau (tị thế), các bản trên mạng chép là 辟 (tịch). Có bản giảng chữ 辟 (tịch) “đồng” với chữ 避 (tị). (Goldfish). [201] Đoạn “Tử Lộ củng nhi lập… kiến kì nhị tử yên” là do tôi ghi thêm. (Goldfish). [202] Có một bản Luận ngữ đầu đời Tống in hai chữ “phản”. Tử ở đây, nghĩa là: (Tử Lộ) trở về. Khổng tử nói. Như vậy cả đoạn dưới là lời của Khổng tử nói với Tử Lộ. [203] Hai chữ “tên Võ” do tôi ghi thêm. (Goldfish). [204] Hai chữ “á phạn” này do tôi chép thêm. Á phạn là vị nhạc sư coi về việc tấu nhạc trong bữa ăn thứ hai. (Goldfish). [205] Chữ hoằng [弘] một số học giả gần đây cho là nghĩa như chữ cường [強] ngày nay. [206] [207] Chữ quyện [倦] ở đây tức chữ quyện trong “Hối nhân bất quyện”. Có người dịch khác: để đến sau mà dạy cho đến mệt mỏi.
[208] Ngọn tức như vẩy nước, quét tước… gốc tức như chính tâm thành ý… Ý muốn nói: Dạy đạo lí ngay cho trẻ hoặc cho những kẻ kém thông minh thì họ không theo được. Đại ý của Tử Hạ là dạy học phải có tuần tự, tuỳ theo trình độ của mỗi người. Có người hiểu là: “Giảng ngọn mà biết đến gốc, chỉ bậc thánh nhân mới được như thế”. Lại có người hiểu là: “Đạo thánh nhân có chỗ nên dạy trước, có chỗ nên dạy sau, ta chẳng nên tuần tự mà dạy sao?” Bài này ý nghĩa không có gì cao xa mà lời không minh bạch, mỗi người hiểu mỗi khác. [209] Thời xưa, sang hèn gì cũng xưng là trẫm; từ thời Tần Thuỷ Hoàng, chỉ vua mới được tự xưng là trẫm. – Rồi nhà Thương suy, vua Trụ bạo ngược, bị chư hầu là Phát diệt mà lên ngôi, lập nhà Chu, (1122 256 hoặc 221), hiệu Võ vương. [Đoạn có nguyên văn là: “Trẫm cung hữu tội, vô dĩ vạn phương; vạn phương hữu tội, tội tại trẫm cung”, lời dịch trong ebook nguồn chỉ có ba chữ: “Bản thân trẫm”. Xin tạm bổ sung: “(…) có tội, không phải của dân; muôn dân mà có tội, tội đó là tại trẫm (vụng trị dân)”. (Goldfish). [210] Câu đầu này có người hiểu là: Võ vương đem của công phát cho dân, những người thiện được thưởng nhiều, nên hoá ra giàu có. Hiểu như vậy cũng có lí, nhưng không liên tiếp với mấy câu sau bằng hiểu như chúng tôi đã dịch. [211] Tề Thái công, tức Khương Tử Nha. (Goldfish). [212] Có sách chấm câu: “Sở trọng dân, thực, tang, tế” và dịch là: chú trọng đến việc của dân như lương thực, tang lễ, tế tự.
[213] Ngờ sai. (Goldfish). [214] Ngờ sai. (Goldfish). [215] Ngờ sai. (Goldfish). [216] Trong các bài ở dưới, trong ebook nguồn không có bài nào được “gạch dưới”. (Goldfish). [217] Thiết nghĩ hai bài I.12 và II.5 nên sắp chung với các bài nói về lễ và nhạc ở dưới thì phải hơn. (Goldfish). [218] Nên kể thêm bài XV.10: Khổng tử chủ trương cấm Trịnh thanh vì Trịnh thanh dâm. (Goldfish). [219] Bài II.21 cũng có dẫn kinh Thư (nói về đạo hiếu). [220] Ngờ sai. (Goldfish). [221] Ngờ sai. (Goldfish). [222] Ebook nguồn không “in ngã”, tôi tạm sửa lại. (Goldfish). [223] Số 15 này do tôi ghi thêm. (Goldfish). [224] Ebook nguồn chép là: XX.22, 23. (Goldfish). [225] Trong bộ Nho giáo, cụ Trần Trọng Kim viết như sau: “Sự biến hoá của Trời như sự mở sự đóng, mà đạo Trời là cứ qua lại mãi: “Nhất hạp nhất tịch vị chi biến, vãng lai bất cùng vị chi đạo 一闔一闢謂之變,往來不窮謂之道: Một mở một đóng gọi là biến, qua lại không cùng gọi là đạo.” (Dịch: Hệ từ thượng)”. Nhưng trong bộ Chu Dịch, cụ Phan Bội Châu lại chép là: “Nhất cáp nhất tịch vị chi biến, vãng lai bất cùng vị chi thông 一閤一闢謂之變,往來不窮 謂之通”, và cụ giảng là: “Vì khí âm mà có khi khép, vì khí dương mà có khi mở; một đường vừa khép, mà một đường liền mở ngay; một phía vừa mở, mà một phía liền khép lại, khép khép mở mở thay đổi nhau hoài. Thế là gọi bằng biến 一閤一闢謂之變. Nhất cáp vừa vãng, liền có nhất tịch lai, nhất tịch vừa vãng, vừa có nhất cáp lai, vãng vãng lai lai chẳng bao giờ cùng tận, thời gọi bằng thông 往來不窮謂之通”. Trong bộ Kinh Dịch – Đạo của
người quân tử, cụ Nguyễn Hiến Lê chép là: “Nhất hạp nhất tịch vị chi biến, vãng lai bất cùng vị chi thông”, và cụ dịch là: “Một lần đóng, một lần mở gọi là biến, qua lại không ngừng gọi là thông”. (Goldfish). [226] Chế độ phong kiến của châu Âu thời Trung cổ (thế kỉ thứ sáu tới thế kỉ 13 sau Công nguyên khác hẳn vậy, không do các vua thiết lập mà nó tự lần lần thành hình. Thời đó, Anh, Pháp, Ý… vì nạn xâm lấn của các rợ Germain, Visigoth, Normand, suy lần đi, triều đình không bảo vệ được các thành thị, che chở được các quý tộc; các công tước, hầu tước… phải về điền trang sống và tự bảo vệ lấy. Các nông dân qui tụ chung quanh họ, tặng họ ruộng đất, tự đặt dưới quyền họ để được họ che chơ, do đó họ tổ chức được quân đội, xây thành, đắp lũy, đào hào để chống với giặc, họ tự túc về kinh tế, họ tựa như các sứ quân của ta. Lần lần họ liên kết với nhau, mạnh lên, hơn triều đình, có khi che chở nhà vua, giáo hội và lựa người để đưa lên làm vua nữa. [227] (ngũ thập) theo thuyết đó là chữ (tốt) viết lầm, còn chữ (dịch) chính là (diệc), hai chữ đọc giống nhau. [228] Coi cuốn Kinh Dịch của tôi – chưa in. [229] Thời đó chỉ hạng quí tộc mới được đánh xe (điều khiển chiến xa). [230] Câu cuối này, Lâm Ngữ Đường dịch là: “Ông đừng chỉ coi mình là một người con hoặc một quan ở triều đình”, và theo Lâm, còn nhiều cách hiểu khác, đều không xuôi. [231] Nhan Trọc Châu: nguyên văn là: 顏濁鄒. Chữ 鄒, Thiều Chửu đọc là “trâu”. (Goldfish).
[232] Túc Thận (bản nguồn chép là Túc Thân, ở dưới cũng vậy), nguyên văn là: 肅慎. (Goldfish). [233] Câu này tối nghĩa, chúng tôi hiểu theo Lâm Ngữ Đường, có người dịch là “Những người chúng ta phải đánh chẳng quá bốn năm kẻ”, vì đàn ông và đàn bà trong thành đều quyết chí theo vua Vệ. Vụ này không chép trong Luận ngữ, không rõ sự thực ra sao, nên tồn nghi. [234] Tư Mã Thiên hai lần chép lời than thở này, một lần ở trang ở trên, một lần ở đây; hai lần lời chỉ khác nhau ít chữ. Tôi bỏ lần ở trên, vì lần ở đây hợp với Luận ngữ hơn. Vả lại lần trên, Khổng tử chưa thực muốn về Lỗ, còn bôn ba thêm ít năm nữa. [235] Thành Phụ (bản nguồn chép là thành Phu): nguyên văn: 城 父. (Goldfish). [236] Lời trong sách Trung Dung. (Goldfish). [237] Có lẽ cụ Nguyễn Hiến Lê muốn nói nửa đầu tiết Tính tương cận trong chương IV: Tính (bản của Nxb Thanh Niên năm 2004, cuốn 2, tr.75 77. (Goldfish). [238] Tất cả những năm sanh này đều phỏng chừng, không chắc chắn lắm. [239] Coi hai bộ Mặc học và Tuân tử của chúng tôi, chưa in. [240] Trong Đại cương triết học Trung Quốc chú thích như sau: “Kinh Thi gồm ba phần: phong (các bài ca dao của bình dân), nhã (các bài hát dùng trong yến tiệc, tế lễ), tụng (các bài tụng đức các vua đời trước)”. (Goldfish). [241] Trong Đại cương triết học Trung Quốc chú thích như sau: “Sau vụ đốt sách ở đời Tần, tới đời Hán, các học giả theo những kinh của bọn bác sĩ nhà Tần truyền lại, gọi là Kim văn. Rồi Lỗ
Cung vương, con Cảnh đế, tìm thấy một bộ kinh Thư viết bằng cổ văn ở trong vách nhà cũ của Khổng tử, Khổng An Quốc, cháu 12 đời của Khổng tử, đem so với bộ kinh Thư kim văn mà soạn lại, thành ra thêm một phái nữa: phái Cổ văn. Đến cuối đời Tây Hán, bọn Lưu Hâm đặt ra Thi cổ văn, Lễ cổ văn, Xuân Thu cổ văn, nhưng người ta cho là giả dối, không đáng tin”. [242] Chương 20 sách Trung dung có một đoạn diễn ý đó: “Ai công hỏi về chính sự”. Khổng đáp: “Chính sự của vua Văn, vua Võ chép trong sách vở, hễ người khá còn thì chính sự ấy thi hành, người khá mất thì chính sự ấy úng tắt; đạo đức của người làm cho chính trị mau có kết quả (…) cho nên làm chính trị cốt ở người (… nhân đạo mẫn chính… cố vi chính tại nhân). Câu “nhân đạo mẫn chính” nghĩa cũng giống câu “nhân năng hoàng đạo” (người ta có thể làm cho đạo rộng lớn lên) trong bài XV.28 (Luận ngữ). [243] Hội vạn quốc sau Thế chiến thứ nhất cũng qui định số trọng tải các tàu chiến mà mỗi cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật… có quyền được đóng [244] Thời đó đại thần chưa có nghĩa là “cụ lớn” như ngày nay; cụ lớn hồi đó gọi là đại phu. [245] Coi Đại cương triết học Trung Quốc – Quyển hạ, tr.691. [246] Chúng tôi xin đính chính: do trời lựa – Chúng tôi đã dẫn chúng trong bộ Mặc học, phần II, chương VII (chưa in). [247] Không có cả nhạc. [248] Chương này chúng tôi đã dịch lại, không theo bản dịch năm 1966.
[249] Những chữ trong dấu ngoặc này, chúng tôi thêm vô. [250] Trong Luận ngữ, còn bài XIX.1 của Tử Trương cũng nói về kẻ sĩ: “Thấy nguy không tiếc đến sinh mạng, được giàu sang thì nghĩ đến nghĩa lý, khi tế tự nghĩ đến kính, gặp việc tang nghĩ đến xót thương, kẻ sĩ được như vậy là khá rồi”. [251] Chúng tôi đã thêm bớt, sửa đổi một chút. [252] Coi bộ Luận ngữ của tôi. [253] Thái độ đó y hệt thái độ của Phật Thích ca. Kinh Majjhima Nikaya chép: “Có người hỏi Phật: Một đức Phật đã thành chính quả rồi, sau khi chết có còn nữa hay không? Phật đáp: Dù sao khi chết rồi, có còn Phật nữa hay không, không quan hệ gì. Chỉ có một điều rõ rệt là: có sinh, có tử và có những nỗi đau khổ; ta chỉ dạy cho biết cái căn nguyên làm cho đau khổ và trỏ con đường đi đến giải thoát… Ta không nói sau khi chết, Phật còn nữa hay không là bởi điều đó không quan hệ gì đến đạo ta dạy là đưa đến chỗ tiêu diệt hết tình dục mà làm cho được yên vui, đến được Niết bàn”. [254] Chúng ta nên nhớ thời đó tiếng quỉ trỏ người chết. [255] Đạo tam tòng chép trong sách Nghi lễ, đời Hán mới xuất hiện. [256] Coi bài Vài nét sơ lược về sách Luận ngữ của Giản Chi – Tạp chí Phương Đông số 10 tháng 4 năm 1972. [257] Cách đánh số bài trong cuốn Luận ngữ do cụ Nguyễn Hiến Lê giới thiệu và chú dịch cũng có vài chương (thiên) chỗ khác với cách đánh số bài trong cuốn Nhà giáo họ Khổng này.
[258] Tức “học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” (Học nhi – 2). [259] Xem Phần Đọc thêm ở cuối eBook. (Goldfish). [260] Làng Hỗ Hương (bản nguồn chép là “làng Hồ Hương”), nguyên văn chữ Hán là 互鄉. Hai chữ này, trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: làng Hỗ. (Goldfish). [261] Như vậy mà ông không khi nào tới nước Chu thì cũng lạ thật! Có lẽ ông cho rằng thiên tử nhà Chu hoàn toàn bất lực, phải tìm một ông vua chư hầu để thay? Nếu quả vậy thì ông “cách mạng” lắm, trước Mạnh tử trên 150 năm. Mạnh tử bảo Lương Huệ vương: “Ai không thích giết người thì thống nhất được thiên hạ”, nghĩa là ai có đức nhân thì sẽ làm thiên tử, chứ không cần là hậu duệ nhà Chu. [262] Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch như sau: “Vua làm hết đạo vua, bề tôi hết đạo bề tôi, cha hết đạo cha, con hết đạo con”. (Nhan Uyên – 11). (Goldfish). [263] Rõ ở bài này có nghĩa là phân biệt phải trái. [264] Lời ông thật nhũn, so với lời Tử Lộ lại càng nổi bật lên. [265] Câu “tôi ao ước như vậy” là lời của cụ Nguyễn Hiến Lê. [266] Các học giả đời Thanh cho rằng bộ Luận ngữ xuất hiện khoảng một thế kỉ sau khi Khổng tử mất. [267] Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch như sau: “Khổng tử ôn hoà mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái”. (Goldfish). [268] Có sách giảng là không có tư dục. [269] Có sách giảng là không ích kỉ. [270] Nguyên văn: “Tiên hành kì ngôn, nhi hậu tòng chi”, trong Luận ngữ cụ Nguyễn Hiến Lê dịch như sau: “Làm trước điều mình muốn nói rồi hãy nói sau”. (Goldfish).
[271] Bài Vệ Linh công – 40, trong cuốn Luận ngữ cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: “Lời cốt diễn đạt đủ ý thì thôi”. (Goldfish). [272] Nhũ Bi: chữ Hán là 孺悲, trong cuốn Luận ngữ, bài XVII.20, cụ Nguyễn Hiến Lê phiên âm là Nhụ Bỉ. (Goldfish). [273] Coi chú thích sau. [Trong cuốn Khổng tử cũng của cụ Nguyễn Hiến Lê (về sau gọi tắt là cuốn Khổng tử) có đoạn: “Theo Tư Mã Thiên (…) Khổng tử kêu Tử Lộ lại bảo: Kinh Thi có câu: “Chẳng phải con tê ngưu, chẳng phải con hổ mà lang thang ở đồng vắng” (Ông nghĩ tới cảnh của thầy trò lúc đó). Đạo của ta sai chăng, mà sao ta phải gặp cảnh này?”. [274]. Xin so sánh với đoạn sau đây trong cuốn Khổng tử: “Trong khi ông đứng một mình ở cửa Đông, có người trong thấy, đi báo cho Tử Cống: “Ở cửa Đông, có một người trán giống vua Nghiêu, cổ giống Cao Dao, vai giống Tử Sản, nhưng từ lưng trở xuống thì kém vua Vũ ba tấc, có vẻ băn khoăn lo lắng như con chó nhà có tang”. Tử Cống lại cửa Đông kiếm thầy, kể lại chuyện đó. Khổng tử bảo: “Hình dáng ta người nào đó tả không biết có đúng không, nhưng bảo ta giống con chó nhà có tang thì đúng quá”. (Truyện này không thấy chép trong Luận Ngữ)”. Con chó hoang: nguyên văn trong Sử Kí của Tư Mã Thiên, thiên Khổng Tử Thế Gia là: Tang (hoặc táng) gia chi cẩu 喪家之狗. Có lẽ ở đây cụ Nguyễn Hiến Lê đọc chữ 喪 là “táng”, có nghĩa là mất, nên dịch là “con chó hoang”; còn trong cuốn Khổng tử, có lẽ cụ đọc chữ 喪 là “tang” nên dịch “con chó nhà có tang”
[275] Ba truyện này tôi nhớ chừng. [276] Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch như sau: “Làm được bực thánh với nhân thì ta đâu dám. Bất quá ta học làm (thánh, nhân) mà không chán, dạy người mà không mệt, chỉ có thể gọi được như vậy mà thôi”. (Goldfish). [277] Công Tây Hoa (公西华), họ là Công Tây, tên là Xích ( 赤), tự là Tử Hoa (子华), cũng xưng là Tây Hoa. Trong bản nguồn (và đoạn dẫn bài Thuật nhi 33 trong Khổng tử) chép là Công Tôn Hoa. (Goldfish). [278] Vô vi: chữ vi ở đây là 違, có nghĩa là trái, chứ không phải là 爲, có nghĩa là làm. (Goldfish). [279] Ngoài cách hiểu này, trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê còn nêu thêm hai cách hiểu nữa: “ Người con có hiếu thì thận trọng mọi việc, không làm gì cho cha mẹ phải lo, duy có bệnh tật là không dễ phòng được (…). – Người con mà lo cho cha mẹ bệnh tật (…) là người con có hiếu”. (Goldfish). [280] Hiểu theo Phan Bội Châu – Các sách khác thường dịch như sau: “Nhưng chó, ngựa kia, người ta cũng nuôi vậy”: Chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng. [281] Các sách thường dịch là “hễ nghe được điều phải”, Phan Bội Châu thận trọng chỉ dịch sát như vậy. [282] Chẳng hạn những câu: Kì thân chính, bất lệnh nhi hành; kì thân bất chính, tuy lệnh bất tòng (Tử Lộ – 6); – Bất năng chính kì thân, như chính nhân hà? (Tử Lộ – 13). [283] Ngày nay các học giả Trung Hoa cho rằng Lão tử sinh sau Khổng tử. [284] Lin Yutang – The importance of living – Ch.IX.
[285] Vô dĩ lập: Chu Hi giải thích là không được vững. [Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: “không biết cách đi đứng ở đời (có người dịch là: không biết dịch thân)”. [286] Gia thần là kẻ hạ sĩ giúp việc cho một đại phu. [287] Thời đó nước Lỗ chia làm bốn phần, họ Quí chiếm hai phần rồi, hai họ Mạnh và Thúc, cũng là quyền thần, chiếm mỗi nhà một phần, nay họ Quí tham lam muốn chiếm luôn của nước Chuyên Du về phần mình nữa. [288] Ý nói: ở người quản gia, chứ không phải ở chủ nhà. Vậy Nhiễm Hữu không thể đổ lỗi cho chủ được. [289] Mấy chữ “ít mà lo không” là do tôi ghi thêm dựa theo câu: Hữu quốc hữu gia giả, bất hoạn quả nhi bất hoạn quân, bất hoạn bần nhi bất hoạn an. Câu này, trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê đã sửa lại – đổi chỗ chữ “quả” và chữ “bần” cho nhau – và dịch là: “Người có nước có nhà (tức ấp phong của đại phu) không lo nghèo thiếu mà lo sự phân phối không quân bình, không lo ít dân mà lo xã tắc không yên”. (Goldfish). [290] Vì Chuyên Du cũng thuộc về Lỗ. [291] Trong Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: “Ta không muốn nói gì cả”. (Goldfish). [292] Vì bài Tiên Tiến 2, ông có nói Nhan Hồi có theo ông qua Trần, Thái. [293] Có sách nói Khổng Lí chết hồi 50 tuổi, nếu vậy thì khi Nhan Hồi chết, Khổng tử ít nhất cũng 70 tuổi, vì 19 tuổi ông mới có vợ. [Trong cuốn Luận ngữ, chương II, tiết: Về Lỗ – Những năm cuối (484 489), cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “Con ông, Bá Ngư (tức
Khổng Lí) và học trò thân nhất của ông, Nhan Hồi, chết cách nhau ít năm trong khoảng này”. Trên mạng, nhiều trang ghi Nhan Hồi sinh năm 521 tr.T.L, mất năm 481 tr.T.L. Nếu vậy thì Nhan Hồi thọ 41 tuổi, năm Nhan Hồi mất, lúc đó Khổng tử đã 71 tuổi và đang sống ở Lỗ. (Goldfish)]. [294] Có sách giảng là: chỉ treo thôi, chứ có miệng mà không ăn sao? [295] Trong cuốn Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “Theo tôi, trong số môn sinh, có ba người yêu quí ông nhất, mỗi người theo một cách”. Ba người đó là: Nhan Hồi, Tử Lộ và Tử Cống. [296] Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “Có nhà cho rằng Khổng tử dẫn câu đó để khen Tử Lộ. Như vậy có vẻ Khổng ngâm hoài. Khổng tử thấy vậy, nén lòng tự phụ đó xuống”. [297] Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê chú giải hai chữ “trung thứ” đó như sau: “Trung là làm hết sức mình; thứ là suy lòng mình mà biết lòng người, mình không muốn điều gì thì người cũng không muốn điều đó”. Trong cuốn Khổng tử, cụ bảo rằng đức nhân gồm đức trung và đức thứ: “…Nhân là trung, thứ, tức là đạo đối với người, nhưng đồng thời cũng là đạo đối với mình nữa: kỉ dục lập, kỉ dục đạt; mình phải muốn lập thân, thành công thì mới có thể giúp người lập thân, thành công được. Nhân vừa là tu thân vừa là ái nhân, vừa là xử kỉ vừa là tiếp vật”. (Goldfish). [298] Đại ý của bài thơ đó: Chỗ tì vết của viên ngọc Khuê trắng có thể mài bỏ đi được, chứ chỗ xấu xa trong lời nói thì không sao sửa được. Cũng như câu: Nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy.
[299] Nguyên văn là: 亡之. Chữ 亡, trong cuốn này, cụ Nguyễn Hiến Lê đọc là “vong” với nghĩa là: mất, chết, nên cụ dịch hai chữ “Vong chi” là: “Con khó sống được”; còn trong cuốn Luận ngữ, cụ đọc là “vô” với nghĩa như chữ “vô” 無 là không, nên cụ dịch hai chữ “Vô chi” là: “Vô lí!”. (Goldfish). [300] Có sách giảng là: người già được yên lòng vì ta, bạn bè tin ở ta, trẻ được an ủi ở ta. [301] Bản nguồn vẫn giữ cách viết địa danh theo lối “xưa”: Võ thành, Saigon, Tích thành, Khúc phụ, Sơn đông… Ngoài ra, chữ “thầy” đều viết là “thày”. (Goldfish). [302] Mỗi nhẫn là tám thước thời đó. [303] Trong cuốn Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê “giới thiệu thêm sáu môn sinh đã phát biểu những tư tưởng được ghi lại trong Luận ngữ”. Sáu người đó là: Tử Cống, Tử Trương, Tử Du, Hữu Nhược, Tử Hạ và Tăng Sâm. (Goldfish). [304] Trong cuốn Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “[Đoạn này] Sử kí của Tư Mã Thiên chép – mà Luận ngữ thì không (…) Tôi không tin đoạn đó. Nó không hợp với tinh thần của Khổng tử: quân tử… hành kì nghĩa dã, đạo chi bất hành, dĩ tri chi hĩ (XIII.7). Một hiền triết như ông, làm trọn nhiệm vụ rồi chết là nghỉ, có gì đâu mà buồn”. Đoạn đó và đoạn sau đều trích trong Sử kí của Tư Mã Thiên (thiên Khổng tử thế gia). (Goldfish). [305] Các chữ khắc trên bia mộ là: Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Mộ 大成至聖文宣王墓. (Goldfish). [306] Thái Bá – 14. [307] Phiếm ái 汎愛: chữ 汎 (phiếm), trên mạng có bản chép là 泛 (phiếm), có bản chép là 凡 (phàm). (Goldfish).
[308] Nguyên văn là học văn. [309] Cả 5 bài ở trên: Học nhi 1, 6, 14, Vi chính 11, 15, đều bắt đầu bằng hai chữ Tử viết 子曰: Khổng tử nói. Phần lớn các bài ở dưới cũng vậy. (Goldfish). [310] Kiến 見: bản nguồn chép là văn 聞, tôi sửa lại theo lời dịch là nghe. (Goldfish). [311] Theo Chu Hi: có sách đọc là hành. Ý nghĩa cũng vậy. [312] 聇 (sỉ): các bản trên mạng chép là: 恥. (Goldfish). [313] Tên đặt cho một người khi đã chết, tuỳ theo hành vi lúc sinh tiền của người đó. [314] 無 (vô): nhiều bản trên mạng chép là 亡 (vong) và chú là dùng như chữ 無 (vô). (Goldfish). [315] Chữ văn 文 ở đây dịch là: lục nghệ (tức lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số), còn trong cuốn Luận ngữ cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: Thi, Thư. (Goldfish). [316] Câu này có sách dịch là “cho ta sống năm chục năm nữa để học thêm đạo Dịch”, nhưng các học giả cho là đã chép lộn chữ “tốt” ra “ngũ thập”, nên phải dịch như trên. Nhưng tôi không hiểu một chữ mà sao chép lầm thành hai chữ được? Mà có lầm thì dễ lầm ra “lục thập” hơn là “ngũ thập”. [Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê đã thay chữ “tốt” 卒 thành hai chữ “ngũ thập” 五十 và dịch lại như sau: “Cho ta sống thêm ít năm nữa, tới năm chục tuổi nghiên cứu Dịch (để biết lẽ tiến thoái) thì có thể không lầm lỗi lớn”. Cụ còn chú thêm: “Khổng tử nói câu đó chắc vào khoảng ngoài 40 tuổi (…) có người bảo (…) chữ dịch [易] chính là chữ diệc [亦] (cũng), và chấm câu như sau: “Gia ngã sổ niên tốt dĩ học, diệc khả dĩ vô đại quá hĩ”, dịch là: “Cho ta sống thêm ít năm nữa để học thì cũng có thể
không lầm lỗi lớn”. (Goldfish)]. [317] Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo bốn chữ “thí như bình địa” cũng có thể hiểu là bắt đầu đắp núi từ đất bằng, hiểu như vậy thì “sự so sánh có ý mạnh hơn: cùng là việc đắp núi, gần thành công rồi bỏ, với việc mới bắt đầu mà vững chí tiếp tục, là do ta hết”. (Goldfish). [318] Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch lại là: “Như vậy là làm hại con người (vì Tử Cao chưa học được bao, chưa làm quan được)”. Ý cụ muốn bảo người bị làm hại là Tử Cao chứ không phải dân đất Phí (giống với cách hiểu trên trang userid=1258464&lanmuid=9313523&contentID=2416211). [319] Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch lại như sau: “Sinh ra mà đã biết là bậc trên; học rồi mới biết, là bậc thứ; gặp cảnh khốn nạn rồi mới chịu học, lại còn thấp hơn nữa. Thấp nhất là gặp cảnh khốn nạn rồi mà vẫn không chịu học”; và chú thích: “Chữ khốn [困], có người dịch là dốt; chúng tôi nghĩ nên hiểu là gặp cảnh khốn nạn, chẳng hạn khi thất bại rồi, mà vẫn không chịu học để tránh thất bại sau thì mới là ngu nhất”. [320] Câu “Tôi chỉ nghe được hai điều đó” là do tôi ghi thêm (trong cuốn Luận ngữ không có chữ “hai”). (Goldfish). [321] Chữ dịch 易, trong cuốn Luận ngữ và cuốn Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê theo Nham Sư Cổ, đọc là dị; và bốn chữ “Hiền hiền dị sắc” được dịch lại như sau: “Tôn trọng người hiền, coi thường sắc đẹp”. (Goldfish). [322] Có sách giảng là: suy từ việc gần ra việc xa. [323] Nguyên văn: “Thục hậu quyện yên?”, có sách dịch là: “Cái gì phải bỏ lại sau”.
[324] Lời của Tử Hạ, trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch lại như sau: “Ngôn Du (Tử Du) nói sai rồi. Đạo của người quân tử, cái gì nên dạy trước? Cái gì để sau mà không dạy? Ví như cây cỏ, có nhiều loại khác nhau. Đạo của người quân tử đâu có thể vu hoặc được? (giấu điều chánh mà dạy điều phụ). Biết theo thứ tự, điều nào dạy trước, điều nào dạy sau, chứ nếu cùng dạy một lúc cả ngọn lẫn gốc thì chỉ thánh nhân mới theo được”. (Goldfish). [325] Phần Đọc thêm này là do tôi bổ sung. (Goldfish). [326] Tăng Tích là cha của Tăng Sâm (Tăng tử), cả hai đều là người hiền, nổi tiếng nhất là Tăng Sâm. [327] Lời nói nhũn. Trong số môn đệ đó, Tăng Tích chắc không nhỏ tuổi hơn Khổng tử bao nhiêu. [328] Ý nói: có tài mà không được dùng. [329] Các chư hầu thời đó chỉ được phép có ngàn cỗ chiến xa; Thiên Tử mới được có vạn cỗ. [330] Tức Nhiễm Hữu. [331] Tức là một nước rất nhỏ. [332] Nghĩa là bực tài giỏi hơn mình. [333] Tức Công Tây Hoa. [334] Áo Huyền đoan là lễ phục rộng, dài, màu huyền; chương phủ là mũ lễ của sĩ và đại phu. (Phan Bội Châu cho đoan là mũ miện của vua chư hầu và dịch là: có người đội mũ miện, đội mũ chương phủ thì Xích tôi xin làm một tiểu tướng). [335] Tướng là chức quan nhỏ coi việc lễ. Tiểu tướng là một vị tướng nhỏ. [336] Tức Tăng Tích. [337] Nguyên văn: quán giả, nghĩa là người tới tuổi làm lễ đội mũ (lễ gia quan): thanh niên tới 20 tuổi thì làm lễ đó.
[338] Đồng tử là đứa trẻ con. [339] Nghi là tên một con sông ở Lỗ – Vũ Vu là một cái đàn để tế, nơi đó cao, trống nên mát mẻ. [340] 性相近也,習相遠也。 [341] 子曰:唯上知與下愚不移。 [342] Tức bài 2 và bài 3. (Goldfish). [343] Chúng tôi in chữ ngã. [344] 性相近也,習相遠也。 [345] 子曰:唯上知與下愚不移。 [346] Tức bài XVI.2 và bài XVII.3. (Goldfish). [347] Chúng tôi in chữ ngã. [348] Nguyên văn: Cương nhi kỉ chi, thống nhi lí chi. Nghĩa là: (người ươm tơ) gỡ kén ra thành sợi, đánh sợi lại thành lóng. [349] Tả Truyện chép là Trần Hằng. Trần Hằng cùng thờ Tề Giản công với Hám Chỉ. Được Giản công yêu, Hám Chỉ định tâm “tống khứ” Trần Hằng. Được Trần Báo cho biết ý định ấy, Trằn Hằng bèn giết Giản công mà đưa người khác lên ngôi, gọi là Bình công. [Tên nhân vậy đang xét, theo Ngữ chép là Trần Hằng 陳恒. Do cổ âm của Trần và Điền tương tự nên Trần Hằng còn viết là Điền Hằng 田恒; trong Sử kí, vì tránh dùng chữ Hằng (Hán Văn Đế là Lưu Hằng) nên cải tác thành Điền Thường 田常. (Goldfish)]. [350] Tử Thạch 子石: Trong cả ba cuốn Nhà giáo họ Khổng, Luận ngữ, Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê đều không nói đến nhân vật vật này. (Goldfish). [351] Mỗi quân nặng ba mươi cân. [352] Ngũ Tử Tư đã có lần can Ngô vương Phù Sai đừng đánh Tề mà phải diệt Việt. Ngô vương không nghe. Sau vì thái tể Phỉ gièm pha, Ngô vương bắt Ngũ Tử Tư phải tự sát, rồi cho đem thây trôi sông. [353] Khổng Tử không nói rõ ra, nhưng cứ xét nhưng điểm này: ông coi Nghiêu, Thuấn là những vị thánh, khen thời Nghiêu, Thuấn là hoàng kim thời đại; khen Nghiêu, Thuấn không truyền
ngôi cho con mà cho người hiền; thì chúng ta biết rằng ông không ưa chế độ quân chủ truyền tử của nhà Chu mà mong có một chế độ truyền hiền, nhưng ở thời ông, không thể nào khuyên các ông vua bỏ chế độ truyền tử được, nên ông đành đưa thuyết Chính Danh ra, để sửa đổi được phần nào cái xấu của chế độ truyền tử. [354] Trong Lời nói đầu cuốn Khổng Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “…cuốn Đại học của Tăng Tử (một môn sinh được trực truyền), ngay trong đoạn đầu nói về việc tu thân để tề gia, trị quốc…, cũng đã có một ý tôi cho không phải là của Khổng tử mà của Tăng tử, tức “trí tri tại cách vật”, vì trong Luận ngữ ông không hề nói tới sự cách vật”. (Goldfish). Document Outline [325]