text
stringlengths 1
809k
|
---|
về cùng một phíạ Thân hình cũng xoay về phía bên trái luôn. Sau khi đứng yên, chuyển quả banh ấy sang bên trái, tay phải ở trên, tay trái ở dướị Rồi lại chuyển quả banh ấy sang bên phải, với vị trí tay trái lại lên trên, trong khi tay phải mở ngửa ở dướị Luôn luôn nhớ rằng mình đang ôm một quả banh, hai bàn tay vần quả banh bên mình. Xoay quả banh ấy 4 lần. 2 Tả chưởng: Sau khi xoay banh 4 lần, xoay người về bên trái, chân vẫn đứng tại chỗ, chỉ có hai đầu gối và hai bàn chân đi theo về phía tráị Hai tay đồng loạt đưa cả về phía trái, các ngón tay chỉ thẳng lên trời, trong khi cánh tay ngang với mặt đất, tựa như đang đánh “chưởng”. Kéo lùi tay lại lấy trớn để đẩy “chưởng” về phía trước (tức là bên trái). Khi tay đã thẳng ra hết, lại rút tay lại rồi đẩy “chưởng” tiếp tục như vậy 4 lần. Nên nhớ là cơ thể vẫn nghiêng về bên trái, chân trước chân saụ 3 Xay gạo: Khi hai tay thẳng ra lần thứ tư, đưa hai tay song song vòng rộng về phía phải, chuyển ra sau, khi hết cỡ thì kéo hai tay sát vào mình theo một đường tròn trên cùng một mặt phẳng, giống như đang xay gạọ Mặt vẫn nhìn thẳng về phía trước (tức là phía tráị) Vẽ đường vòng như vậy 4 lần. 4 Chuyển hướng: Khi xay gạo đủ bốn lần, phải chuyển hướng về phía trái bằng cách bước nhẹ chân trái về phía sau (90 độ). Chân phải đi theo chân trái, người lại xoay hướng về phía saụ Lần lượt chuyển đủ bốn hướng, lúc đầu đứng nhìn về hướng Đông, ôm banh xoay người 90 độ về phía Bắc, tả chưởng và xay gạo xong là dịch chân trái chuyển hướng 90 độ nữa về phía Tây, ôm banh, tả chưởng, xay gạo xong lại nhấc chân trái lên, bước sang 90 độ nữa về hướng Nam. Cuối cùng, lần thứ tư, trở lại vị trí lúc ban đầu tức hướng Đông làm thêm một chu kỳ “ôm banh, tả chưởng, xay gạo” nữa là về vị trí lúc đầu, thì bước chân ngang về thế đứng đầu tiên, cân bằng hai chân xong là vòng hai tay lên đầu, vòng xuống bụng, hít thở lần chót rồi từ từ ngưng. Nên nhớ là chỉ trừ thế đứng đầu tiên là hai chân ngang nhau, các thế khác luôn luôn chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, hai bàn chân cùng chỉ một hướng, khi trở về vị trí lúc đầu, lại đứng hai chân ngang nhaụ |
Điều quan trọng trong bài quyền này không phải là động tác và hình thức mà là tập trung tư tưởng và kiểm soát hơi thở của mình. Quên sót động tác không thành vấn đề . Xấu đẹp cũng không quan trọng mà chỉ cần đi liên tục như dòng nước chẩy, không dùng đến bắp thịt. Tất cả cơ thể phải được thả lỏng, tay chân đến đâu thì đến, tới thẳng cũng được mà cong cong cũng không saọ Cố gắng giữ đúng phương pháp hít thở dịu dàng, tư tưởng không phân tán thì hệ thần kinh sẽ được thư dãn, nghỉ ngơi, khí oxy sẽ vào đầy phổi và tỏa ra khắp các tế bào, làm hưng phấn lại những bộ phận mệt mỏị Tự đó, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn, và dĩ nhiên trẻ trung lâu hơn, sự lão hóa sẽ đến chậm hơn. Không cần dùng thuốc, không cần phương pháp ghê gớm khó khăn gì, không cần tên tuổi bài quyền là gì, nhất định sẽ khỏe mạnh, trẻ lâu, và tinh thần minh mẫn. IIỊ ÁP DỤNG VÀO CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC. Phương pháp này còn đặc biệt giúp cho các trường hợp căng thẳng, hồi hộp và khó ngủ. 1 Gặp căng thẳng hay “stress”: ngồi hay đứng cũng được, áp dụng phương pháp “Thượng” chừng 10 lần. Căng nữa thì áp dụng phương pháp “Hạ”. 2 Khó ngủ: a Làm nóng người: nằm thẳng, không dùng gối (hay một gối mỏng), co chân lên từ từ, ép hai đầu gối vào bụng, hai tay vòng ra ôm lấy đầu gối, hít vào thật chậm, xong nhả hơi ra cùng lúc với thả đầu gối thẳng lạị Làm chừng 10 lần xong thì nằm thẳng lại b Hít thở: Hít vào thậm chậm, dõi theo hơi thở qua mũi, qua khí quản, xuống phổi, rồi nén hơi ở cuối phổi, ngay bụng, chừng 30 giâỵ |
Thở ra chầm chậm, qua phổi, qua khí quản, ra mũị Làm chừng 10 lần. c “Phân thân”: tưởng tượng mình phân thân làm hai, một đang nằm ngủ, một đứng cạnh giường nhìn vào “mình” đang ngủ. Bắt đầu nhìn vào ngón chân cái, bàn chân phải, tìm xem có “kỷ niệm” nào dính tới ngón chân này, như té ngã, sứt dạ. Nhớ lại từ thời còn bé thơ. Sau đó, qua các ngón khác. Chuyển qua chân trái, cũng ráng nhớ như vậỵ Hết bàn chân, lên tới cổ chân, bắp chuối, đầu gối, rồi qua đùi, lên tới bụng, ngực, cổ, chạy ra hai tay (tay phải trước), tới ngón taỵ. Trong khi “phân thân”, nhìn vào mình và nhớ lại kỷ niệm như thế, vẫn hít thở điều hòạ Tuyệt đối không để cho tạp niệm như toan tính làm ăn, suy tư về con cái, chồng vợ. xen vàọ Phải tâm niệm rằng, giường “ngủ” là chỗ để “ngủ” và yêu đương, không phải chỗ cho thương mãi và lo âụ Như vậy, chắc chắn sẽ hết bịnh mất ngủ mà không tốn viên thuốc nàọ 3 Yếu sinh lý: Làm nóng người xong, co chân lại, uốn cong bụng lên cho thắt lưng cách khỏi giường càng cao càng tốt, hai tay để trên bụng, hít thở thật chậm, tập trung tư tưởng, và đếm đến 10 lần thở (ra, vào) thì hạ lưng xuống. Nghỉ một chút rồi làm tiếp thêm một lần, nếu có thể. Hy vọng bài viết ngắn ngủi này sẽ đem lại sức khỏe và sự trẻ trung cho quý vị. Tuy nhiên, nếu chẳng may, vì lý do nào đó, mà không thấy khỏe hơn hoặc bị “ép phê” ngược, thì chắc chắn không phải do ý định của người viết. |
Luyện tập thái cực quyền có ích lợi gì? Sức khỏe là ước mơ chung của loài người. Từ xưa, con người đã tốn nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu để giữ gìn và nâng cao sức khỏe, trường thọ. Xưa nay con người dễ dàng nhận thấy là nếu thân thể khỏe mạnh thì ít bệnh tật, do đó cũng có một ý hướng đến lấy dưỡng sinh phòng bệnh làm chính. Trong công tác điều trị nói chung, mục đích của người cho tim đập một cách hòa hoãn nhưng khỏe khoắn, làm thầy thuốc, cũng là nguyện vọng của bệnh nhân đó chính giãm thiểu hiện tượng ứ máu và bệnh cứng động mạch. là làm sao hết bệnh một cách đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả lâu dài. Ðồng thời việc thay cũ đổi mới các tế bào (hiện tượng chuyễn hóa hay còn gọi là tân trần đại tạ) được xúc tiến Xu hướng lành mạnh trong y học ngày nay là khoa học luôn, các phế vật trong cơ thể được bài trừ mau mắn. Sự điều trị ít dùng thuốc, dạy cho người bệnh các phương luyện tập còn làm cho bao tử và ruột co thắt tốt hơn, thích thức rèn luyện, ăn uống, nghĩ ngơi và sinh hoạt nói chung ăn hơn, ngoài ra còn làm mất đi bệnh táo bón nữa. cho phù hợp với các quy luật sinh học và bệnh lý, nhờ đó lấy lại sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chỉnh lý Việc luyện tập Thái Cực Quyền còn đòi hỏi “tâm tĩnh”. những rối loạn cơ năng dẫn tới mức điều hòa tối đa. Việc nội liễm tinh thần và tập trung tinh thần là một cách phát triển đại não rất tốt. Hơn nữa trong sự vận động mà |
Ngành trị bệnh này thường được gọi là “PHƯƠNG các động tác vốn dĩ đã phức tạp lại nối với nhau một cách PHÁP DƯỠNG SINH” hoàn chỉnh, thì bộ phận đại não phải làm việc hết sức. Như Phương pháp dưỡng sinh có nền tảng là môn khí công vậy cũng chính là gây nên một tác dụng huấn luyện tốt đối một phương pháp tự rèn luyện thân thể để giữ gìn, nâng với hệ thống trung khu thần kinh, phát triển cơ năng cũa cao sức khỏe, phòng và chữa bệnh, tương đối hoàn chỉnh. hệ thần kinh, tăng cường một cách tự nhiên tác dụng điều Về mặt hình thức, khí công chia làm hai phương thức : tiết đối với các bộ máy, khí quản trong toàn thân, làm tăng tĩnh luyện (tập ở tư thế tĩnh), và động luyện (tập ở tư thế gia tính thích ứng của thân thể đối với ngoại giới. Thí dụ động). Thái Cực Quyền (TCQ) thuộc về động luyện. như khả năng thích ứng với trời nóng nực hay giá lạnh và TCQ thường được biết đến như một môn thể dục trị lực đề kháng với bệnh truyền nhiễm đều có thể tăng gia liệu. Trong thực tế, qua quá trình hình thành và phát triển, một cách tương ứng. Cho nên nếu kiên trì luyện tập Thái TCQ là một môn võ Ðường bệ mà ngày nay được hâm mộ Cực Quyền, thì rõ ràng đó là một cách rèn luyện thân thể, ở khắp nơi trên thế giới. Nó còn là một môn nghệ thuật tăng cường sức chống chọi, và ngay cả kéo dài tuổi thọ vận động cấp cao, đầy tính thẩm mỹ, gây hứng thú cho nữa. người tập, làm say mê người xem. Do đó, TCQ ngày một |
được phổ biến. Ngoài ra việc luyện tập Thái Cực Quyền còn giúp ta rèn luyện được phẩm cách tốt đẹp như: trầm tĩnh, thanh thãn, Luyện tập Thái Cực Quyền có ích lợi gì? kiên nghị, nhẫn nại, mẫn cảm và tập trung ý chí. Ích lợi của việc luyện tập Thái Cực Quyền rất nhiều. Mỗi động tác của Thái Cực Quyền hầu như là sự vận động Ngày nay, mục đích của chúng ta khi luyện tập Thái của toàn thân, làm cho mỗi bộ phận trong thân thể chúng Cực Quyền không phải đơn thuần xem nó như một môn ta có dịp hoạt động. Trong khi luyện tập cần phải kết hợp võ thuật, mà chủ yếu xem nó là phương pháp rèn luyện động tác với sự hô hấp một cách tự nhiên, để làm phát thân thể, khu trừ bệnh tật, làm chúng ta luôn luôn gín giữ triển cơ quan hô hấp và tăng gia lượng hoạt động của phổi. tinh lực được sung túc. Lượng vận động tuy lớn nhưng không kịch liệt, làm cho (Dịch giả: Đàm Trung Hoa) huyết dịch tuần hoàn suôn sẻ, phát triển cơ năng tim, làm Thái Cực Quyền và dưỡng sinh luyện Thái Cực Quyền, muốn đạt được thành công thì bắt buộc phải hiểu quyền lý, những lý luận cơ bản về Thái Cực Con người từ khi sinh ra đã phải đấu tranh với sự xâm Quyền, quy luật vận động, đặc điểm vận động, tác dụng hại của tật bệnh. Trong quá trình đó, bản thân con người của từng động tác…sau đó mới kết hợp với tập luyện thực đã tích lũy được những phương pháp cũng như kinh tế. Với ý nghĩa này, tập Thái Cực Quyền còn giúp ta rèn nghiệm để làm công cụ chống lại bệnh tật, luyện tập Thái luyện được phẩm cách tốt đẹp như: trầm tĩnh, thanh thản, Cực Quyền cũng là một trong những phương pháp hữu kiên nghị, nhẫn nại, mẫn cảm và tập trung ý chí. |
hiệu đó. Thông qua tập luyện Thái Cực Quyền có thể đạt Với sự phát triển xã hội ngày nay, nhịp độ cuộc sống được mục đích phòng bệnh, dưỡng sinh và tăng tuổi thọ. dường như ngày càng gấp hơn, công việc ngày một nhiều Võ thuật Đông phương được chia làm hai loại lớn là hơn, áp lực cũng ngày một lớn hơn thì việc rèn luyện sức Nội Gia Quyền và Ngoại Gia Quyền. Ngoại Gia Quyền chủ khỏe để có một cơ thể khỏe mạnh, chống chọi lại những yếu là luyện gân, cốt, nhục cho rắn chắc, có sức mạnh là chủ sức ép đó quả là một điều hết sức cần thiết. Chỉ cần một yếu, tiêu biểu như Thiếu Lâm Quyền, Nga Mi, Vĩnh Xuân, tuần vài buổi luyện tập Thái Cực Quyền, không cần phải Hồng Gia Quyền…còn Nội Gia Quyền chủ yếu là luyện trang bị những dụng cụ đắt tiền, cầu kỳ, phức tạp là ta có khí, thần, làm cho kinh lạc thông suốt, vận hành thông đạt, thể thực hiện được mục đích đó.Đây là phương pháp hết kháng trừ tật bệnh, tiêu biểu là Thái Cực Quyền, Hình Ý sức tin cậy, hiệu quả giúp bạn tăng cường sức khỏe, cải Quyền, Bát Quái Chưởng, Võ Đang… thiện cuộc sống, cân bằng trạng thái cơ thể. Luyện Thái Cực Quyền không những chỉ là học quyền thức bình thường mà còn phải rèn luyện nhiều cơ bản Thái cực quyền tốt cho người bị công, bất tất phải nắm bắt, thực hiện được “thả lỏng” cơ thể, phối hợp hô hấp với động tác, đó là phương pháp vận tiểu đường khí và hành khí để làm phát triển cơ quan hô hấp và tăng gia lượng hoạt động của phổi. Mỗi động tác của Thái Cực |
Tập thái cực quyền sẽ giúp những người bị tiểu đường Quyền hầu như thể hiện sự vận động của toàn thân, làm type 2 kiểm soát được căn bệnh tốt hơn, như giảm hàm cho mỗi bộ phận trong thân thể chúng ta có điều kiện hoạt lượng đường trong máu và gia tăng hệ miễn dịch. động. Hai nghiên cứu độc lập đã tìm thấy một chương trình Các bài Thái Cực Quyền Trần thức thể hiện lượng vận luyện tập kéo dài 12 tuần đủ để kích thích hệ miễn dịch, động lớn, cường độ vận động mãnh liệt, kết hợp nhiều cắt giảm lượng đường trong máu. Môn võ cổ truyền của động tác phát kình, phát lực, thở khí mạnh. Trong quá trình Đông phương kết hợp các kỹ thuật thở sâu cùng những vận động thường làm cho nhịp tim đập nhanh hơn giống động tác nhẹ nhàng để tăng cường sự thư thái cho cơ thể. như khi chạy bộ, hay tập môn các môn thể thao khác. Điều Nghiên cứu đầu tiên thực hiện tại Đài Loan, so sánh 30 này làm cho cơ tim được cải thiện, tim được rèn luyện để người bị tiểu đường với 30 người khỏe mạnh. Trong vòng khỏe thêm, lượng máu tuần hoàn trong cơ thể diễn ra với 12 tuần, những người tham gia học 37 động tác thái cực nhịp độ nhanh, xúc tiến quá trình thay cũ đổi mới các tế quyền dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia. Họ cũng bào. Ngoài ra Trần thức Thái Cực Quyền còn kèm theo được mang băng video về nhà để tập các tư thế chính xác. các động tác nhảy bộ, phát kình, các động tác phần lớn Mỗi tuần tập 3 buổi, mỗi buổi kéo dài 1 giờ. |
thể hiện “Triền ty kình” (Vận kình như kéo tơ)…làm cho Đến cuối chương trình, các cuộc xét nghiệm cho thấy cơ bắp được phát triển,các khớp xương được dẻo dai, linh nhóm bị tiểu đường type 2 giảm đáng kể hàm lượng đường hoạt hơn. Chính đặc điểm nổi trội này của Trần thức Thái trong máu, hàm lượng tế bào và hóa chất quan trọng với Cực Quyền mà nó luôn được tầng lớp thanh thiếu niên phản ứng miễn dịch cũng được đẩy mạnh. yêu thích, trên thực tế nó cũng phù hợp với lứa tuổi này Nghiên cứu thứ hai do Đại học Queensland, Australia, hơn. thực hiện trên 11 người bị bệnh. Những người này tham Việc luyện tập Thái Cực Quyền còn đòi hỏi “tâm tĩnh”. gia các buổi học thái cực quyền 3 buổi một tuần, mỗi buổi Việc nội liễm tinh thần và tập trung tinh thần là một cách kéo dài 60 90 phút. phát triển đại não rất tốt. Hơn nữa trong sự vận động mà Ngoài việc giảm lượng đường trong máu, những người các động tác vốn dĩ đã phức tạp lại nối với nhau một cách tham gia cũng giảm cân và hạ huyết áp. Khả năng kháng hoàn chỉnh, thì bộ phận đại não phải làm việc hết sức. Như insulin cũng tăng cường. Họ còn ngủ ngon hơn, khỏe vậy cũng chính là gây nên một tác dụng huấn luyện tốt đối khoắn hơn, ít bị đau và ít thèm ăn đồ ngọt. với hệ thống trung khu thần kinh, phát triển cơ năng cũa Các chuyên gia khuyên rằng những người bị tiểu đường hệ thần kinh, tăng cường một cách tự nhiên tác dụng điều nên hoạt động vừa phải trong ít nhất 30 phút, khoảng 5 |
tiết đối với các bộ máy trong toàn thân, làm tăng cường ngày mỗi tuần. Bất cứ hoạt động nào khiến bạn nóng lên tính thích ứng của thân thể đối với môi trường bên ngoài. và hơi thở gấp một chút, nhưng vẫn nói chuyện được, thì Thí dụ như khả năng thích ứng với trời nóng nực hay giá sẽ được coi là bài tập thể dục vừa phải, chẳng hạn như lau lạnh và sức đề kháng với bệnh truyền nhiễm đều có thể nhà, đưa chó đi dạo nhanh và tất nhiên là Thái Cực Quyền. tăng cường một cách tương ứng. Thái Cực Quyền còn được mệnh danh là “văn quyền”, (Tổng hợp từ nhiều nguồn) nghĩa là nhấn mạnh đến ý nghĩa nhân văn, rèn luyện nhân cách, đạo đức con người. Một nghĩa khác đó là học hay |
THÁI CỰC QUYỀN Nguyễn Duy Chính Tại các nước Tây Phương Thái Cực Quyền được coi như một môn thể thao dưỡng sinh thì người Việt chúng ta mỗi khi nghe tới Thái Cực Quyền lại thấy ẩn náu một vẻ huyền bí, mơ hồ mang màu thoát tục, hình dung ra một Trương Tam Phong, với nhân dáng uy nghi, tiêu sái mà Kim Dung đã vẽ ra trong tác phẩm Ỷ Thiên Ðồ Long Ký. Ðiều đó cũng dễ hiểu vì rất nhiều người đã bị ảnh hưởng nặng nề của võ hiệp tiểu thuyết và chính những tác phẩm của Kim Dung đã đúc cho chúng ta những khuôn mẫu suy nghĩ, biến những nhân vật vốn dĩ chỉ là huyền thoại thành một con người của lịch sử. Sau đây là một vài đoạn ngắn viết về Trương Tam Phong dưới ngòi bút Kim Dung: Trong ánh sáng mông lung mờ ảo chàng thấy một người thân cao lưng rộng, bước chân ngưng trọng, chính là sư phụ. Trương Thúy Sơn náu mình sau cột, không dám cử động, nghĩ thầm phải quay về phòng ngay. Thế nhưng ắt là sư phụ sẽ hay biết, nếu bị tra hỏi, đành phải nói thực thì thể nào cũng bị trách mắng (Trương Thúy Sơn toan lẻn ra trừng trị những tiêu đầu của Long Môn tiêu cục). Chỉ thấy Trương Tam Phong đi lại một hồi, ngửng đầu ngẫm nghĩ, bỗng nhiên đưa tay phải, tại không trung làm bút viết lên thành chữ. Trương Tam Phong cả văn lẫn võ đều thông, ngâm thơ viết chữ, học trò đều biết nên cũng không lấy làm lạ. Chàng theo dõi nét bút ở tay, hóa ra ông viết đi viết lại mấy lần hai chữ “tang loạn”, rồi lại viết hai chữ “đồ độc”. Trương Thúy Sơn trong lòng rung động, nghĩ thầm: |
Sư phụ trong lòng đang nghĩ đến “Tang Loạn Thiếp”. Chàng có ngoại hiệu là “Ngân Câu Thiết Hoạch”, vốn bởi tay trái sử dụng hổ đầu câu bạc vụn, tay phải sử phán quan bút thép ròng mà ra. Từ khi mang cái tên đó rồi, Thúy Sơn e ngại danh quá kỳ thực, sợ giới văn nhân chê cười, nên tiềm tâm học phép viết chữ, chân thảo triện lệ, loại nào cũng tập. Khi đó chàng thấy sư phụ dùng ngón tay làm bút, đạt đến tình trạng “không nét nào duỗi ra mà không thu vào, không nét nào đi ra mà không quay lại” chính là bút ý của Vương Hi Chi trong Tang Loạn Thiếp. Tang Loạn Thiếp hai năm trước chàng đã tập qua, biết là nét bút túng dật, mạnh mẽ chắc nịch nhưng không bằng được nét chữ trang nghiêm cẩn thận, khí tượng vững vàng trong “Lan Ðình Thi Tự Thiếp”, hay “Thập Thất Thiếp”. Lúc này, chàng thấy sư phụ đưa tay viết liên tiếp: “Hi Chi đốn thủ, tang loạn chi cực, tiên mộ tái ly đồ độc, truy duy kháo thậm” mười tám chữ, mỗi nét, mỗi chữ đều tràn đầy uất hận, bi phẫn, nên bỗng cảm thông được tâm tình Vương Hi Chi khi viết “Tang Loạn Thiếp”. Trương Tam Phong viết đi viết lại mấy lần, bỗng thở dài một tiếng, bước tới giữa sân, đứng trầm ngâm một hồi rồi đưa ngón tay, lại bắt đầu viết chữ. Lần này cách viết chữ hoàn toàn khác hẳn. Trương Thúy Sơn theo nét bút thì thấy chữ đầu tiên là chữ "võ", rồi đến chữ "lâm", tiếp tục hai mươi bốn chữ chính là câu người thường truyền tụng "Võ lâm chí tôn, bảo đao Ðồ Long. Hiệu lệnh thiên hạ, mạc cảm bất tòng. Ỷ Thiên bất xuất, thùy dữ tranh phong?” Dường như Trương Tam Phong đang tìm cách suy nghĩ cho ra thâm ý của hai mươi bốn chữ này để |
biết vì cớ gì Du Ðại Nham bị thương? Việc này có liên hệ gì đến hai món thần binh lợi khí là đao Ðồ Long và kiếm Ỷ Thiên? Chỉ thấy ông viết một lần hai mươi bốn chữ rồi viết lại lần nữa, nét bút mỗi lúc một dài, nhưng đưa tay mỗi lúc một chậm, đến về sau ngang dọc, đóng mở, chẳng khác gì thi triển quyền cước. Trương Thúy Sơn ngưng thần theo dõi, trong lòng vừa mừng vừa sợ, hai mươi bốn chữ mà sư phụ vừa viết kia hóa ra là một pho võ công thật cao minh, mỗi chữ bao gồm nhiều chiêu, mỗi chiêu lại bao gồm nhiều cách biến hóa. Chữ long và chữ phong nhiều nét, chữ đao, chữ hạ ít nét. Thế nhưng nhiều nét mà không rườm rà, ít nét cũng không thô lậu, lúc thu vào thì ngưng trọng như con sâu co mình, lúc bung ra thì nhanh nhẹn như con thỏ vuột chạy, lâm ly sảng khoái, nét thì cương kiện hùng hồn, nét thì phóng dật vi vu, nét nhẹ nhàng như tuyết rơi lả tả, nét hậu trọng nặng nề như voi đi, uy nghi như hổ bước. Trương Thúy Sơn sau phút giây thảng thốt, vội định thần chú tâm ghi nhớ. Hai mươi bốn chữ đó bao gồm hai chữ bất, hai chữ thiên, thế nhưng những chữ đó viết ra hình giống nhau mà ý thì không đồng, khí tưởng giống mà thần thì không giống, biến hóa ảo diệu, quả thật là một công trình. (Kim Dung, Ỷ Thiên Ðồ Long Ký, Minh Hà Xã, Hongkong 1976 tr.127 129) Cũng dưới bút pháp của Kim Dung, ông mô tả lần đầu tiên Trương Tam Phong thi diễn Thái Cực Quyền để truyền lại cho đệ tử: |
Trương Tam Phong từ từ đứng dậy, hay tay buông thõng, lưng bàn tay hướng ra ngoài, ngón tay để tự nhiên, hai chân dang ra ngang nhau, kế đến hai cánh tay từ từ đưa lên đến ngang ngực thì tay trái ôm thành hình bán nguyệt, lòng bàn tay úp thành âm chưởng, tay phải lật lên thành dương chưởng, nói: Ðây là thế khởi đầu của Thái Cực Quyền. Rồi tiếp tục từng chiêu, từng thức diễn ra một lượt, miệng đọc các tên thế: Lãm Tước Vĩ, Ðơn Tiên, Ðề Thủ Thượng Thế, Bạch Hạc Lượng Xí, Lâu Tất Câu Bộ, Thủ Huy Tì Bà, Tiến Bộ Ban Lan Truy, Như Phong Tự Bế, Thập Tự Thủ, Bão Hổ Qui Sơn … Trương Vô Kỵ ngưng thần nhìn không nháy mắt, lúc đầu tưởng là thái sư phụ cố ý đem từng thức diễn thật chậm, cốt để cho Du Ðại Nham nhìn cho rõ ràng, nhưng đến chiêu thứ bảy “Thủ Huy Tì Bà”, chỉ thấy ông tay trái dương chưởng, tay phải âm chưởng, mắt chăm chú nhìn cánh tay bên trái, hay tay từ từ hợp lại, xem tưởng ngưng trọng như núi, lại tựa nhẹ nhàng như lông. Trương Vô Kỵ đột nhiên tỉnh ngộ: Ðây là một loại võ công thượng thừa lấy chậm chống với nhanh, lấy tĩnh chế động, không ngờ là trên thế gian này lại có một loại công phu cao minh đến thế. Chàng vốn dĩ võ công cực cao, một khi đã lãnh hội, càng xem càng thêm nhập thần. Chỉ thấy Trương Tam Phong hai tay ôm thành hình vòng tròn, chiêu nào cũng hàm ý âm dương biến hóa, tinh vi ảo diệu, quả thực mở ra một khung trời mới cho võ học. |
Ước chừng ăn xong một bữa cơm, Trương Tam Phong sử đến thượng bộ Cao Thám Mã, thượng bộ Lãm Tước Vĩ, Ðơn Tiên rồi hợp trở lại thái cực. Ông đứng yên thần định khí nhàn, tuy mới bị trọng thương mà luyện xong quyền pháp, tinh thần xem ra lại sung vượng hơn. Trương Tam Phong hai tay ôm vòng thành thức thái cực, nói: − Quyết khiếu của môn quyền pháp này là mười sáu chữ "hư linh đính kình, hàm hung bạt bối, túng yêu thùy đồn, trầm kiên trụy trửu". Thuần lấy ý mà đi quyền, tối kỵ dùng sức, hình thần hợp nhất, đó chính là yếu chỉ của quyền pháp. (Kim Dung tr. 963 964) Theo nhiều nhà nghiên cứu về văn minh Trung Hoa, võ thuật, khí công và nhiều ngành khác đều có chung một nguồn gốc, mỗi ngành là một chi lưu nhưng đều đem phương pháp lý luận âm dương ngũ hành khai triển mà thành. Tuy những biến chuyển đó đồng bộ với tiến triển xã hội, nhưng con người thích đặt ra những tổ sư để một phần huyền thoại hóa ngành của mình, phần khác gán cho những tính ly kỳ ngõ hầu gia tăng giá trị và xóa nhòa những chỗ không rõ nét. Vì thế khi nghiên cứu về lý học người ta có Trần Ðoàn, nghiên cứu về y học có Thần Nông, Hoàng Ðế, còn nghiên cứu về võ thuật không thể không biết đến nhà sư Ðạt Ma hay đạo sĩ Trương Quân Bảo. Tuy nhiên, một khi loại trừ được những chi tiết huyền bí, và nhất là nhìn được vấn đề một cách tỉnh táo hơn, chúng ta sẽ thấy rằng mọi ngành đều có những liên quan mật thiết với đời sống, và đều là sản phẩm đóng góp của rất nhiều người, rất nhiều đời và biến cải theo thời gian cho phù hợp với hoàn cảnh. Có như thế, chúng ta mới không bị trói mình vào những kỳ kinh, bảo cấp, chân truyền, chính thống đã giam hãm con người vào những định đề |
cứng ngắc thay vì linh hoạt và biến hóa. Trong thiên khảo luận này, chúng tôi nhìn môn Thái Cực Quyền coi đó như một sản phẩm sống chứ không câu chấp vào môn phái hay quyền thức. Thái Cực Quyền sẽ được nhìn như một sản phẩm của nền văn hóa Trung Hoa, một trong những kết quả mà con người đã tạo ra được qua một quá trình lâu dài. Theo sử sách, khởi nguyên của Thái Cực Quyền không có gì rõ ràng nhưng phần lớn đều đồng ý là môn võ này phát xuất từ lâu, biến chuyển và tu bổ từ đời này sang đời khác chứ không phải của riêng một ai. Khởi nguyên của Thái Cực Quyền có lẽ từ những động tác thể dục để làm cho thân thể khỏe mạnh, rồi chính những động tác đó được dung nạp, trộn lẫn trong nền văn minh Trung Hoa để phát triển thành những ngành như khí công, võ thuật với những mục đích khác nhau. Cứ theo lịch sử Tàu, những chi tiết có liên quan đến võ thuật xuất hiện vào thời Chiến Quốc (475 221 TTL). Thời đó có những hiệp khách, sống bằng sức khỏe và thanh gươm, là một loại “lính đánh thuê” thường đi từ nước này sang nước khác, để tìm một vương tôn, phú hộ thu nạp làm môn khách. Thích Khách Liệt Truyện trong Sử Ký viết về những người này dường như có biết võ nghệ, nhưng chưa được hệ thống thành môn phái mà phần nhiều do kinh nghiệm chiến đấu bản thân. Có lẽ giai đoạn đó quan niệm trọng văn khinh võ còn nặng nên không ai lưu tâm đến võ nghệ, nhất là việc ghi chép còn rất giới hạn nên chỉ ghi lại những gì hết sức thiết yếu. |
Ðến thời Tần (221 207 TTL) và thời Hán (206 TTL – 220 STL), xã hội cũng vẫn đặt nặng những mô thức hành chánh, tư tưởng, triết học mà chưa coi võ làm trọng. Sách vở thời kỳ này cũng không thấy đề cập đến nhiều mặc dầu đã có nhiều người nghiên cứu về binh bị, chiến thuật chiến lược nhưng không phải là luyện tập cá nhân mà là tập thể. Tuy thời kỳ này người ta việc đúc binh khí đã tiến bộ nhưng việc dùng các binh khí đó sao cho hữu hiệu lại chưa đặt ra. Sử chép rằng Kinh Kha khi mưu toan hành thích Tần vương đã dấu một con dao Chủy Thủ (loại gươm ngắn, tương tự như dao găm) trong cuộn địa đồ, để khi dâng bản đồ được đến gần Tần vương, mở ra dùng dao đâm. Thế nhưng Kinh Kha lại đâm trượt. Tần vương có đeo kiếm nhưng lại không rút được, nên hai người cứ đuổi nhau chạy vòng quanh cây cột. Nhờ có kẻ đứng hầu nhắc Tần vương quàng tay ra sau lưng rút kiếm, nên đã đâm chết Kinh Kha. Người ta cho rằng hoặc Kinh Kha không giỏi võ, cũng không nhanh nhẹn nên không giết nổi Tần vương. Còn chuyện thứ hai là chuyện Chuyên Chư dấu dao trong bụng con cá, nấu dâng lên Vương Liêu, nhân đó rút dao đâm chết Vương Liêu. Sau đó chính Chuyên Chư cũng bị vệ sĩ của Vương Liêu giết chết. Xét như thế, việc tập luyện võ thuật có lẽ thời đó chưa phổ biến mặc dù đã chế tạo được nhiều loại binh khí. Theo sách vở, thời đó kỹ thuật luyện kim đã khá cao, người ta đã đúc được nhiều bảo kiếm có tên Thái A, Trạm Lư, Ngư Trường … Nhiều huyền thoại về đúc kiếm cũng được ghi chép trong sách vở, chẳng hạn như chuyện vợ Can Tương là Mạc Tà phải nhảy vào lò thì kim khí mới dung hợp để tạo thành bảo kiếm. |
Những động tác có tính thể dục đầu tiên được ghi nhận từ thời Tam Quốc (khoảng 220 265 TL) do Hoa Ðà, một y sư danh tiếng không những giỏi y lý mà còn về các động tác thể dục. Tương truyền ông sáng tạo ra những động tác tập luyện dựa theo năm loài vật gọi là Ngũ Cầm Hí – hổ, hươu, gấu, khỉ và chim – dạy cho học trò để thân thể khỏe mạnh và sống lâu. Chính những động tác này là căn nguyên của võ học. Ðến thời nhà Lương (502 557), có một nhà sư tên là Ðạt Ma từ bên Thiên Trúc qua bên Tàu truyền đạo. Vua nhà Lương vời ông đến nhưng ông từ chối, rồi sang chùa Thiếu Lâm ở trên núi Tung Sơn, tỉnh Hà Nam tu hành, quay mặt vào vách đá chín năm liền. Ông mất năm Ðại Ðồng nguyên niên (535 sau TL). Khi còn sống, Ðạt Ma sợ các học trò của mình mệt mỏi, trễ nải nên dạy cho họ một số quyền pháp, đó là khởi thủy của võ Thiếu Lâm. Ðây cũng là khởi đầu của những môn tập luyện có mục đích chiến đấu không phải theo hàng ngũ tập thể như trong quân đội hay trận đồ. Võ Thiếu Lâm về sau lan rộng khắp nơi, biến chuyển theo từng nơi từng vùng và phân ra thành hàng trăm môn phái. Tựu trung người phương Nam Trung Hoa thích dùng quyền (tay) có lẽ vì miền nam nhiều sông ngòi, người ta phải luyện võ ngay trên thuyền nên phải tìm cách khai thác cái sở đoản chật hẹp còn người miền Bắc lại thích dùng cước (chân) vì miền bắc nhiều thảo nguyên rộng rãi, đi ngựa nhiều. Nam quyền Bắc cước chính là vì thế. Tuy nhiên vì cùng từ võ Thiếu Lâm mà ra, cả hai bên đều trọng cương mãnh, có tính chất công phá hay ngoại công. |
Sở dĩ đặt tên ngoại công vì về sau một nhánh khác có chủ trương ngược lại được mệnh danh là nội công. Cứ theo sách vở thì hai phần nội công, ngoại công được phân ra đầu tiên chỉ mới xuất hiện vào đời Thanh do Hoàng Lê Châu đề trên mộ bia Vương Chinh Nam (sống cuối đời Minh). Trên bia có đoạn như sau: “Quyền thuật phái Thiếu Lâm đã nổi danh trên toàn quốc, chủ yếu là tấn công người ta nhưng cũng có thể bị người tấn công trả lại. Cũng có một phái gọi là nội gia quyền, lấy tĩnh chế động, khiến cho người tấn công vừa chạm tay là ngã. Vì thế gọi Thiếu Lâm là ngoại gia. Người sáng thủy ra nội gia sống vào đời Tống tên gọi Trương Tam Phong”. 1 Cứ như thế người ta thấy rằng phân ra nội gia, ngoại gia là sau khi Thái Cực Quyền đã bắt đầu. Cũng trên bia đó, có một đoạn khác viết: “Thuật của Tam Phong, hơn một trăm năm sau, truyền vào Thiểm Tây, mà Vương Tông là người nổi danh nhất”. Vương Tông sống vào đời Tống, và như thế Trương Tam Phong được coi là người sáng tạo ra Thái Cực Quyền. Ðời Hậu Lương (907 923), một người đất An Huy tên Trình Linh Tẩy học được từ thầy là Hàn Củng Nguyệt môn Thái Cực Công gồm 14 thức, tên và động tác còn truyền đến tận ngày nay. Có thể nói đây là hình thức đầu tiên của Thái Cực Quyền. Trình Linh Tẩy sáng tác “Quan 1 Thiếu Lâm dĩ quyền dũng danh thiên hạ, nhiên chủ ư bác nhân, nhân diệc đắc nhi thừa chi. Hữu sở vị nội gia, dĩ tĩnh chế động, phạm giả ứng thủ tắc đảo, cố biệt Thiếu Lâm vi ngoại gia. Nội gia cái khởi ư Tống chi Trương Tam Phong. |
Kinh Ngộ Hội Pháp”, trong có viết : Nếu không hiểu Dịch Kinh thì không thể thông suốt Thái Cực Quyền. Chỉ một cuốn Kinh Dịch ngày đêm nghiền ngẫm, vượt lên trên mọi tượng, quái để đi sâu vào vòng trong, hiểu được cái chỗ vi diệu mà người khác không hiểu được (thì sẽ thông được Thái Cực Quyền). Trình Linh Tẩy gọi thập tứ thức Thái Cực Công là Thái Cực Quyền, có thể coi như khởi nguyên của ba chữ này là ở đây. Họ Trình cũng là người đầu tiên đem Kinh Dịch gắn liền với Thái Cực Quyền, cũng là người đưa quyền thuật lên một mức độ cao và gắn liền với đạo dưỡng sinh, gán cho những động tác một ý nghĩa. Tới đời nhà Ðường (618 907), một ẩn sĩ tên Hứa Tuyên Bình, ở tại huyện Nam Dương, Hà Nam, thân thể cao lớn, râu dài tới bụng, tóc chấm gót chân, chạy nhanh như ngựa. Ông ta thường mang củi ra chợ bán, vừa đi vừa ngâm: Sáng vác củi đi bán, Chiều mua rượu đem về. Ai hỏi nhà đâu tá, Xuyên mây, núi là quê. (Phụ tân triêu xuất mãi, Cô tửu nhật tịch qui. Nhược vấn gia hà xứ, Xuyên vân nhập thúy vi.) Nhà thơ Lý Bạch đã từng đến tìm ông nhưng không gặp. Thầy của Hứa Tuyên Bình là Hoan Tử, học được Thái Cực Công bao gồm 37 thức, những tên thức so với tên trong Thái Cực Quyền ngày hôm nay không khác bao nhiêu. Ba mươi bảy thức đó còn gọi là Trường Quyền, vì khi diễn tập thao thao bất tuyệt như nước chảy trên Trường Giang. Phương pháp luyện thì cứ luyện thuần thục một thức rồi mới luyện sang thức khác, các thức cũng không có một thứ tự nhất định, mà tùy ý. Tất cả luyện xong sẽ liền lạc với nhau như một chuỗi. |
Lại còn một người khác tên là Lý Ðạo Tử, người đất An Khánh, tỉnh An Huy, cùng thời với Hứa Tuyên Bình. Ông này đã từng đến núi Võ Ðương, tu tại Nam Nhạc. Họ Lý luyện Thái Cực Công, còn có tên là Tiên Thiên Quyền Trường Quyền, cũng gần giống như ba mươi bảy thức ở trên. Lý Ðạo Tử không ăn cơm, mỗi ngày chỉ ăn một ít cám nên người ta gọi là Phu Tử Lý (ông Lý ăn cám). Tuy đời Ðường chưa có tên Thái Cực Quyền nhưng cứ theo quyền pháp của hai người này thì chúng ta có thể tin rằng ý niệm và hình thức đã manh nha. Ðến đời Tống, Thái Cực Quyền cũng được lưu truyền. Những người nổi danh hơn cả là Hồ Kính Tử, Trọng Thù, Ân Lợi Hanh. Quyền pháp của những người này được gọi là “Hậu Thiên Quyền”, bao gồm 17 thức, nhưng chỉ có ba thức là chưởng pháp quyền pháp, còn lại là dùng cùi chỏ. Trửu pháp (phép dùng cùi chỏ) dùng để đánh gần, phòng ngừa địch nhân ôm nắm cũng là một trong những phát triển đáng kể của Thái Cực Quyền. Qua đời Nguyên (1268 1368), nước Tàu dưới quyền cai trị của người Mông Cổ. Trong suốt thời gian này, chỉ thấy có ở tỉnh Thiểm Tây, đất Tây An một người tên là Vương Tông Danh học được Thái Cực Công. Về sau có một người khác là Trần Châu Ðồng, tỉnh Triết Giang, Ôn Châu đến học họ Vương. Cuối đời Tống, một nhân vật thần kỳ mà người sau cho là sáng tổ của Thái Cực Quyền, một nhân vật giống như huyền thoại mà ngay từ đầu chúng tôi đã đề cập đến. Ðó là đạo sĩ |
Trương Tam Phong của phái Võ Ðương. Trương Tam Phong không ai biết rõ sinh năm nào, chết năm nào nhưng cứ như những dật sự còn truyền ông sống đến hơn 120 tuổi, và cũng chính là người sáng tạo ra Thái Cực Quyền. Trong mục Phương Kỹ Truyện của Minh Sử, Trương Tam Phong truyện ghi chép như sau: Trương Tam Phong người đất Liêu Ðông, Ý Châu, tên là Toàn Nhất, tự là Quân Bảo, hiệu là Tam Phong. Ông thân hình cao lớn, tướng như rùa, lưng như hạc, mắt tròn, tai to, râu cứng như kích, mùa hè mùa đông cũng chỉ mặc một bộ quần áo cũ. Ông ăn mỗi lần cả thùng gạo nhưng có khi mấy ngày mới ăn một lần, có khi mấy tháng không ăn. Sách chỉ đọc qua là nhớ. Lúc đầu ông tu tại Kim Ðài Quan, núi Bảo Kê, sau qua Thục rồi Sở. Ðầu đời Minh ông lên núi Võ Ðương, tiếng tăm cũng khá lớn, ảnh hưởng đến cả trong triều ngoài nội. Ông ngao du không biết đâu mà kể, một ngày đi cả ngàn dặm. Khi ông đến núi Võ Ðương, nói với người ta rằng: Núi này ngày sau ắt sẽ hưng thịnh. Vào thời binh lửa, các núi Ngũ Long, Nam Nham, Tử Tiêu đều bị phá hủy, ông cùng các đồ đệ phải sống trong bụi cây, gai góc. Vua Thái Tổ nghe tiếng ông, năm Hồng Võ thứ hai mươi bốn, cho sứ đến vời mấy lần nhưng không gặp được. Năm Vĩnh Lạc nguyên niên, vua Thành Tổ lại sai sứ đi tìm mấy bận, trong tờ chiếu “Tứ Trương Tam Phong thư” có viết: “Hoàng Ðế kính phụng thư chân tiên Trương Tam Phong tiên sinh túc hạ: Trẫm đã ngưỡng mộ chân tiên từ lâu, nên mong mỏi được gặp ngài, nên thường sai người mang thư, đi khắp các danh sơn để mời về triều. Chân tiên đạo đức cao cả, sống hơn hẳn mọi người, hợp với tự nhiên, thần diệu không sao đo lường được. |
Trẫm vì tài mạo tầm thường, đức hạnh lại mỏng, nên chỉ biết lấy tấm lòng thành, ngày đêm mong nhớ, nên lại sai sứ đem thư này đến Hương Phụng, mong mây gió đưa được đến ngài, để tỏ được tấm lòng trẫm ngưỡng mộ”. Thấy tấm lòng cầu tiên của vua nhà Minh thành khẩn như thế, ở ngôi vị chí tôn mà mấy lần phải hạ mình nhưng Trương Tam Phong vẫn nhất định không gặp, chỉ đề một bài thơ tại vách đá phía nam núi Võ Ðương, mấy câu cuối như sau: Tam Phong ẩn giả thùy năng tầm, Cửu thất vân nhai thâm cánh thâm. Huyền viên bạn ngã tiêu sinh lự, Bạch hạc y nhân dẫn đạo tâm. Tiếu bả hoàng quan xu phú quí, Tịnh vô nhất giới thị tri âm. ( Tam Phong đố ai tìm, Mây nổi chín từng thâm. Vượn đen là bầu bạn, Hạc trắng nuôi đạo tâm, Cười khinh danh với lợi, Nào đâu kẻ tri âm) Năm Vĩnh Lạc thứ mười lăm, Minh Thành Tổ lại sai Công Bộ Thị Lang Quách Tấn, Long Bình Hầu Trương Tín đôn đốc trên ba mươi vạn phu phen, phí tổn hàng trăm vạn quan tiền để xây đạo quan trên núi Võ Ðương, cả thảy hai trăm chín mươi gian đặt tên là “Ngộ Chân Cung”, lại ban cho núi này là Thái Hòa Thái Nhạc sơn. Tất cả mất 13 năm mới xong, bao gồm 8 cung, 2 miếu, 36 đạo quan, 72 sơn miếu, và hàng trăm cầu, cổng vòm, lương đình, am … Núi Võ Ðương trở thành một trong những thánh địa của đạo gia. Hiện nay vẫn còn tượng Trương Tam Phong bằng đồng mạ vàng, thần thái tiêu nhiên, đầu đội nón lá, chân đi giày cỏ, coi như một bậc thần tiên, là một di tích đáng kể của đời Minh. |
Cứ theo sử sách, Trương Tam Phong là một đạo sĩ giỏi võ thuật. Sách Ðạo Thống Nguyên Lưu chép là ông “hiếu đạo thiện kiếm” (thích học đạo, giỏi đánh kiếm), phái Võ Ðương cũng còn có tên là Tam Phong Phái, cũng lại có tên là Liệp Thạp Phái (phái nhếch nhác, có lẽ vì Trương Tam Phong vốn ăn mặc lôi thôi, dơ bẩn nên có tên như thế). Tới thời gần đây, nhiều học giả khác cũng đã khởi công đi tìm di tích về Trương Tam Phong, tìm kiếm trong các hang động của núi Võ Ðương để xem ông thuộc đời nào thì thấy phù hợp với những điều chép trong Minh sử. Tại chân núi Võ Ðương có một cổng vòm bằng đá có tên Huyền Nhạc, đi qua khỏi vòm đá này thì tới Ngộ Chân cung, chính là nơi Trương Tam Phong tu đạo thời Vĩnh Lạc. Dân chúng trong vùng cũng còn truyền lại nhiều sự tích về ông, nhất là những truyện hiệp nghĩa, cứu khổn phò nguy. Ngoài Trương Tam Phong đời Tống và đời Minh, nhiều sách khác cũng có ghi truyện tích về Trương Tam Phong. Có sách chép ông sống đời Kim mạt, Nguyên sơ, học cùng thầy với Lưu Bỉnh Trung, sau đến Thái Thanh cung ở Lộc Ấp học đạo. Vua Anh Tông có ban cho danh hiệu Thông Vi Linh Hóa Chân Nhân năm Thiên Thuận thứ ba, nhưng không biết có thật hay không. Sách Huyện chí của huyện Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây cũng có chép một truyện khác về Trương Tam Phong nhưng hơi thần hóa, nói ông có thể phân thân, chết đi sống lại. Năm 1933, đời Dân Quốc, một nhóm khảo sát đã tới vùng bắc tỉnh Thái Nguyên, huyện Dương Khúc để truy tìm tung tích Trương Tam Phong. Dân vùng đó cho hay ở tây nam huyện, nơi tây bắc Lan Thôn có núi, đi sâu vào khoảng chục dặm trên đỉnh núi có Huyền Nham động, trong động có tượng Trương Tam Phong. Khi phái đoàn đó đến động thì không thấy tượng nhưng có tìm được một tấm bia đá đã mòn, khi cạo rửa còn đọc được hàng chữ “Ðời Gia Tĩnh, Trương Tam Phong đã từng tu đạo nơi đây”. |
Núi Võ Ðương vốn không phải chỉ là một ngọn núi mà là một quần sơn bao gồm cả thảy 72 ngọn, với tổng số diện tích lên đến 77 dặm vuông trong tỉnh Hồ Bắc. Vì hẻo lánh và tĩnh mịch như thế, rất ít ai đặt chân tới. Theo những nghiêm luật do chính những đạo sĩ đặt ra, gần như họ không cho ai, ngoài người trong môn phái họ được tới đây nghiên cứu. Từ những di tích còn sót lại, những đền miếu ở đây có từ thời nhà Ðường, hiện nay còn tồn tại là 46 đạo quan lớn và 72 am nhỏ. Võ Ðương được liệt vào một trong 72 phúc địa của Trung Hoa, thoạt đầu có tên là Tiên Thất sơn, ngọn cao nhất là Thiên Trụ Phong. Ðến đời Vĩnh Lạc nhà Minh, Chân Võ (một vị thần trong Ðạo giáo thờ tại đây) được nâng lên hàng Ðế, vì thế cải danh thành Thái Nhạc hay Huyền Nhạc. Thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, Chu Ân Lai đã phải cử quân đội đến bảo vệ khu vực Võ Ðương nên nhờ đó đã ngăn được đám Hồng Vệ Binh không phá hủy. Hiện nay, núi Võ Ðương là một trong những thắng tích của Trung Hoa được UNESSCO giúp trùng tu và liệt vào những khu vực văn hóa thế giới. Gần đây, nhà cầm quyền Trung Hoa đã kiến tạo nhiều cao ốc, trang bị những tiện nghi để du khách có thể đến thăm các nơi mà trước đây coi là cấm địa như Tử Tiêu Cung, Ngọc Hư Ðiện, Triều Thiên Cung, Nguyên Hòa Quan … Trên núi Võ Ðương, những đạo sĩ vẫn tập những môn võ công bí truyền và tu luyện theo đường lối truyền lại mấy trăm năm qua. |
Kiếm pháp là môn được coi như quan trọng và đặc sắc nhất, ngoài luyện tập cá nhân, họ còn tiếp tục rèn luyện kiếm trận, theo biến hóa của bát quái, âm dương, không giống như Thái Cực Kiếm mà ta thấy lưu hành ở bên ngoài. Những công phu quyền cước cũng khác, tuy cũng là đạo gia nhưng nặng về luyện khí và gần như khác hẳn phương pháp đi quyền nhẹ nhàng chậm rãi của Thái Cực Quyền đang phổ biến khắp mọi nơi.( A Taoist Sanctuary: Wudang Mountain, China, May 1999 HK China Tourism Press, HK) Như trên đã thuật, sử chép tới hai người cùng tên Trương Tam Phong, một người vào thời Bắc Tống, một người thời Minh sơ, không biết ai là người khai sáng ra Thái Cực Quyền. Tuy nhiên, tất cả những môn phái nội gia quyền thuật đều có liên quan đến âm dương, ngũ hành, đều từ các đạo sĩ lấy ý của Ðạo Ðức Kinh “vô vi vô bất vi”, và “nhu nhược thắng cương cường” mà ra. Ngoài ra, nhiều người khác lại cho rằng Trương Tam Phong chỉ là một nhân vật tưởng tượng không có thật, những điều sách vở chép không có gì xác đáng. Hoặc giả nếu có thực, ông cũng không phải là người sáng tạo ra Thái Cực Quyền mà chỉ biến cải một số động tác và qui tắc của võ Thiếu Lâm thành một môn phái mới. Những kỹ thuật về Thái Cực Quyền chỉ mới được hình thành một cách qui mô do những quyền gia, đạo sĩ vào đời Thanh. Theo sách “Nội Gia quyền” của Hoàng Bách Gia đời Thanh, thì “Những môn ngoại gia thì võ Thiếu Lâm là tinh vi hơn hết. Trương Tam Phong vốn tinh thông võ Thiếu Lâm, nên từ đó biến cải mà hình thành nội gia quyền". Theo sách “Thiếu Lâm Quyền bí quyết” của Tề Chủ thì “Trương Toàn Nhất, tự Quân Bảo, là bậc Thái Sơn, Bắc Ðẩu trong võ thuật, tinh thông môn Thiếu Lâm. Về sau đi khắp Tứ |
Xuyên, Hồ Nam, Hồ Bắc, kỹ thuật càng tiến, không những giỏi võ Thiếu Lâm mà còn tinh thông cả khí công nữa. Về cuối đời, ông phát minh ra Thất Thập Nhị Ðiểm Huyệt Thuật, nên quyền pháp Thiếu Lâm đến họ Trương thì biến cải. Phương pháp điểm huyệt của họ Trương học từ đạo gia Phùng Nhất Nguyên vốn chỉ bao gồm ba mươi sáu chiêu”. Theo những nhà nghiên cứu, Trương Tam Phong đã biến đổi một nguyên tắc hết sức quan trọng trong quyền thuật. Trước đây, người luyện võ thuần dùng sức hậu thiên, nghĩa là sức khỏe do công phu của bắp thịt và các động năng cơ thể để phát chiêu, lấy sức mạnh thắng sức mạnh, lấy nhanh thắng chậm, lấy tinh vi chế ngự giản dị, vụng về. Ông là người đầu tiên dùng lý của kinh Dịch, chủ yếu phát triển khí tiên thiên, từ thái cực biến sang bát quái, mọi động tác đều dựa vào khí tiên thiên, đạt thành công phu luyện khí hóa thần, đưa ra những nguyên tắc hoàn toàn ngược lại, lấy yếu chống mạnh, lấy mềm chống cứng. Cứ như thế, môn võ mà Trương Tam Phong sáng tạo chưa phải là Thái Cực Quyền mà chỉ là căn bản của Thái Cực Công, làm nền tảng cho người luyện Thái Cực Quyền mà thôi. Từ căn bản đó, hậu nhân đã sáng tạo nhiều môn phái nhưng tựu trung đều gắn liền với thuật dưỡng sinh của đạo gia, chúng ta có thể kể Thái Cực Quyền, Bát Quái Quyền, Hình Ý Quyền, Ðại Thành Quyền, Võ Ðương Kiếm … Sang đời Minh, một số Thái Cực Quyền gia nổi danh có thể kể Tống Viễn Kiều, Du Liên Châu, Trương Tùng Khê, Trương Thúy Sơn, Ân Lợi Hanh, Mạc Thanh Cốc. Những người này kế thừa Tiên Thiên Quyền đời Ðường Tống, tức Trường Quyền (tên gọi khác của Thái Cực Quyền). Ca quyết của Tiên Thiên Quyền cũng hàm chứa những tinh túy của Thái Cực Quyền: Vô thanh vô tượng, |
Toàn thân thấu không. Ứng vật tự nhiên, Tây sơn huyền khánh. Hổ hống viên minh, Thủy thanh hà tĩnh. Phiên giang đảo hải, Tận tính lập mệnh. Những người này chuyên tâm tu tập quyền thuật đạt tới trình độ cao. Về sau cả bọn cùng nhau tới Võ Ðương sơn cầu kiến Trương Tam Phong, bái Trương làm thầy, học hơn một tháng về yếu lĩnh của quyền thức, sau lại học thêm mười ba thức, tức Thái Cực Quyền ngày nay. Thế nhưng họ học như thế nào, và những thức ấy ra sao không ai biết, nhưng kỳ tích chỉ có trong truyện chép về Trương Tùng Khê. Trương Tùng Khê người gốc Triết Giang, sinh vào đời Minh, từng được Trương Tam Phong truyền thụ. Ông tính tình nghiêm cẩn như một nhà nho, gặp ai cũng rất cung kính. Có người xin học ông quyền pháp, ông từ chối nói là không có khả năng, hoặc lánh mặt không gặp. Thời đó quyền thuật Thiếu Lâm nổi danh khắp nước, nhân giặc cướp nổi lên, có bảy mươi nhà sư vâng chiếu tới trừ bọn giặc cỏ. Những nhà sư nghe danh Trương Tùng Khê nên đến Ngân Huyện xin gặp, Trương náu mặt không ra. Khi đó có một số thanh niên đến xin ông ra gặp họ một lần, ông đành phải nhận. Những nhà sư đang đối luyện võ nghệ tại một tửu lâu, Trương Tùng Khê đứng xem bất giác mỉm cười. Chúng tăng hỏi ra biết là ông nên nhất định đòi tỉ thí. Trương bằng lòng nhưng đòi phải có người làm chứng ngõ hầu nếu có thương vong không ai bị phiền trách. Khi đó Trương Tùng Khê đang ngồi bên bàn rượu, một nhà sư tiến tới tấn công, giơ chân đá vào ông. Trương lách qua lấy tay đẩy nhẹ, nhà sư bay bổng qua cửa sổ rớt xuống lầu. Cả bọn sư |
Thiếu Lâm kinh hãi phục tài ông. Một lần khác, Trương Tùng Khê đi chơi bên ngoài thành gặp một đám thanh niên yêu cầu ông biểu diễn võ nghệ. Trương bất đắc dĩ, bảo bọn họ xếp chồng ba tảng đá lên nhau, cả thảy phải đến mấy trăm cân, rồi nói: Tôi là một ông già bảy chục tuổi đầu, làm không ra trò trống gì, các cậu đừng cười nhé! Nói xong lấy cạnh bàn tay chém xuống, cả ba hòn đá đều vỡ thành hai mảnh. Ðời Minh (1368 1644) là một thời kỳ mà võ học tương đối phát triển vì thời này lắm chiến tranh, nhiều giặc giã nên người ta học võ để phòng thân. Có hai nhân vật nổi danh thời đó là Thích Kế Quang đề xuất việc tập luyện võ nghệ cho binh sĩ, và Trương Tam Phong. Thích Kế Quang (1528 1637) thuở trẻ thích đọc binh thư, làm tham tướng dưới thời Gia Tĩnh. Khi trấn nhậm vùng Triết Giang, Phúc Kiến, ông đã nhiều lần đánh dẹp được bọn hải khấu Nhật Bản (oải khấu) thường cướp phá dọc theo bờ biển nên được thăng lên tổng đốc Phúc Kiến. Ông rất chú trọng việc tập luyện binh lính, quân của ông được gọi là Thích Gia Quân, rất nổi tiếng thời bấy giờ. Ông cũng trước tác nhiều sách vở về huấn luyện sĩ tốt và tác chiến, quan trọng nhất là cuốn “Kỷ Hiệu Tân Thư” viết theo lối hỏi đáp. Ông viết: Việc quan phủ thường dạy binh sĩ múa thương, múa đao, múa côn liệu có dùng được trong chiến trận chăng? Khi ra trận, ở trong đại quân, đối phó với địch đông người, so với việc biểu diễn múa may trong võ trường khác nhau xa. Khi hàng trăm, hàng ngàn người dàn ra xung sát, kẻ |
dũng cảm muốn tiến lên trước cũng không được, kẻ nhút nhát muốn lui về sau cũng không được. Khi đao thương đâm chém, muốn né tránh cũng đã khó, huống chi nhảy qua nhảy lại, nhảy tới nhảy lui. Dù kẻ thập phần võ nghệ, lâm chiến dùng được năm phần đã hiệu quả, nếu như dùng được tám phần thì thiên hạ vô địch rồi. Cho nên trong tình huống đó, Thích Kế Quang đưa ra phương pháp như sau: Trường thương là binh khí của quân lính, nên phải tập cho họ thủ pháp để cầm cho vững, luyện cho họ thân pháp, để biết cách tiến thoái. Còn những loại biểu diễn múa may gọi là hoa thương, không nên học. Học thương nên có hai người để tập đỡ gạt, nắm bắt, mỗi chiêu sao cho thật thuần thục. Ở nơi chiến trường thì phải tùy ý mà đối phó với địch. Thích Kế Quang từ phương pháp đánh thương mà đề ra phép gọi là “trường binh (khí) đoản dụng”. Ông cho là thương vì dài nên khó dùng, phải làm sao đâm cho trúng địch, nếu không địch dùng đoản binh khí xáp lại gần, kẻ dùng thương sẽ vướng víu không đỡ kịp. Cho nên, đoản dụng là phải biết cách dùng tay chân, bộ pháp để một khi không đâm trúng địch thì biết tiến lui, phòng ngừa kẻ dùng binh khí ngắn không tiến đến gần được. Từ những chi tiết mà Thích Kế Quang mô tả, người ta biết rằng đời nhà Minh, võ thuật tập luyện trong dân gian và trong quân đội khác nhau xa. Ðến đời Thanh (1644 1911), việc tập Thái Cực Quyền trở nên phổ thông, và cũng nhiều môn phái. Ðầu tiên phải kể đến Vương Tông Nhạc và Trần Vương Ðình. |
Trần Vương Ðình sống vào cuối đời Minh, đầu đời Thanh, người đất Ôn huyện, tỉnh Hà Nam, ông cha đời đời làm quan. Ông lập được nhiều chiến công, từng giữ chức vụ tuần phủ, án sát ở Sơn Ðông, Trực Lệ (Hà Bắc), Liêu Ðông kiêm chức giám quân, chống nhau với quân Thanh hơn bốn năm. Khi nhà Minh mất, ông ẩn cư, đem phối hợp các sở trường của nhiều môn phái, lấy ra hai mươi chín thức của ba mươi hai thức trong Quyền Kinh của Thích Kế Quang cải tạo thành một bài quyền riêng, truyền lại cho con cháu. Trong Trần gia phổ chép là ông sáng tạo ra ba môn quyền, đao, thương nhưng về sau chỉ truyền lại quyền pháp mà thôi. Quyền nhà họ Trần lưu truyền tới nay có hai loại: trường quyền vốn lấy từ quyền pháp của Thích Kế Quang dài và phức tạp, và thập tam thức vốn lấy từ Thái Cực Quyền phổ của Vương Tông Nhạc. Tuy Trần gia quyền có cả thập tam thức lẫn trường quyền nhưng quyền pháp chính yếu của họ Trần vẫn là trường quyền, còn thập tam thức là do con cháu sau này học của Vương Tông Nhạc. Do đó, phần lớn ngày nay đều công nhận rằng sáng tổ của Thái Cực Quyền là Vương Tông Nhạc, mặc dầu cũng có người nối kết sự tích từ Trương Tam Phong truyền cho Trương Tùng Khê rồi truyền cho Vương Tông Nhạc. Vương Tông Nhạc (1733 1795) sinh vào đời Càn Long, tham bác các lý luận của người xưa viết thành Thái Cực Quyền Kinh. Võ học của Vương Tông Nhạc sau truyền cho Tưởng Phát người Hà Nam sau truyền đến con cháu họ Trần là Trần Trường Hưng. |
Trần Trường Hưng tính hạnh đoan chính, đi đứng cũng lấy tôn chỉ “bất thiên bất ỷ” (tức đạo trung dung) nên người đời gọi ông là Bài Vị Trần (ông Trần nghiêm trang như bài vị để trên bàn thờ). Học trò ông rất đông nhưng người nổi tiếng hơn cả là Dương Lộ Thiền. Dương Lộ Thiền tên thật Phúc Khôi (1799 1872), người tỉnh Hà Bắc, huyện Vĩnh Niên. Thuở trẻ ông học Nhị Lang quyền, nghe nói Thái Cực Quyền của Trần Trường Hưng rất hay nên đến xin học. Vì đã học quyền pháp ngoại công, nên ông không tập theo nhu được. Trần Trường Hưng vì thế dạy ông phép thôi thủ. Dương học rất chăm chỉ nên Trần Trường Hưng đẹp lòng, đem hết bí quyết của Thái Cực Quyền ra truyền dạy cho ông. Dương Lộ Thiền rất thông minh, đang học mà cũng đã có nhiều tư tưởng mới, nên ông được giới võ lâm kính nể tặng ông tám chữ “cương nhu tương tề, thiên hạ vô song”. Học trò và con cháu ông có những người nổi tiếng như Dương Ban Hầu (1837 1892), Dương Kiện Hầu (1839 1917), Dương Thiếu Hầu, Dương Trừng Phủ (1883 1936), Ngô Toàn Cổ, Ngô Giám Tuyền, Kỷ Ðức. Trong số này thì con thứ ba của ông là Dương Ban Hầu là người xuất sắc hơn hết. Môn đồ ông thì Ngô Toàn Cổ ngoài việc theo học ông còn nghiên cứu thêm, gia giảm để tự mình thành một môn phái. Họ Ngô vốn là một vệ sĩ trong cung vua ở Bắc Kinh, vừa học Dương Lộ Thiền (bố) lại cũng học cả Dương Ban Hầu (con). Con ông là Ngô Giám Tuyền (1870 1942) cũng cải tiến thêm và thành một chi lưu trong phái của Dương Ban Hầu tức Ngô phái. |
Một đệ tử của Dương Kiến Hầu là Hứa Vũ Sinh tinh thông kinh dịch nên đã dùng triết học giải thích những ảo diệu trong Thái Cực Quyền. Cũng thời đó, cháu mười bảy đời của Tống Viễn Kiều là Tống Thư Minh cũng là một nhà nghiên cứu Dịch học, phối hợp với Thái Cực Quyền bao gồm ba mươi bảy thức, còn gọi là trường quyền. Ngô Giám Tuyền, Kỷ Ðức, Hứa Vũ Sinh lúc đó đang ở tại Bắc Kinh dạy Thái Cực Quyền cũng khá nổi tiếng, nghe tiếng Tống Thư Minh nên cùng đến gặp. Khi họ đẩy tay (thôi thủ) với họ Tống, cả ba đều bị Tống đánh ngã nên đều bái Tống Thư Minh làm thầy. Tuy nhiên Tống bắt họ phải cam kết không được truyền ra ngoài. Kỷ Ðức nói: Tôi học nghề chính là cốt để truyền ra ngoài, nếu như giữ bí mật không truyền cho người khác thì học làm gì? Tống Thư Minh có soạn sách Quyền Phổ và Nội Công Nguyên Ðạo nhưng tiếc là không dạy cho ai nên về sau môn của ông ta bị thất truyền. Cũng đồng thời với Dương Lộ Thiền có Võ Vũ Tương (1812 1880), người huyện Vĩnh Niên, tỉnh Hà Bắc. Ông nghe tiếng họ Dương cao minh nên đến Trần Gia Cấu tìm thầy dạy của Dương là Trần Trường Hưng xin học. Lúc đó, Trần Trường Hưng đã lớn tuổi, lắm bệnh nên Võ lại xin học Trần Thanh Bình. Học được hơn một tháng thì thông lý pháp. Anh của Võ Vũ Tương là Võ Trừng Thanh làm tri huyện Hứa Xương, nên võ đến đó ở. Ngay lúc đó, Võ Trừng Thanh lại tìm được cuốn Thái Cực Quyền Phổ của Vương Tông Nhạc ở Vũ Dương nên đưa cho Vũ Tương nghiên cứu. Vũ Tương gia tâm nghiên cứu và sáng lập nên một chi mới gọi là “tiểu giá Thái Cực Quyền” truyền đến nay tức Võ Thị Thái Cực Quyền. Võ Vũ Tương cũng viết những điều mình sở đắc thành một bản Thái Cực Quyền Luận, có cả chú giải Thập Tam Thức. Ngoài ra ông còn viết Ðả Thủ Yếu Ngôn, Thân Pháp Thập Yếu. |
Tuyệt kỹ của Võ Vũ Tương truyền lại cho người cháu gọi ông bằng bác (con người em gái ông) là Lý Diệc Dư (1832 1892). Lý Diệc Dư không những chú tâm quyền kỹ mà còn cố gắng nghiên cứu tinh nghĩa quyền lý. Theo người cháu là Lý Hòe Ấm viết trong lời mở đầu của Thái Cực Quyền Phổ thì khi vào cuối đời Lý Diệc Dư viết cuốn này, ngày đêm trăn trở, viết rồi lại xé, viết đi viết lại nhiều lần, tốn phí không biết bao nhiêu tâm huyết. Thái Cực Quyền ngày nay lưu truyền rộng rãi phần lớn là theo Dương Gia quyền. Tuy nhiên, về phương diện lý luận và nghiên cứu thì Võ Vũ Tương là nguyên thủy, truyền xuống Lý Diệc Dư sau đó dạy cho cha con nhà họ Hác, và cũng nhiều lần tu cải. Thành ra, Thái Cực Quyền hiện nay có hai xu hướng chính, một đằng chuyên về động tác, tư thế và một đằng chuyên nghiên về quyền lý. Học trò của Lý Diệc Dư là Hác Vi Chân (1849 1920) là người được coi như kiệt xuất về quyền lý. Con của Hác Vi Chân là Hác Nguyệt Như cũng nghiên cứu tiếp, và cháu nội ông là Hác Thiếu Như bốn mươi năm trước được đưa vào nghiên cứu và huấn luyện tại Viện Thể Dục Thượng Hải. Cứ như thế, lai nguyên của Thái Cực Quyền chỉ mới xuất hiện khoảng cuối đời Minh, đầu đời Thanh. Nhiều người muốn gắn liền Thái Cực Quyền với Trương Tam Phong để cho môn võ này thêm phần huyền bí. Tuy nhiên những khảo cứu gần đây cho thấy sự liên kết đó rất mơ hồ. Ngày hôm nay, Thái Cực Quyền trở thành một môn thể dục rất phổ biến, ở đâu cũng có ngưới tập luyện. Nếu ai sáng tinh mơ vào những công viên nơi có đông người Á Châu, thể nào cũng gặp một số người chăm chú đi những động tác chậm chạp nhẹ nhàng. Tuy nhiên để đạt tới tinh nghĩa và dùng vào việc chiến đấu thì phải mất một thời gian rất lâu. Thái Cực Quyền là một triết học rất thâm ảo của Ðông phương mà một biến thể của nó là Hiệp Khí Ðạo đã nổi tiếng và được ngưỡng mộ khắp hoàn cầu. |
Thái Cực Dưỡng Sinh Ðỗ Quang Vinh §1 MỘT CÁCH THIỀN ĐỂ DƯỠNG SINH nữa, là một môn thuốc linh họat có cơ sở y lý. Vì vậy trong bài này, ngoài tính thẩm mĩ nói trên, TRONG THÁI CỰC QUYỀN chúng tôi xin phác họa một vài cái nhìn về triết lý và y lý mà thái cực quyền đã ứng dụng. Hằng ngày, chúng ta đều phải làm việc và suy Giả thử người tập Thái Cực Dưỡng Sinh hai tay nghĩ; những cảm xúc, những tiếng động xung cầm que lân tinh chiếu sáng trong đêm, ta sẽ thấy quanh, hết thảy đều kích động khiến ta đau đầu, những chiêu thức vẽ ra những đường thẳng làm rối loạn tuần hoàn, căng thẳng cơ bắp và đường cong, vòng cung hình học giao nhau thật thần kinh, vì vậy ta cần được thư giãn để dưỡng đẹp. Những nét vẽ mĩ thuật này còn cho thấy các sinh. chuyển động đều dựa trên nguyên lý động học với nguyên tắc đòn bẩy hay cân bằng hai lực tương Thiền cũng như Thái cực quyền đều là lưỡng diện tác đối nghịch trong khoa vật lý học. của nhất điểm dưỡng sinh. Nói khác, cả hai phương thức này đều nhằm giải quyết những bế Cái tương tác đối nghịch này hệt như mô hình âm tắc về tâm sinh lý ngõ hầu giữ gìn sức khoẻ, ngăn dương tương tác trong Dịch lý triết học cũng như ngừa và chữa trị bệnh tật mà tăng thêm tuổi thọ. trong y lý cổ truyền. Tuy cùng chung một mục đích song mỗi cách có những đặc tính khác nhau: nếu thiền là phương I Thái cực quyền và triết lý âm dương pháp tĩnh thì Thái Cực Quyền là phương pháp dịch học: động, cũng là thiền song thiền động. 1.1 Triết lý âm dương: thái cực, âm dương, chu kỳ sinh và tái sinh Và vì với mục đích dưỡng sinh, nên ta không nhìn |
quyền dưới góc độ võ thuật, và chỉ bàn về khía a Việt triết âm dương cạnh y lý mà thôi. Cho nên cũng có người gọi cho Ðiều cần nói ngay là văn hóa Bách Việt vốn sở rõ hơn đó là môn y võ dưỡng sinh. Môn này là hữu một nền Việt Triết Âm Dương. Trong cuốn mô hình của triết lý âm dương dịch học, là một Tiếng Việt Tuyệt Vời ấn bản 2, chúng tôi có dành nghệ thuật thẩm mĩ mang tính khoa học, và nhất trọn chương 8 để chứng minh rằng Triết Lý Âm 7 Thaùi Cöïc döôõng sinh Ñoã Quang Vinh Dương là sở hữu của tổ tiên Việt tộc, không hẳn b Thái cực (太極), âm dương, chu kỳ được chứng thực bởi di vật trống đồng như đã sinh và tái sinh được các nhà khảo cổ phát hiện, cũng như được xác minh qua tài liệu Bách Việt Tiên Hiền Chí trích Trong vũ trụ, mọi sự đều biến chuyển không trong đại bộ Lĩnh Nam Di Thư của Trung Hoa mà ngừng, không có gì là tuyệt đối, tất cả đều là học giả Hán Chương Vũ Ðình Trác sau này đã tìm tương đối, mọi sự đều hàm chứa sẵn hai mặt thấy trong thư viện của Ðại Học Ðông Kinh, vâng, tương khắc mà lại tương sinh. Ấy là cặp âm dương không hẳn là như vậy, mà cụ thể nhất, và hùng tương đối, tuy nhị nguyên đấy mà lại huyền đồng hồn hiển nhiên nhất là triết lý ấy tiềm tàng ngay nhất thể, như hai mặt của bàn tay. trong ngôn ngữ Mẹ Việt. Triết lý ấy được sang nhượng cho ngoại tộc khi người Hán xâm Âm Dương bao trùm không gian và thời gian, khí chiếm Việt tộc mang toàn bộ văn hoá Việt đi hậu thời tiết, sự việc và mọi hiện tượng trong vũ theo, và dĩ nhiên dần dà qua các thời đại đã trụ. Có vui thì cũng có buồn, hết nóng phải lạnh, được biến đổi cho thích nghi với chế độ mới, hết ngày thì sang đêm. Ngày đêm tuy tương khắc, khiến lịch sử sau này cứ quen gọi là Dịch Lý nhưng tương sinh điều hoà cho cuộc sống con Trung Hoa. Người Trung Hoa ngày nay quen gọi người. Cho nên không thể chịu đựng nổi suốt một |
“the Taoist Taichi Chuan” là ý nói môn quyền này ngày dưới sức nóng gay gắt và ánh sáng chói chan dựa theo triết học của Lão Tử. Thực ra Lão Tử của mặt trời, con người chờ đón bầu khí mát dịu của Ðạo Giáo hay Khổng Tử của Nho giáo của đêm trăng. Hết ngày sang đêm, qua đêm tới đều là các triết nhân kế thừa các tiên hiền ngày. Bĩ cực thì thái lai. “Ai giàu ba họ ai khó ba của Bách Việt. Trong tài liệu Bách Việt Tiên Hiền đời”. Thương hay ghét cũng chỉ là lưỡng diện của Chí, “triết lý Âm Dương được xuất hiện dưới ngòi nhất điểm tình yêu: Yêu nhau lắm thì cắn nhau bút của các vị tiên hiền: Kế Nghi, Dưỡng Phấn, đau, ghen hờn chẳng qua là mặt trái của yêu Quách Thương. Kế Nhi đề cập luật âm dương với đương. Đấy là lẽ biến dịch của tự nhiên. ngũ hành. Dưỡng Phấn trình bày hậu quả của âm dương. Quách Thương nhấn mạnh dương đức là Thừa hưởng Triết Lý Âm Dương của Bách Việt căn bản của chánh sách tu, tề.” (Vũ Đình Trác) Tiên Hiền, Lão Tử của Trung Hoa viết lại Dịch Lý 8 (易 理), chữ Dịch, Hán tự (易) tượng hình hai hình Thái Cực theo lẽ huyền đồng nhất thể, rồi lại ảnh âm dương tương hỗ gồm chữ Nhật là mặt trời cứ thế tiếp diễn chu kỳ tái sinh, hệt như chu “dương” nằm bên trên chữ Nguyệt là mặt trăng kỳ của hình Sin trong toán học. Thái là lớn hơn hết “âm”, nói lên ý nghĩa của âm dương dịch học. thảy, là cái chỗ tột cùng, tận điểm. Cái trạng thái “trống không” của Vô Cực là Âm, và cái “mầm Nói theo cách nhìn nhân bản, thuận âm dương là mống chuyển động” khởi phát từ Vô Cực là tuân theo trật tự thiên nhiên, thuận thiên lý, Dương. Âm và Dương tuy tương khắc nhưng điều không cưỡng Đạo Trời. |
hợp làm một thực thể. Trời là Dương, Đất là Âm, con người hấp thụ khí Dương của Trời, khí Âm của Giải thích một cách triết lý, cái Đạo (道) ấy, là Đất để điều hoà cuộc sống. Ấy là Tam Tài “Thiên nguyên lý tuyệt đối của vũ trụ đã có từ trước khi Địa Nhân". Có nam thì có nữ. Nam nữ giao hoà để khai thiên lập địa, không sinh, không diệt, không sinh con là thuận thiên lý âm dương, là hợp Đạo. tăng không giảm, một nguyên lý huyền diệu, siêu hình, bất khả luận. Cái tuyệt đối ấy là cái khí tiên Dịch biến từng được diễn tả trong Phục Hy Thái thiên, là chỗ hư vô Vô Cực (無極). Một máy vi Cực Đồ (伏羲太極圖) sau đây (hình 1): tính bỏ không, bất động, máy ấy đang ở trong trạng thái của Hư Vô, Vô Cực, bỗng có người ngồi (hình 1) vào định đặt tay lên bàn phím, người ấy đã đem vào cái hư vô đó một chuyển động, đấy là khởi sự có Thái Cực (太極), là khởi điểm của lịch trình biến hoá, là nguồn mạch của dịch biến âm dương. Vô Cực hiện hữu trước khi có chuyển động. Khi có một sự khởi động thì tình trạng bất Tác giả Jou Sung Hwa nối Dương với Âm và Thái động của Vô Cực không còn nữa, lúc ấy Thái Cực bằng đường cong là do tính động của dịch Cực bắt đầu và phân tán nhị nguyên biến biến xoay vần; nếu là đường thẳng tức Thái Cực ở dịch theo hai mặt âm và dương đối nghịch, rồi tình trạng tĩnh (1). kết thúc chu kỳ sinh bằng phản phục trở về 9 Và trong mỗi Âm, đều có Dương, trong mỗi |
Dương đều có Âm là mầm mống của chuyển Thái Dương động dịch biến, nên mới nói Dương cõng Âm, và Âm cõng Dương. Vì có chút mầm Âm trong Dương, nên khi Dương đạt tới cực độ, thì mầm Âm Dương tăng dần Âm tăng dần trong Dương làm cho Dương chuyển biến dần sang Âm. Vì có chút mầm Dương trong Âm, nên khi Âm đạt tới cực độ, thì mầm Dương trong Âm làm cho Âm chuyển biến dần sang Dương để trở Thái Âm về đạt tới cực độ, kết thúc chu kỳ sinh, rồi chu kỳ tái sinh lại cứ thế tiếp diễn. Và như vậy ngày mới (Hình 2) chuyển dần sang đêm, đêm mới chuyển dần sang ngày. Màu trắng là màu của Dương, chỉ rằng đó là phía có ánh sáng mặt trời. Màu đen là màu của Âm vì Âm thịnh thì Dương suy. Dương thịnh thì Âm suy. đó là phía bị mặt trời che khuất. Trong mỗi phần Làm sao quân bình được âm dương tức là quân Dương và Âm đều có một chấm đen hoặc trắng, bình giữa tình cảm và lý trí. Trong người nam, đó là mầm mống của âm hoặc dương làm phát không hoàn toàn 100% dương tính, phải có một sinh chuyển động dịch biến. Hai hình con cá chia chút âm tính thì con người mới điều hoà được đôi vòng tròn Thái Cực là nói lên ý nghĩa Âm cuộc sống an vui, ngược lại đối với người nữ cũng Dương quân bình. thế, nếu không thì hoặc quá cứng nhắc, hoặc quá yếu mềm, cuộc sống không thể hài hoà, hài hoà Gọi Thái Cực Quyền là môn y võ dưỡng sinh vì võ với chính bản thân, với thiên nhiên Đất Trời, và với thuật này dựa trên dịch lý âm Dương có tác dụng tha nhân xung quanh mình. |
di dưỡng tinh thần, quân bình thân tâm, vốn là cơ bản thiết yếu điều hoà cuộc sống cho thân thể Cho nên yếu tố Dương và Âm được tượng hình được khoẻ mạnh an vui. như sau (h. 2): 10 1.2 Thái Cực Quyền, một mô hình của với bản thân, với tha nhân, với thiên nhiên, vạn Âm Dương Dịch lý. vật. Tay vươn ra là Dương, tay co vào là Âm, tiến bước là Dương, lùi bước là Âm. Tiến xong lại lùi, a) Ý nghĩa của chiêu thức: vươn ra lại co vào, ấy là nhị nguyên Âm Dương tương khắc tương sinh. Giao nhau rồi lại tách rời. Trước hết, diễn trình các chiêu thức trong các chiêu thức này vẽ ra những đường vòng, bài Thái Cực Quyền hình dung diễn trình của Thái đường cung biểu thị vòng tròn Thái Cực xoay vần Cực đồ nói trên. Thoạt đầu, người tập đứng im để đạt tới Âm Dương quân bình. Diễn tiến chấm nhìn về hướng trước mặt, thân hình phải thẳng dứt ở thế hoàn nguyên, trở lại khởi điểm ban đầu, góc với mặt đất, tâm thân hoàn toàn buông lỏng, ấy là diễn tiến của cuộc đời bổng trầm thăng sao cho tâm hồn thư thái, nét mặt thanh thản, ấy giáng, nhưng luôn luôn giữ được thăng bằng cho là thể hiện tình trạng của hư không Vô Cực. Tư cuộc sống hài hoà, an nhiên tự tại. thế sẵn sàng chuyển động, ấy là giai đọan chuyển từ Vô Cực sang Thái Cực. Người tập đứng thật Ngay trong mỗi chiêu thức cũng vậy. Lấy thẳng như chôn chân dưới đất, như đầu treo ví dụ thế tứ lục : thõng xuống từ trần nhà, để cho sinh khí (生氣) chạy thẳng từ dưới chân lên đỉnh đầu, ấy là hình Trong thế Đăng Sơn Bộ, 60% sức nặng đè trên ảnh của người đầu đội Trời, chân đạp Đất trong chân trước, 40% còn lại đặt nhẹ trên chân sau, ấy tam tài Thiên, Địa, Nhân mà Nhân chính là Thái là cái mầm 40% Âm đang sẵn sàng chuyển động Cực ở giữa. |
(hình 3). Khi thế khởi động bắt đầu, các chiêu thức tay lên tay xuống, tay ngửa tay úp, bước tới bước Trong thế đi Miêu Bộ, 60% sức nặng đè chân sau, lui, lúc đứng khi ngồi, quay dọc quay ngang, xoay 40% đặt nhẹ lên bàn chân trước mở ra, ấy là cái trái xoay phải v.v. tất cả nhịp nhàng, nhưng hoàn mầm 60% Dương đang sẵn sàng chuyển động cho toàn thư giãn cả thể xác lẫn tâm hồn, để cho thân bàn chân trước đè nặng lên mặt đất chuyển từ tâm hoà đồng hoàn toàn vào vũ trụ, khi ấy mình là 40% sang 60% ở thế Đăng Sơn Bộ. Ấy là mầm Âm Thái Cực và Thái Cực chính là mình, ấy là hài hoà trong Dương và mầm Dương trong Âm (hình 4). 11 hay mạch máu bị tắc nghẽn, con người sẽ gầy mòn, ốm yếu, bệnh tật. Khí cũng cần thiết cho sự sống, nhưng vận chuyển qua hệ thần kinh, đi khắp châu thân. Theo y lý Đông Phương, Tinh gồm tiên thiên khí và hậu thiên khí. Tiên thiên khí là nguyên khí bẩm sinh do cha mẹ di truyền, bắt đầu có khi trứng thụ tinh để thành thai nhi trong bụng mẹ. Khí đó là Dương. Khi trẻ lọt lòng mẹ, hít thở dưỡng khí ngoài trời, ăn uống các chất dinh dưỡng, ấy là hậu thiên khí hấp thụ từ trời đất và môi trường xung II Thái Cực Quyền và Sinh, Y lý: quanh. Khí đó là Âm, có tác dụng duy trì và bổ sung cho nguyên khí, hợp với nguyên khí gọi Tinh Khí Thần (精氣 神) là ba thứ quý giá của sự chung là tinh khí. Đây là Chân Khí tích tụ ở thận sống con người. Thần chủ động ở não liên quan bao gồm cơ quan sinh dục, luân lưu trong các kinh tới tâm, tâm có an thì thần mới ổn. Lao tâm quá mạch và lục phủ ngũ tạng, chủ yếu gồm 2 mạch độ, lao lực quá sức, tinh khí không điều hoà sung Đốc và Nhâm liên quan đến các cơ quan nội tạng, mãn, con người sẽ đau yếu, tâm thần sẽ rối loạn. |
họp thành tiểu chu thiên, cùng với 12 kinh nối kết tứ chi họp thành đại chu thiên. 2.1 Tinh Khí và Khí Huyết Trái với hệ tuần hoàn huyết, hoạt động theo chu Huyết cần cho sự sống, lưu thông trong hệ kỳ nhất định không thay đổi, chu kỳ kinh mạch tuần hoàn qua các động mạch và tĩnh mạch, vận khí theo âm dương giao hoà chuyển hoá, nuôi sống các tế bào khắp thân thể. Một động giống như các hiện tượng thiên nhiên thay đổi mạch bị đứt, nếu không cầm được, sẽ không còn như nóng lạnh, sáng tối, ngày đêm, tháng năm, tứ máu nuôi cơ thể, con người sẽ chết. Thiếu máu, thời bát tiết, v.v. 12 Khí được coi như một thứ điện năng mà hệ thần kinh như một mạng điện chằng chịt. Nếu hệ thần kinh bị trục trặc rối loan, như cột sống bị tổn thương chẳng hạn, khi ấy khí không thể chu luân điều hoà đem năng lượng đến cho khắp cơ thể, và nếu một lúc nào đó, chẳng may (hình 5) dòng khí bị tắc nghẽn, các cơ quan sẽ không làm tròn chức năng của mình, sinh ra đau ốm bệnh tật, nhẹ hay nặng tuỳ theo tình trạng khí hư hay mất. Người ta sẽ kích thích các vị trí liên quan trên Trung tâm năng lượng phát sinh khí lực đi các kinh mạch, gọi là các huyệt vị, để đánh thức khắp cơ thể, nằm sâu trong khoang bụng, các huyệt này hoạt động trở lại giúp cho khí lưu bên dưới rốn khoảng 3 đốt ngón tay, được coi thông điều hoà, đây là công việc của nhà châm là bể khí, là nơi hội tụ của tiên thiên khí, tức Hạ |
cứu, bấm huyệt và thở khí công. Đan Điền, quen gọi là Đan điền (h. 6), có nghĩa là ruộng trồng đan dược. Trong bụng mẹ, bào thai Các chiêu thức Thái Cực Quyền, vận động khớp tăng trưởng xung quanh khoang dưới rốn của mẹ. cốt, toàn thân, trôi theo giòng liên tục nhẹ nhàng, Bào thai hô hấp khí tiên thiên và hấp thụ dinh cùng với nhịp thở tự nhiên điều hoà, có tác dụng dưỡng từ “bánh nhau” trong bụng mẹ vào cuống khai thông những huyệt vị bế tắc trong các kinh rốn của mình xuống vùng hạ bộ, ngược lên đầu, mạch giúp cho khí chu luân khắp toàn thân đi vào xuống lưỡi, rồi trở lại vùng rốn của minh. Vì vậy, lục phủ ngũ tạng. Làm như vậy, vì khí vận chuyển gọi vùng rốn này là đan điền, trung tâm cực mạnh làm cho huyết lưu thông, khí gắn liền với huyết, hội tụ và sản sinh khí lực là năng lượng cho sự cũng như tinh với khí, cho nên thường nói tinh khí sinh tồn. Đứa trẻ lọt lòng mẹ, hô hấp hít vào hậu và khí huyết là vậy. thiên khí, thở ra tiên thiên khí. Khi hít vào thì cơ hoành hạ xuống cho phình bụng ra. Khi thở ra thì Hoành cách mô phân chia 2 khí tiên thiên và cơ hoành đẩy lên cho bụng thót lại xẹp xuống. Vì hậu thiên ấy như trong hình (5) dưới đây: lúc cơ hoành hạ xuống, các nội tạng trong bụng bị 13 dồn xuống, bụng phình lên; lúc ấy hậu thiên khí bị “Lạc” phân bố chằng chịt khắp toàn thân hệt như hút vào vì vậy có động tác phình bụng thở vào. mạng tơ sợi: Lúc cơ hoành nâng lên, tiên thiên khí bị đẩy ra, các nội tạng trong bụng bị kéo theo, bụng thót lại |
a Mạch Đốc điều hoà phần Dương của toàn vì vậy có động tác thót bụng thở ra. thân, qua 28 huyệt vị, khởi từ Hội Âm vòng ra sau lưng chạy dọc theo cột sống, qua các huyệt Trường Cường, Mệnh Môn, Chí Dương, Đại Chuỳ, Phong Phủ, đi vào trong não, lên tới huyệt Bách (Hình 6) Hội trên đỉnh đầu, xuống Nhân Trung và chấm dứt ở huyệt Ngân Giao, nơi đây sẽ gặp Mạch Nhâm từ Hội Âm và Đan Điền lên. Huyệt Hội Âm, huyệt thứ nhất của Mạch Nhâm, nằm ở giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu Người ta cũng phân biệt: môn, là nơi tập trung khí âm, hội tụ 3 mạch Nhâm, Thượng Đan Điền trùng với huyệt Ấn Đường Đốc và mạch Xung, mạch này kiểm soát khí huyết ở giữa 2 đầu lông mày, nếu bị đánh mạnh có thể toàn thân, từ dạ con vào cột sống, phân nhánh ra tử vong. đi từ Hội Âm lên rốn, ngực, họng, mặt và vòng ra Trung Đan Điền, trùng với huyệt Đản Trung xung quanh môi. Huyệt này đóng mở để cho tinh ở giữa đường nối 2 đầu vú. khí xuất ra. Hạ Đan Điền trùng với huyệt Khí Hải, nằm dưới rốn khoảng 3 cm 2.2 Hệ thống kinh mạch. Quan sát chu kỳ lưu thông của khí nơi thai nhi, y lý Đông phương, từ đó, phát hiện ra các kinh mạch chính, gồm 2 mạch Huyệt Trường Cường: huyệt thứ nhất của chủ là Đốc Mạch và Nhâm Mạch nối với 12 nhánh Mạch Đốc, là một trong những huyệt tuỷ xương, “Kinh” chính, từ đó phân ra các nhánh nhỏ gọi là dài (trường) và mạnh (cường), nằm ở chỗ lõm 14 |
phía sau hậu môn và phía trước đầu xương cùng Huyệt Chí Dương: huyệt thứ 9 của mạch (coccyx), rất quan trọng, vì nơi đây, khí lực vào Đốc, nằm dưới đốt sống lưng số 7, ở chỗ giao được cơ thể hay thoát đi mất. Tinh khí khi quay điểm của đường nối 2 đầu mỏm xương bả vai với về, sẽ đi qua đường này, vào cột sống và lên não. đường dọc cột sống, liên quan tới vùng ngực, gan Cho nên gọi đây là Ngõ vào Cửa Sinh Tử, nơi đây và túi mật. dòng điện ấm của dương khí vào được tận trung ương của thần kinh hệ. Huyệt Đại Chuỳ: Huyệt thứ 14 của Mạch Đốc, ở dưới xương to đốt sống cổ 7, có tác dụng lưu thông tuần hoàn não, tăng cường thể chất, Huyệt Mệnh Môn: huyệt thứ 4 nằm ở phòng ngừa các bệnh về hô hấp. trung điểm của đường nối 2 quả thận, nằm ở vùng eo lưng, đối diện với rốn, trong hố lõm ở chỗ gồ lên của đốt xương sống thứ 2, được gọi là Cửa (Môn) Sự Sống (Mệnh), nơi đây tập trung tinh lực, nguyên khí. Thận bên trái là Âm, thận bên phải là Dương, Mệnh Môn là chỗ Âm Dương quân bình. Thở nhịp nhàng theo chiêu thức Thái Cực Quyền, tập trung ý nơi đây, khí lực sẽ theo cột sống lên Huyệt Phong Phủ: huyệt thứ 16 của Mạch Đốc, liên hệ với đầu xuống chân. tuỷ xương, nằm ở chỗ lõm giữa gáy và ở trên chân tóc gáy 1 thốn (khoảng 2 cm), là nơi gió tập trung vào, Phong khí và Hàn khí xâm nhập mạch Đốc qua huyệt này. Nếu trúng phạm, sẽ gây nên tử vong. |
15 Huyệt Bách Hội: huyệt thứ 20 của Mạch qua huyệt Quan Nguyên, Khí Hải, Trung Quản, lên Đốc, là điểm lõm ngay trên đỉnh đầu, giao điểm ngực ở huyệt Đản Trung, lên họng đến cằm ở của đường nối 2 đỉnh vành tai với đường dọc cơ huyệt Thừa Tướng, rồi chạy quanh vùng miệng thể, một trong các đại huyệt quan trọng nếu phạm môi hợp với Mạch Đốc tại huyệt Ngân Giao. phải có thể gây tử thương. Trong tam tài “Thiên Huyệt Quan Nguyên: là Địa Nhân”, Bách Hội chính là nơi hội tụ khí Dương huyệt thứ 4 của Mạch Nhâm, của Trời, giao hoà con người với khí âm của Đất. nằm ở 3/5 trên và 2/5 dưới của đường nối điểm giữa bờ trên của xương mu và rốn, là nơi chứa đựng nguyên khí, nên gọi là cửa (quan) của nguyên khí, rất cần cho sự sống, có công dụng bồi thận, bổ khí và hồi dương. Huyệt Nhân Trung: huyệt Huyệt Khí Hải: huyệt thứ 6 thứ 26 của Mạch Đốc, nằm ở vùng của Mạch Nhâm, là bể (hải) chứa rãnh mũi môi trên, điều hoà khí nằm ở lỗ rốn thẳng xuống 1.5 nghịch khí của Âm Dương. Bấm thốn (khoảng 3cm), cũng gọi là huyệt này để cứu người bất tỉnh. Hạ Đan Điền. Huyệt Ngân Giao : huyệt Huyệt Đản Trung (Chiên thứ 28 của Mạch Đốc, là chỗ lợi và Trung): giữa hai đầu vú, gần vùng răng hàm trên giao nhau nằm trên tim, khi bị điểm trúng: nội khí tản nóc miệng, trước khe các chân răng mạn, lòng dạ hoảng loạn, thần trí cửa của hàm trên. không rõ ràng. Huyệt Trung Quản: huyệt thứ b Mạch Nhâm: Là bể chứa khí Âm, điều hoà 12 của Mạch Nhâm, ở phía trên rốn 4 |
phần Âm của toàn thân, qua 24 huyệt, khởi từ thốn, hoặc ở điểm giữa của đoạn huyệt Hội Âm đi ngược lên, theo đường giữa bụng thẳng nối rốn và đường gặp nhau của 16 2 bờ sườn, cótác dụng hồi dương cứu nghịch, hàm trên, cho 2 mạch Nhâm Đốc nối liền như nối thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các 2 cực âm dương của mạch điện, thở, hít bằng mũi, chất dinh dưỡng, chủ trị huyết áp cao, thần kinh khi ấy 2 khí tiên thiên và hậu thiên giao hoà, phát suy nhược. sinh năng lượng xuống vùng hạ đan điền, hệt như Huyệt Thừa Tương: huyệt điện năng từ động cơ nổ trong vật lý học, chu luân thứ 24 của Mạch Nhâm, ở đáy chỗ trong vòng khép kín của tiểu chu thiên. lõm chính giữa và dưới môi dưới b Vận Khí Qua Hệ Thống Kinh Mạch: trên đường bổ dọc giữa hàm dưới, nơi thường nhận (= thừa) nước Hai mạch Đốc và Nhâm liên quan đến các cơ miếng (= tương) chảy ra, điều hoà khí âm dương. quan nội tạng, họp thành tiểu chu thiên, cùng với 12 kinh nối kết tứ chi họp thành đại chu 2.3 Khai Thông kinh mạch và vận khí. thiên. (H. 7) Tại tứ chi, nơi 2 lòng bàn tay có a khai thông kinh mạch huyệt Lao Cung và gan bàn chân có huyệt Dũng Tuyền là 2 huyệt quan trọng. Lao cung Khai thông Nhâm Đốc Mạch là để khí vận hành nằm trên lòng bàn tay ở giao điểm giữa đường không ngừng theo vòng khép kín Tiểu Chu Thiên tâm đạo và đường thẳng dọc khe giữa hai ngón cho chân Hỏa ở Trường Cường cũng như nội khí áp út và ngón giữa (H.8). Dũng tuyền ở chỗ lõm sinh ra ở Đan điền có thể giao hoán tuần hoàn, dưới lòng bàn chân, tại điểm chia 2/5 đoạn thẳng cho Âm Dương, ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận) tính từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau của gót lục phủ (vị, đảm, tam tiêu, bàng quang, tiểu chân (H.9). Lao cung là Hoả huyệt của đường kinh trường, đại trường) được quân bình. Âm đi xuống, Tâm Bào. Dũng tuyền là Tĩnh huyệt của đường Dương đi lên. Mạch Nhâm sẽ từ huyệt Thừa Tương kinh Thận. Việc thăng giáng giữa Lao cung và đi xuống theo đường giữa bụng xuống đến Hội Dũng tuyền tạo hiệu quả thăng giáng giao hoà Âm. Mạch Đốc đi từ Hội Âm vòng ra sau theo cột giữa Tâm và Thận cũng như giữa Đan Điền và sống ngược lên Bách Hội ở đỉnh đầu xuống đến Đản Trung, tức hiện tượng Thuỷ Hoả ký tế (2) Ngân Giao ở môi trên. Người tập ngậm miệng cho mà theo y lý đông phương đó là biểu hiện của đầu lưỡi chạm nóc miệng đụng chân răng cửa một cơ thể khoẻ mạnh. Mặt khác trong quá trình 17 |
vận khí, Bách Hội thu thiên khí giáng xuống Lao Cung, đồng thời Dũng Tuyền thu địa khí thăng lên làm cho khí âm vận lên từ hai huyệt Trường cường và Hội âm. Do đó sự vận chuyển lên xuống của Khí cũng tác động vào cả hai mạch Nhâm và Đốc làm tăng cường chân khí, sức đề kháng và cải thiện toàn bộ công năng của các tạng phủ. (H. 8) (H. 9) Mạch Nhâm Đốc đã khai thông, khi ấy mọi kinh mạch trong cơ thể cũng đều khai thông, nhưng để đạt hiệu quả, người tập Thái Cực Dưỡng Sinh cần Đản Trung tuân theo những nguyên tắc căn bản sau đây: (1) Cước Chú: The Tao of Tai Chi Chuan, Way to Rejuvenation, Tai Chi Foundation, Jou, Tsung Hwa, POB.828,Warwick , N Y. 10995, ISBN: 08048 1357 4) (2) Cước Chú: Ký tế 既際, Ký=đã xong, Tế=vượt qua sông, (H. 7) đã thành sự; Ký Tế là hai bên vừa giao tiếp xong với nhau. Trong Kinh Dịch, Quẻ 63 “Thủy Hỏa Ký tế” gồm bên trên là Khảm (Thủy), bên dưới là Ly (Hỏa). Hoả (lửa) ở dưới đun Thủy (nước) bên trên làm cho nước sôi, tạo thành áp suất, gây ra năng lực hữu ích dùng để chạy máy hơi nước. Lửa giúp nước tạo thành năng lực, tức là thành công kết quả. 18 |
'Pokemon' Nguyễn Anh Dân Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động Nguồn: Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ. Mục lục Thời gian vẫn nhích dần về phía nguy hiểm. Điều anh cần lúc này là một quyết định. Nhưng phải là một quyết định thật chính xác vì chỉ cần một sự nhầm lẫn, anh sẽ mất “mạng”! Tim anh đập thình thịch. Hồi hộp như lần đầu tiên anh biết hôn… Rồi anh nở một nụ cười mãn nguyện và anh quyết định… Nhưng sau đó anh thất vọng não nề, thở dài đánh thượt như xăng dầu lại tăng thêm vài giá… Anh nặng nề bước ra khỏi căn phòng làm việc của mình. Ván pokemon vừa rồi đã khiến anh tiêu hao quá nhiều sức lực cho nó. Mà không chỉ ván vừa rồi, gần một tuần nay anh đều bị nó quay như chong chóng, mệt lử nhưng thích thú. Ai cũng phải nghiện một cái gì đó, anh nghĩ như vậy. Vợ anh có lẽ sẽ hạnh phúc vì anh không nghiện ma túy, gái gú… anh chỉ nghiện hai thứ: tiền và pokemon. Nhưng sau này anh mới nhận ra rằng, anh đã sai lầm khi bỏ qua một thứ cần phải nghiện nữa, đó là đàn bà. Anh không được di truyền để nghiện pokemon, điều này thì anh dám chắc vì hai vị thân sinh ra anh năm nay đã đến cái tuổi “ngại sống” chẳng ai ham đánh pokemon cả. Anh tự học được cái sở thích ấy. Người ta học được một điều gì đó vì người ta có thời gian. Nếu ai đó bảo thời gian là vàng thì đối với anh điều đó thật nhảm nhí. Anh có nhiều thời gian đến mức mà ở cơ quan, ngoài việc nhận phong bì khi có ai đến nhờ vả việc này việc kia và đánh điện tử ra anh chẳng có việc gì làm. Cái triết lý về thời gian kia chỉ đúng với những người nghèo còn đối với anh thì anh phục câu “Nhàn cư vi bất thiện” hơn. Bởi có nhiều thời gian nên anh dành nó cho niềm đam mê trở thành game thủ… cấp phòng, cũng cốt là để vượt qua những đồng nghiệp khác cũng miệt mài không kém anh những lúc ở cơ quan. Nhưng anh phải thừa nhận rằng, anh có thể qua mặt được tất cả mọi người trong việc nhận phong bì của “khách hàng” như thế nào cho “đẹp mắt” nhất nhưng không thể thắng nổi họ trong những màn pokemon mà theo anh là đầy trí tuệ. Đã vậy, một hôm nọ, trong lúc anh đang cần mẫn với công việc tu luyện trí thông minh trên cái máy vi tính ở phòng làm việc của cơ quan thì một ông to bụng xuất hiện. Theo sau là sếp của anh và một mớ người chẳng rõ thực hư làm sao. Chỉ đơn giản đó là một đoàn thanh tra đột xuất. Khỉ thật, đột xuất thì làm sao tránh được. Thế là khiển trách, kỷ luật! Ừ, thì quan liêu, thì lãng phí. Nhưng anh mà bị kỷ luật thì cả cái cơ quan này cũng giải tán hết. |
Anh là người ngoan ngoãn, biết nghe lời sếp. Anh được sếp cho về nhà “nghỉ ngơi”, chờ cho qua đợt “sóng gió” này rồi quay lại làm việc. Tất nhiên là sếp rất thương anh. Không thương sao được, ở cái cơ quan ấy, anh là người ăn chia với sếp sòng phẳng nhất. Trong mọi phi vụ thì bằng cái trí thông minh tinh quái của anh, cái phong bì sẽ tự phồng lên, mà càng phồng thì phần chia cho sếp càng nhiều. Một nhân viên mẫn cán như vậy thử hỏi sếp nào mà chẳng phải trọng dụng! Anh tranh thủ những ngày “an dưỡng” để “bồi đắp” cho cái năng lực pokemon của mình. Nhưng hình như pokemon sinh ra không phải dành cho anh vì chưa bao giờ anh giành chiến thắng trong trò chơi này. Đó dường như là một nghịch lý đối với một người rất giỏi moi tiền như anh. Nhưng biết sao được, không thắng là không thắng. Đã nhiều lần anh suýt chạm tay vào bờ bến vinh quang như chỉ bằng một cái click chuột “oan trái” cái “mạng” cuối cùng của anh bị cướp mất và anh bị loại khỏi cuộc chơi. Pokemon cũng như công việc vậy, anh phải lựa chọn cái nào để "ăn" cho hợp lý nếu không anh sẽ bị “nốc ao”… Anh mở tủ lạnh để tìm kiếm một niềm vui nho nhỏ cho cái dạ dày lép kẹp. Cái đồng hồ treo tường cho anh biết là đã hơn 8 giờ sáng. Giờ này vợ anh đã đi làm. Vậy là anh đã chơi gần trọn đêm qua. Đó quả là một sức làm việc khủng khiếp! Anh bỗng thấy tự hào với mình… Và bây giờ thì đói. Cái tủ lạnh rỗng không chẳng đủ sức để khiến người ta no bụng. Anh bỗng thấy giận vợ mình quá. Chẳng biết chăm lo cho chồng gì cả. Bỗng dưng anh nghĩ đã mấy hôm rồi mình chưa làm tình với vợ nhỉ? Có lẽ là từ hôm tạm nghỉ ở cơ quan. Những đường nét gợi cảm trên cơ thể của cô hiện về trong anh. Nhưng ngay cả sự cương cứng ở phía dưới cũng không làm anh cảm thấy đỡ đói. Giờ này có lẽ vợ anh vẫn đang lẽo đẽo theo cái tên mà cô gọi là giám đốc đến hết cuộc họp này đến cuộc họp khác. “Nghề thư ký của em là vậy mà”. Cô vẫn thường nói với anh như vậy. Nghĩ đến điều đó, ngay lập tức anh cho phép mình quên cái sự thỏa mãn sinh lý tưởng tượng kia để quay lại với cảm giác của sự giận dỗi. |
Anh bất giác nghĩ đến cô con gái 6 tuổi của mình. Nó ở với ông bà nội cách vợ chồng anh ba chục cây số về phía ngoại ô thành phố. Vợ chồng anh quyết định gửi nó đến đó xem như là quà tặng nghỉ hè dành cho cô con gái. Anh nhấc máy điện thoại để gọi cho ông bà nội của con bé, tức là bố mẹ của anh. Khi cầm chiếc điện thoại trên tay, bất giác anh nghĩ, không biết ông cụ có thích pokemon không nhỉ? Anh khẽ bật cười vì cái ý nghĩ sáng tạo ấy của mình. Nếu cụ mà biết chơi mình sẽ cá độ với cụ vài chầu giống như ở cơ quan mình vẫn thường làm. Bố đấy ạ, con đây! Hôm nay anh không đi làm à? À, con được nghỉ vài hôm. Thế con bé nhà con vẫn bình thường chứ ạ? Ừ. Anh chị bận bịu với công việc quá nhỉ? Con bé nhắc anh chị luôn. Bố mẹ thông cảm. Cũng là vì con bé cả mà… Thế hôm nay sinh nhật con bé, anh chị định thế nào đấy? Ơ… À, vâng, con sẽ đến đón con bé đi chơi! Anh gác máy điện thoại và hơi cảm thấy day dứt một chút vì suýt không có ông già bảy mươi tuổi mà anh gọi là bố thì có lẽ anh đã quên khuấy mất ngày sinh nhật của con gái mình rồi. Mà có lẽ do anh quá chủ quan, anh có cả một quyển sổ để ghi đầy đủ ngày sinh, ngày cưới, ngày chết… nói chung là tất cả những thứ ngày có thể tặng phong bì, quà cáp cho sếp, vợ sếp, con sếp rồi cả những người anh không quen biết ở phòng này, sở nọ… Chắc con bé sẽ thông cảm cho bố nó thôi một người hết mình vì xã hội mà. |
Anh mang theo niềm ăn năn của mình vào giấc ngủ. “Cuộc chiến” đêm qua khiến anh tốn rất nhiều sức lực. Mệt mỏi hơn nhiều so với những lần “mây mưa” với vợ mình. Anh chập chờn trong âm vọng những tiếng thở hổn hển của người đàn bà quen thuộc trong 6 năm qua… Tiếng chuông điện thoại làm anh thức giấc. Sai lầm đầu tiên của anh là quên không tắt chuông, sai lầm thứ hai là… cho vợ số điện thoại di động của mình. Mắt nhắm mắt mở, anh trả lời “kẻ phá đám” giấc ngủ của mình bằng một giọng ngái ngủ đến thảm thương: Có chuyện gì vậy em? Trưa nay em không về, em bận tiếp khách cùng sếp. Anh tự kiếm cái gì mà ăn nhé! Cô vẫn thường vắng nhà vào buổi trưa, đôi khi về muộn vào buổi tối đã mấy tuần nay nhưng dường như điều đó không đủ sức làm anh chuyển mối bận tâm của mình từ pokemon sang vợ. Chỉ đơn giản là cô ấy bận việc thôi mà… Khi anh kịp nhớ ra là phải thông báo với vợ hôm nay là sinh nhật đứa con gái thân yêu thì chỉ còn tiếng “tút… tút…” vô duyên phía bên kia vọng lại. Anh tự an ủi mình, có lẽ chỉ có mình đãng trí thôi, chứ cô ấy sao có thể quên ngày sinh nhật của con bé được. Anh an tâm tiếp tục với sự khoái trá của giấc ngủ… Lần thứ hai anh tỉnh dậy là lúc 3 giờ chiều. Lần này thì chẳng vì bất cứ một lý do nào ngoài tinh thần trách nhiệm đối với sinh nhật của cô con gái. Anh vào phòng tắm xả nước và khoan khoái dưới làn nước mát lạnh. Anh khẽ hát và nhìn hình ảnh khỏa thân của mình trong gương. Những ý nghĩ ban sáng lại trỗi dậy. Có khi nào đàn bà bỏ chồng vì anh ta quên làm tình với vợ một vài ngày không nhỉ? Cũng có thể lắm chứ nhưng cô ấy còn bận hơn cả mình. Anh lại tự bào chữa cho cái quỹ thời gian ngắn ngủi bên vợ của mình gần một tuần nay. Đơn giản là anh cần một sự thông cảm cho cái niềm đam mê pokemon của mình. Và có lẽ cô cũng không hề phản đối chuyện đó. Gần một tuần nay cô không đòi hỏi chuyện đó… |
Anh phóng xe về phía ngoại thành. Lúc này anh mới chợt nhận ra là từ khi đưa con bé về nhà ông bà nội hồi đầu tháng, anh chưa về thăm nó lần nào. Con bé đón anh ở cổng với một nụ cười rạng rỡ. Nó đợi anh từ hồi sáng đấy. Sao bây giờ anh mới về? Dạ, con bận quá… Thế chị nhà đâu? Nhà con bận việc ở công ty… Quý hóa nhỉ… Con bé ôm chặt lấy anh. Hình như lâu rồi không ai ôm anh như thế. Tất nhiên các cô gái uốn éo trong các phòng karaoke trong những lần đi tiếp khách với sếp không thể so sánh với cô con gái của anh được. Nào, con gái, con muốn bố làm gì cho con nào? Con muốn bố, con muốn mẹ… Ừ, tối mẹ sẽ về thăm con… Có thể vợ anh đã quên ngày sinh nhật của con bé. Anh biết là anh có thể nói dối những người anh tiếp ở cơ quan nhưng nói dối con mình là một điều không nên. Nhưng như vậy còn dễ chịu hơn là nói thẳng với nó về cái khả năng mà anh dự đoán. Con gái đi tắm đi rồi bố dẫn đi công viên chơi nhé! Vâng ạ! Anh thả mình xuống chiếc salon để đợi con bé đi tắm. Anh sực nhớ ra từ sáng giờ anh chưa ăn chút gì. Không thể hành hạ cái dạ dày của mình như vậy được. Anh quyết định xuống bếp để tìm cái gì đó nhằm xoa dịu những cuộc “khởi nghĩa” của dạ dày và các nơron thần kinh. Anh đi qua cái máy tính ở trên bàn học trong phòng mà ông bà nội đã dành cho con bé. Anh dừng lại và điều đầu tiên anh nghĩ là tại sao mình không thử “lấy lại những gì đã mất” trong ván đấu cuối cùng của đêm qua nhỉ? Anh biết chắc chắn rằng chiếc máy tính này có pokemon vì chính anh đã cài nó vào mà. Không một chút do dự anh thực hiện ngay cái quyết tâm của mình. Thường thì những lúc đối diện với những con thú nhiều màu của pokemon anh thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa. |
Lẽ ra người ta phải tổ chức thi pokemon quốc tế, dành cho những người đam mê như anh hay chí ít cũng nên có ngày pokemon Việt Nam để tôn vinh những người nướng hầu hết thời gian của mình vào trò chơi này. Khi anh đánh đến những nước căng thẳng nhất thì con bé đã đứng bên cạnh anh hồi nào rồi. Lần đầu tiên trong lịch sử, con gái ạ, bố sắp thắng rồi! Con bé không biết gì về thứ đam mê kỳ lạ của ông bố nhưng linh tính mách bảo nó nở một nụ cười thật tươi nhưng thật tội nghiệp nó, anh không có thời gian để chiêm ngưỡng cái nụ cười tuyệt vời của trẻ thơ ấy. Anh ngập chìm trong suy nghĩ. Căng thẳng. Hồi hộp. Chưa bao giờ anh lại đến gần với chiến thắng như vậy. Chưa bao giờ. Anh sắp có quyền tự hào khoe với lũ đồng nghiệp ở cơ quan khi anh trở lại làm việc. Thanh trượt thời gian trên màn hình trôi gấp gáp về phía “điểm tử” như chạy đua với những cái click chuột của anh. Anh sắp với tới đỉnh vinh quang… Nhưng rồi tất cả như đổ sầm trước mặt anh. Một cú click chuột vội vàng đã phá tan giấc mộng vàng son của anh. Anh buồn đến nỗi có thể khóc được. Tiếc quá đi mất! Cũng giống như tối qua, anh đã đánh mất “mạng” cuối cùng của mình trong một chút vội vàng. Anh lại thất bại… Nhưng anh sực nhớ rằng mình đến đây là vì con bé. Nó đã đợi anh nãy giờ vì điều anh đã hứa. Tất nhiên, sự tiếc nuối không cho phép anh thất hứa với đứa con gái của mình. Anh xoa đầu con bé: |
Con ngoan, bây giờ bố sẽ đưa con đi công viên nhé! Có lẽ chỉ có những câu trả lời của lũ trẻ mới dễ chịu với người lớn mà thôi. Anh tạm gác nỗi buồn về thất bại vừa rồi và đưa con bé ra xe. Ông cụ nói với theo khi anh ra khỏi cổng: Nhớ đưa con bé về sớm nhé. Nó còn phải thổi nến và cắt bánh sinh nhật nữa đấy! Có vẻ con bé rất tự hào vì được ngồi đằng sau bố nó. Anh và con bé chìm dần vào dòng người qua lại. Những cột đèn xanh đèn đỏ luân phiên nhau nhấp nháy. Đỏ… Xanh… Vàng… Những hình ảnh của những con thú pokemon lại hiện lên trong đầu anh. Anh đã cố giấu đi sự tiếc nuối nhưng chúng lại vùng dậy. Vàng… Xanh… Đỏ… Tại sao mình không bình tĩnh hơn? Đáng ra mình phải click con màu đỏ thay vì con màu xanh. Chỉ một chút nữa thôi là mình sẽ thắng. Chỉ cần đừng click vào con màu xanh. Chỉ cần… Mọi người hét toáng lên, đổ dồn về phía anh sau khi một tiếng động ghê rợn đánh thức các giác quan của những người xung quanh. Cái mà ai cũng thấy là giữa vũng máu đầm đìa là xác con bé nằm bất động bên cạnh một người đàn ông đang thoi thóp. Chiếc taxi dúm dó một phần ở trước đầu xe, đó gần như là vết tích hùng hồn nhất cho cái sự nuốt chửng chiếc xe máy của hai bố con xấu số… Anh nhận ra bố mẹ và cả vợ anh nữa trong một không gian không hề quen… Rồi anh cũng nhận ra mình đang trong bệnh viện. Và khi ý thức được khôi phục thì điều đầu tiên anh muốn biết là con bé đâu rồi? Sao nó không ở bên anh? Sự im lặng của mọi người khiến anh biết câu trả lời là gì… Anh lại chìm sâu vào bóng tối… |
Vàng… Đỏ… Xanh… Những con thú pokemon nhảy múa trong những vũ điệu hoang dại của vô thức… Đỏ… Xanh… Vàng… Chỉ còn một “mạng” cuối cùng mình phải tính toán thật cẩn thận khi quyết định… Sắp đến đỉnh vinh quang rồi… Anh lại tỉnh nhưng không muốn mở mắt ra để nhìn thấy mọi người. Anh chỉ nghe tiếng của vợ mình: Mong bác sĩ hết lòng giúp đỡ! Anh biết đằng sau cái hết lòng ấy là một cái phong bì để đảm bảo cho tấm lòng của bác sĩ được “cởi mở”. Không có trường lớp nào dạy người ta “kỹ năng” ấy mà chính thực tế đòi hỏi họ phải vận dụng một cách thành thạo nếu không anh sẽ bị đào thải. Anh cố mở mắt ra để tìm người vợ thân yêu của mình để xin một cốc nước. Có lẽ bây giờ chỉ có cô mới là chỗ dựa vững chắc nhất cho anh mà thôi. Nhưng không có ai bên cạnh anh cả. Bố mẹ anh mặc dù rất lo cho sức khỏe của cậu con trai nhưng được sự “bảo đảm” của cô con dâu đã vô tình để anh bơ vơ. Họ còn phải lo đám tang cho con bé… Những giọt nước mắt nóng hổi tràn qua má anh ướt đầm một đám ga trải giường… Vài ngày sau anh được chuyển tới một bệnh viện tâm thần theo đề nghị của vợ anh dưới sự tận tình hiếm thấy của vị bác sĩ nọ. Tất nhiên ông bà cụ không biết chuyện này. Quyết định của cô cũng không kém phần hợp lý. Anh suốt ngày lải nhải “Đỏ… Xanh… Vàng…”, “Vàng… Đỏ… Xanh…” mà cô chẳng hiểu gì cả. Bệnh viện tâm thần là nơi tốt nhất cho những người như anh. |
Đêm ấy, trong căn phòng lạnh lẽo của bệnh viện tâm thần, người ta đè anh xuống nền để tiêm cho anh những mũi thuốc lạ lùng với hy vọng khiến anh đi ngủ. Và trong căn nhà quen thuộc, vợ anh cũng đang bị đè xuống bởi một thân hình cùng giới tính với anh, nhấp nhô đều đặn trong tiếng thở hổn hển rất lạ lùng mà 6 năm qua anh chưa từng nghe thấy ở cô. Ở phòng bên cạnh là tấm hình của con bé bị con mèo làm rơi khỏi bàn thờ vỡ nát dưới thềm nhà… Lời cuối: Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện. Nguồn: eVan Được bạn: Thanh Vân đưa lên vào ngày: 9 tháng 2 năm 2009 |
"TÁM" CHUYỆN TIẾNG ANH NGUYỄN VẠN PHÚ Những điều tinh tế về tiếng Anh khó tìm thấy trong sách giáo khoa Published by Nguyễn Vạn Phú at Smashwords Copyright 2006 2013 Nguyễn Vạn Phú Smashwords Edition, License Notes This ebook is licensed for your personal enjoyment only. This ebook may not be re sold or given away to other people. If you would like to share this book with another person, please purchase an additional copy for each recipient. If you’re reading this book and did not purchase it, or it was not purchased for your use only, then please return to Smashwords.com and purchase your own copy. Thank you for respecting the hard work of this author. MỤC LỤC Lời nói đầu Lỡ lời Vấn nạn giáo dục ở đâu cũng thấy! Cấm dùng động từ Google! Hoa mỹ văn kinh tế Tìm từ chưa có trong từ điển Đừng mất cảnh giác Tiếng Anh giọng London Bão và chuyện chữ nghĩa Lại chuyện tai tiếng doanh nghiệp Liên tưởng WTO Nhìn ngược Dấu phẩy 2 triệu đô la Từ ngữ WTO Viết tắt Quen mà lạ Tiếng Anh và tử vi Không thể chỉ dựa vào từ điển Chuyện học và dạy Bài học cuối năm Dịch hay không? Nóng chuyện tỷ giá iPhone gây chấn động Doanh nhân trong năm Năm Hợi và doanh nghiệp Chả ai kém ai Cạnh tranh bằng giá Kỳ vọng quá lớn? Tiếng Anh ở Trung Quốc MBA là gì? Bỏ học vẫn nhận được bằng tiến sĩ Những câu thường nói Đồng đô la Mỹ đi về đâu? Tiếng Anh thời toàn cầu hóa Đưa tin về chứng khoán Đủ loại xì căng đan Ngôn ngữ chính khách Chơi ô chữ Tiếng Anh ở Malaysia Chứng khoán và mê tín Thi đánh vần iPhone và chứng khoán |
Nghề nào cũng có jargon! Chuyện bằng cấp Toàn cầu hóa và iPod Tương lai quảng cáo Mâu thuẫn Harry Potter và chuyện tiếng Anh Thị trường là chiến trường! Lại chuyện khủng hoảng Báo cũng viết sai Tiếng Anh trên mạng Trúng số độc đắc Rắc rối tiếng Anh ngân hàng iPhone và MBA Oxford bỏ gạch nối Khi nhà kinh tế học viết sách về nghệ thuật sống Từ chuyện kiểm toán. Chuyện trái ngược Lại nói chuyện văn phong kinh tế Thám tử kinh tế Tiếng Anh trong lời nhạc Tiền, vàng và dầu hỏa Khó hay dễ? Văn kinh doanh. sáo rỗng Nghĩa đen hỗ trợ nghĩa bóng Giải cứu mua nhà trả góp Tiếng Anh trong năm o0o “Tám” chuyện tiếng Anh tập hợp hơn 70 bài viết trong gần hai năm cho chuyên mục cùng tên trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn do tác giả Nguyễn Vạn Phú phụ trách. Tập sách này dẫn dắt độc giả vào thế giới ngôn từ sống động trong những bản tin tiếng Anh với nhiều đề tài phong phú trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế (thuật ngữ WTO) và kinh doanh (lương bổng giám đốc) tới giáo dục (bằng cấp tiếng Anh, trường điểm), từ chuyện vi mô (định giá iPhone) tới chuyện vĩ mô (điều chỉnh lãi suất và chính sách tiền tệ), từ ngôn ngữ ngân hàng và chứng khoán tới lối nói của nhà báo, từ chuyện chính khách và thương nhân lỡ lời tới chuyện có công ty thiệt hại 2 triệu đô chỉ vì dùng sai dấu phẩy. Độc giả cũng tìm thấy nhiều góc thư giãn như chuyện ngôn ngữ trong bộ sách Harry Potter, ca từ trong những bản nhạc lừng danh, lối dụng ngữ ngộ nghĩnh ở những xứ mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, mê tín trong đầu tư chứng khoán, tử vi trong tiếng Anh… Tiếp tục phong cách của tập sách Chuyện chữ nghĩa tiếng Anh được đón nhận nồng nhiệt hồi cuối thập niên 1990, tác giả tránh sa vào lối mòn của những cuốn sách dạy và học tiếng Anh từng xuất bản ở Việt Nam: hoặc dịch song ngữ, hoặc giảng giải theo kiểu từ chương cứng nhắc. Thay vì thế, độc giả được khuyến khích tìm hiểu văn cảnh và “read between the lines” (ý tại ngôn ngoại). |
Xuyên suốt trong tập sách này là phương châm “hiểu sao cho đúng”. Để làm được điều tưởng dễ mà khó này, tác giả kéo độc giả vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường của việc trau dồi sinh ngữ. Tác giả cảnh báo những bẫy ngôn ngữ trong viết và dịch thuật tiếng Anh, phân biệt văn phong hoa mỹ sáo rỗng và tiếng Anh giản dị, hướng dẫn cách vượt qua những rào cản như thành ngữ và tục ngữ, hay nghĩa đen nghĩa bóng. Ngoài ra, độc giả còn được chỉ cách hiểu tường tận mọi ngóc ngách của một văn bản tiếng Anh với những kỹ thuật hữu ích như tìm từ chưa có trong từ điển, cách liên tưởng điển tích và sử dụng kiến thức về văn minh – văn hóa để hiểu hàm ý, dùng bài viết tiếng Anh của người bản xứ về kinh tế Việt Nam để học cách dịch những khái niệm thuần Việt sang tiếng Anh. Một tập sách như vậy chắc chắn đòi hỏi bề dày kinh nghiệm dạy tiếng Anh và viết báo (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh) cũng như hiểu biết sâu về kinh tế kinh doanh. Tác giả Nguyễn Vạn Phú đáp ứng yêu cầu này với vốn sống tích lũy trong hành trình dài từ giảng dạy tiếng Anh đến làm báo cả tiếng Anh và tiếng Việt. Tập sách này là một vườn hoa lạ và kỳ thú mà bất kể là người không chuyên hay dân trong nghề, dù là để học tiếng Anh hay tìm hiểu thêm về chuyện thương trường, độc giả cũng có thể tìm thấy một góc riêng lý thú cho mình thưởng ngoạn. Trân trọng giới thiệu. Phạm Vũ Lửa Hạ Canada Dễ nhầm vì khác nhau Liên quan đến việc Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR Permanent Normal Trade Relations) với Việt Nam, có một ủy ban với cái tên hơi lạ nên nhiều bản tin đã có nhiều cách dịch khác nhau. Đó là Committee on Ways and Means của Hạ viện Mỹ mà thường được gọi tắt là House Ways and Means Committee. Chính thức mà nói, đây là Ủy ban Tài chính và Thuế vụ, thế nhưng nhiều nơi, kể cả trong giới người Việt ở Mỹ, vẫn có những cách dịch khác như Ủy ban Chính sách thương mại, Ủy ban Phương tiện và Chính sách, Ủy ban Tiện ích, Ủy ban Ngân sách tài chính, Ủy ban Đường lối và Phương cách… đủ kiểu. |
Nhiệm vụ của ủy ban này là lo mọi chuyện liên quan đến tài chính về mặt lập pháp, như xem xét trước các dự luật về tăng, giảm thuế (tức là các phương tiện means thu ngân sách), về hệ thống an sinh xã hội (tức là cách ways chi tiêu ngân sách), các hiệp định thương mại quốc tế… Vì thế gọi là Ủy ban Tài chính và Thuế vụ có lẽ phù hợp hơn cả. Ở Hạ viện Mỹ còn một ủy ban khác gọi là Appropriations Committee (Ủy ban Chuẩn chi, Ủy ban Phân bổ ngân sách) với nhiệm vụ xác định mức chi tiêu ngân sách cụ thể cho bên chính quyền. Từ appropriate có hai nghĩa gần như trái ngược nhau: một bên là phân bổ, một bên là chiếm đoạt (appropriate funds for education phân bổ ngân sách cho giáo dục; appropriate the family car cả nhà chỉ có một xe mà một người cứ chiếm riêng cho mình). Có một điểm cũng khá lạ. Mọi người điều biết một dự luật ở Mỹ gọi là Bill, đến khi được lưỡng viện thông qua, tổng thống ký ban hành mới gọi là Act hay Law nhưng một trong những bộ luật căn bản của Mỹ là Bill of Rights (Bộ luật Dân quyền) vẫn gọi là Bill. Tên các cơ quan rất lạ ở Mỹ không thiếu. Ví dụ ở tiểu bang California, nơi quản lý và thu các loại thuế gọi là State Board of Equalization, còn thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp lại do Franchise Tax Board đảm nhận, nếu không cẩn thận dễ hiểu sai và dịch nhầm. Nói về chuyện nhầm lẫn, tuần rồi đã xảy ra một chuyện khá nực cười. TextTrust, một công ty Canada chuyên đi sửa lỗi chính tả trên các trang web phát hành một thông cáo báo chí, khoe rằng năm rồi họ đã kiểm tra chính tả 16 triệu trang web và phát hiện 10 từ thường bị viết sai nhiều nhất. Câu thông báo viết nguyên văn “16 million we pages” vào buổi sáng, đến chiều họ phải đính chính, xin sửa lại là “16 million Web pages”. Họ chỉ sai chừng đó thôi cũng đã muối mặt; báo chí trong nước lại nhầm, cho rằng họ viết sai nhiều từ khác như “independant” (đúng là independent); thật ra, đấy là 10 từ viết sai phổ biến nhất trên Internet theo phát hiện của TextTrust đấy chứ. |
Tờ Inquirer khi đưa tin này đã chọc quê TextTrust bằng một tít nhỏ “Shurley some mishtake” cố tình viết sai chính tả câu “Surely some mistake”. Trong buổi tiệc chiêu đãi nhân hội nghị thượng đỉnh G 8 gần đây, theo tường thuật của Newsweek, khi Thủ tướng Đức Merkel kể chuyện có con gấu hoang bị bắn hạ tại Đức, Thủ tướng Nhật bỗng buột miệng nói: “Teddy bear. We must bear criticism. Unbearable”. Đầu óc liên tưởng của ông thật lạ. Teddy bear là con gấu nhồi bông (Teddy là tên thân mật của Tổng thống Theodore Roosevelt, trong một bộ phim hoạt hình, có cảnh ông cứu một con gấu con); bear trong câu thứ nhì là chịu đựng (lãnh đạo nước nào hình như cũng phải chịu cảnh bị phê bình từ khắp mọi phía); và unbearable có lẽ là cảm tưởng của ông Koizumi (không chịu nổi lời ong tiếng ve)! Trong hội nghị lần này, Tổng thống Bush bị nhiều phen hố to. Ngoài vụ nói riêng với Thủ tướng Anh nhưng bị các nhà báo ghi âm được: “What they need to do is get Syria to get Hizbullah to stop doing this shit, and its over” (ý nói chỉ cần buộc Syria bảo Hizbullah chấm dứt chọc phá Israel thì xung đột giữa Israel và Lebanon sẽ chấm dứt ngay, nhưng shit là từ thô lậu, không ai dùng giữa chốn ngoại giao quốc tế), ông Bush còn bị một vố khác. Lúc họp báo chung với Tổng thống Nga Putin, một nhà báo hỏi về tình hình dân chủ ở Nga, Putin đáp trả ngay: “We certainly would not want to have the same kind of democracy as they have in Iraq, I will tell you quite honestly” (Nói thiệt tình, chúng tôi không muốn có loại dân chủ như ở Iraq đâu). Câu này chưa được dịch sang tiếng Anh thì các nhà báo Nga đã cười to để tán thưởng, Tổng thống Bush cười theo thật tươi nhưng khi nghe dịch xong, miệng hết cười, cáu kỉnh bảo: “Just wait”. Có lẽ lần sau ông Bush phải chờ nghe dịch hết rồi cười. |
(TBKTSG, ngày 3 8 2006) Đọc một mẩu tin trên báo trong nước vào cuối tuần trước, người ta có thể giật mình khi biết Coca Cola tiếp tục được bình chọn là công ty hàng đầu thế giới “với tài sản ước tính trị giá khoảng 67,5 tỉ đô la”. Thế còn hàng chục công ty khác tài sản lớn hơn nhiều lần biến đi đâu? Hóa ra mẩu tin này dịch sai “Coca Cola remains the world's most valuable brand. Its brand value alone is worth $67 billion, according to the annual global survey by Interbrand in conjunction with BusinessWeek”. Đây là khảo sát về giá trị thương hiệu, một dạng tài sản vô hình chứ đâu phải là tài sản thiệt. Tổng trị giá tài sản sổ sách của Coca Cola đến cuối năm 2005 chỉ vào khoảng 29,5 tỉ đô la. Còn nếu đọc kỹ các tin về khảo sát này, người ta sẽ biết thêm: “Coca Cola, the world's most valuable brand, is worth about $525 million less than it was last year”. Như vậy, trong nhiều năm liền, giá trị thương hiệu của hãng này, dù vẫn đứng đầu thế giới, đã giảm mạnh, năm ngoái giảm trên nửa tỉ đô la, còn so với năm 2000, giảm đến 5,5 tỉ đô la. Một tờ báo nhận xét: “Coke has been [a decliner] for a few years. They're running the brand almost as a legacy asset. They're almost afraid to do stuff for fear of damaging the asset, rather than taking it to the next level.” Câu này ý nói Coca Cola quản lý thương hiệu theo kiểu duy trì một di sản, không dám làm gì táo bạo vì sợ có hại cho thương hiệu thay vì tìm cách đưa thương hiệu lên một tầm cao mới. Ở đây cũng cần chú ý, khi báo chí nói Google trị giá đến 117 tỉ đô la là nói về cái market capitalization của nó (tức là trị giá toàn bộ cổ phiếu của Google trên thị trường) trong khi tổng giá trị sổ sách của nó vào cuối năm 2005 chỉ trên 10 tỉ đô la một chút. Trong khảo sát này, trị giá thương hiệu của Google lên đến 12,4 tỉ đô la (The survey estimated that Google's brand is worth $US12.4 billion to the company). |
* * * Làm người phát ngôn cho các hãng phải luôn luôn cẩn trọng từng lời nói. Có lẽ người phát ngôn của hãng Apple thấm thía điều này hơn ai hết. Cuối tháng trước, khi trả lời phỏng vấn tờ Chicago Tribune về những trục trặc thường hay xảy ra cho loại máy nghe nhạc iPod, cô này nói, đại ý “failure rates for the device are low, and that an iPod is designed to last four years”. “Tỷ lệ hư hỏng thấp” ở đây là khoảng 5%, tức cứ 100 máy bán ra, có chừng năm máy hỏng hóc (các khảo sát độc lập cho thấy tỷ lệ thật vào khoảng 15%). Quan trọng hơn, giới tiêu dùng nổi giận khi nghe Apple tuyên bố chiếc iPod được thiết kế sao cho chỉ xài được trong vòng bốn năm thôi. Ngay lập tức, công ty phải đính chính She said she told the reporter that the iPod was designed to last “for years” not “four years”. “For years” là trong nhiều năm, ý nói bền lắm. Nói vậy thôi chứ nghe băng ghi âm sẽ biết ngay cô này muốn dùng từ “for years” hay “four years” vì cách nhấn nhá hai câu khác hẳn nhau. Loại từ nghe “giông giống” như thế này khá nhiều trong tiếng Anh. Ví dụ: “The dump was so full that it had to refuse more refuse”. Refuse trước mang nghĩa bình thường từ chối, không nhận thêm; refuse sau lại mang nghĩa “rác”. Nhiều trang web sưu tầm hàng trăm câu như thế: There was a row among the oarsmen about how to row (row cãi vã; row chèo thuyền); The wind was too strong to wind the sail (wind gió; wind cuộn)… Một loại sai lầm khác, lần này là vì chiến lược, đã xảy đến cho Wal Mart, tập đoàn bán lẻ nổi tiếng của Mỹ khi họ phải rút ra khỏi thị trường Đức vào đầu tháng này vì không hiểu hết đặc điểm văn hóa của thị trường. Tổng giám đốc Wal Mart thú nhận: “Like, did you know that American pillowcases are a different size than German ones are?”. Từ like ở đầu câu cho thấy Wal Mart hiểu sai nhiều điều, trong đó kích cỡ chiếc áo bao gối ở Đức khác ở Mỹ chỉ là một ví dụ. Một bài báo tổng kết: “After nearly a decade of trying, Wal Mart never cracked the country as it discovered that its formula for success low prices, zealous inventory control and a large array of merchandise did not translate to markets with their own discount chains and shoppers with different habits”. |
Crack trong câu trên mang nghĩa thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường; zealous inventory control là kiểm soát nghiêm ngặt lượng hàng lưu kho tức là một dạng quản lý Just In Time (cần bao nhiêu có bấy nhiêu hàng, chứ không trữ nhiều); còn did not translate to markets ở đây là [công thức thành công ở Mỹ] không có tác dụng [ở Đức]. Một tờ báo khác kết luận: “Wal Marts experience in Germany, where it lost hundreds of millions of dollars since 1998, has become a sort of template for how not to expand into a country”. Phần cuối của câu này là một cách diễn đạt rất hay khi muốn đề cập đến các bài học… nên tránh và từ template (rất thông dụng trong ngôn ngữ tin học) được dùng với nghĩa “khuôn mẫu”, “mô hình”. Nhân tiện xin thông tin thêm, WalMart bán 85 siêu thị của mình tại Đức cho tập đoàn Metro. (TBKTSG, ngày 10 8 2006) Tờ Economist tuần rồi có bài phân tích tình hình giáo dục tại Trung Quốc, trong đó có những từ miêu tả hệ thống giáo dục ở nước này rất gần với nền giáo dục nước ta. Ví dụ, các bạn có biết họ dùng từ gì để gọi các trường “điểm” không “key schools”! “In June, a revision to the education law abolished the key school system, which had caused much resentment”. Trước đó, “a two tier system identified a few “key schools” that receive extra money and other favours in order to nurture pockets of academic excellence”. Two tier thường dùng trong các cụm từ như chế độ hai giá (two tier pricing system), hệ thống y tế công tư kết hợp (two tier health care); ở đây là hai loại trường, trường điểm thì được nhiều ưu đãi hơn. “Nurture pockets of academic excellence” cũng là một cách diễn đạt rất văn vẻ tình trạng chỉ “bồi dưỡng một nhúm học sinh giỏi”. |
Bỏ trường điểm rồi thì học sinh sẽ tranh nhau vào trường có chất lượng cao và các trường này nhân cơ hội đó thu thêm phí: “Schools can charge high fees from students from outside their official catchment areas. This levy, which is known as a “school selection charge”, can amount to thousands of dollars.” Trong hai câu này có hai cụm từ đáng ghi nhớ “outside their official catchment areas” (học sinh khác tuyến) và “school selection charge” (phí chọn trường). Nhiều trường khác làm theo cách “dividing their intake into separate streams, they charge more for the classes with better teachers and facilities” nghe cũng giống loại trường “tự chủ về tài chính” vì cũng chia đầu vào tuyển sinh thành nhiều loại, ai chọn lớp có thầy giỏi, cơ sở vật chất tốt thì phải trả thêm tiền. Trong khi đó, tờ Viewpoints của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cũng có một bài về giáo dục tại Việt Nam. Ở đây chúng ta chỉ chú ý đến cách dùng tiếng Anh để miêu tả một số hiện tượng độc đáo, chắc chỉ có trong nền giáo dục nước ta. Ví dụ câu: “Students throw their “Examination Floats” away after the examinations, right outside the examination halls”, chắc ít ai ngoài Việt Nam hiểu từ “Examination Floats” (phao thi). Trong bài này, tác giả đưa ra một sáng kiến đáng chú ý: “An opportunity is for a foreign investor to suggest to the Vietnamese government the installation of an independent examination system, very much like the arrangement that the Ministry of Education in Singapore has with Cambridge University”. Ý ông ta muốn nói nên mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài vào thiết lập hệ thống thi độc lập để đánh giá chính xác sức học của học sinh như mô hình Bộ Giáo dục Singapore hợp tác với Đại học Cambridge. |
Ở góc cạnh kinh tế, tuần rồi cũng có nhiều bài báo nước ngoài điểm tình hình kinh tế của Việt Nam như bài “Good moring at last” trên tờ Economist, khen là chính nhưng cũng có những cảnh báo đáng chú ý. “As Vietnam joins the global economy, it is becoming more vulnerable to volatile commodity prices and fickle bond market investors, whose gyrations are largely outside its control”. Vulnerable trong câu này là “dễ bị tác động, dễ bị tổn thương”; “volatile commodity prices” chính là giá nguyên liệu đầu vào lên xuống thất thường; còn “fickle bond market investors” ý nói đến các nhà đầu tư gián tiếp hay thay đổi, xoay chuyển dòng vốn (gyration) tùy nơi nào có lợi nhất. Tác giả miêu tả những điểm yếu của khối doanh nghiệp nhà nước rất gọn: “They are more graft prone than private companies, and devour the lion's share of scarce land and credit while creating few new jobs”. Graft là tham nhũng, graft prone là dễ xảy ra tham nhũng (như strike prone industries là những ngành dễ có đình công); devour thường đi thành cụm với the lion’s share (chiếm dụng phần lớn) mà đúng là doanh nghiệp nhà nước chiếm dụng phần lớn đất đai, tín dụng trong khi không tạo ra bao nhiêu việc làm mới cả. Trong khi đó, tờ Financial Times lại so sánh Thái Lan với Việt Nam, để cảnh báo “Thailand’s economic engine at risk of losing steam” ở đây dùng hình ảnh đầu tàu xẹp hơi nước, mặc dù hiện nay có đoàn tàu nào chạy bằng hơi nước đâu nhỉ? Cũng những vấn đề muôn thuở: “Nothing is written in stone: fumbling administration, a loss of confidence, a failure to address basic education problems can all erode a nation's narrative”. |
Nhưng ở đây tác giả dùng các cụm từ đáng học: Nothing is written in stone ở đầu câu ý nói, không có gì là bền vững mãi cả; hai vấn đề đầu muốn nhắc đến những lộn xộn trên chính trường Thái Lan và narrative ở cuối câu dùng theo cách chơi chữ. Trước đây Thái Lan là một trong những câu chuyện phát triển kinh tế thần kỳ ở Đông Nam Á. Nay nếu các vấn nạn trên không được giải quyết, chúng sẽ làm xói mòn “truyền thuyết” này. Các từ này (stone, erode, narrative) kết hợp với nhau để câu văn tạo ra hình ảnh rất ấn tượng. (TBKTSG, ngày 17 8 2006) Google gây sững sờ trong giới báo chí khi đầu tuần trước hãng dịch vụ tìm kiếm thông tin trên Internet này gửi thư cho nhiều tờ báo lớn, yêu cầu chấm dứt sử dụng từ Google như một động từ. Theo người phát ngôn của hãng này thì “It's important to make the distinction between using the word Google to describe using Google to search the Internet, and using the word Google to describe searching the Internet” ý nói dùng từ Google để chỉ hành động tìm thông tin trên Internet qua dịch vụ Google thì không sao nhưng biến google thành động từ mang nghĩa “tìm thông tin trên Internet” chung chung là không được. Nghe oai thật, nên nhiều tờ báo mới phán: “The geeky imaged outfit is getting too much like a typical bullyish corporation”. Geek là người say mê máy móc, kỹ thuật, outfit ở đây là công ty; bullyish là hơi ra vẻ ta đây, là kiểu lấy thịt đè người. Thậm chí, Google còn đưa ra ví dụ. Viết “I ran a Google search to check out that guy from the party” là chính xác; còn “I googled that hottie” là vi phạm bản quyền! (tờ Washington Post bèn chọc quê ngay từ “hottie” vì ai đời một công ty lớn lại dùng từ thô thiển này (hottie là tiếng lóng, chỉ một cô gái hấp dẫn) “Not only is googled inappropriate, but apparently the word hottie is frowned upon as well”. Chẳng qua Google sợ thương hiệu của mình sẽ dần dà biến thành một từ chung, không còn giá trị thương mại nữa. |
Thật ra, tháng trước, từ điển Merriam Webster's Collegiate Dictionary đã đưa “to google” vào ấn bản mới nhất của mình, với định nghĩa “to use the Google search engine to obtain information on the World Wide Web”; còn từ điển Oxford English Dictionary đưa từ này vào từ tháng 6 (nhưng từ Google được viết hoa). Loại từ biến hóa từ thương hiệu thành danh từ hay động từ chung có khá nhiều. Hoover thoạt tiên là tên công ty sản xuất máy hút bụi nhưng sau đó dân Mỹ dùng làm động từ chỉ chuyện hút bụi; hay chiếc máy hút bụi chung chung. Velcro, Xerox lúc đầu cũng là thương hiệu có đăng ký hẳn hoi nhưng sau một thời gian biến thành từ chung (loại khóa bằng hai miếng vải áp vào nhau, sao chụp bằng máy photocopy). Thậm chí, có nhiều từ ít ai biết đã từng là thương hiệu: “True welfare reform is being bypassed for Band Aid solutions” Band Aid lúc đầu là tên sản phẩm băng dán cá nhân, trong câu này có nghĩa bóng [những giải pháp] hời hợt bên ngoài. “The street is lined with low cost apartment buildings and strewn with blue dumpsters” (dumpster thoạt tiên là tên sản phẩm thùng rác của một hãng). Thậm chí nhiều người ở Việt Nam quen thuộc với các từ Formica (loại gỗ mặt bóng), Frigidaire (tủ lạnh), Jacuzzi (hồ tắm massage), Ping Pong, Aspirin… mà không ngờ chúng đã từng là thương hiệu. Cho nên làm sao Google cấm báo chí cho được. Biết đâu một thời gian nữa chúng ta sẽ nghe những câu như “Cứ google địa chỉ đó là ra ngay”. Một bài báo kết luận: “Google needs to realize the meme; that is, Google.com has juggernauted far beyond the point of no return. It's part of the language. Good luck in changing it back”. Meme là một từ mới được chế ra từ năm 1976, mang nghĩa “a unit of cultural transmission, or a unit of imitation”; juggernaut vừa là danh từ, vừa là động từ, có nghĩa “an overwhelming, advancing force that crushes everything in its path”. Mà cũng đúng là ngôn ngữ có quy luật riêng của nó, không thể đảo ngược được. |
Cũng liên quan đến một danh từ riêng khác, nếu chú ý, các bạn sẽ thấy báo chí bằng tiếng Anh hai tuần qua đã dần chuyển sang dùng từ Hizbullah thay cho từ Hezbollah khi nhắc đến lực lượng quân sự tại Lebanon, thậm chí tạp chí Time dùng từ Hizballah. Cũng từ này nhưng đài Al Jazeera ghi là Hizb Allah. Theo một số bách khoa từ điển, đây là cách ghi âm (transliteration) hai từ Hizb (có nghĩa là đảng, đội quân) và Allah (Thượng đế) ghép lại mang nghĩa “Party of God”; từ đầu đọc theo tiếng Ảrập hiện đại là Hizb còn đọc theo phương ngữ Lebanon hay tiếng Farsi (ngôn ngữ Iran hiện đại) là Hezb. Tiếng Hoa khi phiên âm ra tiếng Anh cũng có sự thay đổi như thế. Trước đây sách báo thường ghi theo phương pháp của Wade Giles (Peiching, Mao Tse tung, Kung Tsu) nay đã chuyển sang hệ thống Pinyin phổ biến hơn, mang tính chính thức (Beijing, Mao Zedong, Kong Zi) (Bắc Kinh, Mao Trạch Đông, Khổng Tử). Cho nên đôi lúc thấy một từ tiếng Hoa ghi bằng tiếng Anh, phải xem nó được viết theo hệ thống nào mới tra cứu nhanh được. (TBKTSG, ngày 24 8 2006) Dường như e ngại văn kinh tế, thương mại là khô khan nên nhiều tác giả cố ý dùng loại văn hoa mỹ, đầy màu sắc, hình ảnh, âm thanh và nhiều đặc ngữ khi viết. Ví dụ tít một bài báo trên Vietnam News vào cuối tuần trước: “Catching up to Vietnam: flip flops invade US streets”. Flip flop là dép xỏ chân, dép “Lào”, dép “lẹt xẹt”, ít ai mang để đi làm. Thế nên khi dân Mỹ đua nhau mang dép ra đường, đi làm, đi học, tác giả dùng cụm từ “invade US streets” cho có hình ảnh. Đây là một bài báo của hãng AFP, nguyên văn không có cụm “Catching up to Vietnam”. Có lẽ biên tập viên Vietnam News nghĩ rằng, chuyện này ở Việt Nam có gì là lạ nên mới thêm vào, ý nói “Chẳng thua kém gì ở Việt Nam”. Ở câu đầu, tác giả cũng dùng một động từ hình ảnh khi tả flip flops đang “muscling out the pantyhose that once represented obligatory office attire for women even in stifling summer heat”. To muscle là dùng sức chen (vào in; ra out), ở đây là “loại bỏ”, “hất cẳng” cái “pantyhose” quen thuộc của quý bà. Năm ngoái, khi một đoàn vận động viên thể thao trẻ được Tổng thống Bush tiếp và chụp ảnh lưu niệm tại Nhà Trắng, ai nấy đều bất ngờ khi phát hiện bốn cô ở hàng đầu “showed their toes in brightly colored flip flops”. |
Một bài báo khác trên tờ The Economist, khi mô tả việc Trung Quốc nới lỏng quản lý đồng nhân dân tệ, để nó dao động theo thị trường, đã viết: “Volatility, of sorts, creeps into the yuan dollar exchange rate”. Động từ creep là bò, trườn, rón rén lẻn vào; ở đây ý nói chỉ mới bắt đầu thấy chút ít dao động thôi nhất là khi dùng kèm với cụm từ “of sorts”. Cần chú ý vì “out of sorts” lại là “cáu kỉnh, bẳn gắt” như “The teacher is out of sorts this morning”. Sau khi liệt kê các lần lên xuống trong tỷ giá nhân dân tệ/đô la Mỹ, tác giả viết: “These jumps have not come entirely out of the blue”. “Out of the blue” là từ trên trời rơi xuống, là bất ngờ Then one day, completely out of the blue, I had a letter from her. Lối viết dùng từ hình ảnh hay đặc ngữ như thế thường thấy ở tít báo hay phần dẫn dắt vào câu chuyện nhằm thu hút người đọc. Khi tờ Time viết: How to clone Switzerland, rất dễ thắc mắc vì sao lại “nhân bản” Thụy Sỹ, hóa ra đây là bài nói về chuyện Singapore bắt chước mô hình ngành tài chính, ngân hàng của Thụy Sỹ như thế nào. Một trong những biện pháp là phạt thật nặng những nhân viên ngân hàng nào tiết lộ thông tin tài chính riêng tư của khách hàng, mà bài báo nhận xét, là “more draconian than Switzerland’s maximum punishment”. Draconian là khắc nghiệt, như a draconian legal code; draconian budget cuts. Từ này xuất phát từ tên của Draco, một chính khách thời Hy Lạp cổ đưa ra sắc luật tử hình ngay cả với các tội nhẹ. |
Hay bài viết về chuyện hãng máy tính Dell phải thu hồi trên 4 triệu viên pin máy tính xách tay vì nguy cơ gây cháy nổ, The Economist đặt tít “Too hot to handle”, vừa dùng theo nghĩa đen pin nóng quá, không dùng được; vừa theo nghĩa bóng vụ này gây thiệt hại cả tài chính lẫn uy tín cho Dell, rất khó xử lý. Một bài khác, tít chỉ có một từ “Microsharks”, một từ chưa thấy có trong các cuốn từ điển. Ở đây phải biết hai từ: shark kẻ cho vay nặng lãi và micro đi kèm với các từ khác như microcredit tín dụng nhỏ, để hiểu rằng microsharks nói đến những kẻ lợi dụng chính sách cấp tín dụng nhỏ cho dân nghèo để hưởng lợi. Lạ một điều, những đặc ngữ có từ business thường lại không dính líu gì đến kinh doanh cả. Chỉ xin kể một số câu ví dụ rất thông thường: As soon as I find my map and my keys we're in business (in business ở đây là bắt đầu được rồi). She screamed when she found herself facing the business end of his gun (business end trong câu này là họng súng). If you try any funny business you'll be sorry (funny business là có hành động bất thường). I'm not in the business of causing trouble (in the business of là không quen). Kids can work the Internet like nobody's business (like nobody’s business trong câu này là giỏi, nhanh). The changes the new government has made show they mean business (mean business là nghiêm túc, có ý định thật sự). Còn monkey business là trò ngu ngốc, trò nghịch ngợm như trong câu “So what kind of monkey business have you kids been up to while I was out?” và make it one’s business to do something là quyết tâm làm điều gì đó He made it his business to find out what happened to the money. |
Mà tiếng Anh là vậy, it’s none of our business, thắc mắc làm gì cho mệt. (TBKTSG, ngày 31 8 2006) Tuần này, thay vì đi ngay vào các vấn đề thời sự, xin nêu một “chiêu thức” tìm các từ hay cụm từ chưa có trong từ điển. Trước đây, không tìm thấy chúng trong từ điển xem như thua. Ngày nay, bạn chỉ cần vào trang web quen thuộc của Google rồi gõ: define: [từ cần tìm] (nhớ có dấu hai chấm sau define). Ví dụ, cụm từ “soccer mom” mới ra đời vào đầu thập niên 1990, nay đã có mặt trong một số từ điển lớn, ấn bản mới (a typical American suburban woman with school age children giống như các bà mẹ loay hoay chuyện học của con ở Việt Nam) nhưng cụm từ “Volvodriving soccer mom” thì phải dùng công cụ define của Google để tìm định nghĩa: “Volvo Driving Soccer Mom” is a song by the alternative rock/ punk band Everclear, from their album Slow Motion Daydream (2003). The song spoofs girls who experiment with drugs and sex in high school and college but later grow up to be conservative “soccer moms” (spoof là nhại). Ưu điểm của cách tìm này là nó sục sạo hết mọi glossary của nhiều trang web chuyên ngành cho nên nó cung cấp nhanh định nghĩa của các từ một cách chính xác. Tuần trước tờ Fortune có bài về dầu khí, trong đó có câu: “Some say BP might have avoided the shutdown if it had used smart pigs more often”. Đọc xong, chúng ta cũng đoán được smart pig chắc chắn không phải là con heo thông minh mà phải là một loại thiết bị gì đây. Sử dụng “chiêu thức” nói trên, chúng ta sẽ có ngay định nghĩa: “Smart pig An internal inspection tool used in the pipeline industry to detect anomalies or irregularities on the inner walls of a pipeline”. Đọc một tài liệu kỹ thuật, thấy cụm từ “vacuum breaker”, nếu không dùng công cụ Google này, khó lòng biết được nghĩa của nó là van chống chảy ngược. |
Ngoài ra, gõ “define: từ cần tìm” cũng giúp chúng ta tiết kiệm nhiều thời gian khi gặp những cụm từ gồm các từ thông thường nhưng kết hợp lại để có nghĩa mới. Nếu phải tra cứu từ điển, dù từ điển trên máy tính cũng mất công nhiều hơn. Ví dụ, cũng vào tuần trước tờ Time có bài về một doanh nhân sớm phát chóng tàn, đã viết: “The decision to abandon a high profile case against a dotcom poster boy marks the end of a sorry era”. Trong câu này có cụm từ poster boy (hay poster child), nay mang nghĩa “một mô hình mẫu mực, một tấm gương, một điển hình”. Ở đây muốn nói doanh nhân này từng là nhân vật chói sáng của thời kỳ bùng nổ các công ty dotcom, từng bị truy tố nay được miễn truy cứu trách nhiệm. Ở một câu khác, trên tờ Economist: “Giving land titles to the poor is no silver bullet”, thì silver bullet là một cụm từ đặc biệt (giải pháp đơn giản, hiệu quả cho một vấn đề khó). Thử tra một số cuốn từ điển Anh Anh lớn thì thấy có nghĩa này nhưng các bạn cứ thử dùng cách define của Google nói trên sẽ bất ngờ khi thấy nó còn có nhiều nghĩa khác mà từ điển không ghi. Tuy nhiên, đôi lúc phải cẩn thận, Google define nhiều lúc không lường trước cách chơi chữ của một số bài báo, ví dụ tờ Newsweek khi viết bài nhân một năm vụ bão Katrina, đã viết: “It’s cheaper to go Dutch”. Đây là một lối chơi chữ vì thành ngữ go Dutch thường dùng theo nghĩa ai ăn nấy trả tiền nhưng trong câu này chỉ có nghĩa bắt chước Hà Lan [để xây đập chống ngập lụt] lại rẻ hơn. |
Một cách nữa là vào cuốn từ điển bách khoa “nhân dân” Wikipedia (en.wikipedia.org), dù còn nhiều lời chê bai về tính chính xác nhưng vẫn đang là nguồn tham khảo lớn nhất hiện nay. Chẳng hạn khi báo Time tường thuật chuyện cơm không lành, canh không ngọt giữa chủ hãng phim Paramount Pictures và diễn viên Tom Cruise đã bắt đầu bằng câu: “Sometimes, dating the prom king is more trouble than it’s worth”. Vào trang này, gõ vào từ prom, chúng ta sẽ biết đây là buổi tiệc liên hoan dạ vũ cuối cấp của học sinh trung học, cuối buổi có bầu chọn Prom Queen và Prom King (cặp học sinh nam nữ được nhiều người chọn nhất). Như vậy ý tác giả muốn nói, chơi với một người hào hoa, phong nhã, người nổi tiếng, người được ưa chuộng chưa chắc đã đáng bõ công (Ở đây xin mở ngoặc nói thêm, dạ vũ loại này ở trường Úc và Anh gọi là ball, Canada và New Zealand gọi là formal). Một cách khác nữa là vào trang web Double Tongued Dictionary (www.doubletongued.org) là nơi chuyên sưu tầm những từ mới, từ lạ. Ví dụ, bạn đọc một tài liệu về xây dựng, thấy có cụm từ “mother in law unit”, đố kiếm được định nghĩa ở cuốn từ điển nào khác. Đây là loại phòng phụ, nhà phụ, cạnh nhà chính. Còn vì sao dân Mỹ xem loại phòng này là dành cho các bà mẹ vợ lại là chuyện khác, không dính líu đến vấn đề ngôn ngữ. Một từ mà trang web này mới đưa vào cuối tháng 8 là “bloody pocket syndrome” the tendency of workers not to report injuries received while at work. (TBKTSG, ngày 7 9 2006) Đôi lúc gặp những từ quá quen thuộc, người ta dễ gán cho chúng cái nghĩa đã nghĩ trong đầu và… không hiểu gì cả. Trong một bộ phim, khi hai nhân vật chính hỏi nhau: “Do you work out?” “Oh, no. I don’t have time” phụ đề tiếng Việt đã dịch sai thành: “Cô có làm việc bên ngoài không?” [!] Thật ra, work out ở đây là tập thể dục, loại tập bài bản, có dụng cụ đàng hoàng. |
Với các bài báo thời sự cũng vậy, nếu mất cảnh giác, chúng ta sẽ dễ hiểu nhầm khi “coi thường” các từ dễ. Trong bản tin của Bloomberg vào cuối tuần trước kể về chuyện một nhân viên giao dịch hàng hóa của Citigroup làm mất của ngân hàng này đến 20 triệu đô la đã viết: “At one point in December, 2002, she had $373 million in open positions”. Cả open lẫn position là từ quen thuộc nhưng khi dùng chung, chúng là từ chuyên môn trong giao dịch kỳ hạn. Nói ngắn gọn, khi dự báo giá thép sẽ giảm, mà chúng ta lại không có thép để buôn kiếm lời, chúng ta có thể vay thép, bán ra thị trường, đợi đến khi giá thép giảm thật sự, lấy tiền mua thép, trả lại cho chỗ cho vay, bỏ túi khoản chênh lệch. Như thế gọi là duy trì một vị thế “short position”. Vị thế ngược lại là “long position”. Các công ty giao dịch theo kiểu này thường phải giữ thế thủ cứ có một short position thì phải kèm một long position để bù qua sớt lại ai liều thì không cần bảo hiểm theo kiểu này, gọi là “open position”, tức là để hở sườn Any deal which has not been offset or reversed by an equal and opposite deal. Thật ra, ngay cả khi các từ dễ không được dùng theo nghĩa chuyên ngành, nó cũng có thể có nghĩa đặc biệt. Tờ Economist khi bình luận về cuộc đua giành chức thống đốc bang California sắp tới đã viết: “Arnold Schwarzenegger knows how to work a crowd”. Nếu không chắc nghĩa của từ work trong câu này, chúng ta nên tra từ điển và sẽ thấy work còn có nghĩa to excite, to provoke “The rock musician worked the crowd of young girls into a frenzy”. Bài này khi kể về cựu diễn viên điện ảnh cơ bắp Arnold nay là Thống đốc bang California còn có câu “… where he used to pump iron”. Pump là từ dễ, iron cũng là từ dễ nếu lơ đãng, chúng ta sẽ mất cơ hội học cụm từ to pump iron là cử tạ, tập tạ. |
Một bài khác, giới thiệu cuốn sách mới của nhà kinh tế được giải Nobel, Joseph Stiglitz, cuốn Making Globalisation Work có tựa đề: “Joe has another go”. Joe là cách gọi thân mật; has another go là has another attempt vì trước đó ông đã viết một cuốn khác về toàn cầu hóa. Đôi lúc, người ta dùng từ dễ, hóa ra lại làm khó nhiều người vì đã lỡ quen với từ khó. Như trong bài này có câu: The book also discusses patents, which encourage “me too” drugs… Có lẽ nếu dùng generic drugs (loại thuốc Tây dùng cùng công thức như thuốc có bản quyền nhưng giá rẻ hơn), nhiều người sẽ thấy dễ hiểu hơn! Cũng có lúc, từ dùng vẫn nằm trong nghĩa quen thuộc nhưng hàm ý khác nên gây khó cho người đọc. “One study conducted in Sweden, of all places showed that female medical research scientists had to be twice as good as men to win research grants”. Places ở trong câu này vẫn mang nghĩa nơi chốn nhưng ý tác giả nói Thụy Điển là nơi được tiếng tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ nhất mà hóa ra lại như thế này. Hay câu này, trong một bài nói về chuyện cấm sử dụng điện thoại di động trên máy bay: “On most flights a few mobile phones are left on by mistate, so if they were really dangerous we would not allow them on board at all, if you think about it”. Cụm từ if you think about it nên hiểu “cứ nghĩ mà xem”. Cuối cùng, từ dễ hóa ra khó khi tác giả… chơi chữ. Tờ Fortune tuần trước có bài mang tựa đề: “Shaving the environment” rất dễ tạo ấn tượng báo in sai chính tả. Hóa ra đây là chuyện xảy ra ở Philippines, nơi vừa xảy ra một vụ tràn dầu. Để cứu môi trường, Chính phủ Philippines kêu gọi người dân hiến tóc để làm thiết bị hút dầu theo kiểu thủ công vì thế mới có chuyện “cạo đầu để cứu môi trường”. Một tựa khác “Good night and good luck” hoàn toàn không có từ nào khó cả nhưng tác giả dùng kỹ thuật liên tưởng. “Good night and good luck” là tên một bộ phim được đề cử sáu giải Oscar kể về cuộc đối đầu giữa nhà báo truyền hình Edward Murrow và Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy vào những năm 1950. Nay bài báo dùng lại tít này để kể về chuyện hãng truyền hình CBS cử Katie Couric làm người dẫn chương trình thời sự buổi tối với mức lương 15 triệu đô la mỗi năm với liên tưởng hy vọng Couric cũng thành công như Murrow ngày nào. |
(TBKTSG, ngày 21 9 2006) Không hẹn mà nên, hai tờ tạp chí Time và Newsweek tuần rồi đều có bài liên quan đến tiếng Anh và việc học ngoại ngữ nói chung. Tờ Newsweek bắt đầu bằng câu: “My Japanese language teacher is white, weighs less than a kilo and fits nicely in my jacket pocket”. Thầy giáo gì mà nhẹ chưa đến một ký, bỏ vừa túi áo vét? Hóa ra đó là chiếc máy iPod và các chương trình podcast dạy ngoại ngữ. Podcast là một từ mới chỉ các chương trình ghi âm như một dạng radio mà người dùng có thể tải về để nghe, chủ yếu trên các máy iPod. Hiện nay trên trang web bán nhạc iTunes của Apple có rất nhiều podcast miễn phí và trong đó có rất nhiều chương trình dạy ngoại ngữ. Nhiều đến nỗi Apple khoe: “Oh, what a dilemma. Now that you can find thousands of podcasts all in one place, how ever will you decide what to download? Call it kid in a candy store syndrome…”. Trong câu này có cụm từ kid incandy store syndrome (hội chứng đứa trẻ trong tiệm kẹo) rất hình tượng. Tác giả bài báo so sánh việc học theo cách đến lớp và học trên podcast để kết luận, the differences were stark. Stark ở đây là complete, extreme như stark contrast, stark poverty. Một bên theo miêu tả của tác giả, “we learned the polite and informal names for various family members, how to describe our pastimes and how to make small talk about the weather”. Đúng là không khí lớp học không giống ngoài đời, chẳng hạn chúng ta thấy giới trẻ gặp nhau đâu hỏi “How are you?” như khi mình học mà cứ “What’s up?”, “How’s it going?”… Bên kia thì khác, “On the entertaining podcast, New York native Peter Galante and his Japanese colleagues wove instructive lessons around functional tips for navigating Japanese society like what to do when you miss the last subway at night”. To weave around ở đây là xây dựng các bài học; functional tips là lời khuyên hữu dụng, còn navigating chỉ là xoay xở, tìm đường đi nước bước. Vì thế tác giả hỏi một câu ở dạng rhetorical question, tức là hỏi mà không cần trả lời, “Guess which lessons proved more useful in Japan?”. |
Nhìn ở góc cạnh quản trị, bài báo viết: “One talented teacher can now reach an unlimited number of audience with no distribution costs”. Ngày nay, các lĩnh vực hay chồng chéo nhau như thế, ở đây là kết hợp chuyện dạy, công nghệ thông tin và hiệu quả kinh doanh nên người ta dùng từ distribution costs, đừng dịch thành chi phí phân phối thêm khó hình dung. Nói câu này là để tác giả dọa: “Podcast language training threatens the hell out of any business in the industry who ignores the new technologies”. Thật ra đây là một câu trích một nhân vật được phỏng vấn trong bài nên mới có cụm từ the hell out of để nhấn mạnh. Nói “You did one hell of a job” (làm giỏi đấy); He ran like hell to catch the bus (chạy thục mạng để đuổi kịp xe buýt); How the hell can I go? (Tôi đi bằng cách quái gì đây?)… là nói trong vòng bạn bè chứ ai mà dùng để viết báo. Bài “Why can’ t the English learn how to speak English?” trên tờ Time nói chuyện khác cách dân Anh luyện giọng để nói theo kiểu London cho oai. Bài báo bắt đầu bằng câu “Accent still matters…”. Matter ở đây là vẫn quan trọng, như chữ count (an opinion that counts for a great deal). Tác giả kể chuyện đi nhờ một voice trainer chỉnh giọng, được nghe phán: “Two vowels betray your background”. Betray ở đây là tiết lộ chứ không phải phản bội gì cả. Nói giọng Anh chuẩn theo kiểu phát thanh viên BBC gọi là RP, tức là received pronunciation. Nói theo kiểu này khó hòa đồng với người khác, vì theo lời tác giả, “men think I’ll boss them, employers think I’ll try and run the place”. Nếu dịch, đây là một câu điển hình cho sự khác biệt giữa tiếng Anh của người Anh viết và tiếng Anh của người Việt suy nghĩ ra: “đồng nghiệp (men) nghĩ tôi sẽ cưỡi cổ họ, sếp (employers) nghĩ tôi sẽ tìm cách hất chân họ…”. |
Nhưng thật ra, đa phần đến học luyện giọng là để loại bỏ cách phát âm theo vùng bởi, “despite premature announcement of a classless society, plenty of native English speakers still want to lose or lessen regional accents”. Cái này dân chuyên môn gọi là accent smoothing hay accent softening. Vì vậy giới luật sư hay sinh viên thích luyện giọng RP (mà giọng được ưa chuộng nhất gọi là lazy RP) để dễ thuyết phục thân chủ hay dễ kiếm việc làm. Có lẽ chúng ta sẽ ngạc nhiên khi biết ở Anh, “accent was named as a cause of unfair treatment more often than race, gender or religion”. Tác giả, vì lỡ có giọng “RP hạng nặng” thừa hưởng từ gia đình nên phải tự hỏi: “So is lazy RP in the cards for me?” giọng nói ở đây như là hai công cụ trái ngược, một bên là để hòa đồng, một bên là để tiến thân. Đặc ngữ in the cards là very likely to happen, như câu: “Some reports suggest that a tax cut is still in the cards” nhưng ở đây là “hợp với tôi nhất”. (TBKTSG, ngày 28 9 2006) Khác với những năm trước, kể từ trận bão Chanchu, báo chí trong nước đã bắt đầu quen dùng tên bão theo quy định của quốc tế chứ không gọi theo số nữa. Cơn bão mà văn bản chính thức, bản tin dự báo vẫn gọi là bão số 6 được tường thuật dưới tên Xangsane (theo tiếng Lào, có nghĩa là “Con voi”). Tuy nhiên, với cơ quan nhà nước thì khác. Không hiểu sao Việt Nam đã đóng góp 10 tên để Trung tâm Bão Tokyo lần lượt sử dụng để đặt tên bão (như Trà Mi, Hạ Long, Vàm Cỏ, Sông Đà, Sao La) mà cho đến bây giờ vẫn chưa áp dụng cách gọi theo quốc tế một cách chính thức. Gọi bằng tên riêng dễ nhớ và nhớ lâu hơn gọi bằng số chứ. |
Từ tiếng Anh liên quan đến bão có khá nhiều và dễ gây lẫn lộn. Đầu tiên là tropical depression (áp thấp nhiệt đới) khi gió dưới 63 ki lô mét/giờ. Trên mức này, ta có tropical storm (bão nhiệt đới nhỏ) và bắt đầu được đặt tên. Nếu gió mạnh hơn 118 ki lô mét/giờ, thì tùy vị trí địa lý mà có các tên gọi khác nhau. Ở vùng Biển Đông và Tây Bắc Thái Bình Dương, nó được gọi là typhoon; ở Bắc Đại Tây Dương, Đông Bắc Thái Bình Dương, người ta gọi nó là hurricane và ở Tây Nam Ấn Độ Dương nó chuyển thành tropical cyclone. Khổ nỗi trong các văn bản tiếng Anh, tất cả các hiện tượng trên được gọi chung một từ là tropical cyclone hay storm nên dễ nhầm. Ví dụ câu miêu tả chung: “A tropical cyclone tends to develop an eye, a small, circular, cloud free spot. Surrounding the eye is the eyewall, an area about 16 80km wide in which the strongest thunderstorms and winds circulate around the storm's center”. Tuy nhiên, biết cách phân biệt này giúp chúng ta khỏi dịch sai typhoon thành cuồng phong, hay cyclone thành lốc, gió xoáy theo quán tính. Tuần trước, quan hệ giữa Malaysia, Indonesia và Singapore trở nên căng thẳng vì một câu phát biểu của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Nguyên văn câu của ông là “…Malaysia and Indonesia have problems with the Chinese. They are successful, they are hardworking, and therefore, they are systematically marginalized”. Từ marginalize, được báo chí Việt Nam dịch chưa chính xác là “cách ly”, xuất phát từ từ margin có rất nhiều nghĩa. Margin nghĩa là lề (he jotted a note on the margin of the page), ngưỡng (he has crossed the margin of civilized behavior); cho nên marginalize là gạt ra ngoài lề, cho ra rìa (we must not marginalize the poor in our society). Ý ông Lý Quang Diệu muốn nói người Hoa ở Singapore được đối xử bình đẳng còn ở Malaysia hay Indonesia, họ bị gạt ra khỏi đời sống văn hóa, chính trị… một cách có hệ thống (tức là cố ý)! Chẳng lạ gì, cả hai nước Malaysia và Indonesia đã triệu tập đại sứ Singapore lên yêu cầu giải thích cho rõ chuyện. |
Cách đây hai tuần, Ngân hàng Phát triển châu Á cảnh báo những hiệp định thương mại song phương mà nhiều nước đang hăm hở ký có thể gây hại cho viễn cảnh phát triển của các nước đang phát triển. Một trong những lý do được đưa ra có dùng từ marginalize này “…bilateralism tends to marginalize weaker trading nations”. Ở đây, có lẽ sẽ có ích hơn nếu chúng ta chú ý đến các nghĩa có liên quan đến kinh tế của từ margin. Đầu tiên, margin thường được dùng trong cụm profit margin, gross profit margin để chỉ tỷ lệ lãi trên doanh thu, thường được dịch là biên lợi nhuận. Margin còn là chênh lệch giữa giá thị trường của một món thế chấp và trị giá khoản vay dựa vào thế chấp này. Trong quản trị có khái niệm marginal như trong cụm từ marginal cost: chi phí biên, tức là chi phí sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa. Tuy nhiên, từ margin được dùng trong chứng khoán nhiều hơn. Ở các nước, nơi giá cổ phiếu đã tương đối ổn định, chỉ cần có một ít tiền là đã có thể mua bán cổ phiếu khối lượng lớn. Lấy ví dụ cổ phiếu X giá 1 đô la Mỹ, muốn mua bán 1 triệu cổ phiếu này, người chơi đâu cần có đến 1 triệu đô la. Vì giá hàng ngày lên xuống dưới 1%, hiếm khi biến động đến 5 10% nên người chơi chỉ cần bỏ 200.000 đô la Mỹ vào tài khoản của công ty môi giới rồi vay thêm 800.000 đô la Mỹ để mua bán. Vì số cổ phiếu này cầm cố ngay tại công ty môi giới này nên có rủi ro gì, công ty cứ bán cổ phiếu cộng thêm tiền bảo chứng là yên tâm. Mua kiểu này gọi là margin buying hay buying on margin, tài khoản loại đó gọi là margin account… Giả thử công ty đặt mức bảo chứng tối thiểu (minimum margin requirement) là 10% và giá 1 triệu cổ phiếu sụt còn 850.000 đô la Mỹ, tiền bảo chứng trong tài khoản chỉ còn 50.000 đô la Mỹ nên công ty yêu cầu người chơi đóng thêm tiền hay bán chứng khoán, động thái này gọi là margin call. Vì chỉ cần có một ít tiền mà vẫn mua bán gấp nhiều lần nên margin buying chính là một hình thức leverage (đòn bẩy) trong tài chính. |
(TBKTSG, ngày 5 10 2006) Chuyện đấu đá trong nội bộ hãng HP có đủ yếu tố cho một bộ phim trinh thám, hình sự hấp dẫn. Và khi báo chí viết về vụ này, họ cũng dùng nhiều từ tiếng Anh đáng chú ý. “At first, it seemed that the company’s chairman, Patricia Dunn, would carry the can alone for the use by a security firm working for HP of pretexting: using false pretences to obtain personal information”. Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) HP, bà Patricia Dunn, nghi ngờ các thành viên trong HĐQT để rò rỉ thông tin nội bộ cho báo chí nên đã thuê thám tử tư bên ngoài điều tra. Cụm từ “carry the can alone” là chịu tội một mình, là đưa đầu chịu báng. Đó là do bà này đồng ý cho các hãng thám tử sử dụng phương pháp bá đạo “pretexting”. Pretext là cớ, viện cớ; pretexting là mạo danh ai đó, gọi đến các công ty điện thoại, ngân hàng để lấy thông tin về người này. Có nhiều dạng mạo danh khác như phishing (gửi e mail giả danh ngân hàng, hãng tín dụng để ăn cắp thông tin), quid pro quo (giả danh nhân viên hỗ trợ kỹ thuật gọi cho khách hàng để lừa đảo)… Các chiêu thức này có một tên chung, nghe rất kêu và dễ dịch nhầm social engineering (techniques used to manipulate people into performing actions or divulging confidential information). Social engineering còn có một nghĩa nữa là tác động đến dư luận hay hành vi của xã hội, cũng thường dùng theo nghĩa xấu. Khi kể về câu chuyện này, các từ thường được dùng có boardroom (phòng họp cho nên phòng họp trong công ty, xin đừng treo bảng meeting room), board of directors (hội đồng quản trị xin đừng dịch là board of management), directors (thành viên hội đồng quản trị xin đừng dịch là giám đốc). |
Lúc chuyện mới xảy ra, Tổng giám đốc HP Mark Hurd chối là không biết. Hóa ra ông này cũng đồng ý cho gửi e mail mạo danh như một kỹ thuật điều tra và trước đó cũng đã được báo cáo về chuyện thuê thám tử. Cho nên sau này trong một cuộc họp báo Hurd mới nói: “I did not read it. I could have, and I should have”. Thật là một văn cảnh rất phù hợp để học cách dùng các “modal perfect” could have, should have + past participle! Đằng sau cái lỗi xâm phạm đời tư đã rõ, thật ra vụ xì căng đan ở HP là hậu quả của những thay đổi gần đây trong quản trị doanh nghiệp ở Mỹ. Một bài báo viết: “To the old guard on the board, the corporate governance reforms introduced by Ms Dunn threatened to stifle the firms entrepreneurial culture”. The old guard ở đây là những tay cựu trào, entrepreneurial culture ý nói đến tinh thần dám làm, dám chịu, chấp nhận rủi ro để đạt mức thành công cao hơn. Khái niệm corporate governance (quản trị doanh nghiệp) là lèo lái doanh nghiệp để giữ cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế và xã hội, là duy trì tính giải trình trách nhiệm và minh bạch của công ty đối với cổ đông và xã hội. Đây là nhiệm vụ của hội đồng quản trị nên khác với corporate management (điều hành doanh nghiệp) là nhiệm vụ của ban giám đốc. Các từ trong ngoặc là tạm dịch chứ chúng chưa thể hiện được nội hàm của các cụm từ tiếng Anh. Vì thế, chuyện tuy đơn giản nhưng báo chí Mỹ tốn nhiều giấy mực để bàn tán, tranh cãi xem ai đúng ai sai, quyền hạn công ty đến đâu đối với chuyện nội bộ. Nhưng vì giả danh người khác để ăn cắp thông tin là chuyện vi phạm pháp luật nên theo tin mới nhất, bang California đã truy tố bà Dunn và bốn người khác ra tòa dù bà này đã từ chức chủ tịch vào tháng trước. |
Về thời sự kinh doanh khác, có một số câu đáng chú ý: “Microsoft's oft promised operating system Vista will go into lockdown mode if it suspects you of buying the software from a car boot sale rather than an approved reseller”. Vì Microsoft đã lỗi hẹn nhiều lần về ngày ra mắt hệ điều hành Vista nên mới có cụm từ “oft promised”; lockdown mode là tự khóa lại, không chạy nữa; còn “car boot sale” là mua ngoài chợ trời, tức là mua phần mềm lậu. Riêng tờ Economist khi viết về chuyện hãng máy ảnh Leica nổi tiếng chuyển mạnh sang sản xuất máy chụp hình kỹ thuật số, đã chú thích một tấm ảnh bằng câu: “Looking past the negative”. Đây là một cách chú thích “bậc thầy” vì với chỉ một câu, người viết nói được nhiều ý. Ý thứ nhất là “Vượt qua khó khăn” (vì hiện nay Leica đang lỗ nặng); ý thứ hai là “Hướng về kỹ thuật số” (vì negative, ngoài nghĩa tiêu cực, khó khăn, còn là phim âm bản, dùng trong loại máy ảnh thường). (TBKTSG, ngày 12 10 2006) Cái khó của tiếng Anh thời sự là sự liên tưởng mà người viết giả định ai cũng đã biết. Ví dụ khi viết về tân Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon, tờ Time dùng tít: “The Teflon Diplomat”. Có thể chúng ta đã biết Teflon là thương hiệu của lớp màng dùng trong loại chảo không dính nhưng đâu phải ai cũng biết nghĩa bóng của từ này là “mềm dẻo, vừa lòng hết thảy, ai phê bình gì cũng không suy suyển”. Hoặc một bài khác trên tờ báo này, “From Russia, with loathing”. Tác giả buộc người đọc phải nhớ lại tên cuốn truyện và phim trong series điệp viên 007 James Bond “From Russia with love” nhưng lần này là chuyện lực lượng an ninh Nga tấn công các sòng bài ở Moscow do người Georgia làm chủ do lình xình trong quan hệ giữa hai nước này. Vì thế tác giả đã dùng từ trái nghĩa với love trong tít báo để chuẩn bị cho người đọc. |
Nếu chú ý cách viết liên tưởng này, chúng ta có thể hiểu sâu hơn các bài viết thời sự mà không cần sử dụng đến từ điển. Khi đề cập đến vụ bê bối tình dục liên quan đến nghị sĩ Mark Foley ở Mỹ, có tờ dùng cụm từ “Grand Old Pedophiles”. Từ cuối thì tra từ điển cũng có thể biết là kẻ lạm dụng tình dục trẻ em nhưng vì sao lại “Grand Old”. Hóa ra Foley thuộc đảng Cộng hòa thường được viết tắt là GOP (Grand Old Party) cũng là một cách chơi chữ khá hiểm. Nếu chỉ tập trung vào chuyện kinh doanh, chúng ta cũng thấy loại văn này không kém phần phổ biến. Tờ Newsweek khi đề cập đến sự bành trướng của các công ty Trung Quốc đã viết: “Expanding Chinese companies have finally discovered the Old World”. Dùng từ Old World là để đưa người đọc liên tưởng đến New World cái tân thế giới mà Columbus và nhiều nhà thám hiểm châu Âu từng khám phá. Cho nên ở đây Old World mang nghĩa châu Âu chứ không phải cả châu Âu, châu Á, châu Phi như một cuốn từ điển Anh Việt giải thích. Loại văn thời sự ít khi dùng thành ngữ nhưng mỗi khi có dùng lại rất đắt. Trong bài nói trên có câu: “What goes around comes around and this time it’s the Chinese who are getting burned”. Trước đây các công ty phương Tây vào thị trường Trung Quốc thường phạm sai lầm là không chịu tìm hiểu khác biệt văn hóa kinh doanh. Nay, “có qua có lại, có đi có đến”, đến lượt người Hoa bị “phỏng tay”. Ý nói khi người Hoa vào thị trường châu Âu cũng phạm những sai lầm tương tự. |
Có những câu rất bình thường nhưng sự liên tưởng tạo cho nó hình ảnh để gây ấn tượng ở người đọc. “What [Bangkok dwellers] perhaps didn’t realize is that the coup d’état also delayed the arrival of rumbling vehicles of another sort: hundreds of light rail carriages”. Lý do tác giả dùng cụm từ “rumbling vehicles of another sort” (tiếng rầm rập của một loại xe khác) trong câu trên là để đối chọi hình ảnh và âm thanh của loại xe tăng (do phe đảo chính sử dụng) và loại xe lửa trên cao (bị trì hoãn vì vụ đảo chính) để mở đầu cho một bài viết về tác động của cuộc đảo chính gần đây ở Thái Lan lên nền kinh tế. Ở một bài khác về thị trường địa ốc ở Mỹ, tác giả viết: “We are at the endgame for housing. Until recently, our national motto has been ‘in real estate we trust’”. “In God We Trust” là câu phương châm chính thức của Mỹ, được in ngay trên tờ giấy bạc. Tác giả dùng nó để làm mạnh thêm ý “in real estate we trust” để nói lên rằng mãi cho đến gần đây, thị trường địa ốc của Mỹ tạo niềm tin cho người tiêu dùng, là động lực tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài. Bây giờ nó đã trở thành một endgame tức là đã vào cuộc cờ tàn. Tờ Fortune, khi viết về chuyện Trung Quốc không còn mặn mà với đầu tư nước ngoài nữa đã dùng: “The Forbidden City China takes a break”. Cái tên chính thức của Tử Cấm Thành được dùng ở đây chỉ để làm mạnh thêm ý Trung Quốc muốn hạn chế dòng vốn đầu tư này. Cách dùng này khá dễ hiểu vì đôi lúc văn tiếng Việt cũng có cách dùng tương tự. “But even as Beijing prepared to roll out the red carpet for the U.S. Treasury Secretary, it was yanking the rug from under some of his old investment banking rivals”. To roll out the red carpet là trải thảm đỏ quá quen thuộc nhưng nên chú ý cụm từ yank the rug from under (giật mạnh tấm thảm dưới chân). |
Một bài khác cũng trên tờ Fortune mang tựa đề: “The Axis of Diesel”. Sự liên tưởng ở đây là quá rõ, ý tác giả muốn nói đến một trục liên minh mới liên quan đến dầu diesel. Đúng như thế, câu đầu tiên của bài này là: “Mercedes, GM, even Honda, are betting on a new breed of green diesel. The goal? To leave hybrids in the dust”. Như vậy ba hãng này đang nghiên cứu một loại dầu diesel mới, thân thiện với môi trường hơn và sự liên tưởng trong câu này nằm ở cụm từ in the dust. Cuộc nghiên cứu này được xem như một cuộc đua với loại xe “lai” (dùng cả xăng lẫn điện) với mục đích cho loại xe này “ngửi khói”, cả trên đường đua lẫn trên thị trường. TBKTSG, ngày 19 10 2006) Việt Nam sắp vào WTO. Có lẽ nên nhìn hoạt động của tổ chức này ở góc cạnh tiếng Anh xem thử có giúp chúng ta được gì trong việc chuẩn bị tham gia. Nói đến WTO trước hết là nói đến GATT, viết tắt từ General Agreement on Tariffs and Trade (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại). Thế nhưng vì sao từ thuế có lúc được dịch là tariff, có lúc là duty, có lúc là tax? Tariff chỉ các loại thuế nhập khẩu, thu ở cửa khẩu trong khi tax chỉ các loại thuế thu trong nội địa. Duty có thể dùng thay cho hai từ này nhưng có một khác biệt nhỏ duty chỉ các loại thuế đánh lên hàng hóa, tài sản, giao dịch chứ không đánh lên người. Vì thế người ta nói import duties và income tax, chứ không dùng lẫn lộn. Ví dụ, báo chí có lần tường thuật phát biểu của một quan chức và nói: “He was careful to explain that “duty free” does not mean “tax free” as far as a country’s internal consumption taxes are concerned”. Như vậy sản phẩm “duty free” được miễn thuế khi nhập khẩu nhưng có thể phải chịu thuế VAT khi bán lại cho nên mới có chuyện nó không phải là “tax free”. Từ “thuế” còn có thể gây khó khăn khi dịch là vì cùng một loại thuế, các nơi lại gọi khác nhau. Ví dụ, thuế giá trị gia tăng ở nước ta và châu Âu gọi là VAT (value added tax) nhưng ở Mỹ gọi là sales tax, một số nước khác như Úc gọi là goods and services tax (GST); thuế tiêu thụ đặc biệt mình thường dịch là special consumption tax nhưng thiên hạ thích nói excise tax hơn. Chú ý tariff còn có nghĩa biểu giá như giá điện, giá thuê nhà. |
Sự khác biệt khá tinh tế như trên thật ra xuất hiện ở nhiều từ chúng ta thường dùng mà không để ý. Ví dụ, khấu hao có hai từ amortization và depreciation; từ đầu dùng cho khấu hao tài sản vô hình, từ sau dùng cho khấu hao tài sản hữu hình. Công ty “con” cũng có vài từ, trong đó affiliate chỉ loại công ty mà công ty mẹ có đầu tư vốn nhưng không chiếm tỷ lệ kiểm soát còn với subsidiary thì công ty mẹ sở hữu cổ phần đa số, thậm chí lên 100% gọi là wholly owned subsidiary. Vì thế, để phân biệt hai loại hình, công ty hạch toán độc lập và công ty hạch toán phụ thuộc nên dùng từ subsidiary và division cho dễ hiểu. Trở lại chuyện WTO, một trong những nguyên tắc cơ bản của thương mại thế giới là most favored nation (MFN) thường được dịch là tối huệ quốc. Tài liệu chính thức của WTO giải thích: “Under the WTO agreements, countries cannot normally discriminate between their trading partners. Grant someone a special favour (such as a lower customs duty rate for one of their products) and you have to do the same for all other WTO members”. Theo tinh thần này, tối huệ quốc có nghĩa là không phân biệt đối xử, chứ đâu có ưu đãi gì. Vì thế, chính WTO cũng phải thừa nhận: “This sounds like a contradiction. It suggests special treatment, but in the WTO it actually means non discrimination treating virtually everyone equally”. WTO nói thêm cho rõ là sự đối xử đặc biệt này chỉ có nghĩa một nước thành viên dành sự đối xử “tốt” nhất cho một nước thì tự động các nước còn lại cũng sẽ hưởng đặc quyền này. Vì thế ngày nay nhiều người thích dùng từ “normal trade relations” (quan hệ thương mại bình thường) hơn. |
Nhân nói chuyện “các nước thành viên”, chúng ta đều biết có một số vùng lãnh thổ tuy là thành viên WTO nhưng không được xem là nước. Vì vậy, một tài liệu của WTO thường có phần “ghi chú” nói rõ: “The words country and nation are frequently used to describe WTO members, whereas a few members are officially customs territories, and not necessarily countries in the usual sense of the word”. Nguyên tắc cơ bản thứ nhì của WTO là “national treatment” (đối xử quốc gia). Cái này có nghĩa hàng hóa, dịch vụ. của nước khác khi đã vào thị trường một nước phải được đối xử bình đẳng như hàng hóa, dịch vụ trong nước. Lưu ý, WTO có khẳng định: “National treatment only applies once a product, service or item of intellectual property has entered the market” và cho ví dụ: “Therefore, charging customs duty on an import is not a violation of national treatment”. Hai nguyên tắc cơ bản này và một số ít nguyên tắc nữa là nền tảng để WTO hoạt động chứ bản thân WTO không là cái gì cả. Ngay chính WTO, trong một tài liệu chính thức, đã kể câu chuyện nửa đùa nửa thật sau để định nghĩa mình là gì. Participants in a recent radio discussion on the WTO were full of ideas. The WTO should do this, the WTO should do that, they said. One of them finally interjected: “Wait a minute. The WTO is a table. People sit round the table and negotiate. What do you expect the table to do?” (interject ở đây là nói xen vào, bỗng thốt lên). Cho nên nói WTO là cái bàn hóa ra cũng không sai! Hay như một thượng nghị sĩ Mỹ có lần phát biểu đùa rằng GATT là “Gentlemens Agreement to Talk and Talk!” còn WTO thì chuyển sang “Woman Talk Organization”. |
(TBKTSG, ngày 26 10 2006) Tuần này, nhân lúc xuất hiện khá nhiều bài báo và nghiên cứu về kinh tế Việt Nam, chúng ta thử xem người ta sử dụng tiếng Anh để miêu tả một số hiện tượng hay khái niệm quen thuộc như thế nào. Ví dụ, các bạn có biết họ dùng từ gì để nói Việt Nam có “cơ cấu dân số thuận lợi” không? favorable demographics. Nếu cứ theo quán tính rất dễ nghĩ demographics là nhân khẩu học theo định nghĩa của các cuốn từ điển Anh Việt! Khi nói đến thị trường cổ phiếu, họ thường dùng từ equity market vì equity chính là các cổ phần trong công ty, mà ta thường hay nói “vốn tự có” để phân biệt với vốn vay debt. Lưu ý, khi miêu tả quy mô thị trường họ thường viết gọn “market cap” thay vì viết đầy đủ “market capitalization”. Báo cáo của Credit Suisse viết: “We estimate market cap could reach US$14 billion by 2010, while the government has a conservative US$10 billion target”. Câu này có nghĩa họ ước tính giá trị vốn hóa thị trường sẽ đạt 14 tỉ đô la Mỹ vào năm 2010 trong khi chỉ tiêu của Chính phủ dè dặt hơn ở mức 10 tỉ đô la Mỹ. Khái niệm vay tiền để mua nhà còn mới mẻ ở Việt Nam trong khi từ mortgage là quá quen thuộc với người Mỹ. Từ này cũng bị “chết dính” vì các định nghĩa của nhiều từ điển Anh Việt là “thế chấp, cầm cố” vừa thiếu chính xác, vừa dễ bị hiểu sai. Thông thường ít ai có đủ vài trăm ngàn đô la để mua ngay một căn nhà nên phải ký hợp đồng vay tiền ngân hàng, sau đó trả chậm hàng tháng gọi là mortgage financing. Một báo cáo viết: “Mortgage financing is only 12% of the total loan book but this is likely to change as the official deposit base grows a probable boon to the real estate market”. Chú ý, dù đây là báo cáo dành cho giới tài chính nhưng họ viết rất nhẹ nhàng (total loan book tổng dư nợ cho vay), (deposit base tổng huy động tiền gửi) chứ không dùng các cụm từ “nghiêm chỉnh” (total outstanding loan, chẳng hạn). |
Để miêu tả về tiềm năng thị trường, một báo cáo đã đưa ra một góc nhìn đáng chú ý: “In short, Vietnam has been living for today. There have been few avenues for turning future earnings potential into consumption or investment today”. Thông thường, ở các nền kinh tế đã phát triển, người ta mua nhà, mua xe đều dựa vào thu nhập tương lai chứ không đợi có đủ tiền mới mua đầu tư cũng vậy, phải dựa vào dòng tiền sẽ thu được (future cash flows), còn ở nước ta, cái gì cũng ăn chắc mới tính. Như vậy các từ “công cụ, phương tiện” được diễn đạt là avenues, “tiềm năng thu nhập tương lai” là future earnings potential. Nay họ đánh giá, tiềm năng thị trường Việt Nam là cao, không phải chỉ vì GDP tăng hàng năm mà do biến chuyển trong hành vi tiêu dùng và đầu tư, theo cách mua trả sau. Và cơ hội của nhà đầu tư là ở cả hai khía cạnh, chú ý khía cạnh thứ hai mới là quan trọng đối với họ: “First, it has the potential to drive economic and earnings growth even higher. Second, crucially, it provides investors a way to profit from this growth”. Báo cáo của Citigroup có một câu diễn đạt khái niệm tách bạch vai trò chủ quản và vai trò quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh rất gọn: “In May, a plan for banking sector reform was issued, under which the ownership role of the State Bank of Vietnam in the state owned commercial banks will be separated from the supervision functions”. Gặp tình huống tương tự, nếu cố gắng dịch “cho sát” các cụm từ “chủ quản” hay “quản lý” sẽ gây khó hiểu đối với người nước ngoài. |
Một câu khác cho thấy cách diễn đạt giữa tiếng Anh và tiếng Việt thường khác nhau, cho nên sử dụng tiếng Anh thành thạo là quan sát xem người Anh viết như thế nào chứ không thể “sáng tạo” rồi bắt họ hiểu cho được. “The burden is therefore on the authorities to mobilize adequate fiscal revenue such as overhauling the personal tax code to cope with expected fall in trade related revenue post WTO.”. Trong câu này, nguồn thu ngân sách được diễn đạt là fiscal revenue; nguồn thu từ ngoại thương sau khi vào WTO được dự kiến sẽ giảm là expected fall in trade related revenue post WTO. Một báo cáo khác của hãng luật Phillips Fox đề cập đến vấn đề: “Securities taxation is the holiday over?”. Đi liền với từ thuế, người ta thường dùng tax holiday với nghĩa miễn, giảm thuế, nay đã gần hết thời hạn miễn, giảm thuế cho các công ty niêm yết nên mới có câu trên. Thế nhưng, người viết không bỏ lỡ cơ hội chơi chữ khi viết: When the holiday’s over, will the foreign tourists in Vietnam’s securities market return home? Nghe cũng hay cho dù câu này không có ý nghĩa gì lắm việc các công ty niêm yết được giảm 50% thuế doanh thu trong vòng hai năm nếu niêm yết trước ngày 1 1 2007 có tác dụng thúc đẩy các công ty đang chạy đua với thời gian để lên sàn trong năm nay chứ ít liên quan đến chuyện các nhà đầu tư nước ngoài ở lại hay bỏ về nước. (TBKTSG, ngày 2 11 2006) Báo chí Canada tuần qua rộ lên chuyện tranh chấp giữa hai doanh nghiệp liên quan đến một dấu phẩy trong hợp đồng. Công ty Viễn thông Rogers ký hợp đồng với Công ty Aliant để được quyền mắc nhờ dây cáp quang trên 91.000 trụ điện do Công ty Aliant quản lý. |
Được ba năm, Công ty Aliant thông báo hủy hợp đồng, đòi tăng phí “mắc nhờ” này lên ba lần. Rogers lấy hợp đồng ra, chỉ vào một câu để bảo Aliant không được chơi ăn gian như thế: “This agreement shall be effective from the date it is made and shall continue in force for a period of five (5) years from the date it is made, and thereafter for successive five (5) year terms, unless and until terminated by one year prior notice in writing by either party”. Đại khái phần đầu nói hợp đồng có giá trị trong năm năm và sau đó tự động được gia hạn từng năm năm. Rogers cho rằng phần sau về chuyện một trong hai bên có thể thông báo trước một năm bằng văn bản để hủy hợp đồng chỉ áp dụng cho các lần gia hạn. Đến đây, ngữ pháp tiếng Anh được đưa ra để tranh cãi. Aliant cho rằng dấu phẩy trước cụm từ unless and until hàm ý phần đó áp dụng cho cả giai đoạn năm năm trước tiên lẫn các giai đoạn năm năm sau đó. Sau khi tham khảo các nhà ngữ pháp, Ủy ban Truyền thanh, Truyền hình và Viễn thông Canada xử Aliant thắng và Rogers phải gánh chịu thiệt hại lên đến chừng 2,3 triệu đô la. May mà trong tay Rogers còn một bản hợp đồng với nội dung tương tự bằng tiếng Pháp nhưng không có dấu phẩy nên bây giờ họ đang nộp hồ sơ kháng kiện. Canada là nước có đến hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp! Liên quan đến từ ngữ tiếng Anh, tuần qua cũng xảy ra nhiều chuyện. Đầu tiên, hãng làm từ điển nổi tiếng Webster tuyên bố đã chọn được “từ trong năm” của năm 2006. Đó là từ CrackBerry kết hợp hai từ crack (một loại ma túy mạnh) và BlackBerry (một loại thiết bị cầm tay giúp nhận, gửi e mail mọi lúc, mọi nơi) mang nghĩa nghiện nặng các thiết bị tương tự. Cụm từ diễn tả cảnh những người như thế say mê bấm bấm bàn phím là “Crackberry prayer”. |
Vào vòng chung kết bình chọn năm nay có nhiều từ khác như Pluto (sao Diêm Vương, vừa bị loại khỏi danh sách các hành tinh của Thái Dương hệ nên sẽ có nhiều từ điển phải sửa lại mục từ này); neuroeconomics (ngành nghiên cứu các phản ứng tâm lý trong việc ra quyết định liên quan đến tiền bạc); carbon footprint (hoạt động thường nhật của con người tác động lên môi trường). Tiêu chuẩn bình chọn, theo lời Tổng biên tập Michael Agnes, là “it’s merely one that made us chuckle, think, reflect, or just shake our heads”. Đúng là các từ này buộc chúng ta phải “cười thầm, ngẫm nghĩ hay chỉ biết lắc đầu”. Kế đến là chuyện Thượng nghị sĩ John Kerry lỡ lời. Chuyện này các báo đã tường thuật khá kỹ, chỉ có điều ít báo nói rõ vì sao câu này gây phản ứng. Ông Kerry, trong một buổi nói chuyện với sinh viên ở California, đã khuyên họ học hành cho đàng hoàng, kẻo không thì họ sẽ “get stuck in Iraq”. Nguyên văn câu này: “You know education, if you make the most of it, you study hard, you do your homework, and you make an effort to be smart, you can do well. If you don’t, you get stuck in Iraq”. Ý ông Kerry muốn chơi chữ, nhắm đến chuyện chê các nhà làm chính sách đương quyền của Mỹ, vì thiếu nghiên cứu sâu, thiếu “học hành” đến nơi đến chốn nên nay bị sa lầy ở Iraq. (Báo Time lại giải thích ý ông Kerry muốn nói “you get us stuck”). Tuy nhiên, ý này làm sao rõ bằng nghĩa đen của nó, rằng nếu sinh viên không chịu học hành sẽ phải đi lính và kẹt chân ở Iraq. Nói thế là chạm đến tự ái của hàng trăm ngàn lính Mỹ nên cuối cùng ông Kerry phải xin lỗi. Mới hay chơi chữ không phải là chuyện dễ. |
Trở lại chuyện ngôn ngữ chính thức ở đầu bài, có một điều ít ai biết nước Mỹ chưa có ngôn ngữ chính thức và cho đến nay chỉ mới có 27 bang ở Mỹ công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Điều đó có nghĩa ở một số bang, chính quyền công nhận nhiều ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Anh như bang Louisiana (thêm tiếng Pháp), New Mexico (tiếng Tây Ban Nha). Phải đến tháng 5 2006, Thượng viện Mỹ mới có dự thảo sửa đổi, tuyên bố tiếng Anh là ngôn ngữ “quốc gia” của Mỹ (từ dùng là national language chứ không phải official language). Hiện nay dự thảo này đang nằm ở Hạ viện Mỹ. Vì thế, nếu gặp câu “English has long been the de facto national language of the United States”, chúng ta hiểu người viết muốn nhấn mạnh từ de facto (trong thực tế) thường dùng để phân biệt với de jure (theo luật định). Nên nhớ, ngay cả Cục Điều tra dân số Mỹ (U.S. Census Bureau) khi in bảng câu hỏi điều tra phải dùng đến sáu thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Triều Tiên, tiếng Hoa, tiếng Việt và tiếng Tagalog (ngôn ngữ của người Philippines). (TBKTSG, ngày 9 11 2006) Giống như nhiều tổ chức quốc tế khác, WTO có khá nhiều từ ngữ chuyên ngành, có thể gây khó khăn cho những ai chưa quen với chúng. Trước hết về thuế, có cụm từ “bound tariff rate” hay “tariff binding” có nghĩa là “thuế suất ràng buộc” tức là mức thuế suất trần mà một nước cam kết với các thành viên còn lại. Mức ràng buộc này là mức tối đa nhưng trong thực tế, có nhiều mặt hàng được tính thuế suất thấp hơn nên mới có thêm từ “applied rates” (thuế suất áp dụng, thuế suất thực tế). Cẩn thận với các từ này kẻo không như một số báo hiểu nhầm than rằng “thuế suất WTO” cao quá! |
Một từ thường dùng trong các văn bản đàm phán gia nhập WTO là “schedule” (chúng ta thường dịch là “biểu” hay “danh mục”). Đây là danh mục kèm theo lộ trình cắt giảm thuế hay bãi bỏ các hạn chế để thực hiện các cam kết. Thuế thường được tính theo giá trị hàng hóa, cách tính như vậy WTO gọi là “ad valorem” nhưng đôi lúc cũng được tính theo một con số nhất định bất kể giá trị tiếng Việt gọi là “thuế tuyệt đối” và tiếng Anh là “flat rate duties”. Một cách tính thuế nữa gọi là “tariff quota” (hạn ngạch thuế quan) tức là tính thuế suất thấp đối với khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch và thuế suất cao đối với khối lượng nhập khẩu ngoài hạn ngạch. Ví dụ trong thông báo chính thức của WTO khi Việt Nam tham gia tổ chức này có câu: “Vietnam has also reserved the right to charge applied duties in the form of specific duties (e.g. dollars per tonne) instead of percentages of the price (“ad valorem”) so long as the result stays below the committed ceilings”. Câu này nếu dịch chính xác là: Việt Nam cũng bảo lưu quyền được áp dụng thuế thực tế dưới dạng thuế tuyệt đối (ví dụ bao nhiêu đô la cho mỗi tấn) thay vì tính theo phần trăm của giá hàng (thuế phần trăm) với điều kiện là thuế tuyệt đối áp dụng không vượt quá mức thuế trần đã cam kết. Thứ đến, về trợ cấp trong nông nghiệp, WTO đặt ra những từ mang nhiều màu sắc. Chính sách trợ cấp thuộc loại có tác động lớn nhất đến sản xuất và thương mại và phải xem xét, cắt giảm theo lộ trình cam kết gọi là Amber box policies (màu hổ phách). Trợ cấp loại này gồm hỗ trợ giá thị trường, trả tiền trực tiếp cho nông dân hay trợ cấp đầu vào. Một Amber box policy khi cắt giảm sẽ chuyển dần qua Blue box policy, tức là loại trợ cấp chấp nhận được nhưng chỉ trong quá trình chuyển đổi với mục đích sau cùng là chỉ còn các Green box policies, là loại trợ cấp có tác động rất ít đến thương mại (ví dụ nghiên cứu, dự trữ an ninh lương thực, môi trường hay các chương trình điều chỉnh cơ cấu). |
Chú ý: Red box policies trên lý thuyết thì có nhưng trong thực tế chưa có chính sách nào được xếp vào loại này nên ít khi được đề cập. Nhiều sách về WTO ở nước ta khi dịch thường nhầm màu amber thành màu đèn đỏ! Để đo lường mức độ trợ cấp, WTO đặt ra một chỉ số gọi là AMS (Aggregate measure support tổng lượng hỗ trợ). Ở đây có một quy định đáng lưu ý gọi là de minimis: Chỉ số AMS chỉ tính những hỗ trợ nếu nó vượt 5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (tỷ lệ này là 10% đối với các nước đang phát triển) nên trong thông cáo báo chí của WTO có câu: [Vietnam] will be allowed to support its farmers domestically with trade distorting supports (“Amber Box” or “Aggregate Measurement of Support”) of up to 3,961.5 billion Vietnamese dong in addition to the usual allowance for developing countries (known as “de minimis”) of up to 10% of the value of domestic agricultural production. As with all WTO members, Viet Nam can also spend unlimited amounts on supports that do not distort trade (“Green Box” supports). Những từ nói trên giúp chúng ta hiểu rõ câu này và biết rằng đâu phải loại trợ cấp nào cũng bỏ. Thậm chí Việt Nam chưa đủ tiền để trợ cấp cho hết trong mức được phép. Về tên của các tổ chức, các hiệp định, văn bản WTO có nhiều từ như thế, và tiếng Việt cũng đã có những cụm từ tương đương chính thức, khi sử dụng phải chú ý. Ví dụ câu “Vietnam will apply the Technical Barriers to Trade, and Sanitary and Phytosanitary Measures agreements without a transition period” được dịch là “Việt Nam sẽ áp dụng Hiệp định Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại và Hiệp định về các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật mà không yêu cầu thời gian quá độ”. Technical Barriers to Trade gồm các quy định hay chuẩn mực như yêu cầu đóng gói bao bì, ghi nhãn. Còn Sanitary and Phytosanitary Measures là các biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe con người hay kiểm soát bệnh động thực vật. Hai hiệp định này nhằm yêu cầu các nước thành viên chơi đúng luật chung chứ đừng đặt ra những quy định làm khó hàng nhập khẩu. |
Loại hiệp định này có nhiều lắm mà thỉnh thoảng trong một số bản tin chúng ta có đọc thấy như Customs Valuation (Định giá hải quan), Pre shipment Inspection (Giám định trước khi xếp hàng), Rules of Origin (Quy tắc xuất xứ), Safeguards (Tự vệ). (TBKTSG, ngày 16 11 2006) Dạo này không biết sao thiên hạ thích viết tắt mà không thèm chú thích ở lần xuất hiện đầu tiên. Có lẽ do người viết nghĩ ai cũng đã biết như họ. Chẳng hạn, tuần rồi có nhiều người hỏi từ CPC xuất hiện nhiều lần trong bản cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO là gì mà trong bản tiếng Việt vẫn để nguyên, ví dụ “Dịch vụ kiến trúc (CPC 8671)”. Đây là từ viết tắt cụm từ Central Product Classification là hệ thống phân loại các ngành (sector) và phân ngành (sub sector) dịch vụ của Liên hiệp quốc mà WTO cũng như các nước sử dụng, tên chính thức là Bảng phân loại sản phẩm trung tâm. Tương tự có từ HS (Harmonized Commodity Description and Coding System) dùng để xác định mã phân loại hàng hóa trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Đấy là những từ chuyên ngành đã đành; văn báo chí cũng dùng nhiều từ viết tắt. Ví dụ, khi kể chuyện diễn viên điện ảnh Mel Gibson mấy tháng trước bị cảnh sát giao thông phạt, nhiều báo dùng tít: “Mel Gibson arrested on DUI suspicion”. DUI viết tắt của “Driving Under the Influence” là từ chính thức để chỉ tình trạng lái xe khi có hơi men hay sử dụng ma túy hay bất kỳ thuốc men gì có ảnh hưởng đến khả năng lái xe. Còn trong các bài phóng sự về cuộc chiến ở Iraq, bảo đảm thế nào cũng bắt gặp từ IED như câu: “The convoy was hit by an IED”. Đây là từ viết tắt của Improvised Explosive Device (vật phát nổ tự chế, bom tự tạo), nếu đặt trên xe thì được gọi là VBIED (vehicle borne IED). |
Các bài thời sự kinh doanh lại càng thích dùng từ viết tắt nhiều lúc mới được sáng chế. Ví dụ Q smart phone là dòng điện thoại di động có bàn phím theo kiểu qwerty, tức là đủ các mẫu tự chứ không chỉ các phím số. Hay trong câu: “Fund manager prices IPO at 300p a share for London listing” thì IPO là Initial Public Offering (lần bán cổ phiếu đầu tiên ra bên ngoài) và p ở đây là pence. Để tập trung, chúng ta nên đọc một số báo cáo của các quỹ đầu tư nước ngoài về các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xem các từ viết tắt của họ có nghĩa gì vì biết đâu chúng giúp chúng ta mua được cổ phiếu giá tốt. Từ thường gặp nhất là EPS (earnings per share) tức là lợi tức trên mỗi cổ phiếu. For example, a corporation that earned $10 million last year and has 10 million shares outstanding would report earnings per share of $1. Chú ý, đôi bản báo cáo còn ghi thêm EPS fully diluted đây là tình huống khi công ty chuyển hết mọi loại trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi. thành cổ phiếu thường để tính, lúc đó EPS sẽ giảm. Từ thứ nhì là P/E ratio (price earnings ratio hệ số giá lợi tức), ví dụ “a stock selling for $25 a share and earning $5 a share is said to be selling at a P/E ratio of 5”. Mấy công ty được nhà đầu tư tranh mua vì kỳ vọng về “một tương lai tươi sáng” thường có hệ số này cao ngất ngưởng, còn các công ty đã ổn định như sản xuất điện chẳng hạn thì hệ số này thấp. Một từ khác là DPS dividend per share cổ tức trên mỗi cổ phiếu. |