text
stringlengths 11
48.2k
|
---|
Hai tàu ngầm Pháp bị chìm, một chiếc bị hỏng nặng trước hạm đội đối phương. |
Cuối tháng 5 đầu tháng 6, bốn tàu ngầm Nhật cùng một số tàu ngầm nhỏ cũng hoạt động gần hòn đảo này. |
Chúng đánh hỏng thiết giáp hạm HMS Ramillies và đánh chìm một tàu chở dầu. |
Tuy nhiên, các hoạt động tiếp theo không đạt kết quả như mong đợi nên quân Nhật rời khỏi vùng biển Madagascar chỉ sau vài ngày. |
Ngày 10 tháng 9 năm 1942 bắt đầu giai đoạn hai chiến dịch. |
Lực lượng Đồng minh đổ bộ vào phía tây nam đảo, chiếm thành phố cảng Mahajanga. |
Tám ngày sau, họ chiếm Tamatave. |
Cuối tháng 9, quân Đồng minh chiếm được thủ phủ cùng thành phố Ambalavao. |
Đến cuối tháng, họ chiếm thành phố Toliara và Pháo đài Daulphin ở phía tây nam. |
Ngày 5 tháng 11 năm 1942, lực lượng quân Pháp còn lại ra hàng sau khi phản công bất thành tại Ilhosa ở phía nam đảo. |
Lãnh thổ hải ngoại của Pháp. |
Chiến tranh góp phần vào quá trình công nghiệp hóa một số thuộc địa châu Âu ở phía nam sa mạc Sahara. |
Xã hội xuất hiện các giai tầng mới, giai cấp tư sản và vô sản trở thành lực lượng chủ yếu trong đấu tranh giành độc lập. . Mùa thu năm 1945, người Malagasy và dân Pháp định cư trên đảo đã bầu hai đại diện là Joseph Raseta và Joseph Ravoahangy vào Quốc hội Lập hiến của Đệ Tứ Cộng hòa Pháp. |
Họ ủng hộ ý tưởng về quyền tự quyết như bảo đảm trong Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941 và tái xác nhận tại hội nghị Brazzaville ở Congo năm 1944. |
Tại Paris, Raseta và Ravoahangy cùng nhà văn Malagasy Jacques Rabemananjara thành lập đảng Phong trào Đổi mới Dân chủ Malagasy ("Mouvement Démocratique de la Rénovation Malgache" - MDRM), thống nhất được một số đảng phái chính trị nhỏ hơn trên đảo vào năm 1946. |
Trong thời gian ngắn, MDRM đã có khoảng ba trăm nghìn thành viên. |
Trên chính trường, đối thủ của MDRM là Đảng hậu duệ Madagascar (Parti des "Déshérités" "Malgaches") là con cháu những nô lệ duyên hải và cao nguyên trung tâm. |
Ngày 27 tháng 10 năm 1946, Đệ Tứ Cộng hòa thông qua hiến pháp, biến Madagascar từ thuộc địa thành một lãnh thổ hải ngoại trong Liên hiệp Pháp. |
Hiến pháp đảm bảo các quyền bình đẳng chính trị của tất cả các lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Pháp và quyền công dân cho tất cả cư dân. |
Madagascar được chia thành các tỉnh do chính quyền địa phương quản lý. |
Quốc hội có trụ sở tại Anatananarivo gồm những đại diện của tỉnh. |
Trong cuộc bầu cử đầu tiên, ngoại trừ tỉnh Mahajanga, đa số ghế đều thuộc về đảng MDRM. |
Bất chấp thay đổi chính trị, tình hình Madagascar không ổn định. |
Cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội ngày càng sâu sắc, do tình trạng thiếu lương thực, các vụ bê bối, lao động cưỡng bức và căng thẳng sắc tộc, khiến xã hội bất mãn. |
Ngày 29 tháng 3 năm 1947, những người theo chủ nghĩa dân tộc trong Phong trào Đổi mới Dân chủ Malagasy đã châm ngòi một cuộc nổi dậy (dù các lãnh đạo đảng không tham gia) bùng phát trên một phần ba đảo. |
Chỉ khi có quân tiếp viện, Pháp mới có thể khôi phục trật tự. |
Số lượng nạn nhân ước đoán khác nhau: từ 60, 80 cho đến 100 nghìn người. |
Báo cáo của Pháp sau vụ việc là 11 nghìn nạn nhân, trong đó 180 người không phải là dân Malagasy. |
Những người tham gia bị kết án từ án tù ngắn hạn cho đến tử hình, ước tính có khoảng từ năm đến sáu nghìn bản án. |
Hai mươi thủ lĩnh bị kết án. |
Năm 1956, chính phủ Pháp ban hành luật tổng tuyển cử, qua đó xóa bỏ rào cản chính trị giữa Merina và "côtier" (người duyên hải), giúp côtier nâng cao vị thế chính trị. |
Cuối thập niên 1950, mối quan hệ Madagascar với Pháp càng ngày càng căng thẳng. |
Hai đảng mới được thành lập. |
Đảng Dân chủ Xã hội Madagascar PSD ("Parti Social Démocrate de" Madagascar) của Philibert Tsiranana ủng hộ quyền tự trị trong Liên hiệp Pháp. |
Trong thời gian ngắn, các đảng nhỏ hơn của "côtier" đã thống nhất trong PSD. |
Trung tâm chính của PSD là thành phố Mahajanga, đối lập với MDRM. |
Đảng thứ hai mới thành lập là Đảng Quốc hội tự do Madgascar AKFM ("Antokon'ny Kongresy Fanafahana an'i Madagasikara"), do Richard Andriamanjato người gốc Merina lãnh đạo. |
AKFM chủ trương quốc hữu hóa công nghiệp, tập thể hóa, rời khỏi Liên hiệp Pháp và bài bác ngôn ngữ, phong tục và văn hóa Pháp để ủng hộ truyền thống Malagasy. |
Ngày 4 tháng 10 năm 1958, Đệ Ngũ Cộng hòa thông qua hiến pháp. |
Theo đó, Cộng đồng Pháp được thành lập, tiếp quản lãnh thổ của đế quốc thực dân Pháp trước đây. |
Cộng đồng có quyền đưa quyết định về chính sách đối ngoại, quốc phòng, tài chính, kinh tế, tư pháp, giáo dục đại học, giao thông vận tải, bưu chính và điện báo. |
Ý tưởng ban đầu của Cộng đồng Pháp là chuyển đổi các thuộc địa cũ thành nước cộng hòa tự trị và tăng cường mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa các nước này với chính quốc. |
Ngày 28 tháng 9 năm 1958, Madagascar tổ chứctrưng cầu dân ý để xác định tương lai đất nước. |
Ngày 14 tháng 10 năm 1958, Cộng hòa Malagasy tự trị trở thành một phần của Cộng đồng Pháp trên cơ sở kết quả trưng cầu dân ý. |
Ngày 27 tháng 4 năm 1959 bầu ra tổng thống đầu tiên là Philibert Tsiranana của đảng PSD. |
Ngày 24 tháng 6 năm 1960, Hiến pháp sửa đổi của Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp cho phép thành viên có vị thế độc lập trong Cộng đồng Pháp. |
Ngày 26 tháng 6 năm 1960, Madagascar được trao độc lập, thuộc Cộng đồng Pháp, kèm 14 hiệp định chỉnh sửa về quan hệ Pháp-Madagascar. |
Ngày 20 tháng 6 năm 1960, Madagascar gia nhập Liên hợp quốc cùng với 16 nước châu Phi khác tuyên bố độc lập vào Năm châu Phi. |
Tháng 12 năm 1960, Madagascar tham gia "Nhóm Brazzaville" là liên kết giữa Cộng đồng Pháp với các nước châu Phi khác gồm Thượng Volta, Niger, Bénin, Togo, Bờ Biển Ngà và Cameroon. |
Một năm sau, tại hội nghị Yaoundé, nhóm Brazzaville đã thành lập Tổ chức Hợp tác Kinh tế Phi-Malagasy OAMCE ("Organization Africaine et Malgache de Coopération Economique"), nhằm chuẩn bị nền tảng cho việc hình thành một thị trường chung châu Phi. |
Đặc trưng thời đầu Tsiranana cầm quyền là sự hợp tác giữa MDRM và AKFM. |
Tổng thống cũng nỗ lực duy trì và thắt chặt các mối quan hệ chính trị và kinh tế với Pháp và các nước phương Tây. |
Ông xây dựng quyền lực của mình dựa trên sự ủng hộ của "côtier", bỏ qua tầng lớp thanh niên và trung lưu Merina. |
Đầu thập niên 1970, các thế lực chính trị mới xuất hiện. |
Tháng 4 năm 1971, Phong trào Độc lập Quốc gia Madagascar Monima ("Mouvement pour l'Indépendance National de Madagascar") ra đời theo sáng kiến của Monj Jaon là người từng tham gia nổi dậy năm 1947. |
Năm 1971, Monima dẫn dắt nông dân nổi dậy ở tỉnh Toliara là nơi bị dịch bệnh gia súc ảnh hưởng mạnh. |
Chính phủ đáng nhẽ phải miễn thuế lại tiếp tục đánh thuế. |
Phiến quân trông đợi Trung Quốc hỗ trợ quân sự nhưng không thành. |
Cuộc nổi dậy thất bại và các lãnh đạo gồm cả Monja Jaona bị trục xuất đến đảo Nosy Lava. |
Phải đến một nghìn người chết trong cuộc nổi dậy. |
Thứ nhì là giới sinh viên chống đối ở Antananarivo vào năm 1972. |
Nguyên nhân là sự bất mãn với chính quyền buông lỏng văn hóa, giáo dục. |
Các thỏa thuận hợp tác văn hóa với Pháp không được tiếp tục, đồng thời việc vào trường đại học là rất khó khăn với con em hộ nghèo. |
Phong trào bãi khóa biểu tình của sinh viên vang dội khắp các tỉnh. |
Các quan chức, công nhân, nông dân và những người thất nghiệp cũng tham gia. |
Những người biểu tình bao vây tòa thị chính và các văn phòng báo chí tiếng Pháp. |
Ngày 12–13 tháng 5 năm 1972, chính phủ quyết định huy động Lực lượng An ninh Cộng hòa FRS ("Force Républicaine de Sécurité") đàn áp. |
Ngày 13 tháng 5, FRS xả súng vào đoàn biểu tình khiến từ 15 đến 40 người thiệt mạng và khoảng 150 người bị thương. |
Các thủ lĩnh bị bắt và đày đến Nosy Lava. |
Tsiranana tuyên bố thiết quân luật. |
Ngày 18 tháng 5, chính phủ Tsiranana từ chức. |
Quân đội dưới sự chỉ hủy của Tướng Gabriel Ramanantso tiếp quản quyền lực, phe đối lập và những người biểu tình đều chấp nhận. |
Tsinaranana vẫn giữ ghế cho đến 11 tháng 10 năm 1972 thì không chịu nổi áp lực dư luận liền từ chức và và bàn giao chức vụ lại cho Ramanantso. |
Chế độ quân quản Ramanantso không giải quyết được các vấn đề kinh tế. |
Thêm vào đó là mâu thuẫn sắc tộc trong quân đội. |
Ngày 31 tháng 12 năm 1974, một số sĩ quan côtier thực hiện đảo chính. |
Ngày 5 tháng 2 năm 1975, Ramanantsoa bàn giao lại cho Đại tá Richard Ratsimandrava. |
Ngày 11 tháng 2, Ratsimadrava bị ám sát. |
Trước tình hình nội chiến có thể bủng nổ, Quân đội Quốc gia nắm chính quyền trong nước, tiến hành kiểm duyệt và đình chỉ hoạt động tất cả các đảng phái chính trị. |
Ngày 15 tháng 6 năm 1975, Didier Ratsiraka người Betsimisaraka được bổ nhiệm nắm quyền chủ tịch cơ quan quyền lực nhà nước mới được thành lập - Hội đồng Cách mạng Tối cao. |
Ngày 21 tháng 12 năm 1975, Madagascar tổ chức trưng cầu dân ý khai sinh ra Đệ nhị cộng hòa do cựu chủ tịch Hội đồng Cách mạng Tối cao Didier Ratsiraka đứng đầu. |
Tổng thống ký Hiến chương Cách mạng Malagasy "(Boky Mena") thể hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. |
Theo "Boky Mena", xã hội Madagascar phải dựa trên "năm trụ cột cách mạng": Hội đồng Cách mạng Tối cao, giai cấp nông dân-lao động, giới trí thức, phụ nữ và quân đội. |
Đường lối chính trị mới đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống. |
Hội đồng Cách mạng Tối cao nắm quyền kiểm soát nền kinh tế và các phương tiện truyền thông. |
Việc phi thực dân hóa hòn đảo và quốc hữu hóa nền kinh tế làm suy yếu mối quan hệ chính trị giữa Madagascar với Pháp, dù Pháp vẫn là đối tác thương mại của Đệ Nhị Cộng hòa. |
Chính phủ tiến hành "Malagasy hóa" tập trung phát triển giáo dục và truyền thông bản địa. |
Định hướng xã hội chủ nghĩa, Madagascar thiết lập quan hệ với các quốc gia xã hội chủ nghĩa. |
Các quốc gia này giúp cho đồng minh châu Phi một mô hình khác chủ nghĩa tư bản phương Tây. |
Tháng 1 năm 1976, mười dân sự được phép tham gia Hội đồng Cách mạng Tối cao của quân đội để tăng cường quyền lực chính phủ. |
Hai tháng sau, đảng Bảo lãnh Cách mạng Malagasy AREMA ("Antokin'ny Revolisiona Malagasy") ra đời với tổng thống đứng đầu. |
AREMA cùng năm đảng khác thành lập Mặt trận Quốc gia Phòng vệ Cách mạng FNDR ("Front National pour la Défense de la Révolution"). |
Năm 1977, dân chúng bất mãn với chính sách kinh tế. |
Khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng làm nổ ra biểu tình chống chính phủ tại Antananarivo vào tháng 9 năm 1977 và tháng 5 năm 1978, tại các cuộc biểu tình chống chính phủ được tháng 9 năm 1977 và tháng 5 năm 1978. |
Ratsiraka cả hai lần đều điều quân đội để thiết lập lại trật tự ở thủ đô. |
Nhưng việc dân chúng pahnr kháng khiến chính phủ phải nới lỏng chính sách kinh tế và thực hiện các cải cách thị trường tự do mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế yêu cầu để hỗ trợ tài chính. |
Thập niên 1980, dân chúng giảm ủng hộ AREMA và Ratsiraki do tác động từ những thay đổi ở châu Âu. |
Bức tường Berlin sụp đổ khối cộng sản suy yếu làm chính trị Madagascar cũng thay đổi. |
Năm 1989, các nhà quan sát bầu cử quốc tế báo cáo những bất thường và vi phạm quy tắc bỏ phiếu, thổi bùng lên bạo loạn tại thủ đô. |
Ratsiraka dùng quân đội dập tắt bạo loạn, khoảng 75 người thiệt mạng và bị thương. |