text
stringlengths
11
48.2k
Tháng 5 năm 1991, cả nước tổng đình công làm tê liệt nền kinh tế.
Ngày 10 tháng 8 năm 1991, khoảng bốn trăm nghìn người Malagasy tham gia biểu tình ôn hòa bên ngoài dinh tổng thống.
Bảo vệ dinh tổng thống nổ súng vào những người biểu tình.
Ngày 31 tháng 10 năm 1991, Ratsiraka buộc phải ký thỏa thuận thành lập hiến pháp mới chấp nhận đa nguyên chính trị.
Lãnh đạo của đảng đối lập Ủy ban Sinh lực CFV ("Comité des Forces Vives") Albert Zafy thuộc bộ tộc "Tsimiheta" đã tham gia quá trình dân chủ hóa nhà nước.
Ngày 19 tháng 8 năm 1992, Madagascar thông qua dự thảo hiến pháp mới hạn chế quyền hạn của tổng thống.
Ngày 25 tháng 11 tổ chức bầu cử tổng thống.
Ở vòng đầu, Albert Zafy lãnh đạo CFV giành được 46% số phiếu, đại diện đảng Phong trào dân quân chủ nghĩa xã hội Malagasy MMSM ("Mouvement Militant pour le Socialisme Malgache") mới thành lập giành được 29% phiếu bầu.
Vòng hai diễn ra ngày 10 tháng 2 năm 1993, Zafy giành được lợi thế với 67% phiếu bầu.
Ngày 27 tháng 3 năm 1993, tân tổng thống nhậm chức, khai sinh Đệ Tam Cộng hòa.
Ngày 13 tháng 6 năm 1993 diễn ra bầu cử quốc hội với đa số thuộc đảng CFV tạo nên liên minh chính phủ mạnh mẽ.
Nhưng đầu năm 1994, chính phủ phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế và chính trị.
Sự chia rẽ sắc tộc trong liên minh ngày càng sâu sắc.
Thâm hụt ngân sách gia tăng.
Tháng 7 năm 1996, triều đại Zafy kết thúc bằng phiên luận tội khi quốc hội cáo buộc tổng thống lạm quyền.
cCuộc bầu cử sớm tháng 11 năm 1996 mang về chiến thắng cho cựu tổng thống Didier Ratsiraka.
Năm 1998, bầu cử quốc hội chứng kiến sự bao trùm hầu hết của AREMA.
Khủng hoảng kinh tế vào thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ và tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng trong nước buộc phải bầu cử tổng thống sớm.
Tháng 12 năm 2001, cả hai ứng viên Didier Ratsiraka và Marc Ravalomanana đều không công nhận kết quả, dẫn tới việc thành lập hai trung tâm quyền lực làm khủng hoảng hiến pháp.
Ratsiraka tập trung quyền lực ở tỉnh Mahajanga, nơi đông người côtier và thậm chí còn đe dọa ly khai.
Tại Antananarivo, đối thủ Marc Ravalomanana nắm quyền dưới hỗ trợ của Tòa án tối cao và cư dân miền trung.
Tổ chức châu Phi thống nhất và Hoa Kỳ hỗ trợ Ravalomanana để giải quyết xung đột tại Madagascar.
Giữa năm 2002, Ratsiraka đồng ý rời đến Pháp.
Cùng năm, ông bị buộc tội tham ô tám triệu đô la Mỹ và bị kết án mười năm lao động công ích.
(Năm 2011, do làn sóng dân chủ hóa, ông được xóa bỏ mọi tội danh và được phép hồi hương.)
Tháng 12 năm 2002, bầu cử quốc hội chứng kiến chiến thắng thuộc về đảng Tôi yêu Madagascar TIM ("Tiako I Madagasikara)" của Ravalomanana.
Đảng AREMA chiếm đa số trong Thượng viện.
Bắt đầu nắm quyền, Ravalomanana tuyên bố ý định cắt đứt ảnh hưởng của Pháp đối với văn hóa giáo dục Madagascar, tuyên bố khôi phục ngôn ngữ và truyền thống, xóa bỏ tham nhũng, cải thiện cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội. . Madagascar thời Ravalomanana là một trong những đất nước nghèo nhất ở châu Phi.
Tổng thống bị chỉ trích vì đã không thực hiện được xóa đói giảm nghèo, dù có những cố gắng hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và cải thiện giáo dục và yê tế, cũng như hạn chế được tình trạng tham nhũng.
Khủng hoảng tồi tệ hơn, lạm phát và thất nghiệp gia tăng.
Ngày 18 tháng 11 năm 2006, nhân khi Ravalomanana ở nước ngoài, Madagascar diễn ra đảo chính nhưng thất bại.
Tướng Andrianafidisoa chất vấn thẩm quyền tổng thống và tuyên bố thiết quân luật.
Xung đột được giải quyết xong trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 12, Ravalomanana tái đắc cử. .
Tháng 7 năm 2007, Ravalomanana giải tán Quốc hội với lý do không được công chúng ủng hộ.
Tháng 1 năm 2009, bắt đầu khủng hoảng chính trị và biểu tỉnh chống đối Marc Ravalomanana bắt đầu.
Ngày 17 tháng 3 năm 2009, sau nhiều tháng bất ổn, tổng thống từ chức để trạo lại quyền lực cho thủ lĩnh biểu tình là thị trưởng Antananarivo Andry Rajoelina.
Andra Rajoelina tiến hành cải cách kinh tế và chính trị nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Ngày 9 tháng 8 năm 2009, Rajoelina ký thỏa thuận với phe đối lập, nhưng rút khỏi thỏa thuận vào tháng 12.
Với sự ủng hộ của 99 đảng chính trị nhỏ hơn, ông ấn định ngày bầu cử tổng thống, quốc hội và trưng cầu dân ý về hiến pháp.
Trưng cầu dân ý được tổ chức ngày 17 tháng 11 năm 2010, mặc cho một nhóm sĩ quan định lật đổ chính phủ lâm thời, công chúng đã chấp nhận đề xuất thay đổi của Rajoelina.
Ngày 11 tháng 12 năm 2010, Hiến pháp mới có hiệu lực từ đó thiết lập nền Đệ Tứ Cộng hòa.
Hiến pháp dự kiến thay đổi về độ tuổi ứng viên tổng thống cũng như yêu cầu về nơi cư trú, đặt ra thể chế mới và có thể trừng phạt chính phủ lâm thời.
Problemy integracji państwowej, narodowej i panafrykańskiej", red.
- Barié O. i in., "Wiek totalitaryzmu – I wojna światowa i zarzewie II wojny światowej", Madrid–Kraków 2008. . . - Baszkiewicz J., "Historia Francji", Wrocław 1978.
- Carpanetto D. i in., "Wiek XVII – wiek absolutyzmu", Madrid–Kraków 2007. . . - Davidson B., "Czarna matka", Warszawa 1963.
- Davidson B., "Stara Afryka na nowo odkryta", Warszawa 1961.
- De Luna G., "Od II wojny światowej do wojny o niepodległość Wietnamu", Madrid–Kraków 2008. . . - Gornung M. B., Lipiec J. G., Olejnikow I. N., "Historia poznania Afryki", Warszawa 1977.
- "Historia Afryki do początku XIX wieku", red.
M. Tymowski, Wrocław 1996. . - Lafeber i in., "Wiek imperializmu", Madrid–Kraków 2008. . . - Loth J., "Afryka", Warszawa [1936].
- Pak M. N. i in., "Historia nowożytna krajów Azji i Afryki", Warszawa 1980.
- Prokopczuk J., "Historia Afryki w zarysie", Warszawa 1964.
Wiek XVIII", Warszawa 1994. . - Wilkosz S., "Wszystko o Afryce", Warszawa 1982. . - Zins H., "Historia Afryki Wschodniej", Wrocław 1986. . - Żywczyński M., "Historia powszechna.
1789–1870", Warszawa 1990. . - Arnold G., - Gutowska A., - Guzinski G., - Metz H. C., - Rumiński P., - Wessels A., - Прокопенко Л.,
Urraca I của León và Castilla Urraca xứ León (tiếng Tây Ban Nha: "Urraca I de León"; tiếng Anh: "Urraca of León"), còn được gọi là Urraca Liều Lĩnh (Urraca la Temeraria), là nữ vương của León, Castilla và Galicia trong khoảng thời gian từ 1109 đến 1126.
Isabel I của Castilla Alfonso VII Sancha Raimúndez Berenguela I của Castilla Nhà Jimena Tham khảo.
Uchinaga Aeri Uchinaga Aeri (tiếng Hàn: 우치나가 에리, sinh ngày 30 tháng 10 năm 2000), thường được biết đến với nghệ danh Giselle (Hangul: 지젤) là nữ ca sĩ, dancer người Nhật Bản, thành viên của nhóm nhạc nữ aespa do SM Entertainment thành lập và quản lý.
Nhờ kĩ năng rap mạnh mẽ nên Giselle chỉ thực tập 11 tháng tại công ty SM Entertainment.
Cô ra mắt với tư cách là rap chính của aespa vào tháng 11 năm 2020.
Giselle xuất hiện trong sân khấu “ZOO” cùng Taeyong, Jeno, Hendery, Yangyang (NCT) trong album “2021 Winter SMTOWN : SMCU EXPRESS” (2021).
Giselle là con lai Nhật – Hàn có khả năng ngoại ngữ tốt nhất trong nhóm.
Cô là tân binh mới của nhóm, phải mất một năm để luyện tập và ra mắt đội hình của aespa cùng các thành viên còn lại.
Nữ idol có khả năng hát rap tốt, tỏa sáng trên sân khấu.
Bên cạnh đó còn chơi các nhạc cụ như: guitar, piano,… Đặc biệt hơn cô còn nói lưu loát 3 loại ngôn ngữ như: Nhật, Hàn, Anh.
Giselle hứa hẹn sẽ trở thành “thông dịch viên” của nhóm.
USS Naifeh (DE-352) USS "Naifeh" (DE-352) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Hải quân Alfred Naifeh (11915–1942), người từng phục vụ cùng tàu khu trục , đã tử trận khi "Meredith" bị đánh chìm vào ngày 16 tháng 10, 1942 và được truy tặng Huân chương Hải quân và Thủy quân Lục chiến.
Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1946, rồi được huy động trở lại để phục vụ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Lạnh từ năm 1951 đến năm 1960.
Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu vào năm 1966.
"Naifeh" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên.
Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương.
Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ.
Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa .
Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường .
Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51.
Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog.
Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA.
"Naifeh" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 29 tháng 12, 1943.
Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 2, 1944, được đỡ đầu bởi bà Rathia Naifeh, mẹ của Trung úy Naifeh, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 7, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân John Seaman Albert III.
"Naifeh" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên.
- NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - D5-352 Naifeh
USS Doyle C. Barnes (DE-353) USS "Doyle C. Barnes" (DE-353) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Doyle Clayton Barnes (1912–1942), phi công phục vụ cùng Liên đội Tiêm kích VF-6 trên tàu sân bay , từng được tặng thưởng Huân chương Chữ thập Hải quân do thành tích trong trận Midway và đã mất tích trong Trận chiến Đông Solomons vào ngày 24 tháng 8, 1942.
Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1947, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1973.
Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương.
Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ.
Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa .
Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường .
Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51.
Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog.
Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA.
"Doyle C. Barnes" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 11 tháng 1, 1944.
Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà D. C. Barnes, vợ góa của Thiếu úy Barnes, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 7, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân John Pierce Ingle Jr.
- NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - DE-353 Doyle C. Barnes
USS Kenneth M. Willett (DE-354) USS "Kenneth M. Willett" (DE-354) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Hải quân Kenneth Martin Willett (1919–1942), người từng được biệt phái làm sĩ quan chỉ huy đội bảo vệ vũ trang cho tàu buôn , đã tử trận khi "Stephen Hopkins" đụng độ với hai tàu cướp tàu buôn Đức vào ngày 27 tháng 9, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân.
Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1946, rồi được huy động trở lại để phục vụ từ năm 1951 đến năm 1959.
Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi Puerto Rico vào năm 1974.
"Kenneth M. Willett" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương.
Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ.