text
stringlengths
11
48.2k
Năm 1556, ông sáp nhập Hãn quốc Astrakhan và tiêu diệt chợ nô lệ lớn nhất trên sông Volga.
Những cuộc chinh phục này đã làm phức tạp thêm sự di cư của những bộ tộc du cư từ châu Á tới châu Âu qua sông Volga và biến nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo.
Ông cho cho xây dựng đại giáo đường Thánh Basil tại kinh đô Moskva để kỷ niệm việc chinh phục Kazan.
Truyền thuyết kể rằng ông ấn tượng trước kiến trúc công trình này tới mức đã cho làm mù mắt các kiến trúc sư để họ không thể xây dựng được thứ gì đẹp đẽ như thế nữa.
Những khía cạnh tiêu cực trong thời kỳ này gồm việc đưa ra áp dụng những luật lệ đầu tiên hạn chế sự di chuyển của người nông dân, cuối cùng dẫn tới tình trạng nông nô.
Sự thay đổi lớn nhất trong tính cách của Ivan thường được cho là có liên quan tới lần ốm suýt chết của ông vào năm 1553 do cái chết của bà vợ đầu tiên, Anastasia Romanovna năm 1560.
Ivan nghi ngờ các boyar đã đầu độc vợ mình và âm mưu lật đổ ông cùng người anh em họ, Vladimir Staritsa.
Ngoài ra, trong thời kỳ ngã bệnh đó Ivan đã yêu cầu các boyar thề trung thành với người con cả của mình, khi ấy vẫn còn là một đứa trẻ.
Nhiều boyar đã từ chối, vì cho rằng vị Nga hoàng không còn cơ hội sống sót.
Điều này đã khiến Ivan nổi giận và càng khiến ông mất lòng tin vào họ.
Sau sự kiện này nhiều người vô tội đã bị trả thù và giết hại, trong số đó có Đại giáo chủ Philip và công tước Aleksandr Gorbatyi-Shuisky.
Một vấn đề khác là việc thành lập "Oprichnina" năm 1565.
"Oprichnina" là khu vực của Nga (chủ yếu là vùng đông bắc) nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của Ivan và được duy trì an ninh bởi đội cận vệ riêng của ông, "Oprichniki".
Cả hệ thống "Oprichnina" đã bị một số nhà sử học coi là công cụ chống lại chính sách quý tộc cha truyền con nối (boyar) có truyền thống lâu dài ở Nga, những người chống lại chính sách chuyên chế Nga hoàng, trong khi những nhà sử học khác lại coi đó là một đấu hiệu bệnh hoang tưởng và sự suy sụp tinh thần của nhà vua.
Thời kỳ cuối[sửa | sửa mã nguồn].
Nửa sau trong thời gian cầm quyền của Ivan không thành công nhiều như trước.
Dù Hãn Krym là Devlet I Giray nhiều lần tàn phá vùng Moskva và thậm chí đốt cháy kinh đô Moskva năm 1571, Nga hoàng ủng hộ cuộc chinh phục người Tatar Siberia của Yermak, chấp nhận một chính sách xây dựng đế chế, dẫn ông tới việc tung ra một cuộc chiến tranh thắng lợi mở rộng về biển phía tây, đương đầu với người Thụy Điển, Litva, Ba Lan, và các hiệp sĩ Teutonic Livonia.
Trong 24 năm cuộc chiến tranh Livonia kéo dài, gây thiệt hại cả về kinh tế và quân sự với Nga và không giành được bất kỳ một lãnh thổ nào cho nước Nga.
Trong thập niên 1560 sự kết hợp giữa hạn hán và nạn đói, cũng như các cuộc tấn công của Ba Lan-Litva, những cuộc xâm lược của người Tatar, và sự phong toả đường thương mại trên biển do người Thuỵ Điển, Ba Lan và Liên minh Hanseatic tiến hành đã tàn phá nước Nga.
Giá lương thực tăng gấp mười lần.
Bệnh dịch giết hại 10.000 người ở Novgorod.
Năm 1570 bệnh dịch làm 600-1000 người chết hàng ngày tại Moskva.
Vị cố vấn thân cận nhất của Ivan, công tước Andrei Kurbsky, bỏ trốn theo người Litva, dẫn đầu quân đội Litva tàn phá vùng Velikiye Luki của nước Nga.
Sự phản bội này đã làm Nga hoàng Ivan rất đau đớn.
Khi chính sách Oprichnina tiếp diễn, Ivan dần trở nên bất ổn định về tinh thần và ốm yếu về thể chất.
Trong một tuần, ông dễ dàng chuyển từ trạng thái ăn chơi sa đoạ nhất sang việc đi cầu nguyện và ăn chay tại một tu viện xa xôi phía bắc.
Vì ông dần mất ổn định và trở nên bạo lực, những Oprichnik tại Malyuta Skuratov nhanh chóng vượt ra ngoài vòng kiểm soát và trở thành những kẻ sát nhân.
Họ tàn sát các quý tộc và nông dân, bắt mọi người đi lính chiến đấu trong cuộc chiến với Livonia.
Dân số sụt giảm và nạn đói kéo tới.
Nơi từng là vùng giàu có nhất nước Nga đã trở thành vùng nghèo khổ nhất.
Trong một cuộc tranh cãi với thành phố Novgorod giàu mạnh, Ivan đã ra lệnh cho những Oprichnik giết hại những người dân thành phố này, từ đó thành phố không bao giờ còn quay trở lại được thời kỳ thịnh vượng đó nữa.
Những kẻ trung thành với ông đã đốt phá và cướp bóc thành phố cùng các làng mạc.
Có thể tới 60.000 người đã bị giết hại trong vụ thảm sát Novgorod nổi tiếng năm 1570; nhiều người khác đã bị trục xuất.
Con số thống kê chính thức cho thấy 1.500 quý tộc Novgorod đã bị giết hại, chưa nói tới con số tương đương những thường dân khác.
Nhiều nhà nghiên cứu hiện đại ước tính số nạn nhân trong khoảng 2 tới 3.000 người.
(Sau nạn đói và các bệnh dịch số dân Novgorod trong thập niên 1560 có lẽ không vượt quá 10.000-20.000 người.)
Năm 1581, Ivan đã đánh cô con dâu đang mang thai của mình vì tội mặc quần áo khiếm nhã, có thể đây là nguyên nhân khiến cô bị sẩy thai.
Con trai ông, cũng tên là Ivan, khi biết tin này đã lao vào một cuộc tranh cãi nảy lửa với cha, cuộc tranh cãi kết thúc khi Ivan dùng cây gậy nhọn đánh vào đầu con mình, gây ra cái chết của người con trai (tai nạn).
Sự kiện này đã được thể hiện trong bức tranh nổi tiếng của Ilya Repin, "Ivan Bạo chúa và con trai Ivan vào thứ Sáu, 16 tháng 11 năm 1581" nổi tiếng hơn với tên gọi "Ivan Bạo chúa giết con trai".
Qua đời và di sản[sửa | sửa mã nguồn].
Dù nhiều người nghĩ rằng Ivan qua đời khi đang sắp xếp một bàn cờ, có lẽ đúng hơn là ông qua đời khi đang chơi cờ với Bogdan Belsky ngày 18 tháng 3 năm 1584.
Khi hầm mộ của Nga hoàng Ivan được mở ra trong cuộc trùng tu hồi thập niên 1960, xác ông được xét nghiệm và phát hiện có chứa hàm lượng thuỷ ngân lớn, cho thấy rất có thể ông đã bị đầu độc.
Các nghi vấn hiện tại tập trung vào các cố vấn của ông là Belsky và Boris Godunov (người trở thành Nga hoàng năm 1598).
Ba ngày trước đó, Ivan được cho là đã định cưỡng hiếp Irina, em Godunov và là vợ của Feodor.
Những tiếng kêu của bà khiến Godunov và Belsky chú ý, sau đó Ivan thả Irina, nhưng Belsky và Godunov coi mình như đã bị lĩnh án tử hình.
Truyền thống cho rằng họ đã đầu độc hoặc bóp cổ Ivan đến chết vì lo sợ cho tính mạng của mình.
Thuỷ ngân được tìm thấy trong thi thể Ivan cũng có thể liên quan tới việc điều trị bệnh giang mai, bệnh được cho là Ivan đã từng mắc phải.
Ngay sau khi Ivan qua đời, đất nước đã bị tàn phá rơi vào tay người con trai bất tài và còn nhỏ tuổi của ông là Fyodor I. Thư từ[sửa | sửa mã nguồn].
Mirsky đã gọi Ivan là ""một người viết những cuốn sách mỏng thiên tài"".
Các thư từ được cho là của ông đều là những kiệt tác của lĩnh vực báo chí chính trị Nga cổ (có lẽ trong cả lịch sử).
Có thể chúng có quá nhiều văn bản từ Kinh Thánh và Giám mục, và ngôn ngữ nhà thờ Slav của chúng không phải luôn chính xác.
Nhưng chúng luôn đầy chặt sự mỉa mai tàn nhẫn, được thể hiện qua những từ ngữ châm chọc đầy sức mạnh.
Sự ăn năn của Ivan: ông đã yêu cầu một cha bề trên tại Tu viện Pskovo-Pechorsky cho phép ông được vào tu tại đây.
Hành động tàn bạo không hề hổ thẹn và nhà bút chiến vĩ đại đi cùng nhau trong một phút loé sáng khi ông mắng nhiếc kẻ trốn chạy Kurbsky với câu hỏi: Những cú tấn công đó đã được tính toán kỹ để đưa người trao đổi thư từ với ông rơi vào một cơn cuồng loạn.
""Phần của một vị bạo chúa hung tợn mắng nhiếc kẻ nạn nhân đã bỏ chạy trong khi ông tiếp tục tra tấn những ai trong tầm kiểm soát của mình có thể là đáng ghê tởm, nhưng Ivan đã hoàn thành vai trò đó với quan điểm tưởng tượng chính xác như trong các tác phẩm của Shakespear""..
Ngoài những bức thư gửi cho Kurbsky ông còn viết nhiều bức thư khác thoá mạ những kẻ dưới quyền.
Bức thư nổi tiếng nhất là thư gửi Cha trưởng Tu viện Kirillo-Belozersky, trong đó ông đã thể hiện tất cả sự ác nghiệt và tàn bạo của mình về cuộc sống phè phỡn của các boyar, những thầy tu biến chất, và những người đã bị trục xuất theo lệnh của ông.
Hình ảnh của ông về cuộc sống xa hoa của họ trong thành trì của sự khổ hạnh là một kiệt tác về sự mỉa mai đanh thép.
Biệt hiệu[sửa | sửa mã nguồn].
Cái tên "Bạo chúa" hay "Hung Đế" trong tiếng Việt thường được dùng để dịch từ "grozny", tên hiệu của Ivan trong tiếng Nga.
Nghĩa của từ Grozny gần với nghĩa—"khiến run sợ hay kinh hoàng", "nguy hiểm", "ghê gớm", "đe doạ", hay "đáng sợ".
Có lẽ để dịch gần nghĩa hơn biệt hiệu này phải là "Ivan Kẻ đáng sợ", hay "Ivan kẻ Kinh khủng".
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn].
- Ivan Bạo chúa trong văn học dân gian Nga - "Ivan Bạo chúa" – phim của Sergei Eisenstein.
- "Ivan Vasilyevich đổi nghề" – phim của Leonid Gaidai Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn].
^ Lỗi chú thích: Thẻ codice_1 sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên codice_2 2.
^ Biên niên sử Nga ghi chép lại khoảng 40 vụ tấn công của hãn quốc Kazan vào lãnh thổ Nga (chủ yếu trong khu vực Nizhniy Novgorod, Murom, Vyatka, Vladimir, Kostroma, Galich) trong nửa đầu thế kỷ 16.
Năm 1521, liên quân của Hãn Muhamed Giray và các đồng minh vùng Krym đã tấn công Nga và bắt giữ trên 150.000 nông nô.
"Tuyển tập Biên niên sử Nga, quyển 13, S.Pb, 1904" 3.
^ R.Skrynnikov, "Ivan Grosny", M., AST, 2001 4.
^ Ivan Hung Đế, Nga, (1533-1584) 6.
^ Theo biên niên sử Novgorod III, vụ thảm sát kéo dài trong 5 tuần.
Gần như mỗi ngày có tới 500 hay 600 người bị giết hay bị dìm chết.
Biên niên sử Pskov I ước tính số nạn nhân khoảng 60.000.
^ Điều tra báo cáo của Maljuta Skuratov và các danh sách tưởng nhớ ("sinodiki"), R. Skrynnikov cho rằng số nạn nhân là 2.000-3.000.
(Skrynnikov R. G., "Ivan Grosny", M., AST, 2001) 8.
^ codice_3 cần codice_4 () 9.
Nhà in Đại học Northwestern, 1999.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn].
Edinburgh: Canongate Books, 1990 (hardcover, ISBN 0-86241-288-9).
New Haven; London: Nhà in Đại học Yale, 2005 (bìa cứng, ISBN 0-300-09757-3); 2006 (bìa giấy, ISBN 0-300-11973-9).
Lanham, MD: Nhà in Cooper Square, 2002 (bìa giấy, ISBN 0-8154-1229-0).
New York: Buccaneer Books, 1988 (bìa cứng, ISBN 0-88029-207-5); London: Nhà in Phoenix, 2001 (bìa giấy, ISBN 1-84212-419-6).
- "Ivan IV", World Book Inc, 2000.
Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn].
"Ivan the Terrible as Renaissance Prince", "Slavic Review", Tập 27, Số 2.
(tháng 6 năm 1968), các trang 195–211.
"Ivan IV's Personal Mythology of Kingship", "Slavic Review", Tập 52, số 4.
(mùa đông năm 1993), các trang 769–809.
"The Image of Ivan the Terrible in Russian Folklore (Cambridge Studies in Oral and Literate Culture; 14)".
Cambridge: Nhà in Đại học Cambridge, 1987 (bìa cứng, ISBN 0-521-33075-0); 2002 (bìa mềm, ISBN 0-521-89100-0).
"The Cult of Ivan the Terrible in Stalin's Russia (Studies in Russian and Eastern European History and Society)" .
New York: Palgrave, 2001 (ISBN 0-333-65684-9).
"Ivan the Terrible (Profiles in Power)".
Harlow, UK: Longman, 2003 (bìa giấy, ISBN 0-582-09948-X).
"Terribly Romantic, Terribly Progressive, or Terribly Tragic: Rehabilitating Ivan IV under I.V.
Stalin", "Russian Review", Tập 58, số 4.
(tháng 10 năm 1999), các trang 635–654.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn].
- "Mad Monarchs" - Ivan IV Lưu trữ 2005-06-23 tại Wayback Machine - Các tổ tiên của Nga hoàng Ivan IV Vasilyevich Hung Đế (bằng tiếng Nga)