text
stringlengths 11
48.2k
|
---|
Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . |
Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . |
Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. |
Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. |
Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. |
"Kenneth M. Willett" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 10 tháng 1, 1944. |
Nó được hạ thủy vào ngày 7 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà D. C. Willett, mẹ của Trung úy Willett, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 7, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân J. M. Stuart. |
"Kenneth M. Willett" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. |
- NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive – USS Kenneth M. Willett (DE-354) |
USS Jaccard (DE-355) USS "Jaccard" (DE-355) là một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler" từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. |
Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân Richard Alonzo Jaccard (1918–1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Ném bom VB-6 trên tàu sân bay , sau được0iều sang tàu sân bay , và đã tử trận khi "Wasp" bị đánh chìm vào ngày 15 tháng 9, 1942. |
Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1946, rồi cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu vào năm 1968. |
"Jaccard" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. |
Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. |
Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. |
Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . |
Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . |
Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. |
Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. |
Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. |
"Jaccard" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation ở Orange, Texas vào ngày 25 tháng 1, 1944. |
Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 3, 1944, được đỡ đầu bởi bà C. R. Jaccard, mẹ của Thiếu úy Jaccard, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 7, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Charles R. Hamilton. |
"Jaccard" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. |
- NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive – USS Jaccard (DE 355) |
Nicolò Longobardo Nicolò Longobardo (10 tháng 9 năm 1559 - 1654; phồn thể: 龍華民; giản thể: 龙华民; bính âm: "Lóng Huámín," Hán Việt: Long Hoa Dân), là một tu sĩ Dòng Tên người Sicilia ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ 17. |
Ông đến đó vào năm 1597, và được gửi đến khu vực Thiều Châu. |
Ông trở thành người kế vị Matteo Ricci vào năm 1610 với tư cách là Bề trên Tổng quyền của cơ quan truyền giáo Dòng Tên Trung Quốc. |
Ông được thay thế làm Bề trên bởi Giovanni Aroccia vào năm 1622, nhưng vẫn tiếp tục giảng đạo ở Trung Quốc cho đến khoảng 90 tuổi. |
Công kích Tam giáo (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo). |
Ông mang theo cả cái mà Vatican gọi là ""Công đồng Tridentino"" vào Trung Quốc. |
Với tinh thần Tridentino, ông buộc tất cả các tin đồ bản địa phải dứt khoát đoạn tuyệt với Tam giáo (Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo), tín ngưỡng truyền thống của cha ông ta, điều mà người tiền nhiệm Matteo Ricci chưa thể làm được. |
Ông đã ra lệnh, buộc tín đồ bản địa triệt phá bàn thờ, ảnh, tượng thuộc tín ngưỡng truyền thống, cấm thờ Khổng Tử, cấm thờ cúng tổ tiên. |
Lệnh cấm này được xem là một điều sỉ nhục, xúc phạm đối với dân tộc Trung Quốc, một dân tộc mà hai chữ ""trung - hiếu"" được đặt lên hàng đầu trong đời sống tinh thần của họ. |
Sự kiện này buộc triều đình phải can thiệp. |
Triều đình đã đặt Kitô giáo nói chung, Công giáo La Mã nói riêng ngoài vòng pháp luật. |
Lệnh trục xuất tất cả các thừa sai phương Tây ra khỏi Trung Quốc được ban hành. |
Công giáo La Mã mất đi cơ hội bành trướng tại Trung Quốc. |
Tên của tu sĩ Dòng Tên cũng xuất hiện trong các nguồn lịch sử là Nicholas Longobardi và Niccolo Longobardi, với năm sinh và năm mất là 1565 và 1655. |
Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Zhalan của Dòng Tên ở Bắc Kinh. |
1. https://books.google.com.vn/books?id=SqTQjve2VLsC&q=Longobardo+Ricci&pg=RA1-PA371&redir_esc=y#v=snippet&q=Longobardo%20Ricci&f=false 2. http://bdcconline.net/en/stories/l/longobardo-nicolo.php 3. https://sachhiem.net/TONGIAO/tgN/NgoTrieuLich_03.php 4. https://books.google.com.vn/books?id=wb4yPw4ZgZQC&redir_esc=y Liên kết ngoài. |
- Alexandre de Rhodes - Dòng Tên |
Đường cong Mordell Trong đại số, đường cong Mordell là đường cong elliptic dưới dạng "y" = "x" + "n" với "n" cố định là số nguyên khác không . |
Các đường cong elliptic này được nghiên cứu cẩn thận bởi Louis Mordell. |
Ông đã chứng minh rằng mọi đường cong Mordell chỉ chứa hữu hạn số điểm nguyên ("x", "y"). |
Hay nói cách khác, khoảng cách giữa số chính phương và số lập phương tiến tới vô cùng. |
Tốc độ mà khoảng cách lớn dần được xét bằng phương pháp Baker. |
Theo giả thuyết thì bài toán này có thể giải theo giả thuyết Marshall Hall. |
Nếu ("x", "y") là điểm nguyên trên đường cong Mordell thì ("x", "-y") cũng là điểm nguyên trên đường cong đó. |
Có một số giá trị "n" mà đường cong Mordell tương ứng không có nghiệm danh sách các giá trị đó là: Trường hợp đặc biệt "n" = −2 được gọi là Định lý kẹp của Fermat. |
Sau đây là danh sách kết quả cho đường cong Mordell "y" = "x" + "n" với |"n"| ≤ 25. |
Ở đây chỉ hiện các cặp có "y" ≥ 0. |
Trong 1998, J. Gebel, A. Pethö, H. G. Zimmer tìm mọi điểm nguyên cho 0 < |"n"| ≤ 10. |
Trong 2015, M. A. Bennett và A. Ghadermarzi tính toàn bộ điểm nguyên cho 0 < |"n"| ≤ 10. |
- J. Gebel, Data on Mordell's curves for –10000 ≤ "n" ≤ 10000 - M. Bennett, Data on Mordell curves for –10 ≤ "n" ≤ 10 |
Phương trình Ramanujan–Nagell Trong toán học, đặc biệt là trong nhánh lý thuyết số, phương trình Ramanujan–Nagell là phương trình giữa một số chính phương và một số kém hơn 7 so với lũy thừa của 2. |
Nó là 1 trong những ví dụ về phương trình Đi-ô-phăng bao gồm số mũ, phương trình giải với nghiệm nguyên trong đó biến nằm trong số mũ. |
Phương trình được đặt tên theo hai nhà toán học, Srinivasa Ramanujan là người đặt ra giả thuyết phương trình trên chỉ có 5 nghiệm nguyên và Trygve Nagell là người chứng minh giả thuyết đó. |
Từ phương trình nay ta cũng chứng minh được không tồn tại mã nhị phân hoàn hảo với khoảng cách Hamming tối thiểu bằng 5 hoặc 6. |
Phương trình được viết như sau và nghiệm tự nhiên "n" và "x" chỉ tồn tại khi "n" = 3, 4, 5, 7 và 15 . |
Giả thuyết trên lần đầu được đưa ra vào năm 1913 bởi nhà toán học người Ấn độ Srinivasa Ramanujan, đề xuất độc lập trong 1943 bởi nhà toán học Na Uy Wilhelm Ljunggren, và được chính minh trong 1948 bởi nhà toán học Na Uy Trygve Nagell. |
Các giá trị của "x" tương ứng với các giá trị "n" ở trên là:- Số Mersenne tam giác. |
Bài toán tìm tất cả các số dưới dạng 2 − 1 (số Mersenne) đồng thời là số tam giác tương đương với: Dễ thấy giá trị "b" bằng "n" − 3, và các số Mersenne tương ứng (cũng được gọi là số Ramanujan–Nagell) là: với "x" = 1, 3, 5, 11 và 181, cho 0, 1, 3, 15, 4095 . |
Phương trình có dạng sau với "D", "A" , "B" cố định và "x", "n" làm biến được coi là thuộc "dạng Ramanujan–Nagell". |
Kết quả Siegel cho rằng số nghiệm cho mỗi trường hợp là hữu hạn. |
Bằng cách biểu diễn formula_5 với formula_6 và formula_7 với formula_8, phương trình dưới dạng Ramanujan–Nagell có thể rút gọn thành 3 đường cong Mordell (đánh thứ tự bởi formula_9), mỗi đường có hữu hạn số nghiệm nguyên: Phương trình với formula_13 có tối đa hai nghiệm, chỉ trừ trường hợp formula_14 tương ứng với phương trình Ramanujan–Nagell gốc. |
Có vô số giá trị "D" sao cho phương trình chỉ có hai nghiệm, kể cả formula_15. |
Phương trình viết dưới dạng với "D", "A" cố định và "x", "y", "n" làm biến được gọi là thuộc "dạng Lebesgue–Nagell". |
Tên dạng được đặt tên theo Victor-Amédée Lebesgue, người chứng minh rằng phương trình không có nghiệm không tầm thường. |
Kết quả của Shorey và Tijdeman cho rằng mỗi trường hợp có hữu hạn số nghiệm. |
Bugeaud, Mignotte và Siksek giải các phương trình dạng này với "A" = 1 và 1 ≤ "D" ≤ 100. |
Trong đó, phương trình tổng quát của phương trình Ramanujan–Nagell: có nghiệm nguyên dương khi "x" = 1, 3, 5, 11, hoặc 181. |
- Giả thuyết Catalan Liên kết ngoài. |
- Can "N" + "N" + 2 Be A Power Of 2?, Math Forum discussion |
Ivan IV of Russia Ivan IV Vasilyevich (tiếng Nga: "Иван IV Васильевич"; 25 tháng 8, 1530 – 18 tháng 3, 1584) là Đại vương công Moskva từ năm 1533 tới năm 1547. |
Ông là nhà cầm quyền đầu tiên của nước Nga chính thức xưng Sa hoàng (năm 1547). |
Trong thời gian cầm quyền kéo dài của mình ông đã chinh phục các hãn quốc Tartar và Sibir cũng như chuyển nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. |
Trong lịch sử Nga, vị Nga hoàng này đơn giản được gọi là Ivan Grozny (tiếng Nga: Иван Грозный nghe ), và được dịch sang tiếng Việt thành Ivan Bạo Chúa, Ivan Lôi Đế, Ivan Khủng Khiếp hay Ivan Hung Đế Ivan Lôi đế được cho là một Nga hoàng có năng lực và tài trí, nhưng ông cũng bị cho là một bạo chúa đã giết hại nhiều người trong cơn thịnh nộ của mình, bao gồm cả Hoàng tử Ivan Ivanovich. |
Tuy nhiên trong văn học dân gian Nga, Ivan Lôi đế không phải là bạo chúa mà là hiện thân của chính nghĩa, của người bảo vệ dân chúng khỏi bè lũ quý tộc quan lại thối nát. |
Người ta cho rằng Ivan Lôi đế đã tranh thủ được lòng tin của dư luận để phục vụ cho cuộc tranh đấu với các quyền thần và với tầng lớp quý tộc Nga. |
Thời kỳ đầu cầm quyền[sửa | sửa mã nguồn]. |
Ivan là đứa con được chờ đợi từ rất lâu của Vasili III. |
Khi ông mới lên ba, vua cha Vasily III qua đời vì một cái mụn biến chứng trở thành một ung nhọt chết người ở chân. |
Ivan được tuyên bố trở thành Đại vương công Moskva theo yêu cầu của vua cha. |
Ban đầu mẹ ông, Elena Glinskaya giữ vai trò nhiếp chính, nhưng bà cũng qua đời khi Ivan mới lên tám. |
Chức vụ nhiếp chính được các boyar thuộc nhà Shuisky nắm giữ cho tới khi Ivan nắm quyền lực năm 1544. |
Theo chính những bức thư của mình, ông thường cảm thấy bị bỏ rơi và bị các boyar thuộc hai dòng họ Shuisky và Belsky xúc phạm. |
Có lẽ những chấn thương tâm lý này góp phần khiến ông căm ghét các boyar và khiến ông bất ổn về tâm lý. |
Những tình cảm tiêu cực thể hiện trong những bức thư của ông có thể là một sự phản ánh tính khí gắt gỏng của ông. |
Ivan IV, parsuna, 16th-century (Viện Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch) Ngai vàng bằng ngà voi của Ivan Bạo chúa. |
Ngày 16 tháng 1 năm 1547, Ivan trở thành Nga hoàng tại đại giáo đường Uspensky khi 16 tuổi. |
Dù vừa xảy ra vụ Đại hoả hoạn 1547, thời kỳ đầu cầm quyền của ông là một trong những giai đoạn hiện đại hoá và cải cách trong hoà bình. |
Ivan xem xét lại các luật lệ (được gọi là sudebnik), tạo lập một đội quân thường trực (streltsy), thành lập nghị viện Nga đầu tiên cho các tiểu quốc phong kiến (Zemsky Sobor), hội đồng quý tộc (được gọi là Hội đồng được Lựa chọn), và xác nhận vị trí của Nhà thờ với Hội đồng Trăm Tăng hội, thống nhất các lễ nghi và các quy định giáo hội trong toàn bộ đất nước. |
Ông đưa ra sáng kiến tự quản tại các vùng nông thôn, chủ yếu tại Đông bắc Nga, nơi sinh sống của đa phần nông dân. |
Trong thời kỳ cầm quyền của ông lần đầu tiên báo in xuất hiện tại Nga (dù hai ông chủ nhà in đầu tiên người Nga Ivan Fedorov và Pyotr Mstislavets đã phải bỏ chạy khỏi Moskva tới Đại công quốc Lietuva). |
Năm 1547, Hans Schlitte, luật sư của Ivan, đã đưa các thợ thủ công Đức tới làm việc tại Nga. |
Tuy nhiên tất cả những người này đã bị bắt giữ tại Lübeck theo yêu cầu của Ba Lan và Livonia. |
Các hội buôn Đức đã từ chối cảng mới được Ivan cho xây dựng trên sông Narva năm 1550 và tiếp tục giao nhận hàng hoá tới các cảng ven biển Baltic thuộc Livonia. |
Nước Nga vẫn bị cô lập khỏi mạng lưới thương mại đường biển. |
Ivan đã thành lập các kết nối thương mại mới, mở cửa Biển Trắng và cảng Arkhangelsk cho công ty Muscovy của các thương nhân Anh. |
Năm 1552, ông đánh bại Hãn quốc Kazan, do quân đội nước này đã nhiều lần tàn phá vùng đông bắc Nga, và sáp nhập lãnh thổ nước này. |