id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
628
29.6k
gen
stringclasses
1 value
len
int64
200
2k
4
https://vi.wikipedia.org/wiki/Internet%20Society
Internet Society
Internet Society hay ISOC là một tổ chức quốc tế hoạt động phi lợi nhuận, phi chính phủ và bao gồm các thành viên có trình độ chuyên ngành. Tổ chức này chú trọng đến: tiêu chuẩn, giáo dục và các vấn đề về chính sách. Với trên 145 tổ chức thành viên và 65.000 thành viên cá nhân, ISOC bao gồm những con người cụ thể trong cộng đồng Internet. Mọi chi tiết có thể tìm thấy tại website của ISOC. Internet Society nằm ở gần thủ đô Washington, DC, Hoa Kỳ và Geneva, Thụy Sĩ. Số hội viên của nó bao gồm hơn 145 tổ chức thành viên và hơn 65.000 cá nhân. Thành viên còn có thể tự lập một chi nhánh của tổ chức tùy theo vị trí hoặc sở thích. Hiện nay tổ chức có tới 90 chi nhánh trên toàn thế giới. Nhiệm vụ và mục đích hoạt động Bảo đảm, cổ vũ cho sự phát triển, mở rộng và sử dụng Internet được thuận lợi nhất cho mọi người trên toàn thế giới. Xem thêm Lịch sử Internet Tham khảo Liên kết ngoài ISOC Việt Nam IETF and the Internet Society - Về Internet Engineering Task Force và ISOC, bài của Vint Cerf 18/7/1995 L’Association Internationale de Lutte Contre la Cybercriminalité bản lưu Public Interest Registry Internet Tổ chức quốc tế Tổ chức phi lợi nhuận Tiêu chuẩn Internet Khởi đầu năm 1992 Quản lý Internet
232
24
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ohio
Ohio
Ohio (viết tắt là OH, viết tắt cũ là O.) là một tiểu bang khu vực Trung Tây (cũ) nằm ở miền đông bắc Hoa Kỳ. Tên "Ohio" theo tiếng Iroquois có nghĩa là "sông đẹp" và đó cũng là tên của một dòng sông dùng làm ranh giới phía nam của tiểu bang này với tiểu bang Kentucky. Hải quân Hoa Kỳ có đặt tên một vài con tàu được đặt tên là USS Ohio (Chiến Hạm Hoa Kỳ Ohio) để tỏ lòng trân trọng tiểu bang này. Đây là nơi sinh của các Tổng thống: Ulysses S. Grant (tại Point Pleasant), Rutherford B. Hayes (tại Delaware), James A. Garfield (tại Orange, Cuyahoga County), Benjamin Harrison (tại North Bend), William McKinley (tại Niles), William Howard Taft (tại Cincinnati), Warren G. Harding (tại Blooming Grove). Ngoài ra đây còn là nơi sinh của nhà phát minh nổi tiếng Thomas Edison (tại Milan). Lịch sử Ohio là tiểu bang đầu tiên được chia ra từ Lãnh thổ Tây Bắc. Vào thế kỷ 18, Pháp xây dựng lên các cửa khẩu dùng để buôn bán, trao đổi hàng hóa (chủ yếu là lông thú) tại đây. Vào năm 1754, Pháp và Anh giao chiến trên đất Mỹ vì xung đột quyền lợi trong một cuộc chiến mà sau này được gọi là Chiến tranh Pháp với người da đỏ. Vì Hiệp ước Paris, Pháp đành phải chuyển quyền quản lý Ohio cho phía Anh. Anh thông qua Tuyên ngôn 1763 cấm những thực dân Mỹ đừng bố trí trong Vùng Ohio. Quyền kiểm soát của Anh đối với Ohio kết thúc bởi chiến thắng của Mỹ trong Cuộc cách mạng Mỹ. Hoa Kỳ tạo ra vùng lãnh thổ Tây Bắc vào năm 1787. Ohio nằm trong vùng lãnh thổ Tây Bắc. Vùng lãnh thổ Indiana sau đó được tạo ra do Ohio chuẩn bị được trở thành tiểu bang, làm vùng lãnh thổ Tây Bắc nhỏ đi bằng Ohio ngày nay cộng với khoảng một nửa diện tích phía đông của đồng bằng Michigan (Mi-chi-gân). Theo Sắc lệnh Tây Bắc (Northwest Ordinance), Ohio có thể được trở thành tiểu bang khi mà dân số có hơn 60.000 người. Ngày 19 tháng 2 năm 1803, Tổng thống Jefferson ký một đạo luật của Quốc hội công nhận Ohio là tiểu bang thứ 17. Thông lệ của Quốc hội về công bố ngày chính thức có quyền tiểu bang không diễn ra cho đến tận năm 1812, khi Louisiana được nhận vào, cho nên vào năm 1953 Tổng thống Eisenhower ký một đạo luật công bố ngày 1 tháng 3 năm 1803 là ngày chính thức mà Ohio được trở thành tiểu bang Mỹ. Vào năm 1835, Ohio chiến đấu với Michigan trong một cuộc chiến không đổ máu để có được thành phố Gargamesh (ngày nay là Toledo), cuộc chiến này được gọi là Chiến tranh Toledo. Luật pháp và chính quyền Thủ phủ của Ohio là Columbus, gần trung tâm tiểu bang. Thống đốc hiện nay là John Kasich (đảng Cộng hòa), với hai thượng nghị sĩ liên bang là J. D. Vance (Cộng hòa) và Sherrod Brown (đảng Dân chủ). Địa lý Sông Ohio là biên giới phía nam của Ohio (chính xác là ở mực nước sông thấp nhất vào năm 1793 ở bờ bắc của dòng sông) và nhiều đoạn biên giới phía bắc của tiểu bang được xác định theo hồ Erie của Ngũ Đại Hồ (giáp tỉnh Ontario của Canada). Ohio tiếp giáp với Pennsylvania ở phía đông, Michigan ở phía bắc, Indiana ở phía tây, Kentucky ở phía nam, và Tây Virginia ở phía đông nam. Nhiều vùng ở Ohio là đồng bằng bị băng xói mòn, trừ một vùng bằng phẳng về phía tây bắc, ngày xưa gọi là Đầm Lầy Tối Tăm (Great Black Swamp). Vùng đất bị băng xói mòn này ở vùng tây bắc và miền trung bị ngăn cách về phía đông và đông nam bởi vùng bị băng xói mòn thuộc Cao Nguyên Allegheny, tiếp theo đó là một vùng gọi là vùng chưa bị băng xói mòn thuộc Cao Nguyên Allegheny. Nhiều phần của Ohio là vùng đất thấp, nhưng vùng không bị băng xói mòn thuộc cao nguyên Allegheny có núi và rừng nhấp nhô. Những dòng sông quan trọng thuộc tiểu bang này có thể kể là Sông Miami, Sông Scioto, Sông Cuyahoga, và Sông Muskingum. Kinh tế Ohio là tiểu bang quan trọng trong sản xuất máy móc, công cụ, và nhiều vật khác, là một trong những tiểu bang công nghiệp chính của Hoa Kỳ. Vì Ohio nằm trong khu vực trồng ngô của Mỹ, nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh tế của tiểu bang. Ngoài ra, các địa danh lịch sử, những thắng cảnh và các hoạt động giải trí của Ohio là nền tảng cho ngành du lịch phát triển. Hơn 2.500 hồ và 70.000 kilômét của những thắng cảnh bên sông là thiên đường cho những người du lịch bằng thuyền, người đánh cá và người đi bơi. Những địa điểm khảo cổ học về dân da đỏ bao gồm các ngôi mộ và các địa điểm khác thu hút được sự quan tâm đặc biệt về lịch sử. Tổng sản phẩm của Ohio vào năm 1999 là 362 tỷ Mỹ kim, đứng thứ bảy trên toàn nước Mỹ. Thu nhập tính theo đầu người của tiểu bang vào năm 2000 là $28.400 (USD), đứng thứ 19 trong cả nước. Sản phẩm nông nghiệp chính của Ohio là đậu nành, sản phẩm từ sữa, ngô, cà chua, lợn, bò, gia cầm và trứng. Sản phẩm công nghiệp là thiết bị chuyên chở, sản phẩm kim loại đúc sẵn, máy móc, chế biến đồ ăn và thiết bị điện. Dân số Theo Thống kê Dân số năm 2000, dân số là 11.353.140 người. Dân số tăng lên 4,7% (506.025 người) so với năm 1990. Theo thống kê 2000: 85% (9.645.453 người) là người da trắng. 11,5% (1.301.307 người) là người da đen. 1,9% (217.123 người) là người Hispanic hay Latino (người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha). 1,2% (132.633 người) là người Mỹ gốc châu Á. 0,2% (24.486 người) là người da đỏ. 0,02% (2.749 người) là người gốc Hawaii hay từ các đảo ngoài Thái Bình Dương. Trong số đó: 0,8% (88.627 người) là chủng tộc khác. 1,4% (157.885 người) là người có máu hỗn hợp. Năm nhóm người chính theo chủng tộc là người Đức (25,2%), Ailen (12,7%), Mỹ gốc Phi (11,5%), Anh (9,2%), Mỹ (8,5%). 6,6% dân số Ohio dưới 5 tuổi; 25,4% dưới 18 tuổi; và 13,3% từ 65 tuổi trở lên. Nữ giới chiếm khoảng 51,4% số dân. Những thành phố quan trọng Giáo dục Trường đại học 13 trường đại học công lập, trong đó trường lớn nhất là Đại học Tiểu bang Ohio. 24 chi nhánh các trường đại học công lập và khu vực. 46 trường nghệ thuật tự do. 2 trường y tế nhận sự hỗ trợ công. 15 trường cộng đồng. 8 trường kỹ thuật. Trên 24 trường độc lập phi lợi nhuận. Xem Danh sách các trường đại học ở Ohio Thể thao chuyên nghiệp Tham khảo Liên kết ngoài Ohio.gov – website chính thức của chính phủ tiểu bang Ohio Tối cao Pháp Viện Ohio Hạ viện Ohio Thượng viện Ohio Đảng Dan Chủ Ohio Đảng Cộng Hòa Ohio Đài Tin Ohio (ONN) Tiểu bang Hoa Kỳ Trung Tây Hoa Kỳ Cựu thuộc địa và xứ bảo hộ Anh tại châu Mỹ Cựu thuộc địa của Pháp
1,252
45
https://vi.wikipedia.org/wiki/W3C
W3C
World Wide Web Consortium (W3C) là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chính cho World Wide Web. Được thành lập vào năm 1994 và hiện do Tim Berners-Lee lãnh đạo, hiệp hội này bao gồm các tổ chức thành viên duy trì đội ngũ nhân viên toàn thời gian làm việc cùng nhau trong việc phát triển các tiêu chuẩn cho World Wide Web. , W3C có 443 thành viên. W3C cũng tham gia vào giáo dục và tiếp cận cộng đồng, phát triển phần mềm và phục vụ như một diễn đàn mở để thảo luận về Web. Mỗi tiêu chuẩn đi qua bốn giai đoạn: Phác thảo (Working Draft), Chỉnh sửa Cuối cùng (Last Call), Trình chuẩn (Proposed Recommendation) và Chuẩn đủ Tư cách Ứng cử (Candidate Recommendation), trước khi được gọi là Chuẩn Chính thức (Recommendation). Các nhà công nghiệp phần mềm được tự quyết định có theo tiêu chuẩn hay không. Thông thường, nhiều trong số họ theo các tiêu chuẩn này. Lịch sử World Wide Web Consortium (W3C) được thành lập vào năm 1994 bởi Tim Berners-Lee sau khi ông rời Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN). vào tháng 10 năm 1994. Nó được thành lập tại Phòng thí nghiệm khoa học công nghệ Massachusetts (MIT /) LCS) với sự hỗ trợ của Ủy ban Châu Âu, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA), đã tiên phong cho ARPANET, một trong những tiền thân của Internet. Nó được đặt tại Quảng trường Công nghệ cho đến năm 2004, khi nó di chuyển, với CSAIL, đến Trung tâm Stata. Tổ chức cố gắng thúc đẩy sự tương thích và thỏa thuận giữa các thành viên trong ngành trong việc áp dụng các tiêu chuẩn mới được xác định bởi W3C. Các phiên bản HTML không tương thích được cung cấp bởi các nhà cung cấp khác nhau, gây ra sự không nhất quán trong cách hiển thị các trang web. Hiệp hội cố gắng để tất cả các nhà cung cấp đó thực hiện một tập hợp các nguyên tắc và thành phần cốt lõi được tập đoàn lựa chọn. Ban đầu dự định Cern sẽ tổ chức chi nhánh W3C ở châu Âu; tuy nhiên, Cern muốn tập trung vào vật lý hạt chứ không phải công nghệ thông tin. Vào tháng 4 năm 1995, Viện Nghiên cứu Khoa học Máy tính và Tự động hóa Pháp (INRIA) đã trở thành chủ nhà châu Âu của W3C, với Viện Nghiên cứu Đại học Keio tại SFC (KRIS) trở thành chủ nhà châu Á vào tháng 9 năm 1996. Bắt đầu từ năm 1997, W3C đã tạo ra các văn phòng khu vực trên khắp thế giới. Tính đến tháng 9 năm 2009, nó đã có mười tám Văn phòng Thế giới bao gồm Úc, các nước Benelux (Hà Lan, Luxembourg và Bỉ), Brazil, Trung Quốc, Phần Lan, Đức, Áo, Hy Lạp, Hồng Kông, Hungary, Ấn Độ, Israel, Ý, Hàn Quốc, Morocco, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển và, kể từ năm 2016, Vương quốc Anh và Ireland. Vào tháng 10 năm 2012, W3C đã triệu tập một cộng đồng những người chơi và nhà xuất bản web lớn để thiết lập một wiki wiki tìm cách ghi lại các tiêu chuẩn web mở được gọi là WebPl Platform và WebPl Platform Docs. Vào tháng 1 năm 2013, Đại học Beihang trở thành chủ nhà Trung Quốc. Sự bão hòa của đặc tả kỹ thuật Đôi khi, khi một đặc tả trở nên quá lớn, nó được chia thành các mô-đun độc lập có thể trưởng thành theo tốc độ của riêng chúng. Các phiên bản tiếp theo của mô-đun hoặc thông số kỹ thuật được gọi là cấp độ và được biểu thị bằng số nguyên đầu tiên trong tiêu đề (ví dụ: CSS3 = Cấp độ 3). Các sửa đổi tiếp theo trên mỗi cấp được biểu thị bằng một số nguyên theo dấu thập phân (ví dụ: CSS2.1 = Phiên bản 1). Quá trình hình thành tiêu chuẩn W3C được xác định trong tài liệu quy trình W3C, phác thảo bốn mức trưởng thành mà qua đó mỗi tiêu chuẩn hoặc khuyến nghị mới phải tiến triển. Dự thảo công tác (WD) Sau khi đã thu thập đủ nội dung từ 'bản nháp của biên tập viên và thảo luận, nó có thể được xuất bản dưới dạng bản nháp (WD) để cộng đồng xem xét. Tài liệu WD là hình thức đầu tiên của tiêu chuẩn được công khai. Bình luận bởi hầu như bất cứ ai cũng được chấp nhận, mặc dù không có lời hứa nào được thực hiện liên quan đến hành động đối với bất kỳ yếu tố cụ thể nào được nhận xét. Ở giai đoạn này, tài liệu tiêu chuẩn có thể có sự khác biệt đáng kể so với hình thức cuối cùng của nó. Như vậy, bất cứ ai thực hiện các tiêu chuẩn WD nên sẵn sàng sửa đổi đáng kể việc triển khai của họ như các kỳ hạn chuẩn. Đề nghị ứng viên (CR) Đề xuất ứng cử viên là phiên bản của một tiêu chuẩn trưởng thành hơn WD. Tại thời điểm này, nhóm chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn hài lòng rằng tiêu chuẩn đáp ứng mục tiêu của nó. Mục đích của CR là khơi gợi sự viện trợ từ cộng đồng phát triển về việc thực hiện tiêu chuẩn như thế nào. Tài liệu tiêu chuẩn có thể thay đổi hơn nữa, nhưng tại thời điểm này, các tính năng quan trọng chủ yếu được quyết định. Thiết kế của các tính năng này vẫn có thể thay đổi do phản hồi từ người thực hiện. Đề xuất (PR) Một đề xuất được đề xuất là phiên bản của một tiêu chuẩn đã vượt qua hai cấp độ trước đó. Những người sử dụng tiêu chuẩn cung cấp đầu vào. Ở giai đoạn này, tài liệu được đệ trình lên Hội đồng tư vấn W3C để phê duyệt lần cuối. Mặc dù bước này rất quan trọng, nhưng nó hiếm khi gây ra bất kỳ thay đổi đáng kể nào đối với một tiêu chuẩn khi nó chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Đề xuất W3C (REC) Đây là giai đoạn phát triển trưởng thành nhất. Tại thời điểm này, tiêu chuẩn đã trải qua quá trình xem xét và thử nghiệm rộng rãi, trong cả điều kiện lý thuyết và thực tiễn. Tiêu chuẩn này hiện được W3C xác nhận, cho thấy sự sẵn sàng triển khai ra công chúng và khuyến khích sự hỗ trợ rộng rãi hơn giữa những người thực hiện và tác giả. Các khuyến nghị đôi khi có thể được thực hiện không chính xác, một phần hoặc hoàn toàn không, nhưng nhiều tiêu chuẩn xác định hai hoặc nhiều mức độ tuân thủ mà các nhà phát triển phải tuân theo nếu họ muốn gắn nhãn sản phẩm của họ là tuân thủ W3C. Sửa đổi sau Một khuyến nghị có thể được cập nhật hoặc mở rộng bằng các bản nháp lỗi hoặc kỹ thuật soạn thảo được xuất bản riêng cho đến khi có đủ các chỉnh sửa đáng kể để tạo ra một phiên bản mới hoặc mức độ khuyến nghị. Ngoài ra, W3C xuất bản các loại ghi chú thông tin khác nhau sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo. Chứng nhận Không giống như ISOC và các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế khác, W3C không có chương trình chứng nhận. Hiện tại, W3C đã quyết định rằng không phù hợp để bắt đầu một chương trình như vậy, do rủi ro tạo ra nhiều nhược điểm cho cộng đồng hơn là lợi ích. Quản trị viên Hiệp hội được phối hợp quản lý bởi Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính MIT (CSAIL, đặt tại Trung tâm Stata) ở Hoa Kỳ, Hiệp hội nghiên cứu về tin học và toán học châu Âu (ERCIM) (tại Sophia Antipolis, Pháp), Đại học Keio (tại Nhật Bản) và Đại học Beihang (tại Trung Quốc). W3C cũng có Văn phòng Thế giới tại mười tám khu vực trên thế giới. Văn phòng W3C làm việc với các cộng đồng web khu vực của họ để quảng bá các công nghệ W3C bằng ngôn ngữ địa phương, mở rộng cơ sở địa lý của W3C và khuyến khích sự tham gia của quốc tế vào các Hoạt động của W3C. [Cần dẫn nguồn] W3C có một đội ngũ nhân viên 70 7080 trên toàn thế giới vào năm 2015. W3C được điều hành bởi một nhóm quản lý phân bổ các nguồn lực và thiết kế chiến lược, do Giám đốc điều hành Jeffrey Jaffe (kể từ tháng 3 năm 2010), cựu CTO của Novell. Nó cũng bao gồm một ban cố vấn hỗ trợ trong các vấn đề chiến lược và pháp lý và giúp giải quyết xung đột. Phần lớn công việc tiêu chuẩn hóa được thực hiện bởi các chuyên gia bên ngoài trong các nhóm làm việc khác nhau của W3C. Thành viên Hiệp hội được điều hành bởi các thành viên của nó. Danh sách các thành viên có sẵn cho công chúng. Thành viên bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học, các tổ chức chính phủ và cá nhân. Yêu cầu thành viên là minh bạch ngoại trừ một yêu cầu: Đơn đăng ký làm thành viên phải được W3C xem xét và phê duyệt. Nhiều hướng dẫn và yêu cầu được nêu chi tiết, nhưng không có hướng dẫn cuối cùng về quy trình hoặc tiêu chuẩn mà cuối cùng thành viên có thể được phê duyệt hoặc từ chối. Chi phí thành viên được đưa ra trên một thang trượt, tùy thuộc vào đặc điểm của tổ chức áp dụng và quốc gia nơi nó được đặt. Các quốc gia được phân loại theo nhóm gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới theo GNI ("Tổng thu nhập quốc dân") trên đầu người. Sự chỉ trích Vào năm 2012 và 2013, W3C đã bắt đầu xem xét thêm Tiện ích mở rộng phương tiện mã hóa dành riêng cho DRM (EME) vào HTML5, vốn bị chỉ trích là chống lại tính mở, khả năng tương tác và tính trung lập của nhà cung cấp mà các trang web phân biệt được xây dựng chỉ sử dụng các tiêu chuẩn W3C từ các trang web yêu cầu trình cắm độc quyền như Flash. Vào ngày 18 tháng 9 năm 2017, W3C đã xuất bản thông số kỹ thuật EME dưới dạng Khuyến nghị, dẫn đến sự từ chức của Tổ chức biên giới điện tử khỏi W3C. Tiêu chuẩn Các tiêu chuẩn W3C / IETF (bộ giao thức Internet): ActivityPub CGI CSS DOM EME GRDDL HTML JSON-LD MathML OWL P3P PROV RDF SISR SKOS SMIL SOAP SPARQL SRGS SSML SVG VoiceXML WAI-ARIA WCAG WebAssembly WSDL XForms XHTML XHTML+Voice XML XML Events XML Information Set XML Schema XPath XQuery XSL-FO XSLT XTiger Tham khảo Liên kết ngoài Website chính thức Dịch các tài liệu của W3C sang tiếng Việt (with links to local Offices, and many others) About the World Wide Web Consortium W3C Technical Reports and Publications W3C Process Document W3C History How to read W3C specs Consortium công nghệ Tổ chức tiêu chuẩn Hoa Kỳ Tim Berners-Lee Dịch vụ web Phát triển web Tổ chức thành lập năm 1994
1,912
46
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20K%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20v%C3%A0%20%C4%90%E1%BA%A7u%20t%C6%B0%20%28Vi%E1%BB%87t%20Nam%29
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ Căn cứ theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây: Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch; chiến lược huy động vốn đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Chính phủ. Có trách nhiệm quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước Đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài Vốn ODA, vốn vay ưu đãi Đấu thầu Các khu kinh tế Đăng ký và phát triển doanh nghiệp Kinh tế tập thể, hợp tác xã Thống kê. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật. Lịch sử Ngược trở lại lịch sử, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ. Ngày 31 tháng 12 năm 1945 trở thành ngày truyền thống của Bộ Kế hoạch và Đầu tư . Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác. Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Đây chính là tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay. Chủ nhiệm đầu tiên là Phạm Văn Đồng. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Bộ trưởng đầu tiên là Đỗ Quốc Sam. Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 25 tháng 7 năm 2017, Chính phủ ra Nghị định số 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 28 tháng 10 năm 2022, Chính phủ ra Nghị định số 89/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Lãnh đạo Bộ Bộ trưởng: Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng Thứ trưởng: Trần Quốc Phương, Bí thư Đảng ủy Bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Trần Duy Đông, nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ Nguyễn Thị Bích Ngọc, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế Đỗ Thành Trung, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Cơ cấu tổ chức Khối cơ quan quản lý nhà nước Văn phòng Bộ Thanh tra Bộ Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Pháp chế Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ Vụ Tài chính, tiền tệ Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ Vụ Kinh tế nông nghiệp Vụ Phát triển hạ tầng và đô thị Vụ Quản lý các khu kinh tế Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư Vụ Kinh tế đối ngoại Vụ Lao động, văn hóa, xã hội Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường Vụ Quản lý quy hoạch Vụ Quốc phòng, An ninh Cục Quản lý đấu thầu Cục Phát triển doanh nghiệp Cục Đầu tư nước ngoài Cục Quản lý đăng ký kinh doanh Cục Kinh tế hợp tác Tổng cục Thống kê Khối đơn vị sự nghiệp Viện Chiến lược phát triển Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số Báo Đầu tư Học viện Chính sách và Phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Danh sách Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban qua các thời kỳ Danh sách Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban qua các thời kỳ • Lê Văn Hiến (1959 - 1962) • Nguyễn Côn (1960 - 1965) • Đặng Việt Châu (1960 - 1965) • Trần Quý Hai (1961 - 1963) • Trần Sâm (1963 - 1965) • Nguyễn Văn Kha (1969 - 1974) • Đặng Thí (1969 - 1971) • Trần Quỳnh (1969 - 1973) • Nguyễn Lam (1969 - 1973) • Lê Trung Toản (1973 - 1982) • Đinh Đức Thiện (1974 - 1977) • Nguyễn Hữu Mai (1975 - 1976), (1976 - 1980) • Hoàng Văn Thái (1977 - 1980) • Hồ Viết Thắng (1961 - 1983) • Bùi Phùng (1980 - 1992) • Trần Phương (2/1980 - 1/1981) • Đậu Ngọc Xuân (1980-1987) • Hoàng Quy (1983 - 2/1987) • Vũ Đại (1983 -1987) • Nguyễn Hà Phan (1987 - 1989) • Bùi Công Trừng • Nguyễn Văn Vịnh • Lê Văn Hiến • Trần Hữu Dực • Võ Hồng Phúc (1988 - 1992) • Nguyễn Mại (1989 - 1995) • Trần Xuân Giá (1992 - 1995) • Phạm Gia Khiêm (1993 - 1995) • Trần Đình Khiển • Trương Văn Đoan (2003 - 2010) • Nguyễn Bích Đạt • Cao Viết Sinh • Bùi Quang Vinh • Đào Quang Thu • Đặng Huy Đông • Nguyễn Đức Trung (28/1/2019-27/2/2020), nay là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An • Lê Quang Mạnh, nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội • Nguyễn Chí Dũng, nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư • Nguyễn Văn Hiếu - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre • Võ Thành Thống Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Huân chương Sao Vàng Kinh tế Việt Nam
1,762
95
https://vi.wikipedia.org/wiki/VIQR
VIQR
VIQR (viết tắt của tiếng Anh Vietnamese Quoted-Readable) là một quy ước để viết chữ tiếng Việt dùng bảng mã ASCII 7 bit. Vì tính tiện lợi của nó, quy ước này được sử dụng phổ biến trên Internet, nhất là khi bảng mã Unicode chưa được áp dụng rộng rãi. Hiện nay quy ước VIQR vẫn còn được một số người hay nhóm thư sử dụng. Quy tắc Quy ước VIQR sử dụng ký tự có trên bàn phím để biểu thị dấu: Một ví dụ của VIQR: Việt Nam đất nước mến yêu => Vie^.t Nam dda^'t nu*o*'c me^'n ye^u Quy ước VIQR dùng DD cho chữ Đ, và dd cho đ. Dấu cách \ được dùng trước dấu chấm câu (.) (?) nếu dấu chấm câu này đặt ngay sau nguyên âm và trong từ có nguồn gốc nước ngoài. Ví dụ: O^ng te^n gi`\? To^i te^n la`.... Ông tên gì? Tôi tên là.... Một biến thể của quy ước VIQR là VIQR*. Trong đó, dấu * được dùng thay cho dấu + để bỏ dấu móc. Lịch sử Quy ước VIQR đã được dùng tại miền Nam trước 1975 trong việc lưu giữ các tài liệu của quân đội. Năm 1992, quy ước này được Nhóm Viet-Std (Vietnamese-Standard Working Group - Nhóm Nghiên cứu Tiêu chuẩn Tiếng Việt) thuộc TriChlor group tại California chuẩn hóa. Lối viết này hiện nay cũng được dùng thường xuyên trên mạng, khi chat, vì tiện lợi, không cần dùng phần mềm nào cả và có thể dùng mọi lúc mọi nơi. Xem thêm Mnemonic Encoding Specification for Vietnamese VISCII VNI Tham khảo Liên kết ngoài The VIQR Convention RFC 1456 – Conventions for Encoding the Vietnamese Language (VISCII và VIQR) Mã ký tự Kiểu gõ chữ Việt
280
106
https://vi.wikipedia.org/wiki/San%20Diego
San Diego
San Diego là một thành phố duyên hải miền nam tiểu bang California, góc tây nam Hoa Kỳ lục địa, phía bắc biên giới México. Thành phố này là quận lỵ của Quận San Diego và là trung tâm kinh tế vùng đô thị San Diego—Carlsbad—San Marcos. Tính đến năm 2010 Thành phố San Diego có 1,301,617 người. San Diego là thành phố lớn thứ nhì trong tiểu bang California (sau thành phố Los Angeles), và lớn thứ tám tại Hoa Kỳ. Lịch sử San Diego được thành lập vào năm 1602 trong thuộc địa Tân Tây Ban Nha đặt tên theo Thánh Điđacô ("San Diego" trong tiếng Tây Ban Nha). Trước khi người châu Âu đến lập nghiệp thì người thổ dân Kumeyaay và tổ tiên của họ đã cư ngụ trong vùng cách đây hơn 10,000 năm. Năm 1822, San Diego trở thành một phần của nước México mới giành độc lập. Sau Chiến tranh Mỹ-Mexico, thành phố đã được sáp nhập vào Hoa Kỳ. Dùng đường bộ, San Diego cách Los Angeles 2½ giờ xe chạy về phía nam và nửa giờ xe về phía bắc từ Tijuana, Mexico. Khí hậu San Diego là một thành phố nằm ngay bên bờ Thái Bình Dương, sát biên giới Mexico, San Diego có khí hậu ấm áp quanh năm và được gọi là thành phố tốt nhất nước Mỹ. Chú thích Liên kết ngoài City of San Diego Official Website City of San Diego Redevelopment Agency Website Centre City Development Corporation Website Southeastern Economic Development Corporation Website SANDAG, San Diego's Regional Planning Agency Demographic Fact Sheet from Census Bureau History of San Diego from San Diego Historical Society San Diego Unified School District San Diego Public Library San Diego Convention and Visitors Bureau San Diego Wiki Thành phố của California Quận San Diego, California Thành phố ven biển Quận lỵ California
298
667
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93%20Bi%E1%BB%83u%20Ch%C3%A1nh
Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh (胡表政,1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung (胡文中), tự Biểu Chánh (表政), hiệu Thứ Tiên (次仙); là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông là một viên chức dưới thời Pháp thuộc và làm quan đến chức Đốc phủ sứ. Ông có 9 người con, 5 trai và 4 gái. Con trưởng là Hồ Văn Kỳ Trân là một nhà báo và Dân biểu thời Việt Nam Cộng hòa, người con thứ 7 là Đại tá Hồ Văn Di Hinh, nguyên là thị trưởng Đà Lạt, và cháu đích tôn của ông là Hồ Văn Kỳ Thoại, Phó đề đốc Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Tiểu sử Ông sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc ấp Thành Nhứt, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt. Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và dành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương. Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 73 tuổi. Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp. Sự nghiệp văn chương Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quý mến hơn tên thật Hồ Văn Trung của ông. Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan... đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Kỳ, từ giọng văn đến miêu tả con người. Ông có phóng tác một số tiểu thuyết Pháp. Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam Kỳ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt của ông nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch. Các tác phẩm Dịch thuật: Tân soạn cổ tích (cổ văn Trung Quốc, Sài Gòn-1910) Lửa ngún thình lình (dịch tiếng Pháp, SG, 1922) Thơ: U tình lục (Sài Gòn – 1910) Vậy mới phải (Long Xuyên – 1913) Biểu Chánh thi văn (Tập i, ii, iii bản thảo) Tùy bút phê bình: Chưởng Hậu quân Võ Tánh (Sài Gòn – 1926) Chánh trị giáo dục (Gò Công – 1948) Tùy bút thời đàm (Gò Công – 1948) Hồi ký: Ký ức cuộc đi Bắc Kỳ (1941) Mấy ngày ở Bến Súc (1944) Đời của tôi: 1. Về quan trường, 2. Về Văn nghệ, 3. Về phong trào cách mạng Một thiên ký ức: Nam Kỳ cộng hòa tự trị (Gò Công – 1948) Tâm hồn tôi (Gò Công – 1949) Nhàn trung tạp kỷ (tập i, ii, iii Gò Công – 1949) Hài kịch: Tình anh em (Sài Gòn – 1922) Toại chí bình sinh (Sài Gòn – 1922) Đại nghĩa diệt thân (Bến Súc – 1945) Hát bội: Thanh Lệ kỳ duyên (Sài Gòn 1926 – 1941) Công chúa kén chồng (Bình Xuân – 1945) Xả sanh thủ nghĩa (Bình Xuân – 1945) Trương Công Định qui thần (Bình Xuân – 1945) Cải lương: Hai khối tình (Sài Gòn – 1943) Nguyệt Nga cống Hồ (Sài Gòn – 1943) Vì nước vì dân (Gò Công - 1947) Đoản thiên: Chị Hai tôi (Vĩnh Hội – 1944) Thầy chùa trúng số (Vĩnh Hội – 1944) Ngập ngừng (Vĩnh Hội) Một đóa hoa rừng (Vĩnh Hội – 1944) Hai Thà cưới vợ (Vĩnh Hội) Lòng dạ đàn bà (Sài Gòn – 1935) Truyện ngắn: Chuyện trào phúng, tập I, II (Sài Gòn – 1935) Chuyện lạ trên rừng (Bến Súc – 1945) Truyền kỳ lục (Gò Công – 1948) Biên khảo: Pétain cách ngôn Á đông triết lý hiệp giải (Sài Gòn – 1942) Gia Long khai quốc văn thần (Sài Gòn – 1944) Gia Định Tổng trấn (Sài Gòn) Chấn hưng văn học Việt Nam (Sài Gòn – 1944) Trung Hoa tiểu thuyết lược khảo (Sài Gòn – 1944) Đông Châu liệt quốc chí bình nghị (Bến Súc – 1945) Tu dưỡng chỉ nam (Bến Súc – 1945) Pháp quốc tiểu thuyết lược khảo (Bình Xuân – 1945) Một lằn chánh khí: Văn Thiên Tường (BX 1945) Nhơn quần tấn hóa sử lược (Gò Công – 1947) Âu Mỹ cách mạng sử (Gò Công – 1948) Việt ngữ bổn nguyên (Gò Công – 1948) Thành ngữ tạp lục (Gò Công – 1948) Phật tử tu tri (Gò Công) Nho học danh thơ (Gò Công) Thiền môn chư Phật (Gò Công – 1949) Địa dư đại cương (Gò Công) Hoàng cầu thông chí (Gò Công) Phật giáo cảm hóa Trung Hoa (1950) Phật giáo Việt Nam (1950) Trung Hoa cao sĩ, ẩn sĩ, xứ sĩ (1951) Nho giáo tinh thần (1951) Tiểu thuyết: Ai làm được (Cà Mau 1912, phỏng theo André Cornelis của Paul Bourget) Ái tình miếu (Vĩnh Hội – 1941) Bỏ chồng (Vĩnh Hội – 1938) Bỏ vợ (Vĩnh Hội – 1938) Bức thơ hối hận (Gò Công – 1953) Cay đắng mùi đời (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Không gia đình của Hector Malot) Cha con nghĩa nặng (Càn Long - 1929) Chị Đào, Chị Lý (Phú Nhuận – 1957) Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas) Chút phận linh đinh (Càn Long – 1928, phỏng theo Trong gia đình của Hector Malot) Con nhà giàu (Càn Long – 1931) Con nhà nghèo (Càn Long – 1930) Cư Kỉnh (Vĩnh Hội – 1941) Cười gượng (Sài Gòn – 1935) Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn – 1955) Dây oan (Sài Gòn – 1935) Đỗ Nương Nương báo oán (Sài Gòn - 1954) Đóa hoa tàn (Vĩnh Hội – 1936) Đoạn tình (Vĩnh Hội – 1940) Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (Phú Nhuận – 1957) Hai chồng (Sài Gòn – 1955) Hai khối tình (Vĩnh Hội – 1939) Hai vợ (Sài Gòn – 1955) Hạnh phúc lối nào (Phú Nhuận – 1957) Kẻ làm người chịu (Càn Long – 1928) Khóc thầm (Càn Long – 1929) Lá rụng hoa rơi (Sài Gòn – 1955) Lạc đường (Vĩnh Hội – 1937) Lẫy lừng hào khí (Phú Nhuận – 1958) Lời thề trước miễu (Vĩnh Hội – 1938) Mẹ ghẻ con ghẻ (Vĩnh Hội – 1943) Một chữ tình (Sài Gòn – 1923) Một đời tài sắc (Sài Gòn – 1935) Một duyên hai nợ (Sài Gòn – 1956) Nam cực tinh huy (Sài Gòn – 1924) Nặng bầu ân oán (Gò Công – 1954) Nặng gánh cang thường (Càn Long - 1930) Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn – 1926, phỏng theo Những người khốn khổ của Victor Hugo) Người thất chí (Vĩnh Hội – 1938, phỏng theo Tội ác và hình phạt của Fyodor Mikhailovich Dostoevsky) Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn – 1925) Những điều nghe thấy (Sài Gòn – 1956) Nợ đời (Vĩnh Hội – 1936) Nợ tình (Phú Nhuận – 1957) Nợ trái oan (Phú Nhuận – 1957) Ở theo thời (Sài Gòn – 1935) Ông Cả Bình Lạc (Sài Gòn – 1956) Ông Cử (Sài Gòn – 1935) Sống thác với tình (Phú Nhuận – 1957) Tại tôi (Vĩnh Hội – 1938) Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội – 1937) Tắt lửa lòng (Phú Nhuận – 1957) Thầy Thông ngôn (Sài Gòn – 1926) Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn – 1935) Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn – 1925) Tìm đường (Vĩnh Hội – 1939) Tình mộng (Sài Gòn – 1923) Tơ hồng vương vấn (1955) Trả nợ cho cha (Sài Gòn – 1956) Trọn nghĩa vẹn tình (Gò Công – 1953) Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận – 1957) Từ hôn (Vĩnh Hội – 1937) Vì nghĩa vì tình (Càn Long – 1929) Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận – 1957) Ý và tình (Vĩnh Hội – 1938 – 1942) Người vợ hiền (?) * Phim Chuyển thể từ các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, có: Con nhà nghèo (1998) Ân oán nợ đời (2002) Nợ đời (2002) Chúa tàu Kim Quy (2002) Cay đắng mùi đời (2007) Tại tôi (2009) Tân Phong nữ sĩ (2009) Tình án (2009) Khóc thầm (2010) Lòng dạ đàn bà (2011) Ngọn cỏ gió đùa (2013) Hai khối tình (2015) Con nhà giàu (2015) Thế thái nhân tình (2017) Duyên định kim tiền (2017) Tơ hồng vương vấn (2017) Oan trái nghĩa tình (2019) Lỗi đạo cang thường (2022) Gieo nhân (2023) Tham khảo Liên kết ngoài Hồ Biểu Chánh.com Hồ Biểu Chánh.org Thụy Khuê: Kỷ Niệm 50 năm cụ Hồ Biểu Chánh qua đời. Người Gò Công Nhà văn Việt Nam thời Pháp thuộc Cựu học sinh Collège de My Tho
1,662
673
https://vi.wikipedia.org/wiki/A
A
A, a (/a/ trong tiếng Việt, /êi/ trong tiếng Anh) là chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái Latinh và chữ cái tiếng Việt. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ A hoa có giá trị 65 và chữ a thường có giá trị 97. Trong hệ đo lường quốc tế: A là ký hiệu cho ampe, atmosphere(đơn vị đo áp suất) a được dùng cho tiền tố atô – hay . a là đơn vị đo diện tích, . Trong âm nhạc, A đồng nghĩa với nốt La. Trong y tế, A là tên của một trong 4 nhóm máu chính. Trong hóa sinh học, A là biểu tượng cho alanin và adenosin. Trong thiên văn học, A là tên của loại sao thứ nhất. Tập tin:Times New Roman.png A cũng là tên của một loại vitamin là vitamin A. Trong toán học, A là biểu diễn của 10 trong các hệ đếm cơ số lớn hơn 10. Xem thêm hệ thập lục phân. Trong tin học: <a> là một phần tử HTML để biểu diễn thẻ "neo" (anchor). A đôi khi đại diện cho tập hợp các ký tự thuộc bảng chữ cái Latinh trong chuỗi. A:\ là địa chỉ quy ước của đường dẫn tới đĩa mềm đầu tiên trong các hệ điều hành dựa trên DOS. Trong điện tử học: A là kích thước tiêu chuẩn của pin. A chỉ tới anôt, cực dương trong các ống chân không. Trong tiếng Việt, a có thể là một câu cảm đầu câu. Ví dụ: A, bài hát này hay quá! Mọi người hay có những câu nói bắt đầu bằng chữ A (ví dụ: Alo, Ai, Ao,...) Trong tiêu chuẩn quốc tế về kích thước giấy, A là một tập hợp các loại giấy có tỷ lệ chiều dài/chiều cao là khoảng 70% (tính theo giấy đặt dọc). Ví dụ: giấy A4 có kích thước 210 x 297 mm, giấy A3 có kích thước 297 x 420 mm, A0 có kích thước 840 x 1188 mm v.v Trong hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị của Việt Nam, thì chứng chỉ A là mức thấp nhất, dành cho những người qua được kỳ thi ở mức cơ bản. Trong các loại bài tú lơ khơ, A được sử dụng cho quân Át (hay còn gọi là quân xì), tùy theo cách tính điểm trong từng loại bài có thể có giá trị 1 hay 13 điểm. Theo mã số xe quốc tế, A được dùng cho Áo (Austria). A được gọi là Alfa hay Alpha trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, A tương đương với Α và a tương đương với α. Trong bảng chữ cái Cyrill, A và a giống như trong bảng chữ cái Latinh. {\displaystyle 10^{-18}} Cách phát âm một vài ngôn ngữ Trong Latinh, A được đọc là ây. Tiếng Trung là 啊, đọc là a. Tiếng Nhật là あ「ア」, đọc là a. Tiếng Hàn là 아, đọc là a. Tham khảo Liên kết ngoài History of the Alphabet Ký tự Latinh Mẫu tự nguyên âm
515
674
https://vi.wikipedia.org/wiki/B
B
B, b (gọi là bê hoặc bờ) là chữ thứ hai trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ tư trong bảng chữ cái tiếng Việt. Bảng chữ cái Etruscan không sử dụng chữ B bởi vì ngôn ngữ đó không có âm bật kêu. Tuy thế người Etruscan vẫn hiểu chữ bêta của tiếng Hy Lạp. Chữ B có trong tiếng Latinh có thể vì ảnh hưởng của tiếng Hy Lạp. Tiếng Xê-mit có chữ bêt, cũng phát âm là /b/, với nghĩa đầu tiên là "nhà." Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ B hoa có giá trị 66 và chữ b thường có giá trị 98. Trong âm nhạc B đồng nghĩa với nốt Si. Tuy nhiên trong một số quốc gia nốt Si được viết là H B là một trong 4 nhóm máu chính. B cũng là tên của nhiều loại vitamin: B1, B2, B6, B12. Trong hệ đo lường quốc tế, B là ký hiệu cho bel. Trong hoá học, B là ký hiệu cho nguyên tố bo (Boron Z = 5). Trong thiên văn học, B là tên của loại sao thứ hai. Trong vật lý, b là ký hiệu cho hạt quark dưới (bottom). Trong mô hình màu RGB, B đại diện cho màu xanh lam (blue). Trong tin học: b là viết tắt của bit, và B là viết tắt của byte. B là tên của hai ngôn ngữ lập trình, xem: ngôn ngữ lập trình B và ngôn ngữ kỹ thuật B (specification language). <b> là một thẻ HTML để làm cho ký tự biểu hiện dưới dạng đậm (bold). Trong toán học: B thông thường được sử dụng như là biểu diễn cho giá trị số 11 trong các hệ đếm cơ số lớn hơn 11. Xem thêm hệ thập lục phân. B có thể dùng để biểu diễn hình cầu. B có thể là hằng số Brun, xấp xỉ bằng 1,902160583104. Trong hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị của Việt Nam, thì chứng chỉ B là mức thứ hai sau chứng chỉ A, dành cho những người qua được kỳ thi ở trên mức cơ bản. Trong tiêu chuẩn quốc tế về kích thước giấy, B là một tập hợp các loại giấy có tỷ lệ chiều dài/chiều cao là ma, 1000 x 1414 mm v.v Trong môn cờ vua, B là ký hiệu để ghi quân Tượng (Bishop). Theo mã số xe quốc tế, B được dùng cho Bỉ (Belgique). B được gọi là Bravo trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, B tương đương với Β và b tương đương với β. Trong bảng chữ cái Cyrill, B tương đương với Б và b tương đương với б. Cách phát âm Trong Latinh, B được đọc là "bi". Trong tiếng Việt, B được đọc là "bê" hoặc "bờ". Tham khảo Ký tự Latinh
489
676
https://vi.wikipedia.org/wiki/D
D
D, d (gọi là "dê" hay "đê" tùy thuộc vào ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt hay tiếng nước ngoài) là một chữ cái thuộc bảng chữ cái Latinh. Tuỳ thuộc vào số chữ cái đứng trước chữ d trong bảng chữ cái mà thứ tự của chữ d trong bảng chữ cái La-tinh của ngôn ngữ này có thể giống hoặc khác với thứ tự của chữ d trong bảng chữ cái của ngôn ngữ khác. Chữ d là chữ cái thứ sáu trong bảng chữ cái chữ Quốc ngữ và tiếng Hungary, chữ cái thứ tư trong bảng chữ cái tiếng Anh và tiếng Pháp. Nguồn gốc Chữ dâlet của tiếng Xê-mit có lẽ có gốc từ dấu tốc ký cho con cá hoặc cái cửa. Trong các tiếng Xê-mit, tiếng Hy Lạp cổ và cận đại và tiếng Latinh, chữ này đọc như /d/ (chữ Đ trong tiếng Việt). Trong bảng chữ cái Etruscan, chữ này không cần thiết nhưng vẫn được giữ (xem chữ B). Sử dụng Biểu thị ngữ âm Trong tiếng Việt trung đại, chữ d được dùng để dùng để ghi phụ âm /d/ [d̪] (âm tắc răng hữu thanh). Trong tiếng Việt hiện đại, âm vị được ghi bằng chữ d không còn là /d/ nữa mà là âm khác, âm khác đó là âm gì thì phụ thuộc vào phương ngữ tiếng Việt mà người viết sử dụng. Trong phương ngữ Bắc Bộ của tiếng Việt hiện đại, âm vị đối ứng với chữ d là /z/. Trong phương ngữ Nam Bộ, âm vị đối ứng với chữ d là /j/. Trong hầu hết những ngôn ngữ sử dụng chữ Latinh trên thế giới (tiếng Anh, tiếng Pháp,...) cũng như các hệ thống chuyển tự Latinh như romaji (tiếng Nhật), chữ D được phát âm /d/. Vì vậy người nước ngoài thường đọc tên người Việt có chữ D đứng đầu thành âm /d/ (ví dụ như dung bị đọc là /duŋ/, nghe giống như là "đung"), nên một số người Việt đôi khi thay D bằng Z hoặc thêm Z sau D để biểu thị đúng âm /z/ (ví dụ như Hồ Dzếnh, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân), đặc biệt nếu phải viết tên riêng không dấu (ví dụ như Doãn viết thành "Dzoan"/"Zoan" thay vì "Doan" để phân biệt với Đoàn, hay Dương viết thành "Dzuong"/"Zuong" thay vì "Duong" để phân biệt với Đường). Nhà ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng luôn sử dụng tên của ông trong tiếng Anh là "Nguyen Quoc Dzung" thay vì "Nguyen Quoc Dung". Chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết di chúc đã viết chữ "z" thay "d" (viết "nhân zân" thay vì viết "nhân dân"). Cách dùng khác Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ D hoa có giá trị 68 và chữ d thường có giá trị 100. Trong âm nhạc, D đồng nghĩa với nốt Rê. Trong hệ đo lường quốc tế, d là ký hiệu cho ngày và được dùng cho tiền tố deci – hay 1/10. Trong tin học, D là tên của một ngôn ngữ lập trình; xem ngôn ngữ lập trình D. Trong toán học: d là ký hiệu cho toán tử vi phân. D thông thường được sử dụng trong các hệ đếm cơ số lớn hơn 13 để biểu diễn giá trị số 13. Xem thêm hệ thập lục phân. Trong hình học, d được sử dụng như tham số cho đường kính của hình tròn hay hình cầu. Trong cách ghi số theo kiểu số La Mã, D có giá trị bằng 500. Trong điện tử học, D là một kích cỡ tiêu chuẩn của pin khô. Trong hóa học, D là ký hiệu của đơteri, một đồng vị của hiđrô. Trong hóa sinh học, D là ký hiệu của axít aspartic. Trong khí quyển Trái Đất, lớp D là một phần của tầng ion. Theo mã số xe quốc tế, D được dùng cho Đức (Deutschland). D được gọi là Delta trong bảng chữ cái âm học NATO; nhưng để tránh nhận lầm với hãng hàng không Delta, người ta dùng Dixie tại các phi trường để gọi D. Trong vật lí học, D là kí hiệu của khối lượng riêng và d là kí hiệu của trọng lượng riêng. D, tên một loại vitamin. Tham khảo Ký tự Latinh
721
677
https://vi.wikipedia.org/wiki/E
E
E, e (phát âm là /e/ trong tiếng Việt; /i:/ trong tiếng Anh) là chữ thứ năm trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ tám trong Bảng chữ cái tiếng Việt, nó đến từ chữ epsilon của tiếng Hy Lạp. Chữ hê của tiếng Xê-mit có lẽ có nghĩa đầu tiên là "người cầu nguyện". Trong tiếng Xê-mit, chữ này đọc như /h/ (nhưng đọc là /e/ trong những từ có gốc từ tiếng khác); trong tiếng Hy Lạp, hê trở thành epsilon, đọc như /e/. Người Etruscan và người La Mã dùng lối phát âm này. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ E hoa có giá trị 69 và chữ e thường có giá trị 101. Trong âm nhạc, E đồng nghĩa với nốt Mi. E cũng là tên của một loại vitamin. Trong hệ đo lường quốc tế, E được dùng cho tiền tố êxa – hay 1018. Trong toán học: Số e là hằng số Euler, một số siêu việt (vào khoảng 2,71828182846). Nó được sử dụng như là cơ số trong các phép tính logarit tự nhiên. E trong cách ghi khoa học của một số biểu thị a10b. Ví dụ 7E8 = 7x108 = 700.000.000 Trong các hệ đếm cơ số từ 15 trở lên, E được sử dụng như ký hiệu của số 14. Xem thêm hệ thập lục phân. Trong Hoá Học: e là ký hiệu của hạt electron. Trong vật lý học: E là ký hiệu cho năng lượng như trong E=mc2. E cũng có thể là ký hiệu cho điện trường. là ký hiệu cho electron. Trong thống kê và xác suất, E là giá trị biểu kiến mong đợi. € là ký hiệu của đồng Euro, đơn vị tiền tệ của Liên Minh Âu Châu. Theo mã số xe quốc tế, E được dùng cho Tây Ban Nha (España). E được gọi là Echo trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, E tương đương với Ε và e tương đương với ε. Trong bảng chữ cái Cyrill, E có 2 tương đương: E và Э cho chữ hoa, e và э cho chữ thường. Tham khảo Ký tự Latinh Mẫu tự nguyên âm
375
678
https://vi.wikipedia.org/wiki/F
F
Về album nhạc, xem {Pha thăng F♯}; A♯ ∞ F, f (gọi là ép hoặc ép-phờ) là chữ thứ sáu trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh nhưng không được sử dụng trong tiếng Việt vì Quốc Ngữ dùng chữ ghép "ph", tuy nhiên có một số người Việt vẫn sử dụng chữ "f" để viết âm "phờ" trong tiếng Việt, ví dụ như chính chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết di chúc đã viết chữ "f" thay vì viết "ph" (ông đã viết các từ "Đỗ Fủ" thay "Đỗ Phủ", "fòng khi" thay "phòng khi", "fục vụ" thay "phục vụ"). Người Etruscan là người phát minh ra chữ ghép này; chữ F một mình đọc như /w/ trong tiếng Etruscan cũng như tiếng Hy Lạp. Gốc của F là chữ wâw của tiếng Xê-mit, cũng đọc như /w/ và có lẽ có nghĩa đầu tiên là "cái móc, cái gậy". Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ F hoa có giá trị 70 và chữ f thường có giá trị 102. Trong âm nhạc, chữ F in hoa đồng nghĩa với nốt Fa. Chữ "f" viết thường trong âm nhạc hiện đạc là ký hiệu diễn tấu tốc độ riêng biệt của bản nhạc. Nghiên cứu đến hiện nay phân ra 3 dạng tốc độ la f;ff;fff. Trong hệ đo lường quốc tế: "F"là ký hiệu của farad. "f"được dùng cho tiền tố femtô – hay 10−15. Trong hoá học, F là ký hiệu cho nguyên tố fluor (Fluorine Z = 9). Trong hóa sinh học, F là ký hiệu cho phenylalanin. Trong vật lý học: F là hằng số Faraday. °F là ký hiệu cho nhiệt độ Fahrenheit. đôi khi f được sử dụng như tham số của tần số. Trong quang học, F thường được sử dụng như ký hiệu cho tiêu điểm của thấu kính còn f được sử dụng như tiêu cự của thấu kính đó. Trong nhiếp ảnh, f là tiêu cự và F là số F. Trong tin học, ngôn ngữ lập trình F là một bộ phận của Fortran 95, có mục đích sử dụng trong giáo dục và khoa học. Trong toán học: F được sử dụng trong các hệ đếm cơ số từ 16 trở lên để biểu diễn giá trị số 15. Xem thêm hệ thập lục phân. Chữ f nhỏ với móc (Unicode U+0192, ƒ), hay chữ f thường viết nghiêng, là ký hiệu toán học của hàm số. Trong các mệnh đề lôgic F là ký hiệu của sai (false). Trong tài chính-kinh tế: Chữ f nhỏ với móc (Unicode U+0192, ƒ) hay chữ f thường viết nghiêng, là ký hiệu tiền tệ của đồng fluorrin Hà Lan (hiện nay không sử dụng). Trong in ấn, f. là viết tắt của folio (trang trong sách), mặc dù thông thường người ta dùng ff. nhiều hơn. Theo mã số xe quốc tế, F được dùng cho Pháp (France). F được gọi là Foxtrot trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, F tương đương với Φ và f tương đương với φ. Trong bảng chữ cái Cyrill, F tương đương với Ф và f tương đương với ф. Trên các mạng xã hội và tương tự, F dùng để bày tỏ lòng kính trọng, tiếc thương. “Press F to pay respect” Tham khảo Ký tự Latinh
564
679
https://vi.wikipedia.org/wiki/G
G
G, g (thường được đọc là gờ hoặc giê) là chữ cái đứng ở vị trí thứ bảy trong phần chữ cái dựa trên tiếng Latinh và là chữ thứ cái đứng ở vị trí thứ 10 trong bảng chữ cái tiếng Việt. Theo chuyện, người ta đồn rằng người phát minh chữ G, g này là một nhân vật lịch sử nổi tiếng tên là Spurius Carvilius Ruga. Chữ G đã chiếm được vị trí của chữ Z lúc đó và đã trở thành chữ cho âm /g/. Cũng giống như trường hợp của /k/, âm /g/ trở thành cả âm vòm lẫn âm vòm mềm, nên chữ G có nhiều cách phát âm khác nhau trong những tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ G hoa có giá trị 71 và chữ g thường có giá trị 103. Trong âm nhạc, G đồng nghĩa với nốt Sol. Trong hệ đo lường quốc tế: G ký hiệu cho gauss. G cũng được dùng cho tiền tố giga – hay 109. Còn g là ký hiệu của gam. Trong tin học, G được dùng cho tiền tố giga và có giá trị là 230. Trong vật lý học: G là hằng số Newton (hằng số hấp dẫn). g là đơn vị gia tốc gây ra bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Trong sinh học: G là ký hiệu viết tắt của glycine (một loại amino acid) hoặc của guanosine (một loại nucleoside), guanine (một loại nucleobase), tham gia trong thành phần nucleotide cấu tạo nên axit nuclêic). Điểm G G protein là một loại protein tham gia vào cơ chế truyền tín hiệu tế bào. Trong mô hình màu RGB, G là đại diện cho màu xanh lá cây (green). Trong công nghệ điện, G thông thường là tên của tham số độ dẫn điện. Trong kinh tế học, G thông thường được dùng để chỉ các chi phí của nhà nước. Theo mã số xe quốc tế, G được dùng cho Gabon. G được gọi là Golf trong bảng chữ cái ngữ âm NATO. Chữ G là một phát minh vĩ đại của người La Mã nên nó không có tương đương trong bảng chữ cái Hy Lạp, nhưng âm /g/ được diễn tả bởi ký tự Γ (chữ hoa) hay γ (chữ thường). Trong bảng chữ cái Cyrill, G tương đương với Г và g tương đương với г. Tham khảo Ký tự Latinh
392
680
https://vi.wikipedia.org/wiki/H
H
H, h (gọi là hắt hoặc hát hoặc hờ) là chữ thứ tám trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 11 trong chữ cái tiếng Việt. Trong tin học: Trong Unicode ký tự H có mã U+0048 và ký tự h là U+0068. Trong bảng mã ASCII, mã của H là 72 và h là 104 (thập phân); hay tương ứng trong số nhị phân là 01001000 và 01101000. Trong bảng mã EBCDIC, mã cho H là 200 và cho h là 136. Mã trong HTML và XML cho H là "& #72;" và cho h là "& #104;". Trong hệ đo lường quốc tế: H là ký hiệu của henry (đơn vị độ tự cảm điện). h là ký hiệu của giờ. Trong âm nhạc, một số quốc gia quy định H là nốt Si. Tuy nhiên đa số vẫn dùng B h cũng được dùng cho tiền tố héctô – hay 100. Trong vật lý học: h là hằng số Planck. h là hằng số Dirac. Trong nhiệt động lực học, h là enthalpy của một vật/hệ thống. Trong hóa học, H là ký hiệu cho nguyên tố hiđrô (Hydrogen Z = 1). Trong hóa sinh học, H là ký hiệu của histidin. Trong toán học, đại diện cho quatenion (dựa vào tên của William Rowan Hamilton). Chữ h bắt đầu của nhiều từ trong tiếng Pháp thường không được phát âm (h muet). Bom H là một loại vũ khí hạt nhân. Theo mã số xe quốc tế, H được dùng cho Hungary. H được gọi là Hotel trong bảng chữ cái ngữ âm NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, đã có một thời H tương đương với Η và h tương đương với η. Tham khảo Ký tự Latinh
276
681
https://vi.wikipedia.org/wiki/I
I
I, i là chữ cái thứ chín trong phần nhiều bảng chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 12 trong chữ cái tiếng Việt, đến từ chữ iôta của tiếng Hy Lạp và được dùng cho âm /i/. Tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cận đại đã đặt thêm âm /j/ cho chữ này. Trong tiếng Xê-mit, /j/ là lối phát âm của chữ jôd (có lẽ có nghĩa đầu tiên là một "cánh tay với bàn tay"); trong khi âm /i/ chỉ có trong những câu từ ngôn ngữ khác. Trong tiếng Anh, chữ i đọc là ai còn chữ e lại đọc giống chữ i trong tiếng Việt. Trong tin học: Trong Unicode mã của I là U+0049 và của i là U+0069. Trong ASCII mã của I là 73 và của i là 105 (thập phân); hay tương ứng với nhị phân là 01001001 và 01101001. Trong EBCDIC mã của I là 201 và của i là 137. Trong HTML và XML mã của I là "& #73;" và i là "& #105;". Thẻ <i> là một thẻ HTML để thể hiện (các) ký tự nghiêng (italic). Ký tự i cũng hay được sử dụng làm tham biến đếm của vòng lặp For... trong các ngôn ngữ lập trình. Trong toán học: i là đơn vị số ảo với . I biểu thị khoảng cách đơn vị, một tập hợp kín chứa mọi số thực trong đoạn [0, 1]. I biểu thị ma trận đồng nhất thức. Trong các số La Mã, I có giá trị bằng 1. I là tập hợp các số vô tỉ. Trong vật lý và công nghệ điện, I thông thường là tham biến của cường độ dòng điện. Đơn vị ảo được biểu diễn bằng j. Trong hóa học, I là ký hiệu của nguyên tố iod (Iodine Z = 53). Trong hóa sinh học, I là ký hiệu của isoleucin. Trong công nghệ cấu trúc, I được sử dụng cho mômen quán tính. Trong kinh tế học, I được dùng để biểu thị cho đầu tư. Theo mã số xe quốc tế, I được dùng cho Ý (Italia). I được gọi là India trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, I tương đương với Ι và i tương đương với ι. Trong bảng chữ cái Cyrill, I tương đương với И và i tương đương với и. Trong bảng chữ cái Thổ Nhĩ Kỳ, chữ I có chấm ở trên và chữ I không có chấm coi như hai chữ riêng, và hai chữ đó có thể là chữ hoa (I, İ) hoặc chữ thường (ı, i). Tham khảo Ký tự Latinh ISO cơ bản Mẫu tự nguyên âm Ký tự Latinh
433
682
https://vi.wikipedia.org/wiki/J
J
J, j (đọc là "giây" - /dʒeɪ/ theo tiếng Anh hoặc "gi" - /ʒi/ theo tiếng Pháp, âm đọc nặng hơn so với /zi/ - "di") là chữ thứ 10 trong phần lớn các bảng chữ cái dựa trên chữ Latinh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ bảng chữ cái của tiếng Ý khi J không được dùng nên nó cũng không được sử dụng trong chữ Quốc Ngữ của tiếng Việt mà thay vào đó là sử dụng cặp chữ "gi" cho âm /j/. Ví dụ như Jarai thành "Gia Rai", Jeh-Tariang thành "Giẻ Triêng". Đầu tiên J chỉ là chữ hoa cho chữ I nên nhiều người ở những nước nói tiếng Đức vẫn viết tên Isabel như Jsabel hay Ines như Jnes, trong khi ở Ý người ta vẫn có thể gặp chữ J được sử dụng như chữ I hoa trong cách viết cổ, còn cách viết hiện đại thì GI thay J. Nhà nhân văn học Pierre de la Ramée (mất năm 1572) là người đầu tiên phân biệt chữ I với chữ J. Đầu tiên, hai cái chữ I và J đều phát âm như /i/, /i:/ và /j/ nhưng các ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Rôman phát triển thêm các âm mới (từ /j/ và /g/ cũ) cho I và J; do đó chữ J trong tiếng Anh (đến từ tiếng Pháp) có âm khác hẳn với chữ I. Trong những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ German ngoài tiếng Anh, chữ J phát âm như /j/. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Azeri và tiếng Tatar, chữ J lúc nào cũng phát âm như /ʒ/. Trong tiếng Nhật, ざじずぜぞ là các chữ trong cùng một hàng được viết theo romaji là za-ji-zu-ze-zo. じ được dịch sang "ji" (dùng chữ J) thay vì "zi" (dùng chữ Z) thể hiện rằng chữ này nên đọc nặng âm "dờ" hơn so với các chữ khác. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ J hoa có giá trị 74 và chữ j thường có giá trị 106. Trong hệ đo lường quốc tế, J là ký hiệu cho joule. Theo mã số xe quốc tế, J được dùng cho Nhật Bản (Japan). Trong Hoá Học J là một trong hai chữ cái không có trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. J được gọi là Juliet trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bài tây J là Bồi (bài Tây) Tham khảo Ký tự Latinh
409
683
https://vi.wikipedia.org/wiki/K
K
K, k (gọi là ca) là chữ thứ 11 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 13 trong chữ cái tiếng Việt, có gốc từ chữ kappa thuộc tiếng Hy Lạp, phát triển từ chữ Kap của tiếng Semit và có nghĩa là "bàn tay mở". Âm /k/ của tiếng Xê-mit được giữ trong nhiều thứ tiếng cổ điển và cận đại, tuy nhiên tiếng Latinh đã thay thế chữ K bằng chữ C. Do đó những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman chỉ có chữ K trong những từ thuộc ngôn ngữ khác. Trong tiếng Việt, chữ K thể hiện âm /k/ (tức âm "cờ") thường chỉ đứng trước các chữ nguyên âm E, Ê, I và Y. Còn đứng trước A, Ă, Â, O, Ô, Ơ, U, Ư là chữ C. Tuy nhiên có nhiều trường hợp chữ K thay chữ C trong tiếng Việt, như Bắc Kạn, Kon Tum, Đa Kao, Hồng Kông, Đường kách mệnh. Chữ K trong các chuyên ngành khác: Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ K hoa có giá trị 75 và chữ k thường có giá trị 107. K là tên của một loại vitamin. Trong hệ đo lường quốc tế: K là ký hiệu của nhiệt độ kelvin. k được dùng cho tiền tố kilô – hay 1000. Trong tin học, K được dùng cho tiền tố kilô và có giá trị là 210. Trong hoá học, K là ký hiệu cho nguyên tố kali (Potassium). Trong vật lý học, k là hằng số Boltzmann. Trong hóa sinh học, K là biểu tượng cho lysine. Trong y khoa, K là ký hiệu của ung thư. Trong mô hình màu CMYK, K đại diện cho màu đen. Trong môn cờ vua, K là ký hiệu để ghi quân Vua (King). Trong bảng chữ cái âm học quốc tế, [k] là ký hiệu cho âm bật vòm mềm không kêu. Theo mã số xe quốc tế, K được dùng cho Campuchia (Kampuchea). K được gọi là Kilo trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, K tương đương với Κ và k tương đương với κ. Trong bảng chữ cái Cyrill, K tương đương với К và k tương đương với к. Trong bài tây K là cây Vua (King) Tham khảo Ký tự Latinh
392
684
https://vi.wikipedia.org/wiki/L
L
L, l là chữ thứ 12 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 14 trong chữ cái tiếng Việt, nó bắt đầu từ chữ lamed của tiếng Xê-mit, dùng cho âm /l/. Chữ lamda của tiếng Hy Lạp và những chữ tương ứng trong bảng chữ cái Etruscan cũng có âm /l/. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ L hoa có giá trị 76 và chữ l thường có giá trị 108. Trong hệ đo lường quốc tế, cả L lẫn l là ký hiệu của lít. Trong hóa sinh học, L là biểu tượng cho leucine. Trong biểu diễn số dưới dạng số La mã, L có giá trị là 50. Trong ngôn ngữ học, L. là lối viết tắt cho tiếng Latinh. Theo mã số xe quốc tế, L được dùng cho Lục Xâm Bảo (Luxembourg). L được gọi là Lima trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, L tương đương với Λ và l tương đương với λ. Trong bảng chữ cái Cyrill, L tương đương với Л và l tương đương với л. Kích cỡ quần áo Large có nghĩa là rộng viết tắt là L Tham khảo Ký tự Latinh
207
685
https://vi.wikipedia.org/wiki/M
M
M, m (gọi là e-mờ hoặc em-mờ hoặc mờ nếu đọc theo bảng chữ cái tiếng việt) Chữ M là âm mũi dùng hai môi nhập lại và có nguồn gốc từ chữ mu của tiếng Hy Lạp. Chữ mem của tiếng Xê-mít cũng có thể là nguồn gốc của M. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ M hoa có giá trị 77 và chữ m thường có giá trị 109. Trong hệ đo lường quốc tế: M được dùng cho tiền tố mêga – hay 106. m được dùng cho tiền tố mili – hay 1/1000. m cũng là ký hiệu của mét. Trong hóa sinh học, M là biểu tượng cho methionine. Trong mô hình màu CMYK, M đại diện cho màu hồng sẫm. Trong tin học, M được dùng cho tiền tố mêga và có giá trị là 220. Trong biểu diễn số dưới dạng số La mã, M có giá trị là 1000. M được dùng để đại diện cho các hệ thống Métro (xe điện hay xe lửa ngầm) của các thành phố như Paris, Montréal... Theo mã số xe quốc tế, M được dùng cho Malta. M được gọi là Mike trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, M tương đương với Μ và m tương đương với μ. Trong bảng chữ cái Cyrill, M tương đương với М và m tương đương với м. Kích cỡ quần áo Medium có nghĩa là trung bình viết tắt là M Tham khảo Ký tự Latinh Mì gói
258
686
https://vi.wikipedia.org/wiki/N
N
N, n (gọi là en-nờ hoặc nờ) là chữ cái thứ 14 trong phần nhiều bảng chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 16 trong chữ cái tiếng Việt. Nguồn gốc của N có lẽ là chữ nûn của tiếng Xê-mít. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ N hoa có giá trị 78 và chữ n thường có giá trị 110. Trong ngữ pháp tiếng Anh, N là kí hiệu cho danh từ (noun). Trong hệ đo lường quốc tế: N là ký hiệu của newton. n được dùng cho tiền tố nano – hay . Trong hoá học, N là ký hiệu cho nguyên tố nitơ (Nitrogen Z = 7), và ký hiệu cho hạt neutron. Trong vật lý, n là ký hiệu cho hạt neutron. Trong hóa sinh học, N là biểu tượng cho asparagine. Trong địa lý, N chỉ hướng Bắc, phía Bắc. Trong toán học, chữ bảng đen đậm chỉ tới tập hợp các số tự nhiên. Trong môn cờ vua, N là ký hiệu để ghi quân Ngựa (Knight) vì K được dùng cho quân Vua (King). Theo mã số xe quốc tế, N được dùng cho Na Uy (Norge). N được gọi là November trong bảng chữ cái ngữ âm NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, N tương đương với Ν và n tương đương với ν. Trong bảng chữ cái Cyrill, N tương đương với Н và n tương đương với н. Tham khảo Liên kết ngoài Ký tự Latinh
251
687
https://vi.wikipedia.org/wiki/O
O
O, o là chữ thứ 15 trong phần nhiều chữ cái dựa trên tiếng Latin và là chữ thứ 17 trong chữ cái tiếng Việt. O có gốc từ chữ ajin của tiếng Semit, tuy rằng ajin được dùng như một phụ âm. Trong hầu hết các ngôn ngữ dùng chữ cái Latinh, chữ O được đọc như chữ Ô trong tiếng Việt. Lịch sử Hình thức viết của nó vẫn không thay đổi từ thời Phoenicia cho đến ngày nay. Tên của chữ Phoenicia là ʿeyn, có nghĩa là 'con mắt' (eye), và hình dạng của nó bắt nguồn một cách đơn giản như một hình vẽ của mắt người (có thể lấy cảm hứng từ chữ tượng hình Ai Cập tương ứng, xem chữ Proto-Sinai). Giá trị âm thanh ban đầu của nó là của một phụ âm, có lẽ là [ʕ], âm thanh được thể hiện bằng chữ Ả Rập có liên quan ع ʿayn. Việc sử dụng chữ cái Phoenicia này cho âm nguyên âm là do các bảng chữ cái Hy Lạp đầu tiên, đã sử dụng chữ cái này là O 'omicron' để thể hiện nguyên âm / o /. Chữ cái đã được áp dụng với giá trị này trong bảng chữ cái Italic cũ, bao gồm cả bảng chữ cái Latinh đầu tiên. Trong tiếng Hy Lạp, một biến thể của hình thức sau này đã phân biệt âm thanh dài này (Omega, có nghĩa là "O lớn") với âm o ngắn (Omicron, có nghĩa là "o nhỏ"). Omicron của Hy Lạp đã phát sinh ra chữ cái O trong bảng chữ cái Cyrillic tương tự và chữ Italic đầu tiên 'runic' ᛟ. Ngay cả các bảng chữ cái không có nguồn gốc từ Semitic có xu hướng có các hình thức tương tự để thể hiện âm thanh này; ví dụ, những người tạo ra các văn bản Afaka và Ol Chiki, từng được phát minh ở các khu vực khác nhau trên thế giới trong thế kỷ trước, cả hai đều gán nguyên âm của chúng là 'O' cho hình dạng của miệng khi phát ra âm thanh này. Cách sử dụng khác Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ O hoa có giá trị 79 và chữ o thường có giá trị 111. O là một trong 4 nhóm máu chính và gồm hai loại: O+ và O-. Trong kinh tế học và tin học, O được sử dụng làm ký hiệu cho đầu ra (output). O được gọi là Oscar trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, O tương đương với Ο và o tương đương với ο. Trong bảng chữ cái Cyrill, O tương đương với О và o tương đương với о. O là từ đồng nghĩa với cô để gọi người là em bố chủ yếu dùng ở miền Trung Việt Nam Trong hóa học, O là ký hiệu của nguyên tố Oxy Tham khảo Ký tự Latinh Mẫu tự nguyên âm
498
688
https://vi.wikipedia.org/wiki/P
P
P, p là chữ thứ 16 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 20 trong bảng chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Việt, chữ P thường làm phụ âm /p/ đứng ở đuôi, hoặc ghép với chữ H để thành phụ cặp chữ Ph mang phụ âm /f/ ("phờ") như chữ F trong các ngôn ngữ khác. Chữ P không bao giờ đứng riêng để làm phụ âm đầu cho một âm tiết của từ thuần Việt hoặc từ Hán Việt. Những từ như "Pin", "Pa tê", "Pi", "Phan Si Păng", "Pác Bó" hay "Pằng" đều là từ ngoại lai, từ gốc tiếng dân tộc thiểu số và từ gợi âm thanh. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ P hoa có giá trị 80 và chữ p thường có giá trị 111. Trong hệ đo lường quốc tế: p được dùng cho tiền tố picô – hay 10−18. P được dùng cho tiền tố pêta – hay 1015. Trong hóa sinh học, P là biểu tượng cho proline. Trong hóa học, P là ký hiệu cho nguyên tốphosphor (Z = 15), và là ký hiệu cho hạt proton. Trong vật lý hạt, p là ký hiệu cho proton. Trong tin học, <p> là một thẻ HTML để bắt đầu một đoạn văn mới. Trong toán học, chữ bảng đen đậm chỉ tới tập hợp các số nguyên tố. Trong môn cờ vua, P là ký hiệu để ghi quân Quân (Pawn). Theo mã số xe quốc tế, P được dùng cho Bồ Đào Nha (Portugal). P được gọi là Papa trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, P tương đương với Π và p tương đương với π. Trong bảng chữ cái Cyrill, P tương đương với П và p tương đương với п. Tham khảo Ký tự Latinh
312
689
https://vi.wikipedia.org/wiki/Q
Q
Q, q (gọi là "quy" - /kwi/ theo tiếng Pháp hoặc "kiu" - /kju/ theo tiếng Anh) là chữ cái thứ 17 trong phần nhiều bảng chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 21 trong chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Việt Q luôn luôn đi trước U tạo thành cặp chữ U, dùng cho âm /kw/, gần giống âm của cặp chữ ...CO và ...KO nếu sau nó là một nguyên âm A hoặc E. Liên kết QU cũng thường xảy ra trong các ngôn ngữ thuộc nhóm German và nhóm Rôman: trong tiếng Anh và tiếng Đức dùng cho âm /kw/; trong tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý... dùng cho âm /k/. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ Q hoa có giá trị 81 và chữ q thường có giá trị 112. Trong hóa sinh học, Q là ký hiệu của glutamin. Trong toán học, chỉ tập hợp các số hữu tỉ. Trong Hoá Học Q là một trong hai chữ cái không có trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Trong môn cờ vua, Q là ký hiệu để ghi quân Hoàng hậu (Queen). Trong bộ bài Tây, Q là một lá bài có in hình hoàng hậu, viết tắt cho Queen. Theo mã số xe quốc tế, Q được dùng cho Qatar. Q được gọi là Quebec trong bảng chữ cái âm học NATO. Tham khảo Ký tự Latinh
239
690
https://vi.wikipedia.org/wiki/R
R
R, r (gọi là e-rờ hoặc rờ) là chữ thứ 18 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 22 trong chữ cái tiếng Việt. R có gốc từ chữ Rêš của tiếng Xê-mít khi chữ đó biến thành chữ Rho (ρ) của tiếng Hy Lạp. Từ Rho sang R chỉ cần thêm một gạch. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ R hoa có giá trị 82 và chữ r thường có giá trị 113. R được gọi là Romeo trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, R tương đương với Ρ và r tương đương với ρ. Trong bảng chữ cái Cyrill, R tương đương với Р và r tương đương với р. Toán học Tập tất cả các số thực, thường được viết là  hoặc R Hệ số tương quan mô-men tích Pearson r trong môn thống kê Máy tính R (ngôn ngữ lập trình), một môi trường để tính toán thống kê và đồ họa Kĩ thuật Một điện trở trong mạch điện Vật lí, Hóa học, Sinh học Röntgen, đơn vị đo lường mức độ phóng xạ ion hóa (như tia X và tia gamma) Hằng số Rydberg, hằng số vật lý liên quan đến mức năng lượng của electron trong nguyên tử Hằng số khí trong hóa học Arginine, một amino acid Tham khảo Ký tự Latinh
233
691
https://vi.wikipedia.org/wiki/S
S
S, s là chữ thứ 19 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 23 trong chữ cái tiếng Việt. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ S hoa có giá trị 83 và chữ s thường có giá trị 115. Trong hệ đo lường quốc tế: s là ký hiệu cho giây. S là ký hiệu cho siemens. Trong hóa sinh học, S là biểu tượng cho serine. Trong sinh học S là ký hiệu của Entropy Trong hóa học, S là ký hiệu cho nguyên tố lưu huỳnh (Sulfur Z = 16). Trong vật lý, S là ký hiệu cho proton. Trong tin học, <s> là một thẻ HTML để vẽ một vạch ngang xóa bỏ lên trên chữ (strike out). Trong toán học, S thường dùng để chỉ một tổng số. Theo mã số xe quốc tế, S được dùng cho Thụy Điển (Sweden). S được gọi là Sierra trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, S tương đương với Σ và s tương đương với σ (nếu đứng cuối chữ thì phải dùng ς). Trong bảng chữ cái Cyrill, S tương đương với С và s tương đương với с. Hình dạng lãnh thổ Việt Nam là hình chữ S. Kích cỡ quần áo Small có nghĩa là nhỏ viết tắt là S Tham khảo Ký tự Latinh
216
694
https://vi.wikipedia.org/wiki/V
V
V, v (đọc là vê hay vờ) là chữ cái thứ 22 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 27 trong bảng chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Anh, chữ cái này phát âm như vi. Trong Hoá Học, V là ký hiệu cho nguyên tố Vanadi (Vanadium Z = 23). Lịch sử V bắt nguồn từ chữ Semit wāw, giống các chữ hiện đại F, U, W, và Y. Xem F để biết thêm về nguồn gốc này. Trong tiếng Hy Lạp, chữ "upsilon" (Υ) được phỏng theo waw mới đầu để tiêu biểu cho nguyên âm giống trong "phun" và về sau để tiêu biểu cho , một nguyên âm làm tròn giống chữ ü trong tiếng Đức. Latinh mượn chữ này mới đầu theo dạng V để tiêu biểu cùng nguyên âm , cũng như phụ âm (trong lịch sử, âm Latinh bắt nguồn từ âm trong ngôn ngữ tiền Ấn-Âu. Vì thế, num được phát âm giống trong tiếng Việt và via được phát âm như "uy-a." Từ thế kỷ thứ 5 về sau, tùy loại Latinh bình dân, phụ âm phát triển thành hay . Vào cuối thời Trung Cổ, hai loại "v" được phát triển, ứng với hai chữ hiện đại u và v. Dạng nhọn "v" được viết vào đầu từ, trong khi dạng tròn "u" được sử dụng vào giữa hay vào cuối từ, bất chấp âm, nên trong khi valor (tiếng Anh cho "dũng cảm") và excuse ("lý do bào chữa") được viết như ngày nay, have ("có") và upon ("ở trên") được viết là haue và vpon. Từ từ, vào thập niên 1700, để phân biệt giữa phụ âm và nguyên âm, dạng "v" được sử dụng cho phụ âm, và "u" cho nguyên âm, dẫn đến chữ hiện đại "u". Chữ hoa "U" cũng xuất hiện vào lúc này; trước đó, V được sử dụng trong các trường hợp. Trong IPA, tiêu biểu cho âm xát môi răng hữu thanh. Ý nghĩa và sử dụng Trong tin học: Trong ASCII mã của V là 86 và của v là 118 (thập phân); hay tương ứng với thập lục phân là 56 và 76 và nhị phân là 01010110 và 01110110. Trong các số La Mã, V có giá trị bằng 5. V là một tạp chí thời trang của Mỹ. Kim Tae-huyng, nghệ danh V, là một ca sĩ và thành viên nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS. V là album phòng thu đầu tay của ca sĩ người Mỹ Vanessa Hudgens. V là album phòng thu thứ năm của ban nhạc Maroon 5. Trong chiến tranh, V là viết tắt của "victory" có nghĩa là chiến thắng. Tham khảo Ký tự Latinh
462
695
https://vi.wikipedia.org/wiki/W
W
W, w (gọi là vê kép hoặc đúp lơ vê - bắt nguồn từ tên gọi tiếng Pháp double vé hoặc u kép, đấp-liu, đấp-bồ-yu /ju:/ - bắt nguồn từ tên gọi tiếng Anh ) là chữ thứ 23 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh. Mặc dù chữ W không tồn tại trong hệ thống chữ viết tiếng Việt nhưng người miền Nam thường phát âm chữ Qu tương tự như chữ W. Ví dụ tiêu biểu là hai từ "quốc" và "cuốc" được phát âm giống hệt nhau ở miền Bắc nhưng khác hẳn nhau ở miền Nam. W cũng có thể được sử dụng để biểu diễn đơn vị của công suất (đọc là "oát" hay "goát" ở miền Bắc). Trong tiếng Ba Lan, chữ W được dùng thay cho chữ V. Ví dụ như "Việt Nam" trong tiếng Ba Lan được viết là "Wietnam". Tên cầu thủ Lewandowski ở Việt Nam ban đầu được phiên âm là "Lê-oan-đao-ski" vì nhiều người thường đọc nhầm theo tiếng Anh, sau đó được chỉnh lại thành "Lê-van-đốp-ski" cho đúng với tiếng Ba Lan. Trong Hoá Học, W là ký hiệu cho nguyên tố Wolfram (Tungsten Z = 74). Tham khảo Ký tự Latinh Mẫu tự nguyên âm Mẫu tự ghép Latinh
209
725
https://vi.wikipedia.org/wiki/2003
2003
Sự kiện Tháng 1 1 tháng 1: Luíz Inácio Lula Da Silva trở thành Tổng thống thứ 37 của Brasil. Pascal Couchepin trở thành Tổng thống Thụy Sĩ 24 tháng 1: Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ chính thức bắt đầu hoạt động. 31 tháng 1: Gặp nhau cuối năm - Táo Quân do VFC công chiếu lần đầu tiên phát sóng truyền hình VTV, và từ đó trở thành món ăn tinh thần của nhân dân Việt Nam vào đêm 30 Tết. Tháng 1 – Khủng hoảng về giảm quân bị tại Iraq: Vì lời phê bình khắp nơi, luật sư chính của Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Hungary, Ba Lan, Đan Mạch và Cộng hòa Séc đã tuyên bố phát biểu ý kiến ủng lập trường của Hoa Kỳ về Iraq, và nói là Saddam Hussein phải tuân theo nghị quyết của Liên hiệp quốc. Tháng 2 1 tháng 2:Tàu Columbia nổ ở trên Texas trong lúc hạ cánh, giết tất cả bảy phi hành gia trên tàu. 5 tháng 2: Khủng hoảng về giảm quân bị tại Iraq: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell diễn thuyết tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về Iraq. 15 tháng 2: Toàn thế giới chống chiến tranh tại Iraq – hơn 6 triệu người đã biểu tình tại hơn 600 đô thị trên toàn thế giới, một trong những vụ biểu tình lớn nhất trong lịch sử nhân loại. 23 tháng 2: Thành phố New York là địa điểm cho Giải Grammy, với sự hiện diện của Nickelback, No Doubt, Foo Fighters, Britney Spears và các nhạc sĩ khác. 24 tháng 2: Động đất tại tỉnh Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 261 người chết . 26 tháng 2: Một doanh nhân người Mỹ gốc Hồng Kông được đưa vào Bệnh viện Việt - Pháp tại Hà Nội, Việt Nam. Bác sĩ của WHO, Carlo Urbani thông báo tình trạng bệnh truyền nhiễm lạ lây rất nhanh tới WHO. Bác sĩ Carlo Urbani và bệnh nhân đó đều chết vì SARS-CoV vào tháng 3. 26 tháng 2: Khủng hoảng về giảm quân bị tại Iraq: Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush phát biểu công khai về viễn cảnh "cải cách dân chủ" ở Iraq. Ông nói đây sẽ là "một ví dụ" cho các quốc gia Ả Rập khác. Tháng 3 1 tháng 3: Khủng hoảng về giảm quân bị tại Iraq: Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất kêu gọi Tổng thống Iraq Saddam Hussein nhượng bộ để tránh chiến tranh. Quan điểm này sau đó được Kuwait nhắc lại. 6 tháng 3: Tamanrasset, Algerie. Một chiếc Boeing 737 của Air Algerie rơi, tất cả 103 người trên máy bay đều đã thiệt mạng. 15 tháng 3: Hồ Cẩm Đào trở thành Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thay thế Giang Trạch Dân. Tháng 4 Tháng 5 1 tháng 5: Động đất tại phía đông Thổ Nhĩ Kỳ khiến ít nhất 177 người thiệt mạng. 21 tháng 5: Động đất tại Algerie khiến 2.266 người chết. Tháng 6 Tháng 7 1 tháng 7: Truyền hình cáp HTVC, được thành lập 7 tháng 7: Rơi một chiếc Boeing 737 của Sudan Airways khiến 116 người thiệt mạng. Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 31 tháng 10: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Công ước phòng chống tham nhũng. 31 tháng 10: Mahathir Mohamad từ chức Thủ tướng Malaysia sau 22 năm nắm quyền, thay thế ông là Phó Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi. Tháng 11 Tháng 12 5 tháng 12 – Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 diễn ra tại Hà Nội (Việt Nam). Đây là lần đầu tiên Đại hội Thể thao Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam. Sinh 6 tháng 1: MattyBraps, ca sĩ, rapper Teen Pop Mỹ 13 tháng 1: Phương Mỹ Chi, nữ ca sĩ Việt Nam 20 tháng 2: Olivia Rodrigo, nữ ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Mỹ 28 tháng 3: Pháo (Nguyễn Diệu Huyền), nữ ca sĩ, rapper người Việt Nam 23 tháng 4: Vương tôn nữ Laetitia Maria Nora Anna Joachim Zita của Bỉ, con gái Vương nữ Astrid của Bỉ và Thân vương Lorenz của Áo-Este 29 tháng 4: Maud Angelica Behn, con gái Märtha Louise của Na Uy và Ari Behn 8 tháng 5: hoàng tử kế vị Mulai Hassan, con trai vua Muhammad VI của Maroc và công chúa Lalla Salma 15 tháng 5: Ana María Morales y de Grecia, con gái Alexia của Hy Lạp và Đan Mạch và Carlos Morales 19 tháng 5: JoJo Siwa, vũ công, ca sĩ, diễn viên và YouTuber người Mỹ 27 tháng 5: Moritz Emmanuel Maria, con trai hoàng tử Constantin của Liechtenstein và Marie von Kalnoky 17 tháng 8: The Kid Laroi, rapper, ca sĩ và nhạc sĩ người Úc 20 tháng 8: Vương tử Gabriel Baudouin Charles Marie, con trai Vua Philippe của Bỉ và Mathilde d'Udekem d'Acoz 24 tháng 8: Alexandre, con trai ngoài giá thú của Đại Công tước Albert II của Monaco và bạn gái Nicole Coste. 20 tháng 10: Patrick Nattawat Finkler, ca sĩ, diễn viên người Đức - Thái, thành viên nhóm nhạc INTO1. 29 tháng 10: Kathy Savelina, ca sĩ Úc 8 tháng 11: Louise Alice Elizabeth Mary, con gái của Vương tử Edward, Công tước xứ Edinburgh và Sophie Helen Rhys-Jones. 7 tháng 12: Catharina-Amalia của Hà Lan Beatrix Carmen Victoria, con gái Vua Willem-Alexander của Hà Lan và Máxima Zorreguieta 28 tháng 12: Công chúa Vittoria Cristina Adelaide Chiara Maria, con gái của hoàng tử Emanuele Filiberto của Savoia và công nương Clotilde Courau Mất 5 tháng 1 – Roy Jenkins, Chính trị gia người Anh. 11 tháng 1: Mickey Finn, nhạc sĩ Anh (sinh 1947) 24 tháng 1: Giovanni Agnelli, doanh nhân Ý (sinh 1921) 2 tháng 2: Lou Harrison, nhà soạn nhạc Mỹ (sinh 1917) 12 tháng 2: Duy Khánh, ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam Cộng Hòa (sinh 1936) 13 tháng 2: Walt Whitman Rostow, nhà kinh tế học Mỹ (sinh 1916) 28 tháng 2: Chris Brasher, vận động viên điền kinh Anh, người đoạt huy chương Thế Vận Hội (sinh 1928) 3 tháng 3: Horst Buchholz, diễn viên Đức (sinh 1933) 12 tháng 3: Zoran Đinđić, chính trị gia Serbia (sinh 1952) 23 tháng 3: Amamoto Hideyo, nam diễn viên người Nhật Bản (sinh 1926) 24 tháng 3: Heinrich Neuy, họa sĩ Đức (sinh 1911) 29 tháng 3: Carlo Urbani, bác sĩ đã tìm ra dịch SARS. 1 tháng 4: Trương Quốc Vinh, diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng của Hồng Kông (Sinh 1956) 13 tháng 5: Hà Triều, soạn giả Cải lương. 17 tháng 5: Luigi Pintor, nhà văn Ý, nhà báo, chính trị gia (sinh 1925) 30 tháng 5: Günter Pfitzmann, diễn viên Đức (sinh 1924) 5 tháng 6: Jürgen W. Möllemann, chính trị gia Đức (sinh 1945) 12 tháng 6: Gregory Peck, diễn viên Mỹ (sinh 1916) 26 tháng 6: Marc Vivien Foe, cầu thủ người Cameroon (sinh 1975) 29 tháng 6: Katharine Hepburn, nữ diễn viên Mỹ (sinh 1907) 4 tháng 7: Barry White, ca sĩ nhạc soul Mỹ (sinh 1944) 17 tháng 7: Hans Abich, nhà sản xuất phim Đức (sinh 1918) 22 tháng 7: Udai Hussein (sinh 1964), Kusai Hussein (sinh 1967), các con trai của Saddam Hussein 21 tháng 7: Ingrid von Bothmer, nữ diễn viên Đức (sinh 1918) 13 tháng 8: Helmut Rahn, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1929) 16 tháng 8: Idi Amin, nhà độc tài của Uganda (sinh 1928) 28 tháng 8: Peter Hacks, nhà soạn kịch Đức (sinh 1928) 29 tháng 8: Horace Welcome Babcock, nhà thiên văn học Mỹ (sinh 1912) 30 tháng 8: Charles Bronson, diễn viên Mỹ (sinh 1921) 8 tháng 9: Leni Riefenstahl, nữ đạo diễn phim người Đức (sinh 1902) 9 tháng 9: Edward Teller, nhà vật lý học Mỹ (sinh 1908) 11 tháng 9: Anna Lindh, nữ bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Điển (sinh 1957) 12 tháng 9: Johnny Cash, ca sĩ nhạc country Mỹ (sinh 1932) 17 tháng 9: Ljubica Marić, nhà soạn nhạc Serbia (sinh 1909) 19 tháng 9: Slim Dusty, nam ca sĩ Úc (sinh 1927) 23 tháng 9: Josef Guggenmos, nhà thơ trữ tình, nhà văn (sinh 1922) 26 tháng 9: Robert Palmer, nam ca sĩ Anh (sinh 1949) 10 tháng 10: Eugene Istomin, nghệ sĩ dương cầm Mỹ (sinh 1925) 11 tháng 10: Minh Huệ, nhà thơ Việt Nam 19 tháng 10: Alija Izetbegović, chính trị gia, chính khách (sinh 1925) 29 tháng 10: Hal Clement, nhà văn Mỹ (sinh 1922) 3 tháng 11: Hoàng Giang, nghệ sĩ cải lương, được báo chí gọi là "Đệ Nhất Kép Độc" (sinh 1922) 6 tháng 11: Hallvard Johnsen, nhà soạn nhạc Na Uy (sinh 1916) 12 tháng 11: Jonathan Brandis, diễn viên Mỹ (sinh 1976) 27 tháng 11: Will Quadflieg, diễn viên Đức (sinh 1914) 2 tháng 12: Ignaz Kiechle, chính trị gia Đức (sinh 1930) 19 tháng 12: Hope Lange, nữ diễn viên Mỹ (sinh 1931) 22 tháng 12: Dave Dudley, (Darwin David Pedruska), ca sĩ nhạc country Mỹ (sinh 1928) 27 tháng 12: Alan Bates, (Sir Alan Arthur), diễn viên Anh (sinh 1934) 30 tháng 12: Mai Diễm Phương, (Anita Mui) danh ca, diễn viên nổi tiếng của Hồng Kông (sinh 1963). Giải thưởng Nobel Vật lý học: Alexei Alexeevich Abrikosov, Nga và Hoa Kỳ Vitaly Lazarevich Ginzburg, Nga Anthony James Leggett, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, "vì các đóng góp tiên phong cho thuyết siêu dẫn và siêu lưu" Hoá học: Peter Agre, Hoa Kỳ "vì các phát hiện liên quan tới các kênh trong màng tế bào", "vì phát hiện các kênh nước" Roderick MacKinnon, Hoa Kỳ "vì các nghiên cứu cấu trúc và cơ học đối với các kênh ion" Sinh lý học hoặc y học: Paul Lauterbur, Hoa Kỳ Sir Peter Mansfield, Vương quốc Anh "vì các phát hiện của họ liên quan tới chụp cộng hưởng từ" Văn học: John Maxwell Coetzee, Nam Phi, "người trong nhiều vô số cách thức đã miêu tả sinh động sự tham gia đáng ngạc nhiên của người ngoài cuộc" Hoà bình: Shirin Ebadi, Iran "vì các nỗ lực của bà cho dân chủ và nhân quyền" Kinh tế chính trị: Robert F. Engle, Hoa Kỳ "cho các phương pháp phân tích chuỗi thời gian kinh tế với sự biến động theo thời gian" Clive W. J. Granger, Vương quốc Anh "cho các phương pháp phân tích chuỗi thời gian kinh tế với các xu hướng chung" Tham khảo 03
1,792
734
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C4%83ng%20Long
Thăng Long
Thăng Long (chữ Hán: 昇龍) là tên gọi cũ của thành phố Hà Nội. Đây là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng (1010 - 1788). Trong dân dã thì địa danh tên Nôm Kẻ Chợ được dùng phổ biến nên thư tịch Tây phương về Hà Nội trước thế kỷ 19 hay dùng Cachao hay Kecho. Lịch sử Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong văn chương, trong những cụm từ như "Thăng Long ngàn năm văn vật"... Năm 2010 là kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô. Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vì có kinh đô thứ 2 là Tây Kinh tại Thanh Hóa. Vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ. Theo 1 người đã đến kinh đô Thăng Long là ông William Dampier người Anh thì tại đây có tới 20.000 nóc nhà, thường thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Dù vậy cũng có một số nhà xây bằng gạch và lợp ngói. Hoàng cung được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm bằng gỗ. Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân (Huế) và cho phá thành Thăng Long để xây thành theo phương pháp của phương Tây do kỹ sư Pháp giúp đỡ. Đồng thời vua Gia Long đổi tên chữ Hán của Thăng Long 昇龍, với nghĩa là "rồng bay lên" thành ra từ đồng âm Thăng Long 昇隆, nhưng mang nghĩa là "thịnh vượng" khác nghĩa với thời các triều đại trước, vì cho rằng Thăng Long lúc đó không còn là kinh đô nơi vua ở cho nên không dùng biểu tượng rồng, linh vật tượng trưng cho vương quyền. Gia Long đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, còn tại kinh đô Huế cho lập phủ Thừa Thiên, trực lệ kinh kỳ. Thăng Long tồn tại cho đến thời vua Minh Mạng khi bãi bỏ Bắc Thành tổng trấn và thành lập tỉnh Hà Nội, năm 1831 niên hiệu Minh Mạng thứ 12. Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng thành Thăng Long xưa (khu vực giữa các phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn ở Hà Nội), các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện tích khoảng hơn 19 nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích - di vật rất phong phú, đa dạng từ La Thành - Đại La (thế kỉ 7-9) đến thành Thăng Long (thế kỉ 11-18) và thành Hà Nội (thế kỉ 19). Cương vực Thăng Long xưa Thăng Long bao gồm Hoàng thành Thăng Long và một phủ kiêm lý, là phủ Phụng Thiên, phần thị thành kề cận kinh thành (phủ Phụng Thiên mới là phần gốc lõi của Kẻ Chợ). Đứng đầu phủ Phụng Thiên là viên quan Phủ doãn, gọi là Phủ doãn phủ Phụng Thiên. Phủ Phụng Thiên (đến thời nhà Nguyễn thì đổi thành phủ Hoài Đức) vào cuối thời nhà Hậu Lê tới đầu thời nhà Nguyễn gồm 2 huyện (tổng cộng 13 tổng, 239 phường, thôn, trại (đơn vị cấp làng xã)): Huyện Thọ Xương (8 tổng: 184 phường, thôn, trại) gồm các tổng: Tả Túc: gồm 20 phường, thôn: Phúc Lâm, Nghĩa Dũng, Mỹ Lộc, Nguyên Khiết Thượng, Nguyên Khiết Hạ, Trừng Thanh Thượng, Sài Thúc-Trừng Thanh Trung, Ngũ Hầu-Trừng Thanh Trung, Bề Thượng-Trừng Thanh Trung, Bề Hạ-Trừng Thanh Trung, Cựu Vệ Tả-Trừng Thanh Trung, Ngoại Ổ-Hương Bài, Kiên Nghĩa-chợ Hà Khẩu, Tả Lâu, Bến Đá, Miếu Trung Liệt, Chợ Bến Đá, Hàng Lược, Đông Hà, Đình Hạ-Phục Cổ, Thượng-Trừng Thanh Hạ, Tả-Trừng Thanh Hạ, Hữu-Trừng Thanh Hạ, Hàng Kiếm-Trừng Thanh Hạ, Đồn Tây Long, Vạn Hà, Thủy cơ Vũ Xá, Thủy cơ Đông Trạch, Thủy cơ Trúc Võng, Thủy cơ Biện Dương, Thủy cơ Tự Nhiên, Thủy cơ Lãng Hồ. Tiền Túc: gồm 29 phường, thôn: Thuận Mỹ, Hữu Đông Môn, Tố Tịch, Tiên Thị (chợ Tiên, nay khoảng Lý Quốc Sư-Hàng Trống-Nhà thờ Lớn), Khánh Thụy Tả, Đồng Lạc, Hàng Nồi, An Thái, Đông Thành-An Nội, Chợ Đông Thành, Thượng-Cổ Vũ, An Nội-Cổ Vũ, Trung-Cổ Vũ, Trung Hạ-Cổ Vũ, Thị Vật-Cổ Vũ, Thái Cực, Hàng Đàn, Hoa Nương, Kim Bát Thư Khánh Thụy Hữu, Kim Bát Hạ, Đông Hà Kim Bát Thượng, Chùa Tháp-Báo Thiên, Chùa Báo Thiên, Xuân Hoa (nay khoảng phố Hàng Cân), Phúc Phố (khoảng cuối phố Nhà Chung), Tô Mộc (nay khoảng phố Hàng Khay), Chân Sơn (tức Chân Sơn Minh Cầm hay Chân Cầm, nay khoảng các phố Chân Cầm-Hàng Gai-Lý Quốc Sư-Phủ Doãn), Chiêu Hội (tức Hội Vũ). Hữu Túc: gồm 18 phường, thôn: Đông Các, Hàng Chè, Hàng Chài, Tả Vọng, Tư Nhất, Kho Súng, Hậu Bi, Diên Hưng, Hà Khẩu, Đông An, Trung An, Nhiễu Thượng-Đông Tác, Nam Hoa, Hậu Lâu, Hàng Cá, Trung Nghĩa, Hạ Hà, Dũng Hàn. Hậu Túc: gồm 17 phường, thôn: Nghĩa Lập, Thanh Hà, Huyền Thiên, Tiền Trung, Vĩnh Trừ, Phú Từ, Nội Tự cửa Đông Hoa, Cửa Đông Hoa, Cửa Hậu Đông Hoa, Cầu Cháy, Đồng Xuân, Vĩnh Thái, Nhiễu Trung-Đông Tác, Đông Hà, An Phú, Đồng Thuận, Hoa Đán. Tả Nghiêm: gồm 23 thôn, phường: (Vũ Thạch Tiểu, Vũ Thạch Hạ) (phường Vũ Thạch cổ nay thuộc khoảng đầu các phố Quang Trung và Bà Triệu, kéo đến phố Lý Thường Kiệt), (Hồi Thuần, Thuần Mỹ) (sau nhập thành Hồi Mỹ, nay khoảng phố Lý Thường Kiệt-Trần Hưng Đạo-xóm Hà Hồi-phố Trần Quốc Toản), Đổi Mã (tức Hòa Mã), Giáo Phường (nay khoảng giữa phố Huế), Hàng Bài, (Vệ Hồ Giao (tức Long Hồ), Hậu Phong Vân) (nay là Vân Hồ), Thịnh Xương (sau nhập với Yên Ninh thành Thịnh Yên), Sài Tân (nay khoảng phố Trần Cao Vân), Cấm Chỉ Hạ (nay khoảng phố Tô Hiến Thành), Nhiễu Hạ-Đông Tác, Phúc Lâm (nay khoảng Nguyễn Công Trứ-Phố Huế), Phúc Lâm Tiểu (phía tây phường Phúc Lâm, nay khoảng Bà Triệu-Tuệ Tĩnh-Phố Huế), Phục Cổ (nay khoảng đầu Nguyễn Du-Phố Huế), Đông Hạ-Phục Cổ (khoảng giữa Phố Huế (số 133 Phố Huế)), (Thống Nhất, An Thọ (Yên Thọ)) (hợp thành thôn Yên Nhất, nay là khoảng phố Huế-Thái Phiên), Hồng Mai (tức Bạch Mai, nay khoảng phố Bạch Mai), Quỳnh Lôi (nay khoảng ngõ Quỳnh), Kim Hoa (tức Kim Liên), Trung Tự-Đông Tác (nay là khoảng phường Trung Tự quận Đống Đa). Tiền Nghiêm: gồm 30 thôn: Vĩnh Xương, An Trung Thượng, An Trung Hạ, Hoa Ngư Chợ Cửa Nam, Lưu Truyền, Phù Mỹ, Hoa Cẩm, Tứ Mỹ, Cung Tiên, Linh Quang (nay khoảng ngõ Liên Hoa phố Khâm Thiên), Linh Đồng (nay khoảng đầu phố Khâm Thiên-ga Hàng Cỏ), Quang Hoa, Khâm Thiên Giám, Tương Thuận, Liên Thủy (tức Liên Trì, nay khoảng phố Liên Trì và các phố bắc hồ Thiền Quang), Thái Giao (tức Thể Giao, nay khoảng các phố Hồ Xuân Hương-Tuệ Tĩnh-Bà Triệu), Pháp Hoa (nay khoảng phố Trần Bình Trọng, tây hồ Thiền Quang), Hữu Lễ, Thiền Quang (khoảng phía tây hồ Thiền Quang), Tô Tiền (nay khoảng ngõ Tô Tiền phố Khâm Thiên), Trung Kính (nay khoảng đầu phố Khâm Thiên), Hàng Dầu, Bắc Thượng-Cổ Vũ, Bắc Hạ-Cổ Vũ, Thượng Môn-Báo Thiên, Thượng Môn Hạ-Báo Thiên, Thương Đồng Hạ-Báo Thiên, Cửa Nam-Đông Tác, An Tập (Yên Tập, nay khoảng phố Quán Sứ), (Nam Phụ, Nguyễn Khánh) (sau nhập lại thành thôn Phụ Khánh, nay khoảng cuối phố Lý Thường Kiệt-Thợ Nhuộm). Hữu Nghiêm: gồm 27 phường, thôn: An Hòa (nay khoảng phố Trần Quý Cáp), Văn Mặc, Hữu Giám, Hậu Giám, Hữu Biên Giám, Minh Triết, Thị Trung Tiền, Hàng Gạo, Cầu Bươu, Quan Thổ (nay khoảng phía nam phố Khâm Thiên), Ngự Sử, Huy Văn (nay khoảng ngõ Văn Chương phố Khâm Thiên), Đỉnh Tân, Tạo Đế, Chợ Giám Hữu Biên, Hậu Bà Ngô (nay khoảng phố Nguyễn Khuyến), Tả Bà Ngô (tức Thanh Miến, nay khoảng đầu phố Văn Miếu), Trung Tả, Ngõ Hàng Kề, Nội Súng, Cổ Thành, Hàng Cháo Giám Hữu Biên, Phụng Thánh, Xã Đàn, Giao Trì (nay khoảng phố Đoàn Thị Điểm), Hàng Bột, Trung Tiền (nay thuộc phần đất quận Đống Đa). Hậu Nghiêm: gồm 20 thôn, phường: Thanh Nhàn, (Hữu Vọng, Đức Bác) (Vọng Đức), (Hàng Hương, Hoa Viên) (Hương Viên hay Phương Viên, nay khoảng phố Lò Đúc-Trần Xuân Soạn-chợ Hôm Đức Viên), Thanh Lãng, (Cảm Ứng, An Hội) (Cảm Hội, nay là khoảng các phố Lò Đúc-Nguyễn Công Trứ-Cảm Hội), Hàm Châu (nay là Hàm Long), Trường Khánh (Tràng Khánh, sau nhập với Hàm Châu thành Hàm Khánh, nay khoảng phố Lê Văn Hưu), (An Lạc, Trung Chí) (nay là Lạc Trung), (Lương Xá, Yên Xá (An Xá)) (nay là Lương Yên), (Hàng Hương, Hoa Viên) Thọ Lão (nay khoảng dốc Thọ Lão-Lò Đúc), Hàng Rau (tức Hương Thái, nay khoảng phố Trần Xuân Soạn), Nhân Chiêu (khoảng đầu phố Trần Hưng Đạo-Hàn Thuyên), Hộ Quốc (nay là khoảng phố Nguyễn Huy Tự), Ngõ Hàng Trứng (nay khoảng phố Lê Văn Hưu), Tây Hổ (tức Hành Môn, nay khoảng phố Lê Văn Hưu) (nay thuộc phần đất các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm). Huyện Vĩnh Thuận (5 tổng: 55 xã, thôn, phường, trại) gồm các tổng: Thượng: gồm 7 phường: Hòe Nhai, Thạch Khối, An Hoa, Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ, Nhật Chiêu (Nhật Tân). Trung: gồm 6 phường: Bái Ân (nay thuộc phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy), (Trích Sài, Võng Thị, An Thái (Yên Thái), Hồ Khẩu) (nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ), Thụy Chương (Thụy Khê). (nay thuộc phần đất các quận Cầu Giấy và Tây Hồ). Nội: gồm 10 thôn, trại: Liễu Giai, Vĩnh Phúc, Thủ Lệ, Cống An, Đại An (Đại Yên), Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Giảng Võ, Vạn Bảo, Hào Nam. Hạ: gồm 6 phường, trại: Quán Trạm, Nam Đồng, Yên Lãng (làng Láng), Khương Thượng, Công Bộ, Thịnh Quang. (nay thuộc phần đất các quận Đống Đa,...) Yên Thành: gồm 26 phường, thôn: Yên Thành, An Thuận, Cận Hàn, An Ninh Hạ, An Canh, An Định, Chùa Trúc Bạch, Ngũ Xã Tràng, Tứ Chiếng Tràng, Chùa Long Châu, Hậu Khán Sơn, Chùa Một Cột, Chùa Tăng Phúc, Thanh Ninh, Thanh Trường, Cận Tú Nam, Tiên Châu, Dụ Hậu, Phụ Bảo, Bà Lẽ, An Viên, Quán Thánh, Khán Sơn Núi Sư, Trụ trì Trấn Vũ, An Duyên, Tân An. Xem thêm Hà Nội Hoàng thành Thăng Long Tham khảo Liên kết ngoài Công trình khai quật Hoàng thành Thăng Long Địa danh cũ Việt Nam Thương cảng cổ Việt Nam Lịch sử Hà Nội Cố đô Việt Nam
1,849
747
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hamid%20Karzai
Hamid Karzai
Hamid Karzai (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1957) là tổng thống thứ 12 của chính phủ Afghanistan. Trong Hội đồng Thủ lĩnh vào tháng 12 năm 2003, các đại biểu đồng ý Hiến pháp Afghanistan cho một chế độ tổng thống. Ông Karzai sinh ở Kandahar, Afghanistan. Ông là người Pashtun thuộc thị tộc Populzai (sinh trưởng của nhiều vua của Afghanistan). Gia đình ông đã từng ủng hộ vua Zahir Shah. Do đó ông đã có ảnh hưởng chính trị tại Afghanistan từ khi còn trẻ. Ông đã theo học chương trình cao học về chính trị ở Đại học Himachal tại Ấn Độ từ 1979 đến 1983, nhưng sau đó ông trở về Afghanistan để ủng hộ cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Xô Viết trong suốt thập niên 1980. Sau khi chính quyền Xô Viết rút ra khỏi Afghanistan, ông trở thành một bộ trưởng cho Burhanuddin Rabbani. Ông nói sáu thứ tiếng: tiếng Pushtu, tiếng Dari, tiếng Urdu, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hindi. Khi Taliban bắt đầu nổi lên trong thập niên 1990, ông đã ủng hộ họ. Tuy nhiên, ông đã cắt đứt với họ vì ông không tin tưởng vào liên hệ của họ với Pakistan. Sau khi Taliban lật đổ chính quyền của Rabbani vào 1996, ông Karzai từ chối không làm đại sứ Liên Hợp Quốc cho họ. Vào năm 2001, ông hậu thuẫn chính sách lật đổ Taliban của Hoa Kỳ. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2001, các lãnh đạo Afghanistan gặp ở Bonn và đặt ông làm chủ tịch của chính phủ tạm quyền với 29 thành viên. Ngày 5 tháng 9 năm 2002, ông Hamid Karzai suýt bị ám sát ở Kandahar. Người ám sát mặc đồng phục của quân đội Afghanistan nhưng mọi người nghi họ là người của Taliban. Ông Karzai nhận văn bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Himachal ngày 7 tháng 3 năm 2003. Tham khảo Tổng thống Afghanistan Tín hữu Hồi giáo Afghanistan Người Afghanistan lưu vong
329
778
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng%20Th%E1%BB%A5y%20%C4%90i%E1%BB%83n
Tiếng Thụy Điển
Tiếng Thụy Điển ( ) là một ngôn ngữ German Bắc, được dùng như tiếng mẹ đẻ bởi 10,5 triệu người sinh sống chủ yếu ở Thụy Điển và vài khu vực thuộc Phần Lan. Người nói tiếng Thụy Điển có thể hiểu người nói tiếng Na Uy và tiếng Đan Mạch. Như các thứ tiếng German Bắc khác, tiếng Thụy Điển là hậu duệ của tiếng Bắc Âu cổ, một ngôn ngữ chung của các dân tộc German sống tại Scandinavia vào thời đại Viking. Lịch sử Tiếng Thụy Điển có liên hệ mật thiết với tiếng Đan Mạch và tiếng Na Uy, thường ai hiểu một trong hai tiếng đó đều có thể hiểu tiếng Thụy Điển. Ba thứ tiếng kể trên tách ra từ tiếng Bắc Âu cổ vào khoảng 10 thế kỷ trước đây. Tiếng Thụy Điển, tiếng Đan Mạch và tiếng Na Uy Bokmål thuộc vào nhóm ngôn ngữ Đông Scandinavia và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Hạ Đức. Người Thụy Điển thường hiểu tiếng Na Uy hơn tiếng Đan Mạch. Mặc dù người Thụy Điển ít hiểu tiếng Đan Mạch, không nhất thiết là người Đan Mạch không hiểu tiếng Thụy Điển. Phân loại Tiếng Thụy Điển thuộc nhóm Đông Scandinavia của nhánh phía bắc của nhóm ngôn ngữ German, cùng với tiếng Na Uy và tiếng Đan Mạch. Nhánh này là một trong nhiều nhánh trong nhóm ngôn ngữ German của hệ Ấn-Âu. Xem thêm Tiếng Thụy Điển cổ Tiếng Na Uy cổ Tham khảo Liên kết ngoài Ethnologue report for Swedish Languages of Sweden at Ethnologue A sample set of Swedish dialects (the page is in Swedish) Swedish 101 Learn Swedish online Modern Nordic Language Comprehension - Danish, Norwegian and Swedish Jamska language (bằng tiếng Thụy Điển) Ngôn ngữ tại Phần Lan Ngôn ngữ tại Estonia Ngôn ngữ tại Thụy Điển Ngôn ngữ Đông Scandinavia Chi ngôn ngữ German phía Bắc Văn hóa Scandinavia Ngôn ngữ chủ-động-tân Ngôn ngữ có thanh điệu Ngôn ngữ V2
327
787
https://vi.wikipedia.org/wiki/New%20Orleans
New Orleans
New Orleans (viết tắt NOLA; người Mỹ gốc Việt phiên âm là Ngọc Lân hay Tân Linh) là thành phố lớn nhất thuộc tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ. Thành phố ở vị trí 30,07° vĩ độ bắc, 89,93° kinh độ tây, nằm ở phía đông nam tiểu bang, giữa sông Mississippi và hồ Pontchartrain, cách nơi cửa sông đổ ra vịnh Mexico khoảng 100 dặm. Về mặt luật pháp và hành chính thì thành phố New Orleans với Quận Orleans là một. Thành phố này được đặt tên theo Philippe II, Công tước Orléans, công tước nhiếp chính Pháp, và là một trong những thành phố cổ nhất ở nước Mỹ. Đây là trung tâm công nghiệp và phân phối và là cảng biển lớn của Mỹ. Thành phố này nổi tiếng với những di sản văn hoá đa sắc tộc, không khí lễ hội với nhạc và nghệ thuật ẩm thực địa phương. Nó được coi là nơi sinh của nhạc jazz. Nó là nơi du lịch nổi tiếng khắp thế giới do kiến trúc, nhạc, và thực phẩm đặc biệt, cũng như là Mardi Gras và những tổ chức khác. Theo Thống kê Dân số năm 2000, dân số thành phố là 484.674 người. Cộng thêm những ngoại ô trong Quận Jefferson, Quận St. Bernard bên cạnh, và những khu gần khác, con số đó tới khoản 1,4 triệu người. Tuy nhiên, New Orleans bị cơn bão Katrina tàn phá vào ngày 29 tháng 8 năm 2005, làm khắp thành phố bị lụt lội thê thảm, bắt mọi người dân phải sơ tán và làm nhiều người thiệt mạng. Vào những năm sau, dân số lên lại khoảng 1,2 triệu người. New Orleans có một khu Việt Nam lớn trong phía Đông New Orleans gọi là Versailles ("Vẹc Sai") nhưng có nhiều người gốc Việt ở khắp New Orleans, ví dụ ở Harvey và Westwego. Tham khảo Liên kết ngoài Trang chủ Thành phố New Orleans Trang chủ du lịch chính thức của New Orleans New Orleans Vietnamese Online (nolaviet.com) Đề luật Phục hồi sau Thiên tai (PDF) – Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ (HUD) Thành phố ở vùng đô thị Louisiana Thành phố của Louisiana Quận lỵ Louisiana Thành phố ven biển Louisiana Cựu thủ phủ tiểu bang Hoa Kỳ Quận của Louisiana trên sông Mississippi Khu dân cư Louisiana trên sông Mississippi
392
789
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc%20L%C3%A2n
Ngọc Lân
Ngọc Lân (chữ Hán: 玉麟, , ? – 1833), tự Tử Chấn (子振), người thị tộc Cáp Đạt Na Lạp (Hada Nara hala) thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, quan viên nhà Thanh. Thời Gia Khánh Năm Càn Long thứ 60 (1795), Ngọc Lân đỗ Tiến sĩ, được chọn làm Thứ cát sĩ, rồi thụ chức Biên tu. Đầu thời Gia Khánh, Ngọc Lân trải qua 3 lần thăng chức thì được làm đến Tế tửu; rồi lần lượt được nhận các chức vụ Chiêm sự, Nội các Học sĩ. Ngọc Lân tham gia biên soạn Cao Tông thực lục một thời gian dài, thì nhận được đặc chiếu sung vào công tác Tổng biên, khi dâng tác phẩm lên Hoàng đế cũng được ghi tên vào nhóm các Tổng tài. Sau đó Ngọc Lân được vào trực ở Thượng thư phòng; trải qua các chức vụ Lễ bộ, Lại bộ Thị lang, rồi được coi thi Hội. Ngọc Lân phụng mệnh tham gia thẩm tra vụ án ở Thọ Châu, An Huy , tiếp đó tra xét việc thợ đúc quan ngân ở Hồ Bắc bị cắt giảm lương – tiền, khiến quan viên đầu tỉnh đều chịu khiển trách. Sau đó Ngọc Lân đi Hồ Nam, Giang Tây, Trực Lệ, Hà Nam tra án, được người thời ấy khen là công chánh. Năm Gia Khánh thứ 12 (1807), Ngọc Lân được làm Đốc An Huy Học chính, rồi điều đi Giang Tô. Năm thứ 16 (1811), Ngọc Lân được kiêm chức Hữu dực Tổng binh; sau đó bị kết tội sai lầm trong việc thuyên chuyển quan viên khi còn ở bộ Lại, chịu đoạt chức. Ít lâu sau, Ngọc Lân được thụ chức Nội các Học sĩ, kiêm Hộ quân Thống lĩnh, Tả dực Tổng binh, rồi được thăng Hộ bộ Thị lang. Năm thứ 18 (1813), tháng 8, xa giá từ Nhiệt Hà quay về, Ngọc Lân nghênh đón ở Bạch Giản, rồi về kinh trước. Đúng lúc nghĩa quân Thiên Lý giáo của Lâm Thanh tấn công Tử Cấm thành, Ngọc Lân soái bộ thuộc tham gia đánh dẹp; sau đó bị kết tội canh phòng lười nhác, bị cách toàn bộ chức vị. Năm thứ 19 (1814), Ngọc Lân phong Tam đẳng Thị vệ, đi Diệp Nhĩ Khương làm việc. Năm thứ 22 (1817), Ngọc Lân được gia hàm Phó Đô thống, sung chức Trú Tạng Đại thần. Sau đó Ngọc Lân được trải qua các chức vụ Tả dực Tổng binh, Phó Đô thống Hán quân Tương Bạch kỳ, rồi được thăng làm Tả đô Ngự sử, Thượng thư Lễ bộ, Lại bộ và Binh bộ. Thời Đạo Quang Năm Đạo Quang thứ 4 (1824), Ngọc Lân nhận mệnh làm Quân cơ đại thần Thượng hành tẩu. Năm thứ 6 (1826), Trương Cách Nhĩ thuộc thị tộc Hòa Trác (Jahanghir Khoja) nổi dậy ở Hồi Cương, chiếm 4 thành Khách Thập Cát Nhĩ, Anh Cát Sa Nhĩ, Diệp Nhĩ Khương, Hòa Điền. A Khắc Tô biện sự đại thần Trường Thanh có thể đơn độc cố thủ và đẩy lùi địch, trước đây là nhờ Ngọc Lân tiến cử, nên triều đình giáng chiếu khen ngợi, ban cho ông Hoa linh. Năm thứ 7 (1827), Ngọc Lân được kiêm chức Hàn Lâm viện Chưởng viện Học sĩ, sung chức Thượng thư phòng Tổng sư phó, gia hàm Thái tử Thiếu bảo. Năm thứ 8 (1828), nhà Thanh bình định xong Hồi Cương, Ngọc Lân được tấn hàm Thái tử Thái bảo, vẽ tranh treo ở gác Tử Quang. Đạo Quang Đế đang muốn củng cố biên thùy phía Tây, cho rằng Ngọc Lân biết rõ tình hình vùng biên, vào năm thứ 9 (1829), đặc mệnh cho ông ra làm Y Lê Tướng quân. Ngọc Lân dâng sớ nói Hạo Hãn (Kokand) chẳng chịu ngồi yên, không nên điều động quân đội đi nơi khác; bọn A Thản Đài, Thái Liệt Khắc chỉ xin quy thuận ngoài miệng , cần tăng cường quân đội để phòng bị; ngoài ra ông khen ngợi Y Tát Khắc (Isak) trung dũng đắc lực, đề nghị trọng thưởng cho bọn Cận di Bố Hô , khiến họ trở thành tai mắt cho quan quân. Triều đình giáng chiếu làm theo lời ấy, còn lệnh cho Khách Thập Cát Nhĩ Tham tán đại thần Trát Long A phòng bị. Nhưng Trát Long A tin lầm bọn Thái Liệt Khắc, không cho là phải. Mùa thu năm thứ 10 (1830), người An Tập Duyên (Andijan) quả nhiên dẫn lối cho quân Hạo Hãn xâm phạm, Khách Thập Cát Nhĩ Bang biện đại thần Tháp Tư Cáp soái binh ngăn chặn, bị mai phục giết chết. Trát Long A sắp bỏ thành chạy về giữ A Khắc Tô, Ngọc Lân gấp dâng sớ, xin triều đình đòi bọn Trường Thanh nhanh chóng trù bị lương thảo, Cáp Phong A nhanh chóng tiến đánh, lấy ra 4500 lính ở Y Lê, lệnh cho Dung An soái lãnh đi cứu viện. Dung An đến A Khắc Tô, cùng Trường Thanh bàn bạc; Trường Thanh cho rằng giữa đường có Đóa Lan Hồi Tử cản trở, lệnh cho Cáp Phong A, Hiếu Thuận Đại từ đồng cỏ Hòa Điền tiến binh. Ngọc Lân dâng sớ phản đối, cho rằng quan quân nên xuất phát từ Diệp Nhĩ Khương đi thẳng đến Khách Thập Cát Nhĩ, thay vì theo lối Hòa Điền gặp nhiều cản trở. Đạo Quang Đế khen ngợi, nhưng vẫn đốc thúc Cáp Phong A tiến binh không đổi. Đến khi Trường Linh đốc bọn Dương Phương, Hồ Siêu đem đại binh đến Khách Thập Cát Nhĩ, Anh Cát Sa Nhĩ thì kẻ địch đã rút xa. Ngọc Lân cho rằng quan quân ở đây đã lên đến 4 vạn người, hàng tháng dùng hết 1500 vạn thạch lương thực, chi phí vận chuyển hao hết hơn 10000 lạng bạc, vì thế không cần điều binh từ Thiểm, Cam đến nữa; triều đình nghe theo. Khi xưa thủ lĩnh người Hồi mang hàm Bối tử là Y Tát Khắc dẫn dụ Trương Cách Nhĩ, giúp quan quân bắt được hắn ta, được triều đình phong tước Đa La Quận vương, nhưng cũng chịu sự bài xích của thủ lãnh các bộ tộc khác. Sau đó một âm mưu binh biến bị phát giác, quan quân giết thủ phạm, trục xuất dân chúng tham gia; có kẻ nhân đó vu cáo Y Tát Khắc thông mưu vơi thủ phạm, rồi kéo nhau đến cướp bóc gia đình ông ta, còn giết hại hơn 200 người Hồi tránh loạn. Trát Long A không thể áp chế cuộc bảo động, còn hùa theo bọn họ, giam cầm Y Tát Khắc. Ngọc Lân cho rằng Y Tát Khắc được phong Vương tước, trợ giúp kẻ khác làm loạn là vô lý, huống hồ con cháu của ông ta làm con tin ở A Khắc Tô, gia sản đều ở Khố Xa, há không lo sợ ư? Ngọc Lân dâng sớ trình bày những điều khả nghi, triều đình mệnh cho Trường Linh tra xét, bắt quả tang Trát Long A sợ tội, muốn giết người diệt khẩu; đến khi bọn Ủy viên Chương kinh cùng dâng tấu xác nhận chứng cứ phạm tội thì Trát Long A chịu đền tội, Y Tát Khắc được khôi phục chức tước, khiến dân Hồi cả phục. Bấy giờ triều đình bàn luận về tình hình Hồi Cương, Ngọc Lân dâng sớ, phản đối ý định tái lập Thổ tư ở những biên thành đã cải thổ quy lưu, cho rằng muốn nhập Hồi Cương vào bản đồ Trung Quốc thì phải thiết lập quan quân trú phòng ở những nơi ấy, đồng thời phản đối Tham tán đại thần dời từ Khách Thập Cát Nhĩ về A Khắc Tô. Vì thế triều đình giáng chiếu cho Trường Linh bí mật trình bày tình hình, kết hợp với lời tâu của nhiều người khác, rồi giao cho Ngọc Lân trù tính kế hoạch sáp nhập Hồi Cương. Năm thứ 11 (1831), Ngọc Lân cùng Trường Linh dâng sớ, Đạo Quang Đế bèn dời tham tán đại thần sang trú ở Diệp Nhĩ Khương, để dễ bề không chế Hồi Cương. Năm thứ 12 (1832), việc xong, Ngọc Lân quay về Y Lê, luân phiên điều động binh sĩ đồn thú để cân bằng canh phòng – nghỉ ngơi. Thành Huệ Viễn được xây dựng ở bờ nam Hoàng Hà , Ngọc Lân định lệ sửa sang thành trì hằng năm; đem đất chưa gieo trồng cấp cho dân Hồi, thu tô để sung làm lương thực của quân đội, còn chu cấp cho những kẻ khốn khó được thuê mướn để giúp việc vặt. Ngoài ra Ngọc Lân thúc đẩy quá trình Hán hóa bằng cách sửa sang trường học, xây dựng Văn miếu; Đạo Quang Đế đặc biệt ban biển ngạch để tỏ ra xem trọng việc này, khiến phong trào học tập văn hóa Hán ở Tân Cương được nâng cao. Năm thứ 13 (1833), Ngọc Lân nhận mệnh hồi kinh, triều đình lấy Đặc Y Thuận Bảo thay thế ông. Nhưng Ngọc Lân về đến Thiểm Tây thì mất, Đạo Quang Đế nghe tin thì thương xót, giáng chiếu ban tuất, tặng hàm Thái bảo, đưa vào thờ trong Hiền Lương từ. Linh cữu về đến kinh sư, Đạo Quang Đế đích thân đến viếng, ban thụy Văn Cung. Người Y Lê xin lập từ để cúng tế, triều đình đồng ý. Tham khảo Thanh sử cảo, Quyển 367, liệt truyện 154 – Ngọc Lân truyện Chú thích Quan nhà Thanh Người Mãn Châu Mất năm 1833 Năm sinh không rõ Thái tử tam sư nhà Thanh Nhân vật quân sự nhà Thanh Người Mãn Châu Chính Hoàng kỳ
1,614
794
https://vi.wikipedia.org/wiki/26%20th%C3%A1ng%201
26 tháng 1
Ngày 26 tháng 1 là thứ 39 vào năm nào theo lịch Gregory. Còn 339 ngày lại (340 ngày trong năm nhuận). Sự kiện 1564 – Công đồng Trentô đưa ra quyết định của mình tại Tridentinum, thiết lập nên sự phân biệt giữa Giáo hội Công giáo Rôma và Tin Lành. 1700 – Một trận động đất mạnh xảy ra ở bờ biển phía tây của Bắc Mỹ, được ghi chép trong các thư tịch Nhật Bản. 1736 – Quốc vương Ba Lan-Đại công Litva Stanisław Leszczyński thoái vị lần thứ nhì, song được đền bù Công quốc Lorraine và Bar. 1788 – Một hạm đội của Anh Quốc dưới quyền Arthur Phillip đổ bộ lên Port Jackson nay thuộc Sydney, sau đó thiết lập khu định cư vĩnh cửu đầu tiên của người châu Âu tại lục địa Úc. 1790 – Vở Opera Così fan tutte của Wolfgang Mozart được trình diễn lần đầu tiên tại kịch viện Burg tại Wien, Áo. 1802 – Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson ký ban hành đạo luật đầu tiên về thiết lập cơ cấu Thư viện Quốc hội. 1837 – Michigan được nhận làm tiểu bang thứ 26 của Hoa Kỳ. 1905 – Viên kim cương thô lớn nhất thế giới cho đến nay được tìm thấy gần thành phố Pretoria tại Nam Phi. 1924 – Năm ngày sau khi Lenin qua đời, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô quyết định đổi tên thành phố Petrograd thành Leningrad. 1980 – Israel và Ai Cập thiết lập quan hệ ngoại giao, Ai Cập trước đó bị đình chỉ tư cách thành viên của Liên đoàn Ả Rập. 1992 – Tổng thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin tuyên bố rằng Nga sẽ chấm dứt việc đặt các thành phố của Hoa Kỳ là mục tiêu tấn công bằng vũ khí hạt nhân. 2001 – Sau khi cha là Tổng thống Laurent-Desire Kabila bị ám sát, Joseph Kabila chính thức nhậm chức Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo. 2005 – Condoleezza Rice bắt đầu nhiệm kỳ Bộ trưởng Ngoại giao thứ 66 của Hoa Kỳ, bà là người Mỹ gốc Phi và phụ nữ thứ hai phục vụ chính phủ trong chức vụ này. Sinh 183 – Chân phu nhân, chính thất của Ngụy Văn Đế Tào Phi, tức ngày Đinh Dậu (15) tháng 12 năm Nhâm Tuất 524 - Triệu Việt Vương , vua nhà Tiền lý, tức ngày 6 tháng 1 năm Giáp Thìn (m. 571) 1504 – Nguyễn Thái Bạt, quan viên triều Lê, tức ngày 10 tháng 1 năm Giáp Tý (m. 1527) 1763 – Karl XIV Johan, quốc vương của Thụy Điển và Na Uy (m. 1844) 1857 – Đạt-lại Lạt-ma thứ 12 (m. 1875) 1880 – Douglas MacArthur, tướng lĩnh người Mỹ (m. 1964) 1908 – Stéphane Grappelli, nghệ sĩ piano người Pháp (m. 1997) 1911 – Polykarp Kusch, nhà vật lý học người Đức-Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1993) 1918 – Nicolae Ceauşescu, chính trị gia người Romania, chủ tịch nước Romania (m. 1989) 1921 – Morita Akio, doanh nhân người Nhật Bản, đồng sáng lập Sony (m. 1999) 1924 – Lưu Vĩnh Châu, quân nhân người Việt Nam 1925 – Paul Newman, diễn viên, đạo diễn, doanh nhân người Mỹ (m. 2008) 1929 - Nguyễn Bảo Trị, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa 1953 – Anders Fogh Rasmussen, chính trị gia người Đan Mạch, tổng thư ký của NATO 1958 – Ellen DeGeneres, diễn viên, dẫn chương trình truyền hình người Mỹ 1961 Huỳnh Uy Dũng, doanh nhân người Việt Nam Wayne Gretzky ("Great One"), vận động viên khúc côn cầu Canada 1963 – José Mourinho, huấn luyện viên bóng đá người Bồ Đào Nha 1966 – Tom Henning Øvrebø, 1971 - Nguyễn Phương Hằng, doanh nhân người Canada gốc Việt 1976 – Hitomi, ca sĩ và diễn viên người Nhật Bản 1978 – Nastja Čeh, cầu thủ bóng đá người Slovenia 1986 – Kim Jaejoong, ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc (JYJ và TVXQ) 1987 – Sebastian Giovinco, cầu thủ bóng đá người Ý 1987 – Gojko Kačar, cầu thủ bóng đá người Serbia Mất 1795 – Johann Bach, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1732) 1823 – Edward Jenner, thầy thuốc người Anh Quốc (s. 1749) 1824 – Théodore Géricault, họa sĩ người Pháp (s. 1791) 1873 – Amélie, hoàng hậu của Brasil (s. 1812) 1885 – Charles Gordon, tướng lĩnh người Anh Quốc (s. 1833) 1891 – Nikolaus Otto, kỹ sư người Đức, phát minh động cơ đốt trong (s. 1833) 1925 – Robert Loeb, tướng lĩnh Phổ (s. 1853) 1943 – Nikolai Vavilov, nhà thực vật học người Nga (s. 1887) 1947 – Gustaf Adolf, thành viên vương thất Thụy Điển (s. 1906) 1949 – Peter Marshall, nhà thuyết giáo người Anh Quốc-Mỹ (s. 1902) 1952 – Khorloogiin Choibalsan, sĩ quan và nguyên thủ quốc gia Mông Cổ (s. 1895) 1962 – Lucky Luciano, mafia người Mỹ (s. 1897) 1979 – Pyotr Gavrilov, sĩ quan người Liên Xô (s. 1900) 2000 – Don Budge, vận động viên quần vợt người Mỹ (s. 1915) 2003 – Nông Thị Trưng, nhà hoạt động người Việt Nam (s. 1920) 2005 – Nguyễn Thị Manh Manh, thi nhân người Việt Nam-Pháp (s. 1914) 2011 – Quốc Trường, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1952) 2020 – Kobe Bryant (s. 1978) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Lễ Cộng hoà tại Ấn Độ Tham khảo Tháng một Ngày trong năm
867
799
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0i%20Ti%E1%BA%BFng%20n%C3%B3i%20Hoa%20K%E1%BB%B3
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (tiếng Anh: Voice of America, viết tắt: VOA) là dịch vụ truyền thông đối ngoại chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ sản xuất nội dung số, TV và radio bằng hơn 40 ngôn ngữ mà nó phân phối nội dung tới các đài liên kết trên toàn cầu. Đối tượng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ chủ yếu khán giả nước ngoài, vì vậy Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được tập trung vào nội dung có ảnh hưởng đến dư luận nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ và người dân nước này. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được thành lập năm 1942, và hiến chương Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Luật công chúng 94-350 và 103-415) đã được Tổng thống Gerald Ford ký thành luật năm 1976. Hiến chương này có sứ mệnh "truyền phát tin tức và thông tin chính xác, cân bằng và toàn diện tới khán giả quốc tế" và nó xác định các tiêu chuẩn bắt buộc về mặt pháp lý trong cách thức làm báo chí của VOA. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington, D.C., và được Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ, một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ giám sát. Tiền tài trợ được Quốc hội Hoa Kỳ trích lập hàng năm theo ngân sách dành cho các đại sứ quán và lãnh sự quán. Trong năm 2016, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã phát sóng khoảng 1.800 giờ chương trình phát thanh và truyền hình mỗi tuần cho khoảng 236,6 triệu người trên toàn thế giới với khoảng 1.050 nhân viên và ngân sách hàng năm do người dân Hoa Kỳ đóng thuế là 218,5 triệu USD. Lịch sử Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được thành lập năm 1942 thuộc Văn phòng Thông tin thời chiến với những chương trình tuyên truyền nhằm vào khu vực châu Âu bị chiếm đóng bởi Đức và khu vực Bắc Phi. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát thanh vào ngày 24 tháng 2 năm 1942. Các trạm phát sóng được Đài Tiếng nói Hoa Kỳ sử dụng lúc đó là các trạm phát sóng ngắn của Hệ thống phát thanh Columbia (CBS) và Công ty phát thanh quốc gia (NBC). Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phủ sóng phát thanh trên lãnh thổ Liên Xô vào ngày 17 tháng 2 năm 1947. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được đặt dưới quyền giám sát của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ khi đó dính dáng đến các chương trình phát thanh mang tính tuyên truyền. Vào thập niên 1980, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ tăng thêm dịch vụ truyền hình cũng như các chương trình khu vực đặc biệt nhắm vào Cuba như Radio Marti và TV Marti. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện nay nằm dưới sự quản lý của Ủy ban Phát thanh Quốc tế (IBB), là một bộ phận của Ủy ban Phát thanh chính quyền (BBG). Điều này dẫn đến sự tranh cãi về mức độ độc lập của các chương trình thông tin của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đối với các đường lối chính sách của chính quyền (Hoa Kỳ).j Hoạt động IBB sử dụng một loạt mạng lưới truyền thông trên toàn thế giới. Các trạm trong nước đặt tại Greenville ở Bắc Carolina và Delano ở California. Bên ngoài Mỹ, IBB có trạm tiếp vận đặt tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Hy Lạp, Philippines, São Tomé và Príncipe, Kuwait và Thái Lan. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ là một trong những cơ quan dưới quyền của Hội đồng quản lý phát sóng (BBG). BBG là một cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ và được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ kinh phí hoạt động, là một cơ quan tự trị của chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách thành viên lưỡng đảng. Bộ trưởng Ngoại giao có một ghế trong BBG.  BBG được thành lập như một bộ đệm để bảo vệ VOA và các đài truyền hình quốc tế, phi quân sự, do Hoa Kỳ tài trợ khỏi sự can thiệp chính trị. Nó thay thế Hội ​​đồng Phát thanh Quốc tế (BIB) giám sát việc cấp vốn và hoạt động của Đài Châu Âu Tự do / Đài Tự do , một chi nhánh của VOA. Theo luật pháp Hoa Kỳ thì Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bị cấm phát thanh trực tiếp tới công dân Mỹ. Đạo luật được sửa đổi do việc thông qua Điều khoản của Đạo luật Hiện đại hóa Smith-Mundt trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2013 . Mục đích của đạo luật năm 1948 là bảo vệ công chúng Mỹ khỏi các hành động tuyên truyền của chính phủ của họ và không có sự cạnh tranh với các công ty tư nhân của Mỹ.  Sửa đổi có mục đích thích ứng với Internet và cho phép công dân Mỹ yêu cầu truy cập nội dung VOA. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện nay phát thanh bằng hơn 50 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Anh đặc biệt (tiếng Anh với từ vựng và ngữ pháp được đơn giản hóa). Địa chỉ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ là 330 Independence Avenue, Washington, D.C., 20547. Nhạc hiệu của đài là bài "Yankee Doodle," được chơi bởi ban nhạc đồng và gõ, tiếp theo là thông báo: "This is the Voice of America, signing on" (Đây là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, bắt đầu). Bài "Columbia, Gem of the Ocean" ("Columbia, hòn ngọc đại dương") đã từng được dùng làm nhạc hiệu trong nhiều năm. Các đài phát thanh "anh em" với VOA, được quản lý bởi IBB hoặc trực tiếp bởi một cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ mang tên Hội đồng quản lý phát sóng (BBG): Radio Marti nhằm vào Cuba Radio Sawa nhằm vào các thính giả trẻ của thế giới Ả Rập Radio Free Europe/Radio Liberty và Radio Free Asia nhằm vào các nước xã hội chủ nghĩa cũ và các nước mà họ xem là "bị áp bức" tại châu Âu, châu Á và Trung Đông Ngôn ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện phát bằng 45 ngôn ngữ (có chương trình truyền hình được đánh dấu *): Chú thích Xem thêm BBC RFA RFI WLW Liên kết ngoài Website chính thức Đài Tiếng nói Hoa Kỳ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ tiếng Việt Đài phát thanh Mỹ Phát sóng quốc tế Đài Tiếng nói Hoa Kỳ
1,093
801
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%201%20n%C4%83m%202004
Tháng 1 năm 2004
Tháng 1 năm 2004 Thứ 5, ngày 29 tháng 1 Bản điều trần của Lord Hutton: Greg Dyke, Tổng giám đốc của BBC, từ chức vì bản điều trần này. Mark Byford trở thành Quyền tổng giám đốc. Tin tức Anh chỉ trích bản báo cáo đó là thanh minh. Thứ 4, ngày 28 tháng 1 Mười nước gặp nhau ở Bangkok, Thái Lan để thảo luận về bệnh cúm gà. Một quả bom nổ trong xe ở Baghdad, Iraq. Ba người chết. Hơn 100.000 người biểu tình ở Tel Aviv về kế hoạch của Ariel Sharon cho quân đội Israel rút khỏi vài khu vực thuộc dải Gaza và Bờ Tây. Các nhà vật lý học thông báo là họ tìm thấy một loại chất mới, gọi chất đặc fermion (fermionic condensate). Thứ 3, ngày 27 tháng 1 Trung Quốc thừa nhận là tỉnh Quảng Tây có nhiều ca nhiễm bệnh cúm H5N1 (bệnh cúm gà). Trung Quốc là nước thứ 10 phát hiện sự tồn tại của dịch bệnh này. . Hai tỉnh Hồ Nam và Hà Bắc cũng bị nghi ngờ có dịch bệnh này. . Tổng thống Mỹ 2004: Thượng nghị sĩ John Kerry thắng sơ cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ ở New Hampshire. Howard Dean xếp thứ hai. Thứ 2, ngày 26 tháng 1 Tổng thống Hamid Karzai ký bản hiến pháp mới của Afghanistan. Tham khảo Năm 2004 Tháng một
237
824
https://vi.wikipedia.org/wiki/1954
1954
Sự kiện Tháng 1 10 tháng 1: Tại Anh, xảy ra tai nạn hàng không máy bay số hiệu 781. 21 tháng 1: Hoa Kỳ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới USS Nautilus. Tháng 2 20 tháng 2: Thành lập khu tự trị người Dục Cố tại Cam Túc Tháng 3 13 tháng 3: Mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận Him Lam. 14 tháng 3: Mở đầu trận đồi Độc Lập 15 tháng 3: Kết thúc trận đồi Độc Lập Tháng 4 8 tháng 4: Tại Nam Phi, xảy ra tai nạn máy báy số hiệu 201. 20 tháng 4: Thành lập khu tự trị người Hồi tại Hà Đông , Ninh Hạ 23 tháng 4: Thành lập khu tự trị người Hồi tại Mông Cổ Ninh Hạ 26 tháng 4: Hội nghị Geneva khai mạc 29 tháng 4: Trung Quốc và Ấn Độ khẳng định nguyên tắc hòa bình biên giới Tháng 5 1 tháng 5: Quân đội nhân dân Việt Nam đồng loạt tấn công cứ điểm Điện Biên Phủ. 7 tháng 5: Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi thuộc về bộ đội Việt Nam. 8 tháng 5: Hội nghị Geneve bắt đầu thảo luận về việc lập lại hòa bình tại Đông Dương. 22 tháng 5: Tạo Geneva, Alabama, ngoại trưởng Hàn Quốc Biện Sách Thái đề xuất 14 điểm hòa bình thống nhất bán đảo Triều Tiên. Tháng 6 2 tháng 6: Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản đã thâm nhập vào CIA và ngành công nghiệp vũ khí nguyên tử. 4 tháng 6: Pháp ký hiệp ước trao trả độc lập cho Quốc gia Việt Nam. 18 tháng 6: Chính phủ cánh tả do dân bầu của Guatemala bị lật đổ trong cuộc đảo chính do CIA hậu thuẫn 26 tháng 6: Chiến tranh Đông Dương Trận Đắk Pơ 28 tháng 6: Trung Quốc và Ấn Độ phát biểu liên minh Tháng 7 3 tháng 7: Quân đội Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam 7 tháng 7: Ngô Đình Diệm lập chính phủ mới tại miền Nam Việt Nam. 8 tháng 7: Tướng Carlos Castillo Armas được bầu làm chủ tịch hội đồng cố vấn, lật đổ chính quyền tổng thống Guatemala Jacobo Arbenz Guzman. 17 tháng 7: Pháp rút quân khỏi Plei-ku 21 tháng 7: Hiệp định Genève được ký kết. 26 tháng 7: Trung Quốc chế tạo thành công phi cơ Tháng 9 3 tháng 9: Mở đầu cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ 1. 8 tháng 9: Thành lập tổ chức quân sự SEATO 28 tháng 9: Thành lập quân ủy trung ương ủy viên hội Trung Quốc. Tháng 10 2 tháng 10: Tây Đức gia nhập NATO. 10 tháng 10: Bộ đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội. 14 tháng 10: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội chính thức được thành lập. 16 tháng 10: Thành lập khu tự trị người Mông Cổ tại Hà Nam Thanh Hải Tháng 11 1 tháng 11: Mở đầu cuộc chiến tranh chống Pháp của nhân dân Algérie Tháng 12 2 tháng 11: Tại Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc và Hoa Kỳ ký hiệp ước phòng thủ chung. 13 tháng 12: Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam ở miền Nam Việt Nam. 24 tháng 12: Lào giành được độc lập từ Pháp Sinh Tháng 1 1 tháng 1 - Tạ Ngọc Tấn, phó giáo sư, tiến sĩ, tổng biên tập, chính trị gia Việt Nam 2 tháng 1 - Henry Bonilla, chính trị gia Mỹ 4 tháng 1 -Tina Knowles, nhà thiết kế thời trang Mỹ 29 tháng 1 - Oprah Winfrey, người dẫn chương trình Hoa Kỳ Tháng 2 3 tháng 2 - Việt Thảo, người dẫn chương trình người Mỹ gốc Việt hoạt động ở hải ngoại. 10 tháng 2 - Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam từ 2007-2021. 19 tháng 2 - Sócrates, cựu cầu thủ bóng đá Brasil (m. 2011). 23 tháng 2 - Viktor Yushchenko, Tổng thống Ukraina Tháng 3 21 tháng 3 - Prayuth Chan-ocha, Thủ tướng thứ 29 của Thái Lan, cựu đại tướng Quân đội Hoàng gia Thái Lan. 9 tháng 3 - Carlos Ghosn, doanh nhân Pháp 24 tháng 3 - Rafael Orozco Maestre, ca sĩ Colombia. Tháng 4 7 tháng 4 - Thành Long, diễn viên Hồng Kông 12 tháng 4 - Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ 2016-2021 20 tháng 4 - Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam từ 2016-2021 Tháng 5 10 tháng 5 - David Paterson, chính trị gia Hoa Kỳ Tháng 6 29 tháng 6 - Leovegildo Lins da Gama Júnior, cựu cầu thủ Brasil Tháng 7 1 tháng 7 - Hàn Mã Lợi, diễn viên người Hồng Kông 15 tháng 7 - Mario Alberto Kempes, cựu cầu thủ bóng đá Argentina 17 tháng 7: Edward Natapei, thủ tướng Vanuatu (m. 2015) Angela Merkel, thủ tướng thứ 8 của nước CHLB Đức 20 tháng 7 - Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. 28 tháng 7 - Hugo Chávez, tổng thống Venezuela (m. 2013) Tháng 8 16 tháng 8 - James Cameron, đạo diễn Hoa Kỳ 15 tháng 8 - Abdul Rashid Dostum, tướng lĩnh người Afghanistan Tháng 9 21 tháng 9 - Abe Shinzō, Thủ tướng thứ 57 Nhật Bản (m. 2022) Tháng 10 13 tháng 10 - Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam từ 2011-2016. 23 tháng 10 - Lý An, đạo diễn Đài Loan. Tháng 11 3 tháng 11 - Lâm Thanh Hà, diễn viên Hồng Kông 14 tháng 11 - Condoleezza Rice, ngoại trưởng Hoa Kỳ 14 tháng 11: Yanni, nhạc sĩ Hy Lạp Thanh Kim Huệ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ cải lương Việt Nam, được nổi tiếng với vai diễn "Thị Hến". (m. 2021) 15 tháng 11 - David B. Audretsch nhà kinh tế học người Hoa Kỳ Tháng 12 1 tháng 12 - Đỗ Bá Tỵ, Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ 2016 24 tháng 12 - Phạm Quý Ngọ, Trung tướng Công an, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam từ 2010-2014 (m. 2014) 28 tháng 12 - Denzel Washington, diễn viên Hoa Kỳ Mất Tháng 1 Tháng 2 1 tháng 2 - Tô Vĩnh Diện, là một chiến sĩ thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam (s.1924) Tháng 3 7 tháng 3 - Otto Diels, nhà hóa học người Đức (s. 1876) 13 tháng 3 - Phan Đình Giót, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hi sinh trong trận Điện Biên Phủ 20 tháng 3 - Thành Thái, Vua thứ 10 của Nhà Nguyễn (s. 1879) Tháng 4 20 tháng 4 - Ngô Tất Tố, nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, nhà nghiên cứu Việt Nam Tháng 5 Tháng 6 7 tháng 6 - Alan Turing Khám nghiệm tử thi cho thấy ông bị nhiễm độc cyanide. Bên cạnh thi thể ông là một quả táo đang cắn dở. Quả táo này chưa bao giờ được xét nghiệm là có nhiễm độc cyanide, nhưng nhiều khả năng cái chết của ông do từ quả táo tẩm cyanide ông đang ăn dở. Hầu hết mọi người tin rằng cái chết của Turing là có chủ ý và bản điều tra vụ tử vong đã được kết luận là do tự sát. Có dư luận cho rằng phương pháp tự ngộ độc này được lấy ra từ bộ phim mà Turing yêu thích - bộ phim Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Snow White and the Seven Dwarfs). Tuy vậy, mẹ của ông không nghĩ như mọi người, mà khăng khăng cho rằng, cái chết đến từ tính bất cẩn trong việc bảo quản các chất hóa học của Turing. Bạn bè của ông có nói rằng Turing có thể đã chủ ý tự sát để cho mẹ ông có lý do từ chối một cách rõ ràng. Khả năng ông đã bị ám hại cũng đã từng được kể đến, do sự tham gia của ông trong cơ quan bí mật, và do việc họ nhận thức sai rằng bản chất đồng tính luyến ái của ông "gây nguy hiểm cho việc bảo vệ bí mật". Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Henri Matisse: Họa sĩ người Pháp (s.1869) Tháng 12 Giải Nobel Xem thêm Tham khảo 4
1,416
835
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90
Đ
Đ, đ là một chữ cái được dùng trong một số ngôn ngữ sử dụng chữ Latinh. Chữ cái này đứng thứ bảy trong bảng chữ cái tiếng Việt. Trong một số ngôn ngữ như tiếng Iceland hay tiếng Anh thượng cổ có chữ eth có hình thức chữ hoa là Ð (U+00D0) tương tự như hình thức chữ hoa của chữ đ nhưng hình thức chữ thường của nó là ð (U+00F0) chỉ gần giống chứ không giống hệt như hình thức chữ thường của chữ đ. Sử dụng Tiếng Việt Trong tiếng Việt trung đại, chữ đ được dùng để ghi âm nội bạo quặt lưỡi hữu thanh /ᶑ/. Trong tiếng Việt hiện đại, chữ đ được dùng để ghi âm nội bạo lợi hữu thanh /ɗ/. Trong Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – La-tinh xuất bản năm 1651 của Đắc Lộ, chữ đ cùng với chữ ꞗ không có hình thức chữ hoa và chữ thường, đ là dạng duy nhất của chữ đ, không phải là chữ hoa mà cũng không phải là chữ thường. Đến khi cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt mới xuất hiện hình thức chữ hoa của chữ đ là Đ. Chữ Latinh Gaj Đ cũng là một chữ cái trong Bảng chữ cái Latinh của Gaj, được sử dụng ở trong tiếng Bosna, tiếng Croatia, tiếng Montenegro và tiếng Serbia. Tuy nhiên khác với tiếng Việt, Đ trong Bảng chữ cái Latinh của Gaj thể hiện âm /dʑ/, gần giống Gi của tiếng Việt. Vì thế để thể hiện rõ âm, tên người Serbia khi viết trong tiếng Anh hay ngôn ngữ khác, nếu có chữ Đ sẽ được chuyển tự lại thành Dj. Ví dụ như Novak Djokovic, trong tiếng Serbia theo chữ Latinh Gaj, tên của anh được viết là Novak Đoković, tuy nhiên trong các ngôn ngữ khác luôn viết là Djokovic thay vì Dokovic, vì vậy tên của anh luôn được đọc gần đúng âm là "Giô-cô-vích" và bị tránh đọc sai là "Đô-cô-vích". Tham khảo Ký tự Latinh Tiếng Việt Ngữ chi Sami Mẫu tự kết hợp dấu phụ
348
838
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20%C4%90%E1%BB%A9c%20L%C6%B0%C6%A1ng
Trần Đức Lương
Trần Đức Lương (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1937 tại xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006, là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII. Sự nghiệp ban đầu Tháng 2 năm 1955: ông Tập kết ra Bắc rồi học sơ cấp, học bổ túc trung cấp địa chất; rồi làm kĩ thuật viên, đội trưởng, đoàn phó kĩ thuật địa chất rồi đến bí thư chi đoàn, chi ủy viên rồi làm bí thư chi bộ, liên chi uỷ viên. Năm 1959, ông gia nhập đảng Lao Động Việt Nam. Tháng 9 năm 1959 đến tháng 3 năm 1964 ông là đội trưởng đội địa chất 4, đoàn địa chất 20, đồng tác giả công trình nghiên cứu lập "Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam" (công trình hợp tác Xô-Việt trong các năm 1960-1965). Trong giai đoạn này ông là ủy viên Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Lao động Cục Địa chất, Chi ủy viên (1963-1964). Từ tháng 9 năm 1966, ông học ở Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội, hệ chuyên tu đến tháng 1 năm 1970, ông cũng là đảng ủy viên, bí thư đoàn trường vào năm 1969. Sự nghiệp chính trị Giai đoạn 1970 đến 1987 Từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 8 năm 1975, ông là phó cục trưởng Cục Bản đồ Địa chất, ủy viên Thường vụ Đảng ủy cục. Từ tháng 9 năm 1975 đến tháng 7 năm 1977, ông học trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương; Bí thư Chi bộ lớp. Từ tháng 8 năm 1977 đến tháng 2 năm 1987: Phó Liên đoàn trưởng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ Địa chất; Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất (sau đổi là Tổng cục Mỏ Địa chất); Bí thư Đảng ủy Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam, Bí thư Ban cán sự Đảng Tổng cục; Đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật của Quốc hội; Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Xô. Ông trở thành Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V. Thành viên Chính phủ Năm 1987 ông làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, sau khi sửa đổi Hiến pháp chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đổi thành Phó Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn này ông là Đại biểu Quốc hội khóa VIII và là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa khóa VI, khóa VII. Ông là đại diện thường trực CHXHCN Việt Nam tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) (đến năm 1991). Ngày 24 tháng 9 năm 1997 ông được bầu làm Chủ tịch nước kiêm Phó Thủ tướng Chính phủ đến ngày 29 tháng 9 năm 1997. Chủ tịch nước (1997–2006) Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương được bầu làm Chủ tịch nước, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, sau đó Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa VIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa IX, ông kiêm luôn chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Ngày 24 tháng 7 năm 2002, ông Lương tái đắc cử chức Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XI. Hoạt động trong nhiệm kỳ Trong nhiệm kỳ của ông đã có cuộc bạo loạn tại Tây Nguyên vào năm 2004. Trong sự kiện vụ án Năm Cam, ông đã bác đơn ân xá đối với các tử tù trong đó có Năm Cam. Năm 2005, ông và các đồng sự trong Cục Đo đạc Bản đồ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ với 2 công trình: Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 (do Tổng cục Địa chất xuất bản năm 1981) Bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 (do Tổng cục Mỏ và Địa chất xuất bản năm 1988) Đối ngoại Trần Đức Lương là Chủ tịch nước đầu tiên trong lịch sử đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vào năm 2000 sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995, hai bên tin tưởng chuyến thăm sẽ đánh dấu việc mở ra quan hệ mới giữa Việt - Mỹ. Năm 2001, trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin, hai nước đã xác lập mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược, ông đồng thời cũng trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Putin. Ông cũng là Chủ tịch nước đầu tiên thăm Hàn Quốc. Từ chức Ngày 24 tháng 6 năm 2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cho biết Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An vì tuổi đã cao và thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã nêu nguyện vọng xin không tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa X, nguyện vọng này đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa IX và Đại hội X chấp thuận, sau đó cùng với các ông Phan Văn Khải và Nguyễn Văn An, ông đã đọc đơn xin thôi chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ sau đó 1 năm. Trình bày đơn xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước, ông Trần Đức Lương giãi bày: "Trong hai mươi năm qua, tôi đã hết sức cố gắng, toàn tâm toàn ý thực hiện các chức trách nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần nhất định cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng. Trong tiến trình chuẩn bị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, vì tuổi đã cao và thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tôi đã nêu nguyện vọng xin không tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Nguyện vọng của tôi đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa IX và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X chấp nhận". Việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Trần Đức Lương, số phiếu xin ý kiến thu về là 465 phiếu, số phiếu đồng ý là 458 phiếu (98,49% số phiếu) thu về và bằng 92,9% so với tổng số đại biểu Quốc hội, có 7 phiếu không đồng ý (1,51% số phiếu) thu về và bằng 1,42% so với tổng số đại biểu Quốc hội, chiều cùng ngày Quốc hội đã miễn nhiệm chức Chủ tịch nước của ông. Ông Lương sau đó vẫn giữ chức Chủ tịch nước đến ngày 27 tháng 6 khi Nguyễn Minh Triết được bầu làm người kế nhiệm, ông mới thôi giữ chức. Nghỉ hưu Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn là Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho đến năm 2012. Ông chủ yếu dành cuộc sống cho gia đình và tham dự một số sự kiện của Đảng. Năm 2007, ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng. Gia đình Vợ ông là bà Nguyễn Thị Vinh, cả hai người có với nhau hai người con. Con trai ông là Trần Tuấn Anh hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Bộ chính trị khóa XIII, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Con gái ông là Trần Thị Minh Anh (1962) hiện là Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1937 Nhân vật còn sống Người Quảng Ngãi Cựu sinh viên Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phó Thủ tướng Việt Nam Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI Người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX Chủ tịch nước Việt Nam
1,485
839
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A9bec
Québec
Québec (phát âm là Kê-béc trong tiếng Pháp và Kuy-béc trong tiếng Anh), là tỉnh bang có diện tích gần 1,5 triệu km² - tức là gần gấp 3 lần nước Pháp, 7 lần xứ Anh, 2 lần Liên bang Đông Dương và 4 lần Việt Nam - là tỉnh bang lớn nhất của Canada tính theo diện tích. Québec có tư cách là một quốc gia trực thuộc Canada, với ngôn ngữ, văn hoá và thể chế chính trị riêng. Về phía tây của Québec là tỉnh bang Ontario và vịnh Hudson (Hắt-xơn), về phía đông là tỉnh bang New Brunswick và vùng Labrador (phần đất nội địa của tỉnh bang Newfoundland và Labrador), về phía nam là các tiểu bang Maine, New Hampshire, Vermont và New York của Hoa Kỳ. Hơn 90% diện tích của Québec nằm trên một nền đá lớn gọi là Canadian Shield. Chữ québec có nguồn gốc từ chữ gepèèg của người thổ dân Mi'kmaq. Gepèèg có nghĩa là "eo biển", dùng để ám chỉ chỗ thắt nhỏ lại của sông Saint-Laurent gần Thành phố Québec (tiếng Pháp: Ville de Québec, tiếng Anh: Quebec City). Vào năm 2004, hơn 7,5 triệu người đang sinh sống tại Québec (tỉnh bang đứng thứ nhì Canada về dân số, chỉ sau Ontario), trong đó 80% tập trung ở các trung tâm đô thị nằm dọc theo sông Saint-Laurent (tiếng Anh: Saint Lawrence). Thành phố Montréal (tiếng Anh: Montreal), với dân số khoảng 3 triệu người, là một hòn đảo khá lớn nằm giữa sông Saint-Laurent và rất nổi tiếng về lịch sử, kiến trúc và các hoạt động văn hoá. Cho đến đầu thập niên 1980, Montréal vẫn còn là thành phố nổi tiếng nhất và đông dân nhất của Canada. Nằm ngay phía bắc của Montréal là thành phố đông dân thứ hai của Québec: Laval. Thành phố Québec, nằm cách 300 km về phía đông bắc của Montréal là thủ phủ của tỉnh bang và là thành phố lớn thứ ba. Lịch sử Người Âu Châu đầu tiên đến Québec là nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier, khi ông đi thuyền ngược trên sông Saint-Laurent đến một ngôi làng nhỏ có tên là Stadacona (một địa điểm trong Thành phố Québec hiện nay) của thổ dân Iroquois vào khoảng năm 1535. Tiếp sau đó là nhà thám hiểm Samuel de Champlain đến khoảng năm 1608. Từ đó, Québec thành thuộc địa của Đế quốc Pháp, dưới thời vua Louis XII, và được đặt tên là Nouvelle-France (tiếng Pháp:"Tân Pháp"; sang đến 1663 thì vua Louis XIV sắc phong Nouveau France thành một tỉnh (province) của Pháp. Năm 1763, Pháp thua Anh và vua Louis XV phải nhượng xứ Québec cho Đế quốc Anh. Phần đất từ đó chính thức mang tên Quebec. Người Anh cai trị Québec nhưng vẫn cho phép dân chúng giữ các phong tục và luật lệ của người Pháp kể cả việc cho họ đạo Giáo hội Công giáo Rôma hoạt động mà không bắt dân đổi sang Anh giáo. Khi 13 thuộc địa tại châu Mỹ nổi lên chống Đế quốc Anh để giành độc lập từ thập niên 1770 cho đến thập niên 1780, một số người trung thành với Đế quốc Anh bỏ Mỹ chạy sang Québec. Để giúp đỡ nhóm Trung Dân này định cư dễ dàng, Đế quốc Anh ra một đạo luật vào năm 1791 chia Québec làm hai phần: Upper Canada ở phía tây theo luật lệ của Anh (Common Law) và Lower Canada ở phía đông theo luật lệ của Pháp (la Codes civiles). Đến năm 1837, một số người Pháp tại Lower Canada nổi lên chống lại Đế quốc Anh. Sau khi Anh dẹp tan cuộc nổi loạn này, người Anh lại sáp nhập Upper Canada và Lower Canada trở lại thành một thuộc địa gọi là Tỉnh Canada (Province of Canada) vào năm 1841. Sang đến năm 1867 thì ba thuộc địa Canada, New Brunswick và Nova Scotia gia nhập với nhau thành một liên bang gọi là Canada. Sau khi liên bang được thành lập, mỗi thuộc địa được gọi là một tỉnh bang (province) và được giữ tên cũng như luật lệ cũ. Riêng Tỉnh Canada thì lại một lần nữa bị chia làm hai: tỉnh bang Québec theo luật Pháp và tỉnh bang Ontario theo luật Anh. Văn hoá Ảnh hưởng của văn hóa Pháp và đạo Công giáo làm cho Québec trở thành một vùng đặc thái nhất của Canada, hay có thể nói là của tất cả Bắc Mỹ. Trong tổng số hơn 7,5 triệu dân Québec, trên năm triệu có gốc Pháp; tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ của 82% dân số. Từ năm 1970 trở đi, dân nhập cư đã góp một phần quan trọng trong bình diện kinh tế và văn hoá của tỉnh bang này. Từ năm 1986 đến 1991, 78% lợi ích trong dân ở Québec là do những người không phải là Pháp, Anh hay dân bản xứ mang lại. Ngày 23 tháng 11 năm 2006, Chính phủ Canada đã đưa ra bản đề nghị công nhận Québec là một quốc gia trong Canada (a nation within Canada) nhằm ngăn chặn việc ly khai . Chính phủ và chính trị Quebec được quản lý dựa trên hệ thống Westminster, và theo chế độ dân chủ tự do cũng như quân chủ lập hiến với hệ thống nghị viện. Người đứng đầu chính phủ tại Quebec là thủ tướng ('premier ministre' trong tiếng Pháp và 'premier' trong tiếng Anh), và đây là người đứng đầu đảng lớn nhất trong Quốc hội (), và Quốc hội bổ nhiệm Hội đồng Hành chính Quebec. Tỉnh trưởng (lieutenant governor) đại diện cho Quốc vương Canada và giữ vai trò là người đứng đầu nhà nước trong tỉnh. Quebec có 78 nghị viên trong Hạ viện Canada. Họ được bầu ra trong các cuộc bầu cử liên bang. Tại Thượng viện Canada, Quebec có 24 nghị viên, họ được bổ nhiệm theo khuyến nghị của thủ tướng Canada. Quebec có một mạng lưới gồm ba văn phòng để đại diện cho tỉnh và bảo vệ lợi ích của tỉnh bên trong Canada; nhiệm vụ của các văn phòng này là đảm bảo sự hiện diện theo thể chế của Chính phủ Quebec gần các chính phủ khác tại Canada và cho phép Quebec tương tác hiệu quả với các tỉnh khác. Chính phủ Quebec có độc quyền tài phán trong một số lĩnh vực hành chính và cảnh sát. Conseil du trésor (Ban Ngân khố) hỗ trợ các bộ trưởng trong Hội đồng hành chính trong việc quản lý nhà nước. Một số đảng tại Quebec là Liên minh Tương lai Quebec (CAQ), Đảng Tự do Québec (PLQ), Đoàn kết Québec (QS) và Đảng Quebec (PQ). Quebec có 22 chính đảng chính thức. Hành chính Lãnh thổ Quebec được chia thành 17 vùng hành chính như sau: Bas-Saint-Laurent Saguenay–Lac-Saint-Jean Capitale-Nationale Mauricie Estrie Montréal Outaouais Abitibi-Témiscamingue Côte-Nord Nord-du-Québec Gaspésie–Îles-de-la-Madeleine Chaudière-Appalaches Laval Lanaudière Laurentides Montérégie Centre-du-Québec Ngoài ra tỉnh còn bao gồm: 4 lãnh thổ (Abitibi, Ashuanipi, Mistassini và Nunavik) từng là Quận Ungava 36 quận tư pháp 73 125 khu vực bầu cử Đối với mục đích quản lý địa phương, Quebec gồm có: 1.117 khu tự quản địa phương với nhiều hình thức: 11 tập hợp đô thị () bao gồm 42 khu tự quản 45 khu phố () thuộc 8 trong số các khu tự quản 89 khu tự quản cấp vùng hay RCMs () 2 cộng đồng vùng đô thị () Cơ quan hành chính cấp vùng Kativik Các lãnh thổ chưa được tổ chức Tham khảo Liên kết ngoài Tỉnh bang của Canada Canada Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Pháp Đông Canada
1,257
840
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saskatchewan
Saskatchewan
Saskatchewan ( / s ə ˈ s k æ tʃ ə w ə n , s k æ tʃ w ə n / ( nghe )  sə- SKATCH -ə-wən ; tiếng Pháp Canada:  [saskatʃəwan] ) là một tỉnh ở miền Tây Canada , giáp với phía tây giáp Alberta, phía bắc giáp Lãnh thổ Tây Bắc, phía đông giáp Manitoba, phía đông bắc giáp Nunavut, và về phía nam giáp với các bang Montana và North Dakota của Hoa Kỳ. Saskatchewan và Alberta là những tỉnh không giáp biển duy nhất của Canada. Vào năm 2022, dân số của Saskatchewan ước tính là 1.214.618.  Gần 10% trong tổng diện tích 651.900 kilômét vuông (251.700 dặm vuông Anh) của Saskatchewan là nước ngọt, chủ yếu là sông, hồ chứa nước và hồ. Cư dân chủ yếu sống ở nửa đồng cỏ phía nam của tỉnh, trong khi nửa phía bắc chủ yếu là rừng và dân cư thưa thớt. Khoảng một nửa sống ở thành phố lớn nhất tỉnh Saskatoon hoặc thủ phủ tỉnh Regina. Các thành phố đáng chú ý khác bao gồm Prince Albert, Moose Jaw , Yorkton , Swift Current , North Battleford , Estevan , Weyburn , Melfort và thành phố biên giới Lloydminster .  Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của tỉnh, với 82,4% người dân Saskatchewan nói tiếng Anh như ngôn ngữ chính của họ.ngôn ngữ đầu tiên . Saskatchewan đã có hàng ngàn năm là nơi sinh sống của các nhóm bản địa . Người châu Âu lần đầu tiên khám phá khu vực này vào năm 1690 và lần đầu tiên định cư tại khu vực này vào năm 1774. Nó trở thành một tỉnh vào năm 1905, được tách ra từ Lãnh thổ Tây Bắc rộng lớn , cho đến lúc đó bao gồm hầu hết các Đồng cỏ của Canada. Vào đầu thế kỷ 20, tỉnh được biết đến như một thành trì của nền dân chủ xã hội Canada; Chính phủ dân chủ-xã hội đầu tiên của Bắc Mỹ được bầu vào năm 1944 . Nền kinh tế của tỉnh dựa trên nông nghiệp , khai khoáng và năng lượng . Saskatchewan hiện được điều hành bởi thủ tướng Scott Moe, một thành viên của Đảng Saskatchewan đã nắm quyền từ năm 2007. Năm 1992, chính quyền liên bang và tỉnh đã ký một thỏa thuận yêu sách đất đai lịch sử với First Nations ở Saskatchewan.  Các quốc gia đầu tiên đã nhận được tiền bồi thường mà họ có thể sử dụng để mua đất trên thị trường mở cho các ban nhạc. Họ đã mua được khoảng 3.079 kilômét vuông (761.000 mẫu Anh; 1.189 dặm vuông Anh), đất dự trữ mới trong quá trình này. Một số Quốc gia đầu tiên đã sử dụng khu định cư của họ để đầu tư vào các khu vực đô thị, bao gồm Regina và Saskatoon. Tham khảo Đọc thêm Encyclopedia of Saskatchewan Archer, John H. Saskatchewan: A History. Saskatoon: Western Producer Prairie Books, 1980. 422 pp. Bennett, John W. and Kohl, Seena B. Settling the Canadian-American West, 1890–1915 . University of Nebraska Press, 1995. 311 pp. Waiser, Bill. Saskatchewan: A New History (2006) Bocking, D. H., ed. Pages from the Past: Essays on Saskatchewan History. Saskatoon: Western Producer Prairie Books, 1979. 299 pp. LaPointe, Richard and Tessier, Lucille. The Francophones of Saskatchewan: A History. Regina: University of Regina, Campion Coll., 1988. 329 pp. Lipset, Seymour M. Agrarian Socialism: The Cooperative Commonwealth Federation in Saskatchewan: A Study in Political Sociology . University of California Press, 1950. Martin, Robin Shades of Right: Nativist and Fascist Politics in Canada, 1920–1940, University of Toronto Press, 1992. Liên kết ngoài Tourism Saskatchewan Encyclopedia of Saskatchewan Saskatchewan History Online Tỉnh bang của Canada Canadian Prairies
627
847
https://vi.wikipedia.org/wiki/New%20Brunswick
New Brunswick
New Brunswick (tiếng Pháp: Nouveau-Brunswick; ) là một tỉnh bang ven biển ở vùng miền đông của Canada với vốn di sản văn hoá hấp dẫn và phong phú. Nó giáp với Nova Scotia, Québec, và tiểu bang Maine của Hoa Kỳ. Có hình dáng gần giống hình chữ nhật, nó rộng khoảng 322 km từ bắc xuống nam và 242 km từ đông sang tây. New Brunswick giáp với mặt nước gần như ba phía, bao gồm vịnh St. Lawrence, eo biển Northumberland và vịnh Fundy. Vịnh Fundy nằm ở cuối phía đông của tỉnh, có mức thủy triều lên tới 54 feet (khoảng 49,40 m), lớn nhất thế giới. Dân số New Brunswick khoảng 723.900 người, 35% nói tiếng Pháp, phần lớn là cộng đồng Acadia. 50,000 người sống tại New Brunswick. Acadia ban đầu là thuộc địa của Pháp vào những năm 1500. Địa lý Lịch sử Thành phố New Brunswick có tám thành phố được hợp thành chính thức, danh sách ở dưới theo dân số trở xuống: Saint John Moncton Fredericton Miramichi Edmundston Dieppe Bathurst Campbellton Xem Danh sách cộng đồng thuộc New Brunswick. Kinh tế Kinh tế chủ yếu dựa vào ngành đánh bắt thủy hải sản săn cá voi Giáo dục Nhân vật Xem thêm Canada Danh sách thành phố Canada Tham khảo Vùng Canada Đại Tây Dương Vùng Maritimes Cựu thuộc địa và xứ bảo hộ Anh tại châu Mỹ Tỉnh bang của Canada Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Pháp
236
848
https://vi.wikipedia.org/wiki/British%20Columbia
British Columbia
British Columbia (BC; , C.-B.; ) là tỉnh bang cực tây của Canada, một trong những vùng có nhiều núi nhất Bắc Mỹ, tiếp giáp biên giới với các tiểu bang Montana, Idaho, Washington của Hoa Kỳ ở phía nam và một đoạn biên giới ngắn với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Lịch sử Trước thế kỷ 19 tất cả đất đai của British Columbia (kể cả đảo Vancouver) và một phần của tiểu bang Washington của Hoa Kỳ là đất thuộc Công ty Vịnh Hudson (công ty trao đổi lông thú vật với dân bản xứ). Vào giữa thế kỷ 19 phần đất phía bắc vĩ tuyến 49 rơi vào tay Đế quốc Anh và được chia ra làm hai thuộc địa: British Columbia (nằm trong lục địa) và Vancouver (nằm ngay trên đảo Vancouver). Đến năm 1866 hai thuộc địa này sáp nhập với nhau thành British Columbia và 5 năm sau British Columbia được gia nhập vào Liên bang Canada. Do đó British Columbia vẫn giữ tên để giữ truyền thống Anh vì British Columbia có nghĩa là "Columbia thuộc Anh". Vì ở cạnh biển, British Columbia được xem là cửa ngõ để đến Thái Bình Dương và Á Châu. Về phía đông của B.C. là tỉnh bang Alberta, về phía bắc là hai lãnh thổ tự trị Yukon và các Lãnh thổ Tây Bắc, về phía tây-bắc là tiểu bang Alaska, về phía nam là các tiểu bang Washington, Idaho và Montana của Hoa Kỳ. British Columbia tận hưởng một khí hậu tương đối ôn hoà do dòng nước biển Gulf Stream mang nước ấm từ Xích đạo lên, hoa thường thường nở vào đầu tháng 2. Nằm giữa Thái Bình Dương và dãy Rocky là những vùng địa lý hoàn toàn khác nhau của B.C.: từ núi đá nhọn và cao hơn 2.000 m đến các thung lũng ấm áp vừa đủ để trồng nho làm rượu, từ những con sông hùng vĩ uốn mình giữa các ngọn núi dẫn nước của băng đá ra biển đến vô số các vịnh dọc theo bờ biển được tạo ra khi sóng đập vào bờ đá. British Columbia liên tục thu hút các dân định cư, trong cũng như ngoài nước: Hàng năm khoảng 40.000 người định cư ở đây, và dân số của B.C. hiện nay (2005) vào khoảng 4,22 triệu người. Thành phố Vancouver là hải cảng lớn nhất bên bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ và cũng là nơi tập trung của trên 1,5 triệu người, trở thành thành phố lớn thứ ba của Canada (sau Toronto và Montréal). Vancouver có một cộng đồng người Hoa lớn thứ hai ở Bắc Mỹ (sau San Francisco). Ngoài ra còn có trên 60.000 cư dân gốc Ấn Độ và trên 16.000 gốc Nhật Bản. Nằm ở đầu phía nam của đảo Vancouver, chỉ 85 dặm về hướng tây bắc của Seattle, là thủ phủ Victoria. Hơn 300.000 dân của thủ phủ này hưởng một khí hậu cận Địa Trung Hải với thời tiết ôn hoà quanh năm. Chính phủ và ngành du lịch là hai nền kinh tế chính ở Victoria. Tự nhiên Có 14 khu vực công viên và khu bảo tồn trong tỉnh, có 141 dự trữ sinh học, 35 công viên biển cấp tỉnh, 7 khu di sản cấp tỉnh, 6 địa chỉ lịch sử cấp quốc gia, 4 Vườn quốc gia và 3 Khu bảo tồn Vườn quốc gia. 12.5% () của British Columbia đang được coi là khu vực cần được bảo vệ nằm trong 14 khu vực công viên. British Columbia có 7 Vườn quốc gia: Vườn quốc gia Glacier Khu bảo tồn vườn quốc gia Gulf Islands Khu bảo tồn vườn quốc gia Gwaii Haanas và di sản Haida Vườn quốc gia Kootenay Vườn quốc gia Núi Revelstoke Vườn quốc gia Pacific Rim Vườn quốc gia Yoho British Columbia cũng có mạng lưới rộng các công viên cấp tỉnh, điều hành bởi B.C. Parks thuộc Bộ Môi trường. Hệ thống công viên cấp tỉnh của British Columbia là hệ thống công viên lớn thứ hai của Canada (lớn nhât là Hệ thống Vườn quốc gia Canada). Một cấp công viên khác là công viên cấp vùng, duy trì và điều hành bởi các huyện. Xem thêm Bang Canada Tham khảo Nguồn The Political Economy of British Columbia's Rainforests Đọc thêm Liên kết ngoài Tourism British Columbia official website BC Weathercams: Webcams showing realtime conditions across the province BC government news BC government online map archive Tỉnh bang của Canada Canada Tây Bắc Thái Bình Dương Tây Canada Khởi đầu năm 1871 ở Canada
771
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
3
Edit dataset card