id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
628
29.6k
gen
stringclasses
1 value
len
int64
200
2k
3041
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BA%BFn%20s%E1%BB%91
Biến số
Trong lịch sử toán học, biến số (gọi ngắn là biến) là một đại lượng có giá trị bất kỳ, không bắt buộc phải duy nhất có một giá trị (không có giá trị nhất định). Biến số là số có thể thay đổi giá trị trong một tình huống có thể thay đổi. Ngược lại với biến số là một hằng số. Hằng số là một số không thay đổi trong mọi tình huống. Thuật ngữ biến dùng để chỉ các đại lượng (chẳng hạn các đại lượng vật lý như khối lượng, thời gian, các đại lượng hình học như độ dài, diện tích, thể tích,...) có thể nhận các giá trị khác nhau trong một tập hợp nào đấy (được gọi là miền biến thiên của nó). Theo quan điểm động, người ta gọi chúng là các đại lượng biến thiên, hay đơn giản là các biến. Nếu tập hợp các giá trị của biến X là tập hợp số thì nó được gọi là biến số. Cũng có những biến không phải là biến số như biến lôgic, biến Boolean, biến ký tự,... Giá trị của các biến thường liên quan đến nhau. Khi xét quan hệ giữa chúng với nhau, một số biến được xem là độc lập được gọi là các biến độc lập, một số biến sẽ nhận giá trị phụ thuộc vào các biến khác, được gọi là biến phụ thuộc. Xem thêm định nghĩa hàm số. Khi xét quan hệ phụ thuộc giữa các biến, nếu đã biết giá trị của một số biến, nếu cần có thể xác định giá trị của một hoặc một số biến chưa biết, khi đó các biến cần tìm giá trị được gọi là các ẩn (ẩn số), các biến đã biết giá trị được gọi là các tham biến (tham số), còn hệ thức biểu diễn mối liên hệ giữa các biến (thường là một đẳng thức/bất đẳng thức) được gọi là các phương trình/bất phương trình, việc tìm giá trị của các ẩn được gọi là giải phương trình/bất phương trình. Các giá trị tìm được của các ẩn được gọi là nghiệm của phương trình/bất phương trình. Xem thêm Hàm số Tham số (khoa học máy tính) hay đối số. Hằng số Tham khảo Liên kết ngoài Thuật ngữ toán học Đại số Lý thuyết thống kê Toán học sơ cấp Thuật ngữ thống kê
396
3043
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%BAa%20t%E1%BB%83%20nh%E1%BB%AFng%20chi%E1%BA%BFc%20nh%E1%BA%ABn
Chúa tể những chiếc nhẫn
Chúa tể những chiếc nhẫn (tiếng Anh: The Lord of the Rings) là một thiên tiểu thuyết kiệt xuất của nhà văn J. R. R. Tolkien, một nhà ngữ văn, Giáo sư, Nhà ngôn ngữ học, Triết gia người Anh. Ông dạy Tiếng Anh cổ và Tiếng Anh ở Đại học Oxford cho đến khi ông về hưu năm 1959. Ông đã dành phần lớn đời mình cho công việc nghiên cứu về lịch sử của các thần thoại Bắc Âu, như Thần thoại Anh và Thần thoại Phần Lan. Với 150 triệu bản được bán ra, quyển sách trở thành tiểu thuyết bán chạy thứ hai của mọi thời đại sau cuốn Chuyện hai thành phố. The Lord of the Rings thực sự là tập hợp quy mô những hiểu biết về một thế giới tưởng tượng có tên là Middle Earth (hay vùng Trung Địa) với nhiều giống loài khác nhau như The Man (người thường), Hobbit (bán nhân), Dwarf (người lùn râu dài), Elf (tiên tộc), Ent (mộc tinh), Goblin (yêu tinh), Orc (người orc), Uruk-hai (giống orc mới), Warg (ma sói), Great Eagle (Đại bàng lớn)... Sách The Lord of the Rings được chia ra làm 3 phần (lưu ý nó vẫn là một câu chuyện, các phần liên kết chặt với nhau), phần nhiều tại vì thiếu giấy sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng toàn cốt truyện xảy ra trong 4 quyển, bắt đầu với The Hobbit – xuất bản năm 1937, kể lại những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của một Hobbit có tên là Bilbo Baggins. Cũng trong năm đó, theo yêu cầu từ phía nhà xuất bản của mình, Stanley Unwin, Tolkien bắt tay vào việc sáng tác một bộ The Hobbit mới. Ba phần của Chúa tể những chiếc nhẫn được xuất bản trong thời gian từ 1954 đến 1955, được chia ra làm 6 quyển, xoay quanh những năm tháng vĩ đại của Trung Địa trong cuộc chiến chống lại chúa tể bóng tối Sauron của các dân tộc tự do tại Trung Địa. The Fellowship of the Ring, hay Đoàn hộ nhẫn (29 tháng 7 năm 1954) The Two Towers, hay Hai tòa tháp (11 tháng 11 năm 1954) The Return of the King, hay Nhà vua trở về (20 tháng 10 năm 1955) Tại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học liên kết với Nhã Nam đã phát hành trọn bộ Chúa tể những chiếc nhẫn với ba tập do Nguyễn Thị Thu Yến và Đặng Trần Việt biên dịch. Chuyển thể Phim Phim của đạo diễn Ralph Bakshi: The Lord of the Rings (1978): Bộ phim hoạt hình này nối The Fellowship of the Rings và The Two Towers thành một phim dài 132 phút. Bakshi có ý định làm thêm phim thứ hai, The Return of the King nhưng không thành công. Bộ ba phim của đạo diễn Peter Jackson: The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (2001): dài 178 phút, thắng 4 giải Oscar. The Lord of the Rings: The Two Towers (2002): dài 179 phút, thắng 2 giải Oscar. The Lord of the Rings: The Return of the King (2003): dài 201 phút, thắng 11 giải Oscar. The Hobbit: An Unexpected Journey (2012) được xem là phần tiền truyện của loạt phim trên, Peter Jackson đạo diễn, có sự tham gia của Martin Freeman, Ian McKellen,... công chiếu 2012. Tổng đầu tư cho phim lên tới 300 triệu USD. The Hobbit 2: The Desolation of Smaug (2013). The Hobbit 3: The Battle of the Five Armies (2014). Trong những năm đầu của thập niên 2000, bộ ba phim của Peter Jackson đã làm say mê cả thế giới. Phần thứ ba, The Return of the King, đã đạt doanh thu hơn 1 tỉ USD, nhận 11 giải Oscar, sánh vai cùng những bộ phim nổi tiếng như Ben-Hur và Titanic. Radio The Lord of the Rings (1956), phát thanh bởi BBC, chia ra làm 13 phần. The Hobbit (1966), phát thanh bởi BBC, chia ra làm 6 phần. The Lord of the Rings (1981), phát thanh bởi BBC, chia ra làm 26 phần. Xem thêm 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 của Le Monde Chú thích Tác phẩm của J. R. R. Tolkien Tiểu thuyết Anh Tiểu thuyết kỳ ảo Tiểu thuyết năm 1954 Tiểu thuyết Vương quốc Liên hiệp Anh được chuyển thể thành phim Tiểu thuyết Vương quốc Liên hiệp Anh thế kỷ 20 Tác phẩm giành giải BILBY
742
3044
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20S%E1%BA%BFu
Bộ Sếu
Bộ Sếu (Gruiformes) là một bộ chim gồm một số lượng đáng kể các họ chim còn sinh tồn và tuyệt chủng, với sự đa dạng về địa lý rộng khắp. Gruiform có nghĩa là "giống như sếu". Theo truyền thống, một số họ chim lội nước và trên cạn dường như không thuộc về bất kỳ bộ nào khác được phân loại vào bộ Sếu. Chúng bao gồm 14 loài sếu lớn, khoảng 145 loài gà nước nhỏ hơn, cũng như một loạt các họ bao gồm một đến ba loài, chẳng hạn như Heliornithidae, chim limpkin hoặc Psophiidae. Những loài chim khác đã được đặt vào bộ này do chúng cần được đặt vào đâu đó; điều này đã khiến cho bộ Sếu mở rộng thiếu các dị hình đặc trưng. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các "loài sếu kỳ lạ" này chỉ có quan hệ (nếu có) một cách lỏng lẻo với sếu, gà nước và các họ hàng khác (các "loài sếu cốt lõi"). Phân loại Bộ GRUIFORMES Phân bộ Ralli (Gà nước) Họ Rallidae: Gà nước Họ Sarothruridae (tách ra từ họ Rallidae) Họ Heliornithidae: Chân bơi Họ †Aptornithidae: (chim tiền sử) Phân bộ Grui (Sếu) Họ †Eogruidae (hóa thạch) Họ †Ergilornithidae (hóa thạch) Họ Gruidae: Sếu Họ Aramidae Họ Psophiidae Các họ không chắc chắn và nghi vấn là thuộc bộ Sếu Họ †Parvigruidae (hóa thạch) Họ †Songziidae (hóa thạch) Họ †Gastornithidae (hóa thạch) Họ †Messelornithidae (hóa thạch) Họ †Salmilidae (hóa thạch) Họ †Geranoididae (hóa thạch) Tách khỏi bộ Sếu Họ †Phorusrhacidae: Chim khủng bố (hóa thạch). Chuyển sang bộ Cariamiformes. Họ †Bathornithidae (hóa thạch). Chuyển sang bộ Cariamiformes. Họ †Idiornithidae (hóa thạch). Chuyển sang bộ Cariamiformes. Họ Cariamidae: Chim mào bắt rắn. Hiện tại chuyển sang bộ Cariamiformes do có quan hệ họ hàng gần với các loài cắt, vẹt và sẻ. Họ Otididae: Ô tác. Chuyển sang bộ Otidiformes. Việc xếp chung trong bộ sếu làm cho bộ này trở thành đa ngành khi xét trong mối quan hệ với bộ Cuculiformes. Họ Eurypygidae - thuộc nhóm "Metaves", bộ mới Eurypygiformes cùng họ Rhynochetidae Họ Rhynochetidae - thuộc nhóm "Metaves", bộ mới Eurypygiformes cùng họ Eurypygidae. Họ Mesitornithidae - thuộc nhóm "Metaves", bộ mới Mesitornithiformes. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Alvarenga Herculano M. F. và Höfling Elizabeth (2003). Systematic revision of the Phorusrhacidae (Aves: Ralliformes). Papéis Avulsos de Zoologia vol.43(4) p. 55-91 Sibley C. G. và J. Ahlquist. 1990. Phylogeny and classification of birds. Yale University Press, New Haven, Conn. Taxonomic recommendations for British birds. Ibis (2002), 144, 707–710. Alan g. Knox, Martin Collinson, Andreas J. Helbig, David T. Parkin & George Sangster
440
3049
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n
Nguyễn
Nguyễn (đôi khi viết tắt Ng̃) là họ của người Á Đông. Họ Nguyễn là họ người phổ biến nhất của người Việt. Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Triều Tiên và Trung Quốc () dù ít phổ biến hơn. Trong tiếng Triều Tiên, họ này đọc là Won hay Wan ( hay ). Độ phổ biến Đây là họ có số người nhiều nhất ở Việt Nam (khoảng 40%), nhiều thứ 4 trên thế giới chỉ đứng sau họ Lý và họ Vương, Trương của Trung Quốc vào năm 2002. Ngoài Việt Nam, họ này cũng phổ biến ở những nơi có người Việt định cư. Tại Úc, họ này đứng thứ 7 và là họ không bắt nguồn từ Anh phổ biến nhất. Tại Pháp, họ này đứng thứ 54. Tại Hoa Kỳ, họ Nguyễn được xếp hạng thứ 57 trong cuộc Điều tra Dân số năm 2000, nhảy một cách đột ngột từ vị trí thứ 229 năm 1990, và là họ gốc thuần Á châu phổ biến nhất. Tại Na Uy họ Nguyễn xếp hạng thứ 73 và tại Cộng hòa Séc nó dẫn đầu danh sách các họ người ngoại quốc. Người nổi tiếng Việt Nam Trung Quốc Cổ đại Nguyễn phu nhân, vợ đại thần Hứa Doãn của Tào Ngụy, một trong Ngũ xú Trung Hoa Nguyễn Vũ, từng là thừa tướng nước Ngụy và là một trong Kiến An thất tử. Nguyễn Tịch, danh sĩ thời Ngụy Tấn một trong Trúc lâm thất hiền Nguyễn Thị Đức, mẹ đẻ Vũ Hồn, quan nhà đường chức An Nam Kinh lược sứ, người được xem là thủy tổ họ Vũ Việt Nam. Nguyễn Hàm,(Nguyễn Hàm) danh sĩ thời Ngụy Tấn, một trong Trúc lâm thất hiền Nguyễn Nguyên (阮元) Tổng đốc Lưỡng Quảng (1817 - 1826) nhà Nho, nhà sử học, đại thần thời Thanh Nguyễn Hiếu Tự, danh sĩ thời Đông Tấn Nguyễn Vũ, nhà văn thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc Nguyễn Xi, sinh Chenliu County, Yanzhou ông là Quận trưởng Cao Weiwudu thủ phủ của Nhà Ngụy Và Nhà Ngô trong Tam Quốc. Nguyễn Phu, Thứ sử giao châu Nguyễn Hồng Đạt quan nhà Chu, nhà Đường. Cận đại Nguyễn Linh Ngọc, tên khai sinh Nguyễn Phượng Căn, nữ diễn viên Trung Quốc thời kỳ Dân Quốc Hiện đại Nguyễn Triệu Tường, ca sĩ Hồng Kông Nguyễn Đức Cường, phát thanh viên của Đài phát thanh Hồng Kông và từng là nghệ sĩ TVB,Trung Quốc. Nguyễn Chiêu Huy, một diễn viên và nhà văn kinh kịch Quảng Đông thân Trung Quốc ở Hồng Kông. Nguyễn Kinh Thiên, diễn viên Đài Loan. Nguyễn Tiểu Tiên, Nhà Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nguyễn Thành Phát, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ Chủ tịch Tỉnh Vân Nam; Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Vũ Hán; Phó Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Bắc; Thị trưởng Hoàng Thạch; Thư ký trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Bắc và Bí thư Thành ủy Tương Phàn. Nhân vật hư cấu Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất: nhân vật trong tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am Chăm Pa Nguyễn Văn Tá, vua Campuchia, lãnh tụ của tiểu quốc Panduranga từ 1780 đến 1793. Nguyễn Văn Hào, vua của tiểu quốc Panduranga từ 1793 đến 1799. Nguyễn Văn Chấn, vua của tiểu quốc Panduranga từ 1799 đến 1822. Nguyễn Văn Vĩnh, vua của tiểu quốc Panduranga từ 1822 đến 1828. Nguyễn Văn Thừa, vua chính thức sau cùng của tiểu quốc Panduranga, tại vị từ 1828 đến 1832 Hoa Kỳ Janet Nguyễn, Thượng nghĩ sĩ Tiểu bang California. Dustin Nguyễn, diễn viên, đạo diễn phim... Tôma Nguyễn Thái Thành, giám mục phụ tá Giáo phận Orange, Hoa Kỳ Tila Nguyễn, người mẫu, ca sỹ... Nguyễn Trọng Hiền, nhà vật lý thiên văn. Nguyễn Cao Kỳ Duyên (sinh ngày 30 tháng 6 năm 1965) là một người Mỹ gốc Việt, người dẫn chương trình của Paris by Night cùng với Nguyễn Ngọc Ngạn, đồng thời hành nghề luật sư. Lee Nguyễn Cầu thủ Hoa Kỳ gốc Việt. Nguyễn Đình Toàn là nhà văn và nhạc sĩ người Việt định cư ở Mỹ Lào Ông Vinaythong Souphanouvong, tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Chính, hiện đang sống ở Lào và là con trai thứ 3 của Souphanouvong. Nhotkeomani Souphanouvong, tên tiếng Việt là Nguyễn Kiều Nga, hiện đang sống ở Lào và là con trai thứ 5 của Souphanouvong. Khác Marcel Nguyen, vận động viên người Đức gốc Việt. Jonathan Nguyễn Văn Tâm, Giáo sư dịch tễ Đại học Nottingham, Phó Giám đốc Y tế Anh Nguyễn Tuấn Anh, cầu thủ bóng đá người Séc gốc Việt Nguyễn Quang Riệu, nhà vật lý thiên văn Việt kiều tại Pháp. Truyền thống dòng tộc nhỏ|Khánh thành nhà thờ dòng tộc Nguyễn Thành ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng Trong giai đoạn đương đại, dòng tộc họ Nguyễn ở các nước, đặc biệt tại Việt Nam và Trung Quốc có xu hướng gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, với mục tiêu cao nhất là gắn kết các chi tộc từ khắp nơi trên thế giới với nhau. Một số hoạt động truyền thống có thể kể đến, như: xây dựng ngày giỗ Tổ dòng tộc, chi tộc; lập Quỹ khuyến học; dựng văn bia, nhà truyền thống; các hoạt động văn hóa - văn nghệ... Ở một số nơi của Việt Nam, các thế hệ dòng tộc họ Nguyễn lập thành các Nhà thờ Tổ dòng họ với quy mô thành viên đến hàng ngàn người từ khắp các tỉnh, thành và hải ngoại về nước tụ họp trong ngày giỗ Tổ. Tham khảo Họ người Việt Nam Họ người Trung Quốc Họ Nguyễn
965
3054
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%ACnh%20tuy%E1%BA%BFn%20t%C3%ADnh
Hệ phương trình tuyến tính
Trong toán học (cụ thể là trong đại số tuyến tính), một hệ phương trình đại số tuyến tính hay đơn giản là hệ phương trình tuyến tính là một tập hợp các phương trình tuyến tính với cùng những biến số. Ví dụ: là hệ gồm ba phương trình với ba biến số , , . Một nghiệm của hệ là một hệ thống tuyến tính thỏa mãn các phương trình đã cho. Một nghiệm của hệ trên là nó làm cho ba phương trình ban đầu thỏa mãn. Ví dụ cơ bản Một dạng phương trình tuyến tính đơn giản nhất là hệ gồm hai phương trình với hai ẩn: Một phương pháp giải cho hệ trên là phương pháp thế. Trước hết, biến đổi phương trình đầu tiên để được phương trình tính ẩn theo : Sau đó thế hệ thức này vào phương trình dưới: Ta được một phương trình bật nhất theo . Giải ra, ta được , và tính lại được . Hình thức tổng quát Hệ phương trình trên có thể được viết theo dạng phương trình ma trận: Ax=b Với A là ma trận chứa các hệ số ai, j (ai, j là phần tử ở hàng thứ i, cột thứ j của A); x là vector chứa các biến xj; b là vector chứa các hằng số bi. Tức là: Nếu các biến số của hệ phương trình tuyến tính nằm trong các trường đại số vô hạn (ví dụ số thực hay số phức), thì chỉ có ba trường hợp xảy ra: hệ không có nghiệm (vô nghiệm) hệ có duy nhất một nghiệm hệ có vô số nghiệm Hệ phương trình tuyến tính có thể thấy trong nhiều ứng dụng trong khoa học. Điều kiện có nghiệm trong trường hợp tổng quát Trong trường hợp tổng quát, ta xét các ma trận hệ số A và ma trận hệ số bổ sung thêm cột các số hạng ở vế phải A' . ; Khi đó hệ có nghiệm khi và chỉ khi hạng của hai ma trận này bằng nhau. . Chi tiết hơn ta có: Nếu thì hệ vô nghiệm Nếu hệ có nghiệm và Nếu hệ có nghiệm duy nhất Nếu hệ có vô số nghiệm phụ thuộc vào k-r ẩn tự do. (không xảy ra trường hợp hay ) Ví dụ: Hệ có nghiệm duy nhất ; Hệ có vô số nghiệm phụ thuộc một ẩn tự do z: Hệ vô nghiệm. Các trường hợp đặc biệt Nếu k bằng n, và ma trận A là khả nghịch (hay định thức của ma trận A khác không) thì hệ có nghiệm duy nhất: x = A−1 b với A−1 là ma trận nghịch đảo của A. Nếu b=0 (mọi bi bằng 0), hệ được gọi là hệ thuần nhất. Tập tất cả các nghiệm của một hệ phương trình thuần nhất lập thành một không gian vecter con của , nó được gọi là hạt nhân của ma trận A, viết là Ker(A).(Cũng là hạt nhân của phép biến đổi tuyến tính xác định bởi ma trận A). Nếu hệ phương trình tuyến tính thuần nhất có k=n và ma trận A khả nghịch thì nó có nghiệm duy nhất là nghiệm không. Các phương pháp giải Dưới đây liệt kê vài phương pháp tìm nghiệm của hệ phương trình tuyến tính: Phép khử Gauss Phép phân rã Cholesky Phép đệ quy Levinson Phép đệ quy Schur Phép phân rã giá trị dị thường Xem thêm Phương trình tuyến tính Hệ phương trình Phương trình ma trận Ma trận nghịch đảo Tham khảo Liên kết ngoài Simultaneous Linear Equations Solver Đại số tuyến tính Phương trình
611
3057
https://vi.wikipedia.org/wiki/Planctomycetes
Planctomycetes
{{Bảng phân loại | color = lightgrey | name = Planctomycetes | image = | image_caption = | domain = Vi khuẩn | phylum = Planctomycetes | classis = Planctomycetia | ordo = Planctomycetales | ordo_authority = Schlesner & Stackebrandt, 1987 | familia = Planctomycetaceae | familia_authority = Schlesner & Stackebrandt, 1987 | subdivision_ranks = Các họ | subdivision = {{collapsible list| bullets = true | Phycisphaerae Fukunaga et al. 2010 | | Phycisphaerales Fukunaga et al. 2010 | | | Phycisphaeraceae Fukunaga et al. 2010 | | | | Phycisphaera Fukunaga et al. 2010 | Planctomycetacia Cavalier-Smith 2002 | | Planctomycetales Schlesner and Stackebrandt 1987 | | | ?Candidatus Nostocoida limicola III| | | Brocadiaceae | | | | Candidatus Brocadia Jetten et al. 2001 | | | | Candidatus Kuenenia Schmid et al. 2000 | | | | Candidatus Scalindua Schmid et al. 2003 | | | | Candidatus Anammoxoglobus Kartal et al. 2006 | | | | Candidatus Jettenia Quan et al. 2008 | | | Planctomycetaceae Schlesner and Stackebrandt 1987 | | | | Aquisphaera Bondoso et al. 2011 | | | | Blastopirellula Schlesner et al. 2004 | | | | Gemmata Franzmann and Skerman 1985 | | | | Isosphaera Giovannoni et al. 1995 | | | | Pirellula Schlesner and Hirsch 1987 emend. Schlesner et al. 2004 | | | | Planctomyces Gimesi 1924 | | | | Rhodopirellula Schlesner et al. 2004 | | | | Schlesneria Kulichevskaya et al. 2007 | | | | Singulisphaera Kulichevskaya et al. 2008 emend. Kulichevskaya et al. 2012 | | | | Telmatocola Kulichevskaya et al. 2012 | | | | Zavarzinella Kulichevskaya et al. 2009 }} }} Plancomycetes là nhóm vi khuẩn thủy sinh hiếu khí bắt buộc (cần oxy để phát triển). Nhóm vi khuẩn này sinh sản bằng hình thức nảy chồi. Về mặt cấu trúc, các vi khuẩn trong nhóm này có hình ovan (hình trứng) và có phần chân ống (stalk) nằm ở cực dinh dưỡng (ngược với cực sinh sản) để bám vào giá thể trong quá trình nảy chồi. Các vi khuẩn thuộc nhóm này không có chất murein trong thành tế bào. Thay vào đó thành tế bào của Plancomycetes được tạo thành bới các phân tử glycoprotein giàu glutamate. Các phân tích RNA ribosome cho thấy Plancomycetes thuộc nhóm vi khuẩn thực (eubacteria) chứ không phải là nấm như phân loại trước kia. Mặc dù vậy tên của nhóm vi khuẩn này vẫn được giữ như trước và có vẻ như làm một nhóm nấm Nhóm vi khuẩn Planctomycetes lại là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, chúng không thể sống trong môi trường có nhiều oxy tự do. Vi khuẩn anammox được cung cấp bởi công ty Công ty Meidensa, Nagoya, Nhật Bản. Vi khuẩn Planctomycetes'' dạng hạt màu nâu đỏ, bổ sung từ 20–50 mg hạt, làm nhuyễn thành dung dịch lỏng rồi cho vào bể phản ứng. Bơm lưu lượng sẽ bơm nước thải từ dưới lên đưa vi khuẩn Anammox bám vào vật liệu mang. Sau khi bổ sung vi khuẩn Anammox trên lớp vật liệu mang sẽ hình thành lớp màng sinh học có chứa vi khuẩn Anammox. Chú thích Tham khảo Sinh học Vi khuẩn
499
3058
https://vi.wikipedia.org/wiki/Murein
Murein
Murein là thành phần sinh hóa cấu thành nên thành tế bào của các loài sinh vật nhân sơ. Lớp murein nằm bên ngoài màng sinh chất thường dày từ 20 - 80 nm (vi khuẩn gram dương) hoặc 7 - 8 nm (vi khuẩn gram âm). Lớp này chiếm tương ứng từ 90% hoặc 10% trọng lượng khô của hai loại vi khuẩn trên. Chức năng của murein là làm thành tế bào trở nên rắn chắc để tế bào không bị áp suất thẩm thấu phá vỡ. Đồng thời cũng hình thành nên hình dạng đặc trưng của vi khuẩn. Một số thuốc kháng sinh như penicillin tiêu diệt vi khuẩn bằng cách làm gián đoạn quá trình hình thành cấu trúc thành tế bào. Thành phần hóa học của murein là peptidoglycan, một loại polisaccarit có chứa nitơ. Peptidoglycan là các chuỗi lặp lại của hai loại đường là N-acetyl glucosamin (GlcNAc) và axít N-acetyl muramic (MurNAc). Mỗi phân tử MurNAc được gắp với một chuỗi khoảng 4 đến 5 amino acid. Các amino acid của những sợi peptidoglycan khác nhau được liên kết với nhau tạo thành một tấm lưới dày và rắn chắc. Trình tự của các amino acid và cấu trúc chính xác của thành tế bào là đặc trưng cho mỗi loài vi khuẩn. Tham khảo Sinh học tế bào Vi khuẩn
222
3084
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khoa%20h%E1%BB%8Dc%20%E1%BB%A9ng%20d%E1%BB%A5ng
Khoa học ứng dụng
Khoa học ứng dụng là ngành khoa học sử dụng phương pháp khoa học và kiến thức thu được thông qua các kết luận từ phương pháp để đạt được các mục tiêu thực tiễn. Nó bao gồm một loạt các lĩnh vực như kỹ thuật và y học. Khoa học ứng dụng thường trái ngược với khoa học cơ bản, vốn tập trung vào việc phát triển các lý thuyết và quy luật khoa học nhằm giải thích và dự đoán các sự kiện trong thế giới tự nhiên. Khoa học ứng dụng cũng có thể áp dụng khoa học hình thức, chẳng hạn như thống kê và lý thuyết xác suất, như trong dịch tễ học. Dịch tễ học di truyền là một ngành khoa học ứng dụng áp dụng cả hai phương pháp sinh học và thống kê. Nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu ứng dụng là ứng dụng thực tế của khoa học. Nó truy cập và sử dụng các lý thuyết, kiến ​​thức, phương pháp và kỹ thuật tích lũy được, cho một mục đích cụ thể, do nhà nước, doanh nghiệp hoặc khách hàng định hướng. Nghiên cứu ứng dụng trái ngược với nghiên cứu thuần túy (nghiên cứu cơ bản) trong cuộc thảo luận về ý tưởng, phương pháp luận, chương trình và dự án nghiên cứu. Nghiên cứu ứng dụng thường có các mục tiêu thương mại cụ thể liên quan đến sản phẩm, thủ tục hoặc dịch vụ. Việc so sánh giữa nghiên cứu thuần túy và nghiên cứu ứng dụng cung cấp một khuôn khổ và định hướng cơ bản để các doanh nghiệp tuân theo. Nghiên cứu ứng dụng liên quan đến việc giải quyết các vấn đề thực tế và thường sử dụng các phương pháp luận thực nghiệm. Bởi vì nghiên cứu ứng dụng nằm trong thế giới thực lộn xộn, các quy trình nghiên cứu nghiêm ngặt có thể cần được nới lỏng. Ví dụ, có thể không thể sử dụng một vật mẫu ngẫu nhiên. Do đó, tính minh bạch trong phương pháp luận là rất quan trọng. Các hàm ý cho việc giải thích các kết quả mang lại bằng cách nới lỏng một quy tắc phương pháp luận nghiêm ngặt khác cũng cần được xem xét. Vì nghiên cứu ứng dụng có định hướng tạm thời gần với vấn đề và gần với dữ liệu, nó cũng có thể sử dụng một khung khái niệm tạm thời hơn như giả thuyết hoạt động hoặc câu hỏi trụ cột. Sổ tay Frascati của OECD mô tả nghiên cứu ứng dụng là một trong ba hình thức nghiên cứu, cùng với nghiên cứu cơ bản và phát triển thực nghiệm. Do tính tập trung vào thực tiễn của nó, thông tin nghiên cứu ứng dụng sẽ được tìm thấy trong các tài liệu liên quan đến các ngành riêng lẻ. Phân ngành Khoa học nông nghiệp Nông học Nông nghiệp Nuôi thỏ Trồng nấm (Fungiculture) Nuôi ốc Trồng rau (Olericulture) Dâu tằm tơ Lâm nghiệp Trồng rừng (Arboriculture) Lâm sinh (Silviculture) Khoa học thực phẩm Trồng trọt Trồng hoa (Floriculture) Thủy canh Chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng tảo (Algaculture) Nuôi trồng hải sản (Mariculture) Nông nghiệp vĩnh cửu (?) (Permaculture) Kỹ thuật Kỹ thuật hàng không vũ trụ Kỹ thuật nông nghiệp Kỹ thuật ứng dụng (Applied engineering) Kỹ thuật y sinh Kỹ thuật sinh học Kỹ thuật hóa học Kỹ thuật xây dựng dân dụng Kỹ thuật máy tính Trí tuệ nhân tạo Kỹ thuật điện Khoa học kỹ thuật môi trường (Environmental engineering science) Kỹ thuật công nghiệp Kỹ thuật điều khiển Kỹ thuật sản xuất Kỹ thuật gốm sứ (Ceramic engineering) Kỹ thuật ngôn ngữ (Language engineering) Kỹ thuật hàng hải (Marine engineering) Khoa học vật liệu Kỹ thuật cơ khí Kỹ thuật mỏ (Mining engineering) Kỹ thuật hạt nhân Khoa học polymer (Polymer science) Vật lý kỹ thuật Kỹ thuật bảo mật (Security engineering) Công nghệ phần mềm Kỹ thuật hệ thống Kỹ thuật viên công nghệ (Engineering technologist) Khoa học chăm sóc sức khỏe Y học Khoa da liễu Khoa tim mạch Nội tiết học Khoa tiêu hóa Bệnh phụ khoa Miễn dịch học Nội khoa Thần kinh học Nhãn khoa Bệnh lý học Sinh lý bệnh học Nhi khoa Khoa tâm thần Khoa tâm thần Độc chất học Khoa tiết niệu Giải phẫu học Giải phẫu người Y học bảo tồn (?) (Conservation medicine) Nha khoa Khúc xạ nhãn khoa (Optometry) Dinh dưỡng Điều dưỡng Dược lý học Dược Vật lý trị liệu Sinh lý học Thú y Quản lý Kế toán Quản trị chiến lược Tài chính Marketing Hành vi tổ chức Quản trị nhân sự Hoạt động kinh doanh (Business operations) Khoa học quân sự và Công nghệ quân sự Đơn vị quân đội Giáo dục và đào tạo quân sự (Recruit training) Lịch sử quân sự Kỹ thuật quân sự Chiến lược quân sự Vật lý ứng dụng Quang học Công nghệ nano Công nghệ hạt nhân Khoa học vũ trụ và Khoa học không gian Khoa học vũ trụ Ngành du hành vũ trụ Thiên văn học Thám hiểm không gian Khoa học không gian (Spatial science) Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) Viễn thám Phép quang trắc Các ngành khác Mật mã ứng dụng Khoa học tính toán bảo hiểm (Actuarial science) Kiến trúc Kỹ thuật kiến trúc (Architectural engineering) Khoa học xây dựng Điện toán Giáo dục Điện tử học Phát triển năng lượng Lưu trữ năng lượng Khoa học môi trường Công nghệ môi trường Khoa học thủy sản (Fisheries science) Khoa học pháp y Ngôn ngữ học ứng dụng Toán học ứng dụng Công nghệ vi mô (Microtechnology) Tham khảo Môn học Công nghệ Triết học khoa học
962
3101
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%89%20%28%C4%91%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%20%C4%91o%29
Chỉ (đơn vị đo)
Bài này viết về một đơn vị đo trọng lượng. Các nghĩa khác xin xem thêm Chỉ (định hướng) Chỉ là đơn vị đo khối lượng trong ngành kim hoàn Việt Nam, đặc biệt dành cho vàng, bạc, bạch kim (tên khác: platin), vàng trắng... Năm 2007, nghị định của Chính phủ Việt Nam thống nhất quy định về đơn vị đo lường chính thức, đã quy định một chỉ bằng 3,75 gam theo hệ đo lường quốc tế hoặc bằng 1/10 lượng (lượng vàng hay lạng vàng, cây vàng). Cách đơn vị tính này dựa trên hệ thống đo lường cổ của Việt Nam cũng như của Trung Hoa, trong đó 1 cân bằng 16 lạng (hay lượng), 1 lạng bằng 10 chỉ, 1 chỉ bằng 10 phân. Chỉ còn được gọi là tiền hoặc đồng (hay đồng cân). Từ nguyên Ngày xưa, ngón tay đeo nhẫn ở Trung Quốc được gọi là vô danh chỉ. Từ chỉ hoàn cũng có nghĩa là nhẫn. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến cách dùng chỉ để làm đơn vị cho vàng như ngày nay, do vàng được dùng làm nhẫn và đồ trang sức. Các khác biệt Một số tài liệu cho biết 1 chỉ trong truyền thống được ước chừng bằng 3,78 gam. Nhưng ngày nay, theo quy định chính thức thì 1 chỉ bằng 3,75 gam.. Đơn vị đo khối lượng chỉ ở Việt Nam hiện nay không hoàn toàn giống với đơn vị tiền (錢: mace, tsin hay chee) ở Hồng Kông nơi mà 1 tiền bằng 3,779936375 gam. Tham khảo Xem thêm Lượng vàng Đơn vị đo khối lượng Hệ đo lường cổ của Việt Nam Hệ đo lường kim hoàn Tiền tệ châu Á
284
3104
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A5n
Tấn
Trong đo lường, tấn (đôi khi kí hiệu là "t") là đơn vị đo khối lượng thuộc hệ đo lường cổ Việt Nam, hiện nay tương đương với 1000 kilôgam, tức là một megagram, được sử dụng trong giao dịch thương mại ở Việt Nam. Một tấn bằng 10 tạ, 100 yến, 1000 cân, 10000 lạng. Trước kia, giá trị của tấn trong hệ đo lường cổ của Việt Nam là 604,5 kg. Khi nói về trọng tải của tàu bè, tấn còn có thể mang ý nghĩa chỉ dung tích, 2,8317 mét khối hoặc 1,1327 mét khối. Cần phân biệt và tránh nhầm lẫn với đơn vị tấn của hệ đo lường Anh và Mỹ, không theo hệ thống SI, theo đó, ở Hoa Kỳ, ton (tấn) hay là short ton là tấn thiếu có khối lượng bằng 2.000 pound, tức 907,18474 kg, và long ton (tấn dư) ở Anh với khối lượng 2.240 pound tức 1.016,0469088 kg bởi các từ này cũng thỉnh thoảng gọi là ton, khác hẳn với tonne. Quy đổi Một tấn tương ứng với: Theo ki-lô-gram: 1.000 ki-lô-gram Theo gam: 1.000.000 gam Xem thêm Đơn vị đo khối lượng Hệ đo lường cổ Việt Nam Tạ Yến Cân Tham khảo Đơn vị thể tích Đơn vị đo khối lượng Hệ đo lường cổ của Việt Nam
205
3106
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AB%20h%E1%BB%8Dc
Điện từ học
Điện từ học là ngành vật lý nghiên cứu và giải thích các hiện tượng điện và hiện tượng từ, và mối quan hệ giữa chúng. Ngành điện từ học là sự kết hợp của điện học và từ học bởi điện và từ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điện trường thay đổi sinh ra từ trường và từ trường thay đổi sinh ra điện trường. Thực chất, điện trường và từ trường hợp thành một thể thống nhất, gọi là điện từ trường. Các tương tác điện và tương tác từ gọi chung là tương tác điện từ. Lực xuất hiện trong các tương tác đó là lực điện từ, một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên (bên cạnh lực hấp dẫn, lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu). Trong nhiều trường hợp, điện từ học được dùng để chỉ điện từ học cổ điển bao gồm các lý thuyết cổ điển, phân biệt với các lý thuyết trong điện từ học hiện đại như điện động lực học lượng tử. Lịch sử Lý thuyết khá chính xác đầu tiên về điện từ học, xuất phát từ nhiều công trình khác nhau của các nhà vật lý trong Thế kỷ 19, và thống nhất lại bởi James Clerk Maxwell trong bốn phương trình nổi tiếng, các phương trình Maxwell. Ngoài việc thống nhất các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, Maxwell còn chỉ ra rằng ánh sáng là sóng điện từ. Trong điện từ học cổ điển, điện từ trường tuân thủ các phương trình Maxwell, và lực điện từ tuân theo định luật lực Lorentz. Điện từ học cổ điển không tương thích với cơ học cổ điển. Các phương trình Maxwell tiên đoán vận tốc ánh sáng không đổi trong mọi hệ quy chiếu. Điều này vi phạm nguyên lý tương đối Galileo, một trụ cột của cơ học cổ điển. Năm 1905, Albert Einstein giải quyết mâu thuẫn bằng thuyết tương đối. Trong lý thuyết này, từ trường chỉ là một hiệu ứng tương đối tính của điện trường tĩnh và không cần nhiều phương trình như các phương trình Maxwell để mô tả. Cùng năm 1905, Einstein đã giới thiệu hiệu ứng quang điện nói rằng ánh sáng có thể xem như các hạt, sau này gọi là photon, giải thích một hiện tượng không tương thích với điện từ trường cổ điển. Lý thuyết này mở rộng lời giải cho bài toán tai họa tử ngoại của Max Planck năm 1900, một bài toán khác cho thấy điện từ học cổ điển chưa chính xác. Những lý thuyết này đã giúp xây dựng vật lý lượng tử, đặc biệt là điện động lực học lượng tử. Điện động lực học lượng tử, được bắt đầu từ năm 1925 và hoàn thành vào những năm 1940, là một trong những lý thuyết vật lý chính xác nhất ngày nay. Khám phá Những khám phá tạo ra nền tảng Điện Từ Hans Christian Oersted năm 1819 khám phá ra hiện tượng dòng điện sinh ra từ trường bao quanh dây dẫn. Năm 1820, André-Marie Ampère chỉ ra rằng hai sợi dây song song có dòng điện cùng chiều chạy qua sẽ hút nhau. Jean-Baptiste Biot và Félix Savart khám phá ra định luật Biot–Savart năm 1820, định luật miêu tả đúng đắn từ trường bao quanh sợi dây có dòng điện chạy qua. Dựa trên ba khám phá trên, Ampère đã công bố một mô hình thành công cho từ học vào năm 1825. Trong mô hình này, ông chỉ ra sự tương đương giữa dòng điện và nam châm[5] và đề xuất rằng từ tính là do những vòng chảy vĩnh cửu (đường sức) thay vì các lưỡng cực từ như trong mô hình của Poisson.[nb 3] Mô hình này có thêm thuận lợi khi giải thích tại sao lại không có đơn cực từ. Ampère dựa vào mô hình suy ra được cả định luật lực Ampère miêu tả lực giữa hai dây dẫn có dòng điện chạy qua và định luật Ampère (hay chính là định luật Biot–Savart), miêu tả đúng đắn từ trường bao quanh một sợi dây có dòng điện. Cũng trong công trình này, Ampère đưa ra thuật ngữ điện động lực miêu tả mối liên hệ giữa điện và từ. Năm 1831, Michael Faraday phát hiện ra hiện tượng cảm ứng điện từ khi ông làm thay đổi từ trường qua một vòng dây thì có dòng điện sinh ra trong sợi dây. Ông miêu tả hiện tượng này bằng định luật cảm ứng Faraday. Lý thuyết điện từ khá chính xác đầu tiên về điện từ học, xuất phát từ nhiều công trình khác nhau của các nhà vật lý trong thể kỷ 19, và thống nhất lại bởi James Clerk Maxwell trong bốn phương trình nổi tiếng, các phương trình Maxwell. Ngoài việc thống nhất các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, Maxwell còn chỉ ra rằng ánh sáng là sóng điện từ. Trong điện từ học cổ điển, điện từ trường tuân thủ các phương trình Maxwell, và lực điện từ tuân theo định luật lực Lorentz. Lý Thuyết Điện Từ {| width="100%" align="center" | Điện Từ || Lối Mắc |- | Định luật Gauss || || |- | Định luật Biot-Savart || Hai Điện Cực|| |- | Định luật Ampere || Cộng Dây thẳng dẫn điện || |- | Lực Lorentz || Vòng Tròn Dẫn Điện || |- | Định luật cảm ứng Faraday || Cuộn Tròn Dẫn Điện || |- | Phương trình Maxwell || |} Ứng dụng Nam châm điện Nam châm vĩnh cửu Biến điện Động cơ điện Máy phát điện Tham khảo Điện động lực học
956
3107
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%A9c%20x%E1%BA%A1%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AB
Bức xạ điện từ
Bức xạ điện từ (hay sóng điện từ) là sự kết hợp (nhân vector) của dao động điện trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian như sóng. Sóng điện từ cũng bị lượng tử hoá thành những "đợt sóng" có tính chất như các hạt chuyển động gọi là photon. Khi lan truyền, sóng điện từ mang theo năng lượng, động lượng và thông tin. Sóng điện từ với bước sóng nằm trong khoảng 400 nm và 700 nm có thể được quan sát bằng mắt người và gọi là ánh sáng. Môn vật lý nghiên cứu sóng điện từ là điện động lực học, một chuyên ngành của điện từ học. Nhà toán học người Scotland là James Clerk Maxwell (1831-1879) đã mở rộng các công trình của Michael Faraday và nhận thấy rằng chính mối liên hệ khăng khít giữa điện và từ làm loại sóng này có thể tồn tại. Những tính toán của ông chứng tỏ rằng sóng điện từ có thể truyền với vận tốc ánh sáng và điều này khiến cho ông ngờ rằng chính ánh sáng cũng là một loại sóng điện từ. Năm 1888, Heinrich Hertz đã dùng điện phát ra các sóng có tính chất giống như ánh sáng và do đó đã xác nhận những ý tưởng của Faraday và Maxwell. Mọi vật thể đều phát ra bức xạ điện từ, do dao động nhiệt của các phân tử hay nguyên tử hoặc các hạt cấu tạo nên chúng, với năng lượng bức xạ và phân bố cường độ bức xạ theo tần số phụ thuộc vào ở nhiệt độ của vật thể, gần giống bức xạ vật đen. Sự bức xạ này lấy đi nhiệt năng của vật thể. Các vật thể cũng có thể hấp thụ bức xạ phát ra từ vật thể khác; và quá trình phát ra và hấp thụ bức xạ là một trong các quá trình trao đổi nhiệt. Phân loại Sóng điện từ được phân loại theo bước sóng, từ dài đến ngắn: Tính chất Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau. Sóng điện từ tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng. Vận tốc trong chân không Trong chân không, các thí nghiệm đã chứng tỏ các bức xạ điện từ đi với vận tốc không thay đổi, thường được ký hiệu là c=299.792.458 m/s, thậm chí không phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Hiện tượng này đã thay đổi nhiều quan điểm về cơ học cổ điển của Isaac Newton và thúc đẩy Albert Einstein tìm ra lý thuyết tương đối. Sóng ngang Sóng điện từ là sóng ngang, nghĩa là nó là sự lan truyền của các dao động liên quan đến tính chất có hướng (cụ thể là cường độ điện trường và cường độ từ trường) của các phần tử mà hướng dao động vuông góc với hướng lan truyền sóng. Như nhiều sóng ngang, sóng điện từ có hiện tượng phân cực. Năng lượng Năng lượng của một hạt photon có bước sóng λ là hc/λ, với h là hằng số Planck và c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Như vậy, bước sóng càng dài thì năng lượng photon càng nhỏ. Tương tác với vật chất Trong tương tác với các nguyên tử, phân tử và các hạt cơ bản, các tính chất sóng điện từ phụ thuộc ít nhiều vào bước sóng (hay năng lượng của các photon). Dưới đây là một vài ví dụ. Xin xem chi tiết thêm ở các trang dành cho các loại sóng điện từ riêng. Radio Radio có ít tương tác với vật chất vì năng lượng của photon nhỏ. Nó có thể đi vượt qua khoảng cách dài mà không mất năng lượng cho tương tác, do vậy được sử dụng để truyền thông tin, như trong kỹ thuật truyền thanh. Khi thu nạp radio bằng ăng-ten, người ta tận dụng tương tác giữa điện trường của sóng với các vật dẫn điện. Các dòng điện sẽ dao động qua lại trong vật dẫn điện dưới ảnh hưởng của dao động điện trong sóng radio. Vi sóng Tần số dao động của vi sóng trùng với tần số cộng hưởng của nhiều phân tử hữu cơ có trong sinh vật và trong thức ăn. Do vậy vi sóng bị hấp thụ mạnh bởi các phân tử hữu cơ và làm chúng nóng lên khi năng lượng sóng được chuyển sang năng lượng nhiệt của các phân tử. Tính chất này được sử dụng để làm lò vi sóng. Điều này cũng nói lên rằng sử dụng thiết bị hay lò vi sóng thì cần đứng xa vùng có tác động của sóng lúc phát sóng, cỡ 1 m trở lên, vì các màn chắn không chắn hết được sóng. Vi sóng dư tác động lên mô của ta theo hai mức độ: Mức nhẹ là làm biến tính một số phân tử protein trong tế bào, tức là gây sai lệch một chút cấu trúc phân tử, nó không "chết" và vẫn tham gia được vào hoạt động sống của tế bào. Nếu sai lệch này xảy ra trong phân tử DNA là nơi chứa mã di truyền, thì gọi là biến dị, và quá trình phân bào sau đó sẽ cho ra loạt các tế bào lỗi di truyền. Khi đó nếu hệ bạch huyết không đủ mạnh để loại bỏ được những tế bào lỗi này thì chúng phát triển thành ung thư. Mức nặng là biến tính mạnh, phân tử không còn tham dự được vào hoạt động sống. Nếu lượng phân tử bị biến tính lớn thì tế bào chết. Khi có nhiều tế bào chết thì được gọi là "bỏng vi sóng". Số tế bào chết nằm xen với tế bào sống, và giảm dần từ mặt da vào đến bề dày da, của sóng 2450 MHz là đến 17 mm. Hiện tượng này có thể xảy ra khi đặt laptop làm việc lên đùi, do quá gần vi sóng dư do laptop phát ra. Tổn thương vi sóng không hiện ra thành vùng rõ như bỏng nhiệt truyền thống, và nhiều người không nhận ra. Thông thường thì bạch cầu dọn được các tế bào chết, nhưng việc dọn các tế bào lỗi di truyền thì tùy thuộc vào khả năng của hệ thống bạch huyết của từng cá thể, để lại nguy cơ phát sinh ung thư. Ánh sáng Các dao động của điện trường trong ánh sáng tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người. Có ba loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùng quang phổ khác nhau (tức ba màu sắc khác nhau). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ ba loại tế bào này tạo nên những phổ màu sắc phong phú. Để tạo ra hình ảnh màu trên màn hình, người ta cũng sử dụng ba loại đèn phát sáng ở 3 vùng quang phổ nhạy cảm của người. Sóng vô tuyến Những sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin vô tuyến nên gọi là các sóng vô tuyến. Người ta chia sóng vô tuyến thành: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài. Lý thuyết Lý thuyết điện từ của James Clerk Maxwell đã giải thích sự xuất hiện của sóng điện từ như sau. Mọi điện tích khi thay đổi vận tốc (tăng tốc hay giảm tốc), hoặc mọi từ trường biến đổi, đều là nguồn sinh ra các sóng điện từ. Khi từ trường hay điện trường biến đổi tại một điểm trong không gian, theo hệ phương trình Maxwell, các từ trường hay điện trường ở các điểm xung quanh cũng bị biến đổi theo, và cứ như thế sự biến đổi này lan toả ra xung quanh với vận tốc ánh sáng. Biểu diễn toán học về từ trường và điện trường sinh ra từ một nguồn biến đổi chứa thêm các phần mô tả về dao động của nguồn, nhưng xảy ra sau một thời gian chậm hơn so với tại nguồn. Đó chính là mô tả toán học của bức xạ điện từ. Tuy trong các phương trình Maxwell, bức xạ điện từ hoàn toàn có tính chất sóng, đặc trưng bởi vận tốc, bước sóng (hoặc tần số), nhưng nó cũng có tính chất hạt, theo thuyết lượng tử, với năng lượng liên hệ với bước sóng như đã trình bày ở mục các tính chất. Phương trình Maxwell Có thể chứng minh dao động điện từ lan truyền trong không gian dưới dạng sóng bằng các phương trình Maxwell. Xét trường hợp điện trường và/hoặc từ trường biến đổi trong chân không và không có dòng điện hay điện tích tự do trong không gian đang xét; 4 phương trình Maxwell rút gọn thành: Nghiệm tầm thường của hệ phương trình trên là: , Để tìm nghiệm không tầm thường, có thể sử dụng đẳng thức giải tích véc tơ: Bằng cách lấy rôta hai vế của phương trình (2): Rồi đơn giản hóa vế trái (tận dụng phương trình (1) trong quá trình đơn giản hóa): Và đơn giản hóa vế phải (tận dụng phương trình (4) trong quá trình đơn giản hóa): Cân bằng 2 vế (6) và (7) để thu được phương trình vi phân cho điện trường: {|cellpadding="2" style="border:2px solid #ccccff" | |} Có thể thực hiện các biến đổi tương tự như trên để thu được phương trình vi phân với từ trường: {|cellpadding="2" style="border:2px solid #ccccff" |. |} Hai phương trình vi phân trên chính là các phương trình sóng, dạng tổng quát: với c0 là tốc độ lan truyền của sóng và f miêu tả cường độ dao động của sóng theo thời gian và vị trí trong không gian. Trong trường hợp của các phương trình sóng liên quan đến điện trường và từ trường nêu trên, ta thấy nghiệm của phương trình thể hiện điện trường và từ trường sẽ biến đổi trong không gian và thời gian như những sóng, với tốc độ: Đây chính là tốc độ ánh sáng trong chân không. Nghiệm của phương trình sóng cho điện trường là: Với E0 là một hằng số véc tơ đóng vai trò như biên độ của dao động điện trường, f là hàm khả vi bậc hai bất kỳ, là véc tơ đơn vị theo phương lan truyền của sóng, và x là tọa độ của điểm đang xét. Tuy nghiệm này thỏa mãn phương trình sóng, để thỏa mãn tất cả các phương trình Maxwell, cần có thêm ràng buộc: (8) suy ra điện trường phải luôn vuông góc với hướng lan truyền của sóng và (9) cho thấy từ trường thì vuông góc với cả điện trường và hướng lan truyền; đồng thời E0 = c0 B0. Nghiệm này của phương trình Maxwell chính là sóng điện từ phẳng. Năng lượng và xung lượng Mật độ năng lượng của trường điện từ nói chung: u = (E.D + B.H)/2 Trong chân không: u = (ε0|E|2 + μ0|H|2)/2 Với sóng điện từ phẳng tuân thủ phương trình (9) nêu trên, ta thấy năng lượng điện đúng bằng năng lượng từ, và: u = ε0|E|2 = μ0|H|2 Xem thêm Phương trình truyền xạ Phổ điện từ Nguy hiểm của sóng điện từ Ánh sáng Tham khảo Liên kết ngoài Điện từ học Sóng ngang Thuật ngữ thiên văn học Trao đổi nhiệt Bài cơ bản dài trung bình Bức xạ
1,940
3124
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%A7n%20C%C3%A0n
Thuần Càn
Quẻ Thuần Càn còn gọi là quẻ Càn (乾 qián), tức Trời là quẻ số một trong Kinh Dịch. Nội quái là: ☰ (||| 乾 qián) Càn hay Trời (天). Ngoại quái là: ☰ (||| 乾 qián) Càn hay Trời (天). Phục Hy ghi: quẻ hoàn toàn thuộc tính cương kiện. Thoán từ Thoán từ: Càn: nguyên, hanh, lợi, trinh (乾: 元, 亨, 利, 貞). Dịch: Quẻ Càn, mở nghiệp lớn, có bốn đức: Có sức sáng tạo lớn lao (nguyên), thông suốt và thuận tiện (hanh), lợi ích thích đáng (lợi), ngay thẳng và bền vững (trinh). Chiêm: (coi điềm lành, dữ) ♦ Quẻ này có 3 hào tốt - đánh dấu là (o). ♦ Quẻ Bát Thuần Càn do 2 đơn quái Càn chồng lên nhau, vì vậy có cùng tên, tượng quẻ, và tính cách với đơn quái Càn. ♦ Nếu là phái nữ mà gặp quẻ Bát Thuần Càn thì có nghĩa là người nữ này quá Dương. Họ cần Âm tức là mềm mỏng, dịu dàng hơn nữa. Nếu không thì sẽ gặp trở ngại. ♦ Con hươu ở trên mây, thiên lộc, được hưởng bổng lộc trời ban. ♦ Thợ mài dũa ngọc, người ta phải chăm chỉ học tập để thành người hữu dụng. ♦ Trăng tròn trên bầu trời, ánh sáng tỏa ra khắp nơi nơi. ♦ Một ông quan đang trèo lên thang ngắm trăng, thăng quan tiến chức nhanh chóng và liên tục. ♦ Nếu bạn đang đau ốm thì quẻ này liên quan đến não bộ, phổi hoặc hệ thần kinh. ♦ Đây là quẻ thuộc tháng tư, tốt về mùa xuân và đông, xấu về mùa hạ. Hình: có sáu con rồng ngự trên trời. Lục long ngự thiên. Tượng: Quảng đại bao dung. Khí chất: Quyền biến Dáng: Con ngựa. Hào từ Sơ cửu Sơ cửu: tiềm long vật dụng. 初九。潛龍勿用 。 Giải nghĩa từ: Sơ 初 - danh từ để chỉ hào thứ nhất trong mỗi quẻ. Cửu 九– danh từ chỉ hào dương. Tiềm 潛- cất kín, giấu ở bên trong. Long 龍- con rồng. Vật 勿- chớ, không nên, không được. Dụng 用- ứng dụng. Dịch: Hào 1 dương: Rồng còn ẩn náu, chưa (đem tài ra) dùng được. Cửu nhị Cửu nhị: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân 九二。現龍在田,利見大人。 Giải nghĩa từ: Hiện 現 - biểu hiện, hiện lên, hiện ra. Tại 在 - ở. Điền 田 - đồng ruộng, đất trồng. Kiến 見 – gặp, gặp mặt. Lợi kiến Đại nhân 利見大人 ý nói người có tài đức, cả người lập thân và người thành đạt. Hai loại người đó nên gặp nhau và hợp lực với nhau thì đều cùng có lợi. Dịch: Hào thứ 2 dương. Rồng đã hiện ở cánh đồng, ra mắt đại nhân thì lợi.(o) Cửu tam Cửu tam: quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược, lệ, vô cữu.九三。君子終日乾乾。夕惕若,厲,無咎。 Giải nghĩa từ: Càn càn 乾乾 - hăng hái hoạt động. Tịch 夕– buổi tối. Dịch 惕 – kinh sợ. Tịch dịch nhược 夕惕若 – đến tối vẫn còn ưu tư lo lắng. Lệ 厲 – nguy hiểm. Vô 無 – không. Cữu 咎 – lỗi lầm. Giảng: Người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ nguy hiểm, nhưng không có lỗi.(o). Cửu tứ Cửu tứ: hoặc dược, tại uyên, vô cữu. 九四。或躍在淵,無咎。 Giải nghĩa từ: Hoặc 或 – có thể thế này, có thể thế kia. Dược 躍 – nhảy lên. Uyên 淵 – vực thẳm. Dịch: Như con rồng có khi bay nhảy, có khi nằm trong vực, không mắc lỗi. Cửu ngũ Cửu ngũ: phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân. 九五。飛龍在天,利見大人。 Giải nghĩa từ: Phi 飛 – bay. Dịch: Rồng bay trên trời, ra mắt đại nhân thì lợi. Giảng: Khổng Tử giải thích: Vạn vật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thủy lưu thấp 水流濕 nước chảy chỗ trũng, hỏa tựu táo 火就燥 lửa tìm đến chỗ khô, vân tòng long 雲從龍 mây theo rồng, phong tòng hổ 風從虎 gió theo hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ 聖人柞而萬物睹 thánh nhân ra đời vạn vật trông theo. Bản hồ thiên giả thân thượng 本乎天者親上 vật nào gốc ở trời thì thân thuộc với cõi trên. Bản hồ địa giả thân hạ 本乎地者親下 vật nào gốc ở đất thì thân thuộc với cõi dưới mệnh người trông Thượng cửu Thượng cửu: kháng long hữu hối.上九。亢龍有悔。 Giải nghĩa từ: Thượng 上 – hào trên cùng. Kháng 亢 – cao, cao hết mức, quá. Hối 悔 – hối hận. Dịch: Rồng lên cao quá, có hối hận. Giảng: Khi đọc hào này Khổng Tử nói: quý mà không có ngôi vị, cao mà không có dân, người hiền ở dưới lại không giúp, cứ vậy mà hành động tất phải hối hận. 子曰:貴而無位,高而無民, 賢人在下位而無輔,是以動而有悔也. Tử viết: quý nhi vô vị, cao nhi vô dân, hiền nhân tại hạ vị nhi vô phụ, thị dĩ động nhi hữu hối dã. Dụng cửu Dụng cửu: Hiện quần long vô thủ, cát. 用九。現群龍無首,吉。 Giải nghĩa từ: Quần long 群龍– bầy rồng. Thủ 首– đầu, người đứng đầu, thủ lĩnh. Cát 吉 – tốt. Dụng cửu 用九 – chỉ có ở quẻ Càn. Và ở quẻ Khôn là Dụng lục 用六 các quẻ khác không có. Dịch: Xuất hiện bầy rồng không có đầu, tốt.(o) Giảng: Chu Hy giảng: Gặp quẻ càn này mà sáu hào dương đều biến ra âm cả, tức là cương mà biến ra nhu, thì tốt. Thánh nhân dùng cái tượng bầy rồng sáu hào dương mà không đầu tức là nhu để diễn ý đó. Hàn Phi nói: Như mặt trời Mặt Trăng sáng chiếu, bốn mùa vận hành, mây trăng gió thổi, vua đừng để trí lụy tâm, đừng để điều riêng hại mình. Gởi trị loạn nơi pháp thuật, giao phải trái nơi thưởng phạt, phó nặng nhẹ nơi quyền hành. Khổng Tử giải nghĩa: Trong thoán truyện: Càn, Nguyên: đại tại càn nguyên, vạn vật tư thỉ, nãi thống thiên. Hanh: Vân hành vũ hí, phẩm vật lưu hình. Đại minh chung thỉ, lục vị thì thành, thì thừa lục long, dĩ ngự thiên. Lợi, Trinh: Càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa, nãi lợi trinh. Thủ xuất thứ vạt, vạn quốc hoàn minh. Trong "đại tượng truyện": Trời dịch chuyển mạnh mẽ, người quân tử tự cường phấn đấu vươn lên không ngưng nghỉ. Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức. 象曰:天行健, 君子以自強不息. Thiên 天 – trời. Hành 行 – biến đổi không ngừng, dịch chuyển, vận động, bước chân đi. Kiện 健 – khỏe, khỏe khoắn, mạnh mẽ, tráng kiện. Quân tử 君子 – người quân tử. Dĩ 以– lấy, dùng. Tự cường 自強– tự cường. Bất tức 不息– không ngơi nghỉ. Giải nghĩa: Kiện dã. Chính yếu. Cứng mạnh, khô, lớn, khỏe mạnh, đức không nghỉ. Nguyên hanh lợi trinh chi tượng: tượng vạn vật có khởi đầu, lớn lên, toại chí, hóa thành. Tham khảo Thiệu Vĩ Hoa, 1995. Chu Dịch với Dự Đoán Học. Mạnh Hà Dịch. Nhà xuất bản Văn hóa. Hà Nội. 496 trang Nguyễn Hiến Lê. Kinh Dịch - Đạo của người quân tử Nguyễn Quốc Đoan,1998. Chu Dịch Tường Giải. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Hà Nội. 797trang Vưu Sùng Hoa, 1997. Mai Hoa Dịch Tân Biên. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Hà Nội. 520 trang Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh, 1999. Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội.770 trang Xem thêm Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
1,222
3125
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%A7n%20Kh%C3%B4n
Thuần Khôn
Quẻ Thuần Khôn còn gọi là quẻ Khôn (坤 kūn), tức Đất là quẻ số 2 trong Kinh Dịch. Đất mẹ, nhu thuận, sinh sản và nâng đỡ muôn vật, Nội quái là: ☷ (::: 坤 kūn) Khôn = (地) Đất Ngoại quái là: ☷ (::: 坤 kūn) Khôn = (地) Đất Phục Hy ghi: Khôn nghĩa là thuận. THOÁN TỪ Văn Vương viết: DỊCH: Quẻ Khôn có sức sáng tạo lớn lao (nguyên), thông suốt và thuận tiện (hanh), lợi ích thích đáng (lợi), ngay thẳng và có đức chính và bền của con ngựa cái. Người quân tử có dịp thi thố tài năng nhưng tự thủ xướng thì dễ bị lầm, để người khác thủ xướng mà mình theo sau thì được, chỉ mong có ích cho mọi người thì lợi. Yên lòng giữ đức bền, tốt. Khôn, nguyên, hanh, lợi tẫn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng, tiên mê hậu đắc, chủ lợi. Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng. An trinh, cát. 坤,元,亨,利牝馬之貞。 君子有攸往,先迷後得,主利。 西南得朋,東北喪朋。安貞,吉。 Khôn 坤 – đất, mẹ, đất mẹ. Tẫn mã 牝馬– con ngựa cái. Du 攸– thoáng ngang qua. Vãng 往– đi, đã qua. Tiên 先– trước, làm trước. Mê 迷 – lầm lạc. Hậu 後 – sau, nối dõi. Đắc 得– được. Chủ 主 – chủ nhân, chúa. Tây Nam 西南 – phương vị quẻ Khôn = hãy là chính mình. Đông Bắc 東北 – ngược hướng với phương vị quẻ Khôn = đối nghịch với bản tính của chính mình. Làm một việc không hợp với bản tính của mình thì khó thành công. Một cách hiểu khác: theo Hậu Thiên Bát Quái thì Đông Bắc là phương vị của quẻ Cấn 艮. Cấn là ngưng nghỉ là bằng lòng với cái mình có, không hợp với nhiệm vụ nặng nề và khí chất của Khôn là đảm lược. Bằng 朋 – bạn, cộng sự, đối tác; một loại tiền tệ thời cổ. Táng 喪– mất. An 安– yên bình. CHIÊM: ♦ Quẻ này có 2 hào tốt (o), hai hào xấu (x). ♦ Bạn có người yêu hay vợ giỏi giang tốt nết. ♦ Mười một cái miệng, bạn là người đảm đang và tốt nết nuôi được mười một cái miệng ăn. ♦ Một ông quan ngồi trên đống tiền, tay hòm chìa khóa, tiến tài tiến lộ, thành công về công danh và kinh doanh, tiền bạc được quản lý chặt chẽ. ♦ Một vị thần mặc giáp vàng ngồi trên đài cao giao giao bằng sắc cho một ông quan, công lao của bạn thật to lớn, được tôn vinh và ca ngợi. ♦ Không làm điều gì không có mục đích hoặc không có lý do. ♦ Làm giùm người khác là tốt. ♦ Quẻ tháng mười. Tốt về mùa đông và xuân và xấu về mùa hạ. ♦ Đây là một trong 8 quẻ bát thuần, bệnh nhân đau nặng sẽ phục hồi nhưng phải lâu. HÌNH: sinh sản và nâng đỡ muôn vật. 生再萬物. Sinh tái vạn vật. TƯỢNG: Vua xướng tôi họa, vua tôi hòa hợp. 君倡臣和. Quân xướng thần họa. KHÍ CHẤT: Đảm lược. DÁNG: Con trâu. HÀO TỪ Chu Công viết: 1- Đạp lên sương thì biết băng dày sắp đến. (x) Sơ lục: Lý sương, kiên băng chí. 初六。履霜,堅冰至。Lý 履 – dẫm, đạp, đi theo; giày đóng bằng da. Sương 霜– hơi nước đọng lại thành giọt. Kiên 堅– vững lòng, không lo sợ. Băng 冰– nước đá. Chí 至– đến. Nhà nào tích lũy điều lành thì tất có thừa phúc để đến đời sau. Nhà nào tích lũy việc chẳng lành tất có thừa tai vạ để đến đời sau. 2- Âm Đức thẳng, vuông, lớn thì cho dù thiếu học vấn cũng không bị bất lợi. (o) Lục nhị: Trực phương đại, bất tập vô bất lợi. 六二。直方大,不習旡不利。 Trực 直 – thẳng, thẳng thắn, chính trực. Phương 方– vuông vức, đạo đức. Đại 大– lớn. Tập 習– làm đi làm lại nhiều lần cho quen, rèn luyện. Vô bất lợi 旡不利 – chẳng có gì là không lợi cả. Văn ngôn giảng thêm: Người quân tử ngay thẳng ở trong lòng thì phải có đức kính, phải có đức nghĩa. Có hai đức kính và đức nghĩa đó sẽ không bị cô lập. 3- Ngậm chứa đức tốt không để lộ ra nên giữ vững được, cũng theo người trên mà làm việc nước, không mong công trạng thì sau cũng có kết quả. Lục tam: Hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành, hữu chung. 六三。含章可貞,或從王事,旡成,有終。 Hàm 含– ngậm trong miệng. Chương 章– văn chương, chương trình, tấu chương. Khả trinh 可貞– có thể giữ bền được. Hoặc tòng 或從 – đi theo cũng được, không theo cũng chẳng sao. Vương sự 王事 – việc nước, việc quốc gia. Vô thành 旡成 – Không có thành tích, không có công trạng. Hữu chung 有終 – đi đến cùng, có kết quả. Văn ngôn bàn thêm: Ngậm chứa đức tốt, theo người trên làm việc mà không dám chiếm lấy sự thành công, đó là đạo của đất, của vợ, của bề tôi (địa đạo, thê đạo, thần đạo). Đó là cách cư xử của người dưới đối với người trên. 4- Kín đáo giữ gìn như cái túi thắt miệng lại thì khỏi tội lỗi mà cũng không danh dự. Lục tứ: Quát nang, vô cữu, vô dự. 六四。括囊,旡咎,旡譽。Quát 括 - Bó lại, buộc lại. Nang 囊 – Cái túi. Cữu 咎– lỗi, xấu. Dự 譽– khen, đáng khen, vinh dự, danh dự. Văn ngôn cho hào này có cái tượng "âm cự tuyệt dương", lúc đó hiền nhân nên ở ẩn, rất thận trọng thì không bị tai họa. Có địa vị đại thần, tài thấp mà địa vị cao nên phải thận trọng thì mới khỏi tội lỗi, an thân mặc dầu không có danh dự gì. 5- Như cái xiêm màu vàng, lớn, rất tốt. (o) Lục ngũ: Hoàng thường, nguyên cát. 六五。黃裳,元吉。 Hoàng 黃 – màu vàng. Thường 裳 – xiêm, váy, quần. Chu Hy giải thích rằng: Vàng là màu trung chính, xiêm là đồ mặc ở phía dưới. Hào lục ngũ là thể âm, ở ngôi tôn, cái đức trung thuận đầy ở trong mà hiện ra ngoài, cho nên tượng nó như thế, mà chiêm của nó là điều lành của bậc đại thiện. Dịch tuy coi Khôn không quý bằng Càn, nhưng có lúc coi trọng đức khiêm nhu, mà dịch cho là đức của người văn minh. Tinh thần đó là tinh thần hiếu hòa, trọng văn hơn võ. Chu Công cho hào 5 quẻ Càn là đại quý (phi long tại thiên) nhưng chỉ bảo: lợi kiến đại nhân; hào 5 quẻ Khôn thì khen là nguyên cát hào tốt nhất trong kinh dịch, là có nghĩa vậy. Chồng nghe theo vợ, cha nghe theo con. 6- Rồng đánh nhau ở đồng nội, đổ máu đen máu vàng.(x) Thượng lục: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng. 上六。龍戰于野,其血玄黃。 Chiến 戰 – đánh nhau. Vu 于- ở, đến. Dã 野 – cánh đồng. Huyết 血– máu. Huyền 玄– màu đen. Quản lý chặt chẽ đã lên đến tận cùng rồi. Chặt chẽ nữa chỉ có hỏng việc. 7- Phải lâu dài, chính và bền thì lợi. Dụng lục: Lợi vĩnh trinh. 用六。利永貞。 Vĩnh 永– lâu dài, mãi mãi, vĩnh viễn. Thuyết của Tiên Nho: Sáu hào âm biến thành sáu hào dương, tức thuần Khôn biến thành thuần Càn, như một người nhu nhược biến thành người cương cường, cho nên bảo là: Nên lâu dài, chính và bền. Thuyết của Cao Hanh: hỏi về việc cát hay hung lâu dài, mà được "hào" này thì lợi. Ăn ở cùng nhau như vợ chồng. Khổng Tử: Trong Soán truyện: Chí tai Khôn Nguyên, vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa thiên. Khôn hậu tải vật, đức hợp vô cương, hàm hoàng quang đại, phẩm vật hàm hanh. Tấn mã địa loại, hành địa vô cương, nhu thuận lỵ trinh. Quân tử du hành, tiên mê thất đạo, hậu thuận đắc thường, tây nam đắc bằng, nãi dự loại hành, đông bắc táng bằng, nải chung hữu khánh. An trinh chi cát, ứng địa vô cương. Đại tượng truyện: Khôn mang trọng trách của đất, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật. Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật. 象曰:地勢坤,君子以厚德載 物. Địa 地– đất, địa vị, vị thế. Thế 勢 – thế lực, ảnh hưởng, vai trò. Hậu 厚– dày. Đức 德 – đức, thiện nghệ, năng lực của bản thân. Tải 載 – chở. Vật 物 – muôn loài, động vật, thực vật. Giải nghĩa: Thuận dã. Nhu thuận. Thuận tòng, mềm dẻo, theo đường mà được lợi, hòa theo lẽ, chịu lấy. Nguyên hanh lợi trinh chi tượng. Khái niệm chủ yếu "Nhất triêu nhất tịch" (Một sáng, một chiều): Kinh Dịch, Quẻ Khôn, Văn ngôn (坤・文言) có viết: Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố (臣弒其 君、子弒其父、非一朝一夕之故), nghĩa là "Tôi giết vua, con giết cha, không phải do ở cái cớ một sáng một chiều vậy". Tham khảo Thiệu Vĩ Hoa, 1995. Chu Dịch với Dự Đoán Học. Mạnh Hà Dịch. Nhà xuất bản Văn hóa. Hà Nội. 496 trang Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch - Đạo của người quân tử Nguyễn Quốc Đoan,1998. Chu Dịch Tường Giải. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Hà Nội. 797trang Vưu Sùng Hoa, 1997. Mai Hoa Dịch Tân Biên. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Hà Nội. 520 trang Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh, 1999. Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội.770 trang Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
1,592
3126
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20L%C3%B4i%20Tru%C3%A2n
Thủy Lôi Truân
Quẻ Thủy Lôi Truâncòn gọi là quẻ Truân (屯 chún) là quẻ số 03 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☳ (|:: 震 zhẽn) Chấn = (雷) Sấm Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm = (水) Nước Phục Hy ghi: Tự quái, hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên, doanh thiên địa chi gian giả, duy vạn vật cổ thụ chi dã truân. Truân giả doanh dã, truân dã vật chi thỉ sanh dã. Văn Vương viết thoán từ: Truân: Nguyên, hanh, lợi, trinh, vật dụng hữu du vãng, lợi kiến hầu (屯: 元, 亨, 利, 貞, 勿用有攸往, 利建侯). Chu Công viết hào từ: Sơ cửu: Bàn hoàn, lợi cự trinh, lợi kiến hầu. Lục nhị: Truân như, chuyên như, thừa mã ban như, phỉ khấu hôn cấu, nữ tử trinh bất tự, thập niên nãi tự. Lục tam: Tức lộc, vô ngu, duy nhập vu lâm trung, quân tử cơ, bất như xả, vãng lận. Lục tứ: Thừa mã ban như, cầu hôn cấu, vãng cát, vô bất lợi. Cửu ngũ: Truân kỳ cao, tiểu trinh cát, đại trinh hung. Thượng lục: Thừa mã ban như, khấp huyết liên như. Giải nghĩa: Nạn dã. Gian lao. Yếu đuối, chưa đủ sức, ngần ngại, do dự, vất vả, phải nhờ sự giúp đỡ. Tiền hung hậu kiết chi tượng: trước dữ sau lành. Chú thích Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
224
3127
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n%20Th%E1%BB%A7y%20M%C3%B4ng
Sơn Thủy Mông
Quẻ Sơn Thủy Môngcòn gọi là quẻ Mông (蒙 mèng), là quẻ thứ 04 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm = (水) Nước Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gẽn) Cấn = (山) Núi Phục Hy ghi: Tự quái, Truân giả vật chi thi sinh dã, vật sinh tất Mông, cố thụ chi dĩ Mông, Mông giả mông dã, vật chi tử dã. Văn Vương ghi thoán từ: Mông: hanh, phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã. Sơ phệ cáo, tái tam độc, độc tắc bất cáo. Lợi trinh (蒙: 亨, 匪我求童蒙, 童蒙求我. 初筮告, 再三瀆, 瀆則不告. 利 貞). Chu Công viết hào từ: Sơ lục: Phát mông, lợi dụng hình nhân, dụng thoát chất cốc, dĩ vãng lận. Cửu nhị: Bao mông cát, nạp phụ cát, tử khắc gia. Lục tam: Vật dụng thủ nữ kiến kim phu, bất hữu cung, vô du lợi. Lục tứ: Khốn, mông, lận. Lục ngũ: Đồng mông cát. Thượng cửu: Kích mông, bất lợi vi khấu, lợi ngự khấu. Giải nghĩa: Muội dã. Bất minh. Tối tăm, mờ ám, không minh bạch, che lấp, bao trùm, phủ chụp, ngu dại, ngờ nghệch. Thiên võng tứ trương chi tượng: tượng lưới trời giăng bốn mặt. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
203
3133
https://vi.wikipedia.org/wiki/26%20th%C3%A1ng%204
26 tháng 4
Ngày 26 tháng 4 là ngày thứ 116 trong năm dương lịch (ngày thứ 117 trong năm nhuận). Còn 249 ngày nữa trong năm. Sự kiện 1478 – Gia đình Pazzi tấn công Lorenzo de Medici và giết em ông, Giuliano tại Nhà thờ Firenze. 1607 – Người Anh đổ bộ lên Cape Henry (bang Virginia), sau đó ngược sông James, lập ra thị trấn Jamestown, điểm dân cư đầu tiên của người Anh ở Bắc Mỹ. 1865 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tướng nam quân Joseph Johnston đầu hàng tướng bắc quân William T. Sherman tại Durham Station (bang Bắc Carolina). 1865 – Kỵ binh Liên bang (Hoa Kỳ) vây John Wilkes Booth, kẻ ám sát Tổng thống Lincoln, trong một vựa lúa ở Virginia, Boston Corbett bắn y chết. 1933 – Thành lập Gestapo, lực lượng cảnh sát mật của Đức Quốc xã. 1937 – Nội chiến Tây Ban Nha: Guernica (Tây Ban Nha) bị Không quân Đức thả bom. 1942 – Tai nạn hầm mỏ do một vụ nổ tại Mỏ than Bản Khê Hồ, Mãn Châu Quốc khiến 1.549 thợ mỏ bị thiệt mạng. 1946 – Father Divine, một thủ lĩnh giáo phái tự xưng là Chúa, cưới Edna Rose Ritchings trẻ hơn ông ta rất nhiều; một ngày kỷ niệm của phong trào Sứ mạng hoà bình thế giới. 1954 – Hội nghị Genève nhằm lập lại hoà bình ở Đông Dương và Triều Tiên khai mạc tại Genève, Thụy Sĩ. 1955 - thành lập Học viện Hải quân (Việt Nam). 1962 – Chương trình Ranger: Phi thuyền Ranger 4 rơi xuống Mặt Trăng. 1964 – Tanganyika và Zanzibar sáp nhập thành Tanzania. 1971 – Chiến tranh Việt Nam – Lực lượng Hoa Kỳ ở Việt Nam giảm xuống còn 281.400 người, con số thấp nhất kể từ tháng 7–1966. 1972 – Chiến tranh Việt Nam – Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố rằng 20.000 quân Mỹ nữa sẽ được rút khỏi cuộc chiến trong tháng 5 và tháng 6, giảm quân số cho phép còn 49000. 1975 – Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. 1976 - thành lập Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. 1986 – Ở Ukraina, một trong các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ, gây nên thảm hoạ hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử. 31 người chết do tác động trực tiếp của vụ nổ và nhiều ngàn người nữa bị phơi trần trước một lượng đáng kể chất phóng xạ. 1991 – 70 cơn bão quét ngang miền trung Hoa Kỳ. Trong đó trận bão Andover (bang Kansas) có sức gió mạnh đến cấp F5 (theo thang Fujita) làm 17 người chết. 1994 – Cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên ở Nam Phi. 1994 – Máy bay Airbus A–300–600R của hãng hàng không China Airlines nổ tại sân bay Nagoya (Nhật Bản) khiến 264 người chết. 2002 – Robert Steinhäuser (19 tuổi) bắn chết 17 người ở trường của cậu ta tại Erfurt (Đức). 2016 – Kính Viễn vọng Không gian Hubble phát hiện vệ tinh S/2015 (136472) 1 của hành tinh lùn Makemake. = S/2015 (136472) 1 = Sinh 121 – Marcus Aurelius, Hoàng đế La Mã (m. 180) 1564 – William Shakespeare, nhà văn, nhà viết kịch Anh (m. 1616) 1573 – Marie de Medicis, hoàng hậu Pháp (1600–1610) 1785 – John James Audubon, nhà tự nhiên học Mỹ, họa sĩ vẽ minh hoạ (m. 1851) 1798 – Eugène Delacroix, họa sĩ Pháp (m. 1863) 1798 – James Beckwourth, người miền núi, cựu nô lệ (m. 1867) 1812 – Alfred Krupp, nhà công nghiệp Đức, người sáng lập tổ hợp luyện kim và chế tạo máy Krupp (m. 1887) 1835 – Nguyễn Phúc Miên Bảo, tước phong Tân An Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1854) 1886 – Ma Rainey, ca sĩ nhạc blues (m. 1939) 1888 – Anita Loos, nhà văn (m. 1981) 1889 – Ludwig Wittgenstein, nhà triết học Anh gốc Áo (m. 1951) 1894 – Rudolf Hess, viên chức quốc xã, bí thư riêng của Hitler (m. 1987) 1895 – Nathaniel Kleitman, nhà nghiên cứu giấc ngủ (m. 1999) 1896 – Ernst Udet, phi công chiến đấu Đức (m. 1941) 1897 – Olga Tschechowa, nữ diễn viên (m. 1980) 1897 – Douglas Sirk, đạo diễn (m. 1987) 1897 – Eddie Eagan, vận động viên Mỹ (m. 1967) 1898 – Vicente Aleixandre, nhà văn Tây Ban Nha (m. 1984) 1900 – Charles Richter, nhà địa vật lý, nhà phát minh (m. 1985) 1911 – Marianne Hoppe, nữ diễn viên (m. 2002) 1912 – A. E. van Vogt, nhà văn thể loại khoa học viễn tưởng (m. 2000) 1914 – Bernard Malamud, tác giả (m. 1986) 1918 – Fanny Blankers–Koen, vận động viên điền kinh Hà Lan (m. 2004) 1918 – Stafford Repp, diễn viên (m. 1974) 1925 – Jørgen Ingmann, nhạc công Đan Mạch, đoạt giải Cuộc thi Tiếng hát truyền hình châu Âu (Eurovision Song Contest) (m. 1990) 1926 – Michael Mathias Prechtl, người vẽ minh hoạ người Đức (m. 2003) 1932 – Francis Lai, nhà soạn nhạc Pháp. 1934 – Alan Arkin, diễn viên 1935 – Carol Burnett, ca sĩ, nữ diễn viên, nữ diễn viên hài 1938 – Duane Eddy, nhạc sĩ Mỹ 1940 – Giorgio Moroder, nhà soạn nhạc 1942 – Bobby Rydell, ca sĩ 1943 – Gary Wright, ca sĩ 1946 – Vladimir Zhirinovsky, chính khách Nga 1947 – Donna DeVarona, huy chương vàng Thế vận hội môn bơi lội, nhà báo thể thao, nhà hoạt động thể thao 1956 – Koo Stark, nữ diễn viên 1960 – Roger Taylor, nhạc công ("nhóm Duran Duran") 1961 – Trần Xung (Joan Chen), nữ diễn viên 1963 – Lý Liên Kiệt (Jet Li), võ sĩ kung fu, diễn viên 1970 – Melania Trump 1977 – Tom Welling, diễn viên, đóng vai Clark Kent trong seri phim truyền hình "Thị trấn Smallville" 1982 – Anh Thư, siêu mẫu, diễn viên 1983 – Jessica Lynch, tù binh được giải cứu trong Chiến tranh Iraq năm 2003 1985 – John Isner, tay vợt người Mỹ 1989 – Daesung, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên ban nhạc Big Bang 1992 - Aaron Judge 2002 – Kim Chaehyun, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên ban nhạc Kep1er Mất 1489 – Ashikaga Yoshihisa, tướng quân Ashikaga (s. 1465) 1865 – John Wilkes Booth, bị bắn trong khi tìm cách trốn thoát sau khi ám sát Abraham Lincoln (s. 1838) 1892 – Sir Provo William Perry Wallis, Đô đốc Anh, anh hùng hải quân 1910 – Bjørnstjerne Bjørnson, tác giả Na Uy 1932 – Hart Crane, nhà thơ Mỹ (s. 1899) 1969 – Morihei Ueshiba, tổ sư môn phái Hiệp khí đạo (Aikido) 1970 – Gypsy Rose Lee, nữ diễn viên (s. 1911) 1970 – John Knittel, nhà soạn kịch 1973 – Irene Ryan, nữ diễn viên 1976 – Sid James, diễn viên hài người Anh 1984 – Count Basie, nhạc công, nhà soạn nhạc (s. 1904) 1986 – Broderick Crawford, diễn viên (s. 1911) 1986 – Dechko Uzunov, họa sĩ (s. 1899) 1989 – Lucille Ball, nữ diễn viên, nữ diễn viên hài (s. 1911) 1988 – James McCracken ca sĩ giọng tenor (s. 1926) 1991 – Carmine Coppola, nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, cha của Francis Ford Coppola và Talia Shire, ông của Sofia Coppola 1991 – William Andrew Paton, kế toán viên, nhà kinh tế học, thọ 101 tuổi 1996 – Stirling Silliphant, nhà văn, nhà sản xuất 1999 – Jill Dando, người giới thiệu chương trình truyền hình Anh (s. 1961) 2003 – The Honourable Rosemary Brown, chính khách Canada (NDP) 2003 – Max Nicholson, nhà môi trường học 2003 – Peter Stone, nhà văn đoạt giải Oscar và 3 giải Tony 2004 – Hubert Selby Jr., tác giả Những ngày lễ và ngày kỷ niệm Tanzania – Ngày Thống nhất Ngày sở hữu trí tuệ thế giới (IP day) Tham khảo Liên kết ngoài BBC: On This Day (tiếng Anh) Tháng tư Ngày trong năm
1,274
3143
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1n%20x%E1%BA%A1
Tán xạ
Trong vật lý hạt, tán xạ là hiện tượng các hạt bị bay lệch hướng khi va chạm vào các hạt khác. Trong quang học (và thiên văn học) tán xạ là hiện tượng photon bị đổi hướng khi gặp các vật, có thể vĩ mô như các tiểu hành tinh, các viên đá trong vành đai Sao Thổ, hay các vật chất vi mô như các hạt bụi. Trong quá trình tán xạ thuần túy, năng lượng photon không thay đổi, chỉ có hướng thay đổi ngẫu nhiên theo một hàm mật độ xác suất gọi là hàm tán xạ. Thực tế, khi photon gặp các vật chất, không những hướng đi của nó thay đổi mà có thể cả năng lượng thay đổi (giảm bởi hiện tượng hấp thụ hay tăng bởi hiện tượng bức xạ). Lúc đó cùng xảy ra tán xạ thuần túy và hấp thụ/bức xạ thuần túy. Bầu trời trên Trái Đất có màu xanh da trời, vì khí quyển Trái Đất tán xạ mạnh thành phần màu xanh da trời (bước sóng ngắn) trong ánh sáng trắng đến từ Mặt Trời. Đây là một ví dụ của tán xạ Rayleigh. Trong âm học và chụp siêu âm, tán xạ là sự đổi hướng của sóng âm bởi các khu vực không đồng nhất trong môi trường truyền âm. Một số loại tán xạ Trong vật lý hạt Tán xạ Compton Tán xạ Rutherford Tán xạ Raman Tán xạ Thomson Trong quang học Tán xạ Brillouin Tán xạ Mie Tán xạ Rayleigh Tán xạ trong quang học Sự phân bố lại hướng bay của photon sau khi va chạm với một vật thể phụ thuộc vào tỷ lệ x giữa kích thước vật thể và bước sóng của bức xạ điện từ (còn gọi là hệ số kích thước). x<1/10, quá trình tán xạ là tán xạ Rayleigh không phụ thuộc hình dáng của vật thể tán xạ, với hệ số tán xạ tỷ lệ với nghịch đảo của bước sóng mũ bốn (bước sóng càng ngắn thì tán xạ càng mạnh). 1/10<x<10, quá trình tán xạ phụ thuộc vào hình dáng và vật liệu của vật thể. Nếu vật thể có hình cầu, quá trình tán xạ là tán xạ Mie. x>10, có thể sử dụng quang hình để mô tả quá trình tán xạ. Xem ví dụ về áp dụng quang hình để giải thích cầu vồng. Mọi tán xạ trong quang học đều có thể được đặc trưng bởi hai thông số: hệ số tán xạ và hàm tán xạ (cho tán xạ không phân cực) hay ma trận tán xạ (cho tán xạ phân cực). Hệ số tán xạ cho biết tỷ lệ số photon bị lệch hướng bay trong tổng số photon ban đầu, khi đi tia sáng qua một đơn vị đo chiều dài. Hàm tán xạ hay ma trận tán xạ cho biết các photon bị lệch theo những hướng nào. Tán xạ trong vật lý hạt Trong các thí nghiệm tán xạ của vật lý hạt, người ta bắn các chùm hạt (thường là electron, proton hay neutron) vào một mẫu vật liệu và đếm số lượng hạt bay ra tại các hướng khác nhau. Sự phân bố các hạt bay ra theo hướng sẽ cho biết thông tin về tương tác giữa mẫu vật liệu và các hạt bắn vào. Một thí nghiệm nổi tiếng là của Ernest Rutherford, bắn các hạt alpha vào một miếng vàng mỏng để tìm ra lần đầu cấu trúc nguyên tử (bao gồm một hạt nhân bé xíu ở giữa đám mây electron). Lý thuyết tán xạ đã được phát triển để nghiên cứu hiện tượng này. Lý thuyết dùng các dữ kiện quỹ đạo bay của các hạt (trong hệ quy chiếu gắn với mẫu bị bắn) để tiên đoán phân bố của hạt bay ra theo mật độ (số hạt trên diện tích mặt cắt) của các hạt bay vào. Xem thêm Cầu vồng Ma trận tán xạ Tham khảo Lý thuyết ra đa Khái niệm vật lý Vật lý nguyên tử Vật lý hạt nhân Vật lý hạt
674
3145
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20t%E1%BA%BF%20%C4%90%E1%BB%A9c
Kinh tế Đức
Với 3,405 ngàn tỷ euro tổng sản phẩm quốc nội, nước Đức có nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế giới và lớn nhất châu Âu. Tính đến cuối năm 2019, Đức là một trong ba quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới. Vì tương đối nghèo về nguyên liệu nên kinh tế Đức tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy một diện tích lớn của Đức cũng được dùng trong nông nghiệp (nhưng chỉ vào khoảng 2% đến 3% tổng dân số lao động làm việc trong nông nghiệp). Trong thời gian gần đây mức tăng trưởng yếu đi và nền kinh tế Đức đã có những biểu hiện đuối kém đối với các ảnh hưởng bên ngoài, các vấn đề trong nước và các vấn đề trong việc hội nhập các tiểu bang mới. Đặc trưng Nền kinh tế Đức thường được miêu tả là một nền kinh tế thị trường xã hội. Nhà nước Đức có nhiều chính sách xã hội rộng lớn. Mặc dù chính phủ có giúp đỡ một số lĩnh vực thông qua trợ cấp, cạnh tranh và kinh tế thị trường vẫn là cột trụ trong chính sách kinh tế. Nhà nước Đức đã tư nhân hóa một số doanh nghiệp như Công ty đường sắt Đức, Công ty viễn thông Đức, Công ty bưu điện Đức; thúc đẩy tư nhân hóa các công ty khác tạo thêm cạnh tranh. Với tỷ lệ xuất khẩu hơn 1/3 sản phẩm quốc nội, kinh tế Đức có chiều hướng xuất khẩu cao và xuất khẩu luôn luôn là yếu tố chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế của Đức. Vì thế nước Đức ủng hộ nhiều cho một hợp tác kinh tế mạnh mẽ trên bình diện châu Âu. Lịch sử Từ Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến tái thống nhất Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế và xã hội Đức nằm ở đáy thấp. Sau cuộc cải cách tiền tệ năm 1948 việc tái xây dựng kinh tế đã thành công trong cái gọi là điều huyền diệu kinh tế (Wirtschaftswunder), đồng thời người dân được bảo vệ bởi một nhà nước xã hội. Nước Đức trở thành nước xuất khẩu đứng đầu; năng suất và chất lượng các sản phẩm Đức, đặc biệt là của ngành chế tạo máy, đã và vẫn luôn là tốt trên thế giới. Suốt cho đến đầu thập niên 1970 kinh tế Tây Đức hầu như tăng trưởng liên tục nhưng bắt đầu từ suy thoái kinh tế đầu thập niên 1980 mức tăng trưởng ngày càng kém đi. Sau đấy là 8 năm liền tăng trưởng, được giữ ở mức trung bình là 1,5% từ sau khi tái thống nhất. Tỷ lệ thất nghiệp nằm không ngừng ở mức độ cao. Từ khi tái thống nhất Sau khi tái thống nhất nước Đức tạm thời phải gánh vác thêm nền kinh tế suy tàn của các tiểu bang mới. Việc này chủ yếu được trang trải bằng cách mượn thêm nợ mới và chuyển một số khoản phí tổn vào các hệ thống bảo vệ xã hội. Sau mười năm tái thống nhất Đức, có thể nhận ra được nhiều tiến bộ to lớn trong việc nâng cao mức sống của người dân Đông Đức, một nền kinh tế thị trường được thiết lập và hệ thống hạ tầng cơ sở được cải tiến. Nhưng đồng thời quá trình cân bằng giữa Đông và Tây kéo dài lâu hơn là dự định ban đầu, theo một số thước đo nhất định quá trình này đã dừng lại từ giữa thập niên 1990. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Đông Đức thấp hơn ở Tây Đức, tỷ lệ thất nghiệp cao gấp hai lần, vì thế nhiều lao động có tay nghề đi tìm việc làm ở Tây Đức. Năng suất lao động ở Đông Đức vẫn ở mức thấp. Lượng tiêu dùng ở Đông Đức phụ thuộc trực tiếp vào số tiền chi viện từ Tây Đức, hằng năm vào khoảng 65 tỷ $ hay hơn 4% tổng sản phẩm quốc nội của Tây Đức. Các vấn đề Mặc dù chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, đa số các chuyên gia đều cho rằng các vấn đề cơ cấu nội địa mới là lý do chính cho tình trạng kinh tế đang suy yếu. Một thị trường lao động với các luật lệ cứng nhắc được một số chuyên gia nêu ra như là lý do chính cho tỷ lệ thất nghiệp cao. Được khuyến khích bằng khả năng chiết khấu thuế hay bằng tài trợ, các chủ doanh nghiệp Đức ngay trong những thời kỳ phát triển mạnh cũng ưu tiên đầu tư ở nước ngoài hay vào máy móc thay vì tạo việc làm mới trong nước. Cũng như ở tất cả các nước châu Âu khác, tỷ lệ sinh đẻ ở Đức giảm xuống ở mức thấp. Kết quả của việc này, các thay đổi về kết cấu dân số (ngày càng ít người trẻ tuổi chi cấp cho người già ngày càng nhiều thêm), là các thử thách mới cho những hệ thống bảo vệ xã hội. Toàn cầu hóa ngày một gia tăng từ thập niên 1980 cũng như các nền kinh tế vững mạnh hơn ở châu Á và từ thập niên 1990 ở Đông Âu dẫn đến việc các chỗ làm trong công nghiệp phải trả nhiều lương nhưng lại không cần tay nghề cao bị cắt giảm đi ở Đức. Thiếu hụt của các hệ thống bảo vệ xã hội lại được cân đối qua một thời gian dài bằng cách tăng các phí tổn phụ của lương ở các lao động còn lại. Điều này lại càng làm cho vấn đề trầm trọng thêm. Đối tác thương mại Trong năm 2004 – cũng như năm trước đó – Pháp đứng đầu trong danh sách các nước Đức xuất khẩu sang, trước Mỹ và Anh. Trong năm 2004 tổng giá trị hàng hóa Đức xuất sang Pháp là 75,3 tỷ euro (chiếm tỷ lệ 10,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu), sang Mỹ là 64,8 tỷ euro (8,8%) và sang Anh 61,1 tỷ euro (8,3%). Về nhập khẩu ba nước đứng đầu – cũng như năm trước đó – là Pháp (52,2 tỷ euro; chiếm tỷ lệ 9,0% trong tổng kim ngạch nhập khẩu), Hà Lan 47,9 tỷ euro; 8,3%) và Mỹ (40,3 tỷ euro; 7,0%). Nguồn: Tổng cục thống kê liên bang Đức Số liệu thống kê Nguồn: Tổng cục thống kê liên bang Đức Chú thích Đức Đức Đức
1,108
3185
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%A7n%20Kh%E1%BA%A3m
Thuần Khảm
Quẻ Thuần Khảm, đồ hình:|::|: còn gọi là quẻ Khảm (坎 kan3), là quẻ thứ 29 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水). Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水). Giải nghĩa: Hãm dã. Hãm hiểm. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kìm hãm, thắng. Khổ tận cam lai chi tượng: tượng hết khổ mới đến sướng. THOÁN TỪ DỊCH: Quẻ khảm, nhẫn nại gấp đôi, chỉ trong lòng có đức tin là hanh thông, hành động thì được trọng mà có công. Tập khảm, hữu phu duy tâm hanh, hành hữu thượng. 習坎,有孚維心亨,行有尚。Tập 習– học lặp đi lặp lại, rèn luyện. Khảm 坎– chỗ hõm xuống, hốc lõm vào. Tử Lộ đáp: Theo ý con có lẽ vì chúng ta chưa "nhân" chăng nên người ta chưa tin chúng ta? Có lẽ ta chưa "trí" chăng nên người ta không theo đạo chúng ta? Khổng Tử bảo: Nào phải vậy. Này anh Do, nếu người nhân luôn được người ta tin thì sao Bá Di, Thúc Tề phải chết đói trong núi? Nếu người trí được mọi người nghe thì sao Tỷ Can lại bị giết. Khổng Tử hỏi tiếp Tử Cống: Đạo của ta sai rồi chăng, mà sao ta gặp phải cảnh này? Tử Cống đáp: Đạo của thầy cao quá cho nên thiên hạ không ai dung nạp được thầy. Thầy nên hạ thấp xuống một chút. Khổng Tử đáp: Này anh Tứ, người giỏi nghề nông, vãi giống rồi nhưng không tin chắc sẽ được gặt. Người thợ giỏi tuy làm khéo nhưng cũng không tin chắc là họ làm vừa lòng khách hàng. Người quân tử trau dồi đạo đức, theo đường chính mà giữ nó, điều chỉnh nó, nhưng không thể làm cho nó được người ta theo. Anh không lo trau dồi đạo của anh mà chỉ cầu người ta dung nạp anh. Chí của anh không xa. Tử Cống ra Nhan Hồi vào. Khổng Tử lại hỏi như trước: "Chẳng phải con tê ngưu, chẳng phải con hổ mà cũng lang thang ở đồng vắng". Đạo của ta sai rồi chăng, mà sao ta gặp phải cảnh này. Nhan Hồi đáp: Đạo của thầy cao quá cho nên thiên hạ không ai theo được, nhưng thầy cứ theo đó mà làm. Người ta không dung nạp được thầy thì đâu có hại gì? Chính vì người ta không dung nạp được thầy mà thầy mới là bậc quân tử. Đạo không được trau dồi, đó là điều làm chúng ta xấu hổ. Đạo đã được trau dồi rồi mà người ta vẫn không dung nạp, thì đó là điều xấu hổ của kẻ làm vua. Người ta không dung nạp được thầy thì đâu có hại gì? Chính vì người ta không dung nạp được thầy mà thầy mới là bậc quân tử. LỜI TƯỢNG: nước chảy không ngừng là hình tượng của quẻ tập Khảm. Người quân tử lấy việc rèn luyện năng lực thực hiện làm trọng. Tượng Viết: Thủy tấn chí, tập khảm, quân tử dĩ thường đức hạnh, tập giáo sự. 象曰: 水洊至,習坎,君子以常德行,習教事. Tấn = tiến 洊 – nước chảy không ngừng, lại một lần nữa. Chí 至 – đến. Thường 常– Lâu, mãi; Đạo Thường, đó là: nhân 仁, nghĩa 義, lễ 禮, trí 智, tín 信. Còn gọi là ngũ thường 五常 là cái lẽ phải thông thường mà người ta ai cũng phải có. Hành 行- Một âm là hạnh - đức hạnh. Năng lực là đức 德 thi hành gọi là hạnh 行. Đức hạnh 德行 – năng lực thực hiện. CHIÊM: ♦ Quẻ này có 3 hào xấu (x). ♦ Thuần Khảm là một trong bốn quẻ hung hiểm tứ đại hung quái trong Kinh Dịch. Truân là trở ngại lúc đầu. Thuần Khảm trở ngại lúc đầu và cuối. Kiển trở ngại quãng giữa. Quẻ Khốn là trở ngại hơn hết. ♦ Một người rơi xuống giếng, lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn. ♦ Người đó được một người dùng dây kéo lên, được giúp đỡ trong lúc khó khăn. ♦ Một người đầu cọp, có người thế lực giúp bạn làm ăn. ♦ Con trâu và con chuột đen, năm tháng ngày giờ Tý, Sửu. ♦ Quẻ thuộc tháng 10, tốt về mùa xuân, xấu hạ, thu. HÌNH: Thuyền lủng còn mắc cạn. 船漏沖瘫 Thuyền lậu trùng than. TƯỢNG: Ngoài rỗng trong đặc. 外虛中實 Ngoại hư trung thực. KHÍ CHẤT: Nhẫn nại. DÁNG VẺ: Con heo. HÀO TỪ 1. Hai lần hiểm, quen với nước, sụp vào hố nước sâu, xấu. (x) Sơ lục: Tập khảm, nhập vu khảm đạm, hung. 初六。習坎,入于坎窞,凶。 2. Ở chỗ nước lại thêm hiểm, mong làm được chuyện nhỏ thôi thì mới làm được. Cửu nhị: Khảm hữu hiểm, cầu tiểu đắc. 九二。坎有險,求小得。 3. Tới lui đều bị hãm, trước mặt là hiểm mà sau lưng lại dựa vào hiểm, chỉ càng sụp vào chỗ sâu hơn thôi, không làm gì được.(x) Lục tam: Lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm, nhập vu khảm đạm, vật dụng. 六三。來之坎坎,險且枕,入于坎窞,勿用。 Đạm (= nằm) 窞 – cái hố sâu. 4. Như thể chỉ dâng một chén rượu, một rá thức ăn, có thêm cũng một tô thôi, đưa qua cửa sổ, rốt cuộc không có lỗi. Lục tứ: Tôn tửu quỹ, nhị dụng phẫu, nạp ước tự dũ, chung vô cữu. 六四。樽酒簋,貳用缶,納約自牖,終無咎。 5. Nước chưa đầy, nhưng đến lúc nước đầy rồi, lặng rồi, thì sẽ khỏi hiểm, không có lỗi. Cửu ngũ: Khảm bất doanh, kỳ ký bình, vô cữu. 九五。坎不盈,祗既平,無咎。 Kỳ=chi 祗=坻=小丘– gò đất nhỏ, tiểu đảo. Vô công bất thụ lộc. 6. Đã trói bằng dây thừng to, lại đặt trong bụi gai, ba năm ra không được, xấu. (x) Thượng lục: Hệ dụng huy mặc, trí vu tùng cức, tam tuế bất đắc, Hung. 上六。係用徽纆,寘于叢棘,三歲不得,凶。 Tham khảo Thiệu Vĩ Hoa, 1995. Chu Dịch với Dự Đoán Học. Mạnh Hà Dịch. Nhà xuất bản Văn hóa. Hà Nội. 496 trang Nguyễn Hiến Lê. Kinh Dịch - Đạo của người quân tử Nguyễn Quốc Đoan,1998. Chu Dịch Tường Giải. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Hà Nội. 797 trang Vưu Sùng Hoa, 1997. Mai Hoa Dịch Tân Biên. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Hà Nội. 520 trang Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh, 1999. Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội. 770 trang Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
1,065
3234
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Fa%20Th%E1%BB%A7y%20V%E1%BB%8B%20T%E1%BA%BF
Hỏa Thủy Vị Tế
Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế (đồ hình:|:|:|)còn gọi là quẻ Vị Tế (未濟 wẽi jĩ), là quẻ thứ 64 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm hay Nước (水). Ngoại quái là ☲ (|:| 離 lì) Ly hay Hỏa (火). Theo Đại tượng học Điềm triệu: Tiểu hồ ngật tế Hệ loại: Hoán vị mà không đoạt ngôi Tính dẫn hóa phân định cao. Lập trường tốt.Nhận diện: Dạng hoán ngôi, phân lập đều đặn "thỏa lòng". Hợp mà bất hóa, đa phần chủ về mặt an lập hiện tượng, lý tính theo dòng tự nhiên.Tự nhiên: "cái gì tự nhiên cứ rất tự nhiên" trời đất; không - thời phân lập, an nhiên hóa sinh vạn sự. Đây là đặc biểu: Mặt trái của bốn đức tính 元亨利貞 (nguyên hanh lợi trinh)Con người: Thường là "tâm lý mặc nhiên", nhưng không mặc định. Có tính năng động tích cực âm thầm. Cái gì cũng có lập trình, không cầu may, sợ rủi.Xã hội: Hạng tự lực trung lưu, không chấp nhận khuất phục trước mọi thành bại, kỵ gian thương, chán thân quyền. Tuy có vất vả đời sống mà tâm vẫn an. Quốc gia tam quyền phân lập! Không bị ảnh hưởng bởi tâm trạng "Xuân thời phong nguyệt vi vi ngã, bất cảm nhất nghễ nhất quyết chi ý. Tha ngã chi liễu, ta hồ lộng ngoạn?"... (Khi người yêu chưa là của ta thì một hé môi liếc mắt cũng không giám, mà khi người ấy là ta rồi thì tha hồ bợt cỡn xem thường!) Văn Vương viết thoán từ: Vị Tế: Hanh. Tiểu hồ ngật tế, nhu kỳ vĩ, vô du lợi (未濟: 亨. 小狐汔濟, 濡其尾, 无攸利). Chu Công viết hào từ: Sơ lục: Nhu kỳ vĩ, lận. Cửu nhị: Duệ kỳ luân, trinh cát. Lục tam: Vị Tế: chinh hung, lợi thiệp đại xuyên. Cửu tứ: Trinh cát, hối vong. Chấn dụng phạt Quỷ Phương, tam niên. Hữu thưởng vu đại quốc. Lục ngũ: Trinh, cát, vô hối. Quân tử chi quang hữu phu, cát. Thượng cửu: Hữu phu vu ẩm tửu, vô cữu. Nhu kỳ thủ, hữu phu, thất thị. Giải nghĩa: Thất dã. Thất cách. Thất bát, mất, thất bại, dở dang, chưa xong, nửa chừng. Ưu trung vọng hỷ chi tượng: tượng trong cái lo có cái mừng. Bình luận: Kinh Dịch kết thúc bằng quẻ Vị Tế (chưa xong việc) mà trước đó lại là quẻ Ký Tế (đã xong việc). Ý nghĩa của nó là mọi sự việc tưởng chừng như đã kết thúc nhưng thực ra thì không bao giờ kết thúc. Suy rộng ra thì vạn vật trong vũ trụ cũng vậy. Sự chuyển động, thay đổi nói chung là không có đầu mà cũng chẳng có cuối. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 64
460
3236
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20Ch%C3%AD%20Quang
Lê Chí Quang
Lê Chí Quang (sinh ngày 30 tháng 6 năm 1970) là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt Nam. Tiểu sử Lê Chí Quang  sinh ngày 30/6/1970 tại huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Thành phố Hà Nội) trong một gia đình tri thức, có bố mẹ đều là công chức. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học ông đi lạo động tại Tiệp Khắc, tuy nhiên được 2 năm thì ông về nước vì lý do sức khỏe yếu liên quan đến thận. Sau đó thi đỗ đỗ Đại học Luật hệ tại chức, tốt nghiệp năm 1998. Ông là người biết và sử dụng được nhiều ngoại ngữ, trong đó phải kể đến tiếng Anh, Nga và tiếng Séc. Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp ông không xin được việc, ông đã của hàng kinh doanh và dạy vi tính nhưng không duy trì được vì căn bệnh thận ngày càng có những dấu hiệu xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hoạt động Ngay trong thời gian lao động ở Tiệp Khắc, ông  đã tham gia phong trào đòi dân chủ, nhân quyền của những người chống Việt ở Tiệp Khắc; đã viết một số bài đăng trên báo “Diễn đàn tự do”. Bên cạnh đó ông cũng kết nối với nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác ở Việt Nam và ở nước ngoài viết nhiều bài có nội dung phê phán Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề đảm bảo tự do, dân chủ cho nhân dân, tuyên truyền những quan điểm với mục đích đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp của Việt Nam. Ngoài những bài viết trên, ông còn nổi tiếng với những phát ngôn và hành động cổ vũ mãnh liệt cho phong trào dân chủ trong nước; là một trong những cá nhân phê phán mãnh liệt Hiệp định biên giới giữa Việt Nam và nhà nước Trung Hoa. Lê Chí Quang cũng là người tham gia vận động thành lập “Hội nhân dân giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng”, đồng thời lên án việc chính quyền bắt bớ những người dự định sáng lập ra “Hội nhân dân giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng”. Lê Chí Quang cũng là người đã kêu gọi nhiều nhà bất đồng chính kiên khác ký bản kiến nghị Quốc hội Việt Nam đòi bỏ một số nghị định của chính phủ; bày tỏ quan điểm ủng hộ, bảo vệ những phát ngôn của nhiều nhà bất đồng chính kiến khác. Ông cũng là người đứng đầu kêu gọi cho phong trào thành lập đảng đối lập với đảng cộng sản Việt Nam. Cao trào nhất phải kể đến 10/2011 Lê Chí Quang đã đưa lên mạng internet bài viết mang tên “Hãy cảnh giác với Bắc Triều”. Trong bài viết chỉ trích các hiệp định về biên giới và lãnh hải mà chính quyền Việt Nam ký kết với Trung Quốc. Với hành động này ông bị kết án “tung tin gây rối loạn trật trự an ninh quốc gia” Ngày 21/02/2002, công an Việt Nam đã bắt ông tại một quán café internet, khi ông đang liên lạc mail với một người cũng được coi là một nhà bất đồng chính kến. Nhà của ông bị khám xét, cơ quan công an đã thu nhiều tài liệu. Theo báo chí Việt Nam thì những tài liệu đó có nội dung không đúng sự thật, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ngày 08/11/2002, sau một phiên xử kín kéo dài 3 giờ đồng hồ doTòa án thủ đô của Việt Nam  xét xử, ông bị kết tội 4 năm tù giam và 3 năm quản thúc vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Tháng 7 năm 2002, tổ chức Human Rights Watch tôn vinh ông với giải thưởng Hellman/Hammett, dành cho những nhà văn can đảm đối chọi với sự khủng bố chính trị. Tháng 5 năm 2003, Ân xá Quốc tế tại Úc phát động chiến dịch gửi thư điện tử mang tên "Tự Do cho Lê Chí Quang". Tháng 4 năm 2004, trong một buổi lễ tại New York, New York, Lê Chí Quang trở thành một trong hai người được Trung tâm Văn bút Hoa Kỳ trao giải Quyền Tự do được viết năm 2004. Đây là năm thứ 18 giải thưởng này được trao cho những khuôn mặt bị cầm tù vì sử dụng hoặc bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Tháng 5 năm 2004, Lê Chí Quang được thả, hai năm trước hạn định. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng ông Quang đã được thả vì khi ở trong tù ông "đã tỏ ra ăn năn, thừa nhận các hành vi tội lỗi của mình" đồng thời đã viết đơn xin được ân xá và hứa hẹn sẽ không tái phạm. Trong quá trình sinh hoạt trong tù, với tiền sử sức khỏe yếu, sức khỏe ông càng suy yếu trầm trọng. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đã lên tiếng về tình trạng sức khỏe của ông, trong đó có tổ chức Ân xá Quốc tế thể hiện sự quan tâm, lo lắng đến sức khỏe của ông. Năm 2004 được ra tù, ông làm nhiều nghề khác nhau để sinh sống và không có hứng thú tham gia các phong trào đòi dân chủ nhân quyền trước đây. Giải thưởng Năm 2002, 2007 ông được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao Giải thưởng Hellman/Hammett. Xem thêm Bất đồng chính kiến ở Việt Nam Chú thích Nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam Người bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia tại Việt Nam Bị tù vì điều 88 Giải thưởng Hellman/Hammett Liên kết ngoài Human Rights Watch Tin từ đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ Từ Lê Chí Quang Đến Lê Công Định viettan, 19/06/2009
979
3255
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90o%20l%C6%B0%E1%BB%9Dng
Đo lường
Đo lường là việc gán một số cho một đặc tính của một đối tượng hoặc sự kiện, có thể được so sánh với các đối tượng hoặc sự kiện khác. Phạm vi và ứng dụng của đo lường phụ thuộc vào bối cảnh và kỷ luật. Trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật, các phép đo không áp dụng cho các tính chất danh nghĩa của các vật thể hoặc sự kiện, phù hợp với hướng dẫn của International vocabulary of metrology (từ vựng quốc tế về đo lường) được Văn phòng Cân đo Quốc tế công bố. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực khác như thống kê cũng như khoa học xã hội và khoa học hành vi, các phép đo có thể có nhiều cấp độ, bao gồm thang đo danh nghĩa, thứ tự, khoảng thời gian và tỷ lệ. Đo lường là nền tảng của thương mại, khoa học, công nghệ và nghiên cứu định lượng trong nhiều lĩnh vực. Trong lịch sử, nhiều hệ thống đo lường tồn tại cho các lĩnh vực khác nhau của con người để tạo điều kiện so sánh trong các lĩnh vực này. Thông thường những điều này đã đạt được bởi các thỏa thuận địa phương giữa các đối tác thương mại hoặc cộng tác viên. Từ thế kỷ 18, các phát triển đã tiến tới thống nhất, các tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi dẫn đến Hệ thống Đơn vị Quốc tế (SI) hiện đại. Hệ thống này giảm tất cả các phép đo vật lý thành một tổ hợp toán học gồm bảy đơn vị cơ sở. Khoa học về đo lường được theo đuổi trong lĩnh vực đo lường học. Phương pháp luận Việc đo lường một thuộc tính có thể được phân loại theo các tiêu chí sau: loại, cường độ, đơn vị và độ không chắc chắn. Chúng cho phép so sánh rõ ràng giữa các phép đo. Cấp độ đo lường là một phân loại cho đặc tính phương pháp luận của một so sánh. Ví dụ, hai trạng thái của một tài sản có thể được so sánh theo tỷ lệ, chênh lệch hoặc ưu tiên thứ tự. Loại thường không được thể hiện rõ ràng, nhưng ẩn trong định nghĩa của quy trình đo. Độ lớn/cường độ là giá trị số của đặc tính, thường thu được bằng dụng cụ đo được chọn phù hợp. Một đơn vị gán một hệ số trọng số toán học cho độ lớn có nguồn gốc là tỷ lệ với tính chất của một vật phẩm được sử dụng làm tiêu chuẩn hoặc đại lượng vật lý tự nhiên. Độ không đảm bảo đại diện cho các lỗi ngẫu nhiên và hệ thống của quy trình đo; nó chỉ ra mức độ tin cậy trong phép đo. Các lỗi được đánh giá bằng các phép đo lặp lại một cách có phương pháp và xem xét độ chính xác và tính chính xác của dụng cụ đo. Tiêu chuẩn hóa các đơn vị đo lường Các phép đo thường sử dụng Hệ thống đơn vị quốc tế (SI) làm khung so sánh. Hệ thống xác định bảy đơn vị cơ bản: kilôgam, mét, candela, giây, ampere, kelvin và mol. Sáu trong số các đơn vị này được xác định mà không cần tham chiếu đến một vật thể cụ thể đóng vai trò là một tiêu chuẩn (không có tạo tác), trong khi kilôgam vẫn được thể hiện trong một vật phẩm nằm tại trụ sở của Văn phòng cân đo Quốc tế ở Sèvres gần Paris. Các định nghĩa không có tạo tác cố định các phép đo ở một giá trị chính xác liên quan đến hằng số vật lý hoặc các hiện tượng bất biến khác trong tự nhiên, trái ngược với các tạo tác tiêu chuẩn có thể bị suy giảm hoặc phá hủy. Thay vào đó, đơn vị đo chỉ có thể thay đổi thông qua độ chính xác tăng trong việc xác định giá trị của hằng số được gắn với đơn vị đó. Đề xuất đầu tiên để buộc một đơn vị cơ sở SI với một tiêu chuẩn thử nghiệm độc lập với fiat là bởi Charles Sanders Peirce (1839-1914),, người đã đề xuất xác định mét theo bước sóng của vạch quang phổ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thí nghiệm Michelson-Morley; Michelson và Morley đã trích dẫn Peirce, và cải thiện phương pháp của mình. Tiêu chuẩn Ngoại trừ một vài hằng số lượng tử cơ bản, các đơn vị đo lường được lấy từ các thỏa thuận lịch sử. Không có gì vốn có trong tự nhiên chỉ ra rằng một inch phải có chiều dài nhất định, cũng không phải là một dặm là thước đo khoảng cách tốt hơn một km. Tuy nhiên, trong suốt lịch sử loài người, trước tiên là vì sự thuận tiện và sau đó là sự cần thiết, các tiêu chuẩn đo lường đã phát triển để cộng đồng có những điểm chuẩn nhất định. Luật điều chỉnh đo lường ban đầu được phát triển để ngăn chặn gian lận trong thương mại. Các đơn vị đo lường thường được xác định trên cơ sở khoa học, được giám sát bởi các cơ quan chính phủ hoặc độc lập và được thành lập trong các điều ước quốc tế, trước đó là Hội nghị chung về Trọng lượng và Đo lường (CGPM), được thành lập năm 1875 bởi Công ước mét, giám sát Hệ thống đơn vị quốc tế (SI). Ví dụ, đồng hồ được định nghĩa lại vào năm 1983 bởi CGPM về tốc độ ánh sáng, kilôgam được xác định lại vào năm 2019 theo hằng số Planck và yard quốc tế được xác định vào năm 1960 bởi chính phủ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc và Nam Phi chính xác là 0,9144 mét. Tại Hoa Kỳ, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST), một bộ phận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, quy định các phép đo thương mại. Tại Vương Quốc Anh, vai trò này được giao cho Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia (NPL), tại Úc do Viện đo lường quốc gia, tại Nam Phi do Hội đồng nghiên cứu khoa học và công nghiệp và ở Ấn Độ do Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Ấn Độ thực hiện. Các hệ đo lường Hệ đo lường quốc tế Hệ đo lường cổ Việt Nam Đơn vị và hệ thống Hệ thống đơn vị của Hoàng gia Anh và Hoa Kỳ Trước khi các đơn vị SI được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, các hệ thống đơn vị Anh và các đơn vị Hoàng gia sau này đã được sử dụng ở Anh, Khối thịnh vượng chung và Hoa Kỳ. Hệ thống này được gọi là các đơn vị thông thường (phong tục) của Hoa Kỳ tại Hoa Kỳ và vẫn còn được sử dụng ở nước này và ở một số quốc gia Caribbean. Các hệ thống đo lường khác nhau này đôi khi được gọi là hệ thống foot-pound-second để nhấn mạnh các đơn vị Hoàng gia về chiều dài, trọng lượng và thời gian, mặc dù ton, hundredweight, gallon, và hải lý, là khác với các đơn vị của Hoa Kỳ. Nhiều đơn vị Hoàng gia vẫn được sử dụng ở Anh, mà đã chính thức chuyển sang hệ thống với SI một vài trường hợp ngoại lệ như biển báo giao thông, vẫn đề theo đơn vị dặm. Bia tươi và rượu táo phải được bán theo đơn vị pint, và sữa trong chai có thể trả lại có thể được bán theo đơn vị pint. Nhiều người đo chiều cao của họ tính bằng feet và inch, và đo cân nặng của họ theo stone và pound. Các đơn vị hoàng gia được sử dụng ở nhiều nơi khác, ví dụ, ở nhiều quốc gia Khối thịnh vượng chung được coi là số liệu, diện tích đất được đo bằng acre và diện tích sàn tính bằng feet vuông, đặc biệt là cho các giao dịch thương mại (thay vì thống kê của chính phủ). Tương tự, xăng được bán theo gallon ở nhiều quốc gia theo hệ mét. Hệ mét Hệ mét là một hệ thống đo lường thập phân dựa trên các đơn vị đo chiều dài là mét và khối lượng là kilôgam. Nó tồn tại trong một số biến thể, với các lựa chọn khác nhau của các đơn vị cơ sở, mặc dù những điều này không ảnh hưởng đến việc sử dụng hàng ngày của nó. Kể từ những năm 1960, Hệ thống Đơn vị Quốc tế (SI) là hệ thống số liệu được quốc tế công nhận. Đơn vị đo khối lượng, chiều dài và điện được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho cả mục đích khoa học và hàng ngày. Khó khăn của đo lường Việc đo lường thường xuyên được đặt trước yêu cầu giảm sai số của phép đo đến dưới mức nào đó. Thực tế việc này nhiều khi rất khó. Trong vật lý Một phần của khó khăn có thể nằm trong giới hạn tự nhiên của nguyên lý bất định, nhất là khi làm việc với các vật thể vi mô (kích thước nhỏ hơn micrômét). Khó khăn có thể nằm trong giới hạn về không gian và thời gian của loài người khi nghiên cứu về các vật thể ở khoảng cách và ở thời điểm xa trong vũ trụ. Trong khoa học xã hội Khó khăn có thể xuất phát từ định nghĩa khái niệm, định nghĩa phép so sánh và mục đích của đo lường. Ví dụ một số khái niệm khó đo đạc như kiến thức của một người cảm giác của một người Xem thêm Đơn vị đo Sai số Nguyên lý bất định Đo lường kinh tế Kỹ thuật đo lường Tham khảo Liên kết ngoài Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam Viện đo lường Việt Nam Bài cơ bản sơ khai Chính xác Đo lường học Giả thiết Giả định
1,697
3258
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng%20C%C3%A1i%20Nha%20Trang
Sông Cái Nha Trang
Sông Cái Nha Trang, còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, là sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa . Sông có chiều dài 84 km, diện tích lưu vực 1.732 km² . Lưu vực này bao gốm toàn bộ 2 huyện Khánh Vĩnh và Diên Khánh, thành phố Nha Trang (trừ xã Vĩnh Lương) và khu vực Tây Bắc huyện Cam Lâm, độ cao trung bình 548 m, độ dốc trung bình 22,8%, mật độ sông suối 0,82 km/ km². Có 15 phụ lưu với chiều dài trên 10 km. Tổng lượng nước cả năm 1,79 km³, tương ứng với độ sâu dòng chảy 940 mm, môđun dòng chảy 29,8 l/s. km². Mùa lũ từ tháng 10 đến tháng 12, chiếm khoảng 73% lượng dòng chảy cả năm, môđun mùa lũ 240 l/s. km². Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 9, chiếm khoảng 27% lượng nước cả năm, môđun dòng chảy mùa cạn 10 - 18 l/s. km². Các nhánh Sông/Suối Sông phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Cái Nha Trang có 7 phụ lưu, bắt nguồn ở độ cao từ 900 đến 2.000 m nhưng lại rất ngắn, thường dưới 20 km nên độ dốc rất lớn tạo nhiều ghềnh thác ở thượng lưu. Sông chảy đến thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang thì chia làm hai nhánh: Một nhánh chảy theo hướng Đông-Nam, men theo chân núi Đồng Bò, chảy xuống Trường Đông, Vĩnh Trường và chảy ra cửa biển Tiểu Cù Huân, gọi là Cửa Bé. Nhánh này hiện nay đã bị lấp, chỉ đến mùa nước lũ, dòng chính mới hiện rõ. Nhánh thứ hai chảy xiên theo hướng Đông - Bắc (đây là nhánh chính của sông Cái) từ Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc chảy đến Ngọc Hội, sông chia làm 2 chi: Chi thứ nhất chảy vào Phương Sài, gọi là Ngư Trường (người xưa mượn bến Trường Cá tại Phường Củi mà đặt), rồi chảy xuống Hà Ra (nơi đây xưa kia, nước xoáy tạo thành một đầm rộng gọi là đầm Xương Huân nay đã bị lắp để xây chợ Đầm) rồi chảy tiếp ra cửa Đại Cù Huân, tức Cửa Lớn Nha Trang. Chi thứ hai rộng và sâu hơn, chảy xuống Xóm Bóng - Cù Lao, rồi cũng chảy ra cửa Nha Trang như chi kia. Hai chi trước khi chảy ra cửa biển, gặp nhau và cùng ôm lấy cồn đất phù sa, tên gọi là Cồn Dê (Cồn Ngọc Thảo). Phần thượng lưu của sông Cái Nha Trang có rất nhiều thác. Từ cửa sông Chò trở lên thì có thác Đồng Trăng, thác Ông Hào, thác Đá Lửa, thác Nhét, thác Mòng, thác Võng. Qua khỏi thác Võng thì có thác Dằng Xay, thác Tham Dự, thác Ngựa, thác Hông Tượng, thác Trâu Đụng, thác Giang Ché, thác Trâu Á, thác Nai, thác Rùa, thác Hòm... Phần trên nguồn còn có rất nhiều thác nhưng ít người lên đến nên không có tên gọi. Tham khảo Xem thêm Sông Con Sông Cái Liên kết ngoài C C
527
3268
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20s%C3%B4ng%20Th%C3%A1i%20B%C3%ACnh
Hệ thống sông Thái Bình
Hệ thống sông Thái Bình là hệ thống các sông có hoạt động gắn với sông Thái Bình, gồm các phụ lưu và chi lưu của nó. Các phụ lưu chính gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam ở thượng nguồn với tổng chiều dài khoảng 1.650 km và diện tích lưu vực khoảng 10.000 km². Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận một phần dòng chảy của sông Hồng, để đổ ra biển Đông. Lưu vực của sông Sông Cầu dài 290 km, bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua Thái Nguyên) và làm ranh giới hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh. Sông Thương phát nguyên từ Lạng Sơn chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, thành phố Bắc Giang, Yên Dũng và dài khoảng 80 km. Sông Lục Nam phát nguyên từ Đình Lập (Lạng Sơn), chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam (Bắc Giang) với tổng chiều dài hơn 200 km. Chỗ hợp lưu của các con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, Đuống, Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình tại Chí Linh gọi là sông Lục Đầu, hay Lục Đầu Giang (tên cũ là sông Phù Lan), do đây là nơi sáu con sông gặp nhau. Dòng chính của hệ thống sông này, chảy qua tỉnh Hải Dương và đổ ra biển bằng tại cửa Thái Bình (nằm ở giữa ranh giới hai huyện Tiên Lãng và Thái Thụy) dài 385 km, qua ranh giới hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo của thành phố Hải Phòng. Do hệ thống sông Thái Bình có nối với sông Hồng bởi sông Đuống (ở thượng lưu) và sông Luộc (ở hạ lưu) nên đôi khi người ta còn gọi hệ thống này là hệ thống sông Hồng-Thái Bình và nó tạo ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống này giúp phân nước sông Hồng khi mùa lũ, làm giảm thiệt hại ở hạ lưu sông Hồng. Các chi lưu Các chi lưu khác chảy ra biển của hệ thống sông Thái Bình đều nằm về phía tả ngạn sông Thái Bình: Sông Kinh Thầy, một chi lưu của Hệ thống sông Thái Bình từ Phả Lại, đến Thạch Liên chia thêm một nhánh nhỏ là sông Kinh Môn, hai nhánh này nhập lại thành sông Cấm, con sông chảy qua trung tâm thành phố Hải Phòng. Trước đây sông Cấm đổ ra biển tại cửa Cấm, tuy nhiên từ năm 1978 chính quyền thành phố Hải Phòng đã cho xây dựng đập Đình Vũ nên sông Cấm không còn thông ra biển mà thay vào đó toàn bộ dòng chảy hợp lưu với sông Bạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu. Sông Lạch Tray, dài 45 km, là nhánh của sông Kinh Thầy từ Kênh Đồng, nối với sông Văn Úc chảy ngang qua Hải Phòng, qua địa phận quận Kiến An và huyện An Dương ra biển bằng cửa Lạch Tray. Sông Văn Úc có một chi lưu là sông Hương (không nên nhầm với sông Hương ở Huế), một đoạn có tên sông Rạng, đổ ra cửa Văn Úc. Phân lưu cuối cùng của hệ thống sông Thái Bình là sông Đá Bạch - Bạch Đằng dài 40 km là nhánh của sông Kinh Thầy, cửa sông là một vùng lầy rộng lớn gọi là cửa Nam Triệu là ranh giới của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Ngoài ra còn các sông nhánh khác như sông Lai Vu, sông Giá (Thủy Nguyên), sông Đa Độ (Kiến An-Đồ Sơn), sông Tam Bạc v.v. Sông Thái Bình Dòng chính sông Thái Bình gồm hai đoạn. Đoạn một bắt đầu từ ngã ba Lác, phía dưới phường Phả Lại, thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương, chảy qua đất Hải Dương tới ngã ba Mía dài khoảng 64 km. Đoạn hai từ Quý Cao (xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ), nơi kết thúc sông Luộc, sang địa phận thành phố Hải Phòng, men theo ranh giới huyện Vĩnh Bảo với huyện Tiên Lãng và rồi chảy dọc theo ranh giới giữa huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với tỉnh Thái Bình, đổ ra cửa Thái Bình ở vị trí giáp ranh hai tỉnh này với chiều dài đoạn này khoảng 36 km. Dòng mang tên Thái Bình này, chỉ chảy men theo tỉnh Thái Bình ở đoạn cuối, mà không chảy cắt qua địa phận tỉnh Thái Bình. Phần hệ thống sông Thái Bình liên quan tới tỉnh Thái Bình là sông Luộc và một con sông nhỏ là sông Hóa. Hai đoạn này thông với sông Văn Úc bằng ba sông nhỏ, dài khoảng 3 km mỗi sông là sông Cầu Xe, sông Mía và sông Kênh Khê. Lưu lượng Do phần lớn lưu vực của hệ thống sông Thái Bình bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa cao. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực tế thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê, Bến Bình là 5.000 m³. Lưu lượng nước hàng năm đạt khoảng 53 tỷ m³. Tham khảo Liên kết ngoài H Sông tại Thái Bình
893
3269
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng%20C%E1%BA%A7u
Sông Cầu
Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Phú Lương (Phú Lương Giang, 富良江), sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh dòng sông quan họ), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam . Lưu vực sông Cầu là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó. Dòng chảy Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Boóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc qua thành phố Bắc Kạn tới xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng đông bắc-tây nam. Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, chảy về từ xã Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xã Vân Lăng (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua lòng thành phố. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên-Bắc Giang và Yên Phong-Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác (nơi giáp ranh giữa Đồng Phúc, Đức Long và Phả Lại) để tạo thành sông Thái Bình. Thông số chính Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², với chiều dài khoảng 290 km, độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² và hệ số uốn khúc 2,02. Chế độ thủy văn Lưu vực sông Cầu có dòng chính là sông Cầu với chiều dài 290 km bắt nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On) ở độ cao 1.170 m và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp một với tổng chiều dài 670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng chiều dài 645 km và hàng trăm km sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10 km. Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500-2.700 mm/năm) của các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m³. Sông Cầu được điều tiết bằng hồ Núi Cốc trên sông Công (một chi lưu của nó) với dung tích hàng trăm triệu m³. Chế độ thủy văn của các sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành 2 mùa: Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu lượng dòng chảy của năm. Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau tới 10 lần, mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể tới 5–6 m. Các vấn đề liên quan Do việc khai thác và phát triển chưa hợp lý như phát triển công nghiệp và khai khoáng ồ ạt, chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn cũng như phát triển làng nghề chưa có quy hoạch cụ thể và việc xử lý nước thải còn bị coi nhẹ v.v nên nguồn nước, cảnh quan và hệ sinh thái của sông Cầu cũng như lưu vực đang bị suy thoái và có nguy cơ cạn kiệt, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, giảm giá trị sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống, môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. Ngày 23 tháng 6 năm 2001, tại thị xã Bắc Giang đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân 6 tỉnh (thuộc đề án sông Cầu) lần thứ 4 nhằm tìm ra giải pháp toàn diện cho các vấn đề kể trên. Tại hội nghị đã ký "Thỏa ước về hợp tác bảo vệ và khai thác bền vững sông Cầu và lưu vực sông Cầu". Hiện trên sông Cầu có các cây cầu bắc qua: Cầu trên xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn, nối xã với tỉnh lộ 257 Cầu trên xã Dương Phong, thành phố Bắc Cạn Cầu Dương Quang, thành phố Bắc Kạn Cầu Phà, thành phố Bắc Kạn Cầu Phà mới (Cầu Bắc Cạn 2), thành phố Bắc Kạn Cầu Bắc Kạn, thành phố Bắc Kạn Cầu tại xã Mỹ Thanh, Bạch Thông, Bắc Kạn Cầu Thác Giềng, trên quốc lộ 3B, Phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn Cầu trên xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn Cầu Nà Nậm, xã Thanh Bình, Chợ Mới, Bắc Kạn Cầu Nà Khon, trên tỉnh lộ 256, Chợ Mới, Bắc Kạn Cầu Cao Ngạn, trên quốc lộ 1B, nối xã Sơn Cẩm với xã Cao Ngạn, tỉnh Thái Nguyên Cầu Gia Bẩy, tỉnh Thái Nguyên Cầu Bến Tượng, tỉnh Thái Nguyên Cầu treo Huống, thành phố Thái Nguyên - Đồng Hỷ, Thái Nguyên Cầu đường sắt đi Trại Cau, Thái Nguyên Cầu Mây, trên quốc lộ 37, huyện Phú Bình, Thái Nguyên Cầu Vát, nối xã Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội với xã Hợp Thịnh, Hiệp Hòa, Bắc Giang Cầu Đông Xuyên, nối huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Cầu đường sắt Đáp Cầu, Bắc Ninh - Bắc Giang Cầu Thị Cầu, nối thành phố Bắc Ninh - huyện Việt Yên, Bắc Giang Cầu Như Nguyệt, Bắc Ninh - Bắc Giang Cầu Yên Dũng, nối thị xã Quế Võ, Bắc Ninh với huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (đã thi công) Phụ lưu sông Cà Lồ, lấy nước từ sông Hồng, kết hợp với nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo, để đổ vào sông Cầu tại địa phận xã Việt Long (huyện Sóc Sơn - Hà Nội), sông có chiều dài 89 km Sông Công dài 96 km, bắt nguồn từ huyện Định Hóa (Thái Nguyên chảy theo hướng đông nam hợp lưu với Sông Cầu tại địa phận xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn). Sông Ràng Sông Đu Sông Chợ Chu Sông Nghinh Tường Sự kiện lịch sử Năm 1077 trên sông Như Nguyệt, quân đội nhà Lý do danh tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy đã đánh bại đội quân xâm lược của nhà Bắc Tống gồm 100.000 quân do Quách Quỳ chỉ huy. Văn hóa Thánh Tam Giang Trong truyền thuyết, vị thần cai quản sông Cầu là Đức thánh Tam Giang, do hai tướng Trương Hống, Trương Hát của Triệu Việt Vương sau khi chết được phong thần. Sau này hai ông đã hiển linh giúp Nam Tấn Vương đánh Lý Huy, các quân Việt Nam đánh quân phương Bắc (thời Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt...). Đồng thời hai ông cũng cai quản cả sông Long Nhỡn (sông Thương), sông Đuống. Dòng sông Quan họ Phần sông Cầu đoạn chảy qua ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh tập trung hầu hết các làng quan họ của vùng văn hóa Kinh Bắc. Do đó mà sông Cầu được gọi là dòng sông quan họ trong thơ ca và trong bài hát nổi tiếng của Phan Lạc Hoa mang tên "Tình yêu trên dòng sông quan họ": "Tình yêu có từ nơi đâu? Êm êm một khúc sông Cầu ... Con sông của người quan họ Suốt đời nước chảy lơ thơ..." Tham khảo Xem thêm Yên Phong Hiệp Hòa (huyện) Thổ Hà Cầu Vát Liên kết ngoài Báo cáo nghiên cứu khoa học về chất lượng nước sông Cầu Hệ thống thông tin quản lý môi trường lưu vực sông Cầu Cầu Cầu Cầu Cầu Cầu Sông Cầu Cầu Sông tại Bắc Kạn
1,434
3270
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%20%C4%91o
Đơn vị đo
Đơn vị đo lường hay đơn vị đo là bất kỳ một đại lượng vật lý, hay tổng quát là một khái niệm, nào có thể so sánh được, ở điều kiện tiêu chuẩn (thường không thay đổi theo thời gian) dùng để làm mốc so sánh cho các đại lượng cùng loại trong đo lường. Trên thế giới đang tồn tại nhiều hệ các đơn vị đo lường (hệ đo lường). Hệ đo lường được sử dụng phổ biến nhất là hệ đo lường quốc tế hay còn gọi là hệ đo lường SI. Ví dụ Lấy ví dụ đại lượng vật lý khối lượng, một đại lượng có thể so sánh về độ lớn, có thể dùng đơn vị đo là khối lượng của một vật thể ở trong một điều kiện không thay đổi theo thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế, từ năm 1889 đến nay, người ta lấy vật thể tiêu chuẩn đó là khối kilôgam được cất giữ ở Paris bởi tổ chức BIPM. Các hệ đo lường Hệ đo lường quốc tế Hệ đo lường cổ Việt Nam Hệ đo lường Anh Mỹ Hệ đo tự nhiên Các đơn vị đo lường Đơn vị đo áp suất Đơn vị đo chiều dài Đơn vị đo công suất Đơn vị đo cường độ sáng Đơn vị đo diện tích Đơn vị đo điện Đơn vị đo độ nhớt Đơn vị đo khối lượng Đơn vị đo lực Đơn vị đo mật độ Đơn vị đo năng lượng Đơn vị đo nhiệt độ Đơn vị đo phóng xạ Đơn vị đo số lượng Đơn vị đo tần số Đơn vị đo thể tích Đơn vị đo thời gian Đơn vị đo tiền tệ Đơn vị đo từ Đơn vị đo vận tốc Tham khảo Liên kết ngoài Đổi đơn vị đo lường trực tuyến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam Trung tâm đo lường Việt Nam Convertworld.com Đo lường Hệ thống đo lường Đơn vị đo lường dựa theo cơ thể người Đơn vị đo lường lỗi thời
341
3281
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20V%C5%A9%20B%C3%ACnh
Nguyễn Vũ Bình
Nguyễn Vũ Bình (sinh ngày 2 tháng 11 năm 1968) là một người bất đồng chính kiến, từng bị tù tại Việt Nam vì bị Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cáo buộc tội gián điệp. Ông đã viết các bài kêu gọi dân chủ và nhân quyền. Tiểu sử Ông xuất thân từ làng Hành Thiện tỉnh Nam Định, một ngôi làng nổi tiếng của miền bắc Việt Nam về nhân tài, khoa bảng. Ông là đồng hương với Cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, Nguyễn Sĩ Quốc, Phạm Gia Triệu, Nguyễn Việt Tiến. Hoạt động Nguyễn Vũ Bình đã làm việc gần 10 năm tại Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 02/9/2000, ông làm đơn xin thành lập Đảng Tự do - Dân chủ, đồng thời cũng làm đơn xin nghỉ việc tại Tạp chí Cộng sản. Tháng 1/2001 ông bị Tạp chí Cộng sản buộc thôi việc. Sau đó, ông cùng với 16 người khác đã viết một thư mở gởi đến chính quyền kêu gọi cải cách chính trị và trả tự do cho các tù nhân chính trị. Ông cũng ủng hộ việc thành lập "Hội nhân dân giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng" và trở thành thành viên sáng lập của Câu lạc bộ Dân chủ cho Việt Nam. Ngày 21 tháng 7 năm 2002, sau khi ông gởi một bài điều trần tới Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Hoa Kỳ về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, công an đã khám nhà ông ở Hà Nội và tịch thu các tài liệu, sách vở. Ông đã bị giam lỏng tại nhà, hàng ngày bị triệu tập làm việc tại Sở Công an Hà Nội liên tục trong hơn hai tuần. Trong thời gian bị giam tại nhà, ông thường xuyên bị sách nhiễu, theo dõi và phải trình diện thường xuyên để công an thẩm vấn. Sau khi ông đưa lên Internet bài viết "Về vấn đề biên giới Việt-Trung", trong đó ông chỉ trích chính phủ đã làm thiệt hại hàng trăm kilomet vuông đất đai của Việt Nam, ông chính thức bị bắt vào ngày 25 tháng 9 năm 2002. Cuối bản điều trần về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, Nguyễn Vũ Bình viết: "Tôi luôn tin rằng, chúng ta chỉ có thể thành công trong việc chấm dứt và ngăn chặn những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam khi thực hiện điều đó trên phạm vi quốc gia, tức là thành công trong việc dân chủ hóa đất nước. Vì vậy, tất cả các giải pháp đấu tranh bảo vệ nhân quyền nào cũng phải hướng tới mục tiêu cao nhất mà Nhân dân Việt Nam hằng mong ước: Tự do cá nhân và Dân chủ cho toàn xã hội." Sau phiên xử kín kéo dài khoảng 3 tiếng tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội vào ngày 31 tháng 12 năm 2003, Nguyễn Vũ Bình bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia vì tội làm gián điệp. Các tổ chức quốc tế như Ký giả Không Biên giới, Quan sát Nhân quyền, Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, World Association of Newspapers, và Diễn đàn Biên tập viên Thế giới, đại diện 18.000 tờ báo trên 100 quốc gia, và Chính phủ Hoa Kỳ đồng loạt lên án phiên xử. Mặc dù vậy vào ngày 5 tháng 5 năm 2004, tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội vẫn quyết định giữ nguyên bản án. Tại cuối phiên kháng án thất bại của mình, Nguyễn Vũ Bình tuyên bố: "Đối với tôi, tự do hay là chết", rồi lập tức bắt đầu một cuộc tuyệt thực. Sau 14 ngày, ông mới đồng ý chấm dứt cuộc tuyệt thực sau khi Tòa án Tối cao đồng ý xét lại vụ án. Sau cuộc tuyệt thực, ông đã bị sụt giảm 14 kg trọng lượng và di chứng để lại là bệnh đường ruột. Nguyễn Vũ Bình hai lần được Tổ chức Quan sát Nhân quyền trao giải Hellman-Hammett năm 2002 và năm 2007, một giải thưởng hàng năm dành cho những văn sĩ dũng cảm đương đầu với các đàn áp chính trị. Nguyễn Vũ Bình là Hội viên danh dự của bốn tổ chức Văn bút Quốc tế: Văn bút Hoa Kỳ, Văn bút Canada, Văn bút Thụy Sĩ Pháp thoại, Văn bút Sydney. Vào ngày 9 tháng 6 năm 2007, ông được nhà cầm quyền thả tự do từ nhà tù Ba Sao ở tỉnh Nam Hà. Tham khảo Liên kết ngoài Bản điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam của Nguyễn Vũ Bình Như trên bằng tiếng Anh Nguyễn Vũ Bình bị phạt 7 năm tù vì tội gián điệp báo Tuổi Trẻ, nguồn Thông tấn xã Việt Nam Bài bào chữa cho chồng của bà Nguyễn Vũ Bình, trên BBC Việt ngữ Y án sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Vũ Bình Nguyễn Vũ Bình vừa được thả tự do Nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam Người bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia tại Việt Nam Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
886
3288
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%20%C4%91o%20chi%E1%BB%81u%20d%C3%A0i
Đơn vị đo chiều dài
Một đơn vị đo chiều dài là một chiều dài chuẩn (thường không đổi theo thời gian) dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác. Trong hệ đo lường quốc tế Xênnamé Yôtamét Zêtamét Êxamét Pêtamét Têramét Gigamét Mêgamét Kilômét Héctômét Đềcamét Mét Đêximét Xăngtimét Milimét Micrômét Nanômét Picômét Femtômét Atômét Zéptômét Yóctômét Trong thiên văn học Đơn vị thiên văn (AU) (~149 gigamét) Năm ánh sáng (~9,46 pêtamét) Phút ánh sáng (~18 gigamét) Giây ánh sáng (~300 mêgamét) Parsec (pc) (~30,8 pêtamét) Kilôparsec (kpc) Mêgaparsec (Mpc) Gigaparsec (Gpc) Teraparsec (Tpc) Trong vật lý Trong vật lý còn có thêm: Độ dài Planck Bán kính Bohr Fermi (fm) (= 1 femtômét) Angstrom (Å) (= 100 picômét) Micrôn (= 1 micrômét) Trong hệ đo lường cổ của Việt Nam Dặm Mẫu Lý còn được gọi là lí Sải Thước (1 mét) Tấc (1/10 thước) Phân (1/10 tấc) Li (1/10 phân) Trong hàng hải Hải lý (1852 mét) Trong hệ đo lường Anh Mỹ Inch (1inch ≈ 2,54 xăngtimét) Foot hay ft (1 ft ≈ 0.3048 mét) Yard hay yd(1yd ≈ 0,9144 mét) Mile/Dặm Anh (1609 mét) Xem thêm Hệ đo lường quốc tế Hệ đo lường cổ Việt Nam Hệ đo lường Anh Mỹ Tham khảo Liên kết ngoài Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam Trung tâm đo lường Việt Nam Đổi đơn vị đo lường trực tuyến
234
3294
https://vi.wikipedia.org/wiki/Latinh%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Latinh (định hướng)
Latinh hay Latin là một ngôn ngữ gốc Ý, ban đầu được nói ở thành Roma cổ đại và Đế quốc La Mã. 'Latinh' cũng có thể đề cập đến các nghĩa sau đây: Ngôn ngữ Các ngôn ngữ Latinh hay các ngôn ngữ Rôman, các ngôn ngữ hiện đại tiến hóa từ tiếng Latinh thông tục Bảng chữ cái Latinh, hệ thống chữ viết được người La Mã cổ đại sử dụng Chữ Latinh, hệ thống chữ viết được sử dụng cho hầu hết các ngôn ngữ châu Âu đương đại Tiếng Latinh cổ (Old Latin hay Archaic Latin), tiếng Latinh trước năm 75 TCN Tiếng Latinh cổ điển (Classical Latin), tiếng Latinh tiêu chuẩn được dùng ở cả thể viết và nói thời hậu kỳ Cộng hòa La Mã và buổi đầu Đế quốc La Mã Tiếng Latinh hậu kỳ (Late Latin), văn viết Latinh thời hậu kỳ cổ đại Tiếng Latinh thông tục (Vulgar Latin), thể Latinh không quy chuẩn, được người dân Đế quốc La Mã sử dụng ở thể nói Tiếng Latinh Trung Cổ (Medieval Latin), tiếng Latinh của thời Trung Cổ Tiếng Latinh Phục Hưng (Renaissance Latin), tiếng Latinh của thời đại Phục Hưng Tiếng Latinh Giáo hội (Ecclesiastical Latin hay Church Latin), một trong những ngôn ngữ chính thức của Vatican Tiếng Latinh mới hay Tân Latinh (New Latin hoặc Neo-Latin), sự phục hưng của tiếng Latinh giữa khoảng năm 1375 - 1900 Tiếng Latinh đương đại, dạng ngôn ngữ Latinh được sử dụng từ cuối thế kỷ 19 Các sử dụng khác Tộc người Latinh xưa ở miền trung nước Ý, trong vùng gọi là Latium (ngày nay là vùng Lazio của nước Ý). Giáo hội Latinh - phương quản trị của Giáo hội Công giáo sử dụng các nghi thức phụng vụ Latinh. Khu phố Latinh, Quận 5, Paris Mỹ Latinh - khu vực của châu Mỹ, nơi mà người dân chủ yếu nói các ngôn ngữ Rôman – đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, và một mức độ nào đó là tiếng Pháp. Người Mỹ Latinh - công dân của các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh.
348
3295
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83m%20%C3%A1nh%20s%C3%A1ng
Năm ánh sáng
Năm ánh sáng là đơn vị đo chiều dài sử dụng trong đo khoảng cách thiên văn. Theo những đo lường thực nghiệm, ánh sáng truyền đi trong chân không với vận tốc khoảng 300.000 km/s, do vậy, nó bằng khoảng 9,5 nghìn tỷ km hoặc 5,9 nghìn tỷ dặm. Theo định nghĩa của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU), một năm ánh sáng là khoảng cách ánh sáng truyền trong chân không trong khoảng thời gian một năm Julius (365,25 ngày). Bởi vì nó gồm từ "năm", thuật ngữ năm ánh sáng đôi khi bị giải thích nhầm thành đơn vị của thời gian. Năm ánh sáng thường hay được sử dụng nhất khi biểu diễn khoảng cách đến các sao hoặc đến những khoảng cách lớn hơn trong phạm vi thiên hà, đặc biệt đối với đại chúng và ở các ấn phẩm phổ biến khoa học. Đơn vị đo thường hay sử dụng trong trắc lượng học thiên thể là parsec (ký hiệu: pc, bằng khoảng 3,26 năm ánh sáng; đây là khoảng cách mà khi nhìn một đơn vị thiên văn dưới góc mở bằng một giây cung). Định nghĩa Theo định nghĩa của IAU, năm ánh sáng là khoảng cách tính bằng nhân thời gian một năm Julius (365,25 ngày so với 365,2425 ngày của lịch Gregorius) với tốc độ ánh sáng (). Các giá trị này được nêu trong nghị quyết về Hệ thống các hằng số thiên văn IAU (1976), và được sử dụng từ 1984. Từ đây, các chuyển đổi có thể thực hiện như sau. IAU quy định viết tắt cho năm ánh sáng là ly, mặc dù có những chuẩn khác như ISO 80000 sử dụng ký hiệu "l.y." và những ký hiệu theo tiếng bản ngữ cũng được sử dụng, như "al" trong tiếng Pháp (từ année-lumière) và tiếng Tây Ban Nha (từ año luz), "Lj" trong tiếng Đức (từ Lichtjahr), vv... {| |- |rowspan=6 valign=top|1 năm ánh sáng   |= mét (chính xác bằng) |- |≈ 9,461 peta mét |- |≈ 9,461 nghìn tỷ kilomét |- |≈ 5,878625 nghìn tỷ dặm |- |≈ 63241,077 đơn vị thiên văn AU |- |≈ 0,306601 parsec |} Trước năm 1984, năm chí tuyến (không phải năm Julius) và một phép đo (không dùng để định nghĩa) tốc độ ánh sáng đã được đưa vào trong Hệ thống hằng số thiên văn của IAU (1964), được sử dụng từ 1968 đến 1983. Tích của năm chí tuyến theo kỷ nguyên J1900.0 của Simon Newcomb là 31556925,9747 giây của lịch thiên văn (ephemeris second) nhân với tốc độ ánh sáng cho kết quả một năm ánh sáng bằng 9,460530 x 1015m (làm tròn đến 7 chữ số thập phân trong năm ánh sáng) có thể tìm thấy ở một số tài liệu hiện đại có lẽ bắt nguồn từ một nguồn cũ như tham khảo công trình Astrophysical Quantities của Clabon Allen năm 1973, mà được cập nhật trong năm 2000, bao gồm giá trị của IAU (1976) như nêu ở trên (lấy đến 10 chữ số thập phân). Những giá trị chính xác cao khác không được tính dựa trên một hệ thống nhất quán của IAU. Giá trị 9,460536207 x 1015m có trong một số cuốn sách hiện đại là tích của trung bình một năm Gregorius (365,2425 ngày hay 31556952 giây) và tốc độ ánh sáng (299792458 m/s). Một giá trị khác, 9,460528405 x 1015m, là tích của trung bình một năm chí tuyến J1900.0 với tốc độ ánh sáng. Các viết tắt và sử dụng bội số của năm ánh sáng là: "ly" cho một năm ánh sáng "Kly" cho một nghìn (kilo) năm ánh sáng (1.000 năm ánh sáng) "Mly" cho một triệu (mega) năm ánh sáng (1.000.000 năm ánh sáng) "Gly" cho một tỷ (giga) năm ánh sáng (1.000.000.000 năm ánh sáng) Lịch sử Đơn vị năm ánh sáng xuất hiện chỉ một vài năm sau khi Friedrich Bessel đo thành công khoảng cách đến một ngôi sao khác ngoài Mặt Trời vào năm 1838. Ngôi sao mà ông sử dụng để đo là 61 Cygni, và dụng cụ đo là một kính thiên văn đo thị sai (heliometer) có độ mở 160mm do Joseph von Fraunhofer thiết kế. Đơn vị lớn nhất biểu diễn khoảng cách vũ trụ ở thời điểm đó là đơn vị thiên văn, bằng bán kính của quỹ đạo Trái Đất 1,50 x 108km. Theo đơn vị này, tính toán lượng giác dựa trên thị sai của sao 61 Cygni bằng 0,314 giây cung, cho kết quả khoảng cách tới ngôi sao bằng 660.000 AU (9,9 x 1013km). Bessel ghi chú thêm rằng ánh sáng mất 10,3 năm để truyền qua quãng đường như vậy. Ông nhận ra rằng độc giả của ông sẽ thấy thích thú khi đưa ra một hình ảnh cho dễ hình dung về thời gian truyền đi xấp xỉ của ánh sáng, nhưng ông đã ngập ngừng khi sử dụng năm ánh sáng làm đơn vị khoảng cách. Theo ông bởi vì khi sử dụng khoảng cách theo năm ánh sáng sẽ làm mất đi độ chính xác trong dữ liệu đo thị sai của ông do nó nhân với một tham số chưa chính xác đó là tốc độ ánh sáng. Vào năm 1838 tốc độ ánh sáng vẫn chưa được đo chính xác; giá trị của nó thay đổi vào năm 1849 (Fizeau) và 1862 (Foucault). Khi ấy các nhà khoa học vẫn chưa coi nó là một hằng số cơ bản của tự nhiên, và sự lan truyền của ánh sáng qua môi trường aether hoặc không gian vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy thế, đơn vị năm ánh sáng xuất hiện trong một cuốn sách phổ biến thiên văn học của nhà thiên văn học người Đức Otto Ule. Nghịch lý về đơn vị khoảng cách có từ "năm" trong đó đã được Ule giải thích bằng cách so sánh với khoảng cách giờ đường trượt tuyết (hiking road hour, Wegstunde trong tiếng Đức). Một quyển sách tiếng Đức phổ biến thiên văn cùng thời cũng lưu ý tới độc giả năm ánh sáng là một tên gọi kỳ lạ. Năm 1868 một tạp chí của Anh ghi nhận năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách được sử dụng bởi các nhà khoa học Đức. Eddington đã gọi năm ánh sáng là một đơn vị không thuận tiện và không thích hợp, mà thỉnh thoảng đi từ các tác phẩm đại chúng vào trong các khảo cứu kỹ thuật. Mặc dù trong thời hiện đại các nhà thiên văn thường sử dụng đơn vị parsec, năm ánh sáng cũng là đơn vị phổ biến sử dụng trong khoảng cách liên sao và liên thiên hà. Sử dụng đơn vị Khoảng cách tính theo năm ánh sáng bao gồm giữa những ngôi sao trong cùng một khu vực, như chúng cùng thuộc về một nhánh xoắn ốc hoặc cụm sao cầu. Các thiên hà có đường kính từ vài nghìn đến vài trăm nghìn năm ánh sáng, và khoảng cách giữa các thiên hà lân cận hoặc khoảng cách giữa các cụm thiên hà lên tới hàng triệu năm ánh sáng và hàng chục triệu năm ánh sáng. Khoảng cách giữa các quasar và Bức tường lớn Sloan (Sloan Great Wall) lên tới hàng tỷ năm ánh sáng. Các đơn vị liên quan Khoảng cách giữa các vật thể trong một hệ sao thường bằng phần nhỏ của một năm ánh sáng, và chúng thường được biểu diễn theo đơn vị thiên văn au. Tuy nhiên, đơn vị của những độ dài nhỏ hơn có thể dùng bằng cách nhân thời gian với tốc độ ánh sáng. Ví dụ, giây ánh sáng, mà hay sử dụng trong thiên văn học, vật lý tương đối tính và truyền thông tin, có giá trị bằng mét hay của một năm ánh sáng. Các đơn vị như phút ánh sáng, giờ ánh sáng và ngày ánh sáng đôi khi được sử dụng trong các tác phẩm phổ biến khoa học. Tháng ánh sáng, gần bằng một phần mười hai của năm ánh sáng, cũng được sử dụng để đo xấp xỉ khoảng cách. Bảo tàng không gian và Trái Đất Hayden (Hayden Planetarium) xác định tháng ánh sáng bằng chính xác 30 ngày ánh sáng truyền đi. Ánh sáng truyền xấp xỉ qua một foot trong một nano giây; do vậy thuật ngữ "foot ánh sáng" đôi lúc được sử dụng không chính thức để đo thời gian. Xem thêm 1 peta mét (ví dụ khoảng cách bằng với cỡ năm ánh sáng) Giao thức Einstein (Einstein protocol) Độ dài Hubble SI Tốc độ ánh sáng Tháng ánh sáng Tuần ánh sáng Ngày ánh sáng Giờ ánh sáng Phút ánh sáng Giây ánh sáng. Chú thích Tham khảo Đơn vị đo chiều dài (thiên văn học) Thuật ngữ thiên văn học Ánh sáng
1,472
3296
https://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%B4tam%C3%A9t
Yôtamét
Một yôtamét (viết tắt là Ym) là một đơn vị đo khoảng cách bằng 1024 mét. (1 triệu tỷ mét, tiếng Anh là Septillion) Trong hệ đo lường quốc tế, yôtamét là đơn vị đo được suy ra từ đơn vị cơ bản mét theo định nghĩa trên. Yôtamét có thể được dùng để đo khoảng cách giữa các thiên hà, tuy nhiên các nhà thiên văn thường quen dùng năm ánh sáng và parsec hơn. Chữ yôta (hoặc trong viết tắt là Y) viết liền trước các đơn vị trong hệ đo lường quốc tế để chỉ rằng đơn vị này được nhân với 1024 lần. Xem thêm trang độ lớn trong SI. Các chuyển đổi 1 Ym = 105 700 000 năm ánh sáng = 32 408 000 parsec Đường kính của Nhóm Thiên hà Địa phương = 2 Ym Khoảng cách đến quasar xa nhất = 100 Ym Khoảng cách đến chân trời vũ trụ = 130 Ym Diễn giải 1,2 Ym - 127 triệu năm ánh sáng: khoảng cách đến nguồn Chớp gamma gần nhất, GRB 980425 về phía chòm sao Viễn Vọng Kính 1,3 Ym - 137 triệu năm ánh sáng: khoảng cách cụm thiên hà Centaurus Cluster 1,9 Ym - 201 triệu năm ánh sáng: đường kính của siêu đám địa phương Xử Nữ 2,3 Ym - 225 đến 250 triệu năm ánh sáng - Ánh sáng đi được trong chân không trong một năm thiên hà 2,8 Ym - 296 triệu năm ánh sáng - Khoảng cách đến siêu đám Coma về phía chòm sao Hậu Phát 3,2 Ym - 338 triệu năm ánh sáng - Khoảng cách đến Stephan's Quintet 4,7 Ym - 496 triệu năm ánh sáng - Chiều dài của Vạn Lý Trường Thành CfA2, một trong những kiến ​​trúc thượng tầng quan sát lớn nhất trong Vũ trụ 6,1 Ym - 645 triệu năm ánh sáng - Khoảng cách đến siêu sao Shapley 9,5 Ym - 996 triệu năm ánh sáng - Đường kính của Supervoid Eridanus Xem thêm Hệ đo lường quốc tế Độ lớn trong SI Năm ánh sáng Parsec Tham khảo Đơn vị đo chiều dài en:Metre#SI prefixed forms of metre nl:Yottameter
353
3305
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20xu%E1%BA%A5t%20b%E1%BA%A3n%20Kim%20%C4%90%E1%BB%93ng
Nhà xuất bản Kim Đồng
Nhà xuất bản Kim Đồng là nhà xuất bản chuyên về sách văn học thiếu nhi của Việt Nam được thành lập vào ngày 15 tháng 6 năm 1956 tại Hà Nội. Ngoài ra, Kim Đồng còn hợp tác với hơn 70 nhà xuất bản trên thế giới có thể kể đến như Dorling Kindersley, HarperCollins UK, Simon and Schuster UK, Dami International, Shogakukan, Kodansha, Shuiesha, Square Enix, nhà xuất bản Seoul và nhà xuất bản Neung-In (Hàn Quốc). Hiện nay, nhà xuất bản Kim Đồng có trụ sở chính ở Hà Nội cùng hai chi nhánh đặt tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử Sau khi thành lập vào năm 1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quan tâm đến việc chăm sóc và giáo dục thiếu niên - nhi đồng Việt Nam và xem văn học và nghệ thuật là khâu quan trọng trong các phương tiện giáo dục thế hệ thanh thiếu nhi. Trong những năm 1945 - 1946, các loại sách như "Gương chiến đấu" của Hội Văn hóa Cứu quốc và của Nhà xuất bản Cứu Quốc (cơ quan Mặt trận Việt Minh) đã được xuất bản tại Hà Nội. Năm 1948, "Tủ sách Kim Đồng", "Hoa kháng chiến" do Hội Văn nghệ, Đoàn Thanh niên Lao động và Hội Phụ nữ Việt Nam cùng phối hợp xuất bản ở chiến khu Việt Bắc. Tuy không in được nhiều, phát hành chưa rộng rãi nhưng đã có những đóng góp bước đầu cho văn học thiếu nhi Việt Nam. Sau năm 1954, "Tủ sách Kim Đồng" được tiếp tục xuất bản do Nhà xuất bản Thanh Niên (thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam) phụ trách. Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc Việt Nam lần thứ II (tháng 2 năm 1957) đã đề ra nhiệm vụ sáng tác và xuất bản sách phục vụ thiếu nhi. Từ đó đã tiến hành bàn bạc và chuẩn bị cho sự ra đời một Nhà xuất bản sách cho thiếu nhi Việt Nam. Ngày 16 tháng 3 năm 1957, tại trụ sở Hội Văn nghệ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động, Hội Nhà văn và Bộ Giáo dục gồm 12 thành viên đặt nền móng cho Nhà xuất bản là: Hồ Trúc, Cao Ngọc Thọ, Hồ Thiện Ngôn, Lưu Hữu Phước, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Xuân Sanh, Phan Huỳnh Điểu, Xuân Tửu, Phạm Hổ, Thy Thy Tống Ngọc, Nguyễn Văn Phú đã họp phiên đầu tiên để bàn việc thành lập một Nhà xuất bản sách cho thiếu nhi. Ngày thành lập chính thức của Nhà xuất bản Kim Đồng là ngày 17 tháng 6 năm 1957. Cái tên "Kim Đồng" được lấy theo đề xuất của nhà văn Tô Hoài: kế thừa Tủ sách Kim Đồng đã xuất bản trong kháng chiến chống Pháp. Kim Đồng vốn là hình ảnh một em bé người dân tộc Nùng tham gia kháng chiến chống Pháp. Ngày 18 tháng 6 năm 1957, các báo hàng ngày tại Hà Nội đưa tin: Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Nhà xuất bản Kim Đồng ra đời vào 19h30 tối qua (17/6/1957) tại Câu lạc bộ Đoàn Kết. Ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Nhà xuất bản Kim Đồng đã ra mắt trước một số đông các nhà giáo dục, khoa học, văn học, xuất bản. Sau lời giới thiệu của nhà văn Tô Hoài, nhà văn Hoàng Cầm (trong Ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn) đã lên nói về lề lối làm việc và chương trình của Nhà xuất bản Hội. Tiếp đến, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng lên phát biểu về công việc của Nhà xuất bản cho thiếu nhi Việt Nam. Mọi người đã dự buổi chiếu phim chiêu đãi trước khi kết thúc. Trụ sở đầu tiên và cũng là trụ sở chính của nhà xuất bản là ở số 55 phố Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Các tác phẩm tiêu biểu Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt bạn đọc thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm văn học Việt Nam và truyện tranh nước ngoài. Nhà xuất bản Kim Đồng cũng là một trong những nhà xuất bản truyện tranh lớn nhất Việt Nam. Kim Đồng thường mua bản quyền tác phẩm từ các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và đã xuất bản nhiều bộ truyện tranh được đông đảo bạn đọc trên thế giới đón nhận nồng nhiệt. Lượng xuất bản trung bình của một tập truyện tranh nước ngoài vào khoảng 5,000~10,000 cuốn. Tác phẩm dành cho thiếu nhi Sừng rượu thề Dế Mèn phiêu lưu ký Đất rừng phương Nam Lá cờ thêu sáu chữ vàng Góc sân và khoảng trời Kính Vạn Hoa Tứ quái TKKG Tý Quậy Búp sen xanh Tác phẩm truyện tranh nước ngoài Không chỉ xuất bản sách tiếng Việt, Nhà xuất bản Kim Đồng còn thực hiện xuất khẩu truyện tranh dân gian Việt Nam bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thái ra nước ngoài. Một số giải thưởng quốc tế Bằng DIPLOME của Liên đoàn Phụ nữ thế giới và Liên đoàn Thanh niên thế giới tặng Nhà xuất bản Kim Đồng nhân kỷ niệm 10 năm ngày thiếu nhi quốc tế (1 tháng 6 năm 1960). Bằng DIPLOME của Triển lãm sách quốc tế Moskva và giải ba về kỹ thuật in cuốn "Phù Đổng thiên vương" năm 1970. Huy chương Bạc cuốn sách tranh "Sát Thát" tại triển lãm nghệ thuật sách quốc tế IBA năm 1971. Bằng khen cho cuốn "Nối dây cho diều" của Triển lãm sách quốc tế tại Leipzig, Cộng hoà Dân chủ Đức năm 1971. Bằng khen cuốn "Tấm Cám" tại Triển lãm sách thiếu nhi ở Tiệp Khắc năm 1985. Tham khảo Liên kết ngoài Website thông tin tác giả Kim Đồng Văn học thiếu nhi Việt Nam Nhà xuất bản Kim Đồng Khởi đầu năm 1957 ở Việt Nam
995
3319
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20theo%20t%E1%BB%95ng%20s%E1%BB%91%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%AD%20d%E1%BB%A5ng
Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người sử dụng
Trang này giúp liệt kê danh sách những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Xin lưu ý rằng danh sách này có thể khác tùy theo cách định nghĩa một số từ. Điển hình là sự khác biệt giữa các từ "phương ngữ" (dialect) và "ngôn ngữ" (language) rất quan trọng. Một ví dụ là tiếng Ả Rập, có thể được xem là một ngôn ngữ hay một nhóm ngôn ngữ liên quan nhau. Quyển Niên giám thế giới, CIA World Factbook và Ethnologue, nguồn của các bảng dưới đây, xem mỗi thứ tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ khác nhau. Nếu tất cả các tiếng nói này được xem là một ngôn ngữ thì nó sẽ đứng thứ tư với khoảng 215 triệu người nói. Tiếng Hoa cũng có tình trạng tương tự. Nếu tất cả mọi ngôn ngữ Hoa được tính là một ngôn ngữ, thì tiếng Hoa sẽ đứng đầu với 1,2 tỷ người nói. Nếu tính mỗi tiếng riêng ra thì năm loại tiếng Hoa có trong danh sách 25 ngôn ngữ đầu. Xin lưu ý rằng các danh sách này chỉ tính những người nói ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ. Hiện thời rất khó tính tổng số người nói một ngôn ngữ như một ngoại ngữ. Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người nói Theo tạp chí Ethnologue (2020) của tổ chức SIL International thì dưới đây là danh sách các ngôn ngữ phổ biến nhất (tính cả người sử dụng là ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ): Quy ước của quyển CIA World Factbook (2000) Quyển CIA World Factbook ước lượng số người nói tiếng mẹ đẻ trong năm 2000 theo phần trăm dân số (họ ước lượng năm 2000 có 6,081 tỷ người ). Nguồn: CIA - The World Factbook -- World Ước tính của Ethnologue (1995) Xếp hạng Quốc gia với hơn 1% số người nói Tổng số người nói tiếng mẹ đẻ (triệu) 1. Tiếng Quan Thoại Brunei, Campuchia, Canada, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, Nam Phi, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc <TD>885 2. Tiếng Tây Ban Nha Andorra, Argentina, Belize, Bolivia, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominican, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Guinea Xích Đạo, Hoa Kỳ, Honduras, México, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Tây Ban Nha, Uruguay, Venezuela 332 3. Tiếng Anh Anh, Ấn Độ, Belize, Botswana, Brunei, Cameroon, Canada, Eritrea, Eswatini, Ethiopia, Fiji, Gambia, Guyana, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Israel, Lesotho, Liberia, Malaysia, Micronesia, Namibia, Nam Phi, Nauru, New Zealand, Palau, Papua New Guinea, Philippines, Samoa, Seychelles, Sierra Leone, Singapore, Quần đảo Solomon, Somalia, Sudan, Suriname, Tonga, Úc, Vanuatu, Việt Nam, Zimbabwe 322 4. Tiếng Ả Rập1 Ai Cập, Algérie, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iraq, Israel, Liban, Libya, Jordan, Maroc, Oman, Tunisia, Syria, Sudan, Yemen 2151 5. Tiếng Bengal Ấn Độ, Bangladesh, Singapore 189 6. Tiếng Hindi Ấn Độ, Nepal, Singapore, Nam Phi, Uganda 182 7. Tiếng Bồ Đào Nha Angola, Bồ Đào Nha, Brasil, Cabo Verde, Guiné-Bissau, Macau, Mozambique, Pháp, São Tomé và Príncipe 170 8. Tiếng Nga Hoa Kỳ, Israel, Mông Cổ, Nga, tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc 170 9. Tiếng Pháp Algérie, Andorra, Bénin, Bỉ, Burkina Faso, Burundi, Cameroon, Campuchia, Canada, Comoros, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Côte d'Ivoire, Djibouti, Gabon, Guinée, Haiti, Lào, Liban, Luxembourg, Madagascar, Mali, Maroc, Mauritanie, Monaco, Niger, Pháp, Rwanda, Sénégal, Seychelles, Tchad, Thụy Sĩ, Togo, Tunisia, Vanuatu, Việt Nam 130 10. Tiếng Nhật Nhật Bản, Singapore 125 11. Tiếng Đức Áo, Ba Lan, Bỉ, Bolivia, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Hungary, Ý, Kazakstan, Liechtenstein, Luxembourg, Nga, Paraguay, România, Slovakia, Thụy Sĩ 120 12. Tiếng Ngô (Wu) Trung Quốc 77,2 13. Tiếng Java Indonesia, Malaysia, Singapore 75,5 14. Tiếng Hàn Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Kazakstan, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Triều Tiên, Trung Quốc, Uzbekistan 75 15. Tiếng Việt Campuchia, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Nga, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Cộng hòa Séc, Phần Lan 67,715. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Bulgaria, Hy Lạp, Síp, Macedonia, România, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan 67,7 17. Tiếng Telugu Ấn Độ, Singapore 66,4 18. Tiếng Quảng Đông (Yue) Brunei, Canada, Costa Rica, Indonesia, Malaysia, Panama, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam 66 19. Tiếng Marathi Ấn Độ 64,8 20. Tiếng Tamil Ấn Độ, Malaysia, Mauritius, Nam Phi, Singapore, Sri Lanka 63,1 21. Tiếng Ý Canada, Croatia, Eritrea, Pháp, San Marino, Slovenia, Thụy Sĩ, Ý 59 22. Tiếng Urdu Afghanistan, Ấn Độ, Mauritius, Nam Phi, Pakistan, Thái Lan 58 23. Tiếng Punjabi Ấn Độ, Kenya, Pakistan, Singapore 72 24. Tiếng Mân Nam Brunei, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc 49 25. Tiếng Tấn (Jin) Trung Quốc 45 26. Tiếng Gujarat Ấn Độ, Kenya, Nam Phi, Pakistan, Singapore, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe 44 27. Tiếng Ba Lan Cộng hoà Séc, Ba Lan, Đức, Israel, România, Slovakia 44 28. Tiếng Ukraina Ba Lan, Nga, Slovakia, Ukraina 41 29. Tiếng Ba Tư Afghanistan, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iran, Iraq, Oman, Qatar, Tajikistan 61,7 30. Tiếng Tương (Xiang) Trung Quốc 36 31. Tiếng Malayalam Ấn Độ, Singapore 34 32. Tiếng Khách Gia Brunei, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc 34 33. Tiếng Kannada Ấn Độ 33.7 34. Tiếng Oriya Ấn Độ 31 35. Tiếng Sunda Indonesia 27 36. Tiếng Romana Hungary, Israel, Moldova, România, Serbia và Montenegro, Ukraina 26 37. Tiếng Bihari Ấn Độ, Mauritius, Nepal 25 38. Tiếng Azerbaijan Afghanistan, Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ 24,4 39. Tiếng Maithili Ấn Độ, Nepal 24.3 40. Tiếng Hausa Bénin, Burkina Faso, Cameroon, Ghana, Niger, Nigeria, Sudan, Togo 24,2 41. Tiếng Miến Điện Bangladesh, Myanmar 22 42. Tiếng Cám (Gan) Trung Quốc 20,6 43. Tiếng Awadhi Ấn Độ, Nepal 20,5 44. Tiếng Thái Singapore, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada 2045. Tiếng Thái Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Úc, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc. 46. Tiếng Yoruba Bénin, Nigeria 20 47. Tiếng Sindhi Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Singapore 19.7 Nếu coi các số liệu trên đây là đúng thì số lượng người nói tiếng Hindi và tiếng Anh từ năm 1995 đến năm 2004 đã gia tăng đáng kể. Nguồn: Ethnologue Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Tham khảo Liên kết ngoài Danh sách mới nhất các ngôn ngữ theo số người nói của Ethnologue Languages Spoken by More Than 10 Million People( 2009-10-31) – danh sách của Encarta, dựa theo dữ liệu của Ethnologue Bản đồ các ngôn ngữ trên thế giới. Tổng số người sử dụng
1,343
3326
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20tinh%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Thủy tinh (định hướng)
Thủy tinh là một loại vật liệu Thủy tinh hay Thủy Tinh cũng có thể là: Tên gọi khác của Sao Thủy, một hành tinh trong Hệ Mặt Trời Thủy tinh núi lửa, một dạng khoáng vật vô định hình Thủy tinh vẽ màu, các bức họa được vẽ lên thủy tinh Phép tính mẻ thủy tinh Xanh thủy tinh, một màu sắc Vật liệu Sợi thủy tinh, một vật liệu bao gồm nhiều sợi thủy tinh cực kỳ mịn. Thủy tinh borosilicat, một loại thủy tinh Thủy tinh chì, một loại thủy tinh Gốm thủy tinh, một loại vật liệu đa tinh thể Bông thủy tinh, vật liệu cách nhiệt Phương tiện, giải trí và truyền thông Phim truyền hình Giày thủy tinh, một bộ phim truyền hình của Hàn Quốc Mặt nạ thủy tinh (phim Thái Lan), một bộ phim truyền hình Thái Lan Lâu đài thủy tinh (phim truyền hình), một bộ phim truyền hình Hàn Quốc Truyện Ngọn núi thủy tinh (truyện cổ tích) Thủy Tinh (nhân vật), nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam Sơn Tinh – Thủy Tinh Mặt nạ thủy tinh, một bộ manga của nữ mangaka Miuchi Suzue Khoa học Sinh học Cườm thủy tinh thể mắt, hiện trạng thủy tinh thể bị đục làm kém thị giác Thủy tinh thể Cá thủy tinh đuôi đỏ, một loài cá Bệnh xương thủy tinh, một nhóm bệnh lý bao gồm nhiều thể lâm sàng và có đặc điểm di truyền Họ Ếch thủy tinh, một họ động vật lưỡng cư trong bộ Anura Hóa học Thủy tinh hóa Kiến trúc Cung điện Thủy tinh, một tòa nhà bằng thủy tinh Định hướng
275
3381
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20Ch%C3%BAa%20gi%C3%A1o
Thiên Chúa giáo
Trong tiếng Việt, từ Thiên Chúa giáo theo suy nghĩ của nhiều người thì họ cho rằng Thiên Chúa giáo là nhắc tới Công giáo La Mã. Nhưng khi xét về mặt ngữ nghĩa thì cụm từ Thiên Chúa giáo có thể đề cập đến tất cả các tôn giáo độc thần (monotheismus) và những tôn giáo đó đều tôn thờ Thiên Chúa là cha hoặc là Thiên Chúa duy nhất. Những tôn giáo này có thể có quan điểm,tư tưởng,giáo lý hay cách gọi Thiên Chúa (Thượng đế) khác nhau, ví dụ như trong số các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham có: Ki-tô giáo: gồm các nhánh chính là Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương, Chính thống giáo Cổ Đông phương, Kháng Cách và Anh giáo đều thờ Thiên Chúa Ba Ngôi. Do Thái giáo: thờ Thiên Chúa mang danh hiệu là Yahweh. Hồi giáo: thờ Thượng Đế được gọi là Allah. Bahá'í giáo: Thờ Thượng Đế và tin rằng các tôn giáo lớn trên thế giới đều có nguồn gốc thiêng liêng chung, và tất cả đều do Thượng đế mặc khải ở những thời đại khác nhau tùy theo nhu cầu và khả năng tiến hóa của loài người. Vì vậy, sứ giả của Thượng đế như Moses, Chúa Giê-xu và Muhammad đã được gửi vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử với giáo lý khác nhau để phù hợp với nhu cầu thay đổi xã hội, nó còn đem lại cơ tin nhắn cùng. Đạo Cao Đài: thành lập năm 1926, là một tôn giáo mới, dung hợp nhiều yếu tố từ các tôn giáo lớn, gồm cả Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Thần Đạo và cả một số tôn giáo đa thần thời cổ đại, thể hiện qua Ngũ Chi Đại Đạo. Thậm chí tôn giáo này còn thờ phụng một số nhà chính trị, nhà văn cận đại mà họ gọi là "Tam thánh đứng đầu Bạch Vân Động". Bên cạnh đó còn có các tôn giáo khác cũng thờ Thượng Đế: Sikh giáo: Xuất phát ở Ấn Độ, tổng hợp từ Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Tại Việt Nam, từ Thiên Chúa giáo thường được dùng để gọi Công giáo. Đây là hệ phái tôn giáo thờ Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam sớm nhất, từ thế kỷ 16 và phát triển mạnh từ thế kỷ 17. Đây cũng là tôn giáo đầu tiên và chủ yếu dùng thuật từ Thiên Chúa để đề cập đến thần linh tối cao và duy nhất, theo thuật từ trong tiếng Hán: 天主 (pinyin: Tiānzhǔ, âm Hán Việt: Thiên Chủ, âm Hán Nôm-hóa: Thiên Chúa) do các nhà truyền giáo Dòng Tên tại Trung Hoa sử dụng từ thế kỷ 16. Các (hệ phái) tôn giáo khác tại Việt Nam ít dùng từ Thiên Chúa mà thường dùng từ Đức Chúa Trời, hoặc Thượng Đế. Tiếng Trung Quốc cho tới ngày nay vẫn gọi Công giáo là Thiên Chúa giáo. Còn trong tiếng Việt, từ Thiên Chúa giáo gần đây được mở rộng ra cho cả Kitô giáo, và các tôn giáo độc thần nói chung. Chú thích Tham khảo Đạo Thiên Chúa, đạo Gia Tô, đạo Cơ Đốc, đạo Công giáo? Nên gọi thế nào cho chính danh? , Trần Văn Toàn (2003) Đạo Thiên Chúa hay đạo Công giáo?, Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn (2011) Catholic: Công giáo hay Thiên Chúa giáo?, Lữ Giang (2011) Thuật ngữ tôn giáo
585
3394
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rhode%20Island
Rhode Island
Rhode Island (), tên chính thức Tiểu bang Rhode Island (State of Rhode Island), là một tiểu bang nằm trong vùng New England của Hoa Kỳ. Đây là tiểu bang có diện tích nhỏ nhất nước Mỹ với dân số ít thứ 7, nhưng lại là bang có mật độ dân số cao thứ hai, chỉ sau New Jersey. Tuy tên gọi dịch sang tiếng Việt là Đảo Rhode, phần lớn tiểu bang lại nằm trong lục địa. Về vị trí địa lý, Rhode Island giáp với Connecticut về phía tây, Massachusetts về phía bắc và phía đông, và Đại Tây Dương ở phía nam. Một phần nhỏ đường biên hàng hải của Rhode Island trùng với New York. Providence là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của Rhode Island. Ngày 4 tháng 5 năm 1776, Thuộc địa Rhode Island và Đồn điền Providence là thuộc địa đầu tiên trong Mười ba thuộc địa tuyên bố tách khỏi Vương quốc Anh, và là tiểu bang thứ tư ký Các điều khoản Hợp bang vào ngày 9 tháng 2 năm 1778. Bang này tẩy chay đại hội năm 1787, nơi đề xuất Hiến pháp Hoa Kỳ và ban đầu từ chối thông qua nó; rốt cuộc trở thành tiểu bang cuối cùng trong số 13 bang lập quốc đặt chữ ký vào Hiến pháp vào ngày 29 tháng 5 năm 1790. Từ lúc gia nhập Liên bang vào năm 1790, tên chính thức của tiểu bang là Tiểu bang Rhode Island và Đồn điền Providence (State of Rhode Island and Providence Plantations). Vào tháng 11 năm 2020, cử tri tại tiểu bang bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp của bang, rút gọn tên chính thức thành Tiểu bang Rhode Island (State of Rhode Island). Thay đổi này có hiệu lực vào ngày 30 tháng 11 năm 2020 khi kết quả bỏ phiếu được chứng thực. Tên hiệu của tiểu bang là "Tiểu bang Đại dương" (Ocean State), nhằm nhắc đến các vịnh biển lớn chiếm khoảng 14% tổng diện tích của bang. Tên gọi Nguồn gốc Mặc dù có chữ Island (nghĩa là Đảo trong tiếng Việt) trong tên gọi, phần lớn Rhode Island lại nằm trong phần lục địa Hoa Kỳ. Trước năm 2020, tên chính thức của bang là Tiểu bang Rhode Island và Đồn điền Providence do kết quả của việc sáp nhập bốn Khu dân cư thuộc địa. Hai khu dân cư Newport và Portsmouth nằm trên một hòn đảo ngày nay có tên gọi là Đảo Aquidneck nhưng vào thời Thuộc địa có tên là Đảo Rhode (Rhode Island). Đồn điền Providence là tên gọi của vùng thuộc địa do Roger Williams lập ra ở khu vực thủ đô Providence của tiểu bang. Vùng đất thứ tư là khu dân cư Warwick; do đó mà trong tên gọi Providence Plantations sử dụng số nhiều. Nguồn gốc của từ Đảo Rhode ngày nay vẫn còn được tranh cãi, nhưng có thể do ảnh hưởng từ hai sự kiện sau: Nhà thám hiểm Giovanni da Verrazzano đã ghi về sự hiện diện của một hòn đảo ở cửa Vịnh Narragansett vào năm 1524 mà ông ví như đảo Rhodes ở ngoài khơi Hy Lạp. Các nhà thám hiểm châu Âu về sau không thể xác định được hòn đảo mà Verazzano nhắc tới chính xác là hòn đảo nào, nhưng dân định cư thuộc địa cho rằng đây chính là hòn đảo đó. Adriaen Block đi ngang qua đảo trong cuộc thám hiểm vào những năm 1610, và ông đã mô tả nó trong lần hồi tưởng vào năm 1625 là "một hòn đảo có sắc đỏ" với nguyên bản tiếng Hà Lan vào thế kỷ 17 là "een rodlich Eylande", được cho đã biến thành tên gọi Đảo Rhode. Các nhà sử học cho rằng "sắc đỏ" mà ông nói tới chính là màu lá mùa thu hoặc là đất sét đỏ ở phía bờ biển. Lần đầu tiên tên "Rhode Island" được dùng cho đảo Aquidneck trong văn bản là vào năm 1637 bởi Roger Williams. Tên gọi này được dùng chính thức cho hòn đảo vào năm 1644 như sau: "Aquethneck từ nay về sau sẽ được gọi là Isle of Rodes hoặc Rhode-Island." Tên "Isle of Rodes" (Đảo Rodes) được dùng trong văn bản pháp lý đến tận năm 1646. Những người Anh định cư đầu tiên ở khu vực Providence, do người Narragansett giao cho Roger Williams vào năm 1636. Vào thời điểm đó, Williams chưa được sự cho phép của hoàng gia Anh, vì ông tin rằng người Anh không có quyền giành đất trong lãnh địa của người Narragansett và người Wampanoag. Tuy vậy, vào năm 1643, ông gửi thư lên Charles I của Anh để yêu cầu được công nhận Providence và các thị trấn lân cận là một thuộc địa, do các thuộc địa Boston và Plymouth lân cận đe dọa xâm chiếm thị trấn. Ông đã dùng tên gọi "Providence Plantations" trong bản tấu của mình, trong đó chữ plantation được dùng với nghĩa là khu vực định cư (settlement) hay thuộc địa (colony), chứ không phải là đồn điền. Do đó mà "Providence Plantations" trở thành tên gọi chính thức của vùng thuộc địa này từ năm 1643 cho đến năm 1663 khi hiến chương mới được ban hành. Năm 1790, sau Cách mạng Hoa Kỳ, tiểu bang mới ghép cả "Rhode Island" và "Providence Plantations" lại để trở thành "State of Rhode Island and Providence Plantations" (Tiểu bang Rhode Island và Đồn điền Providence). Thay đổi tên gọi Từ plantation trong tên tiểu bang bắt đầu trở thành vấn đề gây tranh cãi trong thế kỷ 20 khi vấn đề nô lệ và vai trò của nó trong lịch sử của Rhode Island bắt đầu được phân tích nhiều hơn. Những người muốn bỏ từ plantation cho rằng từ vựng này, đối với nhiều người Rhode Island, là biểu tượng của một di sản đàn áp cũng như tình trạng nô lệ tại các thuộc địa và tại Hoa Kỳ sau thời kỳ thuộc địa. Những người ủng hộ việc giữ nguyên tên gọi thì cho rằng plantation chỉ đơn giản là một từ đồng nghĩa với khu vực thuộc địa (colony) và không hề liên quan gì đến chế độ nô lệ. Đại hội đồng bỏ phiếu vào ngày 25 tháng 6 năm 2009 để tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến vào tháng 11 năm 2010 để quyết định xem cụm từ "and Providence Plantations" (và Đồn điền Providence) có nên được xóa khỏi tên chính thức hay không. Cuộc bầu cử diễn ra ngày 2 tháng 11 năm 2010 với kết quả là đại đa số người dân (78% so với 22%) muốn giữ nguyên tên gọi gốc. Năm 2020, trong bối cảnh các buộc biểu tình George Floyd và phong trào đòi giải quyết triệt để nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống trên cả nước, một Thượng nghị sĩ của Tiểu bang lại một lần nữa đề xuất đưa vấn đề loại bỏ "and Providence Planations" ra khỏi tên gọi của tiểu bang vì "Dù từ 'planations' có ý nghĩa như thế nào trong ngữ cảnh lịch sử của Rhode Island đi chăng nữa, nó mang một ấn tượng khủng khiếp khi nói về lịch sử bi thảm và phân biệt chủng tộc của đất nước chúng ta." Ngày 22 tháng 6 năm 2020, Thống đốc Gina Raimondo ban hành mệnh lệnh hành pháp bỏ "Providence Planations" ra khỏi các văn bản và trang web chính thức của tiểu bang. Ngày 17 tháng 6 năm 2020, Lưỡng viện Rhode Island bỏ phiếu thông qua việc đưa vấn đề về tên gọi vào cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020 để một lần nữa lấy ý kiến nhân dân. Lần này, thay đổi được thông qua sau khi kết quả bầu cử được chứng thực với 52,8% phiếu thuận và 47,2% phiếu chống. Các thành phố lớn Dân số năm 2000. Warwick (85.808) Cranston (79.269) Pawtuckket (72.958) Tham khảo Tiểu bang Hoa Kỳ New England Cựu thuộc địa Anh Đông Bắc Hoa Kỳ Tiểu bang Đông Duyên hải Hoa Kỳ Vùng đô thị Providence
1,361
3442
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A9%20S%C3%A1u
Thứ Sáu
Thứ Sáu là một ngày trong tuần và nằm giữa thứ Năm và thứ Bảy. Thứ Sáu trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ Sao Kim. Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là sexta-feira, nghĩa là "ngày lễ thứ sáu". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó. Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là Tinh kỳ ngũ (chữ Hán: 星期五) nghĩa là kỳ sao thứ năm. Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là Kim Diệu Nhật (Kanji/Hanja: 金曜日, Kana: きんようび - kin yōbi, Hangeul: 금요일 - geum yo il), nghĩa là "ngày Kim Diệu" hay "ngày Sao Kim". Ở những nước làm việc năm ngày một tuần, thứ Sáu là ngày làm việc cuối cùng nên thường được dùng để tổ chức lễ lạc và nghỉ ngơi. Ở phương Tây người ta tin rằng "thứ Sáu ngày 13" là một ngày xui xẻo, dễ bị ma quỷ quấy rối vì theo Kinh Thánh con số 13 trùng với 13 nhân vật có mặt tại bữa Tiệc Ly, còn Thứ Sáu là ngày Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự. Thứ Sáu cũng là ngày Adam và Eva ăn trái táo cấm. Thứ sáu còn là ngày lễ thánh của đạo Hồi. Tham khảo Liên kết ngoài Ngày trong tuần tiếng Việt được so sánh với ngày trong tuần tiếng Hoa và Nhật (tiếng Anh) Ngày trong tuần
259
3443
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A9%20B%E1%BA%A3y
Thứ Bảy
Thứ Bảy là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Sáu và Chủ nhật. Ngày này cùng ngày chủ nhật được gọi chung là cuối tuần. Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn coi ngày này là ngày thứ bảy trong tuần lễ. Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó. Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là Tinh kỳ lục (chữ Hán: 星期六) nghĩa là kỳ sao thứ sáu. Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là Thổ Diệu Nhật (Kanji/Hanja: 土曜日, Kana: どようび - do yōbi, Hangeul: 토요일 - to yo il), nghĩa là "ngày Thổ Diệu" hay "ngày Sao Thổ". Với các ngôn ngữ Âu châu khác, tên gọi ngày Thứ Bảy có gốc từ thần thoại La Mã Saturnus, tức vị thần nông nghiệp. Theo truyền thống Do Thái, thứ Bảy là ngày Sabat, ngày cuối tuần, ngày quan trọng nhất trong tuần, vì theo Kinh Thánh đó là ngày được Chúa chúc phúc. Trong ngày này, mọi hoạt động đều phải được nghỉ để hoàn toàn rảnh rỗi. Liên kết ngoài Ngày trong tuần tiếng Việt được so sánh với ngày trong tuần tiếng Hoa và Nhật (tiếng Anh) Tham khảo Ngày trong tuần
220
3450
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BB%9D%20Ph%E1%BB%91i%20h%E1%BB%A3p%20Qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF
Giờ Phối hợp Quốc tế
Thời gian Phối hợp Quốc tế hay UTC, thường gọi là Giờ Phối hợp Quốc tế, là một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. "UTC" không hẳn là một từ viết tắt, mà là từ thỏa hiệp giữa viết tắt tiếng Anh "CUT" (Coordinated Universal Time) và viết tắt tiếng Pháp. Nó được dựa trên chuẩn cũ là giờ trung bình Greenwich (GMT, tiếng Anh: Greenwich Mean Time) do hải quân Anh đặt ra vào thế kỷ XII, sau đó được đổi tên thành giờ quốc tế (UT, tiếng Anh: Universal Time). Múi giờ trên thế giới được tính bằng độ lệch âm hay dương so với giờ quốc tế. Giờ quốc tế có vấn đề là vì nó định nghĩa 1 ngày là thời gian Trái Đất quay quanh trục của chính nó, tuy nhiên, tốc độ này không cố định, độ dài ngày theo UT không phải lúc nào cũng như nhau. Để giải quyết vấn đề này, vào giữa những năm 1980 người ta chuyển sang dùng UTC là chuẩn dùng giờ nguyên tử quốc tế (TAI), được Văn phòng Cân đo Quốc tế (tiếng Pháp: Bureau International des Poids et Mesures, BIPM) đặt ở Pavillon de Breteuil (thuộc vùng Sèvres ở Pháp) định nghĩa dựa trên hàng trăm đồng hồ nguyên tử caesi trên khắp thế giới. Chi tiết UTC khác với giờ nguyên tử một số giây nguyên và với giờ quốc tế UT+1 một số giây lẻ (không nguyên) UTC thực ra là một hệ đo lường thời gian lai tạp: tốc độ của UTC được tính dựa trên chuẩn tần số nguyên tử nhưng thời điểm của UTC được đồng bộ hóa cho gần với UT thiên văn. Khi hệ các đơn vị SI công nhận giây nguyên tử, tốc độ của giây nguyên tử thường nhanh hơn tốc độ trung bình của UT trong nửa sau của thế kỷ XX. Vì lý do này, UT chậm lại so với giờ nguyên tử đo bằng các đồng hồ nguyên tử. UTC được giữ trong khoảng 0.9 giây với giờ quốc tế UT1; một vài giây nhuận được thêm (trên lý thuyết là được trừ đi) vào cuối tháng UTC khi cần thiết. Kể ra—lần chỉnh đầu tiên vào năm 1972—tất cả những điều chỉnh như vậy đều là cộng thêm và áp dụng cho các ngày 30/6 hoặc 31/12, trong đó giây nhuận cộng thêm được viết là T23:59:60. Việc thông báo về những giây nhuận được Dịch vụ Hệ thống Vòng quay Trái Đất và Đối chiếu Quốc tế đảm nhận, dựa trên các dự báo thiên văn chính xác của vòng quay Trái Đất. Đôi khi có giây 60 và đôi khi không có giây 59. Hè năm 2004, độ lệch giữa giờ UTC và TAI là 32 giây (độ chậm hạng nhất). Giờ UTC được viết bằng 4 chữ số sau: 2 số chỉ giờ: 00 - 23. 2 số chỉ phút: 00 - 59. Không có dấu giữa các số này. Ví dụ, 3 giờ 7 phút chiều được viết là: 1507. Để dùng trong luật lệ-thương mại và cuộc sống thường ngày, phần lẻ khác biệt giữa UTC và UT (hay GMT) là cực nhỏ không tính nên theo thông tục UTC đôi khi được gọi là GMT, mặc dù điều này là hoàn toàn sai về mặt kỹ thuật. Xem thêm tại múi giờ. UTC là hệ thống thời gian dùng trong nhiều chuẩn Internet và World Wide Web. Đặc biệt, giao thức giờ trên mạng – NTP được thiết kế để phân phối tự động giờ trên mạng Internet. Ngoài ra, có một số loại đồng hồ UTC thực hiện bằng phần mềm. Múi giờ UT đôi khi được ký hiệu bằng chữ Z vì múi giờ hàng hải quốc tế tương đương (GMT) đã được ký hiệu bằng chữ Z kể từ năm 1950, chữ này để miêu tả không giờ kể từ năm 1920. Xem Múi giờ#Lịch sử. Bảng chữ cái ngữ âm NATO và hội vô tuyến điện nghiệp dư từng gọi Z là "Zulu", nên UT đôi khi được gọi là giờ Zulu. Chuẩn ISO 8601 đã sử dụng khái niệm UTC này. Xem thêm Múi giờ Quy ước giờ mùa hè Giờ Trái Đất Giờ Quốc tế Giờ Thiên văn Giờ nguyên tử quốc tế Tham khảo Liên kết ngoài Máy chủ giờ UTC/TAI của BIPM thetimeNOW - Giờ hiện tại trên tất cả các múi giờ Giờ chuẩn của Mỹ Đài thiên văn hải quân Mỹ - Giờ quốc tế là gì? Những cập nhật giây nhuận của Dịch vụ Vòng quay Trái Đất Quốc tế Tự làm lấy đồng hồ phần cứng hiển thị giờ UTC /giờ địa phương Đặc tả W3C về ngày giờ UTC và chuẩn Internet IETF RFC 3339 Giờ Zulu Giờ Hồng Kông theo Đài thiên văn Hồng Kông Thang đo thời gian Thời gian
817
3455
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%20s%C3%A1u
Tháng sáu
Tháng sáu là tháng thứ sáu theo lịch Gregorius, có 30 ngày. Những sự kiện trong tháng 6 1 tháng 6 - Ngày Quốc tế thiếu nhi 5 tháng 6 - Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day) 21 tháng 6 - Ngày Hạ chí; Ngày hội Âm nhạc Quốc gia Pháp; Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngày hội trượt ván Thế giới (World Skateboarding Day) 23 tháng 6 - Ngày Dịch vụ Công cộng Liên Hợp Quốc (United Nations Public Service Day) 28 tháng 6 - Ngày Gia đình Việt Nam. 6 tháng 6 - Ngày Quốc khánh Thụy Điển Ngày Đại dương Thế giới được kỷ niệm không chính thức vào ngày 8 tháng 6 khi nó được đề xuất năm 1992 bởi Canada trong Hội nghị Trái Đất ở Rio de Janeiro, Brasil, và sau đó được Liên Hợp Quốc công nhận chính thức là ngày lễ quốc tế vào năm 2008 trong Nghị quyết A/RES/63/111. 15 tháng 6 - Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam hoàn thành sứ mệnh vòng loại thứ 2 của World Cup 2022, lần đầu tiên tham dự vòng loại thứ 3. Xem thêm Những ngày kỷ niệm Tham khảo 06 Lịch Lịch Gregorius Tháng sáu
204
3468
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kit%C3%B4%20gi%C3%A1o%20%C4%90%C3%B4ng%20ph%C6%B0%C6%A1ng
Kitô giáo Đông phương
Kitô giáo Đông phương bao gồm các truyền thống Kitô giáo phát triển ở Trung Đông và Đông Âu. Kitô giáo Đông phương có sự khác biệt với Kitô giáo Tây phương về văn hoá, chính trị cũng như thần học. Các nhóm Giáo hội Chính thống giáo Đông phương (Eastern Orthodoxy) chấp nhận 7 công đồng đại kết để xác định niềm tin (mặc dù nhiều người xem các công đồng 879-80 và 1341-1351 là công đồng thứ 8 và 9). Hầu hết Chính thống giáo Đông phương hiệp nhất trong sự thông công với Thượng phụ Constantinopolis. Chính thống giáo Đông phương chiếm đa số trong Kitô giáo Đông phương. Những nơi có tỉ lệ tín đồ lớn là Hy Lạp, Nga, Gruzia và nhiều nước Đông Âu khác. Chính thống giáo Cổ Đông phương (Oriental Orthodoxy) chỉ chấp nhận 3 công đồng đại kết đầu tiên (Nicea, Constantinopolis và Ephesus) và đặc biệt bác bỏ công đồng thứ 4 (Chalcedon năm 451 CN, công đồng này xác định rõ ràng Giêsu có hai bản tính: bản tính thần linh và bản tính con người). Những người ủng hộ công đồng Chalcedon xem những người chống đối là ủng hộ Nhất tính thuyết (Monophysitism) của Eutyches, nhưng thực tế Chính thống giáo Cổ Đông phương cũng không chấp nhận các lời giảng về Nhất tính thuyết của Eutyches nhưng theo giáo thuyết mà họ gọi là Hiệp nhất tính thuyết (Miaphysitism). Họ thích dùng tên gọi phi Chalcedon (non-Chalcedonian) hoặc Miaphysite thay vì Monophysite. Chính thống giáo Cổ Đông phương tách ra khỏi phần còn lại của Kitô giáo vào thế kỉ thứ 5 và lúc đầu phát triển ở phía đông của Đế quốc Byzantine, nhất là tại Armenia, Syria, Ai Cập và Ethiopia. Giáo hội Phương Đông Assyria và Giáo hội Đông Phương Cổ Đại có gốc rễ từ Giáo hội Phương Đông, giáo hội này chỉ chấp nhận hai công đồng Nicea-Constantinopolis, không chấp nhận công đồng Ephesus năm 431 CN và đã tách khỏi các Giáo hội khác trong tiến trình li giáo Nestorius vào thế kỉ thứ 5; do phát triển bên trong Đế quốc Ba Tư, giáo hội này cũng nhanh chóng đi theo tiến trình riêng. Giáo lý của giáo hội này thường được xem là theo thuyết Nestorius nhưng thực tế giáo hội này không luôn luôn gắn bó với thuyết đó. Nestorius chống lại tước hiệu Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) của Trinh nữ Maria và chỉ gọi là Mẹ đức Kitô (Christotokos). Những người chống Nestorius cho rằng ông ta chia đức Kitô làm 2 ngôi vị: Thiên Chúa Ngôi Lời không chịu đau khổ và chết trên thập tự giá, còn Giêsu con người thì bị như vậy, và Thiên Chúa Ngôi Lời thông suốt mọi sự, còn Giêsu con người thì có tri thức giới hạn; cho dù Netorius khẳng định ông tin rằng đức Kitô thực sự là một ngôi vị (tiếng Hy Lạp: prosopon). Hiện nay giáo lý của Giáo hội Phương Đông Assyria và Giáo hội Phương Đông Thủ cựu cho rằng đức Kitô có hai bản tính (qnome, essences) không hoà lẫn nhưng vĩnh viễn thống nhất trong một ngôi vị — điều này khác với thuyết Nestorius. Công giáo Đông phương là nhóm các giáo hội theo các nghi lễ Đông phương hiệp thông với Giám mục Rôma, là thành phần thiểu số (khoảng 2%) quan trọng của Giáo hội Công giáo Rôma. Chú thích Đọc thêm Thuật ngữ Kitô giáo
590
3474
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20h%E1%BB%99i%20Anh
Giáo hội Anh
Giáo hội Anh là giáo hội Kitô giáo được thiết lập chính thức ở Anh Cách Lan (England), đóng vai trò là giáo hội mẹ của Khối Hiệp thông Anh giáo trên toàn cầu. Giáo hội được chia làm 2 giáo tỉnh: Canterbury ở miền Nam và York ở miền Bắc, được đứng đầu bởi Tổng giám mục Canterbury và Tổng giám mục York, mỗi vị đều mang thêm tước hiệu Giáo trưởng (Primate). Giáo hội Anh nhìn nhận mình mang cả hai căn tính Công giáo và Cải cách. Bởi vì Anh giáo được công nhận là quốc giáo nên về mặt danh nghĩa, Quốc vương Anh (hiện nay là Quốc vương Charles III) có tước hiệu hiến định là "Người Quản trị Tối thượng (Supreme Governor) của Giáo hội Anh". Thực tế, Tổng Giám mục Canterbury là người lãnh đạo Giáo hội Anh. Anh giáo trên toàn cầu bao gồm nhiều giáo hội độc lập tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận Tổng giám mục Canterbury là nhà lãnh đạo tượng trưng. Giám mục Justin Welby đã thay thế tiến sĩ Rowan Williams đảm nhận chức Tổng Giám mục Canterbury vào ngày 21 tháng 3 năm 2013. Lịch sử Kitô giáo được rao giảng tại Anh vào thế kỉ thứ nhất hay thứ hai trong bối cảnh văn hóa La Mã-Briton. Vào thời kì Trung cổ, Giáo hội Anh chịu dưới quyền của Giáo hoàng, nhưng tách ra khỏi Rôma vào năm 1534 dưới triều vua Henry VIII, tuy rằng đã có nhập lại một cách tạm thời dưới triều của Nữ vương Mary I trong năm 1555. Chú thích Liên kết ngoài Website của Giáo hội Anh (tiếng Anh) A A
282
3485
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%20t%C3%A1m
Tháng tám
Tháng tám là tháng thứ tám theo lịch Gregorius, có 31 ngày. Những sự kiện trong tháng 8 08 tháng 8 năm 1967 - Ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 15 tháng 8 năm 1945 - Chiến thắng phát-xít Nhật. 1945 - Cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân giành chính quyền từ tay Nhật Bản, Pháp và khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 19 tháng 8 năm 1945 - Ngày cách mạng tháng tám. 20 tháng 8 năm 1888 - Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Việt Nam). 26 tháng 8 năm 1975 - Việt Nam là thành viên của Phong trào Các nước không liên kết. Ngày lễ và kỷ niệm 6 tháng 8 - Ngày Quốc tế chống vũ khí nguyên tử (1945). 8 tháng 8 - Ngày sinh Dương Quân, nhà thơ trào phúng Việt Nam. 9 tháng 8 - Ngày Quốc tế của người thổ dân thế giới (International Day of the World's Indigenous People) 10 tháng 8 - Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam (2004). 12 tháng 8 - Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day), Ngày thành lập tỉnh BR-VT (1991) 19 tháng 8 - Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội (1945) 19 tháng 8 - Ngày truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam (1945) 19 tháng 8 - Ngày thành lập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (2004) 20 tháng 8 - Ngày sinh của Tôn Đức Thắng, Chủ tịch thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1888) 23 tháng 8 - Ngày Quốc tế tưởng niệm việc buôn bán nô lệ và việc hủy bỏ nó (International Day for the Remembrance of the Slave Trade and its Abolition). 25 tháng 8 - Ngày sinh của Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam 26 tháng 8 - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia Phong trào không liên kết (1975) 29 tháng 8 - thành lập quận Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng Xem thêm Những ngày kỷ niệm Tham khảo 08 Lịch Lịch Gregorius Tháng tám
393
3496
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%20m%C6%B0%E1%BB%9Di
Tháng mười
Tháng mười là tháng thứ mười theo lịch Gregorius, có 31 ngày. Những sự kiện trong tháng 10 1: Ngày Người Cao niên Quốc tế (International Day for Older Persons) 4: Tuần lễ Không gian Thế giới (World Space Week) 5: Ngày Nhà giáo Thế giới (World Teacher's Day) Thứ hai đầu tháng: Ngày Cư ngụ Thế giới (World Habitat Day) 8: Ngày phát sóng kênh truyền hình quốc gia VTV9 9: Ngày Bưu điện Thế giới (World Post Day) 10: Thăng Long - Hà Nội 13: Ngày Quốc tế Giảm nhẹ Thiên tai (International Day for Disaster Reduction) 14: Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam 15: Ngày thành lập Hội LHTN Việt Nam, ngày dân vận khéo 16: Ngày Lương thực Thế giới (World Food Day) 17: Ngày Quốc tế xóa nghèo (International Day for the Eradication of Proverty) 20: Ngày Phụ Nữ Việt Nam (VietNam Women's Day) 23: Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển 24: Ngày Liên hợp Quốc (United Nations Day) và Ngày Phát triển Thông tin Thế giới (World Development Information Day) 24 - 30: Tuần lễ Giải trừ quân bị (Disarmament Week) 31: Lễ hội Halloween (Halloween) Xem thêm Những ngày kỷ niệm Tham khảo 10 Lịch Lịch Gregorius Tháng mười
206
3501
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%20m%C6%B0%E1%BB%9Di%20m%E1%BB%99t
Tháng mười một
Tháng mười một là tháng thứ mười một theo lịch Gregorius, với 30 ngày. Trong tiếng Việt dân dã, tháng mười một trong âm lịch còn được gọi là tháng một, khi đó tháng một âm lịch được gọi là tháng giêng. Những sự kiện trong tháng 11 01 tháng 11 – Ngày lễ Các Thánh (All Saints' Day) 02 tháng 11 – Ngày lễ Các đẳng Linh hồn (All Souls' Day) 06 tháng 11 – Ngày Quốc tế Phòng khai thác môi trường trong Chiến tranh và xung đột vũ trang (International Day for Preventing the Exploitation of the Environment in War and Armed Conflict) 12 tháng 11 – Ngày truyền thống công nhân Mỏ Việt Nam 14 tháng 11 – Ngày Bệnh dư đường Thế giới (World Diabetes Day) 16 tháng 11 – Ngày Khoan dung Quốc tế (International Day of Tolerance) 18 tháng 11 - Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam 19 tháng 11 – Ngày Quốc tế Nam giới (International Men's Day) Chủ nhật thứ ba của tháng 11 – Ngày Thế giới tưởng niệm nạn nhân giao thông đường bộ (World Day of Remembrance for Road Traffic Victims) 20 tháng 11 – Ngày Thiếu nhi Thế giới (Universal Children's Day), và Ngày Công nghiệp hóa châu Phi (Africa Industrialization Day) 20 tháng 11 – Ngày Nhà giáo Việt Nam 21 tháng 11 – Ngày Truyền hình Thế giới (World Television Day) 23 tháng 11 - Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa 25 tháng 11 – Ngày Quốc tế xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ (International Day for the Elimination of Violence against Women) Những ngày kỷ niệm 18 tháng 11 – Kỷ niệm ngày thành lập mặt trận thống nhất dân tộc Việt Nam hay còn gọi là ngày Đại đoàn kết. 23 tháng 11 – Kỷ niệm ngày thành lập Hiệp hội Điều Việt Nam (Vietnam Cashew Association - VINACAS), 23 tháng 11 năm 1990. Tham khảo 11 Lịch Lịch Gregorius Tháng mười một
329
3506
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%20m%C6%B0%E1%BB%9Di%20hai
Tháng mười hai
Tháng mười hai là tháng thứ mười hai theo lịch Gregorius, có 31 ngày. Tháng mười hai trong âm lịch còn được gọi là tháng chạp. Sự kiện trong tháng 12 1 tháng 12 – Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (World AIDS Day) 1 tháng 12 – Quốc khánh România 2 tháng 12 – Quốc khánh Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất 2 tháng 12 – Quốc khánh Lào 3 tháng 12 – Ngày Người khuyết tật Quốc tế (International Day of Disabled Persons) 6 tháng 12 – Quốc khánh Phần Lan 9 tháng 12 – Ngày Quốc tế chống tham nhũng (International Anti-Corruption Day) theo LHQ 10 tháng 12 – Ngày Nhân quyền (Human Rights Day) theo LHQ 11 tháng 12 – Ngày phát sóng Kênh Truyền hình Công an Nhân dân - ANTV 12 tháng 12 – Quốc khánh Kenya 20 tháng 12 – Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (International Human Solidarity Day) 22 tháng 12 – Đông chí; Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; Ngày hội Quốc phòng toàn dân Việt Nam 25 tháng 12 – Lễ Giáng sinh; Liên Xô tan rã 27 tháng 12 – Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh (International Day of Epidemic) Xem thêm Những ngày kỷ niệm Tham khảo 12 Lịch Lịch Gregorius
218
3615
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%20gi%C3%AAng
Tháng giêng
Trong âm lịch, hiện nay thuật ngữ tháng giêng (hay chính nguyệt) dùng để chỉ tháng thứ nhất của năm. Tháng này còn gọi là tháng Dần. Ngày đầu tiên của tháng này có thể dao động trong khoảng giữa hai tiết Đại hàn và Vũ thủy, nhưng nói chung nó chủ yếu dao động xung quanh tiết Lập xuân trong phạm vi ±10 ngày (xem thêm tiết khí). Việc xác định ngày bắt đầu cũng như số ngày trong tháng phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa hai trăng mới (new moon) kế tiếp nhau, tuy nhiên nói chung thì nó có 29 hoặc 30 ngày. Ngày đầu tiên của tháng này là Tết Nguyên Đán. Đa phần các lễ hội của Việt Nam hiện nay tập trung trong tháng giêng. Trong âm lịch, tháng giêng là tháng không được phép nhuận (rất thú vị là người ta không thể ăn hai Tết Nguyên Đán trong vòng chỉ có một tháng), mặc dù vậy nhưng theo một số phép tính lịch trước thì đến năm 2148 (Mậu Thân) sẽ nhuận tháng giêng (Mùng 1 tháng Giêng âm lịch vào ngày Chủ nhật 21.1.2148, mùng 1 tháng Giêng nhuận vào thứ Ba ngày 20.2.2148). Trước đó, năm Quý Hợi 1803 lịch Việt Nam cũng nhuận tháng giêng. Đôi khi người ta vẫn gọi là tháng một, tuy nhiên đa phần hiểu tháng một âm lịch là tháng thứ 11 (tháng Tý) trong những năm âm lịch thường. Các nhà lập lịch còn thêm Can vào trước tên gọi của tháng, nên trên lịch có các tên tháng như Giáp Dần, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần tùy theo từng năm. Tuy nhiên, rất khó nhớ cách gọi này nếu không nhìn vào lịch. Xem thêm Tháng một dương lịch Tham khảo giêng Âm lịch Lịch Trung Quốc
303
3616
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%20ch%E1%BA%A1p
Tháng chạp
Tháng Chạp còn gọi là "tháng củ mật" là từ để chỉ tháng cuối cùng của năm âm lịch - tháng thứ mười hai (12) đối với các năm âm lịch thường hoặc tháng thứ mười ba (13) trong những năm âm lịch nhuận. Tháng âm lịch nào cũng chỉ có thể có từ 29 đến 30 ngày, tùy theo thời điểm diễn ra hai kỳ trăng non kế tiếp nhau theo giờ địa phương. Ở Việt Nam đó là GMT+7. Xem thêm lịch Trung Quốc. Tháng Chạp là tháng luôn luôn diễn ra sau ngày đông chí. Cách tính số lượng ngày trong tháng âm lịch và số tháng trong năm cũng như việc xác định tháng nào là tháng nhuận (nếu có trong năm âm lịch đó) tương đối phức tạp. Người Trung Quốc xưa gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông (tháng cuối mùa đông), nhưng còn một cái tên khác là "Lạp nguyệt". Chữ "lạp" có xuất xứ từ thịt, vì từ thời xưa người Trung Quốc đã thích ướp thịt khô vào dịp mùa đông để dành ăn quanh năm. Việc ướp thịt rộ lên vào tháng 12, và đó là lý do vì sao người Trung Quốc gọi đây là Lạp nguyệt. Lạp cũng là lễ tế cuối năm của người Trung Quốc. Từ thời nhà Chu, tháng 12 là dịp nhà vua nghỉ ngơi săn bắn, còn đặt lệ: lễ tế tất niên gọi là "đại lạp". Trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt do Nguyễn Tài Cẩn biên soạn, chính từ 2 chữ "Lạp nguyệt" này, người Việt đã đọc chệch từ Lạp thành Chạp. Tương tự là tháng Giêng, bắt nguồn từ hai chữ "Chinh nguyệt". Người xưa gọi tháng Chạp là "tháng củ mật" bởi tháng ấy nhiều trộm đạo. "Củ" là củ soát, kiểm soát, còn "mật" là cẩn mật, nghĩa là kiểm soát cẩn mật. Đến tháng Chạp này, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa trộm cắp. Cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật". Đây là tháng làm ăn không chỉ của người lương thiện mà của cả người bất lương vì cuối năm ai cũng có nhu cầu Tết. Do đó, đạo chích tăng cường tăm tia để có món nọ món kia. Ngoài ra "tháng củ mật" vì theo quan niệm của dân ta cho rằng đây là tháng xui xẻo hay là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị "tai bay vạ gió", có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau nhưng thường cho là… đen và đắng như Củ Mật.. Tham khảo chạp Âm lịch Lịch Trung Quốc
464
3624
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng%20%C3%9D
Tiếng Ý
Tiếng Ý hay tiếng Italia (italiano, lingua italiana) là một ngôn ngữ thuộc nhóm Rôman của hệ Ấn-Âu và được dùng bởi khoảng 70 triệu người, đa số sinh sống tại Ý. Giọng Ý được xem như chuẩn hiện nay là giọng của vùng Toscana (tiếng Anh: Tuscany, tiếng Pháp: Toscane), nhất là giọng của những người sống tại thành phố Firenze (còn được gọi là Florence). Trên bán đảo Ý và các đảo phụ cận, nó được xem như đứng trung gian giữa các tiếng miền nam (thuộc nhánh phía Nam của nhóm Rôman) và các tiếng miền bắc (thuộc nhóm ngôn ngữ Gaul-Rôman, một phân nhóm của nhóm Rôman). Trong nhóm Rôman, nó là tiếng gần tiếng Latinh nhất và giống như các ngôn ngữ khác trong nhóm, dùng rất nhiều trọng âm (stress) trong lối phát âm. Hệ thống chữ viết Tiếng Ý sử dụng bảng chữ cái Latinh. Trong bảng chữ cái tiếng Ý tiêu chuẩn không có các ký tự J, K, W, X và Y, tuy nhiên chúng vẫn xuất hiện trong các từ tiếng Ý vay mượn như jeans (quần bò), whisky, taxi hay như tên của câu lạc bộ bóng đá Juventus. Để thay thế các âm tương ứng của các ký tự kể trên, có thể dùng gi thay cho j, c hoặc ch thay cho k; u hoặc v thay cho w; s, ss, hoặc cs thay cho x và i thay cho y (tùy cách phát âm từng từ). Để đánh dấu cách phát âm và cách đặt trọng âm, tiếng Ý cũng sử dụng dấu sắc và dấu huyền, ví dụ dấu huyền cho các chữ cái A, I, O và U ở cuối từ có nghĩa là trọng âm của từ được đặt vào nguyên âm đó (gioventù, tuổi trẻ). Chữ cái H nằm ở đầu từ được dùng để phân biệt ho, hai, ha, hanno (thì hiện tại của động từ avere, có) với o, ai, a (các giới từ), anno (năm). Chữ cái này cũng xuất hiện ở đầu một số từ ngoại lai như hotel (khách sạn), trong đa số trường hợp H đều là âm câm (không được phát âm), ví dụ hotel được đọc là . Lịch sử Sự biến hóa từ tiếng Latinh sang tiếng Ý hiện đại là một quá trình tương đối phức tạp vì có rất nhiều ngôn ngữ đã được dùng tại bán đảo Ý trước, và trong khi, Đế quốc La Mã hình thành. Tuy tiếng Latinh cổ điển đã được dùng như một loại tiếng chính thức, dân tại các vùng khác nhau của đế quốc này tiếp tục dùng các thứ tiếng địa phương của họ. Khi cần, họ dùng một loại tiếng Latinh đã được đơn giản hóa rất nhiều trong các việc giao dịch với những người cầm quyền: đây là tiếng Latinh bình dân (Vulgar Latin). Trước khi tiếng Latinh bình dân có thể thống nhất hoàn toàn nhiều tiếng địa phương trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã thì đế quốc này sụp đổ vào cuối thế kỷ thứ V. Sự thống nhất "một nửa" này đã tạo ra một nhóm ngôn ngữ được dùng hiện nay tại Tây Âu – nhóm Rôman – mà tiếng Ý là một trong số đó. Tiếng Ý, do đó, chịu ảnh hưởng không chỉ từ tiếng Latinh mà còn từ nhiều tiếng địa phương khác nữa. Văn kiện tiếng Ý sớm nhất còn tồn tại là các mẫu đơn của vùng Benevento vào giữa thế kỷ thứ X. Tuy nhiên, tất cả phải công nhận rằng tiếng Ý, như chúng ta biết hiện nay, chỉ thật sự ra đời sau khi Dante Alighieri viết tập thơ dài Thần khúc (La Divina Commedia) vào thế kỷ XIV. Phân loại và các ngôn ngữ liên hệ Tiếng Ý được các nhà ngôn ngữ học xếp vào nhánh Ý-Dalmatia, một phân nhánh của nhánh Ý-Tây thuộc nhóm Rôman của hệ Ấn-Âu. Các tiếng gần tiếng Ý nhất là tiếng Napoli, tiếng Sicilia và tiếng Ý-Do Thái. Sau đó là các ngôn ngữ tại miền bắc của Ý như các tiếng Liguri, Lombard, Piemont.... Xa thêm tí nữa là các tiếng Romana, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp. Phân bổ địa lý Tiếng Ý là ngôn ngữ chính thức tại các nơi sau đây: Ý, San Marino, Vatican, Thụy Sĩ và tại vài vùng của Croatia và Slovenia. Các nước có một số người dùng tiếng Ý đáng kể là: Albania, Argentina, Brasil, Canada, Hoa Kỳ, Luxembourg, Malta, Úc và Venezuela. Ngoài ra một vài thuộc địa cũ của Ý như Somalia, Lybia và Eritrea vẫn còn một số người nói tiếng Ý. Các loại và các giọng tiếng Ý Tiếng Ý-Do Thái Miền Bắc Giọng Piemontese Giọng Milanese (Milano) Giọng Veneto (Venezia) Giọng Modenese Vùng Toscana Giọng Toscana (Firenze, Pisa, Siena) Giọng đảo Corsica Trung ương Giọng Romanesco (Roma) Giọng Umbro Giọng Marchigiano Giọng Cicolano-Reatino-Aquilano Miền Nam Giọng Abruzzese Giọng Campano (Napoli) Giọng Lucano Giọng Pugliese (Bari) Miền cực Nam Giọng đảo Sardinia Giọng Salentino (Lecce) Giọng Calabrese (Calabria) Giọng Siciliano (Palermo) Ngữ pháp Ví dụ Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Học tiếng Ý bằng tiếng Anh trên BBC Dizionario d'ortografia e di pronunzia - Từ điển phát âm tiếng Ý Ngôn ngữ tại Thụy Sĩ Ngôn ngữ tại Ý Ngôn ngữ tại Croatia Ngôn ngữ tại Slovenia Ngôn ngữ tại San Marino Ngôn ngữ hòa kết Ngôn ngữ tại Sicilia Ngôn ngữ tại Thành Vatican Ngôn ngữ chủ-động-tân
909
3643
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%20T%C3%BD
Tháng Tý
Trong âm lịch, tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch; còn gọi là tháng một) là tháng bắt buộc phải có ngày đông chí. Đây là một quy tắc bắt buộc để xây dựng lịch. Ngày nay, do chịu ảnh hưởng của cách đánh số các tháng, nên đôi khi một số người vẫn gọi nhầm tháng giêng là tháng một âm lịch do đánh số tháng giêng là 1 và họ gọi tháng một âm lịch thực thụ này là tháng 11 do đánh số của nó là 11. Hiện nay, tháng này là tháng thứ 11 trong năm âm lịch thường và là tháng thứ 12 trong năm âm lịch nhuận, nhưng vẫn được đánh số 11 do tháng nhuận có cùng cách đánh số với tháng trước đó. Tháng này còn gọi là tháng trọng đông. Một số người (nhất là các nhà lập lịch) còn thêm Can vào tên gọi của tháng nên có tháng Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý tùy theo từng năm âm lịch. Nhưng gọi là tháng Tý là dễ nhớ hơn so với Giáp Tý, Bính Tý v.v do nếu không nhìn vào lịch thì rất ít người nhớ nổi đó là tháng ??? + Tý. Các ngày quan trọng Ngày 11: Thái Ất cứu khổ thiên tôn đản sinh Ngày 17: Đức Phật A Di Đà đản sinh Xem thêm Lịch Trung Quốc Tiết khí Tham khảo Tý Âm lịch
238
3646
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m%20l%E1%BB%8Bch
Âm lịch
Thái Âm lịch (chữ Hán: 太陰曆, "lịch mặt trăng"), thường gọi là Âm lịch, là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất. Loại lịch duy nhất trên thực tế chỉ thuần túy sử dụng âm lịch là lịch Hồi giáo, trong đó mỗi năm chỉ chứa đúng 12 tháng Mặt Trăng. Đặc trưng của âm lịch thuần túy, như trong trường hợp của lịch Hồi giáo, là ở chỗ lịch này là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn và hoàn toàn không gắn liền với các mùa. Vì vậy năm âm lịch Hồi giáo ngắn hơn mỗi năm dương lịch khoảng 11 hay 12 ngày, và chỉ trở lại vị trí ăn khớp với năm dương lịch sau mỗi 33 hoặc 34 năm Hồi giáo. Lịch Hồi giáo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích tín ngưỡng tôn giáo. Tại Ả Rập Xê Út lịch cũng được sử dụng cho các mục đích thương mại. Phần lớn các loại lịch khác, dù được gọi là "âm lịch", trên thực tế chính là âm dương lịch. Điều này có nghĩa là trong các loại lịch đó, các tháng được duy trì theo chu kỳ của Mặt Trăng, nhưng đôi khi các tháng nhuận lại được thêm vào theo một số quy tắc nhất định để điều chỉnh các chu kỳ trăng cho ăn khớp lại với năm dương lịch. Do âm lịch thuần túy chỉ có 12 tháng âm lịch (tháng giao hội) trong mỗi năm, nên chu kỳ này (354,367 ngày) đôi khi cũng được gọi là năm âm lịch. Hiện nay, trong tiếng Việt âm lịch (hoặc lịch ta) thường được dùng để chỉ nông lịch. Đó là một loại âm dương lịch chứ không phải âm lịch thuần túy. Do Việt Nam hiện nay dùng múi giờ UTC+7 để tính nông lịch, trong khi Trung Quốc thì dùng múi giờ UTC+8 nên ngày Tết Nguyên Đán theo nông lịch Việt Nam và Trung Quốc đôi khi không ứng với cùng một ngày Tây lịch. Bắt đầu của tháng âm lịch Âm lịch thuần túy cũng khác dương lịch ở chỗ ngày nào là ngày đầu tiên của năm. Cụ thể xem lịch Hồi giáo. Đối với một số loại "âm lịch" (không thực sự), chẳng hạn như lịch Trung Quốc, thì ngày đầu tiên của tháng là ngày "trăng mới", tức là khi Mặt Trăng bị hoàn toàn che khuất trong khu vực lịch này được sử dụng. Nhiều loại "âm lịch" khác thì căn cứ vào thời điểm trăng lưỡi liềm hiện ra. Độ dài của tháng âm lịch Thời lượng của chu kỳ/quỹ đạo Mặt Trăng không cố định và dao động ít nhiều trong khoảng thời gian trung bình của nó. Do các quan sát phụ thuộc vào độ không chắc chắn và các điều kiện thời tiết, và các phương pháp thiên văn rất là phức tạp, nên đã có những cố gắng để tạo ra các quy tắc số học cố định. Độ dài trung bình của tháng giao hội là 29,530588... ngày. Đó có nghĩa là độ dài tháng sẽ là 29 và 30 ngày luân phiên (được gọi tương ứng là thiếu và đủ). Sự phân bố của các tháng thiếu và đủ có thể được xác định bằng sử dụng phân số liên tục, và khảo sát các phép xấp xỉ kế tiếp cho độ dài của tháng theo phân số của ngày. Trong danh sách dưới đây, sau số ngày liệt kê trong tử số thì một số nguyên tháng được liệt kê như là mẫu số đã đầy đủ: 29 / 1 (sai số: -1,061176... ngày sau 2 tháng) 30 / 1 (sai số: 0,938824... ngày sau 2 tháng) 59 / 2 (sai số: -1,009404... ngày sau 33 tháng) 443 / 15 (sai số: 0,988320... ngày sau 30 năm) 502 / 17 (sai số: -0,98088... ngày sau 70 năm) 1447 / 49 (sai số: 0,999957... ngày sau 3.437 năm) 25101 / 850 (sai số: phụ thuộc vào thay đổi của giá trị đối với tháng giao hội) Các phân số này có thể được sử dụng trong việc lập các loại âm lịch, hoặc kết hợp với dương lịch để tạo ra âm dương lịch. Chu kỳ 49 tháng được Isaac Newton đề xuất làm cơ sở cho một lựa chọn trong tính toàn ngày Phục sinh vào khoảng năm 1700. Chu kỳ 360 tháng của lịch Hồi giáo dạng bảng là tương đương với 24×15 tháng trừ đi phần hiệu chỉnh là 1 ngày. Âm lịch 13 tháng tại Anh cổ Tại Anh, lịch với 13 tháng, mỗi tháng 28 ngày, cộng một ngày dư, được gọi là "a year and a day" (một năm và một ngày) còn được sử dụng tới thời kỳ Tudor. Nó có lẽ là một loại lịch lai trong đó người ta thay thế một tuần thông thường với 7 ngày cho một phần tư tháng âm lịch trên thực tế, vì thế một tháng có chính xác 4 tuần, không phụ thuộc vào tuần trăng trên thực tế. "Năm âm lịch" ở đây được coi là có 364 ngày, làm cho năm dương lịch (365 ngày) trở thành "một năm và một ngày". Chẳng hạn, bài ca balat thời kỳ "Edward" (có lẽ là Edward II, cuối thế kỷ XIII hay đầu thế kỷ XIV) về Robin Hood có câu "How many merry months be in the year? / There are thirteen, I say..." (Có bao nhiêu tháng dễ chịu trong năm? / Có mười ba, tôi nói...), đã được soạn giả thời Tudor thay đổi thành "...There are but twelve, I say...." (Chỉ có mười hai, tôi nói...). Robert Graves trong lời giới thiệu cho Greek Myths đã bình luận điều này với "số 13, con số của tháng chết chóc của Mặt Trời, chưa bao giờ đánh mất tiếng xấu của nó trong số các điều mê tín." Thậm chí vào cuối thế kỷ XX, các tổ chức tài chính Anh quốc vẫn còn cung cấp các khoản vay thế chấp theo âm lịch, đòi hỏi phải có điều chỉnh hàng năm. Âm dương lịch Phần lớn các loại lịch khác được gọi là âm lịch trên thực tế chính là âm dương lịch; các ví dụ như thế có lịch Trung Quốc, lịch Do Thái và lịch Hindu, lịch vạn niên cũng như phần lớn các loại lịch được sử dụng thời cổ đại. Tất cả các loại lịch trên đều có số tháng không cố định trong mỗi năm. Lý do là mỗi năm dương lịch trên thực tế không chia hết cho tháng âm lịch, vì thế nếu không có sự chỉnh sửa bằng cách thêm các tháng nhuận vào thì các mùa sẽ bị trôi dạt dần sau mỗi năm qua đi. Sự chỉnh sửa này tạo ra tháng thứ 13 của năm sau mỗi 2 hay 3 năm âm dương lịch. Xem thêm Âm dương lịch Dương lịch Nông lịch Lịch Hồi giáo dạng bảng Computus Lịch Celt Ngày lịch so le Tham khảo Liên kết ngoài Lịch
1,187
3647
https://vi.wikipedia.org/wiki/Can%20Chi
Can Chi
Can Chi (干支), gọi đầy đủ là Thiên Can Địa Chi (天干地支) hay Thập Can Thập Nhị Chi (十干十二支), là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước thuộc vùng văn hóa Đông Á như: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam và một số quốc gia khác ngoài vùng. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ 60 trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ Nhị Thập Bát Tú trong cách tính lịch cổ đại dùng để đếm ngày. Can Ý nghĩa Can (干) hay còn gọi là Thiên Can (天干) hoặc Thập Can (十干) do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm dương và Ngũ hành. Danh sách 10 can Năm kết thúc bằng số nào thì có Can tương ứng. Chi Ý nghĩa Chi (支) hay còn gọi là Địa Chi (地支) hay Thập Nhị Chi (十二支) do có đúng mười hai chi. Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo phương Đông dùng như để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa (gọi là canh gấp đôi giờ hiện đại). Việc liên kết các yếu tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Do số lượng con giáp cũng là 12 nên trong đời sống, Thập Nhị Chi cũng hay được gọi theo 12 con giáp. Danh sách 12 Chi Giờ Âm Lịch - Dương Lịch Tương truyền ngày xưa có một người tên Đại Nhiêu đã lập ra Thập Can và Thập Nhị Chi để giúp người ta tính toán thời gian. Việc tính giờ cũng có liên quan đến tập tính của 12 loài vật: Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu/bò chuẩn bị đi cày. Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất. Mão (5-7 giờ): Lúc mèo hoạt động chăm nhất. Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa. Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người. Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa. Mùi (13-15 giờ): Lúc dê/cừu ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại. Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú. Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu vào chuồng. Tuất (19-21 giờ): Lúc chó trông nhà. Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất. Lục thập hoa giáp 60 tổ hợp Can Chi Người ta ghép một can với một chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên (ngày, giờ, tháng, năm v.v...) bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ như vậy cho đến hết (Bính,..., Quý) và (Dần..., Hợi). Sự kết hợp như vậy tạo thành một chu kì, hết can (hoặc chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý Hợi. Có tổng cộng 60 (bằng bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) tổ hợp khác nhau của 10 can và 12 chi. Can phải kết hợp với Chi đồng tính (Can dương phải kết hợp với Chi dương và Can âm phải kết hợp với Chi âm). Năm 0 là Canh Thân, 1 là Tân Dậu... 59 là Kỷ Mùi. Dựa vào số dư khi chia hết cho 60 có thể tính can chi từng năm. 60 tổ hợp can chi, được gọi là Lục thập hoa giáp bao gồm: Ghi chú Xem thêm Lịch Trung Quốc Ngũ hành Mười hai con giáp Tham khảo Liên kết ngoài Can Chi Lịch Trung Quốc Tử vi Đông phương Đơn vị thời gian
650
3648
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20Nguy%C3%AAn
Công Nguyên
Công Nguyên (viết tắt là CN) là thuật ngữ được sử dụng để đánh số năm trong Lịch Julius và Lịch Gregory. Thuật ngữ này là gốc từ tiếng Latinh thời Trung Cổ, A là AD). Từ "Công nguyên" (chữ Hán: 公元) trong Hán Việt được vay mượn từ tiếng Trung. Trong tiếng Trung, "Công nguyên" 公元 là tên gọi tắt của "Công lịch kỷ nguyên" 公曆紀元. Công Nguyên hay Kỷ nguyên Công lịch tính từ khi Chúa Giêsu được sinh ra. Trước thời điểm Giêsu sinh ra được gọi là Trước Công Nguyên hay "Trước Công lịch kỉ Nguyên" (viết tắt là TCN, cách sử dụng tương ứng ở phương Tây là BC, viết tắt của Before Christ). Hệ thống TCN và CN được phát minh bởi Dionysius Exiguus của Scythia Minor vào năm 525, nhưng không được sử dụng rộng rãi cho đến sau năm 800. Cách ghi này trong lịch Gregorian được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Nó đã trở thành tiêu chuẩn không chính thức trên phạm vi toàn cầu, được áp dụng vì các lợi ích thiết thực trong sử dụng truyền thông quốc tế, vận tải và hội nhập thương mại và được các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc công nhận. Lịch sử Khái niệm kỷ nguyên Kitô được tu sĩ Dionysius Exiguus đặt ra vào thế kỷ VI khi ông tính lịch cho các ngày lễ Phục Sinh và được dùng với các lịch Julius và Gregory. Không có năm 0 trong các lịch này; năm 1 TCN được theo sau bằng năm 1 CN. Các nhà làm sử áp dụng thông lệ này vì nó được dùng lần đầu bởi tu sĩ Beda trong tác phẩm Historia Ecclesiastica Gentis Anglorum (Lịch sử giáo hội của người Anh, 731). Ông không dùng số 0, mặc dù ông đã biết số 0 vào lúc đó, vì việc đếm số cho năm bắt đầu từ 1 chứ không phải 0. Năm 0 trong lịch thiên văn là năm 1 TCN; các năm trước 0 được đánh số âm, như −1 = 2 TCN. Hầu hết các học giả Kinh Thánh hiện nay cho rằng Dionysius đã tính sai, và rằng trên thực tế Giêsu sinh trong khoảng từ năm 8 TCN tới năm 4 TCN. Dữ kiện muộn nhất liên quan đến sự giáng sinh của Giê-su là cái chết của Herod Đại đế vào năm 4 TCN. Sau Công Nguyên Tại Việt Nam, một số người do hiểu lầm CN là chỉ năm Chúa Giê-su ra đời nên họ đã gọi những năm nằm trong Công nguyên là năm "sau Công nguyên". Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu từ năm được cho là năm Chúa Giê-su ra đời, Công nguyên vẫn còn đang tiếp diễn, nó chỉ ngừng lại khi người ta quyết định kết thúc nó. Chừng nào Công nguyên chưa kết thúc thì mọi năm chỉ có thể là nằm trước hoặc trong Công nguyên, không có năm "sau Công nguyên". Theo cách nghĩ bình thường với kiến thức chung của người Việt Nam, từ " Công Nguyên" được hiểu là mốc (hoặc là số 0), nên họ thường sử dụng động từ Trước (-) và Sau (+) để định hình câu nói của họ. Ví dụ: sau công nguyên 2 năm là Năm 2+. Tham khảo Lịch Kitô giáo Niên đại học Thuật ngữ Kitô giáo Thời gian Dòng thời gian lịch sử Kitô giáo
568
3674
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD%20v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20h%E1%BB%8Dc
Lịch sử vật lý học
Vật lý (từ tiếng Hy Lạp cổ đại φύσις physis có nghĩa "tự nhiên") là chi nhánh cơ bản của khoa học, phát triển từ những nghiên cứu về tự nhiên và triết học nổi tiếng, và cho đến cuối thế kỷ thứ 19 vẫn coi là "triết học tự nhiên" (natural philosophy). Ngày nay, vật lý được xác định là môn khoa học nghiên cứu về vật chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng. Lịch sử Từ xa xưa, con người đã cố gắng tìm hiểu về các đặc điểm của vật chất và đặt ra các câu hỏi như: tại sao một vật lại có thể rơi được xuống đất? tại sao vật chất khác nhau lại có các đặc tính khác nhau? Và vũ trụ kia vẫn là điều bí ẩn: Trái Đất được hình thành như thế nào? đặc điểm của các thiên thể như Mặt Trời hay Mặt Trăng ra sao? Một vài thuyết đã được đưa ra, nhưng đa phần đều không chính xác. Những thuyết này mang đậm nét triết lý và chưa từng qua các bước kiểm chứng như các thuyết hiện đại. Một số ít được công nhận, số còn lại đã lỗi thời, ví dụ như nhà tư tưởng người Hy Lạp, Archimedes, đưa ra nhiều miêu tả định lượng chính xác về cơ học và thủy tĩnh học. Thế kỷ thứ 17, Galileo Galilei là người đi tiên phong trong lĩnh vực sử dụng thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của lý thuyết, và nó là chìa khóa để hình thành nên ngành khoa học thực nghiệm. Galileo xây dựng và kiểm tra thành công nhiều kết quả trong động lực học, cụ thể là Đinh luật quán tính. Năm 1687, Isaac Newton công bố cuốn sách Principia Mathematica, miêu tả chi tiết và hoàn thiện hai thuyết vật lý: Định luật chuyển động Newton, là nền tảng của cơ học cổ điển và Định luật hấp dẫn, miêu tả lực cơ bản của hấp dẫn. Cả hai thuyết trên đều được công nhận bằng thực nghiệm. Cuốn sách Principia cũng giới thiệu một vài thuyết thuộc ngành thủy động lực học. Cơ học cổ điển được mở rộng bởi Joseph Louis Lagrange, William Rowan Hamilton, và một số nhà vật lý khác, người đã xây dựng lên các công thức, nguyên lý và kết quả mới. Định luật hấp dẫn mở đầu cho ngành vật lý thiên văn, ở đó miêu tả các hiện tượng thiên văn dựa trên các thuyết vật lý học. Bước sang thế kỷ thứ 18, nhiệt động lực học được ra đời, bởi Robert Boyle, Thomas Young và một số nhà vật lý khác. Năm 1733, Daniel Bernoulli sử dụng phương pháp thống kê với cơ học cổ điển để đưa ra các kết quả cho nhiệt động lực học, từ đó ngành cơ học thống kê được ra đời. Năm 1798, Benjamin Thompson chứng minh được việc chuyển hóa cơ năng sang nhiệt, và năm [[1831 ]], James Prescott Joule đặt ra định luật bảo toàn năng lượng, dưới dạng nhiệt cũng như năng lượng cơ học, cơ năng. Đặc điểm của tính điện và từ tính được nghiên cứu bởi Michael Faraday, Georg Ohm, cùng với một số nhà vật lý khác. Năm 1855, James Clerk Maxwell thống nhất hai ngành điện học và từ học vào làm một, gọi chung là Điện từ học, được miêu tả bằng các phương trình Maxwell. Dự đoán của thuyết này đó là ánh sáng là một dạng sóng điện từ. Năm 1895, Wilhelm Conrad Roentgen (Röntgen) khám phá ra tia X quang, là một dạng tia phóng xạ điện từ tần số cao. Độ phóng xạ được tìm ra từ năm 1896 bởi Henri Becquerel, và sau đó là Marie Curie (Maria Skłodowska-Curie), Pierre Curie, cùng với một số nhà vật lý khác. Từ đó khai sinh ra ngành vật lý hạt nhân. Năm 1905, Albert Einstein xây dựng Thuyết tương đối đặc biệt, kết hợp không gian và thời gian vào một khái niệm chung, không-thời gian. Thuyết tương đối hẹp dự đoán một sự biến đối khác nhau giữa các điểm gốc hơn là cơ học cổ điển, điều này dẫn đến việc phát triển cơ học tương đối tính để thay thế cơ học cổ điển. Với trường hợp vật tốc nhỏ, hai thuyết này dẫn đến cùng một kết quả. Năm 1915, Einstein phát triển thuyết tương đối đặc biệt để giải thích lực hấp dẫn, thuyết này do đó được gọi là Thuyết tương đối tổng quát hay Thuyết tương đối rộng, thay thế cho định luật hấp dẫn của Newton. Trong trường hợp khối lượng và năng lượng thấp, hai thuyết này cũng cho một kết quả như nhau. Năm 1911, Ernest Rutherford suy luận từ thí nghiệm tán xạ về sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử, với thành phần mang điện tích dương được đặt tên là proton. Neutron, thành phần của hạt nhân nguyên tử không mang điện tích, được phát hiện ra năm 1932 bởi James Chadwick. Bước sang thế kể thứ 20, Max Planck, Einstein, Niels Bohr cùng với một số nhà vật lý khác xây dựng thuyết lượng tử để giải thích cho các kết quả thí nghiệm bất thường bằng việc miêu tả các lớp năng lượng rời rạc. Năm 1925, Werner Heisenberg và năm 1926 Erwin Schrodinger và Paul Dirac công thức hóa cơ học lượng tử, để giải thích thuyết lượng tử bằng các công thức toán học. Trong cơ lương tử, kết quả của các đo đạc vật lý tồn tại dưới dạng xác suất, và lý thuyết này đã rất thành công khi miêu tả các đặc điểm và tính chất của thế giới vi mô. Cơ học lượng tử là công cụ cho ngành vật lý vật chất đặc (condensed matter physics), một ngành nghiên cứu các tính chất vật lý của chất rắn và chất khí, bao gồm các đặc tính như cấu trúc tinh thể, bán dẫn và siêu dẫn. Người đi tiên phong trong ngành vật lý vật chất đặc đó là Felix Bloch, người đã sáng tạo ra một bộ mặt lượng tử các tính chất của electron trong cấu trúc tinh thể năm 1928. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nghiên cứu khoa học tập trung vào ngành vật lý hạt nhân với mục đích tạo ra bom nguyên tử. Sự cố gắng của người Đức, do Heisenberg dẫn đầu, đã không thành công, nhưng dự án Manhattan của Mỹ đã đạt được mục đích. Nhóm khoa học người Mỹ, đứng đầu là Enrico Fermi đã là người đầu tiên xây dựng lò phản ứng hạt nhân năm 1942, và chỉ 3 năm sau, năm 1945, vụ thử hạt nhân đầu tiên đã diễn ra tại Trinity, gần Alamogorgo, New Mexico. Lý thuyết trường lượng tử được xây dựng để phát triển cơ lượng tử, với việc kết hợp thuyết tương đối hẹp. Một phiên bản mới được hình thành vào cuối năm 1940 bởi Richard Feynman, Julian Schwinger, Tomonaga và Freeman Dyson. Họ đã công thức hóa thuyết điện động lực học lượng tử để miêu tả tương tác điện từ. Thuyết trường lượng tử tạo nền cho ngành vật lý hạt, ở đó nghiên cứu các lực tự nhiên và các hạt cơ bản. Năm 1945. Dương Chấn Ninh và Robert Mills phát triển một dạng thuyết gauge, tạo cơ sở cho Mô hình chuẩn. Mô hình chuẩn đã được hoàn chỉnh vào năm 1970, với thành công là việc miêu tả tất cả các hạt biết được khi ấy. Xem thêm Vật lý học Các nhà vật lý Tham khảo Liên kết ngoài Vật lý học
1,290
3692
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD%20c%C6%A1%20h%E1%BB%8Dc
Lịch sử cơ học
Những viên gạch đầu tiên của bộ môn cơ học dường như được xây nền từ thời Hy Lạp cổ đại. Những kết quả nghiên cứu đầu tiên được ngày nay biết đến là của Archimedes (287-212 TCN). Chúng bao gồm định lý mang tên ông trong thủy tĩnh học, khái niệm về khối tâm và nghiên cứu cân bằng của đòn bẩy. Sau đó, khoa học đã ngủ quên quá lâu và cơ học chỉ được đánh thức vào thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu với những tiến bộ vượt bậc vào thế kỉ 16. Trong suốt đêm trường thời Trung Cổ, những lý thuyết ngụy biện của Aristoteles (384-322 TCN) đã ngăn trở rất nhiều sự đi lên của khoa học đích thực. Trong thời này người ta phải kể đến Leonardo da Vinci (1452-1519) với những nghiên cứu về tĩnh học. Tuy nhiên những tên tuổi lớn nhất của giai đoạn huy hoàng này chính là nhà khoa học Ba Lan Nicolaus Copernicus (1473-1543) - người đã phủ nhận mô hình với Trái Đất là trung tâm vũ trụ của Ptolémée (xem thuyết địa tâm) và mô tả những chuyển động đúng đắn của Hệ Mặt Trời, là nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler (1571-1630) - người đã phát biểu ba định luật mang tên ông về sự chuyển động của các hành tinh, là nhà bác học thiên tài người Ý Galileo Galilei (1564-1642). Có thể nói, Galileo là ông tổ khai sáng ra động lực học: ông đã đưa ra khái niệm gia tốc, phát biểu vào năm 1632 nguyên lý tương đối Galileo và nguyên lý quán tính. Ông cũng đã nghiên cứu đến rất nhiều những vấn đề khác nhau của cơ học: con lắc, mặt phẳng nghiêng, sự rơi tự do. Kế tiếp sau đó, sang thế kỉ 17, nhà khoa học Pháp Blaise Pascal (1623-1662) đã có những nghiên cứu quan trọng về thủy tĩnh học. Nhà vật lý Hà Lan Christiaan Huygens (1629-1695) đã phân tích chuyển động quay, đặc biệt là những dao động của con lắc và đưa ra khái niệm về động năng cũng như về lực hướng tâm. Đặc biệt, nhà bác học Anh Isaac Newton (1642-1727) đã xuất bản cuốn sách Philosphiae naturalis principia mathematica (Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên) trong đó có nêu lên ba định luật mang tên ông, tạo nên nền tảng của cơ học cổ điển. Newton còn được biết đến với định luật vạn vật hấp dẫn của vũ trụ. Thế kỉ 17 khép lại và thế kỉ 18 mở ra và được xem như là thế kỉ của cơ học giải tích. Nhà bác học Thụy Sĩ Leonhard Euler (1707-1783) đã phát biểu những phương trình về cơ học chất lưu. Ông cũng tham gia vào việc xây dựng nên ngành cơ học giải tích cùng với Louis Joseph Lagrange (1736-1813) và Jean Le Rond d'Alembert (1717-1783). Tiếp theo đó, sự phát triển của cơ học cổ điển đã đạt tới giới hạn với những ứng dụng tuyệt vời. Ví dụ như Pierre-Simon Laplace (1749-1827) đã cải thiện sự chính sáng về sự ra đời của chuyển động các hành tinh nhờ vào phương pháp nhiễu loạn. Urbain Le Verrier (1811-1877) đã tiên đoán trước sự hiện hữu của Sao Hải Vương bằng chính phương pháp này. Mặt khác, ông cũng đã khám phá ra sự xích lại của điểm cận nhật của Sao Thủy. Tuy nhiên chính kết quả này lại đánh dấu một trong những giới hạn của cơ học Newton: kết quả này chỉ có thể được giải thích dựa vào cơ học tương đối. William Rowan Hamilton (1805-1865) đã đề xuất ra phép khai triển chính tắc được biết đến với tên những phương trình Hamilton. Người ta cũng có thể kể đến Henri Poincaré (1854-1912) với những đóng góp trong cơ học tính toán. Cuối cùng có rất nhiều sự mở rộng của cơ học cổ điển trong lĩnh vực về các môi trường liên tục (thủy động lực học hoặc môi trường chịu biến dạng). Chúng ta cũng không được phép quên rằng mặc dù ngày nay đã có rất nhiều những phát minh và khám phá trong cơ học lượng tử và cơ học tương đối ở thế kỉ 20 nhưng những nghiên cứu về hệ hỗn độn trong thập niên 1970, về những áp dụng của cơ học cổ điển vẫn là một phần to lớn trong lâu đài vật lý học. Trong khi đó, vẫn còn nguyên vẹn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết trong cơ học cổ điển, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến dao động kép. Tham khảo Cơ học Cơ học
788
3706
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20qu%E1%BB%91c%20gia%20theo%20d%C3%A2n%20s%E1%BB%91
Danh sách quốc gia theo dân số
Đây là danh sách quốc gia theo dân số. Danh sách này dựa trên cách gọi tên dùng trong danh sách nước trên thế giới. Lưu ý là bài này không chủ ý nói về tình trạng của các lãnh thổ. Một số lãnh thổ cũng được đề cập để tiện so sánh. Chúng được in nghiêng. Danh sách các nước Nguồn Nam Cực không có cư dân sinh sống, nhưng một số chính phủ vẫn duy trì các trạm nghiên cứu thường trực ở châu lục này. Số lượng người có thể thay đổi từ khoảng 1.000 người trong mùa đông tới khoảng 5.000 người vào mùa hè. Chỉ tính đến dân số ở Trung Quốc đại lục, không bao gồm các khu vực hành chính đặc biệt (Hồng Kông và Ma Cao) và khu vực do Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát (thường được gọi là "Đài Loan"). Bao gồm 7 vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp: Polynésie thuộc Pháp (266.952 người, tháng 1/2010), New Caledonia (245.580 người, 27/7/2009), Mayotte (194.000 người, năm 2009), Saint Martin (36.661 người, tháng 1/2008), Wallis và Futuna (13.484 người, tháng 7/2008), Saint Barthélemy (8.673 người, tháng 1/2008), Saint Pierre và Miquelon (6.072 người' tháng 1/2008). Bao gồm các nhóm đảo Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ, v.v... Bao gồm Đảo Christmas (1.508), Quần đảo Cocos (Keeling) (628) và Đảo Norfolk (1.828). Không bao gồm các lãnh thổ tranh chấp của Kosovo (~ 1.800.000 người). Gồm Puntland (~ 3.900.000 người) và Somaliland (~ 3.500.000 người). Con số của LHQ vào giữa năm 2009 là 7.170.000, trong đó không bao gồm dân số sống tại Bờ Tây Israel. Bao gồm Quần đảo Åland. Bao gồm Svalbard (2.701) và Jan Mayen. Không bao gồm (geostat.ge.2010.xls ) Cộng hòa Abkhazia (216.000, điều tra dân số năm 2003) và Nam Ossetia (70.000, năm 2006). Không bao gồm (statistica.md.2010.pdf) Transnistria (555.347, điều tra dân số năm 2005). Bao gồm Quần đảo Agalega, Rodrigues và Cargados Carajos. Không tính đến (cystat.gov.cy ) Bắc Síp; dân số theo ước đoán của LHQ vào giữa năm 2009 là 871.000. Không tính đến vùng Mayotte. Kết quả điều tra dựa trên phân chia địa lý của hai miền Bắc và Nam nước Sudan cũ năm 2008, trước khi tách thành hai quốc gia riêng biệt. Kết quả này bị Nam Sudan phản đối. Tham khảo Xem thêm Dân số thế giới Danh sách quốc gia theo dân số năm 2009 Danh sách quốc gia theo dân số năm 2010 Danh sách quốc gia theo dân số năm 2011 Danh sách quốc gia theo dân số năm 2012 Liên kết ngoài PopulationData.net PopulationMondiale.com CityPopulation.de (tiếng Anh) Dân số Nhân khẩu học
461
3719
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20gi%C3%A1o
Công giáo
Công giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo, xuất phát từ chữ Hy Lạp (katholikos) có nghĩa "chung" hay "phổ quát". Như vậy thuật ngữ Công giáo hay Đại công trong tiếng Việt được dùng để dịch chữ καθολικός, catholicus hoặc catholique, với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Công giáo được dùng với một số nghĩa như sau: Do ảnh hưởng lịch sử và hiện tại của Giáo hội Công giáo Rôma, "Công giáo" thường được dùng để chỉ hệ thống niềm tin tôn giáo của giáo hội. Sau cuộc Đại Ly giáo năm 1054, Đông phương dần thường được gọi là Chính thống giáo trong khi Tây phương gắn với tên gọi Công giáo. Thuật ngữ này cũng được dùng để đề cập đến các giáo hội Công giáo về bản chất qua việc họ tuyên bố giữ niềm tin Công giáo và có tính tông truyền như Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, Giáo hội chính thức của Anh hay các Giáo hội Công giáo Cổ và một số giáo hội khác. Được dùng để phân biệt giáo hội Kitô giáo tiên khởi (Duy nhất, Thánh thiện, Thiên Chúa Giáo và Tông truyền) với các nhóm lạc giáo. "Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền" Văn kiện sớm nhất sử dụng thuật từ "Giáo hội Công giáo" được tìm thấy trong thư của thánh Ignatius thành Antiochia gửi các tín hữu ở Smyrna vào năm 107. Khi kêu gọi các Kitô hữu giữ vững sự hiệp nhất với giám mục của mình, ông viết: "Ở đâu có giám mục hiện diện, là ở đó có cộng đoàn; cũng thế, ở đâu có Chúa Giêsu Kitô, là ở đó có Giáo hội Công giáo". Từ Công giáo được sử dụng kể từ đó để chỉ giáo hội duy nhất, nguyên thủy của Chúa Kitô, do Chúa Kitô sáng lập và được các Tông đồ lưu truyền, và xuất hiện trong các Kinh Tin Kính Kitô giáo, đáng chú ý là Kinh Tin Kính của các Tông đồ và Kinh Tin Kính Nicea. Vì vậy, nhiều người theo Kitô giáo tuyên bố mang danh hiệu "công giáo". Những người này có thể được chia thành 2 nhóm: Các giáo hội như Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Đông phương phi Chalcedon, Công giáo Cổ (Old Catholic, gồm cả Công giáo Thượng cổ Ancient Catholic), Công giáo Độc lập và Công giáo Anh tuyên bố có tính tông truyền từ giáo hội tiên khởi; và Các giáo hội tin rằng họ là hậu duệ tinh thần của các Tông đồ mà không cần có nguồn gốc tổ chức từ giáo hội lịch sử. Nhìn chung, từ "công giáo" thường được các thành viên của nhóm đầu dùng để chỉ chính họ. Thành viên của nhóm sau thường không tự gọi mình là công giáo, mặc dù họ vẫn xem mình là một phần của giáo hội "công giáo" vô hình. Các tín đồ Kitô giáo của hầu hết các giáo phái, trong đó có hầu hết các giáo phái Tin Lành, xác nhận niềm tin vào Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Đối với những người Tin Lành, mà hầu hết tự xem là hậu duệ tinh thần của các Tông đồ (nhóm thứ 2 nhắc tới ở trên), sự xác định rõ ràng này cho thấy niềm tin của họ vào sự hợp nhất cuối cùng của mọi giáo hội dưới một Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ duy nhất, hơn là một giáo hội hợp nhất hữu hình. Trong cách dùng này, công giáo thường được viết với chữ "c" thường; đây cũng là cách viết được dùng trong Kinh Tin Kính Nicea và Kinh Tin Kính của các Tông đồ. Các giáo hội tuyên bố mình là "Công giáo" Giáo hội Công giáo Rôma Giáo hội Công giáo Rôma là giáo hội lớn nhất trong số các nhóm tự gọi mình là Công giáo. Một số người cũng dùng cách gọi "Công giáo Rôma" để đề cập tới thành phần chiếm đa số trong giáo hội và theo nghi thức Latinh, là Giáo hội Latinh. Như trên có đề cập, thuật ngữ "Công giáo" thường được dùng để nói về "Công giáo Rôma". Từ "Rôma" dùng để chỉ vai trò trung tâm của Giáo hoàng Rôma đối với giáo hội này và theo định nghĩa mọi tín đồ Công giáo Rôma có sự hiệp thông trọn vẹn với vị Giáo hoàng này khi là thành phần của Giáo hội Latinh (Tây phương) chiếm đa số hay thuộc 22 Giáo hội Công giáo Đông phương nhỏ hơn, chấp nhận "quyền bính trọn vẹn. tối cao, phổ quát trên Hội thánh" của Giáo hoàng tại Rôma (Điều 882 Giáo lý Hội thánh Công giáo). Các nhóm Công giáo khác Trong Kitô giáo Tây phương các nhóm chính tự xem là "Công giáo" mà không có sự hiệp thông đầy đủ với Giáo hoàng là Giáo hội Công giáo Thượng cổ (Ancient Catholic, Giáo hội Công giáo Cổ tại Hà Lan), các Giáo hội Công giáo Cổ (Old Catholic, tách khỏi Giáo hội Công giáo Rôma năm 1870), Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, các Giáo hội Công giáo Độc lập (Independent Catholic) như các nhóm ở Philippines, Brazil, Ba Lan và một số thành phần của Anh giáo (Thượng Giáo hội hay Công giáo Anh). Các nhóm này giữ các niềm tin tinh thần và thực hành nghi lễ tôn giáo tương tự như Công giáo Rôma nghi lễ La-tinh mà từ đó họ xuất phát, nhưng từ chối địa vị và thẩm quyền của Giáo hoàng. Một số nhóm Công giáo Truyền thống chủ nghĩa không chấp nhận một phần hoặc toàn bộ các cải cách của Công đồng Vatican II cũng ở tình trạng tương tự. Các sách nhập môn về Anh giáo thường đề cập đến đặc tính của truyền thống Anh giáo là bao gồm cả "Công giáo và Cải cách", Anh giáo (Anglicanism) về thực hành có thể được chia thành 2 cánh chính: Thượng Giáo hội (High Church), còn được gọi là Công giáo Anh (Anglo-Catholicism), và Hạ Giáo hội (Low Church), còn được gọi là trường phái Tin lành. Mặc dù tất cả các thành tố bên trong Anh giáo đều áp dụng các tín điều như nhau nhưng Anh giáo Hạ Giáo hội xem chữ "Công giáo" theo ý nghĩa lý tưởng, còn Anh giáo Thượng Giáo hội xem đó là tên gọi cho toàn thể Giáo hội hoàn vũ mà họ là một bộ phận cùng với Công giáo Rôma và các giáo hội Chính thống giáo. Công giáo Anh giữ nhiều nét giống với nghi lễ La-tinh của Công giáo Rôma cũng như nhiều yếu tố tinh thần có liên quan, như niềm tin và thực hành 7 bí tích, tin vào sự Hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Tiệc thánh, tôn kính Nữ Đồng trinh Maria và các thánh, gọi người đã được truyền chức là "linh mục" – được xưng hô là "cha" – mặc lễ phục trong các nghi thức lễ nhà thờ, và đôi khi gọi hy lễ Tạ ơn là lễ "Missa". Cánh Công giáo Anh của Anh giáo phát triển chủ yếu vào thế kỷ thứ 19 và có liên hệ mạnh mẽ với Phong trào Oxford. Hai người lãnh đạo nổi bật của phong trào, John Henry Newman và Henry Edward Manning, vốn đều là giáo sĩ Anh giáo, sau này gia nhập Giáo hội Công giáo Rôma và trở thành Hồng y. Một vài giáo hội Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Đông phương phi Chalcedon tự xem là giáo hội Công giáo chân thực và hoàn vũ, và xem các giáo hội khác cùng hệ thống hoặc các giáo hội Công giáo Tây phương là lạc giáo và rời bỏ Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Thượng phụ của các giáo hội Chính thống giáo này là các tổng giám mục độc lập, nghĩa là mỗi vị không bị một vị khác giám sát trực tiếp khác (mặc dù vẫn ở dưới quyền, tuỳ theo truyền thống riêng của họ, của hội đồng giám mục hoặc quyết định chung của các thượng phụ cùng hiệp thông với nhau). Bốn đặc tính của Giáo hội: Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo, Tông truyền Xem thêm Bốn đặc tính của Giáo hội (Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo, Tông truyền) Phong trào Đại kết Kitô giáo theo quốc gia Chú thích Liên kết ngoài Thuật ngữ Kitô giáo Giáo hội học Tín hữu Công giáo Giáo hội Công giáo Rôma Thuật ngữ tôn giáo
1,478
3740
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sankt%20P%C3%B6lten
Sankt Pölten
Sankt Pölten (; Phương ngữ Trung Bayern: St. Pödn), chủ yếu được viết tắt với tên chính thức St. Pölten, [3] là thủ đô và thành phố lớn nhất của Bang Hạ Áo ở Đông Bắc Áo, với 55.538 dân vào ngày 1 tháng 1 năm 2020. St. Pölten là một thành phố có quy chế riêng (hay Statutarstadt) và do đó nó vừa là một đô thị vừa là một quận trong Mostviertel. Địa lý Thành phố nằm trên sông Traisen và nằm ở phía bắc của dãy Alps và phía nam Wachau. Nó là một phần của Mostviertel, khu vực phía tây nam của Hạ Áo. Tổ chức hành chính cấp quận, huyện St Pölten được chia thành các huyện sau đây: Altmannsdorf, Dörfl at Ochsenburg, Eggendorf, Ganzendorf, Hafing, Harland, Hart, Kreisberg, Matzersdorf, Mühlgang, Nadelbach, Oberradlberg, Oberwagram, Oberzwischenbrunn, Oberzwischenbrunn, Ochsendorf, Ratagdorf, Ratagsen, Pelsdorfnburg at the Traisen, Reitzersdorf, Schwadorf, Spratzern, St Georgen trên Steinfelde, St Pölten, Stattersdorf, Steinfeld, Teufelhof, Unterradlberg, Unterwagram, Unterzwischenbrunn, Viehofen, Völtendzeorf, Waitzendorf, Wasserberg, Wasserburg, Wasserburg và Zwerndorf. Vận tải Nhà ga chính của thành phố St. Pölten Hauptbahnhof nằm ngay trên tuyến đường sắt miền Tây của ÖBB và cũng là ga cuối của tuyến đường sắt Leobersdorfer, Mariazellerbahn, tuyến đường sắt vùng đến Tulln và tuyến đường sắt vùng đến Krems. Nó nằm ở giao lộ của Đường cao tốc miền Tây A1 và Đường cao tốc Kremser S33 và được cắt ngang bởi Đường Vienna B1. St Pölten là giao lộ của các tuyến xe buýt Wieselbus kết nối thủ đô và các vùng của Hạ Áo. Trong thành phố Từ năm 1911 đến năm 1976, một tuyến xe điện hoạt động ở St Pölten. Ngày nay, một mạng lưới gồm 11 tuyến xe buýt hoạt động đều đặn trong thành phố. Mỗi mùa hè, một chuyến tàu du lịch miễn phí ở trung tâm thành phố kết nối các khu vực cổ kính của thành phố với khu hành chính. Khí hậu Lịch sử Phần cổ nhất của thành phố được xây dựng trên địa điểm của thành phố Aelium Cetium thời La Mã cổ đại, tồn tại từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ IV. Vào năm 799, nó được gọi là Treisma. St Pölten đã trở thành thị trấn vào năm 1050 và chính thức trở thành thành phố vào năm 1169. Cho đến năm 1494, St Pölten là một phần của giáo phận Passau và sau đó trở thành lãnh thổ thuộc nhà nước. Một tu viện dòng Benedict được thành lập vào năm 771. Năm 1081, nơi đây đã tổ chức Chorherren của Augustinô và vào năm 1784, Kollegiatsstift của họ đóng cửa. Kể từ năm 1785, tòa nhà này là nơi tổ chức nhà thờ St Pölten. Thành phố đã thay thế Vienna làm thủ phủ Hạ Áo theo nghị quyết của Nghị viện Hạ Áo vào ngày 10 tháng 7 năm 1986. Chính quyền Hạ Áo đã được đặt tại St Pölten từ năm 1997. Tên St Pölten có nguồn gốc từ Hippôlytô thành Roma. Thành phố được đổi tên thành Sankt Hippolyt, sau đó là St Polyt và cuối cùng là St Pölten. Chính trị Hội đồng thành phố Hội đồng thành phố bao gồm 42 thành viên và kể từ cuộc bầu cử thành phố vào năm 2016, Hội đồng thành phố bao gồm các đảng sau: 26 Đảng Dân chủ Xã hội Áo (SPÖ) - thị trưởng và phó thị trưởng thứ nhất 9 Đảng Nhân dân Áo (ÖVP) - phó thị trưởng thứ hai 6 FPÖ 1 The Greens - The Green Alternative Nghi viện thành phố Nghị viện của thành phố bao gồm 11 thành viên: SPÖ: Martin Fuhs, Mag. Renate Gamsjäger, Kỹ sư Franz Gunacker, Robert Laimer, Wolfgang Nowak, Mag. Johann Rankl, Mag. Ingrid Heihs ÖVP: Alfred Neuhauser, Josef Fraberger FPÖ Greens: Silvia Buschenreiter Thị trưởng Vào ngày 9 tháng 7 năm 2004, hội đồng thành phố đã bầu ra cựu thượng nghị sĩ phụ trách văn hóa Mag. Matthias Stadler (SPÖ) với tư cách là thị trưởng mới của St Pölten. Phó thị trưởng thứ nhất là Susanne Kysela (SPÖ); Phó thị trưởng thứ hai là Johannes Sassmann (ÖVP). Huy hiệu, cờ và con dấu Kí hiệu của huy hiệu có màu bạc và màu xanh da trời; ở bên phải là vạch đỏ, bên trái là hình con sói chồm lên màu bạc. Cờ của thành phố có màu đỏ và vàng. Con dấu của thành phố có quốc huy được bao quanh bởi dòng chữ Landeshauptstadt St. Pölten. Con dấu của thẩm phán cũng có quốc huy của thành phố với dòng chữ Magistrat der Stadt St. Pölten. Kinh tế Tính đến ngày 15 tháng 5 năm 2001, 40.041 người làm việc trong 2.711 công ty trong thành phố. 23 công ty trong số đó là các doanh nghiệp quy mô lớn với hơn 200 nhân viên. Phương tiện truyền thông Một số công ty truyền thông có trụ sở tại St Pölten có "@cetera", một tạp chí văn học-văn hóa; "City-Flyer", một tạp chí trực tuyến mô tả những nét văn hóa của thành phố được xuất bản hàng tháng; "Campus Radio", một đài phát thanh của Đại học Khoa học Ứng dụng; "HiT FM", một đài phát thanh phát sóng ở Hạ Áo; "LetHereBeRock", một tạp chí trực tuyến dành cho giới trẻ về nền nhạc rock; NÖN, một tờ báo ở Hạ Áo; Tập đoàn Phát thanh truyền hình Áo chi nhánh Hạ Áo và kênh truyền hình địa phương "P3tv". Doanh nghiệp quy mô lớn Các công ty lớn nhất có trụ sở tại St Pölten là nhà sản xuất đồ nội thất Leiner, nhà sản xuất giấy Salzer và tập đoàn kỹ thuật thuộc sở hữu của gia tộc Voith. Tiện ích công cộng Cơ sở giáo dục Bundesgymnasium và Bundesrealgymnasium St. Pölten (trường gymnasium công lập) Cơ sở giáo dục công lập sư phạm mẫu giáo và sư phạm xã hội Trường kinh tế và học viện kinh tế công Bundesreal - và Bundesoberstufenrealgymnasium (BORG) Schulring (nhà thi đấu cao cấp công cộng) Đại học Khoa học Ứng dụng St. Pölten (các lĩnh vực đào tạo: mô phỏng máy tính, quản lý phương tiện truyền thông, công tác xã hội, viễn thông và truyền thông) Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc khối ngành kinh tế và xã hội Cơ sở giáo dục kỹ thuật cao học và phòng thí nghiệm công lập (các lĩnh vực: EDP và tổ chức, điện tử, kỹ thuật điện, kỹ thuật máy, kỹ thuật kinh tế) với đại học khoa học ứng dụng chuyên về chế tạo máy Đại học Thiết kế Mới (kiến trúc nội thất và thiết kế đồ họa) Học viện nhà nước Hạ Áo Đại học triết học-thần học Trường trung học dân gian Viện Hạ Áo thúc đẩy phát triển kinh tế ( WIFI ) Địa điểm giải trí và thể thao Bạn có thể bơi tại Aquacity (hồ bơi trong nhà]), hồ bơi ngoài trời St. Pölten và Hồ Ratzersdorf (một hồ tắm nơi có bãi tắm khỏa thân, bóng chuyền bãi biển và Golf mini). Để rèn luyện sức khỏe có City-Treff - Pueblo , Lifeline , Reebok và Seepark . Ngoài ra, thành phố có: Câu lạc bộ Bóng bầu dục Mỹ- St. Pölten Invaders Câu lạc bộ Cầu lông Câu lạc bộ gôn St. Pölten Trò chơi ky tại công viên giải trí Megafun Golf mini tại Trung tâm Tennis-Allround Sân bay dành cho máy bay mô hình của BSV VOITH Câu lạc bộ cưỡi ngựa St. Pölten-Wagram Trường bắn tư nhân Schützenkompagnie Công viên trượt băng Câu lạc bộ Bay lượn St. Pölten St Pölten có cơ sở chính của trường thể thao bang Hạ Áo. Quần vợt Hàng năm, vào tuần thứ ba của tháng Năm, giải đấu của ATP diễn ra ở St Pölten. St Pölten có nhiều sân vận động quần vợt địa phương như Arena im Aufeld, trung tâm quần vợt Allround, các sân tennis của hiệp hội thể thao trên băng địa phương 1872, các sân ở St. Georgen, các sân ở Ratzersdorfer Pond, các sân ở trường thể thao bang Hạ Áo và các sân của công viên giải trí Megafun. Quan hệ quốc tế Thị trấn song sinh - Thành phố kết nghĩa St Pölten kết nghĩa với các thành phố sau: Altoona, Pennsylvania, USA Brno, Cộng hòa Séc Clichy, Hauts-de-Seine, Île-de-France, Pháp Heidenheim, Baden-Württemberg, Đức Kurashiki, Nhật Nyíregyháza, Hungary Vũ Hán, Trung Quốc Văn hóa và các điểm tham quan Rạp hát Nhà hát bang Hạ Áo Bühne im Hof Festspielhaus St. Pölten Bảo tàng Bảo tàng giáo phận St. Pölten Bảo tàng im Hof Bảo tàng bang Hạ Áo Viện lưu trữ nghệ thuật hiện đại Hạ Áo Bảo tàng tư nhân "Đồ trang trí Wilhelmsburger và đĩa đồ dùng" Bảo tàng thành phố St. Pölten Các địa điểm khác Rạp chiếu phim Cinema Paradiso Giáo đường Do Thái cổ Klangturm (tháp), địa danh của thành phố Stadtsäle (sảnh tổ chức các sự kiện công cộng) Hội trường văn hóa thanh niên frei.raum VAZ (trung tâm tổ chức sự kiện) Under & Over (≈ "haywire"; "higgledy-piggledy"; "topsy-turvy"), một quán rượu ở nội thành Tonkünstler Orchestra Trung tâm thương mại Hạ Áo Apotheke zum golden Löwen (hiệu thuốc từ năm 1545), cửa hàng lâu đời nhất trong thành phố, nổi tiếng bởi mặt tiền kiểu baroque Sự kiện thường xuyên Giải quần vợt ATP Rạp chiếu phim tại nhà thờ ( Film am Dom ) Lễ hội vùng Liên hoan phim và văn hóa quốc tế Lễ hội ở tòa nhà nghị viện Tuần lễ hội St Pölten " Klangweile " Höfefest St Pölten Liên hoan FM4 Frequency Nhân vật đáng chú ý Martin Fiala, composer Jörg Demus, (1928–2019), nghệ sĩ piano Alfred Gusenbauer, (sinh năm 1960), chính trị gia (SPÖ) và cựu thủ tướng Áo Andreas Lattner, nhà khoa học máy tính Erwin Leder, (sinh năm 1951), diễn viên (tham gia các phim Das Boot , Thế giới ngầm ) Karl Österreicher (1923–1995), nhạc trưởng, nhà sư phạm âm nhạc Julius Raab, (1891-1964), chính trị gia bảo thủ, thủ tướng Áo 1953-1961 Mario Ranieri, DJ và nhà sản xuất Bernhard Wicki, diễn viên và đạo diễn Lolita, ca sĩ và diễn viên Don Manuel, Trẻ sơ sinh người Bồ Đào Nha, em trai của Vua John V, sống ở St Pölten một thời gian trong những năm 1730 Oliver Stummvoll, người mẫu The Clairvoyants, bộ đôi nhà ảo thuật - người điều khiển tâm trí Văn học Klaus Nüchtern: Kleines Gulasch in St. Pölten (tiếng Đức): Thomas Karl: St. Pölten - Ein Wandel durch die Zeit (tiếng Đức): Otto Kapfinger, Michaela Steiner: St. Pölten neu (tiếng Đức): Tham khảo Liên kết ngoài Drunter & Drüber Đô thị của Niederösterreich Thủ phủ bang Áo
1,835
3748
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20h%E1%BA%A1t
Vật lý hạt
Vật lý hạt là một ngành của vật lý nghiên cứu về các hạt sơ cấp chứa trong vật chất và bức xạ, cùng với những tương tác giữa chúng. Nó còn được gọi là vật lý năng lượng cao bởi vì rất nhiều hạt trong số đó không xuất hiện ở điều kiện môi trường tự nhiên, mà chỉ được tạo ra hay phát hiện trong các vụ va chạm giữa các hạt, nhờ các máy gia tốc. Lịch sử ngành vật lý hạt Ý tưởng về việc vật chất được tạo bởi các hạt cơ bản đã được đưa ra từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Thuyết nguyên tử đã được truyền bá bởi những triết gia người Hy Lạp như Leucippus, Democritus và Epicurus. Mặc dầu đến thế kỷ thứ 17 Isaac Newton đã nghĩ rằng vật chất được tạo bởi các hạt, song phải đợi mãi đến năm 1802, John Dalton mới chứng minh được "mọi vật đều được cấu tạo bởi các hạt cực nhỏ, gọi là các nguyên tử". Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Dmitri Ivanovich Mendeleev năm 1869 đã củng cố lý thuyết trên, vài thập niên sau, J.J. Thomson đã chứng minh được rằng nguyên tử được tạo bởi các hạt electron có khối lượng nhỏ và các proton có khối lượng tương đối lớn. Thí nghiệm của Ernest Rutherford đã chỉ ra rằng các proton nằm trong các hạt nhân. Ban đầu người ta cho rằng hạt nhân được tạo bởi các hạt proton và electron, nhưng trong quá trình nghiên cứu và so sánh khối lượng cùng với điện tích của chúng thì có nhiều sơ hở. Về sau, năm 1932, người ta mới tìm ra rằng hạt nhân được tạo bởi các hạt proton, mang điện tích dương, và neutron mang điện tích trung hòa. Thế kỷ thứ 20 là cuộc bùng nổ của vật lý hạt nhân cùng với vật lý lượng tử, cực điểm chính là các thí nghiệm phân hạch hạt nhân cùng với bom hạt nhân, tạo ra một đà lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp, trong đó phải kể đến ngành xuất chế, biến đổi một nguyên tử sang một nguyên tử khác, như quá trình chuyển chì thành vàng (tồn tại trên lý thuyết, nhưng không có hiệu quả kính tế). Trong những năm 1950 và 1960, một số lượng lớn các hạt được tìm ra bởi các thí nghiệm phân rã hạt. Khái niệm "vườn hạt", là tập hợp của các hạt, nhờ đó mà ra đời. Và nó còn tồn tại cho đến khi mô hình chuẩn được ra đời năm 1970, nơi mà tất cả các hạt và tổ hợp của chúng đều được giải thích một cách chính xác. Mô hình chuẩn Sự phân loại các hạt cơ bản được đưa ra trong mô hình chuẩn; nó mô tả các lực cơ bản của tự nhiên như lực tương tác mạnh, lực tương tác yếu và lực điện từ, bằng việc sử dụng các hạt truyền tương tác, gauge boson. Các hạt gauge bosons như là photon, W- W+ cùng với Z boson và gluon. Mô hình này có giới thiệu 24 hạt cơ bản chứa trong vật chất. Và sau cùng, nó còn dự đoán về sự tồn tại của một loại hạt khác có tên là Higgs boson. Các hạt hạ nguyên tử Các nghiên cứu trong vật lý hạt hiện đại tập trung vào các hạt hạ nguyên tử, là những hạt có cấu trúc nhỏ hơn nguyên tử. Nó bao gồm những hạt cấu thành nguyên tử như electron, proton, neutron (proton và neutron được tạo ra bởi các hạt sơ cấp gọi là quark), các hạt được tạo ra bởi quá trình bức xạ hay phân rã như photon, neutrino, muon, cũng như một số lượng lớn các hạt ngoại lai. Đối tượng nghiên cứu của vật lý hạt tuân thủ theo các định luật trong cơ học lượng tử. Ví dụ như chúng có lưỡng tính sóng-hạt - các hạt này vừa biểu hiện tính hạt như những hạt vật chất khác, vừa có thể biểu diễn dưới dạng sóng như trong các hàm sóng. Trên lý thuyết, không có sự phân biệt giữa tính hạt và tính sóng, mà nó đều được biểu diễn bằng các véc tơ trạng thái trong không gian Hilbert. Có hai loại hạt, hạt cơ bản hay còn gọi là hạt sơ cấp - là những hạt không thể chia nhỏ hơn được nữa, như electron hay photon; và hạt tổ hợp - là những hạt được cấu thành bởi các hạt khác, như proton và neutron, được cấu thành từ các hạt quark. Tất cả các hạt quan sát được cho đến ngày này đều được mô tả đầy đủ trong một mục của thuyết trường lượng từ có tên là mô hình chuẩn. Mô hình này giới thiệu 47 thành phần hạt sơ cấp, cùng với dạng tổ hợp của nó, do đó số hạt được nghiên cứu trong vật lý hạt nên tới con số vài trăm. Mặc dầu mô hình chuẩn được công nhận là đúng thông qua những thí nghiệm kiểm chứng hiện đại nhất ngày nay, tuy nhiên, nhiều nhà vật lý hạt vẫn cho rằng mô hình vẫn chưa hoàn thiện để có thể mô tả tự nhiên một cách trọn vẹn. Do vậy họ vẫn mong chờ để khám phá ra một lý thuyết mới, cơ bản hơn. Hiện tại, các số liệu về khối lượng của neutrino là những bằng chứng thí nghiệm đầu tiên của sự không hoàn thiện trong mô hình chuẩn. Vật lý hạt có một ảnh hưởng lớn tới triết học, một số lĩnh vực của nó vẫn trung thành với thuyết hoàn nguyên, một khái niệm cổ đã được phân tích bởi nhiều triết gia và nhà khoa học. Các cuộc tranh luận về nó vẫn kéo dài cho đến ngày nay. Vật lý lý thuyết hạt Vật lý lý thuyết hạt cố gắng để phát triển các mô hình lý thuyết, với công cụ là toán học để giải thích các kết quả của thí nghiệm hiện hành, cùng với việc dự đoán các kết quả thí nghiệm trong tương lại. Có một số lĩnh vực chính trong ngành vật lý lý thuyết hạt, song lại tạo ra một lượng lớn các hoạt động nghiên cứu. Trọng tâm của vật lý lý thuyết hạt chính là việc cố gắng hiểu sâu hơn về mô hình chuẩn cùng với các thí nghiệm kiểm chứng của nó. Bằng việc đưa ra nhiều tham số trong các thí nghiệm của mô hình chuẩn, để giảm thiểu các kết quả không chắc chắn, công việc này sẽ giúp các nhà vật lý phát hiện ra các hạn chế của mô hình chuẩn, nhờ đó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tự nhiên. Công việc tìm hiểu trên mang đầy thách thức, như việc tính toán các đại lượng trong sắc động lực học lượng tử. Một số nhà lý thuyết sử dụng công cụ là thuyết trường hiệu dụng, một số khác thì sử dụng thuyết lattice gauge theory. Một đóng góp không nhỏ khác tạo bởi các nhà xây dựng mô hình, người đưa ra các ý tưởng có thể mở rộng mô hình chuẩn (với phạm vi năng lượng cao hơn hay khoảng cách nhỏ hơn). Công việc này được thúc đẩy bởi các bài toán nảy sinh ra từ những số liệu của thí nghiệm. Nó bao gồm siêu đối xứng, tiếp đến là bộ máy Higgs, hay mô hình Randall-Sundrum, là sự kết hợp của những ý tưởng trên và một số ý tưởng khác. Một hướng đi chính trong vật lý lý thuyết hạt chính là lý thuyết dây. Các nhà lý thuyết dây có gắng xây dựng một mô hình thống nhất cơ học lượng tử với thuyết tương đối rộng, với ý tưởng chính là vật chất tạo bởi các dây, các màng nhỏ, chứ không chỉ dừng lại ở các hạt. Song song với thuyết dây là thuyết hấp dẫn lượng tử vòng, với ý tưởng không-thời gian được lượng tử hóa, có cấu trúc và kích thước xác định. Tương lai của vật lý hạt Các nhà vật lý hạt trên thế giới cùng hướng về một mục tiêu chung đó chính là nghiên cứu về sự tồn tại của hạt Higgs boson và các hạt siêu đối xứng. Sự hoàn thành của máy gia tốc LHC (Large Hadron Collider) vào năm 2009 sẽ tạo đà cho các nghiên cứu của vật lý hạt trong tương lai. Cùng với nó là dự án ILC (International Linear Collider), nếu như được nhất trí xây dựng, sẽ là một bước đệm rất lớn cho ngành vật lý hạt nói riêng cũng như ngành vật lý nói chung. Máy va chạm ILC sẽ cho phép các nhà vật lý hạt phát hiện các tính chất của hạt một cách chuẩn xác hơn. Một mục tiêu chính khác của vật lý hạt chính là việc xác định khối lượng của hạt neutrino, cũng như sự kiểm chứng về sự tồn tại phản ứng phân rã kép của proton. Các Loại Hạt Hạt Điện Các hạt tạo nên Điện tử bao gồm Điện tử âm, , Điện tử dương, , Điện tử trung hòa, , Phản Hạt Điện Các hạt tạo nên Quang Tử h bao gồm Hạt Quang Các hạt tạo nên Quang Tử bao gồm Quang Tử , Quang Tử , Quang Tử ,, Tham khảo Liên kết ngoài Vật lý hiện đại
1,606
3760
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao%20l%C3%B9n%20tr%E1%BA%AFng
Sao lùn trắng
Sao lùn trắng (hay còn gọi là sao trắt trắng) là thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết" (tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao). Các ngôi sao này không đủ nặng để sinh ra nhiệt độ ở lõi cần thiết để nung chảy cacbon trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân sau khi chúng chuyển thành các sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn đốt cháy heli. Cuối giai đoạn này, nửa bên ngoài của sao khổng lồ đỏ sẽ bị đẩy ra không gian tạo thành tinh vân, để lại đằng sau một lõi trơ chứa chủ yếu là cacbon và oxy, đó chính là sao lùn trắng. Lõi này không còn nguồn cung cấp năng lượng và bức xạ. Dần dần Nhiệt Năng của chúng phát xạ ra bên ngoài và nguội dần đi. Lõi không còn sự hỗ trợ của các phản ứng nhiệt hạch để chống lại lực hấp dẫn sẽ trở nên cực kỳ cô đặc, với khối lượng vào khoảng một nửa Mặt Trời và thể tích khoảng bằng Trái Đất. Các sao lùn trắng được hỗ trợ duy nhất bởi áp suất suy biến điện tử. Khối lượng cực đại của các sao lùn trắng, mà vượt quá nó thì áp suất suy biến không thể duy trì nữa , là khoảng 1,4 khối lượng Mặt Trời. Gọi là giới hạn Chandrasekhar.Sao lùn trắng mà vượt quá giới hạn này (chủ yếu do khối lượng được chuyển tới bởi sao đôi đồng hành) có thể nổ tung như các siêu tân tinh. Cuối cùng, sau hàng chục tỷ năm, sao lùn trắng sẽ nguội tới nhiệt độ mà từ đó nó không còn được nhìn thấy. Tuy nhiên, với tuổi vũ trụ mới vào khoảng 14 tỷ năm, thậm chí với cả các sao lùn trắng già nhất vẫn còn bức xạ với nhiệt độ vài nghìn độ K. Sự hình thành Phần lớn các ngôi sao có kích cỡ nhỏ và trung bình sẽ kết thúc dưới dạng là sao lùn trắng, sau khi tất cả hiđrô chúng có bị chuyển hóa thành heli. Gần cuối giai đoạn phản ứng nhiệt hạch của chúng, các ngôi sao như vậy sẽ nở ra và biến thành sao khổng lồ đỏ và sau đó mất dần đi phần lớn các vật chất ở các lớp ngoài cùng (tạo ra tinh vân) trong khi vẫn còn lõi rất nóng (T > 100.000 K), lõi này sau đó trở thành một ngôi sao lùn trắng trẻ tuổi. Một ngôi sao lùn trắng có khối lượng khoảng bằng Mặt Trời, có kích thước chỉ lớn hơn Trái Đất một chút. Điều này làm cho sao lùn trắng là một trong những dạng đặc nhất của vật chất, chỉ có các sao neutron, sao lạ và các sao lượng tử (giả thuyết) có mật độ lớn hơn nó mà thôi. Khối lượng càng lớn thì kích thước của sao lùn trắng càng nhỏ. Có giới hạn trên của khối lượng các sao lùn trắng, là giới hạn Chandrasekhar (khoảng 1,4 lần khối lượng Mặt Trời), mà vượt qua nó thì áp suất của các điện tử không thể cân bằng với lực hấp dẫn, và ngôi sao tiếp tục co nhỏ lại, cuối cùng tạo thành sao neutron. Bất chấp giới hạn này, phần lớn các ngôi sao kết thúc cuộc đời của chúng như là sao lùn trắng, vì chúng có xu hướng phát tán phần lớn khối lượng của chúng vào trong vũ trụ trước khi sụp đổ hoàn toàn (thông thường với những kết quả ngoạn mục - xem tinh vân). Người ta cho rằng thậm chí các ngôi sao có khối lượng gấp 8 lần Mặt Trời cuối cùng cũng sẽ bị chuyển thành các sao lùn trắng. Đặc trưng Nhiều sao lùn trắng có kích thước xấp xỉ Sao Hoả nhỏ hơn khoảng 100 lần Mặt Trời. Chúng có thể có khối lượng xấp xỉ Mặt Trời vì thế chúng rất đặc. Cho là cùng một khối lượng vật chất như Mặt Trời, chứa trong một dung tích của một hình cầu đường kính nhỏ hơn 100 lần, vì thế thể tích là 100³=1.000.000 lần nhỏ hơn Mặt Trời và do đó mật độ trung bình của vật chất trong các sao lùn trắng là 1.000.000 lần lớn hơn mật độ trung bình của Mặt Trời. Các vật chất ở trạng thái như vậy được gọi là suy biến. Trong những năm thập niên 1930 sự giải thích được cho là do hiệu ứng của cơ học lượng tử: Trọng lượng của sao lùn trắng được duy trì bởi áp suất của các điện tử (sự suy biến của điện tử), nó chỉ phụ thuộc vào mật độ mà không phụ thuộc vào nhiệt độ. Nếu làm biểu đồ so sánh độ sáng (tuyệt đối) với màu sắc đối với các sao đã quan sát được (biểu đồ Hertzsprung-Russell), thì không diễn ra mọi tổ hợp của độ sáng và màu sắc. Có một số sao ở trong khu vực độ sáng thấp-màu nóng (sao lùn trắng), nhưng phần lớn các sao nằm trong một dải, gọi là chuỗi chính. Các sao khối lượng nhỏ nằm trong chuỗi chính là nhỏ và nguội. Chúng được nhìn thấy có màu đỏ và gọi là sao lùn đỏ hay là sao lùn nâu (nguội hơn). Các dạng này là loại thiên thể hoàn toàn khác với các sao lùn trắng. Trong sao lùn đỏ, cũng như trong các sao của chuỗi chính, áp suất cân bằng trọng lượng là sinh ra do chuyển động nhiệt của khí nóng. Áp suất tuân theo định luật của khí lý tưởng. Một loại khác của các sao được gọi là khổng lồ: các sao trong phần độ sáng cao của biểu đồ độ sáng-màu sắc. Chúng là các sao bị nổ tung bởi áp suất bức xạ và là rất lớn. Các sao lùn trắng rất rất nóng; vì thế chúng phát ra ánh sáng bức xạ trắng. Phần nhiệt này là phần còn lại của nhiệt sinh ra do sự sụp đổ của sao và nó không được bổ sung thêm (trừ trường hợp chúng thu được vật chất từ các sao gần đó), nhưng do bề mặt bức xạ rất nhỏ nên chúng duy trì được sức nóng trong một thời gian dài. Cuối cùng, sao lùn trắng sẽ nguội đi và trở thành sao lùn đen sau hàng chục tỉ năm. Các sao lùn đen, trên lý thuyết, là các thực thể nhiệt độ thấp và bức xạ yếu trong quang phổ vô tuyến. Tuy nhiên, vũ trụ chưa tồn tại đủ lâu để bất kỳ sao lùn trắng nào nguội đến mức trở thành sao lùn đen. Rất nhiều sao lùn trắng trẻ tuổi ở gần đã được phát hiện như là nguồn bức xạ các tia X mềm (tia X có năng lượng thấp); các quan sát bằng tia X và tia cực tím cho phép các nhà thiên văn nghiên cứu thành phần và cấu trúc của lớp khí quyển mỏng của các sao này. Sao lùn trắng không thể có khối lượng vượt quá 1,4 khối lượng Mặt Trời, giới hạn Chandrasekhar , nhưng có một cách để chúng vượt qua giới hạn này. Nếu sao lùn trằng bay thành cặp với một ngôi sao thông thường khác, nó có thể hút vật chất từ sao đôi đồng hành. Vật chất hút được rất chậm và ổn định. Khối lượng của sao lùn trắng tăng lên cho đến khi vượt qua giới hạn Chandrasekhar, từ điểm đó áp suất suy thoái không thể duy trì được sao. Nó tạo thành dạng siêu tân tinh loại Ia và là mạnh nhất trong các siêu tân tinh. Trong một số trường hợp, vật chất hút từ sao đồng hành chứa nhiều hiđrô, gây ra phản ứng hạt nhân nổ bùng ở dạng yếu hơn siêu tân tinh, gọi là các vụ nổ sao lùn trắng. Các vụ nổ này chỉ xảy ra ở vỏ chứa các vật chất mới hút vào, không ảnh hưởng đến lõi bên trong sao lùn trắng, và có thể lặp đi lặp lại nếu vẫn có dòng vật chất nhiều hiđrô chảy đến. Lịch sử thám hiểm Năm 1862, Alvan Graham Clark phát hiện ra sao đồng hành sẫm màu của sao sáng nhất , sao Thiên Lang (Sirius hay Alpha Canis Majoris). Sao đồng hành được gọi là Thiên Lang B (Sirius B hay Pup), có nhiệt độ bề mặt khoảng 25.000 K, vì thế nó được phân loại là sao nóng. Tuy nhiên, Sirius B khoảng 10.000 lần mờ nhạt hơn Sirius A. Mặc dù nó là sao rất sáng trên một đơn vị diện tích bề mặt, Sirius B là nhỏ hơn nhiều so với Sirius A, với đường kính xấp xỉ Trái Đất. Phân tích quỹ đạo của hệ thống sao Thiên Lang chỉ ra rằng khối lượng của Sirius B xấp xỉ bằng khối lượng của Mặt Trời. Điều này có nghĩa là Sirius B là hàng trăm nghìn lần nặng hơn chì. Càng nhiều sao lùn trắng được tìm thấy, các nhà thiên văn phát hiện ra rằng sao lùn trắng là phổ biến trong thiên hà của chúng ta. Năm 1917, Adriaan Van Maanen phát hiện ra sao Van Maanen, là sao lùn trắng thứ hai được biết và gần Mặt Trời hơn Sirius B. Sau khi phát minh ra cơ học lượng tử trong những năm thập niên 1920, sự giải thích về tỷ trọng của các sao lùn trắng đã được tìm thấy vào năm 1926. R.H. Fowler giải thích các tỷ trọng cao trong bài báo "Dense matter" (Vật chất đậm đặc) (Monthly Notices R. Astron. Soc. 87, 114-122) sử dụng áp suất suy biến điện tử vài tháng sau khi có công thức thống kê Fermi-Dirac cho điện tử, mà áp suất của điện tử dựa vào công thức này. Năm 1930, S. Chandrasekhar phát hiện trong bài báo gọi là "The maximum mass of ideal white dwarfs" (Khối lượng cực đại của các sao lùn trắng lý tưởng) (Astroph. J. 74, 81-82) rằng "không có sao lùn trắng nào có thể nặng hơn 1,2 lần Mặt Trời". Điều này hiện nay gọi là giới hạn Chandrasekhar. Chandrasekhar nhận được giải Nobel năm 1983. Tham khảo Liên kết ngoài Sao lùn trắng là gì VnExpress 23/5/2001 Sao đặc Loại sao Thuật ngữ thiên văn học Tiến hóa sao
1,762
3778
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1t%20s%C6%A1%20c%E1%BA%A5p
Hạt sơ cấp
Hạt sơ cấp () hay còn gọi là hạt cơ bản, là các hạt hạ nguyên tử không có các cấu trúc phụ, không được cấu tạo từ những hạt khác. Vì thế hạt sơ cấp được coi là tồn tại như một hạt nguyên vẹn, đồng nhất, không thể tách thành các phần nhỏ hơn. Cho đến thời điểm hiện tại các hạt được cho là sơ cấp bao gồm: Các loại "hạt vật chất" và "hạt phản vật chất" thuộc họ fermion (quark, lepton, phản quark và phản lepton), "các hạt lực" làm trung gian tương tác giữa các hạt fermion thuộc họ hạt boson (gauge bosons và Higgs boson). Một hạt chứa hai hoặc nhiều hạt cơ bản là một hạt tổng hợp. Vật chất chúng ta tiếp xúc hàng ngày bao gồm các nguyên tử, từng được coi là hạt sơ cấp, có nghĩa là "không thể bị chia nhỏ" trong tiếng Hy Lạp mặc dù sự tồn tại của nguyên tử vẫn còn gây tranh cãi cho đến khoảng năm 1910, vì một số nhà vật lý hàng đầu coi các phân tử là ảo ảnh toán học, và cuối cùng là năng lượng của vật chất. Chẳng bao lâu, các thành phần hạ nguyên tử của nguyên tử đã được xác định. Khi những năm 1930 mở ra, electron và proton đã được phát hiện, cùng với photon, hạt của bức xạ điện từ. Vào thời điểm đó, sự ra đời gần đây của cơ học lượng tử đang làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về các hạt, vì một hạt dường như có thể bao trùm một trường như một sóng, một nghịch lý vẫn lảng tránh lời giải thích thỏa đáng. Thông qua lý thuyết lượng tử, các proton và neutron đã được tìm thấy có chứa hạt quark. Các hạt quark lên và quark xuống hiện nay được coi là các hạt sơ cấp. Và trong một phân tử, ba bậc tự do của electron (điện tích, spin, quỹ đạo) có thể được tách ra thông qua hàm sóng thành ba quasiparticles (holon, spinon, orbiton). Tuy nhiên, một hạt electron tự do không quay quanh hạt nhân nguyên tử và thiếu chuyển động quỹ đạo, có vẻ như không thể chấp nhận được nhưng vẫn được coi là một hạt cơ bản. Khoảng năm 1980, trạng thái của một hạt cơ bản lúc đó được coi là cấu thành cuối cùng của chất, sau đó đã bị loại bỏ vì một triển vọng thực tế hơn, được thể hiện trong Mô hình chuẩn của vật lý hạt hiện đại, đây là lý thuyết thành công nhất về mặt thực nghiệm của khoa học. Nhiều công trình dựa trên và các lý thuyết ngoài Mô hình chuẩn, bao gồm siêu đối xứng phổ biến, nhân đôi số lượng hạt cơ bản bằng cách đưa ra giả thuyết rằng mỗi hạt được biết đến liên kết với một đối tác "bóng tối" lớn hơn nhiều, mặc dù tất cả các siêu đối tác như vậy vẫn chưa được khám phá Trong khi đó, một trọng lực trung gian boson cơ bản là hạt graviton vẫn còn là giả thuyết. Tổng quát Tất cả các hạt cơ bản là boson hoặc fermion. Các lớp này được phân biệt bằng số liệu thống kê lượng tử của chúng: fermion tuân theo số liệu thống kê Fermi Dir Dirac và boson tuân theo số liệu thống kê của Bose-Einstein. Spin của chúng được phân biệt thông qua định lý thống kê spin kèm theo: nó là một nửa số nguyên cho fermion và số nguyên cho boson. Mẫu biểu: hạt cơ bản Trong mô hình chuẩn, các hạt cơ bản được biểu diễn cho tiện ích dự đoán dưới dạng các hạt điểm. Mặc dù rất thành công, nhưng mô hình chuẩn vẫn chưa là một thuyết thống nhất các lực tự nhiên một cách hoàn toàn, do sự vắng mặt của lực hấp dẫn.. Tính chất của các hạt sơ cấp Khối lượng nghỉ Khối lượng nghỉ hay khối lượng tĩnh của một vật là khối lượng của vật xét trong một hệ quy chiếu mà theo hệ đó, vật là đứng yên. Đại đa số vật chất, trừ photon và neutrino, đều có khối lượng nghỉ khác 0. Thời gian tồn tại Các hạt sơ cấp đa số có thể phân rã thành các hạt khác. Thời gian sống của chúng dao động từ 10−6 đến 10−24 giây. Một số ít hạt sơ cấp được gọi là bền, có thời gian sống rất lớn, có thể coi là bền như electron 1022 năm, proton 1030 năm. Người ta nghiên cứu thời gian sống của hạt sơ cấp thông qua lý thuyết xác suất, dựa trên thời gian để một số lượng n hạt sơ cấp phân rã chỉ còn lại 0.5n hạt Điện tích Một số hạt trung hòa về điện có điện tích bằng không như phôtôn γ và nơtrinô ν. Một số hạt khác mang điện tích âm hoặc dương, với trị số tuyệt đối đều bằng điện tích nguyên tố của electron 1.602 x 10−19 C Spin Số lạ Số lạ là đại lượng đặc trưng lượng tử của các hạt sơ cấp, được đưa ra khi nghiên cứu quá trình phân rã của các hạt mêzôn K: K+, K0, và hyperon Υ: Λ0, Σ+, Σ0, Σ- tuân theo định luật bảo toàn số lạ Số Baryon Phản hạt Phân loại các hạt sơ cấp Các hạt sơ cấp được chia làm 2 nhóm chính là fermion (các hạt tạo nên vật chất trong vũ trụ) và boson (các hạt truyền tương tác). Hạt Fermion Fermion gồm 12 loại chia làm 2 nhóm là quark - các hạt nặng và lepton - các hạt nhẹ. Quark gồm sáu loại là up, down, charm, strange, top và bottom. Trong đó vật chất chúng ta thấy hàng ngày có hạt nhân gồm neutron và proton, ở đó neutron được tạo thành bởi 3 quark, 1 up và 2 down còn proton là 2 up và 1 down. Các hạt fermion có spin bán nguyên, ½. Mỗi hạt fermion đều có một phản hạt riêng. Fermion là hạt sơ cấp cấu thành nên vật chất. Chúng được phân loại dựa theo tương tác trong thuyết sắc động học lượng tử và theo mô hình chuẩn có 12 hương của fermion cơ bản, bao gồm 6 quark và 6 lepton. Các quark Các quark tương tác với nhau bởi lực màu (color force), mỗi quark đều có phản hạt và tồn tại ở 6 hương. Các lepton Lepton (tiếng Hy Lạp là Λεπτόν) có nghĩa là "nhỏ" và "mỏng". Tên này có trước khi khám phá ra các hạt tauon, một loại hạt lepton nặng có khối lượng gấp đôi khối lượng của proton. Lepton là hạt có spin bán nguyên, ½, và không tham gia trong tương tác mạnh. Lepton hình thành một nhóm hạt sơ cấp phân biệt với các nhóm gauge boson và quark. Có 12 loại lepton được biết đến, bao gồm ba loại hạt vật chất là electron, muyon và tauon, cùng 3 neutrino tương ứng và 6 phản hạt của chúng. Tất cả các lepton điện tích đều có điện tích là -1 hoặc + 1 (phụ thuộc vào việc chúng là hạt hay phản hạt) và tất cả các neutrino cùng phản neutrino đều có điện tích trung hòa. Số lepton của cùng một loại được giữ ổn định khi hạt tham gia tương tác, được phát biểu trong định luật bảo toàn số lepton. Hạt Gauge boson Boson gồm bốn loại hạt tương ứng với bốn loại tương tác cơ bản là photon - tương tác điện từ, graviton - tương tác hấp dẫn, gluon - tương tác mạnh, weak boson (gồm hai loại W và Z) - tương tác yếu. Các boson đều có spin nguyên. Các lực cơ bản của tự nhiên được truyền bởi các hạt gauge boson. Theo mô hình chuẩn có 13 loại hạt boson cơ bản: Quang tử, photon, có spin 1, là hạt truyền tương tác trong lực điện từ. Các W boson và Z boson có spin 1 là hạt truyền tương tác trong lực tương tác yếu. 8 gluon có spin 1 là hạt truyền tương tác trong lực tương tác mạnh. Hiện tại, các thuyết vật lý dự đoán về sự tồn tại của một số boson khác như: Higgs boson, có spin 0, được dự đoán bởi mô hình chuẩn của thuyết điện yếu thống nhất. Graviton, có spin 2, được cho là hạt truyền tương tác trong lực hấp dẫn và được dự đoán bởi thuyết hấp dẫn lượng tử. Các thành phần siêu đối xứng của các hạt fermion (là slepton và squark). Graviscalar có spin 0. Graviphoton có spin 1. Goldstone boson. X boson và phản X boson được dự đoán trong lý thuyết thống nhất GUT. Tương tác của các hạt sơ cấp Tương tác mạnh Tương tác mạnh là tương tác giữa các hạt hadron, giữ các thành phần của hạt nhân của nguyên tử lại với nhau, chống lại lực đẩy rất lớn giữa các proton. Tương tác điện từ Tương tác yếu Tương tác hấp dẫn Tham khảo Liên kết ngoài Vật lý hạt Thuật ngữ thiên văn học Hạt hạ nguyên tử Khái niệm vật lý Cơ học lượng tử Lý thuyết trường lượng tử
1,558
3779
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng%E2%80%93th%E1%BB%9Di%20gian
Không–thời gian
Trong vật lý, không–thời gian là một mô hình toán học kết hợp không gian ba chiều và 1 chiều thời gian để trở thành một không gian bốn chiều. Sơ đồ không–thời gian có thể được sử dụng để hình dung các hiệu ứng tương đối tính, chẳng hạn như tại sao những người quan sát khác nhau lại nhận thức khác nhau về địa điểm và thời điểm xảy ra các sự kiện. Cơ bản Định nghĩa Cơ học cổ điển phi tương đối coi thời gian như một đại lượng đo lường phổ quát, thống nhất trong toàn bộ không gian và tách biệt khỏi không gian. Cơ học cổ điển giả định rằng thời gian có tốc độ trôi qua không đổi, không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của người quan sát hoặc bất kỳ yếu tố bên ngoài nào. Hơn nữa, cơ học cổ điển giả định rằng không gian là Euclid; giả định rằng không gian tuân theo hình học của lẽ thường. Trong bối cảnh của thuyết tương đối hẹp, thời gian không thể tách rời khỏi ba chiều của không gian, bởi vì observed rate khi thời gian trôi qua đối với một vật thể phụ thuộc vào vận tốc của vật thể đó so với người quan sát. Thuyết tương đối rộng cũng đưa ra lời giải thích về việc trường hấp dẫn có thể làm chậm thời gian trôi qua của một vật thể như thế nào khi người quan sát ở bên ngoài trường hấp dẫn nhìn thấy. Cách mô tả các sự việc được thực hiện chính xác trên một hệ thống hình học được sáng tạo bởi Hermann Minkowski, ở đó không gian và thời gian được xem như là một cặp. Đây là hình học Minkowski, nơi một sự kiện được nhận dạng bằng một thế giới điểm của 4 chiều không–thời gian liên tục. Chiều thời gian thường được đặt là ct với c là tốc độ ánh sáng, t là thời gian, để có cùng thứ nguyên với các chiều không gian. Tuy nhiên chiều thời gian là một chiều đặc biệt và ct không hoàn toàn giống các chiều không gian khác. Ví dụ, đối với không gian ba chiều cổ điển, chiều dài của một thước kẻ không thay đổi và không phụ thuộc hệ quy chiếu; bình phương của nó luôn là: dl2 = dx2 + dy2 + dz2 Ở đây, dx, dy, dz là hình chiếu của thước kẻ lên ba chiều x, y và z của không gian. Trong không–thời gian phẳng (mêtric Minkowski); khi thay đổi hệ quy chiếu, chiều dài thước kẻ thay đổi, nhưng đại lượng sau không thay đổi: ds2 = dl2 - c2dt2 Ở đây dt là chênh lệch thời gian trong quan sát hai đầu thước kẻ trong không–thời gian. Công thức trên cho thấy, chiều thời gian không đối xứng (không tráo đổi tùy ý) với các chiều không gian. Không–thời gian phẳng Xem thêm: Mêtric Minkowski, Vectơ-4 Trong lý thuyết tương đối hẹp, không–thời gian là không–thời gian phẳng. Nhiều đại lượng vật lý ở dạng vectơ trong không gian ba chiều được mở rộng ra thành vectơ-4. Một vectơ-4 là một bộ gồm 3 thành phần, gọi là thành phần không gian, cùng với 1 thành phần, gọi là thành phần thời gian: V = [vt, vx, vy, vz] = [vt, v]. Bình phương của độ lớn của vectơ-4 được tính theo công thức: V2 = v.v - vt2 V2 = vx2 + vy2 + vz2 - vt2 Khi chuyển đổi hệ quy chiếu trong không–thời gian, các thành phần của vectơ-4 được biến đổi theo biến đổi Lorentz. Có một thuộc tính của các vectơ-4 không bị biến đổi bởi biến đổi Lorentz, đó chính là độ lớn của các vectơ-4 này. Điều này tương tự như khi thay đổi hệ quy chiếu trong không gian ba chiều, độ lớn của các vectơ vị trí ba chiều không đổi. Ví dụ trong phần giới thiệu cho thấy đại lượng khoảng cách hay vị trí trong không gian ba chiều được tổng quát hóa thành vectơ-4 [ct, x, y, z]. Nhiều đại lượng vật lý vectơ khác cũng đều có vectơ-4 tương ứng. Ví dụ như động lượng cổ điển được mở rộng thành động lượng-4 [E/c, p] với E là năng lượng tương đối tính và p là động lượng tương đối tính. Không–thời gian cong Trong lý thuyết tương đối rộng, không–thời gian có thể cong, tuỳ thuộc vào vật chất xung quanh nó. Sự cong của không–thời gian gây ra bởi sự có mặt của vật chất, tóm tắt trong phương trình Einstein. Các không–thời gian cong được đặc trưng bởi tenxơ mêtric của không–thời gian, nghiệm của phương trình Einstein khi cho biết một sự sắp đặt của vật chất. Một số không–thời gian cong ứng với các trường hợp đặc biệt có thể kể đến là mêtric Schwarzschild, mêtric Reissner–Nordström hay mêtric Kerr. Mêtric Schwarzschild mô tả chân không quanh một hành tinh, ngôi sao hay một hố đen không quay và không tích điện, và là ví dụ đơn giản nhất về không–thời gian quanh hố đen. Khi không có vật chất, lời giải phương trình Einstein trở về thời không gian phẳng như trong lý thuyết tương đối hẹp. Sự kiện, vũ trụ tuyến, thời gian riêng và đường trắc địa Trong không–thời gian, mỗi một điểm gọi là một sự kiện (do xảy ra tại một thời điểm và vị trí xác định). Bình phương khoảng cách giữa hai sự kiện trong không–thời gian, h2, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0, và khiến cho khoảng cách giữa hai sự kiện được chia làm ba loại: Kiểu thời gian: h2 < 0. Kiểu ánh sáng: h2 = 0. Kiểu không gian: h2 > 0. Giữa hai sự kiện có nhiều đường nối, nhưng đường nối ngắn nhất gọi là đường trắc địa. Trong cả hai lý thuyết tương đối, một vật thể trong không–thời gian đi theo vũ trụ tuyến hướng từ quá khứ tới tương lai. Vũ trụ tuyến của hạt photon là đường nối giữa các sự kiện liên tục có khoảng cách kiểu ánh sáng (s2 = 0); vũ trụ tuyến của các vật thể có khối lượng có kiểu thời gian. Khoảng cách giữa hai sự kiện trên một vũ trụ tuyến còn gọi là thời gian riêng, thời gian giữa hai sự kiện đo được bởi một quan sát viên đi theo vũ trụ tuyến này từ sự kiện này tới sự kiện kia. Trong lý thuyết tương đối rộng, vật thể chuyển động theo quán tính đi theo đường trắc địa kiểu thời gian. Xem thêm Hệ quy chiếu Hệ toạ độ Descartes Không gian nhiều chiều Không gian Hilbert Hình học phi Euclid Lý thuyết tương đối Tham khảo Liên kết ngoài Albert Einstein on space–time 13th edition Encyclopædia Britannica Historical: Albert Einstein's 1926 article Encyclopedia of Space–time and gravitation. Scholarpedia Expert articles Stanford Encyclopedia of Philosophy: "Space and Time: Inertial Frames" by Robert DiSalle. Thuyết tương đối Thời gian Không gian Thuật ngữ thiên văn học Khái niệm vật lý
1,180
3781
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1t%20Higgs
Hạt Higgs
Hạt Higgs (tiếng Việt đọc là: Hích) hay boson Higgs (Bô dôn Hích) là một hạt cơ bản trong mô hình chuẩn của ngành vật lý hạt và là một trong những loại hạt boson. Ngày 4 tháng 7 năm 2012, các nhà vật lý học tại Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) đã nhận ra sự tồn tại của một hạt có những đặc tính "thích hợp với boson Higgs", xác suất rằng dấu hiệu không phải do nó chỉ tới 0,00003% (tức 5 độ lệch); tuy nhiên, các nhà khoa học hạt vẫn cần phải xác nhận rằng sự quan sát này do boson Higgs thay vì một boson bất ngờ chưa được khám phá. Trong vài thập kỷ qua, ngành vật lý hạt đã xây dựng được một lý thuyết mô hình chuẩn, tạo nên khuôn khổ về sự hiểu biết các hạt và tương tác cơ bản trong tự nhiên. Một trong những thành phần cơ bản của mô hình này là trường lượng tử giả thiết phổ biến, chịu trách nhiệm cung cấp khối lượng cho các hạt. Trường này có tên gọi là trường Higgs. Nó là hệ quả của lưỡng tính sóng-hạt trong cơ học lượng tử, và tất cả các trường lượng tử đều có một hạt cơ bản đi kèm. Hạt đi kèm với trường Higgs được gọi là hạt Higgs, hay boson Higgs, theo tên của nhà vật lý Peter Higgs. Hạt Higgs thường được gọi là "hạt của Chúa" (God particle) trong truyền thông đại chúng bên ngoài cộng đồng khoa học. Tên gọi này xuất phát từ nhan đề cuốn sách năm 1993 về boson Higgs và vật lý hạt The God Particle: If the Universe Is the Answer, What Is the Question? của Leon Lederman. Ông đã muốn dùng tên gọi là Goddamn particle (hạt bị Chúa nguyền rủa, hạt mắc dịch) vì tầm quan trọng và sự khó khăn để xác định nó. Tuy nhiên biên tập viên cho rằng cách gọi này quá gây tranh cãi nên đã thuyết phục ông đổi tên. Vì trường Higgs chịu trách nhiệm về khối lượng, việc các hạt cơ bản có khối lượng được nhiều nhà vật lý coi như một dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của trường Higgs. Giả sử hạt Higgs tồn tại, chúng ta có thể suy luận được ra khối lượng của nó dựa trên tác động mà nó tạo ra đối với thuộc tính của các hạt và trường khác. Ngày 4 tháng 7 năm 2012, Fabiola Gianotti và Joseph Incandela, phát ngôn viên cho hai đội thí nghiệm độc lập ATLAS và CMS trình bày kết quả thực nghiệm của họ về boson Higgs tại LHC. Họ xác nhận mức tin cậy "5 sigma"(5σ) của bằng chứng về một hạt có đặc tính "tương đồng với boson Higgs", và họ thừa nhận rằng công việc tiếp theo là cần thiết để kết luận rằng nó có mọi đặc tính mà lý thuyết đã tiên đoán về boson Higgs. Ý tưởng cho sự tồn tại của hạt Higgs Rất nhiều thí nghiệm thuộc lĩnh vực vật lý hạt trên thế giới đang tìm kiếm cơ chế tạo ra khối lượng. Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm hạt nhân CERN ở Geneva cũng như tại Fermilab ở Illinois đang hy vọng tìm kiếm được cái họ gọi là "boson Higgs". Họ tin tưởng rằng nó là một hạt, cũng có thể là một tập hợp hạt mà chúng có thể tạo ra những hạt có khối lượng khác. Ảnh hướng của nhóm (đám đông vây quanh) chính là cơ chế Higgs, được đưa ra bởi nhà vật lý người Anh Peter Higgs vào những năm 1960. Lý thuyết đưa ra giả thuyết cho rằng có một dạng lưới biểu trưng cho trường Higgs phủ đầy vũ trụ. Giống như trường điện từ, nó có ảnh hưởng tới những hạt di chuyển xuyên qua nó, nhưng nó cũng liên hệ với vật lý chất rắn. Các nhà khoa học biết rằng khi một electron đi qua một mạng tinh thể nguyên tử điện tích dương, khối lượng của electron có thể tăng lên gấp 40 lần. Điều này cũng có thể đúng với trường Higgs, khi một hạt di chuyển trong nó, nó sẽ bị bóp méo một chút - giống như đám đông vây quanh ngôi sao điện ảnh ở bữa tiệc - và truyền khối lượng cho hạt. Câu hỏi về khối lượng là một vấn đề hóc búa, dẫn đến việc tồn tại hạt boson Higgs để phủ kín khoảng trống còn sót trong Mô Hình Chuẩn. Mô Hình Chuẩn miêu tả 3 trong 4 lực của tự nhiên: lực điện từ, lực tương tác mạnh, và lực tương tác yếu. Lực điện từ đã được biết một cách cặn kẽ trong nhiều thập kỷ qua. Hiện tại, các nhà vật lý dồn sự quan tâm sang lực hạt nhân mạnh, lực liên kết những phần của hạt nhân nguyên tử lại với nhau, và lực hạt nhân yếu, lực chi phối khả năng phóng xạ cũng như phản ứng tổng hợp hydro, một phản ứng quan trọng tạo ra năng lượng trong Mặt Trời. Điện từ học miêu tả sự tương tác giữa các hạt và photon, hình thành những bó (packet) nhỏ của bức xạ điện từ. Tương tự, lực hạt nhân yếu miêu tả cách thức hai hạt boson W và boson Z tương tác với các electron, quark, neutron... Có một sự khác nhau rõ ràng giữa hai tương tác này: photon không có khối lượng, trong khi khối lượng của W và Z lại khá lớn (khoảng 100 lần so với khối lượng của proton). Trong thực tế chúng là một trong những hạt có khối lượng lớn nhất từng biết. Khuynh hướng đầu tiên là giả sử rằng boson W và boson Z dễ dàng tồn tại và tương tác với những hạt cơ bản khác. Nhưng trên cơ sở toán học, khối lượng lớn của boson W và boson Z mang đến sự mâu thuẫn trong Mô Hình Chuẩn. Để giải thích cho điều này, các nhà vậy lý cho rằng phải có ít nhất một hạt khác - đó là boson Higgs. Những lý thuyết đơn giản nhất dự đoán rằng có một boson Higgs, nhưng những lý thuyết khác lại cho rằng có nhiều hơn. Trong thực tế, quá trình tìm kiếm hạt Higg là một trong những sự việc hào hứng nhất trong nghiên cứu, bởi vì nó có thể dẫn đến những khám phá mới, hoàn chỉnh vật lý hạt. Một số nhà lý thuyết nói rằng nó có thể mang ánh sáng đến cho toàn bộ những dạng tương tác mạnh mới, và số khác tin tương rằng việc nghiên cứu sẽ khám phá ra một vật lý cơ bản đối xứng mang tên "siêu đối xứng". Trước hết, các nhà khoa học muốn xác định phải chăng boson Higg thực sự tồn tại? Quá trình tìm kiếm đã bắt đầu từ hơn 10 năm trước, tại cả hai phòng nghiên cứu CERN tại Geneva và Fermilab ở Illinois. Để tìm kiếm các hạt này, các nhà nghiên cứu phải thực hiện va chạm những hạt khác với nhau ở vận tốc cực lớn. Nếu năng lượng từ sự va chạm này đủ lớn, nó có thể chuyển sang những hạt vật chất nhỏ hơn - có thể là boson Higgs. Những hạt này chỉ tồn tại ở một thời gian ngắn, sau đó phân rã thành các hạt khác. Vì thế, để chứng minh cho sự xuất hiện của hạt Higgs trong sự va chạm, các nhà nghiên cứu phải tìm được bằng chứng dựa vào các hạt nó sẽ phân rã ra. Tham khảo Boson Khoa học năm 2012 Mô hình Chuẩn Lý thuyết trường lượng tử Khối lượng
1,312
3782
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD%20thuy%E1%BA%BFt%20h%E1%BA%A5p%20d%E1%BA%ABn%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD%20v%C3%B2ng
Lý thuyết hấp dẫn lượng tử vòng
Việc tìm kiếm một lý thuyết lượng tử của trường hấp dẫn, qua đó tìm hiểu các đặc điểm của không-thời gian, lượng tử vẫn là một vấn đề mở. Một trong những hướng tiếp cận hiện đại chính là thuyết hấp dẫn lượng tử vòng. Thuyết này có cơ sở định nghĩa toán học khá tốt, bao gồm môi trường độc lập, không xáo trộn của lượng tử hóa hấp dẫn, cùng với các cặp vật chất quy ước. Thuyết hấp dẫn lượng tử vòng ngày nay hình thành một khối lượng lớn các nghiên cứu, từ nền tảng toán học cho đến các ứng dụng của nó vào ngành vật lý học. Một số kết quả nổi bật đó là: Tính toán được các đại lượng vật lý như diện tích và thể tích, trùng hợp với các đại lượng dự đoán trong vật lý thang Planck Tạo ra được một công thức đạo hàm từ công thức entropy lỗ đen (black hole) của Jacob Bekenstein và Stephen Hawking. Phác họa một hình ảnh vật lý phong nhã của thế giới lượng tử, có đặc điểm là như sợi polymer liên kết bởi các đại lượng rời rạc trong thang đo Planck. Đây là tính chất quan trọng bậc nhất, miêu tả sự lượng tử hóa của thế giới tự nhiên, biểu hiện ở chính không-thời gian. Các vấn đề tồn tại từ trước đó như việc thiếu giá trị của tích hữu hướng, tìm hiểu đặc điểm của các vòng, cũng như sự bổ sung các điều kiện tự nhiên, đã được giải quyết một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, một vấn đề mở bấy lâu nay chính là việc tìm hiểu bản chất động lực học của không-thời gian. Giới thiệu khái quát Hấp dẫn lượng tử: Chúng ta đang ở đâu? Vấn đề của vật lý năng lượng cao Vấn đề của vật lý tương đối tính Vòng hay là dây? Lịch sử của thuyết hấp dẫn lượng tử vòng Ý tưởng chính và cơ sở vật lý Lý thuyết trường lượng tử trên một đa tạp khác Ý nghĩa vật lý của bất biến diffeomorphism Vấn đề chưa được biết đến Quá trình hình thành Đại số vòng Hấp dẫn lượng tử vòng Trạng thái vòng và mạng spin Bất biến Diffeomorphism Động lực học của không-thời gian Kết quả vật lý Kỹ thuật Ý nghĩa vật lý Vấn đề mở Xem thêm Lý thuyết dây Tham khảo Liên kết ngoài Nguyên tử của không gian và thời gian Lực hấp dẫn Vật lý hiện đại Vật lý lý thuyết Thuyết hấp dẫn
410
3796
https://vi.wikipedia.org/wiki/VietNamNet
VietNamNet
Báo VietNamNet là cơ quan báo tại Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo VietNamNet được thành lập vào ngày 19 tháng 12 năm 1997. Ngày 23 tháng 1 năm 2003, VietNamNet được cấp giấy phép là tờ báo mạng điện tử và trở thành một trong những tờ báo mạng có mặt trong thời kỳ đầu xuất hiện loại hình báo mạng đầu tiên ở Việt Nam. Lịch sử 19/12/1997: Chính thức khai trương Trung tâm Dịch Vụ Gia Tăng Giá Trị VASC và đồng thời khai trương website WWW.VNN.VN, tiền thân của VietNamNet ngày nay. 2/9/2001: Mạng thông tin trực tuyến VASC Orient ra đời. VASC Orient là sản phẩm thông tin số hóa, được cung cấp miễn phí trên mạng Internet  sử dụng công nghệ VASC ICPSoft để quản lý và duy trì nội dung thông tin.  VASC Orient là dịch vụ thông tin có số lượng truy nhập cao nhất tại Việt Nam lúc đó, có cơ chế bảo mật nhiều lớp, đáp ứng khả năng bảo vệ thông tin. Năm 2003: - Mạng thông tin trực tuyến VASC Orient trở thành Báo điện tử VASC Orient, đổi tên miền thành VietNamNet.vn. Tên gọi mới này đã phản ánh được tầm vóc của một mạng thông tin mang tính quốc gia mà trong gần hai năm qua VASC Orient đã đạt được với số lượng truy cập gần 200 triệu lượt/tháng. - 18/6/2003: Báo điện tử VietNamNet chính thức cho ra mắt trang tiếng Anh VietNamNet Bridge tại địa chỉ: www.vnn.vn/english/. Đây được coi là báo điện tử tiếng Anh đầu tiên tại Việt Nam với đối tượng bạn đọc là cộng đồng quốc tế quan tâm tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. - Ra mắt Tạp chí Echip - Tuần tin Công nghệ thông tin – Viễn thông cho giới trẻ. Echip có ba loại ấn phẩm tuần: e-CHÍP Tin học trong tầm tay (phát hành vào thứ 6 hàng tuần), e-CHÍP Đọc xong vọc liền (phát hành vào thứ 3 hàng tuần) và e-CHÍP Mobile phát hành vào thứ 4 hàng tuần. - Lần đầu tiên tổ chức trao giải “Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin” gây tiếng vang lớn trong cộng đồng. Đây là hoạt động nhằm biểu dương những người đã có cống hiến cụ thể, thiết thực, hỗ trợ đồng bào tiếp cận, khai thác các ứng dụng CNTT phục vụ công việc và đời sống cộng đồng với tinh thần không vụ lợi. 20/6/2008: Báo điện tử VietNamNet chính thức trở thành đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. 2/9/2009: Chương trình hoà nhạc Điều còn mãi đầu tiên được tổ chức (năm 2016 trở thành Chương trình Hoà nhạc Quốc gia) Năm 2011: - Bổ nhiệm Tổng biên tập mới – ông Bùi Sĩ Hoa - Tổ chức thành công chương trình ca nhạc “Be strong, Japan” – Kiên cường lên nước Nhật nhằm mục đích kêu gọi sự hỗ trợ, lòng hảo tâm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho những nạn nhân kém may mắn của thảm hoạ động đất sóng thần Nhật Bản. Năm 2015: Chuyển giao thế hệ lãnh đạo, kiện toàn cơ cấu tổ chức   - Bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn làm Tổng Biên Tập – trở thành TBT trẻ nhất trong làng Báo điện tử Việt Nam lúc bấy giờ - Bổ nhiệm bà Hoàng Thị Bảo Hương, ông Lê Thế Vinh làm phó Tổng Biên tập - Kiện toàn nhân sự ở các vị trí chủ chốt của toà soạn Hợp nhất với báo Bưu điện Việt Nam Năm 2019, hợp nhất báo điện tử VietNamNet và báo Bưu điện Việt Nam Tổ chức bộ máy cụ thể gồm: Báo điện tử VietNamNet, ấn phẩm Bưu điện Việt Nam; duy trì Infonet hiện nay là phiên bản điện tử của ấn phẩm của Bưu điện Việt Nam thuộc Báo VietNamNet (mới). Báo VietNamNet (mới) kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ hợp pháp của báo Bưu điện Việt Nam và báo điện tử VietNamNet; có trách nhiệm tiếp nhận bàn giao từ 2 báo và duy trì ổn định hoạt động tin, bài. Lãnh đạo Người sáng lập, tổng biên tập đầu tiên: ông Nguyễn Anh Tuấn Tổng biên tập từ năm 2011 đến 2015: ông Bùi Sĩ Hoa Tổng biên tập từ năm 2015 đến 2022: ông Phạm Anh Tuấn Tổng biên tập hiện tại: ông Nguyễn Văn Bá Các phó tổng biên tập hiện tại: bà Hoàng Thị Bảo Hương, ông Lê Thế Vinh, ông Võ Đăng Thiên Trụ sở và các văn phòng đại diện Trụ sở: Tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Văn phòng ấn phẩm Bưu điện Việt Nam/Infonet/ICTNews: Tầng 7, Toà nhà Cục Tần số vô tuyến điện, số 115 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Văn phòng đại diện Tp.HCM: Tầng 4, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Văn phòng đại diện Đà Nẵng: tầng 3, toà nhà VP Bộ TT&TT, 42 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, Đà Nẵng Sản phẩm tạo tiếng vang Chuyên mục Thư Hà Nội do Nhà báo Thu Uyên chủ trì Chuyên trang EXimpro (2015): là chuyên trang Xuất nhập khẩu và Phát triển kinh doanh, đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các nhà cung cấp dịch vụ ngoại thương, giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển kinh doanh. Sách Thời cơ vàng tập hợp các bài viết về đổi mới được đăng trên báo điện tử VietNamNet trước thềm Đại hội Đảng X Chương trình hòa nhạc Điều còn mãi (đến năm 2016 trở thành chương trình hòa nhạc quốc gia) Loạt bài của Tuần Việt Nam: - Loạt bài phản biện dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam (Quốc hội bỏ phiếu đình chỉ dự án) - Loạt bài phản biện về mở rộng Hà Nội - Loạt bài về xây khách sạn trong công viên Thống Nhất (Chính phủ ra quyết định huỷ bỏ dự án) - Loạt bài phản biện về dự án Bô xít Tây Nguyên (Chính phủ điều chỉnh thu hẹp quy mô dự án) - Loạt bài về Biển Đông Loạt bài Phóng sự điều tra: - Loạt bài điều tra về vụ án Nông trường sông Hậu (Cơ quan tố tụng phải thay đổi quy trình tố tụng, rút lại quyết định khởi tố đối với bà Ba Sương) - Loạt bài điều tra về giao đất rừng biên giới cho công ty Innovgreen (Chính phủ thu hồi đất đã giao) Các chương trình Bàn tròn trực tuyến Loạt bài góp ý sửa đổi hiến pháp: Loạt bài Góp ý Đại hội Đảng XI, bắt đầu bằng bài phỏng vấn ông Mai Liêm Trực, Thứ trưởng bộ thông tin truyền thông lúc bấy giờ. Đánh giá Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: VietNamNet đồng hành sát sao với người dân Chúng tôi chúc tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên của VietNamNet mạnh khỏe, phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục truyền tải những thông tin, hình ảnh tốt nhất đến bạn đọc. Mong VietNamNet tiếp tục phát triển vững mạnh Nhà báo Uông Ngọc Dậu, nguyên Giám đốc Hệ Thời sự, Chính trị, Tổng hợp (nay là Ban Thời sự), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV): Cái tôi và chắc nhiều độc giả cũng mong muốn đó là hiện nay và sau này, VietNamNet vẫn là tờ báo điện tử hàng đầu của Việt Nam và nó có vị trí trong cả khu vực và cả trong mặt bằng truyền thông quốc tế. Cái mà người ta mong muốn và bao nhiêu năm nay VietNamNet đã phấn đấu là tạo được dấu ấn về mảng chính luận, những bài bình luận có trí tuệ, có chiều sâu, vừa mang phong cách riêng của người viết lại mang tính tuyên ngôn của tờ báo. Và mọi người nhìn vào đấy thấy rằng có một phần trí tuệ của mình ở trong đó. Thiếu tướng Ngô Ngọc Thu, nguyên Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển VN Cá nhân tôi thường xuyên theo dõi tin bài cũng như sự phát triển và trưởng thành của VietNamNet. Điều tôi quan tâm đặc biệt là VietNamNet có độ tin cậy cao. Có được điều này, trước hết phải nói đến bản lĩnh các thế hệ lãnh đạo của VietNamNet trong 20 năm qua. Tôi cũng ấn tượng với đội ngũ PV, BTV, các nhà báo tâm huyết với nghề của VietNamNet. Những nhà báo đã xông xáo đi sâu vào hoạt động của đời sống, cùng đồng hành với nhân dân cũng như lực lượng vũ trang trên mặt trân bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và biên giới. Trong quá trình hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, PV VietNamNet đã đồng hành với chúng tôi, chia sẻ chia gian khổ, sóng gió nguy hiểm ác liệt trên biển đưa tin để nhân dân cũng như quốc tế nắm được tình hình thực tế trên biển, cũng như sự xây dựng, phát triển kinh tế biển. VietNamNet 20 tuổi, đó là tuổi thanh xuân, cực kỳ sung mãn và đã tích luỹ được kinh nghiệm và chỉ có thể phát triển tốt hơn. Chú thích Liên kết ngoài Trang web chính thức báo VietNamNet Kênh Youtube chính thức Báo VietNamNet Kênh Fanpage chính thức Báo VietNamNet Báo điện tử Việt Nam
1,617
3806
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%B1ng%20s%E1%BB%91%20v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD
Hằng số vật lý
Trong khoa học tự nhiên, một hằng số vật lý là một đại lượng vật lý có giá trị không thay đổi theo thời gian. Nó đối lập với hằng số toán học, là các giá trị cố định không liên quan trực tiếp đến các đo đạc vật lý. Một số nhà vật lý, như Paul Dirac năm 1937, cho rằng các hằng số vật lý thực ra sẽ giảm dần giá trị theo thời gian (tỷ lệ với tuổi của vũ trụ). Tuy nhiên các thí nghiệm vật lý đã không khẳng định được điều này, mà chỉ đưa ra một số giới hạn trên cho biến đổi của các hằng số (ví dụ hằng số cấu trúc tinh tế không thể giảm quá 10−5 trong một năm, hằng số hấp dẫn không thể giảm quá 10−11 trong một năm). Các hằng số không phụ thuộc hệ đo lường thường không có thứ nguyên và được coi là các hằng số vật lý cơ bản. Một số người tin là nếu các hằng số vật lý chỉ sai khác đi một chút so với giá trị hiện nay, vũ trụ của chúng ta sẽ trở nên rất khác đến mức các sinh vật có trí tuệ như chúng ta không có điều kiện xuất hiện. Như vậy vũ trụ hiện nay có vẻ như được tinh chỉnh rất kỹ lưỡng để dành cho sự sống thông minh, theo nguyên lý vị nhân. Bảng dưới liệt kê các hằng số đã biết đến nay. Các hằng số vật lý <table border="1" cellspacing="0" cellpadding="5" align="center"> Các hằng số chung Đại lượng Biểu thức Giá trị1 (hệ SI) Sai số tương đối Tham khảo Trở kháng đặc trưng của chân không 376.730 313 461... Ω xác định a Độ điện thẩm chân không 8.854 187 817... × 10−12F·m−1 xác định a Độ từ thẩm chân không 4π × 10−7 N·A−2 = 1.2566 370 614... × 10−6 N·A−2 xác định a Hằng số hấp dẫn Newton 6.6742(10) × 10−11m³·kg−1·s−2 1.5 × 10−4 a Hằng số Planck 6.626 0693(11) × 10−34 J·s 1.7 × 10−7 a Hằng số Dirac 1.054 571 68(18) × 10−34 J·s 1.7 × 10−7 a Độ dài Planck 1.616 24(12) × 10−35 m 7.5 × 10−5 a Khối lượng Planck 2.176 45(16) × 10−8 kg 7.5 × 10−5 a Nhiệt độ Planck 1.416 79(11) × 1032 K 7.5 × 10−5 a Thời gian Planck 5.391 21(40) × 10−44 s 7.5 × 10−5 a Vận tốc ánh sáng trong chân không 299 792 458 m·s−1 xác định a Hằng số điện từ Tên hằng số Biểu thức Giá trị1 (hệ SI) Sai số tương đối Tham khảo Bohr magneton 927.400 949(80) × 10−26 J·T−1 <td>8.6 × 10−8 a Lượng tử độ dẫn điện 7.748 091 733(26) × 10−5 S 3.3 × 10−9 a Điện tích nguyên tố (điện tích điện tử) 1.602 176 53(14) × 10−19 C 8.5 × 10−8 a Hằng số Josephson 483 597.879(41) × 109 Hz· V−1 8.5 × 10−8 a Lượng tử từ thông 2.067 833 72(18) × 10−15 Wb 8.5 × 10−8 a Magneton hạt nhân 5.050 783 43(43) × 10−27 J·T−1 8.6 × 10−8 a Lượng tử trở kháng điện 12 906.403 725(43) Ω 3.3 × 10−9 a Hằng số von Klitzing 25 812.807 449(86) Ω 3.3 × 10−9 a Hằng số nguyên tử và hạt nhân Đại lượng Biểu thức Giá trị1 (hệ SI) Sai số tương đối Tham khảo Hạt alpha Khối lượng2 6.644 6565(11) × 10−27 kg 1.7 × 10−7 a Bán kính Bohr 0.529 177 2108(18) × 10−10 m 3.3 × 10−9 a Deuteron Mô men từ 0.433 073 482(38) × 10−26 J · T−1 8.7 × 10−8 a Khối lượng<sup>2<sup> 3.343 583 35(57) × 10−27 kg 1.7 × 10−7 a Bán kính điện tích rms 2.1394 × 10−15 m 1.3 × 10−3 a Điện tử Bán kính cổ điển 2.817 940 325(28) × 10−15 m 1.0 × 10−8 a Bước sóng Compton 2.426 310 238(16) × 10−12 m 6.7 × 10−9 a Hằng số Landérg -2.002 319 304 3718(75) 3.8 × 10−12 a Hằng số hồi chuyển từ 1.760 859 74(15) × 1011 s−1 T−1 8.6 × 10−8 a Mô men từ -928.476 412(80) × 10−26 J·T−1 8.6 × 10−8 a Khối lượng2 9.109 3826(16) × 10−31 kg 1.7 × 10−7 a Hằng số kết cặp Fermi 1.166 39(1) × 10−5 GeV−2 8.6 × 10−6 a Hằng số cấu trúc tinh tế 7.297 352 568(24) × 10−3 3.3 × 10−9 a 137.035 999 11(46) 3.3 × 10−9 a Năng lượng Hartree 4.359 744 17(75) × 10−18 J 1.7 × 10−7 a Helion Khối lượng2 5.006 412 14(86) × 10−27 kg 1.7 × 10−7 a Hằng số hồi chuyển từ chắn 2.037 894 70(18) × 108 s−1 T−1 8.7 × 10−8 a Mô men từ chắn -1.074 553 024(93) × 10−26 J · T−1 8.7 × 10−8 a Muon Bước sóng Compton 11.734 441 05(30) × 10−15 m 2.5 × 10−8 a Hằng số Landé g -2.002 331 8396(12) 6.2 × 10−10 a Mô men từ -4.490 447 99(40) × 10−26 J · T−1 8.9 × 10−8 a Dị thường mô men từ 1.165 919 81(62) × 10−3 5.3 × 10−7 a Khối lượng2 1.883 531 40(33) × 10−28 kg 1.7 × 10−7 a Neutron Bước sóng Compton 1.319 590 9067(88) × 10−15 m 6.7 × 10−9 a Hằng số Landé g -3.826 085 46(90) 2.4 × 10−7 a </tr> Hằng số hồi chuyển từ 1.832 471 83(46) × 108 s−1 T−1 2.5 × 10−7 a Mô men từ -0.966 236 45(24) × 10−26 J · T−1 2.5 × 10−7 a </tr> Khối lượng2 1.674 927 28(29) × 10−27 kg 1.7 × 10−7 a Proton Bước sóng Compton 1.321 409 8555(88) × 10−15 m 6.7 × 10−9 a Hằng số Landé g 5.585 694 701(56) 1.0 × 10−8 a </tr> Tỷ số từ hồi chuyển 2.675 222 05(23) × 108 s−1·T−1 8.6 × 10−8 a Mô men từ 1.410 606 71(12) × 10−26 J·T−1 8.7 × 10−8 a Khối lượng2 1.672 621 71(29) × 10−27 kg 1.7 × 10−7 a Tỷ số hổi chuyển từ chắn 2.675 153 33(23) × 108 s−1 T−1 8.6 × 10−8 a Mô men từ chắn 1.410 570 47(12) × 10−26 J · T−1 8.7 × 10−8 a Quantum of circulation 3.636 947 550(24) × 10−4 m² s−1 6.7 × 10−9 a Hằng số Rydberg 10 973 731.568 525(73) m−1 6.6 × 10−12 a Tauon Bước sóng Compton 0.697 72(11) × 10−15 m 1.6 × 10−4 a Khối lượng2 3.167 77(52) × 10−27 kg 1.6 × 10−4 a Thiết diện Thomson 0.665 245 873(13) × 10−28 m² 2.0 × 10−8 a Góc Weinberg 0.222 15(76) 3.4 × 10−3 a Các hằng số lý-hóa Đại lượng Biểu thức Giá trị1 (hệ SI) Sai số tương đối Tham khảo Hằng số nguyên tử lượng (đơn vị khối lượng nguyên tử thống nhất) 1.660 538 86(28) × 10−27 kg 1.7 × 10−7 a Hằng số Avogadro 6.022 1415(10) × 1023 1.7 × 10−7 a Hằng số Boltzmann 1.380 6505(24) × 10−23 J·K−1 1.8 × 10−6 a Hằng số Faraday 96 485.3383(83)C·mol−1 8.6 × 10−8 a Hằng số bức xạ bậc một 3.741 771 38(64) × 10−16 W·m² 1.7 × 10−7 a cho ánh sáng 1.191 042 82(20) × 10−16 W · m² sr−1 <td>1.7 × 10−7 a Hằng số Loschmidt tại =273.15 K và =101.325 kPa 2.686 7773(47) × 1025 m−3 1.8 × 10−6 a Hằng số khí 8.314 472(15) J·K−1·mol−1 1.7 × 10−6 a Hằng số Planck phân tử 3.990 312 716(27) × 10−10 J · s · mol−1 6.7 × 10−9 a Thể tích phân tử của một khí lý tưởng tại =273.15 K và =100 kPa 22.710 981(40) × 10−3 m³ ·mol−1 1.7 × 10−6 a tại =273.15 K và =101.325 kPa 22.413 996(39) × 10−3 m³ ·mol−1 1.7 × 10−6 a Hằng số Sackur-Tetrode tại =1 K và =100 kPa   -1.151 7047(44) 3.8 × 10−6 a tại =1 K và =101.325 kPa -1.164 8677(44) 3.8 × 10−6 a Hằng số bức xạ bậc hai 1.438 7752(25) × 10−2 m·K 1.7 × 10−6 a Hằng số Stefan-Boltzmann 5.670 400(40) × 10−8 W·m−2·K−4 7.0 × 10−6 a Hằng số định luật dịch chuyển Wien 4.965 114 231... 2.897 7685(51) × 10−3 m · K 1.7 × 10−6 a Các giá trị thừa nhận Đại lượng Biểu thức Giá trị (hệ SI) Sai số tương đối Tham khảo Giá trị quy ước của hằng số Josephson3 483 597.9 × 109 Hz · V−1 xác định a Giá trị quy ước của hằng số von Klitzing4 25 812.807 Ω xác định a Khối lượng phân tử Hằng số 1 × 10−3 kg · mol−1 xác định a của carbon-12 12 × 10−3 kg · mol−1 xác định a Gia tốc hấp dẫn chuẩn (rơi tự do trên Trái Đất) 9.806 65 m·s−2 xác định a Áp suất chuẩn 101 325 Pa xác định a </table> Ghi chú 1 Các giá trị cho ở dưới đây ở dạng chính xác; số trong dấu ngoặc đơn là sai số chuẩn là giá trị nhân với sai số chuẩn tương đối (gọi là sai số tương đối). 2 Giá trị đã cho tương ứng với khối lượng nghỉ. 3 Đây là giá trị được quốc tế thừa nhận đại diện cho volt dùng hiệu ứng Josephson. 4 Đây là giá trị được quốc tế thừa nhận đại diện cho ohm dùng hiệu ứng Hall lượng tử. Tham khảo a2002 CODATA Internationally recommended values of the Fundamental Physical Constants (at The NIST References on Constants, Units, and Uncertainty) Hằng số cơ bản hầu như bất biến Đo lường Quy luật khoa học
1,239
3821
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m%20ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20g%E1%BB%91c%20%C3%9D
Nhóm ngôn ngữ gốc Ý
Nhóm ngôn ngữ gốc Ý là một nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn-Âu có nhiều đặc điểm mà các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ tin rằng là hậu thân của tiếng Latinh. Nhóm này bao gồm vào khoảng 50 ngôn ngữ và đa số tập trung tại Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và România. Nhóm này được chia ra làm 3 phân nhóm: tiếng Latinh đứng một mình, các hậu thân của nó trong Nhóm Rôman và Nhóm Sabelli bao gồm vài ngôn ngữ cổ đã mai một. Nhóm Latinh-Faliscan: bao gồm các loại tiếng Latinh. Nhóm Rôman: là các hậu thân, vẫn còn được dùng hiện nay, của tiếng Latinh. Nhóm này được chia thành ba nhánh chinh: Nhánh phía Nam: bao gồm các tiếng địa phương của các đảo Corse và Sardegna. Nhánh phía Đông: bao gồm các loại tiếng Romania. Nhánh Ý-Tây: còn gọi là nhánh phía Tây vì bao gồm các tiếng trong nước Ý cũng như các tiếng Rôman tại phía Tây của Âu Châu. Điển hình của nhóm này là các tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Ý. Nhóm Sabelli Khi Đế quốc La Mã chiếm gần hết Châu Âu họ mang tiếng Latinh đến các vùng đất họ vừa chiếm. Tuy nhiên, chỉ có loại tiếng Latinh bình dân đã trở nên thông dụng vì tiếng Latinh cổ điển không dễ học. Sự sáp nhập của các tiếng địa phương vào tiếng Latinh bình dân đã tạo nên các tiếng của nhóm Rôman sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ. Sơ đồ của Nhóm ngôn ngữ gốc Ý Nhóm ngôn ngữ gốc Ý (thuộc Ngữ hệ Ấn-Âu) Nhóm ngôn ngữ Latinh-Faliscan Nhóm Faliscan: gồm nhiều tiếng đã được dùng tại Ý trước Đế quốc La Mã và ngày nay đã bị mai một. Nhóm Latinh: tiếng Latinh, tiếng Latinh bình dân, tiếng Latinh cổ điển... Nhóm ngôn ngữ Rôman: các hậu thân của tiếng Latinh bình dân Nhánh phía Đông: tập trung tại Đông Âu. Điển hình là tiếng Romana và các loại tiếng Romana tại Croatia, tại Hy Lạp... Nhánh phía Nam: tập trung tại đảo Corse (thuộc Pháp) và đảo Sardegna (thuộc Ý) Nhóm Corse: tiếng Corse Nhóm Sardegna: các tiếng địa phương của đảo Sardegna. Nhánh Ý-Tây: đây là nhánh phía Tây của nhóm ngôn ngữ Rôman Nhánh Ý-Dalmatia: tiếng Ý, tiếng Sicilia... Nhánh phía Tây Nhóm ngôn ngữ Gaul-Iberia Nhóm Gaul-Rôman: còn được chia ra thành nhiều phân nhóm nhỏ hơn, tập trung tại Pháp và những vùng về phía đông của nó. Điển hình là tiếng Pháp, tiếng Romansh của Thụy Sĩ, các tiếng địa phương tại miền bắc nước Pháp và nhiều tiếng tại vùng tây-bắc của Ý. Nhóm Iberia-Rôman: còn được chia ra thành nhiều phân nhóm nhỏ hơn, tập trung tại bán đảo Iberia và miền nam nước Pháp. Điển hình là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và nhiều tiếng tại Tây Ban Nha cũng như tại miền nam của Pháp. Nhóm ngôn ngữ Pyrenee-Mozarabic: tiếng Mozarabic và tiếng Aragon dùng tại vùng chung quanh dãy núi Pyrenee. Nhóm ngôn ngữ Sabelli: bao gồm tiếng Oscan, tiếng Umbria... thường dùng tại Ý trước tiếng Latinh nhưng nay đã bị mai một. Tham khảo Ngữ hệ Ấn-Âu Ngôn ngữ không còn ở Châu Âu Ngôn ngữ không còn Ý
537
3844
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%C6%A1ng%20t%C3%A1c%20c%C6%A1%20b%E1%BA%A3n
Tương tác cơ bản
Tương tác cơ bản hay lực cơ bản là các loại lực của tự nhiên mà tất cả mọi lực, khi xét chi tiết, đều quy về các loại lực này. Trong cơ học cổ điển, lực cơ bản là các lực không bao giờ biến mất dưới phép biến đổi hệ quy chiếu. Trong cơ học cổ điển cũng tồn tại lực quán tính không thể quy về các lực cơ bản. Tuy nhiên loại lực này được coi là "lực ảo", do luôn tìm được hệ quy chiếu mà lực này biến mất (gọi là hệ quy chiếu quán tính). Mô hình vật lý hiện đại cho thấy có bốn loại tương tác cơ bản trong tự nhiên: tương tác hấp dẫn, tương tác điện từ, tương tác mạnh và tương tác yếu. Trong cuộc sống hằng ngày, các lực mà chúng ta hay bắt gặp đều chủ yếu có nguồn gốc từ lực điện từ; ngoại trừ lực hấp dẫn từ Trái Đất. Ví dụ như các lực khi có va chạm cơ học giữa các vật thể thông dụng đều quy về lực tương tác giữa các phân tử hay nguyên tử, cụ thể là lực điện từ giữa hạt nhân và electron của chúng. Lực cơ học này bao gồm phản lực giữa các vật rắn, lực đẩy Acsimét trong các chất lỏng và chất khí, lực ma sát giữa các bề mặt, lực nâng cánh máy bay trong khí động lực học, sức căng bề mặt hay các lực điện từ thể hiện ở mức độ phân tử. Các phản ứng hóa học cũng được điều khiển bởi lực điện từ, như khi chúng tạo ra lực đẩy trong động cơ đốt trong. Các đồ điện, như động cơ điện, hiển nhiên sử dụng theo phương thức trực tiếp lực điện từ. Tương tác hấp dẫn Lực hấp dẫn là lực yếu nhất trong bốn lực cơ bản của tự nhiên, hình thành ở thang đo lớn, hay thang thiên văn học. Lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng là m1 và m2, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách, r, giữa chúng, được tính theo định luật vạn vật hấp dẫn Newton: với G ≈ 6,67 x 10−11 N m²/kg2 và được gọi là hằng số hấp dẫn. Lực hấp dẫn luôn luôn là lực hút và xảy ra ở đường nối tâm của 2 vật với nhau. Lực hấp dẫn của hai vật có độ lớn bằng nhau nhưng ngược hướng nhau, tuân theo đúng định luật thứ ba của Newton. Theo các nhà vật lý hạt thì có một hạt mang tên là graviton, hay hạt truyền tương tác của lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn có dạng gần giống với lực Coulomb áp dụng cho các điện tích, vì chúng đều tuân theo luật nghịch đảo bình phương khoảng cách. Điều này đã gợi ra cho Albert Einstein những ý tưởng đầu tiên về việc thống nhất lực hấp dẫn và lực điện từ; tuy nhiên kết quả đã không thành công. Về sau, ở thập niên 1960, người ta đã thống nhất được 3 lực còn lại, được biểu diễn ở trong điện-yếu thống nhất (electroweak unification), đây là sự kết hợp của lực điện từ, lực tương tác mạnh và lực tương tác yếu vào làm một. Ngày nay, các nhà vật lý nhận thấy rằng lực hấp dẫn và lực điện từ có một điểm chung và cả hai đều xuất hiện bởi sự có mặt của các hạt truyền tương tác với khối lượng bằng 0. Điều này mở những hướng nghiên cứu mới để thống nhất 4 lực của tự nhiên vào một dạng duy nhất. Tương tác điện từ Tương tác điện từ hay lực điện từ là một trong bốn tương tác cơ bản của tự nhiên. Nó cũng là sự kết hợp của lực điện (còn gọi là lực Coulomb với các điện tích điểm đứng yên) và lực từ (sinh ra bởi các hạt mang điện tích khi di chuyển). Về cơ bản, cả lực điện và lực từ đều được miêu tả dưới dạng một lực truyền với sự có mặt của hạt truyền tương tác là quang tử. Quá trình lượng tử hóa lực điện từ được miêu tả trong thuyết điện động lực học lượng tử, hay còn gọi là thuyết QED. Lực điện từ là một lực có biên độ vô hạn, nó tuân thủ theo luật nghịch đảo bình phương khoảng cách giống như lực hấp dẫn. Lực điện từ tồn tại giữa các hạt mang điện tích như electron hay quark, và có độ lớn khoảng lần so với lực hấp dẫn. Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương, hai hạt cùng điện tích sẽ đẩy nhau và ngược điện tích sẽ hút nhau. Trái Đất, mặt trời, các hành tinh... chứa cùng một lượng hạt điện tích âm và điện tích dương, do đó chúng trung hoà và không có lực điện từ. Lực điện từ giữa electron và proton là lý do để cho electron nằm trên quỹ đạo của hạt nhân. Tương tác mạnh Bài chính: Tương tác mạnh Tương tác mạnh hay lực mạnh là một trong bốn tương tác cơ bản của tự nhiên. Lực này giữ các thành phần của hạt nhân của nguyên tử lại với nhau, chống lại lực đẩy rất lớn giữa các proton. Lực này được chia làm hai thành phần, lực mạnh cơ bản và lực mạnh dư. Lực tương tác mạnh ảnh hưởng bởi các hạt quark, phản quark và gluon-hạt truyền tương tác của chúng. Thành phần cơ bản giữ các quark lại với nhau để hình thành các hadron như proton và neutron. Thành phần dư giữ các hadron lại trong hạt nhân của một nguyên tử. Ở đây còn có một hạt gián tiếp là bosonic hadron, hay còn gọi là meson. Theo thuyết sắc động lực học lượng tử, mỗi quark mang trong mình điện tích màu, ở một trong 3 dạng "đỏ", "xanh lam" hoặc "xanh lơ". Đó chỉ là những tên, hoàn toàn không liên hệ gì với màu thực tế. Đối quark là các hạt như "đối đỏ", "đối xanh lam", "đối xanh lơ". Cùng màu đẩy nhau, trái màu hút nhau. Lực hút giữa hạt màu và hạt đối màu của nó là rất mạnh. Các hạt chỉ tồn tại nếu như tổng màu của chúng là trung hòa, nghĩa là chúng có thể hoặc được kết hợp với đối đỏ, đối xanh lam và đối xanh lơ như trong các hạt baryon, proton và neutron, hoặc một quark và một đối quark của nó có sự tương ứng đối màu (như hạt meson). Tương tác mạnh xảy ra giữa hai quark là nhờ một hạt trao đổi có tên là gluon. Nguyên lý hoạt động của hạt gluon có thể hiểu như trái bòng bàn, và hai quark là hai vận động viên. Hai hạt quark càng ra xa thì lực tương tác giữa chúng càng lớn, nhưng khi chúng gần xát nhau, thì lực tương tác này bằng 0. Có tám loại gluon khác nhau, mỗi loại mang một màu điện tích và một đối màu điện tích (có ba loại màu, nhưng do có sự trung hòa giống như đỏ + xanh + vàng = trắng ngoài tự nhiên, nên chỉ có 8 tổ hợp màu giữa chúng). Mỗi một cặp tương tác của quark, chúng luôn luôn thay đổi màu, nhưng tổng màu điện tích của chúng được bảo toàn. Nếu một quark đỏ bị hút bởi một quark xanh lam trong một baryon, một gluon mang đối xanh lam và đỏ được giải phóng từ quark đỏ và hấp thụ bởi quark xanh lam, và kết quả, quark đầu tiên chuyển sang quark xanh lam và quark thứ hai chuyển sang quark đỏ (tổng màu điện tích vẫn là xanh lam + đỏ). Nếu một quark xanh lơ và một đối xanh lơ quark tương tác với nhau trong một meson, một gluon mang, ví dụ như đối đỏ và xanh lơ sẽ được giải phóng bởi quark xanh lơ và hấp thụ bởi một đối xanh lơ quark, và kết quả, quark xanh lơ chuyển sang màu đỏ và đối xanh lơ đối quark chuyển sang màu đỏ (tổng màu điện tích vẫn là 0). Hai quark xanh lam đẩy nhau và trao đổi một gluon mang điện tích màu xanh lam và đối xanh lam, các quark vẫn dữ nguyên điện tích màu xanh lam. Hiện tượng không thể tách rời các quark xa nhau gọi là hiện tượng giam hãm (confinement). Có một giả thuyết rằng các quark gần nhau sẽ không tồn tại lực tương tác mạnh và trỏ thành tự do, giả thuyết này còn gọi là sự tự do tiệm cận và có thể được giải thích bằng nguyên lý quả bóng bàn như trên. Tương tác yếu Bài chính: Tương tác yếu Tương tác yếu hay lực yếu xảy ra ở mọi hạt cơ bản trừ các hạt photon và gluons, ở đó có sự trao đổi của các hạt truyền tương tác là các vector W boson và Z boson. Tương tác yếu xảy ra ở một biên độ rất ngắn, bởi vì khối lượng của những hạt W boson và Z boson vào khoảng 80 GeV, nguyên lý bất định bức chế chúng trong một khoảng không là m, kích thước này chỉ nhỏ bằng 0,1% so với đường kính của proton. Trong điều kiện bình thường, các hiệu ứng của chúng là rất nhỏ. Có một số định luật bảo toàn hợp lệ với lực tương tác mạnh và lực điện từ, nhưng lại bị phá vỡ bởi lực tương tác yếu. Mặc dầu có biên độ và hiệu suất thấp, nhưng lực tương tác yếu lại có một vai trò quan trọng trong việc hợp thành thế giới mà trong ta quan sát. Tương tác yếu chuyển đổi một hương quark sang một hương khác. Nó có vị trí quan trọng trong cấu trúc vũ trụ của chúng ta, bởi vì: Mặt trời sẽ không chiếu sáng nếu không có lực tương tác yếu bởi vì sự chuyển đổi từ proton sang neutron, ở đó deuterium, nguyên tố đồng vị của hydro được tạo ra và tạo ra phản ứng hydro, với nguồn năng lượng giải phóng cực lớn. Là cần thiết cho việc tạo nên khối lượng rất lớn của hạt nhân. Việc khám phá ra vector boson W và Z vào năm 1983 đã là một bằng chứng xác thực ủng hộ lý thuyết kết hợp tương tác yếu và tương tác điện từ vào một tương tác là tương tác điện yếu. Tham khảo Liên kết ngoài Các lực trong tự nhiên. V. Grigoriev, G. Miakisev; Ngô Đặng Nhân dịch - Tái bản lần 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2002, 527tr Các lực trong tự nhiên, V. Grigôriev và G. Miakisev: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5, Phần 6, Phần 7 Vật lý hạt
1,859
3854
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF%20t%E1%BB%99c%20M%C3%B4n-Khmer
Ngữ tộc Môn-Khmer
Ngữ tộc Môn-Khmer, Môn-Mên hay Mồn-Mên là một nhóm ngôn ngữ Nam Á bản địa của Đông Dương và một phần Đông Nam Á. Theo truyền thống, chúng được coi là tạo thành một nhóm phát sinh loài hợp lệ trong họ Nam Á, mặc dù giả thuyết đó đã bị tranh cãi. Theo giả thuyết này, ngữ hệ Nam Á sẽ được chia thành hai nhánh hoặc đơn vị phát sinh loài: các ngôn ngữ Môn-Khmer và các ngôn ngữ Munda. Sau đó, người ta đề xuất rằng các ngôn ngữ Nam Á thực sự bao gồm ba nhánh: Mon-Khmer hạt nhân, Munda và Khasi-Khơ Mú. Phân loại Phân loại trong bài này dựa trên bài viết của Gérard Diffloth năm 1974 trên Encyclopedia Britannica được nhiều người trích dẫn. Theo đó, ngữ tộc này được chia ra làm các nhánh sau đây: Đông Ba Na: bao gồm vào khoảng 30 ngôn ngữ tại Campuchia, Lào và Việt Nam với khoảng 700.000 người sử dụng. Cơ Tu (Ka Tu): bao gồm vào khoảng 14 ngôn ngữ tại miền trung Lào và Việt Nam, đông bắc Thái Lan. Có khoảng 1,3 triệu người sử dụng, điển hình là tiếng Cơ Tu. Khmer: bao gồm 1 ngôn ngữ phổ thông và nhiều phương ngữ tại Campuchia, đông bắc Thái Lan và miền Nam Việt Nam. Khoảng hơn 24 triệu người sử dụng. Nhánh Pear: bao gồm vài ngôn ngữ tại miền nam Campuchia, mặc dù một số nhà ngôn ngữ nghi ngờ việc đưa các ngôn ngữ Pear vào gần với tiếng Khmer. Việt (hay Việt-Mường): bao gồm khoảng 15 ngôn ngữ tại Lào và Việt Nam, trong đó tiếng Việt là tiếng nói phổ biến nhất trong ngữ hệ Nam Á vì có khoảng hơn 90 triệu người dùng. Ngoài ra còn có các tiếng Mường, Thổ (Cuối), Arem... Bắc Khasi: bao gồm khoảng 3 ngôn ngữ tại Meghalaya, Ấn Độ. Khơ Mú: bao gồm khoảng 15 ngôn ngữ tại Lào, Thái Lan và Việt Nam. Tiếng Mảng tại Việt Nam và Trung Quốc. Nhánh Palaung: bao gồm khoảng 20 ngôn ngữ tại khu vực thượng lưu sông Salween, biên giới Myanmar và Trung Quốc, miền bắc Thái Lan. Palyu tại miền nam Trung Quốc, T'in tại tỉnh Nan, miền bắc Thái Lan Nam Aslian: bao gồm vào khoảng 20 ngôn ngữ tại bán đảo Mã Lai, được tách ra thành 3 nhóm, Jahaic, Senoic và Semelaic. Môn: bao gồm 2 ngôn ngữ, một tại Thái Lan và một (tiếng Môn) tại Miến Điện. Khoảng 1 triệu người sử dụng. Nicobar: bao gồm các ngôn ngữ của quần đảo Nicobar nằm trong vịnh Bengal của Ấn Độ. Không phân loại Ba ngôn ngữ tại miền nam Trung Quốc chưa được xếp loại. Tiếng Bpoos Cam Tiếng Khắc Miệt Tiếng Khoan Tuy nhiên, phân chia này cũng chỉ là tương đối. Ngữ chi Việt (Việt-Mường) nhiều khi được cho vào Nhánh phía Bắc nhưng thường cũng hay được xếp riêng; nhiều nhà ngôn ngữ học lại cho nhánh Việt-Mường vào Nhánh phía Đông và xếp nhánh Pear ra một mình; nhiều người lại không công nhận sự hiện diện của Nhánh phía Nam.... Tóm lại, sự phân loại của nhóm ngôn ngữ này vẫn còn là đề tài cho các nhà ngôn ngữ học bàn cãi. Ghi chú
553
3855
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF%20t%E1%BB%99c%20Slav
Ngữ tộc Slav
Ngữ tộc Slav là một nhóm ngôn ngữ thuộc nhánh Balto-Slavic lớn hơn của ngữ hệ Ấn-Âu, xuất phát từ Đông Âu. Nhóm này bao gồm vào khoảng 20 ngôn ngữ và tập trung tại Đông Âu và Nga. Tuy đây là nhóm ngôn ngữ nhỏ về số lượng ngôn ngữ, nhưng lại có số người nói lớn. Ước tính có khoảng 300 triệu người sử dụng 1 trong 20 ngôn ngữ Slav như tiếng mẹ đẻ, với khoảng 150 triệu người bản ngữ dùng tiếng Nga, 48,6 - 50,6 triệu người dùng tiếng Ba Lan và 47 triệu người dùng tiếng Ukraina. Các nhà ngôn ngữ học chia nhóm này ra làm ba nhánh: Nhánh miền Đông: điển hình là tiếng Nga, tiếng Belarus và tiếng Ukraina. Nhánh miền Nam, bao gồm 2 nhóm nhỏ: Nhóm Đông-Nam có tiếng Bulgaria, tiếng Macedonia và tiếng Slav Giáo hội cổ. Nhóm Tây-Nam có tiếng Serbia-Croatia và tiếng Slovenia. Nhóm tiếng Serbia-Croatia lại gồm tiếng Serbia, tiếng Croatia, tiếng Bosnia và tiếng Montenegro. Nhánh miền Tây, bao gồm 3 nhóm nhỏ: Nhóm Tiệp Khắc có tiếng Séc và tiếng Slovakia. Nhóm Lekhite có tiếng Ba Lan và tiếng Kashubia. Nhóm Sorb có tiếng Thượng Sorbia và tiếng Hạ Sorbia (hay tiếng Lusatia). Xem thêm Tiếng Slav Giáo hội cổ Tiếng Liên Slav Tham khảo Liên kết ngoài Slav
221
3856
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF%20t%E1%BB%99c%20German
Ngữ tộc German
Ngữ tộc German (phiên âm tiếng Việt: ngữ tộc Giéc-man) là một nhánh của ngữ hệ Ấn-Âu, là các ngôn ngữ mẹ đẻ của hơn 500 triệu người chủ yếu ở Bắc Mỹ, châu Đại Dương, Nam Phi, và Trung, Tây và Bắc Âu. Đây là nhóm ngôn ngữ phổ biến thứ ba trong ngữ hệ Ấn-Âu, sau nhóm gốc Ý và Ấn-Iran. Chi ngôn ngữ German phía Tây gồm ba ngôn ngữ German phổ biến nhất: tiếng Anh với chừng 360–400 triệu người bản ngữ, tiếng Đức với hơn 100 triệu người nói, và tiếng Hà Lan với 23 triệu người bản ngữ. Những ngôn ngữ German Tây đáng kể khác là Afrikaans, một ngôn ngữ con của tiếng Hà Lan với 7,1 triệu người bản ngữ, tiếng Hạ Đức với chừng 6,7 triệu người bản ngữ (được xem là một tập hợp phương ngữ riêng biệt; 5 triệu người tại Đức và 1,7 triệu người ở Hà Lan), rồi tiếng Yiddish (từng có tới 13 triệu người nói) và tiếng Scots, cả hai đều có 1,5 triệu người bản ngữ. Những ngôn ngữ German Bắc còn tồn tại là tiếng Na Uy, tiếng Đan Mạch, tiếng Thụy Điển, tiếng Iceland, và tiếng Faroe, tổng cộng có chừng 20 triệu người nói. Nhánh Chi ngôn ngữ German phía Đông gồm tiếng Goth, tiếng Burgundy, và tiếng Vandal, tất cả đều đã biến mất. Tiếng Goth Krym, dạng ngôn ngữ German Đông biến mất cuối cùng, còn tồn tại đến cuối thế kỷ XVIII ở vài vùng hẻo lánh tại Krym. SIL Ethnologue liệt kê 48 ngôn ngữ German còn tồn tại, trong đó 41 thuộc nhánh German Tây, và 6 thuộc nhánh German Bắc; họ không đặt tiếng Hunsrik vào nhánh nào (dù các nhà ngôn ngữ học thường xem nó là một phương ngữ tiếng Đức). Tổ tiên chung của cả ngữ tộc là ngôn ngữ German nguyên thủy còn gọi là ngôn ngữ German chung, từng hiện diện vào thiên niên kỷ 1 TCN tại Scandinavia thời đồ sắt. Ngôn ngữ German nguyên thủy, cùng với tất cả các hậu duệ của nó, có một vài đặc điểm ngữ pháp riêng biệt, nổi tiếng nhất là một sự biến đổi phụ âm gọi là luật Grimm. Đặc điểm Các ngôn ngữ German sở hữu một vài đặc điểm tách chúng khỏi các ngôn ngữ Ấn-Âu khác. Sự thay đổi âm vị theo luật Grimm và luật Verner, biến đổi các âm tắc trong ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy. (ví dụ, * biến thành * trong đa số các trường hợp với ngôn ngữ German; so sánh three tiếng Anh với tres tiếng Latinh, two tiếng Anh với duo tiếng Latinh, do tiếng Anh với dha- tiếng Phạn.) Sự phát triển của xu hướng nhấn âm tiết đầu của từ, tạo nên sự giảm thiểu âm vị ở những âm tiết khác. Điều này giải thích cho việc đa số từ vựng cơ bản tiếng Anh lại đơn âm tiết, và cảm tưởng rằng tiếng Anh và tiếng Đức là những ngôn ngữ nặng về phụ âm. ví dụ *strangiþō → strength (sức mạnh) tiếng Anh, *aimaitijō → "ant" (kiến) tiếng Anh, *haubudan → "head" (đầu) tiếng Anh, *hauzijanan → "hear" (nghe) tiếng Anh, *harubistaz → Herbst (mùa thu) tiếng Đức, *hagatusjō → Hexe (phù thủy) tiếng Đức. (* thể hiện ngôn ngữ German nguyên thủy) Hiện tượng umlaut ngôn ngữ German, biến đổi nguyên âm trong từ, trong đó nguyên âm sau biến đổi để gần hơn với nguyên âm trước, hoặc một nguyên âm trước trở nên gần hơn với /i/ khi âm tiết tiếp theo có /i/, /iː/, hoặc /j/. Hiện tượng này cực kỳ nổi bật trong tiếng Đức nhưng chỉ còn hiện diện như những "vết tích" trong tiếng Anh (mouse/mice, goose/geese, broad/breadth, tell/told, old/elder, foul/filth, gold/gild). Số lượng nguyên âm lớn. Tiếng Anh là ví dụ điển hình ở mặt này, với khoảng 11–12 nguyên âm ở đa số phương ngữ (không tính nguyên âm đôi). Tiếng Thụy Điển có 17 nguyên âm đơn, tiếng Đức và Hà Lan có 14, và tiếng Đan Mạch có ít nhất 11. Phương ngữ Amstetten của tiếng Đức Bayern có tới 13 chỉ tính nguyên âm dài. Một lượng lớn động từ sử dụng hậu tố âm răng (/d/ hay /t/) thay vì ablaut để thể hiện thì quá khứ (ví dụ, stayed, called). Những động từ này được gọi là động từ yếu German; những động từ còn lại dùng ablaut (không phải umlaut) là động từ mạnh German Ghi chú Tham khảo German
763
3857
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m%20ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20Hy%20L%E1%BA%A1p
Nhóm ngôn ngữ Hy Lạp
Nhóm ngôn ngữ Hy Lạp hay nhóm ngôn ngữ Hellen (thuật ngữ tiếng Anh: Hellenic) là một nhánh con của ngữ hệ Ấn-Âu, với phân nhánh chính là tiếng Hy Lạp. Trong hầu hết các phân loại, nhóm này chỉ bao gồm tiếng Hy Lạp, nhưng vẫn có một số nhà ngôn ngữ học sử dụng thuật ngữ Hellenic để bao hàm tiếng Hy Lạp chuẩn và các biến thể khác được cho là có quan hệ họ hàng nhưng đủ khác biệt để được coi là ngôn ngữ riêng biệt, giữa các ngôn ngữ cổ đại hoặc các biến thể tiếng Hy Lạp hiện đại.<ref>David Dalby. The Linguasphere Register of the World's Languages and Speech Communities (1999/2000, Linguasphere Press). tr. 449-450.</ref> Cây phát sinh Có đề xuất cho rằng thuật ngữ "Hellenic" nên được dùng để bao hàm cả tiếng Hy Lạp chuẩn và tiếng Macedon cổ, một ngôn ngữ hầu như chưa được chứng thực và chưa rõ mức độ quan hệ với tiếng Hy Lạp. Giả thuyết "Hellenic" với hai nhánh nêu trên đây cho rằng tiếng Macedon cổ không phải là một phương ngữ của tiếng Hy Lạp mà là một "ngôn ngữ chị em" bên ngoài nhóm Hy Lạp chuẩn.LinguistList, Ancient Macedonian Nhiều đề xuất khác lại gộp tiếng Macedon cổ vào tiếng Hy Lạp chuẩn, hoặc gộp nó vào nhóm Cổ-Balkan chưa được phân loại. Nhánh Hy Lạp tách ra làm hai phân nhánh chính: Nhánh Attiki hay Ἀττικὴ διάλεκτος còn được gọi là Nhánh phía Đông. Nhánh này có tên Attic vì tập trung tại vùng Attike chung quanh thủ đô Athena và bao gồm tiếng Hy Lạp, tiếng Hy Lạp cổ cũng như các loại tiếng Hy Lạp dùng tại Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Ponti), dùng bởi một nhóm người Do Thái tại Hy Lạp (tiếng Yevanic),... Nhánh Dorismos hay Δωρισμός còn được gọi là Nhánh phía Tây'' và chỉ có tiếng Tsakonia. Nhánh này có tên Dori vì là hậu thân của một loại tiếng Hy Lạp dùng bởi người Dori cổ. Tham khảo Nhóm ngôn ngữ gốc Hy Lạp Tiếng Hy Lạp
347
3859
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BB%9Bi%20h%E1%BA%A1n%20Chandrasekhar
Giới hạn Chandrasekhar
Giới hạn Chandrasekhar là khối lượng tối đa của một sao lùn trắng. Nó khoảng chừng 3 × 1030 kg hoặc 1,44 lần khối lượng Mặt Trời. Con số này có thể thay đổi từ 1,2 đến 1,46 lần khối lượng Mặt Trời và phụ thuộc thành phần hóa học của ngôi sao. Giới hạn này đã được nhà vật lý Mỹ gốc Ấn Độ Subrahmanyan Chandrasekhar tính ra đầu tiên và do đó được đặt tên theo ông. Trong đó, μe là khối lượng trung bình của phân tử tính theo electron, mH là khối lượng của khối lượng của nguyên tử hydrogen, và ω30≈2.018236 là hằng số phụ thuộc vào kết quả phương trình Lane-Emden. Tính toán cụ thể ra, giá trị này vào khoảng (2/μe)2 · 2.85 · 1030 kg, hoặc 1.43 (2/μe)2 M☉, với M☉=1.989·1030 kg là khối lượng Mặt Trời. là khối lượng Planck, MPl≈2.176·10−8 kg, khi đó giới hạn Chandrasekhar là MPl3/mH2. Ánh sáng của ngôi sao toả ra tạo nên áp suất ánh sáng đẩy khí quyển của nó ra ngoài. Khi một ngôi sao sử dụng hết tất cả chất đốt của nó và không phát sáng nữa, áp suất ánh sáng bị mất và khí quyển bị suy sập về lõi của sao dưới sức hút của trọng lực. Nếu ngôi sao có khối lượng dưới giới hạn Chandrasekhar, sự suy sập bị ngăn lại bởi áp suất thoái hóa của điện tử, và ngôi sao trở thành một sao lùn trắng ổn định. Nếu ngôi sao có khối lượng cao hơn, lúc đó trọng trường của nó đủ lớn để thắng áp suất thoái hóa của điện tử, và sao tiếp tục quá trình suy sập vượt qua giai đoạn sao lùn trắng, trở thành một sao neutron, sao quark hoặc lỗ đen. Các quá trình suy sập của sao đều gây nên sự tăng nhanh về mật độ và áp suất tại tâm, tạo nên sóng sốc đẩy ngược một phần đáng kể vật chất của sao trở lại không gian xung quanh, làm bùng lên các vụ nổ như siêu tân tinh. Xem thêm Sao lùn trắng Chú thích Liên kết ngoài Diễn từ nhận giải Nobel của Chandrasekhar Sao đặc Lỗ đen Thuật ngữ thiên văn học Vật lý thiên văn Sao neutron
375
3880
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A0ng%20%28m%C3%A0u%29
Vàng (màu)
Màu vàng (yellow) (cũng gọi là màu Vàng tươi để phân biệt với Vàng kim và Vàng cam) là màu sắc của ánh sáng tác động đều lên hai loại tế bào cảm thụ màu đỏ và tế bào cảm thụ màu lục và rất yếu lên tế bào cảm thụ màu lam của mắt người. Đa số người thấy màu này khi nhìn vào hình bên. Trong quang phổ Màu vàng là màu của ánh sáng không đơn sắc có bước sóng nằm trong khoảng từ 566nm tới 590 nm. Trong phối màu phát xạ Theo định nghĩa, một số hỗn hợp đều của ánh sáng màu đỏ và xanh lá cây tạo nên cảm giác màu vàng. Trong phối màu hấp thụ Màu vàng là một trong số các màu gốc trong hệ màu CMY (hay CMYK, dùng trong in ấn, sơn, nhuộm...), và màu bù của nó là màu xanh lam của hệ màu RGB. Tuy nhiên, vì các đặc trưng của các chất màu hay sơn sử dụng trong quá khứ,các thợ sơn hay họa sĩ thông thường nói tới phần bù của nó là màu tía. Sử dụng, biểu tượng, diễn giải thông thường Phần này có thể chứa đựng một lượng văn hoá Anh Mỹ thiên lệch,do dịch từ trang tiếng Anh. Nếu có thể xin bạn giúp sửa chữa Màu vàng là một màu sáng gây cảm giác vui vẻ, nhưng trong tiếng Anh, màu vàng làm cho người ta nghĩ tới bệnh vàng da và tính nhút nhát. Trong tiếng lóng Mỹ, sự nhút nhát được nói như là "yellow belly". Nó cũng có nghĩa như là một điều gì đó bại hoại, chẳng hạn như trong câu "yellow journalism" (có thể được hiểu bằng cụm từ "báo lá cải" để chỉ loại báo chí thiếu nghiêm trọng). Ban nhạc Coldplay đã ghi một bài hát phổ biến là Yellow ("vàng"); ban nhạc The Beatles có bài hát tên là Yellow Submarine ("Tàu ngầm vàng"); ca sĩ Donovan có bài hát là Mellow Yellow ("Màu vàng êm dịu"). Màu vàng là biểu tượng cho Hoàng đế Trung Hoa và hoàng tộc Trung Quốc cũng như đối với các quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa như Việt Nam, Nhật Bản v.v dưới thời phong kiến. Những người dân thường cũng như quan lại các cấp không được sử dụng màu vàng. Ngày nay việc sử dụng màu này không còn bị cấm đoán như vậy nữa. Nó cũng là màu của Tân Đảng tại Đài Loan. Có nhiều bút chì được sơn màu vàng vì mối liên hệ của nó với Trung Quốc, khu vực mà than chì tốt nhất được tìm thấy. Chỉ có bút chì với than chì của Trung Quốc được sơn màu vàng. Tại Mỹ trong thế kỷ 20, những người nhập cư từ Trung Quốc và Đông Á được nói tới một cách miệt thị như là Yellow peril ("mối đe dọa màu vàng"), có lẽ ám chỉ tới màu da. Màu vàng, trong các tổ chức chính trị quốc tế, là màu sắc của những người theo chủ nghĩa tự do. Ở một số quốc gia, xe taxi được sơn màu vàng. Thực tế này bắt đầu từ thành phố New York, khi ở đó taxi do Harry N. Allen sở hữu được sơn màu vàng sau khi biết rằng màu vàng là màu dễ nhìn thấy nhất khi ở xa. Tại Canada và Mỹ, các xe buýt dành cho các trường học gần như thống nhất được sơn màu vàng (thông thường được nhắc đến như là "school bus yellow") vì mục đích dễ nhận thấy và an toàn. Những người điều hành hệ thống xe buýt của Anh chẳng hạn như FirstGroup đang cố gắng giới thiệu khái niệm này ở đó. "Màu vàng Caterpillar" và "màu vàng tầm nhin xa lớn" được sử dụng cho các thiết bị xây dựng đường cao tốc. Trong môn đua ô tô, cờ hiệu màu vàng báo hiệu sự thận trọng. Các ô tô không được phép vượt nhau khi có cờ hiệu vàng. Các "trang vàng" (yellow pages) là một phần của danh bạ điện thoại hay danh bạ điện thoại trực tuyến để liệt kê các số quan trọng theo thể loại. Chúng được gọi như vậy do chúng được in trên giấy màu vàng thay vì trên giấy thông thường. Bánh vàng (hay yellow cake, cũng được biết như là urania và oxide uran) là phần tinh chế của oxide uran, thu được trong quá trình nghiền quặng uran. Yellowcake được sử dụng để làm nhiên liệu cho các lò phản ứng nguyên tử và trong làm giàu uran, một trong các bước quan trọng để chế tạo các vũ khí nguyên tử. Hoa hồng vàng Texas, hay "hoa vàng Harison" lần đầu tiên nở hoa tại thành phố New York trong những năm thập niên 1830. Màu vàng là màu của quả bi của môn bi da snooker có giá trị là hai điểm và là màu của bi số 1 (bi trơn) và bi số 9 (bi sọc) trong pool. Màu vàng cũng là màu của các xe jíp cũ. Khi màu vàng trộn với màu xanh lá cây, nó tạo thành màu vàng chanh (tiếng Anh: lime) Màu vàng là màu người Ai Cập cổ đại yêu thích nhất (màu của kim loại vàng) Tọa độ màu 'Số Hex = #FFFF00 RGB (r, g, b) = (255, 255, 0) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 100, 0) HSV (h, s, v) = (60, 100, 100) Từ nguyên Từ vàng trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 黃 (có nghĩa là màu vàng). William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 黃 là /*N-kʷˤaŋ/. Chữ Hán 黃 có âm Hán Việt là hoàng. Xem thêm Danh sách màu Cầu vồng Tham khảo Màu sắc Quang phổ Cầu vồng
989
3882
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADa
Tía
Tía (purple), chữ Hán: 紫 (đọc là tử) là màu có phạm vi giữa đỏ và xanh lam. Thời cổ đại, tía là màu được mặc bởi các Hoàng đế La mã và thẩm phán, sau này được mặc bởi các giám mục Công giáo. Vì thế màu tía thường được liên hệ tới hoàng gia và lòng sùng tín. Trong quang phổ Nó nằm trong dải các màu trung gian giữa màu đỏ và màu xanh lam. Trong mô hình màu Trong biểu đồ màu CIE 1931, đường thẳng nối các màu xa nhất của quang phổ (màu đỏ và màu tía) được biết như là đường các màu tía (hay giới hạn tía); nó thể hiện giới hạn nhận thức về màu sắc của con người. Trong phối màu in ấn Màu hồng đậm được sử dụng trong công nghệ in CMYK là nằm trên đường các màu tía, nhưng nhiều người liên hệ thuật ngữ "tía" với những màu có ánh xanh lam hơn. Biểu tượng Màu tía đôi khi được sử dụng như biểu tượng của hoàng gia, có từ thời La Mã cổ đại, khi mà quần áo được nhuộm bằng màu tía Tyrus được giới hạn sử dụng cho những đẳng cấp cao. Màu này, gần với màu đỏ thẫm (crimson) hơn là suy nghĩ của chúng ta về màu tía, là màu ưa thích của nhiều vị vua và hoàng hậu. Các hoàng hậu Byzantin sinh nở trong phòng tía của cung điện của các hoàng đế Byzantin. Vì thế có tên gọi Porphyrogenitus ("sinh trong màu tía") để gọi những người sinh ra làm vua chứ không phải những ông tướng thắng được ngai vàng nhờ vào khả năng của mình (tương đương với Việt Nam lànhững ông vua sinh ra trong nhung lụa). Ngoài ra, porpora hay purpure (tức tía) không phải là một trong những sắc màu thông dụng của phù hiệu học châu Âu, được bổ sung muộn hơn để cho số lượng sắc màu cộng với các kim loại lên tới bảy, vì thế chúng có thể sinh ra các liên kết hành tinh. Một ví dụ cổ điển của purpure là trên áo của vua León: : argent, a lion purpure, có dấu tích từ năm 1245. Trong những năm thập niên 1800 William Perkins phát hiện ra màu hoa cà, một hình thái của màu tía từ dầu than. Nó nhanh chóng trở thành phổ biến trong mọi tầng lớp và khuấy động sự phát triển của ngành công nghiệp chính trong lĩnh vực hóa chất ở Đức. Trong quân đội Mỹ, màu tía chỉ tới các chương trình hay sự quy định "chung", có nghĩa là không bị hạn chế trong một lực lượng nào như lục quân hay hải quân mà áp dụng cho toàn bộ lực lượng phòng vệ. Sự quy định đối với một hay nhiều phù hiệu chung là bắt buộc khi thăng cấp (thiếu tướng hải quân và cao hơn) trong hải quân Mỹ. Các sĩ quan có phù hiệu chung này đôi khi được nói đến như là "mặc đồ tía" (câu mang ý nghĩa ẩn dụ vì thực tế không có đồng phục màu tía trong quân đội Mỹ). Màu tía là một trong những màu sắc phụng vụ trong Công giáo Rôma, tượng trưng cho sự sám hối và sự hy vọng. Vì thế màu tía thường xuất hiện trong Mùa Vọng và Mùa Chay, cũng như tang lễ. Màu tía cũng là màu sắc tượng trưng cho phái nữ hay những người đồng tính luyến ái nữ. Nó thường được sử dụng trong những nơi dành cho phái nữ, chẳng hạn như màu các bức tường. Trong chính trị, tại Hà Lan, màu tía có nghĩa là chính phủ liên hiệp của những người tự do cánh hữu và những người theo đường lối xã hội chủ nghĩa (được biểu hiện tương ứng bằng màu xanh da trời và đỏ), ngược với các liên minh thông thường của những người thuộc đảng theo Cơ đốc giáo với một hay vài đảng khác. Từ năm 1994 đến năm 2002 ở đây đã có hai nội các tía - xem thêm Chính trị Hà Lan và Paars (từ Hà Lan chỉ màu "tía"). Màu tía là biểu tượng của lòng can đảm. Tọa độ màu Số Hex = #6A0DAD RGB (r, g, b) = (106, 13, 173) CMYK (c, m, y, k) = (39, 92, 0, 32) HSV (h, s, v) = (275, 92, 68) Chú thích Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc
778
3883
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADm
Tím
Màu tím (tiếng Anh:purple hoặc là violet được gọi thế theo màu hoa của cây violet) chỉ tới một nhóm các màu xanh da trời ánh đỏ hay màu tía ánh xanh. Trên thực tế, nó chỉ tới màu của ánh sáng ở bước sóng ngắn gần cuối của quang phổ. Nếu tính cả màu chàm (indigo), bước sóng của chúng nằm trong khoảng 420-380 nanomét. Vi-ô-lê xuất phát từ tiếng Pháp, được gọi như vậy theo màu hoa của cây violet. Màu violet thường được cảm nhận với nhiều sắc thái xanh lam hơn so với màu tía, và thường có cường độ nhạt hơn. Trong khi đó màu tía có cảm giác đỏ nhiều hơn. Trong quang phổ Màu tím nằm trong dải các màu xanh lam ánh đỏ hay màu tía ánh xanh lam. Nó là màu của ánh sáng ở bước sóng ngắn gần cuối của quang phổ. Nếu tính cả màu chàm (indigo), bước sóng của chúng nằm trong khoảng 380 đến 420 nanômét. Các bước sóng này khó có thể tái tạo trên màn hình máy tính. Ta có thể nhìn thấy bước sóng này bằng cách nhìn ánh sáng phản chiếu từ các rãnh phản quang trên mặt đĩa CD (đĩa quang). Màu tím và màu hồng là màu của bi số 4 (bi trơn) và bi số 12 (bi sọc) trong pool. Các sắc thái <li style = "background: #e6e6fa;">Màu hoa oải hương (lavender) - thông thường là (RGB: 230, 230, 250) <li style = "background: #c8a2c8;">Màu hoa cà (lilac) - thông thường là (RGB: 200, 162, 200) Tham khảo Màu sắc Quang phổ
260
3884
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8F
Đỏ
Màu đỏ (red) là màu sắc mà đa số người cảm nhận được khi nhìn vào hình bên. Trong vật lý Ánh sáng có màu đỏ là ánh sáng ít bị khúc xạ nhất nên khi mặt trời lặn hay mọc đều có màu đỏ. Trong quang phổ Đỏ là màu của bức xạ điện từ có tần số thấp nhất (bước sóng dài nhất) có thể thấy rõ bởi mắt người (ánh sáng). Ánh sáng đơn sắc đỏ có bước sóng nằm trong khoảng 630-760 nm. Các bức xạ điện từ có tần số thấp hơn được gọi là hồng ngoại. Trong phối màu màn hình Màu đỏ là màu gốc trong hệ RGB của phối màu phát xạ (phối màu bổ sung), là màu bù cho màu xanh lơ trong hệ CMY của phối màu hấp thụ. Trong phối màu in ấn Màu đỏ đã từng được cho là màu gốc trong phối màu hấp thụ và đôi khi vẫn được miêu tả như vậy trong các văn bản không khoa học. Tuy nhiên, màu xanh lơ, hồng sẫm và vàng hiện nay được biết như là rất gần với màu gốc hấp thụ phát hiện được bởi mắt người và chúng được sử dụng trong công nghệ in ấn hiện đại. Trong nhiếp ảnh Kính lọc đỏ sử dụng trong nhiếp ảnh đen trắng tăng độ tương phản trong phần lớn các cảnh. Ví dụ, trong tổ hợp với kính phân cực, nó có thể làm cho bầu trời trở thành đen. Các loại phim dựa theo các hiệu ứng của phim hồng ngoại (chẳng hạn như SFX 200 của Ilford) làm được như vậy do nó nhạy với màu đỏ hơn các màu khác. Trong sinh vật Máu đủ oxy có màu đỏ do sự tồn tại của hêmôglôbin. Ánh sáng đỏ là ánh sáng được hấp thụ nhiều nhất bởi nước biển, vì thế rất nhiều loại cá và động vật không xương sống ở biển có màu đỏ tươi (đối với người) là đen trong môi trường sống của chúng. Sử dụng, biểu tượng, biểu diễn thông thường Màu đỏ là màu ấm áp, vì thế được sử dụng để chỉ các khu vực ấm áp trên bản đồ thời tiết hoặc cho các cảnh báo liên quan tới nhiệt. Màu đỏ gây sự chú ý của con người vì thế thông thường màu này được sử dụng để chỉ sự nguy hiểm hay khẩn cấp. Màu đỏ là màu của nhiệt và cháy. Các vòi nước có dẫn nước nóng thông thường được dán nhãn hoặc đánh dấu bằng màu đỏ. Đỏ là màu phổ biến của các hộp chữa cháy, các thiết bị phòng cháy chữa cháy và nghề chữa cháy. Màu đỏ biểu thị dấu hiệu "dừng", ví dụ, các biển hiệu dừng, đèn giao thông, đèn phanh hay đèn chớp của các xe buýt trường học. Chữ thập đỏ hay Trăng lưỡi liềm đỏ biểu thị các nhân viên, thiết bị, phương tiện trong ngành y tế hay các công ước Genève. Màu đỏ chỉ thị sự cực kỳ nguy hiểm trong thang độ mã màu các nước phương Tây, chẳng hạn như các bảng hiệu rủi ro cháy rừng hay hệ thống tư vấn an ninh quốc gia của Mỹ. Trong bóng đá, thẻ đỏ được rút ra để đuổi cầu thủ ra khỏi sân vì những hành động phi thể thao nặng hoặc khi cầu thủ bị thẻ vàng thứ hai. Trong môn đua ô tô, cờ đỏ báo hiệu cho mọi xe ngay lập tức dừng lại. Vạch đỏ báo hiệu vận tốc cực đại mà động cơ và các bộ phận khác của ô tô được thiết kế để chạy an toàn. Lối thoát khẩn cấp trong máy bay chở khách được chỉ dẫn bằng biển hiệu và đèn đỏ. "Đường đỏ" là sự miêu tả của khu vực cấm (như trên bản đồ), ở Mỹ nó thể hiện việc cấm vào hay phải tăng phí dịch vụ, trong một số hoàn cảnh việc này là phi pháp. Màu đỏ là màu của cả tình yêu lãng mạn và thể xác, vì thế màu đỏ là màu của trái tim Valentine và của "khu đèn đỏ". Nó cũng biểu hiện sự giận dữ, chẳng hạn như trong câu đỏ mặt tía tai, hay sự ngượng ngùng như trong câu xấu hổ đỏ mặt. Là màu của máu, màu đỏ liên quan với thần chiến tranh, trong thần thoại Hy Lạp là Mars, cũng như hành tinh đỏ Hỏa Tinh (ở phương Tây tên gọi của hành tinh này là tên của vị thần chiến tranh). Ở phương Tây, thuật ngữ "máu đỏ" miêu tả những người táo bạo, tráng kiện hay nam tính; nó đôi khi được sử dụng như sự tương phản với lạnh hay "máu xanh" yếu đuối mặc dù các thuật ngữ này không có liên quan gì trong gốc gác của chúng. Khởi đầu từ cuộc cách mạng 1848, màu đỏ "xã hội chủ nghĩa" đã được sử dụng như là màu của các cuộc cách mạng châu Âu, thông thường trong dạng cờ đỏ. Nó cũng được sử dụng bởi "những người áo đỏ" (camicie rosse) của Garibaldi trong Risorgimento ở Ý và được sử dụng tiếp theo bởi các chính trị gia cánh tả hay các nhóm cấp tiến nói chung, trong khi màu trắng của những người ủng hộ Bourbon trở thành liên kết với các đảng bảo thủ trước Đại chiến thế giới lần 1. Màu đỏ vẫn được cho là màu của các đảng Cánh tả, với một số ngoại lệ đáng kể (xem "đảng phái chính trị" dưới đây) Trong biểu tượng của Trung Quốc, màu đỏ là màu của may mắn, hạnh phúc và nó được sử dụng để trang trí và là màu quần áo trong đám cưới. Tiền trong xã hội Trung Quốc thông thường được chứa đựng trong các túi đỏ (hong bao). Mao Trạch Đông đôi khi được nói tới như là "mặt trời đỏ". Trái lại, màu đỏ là màu tang tại Vatican khi Đức Giáo hoàng chết. Trong tài chính-kế toán, mực đỏ được sử dụng để biểu thị số nợ - cũng như lỗ trong bảng cân đối tài chính (vì thế có thuật ngữ "trong màu đỏ" thông thường để chỉ sự thua lỗ tài chính). Tại các thị trường chứng khoán Bắc Mỹ, màu đỏ được sử dụng để chỉ sự giảm giá chứng khoán. Tại các thị trường chứng khoán Đông Á thì ngược lại. Trong bản đồ đảng phái chính trị, màu đỏ thông thường để chỉ các đảng sau: Úc: Lao động Canada: Tự do Đức: Sozialdemokratische Partei Deutschlands (đảng dân chủ xã hội Đức) và Partei des Demokratischen Sozialismus (đảng xã hội dân chủ) Hà Lan: Partij van de Arbeid (đảng xã hội) Anh: Lao động Mỹ: Cộng hòa, vì thế các bang bỏ phiếu cho đảng cộng hòa được nói đến như là các bang đỏ ngược lại với các bang xanh bỏ phiếu cho đảng Dân chủ. Màu đỏ là một màu của Giáng Sinh, cùng với màu xanh lá cây, trắng hoặc cả hai. Màu đỏ cùng với màu vàng hoặc da cam được cho là kích thích tiêu hóa, vì thế nó được sử dụng trên bảng hiệu của các nhà hàng ăn uống. Trong lịch sử Nhật Bản màu đỏ là màu cờ quân sự được sử dụng bởi phe cánh của Heike (hay Taira) và của phe cánh Genji (hay Minamoto), là hai phe phái tranh giành quyền lực vào cuối thời đại Heian (平安時代), cuối thế kỷ XII. Đỏ là phần cuối của bộ phim trong phim Bộ ba ba màu gồm ba phần của Krzysztof Kieślowski. Màu đỏ là màu yêu sách của các nhóm găngxtơ Bloods và Norteño. Đỏ là từ chỉ loại cá giống Myripristis trong ngôn ngữ Tobi (được sử dụng trên đảo Palau). Album Đỏ là album của nhóm nhạc rock King Crimson. Đỏ là màu của quả bóng thấp điểm nhất (1) trong môn snooker. Màu đỏ là màu của bi số 3 (bi trơn) và bi số 11 (bi sọc) trong pool. Màu đỏ có bước sóng dài nhất, dễ xuyên qua các hạt nhỏ như bụi nên được dùng làm tín hiệu cảnh báo, đèn đỏ (giao thông),... Ngoài ra: Bước sóng còn có chiết suất nhỏ nhất. Các biến thể Đỏ tươi - là một sắc thái của màu đỏ có xu hướng nghiêng về màu da cam và không có dấu vết của màu xanh da trời Đỏ son - một sắc thái của màu đỏ có xu hướng nghiêng về màu da cam với mức độ lớn hơn một chút so với đỏ tươi, có được ở thần sa, hoặc màu đỏ của sulphua thủy ngân (HgS) nhân tạo được sử dụng như một chất màu. (Trong y học cổ truyền Trung Quốc có sử dụng một lượng rất nhỏ thần sa để giải nhiệt). Hồng - màu đỏ rất nhạt, giống như màu của hoa cẩm chướng (Dianthus). Hạt dẻ - màu đỏ đậm, có ánh nâu. Đỏ Venetia (hay màu Đỏ Ấn Độ) - là một sắc thái của màu đỏ ánh nâu thu được từ sulphat sắt. Đỏ yên chi - màu đỏ thẫm, ánh xanh thông thường là màu của thuốc nhuộm chế từ bọ yên chi. Đỏ hoa hồng - là một dãy các màu đỏ nghiêng về phía xanh. Damask đặc biệt để chỉ màu của hoa hồng Damask. Đỏ thắm - một sắc thái của màu đỏ, không có dấu vết màu vàng, nghiêng về phía đỏ-tím. Anh đào - một màu đỏ thẫm ánh xanh da trời khác. "Đỏ cứu hỏa" - là màu đỏ gắt thông thường sơn trên các xe cứu hỏa. "Đỏ hỗn độn" là màu của nước sơn móng trong mỹ phẩm. Lòng đào là một chuỗi màu đỏ nghiêng về phía vàng và nói chung có xu hướng của sắc nhạt. Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc Quang phổ Cầu vồng
1,681
3888
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8F%20th%E1%BA%AFm
Đỏ thắm
Màu đỏ thắm (tên tiếng Anh: crimson) là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Màu này đỏ sẫm có ánh xanh rất nhẹ. Thông thường, nó có thể coi là màu của máu. Trong phối màu in ấn, nhuộm Màu đỏ Alizarin là chất màu được tổng hợp lần đầu tiên năm 1868 bởi các nhà hóa học người Đức Carl Gräbe và Carl Lieberman và thay thế cho các chất màu tự nhiên chiết từ rễ cây thiến thảo (một cây loại Rubia họ Rubiaceae). Màu đỏ Alizarin là một thuốc nhuộm được lấy ra từ rễ cây này bằng phèn chua. Nói chung nó không phải là một chất bền màu, khi trộn với bột son (ochre), bột màu sienna và bột màu umber. Màu đỏ thắm, hay đỏ thẫm (carmine) đôi khi được sử dụng để chỉ thuốc nhuộm sản xuất từ xác khô của bọ yên chi cái (cochineal) mặc dù thông thường người ta vẫn gọi nó là chất màu "yên chi" từ tên của loài bọ này. Nó có lẽ được phát hiện ra trong cuộc viễn chinh của người Tây Ban Nha tới México là ông Hernán Cortés và được đem về châu Âu trong những năm đầu của thập niên 1500. Màu đỏ thẫm này lần đầu tiên được Mathioli miêu tả năm 1549. Chất màu đỏ thẫm có thể là hỗn hợp muối nhôm và calci của axít carminic và màu carmine là màu chứa nhôm hay nhôm-thiếc của dịch chiết từ bọ yên chi, trong khi dịch màu đỏ thắm được sản xuất bằng cách trộn chất chiết của bọ yên chi với dung dịch 5 phần trăm phèn chua và kem tartar (muối kali của axít tartaric KHC4H4O6). Màu tía được sản xuất tương tự màu đỏ thẫm với sự bổ sung thêm của vôi sống để sản xuất màu tía thẫm. Thuốc nhuộm màu đỏ thẫm (carmine) có xu hướng bay màu nhanh. Thuốc nhuộm này đã từng được đánh giá cao ở cả châu Mỹ và châu Âu. Nó được sử dụng trong các tranh của Michelangelo và trên vải áo của kỵ binh Hungary, người Thổ Nhĩ Kỳ,áo choàng đỏ của Vương quốc Anh và Cảnh sát Hoàng gia Canada. Ngày nay thuốc nhuộm màu đỏ thẫm carmine được sử dụng trong nhuộm màu thực phẩm, y tế và mỹ phẩm cũng như trong một số sơn dầu và màu nước được các họa sĩ sử dụng. Sử dụng, biểu tượng Màu đỏ thắm (crimson) là màu truyền thống của nhiều trường đại học, trong đó có Đại học Harvard, Đại học Saint Joseph's, Đại học Alabama và Đại học Bang Washington. Tờ nhật báo của trường Harvard tên là The Harvard Crimson, còn tờ nhật báo của trường Alabama là The Crimson White. Các đội điền kinh của Harvard mang danh the Crimson, còn đội của trường Alabama gọi là The Crimson Tide. Trường trung học duPont Manual chấp nhận màu đỏ thắm năm 1892, đội bóng bầu dục của họ gọi là the Manual Crimsons. Tọa độ màu Số Hex = #DC143C RGB (r, g, b) = (220, 20, 60) CMYK (c, m, y, k) = (14, 92, 76, 0) HSV (h, s, v) = (348, 91, 86) Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc Phụ gia thực phẩm Sắc tố Nhuộm tự nhiên
565
3891
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8F%20son
Đỏ son
Đỏ son (vermilion) hay đỏ chu sa là tên gọi của màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Đỏ son là màu rất giống như màu đỏ. Nó có màu đỏ tươi nhưng có ánh màu da cam rất nhẹ. Gọi là màu đỏ son do màu của một số loại son đỏ rất giống như vậy. Nó đồng thời cũng là tên gọi của một loại thuốc màu có nguồn gốc từ khoáng vật chu sa. Nó được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật và trang trí của La Mã cổ đại, trong các sách chép tay được minh họa thời Trung cổ, trong hội họa thời kỳ Phục Hưng, làm sindoor tại Ấn Độ, cũng như trong nghệ thuật và đồ sơn mài tại Trung Quốc. Hóa học và sản xuất Bột màu đỏ son là chất màu trong mờ,nặng với sắc thái tươi và trong. Bột màu này nguyên được làm bằng cách nghiền mịn khoáng vật chu sa (thủy ngân(II) sulfide). Giống như phần lớn các hợp chất của thủy ngân, nó rất độc hại. Bột màu đỏ son không phải là một sắc thái màu cụ thể; thủy ngân sulfide tạo ra một loạt các sắc thái nóng, từ đỏ cam tươi tới tía ánh đỏ xỉn hơn,trông tương tự như gan vịt tươi. Các khác biệt về sắc thái là do kích thước các hạt bột đã nghiền mịn. Các tinh thể lớn hơn tạo ra màu xỉn hơn và ít sắc cam hơn. Bột màu chu sa là một phụ phẩm trong khai thác mỏ thủy ngân, và việc khai thác mỏ chu sa là khó khăn, tốn kém và nguy hiểm, do độc tính của thủy ngân. Nhà triết học Hy Lạp Theophrastus xứ Eresus (371–286 TCN) mô tả quá trình này trong "De Lapidibus", cuốn sách khoa học đầu tiên về khoáng vật. Đã có các cố gắng từ rất sớm nhằm tìm ra cách thức tốt hơn để sản xuất bột màu này. Người Trung Quốc có lẽ là những người đầu tiên làm ra bột màu đỏ son tổng hợp từ thế kỷ 4 TCN. Nhà giả kim thuật Hy Lạp Zosimos xứ Panopolis (thế kỷ 3–4) viết rằng một phương pháp như thế đã tồn tại. Đầu thế kỷ 9 quá trình này đã được nhà giả kim thuật Ba Tư Jabir ibn Hayyan (722–804) mo tả chính xác trong sách của ông về các công thức màu, và quá trình này đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi tại châu Âu. Quá trình được Jabir ibn Hayyan mô tả là khá đơn giản. Thủy ngân và lưu huỳnh được trộn cùng nhau tạo ra một hợp chất thủy ngân sulfide màu đen, gọi là Aethiopes mineralis. Chất này sau đó được nung trong bình thót cổ. Hợp chất này bay hơi và ngưng tụ lại ở phía trên của bình thót cổ. Bình này sau đó được đập vỡ và lấy ra cục màu đỏ son để đem nghiền. Khi mới được tạo ra nó có màu gần như đen, nhưng khi được nghiền thì màu đỏ sẽ xuất hiện. Bột màu càng được nghiền lâu thì màu càng tinh tế hơn. Họa sĩ người Ý thời Phục Hưng là Cennino Cennini (khoảng 1360 - trước 1427) viết rằng: "nếu bạn có thể nghiền nó mỗi ngày trong hai mươi năm thì nó càng tốt hơn và hoàn hảo hơn". Trong thế kỷ 17 một phương pháp mới sản xuất bột màu này được giới thiệu, gọi là 'phương pháp Hà Lan'. Thủy ngân và lưu huỳnh nóng chảy được phối trộn để tạo ra thủy ngân sulfide màu đen, sau đó nung nóng trong bình cổ cong, tạo ra hơi được ngưng tụ như là thủy ngân sulfide màu đỏ tươi. Để loại bỏ lưu huỳnh thì các tinh thể này được xử lý bằng chất kiềm mạnh, rửa sạch và cuối cùng nghiền trong nước để tạo ra dạng bột thương phẩm của chất màu này. Ngày nay bột màu này về cơ bản vẫn được sản xuất theo quy trình này. Bột màu đỏ son có một khuyết điểm quan trọng: nó có khả năng sẫm màu hoặc phát triển ánh bề mặt màu xám ánh tía. Cennino Cennini viết: "Hãy nhớ... rằng đặc tính của nó là khong nên cho tiếp xúc với không khí, nhưng nó có khả năng chống lại trên tấm ốp panen hơn là trên tường, vì khi nó được sử dụng và sắp đặt trên tường, theo thời gian nằm trong không khí, nó chuyển sang màu đen". Nghiên cứu mới hơn chỉ ra rằng các ion clo và ánh sáng có thể hỗ trợ sự phân hủy màu đỏ son thành thủy ngân nguyên tố, có màu đen ở dạng phân tán mịn. Bột màu đỏ son là chất màu đỏ chính được các họa sĩ châu Âu sử dụng từ thời Phục Hưng tới thế kỷ 20. Tuy nhiên, vì giá thành và tính độc hại của nó, nó gần như đã được thay thế hoàn toàn bằng một chất màu tổng hợp mới là đỏ cadmi trong thế kỷ 20. Bột màu đỏ son chính hiệu ngày nay hầu hết có xuất xứ từ Trung Quốc; nó là thủy ngân sulfide tổng hợp, được dán nhãn trên các ống sơn là PR-106 (Sắc tố đỏ 106). Chất màu tổng hợp này có chất lượng cao hơn màu đỏ son được làm từ chu sa nghiền, do lẫn nhiều tạp chất. Chất màu này là rất độc, và cần được sử dụng cẩn thận. Xem thêm Danh sách màu Chu sa Đỏ Trung Quốc Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) A page on vermilion Màu sắc Chất màu Sulfide Hợp chất thủy ngân
960
3894
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng%20%28m%C3%A0u%29
Hồng (màu)
Màu hồng là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Có rất nhiều biến thể của màu này. Nó lần đầu tiên được sử dụng làm tên màu vào cuối thế kỷ 17. Theo các cuộc khảo sát ở Châu Âu và Hoa Kỳ, màu hồng là màu thường liên quan đến sự quyến rũ, lịch sự, nhạy cảm, dịu dàng, ngọt ngào, trẻ thơ, nữ tính và lãng mạn. Trong văn học trung đại Việt Nam (như hồng quần, hồng nhan...) hay với một số thuật ngữ quen thuộc (như hồng cầu, Hồng quân), chữ hồng (chữ Hán: 紅) được dùng để chỉ màu đỏ nói chung, theo cách dùng gốc của Hán ngữ. Trong khi đó, để chỉ các sắc hồng theo cách gọi tại Việt Nam ngày nay, người ta có thể dùng một số từ ghép bởi chữ hồng với chữ bổ trợ, ví dụ như phấn hồng (粉紅). Bên cạnh chữ hồng, Hán ngữ còn có các chữ khác để chỉ các sắc thái đỏ như: xích (赤), chu (朱), đan (丹). Từ nguyên và định nghĩa Màu hồng được đặt theo tên của một loài hoa, hồng, thực vật có hoa thuộc chi Cẩm chướng. Màu hồng hiếm khi xuất hiện trong tự nhiên, đó là lý do tại sao nó lần đầu tiên được sử dụng như một danh từ để chỉ một màu sắc vào thế kỷ 17. Trong phối màu in ấn Màu hồng được tạo ra bằng cách trộn 80% màu trắng với 20% màu đỏ và đôi khi được miêu tả như là màu đỏ rất nhạt. Hoặc trộn 15% màu tím violet với 85% màu vàng nhạt sẽ tạo ra màu hồng phấn Trong phối màu màn hình Màu hồng là màu đỏ chưa bão hòa (trộn thêm một tỷ lệ màu xanh lá cây và xanh lam). Trong tự nhiên và văn hóa Sử dụng, biểu tượng, biểu hiện thông thường Màu hồng được cho là gắn với nữ giới, giống như màu xanh được gắn với nam giới, mặc dù tạp chí The Ladies Home nói rằng điều ngược lại mới là "quy tắc nói chung được chấp nhận" trong lần xuất bản năm 1918, trong đó miêu tả màu hồng là "kiên định hơn và mạnh mẽ hơn" còn màu xanh là "thanh nhã và dễ thương hơn". Trong khi ở phương Tây nói chung người ta nói đến các phim người lớn như là "phim xanh" (blue movie), thì tại Nhật Bản các phim này được gọi là "phim hồng". Ở đây nó gắn với giới nữ và nói chung mang ý nghĩa của nữ giới, sự ngây thơ, trong trắng cũng như với các sắc thái khác của mùa xuân hay các loại hoa. Hoa anh đào có xu hướng có màu hồng vì thế quan hệ này có thể ẩn chứa cả các loại thực vật. Màu hồng còn mang ý nghĩa tình dục ở Nhật Bản. Điều này có lẽ vì màu hồng gắn với phụ nữ, hay do sắc hồng của da thịt hoặc do sắc mặt ngượng ngùng xấu hổ hay một số nguyên nhân khác. Nhiều phụ nữ theo chủ nghĩa nam nữ bình quyền trên một số khía cạnh nào đó làm giảm giá trị của màu hồng, vì nó có liên quan đến cách thức ăn mặc của những người mà họ gọi là "phụ nữ kiểu cổ", bởi vì họ cho rằng từ hồng là biểu tượng của sự áp đặt và coi thường của đàn ông đối với phụ nữ và là sự hạn chế của các thời kỳ trước, mặc dù rất nhiều cô gái trẻ và phụ nữ đã tìm thấy ở "nữ giới kiểu cổ" nhiều điểm đáng tự hào, trong đó có màu hồng. Màu hồng cũng gắn với những người đồng tính luyến ái, thường là trong dạng tam giác hồng. Biểu tượng này là vay mượn từ các biểu tượng được sử dụng bởi Đức quốc xã để đánh dấu tù nhân trong các trại tập trung . Khi đó những người Do Thái bị bắt buộc phải đeo sao David màu vàng, những nam giới bị kết tội là đồng tính luyến ái phải đeo tam giác màu hồng. Ngày nay, nó được đeo với một sự kiêu hãnh. Các nhóm đồng tính luyến ái Hà Lan được gọi là nl.roze vì roze là từ trong tiếng Hà Lan để chỉ màu hồng. Màu hồng là màu của quả bóng của môn snooker có giá trị 6 điểm. Màu hồng và màu tím là màu của bi số 4 (bi trơn) và bi số 12 (bi sọc) trong pool. Màu hồng nóng là màu hồng đậm và gắt hay như Elsa Schiaparelli, người đầu tiên sử dụng màu này, gọi nó là "màu hồng gây sốc". Ở Anh từ "pink" không phải là từ chỉ màu sắc trước thời Shakespeare: nó được phát kiến ra vào thế kỷ 17 để miêu tả màu đỏ rất nhạt của hoa cây cẩm chướng, là một cây loại Dianthus họ Caryophyllaceae, có thể nó được đặt tên từ các mép cánh hoa tua rua "pinked edges of their petals", giống như bị cắt bằng kéo xén tỉa "pinking shears". Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Liên kết ngoài Màu sắc
888
3895
https://vi.wikipedia.org/wiki/Du%20l%E1%BB%8Bch%20%C3%81o
Du lịch Áo
Du lịch là một phần quan trọng trong kinh tế Áo, chiếm gần 9% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này. Năm 2007, tổng cộng số du khách ở lại qua đêm vào mùa Hè bằng mùa Đông, với cao điểm rơi vào tháng 2 và tháng 7/8. Năm 2007, Áo xếp thứ 9 trên toàn thế giới về doanh số thu được từ khách quốc tế đến, với doanh thu đạt 18,9 tỷ USD. Tính về số lượt khách quốc tế, Áo xếp hạng 12 với 20,8 triệu lượt khách. Các chuyến đi đến Áo thường bao gồm các chuyến đi đến Viên (Vienna). Được biết đến nhiều nhất ở Wien là Nhà thờ lớn Stephan (Stephansdom), các quán rượu nho Heurigenschenken và bầu không khí nhạc waltz lãng mạn. Ngoài ra các điểm đáng đến thăm là thành phố Salzburg, nơi sinh của Mozart, thành phố Innsbruck, thủ phủ của Tirol, được bao bọc bởi núi Alpen và sông Donau với vùng trồng nho Wachau. Ở phía tây nước Áo là hồ Bodensee, phía đông là hồ Neusiedler See. Nổi tiếng nhiều nhất ở Áo là vùng trượt tuyết và leo núi ở núi Alpen, các hồ trên núi (Wörther See ở Käntern) và các sự kiện văn hóa như Lễ hội Salzburg và Lễ hội Bregenz. Viện bảo tàng Ars Electronica Center ở Linz là một điểm phải đến cho những du khách thích nghệ thuật số. Bắt đầu từ năm 1979 trung tâm này tổ chức lễ hội Electronica Festival và tổ chức trao giải Prix Ars Electronica, giải thưởng có giá trị cao nhất của thế giới về nghệ thuật trên máy tính. Chú thích Tham khảo Áo
278
3919
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A0u%20g%E1%BB%91c%20in%20%E1%BA%A5n
Màu gốc in ấn
Màu gốc in ấn là bốn màu sau: xanh lam, hồng thẫm, vàng và đen. Do trong tiếng Anh màu xanh lam là Cyan, màu hồng sẫm là Magenta, màu vàng là Yellow nên ta có từ viết tắt CMYK, trong đó K dùng để chỉ màu đen, mặc dù màu đen trong tiếng Anh là black (do B đã được dùng để chỉ màu xanh (Blue) trong hệ màu RGB) để chỉ hệ màu được sử dụng trong công nghệ in ấn. Màu gốc in ấn khác với màu gốc loại trừ ở chỗ nó phải bổ sung thêm màu đen. Các lý do của nó là: Theo lý thuyết, khi trộn đủ (bão hòa) cả ba màu CMY sẽ tạo ra được màu đen "thuần khiết", tuy nhiên do các thuộc tính hóa-lý của các chất màu gốc có ảnh hưởng đến chất lượng màu được tạo thành nên kết quả thu được chỉ là một màu nâu xám, chứ không phải màu đen. Giá thành sản xuất của chất tạo màu đen rẻ hơn nhiều so với việc tổ hợp của ba chất màu kia. Các chất tạo màu trong công nghệ in ấn sử dụng nguyên lý phản xạ ánh sáng để tạo ra cảm giác về màu sắc đối với con người. Cũng lưu ý rằng hệ màu gốc in ấn (CMYK) này trên thực tế đôi khi không được áp dụng trong một số lĩnh vực cũng sử dụng nguyên lý phản xạ ánh sáng, chẳng hạn như đối với việc trang trí nội thất bằng sơn, ve hay vẽ tranh bằng thuốc màu v.v. Một số các màu nhất định, nhất là các màu được coi là sáng như vàng hay xanh nhạt v.v thông thường được tạo ra bằng cách sử dụng các chất tạo trực tiếp màu đó mà không phải bằng việc tổ hợp các màu hệ CMYK. Lý do của nó cũng giống như lý do tại sao hệ CMYK phải bổ sung màu đen. Tham khảo Màu sắc In ấn
335
3926
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi
Vi
vi (đọc là "vi ai" theo cách đánh vần tiếng Anh) là chương trình soạn thảo văn bản trên máy tính được viết bởi Bill Joy năm 1976 để dùng cho hệ điều hành BSD. Sau này nó được AT&T dùng và trở thành tiêu chuẩn (dù không chính thức) trong Unix. vi được dùng ở chế độ văn bản (text mode) như trạm cuối (terminal) và console. Tên gọi lấy từ chữ viết tắt (hai chữ đầu) của lệnh visual trong chương trình ex. Lệnh này chuyển chế độ biên tập dòng (line mode) của ex sang chế độ trực quan (visual mode). Thông thường, vì lý do thuận tiện, cùng một chương trình sẽ khởi động ở chế độ vi hay ex, tuỳ theo tên lệnh được gõ. Tên "vi" được xem là viết tắt chữ đầu nên được phát âm từng chữ cái là (theo IPA) mà không đọc thành một từ. vi có thể khó dùng đối với người mới biết, vì nó là trình biên tập theo chế độ (modal editor), tức là nó quy định các phím có ý nghĩa khác nhau tuỳ theo chế độ hiện dùng. Hai chế độ chính của vi là insert (điền) và command (lệnh). Ở chế độ insert, văn bản được nhập vào bình thường. Ở chế độ command, các phím được dùng để ra lệnh, như để di chuyển con trỏ, xoá ký tự, v.v. Ưu điểm của việc có chế độ lệnh riêng là nó làm đơn giản nhiều thao tác soạn thảo, thay vì phải dùng một ngón tay giữ phím Alt, phím Ctrl, hay các phím đặc biệt khác. Hiện nay vi và emacs, cũng là một trình soạn thảo văn bản xuất hiện từ năm 1984, là hai phe của một cuộc chiến về trình biên tập. Chế độ lệnh trong vi Khi mới khởi động, vi ở chế độ lệnh. Từ chế độ lệnh ta luôn có thể chuyển sang chế độ văn bản bằng cách bấm phím chữ i. Ngược lại, từ chế độ văn bản chuyển sang chế độ lệnh bằng phím Esc. Các lệnh cơ bản trong vi đều bắt đầu bằng dấu hai chấm. Sau đó thường là các chữ cái viết tắt các từ tiếng Anh tương ứng với chức năng của lệnh đó: vi nguyên thủy vi được viết tại Evans Hall , Đại học California tại Berkeley bởi Bill Joy. Các dòng và biến thể của vi vi được chuyển từ vi 3.7 trên BSD cổ điển sang các hệ thống Unix hiện đại. Nó dùng ed làm cơ sở mã (codebase), được phân phối tự do theo kiểu BSD từ tháng 1 năm 2002. nvi sử dụng vi nguyên thủy vào BSD thứ 4 (4BSD). Elvis là một dòng vi chạy trên Unix và các hệ điều hành khác. . Vigor thêm Vigor Assistant (cố ý dựa theo nhân vật hoạt họa Clippy của Microsoft Office) vào vi. VILE bổ sung tính năng nhiều bộ đệm và cửa sổ. vim - "Vi IMproved" - bản nâng cấp và mở rộng cho vi. bvi "Binary VI" - trình biên tập tập tin nhị phân. svicc - "Small VI Clone for the Commodore (64)" Tham khảo Liên kết ngoài (Tiếng Anh) Trang người yêu thích vi Trình biên tập vi và các dòng của nó và các chương trình có giao diện giống vi Tài nguyên cho vi Hướng dẫn sử dụng vi Hướng dẫn nhanh về vi vi vi vi Tiện ích Unix SUS2008
582
3928
https://vi.wikipedia.org/wiki/Emacs
Emacs
Bài này nói về trình soạn thảo văn bản. Về kiểu máy tính của Apple Macintosh, xem eMac. Emacs là trình soạn thảo văn bản đa chức năng. Đây là phần mềm tự do, chạy được trên nhiều hệ điều hành và có thể mở rộng để thêm vào chức năng mới. Emacs phổ biến trong giới lập trình máy tính và người dùng máy tính thông thạo kĩ thuật. Chương trình EMACS, tên được tạo ra từ Editor MACroS, đầu tiên dùng cho trình soạn thảo TECO (Text Editor and Corrector) được Richard Stallman, Guy Steele và Dave Moon viết năm vào 1976. Nó dựa trên cặp chương trình soạn thảo TECO-macro là TECMAC và TMACS được viết bởi Guy Steele, Dave Moon, Richard Greenblatt, Charles Frankston và một số người khác. Qua thời gian đã xuất hiện nhiều phiên bản Emacs, nhưng ngày nay 2 phiên bản phổ biến nhất là GNU Emacs, do Richard Stallman bắt đầu viết vào 1984, và XEmacs, phân nhánh từ GNU Emacs năm 1991. Cả hai đều dùng ngôn ngữ Emacs Lisp có khả năng mở rộng mạnh mẽ, cho phép chúng xử lý nhiều tác vụ khác nhau, từ việc lập trình và biên dịch chương trình máy tính đến duyệt web. Emacs có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như các hệ thống giống Unix (GNU/Linux, các loại BSD, Solaris, AIX, v.v.), MS-DOS, Microsoft Windows, OpenVMS và Mac OS X. Emacs chạy trên giao diện văn bản lẫn đồ hoạ. Trên các hệ điều hành giống Unix, Emacs dùng hệ thống X Window để tạo giao diện đồ hoạ trực tiếp hoặc thông qua "widget toolkit" như Motif, LessTif hay GTK+. Emacs có thể dùng giao diện đồ hoạ nguyên thủy của Mac OS X và Microsoft Windows. Một số người phân biệt chữ emacs viết thường, dùng để chỉ các trình biên tập giống Emacs (nhất là GNU Emacs và XEmacs), và Emacs viết hoa chữ đầu, dùng để chỉ GNU Emacs. Emacs hiện là một phía của cuộc chiến trình biên tập, phía bên kia là vi. Tính năng Soạn thảo trên nhiều cửa sổ (window) và bộ đệm (buffer) Tìm kiếm, thay thế, tự sửa lỗi Soạn thảo đệ quy (recursive edit): cho phép soạn thảo khi một câu lệnh đang thực hiện giữa chừng Nhiều chế độ soạn thảo: văn bản thường, các file chương trình (tô màu cú pháp và thực hiện từng đoạn mã lệnh), ngôn ngữ đánh dấu (HTML), LaTeX, vẽ hình bằng các ký tự Các macro bàn phím Sửa đổi theo ý thích cá nhân bằng cách chỉnh sửa các biến của chương trình Lập trình bằng ngôn ngữ Emacs Lisp Nhiều chương trình phụ trợ (danh sách thư mục, đọc và soạn e-mail, trò chơi,...) Phím tắt Ngoài các menu, Emacs còn có rất nhiều phím tắt. Sau đây là danh sách các phím tắt cơ bản. Cũng như nhiều tài liệu hướng dẫn Emacs, C-x nghĩa là CTRL-x và M-x nghĩa là ALT-x. XEmacs XEmacs là một nhánh của Emacs nhưng tập trung vào giao diện và một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở kiểu như Linux. Tham khảo Liên kết ngoài Tiếng Anh Trang chủ của GNU Emacs Trang chủ của XEmacs Wiki của người dùng Emacs Tiếng Việt Giới thiệu GNU Emacs Dự án GNU Phần mềm cho Unix Trình soạn thảo văn bản Phần mềm tự do Giấy phép GPL
564
3930
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%91i%20m%C3%A0u%20ph%C3%A1t%20x%E1%BA%A1
Phối màu phát xạ
Phối màu phát xạ là việc tạo nên các màu sắc bằng cách chồng vào nhau ánh sáng phát ra từ vài nguồn sáng. Phối màu phát xạ còn được gọi là phối màu cộng, pha màu theo phép cộng, phối màu bổ sung, hay nôm na là phối màu màn hình, mặc dù phối màu màn hình có sự khác biệt nhất định với các cách gọi trên. Phương pháp Vì mắt người chỉ nhạy cảm với ba vùng quang phổ (gần tương ứng với vùng màu da cam, xanh lá cây và xanh lam trên quang phổ), nên phối màu phát xạ thường chỉ cần dùng ba nguồn sáng có màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam (gọi là màu gốc) để tạo ra cảm giác về hầu hết màu sắc. Hai tia sáng cùng cường độ thuộc hai trong ba màu gốc nói trên chồng lên nhau sẽ tạo nên màu thứ cấp dưới dạng màu phụ: Đỏ + Lục = Vàng Đỏ + Lam = Cánh sen Lam + Lục = Cánh chả Ba tia sáng thuộc ba màu gốc cùng cường độ chồng lên nhau sẽ tạo nên màu trắng. Thay đổi cường độ sáng của các nguồn sẽ tạo ra đủ gam màu của ba màu gốc. Các sinh vật khác con người có thể cảm thụ được nhiều màu hơn (chim 4 màu gốc) hoặc ít màu hơn (bò 2 màu gốc) và ở những vùng quang phổ khác (ong cảm nhận được vùng tử ngoại). Phương pháp trên vẫn áp dụng được cho chúng. Ứng dụng Màn hình máy tính và tivi là những ứng dụng thường gặp nhất của phối màu phát xạ. Chúng có thể sử dụng ba loại đèn màu (đỏ, lục và lam) nhỏ xíu nằm xen kẽ với nhau trên màn hình. Dùng kính lúp, hoặc vẩy giọt nước lên màn hình, bạn sẽ thấy hình phóng to của ba loại đèn này, có thể nhấp nháy theo hình ảnh chuyển động. Máy chiếu cũng sử dụng ký thuật phối màu này. Trong vẽ tranh, bút pháp điểm họa, hay tổng quát hơn là pha màu xen kẽ, cũng sử dụng nguyên tắc của kỹ thuật phối màu này. Lịch sử James Clerk Maxwell được biết đến như người đầu tiên phối màu phát xạ. Ông nhờ nhà nhiếp ảnh Thomas Sutton chụp một dải băng màu ba lần, mỗi lần với một kính lọc màu khác nhau đặt trước ống kính. Ba bức ảnh được rửa và chiếu lên màn hình, sử dụng các kính cùng màu với lúc chụp. Khi chồng vào nhau, ba ảnh tạo nên một hình màu gần giống thật, cho thấy nguyên lý của phối màu phát xạ. Xem thêm Phối màu hấp thụ Pha màu xen kẽ Màu sắc Giao thoa ánh sáng Tham khảo Màu sắc Không gian màu
459
3931
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%91i%20m%C3%A0u%20h%E1%BA%A5p%20th%E1%BB%A5
Phối màu hấp thụ
Phối màu hấp thụ giải thích nguyên lý tạo ra nhiều màu sắc từ việc trộn một số loại sơn, thuốc nhuộm, mực, các chất màu tự nhiên sẵn có để tạo được màu sắc từ việc hấp thụ một vài vùng quang phổ và phản xạ các vùng khác. Phối màu hấp thụ còn được gọi là phối màu trừ, phối màu loại trừ hay nôm na là phối màu vẽ, phối màu in ấn, tuy rằng giữa chúng có một số khác biệt nhất định. Phối màu hấp thụ và phối màu phát xạ là hai phương pháp phối màu phổ biến được biết đến hiện nay. Cả hai loại phối màu đều dựa trên việc thay đổi tỷ lệ kết hợp của ba màu ánh sáng (đỏ, lục và lam) phát ra từ vật thể. Điểm khác nhau duy nhất là phối màu hấp thụ sử dụng nguồn sáng bên ngoài, còn phối màu phát xạ sử dụng ánh sáng phát ra từ vật thể. Màu do hấp thụ Các chất màu tạo nên màu sắc nhờ phản xạ một cách chọn lọc một vùng quang phổ. Phần quang phổ phản xạ trở lại mắt người tạo nên màu sắc cho hỗn hợp chất màu. Ví dụ quả táo có màu đỏ nhờ hấp thụ những vùng quang phổ khác và phản xạ lại vùng quang phổ màu đỏ. Để tạo màu hấp thụ, cần ba thứ: nguồn sáng (có thể tốt nhất là ánh sáng trắng), vật mẫu và nguồn thu (có thể là mắt). Trong kỹ thuật in màu In trên nền trắng Xem thêm bài CMYK In trên nền đen Trên nền đen, các màu sắc có thể được tạo ra bằng việc trộn ba loại mực đỏ, xanh lục, xanh lam (hay hệ màu RGB). Cũng tương tự như hệ CMY, việc trộn cùng lúc cả ba loại mực trên thường không đem lại màu trắng đủ sáng, nên cần thêm mực trắng (thành hệ "đỏ-lục-lam-trắng"). Việc dùng hệ màu này trên nền đen cũng giống như viết phấn trắng trên bảng đen, khi so sánh với viết bút mực đen trên bảng trắng. In trên nền màu Trên nền có màu sắc, có thể dùng các gốc màu khác nhau để trộn thành nhiều màu, nhưng nói chung gam màu tương đối hẹp. Trong hội họa Các họa sĩ thường trộn màu theo hệ Đỏ-Vàng-Lam và họ gọi phương pháp phối màu này là pha màu theo phép trừ. Pha ba màu gốc theo phương pháp này, gồm đỏ, vàng và lam, cho kết quả như sau: Đỏ + Vàng = Da cam Đỏ + Lam = Tím Lam + Vàng = Lục Đỏ + Lam + Lục = Đen Thực ra cách pha màu này không cho phổ màu rộng. Các màu trộn với nhau có thể làm mất đi sắc độ. Pha càng nhiều màu với nhau thì màu càng xỉn đục, hay còn gọi bằng từ chuyên môn là bị "chết màu". Trong thiên nhiên Một số sinh vật, như bạch tuộc, tắc kè hoa,..., có khả năng thay đổi màu sắc của da bằng việc thu vào hay làm lộ ra một số loại tế bào mang màu trên da. Ví dụ loài tắc kè hoa ở Madagascar, lớp da trong suốt của chúng có tới bốn lớp mang các ba loại tế bào màu và hai loại tế bào đen trắng. Lớp ngoài cùng có các tế bào màu vàng và đỏ. 2 lớp tiếp theo mang tế bào xanh lam và trắng. Lớp trong cùng mang tế bào màu nâu đen (có chứa chất melanin cũng có trong da người, quyết định độ sáng tối của da người). Tế bào màu nâu đen có các "cánh tay" có thể vươn ra xuyên lên các lớp trên, hoặc co lại khi cần, giúp thay đổi độ sáng tối. Các tế bào màu còn lại có thể thay đổi kích thước để tạo nên dải cầu vồng. Gam màu của da tắc kè hoa không rộng như trong ký thuật in, nhưng cũng bao gồm rất nhiều màu (xanh lá cây, xanh lơ, xanh nước biển, đen, đỏ, vàng,....). Màu sắc thay đổi giúp tắc kè hoa ngụy trang, điều chỉnh thân nhiệt (nhờ thay đổi độ hấp thụ ánh nắng), thể hiện trạng thái tình cảm (hấp dẫn bạn tình, đe doạ kẻ thù,...),... Giấy điện tử Xem thêm bài giấy điện tử Trong kỹ thuật hiển thị chậm bằng giấy điện tử, các viên bi nhỏ xíu nằm trong tờ giấy này cũng có thể được nhuộm các màu gốc để tái tạo hình ảnh có màu sắc (ví dụ sử dụng hệ màu CMYK trên nền trắng). Xem thêm Phối màu phát xạ Pha màu xen kẽ Màu sắc Màu gốc CMYK In màu In ấn Tham khảo (bằng tiếng Anh) Màu sắc Không gian màu
787
3938
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4%20h%C3%ACnh%20m%C3%A0u%20CMYK
Mô hình màu CMYK
Từ CMYK (hay đôi khi là YMCK) là từ viết tắt trong tiếng Anh để chỉ mô hình màu loại trừ sử dụng trong in ấn màu. Mô hình màu này dựa trên cơ sở trộn các chất màu của các màu sau: C=Cyan trong tiếng Anh có nghĩa là màu xanh lơ hay cánh chả M=Magenta trong tiếng Anh có nghĩa là màu cánh sen hay hồng sẫm Y=Yellow trong tiếng Anh có nghĩa là màu vàng K=Key (trong tiếng Anh nên hiểu theo nghĩa là cái gì đó then chốt hay chủ yếu để ám chỉ màu đen mặc dù màu này có tên tiếng Anh là black do chữ B đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (blue) trong mô hình màu RGB để tạo các màu khác. Hỗn hợp của các màu CMY lý tưởng là loại trừ (các màu này khi in cùng một chỗ trên nền trắng sẽ tạo ra màu đen). Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ, cánh sen cộng với xanh lơ cho màu xanh lam, xanh lơ cộng với vàng sinh ra màu xanh lá cây và tổ hợp của các màu xanh lơ, cánh sen và vàng tạo ra màu đen. Vì màu 'đen' sinh ra bởi việc trộn các màu gốc loại trừ là không thực sự giống như mực đen thật sự hay màu đen của vật đen tuyệt đối (là vật hấp thụ toàn bộ ánh sáng), việc in ấn trên cơ sở bốn màu (đôi khi gọi là in các màu mặc dù điều này không chính xác) phải sử dụng mực đen để bổ sung thêm vào với các màu gốc loại trừ là các màu vàng, cánh sen và xanh lơ. Việc sử dụng công nghệ in ấn bốn màu sinh ra kết quả in ấn cuối cùng rất cao cấp với độ tương phản cao hơn. Tuy nhiên màu của vật thể mà người ta nhìn thấy trên màn hình máy tính thông thường có sự sai khác chút ít với màu của nó khi in ra vì các mô hình màu CMYK và RGB (sử dụng trong màn hình máy tính) có các gam màu khác nhau. Mô hình màu RGB là mô hình dựa trên cơ sở phát xạ ánh sáng (màu bổ sung) trong khi mô hình CMYK làm việc theo cơ chế hấp thụ ánh sáng (màu loại trừ). Chuyển đổi Việc chuyển đổi dữ liệu màu từ định dạng RGB sang định dạng CMYK là công việc cần thiết để thiết bị in ấn có thể tạo ra bản in có chất lượng chấp nhận được. Có điều này vì việc chuyển đổi như vậy rất có nhiều khả năng đánh mất dữ liệu về màu sắc của một số điểm ảnh nào đó do các màu này nằm ngoài giới hạn gam màu của CMYK. Chuyển đổi từ RGB sang CMYK Để chuyển đổi từ RGB sang CMYK, các giá trị trung gian CMY được sử dụng. Các giá trị định lượng của màu được biểu diễn như là vectơ, với mỗi thành phần màu nằm trong đoạn từ 0 (không có màu) tới 100 (bão hòa màu) với các giá trị là số nguyên không âm trong hệ CMYK - do hệ này có thể coi về thực chất là độ bão hòa của màu tính theo thang độ phần trăm, và từ 0 đến 255 đối với hệ CMY và RGB: tCMYK = {C, M, Y, K} là bốn phần tử CMYK trong đoạn , tCMY = {C', M', Y'} là ba phần tử CMY trong đoạn , tRGB = {R, G, B} là ba phần tử RGB trong đoạn . Chuyển RGB thành CMYK Chuyển đổi RGB thành CMY, sau đó chuyển CMY thành CMYK: Chuyển: tRGB = {R,G,B} chuyển đổi thành CMY: tCMY = {C',M',Y'} = {(255 − R), (255 − G), (255 − B)} Việc chọn lựa hệ số K là vấn đề tương đối phức tạp, nó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của nhà sản xuất ra thiết bị in ấn. Các giá trị của K bị các nhà sản xuất giữ kín như là một bí quyết công nghệ. Trong đa số trường hợp, hệ số K sẽ cho là bằng 0 khi độ bão hòa của màu đen thấp hơn từ 50% đến 75% do người ta cho rằng dưới mức hợp lý (hoàn toàn chủ quan) thì không cần phải in bằng mực đen. Về lý thuyết người ta tạm chấp nhận K = min {C'/2,55, M'/2,55, Y'/2,55}. (0 <= K <=100) và sau đó chuyển thành CMYK: Nếu K = 100 thì C = 0, M = 0, Y = 0 (toàn bộ là màu đen). Nếu 100 > K > 0 thì: C = (C'/2.55 - K) * 100 /(100 - K), M = (M'/2.55 - K) * 100 /(100 - K), Y = (Y'/2.55 - K) *100 /(100 - K) và K = K trong đó các giá trị C, M, Y, K được làm tròn đến phần nguyên. Đây là tỷ lệ của bốn loại mực màu cần phải in trên cùng một vị trí để tạo ra màu cần thiết. Sửa màu Việc sửa màu là cần thiết vì các dữ liệu về màu có thể chuyển tới thiết bị in ấn trong các định dạng khác nhau như RGB hay CMYK. Vì các thiết bị in ấn điện tử hiện nay là thiết bị hỗ trợ CMYK, nên mọi dữ liệu màu sắc chuyển tới thiết bị in phải được chuyển đổi sang định dạng CMYK để chúng có thể sử dụng được bởi các thiết bị in ấn để đưa ra bản in chấp nhận được. Ví dụ phần lớn các ứng dụng thương mại nói chung có định dạng màu theo hệ RGB, nhưng các ứng dụng đồ họa như CorelDraw, Adobe Photoshop, Adobe Illustrator v.v nói chung định dạng màu sắc theo các giá trị CMYK, tuy có hỗ trợ chế độ màu RGB. Vì thế các chế độ sửa chữa màu khác nhau có thể được sử dụng phụ thuộc vào nguồn dữ liệu cũng như chất lượng bản in dự kiến. Có một số thiết lập để sửa màu, tạo ra một sự mềm dẻo trong việc chọn lựa dạng sửa chữa màu được sử dụng để in một số dữ liệu nào đó. Cụ thể là: tự động, chói, tắt, CMYK, hiển thị, đen trắng và phác thảo 2 màu. Xem thêm Mô hình màu Mô hình màu RGB được sử dụng cho các màn hình màu Không gian màu HSB Không gian màu HLS Mô hình màu RYB mô hình màu truyền thống của các họa sĩ. YUV cho ti vi hệ PAL YIQ cho ti vi hệ NTSC Tham khảo Liên kết ngoài A song about YMCK, to the tune of 'YMCA' List CMYK values for hundreds of colors List named colors and their RGB value Convert CMYK to RGB and back Không gian màu In ấn
1,184
3958
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%AD%20nghi%E1%BB%87m%20Michelson-Morley
Thí nghiệm Michelson-Morley
Thí nghiệm Michelson-Morley là một thí nghiệm quan trọng trong lịch sử vật lý học, thực hiện năm 1887 bởi Albert Michelson và Edward Morley tại cơ sở mà ngày nay là Đại học Case Western Reserve, được coi là thí nghiệm đầu tiên phủ định giả thuyết bức xạ điện từ truyền trong môi trường giả định ê-te, đồng thời gây dựng bằng chứng thực nghiệm cho một tiên đề của thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein và cho ra số liệu đo đạc chính xác về tốc độ ánh sáng. Vấn đề khó trong việc kiểm tra giả thuyết khí ête là đo được vận tốc ánh sáng một cách chính xác. Cuối thế kỷ thứ 19, khi máy đo giao thoa đã được phát triển để giúp cho việc kiểm tra với độ chính xác khá cao. Albert Abraham Michelson và Edward Morley đã sử dụng nó cho thí nghiệm của mình, và thu được kết quả đo khá chính xác, không chỉ vận tốc của ánh sáng, mà còn đo được tỉ số của vận tốc ánh sáng ở hai chiều vuông góc nhau. Tỉ số này có ý nghĩa nòng cốt cho giả thuyết khí ête. Mô hình thí nghiệm Thí nghiệm Michelson-Morley được mô tả như trong hình vẽ. Ánh sáng đơn sắc đồng pha đi vào một tấm gương bán mạ, A, rồi được chia làm hai phần giống nhau. Một phần của tia sáng đi vào tấm gương phẳng, B, cách A một khoảng l1, và phản chiếu lại. Một phần khác của ánh sáng đi vào tấm gương phẳng, C, cách A khoảng l2, và cũng phản chiếu lại. Tia phản chiếu từ B đến A sẽ được truyền qua một phần tới máy thu D. Tia phản chiếu từ C đến A sẽ được phản xạ một phần tới máy thu D. Tại D, hai tia giao thoa với nhau tạo ra các vạch giao thoa. Bằng việc đếm các vạch giao thoa, chúng ta biết được một cách chính xác sự lệch pha của hai chùm sáng, do đó suy ra chênh lệch đường đi của hai tia sáng. Nếu Trái Đất đứng yên và bị bao phủ bởi ête và l1=l2 thì tại D ta sẽ thu được các viền giao thoa không bị lệch. Nhưng giả sử l1 và Trái Đất quay với vận tốc u theo hướng x. Thời gian cho ánh sáng đi từ A đến B và ngược lại sẽ là: Ở đây, c là vận tốc ánh sáng trong ête. Đặt t2 là thời gian ánh sáng đi từ A đến C và ngược trở lại. Chúng ta biết rằng trong khi ánh sáng đi từ A đến C, tấm gương tại C di chuyển tương đối với ête, với một khoảng là . Tương tự với khi nó phản chiếu lại, tấm gương tại A di chuyển với cùng một khoảng theo hướng x. Bằng việc sử dụng định lý Pytago, tổng đường đi của tia sáng là: Do đó, ta được: hay: Độ chênh lệch thời gian là: Nếu (đúng như trong thí nghiệm), khi ấy: Nếu công thức cộng vận tốc Galileo được thỏa mãn thì hai tia sáng khi đi vào máy thu sẽ có hiệu quang trình là . Khi đó chúng sẽ lệch pha nhau 1 lượng là , trong đó là bước sóng ánh sáng. Từ đó ta cũng có thể thay đổi độ lệch pha của 2 sóng bằng cách thay đổi hướng chuyển động x của giao thoa kế. Ở đây, tỉ lệ với số vạch đỏ thu được. Và theo công thức trên, số vạch đỏ thu được là dương. Giả sử rằng máy đo quay một góc 90°. Khi ấy vạch giao thoa sẽ phải thay đổi. Vì thế, bằng việc quay máy đo, người ta có thể quan sát được một sự thay đổi đều đặn của vạch đỏ, với mút cực đại và cực tiểu chỉ định bởi chiều của vận tốc quay của Trái Đất trong ête. Từ độ lớn của các vạch đỏ, người ta có thể tính được giá trị của u. Tất nhiên, nó có thể xảy ra bởi sự cố, rằng thời điểm của thí nghiệm được thực hiện Trái Đất của chúng ta dừng quay trong ête, dẫn đến việc không quan sát được sự thay đổi của vạch đỏ khi máy đo quay. Nhưng sau 6 tháng đợi chờ, vận tốc của Trái Đất sẽ thay đổi là 57,6 km/s vì Trái Đất nằm trên vị trí đối diện trong quỹ đạo quanh Mặt Trời, nên một vạch đỏ sẽ phải quan sát được. Vạch đỏ dự đoán tỉ lệ với là rất nhỏ. Song máy đo của Michelson và Morley vẫn có đủ nhậy để phát hiện ra những vạch đỏ dự đoán đó. Kết quả Khi thí nghiệm được thực hiện, kết quả đã thu được ngược lại với mong chờ về giả thuyết ête. Mặc dù các dụng cụ đo là chính xác, không có một vạch đỏ nào quan sát được tại bất kỳ mùa nào trong năm. Sau đó, những thí nghiệm kiểm chứng khác về giả thuyết khí ête cũng cùng cho một kết quả phủ định như trên. Xem thêm Thuyết tương đối Hình học phi Euclide Tham khảo Liên kết ngoài YAN Kun(2004). Energy-exchange descriptions on the superluminal velocity and quantum fractal(Equation of the one-way speed of light for the constancy of the two-way speed of light). DOI:10.3969/j.issn.1006-8341.2004.03.010. Thí nghiệm vật lý Thuyết tương đối Khoa học năm 1887 Thuyết tương đối hẹp
921
3989
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90en
Đen
Đen là màu do không có hoặc hấp thụ hoàn toàn ánh sáng khả kiến. Nó là một màu sắc nhạt, không có sắc độ, giống như màu trắng và xám. Nó thường được sử dụng một cách tượng trưng hoặc nghĩa bóng để tượng trưng cho sự tăm tối. Đen và trắng thường được sử dụng để mô tả các mặt đối lập như thiện và ác, Thời kỳ Tăm tối so với Thời kỳ Khai sáng, và đêm so với ngày. Từ thời Trung Cổ, màu đen là màu biểu tượng của sự trang trọng và uy quyền, và vì lý do này, nó vẫn thường được mặc bởi các thẩm phán và quan tòa. Màu sắc hay ánh sáng Màu đen có thể được định nghĩa như ấn tượng thị giác khi người ta ở trong khu vực hoàn toàn không có ánh sáng. Điều này ngược lại với màu trắng, là ấn tượng thị giác khi tổ hợp các màu của ánh sáng kích thích đều cả ba loại tế bào cảm quang. Các loại vật chất hấp thụ hết ánh sáng thì tạo ra cảm giác cho con người là có màu đen (thực tế thì không có loại vật chất nào hiện biết là có khả năng như vậy, nhưng các vật chất gần như vậy thì rất nhiều). Các chất màu đen có thể là do tổ hợp của một vài loại chất màu khác (không nhất thiết phải có màu đen) có khả năng hấp thụ gần như hết mọi thành phần của ánh sáng. Nếu trộn cả ba chất màu gốc cơ bản trong một lượng phù hợp, thì kết quả là nó phản xạ rất ít ánh sáng, vì thế nó cũng được gọi là "đen". Điều này dẫn đến hai sự miêu tả trái ngược nhau đáng kể nhưng thực tế là bổ sung cho nhau về khái niệm màu đen. Đó là: Màu đen là sự vắng mặt của các thành phần tạo ra ánh sáng. hay tổ hợp đầy đủ của các màu khác nhau của các chất màu. Xem thêm Màu cơ bản. Tọa độ màu Số Hex = #000000 RGB (r, g, b) = (0, 0, 0) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 0, 100) (nếu tính theo thang độ phần trăm). HSV (h, s, v) = (0, 0, 0) Các tổ hợp khác của CMYK Ở đây tính theo thang độ phần trăm, chứ không tính theo thang độ 0-255 như RGB. Xem thêm Danh sách màu Vật đen Vật chất tối Vantablack Tham khảo Liên kết ngoài Màu sắc
444
3993
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%AFng
Trắng
Màu trắng (white) là màu có độ sáng cao nhưng giá trị màu sắc bằng 0. (Chính xác hơn thì nó chứa toàn bộ các màu của quang phổ và đôi khi được miêu tả như màu tiêu sắc — màu đen thì là sự vắng mặt của các màu). Cảm giác về ánh sáng trắng có thể được tạo ra bằng cách phối trộn (thông qua một quy trình gọi là "phối trộn bổ sung") của các màu gốc của quang phổ với các cường độ thích hợp: màu đỏ, màu xanh lá cây, màu xanh lam, nhưng cần phải lưu ý rằng việc chiếu sáng thông qua kỹ thuật này có sự khác biệt đáng kể với những nguồn sáng trắng (hãy xem dưới đây). Ánh sáng trắng Ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc, trong đó có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng trắng là một trường hợp của ánh sáng phức tạp hay ánh sáng đa sắc. Trước khi các công trình của Newton được chấp nhận, phần lớn các nhà khoa học tin rằng màu trắng là màu nền tảng của ánh sáng; và các màu khác chỉ được tạo thành bằng cách bổ sung thêm một cái gì đó vào ánh sáng. Newton đã chứng minh rằng màu trắng được tạo thành bởi tổ hợp của các màu khác. Newton đã chiếu một chùm tia sáng Mặt Trời qua một lăng trụ kính rồi chiếu lên tường. Những gì thu được từ thí nghiệm của Newton cho thấy ánh sáng trắng không hề "nguyên chất", mà nó là tổng hợp của một dải quang phổ 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh nước biển, chàm, tím. Thí nghiệm này thể hiện hiện tượng tán sắc ánh sáng. Để thử lại xem có phải thủy tinh đã làm thay đổi ánh sáng trắng chiếu vào nó không, Newton đã làm thí nghiêm sau: Tách một chùm có màu xác định thu được trong thí nghiêm trên rồi cho chùm này đi qua lăng kính một lần nữa. Kết quả thí nghiệm cho thấy màu sắc của chùm tia sáng này không đổi. Trong khoa học về ánh sáng, tồn tại một tập hợp liên tục của các màu ánh sáng mà có thể gọi là "màu trắng". Một tập hợp của các màu có thể xứng đáng với miêu tả này là các màu phát xạ trong quá trình gọi là nóng sáng, bởi vật đen tại các nhiệt độ cao tương đối khác nhau. Ví dụ, màu của vật đen ở nhiệt độ 2.848 K phù hợp với những nguồn sáng phát ra bởi các thiết bị chiếu sáng trong nhà như đèn dây tóc. Người ta nói rằng "nhiệt độ màu của những đèn như vậy là 2.848 K". Ánh sáng trắng sử dụng để chiếu sáng trong nhà hát có nhiệt độ màu khoảng 3.200 K. Ánh sáng ban ngày có nhiệt độ màu danh nghĩa là 5.400 K (được gọi là màu trắng cân bằng nhiệt) nhưng nó có thể dao động từ đỏ tới hơi xanh (25.000 K). Không phải mọi bức xạ của vật đen có thể cho là ánh sáng trắng: bức xạ nền của vũ trụ là một ví dụ rõ ràng, chỉ có nhiệt độ vài kelvin và nó là hoàn toàn không nhìn thấy. Các màu trắng tiêu chuẩn Các màu trắng tiêu chuẩn thông thường được định nghĩa với dẫn chiếu đến biểu đồ màu sắc của Ủy ban quốc tế về chiếu xạ (CIE). Các màu này nằm trong chuỗi D của các chiếu xạ tiêu chuẩn. Chiếu xạ D65, nguyên gốc tương ứng với màu của nhiệt độ 6.500 K, nó được chọn để thể hiện ánh sáng tiêu chuẩn ban ngày. Vẽ, nhuộm, sơn Trong vẽ, nhuộm hay sơn cảm giác về màu trắng có thể được tạo ra theo một trong hai cách sau: phản xạ ánh sáng bao quanh một nền trắng hay sử dụng các chất màu tạo cảm giác màu trắng để vẽ, sơn, nhuộm. Màu trắng khi trộn với màu đen sẽ cho màu xám. Đối với các sinh viên theo học ngành nghệ thuật đồ họa, việc sử dụng màu trắng có thể nảy sinh các vấn đề nào đó, do đó luôn luôn có ít nhất một học trình về việc sử dụng màu trắng trong nghệ thuật. Máy tính Các màn hình máy tính thông thường có chức năng quản lý nhiệt độ màu, cho phép người sử dụng lựa chọn nhiệt độ màu (thông thường thông qua một tập hợp nhỏ các giá trị cố định trước) của ánh sáng phát xạ khi máy tính cung cấp các tín hiệu điện tử phù hợp với "màu trắng". Tọa độ RGB của màu trắng là (255, 255, 255). Tọa độ màu Số Hex = #FFFFFF RGB (r, g, b) = (255, 255, 255) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 0, 0) HSV (h, s, v) = (0, 0, 100) Sử dụng, biểu tượng Thuật ngữ da trắng để chỉ những người có nguồn gốc Kavkaz, chủ yếu là người phương Tây như châu Âu, Tây Á v.v với nước da sáng. Trên thực tế, nước da của những người này dao động trong khoảng từ hồng đến nâu nhạt. Ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ màu trắng có thể bị coi là màu của chết chóc, tang lễ hay ma quỷ. Tuy vậy, dưới ảnh hưởng của các văn hóa Tây phương, nó lại là màu trang phục của cô dâu trong đám cưới hay chỉ sự trinh bạch, trong sáng, ngây thơ. Quân trắng là thuật ngữ để chỉ một bên trong các môn cờ chơi trên bảng như cờ vua, cờ vây. Cờ trắng là dấu hiệu quốc tế của sự đầu hàng hoặc ngừng bắn, điều đó có nghĩa nó là xu hướng của hòa bình, thông thường trong thời gian chiến tranh. Trong hầu hết các môn bi-a, bi chủ (bi cái) thường có màu trắng. Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc
1,028
3997
https://vi.wikipedia.org/wiki/Das%20Lied%20der%20Deutschen
Das Lied der Deutschen
(bài ca của người Đức), còn có tên khác là () (bài ca nước Đức) là quốc ca Đức từ năm 1922. Lời bài hát được August Heinrich Hoffmann von Fallersleben, một nhà thơ Đức giữa thế kỷ 19, viết phỏng theo giai điệu của bản nhạc "Gott erhalte Franz den Kaiser" (Thiên Chúa phù hộ Hoàng đế Franz) do Joseph Haydn sáng tác nhân dịp sinh nhật Hoàng đế La Mã Thần thánh năm 1797. Quốc ca Vào ngày hiến pháp Weimar năm 1922, ngày 11 tháng 8, Bài hát "Lied der Deutschen" được tổng thống đế quốc đầu tiên Friedrich Ebert (SPD) chọn làm quốc ca. Dưới thời Đức Quốc xã (1933–1945) chỉ đoạn đầu được hát, sau đó là bài hát Quốc xã Horst-Wessel-Lied. Sau 1945, có nhiều cuộc tranh luận là có nên giữ bài này làm bài quốc ca, cho đến 1952 sau một cuộc trao đổi thư từ giữa tổng thống và thủ tướng Đức, bài hát được giữ làm quốc ca của Tây Đức. Sau khi tái thống nhất Đức năm 1990 khúc nhạc thứ ba của bài hát được chọn làm quốc ca của Đức. Lời Bối cảnh của từng đoạn Đế quốc La Mã Thần thánh đã giải tán trong những cuộc chiến tranh của Napoléon, một phần cũng vì tranh cãi nội bộ. Ban đầu người ta mong đợi rất nhiều từ Cách mạng Pháp và cũng như từ những cải tổ của Napoléon, nhưng sau đó đã vỡ mộng vì cảm thấy bị mất thể diện với sự cai trị của Pháp. Nhiều người dân ở Phổ, Sachsen, Bayern.v.v... tìm kiếm những điểm tương tự của người Đức. Trước những cuộc chiến giải phóng khỏi ách thống trị của Napoleon, công trình Walhalla đã được xây dựng, vở kịch Die Hermannsschlacht đã được viết và câu hỏi Was ist des Deutschen Vaterland? (quê hương của người Đức là gì?) đã được đặt ra. Hệ thống Metternich ở châu Âu từ năm 1815 đến 1848 đã ngăn chặn những cải tổ chính trị trong nước và sự thống nhất quốc gia trong hàng chục năm Chú thích Liên kết ngoài Die Nationalhymne der Bundesrepublik Deutschland, German Federal Government "Das Lied der Deutschen", ingeb.org "Das Lied der Deutschen" at Brandenburg Historica , during the official German Unity Day ceremony on 3 October 1990 Lied der Deutschen, Das Lịch sử Đức Quốc ca châu Âu Bài hát Đức Tây Đức
401
4022
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF%20t%E1%BB%99c%20Celt
Ngữ tộc Celt
Ngữ tộc Celt hay Ngữ tộc Xen-tơ là một nhóm ngôn ngữ trong ngữ hệ Ấn-Âu, là hậu thân của ngôn ngữ Celt nguyên thủy. Thuật ngữ "Celtic" được sử dụng lần đầu để mô tả một nhóm ngôn ngữ vào năm 1707 bởi Edward Lhuyd, sau khi Paul-Yves Pezron chứng minh được sự liên hệ giữa người Celt trong lịch sử với ngôn ngữ của người Wales và người Breton. Các ngôn ngữ Celt hiện đại chủ yếu hiện diện tại miền tây bắc châu Âu, gồm Ireland, Scotland, Wales, Bretagne, Cornwall, và Đảo Man. Cũng có một lượng người nói tiếng Wales ở vùng Patagonia thuộc Argentina và một số người nói tiếng Gael Scotland trên Đảo Cape Breton của Nova Scotia. Vài người nói ngôn ngữ Celt sống trong các vùng kiều dân Celt tại Hoa Kỳ, Canada, Úc, và New Zealand. Trên toàn cầu, ngôn ngữ Celt luôn là ngôn ngữ thiểu số dù luôn có những dự án phục hồi. Tiếng Wales là ngôn ngữ Celt duy nhất không bị UNESCO phân loại là "bị đe dọa". Nhóm ngôn ngữ Celt hải đảo là một nhóm ngôn ngữ Celt phát triển trên đảo Anh và Ireland, trái với các ngôn ngữ Celt lục địa từng hiện diện trên Châu Âu lục địa và Tiểu Á. Mọi ngôn ngữ Celt ngày nay đều nằm trong nhóm hải đảo. Tham khảo Ngữ hệ Ấn-Âu
234
4047
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%89nh%20th%C3%A0nh%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Tỉnh thành Việt Nam
Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là cấp hành chính địa phương cao nhất ở Việt Nam. Tính đến năm 2022, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương. Chính quyền địa phương Theo Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương, mỗi tỉnh thành Việt Nam đều nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng nhân dân do dân bầu. Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban nhân dân (đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh). Bộ máy như vậy cũng tương ứng với cấu trúc chính quyền trung ương. Các chính quyền tỉnh trực thuộc Chính phủ. Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: thay mặt cho dân là Hội đồng nhân dân, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Ủy ban Hành chính, do Hội đồng nhân dân đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính mỗi cấp. Từ năm 1976, Ủy ban Hành chính đổi tên là Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân Mỗi Hội đồng nhân dân có thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân và những người được ủy quyền được chọn trong những đại biểu trong Hội đồng nhân dân, thường là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Thường trực có nhiều nhiệm vụ, trong đó có việc đại diện Hội đồng khi không có kỳ họp. Hội đồng có một số ban có những nhiệm vụ chuyên biệt. Mỗi tỉnh đều có một Ban Kinh tế và Ngân sách, một Ban Văn hóa Xã hội và một Ban Pháp chế. Nếu một tỉnh có thành phần thiểu số không phải người Việt đông thì thường tỉnh đó cũng có một Ban Dân tộc. Người dân được quyền bầu trong các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân khi được 18 tuổi, và được quyền ra ứng cử khi đủ 21 tuổi. Để ứng cử, một ứng cử viên phải được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu hoặc tự ứng cử. Những ứng cử viên này được bầu tại các hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Những người tham dự hội nghị quyết định các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hay không bằng cách giơ tay biểu quyết hoặc bầu kín. Các ứng cử viên không được hội nghị tín nhiệm sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử. Số ứng cử viên được bầu cho mỗi huyện là từ một đến ba. Số ứng cử viên cho mỗi huyện phải nhiều hơn số ghế được bầu. Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân, như đã nói trên, là đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh, có nhiệm vụ định đoạt và thi hành các chính sách. Ủy ban được xem như là một nội các. Ủy ban nhân dân các cấp làm việc theo nguyên tắc tập thể. Chủ tịch là người đứng đầu Ủy ban nhân dân chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp của mình. Mỗi thành viên của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân có 1 Chủ tịch và ít nhất 3 Phó Chủ tịch, tối đa là 5 Phó Chủ tịch (Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), và có từ 4 đến 7 ủy viên (tuỳ theo diện tích và số dân). Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải là đại biểu của HĐND cùng cấp, do HĐND bầu và Thủ tướng chuẩn y. Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân không nhất thiết phải là thành viên của HĐND. Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo định kỳ trước HĐND và Thủ tướng về các hoạt động kinh tế-xã hội trong phạm vi tỉnh. Tòa án Nhân dân Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử và tư pháp cấp tỉnh. Đứng đầu là Chánh án. Đảng bộ địa phương Vì Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam nên cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi địa phương là Đại hội Đại biểu Đảng bộ của địa phương đó, phân cấp địa phương của tổ chức Đảng. Đại hội Đại biểu Đảng bộ sẽ họp 5 năm 1 lần để bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ. Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương, hay thường được gọi tắt là Tỉnh ủy/Thành ủy, là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, thành phố sở tại giữa 2 kỳ Đại hội, nhiệm kỳ 5 năm. Sau mỗi Đại hội Đại biểu Đảng bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh/Thành phố sẽ tổ chức họp Hội nghị Đảng bộ lần thứ nhất để bầu ra Ban thường vụ Tỉnh uỷ/Thành uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ/Thành uỷ, Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ/Thành uỷ và các chức danh lãnh đạo; tất cả đều theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Đảng bộ trực thuộc. Đứng đầu Đảng bộ tỉnh/thành phố là Bí thư Tỉnh uỷ/Thành uỷ, do chính Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh/thành phố sở tại bầu lên, và phần lớn ở các tỉnh thành đều là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Riêng Bí thư Thành ủy Hà Nội và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh do tầm quan trọng đặc biệt của hai thành phố nên bắt buộc phải là Ủy viên Bộ Chính trị, do Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm mà không phải do Ban Chấp hành Đảng bộ bầu ra. Danh sách tỉnh thành (Số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến 0 giờ ngày 1/4/2019) Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 , dân số Việt Nam là 96.208.984 người. Đơn vị tỉnh thành đông dân nhất là Thành phố Hồ Chí Minh có 8.993.083 người, xếp thứ 2 là thủ đô Hà Nội với dân số 8.053.663 người, tiếp đến là Thanh Hóa là 3.640.128 người, Nghệ An là 3.327.791 người, và Đồng Nai là 3.097.107 người. Tỉnh ít dân nhất là Bắc Kạn 313.905 người , kế đến là các tỉnh Lai Châu, Kon Tum. Tính theo diện tích, tỉnh lớn nhất là tỉnh Nghệ An. Tỉnh nhỏ nhất là tỉnh Bắc Ninh. Lưu ý: Chữ in đậm: Thành phố trực thuộc trung ương Xem thêm Phân cấp hành chính Việt Nam Thành phố (Việt Nam) Tỉnh (Việt Nam) Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam) Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam Thành phố thuộc tỉnh (Việt Nam) Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam) Xã (Việt Nam) Quận (Việt Nam) Thị xã (Việt Nam) Huyện (Việt Nam) Thị trấn (Việt Nam) Phường (Việt Nam) Thị trấn nông trường Danh sách thị trấn tại Việt Nam Ghi chú Liên kết ngoài Phân cấp hành chính Việt Nam Phân vùng quốc gia châu Á Đơn vị hành chính địa phương cấp 1 theo quốc gia Danh sách phân cấp hành chính Việt Nam
1,284
4057
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xanh%20d%C6%B0%C6%A1ng
Xanh dương
Xanh dương hay xanh nước biển là một trong ba màu cơ bản trong mô hình màu RYB (lý thuyết màu truyền thống), cũng như trong mô hình màu RGB (phụ gia) . Nó nằm giữa màu tím và màu xanh lam trên quang phổ của ánh sáng nhìn thấy được . Mắt cảm nhận được màu xanh lam khi quan sát ánh sáng có bước sóng cực đại trong khoảng 450 đến 495 nanomet . Hầu hết các màu xanh lam chứa một chút hỗn hợp của các màu khác; màu xanh da trời chứa một số màu xanh lá cây, trong khi màu xanh đậm chứa một số màu tím. Bầu trời ban ngày quang đãng và biển sâu xuất hiện màu xanh dương do hiệu ứng quang học được gọi là tán xạ Rayleigh . Một hiệu ứng quang học gọi là hiệu ứng Tyndall giải thích hiện tượng mắt xanh . Các vật thể ở xa xuất hiện nhiều màu xanh lam hơn do một hiệu ứng quang học khác được gọi là phối cảnh trên không . Màu xanh dương là một màu quan trọng trong nghệ thuật và trang trí từ thời cổ đại. Đá bán quý lapis lazuli đã được sử dụng ở Ai Cập cổ đại để làm đồ trang sức và đồ trang trí và sau đó, vào thời Phục hưng , để tạo ra sắc tố ultramarine , loại sắc tố đắt nhất trong tất cả các sắc tố. Vào thế kỷ thứ tám, các nghệ sĩ Trung Quốc đã sử dụng màu xanh cobalt để tạo màu cho gốm sứ xanh trắng mịn . Vào thời Trung cổ , các nghệ sĩ châu Âu đã sử dụng nó trên cửa sổ của các thánh đường . Người châu Âu mặc quần áo có màu nhuộm thực vật cho đến khi nó được thay thế bằng màu chàm tư nươc mi. Vào thế kỷ 19, thuốc nhuộm và sắc tố màu xanh tổng hợp dần dần thay thế thuốc nhuộm hữu cơ và sắc tố khoáng. Màu xanh đậm trở thành màu phổ biến cho đồng phục quân đội và sau đó, vào cuối thế kỷ 20, cho bộ vest công sở. Bởi vì màu xanh lam thường được liên kết với sự hài hòa, nên nó đã được chọn làm màu cờ của Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Âu . Các cuộc khảo sát ở Mỹ và Châu Âu cho thấy màu xanh dương là màu thường được liên kết nhất với sự hài hòa, chung thủy, tự tin, xa cách, vô tận, trí tưởng tượng, lạnh lùng và đôi khi là nỗi buồn. Trong các cuộc thăm dò dư luận ở Hoa Kỳ và Châu Âu, đây là màu phổ biến nhất, được gần một nửa số nam giới và phụ nữ chọn làm màu sắc yêu thích của họ. Các cuộc khảo sát tương tự cũng chỉ ra rằng màu xanh dương là màu liên quan nhiều nhất đến nam tính, chỉ đứng sau màu đen và cũng là màu liên quan nhiều nhất đến trí thông minh, kiến ​​thức, sự bình tĩnh và sự tập trung. Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc Phổ điện từ
541
4063
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh%20v%E1%BA%ADt%20bi%E1%BA%BFn%20%C4%91%E1%BB%95i%20gen
Sinh vật biến đổi gen
Sinh vật biến đổi gen (tiếng Anh: Genetically Modified Organism, viết tắt GMO) là một sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Ngoài ra cũng có thể có những sinh vật được tạo ra do quá trình lan truyền của gen trong tự nhiên. Ví dụ quá trình lai xa giữa cỏ dại với cây trồng biến đổi gen có cùng họ hàng có thể tạo ra loài cỏ dại mang gen biến đổi. Sinh vật biến đổi gene có nhiều loại khác nhau. Nó có thể là các dòng lúa mỳ thương mại có gen bị biến đổi do tia điện từ (tia X) hoặc tia phóng xạ từ những năm 1950. Nó cũng có thể là các động vật thí nghiệm chuyển gen như chuột bạch hoặc là các loại vi sinh vật bị biến đổi cho mục đích nghiên cứu di truyền. Tuy nhiên, khi nói đến GMO người ta thường đề cập đến các cơ thể sinh vật mang các gen của một loài khác để tạo ra một dạng chưa hề tồn tại trong tự nhiên. Việc ứng dụng sinh vật biến đổi gen di truyền thường phục vụ cho mục đích kinh tế khoa học. Sửa đổi di truyền là đặc trưng của một sự thay đổi vị trí trong các kiểu gen của một sinh vật, trái ngược với sự ngẫu nhiên, hay đặc trưng của tự nhiên và nhân tạo đột biến theo quy trình. Động vật nói chung khó biến đổi hơn nhiều và đại đa số vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu. Động vật có vú là sinh vật mẫu tốt nhất cho con người, làm cho chúng được biến đổi gen để giống với các bệnh nghiêm trọng của con người, điều quan trọng đối với việc khám phá và phát triển các phương pháp điều trị. Các protein của con người biểu hiện ở động vật có vú có nhiều khả năng giống với các đối tác tự nhiên của chúng hơn là các protein biểu hiện ở thực vật hoặc vi sinh vật. Vật nuôi được biến đổi với mục đích cải thiện các tính trạng quan trọng về kinh tế như tốc độ tăng trưởng, chất lượng thịt, thành phần sữa, khả năng kháng bệnh và tỷ lệ sống sót. Cá biến đổi gen được sử dụng cho nghiên cứu khoa học, làm vật nuôi và làm nguồn thực phẩm. Kỹ thuật di truyền đã được đề xuất như một cách để kiểm soát muỗi, một vật trung gian truyền bệnh của nhiều căn bệnh chết người. Mặc dù liệu pháp gen người vẫn còn tương đối mới, nhưng nó đã được sử dụng để điều trị rối loạn di truyền chẳng hạn như suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng và chứng mù bẩm sinh Leber. Có nhiều phản đối đã được đưa ra đối với sự phát triển của GMO, đặc biệt là việc thương mại hóa chúng. Đa phần liên quan đến cây trồng biến đổi gen và liệu thực phẩm được sản xuất từ chúng có an toàn hay không và tác động của việc trồng chúng đối với môi trường. Các mối quan tâm khác là tính khách quan và nghiêm ngặt của các cơ quan quản lý, ô nhiễm thực phẩm không biến đổi gen, kiểm soát cung ứng thực phẩm, bằng sáng chế sự sống và việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù có sự đồng thuận khoa học rằng thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng biến đổi gen không gây rủi ro lớn hơn cho sức khỏe con người so với thực phẩm thông thường, nhưng an toàn thực phẩm biến đổi gen là vấn đề hàng đầu bị chỉ trích. Dòng gen, tác động đến các sinh vật không phải mục tiêu và thoát ra ngoài là những mối quan tâm chính về môi trường. Các quốc gia đã áp dụng các biện pháp quản lý để đối phó với những lo ngại này. Có sự khác biệt trong quy định phát hành GMO giữa các quốc gia, với một số khác biệt rõ rệt nhất xảy ra giữa Hoa Kỳ và Châu Âu. Các vấn đề chính liên quan đến cơ quan quản lý bao gồm liệu thực phẩm biến đổi gen có nên được dán nhãn hay không và tình trạng của các sinh vật được chỉnh sửa gen. Định nghĩa Định nghĩa về sinh vật biến đổi gen (GMO) không rõ ràng và rất khác nhau giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế và các cộng đồng khác. Theo nghĩa rộng nhất, định nghĩa về GMO có thể bao gồm bất kỳ thứ gì đã bị thay đổi gen, kể cả do tự nhiên. Ở một góc nhìn ít rộng hơn, nó có thể bao gồm mọi sinh vật đã bị con người thay đổi gen, bao gồm tất cả các loại cây trồng và vật nuôi. Vào năm 1993, Encyclopedia Britannica đã định nghĩa kỹ thuật di truyền là "bất kỳ kỹ thuật nào trong số nhiều kỹ thuật ... trong số đó thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm (e.g., 'em bé trong ống nghiệm'), ngân hàng tinh trùng, nhân bản, và thao tác gen." Liên minh châu Âu (EU) đã gộp định nghĩa rộng tương tự trong các đánh giá ban đầu, đặc biệt đề cập đến GMO được sản xuất bởi "nhân giống chọn lọc và các phương tiện chọn lọc nhân tạo khác" Các định nghĩa này đã được điều chỉnh kịp thời với một số ngoại lệ được thêm vào do áp lực từ các cộng đồng khoa học và nông nghiệp, cũng như sự phát triển của khoa học. Định nghĩa của EU sau đó đã loại trừ nhân giống truyền thống, thụ tinh trong ống nghiệm, tạo ra đa bội hóa, nhân giống đột biến và các kỹ thuật dung hợp tế bào không sử dụng axit nucleic tái tổ hợp hoặc sinh vật biến đổi gen trong quy trình. Sự mâu thuẫn và nhầm lẫn thậm chí còn lớn hơn liên quan đến nhiều chương trình dán nhãn "Non-GMO" hoặc "GMO-free" trong tiếp thị thực phẩm, trong đó ngay cả các sản phẩm như nước hoặc muối, không chứa bất kỳ chất hữu cơ và vật liệu di truyền nào (và do đó không thể biến đổi gen theo định nghĩa), đang được dán nhãn để tạo ấn tượng là "khỏe mạnh hơn". Sản xuất Tạo ra một sinh vật biến đổi gen (GMO) là một quá trình gồm nhiều bước. Các kỹ sư di truyền phải cô lập gen mà họ muốn đưa vào cơ thể vật chủ. Gen này có thể được lấy từ tế bào hoặc tổng hợp nhân tạo. Nếu gen được chọn hoặc bộ gen của sinh vật hiến tặng đã được nghiên cứu kỹ thì có thể truy cập được từ thư viện gen. Sau đó, gen này được kết hợp với các yếu tố di truyền khác, bao gồm vùng khởi động và yếu tố kết thúc phiên mã và dấu hiệu có thể chọn. Lịch sử Con người đã thuần hóa thực vật và động vật từ khoảng 12.000 năm trước Công nguyên, sử dụng nhân giống có chọn lọc hoặc chọn lọc nhân tạo (tương phản với chọn lọc tự nhiên). Quá trình nhân giống chọn lọc, trong đó các sinh vật có tính trạng mong muốn (và do đó với gen mong muốn) được sử dụng để nhân giống thế hệ tiếp theo và các sinh vật thiếu đặc điểm không được nhân giống , là tiền thân của khái niệm biến đổi gen hiện đại. Những tiến bộ khác nhau trong di truyền học cho phép con người trực tiếp thay đổi DNA và do đó là gen của các sinh vật. Năm 1972, Paul Berg đã tạo ra phân tử DNA tái tổ hợp đầu tiên khi ông kết hợp DNA từ virus khỉ với DNA của virus lambda. trái|nhỏ|Năm 1974, Rudolf Jaenisch tạo ra động vật biến đổi gen đầu tiên. Vi khuẩn Vi khuẩn là những sinh vật đầu tiên được biến đổi gen trong phòng thí nghiệm, do việc sửa đổi nhiễm sắc thể của chúng tương đối dễ dàng. Sự dễ dàng này khiến chúng trở thành những công cụ quan trọng để tạo ra các GMO khác. Các gen và thông tin di truyền khác từ nhiều loại sinh vật có thể được thêm vào plasmid và đưa vào vi khuẩn để lưu trữ và sửa đổi. Vi khuẩn rẻ tiền, dễ phát triển, vô tính, nhân lên nhanh chóng và có thể được bảo quản ở -80 °C gần như vô thời hạn. Sau khi một gen được phân lập, nó có thể được lưu trữ bên trong vi khuẩn, cung cấp nguồn cung cấp không giới hạn cho nghiên cứu. Một số lượng lớn các plasmid tùy chỉnh làm cho thao tác chiết xuất DNA từ vi khuẩn trở nên tương đối dễ dàng. nhỏ|Tác phẩm nghệ thuật này được tạo ra bằng vi khuẩn đã biến đổi để thể hiện 8 màu khác nhau của protein huỳnh quang Tranh cãi Có nhiều tranh cãi về GMO, đặc biệt là liên quan đến việc chúng được thải ra ngoài môi trường phòng thí nghiệm. Các tranh chấp liên quan đến các bên như người tiêu dùng, nhà sản xuất, công ty công nghệ sinh học, cơ quan quản lý chính phủ, tổ chức phi chính phủ và nhà khoa học. Nhiều mối quan tâm trong số này liên quan đến cây trồng biến đổi gen và liệu thực phẩm được sản xuất từ chúng có an toàn hay không và tác động của việc trồng chúng đối với môi trường. Những tranh cãi này đã dẫn đến các vụ kiện tụng, tranh chấp thương mại quốc tế và các cuộc biểu tình, cũng như quy định hạn chế đối với các sản phẩm thương mại ở một số quốc gia. Hầu hết các mối quan tâm xoay quanh việc GMO ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường như thế nào. Chúng bao gồm việc gây ra dị ứng hay không, các gen chuyển đổi có thể chuyển sang tế bào người hay không và liệu các gen không được phép sử dụng cho con người có thể lai xa vào an ninh lương thực hay không. Tham khảo Liên kết ngoài ISAAA database GMO-Compass: Thông tin về sinh vật biến đổi gen Sinh học Sinh học phân tử Di truyền học Nông nghiệp
1,772
4069
https://vi.wikipedia.org/wiki/Duy%C3%AAn%20h%E1%BA%A3i%20Nam%20Trung%20B%E1%BB%99
Duyên hải Nam Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ (cũng được gọi là Nam Trung Bộ) là vùng địa phương ven biển của phía nam thuộc Trung Bộ Việt Nam, với thành phố trọng điểm và lớn nhất là thành phố Đà Nẵng. Vị trí Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía nam, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển; giáp với Tây Nguyên và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia, Thái Lan, thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế và hình thành nền kinh tế mở. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của Đường Xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trên trang Wikipedia của các tỉnh thành Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam. Theo cách chia Trung Bộ thành 4 phần Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên thì Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên cùng với các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế hợp thành vùng (Duyên hải) Trung Trung Bộ. Thành phố trung tâm và lớn nhất là thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của các tỉnh trong vùng đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ Đà Nẵng trực thuộc trung ương từ đầu năm 1997). Trong đó, tỉnh Quảng Nam có 2 thành phố là Tam Kỳ và Hội An, tỉnh Khánh Hòa có 2 thành phố là Nha Trang và Cam Ranh. Trong suốt thời kỳ từ sau năm 1975 cho đến năm 1986, toàn vùng Nam Trung Bộ chỉ có 2 thành phố là Đà Nẵng và Nha Trang. Từ năm 1986 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Các thành phố trước năm 1986: Đà Nẵng: lập ngày 19 tháng 7 năm 1888 theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp Nha Trang: thành lập thị xã ngày 7 tháng 5 năm 1937 theo Sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương. Tháng 3 năm 1977, nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay là đô thị loại 1, và là một trong các trung tâm lớn của vùng. Các thành phố từ năm 1986 đến nay: Quy Nhơn: thành lập thị xã ngày 20/10/1898, dưới triều Thành Thái, đến ngày 3 tháng 7 năm 1986 nâng cấp lên thành phố theo Nghị định số 81/HĐBT. Hiện nay là đô thị loại 1, và là một trong các trung tâm lớn của vùng. Phan Thiết: thành lập thị xã theo chỉ dụ của nhà Nguyễn năm 1898. Đến ngày 25 tháng 8 năm 1999 thành lập thành phố theo Nghị định số 81/1999/NĐ-CP. Tuy Hòa: lập ngày 5 tháng 1 năm 2005 theo Nghị định số 03/2005/NĐ-CP. Thành phố Quảng Ngãi: lập ngày 26 tháng 8 năm 2005 theo Nghị định số 112/2005/NĐ-CP. Tam Kỳ: lập ngày 29 tháng 9 năm 2006 theo Nghị định số 113/2006/NĐ-CP. Phan Rang – Tháp Chàm: lập ngày 8 tháng 2 năm 2007 theo Nghị định số 21/2007/NĐ-CP. Hội An: lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ-CP. Cam Ranh: lập ngày 23 tháng 12 năm 2010 theo Nghị định số 65/NQ-CP. Hiện nay, ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có 3 đô thị loại I: thành phố Đà Nẵng (trực thuộc Trung ương), Quy Nhơn (thuộc tỉnh Bình Định), Nha Trang (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Các thành phố là đô thị loại II: Tam Kỳ (thuộc tỉnh Quảng Nam), Quảng Ngãi (thuộc tỉnh Quảng Ngãi), Tuy Hòa (thuộc tỉnh Phú Yên), Phan Rang – Tháp Chàm (thuộc tỉnh Ninh Thuận), Phan Thiết (thuộc tỉnh Bình Thuận). Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Tài nguyên Địa hình: Các vùng gò, đồi thuận lợi chăn nuôi bò, dê, cừu. Đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ thuận lợi sản xuất lương thực thực phẩm. Tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển. Kinh tế biển ở đây bao gồm: Nguồn lợi hải sản (chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước) và nuôi trồng thủy sản, nhất là các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) với diện tích có thể nuôi trồng là 60.000 ha trên các loại thủy vực: mặn, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế. Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường "xuyên Á". Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của Việt Nam, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp thủy tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng... Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều sân bay quốc tế và có nhiều cảng biển nước sâu có thể đón được các loại tàu biển có trọng tải lớn như cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, một trong những cảng biển nước sâu lớn nhất cả nước. Đồng bằng Quảng Ngãi rộng khoảng 1.200 km² bao gồm cả thung lũng sông Trà Khúc và sông Vệ cũng được cấu tạo tương tự đồng bằng Quảng Nam. Nhưng vào mùa khô sông Trà Khúc và sông Vệ đều cạn nước đến mức người ta có thể lội qua, hiện nay trên sông Trà Khúc đã có công trình thủy nông Thạch Nham ngăn sông, xây dựng hệ thống kênh mương chuyển nước phục vụ sản xuất cho nhiều huyện. Khí hậu: có hai mùa mưa khô tương phản rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình năm khoảng 900-1000 mm Du lịch Du lịch biển, đảo và di tích lịch sử văn hóa dân tộc là nguồn lực quan trọng, là một trong 3 trung tâm du lịch của cả nước (ngoài thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), trong đó nổi bật là dải Đà Nẵng - Hội An, Quy Nhơn - Phú Yên, Nha Trang - Cam Ranh - Ninh Chử, và Mũi Né. Sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh là 2 sân bay lớn trong vùng, đón lượng lớn khách du lịch nước ngoài cũng như trong nước. Bên cạnh đó, sân bay Phù Cát ở Bình Định cũng tăng trưởng liên tục về lượng khách thông quan trong nhiều năm qua, hiện đang đúng thứ 3 về lưu lượng khai thác. Và đang mở thêm các đường bay mới trong nước cũng như ra quốc tế (đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan). Kinh tế Có nhiều bãi tôm, bãi cá, đặc biệt ở vùng cực Nam Trung Bộ. Có ngư trường lớn ở Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). Sản lượng đánh bắt hải sản năm 2006 đã hơn 624.000 tấn, trong đó sản lượng cá chiếm 420.000 tấn. Trong vùng có nhiều vũng, vịnh, đầm phá... có lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Nuôi tôm hùm, tôm sú đang phát triển mạnh, nhất là ở Phú Yên và Khánh Hòa. Tương lai ngành thủy hải sản sẽ giải quyết được vấn đề lương thực của vùng và cung cấp được nhiều sản phẩm giúp chuyển dịch cơ cấu nông thôn ven biển. Tuy nhiên, việc khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (nhất là Hoàng Sa - Trường Sa) là rất cấp bách. Du lịch hàng hải Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng các cảng nước sâu do bờ vịnh khúc khuỷu, nhiều vịnh nước sâu. Hiện tại có một số cảng lớn do Trung ương quản lý như: Đà Nẵng, Quy Nhơn (sản lượng hàng hoá lớn thứ 3 cả nước), Cam Ranh..., cảng nước sâu Dung Quất. Ở vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước, và cạnh tranh với các cảng lớn trong khu vực. Ngành du lịch phát triển mạnh nhờ có nhiều bãi biển lý tưởng, thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử, văn hóa đa dạng. Đà Nẵng và Quy Nhơn là một trong những đầu mối giao thông đường biển quan trọng nhất của cả nước. Dân cư Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có số dân là 9.385.214 người. 3 tỉnh Quảng Nam, Bình Thuận và Bình Định có dân số đông nhất, dân số của riêng 3 tỉnh này chiếm gần một nửa dân số của vùng (45,2%). Có khoản 3,9 triệu người (38% dân số) sinh sống ở các thành phố và khu dân cư. Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định và Bình Thuận là 4 địa phương có đa số dân cư sống ở thành thị. Trong khi đó đa số dân cư Quảng Nam, Quảng Ngãi lại sống ở nông thôn. Từ năm 2000 đến 2017, tỉ lệ tăng dân số trung bình hằng năm của vùng là 1,22%. Trong đó Đà Nẵng là địa phương tăng nhanh nhất - khoảng 1,95%; Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định tăng chậm nhất - khoảng 1%. Bốn tỉnh còn lại có tốc độ tăng từ 1,26% (Khánh Hòa) đến 1,59% (Ninh Thuận). Như các vùng khác, dân tộc chiếm đa số của vùng là dân tộc Kinh. Có một vài dân tộc thiểu số, trong đó đáng chú ý là dân tộc Chăm. Họ sống chủ yếu ở xung quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh lị Ninh Thuận) và phía bắc tỉnh Bình Thuận. Họ cũng sống rải rác ở một số nơi khác, như phía nam tỉnh Bình Định. Những dân tộc thiểu số khác sống ở phần đồi núi phía tây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn một nửa diện tích của tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đô thị Tính đến ngày 19 tháng 5 năm 2022, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có: 1 thành phố đô thị loại I trực thuộc trung ương: Đà Nẵng 2 thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh: Quy Nhơn, Nha Trang. 5 thành phố đô thị loại II gồm 5 thành phố trực thuộc tỉnh: Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Phan Rang – Tháp Chàm, Phan Thiết. 4 đô thị loại III gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh: Hội An, Cam Ranh và 2 thị xã: Sông Cầu, La Gi. 11 đô thị loại IV gồm 6 thị xã: Điện Bàn, Đức Phổ, Hoài Nhơn, An Nhơn, Đông Hòa, Ninh Hòa; 2 huyện Núi Thành, Diên Khánh và 3 thị trấn: Phú Phong, Vạn Giã, Phan Rí Cửa. Xem thêm Tây Nguyên Bắc Trung Bộ Tây Bắc Bộ Đông Nam Bộ Đông Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ Chú thích Liên kết ngoài N Địa lý Việt Nam
1,945
4076
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A0m
Chàm
Màu chàm (indigo) là màu của ánh sáng trong khoảng 440 đến 420 nm, nằm giữa màu xanh lam và màu tím. Giống như màu da cam, tên gọi của nó có xuất xứ từ tự nhiên, do màu này rất gần với màu của chất tanin lấy từ lá hay vỏ cây chàm dùng để nhuộm quần áo. Nó không phải là màu gốc bổ sung hay loại trừ nhưng trong các sách vật lý vẫn liệt kê nó như màu gốc. Lý do cơ bản là khi Newton chia quang phổ ra làm bảy phần để cho phù hợp với con số bảy hành tinh (khi đó chỉ biết có vậy), bảy ngày trong tuần và bảy nốt nhạc cũng như một số các danh sách khác chỉ có bảy phần tử thì ông đã đặt tên và định nghĩa nó như màu gốc. Mắt con người không nhạy cảm lắm với ánh sáng màu chàm. Một số người không thể phân biệt nó với màu xanh lam hay màu tím. Tọa độ màu Số Hex = #4B0082 RGB (r, g, b) = (75, 0, 130) CMYK (c, m, y, k) = (42, 100, 0, 49) HSV (h, s, v) = (275, 100, 51) Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc Phổ điện từ Viêm Quang phổ Cầu vồng
227
4077
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A0m%20%28b%E1%BB%87nh%29
Chàm (bệnh)
Chàm (eczema) là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh. Bệnh Eczema, lấy từ gốc tiếng Hy Lạp: Eczeo – chỉ những tổn thương là mụn nước, bệnh được biết từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên với sự hiểu biết là do rối loạn một số yếu tố ở ngay trong cơ thể. Dân gian thường gọi là chàm tổ đỉa, vì tổn thương tái diễn lâu ngày da sần sủi kèm theo các lỗ hút sâu rỉ nước vàng như mồm con đỉa. Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, do: nội giới, ngoại giới như­ng bao giờ cũng có vai trò thể địa dị ứng. Về mô học có hiện tư­ợng xốp bào (Spongiosis). Eczema là bệnh ngoài da phổ biến, là bệnh da ngứa điển hình, mạn tính hay tái phát, điều trị còn khó khăn Triệu chứng và diễn biến của bệnh Bệnh là hiện tượng viêm bì, thượng bì, nguyên nhân rất phức tạp, thường phát sinh do một quá trình phản ứng của da trên một cơ địa đặc biệt dễ phản úng với dị nguyên ở trong cơ thể (hoặc một số rất ít) ở ngoài cơ thể, với biểu hiện tổn thương trên da là những mảng hồng ban, mụn nước thành đám, tái đi tái lại nhiều lần và rất ngứa. Bệnh tiến triển qua các giai đoạn: Hồng ban, mụn nước, chảy nước, đóng vảy tiết, bong vảy và Lichen hóa. Giai đoạn hồng ban Thường bị bỏ qua, bệnh nhân thường bỏ qua không đi khám bệnh, các thầy thuốc cũng thường bỏ qua vì nhiều khi dấu hiệu này biến mất không để lại dấu hiệu bệnh lý của bệnh ngoài da, hoặc đây chỉ là dấu hiệu ban đầu của một bệnh ngoài da khác Giai đoạn mụn nước Đây là đặc trưng cơ bản của bệnh, mụn nước thường tập trung thành từng đám, kích thước to 1 – 2 mm, tương đối đồng đều, phát triển đùn từ dưới lên hết lớp này đển lớp khác, mụn nước tự vỡ (hoặc do gãi) làm chảy nước dịch nhày. Nếu có bội nhiễm thì tổn thương sưng phù nhiều dịch tiết hoặc có mủ Giai đoạn đóng vảy tiết Bong da và lên da non: Dịch nhày và huyết tương đóng khô lại kèm theo hiện tượng da chết thành mảng bong ra để lại bện dưới là lớp da non nhẵn bóng như vỏ hành hơi sẫm màu nền da hơi chai cộm Giai đoạn Lichen hoá (hằn cổ trâu)   Eczema tiến triển lâu ngày, da càng ngày càng sẫm màu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt như trong bệnh lichen, quá trình này gọi là liken hoá.  Bệnh diễn biến đan xen từng đợt, có thể có chu kỳ phát nặng (hoặc tạm lui) theo mùa. Các giai đoạn của bệnh thường xen kẽ lồng vào nhau, ngứa là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất và tồn tại dai dẳng Các thể lâm sàng Eczema tiếp xúc (Contact eczema, contact  dermatitis) Xuất hiện đầu tiên ở vùng tiếp xúc, thường là vùng hở, có khi in rõ hình vật tiếp xúc (hình quai dép, dây đồng hồ, kính đeo mắt...) Tổn thương cơ bản là da đỏ xung huyết, hơi nề, trên bề mặt có mụn nước, có thể có hình thái mãn tính khô dày cộm có vảy. Dừng tiếp xúc với dị vật bệnh thuyên giảm, tiếp xúc lại bệnh vượng lên. Làm phản ứng da với chất tiếp xúc cho kết quả dương tính Eczema thể địa  (Atopic dermatitis) Đây là thể lâm sàng thường gặp nhất, liên quan nhiều đến yếu tố tự miễn, theo lứa tuổi lại có biểu hiện lâm sàng khác nhau: Eczema thể địa ở tuổi nhũ nhi và sơ sinh: Bệnh thường ở mặt trán, hai bên cân đối nhau tạo nên tổn thương hình móng ngựa, hình cánh bướn (Bệnh chàm cánh bướm). Tổn thương thường là dát đỏ có nhiều mụn nước trên bề mặt, trợt, chảy dịch, có mủ hoặc đóng vảy tiết. Eczema thể địa ở người lớn: Tổn thương cơ bản là những đám mảng mụn nước, tiết dịch hoặc đóng vảy tiết hoặc lichen hoá, vị trí ở bất cứ chỗ nào  trên cơ thể, tính đối xứng hai bên ít hơn (thường là bị cả hai bên cơ thể, nhưng có nhiều trường hợp tổn thương chỉ khu trú rõ rệt ở một bên còn vị trí tương ứng ở bên kia hoàn toàn bình thường). Các tổn thương thường ở các nếp gấp lớn, bàn tay, bàn chân... Eczema thể đồng tiền (Nummular Eczema) Các đám tổn thương hình tròn hoặc ovan, ban đầu là đám đỏ tiết dịch, có mụn nước, sẩn, tiết dịch, vảy tiết, vảy da, lichen hoá có giới hạn rõ ràng, thường khu trú rõ ràng ở mặt duỗi của chi (mặt trước cẳng chân, tay, mu bàn chân bàn tay...Có ý kiến cho răng Eczema đồng tiền là một thể đặc biệt của Eczema vi khuẩn, có ý kiến lại cho rằng eczema đồng tiền là một phân thể của eczema thể địa Eczema da dầu (Seborrheic dermatitis) Vị trí thường gặp nhất là đầu, ở mặt thường bị ở lông mày, quanh mắt, giữa mũi, nếp mũi má,sau tai. Tổn thương là đám mảng đỏ trên có vảy, vảy mỡ, đôi khi có sẩn trên bề mặt, giới hạn tương đổi rõ, khô. Vi thể có hiện tượng xốp bào. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh Nguyên nhân phức tạp nhiều khi khó hoặc không phát hiện đ­ược. Có thể do: Nguyên nhân ngoại giới Các yếu tố vật lý,hoá học, thực vật, sinh vật học đụng chạm vào da gây cảm ứng thành viêm da, eczema (các chất này gọi là di nguyên). Ví dụ: ánh sáng, thuốc bôi, tiêm uống, các hoá chất dùng trong công nghiệp, trong gia đình (cao su, kền, crôm, xi măng, sơn...) Một số bệnh ngoài da gây ngứa (nấm, ghẻ...) do chà xát, bôi thuốc linh tinh... có thể trở thành eczema thứ phát. Nguyên nhân nội giới Rối loạn chức phận nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây bệnh Eczema Phản ứng dị ứng Dù nguyên nhân nội giới hay ngoại giới, cũng đều có liên quan đến phản ứng đặc biệt của cơ thể dẫn đến phản ứng dị ứng, bệnh nhân có thể địa dị ứng. Theo Halpem và Coombs: Phản ứng Eczema được xếp vào kiểu mẫn cảm tế bào trì hoãn trong đó có vai trò của tế bào lympho mang ký ức kháng nguyên. Điều trị Dân gian chữa Eczema Thường dùng vỏ cây Hoàng bá  (núc nác), giã nát đắp lên vùng da tổn thương, trong bộ đội thời đánh Mỹ cũng lưu truyền bài thuốc chữa ngoài da có tác dụng chữa các bệnh ngoài da và được một số cơ sở điều trị quân y đã áp dụng và phát triển Đông y chữa Eczema Do phong phối hợp với nhiệt và thấp lúc đầu thấy hơi đỏ và ngứa và sau một thời gian ngắn nổi cục, mụn nước, chảy nước, đóng vẩy, bong vẩy và khỏi. Các bài thuốc Đông y chữa Eczema, chia thành 2 thể: Thấp nhiệt Triệu chứng: Da hồng, đỏ ngứa,có mụn nước, loét, chảy nước vàng, mùa hanh khô, chảy máu tươi, để lâu ngày có thể gây viêm họng Pháp trị: thanh nhiệt táo thấp Bài thuốc trị Chàm thấp nhiệt: Hoàng cầm: 12; Hoàng bá: 12; bạch tiễn bì: 12; Linh bì: 12; Hoạt thạch: 12; Khổ sâm: 12; Sinh địa: 20 Ngân hoa: 20; Thổ phục linh: 20; N hoàng bá: 12; Hoàng đằng: 8; Phong nhiệt Triệu chứng: da hơi đỏ có mụn nước phát toàn thân, ngứa gãi chảy nước, ít loét Pháp trị: Sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp Bài thuốc trị chàm phong nhiệt: Long đởm tả can thang gia giảm Hoàng cầm: 8; Chi tử: 12; Qui đầu: 8; Sài hồ: 8; mộc thông: 8; Cam thảo: 2; sinh địa: 8; Trạch tả: 12; Sa tiền: 8; Thuyền thoái:6 Kinh giới: 12; X truật: 8; Ngưu bàng: 12; Khổ sâm: 12; N hoàng bá: 8; long đởm thảo: 8 Thuốc dùng ngoài Thuốc ngâm: Dùng Tô mộc, Kinh giới, H đằng sắc đặc ngâm chỗ tổn thương khi nước còn nóng. Hoặc hàng ngày tắm bằng nước lá tre Châm cứu Tuỳ vị trí cơ thể, chọn huyệt tại chỗ và lân cận. Chân: Tam âm giao, Dương lăng tuyền,...Toàn thân: Trừ phong: Hợp cốc Trừ thấp: Túc tam lý Hoạt huyết: Huyết hải Mãn tính Do phong và huyết táo gây ra: da dày khô, ngứa, nổi cục, có mụn nước, hay gặp ở đầu,mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, pháp trị: khu phong dưỡng huyết nhuận táo chàm mãn tính Bài thuốc: Qui đầu: 12; Thục địa: 20; Bạch thược: 12; xuyên khung: 8; Kinh giới: 16; X truật: 12; Khổ sâm: 8; Thuyền thoái: 6; Phòng phong: 12 Tiễn bì:  10; Tật lê: 8; Địa phụ tử: 8;  Hoàng bá: 8; Hy thiêm:  12; Thuốc dùng ngoài: Thuốc ngâm: Kinh giới, Hy thiêm đều 50g. nấu nước ngâm rửa làm mềm chỗ da bị xơ cứng và giảm ngứa nhanh Tây y chữa Eczema Phác đồ điều trị được chia thành 3 thể. Chú thích Bệnh da liễu Khoa da Bệnh tự miễn
1,617
4079
https://vi.wikipedia.org/wiki/Yersinia%20pestis
Yersinia pestis
{{Bảng phân loại | color = # | name = Yersinia pestis | image = Yersinia pestis.jpg | image_width = 250px | image_caption = Vi ảnh điện tử quét một đám vi khuẩn Yersinia pestis | regnum = Eubacteria | phylum = Proteobacteria | classis = Gammaproteobacteria | ordo = Enterobacteriales | familia = Enterobacteriaceae | genus = Yersinia | species = Y. pestis| binomial = Yersinia pestis| binomial_authority = (Lehmann & Neumann, 1896)van Loghem 1944 }} Yersinia pestis (Y. pestis) (trước đây là Pasteurella pestis) là một loài vi khuẩn coccobacillus gram âm, không có tính di động, hình que thuộc họ Enterobacteriaceae. Nó là tác nhân gây bệnh của dịch hạch — căn bệnh đã gây nhiều trận dịch kinh hoàng với tỉ lệ tử vong rất cao trong lịch sử nhân loại (nếu không được điều trị, tử vong ở thể hạch là 75%, và ở thể phổi là gần 100%) như ở trận Đại dịch hạch (1665 ở Anh với 60.000 người chết) và Cái chết đen (giữa thế kỉ 14, giết chết 1/3 dân số châu Âu). Có 3 dạng bệnh dịch hạch chính là dịch hạch thể hạch, dịch hạch thể phổi và dịch hạch thể máu. Giống Yersinia là các coccobacillus nhuộm Gram âm và lưỡng cực (hình quả tạ). Cũng như các Enterobacteriaceae khác, nó có khả năng lên men đường. Yersinia pestis có khả năng tiết ra chất nhờn chống thực bào. Vi khuẩn trở nên di động trong môi trường phân lập, nhưng bất động khi ở trong vật chủ (động vật có vú). Lịch sử Y. pestis được khám phá vào năm 1894 do công của bác sĩ và nhà vi khuẩn học người Pháp Alexandre Yersin trong trận dịch của bệnh dịch hạch tại Hồng Kông. Yersin là thành viên của "trường phái Pasteur". Shibasaburo Kitasato, một nhà vi khuẩn học người Nhật được huấn luyện tại Đức, thuộc "trường phái Koch" đối thủ, lúc bấy giờ cũng tham gia tìm tác nhân gây bệnh của dịch hạch. Tuy nhiên chính Yersin là người đã liên kết bệnh dịch hạch với Yersinia pestis. Vi khuẩn này lúc đầu được gọi là Pasteurella pestis, và sau đó được đặt lại tên theo tên của Yersin. Tính sinh bệnh và miễn dịch Tính sinh bệnh là do hai kháng nguyên kháng thực bào F1 và VW; cả hai đều cần thiết cho độc tính của vi khuẩn. Chúng được vi khuẩn sản xuất ra ở 37 °C, điều này giải thích tại sao một số côn trùng như bọ chét chỉ mang khuẩn không độc tính. Hơn nữa, Y. pestis sống sót và sản xuất các kháng nguyên F1 và VW bên trong các tế bào máu như bạch cầu đơn nhân mà không trong bạch cầu đa nhân trung tính. Miễn dịch tự nhiên hay cảm ứng có được là do cơ thể sản xuất kháng thể opsonin đặc hiệu chống lại các kháng nguyên F1 và VW. Chúng kích thích hiện tượng thực bào ở bạch cầu trung tính. Hiện nay có vắcxin bất hoạt formalin cho người lớn ở mức nguy cơ cao, nhưng nó không hiệu quả lắm và có thể gây phản ứng viêm trầm trọng. Các thí nghiệm với kĩ thuật di truyền sản xuất vắcxin dựa trên các kháng nguyên F1 và VW đang được tiến hành và tỏ ra có nhiều triển vọng. Tính nhạy cảm Y. pestis'' nhạy cảm cao đối với vài loại kháng sinh, chủ yếu là streptomycin và chloramphenicol. Chú thích Tham khảo Bệnh vi khuẩn Yersinia Vi khuẩn được mô tả năm 1896
585