id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
628
29.6k
gen
stringclasses
1 value
len
int64
200
2k
4084
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20di%20truy%E1%BB%81n
Kỹ thuật di truyền
Kỹ thuật di truyền hay kỹ thuật gen là thao tác thay đổi gen bằng công nghệ sinh học. Nó bao gồm các phương pháp kỹ thuật dùng để thay đổi nhân tố di truyền của các tế bào, bao gồm sự dịch chuyển gen cùng loài và khác loài để tạo ra những sinh vật mới hoặc hoàn hảo hơn. Những DNA mới được tạo ra bằng cách cách ly và sao chép lại nhân tố di truyền mong muốn qua phương pháp DNA tái tổ hợp hoặc bằng phương pháp chế tạo gen nhân tạo. Một vector thường được tạo ra để truyền DNA mới vào vật chủ. Phân tử DNA tái tổ hợp đầu tiên được tạo ra bởi Paul Berg vào năm 1972 bằng cách kết hợp DNA của virus khỉ SV40 với virus lambda. Và phương pháp thêm gen vào bộ gen của vật chủ còn có thể dùng để loại bỏ gen. Mẫu DNA có thể được thêm vào bộ gen một cách ngẫu nhiên hoặc vào một vị trí chính xác trong bộ gen. Sinh vật được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền được gọi là sinh vật biến đổi gen (tiếng Anh "GMO"). GMO đầu tiên là vi khuẩn được tạo ra bởi Herbert Boyer và Stanley Cohen vào năm 1973. Rudolf Jaenisch tạo ra động vật biến đổi gen đầu tiên khi ông ta thêm DNA lạ vào một chuột biến đổi gen vào năm 1974. Công ty đầu tiên trong ngành kỹ thuật di truyền là Genentech. Nó được thành lập vào năm 1976 và bắt đầu sản xuất protein người. Insulin đã thay đổi gen được sản xuất vào năm 1978, và vi khuẩn có khả năng tự tạo ra insulin đó được thương mại hóa vào năm 1982. Thực phẩm biến đổi gen được bán từ năm 1994 với sự ra đời của cà chua Flavr Savr. Cà chua Flavr Savr được cải tạo để tồn trữ được lâu hơn, nhưng đa số những cây trồng bây giờ được biến đổi gen để tăng sự chống chịu với sâu bọ và thuốc trừ sâu. GloFish là GMO đầu tiên tạo ra để làm thú nuôi. Nó bắt đầu được thương mại hóa ở Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2003. Vào năm 2016, cá salmon được biến đổi gen nội tiết tố để kích thích tăng trưởng được bán ra thị trường. Kỹ thuật di truyền đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm nghiên cứu, y học, công nghệ sinh học, và nông nghiệp. Trong nghiên cứu, GMO được dùng để nghiên cứu về chức năng và biểu hiện gen qua các phương pháp như làm mất chức năng, tạo ra chức năng mới, theo dõi và thí nghiệm biểu hiện gen. Bằng cách loại bỏ một số gen với chức năng đã được biết đến, chúng ta có thể tạo ra sinh vật mô hình động vật để nghiên cứu bệnh người. Ngoài việc có thể tạo ra nội tiết tố, vắc-xin, và các dược phẩm khác, kỹ thuật di truyền còn có tiềm năng chữa bệnh qua phương pháp điều trị gen. Những kỹ thuật dùng để tạo ra dược phẩm còn có các ứng dụng công nghiệp khác như sản xuất enzyme để làm thuốc tẩy, phô mai, và các sản phẩm khác. Sự phát triển thương mại hóa của cây trồng biến đổi gen đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng nó còn gây ra nhiều cuộc tranh cãi về cây trồng biến đổi gen. Những tranh cãi này đã xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu; những cuộc thử nghiệm biến đổi gen đầu tiên đã bị phá hủy bởi những người chống lại kỹ thuật biến đổi gen. Tuy giới khoa học đa số đã đồng thuận rằng những thức ăn được chế biến từ cây trồng biến đổi gen không có hại với sức khỏe hơn thức ăn tự nhiên, một số người vẫn lo ngại đến sự an toàn thực phẩm của thức ăn biến đổi gen. Trao đổi gene, mức độ ảnh hưởng tới những sinh vật khác, cách vận hành cung cấp thực phẩm, và sở hữu trí tuệ là những vấn đề đang trong vòng tranh cãi. Những lo ngại này đã dẫn tới sự thành lập một khuôn khổ quy định từ năm 1975. Điều này dẫn tới hiệp ước quốc tế, Cartagena Protocol on Biosafety, được ký kết năm 2000. Những quốc gia đã đưa ra những hệ thống quy định riêng về GMO với sự khác biệt lớn giữa Hoa Kỳ và Châu Âu. Tổng quát Kỹ thuật di truyền là một tiến trình thay đổi cấu trúc nhân tố di truyền bằng cách loại bỏ hoặc cấy DNA. Khác với chăn nuôi và nhân giống cây trồng truyền thống, bao gồm phải lai giống nhiều lần và sau đó chọn sinh vật có những kiểu hình mong muốn, kỹ thuật di truyền chỉ cần lấy gen từ một sinh vật này và cấy gen đó vào một sinh vật khác. Kỹ thuật này hiệu quả hơn nhiều so với cách truyền thống. Với kỹ thuật này, ta có thể cấy bất kỳ gen nào từ một sinh vật bất kỳ (ngay cả những sinh vật từ những vực khác nhau) và có thể phòng ngừa sự di chuyển của những gen không mong muốn. Kỹ thuật di truyền có khả năng chữa lành các bệnh di truyền bằng cách hoán đổi gen bị lỗi với một gen còn hoạt động. Đây là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu cho phép nghiên cứu chức năng của các gen cụ thể. Thuốc, vắc-xin, và các sản phẩm khác được tạo ra từ những sinh vật đã được biến đổi gen. Để bảo đảm an ninh lương thực, cây trồng được biến đổi gen để tăng năng suất, dinh dưỡng, và sức chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt. DNA có thể được cấy thẳng vào một sinh vật nào đó hoặc cấy vào tế bào, sau đó nó có thể kết hợp với các tế bào khác hoặc lai giống với sinh vật chủ. Điều này dựa trên kỹ thuật DNA tái tổ hợp để tạo ra các tổ hợp gen di truyền mới. Tiếp theo, chúng được cấy vào một sinh vật khác gián tiếp bằng hệ thống vector hoặc trực tiếp bằng kỹ thuật tiêm vi mô hoặc bọc chất vi mô. Kỹ thuận di truyền thường không bao gồm các loại phối giống truyền thống ví dụ như thụ tinh trong ống nghiệm, thể đa bội cảm ứng, quá trình đột biến sinh học và kỹ thuật tổng hợp tế bào mà không dùng tới tổ hợp gen di truyền hoặc sinh vật biến đổi gen. Tuy nhiên, một số định nghĩa bao quát hơn của công nghệ sinh học bao gồm cả chọn giống vật nuôi. Kỹ thuật di truyền không bao gồm nghiên cứu về nhân bản vô tính và tế bào gốc. Tuy nhiên, các ngành này có liên quan tới nhau và đều sử dụng kỹ thuật di truyền. Sinh học tổng hợp là một ngành mới nổi đã giúp phát triển kỹ thuật di truyền bằng cách đưa DNA nhân tạo tổng hợp vào một sinh vật. Những thực vật, động vật, hoặc vi sinh vật được thay đổi gen qua kỹ thuật di truyền được gọi là sinh vật biến đổi gen hoặc GMOs. Nếu như DNA từ một loài khác được đưa vào vật chủ thì sinh vật đó sẽ được gọi là sinh vật chuyển gen. Còn DNA từ chung loài được đưa vật chủ thì được gọi là sinh vật hợp gen. Khi dùng kỹ thuật di truyền để xóa bỏ DNA từ một sinh vật thì sinh vật đó được gọi là sinh vật bị loại gen. Ở Châu âu, sửa đổi di truyền đồng nghĩa với kỹ thuật di truyền trong khi ở Hoa Kỳ và Canada thì sửa đổi di truyền còn có hàm ý bao gồm các cách nhân giống thông thường. Chú thích Sinh học phân tử Di truyền học Công nghệ sinh học Kỹ thuật sinh học Công nghệ mới nổi Chuyên ngành kỹ thuật
1,385
4093
https://vi.wikipedia.org/wiki/Yahoo%21
Yahoo!
Yahoo! Inc. là một tập đoàn đại chúng Hoa Kỳ, với một mạng lưới rộng lớn và một số dịch vụ khác, trong đó có Yahoo! Mail, Yahoo! Search và Yahoo! News. Yahoo! được sáng lập bởi hai sinh viên cao học tại trường Đại học Stanford là David Filo và Jerry Yang (楊致遠, Dương Trí Viễn) vào tháng 1 năm 1994 và được thành lập vào ngày 2 tháng 3 năm 1995. Trụ sở công ty được đặt tại Sunnyvale, California. Theo Alexa Internet và Netcraft là hai công ty chuyên về thống kê lưu lượng Web, Yahoo! là website được nhiều người coi thứ hai hiện giờ (sau Google). Mạng lưới toàn cầu các website của Yahoo! có 3 tỷ lần xem hằng ngày (vào tháng 10 năm 2004, xem thống kê trên Alexa ). Năm 2002, Yahoo! mua công ty Inktomi. Năm 2003, Yahoo! mua lại công ty Overture - công ty đứng đằng sau AlltheWeb và AltaVista. Ngoài máy tính của mình, ban đầu Yahoo! còn sử dụng các kết quả lấy về từ Google để hiển thị trên trang chủ Yahoo.com mỗi khi người dùng yêu cầu. Đến năm 2004, Yahoo! tung ra máy tìm độc lập dựa trên sự kết hợp các công nghệ hãng có. Yahoo! là một trong 3 công cụ tìm kiếm phổ biến nhất cùng với Google và Bing Vào ngày 13 tháng 1 năm 2009, Yahoo! đã bổ nhiệm bà Carol Bartz, cựu giám đốc điều hành của Autodesk, làm Giám đốc điều hành mới và một trong những thành viên của Hội đồng quản trị. Sau khi bán mảng kinh doanh cổng thông tin của mình cho Verizon vào năm 2017, Yahoo Inc. đã đổi tên thành Altaba Inc. với tài sản chủ yếu là cổ phần tại tập đoàn Alibaba Group và Yahoo! Nhật Bản. Vào tháng 9 năm 2018, công ty đã bán cổ phần của mình trong Yahoo! Nhật Bản cho tập đoàn công nghệ Nhật Bản Softbank. Vào tháng 6 năm 2019, Altaba quyết định bán cổ phiếu của Alibaba và việc giải thể của chính công ty này, được hoàn tất vào ngày 21 tháng 1 năm 2020. Cổng thông tin điện tử Yahoo hiện nay là thành viên của nhóm công ty Verizon kể từ năm 2016, nơi nó trở thành một phần của Oath vào năm 2017 (từ năm 2019: Verizon Media). Vào tháng 5 năm 2021, công ty đầu tư Apollo Global Management của Verizon đã mua lại Yahoo và AOL. Lịch sử Thành lập Yahoo khởi đầu là "Jerry's Guide to the World Wide Web" (Cẩm nang của Jerry về mạng lưới), nhưng sau này được đổi tên. Tên Yahoo! là một từ viết tắt cho "Yet Another Hierarchical Officious Oracle," nhưng Filo và Yang nhất định rằng họ chọn tên này vì họ thích nghĩa của từ "yahoo" trong từ điển (một giống thú mang hình người trong quyển Những cuộc du hành của Gulliver của Jonathan Swift). Đầu tiên Yahoo chỉ ở trong máy tính làm việc của Yang, trong khi phần mềm ở trong máy tính của Filo. Mở rộng Yahoo được ra cổ phần vào ngày 12 tháng 4 năm 1996, bán được 2,6 triệu cổ phiếu loại mệnh giá 13$. Trong khi Yahoo ngày càng được phổ biến và phát triển, những dịch vụ của Yahoo! ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Có thể kể đến các dịch vụ như Yahoo! Mail, Yahoo! Messenger, Yahoo! Groups... Nhiều dịch vụ trước kia là công ty độc lập được Yahoo mua như GeoCities và eGroups. Yahoo! nay đã bắt đầu hợp tác với một số công ty viễn thông và dịch vụ Internet như BT tại Vương quốc Anh, Rogers Communications tại Canada và SBC Communications tại Hoa Kỳ - để tạo dịch vụ băng rộng có nhiều nội dung để cạnh tranh với dịch vụ của AOL. Công ty cũng cấp một thẻ tín dụng tên là Yahoo! Visa trong một hợp tác với First USA. Từ cuối năm 2002, Yahoo! đã âm thầm mua một số công ty có kỹ thuật tìm kiếm khác. Vào tháng 12 năm 2002, Yahoo! đã mua Inktomi, và vào tháng 7 năm 2003 mua Overture Services, Inc. (đồng thời AltaVista và Alltheweb, hai sở hữu của Overture). Vào ngày 18 tháng 2 năm 2004, Yahoo! ngừng sử dụng kết quả tìm kiếm từ Google và dùng kỹ thuật riêng để tìm kiếm. Từ ngày 15 tháng 6 năm 2005, Yahoo!Mail được bản địa hoá có thêm giao diện tiếng Việt trên trang http://mail.yahoo.com.vn. Giao diện tiếng Việt là một ứng dụng sử dụng hoàn toàn bằng Unicode, cho nên người nhận thư Yahoo! tiếng Việt có thể đọc thư một cách dễ dàng—một trường hợp không thể có với giao diện tiếng Anh. Đồng thời, bất cứ người nào có tài khoản Yahoo!Mail đều có thể dùng giao diện tiếng Việt bằng cách đến http://edit.yahoo.com/config/set_intl, và chọn "Yahoo! Vietnam" trong mục "New Setting". Tuy nhiên, giao diện tiếng Việt còn thiếu vài chức năng quan trọng của giao diện tiếng Anh. Sau khi bị Yahoo từ chối, vào ngày 1 tháng 2 năm 2008, Microsoft ngỏ lời mua Yahoo! với giá 44,6 tỷ đô la. Ngày 18 tháng 3 năm 2015, Yahoo tuyên bố đã thông báo đến nhân viên về việc cắt giảm nhân sự ở Trung Quốc. Verizon mua lại Ngày 25 tháng 7 năm 2016, Yahoo đã bán mảng Internet cốt lõi cho Verizon Communications với giá 4,8 tỷ đô la. Tháng 6 năm 2017, thương vụ chính thức diễn ra. Toàn bộ các mảng chính của Yahoo bao gồm tìm kiếm, email và công cụ nhắn tin Yahoo Messenger được định giá 4,48 tỷ USD, thấp hơn mức giá 4,8 tỷ USD. Trước đó, thương vụ bán mình đã được Yahoo! thông báo từ năm 2016, nhưng bị trì hoãn do những bê bối mà công ty này gặp phải, trong đó có việc rò rỉ dữ liệu của hàng trăm triệu người dùng. Sau khi thỏa thuận với Verizon Communications hoàn tất, Yahoo sẽ đổi tên thành Altaba - một công ty với tài sản chủ yếu là cổ phần tại tập đoàn Alibaba Group và Yahoo! Nhật Bản. Yahoo cũng sẽ trở thành anh em với AOL(thuộc sở hữu của Verizon Communications) để tạo thành liên doanh từ đó thương thành hiệu Yahoo! chính thức bị khai tử, đổi tên công ty thành Altaba.. Bê bối Tuồn email khách hàng cho tình báo Hoa Kỳ Ngày 4 tháng 10 năm 2016, Reuters tiết lộ thông tin động trời dựa theo nguồn tin từ 3 nhân viên làm việc cho Yahoo. Năm ngoái Yahoo đã phát triển một phần mềm có thể sục sạo tất cả email của khách hàng nhằm cung cấp cho ngành tình báo Hoa Kỳ . Theo đó, Yahoo đã chấp hành những yêu cầu bí mật của chính phủ Hoa Kỳ để kiểm tra hàng trăm triệu thư điện tử Yahoo Mail của khách hàng theo yêu cầu của Cơ quan An Ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cục Điều tra Liên bang (FBI) Đáp lại yêu cầu phản hồi của Reuters, phía Yahoo phát tuyên bố cho biết: “Yahoo là một công ty ràng buộc với luật pháp và tuân thủ luật pháp nước Mỹ”. Công ty này từ chối đưa ra thêm bất cứ bình luận nào. Dịch vụ Yahoo! Yahoo điều hành một cổng thông tin cung cấp tin tức, thể thao, giải trí mới nhất. Cổng thông tin này cũng cung cấp cho người dùng truy cập vào các dịch vụ Yahoo khác như Yahoo! Search, Yahoo Mail, Yahoo Maps, Yahoo Finance, Yahoo Groups và Yahoo Messenger. Giao tiếp Yahoo Messenger, Yahoo Mail. My Web, Yahoo Personals, Yahoo 360°, Delicious, Flickr,Yahoo Buzz và MyBlogLog. Yahoo Photos, Flickr, Yahoo 360°, Yahoo Mash. Nội dung Yahoo Sports, Yahoo Finance, Yahoo Music, Yahoo Movies, Yahoo Weather, Yahoo News, Yahoo! Answers, Yahoo Games, My Yahoo. Dịch vụ Internet đồng thương hiệu Yahoo phát triển quan hệ đối tác với các nhà cung cấp băng thông rộng như AT&T Inc. (thông qua Prodigy, BellSouth & SBC), Verizon Communications, Rogers Communications, and British Telecom, cung cấp nhiều nội dung và dịch vụ miễn phí và cao cấp của Yahoo tới các thuê bao. Dịch vụ di động Thương mại Yahoo! Shopping, Yahoo Autos, Yahoo Real Estate, Yahoo Travel, Yahoo Auctions. Doanh nghiệp nhỏ Yahoo DomainKeys, Yahoo Web Hosting, Yahoo Merchant Solutions, Yahoo Business Email và Yahoo Store. Quảng cáo GeoPlanet Yahoo cung cấp dịch vụ bản đồ và địa lý thông qua GeoPlanet. Yahoo Next Yahoo BOSS Yahoo Meme Y!Connect Yahoo Accessibility Yahoo Axis Yahoo SearchMonkey Dịch vụ không còn tồn tại Xem thêm Live Search Máy tìm kiếm Cuil Chú thích Tham khảo "Yahoo to Charge for Guaranteeing a Spot on Its Index" The New York Times, ngày 2 tháng 3 năm 2004 "Yahoocalifragilisticexpialidocious" Liên kết ngoài Yahoo! – website chính (tiếng Anh) Yahoo! – website chính (tiếng Việt) Yahoo! Mail (tiếng Việt) Yahoo! Maps Website Mỹ Công ty đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ Verizon Media Công ty phần mềm Mỹ
1,486
4096
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%202%20n%C4%83m%202005
Tháng 2 năm 2005
Chủ nhật, ngày 20 tháng 2 năm 2005 Tây Ban Nha trở thành nước đầu tiên bỏ phiếu trong một trưng cầu dân ý để biểu quyết cho Hiệp ước để lập Hiến pháp Âu Châu. Có 90% lá phiếu đã được kiểm, chắc chắn là đa số rõ ràng (khoảng 77%) ủng hộ hiến pháp mới. Tuy nhiên có rất ít người (khoảng 42%) đã có mặt để bỏ phiếu. Con số đó làm người ta bối rối sau khi cả chính phủ và đảng đối lập chính đều ủng hộ cho lựa chọn "vàng". (BBC Tiếng Việt) Bồ Đào Nha đi bỏ phiếu trong bầu cử nghị viện. Những cuộc thăm dò rời phòng (exit poll) đầu tiên sẽ có vào khoảng 20:00 giờ UTC (3:00 giờ Việt Nam; 12:00 giờ Ca Li), và đảng Xã hội đối lập chắc sẽ thắng theo thăm dò trước bầu cử. (Reuters) Miền bắc Síp đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử sớm. Tổng thống Rauf Denktash yêu cầu cuộc bầu cử này sau khi phe lãnh đạo bởi Mehmet Ali Talat đánh mất đa số trong nghị viện. Thứ sáu, ngày 17 tháng 2 năm 2005 Bom nổ giết 29 người Shia ở Iraq BBC Tiếng Việt Tổng thống Togo chấp thuận bầu cử (BBC Tiếng Việt) Ông John Negroponte được bổ nhiệm làm giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ (VOA Tiếng Việt) Nga tiếp tục hợp tác hạt nhân với Iran (vnExpress ) Chính phủ Việt Nam ra chỉ thị mới về đạo Tin Lành (Nhân dân, Á Châu tự do , BBC Tiếng Việt) Thứ tư, ngày 15 tháng 2 năm 2005 Hoa Kỳ cảnh cáo Syria về vụ ám sát cựu thủ tướng Liban (BBC Tiếng Việt) Thời tiết xấu cản trở vụ cứu hộ công nhân kẹt ở hầm mỏ tại Trung Quốc (VnExpress ) Việt Nam sẽ mở một thị trường chứng khoán thứ hai tại Hà Nội (VOA) Việt Nam sắp công bố đã khống chế được dịch cúm gia cầm (RFA ) Tham khảo 02 Tháng hai es:2005#Febrero
332
4116
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A0u%20s%E1%BA%AFc
Màu sắc
Màu sắc là đặc trưng của nhận thức thị giác được mô tả thông qua các loại màu, với các tên như đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương hoặc tím. Nhận thức về màu sắc này xuất phát từ sự kích thích của các tế bào cảm quang (đặc biệt là tế bào hình nón trong mắt người và mắt động vật có xương sống khác) bằng bức xạ điện từ (trong phổ nhìn thấy trong trường hợp của con người).Các loại màu và thông số kỹ thuật vật lý của màu được liên kết với các vật thể thông qua các bước sóng của ánh sáng được phản xạ từ chúng và cường độ của chúng. Sự phản xạ này bị chi phối bởi các tính chất vật lý của vật thể như sự hấp thụ ánh sáng, quang phổ phát xạ, .v.v. Bằng cách xác định một không gian màu, màu sắc có thể được xác định bằng số theo tọa độ, mà năm 1931 cũng được đặt tên theo thỏa thuận toàn cầu với các tên màu được quốc tế đồng ý như đã đề cập ở trên (đỏ, cam, v.v.) bởi Ủy ban Chiếu sáng Quốc tế. Các không gian màu RGB ví dụ là một không gian màu sắc tương ứng với 3 lớp màu của con người và các tế bào hình nón ba loại mà đáp ứng với ba dải ánh sáng: bước sóng dài, đạt đỉnh gần 564-580 nm (màu đỏ); bước sóng trung bình, đạt cực đại gần 534-545 nm (màu xanh lá cây); và ánh sáng bước sóng ngắn, gần 420-440 nm (màu xanh). Cũng có thể có nhiều hơn ba kích thước màu trong các không gian màu khác, chẳng hạn như trong mô hình màu CMYK, trong đó một trong các kích thước liên quan đến tính màu sắc của một màu nhất định). Khả năng cảm thụ hình ảnh của "đôi mắt" của các loài khác cũng thay đổi đáng kể so với con người và do đó dẫn đến nhận thức màu sắc tương ứng khác nhau mà không thể dễ dàng so sánh với nhau. Chẳng hạn, ong mật và ong vò vẽ có tầm nhìn màu ba màu nhạy cảm với tia cực tím nhưng không nhạy cảm với màu đỏ. Papilio bướm có sáu loại cơ quan thụ quang và có thể có tầm nhìn 5 lớp màu. Hệ thống thị giác màu phức tạp nhất trong vương quốc động vật đã được tìm thấy trong các loài tôm tít (như tôm bọ ngựa) với tối đa 12 loại thụ thể quang phổ được cho là hoạt động như nhiều đơn vị lưỡng sắc. Khoa học về màu sắc đôi khi được gọi là khoa học sắc ký, hoặc đơn giản là khoa học màu sắc. Nó bao gồm nghiên cứu về nhận thức màu sắc của mắt và não người, nguồn gốc của màu sắc trong vật liệu, lý thuyết màu sắc trong nghệ thuật và vật lý của bức xạ điện từ trong phạm vi nhìn thấy (nghĩa là, thường được gọi đơn giản là ánh sáng). Vật lý của màu sắc Các dao động của điện trường trong ánh sáng tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người. Có ba loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùng quang phổ khác nhau (tức ba màu sắc khác nhau). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ ba loại tế bào này tạo nên những cảm giác màu sắc phong phú. Để tạo ra hình ảnh màu trên màn hình, người ta cũng sử dụng ba loại đèn phát sáng ở 3 vùng quang phổ nhạy cảm của người (xem phối màu phát xạ). Tế bào cảm giác màu đỏ và màu lục có phổ hấp thụ rất gần nhau, do vậy mắt người phân biệt được rất nhiều màu nằm giữa màu đỏ và lục (màu vàng, màu da cam, xanh nõn chuối,...). Tế bào cảm giác màu lục và màu lam có phổ hấp thụ nằm xa nhau, nên mắt người phân biệt về các màu xanh không tốt. Trong tiếng Việt, từ "xanh" đôi khi hơi mơ hồ - vừa mang nghĩa xanh lục vừa mang nghĩa xanh lam. Màu bổ túc Những cặp màu bổ túc là những cặp màu có tính tương phản mạnh, mà khi kết hợp với nhau đúng tỷ lệ, sẽ tạo ra màu trắng (theo nguyên tắc phối màu cộng) hoặc đen (theo nguyên tắc phối màu trừ). Trong hệ phối màu trừ truyền thống, được các họa sĩ sử dụng lâu nay, những cặp màu bổ túc là: Đỏ >< Xanh lục Da cam >< Xanh lam Vàng >< Tím Những màu này không thể gây cảm giác đồng thời đối với con người, chẳng hạn không thể có một màu gọi là "đỏ - lục" hoặc "vàng - tím". Điều này tương tự cảm giác về nhiệt độ, không có cảm giác nào được gọi là cảm giác "nóng - lạnh", mà là "nóng" hoặc "lạnh". Trong hệ phối màu cộng thì những cặp màu bổ túc là: Vàng >< Xanh lam Cánh sen >< Xanh lục Xanh lơ >< Đỏ Y học của màu sắc Y học hiện nay cho rằng sắc màu làm cho cuộc sống mỗi con người đẹp hơn. Mỗi màu khác nhau và có một ý nghĩa khác nhau. Đây là một thứ do chính thiên nhiên ban tặng. Cảm giác màu Màu sắc có 2 cảm giác: màu nóng và màu lạnh. Các màu có cảm giác nóng là các màu như: đỏ, vàng, cam, hồng... Màu có cảm giác lạnh như: xanh da trời, xanh lá cây, tím nhạt... Riêng màu trắng và đen hội họa không coi đấy là 2 màu. Tái tạo màu Phương pháp tái tạo màu trên phim đen trắng được làm như sau: Chụp tất cả các màu sắc trong dải phổ ánh sáng trắng với các nhiệt độ màu khác nhau mà mắt người có thể phân biệt bằng một camera với chế độ đen trắng.Và họ đã có được các giá trị độ tương phản của các màu đó dưới ánh sáng trắng với nhiều cường độ sáng khác nhau trong từng dải. Tiếp theo họ lưu các giá trị và mối tương quan giữa chúng với các màu sắc tương ứng trong từng dải. Tiếp theo họ so sánh một vật có độ tương phản "x" với độ tương phản "y" trong dải màu "A" được chụp với cường độ "b",và độ tương phản d trong dải màu "B" chụp với cường độ "m".Với giá trị x=y=d;"b" nhỏ hơn hoặc lớn hơn "m".Tuy nhiên,để biết màu thực của "x" là màu ánh xạ của "y" hay của "d",họ sẽ dùng phép thử,mỗi phép thử sẽ khiến màu sắc của cả bức tranh sai lệch hoặc hợp lý,ví dụ: bầu trời sẽ màu xanh thay vì màu đỏ,cây cỏ màu xanh lá thay vì màu hồng.Tuy vậy công nghệ này không thể tái tạo một bức ảnh ánh sáng đơn sắc mà không có bất kì các màu khác. Xem thêm Danh sách màu Danh sách chủ đề màu Mù màu Số Hex Phối màu hấp thụ Tham khảo Liên kết ngoài Xử lý ảnh Thuần trực cảm Thị giác
1,220
4118
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A5y%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD
Giấy điện tử
Giấy điện tử, là một công nghệ cho phép thay đổi hình ảnh hiển thị hấp thụ trên "giấy". Tờ "giấy" này có thể làm bởi công nghệ điện tử hữu cơ sử dụng chất dẻo dẫn điện bên trong có chứa các hòn bi tích điện bé xíu có thể quay, hoặc chuyển động dưới điện trường tạo ra bởi các điện cực trên giấy, làm thay đổi hiển thị trên giấy như các điểm ảnh trên màn hình máy tính. Giấy điện tử không phát sáng, mà chỉ hấp thụ và phản xạ ánh sáng tự nhiên, giống như hiển thị trên sách báo, do vậy có thể làm người đọc cảm thấy dễ chịu hơn so với nhìn màn hình máy tính. Làm bằng chất dẻo, giấy này có thể uốn được, nhẹ và có thể rẻ hơn màn hình thông thường. Ngoài ra, các điểm ảnh trên giấy có thể giữ nguyên trạng thái mà không cần nguồn năng lượng, khiến giấy này tiết kiệm năng lượng, và không nhấp nháy tần số cao có thể có hại cho mắt người. Một số nhược điểm hiện tại của giấy này là tốc độ đổi màu chậm và độ tương phản thấp. Tuy nhiên những nhược điểm này có thể sẽ được tháo gỡ. Lịch sử Giấy điện tử được phát triển lần đầu vào những năm 1970 bởi Nick Sheridon tại Trung tâm nghiên cứu Palo Alto của Xerox. Tờ giấy điện tử đầu tiên, Gyricon, chứa các hòn bi tích điện bé xíu một mặt trắng và mặt kia đen. Các "chữ" hiện ra nhờ thay đổi điện trường, làm quay các hòn bi theo ý muốn. Những năm 1990 một loại giấy điện tử khác được phát minh bởi Joseph Jacobson. Giấy này dùng các ống nhỏ chứa các hòn bi trắng nằm trong dầu có màu. Các mạch điện trên giấy điều khiển sự lên xuống của các hòn bi, thay đổi màu sắc của các ống. Joseph Jacobson gây dựng nên công ty E Ink năm 1997 để sản xuất giấy điện tử thương mại. Năm 1999, sản phẩm đầu tiên ra đời là một bảng hiển thị trong siêu thị. E Ink tiếp tục phát triển các phiên bản dùng bi đen và trắng trong dầu trong suốt. Ngày nay có nhiều kỹ thuật khác nhau được phát triển bởi nhiều công ty trong lĩnh vực. Ví dụ như thay đổi công nghệ LCD, hiển thị điện màu, và công nghệ tương tự Etch-A-Sketch của Đại học Kyushu. Các công ty trong ngành hiện nay là Gyricon (con đẻ của Xerox), Philips Electronics, Kent Displays, Nterra,... Tháng 4, 2004, Sony cho ra mắt màn hiển thị giấy điện tử thương mại đầu tiên, LIBRIé. Tham khảo Liên kết ngoài Epaper Central , electronic paper news, information, analysis E-paper display market reaches $1.17 billion in 2014 Electronic Paper: Merging between Traditional Publishing and E-Publishing Wired article on E Ink-Philips partnership, and background , retrieved 2007-08-26 MIT ePaper Project Xerox PARC epaper project Gamma Dynamics: Commercializing a New Pigment-Based Electrowetting Display Office of Tomorrow The Future of Electronic Paper, Past, present and future of e-paper, includes interview with Nick Sheridon, father of e-paper at Xerox Fujitsu Develops World's First Film Substrate-based Bendable Color Electronic Paper featuring Image Memory Function Phát minh của Hoa Kỳ Kỹ thuật điện tử Giấy Công nghệ hiển thị
562
4122
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng%20Tr%E1%BB%8Dng%20Thi
Trương Trọng Thi
Trương Trọng Thi (1936-2005) là một kỹ sư người Pháp gốc Việt. Ông được xem là "cha đẻ của máy tính cá nhân" vì đã tạo ra Micral, máy tính cá nhân không phải công cụ và được thương mại hóa đầu tiên. Tiểu sử Trương Trọng Thi sinh năm 1936 tại Chợ Lớn (Sài Gòn). Năm 14 tuổi, ông sang Pháp học, rồi trở thành kỹ sư ở Trường Vô tuyến điện Pháp (tên cũ là École Française de Radioélectricité hay EFR, nay là École des technologies de l'information et du management hay EFRE). Sau một thời gian làm cho Schlumberger, ông thành lập công ty riêng là R2E (viết tắt của Réalisation d'Études Électroniques). Năm 1973, ông chế tạo ra Micral mà nhiều người coi là máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. Một bản mẫu của nó hiện được trưng bày trong Viện bảo tàng máy tính Boston (Mỹ). Chiếc máy này ra đời hơn một năm trước máy Altair của công ty Mỹ MITS Electronics, công ty này cũng cho mình là cha đẻ của PC. Trong một chuyến sang Hoa Kỳ, ông được biết công ty Intel đã phát triển một bộ vi xử lý có kích thước nhỏ. Khi quay về Pháp ông đã cho ra đời máy tính Micral với bộ vi xử lý Intel 8008, đây không chỉ là một máy tính tay đơn thuần mà là một chiếc máy tính cá nhân hoàn chỉnh có bộ nhớ 256 bytes (có thể mở rộng đến 1K!), bàn phím và màn hình. Micral tiếp tục được phát triển đến năm 1978, năm đó R2E bị tập đoàn Bull mua lại. Tập đoàn này sau đó đã thương mại hóa các phiên bản khác nhau của Micral để phục vụ cho các cơ quan hành chính Pháp và các trạm thu lộ phí. Tuy nhiên, Bull lại không thực hiện ý tưởng của Trương Trọng Thi là phát triển chiếc máy này thành công cụ sử dụng rộng rãi trong mọi gia đình. Năm 1995, ông thành lập APCT, một công ty chuyên về các phần mềm bảo mật. Ông được trao Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh vào năm 1999. Công lao của Trương Trọng Thi trong ngành máy tính còn được ghi nhận ở những ý tưởng tiên phong về loại máy vi tính tương thích, về xử lý và lưu trữ dữ liệu, về lưu trữ dữ liệu trên đĩa quang học. Trương Trọng Thi mất ngày ngày 4 tháng 4 năm 2005 tại Paris sau hơn 2 năm rưỡi nằm viện. Chú thích Xem thêm Máy tính cá nhân Kỹ sư Người Pháp gốc Việt Nhà khoa học kỹ thuật gốc Việt Người Sài Gòn Kỹ sư Pháp Người họ Trương tại Việt Nam
450
4124
https://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc%20%E1%BB%A9ng%20d%E1%BB%A5ng
Toán học ứng dụng
Toán học ứng dụng là một ngành toán học áp dụng các kiến thức toán học cho các lĩnh vực khác. Các ứng dụng có thể bao gồm giải tích số, toán học tính toán, mô hình toán học, tối ưu hoá, toán sinh học, tin sinh học, lý thuyết thông tin, lý thuyết trò chơi, xác suất và thống kê, toán tài chính, mật mã, hình học hữu hạn, khoa học máy tính,... Phương pháp toán chủ yếu để giải các bài toán cụ thể trong từng lĩnh vực là việc thiết lập một mô hình toán học cho hệ thống nằm trong nghiên cứu của bài toán. Các chủ đề chính Bài toán nghịch đảo Động lực dân số Hệ động lực Hệ phức Hiển thị dữ liệu Lý thuyết chu trình Lý thuyết điều khiển Lý thuyết thông tin Lý thuyết trò chơi Phương pháp số Toán cho kỹ sư Toán kinh tế Tối ưu hoá Xử lý tín hiệu Toán cho kỹ sư giải quyết các bài vật lý, do vậy gần như trùng với vật lý lý thuyết. Một số phân ngành của lĩnh vực này: thủy động học, âm học, phương trình Maxwell, cơ học, phương pháp Toán lý,... Xem thêm Toán học thuần tuý Tham khảo Liên kết ngoài Hội Ứng dụng Toán học Việt Nam Tiếng Anh The Society for Industrial and Applied Mathematics là một hiệp hội chuyên nghiệp thúc đẩy giao tiếp giữa các nhà toán học và các cộng đồng khoa học và kỹ thuật khác. Khoa học ứng dụng
258
4132
https://vi.wikipedia.org/wiki/Washington
Washington
Washington (phát âm tiếng Anh: ) thường dùng cho George Washington nhưng cũng có hai người nổi tiếng khác có tên Washington: Washington Irving George Washington Carver Washington cũng là tên của nhiều nơi, phần nhiều thuộc về Hoa Kỳ và Anh. Ở nước Mỹ, Washington có thể là: Tiểu bang Washington ở miền Tây Bắc cạnh Thái Bình Dương; một trong 31 quận có tên Washington; một trong những huyện có tên Washington; một trong vài núi có tên Washington; một số trường đại học, bao gồm: Đại học Washington Đại học Washington tại St. Louis Đại học Tiểu bang Washington Đại học George Washington Trường Washington Đại học Washington và Lee Washington, D.C., thành phố thủ đô ở Đặc khu Columbia, và nhiều thành phố khác ở nước Mỹ: Washington, Arkansas Washington, Connecticut Washington, Georgia Washington, Illinois Washington, Indiana Washington, Iowa Washington, Kansas Washington, Louisiana Washington, Maine Washington, Massachusetts Washington, Missouri Washington, Nebraska Washington, New Hampshire Washington, New Jersey Washington, New York Washington, Bắc Carolina Washington Court House, Ohio (trước đây tên chính thức là "Thành phố Washington") Old Washington, Ohio (trước đây tên là "Washington") Washington, Oklahoma Washington, Pennsylvania Washington, Utah Washington, Vermont Washington, Virginia Washington, Tây Virginia Washington, Wisconsin Những nơi tại Anh có tên Washington bao gồm: Washington, Tyne và Wear Washington, West Sussex Teraina, một đảo thuộc về Kiribati, được gọi là đảo Washington do người thăm dò Mỹ mà tìm ra nó.
236
4135
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A0u%20be
Màu be
Màu be (gốc tiếng Pháp beige /bεʒ/) là màu xám ánh vàng nhạt Danh từ màu be là do vải be (là một loại hàng bằng len gốc, tức len tự nhiên không nhuộm). Có khi màu be được dùng để chỉ màu nâu rất nhạt. Màu be trong mỹ thuật thuộc gam màu tạo cảm giác mát mẻ hay ôn hòa dễ chịu. Màu be là một màu trung tính, phổ biến và rất đa dụng trong nhiều lĩnh vực. Màu này thường có độ sáng thấp và gần giống với màu của cát hoặc bã đậu. Nó có thể có nhiều tông khác nhau, từ tông nâu đến tông xanh lá cây, tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn của các màu cơ bản. Trong thời trang, màu be thường được sử dụng cho các bộ trang phục cơ bản, như áo sơ mi, quần tây hoặc váy đầm. Màu này cũng rất phổ biến trong trang trí nội thất, đặc biệt là trong các phòng khách và phòng ngủ. Nó có thể được sử dụng cho các bộ sofa, tấm rèm, thảm trải sàn và các vật dụng trang trí khác. Trong thiết kế đồ họa, màu be thường được sử dụng để tạo nền cho các trang web, bìa sách hoặc bài thuyết trình. Nó cũng thường được sử dụng để tạo ra các biểu tượng và hình ảnh đơn giản. Màu be là một màu rất ổn định và dễ dàng kết hợp với nhiều màu khác nhau. Nó có thể được kết hợp với các màu sáng để tạo ra một không gian sạch sẽ và thanh lịch hoặc kết hợp với các màu tối để tạo ra một không gian ấm áp và dịu dàng. Sử dụng, biểu tượng Màu be được coi là màu của sự ôn hòa hay buồn tẻ. Nó hay được sử dụng để tạo màu cho vỏ máy tính cá nhân. Tọa độ màu Số Hex = #F5F5DC RGB (r, g, b) = (245, 245, 220) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 10, 4) HSV (h, s, v) = (60, 10, 96) Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc Từ gốc Pháp
359
4153
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kde%20domov%20m%C5%AFj%3F
Kde domov můj?
Kde domov můj? (tạm dịch: Quê hương tôi nơi đâu?) là quốc ca của Cộng hòa Séc từ năm 1993 khi nước này tách ra khỏi Cộng hòa Liên bang Tiệp Khắc. Tuy nhiên Cộng hòa Séc đã dùng bài này như quốc ca chính thức từ năm 1990, ngay khi vẫn còn là thành viên của Liên bang Tiệp Khắc. Quốc ca Séc còn là phần đầu của Quốc ca Tiệp Khắc, phần thứ hai là Quốc ca Slovakia ngày nay. Sau Cách mạng Nhung vào năm 1989, Quốc ca Tiệp Khắc tiếp tục được dùng làm quốc ca của Cộng hòa Liên bang Tiệp Khắc. Lịch sử Bài này được nhà soạn nhạc František Škroup và nhà soạn kịch Josef Kajetán Tyl sáng tác trong hài kịch Fidlovačka aneb žádný hněv a žádná rvačka (Fidlovačka hay là không giận và không cãi). Bài này được biểu diễn lần đầu tiên tại nhà hát Stavovské Divadlo tại Praha vào ngày 21 tháng 12 năm 1834. Bài hát này nhanh chóng trở thành bài hát dân gian và chiếm lĩnh địa vị bài hát của dân tộc Séc. Chỉ có phần đầu của bài hát được dùng làm quốc ca Séc, phần thứ hai ít được biết đến. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Tiệp Khắc (1918-1938) có một phiên bản tiếng Đức và tiếng Hungary chính thức. Lời Lời (đầy đủ) Kde domov můj, kde domov můj? Voda hučí po lučinách, bory šumí po skalinách, v sadě skví se jara květ, zemský ráj to na pohled! A to je ta krásná země, země česká domov můj, země česká domov můj! Kde domov můj, kde domov můj. V kraji znáš-li Bohu milém, duše útlé v těle čilém, mysl jasnou, vznik a zdar, a tu sílu vzdoru zmar? To je Čechů slavné plémě, mezi Čechy domov můj, mezi Čechy domov můj! Xem thêm Quốc ca Séc (RealPlayer) Tham khảo Quốc ca Bài hát Séc Lịch sử Séc Bài hát năm 1834 Quốc ca châu Âu
309
4167
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng%20B%C3%A0ng
Hồng Bàng
Hồng Bàng thị (chữ Hán: 鴻龐氏) hay Thời đại Hồng Bàng là một giai đoạn lịch sử thuộc thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Thời đại này dựa nhiều trên các truyền thuyết, truyện kể ở những tác phẩm như Lĩnh Nam chích quái và được hợp thức hóa trở thành một giai đoạn lịch sử qua Đại Việt sử ký toàn thư, cuốn sử thư đã đưa Hồng Bàng thị làm Kỷ đầu tiên. Niên đại Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư: Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2879 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ (một nàng tiên ở phương Bắc), sinh một lần trăm người con. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua. Còn trong bộ Việt sử lược có dành những dòng sau cho các vua Hùng:Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước Công nguyên-ND) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật qui phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút. Truyền được 18 đời đều xưng là Hùng Vương.</blockquote> (Nếu dựa theo sách này thì 18 đời vua Hùng, mỗi đời sẽ cai trị trung bình hơn 24 năm). Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc, ngoài ra còn có một số nhóm người sinh sống trên các lưu vực sông thuộc khu vực Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù... những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương. Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng, thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hóa Đông Sơn). Hình thái xã hội Xem thêm: Hành chính Việt Nam thời Hồng Bàng Văn Lang, được coi là quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam, có kinh đô đặt ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Lãnh thổ gồm Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Theo Lĩnh Nam chích quái, quyển 1, Hồng Bàng thị truyện (鴻龐氏傳) thì nước Văn Lang: Đông giáp Nam Hải (南海), tức biển Đông Tây tới Ba Thục (巴蜀) Bắc tới hồ Động Đình (洞庭湖) Nam tới nước Hồ Tôn Tinh (胡猻精), còn gọi là nước Hồ Tôn (胡孫). Hồ Tôn Tinh về sau trở thành nước Chiêm Thành (占城). Cả nước được chia thành 15 bộ (部), còn gọi là quận (郡). Mỗi sách lại chép khác nhau, chủ yếu cóp nhặt từ tên các quận huyện thời Bắc thuộc và chỉ bao phủ phần Lưỡng Quảng của Trung Quốc. Việc chú giải các địa danh cổ theo bản đồ ngày nay vẫn còn tranh cãi. {| class="wikitable" |+ !Lĩnh Nam chích quái !Đại Việt Sử Ký toàn thư - theo Cương mục và Trần Trọng Kim !Việt Sử Lược - theo Đào Duy Anh |- | colspan="3" |Có 08 bộ có tên gọi giống nhau trong cả 03 sách: |- |Việt Thường (越裳) |Việt Thường - Thuận Hóa ? |Việt Thường Thị (có Loa Thành) - Hà Tĩnh ? |- |Văn Lang (文郎) |Văn Lang - Xứ Đoài |Văn Lang - Xứ Đoài |- |Giao Chỉ (交趾) |Giao Chỉ - Thăng Long và Sơn Nam |Giao Chỉ - Thăng Long và Sơn Nam |- |Vũ Ninh (武寧) |Vũ Ninh - Kinh Bắc |Vũ Ninh - Kinh Bắc |- |Cửu Chân (九真) |Cửu Chân - Thanh Hóa |Cửu Chân - Thanh Hóa |- |Hoài Hoan (懷驩) |Hoài Hoan - Nghệ An |Hoài Hoan - Nghệ An |- |Ninh Hải (寧海) |Ninh Hải - Quảng Yên |Ninh Hải - Quảng Đông (Trung Quốc) |- |Lục Hải (陸海) |Lục Hải - Lạng Sơn |Lục Hải - Hải Ninh (Quảng Yên + Lạng Sơn) |- | colspan="3" |Các bộ tên gọi khác nhau (cùng hàng chưa chắc là cùng chỉ 1 bộ): |- |Dương Tuyền (陽泉) |Dương Tuyền (陽泉) - Xứ Đông |Thang Tuyền (湯泉) - Quảng Tây (Trung Quốc) |- |Phúc Lộc (福祿) |Phúc Lộc (福祿) - Xứ Đoài |Gia Ninh (嘉寧) - Xứ Đoài |- |Chu Diên (朱鳶) |Chu Diên (朱鳶) - Xứ Đoài |Tân Xương (新昌) - Xứ Đoài |- |Tượng Quận (象郡) |Cửu Đức (九德) - Hà Tĩnh |Cửu Đức (九德) - Nghệ An |- |Chân Định (真定) |Vũ Định (武定) - Thái Nguyên, Cao Bằng |Quân Ninh (軍寧) - Thanh Hóa |- |Nhật Nam (日南) |Tân Hưng (新興) - Hưng Hóa, Tuyên Quang |Nhật Nam (日南) - Thuận Hóa |- |Quế Lâm (桂林) |Bình Văn (平文) - chưa rõ ở đâu |Bình Văn (平文) - chưa rõ ở đâu |} Trong triều đình có các quan Lạc hầu (駱侯) giúp việc, đứng đầu các bộ là các quan Lạc tướng (駱將), đều có thái ấp riêng, các quan nhỏ ở địa phương gọi là "Bồ chính" (蒲正). Con trai vua gọi là "Quan lang" (官郎), con gái vua gọi là "Mị nương" (媢娘) hay Mệ nàng, nữ nô lệ gọi là "xảo xứng" (稍稱) (còn gọi là "nô tỳ" (奴婢)). Xã hội phân làm ba tầng lớp là vua quan, dân, nô tỳ (nô lệ).Thủy kinh chú (水經注) chép:"Giao Chỉ có ruộng Lạc, trông nước triều lên xuống mà làm. Người ăn ruộng là Lạc Vương (Lạc Hầu). Các huyện gọi là Lạc Tướng (quan cai quản), có ấn đồng dãi xanh, tức quan lệnh ngày nay."Trích Lĩnh Nam chích quái:"Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân." Các truyền thuyết Truyện Hồng Bàng thị trong Lĩnh Nam chích quái chép rằng:"Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi... Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc hầu, võ là lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi".Học giả Trần Quốc Vượng nói rằng bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét; đồng thời bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, dùng thay cho bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng. Xem thêm Hùng Vương Thời kỳ đồ đá Văn hóa Đông Sơn Trống đồng Đông Sơn Truyền thuyết Trăm trứng nở trăm con Tham khảo Nguồn sơ cấp Lĩnh Nam chích quái. Nhiều tác giả, Đại cương Lịch sử Việt Nam tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 1858), Nhà Xuất bản Giáo dục, 2001. Phạm Minh Huyền. 1996. Văn hóa Đông Sơn''. Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội. Liên kết ngoài Thiên niên kỷ 3 TCN Truyền thuyết Việt Nam Triều đại Việt Nam Việt Nam cổ đại Năm 258 TCN Cựu quốc gia trong lịch sử Việt Nam
1,666
4190
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%A2u
Nâu
Màu nâu (brown) là màu tạo ra bởi việc trộn một lượng nhỏ chất màu có màu đỏ và màu xanh lá cây, màu da cam và màu xanh lam, hay màu vàng và màu tía. Màu nâu tạo ra cảm giác màu khi có sự tương phản màu sắc cao. Trong tiếng Việt, tên gọi của nó có nguồn gốc từ tự nhiên do màu này rất gần với màu của chất chứa tanin chiết ra từ củ nâu, dùng để nhuộm quần áo. Một mẫu của màu nâu trong mô hình màu RGB có cường độ [150, 75, 0] trong thang độ 0 - 255. Sử dụng, biểu tượng, biểu hiện thông thường Màu nâu là màu của một số loại đất phù sa. Màu nâu là màu của quả bóng môn snooker có giá trị 4 điểm. Màu nâu là màu của bi số 7 (bi trơn) và bi số 15 (bi sọc) trong pool. Ở Việt Nam, màu nâu là màu được coi là tượng trưng cho sự giản dị, quê mùa. Màu này là màu của trang phục của nông dân Việt Nam thời phong kiến. Là màu của trang phục của các vị tiểu, tăng trong hệ thống Phật giáo Việt Nam. Tọa độ màu Số Hex = #993300 RGB (r, g, b) = (153, 51, 0) CMYK (c, m, y, k) = (0, 67, 100, 40) HSV (h, s, v) = (20, 100, 60) Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc
256
4192
https://vi.wikipedia.org/wiki/Big%20Bang%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Big Bang (định hướng)
Big Bang, hay Vụ Nổ Lớn là giả thuyết vũ trụ học phổ biến về sự phát triển ban đầu của vũ trụ, là sự kiện đã dẫn tới sự hình thành của vũ trụ. Big Bang còn có thể đề cập đến: Khoa học Tổng hợp hạt nhân Big Bang, sự sản sinh ra lượng chất đồng vị hiđrô nhất định vào khoảng thời gian đầu của vũ trụ Âm nhạc Ban nhạc Big Bang (ban nhạc Anh), nhóm nhạc electronic synthpop hai người của Anh Big Bang (nhóm nhạc), hay BIGBANG, nhóm nhạc pop nam Hàn Quốc Bigbang (ban nhạc Na Uy), hay BigBang, nhóm nhạc rock ba người của Na Uy Album Big Bang (album 2006), single album của nhóm nhạc nam Hàn Quốc Big Bang (album của Big Bang), album của nhóm nhóm nhạc nam Hàn Quốc Big Bang, album của Los Enanitos Verdes, 1994 Big Bang, album của Os Paralamas do Sucesso, 1989 Big Bang, album của Waltari, 1995 The Big Bang (album của Busta Rhymes), của Busta Rhymes, 2006 The Big Bang – The Essential Collection, album của TNT, 2003 The Big Bang!: Best of the MC5, album của MC5, 2000 Big Bang!!!, album của Shoko Nakagawa, 2008 Bài hát "The Big Bang", bài hát năm 2010 của Rock Mafia "Big Bang", bài hát của Bad Religion trong album No Control "Big Bang", bài hát năm 2007 của Les Horribles Cernettes "The Big Bang", bài hát của Godley & Creme trong album Goodbye Blue Sky Phim và truyền hình Big Bang (phim), phim Hàn Quốc năm 2007 của Park Jeongwoo The Big Bang (phim 1987), hay còn có tên Le Big-Bang, một bộ phim hoạt hình khoa học viễn tưởng người lớn, do Picha làm đạo diễn The Big Bang (phim 1989), phim tài liệu của James Toback The Big Bang (phim 2011), phim hành động với diễn xuất của Sienna Guillory và Antonio Banderas The Big Bang (chương trình truyền hình), chương trình truyền hình về khoa học dành cho trẻ em trên kênh ITV, 1996–2004 "The Big Bang", tập phim Charlie Jade, 2005 "The Big Bang", tập phim Doctor Who, 2010 The Big Bang Theory, loạt phim truyền hình hài kịch tình huống Mỹ Khác Big Bang (sách), sách năm 2004 của Simon Singh về hình mẫu vũ trụ Big Bang Comics, truyện tranh kiểu hoài cổ của Gary Carlson và Chris Ecker Big-Bang Cannon, đồ chơi Big Bang (thị trường tài chính), sự kiện phi điều tiết thị trường tài chính ở Vương quốc Anh năm 1986 Big Bang (truyện tranh), sự kiện của Milestone Comics System 7 hay Big Bang, hệ điều hành Macintosh
435
4194
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B2a%20Th%C3%A1nh
Tòa Thánh
Tòa Thánh (Latinh: Sancta Sedes, English: Holy See) dùng để chỉ chung cho giáo hoàng và bộ máy giúp việc chính cho giáo hoàng, được gọi chung là giáo triều Rôma, và các thiết chế, định chế vô hình khác thuộc giáo hoàng và giáo triều. Như vậy, giáo hoàng và bộ máy giúp việc chính cho ông được gọi là giáo triều; Giáo triều và các thiết chế, định chế khác thuộc giáo triều được gọi là Tòa Thánh. Chính vì lý do này giáo hoàng và giáo triều Rôma thực sự là giáo quyền cai quản giáo hội Công giáo Hoàn vũ. Mặc dù Tòa Thánh có mối liên hệ rất gần với Thành quốc Vatican nhưng chúng là hai thực thể riêng biệt. Trong khi "Vatican" là thuật ngữ thường để chỉ về lãnh thổ của một quốc gia với vài trăm công dân, có ý nghĩa về mặt hành chính thì "Tòa Thánh" (tức là "ngai tòa của thánh tông đồ") lại là thuật ngữ bao hàm ý nghĩa rộng lớn trên khía cạnh quan hệ tôn giáo với cơ cấu điều hành trên 1,2 tỷ tín hữu toàn cầu và cả khía cạnh quan hệ chính trị với thế giới thế tục. Trong các quan hệ ngoại giao và đối ngoại, tên gọi "Tòa Thánh" (tiếng Anh: Holy See, và cũng được dịch nghĩa ra các ngôn ngữ khác, gồm hai thành tố "Tòa" và "Thánh") được sử dụng, chứ không phải "Vatican". Văn kiện chính thức của thành phố Vatican được ban hành bằng tiếng Ý, còn của Tòa Thánh được ban hành chủ yếu bằng tiếng Latinh. Hai thực thể này cũng có hộ chiếu riêng biệt: Tòa Thánh cấp hộ chiếu ngoại giao và công vụ, trong khi Thành quốc Vatican cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân. Tòa Thánh không chấm dứt theo một triều đại giáo hoàng. Khi một giáo hoàng băng hà, tất cả các vị tổng trưởng các bộ trong giáo triều đồng thời chấm dứt nhiệm vụ, cũng như tất cả các giám mục trong giáo triều Rôma và các giám mục cai quản các giáo phận địa phương trên thế giới cũng đồng loạt không còn là giám mục chính tòa nữa, cho đến khi có lại giáo hoàng mới. Trong thời gian trống tông tòa (sede vacante), từ lúc giáo hoàng băng hà cho đến lúc bầu được giáo hoàng kế vị, Hồng y Đoàn (Collegium Cardinal) sẽ tạm cai quản Tòa Thánh và Giáo hội Hoàn vũ. Vị Hồng y Thị Thần, còn gọi là Hồng y Nhiếp chính (Cardinal Camerlengo) tạm thời điều hành các tài sản và vấn đề tài chính trong thời gian này. Giáo luật cũng ngăn cấm Hồng y Đoàn và Hồng y Nhiếp chính tự ban hành những luật lệ mới trong thời gian trống tòa. Ngoài ra, trong thời gian trống tông tòa, vị Hồng y Chánh án Tòa Ân giải Tối cao vẫn tiếp tục công việc, không buộc từ nhiệm. Tham khảo Liên kết ngoài Tòa Thánh Quyền bính trong Giáo hội Công giáo Tông tòa Giáo hội Công giáo Rôma Thuật ngữ Kitô giáo Quan sát viên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc
534
4198
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xanh%20l%C6%A1
Xanh lơ
Màu xanh lơ (cyan) (còn gọi là màu cánh trả hay màu hồ thủy) là một màu cơ bản trong quang phổ, nhưng một vài biến thể về sắc thái có thể tạo ra bằng cách trộn các lượng bằng nhau của ánh sáng màu xanh lá cây và màu xanh lam. Vì vậy, màu xanh lơ là màu bù của màu đỏ: các chất màu xanh lơ hấp thụ ánh sáng đỏ. Màu này đôi khi còn gọi là màu xanh Thổ (tuy rằng không đúng) và nó rất khó phân biệt dưới ánh sáng màu xanh lam. Mực màu xanh lơ là một trong các loại mực phổ biến sử dụng trong công nghệ in màu, cùng với mực màu hồng sẫm, vàng và đen; một bộ gồm bốn màu này được gọi là CMYK. Lưu ý rằng tuy gọi là mực xanh lơ nhưng mực xanh lơ và ánh sáng màu xanh lơ tạo ra cảm giác màu khác nhau. Mực màu xanh lơ tạo ra cảm giác màu ít chói hơn, thực tế công nghệ in CMYK không thể tái tạo chính xác màu xanh lơ thuần khiết (100% xanh lam + 100% xanh lá cây) trên giấy. Tọa độ màu Số Hex = #00FFFF RGB (r, g, b) = (0, 255, 255) CMYK (c, m, y, k) = (100, 0, 0, 0) HSV (h, s, v) = (180, 100, 100) Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc Cách phối màu
245
4199
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%20ba
Vi ba
Vi ba là sóng điện từ có bước sóng dài hơn tia hồng ngoại, nhưng ngắn hơn sóng radio. Vi ba còn gọi là sóng tần số siêu cao (SHF), có bước sóng khoảng từ 30 cm (tần số 1 GHz) đến 1 cm (tần số 30 GHz). Tuy vậy, ranh giới giữa tia hồng ngoại, vi ba và sóng radio tần số cực cao (UHF) là rất tuỳ ý và thay đổi trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Sự tồn tại của sóng điện từ, trong đó vi ba là một phần của phổ tần số cao, được James Clerk Maxwell dự đoán năm 1864 từ các phương trình Maxwell nổi tiếng. Năm 1888, Heinrich Hertz đã chế tạo được thiết bị phát sóng radio, nhờ vậy lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của sóng điện từ. Chú thích: trên 300 GHz, khí quyển Trái Đất hấp thụ bức xạ điện từ mạnh đến nỗi khí quyển thực sự không trong suốt đối với các tần số cao của bức xạ điện từ, nhưng khí quyển lại trở nên trong suốt trong phần quang phổ nhìn thấy được và vùng hồng ngoại. Phát sinh Có thể tạo ra vi ba bằng nhiều thiết bị, chia làm hai loại: thiết bị chất rắn và thiết bị ống chân không. Thiết bị vi ba chất rắn dựa trên chất bán dẫn như silicon hoặc arsenua galli, và ngay cả các transistor hiệu ứng trường (FET), transistor tiếp xúc mặt lưỡng cực (BJT), các diode Gunn và diode IMPATT (diode dòng thác va chạm có thời gian quá cảnh). Từ các transistor tiêu chuẩn người ta phát triển những linh kiện tốc độ cao hơn dùng trong các ứng dụng vi ba. Biến thể vi ba của transistor BJT có loại HBT (heterojunction bipolar transistor), biến thể vi ba của transistor FET thì có loại MESFET (transistor hiệu ứng trường có màng bán dẫn kim loại), loại HEMT (còn gọi là HFET), và transistor LDMOS. Thiết bị ống chân không hoạt động dựa trên chuyển động của electron trong chân không dưới ảnh hưởng của điện trường hoặc từ trường, gồm có magnetron, klystron, đèn sóng chạy (TWT), và gyrotron. Ứng dụng Lò vi sóng (cũng gọi là lò vi ba) dùng một magnetron sinh ra vi ba có tần số khoảng 2,45 GHz để nấu nướng. Vi ba nấu thức ăn bằng cách làm rung các phân tử nước và hợp chất khác. Sự rung này tạo sức nóng làm chín thức ăn. Vì các chất hữu cơ chủ yếu cấu tạo bằng nước nên phương pháp này dễ dàng nấu chín thức ăn. Vi ba được dùng trong thông tin vệ tinh vì vi ba dễ dàng truyền qua khí quyển Trái Đất, ít bị nhiễu so với các bước sóng dài hơn. Ngoài ra, trong phổ vi ba còn nhiều băng thông hơn phần còn lại của phổ radio. Vi ba cũng được dùng rộng rãi trong thông tin vô tuyến chuyển tiếp đến nỗi từ vi ba thực tế đồng nghĩa với vô tuyến chuyển tiếp (thường gọi "liên lạc vi ba", "tuyến vi ba", "trạm vi ba"...) mặc dù có một số thiết bị vô tuyến chuyển tiếp hoạt động trong dải tần số 410-470 MHz (thuộc băng tần số cực cao UHF). Radar cũng dùng bức xạ vi ba để phát hiện khoảng cách, tốc độ và các đặc trưng khác của những đối tượng ở xa, như ô-tô và các phương tiện giao thông. Các giao thức mạng không dây (wireless LAN) như Bluetooth và các chuẩn IEEE 802.11g và 802.11b dùng vi ba trong dải 2,4 GHz (thuộc băng tần ISM, tức băng tần công nghiệp, khoa học và y tế), còn chuẩn 802.11a dùng băng tần ISM dải 5,8 GHz. Nhiều nước (trừ Hoa Kỳ) cấp phép cho dịch vụ truy cập Internet không dây tầm xa (đến 25 km) trong dải 3,5–4,0 GHz. Truyền hình cáp và truy cập Internet bằng cáp đồng trục cũng như truyền hình quảng bá dùng vài tần số vi ba thấp. Một số mạng điện thoại di động tế bào cũng dùng dải tần số vi ba thấp. Vi ba có thể dùng để truyền tải điện đường dài; sau Chiến tranh thế giới thứ hai người ta đã khảo sát khả năng đó. Thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 NASA tiến hành nghiên cứu khả năng dùng hệ thống Vệ tinh sử dụng năng lượng Mặt Trời (SPS, Solar Power Satellite) với những tấm pin mặt trời lớn có thể truyền tải điện xuống bề mặt Trái Đất bằng vi ba. Maser là thiết bị tương tự laser, chỉ khác là hoạt động trên tần số vi ba. Băng tần vi ba Phổ vi ba thường được xác định là năng lượng điện từ có tần số khoảng từ 1 GHz đến 1000 GHz, nhưng trước đây cũng bao gồm cả những tần số thấp hơn. Những ứng dụng vi ba phổ biến nhất ở khoảng 1 đến 40 GHz. Băng tần vi ba được xác định theo bảng sau: Bảng trên theo cách dùng của Hội vô tuyến điện Anh (Radio Society of Great Britain, RSGB). Đôi lúc người ta ký hiệu dải tần số cực cao (UHF) thấp hơn băng L là băng P. Xem thêm các định nghĩa khác: Letter Designations of Microwave Bands Tác động của vi sóng đến sức khỏe Do vi ba là sóng điện từ có tần số dao động trùng với tần số cộng hưởng của nhiều phân tử chất hữu cơ có trong sinh vật, dẫn đến các phân tử hữu cơ hấp thụ vi sóng mạnh. Nó làm cho các phân tử protein bị biến tính, tức là thay đổi một số liên kết trong cấu trúc phân tử. Trong lò vi sóng thì quá trình biến tính xảy ra trước cả khi phát sinh nhiệt làm chín thức ăn. Sự biến tính protein diễn ra theo các mức độ khác nhau, tùy theo cường độ và thời gian bị vi sóng tác động, và được gọi là bỏng vi sóng, phần lớn khó nhận thấy theo cảm giác: Ở mức nhẹ thì protein biến tính có thể vẫn tham gia vào hoạt động sống của tế bào. Nếu phân tử protein đó là DNA thì sẽ gây lỗi di truyền, sự phân bào sau đó sẽ tạo ra các "tế bào lạ" dẫn đến ung thư. Ở mức nặng hơn thì phân tử protein bị coi là chết, tế bào phải đào thải nó. Nếu số phân tử biến tính chết nhiều vượt khả năng xử lý của tế bào thì tế bào đó chết. Cơ thể sẽ dọn dẹp tế bào chết nếu mô còn sống. Khi số tế bào chết nhiều, dẫn đến tắc mạch máu, mô sẽ mất nguồn máu nuôi dưỡng, thì mô đó chết. Đó là trạng thái bỏng thật sự và ta mới nhận biết được. Vì thế làm việc với vi sóng như ra đa, lò vi sóng, điện thoại di động, laptop,... cần tuân theo các quy định an toàn . Đặc biệt tháng 2/2016 vừa qua các nhà khoa học Israel công bố nghiên cứu xác định sóng điện thoại di động có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của nam giới, làm hư hại đến tinh trùng . Tuy nhiên cách đưa tin làm người đọc hiểu là "do sức nóng của điện thoại di động". Sự thật là điện thoại di động gửi mã liên lạc và lời thoại (đã số hóa) lên mạng bằng dãy xung vi ba ngắn liên tiếp nhau và khá mạnh, cỡ vài Watt, đủ làm biến tính protein của tinh trùng và của lò sản xuất chúng. Trong quá trình đó điện thoại nóng lên không đáng kể. Nghiên cứu nói trên cũng là cảnh báo cho việc sử dụng thiết bị điện tử. Các thiết bị điện tử như máy tính (trạm, bàn, hay laptop),... hiện nay sử dụng tần số nhịp (clock) làm việc cực cao, cỡ từ 0,5 đến 3,5 GHz, cũng như các mạch dao động khác. Chúng có thể phát ra vi ba ký sinh nếu các tấm che không tốt. Về nguyên tắc có những tiêu chuẩn cho mức nhiễu này, sao cho không gây rối loạn các thiết bị điện tử khác. Song ở tầm sát vỏ máy, ví dụ để máy lên đùi, trong túi quần thì vi ba sẽ tác động lên vùng cơ thể gần đó. Lịch sử và nghiên cứu Để biết thêm về lịch sử phát triển lý thuyết điện từ đến các ứng dụng vi ba hiện đại, xem: Michael Faraday James Clerk Maxwell Heinrich Hertz Nikola Tesla Guglielmo Marconi Samuel Morse Lord Kelvin Oliver Heaviside Lord Rayleigh Oliver Lodge Những thành tựu nổi bật về nghiên cứu vi ba và ứng dụng: Thiết bị tích hợp vi ba (Mạch tích hợp vi ba đơn khối, Monolithic Microwave Integrated Circuit, MMIC) được sản xuất với những tấm arsenua galli (GaAs). Xem thêm Bức xạ nền vi ba vũ trụ Đồ gia dụng Hiệu ứng thính giác vi ba Radio Quang học Hoá học vi ba Tham khảo Sóng điện từ Phổ điện từ
1,530
4203
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A0ng%20kim%20lo%E1%BA%A1i%20%28m%C3%A0u%29
Vàng kim loại (màu)
Màu vàng kim loại hay màu vàng kim (gold) là một sắc thái của màu "vàng" (yellow) rất gần với màu của kim loại vàng. Cảm giác về màu vàng kim này có liên quan đến vàng kim loại vì ánh kim của nó. Nó không thể tái tạo bằng một màu thuần nhất vì hiệu ứng ánh kim có quan hệ với độ sáng của vật liệu là cái dao động theo các góc của người quan sát cũng như của nguồn sáng. Điều này có nghĩa là tại sao trong nghệ thuật người ta thông thường sử dụng sơn kim loại (sơn nhũ) trông lấp lánh như vàng thật, nhưng màu thuần nhất như trong hình thuộc trang này thì lại không thể xem như là màu vàng kim. Đặc biệt trong các nhà thờ Kitô giáo hay đền chùa của đạo Phật các lá vàng thật được sử dụng để thể hiện màu vàng kim trong nghệ thuật sơn, thiếp vàng. Ví dụ như các vầng hào quang của các vị thánh hay thiên thần. Tuy nhiên trong nghệ thuật sơn gần đây, ví dụ trong phái Art Nouveau người ta sử dụng sơn có màu vàng ánh kim là từ bột nhôm và chất sơn tạo màu vàng chứ không phải vàng kim loại thật. Tọa độ màu Số Hex = #FFD700 RGB (r, g, b) = (255, 215, 0) RRGGBB (rr, gg, bb) = (808000) CMYK (c, m, y, k) = (0, 16, 100, 0) HSV (h, s, v) = (51, 100, 100) Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc
276
4205
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A1m
Xám
Màu xám, đôi khi còn được gọi là màu ghi (gray, bắt nguồn từ từ tiếng Pháp gris /ɡʁi/), là màu thông thường được nhìn thấy trong tự nhiên. Nó được tạo ra bằng cách trộn màu trắng và màu đen trong các tỷ lệ khác nhau. Phụ thuộc vào nguồn sáng, mắt người có thể cảm nhận màu sắc của một vật hoặc là màu xám hoặc màu khác. Hai màu được gọi là các màu bù nếu màu xám được tạo ra khi ánh sáng của hai màu này tổ hợp với nhau. Các màu gốc thuộc tâm lý là: Đen và Trắng Xanh lam và Vàng Đỏ và Xanh lá cây Các tập hợp khác của các màu bù bao gồm: Màu da cam và màu xanh nước biển Màu vàng chanh và màu tía Màu xám là tự bù (trong ảo giác quang học thì màu sắc có thể bị chuyển sang màu bù của nó nếu nhìn lâu vào một vật). Sử dụng, biểu tượng, biểu hiện thông thường Màu xám đôi khi tượng trưng cho cuộc sống tẻ nhạt, chán ngắt, không có mục đích hay những người có cuộc sống khắc khổ. Chất tạo thành não người được nhắc tới như là có màu xám và được gọi là "chất xám", vì thế nó còn có nghĩa là những cái gì đó thuộc về trí thức. "Lý thuyết chỉ là màu xám..." Ở châu Âu và châu Mỹ, màu xám làm người ta liên tưởng tới mùa thu, thời tiết xấu và nỗi buồn. Màu xám được sử dụng để miêu tả chủ nghĩa công nghiệp, ngược lại với màu xanh lá cây để miêu tả chủ nghĩa môi trường. Tóc trở thành có màu xám khi người ta đứng tuổi, vì thế màu xám liên tưởng tới những người cao tuổi, và nó truyền cảm hứng cho việc đặt tên của tổ chức Gray Panthers ở Mỹ. Màu xám được sử dụng như màu của trang phục cho quân đội Liên minh miền Nam trong Nội chiến Hoa Kỳ, ngược lại với trang phục màu xanh lam của binh lính Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ. Tọa độ màu (Của màu mẫu) Số Hex = #808080 RGB (r, g, b) = (128, 128, 128) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 0, 50) HSV (h, s, v) = (0, 0, 50) RGB Các giá trị màu xám trong thang độ màu xám là các phương án của bất đẳng thức: CMYK Các giá trị màu xám trong thang độ màu xám là các phương án của bất đẳng thức: khi . Trên lý thuyết, có thể đạt được thang độ màu xám với mực hoàn hảo khi: và HSV Các giá trị màu xám trong thang độ màu xám là các phương án của bất đẳng thức: khi . Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc Từ gốc Pháp
482
4210
https://vi.wikipedia.org/wiki/Da%20cam
Da cam
Màu da cam (hay chỉ là cam) là màu nằm giữa màu đỏ và màu vàng trong quang phổ, ở bước sóng khoảng 620-585 nm. Nó có tên như vậy do có màu gần với màu của vỏ quả cam. Với các chất liệu màu như sơn hay bút chì màu, phấn màu thì màu da cam là màu phụ, có thể được tạo ra từ các màu gốc bằng cách trộn màu đỏ và vàng. Sử dụng, biểu tượng, biểu hiện thông thường Màu da cam là màu quốc gia của Hà Lan vì các vương triều của họ có nguồn gốc từ công quốc Oranje-Nassau (trong đó từ oranje có nghĩa là da cam). Đội tuyển bóng đá quốc gia và các đội thể thao quốc gia khác của Hà Lan thường sử dụng màu da cam làm màu áo truyền thống. Do đó, biệt danh của đội bóng này là "Cơn lốc màu da cam". Màu da cam là biểu trưng của đạo Tin lành ở Bắc Ireland và đạo Hinđu ở Ấn Độ. Màu da cam còn để chỉ quả cam 🍊 Màu da cam là màu của bi số 5 (bi trơn) và bi số 13 (bi sọc) trong pool. Tại Việt Nam, màu da cam được biết đến và gắn liền với chất độc da cam, một loại chất độc do đế quốc Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam để tiêu diệt hoa màu và cây trồng. Tọa độ màu Số Hex = #FFA500 RGB (r, g, b) = (255, 165, 0) CMYK (c, m, y, k) = (0, 35, 100, 0) HSV (h, s, v) = (38, 100, 100) Biến thể Màu da cam được sử dụng để tăng khả năng nhìn thấy. Các chất liệu màu da cam được tìm thấy là trong đất màu ochre hay các chất liệu chứa cadmi. Màu nâu là thực sự trên phần da cam của quang phổ. Màu da cam quốc tế Màu tiêu chuẩn, da cam quốc tế hay da cam chói được sử dụng chủ yếu và được cho là đem lại sự tương phản tối ưu đối với các màu sắc trong tự nhiên. Các loại mũ, quần áo và phụ kiện cho thợ săn và công nhân làm đường cao tốc và những người (yêu cầu về an toàn phụ thuộc vào việc nhìn thấy từ xa) hầu như có màu da cam. Điện thoại và cáp quang thông thường có vỏ bọc bằng pôlyêtylen nhuộm màu da cam. Cầu Golden Gate (tại San Francisco) được sơn màu da cam quốc tế. Tọa độ màu của nó Số Hex = #FF4F00 RGB (r, g, b) = (255, 79, 0) CMYK (c, m, y, k) = (0, 69, 100, 0) HSV (h, s, v) = (19, 100, 100) Màu cam cháy Màu cam cháy như là một biến thể khác của màu da cam, được sử dụng trong trường Đại học tổng hợp Texas. Cụ thể xem bài màu cam cháy. Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc Quang phổ Cầu vồng
515
4213
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91%20Hex
Số Hex
Khái niệm số Hex là viết tắt trong tiếng Anh để biểu diễn các số hay chuỗi số dưới dạng của hệ đếm thập lục phân (cơ số 16). Thiết kế Web Trong việc thiết kế Web bằng ngôn ngữ HTML hay CSS, khi cần biểu diễn giá trị của màu sắc dưới dạng RGB, người ta thường sử dụng hệ đếm cơ số này. Nó là một chuỗi trong hệ thập lục phân có sáu chữ hay số dạng ghép của ba số dạng một byte. Các byte biểu diễn cho ba thành phần màu của các loại màu sắc khác nhau là màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Mỗi byte đại diện cho một số trong khoảng 00 đến FF (trong hệ thập lục phân), tức 0 đến 255 trong hệ thập phân. Số Hex trong Web được tạo thành bằng cách ghép nối ba số dạng một byte trong hệ thập lục phân. Ví dụ, một màu có giá trị trong hệ thập phân là đỏ = 36, xanh lá cây = 104, xanh lam = 160 (màu xanh lam ánh xám). Các số 36, 104 và 160 trong hệ thập phân sẽ tương đương với 24, 68 và A0 trong hệ thập lục phân. Để tạo thành số Hex này, đơn giản ta chỉ cần ghép chúng với nhau theo trật tự sau: 2468A0. Lưu ý rằng nếu giá trị của một hay nhiều hơn trong ba thành phần này có giá trị nhỏ hơn 10 (trong hệ thập lục phân) thì cần phải bổ sung thêm một số 0 vào đằng trước. Ví dụ để biểu diễn giá trị màu có đỏ = 12, xanh lá cây = 27, xanh lam = 64 trong hệ thập phân, ta cần viết chuỗi số Hex trong Web như sau: đỏ = 12 = 0C (thập lục phân), xanh lá cây = 27 = 1B (thập lục phân), xanh lam = 64 = 40. Do vậy chuỗi số Hex tạo thành sẽ là 0C1B40. Byte 1: giá trị của màu đỏ Byte 2: giá trị của màu xanh lá cây Byte 3: giá trị của màu xanh lam. tức là các giá trị cần đọc theo trật tự từ trái qua phải là (Đỏ)-(Xanh lá cây)-(Xanh lam). Ứng dụng máy tính khác Chuỗi số Hex tạo thành bằng cách ghép nối ba số dạng một byte trong thiết kế Web là ngược lại với số Hex thực sự được tạo thành trong các ngôn ngữ lập trình để tạo các ứng dụng không phải là Web (chẳng hạn như Visual Basic). Trật tự này là ngược lại với cách ghép chữ và số trong số Hex của Web. Ví dụ chuỗi số 2468A0 trong Web sẽ tương đương với số A06824 (hay 10.512.408 theo hệ thập phân) trong ngôn ngữ này. Có thể hiểu đơn giản như là ghép của ba byte theo trật tự sau (tuy không chính xác): Byte 1: giá trị của màu xanh lam. (A0) Byte 2: giá trị của màu xanh lá cây. (68) Byte 3: giá trị của màu đỏ. (24) tức là các giá trị cần đọc theo trật tự từ trái qua phải là (Xanh lam)-(Xanh lá cây)-(Đỏ). Số Hex trong trường hợp này là một số Long (số nguyên lớn) có giá trị 4 byte. Ví dụ trong VB 6.0, câu lệnh sau sẽ tạo ra màu vàng nhạt ánh xanh cho nền của Form1. Form1.BackColor = &HABF0D9 Giá trị của xanh lam = AB hay 171 (trong hệ thập phân), xanh lá cây = F0 hay 240, màu đỏ bằng D9 hay 217. Nó tương đương với: Form1.BackColor = RGB(217, 240, 171) hay: Form1.BackColor = 11268313 Xem thêm Hệ thập lục phân Tham khảo Hệ đếm Màu sắc ar:نظام عد سداسي عشر cs:Hexadecimální číslo en:Hex number hr:Heksadekadski broj ja:十六進記数法 nn:Sekstentalsystemet sv:Sedecimala talsystemet tr:Heksadesimal
614
4214
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cobalt%20%28m%C3%A0u%29
Cobalt (màu)
Màu lam cobalt là một màu xanh lam chưa bão hòa, tạo cảm giác lạnh, các chất liệu có màu như thế này chủ yếu tìm thấy trong các muối của cobalt. Màu xanh nhìn thấy trên phần lớn các loại kính, thủy tinh là màu cobalt. Lam cobalt cũng là tên gọi của một bột màu lam được làm ra bằng cách thiêu kết cobalt(II) oxide với nhôm oxide (alumina) ở 1.200 °C. Về mặt hóa học, bột màu lam cobalt là cobalt(II) oxide - nhôm oxide, hay cobalt(II) aluminat, CoAl2O4. Màu lam cobalt là nhạt và ít chói hơn so với bột màu gốc sắt-cyanide là xanh Phổ. Màu này rất ổn định và theo dòng lịch sử đã được sử dụng làm tác nhân tạo màu trong nghề gốm (đặc biệt là trong đồ sứ Trung Hoa), nghề kim hoàn và trong sơn. Thủy tinh trong suốt được nhuộm màu bằng bột màu cobalt gốc silica là bột màu thủy tinh xanh. Lịch sử sử dụng và sản xuất Bột màu lam cobalt ở dạng không tinh khiết đã được sử dụng từ lâu trong đồ sứ Trung Quốc. Ghi chép đầu tiên về việc sử dụng cobalt blue (lam cobalt) như là một tên gọi màu trong tiếng Anh là vào năm 1777. Nó được Louis Jacques Thénard phát hiện một cách độc lập như một chất màu nguyên chất dựa trên alumina vào năm 1802. Sản xuất thương mại ở Pháp bắt đầu năm 1807. Nhà sản xuất bột màu lam cobalt hàng đầu thế giới trong thế kỷ 19 là Công ty Na Uy Blaafarveværket (xưởng bột màu lam) của Jacob Benjamin Wegner thời Đan Mạch–Na Uy). Đức cũng nổi tiếng về sản xuất bột màu lam cobalt, đặc biệt là các xưởng bột màu lam cobalt (Blaufarbenwerke) trong dãy núi Quặng ở Saxony. Trong văn hóa Nghệ thuật Bột màu lam cobalt là chất màu lam chính được sử dụng nhiều thế kỷ trong đồ sứ hoa lam Trung Hoa, bắt đầu từ cuối thế kỷ VII hay đầu thế kỷ IX. Họa sĩ màu nước John Varley (1778-1842) gợi ý rằng lam cobalt là thay thế tốt cho màu lam sẫm để vẽ màu bầu trời, khi viết trong "J Varley's List of Colours'' (Danh sách các màu của J Varley) năm 1818: "Được sử dụng thay thế cho màu lam sẫm vì độ sáng của màu, và vượt trội hơn khi được sử dụng vẽ màu bầu trời và các đồ vật khác đòi hỏi sắc nhạt đều; thỉnh thoảng được sử dụng để lấy lại độ sáng của các sắc nhạt này khi chúng quá đậm và cho các sắc nhạt trên vải, v.v. Nhờ độ sáng và độ tương phản vượt trội của mình, nó có thể làm giảm độ sáng của các màu xanh lam khác." Màu lam cobalt được sử dụng trong hội họa kể từ khi Thénard phát hiện ra nó, với các họa sĩ như J. M. W. Turner, các họa sĩ theo trường phái ấn tượng như Pierre-Auguste Renoir và Claude Monet cũng như các họa sĩ trường phái hậu ấn tượng như Vincent van Gogh. Nó ổn định và khó bay màu cũng như tương thích với các chất màu khác. Maxfield Parrish, nổi tiếng một phần vì các bức vẽ cảnh bầu trời của ông bằng việc sử dụng màu lam cobalt, và kết quả là màu lam cobalt đôi khi được gọi là lam Parrish. Thể thao Hai đội bóng của Major League Soccer có màu lam cobalt là màu thứ hai: Real Salt Lake từ khi thành lập, và Sporting Kansas City trong trang phục thi đấu sân nhà kể từ mùa giải năm 2008. Video game Màu logo chính thức của Sega là lam cobalt. Nhím Sonic, con vật lấy khước hiện tại của Sega, cũng được tô màu lam cobalt. Kỳ học Một vài quốc gia như Hà Lan và România, và tiểu bang Hoa Kỳ Nevada, có màu lam cobalt như là một trong ba sắc đậm trên cờ. Sản xuất, xây dựng Ô tô Một vài nhà sản xuất xe ô tô như Jeep và Bugatti có màu lam cobalt nhu là các tùy chọn sơn. Xây dựng Do độ ổn định hóa học của lam cobalt trong môi trường kiềm, nên nó được sử dụng làm chất màu trong bê tông xanh. Độc tính Bột màu lam cobalt có độc khi nuốt hay hít phải. Các thợ gốm không thực hiện các biện pháp phòng ngừa đầy đủ khi sử dụng bột màu lam cobalt có thể bị ngộ độc cobalt. Thư viện ảnh Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc Chất màu Phát minh Pháp fa:لاجوردی
767
4220
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%A2u%20%C4%91en
Nâu đen
Màu nâu đen là chất màu nâu sẫm lấy từ túi mực của con mực, và nó còn được gọi là màu mực hay màu nâu xám sẫm hoặc mực xêpia (sepia). Màu nâu đen này trong quá khứ được sử dụng như mực viết. Trong những năm cuối thế kỷ 18, giáo sư Jacob Seydelmann từ Dresden đã phát triển một quy trình để chiết và sản xuất dạng đặc hơn để sử dụng trong chế tạo màu nước và sơn dầu. Màu nâu đen cũng là màu ưa thích trong công nghệ nhiếp ảnh; màu này có thể thu được với quy trình rửa ảnh để tạo ra sắc nâu vàng. Ánh đỏ mà chúng ta cho là liên quan đến màu nâu đen thực tế là kết quả của sự mờ dần đi theo thời gian. Do đó, màu nâu đen là một thuật ngữ được định nghĩa rất mơ hồ. Xem thêm Sắc nâu đen trong nhiếp ảnh. Tọa độ màu Số Hex = #704214 RGB (r, g, b) = (112, 66, 20) CMYK (c, m, y, k) = (0, 41, 82, 56) HSV (h, s, v) = (30, 82, 44) Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc Sắc tố
211
4222
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kaki
Kaki
Kaki (khaki) là một màu sắc pha giữa màu nâu nhạt và màu vàng. Kaki là một loại màu sắc được sử dụng trong quân đội trên toàn thế giới, đặc biệt là trong những vùng sa mạc hoặc khô cằn. Màu kaki giúp che giấu người mặc trong môi trường chủ yếu là cát và bụi. Từ "kaki" đã được sử dụng như tên của một màu sắc trong tiếng Anh từ năm 1848, khi nó được dùng làm đồng phục cho quân đội lần đầu. Ngoài ra, trong thời trang phương Tây, màu kaki cũng là một lựa chọn phổ biến cho quần áo smart casual, được gọi là "kakis", phù hợp cho môi trường công sở và cuộc sống hàng ngày. Trong tiếng Anh Anh và một số ngôn ngữ khác của Khối thịnh vượng chung, thuật ngữ "kaki" cũng có thể được sử dụng để chỉ một tông màu xanh ôliu. Từ nguyên Khaki là một từ mượn từ tiếng Urdu خاکی 'màu của đất', xuất phát từ tiếng Ba Tư خاک khâk 'đất' + ی (đuôi tính từ); nó đã nhập vào tiếng Anh thông qua Quân đội Ấn Độ Anh. Xuất xứ Kaki ban đầu được sử dụng làm bộ quân phục cho Đội Hướng dẫn, một đơn vị quân đội thành lập vào tháng 12 năm 1846 dưới sự chỉ đạo của Henry Lawrence (1806-1857), đại diện của Thống đốc Tổng quyền tại Miền Bắc Biên giới và đóng quân tại Lahore. Ban đầu, binh sĩ biên giới mặc trang phục bản địa của họ, gồm áo ngắn và quần lửng màu trắng làm từ vải bông tự nhiên xù, kèm theo một chiếc nón bằng bông và áo khoác da hoặc áo khoác bông để chống lạnh trong mùa đông. Tuy nhiên, vào năm 1848, một bộ quân phục màu kaki đã được giới thiệu. Sau đó, tất cả các đơn vị quân đội trong khu vực, bao gồm cả người Anh và người Ấn Độ, đều áp dụng màu kaki cho quân phục và trang phục mùa hè. Vải kaki ban đầu được làm từ vải gân chặt, sử dụng chủ yếu là vải lanh hoặc vải bông. Sử dụng trong quân đội Các màu sáng truyền thống như áo màu đỏ, đặc biệt là trong các trận đánh nhỏ, đã được nhận thức là không thực tế từ rất sớm trong thế kỷ 19. Màu kaki có khả năng làm che mờ binh sĩ trên chiến trường nhờ sự tiến bộ của các công nghệ như máy bay giám sát từ trên không và bột không khói. Quân đội Anh chính thức sử dụng quần áo màu kaki lần đầu tiên trong cuộc Thám hiểm Abyssinia năm 1868, khi binh sĩ Ấn Độ tham gia cuộc hành trình đến Ethiopia. Sau đó, màu kaki được áp dụng cho các trang phục chiến dịch thuộc địa và được sử dụng trong Chiến tranh Mahdi (1884-1889) và Chiến tranh Boer thứ hai (1899-1902). Các bộ quần áo này được gọi là áo kaki drill và phiên bản của chúng vẫn là một phần của đồng phục của Quân đội Anh. Trong Chiến tranh Boer thứ hai, quân đội Anh trở nên nổi tiếng với biệt danh "Khakis" (kaki) do màu quần áo mà họ mặc. Sau khi chiến thắng trong cuộc chiến, chính phủ tổ chức một cuộc bầu cử được gọi là "Bầu cử kaki", thuật ngữ này sau đó được sử dụng để chỉ các cuộc bầu cử được tổ chức để tận dụng sự ủng hộ của công chúng đối với chính phủ ngay sau những chiến thắng quân sự. Quân đội Hoa Kỳ đã áp dụng màu kaki trong cuộc Chiến tranh Mỹ-Hoa Kỳ (1898), thay thế cho trang phục trường màu xanh truyền thống. Hải quân Hoa Kỳ và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cũng đã làm tương tự, cho phép sử dụng quần áo kaki cho trang phục trường và làm việc. Khi màu kaki được áp dụng cho bộ Đồng phục Dịch vụ của Quân đội Anh vào năm 1902, màu sắc được chọn có một tông màu xanh lá cây đậm và đỏ hơn (xem ảnh). Màu nâu-xanh này đã được áp dụng với một số biến thể nhỏ trong tất cả các quân đội thuộc Đế chế Anh. Quy định về đồng phục quân đội Hoa Kỳ năm 1902 cũng áp dụng một tông màu tương tự cho đồng phục mùa đông của binh sĩ dưới tên gọi olive drab (xanh đen dầu ô liu). Tông màu nâu-xanh này đã được sử dụng bởi nhiều quốc gia trong suốt hai Cuộc chiến thế giới. Các tông màu của kaki Kaki nhạt Bên phải là màu kaki nhạt (còn được gọi là kaki tan hoặc chỉ là màu tan). Kaki Đây là màu sắc được gọi là kaki trong HTML/CSS. Màu sắc được hiển thị ở bên phải tương ứng với màu kaki được chỉ định trong cuốn sách A Dictionary of Color năm 1930, tiêu chuẩn cho thuật ngữ màu sắc trước khi máy tính được giới thiệu. Kaki đậm Bên phải là màu sắc web kaki đậm. Nó tương ứng với Kaki đậm trong danh sách màu X11. Kaki xanh Bên phải là màu kaki xanh, đôi khi được gọi đơn giản là kaki ở các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung. Nó thường được gọi là xanh ô liu hoặc xanh đen ô liu. Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc
900
4225
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1c%20%28m%C3%A0u%29
Bạc (màu)
Màu bạc (silver) là màu xám có ánh kim rất gần với bạc đánh bóng. Trong "phù hiệu học" không có sự phân biệt rõ ràng giữa màu bạc và màu trắng, được miêu tả như là "màu trắng bạc". Cảm nhận thị giác thông thường liên kết với bạc kim loại là do ánh kim loại của nó. Nó không thể tái tạo bằng một màu thuần nhất, vì hiệu ứng ánh kim là do do độ sáng của vật liệu là cái dao động theo góc của bề mặt vật tới nguồn sáng và của người quan sát. Do đó, trong nghệ thuật người ta thường sử dụng sơn kim loại (sơn nhũ) để tạo độ lấp lánh như bạc kim loại. Mẫu màu xám như trong trang này không thể coi như là màu bạc. Mẫu sử dụng trong Web Từ phiên bản 3.2 của HTML, màu bạc (tiếng Anh: silver) là tên của một trong mười sáu (16) màu cơ bản của VGA. Mẫu HTML: <body bgcolor="silver"> Mẫu CSS: body { background-color:silver; } Tọa độ màu Số Hex = #C0C0C0 RGB (r, g, b) = (192, 192, 192) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 0, 25) HSV (h, s, v) = (0, 0, 75) Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc Bạc
215
4227
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%B0%E1%BB%9Bc%20s%C3%B3ng
Bước sóng
Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha hay khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (điểm mà sóng đạt giá trị lớn nhất), hoặc tổng quát là giữa hai cấu trúc lặp lại của sóng, tại một thời điểm nhất định. Nó thường được viết tắt bằng chữ Hy Lạp lambda (λ). Liên hệ với chu kỳ Chu kỳ T của sóng theo định nghĩa là thời gian ngắn nhất mà một cầu trúc sóng lặp lại tại một điểm. Thời gian này bằng khoảng cách giữa hai cấu trúc lặp lại, bước sóng (λ), chia cho vận tốc lan truyền của sóng, v: Liên hệ với tần số Tần số f của sóng, hay số đỉnh sóng đi qua một điểm trong một đơn vị thời gian, là nghịch đảo của chu kỳ sóng. Do vậy Với sóng điện từ (radio, vi sóng,...) liên hệ này là: bước sóng (đo bằng mét) = 300 / tần số (đo bằng MHz). Trong quang hình Sóng ánh sáng (và có thể một số sóng điện từ khác) khi đi vào các môi trường (không phải là chân không) thì bước sóng của chúng bị giảm do vận tốc giảm, mặc dù tần số của sóng không đổi. Xem thêm vận tốc ánh sáng. Trong nhiều môi trường truyền ánh sáng, vận tốc giảm n lần với n là chiết suất của môi trường. Do vậy: Với: λ0 là bước sóng trong chân không. Khi không nói rõ, bước sóng của bức xạ điện từ thường được hiểu là bước sóng trong chân không. Với sóng hạt Louis-Victor de Broglie đã khám phá ra rằng mọi hạt với động lượng p đều có thể coi như một "chùm sóng", còn gọi là sóng de Broglie, với bước sóng: với h là hằng số Planck Theo công thức này, các sóng có bước sóng càng ngắn có động lượng và do đó năng lượng càng cao. Xem thêm Sóng Chu kỳ Tần số Tham khảo Chuyển động sóng Khái niệm vật lý
330
4240
https://vi.wikipedia.org/wiki/Debian
Debian
Debian (), hay còn gọi là Debian GNU/Linux, là một hệ điều hành máy tính phổ biến được cấu thành hoàn toàn từ phần mềm tự do, được phát triển từ sự cộng tác của các tình nguyện viên trên khắp thế giới trong Dự án Debian. Dự án Debian lần đầu tiên được công bố vào ngày 16 tháng 8 năm 1993 bởi Ian Murdock. Debian 0,01 được phát hành vào ngày 15 tháng 9 năm 1993, và bản phát hành stable (ổn định) đầu tiên được phát hành vào năm 1996. Nhánh phát hành stable là phiên bản phổ biến nhất cho máy tính cá nhân và máy chủ sử dụng Debian, và được sử dụng làm nền tảng cho nhiều bản phân phối khác. Công việc của dự án được thực hiện trên mạng Internet bởi một nhóm tình nguyện viên do Trưởng Dự án Debian hướng dẫn và ba tài liệu cơ bản: Hợp đồng Xã hội Debian, Hiến pháp Debian và Nguyên tắc Phần mềm Tự do Debian. Từ lúc sáng lập dự án, những thành viên tham gia đã quyết định rằng Debian sẽ được phát triển công khai và tự do phân phối theo tinh thần của Dự án GNU. Quyết định này thu hút được sự chú ý và ủng hộ của Quỹ Phần mềm Tự do, đơn vị đã tài trợ dự án một năm kể từ tháng 11 năm 1994 đến tháng năm 1995. Sau khi tài trợ từ Quỹ Phần mềm Tự do kết thúc, Dự án Debian đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận Software in the Public Interest nhằm huy động hỗ trợ tài chính cho Dự án Debian và một số dự án mã nguồn mở khác. Tất cả bản phát hành Debian đều có nguồn gốc từ Hệ Điều Hành GNU, sử dụng GNU userland và Thư viện GNU C (glibc), các nhân khác ngoài Linux kernel cũng có sẵn, chẳng hạn như BSD kernels và GNU Hurd microkernel. Lịch sử Debian được thành lập vào năm 1993 bởi Ian Murdock khi còn là sinh viên tại Đại học Purdue. Ian Murdock viết Tuyên ngôn Debian kêu gọi xây dựng một bản phân phối Linux được quản lý theo phong cách mở, trong tinh thần của Linux và GNU. Tên "Debian" được Ian Murdock đặt ra bằng cách kết hợp tên của bạn gái lúc bấy giờ (bây giờ là vợ) của anh là Debra với tên của chính anh Ian. Đặc điểm Hiện tại có rất nhiều hệ điều hành Linux được xây dựng dựa trên Debian GNU/Linux, trong đó có Ubuntu, Linux Mint, Knoppix, MEPIS, DreamLinux, Damn Small Linux và các hệ điều hành khác. Debian nổi tiếng với hệ thống quản lý gói của nó, mà cụ thể APT (công cụ quản lý gói cao cấp, Advanced Packaging Tool), chính sách nghiêm ngặt đối với chất lượng các gói và bản phát hành, cũng như tiến trình phát triển và kiểm tra mở. Cách thức làm việc này đã giúp cho việc nâng cấp giữa các bản phát hành và việc cài đặt hay gỡ bỏ các gói phần mềm được dễ dàng hơn. Phát hành Các phiên bản của Debian vẫn được lấy tên mã (code name) theo các nhân vật phim hoạt hình Toy Story. Có một đặc điểm là phiên bản unstable (không ổn định) luôn luôn mang tên là sid (tên cậu bé hàng xóm phá phách trong phim Toy Story). Phiên bản stable là phiên bản phát hành chính thức. Phiên bản testing là phiên bản sẽ trở thành phiên bản chính thức tiếp theo sau khi xác nhận là đã chạy ổn định. Phiên bản unstable là phiên bản rolling (quay), tức là luôn luôn ở trạng thái phát triển liên tục. Chu kỳ phát hành Phiên bản ổn định của Debian được phát hành định kỳ mỗi 2 năm. Nó sẽ nhận được hỗ trợ chính thức trong khoảng 3 năm với bản cập nhật cho các bản sửa lỗi bảo mật hoặc các lỗi về sử dụng. Các phát hành phụ của mỗi phiên bản chính gọi là Point Releases được thông báo cứ vài tháng một lần bởi Stable Release Managers (SRM). Debian cũng đã khởi chạy Dự án Hỗ trợ Dài hạn (LTS) của mình kể từ Debian 6 (Debian Squeeze). Đối với mỗi bản phát hành Debian, nó sẽ nhận được hai năm cập nhật bảo mật bổ sung được cung cấp bởi LTS Team sau khi kết thúc vòng đời (EOL). Tuy nhiên, sẽ không có bản phát hành phụ thêm nào được thực hiện. Hiện tại mỗi bản phát hành Debian có thể nhận được tổng cộng 5 năm hỗ trợ bảo mật. Các nhánh Sơ đồ vòng đời của một gói Debian Debian luôn luôn có ít nhất ba bản trong chế độ bảo trì tích cực, gọi là "stable", "testing" và "unstable". stable (ổn định) Đây là bản được phát hành chính thức mới nhất của Debian, được xem là bản ổn định và dùng cho môi trường sản xuất, hoạt động chính thức. testing (thử nghiệm) Bản này chứa các gói chưa được chấp nhận vào "stable" nhưng đang được xếp hàng để vào đó. Ưu điểm của bản này là nó có các phiên bản phần mềm gần như là mới nhất, khuyết điểm chính là nó chưa được kiểm tra hoàn toàn và không được nhóm bảo mật của Debian hỗ trợ. unstable (không ổn định) Đây là nơi việc phát triển Debian tích cực diễn ra. Thông thường bản này được các nhà phát triển hoặc những người muốn dùng phần mềm mới nhất sử dụng. Trình quản lý gói Hoạt động Trình quản lý gói có thể được thực hiện với nhiều công cụ khác nhau có sẵn trên Debian, từ công cụ mức thấp nhất dpkg đến giao diện tương tác như Synaptic. Công cụ tiêu chuẩn được đề nghị cho quản trị các gói trên hệ thống Debian là bộ công cụ apt. dpkg cung cấp cơ sở hạ tầng cấp thấp cho các trình quản lý gói. Dữ liệu của dpkg chứa danh sách các phần mềm đã cài đặt trên hệ thống. Công cụ dpkg không được biết tới các kho phần mềm(repositories). Công cụ này có thể làm việc cục bộ trên máy với các tệp gói .deb, và thông tin từ cơ sở dữ liệu dpkg. APT tools Advanced Packaging Tool (APT) là một công cụ cho phép người quản trị tải và phân giải các gói dependencies từ kho phần mềm. Công cụ APT chia sẻ thông tin phụ thuộc và bộ nhớ cached các gói. Aptitude là một công cụ yêu cầu một giao diên người dùng text-based. Chương trình có đặc điểm là khả năng tiềm kiếm các gói tốt hơn qua metadata. apt-get và apt-cache là những lệnh của bộ công cụ quản lý gói tiêu chuẩn apt. apt-get cài đặt và xóa các gói, còn apt-cache được sử dụng để tìm kiếm các gói và hiển thị thông tin của chúng. Các kho gói phần mềm Bản tuyên bố Nguyên tắc Phần mềm Tự do Debian (DFSG) tuân thủ nghiêm ngặt định nghĩa của phần mềm tự do (FOSS), mặc dù hệ điều hành này chưa nhận được sự công nhận của Free Software Foundation vì sự có chứa các phần mềm độc quyền trong các kho gói phần mềm. Những gói phần mềm không tự do này được tách ra thành kho phần mềm riêng có tên gọi là non-free. Danh sách các kho phần mềm khác của Debian: main chứa các phần mềm đã đạt được tiêu chuẩn DFSG. contrib chứa các phần mềm đã đạt được tiêu chuẩn DFSG, nhưng không đáp ứng với các tiêu chuẩn phần mềm tự do khác.Ví dụ, phần mềm bị phụ thuộc vào phần mềm độc quyền nào đó. non-free chứa các phần mềm không hẳn là tự do, tức có chứa các phần mềm độc quyền. Logo Biểu tượng "xoáy" được thiết kể bởi Raul Silva vào năm 1999 trong một cuộc thi thiết kế logo chính thức cho dự án.. Người thắng cuộc sẽ nhận được một hòm thư điện tử @debian.org, và một bộ CD cài đặt Debian 2.1 cho kiến trúc họ chọn. Không có tuyên bố chính thức nào về ý nghĩa của logo này, nhưng tại thời điểm logo được lựa chọn, mọi người cho rằng logo đặt diện cho khói ma thuật (hoặc thần) để làm cho máy tính hoạt động. Một giả thuyết về nguồn gốc của logo Debian là Buzz Lightyear, nhân vật được chọn cho tên bản phát hành Debian đầu tiên, với một vòng xoáy ở cằm nhân vật này. Stefano Zacchiroli cũng gợi ý rằng xoáy này là xoáy Debian. Tổ chức Trưởng dự án Chú thích Liên kết ngoài Trang web chính thức của dự án Debian Bản phân phối Linux Hệ điều hành tự do Văn hóa phần mềm và tài liệu tự do
1,492
4259
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ABu%20%28d%E1%BA%A1ng%20th%E1%BB%A9c%29
Mẫu (dạng thức)
Mẫu là một dạng, một khuôn thức, hay một mô hình (một cách trừu tượng, là một tập hợp các quy tắc) mà có thể dùng để làm ra hay tạo nên những sự vật hoặc các bộ phận của một vật. Đặc biệt, trong trường hợp nếu các sự vật được tạo nên này hội đủ các điểm chung để cho kết cấu bên trong của nó trở thành dự đoán được hay phân biệt được (với cái khác), thì sự vật (mẫu) này gọi là bày biện mẫu. Sự phát hiện của kết cấu bên trong được gọi là sự thừa nhận mẫu. Mẫu đơn giản nhất thường có thể tạo nên bằng cách dựa vào sự trùng lặp: nhiều sự sao chép của cùng một khuôn thức được kết hợp mà không cần có sự sửa đổi. Thí dụ, trong ngành hàng không, một "mẫu chờ" là một phi đạo mà có thể lặp lại cho đến khi phi cơ được cho phép hạ cánh. Sự thừa nhận mẫu thì phức tạp hơn khi mà các khuôn thức của nó được dùng để tạo nên các biến đổi. Thí dụ, trong tiếng Việt, các câu đơn thường theo mẫu "Danh từ + động từ + túc từ", nhưng trong nhiều trường hợp để hiểu đúng đòi hỏi phải có sự phát hiện mẫu (trong trường hợp các câu đối, câu chơi chữ chẳng hạn.) Sự thừa nhận mẫu được nghiên cứu trong nhiều ngành, bao gồm tâm lý học, phong tục học, và ngay cả khoa học máy tính. Một số mẫu (chẳng hạn như các mẫu thấy được bằng mắt) thì có thể được quan sát trực tiếp bằng các giác quan. Các hành tinh trong Thái Dương hệ bị giữ bởi sức hút của mặt trời là một mẫu cổ đại. Các hành tinh dịch chuyển theo các quỹ đạo bầu dục (mà hoàn toàn có thể dự kiến được) trong nhiều tỉ năm. Tham khảo Thiết kế Mẫu Quan niệm trong siêu hình học
331
4263
https://vi.wikipedia.org/wiki/2%20th%C3%A1ng%209
2 tháng 9
Ngày 2 tháng 9 là ngày thứ 245 trong mỗi năm thường (ngày thứ 246 trong mỗi năm nhuận). Còn 120 ngày nữa trong năm. Sự kiện 47 TCN – Pharaoh Cleopatra VII tuyên bố con trai bà, Caesarion, là đồng quân chủ của triều đại Ptolemaios 31 TCN – Quân lính ủng hộ Octavianus đánh bại lực lượng của Marcus Antonius và Cleopatra trong Hải chiến Actium trên vùng biển Ionia ngoài khơi Hy Lạp. 1192 – Quốc vương Richard I của Anh và Sultan Ayyub Saladin ký kết hiệp ước Jaffa, kết thúc Cuộc thập tự chinh thứ ba. 1666 – Một ngọn lửa bắt đầu từ đường Pudding Lane ở Luân Đôn gây ra trận đại hỏa hoạn, đốt cháy thành phố trong ba ngày. 1752 – Anh Quốc chấp thuận sử dụng Lịch Gregory, tại đây sau ngày 2 tháng 9 là ngày 14 tháng 9. 1864 – Nội chiến Mỹ: Quân đội Liên bang tiến vào Atlanta, một ngày sau khi quân Liên minh chạy khỏi thành phố, kết thúc Chiến dịch Atlanta. 1870 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Quân Phổ bắt giữ Napoléon III và 100.000 binh sĩ làm tù binh trong Trận Sedan. 1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Sau khi bắt đầu tiến công Ba Lan vào hôm trước, Đức Quốc xã sáp nhập Thành phố tự do Danzig (nay là Gdańsk, Ba Lan). 1945 – Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký vào văn kiện thư đầu hàng Đồng Minh trên boong tàu USS Missouri đậu trên Vịnh Tokyo, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. 1945 – Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). 1946 - Bộ tem Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên cũng chính là bộ tem đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phát hành năm 1946 để kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Ngày Quốc khánh (Việt Nam) 1957 – Ngô Đình Diệm thăm chính thức Australia, chuyến thăm kéo dài đến ngày 9/9/1957. Đây là một phần chuyến công du đến các nước chống Cộng sản của ông Diệm. 1958 – Đài truyền hình Bắc Kinh chính thức bắt đầu phát sóng, tiền thân của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV). 1990 – Transnistria đơn phương tuyên bố là một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô; Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachyov tuyên bố rằng quyết định này vô hiệu. 1990 – Công ước về Quyền trẻ em có hiệu lực. 1998 – Chuyến bay 111 của hãng Swissair, trên đường từ Thành phố New York đến Genève, rơi xuống Đại Tây Dương, khiến 229 người trên máy bay thiệt mạng. 2008 – Trình duyệt web miễn phí Google Chrome được phát hành lần đầu tiên. Sinh 1853 – Wilhelm Ostwald, nhà hóa học người Nga-Đức, đoạt giải Nobel (m. 1932) 1877 – Frederick Soddy, nhá hóa học người Anh Quốc, đoạt giải Nobel (m. 1956) 1878 – Werner von Blomberg, nguyên soái người Đức (m. 1946) 1879 – An Jung-geun, nhà hoạt động, sát thủ người Đại Hàn (m. 1910) 1892 – Tô Bính Văn, tướng lĩnh người Trung Quốc (m. 1975) 1912 – Xuân Thủy, chính trị gia người Việt Nam (m. 1985) 1913 – Bill Shankly, cầu thủ bóng đá và nhà quản lý người Anh Quốc (m. 1981) 1913 – Chu Thiên, nhà văn, nhà phê bình người Việt Nam (m. 1992) 1924 – Daniel arap Moi, nhà sư phạm và chính trị gia người Kenya, Tổng thống Kenya 1931 – Đặng Xuân Kỳ, triết gia người Việt Nam (m. 2010) 1933 – Nguyễn Khánh Dư, đạo diễn, nhà quay phim người Việt Nam (m. 2007) 1946 – Billy Preston, ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm, Diễn viên người Mỹ (m. 2006) 1949 – Phạm Quang Nghị, chính trị gia người Việt Nam 1950 – Nguyên Hoa, Diễn viên, võ sư người Trung Quốc 1952 – Lê Công, võ sư người Việt Nam. 1952 – Jimmy Connors, vận động viên và huấn luyện viên quần vợt, bình luận viên người Mỹ 1953 – Ahmed Shah Masoud, sĩ quan và chính trị gia người Afghanistan (m. 2001) 1961 – Hoàng Thu Sinh, Diễn viên người Hồng Kông 1961 – Carlos Valderrama, cựu cầu thủ bóng đá người Colombia 1964 – Keanu Reeves, Diễn viên người Liban-Canada 1966 – Salma Hayek, Diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất người Mexico-Mỹ 1968 – Hoàng Văn Nghiệm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn. 1976 – Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. 1977 – Frédéric Kanouté, cầu thủ bóng đá người Mali 1979 – Ngô Trác Hi, Diễn viên và ca sĩ người Hồng Kông 1987 – Tim, nam ca sĩ người Việt Nam 1988 – Javi Martínez, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 1989 – Zedd, DJ và nhà sản xuất âm nhạc người Nga-Đức 1989 – Alexandre Pato, cầu thủ bóng đá người Brasil 1996 – Jeong Seongha, nghệ sĩ guitar người Hàn Quốc Mất 421 – Constantius III, hoàng đế của đế quốc La Mã 1332 – Đồ Thiếp Mục Nhĩ, tức Văn Tông, hoàng đế triều Nguyên, đại khả hãn của đế quốc Mông Cổ, tức ngày Kỉ Dậu (12) tháng 8 năm Nhâm Thân (s. 1304) 1820 – Ái Tân Giác La Ngung Diễm, tức Gia Khánh Đế, hoàng đế của triều Thanh, tức ngày Kỉ Mão (15) tháng 7 năm Canh Thìn (s. 1760) 1834 – Thomas Telford, kỹ sư và kiến trúc sư người Anh Quốc (s. 1757) 1863 – Nguyễn Phúc Miên Khoan, tước phong Lạc Biên Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1826). 1865 – William Rowan Hamilton, nhà vật lý học, thiên văn họa và toán học người Anh Quốc (s. 1805) 1937 – Pierre de Coubertin, sử gia và nhà sư phạm người Pháp, thành lập Ủy ban Olympic Quốc tế (s. 1863) 1969 − Hồ Chí Minh, chính trị gia người Việt Nam, lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (s. 1890) 1973 – J. R. R. Tolkien, nhà ngữ văn và thi nhân người Nam Phi-Anh Quốc (s. 1892) 1991 – Alfonso García Robles, chính trị gia người Mexico, đoạt giải Nobel (s. 1911) 1992 – Barbara McClintock, nhà di truyền học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1902) 1998 – Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, giám mục người Việt Nam (s. 1922) 2013 – Ronald Coase, nhà kinh tế học người Anh Quốc-Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1910) Ngày lễ và kỷ niệm Việt Nam − Ngày quốc khánh Sealand − Ngày quốc khánh Transnistria − Ngày quốc khánh Tham khảo Tháng chín Ngày trong năm
1,098
4271
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF%20h%E1%BB%87%20Kra-Dai
Ngữ hệ Kra-Dai
Ngữ hệ Kra-Dai (các tên gọi khác bao gồm: ngữ hệ Tai-Kadai, họ ngôn ngữ Tai-Kadai, ngữ hệ Kradai, họ ngôn ngữ Kradai, ngữ hệ Thái-Kradai, ngữ hệ Thái-Kadai, ngữ hệ Tráng-Đồng, ngữ hệ Thái-Tạp Đại v.v) là một ngữ hệ bao gồm khoảng 70 ngôn ngữ tập trung tại Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Hiện nay ngữ hệ này được coi là bao gồm năm nhánh chính: ngữ chi Lê (Hlai), ngữ chi Đồng-Thủy (Kam-Sui), Ngữ chi Kra, ngữ chi Thái (Tai) và tiếng Ông Bối (OngBe hay Bê) với vị trí chưa rõ ràng. Các ngôn ngữ chính trong ngữ hệ Kra-Dai bao gồm tiếng Thái và tiếng Lào, ngôn ngữ quốc gia của Thái Lan và Lào. Khoảng 93 triệu người nói tiếng Tai-Kdai, 60% trong số họ nói tiếng Thái. Ethnologue liệt kê 95 ngôn ngữ trong ngữ hệ này, với 62 ngôn ngữ này thuộc nhánh Tai. Sự đa dạng cao của các ngôn ngữ Kra-Dai ở miền nam Trung Quốc chỉ ra nguồn gốc ngữ hệ Kra-Dai ở miền nam Trung Quốc. Chi nhánh Tai di chuyển về phía nam vào Đông Nam Á chỉ khoảng 1000 năm sau Công nguyên. Các mối liên quan ngoài Ngữ hệ Kradai trước đây được coi là một phần của ngữ hệ Hán-Tạng (tại Trung Quốc khi đó gọi là ngữ tộc Tráng-Đồng, ngữ tộc Đồng-Thái, ngữ tộc Tráng-Thái, ngữ tộc Thái hay ngữ tộc Kiềm Thái v.v.), nhưng hiện nay nó được phân loại như là một ngữ hệ độc lập. Ngữ hệ này chứa một lượng lớn các từ cùng gốc với ngữ hệ Hán-Tạng. Tuy nhiên, chúng chỉ được tìm thấy một cách ngẫu nhiên trong mọi nhánh của ngữ hệ này, và không bao gồm từ vựng cơ bản, chỉ ra rằng chúng chỉ là các từ vay mượn từ thời cổ. Tại Trung Quốc, ngữ hệ này trước đây được gọi là ngữ tộc Tráng-Đồng và nói chung được coi là một phần của Ngữ hệ Hán-Tạng cùng với ngữ hệ H'Mông-Miền (Miêu-Dao). Hiện tại, các học giả về ngôn ngữ học tại Trung Quốc vẫn còn tranh luận về việc liệu các ngôn ngữ trong Ngữ chi Cờ Ương như tiếng Ngật Lão, tiếng Pu Péo và tiếng La Chí có thể được gộp trong ngữ hệ Tráng-Đồng hay không, do chúng thiếu các từ cùng gốc Hán-Tạng, một điều kiện để gộp các ngôn ngữ Tráng-Đồng khác trong ngữ hệ Hán-Tạng. Một vài học giả phương Tây tin rằng ngữ hệ Kradai có liên quan tới hay là một nhánh của ngữ hệ Nam Đảo (Austronesia), trong một ngữ hệ được gọi là ngữ hệ Nam-Thái (Austro-Tai). Ở đây có một lượng đáng kể nhưng hạn chế các từ cùng gốc trong từ vựng cốt lõi. Vẫn chưa có sự đồng thuận về việc chúng là nhánh Ngữ hệ Nam Đảo trên đại lục, được di cư ngược từ Đài Loan vào đại lục hay chúng là sự di cư muộn hơn từ Philippines tới Hải Nam trong thời kỳ mở rộng của Ngữ hệ Nam Đảo. Phân loại nội bộ Ngữ hệ Kradai bao gồm năm nhánh được thiết lập khá vững chắc, bao gồm 4 ngữ chi là Lê (Hlai), Cờ Ương (Kra), Đồng-Thủy (Kam-Sui), Thái (Tai) và tiếng Ông Bối (Ong Be/Bê): Tiếng Ông Bối (Ong Be/Bê) hay phương ngữ Lâm Cao (Hải Nam) Ngữ chi Cờ Ương hay Tạp Đại trong tiếng Trung (Kra) (gọi là Kadai trong Ethnologue) Ngữ chi Đồng-Thủy (Kam-Sui): Trung Hoa đại lục. Ngữ chi Lê (Hlai): Hải Nam. Ngữ chi Thái (Tai): Hoa Nam và Đông Nam Á. Dựa trên một lượng lớn từ vựng mà các ngôn ngữ trong ngữ hệ chia sẻ, các nhánh Kam-Sui, Be, Tai thường được gộp cùng nhau. (Xem ngữ tộc Đồng-Thái (hay Kam-Tai)). Tuy nhiên, nó cũng chỉ là chứng cứ phủ định, có lẽ là do sự thay thế từ vựng học ở các nhánh khác, và các nét tương đồng hình thái học gợi ý rằng Kra và Kam-Sui nên gộp cùng nhau như là nhánh Bắc Kradai, còn Hlai và Tai như là nhánh Nam Kradai. Vị trí của tiếng Ông Bối trong đề xuất này là chưa xác định. Nguồn gốc và di cư Nghiên cứu trên 100 quần thể dân cư Đông Á, bao gồm 30 các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai đã đạt được các kết luận sau: Thứ nhất, các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai có một lượng lớn các điểm tương đồng di truyền học mặc dù sự pha trộn với cư dân bản địa khu vực đã xảy ra sau sự mở rộng của nó. Thứ hai, một tỷ lệ đáng kể dân cư miền nam Trung Quốc có các dấu hiệu của dân cư nói các tiếng Kradai. Thứ ba, thổ dân Đài Loan trông tương tự như các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai hơn là giống các quần thể dân cư Austronesia khác, chẳng hạn như người Malay-Polynesia. Thứ tư, việc tập trung thành cụm của các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai tương ứng khá tốt với sự phân chia dựa theo các điểm tương đồng di truyền học, chỉ ra rằng chỉ một luồng gen hạn chế giữa họ sau khi có sự chia tách của các quần thể dân cư này. Các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai có nguồn gốc từ phần phía nam Đông Á và sau đó đã di cư về phía bắc và phía đông với nhánh Kam-Sui có lẽ là cổ nhất. Chú thích Tham khảo Edmondson, J.A., D.B. Solnit (chủ biên). 1997. Comparative Kadai: the Tai branch. Dallas: Viện ngôn ngữ Summer (SIL) và Đại học Texas tại Arlington. ISBN 0-88312-066-6 Blench, Roger. 2004. Stratification in the peopling of China: how far does the linguistic evidence match genetics and archaeology? Bài viết cho hội nghị chuyên đề "Human migrations in continental East Asia and Taiwan: genetic, linguistic and archaeological evidence". Geneva, 10-13/6/2004. Đại học Geneva. Sagart, Laurent. 2004. The higher phylogeny of Austronesian and the position of Tai-Kadai. Oceanic Linguistics 43. 411-440. Đọc thêm Tai-kadai Languages. (2007). Curzon Pr. ISBN 978-0-7007-1457-5 Diller A. (2005). The Tai-Kadai languages. London [etc.]: Routledge. ISBN 0-7007-1457-X Edmondson J. A. (1986). Kam tone splits and the variation of breathiness. Edmondson J. A., & Solnit, D. B. (1988). Comparative Kadai: linguistic studies beyond Tai. Summer Institute of Linguistics publications in linguistics, no. 86. [Arlington, Tex.]: Summer Institute of Linguistics. ISBN 0-88312-066-6 Somsonge Burusphat, Sinnott M. (1998). Kam-Tai oral literatures: collaborative research project between. Salaya Nakhon Pathom, Thailand: Institute of Language and Culture for Rural Development, Mahidol University. ISBN 974-661-450-9
1,112
4274
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ABu%20%28%C4%91%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%20%C4%91o%29
Mẫu (đơn vị đo)
Mẫu là một đơn vị đo lường diện tích cũ của một số nước trong khu vực Đông Á, như Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam Trong hệ đo lường cổ của Việt Nam, mẫu (chữ Nho 畝, là một đơn vị đo diện tích. Một mẫu bằng 10 công (1 công = 1 sào). 1 công hay 1 sào đất nam bộ là 1 000 m², ở trung bộ là 500 m², ở Bắc bộ là 360 m². Một mẫu tính theo mét hệ bằng 3600 mét vuông và một công là 360 m². Cách tính diện tích theo đơn vị mẫu hay sào khá tùy tiện, tùy theo từng vùng. Chẳng hạn, ở Bắc Bộ 1 mẫu là 3600 m²; Trung Bộ thì 1 mẫu là 4 970 m²; còn ở Nam Bộ thì 1 mẫu là 10 000 m². Đơn vị mẫu cũng như sào hiện vẫn còn được sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, để thông dụng nhất, dễ dàng tính toán người ta hay dùng theo hệ thập phân của Nam Bộ, tức 1 công đất là 1 000 m², 1 mẫu đất bằng 10 công, tương đương 10 000 m², bằng 1 hecta. Trung Quốc Tại Trung Quốc, mẫu có nguồn gốc từ tỉnh điền chế thời Hạ, Thương, Chu, trong đó mỗi thửa ruộng hình vuông được chia đều thành 9 mảnh, với mảnh ở trung tâm do dân gieo trồng nhưng thuộc về nhà nước còn sản phẩm thu được từ tám miếng bao quanh là của dân. Một mẫu (亩/畝) bằng khoảng 667 m² hay 60 phương trượng (mỗi phương trượng bằng khoảng 11,111 m²). Khoảng 15 mẫu bằng một hecta sau này. Khác Mẫu cũng có thể là viết tắt của mẫu Anh (tiếng Anh Acre), đơn vị thường dùng để đo diện tích đất đai tại Anh, Mỹ, tương đương 4.046,8564224 mét vuông. Xem thêm Hệ đo lường cổ của Việt Nam Mẫu Anh Tham khảo Liên kết ngoài Định nghĩa tại trang Vdict.com Định nghĩa tại trang Trung tâm từ điển học Đơn vị đo diện tích Hệ đo lường cổ của Việt Nam Hệ đo lường cổ của Trung Quốc
349
4288
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF%20h%E1%BB%87%20Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n-L%C6%B0u%20C%E1%BA%A7u
Ngữ hệ Nhật Bản-Lưu Cầu
Ngữ hệ Nhật Bản-Lưu Cầu hay họ ngôn ngữ Nhật Bản-Lưu Cầu là một nhóm ngôn ngữ tập trung tại Nhật Bản và Quần đảo Lưu Cầu đã phát triển độc lập với các ngôn ngữ khác sau nhiều thế kỷ. Ngữ hệ Nhật Bản được chia ra làm 2 nhóm chính: tiếng Nhật và Nhóm Lưu Cầu (Ryukyu). Chi tiếng Nhật chỉ gồm duy nhất tiếng Nhật. Chi Lưu Cầu (Ryukyu) chia làm 2 nhóm ngôn ngữ, một nhóm bao gồm trực tiếp các ngôn ngữ thành viên và nhóm còn lại tiếp tục phân thành 2 nhánh ngôn ngữ (hay trong một số trường hợp còn được định danh là tiểu nhóm ngôn ngữ, tùy thuộc vào mức độ chính xác của từng định nghĩa chi, nhóm, nhánh khác nhau đang được sử dụng). Ngữ hệ Nhật Bản có 12 ngôn ngữ thành viên, tất cả trong số đó đều đang được duy nhất những cư dân đang sống trên đất Nhật sử dụng. Tuy các ngôn ngữ thuộc hệ này đã được phát triển biệt lập, nhiều nhà ngôn ngữ học vẫn đang tìm kiếm các liên hệ giữa chúng với các ngôn ngữ khác. Một thuyết được để ý nhất đề nghị xếp hệ này cùng với một ngôn ngữ đã mai một – tiếng Goguryeo – vào Nhóm Fuyu. Một thuyết khác nhắc đến những điểm giống nhau về ngữ pháp giữa các ngôn ngữ trong hệ này và tiếng Triều Tiên – tuy không giải thích được về sự khác biệt về từ vựng. Sơ đồ của ngữ hệ Nhật Bản Sự phân chia cụ thể của ngữ hệ này như sau: Ngữ hệ Nhật-Lưu Tiếng Nhật Tiếng Lưu (Ryukyu) Nhóm Yểm-Xung (Amami-Okinawa) Nhánh phía Bắc: tiếng Yểm Mĩ (Amami-Oshima) Hỉ Giới (Kikai) Đức Chi Đảo (Toku-No-Shima). Nhánh phía Nam: Xung Vắng Lương Bộ (Oki-No-Erabu) Xung Thằng (Okinawa) Quốc Đầu (Kunigami) Dữ Luận (Yoron). Nhóm Tiên Đảo (Sakishima): Cung Cổ (Miyako) Bát Trọng Sơn (Yaeyama) Dữ Na Quốc (Yonaguni). Nhiều nhà ngôn ngữ học lại có ý kiến khác về nhóm Lưu Cầu như sau đây: Nhóm ngôn ngữ Lưu Cầu (Ryukyuan) Nhóm Yểm Mĩ (Amami) Các giọng bắc: Ốc Cửu Đảo (Yakushima), Bắc Đại Đảo (Bắc Oshima) Các giọng nam: Dữ Luận (Yoron), Nam Đại Đảo (Nam Oshima) Nhóm Xung Thằng (Okinawa) Giọng Quốc Đầu (Kunigami), hay Bắc Xung Thằng (Bắc Okinawa) Giọng Xung Thằng (Okinawa), hay Nam Xung Thằng (Nam Okinawa) Nhóm Cung Cổ (Miyako) Nhóm Bát Trọng Sơn (Yaeyama) Nhóm Dữ Na Quốc (Yonaguni) Trong các ngôn ngữ trên, tuyệt đại đa số là được sử dụng bởi một thiểu số rất ít người, một số ngôn ngữ chỉ có vài trăm người sử dụng. Ngoài tiếng Nhật, duy có một ngôn ngữ có số người sử dụng gần 1 triệu là tiếng miền Trung Okinawa (xem thêm Bàn đồ Okinawa, 1990). Tất cả 11 ngôn ngữ còn lại đều không thể dùng để giao tiếp với tiếng Nhật vì sự dị biệt tới mức không hiểu nổi giữa các ngôn ngữ này. Các ngôn ngữ chính Bảng dưới tóm tắt một số đặc điểm của các ngôn ngữ chính trong ngữ hệ Nhật: Tham khảo Số liệu do S. Wurm và S. Hattori công bố vào năm 1981. Số liệu do M. Shibatani công bố vào năm 1990. James Patric, Academic Publications, Toba, Sueyoshi, 1983. Tư liệu năm 2000 của tổ chức WCD Xem thêm Ngôn ngữ tại Nhật Bản Tiếng Nhật Bản Tiếng Lưu Tiếng Ainu Người Ainu Liên kết ngoài Tiếng Nhật http://japanese.about.com/
594
4293
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8F%20y%C3%AAn%20chi
Đỏ yên chi
Màu đỏ yên chi là chất màu có màu đỏ sáng thu được từ rệp son (Dactylopius coccus),và nó là thuật ngữ chung cho các màu sắc đỏ thẫm cụ thể nào đó. Nó có thể được chế ra bằng cách cô đặc (sắc) rệp son với nước sôi và sau đó xử lý dung dịch trong suốt với phèn chua, kem tartar (muối tartarat kali, KHC4H4O6), chloride thiếc II, hay ôxalat kali; các chất màu có trong chất lỏng sẽ kết tủa. Các phương pháp khác cũng được sử dụng; đôi khi lòng trắng trứng, bột nhão cá, hay giêlatin được bổ sung trước khi cho kết tủa. Chất lượng của chất màu yên chi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ chiếu sáng trong quá trình kết tủa, ánh sáng mặt trời là cần thiết để sản xuất bột màu có sắc màu chói. Nó cũng khác nhau về màu theo tỷ lệ oxide nhôm trong đó. Nó đôi khi được pha trộn với chất màu đỏ son,hồ và các chất liệu khác; từ những hỗn hợp này chất màu đỏ yên chi có thể được tách ra bằng cách hòa tan nó trong amonia. Chất liệu màu yên chi tốt có thể dễ dàng bóp vụn bằng các ngón tay khi khô. Thành phần hóa học Về phương diện hóa học, chất liệu màu yên chi là hỗn hợp của acid carminic với oxide nhôm, vôi sống và một vài acid hữu cơ khác. Màu đỏ yên chi chủ yếu là do acid carminic và thành phần này đôi khi được chiết ra để sử dụng như là chất liệu màu nguyên chất. Chất liệu màu yên chi được sử dụng trong sản xuất các loại hoa giả,màu nước, phấn, mỹ phẩm và mực màu đỏ thắm cũng như để sơn các vật nhỏ. Chất màu yên chi là chất màu thu được bằng cách bổ sung oxide nhôm tinh khiết để sắc bọ yên chi. Tọa độ màu Số Hex = #960018 RGB (r, g, b) = (150, 0, 24) CMYK (c, m, y, k) = (41, 100, 91, 0) HSV (h, s, v) = (350, 100, 59) Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Màu sắc Chất màu Britannica 1911 Thuốc nhuộm sinh học
371
4306
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A9m%20qu%E1%BB%B3%20%28m%C3%A0u%29
Cẩm quỳ (màu)
Cẩm quỳ (tiếng Anh: mauve, tiếng Pháp: malva, bắt nguồn từ tên gọi chung của các loài cẩm quỳ (chi Malva họ Malvaceae)) là tên gọi của một màu, giống như màu hoa cà có ánh hồng xám nhạt, là một trong rất nhiều màu sắc trong dãy màu tía. Nó có ánh xám và lam hơn là ánh của màu hồng sẫm. Phát hiện Bài chính: Mauvein Màu cẩm quỳ được đặt tên lần đầu tiên năm 1856. Nhà hóa học William Perkins, khi đó mới 18 tuổi, đã thử điều chế ký ninh nhân tạo để làm thuốc chống sốt rét. Phần còn lại ngoài dự kiến đã vô tình được ông để ý và nó đã trở thành thuốc nhuộm anilin đầu tiên — chính xác là mauvein, đôi khi được gọi là anilin màu tía. Perkins đã rất thành công trong việc giới thiệu phát kiến của mình cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm, vì thế tiểu sử của ông do Simon Garfield viết được đặt tiêu đề là Mauve, tức "màu cẩm quỳ" (2001). Thập niên cẩm quỳ (The Mauve Decade) là nhan đề mà Thomas Beer (1889-1940) tìm ra để đặc tả cho "lối sống Mỹ vào cuối thế kỷ 19" vào năm 1926. Nhìn lại thời gian này, Beer không thích xu hướng mà nước Mỹ tiến tới, ông tin rằng nó đã rời xa khỏi các truyền thống của Tân Anh tới thời gian của "sự suy sụp và những cách nói vô nghĩa". Ông lấy nhan đề từ trích dẫn từ nghệ sĩ James Whistler: "Cẩm quỳ chỉ là hồng cố trở thành tía." Tọa độ màu Số Hex = #E0B0FF RGB (r, g, b) = (224, 176, 255) CMYK (c, m, y, k) = (12, 31, 0, 0) HSV (h, s, v) = (276, 31, 100) Xem thêm Danh sách màu Tham khảo Hoàn toàn không có nguồn tham khảo Màu sắc
317
4311
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A7n%20s%E1%BB%91
Tần số
Tần số là số lần của một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian. Để tính tần số, chọn một khoảng thời gian, đếm số lần xuất hiện của hiện tượng trong thời gian ấy, rồi chia số này cho khoảng thời gian đã chọn. Như vậy đơn vị đo tần số là nghịch đảo đơn vị đo thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị này là Hz đặt tên theo nhà vật lý Đức, Heinrich Rudolf Hertz. 1 Hz cho biết tần số lặp lại của sự việc đúng bằng 1 lần trong mỗi giây: Đơn vị khác của tần số là: Số vòng quay một phút (rpm) (revolutions per minute) cho tốc độ động cơ,... Số nhịp đập một phút (bpm) (beats per minute) cho nhịp tim, nốt nhạc trong âm nhạc... Liên hệ với chu kỳ Tần số có thể tính qua liên hệ với chu kỳ, thời gian giữa hai lần xuất hiện liên tiếp của sự việc. Tần số f bằng nghịch đảo chu kỳ T: Trong chuyển động sóng Trong chuyển động sóng, tần số là số lần quan sát thấy đỉnh sóng tại một điểm trong một đơn vị thời gian. Tần số sóng âm trong âm nhạc còn được đặc trưng bởi nốt nhạc. Liên hệ với bước sóng Bước sóng của sóng bằng chu kỳ nhân vận tốc sóng. Do vậy tần số f bằng vận tốc sóng v chia cho bước sóng λ: Trong các môi trường truyền sóng Khi sóng đi qua các môi trường khác nhau, tần số không thay đổi (nhưng vận tốc và bước sóng có thể thay đổi). Ví dụ Nốt La trên nốt Đô trung nay được chuẩn hoá tại tần số 440 Hz. Các nốt nhạc khác đều được điều chỉnh theo chuẩn này. Âm thanh tai người nghe thấy được có tần số trong khoảng 20 Hz đến 20000 Hz. Tần số dòng điện xoay chiều trong sinh hoạt đời thường ở Việt Nam và ở Châu Âu là 50 Hz; trong khi ở Bắc Mỹ là 60 Hz. Xem thêm Sóng Chu kỳ Bước sóng Tần số góc Dao động điều hoà Nốt nhạc Phổ điện từ Tham khảo Chuyển động sóng Đại lượng vật lý Âm thanh Bài cơ bản sơ khai Âm học
371
4428
https://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu%20d%E1%BA%ABn
Siêu dẫn
Siêu dẫn là một hiện tượng vật lí xảy ra đối với một số vật liệu ở nhiệt độ đủ thấp và từ trường đủ nhỏ, đặc trưng bởi điện trở bằng 0 dẫn đến sự suy giảm nội từ trường (hiệu ứng Meissner). Siêu dẫn là một hiện tượng lượng tử. Trạng thái vật chất này không nên nhầm với mô hình lý tưởng dẫn điện hoàn hảo trong vật lý cổ điển, ví dụ từ thủy động lực học. Trong chất siêu dẫn thông thường, sự siêu dẫn được tạo ra bằng cách tạo một lực hút giữa một số electron truyền dẫn nào đó nảy sinh từ việc trao đổi phonon, làm cho các electron dẫn trong chất siêu dẫn biểu hiện pha siêu lỏng tạo ra từ cặp electron tương quan. Ngoài ra còn tồn tại một lớp các vật chất, biết đến như là các chất siêu dẫn khác thường, phô bày tính chất siêu dẫn nhưng tính chất vật lý trái ngược lý thuyết của chất siêu dẫn đơn thuần. Đặc biệt, có chất siêu dẫn nhiệt độ cao có tính siêu dẫn tại nhiệt độ cao hơn lý thuyết thường biết (nhưng hiện vẫn thấp hơn nhiều so với nhiệt độ trong phòng). Hiện nay chưa có lý thuyết hoàn chỉnh về chất siêu dẫn nhiệt độ cao. Sự khác biệt giữa vật siêu dẫn và vật dẫn điện hoàn hảo Từ trường bên trong vật dẫn điện hoàn hảo và vật siêu dẫn dưới tác động của môi trường ngoài ở nhiệt độ phòng và nhiệt độ thấp (nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ Curie). Từ trường bị đẩy ra khỏi vật siêu dẫn ở nhiệt độ thấp không phụ thuộc vào trạng thái ban đầu của vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ phòng. Trạng thái của vật siêu dẫn ở nhiệt độ thấp là trạng thái không thuận nghịch. Lịch sử Đối với kim loại nói chung, ở nhiệt độ rất cao thì điện dẫn xuất λ tỉ lệ với nhiệt độ T. Ở nhiệt độ thấp, λ tăng nhanh khi T giảm. Nếu kim loại hoàn toàn tinh khiết, có thể nói rằng về nguyên tắc khi T=0 thì λ tiến tới vô cực, nghĩa là điện trở kim loại dần tiến tới 0. Nếu kim loại có lẫn tạp chất thì ở nhiệt độ rất thấp (khoảng vài độ K) kim loại có điện trở dư không phụ thuộc nhiệt độ và tỉ lệ với nồng độ tạp chất. Thực tế không thể đạt tới nhiệt độ T=0 độ K và không thể có kim loại nguyên chất hoàn toàn, nên vật thể có điện trở bằng 0 chỉ là vật dẫn lý tưởng. Năm 1911, Heike Kamerlingh Onnes làm thí nghiệm với thủy ngân nhận thấy rằng sự phụ thuộc của điện trở thủy ngân vào nhiệt độ khác hẳn sự phụ thuộc đối với kim loại khác. Khi nhiệt độ thấp, điện trở thủy ngân không phụ thuộc vào nhiệt độ nữa, chỉ phụ thuộc vào nồng độ tạp chất. Nếu tiếp tục hạ nhiệt độ xuống tới Tc=4,1 độ K, điện trở đột ngột hạ xuống 0 một cách nhảy vọt. Hiện tượng nói trên gọi là hiện tượng siêu dẫn, và Tc là nhiệt độ tới hạn. Đến tháng 1 năm 1986 tại Zurich, hai nhà khoa học Alex Muller và Georg Bednorz tình cờ phát hiện ra một chất gốm mà các yếu tố cấu thành là: Lanthan, Đồng, Bari, Oxit kim loại. Chất gốm này trở nên siêu dẫn ở nhiệt độ 35 độ K. Một thời gian ngắn sau, các nhà khoa học Mỹ lại phát hiện ra những chất gốm tạo thành chất siêu dẫn ở nhiệt độ tới 98 độ K. Ứng dụng hiện tượng siêu dẫn Truyền tải điện năng Đoàn tàu chạy trên đệm từ Tạo ra máy gia tốc mạnh Máy đo điện trường chính xác Cái ngắt mạch điện từ trong máy tính điện tử siêu tốc Máy quét MRI dùng trong y học Quá trình tìm kiếm, chế tạo chất siêu dẫn Chất siêu dẫn có những đặc tính phổ biến như cản từ trường và bóp méo từ trường. Chất siêu dẫn hầu như không tồn tại các dòng chảy electron tự do, sử dụng kĩ thuật đo khe năng lượng sẽ biết được hiệu ứng siêu dẫn trên vật liệu đó. Ngoài ra, vật liệu siêu dẫn không phát ra các bức xạ nhiệt nhưng khi lượng bức xạ đủ mạnh sẽ gây giảm tính siêu dẫn mặc dù chất vẫn trong điều kiện siêu lạnh. Các đặc tính siêu dẫn đó chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định, thường là nhiệt độ thấp. Xem thêm Lý thuyết BCS Siêu dẫn nhiệt độ cao Tham khảo Liên kết ngoài Chất rắn Khái niệm vật lý Điện tử học spin Khoa học và công nghệ Hà Lan Vấn đề chưa được giải quyết trong vật lý học Điện trở và điện dẫn
830
4431
https://vi.wikipedia.org/wiki/Men%20ng%E1%BB%8Dc%20%28m%C3%A0u%29
Men ngọc (màu)
Màu men gốm (tính từ): nói về tông màu của một sản phẩm hoặc một dòng gốm. Màu men gốm (danh từ): chỉ những sản phẩm mang sắc men có tính phân biệt hoặc tính đặc trưng. Ví dụ: Khi nói đến men ngọc, màu men celadon, men celadon, celadon hoặc dòng gốm cổ Trung Hoa là ta hiểu ngay đó là sản phẩm tráng men có màu xanh lục-xanh nước biển nhạt (thực tế thường biến đổi từ lục xám nhẹ đến lục ngả vàng). Nó có tên gọi như vậy do người ta tìm thấy màu này chủ yếu trong nước men của đồ gốm có xuất xứ từ Trung Quốc. Về mặt kỹ thuật, màu này được tạo thành bằng cách nung sản phẩm đã tráng men có chứa FeO, Cr2O3, NiO, SnO2 và TiO2 với hàm lượng thích hợp trong môi trường khử. Tọa độ màu Số Hex = #ACE1AF RGB (r, g, b) = (172, 225, 175) CMYK (c, m, y, k) = (21, 0, 19, 12) HSV (h, s, v) = (123, 24, 88) Xem thêm Danh sách màu Đồ gốm Men gốm Tham khảo Màu sắc en:Shades of green#Celadon
202
4437
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Cao
Nguyễn Cao
Nguyễn Cao (1837 - 1887), tên đầy đủ là Nguyễn Thế Cao, hiệu là Trác Hiên; là một danh tướng nhà Nguyễn và là một nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19. Tiểu sử Nguyễn Cao sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, khoa bảng tại làng Cách Bi, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc phường Cách Bi, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Cha là Nguyễn Thế Hanh, đỗ đầu thi Hương, làm Tri huyện các huyện: Thạch An, Tiên Minh, Thủy Đường. Mẹ là Nguyễn Thị Điềm, tục gọi là Bà Huyện Quế Dương thuộc dòng họ võ quan Nguyễn Đức ở Quế Ổ. Năm 1867, đời vua Tự Đức, Nguyễn Cao thi đỗ Giải Nguyên kỳ thi Hương khoa Đinh Mão, nhưng không ra làm quan ngay, mà về quê mở trường dạy học. Năm 1873, quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất, khi ấy ông mới ra làm quan và được giữ chức Tán lý quân vụ tỉnh Bắc Ninh (cho nên người đời còn gọi ông là Tán Cao). Ngay sau đó, ông cùng với Ngô Quang Huy, Phạm Thận Duật, Trương Quang Đản dẫn quân bao vây tỉnh thành Hà Nội, đánh bật đồn bốt của đối phương tại Gia Lâm ngày 4 tháng 12 năm 1873, rồi kéo quân về Siêu Loại đánh dẹp luôn quân phỉ, giữ yên cho dân chúng. Được triều đình tin cậy, ông được bổ làm tri huyện Yên Dũng, rồi tri phủ Lạng Giang. Khi đương chức, ông xin triều đình cho dân khai khẩn ruộng đất hoang ở vũng Nhã Nam, Phú Bình lập nhiều trang ấp, làng xóm. Năm 1882, Pháp tiến đánh Hà nội lần thứ hai, Nguyễn Cao lại đem quân về đánh Pháp tại Gia Lâm, rồi sau đó đem quân bao vây tỉnh thành Hà Nội. Ngày 27 tháng 3 năm 1883 ông đem quân đánh vào phố hàng Đậu, Cửa Đông (Hà Nội), sau đó rút quân về phía bắc sông Hồng. Ngày 15 tháng 5 năm ấy, Nguyễn Cao chỉ huy nghĩa quân đánh một trận lớn tại Gia Lâm. Trận này ông bị thương nặng, nhưng vẫn cố sức chiến đấu. Sau đó, ông còn đánh với Pháp nhiều trận khác nữa, như ở: Phả Lại, Yên Dũng, Quế Dương, Võ Giàng, Từ Sơn, Thuận Thành... Năm 1884, khi thành Bắc Ninh mất vào tay quân Pháp, Nguyễn Cao rút quân về thành Tỉnh Đạo, rồi cùng với Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Huy lãnh đạo phong trào Tam tỉnh Nghĩa Đoàn hoạt động trên các địa bàn Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây. Ngày 27 tháng 3 năm 1887, tại một trận đánh ở làng Kim Giang (Hà Tây) ông bị quân Pháp bắt. Đối phương dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, nhưng đều bị Nguyễn Cao cự tuyệt. Để giữ tròn khí tiết, ông đã tự rạch bụng, moi ruột, hỏi đối phương: Ruột gan tao đây, bay xem có khúc nào phản thì bảo. Biết không thể dụ hàng được, ngày 14 tháng 4 năm Đinh Hợi (1887), quân Pháp đã đem Nguyễn Cao ra chém đầu tại vườn Dừa (gần Hồ Gươm, Hà Nội), lúc ấy ông mới 50 tuổi. Trong Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu, cái chết của Nguyễn Cao có phần khác hơn đôi chút: Bấy giờ hưu quan ở nhà khởi nghĩa rồi tuẫn nạn có Án sát Hải Dương tức giải nguyên Bắc Ninh là Nguyễn Cao. (Ông) tụ đảng hơn nghìn người, mưu lấy lại tỉnh thành, bị quân Pháp bắt được, ông tự mổ bụng, không chết, lại tự cắn lưỡi mà chết. Có người nghĩa sĩ viếng câu đối rằng:Thệ tâm thiên địa lưu trường xích, Thiết xỉ giang sơn thổ thiệt hồng. Tạm dịch: Lòng thề trời đất tuôn ruột đỏ,Răng nghiến non sông nhả lưỡi hồng.Ông Cao chết, quân Pháp còn lấy làm hận vì chưa tự tay chém giết được, liền chặt đầu đem bêu... Con ông là Nguyễn Hào định làm cuộc kháng Pháp, nhưng bị đối phương phát giác nên bị sát hại. Thấy chồng con đều đã vong thân, bà vợ Nguyễn Cao sau đó cũng tự quyên sinh. Tác phẩm Sinh thời, Nguyễn Cao làm thơ để tỏ chí. Hiện còn lưu truyền đôi ba bài, như: "Khấp Ái Bộc" (Khóc chú giúp việc thân yêu), "Văn Hà Nội chế đài Hoàng Diệu ai tín" (Nghe tin Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu mất), "Trách dụ xuất thú" (Trách kẻ dụ ra đầu thú)...Trong đó có bài "Tự Phận Ca" gồm 58 câu thơ chữ Hán, mà mỗi đoạn đều bắt đầu từ câu: Ta ta tạo vật, hề dĩ ngã vi sinh? (Hỡi trẻ tạo hóa, sinh ta làm chi?). Trích một đoạn (dịch nghĩa):Hỡi trẻ tạo hóa, sinh ta làm chi? Sống mà chìm đắm trong vùng dê chó,(chỉ Pháp)Thà chết đi cùng trời đất đi về Sống mà làm vật thừa, bướu thịt cõi nhân thếThà chết mà được làm cành quỳnh, hoa ngọc nơi nước đẹp, non kỳ. Nhị biếc vẫn đó, Nùng xanh vẫn kiaMột tấc đất sạch, nấm mồ lè xè Dằng dặc thay! Lồng lộng thay!Nào gươm núi Sóc, nào thơ trên trời!, nào cọc sông Đằng! Khí thiêng lên xuống trên chín tầng mây,Hãy hòa làm gió mưa, sấm sét Rửa hôi tanh cho dòng nước trôi đi... Tưởng nhớ Ngay khi Nguyễn Cao mất, Phụ chính Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913), có làm bài Vãn Nguyễn Cao để điếu ông. Và trong dân gian cũng có thơ rằng: Nhất thế khoa danh bách thế hùng Điện cơ nguy sự tự thung dung Thệ tâm thiên địa phi trường bạch, Khiến sử giang sơn mãn thiệt hồng Tạm dịch: Rất mực tài hoa rất mực hùngLiều mình vì nước tự thung dung Tấc thề trời đất lòng phơi trắng,Răng nghiến non sông lưỡi nhuốm hồng.Nhiều địa phương (mà trước kia ông từng khai lập làng xóm, đóng quân) đã lập đền thờ hoặc thờ ông là Thành hoàng. Tên ông được đặt cho một trong những đường phố lớn của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Bắc Ninh. Nhiều trường học cũng đã mang tên ông. Chú thích Sách tham khảo chính Phan Bội Châu, Việt Nam vong quốc sử. Nhà xuất bản Hà Nội, 1982. Nhiều người soạn, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920), Nhà xuất bản. Văn Học, năm 1984. Việt Anh-Cao-Lê Thu Hương, Chuyện kể các nhà khoa bảng trong lịch sử Việt Nam''. Nhà xuất bản Thanh Niên, 2010. Liên kết ngoài Nguyễn Cao Trên web Bắc Ninh. Bà huyện Quế Dương Trên web Bình Dương. Phố Nguyễn Cao từ báo Hà Nội Mới Khởi nghĩa Bãi Sậy Quan quân chống Pháp (1858-1884) Người Bắc Ninh Võ tướng nhà Nguyễn Quan lại nhà Nguyễn
1,124
4440
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%20k%E1%BB%B3
Chu kỳ
Trong khoa học và đời sống nói chung, chu kỳ là khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự việc, hay thời gian để kết thúc một vòng quay, một chu trình. Như vậy đơn vị đo chu kỳ là đơn vị đo thời gian. Trong toán học và một số lĩnh vực khác, chu kỳ có thể hiểu là độ dài giữa hai cấu trúc lặp lại. Trong chuyển động sóng Trong chuyển động sóng, chu kỳ là thời gian giữa hai lần xuất hiện liên tiếp của đỉnh sóng tại một điểm. Liên hệ với tần số Chu kỳ T là nghịch đảo của tần số f: T=1/f Liên hệ với bước sóng Chu kỳ T bằng thời gian để sóng đi với vận tốc v đi hết một bước sóng λ: Trong thiên văn Trong thiên văn học, chu kỳ quay của một thiên thể nói chung quanh một tâm nào đó là thời gian để thiên thể này hoàn thành một vòng quay trên quỹ đạo của nó, ví dụ chu kỳ quay của Mặt Trời và Hệ Mặt Trời xung quanh tâm Ngân Hà, chu kỳ quay của một hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, chu kỳ quay của một vệ tinh tự nhiên trên quỹ đạo quanh hành tinh chủ của nó. Khái niệm chu kỳ quỹ đạo của một hành tinh hay vệ tinh có thể có giá trị khác nhau, tùy theo cách chọn điểm mốc tính. Chu kỳ tính theo một vị trí cố định trong không gian, tức là lấy nền các sao làm chuẩn, được gọi là chu kỳ theo sao. Đây là chu kỳ đích thực, đúng nghĩa là một vòng quay chính xác của hành tinh hay vệ tinh đó. Thông thường khi nói chu kỳ quỹ đạo mà không nói gì thêm thì đây chính là chu kỳ theo sao. Các khái niệm chu kỳ khác không đúng nghĩa là một vòng quay chính xác của hành tinh hay vệ tinh đó gồm có: Chu kỳ điểm nút được tính theo điểm mốc là điểm nút (lên hoặc xuống) của hành tinh hay vệ tinh. Đó là thời gian hành tinh hay vệ tinh đó cần để quay trở lại điểm nút đã chọn. Chu kỳ giao hội lấy sự lặp lại tương quan vị trí biểu kiến của một thiên thể so với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất làm chuẩn. Chu kỳ cận điểm được tính theo điểm mốc là cận điểm hoặc viễn điểm trên quỹ đạo. Trong toán học Chu kỳ của hàm tuần hoàn là khoảng biến số mà cấu trúc hàm lặp lại. Chu kỳ của một số nguyên là độ dài của phần lặp lại trong biểu diễn thập phân của nghịch đảo số đo. Ví dụ: 1/7 = 0.1428571428571... vậy chu kỳ của 7 là 6. Xem thêm số thập phân tuần hoàn. Trong sinh học Chu kỳ có thể dùng trong chu kỳ sinh trưởng, thời gian hoàn thành một vòng đời của loài vật. Trong sức khoẻ phụ nữ Chu kỳ có thể dùng trong chu kỳ kinh nguyệt, thời gian từ ngày đầu tiên ra máu kinh đến trước lần ra máu kế tiếp. Ngoài ra Còn một loại chu kì sinh học nữa trên cơ thể con người. Trong đó có 3 yếu tố mang tính chu kì là sức khỏe, trí tuệ và tình cảm. Một số nghiên cứu cho rằng con người bị ảnh hưởng nhiều bởi các chu kì này (có thời gian khác nhau). Một số người cho rằng có thể tránh các tai họa bằng cách tránh các ngày mà trạng thái của các yếu tố đó ở mức thấp nhất. Họ tránh quyết định các công việc mang tính bước ngoặt vào ngày mà trí tuệ của họ ở mức thấp. Trong cuộc sống sẽ có những ngày cả ba đường đều ở mức cực đại. Đó là những ngày rất tốt cho việc có một đứa con. Người ta cho rằng nếu cả cha và mẹ đứa bé khi giao hợp tại thời điểm đó thì đứa trẻ sinh ra sẽ có những khả năng khác thường. Tuy nhiên điều này không dễ xảy ra. Thế mới có chuyện cha mẹ đều là những người có trí tuệ chậm, kém nhưng con cái lại rất thông minh nhanh nhẹn. Tham khảo Khá Chuyển động sóng Đại lượng vật lý Thuật ngữ thiên văn học
727
4445
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m%20ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20R%C3%B4man
Nhóm ngôn ngữ Rôman
Nhóm ngôn ngữ Rôman là một phân nhóm của nhóm ngôn ngữ gốc Ý (thuộc hệ Ấn-Âu). Nhóm này là hậu thân của tiếng Latinh bình dân được dùng bởi các dân bản địa sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ. Nhóm Rôman được chia ra làm ba nhánh: nhánh phía Đông, nhánh phía Nam và nhánh Ý-Tây. Sơ đồ của Nhóm ngôn ngữ Rôman Nhóm ngôn ngữ Rôman (thuộc Ngữ hệ Ấn-Âu) Nhánh phía Đông: tiếng Romania, các loại tiếng Romania tại Croatia, Hy Lạp, Macedonia,Moldova Nhánh phía Nam Tiếng Corse Nhóm Sardegna: các phương ngữ của đảo Sardegna. Nhánh Ý-Tây Nhánh Ý-Dalmatia Nhóm Dalmatia: tiếng Dalmatia, tiếng Istriot đều đã bị mai một. Nhóm tiếng Ý: tiếng Ý, tiếng Sicilia,Tiếng Napoli. Nhánh phía Tây Nhóm ngôn ngữ Gaul-Iberi Nhóm Gaul-Rôman Nhóm Gaul-Rhaeti Nhóm tiếng Oïl Tiếng Pháp-Provençal Nhóm tiếng Pháp: tiếng Pháp, tiếng Norman, tiếng Picard, tiếng Wallon. Nhóm Rhaetia: tiếng Romansh... Nhóm Gaul-Ý: tiếng Liguria, tiếng Piemonte, tiếng Venetia,Tiếng Lombard Nhóm Iberia-Rôman Nhóm Astur-Leone Nhóm Bồ-Gallici: tiếng Bồ Đào Nha... Nhóm Occitan-Rôman: tiếng Catalunya, tiếng Oc (tiếng Occitan): tiếng Provençal, tiếng Gascon... Nhóm Castilia: tiếng Tây Ban Nha... Nhóm ngôn ngữ Pyrenee-Mozarab Tiếng Mozarab: đã bị mai một. Nhóm Pyrenee: tiếng Aragon dùng tại vùng chung quanh dãy núi Pyrenee,Tiếng Asturias Tham khảo Liên kết ngoài Michael de Vaan, Etymological Dictionary of Latin and the other Italic Languages, Brill, 2008, 826pp. (part available freely online) Lexikon der Romanistischen Linguistik (LRL), edd. Holtus / Metzeltin / Schmitt Michael Metzeltin, Las lenguas románicas estándar. Historia de su formación y de su uso, Oviedo, 2004 Orbis Latinus, site on Romance languages Hugh Wilkinson's papers on Romance Languages Spanish is a Romance language, but what does that have to do with the type of romance between lovers?, dictionary.com Comparative Grammar of the Romance Languages Comparison of the computer terms in Romance languages Rôman Nhóm ngôn ngữ Latinh-Faliscan
300
4455
https://vi.wikipedia.org/wiki/17%20th%C3%A1ng%204
17 tháng 4
Ngày 17 tháng 4 là ngày thứ 107 trong lịch Gregory. Còn 258 ngày trong năm (259 ngày trong năm nhuận). Sự kiện 1492 – Tây Ban Nha và Christopher Columbus ký thoả thuận cử ông đi thuyền đến châu Á để mua gia vị. 1824 – Ký Hiệp ước Nga – Mỹ về xác định biên giới các lãnh thổ Nga ở Bắc Mỹ. 1877 – Lev Nikolayevich Tolstoy hoàn thành tiểu thuyết Anna Karenina. 1895 – Đại diện của Đại Nhật Bản và Đại Thanh ký Hiệp ước Shimonoseki, theo đó triều Thanh nhượng Đài Loan, Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông cho Nhật Bản, kết thúc Chiến tranh Thanh – Nhật. 1941 – Vương quốc Nam Tư đầu hàng và trở thành một phần của Đức quốc xã. 1961 – Cuộc đổ bộ Vịnh Con Lợn bắt đầu: Một nhóm người Cuba lưu vong do CIA tài trợ và huấn luyện đổ bộ lên Vịnh Con Lợn nhằm lật đổ Fidel Castro. 1969 – Lãnh tụ Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Alexander Dubček bị truất phế. 1970 – Chương trình Apollo: Phi thuyền Apollo 13 trở về Trái Đất an toàn. 1989 – Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan được hợp pháp hoá. 1991 – Lần đầu tiên Chỉ số Dow Jones công nghiệp (DJIA) lúc thị trường đóng cửa vượt qua mốc 3000 (3004,46). Sinh 897 – Ngô Quyền, Vua nhà Ngô (m. 944) 1837 – J. P. Morgan, nhà tài phiệt, nhà sưu tập nghệ thuật, nhà từ thiện Mỹ (m. 1913). 1894 – Nikita Sergeyevich Khrushchyov, chính khách Liên Xô, bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô 1953–1964, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 1958–1964, khởi đầu chương trình vũ trụ của Liên Xô (m. 1971). 1951 – Ngọc Đáng, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam (m. 2022). 1974 – Victoria Beckham, ca sĩ và nhà thiết kế người Anh 1977 – Frederik Magle, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm người Đan Mạch. 1985 – Rooney Mara, diễn viên người Mỹ 1985 – Jo–Wilfried Tsonga, tay vợt người Pháp 1982 – Lee Joon–gi, nam diễn viên Hàn Quốc 1992 – Shkodran Mustafi, cầu thủ bóng đá người Đức 1995 - Paul Ahn, nam diễn viên, ca sĩ, vũ công người Canada gốc Hàn Quốc 1995 – Jung Whee-in, ca sĩ người Hàn Quốc (nhóm Mamamoo) Mất 1790 – Benjamin Franklin, chính khách, nhà sáng chế, nhà ngoại giao, họa sĩ Mỹ (s. 1706). 1892 – Nguyễn Phúc Trang Nhàn, phong hiệu Triêm Đức Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1825) 2014 – Gabriel García Márquez, nhà văn người Colombia, nhà báo, nhà hoạt động chính trị 1998 – Linda McCartney, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1941). 2018 – Barbara Bush, cựu Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ, vợ Tổng thống George H. W. Bush (s.1925). Ngày lễ và kỷ niệm Ngày quốc khánh Syria 1946 Tham khảo Liên kết ngoài BBC: On This Day (tiếng Anh) Tháng tư Ngày trong năm
498
4467
https://vi.wikipedia.org/wiki/18%20th%C3%A1ng%204
18 tháng 4
Ngày 18 tháng 4 là ngày thứ 108 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 109 trong mỗi năm nhuận). Còn 257 ngày nữa trong năm. Sự kiện 1506 – Viên đá đầu tiên của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô được đặt, hiện là một trong bốn nhà thờ lớn nhất ở Vatican. 1906 – Một trận động đất 7,6 độ cùng hỏa hoạn tại San Francisco của Hoa Kỳ, khiến ít nhất 3.000 người thiệt mạng. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hoa Kỳ tiến hành không kích Tokyo và các thành phố khác của Nhật Bản, là cuộc tấn công đầu tiên vào Chính quốc Nhật Bản. 1951 – Pháp, Tây Đức, Ý và 3 nước Benelux là Bỉ, Luxembourg và Hà Lan ký kết Hiệp định Paris về việc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu. 1978 – Quân đội Campuchia Dân chủ vượt qua biên giới, bắt đầu tiến hành cuộc thảm sát Ba Chúc tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Sinh 1163 – Kim Tuyên Tông, Hoàng đế nhà Kim (m. 1224) 1480 – Lucrezia Borgia, lãnh chúa thời Phục hưng, con gái của Giáo hoàng Alexander VI (m. 1519) 1829 – Nguyễn Phúc Miên Dần, tước phong Trấn Tĩnh Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1885). 1868 – Dương Thị Thục, tôn hiệu Khôn Nghi Hoàng thái hậu, thứ thất của vua Đồng Khánh (m. 1944). 1985 – Lukasz Fabianski, thủ môn người Ba Lan 1989 – Jessica Jung, cựu thành viên nhóm nhạc Girls Generation 1990 – Wojciech Szczęsny, thủ môn người Ba Lan 1995 – Divock Origi, cầu thủ bóng đá người Bỉ 1997 – Donny van de Beek, cầu thủ bóng đá người Hà Lan Mất 1884 – Nguyễn Phúc Hồng Đĩnh, tước phong Kỳ Phong Quận công, hoàng tử con vua Thiệu Trị (s. 1843). 1892 – Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh, phong hiệu Quy Đức Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1824) 1955 – Albert Einstein, nhà vật lý vĩ đại (s. 1879) 2002 – Thor Heyerdahl, nhà thám hiểm Na Uy, đã vượt Thái Bình Dương trên chiếc bè Kon–Tiki (s. 1914) Ngày lễ và kỷ niệm Lễ Phục sinh năm 1976 Zimbabwe – Ngày Độc lập Tham khảo Liên kết ngoài BBC: On This Day (tiếng Anh) Tháng tư Ngày trong năm
380
4468
https://vi.wikipedia.org/wiki/19%20th%C3%A1ng%204
19 tháng 4
Ngày 19 tháng 4 là ngày thứ 109 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 110 trong mỗi năm nhuận). Còn 256 ngày nữa trong năm. Sự kiện Thế kỷ 19 trở về trước 1320 - Thạc Đức Bát Lạt lên ngôi tại Đại Đô, trở thành Hoàng đế thứ 5 của triều Nguyên 1770 – Thuyền trưởng James Cook lần đầu tiên nhìn thấy đất Úc. 1775 - Chiến tranh Cách mạng Mỹ bắt đầu với chiến thắng của quân đội thuộc địa trước quân Anh tại concord 1775 – Trận Lexington và Concord mở màn cuộc chiến giành độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mỹ chống lại thực dân Anh. 1783 – Nữ hoàng Ekaterina II sáp nhập Krym và tỉnh Kuban nước Nga. 1810 – Venezuela giành được sự tự trị: Dân chúng Caracas lật đổ Toàn quyền Emparan và lập một uỷ ban hành chính. 1839 – Hiệp ước Luân Đôn thành lập Vương quốc Bỉ. 1892 – Charles Duryea nói rằng đã chạy được chiếc xe hơi đầu tiên ở Hoa Kỳ, tại Springfield (bang Massachusetts). Thế kỷ 20 1903 – Bắt đầu cuộc thảm sát Kishinev, một trong những vụ thảm sát dân Do Thái đẫm máu nhất ở Nga (đến ngày 21 tháng 4). 1919 – Leslie Irvin, người Mỹ, lần đầu tiên nhảy dù thành công. 1928 – Xuất bản tập cuối cùng của bộ Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary - OED). 1937 – Hoàn tất việc xây dựng cầu Cổng Vàng tại California, Hoa Kỳ. 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân Đức tiến vào khu ghetto Warzsawa để bố ráp những người Do Thái còn lại, gây ra Cuộc nổi dậy ghetto Warzsawa. 1943 – Ngày Xe đạp - Nhà hoá học Thuỵ Sĩ, tiến sĩ Albert Hofmann chủ tâm dùng LSD lần đầu tiên. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các sĩ quan cấp cao của Anh được chỉ thị không được tiết lộ tin tức rằng mã Enigma đã bị phá. 1956 – Hôn lễ của nữ diễn viên Mỹ Grace Kelly và Hoàng thân Rainier III của công quốc Monaco. 1960 – Sinh viên Hàn Quốc tổ chức phản kháng toàn quốc, ủng hộ dân chủ, chống lại tổng thống Lý Thừa Vãn, buộc ông này từ chức. 1961 – Cuộc đổ bộ Vịnh Con Heo ở Cuba kết thúc thất bại. 1965 – Định luật Moore lần đầu tiên được công bố rộng rãi trên Electronics Magazine. 1971 – Sierra Leone trở thành một nước cộng hoà. 1971 – Liên Xô phóng Salyut 1, trạm vũ trụ đầu tiên. 1975 – Giải phóng Bình Thuận. 1993 – 51 ngày bao vây trụ sở của giáo phái Branch Davidian tại ngoại ô Waco, Texas, Hoa Kỳ kết thúc khi hỏa hoạn bùng phát, khiến hơn 70 người thiệt mạng. 1995 – Toà nhà liên bang Alfred P. Murrah ở Thành phố Oklahoma (bang Oklahoma, Hoa Kỳ) bị đánh bom, 168 người chết. 1999 – Quốc hội Đức dọn trở về Berlin. 2000 – Máy bay Boeing 737-200 của hãng Air Philippines rơi gần phi trường Davao, 131 người chết. Thế kỷ 21 2005 – Joseph Ratzinger được bầu làm giáo hoàng trong Mật nghị Hồng y, tức Biển Đức XVI, ông là giáo hoàng đầu tiên sinh ra ở Đức trong gần 500 năm. 2011 – Fidel Castro chính thức từ nhiệm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Cuba, người kế nhiệm là Raúl Castro. 2005 – Hồng y người Đức Joseph Ratzinger được bầu làm giáo hoàng vào ngày thứ hai của Mật nghị Hồng y, lấy hiệu là Biển Đức XVI. 2018 – Quốc vương Mswati III thông báo thay đổi tên của Vương quốc Swaziland thành Vương quốc eSwatini, vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Swaziland độc lập. Sinh 476 – Phạm Tu, danh tướng, công thần khai quốc nhà Tiền Lý Việt Nam (m. 545) 1320 – Vua Pedro I của Bồ Đào Nha (m. 1367) 1825 – Nguyễn Phúc Hồng Bảo, tước phong An Phong Quận vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (m. 1854) 1912 – Glenn Seaborg, nhà khoa học nguyên tử Mỹ, tổng hợp ra các nguyên tố siêu-urani, giải Nobel hoá học năm 1951 (m. 1999) 1931 – Út Tịch, nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (m. 1968) 1933 – Jayne Mansfield, nữ diễn viên (m. 1967) 1968 – Ashley Judd, nữ diễn viên Mỹ 1972 – Rivaldo, cầu thủ bóng đá Brasil, quả bóng vàng châu Âu, cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 1999 1979 – Kate Hudson, nữ diễn viên 1980 – Đổng Khiết, nữ diễn viên, vũ công người Trung Quốc 1987 – Maria Sharapova, nữ đấu thủ quần vợt Nga 1999 – Đoàn Văn Hậu, cầu thủ bóng đá Việt Nam Mất Thế kỷ 19 trở về trước 1390 – Vua Robert II của Scotland (s. 1316) 1578 – Uesugi Kenshin, samurai, lãnh chúa Nhật Bản (s. 1530) 1632 – Sigismund, vua Thuỵ Điển và Cộng đồng Ba Lan-Litva (s. 1561) 1689 – Nữ hoàng Christina của Thuỵ Điển (s. 1626) 1824 – George Gordon Byron, Nam tước Byron đời thứ 6, nhà thơ vĩ đại người Anh (s. 1788) 1863 – Nguyễn Phúc Hồng Phi, tước phong Vĩnh Quốc công, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (s. 1835) 1881 – Benjamin Disraeli, nguyên Thủ tướng Anh (s. 1804) 1882 – Charles Darwin, nhà sinh vật học vĩ đại người Anh, tác giả cuốn Nguồn gốc các loài, căn bản của thuyết chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn (s. 1809) Thế kỷ 20 1906 – Pierre Curie, nhà vật lý Pháp, tìm ra poloni và radi, giải Nobel vật lý năm 1903 (s. 1859) 1965 - Phạm Phú Quốc, Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa 1967 – Konrad Adenauer, nguyên Thủ tướng Đức (s. 1876) 1974 – Ayub Khan, nguyên Tổng thống Pakistan (s. 1907) 1987 – Maxwell Taylor, tướng Mỹ (s. 1901) 1989 – Daphne du Maurier, nhà văn nữ người Anh, tác giả tiểu thuyết Rebecca (s. 1907) 1998 – Octavio Paz, nhà văn, nhà thơ, nhà ngoại giao México, giải Nobel văn chương năm 1990 (s. 1914) Thế kỷ 21 2021 – Walter Mondale (s. 1928). 2023 – Moon Bin, nam ca sĩ, diễn viên và người mẫu người Hàn Quốc, thành viên của nhóm nhạc nam Astro (s. 1998). Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Ái quốc (bang Massachusetts, Hoa Kỳ) Ngày Tuyên bố Độc lập (Venezuela) Ngày Cộng hoà (Sierra Leone) Cuộc đổ bộ của 33 người (Uruguay) Ngày Hoa anh thảo (Anh) - Vào ngày mất của cố thủ tướng Anh Benjamin Disraeli, người ta đặt hoa anh thảo trước tượng ông trên Quảng trường Quốc hội (Luân Đôn). Hoa anh thảo là loại hoa yêu thích của ông. Kết thúc ngày hội Cerealia của La Mã, hội tôn vinh nữ thần mùa màng Ceres. (Đế quốc La Mã) Ngày Xe đạp Lễ Phục sinh vào các năm 1908, 1981, 1987, 1992, 1998. Ngày lễ Phục sinh rơi vào ngày 19 tháng 4 nhiều hơn bất cứ ngày nào khác. Tham khảo Liên kết ngoài BBC: On This Day (tiếng Anh) 19 Ngày trong năm
1,217
4469
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B3ng
Sóng
Trong vật lý, toán học và các lĩnh vực liên quan, sóng là sự xáo trộn của một trường trong đó một thuộc tính vật lý dao động liên tục tại mỗi điểm hoặc truyền từ một điểm đến các điểm lân cận khác, hoặc dường như di chuyển trong không gian. Các sóng thường được nghiên cứu trong vật lý là sóng cơ học và sóng điện từ. Sóng cơ học là một biến dạng cục bộ trong một số môi trường vật lý mà truyền từ hạt này sang hạt khác bằng cách tạo ra các ứng suất cục bộ gây ra biến dạng ở các hạt lân cận. Ví dụ, sóng âm thanh trong không khí là các biến thể của áp suất cục bộ lan truyền do va chạm giữa các phân tử khí. Các ví dụ khác về sóng cơ học là sóng địa chấn, sóng trọng lực, sóng xoáy và sóng xung kích. Một sóng điện từ bao gồm sự kết hợp của các trường điện và từ biến đổi, lan truyền trong không gian theo các phương trình của Maxwell. Sóng điện từ có thể truyền qua môi trường điện môi phù hợp hoặc qua chân không; ví dụ như sóng vô tuyến, bức xạ hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, bức xạ cực tím, tia X và tia gamma. Các loại sóng khác bao gồm sóng hấp dẫn, là nhiễu loạn trong trường hấp dẫn lan truyền theo thuyết tương đối rộng; sóng khuếch tán nhiệt; sóng plasma, kết hợp biến dạng cơ học và trường điện từ; sóng khuếch tán phản ứng, như trong phản ứng Belousov-Zhabotinsky; và nhiều loại khác. Sóng cơ học và điện từ dường như thường truyền qua không gian; nhưng, trong khi chúng có thể mang năng lượng, động lượng và thông tin thông qua vật chất hoặc không gian trống, chúng có thể làm điều đó mà không chuyển bất kỳ khối lượng nào. Trong toán học và điện tử học sóng được nghiên cứu như là tín hiệu. Mặt khác, một số sóng dường như không di chuyển chút nào, như sóng đứng (vốn là nền tảng cho âm nhạc) và sóng nhảy thủy lực. Một số loại sóng, giống như sóng xác suất của cơ học lượng tử, có thể hoàn toàn tĩnh. Một sóng phẳng dường như truyền theo một hướng xác định và có giá trị không đổi trên bất kỳ mặt phẳng nào vuông góc với hướng đó. Về mặt toán học, sóng đơn giản nhất là sóng hình sin. Sóng phức tạp thường có thể được mô tả là tổng của nhiều sóng phẳng hình sin. Một sóng phẳng có thể là sóng ngang, nếu hiệu ứng của nó tại mỗi điểm được mô tả bằng một vectơ vuông góc với hướng truyền hoặc truyền năng lượng; hoặc sóng dọc, nếu các vectơ mô tả song song với hướng truyền năng lượng. Trong khi sóng cơ học có thể là cả ngang và dọc, sóng điện từ là ngang trong chân không. Một sóng vật lý hầu như luôn bị giới hạn trong một số vùng hữu hạn của không gian, được gọi là miền của nó. Ví dụ, sóng địa chấn do động đất tạo ra chỉ có ý nghĩa trong phần bên trong và bề mặt của hành tinh, vì vậy chúng có thể bị bỏ qua bên ngoài hành tinh. Tuy nhiên, sóng có miền vô hạn, trải rộng trên toàn bộ không gian, thường được nghiên cứu trong toán học và là công cụ rất có giá trị để hiểu sóng vật lý trong các miền hữu hạn. Các ví dụ Sóng biển là sự lan truyền của dao động thẳng đứng hoặc vòng tròn của nước biển. Xem thêm sóng thần. Âm thanh là sự lan truyền của dao động của các phân tử không khí hay chất lỏng và chất rắn ở tần số làm rung động màng nhĩ của tai người tạo nên tín hiệu thần kinh cảm nhận được. Sóng địa chấn trong động đất là lan truyền của các dao động mạnh của các khu vực địa chất. Có ba loại sóng địa chấn là P (Primary), S (Secondary) và L. Ánh sáng, sóng radio, tia X,.... là các bức xạ điện từ, sự lan truyền của dao động của trường điện từ, có thể truyền trong chân không. Xem thêm vận tốc ánh sáng. Sóng hấp dẫn, sự lan truyền của dao động của trường hấp dẫn, tiên đoán bởi thuyết tương đối rộng. Các sóng này phi tuyến tính. Mô tả sóng vật lý Phương trình sóng Mọi sóng đều thoả mãn một phương trình vi phân riêng phần gọi là phương trình sóng. Các phương trình sóng có thể có nhiều dạng, phụ thuộc vào môi trường truyền và kiểu lan truyền. Dạng đơn giản nhất, dành cho sóng lan truyền theo phương x, theo thời gian t và dao động sóng thay đổi trên biến y: Ở đây, v là vận tốc lan truyền sóng. Hàm sóng tổng quát thoả mãn phương trình trên, giải bởi d'Alembert, là: Một ví dụ khác về phương trình sóng là phương trình Schrödinger mô tả chuyển động của sóng hạt trong vật lý lượng tử. Nghiệm của phương trình này là hàm sóng mô tả xác suất tìm thấy hạt tại một điểm trong không-thời gian. Trong một môi trường đồng nhất và đẳng hướng, Joseph Fourier đã tìm thấy là mọi hàm sóng sẽ có dạng tổng quát sau: có thể được miêu tả như là sự chồng nhau của nhiều sóng điều hoà Ở đây A(x, t) là biên độ của sóng điều hòa, ω là tần số góc, k là số sóng và φ là pha ban đầu. Nếu biên độ của sóng không phụ thuộc thời gian: thì sóng gọi là sóng dừng. Tần số góc liên hệ với tần số qua: Còn số sóng liên hệ với vận tốc lan truyền v của sóng qua: Ở đây λ là bước sóng và f là tần số. Tần số f liên hệ với chu kỳ T qua: Mọi sóng điều hoà đều có thể đặc trưng bởi biên độ, tần số, vận tốc và pha. Ngoài ra, sóng có thể được mô tả theo phương dao động. Thể loại sóng Sóng ngang Sóng ngang là sóng vật lý với các dao động vuông góc với phương lan truyền. Ví dụ: sóng lan truyền trên dây đàn khi gẩy đàn, sóng điện. Sóng dọc Sóng dọc là sóng vật lý với các dao động nằm trùng với phương lan truyền, hoặc liên quan đến các biến đổi của các đại lượng vô hướng. Ví dụ: sóng âm thanh, sóng ánh sáng, Tính chất Mọi sóng đều có thể biểu diễn bằng một sóng có một bước sóng λ di chuyển với một vận tốc v và có biên độ sóng thay đổi theo hàm số sin {| class="wikitable" width=100% align=center ! Bước Sóng!! Vận Tốc Di Chuyển!! Vận Tốc Góc!! Chu Kỳ Sóng!! Hàm Số Sóng!! Biên Độ Sóng |- | 2π || || || || || ở các góc ở các góc |- |} Phản ứng sóng Khi sóng di chuyển đụng vật cản sẽ tạo ra các phản ứng sóng sau {| class="wikitable" width=100% align=center ! Phản ứng Sóng!! Định nghĩa!! Minh họa |- |Phản xạ || Sóng bị vật cản trên đường di chuyển phản hồi trở về || |- |Khúc xạ || Sóng bị lệch khi di chuyển qua vật cản || |- |Chiết xạ || Sóng bị tách ra Nhiều Sóng Tần Số khi di chuyển qua vật trong suốt || |- |Khuếch xạ || Sóng di chuyển qua khe hẹp tạo Sóng Khuếch đại || |- |Nhiễu xạ || Sóng cùng chiều hay khác chiều di chuyển hướng vào nhau giao thoa với nhau cho ra nhiễu sóng cộng hay nhiễu sóng trừ || |- |} Phân cực Các sóng ngang đều là có phân cực theo phương nào đó trong mặt phẳng vuông góc với phương lan truyền. Phân cực có thể có nhiều dạng. Chỉ nằm theo một phương cố định vuông góc với phương lan truyền. Phân cực xoay, từ xoay tròn đến không quy tắc. Có những sóng có dao động tròn, kết hợp cả sóng ngang và sóng dọc. Ví dụ: sóng nước với các phân tử nước trên bề mặt dao động xoay tròn theo hình elíp. Phân cực của sóng điện từ ở dải bước sóng mà tính hạt photon thể hiện rõ hơn thì bị phân cực photon ngẫu nhiên che mất, và chỉ hiện ra khi lọc bằng kính phân cực. Lưỡng tính Sóng Hạt của Phổ Tần Phóng Xạ Theo nghiên cứu vật lý phóng xạ cho thấy Phóng Xạ Điện Từ có Phổ tần phóng xạ lưởng tính Hạt , , Sóng , , Xem thêm Hiệu ứng Doppler Vận tốc nhóm Vận tốc pha Sóng dừng Tham khảo Liên kết ngoài Khái niệm vật lý Phương trình vi phân riêng Phương trình vi phân
1,499
4473
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A7n%20s%E1%BB%91%20g%C3%B3c
Tần số góc
Trong vật lý, tần số góc (hay tốc độ góc; ký hiệu là Ω hay ω) của một chuyển động tròn là đại lượng đo bằng góc mà bán kính quét được trong một đơn vị thời gian. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng không đổi. Nó cũng là độ lớn vô hướng của vector vận tốc góc. Ngoài ra vector tần số góc cũng được hiểu như vận tốc góc. Tần số góc (hay tốc độ góc) là độ lớn của vận tốc góc vectơ. Tần số góc có đơn vị đo là nghịch đảo thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế (SI), tần số góc được đo bằng rad trên giây. Một vòng quay là 2π rad, bằng tốc độ góc ω nhân với thời gian đi hết một vòng quay (chính là chu kỳ Τ). Vậy nên: Trong đó: ω là tần số góc hoặc tốc độ góc (tính bằng radian trên giây), T là khoảng thời gian để quay hết 1 vòng (tính bằng giây) f là tần số thông thường (được đo bằng hertz) Tần số góc có thể hiểu như là một bội số của tần số. Nó được sử dụng thay tần số để tránh việc xuất hiện nhiều của π, trong các lĩnh vực liên quan nhiều đến chuyển động quay và dao động, như cơ học lượng tử, điện động lực học Xem thêm Tần số Rad Góc Tham khảo Liên kết ngoài Đại lượng vật lý Góc
242
4484
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93%20Ba%20B%E1%BB%83
Hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Hồ nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Tên gọi Hồ Ba Bể có tên tiếng địa phương (tiếng Tày) là "Slam Pé" - nghĩa là ba hồ. Tên gọi này bắt nguồn từ việc lòng hồ bị những dãy núi đá vôi chia thành ba hồ lớn thông với nhau bởi những eo nước hẹp. Ba hồ nước này đều có tên riêng: Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Đặc điểm địa lý Toàn bộ diện tích của Hồ Ba Bể nằm trong địa giới xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Hồ cách thành phố Bắc Kạn 70km về phía Tây Bắc. Hồ Ba Bể nằm ở cánh cung sông Gâm, địa hình gồ ghề và cắt xé bởi các ngọn núi cao từ 1.400m đến 1.600m và xen kẽ là các thung lũng. Hồ được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Cambri, đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m² và chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể. Hồ Ba Bể nằm ở độ cao khoảng 145m so với mực nước biển, có diện tích mặt nước là hơn 650 ha, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm. Độ sâu trung bình của hồ là 20-25 m vào mùa mưa nhưng có thể xuống xấp xỉ 10 m vào mùa khô. Hồ được cấp nước bởi hai con sông nhỏ là sông Chợ Lèng và sông Nam Cường rồi đổ ra sông Năng. Nước trong hồ di chuyển với vận tốc khoảng 0,5 m/s. Vào mùa lũ, vận tốc tăng lên đến 2,5-3 m/s. Có hai đảo nhỏ nổi lên giữa hồ là đảo An Mã và đảo Bà Góa. Hồ Ba Bể trong văn hóa Từ lâu, hồ Ba Bể đã là một phần quan trọng trong cuộc sống của người Tày trong vùng. Điều này được thể hiện ở các truyền thuyết và lễ hội trong văn hóa. Sự tích hồ Ba Bể: Ngày xưa, ở vùng Bắc Kạn, mỗi năm dân làng Nam Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền quay về tụ tập rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng để xin ăn. Quần áo bà rách rưới, tả tơi. Người bà có mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão cui hủi này đến nhà nào xin ăn đều phì phào mấy tiếng đói lắm các ông các bà ơi, nhưng bà lão đi đến đâu cũng đều bị xua đuổi. Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà goá, ở với con trai. Bà góa này không những không kinh tởm mà còn kêu bà lão vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phía vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão bị cùi đâu, mà là một con giao long lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm, đầu gác lên giường đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa. Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói: Tôi thật sự không phải là người, tôi là một con giao long, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Nam Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ hai mẹ con nhà cô. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành, đó là một trận đại hồng thủy. Tôi cho hai mẹ con nhà cô gói tro này hãy rải quanh nhà để tránh khỏi kiếp nạn này. còn có hai mảnh vỏ trấu này sẽ biến thành hai chiếc thuyền giúp hai mẹ con Nói xong, bà lão liền biến mất. Hai mẹ con liền vội chia nhau báo cho dân làng nhưng ai nấy đều không tin Ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước từ đâu cuồn cuộn chảy đến làm ngập cả một vùng rộng lớn. riêng nhà của bà góa và cậu con trai lương thiện đã được rải tro nên hễ nước dâng đến đâu là mảnh đất liền dâng cao hơn đến đấy. Hai mẹ con bà góa không chịu được cảnh dân làng chết trước mắt mình nên liền đem hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước lập tức biến thành hai chiếc thuyền giúp hai mẹ con cứu vớt dân làng. Cả làng bị nước tràn ngập thì hoá thành ba cái hồ rộng lớn người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.Giữa hồ là một hòn đảo nhỏ,người địa phương gọi đó là Hòn Bà Góa, đồng thời những người còn sống đã lập đèn thờ có tên An Mạ (nơi an nghỉ của dân làng). Lễ hội: Người Tày sinh sống ở các bản làng bên bờ hồ Ba Bể đều tổ chức hội "Lồng tồng" (có nghĩa là "xuống đồng" trong tiếng Tày) vào ngày mùng 9 đến 11 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội Lồng tồng được người dân nơi đây coi là lễ hội quan trọng bậc nhất vào dịp đầu năm mới, gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức nhằm gửi gắm những mong ước của con người, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây trồng tốt tươi, mang lại no ấm. Giá trị và hiện trạng Giá trị lớn nhất của Hồ Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và giá trị to lớn về đa dạng sinh học. Năm 1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN. Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký "Quyết định số 1419/QĐ-TTG" xếp hạng Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể là Di tích quốc gia đặc biệt . Với thảm thực vật và động vật hoang dã phong phú, môi sinh hồ Ba Bể nay bị đe dọa nặng vì việc khai thác khoáng sản, nhất là mỏ sắt ở lưu vực hồ. Mặc dù Vườn Quốc gia Ba Bể đã quy định hơn 10.000 ha dưới sự bảo vệ của cơ quan này, việc thi hành vẫn còn nhiều thiếu sót khiến một số nhà khoa học đã báo động rằng hồ đang "chết dần". Hình ảnh Tham khảo Xem thêm Liên kết ngoài Ba Bể Du lịch Bốn Mùa Hồ Ba Bể lung linh, huyền thoại Báo Bắc Kạn Ba Bể Ba Bể Du lịch Bắc Kạn Khu du lịch Việt Nam Ba Bể (huyện)
1,306
4485
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sa%20Pa%20%28ph%C6%B0%E1%BB%9Dng%29
Sa Pa (phường)
Sa Pa là phường trung tâm của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Địa lý Phường Sa Pa nằm ở trung tâm thị xã Sa Pa, có vị trí địa lý: Phía đông giáp phường Sa Pả và xã Mường Hoa Phía tây giáp phường Phan Si Păng Phía nam giáp phường Cầu Mây Phía bắc giáp các phường Phan Si Păng, Hàm Rồng, Sa Pả. Phường có diện tích 6,25 km², dân số năm 2018 là 9.412 người, mật độ dân số đạt 1.506 người/km². Hành chính Phường Sa Pa được chia thành 7 tổ dân phố đánh số từ 1 đến 7. Lịch sử Trước đây, Sa Pa là một thị trấn huyện lỵ thuộc huyện Sa Pa. Điạ bàn phường Sa Pa hiện nay tương ứng với khu vực trung tâm của thị trấn này. Cuối năm 2018, thị trấn Sa Pa có 23,65 km² diện tích tự nhiên và 31.010 người. Ngày 11 tháng 9 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 767/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó: Thành lập thị xã Sa Pa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Sa Pa Thành lập phường Sa Pa thuộc thị xã Sa Pa trên cơ sở điều chỉnh 2,33 km² diện tích tự nhiên, 9.297 người của thị trấn Sa Pa; 2,38 km² diện tích tự nhiên, 115 người của xã Lao Chải và 1,54 km² diện tích tự nhiên của xã Sa Pả. Sau khi thành lập, phường Sa Pa có 6,25 km² diện tích tự nhiên và 9.412 người. Chú thích Xem thêm
258
4493
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ao%20B%C3%A0%20Om
Ao Bà Om
Ao Bà Om hay Ao Vuông là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Khái quát chung Ao Bà Om thuộc khóm 3, phường 8, thành phố Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7 km dọc theo Quốc lộ 53 về phía Tây Nam. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 m, dài 500 m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông), diện tích hơn 300 ha, gồm 3 phần chính là ao, bờ ao và rừng cây cổ thụ bao quanh. Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù kì lạ. Theo truyền thuyết, để có hồ nước ngọt dùng trong mùa khô, dân làng người Khmer tổ chức cuộc thi đào ao giữa hai nhóm phái nam và nữ đồng thời cũng để quyết định phái nào thua sẽ phải đi cưới hỏi phái kia. Bên phái nam ỷ sức mạnh, vừa làm vừa chơi. Bên phái nữ dưới sự lãnh đạo của người tên Om, dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, họ còn cho thả đèn lồng ở phía đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm. Sau cuộc thi, nhóm nam thua cuộc và ao của họ hiện vẫn còn dấu tích tuy đã cạn nước. Ao của nhóm nữ được đặt tên theo tên của bà Om. Ngày nay ao Bà Om thường được các học sinh sinh viên chọn làm nơi cắm trại vào những dịp lễ hay lúc nghỉ hè. Đây cũng là nơi hẹn hò của nhưng đôi nam nữ cũng như là nơi các cặp vợ chồng mới cưới đưa nhau ra chụp hình quay phim lưu niệm. Gần ao có chùa Âng (Chùa Angkorajaborey) là ngôi chùa Khmer cổ nhất Trà Vinh theo truyền thuyết được xây dựng vào năm 990 tức cuối thế kỷ 10, độc đáo và hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên. Di tích cấp Quốc gia Ngày 20 tháng 7 năm 1994, Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành Quyết định số 921-QĐ/BT công nhận Ao Bà Om là di tích cấp Quốc gia thuộc loại hình danh lam thắng cảnh. Hình ảnh Tham khảo Trà Vinh Mến Yêu Ao Bà Om, hội Ái Hữu Trà Vinh Thắng cảnh Trà Vinh, báo Nhân dân Du lịch Trà Vinh Di tích tại Trà Vinh Di tích quốc gia Việt Nam
455
4495
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%A7%20%C4%91%C3%B4ng
Ngủ đông
Ngủ đông (tiếng Anh: hibernation) là trạng thái hạ thân nhiệt có điều hòa ở động vật để giảm mức trao đổi chất. Hiện tượng này xảy ra trong vài ngày hoặc hàng tuần giúp cho động vật tiết kiệm năng lượng trong mùa đông, hoặc qua đêm băng giá trên núi cao. Quá trình ngủ đông Trong quá trình ngủ đông, một số loài động vật giảm bớt các hoạt động trao đổi chất đến mức rất thấp, thân nhiệt và nhịp thở cũng giảm.Lúc này năng lượng sử dụng để duy trì sự sống được lấy chủ yếu từ chất béo (lipid). Động vật ngủ đông Một số loài động vật có hiện tượng ngủ đông là chuột, dơi, sóc, rắn, ếch nhái,... Pliny nghĩ rằng chim ngạn cũng ngủ đông. Gilbert White (The Illustrated Natural History of Selborne) cũng đồng ý, chim điển hình không ngủ đông thay vào đó là trạng thái lờ đờ uể oải, nhưng một loài chim hiếm thấy là Poorwill là có hiện tượng ngủ đông. Động vật sống ở dưới nước có thể ngủ đông ở dưới nước hoặc ở trên cạn. Rùa tai đỏ ngủ đông ở dưới nước bằng cách vùi cơ thể chúng vào bùn ở dưới đáy ao. Con sa giông có thể ngủ đông trên cạn hoặc dưới nước. Một con vật được xem như là động vật ngủ đông nhưng sự thật không phải như vậy là con gấu. Trong khi nhịp tim của nó chậm, nhiệt độ cơ thể tương đối ổn định và nó có thể dễ dàng bị đánh thức. Những loài vật không phải động vật ngủ đông khác (mà được công nhận như động vật ngủ đông) là con lửng, gấu trúc Mĩ (sống ở Bắc Mỹ) và thú có túi. Trước khi bắt đầu quá trình ngủ đông phần lớn các loài vật ăn một lượng thức ăn lớn và dự trữ năng lượng để có thể tồn tại qua mùa đông. Một số loài động vật có vú ngủ đông trong khi mang thai và sinh sau khi con mẹ kết thúc quá trình ngủ đông một thời gian ngắn. Trong thế kỷ 20 có sự ra đời của hai kết luận là cá mập sống ở dưới đáy biển và nó có ngủ đông. Dụng cụ theo dõi đã được cài vào 20 con cá mập vào năm 2002 để chứng thực giả thuyết này. Cho tới gần đây cả động vật linh trưởng và động vật có vú nhiệt đới đều không ngủ đông. Tuy nhiên nhà sinh lý học động vật Kathrin Dausmann của Đại học Philipps tại Marburg và bạn đồng nghiệp đưa ra bằng chứng trong một loại sách xuất bản năm 2004 của tạp chí Nature chỉ ra rằng vượn cáo lùn đuôi béo ở Madagasca (Madagascan fat-tailed dwarf lemur) ngủ đông trong những cái lỗ trên cây 7 tháng trong năm. Thật là thú vị bởi vì nhiệt độ mùa đông của Madagasca có khi lên tới trên 30 °C (86 °F) nên hiện tượng ngủ đông không phải của riêng sự thích nghi với nhiệt độ thấp xung quanh. Hiện tượng ngủ đông của vượn cáo phụ thuộc mạnh mẽ vào thói quen giữ ấm trong thời tiết lạnh của lỗ cây của nó, nếu cái lỗ mà cách nhiệt kém thì nhiệt độ cơ thể của vượn cáo sẽ dao động mạnh một cách thụ động theo môi trường xung quanh, còn nếu cách nhiệt tốt thì nhiệt độ cơ thể của nó ở mức khá ổn định. Tiếng ồn và những chấn động từ xe chạy bằng máy trên tuyết, các xe địa hình và những cái tương tự như vậy thỉnh thoảng sẽ đánh thức quá trình ngủ đông của động vật. Kết quả của sự thức dậy sớm này có thể làm nó phải chịu đựng dữ dội hoặc chết vì thiếu lương thực. Liên kết Tham khảo Sinh lý học động vật Tập tính học Mùa đông Ngủ
658
4513
https://vi.wikipedia.org/wiki/Electrum
Electrum
Electrum là một hợp kim tự nhiên của vàng và bạc, với một lượng nhỏ của đồng và các kim loại khác. Người Hy Lạp cổ đại gọi nó là "vàng" hoặc "vàng trắng", trái ngược với "vàng tinh luyện". Màu sắc của nó từ nhạt đến vàng tươi, tùy thuộc vào tỷ lệ vàng và bạc có trong hợp kim. Nó đã được sản xuất nhân tạo, và còn được gọi là "vàng xanh". Hàm lượng vàng của electrum tự nhiên ở Tây Anatolia hiện đại dao động từ 70% đến 90%, trong khi đó tỷ lệ này chỉ có 45-55% trong tiền đúc của Lydia cổ đại ở cùng khu vực địa lý. Điều này cho thấy rằng một lý do cho việc phát minh ra tiền đúc trong khu vực đó là để tăng lợi nhuận từ việc lưu hành tiền bằng cách phát hành tiền tệ có hàm lượng vàng thấp hơn so với kim loại lưu hành phổ biến. (Xem thêm: Giảm giá trị/Debasement). Electrum được sử dụng sớm nhất là vào thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên ở Vương quốc Ai Cập cổ đại, đôi khi được sử dụng như một lớp phủ bên ngoài cho các chóp đỉnh các kim tự tháp và tháp đài (obelisk) của Ai Cập cổ đại. Nó cũng được sử dụng trong việc sản xuất các bình uống cổ. Những đồng tiền kim loại đầu tiên từng được làm bằng electrum và có niên đại vào cuối thế kỷ thứ VII hoặc đầu thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Trong nhiều thập kỷ, các huy chương của giải Nobel được làm bằng hợp kim electrum mạ vàng (gold-plated green gold). Nguồn gốc tên gọi Từ "electrum" là dạng Latinh hóa của từ ἤλεκτρον (ḗlektron) trong tiếng Hy Lạp, được đề cập trong thiên sử thi Hy Lạp cổ đại Odyssey để chỉ một loại hợp kim giữa vàng và bạc. Cũng có một từ tương tự sử dụng để chỉ hổ phách, có thể là do màu vàng nhạt của nó giống na ná với hợp kim electrum. Trong tiếng Anh các từ "Electrostatics" (Tĩnh điện học), "electron" (điện tử) và "electricity" (điện) đều có nguồn gốc từ thuật ngữ hợp kim electrum trong tiếng Hy Lạp cổ đại. Electrum thường được gọi là "vàng trắng" trong thời cổ đại, nhưng có thể được mô tả chính xác hơn là "vàng nhạt", vì nó thường có màu vàng nhạt hoặc trắng vàng. Cách sử dụng hiện đại của thuật ngữ vàng trắng thường liên quan đến vàng được hợp kim với bất kỳ chất nào hoặc sự kết hợp của nikel, bạc, Platin và palladi để tạo ra vàng có màu bạc. Thành phần Hợp kim Electrum chủ yếu bao gồm vàng và bạc, nhưng đôi khi được tìm thấy có thêm bạch kim, đồng và các kim loại khác. Tên này chủ yếu được áp dụng một cách không chính thức cho các chế phẩm có khoảng 20–80% vàng và 20–80% bạc, nhưng chúng được gọi một cách chính xác là vàng hoặc bạc tùy thuộc vào nguyên tố chi phối. Phân tích thành phần của electrum trong tiền đúc Hy Lạp cổ đại có niên đại khoảng 600 năm trước Công nguyên cho thấy hàm lượng vàng khoảng 55,5% trong tiền đúc do Phocaea phát hành. Vào thời kỳ đầu cổ đại, hàm lượng vàng của electrum dao động từ 46% trong tiền đúc ở Phokaia đến 43% trong tiền đúc ở Mytilene. Trong quá trình đúc tiền muộn hơn từ những khu vực này, có niên đại 326 trước Công nguyên, hàm lượng vàng trung bình từ 40% đến 41%. Vào thời kỳ Hy Lạp hóa, đồng tiền electrum với tỷ lệ vàng giảm thường xuyên đã được người Punic phát hành. Trong Đế chế Đông La Mã sau này do Constantinople kiểm soát, độ tinh khiết của vàng trong tiền đúc đã bị giảm xuống, và một hợp kim có thể được gọi là electrum bắt đầu được sử dụng. Lịch sử Electrum đã được đề cập đến trong các thư tịch cổ khá sớm, điển hình như trong phần trường thuật về một cuộc thám hiểm được gửi bởi Pharaon Sahure thuộc Vương triều thứ Năm của Ai Cập. Khái niệm electum cũng đã được thảo luận bởi Gaius Plinius Secundus trong Natural History do ông viết. Electrum cũng được đề cập trong Kinh thánh tiếng Do Thái. Tiền đúc thời kỳ đầu Những đồng tiền đúc bằng hợp kim electrum sớm nhất được biết đến, chính là tiền xu Lydia và Đông Hy Lạp được tìm thấy dưới Đền Artemis ở Ephesus, hiện có niên đại vào nửa sau của thế kỷ thứ VII trước Công nguyên (625–600 trước Công nguyên). Electrum được cho là đã được sử dụng trong tiền xu từ 600 năm trước Công nguyên ở Lydia dưới thời trị vì của Alyattes. Hợp kim Electrum dùng để đúc tiền tốt hơn nhiều so với vàng tinh chất, chủ yếu là vì nó cứng hơn và bền hơn do có thêm bạc và một ít kim loại khác, nhưng cũng vì kỹ thuật tinh chế vàng chưa phổ biến vào thời điểm đó. Sự khác biệt giữa hàm lượng vàng của quặng electrum ở Tây Anatolia hiện đại (70–90%) và tiền đúc Lydia cổ đại (45–55%) cho thấy rằng người Lydia đã giải quyết được công nghệ tinh chế bạc và đã thêm bạc tinh chế vào một số loại tiền đúc electrum ở địa phương, trước khi tiền đúc bằng bạc nguyên chất được giới thiệu vài thập kỷ sau đó. Ở Lydia, hợp kim electrum được đúc thành tiền xu nặng 4,7 gram (0,17 oz), mỗi đồng có giá trị 1⁄3 stater (nghĩa là "tiêu chuẩn"). Ba trong số những đồng xu này - với trọng lượng khoảng 14,1 gam (0,50 oz) - được tính bằng một stater, khoảng một tháng lương cho một người lính. Để bổ sung cho stater, các phân số được tạo ra: trite (3), hekte (6), v.v., bao gồm 1⁄24 của một stater, và thậm chí xuống 1⁄48 và 1⁄96 của một stater. Hạng 1⁄96 chỉ khoảng 0,14 gam (0,0049 oz) đến 0,15 gam (0,0053 oz). Các mệnh giá lớn hơn, chẳng hạn như đồng stater, cũng được đúc. Do sự thay đổi trong thành phần của Electrum, rất khó để xác định giá trị chính xác của mỗi đồng xu. Giao dịch rộng rãi đã bị cản trở bởi vấn đề này, vì giá trị nội tại của mỗi đồng tiền electrum không thể dễ dàng xác định được. Những khó khăn này đã được loại bỏ vào khoảng năm 570 trước Công nguyên khi tiền xu Croeseid được phát hành, là một loại tiền đúc bằng vàng và bạc nguyên chất. Tuy nhiên, tiền bằng hợp kim electrum vẫn phổ biến cho đến khoảng năm 350 trước Công nguyên. Lý do đơn giản nhất cho điều này là do hàm lượng vàng trong một stater 14,1 gam có giá trị tương đương với mười stater bạc 14,1 gam. Tham khảo Liên kết ngoài Electrum lion coins of the ancient Lydians (about 600 BC) An image of the obverse of a Lydian coin made of electrum Hợp kim quý Hợp kim của vàng Bạc Vàng Hợp kim của đồng Hóa tệ học
1,211
4613
https://vi.wikipedia.org/wiki/24%20th%C3%A1ng%204
24 tháng 4
Ngày 24 tháng 4 là ngày thứ 114 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 115 trong mỗi năm nhuận). Còn 251 ngày nữa trong năm. Sự kiện Thế kỷ XIX trở về trước 1479 TCN – Thutmosis III lên ngôi pharaon của Vương triều thứ 18 Ai Cập. 1184 TCN – Nhờ con ngựa gỗ, quân Hy Lạp tiến vào thành Troy. 1066 – Quan sát thấy sao chổi Halley. 1192 – Việc xây dựng cầu Lư Câu tại Trung Đô của Đại Kim được hoàn thành. 1800 – Thành lập Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. 1877 – Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877-1878) bùng nổ. Thế kỷ XX 1967 – Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Vladimir Mikhailovich Komarov chết trong phi thuyền Soyuz 1. 1968 – Mauritius trở thành thành viên Liên hiệp quốc. 1970 – Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên. 1970 – Gambia trở thành một nước cộng hoà. 1981 – Giới thiệu chiếc máy tính cá nhân đầu tiên của IBM. 1990 – NASA phóng Kính viễn vọng Không gian Hubble lên vũ trụ từ Trạm không quân mũi Canaveral, Hoa Kỳ. Thế kỷ XXI 2004 – Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận kinh tế chống Libya vì nước này đã hợp tác trong việc ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt. 2010 – Việt Nam khánh thành cầu Cần Thơ, cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á. Sinh 1815 - Anthony Trollope, nhà văn Anh (m. 1882) 1856 - Henri Philippe Pétain, thống chế Pháp (m. 1951) 1904 - Willem de Kooning, họa sĩ Hà Lan (m. 1997) 1905 - Robert Penn Warren, nhà văn Mỹ, đoạt giải Pulitzer năm 1947, giải thưởng thơ Mỹ đầu tiên năm 1986 (m. 1989) 1906 - William Joyce, nhà văn Anh-Ireland (m. 1946) 1906 - Hà Huy Tập, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (m. 1941) 1908 - Phạm Duy Khiêm, nhà văn, nhà giáo người Việt. Ông từng là đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp. (m. 1974) 1934 - Shirley MacLaine, nữ diễn viên, tác giả 1942 - Barbra Streisand, ca sĩ, nữ diễn viên, đạo diễn người Mỹ 1987 - Jan Vertonghen, cầu thủ bóng đá người Bỉ 1990 - Kim Tae-ri, diễn viên người Hàn Quốc 1993 - Millic, producer người Hàn Quốc 1996 - Ash Barty, vận động viên cricket người Úc. Mất Thế kỷ XIX trở về trước 1731 – Daniel Defoe, nhà văn Anh, tác giả cuốn truyện phiêu lưu Robinson Crusoe (s. vào khoảng 1660) Thế kỷ XX 1935 - Nhà thơ Phạm Tất Đắc (s. 1909) mất lúc 26 tuổi. Ông từng bị thực dân Pháp bắt giam vì dám viết và phổ biến tập thơ dấy lên lòng yêu nước của người Việt. 1967 – Vladimir Mikhailovich Komarov, nhà du hành vũ trụ trên phi thuyền Soyuz 1 (s. 1927) 1972 - Lê Đức Đạt, Chuẩn tướng Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1928) 1986 – Wallis Simpson, phu nhân Quận công Windsor (cựu hoàng Edward VIII của Anh) (s. 1896) Thế kỷ XXI 2011 – Trần Lệ Xuân, em dâu Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bà lãnh chức vụ Đệ Nhất Phu nhân thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam (s. 1924). 2020 – Hamilton Bohannon, ca sĩ Mỹ (s. 1942). Ngày lễ và kỷ niệm Ngày tưởng niệm vụ diệt chủng Armenia Tham khảo Liên kết ngoài BBC: On This Day (tiếng Anh) Tháng tư Ngày trong năm
550
4616
https://vi.wikipedia.org/wiki/25%20th%C3%A1ng%204
25 tháng 4
Ngày 25 tháng 4 là ngày thứ 115 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 116 trong mỗi năm nhuận). Còn 250 ngày nữa trong năm. Sự kiện 1185 – Chiến tranh Genpei tại Nhật Bản kết thúc bằng Hải chiến Dan no Ura, Gia tộc Taira diệt vong. 1490 – Tập Bản đồ Hồng Đức được xuất bản. 1644 – Quân Đại Thuận của Lý Tự Thành tiến vào Tử Cấm Thành, Sùng Trinh Đế tự vẫn, triều Minh diệt vong. 1719 – Truyện phiêu lưu Robinson Crusoe của Daniel Defoe được xuất bản lần đầu tiên. 1792 – Nicolas J. Pelletier trở thành người đầu tiên bị hành quyết bằng máy chém. 1792 – Claude Joseph Rouget de Lisle sáng tác La Marseillaise sau khi hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp, sau được chọn làm quốc ca của Cộng hòa Pháp. 1859 – Bắt đầu xây dựng kênh đào Suez nối Địa Trung Hải và biển Đỏ tại lãnh thổ nay là Ai Cập. 1882 - Chiến tranh Pháp-Đại Nam: Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội từ quân Nguyễn, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn. 1898 – Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ: Hoa Kỳ tuyên chiến với Tây Ban Nha; Quốc hội Hoa Kỳ tuyên bố rằng tình trạng chiến tranh đã có từ ngày 21 tháng 4. 1926 – Reza Khan đăng quang Quốc vương Iran với tước hiệu "Reza Pahlavi". 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân Nga và Mỹ gặp nhau trên sông Elbe, cắt đôi nước Đức. 1945 – 50 nước họp ở San Francisco (bang California, Hoa Kỳ) tổ chức ra Liên hiệp quốc. 1953 – Francis Crick và James D. Watson công bố trong tạp chí Nature bài báo miêu tả cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA, nhan đề "Cấu trúc phân tử của acid nucleid". 1955 – Ngày giải phóng Vùng Mỏ - Quảng Ninh. 1978 - Hội đồng Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thống nhất tiền tệ trong cả nước. 1981 – Hơn 100 công nhân bị phơi ra trước bức xạ trong khi sửa chữa một nhà máy điện hạt nhân ở Tsuruga (tỉnh Fukui, Nhật Bản). 1983 – Phi thuyền Pioneer 10 vượt qua quỹ đạo của Diêm Vương Tinh. 1991 - thành lập Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. 2015 – Động đất mạnh 7,8 độ ở Nepal làm hơn 7300 người chết và hơn 14.000 người bị thương. Sinh 1599 – Oliver Cromwell, chính khách Anh (m. 1658) 1840 – Pyotr Ilyich Tchaikovsky, nhạc sĩ Nga (theo lịch Julius) (m. 1893) 1849 – Felix Klein, nhà toán học Đức (m. 1925) 1874 – Guglielmo Marconi, nhà sáng chế người Ý, giải Nobel vật lý năm 1909 (m. 1937) 1900 – Wolfgang Ernst Pauli, nhà vật lý Thụy Sĩ gốc Áo, giải Nobel vật lý năm 1945 (m. 1958) 1903 – Andrey Nikolayevich Kolmogorov, nhà toán học người Nga (m. 1987) 1940 – Al Pacino, diễn viên người Mỹ 1945 – Björn Ulvaeus, ca sĩ, tác giả ca khúc người Thụy Điển, thành viên nhóm ABBA 1946 – Talia Shire, nữ diễn viên người Mỹ 1947 – Johan Cruyff, cầu thủ bóng đá, 3 lần giành Quả bóng vàng châu Âu, huấn luyện viên xuất sắc người Hà Lan (m. 2016) 1963 – David Moyes, là huấn luyện viên bóng đá của câu lạc bộ West Ham United, cũng là một cựu cầu thủ. 1969 – Renée Zellweger, nữ diễn viên người Mỹ 1976 – Kim Jong-kook, ca sĩ người Hàn Quốc 1987 – Jay Park, ca sĩ người Hàn Quốc 1993 – Raphaël Varane, cầu thủ bóng đá người Pháp 1997 – Trần Đình Trọng, cầu thủ bóng đá người Việt Nam Mất 1644 - Minh Tư Tông, tức Sùng Trinh đế - hoàng đế Trung Quốc (s. 1611) 1595 – Torquato Tasso, nhà thơ Ý (s. 1544) 1744 – Anders Celsius, nhà thiên văn Thuỵ Điển (s. 1701) 1840 – Siméon-Denis Poisson, nhà toán học Pháp (s. 1781) 1882 – Hoàng Diệu, quan Nhà Nguyễn (s. 1829) 1937 – Michał Drzymała, người nông dân Ba Lan nổi tiếng, đã chống lại chính quyền Vương quốc Phổ (s. 1857) 1995 – Ginger Rogers, nữ diễn viên, vũ công (s. 1911) 2014 - Tito Vilanova, cựu huấn luyện viên (s. 1968) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn. Ngày Quốc kỳ (Eswatini) Lễ Phục sinh vào các năm 1886, 1943. 25 tháng 4 dương lịch là ngày muộn nhất có thể của lễ Phục sinh (phương Tây) (22 tháng 3 là ngày sớm nhất) Tham khảo Liên kết ngoài BBC: On This Day (tiếng Anh) Tháng tư Ngày trong năm
755
4627
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%91%E1%BB%A9ng%20%C4%91%E1%BA%A7u%20ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Danh sách người đứng đầu chính phủ Việt Nam
Chính phủ hiện đại ở Việt Nam xuất hiện vào khoảng tháng 4 năm 1945 với sự thành lập của cơ quan Nội các nhà Nguyễn gồm các Bộ trưởng. Tuy nhiên, một Chính phủ đúng nghĩa có quyền thực thi hành pháp lại chỉ xuất hiện vào tháng 9 năm 1945 dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó cho đến nay, tên gọi cũng như mức độ quyền lực của chức vụ đứng đầu Chính phủ tại Việt Nam có những sự thay đổi qua những thời kỳ. Theo Hiến pháp hiện hành (2013), người đứng đầu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Thủ tướng Chính phủ, thường được gọi là Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hiện tại là Phạm Minh Chính. Lịch sử Dưới thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng cho thành lập cơ quan Nội các (1829) theo mô hình Trung Quốc, nhưng Nội các nhà Nguyễn lại đứng dưới Lục bộ. Năm 1934, vua Bảo Đại giải tán Nội các, thay bằng Ngự tiền văn phòng, đứng đầu là một quan viên nhất phẩm gọi là Đổng lý, có hình thái của một Chính phủ. Tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật Bản tiến hành đảo chính, thay thế người Pháp nắm giữ chính quyền thuộc địa Đông Dương. Dưới áp lực của người Nhật, 17 tháng 4, vua Bảo Đại ban hành Đạo dụ số 5, thành lập một Nội các mới mang hình thức của một Chính phủ hiện đại do Trần Trọng Kim làm Tổng trưởng. Ngày 16 tháng 8, dưới sự chủ trì của Mặt trận Việt Minh, đại biểu các đảng phái, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo có mưu cầu giành độc lập cho Việt Nam ở Đông Dương và hải ngoại đã tổ chức Đại hội Quốc dân tại đình Tân Trào (Tuyên Quang). Đại hội đưa ra chủ trương Tổng khởi nghĩa và thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Cách mạng Tháng Tám nổ ra và xóa bỏ chính quyền thuộc địa ở Việt Nam. Ngày 23 tháng 8, Bảo Đại tuyên bố thoái vị, Nội các Trần Trọng Kim tan rã. Ngày 28 tháng 8, Chính phủ cách mạng lâm thời của nước Việt Nam mới được thành lập trên cơ sở Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh, giữ chức vụ Chủ tịch Chính phủ. Ngày 2 tháng 9, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, chính phủ mới ra mắt quốc dân. Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua bản Hiến pháp đầu tiên. Theo Hiến pháp 1946, Chính phủ gồm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Nội các; Nội các gồm Thủ tướng, (Phó Thủ tướng), các Bộ trưởng, Thứ trưởng, đứng đầu Nội các là Thủ tướng. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp bắt đầu tái chiếm thuộc địa Đông Dương, Cao ủy d'Argenlieu quyết định trao quy chế tự trị cho thuộc địa Nam Kỳ để tách khu vực này khỏi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ ủy nhiệm Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng để thành lập Chính phủ tự trị. Ngày 27 tháng 5 năm 1948, Chính phủ tự trị ngừng hoạt động. Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Thông cáo chung Vịnh Hạ Long được ký kết, chính quyền Pháp đồng ý thành lập một chính quyền Việt Nam khác thuộc Liên hiệp Pháp thay thế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gọi là Quốc gia Việt Nam. Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam được thành lập, đứng đầu là Thủ tướng. Sau Hiệp định Genève (1954), nước Việt Nam tạm thời chia làm hai khu vực tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân đội của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập kết ra miền bắc, quân đội Liên hiệp Pháp (gồm Quốc gia Việt Nam) tập kết vào miền nam. Cuộc tổng tuyển cử thống nhất sẻ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956. Ngày 23 tháng 10 năm 1955, một cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành ở miền nam, Bảo Đại bị lật đổ, chính quyền Quốc gia Việt Nam bị xóa sổ. Ngày 26 tháng 10, chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thành lập do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống. Theo Hiến pháp 1956, Việt Nam Cộng hòa thi hành chế độ Tổng thống chế, với Tổng thống đứng đầu mặt hành pháp, trực tiếp quản lý Chính phủ. Tháng 11 năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự, Hiến pháp 1956 bị hủy bỏ và Nguyễn Ngọc Thơ được quân đội đề cử làm Thủ tướng lâm thời, Việt Nam Cộng hòa lâm vào một loạt các vụ đảo chính trong các năm 1963-1965. Ngày 12 tháng 6 năm 1965, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ tiến hành đảo chính, Ủy ban Hành pháp Trung ương được thành lập đóng vai trò như một Chính phủ, do Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch. Năm 1967, Hiến pháp mới của chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thông qua, Chính phủ dân sự được tái lập với người đứng đầu là Thủ tướng. Tháng 6 năm 1969, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam đã bầu ra Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch Chính phủ. Tại miền bắc, ngày 31 tháng 12 năm 1959, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua Hiến pháp mới. Theo đó, cơ quan hành pháp tối cao được gọi là Hội đồng Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng, còn gọi là Thủ tướng Chính phủ. Tháng 5 năm 1975, Cộng hòa miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân, hoàn toàn xóa bỏ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tháng 6 năm 1976, hai miền Việt Nam được thống nhất trở thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục duy trì theo Hiến pháp 1959. Ngày 18 tháng 12 năm 1980, Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp mới. Theo đó, cơ quan Chính phủ được gọi là Hội đồng Bộ trưởng, lãnh đạo bởi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 15 tháng 4 năm 1992, Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp mới, thay cơ quan hành chính cao nhất từ Hội đồng Bộ trưởng thành Chính phủ, lãnh đạo bởi Thủ tướng, còn gọi là Thủ tướng Chính phủ. Ngày 13 tháng 8 năm 2013, Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp mới, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất vẫn là Chính phủ, người lãnh đạo chính phủ là Thủ tướng Chính phủ. Danh sách Dưới đây là danh sách Thủ tướng ở Việt Nam từ năm 1945 trên hai miền nam và bắc Việt Nam. Từ khi thành lập Chính phủ lâm thời tháng 8 năm 1945 (danh sách Chính phủ lâm thời đầu tiên được đăng trên các báo ngày 28 tháng 8) đến 1954, Hồ Chí Minh giữ chức vụ Chủ tịch Chính phủ, vừa đại diện đất nước, vừa nắm quyền Hành pháp. Tuy Hiến pháp 1946 có quy định chức vụ Thủ tướng đứng đầu Nội các hỗ trợ Chủ tịch Chính phủ, nhưng trước năm 1955 không có ai giữ cương vị này nên Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi như kiêm nhiệm cả công việc của Thủ tướng Nội các. Trong công hàm đề ngày 19 tháng 7 năm 1955 gửi Quốc trưởng và Thủ tướng Chính phủ miền Nam Việt Nam về vấn đề hiệp thương chính trị có ghi chức vụ của Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiêm Chủ tịch Chính phủ. Những người có tên được in đậm và nghiên là người nắm giữ quyền Thủ tướng và phần chức vụ in nghiên chức danh. Xem thêm Chính trị Việt Nam Phó Thủ tướng Việt Nam Chủ tịch nước Việt Nam Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tham khảo Liên kết ngoài Website chính thức Hiến pháp CHXHCNVN 2013: Chương VII: Chính phủ Hiến pháp CHXHCNVN 1992 : Chương VIII: Chính phủ Hiến pháp VNCH 1967 : Chương IV: Hành pháp Danh sách nhân vật Việt Nam Chính phủ Việt Nam Danh sách thủ tướng theo quốc gia
1,456
4634
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD
Đại lượng vật lý
Đại lượng vật lý là các thể hiện về mặt định lượng bản chất vật lý có thể đo lường được của một vật thể hay hiện tượng tự nhiên, như khối lượng, trọng lượng, thể tích, vận tốc, lực, v.v. Khi đo đạc một đại lượng, giá trị đo được là một con số theo sau bởi một đơn vị đo (còn gọi là thứ nguyên của đại lượng đó). Ký hiệu đại lượng Thông thường, các ký hiệu của các đại lượng vật lý học được chọn lựa từ các chữ cái đơn của Bảng chữ cái Latinh hay Bảng chữ cái Hy Lạp, và được in nghiêng. Cả chữ in hoa và in thường được sử dụng. Thỉnh thoảng, ta thấy sự xuất hiện của các ký tự in trên hay các ký tự in dưới. Nếu các ký tự in trên hay các ký tự in dưới này tự chúng đã là ký hiệu cho các đại lượng vật lý học, chúng sẽ được in nghiêng. Ví dụ Ep là ký hiệu của thế năng cp là ký hiệu cho nhiệt dung ở áp suất không đổi (Lưu ý: p đại diện cho đại lượng vật lý áp suất) Biểu diễn giá trị đo được của một đại lượng Lấy một thí dụ: P = 42,3 x 103 W trong đó P là đại lượng vật lý công suất 42,3 x 103 là một giá trị số W là đơn vị chuẩn của công suất trong hệ thống đo lường quốc tế SI Đại lượng cơ bản và đại lượng dẫn xuất Trong vật lý học có rất nhiều đại lượng nên chúng cần được sắp xếp một cách hệ thống và hợp lý. Đa số các đại lượng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, chẳng hạn như vận tốc là tỉ số giữa quãng đường và thời gian. Do đó, chúng ta cần chọn một số đại lượng làm đại lượng cơ bản và các đại lượng khác được định nghĩa dựa trên các đại lượng cơ bản, nói cách khác chúng được dẫn xuất từ các đại lượng cơ bản, và được là các đại lượng dẫn xuất. Đại lượng vật lý cơ bản: là các đại lượng tồn tại độc lập, đặc trưng cho các thuộc tính cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng. Gồm có bảy loại: chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, cường độ dòng điện, cường độ sáng và lượng chất. Đại lượng vật lý dẫn xuất: biểu diện các thuộc tính của sự vật, hiện tượng, chúng được định nghĩa từ các đại lượng cơ bản thông qua các phương trình vật lý. Xem thêm Đơn vị đo SI Tham khảo Liên kết ngoài
450
4649
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20to%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc
Danh sách nhà toán học
Đây là danh sách các nhà toán học nổi tiếng xếp theo thứ tự bảng chữ cái Latinh của chữ cái đầu tiên của họ. A Niels Henrik Abel - Na Uy (1802 – 1829) John Couch Adams - Anh (1819 – 1892) Jean le Rond d'Alembert - Pháp (1717 – 1783) Abu Raihan Al-Biruni - Iran (973 – 1048) Al-Khwarizmi - Iran (780 – 850) André-Marie Ampère - Pháp (1775 – 1836) Archimedes - Hy Lạp (287 – 212 TCN) Aristarchus - Hy Lạp (khoảng 310 – 230 TCN) Aristotle - Hy Lạp (384 – 322 TCN) George Atwood - Anh (1746 – 1807) B Charles Babbage - Anh (1791 – 1871) Stefan Banach - Ba Lan (1892 – 1945) Eric Temple Bell - Scotland-Hoa Kỳ (1883 – 1960) Richard Bentley - Anh (1662 – 1742) Jacob Bernoulli - Thụy Sĩ (1654 – 1705) Johann Bernoulli - Thụy Sĩ (1667 – 1748) Daniel Bernoulli - Thụy Sĩ (1700 – 1782) Friedrich Wilhelm Bessel - Đức (1784 – 1846) Napoléon Bonaparte - Pháp (1769 – 1821) George Boole - Anh (1815 – 1864) Henry Briggs - Anh (1561 – 1630) C Georg Ferdinand Cantor - Đức (1845 – 1918) Élie Cartan - Pháp (1869 – 1951) Henri Cartan - Pháp (s. 1904) Augustin Louis Cauchy - Pháp (1789 – 1857) Eduard Čech - Tiệp Khắc (1893 – 1960) Pafnuty Lvovich Chebyshev - Nga (1821 – 1894) Sarvadaman Chowla - Ấn Độ (1907 – 1995) Roger Cotes - Anh (1682 – 1716) Ngô Bảo Châu - Việt Nam (1972- đến nay) D David van Dantzig - Hà Lan (1900 – 1959) George Dantzig - Hoa Kỳ (1914 – 2005) Democritos - Hy Lạp (khoảng 460 – 370 TCN) René Descartes - Pháp (1596 – 1650) Jean Dieudonné - Pháp (1906–1992) Johann Peter Gustav Lejeune Dirichlet - Đức (1805 – 1859) Edsger Dijkstra - Hà Lan (1930 – 2002) Đặng Văn Linh - Việt Nam (2002 - ???) E Albert Einstein - Đức-Thụy Sĩ-Hoa Kỳ (1879 – 1955) Paul Erdös - Hungary (1913 – 1996) Euclid - Hy Lạp (khoảng 365 – 275 TCN) Leonhard Euler - Thụy Sĩ (1707 – 1783) F Pierre de Fermat - Pháp (1601 – 1665) Leonardo Pisano Fibonacci - Ý (1170 – 1250) Jean-Baptiste Joseph Fourier - Pháp (1768 – 1830) G Évariste Galois - Pháp (1811 – 1832) Martin Gardner - Hoa Kỳ (1914 – 2010) Carl Friedrich Gauss - Đức (1777 – 1855) Kurt Gödel - Áo, Hoa Kỳ (1906 – 1978) Christian Goldbach - Đức (1690 – 1764) Hermann Günther Grassmann - Vương quốc Phổ (1809 – 1877) Alexander Grothendieck - Pháp (1928 – 2014) H Galileo Galilei - Ý - (1564 – 1642) William Rowan Hamilton - Ireland (1805 – 1865) Peter Andreas Hansen - Đan Mạch (1795 – 1874) Godfrey Harold Hardy - Anh (1877 – 1947) Thomas Heath - Anh (1861 – 1940) Kurt Hensel - Đức (1861 - 1941) David Hilbert - Đức (1862 – 1943) Guillaume François Antoine, Hầu tước de L'Hôpital – Pháp (1661 – 1704) Hoàng Tụy - Việt Nam (1927 – 2019) Hoàng Xuân Sính - Việt Nam (1933 -) Christiaan Huygens - Hà Lan (1629 – 1695) I Itō Kiyoshi - Nhật Bản (1915 – 2008) J Carl Gustav Jakob Jacobi - Đức (1804 – 1851) James Jurin - Anh (1684 – 1750) K Ghiyath al-Kashi - Iran (khoảng 1370 – 1429) Omar Khayyám - Iran (1028 – 1123) Johannes Kepler - Đức (1571 – 1630) Donald Knuth - Hoa Kỳ (s. 1938) Helge von Koch - Thụy Điển (1870 – 1924) L Joseph-Louis de Lagrange - Pháp (1736 – 1813) Edmond Laguerre - Pháp (1834 – 1886) Johann Heinrich Lambert - Đức (1728 – 1777) Pierre-Simon Laplace - Pháp (1749 – 1827) Estienne de La Roche - Pháp (1470 – 1530) Henri Leon Lebesgue - Pháp (1875 – 1941) Adrien-Marie Legendre - Pháp (1752 – 1833) Gottfried Wilhelm Leibniz - Đức (1646 – 1716) Sophus Lie - Na Uy (1842 – 1899) Ernst Leonard Lindelöf - Phần Lan (1870 – 1946) Jules Antoine Lissajous - Pháp (1822 – 1880) Nikolai Ivanovich Lobachevsky - Nga (1792 – 1856) László Lovász - Hungary (s. 1947) Ada Lovelace - Anh (1815 – 1852) François-Édouard-Anatole Lucas - Pháp (1842 – 1891) Lê Văn Thiêm - Việt Nam (1918–1991) Lương Thế Vinh - Việt Nam (1441 – 1496) M Emmy Noether - Đức - (1882 – 1935) Benoît Mandelbrot - Ba Lan-Pháp-Hoa Kỳ (1924 – 2010) Andrei Andreevich Markov - Nga (1856 – 1922) Maryam Mirzakhani - Iran (1977 – 2017) Hermann Minkowski - Đức (1864 – 1909) August Ferdinand Möbius - Đức (1790 – 1868) Georg Mohr - Đan Mạch (1640 – 1697) Abraham de Moivre - Pháp (1667 – 1754) N John Napier - Scotland (1550 – 1617) John von Neumann - Hungary-Hoa Kỳ (1903 – 1957) Isaac Newton - Anh (1643 – 1727) Jakob Nielsen - Đan Mạch (1890 – 1959) Nilakantha Somayaji - Ấn Độ (1444 – 1544) Sergei Petrovich Novikov - Nga (s. 1938) Petr Sergeevich Novikov - Nga (1901 – 1935) Kristen Nygaard - Na Uy (1926 – 2002) O Omar khayyám P thế=|phải|không_khung|196x196px|Blaise Pascal Blaise Pascal - Pháp (1623 – 1662) Roger Penrose - Anh (s. 1931) Jules-Henri Poincaré - Pháp (1854 – 1912) Louis Poinsot - Pháp (1777 – 1859) Alphonse de Polignac - Pháp (1817 – 1890) Siméon-Denis Poisson - Pháp (1781 – 1840) Pythagoras - Hy Lạp (582 – 496 TCN) R Srinivasa Aaiyangar Ramanujan - Ấn Độ (1887 – 1920) Frank Plumpton Ramsey - Anh (1903 – 1930) Bernhard Riemann - Đức (1826 – 1866) Bertrand Russell - Anh (1872 – 1970) S Jean-Pierre Serre - Pháp (s. 1926) Waclaw Sierpinski - Ba Lan (1882 – 1969) Stephen Smale - Hoa Kỳ (s. 1930) Henry John Stephen Smith - Anh (1826 – 1883) George Gabriel Stokes - Ireland-Anh (1819 – 1903) T John Tate - Hoa Kỳ (s. 1925) Thales - Hy Lạp (khoảng 624 – 547 TCN) Alan Turing - Anh (1912 – 1954) Andrey Nikolayevich Tychonoff - Nga (1906 – 1993) U Stanislaw Marcin Ulam - Ba Lan-Hoa Kỳ (1909 – 1984) V Jurij Vega - Slovenia (1754 – 1802) John Venn - Anh (1834 – 1923) Leonardo da Vinci - Ý (1452 - 1519) Giuseppe Vitali - Ý (1875 – 1932) Vũ Hữu - Việt Nam (1437–1530) François Viète - Pháp (1540 - 1603) W André Weil - Pháp (1906 – 1998) Hermann Klaus Hugo Weyl - Đức-Hoa Kỳ (1885 – 1955) Hassler Whitney - Hoa Kỳ (1907 – 1989) William Whiston - Anh (1667 – 1752) Andrew Wiles - Anh (s. 1953) Josef Wronski - Ba Lan-Pháp (1778 – 1853) X Y Z Zeno - Hy Lạp (khoảng 490 – 430 TCN) Tham khảo Liên kết ngoài Danh sách các nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên tại Bắc Mỹ
1,143
4652
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%AFc%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng
Tắc đường
Tắc đường (hay kẹt xe) là tình trạng không thể lưu thông được của xe cộ do hệ thống giao thông bị quá tải hay do những nguyên nhân bất khả kháng. Tắc đường luôn là vấn đề nghiêm trọng của các đô thị hiện đại ngày nay. Một số giải pháp Trong quy hoạch tổng thể dài hạn của các đô thị nên chú ý phân bổ các khu công nghiệp, thương nghiệp, dân cư, các tổ chức hành chính, trường học, bệnh viện v.v một cách hợp lý và giãn dần ra khỏi các khu trung tâm, các khu phố cổ. Xây dựng mới và cải tạo các hệ thống đường giao thông cũ có tính toán hợp lý đến quy hoạch tổng thể dài hạn của đô thị. Việc này sẽ làm giảm mật độ giao thông nhưng đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn. Phát triển các loại hình phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, tàu điện ngầm v.v) cũng như phân bổ số lượng phương tiện cho mỗi tuyến và số lượng điểm dừng, điểm đỗ một cách hợp lý để người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thấy có nhiều tiện lợi hơn. Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng và hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân bằng các biện pháp kinh tế cũng như giáo dục, hợp lý hóa cơ cấu phương tiện vận chuyển như phân bổ nhu cầu đi lại theo các phương thức vận tải. Phân luồng giao thông để hạn chế phương tiện giao thông trong một số giờ cao điểm nhất định. Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến trong điều khiển giao thông vận tải để tổ chức điều hành giao thông đô thị. Sử dụng GPS Hạn chế nhu cầu đi lại trong giờ cao điểm bằng các phương pháp hợp lý như quy định lại giờ làm việc của một số bộ ngành và có biện pháp thu hút nhu cầu đi lại của người dân trong giờ thấp điểm. Quy hoạch, phân bổ, xây dựng thêm một số công trình công cộng như trường học, chợ, bệnh viện, công viên, khu vui chơi giải trí... để hạn chế cự ly đi lại của người dân. Người dân tăng cường việc đi chung xe để giảm lưu lượng giao thông trên đường, từ đó giảm tắc đường. Xem thêm Giao thông Việt Nam Tai nạn giao thông Tham khảo Liên kết ngoài Website thông tin tình hình ùn tắc, kẹt xe, cập nhật từng phút trong giờ cao điểm Tắc đường và những giải pháp Thông tin điểm tắc đường bằng biển báo điện tử Nguyên nhân chính gây tắc đường là cơ sở hạ tầng yếu kém Những giải pháp cải thiện giao thông Người sử dụng phương tiện thô sơ còn thiếu ý thức Tránh tắc đường bằng xe hơi cực mảnh, cực nhanh Tắc đường không chỉ do thiếu ý thức luật lệ giao thông Tắc đường lỗi không hoàn toàn do xe gắn máy Hạn chế xe máy - một giải pháp tồi Hệ thống điều khiển giao thông thành phố thông minh Tắc đường vì công nhân chưa chịu đi xe buýt Tắc đường là do cảnh sát giao thông HN điều hành kém Cảnh sát giao thông nên có thông báo con đường bị tắc Đường phố Hà Nội càng ngày càng tắc Tắc đường đừng vội đổ lỗi cho xe máy Thay đổi giờ làm việc để tránh tắc đường Giao thông đường bộ Giao thông
602
4706
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20th%C3%B4ng%20tin
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (), viết tắt CNTT, là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Ở Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 4 tháng 8 năm 1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội." Thuật ngữ "công nghệ thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (information technology - IT)." Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin học, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính. Thông tin Từ tiếng Anh Information (hay còn gọi là Thông tin trong Tiếng Việt) bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin với từ gốc (information) của từ được bổ nhiệm (informatio): đây là danh từ có gốc từ động từ Informare có ý nghĩa như: kỷ luật, hướng dẫn, dạy và đưa hình thức vào tâm trí. Công nghệ Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình nhưng lại không giới hạn một số thứ như các quy trình và cấu trúc dữ liệu. Tóm lại, bất cứ thứ gì mà biểu diễn dữ liệu, thông tin hay tri thức trong các định dạng nhìn thấy được, thông qua bất kỳ cơ chế phân phối đa phương tiện nào thì đều được xem là phần con của lĩnh vực công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất. Các chuyên gia IT tham gia xây dựng nhiều các chức năng khác nhau từ phạm vi cài đặt phần mềm ứng dụng đến thiết kế mạng máy tính phức tạp và cơ sở dữ liệu thông tin. Một vài công việc mà các chuyên gia thực hiện có thể bao gồm quản lý dữ liệu, mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, thiết kế phần mềm và thiết kế cơ sở dữ liệu cũng như quản lý, quản trị toàn bộ hệ thống. Công nghệ thông tin bắt đầu lan rộng hơn nữa so với máy tính cá nhân và công nghệ mạng thông thường, và có nhiều tích hợp các công nghệ khác như sử dụng điện thoại di động, ti vi, xe máy và nhiều nữa, và làm tăng trưởng nhu cầu nghề nghiệp cho các công việc đó. Trong thời gian gần đây, Hội đồng Quản trị Tín nhiệm Cơ khí và Công nghệ và Hiệp hội Kỹ thuật máy tính đã hợp tác để hình thành tiêu chuẩn và chương trình giảng dạy cho các chứng chỉ ngành Công nghệ Thông tin như là một ngành học so với ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin ngày nay. SIGITE (Nhóm yêu thích đặc biệt về giáo dục IT) là nhóm làm việc ACM để định nghĩa các tiêu chuẩn trên. Các dịch vụ IT toàn cầu có tổng doanh thu 763 tỉ USD năm 2009. Quy mô và tăng trưởng của công nghệ thông tin Hilbert và Lopez xác định tốc độ theo cấp số nhân về sự thay đổi công nghệ (một dạng của định luật Moore) như sau: năng suất ứng dụng máy móc chuyên dụng để tính toán thông tin bình quân đầu người đã tăng gần gấp đôi với chu kỳ 14 tháng từ năm 1986 đến năm 2007; năng suất bình quân đầu người về mục đích sử dụng máy tính nói chung trên thế giới đã tăng gấp đôi mỗi 18 tháng trong suốt hai thập kỉ; năng suất viễn thông toàn cầu bình quân đầu người tăng gấp đôi mỗi 34 tháng; khả năng lưu trữ bình quân đầu người trên thế giới tăng gấp đôi mỗi 40 tháng (3 năm) và thông tin phát sóng bình quân đầu người tăng gấp đôi khoảng 12,3 năm. Xem thêm Khoa học máy tính Công nghệ thông tin và truyền thông Công nghệ thông tin và truyền thông dành cho phát triển Công nghệ thông tin tiếp cận Lịch sử thông tin Máy tính Tin học Tham khảo Đọc thêm Adelman, C. (2000). A Parallel Post-secondary Universe: The Certification System in Information Technology. Washington, D.C.: U.S. Department of Education. Allen, T., and M.S. Morton, eds. 1994. Information Technology and the Corporation of the 1990s. New York: Oxford University Press. Shelly, Gary, Cashman, Thomas, Vermaat, Misty, and Walker, Tim. (1999). Discovering Computers 2000: Concepts for a Connected World. Cambridge, Massachusetts: Course Technology. Webster, Frank, and Robins, Kevin. (1986). Information Technology—A Luddite Analysis. Norwood, NJ: Ablex. Liên kết ngoài The Information Technology Infrastructure Library (ITIL) Công nghệ truyền thông đại chúng Máy tính
1,022
4715
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93%20Ch%C3%AD%20Minh%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Hồ Chí Minh (định hướng)
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20. Hồ Chí Minh còn có thể là: Địa danh Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Đường mòn Hồ Chí Minh, Việt Nam Đường Hồ Chí Minh trên biển Đường Hồ Chí Minh, một tuyến đường xuyên Việt dài 2.186 km, theo tên Đường mòn Hồ Chí Minh trước đây. Đại lộ Hồ Chí Minh tại phường Trần Phú và Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương Đường Hồ Chí Minh thuộc thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Đại lộ Hồ Chí Minh tại thủ đô Luanda, Angola Đại lộ Hồ Chí Minh tại Ouagadougou, Burkina Faso Đại lộ Hồ Chí Minh (Avenue Ho Chi Minh) tại Maputo, Mozambique Phố Hồ Chí Minh tại Kolkata, Ấn Độ Phố Hồ Chí Minh tại Berlin, Đông Đức cũ (sau khi nước Đức thống nhất đã đổi lại tên con phố này) Quảng trường Hồ Chí Minh tại thành phố Vinh, Nghệ An Quảng trường Hồ Chí Minh ở Moskva, Nga Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Khác Bút hiệu của Hồ Chí Minh Di chúc Hồ Chí Minh Giải thưởng Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội và các chi nhánh tại các địa phương Tượng đài và phù điêu Hồ Chí Minh tại nhiều nơi trong nước Việt Nam, như tại Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình… và tại Quảng trường Hồ Chí Minh ở Moskva. Xem thêm Hồ Chí Minh
257
4732
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20gi%C3%A1o
Tam giáo
Tam giáo (三教) chỉ đến ba truyền thống, trường phái tôn giáo và triết học có những ảnh hưởng rất lớn mạnh trong các nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền tảng văn hóa Trung Quốc như Trung Quốc bản thổ của Trung Quốc, Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc), Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Tam giáo cũng được truyền bá rất là sâu sắc và phổ biến ra bên ngoài như là một đặc trưng của văn hóa và triết học phương Đông. Tam giáo gồm có: Nho giáo: còn gọi là đạo Khổng ở Trung Quốc Phật giáo ở Ấn Độ Lão giáo: còn gọi là Đạo giáo ở Trung Quốc Tại Việt Nam, cả 3 trường phái tôn giáo nói trên cùng tồn tại, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên sự cộng hưởng tín ngưỡng lên văn hóa Việt Nam hiện đại. Công trình nghiên cứu về hiện tượng cộng tính văn hóa của Tam Giáo ở Việt Nam là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về khái niệm cộng tính văn hóa, đây cũng là một trong 3 nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nổi bật của Việt Nam. Một nghiên cứu song sinh, có liên quan mật thiết tới hệ thống Tam giáo, cũng như "cộng tính văn hóa" (cultural additivity), được xuất bản năm 2020 cũng góp phần chỉ ra ảnh hưởng lan truyền văn hóa xuyên thế hệ, có nhiều khả năng tác động lên cả nhận thức, quan niệm cũng như hành vi (bạo lực, nói dối). Trong lĩnh vực quản trị, nghiên cứu từ ĐH Khoa học và Công nghệ Thượng Hải xuất bản năm 2021, cũng sử dụng trực tiếp "Cộng tính văn hóa" trong việc tìm kiếm ảnh hưởng hệ thức xã hội Tam giáo như Trung Quốc lên hành vi và quy tắc chia sẻ quyền lực, và tác động tới vận hành của các doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số học giả dựa trên hệ thống tư tưởng Tam giáo, và hiện tượng "cộng tính văn hóa" còn phát hiện ra tác động lên hành vi phản ứng đương đại cả của cư dân lẫn chính sách, cụ thể trong ứng phó đại dịch COVID-19, chẳng hạn như Small và Blanc, của Đại học New York, năm 2021 trên ấn phẩm Frontiers in Psychiatry, có nhan đề "Sức khỏe tinh thần trong đại dịch COVID-19: Tam giáo và phản ứng của Việt Nam". Một nghiên cứu của các tác giả University of South Australia, Adelaide, Úc, về những người hoạt động công tác xã hội và vấn đề tính dục thiểu số cho thấy ảnh hưởng trực tiếp liên quan Tam giáo và cộng tính văn hóa thông qua tác động triết lý và ý thức hệ, đăng trên ấn phẩm Qualitative Social Work năm 2021. Đặc biệt đáng lưu ý, trong một nghiên cứu xuất bản năm 2021, học giả kỳ cựu và có ảnh hưởng lớn của Nhật Bản trong hệ thống quản trị tri thức là Noboru Konno đã sử dụng ý niệm "Cộng tính văn hóa" của hệ thống Tam giáo trong khi xem xét vị trí và ảnh hưởng "vốn tri thức" trong Xã hội 5.0 tương lai. Tham khảo Hoàn toàn không có nguồn tham khảo Văn hóa Đông phương Nho giáo Phật giáo Đạo giáo Tôn giáo tại Việt Nam Tôn giáo Trung Quốc
566
4773
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFu%20d%E1%BB%9Di%20%C4%91%C3%B4
Chiếu dời đô
Thiên đô chiếu (chữ Hán: 遷都詔) tức Chiếu dời đô là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ 15 trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ra Đại La. Theo ý kiến của sử gia Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long, là tác phẩm văn học khai sáng của nhà Lý. Tuy nhiên, Chiếu dời đô chưa nêu bật được chủ nghĩa dân tộc và khát vọng độc lập, hơn nữa ngôn ngữ sử dụng trong văn bản này mang đượm màu sắc dị đoan, phong thủy. Văn bản Bản chữ Hán: 昔商家至盤庚五遷。周室迨成王三徙。豈三代之數君徇于己私。妄自遷徙。以其圖大宅中。爲億萬世子孫之計。上謹天命。下因民志。苟有便輒改。故國祚延長。風俗富阜。而丁黎二家。乃徇己私。忽天命。罔蹈商周之迹。常安厥邑于茲。致世代弗長。算數短促。百姓耗損。萬物失宜。朕甚痛之。不得不徙。 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。萬物極繁阜之豐。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲萬世帝王之上都。 朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。 Bản phiên âm Hán-Việt: Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ. Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà? Bản dịch tiếng Việt: Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà 2 nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? (Bản dịch của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993) Ý nghĩa Có ý kiến cho rằng Chiếu dời đô đã thể hiện những ý nghĩa sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một vị vua Đại Cồ Việt 1000 năm về trước, khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kỳ cho muôn đời sau. Bản chiếu nêu bật được vai trò kinh đô Thăng Long xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia. Thời gian sau đó, Thăng Long vẫn là kinh đô của các nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Lê trung hưng và đang là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thăng Long thực sự là "nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời". Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử ký tiền biên viết: "Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này." Việc xuất hiện bài chiếu có ý nghĩa rất to lớn đối với lịch sử Hoa Lư và Thăng Long. Nó làm nên tính chất trọng đại của hành trình 1000 năm lịch sử. Đó là một áng văn của thời khắc lịch sử từ Hoa Lư đến Thăng Long – một bước ngoặt hào hùng của dân tộc Việt Nam. Ý nghĩa về kinh tế, quản lý: Bài chiếu đã nêu rõ Thăng Long là đất đồng bằng, phồn thịnh nhưng không chịu cảnh ngập úng, thuận tiện làm nông. Vị trí trung tâm trời đất, chính giữa nam bắc đông tây, bên cạnh có sông, địa hình bằng phẳng, chính là cái lợi cho việc di chuyển. Di chuyển có thuận tiện thì giao thương mới dễ dàng phát triển. Thêm nữa, việc địa hình thuận lợi cũng mang lại lợi ích cho việc quản lý đất nước, địa phương nộp thuế phú, tham gia hội họp cũng thuận tiện mà nhà vua kiểm soát đất nước, tuần thú, dẹp giặc cũng thuận tiện. Ý nghĩa chính trị: Nhà Lý mới lập không lâu thì nhà vua ban chiếu dời đô. Vì Hoa Lư là đất cũ 2 họ Đinh, Lê, lòng người chưa bỏ, vẫn còn nhiều người nhớ tình chủ cũ, nay vua mới lên, chuyển dời kinh đô cũng là cái cách để phân tán thế lực triều đình, giảm bớt ảnh hưởng của cựu thần vậy. Dời đô Thăng Long, chính là bằng chứng, là dấu mốc cho việc vương triều mới thành lập, là việc làm lớn của bậc đế vương, được lưu danh sử sách. Trên thực tế, cho đến nay rất nhiều người vẫn biết việc dời đô diễn ra năm 1010 nhưng lại không biết nhà Lý thành lập 1 năm trước đó. Việc dời đô, với những lời lẽ phủ định, mang ý chê bai nhà Đinh, Tiền Lê cũng tương tự là một cách mà các triều đại thường làm để phủ định triều trước, thu thập nhân tâm, củng cố địa vị của mình. Điều này không thể coi là vi phạm đạo lý Uống nước nhớ nguồn được vì trên thực tế, 2 nhà Đinh, Lê cũng đã có thời gian thái bình, đủ để dời đô nhưng không làm, còn các công tích khác thì Lý Thái Tổ cũng không phủ định hay phê phán. Thăng Long vốn gần quê cũ của nhà Lý (Bắc Ninh) nên dời đô Thăng Long cũng coi như một cách để giúp đỡ quê hương phát triển, giúp cho địa vị cũng cố hơn. Hành trình dời đô Hơn 1 năm sau khi lên ngôi Hoàng đế, tháng 7 năm Canh Tuất, Lý Thái Tổ bắt đầu dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Từ việc tìm đất, nghị bàn đến việc chuẩn bị để dời đô diễn ra tương đối khẩn trương. Từ Hoa Lư về thành Đại La có thể đi theo đường bộ hoặc theo đường thủy. Sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: nhà Lý dời đô bằng đường thủy. Và chỉ có dời đô bằng đường thủy thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm.. Từ Hoa Lư tới Thăng Long Khác với các kinh đô chính thống khác ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư có một vai trò lịch sử đặc biệt: là nơi đánh dấu sự ra đời kinh thành Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của đất nước Việt Nam. Mốc son Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà bằng chứng là Chiếu dời đô được xác định là thời điểm khai sinh lịch sử thủ đô mặc dù với việc mở rộng diện tích phần lớn các vùng đất đế đô của Việt Nam có trước Hoa Lư như Mê Linh (Hai Bà Trưng), Long Biên (nhà Tiền Lý), Cổ Loa (nhà Ngô) nay đều thuộc về Hà Nội. Hoa Lư gắn liền với sự nghiệp của 2 vua đầu triều đại nhà Lý. Vua Lý Thái Tổ được triều đình Hoa Lư tiến cử lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Vì thế mà hệ thống chính trị và cơ sở vật chất của kinh thành Thăng Long sau này đều thừa hưởng từ kinh đô Hoa Lư trước đó. Để tưởng niệm công lao đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến Cố đô Hoa Lư, nhà Lý đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giống ở Hoa Lư tại khu vực ở Thăng Long mà chúng vẫn tồn tại đến tận nay như: Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, phố Cầu Đông, chùa Một Cột, ngã ba Bồ Đề, cống Trẹm, tháp Báo Thiên, phố Đình Ngang... Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "Đô cũ nhà Đinh, nhà Lê ở xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ về phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: cầu Đông, cầu Dền, cầu Muống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ,... nền cũ vẫn còn. Về sau Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các danh hiệu ấy..." Xem thêm Lý Thái Tổ Hoa Lư Thăng Long Chú thích Liên kết ngoài Từ kinh đô Hoa Lư đến kinh đô Thăng Long: Tầm nhìn xuyên thế kỷ Đại Việt Sử ký toàn thư, kỷ nhà Lý Bản lưu trữ chiếu dời đô dạng text tại thư viện Quốc gia Việt Nam Văn học Việt Nam thời Lý Tác phẩm thế kỷ 11
1,791
4775
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc%20l%E1%BB%A5c%20b%E1%BA%A3o
Ngọc lục bảo
Ngọc lục bảo hay bích ngọc là một loại khoáng vật berylin (Be3Al2(SiO3)6) của beryli có màu xanh với các sắc độ của màu lục và màu lục hơi ngả sang màu lam (bluish green). Màu xanh của ngọc lục bảo xuất phát từ hàm lượng nhỏ crôm và đôi khi cả vanadi trong khoáng vật. Berylin có độ cứng 7,5 - 8 trên 10 của thang độ cứng Mohs. Ngọc lục bảo có thể được sản xuất nhân tạo. Lịch sử Ngọc lục bảo đã được dùng làm như một đơn vị tiền tệ để trao đổi ở Babylon từ 2000 năm trước Công nguyên. Ở Ai Cập cổ đại, người ta đã khai thác các quặng mỏ ngọc lục bảo ở gần Biển Đỏ từ hơn 2000 năm trước Công nguyên để làm đồ trang sức. Các mỏ ở Djebel Sabara, được tìm thấy lại vào năm 1818, được đặt tên nhầm lẫn là mỏ Cleopatra. Các mỏ này hiện đã cạn kiệt, chỉ cung cấp được các loại đá quý có chất lượng không cao. Các tác giả cổ đại như Theophrastos, Herodotos hay Plinius Già đã từng nhắc đến ngọc lục bảo và miêu tả nhiều tượng, cột hay đài kỷ niệm dùng đến loại đá này. Ngày nay người ta biết rằng đó không phải là ngọc lục bảo thật. Thời đó có thể bị nhầm lẫn với các loại đá khác cũng có màu xanh và thời đó cũng đã có thủy tinh màu xanh giống như vậy. Mặt khác cũng có thể các tượng này được khắc từ các viên ngọc thô có chất lượng không cao. Vào thời Đế chế La Mã Hoàng đế Nero đã dùng kính một tròng làm từ ngọc lục bảo khi xem các cuộc đấu trong võ đài. Thời kỳ này ở châu Âu người ta chỉ biết đến mỏ ngọc lục bảo duy nhất là ở Habachtal (Áo). Trong thế kỷ 16, người Tây Ban Nha khám phá các mỏ mới ở Nam Mỹ, chủ yếu là ở Colombia. Mỏ ở Chivor được khai thác từ năm 1545 và mỏ ở Muzo vào năm 1560. Một trong những hòn ngọc lục bảo lớn nhất thế giới là hòn ngọc Mogul Emerald được tìm thấy vào năm 1695 ở Ấn Độ. Hòn ngọc này nặng 217,80 cara và cao vào khoảng 10 cm. Một mặt của ngọc có khắc các bài kinh cầu nguyện, mặt kia khắc các hình hoa trang trí. Viên ngọc đã trở thành truyền thuyết này được một người giấu tên mua với giá 2,2 triệu USD vào ngày 28 tháng 9 năm 2001 tại Luân Đôn trong một cuộc bán đấu giá của Christie. Đặc điểm Ngọc lục bảo có thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể giống berylil, tỷ trọng 2,67 - 2,78, với nguyên tố tạo màu là Cr, đôi khi là V. Màu sắc: Ngọc lục bảo thường có màu lục tới lục đậm. Màu lục của ngọc lục bảo không gì sánh được vì thế được gọi riêng là "lục ngọc lục bảo". Nguyên nhân tạo màu lục là do Cr2O3, đôi khi là vanadi (V). Màu sắc rất ổn định dưới tác dụng của ánh sáng và nhiệt, chỉ biến đổi nhiệt độ 700 - 800 độ C. Màu được ưa chuộng nhất là màu lục thắm, còn màu lục nhạt, vàng lục, lục tối ít chuộng hơn. Màu sắc trong viên đá thường phân bố không đều, mà tạo thành các sọc hoặc đám màu. Sắt cũng thường xuyên có mặt trong ngọc lục bảo và làm giảm sự phát quang của đá. Chỉ số chiết suất 1,576 - 1,582; lưỡng chiết 0,006; phổ hấp thụ: 6835, 6896, 6620, 6460, 6370, 6300, 5800, 4774, 4725; Ngọc lục bảo phát quang màu đỏ, và dưới kính lọc Chelsea cũng cho màu đỏ. Sự phát quang này có thể bị giảm đi khi có mặt của Fe, và có thể không phát quang, đặc tính quang học: một trục âm. Thông thường ngọc lục bảo chứa các bao thể tự nhiên như: bao thể lỏng với bọt khí và các bao thể cứng khác. Những bao thể đó là chứng cứ cho nguồn gốc tự nhiên của viên đá so với loại tổng hợp và mô phỏng. Bao thể rắn trong ngọc lục bảo:pyrit, sylvin, parisit (một khoáng vật đất hiếm), bao thể tinh thể âm định hướng song song với trục của tinh thể. Đặc biệt trong ngọc lục bảo hay có các màng sương nên người ta có tên gọi cho loại này là "ngọc lục bảo vườn cảnh". Các phương pháp xử lý và tổng hợp Ngọc lục bảo được tổng hợp trong công nghiệp chủ yếu bằng phương pháp nhiệt dịch và ít hơn là phương pháp chất trợ dung "flux". Do emerald thường chứa nhiều các bao thể, các khe nứt lấp đầy do vậy, các khe nứt phổ biến trong emerald và thường được lấp đầy bằng chất dầu hoặc thủy tinh màu để làm tăng độ tinh khiết. Cách xử lý này gọi là lấp đầy hoặc tẩm dầu khe nứt. Có thể cần tái lấp đầy emerald định kỳ để thay thế chất lấp đầy cũ đã bị biến đổi. Việc xử lý này được xem là không bền và có thể phát hiện được. Nguồn gốc và phân bố Colombia là nước sản xuất ngọc lục bảo quan trọng nhất thế giới, chiếm 60% lượng sản xuất của thế giới với 6 triệu cara trong năm 1995, gồm các mỏ Chivor, Muro, Peña Blanca và Coscuez. Không chỉ dẫn đầu về số lượng, ngọc từ Columbia cũng dẫn đầu về chất lượng. Ngọc lục bảo từ Columbia nói chung là tinh khiết hơn các ngọc có nguồn gốc khác. Các nước sản xuất ngọc lục bảo quan trọng nhất: Nguồn: Thống kê của bộ hầm mỏ và năng lượng Colombia năm 2000. Hiện tại Việt Nam chưa phát hiện được ngọc lục bảo, nhưng các dấu hiệu địa chất ở một số vùng có thể cho phép phát hiện ngọc lục bảo trong tương lai. Hình ảnh Xem thêm Ngọc xanh biển Hồng ngọc Kim cương Ngọc Ngọc lam Xa-phia Ghi chú và liên kết ngoài Khoáng vật silicat Đá quý Khoáng vật hệ sáu phương Nhóm Beryl
1,046
4784
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tin%20h%E1%BB%8Dc
Tin học
Tin học hay khoa học thông tin (gọi tắt là tin) (, ) là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin. Tin học xem xét sự tương tác giữa con người và thông tin bên cạnh việc xây dựng giao diện, tổ chức, công nghệ và hệ thống. Như vậy, việc thích tin học có bề rộng lớn và bao gồm nhiều chuyên ngành, bao gồm các ngành khoa học máy tính, hệ thống thông tin, công nghệ thông tin và thống kê. Kể từ khi máy tính ra đời, các cá nhân và tổ chức ngày càng xử lý thông tin kỹ thuật số. Điều này đã dẫn đến việc nghiên cứu về tin học với các khía cạnh tính toán, toán học, sinh học, nhận thức và xã hội, bao gồm cả nghiên cứu về tác động xã hội của công nghệ thông tin. Định nghĩa Từ "tin học" đã được dịch từ informatique trong tiếng Pháp. Từ informatics trong tiếng Anh cũng bắt nguồn từ từ tiếng Pháp này, nhưng theo thời gian informatics đã mang nghĩa khác dần với nghĩa ban đầu và hầu như chỉ còn được dùng phổ biến tại châu Âu. Ngày nay, thuật ngữ tiếng Anh tương đương với informatique là computer science, nghĩa là "khoa học về máy tính". Lịch sử Văn hóa khoa học thư viện thúc đẩy các chính sách và quy trình quản lý thông tin thúc đẩy mối quan hệ giữa khoa học thư viện và phát triển khoa học thông tin để mang lại lợi ích cho sự phát triển tin học y tế; bắt nguồn từ những năm 1950 với sự khởi đầu của việc sử dụng máy tính trong chăm sóc sức khỏe (Nelson & Staggers p. 4). Những học viên đầu tiên quan tâm đến lĩnh vực này sớm biết rằng không có chương trình giáo dục chính thức nào được thiết lập để giáo dục họ về khoa học máy tính cho đến cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. Sự phát triển chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tin học y tế (Nelson & Staggers p. 7) Theo Imhoff và cộng sự, 2001, tin học chăm sóc sức khỏe không chỉ là ứng dụng công nghệ máy tính vào các vấn đề trong chăm sóc sức khỏe mà còn bao quát mọi khía cạnh tạo, xử lý, truyền thông, lưu trữ, truy xuất, quản lý, phân tích, khám phá và tổng hợp thông tin và kiến ​​thức dữ liệu trong toàn bộ phạm vi chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, họ tuyên bố rằng mục tiêu chính của tin học y tế có thể được phân biệt như sau: Cung cấp giải pháp cho các vấn đề liên quan đến dữ liệu, thông tin và xử lý kiến ​​thức nhằm nghiên cứu các nguyên tắc chung về xử lý thông tin và kiến ​​thức về y học và chăm sóc sức khỏe. Thuật ngữ mới này đã được thông qua trên khắp Tây Âu, và, ngoại trừ tiếng Anh, đã phát triển một ý nghĩa được dịch đại khái bởi thành khoa học máy tính và của sự tương tác của công nghệ và cấu trúc tổ chức của con người. Cách sử dụng đã sửa đổi định nghĩa này theo ba cách. Đầu tiên, hạn chế thông tin khoa học được loại bỏ, như trong việc thích tin học kinh doanh hoặc tin học pháp lý. Thứ hai, vì hầu hết thông tin hiện được lưu trữ bằng kỹ thuật số, máy tính hiện là trung tâm của tin học. Thứ ba, việc trình bày, xử lý và truyền đạt thông tin được thêm vào như là đối tượng điều tra, vì chúng đã được công nhận là cơ bản cho bất kỳ tài khoản khoa học nào về thông tin. Lấy thông tin làm trọng tâm của nghiên cứu phân biệt tin học với khoa học máy tính. Tin học bao gồm nghiên cứu các cơ chế sinh học và xã hội của xử lý thông tin trong khi khoa học máy tính tập trung vào tính toán kỹ thuật số. Tương tự như vậy, trong nghiên cứu về đại diện và truyền thông, tin học không quan tâm đến hình thức lưu trữ thông tin. Ví dụ, nó bao gồm các nghiên cứu về giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói và ngôn ngữ, cũng như giao tiếp kỹ thuật số và mạng. Trong thế giới nói tiếng Anh, thuật ngữ tin học lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong tin học y tế tổng hợp, bao gồm "các nhiệm vụ nhận thức, xử lý thông tin và truyền thông của thực hành y tế, giáo dục và nghiên cứu, bao gồm khoa học thông tin và công nghệ để hỗ trợ các nhiệm vụ trên". Nhiều từ ghép như vậy hiện đang được sử dụng; chúng có thể được xem như là các lĩnh vực khác nhau của "tin học ứng dụng". "Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, việc thích tin học được liên kết với điện toán ứng dụng hoặc điện toán trong bối cảnh của một lĩnh vực khác." Một số phân nhánh quan trọng Công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information technology): nghiên cứu việc áp dụng công nghệ trong việc quản trị và xử lý thông tin. Hệ thống thông tin (tiếng Anh: information system): bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước trong các cơ quan tổ chức lớn. Khoa học máy tính (tiếng Anh: Computer science) ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của tin học như thuật toán, ngôn ngữ hình thức, lý thuyết đồ thị, đồ họa máy tính, v.v... nghĩa là chỉ có liên quan gián tiếp đến phần mềm và máy tính. Khái niệm gần như tương đương (nhưng không hoàn toàn tương đương) trong tiếng Pháp là Informatique théorique. Kỹ thuật máy tính (tiếng Anh: Computer engineering): nghiên cứu về việc chế tạo và sử dụng các thiết bị tin học. Kỹ nghệ phần mềm (tiếng Anh: Software engineering): Tập trung vào đặc tả, phân tích, thiết kế, xây dựng, và kiểm thử phần mềm; bao gồm các phương pháp phát triển (chẳng hạn mô hình thác nước và lập trình cực đoan) và quản lý dự án. Mạng máy tính (tiếng Anh: computer network hay network system) là sự kết hợp các máy tính lại với nhau thông qua các thiết bị nối kết mạng và phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường truyền dẫn) theo một cấu trúc nào đó và các máy tính này trao đổi thông tin qua lại với nhau. Tin học kinh tế: Xây dựng các hệ thống phức hợp giữa tin học và kinh tế/xã hội, qua đó ứng dụng và phát triển chúng trong thực tế nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như xã hội. Cơ sở Các mô hình lập trình Cấu trúc dữ liệu và giải thuật Cơ sở dữ liệu Hệ điều hành Khôi phục dữ liệu Lập trình máy tính (cấu trúc, hàm, hướng đối tượng, hướng khía cạnh, logic, mạng, mệnh lệnh, song song, tương tranh, thủ tục) Lý thuyết máy tính (Automat, điện toán lượng tử, Độ phức tạp Kolmogorov, điều khiển tự động, độ phức tạp tính toán, đồ thị, kiểu, số, tập hợp, tính được, thể loại, trò chơi) Lưu trữ thông tin Mã hóa dữ liệu Nén dữ liệu Ngôn ngữ lập trình và trình biên dịch Toán học (Đại số, Đại số Boole, Giải tích số, Khoa học Thống kê, Logic toán học, Lý thuyết xác suất, Số học, Tổ hợp, Rời rạc, Tối ưu hóa) Thu thập thông tin Thuật ngữ tin học Anh-Việt Danh sách thuật ngữ tin học Anh-Việt tại Wiktionary tiếng Việt. Xem thêm Công nghệ thông tin Khoa học máy tính Đồ họa Lập trình máy tính Liên kết ngoài Tham khảo Kỹ thuật số Khoa học ứng dụng Thông tin
1,403
4785
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B1%20do%20h%C3%B3a
Tự do hóa
Một cách tổng quát, tự do hoá dùng để chỉ việc nới lỏng đối với những chính sách đã từng được siết chặt trước đó của chính phủ, thường là trong lĩnh vực xã hội và kinh tế. Trong phạm vi các chính sách xã hội, nó thường chỉ việc nới lỏng các luật hạn chế liên quan đến ly dị, phá thai, tình dục đồng giới hay ma tuý. Thông thường, thuật ngữ này dùng để chỉ các chính sách tự do hoá kinh tế, đặc biệt là tự do hoá thương mại hay tự do hoá thị trường vốn, và gọi chung là chính sách tân tự do. Tự do hoá và tư hữu hoá Mặc dù tự do hoá kinh tế thường gắn với tư hữu hoá, đây là hai quá trình hoàn toàn tách biệt. Chẳng hạn như, Liên Hiệp châu Âu đã tự do hoá thị trường khí đốt và điện lực để hình thành một hệ thống cạnh tranh; tuy thế một số công ty năng lượng hàng đầu châu Âu (như EDF và Vattenfall) vẫn do Nhà nước sở hữu một phần hay toàn bộ. Các loại hình dịch vụ công tư hữu hoá hay tư nhân hoá có thể chỉ do vài công ty lớn chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt trong các lĩnh vực với chi phí vốn cao. Trong một số trường hợp các công ty này có thể nắm độc quyền một cách hợp pháp, ít nhất đối với một thị phần nhỏ nào đó (vd. người tiêu dùng nhỏ). Xem thêm Tự do hoá điện lực Độc quyền nhóm bán hàng Tham khảo Cải cách luật pháp Cấu trúc thị trường Chủ nghĩa tự do cổ điển
278
4797
https://vi.wikipedia.org/wiki/CSS
CSS
Trong môn tin học, các tập tin định kiểu theo tầng – dịch từ tiếng Anh là Cascading Style Sheets (CSS) – được dùng để miêu tả cách trình bày các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTML và XHTML. Ngoài ra ngôn ngữ định kiểu theo tầng cũng có thể dùng cho XML, SVG, XUL. Các đặc điểm kỹ thuật của CSS được duy trì bởi World Wide Web Consortium (W3C). Thay vì đặt các thẻ quy định kiểu dáng cho văn bản HTML (hoặc XHTML) ngay trong nội dung của nó, bạn nên sử dụng CSS. Tác dụng của CSS Hạn chế tối thiểu việc làm rối mã HTML của trang Web bằng các thẻ quy định kiểu dáng (chữ đậm, chữ in nghiêng, chữ có gạch chân, chữ màu), khiến mã nguồn của trang Web được gọn gàng hơn, tách nội dung của trang Web và định dạng hiển thị, dễ dàng cho việc cập nhật nội dung. Tạo ra các kiểu dáng có thể áp dụng cho nhiều trang Web, giúp tránh phải lặp lại việc định dạng cho các trang Web giống nhau. Sử dụng CSS Có 3 cách để sử dụng CSS. "Inline CSS": Áp dụng trực tiếp trên một đối tượng nhất định bằng thuộc tính style: <span style="font-weight:bold; text-decoration:underline; color:#FF0000;">Đoạn text cần in đậm, gạch chân, màu đỏ</span> "Internal CSS": Đặt CSS ở đầu trang Web để áp dụng kiểu dáng cho toàn bộ trang ấy, khi đó chỉ cần đặt đoạn CSS vào trong cặp thẻ <style> rồi đặt vào trong phần header của Web (giữa và ): <style type="text/css"> body {font-family:verdana; color:#0000FF;} /* Kiểu chữ trong trang Web là "Verdana", màu chữ thông thường là màu xanh dương */ </style> "External CSS": Đặt các thuộc tính CSS vào một tệp tin riêng biệt (*.css), khi đó có thể tham chiếu đến từ nhiều trang Web khác nhau: Ví dụ về nội dung tệp style.css: body {font-family:verdana; color:#0000FF;} Tham chiếu tới tệp tin CSS trên từ trang Web bằng đoạn mã (mã có thể nằm ngoài thẻ <head>): <link rel="stylesheet" type="text/css" href="style.css"/> Nguồn Thông tin về CSS có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn từ trình duyệt, tác giả, hoặc từ chính người dùng. Những thông tin CSS từ tác giả có thể được tách thành cách tệp tin riêng hoặc chèn trực tiếp vào văn bản HTML. Nhiều tập tin CSS có thể được sử dụng cùng một lúc. Tác giả có thể quy định những kiểu dáng khác nhau dựa trên thiết bị hiển thị của người dùng cuối, chẳng hạn cùng một trang web có thể hiển thị bố cục khác nhau khi truy cập trên điện thoại di động, máy tính bảng, hoặc máy tính cá nhân. Nhờ vậy, tác giả có thể tối ưu hoá văn bản của mình để thích hợp với người sử dụng. Thông tin xác định kiểu dáng nào có mức độ ưu tiên cao nhất sẽ quyết định kiểu dáng của nội dung hiển thị. Mức độ ưu tiên này được sắp xếp như sau: Cú pháp Cú pháp cơ bản: css_selector_1 { thuộc_tính_1: giá_trị_của_thuộc_tính_1; thuộc_tính_2: giá_trị_của_thuộc_tính_2; ... thuộc_tính_n: giá_trị_của_thuộc_tính_n; } css_selector_2 { thuộc_tính_1: giá_trị_của_thuộc_tính_1; thuộc_tính_2: giá_trị_của_thuộc_tính_2; ... thuộc_tính_n: giá_trị_của_thuộc_tính_n; } ... css_selector_n { thuộc_tính_1: giá_trị_của_thuộc_tính_1; thuộc_tính_2: giá_trị_của_thuộc_tính_2; ... thuộc_tính_n: giá_trị_của_thuộc_tính_n; } Chú thích: Bạn có thể soạn chú thích cho CSS nhằm tiện cho việc tham khảo hoặc tra cứu về sau. Cú pháp của chú thích trong CSS như sau /* Chú thích 1 */ /* Chú thích 2 */ /* Chú thích 3, đây là một chú thích nhiều dòng */ Ví dụ minh họa về mã CSS: body { background: #ffffff; /* trang Web sẽ có nền màu trắng */ font-family: Verdana; /* font chữ mặc định là Verdana */ color: #ff0000; /* màu chữ mặc định là màu đỏ */ } CSS Selector CSS Selector dùng để xác định đoạn mã CSS tương ứng được bao trong phần từ { đến } sẽ được áp dụng cho những thành phần nào trong trang Web. Như ví dụ ở đoạn mã trên, ta có thể thấy dạng CSS Selector đơn giản nhất là CSS Selector theo tag body. Tham khảo Nghiên cứu thêm Meyer, Eric A. Cascading Style Sheets 2.0 Programmer's Reference, McGraw-Hill Osborne Media, ISBN 0-07-213178-0 Keith Schengili-Roberts: Core CSS, 2nd Edition, Prentice Hall, ISBN 0-13-009278-9 Cascading Style Sheets: Designing for the Web by Håkon Wium Lie and Bert Bos, ISBN 0-321-19312-1 The Zen of CSS Design (co-authored by CSS Zen Garden Owner, Dave Shea, and Molly E. Holzschlag), ISBN 0-321-30347-4 Eric Meyer On CSS, ISBN 0-7357-1245-X More Eric Meyer On CSS, ISBN 0-7357-1425-8 Dan Cederholm: Web Standards Solutions, The Markup and Style Handbook, Friends of Ed, ISBN 1-59059-381-2 (paperback) (Author's site ) Kynn Bartlett: Teach Yourself CSS in 24 Hours, 2nd Edition, Sams Publishing, ISBN 0-672-32906-9 Cascading Style Sheets Cascading Style Sheets, PhD thesis, by Håkon Wium Lie – provides an authoritative historical reference of CSS Jeffrey Zeldman: Designing With Web Standards, New Riders, ISBN 0-7357-1201-8 (paperback) (book's companion site) Cascading Style Sheets: Separating Content from Presentation , (co-authored by Owen Briggs, Steven Champeon, Eric Costello, and Matt Patterson), Friends of Ed, ISBN 1-59059-231-X Liên kết ngoài tại W3C Đặc tả CSS 2 của W3C Học CSS tại W3Schools Bộ sưu tập những CSS hay Chia sẻ mã nguồn css miễn phí Tiêu chuẩn của W3C Ngôn ngữ định kiểu W3C Thiết kế web Ngôn ngữ lập trình sắp chữ Định dạng mở
917
4801
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20chung%20v%E1%BB%81%20thu%E1%BA%BF%20quan%20v%C3%A0%20m%E1%BA%ADu%20d%E1%BB%8Bch
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (tiếng Anh: General Agreement on Tariffs and Trade, viết tắt là GATT) là một hiệp ước được ký kết vào ngày 30 tháng 10 năm 1947, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết. Bối cảnh Sau chiến tranh thế giới thứ II Hoa Kỳ đã giúp thành lập GATT để đáp ứng mức thuế cao trong đại khủng hoảng những năm 1920-1930. Các nguyên tắc Các nguyên tắc chung của GATT bao gồm: 1. Không phân biệt đối xử (non-discrimination): theo tinh thần không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước khác nhau. Nguyên tắc này được quy định cụ thể qua "quy tắc tối huệ quốc" và " quy tắc đối xử quốc gia". Quy tắc tối huệ quốc (MFN) với nội dung chủ yếu: yêu cầu mỗi thành viên phải áp dụng các quy tắc thuế quan một cách công bằng cho tất cả các thành viên trong WTO. Quy tắc đối xử quốc gia:Yêu cầu mỗi thành viên WTO phải đối xử các sản phẩm nhập khẩu một cách công bằng như những sản phẩm nội địa của họ một khi sản phẩm nhập khẩu vào bên trong biên giới nước này. 2. Bảo hộ thông qua thuế quan: Nguyên tắc quan trọng thứ hai của GATT là mỗi quốc gia thành viên chỉ có thể bảo hộ ngành công nghiệp của nước mình thông qua việc áp dụng thuế quan. Hạn ngạch và các hạn chế định lượng khác bị ngăn cấm áp dụng. 3. Minh bạch: Các quy định của thành viên GATT phải được công bố một cách công khai cho các thành viên. Ngoài ra còn có một số nguyên tắc về sự miễn trừ cho một số thành viên khỏi việc tuân thủ các nghĩa vụ của GATT chỉ trong những trường hợp đặc biệt đã được quy định cụ thể và không nhằm mục đích" hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế" và "phân biệt đối xử tuỳ tiện và không lý giải được". Các quy định cụ thể Các vòng đàm phán Kể từ khi GATT được thành lập vào năm 1948, các nước tham gia GATT đã cùng nhau tiến hành nhiều đợt đàm phán để ký kết thêm những thỏa thuận thương mại mới. Mỗi đợt đàm phán như vậy được gọi là một "vòng đàm phán." Nhìn chung, những thỏa thuận thương mại trong các vòng đàm phán đó ràng buộc các nước ký kết phải tiến hành giảm thuế xuất, nhập khẩu cũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi thuế khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Mức độ giảm thuế khác nhau tùy theo từng nước cũng như từng loại hàng hóa. 8 vòng đàm phán của GATT là: Vòng Geneva (1947): bao gồm 23 nước tham gia, GATT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948. Vòng Annecy (1949): bao gồm 13 nước tham gia. Vòng Torquay (1951): bao gồm 38 nước tham gia. Vòng Geneva (1956): bao gồm 26 nước tham gia. Tại vòng này đã đạt được những kết quả liên quan đến việc giảm thuế, đề ra chiến lược cho chính sách của GATT đối với các nước đang phát triển, nâng cao vị thế của họ với tư cách là những thành viên tham gia GATT. Vòng Dillon (1960-1961): bao gồm 26 nước tham gia. Vòng này chủ yếu bàn về việc giảm thuế. Được đặt tên theo Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ C. Douglas Dillon. Vòng Kenedy (1964-1967): bao gồm 63 nước. Nội dung thảo luận cũng vẫn là việc giảm thuế, nhưng lần đầu tiên đàm phán giảm thuế theo một phương pháp áp dụng chung cho tất cả các loại hàng hóa chứ không đàm phán giảm thuế cho từng loại hàng hóa một như các vòng trước. Hiệp định chống bán phá giá được ký kết (nhưng tại Hoa Kỳ không được Quốc hội nước này phê chuẩn). Vòng Tokyo (1973-1979): Bao gồm 102 nước. Thảo luận về việc giảm các hàng rào phi thuế cũng như giảm thuế đối với các sản phẩm chế tạo. Tăng cường và mở rộng hệ thống thương mại đa phương. Vòng Uruguay (1986-1994): bao gồm 125 nước tham gia. Những nét chính của vòng này là: thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT; giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu; giảm hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác trong vòng 20 năm; ký kết Hiệp định về Bảo hộ Quyền sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS); mở rộng phạm vi áp dụng của luật thương mại quốc tế sang lĩnh vực dịch vụ thông qua Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS); dỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài. Sự ra đời của WTO Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Việc làm tại La Habana tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương này. Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ (Lisa Wilkins, 1997). ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995. Xem thêm Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Hiệp định về chống bán phá giá Tham khảo Tổ chức Thương mại Thế giới Hiệp ước của Hoa Kỳ Thương mại quốc tế
1,162
4846
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khoa%20h%E1%BB%8Dc%20th%C3%B4ng%20tin
Khoa học thông tin
Khoa học thông tin (còn được gọi là nghiên cứu thông tin) là một lĩnh vực học thuật chủ yếu quan tâm đến phân tích, thu thập, phân loại, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm, vận chuyển, phổ biến và bảo vệ thông tin. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và việc sử dụng tri thức trong các tổ chức, cũng như sự tương tác giữa người, các tổ chức và các hệ thống thông tin hiện hữu, với mục đích tạo ra, thay thế, cải thiện hoặc hiểu hệ thống thông tin. Theo lịch sử, khoa học thông tin (tin học) được kết nối với khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, tâm lý học, công nghệ, khoa học thư viện, chăm sóc sức khỏe, và cơ quan tình báo. Tuy nhiên, khoa học thông tin cũng kết hợp các khía cạnh của nhiều lĩnh vực đa dạng như khoa học lưu trữ, khoa học nhận thức, thương mại, luật, ngôn ngữ học, bảo tàng học, quản lý, toán học, triết học, chính sách công và khoa học xã hội. Xem thêm Tin học Khoa học nhận thức, Tâm lý học nhật thức – Trí tuệ với vai trò một hệ thống xử lý thông tin. Khoa học máy tính Công nghệ thông tin – Sử dụng máy tính và công nghệ để quản lý thông tin. Quản lý tri thức – Tin học và tri thức. Triết học thông tin (Philosophy of Information) Tham khảo Liên kết ngoài Journal of Information Science American Society for Information Science and Technology Khoa học xã hội sk:Informatika
273
4850
https://vi.wikipedia.org/wiki/1%20th%C3%A1ng%204
1 tháng 4
Ngày 1 tháng 4 là ngày thứ 91 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 92 trong mỗi năm nhuận). Còn 274 ngày nữa trong năm. Sự kiện 286 – Hoàng đế Diocletianus thăng tướng Maximianus làm đồng hoàng đế với danh hiệu Augustus và trao cho người này quyền kiểm soát các khu vực phía Đông của Đế quốc La Mã và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Đông La Mã 457 – Quân đội La Mã tôn Majorianus làm hoàng đế. 528 – Linh Thái hậu tuyên bố một con gái của Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế là trai và lập làm hoàng đế, song bị Nguyên Chiêu thay thế vào hôm sau, tức là ngày Giáp Dần (26) tháng 2 năm Mậu Thân. 1028 – Sau khi dẹp xong loạn Tam vương, Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi trước linh cữu của Lý Thái Tổ, trở thành quân chủ thứ hai của triều Lý, tức Lý Thái Tông, tức ngày Kỉ Hợi (4) tháng 3 năm Mậu Thìn. 1865 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận Five Forks. 1867 – Các khu định cư Eo biển gồm Singapore, Penang, Malacca trở thành một thuộc địa vương thất của Anh. 1919 – Kiến trúc sư Walter Gropius thành lập trường phái Staatliches Bauhaus tại Weimar. 1922 - báo Người cùng khổ ra số đầu tiên tại Paris. 1924 – Adolf Hitler bị tuyên án 5 năm tù do tham gia vào "Đảo chính nhà hàng bia". Tuy nhiên, ông chỉ phải ngồi tù trong chín tháng, trong thời gian này ông viết tác phẩm Mein Kampf. 1939 – Nội chiến Tây Ban Nha: Tổng thống lĩnh Francisco Franco tuyên bố Nội chiến kết thúc khi những lực lượng cuối cùng của Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha đầu hàng. 1945 – Quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lực lượng lên đảo Okinawa, mở màn cho trận đánh cuối cùng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 1946 - Singapore trở thành thuộc địa của Anh. 1946 – Các khu định cư Eo biển giải thể, Penang và Malacca cùng với các quốc gia tại Malaya hình thành Liên hiệp Malaya. 1947 – Do anh là George chết trẻ, Pavlos trở thành quốc vương của Hy Lạp. 1948 – Chiến tranh Lạnh: Cuộc phong tỏa Berlin — Lực lượng quân sự dưới quyền Đông Đức, tiến hành phong tỏa trên bộ với Tây Berlin. 1948 – Quần đảo Faroe giành được quyền tự trị từ Đan Mạch. 1951 - thành lập Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 1953 - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký quyết định thành lập Trung đoàn Pháo cao xạ 367, ngày này trở thành ngày truyền thống Binh chủng Pháo cao xạ. 1954 – Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower cho phép hình thành Học viện Không quân Hoa Kỳ tại Colorado. 1967 – Bộ Giao thông Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động. 1975 - Chiến tranh Việt Nam: Sư đoàn 320A tiến quân theo đường số 7 cùng lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên giải phóng tỉnh. 1975 – Trong khi lực lượng Khmer Đỏ bao vây Phnom Penh, Lon Nol tuyên bố từ chức Tổng thống nước Cộng hòa Khmer và nhanh chóng đào tẩu ra ngoại quốc. 1979 - Giáo chủ Ayatollah Khomeini tuyên bố Iran là một nước Cộng hoà Hồi giáo. 2000 - Chương trình Gặp nhau cuối tuần được phát sóng lần đầu tiên. 1976 – Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne thành lập Apple Inc. 1986 – Nghĩa trang Père-Lachaise trở thành vườn bảo tồn của Paris, Pháp 2001 – Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới. 2001 – Một trinh sát cơ EP-3E của Hải quân Hoa Kỳ va chạm với một chiến đấu cơ Shenyang J-8 của Trung Quốc. Máy bay của Hoa Kỳ hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam và bị bắt giữ. 2009 – Croatia và Albania gia nhập NATO. Sinh 1578 – William Harvey, thầy thuốc người Anh (m. 1657) 1647 – John Wilmot, thi nhân người Anh (m. 1680) 1809 – Nikolai Gogol, nhà văn, nhà biên kịch người Đế quốc Nga, 20 tháng 3 theo lịch Julius (m. 1852) 1815 – Otto von Bismarck, chính trị gia người Đức, Thủ tướng Đức (m. 1898) 1815 – Louis von Weltzien, tướng lĩnh người Đức (m. 1870) 1824 – Alfred Bonaventura von Rauch, tướng lĩnh người Đức (m. 1900) 1825 – Auguste Ferdinande, Nữ Đại vương công Áo, Đại Công nữ của Toscana, Vương phi của Bayern (m. 1864) 1861 – Katō Tomosaburō, nguyên soái và thủ tướng của Nhật Bản, tức 22 tháng 2 năm Tân Dậu (m. 1923) 1865 – Richard Adolf Zsigmondy, nhà hóa học người Áo, đoạt giải Nobel (m. 1929) 1873 – Sergei Rachmaninoff, nghệ sĩ piano, nhà soạn nhạc người Nga, 20 tháng 3 theo lịch Julius (m. 1943) 1898 – William James Sidis, nhà toán học người Mỹ (m. 1944) 1906 – Alexander Yakovlev, kỹ sư người Liên Xô, sáng lập Yakovlev, 19 tháng 3 theo lịch Julius (m. 1989) 1908 – Abraham Maslow, nhà tâm lý học người Mỹ (m. 1970) 1911 – Fauja Singh, đấu thủ chạy người Ấn Độ 1919 – Joseph E. Murray, bác sĩ người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 2012) 1920 – Mifune Toshiro, diễn viên người Nhật Bản (m. 1997) 1927 – Ferenc Puskás, cầu thủ bóng đá người Hungary (m. 2006) 1929 – Milan Kundera, Tác gia người Séc-Pháp 1932 – Debbie Reynolds, diễn viên, ca sĩ, vũ công người Mỹ 1933 – Claude Cohen-Tannoudji, nhà vật lý học người Pháp, đoạt giải Nobel 1938 – Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục Công giáo người Việt Nam, Hồng y - tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội 1940 – Wangari Muta Maathai, nhà môi trường học người Kenya, đoạt giải Nobel (m. 2011) 1943 – Mario Botta, kiến trúc sư người Thụy Sĩ 1946 – Arrigo Sacchi, huấn luyện viên bóng đá người Ý 1953 – Alberto Zaccheroni, huấn luyện viên bóng đá người Ý 1960 – Christopher Stevens, luật gia và nhà ngoại giao người Mỹ (m. 2012) 1961 – Susan Boyle, ca sĩ người Anh Quốc 1969 – Thích Nhật Từ, hòa thượng người Việt Nam 1976 – Clarence Seedorf, cầu thủ bóng đá người Hà Lan-Brasil 1980 – Randy Orton, đô vật và diễn viên người Mỹ 1981 – Park Ye-jin, diễn viên người Hàn Quốc 1989 – David N'Gog, cầu thủ bóng đá người Pháp 1989 – Sugimoto Yumi, diễn viên, người mẫu người Nhật Bản Mất 889 – Tần Tông Quyền, quân phiệt thời Đường, tức ngày Kỉ Sửu (27) tháng 2 năm Kỉ Dậu 1085 – Tống Thần Tông Triệu Húc, tức ngày Mậu Tuất (5) tháng 3 năm Ất Sửu (s. 1048) 1909 – Otto von Claer, tướng lĩnh người Đức (s. 1827) 1917 – Scott Joplin, nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1868) 1922 – Karl I, hoàng đế của đế quốc Áo-Hung (s. 1887) 1922 – Hermann Rorschach, nhà tâm lý học người Thụy Sĩ (s. 1884) 1967 – Đặng Văn Ngữ, bác sĩ người Việt Nam (s. 1910) 1968 – Lev Davidovich Landau, nhà vật lý học người Liên Xô, đoạt giải Nobel (s. 1908) 1976 – Max Ernst, họa sĩ và nhà điêu khắc người Đức (s. 1891) 1988 – Đào Duy Anh, nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học người Việt Nam (s. 1904) 1994 – Robert Doisneau, nhiếp ảnh gia người Pháp (s. 1912) 2001 – Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1939) 2002 – Simo Häyhä, xạ thủ người Phần Lan (s. 1905) 2003 – Trương Quốc Vinh, ca sĩ, diễn viên người Hồng Kông (s. 1956) 2006 – In Tam, chính trị gia người Campuchia, Thủ tướng Campuchia (s. 1916) 2016 – Pratyusha Banerjee, diễn viên truyền hình Ấn Độ (s. 1991) 2019 – Anh Vũ, diễn viên hài, diễn viên kịch và diễn viên điện ảnh người Việt Nam (s. 1972) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Cá tháng tư Ngày thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Ngày Cộng hoà Hồi giáo (Iran, từ 1979) Ngày khai trường ở Nhật Bản, cũng chính thức là Ngày Làm việc Đầu tiên, ngày đó các công ty và công sở chào đón nhân viên mới ra trường. Bắt đầu năm tài chính ở Ấn Độ Tham khảo Liên kết ngoài BBC: On This Day (tiếng Anh) Ngày trong năm Tháng tư
1,395
4852
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20phi%20ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7
Tổ chức phi chính phủ
Một tổ chức phi chính phủ - NGO (tiếng Anh: non-governmental organization– NGO; tiếng Pháp: organisation non gouvernementale–ONG) là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Mặc dù về mặt kỹ thuật, định nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường giới hạn để chỉ các tổ chức xã hội và văn hóa mà mục tiêu chính không phải là thương mại. 1 điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia. Một vài người cho rằng cái tên "NGO" là dùng sai vì nó hàm ý bất cứ cái gì "không phải là chính phủ" đều là NGO. Vì NGO thường là các tổ chức phi chính phủ mà ít nhất một phần ngân quỹ hoạt động đến từ các nguồn tư nhân, nên nhiều NGO ngày nay thích dùng từ Tổ chức tình nguyện tư nhân (Private voluntary organization–PVO). Tư vấn Liên Hợp Quốc Tên gọi "Tổ chức phi chính phủ" (NGO) được chính thức đưa vào sử dụng ngay sau khi thành lập Liên Hợp Quốc vào năm 1945, trong đó điều 71 chương 10 của Hiến chương Liên Hợp Quốc có đề cập đến vai trò tư vấn của các tổ chức không thuộc các chính phủ hay nhà nước thành viên – xem Chức năng tư vấn (Consultative Status). Vai trò quan trọng của các tổ chức phi chính phủ và các "tổ chức lớn" khác trong việc phát triển bền vững được công nhận trong chương 27 của Chương trình nghị sự 21, dẫn đến việc sắp đặt lại vai trò tư vấn giữa Liên Hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ. Mục đích Các tổ chức phi chính phủ ra đời với nhiều mục đích khác nhau, thông thường nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị và/hay xã hội như bảo vệ môi trường thiên nhiên (ví dụ Hòa bình xanh), khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người (ví dụ Ân xá Quốc tế), cải thiện mức phúc lợi cho những người bị thiệt thòi, hoặc đại diện cho 1 nghị trình đoàn thể. Có rất nhiều tổ chức như vậy và mục tiêu của chúng bao trùm nhiều khía cạnh chính trị, xã hội, triết lý và nhân văn. Phương pháp Các tổ chức phi chính phủ hoạt động theo nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên có thể coi thuộc vào 1 trong 2 kiểu sau. Một số chủ yếu tổ chức vận động hành lang để tạo áp lực chính trị, số khác chủ yếu tiến hành các chương trình và hoạt động (chẳng hạn như Oxfam là tổ chức chống nạn đói và nghèo khổ có các chương trình cung cấp phương tiện và thức ăn, nước uống sạch cho những người bị thiệt thòi). Quan hệ Quan hệ giữa các giới kinh doanh, chính phủ, và các tổ chức phi chính phủ vô cùng phức tạp và đôi khi có sự trái nghịch, đặc biệt là khi các tổ chức phi chính phủ hoạt động đi ngược lại với các giới kinh doanh Tình trạng pháp lý Các hình thức pháp lý của các tổ chức NGO thì đa dạng và phụ thuộc luật pháp và tập quán của mỗi nước. Tuy nhiên, có 4 nhóm chính của các NGO có thể được tìm thấy trên toàn thế giới: Hiệp hội tự nguyện chưa hợp nhất. Quỹ tín thác (Trusts/Tờ-rớt), tổ chức từ thiện và các quỹ. Các công ty không chỉ vì lợi nhuận. Các thụ thể được thành lập hoặc đăng ký theo luật phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận đặc biệt. Hội đồng châu Âu ở Strasbourg soạn thảo Công ước châu Âu về Công nhận Tính cách pháp lý của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong năm 1986, trong đó đặt một cơ sở pháp lý chung cho sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức NGO tại châu Âu. Điều 11 của Công ước châu Âu về Nhân quyền bảo vệ quyền tự do lập hội, đó cũng là 1 tiêu chuẩn cơ bản cho các tổ chức NGO. Danh sách các tổ chức phi chính phủ Số lượng các tổ chức NGO trong nước Mỹ được ước tính ở mức 1,5 triệu, Nga có 277.000 NGO, Ấn Độ được ước tính có khoảng 2 triệu NGO trong năm 2009, cứ 600 người Ấn Độ thì lại có 1 NGO, và nhiều gấp mấy lần số trường tiểu học và trung tâm y tế chính ở Ấn Độ. Các tổ chức chuyên môn/nhân đạo Học bổng Thanh niên Quốc tế AEGEE AIESEC Liên minh cho việc Sử dụng Kháng sinh Thận trọng Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ Ân xá Quốc tế Công giáo cho một Sự lựa chọn Miễn phí Hội đồng Canada Mặt trận hành động chính trị trong tái phát triển đô thị (FRAPRU) Global Witness Hòa bình xanh Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) Dịch vụ nhân đạo cho trẻ em Việt Nam (HSCV) Hiệp hội Quốc tế về Trao đổi Sinh viên Thực tập Nghề nghiệp (IAESTE) Viện Hỗ trợ Quốc tế và Qoàn kết (IFIAS) Thiếu niên Quốc tế (JCI) Oxfam Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Từ thiện trẻ em Sài Gòn (SCC) Tổ chức Minh bạch Quốc tế Vietnam les enfants de la dioxine (VNED) Các tổ chức từ thiện quốc gia Câu lạc bộ Sư tử Quốc tế International Relief và Development Organizations (PVOs) CARE International Catholic Relief Services Christina Noble Children's Foundation Kỹ sư không biên giới Dự án đói Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế Ủy ban Cứu hộ Quốc tế IRC International Water and Sanitation Centre Bác sĩ không biên giới Quân đoàn Nhân từ WaterAid Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Công nghệ thông tin FFII Passerelles numériques (PN) Quỹ Phần mềm Tự do (FSF) Mạng lưới Tổ chức Quốc tế về Trao đổi Tự do Các tổ chức phi chính phủ gần như tự quản (QUANGO) Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) là một trường hợp ngoại lệ. Nó tự coi là một tổ chức phi chính phủ nhưng lại là một mạng lưới các tổ chức tiêu chuẩn thuộc các chính phủ ở 147 quốc gia. W3C Các tổ chức thương mại và các nhóm lợi ích được công nghiệp tài trợ Americans for Balanced Energy Choices, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên vận động hành lang do ngành công nghiệp than của Mỹ hỗ trơ kinh phí hoạt động] Các tổ chức hiệp ước (là các tổ chức độc lập nhưng hoạt động như các tổ chức phi chính phủ, được thành lập và hoạt động bởi các hiệp ước quốc tế) Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế Xem thêm Tổ chức bất vụ lợi (phi lợi nhuận) Tấn công đối với các nhân viên cứu trợ nhân đạo Các tổ chức từ thiện Các tổ chức thường dân Danh sách các tổ chức quốc tế Tổ chức thiện nguyện Khoa học chính trị Các tổ chức phi chính phủ gần như tự quản (QUANGO) Câu lạc bộ tình nguyện Tổ chức xã hội Tham khảo Liên kết ngoài NGO - Những tổ chức vị tha tự chỉ định Thế nào là một tổ chức phi chính phủ? City University, London Tổ chức phi lợi nhuận Tổ chức tình nguyện Tổ chức từ thiện Các dạng tổ chức Từ thiện Quỹ từ thiện
1,243
4865
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A7n%20m%E1%BB%81m%20%C3%A1c%20%C3%BD
Phần mềm ác ý
Phần mềm ác ý, còn gọi là phần mềm ác tính, phần mềm độc hại, phần mềm gây hại hay mã độc (tiếng Anh: malware là sự ghép của hai chữ malicious và software) là một loại phần mềm hệ thống do các tin tặc hay các kẻ phá hoại tạo ra nhằm gây hại cho các máy tính. Tùy theo cách thức mà tin tặc dùng, sự nguy hại của các loại phần mềm ác ý có khác nhau từ chỗ chỉ hiển thị các cửa sổ hù dọa cho đến việc tấn công chiếm máy và lây lan sang các máy khác giống như là virus trong cơ thể của các sinh vật. Phân loại Virus Virus (trong trường hợp là phần mềm độc hại) là loại mã hoặc chương trình độc hại được viết để thay đổi cách máy tính hoạt động, được thiết kế để lây lan từ máy tính này sang máy tính khác nhằm phá hoại máy tính, mã hóa, sửa đổi hoặc xóa tập tin, lấy cắp dữ liệu cá nhân nhạy cảm, mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển hoặc các hành động khác nhằm có lợi cho người phát tán virus. Sâu máy tính Sâu máy tính là một chương trình máy tính chứa phần mềm độc hại độc lập tự sao chép để lây lan sang các máy tính khác. Nó thường sử dụng mạng máy tính để tự lây lan, dựa vào các lỗi bảo mật trên máy tính mục tiêu để truy cập. Nó sẽ sử dụng máy này làm máy chủ để quét và lây nhiễm cho các máy tính khác. Sâu máy tính sử dụng phương pháp đệ quy để tự sao chép mà không cần chương trình chủ và tự phân phối dựa trên quy luật tăng trưởng theo cấp số nhân, sau đó điều khiển và lây nhiễm ngày càng nhiều máy tính trong thời gian ngắn. Sâu hầu như luôn gây ra ít nhất một số tác hại cho mạng, ngay cả khi chỉ bằng cách tiêu tốn băng thông. Các dạng mã độc nhiễm hoạt động độc lập: Sâu máy tính (worm). Lây nhiễm qua Internet, USB, mạng LAN,... Trojan Spyware: tự động ghi lại các thông tin của máy tính bị xâm nhập. Adware: tự động hiện các bảng quảng cáo. Keylogger: ghi nhận lại toàn bộ thao tác của bàn phím. Backdoor: mở cửa hậu cho kẻ khác xâm nhập. Rootkit: Dạng mã độc "tàng hình" trước các chương trình kiểm soát file, tiến trình (process),... tạo đường truy nhập cho kẻ xâm nhập trở lại. Một số mã độc nguy hiểm: Wanna Cry. Worm Sasser. Baza. Xem thêm Phần mềm gián điệp Phần mềm quảng cáo Thư rác (điện tử) Thư rác Tham khảo Bảo mật máy tính Phần mềm hệ thống Phân phối phần mềm Đạo đức Khai thác lỗi bảo mật máy tính
474
4870
https://vi.wikipedia.org/wiki/Linux%20From%20Scratch
Linux From Scratch
Linux From Scratch (LFS) là một dự án có mục đích đem lại cho mọi người những cách thức xây dựng một hệ điều hành Linux riêng cho mình. Những cách thức đó được trình bày trong quyển sách cùng tên, có tác giả chính là Gerard Beekmans. Nguyên nhân Có nhiều người hỏi: "Tại sao lại đi cài đặt cả một hệ điều hành Linux bằng tay từ mã nguồn trong khi ai cũng có thể tải xuống những bản phân phối GNU/Linux đã có sẵn trên Internet?" Có rất nhiều lý do để cài đặt một hệ điều hành theo đề nghị của LFS. Vai trò quan trọng của LFS là nó chỉ dạy cho người ta về các hoạt động bên trong của hệ điều hành Linux. Khi tự xây dựng một hệ điều hành, như đề nghị bởi LFS, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự hoạt động của các ứng dụng chung với nhau trong hệ điều hành sẽ trở nên dễ hiểu hơn. Điều quan trọng nhất là LFS sẽ chỉ dẫn cách xây dựng một hệ điều hành phù hợp với mong đợi và cần thiết của từng người. LFS cũng hướng dẫn ta xây dựng một hệ điều hành nhỏ gọn. Khi cài đặt một bản phân phối GNU/Linux có trên thị trường, nó sẽ kết thúc với một hệ điều hành bao gồm nhiều chương trình đi kèm không cần thiết và làm tốn dung lượng đĩa. Trong khi đó một hệ điều hành xây dựng theo đề nghị của LFS chỉ chiếm tối đa 100 MB. Các phiên bản Hiện nay, dự án Linux From Scratch được tổ chức thành những dự án con sau: Còn hoạt động LFS (Linux From Scratch): là cuốn sách chính, giúp ta tạo nên một phiên bản Linux hoàn chỉnh từ mã nguồn. Cuốn sách này là cơ sở để tạo ra thêm các cuốn sách con. BLFS (Beyond Linux From Scratch): là cuốn sách con của LSF, nó giúp người dùng có các kiến thức để người dùng có thể tùy biến LFS theo ý của họ. ALFS (Automated Linux From Scratch): cung cấp những công cụ để quản lý và tự động hóa việc xây dựng LFS và BLFS. CLFS (Cross Linux From Scratch): Một phiên bản nâng cao của LFS. Ngoài việc dạy cho người dùng cách tạo ra Linux, nó còn giúp người dùng hiểu thêm và tạo ra một LFS dựa trên cross-complier (biên dịch chéo) HLFS: (Hardened Linux From Scratch) tập trung vào việc xây dựng một hệ thống LFS với tính an ninh cao. Hints: Dự án Hints là tập hợp của những tài liệu, ý kiến bên ngoài các quyển sách LFS và BLFS với mục đích làm cách nào để tăng cường hệ thống LFS. Patches: Dự án Patches cung cấp các bản vá cho người dùng LFS. Dừng hoạt động LiveCD: Dự án LiveCD cung cấp một đĩa CD với môi trường dùng để xây dựng một LFS hoặc như một đĩa CD cứu hộ nói chung. LiveCD không thể dùng để tạo ra LFS từ phiên bản 7.0 trở lên Quá trình cài đặt Thông thường thì quá trình cài đặt một hệ điều hành Linux From Scratch cần có một dĩa cứng đã được chia ra nhiều phần (partition) và một hệ điều hành GNU/Linux đã được cài sẵn dùng để biên dịch các gói mã nguồn. Nhưng khi dùng dĩa Linux From Scratch LiveCD thì hệ điều hành GNU/Linux cài sẵn không cần thiết. Vì dĩa CD đó chứa đựng tất cả các gói mà nguồn cần thiết, quyển sách LFS, một hệ thống biên dịch tự động, và một môi trường làm việc đồ họa XFCE. Trước hết thì hệ thống biên dịch của LFS cần được biên dịch bằng cách dùng hệ thống GNU/Linux đã có sẵn. Một môi trường biên dịch chương trình đầy đủ trên hệ thống GNU/Linux bao gồm: GCC, glibc, binutils và một vài công cụ cần thiết khác. Sau đó thì thư mục gốc (root directory) của hệ thống GNU/Linux dùng để biên dịch các gói mã nguồn LFS cần được chuyển sang phần đĩa cứng mới bằng cách dùng lệnh chroot. Sau khi đã dời thư mục gốc qua phần đĩa cứng mới thì phần còn lại của hệ thống LFS mới được biên dịch tiếp. Các gói cài đặt trong LFS 7.2 Tham khảo Liên kết ngoài Trang Web của dự án LFS Khoa học thông tin Khoa học máy vi tính Linux Hệ điều hành tự do Phần mềm tự do
745
4895
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0%20N%E1%BB%99i%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Hà Nội (định hướng)
Hà Nội có thể là: Địa danh Thành phố Hà Nội, hiện là thủ đô của Việt Nam. Tỉnh Hà Nội, một tỉnh cũ của Việt Nam được thành lập vào năm Minh Mạng thứ 12 (Tây lịch năm 1831). Năm 1902, tỉnh Hà Nội được đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ được đổi tên thành tỉnh Hà Đông. Vùng thủ đô Hà Nội bao gồm Hà Nội và 9 tỉnh là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình. Thành Hà Nội, tỉnh lỵ ban đầu của tỉnh Hà Nội Một địa danh xưa thuộc Tinh châu thời Hán ở Trung Quốc: Hà Nội Hà Nội quốc (河内国), một đơn vị cấp tỉnh của Nhật Bản cổ đại. Khác Đường Hà Nội thuộc khu Tiêm Sa Chủy, quận Du Tiêm Vượng, tây Bán đảo Cửu Long, Hồng Kông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tiểu hành tinh gần quỹ đạo sao Hỏa phát hiện năm 1987 7816 Hanoi Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội Câu lạc bộ Hà Nội (bóng đá) Ga Hà Nội Hà Nội (HQ-182), tàu ngầm lớp Kilo 636 đầu tiên của Việt Nam. Hà Nội, Hà Nội phim của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng và Lý Vỹ công chiếu 2007 và 2008 Hà Nội và tôi album của Thu Phương phát hành 2012 Xem thêm Tháp Hà Nội
233
4897
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc%20lam
Ngọc lam
Ngọc lam là một khoáng chất phosphat ngậm nước của nhôm và đồng, có công thức hóa học là CuAl6(PO4)4(OH)8.5H2O, có màu từ xanh nước biển ngả sang xanh lá cây, không trong suốt. Ngọc lam hiếm, có giá trị nếu tinh khiết và được ưa chuộng dùng làm trang sức và trang trí từ hàng ngàn năm nay vì màu sắc độc đáo của nó. Trong thời gian gần đây do xuất hiện các loại ngọc lam giả hay được sản xuất nhân tạo trên thị trường, rất khó phân biệt ngay cả đối với giới chuyên môn, nên ngọc lam, cũng giống như các loại đá quý không trong suốt khác, không còn được ưa chuộng nhiều nữa. Ngọc lam xuất phát từ pierre turquoise trong tiếng Pháp có nghĩa là "đá Thổ", được coi như là một sự hiểu lầm vì ngọc lam không có trong tự nhiên ở Thổ Nhĩ Kỳ mà chỉ được buôn bán ở đó và loại đá quý vì thế được liên đới đến đất nước này. Tính chất Ngay cả những ngọc lam tinh khiết nhất cũng tương đối dễ vỡ, chỉ đạt độ cứng tối đa chưa đến 6 trong thang độ cứng Mohs, kém hơn thủy tinh dùng làm kính cửa một ít. Đặc trưng cho các khoáng chất có tinh thể kín (cryptocrystalline), ngọc lam hầu như không bao giờ tạo thành tinh thể đơn lẻ và tất cả các tính chất của ngọc lam đều biến đổi. Thông qua nhiễu xạ tia X, hệ thống tinh thể của ngọc lam được chứng minh là thuộc về tinh thể tam tà (triclinic). Đi cùng với độ cứng kém là tỷ trọng riêng thấp (từ 2,60 đến 2,90) và độ xốp cao. Các tính chất này phụ thuộc vào kích cỡ của hạt. Ngọc lam có độ bóng trong khoảng của sáp nến đến khoảng dưới độ bóng của thủy tinh, thường mờ đục nhưng có thể cho ánh sáng xuyên qua ở chỗ mỏng. Màu cũng biến đổi như các tính chất khác của khoáng chất này, từ trắng qua xanh lơ cho đến xanh da trời và từ xanh lá cây có sắc xanh nước biển sang xanh lá cây vàng. Màu xanh (nước biển) là do đồng mang lại trong khi màu xanh lá cây có thể là kết quả của tạp chất sắt (thay thế nhôm) hay bị khử nước. Chỉ số khúc xạ (đo bằng tia sáng natri có bước sóng 589,3 nm) của ngọc lam vào khoảng 1,61 cho đến 1,62, chỉ là giá trị trung bình đo trên máy đo khúc xạ đá quý vì tính chất đa tinh thể của ngọc lam. Nếu đo các tinh thể đơn hiếm có, chỉ số khúc xạ đạt vào khoảng 1,61-1,65. Quang phổ hấp thụ đo bằng kính quang phổ cầm tay cho thấy một đường ở 432 nm và một dải băng tần yếu ở 460 nm (được nhìn thây tốt nhất với ánh sáng phản xạ mạnh). Dưới các tia cực tím có bước sóng dài ngọc lam thỉnh thoảng phát huỳnh quang màu xanh (lá cây), vàng hay xanh sáng, ngọc lam có tính trơ dưới tia cực tím sóng ngắn hay tia X. Các mỏ ngọc lam Ngọc lam là một trong những loại ngọc được khai thác sớm nhất, nhiều mỏ đã cạn kiệt, một số vẫn hoạt động cho đến ngày nay. Đấy là những mỏ nhỏ, thường chỉ được khai thác theo mùa vì có phạm vi giới hạn và nằm ở nơi xa xôi. Đa số được khai thác thủ công, không được hoặc chỉ được cơ giới hóa ít. Tuy nhiên ngọc lam cũng thường là sản phẩm phụ khi khai thác các mỏ đồng lớn, đặc biệt là ở Mỹ. Iran Vùng đất được gọi là Ba Tư 2000 năm nay là nguồn cung cấp ngọc lam quan trọng nhất. Ngọc lam được khai thác ở đây rất tinh khiết. Nguồn mỏ "màu hoàn mỹ" này nằm trên ngọn núi Ali-mersai cao 2.012 m, đầy những hấm mỏ đã được khai thác. Cùng với mỏ ở bán đảo Sinai, mỏ này là mỏ lâu đời nhất được biết đến. Sinai Ít nhất là từ triều đại Ai Cập cổ đầu tiên (3.000 năm trước Công nguyên), có thể là trước đó nữa, ngọc lam đã được người Ai Cập sử dụng và khai thác ở bán đảo Sinai, được người Monitu gọi là "xứ sở ngọc lam". Có ít nhất là 6 mỏ ở vùng này, tất cả đều nằm ở bờ biển tây nam bán đảo, chiếm một diện tích vào khoảng 650 km². Nhìn từ phương diện lịch sử hai mỏ quan trọng nhất là Serabit et-Khadim và Wadi Maghareh, được xem là thuộc về những mỏ được biết đến lâu đời nhất. Mỏ đầu tiên nằm cách một đền cổ thờ thần Hathor khoảng 4 km. Ngọc lam ở đây có trong sa thạch, được phủ bởi đá bazan. Ngày nay khai thác mỏ ngọc lam quy mô lớn không còn mang lại lợi tức nữa nhưng các mỏ thỉnh thoảng vẫn được khai thác bởi người Bedouin (người Ả Rập du cư) dùng thuốc súng tự tạo. Đặc trưng của ngọc lam Sinai là có màu xanh (lá cây) đậm hơn ngọc của Iran, được tin là bền và dễ bảo quản. Thường được gọi là ngọc lam Ai Cập, ngọc Sinai có đặc điểm là tương đối trong nhất, cấu trúc mặt ngoài nhìn dưới kính phóng đại có những đĩa màu xanh nước biển đậm không nhìn thấy ở các ngọc nơi khác. Mỹ Miền Tây Nam nước Mỹ là nơi có nhiều nguồn ngọc lam đáng kể, Arizona, California (ở các quận San Bernardio, Imperial và Inyo), Colorado (ở các quận Conejos, El Paso, Lake và Saguache), New Mexico (ở các quận Eddy, Grant, Otero và Santa Fee) và Nevada là những nơi giàu (hay đã từng giàu có) về khoáng sản này. Các mỏ của California và New Mexico đã được người bản xứ khai thác dùng công cụ bằng đá. Cerrillos ở New Mexico được xem như là nơi có mỏ lâu đời nhất. Trước thập niên 1920 tiểu bang này là nơi sản xuất ngọc lớn nhất của nước Mỹ, nay đã gần như cạn kiệt. Ngày nay chỉ còn một mỏ ở California, nằm trong vùng Apache Canyon, là còn được khai thác có tính chất thương mại. Ngọc lam có trong các mạch đá hay ở giữa các vỉa quặng hoặc được tạo thành cục ngọc tự nhiên. Mặc dù ngọc khai thác thỉnh thoảng có chất lượng cao, có thể cạnh tranh với ngọc từ Iran, phần lớn ngọc lam ở Mỹ chỉ đạt chất lượng thấp (ngọc lam phấn), hàm lượng tạp chất sắt cao tạo cho ngọc thường có màu xanh (lá cây) và vàng, dễ vụn không dùng làm nữ trang được nếu không qua xử lý. Arizona hiện là nơi sản xuất ngọc lam quan trọng nhất tính theo trị giá, đa số là sản phẩm phụ khi khai thác mỏ đồng. Ngoài ra Nevada cũng là nơi sản xuất chính với khoảng 75 đến 100 mỏ được khai thác trong lịch sử. Ngọc lam Nevada có tiếng vì thường có các đường vân nâu hay đen rất đẹp, tạo thành cái gọi là "ma trận lưới nhện". Vào năm 1912, mỏ ngọc lam tinh thể đơn được tìm thấy đầu tiên ở Lynch Station, quận Cambell, Virginia. Các tinh thể này rất nhỏ, tinh thể 1 mm đã được coi là to. Cho đến thập niên 1980 người ta vẫn nghĩ rằng Virginia là nơi duy nhất có ngọc dưới dạng tinh thể rời, ngày nay ít nhất là có đến 27 nơi khác. Loại ngọc này rất được các người sưu tầm ưa thích. Nhằm tăng lợi tức và đáp ứng nhu cầu, phần lớn ngọc lam Mỹ đều được xử lý hay cải biến ở một chừng mực nhất định. Việc xử lý này bao gồm đánh bóng và các phương pháp đang bị tranh cãi khác như nhuộm hay thấm đẫm với nhựa epoxy hay chất dẻo. Trung Quốc Trung Quốc là một trong những nguồn chính của ngọc lam. Ngọc lam được khai thác ở Trúc Sơn, Vân Tây ở Hồ Bắc, Mã An Sơn ở An Huy , Bạch Hà ở Thiểm Tây ,Tích Xuyên ở Hà Nam, Kumul ở Tân Cương, Ulan ở Thanh Hải và những nơi khác. Trong số đó , ngọc lam chất lượng cao ở Vân Dương, Trúc Sơn và Vân Tây ở tỉnh Hồ Bắc là nổi tiếng thế giới về cả sản lượng lẫn chất lượng. Ngày nay, phần lớn ngọc lam chất lượng hàng đầu đều có xuất xứ các ở khu vực này. Ngọc lam cũng được tìm thấy ở Giang Tô, Vân Nam và những nơi khác. Lịch sử Màu xanh nhạt của nó đã làm cho ngọc lam được ưa chuộng ngay từ trong các nền văn hóa thời Thượng cổ. Ngọc lam đã là trang sức cho các đấng trị vì Ai Cập cổ đại, của người Aztec, người Ba Tư, người vùng Lưỡng Hà, vùng đồng bằng sông Ấn Độ và ở chừng mực nào đó cũng ở Trung Quốc thời xưa. Mặc dù là một trong các loại đá quý lâu đời nhất, có lẽ đến châu Âu (qua Thổ Nhĩ Kỳ) lần đầu tiên cùng với các sản phẩm mới khác qua Con đường tơ lụa, ngọc lam không trở thành một loại đá trang sức quan trọng ở phương Tây cho đến thế kỷ thứ 14, sau khi ảnh hưởng của nhà thờ giảm đi, cho phép dùng ngọc lam làm trang sức ngoài nhà thờ. Ở Ấn Độ người ta hình như cũng không biết đến ngọc lam cho đến thời đại Muhgal và ở Nhật mãi cho đến thế kỷ thứ 18. Nhiều nền văn minh này có cùng niềm tin là ngọc lam có tính chất phòng bệnh, ngọc lam sẽ thay đổi màu tùy theo sức khỏe của người đeo ngọc và giúp người ấy chống lại các điều không may. Xem thêm Ngọc berin Hồng ngọc Kim cương Ngọc Ngọc lục bảo Xa-phia Ghi chú Đá quý Khoáng vật phosphat Khoáng vật đồng Khoáng vật hệ ba nghiêng Biểu tượng New Mexico
1,718
4906
https://vi.wikipedia.org/wiki/2%20th%C3%A1ng%204
2 tháng 4
Ngày 2 tháng 4 là ngày thứ 92 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 93 trong mỗi năm nhuận). Còn 273 ngày nữa trong năm. Sự kiện 1513 – Juan Ponce de León trở thành người châu Âu đầu tiên nhìn thấy vùng đất mà nay là bang Florida của Hoa Kỳ. 1558 – Vương quốc Lan Na thất thủ trước quân Taungoo dưới quyền Bayinnaung, trở thành một quốc gia bị bảo hộ của Miến Điện. 1800 – Ludwig van Beethoven chỉ huy trình diễn ra mắt bản giao hưởng số 1 của ông tại Wien. 1801 – Chiến tranh Liên minh thứ hai: Hải quân Anh dưới sự chỉ huy của Horatio Nelson thắng hạm đội Đan Mạch-Na Uy ở Trận Cophenhagen. 1851 – Rama IV đăng quang quốc vương của Thái Lan. 1900 – Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật Foraker, trao cho Puerto Rico quyền tự trị giới hạn. 1972 – Diễn viên Charlie Chaplin trở lại Hoa Kỳ lần đầu tiên kể từ khi bị gán cho là một phần tử Cộng sản vào đầu thập niên 1950. 1975 - Các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh bại lực lượng phòng thủ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, kiểm soát hoàn toàn thành phố Nha Trang. 1982 – Chiến tranh Falklands: Quân đội Argentina đánh chiếm quần đảo Falkland dẫn đến sự phản công của Quân đội Hoàng gia Anh sau đó. 1989 – Hội đồng Trung ương của Hội đồng Dân tộc Palestine bầu Yasser Arafat làm Chủ tịch của Nhà nước Palestine. 2006 - Mỹ hứng chịu sự hoành hành của hơn 60 trận lốc xoáy, bang Tennessee hứng chịu thiệt hại nặng nhất với 29 người thiệt mạng. 2012 - Xả súng xảy ra tại trường đại học Oikos, bang California, Mỹ khiến 7 người thiệt mạng và 3 người bị thương. 2014 - Một vụ xả súng xảy ra tại căn cứ quân sự Fort Hood thuộc bang Texas, Mỹ làm bốn người thiệt mạng, trong đó có thủ phạm. Vụ xả súng cũng làm 16 người khác bị thương. 2015 – Các tay súng tấn công Đại học Garissa tại Kenya, giết chết ít nhất 148 người. 2015 - Vụ trộm được xem là "nghiêm trọng nhất lịch sử hành pháp Anh' xảy ra khi 200 triệu bảng bị bốn tên ăn trộm lấy đi từ một công trình két sắt dưới lòng đất tại thủ đô Luân Đôn. Sinh 1618 – Francesco Maria Grimaldi, nhà Thần học, Toán học và Vật lý học người Ý (m. 1663) 1647 - Maria Sibylla Merian, nhà nữ tự nhiên học người Đức gốc Thụy Sĩ 1719 – Franz Anton Hillebrandt, Kiến trúc sư người Áo (m. 1797) 1725 – Giacomo Casanova, người phiêu lưu và nhà văn người Ý (m. 1798) 1805 – Hans Christian Andersen, nhà văn Đan Mạch viết truyện thiếu nhi (m. 1875) 1840 – Émile Zola, nhà tiểu thuyết, nhà phê bình người Pháp (m. 1902) 1875 – Walter Percy Chrysler, một trong những người đi đầu trong lĩnh vực chế tạo ô-tô người Mỹ (m. 1940) 1904 - Nguyễn Lương Bằng, chính khách Việt Nam (m. 1979) 1914 – Sir Alec Guinness, diễn viên Anh (m. 2000) 1927 – Ferenc Puskás, cầu thủ bóng đá Hungary 1928 – Serge Gainsbourg, ca sĩ Pháp (m. 1991) 1951 – Moriteru Ueshiba, chưởng môn đời thứ ba của Hiệp khí đạo (Aikido) 1964 - Nhạc sĩ Trúc Hồ, nhạc sĩ người Việt Nam 1965 – Rodney King (m. 2012) 1982 - David Ferrer, tay vợt người Tây Ban Nha 1986 - Ibrahim Afellay, cầu thủ người Hà Lan 1990 - Miralem Pjanic, cầu thủ bóng đá người Bosnia 1991 - Quavo, ca sĩ và rapper người Mỹ Mất Thế kỷ 19 trở về trước 1872 – Samuel Morse, Họa sĩ, nhà sáng chế mã điện báo (mã Morse) người Mỹ (s. 1791) 1851 – Rama III, vua Thái Lan (s. 1788) Thế kỷ 20 1974 – Georges Pompidou, Tổng thống Pháp (s. 1911) 1916 - Hữu Loan, Nhà thơ Việt Nam (m. 18/3/2010). Thế kỷ 21 2005 – Giáo hoàng Gioan Phaolô II (s. 1920, tên thật: Karol Wojtyła) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày quốc tế sách thiếu nhi Ngày thế giới nhận thức chứng tự kỷ Tham khảo Liên kết ngoài BBC: On This Day (tiếng Anh) Tháng tư Ngày trong năm
708
4910
https://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc%20t%E1%BB%95%20h%E1%BB%A3p
Toán học tổ hợp
Toán học tổ hợp (hay giải tích tổ hợp, đại số tổ hợp, lý thuyết tổ hợp) là một ngành toán học rời rạc, nghiên cứu về các cấu hình kết hợp các phần tử của một tập hợp có hữu hạn phần tử. Các cấu hình đó là các hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp,... các phần tử của một tập hợp. Nó có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác của toán học, như đại số, lý thuyết xác suất, lý thuyết ergod (ergodic theory) và hình học, cũng như đến các ngành ứng dụng như khoa học máy tính và vật lý thống kê. Toán học tổ hợp liên quan đến cả khía cạnh giải quyết vấn đề lẫn xây dựng cơ sở lý thuyết, mặc dù nhiều phương pháp lý thuyết vững mạnh đã được xây dựng, tập trung vào cuối thế kỷ XX (xem trang Danh sách các chủ đề trong toán học tổ hợp). Một trong những mảng lâu đời nhất của toán học tổ hợp là lý thuyết đồ thị, mà bản thân lý thuyết này lại có nhiều kết nối tự nhiên đến các lĩnh vực khác. Toán học tổ hợp được dùng nhiều trong khoa học máy tính để có được công thức và ước lượng trong phân tích thuật toán. Các bài toán cơ bản Bài toán đếm: Đếm các cấu hình thỏa mãn những tính chất nào đó Bài toán liệt kê tổ hợp: Liệt kê tất cả các cấu hình thỏa mãn một tính chất nào đó Bài toán tìm kiếm: Tìm kiếm một hoặc một số cấu hình thỏa mãn một tính chất nào đó Bài toán tồn tại: Chỉ ra sự tồn tại/không tồn tại một cấu hình tổ hợp thoả mãn một tính chất nào đó Bài toán sinh ngẫu nhiên Một số cấu hình chính Cho tập hữu hạn gồm phần tử: Chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử đó là một bộ sắp thứ tự k phần tử của A, các phần tử có thể lấy lặp lại. Chỉnh hợp (không lặp) chập k () của n phần tử đó là một bộ sắp thứ tự k phần tử của A, các phần tử đôi một khác nhau. Hoán vị của n phần tử đã cho là một cách sắp xếp các phần tử của nó trên đường thẳng. Hoán vị vòng quanh của n phần tử đã cho là một cách sắp xếp các phần tử của nó trên đường tròn. Tổ hợp chập k các phần tử của A là một tập con k phần tử của tập A. Chỉnh hợp lặp với tần số cho trước là chỉnh hợp lăp chập k với trong đó xuất hiện đúng lần, xuất hiện lần, xuất hiện lần. Tổ hợp bội hay tổ hợp lặp chập k các phần tử của một tập hợp n phần tử là một cách lấy ra lần các phần tử của một tập hợp, trong đó mỗi phần tử có thể lấy ra nhiều lần. Ví dụ cho và Các chỉnh hợp lặp chập 5 của 7 phần tử có thể là: Các chỉnh hợp không lặp chập 5 của 7 như: 12345, 23456, 73241... Các tổ hợp chập 5 như: Tổ hợp lặp 22234557777 là tổ hợp lặp với tần số 0,3,1,1,2,0,4 Một số công thức tính Công thức tính số các chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử là Số hoán vị của n phần tử là n! Công thức tính số các chỉnh hợp chập k của n phần tử là Công thức tính số các tổ hợp chập k của n phần tử là Công thức tính số 0 ngăn cách thành n nhóm số 1, trong đó có k lần xuất hiện số 1 vì mỗi số 1 tương ứng với một phần tử được chọn và số thứ tự phần tử được chọn là số thứ tự của nhóm. Một nhóm trong đó có thể là rỗng nếu không có số 1 nào giữa hai số 0 liên tiếp. Như vậy mỗi một chuỗi (n – 1 + k) số như trên tương đương một chỉnh hợp lặp chặp k của n phần tử. Chuỗi trên có phân biệt vị trí trước và sau gồm hai phần là phần số 0 và phần số 1. Nếu ta chọn ra k vị trí để đánh số 1 thì các vị trí còn lại trong n + k – 1 vị trí sẽ phải là 0. Số cách chọn như vậy lại là số tổ hợp chập k của n + k – một phần tử. Vậy số chỉnh hợp lặp có công thức như đã nêu trên. Bài toán liệt kê Thứ tự từ điển Trong các bộ từ điển, các từ được liệt kê theo thứ tự được gọi là thứ tự từ điển. Cho hai từ dưới dạng xâu của các ký tự Từ x được gọi là đứng trước từ y theo thứ tự từ điển nếu tồn tại chỉ số i, sao cho đứng trước Chú ý: Nếu thì ta coi là ký tự rỗng, tương tự nếu thì coi là ký tự rỗng, ký tự rỗng đứng trước mọi ký tự khác. Liệt kê các hoán vị của tập n phần tử Việc liệt kê toàn bộ các hoán vị của tập được quy về việc liệt kê tất cả n! hoán vị của tập chỉ số . Ta sẽ liệt kê các hoán vị của n số tự nhiên theo thứ tự từ điển. Nhận xét rằng, khi xếp theo thứ tự từ điển, hoán vị đứng trước tiên sẽ là hoán vị , hoán vị đứng cuối cùng sẽ là hoán vị . Ví dụ với n=5, hoán vị đứng đầu là (1,2,3,4,5), đứng cuối là (5,4,3,2,1). Trong hoán vị đầu tiên mỗi số đều nhỏ hơn số đứng ngay sau nó, trong hoán vị cuối cùng thì ngược lại. Vậy kế tiếp sau hoán vị đầu tiên là hoán vị nào? Hoán vị kế tiếp của một hoán vị (theo thứ tự từ điển) Giả sử có hoán vị của n số . Thuật toán sinh hoán vị kế tiếp Tìm từ bên phải sang chỉ số sao cho . Nếu không tìm thấy thì trả lời x là hoán vị cuối cùng, không có hoán vị kế tiếp. Nếu có i như vậy: sắp xếp các giá trị theo thứ tự tăng dần. đổi chỗ cho phần tử lớn hơn gần nhất trong các giá trị Ví dụ: với n=5 kế tiếp của hoán vị là hoán vị ) kế tiếp của hoán vị là hoán vị kế tiếp của hoán vị là hoán vị ... kế tiếp của hoán vị là hoán vị Thuật toán liệt kê tất cả các hoán vị của n số 1,2,...,n Khởi tạo: Tìm x' là hoán vị kế tiếp của x Nếu không tìm được thì dừng. Nếu thấy, thay x bằng x' quay lại 2. Ví dụ: Liệt kê 24 hoán vị của 1,2,3,4 theo thứ tự từ điển Liệt kê các tổ hợp chập k của tập n phần tử 1,2,3,4,5,6 Ví dụ Cho tập A gồm 5 chữ số hệ thập phân A={1,2,3,4,5} Số các số tự nhiên 4 chữ số lập thành từ 5 chữ số trên là . Số các số tự nhiên gồm 3 chữ số khác nhau lập thành từ 5 chữ số trên là . Số các tập con 3 phần tử của 5 chữ số trên là . Số các hoán vị của 5 số đó là . Số các hoán vị vòng quanh là . Số các hoán vị khác nhau có thể có khi hoán vị các chữ cái trong từ XAXAM là . Số cách chia 7 chiếc kẹo cho 4 trẻ em là tổ hợp lặp chập 4 của 7 Tham khảo
1,349
4911
https://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc%20r%E1%BB%9Di%20r%E1%BA%A1c
Toán học rời rạc
Toán học rời rạc (tiếng Anh: discrete mathematics) là tên chung của nhiều ngành toán học có đối tượng nghiên cứu là các tập hợp rời rạc, các ngành này được tập hợp lại từ khi xuất hiện khoa học máy tính làm thành cơ sở toán học của khoa học máy tính. Nó còn được gọi là toán học dành cho máy tính. Người ta thường kể đến trong toán học rời rạc lý thuyết tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết độ phức tạp, đại số Boole. Một quan điểm rộng rãi hơn, gộp tất cả các ngành toán học làm việc với các tập hữu hạn hoặc đếm được vào toán học rời rạc như số học modulo m, lý thuyết nhóm hữu hạn, lý thuyết mật mã,... Tham khảo Tiếng Việt: Kenneth H. Rosen (dịch bởi Phạm Văn Thiều và Đặng Hữu Thịnh), Toán học rời rạc Ứng dụng trong tin học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2007. Đỗ Đức Giáo, Toán Rời rạc, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005. PGS Nguyễn Đức Nghĩa - Nguyễn Tô Thành, Toán rời rạc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997. Hoàng Chúng, Đại cương về toán học hữu hạn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998. Nguyễn Cam - Chu Đức Khánh, Lý thuyết đồ thị, Nhà xuất bản trẻ, 1998. Giáo trình Toán rời rạc I, Đại học Mở TP. HCM, 1993. TSKH Vũ Đình Hòa, Định lý và vấn đề về đồ thị hữu hạn, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001. TSKH Vũ Đình Hòa, Một số kiến thức cơ sở về Graph hữu hạn, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001. Đặng Huy Ruận, Lý thuyết đồ thị và ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội 2000. Doãn Tam Hòe, Toán học rời rạc Doãn Tam Hòe, Lý thuyết tối ưu và đồ thị, Nhà xuất bản Giáo dục 2005. GS Nguyễn Hữu Anh, "Toán rời rạc", Nhà xuất bản lao động xã hội Tiếng Anh: Donald E. Knuth, The Art of Computer Programming Kenneth H. Rosen, Discrete Mathematics and Its Applications 5th ed. McGraw Hill. ISBN 0-07-293033-0. Companion Web site: http://www.mhhe.com/math/advmath/rosen/ Richard Johnsonbaugh, Discrete Mathematics 5th ed. Macmillan. ISBN 0-13-089008-1. Companion Web site: http://cwx.prenhall.com/bookbind/pubbooks/johnsonbaugh4/ Norman L. Biggs, Discrete Mathematics 2nd ed. Oxford University Press. ISBN 0-19-850717-8. Companion Web site: http://www.oup.co.uk/isbn/0-19-850717-8 includes questions together with solutions.. Neville Dean, Essence of Discrete Mathematics Prentice Hall. ISBN 0-13-345943-8. Not as in depth as above texts, but a gentle intro. Mathematics Archives, Discrete Mathematics links to syllabi, tutorials, programs, etc. http://archives.math.utk.edu/topics/discreteMath.html Ronald Graham, Donald E. Knuth, Oren Patashnik, Concrete Mathematics Robin J. Wilson, Introduction to Graph Theory, Fourth Editon, Longman Publisher, 1996. MSTV: PĐCH 2221. Ralph P. Grimaldi, Discrete and Combinatorial Mathematics, 3rd Edition, Addison - Wesley Publishing Company, 1994. Richard Johnsonbaugh, Discrete Mathematics, Second Edition, Macmillan Publishing Company, Newyork, 1992. John A. Dossey, Discrete Mathematics, 2nd Edition, Harper Collins College Publishers, NewYork, 1993. John G. Michaels and Kenneth H. Rosen, Applications of Discrete Mathematics, Mc. Graw - Hill, Inc., 1994. John E. Manro, Discrete Mathematics for Computing, Thomas Nelson Publisher, 1992. Gary Chartrand and Ortrud R. Oellermann, Applied and Algorithmic Graph Theory, Mc. Graw - Hill, Inc., 1993. Liên kết ngoài
543
4924
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nara%20%28th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%29
Nara (thành phố)
Thành phố Nara (奈良市, Nại Lương thị) thuộc tỉnh Nara (奈良県) ở vùng Kinki của Nhật Bản. Lịch sử Nara là thủ đô của Nhật Bản, Heijo-kyo, được thành lập vào năm 710. Thành phố này đẹp và nổi tiếng nhất Nhật Bản trong thời kỳ trước năm 784, khi thủ đô của Nhật được chuyển đến nơi khác. Lịch sử Nhật Bản gọi thời này là thời kỳ Nara. Tên chính thức của thủ đô thời đó được gọi là Heijō Kyō, được xây dựng theo mô hình của Trường An, Nhà Đường, Trung Quốc, nay là Tây An. Theo sách cổ của Nhật Bản Nihon Shoki, tên gọi "Nara" có nguồn gốc từ narashita nghĩa là "làm phẳng". Bức tường bao quanh thành phố dài khoảng 4,3 km từ phía Đông đến Tây, và 4,8 km từ phía Bắc đến Nam. Có một con đường rộng thiết kế theo kiểu Trung Hoa, rộng khoảng 80 m chạy từ phía Bắc đến Nam ở giữa khu vực trung tâm. Con đường này chạy đến cung điện Heijo, khu vực mà vua và các văn phòng trung ương được đặt ở đó. Vào thời Nara, đạo Phật được chính quyền ủng hộ mạnh mẽ. Chính vì vậy, nhiều ngôi chùa lớn đã được xây dựng tại Nara và vẫn còn lại cho đến tận ngày nay. Hồi đó, việc xây dựng những ngôi chùa lớn thờ Phật được nghĩ rằng sẽ bảo vệ vua và nước Nhật. Vào thời gian này, Nhật có quan hệ rất tốt với Trung Quốc, lúc đó là thời nhà Đường đã phát triển cực thịnh, và Nara đã là nơi tiếp thu những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của thời Đường. Những công trình xây dựng, nghệ thuật, điêu khắc... thời đó vẫn còn lại đến này nay và được xếp vào tài sản quốc gia của đất nước hoa anh đào. Năm 2010, thành phố Nara tổ chức lễ kỷ niệm 1300 năm thủ đô cổ Nhật Bản. Di sản thế giới Tháng 12 năm 1998, Ủy ban Di sản thế giới đã chọn riêng một số khu vực và những kiến trúc lịch sử của Nara, gồm cả di tích của các cung điện, rừng cây, chùa chiền... đã được xây dựng vào khoảng 1300 năm trước đây, hồi mà Nara đã là thủ đô của Nhật Bản, là di sản văn hóa thế giới. Các bộ phận của di sản văn hóa cố đô Nara gồm: Chùa Todai Kho báu Hoàng gia Shoso Chùa Kofuku Đền Kasuga Chùa Gango Chùa Yakushi Chùa Toshodai Di tích Cung điện Heijo Rừng nguyên sinh Kasugayama Trước đó, vào năm 1993, quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji cũng ở Nara đã được chọn là di sản thế giới. Thành phố kết nghĩa Canberra, Úc Gyeongju, Hàn Quốc São Paulo, Brazil Toledo, Castile-La Mancha, Tây Ban Nha Versailles, Pháp Tây An, Trung Quốc Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Website chính thức của thành phố Nara Website của UNESCO về Di sản văn hóa cổ đô Nara Nara Nara Nara Thánh địa Phật giáo Địa điểm hành hương Phật giáo Thành phố thánh địa
527
4932
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%AFc%20k%C3%BD
Sắc ký
Sắc ký (tiếng Anh: chromatography, từ tiếng Hy Lạp là χρῶμα chroma có nghĩa là "màu sắc" và γράφειν graphein nghĩa là "ghi lại") là một trong các kĩ thuật phân tích thường dùng trong phòng thí nghiệm của bộ môn hóa học phân tích dùng để tách các chất trong một hỗn hợp. Nó bao gồm việc cho mẫu chứa chất cần phân tích trong "pha động", thường là dòng chảy của dung môi, di chuyển qua "pha tĩnh." Pha tĩnh trì hoãn sự di chuyển của các thành phần trong mẫu. Khi các thành phần này di chuyển qua hệ thống với tốc độ khác nhau, chúng sẽ được tách khỏi nhau theo thời gian, giống như các vận động viên chạy maratông. Một cách lý tưởng, mỗi thành phần đi qua hệ thống trong một khoảng thời gian riêng biệt, gọi là "thời gian lưu." Trong kĩ thuật sắc ký, hỗn hợp được chuyên chở trong chất lỏng hoặc khí và các thành phần của nó được tách ra do sự phân bố khác nhau của các chất tan khi chúng chảy qua pha tĩnh rắn hay lỏng. Nhiều kĩ thuật khác nhau đã được dùng để phân tích hợp chất phức tạp dựa trên ái tính khác nhau của các chất trong môi trường động khí hoặc lỏng và đối với môi trường hấp phụ tĩnh mà chúng di chuyển qua, như giấy, gelatin hay gel magie silicate. Sắc ký phân tích được dùng để xác định danh tính và nồng độ các phân tử trong hỗn hợp. Sắc ký tinh chế được dùng để tinh chế các chất có trong hỗn hợp. Lịch sử Nhà thực vật học người Nga Mikhail Tsvet (Mikhail Semyonovich Tsvet) phát minh ra kĩ thuật sắc ký vào năm 1903 khi ông đang nghiên cứu về chlorophyll . Chữ sắc trong sắc ký có nghĩa là màu; nó vừa là tên của Tsvet trong nghĩa tiếng Nga, và vừa là màu của các sắc tố thực vật ông phân tích vào lúc bấy giờ. Tên này vẫn tiếp tục được dùng dù các phương pháp hiện đại không còn liên quan đến màu sắc. Năm 1952 Archer John Porter Martin và Richard Laurence Millington Synge được trao giải Nobel Hoá học cho phát minh của họ về sắc ký phân bố. Kĩ thuật sắc ký phát triển nhanh chóng trong suốt thế kỉ 20. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguyên tắc nền tảng của sắc ký Tsvet có thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều loại sắc ký khác nhau. Đồng thời, kĩ thuật thực hiện sắc ký cũng tiến bộ liên tục, cho phép phân tích các phân tử tương tự nhau. Thuật ngữ Pha động: Hợp chất di chuyển cùng với các thành phần trong hỗn hợp. Thường là chất lỏng Pha tĩnh: Hợp chất dùng để tách các thành phần trong hỗn hợp và thường không di chuyển cùng với thành phần. Ví dụ: Silica trong sắc ký lớp mỏng. Dung môi: Chất lỏng dùng để tách các thành phần từ hỗn hợp Lý thuyết sắc ký Sắc ký là kĩ thuật phân tích chất khai thác sự khác biệt trong phân bố giữa pha động và pha tĩnh để tách các thành phần trong hỗn hợp. Các thành phần của hỗn hợp có thể tương tác với pha tĩnh dựa trên điện tích, độ tan tương đối và tính hấp phụ. Mức lưu giữ Mức lưu giữ đo tốc độ một chất di chuyển trong hệ thống sắc ký. Ở các hệ thống liên tục như HPLC hay GC mà các hợp chất được chiết xuất bởi chất chiết xuất, mức lưu giữ được đo bằng thời gian lưu (Retention time) Rt hay tR, khoảng thời gian giữa tiêm (injection time) và phát hiện (detection time). Ở các hệ thống ngắt quãng như TLC, mức lưu giữ được đo bằng hệ số lưu Rf, quãng đường di chuyển của hợp chất chia cho quãng đường di chuyển của chất chiết xuất (chạy nhanh hơn hợp chất cần phân tích). Mức lưu giữ của một chất thường khác nhau đáng kể giữa các thí nghiệm và phòng thí nghiệm do dao động của chất chiết xuất, pha tĩnh, nhiệt độ và thiết kế của thí nghiệm. Vì vậy điều quan trọng là phải so sánh mức lưu giữ của hợp chất muốn khảo sát với một hoặc nhiều hợp chất chuẩn trong cùng điều kiện. Các kĩ thuật sắc ký Sắc ký giấy Là phương pháp sắc kí phân bố trên xenlulozo. Trong sắc kí giấy người ta cho 1 giọt dung dịch phân tích chấm lên giấy sắc kí. Khi ấy các cấu tử trong chất phân tích do tính chất phân bố khác nhau giữa dung môi và dung dịch nước nên sẽ bị tách ra ở các vị trí khác nhau trên giấy. Sắc ký lớp mỏng Sắc ký lớp mỏng (TLC _ thin layer chromatography) là kĩ thuật sắc ký khá nhanh gọn và tiện lợi. Nó giúp nhận biết nhanh được số lượng thành phần có trong hỗn hợp đem sắc ký. Trong phương pháp sắc ký lớp mỏng, thành phần trong hỗn hợp được xác định nhờ so sánh hệ số lưu của hỗn hợp Rf và hệ số lưu Rf của một số chất đã biết. Bản sắc ký dùng trong sắc ký lớp mỏng TLC thường làm bằng thủy tinh, kim loại hoặc bản plastic (chất dẻo)được phủ lên trên bằng 1 lớp chất rắn mỏng như silica gel, nhôm. Sắc ký khí-lỏng Sắc ký trao đổi ion Sắc ký trao đổi Ion (Ion-exchange chromatography, viết tắt là IC) là một quá trình cho phép phân tách các ion hay các phân tử phân cực dựa trên tính chất của chúng. Độ trao đổi ion giữa các phân tử sinh chất mang điện tích và nhóm điện tích gắn trên nền cột phụ thuộc vào pH. Vì độ pH quyết định trạng thái mang điện của các phân tử protein khác nhau có mặt trong dung dịch protein thô nạp vào cột. Sự tách được thực hiện một cách tuyến tính nhờ thay đổi pH hoặc nồng độ muối của dung dịch đệm dùng để thôi cột. Dòng chảy ra khỏi cột được đo 0D ở bước sóng 280 nm. Sắc ký ái tính ion kim loại bất động Sắc ký lỏng hiệu năng cao Là phương pháp chia tách trong đó pha động là chất lỏng còn pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng đã phủ lên một chất mang rắn hay là một chất mang đã được biến đổi bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Quá trình sắc ký lỏng dựa trên cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hay phân loại theo kích cỡ (rây phân tử) Sắc ký lọc gel Hoạt động theo nguyên lý tách các phân tử theo kích thước và khối lượng khác nhau đi qua nền nhựa xốp. Khi hỗn hợp protein được nạp vào nền cột, các phân tử prortein nhỏ sẽ khuếch tán vào các lỗ. Còn các protein lớn sẽ không chiu vào lỗ và tiếp tục đi dọc theo cột và sẽ sớm ra khỏi cột hơn những hạt nhỏ. Sắc ký lọc gel thường được dùng để: loại muối, các phân tử có kích thước nhỏ; tinh sạch phân tử sinh chất ở trong mẫu nhỏ; xác định trọng lượng phân tử... Sắc ký ái lực Là phương pháp tách riêng biệt và đặc hiệu sinh chất, dựa vào khả năng đặc hiệu của chúng vào nền sắc ký thông qua tương tác giữa kháng nguyên-kháng thể, enzyme-cơ chất... Sau đó dùng đệm phù hợp để rửa trôi sinh chất mong muốn ra khỏi cột. Các tay nối đặc hiệu sinh học thường là các chất có trong các phản ứng sinh hóa. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Là phương pháp sắc ký phân tách và định lượng sinh chất dưới áp suất cao, giúp giảm đáng kể thời gian và hiệu quả, chất lượng phân tích. Ưu điểm là giảm thời gian tách và thu mẫu nhờ quá trình sắc ký được thực hiện dưới áp suất nén cao, chất mang thường là polymer hữu cơ như polystyren hoặc hạt silicagel. Liên kết ngoài Library 4 Science các sách trực tuyến về sắc ký. HPLC Find - Thư mục về các trang web HPLC. Tham khảo Hóa phân tích Phát minh của Nga
1,425
4938
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng%20ng%E1%BB%8Dc
Hồng ngọc
Hồng ngọc (, ), là một loại đá quý thuộc về loại khoáng chất corundum. Chỉ có những corundum màu đỏ mới được gọi là hồng ngọc, các loại corundum khác được gọi là xa-phia. Màu đỏ của hồng ngọc là do thành phần nhỏ của nguyên tố crôm lẫn trong ngọc tạo nên. Hồng ngọc có tên tiếng Anh là ruby, xuất phát từ ruber trong tiếng La tinh có nghĩa là "màu đỏ". Hồng ngọc trong tự nhiên rất hiếm, các loại hồng ngọc được sản xuất nhân tạo tương đối rẻ hơn. Tính chất vật lý Hồng ngọc có độ cứng là 9,0 theo thang độ cứng Mohs. Giữa các loại đá quý tự nhiên chỉ có moissanit và kim cương là cứng hơn hết, trong đó kim cương có độ cứng là 10 còn moissanit có độ cứng dao động trong khoảng giữa kim cương và hồng ngọc. Công thức hóa học của hồng ngọc là Al2O3, ở dạng α-alumina với một phần nhỏ các ionCr3+ thay thế vị trí của Al3+ trong mạng tinh thể. Mỗi ion Cr3+ liên kết với 6 ion O2- nằm ở các đỉnh của hình tám mặt. Với cấu trúc như vậy, chúng có khuynh hướng hấp thụ ánh sáng trong vùng từ xanh lục đến tím vì vậy cho đá có màu đỏ. Một phô-tônđi qua cấu trúc của tinh thể chỉ trong một vài 10−12 giây và xuất hiện hiện tượng lân quang phát ra ánh sáng màu đỏ có bước sóng 0,672 micromet. Màu đỏ này kết hợp với màu đỏ do hấp thụ màu xanh lục và tím từ ánh sáng trắng làm cho ánh của ngọc sáng hơn. Tất cả hồng ngọc trong tự nhiên đều bị lỗi như màu tạp và các tinh thể dạng kim của rutil. Các nhà nghiên cứu đá quý dùng dấu hiệu rutil để phân biệt hồng ngọc tự nhiên và loại tổng hợp hoặc loại có đặc điểm giống như hồng ngọc. Thường các loại ngọc thô cần phải nung trước mài (cắt). Hầu hết hồng ngọc ngày nay đều được xử lý ở một mức độ nào đó và người ta thường dùng phương pháp xử lý nhiệt. Tuy nhiên, cũng có những loại hồng ngọc không cần xử lý vẫn có giá trị rất tốt. Một số hồng ngọc được xử lý bề mặt trên bóng sao cho khi ánh sáng phản xạ sẽ thấy được hình ngôi sao 3 cánh hay 6 cánh, với cách này sẽ thể hiện được hình ảnh tốt nhất khi có nguồn ánh sáng đơn chiếu vào nhìn giống như ánh sáng đang di chuyển hay viên ngọc xoay tròn. Phân bố hồng ngọc tự nhiên trên thế giới Ngoại trừ châu Nam Cực ra các châu khác đều có mỏ hồng ngọc. Thường chỉ có hồng ngọc từ châu Á mới được ưa chuộng. Myanma, Thái Lan và Sri Lanka, nơi các mỏ bắt đầu hiếm đi, là các nước xuất khẩu quan trọng nhất. Hồng ngọc cũng được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Afghanistan và Việt Nam. Hồng ngọc từ châu Phi (Kenya, Tanzania...) cũng có giá trị cao. Bắc Mỹ (Bắc Carolina), Nam Mỹ (Colombia) và ở Úc chỉ có ít quặng mỏ hồng ngọc. Ở châu Âu người ta cũng đã phát hiện loại đá quý này ở Phần Lan, Na Uy và Macedonia. Hồng ngọc từ mỗi nước có những khác nhau nhỏ. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ngọc Màu: để đánh giá chất lượng đá quý, màu là yếu tố quan trọng nhất. Màu gồm 3 thành phần: màu (hue), sự bão hòa và sắc (tone). Màu đề cập đến màu như thuật ngữ thường sử dụng. Đá quý trong suốt khi có màu là các màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, đỏ tía và hồng. Sáu màu đầu được đề cập trong dãy quang phổ nhìn thấy, 2 màu sau là màu được trộn. Đỏ tía là màu nằm giữa đỏ và xanh, hồng là bóng mờ của màu đỏ. Trong tự nhiên hiếm gặp màu nguyên thủy vì vậy khi nói màu của đá quý ta đề cập đến màu thứ cấp. Trong hồng ngọc, màu nguyên thủy phải là đỏ. Tất cả các màu còn lại của nhóm đá quý corundum đều gọi là xa-phia. Hồng ngọc cũng có thể có màu thứ cấp như: cam (đỏ vàng), đỏ tía, tím và hồng. Hồng ngọc tốt nhất là loại sáng có sắc tối đến trung bình. Xử lý nâng cao giá trị Đá quý thường được xử lý để làm tăng giá trị của chúng. Vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 một lượng lớn hồng ngọc đã xử lý nhiệt được tung ra thị trường đã làm giảm giá hồng ngọc. Nâng cao chất lượng như thay đổi màu sắc, tăng độ trong suốt bằng cách hòa tan rutil, và trám các khe nứt. Phương pháp xử lý thông thường là dùng nhiệt. Hầu hết hồng ngọc có giá trị thấp trên thị trường đề là hồng ngọc thô được xử lý nhiệt để nâng cao màu sắc, loại bỏ một chút màu đỏ tía, xanh. Quá trình xử lý diễn ra ở nhiệt độ khoảng 1800 °C (3300 °F). Một số hồng ngọc phải qua quá trình nung "low tube heat", khi đá được nung nóng bởi nhiệt của than đá khoảng 1300 °C (2400 °F) trong vòng 20 đến 30 phút, chỉ có các sợi tơ bị phá vỡ và màu sắc được cải thiện. Một phương pháp ít được chấp nhận hơn được nhiều người biết đến trong những năm gần đây là thêm thủy tinh chì vào. Thêm vào trong các khe nứt của hồng ngọc bằng thủy tinh chì để tăng độ trong suốt. Quá trình này gồm 4 giai đoạn: Đá thô được đánh bóng để loại bỏ các tạp chất trên bề mặt vì các chất này sẽ ảnh hưởng đến các bước sau Các chỗ xù xì sẽ được làm sạch bằng acid flohydrite Quá trình xử lý nhiệt đầu tiên sẽ không cho bất cứ chất gì vào, chủ yếu là loại bỏ các tạp chất trong các khe nứt. Quá trình này được thực hiện ở nhiệt độ khoảng 1400 °C (2500 °F), các sợi tơ rutil thường không bị ảnh hưởng khi nhiệt độ khoảng 900 °C (1600 °F) Quá trình xử lý nhiệt tiếp theo được thực hiện trong lò điện có bổ sung một số chất hóa học khác. Việc pha trộn và hòa tan bột thủy tinh có chứa chì được thực hiện trong giai đoạn này. Hồng ngọc được nhấn chìm trong dầu, sau đó phủ bột thủy tinh, đặt vào lò nung khoảng 900 °C (1600 °F) trong điều kiện oxy hóa trong vòng một giờ. Bột màu vàng khi nung sẽ chuyển sang trong suốt đến vàng và nhuộm vào toàn bộ vết nứt của hồng ngọc. Sau khi làm lạnh màu được đưa vào chuyển hoàn toàn thành trong suốt và nâng cao độ trong suốt của hồng ngọc. Nếu cần thêm vào màu gì thì dùng bột thủy tinh với các chất nhuộm màu như đồng hoặc các oxide kim loại khác như natri,calci, kali... Quá trình nung thứ 2 có thể được thực hiện lập lại 3 đến 4 lần thậm chí dùng các cách trộn khác nhau. Hồng ngọc loại này thường không được phủ acid boric hoặc các chất bảo vệ bề mặt khác nên bề mặt nó không được bảo vệ giống như kim cương. Hồng ngọc tổng hợp Năm 1837 Gaudin tạo ra hồng ngọc tổng hợp từ nhôm nóng chảy ở nhiệt độ cao và chất tạo màu crôm. Năm 1847 Edelman tạo ra xa-phia trắng từ nhôm trong acid boric. Năm 1877 Frenic và Freil tạo ra tinh thể corundum từ bột đá. Frimy và Auguste Verneuil tạo ra hồng ngọc nhân tạo từ BaF2 và Al2O3 nóng chảy với chất tạo màu crôm. Năm 1903 Verneuil thông báo có thể sản xuất hồng ngọc tổng hợp ở mức độ thương mại từ quá trình nóng chảy. Các quá tạo ra hồng ngọc nhân tạo khác như quá trình Czochralski, quá trình tan chảy bằng chất xúc tác (flux process), và quá trình thủy nhiệt. Hầu hết hồng ngọc tổng đều được thực hiện bằng quá trình nóng chảy, là phương pháp ít tốn chi phí. Hồng ngọc tổng hợp vẫn đẹp và hoàn hảo khi nhìn bằng mắt thường, nhưng khi phóng đại có thể thấy những vết khía trên mặt hoặc các túi khí nhỏ bên trong. Càng ít những đặc điểm trên thì hồng ngọc càng có giá trị. Chất phụ gia được thêm vào hồng ngọc tổng hợp vì vậy có thể phân biệt được hồng ngọc tổng hợp, nhưng các thử nghiệm đá quý học cần thiết chỉ để nhận biết dạng nguyên thủy của nó. Hồng ngọc tổng hợp được sử dụng trong ngành kỹ thuật với chức năng tương tự như hồng ngọc tự nhiên. Các que hồng ngọc được sử dụng để tạo ra tia lazer đỏ và maser (thiết bị tích tụ năng lượng để tạo ra tia lazer). Công trình đầu tiên được thực hiện bởi Theodore H. Maiman năm 1960 ở Hughes Research Laboratories vùng Malibu, California, đã vượt qua các nhóm nghiên cứu như Charles H. Townes ở trường Đại học Columbia, Arthur Schawlow ở Bell Labs, và Gould thuộc công ty TRG (Technical Research Group). Maiman dùng hồng ngọc tổng hợp dạng rắn cung cấp ánh sáng để tạo ra tia lazer màu đỏ với bước sóng 694 nm (nm). Các loại có dạng hồng ngọc cũng có mặt trên thị trường như spinen đỏ, garnat đỏ, và thủy tinh màu. Thời đại Roma vào thế kỷ 17, đã có kỹ thuật tạo ra màu đỏ, bằng cách đốt lông cừu màu đỏ ở đáy của lò sưởi, và được đặt bên dưới đá giả. Trên thị spinen đỏ được gọi là "balas ruby" và tourmalin đỏ là "rubellite", đều này có thể làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Các thuật ngữ này không được các nhà đá quý học khuyến khích sử dụng như LMHC (Laboratory Manual Harmonisation Committee). Kỷ lục Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên ở Washington, D.C. đã nhận được một trong những viên hồng ngọc lớn và đẹp nhất thế giới. Viên hồng ngọc Burmese nặng 23.1 cara (4.6 g), nạm vào một chiếc nhẫn bạch kim cùng với kim cương, đã được quyên góp bởi doanh nhân và nhà hảo tâm Peter Buck để tưởng nhớ người vợ quá cố Carmen Lúcia. Viên ngọc này mang một màu đỏ rực rỡ cũng như độ trong suốt đặc biệt. Viên ngọc được khai thác ở vùng Mogok của Miến Điện vào những năm 1930. Năm 2007, hãng trang sức Garrard & Co đã đăng lên trang web của mình một viên hồng ngọc hình trái tim nặng 40.63 cara. Ngày 13/14 tháng 12 năm 2011, bộ sưu tập trang sức của Elizabeth Taylor đã được Christie's bán đấu giá. Đáng chú ý là chiếc nhẫn với một viên hồng ngọc 8.24 cara phá kỷ lục về giá trên mỗi một cara đối với hồng ngọc (512,925 đô la Mỹ một cara, tức tổng cộng 4.2 triệu đô la Mỹ) và sợi dây chuyền được bán với giá trên 3.7 triệu đô la Mỹ. Xem thêm Ngọc berin Kim cương Ngọc lam Ngọc Ngọc lục bảo Xa-phia Laser hồng ngọc Tham khảo Liên kết ngoài Trả màu thật cho đá quý bằng công nghệ xử lý nhiệt Mốt xài đá Ruby của dân chơi chứng khoán Hồng ngọc làm chậm tốc độ ánh sáng Khoáng vật oxide Đá quý Nhôm oxide Khoáng vật hệ ba phương Nhóm nhạc Mỹ gốc Phi
1,966
4943
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20t%E1%BB%AD
Trung tử
Trung tử trong sinh học có cấu trúc dạng ống vi thể hình trụ, được tìm thấy ở hầu hết các tế bào động vật và tảo và thường hiếm gặp ở thực vật. Vỏ của mỗi trung tử thường gồm 9 mặt, mỗi mặt có 3 ống vi thể (tuy nhiên ở phôi Drosophila chỉ có 2 ống và ở tinh trùng Caenorhabditis elegans chỉ có 1 ống). Một bộ hai trung tử nằm vuông góc với nhau trong không gian, tạo thành một phức hợp mà các nhà sinh học tế bào gọi là trung thể. Trong quá trình nhân đôi, mỗi cặp trung tử mới sẽ được tạo ra từ một chiếc của cặp ban đầu cộng thêm một chiếc mới. Nếu các trung tử được dùng để tạo các bào quan di động, như roi và lông, chiếc trung tử già hơn, chiếc mẹ, sẽ trở thành chủ thể thiết lập cấu trúc của bào quan đó. Các trung tử tạo nên sợi tơ vô sắc để phân chia các chromosome trong quá trình phân bào. Tuy nhiên, trung tử lại không cần thiết cho tế bào phân chia bởi vì các tế bào có các trung tử bị phá hủy bởi tia Laser vẫn có thể phân chia bình thường. Xem thêm Quá trình hình thành tơ vô sắc (thoi vô sắc) Cấu tạo Trung thể Quá trình nguyên phân Tham khảo Liên kết ngoài Medical Engineer - Centrioles are not Autonomous Electron microscopic images of centrioles Bào quan Chuyển động tế bào
251
4944
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lysosome
Lysosome
Lysosome (đọc là lyzôxôm, trước kia còn được gọi là tiêu thể) là một bào quan của các tế bào nhân thực. Chúng là nơi sản xuất enzyme mạnh hỗ trợ cho sự tiêu hóa và sự bài tiết các chất và những bào quan đã bị hư hỏng. Chúng được tạo ra ở bộ máy Golgi. Ở mức pH= 4.8, nên môi trường bên trong của tiêu thể axít hơn bào tương (pH 7). Màng đơn tiêu thể giúp ổn định pH thấp nhờ vào hệ thống bơm proton (H+) từ bào tương vào, và đồng thời bảo vệ bào tương và các thành phần khác của tế bào khỏi tác dụng của enzyme phân hủy trong bào tương. Các men tiêu hóa cần môi trường axít để hoạt động được đảm bảo chính xác. Tất cả các men này được tạo ra ở mạng lưới nội chất, và được vận chuyển và xử lý ở bộ máy Golgi. Bộ máy Golgi tạo ra các tiêu thể nhờ vào các chồi của bộ máy Golgi. Các enzyme quan trọng nhất trong tiêu thể là: Lipase, có tác dụng phân hủy mỡ, Carbohydrase, có tác dụng phân hủy carbohydrate (ví dụ như đường), Protease, có tác dụng phân hủy protein, Nuclease, có tác dụng phân hủy axít nhân. Các tiêu thể được sử dụng cho tiêu hủy các đại phân tử qua quá trình thực bào (sự tiêu hóa của các tế bào), từ quá trình tái sử dụng của chính các tế bào (ở đó các thành phần già nua ví dụ như ty thể hư hỏng được phân hủy liên tục và được thay thế bằng các thành phần mới, các protein của các thụ thể cũng được tái sử dụng), và đối với quá trình tế bào chết do tự thực bào, một dạng của quá trình chết được lập trình (hay quá trình tự hủy được lập trình của tế bào), có nghĩa là tế bào tự tiêu hóa lấy chúng. Các tiêu thể chứa chất phế thải, chất độc, chất dự trữ, chứa muối khoáng, tham gia vào vận chuyển nước, có chức năng nữa là tiêu hoá và co bóp Các chức năng khác bao gồm tiêu hóa vi khuẩn là thâm nhập vào tế bào và giúp sửa chữa các tổn thương của màng bào tương nhờ vào sử dụng các mãnh vá màng tế bào, hàn gắn vết thương. Tiêu thể còn có thể phân cắt nhanh chóng các đại phân tử để sử dụng dễ dàng hơn. Có nhiều bệnh lý gây ra rối loạn chức năng của tiêu thể hay một trong các protein tiêu hóa của chúng, ví dụ như bệnh Tay-Sachs, hay bệnh Pompe. Chúng được tạo ra bởi hư hỏng hay mất đi protein tiêu hóa, dẫn đến tích lũy các chất trong tế bào, và hậu quả là chuyển hóa tế bào bị hư hỏng. Một cách tổng quát, chúng được phân loại như các bệnh lý mucopolysaccharidosis, GM2 gangliosidosis, các rối loạn về lưu trữ chất béo, glycoproteinosis, mucolipidosis, hay leukodystrophy. Mức độ pH khằng định ở 4.8 được duy trì nhờ vào bơm ion hydro và bơm ion chlorine. Hình ảnh Tham khảo Bào quan
534
4945
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1ng%20l%C6%B0%E1%BB%9Bi%20n%E1%BB%99i%20ch%E1%BA%A5t
Mạng lưới nội chất
Mạng lưới nội chất (tiếng Anh là endoplasmic reticulum) là một hệ thống các xoang và túi màng nằm trong tế bào nhân thực. Chúng có chức năng biến đổi protein (thường là gắn vào protein các gốc đường, hoặc lipid), hình thành các phân tử lipid, vận chuyển các chất bên trong tế bào. Có hai loại mạng lưới nội chất là loại có hạt (do có gắn ribosome) và loại trơn (không có ribosome). Cấu trúc Mạng lưới nội chất có cấu trúc như là một hệ thống ống dẫn chằng chịt và phát triển rộng khắp tế bào chất, được nâng đỡ bởi hệ thống khung xương của tế bào. Các ống dẫn, nhánh rẽ và các túi của mạng lưới nội chất đều được nối thông với nhau và bản thân mạng lưới nối kết trực tiếp với lớp màng ngoài của nhân tế bào, như hệ thống màng này hình thành một lớp vỏ bọc kín bao lấy một khoảng không gian chiếm chừng 10 phần trăm dung tích tế bào gọi là khoang lưới nội chất (ER lumen). Mặc dù khoang lưới nội chất chỉ chiếm 10 phần trăm dung tích tế bào, diện tích bề mặt màng sinh chất của mạng lưới chiếm gần một nửa tổng diện tích màng sinh chất của tế bào. Ở các tế bào gan và tụy, diện tích bề mặt màng sinh chất của mạng lưới lần lượt gấp 25 lần và 12 lần so với diện tích bề mặt màng tế bào. Mạng lưới nội chất lại được chia thành 2 dạng: lưới nội chất có hạt (hay còn gọi là lưới nội chất nhám) và lưới nội chất trơn. Lưới nội chất nhám có cấu tạo gồm nhiều túi dẹt thông với nhau. Các ống thông với khoảng quanh nhân và màng sinh chất. Lưới nội chất hạt có các hạt ribosome đính trên bề mặt, phần không có hạt gọi là đoạn chuyển tiếp. Lưới nội chất trơn có hệ thống ống chia nhánh với nhiều kích thước khác nhau và không có ribosome trên bề mặt. Lưới nội chất trơn thông với lưới nội chất hạt, không thông với khoảng quanh nhân và có liên kết mật thiết với bộ máy Golgi. Chức năng Mạng lưới nội chất đảm nhiệm nhiều vai trò trọng yếu trong mỗi tế bào; và như đã đề cập chức năng, cấu trúc của mạng lưới này cũng thay đổi tùy theo từng loại tế bào. Sinh tổng hợp protein và lipid: Hệ thống mạng lưới nội chất tỏa rộng khắp tế bào đóng vai trò trung tâm trong việc sinh tổng hợp các protein và lipid cần thiết. Thật vậy, phần lớn các loại protein, lớp màng kép lipid cùng những loại lipid của phần lớn các bào quan - bao gồm cả bộ máy Golgi, tiêu thể, nội thể, túi tiết và ngay bản thân mạng lưới nội chất - đều được sản sinh từ lớp màng của hệ thống mạng lưới này. Glycosyl hóa và cuộn gập các protein: Phần lớn các protein trước khi được chuyển đến đích cần phải trải qua quá trình glycosyl hóa để trở thành các glycoprotein, đồng thời các protein phải được cuộn xoắn và hình thành các liên kết disulfit đúng quy cách. Các enzyme nằm trên bề mặt trong của mạng lưới nội chất sẽ đảm nhiệm việc thực thi và kiểm tra các quá trình này. Mạng lưới nội chất cũng chứa các enzyme và protein có chức năng tống khứ các "sản phẩm" sai hỏng vào tế bảo chất để các tiêu thể xử lý; nếu số lượng protein sai hỏng tăng lên quá nhiều thì các thụ thể trong mạng lưới nội chất sẽ truyền tín hiệu về nhân tế bào để tế bào có phản ứng đối phó thích hợp. Chuyển vận các chất: mạng lưới nội chất là nơi đảm nhiệm quá trình trung chuyển các chất (nhất là protein) trong tế bào. Các loại protein cần thiết cho việc bài tiết và cho các bào quan đều được chuyển từ tế bào chất tới mạng lưới này để được trung chuyển tới đích. Như đã nói, vào cuối quá trình sinh tổng hợp protein tại ribosome, protein sẽ được chuyển vận vào lưới nội chất thông qua quá trình chuyển dịch đồng dịch mã (co-translational translocation) và các phân tử protein, lipid đã được sinh tổng hợp sẽ được chuyển từ mạng lưới nội chất sang bộ máy Golgi tại các đoạn mạng lưới nội chất chuyển tiếp (transitional ER). Vai trò trong bài tiết protein: Một số protein nằm trong lớp màng của mạng lưới nội chất sẽ bị cắt bỏ phần nằm trong màng, phần còn lại sẽ được gắn vào một "cái neo" axít béo mang tên neo glycosylphospatidyl-inositol (neo GPI) cũng được gắn vào trong màng lưới nội chất. Phần màng này sẽ tách khỏi lưới nội chất và hình thành một túi mang protein đến một vị trí nhất định trong tế bào (thường là tại màng tế bào hay màng của một bào quan) nhằm phản ứng với một kích thích mà tế bào nhận được. Phần neo GPI có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho túi protein tới vị trí đích đến. Dự trữ ion Ca2+: Mạng lưới nội chất là nơi dự trữ các ion Ca2+ dùng trong nhiều phản ứng đáp ứng quan trọng của tế bào trước các tín hiệu mà nó nhận được. Một bơm ion calci đặc biệt sẽ có nhiệm vụ đưa Ca2+ từ lưới nội chất vào tế bào chất. Nhằm lấp đầy các ion Ca2+ hao hụt trong các phản ứng này, một bơm Ca2+ đảm nhiệm vai trò đưa ion calci ngược từ tế bào chất vào mạng lưới nội chất. Một số đoạn trong hệ thống lưới nội chất được thiết kế để chuyên đảm nhiệm vai trò dự trữ các ion Ca2+, tỉ như các lưới cơ tương trong các tế bào cơ. Hình tương tác Chú thích Tham khảo Sinh học Bào quan
1,009
4946
https://vi.wikipedia.org/wiki/Peroxisome
Peroxisome
Peroxisome (đôi khi được gọi là vi thể – microbody) là một loại bào quan có mặt trong tất cả các tế bào của sinh vật nhân chuẩn. Peroxisome tham gia trong quá trình biến dưỡng của các acid béo có mạch C rất dài, acid béo mạch nhánh, D-amino acid, polyamin và quá trình sinh tổng hợp của plasmalogen cùng nhiều etherphospholipid khác có vai trò tối quan trọng trong hoạt động của não và phổi ở các động vật có vú. Peroxisome cũng bao hàm chừng 10 phần trăm hoạt tính của hai enzyme tham gia trong chu trình pentose phosphate đóng một vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất. Có nhiều tranh luận xung quanh vấn đề liệu peroxisome có tham gia vào quá trình sinh tổng hợp isoprenoid và cholesterol ở động vật hay không. Lịch sử Peroxisome được một nhà tế bào học người Bỉ, Christian de Duve xác định dưới tư cách là một bào quan vào năm 1967. Trước đó peroxisome đã được miêu tả lần đầu tiên bởi một sinh viên người Thụy Điển tên là J. Rhodin vào năm 1954. Cấu trúc Chúng bao gồm một màng đơn giúp cách biệt chúng và bào tương (chất dịch bên trong tế bào). Chúng có các protein màng đóng nhiều chức năng quan trọng như vận chuyển các protein từ bên ngoài vào và tăng sinh, tạo ra các tế bào kế tiếp. Chức năng Peroxisome có chức năng giúp tế bào loại bỏ các độc tố, như H2O2, hay các chất chuyển hóa khác. Peroxisome chứa các enzym liên quan đến sử dụng oxy như là acid D-amin oxidase và urease oxidase. Peroxisome cũng chứa các enzym catalase chuyển H2O2 (hydro peroxide ,một sản phẩm trung gian gây độc trong quá trình chuyển hóa tế bào) thành H2O và O2, với 2H2O2 → 2H2O + O2. Một số chức năng khác của peroxisome bao gồm việc thực thi chu trình glyoxylate trong các hạt đang nảy mầm (vì vậy trong trường hợp đó nó mang tên là "glyoxysome"), quá trình hô hấp sáng ở thực vật, quá trình đường phân ở các sinh vật thuộc Bộ Trùng mũi khoan, và quá trình oxy hóa methanol hoặc/và amin trong một số loài nấm men. Peroxisome cũng phân hủy axít béo và các phức hợp độc tố, đồng thời xúc tác hai bước đầu tiên trong tổng hợp phospholipid, và sau đó chúng được sử dụng trong cấu tạo các màng tế bào. Peroxisome đảm trách cho quá trình oxy hóa các phân tử acid béo chuỗi dài và do vậy tạo nên các nhóm acetyl. Ở người, một số lượng lớn peroxisome có thể tìm thấy trong gan, nơi tích tụ nhiều sản phẩm chuyển hóa trung gian mang độc tính. Tất cả các enzym được tìm thấy trong peroxisome đều được nhập từ bào tương. Mỗi enzym được vận chuyển vào trong peroxisome có một gốc đặc biệt tại một đầu của phân tử protein, được gọi là PTS (tiếng Anh: peroxisomal targeting signal, tức là chuỗi mang thông tin đích của peroxisome), nó cho phép protein đi vào trong bào quan, ở đó chúng hoạt động loại bỏ các chất độc. Xem thêm Hội chứng Zellweger, một bệnh của peroxisome Chú thích Liên kết ngoài Contribution of the Endoplasmic Reticulum to Peroxisome Formation Cell, 2005. PeroxisomeDB: Peroxisome-Database PeroxisomeKB: Peroxisome Knowledge Base Sinh học Trao đổi chất Bào quan
564
4949
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20m%C3%A1y%20Golgi
Bộ máy Golgi
Bộ máy Golgi (hay còn được gọi là thể Golgi, hệ Golgi, phức hợp Golgi hay thể lưới) là một bào quan được tìm thấy trong phần lớn tế bào nhân chuẩn, kể cả thực vật và động vật (nhưng không có ở nấm). Nó được Camillo Golgi, một nhà giải phẫu học người Ý và phát hiện vào năm 1898 được đặt tên theo tên của ông. Chức năng chính của bộ máy Golgi là chế biến và bao gói các đại phân tử cho tế bào như protein và lipid. Chức năng chính của nó là tổng hợp những protein hướng tới màng tế bào, lysosome hay endosome và một số chất khác sẽ được tiết ra ngoài tế bào, qua những túi tiết. Vậy, chức năng của thể Golgi là trung tâm vận chuyển, phân phối các chất trong tế bào. Phần lớn bóng vận chuyển rời khỏi lưới nội chất, đặc biệt là lưới nội chất hạt, được chuyển đến bộ máy Golgi, nơi chúng được tổng hợp, đóng gói, vận chuyển tuỳ theo chức năng của chúng. Hệ Golgi tồn tại ở phần lớn tế bào nhân chuẩn, nhưng có khuynh hướng nhô ra hơn, nơi mà có rất nhiều chất, chẳng hạn như enzyme, được tiết ra. Cấu tạo Thế Golgi được tạo thành bởi các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau (còn được gọi là chồng Golgi), sinh ra từ đoạn chuyển tiếp không hạt của lưới nội sinh chất có hạt. Mỗi bộ có từ 5 đến 8 túi, tuy nhiên người ta cũng từng quan sát thấy bộ Golgi có đến 60 túi. Xung quanh chồng túi chính là một số lượng lớn các túi cầu (nang), nảy chồi ra từ chồng túi. Chồng túi có 5 miền chức năng: mạng cis-Golgi, cis-Golgi, Golgi trung gian, trans-Golgi và mạng trans-Golgi. Các sản phẩm tiết từ lưới nội sinh chất hòa vào mạng cis-Golgi, sau đó vươn đến các phần khác của chồng túi cho đến khi gặp mạng trans-Golgi, nơi mà chúng được đóng gói và chuyển đến các nơi cần chúng. Mỗi miền có chứa những loại enzymes khác nhau, giúp chỉnh sửa phân loại các sản phẩm dựa trên điểm đến của các sản phẩm này. Chức năng Tế bào tổng hợp một lượng lớn các đại phân tử khác nhau và cần thiết cho cuộc sống của nó. Bộ máy Golgi cần thiết cho sự chỉnh sửa, phân loại và bao gói những chất này cho tế bào sử dụng và bài tiết. Nó cơ bản chế biến protein lấy từ lưới nội sinh chất nhám, nhưng nó cũng góp phần vào việc vận chuyển lipids trong tế bào, và sự tạo thành các lysosome. Trong khía cạnh này thì có thể xem bộ máy Golgi như một bưu điện; nó đóng gói, dán nhãn các "bưu kiện" và rồi chuyển chúng đến những phần khác nhau của tế bào. Enzymes trong chồng túi Golgi có khả năng chế biến các chất nhờ vào cacbonhydrat và phosphate. Để làm được việc này, Golgi vận chuyển các chất như các đường nucleotide vào các bào quan trong tế bào chất. Protein cũng được dán nhãn nhờ các phân tử nhận diện, nhờ đó mà protein được chuyển đến đúng vị trí. Lấy ví dụ, bộ máy Golgi dán nhãn mannose-6-phosphate cho protein nào được chuyển đến các lysosome. Bộ Golgi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chế biến proteoglycan, phân tử hiện diện trong tinh trùng của các động vật. Việc này bao gồm sự sản xuất glycosaminoglycans hay các GAG, chính là các chuỗi polysaccarid không phân nhánh mà sau này bộ Golgi sẽ đính vào 1 protein chế biến trong lưới nội chất để hình thành proteolycan. Một nhiệm vụ khác của Golgi là phosphor hóa các phân tử. Để làm được như vậy, Golgi chuyển ATP vào trong lumen. Bộ Golgi bản thân đã có chứa các kinaza, như là cazein kinaza. Sự phosphor hóa các phân tử được xem là quan trọng giúp cho sự phân loại các chất bài tiết vào trong huyết thanh. Sự vận chuyển các túi màng Các túi bọng rời lưới nội sinh chất nhám để đến với mặt cis của bộ Golgi, nơi mà chúng hòa vào màng Golgi và sau đó trút dung dịch có trong chúng vào lumen. Khi đã vào bên trong, chúng được chế biến, sàng lọc rồi được đưa đến điểm đến cuối cùng của chúng. Nhờ có vai trò như vậy, bộ máy Golgi có vẻ là bào quan có số lượng lớn và chức năng nổi trội nhất trong tế bào. Tế bào Plasma B, một kháng thể trong hệ miễn dịch của cơ thể là những bộ máy Golgi hoạt động vượt trội. Cơ cấu vận chuyển Cơ cấu vận chuyển protein qua các chồng Golgi vẫn chưa được biết rõ; tuy nhiên, cũng có một vài giả thuyết được đưa ra. Hai mô hình được đề nghị sau có thể giải thích nhiều khi chúng được liên kết với nhau hơn là khi hỗ trợ riêng lẻ nhau. Mô hình này đôi khi cũng được gọi là kiểu kết hợp Mô hình sự trưởng thành của nang Các nang trong chồng túi của bộ Golgi di chuyển bằng cách tạo ra mặt cis và tiêu diệt mặt trans. Các túi màng đi từ lưới nội sinh nhám sẽ kết hợp với nhau để tạo nên mặt cis của bộ Golgi, sau đó nang này sẽ di chuyển sâu hơn vào chồng Golgi trong khi một nang mới được hình thành ở mặt cis. Mô hình vận chuyển nhờ các nang Giả thuyết này xem bộ Golgi như một bào quan bất dịch, được chia thành các phần từ mặt cis đến mặt trans. Những thể màng chuyên chở nguyên liệu giữa ER và bộ Golgi, và giữa các phần khác nhau của bộ Golgi. Minh chứng từ thực nghiệm cho thấy sự tồn tại của nhiều túi màng nhỏ nằm gần bộ máy. Các nang có thể di chuyển theo hướng tiến và lùi, tuy nhiên, sự di chuyển này cò thể không cần thiết bởi việc trút liên tục protein từ lưới nhám vào mặt cis cũng đã đủ để duy trì chuyển động này rồi. Độc lập mà nói, các nang vận chuyển có vẻ như được nối với màng Golgi nhờ vào các sợi actin để chắc rằng chúng vận chuyển đúng chỗ. Xem thêm Tham khảo Tế bào
1,077
4998
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20qu%E1%BB%91c%20gia%20c%C3%B3%20ch%E1%BB%A7%20quy%E1%BB%81n
Danh sách quốc gia có chủ quyền
Sau đây là danh sách cung cấp cái nhìn tổng quan về các quốc gia có chủ quyền trên thế giới với thông tin về tình trạng và sự công nhận chủ quyền của họ. 206 quốc gia được liệt kê có thể được chia thành ba loại dựa trên tư cách thành viên trong Hệ thống Liên Hợp Quốc: 193 quốc gia thành viên, 2 quốc gia quan sát viên GA và 11 quốc gia khác. Cột tranh chấp chủ quyền cho biết các quốc gia có chủ quyền không có tranh chấp (188 quốc gia, trong đó có 187 quốc gia thành viên LHQ và 1 quốc gia quan sát viên phi thành viên Đại hội đồng LHQ), các quốc gia có tranh chấp chủ quyền (18 quốc gia, trong đó có 6 quốc gia thành viên, 1 quốc gia quan sát viên GA và 9 quốc gia khác) và các quốc gia có địa vị chính trị đặc biệt (2 quốc gia, cả hai đều liên kết tự do với New Zealand). Việc biên soạn một danh sách như vậy có thể là một quá trình phức tạp và gây tranh cãi, vì không có định nghĩa nào ràng buộc tất cả các thành viên của cộng đồng các quốc gia liên quan đến các tiêu chí để trở thành nhà nước. Để biết thêm thông tin về các tiêu chí được sử dụng để xác định nội dung của danh sách này, vui lòng xem phần tiêu chí để gia nhập bên dưới. Danh sách này nhằm bao gồm các thực thể đã được công nhận là có tư cách thực tế là các quốc gia có chủ quyền và việc gia nhập không được coi là sự chứng thực cho bất kỳ tuyên bố cụ thể nào đối với tư cách nhà nước về mặt pháp lý. Tiêu chí để gia nhập Tiêu chuẩn luận tập quán quốc tế thì cai trị một nhà nước trên thực tế là lý thuyết tuyên bố một nhà nước, được hệ thống hóa bởi Công ước Montevideo năm 1933. Công ước này cũng xác định nhà nước là một pháp nhân của luật quốc tế nếu nó "có [các] tiêu chuẩn sau: (a) dân số thường trú; (b) chủ quyền lãnh thổ; (c) chính phủ; và (d) khả năng ngoại giao với các quốc gia khác, các quốc gia có ngoại giao quốc tế" miễn là không "có được bằng vũ lực gồm việc sử dụng vũ khí, đe dọa các cơ quan đại sứ quán ngoại giao, hoặc bất kỳ biện pháp cưỡng chế hữu hiệu nào khác" dựa trên công ước này tiêu chuẩn của một nhà nước ra đời. Tranh luận về việc tồn tại ở mức độ mà sự công nhận cần được đưa vào như một tiêu chí của tư cách nhà nước. Lý thuyết tuyên bố về tình trạng nhà nước lập luận rằng tình trạng 'nhà nước' là hoàn toàn khách quan và việc các quốc gia khác thừa nhận một nhà nước là không thích hợp. Ở đầu bên kia của quang phổ, lý thuyết cấu thành về chế độ nhà nước định nghĩa một nhà nước chỉ là một lãnh thổ theo luật pháp quốc tế nếu nó được các quốc gia khác công nhận thì lãnh thổ đó có chủ quyền. Đối với mục đích của danh sách này, bao gồm tất cả các trạng thái: tự coi mình có chủ quyền (thông qua tuyên ngôn độc lập hoặc một số phương án khác) và thường được coi là "Lãnh thổ có tư cách nhà nước", hoặc được công nhận là một quốc gia có chủ quyền bởi ít nhất một quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc Lưu ý rằng trong một số trường hợp, có sự khác biệt về "lý luận" ​​với việc này được gọi là "chủ quyền", và một thực thể không lý luận có đáp ứng được chủ quyền tuyên bố đó hay không ​​thì nó vẫn bị tranh chấp. Các thực thể chính trị duy nhất không đáp ứng được phân loại của một quốc gia có chủ quyền được coi là các "lãnh thổ gần giống nhà nước". Trên cơ sở các tiêu chí trên, danh sách này bao gồm 206 thực thể sau: 203 quốc gia được ít nhất một quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc công nhận 2 quốc gia đáp ứng lý thuyết tuyên bố về tình trạng nhà nước và chỉ được công nhận bởi các quốc gia không phải là thành viên của Liên Hợp Quốc: Artsakh và Transnistria 1 lãnh thổ đáp ứng được lý thuyết tuyên bố về tình trạng nhà nước và không được bất kỳ quốc gia nào khác công nhận: Somaliland Bảng bao gồm các dấu đầu dòng đại diện cho các thực thể không phải là quốc gia có chủ quyền hoặc có mối liên kết chặt chẽ với một quốc gia có chủ quyền khác. Nó cũng bao gồm các khu vực tiểu quốc gia nơi chủ quyền của quốc gia chính thức bị giới hạn bởi một thỏa thuận quốc tế. Tổng hợp lại, chúng bao gồm: Các lãnh thổ trong mối quan hệ liên kết tự do với một quốc gia khác Hai thực thể do Pakistan kiểm soát nhưng nó không phải là quốc gia có chủ quyền, lãnh thổ phụ thuộc hoặc là một phần của quốc gia khác: Azad Kashmir và Gilgit Baltistan Các lãnh thổ phụ thuộc của một quốc gia khác, cũng như các khu vực thể hiện nhiều đặc điểm của các lãnh thổ phụ thuộc theo trang lãnh thổ phụ thuộc Các thực thể địa phương được tạo ra bởi các hiệp định quốc tế Danh sách quốc gia Các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và các quốc gia quan sát viên của Đại Hội đồng Chú thích cột "Tư cách thành viên trong Hệ thống Liên Hợp Quốc" Chú thích cột "Tranh chấp chủ quyền" Quốc gia khác Chú thích cột "Tư cách thành viên trong Hệ thống Liên Hợp Quốc" Chú thích cột "Tranh chấp chủ quyền" Ghi chú Tham khảo Thư mục Quốc gia có chủ quyền Đại lục Á Âu Châu Phi Châu Mỹ Quốc gia
1,032
5001
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%89nh
Thiên đỉnh
phải|nhỏ|Sơ đồ cho thấy mối liên hệ giữa thiên đỉnh, thiên để và một số loại đường chân trời khác nhau. Chú ý rằng thiên đỉnh là điểm đối diện với thiên để. Trong thiên văn học, thiên đỉnh (gốc chữ Hán: 天頂) được hiểu nôm na là điểm trên bầu trời thẳng đỉnh đầu người quan sát. Chính xác hơn, các cách định nghĩa sau đều tương đương: Nó là điểm có độ cao bằng +90 độ. Nó là cực đỉnh của hệ tọa độ chân trời. Nó là điểm cắt giữa thiên cầu và đường nối từ tâm Trái Đất qua vị trí người quan sát trên bề mặt Trái Đất. Các tính chất Điểm đối diện với thiên đỉnh trên thiên cầu gọi là thiên để. Đường kinh tuyến trời đi qua thiên đỉnh, thiên để và hai thiên cực (bắc–nam). Mặt Trời nhìn từ Trái Đất và thiên đỉnh Trong hệ tọa độ chân trời, góc thiên đỉnh là góc giữa phương thẳng đứng và vị trí của một thiên thể và là góc phụ với góc cao, tức là góc so với phương nằm ngang (chân trời). Nếu góc thiên đỉnh của Mặt Trời bằng 0°, Mặt Trời ở cao 90° trên đỉnh đầu và ta nói là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trên Trái Đất, những người quan sát nằm trong khu vực giữa chí tuyến Nam và chí tuyến Bắc (bao gồm cả xích đạo) sẽ quan sát được hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần. Những người quan sát nằm đúng tại hai đường chí tuyến chỉ quan sát được một lần trong năm Mặt Trời ở thiên đỉnh (vào ngày đông chí với chí tuyến Nam và ngày hạ chí với chí tuyến Bắc). Các quan sát viên nằm ở vĩ độ cao hơn chí tuyến Bắc hay thấp hơn chí tuyến Nam sẽ không bao giờ quan sát được Mặt Trời đi qua thiên đỉnh. Địa điểm nơi Mặt Trời lên thiên đỉnh được gọi là hạ điểm Mặt Trời. Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày 22 tháng 6 (hạ chí) và ở chí tuyến Nam vào ngày 22 tháng 12 (đông chí). Ở xích đạo, Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm, vào ngày 21 tháng 3 (xuân phân) và 23 tháng 9 (thu phân). Người Hồi giáo dựa vào việc quan sát bóng của các vật trên mặt đất để tìm ra hướng thiêng qibla đến thánh địa Mecca khi Mặt Trời đi qua thiên đỉnh tại thánh địa vào các ngày 27–28 tháng 5 và 15–16 tháng 7. Xem thêm Thiên để Thiên cực Tham khảo Hệ tọa độ thiên văn Thuật ngữ thiên văn học
453
5002
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%83
Thiên để
Trong thiên văn học, thiên để (gốc chữ Hán: 天底, thiên = trời, để = đáy), một cách nôm na, là điểm (không trực tiếp thấy được bằng mắt thường) của bầu trời nằm thẳng dưới chân người quan sát. Chính xác hơn, các cách định nghĩa sau đều tương đương: Nó là điểm có độ cao bằng -90 độ. Nó là cực đáy của hệ tọa độ chân trời. Nó là điểm cắt dưới giữa thiên cầu và đường thẳng nối từ tâm Trái Đất qua vị trí người quan sát trên bề mặt Trái Đất. Điểm cắt kia là thiên đỉnh. Một số từ điển Anh-Việt dịch sai thành thiên đề hay thiên đế; tuy nhiên cách đọc này không đúng nghĩa Hán-Việt. Với các vệ tinh nhân tạo bay quanh hành tinh, trạng thái quan sát thiên để (nadir observation, nadir mode) là trạng thái với các thiết bị quan sát hướng về phần bề mặt hành tinh gần vệ tinh nhất. Trạng thái này cho phép quan sát bề mặt hay phần khí quyển gần rõ nhất, sử dụng tính toán đơn giản do có thể xấp xỉ bề mặt và phần khí quyển gần là các lớp phẳng. Tuy nhiên trạng thái quan sát này khó phân định tín hiệu từ các lớp khí quyển khác nhau bằng quan sát thụ động. Mặt Trời đi qua thiên để tại địa điểm đối cực với hạ điểm Mặt Trời, lúc nửa đêm (khoảng 12 tiếng sau lúc giữa trưa) theo thời gian địa phương. Các tính chất Điểm đối diện với thiên để trên thiên cầu gọi là thiên đỉnh. Kinh tuyến trời đi qua cả hai điểm thiên đỉnh và thiên để. Xem thêm Thiên đỉnh Liên kết ngoài Hệ tọa độ thiên văn Thuật ngữ thiên văn học Yếu tố kỹ thuật của chiêm tinh học
307
5004
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A5n%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Tấn (định hướng)
Tấn trong bách khoa toàn thư tiếng Việt có thể có các nghĩa: Đơn vị đo khối lượng: Tấn trong hệ SI, có giá trị bằng 1.000 kg. Tấn dài hay tấn Anh, có giá trị bằng 1.016,0469088 kg. Tấn ngắn hay tấn Mỹ, có giá trị bằng 907,18474 kg. Bài tấn: còn gọi là đánh đỡ, một kiểu chơi của cỗ bài Tây được sáng tạo bởi nước Nga Tấn: một tư thế trong võ thuật. Tấn, một quốc gia chư hầu thời Chu ở Trung Quốc, đất phong của Đường Thúc Ngu, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 TCN đến năm 376 TCN, trải qua 40 đời quân chủ Tấn, một triều đại trong lịch sử Trung Quốc, phân thành Tây Tấn (265-316) và Đông Tấn (317 - 420). Tiền Tấn, một chính quyền do quân phiệt Lý Khắc Dụng thành lập, tồn tại vào thời Đường mạt và Ngũ Đại Thập Quốc, tiền thân của Hậu Đường. Hậu Tấn, một trong năm triều đại thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Nước Tấn (1370-1648), phiên vương nhà Minh, đất phong của Tấn Cung Vương Chu Cương, hoàng tử thứ 3 của Minh Thái Tổ, truyền được 18 đời quân chủ Phúc tấn: danh hiệu của các vương phi đời nhà Thanh Tên gọi tắt của tỉnh Sơn Tây bên Trung Quốc, nơi đây vốn là địa bàn của nước Tấn thời Xuân Thu. Xem thêm Tán Tấm
228
5005
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2u%20l%E1%BB%87nh%20%28khoa%20h%E1%BB%8Dc%20m%C3%A1y%20t%C3%ADnh%29
Câu lệnh (khoa học máy tính)
Câu lệnh là đơn vị cơ bản của một ngôn ngữ lập trình. Trong trường hợp đặc biệt, nó có thể cũng trở thành một đơn vị thao tác của máy tính điện tử hay còn gọi là một chỉ thị. Vì mức độ phức tạp, việc dùng các chỉ thị để trực tiếp điều khiển máy tính sẽ rất ít thông dụng. Thay vào đó, người ta ghép một số tổ hợp của các chỉ thị để cho máy thi hành được một động tác lớn hơn gọi là câu lệnh. Như vậy mỗi câu lệnh bao gồm một hay một số mệnh lệnh máy tính được sắp xếp theo trình tự xác định và nhằm mụch đích ra lệnh cho CPU tiến hành một thao tác cố định có ý nghĩa. Tùy theo ngôn ngữ lập trình, các câu lệnh sẽ có cấu trúc khác nhau và có trật tự sắp xếp nhất định. Trật tự này thường không đổi và được gọi là cú pháp (syntax). Câu lệnh có thể hiểu như là mệnh đề cơ bản có thể được cấu trúc thông qua việc sử dụng các từ khóa (đã được định nghĩa từ trước bởi ngôn ngữ lập trình) hoặc là có thể tạo bởi các chỉ thị từ các cấu trúc ngữ pháp hay cú pháp đã được định nghĩa sẵn. Các câu lệnh của một chương trình dùng để chỉ thị cho máy tính biết làm gì, xử lý như thế nào với các dữ liệu và từ đó tiến hành các phép tính toán hay biến đổi dữ liệu để đạt được kết quả. Các kiểu câu lệnh Sau đây là các loại câu lệnh chính. Thí dụ được dùng viết theo ngôn ngữ Pascal Định nghĩa: TYPE SALARY = INTEGER Khai báo: VAR A:INTEGER Gán giá trị: A:= A + 1 Dãy câu lệnh: A:= A + 1; WRITELN(A) Điều kiện: IF A > 3 THEN WRITELN(A) ELSE WRITELN("NOT YET") END Vòng lặp: FOR A:=1 TO 10 DO WRITELN(A) END Gọi: CLEARSCREEN() Đặc điểm Mệnh lệnh thì khác với biểu thức ở chỗ các biểu thức thì có thể trả về các gía trị và không thể gây ra hiệu ứng phụ, trong khi đó, các câu lệnh được thực thi sẽ không trả về giá trị nào ngoại trừ có thể tạo ra các hiệu ứng khác nhau. Trong việc lập trình kiểu cấu trúc thì các câu lệnh có thể được nhóm lại tạo nên các khối câu lệnh (thí dụ như là các hàm hay các thủ tục) Ví dụ về các câu lệnh Ngôn ngữ ASM mov AX, BX; (gán giá trị của BX lên AX) Ngôn ngữ C printf("Hello World!\n"); // hiển thị ra màn hình "Hello World!" Ngôn ngữ C++ cin >> name >> age; // đọc (từ bàn phím) giá trị cho biến "name" và "age" Tham khảo Xem thêm tiến học hacker [[Chỉ thị (máy tính)|Mệnh lệnh Khái niệm ngôn ngữ lập trình Tuyên bố
497
5007
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%89%20th%E1%BB%8B%20%28m%C3%A1y%20t%C3%ADnh%29
Chỉ thị (máy tính)
Chỉ thị máy tính, gọi tắt là chỉ thị (Anh ngữ instruction), là đơn vị nhỏ nhất dùng để điều khiển máy tính, cụ thể hơn là ra lệnh cho CPU thực hiện một thao tác căn bản. Tập hợp các chỉ thị này tạo thành ngôn ngữ máy. Vì các chỉ thị là một đơn vị rất nhỏ nên việc sử dụng trực tiếp các đơn vị này kiến tạo một phần mềm sẽ rất khó khăn. Trong các ngôn ngữ lập trình người ta có thể thay vào đó bằng những câu lệnh. Mỗi câu lệnh là tập hợp cố định của một số chỉ thị nhằm thi hành một thao tác lớn hơn và có ý nghĩa hơn. Tuỳ theo kiểu cấu trúc và thiết kế mà chúng ta có thể có các cú pháp ra lệnh khác nhau. Hai họ ngôn ngữ máy điển hình và cổ điển là họ 8086 của Intel và họ 6800 của Motorolla. Hai họ ngôn ngữ máy này ngày nay đã phát triển rất sâu và xa cho các thế hệ chíp mới. Thí dụ về mệnh lệnh máy tính Chỉ thị XOR AX, BX theo cú pháp kiểu Intel sẽ tương đương với chỉ thị XOR BX, AX theo cú pháp kiểu Motorolla và cả hai đều có ý nghĩa là thực hiện phép toán logic XOR giữa hai thanh (register) AX va BX rồi đem kết quả lưu vào thanh AX. Xem thêm Câu lệnh Tham khảo Ngôn ngữ lập trình
245
5012
https://vi.wikipedia.org/wiki/Frank%20Sherwood%20Rowland
Frank Sherwood Rowland
Frank Sherwood Rowland (28 tháng 6 năm 1927 – 10 tháng 3 năm 2012) là một người đoạt giải Nobel và giáo sư hóa học tại trường Đại học California tại Irvine. Ông đã nghiên cứu về hóa học bình lưu và động lực học hóa học. Ông Rowland sinh ra tại Delaware, Ohio và nhận bằng cử nhân văn chương tại Đại học Wesleyan tại Ohio vào năm 1948. Ông nhận bằng thạc sĩ trong năm 1951 và tiến sĩ trong năm 1952, cả hai bằng từ trường Đại học Chicago. Năm 1974 Rowland và Mario J. Molina nhận biết các CFC, giống như các khí khác, là chất xúc tác có hiệu quả cao khi phá vỡ các phân tử ôzôn. Vì thế họ đã khám phá ra sự suy giảm ôzôn. Năm 1995 Rowland và Molina đoạt giải Nobel Hóa học vì nghiên cứu của họ trong lĩnh vực này. Ông đã được tặng nhiều giải thưởng: Giải Tyler, 1983 Giải Nhật Bản, 1989 Giải Peter Debye, 1993 Huy chương Roger Revelle, 1994 Giải Nobel Hóa học, 1995 Tham khảo Liên kết ngoài Tiểu sử Sinh năm 1927 Người đoạt giải Nobel Hóa học Người Hoa Kỳ đoạt giải Nobel Nhà hóa học Hoa Kỳ Nhà khí tượng học Mất năm 2012 Cựu sinh viên Đại học Chicago
202
5018
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%BA%20ph%C3%A1p%20c%C3%A2u%20l%E1%BB%87nh
Cú pháp câu lệnh
Cú pháp câu lệnh (tiếng Anh: programming syntax) của một ngôn ngữ lập trình là các quy tắc luật lệ về trật tự và hình thức viết của một câu lệnh. Tùy theo ngôn ngữ mà các cú pháp này có sự thay đổi khác nhau. Cấu trúc thông thường của các cú pháp câu lệnh Mỗi câu lệnh thường bắt đầu bằng ký tự hay một từ riêng chỉ tên của câu lệnh. Theo sau đó là trật tự xác định của các toán tử, hay hệ thống các ký tự mô tả, hay các tham số. Một số ngôn ngữ lập trình yêu cầu phải có ký tự kết thúc câu lệnh và thường là dấu chấm-phẩy (;). Tuỳ theo ngôn ngữ, mỗi câu lệnh có thể có nhiều hơn một cú pháp. Mỗi câu lệnh cũng sẽ có một giá trị được gửi về sau khi thực thi. Các giá trị này có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Một mục đích quan trọng là để biết trạng thái của câu lệnh vừa thực hiện có thành công hay không. Thí dụ minh họa về cú pháp câu lệnh MS-DOS và Microsoft Windows Trong các văn lệnh (batch instruction) của MS-DOS và Microsoft Windows, các câu lệnh không bị ảnh hưởng bởi các chữ viết hoa hay viết thường. Chẳng hạn câu lệnh chép tệp f1.txt thành f2.txt trong DOS và Windows có thể ở dạng: copy f1.txt f2.txt hay: CoPy f1.txt f2.txt. đều có cùng một ý nghĩa. Tuy nhiên, quy tắc mà câu lệnh này đòi hỏi là không được sai chính tả và không được đảo lộn thứ tự vị trí của f1.txt và f2.txt. Ngôn ngữ C //các_chú_thích Câu lệnh trên yêu cầu trình biên dịch bỏ qua không dịch, dùng để ghi các chú thích. printf("Tên của bạn là Hùng."); Câu lệnh trên có ý nghĩa là hiển thị ra màn hình dòng chữ "Tên của bạn là Hùng." Các thành phần và yêu cầu của cú pháp này là: Câu lệnh này có tên là printf (dùng để xuất dữ liệu ra màn hình, tập tin, hay các đầu ra khác). Nó có thể có nhiều hơn một cú pháp nhưng ở đây ta chỉ xét cú pháp đơn giản nhất là xuất ra màn hình. Cấu trúc bắt buộc: tất cả các thành phần còn lại ngoại trừ ký tự kết thúc câu lệnh phải nằm giữa dấu ngoặc đơn mở ( và dấu ngoặc đơn đóng ). Toán tử "Tên của bạn là Hung" có kiểu string phải mở đầu và kết thúc bởi dấu ngoặc kép ". Câu lệnh phải được kết thúc bằng ký tự ;. Xem thêm Ngôn ngữ lập trình Tham khảo Mã nguồn
442
5042
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%20t%E1%BA%AFc%20%C4%91%E1%BA%B7t%20d%E1%BA%A5u%20thanh%20c%E1%BB%A7a%20ch%E1%BB%AF%20Qu%E1%BB%91c%20ng%E1%BB%AF
Quy tắc đặt dấu thanh của chữ Quốc ngữ
Việc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ tuân thủ một số quy tắc. Hiện nay có ít nhất hai quan điểm về cách đặt dấu thanh, mỗi quan điểm đều có một số nhà ngôn ngữ học ủng hộ. Đặt dấu thanh cũ và mới Hiện nay có hai quan điểm về cách đặt dấu thanh thường được gọi là "kiểu cũ" và "kiểu mới". Trong đời sống, ví dụ như trong các bộ gõ tiếng Việt, hiện vẫn tồn tại hai cách đặt dấu thanh. Ví dụ "hòa" là một cách đặt dấu thanh khác cho "hoà", trong đó "hòa" còn gọi là cách đặt dấu thanh "cũ". Bảng sau liệt kê các trường hợp mà hai cách đặt dấu thanh khác nhau: Kiểu cũ Quy tắc kiểu cũ có phần căn cứ trên nhãn quan, giữ vị trí dấu ở giữa hay gần giữa mỗi từ cho cân bằng. Nếu có một nguyên âm thì dấu đặt ở nguyên âm: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng Nếu là tập hợp hai (2) nguyên âm (nguyên âm đôi) thì đánh dấu ở nguyên âm đầu. Tập hợp ba (3) nguyên âm (nguyên âm ba) hoặc hai nguyên âm + phụ âm cuối thì vị trí dấu chuyển đến nguyên âm thứ nhì. Ví dụ như: "òa" hay "tòa" thì dấu huyền đặt trên chữ "o". Nhưng nếu "toàn" thì dấu chuyển đến "a". "ủy" hay "thủy" thì dấu hỏi đặt trên "u". Nhưng nếu "khuỷu" thì dấu chuyển đến "y". Ngoại lệ là chữ "ê" và "ơ" chiếm ưu tiên, bất kể vị trí. Ví dụ như: "thuở", nếu căn cứ vào lệ kể trên thì dấu hỏi đặt ở chữ "u" nhưng có "ơ" thì chuyển sang "ơ". "chuyện", nếu căn cứ vào lệ kể trên thì dấu nặng đặt ở chữ "y" nhưng có "ê" thì chuyển sang "ê". Kiểu cũ dựa trên những từ điển từ trước năm 1950 nên "gi" và "qu" được coi là một mẫu tự riêng. Vì vậy "già" và "quạ" không phải là nguyên âm đôi "ia" hay "ua" mà là "gi" + "à"; và "qu" + "ạ". Nếu viết nguyên âm đôi "ia" với phụ âm "gi" thì sẽ viết là "giặt gỵa" và đọc là dịa [zḭʔə˨˩]). Kiểu mới Quy tắc "kiểu mới" căn cứ trên ngữ âm học muốn đối chiếu chữ và âm. Quy tắc đó như sau: Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /ʔ/, còn được gọi là âm zero) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng... Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng "o, u") có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, quờ, thuỷ, nguỵ, hoàn, quét, quát, quỵt, suýt... Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi: Nếu là âm tiết [-khép] (nguyên âm được viết là: iê, yê, uô, ươ; âm cuối được viết bằng: p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i) thì bỏ dấu lên chữ cái thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường... Nếu là âm tiết [+khép] (nguyên âm được viết là: ia, ya, ua, ưa) thì nhất loạt bỏ dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: ỉa, tủa, cứa, thùa, khứa... Phân biệt vị trí đặt dấu thanh điệu ở tổ hợp "ua" và "ia": Với "ia" thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "g" ở đầu âm tiết. Có "g" thì đặt vào "a" (già, giá, giả...), không có "g" thì đặt vào "i" (bịa, chìa, tía...). Trường hợp đặc biệt: "gịa" (có trong từ "giặt gịa" và đọc là zịa [ʐie6]). Với "ua" thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "q". Có "q" thì đặt vào "a" (quán, quà, quạ...), không có "q" thì đặt vào "u" (túa, múa, chùa...). Hoặc để giản tiện cho việc làm bộ gõ, có thể coi "qu" như là một tổ hợp phụ âm đầu tương tự như gi, nh, ng, ph, th... Khi đó, sẽ coi quán, quà, quạ... như là những âm tiết có âm đệm /zero/. Những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "mới" cho rằng vì oa, oe, uy được ký âm bằng ký hiệu ngữ âm quốc tế là /wa/, /wɛ/, /wi/ nên phải bỏ dấu vào chữ a, e và i. Thêm vào đó, theo cách bỏ dấu gọi là kiểu "mới" bất cứ từ có biến đổi, vị trí dấu thanh không hề thay đổi. Trong khi đó những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" thì cho rằng cách lý luận như trên là thiếu cơ sở vì ký hiệu ngữ âm quốc tế là để biểu thị cách phát âm chứ không phải biểu thị cách viết do đó không thể dùng để quyết định là cách bỏ dấu kiểu "mới" là đúng hơn. Thêm vào đó, ký hiệu ngữ âm quốc tế mới chỉ được phát triển vào cuối thế kỉ 19, trong khi chữ Quốc Ngữ đã được phát triển hoàn toàn độc lập và không ngừng thay đổi từ thế kỉ 17. Do đó, theo những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" việc dùng IPA để quyết định xem tiếng Việt phải bỏ dấu thế nào là bất hợp lý. Những người này còn cho rằng mặc dù ký hiệu ngữ âm quốc tế là phương pháp biểu thị cách phát âm phổ dụng nhất nhưng không có nghĩa là cách biểu thị cách phát âm duy nhất cũng như không phải là cách biểu thị cách phát âm chính xác nhất vì vậy không có lý gì lại sử dụng nó làm chuẩn để quyết định cách bỏ dấu tiếng Việt mà không phải là một trong các phương pháp biểu thị cách phát âm khác. Trên quan điểm ngôn ngữ là do con người tạo nên và luôn biến đổi theo nhu cầu của con người, những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" còn chỉ trích những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "mới" là đang cố phức tạp hóa tiếng Việt, gây khó khăn không cần thiết nhất là trong giảng dạy học sinh tiểu học cũng như trong việc phát triển thuật toán và xử lý tiếng Việt trên máy vi tính. Họ còn cho rằng, thêm một quy tắc như trên không đem lại gì cho tiếng Việt nói chung và chữ Quốc Ngữ nói riêng do đó là hoàn toàn không cần thiết. Họ lấy dẫn chứng cho quan điểm của mình là việc chữ Quốc Ngữ từ khi được phát triển vào thế kỉ 17 đến nay đã trải qua rất nhiều thay đổi, bổ sung có và loại bỏ cũng có. Sử dụng Đến năm 2022, các sách giáo khoa ở Việt Nam đặt dấu thanh theo kiểu mới (hoá học thay vì hóa học). Chú thích Liên kết ngoài "Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt "", Vũ Xuân Lương, Trung tâm Từ điển Học "Một số ý kiến nhỏ về cách ghi dấu thanh trên văn bản tiếng Việt", Trần Thị Thìn "Trích từ Một số vấn đề từ điển học", Hoàng Phê - Nguyễn Ngọc Trâm "Vấn đề đánh dấu thanh tiếng Việt", Vũ Dũng. "Về bài "Vấn đề đánh dấu thanh tiếng Việt" của Vũ Dũng", Cao Xuân Hạo. Bảng quy tắc giản dị để dạy trẻ em đặt dấu thanh trong tiếng Việt, Johannjs Chính tả tiếng Việt
1,296
5057
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1n%20x%E1%BA%A1%20Rayleigh
Tán xạ Rayleigh
Tán xạ Rayleigh ( ), được đặt theo tên một nhà vật lý người Anh - Lord Rayleigh (John William Strutt), là một loại tán xạ đàn hồi của ánh sáng hoặc sóng điện từ bởi các hạt hay các vùng không đồng nhất trong môi trường có kích thước rất nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng. Kiểu tán xạ này làm lệch hướng mạnh các tia sáng có bước sóng ngắn nhất. Tán xạ Rayleigh hay được quan sát khi ánh sáng đi qua các chất rắn, lỏng hay khí trong suốt. Ánh sáng trắng từ Mặt Trời đi vào khí quyển của Trái Đất bị cũng tán xạ kiểu Rayleigh, tạo nên bầu trời màu xanh da trời. Tán xạ Rayleigh có thể coi như một trường hợp đặc biệt của tán xạ Mie, khi lấy giới hạn hệ số kích thước tiến dần đến 0 và hơn nữa. Công thức Hệ số tán xạ, ks, trong tán xạ Rayleigh là: Ở đây, n là mật độ hạt (số hạt trong một đơn vị thể tích); m là chiết suất của các hạt; d là kích thước trung bình của các hạt; λ là bước sóng của ánh sáng. Hàm tán xạ, P(θ) với θ là góc tán xạ, của tán xạ Rayleigh, khi không quan tâm đến sự phân cực, là: Các công thức trên áp dụng khá chính xác khi hệ số kích thước, x = d / λ;, (tỷ lệ giữa kích thước của các hạt trong môi trường truyền ánh sáng với bước sóng của ánh sáng) nhỏ (x<1/10). Bầu trời trên Trái Đất Các phân tử oxy và N2 trong bầu khí quyển Trái Đất có kích thước vào cỡ nanômét, trong khi bước sóng ánh sáng vào cỡ 100 đến 1000 nanômét. Bản thân các phân tử này tán xạ rất yếu ánh sáng, do kích thước quá nhỏ, nhưng chúng lại luôn chuyển động nhiệt hỗn loạn tạo nên các vùng khí quyển không đồng nhất vi mô, có kích thước vào cỡ 10 nanômét. Do vậy các công thức Rayleigh áp dụng được cho tán xạ trên bầu trời Trái Đất. Xem thêm tham khảo. Áp dụng các công thức trên, có thể mô phỏng lại giống như quan sát thực tế một bầu trời xanh da trời, khi Mặt Trời lên cao. Lý do là các ánh sáng xanh da trời có bước sóng ngắn, và theo công thức trên, với hệ số tán xạ cao, dễ dàng bị đổi hướng để đến mắt người quan sát, hơn ánh sáng đỏ. Tuy nhiên khi Mặt Trời ở gần đường chân trời, vẫn là tán xạ này, lại đem lại sắc đỏ cho bầu trời, đặc biệt là gần phía Mặt Trời. Đó là do những ánh sáng đến được mắt người quan sát lúc này đi theo đường xuyên ngang qua lớp khí quyển dày. Ánh sáng đỏ ít bị tán xạ được truyền thẳng đến mắt nhiều hơn. Ánh sáng xanh da trời bị tán xạ mất nhiều, khi qua lớp khí quyển dày theo đường gần chân trời. Sau khi Mặt Trời đã khuất sau đường chân trời, chúng ta không thấy trực tiếp ánh sáng của Mặt Trời; nhưng nếu có các đám mây trên cao, chúng sẽ phản xạ lại ánh sáng đỏ xuống mặt đất, tạo nên cảnh tượng hùng vĩ của hoàng hôn và bình minh. Chứng minh Có nhiều phương pháp lý luận dựa trên các định luật vật lý để tìm ra các công thức Rayleigh. Chúng đều gần như tương đương nhau. Cách mà Lord Rayleigh đã tìm ra công thức mang tên mình là sử dụng điện động lực học cổ điển. Với cách nhìn hiện đại ngày nay, các công thức Rayleigh có thể được coi là trường hợp đặc biệt của tán xạ Mie, khi lấy giới hạn hệ số kích thước tiến dần đến 0. Dùng điện động lực học Suy diễn từ lý thuyết Mie Phân cực Xem thêm Tán xạ Tán xạ Mie Tham khảo Bucholtz A., "Rayleigh-scattering calculations for the terrestrial atmosphere", Applied Optics, vol 34, pp2765–2773, 1995 Tán xạ Hiện tượng quang học khí quyển Ánh sáng
682
5077
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%ADu%20t%C6%B0%C6%A1ng
Đậu tương
Đậu nành hay đỗ tương, hoặc đậu tương (danh pháp hai phần: Glycine max) là loại cây họ Đậu (Fabaceae), là loài bản địa của Đông Á. Loài này giàu hàm lượng chất đạm protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Cây đậu nành là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu nành được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, tào phớ, okara... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc. Ngoài ra, trong cây đậu nành còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác. Điều này có được là hoạt động cố định N2 của loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu. Phân loại Chi Glycine từng được Carl Linnaeus đưa ra năm 1737 trong ấn bản đầu tiên của quyển Genera Plantarum.Từ glycine có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp - glykys (ngọt) và có thể đề cập đến chất ngọt của củ ăn được sản xuất ở Bắc Mỹ có dạng cây đậu thân leo, Glycine apios, nay là Apios americana. Đậu tương được trồng được xuất hiện đầu tiên trong quyển Species Plantarum của Linnaeus, với tên gọi Phaseolus max L. Việc kết hợp Glycine max (L.) Merr., theo đề nghị của Merrill năm 1917, đã trở thành tên gọi chính thức được công nhận của loài này. Chi Glycine Willd. được chia thành 2 phân chi Glycine và Soja. Phân chi Soja (Moench) F.J. Herm. bao gồm cây đậu tương được trồng trọt Glycine max (L.) Merr., và cây đậu dại Glycine soja Sieb. & Zucc. Cả hai loài đều là các loài cây hàng năm. Glycine soja là tổ tiên hoang dại của Glycine max, và chúng mọc hoang ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Nga. Phân chi Glycine bao gồm ít nhất 25 loài cây dại lâu năm, ví dụ như Glycine canescens F.J. Herm. và G. tomentella Hayata, cả hai được tìm thấy ở Úc và Papua New Guinea. Cũng giống như các loài cây trồng khác có thời gian thuần hóa lâu dài, mối quan hệ giữa các loài đậu tương hiện đại và các loài mọc hoang có thể không còn dấu vết ở bất kỳ mức độ chắc chắn nào. Khả năng cố định đạm Nhiều loài trong họ đậu (alfalfa, đậu côve, pea, bean, lentil, đậu tương, đậu phộng và các loài khác) chứa các vi khuẩn cộng sinh có tên là Rhizobia, chúng nằm trong các nốt sần của bộ rễ. Các vi khuẩn này có một khả năng đặc biệt là cố định nitơ từ khí quyển thành ammoniac (NH3). Phản ứng hóa học là: N2 + 8 H+ + 8 e− → 2 NH3 + H2 Ammoniac sau đó được chuyển hóa thành một dạng khác, amoni (NH4+), có thể được một số thực vật hấp thụ theo phản ứng sau: NH3 + H+ → NH4+ Diện tích trồng đậu tương Quê hương của đậu tương là Đông Nam Á, nhưng 45% diện tích trồng đậu tương và 55% sản lượng đậu tương của thế giới nằm ở Mỹ. Nước Mỹ sản xuất 75 triệu tấn đậu tương năm 2000, trong đó hơn một phần ba được xuất khẩu. Các nước sản xuất đậu tương lớn khác là Brasil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ. Phần lớn sản lượng đậu tương của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù tiêu thụ đậu tương ở người trên đất nước này đang tăng lên. Dầu đậu tương chiếm tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ. Đậu tương biến đổi gen Đậu tương là một trong số các cây lương thực đã có nhiều giống được cải biến di truyền (GMO) nhằm tăng năng suất. Hiện nay, khoảng 80% lượng đậu tương được trồng phục vụ thương mại đều là GMO. Công ty Monsanto là công ty hàng đầu thế giới hiện nay trong sản xuất cây chuyển gen nói chung và đậu tương chuyển gen nói riêng. Thành phần hoá học trong hạt đậu Trong hạt đậu tương có các thành phần hoá học sau Protein (40%), lipid (12-25%), glucid (10-15%); có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose. Trong đậu tương có đủ các amino acid cơ bản isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin. Ngoài ra, đậu tương được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể. Các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại "thịt không xương" vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật. Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 gr đậu tương có thể tương đương với lượng đạm trong 800 gr thịt bò. Tại các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, 60% lượng đạm tiêu thụ hằng ngày là do cây đậu tương cung cấp, thông qua các loại thực phẩm như đậu hũ, đậu hũ thối, sữa đậu nành... Hàm lượng chất đạm chứa trong đậu tương cao hơn nhiều so với lượng chất đạm chứa trong các loại đậu khác. Xem thêm Các loại đậu Quá trình cố định đạm Amino acid không thay thế Chú thích Tham khảo Dinh dưỡng từ sữa đậu nành gen tự nhiên Mai Thương, 18/9/2012 08:00 GMT+7 Liên kết ngoài M Nông nghiệp Bài cơ bản dài trung bình Cây sợi Đậu ăn được Cây trồng Ẩm thực Nhật Bản
969
5087
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BB%93ng%20Wikipedia
Cộng đồng Wikipedia
Cộng đồng Wikipedia là cộng đồng những người góp phần xây dựng và bảo quản bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. Cộng đồng này được cấu thành từ đa số là tình nguyện viên; mỗi một người đóng góp được gọi là một "thành viên Wikipedia" (Wikipedian). Từ điển tiếng Anh Oxford đã ghi nhận mục từ "Wikipedian" vào tháng 8 năm 2012. Tổng quan Cộng đồng Wikipedia được cấu thành từ hàng nghìn tình nguyện viên. Trên Wikipedia, mỗi bài viết và mỗi thành viên đều có một trang "Thảo luận" liên kết với bài viết, giúp các thành viên có thể thảo luận và hợp tác với nhau. Các thành viên cũng có thể tặng cho nhau những ngôi sao ảo để ghi nhận các đóng góp tích cực. Các đóng góp này bao gồm nhiều thể loại công việc khác nhau vượt xa công việc biên tập đơn thuần, chẳng hạn như công tác như hỗ trợ về mặt xã hội, công tác quản trị và các loại công việc mang tính kết nối. Wikipedia không yêu cầu các biên tập viên cung cấp danh tính. Khi Wikipedia dần phát triển, nhiều người bắt đầu thắc mắc "Ai là tác giả của Wikipedia?". Jimmy Wales lập luận rằng phần lớn các đóng góp này đến từ "một cộng đồng ... một nhóm tận tâm gồm vài trăm tình nguyện viên", cho nên dự án cũng "giống như một tổ chức truyền thống". Năm 2008, một bài báo trên tạp chí Slate báo cáo rằng: "Theo các nhà nghiên cứu ở Palo Alto, một phần trăm người dùng Wikipedia chịu trách nhiệm cho khoảng một nửa số sửa đổi của trang web này." Sau này Aaron Swartz bàn cãi về các phương pháp đánh giá này, lưu ý rằng phần lớn nội dung (đo bằng số ký tự) của một số bài viết mà anh lấy mẫu đến từ những người có số lượng đóng góp thấp. Độ lớn Các nghiên cứu về độ lớn của cộng đồng Wikipedia cho thấy vào các năm đầu, số lượng thành viên tăng trưởng theo cấp số nhân. Năm 2008, nhà văn kiêm giảng viên đại học Clay Shirky cùng nhà khoa học máy tính Martin Wattenberg ước lượng rằng tổng số thời gian cộng đồng đã bỏ ra để viết nên Wikipedia là 100 triệu tiếng đồng hồ. Vào tháng 11 năm 2011, ước tính Wikipedia có khoảng 31,7 triệu thành viên đã đăng ký trên toàn bộ các phiên bản ngôn ngữ, trong đó có 270.000 thành viên "đang hoạt động" (có một sửa đổi mỗi tháng). Tính đến tháng 1 năm 2021, Wikipedia tiếng Anh (phiên bản lớn nhất) có 136.875 thành viên đang hoạt động. Một nửa trong số đó dành ra ít nhất một tiếng mỗi ngày trên Wikipedia, và 1/5 dành ra hơn 3 tiếng mỗi ngày. Tính đến năm , Wikipedia tiếng Việt có thành viên đang hoạt động. Nghiên cứu Một nghiên cứu năm 2007 của các nhà nghiên cứu Đại học Dartmouth cho thấy "những người đóng góp ẩn danh và không thường xuyên cho Wikipedia [...] cũng là một nguồn kiến thức đáng tin cậy như những người có đăng ký". Năm 2009, Jimmy Wales tuyên bố rằng "hóa ra hơn 50% tổng số chỉnh sửa là do 0,7% người dùng đóng góp...[tức] 524 người... Và trên thực tế, 2% tích cực nhất, tức là 1.400 người, đã thực hiện 73,4% tổng số sửa đổi." Tuy nhiên, vào năm 2009, biên tập viên kiêm nhà báo Henry Blodget của Business Insider đã chỉ ra rằng trong một mẫu bài viết ngẫu nhiên, hầu hết nội dung trên Wikipedia (đo bằng lượng văn bản đóng góp còn tồn tại cho đến lần chỉnh sửa mẫu mới nhất) được tạo bởi "người ngoài cuộc", còn hầu hết việc biên tập và định dạng được thực hiện bởi "người trong cuộc". Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy rằng các biên tập viên Wikipedia khó tính, ít cởi mở và không có tâm tính tốt hơn những người khác, nhưng sau đó một bài bình luận đã chỉ ra sai sót nghiêm trọng của nghiên cứu này – thật ra dữ liệu cho thấy độ cởi mở cao hơn và sự khác biệt giữa nhóm đối chứng, và kích cỡ mẫu thì nhỏ. Theo một nghiên cứu năm 2009, có "bằng chứng rằng cộng đồng Wikipedia có một sự phản kháng ngày càng tăng với các nội dung mới". Một cuộc khảo sát tự chọn của Quỹ Wikimedia vào năm 2008 chỉ ra rằng các biên tập viên của Wikipedia có độ tuổi trung bình là giữa 20, 62% biên tập viên đều đã học xong phổ thông hoặc học xong đại học. Cũng có dữ liệu chỉ ra rằng người châu Phi có rất ít đại diện trong hàng ngũ biên tập viên của Wikipedia. Giới tính Quỹ Wikimedia cho biết kết quả khảo sát cộng đồng tình nguyện viên vào tháng 11 năm 2008 lẫn năm 2010 là nữ giới chỉ chiếm gần 13% số người tham gia khảo sát. Cựu giám đốc điều hành Quỹ Sue Gardner bày tỏ nguyện vọng mong muốn nhìn thấy các đóng góp do nữ thực hiện sẽ tăng lên thành 25% vào năm 2015. Sang năm 2011, các nhà nghiên cứu của Đại học Minnesota cho thấy rằng nữ giới chiếm 16.1% tổng số 38.497 biên tập viên bắt đầu viết bài cho Wikipedia vào năm 2009. Do đó, các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ đã cố gắng khuyến khích nữ giới trở thành cộng tác viên của Wikipedia. Nhiều trường, trong đó có Yale và Brown, cấp tín chỉ đại học cho những sinh viên viết bài về nữ giới làm việc trong mảng khoa học hoặc công nghệ. Trong một phỏng vấn với BBC vào tháng 8 năm 2014, đồng sáng lập Wikipedia Jimmy Wales nói rằng Quỹ Wikimedia đang "nỗ lực gấp đôi" để đạt mức 25% biên tập viên nữ, vì trước đó mục tiêu này đã "thất bại hoàn toàn"; cũng như "cần phải làm rất nhiều thứ... cần phải tiếp cận nhiều... cần nhiều thay đổi về phần mềm." Viết trên tờ The New York Times, giáo sư và nhà khoa học Andrew Lih nghĩ rằng số lượng nam giới đóng góp hơn số lượng nữ giới nhiều như vậy vì việc tự khai là nữ có thể khiến người đó chịu các hành vi "quấy rối hoặc đe dọa". Họp mặt Wikimania là một hội nghị quốc tế thường niên do Quỹ Wikimedia tổ chức dành cho các thành viên của các dự án wiki. Hội nghị được tổ chức tại các nơi khác nhau trên khắp thế giới. Xuyên suốt hội nghị là các buổi training, đàm thoại, thuyết trình, workshop cũng như thảo luận về các vấn đề xoay quanh những dự án này. Wikimania năm 2019 tổ chức tại Stockholm đã thu hút hơn 800 thành viên từ nhiều quốc gia. Great American Wiknic là một buổi họp mặt thường niên diễn ra vào mùa hè tại các thành phố lớn của Mỹ, thường là ngay trước ngày Quốc khánh Mỹ. Tại các buổi Wiknic này, các thành viên Wikipedia có thể chuẩn bị đồ ăn, mang đến để cùng thưởng thức và giao lưu với nhau. Đón nhận Công nhận Vào năm 2014, một đài tưởng niệm do Mihran Hakobyan thiết kế đã được dựng lên tại thị trấn Słubice, Ba Lan để tôn vinh cộng đồng Wikipedia. Cộng đồng Wikipedia đã được trao một giải Erasmus (2015) vì đã "[thúc đẩy] công tác phổ biến kiến thức bằng một bách khoa toàn thư dễ hiểu và dễ tiếp cận" cũng như ghi nhận cộng đồng Wikipedia là "một dự án có sự tham gia của hàng chục nghìn tình nguyện viên trên khắp thế giới". Phê bình Cộng đồng Wikipedia đã bị phê bình về việc ít biên tập viên nữ tham gia, vai trò của đồng sáng lập viên Jimmy Wales. Có ý kiến chỉ trích rằng vòng tròn bên trong của cộng đồng Wikipedia là một giáo phái — những thành viên này có quan điểm giống nhau và phản bác ý kiến của người ngoài. Đồng sáng lập viên Larry Sanger đã chỉ trích rằng cộng đồng này thiếu hiệu quả và lạm dụng, "không thi hành bộ quy định một cách hiệu quả và nhất quán", nên "quản trị viên cùng các thành viên có suy nghĩ giống nhau đều có thể hành xử một cách lạm dụng kèm hình phạt, kết quả là một vòng tuần hoàn lạm dụng không hồi kết." Nhà báo Oliver Kamm của The Times nghi ngại về mức độ tin cậy của Wikipedia vì "Cái Wikipedia tìm kiếm không phải là sự thật mà là đồng thuận, và cũng như một cuộc họp chính trị dông dài, kết quả chung cuộc sẽ bị lấn át bởi những tiếng nói ồn ào và dai dẳng nhất." Tham khảo Liên kết ngoài Định nghĩa từ "Wikipedian" tại Oxford English Dictionary (Tử điển tiếng Anh Oxford) Cộng đồng
1,517
5110
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%BFt%20%C4%91en%20M%E1%BA%B7t%20Tr%E1%BB%9Di
Vết đen Mặt Trời
thế=Line graph showing historical sunspot number count, Maunder and Dalton minima, and the Modern Maximum|nhỏ|Lịch sử của vết đen Mặt Trời trong 400 năm, bao gồm cả Maunder Minimum Vết đen Mặt Trời là hiện tượng trên quang cầu của Mặt Trời xuất hiện các điểm tạm thời tối hơn các khu vực xung quanh. Chúng là những vùng có nhiệt độ bề mặt giảm do từ thông ức chế sự đối lưu. Các vết đen Mặt Trời xuất hiện trong các vùng hoạt động hay trong phạm vi từ 8 độ đến 35 độ hai bên đường xích đạo của Mặt Trời, thường theo các cặp cực từ đối nghịch nhau. Số lượng của chúng thay đổi theo chu kỳ Mặt Trời khoảng 11 năm. Các vết đen Mặt Trời riêng lẻ hoặc nhóm các vết đen Mặt Trời có thể tồn tại ở bất kỳ đâu từ vài ngày đến vài tháng, nhưng cuối cùng sẽ phân rã. Các vết đen Mặt Trời mở rộng và co lại khi chúng di chuyển trên bề mặt Mặt Trời, với đường kính từ tới . Có thể nhìn thấy các vết đen Mặt Trời lớn hơn từ Trái Đất mà không cần sự trợ giúp của kính thiên văn. Chúng có thể di chuyển với tốc độ tương đối, hoặc chuyển động riêng, vài trăm mét mỗi giây khi chúng lần đầu tiên xuất hiện. Lịch sử Ghi chép sớm nhất về vết đen Mặt Trời được tìm thấy trong Kinh Dịch của Trung Quốc, được hoàn thành trước năm 800 trước Công Nguyên. Văn bản mô tả rằng một dou và mei đã được quan sát thấy dưới ánh Mặt Trời, trong đó cả hai từ đều đề cập đến một che khuất nhỏ. Ghi chép sớm nhất về việc quan sát vết đen Mặt Trời có chủ ý cũng đến từ Trung Quốc, và có niên đại vào năm 364 trước Công Nguyên, dựa trên nhận xét của nhà thiên văn học Cam Đức (甘德) trong một star catalogue. Đến năm 28 trước Công Nguyên, các nhà thiên văn học Trung Quốc đã thường xuyên ghi lại các quan sát về vết đen trong các ghi chép chính thức của triều đình. Lần đầu tiên vết đen Mặt Trời được đề cập rõ ràng trong văn học phương Tây là vào khoảng năm 300 trước Công Nguyên, bởi học giả Hy Lạp cổ đại Theophrastos, học trò của Platon và Aristoteles. Những bức vẽ đầu tiên về vết đen Mặt Trời được thực hiện bởi tu sĩ người Anh John of Worcester vào tháng 12 năm 1128. Các vết đen Mặt Trời lần đầu tiên được quan sát bằng kính thiên văn vào tháng 12 năm 1610 bởi nhà thiên văn học người Anh Thomas Harriot. Các quan sát của ông được ghi lại và được theo dõi vào tháng 3 năm 1611 bởi các quan sát và báo cáo của các nhà thiên văn học người Frisia Johannes Fabricius và David Fabricius. Sau khi Johannes Fabricius qua đời ở tuổi 29, các báo cáo của ông vẫn còn mơ hồ và không được chú ý tới bởi những khám phá và ấn phẩm độc lập về vết đen Mặt Trời của Christoph Scheiner và Galileo Galilei. Galileo có thể đã bắt đầu quan sát vết đen Mặt Trời bằng kính viễn vọng cùng thời với Harriot, tuy nhiên, những ghi chép của Galileo mãi đến năm 1612 mới xuất hiện. Vào đầu thế kỷ 19, William Herschel là một trong những người đầu tiên đánh đồng các vết đen Mặt Trời với sự nóng lên và lạnh đi trên Trái Đất và tin rằng một số đặc điểm nhất định của các vết đen Mặt Trời sẽ cho thấy sự gia tăng nhiệt độ trên Trái Đất. Trong quá trình quan sát hiện tượng của Mặt Trời và cấu trúc giả thuyết của Mặt Trời, ông đã tình cờ phát hiện ra sự xuất hiện tương đối ít của vết đen Mặt Trời từ tháng 7 năm 1795 đến tháng 1 năm 1800. Từ đó, ông phát hiện ra rằng việc xuất hiện ít vết đen Mặt Trời xảy ra đồng thời với giá lúa mì cao ở Anh. Chủ tịch của Hội Hoàng gia Luân Đôn nhận xét rằng xu hướng tăng giá lúa mì là do lạm phát tiền tệ. Nhiều năm sau, các nhà khoa học như Richard Carrington năm 1865 và John Henry Poynting năm 1884 đã cố gắng nhưng không tìm ra mối liên hệ giữa giá lúa mì và vết đen Mặt Trời, và phân tích hiện đại cho thấy không có mối tương quan có ý nghĩa giữa giá lúa mì và số lượng vết đen Mặt Trời. Từ trường Từ trường của Mặt Trời phải do các dòng điện trong lòng Mặt Trời tạo ra. Nhiều nguyên tử trong khí Mặt Trời bị ion hoá. Khi các electron và các hạt mang điện chuyển động tương đối đối với các nguyên tử và các ion, sẽ có các dòng điện xuất hiện trong lòng Mặt Trời. Có thể mô hình hoá vết đen Mặt Trời, theo phương diện điện từ học, bằng solenoid (các vòng dây được quấn quanh một ống hình trụ). Các "vòng dây" của solenoid tương ứng với khí ở biên giới của vết đen (khoảng 103 km) tạo ra từ trường là đồng nhất (đúng cho trường hợp solenoid dài hơn rất nhiều so với đường kính của nó). Một solenoid "dài vô hạn" được quấn bởi n vòng dây trên một mét mang dòng điện I ampe sẽ tạo ra từ trường đồng nhất ở bên trong với cường độ: B = 4 π 10-7 nI tesla Giá trị quan sát được của B trong vết đen Mặt Trời là 0,15 T, suy ra nI có giá trị 1,2 105 A/m, dòng điện quanh solenoid dọc theo mỗi mét dài. Độ sâu thực sự của một vết đen và từ trường của nó ước tính là 3,104 km, suy ra dòng điện tổng cộng quay quanh vết đen Mặt Trời là 4,1012 A. Có một sự khác biệt giữa vết đen Mặt Trời với solenoid trong phòng thí nghiệm. Các vòng dây của solenoid có điện trở và dòng điện chạy qua sẽ toả ra nhiệt lượng. Dòng điện trên vết đen Mặt Trời không có cản trở và không toả nhiệt, như trong nam châm siêu dẫn, chạy mãi cho đến khi có ngoại lực làm nó biến mất. Xem thêm Tham khảo Liên kết ngoài Quan sát về các Vết đen Mặt Trời của Galileo Galilei Hiện tượng của Mặt Trời Hiện tượng sao Biến đổi khí hậu Thuật ngữ thiên văn học
1,114
5115
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4%20h%C3%ACnh%20Markov%20%E1%BA%A9n
Mô hình Markov ẩn
Mô hình Markov ẩn (tiếng Anh là Hidden Markov Model - HMM) là mô hình thống kê trong đó hệ thống được mô hình hóa được cho là một quá trình Markov với các tham số không biết trước và nhiệm vụ là xác định các tham số ẩn từ các tham số quan sát được, dựa trên sự thừa nhận này. Các tham số của mô hình được rút ra sau đó có thể sử dụng để thực hiện các phân tích kế tiếp, ví dụ cho các ứng dụng nhận dạng mẫu. Trong một mô hình Markov điển hình, trạng thái được quan sát trực tiếp bởi người quan sát, và vì vậy các xác suất chuyển tiếp trạng thái là các tham số duy nhất. Mô hình Markov ẩn thêm vào các đầu ra: mỗi trạng thái có xác suất phân bổ trên các biểu hiện đầu ra có thể. Vì vậy, nhìn vào dãy của các biểu hiện được sinh ra bởi HMM không trực tiếp chỉ ra dãy các trạng thái. Đây là một mô hình toán thống kê có ứng dụng rộng rãi trong Tin sinh học. Các chuyển tiếp trạng thái trong mô hình Markov ẩn Sự tiến hóa của mô hình Markov Biểu đồ(Markov) trên đây làm nổi bật các chuyển tiếp trạng thái của mô hình Markov ẩn. Nó cũng có ích để biểu diễn rõ ràng sự tiến hóa của mô hình theo thời gian, với các trạng thái tại các thời điểm khác nhau t1 và t2 được biểu diễn bằng các tham biến khác nhau, x(t1) và x(t2). Trong biểu đồ này, nó được hiểu rằng thời gian chia cắt ra (x(t), y(t)) mở rộng tới các thời gian trước và sau đó như một sự cần thiết. Thông thường lát cắt sớm nhất là thời gian t=0 hay t=1. Sử dụng các mô hình Markov Có ba vấn đề cơ bản để giải quyết bằng HMM: Cung cấp cho mô hình các tham số, tính xác suất của dãy đầu ra cụ thể. Giải bằng thuật toán tiến trước (thuật toán tham lam). Cung cấp cho mô hình các tham số, tìm dãy các trạng thái (ẩn) có khả năng lớn nhất mà có thể sinh ra dãy đầu ra đã cung cấp. Giải bằng thuật toán Viterbi. Cung cấp dãy đầu ra, tìm tập hợp có khả năng nhất của chuyển tiếp trạng thái và các xác suất đầu ra. Giải bằng thuật toán Baum-Welch. Ví dụ cụ thể Ví dụ này được xem xét tỉ mỉ hơn trong trang thuật toán Viterbi Các ứng dụng Sự nhận biết lời nói hay sự nhận biết ký tự quang học Quy trình ngôn ngữ tự nhiên Tin sinh học và hệ gen học Dự đoán các vùng mang mã (khung đọc mở) trên một trình từ gene. Xác định các họ gene hoặc họ protein liên quan. Mô phỏng cấu trúc không gian của protein từ trình tự amino acid. và còn nhiều nữa... Xem thêm Suy luận Bayes Thuật toán Viterbi Lượng giá tham số Andrey Markov Tham khảo Lawrence Rabiner, 1989. A Tutorial on Hidden Markov Models and Selected Applications in Speech Recognition. http://www.caip.rutgers.edu/~lrr/Reprints/tutorial%20on%20hmm%20and%20applications.pdf Kristie Seymore, Andrew McCallum, and Roni Rosenfeld. Learning Hidden Markov Model Structure for Information Extraction. AAAI 99 Workshop on Machine Learning for Information Extraction, 1999. (also at CiteSeer: ) Profile hidden Markov models SR Eddy Bioinformatics 1998. Tham khảo Liên kết ngoài Hidden Markov Model (HMM) Toolbox for Matlab (by Kevin Murphy) Hidden Markov Models (an exposition using basic mathematics) GHMM Library (home page of the GHMM Library project) A step-by-step tutorial on HMMs (University of Leeds) Lý thuyết xác suất Tin sinh học Mô hình Markov
611
5177
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFt%20c%E1%BA%B7p%20tr%C3%ACnh%20t%E1%BB%B1
Bắt cặp trình tự
Sắp xếp thẳng hàng trình tự (tiếng Anh là sequence alignment) là phương pháp sắp xếp hai hoặc nhiều trình tự nhằm đạt được sự giống nhau tối đa. Các trình tự này có thể được xen bằng các khoảng trống (thường được diễn tả bằng các gạch nối ngang) tại các vị trí có thể để làm sao tạo thành các cột giống nhau (identical) hoặc tương tự nhau (similar). tcctctgcctctgccatcat---caaccccaaagt |||| ||| ||||| ||||| |||||||||||| tcctgtgcatctgcaatcatgggcaaccccaaagt Phương pháp này thường được dùng để nghiên cứu sự tiến hóa của các trình tự từ một tổ tiên chung, đặc biệt là các trình tự sinh học như trình tự protein hoặc trình tự DNA. Các bắt cặp không đúng trong trình tự tương ứng với các đột biến và các khoảng trống tương ứng với phần thêm vào hoặc xóa đi. Cũng có thể sử dụng sắp xếp thẳng hàng trình tự để nghiên cứu nhiều vấn đề khác như sự tiến hóa ngôn ngữ và độ tương đồng trong các văn bản. Thuật ngữ "sắp xếp thẳng hàng trình tự" cũng chỉ quá trình tạo ra sự sắp xếp này hay tìm ra các cách sắp xếp tốt nhất trong cơ sở dữ liệu gồm các trình tự riêng biệt. Sắp gióng cột đôi một (Pairwise alignment) Sắp gióng cột đôi một là phương pháp phục vụ cho việc tìm kiếm một trình tự sắp gióng cột toàn bộ hay (cục bộ) mà trùng khớp nhất của các chuỗi protein (amino acid) hay DNA (nucleic acid). Thông thường, mục đích của nó là tìm ra (mối quan hệ) đồng đẳng của một gene hay một sản phẩm-gên trong một cơ sở dữ liệu các thông tin mẫu đã có sẵn. Thông tin này là hữu ích để trả lời một loạt các câu hỏi sinh học khác nhau. Ứng dụng quan trọng nhất của sắp gióng cột đôi một là để xác định các chuỗi có cấu trúc hay chức năng chưa biết. Một ứng dụng quan trọng khác là trong việc nghiên cứu tiến hóa phân tử. Sắp gióng cột toàn bộ (Global alignment) Sắp gióng cột toàn bộ giữa hai trình tự là một phương pháp trong đó toàn bộ ký tự trên hai trình tự tham gia vào quá trình sắp xếp. Phương pháp này thường được áp dụng để tìm các trình tự tương cận gần. Khi các trình tự này cũng dễ dàng xác định bằng phương pháp sắp gióng cột cục bộ, các phương pháp sắp gióng cột toàn bộ không được xem như một kỹ thuật. Hơn nữa, có một số mô hình tiến hóa phân tử như xáo trộn miền (domain shuffling) làm trở ngại tính ững dụng của các phương pháp này. Sắp gióng cột cục bộ (Local alignment) Sắp gióng cột cục bộ là phương pháp nhằm tìm kiếm các vùng có quan hệ bên trong các chuỗi - hay nói cách khác là chúng có chứa một tập con các ký tự (tạo bởi A, T, X, G) bên trong chuỗi. Ví dụ, vị trí 20-40 của chuỗi A có thể được sắp gióng cột với vị trí 50-70 của chuỗi B. Đây là kĩ thuật linh hoạt hơn sắp trình từ toàn bộ và có thuận lợi là các vùng liên quan xuất hiện ở các trật tự khác nhau ở hai protein (hay còn biết tới với tên là xáo trộn miền) có thể được xác định. Điều này là không thể đạt được với phương pháp sắp gióng cột toàn bộ. Tính chính xác của sắp gióng cột Nơi thông thường xảy ra việc sắp xếp trình tự là ở cơ chế của sự tiến hóa phân tử. DNA mang các nguyên liệu di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, bằng cơ chế tự phân đôi bán bảo toàn của nó. Các thay đổi trong nguyên liệu đó là do các sai sót hay đột biến trong quá trình phân đôi, hoặc do virut và các cơ chế khác đôi khi dịch chuyển các chuỗi con bên trong nhiễm sắc thể và giữa các cá thể độc lập nhau. Kết quả là, một sắp xếp giữa các chuỗi cho thấy rằng chuỗi đó xuất phát từ cùng một tổ tiên chung thì chứa các chuỗi con trùng nhau. Trong trường hợp chuỗi di truyền, nó nhấn mạnh rằng chúng cùng mang thông tin của cùng một tổ tiên chung. Xem xét nơi xảy ra để biết xác suất xảy ra của các sự kiện này, chúng ta có thể ước lượng thời gian khi một chuỗi đi trệch ra khỏi tổ tiên chung hay thời gian cần thiết để một chuỗi có thể trở thành một chuỗi mới hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có sự bất đồng về giá trị và ứng dụng tự nhiên của các xác suất đối với sự tiến hóa sinh học. Một hướng suy nghĩ cho rằng chỉ có thể xảy ra các thay đổi đơn giản, với tỉ lệ cố định (ứng dụng của Occam's Razor) trong khi một hướng khác cho rằng chỉ cần giai đoạn tiến hóa ngắn khi có các thay đổi cực kì lớn. Sắp gióng cột cấu trúc (Structural alignment) Sắp gióng cột nhiều trình tự (Multiple alignment) Các giải thuật Phần mềm Tham khảo Liên kết ngoài Blast Server at the NCBI Tin sinh học
891
5181
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%ACnh%20t%E1%BB%B1%20motif
Trình tự motif
Một trình tự motif là một đoạn trình tự nucleotide hoặc amino acid phổ biến và có, hoặc cho là có, một chức năng sinh học nào đó. Ví dụ như motif về vị trí gắn thêm gốc N-glycosyl: Asn, tiếp đến là bất kỳ a.a nào trừ Pro, tiếp đến là Ser hoặc Thr, sau đó có thể là bất kỳ a.a nào trừ Pro trong đó chữ viết tắt là ký hiệu cho các amino acid theo kiểu viết tắt 3 chữ cái, (xem mã di truyền). Tổng quan Khi trình tự motif xuất hiện trong exon của một gen, thì nó có thể mã hóa "motif cấu trúc" "của protein"; đó là nhân tố kiểu lập thể của cấu trúc bậc 3 của protein. Tuy nhiên, motif không cần phải được gắn với cấu trúc bậc hai đặc biệt. Trình tự DNA không mã hóa không được dịch mã thành protein và các acid nucleic với motif như vậy không cần phải khác so với dạng điển hình (ví dụ, DNA "dạng B" xoắn kép). Ngoài gen exon, còn có các motif trình tự điều hòa và motif bên trong "mảnh DNA", ví dụ như DNA vệ tinh. Một số trong chúng được cho là có ảnh hưởng đến hình dạng của acid nucleic (xem ví dụ RNA self-splicing), nhưng việc này chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Ví dụ, một số protein gắn DNA mà có ái lực với motif thì chỉ gắn DNA ở dạng xoắn kép của nó. Chúng có thể nhận biết motif thông qua chuỗi xoắn kép hoặc đường rãnh nhỏ hơn. Motif mã hóa ngắn, mà xuất hiện trong cấu trúc bậc hai chưa đầy đủ,, include those that label proteins for delivery to particular parts of a cell, or mark them for phosphorylation. Within a sequence or database of sequences, researchers search and find motifs using computer-based techniques of sequence analysis, such as BLAST. Such techniques belong to the discipline of bioinformatics. See also consensus sequence. Khi trình tự motif xuất hiện trong exon của một gen, thì nó có thể mã hóa "motif cấu trúc" "của protein"; đó là nhân tố kiểu lập thể của cấu trúc bậc 3 của protein. Tuy nhiên, motif không cần phải được gắn với cấu trúc bậc hai đặc biệt. Trình tự DNA không mã hóa không được dịch mã thành protein và các acid nucleic với motif như vậy không cần phải khác so với dạng điển hình (ví dụ, DNA "dạng B" xoắn kép). Ngoài gen exon, còn có các motif trình tự điều hòa và motif bên trong "mảnh DNA", ví dụ như DNA vệ tinh. Một số trong chúng được cho là có ảnh hưởng đến hình dạng của acid nucleic (xem ví dụ RNA self-splicing), nhưng việc này chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Ví dụ, một số protein gắn DNA mà có ái lực với motif thì chỉ gắn DNA ở dạng xoắn kép của nó. Chúng có thể nhận biết motif thông qua chuỗi xoắn kép hoặc đường rãnh nhỏ hơn. Motif mã hóa ngắn, mà xuất hiện trong cấu trúc bậc hai chưa đầy đủ, Tham khảo Akiyama, Y. et al. (1996). The gcm-motif: a novel DNA-binding motif conserved in Drosophila and mammals. Proc. Natl. Acad. Sci. USA 93 14912–14916. Matsuda, Hideo; Taniguchi, Fumihiro; & Hashimoto, Akihiro (January 1997). An Approach to Detection of Protein Structural Motifs using an Encoding Scheme of Backbone Conformations. Proc. of 2nd Pacific Symposium on Biocomputing 280–291. Tham khảo Liên kết ngoài PROSITE Database of protein families and domains The MEME/MAST System for Motif Discovery and Search MEME Documentation Tin sinh học
602
5200
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A3y%20s%E1%BB%91%20th%E1%BB%B1c
Dãy số thực
Dãy số thực là một danh sách (hữu hạn hoặc vô hạn) liệt kê các số thực theo một thứ tự nào đó. Định nghĩa Theo quan điểm của lý thuyết tập hợp dãy số là một ánh xạ a: , trong đó là tập hợp số tự nhiên, hoặc tập con của tập số tự nhiên nhỏ hơn / lớn hơn một số tự nhiên m nào đó. Khi đó thay cho a(n) ta dùng ký hiệu an. an = a(n) Nếu X là hữu hạn ta có dãy hữu hạn: am,..., an. Ngược lại nó được xem là vô hạn. a0, a1,..., an,... Đôi khi, dãy hữu hạn cũng có thể được xem là vô hạn với các phần tử từ thứ m trở đi là bằng nhau. Khi bắt đầu từ phần tử dãy thường được ký hiệu: với xn là phần tử thứ n. Người ta thường xét hơn các dãy bắt đầu từ phần tử . với xn là phần tử thứ n Sau đây sẽ chủ yếu đề cập đến các dãy số thực vô hạn. Nhiều định nghĩa và kết quả dưới đây có thể mở rộng cho dãy các phần tử trong không gian metric hoặc không gian topo. Ý nghĩa thực tế Trong nhiều bài toán, dãy số có thể được tạo dựng qua quá trình thu thập dữ liệu. Các dữ liệu thu thập có thể gồm nhiều số từ x1, x2,...xn. Tập hợp các số này có thứ tự, nghĩa là có số đầu tiên (x1), số thứ 2 (x2) và các số tiếp theo. Biên của dãy Cho dãy . Tập hợp các giá trị của dãy: được gọi là biên của dãy đó. Biên này không có thứ tự. Ví dụ, cho dãy , có biên là {-1,1}. Nó có 2 phần tử thay đổi là 1 và -1. Dãy số thực đơn điệu Định nghĩa Cho dãy số thực với xn là các số thực. Nó là Không tăng khi và chỉ khi với mọi . Không giảm khi và chỉ khi với mọi . Nếu dãy có được một trong hai tính chất này, ta gọi dãy đó là dãy đơn điệu. Ví dụ, với dãy , ta có . Do 2 > 1 nên , hay . Suy ra là dãy tăng. Tính đơn điệu và dấu của đạo hàm Một cách để xác định một dãy có đơn điệu hay không là dựa vào đạo hàm của hàm số tương ứng. Ví dụ như cho dãy . Xét hàm số: với Lấy đạo hàm của nó, ta thu được: Đạo hàm này nhỏ hơn không khi x > e. Điều này xảy ra với mọi n > 2, nên dãy là dãy giảm. Dãy số thực bị chặn Dãy bị chặn trên khi và chỉ khi tồn tại T ở đó , với mọi . Số T được gọi là giá trị chặn trên. Ngược lại, dãy bị chặn dưới khi và chỉ khi tồn tại D ở đó , với mọi . Số D được gọi là giá trị chặn dưới. Nếu một dãy có cả hai tính chất trên thì dãy đó được gọi là dãy bị chặn. Ví dụ, dãy bị chặn dưới bởi 3 vì nó luôn có giá trị dương lớn hơn hoặc bằng 3. Giới hạn của một dãy số thực Khái niệm giới hạn của dãy số bắt nguồn từ việc khảo sát một số dãy số thực, có thể tiến "rất gần" một số nào đó. Chẳng hạn, xét dãy số thực: hay Khi cho n tăng lên vô hạn thì phân số trở nên nhỏ tuỳ ý, do đó số hạng thứ n của dãy có thể tiến gần đến 1 với khoảng cách nhỏ tuỳ ý. Người ta diễn đạt điều đó bằng định nghĩa sau Đinh nghĩa Cho dãy số thực (xn) và một số thực x. Khi đó nếu: , , . thì x được gọi là giới hạn của dãy (xn). Khi đó ta cũng nói dãy (xn) hội tụ. Giới hạn của dãy thường được ký hiệu: </p>. Hoặc Các định lý cơ bản Nếu dãy có giới hạn hữu hạn thì nó bị chặn. Dãy hội tụ chỉ có một giới hạn. Nếu và thì . Nếu và thì . Dãy đơn điệu tăng (giảm) hội tụ khi và chỉ khi nó bị chặn trên (dưới). Tính chất Nếu các dãy (xn) và (yn) hội tụ và and thì và (nếu L2 khác 0) Một số giới hạn cơ bản Vô cùng bé, vô cùng lớn Nếu một dãy số có giới hạn là 0 thì nó được gọi là một vô cùng bé. Nếu:, , . thì dãy được gọi là vô cùng lớn. Khi đó ta cũng viết: Xem thêm Dãy Farey Dãy Thue-Morse Dãy Fibonacci Cấp số cộng Cấp số nhân Dãy (toán học) Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) The On-Line Encyclopedia of Integer Sequences Lý thuyết số
801
5207
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A1%20dong
Lá dong
Cây lá dong, dong gói bánh, dong rừng hay dong lá (danh pháp hai phần: Phrynium placentarium, đồng nghĩa: Phyllodes placentaria Lour., 1790; Phrynium parviflorum Roxb., 1832; P. capitatum Willd., 1797; P. sinicum Miq., 1861; Stachyphrynium placentarium (Lour.) Clausager & Borchs, 2003.) là một loài thực vật trong họ Dong (Marantaceae). Loài này được (Lour.) Clausager & Borchs. mô tả khoa học đầu tiên năm 2003. Đặc điểm Cây thân thảo cao 1–2 m. Các lá gốc 1 (hoặc 2); bao lá 3–50 cm. Lá mọc trên thân cây 1; bao lá 3–5 cm; cuống lá 7,5–60 cm, thể gối 2–7 cm; phiến lá hình từ trứng tới elip, 25-55 × (5,5-) 8–20 cm, dạng dai như da nhưng mỏng, không lông, gốc lá thuôn tròn với tâm nhọn, đỉnh lá nhọn. Cụm hoa không cuống, bao gồm 4 hay 5 hoặc nhiều hơn các bông con, hình cầu, đường kính 3–8 cm; các lá bắc nhiều, thuôn dài, 2-2,5 cm, đỉnh với mũi nhọn thon dần và cứng dạng gai. Hoa 2 trên mỗi lá bắc, màu trắng hay trắng ngả sang vàng. Các lá đài thẳng, khoảng 5 mm. Ống tràng hoa khoảng 8 mm; thùy lá hình elip, kích thước khoảng 5 x 2 mm. Các nhụy lép bên ngoài hình trứng ngược, khoảng 5 mm. Bầu nhụy nhẵn nhụi hoặc có lông măng ở đỉnh. Quả thuôn dài, khoảng 1,2 cm; vỏ quả mỏng. Hạt 1, hình dạng elip, khoảng 1 cm; áo hạt màu đỏ. Ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 8, nhưng có thể sớm hơn từ tháng 2, kết quả từ tháng 8 tới tháng 11. Phân bố Sinh sống trong các khu vực ẩm ướt có bóng râm che phủ như trong rừng, thường trong các thung lũng dọc theo suối; cao độ từ 0 tới 1.500 m. Phân bố tại Ấn Độ, Bhutan, Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, đông nam Tây Tạng, nam Vân Nam) và Việt Nam. Sử dụng Lá dong được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh giày bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ. Bánh gói lá dong sau khi luộc có mùi thơm đặc biệt và dễ chịu. Lá dong còn được dùng để cất giấm bằng cách ngâm lá với rượu hay dung dịch 30% đường. Theo kinh nghiệm dân gian, lá dong được dùng làm thuốc giải độc, chữa say rượu, rắn cắn. Tham khảo Liên kết ngoài Cây lá dong tại Quần thực vật Trung Hoa Cây lá dong tại www.lrc-hueuni.edu.vn P Thực vật được mô tả năm 1919
410