id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
628
29.6k
gen
stringclasses
1 value
len
int64
200
2k
5958
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20C%C3%A1%20qu%E1%BA%A3
Họ Cá quả
Họ Cá quả (tên khác: Cá chuối, Cá lóc, Cá sộp, Cá xộp, Cá trầu, cá trõn, Cá đô, tùy theo từng vùng) là các loài cá thuộc họ Channidae. Họ này có 2 chi còn loài sinh tồn là Channa hiện biết 39 loài, Parachanna hiện biết có 3 loài ở châu Phi. Ở Việt Nam chủ yếu là Channa maculata (có tài liệu gọi là Ophiocephalus maculatus / Bostrychus maculatus) và Channa argus (hay còn gọi là Ophiocephalus argus tức cá quả Trung Quốc). Đặc điểm nhận dạng Vây lưng có 40 - 46 tia vây; vây hậu môn có 28 - 30 tia vây, vảy đường bên 41 - 55 cái. Đầu cá quả Channa maculata có đường vân giống như chữ "nhất" và hai chữ "bát" còn đầu cá Channa argus tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn. Đầu của chúng bẹt so với thân, vảy tạo vân màu nâu xám xen lẫn với những chỗ màu xám nhạt. Lưng có màu đen ánh nâu. Phân bố Chúng có thể sống trong các môi trường nước thiếu oxy, là loài cá sống trong môi trường nước ngọt. Chúng tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới như châu Phi và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Triều Tiên, Sri Lanka, Việt Nam v.v, ở đó chúng được coi là loài cá đặc sản. Môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, suối, ao, hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, hay tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ và nước đục. Nhiệt độ: 7 - 35 °C Vĩ độ: 40°bắc - 10°bắc Phân loại Họ này theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes, tuy nhiên gần đây người ta đã xem xét lại phát sinh chủng loài của cá và đề xuất tách họ này sang bộ Anabantiformes. Họ Cá quả (Channidae) Chi Cá lóc (Channa) Channa amphibeus Channa andrao - cá lóc cầu vồng vây xanh Channa argus - cá lóc Trung Quốc Channa asiatica - cá trèo đồi, cá tràu tiến vua Channa aurantimaculata - cá lóc Ấn Độ Channa aurantipectoralis Channa bankanensis Channa baramensis Channa barca - cá lóc Hoàng Đế Channa bleheri - cá lóc cầu vồng ngũ sắc Channa burmanica Channa cyanospilos Channa diplogramma Channa gachua - cá chòi Channa harcourtbutleri Channa hoaluensis - cá lóc vây xanh Hoa Lư Channa longistomata - cá trẳng, pa cẳng Channa lucius - cá dày Channa maculata - cá chuối hoa Channa marulioides - cá lóc vẩy rồng Channa marulius - cá lóc mắt bò, cá lóc khổng lồ Channa melanoptera Channa melanostigma Channa melasoma Channa micropeltes - cá lóc bông Channa ninhbinhensis - cá lóc vây xanh Ninh Bình Channa nox Channa orientalis - cá chành dục Channa ornatipinnis Channa panaw Channa pardalis Channa pleurophthalma Channa pomanensis Channa pseudomarulius Channa pulchra - cá lóc pháo hoa đốm vàng Channa punctata Channa shingon - cá lóc vây xanh Đài Loan Channa striata - cá lóc đồng, cá lóc đen Chi †Eochanna: †Eochanna chorlakkiensis Chi Cá lóc Châu Phi (Parachanna) Parachanna africana † Parachanna fayumensis Parachanna insignis Parachanna obscura Sinh trưởng và sinh sản Cá quả lớn tương đối nhanh. Con lớn nhất dài đến 1 mét, nặng đến 20 kg, cá 1 tuổi thân dài khoảng 19 – 39 cm, nặng 95 - 760g; cá 2 tuổi thân dài 38,5–40 cm, nặng 625 - 1.395g; cá 3 tuổi thân dài 45–59 cm, nặng 1,5 - 2,0 kg (con đực và cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20 °C sinh trưởng nhanh, dưới 15 °C sinh trưởng chậm. Cá từ một năm tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản. Mùa sinh sản là từ tháng 4-7 hàng năm. Cá bố mẹ có tính ấp trứng và nuôi con. Thức ăn Cá chuối là loại cá ăn thịt. Thức ăn khi nhỏ (thân dài 3 – 8 cm) là côn trùng, cá con và tôm con; khi thân dài trên 8 cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg chúng có thể ăn tới 20% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, chúng cũng ăn thức ăn chế biến. Cách phân loài mới Năm 2020 người ta thiết lập họ Aenigmachannidae để chứa 2 loài của chi Aenigmachanna, do cho rằng chúng đã tách khỏi Channidae khoảng 34 tới 109 triệu năm trước, đủ để coi là một họ riêng biệt. Chi Aenigmachanna Aenigmachanna gollum Aenigmachanna mahabali Xem thêm Channa maculata Cá quả Trung Quốc Ghi chú Liên kết ngoài AP article about a second snakehead fish found in Potomac Overview of Northern Snakehead biology ITIS entry Student writes article on Snakehead problem in Florida Channa maculata Cá quả Động vật Kazakhstan Động vật Uzbekistan Cá Đài Loan Cá Trung Quốc Cá ăn được Loài cá xâm lấn C Cá Indonesia
803
5963
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1t%20alpha
Hạt alpha
Hạt alpha hay tia alpha là một dạng của phóng xạ. Đó là hạt bị ion hóa cao và khó có khả năng đâm xuyên. Hạt alpha gồm hai proton và hai neutron liên kết với nhau thành một hạt giống hệt hạt nhân nguyên tử hellium. do đó, hạt alpha có thể được viết là He2+ hoặc là chỉ ra một ion heli có điện tích +2 (thiếu hai electron của nó). Nếu ion thu được electron từ môi trường của nó, hạt alpha trở thành nguyên tử heli bình thường là (trung hòa). Các hạt alpha, giống như hạt nhân helium, có độ xoáy ròng bằng không. Do cơ chế sản xuất của chúng trong phân rã phóng xạ alpha tiêu chuẩn, các hạt alpha thường có động năng khoảng 5 MeV và vận tốc trong khoảng 5% tốc độ ánh sáng. Chúng là một dạng bức xạ hạt có tính ion hóa cao và (là kết quả từ phân rã alpha phóng xạ) có độ sâu thâm nhập thấp. Trong không khí, tia α chuyển động với vận tốc khoảng 20 000 km/s. Đi được chừng vài cm trong không khí và chừng vài μm trong vật rắn, không xuyên qua được tấm bìa dày 1 mm. Hạt alpha xuất hiện trong phân rã của hạt nhân phóng xạ như là urani hoặc radi trong một quá trình gọi là phân rã alpha (tiếng Anh: alpha decay). Đôi khi sự phân rã làm hạt nhân ở trạng thái kích thích khởi động phân rã gamma để giải thoát năng lượng. Tia alpha lệch về phía cực âm của tụ điện, mang điện tích dương (gấp 2 lần điện tích của proton), có khối lượng bằng nguyên tử heli. Phương trình phóng    Dạng rút gọn Xem thêm Hạt beta Hạt gamma Phân rã alpha Tham khảo Liên kết ngoài Phóng xạ Bức xạ
306
5982
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20M%C3%A8o
Họ Mèo
Họ Mèo (Felidae) là một họ động vật có vú trong Bộ Ăn thịt (Carnivora). Các thành viên trong họ này thông thường được gọi là "mèo". Thuật ngữ "mèo" vừa có thể chỉ về các loài trong họ này nói chung, và vừa có thể chỉ về loài mèo nhà (Felis catus) nói riêng. Những họ hàng gần khác của Họ Mèo nằm trong các họ khác, trong nhánh của chúng, thuộc cây tiến hóa của động vật ăn thịt: cầy hương, linh cẩu và cầy mangut. Những loài mèo đầu tiên đã tách ra từ thời kỳ thuộc thế Eocen, khoảng 40 triệu năm trước. Con vật thông thường nhất là mèo nhà, đã gắn với cuộc sống của con người khoảng từ 7.000 đến 4.000 năm trước. Họ hàng hoang dã của chúng vẫn còn sinh sống ở châu Phi và Tây Á, mặc dù sự phá hủy môi trường sống đã thu nhỏ khu vực sinh sống của chúng. Các thành viên của Họ Mèo gồm các loài mèo lớn được biết nhiều đến như sư tử, hổ, báo hoa mai, báo đốm và báo săn (mặc dù chúng có kích thước lớn, nhưng vẫn là hậu duệ của những loài mèo nhỏ đã tồn tại trước đây), và các loài mèo nhỏ hơn và ít được biết đến hơn như linh miêu tai đen, mèo gấm Ocelot, mèo cá, mèo rừng, và các loài khác. Tiến hóa Hiện có 42 loài mèo đã được nhận dạng (nếu xem loài mèo Iriomote là phân loài thì còn 41) trên Trái đất đều có cùng tổ tiên. Các loài mèo có nguồn gốc ở châu Á và sau đó lan rộng đến các lục địa khác qua đường cầu đất. Thí nghiệm về DNA ty thể và DNA hạt nhân hé lộ rằng các loài mèo tổ tiên đã tiến hóa thành 8 dòng chính phân tán qua ít nhất 10 lần di cư (theo cả hai hướng) từ lục địa sang lục địa qua cầu đất Bering và eo đất Panama, với chi Panthera là cổ nhất và chi Felis là trẻ nhất. Có khoảng 60% các loài mèo hiện đại được ước tính đã phát triển trong một triệu năm qua. Các quan hệ họ hàng gần nhất của họ Mèo được cho là cầy Linsang. Cùng với Viverridae, Linh cẩu, Họ Cầy lỏn, và cầy Madagascar, chúng tạo thành cận bộ Feliformia. Hầu hết các loài mèo có cùng một dị dạng di truyền ngăn chúng nếm vị ngọt. Hầu hết các loài mèo có một số đơn bội là 18 hoặc 19. Các loài mèo Tân thế giới (phân bố ở Trung và Nam Mỹ) có số đơn bội là 18, có thể do sự kết hợp của hai nhiễm sắc thể nhỏ hơn thành một nhiễm sắc thể lớn hơn. Trước phát hiện này, các nhà sinh vật học đã không thể thiết lập cây phân nhánh họ Mèo từ các hóa thạch do các hóa thạch của các loài mèo khác nhau tất cả đều trông giống nhau chỉ khác nhau về kích thước. Mèo nhà có thể có đuôi dài hoặc ngắn. Có lúc các nhà sinh vật học phải xem liệu đuôi ngắn cũng có thể được tìm thấy ở nhóm linh cẩu có đặc điểm của tổ tiên hoặc có nguồn gốc tiến hóa. Nếu không xem xét hóa thạch, các nhà nghiên cứu đã có thể nhận dạng các trạng thái đặc điểm được tìm thấy trong các nhóm của chúng. Do tất cả động vật trong nhóm cùng cấp họ mèo là Viverridae có đuôi dài, nên các nhà khoa học có thể suy ra rằng trạng thái nhận dạng này đại diện cho tính trạng tổ tiên của chúng. Đặc điểm chung Các loài động vật họ mèo có đặc điểm chung là thú ăn thịt sống trên cạn, chúng có một số đặc điểm phân biệt với các loài thú ăn thịt khác, thể hiện ở răng, nanh, móng vuốt và khả năng săn đêm thông qua đặc điểm của mắt, chúng là các loài có cấu trúc cơ thể uyển chuyển và thích hợp với chiến lược săn mồi mai phục, đây cũng là các loài nổi tiếng tinh ranh và có ý thức lãnh thổ cao, sự tò mò và phần lớn là các loài động vật sống đơn độc (trừ sư tử). Phân loại Theo truyền thống, người ta chia họ Felidae thành 5 phân họ, dựa theo các đặc trưng kiểu hình. Các phân họ này bao gồm 3 phân họ còn sinh tồn là Felinae, Pantherinae, Acinonychinae (báo săn), và 2 phân họ tuyệt chủng là Machairodontinae, Proailurinae. Phân loại di truyền học Nghiên cứu di truyền học đã cung cấp cơ sở cho sự phân loại chính xác hơn đối với các thành viên còn sinh tồn của họ mèo dựa trên cơ sở gộp nhóm kiểu gen. Cụ thể 8 dòng dõi di truyền đã được nhận dạng: Dòng dõi 1: Panthera, Uncia, Neofelis Dòng dõi 2: Pardofelis, Catopuma Dòng dõi 3: Leptailurus, Caracal, Profelis Dòng dõi 4: Leopardus Dòng dõi 5: Lynx Dòng dõi 6: Puma, Acinonyx Dòng dõi 7: Prionailurus, Otocolobus Dòng dõi 8: Felis Bốn dòng dõi sau (5, 6, 7, 8) có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với bất kỳ mối quan hệ nào của chúng đối với bốn dòng dõi đầu tiên (1, 2, 3, 4), và vì thế chúng tạo thành một nhánh trong phạm vi phân họ Felinae của họ Felidae. Các loài còn sinh tồn Phân họ Pantherinae (Phân họ Báo) Chi Panthera Báo Sư tử, Panthera leo Báo đốm hay báo đốm Mỹ, Panthera onca Báo hoa mai, Panthera pardus Hổ, Panthera tigris Báo tuyết, Panthera uncia (đồng nghĩa Uncia uncia) Chi Neofelis Báo gấm, báo mây Báo mây Sunda Neofelis diardi Báo gấm hay báo sao, Neofelis nebulosa Phân họ Felinae (Phân họ Mèo) Chi Pardofelis Mèo gấm Mèo gấm Pardofelis marmorata Chi Catopuma Beo Beo Borneo, Catopuma badia Beo, hay Báo lửa Catopuma temminckii Chi Leptailurus Linh miêu đồng cỏ Linh miêu đồng cỏ, Leptailurus serval Chi Caracal Linh miêu tai đen, Caracal caracal Chi Profelis Beo vàng châu Phi Beo vàng châu Phi, Profelis aurata Chi Leopardus Gấm Mèo Pantanal, Leopardus braccatus Mèo đồng cỏ Nam Mỹ hay mèo cỏ, Leopardus colocolo, đồng nghĩa: Oncifelis colocolo Mèo Geoffroy, Leopardus geoffroyi, đồng nghĩa: Oncifelis geoffroyi Mèo đốm Kodkod hay mèo Guigna, Leopardus guigna, đồng nghĩa: Oncifelis guigna Mèo núi Andes, Leopardus jacobitus, đồng nghĩa: Oreailurus jacobita Mèo Pampas, Leopardus pajeros Mèo gấm Ocelot, Leopardus pardalis Mèo đốm Oncilla, (mèo đốm nhỏ, mèo Tigrillo), Leopardus tigrinus Mèo đốm Margay, Leopardus wiedii Chi Lynx Linh miêu Linh miêu Canada, Lynx canadensis Linh miêu Á-Âu, Lynx lynx Linh miêu Iberia, Lynx pardinus Linh miêu đuôi cộc, Lynx rufus Chi Puma Báo sư tử Báo sư tử, Puma concolor Mèo cây châu Mỹ hay Mèo rừng châu Mỹ, Puma yaguarondi, đồng nghĩa: Herpailurus yaguarondi Chi Acinonyx Báo săn Báo săn hay báo bờm, Acinonyx jubatus Chi Prionailurus Mèo báo, Prionailurus bengalensis Mèo Irimote, Prionailurus bengalensis iriomotensis Mèo đầu phẳng, Prionailurus planiceps Mèo đốm gỉ, Prionailurus rubiginosus Mèo bắt cá, hay mèo cá Prionailurus viverrinus Chi Otocolobus Mèo manul Mèo manul hay mèo rừng ôn đới, Otocolobus manul Chi Felis Mèo Mèo núi Trung Hoa, Felis bieti Mèo rừng nhiệt đới hay mèo ri, Felis chaus Mèo cát, Felis margarita Mèo chân đen, Felis nigripes Mèo rừng hay Mèo hoang, Felis silvestris Mèo rừng châu Âu hay mèo hoang châu Âu, Felis silvestris Mèo rừng châu Phi hay mèo hoang châu Phi, Felis silvestris lybica, đôi khi là Felis lybica Mèo rừng châu Á, Felis lybica ornata, một phân loài mèo rừng châu Phi Mèo nhà, Felis silvestris catus, đôi khi là Felis catus hay Felis domesticus Hóa thạch mèo Những loài thú giống mèo cổ nhất (Aelurogale, Eofelis) được tách ra từ thời kỳ Eocene. Được biết đến như là Proailurus, chúng đã sống trong kỷ Oligocene và Miocene. Trong kỷ Miocene nó tiến hóa thành Pseudaelurus. Pseudaelurus được coi là tổ tiên chung gần nhất của cả ba phân họ trên đây cũng như của các phân họ khác, như Machairodontinae. Nhóm này, được biết đến như là mèo răng kiếm, đã tuyệt chủng trong đầu kỷ Pleistocene. Nó bao gồm các chi Smilodon, Machairodus, Dinofelis và Homotherium. Xem thêm Kích thước các loài Họ mèo Mèo ma Trong văn hóa Felidae cũng là tiêu đề của tiểu thuyết của Akif Pirinçci trong đó con mèo có tên là Francis điều tra kẻ giết một số mèo trong một thành phố lớn. Hiện tại có 5 tập của Felidae: Felidae, Felidae II (còn gọi là Felidae trên đường), Cave Canem, Das Duell và Salve Roma, trong đó có hai tập đầu đã dịch sang tiếng Anh. Tập đầu Felidae đã được chuyển thể thành phim hoạt hình của Đức năm 1994, do Michael Schaack đạo diễn. Có bản lồng tiếng Anh, tuy nhiên vì nội dung người lớn của nó, nên đã không được nhập khẩu cho khán giả Bắc Mỹ, do họ có thể nhầm nó là phim cho trẻ em. Chú thích Tham khảo chung Liên kết ngoài Mammal Species of The World Họ động vật có vú
1,544
5990
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5t%20x%E1%BA%A5u
Đất xấu
Đất xấu (tiếng Anh: badlands) là một dạng địa hình khô cằn nhiều đất sét lẫn đá bị gió và nước bào mòn nghiêm trọng. Ở những vùng đất như thế này, mặt đất bị cắt xẻ dữ dội tạo nên vô vàn các hẻm đá, mô đất, để lộ các cấu trúc bên trong rất rõ. Những cấu trúc địa lý như thế này thường được thấy ở Bắc Mỹ, Mông Cổ, thậm chí ở trên Mặt Trăng và sao Hỏa. Thông thường vùng Đất xấu thường có những quang cảnh rất ngoạn mục từ những lớp đất đá có màu xám của than, màu sáng của đất sét, cho đến màu đỏ của xỉ núi lửa. Do các lớp đất bồi trên bề mặt bị xói mòn và thực vật cũng khó có thể phát triển ở đây nên người ta dễ dàng tìm ra những hóa thạch còn khá nguyên vẹn. Một trong những vùng Đất xấu nổi tiếng nhất là ở tiểu bang Bắc Dakota và Nam Dakota, Hoa Kỳ. Tại nơi đây, người ta thiết lập những công viên quốc gia rất nổi tiếng, đó là vườn quốc gia Theodore Roosevelt (Bắc Dakota) và vườn quốc gia Badlands (Nam Dakota). Hình ảnh Tham khảo ?????? Địa mạo học Địa mạo Trầm tích học
211
5994
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BB%87t%20ch%E1%BB%A7ng
Tuyệt chủng
Trong sinh học và hệ sinh thái, tuyệt chủng là sự kết thúc tồn tại của một nhóm sinh vật theo đơn vị phân loại, thông thường là một loài. Một loài hoặc phân loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết. Thời điểm tuyệt chủng thường được coi là cái chết của cá thể cuối cùng của nhóm hay loài đó, mặc dù khả năng sinh sản và phục hồi có thể đã bị mất trước thời điểm đó. Bởi vì phạm vi tiềm năng của một loài có thể là rất lớn, nên việc xác định thời điểm tuyệt chủng là rất khó, và thường được thực hiện theo phương cách truy ngược về quá khứ. Khó khăn này dẫn đến hiện tượng Lazarus taxon, một loài đã tuyệt chủng đột ngột "xuất hiện trở lại" (thường là trong các hóa thạch) sau một thời gian vắng mặt rõ ràng. Trong hệ sinh thái hiện thời thì tuyệt chủng là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong Sách đỏ IUCN. Hầu hết động vật từng sống trên Trái Đất ngày nay đã bị tuyệt chủng. Chúng ta chỉ biết chúng qua mẫu hoá thạch xương hoặc vỏ của chúng. Nếu chúng vừa tuyệt chủng gần đây thì ta có thể biết đến qua các bức tranh, phim ảnh cũ. Những loài tuyệt chủng mà công chúng biết tới phổ biến là voi ma mút, khủng long, hổ răng kiếm, bọ ba thùy... Lý do tuyệt chủng Động vật trở nên tuyệt chủng theo nhiều cách. Tuyệt chủng giả Tuyệt chủng giả là trường hợp tiến hoá diễn ra trong toàn bộ loài, dẫn đến phát sinh một loài sinh học mới, và không có hậu duệ nào mang thuần các tính trạng của loài cũ. Các loài cũ không tồn tại trong thời kỳ tiếp theo, nhưng con cháu của chúng vẫn đang tồn tại dưới hình dạng một loài mới. Ví dụ theo dòng thời gian, loài vượn người đã dần dần thay đổi và tiến hóa thành loài người hiện đại; loài vượn người hiện nay đã tuyệt chủng nhưng là "tuyệt chủng giả", vì con cháu của họ là loài người vẫn đang tồn tại. Tuyệt chủng giả là dạng khó khăn để chứng minh, trừ khi có chuỗi bằng chứng liên quan đủ mạnh về loài đang sống và thành viên của loài tổ tiên tồn tại trước đó. Do môi trường sống Cách thứ 2 là động vật tuyệt chủng là 1 loài đơn độc bị biến mất do môi trường sống thay đổi. Ví dụ nhiều loài có chế độ ăn quá đặc biệt có thể dễ bị tuyệt chủng hơn so với các loài ăn tạp. Ví dụ như gấu trúc chỉ ăn măng non thì dễ tuyệt chủng hơn chuột có thể ăn bất cứ thứ gì. Cách sống đặc biệt cũng có thể gây nên sự tuyệt chủng. Voi mamút và loài tê giác lông mịn sống trong môi trường thời tiết lạnh của thời kỳ Băng hà. Khi băng tan dần, khí hậu ấm hơn, khiến chúng chết dần. Do thiên địch Sự mất cân bằng trong quan hệ thiên địch, đặc biệt là quan hệ chuỗi thức ăn, có thể dẫn đến tuyệt chủng của loài kém cạnh tranh trong chuỗi đó. Ví dụ như sự săn bắt của chó hoang do loài người mang tới đã làm tuyệt chủng nhiều loài thú có túi bản địa ở châu Úc. Cùng tuyệt chủng Cùng tuyệt chủng là biểu hiện của sự liên kết của các sinh vật trong hệ sinh thái phức tạp. Sự tuyệt chủng hay tiến hóa của loài này có thể dẫn đến tuyệt chủng của loài khác, chủ yếu do sự đảo lộn nguồn cung cấp thức ăn hay môi trường tồn tại. Những sinh vật bị tuyệt chủng theo có thể là: Các động vật ký sinh tuyệt chủng theo các động vật chủ. Các động vật ăn loại thức ăn quá chọn lọc. Gấu trúc chỉ ăn trúc non, có nguy cơ tuyệt chủng rất cao vì rừng trúc đang bị thu hẹp. Trong quá khứ ở New Zealand, đại bàng Haast tuyệt chủng vì con mồi của nó, chim moa là một loài chim không bay đã tuyệt chủng. Các dòng virus chỉ phát triển ở các kiểu tế bào chủ chọn lọc, tuyệt chủng theo các động thực vật chủ. Ngày nay một số virus có thể tuyệt chủng do các biện pháp phòng trị bệnh, ví dụ virus đậu mùa, dịch tả trâu bò, poliovirus,... được coi là tuyệt chủng. Tuyệt chủng hàng loạt Tuyệt chủng hàng loạt là khi có hàng trăm loài tuyệt chủng ở khắp mọi nơi. Lịch sử sinh giới đã có nhiều sự kiện tuyệt chủng hàng loạt. Đợt tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ nổi tiếng nhất, là tuyệt chủng của các khủng long xảy ra cách đây khoảng 65 triệu năm, được gọi là sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen. Các nhà khoa học đang tìm nguyên nhân, và đưa ra giả thuyết chính là do thiên thạch va vào Trái Đất, đã gây ra thay đổi khí hậu tức thì, cùng với bụi khói và chất độc, làm tổn hại hệ thực vật vốn là thức ăn ở đầu chuỗi của hệ động vật. Tác động của con người Với sự xuất hiện và phát triển không ngừng của văn minh loài người việc tuyệt chủng trên đất đang diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng hơn. Từ những việc như săn bắt, hái lượm đến việc đốt rừng và ngày nay là nền công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu - con người đã đẩy nhanh quá trình tuyệt chủng trên toàn thế giới và làm suy giảm nghiêm trọng hệ động thực vật. Mặc dù trong tương lai, con người có thể bị tuyệt chủng bởi tác động bên ngoài khác, nhưng chính việc làm biến đổi khí hậu của con người đang khiến chúng ta có nguy cơ tuyệt chủng nhanh hơn bao giờ hết. Ví dụ rõ nhất là sự tuyệt chủng của chó sói Tasmania, còn gọi là hổ Tasmania ở châu Úc. Chúng bị người châu Âu nhập cư tiêu diệt. Con sói Tasmania cuối cùng chết trong một vườn thú ở Tasmania vào năm 1936, mặc dù sau đó có nói đến sự phát hiện thêm một số cá thể sói hoang dã. Vào nửa cuối thế kỷ XX thì không ai bắt gặp chúng nữa. Sự tuyệt chủng của chó sói Tasmania do con người gây ra, là tiền đề dẫn đến các giả thuyết về sự tuyệt chủng của các loài thú lớn khác do bị người tiền sử săn bắt quá mức: Sự tuyệt chủng của Voi mamút ở Bắc Bán cầu. Sự tuyệt chủng của thú lớn ở châu Úc, khi người tiền sử đến đây hồi 40.000 năm trước. Hóa thạch sống Chuột núi Lào Chuột núi Lào hoặc kha-nyou (tên khoa học: Laonastes aenigmamus, tức là "chuột đá Lào") là loài gặm nhấm sống ở miền Khammouan của Lào. Loài này được miêu tả lần đầu tiên năm 2005 trong một bài báo của Paulina Jenkins và một số người khác, họ nghĩ rằng động vật này có tính chất khác biệt với các loài gặm nhấm đang sống đến độ cần phải đặt nó vào một họ mới, gọi là Laonastidae. Tuy nhiên năm 2006, Mary Dawson và một số người khác bác bỏ cách phân loại của loài chuột này. Họ cho rằng nó thuộc về họ hóa thạch cổ, Diatomyidae, trước đây tưởng bị tuyệt chủng 11 triệu năm trước. Do đó, loài này tiêu biểu cho đơn vị phân loại Lazarus. Con này giống với con chuột lớn có lông đen và đuôi dày rậm lông. Nó có sọ rất lạ với đặc điểm khác với các thú vật khác đang sống. Tại Việt Nam chúng cũng đã được tìm thấy ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Cá chình Protanguilla palau Protanguilla palau là loài cá chình duy nhất hiện nay đã biết trong chi Protanguilla, và chi này cũng là chi duy nhất đã biết trong họ Protanguillidae, được xem là "hóa thạch sống" vì những đặc tính nguyên thủy của nó. Các cá thể của loài cá chình này được phát hiện khi đang bơi vào tháng 3 năm 2010 trong một hang động nước sâu tại một rạn san hô viền bờ ngoài khơi Palau, nam Thái Bình Dương. Xem thêm Tuyệt chủng trong tự nhiên Lịch trình tiến hóa của sự sống Sự kiện tuyệt chủng Hóa thạch sống Tham khảo Liên kết ngoài Bảo tồn sinh vật Sách đỏ Sinh học tiến hóa IUCN Bảo tồn môi trường
1,473
5998
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB%20h%E1%BB%8Dc
Từ học
Từ học (tiếng Anh: magnetism) là một ngành khoa học thuộc Vật lý học nghiên cứu về hiện tượng hút và đẩy của các chất và hợp chất gây ra bởi từ tính của chúng. Mặc dù tất cả các chất và hợp chất đều bị ảnh hưởng của từ trường tạo ra bởi một nam châm với một mức độ nào đó nhưng một số trong chúng có phản ứng rất dễ nhận thấy là sắt, thép, oxide sắt. Những chất và hợp chất có từ tính đặc biệt là đối tượng của từ học dùng để chế tạo những sản phẩm phục vụ con người được gọi là vật liệu từ. Từ tính gây ra bởi lực từ, lực từ là một dạng lực điện từ, một trong những lực cơ bản của tự nhiên, nó được sinh ra do chuyển động của các hạt có điện tích. Phương trình Maxwell cho biết nguồn gốc và mối liên hệ của các từ trường và điện trường gây ra lực từ. Mối quan hệ giữa lực từ và lực điện rất mật thiết, môn khoa học nghiên cứu về vấn đề này được gọi là điện từ học. Từ tính của vật chất Mô tả vĩ mô Cảm ứng từ và từ trường Vì từ trường được tạo ra khi có chuyển động của các điện tích nên nếu ta có một dây điện có dòng điện chạy qua thì nó sẽ tạo ra một cảm ứng từ xung quanh. Cảm ứng từ là một đại lượng véc tơ, chiều của nó phụ thuộc vào chiều chuyển động của dòng điện và được xác định bằng quy tắc bàn tay phải. Bây giờ nếu ta thay dây điện trên bằng một ống dây điện thì cảm ứng từ tạo ra trong lòng ống dây đó cũng được xác định bằng quy tắc trên. Nếu xung quanh cuộn dây là chân không thì chúng ta định nghĩa từ trường như sau: , với là từ thẩm chân không. Như vậy thì véc tơ từ trường chỉ phụ thuộc vào dòng điện và hình dạng của dây chứ không phụ thuộc vào môi trường bên trong ống dây. Từ thẩm và từ cảm Bây giờ trong lòng ống dây không phải là chân không mà là một vật nào đó thì sự có mặt của vật đó sẽ làm thay đổi cảm ứng từ trong ống dây. Cảm ứng từ này tỷ lệ với từ trường với hệ số tỷ lệ được gọi là từ thẩm thì cảm ứng từ trong lòng vật đó là: Ta định nghĩa là véc tơ từ độ xuất hiện bên trong vật với là từ cảm của vật liệu với: Người ta còn định nghĩa: với : từ thẩm tương đối của vật so với chân không. Phân loại vật liệu Từ cảm của vật liệu là một đại lượng đặc trưng cho sự cảm ứng của vật liệu dưới tác động của từ trường ngoài. Người ta dựa vào đại lượng này để phân chia các vật liệu thành năm loại như sau: Nghịch từ: là vật liệu có nhỏ hơn không (âm) và có giá trị tuyệt đối rất nhỏ, chỉ cỡ khoảng 10- 5. Thuận từ: là vật liệu có lớn hơn không (dương) và có giá trị tuyệt đối nhỏ cỡ 10- 3. Sắt từ: là vật liệu có dương và rất lớn, có thể đạt đến 10 5. Feri từ: là vật liệu có dương và lớn (tuy nhỏ hơn sắt từ). Phản sắt từ: là vật liệu có dương nhưng rất nhỏ. Mô tả vi mô Chuyển động của các điện tử Chuyển động của các điện tử trong nguyên tử tạo nên các đám mây điện tích. Chính chuyển động quỹ đạo đó là một trong những nguyên nhân gây ra từ tính của nguyên tử làm cho nguyên tử có một mô men từ. Một nguyên nhân khác là spin, có thể được hình dung thô thiển như sự tự quay của điện tử, mặc dù về bản chất, spin là một khái niệm chỉ có trong cơ học lượng tử. Như vậy từ tính của nguyên tử có hai nguồn gốc: spin và quỹ đạo, mô men từ tương ứng với hai nguồn gốc này được gọi là mô men từ spin và mô men từ quỹ đạo. Tính nghịch từ của vật chất Nghịch từ là một hiện tượng cố hữu của vật chất, tồn tại ở mọi loại vật liệu theo quy tắc chung về cảm ứng điện từ. Khi có mặt của từ trường ngoài, các điện tử sẽ hưởng ứng với từ trường bằng cách tạo ra một mô men từ cảm ứng. Mô men từ này có xu hướng chống lại từ trường ngoài, nó tỷ lệ nhưng ngược hướng với từ trường áp dụng. Đó chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nghịch từ trong một số chất. Vi từ học Một cách tổng quát, tính chất của các vật liệu từ tuân theo các quy luật về vi từ học mà ở đó tính chất từ bị quy định bởi cấu trúc từ học vi mô và cấu trúc này được quy định bởi sự cực tiểu hóa năng lượng vi từ, có thể quy thành 5 dạng năng lượng: Năng lượng trao đổi Năng lượng dị hướng Năng lượng tĩnh từ Năng lượng Zeeman Năng lượng từ giảo (xem chi tiết bài Năng lượng vi từ) Lịch sử từ học Từ học là một ngành được ứng dụng trong cuộc sống con người từ rất sớm mà đầu tiên là ở Trung Hoa và Hy Lạp cổ đại. Ở Hy Lạp, lịch sử ghi nhận những đối thoại về từ học giữa Aristotle và Thales từ những năm 625 đến 545 trước công nguyên song song với việc sử dụng nam châm vĩnh cửu (là những đá thiên nhiên) cho một số mục đích khác nhau Ở phương Đông, Trung Hoa là nơi sớm nhất sử dụng các đá nam châm làm kim chỉ nam để chỉ phương Nam-Bắc từ thời đại của Chu Công (thời đại nhà Chu, 1122 - 256 trước Công nguyên), và cuốn sách chính thức ghi lại việc sử dụng các đá nam châm là cuốn Quỷ Cốc tử (thầy dạy của Tôn Tẫn) vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên,. Alexander Neckham là người châu Âu đầu tiên mô tả về la bàn và việc sử dụng la bàn cho việc định hướng vào năm 1187. Vào năm 1269, Peter Peregrinus de Maricourt viết cuốn Epistola de magnete, được coi là một trong những luận thuyết đầu tiên về nam châm và la bàn. Năm 1282, các tính chất của các nam châm và la bàn khô được thảo luận bởi Al-Ashraf, một nhà vật lý, thiên văn, địa lý người Yemeni . Cuốn sách khảo cứu chi tiết đầu tiên về các hiện tượng là cuốn De Magnete, Magneticisque Corporibus, et de Magno Magnete Tellure (On the Magnet and Magnetic Bodies, and on the Great Magnet the Earth) của William Gilbert xuất bản năm 1600 ở Anh Quốc. Cuốn sách thảo luận về nhiều thí nghiệm điện từ do ông xây dựng, đồng thời giả thiết về từ trường của Trái Đất, nguyên nhân gây ra sự định hướng Nam-Bắc của các la bàn. Tương tác giữa dòng điện và từ trường lần đầu tiên được phát hiện và mô tả bởi Hans Christian Oersted, một giáo sư Đại học Copenhagen (Đan Mạch). Ông đã phát hiện ra việc kim la bàn bị lệch hướng khi đặt gần một dây dẫn mang dòng điện. Thí nghiệm này được coi là bước ngoặt trong lịch sử ngành từ học, và được đặt tên là Thí nghiệm Oersted. Sau Oersted, hàng loạt các nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm và các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa điện và từ trường như André-Marie Ampère, Carl Friedrich Gauss, Michael Faraday dẫn đến việc hình thành những kiến thức cơ bản về từ học cũng như từ trường. James Clerk Maxwell đã tổng hợp các lý thuyết về từ trường, điện trường, và quang học để phát triển thành lý thuyết tổng quát về trường điện từ. Vào năm 1905, Albert Einstein đã sử dụng những định luật này để xây dựng lý thuyết tương đối hẹp. Thế kỷ 20 cũng là thế kỷ mà từ học được phát triển mạnh mẽ từ việc tạo ra các vật liệu từ đa chức năng, xây dựng các lý thuyết vi mô về hiện tượng từ dựa trên các lý thuyết của cơ học lượng tử và vật lý chất rắn như lý thuyết vi từ học, lý thuyết về đômen từ, vách đômen, vật liệu sắt từ, tương tác trao đổi, phản sắt từ,... Đi kèm với nó là sự phát triển của nhiều kỹ thuật chụp ảnh cấu trúc từ và đo đạc các tính chất từ của vật liệu. Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, ngành mới spintronics ra đời dựa trên những thành tựu của từ học và điện tử học. Đơn vị điện từ Các đơn vị chuẩn SI Các đơn vị khác gauss — Viết tắt là G là đơn vị của cảm ứng từ B trong hệ CGS Oersted — viết tắt là Oe là đơn vị của cường độ từ trường H trong hệ CGS. Maxwell — là đơn vị của từ thông trong hệ CGS. gamma là đơn vị của mật độ từ thông (trong hệ SI là Tesla - T), 1 gamma = 1 nT. μ0 — là ký hiệu viết tắt quen thuộc của độ từ thẩm tuyệt đối của chân không, có giá trị 4πx10−7 N/(ampere-vòng)². Từ học và spintronics Những thành tựu về từ học cuối thế kỷ 20, đã dẫn đến việc hình thành một lĩnh vực mới gọi là spintronics, ngành nghiên cứu tạo ra các linh kiện điện tử mới khai thác cả thuộc tính spin cũng như điện tích của điện tử, thay thế các linh kiện điện tử truyền thống đã lỗi thời. Sự hấp dẫn của spintronics cũng dấn đến việc thúc đẩy việc nghiên cứu về từ học để tìm hiểu về bản chất từ tính, đồng thời nghiên cứu tạo ra nhiều vật liệu từ đặc biệt ứng dụng trong các linh kiện từ tính. Mục tiêu quan trọng của spintronics là hiểu về cơ chế tương tác giữa spin của các hạt và môi trường chất rắn, từ đó có thể điều khiển cả về mật độ cũng như sự chuyển vận (transportation) của dòng spin trong vật liệu. Những câu hỏi lớn được đặt ra cho ngành spintronics là: Cách nào hiệu quả nhất để phân cực một hệ spin? Một hệ spin có thể nhớ trạng thái định hướng trong bao lâu? Làm thế nào để ghi nhận spin? Spintronics hứa hẹn là một thế hệ linh kiện mới trong thế kỷ 21 với mục tiêu tăng tốc độ xử lý, giảm năng lượng hao tốn và giá thành mà từ học là một nền tảng của spintronics. Xem bài chi tiết Spintronics Tham khảo Xem thêm Vi từ học Sắt từ Năng lượng vi từ Nam châm vĩnh cửu Liên kết ngoài Lịch sử của từ học Sơ lược về từ học và vật liệu từ Magnetism flash Electricity and Magnetism: Video lectures P10D Electricity and Magnetism P10D Electricity and Magnetism, online lectures Exploring magnetism lesson series Điện từ học
1,930
5999
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BB%87t%20ch%E1%BB%A7ng%20trong%20t%E1%BB%B1%20nhi%C3%AAn
Tuyệt chủng trong tự nhiên
Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the Wild, EW) hoặc tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, tuyệt chủng trong môi trường hoang dã là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi không ghi nhận được cá thể nào qua các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài. Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các cá thể của loài này có thể chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người (còn tồn tại rất ít trong môi trường nuôi nhốt). Các loài đã tuyệt chủng trong tự nhiên có thể kể đến: bạch dương szaferi của Ba Lan, côca echinodendron của Cuba, đại kích mayurnathanii ở Ấn Độ, xoài casturi và xoài rubropetala ở Indonesia, bàng acuminata ở Brasil, cá Stenodus leucichthys...Hổ Hoa Nam Hình ảnh Một số loài bị xem là tuyệt chủng trong thiên nhiên: Tham khảo Bảo tồn sinh vật Sách đỏ Vườn thú Tuyệt chủng Sách đỏ IUCN Hệ sinh thái theo tình trạng bảo tồn
234
6000
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lo%C3%A0i%20c%E1%BB%B1c%20k%E1%BB%B3%20nguy%20c%E1%BA%A5p
Loài cực kỳ nguy cấp
Loài cực kỳ nguy cấp, hay Loài rất nguy cấp (tiếng Anh: Critically Endangered, viết tắt CR), là những loài được phân loại bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phải đối mặt với nguy cơ cao về tuyệt chủng trong tự nhiên. Tính đến năm 2021, có 8.404 loài được coi là Cực kỳ nguy cấp trong tổng số 120.372 loài hiện được đánh giá bởi IUCN. Sách Đỏ của IUCN cung cấp cho công chúng thông tin về tình trạng bảo tồn của các loài động vật, nấm và thực vật. Nó chia các loài khác nhau thành bảy danh mục bảo tồn khác nhau dựa trên phạm vi môi trường sống, quy mô quần thể, môi trường sống, các mối đe dọa, v.v. Mỗi danh mục đại diện cho một mức độ nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu khác nhau. Các loài được coi là Cực kỳ nguy cấp được xếp vào danh mục "bị đe dọa". Vì Sách đỏ IUCN không xem xét một loài là tuyệt chủng trong tự nhiên cho đến khi có các cuộc điều tra mở rộng nên nhiều loài có khả năng là tuyệt chủng vẫn nằm trong danh sách loài Cực kỳ nguy cấp. IUCN duy trì danh sách "có thể đã tuyệt chủng" CR (PE) và "có thể đã tuyệt chủng trong tự nhiên" CR (PEW) theo cách đánh giá của BirdLife International để phân loại đơn vị phân loại. Tiêu chí cho các loài Cực kỳ nguy cấp Để được xác định là loài Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ, một loài phải đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào sau đây (A – E) ("3G/10Y" biểu thị ba thế hệ hoặc mười năm — tùy theo thời gian nào dài hơn — trên tối đa 100 năm; "MI" biểu thị cá thể trưởng thành): A: Giảm quy mô quần thể Tốc độ giảm được đo trong khoảng thời gian 10 năm hoặc qua ba thế hệ khác nhau trong loài đó. Nguyên nhân của sự sụt giảm này cũng phải được biết. Nếu các lý do giảm số lượng cá thể không còn xảy ra và có thể đảo ngược được thì số lượng cá thể phải đã giảm ít nhất 90%. Nếu không, thì số lượng cá thể cần phải giảm ít nhất 80%. B: Giảm trên phạm vi địa lý Mức giảm này phải xảy ra trên dưới 100 km² HOẶC diện tích sinh trưởng dưới 10 km². Môi trường sống bị phân mảnh nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại ở một địa điểm. Suy giảm mức độ xuất hiện, diện tích sinh trưởng, diện tích/phạm vi/chất lượng môi trường sống, số lượng địa điểm/quần thể con hoặc số lượng MI. Biến động cực đoan về mức độ xuất hiện, diện tích sinh trưởng, số lượng địa điểm/quần thể con hoặc số lượng MI. C: Suy giảm quần thể Số lượng cá thể phải giảm xuống dưới 250 MI và: Giảm 25% trong 3G/10Y Biến động cực đoan, hoặc trên 90% MI trong một quần thể con duy nhất, hoặc không quá 50 MI trong bất kỳ một quần thể con nào. D: Giảm quy mô quần thể Quy mô số lượng cá thể phải bị giảm xuống nhỏ hơn 50 MI. E: Xác suất Tuyệt chủng Phải có ít nhất 50% xác suất tuyệt chủng trong tự nhiên trong vòng hơn 3G/10Y Nguyên nhân Cuộc khủng hoảng tuyệt chủng hiện nay đang chứng kiến tốc độ tuyệt chủng diễn ra với tốc độ nhanh hơn tốc độ tuyệt chủng tự nhiên. Nguyên nhân phần lớn được ghi nhận là do tác động của con người đối với biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học. Điều này cùng với các lực lượng tự nhiên có thể tạo ra căng thẳng cho các loài hoặc khiến một quần thể động vật bị tuyệt chủng. Một trong những lý do quan trọng nhất khiến động vật và thực vật trở nên rất nguy cấp là do mất môi trường sống. Các loài dựa vào môi trường sống của chúng để có các nguồn tài nguyên cần thiết cho sự tồn tại của mình. Nếu môi trường sống bị phá hủy, quần thể sẽ bị suy giảm về số lượng. Các nguyên nhân gây mất môi trường sống bao gồm ô nhiễm, đô thị hóa và nông nghiệp. Một lý do khác khiến động thực vật trở nên nguy cấp là do sự du nhập của các loài xâm lấn. Các loài xâm lấn cạnh tranh với sinh vật bản địa bằng cách xâm nhập và khai thác một môi trường sống mới để lấy tài nguyên thiên nhiên, cuối cùng chiếm lấy môi trường sống đó. Điều này có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài bản địa hoặc khiến chúng trở nên nguy cấp. Thực vật và động vật cũng có thể bị tuyệt chủng do dịch bệnh. Việc mang bệnh vào một môi trường sống mới có thể khiến bệnh lây lan giữa các loài bản địa. Do không quen hoặc có ít đề kháng với bệnh, các loài bản địa có thể chết đi. Xem thêm 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới 100 loài bị đe dọa nhất trên thế giới Danh sách các loài lưỡng cư bị đe dọa cực kỳ nguy cấp Danh sách các loài động vật chân đốt bị đe dọa cực kỳ nguy cấp Danh sách các loài chim bị đe dọa cực kỳ nguy cấp Danh sách các loài cá bị đe dọa cực kỳ nguy cấp Danh sách các loài côn trùng bị đe dọa cực kỳ nguy cấp Danh sách các loài động vật không xương sống bị đe dọa cực kỳ nguy cấp Danh sách các loài động vật có vú bị đe dọa cực kỳ nguy cấp Danh sách các loài động vật thân mềm bị đe dọa cực kỳ nguy cấp Danh sách các loài bò sát bị đe dọa cực kỳ nguy cấp Danh sách các loài thực vật bị đe dọa cực kỳ nguy cấp Dự án bảo tồn đa dạng sinh học Tham khảo Hệ sinh thái theo tình trạng bảo tồn Sách đỏ IUCN
1,034
6004
https://vi.wikipedia.org/wiki/CE
CE
CE là chữ viết tắt có thể có các ý nghĩa sau: "Common Era", chữ viết tắt cho Công Nguyên trong tiếng Anh, thay cho A.D. khi người dùng không muốn tránh sắc thái tôn giáo liên quan đến Chúa Kitô. biểu tượng CE trên các sản phẩm để chỉ sản phẩm này tuân thủ các tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu. Chữ viết tắt tiếng Anh của Hội đồng châu Âu. Chữ viết tắt tiếng Anh của trạng thái cực kỳ nguy cấp gắn cho các sinh vật trong sách đỏ về bảo tồn sinh vật trên Trái Đất. Mã hàng không quốc tế IATA của Nationwide Airlines; đóng tại Cộng hòa Nam Phi. Trong bảng điện tử chứng khoán: CE là viết tắt của từ Ceiling - Giá trần (thường ghi kèm với giá). Mỗi phiên giao dịch đều giới hạn biên độ giá, khi giá cổ phiếu tăng đến hết biên độ trong phiên hôm đó thì gọi là tăng trần. Trong lĩnh vực công nghệ, CE còn là Computer Engineering - Kỹ thuật Máy Tính hoặc Computer Engineer - Kĩ sư máy tính. Trong lĩnh vực xây dựng, CE còn là Construction Engineer - Kĩ sư xây dựng Ce có thể có ý nghĩa: Nguyên tố hóa học Ceri Ce là nguyên tố hóa học thuộc họ đất hiếm Cerium thuộc học Lanthan có tác dụng vô cùng lớn trong ngành nông nghiệp, công nghiệp, không chỉ Ce các nguyên tố thuộc họ Đất hiếm Lanthan khi đưa vào sẽ gây biến tính mạnh mẽ đến cơ lý tính của hợp kim, đặc biệt là từ tính của thép ce có thể có ý nghĩa: Tiếng Chechen (ISO 639 alpha-2) CE Comformance de Europe: Danh sách các từ kết hợp từ hai chữ cái
295
6040
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1o%20g%E1%BA%A5m
Báo gấm
Báo gấm (Neofelis nebulosa) hay báo mây, (tiếng Anh: Clouded Leopard) là một loài mèo cỡ trung bình trong Họ Mèo, toàn thân dài 60 tới 110 cm (2' - 3'6") và cân nặng khoảng 11 – 20 kg (25 lbs 4oz - 44 lbs). Lông chúng màu nâu hay hung, điểm "hoa" elip lớn, hình dạng không đều, gờ màu sẫm trông giống như đám mây, vì thế tên khoa học và một số tiếng nước ngoài đều nhắc tới "mây". Chúng phân bố từ chân đồi Himalaya qua đất liền Đông Nam Á vào miền nam Trung Quốc. Kể từ năm 2008, chúng được liệt kê là dễ bị tổn thương trong sách đỏ IUCN. Tổng số lượng cá thể trưởng thành nghi ngờ là ít hơn 10.000, với xu hướng đang giảm về số lượng. Chúng cũng được gọi là báo gấm đất liền để phân biệt với loài báo gấm Sunda (N. diardi) trên đảo Borneo và Sumatra. Báo gấm là biểu tượng của bang Meghalaya ở Ấn Độ. Đặc trưng Báo gấm có thân hình săn chắc và cân đối, có răng nanh thuộc loại nanh dài nhất trong số các loài mèo hiện còn tồn tại. Điều này dẫn đến giả thuyết là chúng săn bắt những động vật có vú lớn sống trên mặt đất. Mặc dù tập tính của loài báo trong thiên nhiên vẫn chưa rõ, báo mây chủ yếu săn bắt các loài động vật có vú sống trên cây, cụ thể là vượn, khỉ đuôi lợn hay khỉ Proboscis, phụ thêm vào là các động vật có vú khác như nai, nhím hay chim chóc và gia súc. Vì nguồn thức ăn chủ yếu là các động vật sống trên cây, báo gấm giỏi leo trèo. Với bốn chân ngắn và khỏe, lòng bàn chân rộng với đủ móng vuốt sắc đều nhau, tài leo cây của báo mây khó ai bì. Để giữ thăng bằng khi trên tàn cây cao, báo mây có cái đuôi với chiều dài xấp xỉ bằng cả thân. Đáng ngạc nhiên là chúng có thể di chuyển khi treo mình lộn ngược đầu xuống, phía dưới các cành cây và các thân cây nghiêng. Phổ biến và sinh sống Chúng sống ở các khu vực miền nam Trung Quốc, phía đông dãy Himalaya cho đến tận khu vực Đông Nam Á cũng như quần đảo Indonesia. Người ta cho rằng chúng đã bị tuyệt chủng ở Đài Loan. Các khu vực sinh sống ưa thích là các cánh rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới với cao độ lên tới 2.000 mét (6.500 ft), tuy nhiên đôi khi người ta cũng nhìn thấy chúng ven các đầm lầy có đước mọc hay đồng cỏ. Hiện có 4 nòi khác nhau được thông báo là có trong các khu vực khác nhau: Neofelis nebulosa brachyurus: Đài Loan (tuyệt chủng) Neofelis nebulosa diardi: Indonesia: đã được nâng cấp lên thành loài cuối năm 2006, với danh pháp Neofelis diardi. Neofelis nebulosa macrosceloides: Nepal tới Miến Điện. Neofelis nebulosa nebulosa: Nam Trung Quốc Tập tính Báo gấm sống trên cây, và có sự nhanh nhẹn giống như sóc tương tự như mèo rừng Nam Mỹ. Trước đây, báo gấm còn sống phổ biến ở nhiều nước thuộc châu Á, giờ đây trong điều kiện bị giam cầm, báo gấm có thói quen treo mình bằng hai chân sau và cái đuôi dài đu đưa để giữ cân bằng, treo ngược đầu xuống trên thân cây, giờ còn rất ít. Người ta biết rất ít về tập tính của chúng trong tự nhiên, nhưng giả thiết rằng chúng là những con thú sống chủ yếu trên cây và thích săn mồi theo cách chộp con mồi bằng cách nhảy từ trên cây xuống. Nơi cư trú của chúng cũng không được biết nhiều vì bản chất bí mật của chúng. Vì không có chứng cứ về thói quen tạo bầy đàn như sư tử, người ta cho rằng chúng sống cô độc. Có lẽ chúng chỉ tiếp cận với những con báo gấm khác khi tham gia vào các hoạt động sinh sản hay nuôi con nhỏ. Trước đây, người ta cho rằng chúng chỉ hoạt động về đêm, nhưng hiện nay người ta đã thấy chúng đi lại kể cả ban ngày. Sinh sản Báo gấm cái đẻ một lần từ 1 tới năm con non sau khi mang thai khoảng 85 đến 93 ngày. Các con non yếu ớt và chưa mở mắt, giống như con non của các loài mèo khác. Không giống như con đã trưởng thành, các đốm của con non có màu sẫm. Sau khi sinh khoảng 10 ngày, chúng có thể nhìn được và hoạt động được sau khoảng 5 tuần, có thể sau khoảng 10 tháng tuổi thì chúng trở thành các cá thể độc lập. Báo gấm đạt đến độ tuổi sinh sản sau 2 năm và con cái có thể mang thai mỗi năm một lần. Báo gấm bị giam cầm có thể sống tới 17 năm: trong tự nhiên, chúng có thể có tuổi thọ thấp hơn. Các thông số này cho hy vọng rằng báo gấm có thể tăng trưởng về mặt số lượng nếu có sự quản lý tốt. Mặc cho các thông số trên, trong giai đoạn đầu của chương trình sinh sản trong điều kiện giam cầm đã thu được thành tựu nhỏ nhoi, chủ yếu là do con cái hay bị những con đực hung dữ giết chết. Tuy nhiên, kinh nghiệm của những người nuôi báo gấm cho thấy các cặp báo gấm được cho gần gũi trong giai đoạn sớm thì đạt được kết quả khả quan trong giao phối. Bảo tồn và các mối đe dọa Vì rất khó xác định nơi cư trú của báo gấm, các ước tính tin cậy về số lượng báo gấm là không có. Nơi cư trú bị thu hẹp chủ yếu là do sự tàn phá rừng nặng nề cũng như việc săn bắn để làm thuốc theo y học cổ truyền. Điều này làm suy giảm số lượng báo gấm. CITES, tức Hiệp ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã đang gặp nguy hiểm, đưa báo gấm vào các loài của phụ lục I. Điều này có nghĩa là báo gấm nằm trong số các loài đang gặp nguy hiểm nhất. Hiệp ước cấm buôn bán quốc tế các loài thuộc phụ lục I, trừ những trường hợp đơn lẻ như nghiên cứu khoa học. Nước Mỹ cũng đưa báo gấm vào trong Chứng thư các loài đang gặp nguy hiểm, nhằm ngăn chặn việc buôn bán báo gấm hay các bộ phận cơ thể chúng. Trong các quốc gia có báo gấm sinh sống thì việc săn báo gấm cũng bị cấm, nhưng các biện pháp này có lẽ chưa đem lại hiệu quả đáng kể. Chú thích Liên kết ngoài Báo gấm Pardofelis nebulosa trên SVRVN Sách đỏ Việt Nam N Động vật có vú Bangladesh Động vật có vú Bhutan Động vật có vú Campuchia Động vật có vú Lào Động vật có vú Myanmar Động vật có vú Nepal Động vật có vú Trung Quốc Động vật có vú Việt Nam M Động vật được mô tả năm 1821 Động vật Đông Nam Á
1,211
6045
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng%20%C4%91%C3%A0i%20IP
Tổng đài IP
Tổng đài điện thoại nội bộ dùng giao thức Internet hay Tổng đài IP (tiếng Anh: Internet Protocol Private Branch eXchange, viết tắt là IP PBX hay IPBX) là một mạng điện thoại riêng dùng giao thức Internet (Internet protocol) để thực hiện các cuộc gọi điện thoại ra bên ngoài, thường áp dụng trong phạm vi một công ty, nhà hàng, hay bệnh viện. Dữ liệu giọng nói được truyền bằng các gói dữ liệu qua Internet thay vì mạng điện thoại thông thường. Cấu hình của Tổng đài IP Phần lớn các tổng đài IP đều sử dụng phần mềm để điều khiển và thao tác. Nên chi phí rẻ hơn và thao tác dễ dàng, có thể mở rộng nhiều các tính năng mới. Một hệ thống tổng đài IP gồm có: Tổng đài IP Card Digium PCI Máy tính để bàn. Phần mềm tổng đài (Asterisk). Thuê bao điện thoại cố định (PSTN). Softphone (phần mềm gọi điện thoại qua máy tính). IP phone (điện thoại sử dụng công nghệ IP). Các tính năng của tổng đài IP Kết nối các cuộc gọi nội bộ và mạng điện thoại cố định Máy tính tới máy tính (Computer to computer, PC to PC): Đây là cách dễ nhất để ứng dụng VoIP, bạn sẽ không cần trả tiền cho các cuộc gọi đường dài, chỉ cần một phần mềm (soft phone), Microphone, Speaker, Sound Card và một kết nối Internet. Máy tính tới điện thoại (Computer to Telephone, PC to Phone): Phương pháp cho phép bạn gọi tới bất kỳ ai (người có điện thoại) từ máy tính của bạn. Điện thoại tới máy tính (Telephone to Computer, Phone to PC): Với số điện thoại đặc biệt hoặc Card, người sử dụng máy điện thoại thông thường có thể thực hiện cuộc gọi tới người sử dụng máy tính có cài đặt phần mềm và đang chạy trên mạng. Điện thoại tới điện thoại (Telephone to telephone, phone to phone):Qua việc sử dụng các IP Gateway, bạn có thể kết nối trực tiếp với bất cứ người nào khác trên thế giới sử dụng điện thoại thông thường. Bạn cần gọi vào trong IP Gateway của họ sau đó bấm số cần gọi họ được kết nối qua mạng IP. Đàm thoại nhiều người - Conference call Conference call (đàm thoại hội nghị)- Đàm thoại nhiều người được thiết lập cho phép người nhận cuộc gọi tham gia đàm thoại xuyên suốt cuộc gọi đó hoặc có thể được thiết lập để người nhận cuộc gọi chỉ được phép nghe mà không được nói. Có thể cho phép gọi, thêm người khác vào. Giảm bớt thời gian khi muốn truyền đạt cùng một nội dung tới nhiều người. Các dịch vụ tự động Call Forwarding (Chuyển tiếp cuộc gọi): Đây là chức năng cho phép chủ thuê bao chuyển cuộc gọi đến một Extension bất kỳ đã được định trước(trong nội bộ tổng đài)hay một số điện thoại di động...khi chủ thuê bao đang bận hoặc không muốn nghe Cancel Call Forwarding: Bỏ chức năng Call Forwarding Transfer: Khi có một cuộc gọi đến một trung tâm hay một công ty gặp điện thoại viên thì người điện thoại viên sẽ chuyển cuộc gọi đến một số Extension của người bạn muốn gặp bằng cách ấn số Extension. ví dụ: Khi có số điện thoại A: 0912345678 gọi đến số 04.3123456 của 1 công ty gặp điện thoại viên B: A: Cho tôi gặp Anh C B: Đồng ý (người điện thoại viên sẽ bấm số Extension của Anh C để A có thể nói chuyện với C) Pickup: là chức năng cho phép mọi người có thể nhấc máy của ngươi khác khi máy của họ đổ chuông. Pick up có hai loại: Pickup trực tiếp và Pickup theo nhóm + Pickup trực tiếp: Chỉ có 1 cặp Extension có thể nhấc máy của nhau + Pickup theo nhóm: Thường thì áp dụng với một nhóm người trong cùng 1 phòng ban, bất kỳ người nào cũng có thể nhấc máy được khi điện thoại của người khác đổ chuông. Auto-Attendant (IVR) - Tương tác thoại: Có thể nói đây là tính năng hoạt động như 1 người điện thoại viên nhưng với những Voice Guide đã được lập trình từ trước nhằm hướng dẫn chi tiết cho người gọi điện tới công ty hay trụ sở...ví dụ "chào mừng quý khách đã gọi điện đến công ty..ấn nút 1 để gặp..." Phân phối cuộc gọi tự động ACD - Automated Call Distribution: Hệ thống sẽ tự động phân phối cuộc gọi phù hợp với tương tác của người dùng đối với hệ thống. Call Park: Cho phép chuyển cuộc gọi đang trả lời vào trong Park Place đến một thành viên khác trong cùng hệ thống. Voice mail: Tính năng cho phép hệ thống nhận các thông điệp tin nhắn thoại. Mỗi máy điện thoại được cung cấp thêm tính năng hộp thư thoại. Mỗi khi số điện thoại bận thì hệ thống sẽ định hướng trực tiếp các cuộc gọi đến hộp thư thoại tương ứng. Voicemail transfer: Tính năng cho phép bạn chuyển cuộc gọi vào hộp thư thoại khi bạn không rảnh để nghe. Voicemail dial: Nếu bạn không muốn điện thoại của người nhận đổ chuông (tránh làm phiền không cần thiết), bạn có thể nói trực tiếp vào Voice mail của người nhận. Người nhận sau đó sẽ nghe lại thông tin của bạn từ Voice mail. User permission to long/international call: Bạn có thể cấp quyền bằng mật mã hoặc theo số nội bộ. Lợi ích chung của tổng đài IP Chi phí thấp: Không mất phí gọi liên tỉnh, quốc tế khi gọi. Dễ cài đặt và thiết lập cấu hình: Tận dụng được hạ tầng sẵn có (Internet, mạng LAN,...). Dễ dàng mở rộng mà không cần nâng cấp phần cứng. Chuyển tiếp vùng dễ dàng. Không bị giới hạn số lượng máy điện thoại do dùng điện thoại IP (SIP). Dễ dàng theo dõi, quản lý hệ thống thông qua trang Web quản trị. Tiết kiệm nhân lực trực tổng đài: Nhờ cơ chế tự động: Trả lời tự động (IVR), Phân phối cuộc gọi tự động (ACD), Voice mail... Xem thêm Avaya Công nghệ điện thoại dùng Internet Điện thoại IP UNIStim Tham khảo Liên kết ngoài Viễn thông Công nghệ điện thoại Truyền giọng nói qua Internet Thiết bị viễn thông Dụng cụ văn phòng
1,072
6075
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20%C4%82n%20th%E1%BB%8Bt
Bộ Ăn thịt
Bộ Ăn Thịt (Carnivora) là bộ bao gồm các loài động vật có vú nhau thai chuyên ăn thịt. Các thành viên của bộ này được chính thức gọi là động vật ăn thịt, mặc dù một số loài là ăn tạp, như gấu mèo và gấu, và khá nhiều loài như gấu trúc là động vật chuyên ăn cỏ. Các thành viên của Bộ Ăn Thịt có cấu trúc hộp sọ đặc trưng, và hàm răng bao gồm răng nanh và răng hàm có khả năng xé thịt. Từ 'ăn thịt' có nguồn gốc từ tiếng Latin carō (carn-) "thịt" và vorāre "nuốt chửng", thuật ngữ này được dùng để chỉ về bất kỳ sinh vật ăn thịt nào. Bộ Ăn thịt là bộ lớn thứ năm trong Lớp Thú có vú, và là một trong những bộ thành công nhất; nó bao gồm ít nhất 279 loài sống trên mọi vùng đất liền và nhiều môi trường sống khác nhau, từ các vùng cực lạnh đến các vùng siêu khô cằn của sa mạc Sahara đến vùng đại dương. Các loài trong bộ này có một loạt dạng cơ thể khác nhau với hình dáng và kích cỡ tương phản nhau. Loài nhỏ nhất là triết bụng trắng (Mustela nivalis) với chiều dài cơ thể khoảng 11 cm (4,3 in) và trọng lượng khoảng 25 g (0,88 oz). Loài lớn nhất là hải tượng phương nam (Mirounga leonina), với con đực trưởng thành nặng tới 5.000 kg (11.000 lb) và có kích thước lên tới 6,7 m (22 ft). Tất cả các loài thú ăn thịt đều có nguồn gốc từ một nhóm động vật có vú có quan hệ với loài tê tê ngày nay, đã xuất hiện ở Bắc Mỹ 6 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng-Cổ Cận. Những tổ tiên đầu tiên của thú ăn thịt giống như những con chồn nhỏ hoặc những động vật có vú giống loài chồn genet, sinh sống về đêm dưới mặt rừng hoặc trên cây, vì các nhóm động vật có vú khác như Mesonychia và Creodonta đã chiếm giữ những hốc đá. Tuy nhiên, bắt đầu từ thế Miocen, hầu hết (nếu không phải tất cả) các họ thú ăn thịt đã đa dạng hóa và chiếm lĩnh hốc này. Các hệ phân loại cũ chia bộ này ra làm hai phân bộ, là Fissipedia (Chân ngón), bao gồm các họ của các động vật ăn thịt chủ yếu trên đất liền, và phân bộ Pinnipedia (Chân màng và Chân vây) bao gồm hải cẩu, sư tử biển và voi biển. Với các dữ liệu sinh học phân tử mới về quan hệ di truyền, hiện nay Bộ Ăn Thịt được chia làm 2 phân bộ: Phân bộ Dạng mèo (Feliformia), và Phân bộ Dạng chó (Caniformia) gồm cả các loài thuộc Phân bộ Chân màng (Pinnipedia). Các nghiên cứu phân tử gần đây cho rằng các loài sinh vật đặc hữu của Bộ Ăn Thịt ở Madagascar, bao gồm ba chi thuộc họ Viverridae và bốn chi cầy mangut thuộc Họ Herpestidae, tất cả đều là hậu duệ của một tổ tiên chung, và tạo thành một đơn vị phân loại duy nhất có quan hệ chị em với Họ Herpestidae. Đơn vị phân loại này hiện tại tách ra thành Họ Eupleridae (Họ Cầy Madagascar). Phân loại Bộ Ăn thịt (Carnivora) Phân bộ Dạng mèo (Feliformia): Họ † Nimravidae: những con thú giả răng kiếm, 5-36 Mya Họ † Stenoplesictidae: Họ † Percrocutidae: Họ Nandiniidae: Cầy cọ châu Phi Siêu họ Feloidea Họ Prionodontidae: Cầy linsang châu Á; 2 loài trong 1 chi Họ † Barbourofelidae: 6-18 Mya Họ Felidae: mèo, hổ, sư tử, báo v.v. 41 loài trong 14 chi Cận bộ Viverroidea Họ Viverridae: Cầy hương và các loài cùng họ; 33 loài trong 14 chi Siêu họ Herpestoidea Họ Hyaenidae: Linh cẩu và sói đất; 4 loài trong 4 chi Họ Eupleridae: Cầy Madagascar; 9 loài trong 7 chi Họ Herpestidae: cầy lỏn, cầy mangut, meerkat và các loài cùng họ; 34 loài trong 14 chi Phân bộ Dạng chó (Caniformia): Họ † Amphicyonidae: 9-37 Mya Họ Canidae: Chó, sói, cáo và các loài cùng họ; 37 loài trong 10 chi Cận bộ Arctoidea Siêu họ Ursoidea Họ † Hemicyonidae: 2-22 Mya Họ Ursidae: gấu và gấu trúc; 8 loài trong 5 chi Siêu họ Pinnipedia (Phocoidea) Họ † Enaliarctidae: 23-20 Mya Họ Phocidae: Voi biển và hải cẩu; 19 loài trong 9 chi Họ Otariidae: Sư tử biển, hải cẩu lông; 14 loài trong 7 chi Họ Odobenidae: Hải mã Siêu họ Musteloidea Họ Ailuridae: Gấu trúc đỏ Họ Mephitidae: Chồn hôi; 10 loài trong 4 chi Họ Procyonidae: Gấu mèo; 14 loài trong 6 chi Họ Mustelidae: Chồn, chồn sương (chồn furô), lửng, và rái cá; 56 loài trong 22 chi Phân bộ †Miacoidea Họ †Miacidae Họ †Viverravidae Phát sinh loài Tham khảo Liên kết ngoài
817
6082
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n%20t%E1%BA%BF%20b%C3%A0o
Nhân tế bào
Trong sinh học tế bào, nhân tế bào là một bào quan được bao bọc bởi màng tế bào tồn tại bên trong các tế bào nhân thực. Sinh vật nhân thực chỉ có một nhân. Tuy nhiên, hồng cầu của lớp thú không có nhân, và một số loại tế bào khác có nhiều nhân, ví dụ là tế bào hủy xương (osteoclast). Cấu trúc chính của nhân tế bào là màng nhân và ma trận nhân (bao gồm lưới lót màng nhân). Màng nhân là màng kép bao phủ toàn bộ nhân và tách biệt nó khỏi tế bào chất. Ma trận nhân là một mạng lưới bên trong nhân có chức năng hỗ trợ cấu trúc nhân giống như cách bộ xương tế bào hỗ trợ cấu trúc tế bào. Nhân tế bào chứa hết bộ gen của sinh vật, ngoại trừ DNA ty thể, được cuộn lại thành nhiều chuỗi DNA bao gồm các phức hợp protein. Phức hợp protein có nhiều loại protein khác nhau, ví dụ histone, để cấu thành các nhiễm sắc thể. Gen trong các nhiễm sắc thể có cấu trúc đặc thù để thúc đẩy chức năng của tế bào. Nhân tế bào bảo quản độ ổn định của gen và quản lý các hoạt động của tế bào bằng cách điều chỉnh biểu hiện gen. Do đó, nhân tế bào được coi là trung tâm điều khiển của tế bào. Bởi vì các phân tử lớn không thể đi xuyên qua màng nhân, lỗ nhân điều tiết cơ chế vận chuyển phân tử lớn ra vào nhân. Lỗ nhân thông qua cả hai màng nhân hình thành kênh ion để các phân tử lớn có thể thông qua bằng các protein vận chuyển, và các phân tử và ion nhỏ có thể di chuyển ra vào tự do. Dịch chuyển các phân tử lớn như protein và RNA ra vào nhân tế bào là điều cần thiết để biểu hiện gen và bảo quản nhiễm sắc thể. Mặc dù bên trong nhân tế bào không được chia ra thành các gian, các chất bên trong không được đồng dạng. Nhiều nhân thể (nuclear bodies) khác nhau tồn tại; chúng được hình thành bằng các protein độc nhất, phân tử RNA, và một phần riêng biệt của nhiễm sắc thể. Bộ phận đặc trưng nhất của nhân tế bào là nhân con; nó có chức năng sản xuất ribosome. Sau khi được sản xuất ở trong nhân con, ribosome được vận chuyển ra tế bào chất để dịch mã mRNA. Cấu trúc Nhân tế bào chứa đựng gần hết toàn bộ DNA của tế bào. Nó được bao phủ bởi sợi trung gian và được bao bọc bởi màng nhân kép. Màng nhân bao phủ nhân tế bào, và bên trong có chứa chất nhân. Kích cỡ của nhân tùy thuộc vào kích thước của tế bào đó, thường thì nhân chiếm 8% tổng thể tích tế bào. Nhân là bào quan lớn nhất trong tế bào động vật. Trong tế bào của lớp thú, đường kính trung bình của nhân là khoảng 6 micrometer (µm). Chú thích Tham khảo Sinh học tế bào Bào quan Nhân tế bào
528
6095
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AB
Trường điện từ
Điện từ trường (còn gọi là trường Maxwell) là một trong những trường của vật lý học. Nó là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện. Trường điện từ cũng do các hạt mang điện sinh ra, và là trường thống nhất của điện trường và từ trường. Đặc trưng cho khả năng tương tác của trường điện từ là các đại lượng cường độ điện trường, độ điện dịch, cảm ứng từ và cường độ từ trường (thường được ký hiệu lần lượt là E, D, B và H). Lịch sử Năm 1865, nhà vật lý người Anh James Clerk Maxwell đã kết hợp các định luật về điện và từ đã biết để tạo ra lý thuyết Maxwell. Lý thuyết này dựa trên sự tồn tại của các trường, hiểu nôm na là môi trường truyền tác động từ nơi này đến nơi khác. Ông nhận thấy rằng các trường truyền nhiễu loạn điện và từ là các thực thể động: chúng có thể dao động và truyền trong không gian. Lý thuyết Maxwell có thể gộp lại vào hai phương trình mô tả động học của các trường này, gọi là các phương trình Maxwell. Dựa vào lý thuyết này, Maxwell đã đi đến một kết luận: tất cả các sóng điện từ đều truyền trong không gian (chân không) với một vận tốc không đổi bằng vận tốc ánh sáng. Các phương trình Maxwell Để mô tả trường điện từ, Maxwell đưa ra những phương trình cơ bản tạo thành hệ các phương trình Maxwell về trường điện từ. Phương trình Maxwell-Faraday Phương trình này diễn tả luận điểm thứ nhất của Maxwell về mối liên hệ giữa từ trường biến thiên và điện trường xoáy. Dạng vi phân: Dạng tích phân: Phương trình Maxwell-Ampere Phương trình này diễn tả luận điểm thứ hai của Maxwell, theo đó điện trường biến thiên cũng sinh ra từ trường như dòng điện dẫn. Dạng vi phân: Dạng tích phân: Định lý Ostrogradski - Gauss với điện trường Định lý này diễn tả tính không khép kín của các đường sức điện trường tĩnh, chúng luôn từ các điện tích dương đi ra và đi vào các điện tích âm. Dạng vi phân: Dạng tích phân: Định lý Ostrogradski - Gauss với từ trường Định lý này diễn tả tính khép kín của các đường sức từ, theo đó từ trường là trường không có nguồn. Dạng vi phân: Dạng tích phân: Năng lượng Trong khoảng không gian có trường điện từ thì cũng có năng lượng định xứ, với mật độ u tính bằng: u = (E.D + B.H)/2 Ở đây, E, D, B, H lần lượt là cường độ điện trường, độ điện dịch, cảm ứng từ và cường độ từ trường của điện từ trường. Như vậy trên thể tích V, tổng năng lượng điện từ là: Trong chân không, D = ε0E và B = μ0H với ε0 và μ0 lần lượt là hằng số điện môi chân không và hằng số từ thẩm chân không. Do đó, mật độ năng lượng điện từ trường trong chân không có thể rút gọn thành: u = (ε0|E|2 + μ0|H|2)/2 Trong môi trường điện môi lý tưởng D = ε0εrE = εE và thuận từ hoặc nghịch từ lý tưởng B = μ0μrH = μH. Do đó, mật độ năng lượng điện từ trường trong các môi trường này có thể rút gọn thành: u = (ε|E|2 + μ|H|2)/2 Tính tương đối Trường điện từ được sinh ra bởi các điện tích chuyển động và đứng yên. Tính chất chuyển động hay đứng yên của các hạt mang điện hoàn toàn phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Do đó, các tính chất của trường điện từ phụ thuộc hệ quy chiếu trong đó ta đứng yên để quan sát chúng. Tương tác Một hạt mang điện tích q chuyển động với vận tốc v trong một điện từ trường, có cường độ điện trường E và cảm ứng từ B sẽ chịu lực tác dụng, F, gọi là lực Lorentz: Tham khảo Jackson J.D., Classical Electrodynamics, John Wiley & Sons, 1962. Nguyễn Phúc Thuần, Điện động lực học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998. Liên kết ngoài On the Electrodynamics of Moving Bodies by Albert Einstein, ngày 30 tháng 6 năm 1905. On the Electrodynamics of Moving Bodies (pdf) Non-Ionizing Radiation, Part 1: Static and Extremely Low-Frequency (ELF) Electric and Magnetic Fields (2002) by the IARC. Report on the efficacy of electromagnetic screening for sports injuries National Institute for Occupational Safety and Health - EMF Topic Page Điện từ học
764
6098
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%A9c%20x%E1%BA%A1%20ph%C3%B4ng%20vi%20s%C3%B3ng%20v%C5%A9%20tr%E1%BB%A5
Bức xạ phông vi sóng vũ trụ
Bức xạ phông vi sóng vũ trụ (hay bức xạ nền vũ trụ, bức xạ tàn dư vũ trụ) là bức xạ điện từ được sinh ra từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ (khoảng 380.000 năm sau Vụ Nổ Lớn). Phổ của nó có dạng giống phổ bức xạ của vật đen với đỉnh nằm trong dải bước sóng vi ba (trong khoảng vài milimét đến vài chục xentimét). Hầu hết các nhà vũ trụ học cho rằng bức xạ phông nền vũ trụ cùng với sự dịch chuyển đỏ là những bằng chứng tốt nhất chứng minh cho sự đúng đắn của mô hình Vụ Nổ Lớn của vũ trụ. Lý thuyết vụ nổ lớn tiên đoán về sự tồn tại của bức xạ phông vi sóng vũ trụ được tạo thành từ các quang tử phát ra từ giai đoạn sinh hạt baryon. Vì vũ trụ thời kỳ sơ khai ở trạng thái cân bằng nhiệt động nên nhiệt độ của bức xạ và plasma bằng nhau cho đến khi plasma tái hợp. Trước khi nguyên tử được hình thành thì bức xạ bị hấp thụ và tái phát xạ đều trong một quá trình gọi là tán xạ Compton: vũ trụ vào giai đoạn sơ khai không trong suốt với ánh sáng. Tuy nhiên, quá trình nhiệt độ của vũ trụ bị giảm đi khi giãn nở làm cho nhiệt độ xuống thấp hơn 3.000 K, tại nhiệt độ này thì điện tử và hạt nhân kếp hợp với nhau để tạo ra nguyên tử và các plasma nguyên thủy bị biến thành khí trung hòa. Quá trình này được gọi là quá trình giải phóng quang tử. Một vũ trụ chỉ gồm các nguyên tử trung hòa cho phép bức xạ truyền qua mà không bị cản trở nhiều. Vì tại các giai đoạn sớm, vũ trụ ở trong trạng thái cân bằng nhiệt động nên bức xạ từ thời điểm này có phổ phân bố giống như phổ phát xạ của một vật đen được truyền một cách tự do cho đến ngày nay sẽ bị dịch chuyển đỏ theo định luật Hubble. Bức xạ đó phải được giống nhau theo mọi hướng trong không gian. Năm 1964, Arno Penzias và Robert Wilson đã phát hiện ra bức xạ phông vũ trụ khi họ tiến hành nghiên cứu một máy thu tín hiệu vi sóng ở phòng thí nghiệm Bell. Khám phá của họ đã khẳng định tiên đoán về bức xạ phông vũ trụ, một bức xạ đẳng hướng và đồng nhất phân bố giống như phổ phát xạ của vật đen có nhiệt độ khoảng 3 K. Penzias và Wilson được trao giải Nobel Vật lý nhờ khám phá này. Năm 1989, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ đã phóng Vệ tinh Thăm dò Phông Vũ trụ (COBE), các kết quả ban đầu quan sát được rất phù hợp với các tiên đoán của lý thuyết vụ nổ lớn liên quan đến bức xạ phông vũ trụ. COBE đã tìm thấy nhiệt độ dư là 2,726 K và xác định được rằng bức xạ đó là đẳng hướng với độ chính xác 10−5. Vào những năm 1990, tính dị hướng của bức xạ phông vũ trụ được nghiên cứu rất chi tiết bằng rất nhiều các thí nghiệm và kết quả là về mặt hình học, vũ trụ là phẳng (xem hình dáng của vũ trụ). Vào đầu năm 2003 các kết quả từ Vệ tinh Dị hướng Vi sóng Wilkinson (WMAP) được phóng và đã thu được các giá trị chính xác nhất về các thông số vũ trụ. Vệ tinh này cũng loại bỏ một số mô hình lạm phát vũ trụ đặc biệt nhưng nhìn chung thì các kết quả phù hợp với lý thuyết lạm phát. Tham khảo Thiên văn vô tuyến Vũ trụ học vật lý Nguồn vô tuyến thiên văn Vi sóng Vật lý thiên văn Thấu kính hấp dẫn Phình to vũ trụ Quan sát thiên văn
661
6099
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20l%C3%BD%20b%E1%BA%A5t%20%C4%91%E1%BB%8Bnh
Nguyên lý bất định
Nguyên lý bất định, gọi chính xác là Nguyên lý về tính bất xác định hay Nguyên lý về tính không chắc chắn (tiếng Anh: Uncertainty principle, tiếng Đức: Unschärferelation), là một nguyên lý quan trọng của cơ học lượng tử, do nhà vật lý lý thuyết người Đức Werner Heisenberg phát triển. Nguyên lý này phát biểu rằng: "Ta không bao giờ có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay động lượng, hoặc xung lượng) của một hạt vào cùng một lúc. Nếu ta biết một đại lượng càng chính xác thì ta biết đại lượng kia càng kém chính xác." Về mặt toán học, hạn chế đó được biểu hiện bằng bất đẳng thức sau: Trong công thức trên, là sai số của phép đo vị trí, là sai số của phép đo động lượng và h là hằng số Planck. Trị số của hằng số Planck h trong hệ đo lường quốc tế: J.s. Sai số tương đối trên trị số này là 1,7×10−7, đưa đến sai số tuyệt đối là 1,1×10−40 J.s. Ngữ nghĩa của thuật ngữ Trong tiếng Đức, nguyên lý này được gọi là Unschärferelation, có nghĩa là "Mối quan hệ không sắc nét" hay "Mối quan hệ của tính mờ nhòe". Trong tiếng Anh thì nguyên lý này được gọi là Uncertainty principle, tức "Nguyên lý về tính không chắc chắn". Nhưng trong tiếng Việt thì người ta lại hay gọi tóm gọn là "Nguyên lý bất định". Xem thêm Sự ra đời của lý thuyết lượng tử Tham khảo Liên kết ngoài aip.org: Quantum meachanics 1925-1927 - The uncertainty principle The certainty principle Schrödinger equation from an exact uncertainty principle Cơ học lượng tử Khái niệm vật lý Nguyên tắc Vật lý toán học Bất đẳng thức Đức năm 1927 Khoa học năm 1927 Định luật
299
6101
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A5p%20c%E1%BB%99ng%20h%C6%B0%E1%BB%9Fng%20t%E1%BB%AB
Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ (còn gọi nôm na là chụp em-rai theo viết tắt tiếng Anh MRI của Magnetic Resonance Imaging) là một phương pháp thu hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể sống và quan sát lượng nước bên trong các cấu trúc của các cơ quan. Ảnh cộng hưởng từ hạt nhân dựa trên một hiện tượng vật lý là hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân. Chụp cộng hưởng từ gọi đầy đủ là "chụp cộng hưởng từ hạt nhân" bắt đầu được dùng để chẩn đoán bệnh từ năm 1982. Hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân bắt đầu được 2 tác giả Bloch và Purcell phát hiện năm 1952. Sự khác nhau cơ bản giữa chụp cộng hưởng từ và chụp X quang là năng lượng dùng trong chụp X quang là năng lượng phóng xạ tia X còn trong chụp cộng hưởng từ là năng lượng vô tuyến điện. Cơ sở vật lý Gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Sắp hàng hạt nhân Mỗi hạt nhân trong môi trường vật chất đều có một mômen từ tạo ra bởi spin (sự xoay) nội tại của nó. Các hạt nhân đều sắp xếp một cách ngẫu nhiên và từ trường của chúng triệt tiêu lẫn nhau do đó không có từ trường dư ra để ghi nhận được. Khi có một từ trường mạnh tác động từ bên ngoài các mômen từ của hạt nhân sẽ sắp hàng song song cùng hướng hoặc ngược hướng của từ trường, ngoài ra chúng còn chuyển động dần chung quanh hướng của từ trường bên ngoài nó. Các vec tơ từ hạt nhân sắp hàng song song cùng chiều với hướng từ trường bên ngoài có số lượng lớn hơn các vectơ từ hạt nhân sắp nhân sắp hàng ngược chiều và chúng không thể triệt tiêu cho nhau hết, do đó có mạng lưới từ hoá theo hướng của từ trường bên ngoài. Các vectơ tạo ra hiện tượng từ hoá chủ yếu theo hướng của từ trường bên ngoài; đó là trạng thái cân bằng. Trong trạng thái cân bằng không có một tín hiệu nào có thể được ghi nhận. Khi trạng thái cân bằng đó bị xáo trộn sẽ có tín hiệu được hình thành. Giai đoạn 2: Kích thích hạt nhân Hiện tượng sắp hàng hạt nhân kết thúc thì các hạt nhân hydrogen tức proton sẽ phóng thích năng lượng dùng để sắp hàng chúng để trở về vị trí ban đầu. Tốc độ phóng thích các phôton này dựa vào năng lượng được phóng thích. Thời gian cần thiết cho 63% vectơ khôi phục theo chiều dọc gọi là T1. Thời gian cần thiết để cho 63% vectơ khôi phục theo chiều ngang gọi là T2. Giai đoạn 3: Ghi nhận tín hiệu Khi các proton trở lại sắp hàng như cũ do ảnh hưởng từ trường bên ngoài chúng phóng thích năng lượng dưới dạng tín hiệu tần số vô tuyến. Cường độ phát ra từ một đơn vị khối lượng mô được thể hiện trên một thang màu từ trắng đến đen, trên đó màu trắng là cường độ tín hiệu cao, màu đen là không có tín hiệu. Cường độ tín hiệu của một loại mô phụ thuộc vào thời gian khôi phục lại từ tính T1 và T2, mật độ phôton của nó. Giai đoạn 4: Tạo hình ảnh T1 tạo ra tín hiệu MRI mạnh và cho thấy hình ảnh các cấu trúc giải phẫu với T1 dịch não tuỷ, lớp vỏ xương, không khí và máu lưu thông với tốc độ cao tạo ra những tín hiệu không đáng kể và thể hiện màu sẫm. Chất trắng và chất xám biểu hiện bằng màu xám khác nhau và chất xám đậm hơn. Với T1 thì mô mỡ có màu sáng đó là lợi thế lớn nhất để ghi hình mô mỡ trong hốc mắt, ngoài màng cứng tuỷ xương và cột sống. Máu tụ mạn tính có hình ảnh tín hiệu cao và thể hiện ảnh màu trắng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hàm lượng nước trong mô không lớn thì độ nhạy hình ảnh T1 không cao. Do đó không thể ghi hình được ở những tổn thương nhỏ không đè đẩy cấu trúc giải phẫu. Hình ảnh Xem thêm Chụp cắt lớp vi tính (CT) Chụp cộng hưởng từ Dotarem Phương pháp điều trị MRI HIFU Chụp X-quang Chú thích Tham khảo James Mattson and Merrill Simon. The Pioneers of NMR and Magnetic Resonance in Medicine: The Story of MRI. Jericho & New York: Bar-Ilan University Press, 1996. ISBN 0-9619243-1-4. Cộng hưởng từ hạt nhân Chẩn đoán hình ảnh y khoa Phát minh của Hoa Kỳ Giới thiệu năm 1973
786
6103
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%8Bch%20chuy%E1%BB%83n%20%C4%91%E1%BB%8F
Dịch chuyển đỏ
Dịch chuyển đỏ là một hiện tượng vật lý, trong đó ánh sáng phát ra từ các vật thể đang chuyển động ra xa khỏi người quan sát sẽ đỏ hơn. Hiện tượng này là hệ quả của hiệu ứng Doppler, khi các vạch phổ trong phần ánh sáng biểu kiến chuyển dịch về phía phổ đỏ do tần số sóng điện từ (của ánh sáng, sóng vô tuyến...) của các thiên hà, quasar hay các thiên thể xa khác bị giảm xuống. Từ đó mà xuất hiện tên "chuyển dịch đỏ". Chuyển dịch đỏ càng lớn thì vật thể quan sát chuyển động ra xa khỏi người quan sát càng nhanh. Nhờ vào dịch chuyển đỏ mà người ta phát hiện ra các thiên hà đang chuyển động ra xa nhau hay rộng hơn là sự giãn nở vũ trụ "Metagalaxy", xác định chuyển động riêng của các sao đối với Trái Đất. Thuyết tương đối rộng đã phán đoán vấn đề chuyển dịch đỏ khi các quang tử mất giảm năng lượng khi thoát ra khỏi trường hấp dẫn - sự truyền sóng vào trường yếu hơn. Ngược lại với chuyển dịch đỏ là chuyển dịch xanh. Xem thêm Hiệu ứng Doppler Dịch chuyển xanh Tham khảo Liên kết ngoài Ned Wright's Cosmology tutorial Cosmic reference guide entry on redshift Mike Luciuk's Astronomical Redshift tutorial Animated GIF of Cosmological Redshift by Wayne Hu Thuyết tương đối Hiệu ứng vật lý Vũ trụ học Vũ trụ học vật lý Hiệu ứng Doppler Đại lượng vật lý
253
6107
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u%20%E1%BB%A9ng%20Doppler
Hiệu ứng Doppler
Hiệu ứng Doppler là một hiệu ứng vật lý, đặt tên theo Christian Andreas Doppler, trong đó tần số và bước sóng của các sóng âm, sóng điện từ hay các sóng nói chung bị thay đổi khi mà nguồn phát sóng chuyển động tương đối với người quan sát. Biểu diễn toán học Đối với sóng chuyển động trong một môi trường (như sóng âm), nguồn sóng và người quan sát đều có thể chuyển động tương đối so với môi trường. Hiệu ứng Doppler lúc đó là sự tổng hợp của hai hiệu ứng riêng rẽ gây ra bởi hai chuyển động này. trong đó, là vận tốc lan truyền của sóng trong môi trường, là vận tốc tương đối của người quan sát đối với môi trường, nhận giá trị dương nếu người quan sát tiến lại gần nguồn âm, là vận tốc tương đối của nguồn đối với môi trường, nhận giá trị dương nếu nguồn dịch chuyển ra xa đối với người quan sát. Cụ thể, nếu nguồn di động trong môi trường phát ra sóng với tần số tại nguồn là f0, một người quan sát đứng yên trong môi trường sẽ nhận được tần số f: với c tốc độ lan truyền của sóng trong môi trường, v là thành phần vận tốc chuyển động của nguồn so với môi trường theo phương chỉ đến người quan sát (âm nếu đi về phía người quan sát, dương nếu ngược lại). Tương tự, khi nguồn đứng im còn người quan sát chuyển động: Đối với sóng điện từ (ví dụ ánh sáng), lan truyền mà không cần môi trường, hiệu ứng Doppler được tính toán dựa vào thuyết tương đối. Phân tích Trong hiệu ứng Doppler thật ra tần số của nguồn sóng không bị thay đổi. Để hiểu rõ nguyên nhân tạo ra hiệu ứng Doppler, sự thay đổi tần số, ta lấy ví dụ của hai người ném bóng. Người A ném bóng đến người B tại một khoảng cách nhất định. Giả sử vận tốc trái bóng không đổi và cứ mỗi phút người B nhận được x số bóng. Nếu người A từ từ tiến lại gần người B, người B sẽ nhận được nhiều bóng hơn mỗi phút vì khoảng cách của họ đã bị rút ngắn. Vậy chính số bước sóng bị thay đổi nên gây ra sự thay đổi tần số. Ứng dụng Thường ngày Một tiếng còi trên xe cấp cứu tiến đến ta sẽ có tần số cao hơn (chói hơn) khi xe đứng yên. Tần số này giảm dần (trầm hơn) khi xe vượt qua ta và nhỏ hơn bình thường khi xe chạy ra xa. Nhà thiên văn học John Dobson giải thích hiện tượng trên: "lý do mà tiếng còi giảm là do xe không tông bạn". Nói cách khác, nếu chiếc xe đi theo phương thẳng tới bạn, tần số sẽ vẫn giữ nguyên (vì thành phần vận tốc v theo phương chỉ tới bạn không đổi, cho đến khi chúng vượt qua bạn, thì lập tức chuyển sang tần số thấp hơn. Sự khác biệt giữa tần số cao lúc tiến đến so với tần số chuẩn của còi đúng bằng sự khác biệt giữa tần số thấp lúc ra xa so với tần số chuẩn. Khi chiếc xe không tông vào bạn mà chỉ qua mặt bạn, thành phần vận tốc theo phương chỉ tới bạn không giữ nguyên do phương này luôn thay đổi tùy thuộc vị trí của xe: Trong đó v là thành phần vận tốc của xe theo phương chỉ tới bạn, v0 là tốc độ của xe và là góc giữa hướng di chuyển của xe và hướng nối từ xe đến bạn. Máy bắn tốc độ Sử dụng cơ chế radar và hiệu ứng Doppler, phát ra một bước sóng radio có tần số xác định f0 rồi thu nhận tần số sóng radio f1 phản xạ ngược trở lại từ phương tiện giao thông đang di chuyển với vận tốc u. Từ f0 và f1 ta sẽ tính ra được vận tốc của phương tiện giao thông đó. Xem thêm Dịch chuyển đỏ Dịch chuyển xanh Vụ nổ lớn Tham khảo Ánh sáng và hiệu ứng Doppler Thuyết tương đối Hiệu ứng Doppler Âm học
708
6111
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20qu%E1%BB%91c%20gia%20kh%C3%B4ng%20c%C3%B2n%20t%E1%BB%93n%20t%E1%BA%A1i
Danh sách quốc gia không còn tồn tại
Danh sách này liệt kê các quốc gia không còn tồn tại hay được đổi tên, vì nhiều lý do khác nhau. Các nước giải thể Các quốc gia sau đây đứng trước nguy cơ giải thể và chia thành những nước mới. – Là một nước liên hợp bởi nhiều quốc gia, vương quốc Anh đang đứng trước nguy cơ “vỡ vụn”. Điển hình là sự vụ Scotland trưng cầu ý kiến tách khỏi Anh không thành vào năm 2014 với lý do gánh nặng kinh tế và việc họ phải trả khoản nợ công vô cớ cho Anh. Anh đang đối mặt với vấn đề tự “xé nhỏ” mình sau những bất ổn kinh tế. Đặc biệt sau khi Brexit nổ ra (việc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu) vào 2016 càng đẩy Anh vào lằn ranh suy tồn và dự đoán sẽ có cuộc trưng cầu lần hai của Scotland nhằm giành quyền độc lập với Anh và tìm cơ hội trở lại EU. Brexit đã thả “quả bom” gây phân rã Châu Âu cũng như hội nhập kinh tế giữa các nước nói chung và gây mất đoàn kết cho Anh nói riêng. Quá trình này sẽ còn tiếp diễn và báo động một nước Anh giải thể trong tương lai và tạo ra lãnh thổ 4 nước là Anh, Bắc Ireland, Scotland và Wales. Khi đó, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ giải thể vào năm 2026 hoặc 2040. Các quốc gia sau đây đã giải thể và chia thành những nước mới. (Gran Colombia) – Simón Bolívar tạo ra lãnh thổ này từ nhiều phần của Đế quốc Tây Ban Nha tại Nam Mỹ. Về sau, Đại Colombia được tách ra thành , và . Vào năm 1863, Tân Granada đổi tên thành ; vào năm 1903, tách ra khỏi Colombia. (Austria-Hungary Empire) – Đế quốc này được thành lập vào năm 1867 từ Đế quốc Habsburg, và bao gồm một phần Áo và một phần Hungary. Đến năm 1918, đế quốc này bị chia thành Áo, Hungary, Tiệp Khắc (Czechoslovakia), Ba Lan và Vương quốc Serb, Croat và Slovene (sau đổi thành vào năm 1929). (Deutsche Demokratische Republik) – Quốc gia tồn tại từ 1949-1990 tại phần lãnh thổ Liên Xô quản lý tại Đức theo điều khoản của Hiệp định Potsdam. Sáp nhập vào để trở thành một phần của nước thống nhất ngày nay. (Yugoslavia) – Nhà nước được tạo thành từ những phần của Đế quốc Áo-Hung và các Vương quốc Serbia và Montenegro vào các năm 1918-1929. Được thành lập lại sau Chiến tranh thế giới thứ hai và bị tan rã sau khi 4 trong số 6 quốc gia tạo dựng ra Nam Tư là (, , và ) tách ra vào những năm 1990. 2 nước cộng hòa còn lại đã chính thức đổi lại tên thành vào năm 2003. Hiện nay lại tiếp tục tách ra thành 2 nước và . , một phần lãnh thổ của Serbia cũng tách ra đòi thành lập quốc gia độc lập vào năm 2008. (Československo) – Quốc gia được thành lập từ vài phần của Đế quốc Áo-Hung sau khi đế quốc này hoàn toàn tan rã sau Thế chiến thứ I. Đến năm 1993, Tiệp Khắc lại tự chia thành 2 nước cộng hòa: và . (West Indies Federation) – Nhà nước liên bang được Anh tạo ra năm 1952, nước đã trao trả độc lập ngay cho các thuộc địa cũ của Anh trong vùng Caribe. Liên bang này sụp đổ sau khi bỏ phiếu tách ra. Liên bang Mali (Mali Federation) – Do và Sudan thuộc Pháp, cả hai đều nằm trong , lập ra năm 1959 thành 1 quốc gia độc lập. Liên bang này phân chia thành và năm 1960. Liên bang Peru-Bolivia (Peru-Bolivian Confederacy) – Liên bang được thành lập năm 1836 bởi và cho đến năm 1839. (Социалистических Республик) – Được thành lập sau cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917, bao gồm 15 nước cộng hòa mà sau này đều trở thành các quốc gia độc lập: , , , , , , , , , , , , , và . (United Arab Republic) – Liên bang được và lập ra năm 1958 và giải thể năm 1961, tuy Ai Cập vẫn sử dụng tên gọi này cho đến năm 1971. (United Provinces of Central America) cũng gọi là Hợp Chủng Quốc Trung Mỹ (United States of Central America) độc lập năm 1823; đã phân rã thành các nước riêng biệt trong nội chiến 1838-1840. Liên bang Ba Lan-Litva hay Liên bang 2 Nhà nước (Polish-Lithuanian Commonwealth hay The Commonwealth of the Two Nations) trong thời kỳ 1772–1795 đã bị chia rẽ cho , và . Các vùng đất này ngày nay được phân bố ở , , , , , , và một phần ở . Senegambia – Liên bang lỏng lẻo giữa các nước và ở Tây Phi, tồn tại từ 1982-1989. (United Kingdom of the Netherlands; 1815-1830) (Verenigd Koninkrijk der Nederlanden/Royaume-Uni des Pays-Bas) được lập ra trong Đại hội Viên năm 1815, sau này tách thành (nổi dậy năm 1830), (rời bỏ năm 1835) và . Hãn quốc Kim Trướng (Golden Horde) – vào thập kỷ 1430 chia thành Hãn quốc Kazan, Hãn quốc Krym, Hãn quốc Astrakhan, Hãn quốc Sibir, Đại Hãn quốc Mông Cổ; Nga cuối cùng giành được độc lập. Vương quốc Frank/Đế chế Carolingian (Frankish realm)/(Carolingian Empire) – được chia tách cho ba con trai của Louis Sùng Đạo theo Hiệp ước Verdun. Xem Danh sách các vùng đất của Đế chế Carolingien. (Republic of Vietnam, République du Viêt Nam, RVN) (1955 – 1975) – Sau sự kiện 30/4/1975, khi lực lượng của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam giành chiến thắng trong cuộc chiến với Việt Nam Cộng hòa đã quản lý toàn bộ miền Nam Việt Nam đến khi diễn ra cuộc Tổng tuyển cử thống nhất đất nước năm 1976. – bắt đầu từ ngày 8/6/1969 rồi chấm dứt vào ngày 2/7/1976 sau khi tái thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 để thành lập Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - bắt đầu từ ngày 2/9/1945 và chấm dứt vào ngày 2/7/1976 sau khi thống nhất với Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để thành lập nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Tổng tuyển cử năm 1976. (1949-1955): Sụp đổ năm 1955 để trở thành nền cộng hòa dân chủ tại miền Nam của Việt Nam. đã giải thể vào năm 2006, tách thành và . thành lập từ 11 tiểu bang miền nam Hoa Kỳ vào ngày 12/4/1861. Sau khi tổng thống Hoa Kỳ là Abraham Lincoln đắc cử, ông đã cho xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ trên toàn Hoa Kỳ. 11 tiểu bang miền Nam đã phản đối và bỏ phiếu ly khai khỏi chính quốc và chống lại miền Bắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Chính phủ này tồn tại đến ngày 9/5/1865 thì bị quân đội miền bắc đánh bại và sụp đổ, tái hợp với miền Bắc Hoa Kỳ. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen gọi tắt là Nam Yemen, là quốc gia được thành lập năm ngày 30/11/1967 sau khi giành độc lập từ Anh. Quốc gia này tồn tại đến ngày 22/5/1990 thì sáp nhập với (Cộng hòa Ả Rập Yemen) tạo thành nước thống nhất như ngày nay. Các nước đổi tên Các tên nước sau đây đã thay đổi: Châu Á Ba Tư (Persia) – Tên mà phương tây gọi Iran cho đến năm 1935, thực ra nước này luôn tự gọi mình là Iran. Xiêm (Siam) – Tên của Thái Lan cho đến năm 1939. Ngoại Jordan (Transjordan) – Đổi tên thành Jordan năm 1946. Tích Lan (Ceylon) – Tên của Sri Lanka cho đến năm 1972. Cộng hoà Khmer (Khmer Republic) – Tên của Campuchia từ 1970-1975. Miến Điện (Burma, Birmanie) – Đổi tên cho sát tên nguyên ngữ Myanmar năm 1989. Thực ra người Miến Điện vẫn gọi nước họ là Myanmar từ trước. Châu Phi Abyssinia – 1 tên cũ của Ethiopia. Cộng hoà Congo (Republic of the Congo) – Tên của Cộng hoà Dân chủ Congo (Democratic Republic of the Congo) từ 1960-1966. Đây là hậu thân của Congo-Kinshasa (thuộc Bỉ), không phải nước Cộng hoà Congo hậu thân của Congo-Brazzaville (thuộc Pháp). Đế quốc Trung Phi (Central African Empire) – Giai đoạn tạm thời (1977-1979) của Cộng hoà Trung Phi (Central African Republic). Thượng Volta (Upper Volta) – Tên của Burkina Faso cho đến năm 1984. Bờ Biển Ngà (Ivory Coast) – Từ năm 1985 tên tiếng Pháp của nước này là Côte d'Ivoire được dùng nguyên trong các ngôn ngữ khác, không dịch ra nữa. (Trong tiếng Bồ Đào Nha vẫn dùng tên dịch ra là Costa do Marfim). Zaïre – Tên của Cộng hoà Dân chủ Congo (Democratic Republic of the Congo) từ 1971-1997. Swaziland – Tên cũ của Eswatini. Châu Âu Vương quốc Ireland được thành lập 1542, tồn tại cho tới khi nó nhập vào với Vương quốc Anh để hình thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland năm 1801 kéo dài tới 1922. Sau đó nó trở thành Nhà nước Tự do Ireland, một nước thuộc địa nhưng tự cai quản, nhưng mất Bắc Ireland mà tách ra 2 ngày sau đó. Đến năm 1937 thì nó trở thành 1 nước độc lập với tên là Ireland hay Éire (tiếng Gaelic). Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland (United Kingdom of Great Britain and Ireland) đổi tên thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland) năm 1927 (Thực ra Ireland, trừ miền bắc, đã tách ra từ năm 1922). Bohemia – Tên của Cộng hoà Séc cho đến 1918. Đến tháng 10/1918, nó tách ra khỏi Đế quốc Áo-Hung, nhập với Slovakia lập thành nước Tiệp Khắc, kéo dài cho tới ngày 1/1/1993 khi nước này lại chia ra làm đôi. Sau Thế chiến thứ nhất, 1918 khi Đế quốc Áo-Hung sụp đổ, Vương quốc Nam Tư được thành lập với tên chính thức trong 11 năm đầu là Vương quốc Serb, Croat và Slovene. Sau Thế chiến thứ hai nó có tên là Liên bang Cộng hoà Nhân dân Nam Tư, rồi lại đổi tên là "Cộng hoà Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư" năm 1963. Tên Cộng hoà Liên bang Nam Tư là tên được gọi 1992, khi các nước Macedonia, Slovenia, Croatia và Bosna và Hercegovina trở thành độc lập, đã được đổi tên thành Serbia và Montenegro năm 2003. Macedonia đổi tên thành Bắc Macedonia năm 2019. Châu Mỹ Tân Connecticut (New Connecticut) – Chỉ tồn tại một thời gian ngắn năm 1777 rồi trở thành Cộng hoà Vermont (Vermont Republic). Bolivia được đổi tên từ Cộng hòa thượng Peru nhằm tri ân nhà cách mạng Simon Bolivar. Tham khảo Không còn nữa Lịch sử theo quốc gia Xem thêm Danh sách quốc gia Cựu quốc gia
1,886
6112
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A5u%20tr%C3%BAc%20l%E1%BB%9Bn
Gấu trúc lớn
Gấu trúc lớn (Ailuropoda melanoleuca, nghĩa: "con vật chân mèo màu đen pha trắng", , nghĩa "mèo gấu lớn", tiếng Anh: Giant Panda), cũng được gọi một cách đơn giản là gấu trúc, là một loài gấu nguồn gốc tại Trung Quốc. Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó. Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt), chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% tre, trúc. Gấu trúc trong tự nhiên thỉnh thoảng ăn cỏ dại, thậm chí ăn thịt chim, gậm nhấm xác thối. Trong tình trạng giam cầm, gấu trúc ăn mật ong, trứng cá, lá cây, bụi cam hoặc chuối cùng với các loại thức ăn đặc biệt khác. Gấu trúc lớn sống ở một vài vùng núi ở trung tâm Trung Quốc, chủ yếu ở Tứ Xuyên, nhưng cũng xuất hiện ở Thiểm Tây và Cam Túc. Nông nghiệp, phá rừng đã đẩy gấu trúc khỏi các vùng đồng bằng chúng từng sinh sống. Là một loài nguy cấp phụ thuộc bảo tồn. Một báo cáo 2007 cho thấy 239 cá thể gấu trúc sống trong điều kiện giam cầm ở Trung Quốc và 27 nước khác trên thế giới. Ước lượng số lượng hoang dã rất khác nhau; một ước tính cho thấy có khoảng 1.590 cá thể sống trong tự nhiên, trong khi một nghiên cứu năm 2006 thông qua phân tích DNA ước tính rằng con số này có thể cao đến 2000 đến 3000. Một số báo cáo cũng cho thấy rằng số lượng gấu trúc trong tự nhiên đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, IUCN không tin rằng đủ chắc chắn để chuyển loài này từ nguy cấp thành dễ thương tổn. Tập tính Trong tự nhiên, gấu trúc sống trên cạn và dành phân lớn thời gian để đi lang thang và ăn trong các rừng tre, trúc ở vùng đồi núi tỉnh Tứ Xuyên. Gấu trúc lớn thường sống đơn độc, và mỗi con trưởng thành có một vùng lãnh thổ được xác định, con cái trưởng thành sẽ không tha thứ cho con cái nào dám đi vào lãnh thổ của nó. Gấu trúc giao tiếp thông qua tiếng kêu và đánh dấu mùi như cào cây hoặc đánh dấu nước tiểu. Chúng cũng có thể leo lên và trốn trong các hốc cây, nhưng không làm tổ lâu dài. Vì lý do này, gấu trúc không ngủ đông, tương tự như động vật có vú cận nhiệt đới khác, và thay vào đó di chuyển đến vùng có nhiệt độ ấm hơn. Các cuộc gặp gỡ xã hội xảy ra chủ yếu trong mùa sinh sản ngắn. Sau khi giao phối, con đực rời đi, để con cái một mình để đẻ. Mặc dù gấu trúc được cho là ngoan ngoãn, nó được biết tới từng tấn công con người, có thể do bị chọc tức chứ không phải do thích gây sự. Tên gọi Không có giải thích kết luận về nguồn gốc của từ "panda" được tìm thấy. Từ gần nhất là ponya''' trong tiếng Nepal. Tới năm 1901, khi gấu trúc lớn được xác định một cách sai lầm có liên quan tới gấu trúc đỏ, gấu trúc lớn cũng được biết tới như "gấu đốm" (Ailuropus melanoleucus) hay "gấu đa sắc". Theo hầu hết bách khoa, tên "gấu trúc" hay "gấu trúc thông thường" đến từ loài gấu trúc đỏ. Theo các nhà sưu tập Trung Quốc, gấu trúc lớn có 20 tên gọi trong tiếng Trung Quốc, như huāxióng (花熊, Hán-Việt: hoa hùng, "gấu đốm") và zhúxióng (竹熊, Hán-Việt: trúc hùng, "gấu trúc"). Tên phổ biến nhất ở Trung Quốc hiện nay là dàxióngmāo (大熊猫, Hán-Việt: đại hùng miêu, "mèo gấu lớn"), hay chỉ đơn giản là xióngmāo (熊貓, Hán-Việt: hùng miêu, "mèo gấu"). Ở Đài Loan, tên phổ biến của gấu trúc là māoxióng (貓熊, Hán-Việt: miêu hùng, "gấu mèo"), mặc dù nhiều từ điển ở Đài Loan vẫn dùng "mèo gấu" như tên đúng. Phân loại Trong nhiều thế kỷ, việc phân loại gấu trúc lớn có nhiều tranh luận vì có có những đặc điểm của cả gấu và gấu mèo. Tuy nhiên, nghiên cứu phân tử cho thấy gấu trúc lớn là một loài gấu thật sự và là thành viên của họ Ursidae,O'Brien, Nash, Wildt, Bush & Benveniste, A molecular solution to the riddle of the giant panda's phylogeny, Nature Page 317, and pages 140 – 144 (ngày 12 tháng 9 năm 1985) mặc dù có tách biệt từ sớm với các loài gấu khác. Họ hàng gần nhất của gấu trúc là gấu mặt ngắn Andes ở Nam Mỹ. Gấu trúc lớn được xem là hóa thạch sống. Mặc dù có cùng tên, cùng môi trường sống và chế độ ăn, cũng như ngón cái giả (để giúp chúng nắm chặt các thanh tre, trúc chúng ăn), gấu trúc lớn và gấu trúc đỏ chỉ có liên quan xa. Nghiên cứu phân tử cho thấy gấu trúc đỏ thuộc về họ Ailuridae, chứ không phải Ursidae. Phân loài Có hai phân loài của gấu trúc đã được công nhận trên cơ sở giải phẫu hộp sọ, mẫu màu lông và gen của quần thể (Wan và ctv., 2005). Ailuropoda melanoleuca melanoleuca bao gồm phần lớn quần thể còn hiện nay của gấu trúc. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở Tứ Xuyên và có màu lông là đen - trắng. Ailuropoda melanoleuca qinlingensis chỉ phân bổ trong dãy núi Tần Lĩnh ở Thiểm Tây ở cao độ khoảng 1.300-3.000 m. Màu lông đen-trắng thông thường của gấu trúc Tứ Xuyên được thay thế bởi mẫu màu nâu sẫm-nâu nhạt. Hộp sọ của A. m. qinlingensis nhỏ hơn của họ hàng kia của chúng và chúng có răng hàm lớn hơn. Ngoại giao gấu trúc Tham khảo Wan Q.-H., H. Wu và S.-G. Fang. 2005. A new subspecies of giant panda (Ailuropoda melanoleuca'') from Shaanxi, China. Journal of Mammalogy, 86:397-402. Các vườn bách thú Vườn Bách thú Quốc gia (Hoa Kỳ) Vườn Bách thú Atlanta Vườn Bách thú San Diego Vườn Bách thú Memphis Tiergarten Schönbrunn (Wien) Vườn Bách thú Berlin Liên kết ngoài Pandas International, nhóm bảo tồn gấu trúc AZA Panda Conservation Plan Jeroen Jacobs Panda Fan Page Alternative Names for Panda M Loài EDGE Động vật có vú Trung Quốc Động vật được mô tả năm 1869 Động vật ăn cỏ M Hóa thạch sống
1,076
6129
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A5u%20l%E1%BB%A3n
Gấu lợn
Gấu lợn hay gấu lười (tên khoa học Melursus ursinus) là một loài gấu ăn đêm với lông rậm, sinh sống ở những cánh rừng đất thấp của Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka. Nó là loài duy nhất được phân loại thuộc chi Melursus. Đặc điểm Chúng có lớp lông dài có màu từ nâu vàng đến đen, có mõm trắng và mũi đen. Con đực lớn hơn con cái. Chúng dài khoảng 1,5-1,9 m, con đực có thể cao tới 1,8 m (6 ft) và cân nặng 80–140 kg (180-300 pound). Con cái nặng khoảng 55–95 kg, cao khoảng 0,6-0,9 m. Chúng chủ yếu ăn kiến và mối. Khi cần thiết chúng có thể ăn mật ong, hoa quả, ngũ cốc và thịt. Kẻ thù chủ yếu của chúng là báo hoa mai, chó sói, hổ và con người. Con người săn bắt chúng chủ yếu là để lấy mật, là chất có giá trị của y học phương Đông. Gấu lợn đôi khi cũng được sử dụng vào mục đích giải trí như trong các rạp xiếc. Gấu lợn không di chuyển chậm chạp như con lười, và chúng có thể chạy nhanh hơn con người một cách dễ dàng. Gấu lười có tên như vậy là do những bước đi bình thường của chúng trông giống như là sự lê chân ngoằn ngoèo. Trong điều kiện giam cầm, gấu lợn có thể sống tới 40 năm. Sinh sản Gấu lợn có xu hướng rất ồn ào khi giao phối. Thông tin về tập tính sinh sản của gấu lợn là không thống nhất. Một số nghiên cứu cho rằng chúng chủ yếu giao phối trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 7, trong khi đó các nghiên cứu khác lại cho rằng chúng có thể giao phối và sinh con bất kỳ thời gian nào. Điều này có thể là do khu vực nghiên cứu. Trong điều kiện bị giam cầm, một cặp gấu lợn chỉ giao phối trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Phần lớn gấu cái đẻ vào tháng 9 đến tháng 1. Thời kỳ mang thai kéo dài 6-7 tháng. Thông thường gấu mẹ sinh từ 1 đến hai con, hiếm khi thấy ba con. Gấu cái thông thường tìm hang hay ổ để đẻ. Sau khi sinh (thông thường trong ổ), gấu lợn con là mù trong khoảng 3 tuần. Sau khoảng 4-5 tuần, gấu con rời ổ. Chúng sống với mẹ cho đến khi đạt độ tuổi trưởng thành vào khoảng 2-3 năm tuổi. Gấu con thường cưỡi trên lưng gấu mẹ. Gấu đực không tham gia vào việc chăm sóc con cái. Tấn công con người Ở Ấn Độ, thì có con gấu lợn Mysore, tương đối nhỏ nhưng rất hung tợn chỉ sống ở bán lục địa Ấn Độ. Vì những lý do chưa được biết tới, một con gấu lợn đã tấn công ít nhất 36 người, giết chết 12 người. Một số nạn nhân của nó bị ăn một phần và mặt bị xé rách từ sọ đầu. Những người sống sót cũng không tốt hơn, vì mắt và mũi đều bị mất. Con gấu sau bị Kenneth Anderson giết bằng một phát súng vào giữa ngực. Mới đây nhất là vụ gấu tấn công người ở Tamil Nadu (Ấn Độ) khi anh này vừa cứu con vật ra khỏi giếng. Hai nhân viên bảo vệ rừng dùng lưới cứu con gấu nhưng vừa lên khỏi mặt giếng, gấu lao vào cắn ân nhân. Xem thêm Gấu mặt ngắn Andes Gấu chó Gấu đen Bắc Mỹ Gấu ngựa Gấu nâu Gấu trắng Bắc Cực Gấu trúc lớn Hình ảnh Chú thích Tham khảo Sloth bear Sloth bear U Động vật có vú Ấn Độ Động vật có vú Nepal Động vật có vú Sri Lanka Động vật có vú Bhutan Động vật Nam Á Động vật được mô tả năm 1791
634
6131
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A5u%20ch%C3%B3
Gấu chó
Gấu chó (danh pháp hai phần: Helarctos malayanus, từ đồng nghĩa: Ursus malayanus), được tìm thấy chủ yếu trong các rừng mưa nhiệt đới ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á; bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Gấu chó có chiều dài khoảng 1,2 m (4 ft), chiều cao khoảng 0,7 m -do đó chúng là loài nhỏ nhất của họ Gấu. Nó có đuôi ngắn, khoảng 3–7 cm (2 inch) và trung bình nặng không quá 65 kg (145 pao). Gấu chó đực nặng hơn một chút so với gấu cái. Đặc trưng Không giống như các loài gấu khác, lông của chúng ngắn và mượt. Điều này có lẽ là do môi trường sống của chúng là những vùng đất thấp nóng ẩm. Màu lông của chúng là đen sẫm hay nâu đen, ngoại trừ phần ngực có màu vàng-da cam nhạt có hình dạng giống như móng ngựa hoặc hình chữ U. Màu lông tương tự có thể tìm thấy xung quanh mõm và mắt. Gấu chó có vuốt có dạng lưỡi liềm, tương đối nhẹ về khối lượng. Chúng có bàn chân to với gan bàn chân trần, có lẽ là để hỗ trợ việc leo trèo. Chân chúng hướng vào trong nên bước đi của chúng giống như đi vòng kiềng, nhưng chúng là những con vật leo trèo giỏi. Chúng có tai ngắn và tròn, mõm ngắn. Là một con vật ăn đêm là chủ yếu, gấu chó thích tắm nắng hay nghỉ ngơi về ban ngày trên các cành cây to cách mặt đất khoảng 2-7 mét. Vì chúng tiêu hao nhiều thời gian ở trên cây, gấu chó đôi khi làm tổn thất nặng nề cho các loại cây trồng. Chúng được coi là những kẻ phá hoại dừa và ca cao trong các đồn điền. Tập tính này là nguyên nhân làm giảm số lượng của quần thể gấu chó cũng giống như việc săn bắn để lấy lông và mật để sử dụng trong y học Trung Hoa. Thức ăn của gấu chó dao động rất rộng và bao gồm các động vật có xương sống nhỏ như thằn lằn, chim, hay các loài động vật có vú khác, cũng như hoa quả, trứng, mối, ngọn non cây dừa, mật ong, quả mọng, chồi cây, côn trùng, rễ cây, quả của ca cao hay dừa. Hàm răng đầy sức mạnh của chúng có thể phá vỡ những quả dừa. Phần lớn thức ăn của gấu chó kiếm được là nhờ vào khứu giác của chúng vì mắt của chúng rất kém. Khu vực sinh sống Chúng sống ở phía đông dãy Himalaya(Hy Mã Lạp Sơn) đến Tứ Xuyên ở Trung Quốc, cũng như trải rộng về phía nam tới Myanmar, một phần của bán đảo Đông Dương và Malaysia. Sinh sản Vì gấu chó không ngủ đông, nên chúng có thể sinh đẻ quanh năm. Chúng thông thường đẻ hai con với trọng lượng khi sinh khoảng 280 - 340 g (10-12 aoxơ) mỗi con. Chu kỳ mang thai khoảng 96 ngày, nhưng chúng cho con bú khoảng 18 tháng. Gấu đạt đến độ tuổi trưởng thành sau khoảng 3-4 năm, và chúng sống đến 28 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Thông tin khác Có một phân loài gấu chó (Helarctos malayanus euryspilus), chỉ tìm thấy trên đảo Borneo. Trong tiếng Malaysia tên của gấu chó là ‘basindo nan tenggil’, có thể dịch là ‘con vật thích ngồi trên cao’. Chú thích Liên kết ngoài Sun bear Woodland Park Zoo, Seattle, Washington, USA Bear Den Animal Tracks Wellington Zoo M Sách đỏ Việt Nam Động vật có vú Ấn Độ Động vật có vú Bangladesh Động vật có vú Indonesia Động vật có vú Thái Lan Động vật được mô tả năm 1821 Động vật Đông Nam Á Động vật Sumatra Động vật có vú Borneo Động vật có vú Việt Nam
641
6133
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A5u%20m%E1%BA%B7t%20ng%E1%BA%AFn%20Andes
Gấu mặt ngắn Andes
Gấu mặt ngắn Andes (danh pháp hai phần: Tremarctos ornatus), còn được gọi là gấu Andes, có lông đen với màu be đặc trưng ngang trên mặt và phần trên của ngực. Con đực có thể nặng tới 130 kg, và con cái là 60 kg. Chúng sinh sống trong một vài khu vực của Nam Mỹ, bao gồm tây Venezuela, Ecuador, Peru, tây Bolivia và Panama. Nó là loài gấu duy nhất sống ở Nam Mỹ. Sau gấu trúc Trung Quốc chúng là loài gấu đang gặp nguy hiểm nhất trong số tất cả các loài gấu hiện nay còn trên thế giới, vì sự sống còn của chúng phụ thuộc chủ yếu vào khả năng kỳ diệu của chúng để vượt qua những cây cao nhất của rừng rậm nhiệt đới của dãy Andes trong lưu vực sông Amazon. Cư trú Gấu mặt ngắn cư trú xung quanh lưu vực nhiệt đới thuộc dãy Andes ở cao độ chủ yếu từ 1.900 - 2.400 m, là khu vực dồi dào nước và cây cối để cung cấp các thức ăn cơ bản của chúng như rễ cây, lá, chồi non, quả mọng, và đôi khi là côn trùng, động vật gặm nhấm và xác chết thối. Chúng là những động vật ăn đêm và hoàng hôn, và chúng không phải là những con vật ngủ đông thực thụ (mặc dù chúng sẽ chui vào hang khi thời tiết khắc nghiệt). Là một loài gấu sống trên cây, nó sống chủ yếu trong các hang ổ gần với những tán lá dày dặc của rừng mưa nhiệt đới, hoặc đôi khi trong khu vực được vây bởi cây cối để tránh các loại kẻ thù. Gấu con có khả năng bẩm sinh để leo trèo lên cây hay núi đá hoặc vách đá từ khi mới sinh do mẹ của chúng rất thất thường trong việc dạy con leo trèo tới những chỗ cao có nhiều thức ăn bổ dưỡng. Giao lưu Mặc dù gấu có xu hướng sống cô độc để tránh cạnh tranh, nhưng chúng là loài không có lãnh thổ riêng. Khi bắt gặp con người hay các con gấu khác, chúng sẽ phản ứng rất hiền lành nhưng cẩn trọng, trừ khi kẻ xâm phạm được coi như là đe dọa hay đó là con đang mang thai thì chúng là nguy hiểm. Con mẹ có thể tấn công những kẻ săn trộm với mức độ ác liệt, nhưng chưa có trường hợp tử vong nào được thông báo bởi các quốc gia Nam Mỹ. Thích nghi Gấu mặt ngắn thích nghi với rừng mưa nhiệt đới do chúng rất sắc bén trong khứu giác và có mũi to để tìm thức ăn trong những kẽ đất nhỏ hay trong các tán lá trên cao. Chúng cũng có vuốt dài và sắc bén để đào rễ cây và nhổ bật chúng lên. Chú thích Tham khảo Spectacled bear Spectacled bear Costa Rican Spectacled Bear Venezuelan Spectacled Bear O Động vật có vú Argentina Động vật có vú Bolivia Động vật có vú Colombia Động vật có vú Ecuador Động vật có vú Panama Động vật có vú Peru Động vật có vú Venezuela Hóa thạch sống Động vật được mô tả năm 1825
530
6135
https://vi.wikipedia.org/wiki/Heinz%20Fischer
Heinz Fischer
Heinz Fischer (GColIH (; sinh ngày 9 tháng 10 năm 1938 ở Graz, Steiermark)) là Tổng thống Áo từ năm 2004 đến năm 2016. Ông là một thành viên của đảng Dân chủ Xã hội Áo (SPÖ). Ông nhậm chức ngày 8 tháng 7 năm 2004 và được bầu lại nhiệm kỳ thứ nhì và cuối cùng vào ngày 25 tháng 4 năm 2010. Fischer trước đây từng là Bộ trưởng Bộ Khoa học từ 1983 đến 1987 và là Chủ tịch của Hội đồng Quốc gia Áo 1990-2002. Một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội Áo (SPO), ông đã tạm ngưng tư cách đảng viên của ông trong suốt thời gian làm tổng thống. Thời trẻ Fischer sinh ra ở Graz, Styria, ở khu vực lúc đó trở thành Đức Nazi sau Anschluss tháng 3 năm 1938. Fischer the học trường trung học, tập trung vào lĩnh vực nhân đạo và dự kì thi Matura năm 1956. Ông học luật tại Đại học Wien, nhận học vị tiến sĩ vào năm 1961. Trong năm 1963 ở tuổi 25, Fischer, đã dành một năm hoạt động tình nguyện tại Kibbutz Sarid, phía bắc Israel. Ngoài làm một chính trị gia, Fischer cũng theo đuổi một sự nghiệp hàn lâm, và trở thành một Giáo sư Khoa học Chính trị Đại học Innsbruck vào năm 1993. Nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên Tháng 1 năm 2004 Fischer tuyên bố rằng ông sẽ tranh cử tổng thống để kế nhiệm Thomas Klestil. Ông được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 2004 là ứng cử viên của Đảng Dân chủ Xã hội đối lập. Ông nhận được ​​52,4% số phiếu bầu để đánh bại Benita Ferrero-Waldner, lúc đó là Bộ trưởng Ngoại giao trong liên minh cầm quyền bảo thủ dẫn đầu là Đảng của dân. Fischer tuyên thệ nhậm chức vào ngày 08 tháng 7 năm 2004 và đã nhậm chức từ hội đoàn của Chủ tịch Hội đồng quốc gia. Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai Tháng Tư 2010, Fischer đã được tái bầu làm Tổng thống Áo, giành thắng lợi một nhiệm kỳ tổng thống sáu năm thứ hai với gần 79% số phiếu cử tri đi bầu cử tri kỷ lục thấp chỉ 53,6%. Khoảng 1/3 của những người đủ điều kiện để bỏ phiếu bình chọn cho Fischer, khiến cho tờ nhất báo bảo thủ Die Presse mô tả cuộc bầu cử như là một "đa số tuyệt đối cho những người không bầu cử". Lý do cho các cử tri đi bầu thấp nằm trong các sự kiện mà thăm dò dư luận có dự đoán một chiến thắng an toàn cho Fischer (các Tổng thống Áo đang chạy cho một nhiệm kỳ thứ hai đã luôn luôn chiến thắng) và đảng lớn khác, ÖVP, đã không được đề cử một ứng cử viên của riêng mình, và đã không tán thành bất kỳ của ba ứng cử viên. Một số thành viên ÖVP nổi bật, không chính thức, nhưng trước dân chúng, thậm chí đề nghị bỏ phiếu 'vô hiệu', khoảng 7% số cử tri đã làm như thế. Tham khảo Tổng thống Áo Đảng dân chủ xã hội Áo Nhân vật còn sống
531
6145
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A5u%20ng%E1%BB%B1a
Gấu ngựa
Gấu ngựa (danh pháp khoa học: Ursus thibetanus hay Ursus tibetanus), còn được biết đến với tên gọi gấu đen Tây Tạng, gấu đen Himalaya, hay gấu đen châu Á, là một loài gấu có kích thước trung bình, vuốt sắc, màu đen với hình chữ "V" đặc trưng màu trắng hay kem trên ngực. Loài gấu này có quan hệ họ hàng rất gần với gấu đen Mỹ, người ta tin rằng chúng có chung nguồn gốc tổ tiên ở châu Âu. Phân bố Gấu ngựa có khu vực sinh sống trải rộng từ đông sang tây châu Á. Chúng có thể tìm thấy trong rừng vùng đồi núi ở Đông Á và Nam Á, bao gồm một dải từ Afghanistan, Pakistan, sang bắc Ấn Độ, Nepal, Sikkim, Bhutan, Đông Nam Á, đến tận đông bắc Trung Quốc, và cả Đài Loan, Nhật Bản. Chúng có thể sống trong những khu vực lên tới độ cao 3.000 m (9.900 ft). Ở một vài khu vực, gấu ngựa sống chung địa bàn với gấu nâu (Ursus arctos) là loài to hơn và khỏe hơn. Tuy nhiên, gấu ngựa có ưu thế trước đối thủ vì khả năng leo trèo giỏi giúp chúng lấy được hoa quả và các loại hạt trên cây cao. Môi trường sinh sống của gấu ngựa có nơi cũng trùng với gấu trúc như khu bảo tồn Ngọa Long, Trung Quốc. Nòi gấu ngựa tìm thấy ở Đài Loan là nòi gấu đen Đài Loan. Đặc điểm Gấu ngựa có chiều dài khoảng 1,30 - 1,90 m. Con đực cân nặng khoảng 110 – 150 kg còn con cái nhẹ hơn, khoảng 65 – 90 kg. Tuổi thọ của gấu khoảng 25 năm. Gấu ngựa là loài ăn tạp, chúng ăn các loại thức ăn như hoa quả, quả mọng, cỏ, hạt, quả hạch, động vật thân mềm, mật ong và thịt (cá, chim, động vật gặm nhấm cũng như các động vật có vú nhỏ hay xác súc vật).Tuy nhiên cũng như những cá thể khác trong họ nhà Gấu ngày nay, hạt quả và cỏ đã không còn khả thi trong khẩu phần thức ăn của chúng bởi các tác hại của tật ăn tạp. Gấu ngựa là loài ăn thịt nhiều hơn anh em của nó là gấu đen Mỹ; dù vậy thịt chỉ là một phần nhỏ trong khẩu phần ăn. Gấu ngựa còn được biết đến như là những con thú rất hung hăng đối với con người (hơn nhiều so với gấu đen Mỹ); có rất nhiều ghi chép về các cuộc tấn công gây thương vong của gấu ngựa. Điều này có lẽ chủ yếu là do gấu ngựa sống gần với con người và tấn công khi nó bị giật mình. Gấu ngựa được đưa vào danh sách trong sách đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thế giới) như là loài dễ bị thương tổn trong số các động vật đang bị đe dọa. Chúng bị đe dọa chủ yếu là do phá rừng và mất chỗ sinh sống. Gấu ngựa cũng bị giết bởi nông dân vì mối đe dọa của chúng đối với gia súc, gia cầm và chúng cũng không được yêu thích do tập tính hay bóc vỏ cây của chúng làm giảm giá trị của cây trồng. Một vấn đề khác mà gấu ngựa phải đối mặt là chúng thông thường hay bị săn để lấy mật, là chất được sử dụng trong y học Trung Hoa. Do Trung Quốc cấm việc săn bắt gấu ngựa từ những năm 1980, mật gấu được cung cấp tới tay người tiêu dùng bởi các trại nuôi gấu đặc biệt, ở đó gấu bị nuôi nhốt trong chuồng và mật gấu bị rút theo định kỳ bằng cách hút mật theo các ống kim tiêm sau khi gấu bị gây mê. Những người ủng hộ cho việc này cho rằng nếu không có các trang trại như vậy thì do nhu cầu về mật gấu là cao nên việc săn bắn trộm sẽ gia tăng và càng làm cho loài gấu vốn đã gặp nguy hiểm lại càng thêm nguy hiểm trong họa diệt chủng. Những người phê phán thì cho rằng việc này là độc ác và vô nhân đạo, hay mật gấu tổng hợp (axít ursodeoxycholic), cũng có hiệu quả y học như mật gấu thật và trên thực tế là rẻ tiền hơn nhiều. Săn bắt Ngày nay, gấu ngựa chỉ được săn bắt hợp pháp ở Nhật Bản và Nga. Ở Nga, 75–100 con được săn bắt hàng năm, tuy nhiên con số không chính thức là 500 mỗi năm. Môn thể thao săn gấu ngựa của người Nga được hợp pháp hóa năm 2004. Theo một bài viết năm 2008 đăng trên The Sun, Câu lạc bộ săn bắt slavơ của Nga cung cấp dịch vụ chuyến đi săn 4 ngày đảm bảo bắt được gấu với chi phí £16.000. Bài báo chỉ ra rằng khách hàng nhận được giấy phép săn gấu ngựa bao gồm những người từ Anh, Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Phần Lan. Tại Việt Nam, nạn săn bắt gấu ngựa để lấy mật gấu đã gây ra nạn hàng trăm con gấu bị nhốt trong cũi và đặt ống vào bụng để rút mật. Ước tính vào năm 2005, Việt Nam có 4.500 con gấu nuôi trong cũi với mục đích này. Song vì giá mật ngày càng giảm, chủ nuôi không có lời nên hàng trăm con bị bỏ đói cho chết, rồi đem xẻ thịt. Thịt gấu và tay gấu được dùng trong Đông y. Tính đến năm 2018, không tới 800 con vẫn bị nhốt để lấy mật ở Việt Nam. Các phân loài Ursus thibetanus formosanus R. Swinhoe, 1864 - ở Đài Loan. Không có lớp lông dày ở cổ. Ursus thibetanus gedrosianus Blanford, 1877 - ở Iran và Pakistan Urus thibetanus japonicus Schlegel, 1857 - ở Nhật Bản. Ursus thibetanus laniger Pocock, 1932 - ở trong dãy Himalaya thuộc Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan và Trung Quốc. Ursus thibetanus mupinensis Heude, 1901 - ở tây nam Trung Quốc, Đông Dương. Ursus thibetanus thibetanus Cuvier, 1823 - ở Himalaya (Nepal), Assam, Myanmar, Thái Lan và Đông Dương Ursus thibetanus ussuricus Heude, 1901 - ở miền nam Siberia, đông bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Phân loài to lớn nhất. Chú thích Liên kết ngoài Phân biệt mật gấu thật và mật gấu giả trên báo Tiền Phong Cách nhận biết mật gấu thật trên vnexpress.net Hỏi đáp về mật gấu trên trang www.hatay.gov.vn Ursus thibetanus Animals Asia Foundation San Francisco Chronicle article: Freeing China's Caged Bile Bears T Sách đỏ Việt Nam Động vật có vú Việt Nam Động vật có vú Ấn Độ Động vật có vú Bangladesh Động vật có vú Nepal Động vật có vú Nhật Bản Động vật có vú Pakistan Động vật có vú Thái Lan T Động vật được mô tả năm 1823 Động vật Nam Á Động vật Đông Nam Á Động vật nguy hiểm Họ Gấu Hệ động vật Siberia Động vật có vú Myanmar Động vật có vú Trung Quốc Động vật có vú Đông Á Động vật có vú Triều Tiên
1,186
6147
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BB%81n%20t%C3%B4ng
Thiền tông
Thiền tông (, ), còn gọi là Phật Tâm tông, Tổ sư Thiền hay Tối Thượng thừa. Đây là một tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ 28 đời Tổ sư Ấn Độ và truyền bá lớn mạnh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các thiền sư trong Thiền tông tự coi tông phái mình tách biệt không thuộc Đại thừa hay Tiểu thừa. Thiền tông được Đức Phật Thích-ca đích thân truyền cho Ma-ha Ca-diếp làm Sơ tổ qua sự kiện "Niêm Hoa Thị Chúng", rồi từ đó mà tổ tổ tương truyền. Cho đến khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma, lúc ấy là Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ, đưa phép Thiền vào Trung Quốc, trở thành Sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề. Tông phái này được đưa vào Việt Nam từ Trung Quốc với tên gọi là Thiền tông, và qua Triều Tiên với tên gọi là Seon (선), hay Nhật Bản là Zen (禅). Thiền tông tại Việt Nam Phật giáo truyền vào Việt Nam từ rất sớm, trước cả Trung Quốc với trung tâm Phật giáo quan trọng tại Luy Lâu. Và theo đó, Thiền tông Ấn Độ cũng được truyền bá vào Việt Nam trước tiên, với các thiền sư như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, nổi danh tại Trung Quốc từ trước thời Bồ-đề-đạt-ma. Họ đều từng có nhiều năm tu tập tại Việt Nam trước khi truyền đạo tại Trung Quốc, chứng minh cho sự phát triển rực rỡ của Phật giáo tại Việt Nam ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3. Tuy nhiên, các pháp thiền mà Khương Tăng Hội truyền bá như An Ban Thủ Ý (thiền quán hơi thở) chỉ mang tính chất là Thiền Tiểu Thừa chứ không phải Thiền tông. Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lần đầu bởi Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi, người gốc Ấn Độ, môn đệ Tam tổ Tăng Xán. Thiền phái này được truyền qua 19 đời và có ảnh hưởng rất sâu rộng đối với các tầng lớp dân chúng, quý tộc. Tư tưởng chính là chú trọng tu tập theo Kinh điển Đại Thừa, Lục Độ Ba La Mật và Trí tuệ Bát Nhã, các phương pháp Thiền Quán. Sau đó, đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là Vô Ngôn Thông (zh. 無言通, ?-826) sang Việt Nam truyền tông chỉ Thiền Nam tông của Lục Tổ Huệ Năng, với tính chất Dĩ Tâm Truyền Tâm và chủ trương Đốn ngộ. Thiền phái này được truyền qua 17 đời và cũng có ảnh hưởng rất sâu rộng trong quần chúng và giới trí thức. Vân Môn tông được Thiền sư Thảo Đường (zh. 草堂, thế kỷ 11), đệ tử của Tuyết Đậu Trọng Hiển truyền sang Việt Nam. Sư vốn bị bắt làm tù binh khi vua Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành đem về Thăng Long năm 1069, sau đó phát hiện ông là thiền sư liền được thả ra, ông đã thành lập phái Thiền Thảo Đường và vua đã phong ông làm Thảo Đường Quốc sư. Thiền phái Thảo Đường này chủ trương dung hợp giữa Phật giáo và Nho giáo nên rất gần gũi với các tầng lớp trí thức và quý tộc, điều này đã làm ảnh hưởng nhiều tới Phật giáo thời Trần. Đến thời Trần, Trần Nhân Tông tham vấn Thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ được đốn ngộ Phật tính, sau đó nhường ngôi vua cho con và xuất gia, hoằng pháp với hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam. Là sự kết hợp và kế thừa Tư tưởng của ba thiền phái là Tì-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường. Ba vị tổ quan trọng nhất của Thiền phái này là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Đến thế kỷ thứ 17, Tào Động tông được truyền sang Việt Nam qua Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt (zh. 通覺水月, 1637-1704), đời thứ 31, tại Miền Bắc Việt Nam, ngài từng hành cước sang Trung Quốc tham học với Thiền sư Nhất Cú Trí Giáo và nối pháp tông Tào Động, chủ trương của dòng Thiền này là thuyết Động Sơn ngũ vị, Thiền Mặc chiếu. Tông Tào Động cũng được Thiền sư Thạch Liêm (zh. 石溓, 1633-1704), đời thứ 29 truyền qua miền Trung Việt Nam, tuy nhiên Thạch Liêm ảnh hưởng và mang đậm tư tưởng Thiền Thoại Đầu của tông Lâm Tế và thuyết Tam giáo đồng nguyên. Thời Lê Trung Hưng, Lâm Tế tông được hai thầy trò là Thiền sư Viên Văn Chuyết Chuyết và Minh Hành Tại Tại truyền vào Bắc Việt Nam. Từ thiền phái này đã sản sinh ra Thiền sư Chân Nguyên là người có công khôi phục dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tông này cũng được Thiền sư Nguyên Thiều Siêu Bạch và các môn đồ như Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung truyền vào Miền Trung và ảnh hưởng lan rộng khắp Miền Nam Việt Nam. Thiền sư Liễu Quán Thiệt Diệu là người có ảnh hưởng nhất của dòng Thiền này. Hơn 150 năm nay, Thiền tông tại Việt Nam về tư tưởng đốn ngộ và các phương pháp tu tập đặc thù như Thiền công án, Thoại Đầu bị suy tàn và gần như không còn ảnh hưởng mấy nữa, Thiền tông bị dung nhập và thay thế bởi Tịnh độ tông, các sư tự nhận mình thuộc pháp hệ ở các Thiền phái hầu như đều tu theo Tịnh độ hoặc Mật tông, họ hầu như không biết gì về lối Thiền của chư tổ và tông chỉ, phương pháp hành trì. Hiện nay, Hòa thượng Thích Thanh Từ là người chủ trương khôi phục lại tinh thần của phái Thiền Trúc Lâm và xây dựng nhiều cơ sở Thiền viện và dạy các tăng chúng tu tập theo phương pháp Thiền Tri Vọng của Thiền sư Phong Khuê Tông Mật (tổ thứ năm của Hoa Nghiêm tông), hay Lục Diệu Pháp môn của Thiên Thai tông. Và cũng có Thiền sư Thích Duy Lực, đệ tử Hòa thượng Thích Hoằng Tu, cao tăng người gốc Hoa sang Chợ lớn, Sài Gòn hoằng pháp, thuộc dòng Tào Động hệ phái Cổ Sơn do ngài Vĩnh Giác Nguyên Hiền sáng lập, chủ trương đào tạo các đệ tử theo phương pháp Thiền Thoại Đầu của tông Lâm Tế, khá thịnh hành tại miền Nam Việt Nam, các băng giảng, tài liệu về Tham Thoại Đầu được xuất bản và đăng tải lên trên mạng rất nhiều và phù hợp đối với các hành giả những ai có hứng thú và ý nguyện muốn tu tập theo pháp môn này. Phương pháp tu tập Chỉ thẳng vào tâm Trong lịch sử Thiền tông, có nhiều vị Thiền sư hành động kỳ lạ và trái với bình thường như đánh, hét, mắng chửi, dựng phất tử...để làm cho người tham học phát nghi tình. Vì người tham học không thể hiểu được ý của vị Thiền sư là gì nên từ đó mới phát khởi nghi tình một cách mãnh liệt. Đến khi nghi tình thành khối, chẳng thể bỏ nó được thì vị thầy, là người đã triệt ngộ, mới khéo dùng phương tiện (đánh, hét, chửi, câu nói,...) thích hợp thời cơ để cho người tham học được ngộ. Danh sách 33 vị Tổ Thiền tông Thiền tông tại Ấn Độ (Xem thêm: Nhị Thập Bát Tổ) Ma-ha-ca-diếp (zh. 摩訶迦葉, sa. mahākāśyapa) A-nan-đà (zh. 阿難陀, sa. ānanda) Thương-na-hòa-tu (zh. 商那和修, sa. śānavāsin) Ưu-ba-cúc-đa (zh. 優婆掬多, sa. upagupta) Đề-đa-ca (zh. 提多迦, sa. dhītika) Di-già-ca (zh. 彌遮迦, sa. miśaka) Bà-tu-mật (zh. 婆須密, sa. vasumitra, cũng gọi là Thế Hữu) Phù-đà-nan-đề (zh. 浮陀難提, sa. buddhanandi, hoặc Phật-đà-nan-đề 佛陀難提) Phù-đà-mật-đa (zh. 浮陀密多, sa. buddhamitra, hoặc Phật-đà-mật-đa 佛陀密多) Bà-lật-thấp-bà (zh. 婆栗濕婆, sa. pārśva, cũng gọi là Hiếp tôn giả 脅尊者) Phú-na-dạ-xa (zh. 富那夜奢, sa. puṇayaśa) A-na-bồ-đề (zh. 阿那菩提, sa. ānabodhi, hoặc Mã Minh 馬鳴, sa. aśvaghoṣa) Ca-tì-ma-la (zh. 迦毘摩羅, sa. kapimala) Long Thụ (zh. 龍樹, sa. nāgārjuna, cũng gọi Na-già-hạt-thụ-na 那伽閼樹那) Ka-na-đề-bà (zh. 迦那提婆, sa. kāṇadeva, hoặc ngắn là Đề-bà 提婆, hoặc Thánh Thiên, sa. āryadeva) La-hầu-la-đa (zh. 羅睺羅多, sa. rāhulabhadra) Tăng-già-nan-đề (zh. 僧伽難提, sa. saṃghanandi) Tăng-già-xá-đa (zh. 僧伽舍多, sa. saṃghayathata) Cưu-ma-la-đa (zh. 鳩摩羅多, sa. kumāralāta) Xà-dạ-đa (zh. 闍夜多, sa. śayata) Thế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu, hoặc Thiên Thân 天親, Bà-tu-bàn-đầu 婆:|) Ma-noa-la (zh. 摩拏羅, sa. manorata) Cưu-lặc-na (zh. 鳩勒那, sa. haklenayaśa, hoặc Hạc-lặc-na 鶴勒那) Sư Tử Bồ-đề (zh. 師子菩提, sa. siṃhabodhi) Bà-xá-tư-đa (zh. 婆舍斯多, sa. baśaṣita) Bất-như-mật-đa (zh. 不如密多, sa. puṇyamitra) Bát-nhã-đa-la (zh. 般若多羅, sa. prajñādhāra) Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, sa. bodhidharma) Thiền tông tại Trung Hoa Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, sa. bodhidharma) Nhị Tổ Huệ Khả (zh. 二祖慧可, Tổ thứ 29) Tam Tổ Tăng Xán (zh. 三祖僧璨, Tổ thứ 30) Tứ Tổ Đạo Tín (zh. 四祖道信, Tổ thứ 31) Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (zh. 五祖弘忍, Tổ thứ 32) Lục Tổ Huệ Năng (zh. 六祖慧能, Tổ thứ 33) Xem thêm Thiền trong Phật giáo Trung quán tông Duy thức tông Tịnh độ tông Mật tông Thiền Lâm Tế Tông Tào Động Tông Ấn chứng Tham khảo Việt ngữ Từ điển Thiền tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. Thành phố Hồ Chí Minh 2002. Ngoại ngữ Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Schumann, H.W.: Mahāyāna-Buddhismus. Die zweite Drehung des Dharma-Rades, München 1990. The essence of ZEN—Mark Levon Byrne—Barnes & Noble—ISBN 0760731756 ZEN—Martine Batchelor—First Directions—ISBN 0007110162 ZEN made easy—Timothy Freke—A Godsfield Book—ISBN 0806999217 ZEN Wisdom—Timothy Freke—Sterling—ISBN 0806999772 The House of Lin-chi The Koan in Zen Buddhism Chú thích Liên kết ngoài Tư tưởng Trung Quốc Tông phái Phật giáo Thiền tông Bài cơ bản dài trung bình Đại thừa
1,711
6151
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n%20bay
Sân bay
Sân bay (còn gọi là phi trường, cảng hàng không) là một khu vực xác định nằm trên đất liền hoặc mặt nước, được xây dựng để phục vụ cho hoạt động giao thông hàng không. Mỗi sân bay phải có ít nhất một đường băng (còn gọi là phi đạo) làm nơi để các máy bay (còn gọi là phi cơ) cất cánh và hạ cánh. Thông thường, các sân bay sẽ được tổ chức thành một cảng hàng không, phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đó là khu phức hợp hiện đại, gồm có nhà ga hàng không, trung tâm kiểm soát không lưu, xưởng bảo dưỡng máy bay, sân đậu máy bay, đường lăn, đường băng và một số cơ sở hạ tầng khác. Tại những cảng hàng không quốc tế, nước sở tại sẽ đặt một cửa khẩu hải quan để kiểm soát việc xuất-nhập cảnh của hành khách, hoặc thông quan để kiểm soát xuất-nhập khẩu hàng hóa. Những sân bay dành cho quân đội được gọi là sân bay quân sự. Sân bay quân sự loại lớn được gọi là căn cứ không quân. Một loại hình khác của sân bay quân sự là hàng không mẫu hạm. Các sân bay thường được xây dựng ở gần trung tâm của những thành phố hoặc vùng ngoại vi của nó, và được đảm bảo sự kết nối rất nhanh chóng với hệ thống giao thông. Sân bay còn bao gồm một khu vực lân cận để đảm bảo an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và dân cư trong khu vực đó. Giới hạn khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay là 8 kilômét tính từ ranh giới cảng hàng không, sân bay trở ra. Phi trường (từ Hán Việt) thường được dùng để gọi các sân bay tương đối lớn, nhưng hiện nay ít dùng. Cảng vụ hàng không Cảng vụ hàng không (tiếng Anh: airports authority) là tên cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không, thường trực thuộc Cục hàng không dân dụng của quốc gia. Các tổ hợp Sân bay bao gồm một số công trình chính như hệ thống đường băng, các nhà ga, tháp điều khiển không lưu, và các công trình phụ trợ khác. Đường băng Những đường băng máy bay của một phi cảng được xây dựng rất vững chắc, nó thường được phủ một chất bitume (chất nhựa rải đường) hoặc phức hợp của những tấm bêtong. Nó thường được viền bằng những dấu hiệu phát ra ánh sáng để có thể dễ dàng xách định được vị trí trong đêm tối, hoặc khi điều kiện thời tiết xấu (mưa, sương mù), và để giúp việc hạ cánh một cách dễ dàng. Phần lớn những đường băng máy bay phục vụ cho những lần hạ cánh và cất cánh, Khi phi cảng chào đón một sự thông thương quan trọng, nó sẽ được xây dựng những đường băng máy bay thành từng nhóm hai đường băng song song, để tách biệt sự cất cánh và hạ cánh. Người ta cũng có thể có những đường băng tiếp đón cho mỗi sự vận động bằng phút hoặc giờ. Thông thường những đường băng được lấy hướng theo chiều của gió trội nhất, người ta sẽ lợi dụng dòng hải lưu trong không khí để máy bay có thể dễ dàng cất cánh và sự hãm lại trở nên tốt hơn khi hạ cánh, máy bay luôn tự đối đầu với gió. Những phi cảng lớn để khi không có gió nổi rõ nét hoặc có hai loại gió nổi nhất có thể có nhiều đường băng hoặc nhóm các đường băng, mỗi hướng một lối khác nhau. Khi có hai đường trục, nó có thể vuông góc nếu như hướng gió không được nổi lên rõ nét, để tìm dược hướng gió gần như đối mặt với gió. Nếu như có hai loại gió được nhận dạng, các hướng của đường băng được đánh dấu góc giữa các hướng gió. Bằng một cách đặc biệt, người ta có thể tìm thấy những phi cảng hoặc nhiều hướng đường băng cùng tồn tại với góc 60 độ. Trong trường hợp phi cảng gồm nhiều đường băng hoặc nhóm các đường băng, những đường băng của hướng này sẽ ngược chiều với đường băng khác. Những đường băng được nhận dạng bằng một chữ hai số, biểu thị hướng của chúng bằng chục độ khi vận hành các thiết bị máy bay. Người ta phân chia hướng của đường băng theo độ 10 và làm tròn kết quả bằng đơn vị gần đúng (ví dụ: hướng một đường bay là 124 độ, 124/10 = 12,4 làm tròn là 12. và số đường băng là 12). Nếu phi cảng có những băng song song, chúng sẽ được phân biệt bằng chữ L (cho bên trái) và chữ R (cho bên phải). Ví dụ đường 12L Những đường băng được ghép lại bằng đường lưu thông khác nhau, có những đường dành cho máy bay, lại có những đường khác dành riêng cho dịch vụ vận chuyển hay cứu trợ. Những sân bãi Sân bãi trong phi cảng là nơi để máy bay dừng lại để lưu chuyển hành khách hay hàng hóa lên hoặc xuống máy bay, hoặc để bảo dưỡng. Bãi đỗ thường được hiểu là để cho các hoạt động diễn ra một cách dễ dàng, đặc biệt ở những phi cảng lớn, những mạng lưới đường ngầm dưới đất cho phép chuyển chất đốt trực tiếp đến chân máy bay. Một chiếc xe tải chuyên dụng sẽ sử dụng ống dẫn để chuyển nhiên liệu từ điểm tiếp tế gần nhất tới máy bay. Những đường dành riêng cho máy bay đỗ lại để những hoạt động vận chuyển dĩ nhiên sẽ nằm ở việc trao đổi ở ga sân bay. Thường thường, hệ thống lối đi cho phép hành khách vào trực tiếp đến cửa của cabin sau đó vào ga sân bay, không có đường xuống bãi đỗ. Ngoại lệ, bãi đỗ quá đông, hành khách sẽ quá cảnh đến máy bay bằng xe bus hoặc minibus. Họ sẽ lên máy bay bằng cầu thang lưu động. Những bãi đỗ cho phép các hoạt động tu sửa, bảo quản máy bay (kiểm tra kĩ thuật, bảo dưỡng) được ở vùng phụ cận của nhà để máy bay. Đường lưu hành Đường lưu hành là đường định ranh giới cho phép máy bay di chuyển trên bãi đỗ và đường băng. Chúng thường được xây dựng phức hợp của những tấm beton hoặc được phủ chất bitume, và có thể xác định được vị trí bằng hệ thống tín hiệu màu vàng. Một dải màu vàng định ranh giới đường trung tâm, hai đường màu vàng định đầu mút. Hệ thống tín hiệu trở nên có hiệu quả hơn nhờ những cọc màu xanh. Tháp giám sát Tháp giám sát là cơ quan thấy rõ nhất các mạch giám sát trên không. Nó được ví như người giám sát vòm trời hoạt động (controleur du ciel) để dẫn đường cho những pha bay. Tháp giám sát được bố trí để theo dõi các hoạt động của máy bay trên đường lưu hành và những đường băng. Nó quản lý theo thời tiết, để chọn lựa những đường băng sử dụng và hoạt hóa các cọc tiêu ở dưới đất. Ga sân bay Ga sân bay là nơi dành để trao đổi và vận chuyển hàng hóa,hành khách và hành lý của họ, thông thường nó là nơi đặt cửa hàng bán vé máy bay của công ty hàng không, nơi quản lý hành chính,cũng như các dịch vụ bảo đảm an toàn,trạm kiểm tra của hải quan.Ở đó ta cũng có thể tìm thấy được khu bán giảm thuế, các quán bar hay các nhà hàng. Các hành khách vào trong nhà ga để sử dụng máy bay thì phải thực hiện rất nhiều các giai đoạn. Đầu tiên phải mua vé của cửa hàng bán vé thuộc công ty hàng không phải tự đăng ký và gửi hành lý vào khoang để đồ của máy bay,sau đó có thể chờ ở phòng đợi hoặc mua sắm ở khu thương mại.Tiếp đó phải qua một sự kiểm tra an toàn để đi đến phòng chờ máy bay trước khi lên máy bay. Nếu chuyến bay đó là chuyến bay quốc tế, ngoài đăng ký và kiểm tra an ninh, hành khách còn phải qua một sự kiểm tra của cảnh sát hải quan,tùy theo từng trường hợp. Khi máy bay đã hạ cánh, hành khách sẽ lấy lại hành ký của mình tại khoang để đồ. Nếu là chuyến bay quốc tế, hành khách sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra về việc nhập cư trước khi đến phòng giao hành lý. Hàng hóa và hành lý Những nguyên nhân chính đáng báo động có bom ở trong những kiện hàng bị vứt bỏ là do sự khinh suất hay có ý đồ xấu của những kẻ kích động thường được chế tạo như những món quà để gây nhiều thiệt hại. Các vấn đề môi trường Tiếng ồn máy bay là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân cư xung quanh, đặc biệt là lúc máy bay hạ cánh và cất cánh. Máy bay thải ra một lượng chất thải lớn khi hạ cánh và cất cánh nên lượng chất thải ở sân bay là rất nhiều gây nên các bệnh về đường hô hấp. Xem thêm Danh sách các sân bay ở Việt Nam Tham khảo Liên kết ngoài Sân bay - Liên minh châu Âu Công trình giao thông
1,613
6157
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A5u%20n%C3%A2u
Gấu nâu
Gấu nâu (danh pháp khoa học: Ursus arctos) là một loài gấu có thể nặng tới 130–700 kg (300–1.500 pao). Gấu xám, gấu Kodiak và gấu nâu Mexico là các chủng (phân loài) Bắc Mỹ của gấu nâu. Trong tiếng Anh còn gọi chúng là bruin. Đặc điểm Gấu nâu là một loài động vật có kích thước lớn thứ nhì trong bộ ăn thịt, sau gấu trắng Bắc Cực và trước hổ. Gấu đực trưởng thành nặng khoảng 400–600 kg và chiều dài là 2,4–3 m khi đứng thẳng. Gấu cái có kích thước nhỏ hơn nhiều. Gấu nâu có lông màu từ vàng hoe, nâu, đen hay tổ hợp của chúng; những chiếc lông dài bên ngoài thông thường pha trộn với màu trắng hay bạc, tạo ra ánh màu "nâu xám". Gấu nâu có bướu to là cơ trên vai chúng, nó tạo ra sức mạnh cho các chân trước để dào bới. Đầu của chúng lớn và tròn với thiết diện mặt là lõm. Mặc dù có kích thước nặng nề, chúng có thể chạy tới 64 km/h (40 mph). Gấu xám ( gấu xám bắc mỹ ) sống chủ yếu ở Bắc Mỹ. chúng có kích thước nhỉnh hơn và đặc biệt hung hăng hơn gấu nâu. Gấu nâu là loài động vật ăn đêm là chủ yếu và về mùa hè chúng tích tới 180 kg (400 pao) mỡ, số mỡ này sẽ được tiêu thụ dần trong mùa đông khi chúng ngủ đông. Mặc dù chúng không thực sự là ngủ đông do có thể thức dậy dễ dàng, chúng thích chui vào các chỗ được bảo vệ như hang, hốc hay chỗ lõm sâu để tránh thời tiết lạnh giá của các tháng mùa đông. Là động vật ăn tạp, chúng ăn rất nhiều chủng loại thức ăn khác nhau, bao gồm quả mọng, rễ cây và chồi cây; trái cây, nấm; cá, cá hồi, côn trùng hay các động vật có vú loại nhỏ như thỏ, sóc, chồn, chim. Tuy nhiên, chúng cũng đôi khi tấn công cả động vật lớn như nai sừng tấm, tuần lộc, cừu núi và bò rừng bizon. Dù vậy gấu nâu ăn chủ yếu là thực vật, chiếm tới 75% năng lượng từ thức ăn của chúng. Một điều thú vị là chúng ăn rất nhiều nhậy trong mùa hè—đôi khi nhiều tới 20.000 - 40.000 trên ngày—và có thể cung cấp tới 1/3 năng lượng cho chúng. Gấu nâu cũng đôi khi là những kẻ ăn trộm thức ăn của hổ, chó sói và báo sư tử. Chúng cũng thường xuyên xung đột với những loài dã thú này. Người ta đã tìm thấy hai con hổ đực bị giết chết bởi gấu nâu trong năm 2000. Thông thường chúng là các động vật sống cô độc, nhưng gấu nâu tụ tập thành bầy dọc theo các con sông và suối trong mùa cá hồi sinh đẻ. Cứ mỗi năm gấu cái lại sinh được từ 1 - 4 gấu con, chúng chỉ nặng khoảng 1 pao (454 g) khi mới sinh. Phân bố Đã từng phổ biến ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ, gấu nâu hiện nay đã bị tuyệt chủng ở một số nơi và suy giảm về số lượng ở những khu vực khác. Chúng thích sống trong những khu vực tương đối thoáng, thông thường là miền núi. Gấu nâu sống phổ biến hiện nay từ miền đông Alaska từ Yukon và Lãnh thổ Tây Bắc, về phía nam xuyên từ British Columbia cho đến nửa phía tây của Alberta. Các quần thể cô lập sống tại tây bắc Washington, bắc Idaho, tây Montana và tây bắc Wyoming. Chủng gấu xám (U. arctos horribilis) là gấu nâu phổ biến của Bắc Mỹ lục địa; chủng gấu Kodiak (U. arctos middendorffi) bao gồm gấu nâu trên các đảo Kodiak, Afognak và Shuyak thuộc Alaska. Chủng gấu xám Mexico (U. arctos nelsoni) sinh sống tại miền bắc México. Ước tính có khoảng 200.000 gấu nâu trên thế giới. Quần thể lớn nhất nằm ở Nga, khoảng 120.000 con, Mỹ khoảng 32.500 con và Canada khoảng 21.750 con. 95% của quần thể gấu nâu Mỹ nằm ở Alaska. Ở châu Âu, có khoảng 14.000 con trong 10 quần thể riêng rẽ, sống từ Tây Ban Nha tới Nga. Phân loại Người ta cho rằng gấu nâu đã tiến hóa từ Ursus etruscus. Các hóa thạch cổ nhất có tại Trung Quốc, khoảng 0,5 triệu năm trước (Ma). Chúng đã tiến vào châu Âu khoảng 0,25 Ma, vào Bắc Mỹ chỉ một thời gian ngắn ngay sau đó. Các di tích gấu nâu với niên đại thuộc thế Pleistocen là phổ biến trên đảo Anh, nơi mà người ta cho rằng chúng đã vượt qua gấu hang (Ursus spelaeus). Loài này tiến vào Alaska khoảng 0,1 Ma, mặc dù chúng đã không tiến xuống phía nam Bắc Mỹ cho tới khoảng 13.000 năm trước. Người ta cho rằng gấu nâu đã không thể tiến xuống phía nam cho tới khi loài gấu mõm ngắn Arctodus simus to lớn hơn bị tuyệt chủng. Một số nhà cổ động vật học lại đề xuất khả năng về hai đợt di cư tách biệt của gấu nâu: gấu xám được coi là phát sinh ra từ gấu hộp sọ hẹp, di cư từ miền bắc Siberi tới miền trung Alaska và phần còn lại của đại lục, trong khi gấu Kodiak phát sinh từ gấu hộp sọ rộng có ở Kamchatka và đã chiếm lĩnh bán đảo Alaska. Các hóa thạc gấu nâu đã phát hiện tại Ontario, Ohio, Kentucky và Labrador chỉ ra rằng loài này đã sinh sống xa hơn về phía đông so với các chỉ dẫn trong các ghi chép lịch sử. Các phân loài (chủng) Có rất ít sự đồng thuận về phân loại gấu nâu. Một số hệ thống đề xuất nhiều tới 90 phân loài, trong khi phân tích DNA gần đây đã nhận dạng được chỉ năm nhánh. Phân tích DNA cho thấy các phân loài gấu nâu đã nhận dạng được, ở cả Á-Âu và Bắc Mỹ, về mặt di truyền là khá đồng nhất, và địa lý phát sinh chủng loài về mặt di truyền của chúng không tương ứng với phân loại truyền thống của chúng. Vào thời điểm năm 2005, người ta công nhận 16 phân loài. Các phân loài như sau: Ursus arctos arctos — Gấu nâu Á-Âu. Phân bố tại châu Âu, Kavkaz, Siberi (trừ phía đông) và Mông Cổ. Ursus arctos alascensis: Phân bố tại Alaska. Ursus arctos beringianus – Gấu nâu Kamchatka (hay gấu nâu Viễn Đông). Phân bố tại bán đảo Kamchatka và đảo Paramushir. Ursus arctos californicus — Gấu vàng Califonia (tuyệt chủng). Ursus arctos collaris – Gấu nâu Đông Siberi. Phân bố tại Đông Siberia từ sông Enisei tới dãy núi Altai, cũng có tại miền bắc Mông Cổ. Ursus arctos crowtheri – Gấu Atlas (tuyệt chủng) Ursus arctos dalli Ursus arctos horribilis — Gấu xám Bắc Mỹ. Phân bố tại miền tây Canada, Alaska và tây bắc Hoa Kỳ, trong quá khứ từng sinh sống tại Đại Bình nguyên Bắc Mỹ. Ursus arctos isabellinus – Gấu nâu Himalaya. Phân bố tại Nepal, Pakistan và miền bắc Ấn Độ. Ursus arctos lasiotus – Gấu nâu Ussuri (hay gấu nâu Amur, gấu xám đen hay gấu ngựa). Phân bố tại Nga: miền nam quần đảo Kuril, Sakhalin, vùng Primorsky và khu vực sông Ussuri/Amur ở phía nam rặng núi Stanovoy, Trung Quốc: đông bắc Hắc Long Giang, Nhật Bản: Hokkaidō. Ursus arctos middendorffi — Gấu Kodiak. Phân loài to lớn nhất, cạnh tranh ngang ngửa với gấu trắng Bắc cực như là thành viên to lớn nhất của họ Gấu cũng như trong vai trò của loài săn mồi trên cạn to lớn nhất. Phân bố tại Kodiak, Afognak, quần đảo Shuyak (Alaska). Ursus arctos nelsoni — Gấu xám Mexico, (tuyệt chủng ?). Từng phân bố tại miền bắc Mexico, bao gồm Chihuahua, Coahuila và Sonora, tây nam Hoa Kỳ, bao gồm phần phía nam của Texas, Arizona và New Mexico. Ursus arctos pruinosus – Gấu lam Tây Tạng. Phân bố tại miền tây Trung Quốc và Tây Tạng. Ursus arctos sitkensis. Phân bố tại đảo Baranof. Ursus arctos stikeenensis Ursus arctos syriacus – Gấu nâu Syria. Phân bố tại khu vực liên Kavkaz, Syria, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á), Iran, Afghanistan, miền tây Himalaya và các dãy núi Pamir-Alai và Thiên Sơn, trong quá khứ có lẽ cũng có ở Israel. Tình trạng pháp lý Gấu xám được liệt kê là bị đe dọa trong phạm vi nước Mỹ. Gấu vàng đã biến mất khỏi bang California năm 1922 khi con cuối cùng bị bắn hạ ở hạt Tulare, California. Nó có thể nhìn thấy trên lá cờ của tiểu bang California và như là con vật đem lại may mắn cho đội thể thao của trường Tổng hợp Berkeley, California. Gấu xám Mexico được liệt kê là loài đang trong tình trạng khẩn cấp. Gấu xám cũng được liệt kê tương tự trong danh sách của tiểu bang Washington. Ở Canada, nó được liệt kê như là dễ bị tổn thương ở Alberta, British Columbia, Lãnh thổ Tây Bắc và Yukon. Quần thể đồng cỏ của gấu xám được liệt kê như là tuyệt chủng ở Alberta, Manitoba và Saskatchewan. Va chạm với gấu nâu Rất hiếm khi gấu nâu giết chết hay gây thương tích cho con người, nhưng đã có một số trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ở khu vực Scandinavia trong 100 năm gần đây có 3 trường hợp bị giết chết bởi gấu nâu. Các vụ tấn công xảy ra khi gấu bị thương hay đang nuôi con. Ngoài ra, có thể các loài gấu khác, chẳng hạn gấu trắng Bắc Cực đã tấn công khi chúng đi kiếm thức ăn. Gấu nâu rất dễ bị kích động và có thể giết chết người chỉ bằng một cú tát của nó. Dự án nghiên cứu gấu Scandinavia liệt kê các tình huống sau như là những mối nguy hiểm tiềm ẩn của gấu với con người: Gặp con gấu đang bị thương Đột ngột xuất hiện giữa con mẹ và các con gấu con Gặp gấu trong hang của nó Gặp gấu bị khiêu khích bởi các con chó Nếu có việc phải đi trong rừng thì luôn nhớ cầm theo chuông vì thông thường gấu sẽ tránh con người. Nếu gặp chúng, hãy bình tĩnh và đi chậm theo hướng ngược lại với nó, tuyệt đối không nên bỏ chạy vì điều này kích thích gấu tấn công. Quan trọng là không được đe dọa nó hay kêu la. Nếu bị gấu tấn công và không có đường tẩu thoát, hãy nhớ bảo vệ tốt nhất cho đầu mình. Chú thích Liên kết ngoài National Geographic Creature Feature: Brown Bears GrizzlyBear.org Bears Largest Skulls - Black Bear Động vật được mô tả năm 1758 Sách đỏ A Động vật núi Alps Động vật ăn xác chết Động vật Bắc Cực Biểu tượng quốc gia Phần Lan Động vật có vú châu Á Biểu tượng quốc gia Nga Động vật có vú châu Âu Động vật có vú Bắc Mỹ Động vật có vú Bắc Cực Động vật nguy hiểm
1,867
6159
https://vi.wikipedia.org/wiki/Paulo%20Coelho
Paulo Coelho
Paulo Coelho (sinh ngày 24 tháng 8 năm 1947; phát âm "Pao-lu Koe-lhu") là tiểu thuyết gia nổi tiếng người Brasil. Sự nghiệp Paulo Coelho sinh tại Rio de Janeiro (Brasil). Ông học đại học trường luật, nhưng đã bỏ học năm 1970 để du lịch qua México, Peru, Bolivia và Chile, cũng như châu Âu và Bắc Phi. Hai năm sau, ông trở về Brasil và bắt đầu soạn lời nhạc pop. Ông cộng tác với những nhạc sĩ pop như Raul Seixas. Năm 1974, ông bị bắt giam một thời gian ngắn vì những hoạt động chống lại chế độ độc tài thời đó ở Brazil. Sách của ông đã bán ra hơn 86 triệu bản trên 150 nước và được dịch ra 56 thứ tiếng. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng của nhiều nước, trong đó tác phẩm Veronika quyết chết (Veronika decide morrer) được đề cử cho Giải Văn chương Dublin IMPAC Quốc tế. Tiểu thuyết Nhà giả kim (O Alquimista) của ông, một câu chuyện thấm đẫm chất thơ, đã bán được hơn 65 triệu bản trên thế giới và dịch ra 56 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Tác phẩm sau đó được dựng thành phim do Lawrence Fishburne sản xuất, vì diễn viên này rất hâm mộ Coelho. Các tác phẩm khác của ông bao gồm Hành hương (O diário de um mago) (được công ty Arxel Tribe lấy ý tưởng xây dựng một trò chơi vi tính), Bên sông Piedra tôi ngồi xuống và khóc (Na margem do rio Piedra eu sentei e chorei) và Những nữ chiến binh (As Valkírias). Cuốn tiểu thuyết năm 2005 - O Zahir - của ông bị cấm ở Iran, 1000 bản sách bị tịch thu , nhưng sau đó lại được phát hành. Tác phẩm của Paulo Coelho được xếp vào danh sách những sách bán chạy nhất ở nhiều nước, bao gồm Brasil, Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Ý, Israel và Hy Lạp. Ông được xem là tác giả viết tiếng Bồ Đào Nha bán chạy nhất mọi thời đại. Mặc dù có nhiều thành công, nhiều nhà phê bình ở Brasil vẫn xem ông như một tác giả bình thường, cho rằng những tác phẩm của ông quá đơn giản và giống sách tự lực (self-help book) hơn. Cũng có người cho rằng tiểu thuyết của ông có quá nhiều tính chất "thương mại". Sự kiện ông được vào Viện Hàn lâm Văn chương Brasil (ABL) đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng độc giả Brasil và ngay trong chính Viện Hàn lâm. Ông và vợ Christina định cư tại Rio de Janeiro (Brasil) và Tarbes (Pháp). Tác phẩm Arquivos do Inferno (1982) O Manual Prático do Vampirismo (1986) O diário de um Mago (1987) (Hành hương) O Alquimista (1988) (Nhà giả kim) Brida (1990) O Dom Supremo (1991) As Valkírias (1992) (Những nữ chiến binh) Na margem do rio Piedra eu sentei e chorei (1994) (Bên sông Piedra tôi ngồi xuống và khóc) Maktub (1994) Frases (1995) O Monte Cinco (1996) (Ngọn núi thứ năm) O manual do guerreiro da luz (1997) (Cẩm nang của chiến binh ánh sáng) Veronika decide morrer (1998) (Veronika quyết chết) Palavras essenciais (1999) O Demônio e a Srta. Prym (2000) (Quỷ dữ và nàng Prym) Histórias para pais, filhos e netos (2001) (Cha, con và chú) Onze Minutos (2003) (Mười một phút) O Gênio e as Rosas (2004) O Zahir (2005) Ser como um rio que fluye (2006) (Như một dòng sông chảy) A bruxa de Portobello (2006) (Phù thủy phố Portobello) O vencedor está só (2008) Amor (2009) Aleph (2010) Fábulas (2011) Manuscrito Encontrado em Accra (2012) Adultério (2014) A Espiã (2016) Bản dịch tiếng Việt Nhà giả kim, Ngọc Cầm Dương dịch, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2006. Nhà giả kim - Ngọn núi thứ năm, Lê Chu Cầu - Ngân Xuyên dịch, Nhà xuất bản Công An Nhân dân, 2004 O Zahir - Nỗi ám ảnh, Lê Xuân Quỳnh dịch, Nhà xuất bản Văn học và Alphabooks, 2006 Quỷ dữ và nàng Prym, Ngọc Phương Trang dịch, Nhà xuất bản Phụ Nữ và Cty Cổ phần Sách Bách Việt, 2007 Phù thủy phố Portobello, Lê Khánh Toàn dịch, Cty Sách Bách Việt, 2007 Veronika quyết chết, Ngọc Phương Trang dịch, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2008 11 phút, Quý Vũ dịch, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2009 Cẩm nang của người chiến binh ánh sáng, Đỗ Hoàng Tùng dịch, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2009 24 giờ cô độc ở Cannes, Bùi Khánh Vân dịch, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2010 "Nhà Giả Kim", Lê Chu Cầu dịch, Nhã Nam, 2013 Giải thưởng Paulo Coelho đã được trao tặng nhiều giải thưởng uy tín: Prix Lectrices d'Elle (Pháp, 1995) Chevalier de l'Ordre des Arts et des Lettres (Pháp, 1996) Giải quốc tế Flaiano (Ý, 1996) Giải Grinzane Cavour (Ý, 1996) Giải Sách Vàng (Nam Tư, 1995, 1996, 1997, 1998, 1999 và 2000) Chung khảo Giải Văn chương Dublin IMPAC quốc tế (International IMPAC Dublin Literary Award, Ireland, 1997 và 2000) Comendador de Ordem do Rio Branco (Brasil, 1998) Giải Pha lê của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Crystal Award, World Economic Forum, 1999) Huy chương vàng xứ Galicia (Tây Ban Nha, 1999) Huân chương Bắc đẩu bội tinh (Chevalier de l'Ordre national de la Legion d'honneur, Pháp, 1999) Giải Gương Pha lê (Ba Lan, 2000) Giải «Đối thoại giữa các nền văn hoá» của «Câu lạc bộ Budapest» (Dialog of Cultures, Club of Budapest, Đức, 2001) XXIII Premio Internazionale Fregene (Ý, 2001) Giải 2001 Bambi (Đức, 2001) Giải Ý thức toàn cầu năm 2002 Giải Văn học Hans Christian Andersen (2007) Đọc thêm Paulo Coelho, Đôi dép của José , truyện ngắn, Thanh Huyền dịch Paulo Coelho: Bạn hãy tin rằng bạn không phải người đơn độc phỏng vấn của Andrei Martynov Paulo Coelho, Khi hai cơ thể đến với nhau (tựa ban đầu là 11 phút trải nghiệm sau 55 năm đã sống, đăng trên Văn nghệ trẻ) Paulo Coelho: Bài học đích thực ở đời là kinh nghiệm Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Paulo Coelho Blog chính thức của Paulo Coelho Tranh luận với Paulo Warrior of the Light Online Paulo Coelho FanClub Forum Sứ giả hòa bình Liên Hợp Quốc Người Rio de Janeiro Nam tiểu thuyết gia
1,066
6161
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c%20L%C3%A3nh%20th%E1%BB%95%20T%C3%A2y%20B%E1%BA%AFc
Các Lãnh thổ Tây Bắc
Các Lãnh thổ Tây Bắc (tiếng Anh: Northwest Territories, , viết tắt NWT hay NT; tiếng Pháp, les Territoires du Nord-Ouest) là một lãnh thổ của Canada. Nằm ở Bắc Canada, lãnh thổ này tiếp giáp Yukon về phía tây, Nunavut về phía đông (hai lãnh thổ khác của Canada), British Columbia về phía tây nam, Alberta về phía nam và Saskatchewan về phía đông nam. Lãnh thổ này có diện tích và dân số 41.464 theo cuộc điều tra dân số Canada 2006, tăng 11,0% so với năm 2001. Thủ phủ của lãnh thổ này là Yellowknife từ năm 1967. Các đặc điểm nổi bật về địa lý của lãnh thổ này có các hồ Gấu Lớn và hồ Slave Lớn cũng như sông Mackenzie và các hẻm núi sông Nahanni, một vườn quốc gia đồng thời là một di sản thế giới được UNESCO công nhận. Quần đảo Bắc Cực bao gồm đảo Banks, bán đảo Parry, đảo Prince Patrick, và các vùng thuộc đảo Victoria và đảo Melville. Điểm cao nhất là núi Nirvana gần giáp với Lãnh thổ Yukon với độ cao 2.773 mét (9.098 ft). Địa lý Nằm ở phía bắc Canada, lãnh thổ này tiếp giáp hai lãnh thổ khác của Canada gồm: Yukon về phía tây và Nunavut về phía đông, ba tỉnh bang: British Columbia về phía tây nam, Alberta và Saskatchewan về phía Nam,giáp Manitoba ở phía cực Đông, mặc dù các cuộc khảo sát vẫn chưa được hoàn thành. Diện tích khoảng 1.183.085 km 2 (456.792 sq mi). Các điểm địa lý bao gồm hồ Gấu Lớn - hồ lớn nhất ở Canada, hồ Nô Lệ Lớn - vùng nước sâu nhất ở Bắc Mỹ với độ sâu 614 m (2.014 ft), cũng như sông Mackenzie và hẻm núi của Nahanni Khu bảo tồn Vườn quốc gia, một công viên quốc gia và Di sản Thế giới của UNESCO. Các hòn đảo lãnh thổ trong Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada bao gồm Đảo Banks, Đảo Borden, Đảo Prince, và một phần của Đảo Victoria và Đảo Melville. Điểm cao nhất của nó là Núi Nirvana gần biên giới với Yukon ở độ cao 2.773 m (9.098 ft). Khí hậu Phần phía nam của lãnh thổ (phần lớn lục địa) có khí hậu cận Bắc, trong khi các đảo và bờ biển phía Bắc có khí hậu cực. Mùa hè ở phía Bắc ngắn và mát mẻ, với độ cao ban ngày ở giữa độ tuổi Celsius (60 đến 70 °F), và thấp nhất trong độ Celsius (45 ° đến 55 °F). Mùa đông dài và khắc nghiệt, mức cao ban ngày ở giữa -20 °C và -4 °C. Sự cực đoan thường xảy ra với mức cao trong mùa hè ở phía Nam đạt 36 °C (97 °F) và thấp chạm vào âm bản. Vào mùa đông ở miền Nam, nhiệt độ không đạt được -40 °C (-40 °F), nhưng chúng cũng có thể tiếp cận các thanh thiếu niên thấp trong ngày. Ở phía bắc, nhiệt độ có thể đạt đến mức cao 30 °C (86 °F), và thấp có thể đạt đến âm bản âm thấp. Vào mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ không đạt được -50 °C (-58 °F) nhưng chúng cũng có thể đạt đến một con số trong ngày. Bãokhông phải là hiếm ở miền Nam. Ở phía Bắc chúng rất hiếm, nhưng xảy ra. Lốc xoáy cực kỳ hiếm hoi nhưng đã xảy ra với một con tàu đáng chú ý nhất xảy ra ngay bên ngoài Yellowknife phá hủy một tháp truyền thông. Lãnh thổ có khí hậu khá khô do các dãy núi phía tây. Khoảng một nửa lãnh thổ nằm trên đường cây. Không có nhiều cây ở hầu hết các vùng phía đông của lãnh thổ, hoặc ở các hòn đảo phía bắc. Kinh tế Tài nguyên địa chất của Các Lãnh thổ Tây Bắc bao gồm vàng, kim cương, khí thiên nhiên và dầu mỏ. BP là công ty dầu duy nhất hiện đang sản xuất dầu tại lãnh thổ. Viên kim cương NWT được thăng chức như một giải pháp thay thế để mua kim cương máu. Hai trong số các công ty tài nguyên khoáng sản lớn nhất trên thế giới, BHP Billiton và Rio Tinto khai thác nhiều viên kim cương của họ từ NWT. Trong năm 2010, NWT chiếm 28,5% tổng sản lượng kim cương của Rio Tinto (3,9 triệu carats, tăng hơn 17% so với năm 2009, từ Diamond Diavik Diamond) và 100% BHP (3,05 triệu carat từ mỏ EKATI). [41] [42] Các Lãnh thổ Tây Bắc có GDP bình quân đầu người cao nhất của tất cả các tỉnh hoặc vùng lãnh thổ ở Canada, C $ 76.000 trong năm 2009. Tuy nhiên, khi sản xuất tại các mỏ hiện tại bắt đầu để thư giãn, không có mỏ mới khai trương và dịch vụ công cộng thu hẹp, các lãnh thổ đã mất 1.200 việc làm trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 11 năm 2014. Chính phủ Vì là một lãnh thổ, nơi này có ít quyền hơn các tỉnh bang.Trong nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Kakfwi đã thúc đẩy chính phủ liên bang dành nhiều quyền hơn cho lãnh thổ này, trong đó có phần lớn lợi nhuận từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ đi đến lãnh thổ. Sự phân quyền quyền lực cho lãnh thổ là một vấn đề trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 20 vào năm 2003, và kể từ khi lãnh thổ bắt đầu bầu các thành viên vào năm 1881. Các Ủy viên của NWT là giám đốc điều hành và được bổ nhiệm của Thống đốc-in-Hội đồng Canada vào sự giới thiệu của liên bang Bộ trưởng Bộ Thổ Dân Xã và Phát triển Bắc. Vị trí được sử dụng nhiều hơn về hành chính và chính phủ, nhưng với sự phân cấp quyền lực nhiều hơn cho cuộc bầu cử được bầu vào năm 1967, vị trí này đã trở thành biểu tượng. Ủy viên hội đồng có quyền lực chính phủ đầy đủ cho đến năm 1980 khi các lãnh thổ được trao quyền tự trị lớn hơn. Sau đó, Quốc hội Lập pháp bắt đầu bầu ra một Nội các và Nhà lãnh đạo Chính phủ, sau đó được gọi là Thủ hiến. Từ năm 1985, Ủy viên không còn làm chủ tịch Hội đồng Quản trị (hoặc nội các), và chính phủ liên bang đã chỉ thị cho các ủy viên hành động giống như một Thống đốc Trung ương Tỉnh. Không giống như các Thống đốc Trung tá, Ủy viên của các Vùng Tây Bắc không phải là đại diện chính thức của Nữ hoàng Canada. [ cần dẫn nguồn ] Không giống như các chính quyền tỉnh và chính phủ của Yukon, chính phủ vùng Tây Bắc không có đảng phái chính trị, ngoại trừ khoảng thời gian từ năm 1898 đến năm 1905. Đây là một chính phủ thống nhất được gọi là Lập pháp. Nhóm này bao gồm một thành viên được bầu ra từ mỗi trong số mười chín cử tri. Sau mỗi cuộc tổng tuyển cử, Quốc hội mới bầu bằng Thủ tướng và Chủ tịch bằng bỏ phiếu kín. Bảy MLAs cũng được chọn làm bộ trưởng, với phần còn lại tạo thành phe đối lập. Các Hội đồng lập pháp hiện nay là 18 và cuộc bầu cử gần đây nhất được tổ chức ngày 23 tháng 11 năm 2015. [46] Các Premier là Bob McLeod. Thành viên của Quốc hội cho vùng lãnh thổ Tây Bắc là Michael McLeod (Đảng Tự do). Ủy viên của các Vùng Tây Bắc là George Tuccaro và Phó Ủy viên là Margaret Thom. Trong Quốc hội Canada, NWT bao gồm một bộ phận Thượng viện duy nhất và một quận bầu cử của Hạ viện, có tiêu đề Lãnh thổ Tây Bắc (Bắc cực cho đến năm 2014) Tham khảo Northwest Territories Tỉnh bang và lãnh thổ tự trị của Canada Canada Bắc Băng Dương Canada năm 1870
1,329
6162
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nunavut
Nunavut
Nunavut (từ tiếng Inuktitut: ᓄᓇᕗᑦ ; ) là lãnh thổ mới nhất, lớn nhất, và xa nhất về phía bắc của Canada. Nó chính thức được tách khỏi Các lãnh thổ Tây Bắc vào ngày 1 tháng 4 năm 1999, qua Đạo luật Nunavut và hiệp định quản lý đất đai Nunavut, dù đường biên giới đã được giải quyết xong từ năm 1993. Sự hình thành của Nunavut tạo nên thay đổi lớn đầu tiên trong bản đồ chính trị Canada từ khi Newfoundland và Labrador được thành lập vào năm 1949. Lãnh thổ Nunavut chiếm một phần lớn Bắc Canada, và Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada. Thủ phủ Iqaluit (trước "Frobisher Bay"), nằm trên đảo Baffin ở miền đông, được chọn từ cuộc bỏ phiếu 1995. Những điểm dân như đáng kể khác gồm Rankin Inlet và Cambridge Bay. Nunavut cũng gồm đảo Ellesmere ở viễn bắc, cũng như phần phía đông và nam đảo Victoria và đảo Akimiski trong vịnh James xa về phía đông nam. Đây là vùng địa-chính trị duy nhất của Canada không được kết nối với phần còn lại của đất nước bằng đường lộ. Nunavut là khu vực có diện tích lớn nhất, là nơi có dân số ít nhất ở các tỉnh và lãnh thổ của Canada. Một trong những khu vực xa xôi nhất, thưa thớt, có dân số 35.944  chủ yếu là người Inuit, trải rộng trên diện tích hơn 1.750.000 km 2 (680.000 dặm vuông),xấp xỉ kích thước của Tây Âu.Một trạm khí tượng cách xa Ellesmere Island, Eureka, có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất của bất kỳ trạm thời tiết nào của Canada. Từ nguyên Nunavut có nghĩa là "đất của chúng ta" trong tiếng Inuktitut Địa lý Nunavut bao gồm 1.877.787 km 2 (725.018 sq mi)  của đất và 160.935 km 2 (62.137 sq mi)  của nước ở miền Bắc Canada. Lãnh thổ bao gồm một phần của lục địa, hầu hết Quần đảo Bắc cực, và tất cả các hòn đảo trong Vịnh Hudson, vịnh James và Vịnh Ungava, bao gồm Quần đảo Belcher, thuộc vùng Tây Bắc. Điều này làm cho nó trở thành cơ quan địa phương lớn thứ năm (hoặc bộ phận hành chính) trên thế giới. Nếu Nunavut là một quốc gia, nó sẽ đứng thứ 15 trong khu vực.  Nunavut có biên giới đất liền với các vùng lãnh thổ Tây Bắc trên một số hòn đảo cũng như đại lục, Manitoba ở phía nam của lục địa Nunavut, Saskatchewan về phía tây nam (ở một điểm bốn góc) và một đường biên giới đất liền với Newfoundland và Labrador Đảo Killiniq và với Ontario ở hai vị trí nhỏ ở vịnh James: vị trí lớn hơn ở phía tây đảo Akimiski, và nhỏ hơn quanh sông Albany gần đảo Fafard. Nó cũng chia sẻ biên giới biển với Greenland và các tỉnh Quebec, Ontario, và Manitoba. Điểm cao nhất Nunavut là Barbeau Đỉnh (2.616 m (8.583 ft)) trên đảo Ellesmere. Mật độ dân số là 0,019 người / km 2 (0,05 người / dặm vuông), một trong những nơi có mật độ thấp nhất trên thế giới. Để so sánh, Greenland có diện tích tương đương và gần gấp đôi dân số. Khí hậu Nunavut trải qua một khí hậu vùng cực ở hầu hết các khu vực, do vĩ độ cao và ảnh hưởng mùa hè lục thấp hơn so với khu vực phía tây. Tại các khu vực lục địa phía nam hơn rất lạnh khí hậu cận Bắc Cực có thể được tìm thấy, do đến tháng Bảy là hơi nhẹ hơn so với yêu cầu 10 °C (50 °F). Kinh tế Nền kinh tế của Nunavut là Inuit và Chính phủ lãnh thổ, khai thác, thăm dò dầu khoáng khí, hàng thủ công nghệ thuật, săn bắn, câu cá, săn cá voi, du lịch, giao thông, giáo dục - Nunavut Bắc Cực Cao đẳng, nhà ở, quân sự và nghiên cứu - Canada CHARS Trạm nghiên cứu cao Arctic mới trong Lập kế hoạch cho vịnh Cambridge và trạm cảnh báo phía bắc cao. Iqaluit tổ chức Hội nghị Nunavut Mining Symposium hàng năm vào tháng 4, đây là một buổi trình diễn giới thiệu nhiều hoạt động kinh tế khi đi đến Nunavut. Khai thác mỏ và thăm dò Hiện tại có ba mỏ lớn đang hoạt động tại Nunavut. Công ty mỏ Agnico-Eagle - Bộ phận Meadowbank. Meadowbank là mỏ vàng hầm với tuổi thọ mỏ ước tính 2010-2020 và sử dụng 680 người. Mỏ khai thác lần gần đây thứ hai trong sản xuất là mỏ Sắt của Sông Mary do mỏ Baffinland Iron khai thác. Nó nằm gần Bến Ino trên Đảo Bắc Baffin. Họ sản xuất một con tàu sắt cao cấp trực tiếp. Mỏ khai thác gần đây nhất là Doris North hoặc mỏ Hope Bay do TMAC Resource Ltd. điều hành. Mỏ vàng cao cấp mới này là mỏ đầu tiên trong một loạt các mỏ tiềm năng trong các lần xuất hiện vàng dọc theo đai xanh của Vịnh Hope. Năng lượng tái tạo Người dân Nunavut chủ yếu dựa vào nhiên liệu diesel  để chạy các máy phát điện và sưởi ấm, với các chuyến hàng nhiên liệu hóa thạch từ miền Nam Canada bằng máy bay hoặc thuyền vì có rất ít đường không hoặc đường sắt nối với khu vực.  Có một nỗ lực của chính phủ để sử dụng nhiều nguồn năng lượng tái tạo,  mà thường được cộng đồng ủng hộ.  Sự hỗ trợ này đến từ Nunavut cảm nhận được ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu.  Cựu Thủ tướng Nunavut, bà Eva Aariak, cho biết trong năm 2011, " Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng rất nhiều đến chúng ta. Nó ảnh hưởng đến thợ săn, động vật, sự mỏng đi của băng là một mối quan tâm lớn, cũng như sự xói mòn từ băng tan tan. "  Vùng này đang nóng lên nhanh gấp hai lần so với mức trung bình toàn cầu, theo Ủy ban Liên chính phủ của LHQ về biến đổi khí hậu. Chính phủ và chính trị Nunavut có một Ủy viên được Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phía Bắc của Bộ Ngoại giao bổ nhiệm. Cũng như các lãnh thổ khác, vai trò của ủy viên là biểu tượng và tương tự như của một Trung úy Thống đốc. Mặc dù Ủy viên không chính thức là đại diện của người đứng đầu nhà nước Canada, một vai trò tương tự như đại diện của Vương quyền đã nảy sinh với chức vụ này. Nunavut chọn một thành viên duy nhất của Hạ viện Canada. Điều này khiến Nunavut trở thành khu vực bầu cử lớn nhất trên thế giới theo khu vực. Các thành viên của Hội đồng Lập pháp đơn nhất của Nunavut được bầu riêng; có không bên và cơ quan lập pháp là dựa trên đồng thuận.  Người đứng đầu chính phủ, thủ tướng của Nunavut, được bầu bởi, và từ các thành viên của hội đồng lập pháp. Kể từ ngày 21 tháng 1 năm 2014, Premier là Peter Taptuna. Đối mặt bởi những lời chỉ trích các chính sách của mình, [ cần dẫn nguồn ] cựu Thủ tướng Paul Okalik thành lập Hội đồng tư vấn của mười trưởng lão, có chức năng đó là để giúp kết hợp " Inuit Qaujimajatuqangit " (Inuit văn hóa và kiến thức truyền thống, thường được gọi trong tiếng Anh là "chỉ số IQ ") Vào các quyết định chính trị và chính phủ của lãnh thổ.  Do quy mô rộng lớn của Nunavut, mục tiêu đã tuyên bố của chính phủ lãnh thổ là phân cấp quản lý vượt ra khỏi thủ đô của khu vực. Ba vùng - Kitikmeot, Kivalliq và Qikiqtaaluk / Baffin - là cơ sở để quản lý bản địa hoá, mặc dù họ thiếu các chính phủ tự trị của riêng họ. [ Cần dẫn nguồn ] Lãnh thổ có ngân sách hàng năm là 700 triệu đô la Canada, được cung cấp gần như hoàn toàn bởi chính phủ liên bang. Cựu Thủ tướng Paul Martin đã chỉ định hỗ trợ cho Bắc Canada là một trong những ưu tiên của ông trong năm 2004, với thêm 500 triệu USD để được chia ra trong ba vùng lãnh thổ. [ Cần dẫn nguồn ] Năm 2001, chính phủ New Brunswick [ cần dẫn nguồn ] cộng tác với chính phủ liên bang và các công ty công nghệ SSI Micro để khởi động Qiniq, một mạng lưới duy nhất sử dụng vệ tinh cung cấp để cung cấp truy cập Internet băng thông rộng đến 24 cộng đồng ở Nunavut. Kết quả là Lãnh thổ được đặt tên là "Smart 25 Communities" của thế giới vào năm 2006 bởi Diễn đàn Cộng đồng Thông minh, một tổ chức trên toàn thế giới tôn vinh sự đổi mới trong công nghệ băng thông rộng. Các Nunavut Thư viện công cộng dịch vụ, hệ thống thư viện công cộng phục vụ lãnh thổ, cũng cung cấp dịch vụ thông tin khác nhau để lãnh thổ. Vào tháng 9 năm 2012, Thủ tướng hoan nghênh Aariak Prince Edward và Sophie, nữ bá tước xứ Wessex, để Nunavut như một phần của sự kiện đánh dấu Diamond Jubilee của Nữ hoàng Elizabeth II. Tham khảo Lãnh thổ Inuit Bắc Băng Dương Tỉnh bang và lãnh thổ tự trị của Canada
1,410
6175
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n%20m%E1%BA%A1ch
Chuyển mạch
Trong cách dùng chữ chuyển mạch có hai nghĩa: Chuyển mạch kênh hay nối chuyển mạch (từ chữ circuit switching) là một kĩ thuật mạng thông dụng trong các mạng điện thoại, điện đàm viễn thông hay nôm na là kĩ thuật nối đường đây. Nối chuyển (từ chữ switching) -- khái niệm rộng—là kĩ thuật thiết lập một cầu nối tạm thời giữa hai hay nhiều điểm (hay hai nút) trong một mạng để vận chuyển dữ liệu hay một bộ phận của dữ liệu. Khái niệm này bao gồm các khái niệm chuyển mạch, chuyển khung (hay chuyển gói), và chuyển gói mạch ảo Chuyển mạch đôi khi còn được hiểu là thiết bị chuyển mạch. Đây là một bộ phận hay một thiết bị thường có trong các ngành điện, điện tử, hay vô tuyến viễn thông đóng vai trò tạo ra hay thay đổi các mối nối trong các mạch điện phức tạp nhằm chuyển hướng di chuyển của tín hiệu điện hay dữ liệu. Chuyển mạch là trạng thái điện từ xảy ra trong bộ biến đổi, được đặc trưng bằng việc dòng điện trong một nhánh chuyển sang một nhánh khác trong khi dòng điện tổng chảy ra từ nút giữa hai nhánh vẫn không đổi. Nguồn nuôi kiểu chuyển mạch hay Nguồn kiểu xung, Bộ nguồn xungNguồn chuyển mạch,,... là bộ nguồn nuôi thực hiện biến đổi điện ở cấp điện áp nào đó, thông qua các xung điện tần số cao, sang các mức điện áp DC ổn định cần thiết cấp cho các khối mạch hoặc bộ máy điện tử. Linh kiện điện tử Viễn thông
273
6176
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%20H%C3%B2a%20H%E1%BA%A3o
Phật giáo Hòa Hảo
Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm Kỷ Mão 1939, lấy pháp môn "Học Phật - Tu Nhân" làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn. Lịch sử Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập. Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là "Đức Huỳnh Giáo chủ", "Thầy Tư Hoà Hảo", khi đó chưa đầy 18 tuổi, tuyên bố mình là bậc "Sinh nhi tri", biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và "đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc". Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng. Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 5 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo. Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành các bài sấm, nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca. Có tất cả 6 tác phẩm sấm được ông để lại, đã có 800.000 bản được xuất bản cho đến năm 1965 và 1 triệu bản cho đến năm 1975. Quan điểm dân tộc cơ bản được Huỳnh Phú Sổ truyền bá là "Ân" nhớ ơn đất nước, nhớ ơn cha ông, trách nhiệm và bổn phận của người con đối với quê hương là bảo vệ và xây dựng tốt đẹp. Đạo Hòa Hảo có thái độ chống Pháp, nhưng cũng có thái độ chống Việt Minh nên được Pháp trang bị quân sự, về sau cũng hoạt động lấn dần sang chính trị. Hòa Hảo bị chính quyền của Ngô Đình Diệm đàn áp nhưng sau khi tổng thống này bị lật đổ thì Hòa Hảo hoạt động chính trị trở lại. Hòa Hảo bị lực lượng Việt Minh xem xét như một lực lượng tôn giáo-chính trị bất hảo với cuộc kháng chiến của họ. Các ngày lễ tết Các ngày Lễ kỷ niệm trong Đạo đều tổ chức vào ngày âm lịch. Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính: Ngày 1 tháng Giêng: Tết Nguyên Đán Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Nguyên Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo Ngày Rằm tháng 7: Lễ Trung Nguyên, Vu Lan Báo Hiếu Ngày 12 tháng 8: Vía Phật Thầy Tây An Ngày Rằm tháng 10: Lễ Hạ Ngươn Ngày 17 tháng 11: Lễ Phật A-di-đà Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ. Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo Ảnh Ghi chú Chú thích Tham khảo Bách khoa tri thức phổ thông (2000), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. Đọc thêm Savani, A. M. Visage et images du Sud Viet-Nam. Saigon: Imprimerie française d'Outre-mer, 1955. Huỳnh Phú Sổ, Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ Xem thêm Phật giáo Chùa Tây An Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam Liên kết ngoài Trang web của Ban Trị Sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo Tư liệu Phật giáo Hoà Hảo Trên web Văn nghệ sông Cửu Long. Trang Phật giáo Hòa Hảo hải ngoại Phật giáo Việt Nam Khởi đầu năm 1939 ở Việt Nam
698
6178
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%B3nh%20Ph%C3%BA%20S%E1%BB%95
Huỳnh Phú Sổ
Huỳnh Phú Sổ (15 tháng 1 năm 1920 - 1947) là người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo. Theo các tài liệu của tôn giáo này, ông được các tín đồ gọi là "Đức Thầy", "Đức Huỳnh Giáo chủ" hay "Đức Tôn Sư". Thiếu thời Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 15 tháng 1 năm 1920, nhằm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang); con của ông Hương Cả (người đứng đầu trong làng) Huỳnh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm. Thuở nhỏ ông thông minh, học hết bằng sơ học yếu lược Pháp - Việt nhưng hay bị đau ốm nên đành bỏ dở việc học. Từ thuở bé, Huỳnh Phú Sổ đã có căn tính của một người tu hành, ông không thích đàn địch, ca hát, cười giỡn như các bạn cùng trang lứa, lúc nào ông cũng trầm tư, tĩnh mặc, thích ở nơi thanh vắng, yên tĩnh. Mỗi khi được bàn đến chuyện cưới hỏi thì ông đều cự tuyệt và có ý lẩn tránh. Bệnh tình của ông ngày càng trở nặng, được người nhà đưa đi chữa trị khắp nơi, gặp nhiều danh y trong vùng nhưng họ cũng đành chịu thua. Sau khi trở về từ một lần đi viếng cảnh núi Tà Lơn (Campuchia) và vùng Thất Sơn (An Giang) cùng thân phụ của ông, những chứng bệnh của ông dần thuyên giảm. Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, tức ngày 4 tháng 7 năm 1939, Huỳnh Phú Sổ thoát nhiên tỏ ngộ và tuyên bố khai sinh đạo Phật giáo Hòa Hảo, khi ấy ông chỉ mới 19 tuổi. Khai đạo Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ đứng ra cử hành lễ "Đền linh Khứu Sơn trung thọ mạng" khai đạo, lấy tên là Phật giáo Hòa Hảo, đó vừa là tên quê hương ông vừa có ý nghĩa là "hiếu hòa" và "giao hảo", lại mang một hàm nghĩa là đạo Phật ở làng Hòa Hảo. Từ đó, ông đi chữa bệnh, tiên tri, thuyết pháp và sáng tác thơ văn, kệ giảng. Văn chương của ông bình dân nên dễ đi vào lòng người. Chỉ trong một thời gian ngắn số tín đồ và ảnh hưởng của ông càng ngày càng gia tăng và trở thành một phong trào tín ngưỡng mạnh mẽ khiến Thực dân Pháp lo ngại. Ngày 18 tháng 8 năm 1940, Thực dân Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ đi quản thúc tại Sa Đéc. Ngày 23 tháng 5 năm 1940, Thực dân Pháp chuyển ông sang quản thúc ở làng Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ nhưng cả hai nơi này đều được đông đảo quần chúng đến xin nghe thuyết pháp và quy y Phật giáo Hòa Hảo. Vì vậy ngày 28 tháng 7 năm 1940, nhà cầm quyền Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ vào bệnh viện Cần Thơ và sau đó chuyển lên nhà thương điên Chợ Quán tại Sài Gòn. Tháng 6 năm 1941, Huỳnh Phú Sổ bị đưa đi quản thúc ở Bạc Liêu. Tại đây ông không được phép trị bệnh và thuyết pháp. Tháng 10 năm 1942, trước tin tức người Pháp sẽ đưa Huỳnh Phú Sổ đi đày ở Ai Lao (Lào), các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và hiến binh Nhật đã giải cứu ông đem về Sài Gòn. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945, Huỳnh Phú Sổ đi thuyết pháp và khuyến nông tại 107 địa điểm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chú thích Xem thêm Phật giáo Việt Nam Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam Đạo Hòa Hảo Người An Giang Nghĩa quân chống Pháp Chính khách Việt Nam bị ám sát Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam Sinh năm 1920 Mất năm 1947
635
6179
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95%20M%C3%A3%20Lai
Cổ Mã Lai
Cổ Mã Lai (tên khác: Indonésien, Proto-Malay) là tên của chủng tộc sống vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về trước). Chủng cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn, tầm vóc thấp, cư trú trên toàn bộ vùng Đông Nam Á cổ đại trải dài từ sông Dương Tử ở phía bắc đến các hải đảo Indonesia ở phía nam; từ Ấn Độ ở phía tây đến quần đảo Philippines ở phía đông. Chủng Cổ Mã Lai được coi là tổ tiên của người Mã Lai ở Malaysia và Indonesia hiện đại, cũng được coi là tổ tiên của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Người Proto-Malay được coi là thuyền viên có kiến thức trong đi biển, đánh cá, và các kỹ năng nông nghiệp nâng cao. Theo thời gian họ định cư ở những nơi khác nhau và thông qua giao lưu dẫn đến giao thoa văn hóa, tôn giáo, tập quán, và có sự kết hôn của những người ở các bộ tộc Orang Asli với người Semang và Senoi. Bộ phận người bản địa sống tách biệt và được bảo tồn đến ngày nay, được gọi là những người Negrito. Nguồn gốc Theo các giả thuyết thịnh hành hồi cuối thế kỷ XIX - thế kỷ XX do các nhà nghiên cứu ở châu Âu đưa ra, điển hình là học giả người Pháp Louis Finot (1864-1935), và được phổ biến ở Việt Nam, chủng cổ Mã Lai là kết quả của sự kết hợp giữa đại chủng Mông Cổ và đại chủng Úc khi một quần thể của đại chủng Mông Cổ từ vùng Tây Tạng thiên di về phía đông nam hồi 30.000 năm trước. Tại Malaysia được nêu là thuyết nguồn gốc Vân Nam. Theo Bách khoa toàn thư Malaysia thì có ba giả thuyết về nguồn gốc của Proto-Malay: Thuyết nguồn gốc Vân Nam cho rằng từ đó một quần thể đại chủng Á đã di cư theo sông Mekong, được xuất bản lần đầu vào năm 1889. Thuyết này được hỗ trợ bởi R.H. Geldern, J.H.C. Kern, J.R. Foster, J.R. Logen, Slametmuljana và Asmah Haji Omar. Bằng chứng hỗ trợ thuyết này bao gồm: Công cụ bằng đá được tìm thấy ở quần đảo Malay là tương tự như các công cụ Trung Á; sự giống nhau về phong tục ở Malay và Assam; và các ngôn ngữ Malay và Khmer có nhiều điểm chung vì các tổ tiên của người Campuchia có nguồn gốc tại thượng nguồn của sông Mekong. Thuyết nguồn gốc New Guinea (xuất bản lần đầu vào năm 1965). Thuyết nguồn gốc Đài Loan (xuất bản lần đầu vào năm 1997), dựa trên hiện tượng trong ngữ hệ Nam Đảo thì sự đa dạng ngôn ngữ tập trung nhất tại Đài Loan với các ngôn ngữ Formosa, trong khi bên ngoài Đài Loan chỉ có một là ngữ tộc Malay-Polynesia. Để biết thêm thông tin, xem Ngữ hệ Nam Đảo. Một số nhà ngôn ngữ học lịch sử đã kết luận rằng có ít ỏi cơ sở ngôn ngữ cho việc phân chia Proto-Malay và người Malay thứ hai (Deutero-Malay) . Các phát hiện cho thấy rằng Proto-Malay và các dân tộc Deutero-Malay có thể có cùng nguồn gốc. Các giả thuyết trước đây cho rằng người Deutero-Malay đến vùng này trong làn sóng di cư thứ hai, khoảng 300 trước Công nguyên, còn người Proto-Malay thì đã đến sớm hơn nhiều. Tham khảo Xem thêm Dân tộc Việt Nam Người Negrito Châu Á thời tiền sử Nhân loại học Ngữ hệ Nam Đảo
594
6180
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gutzon%20Borglum
Gutzon Borglum
John Gutzon de la Mothe Borglum (1867–1941) là một nhà điêu khắc nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã tạc tượng bốn vị tổng thống nổi tiếng trên đỉnh núi Rushmore vào năm 1942. Ông sinh ngày 25 tháng 3 năm 1867 trong một gia đình gốc Đan Mạch, từng là học trò của nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp Auguste René Rodin. Công trình quan trọng nhất của ông là tạc một bức tượng vĩ đại trên đỉnh núi Rushmore, tiểu bang Nam Dakota, Hoa Kỳ. Công trình này bắt đầu từ tháng giêng năm 1924 cho đến khi ông mất vào ngày 6 tháng 3 năm 1941. Con trai ông là Lincoln Borglum kết thúc công trình đó vào ngày 31 tháng 10 năm 1941. Xuất thân Gutzon Borglum sinh ra trong một gia đình của những người nhập cư từ Đan Mạch vào năm 1867 tại St. Charles, nơi lúc bấy giờ là Lãnh thổ Idaho. Borglum là con của chế độ đa thê Mormon. Cha của ông, Jens Møller Haugaard Børglum (1839–1909), đến từ làng Børglum ở tây bắc Đan Mạch. Ông có hai người vợ khi sống ở Idaho: mẹ của Gutzon, Christina Mikkelsen Børglum (1847–1871), và chị gái Ida, người vợ đầu tiên của Jens. Jens Borglum quyết định từ bỏ Đạo Mormon và chuyển đến Omaha, Nebraska, nơi chế độ đa thê vừa là bất hợp pháp vừa là điều cấm kỵ.  Jens Borglum đã làm việc chủ yếu như một thợ khắc gỗ trước khi quyết định tham dự Cao đẳng Y tế vi lượng đồng căn Saint Louis ở St. Louis, Missouri. Tại thời điểm này "Jens và Christina ly hôn, gia đình rời nhà thờ Mormon, Jens, Ida, các con của họ và hai con trai của Christina, Gutzon và Solon, chuyển đến St. Louis, nơi Jens lấy bằng y khoa." Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Missouri năm 1874, Borglum chuyển cả gia đình đến Fremont, Nebraska, nơi ông thành lập một cơ sở hành nghề y. Gutzon Borglum vẫn ở Fremont cho đến năm 1882, khi cha ông đăng ký cho ông vào Học viện và Cao đẳng Saint Mary ở Kansas. Sau một thời gian ngắn tại Học viện và Cao đẳng Saint Mary, Gutzon chuyển đến Omaha, Nebraska, nơi ông học việc trong một cửa hàng máy móc và tốt nghiệp trường Creighton Preparatory School. Tham khảo Borglum, Gutzon Borglum, Gutzon Người Mỹ gốc Đan Mạch Sinh năm 1867 Mất năm 1941
410
6210
https://vi.wikipedia.org/wiki/O%20Canada
O Canada
O Canada (tiếng Pháp: Ô Canada) là bài nhạc được dùng cùng với hai bài "God Save the King" (hay "God Save the Queen" trong trường hợp vị quân chủ là phụ nữ) và "The Maple Leaf Forever" từ khi Canada được độc lập vào năm 1867 như quốc ca. Bắt đầu từ thập niên 1960, "O Canada" trở nên phổ biến hơn và Quốc hội của Canada đã ban hành một đạo luật công nhận nó như quốc ca chính thức của Canada vào năm 1980. Nhạc cho bài "O Canada" được viết bởi Calixa Lavallée. Tương truyền rằng ông lấy nguồn cảm hứng từ vở opera "Die Zauberflöte" (Cái sáo mầu nhiệm) của Mozart. Lời tiếng Pháp được viết bởi Sir Adolphe-Basile Routhier (người Canada gốc Pháp) vào khoảng 1880. Lời tiếng Anh không được dịch từ lời tiếng Pháp mà dựa vào một bài thơ do Robert Stanley Weir viết vào năm 1908. Thông thường, phần đầu của lời Anh sẽ được hát trước, tiếp theo là phần cuối của lời Pháp. Ở tại các cộng đồng có nhiều người dùng tiếng Pháp, thứ tự này sẽ được đổi. Ngoài ra, cộng đồng người Inuit tại Nunavut cũng có lời riêng dùng tiếng Inuktitut của họ. Giai điệu Lời tiếng Anh (Đây là phần chính thức của bài quốc ca) O Canada! Our home and native land! True patriot love in all thy sons command. With glowing hearts we see thee rise, The True North strong and free! From far and wide, O Canada, we stand on guard for thee. God keep our land glorious and free! O Canada, we stand on guard for thee. O Canada, we stand on guard for thee. O Canada! Where pines and maples grow. Great prairies spread and lordly rivers flow. How dear to us thy broad domain, From East to Western Sea, Thou land of hope for all who toil! Thou True North, strong and free! God keep our land glorious and free! O Canada, we stand on guard for thee. O Canada, we stand on guard for thee. O Canada! Beneath thy shining skies May stalwart sons and gentle maidens rise, To keep thee steadfast through the years From East to Western Sea, Our own beloved native land! Our True North, strong and free! God keep our land glorious and free! O Canada, we stand on guard for thee. O Canada, we stand on guard for thee. Ruler supreme, who hearest humble prayer, Hold our dominion within thy loving care; Help us to find, O God, in thee A lasting, rich reward, As waiting for the Better Day, We ever stand on guard. God keep our land glorious and free! O Canada, we stand on guard for thee. O Canada, we stand on guard for thee. Lời tiếng Pháp Lời tiếng Việt O Canada! Ngôi nhà và quê hương của chúng ta! Toàn dân đều một lòng yêu nước. Chúng ta cùng phát triển với trái tim rực rỡ, Mảnh đất miền Bắc mạnh mẽ và tự do! Từ khắp bốn phương, O Canada, chúng ta đứng lên bảo vệ đất nước. Thiên Chúa giữ gìn vinh quang và tự do cho chúng ta! O Canada, chúng ta đứng lên bảo vệ đất nước. O Canada, chúng ta đứng lên bảo vệ đất nước. Bản song ngữ Song ngữ 1 O Canada! Our home and native land! True patriot love in all of us command. Car ton bras sait porter l'épée, Il sait porter la croix! Ton histoire est une épopée Des plus brillants exploits. God keep our land glorious and free! 𝄆 O Canada, we stand on guard for thee. 𝄇 Song ngữ 2 Ô Canada! Terre de nos aïeux, Ton front est ceint de fleurons glorieux! Car ton bras sait porter l'épée, Il sait porter la croix! Ton histoire est une épopée Des plus brillants exploits. God keep our land glorious and free! 𝄆 O Canada, we stand on guard for thee. 𝄇 Tham khảo Liên kết ngoài Tải về bài O Canada (không lời) Tải về bài O Canada (không lời) Tải về bài O Canada (không lời) Tải về bài O Canada (lời tiếng Pháp) Tải về bài O Canada (lời tiếng Pháp) Tải về bài O Canada (lời tiếng Anh) Tải về bài O Canada (lời tiếng Anh và tiếng Pháp) Quốc ca Canada năm 1880 Bài hát năm 1880 Bài hát tiếng Pháp
707
6218
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o%20Cao%20%C4%90%C3%A0i
Đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài hay Cao Đài Giáo là một tôn giáo thờ Thượng đế được thành lập ở miền Nam Việt Nam vào năm 1926. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Một số tín đồ Cao Đài thường tự gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời. Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (chữ Hán: 大道三期普度), có nghĩa là Nền đạo lớn cứu khổ lần thứ Ba. Tuy được khai sinh chính thức vào năm 1926, có nguồn nói rằng đạo Cao Đài khởi nguồn vào đêm Giáng Sinh năm 1925. Cao Đài nhanh chóng phát triển về quy mô và số lượng tín đồ. Theo thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ, dẫn thống kê năm 2010 của các tổ chức Cao Đài thì có khoảng hơn 2,4 triệu tín đồ, còn theo Thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam cũng trong năm 2009 thì số người tự xem mình là tín đồ Cao Đài tại Việt Nam là 807.915 người, cũng có nguồn ghi hơn 5 triệu. Về mặt tổ chức đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc với 958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận. Trên toàn quốc có 35/38 tỉnh thành đạo Cao Đài hoạt động với 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có khoảng 4000 tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao Đài). Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc. Theo trang thông tin và truyền giáo Cao Đài hải ngoại, số tín đồ Cao Đài là khoảng 5 triệu Xem thêm Thánh thất Cao Đài Chú thích Liên kết ngoài Trường phái tư tưởng bí truyền Tôn giáo độc thần Tôn giáo tại Việt Nam Tôn giáo yêu cầu ăn chay Miêu tả văn hóa về Victor Hugo Khởi đầu năm 1926 ở Việt Nam Thuật ngữ tôn giáo
426
6220
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao%20%C4%90%C3%A0i
Cao Đài
Cao Đài là một tôn hiệu trong đạo Cao Đài dùng để chỉ ngôi vị tối cao, tức Thượng đế. Vì vậy, tôn giáo tôn thờ Cao Đài thường được gọi là đạo Cao Đài dù danh xưng chính thức của tôn giáo này được các tín đồ gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là Một tôn giáo lớn mở ra lần chót để độ rỗi chúng sanh. Ý nghĩa Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát". Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Họ tin rằng tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp Khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là "Con đường lớn mở ra lần thứ Ba để phổ độ chúng sanh". Những tiên tri về tôn hiệu Cao Đài Các tín đồ Cao Đài cho rằng tôn giáo "Cao Đài" đã được tiên tri từ trước khi đạo Cao Đài khai đạo chính thức. Các tài liệu Cao Đài thường trích dẫn sự xuất hiện của tôn hiệu "Cao Đài", hoặc khái niệm "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ" hay biểu tượng Thiên nhãn trong các tài liệu cổ xưa. Họ cho rằng đó chính là "Thiên ý" hay là "Ý muốn của Trời" và chính ý muốn ấy đã được báo trước từ mấy trăm năm qua hoặc còn lâu hơn nữa ở nhiều nơi trên thế giới. Một số tài liệu được các học giả Cao Đài trích dẫn để chứng minh nền đạo của họ đã được tiên tri từ lâu đời, thậm chí, trong cả các tài liệu phương Tây: Tôn hiệu Cao Đài với tín đồ đầu tiên Các tài liệu Cao Đài đều ghi lại tín đồ đầu tiên Ngô Văn Chiêu đã chứng nhận tôn hiệu Cao Đài xuất hiện nhiều nhất. Trong đó ghi nhận lần xuất hiện sớm nhất vào năm 1919 (Kỷ Mùi) tại tỉnh Tân An. Sau đó, tôn hiệu Cao Đài được ghi nhận xuất hiện lần thứ hai vào năm 1920 (Canh Thân) tại Hà Tiên, lần thứ ba vào 1921 (Tân Dậu) tại Phú Quốc. Lần thứ ba này, tôn hiệu được xưng đầu đủ là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát". Ý nghĩa của tôn hiệu Theo "Cao Đài Từ điển" thì: Chú thích Đạo Cao Đài Giáo lý Cao Đài
473
6222
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quang%20t%E1%BB%AD%20h%E1%BB%8Dc
Quang tử học
Quang tử học là ngành khoa học kĩ thuật nghiên cứu về phát và điều khiển ánh sáng, đặc biệt là việc sử dụng ánh sáng để mang thông tin. Vì nó đã vượt ra ngoài lĩnh vực khoa học cơ bản và tiến tới một ngành công nghệ hiện đại nên người ta thường gọi nó là công nghệ quang tử. Trong tiếng Anh ngành quang tử học được gọi là photonics, tên này bắt nguồn từ tên tiếng Anh của quang tử là photon. Còn trong tiếng Pháp ngành này là optronique, sự kết hợp tên gọi của hai ngành khoa học kĩ thuật có lịch sử hoàn toàn khác biệt: Quang học (optique): được đặt nền móng từ thời người Babylon, người Ai Cập cổ đại, tới nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ thì những định luật về phản xạ đã được phát biểu cùng với những chứng minh đầu tiên. Điện tử học (électronique): là ngành ứng dụng tính chất của điện tử trong vật liệu, con đẻ của thế kỉ 20. Ngành quang tử học khác với ngành phân cực học (polaritonics) ở chỗ trong phân cực học hạt mang thông tin cơ bản là các phonon-polariton. Phonon-polariton là một thể hỗn hợp của photon và phonon với tần số năng lượng thay đổi từ 100 gigahertz đến khoảng 10 terahertz. Trong khi đó tần số đặc trưng của photon trong quang tử học vào cỡ vài trăm terahertz. Ngành quang tử học bao gồm các nghiên cứu về phát sáng, truyền sáng, khuếch đại cường độ ánh sáng, thu nhận ánh sáng, gài thông tin vào chùm sáng và đóng ngắt quá trình truyền sáng. Các nghiên cứu và ứng dụng của công nghệ quang tử thường được thực hiện bằng ánh sáng của laser. Ứng dụng của ngành quang tử học bao gồm từ việc thu bắt ánh sáng tới các ngành truyền thông và xử lý thông tin. Sự kết hợp giữa yếu tố quang học và điện tử học đã tạo ra nhiều khái niệm cũng như những thiết bị mới, có ứng dụng cả trong quân sự (ví dụ trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991) lẫn trong đời sống xã hội (ví dụ các mạng lưới cáp quang truyền dẫn thông tin). Các thiết bị dùng trong quang tử học gồm laser, các điốt phát quang (LED), cáp quang và tinh thể quang tử (photonic crystal). Quang tử học có mối quan hệ chặt chẽ với quang lượng tử. Khó có thể phân biệt rõ hai ngành này bởi các nghiên cứu lý thuyết cơ bản của quang tử học có xu hướng được xếp vào quang lượng tử. Nói cách khác ngành quang tử là một ứng dụng công nghệ của các nghiên cứu khoa học cơ bản, với việc cố gắng xây dựng một ngành điện tử mới mà vai trò của electron được thay thế bằng photon. Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Pháp) Optronique Quang học Quang tử học Công nghệ
498
6231
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1t%20h%E1%BA%A1%20nguy%C3%AAn%20t%E1%BB%AD
Hạt hạ nguyên tử
Trong khoa học vật lý, các hạt hạ nguyên tử (tiếng Anh: subatomic particle) là các hạt nhỏ hơn nhiều lần so với các nguyên tử, là 1 khái niệm để chỉ các hạt cấu thành nên nguyên tử, cùng các hạt được giải phóng trong các phản ứng hạt nhân hay phản ứng phân rã. Ví dụ: electron, proton, neutron là những hạt hạ nguyên tử thường được nhắc đến. Có 2 loại hạt hạ nguyên tử: hạt sơ cấp, không được cấu tạo từ những hạt khác, và hạt tổ hợp. Vật lý hạt và vật lý hạt nhân nghiên cứu những hạt này và cách chúng tương tác với nhau. Ý tưởng tính chất của hạt được nghiên cứu qua các thí nghiệm cho thấy ánh sáng vừa có tính chất hoạt động giống như 1 dòng hạt (gọi là photon) vừa có các đặc tính của sóng. Điều này dẫn đến khái niệm mới về tính chất 2 mặt sóng-hạt để phản ánh rằng "các hạt" quy mô lượng tử hoạt động giống như cả các hạt và sóng (điều này đôi khi chúng được mô tả là các hạt phản xạ). 1 khái niệm mới khác, nguyên lý bất định, nói rằng các trạng thái của chúng đều xả ra đồng thời, chẳng hạn như vị trí và động lượng đồng thời xảy ra cùng một lúc, và không thể đo được chính xác. Trong thời gian gần đây, tính 2 mặt sóng-hạt đã được chứng minh là không chỉ áp dụng cho các photon mà còn cho các hạt lượng tử khác. Sự tương tác của các hạt trong khuôn khổ của lý thuyết trường lượng tử được hiểu là sự sáng tạo và hủy diệt lượng tử của các tương tác cơ bản tương ứng. Điều này pha trộn vật lý hạt với lý thuyết từ trường. Phân loại Theo thống kê Bất kỳ hạt hạ nguyên tử nào, giống như bất kỳ hạt nào trong không gian 3 chiều tuân theo luật của cơ học lượng tử, có thể là boson (với spin là số nguyên) hoặc fermion (với spin là nửa số nguyên lẻ). Theo thành phần Các hạt cơ bản của Mô hình Chuẩn bao gồm: 6 loại hạt quark: up, down, bottom, top, strange, and charm; 6 loại hạt lepton: electron, electron neutrino, muon, muon neutrino, tau, tau neutrino; 12 hạt boson gauge (lực mang): photon điện từ, 3 boson W, boson Z của lực tương tác yếu, và 8 gluon của lực tương tác mạnh. Hạt Higgs. Các phần mở rộng khác nhau của Mô hình Chuẩn dự đoán sự tồn tại của 1 hạt graviton cơ bản và nhiều hạt cơ bản khác. Các hạt hạ nguyên tử tổng hợp (như proton hoặc hạt nhân nguyên tử) là trạng thái liên kết của hai hay nhiều hạt cơ bản. Ví dụ, 1 proton được tạo thành từ 2 hạt up quark và 1 hạt down quark, trong khi hạt nhân nguyên tử của heli-4 bao gồm 2 proton và 2 neutron. Neutron được tạo thành từ 2 hạt down quark và 1 hạt up quark. Các hạt tổng hợp bao gồm tất cả các hadron: chúng bao gồm baryon (như proton và neutron) và meson (như pion và kaon). Theo khối lượng Trong thuyết tương đối hẹp, năng lượng của 1 hạt ở phần còn lại bằng khối lượng của nó nhân bình phương tốc độ ánh sáng, E = mc2. Đó là, khối lượng có thể được thể hiện dưới dạng năng lượng và ngược lại. Nếu 1 hạt có 1 hệ quy chiếu nằm ở phần còn lại, thì nó có khối lượng nghỉ tích cực và được gọi là khối lượng lớn. Tất cả các hạt composite đều lớn. Baryon (có nghĩa là "nặng") có xu hướng có khối lượng lớn hơn meson (có nghĩa là "trung gian"), có xu hướng nặng hơn lepton (có nghĩa là "nhẹ"), nhưng lepton nặng nhất (hạt tau) nặng hơn 2 hương vị nhẹ nhất của baryon (nucleon). Nó cũng chắc chắn rằng bất kỳ hạt nào có điện tích đều lớn. Tất cả các hạt không khối lượng (các hạt có khối lượng bất biến là số 0) là hạt cơ bản. Chúng bao gồm photon và gluon, mặc dù chúng không thể bị cô lập. Các tính chất khác Thông qua công trình nghiên cứu của Albert Einstein, Satyendra Nath Bose, Louis de Broglie, và nhiều nhà khoa học khác, lý thuyết khoa học hiện tại cho rằng tất cả các hạt đều có bản chất sóng. Điều này đã được xác minh không chỉ cho các hạt cơ bản mà còn cho các hạt hợp chất như nguyên tử và thậm chí cả các phân tử. Trên thực tế, theo các công thức truyền thống của cơ học lượng tử phi tương đối tính, tính nhị nguyên sóng-hạt áp dụng cho tất cả các đối tượng, thậm chí là các đối tượng vĩ mô; mặc dù các đặc tính sóng của các đối tượng vĩ mô không thể được phát hiện do các bước sóng nhỏ của chúng. Sự tương tác giữa các hạt đã được xem xét kỹ lưỡng trong nhiều thế kỷ, và một vài luật đơn giản nhấn mạnh cách các hạt hoạt động trong va chạm và tương tác. Cơ bản nhất trong số này là các định luật bảo toàn năng lượng và bảo toàn động lượng, cho phép chúng ta tính toán các tương tác hạt trên thang độ lớn từ các ngôi sao đến các quark. Đây là những điều cơ bản tiên quyết của cơ học Newton, một loạt các phát biểu và phương trình trong cuốn Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên, được xuất bản lần đầu năm 1687. Lịch sử Thuật ngữ "hạt hạ nguyên tử" phần lớn là từ viết tắt của những năm 1960, được sử dụng để phân biệt một số lượng lớn các baryon và meson (trong đó bao gồm các hadron) từ các hạt mà giờ đây được cho là hạt cơ bản thực sự. Trước đó, các hadron đã từng được phân loại là "hạt cơ bản" bởi vì thành phần của chúng chưa được biết đến. Danh sách các khám phá quan trọng sau: Xem thêm Nguyên tử Electron Proton Neutron Hạt sơ cấp Tham khảo Liên kết ngoài particleadventure.org: The Standard Model. cpepweb.org: Particle chart. University of California: Particle Data Group. Annotated Physics Encyclopædia: Quantum Field Theory. Jose Galvez: Chapter 1 Electrodynamics (pdf). Vật lý hạt Cơ học lượng tử
1,092
6233
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dalton%20%28%C4%91%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%29
Dalton (đơn vị)
Đơn vị khối lượng nguyên tử hay dalton (ký hiệu SI: u, amu hoặc Da, ký hiệu cũ của Việt Nam: đvC), là một đơn vị đo khối lượng trong hóa học và vật lý, sử dụng đo khối lượng của các nguyên tử và phân tử. Nó được quy ước bằng một phần mười hai khối lượng của nguyên tử carbon đồng vị 12. Nguyên tử có khối lượng vô cùng nhỏ bé, nếu tính bằng gram thì số trị vô cùng nhỏ, không tiện dụng. Thí dụ, khối lượng của một nguyên tử carbon (C) là: 0,000 000 000 000 000 000 000 019 926 g (= 1,9926.10−23 g) Tại Việt Nam quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử, được gọi là đơn vị carbon, viết tắt là đvC. Trong Hệ Đo lường Quốc tế (SI), đơn vị khối lượng nguyên tử được ký hiệu bằng chữ "u". Theo quy ước trong hệ Đo lường Quốc tế: 1 u = 1/NA gam = 1/(1000 NA) kg (Với NA là hằng số Avogadro) 1 u ≈ 1.66053886 x 10−27 kg 1 u ≈ 1.6605 x 10−24 g Xem thêm Nguyên tử Nguyên tử lượng Tham khảo Đơn vị đo khối lượng Hóa học Sinh học
211
6237
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%20t%E1%BA%AFc%20Hund%20th%E1%BB%A9%20nh%E1%BA%A5t
Quy tắc Hund thứ nhất
Quy tắc Hund thứ nhất hay quy tắc Hund về độ bội lớn nhất quy định rằng trong các obitan có cùng mức năng lượng, các điện tử (electron) sẽ không bắt cặp cho đến khi mỗi obitan trong nhóm đều có một điện tử đơn lẻ, và các điện tử này phải có spin song song và cùng chiều với nhau. Quy tắc này được nhà khoa học Đức Friedrich Hermann Hund tìm ra vào năm 1925 và nó được đánh giá là có tầm quan trọng lớn trong hóa học nguyên tử, quang phổ học và hóa học lượng tử. Tầm quan trọng của quy tắc thứ nhất này khiến nó thường được mọi người gọi tắt là quy tắc Hund trong khi thật ra Hund đã tìm ra được tổng cộng đến 3 quy tắc. Nội dung chi tiết Độ ổn định cao của nguyên tử phần nhiều được hình thành tại trạng thái năng lượng thấp, nảy sinh bởi vì trạng thái spin cao buộc các điện tử chưa bắt cặp phải "cư trú" tại các obitan khác nhau về mặt không gian. Một cách hiểu thông dụng nhưng sai lầm về lý do của sự ổn định của trạng thái độ bội cao là: việc các điện tử chiếm chỗ các obitan khác nhau về mặt không gian sẽ khiến khoảng cách giữa các điện tử tăng cao và làm giảm lực đẩy giữa các điện tử với nhau. Tuy nhiên trên thực tế nguyên nhân của sự ổn định này là do các điện tử sẽ ít bị che lấp khỏi lực hút tĩnh điện của hạt nhân nguyên tử. Trạng thái spin tổng cộng sẽ được tính theo tổng số điện tử chưa bắt cặp cộng với 1, hay tổng số spin nhân đôi rồi cộng với 1 (viết tắt là 2S+1). Như vậy, theo quy tắc Hund thứ nhất, hạn chế được đặt trên các con đường quỹ đạo nguyên tử được lấp đầy theo nguyên lý Aufbau. Trước khi hai điện tử chiếm chỗ cùng một obitan trong một phân lớp, các obitan trong cùng phân lớp đó đều phải chứa một điện tử chưa bắt cặp. Đồng thời, các điện tử chưa bắt cặp nêu trên đều phải có spin song song và cùng hướng với nhau trước khi phân lớp lấp đầy các obitan với những điện tử có spin hướng ngược lại. Như vậy, trong quá trình lấp đầy các obitan nguyên tử, số điện tử chưa bắt cặp sẽ luôn là lớn nhất và trạng thái spin tối đa cũng được đảm bảo. Như vậy, một phân lớp p4 có các điện tử được sắp xếp là [↑↓][↑][↑] sẽ có trạng thái bền nhất (chứ không phải là [↑↓][↑][↓] hay [↑↓][↑↓][ ]). Ngoại lệ Năm 2004, các nhà khoa học đã điều chế được chất 5-dehydro-m-xylylene (DMX), hợp chất hữu cơ đầu tiên không tuân theo quy tắc Hund thứ nhất. Xem thêm Cấu hình điện tử Danh sách các quy tắc của Hund Liên kết ngoài A glossary entry hosted on the web site of the Chemistry Department of Purdue University Chú thích Cơ học lượng tử Hóa học lượng tử Cấu trúc electron Phổ học Vật lý nguyên tử Quy tắc en:Hund's rule of maximum multiplicity ko:훈트의 규칙 sk:Hundovo pravidlo maximálnej multiplicity
537
6242
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20h%C3%B3a%20h%E1%BB%8Dc
Nhà hóa học
Một nhà hóa học là một nhà khoa học chuyên môn về lĩnh vực hóa học,tính chất các chất hóa học, thành phần, phát minh ra chất mới, thay thế, chế biến và sản phẩm, góp phần nâng cao kiến thức cho thế giới. Các nhà hóa học làm việc tại các trường đại học với các chức vụ như giáo sư, nhà nghiên cứu, hoặc trong các phòng thí nghiệm của các xí nghiệp. Sau đây là danh sách của một số các nhà hóa học nổi tiếng. A Emil Abderhalden - Đức (1877-1950) Richard Abegg - Đức (1869-1910) Svante Arrhenius - Thụy Điển (1859-1927) Amedeo Avogadro - Ý (1776-1856) Phan Trần Thiên An-Việt Nam(2006) B Claude Louis Berthollet Pháp (1748-1822) Jöns Jakob Berzelius - Thụy Điển (1779-1848) Carl Bosch - Đức (1872-1940) Johannes Nicolaus Brønsted - Đan Mạch (1879-1947) Henri Braconnot - Pháp (1780-1855) Robert Wilhelm Bunsen - Đức (1811-1899) Eduard Buchner - Đức (1860-1917) C Melvin Calvin - Hoa Kỳ (1911-1997) Henry Cavendish - Anh (1731-1810) Marie Curie (Maria Skłodowska-Curie) - Ba Lan, Pháp (1867-1934) Pierre Curie - Pháp (1859-1906) Robert Curl - Hoa Kỳ (1933-) D John Dalton - Anh (1766-1844) Henrik Carl Peter Dam - Đan Mạch (1895-1976) Humphry Davy - Anh (1778-1829) Peter Debye - Hà Lan (1884-1966) Sir James Dewar - Scotland (1842-1923) Otto Diels - Đức (1876-1954) Edward Doisy - Hoa Kỳ (1893-) Jean Baptiste Dumas - Pháp (1800-1884) E Paul Ehrlich - Đức (1854-1915) Manfred Eigen - Đức (1927-) Arthur Eichengrün - Đức (1867-1949) Emil Erlenmayer - Đức (1825-1909) Richard R. Ernst - Thụy Sĩ (1933-) Hans von Euler-Chelpin - Thụy Điển (1873-1964) F Michael Faraday - Anh (1791-1867) Hermann Emil Fischer - Đức (1852-1919) Hans Fischer - Đức (1881-1945) G Thomas Graham - Scotland (1805-1869) Francois Auguste Victor Grignard - Pháp (1871-1935) Victor Goldschmidt - Thụy Sĩ (1888-1947) H Fritz Haber - Đức (1868-1934) Otto Hahn - Đức (1879-1968) Odd Hassel - Na Uy (1897-1981) Charles Hatchett - Anh (1765-1847) George de Hevesy - Hungary (1885-1966) Roald Hoffmann - Ba Lan, Hoa Kỳ (1937-) Jaroslav Heyrovský - Tiệp Khắc (1890-1967) K Paul Karrer - Thụy Sĩ (1889-1971) Harold Kroto - Anh (1939) Richard Kuhn - Đức (1900-1967) Nguyễn An Khoa-Việt Nam(2006) Khoa тюльпаны L Irving Langmuir - Hoa Kỳ (1851-1957) Antoine Lavoisier - Pháp (1743-1794) Yuan T. Lee - Đài Loan (1936-) Gilbert N. Lewis - Hoa Kỳ (1875-1946) Henri Louis le Chatelier - Pháp (1850-1936) Willard Libby - Hoa Kỳ (1908-1980) M Vladimir Vasilevich Markovnikov - Nga (1838-1904) Lise Meitner - Áo (1878-1968) Dmitri Ivanovich Mendeleev - Nga (1834-1907) Lothar Meyer - Đức (1830-1895) Jacques Monod - Pháp (1910-1976) Robert S. Mulliken - Hoa Kỳ (1896-1986) N Alfred Nobel - Thụy Điển (1833-1896) Lê Minh Nhựt - Việt Nam (2007-) O Lars Onsager - Na Uy (1903-1976) Wilhelm Ostwald - Đức (1853-1932) P Paracelsus - Thuỵ Sĩ (1493-1541) Louis Pasteur - Pháp (1822-1895) Linus Pauling - Hoa Kỳ (1901-1994) John A. Pople - Anh, Hoa Kỳ (1925-2004) Fritz Pregl - Áo (1869-1930) Vladimir Prelog - Croatia (1906-1998) Ilya Prigogine - Bỉ (1917-2003) Q R William Ramsay - Scotland (1852-1916) Henri Victor Regnault- Pháp (1810-1878) Tadeus Reichstein - Ba Lan (1897-1996) Ellen Swallow Richards - Hoa Kỳ (1842-1911) Leopold Ruzicka - Croatia (1887-1976) S Paul Sabatier - Pháp (1854-1941) Carl Wilhelm Scheele - Thụy Điển (1742-1786) Glenn T. Seaborg - Hoa Kỳ (1912-1999) Nikolay Nikolayevich Semyonov - Nga-Xô viết (1896-1986) K. Barry Sharpless - Hoa Kỳ (1941-) Frederick Soddy - Anh (1877-1956) Wendell Meredith Stanley - Hoa Kỳ (1904-1971) Alfred Stock - Đức (1876-1946) Theodor Svedberg - Thụy Điển (1884-1971) T U Harold C. Urey - Hoa Kỳ (1893-1981) V J. H. van 't Hoff - Hà Lan (1852-1911) Artturi Ilmari Virtanen - Phần Lan (1895-1973) W Johannes Diderik van der Waals - Hà Lan (1837-1923) Alfred Werner - Đức (1866-1919) Heinrich Otto Wieland - Đức (1877-1957) Friedrich Woehler - Đức (1800-1882) William Hyde Wollaston - Anh (1766-1828) Robert B. Woodward - Hoa Kỳ (1917-1979) Kurt Wüthrich - Thụy Sĩ (1938-) Charles Adolphe Wurtz - Pháp (1817-1884) X Y Sabir Yunusov - Xô viết (1909-1995) Z Ahmed H. Zewail - Ai Cập (1946-2016) Tham khảo Hóa học
691
6245
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o%20gi%C3%A1o%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Đạo giáo Việt Nam
Đạo giáo Việt Nam là Đạo Giáo đã được bản địa hóa khi du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam. Đạo giáo Việt Nam là một trong ba tôn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của Đạo giáo Việt Nam Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2. Đạo giáo có hai phái tu là nội tu và ngoại dưỡng, phái nội tu phổ biến ở Việt Nam hơn. Đạo giáo đi vào Việt Nam, đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, tìm thấy ngay rất nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người Việt nên Đạo giáo ăn sâu vào người Việt rất dễ dàng. Trước đó người Việt đã từng sùng bái ma thuật, phù phép. Họ tin rằng những lá bùa, những câu thần chú có thể chữa được bệnh tật và trị được tà ma. Tương truyền Hùng Vương vì giỏi phù phép nên có uy tín thu thập được 15 bộ để lập nên nước Văn Lang. Dưới thời Bắc thuộc, Đạo giáo rất phát triển ở Việt Nam. Nhiều quan lại Trung Hoa sang Việt Nam cai trị đều thích phương thuật, ví dụ Cao Biền đời Đường từng "cưỡi diều tìm long mạch" để triệt nguồn nhân tài Việt Nam. Thế nên, nếu Nho giáo phải đến thời Lý mới được thừa nhận thì Đạo giáo hòa trộn với tín ngưỡng ma thuật đến mức không còn ranh giới. Từ Trung Quốc vào Việt Nam, Đạo giáo cũng vẫn giữ hai phái là Đạo giáo nhân gian thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái Thượng Lão Quân, thần Trấn Vũ (Huyền Vũ), Quan Thánh Đế Quân. Bên cạnh đó, có sự kết hợp với tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo còn thờ nhiều vị thần thánh khác của người Việt như Đức thánh Trần, Thánh mẫu Liễu Hạnh, cùng với Tam Phủ, Tứ Phủ, cho thấy sự hòa quyện giữa Đạo giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ngoài ra, các pháp sư Việt Nam từ Bắc chí Nam còn thường hay thờ các thần Ngũ Hổ bằng bức tranh con hổ hay Quan Lớn Tuần Tranh là hai con rắn Thanh Xà và Bạch Xà quấn trên xà nhà trước bàn thờ. Dưới các triều Đinh, Lê, Lý, Trần đều có chọn các đạo sĩ làm cố vấn bên cạnh các nhà sư: nên có chức đạo quan và tăng quan. Tương truyền vua Đinh Tiên Hoàng từng lấy lễ thầy trò để tiếp đãi pháp sư Văn Du Tường, nhờ ông chém chết yêu quái vốn là Mộc tinh ở cây chiên đàn lâu năm. Đời nhà Lý các đạo sĩ Trần Tuệ Long và Trịnh Trí Không giữ địa vị quan trọng trong triều. Dưới thời vua Lê Thần Tông, thế kỷ 17, xuất hiện một trường phái Đạo giáo Việt Nam có quy mô rất lớn gọi là Nội đạo, do Trần Toàn là một vị quan triều Lê, không theo nhà Mạc, từ quan về tu Tiên, mở Đạo trường ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa), có 10 vạn tín đồ, được tôn là Thượng Sư. Tương truyền vua Lê Thần Tông bị bệnh mọc lông cọp được Trần Toàn dùng bùa phép và thần chú chữa khỏi. Ông còn cứu sống cho con Chúa chết đã 2 ngày, nên được Vua và Chúa cho người cất nhà cho và tự tay vua ghi 3 chữ "Nội Đạo Tràng". Ba người con trai của ông được tôn là "Tam Thánh". Phái Đạo này phát triển vào Nghệ An và ra Bắc, đến tận thế kỷ 20 hãy còn tồn tại nhiều trung tâm của đạo này ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội. Đặc biệt, Đạo giáo đã đem sang Việt Nam phương pháp cầu Tiên. Giới sĩ phu xưa thường cùng nhau tổ chức cầu Tiên để hỏi về vận nước, chuyện kiết hung đại sự… Nhiều đàn cầu Tiên nổi danh một thời như đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đền Tản Viên (Sơn Tây), đền Đào Xá (Hưng Yên)… Đầu thế kỷ 20, các đàn cầu Tiên (gọi là thiện đàn) mọc lên khắp nơi. Kinh sách của Đạo giáo được truyền sang Việt Nam hiện vẫn còn truyền tụng, ngoài 2 quyển đầu tiên là Đạo Đức Kinh của Đức Lão Tử và Nam Hoa Kinh của Trang Tử, còn có quyển Huỳnh Đình Kinh dạy cách luyện Đạo, Thanh Tịnh Kinh và Cảm Ứng Kinh dạy về lẽ lành dữ trả vay cho người tu giải thoát. Tất cả tương truyền là do Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng cơ dạy từ xưa bên Trung Quốc. Đặc biệt, Đạo giáo khi vào Việt Nam, hòa quyện với văn hóa tín ngưỡng dân gian đã hình thành một khuynh hướng của những người thật sự không phải là tín đồ đạo Lão nhưng có tư tưởng gần với phái Tiên Đạo hay Đạo giáo Thần Tiên, tức ưa thích đời sống thanh tĩnh nhàn lạc. Đó là những bậc trí thức Nho giáo, sinh không gặp thời, gặp chuyện bất bình nơi chốn quan trường hay các bậc anh hùng đã làm xong phận sự nam nhi đến lúc công thành thân thối lui về ẩn dật, vui thú điền viên cùng với thiên nhiên thi phú, cuộc cờ chén rượu mà theo dòng lịch sử, chẳng hạn như Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ,... với cuộc sống "tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc; tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn" của học thuyết Lão Trang. Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thời phong kiến độc lập, các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đều coi trong các đạo sỹ không kém các tăng sư, bên cạnh Tăng quan còn có cả Đạo quan. Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo không còn tồn tại nữa, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội, nhất là tại các vùng kém phát triển thì vẫn còn rất mạnh mẽ. Đặc điểm của Đạo giáo Việt Nam Tính tổng hợp Tổng hợp là một đặc điểm quan trọng của tín ngưỡng truyền thống nên giống như các tôn giáo khác khi du nhập vào Việt Nam, Đạo giáo bị hòa trộn với tín ngưỡng truyền thống. Đối với Đạo giáo thì rất đặc biệt, Đạo giáo phù thủy rất tương đồng với tín ngưỡng ma thuật nên sự hòa trộn xảy ra rất mãnh liệt đến không thể phân biệt nổi đâu là Đạo giáo, đâu là tín ngưỡng. Rất nhiều nhà nghiên cứu quy hết cho mọi tín ngưỡng Việt Nam là Đạo giáo, còn đối với người dân thích đồng bóng, bùa chú,... thì lại không biết Đạo giáo là gì. Đạo giáo còn hòa trộn với các tôn giáo khác như Phật giáo. Chử Đồng Tử là người vừa tu đắc đạo thành Phật, vừa được coi là tổ sư của Đạo giáo Việt Nam. Đạo giáo còn ảnh hưởng đến các nhà Nho, các nhà nho khi gặp chuyện bất bình trong chốn quan trường thì hay lui về ẩn dật, tìm thú vui nơi thiên nhiên, sống cuộc sống an bình thanh thản, đó là các tu của Đạo giáo. Các nhà Nho còn tổ chức phụ tiên (cầu tiên) để hỏi trời đất về chuyện thời thế, tốt, xấu,... Nhiều đàn phụ tiên nổi tiếng như đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đền Tản Viên (Sơn Tây), đền Đào Xá (Hưng Yên),... Nhiều nhà Nho còn lập đàn phụng tiên ngay tại tư gia và nơi làm việc như Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền. Tính linh hoạt và âm dương hòa hợp Sau tính tổng hợp là tính linh hoạt và âm dương hòa hợp là những đặc tính của Đạo giáo Việt Nam. Đạo giáo thờ các vị thần là Ngọc Hoàng Thượng đế (Ngọc Hoàng), Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), Quan Thánh Đế (Quan Công), người Việt còn thờ các vị thánh của riêng mình. Câu tục ngữ, "Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ" là để chỉ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) và Bà Chúa Liễu (Liễu Hạnh Công chúa). Việc thờ đức Thánh Trần với tam phủ và tứ phủ đi liền với tín ngưỡng đồng bóng. Ngoài ra Đạo giáo Việt Nam còn thờ các vị thần khác như: Tam Bành, Độc Cước, Huyền Đàn,... Đạo giáo chủ trương không tham gia vào đời sống xã hội (xuất thế) nhưng khi vào đến Việt Nam thì Đạo giáo còn được dùng làm vũ khí chống áp bức (nhập thế). Ví dụ, đời Hồ Quý Ly, có Trần Đức Huy dùng pháp thuật để thu hút đông đảo người theo chống lại triều đình sau đó bị dẹp. Xem thêm Đạo giáo Tham khảo Đạo giáo Việt Nam Tôn giáo tại Việt Nam
1,497
6246
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh%20tinh%20nguy%C3%AAn%20t%E1%BB%AD
Hành tinh nguyên tử
Hành tinh nguyên tử, còn gọi là mẫu hành tinh nguyên tử hay mô hình nguyên tử Rutherford, là một mô hình về nguyên tử được nhà vật lý người New Zealand là Ernest Rutherford (1871–1937) đưa ra sau năm 1911. Trong mẫu hành tinh nguyên tử, hạt nhân mang điện tích dương rất nhỏ bé, tập trung phần lớn khối lượng của nguyên tử ở trung tâm; còn các điện tử mang điện tích âm quay chung quanh hạt nhân trên các quỹ đạo giống như các hành tinh quay chung quanh Mặt Trời. Lịch sử Trước năm 1911, nguyên tử được cho là có cấu trúc tuân theo mô hình mứt mận của J. J. Thomson, gồm các hạt tích điện dương đan xen với các electron, tạo thành một hỗn hợp tương tự như thành phần của mứt mận (Plum pudding model). Năm 1909, theo sự chỉ đạo của Rutherford, Hans Geiger và Ernest Marsden tiến hành thí nghiệm, mà sau này gọi là thí nghiệm Rutherford, tại Đại học Manchester. Họ chiếu dòng hạt alpha vào các lá vàng mỏng và đo số hạt alpha bị phản xạ, truyền qua và tán xạ. Họ khám phá ra một phần nhỏ các hạt alpha đã phản hồi lại. Nếu cấu trúc nguyên tử có dạng như mô hình "mứt mận" thì sự phản hồi xảy ra rất yếu, do nguyên tử là môi trường trộn lẫn giữa điện tích âm (của điện tử) và điện tích dương (của proton), trung hòa điện tích và gần như không có lực tĩnh điện giữa nguyên tử và các hạt alpha. Năm 1911, Rutherford giải thích kết quả thí nghiệm, với giả thiết rằng nguyên tử chứa một hạt nhân mang điện tích dương nhỏ bé trong lõi, với những điện tử mang điện tích âm khác chuyển động xung quanh nó trên những quỹ đạo khác nhau, ở giữa là những khoảng không. Khi đó, hạt alpha khi nằm bên ngoài nguyên tử không chịu lực Coulomb, nhưng khi đến gần hạt nhân mang điện dương trong lõi thì bị đẩy do hạt nhân và hạt alpha đều tích điện dương. Do lực Coulomb tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách nên hạt nhân cần có kích thước nhỏ để đạt lực đẩy lớn tại các khoảng cách nhỏ giữa hạt alpha và hạt nhân. Ảnh hưởng Mô hình nguyên tử của Rutherford là mô hình đầu tiên đề xuất một hạt nhân nhỏ bé nằm tại tâm của nguyên tử, có thể coi là sự khai sinh cho khái niệm hạt nhân nguyên tử. Sau khám phá này, việc nghiên cứu về nguyên tử được tách ra làm hai nhánh, vật lý hạt nhân nghiên cứu về hạt nhân nguyên tử, và vật lý nguyên tử nghiên cứu cấu trúc của các electron bay quanh. Tuy nhiên, mô hình Rutherford có cách nhìn cổ điển về các hạt electron bay trên quỹ đạo như các hành tinh bay quanh Mặt Trời; không thể giải thích được cấu trúc quỹ đạo của electron liên quan đến các quá trình hóa học; đặc biệt không giải thích được tại sao nguyên tử tồn tại cân bằng bền và electron không bị rơi vào trong hạt nhân. Mô hình này sau đó được thay thế bằng mô hình bán cổ điển của Niels Bohr vào năm 1913 và mô hình lượng tử về nguyên tử. Dù cho nó không chính xác, mô hình nguyên tử Rutherford thường được dùng trong các minh họa trong các phương tiện thông tin đại chúng như là biểu tượng cho nguyên tử. Ví dụ như mô hình này được vẽ trên cờ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Chú thích Xem thêm Thí nghiệm Rutherford Nguyên tử Hạt nhân nguyên tử Nguyên tử Lịch sử vật lý Ernest Rutherford
636
6250
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn%20ng%C6%B0%E1%BB%A1ng
Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Niềm tin này gắn với sự siêu nhiên nhưng chỉ lưu truyền trong một vùng lãnh thổ hoặc trong một cộng đồng dân chúng nhất định. Có thể coi tín ngưỡng là dạng thấp hơn của tôn giáo. Sự khác biệt Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian. Tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo. Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái "siêu nhiên" hay gọi là "cái thiêng" cái đối lập với cái "trần tục", cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm... Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà niềm tin vào "cái thiêng" thể hiện ra các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như niềm tin vào Đức Chúa Trời, của Kitô giáo, niềm tin vào Đức Phật của Phật giáo, niềm tin vào Thánh, Thần của tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Thành Hoàng, Đạo Mẫu... Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc... thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người. Hiện tại, có nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng. Theo quan điểm truyền thống, người ta có ý thức phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng ở trình độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo. Loại quan điểm thứ hai là đồng nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng và đều gọi chung là tôn giáo, tuy có phân biệt tôn giáo dân tộc, tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới (phổ quát). Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như: Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển... được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện... có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa, thánh thất..., nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người. Còn tín ngưỡng thì chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ... Xem thêm Tôn giáo Tín ngưỡng dân gian Việt Nam Tín ngưỡng thờ động vật Tham khảo Ngô Đức Thịnh chủ biên, Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001. Liên kết ngoài Giáo lý và đức tin tôn giáo Đức hạnh
701
6252
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn%20ng%C6%B0%E1%BB%A1ng%20d%C3%A2n%20gian
Tín ngưỡng dân gian
Tín ngưỡng dân gian là tập hợp những niềm tin hình thành và phản ánh ước nguyện của một cộng đồng người có thể nhưng không nhất thiết tuân theo một hệ thống tôn giáo nhất định. Đặc trưng Tín ngưỡng dân gian thường có những đặc điểm chung đó là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên; tính thiêng liêng cao cả; sự tôn vinh xen lẫn sợ hãi; là mối quan hệ tương tác giữa con người và thần thánh, thái độ của con người với tự nhiên; tình thương yêu con người và đồng loại. Ngoài ra việc thờ cúng các anh hùng dân tộc, tổ tiên cũng dần trở thành nét văn hoá đặc biệt chỉ có ở Việt Nam. Tín ngưỡng dân gian là một nét văn hoá không chỉ có ở Việt Nam mà cũng xuất hiện nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Trung Hoa... Các hệ thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam Trung Hoa Hàn Quốc Lào Thái Lan Nhật Bản Campuchia Tính xã hội học Xem thêm Tín ngưỡng thờ mẫu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Tín ngưỡng thờ động vật Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Tín ngưỡng Đức Thánh Trần Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Sự giống nhau và khác nhau giữa tôn giáo với tín ngưỡng, giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan và mối quan hệ giữa chúng Lưu trữ 2014-03-03 Nguyễn Quang Khải. Ban Tôn giáo Chính phú, 03/03/2014. Những loại hình tín ngưỡng dân gian ở nước ta Minh Mẫn - Vườn hoa Phật giáo Dân gian Tư duy huyễn tưởng Pagan giáo
268
6254
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20ph%E1%BB%A7
Tam phủ
Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thần thánh trong hệ thống tín ngưỡng Việt Nam gồm: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải, cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp. Thượng Thiên Thánh Mẫu Thượng thiên thánh mẫu là vị thánh cai quản cõi trời, trước hết là đại diện cho nguồn sinh lực vô biên, cốt lõi của sự sống và mọi nguồn hạnh phúc. Qua Bà mà người ta mong mọi việc của bầu trời được diễn ra theo quy luật hiền hòa… Bà còn được biết đến là Mẫu Liễu Hạnh của Tứ bất Tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Thượng Ngàn Thánh Mẫu Thượng Ngàn Thánh Mẫu là Thánh mẫu thế gian gắn với người Việt từ thời nguyên thủy. Trước đây, bà không chỉ có mặt ở rừng núi mà còn có mặt ở khắp mọi miền theo cơ cấu của làng xóm cổ truyền (rừng Sinh Dược - Bái Đính - Ninh Bình; rừng Báng – Đình Bảng – Bắc Ninh; rừng Sặt – Hải Dương; rừng Liên Bạt - Ứng Hòa – Hà Nội,…). Rừng là nơi chứa đựng những của cải tiềm ẩn, nuôi sống con người khi giáp hạt mất mùa; nơi để kiếm chất đốt và nam nữ tình tự; đặc biệt là nơi chôn người chết. Vì thế trong tư duy của người Việt, bà mẹ rừng tối linh tối thiện đã nâng đỡ các kiếp đời người đã qua, để những người có tâm lành tái sinh được thành Cô và Cậu (trong hệ thống điện thờ mẫu thì phần lớn các Cô, Cậu được đặt ở ban thờ này). Thủy Cung Thánh Mẫu Mẫu Thoải (Thủy) hay Bà Chúa Lạch là vị thần sáng tạo ra mọi miền của nước, biển, sông, suối, đầm, hồ. Bà được người nông dân Việt hết sức kính trọng, hệ thống thờ Bà và các thần linh liên quan có mặt hầu như ở khắp mọi nơi, như một sự đảm bảo cho nguồn nước nông nghiệp luôn được đầy đủ, và sau này Bà còn mang chức năng gần giống với Quan Âm Nam Hải trong tư cách vị thần gắn với thương mại và chài lưới. Xem thêm Tứ phủ Đạo Mẫu Tín ngưỡng Việt Nam Tham khảo Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam
389
6259
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%95%20c%C3%B4ng
Thổ công
Thổ công (土公), còn được gọi là thổ địa (土地), thổ địa công (土地公), ông địa (翁地), ông công (翁公), thổ kỳ, thần đất (神坦) hay thổ thần (土神) hoặc xã thần (社神), là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản một vùng đất, địa điểm. Nguồn gốc Thần đất Người Việt có câu: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá", nghĩa là theo niềm tin thì ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai quản ở đó. Đối với tín ngưỡng thờ kính Thổ công, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt... thì người ta thường cúng vị thần này qua lễ động thổ. Thổ Công còn được gọi Ông Địa và người ta lập bàn thờ đặt ở mặt đất. Tín ngưỡng của người Việt Hình tượng Ông Địa trong tín ngưỡng của người Việt là một vị thần bình dân, bụng phệ, ăn mặc xuề xòa, có khi ở trần, tay cầm quạt lá. Xem thêm Tín ngưỡng Việt Nam Chú thích Liên kết ngoài 5 cách thắp nhang cầu tài lộc khi cúng ông địa - Báo người đưa tin. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2019 Tín ngưỡng dân gian Việt Nam Tín ngưỡng Trung Quốc Đạo giáo Thần đất Thần thánh Việt Nam
223
6261
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A7n%20T%C3%A0i
Thần Tài
Thần Tài (財神 Tài thần) là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn. Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân (財帛星君) hay Triệu Công Nguyên Soái (趙公元帥). Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng. Người Việt thường thờ ông Thần Tài vào ngày mồng 10 tháng giêng Âm lịch. Theo truyền thuyết Trung Hoa, thần tài gồm 5 vị tương ứng với 5 hướng Đông Tây Nam Bắc và Trung tâm. Bao gồm: Trung Bân Tài Thần 中斌財神 Vương Hợi 王亥 (Trung), Văn Tài Thần 文財神 Tỷ Can 比干 (Đông), Phạm Lãi 范蠡 (Nam), Võ Tài Thần 武財神 Quan Công 關公 (Tây) và Triệu Công Minh 趙公明 (Bắc). Thần tài cũng được đánh đồng với vương thúc Tỷ Can, vị trung thần bị Trụ Vương hại chết theo lời xúi giục của Đát Kỷ. Thờ cúng Vật cúng Ông Địa Nếu như Thần Tài người ta cúng tỏi hay hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay có khi cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa. Có câu: Lạy ông Địa cúng nải chuối là câu khấn thường xuyên, giá trị vật cúng thường thấp hơn vật mất hay vật cần khấn. Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài. Bố trí bàn thờ Bàn thờ Thần Tài được lập ở những góc nhà chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ Tổ tiên, Thổ công hay Thánh Sư. Bàn thờ Thần Tài chỉ là một sập sơn son thếp vàng phía trên đề là Tụ Bảo Đường (聚寶堂). Phía trong khảm là bài vị hoặc thùng gỗ dán giấy đỏ ở xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết trên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung như sau: Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, (五方五土龍神) Tiền hậu địa Chủ Tài thần. (前後地主財神) Hai bên bài vị có câu đối viết bằng chữ Hán: 土能生白玉, 地可出黃金. Phiên âm Hán-Việt là: Thổ năng sinh bạch ngọc, Địa khả xuất Hoàng Kim. Dịch ra tiếng Việt là: Đất đai sinh ra ngọc trắng, Đất có thể hiện ra vàng ròng. Nội dung câu đối có thể thay đổi, nhưng bao giờ cũng phải trình bày thành một đôi dán ở hai bên bài vị, mỗi bên có một câu. Trên đỉnh bàn thờ, lắp 2 ngọn đèn (được thắp sáng liên tục khi thắp hương). Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, phía bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy (không nên đầy quá). 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta dán chết bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính... Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý Đông Bình - Tây Quả, nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng sẵn, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước thành hình chữ Nhất (一) - người cúng thường mua về sắp lại thành chữ Thập (十), và cũng là tương trưng cho Ngũ hành phát sinh phát triển. Ông Cóc được để bên trái, ở phía trước Thần Tài, sáng quay Cóc ra ngoài, tối quay Cóc vào trong. Ngoài cùng trên mặt đất, người ta chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước. Ở Việt Nam Hoạt động tín ngưỡng thờ cúng Thần Tài ở Việt Nam của người Việt rất khác với người Trung Quốc, cùng thờ ông Thần Tài nhưng tại Việt Nam, nhất là ở miền Nam, ông Thần Tài được thờ chung bàn thờ với ông Địa và bàn thờ được đặt thấp ở xó xếp chứ không như người Trung Quốc, lễ vật thờ cúng cũng giản dị và tùy tâm. Ngày Mồng 10 tháng Giêng, tức là ngày Mồng 10 Tết Nguyên đán được người Việt chọn làm ngày thờ thần tài đầu năm hay còn gọi là ngày vía Thần Tài. Vào ngày vía Thần Tài, nhiều cửa hàng, xí nghiệp, cơ sở buôn bán, người kinh doanh buôn bán sẽ khai trương, mở hàng, bán mì xưa, có nơi còn tổ chức múa lân có ông địa tại cơ sở kinh doanh, nhiều người còn đốt vàng mã. Trong dịp này nhiều người dân còn tấp nập, đổ xô đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài, món cá lóc nướng hay còn gọi là cá lóc vía Thần Tài là món ăn được người dân Nam Bộ ưa chuộng để cúng Thần Tài trong dịp này, dịp này nhiều người dân ưa chuộng ăn món cá lóc nướng. Ở Việt Nam còn có Đền thờ Thần Tài tại Đà Nẵng với Lễ hội Thần tài cầu may mắn dịp đầu năm mới. Xem thêm Tín ngưỡng Việt Nam Chú thích Liên kết ngoài Thần thánh Việt Nam Thần tiên Trung Hoa Thiên đình
1,024
6265
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9%20b%E1%BA%A5t%20t%E1%BB%AD
Tứ bất tử
Tứ bất tử () là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam; đó là Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử và Công chúa Liễu Hạnh. Tản Viên Sơn Thánh, hay Sơn Tinh, là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi ở Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai. Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng, tượng trưng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ. Chử Đồng Tử, còn được gọi là Chử Đạo Tổ; tượng trưng cho lòng hiếu nghĩa, tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu có. Công chúa Liễu Hạnh hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh; tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, đức hạnh, trí tuệ, sự thịnh vượng, thơ văn. Trong 4 vị trên thì 3 vị nam thần đầu tiên theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương và đã được thờ ở rất nhiều nơi từ rất lâu. Riêng Mẫu Liễu Hạnh là người phụ nữ duy nhất có thật, mới được đưa vào hệ thống Thần Thánh từ thời Hậu Lê. Do Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện khá muộn so với 3 vị kia nên có ý kiến cho rằng bên cạnh 4 vị thánh kia, Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân tộc Việt Nam còn có 2 vị thánh khác là Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không. Từ Đạo Hạnh, còn được gọi là Thánh Láng; Nguyễn Minh Không, còn được gọi là Thánh Nguyễn; các vị này là Thánh Tổ của Phật giáo, đóng vai trò trong Tứ Bất Tử trước thế kỷ 15-16; tượng trưng cho khả năng phi phàm tồn tại trong chính mỗi người nếu được khai phát một cách đúng đắn. Họ là đại diện của văn hóa Lý - Trần vốn lấy Phật giáo làm quốc giáo. Ghi chép Tài liệu xưa nhất về thuật ngữ Tứ bất tử là bản Dư địa chí, in trong bộ Ức Trai di tập. Nguyễn Tông Quai ở thế kỷ XVII là người đầu tiên giải thích thuật ngữ Tứ bất tử, khi ông chú giải điều 32 trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Lời chú ấy như sau: "... Người đời Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng tử nhà họ Chử gậy nón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh in dấu vào đá để đầu thai. Ấy là An Nam Tứ bất tử vậy". Kiều Oánh Mậu người làng Đường Lâm là nhà học giả cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong lời Án sách Tiên phả dịch lục có viết: "Tên các vị Tứ bất tử của nước ta, người đời Minh cho là: Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Nguyễn Minh Không. Đúng là như vậy. Vì bấy giờ Tiên chúa (Liễu Hạnh) chưa giáng sinh nên người đời chưa thể lưu truyền, sách vở chưa thể ghi chép. Nay chép tiếp vào". Những thông tin về Tứ bất tử trong thư tịch Hán Nôm, hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các tài liệu tiếng Việt hiện đại về Tứ bất tử thì phong phú hơn và thường khẳng định tứ bất tử gồm: Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh Công chúa. Ví dụ như Nguyễn Tuân (1910-1987), trong thiên truyện Trên đỉnh non Tản in trong tập Vang bóng một thời, có viết: "... Bốn vị Tứ bất tử nơi thế giới u linh: thánh Tản Viên, chúa Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử, và Phù Đổng thiên vương". Xem thêm Tín ngưỡng Việt Nam Chú thích Liên kết ngoài Tâm thức dân gian về Tứ bất tử Sự tích Tứ bất tử Thần thánh Việt Nam Truyền thuyết Việt Nam Tôn giáo tại Việt Nam Tín ngưỡng dân gian Việt Nam 4 (số)
670
6278
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%91i%20chuy%E1%BB%83n
Nối chuyển
Nối-chuyển (Anh ngữ: switching), còn được gọi là chuyển mạch, là một kỹ thuật thông dụng trong việc thiết kế các mạng. Kỹ thuật này được dùng để định tuyến cho việc dẫn truyền dữ liệu bằng cách tạm thời tạo ra một đường nối giữa hai hay nhiều điểm hoặc nút trên mạng. Định tuyến (Anh ngữ: route) là những cách thức hay thuật toán, thường ở dạng phần mềm hay phần sụn (firmware), được cài đặt sẵn trong các thiết bị phần cứng của các máy gửi, nhận và các thiết bị trung chuyển dữ liệu nhằm đưa dữ liệu từ nguồn tới đích một cách chính xác, đầy đủ, hiệu quả và an toàn bằng cách tìm, xác định và thiết lập các đường dây nối kết thông tin tạm giữa các thiết bị đó với nhau. Các đường dây này có thể chỉ là ngắn giữa hai thiết bị với nhau hay là dài từ máy gửi đến máy nhận và chúng chỉ có tính cách tạm thời. Sau khi dữ liệu được chuyển đi hoàn tất hoặc được lệnh hủy bỏ thì đường nối này cũng bị cắt. Nút (node), hay điểm (point), được hiểu là các thiết bị trung gian làm nhiệm vụ định tuyến và vận chuyển dữ liệu theo con đường xác định bởi các thuật toán định tuyến thưòng được cài sẵn trong các thiết bị đó. Mỗi nút là một máy tính chuyên biệt sẽ nối kết với nút khác theo sự quy định của giao thức mà người thiết kế đặt ra. Đặc điểm của kỹ thuật nối-chuyển Các đường vận chuyển dữ liệu chỉ được thiết lập khi có một yêu cầu chuyển thông tin. Đường vận chuyển dữ liệu sẽ bị bãi bỏ hay hủy sau khi dữ liệu đã được chuyển đi hay sau khi có lệnh hủy bỏ. Đường vận chuyển được thiết lập sẽ có thể bao gồm những điểm vận chuyển trung gian, gọi là các nút, được nối nhau bằng các thuật toán sẵn có của người thiết kế. Các kỹ thuật nối-chuyển thông dụng hiện nay Chuyển gói hay chuyển khung (packet switching): các thiết kế loại này được dùng phổ biến trong các LAN, WAN chẳng hạn như là áp dụng trong các giao thức X.25, Frame Relay, hay TCP/IP (xem thêm chi tiết trong mạng). Chuyển gói dữ liệu (datagram packet switching): đây là một tên thông dụng khác của kĩ thuật chuyển gói. Nối chuyển mạch hay chuyển mạch (circuit switching): đây là loại mạng được thiết kế để hoàn tất một đường nối xác định từ nguồn thông tin đến đích trong suốt thời gian vận chuyển thông tin. Kĩ thuật này rất thông dụng trong các mạng điện thoại. Chuyển gói mạch ảo (virtual circuit packet switching): được thiết kế để bao gồm cả các điểm mạnh của cả hai kĩ thuật chuyển gói và chuyển mạch. Thiết kế loại này được dùng trong ATM, MPLS. (Xem thêm chi tiết trong chuyển gói mạch ảo.) Các thiết bị nối-chuyển và các khái niệm tương cận Thiết bị nối-chuyển là các máy tính đã được chuyên biệt hoá để làm nhiệm vụ tạo ra đường nối giữa hai hay nhiều nút trong mạng. Mỗi thiết bị như vậy, cùng với thuật toán để chọn đường nối, được xem là một nút mạng. (Xem thêm chi tiết trong mạng). Các thiết bị nối chuyển này không phải là các máy tính nguồn gửi hay đích nhận dữ liệu mà chúng chỉ có thể là các máy tính trung chuyển dữ liệu. Người ta phân biệt ba loại thiết bị dùng trong kĩ thuật nối-chuyển: Switch hay bộ chuyển mạch: là bộ phận tối quan trọng trong mạng. Nó là máy tính được dùng vào việc định tuyến. Nói rõ hơn, máy tính này sẽ dựa vào các thuật toán đã cài đặt sẵn, các thông số cho trong giao thức cụ thể và các tham số trong nguồn dữ liệu để xác định, tạo ra một đường nối tạm với một máy tính khác, rồi trung chuyển dữ liệu đi. Như vậy, một switch có khả năng nối thẳng với các máy tính nguồn, đích hay các thiết bị nối-chuyển khác. Như vậy, các bộ chuyển mạch chỉ có khả năng nối với các thiết bị khác dùng chung một giao thức hay một kiến trúc. Trong thực tế, một bộ chuyển mạch không những có khả năng trung chuyển dữ liệu cho một cặp mối nối mà nó có thể tạo ra đường nối cho nhiều cặp và vận chuyển đồng thời các dữ liệu này đi. Ngoài ra, phương thức chuyển dữ liệu có thể theo kiểu song công. Hub hay bộ chuyển mạch đơn: là một bộ chuyển mạch đơn giản không có khả năng tạo ra nhiều cặp mối nối và dùng phương thức truyền dữ liệu kiểu đơn công. Router hay bộ định tuyến: khác hơn các bộ chuyển mạch, một bộ định tuyến là thiết bị nối giữa các mạng. Nó có khả năng tạo nối kết với các nút mạng không có chung giao thức. Nghĩa là, nó có thể nối giữa LAN sang WAN hay sang các mạng điện thoại. Ngoài ra, để nối máy tính vào được với các thiết bị nối-chuyển hay để tạo một mạng máy tính, các máy tính đó phải dùng thêm những bộ điều hợp (adapter). Bộ điều hợp mạng (network adapter) được hiểu là thiết bị dùng để nối với các thiết bị khác trong một mạng. Các bộ điều hợp đặc biệt là: Bộ điều khiển mạng (network controller): đây là thiết bị cho phép các máy tính, sau khi cài đặt, có thể nối vào với các máy khác để tạo thành một mạng. Như vậy có thể hiểu rằng đây là một tập họp các phần cứng và phần mềm để cấu trúc nên một mạng hay một phần của mạng. NIC hay một cách không hoàn toàn Việt hoá là card giao diện mạng (Network Interface Card): đây là một bộ điều hợp mà sau khi cắm vào một máy tính, cài đặt phần mềm đúng thì nó sẽ giúp người dùng nối vào mạng. Thông thường, mỗi NIC chỉ dùng được với một hay một vài giao thức đặc trưng mà nhà sản xuất hỗ trợ. Đôi khi nó cũng phụ thuộc vào hệ điều hành. Lưu ý: chữ NIC còn là chữ viết tắt của một khái niệm khác từ chữ Network Information Center, tức là Trung tâm thông tin mạng, là tổ chức cung cấp cho người dùng mạng các thông tin về những dịch vụ trên mạng. Modem, viết tắt của modulator/demodulator: đây là một thiết bị chuyển đổi từ tín hiệu số của máy tính sang dạng khác thích hợp cho đường dây điện thoại để vận chuyển thông tin. Thường thì đây là các loại mạch chuyển tín hiệu số sang tương tự và ngược lại. Các modem được dùng phổ biến trước đây để nối mạng Internet. Xem thêm Switch (mạng) Tham khảo Liên kết ngoài LAN Switching Understanding Switching Protocol Networking Tutorials Mạng máy tính Thiết bị viễn thông fa:سوئیچ کردن he:מיתוג
1,191
6289
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%B4i%20d%E1%BA%A1t%20l%E1%BB%A5c%20%C4%91%E1%BB%8Ba
Trôi dạt lục địa
Trôi dạt lục địa là sự chuyển động tương đối với nhau của các lục địa trên Trái Đất. Lý thuyết trôi dạt lục địa được Alfred Wegener đưa ra lần đầu tiên năm 1915 và tồn tại cho đến khi nó được thay thế bởi lý thuyết kiến tạo mảng. Lịch sử Abraham Ortelius , Theodor Christoph Lilienthal (1756), Alexander von Humboldt (1801 và 1845), Antonio Snider-Pellegrini , và các tác giả khác trước đó đề cập về hình dáng các lục địa đối diện nhau hai phía Đại Tây Dương (nổi bật nhất là châu Phi và Nam Mỹ) thì thấy chúng khớp nhau. W. J. Kious miêu tả suy nghĩ của Ortelius theo hướng này: Năm 1912, Alfred Wegener đã nhận thấy rằng hình dáng của các lục địa ở hai bên bờ của Đại Tây Dương có thể được xếp khít vào nhau (ví dụ Châu Phi và Nam Mỹ). Sau đó, Benjamin Franklin cũng có nhận xét tương tự. Sự tương đồng giữa các cấu trúc địa lý và hóa thạch ở các lục địa làm cho các nhà địa chất, vào năm 1900, cho rằng các lục địa đã từng xuất phát từ một "siêu lục địa" với cái tên là Pangaea. Ban đầu, giả thuyết đó không được chấp nhận rộng rãi vì người ta không hiểu tại sao các lục địa lại có thể trôi dạt ra xa nhau. Cho đến tận thập niên 1950 nó mới được chấp nhận ở Châu Âu và phải đến thập niên 1960 nó mới được chấp nhận ở Bắc Mỹ. Giả thuyết trôi dạt lục địa trở thành một bộ phận của một lý thuyết lớn hơn là lý thuyết kiến tạo mảng. Các dữ liệu khác Nam Mỹ và Châu Phi đang rời xa nhau với tốc độ 3 cm trong một năm. Tốc độ này bằng tốc độ mọc của móng tay người. Bằng chứng về sự trôi dạt lục địa Bằng chứng về sự trôi dạt của các lục địa hiện nay rất nhiều. Các hóa thạch động thực vật có tuổi như nhau (ví dụ hóa thạch của một loại cá sấu được tìm thấy ở Brasil và Nam Phi) được tìm thấy ở bờ của các lục địa cho thấy rằng chúng đã từng có một nguồn gốc chung. Hình dáng các bờ của Nam Mỹ và châu Phi có thể xếp khít lại được với nhau. Trong hàng triệu năm, đáy biển bị di chuyển, các lục địa bị trôi dạt và lực kiến tạo mảng (tectonophysics) sẽ làm cho các lục địa rời xa nhau hơn và xoay hai lục địa này. Đó là điều mà Alfred Wegener nghiên cứu và đưa ra giả thuyết của ông. Tranh cãi về sự trôi dạt lục địa Trước khi có nhiều bằng chứng địa lý học thu thập được từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ý tưởng về sự trôi dạt của các lục địa đã từng gây ra tranh cãi nảy lửa giữa các nhà khoa học. Ngày 15 tháng 11 năm 1926, Hiệp hội Địa chất Dầu mỏ Mỹ (AAPG) mở một hội thảo, trong đó bàn cãi về thuyết lục địa trôi dạt. Kết quả là tập các bài báo ra đời năm 1928 với tên Lý thuyết về trôi dạt lục địa (Theory of continental drift). Wegener cũng viết bài cho tập này. Vấn đề gây khó hiểu nhất trong lý thuyết của Wegener là các lục địa bị "đào xới" lên từ nền đá của các đại dương. Đa số các nhà địa chất học đã không tin như vậy. Thuyết kiến tạo mảng, một phiên bản cập nhật hiện đại cho ý tưởng của Wegener, giải nghĩa chuyển động của các lục địa thông qua sự tách giãn đáy đại dương. Các lớp đá mới được hình thành nhờ hoạt động của núi lửa ở các dãy núi giữa các đại dương và sẽ quay trở về vỏ Trái Đất tại các vực sâu của đại dương. Đáng chú ý là, trong tập bài báo xuất bản năm 1928 của AAPG, G. A. F. Molengraaf làm việc tại Viện Công nghệ Delft (nay là Đại học Công nghệ Delft) đã đề xuất một mô hình về tách giãn đáy đại dương khi miêu tả sự mở rộng của Đại Tây Dương và đới tách giãn Đông Phi. Giả thuyết này vẫn cần kiểm tra thêm bằng các bằng chứng thực nghiệm. Tham khảo Đọc thêm Lê Minh Triết và Ngô Thường San, Các lục địa trôi dạt về đâu?, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1977, 162 tr. Liên kết ngoài Giới thiệu vắn tắt về Kiến tạo mảng, dựa trên công trình của Alfred Wegener Kiến tạo mảng Lịch sử địa chất Trái Đất
796
6291
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20tu%E1%BA%A7n%20ho%C3%A0n
Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể của hầu hết các động vật. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy, cacbon đioxide, hormone, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn tiếp nhận sản phẩm phân huỷ (chất thải, CO2,..) do tế bào thải ra qua nước mô rồi theo máu đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài. Tổng quan chung Diện tích bề mặt cơ thể rất nhỏ so với thể tích cho nên sự khuếch tán của các chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được yêu cầu của cơ thể. Khoảng cách bên trong rất lớn, gây khó khăn cho sự khuếch tán. Phần lớn bề mặt cơ thể của động vật sống trên cạn không thấm nước vì vậy có tác dụng giữ nước. Các cơ quan chuyên biệt như hệ tiêu hóa, hệ bài tiết,... có trách nhiệm khắc phục các khó khăn trên. Hệ thống tuần hoàn mang các chất từ nơi này đến nơi khác, giúp các cơ quan thực hiện tốt chức năng của chúng. Chức năng Vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Vận chuyển các chất sản phẩm bài tiết ra khỏi tế bào. Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn. Vận chuyển hormone. Tham gia vào quá trình lưu thông máu, bảo vệ cơ thể Cơ quan Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết. Máu bao gồm: 45% tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và 55% huyết tương (90% nước, 10% các chất khác: vitamin, muối khoáng,..) Tim: thực chất là một máy bơm, tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông. Tim gồm 4 ngăn (2 ngăn tâm nhĩ ở phía trên bao gồm tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái, 2 ngăn tâm thất ở phía dưới bao gồm tâm thất phải và tâm thất trái), giữa tâm thất và tâm nhĩ là van tim (van 2 lá bên trái, van 3 lá bên phải) Mạch máu: dùng để vận chuyển máu, bao gồm: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Các dạng Hệ thống tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn hở (có ở đa số Thân mềm, trừ mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín, và Chân khớp) là hệ tuần hoàn không có mao mạch. Gọi là "hở" vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Máu được tim bơm vào một khoang chính gọi là "khoang cơ thể" bao xung quanh các cơ quan, cho phép các mô trao đổi chất trực tiếp với máu. Sau đó máu quay lại tim bằng hệ thống mạch góp. Hệ thống này chỉ thích hợp với các động vật nhỏ như động vật chân khớp hoặc thân mềm. Hệ thống tuần hoàn kín Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn ở đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh hơn. Các tế bào của mô không tiếp xúc trực tiếp với máu nhưng tắm trong dịch mô. Dịch mô được hình thành từ máu nhờ quá trình lọc qua thành mao mạch. Ở động vật có xương sống, đa số dịch mô quay trở lại mao mạch với áp suất thấp hơn nhưng một số lại được gom lại vào một hệ thống dẫn riêng biệt gọi là các mạch bạch huyết. Chúng sẽ đem dịch mô trở lại vòng tuần hoàn với áp lực thấp hơn áp lực của dịch mô. Hệ thống tuần hoàn kiểu này hoạt động rất có hiệu quả và là nhân tố quan trọng trong quá trình tiến hóa của các loài động vật có xương sống cỡ lớn. Hệ thống tuần hoàn đơn Hệ thống tuần hoàn đơn là hệ thống tuần hoàn mà máu chỉ đi qua tim một lần trước khi đến các mô của cơ thể. Các loài cá thường có hệ thống tuần hoàn như thế này vì chúng có được đệm đỡ từ môi trường xung quanh và thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Trong hệ tuần hoàn đơn, máu từ tim đi ra dưới áp lực thấp và chảy đến mang qua động mạch vào mang. Sau khi được oxi hóa, máu được tập trung vào động mạch ra mang, chúng gom lại để thành một mạch máu lớn duy nhất gọi là động mạch lưng chảy dọc theo thân cá. Các nhánh của động mạch chủ lưng trực tiếp đi đến các cơ quan trong cơ thể. Sau khi được khử oxi, máu được tập trung dưới áp suất thấp vào một khoang chứa máu lớn gọi là xoang tĩnh mạch. Các xoang chứa máu có thể tích lớn, từ đó máu chảy đến tim. Hệ thống tuần hoàn kép Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được oxy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này. Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử oxy được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ đây máu được chuyển sang tâm thất phải và được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2 và hấp thụ oxy rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi. Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vòng tuần hoàn. Hệ tuần hoàn người Phôi thai học Các mạch máu Sự phân loại các mạch máu Động mạch Động mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu từ tim đến các cơ quan. Máu trong động mạch có lượng oxy cao, ngoại trừ ở động mạch phổi và động mạch rốn. Tĩnh mạch Tĩnh mạch hay ven, ven là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu trở về tim (đối ngược với động mạch đưa máu từ tim ra). Thường thì máu trong tĩnh mạch có lượng oxy thấp khi đưa máu từ các mô trong cơ thể về tim. Hai ngoại lệ là tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch phổi. Trong hai trường hợp này máu tĩnh mạch có lượng dưỡng khí cao. Mao mạch Bài chi tiết: Mao mạch Mao mạch là các mạch máu và mạch bạch huyết (lymph vessel) nhỏ nhất của một cơ thể. Các mao mạch là nơi đảm bảo chức năng chính của hệ mạch, đó là nơi xảy ra sự trao đổi nước, O2, CO2, chất dinh dưỡng và các chất thải giữa máu và các mô xung quanh chúng.[3]. Mao mạch bạch huyết kết nối với các mạch bạch huyết lớn hơn để thoát bạch huyết thu thập được trong vi tuần hoàn. Cấu tạo của thành mạch Các quy luật phân phối động mạch Quy luật về đường đi của động mạch từ nguyên ủy đến cơ quan Quy luật phân nhánh trong các cơ quan Vòng tuần hoàn máu Vòng tuần hoàn lớn (đại tuần hoàn) Tuần hoàn bé (tiểu tuần hoàn) Tuần hoàn bàng hệ Hệ động mạch Thân động mạch chủ Động mạch chủ Động mạch chủ là loại động mach lớn nhất của cơ thể. Động mạch chủ có hình dạng nhìn giống như cây gậy, được uốn cong kéo dài từ tim phân nhánh thành các nhánh mạch máu cung cấp máu cho đầu và cánh tay. Sau đó, động mạch chủ đi xuống ngực và bụng phấn thành các mạch cung cấp máu cho phần bụng và chân. Động mạch chủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự tuần hoàn của máu trong thời kỳ tâm trương sau khi máu được đẩy vào động mạch bởi tâm thất trái trong thời kỳ tâm thu. Động mạch chủ được chia thanh 2 đoạn: -Đoạn đông mạch chủ ngực: Được chia thành các đoạn động mạch chủ lên, xuống và quai động mạch chủ. -Đoạn đông mạch chủ bụng: Bao gồm đoạn động mạch chủ trên và dưới thận Hê tĩnh mạch Các tĩnh mạch phổi Các tĩnh mạch tim Các tĩnh mạch chủ Tĩnh mạch cửa Hệ bạch huyết Nhìn chung Các đường bạch huyết Ống ngực Ống bạch huyết phải Các mô bạch huyết Hạch bạch huyết Hạch bạch huyết là một phần của hệ bạch huyết, có hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết có các kích thước khác nhau, từ vài mm đến 1-2 cm. Trong cơ thể con người có 500-600 hạch nằm chặn đường đi của các hạch bạch huyết, đứng thành nhóm và nhận bạch huyết của cơ thể. Những vị trí tập trung nhiều hạch bạch huyết là cổ, bẹn và nách nhưng thường thì nó xuất hiện ở khắp cơ thể. Hạch bạch huyết của chức năng cực kì quan trọng cho hệ miễn dịch. Nó có chức năng làm bộ lọc giúp bẫy và giữ lại các phần tử ngoại lai có hại cho cơ thể. Xem thêm Tim Mạch máu Giải phẫu cơ thể người Tham khảo W.D. Phillips and T.J. Chilton, Biology, Oxford University Press, 1991 Hệ tim mạch Hệ tuần hoàn Giải phẫu học
1,710
6294
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20Ph%C3%BA
Trần Phú
Trần Phú (1 tháng 5 năm 1904 – 6 tháng 9 năm 1931) là một nhà cách mạng của Việt Nam. Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 27 tuổi. Người tiền nhiệm của ông là Trịnh Đình Cửu, nguyên Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam. Thân thế Trần Phú sinh ngày 1 tháng 5 năm 1904 tại thành An Thổ, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên (nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), nguyên quán của ông ở làng Đông Thái, xã An Đồng, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Trần Phú là Trần Văn Phổ, từng đỗ Giải nguyên. Thời gian ông làm Giáo thụ Tuy An đã sinh ra Trần Phú tại đây. Mẹ ông là bà Hoàng Thị Cát, người làng Tùng Anh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Trần Phú là con thứ 7 trong gia đình. Ngày 19/4/1908, khi đang là Tri huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), do không chịu được sự đè nén, áp bức, nhục mạ của công sứ Pháp Dodey Besra và bất lực trước tình cảnh nhân dân đói khổ, lầm than, Trần Văn Phổ đã thắt cổ tự sát tại công đường. Do nghèo khổ và buồn phiền, 2 năm sau đó, mẹ ông cũng qua đời ngày 27/11/1910. Trần Phú cùng với người em út là Trần Ngọc Danh từ Quảng Ngãi ra Quảng Trị sống với người chị gái Trần Ngọc Quang và anh trai Trần Đường, về sau được một người dì ruột là cung nương Hoàng Thị Khương mang về giao cho con trai mình là Thái Thường Tự Khanh Phạm Hoàng San và vợ là Phan Thị Yến (làm việc ở Toà Khâm sứ Huế) nuôi dưỡng, và cho ăn học tại Trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba rồi Trường Quốc học Huế. Tại Trường Quốc học Huế, ông được theo học cụ Võ Liêm Sơn một nhà giáo yêu nước. Năm 1922, Trần Phú đỗ đầu kỳ thi Thành chung (học vị cao nhất theo hệ Pháp đào tạo tại Việt Nam lúc bấy giờ) lúc 18 tuổi, rồi về dạy học tại trường Tiểu học Pháp – Việt Cao Xuân Dục ở Vinh (Nghệ An). Hoạt động cách mạng Thời gian dạy học ở Vinh, vốn có ảnh hưởng tinh thần dân tộc của cha, Trần Phú có những tiếp xúc đầu tiên với chủ nghĩa cộng sản. Năm 1925, ông cùng một số bạn bè như Lê Văn Huân, Trần Đình Thanh, Ngô Đức Diễn, Tôn Quang Phiệt... thành lập Hội Phục Việt, sau đổi là Hội Hưng Nam, rồi lại đổi ra Việt Nam Cách mạng Đảng. Năm 1926, với bí danh Lý Quý, Trần Phú đại diện Việt Nam Cách mạng Đảng sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc hợp nhất với Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại Quảng Châu, ông tham gia một số lớp huấn luyện về lý luận và chính trị, được kết nạp vào Cộng sản Đoàn, và được cử về nước hoạt động. Tháng 12 năm 1926, ông về đến Vinh, tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đảng theo đường lối và tổ chức của Việt Nam thanh niên cách mạng. Một thời gian sau, ông bị lộ, được tổ chức bố trí sang Quảng Châu để hoạt động với bí danh Lý Viết Hoa. Mùa xuân năm 1927, Trần Phú được Nguyễn Ái Quốc cử sang học tại trường Đại học Đông Phương (Liên Xô) với bí danh Likvey (Ликвей). Tại đây, chi bộ những người Cộng sản Việt Nam được thành lập, ông được chỉ định làm bí thư chi bộ này. Năm 1928, Trần Phú là đại biểu dự Đại hội VI Quốc tế Cộng sản. Khi đó, tại quê nhà, ngày 11 tháng 10 năm 1929, ông bị tòa án Nam triều ở Nghệ An xử án vắng mặt cùng với một số đồng chí của mình. Tháng 4 năm 1930, Trần Phú về nước và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời của Đảng (tháng 7), sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương. Ông được giao soạn thảo Luận cương Chính trị về vấn đề cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương. Tháng 10 năm 1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua bản Luận cương Chính trị và bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức, ông được bầu Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Tháng 3 năm 1931, với bí danh Anh Năm, Trần Phú chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 2 tại Sài Gòn bàn việc chấn chỉnh Đảng sau đợt khủng bố của thực dân Pháp. Hội nghị khẳng định: "Đảng [Cộng sản Việt Nam] là đảng tiền phong của giai cấp vô sản, Đảng chiến đấu cho lợi ích sống còn của dân tộc, cho quyền lợi các giai cấp bị bóc lột, bị áp bức, nhưng không phải là đảng của Công Nông. Kiên quyết chống tả khuynh, chống hữu khuynh". Hội nghị đã vạch ra nghị quyết về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, nghị quyết về tổ chức của Đảng, nghị quyết về cổ động tuyên truyền. Tại hội nghị này, một quyết định về "Tổ chức ra cộng sản thanh niên Đoàn là một nhiệm vụ thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp của Đảng phải giải quyết". Đây được xem là tiền đề để hình thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về sau này. Ngay sau Hội nghị, do sự phản bội của Ngô Đức Trì, ngày 19 tháng 4 năm 1931, Trần Phú bị thực dân Pháp bắt tại nhà số 66 đường Champagne (đường Lý Chính Thắng hiện nay), Sài Gòn. Biết ông là cán bộ cao cấp, chính quyền thực dân tìm cách dụ dỗ và tra tấn để khai thác thông tin. Nhưng với chí khí kiên cường, ông không bị khuất phục, dù bị đày ải nhiều lần. Ngày 6 tháng 9 năm 1931, ông qua đời tại Nhà thương Chợ Quán ở tuổi 27 với lời nhắn nhủ bạn bè "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu". Anh chị em tù chính trị ở khám lớn Sài Gòn năm 1931 đã làm thơ: Sau khi ông qua đời, người thân ông vào Sài Gòn, tìm cách đưa thi hài ông ra chôn cất tại khuôn viên nghĩa trang Nhà thờ Họ đạo Chợ Quán Sài Gòn (tại cư xá Bắc Hải, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh). Ngày 4 tháng 1 năm 1999, phần mộ được cho rằng của ông đã được phát hiện. Ngày 12 tháng 1 năm 1999, hài cốt của Trần Phú được di dời về an táng tại quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh. Mộ của ông được đặt trên ngọn đồi cao thuộc xã Tùng Ảnh, phía trước mộ là hàng chữ "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu". Trần Phú và Lê Hồng Phong được cho là người dịch thành lời bài Quốc tế ca phiên bản đang được sử dụng. Tuy nhiên, người dịch bài hát này đầu tiên là Hồ Chí Minh dưới thể thơ lục bát. Một giai thoại khác là có một lần ông bàn với các đồng chí trong tù về viễn cảnh sau này nước Việt Nam độc lập với quốc kỳ màu đỏ, có ngôi sao vàng năm cánh, tượng trưng cho năm giới công, nông, binh, trí và thương đoàn kết chặt chẽ xung quanh Đảng. Điều này dẫn đến trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, các đồng chí của ông ở Mỹ Tho đã giương cao là cờ đỏ sao vàng năm cánh bên cạnh là cờ búa liềm của Đảng trên mái đình Long Hưng nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên trong tỉnh. Câu nói nổi tiếng "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu" Công trình mang tên Trần Phú Tên của ông được đặt cho các đường phố ở một số tỉnh, thành của Việt Nam: Hà Nội (nối Hà Trung với Kim Mã - Ba Đình), đường nối Nguyễn Trãi và Quang Trung (Hà Đông) và đường nhập với tỉnh lộ 427 - Thường Tín (từ QL.1 đến ngã ba Quán Giai). Thành phố Hồ Chí Minh (nối đường 3 tháng 2 với Trần Hưng Đạo) và tên ông được đặt cho trường trung học phổ thông Trần Phú nằm ở số 18 Lê Thúc Hoạch,phường Phú Thọ Hòa,quận Tân Phú,Thành phố Hồ Chí Minh. Hải Phòng: Tên ông được đặt cho một con đường tại trung tâm thành phố, nối đường Nguyễn Đức Cảnh với Hoàng Diệu. Ở đây còn có trường THPT Chuyên Trần Phú, một trường chuyên có tiếng tại lô 10A Lê Hồng Phong. Đà Nẵng (nối đường 3 tháng 2 với đường Trưng Nữ Vương) Nha Trang (nối đường biển Phạm Văn Đồng, dọc ven biển, là con đường đẹp nhất của thành phố). Đà Lạt (nối Hoàng Văn Thụ với Trần Hưng Đạo) Việt Trì (nối Âu Cơ với Hùng Vương) Bà Rịa (đường ven biển). Tên ông còn được đặt cho các tuyến đường tại 4 thành phố ở tỉnh Quảng Ninh: Thành phố Uông Bí (từ quảng trường thành phố cho đến Hoàng Quốc Việt). Thành phố Cẩm Phả (ngã ba Lê Thanh Nghị - Nguyễn Đức Cảnh đến phố Bà Triệu, giáp quảng trường 12/11). Thành phố Hạ Long (từ ngã tư Loong Toòng đến Cầu Bang). Thành phố Móng Cái (từ chợ Asian Quảng Ninh đến ngã ba Trần Phú - Hùng Vương - Hữu Nghị) Tuy Hòa (nối đường Nguyễn Tất Thành với Biển Đông). Vinh (từ công viên trung tâm thành phố đến đường Phan Đình Phùng). Thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh (QL8A đoạn qua Hồng Lĩnh). TP Hà Tĩnh (từ ngã ba QL.1 - Hà Tông Chính cho đến ngã tư Trần Phú - Hàm Nghi - Phan Đình Phùng - Hà Huy Tập) Thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê (đường Hồ Chí Minh đến đường Phan Đình Phùng). Đồng Hới (qua đường Quang Trung) Đông Hà, Quảng Trị (từ Lê Thánh Tôn - QL9B - phường 5 và nối Hùng Vương đến Trần Hưng Đạo - phường 1) và thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (từ QL9 đến Nguyễn Huệ, gần cửa khẩu quốc tế Lao Bảo). Đà Nẵng (từ Lê Duẩn cho đến ngã tư Trần Phú - Bạch Đằng - Đống Đa - 3 tháng 2). Huế (nối Phan Chu Trinh đến Phan Bội Châu), thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) (nối Đặng Phúc Thông với Minh Khai)... Quy Nhơn, Bình Định (Nối thông đường Nguyễn Công Trứ và Tăng Bạt Hổ). Bồng Sơn Hoài Nhơn đường Trần Phú vuông góc Quang Trung. Tp. Sa Đéc, Đồng Tháp đoạn từ công viên tượng đài Phan Văn Út (phường 3) đến công viên Chiến Thắng. Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Đoạn từ cầu Ngô Quyền đến trung tâm thương mại Thành phố Rạch Giá. Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Từ ngã tư Đăk Cấm đến đường Nguyễn Huệ Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk: Nối từ đường Phan Chu Trinh đến giao với đường Phan Bội Châu. Chú thích Liên kết ngoài Trần Phú, một chiến sĩ cộng sản kiên cường Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Học sinh Quốc học Huế Nhà cách mạng Việt Nam Người Hà Tĩnh Người Phú Yên Tân Việt Cách mệnh Đảng Người cộng sản Việt Nam Người chết trong tù
1,968
6295
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20H%E1%BB%93ng%20Phong
Lê Hồng Phong
Lê Hồng Phong tên khai sinh là Lê Huy Doãn (6 tháng 9 năm 1902 – 6 tháng 9 năm 1942) là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam. Ông là Tổng Bí thư thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936. Vợ ông, Nguyễn Thị Minh Khai, cũng là một người giữ vai trò quan trọng trong Đảng ở thời kỳ đầu. Thân thế Ông tên thật là Lê Huy Doãn, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1902 trong một gia đình nghèo thuộc xóm Đông Cửa, thôn Đông xã Cựu Thông Lãng, tổng Thông Lãng, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ, cuộc sống của ông đã gặp nhiều bấp bênh khó khăn. Song thân ông là ông Lê Huy Quán và bà Phạm Thị Sau. Mồ côi cha từ nhỏ, tuy nhiên nhờ sự tảo tần của người mẹ, ông vẫn được cho theo học chữ Hán tại làng, được thầy học cải tên thành Lê Văn Duyện. Sau đó, ông được cho học tiếp thêm khoảng 2 năm tiếng Pháp. Vì gia cảnh quá ngặt nghèo, năm 16 tuổi, ông xin đi làm công cho một hãng buôn ở Vinh để có thêm tiền sinh kế cho gia đình. Một thời gian sau, ông chuyển sang làm công nhân nhà máy diêm Bến Thủy và bị đuổi việc vì đã vận động công nhân đấu tranh đòi quyền lợi với giới chủ bóc lột. Từ đó, ông bước vào con đường làm một nhà cách mạng chuyên nghiệp. Hoạt động ở hải ngoại Tháng 1 năm 1924, ông cùng 10 thanh niên, trong đó có bạn cùng làng là Phạm Hồng Thái, sang Thái Lan, sau đó đi qua Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, ông cùng Lê Hồng Sơn, Lê Quang Đạt gặp Nguyễn Ái Quốc và được kết nạp vào tổ chức cách mạng Tâm Tâm Xã (còn gọi là Tân Việt Thanh niên Đoàn). Ông là một trong 9 hội viên hạt nhân của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Mùa hè năm 1925, ông cùng Lê Hồng Sơn và Lê Quang Đạt được giới thiệu vào học Trường Quân sự Hoàng Phố. Một năm sau, ông được cử sang học Trường Không quân Quảng Châu. Tại đây, tháng 2 năm 1926, được sự giới thiệu của Nguyễn Ái Quốc, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 8 năm 1927, ông cùng nhóm thanh niên tình nguyện Việt Nam đang theo học tại Trường Không quân Quảng Châu sang học tiếp tại Trường Không quân Liên Xô. Tuy nhiên, nhờ có sức khỏe tốt nên ông là người duy nhất trong nhóm tiếp tục theo học tại Trường Không quân Liên Xô. Từ tháng 10 năm 1926 đến tháng 10 năm 1927, ông sang học Trường Lý luận Quân sự tại Leningrad (Liên Xô). Từ tháng 12 năm 1927 đến tháng 11 năm 1928, ông học trường Không quân số 2 ở Borisoglebsk (Liên Xô). Từ tháng 12 năm 1928, ông theo học trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Moskva (Liên Xô) với bí danh Litvinov (Литвинов). Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia Hồng quân Liên Xô với cấp bậc Trung tá. Thành lập Ban Chỉ huy Hải ngoại Cuối năm 1931, với tên là Vương Nhật Dân, ông về Trung Quốc hoạt động. Bấy giờ, ở trong nước, các tổ chức cộng sản bị chính quyền thực dân đàn áp dữ dội. Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, ông cùng một số đồng chí tìm cách liên lạc với tổ chức Đảng trong nước nhằm khôi phục phong trào và thảo chương trình hành động của đảng trong tình hình Đảng bị tổn thất nặng nề trước đó. Tháng 6 năm 1932, Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra bản Chương trình hành động được Quốc tế Cộng sản công nhận. Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, tháng 3 năm 1934, tại Ma Cao, Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, do ông làm Thư ký (Bí thư). Do tình hình Ban Chấp hành Trung ương trong nước gần như bị tê liệt nên Ban Chỉ huy hải ngoại kiêm Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, có nhiệm vụ liên lạc giữa Đảng Cộng sản Đông Dương với Quốc tế Cộng sản và các đảng Cộng sản bạn, tổ chức lại công tác đào tạo cán bộ cho đất nước, ra Tạp chí Bônsơvích - cơ quan lý luận của Trung ương Đảng, tập hợp và phục hồi các cơ sở Đảng, chuẩn bị triệu tập Đại hội Đảng lần thứ nhất. Từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 6 năm 1934, Hội nghị Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương và đại diện các tổ chức Đảng ở trong nước được tổ chức, gồm có Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dựt, Nguyễn Văn Tham và Trần Văn Chấn. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết Chính trị và Nghị quyết Về các vấn đề tổ chức. Nghị quyết Về các vấn đề tổ chức của Hội nghị quy định cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương: Ban Chỉ huy hải ngoại gồm 5 người (3 người do Quốc tế Cộng sản chỉ định và 2 người do Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ định). Ban chỉ huy hải ngoại bầu Ban Thường vụ và thư ký của Ban. Thời hạn tồn tại của Ban Chỉ huy hải ngoại do Quốc tế Cộng sản quy định. Các hội nghị toàn thể của Ban Chỉ huy hải ngoại được triệu tập ít nhất ba tháng một lần. Ban Chỉ huy hải ngoại là đại diện của Đảng trong quan hệ và liên lạc với Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản anh em. Ban Chỉ huy hải ngoại chỉ đạo đường lối chính trị chung của Trung ương Đảng. Ban có quyền cử đại biểu để tham gia công tác và kiểm tra toàn bộ công tác của các cấp ủy đảng trong nước. Những nghị quyết quan trọng nhất của Trung ương phải được bàn bạc nhất trí với Ban Chỉ huy hải ngoại. Trong trường hợp Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương không đồng ý với Ban Chỉ huy hải ngoại, Trung ương có quyền khiếu nại nghị quyết lên Quốc tế Cộng sản. Trước khi Quốc tế Cộng sản quyết định vấn đề tranh cãi thì Trung ương có nhiệm vụ phải thực hiện các chỉ thị của Ban Chỉ huy hải ngoại. Trong trường hợp Trung ương Đảng bị vỡ và mất liên lạc và để tránh mất sự lãnh đạo thường xuyên, các Xứ ủy Đảng (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Cao Miên) phải liên lạc với Ban Chỉ huy hải ngoại. Trong trường hợp Trung ương bị vỡ, Ban Chỉ huy hải ngoại có thể thay thế Trung ương lãnh đạo trực tiếp tất cả các tổ chức đảng ở trong nước... Như vậy, có thể thấy cơ cấu Ban Chỉ huy hải ngoại có tác dụng như Ban Chấp hành TW ngày nay. Với cương vị Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại, trên thực tế ông nắm giữ vai trò Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau khi có Ban Chấp hành TW lập trong nước, thì Ban Chỉ huy hải ngoại có nhiệm vụ riêng, và thành viên hai tổ chức khác nhau. Hoạt động từ 1935 đến khi qua đời Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội I của Đảng ở Ma Cao, ông được bầu làm Tổng Bí thư. Tháng 7 năm 1935, ông dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ra dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Moskva. Đại hội công nhận Đảng là Chi bộ chính thức của Quốc tế Cộng sản và bầu ông làm Ủy viên Ban Chấp hành của Quốc tế Cộng sản. Tháng 1 năm 1936, ông tới Trung Quốc và triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng tại Thượng Hải (tháng 7 năm 1936). Ngày 10 tháng 11 năm 1937, ông về Việt Nam hoạt động với tên là La Anh. Tháng 3 năm 1938, ông dự Hội nghị Trung ương họp tại Hóc Môn (Gia Định) quyết định thành lập "Mặt trận Dân chủ Đông Dương". Ngày 22 tháng 6 năm 1939, ông bị mật thám Pháp bắt lần thứ nhất ở tại Sài Gòn, bị kết án 6 tháng tù và 3 năm quản thúc và trục xuất về quê Nghệ An. Ngày 6 tháng 2 năm 1940, ông bị bắt lần thứ hai dù không có chứng cứ kết án tử hình và bị kết án 5 năm tù và 10 năm quản thúc. Ông bị đày đi Khám Lớn Sài Gòn và Côn Đảo. Trưa ngày 6 tháng 9 năm 1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 40. Trước khi mất ông gửi lời nhắn nhủ: "Xin chào tất cả các đồng chí. Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng: Tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng". Gia đình Ông lập gia đình với Nguyễn Thị Minh Khai, một nữ đồng chí cùng học tại Đại học Phương Đông. Hai người có chung một người con gái tên Lê Nguyễn Hồng Minh. Trước khi gặp Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong đã từng lập gia đình. Tuy nhiên, do Lê Hồng Phong đã thoát ly quê hương đi hoạt động từ lâu nên vợ Lê Hồng Phong đã lập gia đình mới. Ông từng là anh em cột chèo với Đại tướng Võ Nguyên Giáp (phu nhân Đại tướng – Nguyễn Thị Quang Thái là em vợ ông). Vinh danh Tên ông được đặt cho các đường phố ở Hà Nội (nối Đội Cấn với Điện Biên Phủ và nối Tô Hiệu với Lê Lợi quận Hà Đông), Thành phố Hồ Chí Minh (nối Hoàng Dư Khương với Trần Hưng Đạo), Hải Phòng (nối đường Đà Nẵng với sân bay Cát Bi), Nha Trang (nối đường 23 tháng 10 với đường Phước Long), Vinh (nối đường Nguyễn Thái Học với đường Phong Định Cảng, tiếp giáp với đường Nguyễn Thị Minh Khai), Cần Thơ (nối đường Cách mạng tháng Tám với quốc lộ 91), Đà Lạt (nối đường Trần Phú với đường Pasteur), Tuy Hòa (nối đường Hùng Vương với đường Lê Duẩn), Quy Nhơn, Uông Bí (từ đường Nguyễn Văn Cừ tới giáp đường sắt phường Vàng Danh), Thành phố Vũng Tàu (nối Lê Lợi với Thùy Vân),Tp Pleiku (Nối Đường Lý Thái Tổ Với Hoàng Văn Thụ Và một số con đường Khác)... Tên ông còn được đặt cho 2 trường THPT chuyên ở Nam Định và TP.HCM Chú thích Xem thêm Nguyễn Thị Minh Khai Pháp thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam Tham khảo Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nhà cách mạng Việt Nam Tâm Tâm Xã Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Người Nghệ An Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I Người cộng sản Việt Nam Người chết trong tù
1,895
6300
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5t%20ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20b%E1%BB%81%20m%E1%BA%B7t
Chất hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt (tiếng Anh: Surfactant, Surface active agent) đó là một chất làm ướt có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa hai chất lỏng hoặc giữa một chất lỏng và một chất rắn. Là chất mà phân tử của nó phân cực: một đầu ưa nước và một đuôi kị nước. Đặc điểm Chất hoạt động bề mặt được dùng giảm sức căng bề mặt của một chất lỏng bằng cách làm giảm sức căng bề mặt tại bề mặt tiếp xúc (interface)của hai chất lỏng. Nếu có nhiều hơn hai chất lỏng không hòa tan thì chất hoạt hóa bề mặt làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất lỏng đó. Khi hòa chất hoạt hóa bề mặt vào trong một chất lỏng thì các phân tử của chất hoạt hóa bề mặt có xu hướng tạo đám (micelle, được dịch là mixen), nồng độ mà tại đó các phân tử bắt đầu tạo đám được gọi là nồng độ tạo đám tới hạn. Nếu chất lỏng là nước thì các phân tử sẽ chụm đuôi kị nước lại với nhau và quay đầu ưa nước ra tạo nên những hình dạng khác nhau như hình cầu (0 chiều), hình trụ (1 chiều), màng (2 chiều). Tính ưa, kị nước của một chất hoạt hóa bề mặt được đặc trưng bởi một thông số là độ cân bằng ưa kị nước (tiếng Anh: Hydrophilic Lipophilic Balance-HLB), giá trị này có thể từ 0 đến 40. HLB càng cao thì hóa chất càng dễ hòa tan trong nước, HLB càng thấp thì hóa chất càng dễ hòa tan trong các dung môi không phân cực như dầu. Phân loại Tùy theo tính chất mà chất hoạt hóa bề mặt được phân theo các loại khác nhau. Nếu xem theo tính chất điện của đầu phân cực của phân tử chất hoạt hóa bề mặt thì có thể phân chúng thành các loại sau: Chất hoạt hóa ion: khi bị phân cực thì đầu phân cực bị ion hóa. Chất hoạt hóa dương: khi bị phân cực thì đầu phân cực mang điện dương, ví dụ: Cetyl trimêtylamôni bromide (CTAB). Cetyl trimetylammonium bromide (CTAB) Cetyl pyridinium chloride (CPC) Polyethoxylated tallow amin (POEA) Benzalkonium chloride (BAC) Benzethonium chloride (BZT) Chất hoạt hóa âm: khi bị phân cực thì đầu phân cực mang điện âm Natri dodecyl sulfat (SDS), amoni lauryl sulfat, và các muối ankyl sulfat khác Natri laureth sulfat, hay natri lauryl ete sulfat (SLES) Ankyl benzen sulfonat Xà phòng và các muối của acid béo Chất hoạt hóa phi ion: đầu phân cực không bị ion hóa, ví dụ: Ankyl poly(êtylen oxide). Ankyl poly(etylen oxide) Copolymers của poly(etylen oxide) và poly(propylen oxide) (trong thương mại gọi là các Poloxamer hay Poloxamin) Ankyl polyglucozit, bao gồm: Octyl glucozit Decyl maltosit Các rượu béo Rượu cetyl Rượu oleyl Cocamit MEA, cocamit DEA Chất hoạt hóa lưỡng cực: khi bị phân cực thì đầu phân cực có thể mang điện âm hoặc mang điện dương tùy vào pH của dung môi, ví dụ: Dodecyl đimêtylamin oxide. Dodecyl betain Dodecyl dimetylamin oxide Cocamidopropyl betain Coco ampho glycinat Ứng dụng Chất hoạt hóa bề mặt ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Ứng dụng phổ biến nhất là bột giặt, sơn, nhuộm... Ngoài ra những ứng dụng trong các lĩnh vực khác như Trong công nghiệp dệt nhuộm: Chất làm mềm cho vải sợi, chất trợ nhuộm Trong công nghiệp thực phẩm: Chất nhũ hóa cho bánh kẹo, bơ sữa và đồ hộp Trong công nghiệp mỹ phẩm: Chất tẩy rửa, nhũ hóa, chất tạo bọt Trong ngành in: Chất trợ ngấm và phân tán mực in Trong nông nghiệp: Chất để gia công thuốc bảo vệ thực vật, Trong xây dựng: Dùng để nhũ hóa nhựa đường, tăng cường độ đóng rắn của bê tông Trong dầu khí: Chất nhũ hóa dung dịch khoan Trong công nghiệp khoáng sản: Làm thuốc tuyển nổi, chất nhũ hóa, chất tạo bọt để làm giàu khoáng sản Đọc thêm Tính HLB của một chất hoạt hóa bề Tham khảo Liên kết ngoài Surfactants explained for Parents Sigma-Aldrich: Surfactants - structures, information, and application Hóa học Sức căng bề mặt Khoa hô hấp Hệ hô hấp Công nghệ sinh học Thuật ngữ môi trường Chất tẩy rửa
722
6303
https://vi.wikipedia.org/wiki/Perm
Perm
Đây là bài về thành phố Perm, về kỷ địa chất - xem bài Kỷ Permi, về tỉnh Perm - xem bài Tỉnh Perm. Perm (tiếng Nga: Пермь, dân số 1.000.100 thống kê dân số năm 2003) là một thành phố của nước Nga, nằm trên bờ sông Kama, dưới chân dãy núi Ural - ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Vị trí địa lý 58°00′vĩ bắc, 56°14′độ kinh đông. Pecmi được thành lập vào ngày 17 tháng 5 năm 1723, và được gọi là thành phố từ năm 1781. Thành phố này là thủ phủ của tỉnh Pecmi (Пермская область), tỉnh này thuộc về Liên vùng cận Volga (Приволжский федеральный округ). Thành phố này là trung tâm hành chính, công nghiệp, khoa học và văn hóa của tỉnh. Các ngành công nghiệp chủ đạo bao gồm chế tạo máy, quốc phòng, dầu khí (khoảng 3% sản lượng dầu khí toàn Nga), chưng cất dầu, hóa chất và hóa dầu, đồ gỗ và chế biến gỗ cũng như công nghiệp thực phẩm. Pecmi cũng có một vài trường đại học lớn. Từ năm 1940 đến năm 1957 thành phố có tên là Molotov (Мо́лотов), lấy theo tên gọi của Vyacheslav Molotov. Khí hậu Các thành phố kết nghĩa Perm' kết nghĩa với các thành phố sau: Louisville, Kentucky, Mỹ (1994) Xem thêm FC Amkar Perm, câu lạc bộ bóng đá của thành phố. Ural Great, câu lạc bộ bóng rổ của thành phố. Tham khảo Liên kết ngoài Trang chủ (bằng tiếng Nga) Di sản của khu vực Perm' (bằng tiếng Anh và Nga) Phòng thương mại và công nghiệp Perm' (bằng tiếng Anh và Nga) Viện bảo tàng dòng họ Romanov ở Perm' - Thông tin về Perm' và khu vực Perm' trên trang Web của Kommersant Publishing Định nghĩa Từ thế kỷ 13 – 17, Perm' là tên gọi của một khu vực rộng lớn bằng tỉnh Perm' và nước cộng hòa tự trị Kômi ngày nay. Thành phố của Nga
332
6305
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ni%C3%AAn%20%C4%91%E1%BA%A1i%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20ch%E1%BA%A5t
Niên đại địa chất
Niên đại địa chất được sử dụng bởi các nhà địa chất và các nhà khoa học khác để miêu tả thời gian và quan hệ của các sự kiện đã diễn ra trong lịch sử Trái Đất. Khái niệm này cũng có thể được dùng để miêu tả các sự kiện của vật thể khác trong vũ trụ (ví dụ như niên đại địa chất của Mặt Trăng Lunar geologic timescale); bài viết này chỉ tập trung vào niên đại địa chất trên Trái Đất. Thời gian được tính bằng Ma= Mega annum: triệu năm, hoặc Ka= Kilo annum: nghìn năm. Các nhà địa chất học cho rằng Trái Đất hình thành khoảng 4,570 Ga trước đây. Khoảng thời gian địa chất trong quá khứ của Trái Đất được xây dựng thành thang thời gian địa chất có các cấp tính từ cao xuống thấp là liên đại (eon), nguyên đại hay đại (era), kỷ (period), thế (epoch), kỳ (age) và thời (chron) khác nhau, tương ứng với thang phân vị địa tầng: liên giới, giới, hệ, thống, bậc và đới. Nhưng cần lưu ý đây là 2 hệ thống khác nhau. Ví dụ 1 đại là khoảng thời gian liên tục nhất định trong lịch sử Trái Đất, trong khi địa tầng tương ứng của đại đó (nghĩa là giới) ở 1 khu vực nào đó thì là các lớp đá có niên đại thuộc đại này nhưng có thể không liên tục, bị đứt đoạn hay mất tích. Các số liệu dưới đây phù hợp với số liệu và danh pháp được Ủy ban quốc tế về địa tầng học (ICS) khuyến nghị. Tóm tắt Bảng chi tiết Xem thêm Lịch sử Trái Đất Tuổi của Trái Đất Hóa thạch và niên đại địa chất Lịch sử vũ trụ Niên đại địa chất Mặt Trăng Niên đại địa chất Hỏa Tinh Thuyết loài người là trung tâm Thang thời gian lôgarit Tham khảo GeoWhen Database International Commission on Stratigraphy Time Scale Liên kết ngoài NASA: Geologic Time Về thang địa tầng quốc tế mới (nếu có khó khăn truy cập, xem bản lưu) Địa chất học Lịch sử Trái Đất Địa chất lịch sử Danh sách địa chất Khoa học Trái Đất
366
6306
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rodinia
Rodinia
Trong địa chất học, Rodinia là danh từ để chỉ tới một siêu lục địa đã hình thành và tan vỡ trong đại Tân Nguyên Sinh (Neoproterozoic). Rodinia được cho là hình thành khoảng 1 tỷ năm trước đây và nó bao gồm phần lớn hoặc là tất cả các lục địa hiện nay của Trái Đất. Người ta cũng cho rằng nó vỡ ra thành 8 lục địa khoảng 750 triệu năm trước.Chuyển động của các lục địa trước khi hình thành Rodinia là không biết rõ. Tuy nhiên, chuyển động của các khối lục địa sau khi Rodinia tan vỡ được hiểu khá rõ ràng và nó vẫn là đề tài nghiên cứu. Tám lục địa được tạo ra từ Rodinia sau đó đã liên kết lại thành một siêu lục địa gọi là Pannotia và sau đó là Pangaea. Rodinia có nguồn gốc từ tiếng Nga và Bungary là Rodina, có nghĩa là "quê hương" hay "tổ quốc", nó được sử dụng trong một số các ngữ cảnh khác nhau. Ngày 25/2/2013, BBC đưa tin giáo sư Trond Torsvik ở Đại học Oslo tuyên bố đã tìm thấy các mẫu khoáng chất Zircon thuộc nhóm Silicat đảo được chiết xuất từ cát trên bãi biển của Mauritius, một đảo quốc nằm ở phía tây nam Ấn Độ Dương; Zircon là khoáng chất đặc trưng trong lớp vỏ của lục địa rất cổ, từ 61-83,5 triệu năm trước. Tham khảo Xem thêm Thuyết trôi dạt lục địa Tham khảo Liên kết ngoài Câu chuyện về "quả cầu tuyết" Trái Đất Đại Tân Nguyên Sinh Kiến tạo mảng Siêu lục địa Kỷ Cryogen
266
6308
https://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A0n%20L%E1%BB%A5c%20%C4%90%E1%BB%8Ba
Toàn Lục Địa
Pangaea (từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "toàn bộ đất đai") hay Toàn Lục Địa, là siêu lục địa đã từng tồn tại trong đại Trung Sinh (Mesozoic) thuộc liên đại Hiển Sinh, trước khi quá trình trôi dạt lục địa tách nó ra thành các lục địa. Tên gọi này được Alfred Wegener đặt năm 1915. Khi các lục địa lần đầu tiên tạo ra Pangaea khoảng 300 triệu năm trước, các dãy núi đã bắt đầu hình thành, và một số dãy núi vẫn còn tồn tại đến ngày nay, chẳng hạn như các dãy núi Appalaches, Atlas, và Ural. Phần đại dương bao quanh Pangaea có tên gọi là Panthalassa. Pangaea vỡ ra khoảng 200 triệu năm trước. Pangaea là vùng đất có dạng hình chữ C, trải rộng ngang qua đường xích đạo. Phần chứa nước trong lòng chữ "C" có tên gọi là biển Tethys. Vì Pangaea rất rộng lớn, nên khí hậu sâu trong đất liền rất là khô vì thiếu mưa. Do là một lục địa rộng lớn nên các loài động vật trên đất liền tự do di cư theo mọi hướng từ cực Nam tới cực Bắc và ngược lại. Lớp phủ phía dưới lòng Pangaea vẫn còn rất nóng và có xu hướng trồi lên trên. Do kết quả của sự kiện này, châu Phi đã cao hơn các lục địa khác vài chục mét. Pangaea có lẽ không phải là "siêu lục địa" đầu tiên. Người ta tin rằng Pannotia đã được hình thành trước đó, vào khoảng 600 triệu năm trước và phân chia ra khoảng 550 triệu năm trước. Ngoài ra, Rodinia đã được hình thành khoảng 1.1 tỉ năm trước và tách ra vào khoảng 750 triệu năm trước. Trong kỷ Jura, Pangaea tách ra thành hai phần: phần phía nam là Gondwana và phần phía bắc là Laurasia. Gondwana khi đó bao gồm châu Nam Mỹ, châu Phi, châu Nam Cực, Úc, Tân Guinea, New Zealand, Ấn Độ, Madagasca và tiểu lục địa Ả Rập ngày nay còn Laurasia bao gồm châu Âu, châu Á (trừ Ấn Độ và tiểu lục địa Ả Rập) và châu Bắc Mỹ ngày nay. Xem thêm Niên đại địa chất Thuyết trôi dạt lục địa Ghi chú Liên kết ngoài USGS Overview Lục địa cổ Khoa học Trái Đất Liên đại Hiển Sinh Kỷ Jura Kỷ Permi Kỷ Trias Kỷ Than đá Lịch sử địa chất Trái Đất Siêu lục địa
400
6314
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh%20v%E1%BA%ADt%20nh%C3%A2n%20s%C6%A1
Sinh vật nhân sơ
Sinh vật nhân sơ hay sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân nguyên thủy (Prokaryote) là nhóm sinh vật mà tế bào không có màng nhân. Tuy nhiên, trong tế bào của một số loài Planctomycetales, DNA được bao bọc bởi một màng đơn. Đặc điểm chính để phân biệt với các sinh vật nhân chuẩn được các nhà sinh học phân tử thường sử dụng là trình tự gen mã hóa cho rRNA. Sinh vật nhân sơ không có các bào quan và cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote. Hầu hết các chức năng của các bào quan như ty thể, lục lạp, bộ máy Golgi được tiến hành trên màng sinh chất. Sinh vật nhân sơ có 3 vùng cấu trúc chính là: Tiên mao (flagella), tiêm mao (cilia), lông nhung (pili) - là các protein bám trên bề mặt tế bào; Vỏ tế bào bao gồm vỏ nhầy, thành tế bào và màng sinh chất; Vùng tế bào chất có chứa DNA genome, các ribosome và các thể vẩn (inclusion body). Các đặc trưng Tế bào chất của sinh vật nhân sơ là phần dịch lỏng chiếm hầu hết thể tích tế bào, khuếch tán vật chất và chứa các hạt ribosome nằm tự do trong tế bào. Màng sinh chất là lớp phospholipid kép phân tách phần tế bào chất với môi trường xung quanh. Màng sinh học này có tính bán thấm, hay còn gọi là thấm có chọn lọc. Màng sinh chất có một phần gấp nếp được gọi là mezosome, là điểm đính của DNA vùng nhân khi xảy ra phân bào, mezosome có mang ezyme hô hấp nên có chức năng hô hấp thiếu khí. Hầu hết các sinh vật nhân sơ đều có thành tế bào (trừ Mycoplasma, Thermoplasma (cổ khuẩn), và Planctomycetales. Chúng được cấu tạo từ peptidoglycan và hoạt động như một rào cản phụ để chọn lọc những chất vào ra tế bào. Thành tế bào cũng giúp vi khuẩn giữ nguyên hình dạng và không bị tác động của áp suất thẩm thấu trong môi trường nhược trương. Vỏ nhầy capsule là rào cản phụ giúp bảo vệ tế bào, chọn lọc các chất ra vào tế bào. Trừ một số rất ít loài (như vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme), thì nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ thường là một phân tử DNA vòng nằm ở vùng nhân, gọi là DNA - nhiễm sắc thể hay tên đầy đủ là nhiễm sắc thể nhân sơ. Mặc dù không phải có màng nhân hoàn chỉnh, nhưng DNA được cô đặc tạo thành thể nhân. Tế bào sinh vật nhân sơ còn chứa những cấu trúc DNA ngoài nhiễm sắc thể gọi là plasmid, nó cũng có dạng vòng nhưng nhỏ hơn DNA nhiễm sắc thể. Trên các plasmid thường chứa các gene có chức năng bổ sung, ví dụ gene kháng sinh. Sinh vật nhân sơ mang các tiên mao giúp tế bào di chuyển chủ động trong môi trường. Kích thước nhỏ, từ 1 đến 5 µm, khoảng 1/10 tế bào nhân thực. Tỉ lệ S/V lớn → 100% diện tích tế bào tiếp xúc môi trường → trao đổi chất nhanh → sinh sản, sinh trưởng nhanh → phân bố rộng trong các loại môi trường. Phân loại Theo tiến hóa, vi khuẩn là những sinh vật thuộc giới Khởi sinh được chia thành hai loại: Vi khuẩn Cổ khuẩn Theo phản ứng của thành tế bào peptidoglican đối với các loại thuốc nhuộm thì có hai loại vi khuẩn: Thành tế bào được nhuộm thuốc nhuộm kiềm tính: Có phản ứng → Vi khuẩn Gram dương Không phản ứng → nhuộm thuốc đỏ Fuschine → vi khuẩn Gram âm Hình ảnh Tham khảo Xem thêm Sinh vật nhân thực Liên kết ngoài Vi sinh vật học Vi khuẩn Vi khuẩn cổ Vi khuẩn học Hóa sinh
653
6316
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pannotia
Pannotia
Pannotia là một siêu lục địa đã tồn tại từ khoảng 600 triệu năm trước tới khoảng 540 triệu năm trước. Lần đầu tiên nó được Dalziel miêu tả năm 1997. Khoảng 750 triệu năm trước, siêu lục địa trước đó là Rodinia tách ra thành 3 lục địa: Protolaurasia (Protolaurasia sau đó tách ra và cuối cùng tái hình thành ra Laurasia) Thềm lục địa Congo Protogondwana (tất cả của Gondwana, ngoại trừ Congo và Atlantica) Protolaurasia tự quay về hướng nam tới cực Nam. Protogondwana tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Congo nằm giữa Protogondwana và Protolaurasia khoảng 600 triệu năm trước. Điều này đã tạo thành Pannotia. Pannotia có thời gian tồn tại ngắn. Các va chạm dẫn đến hình thành Pannotia là các va chạm thoáng qua, và các lục địa hợp thành Pannotia vẫn tiếp tục trôi dạt. Vào khoảng 540 triệu năm trước, hoặc chỉ khoảng 60 triệu năm sau khi Pannotia hình thành, Pannotia bị tách ra thành 4 lục địa: Laurentia, Baltica, Siberia và Gondwana. Tham khảo Ghi chú Tài liệu Liên kết ngoài Một hình ảnh về Pannotia dựa theo Professor Christopher Scotese, Ph.D. (trong hình nó được gọi là Precambrian Supercontinent). Lục địa cổ Đại Tân Nguyên Sinh Siêu lục địa Kiến tạo mảng
206
6317
https://vi.wikipedia.org/wiki/Atlantica
Atlantica
Atlantica là một lục địa cổ. Atlantica được tạo thành khoảng 2 tỷ năm trước đây. Một phần (không hoàn thiện) lịch sử Atlantica theo niên đại ~2 tỷ năm trước: Atlantica hình thành. ~1,8 tỷ năm trước: Atlantica trở thành một phần của siêu lục địa lớn Columbia. ~1,5 tỷ năm trước: Columbia vỡ ra; Atlantica trở thành một phần của siêu lục địa nhỏ Nena, cùng với Baltica, Bắc Cực (Artica), và thềm lục địa Đông Nam Cực. ~1,1 tỷ năm trước: Nena (chứa Atlantica) trở thành một phần của siêu lục địa lớn Rodinia. ~750 triệu năm trước: Rodinia trôi dạt ra. Atlantica, cùng với phần lớn của Nena, ngoại trừ thềm lục địa Đông Nam Cực, trở thành một phần của siêu lục địa nhỏ Protolaurasia. ~600 triệu năm trước: Atlantica trở thành một phần của siêu lục địa lớn Pannotia. ~kỷ Cambri: siêu lục địa lớn Pannotia tách ra, để Atlantica trong siêu lục địa nhỏ Gondwana. ~kỷ Permi: Gondwana, có chứa Atlantica, trở thành một phần của siêu lục địa lớn Pangaea. ~kỷ Jura: Gondwana tách ra khỏi Pangaea, mang theo Atlantica cùng với nó. ~kỷ Creta: Gondwana tách ra, chia Atlantica thành hai lục địa như ngày nay là châu Phi và Nam Mỹ. Xem thêm Thuyết trôi dạt lục địa Tham khảo Liên đại Nguyên Sinh Lịch sử Đại Tây Dương Lục địa cổ
217
6319
https://vi.wikipedia.org/wiki/Baltica
Baltica
Baltica là thềm lục địa gần phía tây bắc Eurasia. Đôi khi Baltica là một lục địa độc lập. Một phần lịch sử Baltica theo niên đại ~2 tỷ năm trước, Baltica hình thành. ~1,8 tỷ năm trước, Baltica là một phần của siêu lục địa lớn Columbia. ~1,5 tỷ năm trước, Baltica cùng với Bắc Cực và Đông Nam Cực là một phần của siêu lục địa nhỏ Nena. ~1,1 tỷ năm trước, Baltica là một phần của siêu lục địa lớn Rodinia. ~750 triệu năm trước, Baltica là một phần của siêu lục địa nhỏ Protolaurasia. ~600 triệu năm trước, Baltica là một phần của siêu lục địa lớn Pannotia. ~kỷ Cambri, Baltica là một lục địa độc lập. ~kỷ Devon (Devonian), Baltica va chạm với Laurentia, tạo thành siêu lục địa nhỏ Euramerica. ~kỷ Permi, mọi lục địa chính va chạm với nhau để tạo thành siêu lục địa lớn Pangaea. ~kỷ Juras, Pangaea trôi dạt và tách ra thành 2 siêu lục địa nhỏ: Laurasia và Gondwana. Baltica là một phần của siêu lục địa nhỏ Laurasia. ~kỷ Creta, Baltica là một phần của siêu lục địa nhỏ Eurasia. ~ngày nay, Baltica là một phần của khối siêu lục địa nhỏ Afro-Eurasia (Phi-Á Âu). ~250 triệu năm sau, mọi lục địa sẽ va chạm với nhau để tạo thành siêu lục địa chính Pangaea Ultima, với Baltica là một phần trong đó. ~400 triệu năm sau, Pangaea Ultima sẽ tách ra, và hiện nay vẫn chưa rõ cơ chế và điều gì sẽ xảy ra với Baltica khi thời điểm đó đến. Tham khảo Lục địa cổ Liên đại Nguyên Sinh Lịch sử tự nhiên châu Âu Kiến tạo mảng Đại Cổ Sinh
281
6320
https://vi.wikipedia.org/wiki/Columbia%20%28si%C3%AAu%20l%E1%BB%A5c%20%C4%91%E1%BB%8Ba%29
Columbia (siêu lục địa)
Columbia (còn gọi là Hudsonland và Nuna) là tên gọi của một siêu lục địa có lẽ đã từng tồn tại khoảng 1,8 - 1,5 tỷ năm trước (Ga) trong đại Cổ Nguyên Sinh (Paleoproterozoic), làm cho nó trở thành lục địa giả thuyết cổ nhất. Nó có lẽ bao gồm các tiền-nền cổ tạo ra các lục địa như Laurentia, Baltica, Ukraina, Khiên Amazon, Úc, và có thể cũng cả Siberia, Hoa Bắc và Kalahari. Nó được J.J.W. Rogers và M. Santosh đề xuất lần đầu tiên. Sự tồn tại của Columbia dựa trên các dữ liệu cổ từ trường Kích thước và vị trí Columbia được ước tính có kích thước dài khoảng 12.900 km (8.000 dặm Anh) theo chiều từ Bắc xuống Nam và rộng khoảng 4.800 km (3.000 dặm Anh) tại những nơi rộng nhất của nó. Vùng duyên hải phía đông của Ấn Độ khi đó gắn với miền tây Bắc Mỹ, với miền nam Australia đối mặt với miền tây Canada. Phần lớn Nam Mỹ bị xoay đi sao cho rìa phía tây của Brasil ngày nay dàn hàng với miền đông Bắc Mỹ, tạo thành một rìa lục địa trải rộng vào rìa phía nam của Scandinavia. Tổ hợp và tích lũy Columbia được tổ hợp dọc theo các kiến tạo sơn va chạm quy mô toàn cầu khoảng 2,0-1,8 Ga và chứa gần như mọi khối đất lục địa của Trái Đất. Các khối nền cổ tại Nam Mỹ và Tây Phi được nối lại bởi các kiến tạo sơn Transamazonia và Eburnea khoảng 2,1-2,0 Ga; các nền cổ Kaapvaal và Zimbabwe tại miền nam châu Phi bị va chạm dọc theo đai Limpopo khoảng 2,0 Ga; các khối nền cổ của Laurentia được ráp nối dọc theo các kiến tạo sơn Trans-Hudson, Penokea, Taltson–Thelon, Wopmay, Ungava, Torngat và Nagssugtoqidain khoảng 1,9–1,8 Ga; các nền cổ Kola, Karelia, Volgo-Uralia và Sarmatia (Ukraina) tại Baltica (Đông Âu) được nối với nhau bằng các kiến tạo sơn Kola–Karelia, Svecofennia, Volhyn-Trung Nga và Pachelma khoảng 1,9–1,8 Ga; các nền cổ Anabar và Alda tại Siberia được nối vào bởi các kiến tạo sơn Akitka và Trung Alda khoảng 1,9-1,8 Ga; khối lục địa Đông Nam Cực và một khối lục địa không rõ được nối bằng kiến tạo sơn liên Nam Cực; các khối Nam và Bắc Ấn Độ bị pha trộn dọc theo vùng kiến tạo Trung Ấn Độ; các khối đông và tây của nền cổ Hoa Bắc được nối cùng nhau bởi kiến tạo sơn liên-Hoa Bắc khoảng 1,85 Ga. Sau sự kết nối cuối cùng của nó vào khoảng 1,8 Ga, siêu lục địa Columbia trải qua một sự phát triển kéo dài (1,8-1,3 Ga), liên quan tới hút chìm thông qua tích lũy tại các rìa lục địa quan trọng, hình thành một đai tích lũy macma lớn khoảng 1,8-1,3 Ga dọc theo khu vực rìa phía nam của Bắc Mỹ ngày nay, Greenland và Baltica. Nó bao gồm các đai 1,8-1,7 Ga như Yavapai, Central Plains (Trung Nguyên) và Makkovikia, các đai 1,7-1,6 Ga như Mazatzal và Labradoria, 1,5-1,3 Ga như St. Francois và Spavinaw và 1,3-1,2 Ga như Elzeviria tại Bắc Mỹ; đai Ketilidia 1,8-1,7 Ga tại Greenland; và đai đá lửa Transscandinavia 1,8-1,7 Ga, đai Kongsberggia-Gothia 1,7-1,6 Ga và đai Granit Tây Nam Thụy Điển 1,5-1,3 Ga tại Baltica. Các khối nền cổ khác cũng trải qua sự phát triển phần rìa vào cùng khoảng thời gian. Tại Nam Mỹ, khu vực tích lũy 1,8-1,3 Ga xảy ra dọc theo rìa phía tây của nền cổ Amazonia, đại diện là các đai Rio Negro, Juruena và Rondonia. Tại Australia, các đai macma tích lũy 1,8-1,5 Ga, như các đai Arunta, núi Isa, Georgetown, Coen và đồi Broken, xảy ra xung quanh các rìa phía nam và đông của nền cổ Bắc Australia và rìa phía đông của nền cổ Gawler. Tại Trung Quốc, khu vực macma tích lũy 1,8-1,4 Ga, gọi là đai (nhóm) Xiong'er, trải dài dọc theo rìa phía nam của nền cổ Hoa Bắc. Phân mảnh Columbia bắt đầu phân mảnh vào khoảng 1,6 Ga, gắn liền với tách giãn lục địa dọc theo rìa phía tây của Laurentia (siêu nhóm Belt-Purcell), đông Ấn Độ (Mahanadi và Godavari), rìa phía nam của Baltica (siêu nhóm Telemark), rìa đông nam của Siberia (aulocogen Riphea), rìa tây bắc của Nam Phi (đai đồng Kalahari), và rìa phía bắc của khối Hoa Bắc (đai Zhaertai-Bayan Obo). Sự phân mảng tương ứng với hoạt động macma không tạo sơn lan rộng, tạo thành hệ anorthosit-mangerit-charnockit-granit (AMCG) tại Bắc Mỹ, Baltica, Amazonia và Hoa Bắc, và tiếp diễn cho tới khi có sự tan vỡ cuối cùng của siêu lục địa vào khoảng 1,3-1,2 Ga, được đánh dấu bằng sự sắp đặt của các nham tường quần mafic như Mackenzie 1,27 Ga và Sudbury 1,24 Ga tại Bắc Mỹ. Các mảng tách giãn hình thành nên siêu lục địa Rodinia vào khoảng 500 triệu năm muộn hơn. Các nghiên cứu gần đây về lịch sử tách giãn của Columbia có thể tìm thấy trong Configuration of the Late Paleoproterozoic supercontinent Columbia: insights from radiating mafic dyke swarms của Hou G., Santosh M., Qian X., Lister G.S., Li J. (2008). Xem thêm Kiến tạo mảng Chu trình siêu lục địa Danh sách các siêu lục địa Tham khảo Lục địa cổ Niên đại địa chất Liên đại Nguyên Sinh Siêu lục địa
900
6328
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gondwana
Gondwana
Bài này viết về siêu lục địa cổ Gondwana. Về khu vực có tên là Gondwana của Ấn Độ, xem bài Gondwana (Ấn Độ). Siêu lục địa ở phía nam địa cầu Gondwana bao gồm phần lớn các khối đất đá tạo ra các lục địa ngày nay của bán cầu nam, bao gồm châu Nam Cực, Nam Mỹ, châu Phi, Madagascar, Ấn Độ, bán đảo Arabia, Úc ,New Guinea và New Zealand. Nó được tạo thành trong giai đoạn đầu của kỷ Jura khoảng 200 triệu năm trước do sự tách ra của Pangaea. Các lục địa khác vào thời đó -- Bắc Mỹ và Á-Âu (Eurasia) -- vẫn còn dính với nhau, tạo ra siêu lục địa phía bắc, Laurasia. Mặc dù Gondwana có trung tâm ở vào vị trí của châu Nam Cực ngày nay (ở tận cực nam của địa cầu), nhưng khí hậu khi đó nói chung là ôn hòa. Trong đại Trung sinh (Mesozoic), nhiệt độ trung bình của Trái Đất cao hơn đáng kể so với ngày nay. Gondwana khi đó là quê hương của nhiều chủng loại động - thực vật trong nhiều năm. Siêu lục địa này bắt đầu tách ra vào cuối kỷ Jura (khoảng 160 triệu năm trước) khi châu Phi trở thành riêng biệt và chuyển động chậm về phía bắc. Khối khổng lồ kế tiếp tách ra là Ấn Độ, trong giai đoạn đầu của kỷ Creta (khoảng 125 triệu năm trước). New Zealand tiếp theo sau đó khoảng 80 triệu năm trước, chỉ khoảng 15 triệu năm trước khi diễn ra sự diệt chủng kỷ Creta-phân đại đệ Tam làm biến mất khoảng 50% các loài trên hành tinh, chủ yếu là các loài khủng long. Vào thời kỳ của phân đại đệ Tam (khi động vật có vú xuất hiện), lục địa Úc-New Guinea cũng bắt đầu từ từ tách ra và chuyển động về phía bắc (55 triệu năm trước), sự tự quay xung quanh trục của nó bắt đầu và vì thế vẫn giữ lại được một số mối liên hệ với phần còn lại của Gondwana trong một thời gian dài đáng kể. Khoảng 45 triệu năm trước, tiểu lục địa Ấn Độ va chạm với châu Á, làm cho lớp vỏ Trái Đất lồi lên, tạo ra dãy núi Himalaya. Cùng khoảng thời gian đó, phần phía nam nhất của Úc (Tasmania ngày nay) cuối cùng đã tách ra khỏi phần còn lại là châu Nam Cực ngày nay, cho các dòng chảy đại dương lần đầu tiên lưu chuyển giữa hai lục địa. Kết quả của nó là làm cho khí hậu lạnh và khô hơn trên cả hai khối đất đá. Sự biến đổi đáng kể hơn của khí hậu thế giới là việc tách ra của Nam Mỹ vào thời kỳ của thế Oligocen, khoảng 30 triệu năm trước. Với việc mở rộng của eo biển Drake, thì đã không còn rào cản để ngăn dòng nước lạnh của bắc Nam Đại Dương trao đổi với các dòng nước ấm vùng nhiệt đới. Ngược lại, dòng đối lưu lạnh đã phát triển và châu Nam Cực trở thành giống như ngày nay: một lục địa lạnh lẽo và giam giữ phần lớn nước ngọt của thế giới trong dạng băng. Nhiệt độ nước biển giảm xuống khoảng 10 độ, và khí hậu toàn cầu trở nên lạnh hơn. Khoảng 15 triệu năm trước, New Guinea bắt đầu va chạm với phần phía nam của châu Á, một lần nữa làm cao lên các ngọn núi, và Nam Mỹ (gần đây tương đối yên tĩnh) bắt đầu kết nối với Bắc Mỹ qua khu vực bây giờ là eo đất Panama. Lục địa này được Eduard Suess đặt tên theo Gondwana, một khu vực ở Ấn Độ mà một số các chứng tích địa chất của lục địa cổ được tìm thấy. Xem thêm Thuyết trôi dạt lục địa Pangaea Alfred Wegener Tham khảo Liên kết ngoài Hình động thể hiện mô hình phân chia Gondwana Hình động khác Siêu lục địa Lục địa cổ Lịch sử tự nhiên Nam Mỹ Sinh địa lý Địa chất châu Phi Địa chất châu Á Địa chất Úc Địa chất Ấn Độ Địa chất Nam Mỹ Địa chất học Nam Cực
703
6332
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ur%20%28l%E1%BB%A5c%20%C4%91%E1%BB%8Ba%29
Ur (lục địa)
Ur là tên gọi của lục địa đầu tiên đã biết, có thể được hình thành cách đây 3 tỷ năm trước trong giai đoạn đầu của liên đại Thái Cổ. Ur kết nối với các lục địa Nena và Atlantica khoảng 1 tỷ năm trước để tạo thành siêu lục địa Rodinia. Ur tồn tại trong một thời gian dài, cho đến khi nó lần đầu tiên bị tách rời ra khi siêu lục địa Pangaea bị tách ra vào khoảng 208 triệu năm trước (Ma) thành Laurasia và Gondwanaland. Ngày nay, nó là một phần của châu Phi, Úc, Ấn Độ và Madagascar. Trong giai đoạn đầu của sự tồn tại của nó, nó có lẽ là lục địa duy nhất trên Trái Đất, và được một số người cho là một siêu lục địa, mặc dù có lẽ nó còn nhỏ hơn cả nước Úc ngày nay. Lịch sử của Ur ~3 tỷ năm trước (Ga), Ur hình thành như là lục địa duy nhất trên Trái Đất. ~2,8 Ga, Ur là một phần của siêu lục địa lớn Kenorland. ~2 Ga, Ur là một phần của siêu lục địa lớn Columbia. ~1 Ga, Ur là một phần của siêu lục địa lớn Rodinia. ~550 triệu năm trước (Ma), Ur là một phần của siêu lục địa lớn Pannotia. ~300 Ma, Ur là một phần của siêu lục địa lớn Pangaea. ~208 Ma, Urbị tách ra thành các phần của Laurasia và Gondwana. ~65 Ma, phần châu Phi của Ur bị xé ra tạo thành một phần của Ấn Độ. ~ngày nay, một phần của Ur là Australia và Madagascar. Tham khảo Liên kết ngoài In the beginning, there was Ur Carl Zimmer, In times of Ur - The Top 100 Science Stories of 1996 - Earth's first continent, Discover, tháng 1 năm 1997 Khoa học Trái Đất Liên đại Thái cổ Lục địa cổ
309
6335
https://vi.wikipedia.org/wiki/Laurentia
Laurentia
Laurentia là thềm lục địa ở trung tâm của Bắc Mỹ. Nhiều lần trong quá khứ của nó, Laurentia đã là một lục địa riêng biệt giống như ngày nay nó nằm trong Bắc Mỹ. Trong những giai đoạn khác thì Laurentia lại là một phần của một siêu lục địa. Nó được đặt tên theo thềm lục địa Laurentia (được biết nhiều hơn với tên khiên Canada). Dưới đây là lịch sử ngắn gọn của Laurentia theo thời gian khoảng trên 3 tỷ năm: Một phần (không hoàn thiện) lịch sử của Laurentia theo niên đại ~2,5 tỷ năm trước, Arctica được tạo thành như một lục địa độc lập. ~2,45 tỷ năm trước, Arctica là một phần của siêu lục địa lớn Kenorland. ~2,1 tỷ năm trước, khi Kenorland bị vỡ ra, thềm lục địa Arctica là một phần của siêu lục địa nhỏ Nena cùng với Baltica và Đông Nam Cực. ~1,8 tỷ năm trước, Laurentia là một phần của siêu lục địa lớn Columbia. ~1,5 tỷ năm trước, Laurentia lại là một lục địa độc lập. ~1,1 tỷ năm trước, Laurentia là một phần của siêu lục địa lớn Rodinia. ~750 triệu năm trước, Laurentia là một phần của siêu lục địa nhỏ Protolaurasia. Laurentia gần như đã tách ra xa. ~600 triệu năm trước, Laurentia là một phần của siêu lục địa lớn Pannotia. ~kỷ Cambri, Laurentia là một lục địa độc lập. ~kỷ Devon, Laurentia va chạm với Baltica, tạo thành siêu lục địa nhỏ Euramerica. ~kỷ Permi, mọi lục địa chính va chạm với nhau để tạo ra siêu lục địa lớn Pangaea. ~kỷ Jura, Pangaea tách ra thành hai siêu lục địa nhỏ: Laurasia và Gondwana. Laurentia là một phần của siêu lục địa nhỏ Laurasia. ~kỷ Creta, Laurentia là một lục địa độc lập, gọi là Bắc Mỹ. ~kỷ Neogen, Laurentia trong hình dạng là Bắc Mỹ - va chạm với Nam Mỹ, tạo thành siêu lục địa nhỏ là châu Mỹ (America). ~Sau khoảng 250 triệu năm nữa, mọi lục địa sẽ va chạm với nhau để tạo ra siêu lục địa lớn Pangaea Ultima. Laurentia sẽ là một phần của Pangaea Ultima. ~400 triệu năm sau, Pangaea Ultima sẽ lại tách ra và không ai biết điều gì sẽ xảy ra khi đó với Laurentia. Tham khảo Liên kết ngoài Paleogeography of the Southwestern US - Paleogeographic history of southwestern Laurentia, goes back to 1.7 billion years ago. Mesozoic Paleogeography and Tectonic History, Western North America - Paleogeographic history of western Laurentia, goes back to the Permian period. Hình ảnh Bản đồ Laurentia Khoa học Trái Đất Lịch sử tự nhiên Bắc Mỹ Lục địa cổ Địa chất Bắc Mỹ
448
6338
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoang%20m%E1%BA%A1c%20Kalahari
Hoang mạc Kalahari
Hoang mạc Kalahari là một khu vực lớn chứa cát bán khô cằn đến khô cằn ở miền nam châu Phi có diện tích khoảng 500.000 km². Nó chiếm 70% diện tích của Botswana, và một phần của Zimbabwe, Namibia và Nam Phi. Một số tài liệu cho rằng khu vực này rộng tới 2,5 triệu km² và bao gồm cả Gabon, Cộng hòa Congo, Cộng hòa dân chủ Congo, Angola và Zambia. Kalahari có phần lớn diện tích được bao phủ bởi cát nâu đỏ và không có nước bề mặt lâu bền. Việc dẫn lưu của nước là theo các thung lũng khô, các vùng lòng chảo ngập nước theo mùa, cũng như các lòng chảo cát rộng lớn của Lòng chảo Makgadikgadi ở Botswana và Lòng chảo Etosha ở Namibia. Tuy nhiên, Kalahari không phải là một sa mạc thực thụ. Một số khu vực của Kalahari nhận được trên 250 mm nước mưa thất thường hàng năm và chúng là phù hợp cho thực vật phát triển; nó chỉ thực sự là khô cằn ở miền tây nam (dưới 175 mm nước mưa hàng năm) làm cho Kalahari là một sa mạc hóa thạch. Nhiệt độ về mùa hè ở Kalahari dao động trong khoảng từ 20 - 40 °C. Về mùa đông, Kalahari có khí hậu khô và lạnh với sương muối về đêm. Nhiệt độ trung bình cuối mùa đông có thể đạt tới dưới 0 °C. Kalahari có một số khu bảo tồn thiên nhiên - Khu bảo tồn trung tâm Kalahari (CKGR), là khu bảo tồn thiên nhiên lớn thứ hai trên thế giới, Khu bảo tồn Khutse và Công viên đa quốc gia Kgalagadi. Các loài động vật sinh sống trong khu vực bao gồm các loài linh cẩu nâu, sư tử, mèo hồ, một vài loài linh dương (chi Oryx) (bao gồm linh dương sừng kiếm Oryx gazella), và nhiều loài chim và bò sát. Thảm thực vật ở Kalahari bao gồm chủ yếu là cỏ và các loại cây keo (chi Acacia) nhưng ở đây có trên 400 loài thực vật đã được phân loại (bao gồm dưa hấu hoang hay dưa hấu tsamma). Khu vực này là quê hương của người Bushman (Kung San). Ở đây có nhiều bộ lạc khác biệt, và họ không có tên chung. Tên gọi San và Basarwa đôi khi được sử dụng, nhưng những người dân không thích các tên gọi đó (San là từ trong tiếng Khoi có nghĩa là người ngoài cuộc, và Basarwa là từ trong tiếng Herero có nghĩa là người không có gì) và họ thích tên gọi "Bushman". Họ được coi là những cư dân đầu tiên của miền nam châu Phi; có những chứng cứ cho thấy họ đã từng sống cuộc đời du canh du cư chủ yếu là săn bắn-hái lượm trong ít nhất 20.000 năm qua. Người Bushman ở sa mạc Kalahari lần đầu tiên được thế giới phương Tây biết đến trong những năm 1950 khi tác giả Laurens van der Post phát hành cuốn sách nổi tiếng nhất của ông The Lost World of the Kalahari (Thế giới đã mất của Kalahari), đã được chuyển thể thành một loạt chương trình của BBC. Tác phẩm này và các công trình khác sau này đã nhanh chóng giúp Kalahari hình thành ra Khu bảo tồn trung tâm Kalahari năm 1961 để giúp duy trì và bảo tồn người Bushman cũng như đất đai quê hương họ. Năm 2002 chính quyền Botswanan đã dồn tất cả người Bushman từ đất đai của họ trong phạm vi nước này và "tái định cư" họ trong các khu tập trung cố định. Chính quyền có một số lý lẽ pháp lý khác nhau để trả lời cho hành động của họ: đó là yêu cầu để bảo tồn thiên nhiên; đó là do quá tốn kém trong sự duy trì việc cung cấp nước sạch cho người Bushman (mực nước ngầm xuống thấp do trồng trọt và các hoạt động khác); đó là "để giúp họ chia sẻ sự thịnh vượng chung của đất nước"; đó là cho họ có được những thứ tốt nhất để trở thành an cư và "văn minh". Nhóm vận động Survival International cho là lý do thật sự của việc tái định cư này là để giải phóng đất đai nhằm khai thác kim cương, nhưng một nhóm vận động vì quyền của người Bushman khác là Ditshwanelo (Tổ chức vì nhân quyền Botswana) thì chống lại điều này, họ cho rằng động cơ của chính quyền là đúng đắn, nhưng đã bị hiểu sai. Trong khu vực này có một số mỏ khoáng sản lớn như than, đồng và niken. Một trong các mỏ kim cương lớn nhất thế giới nằm ở Orapa ở Makgadikgadi, phía đông bắc của Kalahari. Từ Kalahari có nguồn gốc từ tiếng Tswana- từ Kgalagadi, có nghĩa là "sự thiếu nước khủng khiếp". Tham khảo Liên kết ngoài Survival International Ditshwanelo (the Botswanan Centre for Human Rights) Hoang mạc Botswana Hoang mạc Kalahari Hoang mạc Nam Phi Sa mạc Namibia Erg ở châu Phi Quan hệ Botswana-Namibia
849
6339
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc%20t%E1%BB%AB
Nước từ
Nước từ (tiếng Anh: ferrofluid), viết đầy đủ là nước sắt từ (ferromagnetic fluid) hoặc chất lỏng từ (magnetic fluid), là một loại chất lỏng có từ tính duy nhất trong điều kiện bình thường. Chất lỏng này được sáng chế vào năm 1960 bởi NASA với mục đích kiểm soát dòng chảy của nhiên liệu lỏng tại môi trường không trọng lực. Hầu hết các vật liệu có tính sắt từ đều là các vật liệu ở trạng thái rắn như là các nam châm vĩnh cửu, nam châm điện bởi vì, nói chung, các vật liệu từ có nhiệt độ Curie (nhiệt độ mà tại đó vật liệu mất đi tính chất sắt từ để chuyển sang tính thuận từ) nhỏ hơn nhiều nhiệt độ nóng chảy của chúng. Ở nhiệt độ rất thấp, Helium³ có từ tính khi nhiệt độ dưới 2,7 mK. Ở nhiệt độ rất cao, hợp kim dạng lỏng có thành phần Co80Pd20 cũng có từ tính tốt. Tuy nhiên, các chất đó không thể có những ứng dụng thực tế. Nước từ là chất từ duy nhất ở trạng thái lỏng trong điều kiện bình thường. Không giống như He3 và Co80Pd20, nước từ là một chất lỏng có cấu trúc, đó là một sản phẩm hoàn toàn nhân tạo mà từ trước đến nay, người ta chưa thấy có trong tự nhiên. Thành phần của nước từ Chất lỏng bình thường được tạo thành từ các phân tử hoặc các ion. Các phần tử tạo nên nước từ lại hoàn toàn khác, bên cạnh các phân tử và ion, nước từ còn có một thành phần, đó là các hạt chất rắn có kích thước vài chục cho đến vài trăm nm. Nước từ gồm ba thành phần chính là hạt từ tính (chất rắn), chất bao phủ bề mặt (còn gọi là chất hoạt hóa bề mặt, là chất rắn hoặc chất lỏng) và dung môi (chất lỏng). Các hạt từ cần được phân tán trong chất lỏng tạo nên một thể được gọi là huyền phù để có thể có được các tính chất đặc biệt. Hạt từ tính Hạt từ tính là thành phần quan trọng nhất trong nước từ, tính chất đặc biệt của nước từ phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của hạt từ. Hạt từ có kích thước từ vài nm (nanômét) đến vài chục nm. Bất kỳ một vật liệu nào đều hưởng ứng dưới tác động của một từ trường (thường được ký hiệu là H) bên ngoài thể hiện bằng một đại lượng vật lý được gọi là từ độ (còn gọi là độ từ hóa, thường được ký hiệu là M). Đại lượng vật lý = M/H được gọi là độ cảm từ của vật liệu. Tùy theo cách mà vật liệu hưởng ứng từ trường ngoài mà người ta chia thành vật liệu thuận từ, nghịch từ, sắt từ, ferri từ và phản sắt từ. Vật liệu thuận từ là vật liệu có nhỏ và dương, cỡ 10−6; vật liệu thuận từ có nhỏ và âm, cỡ -10−6; vật liệu sắt từ, ferri từ, phản sắt từ là các vật liệu có rất lớn và dương, giá trị của có thể lớn hơn vật liệu thuận từ hàng vạn lần. Ta quy định, vật liệu từ tính là vật liệu sắt từ, ferri từ và phản sắt từ. Đối với vật liệu sắt từ và ferri từ, kích thước hạt của vật liệu còn ảnh hưởng mạnh đến từ tính của chúng. Khi kích thước giảm đến một giá trị tới hạn phụ thuộc vào từng vật liệu, tính sắt từ bị mất đi mà thay vào đó, vật liệu tồn tại ở một trạng thái từ tính khác được gọi là siêu thuận từ. Đối với nước từ, các hạt từ tính là sắt từ hoặc siêu thuận từ. Chúng được tạo thành từ các hợp chất của các kim loại chuyển tiếp hoặc kim loại đất hiếm. Nước từ thường được dùng nhất là hạt oxide sắt -Fe2O3 (maghemite), Fe3O4 (magnetite) vì từ độ bão hòa (từ độ khi từ trường ngoài lớn) lớn, rẻ tiền, ổn định khi làm việc. Chất bao phủ bề mặt Khi phân tán trong chất lỏng, các hạt từ tính nói trên sẽ chịu tác dụng của các lực sau: Lực hấp dẫn của Trái Đất có xu hướng làm cho các hạt lắng đọng. Nếu có một gradient từ trường thì các hạt sẽ có xu hướng co cụm lại vùng có từ trường lớn. Lực Van der Walls và lực lưỡng cực từ làm cho các hạt kết tụ lại với nhau. Để hệ ở trạng thái huyền phù thì các hạt phải có một năng lượng chuyển động nhiệt (chuyển động Brown) thắng được năng lượng hấp dẫn và năng lượng tương tác từ. Năng lượng chuyển động nhiệt: kBT Năng lượng hấp dẫn của trái đất: Vgl Năng lượng tương tác từ: 0mH Trong đó, kB là hằng số Boltzmann; T là nhiệt độ tuyệt đối; là sự khác biệt về khối lượng riêng của hạt từ tính và chất lỏng; g là gia tốc trọng trường; l là độ cao của chất lỏng trong trường hấp dẫn; 0 là độ từ thẩm của chân không; m là mô men từ của hạt từ tính (m = MSV, với MS là từ độ bão hòa của vật liệu tạo nên hạt từ tính, V là thể tích của hạt). Nếu năng lượng nhiệt không đủ để thắng năng lượng hấp dẫn và năng lượng từ thì người ta phải bổ sung cho các hạt những loại năng lượng mới như năng lượng tĩnh điện hoặc năng lượng đẩy không gian (steric force). Năng lượng tĩnh điện có thể xuất hiện do bề mặt các hạt bị tích điện cùng dấu sẽ đẩy nhau. Năng lượng đẩy không gian thường xuyên được sử dụng để phân tán các hạt. Nó xuất hiện do hạt được bao phủ bởi một lớp bề mặt như là các chất hoạt hóa bề mặt, cao phân tử,... Chất hoạt hóa bề mặt được dùng phổ biến nhất vì phân tử chất hoạt hóa bề mặt là một phân tử dài gồm một đầu bị phân cực như các nhóm chức -COOH, -NH2,... và một đầu không bị phân cực gồm các chuỗi hyđrôcácbon. Khi có mặt trong nước từ, tùy vào bản chất dung môi mà các đầu các hạt này sẽ bám lên bề mặt hạt từ tính hoặc quay ra dung môi để tạo nên một lực đẩy không gian giữa các hạt. Dung môi Dung môi là môi trường chứa hạt từ và chất bao phủ bề mặt. Nếu từ tính của nước từ do hạt từ quyết định thì tính lỏng của nó do dung môi quyết định. Dung môi có thể là các chất phân cực như nước, cồn,.. hoặc các chất không phân cực như dầu, dung môi hữu cơ. Dung môi có thể có độ nhớt rất khác nhau hoặc có thể có khả năng bay hơi dưới điều kiện bình thường cũng khác nhau. Tùy thuộc vào các ứng dụng cụ thể mà người ta dùng dung môi thích hợp. Các ứng dụng sinh hóa thường dùng dung môi là nước vì nước có tính tương hợp sinh học. Với các ứng dụng vật lý, dung môi thường dùng là dầu vì dầu rất ổn định trong môi trường làm việc. Xem thêm Tham khảo Từ học Chất lỏng Vật lý huyết tương Ung thư học Vật liệu từ Vật liệu nano Vật lý plasma Cơ học môi trường liên tục
1,262
6346
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao%20B%E1%BA%AFc%20C%E1%BB%B1c
Sao Bắc Cực
Sao Bắc Cực là tên gọi cho ngôi sao nằm gần thiên cực trên thiên cầu bắc. Ngôi sao phù hợp nhất hiện nay là sao Polaris (Alpha Ursae Minoris) trong chòm sao Tiểu Hùng. Sao Bắc Cực trong lịch sử đã được các nhà thám hiểm, hàng hải, người đi rừng sử dụng để xác định vĩ độ của họ trên Trái Đất. Từ một điểm bất kỳ trên bán cầu bắc, giá trị của góc từ đường chân trời tới sao Bắc Cực (cao độ của nó) là bằng vĩ độ của người quan sát trên Trái Đất. Ví dụ, người quan sát nhìn thấy sao Bắc Cực nằm cách chân trời 30°, thì người quan sát đang có mặt tại vĩ độ 30°. Polaris có cấp sao biểu kiến là 1,97. Khoảng năm 3.000 trước Công nguyên, sao Thuban trong chòm sao Thiên Long nằm gần thiên cực bắc nên được coi là sao Bắc Cực. Với cấp sao biểu kiến là 3,67, sao Bắc Cực khi đó mờ hơn sao Bắc Cực ngày nay khoảng năm lần. Sao Chức Nữ trong chòm sao Thiên Cầm sẽ trở thành sao Bắc Cực vào khoảng năm 14.000. Hiện tại, không có sao Nam Cực có lợi ích giống như Polaris; ngôi sao mờ Sigma Octantis nằm gần thiên cực nam nhất. Tuy nhiên, chòm sao Nam Thập Tự, hay còn gọi là chòm sao Nam Tào, chỉ thẳng tới nam cực của thiên cầu. Lịch sử Vào thời cổ đại, sao Kochab (Beta Ursae Minoris) ở gần thiên cực bắc hơn Polaris. Mặc dù không có ngôi sao nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở gần thiên cực bắc vào thời điểm đó, trung điểm giữa Polaris và Kochab khá gần với cực và có vẻ như toàn bộ chòm sao Tiểu Hùng (trong thời cổ đại được gọi là Cynosura (tiếng Hy Lạp Κυνόσουρα "đuôi chó")) đã được người Phoenicia sử dụng để xác định hướng bắc. Polaris được mô tả là ἀειφανής (phiên âm là aeiphanes), có nghĩa là "luôn ở phía trên đường chân trời", "luôn tỏa sáng", bởi Stobaeus vào thế kỷ thứ 5, khi nó vẫn còn cách thiên cực bắc khoảng 8°. Trong Vishnu Puranas, Polaris được nhân cách hóa với cái tên Dhruva ("bất động, cố định"). Cái tên stella polaris được đặt ra vào thời Phục Hưng, mặc dù vào thời điểm đó, người ta đã nhận ra rằng Polaris cách thiên cực vài độ; Gemma Frisius vào năm 1547 đã xác định Polaris cách thiên cực 3°8'. Xem thêm Polaris Thuban Sao Chức Nữ Nam Thập Tự Sigma Octantis Chú thích Hàng hải Sao Định hướng
433
6354
https://vi.wikipedia.org/wiki/Polaris
Polaris
Polaris là sao sáng nhất trong chòm sao Tiểu Hùng, tên La Tinh: Alpha Ursae Minoris, có ký hiệu là α UMi. Hiện nay Polaris là sao Bắc Cực, vì vị trí rất gần thiên cực bắc của nó trên thiên cầu. Do hiện tượng tuế sai, trong đó trục quay của Trái Đất có chuyển động quay với chu kỳ 25800 năm, gây ra thay đổi vị trí thiên cực của thiên cầu theo một vòng tròn bán kính khoảng 23,5°, với tâm nằm giữa chòm sao Thiên Long. Polaris cũng khá lớn, nếu thế chỗ cho Mặt Trời, nhiệt độ của Trái Đất sẽ là 1 445°c. Trong khi đó, Vệ tinh Triton của sao Hải Vương, sẽ có nhiệt độ âm vài độ c vì vùng sự sống của Polaris ở ngay hệ sao Hải Vương Tên gọi trong ngôn ngữ khác Sao Polaris trong tiếng Anh có các tên gọi khác nhau như: "North Star" (Sao Bắc Cực), "Lode Star" (Sao Quặng), "Pole star" (Sao Cực), "Polaris Borealis" (Sao Bắc Cực phương Bắc). Đặc điểm Sao Polaris rất gần thiên cực, nên nó hầu như không chuyển động biểu kiến trên bầu trời đêm. Ngược lại các thiên thể khác trong các chòm sao cận thiên cực bắc như thể xoay quanh sao Polaris. Vì thế sao Polaris là ngôi sao định hướng cho người đi biển, đi rừng vào ban đêm. Từ thời cổ đại sao Polaris đã có mặt trong các bảng chỉ dẫn cổ xưa của người Assyria. Polaris nằm cách thiên cực khoảng 1°, vì thế nó thực ra quay quanh thiên cực bắc trên một đường tròn nhỏ với đường kính khoảng 2° trên thiên cầu. Mặc dù Shakespeare đã viết rằng I am as constant as the northern star (Tôi bất biến giống như sao Bắc cực) trong một vở kịch về Julius Caesar mà ông viết vào khoảng năm 1599 , nhưng Polaris sẽ không mãi mãi là sao Bắc cực. Do hiện tượng tuế sai, cách đây vài nghìn năm các sao Thuban hay Vega (sao Chức Nữ) đã từng là sao Bắc cực. Vào khoảng năm 2100, Polaris sẽ đến gần thiên cực khoảng 0,5°. Định vị Polaris Sao Polaris có thể tìm thấy trên hướng nối từ sao Merak (β UMa) tới sao Dubhe (α UMa) trong chòm sao Đại Hùng), là hai ngôi sao ở phần cuối của cái gàu (tưởng tượng) của chòm sao này. Polaris cũng có thể tìm thấy trên hướng trung tâm của chòm sao Tiên Hậu, có hình ảnh chữ W méo. Tiếng tăm của Polaris hay sao Bắc cực đã làm nhiều người hiểu nhầm nó là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Polaris là một ngôi sao biến đổi Cephea, có cấp sao biểu kiến khoảng 2,01m, đứng khoảng thứ 51 trên bầu trời. Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Bắc Bán cầu (trừ Mặt Trời) là sao Thiên Lang, Sirius. Xem thêm Danh sách các sao sáng nhất. Polaris cách Trái Đất khoảng 431 năm ánh sáng (132 pasec), lấy theo số đo của vệ tinh Hipparcos. Nó là một sao siêu khổng lồ F7 (Ib) hoặc là sao khổng lồ sáng (II), với hai sao đồng hành nhỏ hơn: sao đồng hành xa F3 V - thuộc chuỗi chính cách xa khoảng 2000 AU và sao đồng hành gần hơn trên quỹ đạo với bán trục chính khoảng 5 AU. Các sao chuỗi chính là thuộc về quần thể II (biến thiên cepheid), tức là các xung do hoạt động của nó làm cho độ sáng của nó biến đổi theo chu kỳ một cách đều đặn. Vào khoảng năm 1900, Polaris có độ sáng nằm trong khoảng từ 8% sáng hơn đến 8% tối hơn so với độ sáng trung bình của nó (±0,15 độ sáng biểu kiến) với chu kỳ 3,97 ngày. Vào năm 2005, các biến số này sẽ là khoảng ±2%. Nó cũng sáng hơn 15% (tính trung bình) so với thời điểm năm 1900; chu kỳ cũng dài hơn khoảng 8 giây mỗi năm kể từ năm 1900. Các nghiên cứu gần đây được đăng tải trên tạp chí Science cho rằng ngày nay Polaris 2,5 lần sáng hơn so với thời kỳ Ptolemy quan sát nó. Nhà thiên văn học Edward Guinan cho rằng điều này là một tỷ lệ thay đổi đáng kể và nói rằng "Nếu điều đó là sự thật, thì các thay đổi này 100 lần lớn hơn so với những điều mà người ta dự đoán theo các học thuyết hiện nay về sự tiến hóa sao". Hiện nay không có sao Nam cực thực sự. Ngôi sao nhìn thấy bằng mắt thường gần nhất với cực nam của bầu trời là ngôi sao mờ Sigma Octantis, đôi khi còn gọi là Polaris Australis. Tuy nhiên, chòm sao sáng Nam Thập Tự chỉ thẳng tới cực nam của bầu trời. Liên kết ngoài Thông tin về Polaris Nhánh Lạp Hộ Hệ sao Hàng hải Chòm sao Tiểu Hùng Thuật ngữ thiên văn học
832
6355
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0u%20Lang%20Ch%E1%BB%A9c%20N%E1%BB%AF
Ngưu Lang Chức Nữ
Ngưu Lang Chức Nữ (chữ Hán: 牛郎織女), còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu, là một câu chuyện cổ tích rất nổi tiếng có xuất xứ từ Trung Quốc. Câu chuyện nổi lên từ thời nhà Hán qua lễ Thất Tịch, và theo dòng chảy văn hóa câu chuyện này lan qua các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Do sự phổ biến và tính văn hóa cao, câu chuyện này trở thành một trong Tứ đại dân gian truyền thuyết của Trung Hoa, bên cạnh Bạch Xà truyện, Mạnh Khương Nữ và Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài. Truyện cổ tích này có liên quan đến các sao Chức Nữ và sao Ngưu Lang, dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng 7 âm lịch ở Việt Nam, ở Trung Quốc gọi là lễ Thất Tịch. Tóm tắt nội dung Phiên bản Việt Nam Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên gia ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào Thất Tịch - ngày 7 tháng 7 âm lịch. Truyền thuyết 1 ngày trên trời bằng 1 năm dưới đất, nên thực tế ở trên trời ngày nào Ngưu Lang và Chức Nữ cũng gặp nhau. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu. Thời bấy giờ, sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được mời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cứ cãi nhau nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng 7 là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng 7 thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông. Tuy nhiên sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng, Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lệnh họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau. Từ đó, Ngưu Lang và Chức Nữ được sống bên nhau. Có lẽ do tích này mà vùng Bình Định (miền Trung Việt Nam) có từ "quạ làm xâu" nói về những con quạ vắng đi đâu một thời gian rồi trở về với cái đầu trọc lóc trong rất khôi hài. Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra. Phiên bản Trung Quốc Chàng chăn bò trẻ tuổi tên Ngưu Lang (牛郎) nhìn thấy 7 cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và đang đùa giỡn vui vẻ với nhau. Được cổ vũ bởi người bạn đồng hành tinh quái là một con bò đực, chàng đã lấy trộm váy áo của họ và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Các nàng tiên đã cử cô em út và xinh đẹp nhất có tên gọi là Chức Nữ (織女) ra để lấy lại váy áo. Nàng đành phải làm theo, nhưng do Ngưu Lang đã nhìn thấy thân thể trần tục của Chức Nữ nên nàng đành chấp thuận lời cầu hôn của chàng. Nàng đã chứng tỏ mình là một người vợ tuyệt vời, còn Ngưu Lang là một người chồng tốt và họ đã sống bên nhau hạnh phúc. Nhưng Thiên Hậu - trong một số dị bản là mẹ Chức Nữ - nhận ra rằng một kẻ tầm thường (tức Ngưu Lang) lại dám cưới một nàng tiên đẹp và bà đã điên tiết (trong các dị bản khác, Thiên Hậu bắt Chức Nữ quay lại làm công việc dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời vì nàng đã không làm công việc đó kể từ khi lấy chồng). Rút cái kẹp tóc của nàng ra, Thiên Hậu đã vạch ra một con sông rộng trên bầu trời để chia cắt đôi tình lang mãi mãi (vì thế tạo ra sông Ngân và trên thực tế người ta nhìn thấy các sao Ngưu Lang và Chức Nữ nằm ở hai bên của dải Ngân Hà). Chức Nữ phải vĩnh viễn ngồi trên một bờ sông, buồn bã dệt vải, còn Ngưu Lang chỉ nhìn thấy vợ mình từ xa và phải chịu trách nhiệm nuôi hai con (tức hai ngôi sao bên cạnh nó là Aquila -β và -γ). Nhưng có một ngày, tất cả các con quạ cảm thấy thương hại họ và chúng bay lên trời để làm cầu (鵲橋, "Ô kiều") phía trên sao Thiên Tân trong chòm sao Thiên Nga để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong một đêm, là đêm thứ bảy của tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên vì thương tiếc cho đôi vợ chồng, Ngọc Hoàng đã đặc xá cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần và đồng thời cũng trong thời gian đó, Ngưu Lang đã tìm được quả "Hoa Tiên" (là quả mà Hằng Nga đã từng ăn), vì vậy Ngọc Hoàng cùng với Vương Mẫu đã cho Ngưu Lang và Chức Nữ cùng ở bên nhau nuôi con mãi mãi không bao giờ chia lìa. Dị bản Dị bản này cho là Ngọc Hoàng, hay cha của Chức Nữ là người đã tách đôi tình nhân ra để họ chú tâm vào công việc thay vì chuyện yêu đương. Tuy bị chia cắt vì thương tiếc cho đôi tình nhân Ngọc Hoàng đã đặc xá cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần và nếu Ngưu Lang có thế tu thành tiên thì Ngọc Hoàng cùng với Vương Mẫu sẽ cho Ngưu Lang và Chức Nữ cùng ở bên nhau nuôi con mãi mãi không bao giờ chia lìa. Trong thi ca Câu truyện Ngưu Lang Chức Nữ trở thành một đề tài phổ biến trong thi ca, nghệ thuật. Có thể kể một số tác phẩm: Trung Quốc Trong Cổ thi thập cửu thủ (古诗十九首, Mười chín bài cổ thi, vô danh), có bài thơ về đề tài này: Nguyên bản chữ Hán 迢迢牽牛星 皎皎河漢女 繊繊擢素手 扎扎弄機杼 終日不成章 泣涕零如雨 河漢清且浅 相去復幾許 盈盈一水間 脈脈不 Phiên âm Điều điều Khiên Ngưu tinh, kiểu kiểu Hà Hán nữ. Tiêm tiêm trạc tổ thủ, trát trát lộng ky trữ. Chung nhật bất thành chương, khấp thế linh như vũ. Hà Hán thanh thả thiển, tương khứ phục ki hứa? Doanh doanh nhất thủy gian, mạch mạch bất đắc ngữ. Dịch thơ Xa xa kìa sao Ngưu, sáng sáng Ngân Hà nữ. Nhỏ nhỏ tay trắng ngần, rì rào khung cửi gỗ. Trọn ngày không thành lời, khóc nghẹn lệ như mưa. Ngân Hà xanh lại nông, ngăn trở xa thế hử? Nhởn nhơ một dòng nước, cách biệt không ra lời. Việt Nam Âm nhạc Chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ, Mạc Phong Linh. Giọt mưa thu, Đặng Thế Phong. Hẹn hò, Phạm Duy. Kỷ niệm nào buồn, Hoài An. Sầu Ô Thước, Văn Giảng. Vợ chồng Ngâu, Thẩm Oánh. Mưa Ngâu, Thanh Tùng. Thu sầu, Lam Phương. Thơ Thu khuê hành, Tản Đà. Thương, Hồ Xuân Hương. Xem thêm Thất Tịch Sao Ngưu Lang Sao Chức Nữ Dải Ngân Hà Tanabata Tham khảo Truyện cổ tích Việt Nam Truyện cổ tích Trung Quốc Điển tích văn học Xã hội Việt Nam Văn hóa Việt Nam Truyền thuyết Việt Nam Truyền thuyết Trung Hoa Văn hóa dân gian Nhật Bản
1,449
6380
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m%20sao%20B%E1%BA%AFc%20%C4%90%E1%BA%A9u
Nhóm sao Bắc Đẩu
Nhóm sao Bắc Đẩu, hay còn gọi là Thất Tinh Bắc Đẩu (北斗七星) hay Bắc Đẩu Thất Tinh, là một nhóm sao gồm bảy ngôi sao trong chòm sao Đại Hùng. Mảng các ngôi sao này tạo nên hình ảnh giống cái đấu (đẩu) hay cái gàu sòng hoặc cái xoong và nằm ở hướng bắc, vì vậy một số nước gọi nó là nhóm sao Bắc Đẩu. Nhóm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực là hai khái niệm khác nhau: "sao Bắc Đẩu" là cách gọi dân gian, nói về một nhóm sao bao gồm nhiều ngôi sao, trong khi sao Bắc Cực nói đến một ngôi sao. Vị trí Trong thiên văn học hiện đại, nhóm sao này là một nhóm sao gồm 7 ngôi sao, là bảy ngôi sao sáng nhất nằm trong ranh giới của chòm sao Đại Hùng (Ursa Major) tại thiên cầu bắc. Chòm sao Đại Hùng ngoài 7 ngôi sao trong nhóm sao Bắc Đẩu còn nhiều ngôi sao khác. Nhóm sao Bắc Đẩu theo quốc gia Trong hệ thống các chòm sao Trung Quốc, nhóm sao Bắc Đẩu là bảy ngôi sao ở hướng Bắc mang hình ảnh cái đấu (đẩu). Bốn ngôi đầu tạo thành một tứ giác gọi là Đẩu khôi, ba ngôi sau tạo thành cái đuôi gọi là Đẩu thược. Ngoài ra, còn một ngôi sao nằm sát bên cạnh ngôi sao ở giữa của Đẩu thược, được coi là sao phụ, gọi là Phụ tinh. Mỗi ngôi sao được đặt một tên riêng, và theo thần thoại Trung Quốc thì tại mỗi ngôi sao có một vị Tinh quân trông coi. Mỗi vị Tinh quân đó lại có một tên riêng. Trong Đạo giáo, Bắc Đẩu Thất Tinh là Bắc Thần, được gọi là Thiên Cương, ở phía cực Bắc và có hình dáng giống cái đấu đo lường. Ở Việt Nam, nhóm sao này còn được gọi là sao Bánh Lái Lớn. Bánh lái ở đây không phải là chiếc bánh lái tàu thủy thường thấy trên các boong tàu hiện đại, mà, theo như từ điển Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, chính là phần đuôi lái của ghe. Nhóm sao này được gọi cụ thể là "lớn" để phân biệt với chòm sao Tiểu Hùng có hình dạng tương tự, được người Việt Nam xưa gọi là sao Bánh Lái Nhỏ. Dù tên gọi này ngày nay không còn phổ biến trong ngôn ngữ thường ngày, nó vẫn còn được dùng trong một số cộng đồng ở duyên hải miền Trung và Nam Bộ, nơi mà sao Bánh Lái Lớn là một dấu hiệu để ngư dân tìm được hướng Bắc khi đi biển vào ban đêm. Ở Mỹ, nhóm sao Bắc Đẩu được gọi là Big Dipper (cái muỗng lớn). Trong khi đó, Anh gọi bảy ngôi sao này là The Plough (cái cày), còn xứ Ireland láng giềng thì gọi chúng là An Camchéachta (cái cày cong) và lấy chúng làm biểu tượng của một nước Ireland độc lập, tự chủ, không chịu sự cai trị của Đế quốc Anh. Ở Pháp, nhóm sao này vừa mang hình ảnh một cỗ xe lớn (Grand Chariot), lại vừa được ví như một chiếc chảo lớn (Grande Casserole). Các ngôi sao thành phần Nhóm sao Bắc Đẩu gồm bảy ngôi sao chính: Vị trí nhóm sao Bắc Đẩu trên bản đồ sao: Xem thêm Bắc Đẩu tinh quân Sao Nhóm sao Chòm sao Nam Thập Tự Tham khảo Sao Mảng sao Chòm sao Đại Hùng
575
6393
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao%20Ng%C6%B0u%20Lang
Sao Ngưu Lang
Sao Ngưu Lang (α Aql / α Aquilae / Alpha Aquilae / Altair) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Ưng (Aquilae) và là sao sáng thứ 12 trong bầu trời đêm, với độ sáng biểu kiến 0,77. Sao Ngưu Lang là một đỉnh của Tam giác mùa hè. Nó là sao dạng "A" hay sao trắng cách Trái Đất 17 năm ánh sáng và là một trong những sao gần nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong một số ngôn ngữ nước ngoài, chẳng hạn như trong tiếng Anh, nó có tên là "Altair" có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập để chỉ "con chim" "đại bàng", "sinh vật bay", từ thành ngữ نسر الطائر an-nasr aţ-ţā?ir. Đáng chú ý nhất của sao Ngưu Lang là tốc độ tự quay cực nhanh của nó; bằng cách đo độ rộng các quang phổ vạch của nó, người ta đã xác định là ở khu vực xích đạo của nó thì nó tự quay một vòng hết khoảng 6 1/2 giờ (các tài liệu khác đôi khi cho là 9 hay 10,4 giờ). So sánh với ngôi sao của chúng ta, tức Mặt Trời, thì nó phải mất hơn 25 ngày một chút để tự quay hết một vòng. Với sự tự quay nhanh như vậy, sao Ngưu Lang có lẽ có hình cầu dẹt: đường kính tại xích đạo ít nhất khoảng 14% lớn hơn so với đường kính tính theo hai cực. Sao Ngưu Lang, cùng với Beta Aquilae và Gamma Aquilae, tạo thành một đường nổi tiếng các sao, đôi khi được nói đến như là mỏ của con đại bàng (tức chòm sao Thiên Ưng). Các tọa độ (Kỷ nguyên 2000): Xích kinh: 19h50m47.00s Xích vĩ +08°52'06.0" Các tham chiếu tới sao này Trong huyền thoại, có một câu chuyện tình yêu trong Thất tịch của Việt Nam và Trung Quốc trong đó Ngưu Lang và hai con của mình (tức là Aquila -β và -γ) bị chia cắt khỏi vợ và mẹ là Chức Nữ (Vega), là người phải ngồi bên kia bờ sông của Sông Ngân. Xem thêm bài viết về truyện cổ tích Ngưu Lang - Chức Nữ và sao Chức Nữ Trong chiêm tinh học phương Tây, sao Ngưu Lang là điềm gở, báo trước những mối nguy hiểm từ những kẻ đê tiện. Trong lĩnh vực máy tính, máy tính quan trọng trong giai đoạn đầu, Altair 8800, đã được đặt tên theo ngôi sao này vì cô con gái của người có trách nhiệm đặt tên phù hợp cho máy tính này, khi hỏi con gái mình nên đặt tên như thế nào, đang xem một đoạn của Star Trek trong đó Starship Enterprise có Altair là điểm đến của nó. Vì thế Altair đã được lấy làm tên cho máy tính đó. Trong khoa học viễn tưởng, Altair là: Hành tinh Altair IV là khung cảnh chính của cuốn sách và phim Forbidden Planet (Hành tinh cấm đoán) Là quê hương của Harlan, một dạng sự sống nhân tạo trong Stargate SG-1. Tham khảo Liên kết ngoài Report với các bức ảnh độ phân giải cao. ALTAIR Automation Library System. Chòm sao Thiên Ưng Aquilae, Alpha Sao trắng dãy chính Sao Nhánh Lạp Hộ Từ ngữ Ả Rập Sao dãy chính nhóm A
540
6404
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%91o%E1%BA%A1t%20gi%E1%BA%A3i%20Nobel%20V%E1%BA%ADt%20l%C3%BD
Danh sách người đoạt giải Nobel Vật lý
Giải Nobel Vật lý (Tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i fysik) là giải thưởng thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Đây là một trong năm giải thưởng Nobel được thành lập bởi di chúc năm 1895 của Alfred Nobel (mất năm 1896), dành cho những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực vật lý học. Theo lời của Nobel trong di chúc, Giải thưởng Nobel được quản lý bởi Quỹ Nobel và được trao bởi ủy ban gồm năm thành viên được lựa chọn từ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Giải Nobel Vật lý lần đầu tiên được trao cho Wilhelm Conrad Röntgen, người Đức. Mỗi người đoạt giải Nobel đều nhận được huy chương Nobel, bằng chứng nhận và một khoản tiền. Mức tiền thưởng đã được thay đổi trong suốt những năm qua. Năm 1901, Wilhelm Conrad Röntgen nhận được khoản tiền 150.782 krona, tương đương với mức tiền 7.731.004 krona vào tháng 12 năm 2007. Năm 2017, Giải Nobel vật lý được trao cho 3 nhà khoa học người Mỹ: Rainer Weiss, Barry Barish và Kip Thorne cho đóng góp quyết định đối với LIGO và quan sát sóng hấp dẫn. Lễ trao giải thưởng được tổ chức tại Stockholm vào ngày 10 tháng 10, nhân dịp kỉ niệm ngày mất của Nobel. John Bardeen là người duy nhất đoạt hai giải Nobel Vật lý vào năm 1956 và 1972. Marie Curie là người phụ nữ duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau: Giải Nobel Vật lý năm 1903 và Giải Nobel Hóa học năm 1911. William Lawrence Bragg là người đoạt giải Nobel trẻ nhất từ trước tới nay: ở tuổi 25. Có bốn người phụ nữ đoạt giải thưởng này là: Marie Curie (1903), Maria Goeppert-Mayer (1963), Donna Strickland (2018) và Andrea Ghez (2020). Tới năm 2020, Giải Nobel Vật lý đã được trao 114 lần cho 216 cá nhân. Có 6 lần Giải Nobel không được tổ chức là: 1916, 1931, 1934, 1940-1942. Các danh sách giải Nobel khác Danh sách người Châu Á đoạt giải Nobel Danh sách người đoạt giải Nobel Vật lý Danh sách người đoạt giải Nobel Hóa học Danh sách người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa Danh sách người đoạt giải Nobel Văn học Danh sách người đoạt giải Nobel Hòa bình Danh sách người đoạt giải Nobel Kinh tế Danh sách người da đen đoạt giải Nobel Danh sách người Hồi Giáo đoạt giải Nobel Danh sách người Kitô giáo đoạt giải Nobel Danh sách người Do Thái đoạt giải Nobel Danh sách phụ nữ đoạt giải Nobel Danh sách Thập niên 1900 Thập niên 1910 Thập niên 1920 Thập niên 1930 Thập niên 1940 Thập niên 1950 Thập niên 1960 Thập niên 1970 Thập niên 1980 Thập niên 1990 Thập niên 2000 Thập niên 2010 Thập niên 2020 Chú thích Xem thêm Bài viết Giải Nobel Vật lý Liên kết ngoài Winners of the Nobel Prize in Physics Vật lý
491
6412
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20Gi%C3%A1c%20M%C3%B9a%20H%C3%A8
Tam Giác Mùa Hè
Tam Giác Mùa Hè là một mảng sao (asterism) gồm các sao tạo ra một tam giác tưởng tượng của bầu trời nửa Bắc bán cầu, với các sao ở đỉnh là sao Ngưu Lang (Altair), sao Thiên Tân (Deneb), và sao Chức Nữ (Vega). Tam giác này nối ba ngôi sao sáng nhất của ba chòm sao: chòm sao Thiên Ưng (Aquila), chòm sao Thiên Nga (Cygnus) và chòm sao Thiên Cầm (Lyra). Thuật ngữ tiếng Anh này được nhà thiên văn Anh Patrick Moore phổ biến trong những năm của thập niên 1950, mặc dù ông không phát minh ra điều này. Nhà thiên văn Áo, Oswald Thomas, miêu tả các sao này như một Tam Giác Lớn (Grosses Dreieck) vào cuối thập niên 1920, về sau ông gọi là Tam Giác Mùa Hè (Sommerliches Dreieck) vào năm 1934. Mảng sao này (asterism) đã được Joseph Johann Littrow để ý đến, ông miêu tả nó như là "tam giác dễ thấy" trên các tài liệu trong bản đồ của ông (năm 1866), và Johann Elert Bode đưa chùm sao này vào sách bản đồ của ông năm 1816, mặc dù chưa có tên gọi. Tam Giác Mùa Hè vào các tháng hè, nằm trên đỉnh đầu của người quan sát đứng ở Bắc bán cầu tại các vĩ độ bắc 40-50 độ, nhưng cũng có thể nhìn thấy vào mùa xuân hay mùa thu. Từ nửa Nam bán cầu, nó xuất hiện phía trên, lộn ngược trên bầu trời, nhưng rất thấp trong các tháng mùa đông. Các sao trong Tam Giác Mùa Hè Các chủ đề liên quan Tam Giác Mùa Đông Ngưu Lang Chức Nữ Thất tịch Tham khảo Mảng sao Khoảnh sao
278
6414
https://vi.wikipedia.org/wiki/PostgreSQL
PostgreSQL
PostgreSQL (), gọi ngắn gọn hơn là Postgres, là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ và đối tượng dựa trên POSTGRES, bản 4.2, được khoa điện toán của đại học California tại Berkeley phát triển. POSTGRES mở đường cho nhiều khái niệm quan trọng mà các hệ quản trị dữ liệu thương mại rất lâu sau mới có. PostgreSQL là một chương trình mã nguồn mở xây dựng trên mã nguồn ban đầu của đại học Berkeley. Nó theo chuẩn SQL99 và có nhiều đặc điểm hiện đại: Câu truy vấn phức hợp (complex query) Khóa ngoại (foreign key) Thủ tục sự kiện (trigger) Các khung nhìn (view) Tính toàn vẹn của các giao dịch (integrity transactions) Việc kiểm tra truy cập đồng thời đa phiên bản (multiversion concurrency control) Hơn nữa, PostgreSQL có thể dùng trong nhiều trường hợp khác, chẳng hạn như tạo ra các khả năng mới như: Kiểu dữ liệu Hàm Toán tử Hàm tập hợp Phương pháp liệt kê Ngôn ngữ theo thủ tục Truy vấn xử lý song song (parallel query) Sao chép dữ liệu dạng luồng (Streaming replication) PostgreSQL được phổ biến bằng giấy phép BSD cổ điển. Nó không quy định những hạn chế trong việc sử dụng mã nguồn của phần mềm. Bởi vậy PostgreSQL có thể được dùng, sửa đổi và phổ biến bởi bất kỳ ai cho bất kỳ mục đích nào. PostgreSQL cũng là hệ quản trị cơ sở dữ liệu hỗ trợ mạnh trong việc lưu trữ dữ liệu không gian. PostgreSQL kết hợp với module Postgis cho phép người dùng lưu trữ các lớp dữ liệu không gian. Khi sử dụng PostgreSQL, Postgis kết hợp với các phần mềm GIS hỗ trợ hiển thị, truy vấn, thống kê hoặc xử lý dữ liệu không gian. Tham khảo Liên kết ngoài Trang chính của PostgreSQL Trang chính của Cộng đồng PostgreSQL Việt Nam Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Phần mềm tự do Phần mềm đa nền tảng
327
6418
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao%20Ch%E1%BB%A9c%20N%E1%BB%AF
Sao Chức Nữ
Sao Chức Nữ (α Lyr / α Lyrae / Alpha Lyrae hay Vega hoặc Sao Bạch Minh) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Cầm (Lyra), và là sao sáng thứ 5 trên bầu trời đêm. Nó là sao sáng thứ 2 ở bầu trời phía bắc sau sao Đại Giác, và thông thường có thể nhìn thấy ở gần thiên đỉnh khi quan sát ở các vĩ độ trung bình (40-50) về mùa hè ở bắc bán cầu. Nó là "ngôi sao gần" cách hệ Mặt Trời chỉ có 25,27 năm ánh sáng, và cùng với sao Đại Giác (Arcturus) và sao Thiên Lang (Sirius), là những ngôi sao "hàng xóm" của Mặt Trời sáng nhất. Sao Chức Nữ là một đỉnh của Tam giác mùa hè. Lớp quang phổ của nó là A0V (Sao Thiên Lang là A1V, tức là ít mãnh liệt hơn một chút) và nó là sao dãy chính với các phản ứng hạt nhân chuyển hydro thành heli trong lõi của nó. Vì các sao càng mạnh thì sử dụng nguồn nguyên liệu nhiệt hạch càng nhanh, thời gian đang tồn tại của sao Chức Nữ chỉ khoảng 1 tỷ năm, bằng 1/10 của Mặt Trời. Sao Chức Nữ có bán kính 2,5 lần lớn hơn, 3 lần nặng hơn và 50 lần bức xạ mạnh hơn Mặt Trời. Sao Chức Nữ có một lớp bụi và khí hình chiếc đĩa vây quanh nó, được phát hiện bởi IRAS vào giữa những năm thập niên 1980. Nó hoặc là dấu hiệu của sự hiện diện của các hành tinh hoặc là các hành tinh của nó sẽ sớm được tạo ra. Đĩa mẫu hành tinh, như có thể suy ra từ tên gọi của nó, được tin là sẽ dẫn đến sự hình thành của các hành tinh nhưng cũng có thể tồn tại một thời gian dài sau khi các hành tinh đã hình thành nếu không có các hành tinh khí khổng lồ giống như Sao Mộc. Vào khoảng năm 14.000, sao Chức Nữ sẽ trở thành Sao Bắc cực, do hiện tượng tuế sai của các điểm phân. Xem bài Polaris để có thêm thông tin. Các nhà thiên văn học chuyên nghiệp sử dụng sao Chức Nữ để xác định thang độ sáng tuyệt đối. Khi thang độ sáng được quy định thì giá trị cường độ sáng của sao Chức Nữ rất gần với 0. Vì thế độ sáng biểu kiến của Chức Nữ, theo định nghĩa, được chọn là bằng 0 trên mọi bước sóng (nó không được sử dụng gần đây do độ sáng biểu kiến ngày nay chủ yếu được định nghĩa theo thuật ngữ của thông lượng chiếu xạ từ sao). Nó cũng có phổ điện từ tương đối phẳng trong vùng ánh sáng (các bước sóng từ 350 đến 850 nanomét, phần lớn các bước sóng này mắt người có thể cảm nhận được), vì thế thông lượng là xấp xỉ bằng 2000-4000 Jy. Thông lượng bức xạ của Chức Nữ giảm nhanh chóng trong khu vực hồng ngoại, và nó xấp xỉ 100 Jy ở bước sóng khoảng 5 micromét. Sao Chức Nữ là chủ thể của nhiều cái 'đầu tiên' trong Thiên văn học; năm 1850 nó là ngôi sao đầu tiên được chụp ảnh, năm 1872 nó là ngôi sao đầu tiên có quang phổ được ghi lại. Nó cũng được tranh cãi có phải ngôi sao đầu tiên được đo lại biến đổi vị trí góc của mình, trong các thực nghiệm đầu tiên của Friedrich Struve năm 1837. Cuối cùng, nó là ngôi sao đầu tiên có loại xe ô tô được đặt tên theo, khi Chevrolet sản xuất xe 'Vega' năm 1971. Trong tiếng nước ngoài, tên gọi Vega có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập - từ waqi có nghĩa là "rơi rụng", trong thành ngữ نسر الواقع an-nasr al-wāqi‘ có nghĩa là "chim kền kền rơi". Là một phần của chòm sao Thiên Cầm (Lyra) nó tượng trưng cho chuỗi ngọc quý trên thân cây đàn cầm. Ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao mẹ xuất hiện Các hành tinh có thể Các quan sát từ Kính viễn vọng James Clerk Maxwell vào năm 1997 cho thấy một "vùng sáng trung tâm kéo dài" đạt đỉnh 9″ (70 AU) về phía đông bắc của Vega. Điều này được giả thuyết là một hành tinh nhiễu loạn đĩa bụi hoặc một vật thể quay quanh quỹ đạo bị bao quanh bởi bụi. Tuy nhiên, hình ảnh của kính thiên văn Keck đã loại trừ một người bạn đồng hành có cường độ xuống tới 16 độ richter, tương ứng với một thiên thể có khối lượng gấp 12 lần Sao Mộc. Các nhà thiên văn tại Trung tâm Thiên văn Liên hợp ở Hawaii và tại UCLA cho rằng hình ảnh có thể chỉ ra một hệ hành tinh vẫn đang trong quá trình hình thành. Việc xác định bản chất của hành tinh không hề đơn giản; một bài báo năm 2002 đưa ra giả thuyết rằng các đám đông là do một hành tinh có khối lượng gần bằng Sao Mộc trên một quỹ đạo lệch tâm. Bụi sẽ tập hợp trong các quỹ đạo có cộng hưởng chuyển động trung bình với hành tinh này - nơi chu kỳ quỹ đạo của chúng tạo thành các phân số nguyên với chu kỳ của hành tinh - tạo ra sự kết tụ. Vào năm 2021, một bài báo phân tích quang phổ 10 năm của Vega đã phát hiện ra một tín hiệu ứng cử viên 2,43 ngày xung quanh Vega, theo thống kê ước tính chỉ có 1% khả năng là dương tính giả. Xem xét biên độ của tín hiệu, các tác giả ước tính khối lượng tối thiểu là , nhưng xem xét sự quay rất xiên của chính Vega chỉ 6,2° từ góc nhìn của Trái Đất, hành tinh cũng có thể thẳng hàng với mặt phẳng này, tạo cho nó khối lượng thực tế là . Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một 196,4 1,6-1,9 tín hiệu mà có thể khối lượng gấp (740 ± 190 ở độ nghiêng 6,2°) nhưng quá mờ để khẳng định là tín hiệu thực với dữ liệu có sẵn. Khoa học viễn tưởng Trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Carl Sagan Contact, và trong phim cùng tên do chuyển thể từ tác phẩm này, Trái Đất đã nhận được các thông điệp từ mạng truyền tín hiệu ngoài Trái Đất quay xung quanh Vega. Trong trò chơi nhập vai Traveller hệ hành tinh gần Vega có loài sinh vật sinh sống có tên gọi chung là Vegan. Họ quản lý một khu vực tự trị trong đế chế Imperium với bán kính vài parsec xung quanh Vega. Trong trò chơi điện tử của Commodore 64 có tên gọi HOMER, một phần câu chuyện là việc di cư của loài người tới Vega. Trong tiểu thuyết của Robert Heinlein Have Spacesuit, Will Travel, Vega là chủ nhà của một hành tinh có nền văn minh cao - là đại diện và người phụ trách trong khu vực thuộc Liên bang Ba Thiên Hà và là người giám hộ loài người sau khi Ba Thiên Hà phát hiện ra loài người. Trong Star Trek có nói đến thuộc địa của loài người nằm trong hệ thống sao Vega. Trong tiểu thuyết Foundation của Isaac Asimov, Vega là hệ thống trung tâm của Galactic Empire, và trong đó có hành tinh Trantor. Trong series Kamen Rider Den-O của Toei Company, nhân vật Kamen Rider Zeronos sử dụng 2 form là Altair Form(Ngưu Lang) và Vega Form(Chức Nữ) cùng với cộng sự Deneb của mình tạo thành tam giác mùa hè. Thông số Độ lên thẳng cực bắc (J2000): 18h36m56,3s Độ nghiêng (J2000): +38°47'01" Khoảng cách tới Trái Đất: 25,3 năm ánh sáng Parallax: 0,133" Độ sáng biểu kiến trong hệ thống hiện đại: 0,03 Độ sáng biểu kiến trong hệ thống cũ: 0 theo định nghĩa Độ sáng tuyệt đối: 0,58 Dạng quang phổ: A0Va Khối lượng: 3 lần Mặt Trời Bán kính: 2,5 lần Mặt Trời Độ chói: 50 lần Mặt Trời Các tên gọi khác Trong các ngôn ngữ khác, sao Chức Nữ còn được gọi là: Tiếng Anh: The Falling Eagle, The Harp Star, Wega (dịch một cách chính xác hơn từ nguyên văn tiếng Ả Rập) Tiếng Akkad: Tir-anna, dịch nghĩa: "Cuộc sống trên thiên đường" Tiếng Babylon: Dilgan, dịch nghĩa: "Sứ giả ánh sáng" Tiếng Trung Quốc: 織女 (Hán-Việt: Chức Nữ), dịch nghĩa: "Nàng tiên dệt". Tiếng Hy Lạp: Allore Tiếng Sanskrit: Abhijit, dịch nghĩa: "Chiến thắng" Tiếng Latinh: Fidis, dịch nghĩa: "đàn Lyre" hay "đàn cầm" Trong khoa học, sao Chức Nữ được gọi là: HD 172167 HR 7001 Huyền thoại Sao Ngưu Lang Chú thích Tham khảo Nhánh Lạp Hộ Thiên thể Bayer Chòm sao Thiên Cầm Chức Nữ
1,488
6420
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B3a%20l%C3%BD
Hóa lý
Hóa lý là môn khoa học nghiên cứu về các hiện tượng vĩ mô và hạt trong các hệ thống hóa học về các nguyên tắc, thực tiễn và các khái niệm vật lý như chuyển động, năng lượng, lực, thời gian, nhiệt động lực học, hóa học lượng tử, cơ học thống kê, động lực học phân tích và cân bằng hóa học. Hóa lý, trái ngược với vật lý hóa học, chủ yếu (nhưng không phải luôn luôn) là một khoa học vĩ mô hoặc siêu phân tử, vì phần lớn các nguyên tắc mà nó được thành lập liên quan đến khối lượng chứ không phải là cấu trúc phân tử / nguyên tử (ví dụ, cân bằng hóa học và chất keo). Một số mối quan hệ mà hóa lý cố gắng giải quyết bao gồm các tác động của: Các lực liên phân tử tác động lên các tính chất vật lý của vật liệu (độ dẻo, độ bền kéo, sức căng bề mặt trong chất lỏng). Động học phản ứng về tốc độ của một phản ứng. Nhận dạng của các ion và tính dẫn điện của vật liệu. Khoa học bề mặt và điện hóa của màng tế bào. Sự tương tác của một cơ thể với một cơ thể khác về số lượng nhiệt và công việc được gọi là nhiệt động lực học. Sự truyền nhiệt giữa một hệ thống hóa học và môi trường xung quanh trong quá trình thay đổi pha hoặc phản ứng hóa học diễn ra gọi là nhiệt hóa học Nghiên cứu tính chất chung của số lượng loài có trong dung dịch. Số lượng pha, số thành phần và mức độ tự do (hoặc phương sai) có thể tương quan với nhau với sự trợ giúp của quy tắc pha. Phản ứng của các pin điện hóa. Khái niệm chính Các khái niệm chính của hóa lý là cách thức mà vật lý thuần túy được áp dụng cho các vấn đề hóa học. Một trong những khái niệm quan trọng trong hóa học cổ điển là tất cả các hợp chất hóa học có thể được mô tả là các nhóm nguyên tử liên kết với nhau và các phản ứng hóa học có thể được mô tả là sự tạo ra và phá vỡ các liên kết đó. Dự đoán tính chất của các hợp chất hóa học từ mô tả các nguyên tử và cách chúng liên kết là một trong những mục tiêu chính của hóa lý. Để mô tả chính xác các nguyên tử và liên kết, cần phải biết cả hạt nhân của các nguyên tử đó và cách thức các electron được phân phối xung quanh chúng. Hóa học lượng tử, một lĩnh vực của hóa lý đặc biệt liên quan đến việc ứng dụng cơ học lượng tử vào các vấn đề hóa học, cung cấp các công cụ để xác định mức độ mạnh và liên kết hình dạng là gì, hạt nhân di chuyển như thế nào và ánh sáng có thể được hấp thụ hoặc phát ra bởi một hóa chất hợp chất. Quang phổ học là ngành học phụ liên quan của hóa lý, đặc biệt liên quan đến sự tương tác của bức xạ điện từ với vật chất. Một tập hợp câu hỏi quan trọng khác trong hóa học liên quan đến loại phản ứng nào có thể xảy ra một cách tự nhiên và tính chất nào có thể có đối với một hỗn hợp hóa học nhất định. Điều này được nghiên cứu trong nhiệt động hóa học, đặt ra các giới hạn về số lượng như phản ứng có thể tiến hành bao xa, hoặc có thể chuyển đổi bao nhiêu năng lượng thành công việc trong động cơ đốt trong và cung cấp các liên kết giữa các tính chất như hệ số giãn nở nhiệt và tốc độ thay đổi của entropy với áp suất cho chất khí hoặc chất lỏng. Nó có thể thường xuyên được sử dụng để đánh giá xem một lò phản ứng hoặc thiết kế động cơ có khả thi hay không, hoặc để kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu thực nghiệm. Ở một mức độ hạn chế, nhiệt động học bán cân bằng và không cân bằng có thể mô tả những thay đổi không thể đảo ngược. Tuy nhiên, nhiệt động học cổ điển chủ yếu liên quan đến các hệ thống ở trạng thái cân bằng và thay đổi thuận nghịch và không phải là những gì thực sự xảy ra, hoặc nhanh như thế nào, ra khỏi trạng thái cân bằng. Những phản ứng nào xảy ra và nhanh như thế nào là chủ đề của động học hóa học, một nhánh khác của hóa lý. Một ý tưởng quan trọng trong động học hóa học là để các chất phản ứng phản ứng và tạo thành sản phẩm, hầu hết các loài hóa học phải trải qua trạng thái chuyển tiếp có năng lượng cao hơn cả chất phản ứng hoặc sản phẩm và đóng vai trò là rào cản đối với phản ứng. Nói chung, rào cản càng cao, phản ứng càng chậm. Thứ hai là hầu hết các phản ứng hóa học xảy ra như một chuỗi các phản ứng cơ bản, mỗi phản ứng có trạng thái chuyển tiếp riêng. Các câu hỏi chính trong động học bao gồm tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ chất phản ứng và chất xúc tác trong hỗn hợp phản ứng, cũng như cách xúc tác và điều kiện phản ứng có thể được thiết kế để tối ưu hóa tốc độ phản ứng. Thực tế là các phản ứng xảy ra nhanh như thế nào thường có thể được chỉ định chỉ với một vài nồng độ và nhiệt độ, thay vì cần biết tất cả các vị trí và tốc độ của mọi phân tử trong hỗn hợp, là một trường hợp đặc biệt của một khái niệm quan trọng khác trong hóa lý, trong đó là ở mức độ mà một kỹ sư cần biết, mọi thứ diễn ra trong một hỗn hợp gồm số lượng rất lớn (có lẽ là thứ tự của hằng số Avogadro, 6 x1023) của các hạt thường có thể được mô tả chỉ bằng một vài biến như áp suất, nhiệt độ và nồng độ Những lý do chính xác cho điều này được mô tả trong cơ học thống kê, một chuyên ngành trong hóa lý cũng được chia sẻ với vật lý. Cơ học thống kê cũng cung cấp các cách để dự đoán các tính chất mà chúng ta thấy trong cuộc sống hàng ngày từ các tính chất phân tử mà không dựa vào mối tương quan thực nghiệm dựa trên sự tương đồng hóa học. Lịch sử Thuật ngữ "hóa lý" được Mikhail Lomonosov đặt ra năm 1752, khi ông trình bày một bài giảng mang tên "Một khóa học trong hóa lý" (tiếng Nga: «Курс истинной физической химии») trước các sinh viên của Đại học Petersburg. Trong phần mở đầu của những bài giảng này, ông đưa ra định nghĩa: "Hóa lý là khoa học phải giải thích theo các điều khoản của thí nghiệm vật lý lý do cho những gì đang xảy ra trong các bộ máy phức tạp thông qua các hoạt động hóa học". Hóa lý hiện đại bắt nguồn từ những năm 1860 đến 1880 với công việc nghiên cứu nhiệt động hóa học, điện giải trong các dung dịch, động học hóa học và các môn học khác. Một cột mốc quan trọng là ấn phẩm năm 1876 của Josiah Willard Gibbs trong bài viết của ông, Về trạng thái cân bằng của các chất không đồng nhất. Bài viết này đã giới thiệu một số nền tảng của hóa lý, chẳng hạn như năng lượng Gibbs, thế năng hóa học và quy tắc pha của Gibbs. Tạp chí khoa học đầu tiên đặc biệt trong lĩnh vực hóa lý là tạp chí Đức, Zeitschrift für Physikalische Chemie, được Wilhelm Ostwald và Jacobus Henricus van 't Hoff lập ra năm 1887. Cùng với Svante August Arrhenius, đây là những nhân vật hàng đầu về hóa lý vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Cả ba đều được trao giải thưởng Nobel về hóa học trong khoảng thời gian từ năm 1901 đến 1909. Những phát triển trong những thập kỷ sau bao gồm việc áp dụng cơ học thống kê vào các hệ thống hóa học và hoạt động trên chất keo và hóa học bề mặt, nơi Irving Langmuir có nhiều đóng góp. Một bước quan trọng khác là sự phát triển của cơ học lượng tử thành hóa học lượng tử từ những năm 1930, trong đó Linus Pauling là một trong những tên tuổi hàng đầu. Sự phát triển lý thuyết đã đi đôi với sự phát triển trong các phương pháp thí nghiệm, trong đó việc sử dụng các hình thức quang phổ khác nhau, như quang phổ hồng ngoại, quang phổ vi sóng, cộng hưởng điện từ và phổ cộng hưởng từ hạt nhân, có lẽ là sự phát triển quan trọng nhất của thế kỷ 20. Sự phát triển hơn nữa trong hóa lý có thể được quy cho những khám phá về hóa học hạt nhân, đặc biệt là sự phân tách đồng vị (trước và trong Thế chiến II), những khám phá gần đây hơn về hóa học, cũng như sự phát triển của các thuật toán tính toán trong lĩnh vực "phụ gia tính chất hóa lý "(thực tế tất cả các tính chất hóa lý, chẳng hạn như điểm sôi, điểm tới hạn, sức căng bề mặt, áp suất hơi, v.v. - gồm hơn 20 tính chất - có thể tính chính xác từ tất cả các cấu trúc hóa học, ngay cả khi phân tử hóa học không được phân rã), tại đây nảy sinh tầm quan trọng thực tế của hóa lý đương đại. Các nhà hóa lý học nổi bật Svante Arrhenius Walther Nernst Fritz Haber Peter Debye Josiah Willard Gibbs J.H.van't Hoff Erich Hückel Wilhelm Ostwald Gilbert N. Lewis Friedrich Kohlrausch Frederick Lindemann Cyril Norman Hinshelwood Lars Onsager Robert S. Mulliken Michael Polanyi Linus Pauling E. Bright Wilson Irving Langmuir Jaroslav Heyrovský William Giauque Manfred Eigen Roald Hoffmann Dudley R. Herschbach Yuan T. Lee John Charles Polanyi Richard Bernstein Richard R. Ernst Rudolph A. Marcus Ahmed H. Zewail Richard Zare Xem thêm Vật lý hóa học Tham khảo Liên kết ngoài Vật lý học Bài cơ bản sơ khai
1,782
6437
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BA%BFt%20b%E1%BB%8B%20hi%E1%BB%83n%20th%E1%BB%8B
Thiết bị hiển thị
Một thiết bị hiển thị là một thiết bị thể hiện hình ảnh. Hầu hết màn hình tác động tới mắt để tạo hình ảnh; nhưng cũng có màn hình dành riêng cho người mù sử dụng chuyển động cơ học thay đổi độ lồi lõm của một bề mặt để người mù cảm nhận được hình ảnh qua ngón tay. Các thiết bị hiển thị thông dụng gồm Màn hình dùng công nghệ điện tử tương tự Màn hình CRT (đèn hình) Màn hình dùng công nghệ điện tử số Giấy điện tử Màn hình LED Màn hình tinh thể lỏng Màn hình HPA Màn hình TFT Màn hình OLED Màn hình Plasma Màn hình ống nanô cácbon Màn hình 3 chiều Máy chiếu Máy chiếu dùng công nghệ điện tử tương tự Máy chiếu rạp phim Máy chiếu dương bản Máy chiếu dùng công nghệ điện tử số Máy chiếu số Màn hình Braille Màn hình 7 thanh (dùng để hiện thị số từ 0 đến 9 trong máy tính bỏ túi, đồng hồ,...) Màn hình 14 thanh Màn hình 16 thanh Máy in Máy in phun Máy in laser Máy in nhiệt Máy in kim Xem thêm Màn hình máy tính Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) Projection Screens Projection Screens Come in a Multitude of Styles and Models (theprojectorpros.com) Công nghệ hiển thị Giao diện người dùng Kỹ thuật điện tử
232
6441
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khoa%20h%E1%BB%8Dc%20v%E1%BA%ADt%20li%E1%BB%87u
Khoa học vật liệu
Khoa học vật liệu là một khoa học liên ngành nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành phần, cấu trúc, các công nghệ chế tạo, xử lý và tính chất của các vật liệu. Các khoa học tham gia vào việc nghiên cứu chủ yếu là vật lý, hóa học, toán học. Thông thường đối tượng nghiên cứu là vật liệu ở thể rắn, sau đó mới đến thể lỏng, thể khí. Các tính chất được nghiên cứu là cấu trúc, tính chất điện, từ, nhiệt, quang, cơ, hoặc tổ hợp của các tính chất đó với mục đích là tạo ra các vật liệu để thỏa mãn các nhu cầu trong kỹ thuật. Nghiên cứu vật liệu tạo ra vô vàn ứng dụng trong đời sống chính vì thế mà các ngành khoa học vật liệu, công nghệ vật liệu ngày càng trở nên phổ biến và phát triển rộng rãi. Phân loại vật liệu Vật liệu là đối tượng của ngành khoa học vật liệu gồm rất nhiều loại khác nhau về bản chất vật liệu, về cấu trúc vật liệu, về các tính chất,... Thông thường, nếu phân chia theo bản chất vật liệu thì chúng ta có các loại sau: Vật liệu kim loại Vật liệu silicat Vật liệu polymer Vật liệu composite Vật liệu tổng hợp Nếu chia Vật liệu ra theo các ngành ứng dụng thì có: Vật liệu điện Vật liệu điện tử Vật liệu xây dựng Vật liệu Cơ khí Xem thêm Công nghệ nano Vật liệu Vật lý ứng dụng Vật lý thực nghiệm Luyện kim Tham khảo Liên kết ngoài Vật liệu Vật lý học Sinh học Luyện kim
273
6444
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A0ng%20%28Vi%E1%BB%87t%20Nam%29
Làng (Việt Nam)
Làng (chữ Nôm: 廊) là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn ở Việt Nam. Suốt nhiều thế kỷ, làng là đơn vị tụ cư cổ truyền lâu đời ở nông thôn người Việt và là nhân tố cơ sở cho hệ thống nhà nước quân chủ tại Việt Nam. Từ thời Hùng Vương, làng được gọi là chạ. Đơn vị này có thể coi tương đương với sóc của người Khơme, bản (của các dân tộc thiểu số phía Bắc), buôn (của người Ê Đê), làng (của các tộc người bản địa tỉnh Kon Tum và Gia Lai). Làng của những người làm nghề chài lưới được gọi là vạn hay vạn chài. Làng truyền thống điển hình thời trung và cận đại là một tập hợp những người có thể có cùng huyết thống, cùng phương kế sinh nhai trên một vùng nhất định. Làng ̣được xem có tính tự trị, khép kín, độc lập, là một vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn nên mới có câu "Hương đảng, tiểu triều đình". Năm 1428 vua Lê Thái Tổ phân chia lãnh thổ thành các đơn vị gọi là tiểu xã, trung xã và đại xã. Thời nhà Lê đánh dấu việc nhà nước tăng cường kiểm soát làng xã. Viên quan cai trị làng lúc đó gọi là "xã quan". Năm 1467 thì bỏ "xã quan", thay bằng "xã trưởng." Viên chức này không còn do triều đình bổ nhiệm nữa mà là do dân làng tuyển cử. Từ đó trở đi triều đình chỉ kiểm soát từ cấp huyện trở lên còn xã được coi như tự trị. Chức xã trưởng đến triều Minh Mệnh nhà Nguyễn thì đổi là "lý trưởng". Trước đây, trên làng là xã, huyện, châu, phủ, lộ, đạo; dưới làng là thôn, xóm, ấp... tùy theo từng thời kỳ. Ngày nay, tổ chức trên làng là xã, huyện, tỉnh, quốc gia; tổ chức dưới làng có xóm. Tổ chức làng Làng truyền thống của người Việt chủ yếu có ba cơ quan: cơ quan nghị quyết, cơ quan chấp hành, và cơ quan trị an. Thời nhà Lê thì hội đồng kỳ dịch là cơ quan nghị quyết, có Hương trưởng (鄉長) sau gọi là Tiên chỉ (先紙) đứng đầu. Hương mục/Hương hào (鄉目/鄉豪) lãnh trách nhiệm trông coi tài sản công tư của xã. Trị an, tự vệ thì giao cho Trùm trưởng (𠆳長) sau gọi là Tuần đinh (巡丁). Hương mục và trùm trưởng cũng là thành viên của hội đồng kỳ dịch. Hội đồng kỳ dịch thường là các hương hào danh tiếng có phẩm hàm, học thức, hoặc là hưu quan trong xã. Điều kiện vào hội đồng không nhất định mà tùy theo hương ước của làng. Có làng xét ngôi thứ trong hội đồng theo "thiên tước" tức là ai cao tuổi nhất thì là tiên chỉ. Có làng xét theo "nhân tước" và ai đỗ cao nhất hay có phẩm hàm cao nhất thì ngồi chiếu tiên chỉ. Phần lớn làng xã "trọng khoa hơn hoạn", tức là trọng người đỗ cao hơn là chức lớn. Ví dụ như người đỗ phó bảng có thể làm quan đến nhất phẩm nhưng khi về hưu vào đình họp thì sẽ phải ngồi chiếu thấp hơn người đỗ tiến sĩ dù tiến sĩ chỉ làm quan thăng đến tam phẩm. Hội đồng kỳ dịch thường nhóm họp một tháng hai lần vào ngày mồng một (sóc) và ngày rằm (vọng) sau khi lễ thành hoàng ở đình. Công việc cấp xã gồm quyết định chi thu các ngạch thuế đinh, tiền cheo, tiền vạ cùng những việc tế tự. Hội đồng kỳ dịch còn có quyền xét xử những vụ hình luật nhỏ. Chấp hành là Xã trưởng (社長), tức Lí trưởng (里長) do dân bầu ra để thi hành những nghị quyết của hội đồng kỳ dịch cùng là đại biểu của xã khi liên lạc với triều đình như các quan từ cấp huyện trở lên khi nhà nước thu thuế, mộ lính, hay bắt dân làm tạp dịch. Giúp xã trưởng là phó xã trưởng. Thời Pháp thuộc Sau khi thôn tính Nam Kỳ người Pháp đã cho tổ chức lại nhân sự trong làng với Ban hội tề gồm các nhân viên với các chức vụ, và thứ vị như sau: Hương cả: Hương chức đứng đầu, chủ tọa, giữ văn khố Hương chủ: Phó chủ tọa, thanh tra các cơ quan, tường trình lên hương cả. Hương sư: Cố vấn trong việc giải thích luật lệ. Hương sư là giáo viên trong làng. Hương trưởng: Giữ ngân sách, trợ giúp giáo viên, nhân viên ban chấp hành. Hương chánh: Hòa giải tranh chấp nhỏ của người trong làng. Hương giáo: Chỉ dẫn các hương chức trẻ, thư ký hội đồng. Hương quản: Trưởng ban cảnh sát, kiểm soát hệ thống giao thông, chuyển vận. Hương bộ: Giữ các bộ thuế và sổ chi thu, trông nom tài sản chung của làng. Hương thân: Hương chức trung gian giữa tư pháp và ban hội tề. Xã trưởng: Hương chức chấp hành, trung gian giữa làng và chính quyền. Giữ ấn (dấu) của làng, đảm nhiệm việc thu thuế. Hương hào: Hương chức chấp hành. Chánh lục bộ: Hộ tịch, báo cho dân làng biết khi có dịch tễ. Ngoài ra tùy theo địa phương, có thể có thêm Hương lễ: Có nhiệm vụ trong các buổỉ tế lễ. Hương nhạc: Âm nhạc. Hương ẩm: Hội hè, cỗ bàn. Hương văn: Soạn văn tế. Thủ khoản: Trách nhiệm ruộng nương, công điền. Cai đình: Trách nhiệm trông coi cơ sở, đình miếu. Hương thị: quản lý việc trong chợ Cải tổ 1921 Trong khi đó làng xã Việt Nam ở Trung và Bắc Kỳ vẫn hoạt động không mấy thay đổi đến năm 1921 thì người Pháp ra lệnh bãi bỏ Hội đồng kỳ dịch và thay thế vào đó là Hội đồng tộc biểu, còn gọi là Hội đồng hương chính. Với sự cải tổ này chính quyền muốn áp dụng một khía cạnh dân chủ bằng cách cho dân đinh 18 tuổi trở lên đi bầu bỏ phiếu cho những đại biểu thành viên trong Hội đồng. Ứng cử viên tối thiểu phải 25 tuổi và sở hữu tài sản trong làng. Mỗi làng được có tối đa 20 đại biểu đại diện cho những gia tộc trong làng. Đại biểu trong Hội đồng hương chính sẽ chọn một người làm chánh hương hội và một người làm phó hương hội, thay thế cho tiên chỉ và thứ chỉ trước kia. Ngoài ra còn có những hương chức khác như phó lý, thư ký và thủ quỹ. Hội đồng hương chính áp dụng được 6 năm, đến năm 1927 thì phải bỏ vì sự phản đối của dân quê vốn ủng hộ lệ làng cổ truyền. Người Pháp phải thích ứng bằng cách cho lập lại Hội đồng kỳ mục để cùng điều hành việc làng với hội đồng hương chính. Theo đó thì số kỳ mục không hạn chế và nhiệm kỳ cũng không hạn định. Cải tổ 1941 Năm 1941 cả hai hội đồng kỳ mục và hội đồng hương chính bị bãi bỏ và một hội đồng duy nhất được lập ra: Hội đồng kỳ hào. Cơ quan này giống như hội đồng kỳ dịch cũ nhưng việc quản lý thì giao cho Ủy ban quản trị chỉ có bảy thành viên. Cơ quan chấp hành vẫn là lý trưởng, phó lý, trưởng bạ (trông coi sổ sách điền bộ), hộ lại (trông coi giấy tờ sinh, tử, giá thú), thủ quỹ, và trương tuần. Tuy nhiên thay vì theo truyền thống thì lý trưởng do dân làn bầu ra, lý trưởng và những hương chức chấp hành kể từ năm 1941 là do hội đồng kỳ hào quyết đoán cả nên tính cách dân chủ cổ truyền đã mất đi. Quốc gia Việt Nam Hội đồng kỳ hào sau thời Pháp thuộc ở phía nam vĩ tuyến 17 thuộc Quốc gia Việt Nam có những cải tổ sau đây. Thứ nhất là tên gọi được đổi lại thành Hội đồng hương chánh. Đứng đầu hội đồng hương chánh là chủ tịch và phó chủ tịch thêm tổng thơ ký giúp việc. Thành viên hội đồng là ủy viên. Mỗi ủy viên kiêm thêm một đặc vụ. Làng nhỏ thì chỉ có hai ủy viên y tế và ủy viên giáo dục. Làng lớn thì có thể có đến chín ủy viên cả thảy tức hai ủy viên vừa kể trên và thêm hộ tịch, cảnh sát, tài chính, thuế vụ, công chánh, kinh tế, và canh nông. Dân cư Dân cư trong làng được chia thành nhiều hạng tùy tiêu chí. Nội tịch & ngoại tịch Dân làng thường chia ra hai hạng: dân nội tịch và dân ngoại tịch. Dân nội tịch là người sinh sống ở làng đã nhiều đời, có quyền tậu ruộng vườn. Dân nội tịch có tên trong sổ đinh. Dân ngoại tịch được coi là dân ngụ cư, tuy có thể đã sống trong làng nhiều năm nhưng không có tên trong sổ đinh và không được hưởng đầy đủ quyền lợi như dân nội tịch. Tùy vào hương ước và thông lệ từng làng mà dân ngoại tịch có thể đổi thành dân nội tịch. Thụ dịch & miễn sai Tuy dân trong làng thì có đủ đàn ông, đàn bà, và trẻ con nhưng về mặt hành chánh thì đàn bà và trẻ con không có địa vị chính thức. Chỉ có đàn ông từ 16 tuổi trở lên thì coi là dân đinh có tên ghi vào sổ đinh để làng thu thuế và chịu sưu. Con trai từ 16 tuổi đến 18 tuổi thì liệt vào hạng hoàng đinh, thường chịu một phần thuế thân và bắt đầu bắt sưu dịch. Từ 18 đến 55 tuổi thì là tráng hạng. Nhóm này chịu toàn phần thuế thân và gánh phần lớn sưu dịch. Từ 55 đến 60 tuổi là lão hạng, thuế thân và sưu dịch thường bớt một phần sưu thuế. Hơn 60 tuổi là lão nhiêu được miễn sai (trừ sưu) toàn phần. Chức sắc, tức những người có bằng cấp, đỗ đạt cũng thuộc hạng miễn sai. Ngoài ra con nhà quan, lính tráng, thông lại cũng được miễn cả. Tham khảo Cửu Long Giang, Toan Ánh. Miền Bắc khai nguyên. Sài Gòn: Đại Nam, 1969. 85-95. Doãn Quốc Sỹ. Người Việt Đáng Yêu. Sài Gòn: Nhà xuất bản Sáng Tạo, 1965. Trang 14-22. Chú thích Xem thêm Ấp Thôn Bản Mường Sóc Plây Nông thôn Việt Nam Lệ làng Đình làng Làng cổ Cổng làng Liên kết ngoài Quan hệ nhà nước – nông thôn Việt Nam thời tiền thuộc địa Phân cấp hành chính Việt Nam Việt Nam
1,795
6457
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Tổ chức Nhà nước Việt Nam
Quốc gia Việt Nam là danh từ chỉ lãnh thổ Việt Nam với tư cách một nhà nước độc lập. Nhà nước là tổ chức cao nhất quản lý quốc gia Việt Nam. Ở Việt Nam, quốc gia còn đồng nghĩa với đất nước vì đối với cư dân nông nghiệp thì không có gì quan trọng hơn đất và nước, đất nước còn được gọi vắn tắt hơn là nước. Chính vì thế danh từ làng nước thường đi đôi với nhau, làng quan trọng nhất rồi đến nước. Danh từ nhà nước được du nhập sau khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, ở đó gia đình (nhà) quan trọng hơn gia tộc (làng) nên làng nước được thay thế bằng nhà nước. Tổ chức chính quyền của nhà nước Việt Nam Vì phần lớn dân cư sống ở vùng nông thôn nên tổ chức từ nhà nước đến nông thôn là quan trọng. Tổ chức chính quyền của nhà nước Văn Lang Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng, kinh đô ở Phong Châu (Phú Thọ). Dưới vua có các Lạc hầu, Lạc hầu có thể thay mặt vua giải quyết các vấn đề trong nước. Dưới Lạc Hầu có các Lạc tướng đứng đầu các bộ (chuyển hóa từ bộ lạc). Dưới bộ là các làng (còn gọi là chiềng, chạ) truyền thống, một thứ công xã nông thôn do già làng đứng đầu. Các già làng còn có tên gọi khác là bồ chính Tổ chức chính quyền của nhà nước Vạn Xuân Lý Bí sau khi tiêu diệt quân nhà Lương năm 554, dựng nước Vạn Xuân, lấy hiệu là Lý Nam Đế, kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có hai ban văn võ. Người đứng đầu ban văn lúc đó là Tinh Thiều, người đứng đầu ban võ là Phạm Tu. Nước Vạn Xuân chỉ tồn tại được một thời gian ngắn, nên cách tổ chức chi tiết không được ghi chép đầy đủ. Tổ chức chính quyền của nhà nước Đại Việt Sau khi dời đô về Thăng Long và đặt tên nước là Đại Việt, Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), ông vua đầu tiên của nhà Lý đã tổ chức triều đình theo một cách mà Lê Quý Đôn gọi là "mẫu mực cho đời sau". Đứng đầu triều đình là nhà vua, dưới vua có nhóm cận thần gồm có Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) và Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo) chuyên lo về việc văn; các chức Thái úy (sau gọi là Tể tướng) và Thiếu úy (chỉ huy cấm binh) chuyên lo về việc võ. Dưới các nhóm cận thần đó là hai ban văn võ với đầy đủ các chức vụ cụ thể. Các đời sau, quan chế chủ yếu dựa vào nhà Lý nhưng có sửa đổi chút ít. Nhà Trần đặt thêm chức Tam tư (Tư đồ, Tư mã, Tư thông). Đến đời Lê Nghi Dân (1459) các ban văn võ được tổ chức theo Trung Hoa thành Lục bộ: Bộ Lại (khen thưởng), Bộ Lễ (thi cử), Bộ Hộ (kinh tế), Bộ Binh (quân sự), Bộ Hình (pháp luật), Bộ Công (xây dựng). Đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng thư. Ngoài ra còn một số cơ quan chuyên trách như Hàn lâm viện lo biên soạn văn thư; Quốc tử giám lo dạy dỗ đào tạo con em giới cầm quyền; Khâm thiên giám coi thiên văn, lịch pháp; Thái y viện lo việc thuốc men; Cơ mật viện tư vấn cho vua về các việc hệ trọng. Tổ chức Chính quyền của Nhà nước Việt Nam Dưới đây là Sơ đồ tổ chức Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam Chức năng của nhà nước Để quản lý đất nước theo đơn vị hành chính, các vị vua muốn đất đai của mình được bảo toàn và không bị các nước khác xâm lược. Để duy trì trật tự xã hội, nhà nước tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền, quân đội và luật pháp. Pháp luật ra đời sớm, thể hiện trong xã hội có sự phân chia giai cấp trong xã hội, nhà nước bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Đặc tính của nhà nước Việt Nam Hệ thống quan lại của nhà nước phong kiến Xem thêm Nguyễn Minh Tuấn, Mô hình tổ chức chính quyền thời kì phong kiến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, 2006 Tham khảo
754
6470
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ch%C3%B2m%20sao
Danh sách chòm sao
Trong thiên văn học đương đại, 88 chòm sao đã được Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) công nhận. Mỗi chòm sao nằm ở một vùng trên bầu trời, được bao quanh bởi các cung của xích kinh và xích vĩ. Chúng bao phủ toàn bộ thiên cầu, với ranh giới của chúng được chấp nhận chính thức bởi IAU vào năm 1928, và được xuất bản thành sách vào năm 1930. Người Sumer cổ đại và sau đó là các nhà thiên văn học Hy Lạp cổ đại (theo ghi chép Ptolemy) đã xác định được hầu hết chòm sao ở hướng Bắc theo cách dùng của quốc tế hiện nay. Các chòm sao nằm dọc với Hoàng đạo được gọi là các Đai Hoàng Đạo. Khi các nhà thám hiểm lập bản đồ về các ngôi sao thuộc vùng bầu trời ở hướng Nam, các nhà thiên văn châu Âu đề xuất thêm các chòm sao mới tại vùng đó cũng như thêm các chòm sao khác vào khoảng trống giữa các chòm sao truyền thống. Năm 1922, IAU đã thông qua viết tắt ba chữ đầu của 89 chòm sao, danh sách hiện tại gồm 88 chòm sao cộng với chòm sao Argo Navis. Sau này, Eugène Joseph Delporte đã vẽ ra đường ranh giới của 88 chòm sao mà mọi điểm trên bầu trời thuộc một chòm sao. Lịch sử Một số chòm sao hiện không còn được IAU công nhận, nhưng chúng có thể xuất hiện trong các bản đồ sao cũ hơn và các tài liệu tham khảo khác. Đáng chú ý nhất là Argo Navis, chòm sao nay là một trong bốn mươi tám chòm sao ban đầu của Ptolemy. Những chòm sao hiện đại Gồm 88 chòm sao, trong đó mô tả 42 loài động vật, 29 vật thể vô tri và 17 con người hoặc các nhân vật thần thoại. Danh sách Khoảnh sao Nhiều mô hình không chính thức khác cùng tồn tại với những chòm sao. Chúng được gọi là "khoảnh sao". Ví dụ bao gồm Nhóm sao Bắc Đẩu/Plough và Northern Cross. Một số khoảnh sao cổ đại, ví dụ như Hậu Phát, Cự Xà và các phần của Argo Navis, hiện là các chòm sao chính thức. Xem thêm Danh sách các đối tượng thiên văn Danh sách các chòm sao theo khu vực Danh sách các sao theo chòm sao Danh sách chòm sao theo diện tích Góc phần tư thiên hà Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Constellations1 – danh sách chòm sao của Ian Ridpath. Star Tales – Ian Ridpath. – CDS's archive of constellation boundaries. The text file constbnd.dat gives the 1875.0 coordinates of the vertices of the constellation regions, together with the constellations adjacent to each boundary segment. Danh sách 88 chòm sao trên Thiên văn Việt Nam (liên kết hỏng) Tên Latinh, Anh, Nhật, Hán Việt và tên Việt của 88 chòm sao, Nguyễn Đức Hùng và Nguyễn Tuấn Trung, 01/04/2005, Vietsciences Chòm sao IAU
501
6474
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%C3%AAn%20N%E1%BB%AF%20%28ch%C3%B2m%20sao%29
Tiên Nữ (chòm sao)
Chòm sao Tiên Nữ (tiếng Latinh: Andromeda) là chòm sao được đặt tên theo tên công chúa Andromeda, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Chòm sao này nằm ở bầu trời phía bắc gần chòm sao Phi Mã, mang hình chữ "A" dài và mờ. Thiên hà Tiên Nữ nổi tiếng nằm trong chòm sao này. Lịch sử và thần thoại Theo thần thoại Hy Lạp, Tiên Nữ Andromeda là con gái của Tiên Vương Cepheus (vua xứ Ethiopia) và Tiên Hậu Cassiopeia (hoàng hậu xứ này). Nàng bị vua cha dâng cho thủy quái đang tàn phá đất nước để cứu xứ sở này và bị thủy quái xích lại. Cuối cùng nàng được Anh Tiên Perseus cứu thoát. Nếu các ngôi sao mờ hơn, nhưng vẫn nhìn được bằng mắt thường trong chòm sao này được tính đến thì chòm sao này trông có dạng như một người que giới nữ, với vành đai nổi bật (giống như chòm sao Lạp Hộ, hay Orion), và trong tay có một cái gì đó có dạng dài gắn vào, tạo ra hình ảnh của một nữ chiến binh cầm kiếm. Chòm sao này cùng với các chòm sao khác trong hoàng đạo như Bạch Dương, một phần của Song Ngư và Pleiades, có thể là nguyên bản của thần thoại về đai lưng của Hippolyte, là một phần trong Mười hai kỳ công của Hercules. Ngoài ra, bằng cách thêm cả những ngôi sao mờ, mà mắt thường có thể nhìn thấy, thì hình ảnh cũng có thể tưởng tượng như là một thiếu nữ bị giam giữ bởi dây xích, và Andromeda trông có vẻ như đang muốn thoát ra. Cùng với các chòm sao khác bên cạnh (Tiên Vương, Anh Tiên, Tiên Hậu, và có thể là cả Phi Mã, và chòm sao Kình Ngư phía dưới Tiên Nữ, có thể là nguồn gốc của thần thoại về Sự khoe khoang của Cassiopeia, mà nó được nhận ra cùng với thần thoại này. Các đặc điểm nổi bật Sao Deep-sky objects Mưa sao băng Ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Tiên Nữ là α Andromedae, còn gọi là Alpheratz hay Sirrah, cùng với các sao α, β, và λ Pegasi tạo ra một mảng sao gọi là Hình vuông Lớn của Phi Mã. Ngôi sao này đã từng được coi là một phần của Pegasus, được xác nhận bởi tên gọi của nó, "phần trung tâm của con ngựa". β Andromedae được gọi là Mirach, hay "cái đai lưng". Nó cách xa Trái Đất 88 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 2,1. γ Andromedae, hay Almach, được tìm thấy ở đuôi phía nam của chữ "A" lớn. Nó là sao đa hợp đẹp với các màu tương phản. υ Andromedae có hệ hành tinh với 3 hành tinh, với khối lượng gấp 0,71, 2,11 và 4,61 lần khối lượng của Mộc Tinh. Chòm sao này có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Thiên hà Tiên Nữ, ký hiệu M 31 là một trong những thiên thể nổi bật trong chòm sao Tiên Nữ. Trong danh sách thiên thể Messier, thiên hà Tiên Nữ lúc đầu được coi là một vân tinh trong Ngân Hà. Đây là thiên thể xa nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó là một thiên hà xoắn ốc giống như dải Ngân Hà. Để tìm thiên hà này, cần vẽ một đường nối giữa β và μ Andromedae, và kéo dài đường này một khoảng tương tự về phía μ. Xem thêm Thiên hà Tiên Nữ messier 110 messier 32 Tham khảo Chú thích Thư mục Tài liệu online SIMBAD Liên kết ngoài The Deep Photographic Guide to the Constellations: Andromeda Star Tales – Andromeda Andromeda Constellation at Constellation Guide Andromeda Constellation at AstroDwarf Guide . . Warburg Institute Iconographic Database (over 170 medieval and early modern images of Andromeda) Chòm sao theo Ptolemy Chòm sao phương bắc
663
6488
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3%20v%E1%BA%A1ch
Mã vạch
Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt. Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra... Lịch sử Ý tưởng về mã vạch được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver. Năm 1948 khi đang là sinh viên ở trường Đại học tổng hợp Drexel, họ đã phát triển ý tưởng này sau khi được biết mong ước của một vị chủ tịch của một công ty buôn bán đồ ăn là làm sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình. Một trong những ý tưởng đầu tiên của họ là sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng dạng "điểm đen" của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Họ đã gửi đến cơ quan quản lý sáng chế Mỹ 2,612,994 ngày 20 tháng 10 năm 1949 công trình Classifying Apparatus and Method (Thiết bị và phương pháp phân loại) để lấy bằng sáng chế. Bằng sáng chế đã được phát hành ngày 7 tháng 10 năm 1952. Thiết bị đọc mã vạch đầu tiên được thiết kế và xây dựng bởi Woodland (khi đó đang làm việc cho IBM) và Silver năm 1952. Nó bao gồm một đèn dây tóc 500 W và một ống chân không nhân quang tử được sản xuất bởi RCA cho các phim có âm thanh (nó để in theo phương pháp quang học lên trên phim). Thiết bị này đã không được áp dụng trong thực tế: để có dòng điện đo được bằng các nghiệm dao động (oscilloscope) thì đèn công suất 500 W gần như đã làm cháy giấy có mẫu mã vạch đầu tiên của họ. Nó đã không được sản xuất đại trà. Năm 1962 họ bán sáng chế này cho công ty Philips, sau đó Philips lại bán nó cho RCA. Phát minh ra tia laser năm 1960 đã làm cho các thiết bị đọc mã vạch trở nên rẻ tiền hơn, và sự phát triển của mạch bán dẫn (IC) làm cho việc giải mã các tín hiệu thu được từ mã vạch có ý nghĩa thực tiễn. Đáng tiếc là Silver đã chết năm 1963 ở 38 tuổi trước khi có bất kỳ những gì thực tiễn thu được từ sáng chế này. Năm 1972, cửa hàng Kroger ở Cincinnati thử nghiệm việc sử dụng đầu đọc mã vạch điểm đen, với sự trợ giúp của RCA. Không may là các mã vạch điểm đen rất dễ nhòe khi in, và thử nghiệm đã không thu được thành công nào đáng kể. Cùng thời gian đó, Woodland ở IBM đã phát triển mã vạch tuyến tính được chấp nhận vào ngày 3 tháng 4 năm 1973 như là Mã sản phẩm chung (tiếng Anh: Universal Product Code, hay UPC). Vào ngày 26 tháng 6 năm 1974, sản phẩm bán lẻ đầu tiên (gói 10 thanh kẹo cao su Juicy Fruit của Wrigley) đã được bán bằng cách sử dụng đầu đọc mã vạch tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio. (Gói kẹo cao su này hiện nay nằm trong Viện bảo tàng quốc gia Hoa Kỳ ở Smithsonian.) Năm 1992, Woodland đã được trao tặng giải thưởng Huy chương công nghệ quốc gia bởi Tổng thống George H. W. Bush. Năm 2004, Nanosys Inc. sản xuất mã vạch nano (nanobarcode) - sợi dây kích thước nano (10−9 m) chứa các phần khác nhau của Si và GexSi1-x. Ứng dụng Mã vạch (và các thẻ khác mà máy có thể đọc được như RFID) được sử dụng ở những nơi mà các đồ vật cần phải đánh số với các thông tin liên quan để các máy tính có thể xử lý. Thay vì việc phải đánh một chuỗi dữ liệu vào phần nhập liệu của máy tính thì người thao tác chỉ cần quét mã vạch cho thiết bị đọc mã vạch. Chúng cũng làm việc tốt trong điều kiện tự động hóa hoàn toàn, chẳng hạn như trong luân chuyển hành lý ở các sân bay. Các dữ liệu chứa trong mã vạch thay đổi tùy theo ứng dụng. Trong trường hợp đơn giản nhất là một chuỗi số định danh được sử dụng như là chỉ mục trong cơ sở dữ liệu trong đó toàn bộ các thông tin khác được lưu trữ. Các mã EAN-13 và UPC tìm thấy phổ biến trên hàng bán lẻ làm việc theo phương thức này. Trong các trường hợp khác, mã vạch chứa toàn bộ thông tin về sản phẩm, mà không cần cơ sở dữ liệu ngoài. Điều này dẫn tới việc phát triển mã vạch tượng trưng mà có khả năng biểu diễn nhiều hơn là chỉ các số thập phân, có thể là bổ sung thêm các ký tự hoa và thường của bảng chữ cái cho đến toàn bộ bảng mã ký tự ASCII và nhiều hơn thế. Việc lưu trữ nhiều thông tin hơn đã dẫn đến việc phát triển của các ma trận mã (một dạng của mã vạch 2D), trong đó không chứa các vạch mà là một lưới các ô vuông. Các mã vạch cụm là trung gian giữa mã vạch 2D thực thụ và mã vạch tuyến tính, và chúng được tạo ra bằng cách đặt các mã vạch tuyến tính truyền thống trên các loại giấy hay các vật liệu có thể in mà cho phép có nhiều hàng. Các phương thức biểu đạt tượng trưng Việc chuyển đổi giữa thông tin của thông điệp và mã vạch được gọi là biểu đạt tượng trưng. Các thông số trong quá trình này được mã hóa từ các số/chữ đơn lẻ của thông điệp cũng như có thể có là các dấu hiệu bắt đầu hay kết thúc thành các vạch và các khoảng trống, kích thước của vùng lặng trước và sau mã vạch cũng như việc tính toán tổng kiểm lỗi (checksum) là bắt buộc. Các quy trình biểu đạt tượng trưng tuyến tính có thể phân loại chủ yếu theo hai thuộc tính: Liên tục hay Rời rạc: Các ký tự trong biểu đạt tượng trưng liên tục được tiếp giáp với nhau, với một ký tự kết thúc bằng khoảng trống và ký tự tiếp theo bắt đầu bằng vạch, hoặc ngược lại. Các ký tự trong biểu đạt tượng trưng rời rạc bắt đầu và kết thúc bằng vạch; không gian giữa các ký tự bị bỏ qua, cho đến chừng nào mà nó đủ rộng để thiết bị đọc coi như là mã kết thúc. Hai hay nhiều độ rộng các vạch: Các vạch và các khoảng trống trong biểu đạt tượng trưng hai độ rộng là rộng hay hẹp. Vạch rộng rộng bao nhiêu lần so với vạch hẹp không có giá trị gì đáng kể trong việc nhận dạng ký tự (thông thường độ rộng của vạch rộng bằng 2-3 lần vạch hẹp). Các vạch và khoảng trống trong biểu đạt tượng trưng nhiều độ rộng là các bội số của độ rộng cơ bản gọi là module; phần lớn các loại mã vạch này sử dụng bốn độ rộng lần lượt bằng 1, 2, 3 và 4 module. Các mã vạch cụm chứa mã vạch tuyến tính cùng một loại nhưng được lặp lại theo chiều đứng trong nhiều hàng. Có nhiều chủng loại mã vạch 2D. Phần lớn là các ma trận mã, nó là tập hợp các module mẫu dạng điểm hay vuông phân bổ trên lưới mẫu. Các mã vạch 2D cũng có thể có các dạng nhìn thấy khác nhau. Cùng với các mẫu vòng tròn đồng tâm, thì còn một số mã vạch 2D có sử dụng kỹ thuật in ẩn (steganography) bằng cách ẩn mảng các module khác nhau về kích thước hay hình dạng trong các hình ảnh đặc thù riêng (ví dụ như của mã vạch DataGlyph). Quét/tương tác tượng trưng Các mã vạch tuyến tính là phù hợp nhất để quét bằng các thiết bị quét laser, nó quét các tia sáng ngang qua mã vạch theo một đường thẳng, đọc các lát mỏng của mã vạch theo các mẫu sáng-sẫm quy ước trước. Các mã vạch cụm cũng rất phù hợp để quét bằng thiết bị laser, với tia laser quét nhiều lần trên mã vạch. Các mã vạch 2D thực thụ không thể đọc bằng các thiết bị quét tia laser bởi vì không có các mẫu định sẵn để quét mà phù hợp cho việc so sánh tổng thể các ký tự trong một mã vạch. Chúng được quét và so sánh bằng các thiết bị camera bắt hình. Các loại mã vạch Mã vạch tuyến tính Đây là thế hệ mã vạch đầu tiên, mã vạch "một chiều" được tạo thành từ các đường thẳng và khoảng không gian có độ rộng khác nhau tạo ra các mẫu cụ thể. Mã vạch ma trận (2 chiều) Mã ma trận, cũng được gọi là mã vạch 2D hoặc chỉ đơn giản là mã 2D, là một cách hai chiều để thể hiện thông tin. Nó tương tự như mã vạch tuyến tính (1 chiều), nhưng có thể biểu diễn nhiều dữ liệu hơn trên một đơn vị diện tích. Hình ảnh ví dụ Xem thêm Mã sản phẩm chung (UPC) Semacode ISBN Hệ thống kiểm soát hàng tồn kho Máy in mã vạch Máy quét mã vạch RFID GTIN Tham khảo Liên kết ngoài What is an EAN barcode labelbarcode In ma vach an thành PHPSVGBarcode Công cụ tạo mã vạch code128,code39, EAN13, EAN8 viết bằng PHP sử dụng định dạng ảnh véc-tơ SVG. Mã vạch Phát minh của Hoa Kỳ Mã hóa
1,733
6497
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20Y%E1%BA%BFt%20%28ch%C3%B2m%20sao%29
Thiên Yết (chòm sao)
Thiên Yết (chữ Hán: 天蝎/天蠍 đọc đúng là Thiên Hiết hay còn gọi là Thiên Hạt, tiếng La Tinh: Scorpius để chỉ con bọ cạp) là một trong các chòm sao trong hoàng Đạo. Trong chiêm tinh học phương Tây nó được gọi là Scorpion hoặc Scorpio. Nó nằm giữa Thiên Xứng (Libra) về phía tây và Cung Thủ (Sagittarius) về phía đông. Nó là một chòm sao lớn nằm ở bầu trời phía nam gần trung tâm của Ngân Hà. Các sách tiếng Việt còn gọi chòm sao này là Hổ Cáp. Trong nền văn hóa Á Đông, tên chòm sao này được gọi là Thần Nông (神農), tuy nhiên, Thần Nông là một chòm sao thuộc văn hóa Việt Nam, khác hoàn toàn và không đầy đủ các ngôi sao nên không đúng với chòm sao Thiên Yết. Các đặc trưng nổi bật Thiên Yết chứa nhiều sao sáng, bao gồm Antares (α Sco), Graffias (β1 Sco), Dschubba (δ Sco), Sargas (θ Sco), Shaula (λ Sco), Jabbah (ν Sco), Grafias (ξ Sco), Alniyat (σ Sco), Alniyat (τ Sco) và Lesath (υ Sco). Các thiên thể nổi bật Vì vị trí của nó ở trong Ngân Hà, chòm sao này chứa nhiều thiên thể xa xôi, chẳng hạn như các quần sao mở M6 (Quần sao Bướm) và M7 (Quần sao Ptolemy), các Quần sao cầu M4 và M80. Thần thoại Hy Lạp Thiên Yết giống với đuôi con bọ cạp, và có thân mờ . Theo thần thoại Hy Lạp, nó tương ứng với con bọ cạp được Gaia (hoặc nữ thần Hera) sử dụng để giết chàng thợ săn Orion, con bọ cạp này đã chui từ dưới đất lên theo lệnh của nữ thần để tấn công. Mặc dù con bọ cạp này và Orion xuất hiện cùng nhau trong thần thoại, nhưng chòm sao Lạp Hộ gần như đối diện với Thiên Yết trong bầu trời đêm. Dựa vào thần thoại, người ta cho rằng giữa chúng phải cách xa như vậy để không mang mối hận thù lên trời. Tuy nhiên, trong nhiều phiên bản, Orion là một chàng thợ săn tài giỏi nhưng lại rất ngạo mạn. Để thỏa mãn tính tự cao của mình, chàng đã khoác lác với nữ thần Artemis Vị nữ thần săn bắn và bảo hộ cho thiên nhiên rằng sẽ săn và giết toàn bộ muôn thú trên Trái Đất. Để ngăn chặn điều đó xảy ra và để răn đe chàng thợ săn ngạo mạn, nữ thần đã cử một con bọ cạp xuống để giết chết anh thợ săn. Sau khi chàng thợ săn chết, vì tiếc thương cho tài năng của Orion, Zeus Vua của các vị thần trong thần thoại Hi Lạp đã đặt anh ta giữa các chòm sao. Tuy nhiên Artemis cũng yêu cầu đặt con bọ cạp lên theo ở phía đối diện Orion như để răn đe hậu thế kiềm chế cái tôi của mình. Vì vậy, mỗi lần hình ảnh con bọ cạp hiện lên bầu trời thì chòm sao mang hình ảnh của Orion lại mờ nhạt đi như thể chạy trốn khỏi kẻ đã giết mình. Scorpius cũng xuất hiện trong một phiên bản của câu truyện về Phaethon, con trai của thần mặt trời Helios. Phaethon đã xin cha cho điều khiển cỗ xe Mặt Trời trong một ngày. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm, chàng trai đã không thể điều khiển nổi cỗ xe. Những con ngựa không được kiểm soát đã sợ hãi khi gặp phải một con bọ cạp khổng lồ trên trời với cài vòi nọc phun đầy hăm dọa. Chúng bắt đầu kéo cỗ xe Mặt Trời chạy lung tung, gây hỗn loạn cho bầu trời và mặt đất (người ta nói rằng nó đã tạo ra chòm sao Ba Giang). Cuối cùng, thần Zeus phá vỡ cỗ xe bằng một tia sét để chấm dứt hành trình tai họa của cỗ xe lửa. Thần thoại Trung Quốc đưa các ngôi sao này vào trong Thanh Long, một sinh vật đầy sức mạnh nhưng nhân từ, là sứ giả báo trước của mùa xuân. Các ngôi sao Các ngôi sao với tên gọi chính xác: Antares hay Cor Scorpii hay Kalb al Akrab hay Vespertilio (21/α Sco) 1,06 < ανταρης chống lại Sao Hỏa/Hỏa tinh. < cor scorpii Trái tim của bọ cạp < القلب العقرب al-qalb[u] al-<sup>c<sup>aqrab Trái tim bọ cạp < vespertīlio The bat Acrab [Elacrab] hay Graffias [Grafias, Grassias] (xem ξ Sco) (8/β1,2 Sco) – sao đôi 2,56, 4,90 < العقرب al-<sup>c<sup>aqrab Bọ cạp γ Sco: chuyển thành σ librae. Dschubba [Al Jabba] hay Iclarkrau (7/δ Sco) 2.29 < الجبهة al-jabha[h] Trán < ? iklil al ´aqrab Chóp của bọ cạp Wei (26/ε Sco) 2,29 ζ1,2 Sco (hay Grafias, xem ξ Sco) – sao đôi 4,70 và 3,62 Sargas (θ Sco) 1,86 Shaula (35/λ Sco) 1,62 < الشولاء aš-šawlā´ Đuôi (cong lên) Jabbah [Jabah] (hay Lesath, xem υ Sco) (14/ν Sco) – sao đôi 4,00 và 6,30 < جبهة jabhah trán Graffias [Grafias] (xem β Sco) (ξ Sco) – sao đa hợp 4,16 và 4,77 Alniyat [Al Niyat] < النياط an-niyāţ Động mạch 20/σ Sco 2,90 23/τ Sco 2,82 Lesath [Lesuth] (υ Sco) 2,70 اللسعة al-las<sup>c<sup>a[h] Vòi tiêm độc Jabhat al Akrab < جبهة العقرب jabhat[u] al-<sup>c<sup>aqrab Trán bọ cạp 9/ω1 Sco 3,93 10/ω2 Sco 4,31 Các sao với danh pháp Bayer: γ Sco, xem σ Lib; η Sco 3,32; ι1 Sco 2,99; ι2 Sco 4,78; κ Sco 2,39; μ1 Sco 3,00; μ2 Sco 3,56; 19/ο Sco 4,55; 6/π Sco 2,89; 5/ρ Sco 3,87; 17/χ Sco 5,24; 15/ψ Sco 4,93; 1/b Sco 4,63; 12/c1 Sco 5,67; 13/c2 Sco 4,58; d Sco 4,80; 22/i Sco 4,79; k Sco 4,83; 2/A Sco 4,59; A Sco 3,19; H Sco 4,18; N Sco 4,24; Q Sco 4,26 Các sao với danh pháp Flamsteed: 3 Sco 5,87; 4 Sco 5,63; 11 Sco 5,75; 16 Sco 5,43; 18 Sco 5,49 – solar twin; 24 Sco 4,91; 25 Sco 6,72; 27 Sco 5,48 Các sao được biết khác: HD 147513 5,38 – có hành tinh PSR B1620-26 – sao xung (pulsar)/sao đôi trắng trong M4, có hành tinh Scorpius X-1 12,2 – sao đôi phát xạ tia X Tham khảo Liên kết ngoài Chòm sao phương nam Chòm sao Chòm sao theo Ptolemy
1,045
6506
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n%20m%E1%BA%A1ch%20k%C3%AAnh
Chuyển mạch kênh
Chuyển mạch vòng (còn gọi là chuyển mạch kênh) hay ngắn gọn hơn chuyển mạch (tiếng Anh là circuit-switching), là một kỹ thuật nối-chuyển truyền thống được dùng rộng rãi để kiến tạo các mạng điện thoại. Kỹ thuật này hoàn tất một đường liên lạc thông tin cố định từ nguồn đến đích. Kế đến, thông tin (thường là dạng tín hiệu âm thanh) sẽ được chuyển trong đường nối. Sau khi hoàn tất, hay khi có lệnh hủy bỏ thì đường nối này sẽ bị cắt.Các nút trong mạng kiểu này còn được gọi là trung tâm nối-chuyển hay trung tâm chuyển mạch (switching center). Phương thức hoạt động cơ bản Mạng chuyển mạch có thể bao gồm nhiều nút (hay trạm nối dây). Mỗi nút và mỗi đầu cuối đều được địa chỉ hoá. Nguồn gửi thông tin sẽ yêu cầu nối mạng tới một địa chỉ đích. Các nút mạng sẽ tự động tìm ra các nút trung gian để nối thành một mạch dẫn từ nguồn tới đích một cách liên tục theo thuật toán đã định sẵn (quá trình này sẽ lâu hơn nếu hai máy nguồn và máy đích cách nhau qua nhiều nút trung gian hơn). Trường hợp một trong các nút trung gian không thể hoàn tất việc nối mạch thì tín hiệu bận (busy) có thể được chuyển về từ nút đó.Trong thực tế, mỗi nút đều có sẵn một bảng ghi nhận các địa chỉ và các nút tương ứng gọi là bảng chuyển tiếp (forwarding table). Bảng này được cập nhật mỗi khi có thêm nút mới hay địa chỉ mới. Do đó, các nút chỉ việc yêu cầu nối dây với đường ra thích hợp dựa vào bảng này mỗi khi có lệnh thiết lập đường nối từ ngõ vào tới một địa chỉ bất kì. Nếu máy đích chấp thuận, và việc nối mạch với máy đích hoàn tất thì tín hiệu thông mạch (hay tính hiệu chấp thuận) sẽ được trả về. Ngược lại tín hiệu hết thời lượng (timeout) sẽ được gửi về máy chủ. Máy chủ bắt đầu trao đổi thông tin hay hủy bỏ việc trao đổi. Các nút mạng cũng sẽ tự hủy bỏ đường nối, giải phóng các nút cho các yêu cầu nối-chuyển khác. Đặc điểm Độ tin cậy rất cao: một khi đường nối đã hoàn tất thì sự thất thoát tín hiệu gần như không đáng kể. Băng thông cố định. Đối với kiểu nối này thì vận tốc chuyển thông tin là một hằng số và chỉ phụ thuộc vào đặc tính vật lý cũng như các thông số cài đặt của các thiết bị. Có thể dùng kỹ thuật này vào những nơi cần vận tốc chuyển dữ liệu cao hoặc nơi nào cần truy nhập dữ liệu với thời gian thực (realtime data access). Tuy nhiên, các vận chuyển này sẽ lấy nhiều tài nguyên và chúng được cấp cho một đường nối dây cho tới khi dùng xong hay có lệnh hủy. Nói cách khác, các đường nối dữ liệu nếu trong thời gian mở đường nối mà gặp phải các nút đều đang bận dùng cho đường nối trước đó thì buộc phải đợi cho tới khi các nút này được giải phóng. Thí dụ Các thí dụ điển hình của việc dùng kỹ thuật chuyển mạch là: PSTN CSPDN Một số kiểu ISDN Lịch sử của kỹ thuật nối-chuyển mạch Trong những ngày đầu, thì con người (hay đúng hơn các operator) ở các trạm giao thông điện đàm đóng vai nối các mạch điện thoại viễn thông với nhau bằng cách "hỏi" người muốn nối dây và "nghe" địa chỉ điện thoại người nhận, tìm kiếm và cắm và nối các đầu dây này trên các bảng chuyển mạch (switch board) nhằm tạo ra một đường dây điện thoại nối từ đầu gọi đến đầu nhận. Nếu như phải qua nhiều trạm trung gian thì việc nối-chuyển sẽ mất nhiều thì giờ và dễ gây sai lạc.Trang thiết bị chuyển mạch tự động đã được phát minh vào thế kỉ 19 bởi Almon B. Strowger. Các kiểu kiến trúc của thiết bị chuyển mạch Crossbar Còn có các tên gọi là bộ chuyển mạch thanh chéo, bộ chuyển mạch điểm chéo (crosspoint switch) hay mạng phân bố. Đây là bộ chuyển mạch có n đường vào và n đường ra (như vậy nó có điểm chéo). Với một mạng phân bố như vậy thì các ngõ vào đều có thể nối đồng thời với một ngõ ra riêng biệt nếu hai ngõ vào bất kì không đòi hỏi cùng một ngõ ra xác định. Một điểm yếu của kiểu thiết kế này là số điểm chéo sẽ tăng nhanh theo số đầu vào. Nếu không kể các điểm tự nối mạch (trên đường chéo của hình) thì cần ít nhất đến n(n-1)/2 điểm chéo. Điều này không thực tế cho việc chế tạo các mạch tích hợp trong trường hợp có quá nhiều ngõ vào và ngõ ra (ứng với con chíp có số chân vào và chân ra cũng nhiều như vậy!).Do đó, các thiết bị kiểu này chỉ hợp để dùng trong các văn phòng nhỏ. Space division Hay còn gọi là bộ chuyển mạch phân khoảng. Đây là một kết hợp của nhiều bộ chuyển mạch điểm chéo để hình thành một thiết bị nối-chuyển có nhiều tầng.Về tổng quát thiết bị này cũng có N ngõ vào và N ngõ ra, và nó bao gồm nhiều bộ chuyển mạch điểm chéo. Mỗi chuyển mạch điểm chéo có n ngõ vào và m ngõ ra hoặc N/n ngõ vào và N/n ngõ ra. Với cách thiết kế này thì số lượng điểm chéo cần thiết sẽ ít hơn. Tuy nhiên, nó cũng có chỗ yếu là có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn.Theo hình minh hoạ, giả sử thiết bị chuyển mạch có 16 ngõ vào, 16 ngõ ra và cấu tạo từ các bộ chuyển mạch điểm giao kiểu 4 chân vào 3 chân ra và các bộ có 4 chân vào 4 chân ra (tổng cộng sẽ cần tới 11 chuyển mạch điểm giao) và có cả thảy 3 ba tầng. Như vậy ở tầng giữa chỉ nhận được tối đa 12 ngõ vào và nếu như có hơn 12 yêu cầu nối mạch cùng lúc thì tắc nghẽn chắc chắn xảy ra. Time division Còn gọi là bộ chuyển mạch phân thời. Khác với các thiết kế trên, n ngõ vào được đọc quét theo một dãy thứ tự và xếp thành một khung với n chỗ trống bằng cách dùng kĩ thuật đa hợp (multiplexer). Mỗi chỗ trống có k bit. Bộ phận quan trọng nhất của bộ chuyển mạch này là bộ hoán đổi khe thời gian có nhiệm vụ nhận vào các khung và chuyển thành các khung ra đã được xếp lại thứ tự. Sau cùng chúng được gửi tới các ngõ ra theo thứ tự mới đó bằng kỹ thuật phân đa kênh (demultiplexer). Theo hình minh họa, cho bộ chuyển mạch phân thời với 4 ngõ vào 4 ngõ ra, thì các ngõ vào được nối với các ngõ ra như sau Phân biệt với Kỹ thuật nối-chuyển gói hay nối-chuyển khung Kỹ thuật nối-chuyển gói mạch ảo Xem thêm Kỹ thuật nối-chuyển Tham khảo Liên kết ngoài Circuit Switching Switching technology Comparing Circuit Switching and Packet Switching Circuit switching Understanding Telecomunitations Mạng máy tính Kiến trúc mạng it:Multiplazione#Multiplazione deterministica
1,244
6507
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phim%20truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh
Phim truyền hình
Phim truyền hình là thể loại phim được sản xuất đại trà để phát sóng trên các kênh truyền hình một cách rộng rãi. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như toàn bộ khối Hoa ngữ, khái niệm này thường được gọi với cái tên là điện thị kịch (). Phim truyền hình có thể được thu hình trên băng từ, đĩa kỹ thuật số hoặc phim nhựa 16 ly. Đặc điểm chung của thể loại phim này là khuôn hình hẹp, cỡ cảnh lớn hơn phim điện ảnh chiếu rạp do giới hạn về độ lớn và cả chiều sâu cũng như độ nét của màn ảnh tivi. Vì vậy, phim truyền hình cũng có những hạn chế về nghệ thuật thẩm mỹ nhất định so với phim điện ảnh. Phim truyền hình có giá thành rẻ hơn phim điện ảnh chiếu rạp do kỹ thuật chế tác đơn giản, gọn nhẹ và nhanh hơn. Tuy nhiên để làm được phim truyền hình ăn khách vẫn là công việc khó khăn không kém so với làm phim điện ảnh, dựa vào sự sáng tạo khổ công và tài năng. Phim truyền hình có nhiều loại như phim truyện, phim gia đình, phim tài liệu, phim hoạt hình. Tuy không thu tiền trực tiếp từ người xem truyền hình nhưng phim truyền hình có thể kiếm tiền nếu phim có nhiều người xem, và vì thế bán được các quảng cáo giá cao xen kẽ trong thời gian chiếu phim. Bên cạnh đó, một phần trong doanh thu của phim truyền hình cũng đến từ cước phí truyền hình cáp. Xem thêm Hãng phim truyền hình Danh sách hãng phim truyền hình Hàn Quốc Đài truyền hình/Mạng truyền hình Chương trình truyền hình Phim dài tập Phim ngắn tập Nhà sản xuất phim truyền hình Phim chính kịch Tham khảo Liên kết ngoài Truyền hình Thể loại phim Thuật ngữ truyền hình it:Fiction televisiva#Non seriale
320
6510
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20m%C3%A3%20s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m%20th%E1%BB%91ng%20nh%E1%BA%A5t%20ch%C3%A2u%20%C3%82u
Hội đồng mã sản phẩm thống nhất châu Âu
Hội đồng mã sản phẩm thống nhất châu Âu có tên tiếng Anh là European Article Numbering-Uniform Code Council, viết tắt là EAN-UCC, là tổ chức quốc tế về mã vạch trên các sản phẩm, chúng được in trên phần lớn mọi đồ vật được bày bán trong các cửa hàng khắp thế giới. Hội đồng mã thống nhất (tiếng Anh: Uniform Code Council, viết tắt UCC) là tổ chức đánh số ở Mỹ để quản lý và điều hành các tiêu chuẩn của hệ thống EAN·UCC tại Mỹ và Canada. GTIN là từ viết tắt của Global Trade Item Numbering tức hệ thống Đánh số sản phẩm thương mại toàn cầu của EAN-UCC. Các chuỗi số trong hệ thống GTIN dài 14 đơn vị. GTIN có thể được xây dựng theo một trong 4 cấu trúc số, phụ thuộc vào các ứng dụng cụ thể cũng như vào các thuật toán để xây dựng các loại mã vạch. Bốn chủng loại cấu trúc số trong hệ thống 14 số của GTIN là: EAN.UCC-14, (0+EAN.UCC-13), (00+EAN.UCC-12) và (000000+EAN.UCC-8). EAN.UCC-12 còn được gọi là UPC-A, do UPC-A được sử dụng chủ yếu ở Mỹ và Canada. EAN.UCC-8 là hệ thống mã 8 số, thông thường được sử dụng trên các mặt hàng có kích thước nhỏ, chẳng hạn như kẹo cao su, mà ở đó việc in ấn các loại mã vạch dài gặp nhiều trở ngại về mặt kỹ thuật. Cấu trúc số của GTIN bao gồm: Các số 0, với một số lượng phù hợp để điền đủ chuỗi 14 số. Tuy nhiên khi xây dựng và in các loại mã vạch thuộc GTIN thì người ta loại bỏ hết các số 0 dẫn đầu này đi. Mã nước (hay mã loại hình) và công ty. Dãy số chỉ định cho mỗi quốc gia (loại hình) được quy định bởi EAN.UCC. Ví dụ mã quốc gia của Việt Nam là 893, Nhật Bản là 49, hàng trong kho nói chung là 20. Mã công ty do EAN.UCC tại quốc gia đó cấp phép. Số tham chiếu của sản phẩm (mặt hàng hay dịch vụ). Các số này được xác định bởi từng công ty. Mỗi mặt hàng thương mại khác nhau được cấp một số khác nhau, để cho dễ quản lý người ta thông thường đánh số mặt hàng theo trật tự 001, 002, 003, v.v. Và một số kiểm tra, là số cuối cùng. Số này không phải là tùy ý, mà được xác định theo tất cả các số trên đây theo một số các quy tắc xác định trước tùy theo từng loại mã vạch. Các thuật toán này được trình bày trong các loạt bài về từng loại mã vạch cụ thể. Tất cả các loại sách báo và ấn phẩm định kỳ được bán trên phạm vi quốc tế (bao gồm cả các cửa hàng ở Mỹ) có mã GTIN (EAN.UCC-13). Mã của các loại sách được xây dựng với chuỗi số dẫn đầu là số ISBN 978 và tính toán số kiểm tra cuối cùng. EAN·UCC có các tiêu chuẩn về thuật toán để tính số kiểm tra cho mọi GTIN. Vào tháng 2 năm 2005, mọi nhân công và những người bán sách của Barnes & Noble đã được thông báo bắt đầu từ cuối tháng 3, hệ thống máy tính của họ được bổ sung thêm khả năng tìm kiếm theo EAN để có thể chuyển sang EAN thay vì sử dụng tiêu chuẩn hiện nay của Mỹ về mã ISBN. Các biên nhận sẽ được in số EAN thay vì ISBN. Tất nhiên các máy tính sẽ vẫn còn khả năng tìm kiếm theo ISBN (và UPC trong các bộ phận liên quan tới âm nhạc) để giúp những người bán sách xác định và tìm kiếm các cuốn sách cũ không có số EAN. UCC đã yêu cầu các nhà sản xuất thay thế các mã 12 số của UPC thành các mã 13 số của EAN từ ngày 1 tháng 1 năm 2005; tổ chức ISBN ở Mỹ cũng yêu cầu các nhà xuất bản tạo mọi điều kiện và làm những công việc cần thiết để có thể kết nối các số ISBN như là các số EAN-UCC-13 cùng ngày này. Tiền tố mới 979 cho các ấn phẩm ở Mỹ cũng sẽ có sẵn vào ngày 1 tháng 1 năm 2007 hoặc khi tất cả các số gắn với tiền tố 978 đã hết chỗ. Xem thêm Kimba Kano Phần xây dựng bổ sung để tìm kiếm theo EAN. EDI Các đăng ký thông tin EAN toàn cầu Cơ sở dữ liệu tìm kiếm các mã EAN Tham khảo Liên kết ngoài EAN-UCC . EAN datbase GTIN . ISBN 2005-2007 Transition. Free font and encoder. EAN Việt Nam Mã vạch Định danh
786
6516
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh%20v%E1%BA%ADt%20nh%C3%A2n%20th%E1%BB%B1c
Sinh vật nhân thực
Sinh vật nhân thực, còn gọi là sinh vật nhân chuẩn, sinh vật nhân điển hình hoặc sinh vật có nhân chính thức (danh pháp: Eukaryota hay Eukarya) là một sinh vật gồm các tế bào phức tạp, trong đó vật liệu di truyền được sắp đặt trong nhân có màng bao bọc. Eukaryote là chữ Latin có nghĩa là có nhân thật sự. Sinh vật nhân thực gồm có động vật, thực vật và nấm - hầu hết chúng là sinh vật đa bào - cũng như các nhóm đa dạng khác được gọi chung là nguyên sinh vật (đa số là sinh vật đơn bào, bao gồm động vật nguyên sinh và thực vật nguyên sinh). Trái lại, các sinh vật khác, chẳng hạn như vi khuẩn, không có nhân và các cấu trúc tế bào phức tạp khác; những sinh vật như thế được gọi là sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân sơ (prokaryote). Sinh vật nhân thực có cùng một nguồn gốc và thường được xếp thành một siêu giới hoặc vực (domain). Các sinh vật này thường lớn gấp 10 lần (về kích thước) so với sinh vật nhân sơ, do đó gấp khoảng 1000 lần về thể tích. Điểm khác biệt quan trọng giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là tế bào nhân thực có các xoang tế bào được chia nhỏ do các lớp màng tế bào để thực hiện các hoạt động trao đổi chất riêng biệt. Trong đó, điều tiến bộ nhất là việc hình thành nhân tế bào có hệ thống màng riêng để bảo vệ các phân tử DNA của tế bào. Tế bào sinh vật nhân thực thường có những cấu trúc chuyên biệt để tiến hành các chức năng nhất định, gọi là các bào quan. Các đặc trưng gồm: Tế bào chất của sinh vật nhân thực thường không nhìn thấy những thể hạt như ở sinh vật nhân sơ vì rằng phần lớn ribosome của chúng được bám trên mạng lưới nội chất. Màng tế bào cũng có cấu trúc tương tự như ở sinh vật nhân sơ tuy nhiên thành phần cấu tạo chi tiết lại khác nhau một vài điểm nhỏ. Chỉ một số tế bào sinh vật nhân thực có thành tế bào. Vật chất di truyền trong tế bào sinh vật nhân thực thường gồm một hoặc một số phân tử DNA mạch thẳng, được cô đặc bởi các protein histone tạo nên cấu trúc nhiễm sắc thể. Mọi phân tử DNA được lưu giữ trong nhân tế bào với một lớp màng nhân bao bọc. Một số bào quan của sinh vật nhân thực có chứa DNA riêng. Một vài tế bào sinh vật nhân thực có thể di chuyển nhờ tiên mao. Những tiên mao thường có cấu trúc phức tạp hơn so với sinh vật nhân sơ. Phát sinh loài Nghiên cứu Trong một số nghiên cứu, Hacrobia nhóm (Haptophyta + Cryptophyta) này đặt kế Archaeplastida, nhưng ở những người khác, nó được phân vào bên trong Archaeplastida. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng Haptophyta và Cryptophyta không tạo thành nhóm đơn ngành. Trước đây có thể là một nhóm chị em với SAR, sau này nhóm với Archaeplastida (thực vật nghĩa rộng). Sự phân chia của Eukaryota thành hai nhánh chính, bikonta (Archaeplastida + SAR + Excavata) và Unikonta (Amoebozoa + Opisthokonta), nguồn gốc từ một nhóm tổ tiên biflagellar (hai roi) và một nhóm sinh vật tổ tiên uniflagellar, tương ứng, đã được đề xuất trước đó. Năm 2012 nghiên cứu tạo ra một sự phân chia hơi giống nhau, mặc dù lưu ý rằng các nghiên cứu "unikonta" và "bikonta" không được sử dụng theo nghĩa ban đầu. Cây phát sinh của Cavalier-Smith's Thomas Cavalier-Smith 2010, 2013, 2014, 2017 và năm 2018 đặt nhóm eukaryota gốc giữa Excavata và không có rãnh Euglenozoa, và đơn ngành Chromista, liên quan đến một sự kiện nội cộng sinh duy nhất của việc bắt một loài tảo đỏ. Ông ấy và cộng sự. Xem thêm DNA Tế bào Nhân tế bào Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Eukaryotes (Tree of Life web site) Prokaryote versus eukaryote, BioMineWiki
710
6539
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alpha%20Virginis
Alpha Virginis
Alpha Virginis (tiếng Anh: Spica, α Vir / α Virginis / Alpha Virginis) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thất Nữ (Virgo), và là một trong những sao sáng nhất trên bầu trời ban đêm. Alpha Virginis được coi là ngôi sao đã cung cấp cho Hipparchus (nhà thiên văn Hy Lạp sống vào khoảng 190-120 TCN) các dữ liệu để giúp ông phát hiện ra tuế sai của các điểm phân. Một ngôi đền thờ Menat (hay Hathor) ở Thebes đã được định hướng theo sao Giác khi nó được xây dựng vào năm 3200 TCN và theo thời gian, tuế sai đã tạo ra sự thay đổi nhỏ nhưng có thể nhận thấy trong việc định vị sao Giác một cách tương đối theo ngôi đền. Nicolaus Copernicus đã thực hiện rất nhiều quan sát về sao Giác bằng các thiết bị thiên văn tự tạo để nghiên cứu về tuế sai. Tên tiếng Anh của nó là Spica, có nguồn gốc từ tiếng Latinh spīca virginis hay "bông lúa của Virgo" (thông thường hiểu là lúa mì). Alpha Virginis là sao đôi che lẫn nhau giống như Algol. Độ sáng biểu kiến của nó nằm trong khoảng +0,92 tới +0,98, với chu kỳ 4,0142 ngày. Sự thay đổi nhỏ về độ sáng này là đủ để quan sát được. Nằm gần với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất, Alpha Virginis có thể bị che khuất bởi Mặt Trăng và đôi khi (tuy rất hiếm) bởi các hành tinh của hệ Mặt Trời. Lần cuối cùng nó bị một hành tinh che khuất diễn ra khi Sao Kim đi ngang qua phía trước ngôi sao này (quan sát từ Trái Đất) vào ngày 10 tháng 11 năm 1783. Lần che khuất kế tiếp sẽ diễn ra vào ngày 2 tháng 9 năm 2197, khi Sao Kim một lần nữa đi ngang qua phía trước sao Alpha Virginis. Cách dễ nhất để tìm Alpha Virginis là đi theo vòng cung của cán của Gấu Lớn (chòm Đại Hùng) tới Arcturus (sao α Boo / α Boötis / Alpha Boötis của chòm sao Mục Phu, và sau đó tiếp tục kéo dài thêm một đoạn tương tự sẽ đến vị trí của Alpha Virginis. Thiên văn học cổ đại Trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại, Alpha Virginis là một phần của sao Giác trong nhị thập bát tú. Cùng với nó còn có ζ Virginis để tạo ra sao Giác này. Một số dữ liệu Khoảng cách tới Trái Đất: 262 năm ánh sáng Loại quang phổ: B1 V Vận tốc xuyên tâm: 1 km/s Chuyển động đều: 0,053 giây cung/năm Độ chói biểu kiến (Thiên Lang (tức Sirius A) = 1): 0,108 Độ sáng biểu kiến: 0,98 Độ sáng tuyệt đối: -3,55 Thông lượng chiếu sáng: 25.000 lần Mặt Trời. Xem thêm Sao Giác hay Giác Mộc Giao Chòm sao Trung Quốc cổ đại Tham khảo Liên kết ngoài http://slo-astro.lmbitea.si/spika.html Tạp chí thiên văn đầu tiên dùng tiếng Slovene, biên soạn bởi Bojan Kambič và phát hành năm 1995 (tiếng Slovene) http://astrospica.com Nhiều hình ảnh đẹp của không gian (tiếng Tây Ban Nha) http://www.marco-peuschel.de/merkurvenushellesterne.html Danh sách (quá khứ và tương lai) các ngôi sao sáng bị che khuất bởi các hành tinh bên trong (tiếng Đức) Sao đôi Sao xanh khổng lồ Chòm sao Xử Nữ Nhánh Lạp Hộ
552
6553
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20ch%E1%BB%A7ng%20%C3%9Ac
Đại chủng Úc
Đại chủng Úc (tiếng Anh: Australoid) hay có phiên âm là Ôx-tra-lô-it, là danh từ để chỉ một trong bốn đại chủng trong nhân chủng học. Đại chủng Úc bắt nguồn từ châu Úc, một vài nơi ở châu Á, quần đảo Indonesia, quần đảo Micronesia và các quần đảo tại Nam Thái Bình Dương. Đại chủng Úc bao gồm thổ dân Úc và một số dân tộc sống trên các quần đảo Đông Nam Á. Nhóm bao gồm người thổ dân Úc và người Melanesia (chủ yếu từ Papua, Fiji, New Caledonia, quần đảo Solomon và Vanuatu). Các nhóm dân cư được nhóm lại thành " Negrito " (người Andaman (từ một quần đảo Ấn Độ), người Semang và Batek (từ Malaysia), người Maniq (từ Thái Lan), người Aeta, người Ati và một số nhóm dân tộc khác trong Philippines), người Vedda ở Sri Lanka và một số bộ lạc da sẫm màu ở nội địa của tiểu lục địa Ấn Độ (một số nhóm nói tiếng Dravidian và các dân tộc nói tiếng Austroasiatic, như người Munda) cũng được một số người gợi ý là thuộc nhóm Australo-Melanesian, nhưng có những tranh cãi về sự bao gồm này. Thuật ngữ Australoid thuộc về một tập hợp các thuật ngữ được giới thiệu bởi các nhà nhân chủng học thế kỷ 19 đang cố gắng phân loại các chủng tộc của con người. Một số cho rằng các thuật ngữ như vậy có liên quan đến quan niệm lỗi thời về các loại chủng tộc và do đó hiện có khả năng gây ra sự khó chịu. Lịch sử thuật ngữ Thuật ngữ "Australoid" được đặt ra trong dân tộc học vào giữa thế kỷ 19, mô tả các bộ lạc hoặc dân cư "thuộc loại người Úc bản địa". Thuật ngữ "chủng tộc Australia" được Thomas Huxley đưa ra vào năm 1870 để chỉ một số dân tộc bản địa ở Nam và Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Trong nhân chủng học, thể Australoid được sử dụng cho các đặc điểm hình thái đặc trưng của thổ dân Úc bởi Daniel John Cunningham trong cuốn sách Giải phẫu học (1902) của ông. Lần đầu tiên Thomas Huxley đề xuất một nhóm chủng tộc Úc (sic, với một nhóm chủng tộc -i-) trong một bài luận Về sự phân bố địa lý của các cải biến chính của loài người (1870), trong đó ông chia loài người thành bốn nhóm chính (Xanthochroic, Mongoloid, Negroid và Australianoid). Mô hình ban đầu của Huxley bao gồm những cư dân bản địa của Nam Á thuộc chủng loại Australoid. Huxley còn phân loại người Melanochroi (Người thuộc chủng tộc Địa Trung Hải) là hỗn hợp của người Xanthochroi (người Bắc Âu) và người Úc. Huxley (1870) đã mô tả Australianoids là dolichocephalic; lông của chúng thường mượt, đen và gợn sóng hoặc xoăn, với bộ hàm to và nặng và mọc ngược, với da màu sô cô la và tròng đen có màu nâu sẫm hoặc đen. Thuật ngữ "Proto-Australoid" được Roland Burrage Dixon sử dụng trong cuốn Lịch sử chủng tộc của con người (1923). Trong một ấn phẩm năm 1962, Australoid được mô tả là một trong năm chủng tộc chính của con người cùng với Caucasoid, Mongoloid, Congoid và Capoid. Trong Nguồn gốc của các chủng tộc (1962), Carleton Coon đã cố gắng tinh chỉnh sự phân biệt chủng tộc một cách khoa học bằng cách đưa ra một hệ thống gồm năm chủng tộc có nguồn gốc riêng biệt. Dựa trên những bằng chứng như tuyên bố Australoids có răng lớn nhất, megadont, nhóm này được Coon đánh giá là cổ xưa nhất và do đó là nguyên thủy và lạc hậu nhất. Các phương pháp và kết luận của Coon sau đó đã bị mất uy tín và cho thấy "sự hiểu biết kém về lịch sử văn hóa và sự tiến hóa của con người hoặc việc sử dụng dân tộc học cho một chương trình nghị sự phân biệt chủng tộc." [4] Bellwood (1985) sử dụng các thuật ngữ "Australoid", "Australomelanesoid" và "Australo-Melanesians" để mô tả di sản di truyền của "các quần thể Mongoloid phương Nam của Indonesia và Malaysia ". Các thuật ngữ liên quan đến quan niệm lỗi thời về các loại chủng tộc, chẳng hạn như những cụm từ kết thúc bằng "-oid" đã bị coi là có khả năng xúc phạm và liên quan đến phân biệt chủng tộc khoa học. Xem thêm Đại chủng Âu Đại chủng Phi Đại chủng Á Tham khảo Liên kết ngoài Anthropology: Australoid Nhân học sinh học Ngụy khoa học
769
6554
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20ch%E1%BB%A7ng%20%C3%82u
Đại chủng Âu
Đại chủng Âu (các thuật ngữ khác là Caucasoid, Europid, hay Europeoid, tài liệu tiếng Việt phiên âm thành: Ơ-rô-pê-ô-ít) là một nhóm phân loại chủng tộc đã lỗi thời của loài người dựa trên học thuyết chủng tộc sinh học hiện đã bị bác bỏ. Chủng Caucasoid từng được coi là một đơn vị phân loại sinh học, tùy thuộc vào cách phân loại chủng tộc lịch sử được sử dụng, thường bao gồm các quần thể cổ đại và hiện đại từ nhiều vùng của châu Âu, Tây Á, Trung Á, Nam Á, Bắc Phi, và Sừng Châu Phi. Thuật ngữ này được giới thiệu lần đầu vào những năm 1780 bởi các thành viên của trường phái lịch sử Göttingen, dùng để chỉ một trong ba đại chủng của loài người (đó là Caucasoid, Mongoloid và Negroid). Trong ngành nhân học sinh học, Caucasoid được sử dụng như một thuật ngữ chung cho các nhóm người giống nhau về mặt kiểu hình đến từ các vùng địa lý khác nhau dựa trên giải phẫu xương và hình thái sọ, không liên quan đến màu da. Do đó, quần thể "Caucasoid" cổ đại và hiện đại không chỉ là "da trắng", mà còn có nước da từ trắng đến nâu sẫm. Kể từ nửa sau của thế kỷ 20, các nhà nhân học sinh học từ bỏ quan điểm phân loại loài người dựa trên hình thái cơ thể, chuyển sang quan điểm phân loại bằng bộ gen di truyền và các quần thể. Khái niệm chủng tộc từ đó đã bị thay thế và trở thành một phân loại xã hội của con người dựa trên kiểu hình, tổ tiên và các yếu tố văn hóa, giống trong khoa học xã hội. Tại Hoa Kỳ, thuật ngữ gốc Caucasian đồng nghĩa với người da trắng hoặc người gốc Âu, Trung Đông hoặc Bắc Phi. Xem thêm Nhân chủng học Đại chủng Úc Đại chủng Phi Đại chủng Á Chú thích Tham khảo Thư mục Johann Friedrich Blumenbach, On the Natural Varieties of Mankind (1775) — the book that introduced the concept — a history of the pseudoscience of race, skull measurements, and IQ inheritability — a major reference of modern population genetics Liên kết ngoài Anthropology: Caucasoid Ngụy khoa học Nhân học sinh học
389
6565
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%B0%20T%E1%BB%AD%20%28ch%C3%B2m%20sao%29
Sư Tử (chòm sao)
Sư Tử ( 獅子) (tên Latinh Leo), biểu tượng là một chòm sao của hoàng đạo, là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh Sư Tử. Chòm sao này có diện tích 947 độ vuông, chiếm vị trí thứ 12 trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm sao Sư Tử nằm kề các chòm sao Đại Hùng, Tiểu Sư, Thiên Miêu, Cự Giải, Trường Xà, Lục Phân Nghi, Cự Tước, Xử Nữ, Hậu Phát. Tên gọi khác của chòm sao này là Hải Sư. Các đặc trưng Chòm sao này có 70 sao nhìn được bằng mắt thường, có nghĩa là cấp sao biểu kiến của chúng nhỏ hơn 6m, trong đó có ba sao sáng hơn 3m. Sao sáng nhất mang tên Regulus, α Leo. Regulus trong tiếng Latinh có nghĩa là hoàng tử hay vị vua nhỏ, do nằm ở vị trí trái tim hình con sư tử trên chóm sao nên trong tiếng Ả Rập nó mang tên Al Kalb al Asad, nghĩa là tim sư tử. Regulus là hệ đa sao, cách Trái Đất 85 ly, là sao sáng thứ 21 trên bầu trời. Người xưa gọi nó cùng ba sao Aldebaran, Fomalhaut, Antares là bốn ngôi sao vua để chia một năm thành bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Xem thêm ở bài Regulus Sao Denebola, β Leo là sao sáng thứ hai trong chòm sao này. Tên Denebola trong tiếng Ả Rập có nghĩa là đuôi sư tử, cấp sao biểu kiến 2,14 m. Sao Algieba, γ Leo là sao đôi gồm hai sao thành phần màu cam vàng với các cấp sao biểu kiến 2m và 3m. Trong chòm sao có nhiều sao mờ khác được đặt tên riêng như Zosma, δ Leo, Chort θ Leo, Al Minliar al Asad, κ Leo, Alterf, λ Leo hay Subra ο Leo. Regulus, η Leonis và Algieba, cùng với các sao mờ Adhafera (ζ Leonis), Ras Elased Borealis (μ Leonis) và Ras Elased Australis (ε Leonis), tạo ra một mảng sao gọi là Lưỡi Liềm. Các ngôi sao này tạo thành đầu và bờm của con sư tử. Một mảng sao cũ trước đây được coi là lông đuôi con sư tử, thì hiện nay là một chòm sao độc lập, đó là chòm Hậu Phát (Coma Berenices hay "tóc của hoàng hậu Berenices"). Ngôi sao Wolf 359 cách Trái Đất 7,7 năm ánh sáng, là một trong số các sao gần nhất với Hệ Mặt Trời. Sao Gliese 436, một ngôi sao mờ trong chòm sao Sư Tử, cách Mặt Trời khoảng 33 năm ánh sáng, có một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời nhỏ quay quanh, là hành tinh nhỏ nhất trong các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời đã tìm thấy . Chòm sao Sư Tử có nhiều thiên hà xắn ốc sáng, nổi bật nhất là thiên hà M95, chỉ riêng nhân của nó đã phát sáng như một thiên hà trẻ riêng biệt. Thiên hà M66, cách Trái Đất 36 triệu năm ánh sáng cùng các thiên hà M65 và thiên hà NGC 3628 tạo nên nhóm thiên hà nhỏ mang ký hiệu nhóm thiên hà M66. Nhóm thiên hà còn mang tên Ba thiên hà Sư Tử, được Charles Messier phát hiện năm 1780. Thần thoại Trong thần thoại Hy Lạp, nó được xác định như là Sư tử Nemea (và có thể là nguồn gốc của câu chuyện) đã bị Hercules giết chết trong một trong số Mười hai kỳ công của mình, và sau đó đưa lên bầu trời. Người Ai Cập thờ phụng sư tử vì Mặt Trời nằm ở chòm sao này vào thời gian diễn ra các trận lụt bồi đắp phù sa của sông Nin. Chiêm tinh học Cung chiêm tinh Sư Tử của chiêm tinh chí tuyến phương Tây (23 tháng 7-22 tháng 8) không giống với chòm sao thiên văn cũng như cung chiêm tinh theo chiêm tinh thiên văn của người Hindu (10 tháng 8-15 tháng 9). Trong một số thuyết vũ trụ, Sư Tử liên kết với nguyên tố cổ điển Lửa, và vì thế được gọi là cung Lửa (cùng với Bạch Dương (Aries) và Nhân Mã (Sagittarius)). Các sao Các sao với tên gọi chính xác: Regulus hay Cor Leonis hay Kalb [Kabelaced, Al Kalb al Asad] hay Rex (32/α Leo) 1,36 < rēgulus Hoàng tử < cor leōnis Tim sư tử < القلب الأسد al-qalb[u] al-´asad Tim sư tử Denebola [Deneb Alased, Deneb Aleet] (94/β Leo) 2,14 < الذنب الأس að-ðanab[u] al-asad Đuôi sư tử Algieba [Al Gieba, Algeiba] (41/γ1 Leo) 2,01 < الجبهة al-jabha[h] Trán (hay có lẽ là tiếng Latinh Ả Rập hóa juba Bờm) Zosma [Zozma, Zozca, Zosca, Zubra] hay Duhr [Dhur] (68/δ Leo) 2,56 Ras Elased [Ras Elased Australis] hay Algenubi (17/ε Leo) 2,97 < رأس الأسد الجنوب ra´s al-´asad aj-janūbiyy Đầu sư tử phía nam Adhafera [Aldhafera, Aldhafara] (36/ζ Leo) 3,43 < الضفيرة ađ̧-đ̧afīra[h] Lông xoăn (của bờm) Chertan [Chort] hay Coxa (70/θ Leo) 3,33 < ? al-xarat Xương sườn (2 xương cụt?) < cōxa Hông Tsze Tseang (78/ι Leo) 4,00 < 次將 (quan cìjiàŋ) Phó tướng Al Minliar al Asad (1/κ Leo) 4,47 Alterf hay Al Terf (4/λ Leo) 4,32 < الطرف aţ-ţarf Mắt sư tử Rasalas [Ras Elased Borealis, Ras al Asad al Shamaliyy] hay Alshemali (24/μ Leo) 3,88 < رأس الأسد الشمال ra´s al-´asad aš-šamāliyy Đầu sư tử phía bắc Subra (14/ο Leo) – sao đôi 3,52 và 3,70 Các sao với danh pháp Bayer: 41/γ2 Leo 3,0; 30/η Leo 3,8; 27/ν Leo 5,6; 5/ξ Leo 4,99; 29/π Leo 4,68; 47/ρ Leo 3,84; 77/σ Leo 4,05; 84/τ Leo 4,95; 91/υ Leo 4,30; 63/χ Leo 4,62; 74/φ Leo 4,45; 16/ψ Leo 5,36; 2/ω Leo 5,40 Các sao với danh pháp Flamsteed: 3 Leo 5,72; 7 Leo 6,32; 8 Leo 5,73; 9 Leo 6,61; 10 Leo 5,00; 11 Leo 6,63; 13 Leo 6,26; 18 Leo 5,67; 19 Leo 6,44; 20 Leo 6,10; 23 Leo 6,45; 34 Leo 6,43; 35 Leo 5,95; 37 Leo 5,42; 39 Leo 5,81; 40 Leo 4,78; 42 Leo 6,16; 43 Leo 6,06; 44 Leo 5,61; 45 Leo 6,01; 46 Leo 5,43; 48 Leo 5,07; 49 Leo 5,67; 54 Leo – sao đôi 4,30 và 6,30; 55 Leo 5,91; 56 Leo 5,91; 64 Leo 6,48; 67 Leo 5,70; 71 Leo 7,31; 72 Leo 4,56; 75 Leo 5,18; 76 Leo 5,90; 79 Leo 5,39; 80 Leo 6,35; 81 Leo 5,58; 83 Leo – sao đôi 6,49 và 7,57; sao đồng hành B có hành tinh; 85 Leo 5,74; 86 Leo 5,54; 88 Leo 6,27; 89 Leo 5,76; 90 Leo 5,95; 92 Leo 5,26; 93 Leo 4,50. Các sao đáng chú ý khác: Wolf 359 13,45 – sao nhấp nháy; sao gần thứ 3 GJ 436 10,68 – sao gần; có hành tinh HD 88133 8,06 – có hành tinh Chú thích Liên kết ngoài Chòm sao Chòm sao theo Ptolemy Chòm sao xích đạo
1,165
6566
https://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%AAn%20B%C3%A1i%20%28th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%29
Yên Bái (thành phố)
Yên Bái là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Yên Bái, Việt Nam. Địa lý Thành phố Yên Bái nằm bên sông Hồng, cách Hà Nội 154 km về phía tây bắc. Thành phố có vị trí địa lý: Phía đông và phía bắc giáp huyện Yên Bình Phía tây giáp huyện Trấn Yên Phía nam giáp huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Thành phố rộng 106,83 km², dân số năm 2022 là 147.172 người, mật độ dân số đạt 1.378 người/km². Dân cư của thành phố Yên Bái mang đặc trưng của cư dân thành thị vùng cao. Những năm đầu thế kỷ XX dân cư của thị xã Yên Bái thưa thớt. Người Kinh chiếm hầu như đa số, họ tập trung ở Bách Lẫm, Giới Phiên và thị xã Yên Bái với mật độ dân số là trên 10 người/km². Tuy nhiên, khi thực dân Pháp mở tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai và do chính sách tiểu đồn điền nên các luồng cư dân theo đường sông Hồng lên ngày một gia tăng, vì vậy dân số ở thị xã được tăng khá nhanh. Họ từ mạn Phú Thọ, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Thái Bình lên sinh sống tại các vùng Bách Lẫm, Nam Cường. Trong dòng người nhập cư này phải kể thêm một số người từ các tỉnh miền xuôi lên đây khai thác lâm sản, buôn bán rồi ở lại luôn. Ở vị trí nằm trên các tuyến đường giao thông huyết mạch thủy, bộ nên thành phố Yên Bái trở thành một trong những đầu mối thông thương quan trọng giữa miền ngược và miền xuôi. Đạo Phật, đạo Thiên Chúa đã thâm nhập vào đây từ rất sớm chứng tỏ đây là một vùng đất mở để đón nhận những khả năng và tiềm thức mới để thúc đẩy sinh hoạt và đời sống cộng đồng. Khí hậu Hành chính Thành phố Yên Bái có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Đồng Tâm, Hồng Hà, Hợp Minh, Minh Tân, Nam Cường, Nguyễn Phúc, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Yên Thịnh và 6 xã: Âu Lâu, Giới Phiên, Minh Bảo, Tân Thịnh, Tuy Lộc, Văn Phú. Lịch sử Thành phố Yên Bái trong suốt chiều dài lịch sử đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa danh và địa giới hành chính. Thời các Vua Hùng, mảnh đất này nằm trong bộ Tân Hưng, thời phong kiến Bắc thuộc nằm trong vùng đất Tượng Quận, Giao Chỉ rồi Phong Châu. Đến thế kỷ XI (thời nhà Lý) thuộc Châu Đăng. Thế kỷ XV (đời Lê Thánh Tông) nằm trong lộ Quy Hoá thuộc tỉnh Hưng Hoá. Cuối thế kỷ XVI là một làng nhỏ bé trong tổng Bách Lẫm, phủ Quy Hoá thuộc tỉnh Hưng Hoá. Ngày 15 tháng 4 năm 1888, thực dân Pháp phân chia các địa bàn từ Thanh Hóa trở ra Bắc thành 14 quân khu. Địa bàn thành phố Yên Bái ngày nay thuộc Quân khu Yên Bái. Sau một thời gian, toàn quyền Đông Dương Jean-Marie de Lanessan đã ra Nghị định bãi bỏ các quân khu để thiết lập các đạo quan binh hoàn toàn nằm trong chế độ quân quản. Dưới đạo quan binh là các tiểu quân khu. Ngày 9 tháng 9 năm 1891, toàn quyền Đông Dương quy định đạo lỵ quan binh Yên Bái đặt tại xóm Đồng Thị, xóm Gò Cau tại làng Yên Bái, tổng Bách Lẫm huyện Trấn Yên. Đứng đầu đạo quan binh là một viên trung tá. Ngày 11 tháng 4 năm 1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Yên Bái, tỉnh lỵ được đặt tại làng Yên Bái thuộc tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên. Thị xã Yên Bái được hình thành là trung tâm của tỉnh nằm ở chân đồn Cao - khu vực quân sự của thực dân Pháp (phường Nguyễn Phúc ngày nay) với diện tích chưa đầy 2 km². Năm 1905, một số làng thuộc tổng Bách Lẫm được đưa vào thị xã. Thị xã Yên Bái lúc đầu chỉ là một phố thuộc phủ Trấn Yên rồi dần dần hình thành 4 khu phố nhỏ là phố Hội Bình, Yên Lạc, Yên Hòa, Yên Thái (khu vực phường Hồng Hà ngày nay). Tháng 7 năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, thị xã Yên Bái được tái lập và mở rộng. Ngày 7 tháng 4 năm 1956 theo Nghị định số 72/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tái lập thị xã Yên Bái. Đồng thời, thôn Lò Vôi thuộc xã Minh Bảo và xóm nhà thờ thuộc xã Nam Cường, huyện Trấn Yên được sáp nhập vào thị xã Yên Bái. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, ba tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ (trừ 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên nhập vào tỉnh Sơn La) và Lào Cai hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, thị xã Lào Cai ban đầu được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1978, tỉnh lỵ Hoàng Liên Sơn chuyển về thị xã Yên Bái, bao gồm 4 phường: Hồng Hà, Minh Tân, Nguyễn Thái Học và Yên Thịnh. Ngày 16 tháng 1 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 15-CP về việc phân vạch địa giới hành chính của một số xã thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn. Theo đó, sáp nhập các xã Tuy Lộc, Nam Cường, Tân Thịnh và Minh Bảo của huyện Trấn Yên vào thị xã Yên Bái. Ngày 6 tháng 6 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 101-HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính một số phường thuộc thành phố Yên Bái. Theo đó: Chia phường Hồng Hà thành 2 phường: Hồng Hà và Nguyễn Phúc Chia phường Nguyễn Thái Học thành 2 phường: Nguyễn Thái Học và Yên Ninh Chia phường Minh Tân thành 2 phường: Minh Tân và Đồng Tâm Từ đó, thị xã Yên Bái có 7 phường và 4 xã trực thuộc. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Yên Bái được tái lập, thị xã Yên Bái trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Yên Bái. Năm 2001, thị xã Yên Bái được công nhận là đô thị loại III. Ngày 11 tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 05/2002/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Yên Bái trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Yên Bái. Ngày 4 tháng 8 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2008/NĐ-CP sáp nhập 6 xã: Văn Phú, Văn Tiến, Hợp Minh, Giới Phiên, Phúc Lộc, Âu Lâu thuộc huyện Trấn Yên vào thành phố Yên Bái. Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết 122/NQ-CP về việc thành lập 2 phường: Nam Cường và Hợp Minh trên cơ sở 2 xã có tên tương ứng. Ngày 1 tháng 2 năm 2020, sáp nhập xã Phúc Lộc vào xã Giới Phiên và sáp nhập xã Văn Tiến vào xã Văn Phú. Thành phố Yên Bái có 9 phường và 6 xã như hiện nay. Ngày 12 tháng 9 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1039/QĐ-TTg công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Yên Bái. Giao thông Các tuyến đường chính của thành phố Yên Bái: Âu Cơ, Lê Trực, Trần Phú, Nguyễn Tất Thành, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Văn Cừ, Điện Biên, Quang Trung, Yên Ninh, Lý Thường Kiệt, Cao Thắng, Lê Chân, Thành Công, Lê Hồng Phong, Hòa Bình, Đại lộ Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Hòa Bình, Nguyễn Du, Ngô Minh Loan, Kim Đồng, Trương Quyền, Nguyễn Phúc. Các cây cầu tại thành phố Yên Bái: cầu Văn Phú, cầu Bách Lẫm, cầu Yên Bái và cầu Tuần Quán. Chú thích Tham khảo Đô thị Việt Nam loại II Tỉnh lỵ Việt Nam
1,309