id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
628
29.6k
gen
stringclasses
1 value
len
int64
200
2k
5210
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh%20gi%E1%BA%A7y
Bánh giầy
Bánh giầy (thường viết sai thành: bánh dầy, bánh dày) là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng gạo nếp đồ/hấp chín bằng hơi và giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh thường được làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày Giỗ tổ Hùng Vương). Cùng với bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Người Nhật Bản cũng có một loại bánh nhân ngọt tương tự như bánh giầy, được làm từ gạo nếp, gọi là mochi. Người dân ở bán đảo Triều Tiên có bánh tteok, gyeongdan, gaepi-tteok và songpyeon''. Tên gọi và nguồn gốc Tiếng Việt cổ gọi loại bánh này là "bánh chì", về sau "ch" biến âm thành "gi", "i" biến âm thành "ây". Có người nhầm lẫn "dầy" tức là dày, mỏng nên viết là "bánh dầy". Tuy nhiên, chỉ có cách viết "bánh giầy" là đúng quy tắc chính tả. Bánh giầy gắn với truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu, tương truyền xảy ra vào đời vua Hùng thứ 6 của nước Văn Lang. Theo đó, Lang Liêu đã được báo mộng để làm ra chiếc bánh giầy hình tròn, tượng trưng cho trời, còn bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất; hai thứ này được dùng để dâng lên vua cha trong ngày đầu xuân. Ngoài việc lý giải nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, sự tích trên nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc và tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn minh lúa nước. Các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, như Tày, Mường cũng làm bánh giầy nhưng không gói bánh chưng. Sử gia Trần Quốc Vượng nêu quan điểm rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Một số vùng miền gói bánh ú hay bánh tét, loại bánh hình tròn dài, để thay cho bánh chưng, mà theo giải thích của Trần Quốc Vượng là phù hợp với quan niệm tín ngưỡng phồn thực. Cách làm Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lượt), rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Đây là công việc đòi hỏi sức vóc, thường chỉ nam thanh niên làm vì bột nếp chín đặc biệt dính và quánh, việc nhấc chày lên cũng không đơn giản. Nếu giã không nhuyễn hẳn ăn còn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị "lại" bánh. Thường thường người ta có thể dùng chút mỡ lau vào đầu chày giã cho đỡ bị bết dính, nhưng óc lợn hấp chín được sử dụng cho mục đích này nhiều hơn. Sử dụng và bảo quản Loại bánh giầy phổ biến nhất là loại trắng không nhân, nhỏ bằng lòng bàn tay, được nặn hình tròn dày chừng 1 đến 2 cm. Cứ hai cái bánh thì thành một cặp. Người mua có thể chọn mua một cái hay cả cặp và thường kẹp ăn chung với giò lụa, giò bò, chả quế, ruốc,... Có một địa danh gắn liền với bánh giầy, đó là bánh giầy Quán Gánh của làng Thượng Đình (Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Khi đi qua địa danh giáp Hà Nội này, người ta thường gặp nhiều sạp bán bánh giầy Quán Gánh. Loại bánh này thường bán thành một cọc gồm năm bánh, nhân mặn hoặc nhân ngọt, gói trong lá chuối tươi. Ngoài địa danh Quán Gánh (Hà Nội), các địa phương nổi tiếng với sản phẩm bánh giầy được nhiều người biết có thể kể đến như bánh giầy làng Gàu (Hưng Yên), bánh giầy Gia Lộc (Hải Dương), bánh giầy Hà Nam (Quảng Yên, Quảng Ninh), bánh giầy Lạc Đạo (Hưng Yên), bánh giầy Mông ở vùng núi phía Bắc,... Các loại bánh của nông thôn miền Bắc Việt Nam kể trên thường để không được lâu, có lẽ chỉ một ngày là se mặt hoặc lại gạo, hoặc ôi thiu. Với loại bánh giầy của người miền núi thì khác. Bánh được chế biến cùng cách kể trên mỗi dịp Tết, song được nặn to như bánh đa. Bánh được trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng, người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than tương tự cách người Nhật nướng bánh giầy mochi. Canh (súp) zōni (雑煮) là tên gọi của món canh mà người Nhật thường ăn vào ngày đầu năm mới. Nguyên liệu để nấu món canh này khác nhau tùy theo từng vùng. Ngay cả trong cùng một vùng thì cách nấu của mỗi gia đình nhiều khi cũng khác nhau. Dù vậy, những nguyên liệu có thể nói là không thể thiếu trong món canh này là: bánh giầy mochi không nhân (kirinmochi), đậu phụ, khoai, thịt gà, rau xanh, và các loại rau củ màu sắc khác. Thư viện ảnh Xem thêm Bánh chưng Mochi Chú thích Giầy Giầy Giầy Giầy
901
5242
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A3n%20v%E1%BA%ADt%20ch%E1%BA%A5t
Phản vật chất
Trong vật lý hiện đại, phản vật chất là vật chất được cấu tạo bởi phản hạt của các hạt tương ứng trong vật chất thường. Trong tự nhiên, phản vật chất được sinh ra trong các quá trình như va chạm với tia vũ trụ và một số loại phóng xạ. Trong điều kiện thí nghiệm, các máy gia tốc hạt có thể tạo ra phản hạt, nhưng tổng khối lượng phản hạt nhân tạo từ trước đến nay chỉ dừng lại ở con số một vài nanogam và chưa lần nào một lượng phản hạt có thể nhìn thấy bằng mắt thường được tạo ra, mà nguyên nhân là chi phí khổng lồ cũng như sự khó khăn trong chế tạo và xử lý. Lịch sử hình thành khái niệm Giả thiết giả tưởng Phản vật chất bắt đầu từ trí tưởng tượng của con người ở những năm 1930. Những người hâm mộ của bộ phim khoa học giả tưởng nổi tiếng Star Trek ("Du hành giữa các vì sao"), đã biết đến một loại phản vật chất được sử dụng giống như nhiên liệu với năng lượng cao để đẩy những chiếc tàu không gian đi nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng. Loại phi thuyền không gian này dường như không thể thiết kế được, nhưng các nhà lý thuyết đã có khả năng biến dạng nhiên liệu tưởng tượng ấy thành hiện thực. Ý tưởng trong truyện tiểu thuyết đã trở thành hiện thực bằng việc khám phá ra sự tồn tại của phản vật chất, ở những thiên hà khoảng cách xa và ở thời nguyên sinh của vũ trụ. Giả thiết khoa học Điều thú vị nhất đó là từ trong trí tưởng tượng, phản vật chất trở thành hiện thực, và mang tính thuyết phục. Năm 1928, nhà vật lý người Anh Paul Dirac đã đặt ra một vấn đề: làm sao để kết hợp các định luật trong thuyết lượng tử vào trong thuyết tương đối đặc biệt của Albert Einstein. Thông qua các bước tính toán phức tạp, Dirac đã vạch định ra hướng để tổng quát hóa hai thuyết hoàn toàn riêng rẽ này. Ông đã giải thích việc làm sao mọi vật càng nhỏ thì vận tốc càng lớn; trong trường hợp đó, các electron có vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Đó là một thành công đáng kể, nhưng Dirac không chỉ dừng lại ở đó, ông nhận ra rằng các bước tính toán của ông vẫn hợp lệ nếu electron vừa có thể có điện tích âm, vừa có thể có điện tích dương - đây là một kết quả ngoài tầm mong đợi. Dirac biện luận rằng, kết quả khác thường này chỉ ra sự tồn tại của một "đối hạt", hay "phản hạt" của electron, chúng hình thành nên một "cặp ma quỷ". Trên thực tế, ông quả quyết rằng mọi hạt đều có "đối hạt" của nó, cùng với những tính chất tương đồng, duy chỉ có sự đối lập về mặt điện tích. Và giống như proton, neutron và electron hình thành nên các nguyên tử và vật chất, các phản proton, phản neutron, positron (còn được gọi là phản electron) hình thành nên phản nguyên tử và phản vật chất. Nghiên cứu của ông dẫn đến một suy đoán rằng có thể tồn tại một "vũ trụ ảo" tạo bởi các phản vật chất này. Và dự đoán của ông đã được kiểm chứng trong thí nghiệm của Carl David Anderson vào năm 1932, cả hai ông đều được giải Nobel cho thành tựu này. Các nhà vật lý đã học được nhiều hơn về phản vật chất so với thời điểm của Anderson khám phá ra nó. Một trong những hiểu biết mang tính kịch bản đó là vật chất và phản vật chất kết hợp lại sẽ tạo ra một vụ nổ lớn. Giống như những cặp tình nhân gặp nhau trong ngày sau cùng vậy, vật chất và phản vật chất ngay lập tức hút nhau do có điện tích ngược nhau, và tự phá hủy nhau. Do sự tự huỷ tạo ra bức xạ, các nhà khoa học có thể sử dụng các thiết bị để đo "tàn dư" của những vụ va chạm này. Chưa có một thí nghiệm nào có khả năng dò ra được các phản thiên hà và sự trải rộng của phản vật chất trong vũ trụ như trong tưởng tượng của Dirac. Các nhà khoa học vẫn gửi các tín hiệu thăm dò để quan sát xem có tồn tại các phản thiên hà này hay không. Nhưng câu hỏi vẫn làm bối rối các nhà vật lý cũng như những người có trí tưởng tượng cao đó là: phải chăng vật chất và phản vật chất tự hủy khi chúng tiếp xúc nhau. Tất cả các thuyết vật lý đều nói rằng khi vụ nổ lớn (Big Bang), đánh dấu sự hình thành khoảng 13,8 tỉ năm trước, vật chất và phản vật chất có số lượng bằng nhau. Vật chất và phản vật chất kết hợp lại, và tự hủy nhiều lần, cuối cùng chuyển sang năng lượng, được biết như dạng bức xạ phông vũ trụ. Các định luật của tự nhiên đòi hỏi vật chất và phản vật chất phải được tạo dưới dạng cặp. Nhưng một vài phần triệu giây sau vụ Nổ Lớn Big Bang, vật chất dường như nhiều hơn so với phản vật chất một chút, do đó cứ mỗi tỉ phản hạt thì lại có một tỉ + 1 hạt vật chất. Trong giây đầu hình thành vũ trụ, tất cả các phản vật chất bị phá hủy, để lại sau đó là dạng hạt vật chất. Hiện tại, các nhà vật lý vẫn chưa thể tạo ra được một cơ chế chính xác để mô tả quá trình "bất đối xứng" hay khác nhau giữa vật chất và phản vật chất để giải thích tại sao tất cả các vật chất đã không bị phá hủy. Bằng chứng về phản vật chất Một số bằng chứng về sự tồn tại của phản vật chất đã được đưa ra. Quan trọng nhất là việc quan sát các phi đạo của các hạt sơ cấp trong buồng bọt (bubble chamber). Thí nghiệm được tiến hành bởi Carl David Anderson vào năm 1932. Ông đã chụp hình được một số cặp phi đạo bị biến mất ngay khi gặp nhau. Dữ liệu này đã làm tăng sự tin tưởng rằng có tồn tại các hạt phản vật chất mà khi một hạt tương tác với chính phản hạt cùng loại sẽ triệt tiêu nhau và sinh năng lượng. Năm 1996, Phòng thí nghiệm Fermi, (Chicago, Mỹ) đã tạo ra 7 phản nguyên tử hydro trong một máy gia tốc hạt. Có điều các hạt này tồn tại trong thời gian quá ngắn ngủi, lại chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng, nên không thể lưu giữ để nghiên cứu. Tháng 10 năm 2002, Phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân châu Âu (European Organization for Nuclear Research-CERN) thông báo kết quả thí nghiệm ATRAP, tiếp nối thí nghiệm ATHENA tháng 9, tạo ra phản nguyên tử Hydro từ phản proton và positron. Kết quả đo mức năng lượng của các phản hạt trong phản nguyên tử hydro cho thấy, positron chuyển động trên quỹ đạo khá xa tâm phản proton, dẫn đến hệ thống này tồn tại hết sức kém bền vững. Để có được các phản nguyên tử (anti-atom) bền vững, toàn bộ thí nghiệm cần đặt trong môi trường nhiệt độ sát độ không tuyệt đối (-273,15 độ C hay 0K), vì ở nhiệt độ cao, các phản nguyên tử sẽ kết hợp với các nguyên tử của môi trường và biến mất ngay lập tức. Chế tạo phản vật chất Positron Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore công bố tháng 11 năm 2008 họ đã tạo ra một số lượng Positron lớn hơn hẳn các kết quả trước đó. Phản nucleon Phản hydro Lưu trữ phản vật chất Phản vật chất không thể được lưu trữ trong các thùng chứa làm bằng vật liệu thông thường vì phản ứng của nó với bất kỳ vật chất nào mà nó tiếp xúc. Có thể để được trong chân không. Chi phí Nhiều nhà khoa học cho rằng phản vật chất là vật liệu đắt tiền nhất trong số những vật liệu mà con người từng biết đến. Năm 2006, Gerald Smith ước tính để sản xuất 10 miligam positron cần 250 triệu đô la. (tương đương 25 tỉ USD mỗi gam. Năm 1999, NASA đã đưa ra con số 62,5 nghìn tỷ USD mỗi gam phản hydro. Nguyên nhân do sản xuất rất khó khăn (chỉ có rất ít phản proton được tạo ra trong các phản ứng trong các máy gia tốc hạt), và bởi vì có nhu cầu khác cao hơn về việc sử dụng các máy gia tốc hạt. Theo CERN ước tính, phải tốn vài trăm triệu franc Thụy Sĩ để sản xuất khoảng 1 phần tỷ gam (số tiền chi được sử dụng cho đến nay đối với va chạm hạt / phản hạt). Để so sánh, hãy hình dung với việc sản xuất vũ khí nguyên tử đầu tiên, chi phí của Dự án Manhattan ước tính khoảng 23 tỷ đô la với lạm phát tính đến năm 2007. Một số nghiên cứu được tài trợ bởi Viện khái niệm tiên tiến của NASA đang nghiên cứu xem liệu có thể sử dụng các bẫy từ để thu thập phản vật chất xuất hiện tự nhiên trong vành đai Van Allen của Trái Đất hay không, và cuối cùng là đai của những hành tinh khí khổng lồ, như sao Mộc, với chi phí thấp hơn cho mỗi gam. Một số vật liệu khác có giá thành thấp hơn phản vật chất có thể kể đến như Endohedral fullerene, Californi 252, Painit, Kim cương, Triti, Taaffeite, Plutoni, LSD, Ma túy đá, Bạch phiến, Sừng tê giác... Xem thêm Vật lý hạt Sét hòn: Giả thiết giải thích bằng phản vật chất trong Thiên thần và Ác quỷ Vũ khí phản vật chất Tham khảo Liên kết ngoài Stephen Hawking Universe—David Filkin—Basic Book ISBN 0-465-08198-3 Antimatter Vì sao chúng ta có thể sống sót? "vật chất có tính ổn định cao hơn phản vật chất." Minh Hy, VnExpress Thứ ba, 10/7/2001, 17:22 (GMT+7) Dùng phản vật chất làm nhiên liệu cho tên lửa? Minh Hy VnExpress Thứ sáu, 11/1/2002, 10:21 (GMT+7) Tạo được phản vật chất Minh Hy VnExpress Thứ năm, 21/2/2002, 11:43 (GMT+7) Bí mật bom phản vật chất Phương Linh Hanoimoi 08:45 thứ sáu ngày 14/11/2008 Vật lý hạt Vật lý hiện đại Vật lý học Lý thuyết trường lượng tử Vật lý trong tác phẩm hư cấu
1,811
5259
https://vi.wikipedia.org/wiki/Charles%20Messier
Charles Messier
Charles Messier (26 tháng 7 năm 1730 ở vùng Badonviller, tỉnh Meurthe-et-Moselle, Pháp – 12 tháng 4 năm 1817 tại Paris) là một nhà thiên văn, người đã xuất bản một danh mục với lúc đầu 45, sau này 110 thiên thể, như đám sao và tinh vân, hiện này vẫn gọi là các thiên thể Messier. Danh mục này đã được xuất bản lần thứ nhất vào năm 1774. Những thiên thể Messier được đánh số được từ M1 đến M110 – hiện nay các tên này vẫn thường dùng. Mục đích của danh mục ông đã là giúp đỡ những người săn sao chổi (như chính ông), qua quan sát bằng mắt thường, phân biệt các thiên thể thường trực (như các sao) và các thiên thể di chuyển thoáng qua (như sao chổi). Một số thiên thể Messier Một số thiên thể Messier là các thiên hà: Một số khác là các tinh vân: Xem thêm Danh sách Messier Tham khảo Liên kết ngoài Charles Messier's Deepsky Observations Charles Messier (ngày 26 tháng 6 năm 1730 - ngày 12 tháng 4 năm 1817) Charles Messier (ngày 26 tháng 6 năm 1730 - ngày 12 tháng 4 năm 1817) Messier, Charles Mất năm 1817 Sinh năm 1730 Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp Hội viên Hội Hoàng gia
208
5260
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m%20bor
Nhóm bor
Nhóm bor là các nguyên tố hóa học thuộc nhóm 13 của bảng tuần hoàn, bao gồm bor (B), nhôm (Al), gali (Ga), indi (In), thali (Tl) và nihoni (Nh). Nhóm này nằm trong khối p của bảng tuần hoàn. Các nguyên tố trong nhóm bor có đặc điểm là có ba electron hóa trị. Bor là một á kim, ít phổ biến trên Trái Đất. Các nguyên tố còn lại là kim loại yếu (nằm giữa kim loại và á kim trong bảng tuần hoàn). Nhôm là nguyên tố xuất hiện nhiều trên Trái Đất và là nguyên tố phổ biến thứ ba trong vỏ Trái Đất (8,3%). Nihoni hiện tại chưa phát hiện trong tự nhiên, đây là một nguyên tố tổng hợp. Một số nguyên tố nhóm 13 có vai trò trong hệ sinh thái. Bor là một nguyên tố vi lượng ở người và cần thiết cho một số loài thực vật. Thiếu bor làm cây cối phát triển còi cọc, trong khi dư thừa bor cũng ức chế sự phát triển. Nhôm không có vai trò sinh học, không có độc tính đáng kể, được coi là an toàn. Indi và gali có thể kích thích sự trao đổi chất; gali có khả năng tự liên kết với các protein sắt. Thali có độc tính cao, can thiệp vào chức năng của nhiều loại enzym quan trọng. Nguyên tố này được sử dụng làm thuốc trừ sâu. Đặc điểm Mặc dù nằm trong khối p, các nguyên tố trong nhóm bor, đặc biệt là bor và nhôm trong liên kết hóa học thường vi phạm quy tắc octet. Tất cả các nguyên tố của nhóm bor đều có hóa trị ba. Phản ứng hóa học Hydride Hầu hết các nguyên tố trong nhóm bor đều có xu hướng dễ phản ứng theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử. Bor, nguyên tố đầu tiên trong nhóm, thường không phản ứng với nhiều nguyên tố ở nhiệt độ thường. Bor tạo thành nhiều hợp chất với hydro gọi là boran. Boran đơn giản nhất là diboran B2H6. Các nguyên tố nhóm 13 tiếp theo là nhôm và gali, tạo thành ít muối hydride bền hơn, mặc dù cả AlH3 và GaH3 có tồn tại. Indi chưa có dữ liệu cho thấy có tạo muối hydride, ngoại trừ indi có trong các phức chất như phức phosphin H3InP(Cy)3. Muối thali và hydro không bền, chưa tổng hợp được trong phòng thí nghiệm. Oxide Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm bor được biết là tạo thành oxide hóa trị ba, với hai nguyên tử liên kết cộng hóa trị với ba nguyên tử oxy. Những yếu tố này cho thấy xu hướng tăng pH (từ acid đến base). Ghi chú Tham khảo Nhóm nguyên tố hóa học Bảng tuần hoàn
463
5262
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bor
Bor
Bor (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp bore /bɔʁ/) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu B và số hiệu nguyên tử bằng 5, nguyên tử khối bằng 11. Thuộc tính Bo là nguyên tố thiếu hụt điện tử, có quỹ đạo p trống. Các hợp chất của bo thông thường có tính chất như các acid Lewis, sẵn sàng liên kết với các chất giàu điện tử. Các đặc trưng quang học của nguyên tố này bao gồm khả năng truyền tia hồng ngoại. Ở nhiệt độ phòng Bo là một chất dẫn điện kém nhưng là chất dẫn điện tốt ở nhiệt độ cao. Bo là nguyên tố có sức chịu kéo giãn cao nhất. Nitride bo (BN) có thể sử dụng để chế tạo vật liệu có độ cứng như kim cương. Nó có tính chất của một chất cách điện nhưng dẫn nhiệt giống như kim loại. Nguyên tố này cũng có các độ nhớt giống như than chì. Bo cũng giống như cacbon về khả năng của nó tạo ra các liên kết phân tử cộng hóa trị ổn định. Là một nguyên tố á kim hóa trị +3, bo xuất hiện chủ yếu trong quặng borax. Có hai dạng thù hình của bo; bo vô định hình là chất bột màu nâu, nhưng bo kim loại thì có màu đen. Dạng thù hình kim loại rất cứng (9,3 trong thangon Mohs) và là chất dẫn điện kém ở nhiệt độ phòng. Không tìm thấy bo tự do trong tự nhiên. Ứng dụng Hợp chất có giá trị kinh tế nhất của bo là tetraborat decahydrat natri Na2B4O7·10H2O, hay borax, được sử dụng để làm lớp vỏ cách nhiệt cho cáp quang hay chất tẩy trắng perborat natri. Các ứng dụng khác là: Vì ngọn lửa màu lục đặc biệt của nó, bo vô định hình được sử dụng trong pháo hoa. Acid boric là hợp chất quan trọng sử dụng trong các sản phẩm may mặc. Các hợp chất của bo được sử dụng nhiều trong tổng hợp các chất hữu cơ và sản xuất các thủy tinh borosilicat. Các hợp chất khác được sử dụng như là chất bảo quản gỗ được ưa thích do có độc tính thấp. Bo10 được sử dụng để hỗ trợ kiểm soát của các lò phản ứng hạt nhân, là lá chắn chống bức xạ và phát hiện neutron. Các sợi bo là vật liệu nhẹ có độ cứng cao, được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tàu vũ trụ. Borohydrit natri (NaBH4), là chất khử hóa học thông dụng, được sử dụng (ví dụ) trong khử các aldehyde và keton thành rượu. Các hợp chất bo được sử dụng như thành phần trong các màng thấm đường, phần tử nhạy cacbonhiđrat và tiếp hợp sinh học. Các ứng dụng sinh học được nghiên cứu bao gồm liệu pháp giữ neutron bằng bo và phân phối thuốc trong cơ thể. Các hợp chất khác của bo có hứa hẹn trong điều trị bệnh viêm khớp, ung thư.. Hydride bo là một chất bị oxy hóa dễ dàng giải phóng ra một lượng đáng kể năng lượng. Vì thế nó được nghiên cứu để sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa. Lịch sử Các hợp chất của bo (tiếng Ả Rập buraq từ tiếng Ba Tư burah) đã được biết đến từ hàng nghìn năm trước. Ở Ai Cập cổ đại, việc ướp xác phụ thuộc vào quặng được biết đến như là natron, nó chứa muối borat cũng như một số muối phổ biến khác. Các loại men sứ từ borax đã được sử dụng ở Trung Quốc từ năm 300, các hợp chất của bo được sử dụng trong sản xuất thủy tinh ở La Mã cổ đại. Nguyên tố này được phân lập năm 1808 bởi Sir Humphry Davy, Joseph Louis Gay-Lussac và Louis Jacques Thénard, với độ tinh khiết khoảng 50%. Những người này không biết chất tạo thành như là một nguyên tố. Năm 1824 Jöns Jakob Berzelius đã xác nhận bo như là một nguyên tố; ông gọi nó là boron, một từ tiếng Latin có nguồn gốc là burah trong tiếng Ba Tư. Bo nguyên chất được sản xuất lần đầu tiên bởi nhà hóa học người Mỹ W. Weintraub năm 1909. Sự phổ biến Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước sản xuất Bo lớn nhất thế giới. Bo trong tự nhiên tìm thấy ở dạng muối borat, acid boric, colemanit, kernit, ulexit. Acid boric đôi khi tìm thấy trong nước suối có nguồn gốc núi lửa. Ulexit là khoáng chất borat tự nhiên có thuộc tính của cáp quang học. Nguồn có giá trị kinh tế quan trọng là quặng rasorit (kernit) và tincal (quặng borax), cả hai được tìm thấy ở sa mạc Mojave (California) (với borax là khoáng chất chủ yếu). Thổ Nhĩ Kỳ là nơi mà các khoáng chất borax cũng được tìm thấy nhiều. Bo tinh khiết không dễ điều chế. Phương pháp sớm nhất được sử dụng là khử oxide bo với các kim loại như magiê hay nhôm. Tuy nhiên sản phẩm thu được hầu như có chứa borua kim loại. Bo nguyên chất có thể được điều chế bằng việc khử các hợp chất của bo với các halôgen dễ bay hơi bằng hiđrô ở nhiệt độ cao. Năm 1997 bo kết tinh (99% nguyên chất) có giá khoảng USD 5 cho 1 gam và bo vô định hình giá USD 2 cho 1 gam. Đồng vị Bo có 2 đồng vị tự nhiên ổn định là 11B (80,1%) và 10B (19,9%). Sự sai khác về khối lượng tạo ra một khoảng rộng của các giá trị δB-11 trong các loại nước tự nhiên, dao động từ -16 đến +59. Có 13 đồng vị đã biết của bo, chu kỳ bán rã ngắn nhất là 7B, nó phân rã bởi bức xạ proton và phóng xạ alpha. Chu kỳ bán rã của nó là 3,26500x10−22 s. Sự phân đoạn đồng vị của bo được kiểm soát bởi các phản ứng trao đổi của các chất B(OH)3 và B(OH)4. Các đồng vị của bo cũng phân đoạn trong sự kết tinh khoáng chất, trong các thay đổi pha của H2O trong hệ thống thủy phân, cũng như trong phong hóa các loại đá bởi nước. Hiệu ứng cuối cùng chuyển đổi các ion B10(OH)4 trong đất sét thành B11(OH)3 có thể là nguyên nhân của lượng lớn B11 trong nước biển, điều này có liên quan tới các lớp vỏ của các đại dương và lục địa. Cảnh báo Bo nguyên tố và các borat là không độc vì thế không có yêu cầu đặc biệt nào khi làm việc với chúng. Tuy nhiên, một số hợp chất chứa hydro của bo là độc và có yêu cầu đặc biệt khi tiếp xúc. Natri orthoborat có thể gây hại cho gan. Xem thêm Thiếu hụt bo Tham khảo Liên kết ngoài Los Alamos National Laboratory – Boron Nhóm Bo Á kim Chất độc neutron Nhiên liệu tên lửa Nhiên liệu phản ứng tổng hợp hạt nhân Từ gốc Pháp
1,190
5277
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%93c%20Eo
Óc Eo
Óc Eo (tiếng Khmer: , Ou Kaev) là một di chỉ khảo cổ tại khu vực núi Ba Thê thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam. Di chỉ này do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret ở trường Viễn Đông Bác Cổ chủ trì khai quật lần đầu tiên vào năm 1944. Lịch sử Vào năm 1879, bác sĩ hải quân A.Corre đã thông báo về những cổ vật đầu tiên được cho là thuộc một nền văn hóa cổ đại mà ông thu thập được tại chân núi Ba Thê. Nhiều thập niên sau đó, có nhiều quan chức và nhà khoa học Pháp cũng đã đến đây và phát hiện thêm nhiều cổ vật. Từ năm 1937, L.Malleret đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu tại khu vực Ba Thê và ghi nhận hàng loạt di tích phân bố trên các gò thấp, hệ thống kênh cổ. Qua các không ảnh, ông đã xác định được dấu vết một thành phố cổ. Trên cơ sở các cuộc khai quật vào năm 1944, L.Malleret cũng đã xác định được vòng thành. Ông nhận định cánh đồng ở phía đông nam núi Ba Thê là một đô thị cổ và đặt tên là thị cảng Óc Eo (theo tên địa điểm gò Óc Eo, một gò đất trên cánh đồng). Bên cạnh đó, với những phát hiện này, giới khảo cổ học đã chính thức công nhận nền văn hóa hình thành, phát triển ở khu vực đồng bằng Nam Bộ từ thế kỷ I đến thế kỷ VII sau Công nguyên (lúc bấy giờ thuộc vương quốc Phù Nam) và đặt tên là văn hóa Óc Eo. Sau cuộc khai quật năm 1944, việc nghiên cứu khảo cổ tạm thời bị gián đoạn do chiến tranh. Từ những năm 1980, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã có nhiều đợt khai quật và nghiên cứu các di tích thuộc văn hóa Óc Eo ở An Giang nói riêng và các tỉnh thành Nam Bộ nói chung. Một số di tích tiêu biểu tại khu vực Óc Eo – Ba Thê đã được khai quật và bảo tồn bao gồm: Nam Linh Sơn Tự, Gò Cây Me, Gò Út Trạnh, Gò Óc Eo, Gò Cây Thị A và B, Gò Giồng Cát... Di tích quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê nằm trên địa bàn thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, có tổng diện tích quy hoạch bảo tồn khoảng 433,2 ha; trong đó, diện tích khu vực sườn và chân núi Ba Thê (khu A) là 143,9 ha, cánh đồng Óc Eo (khu B) là 289,3 ha. Di tích gồm các loại hình tiêu biểu: di tích kiến trúc, di chỉ cư trú, di chỉ mộ táng, di chỉ xưởng, hệ thống giao thông thủy, baray (hồ chứa nước). Ngày 27 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê là di tích quốc gia đặc biệt. Xem thêm Văn hóa Óc Eo Phù Nam Louis Malleret Gò Tháp Nền Chùa Chú thích Liên kết ngoài Di tích khảo cổ Việt Nam Văn hóa Óc Eo Địa điểm khảo cổ Di tích tại An Giang Thoại Sơn Thương cảng cổ Việt Nam
553
5319
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1n%20h%C3%B3a
Hán hóa
Hán hóa () hay còn gọi là Trung Quốc hóa () hoặc Hoa hóa () dùng để chỉ quá trình tiếp thu, chuyển đổi của các nền văn hóa của các dân tộc khác sang nền văn hóa Hán. Trong lịch sử Trung Quốc nói riêng, và Châu Á nói chung, nền văn hóa Hán đã tác động rất lớn đến sự phát triển của các dân tộc xung quanh nó một cách tự nhiên hoặc cưỡng ép. Điển hình là sự học hỏi văn hóa một cách tự nguyện của người Nhật hay sự đồng hóa dân Việt và Triều Tiên. Đồng hóa Có thể thấy văn hóa Hán là sự kết tinh của hai dòng văn hóa lớn, đó là nền văn hóa lúa nước ở Trường Giang và văn hóa nông nghiệp lúa mì, kê ở Hoàng Hà, ngoài ra có sự tiếp thu các nền văn hóa khác như văn hóa Ấn Độ và nền văn hóa du mục ở phương bắc. Lãnh thổ Trung Quốc phía đông là biển, phía tây và phía bắc là những cánh đồng cỏ, những sa mạc mênh mông, bạt ngàn, từ đó, các dân tộc du mục phương bắc, hết lớp này tới lớp khác, xâm nhập vào đất Trung Hoa, cướp phá mùa màng, súc vật..., người Hán phải xây trường thành để ngăn chặn các dân tộc này (Vạn Lý Trường Thành); từ nhà Chu đã phải chiến đấu với các dân tộc này, dồn họ về các cánh đồng cỏ, mới đầu có lẽ chỉ là để tự vệ, sau nhân đó mà mở mang thêm bờ cõi, thành một cuộc tranh giành đất đai suốt hai ngàn năm giữa Hán và Hồ (du mục). Hễ người Hán (Trung Hoa) thịnh thì Hồ (du mục) lùi về phương bắc để đợi thời Hán suy để vượt trường thành vào chiếm đất: mới đầu họ chiếm được một phần miền Hoa Bắc (các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây...), lần lần họ mạnh lên, chiếm trọn được Hoa Bắc, tới bờ sông Dương Tử, sau cùng, đời Nguyên, Thanh, có thời các dân tộc này làm chủ hoàn toàn non sông của người Hán hai lần: lần đầu một thế kỷ (nhà Nguyên), lần sau hai thế kỷ rưỡi (nhà Thanh). Họ chiếm đất, cai trị dân tộc Hán, dùng văn tự, ngôn ngữ Hán, chỉ trong vài thế hệ thì đã bị Hán hóa, thành người Hán, và khi người Hán giành lại được chủ quyền, thì đất đai của người Hồ (du mục) thành đất đai của Hán, con dân Hồ cũng thành con dân Hán, nhờ vậy mà sau thời Nam Bắc triều, các tộc Tiên Ti, Tây Tạng, Thác Bạt đã đồng hóa với người Hán, sau thời Ngũ Đại, có thêm tộc người Sa Đà. Sau thời Thanh thêm được dòng máu Mãn, Mông, Hồi Hột (Hồi) và đế quốc của họ rộng hơn tất cả các đời trước, trừ đời Nguyên. Về phía Nam, từ nhà Chu đến nhà Hán, người Trung Hoa đánh chiếm dần xuống, dần đồng hóa các bộ tộc mà họ gọi là "Bách Việt". "Hán hóa" là một đặc điểm nổi bật xuyên suốt lịch sử của Trung Hoa. Bắt đầu là nền văn minh ở trung tâm Trung Quốc (nhà Chu), rồi văn hóa của họ lan dần, đồng hóa các dân tộc ở phía nam như Bách Việt, phía tây như Tạng, tây bắc như Mông Cổ... Ảnh hưởng Bên cạnh quá trình đồng hóa các dân tộc khác. Nền văn hóa Hán còn ảnh hưởng rất lớn đến các nền văn hóa khác trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản (còn gọi là Phù Tang), Việt Nam. Các nét ảnh hưởng chính Chữ viết Chữ Hán ở Triều Tiên Chữ Hán ở Nhật Chữ Hán ở Việt Nam Nho giáo Chính trị-xã hội Xem thêm Danh sách quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa tiêu biểu Nhân tố Trung Quốc (trong chính trị) Chủ nghĩa dĩ Hoa vi trung Phi Trung Quốc hóa Phong trào bản địa hóa Đài Loan Triều đại xâm lược Tân Thanh sử Tây hóa (Âu hóa) Nhật hóa Mỹ hóa Ấn hóa Làn sóng Hoa ngữ Làn sóng Hàn Quốc Làn sóng Đài Loan Tham khảo Đồng hóa văn hóa Văn hóa Trung Hoa Văn hóa châu Á Chính trị Trung Hoa Dân Quốc Tiếng Nhật Tiếng Triều Tiên Đế quốc Trung Hoa
731
5370
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C6%B0%C6%A1ng%20%28t%E1%BA%BF%20l%E1%BB%85%29
Hương (tế lễ)
Hương, còn được gọi là nhang được chế tạo từ các chất của thực vật có mùi thơm, thông thường được bổ sung thêm tinh dầu chiết ra từ thực vật hay có nguồn gốc động vật, dùng để tỏa ra khói có mùi thơm khi cháy. Nhang được sử dụng trong các mục đích tôn giáo, chữa bệnh theo kinh nghiệm hay đơn thuần mang tính thẩm mĩ. Hương ở dạng bột hay hạt nhỏ được bỏ vào than nóng hay trong bình hương, lư hương. Hương cũng được làm ở dạng thuận tiện hơn cho việc đốt như que, vòng hình nón hay dạng cái nêm. Với những dạng này, người ta đốt hương để cho nó bắt lửa sau đó dập tắt ngọn lửa để nó cháy chậm hơn và tỏa ra khói có mùi thơm. Hương đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người châu Á, thường được sử dụng trong ngày rằm, ngày lễ, tết. Loại hương được nhiều người Việt cũng như Á Đông ưa thích nhất và giá trị của nó cũng cao nhất đó là hương trầm. Trong hương trầm có một thành phần tham gia trích ly từ cây trầm hương . Một số chất tạo mùi thơm bao gồm: Hổ phách Long diên hương Cánh kiến trắng hay an tức hương Long não Tuyết tùng Đinh hương Nhựa côpan Trầm hương Nhựa cây a ngùy Hoa nhài Bách xù Hồng núi Mộc dược (tiếng Anh: myrrh) Xạ hương Đậu khấu Hoắc hương Hoa hồng Gỗ đàn hương Cây bồ đề Nhựa thông Phân loại hương (nhang) Hương nén Hương vòng Hương nụ Cấu tạo nén hương Tăm hương: Được làm bằng thân cây tre tách nhỏ thành từng thanh bé Bột hương: Làm từ hỗ hợp bột gỗ được nghiền nhỏ từ các loại cây: Trầm hương, Hoàng đàn, Quế chi, Hương bài, Bách xù, Long não, thảo dược, hương bài,... Keo kết kính bột và tăm hương: Có 2 loại keo thường được dùng là keo bời lời và keo tràm Một số quan điểm - Một số chuyên gia cho biết, giống như khói thuốc lá, khói than, khói các loại hương hóa chất có chứa các hoạt chất độc hại như benzen, toluen, xylene… có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong. - Ngoài ra khi đốt qua nhiều hương, có thể gây ngạt thở cho những người mẫn cảm hay làm tăng nguy cơ hỏa hoạn. - Các loại hương có tàn trắng như vôi được làm bằng bột đá vôi dùng trong xây dựng (CaCO3) có lần nhiều tạp chất, và có thể (tùy từng vùng khai thác) chứa các kim loại như chì, thủy ngân, v.v... Nếu người sản xuất nhang sử dụng quá nhiều bột đá vôi, nhang đó sẽ có tác hại vô cùng lớn với người sử dụng. - Các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện về việc nhang tẩm hóa chất như H3PO4 để cuốn tàn (nhang có tàn uốn cong). Đến nay, nhiều loại nhang giá siêu rẻ đều có mặt hóa chất này và tung ra bình thường. Chất độc hại sẽ tồn tại trong không khí, khi tác động lên da sẽ làm da bị mẫn cảm; tác động lên hệ hô hấp gây viêm nhiễm phù nề, co thắt, khó thở; tác động lên giác mạc gây ngứa mắt, sung huyết, chảy nước mắt. - H3PO4, lưu huỳnh, Kali Nitrat: các chất độc hại được tìm thấy nhiều trong bột và tăm hương. Không chỉ độc hại trong quá trình bị đốt cháy, bản thân H3PO4 với nồng độ lên đến 85% (độ độc rất mạnh) và bột lưu huỳnh trong quá trình sản xuất cũng gây hại đối với người làm hương. - SO2, CO, NO2: các khí độc được tìm thấy nhiều trong khói hương. - Khí formaldehyd độc hại có trong khói hương cao hơn mức cho phép 125 lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp. Cách phân biệt Nhang phải có mùi thơm đặc trưng, cháy đượm, cháy lâu, vị hương êm dịu, không gắt, không cay mắt. Để phân biệt bằng mắt thường, có thể tách một ít phần bột để nhìn vào màu của tăm nhang phía trong. Tăm nhang truyền thống có màu nâu đen và sự sần sùi thô mộc, còn nếu có màu vàng suộm và độ láng mịn thì chắc chắn là tăm nhang tẩm acid phosphoric(H3PO4). Để phân biệt nhang có bột đá vôi hay không thì chỉ có thể biết được khi thắp lên, tàn nhang có màu trắng như tuyết, mùi nồng của đá vôi nung, rất khó chịu cho khứu giác. Lưu ý khi sử dụng hương Không nên thắp nhang trong một không gian kín, đóng cửa, không thông thoáng có thể gây ra những tác động xấu cho sức khỏe khi hít quá nhiều khói nhang. Đừng cắm nhang vào những vị trí dễ cháy hay những bình lọ dễ đổ ngã như tường gỗ, tường giấy, gần những chất liệu dễ cháy như xăng, cồn, dầu hỏa hay các loại keo dán công nghiệp dễ bắt lửa có thể gây hỏa hoạn nghiêm trọng. Không nên cho người già và trẻ em tiếp xúc nhiều với khói hương do sức đề kháng kém, rất dễ bị nhiễm độc. Trong những dịp cúng kiếng đặc biệt, chỉ nên thắp 1-3 cây nhang/ngày. Khi đốt nhang tránh ngửi nhiều mùi hương. Không nên dùng chân nhang làm tăm xỉa răng hay cắm chân nhang vào đồ ăn cúng tế để tránh bị ngộ độc. Tham khảo Tế lễ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
921
5383
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim%20lo%E1%BA%A1i%20ki%E1%BB%81m%20th%E1%BB%95
Kim loại kiềm thổ
Các kim loại kiềm thổ là một dãy các nguyên tố trong nhóm nguyên tố IIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố. Đó là berylium, magnesium, calcium, strontium, barium và radium (không phải lúc nào cũng được xem xét do chu kỳ bán rã ngắn của nó). Các kim loại kiềm thổ được đặt tên theo các oxide của chúng, các đất kiềm, có tên gọi cũ là berylia, magiêsia, vôi sống, strontia và baryta. Chúng được gọi là kiềm thổ vì các thuộc tính tự nhiên trung gian của chúng giữa các chất kiềm (oxide của các kim loại kiềm) và các loại đất hiếm (oxide của các kim loại đất hiếm). Sự phân loại của một số chất bề ngoài trơ như là 'đất' có lịch sử hàng thiên niên kỷ. Hệ thống được biết sớm nhất được sử dụng bởi những người Hy Lạp cổ đại gồm có 4 nguyên tố, bao gồm cả đất. Hệ thống này sau đó được làm rõ hơn bởi các nhà triết học và giả kim thuật như Aristotle (thế kỷ IV TCN), Paracelsus (nửa đầu thế kỷ XVI), John Becher (giữa thế kỷ XVII) và Georg Stahl (cuối thế kỷ XVII), với việc phân chia 'đất' thành ba hay nhiều loại hơn. Sự nhận thức về 'đất' không phải là một nguyên tố mà là hợp chất được đề cập bởi nhà hóa học Antoine Lavoisier. Trong tác phẩm Traité Élémentaire de Chimie (Các nguyên tố hóa học) năm 1789 ông gọi chúng là Substances simples salifiables terreuses, tức các nguyên tố đất tạo thành muối. Sau đó, ông thấy rằng các đất kiềm có thể là các oxide kim loại, nhưng ông thừa nhận rằng đó chỉ là phỏng đoán. Năm 1808, dựa trên tư tưởng của Lavoisier, Humphry Davy trở thành người đầu tiên thu được các mẫu kim loại bằng cách điện phân các loại 'đất kiềm' nóng chảy. Chúng là các nguyên tố hoạt động mạnh và ít khi tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên. Trong lớp vỏ Trái Đất kim loại kiềm thổ chiếm tỉ lệ 4,16 % (trong đấy 67 % Calcium, 31 % Magnesium, 1,4 % Barium, 0,6 % Strontium và 1 lượng rất ít Berylium và Radium). Các kim loại kiềm thổ là các kim loại có màu trắng bạc, mềm, có khối lượng riêng thấp, có phản ứng tức thời với các nguyên tố thuộc nhóm halogen để tạo thành các muối điện ly và với nước để tạo thành các hydroxide kiềm thổ mạnh về phương diện hóa học tức các base (hay bazơ). Ví dụ sodium và potassium có phản ứng với nước ở nhiệt độ phòng, còn magnesium chỉ có phản ứng với hơi nước nóng, calcium thì phản ứng với nước nóng. Các nguyên tố này chỉ có hai electron ở lớp ngoài cùng xs2, vì thế trạng thái năng lượng ưa thích của chúng là dễ mất đi hai electron này để tạo thành ion có điện tích dương 2. Bảng so sánh Phản ứng hóa học Phản ứng với oxi tạo Oxide 2X + O2 → 2XO Phản ứng với hidro thành hidric có cấu trúc ion X + H2 → XH2 Phản ứng với nước thành base X + 2H2O → X(OH)2 + H2 - Trừ Mg: Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2 và Mg + H2O → MgO + H2 Phản ứng với Halogen, ví dụ với Clo X + Cl2 → XCl2 Phản ứng với một số phi kim như C, Si, N2 Phản ứng với acid: 1. HCl, H2SO4 loãng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 2. HNO3, H2SO4 đặc nóng: nSO42-/muối KL=(nO.2 + nSO2.2 + nS.6 + nH2S.8):2 Hợp chất Ngoài ra Calcium oxalate (CaC2O4) là thành phần chính của sỏi thận Calcium carbide (CaC2) dùng trong công nghiệp sản xuất Acetylen, khử lưu huỳnh từ kim loại thô,... Calcium cyanide (CaCN2) dùng làm phân bón Tham khảo Liên kết ngoài http://www.chemsoc.org/visElements/pages/data/intro_groupii_data.html http://scienceaid.co.uk/chemistry/fundamental/group2.html http://www.uniterra.de/rutherford/hg2.htm Chuỗi nguyên tố hóa học Nhóm nguyên tố hóa học Bảng tuần hoàn
664
5387
https://vi.wikipedia.org/wiki/Louis%20Malleret
Louis Malleret
Louis Malleret, phiên âm tiếng Việt: Lưu- i Ma- lơ- ret, (1901-1970) là nhà khảo cổ học người Pháp, thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ–École Française d'Extrême-Orient (EFEO), người đã tiến hành các cuộc khai quật ở Đông Nam Á vào những năm 1940, chủ yếu tại khu vực thuộc vương quốc Phù Nam và Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long. Các cuộc khai quật của ông tại Óc Eo bị ngưng lại do Chiến tranh thế giới lần thứ hai khi quân Nhật đổ bộ vào Việt Nam vào tháng 3 năm 1945. Các ấn phẩm L'exotisme indochinois dans la littérature française depuis 1860, Paris, Larose, 1934; Les anciennes fortifications et citadelles de Saigon, BSEI 4, tr. 5-108, 1935; Charles Lemire ou la foi coloniale, BSEI 4, tr. 5-98, 1936; Musée Blanchard de la Brosse - Saïgon - Catalogue général des collections [http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k6573771r Tome I. Arts de la famille indienne], 1937, 249 tr.; Tome II. Arts de la famille chinoise, 1938, 371 tr. Hà Nội, Imprimerie d'Extrême-Orient. Une tentative ignorée d'établissement français en Indochine au : les vues de l'amiral Destaing, BSEI 1, tr. 31-100, 1941; Pour comprendre la sculpture bouddhique et brahmanique en Indochine, Sài Gòn, Portail, 1942; (sous le pseudonyme d'André Gaudel), L'Indochine française en face du Japon, Paris, 1947; L'archéologie du delta du Mékong, Paris, EFEO (PEFEO, 43), 4 vol. (1959, 1960, 1962, 1963); Contribution à l'étude du thème des neuf divinités dans la sculpture du Cambodge et Champa, Arts asiatiques, 1964; Un manuscrit inédit de Pierre Poivre: les Mémoires d'un voyageur, texte reconstitué et annoté, Paris, EFEO, 1968. Pierre Poivre, Paris, EFEO, 1974. Tham khảo Nhà khảo cổ Pháp Viện Viễn Đông Bác cổ Sinh năm 1901 Mất năm 1970
284
5397
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n%20m%E1%BA%A1ch%20g%C3%B3i
Chuyển mạch gói
Nối chuyển gói, hay đơn giản hơn chuyển gói, (Anh ngữ: packet switching), có nơi còn gọi là nối chuyển khung hay chuyển khung, là một loại kĩ thuật gửi dữ liệu từ máy tính nguồn tới nơi nhận (máy tính đích) qua mạng dùng một loại giao thức thoả mãn 3 điều kiện sau: Dữ liệu cần vận chuyển được chia nhỏ ra thành các gói (hay khung) có kích thước (size) và định dạng (format) xác định. Mỗi gói như vậy sẽ được chuyển riêng rẽ và có thể đến nơi nhận bằng các đường truyền (route) khác nhau. Như vậy, chúng có thể dịch chuyển trong cùng thời điểm Khi toàn bộ các gói dữ liệu đã đến nơi nhận thì chúng sẽ được hợp lại thành dữ liệu ban đầu. Mỗi gói dữ liệu có kích thước được định nghĩa từ trước (đối với giao thức TCP/IP thì kích thước tối đa của nó là 1500 bytes) và thường bao gồm 3 phần: Phần mào đầu (header): chứa địa chỉ máy gửi, địa chỉ máy nhận và các thông tin về loại giao thức sử dụng và số thứ tự của gói. Phần tải dữ liệu (data hay payload): là một trong những đoạn dữ liệu gốc đã được cắt nhỏ. Phần đuôi (trailer): bao gồm tín hiệu kết thúc gói và thông tin sửa lỗi dữ liệu (data correction). Kĩ thuật này rất hiệu quả để vận chuyển dữ liệu trong các mạng phức tạp bao gồm rất nhiều hệ thống máy tính nối với nhau. Các đặc điểm Không cần phải hoàn tất một mạch liên tục nối từ máy gửi đến máy nhận (xem thêm về kĩ thuật chuyển mạch được dùng trong các đường dây điện thoại). Thay vào đó là các đường truyền dữ liệu giữa các bộ chuyển mạch (switcher) sẽ được thiết lập một cách tạm thời từng cặp một để làm trung gian vận chuyển (hay trung chuyển) các gói từ máy nguồn cho đến khi tới được địa chỉ máy nhận. Các đoạn mạch nối trung chuyển cũng không cần phải thiết lập từ trước mà chỉ cho đến khi có gói cần vận chuyển thì mới thành hình. Trong trường hợp tắc nghẽn hay sự cố, các gói dữ liệu có thể trung chuyển bằng con đường thông qua các máy tính trung gian khác. Dữ liệu vận chuyển bằng các gói sẽ tiết kiệm thời gian hơn là việc gửi trọn vẹn một dữ liệu cỡ lớn vì trong trường hợp dữ liệu thất lạc (hay hư hại) thì máy nguồn chỉ việc gửi lại đúng gói đã bị mất (hay bị hư) thay vì phải gửi lại toàn bộ dữ liệu gốc. Trong mạng phức tạp thì việc vận chuyển sẽ không cần (và cũng không thể) biết trước được các gói dữ liệu sẽ được chuyển theo ngõ nào. Kỹ thuật này cho phép nối gần như với số lượng bất kì các máy tính. Thực tế, nó chỉ bị giới hạn bởi khả năng cho phép của giao thức cũng như khả năng nối vào mạng của các bộ chuyển mạch với các máy. Vì có thể được gửi đi qua các đường trung chuyển khác nhau nên thời gian vận chuyển của mỗi gói từ máy nguồn đến máy đích có thể hoàn toàn khác nhau. Và thứ tự các gói đến được máy đích cũng có thể không theo thứ tự như khi gửi đi. Một số giao thức dùng kĩ thuật chuyển mạch gói TCP/IP được dùng trong Internet X25 Frame Relay IPX/SPX Danh từ đồng nghĩa Chuyển mạch khung (frame switching) Phân biệt với khái niệm Chuyển mạch (circuit switching) Công nghệ chuyển mạch (switching technology) Chuyển gói mạch ảo (virtual circuit packet switching) Tham khảo Mạng máy tính Viễn thông Giao thức mạng
641
5402
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa%20ki%E1%BB%81u
Hoa kiều
Hoa kiều () là những người sinh sống ở bên ngoài Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc đại lục) và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) nhưng có nguồn gốc sắc tộc là người Trung Quốc (người Hán). Có khoảng 40 triệu Hoa kiều, hầu hết sống tại vùng Đông Nam Á, là thành phần sắc dân đa số ở Singapore, là thiểu số quan trọng ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia. Kiều dân người Hoa đến các vùng này vào khoảng giữa thế kỷ 16-19, hầu hết xuất phát từ các tỉnh ven biển Quảng Đông và Phúc Kiến (nhóm người Mân Nam), tiếp đó là Hải Nam. Thuật ngữ "Hoa Kiều" có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn là bao gồm người Trung Quốc thiểu số (phi Hán), ví dụ như người Tây Tạng lưu vong hoặc gồm những người chỉ có một phần là người Hoa. Nói chung là dù có phải là người dân tộc Hán đa số của Trung Quốc hay không thì cứ từ Trung Quốc đi ra là Hoa kiều dù người Trung Quốc thường được coi là người Hán. Gần đây, đích đến di cư của người dân Trung Quốc nhắm về Bắc Mỹ và châu Úc, chủ yếu là đến ở Hoa Kỳ, Úc, Canada và New Zealand. Hoa kiều khác nhau nhiều về mức độ đồng hoá, tương tác với cộng đồng xung quanh (xem Phố Tàu) và mối liên hệ với Trung Quốc. Ở Thái Lan và Indonesia, phần lớn Hoa kiều kết hôn và đồng hoá với cộng đồng bản xứ. Ở Myanmar, người Hoa hiếm khi kết hôn với người bản xứ nhưng lại theo văn hoá Miến Điện, duy trì đặc tính Hoa và Miến. Trái lại, ở Malaysia, Việt Nam và Singapore, Hoa kiều vẫn giữ đặc tính chủng tộc riêng biệt (tại khu vực Đông Nam Á). Thường những làn sóng di dân khác nhau dẫn đến hình thành các phân nhóm trong số Hoa kiều, như những di dân cũ và mới ở Campuchia và Indonesia. Người Hoa ở các nước Đông Nam Á thường tham gia vào thương mại và tài chính. Ở Bắc Mỹ, nhờ các chính sách di trú, Hoa kiều thường có mặt trong các ngành nghề chuyên môn, các nghề có thứ hạng cao trong y khoa và học thuật. Thuật ngữ Tiếng Hoa có nhiều thuật ngữ khác nhau để đề cập đến khái nhiệm này. Huáqiáo (, Hoa Kiều) hay Hoan-kheh trong tiếng Phúc Kiến () dùng để đề cập đến công dân Trung Quốc sinh sống ngoài Trung Quốc. Huáyì (, Hoa duệ) dùng để đề cập đến người thuộc dân tộc Hán sinh sống ngoài Trung Quốc. thuật ngữ thường dùng khác là 海外华人 (hǎiwài huárén, hải ngoại hoa nhân); và từ này thường được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng để đề cập đến những người thuộc sắc tộc Trung Hoa sinh sống ngoài Trung Quốc nói chung mà không xét tới quốc tịch. Trong tiếng Việt, cụm từ Hoa kiều vẫn được dùng phổ biến và tồn tại song song với từ Việt kiều để đề cập đến những người gốc Việt nói chung tại nước ngoài mà không kể tới quốc tịch, mặc dù vậy, thuật ngữ "kiều" có nghĩa là "ở nhờ" và không thích hợp để chỉ những người đã mang quốc tịch nước ngoài. Hoa kiều thuộc sắc tộc Hán như Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu hay Khách Gia đề cập tới Hoa kiều với tên gọi 唐人 (tángrén, đường nhân), đọc là tòhng yàn trong tiếng Quảng Đông, Tn̂g-lâng trong tiếng Phúc Kiến, Dẹung nāng trong tiếng Triều Châu và tong nyin trong tiếng Khách Gia. Từ "đường nhân" ám chỉ đến nhà Đường khi chế độ này kiểm soát toàn bộ Trung Nguyên. Thống kê Xem thêm Người Việt gốc Hoa Việt kiều Đài duệ Chú thích Liên kết ngoài Andrewkidz Collections Library – The Overseas Chinese Biographies Lost Years: A People's Struggle for Justice Overseas Chinese Affairs Office of the State Council of the People's Republic of China Overseas Chinese Affairs Commission, R.O.C. Ohio University Study on Distribution of the Overseas Chinese Population The Distribution of the Overseas Chinese in the Contemporary World Museum of Chinese in the Americas The Overseas Chinese returnees movement Chinese in Africa Overseas Chinese Clippings Database 海外華僑華人剪報數據庫 Special Collections & Archives, Hong Kong Baptist University Library. Hoa kiều
733
5406
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3ng%20ch%E1%BB%89%20d%E1%BA%ABn%20an%20to%C3%A0n%20h%C3%B3a%20ch%E1%BA%A5t
Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
Một Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó. Thành phần Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau: Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS v.v. Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axít, chất oxy hóa. Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên. Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4. Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất. Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất. Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất. Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v) cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất. Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường. Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy. Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường. Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF). Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển. Áp dụng Tại Mỹ, OSHA yêu cầu rằng MSDS phải báo cho người lao động về các khả năng gây thương tổn tiềm ẩn của mọi hóa chất trong khu vực sản xuất theo luật "Các quyền người lao động được biết". MSDS chủ yếu được sử dụng trong các khu vực sản xuất có sử dụng hóa chất được coi là độc hại mà không phải là cho các hóa chất được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, MSDS cho các chất tẩy rửa là không thích hợp lắm cho những người chỉ sử dụng một can hóa chất này trong năm, nhưng nó là cực kỳ cần thiết cho những người làm công việc tẩy rửa trong một khu vực chật hẹp tới 40 h trong tuần. Tại Việt Nam, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp hiện đại đều bắt buộc phải có MSDS. Tham khảo Liên kết ngoài MSDS Search page (Cornell University) Sức khỏe và an toàn lao động Độc chất học Văn bản Vật liệu An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Luật môi trường An toàn hóa học
655
5410
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%E1%BB%87t%20%C4%91%E1%BB%99%20n%C3%B3ng%20ch%E1%BA%A3y
Nhiệt độ nóng chảy
Nhiệt độ nóng chảy, còn gọi là điểm nóng chảy hay nhiệt độ hóa lỏng, là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy của một chất xảy ra, tức là chất đó chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn) gọi là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Thông thường, điểm nóng chảy trùng với điểm đông đặc. Nhiệt độ nóng chảy rất nhạy cảm với những thay đổi cực lớn về áp suất, nhưng nói chung, độ nhạy này nhỏ hơn nhiều so với nhiệt độ sôi, bởi vì quá trình chuyển đổi chất rắn sang chất lỏng có ít sự thay đổi về thể tích. Có một số chất, như thủy tinh, có thể làm cứng lại không qua giai đoạn kết tinh được gọi là chất rắn vô định hình. Các chất rắn vô định hình không có điểm nóng chảy cố định. Với các chất này, nhiệt độ solidus là nhiệt độ mà ở dưới đó chất hoàn toàn ở trạng thái rắn, trong đó nhiệt độ liquidus là nhiệt độ mà ở trên đó chất hoàn toàn ở trạng thái lỏng. Lý thuyết Hầu hết các chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ. Chẳng hạn, đối với thủy ngân, điểm nóng chảy và đông đặc là . Tuy nhiên một số chất có tính chất có thể bước vào trạng thái siêu lạnh và do đó có thể đông đặc ở nhiệt độ bên dưới điểm đông đặc lý thuyết. Nước là một ví dụ cho điều này bởi vì áp suất căng bề mặt của nước tinh khiết khó bị loại bỏ và các giọt nước lạnh tới −42 °C có thể được tìm thấy trong các đám mây nếu chúng không chứa hạt nhân kích thích sự đông đặc. Nhiệt động lực học Khi một khối chất rắn tinh khiết được làm nóng, nhiệt độ của nó tăng tới khi nó đạt tới điểm nóng chảy. Tại điểm này, nhiệt độ của nó giữ nguyên tới khi vật đã chuyển hoàn toàn sang trạng thái lỏng. Năng lượng cần thiết để gây ra sự nóng chảy hoàn toàn của chất tinh khiết do đó không chỉ gồm nhiệt lượng cần cấp để tới nhiệt độ nóng chảy, mà còn gồm ẩn nhiệt để chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Theo nhiệt động lực học, khi nóng chảy entanpi () và entropy () của khối vật liệu m do đó sẽ tăng () tại nhiệt độ nóng chảy sao cho chúng có thể được biểu diễn theo các công thức sau: và suy ra: trong đó: : ẩn nhiệt nóng chảy riêng [J/kg] ; : biến thiên entanpi [J] ; : biến thiên entropy [J/K] ; : khối lượng [kg] ; : nhiệt độ [K]. Sự phụ thuộc áp suất Không giống nhiệt độ hóa hơi (điểm sôi), nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc rất ít vào thay đổi áp suất, bởi vì thể tích mol của pha rắn và pha lỏng gần bằng nhau. Để thay đổi nhiệt độ nóng chảy tới 1 K, áp suất phải tăng trung bình cỡ 100 bar. Do đó, thay đổi trong áp suất khí quyển – có thể gây biến động dễ nhận thấy trong điểm sôi – trên thực tế không có tác động đến điểm nóng chảy. Đối với sự nóng chảy, cũng như hầu hết sự chuyển pha khác, quan hệ cụ thể được biểu diễn trong phương trình Clausius-Clapeyron, đưa ra công thức xấp xỉ biến thiên nhiệt độ ΔT nóng chảy ở các áp suất khác nhau: Ở đây, TM là nhiệt độ nóng chảy, ΔV là biến thiên thể tích riêng khi nóng chảy, Δp là sự chênh lệch áp suất đang xét, và HM là entanpi nóng chảy. Tuy nhiên, do biến thiên thể tích ΔV khi nóng chảy là rất nhỏ, sự phụ thuộc vào áp suất của điểm nóng chảy cũng cực kỳ nhỏ. Lấy ví dụ, nếu áp suất tăng lên 100 bar, nhiệt độ nóng chảy của băng chỉ thay đổi giảm tới −0.76 K. Do đó băng tan dễ dàng hơn khi có áp suất lớn tác động, trong khi đó điểm nóng chảy của carbon tetrachloride tăng lên +3.7 K. Nhận xét rằng do điểm nóng chảy của băng, hay chẳng hạn bismuth, giảm khi áp suất tăng, suy ra thể tích của các chất này giảm đi khi nóng chảy: do đó ở phương trình trên dấu của ΔV và ΔT là âm. Ví dụ Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là . Chất có nhiệt độ nóng chảy (dưới áp suất khí quyển) cao nhất hiện nay được biết là than chì (hay còn gọi là graphit), có điểm nóng chảy 3.948 K. Heli có điểm nóng chảy ở nhiệt độ 0.95 K. Xem thêm Pha (vật chất) Nhiệt độ bay hơi Điểm ba trạng thái Sự suy giảm điểm đóng băng Hiện tượng tái đóng băng Tham khảo Thuộc tính hóa học Chuyển pha Nhiệt độ Khái niệm vật lý
853
5411
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1%20suy%20gi%E1%BA%A3m%20%C4%91i%E1%BB%83m%20%C4%91%C3%B3ng%20b%C4%83ng
Sự suy giảm điểm đóng băng
Sự suy giảm điểm đóng băng là sự sai khác giữa các điểm đóng băng của một chất lỏng nguyên chất và dung dịch của các chất không điện li trong chất lỏng đó. Nó tỷ lệ thuận với mật độ mol của dung dịch theo phương trình sau: Sự suy giảm điểm đóng băng = i × Kf × độ mol Độ mol (mật độ) được đo theo mol/kg Kf, hằng số suy giảm điểm đóng băng là thuộc tính tổng hợp. Kf cho nước là 1,86 K·kg/mol, có nghĩa là trên một mol của chất hòa tan trong 1 kg nước thì sự suy giảm điểm đóng băng của nó là 1,86 K. i là hệ số i hay hệ số van 't Hoff i. Xem thêm van 't Hoff. i là hệ số được đưa vào tính toán sự hiện diện của các ion trong dung dịch, nó chỉ tới số lượng của các loạt hạt tích điện được tạo thành. Ví dụ: i = 1 cho đường hòa tan trong nước. i = 2 cho NaCl trong nước. i = 3 cho CaCl2 trong nước. i = 2 cho HCl trong nước (phân li hoàn toàn). i = 1 cho HCl trong benzen (không phân li). Ứng dụng Kỹ thuật giảm nhiệt độ đóng băng được sử dụng ở các đường băng sân bay hay đường cao tốc tại những nước có tuyết rơi. Khi tuyết rơi dày, cản trở giao thông, người ta có thể rắc muối để giảm nhiệt độ đóng băng, có thể làm tuyết tan thành nước ở nhiệt độ 0 độ C, và chỉ có thể đóng băng lại ở nhiệt độ có thể xuống tới -10 °C. Ngoài ra, người ta còn rắc thêm cát để tăng ma sát cho đường. Xem thêm Điểm đóng băng Tham khảo Chuyển pha Thuộc tính hóa học
294
5423
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83m%20ba
Điểm ba
Trong nhiệt động lực học, điểm ba của một chất là nhiệt độ và áp suất mà tại đó ba pha (khí, lỏng và rắn) của chất đó cùng tồn tại ở trạng thái cân bằng nhiệt động. Đó là nhiệt độ và áp suất mà tại đó các đường cong thăng hoa, nóng chảy và hóa hơi gặp nhau. Ví dụ, điểm ba của thủy ngân xảy ra ở nhiệt độ và áp suất 0,165 mPa. Điểm ba trạng thái của nước Điểm ba chất khí–lỏng–rắn Tổ hợp đơn giản của nhiệt độ và áp suất mà ở đó nước, nước đá và hơi nước có thể cùng tồn tại trong trạng thái cân bằng xảy ra ở nhiệt độ và áp suất hơi riêng phần là . Tại điểm này, nó có thể thay đổi toàn bộ chất này thành nước đá, nước hoặc hơi nước bằng cách tạo ra sự thay đổi rất nhỏ về áp suất và nhiệt độ. (Lưu ý rằng áp suất ở đây là áp suất của hơi nước, không phải tổng áp suất của toàn bộ hệ này). Ngay cả khi áp suất tổng của một hệ (system) cao hơn nhiều so với điểm ba của nước, với điều kiện áp suất riêng phần của hơi nước là 611,657 pascal, thì hệ vẫn có thể được đưa đến điểm ba của nước. Nói đúng ra, các bề mặt ngăn cách các pha khác nhau cũng phải phẳng hoàn toàn để triệt tiêu ảnh hưởng của sức căng bề mặt. Áp suất nhỏ nhất mà nước lỏng có thể tồn tại bằng điểm ba của nước, tại đó các pha khí, lỏng và rắn có thể cùng tồn tại. Ở áp suất dưới điểm ba (như ở ngoài không gian), nước đá khi được nung nóng ở áp suất không đổi sẽ chuyển trực tiếp thành hơi nước trong một quá trình được gọi là thăng hoa. Trên điểm ba, nước đá khi được nung ở áp suất không đổi đầu tiên sẽ tan chảy tạo thành nước lỏng, sau đó bay hơi hoặc sôi để tạo thành hơi nước ở nhiệt độ cao hơn. Các pha áp suất cao Ở áp suất cao, nước có biểu đồ pha phức tạp với 15 pha băng đã biết và một số điểm ba, trong đó có 10 pha có tọa độ được hiển thị trong biểu đồ. Ví dụ, điểm ba ở 251 K (−22 °C) và 210 MPa (2.070 atm) tương ứng với các điều kiện cùng tồn tại của băng Ih (băng thông thường), băng III và nước lỏng, tất cả đều ở trạng thái cân bằng. Ngoài ra còn có các điểm ba cho sự cùng tồn tại của ba pha rắn, ví dụ như băng II, băng V và băng VI ở 218 K (−55 °C) và 620 MPa (6.120 atm). Đối với những dạng băng có áp suất cao có thể tồn tại cân bằng với chất lỏng, biểu đồ cho thấy điểm nóng chảy tăng theo áp suất. Ở nhiệt độ trên 273 K (0 °C), việc tăng áp suất lên hơi nước trước tiên sẽ tạo ra nước lỏng và sau đó là dạng băng áp suất cao. Trong phạm vi 251–273 K, băng I được hình thành đầu tiên, tiếp theo là nước lỏng và sau đó là băng III hoặc băng V, tiếp theo là các dạng đặc hơn ở áp suất cao khác. giữa|nhỏ|570x570px|Biểu đồ pha của nước bao gồm các dạng băng áp suất cao là băng II, băng III,... Trục áp suất có dạng logarit. Xem thêm Phương trình trạng thái Điểm tới hạn Tham khảo Liên kết ngoài Định nghĩa kelvin của BIPM. Thuộc tính hóa học Chuyển pha Nhiệt độ Áp suất Chất khí Nhiệt động lực học
624
5426
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thali
Thali
Thali là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Tl và số nguyên tử bằng 81. Nó có màu xám của kim loại yếu, trông giống thiếc nhưng thay đổi màu khi tiếp xúc với không khí. Thali rất độc và đã được dùng trong thuốc diệt chuột và côn trùng. Tuy nhiên các thuốc này gây ung thư và đã bị đình chỉ hay hạn chế tại một số nước. Nó cũng được dùng trong các máy dò hồng ngoại. Thuộc tính Kim loại này rất mềm, dễ dát mỏng, có thể cắt bằng dao. Khi cho tiếp xúc lần đầu với không khí, Thali lúc đầu có sắc sáng bóng đặc trưng của kim loại, nhưng nhanh chóng bị mờ xỉn đi thành màu xám xanh do bị oxy hóa giống như chì. Nó có thể được bảo quản chống oxy hóa bằng cách ngâm trong dầu lửa hay dầu khoáng. Nếu để trong không khí lâu, một lớp oxide rất dày sẽ hình thành trên bề mặt khối thali. Nếu có thêm nước, lớp thali hydride sẽ hình thành. Ứng dụng Hợp chất thali sulfat từng được dùng làm thuốc diệt chuột và côn trùng do rất độc và không mùi, không vị. Tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đã bị cấm ở một số nước. Độ dẫn điện của hợp chất thali sulfide, đặc biệt Tl2S, thay đổi khi được chiếu tia hồng ngoại, do vậy có thể được dùng chế tạo quang trở hồng ngoại. Các tinh thể thali bromide-thali iodide trong suốt đối với tia hồng ngoại, được dùng làm các thiết bị quang học sử dụng tia hồng ngoại, ví dụ các cửa sổ trước máy thu hồng ngoại. Thali oxide được dùng để chế tạo kính có chiết suất cao. Thali được pha với seleni trong vật liệu bán dẫn chế tạo các diode dành cho bộ nắn dòng. Thali dùng trong các dụng cụ thu tia gamma. Thali được dùng trong các chất lỏng nặng để lọc khoáng sản theo phương pháp chìm-nổi. Có thể dùng điều trị một số bệnh da liễu. Nhưng việc áp dụng bị hạn chế do tính độc của thali. Đồng vị phóng xạ thali-201 được dùng trong chẩn đoán radio trong y học hạt nhân. Khi kết hợp với lưu huỳnh, seleni hay arsenic, Thali có thể dùng để chế tạo kính quang học mật độ cao có điểm nóng chảy thấp (125 đến 150 °C). Các kính này có tính chất như kính thường ở nhiệt độ thông thường, nhưng rất bền, không tan trong nước và có chiết suất đồng nhất. Thali được dùng trong chế tạo vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao cho các ứng dụng như chụp cộng hưởng từ, lưu giữ năng lượng từ, lực đẩy từ, sản xuất điện năng và truyền điện. Trong nhiệt kế: Pha trộn thủy ngân (91,5%) và Thali (8,5%) tạo nên thể cùng tinh lỏng cho đến nhiệt độ -60 °C. Hỗn hợp này được dùng trong nhiệt kế cho những vùng rất lạnh. Lịch sử Thali (xuất phát từ tiếng Hy Lạp thallos nghĩa là "nhánh cây non màu xanh lá cây") được phát hiện bởi William Crookes năm 1861 tại nước Anh khi ông đang nghiên cứu quang phổ phát xạ của chất Teluride trong một mẫu acid sulfuric của thực vật. Quang phổ vạch màu xanh lá cây sáng của thali đã khiến Crookes đặt tên nó như vậy. Năm 1862 cả Crookes và Claude-Auguste Lamy đều, độc lập với nhau, tách được kim loại này ra từ hợp chất của nó. Độ phổ biến Trong vỏ Trái Đất Thali chiếm tỷ lệ 0,7 mg/kg, thuộc loại tương đối phổ biến, chủ yếu liên kết với khoáng chất kali trong bùn, đất, và đá granite nhưng thường khó chiết tách thương mại được từ các nguồn này. Nguồn thali thương mại lấy từ sản phẩm phụ của các quặng đồng, chì, thiếc,... Đồng vị Thali có 25 đồng vị với khối lượng nguyên tử từ 184 đến 210. Chỉ có Tl–203 và Tl–205 là các đồng vị bền. Tl–204 là đồng vị phóng xạ bền nhất có chu kỳ bán rã là 3,78 năm. Cảnh báo Thali và các hợp chất của nó rất độc, cần cẩn trọng khi làm việc với chúng. Độc tính của thali là khả năng thay kali trong cơ thể, làm ngưng trệ nhiều hoạt động tế bào. Một số triệu chứng đặc trưng của nhiễm độc thali là rụng tóc, tổn thương thần kinh ngoại biên. Thali là một chất có thể gây ung thư. Cần có thông gió tốt khi nấu chảy kim loại này. Việc tiếp xúc với các dung dịch thali không được vượt 0,1 mg trên m2 da trong trung bình 8 tiếng mỗi ngày. Tham khảo (tiếng Anh) Los Alamos National Laboratory — Thallium CIA Inspector General's Report on Plots to Assassinate Castro Liên kết ngoài (tiếng Anh) WebElements.com — Thallium EnvironmentalChemistry.com — Thallium Nguyên tố hóa học Nhóm Bo Kim loại yếu Chất độc
847
5428
https://vi.wikipedia.org/wiki/Than%20ch%C3%AC
Than chì
Than chì hay graphit (được đặt tên bởi Abraham Gottlob Werner năm 1789, từ tiếng Hy Lạp γραφειν: "để vẽ/viết", vì ứng dụng của nó trong các loại bút chì) là một dạng thù hình của carbon. Thuộc tính Các khoáng chất tự nhiên chứa graphit bao gồm: thạch anh, calcit, mica, thiên thạch chứa sắt và tuamalin. Các đặc trưng khác: các lớp mỏng graphit dẻo nhưng không đàn hồi, khoáng chất này có thể để lại dấu vết màu đen trên tay, giấy và nhiều bề mặt khác, dẫn điện và có độ nhớt cao. Xem Thù hình của cacbon để so sánh với kim cương. Các kích thước của một đơn vị tinh thể là a = b = 245,6 picômét, c = 669,4 pm. Độ dài liên kết cacbon-cacbon là 141,8 pm, và khoảng cách giữa các lớp là c/2 = 334,7 pm. Cấu trúc tinh thể của than chì Trong cấu trúc tinh thể của graphit, mỗi nguyên tử cacbon chiếm hữu một obitan sp2 lai. Các điện tử pi obitan phân bố ngang qua cấu trúc lục giác của nguyên tử cacbon góp phần vào tính dẫn điện của graphit. Trong một tấm graphit định hướng, suất dẫn điện theo hướng song song với các tấm này lớn hơn so với suất dẫn điện theo hướng vuông góc với chúng. Các thuộc tính âm học và nhiệt học của graphit là không đẳng hướng, vì các phonon lan truyền rất nhanh dọc theo các mặt phẳng liên kết chặt chẽ, nhưng lại chậm hơn khi lan truyền từ một mặt phẳng sang mặt phẳng khác. Phân bố và sản lượng Các khoáng vật thường đi kèm với than chì như thạch anh, canxit, mica, sắt, meteorit, và tourmalin. Trung Quốc là một trong những nước sản xuất than chì lớn trên thế giới, đứng sau là Ấn Độ và Brazil. Graphit có phổ biến ở New York và Texas (Mỹ); Nga; Mêxicô; Greenland. Theo USGS, lượng than chì tự nhiên sản xuất trên thế giới năm 2006 đạt khoảng 1.03 tỷ tấn và trong năm 2005 là 1.04 tỷ tấn, chủ yếu từ các nước như: Trung Quốc: 720,000 tấn trong cả hai năm (2005 và 2006), Brazil: 75,600 tấn trong năm 2006 và 75,515 trong năm 2005, Canada: 28,000 tấn trong cả hai năm, và Mexico (dạng vô định hình): 12,500 tấn trong năm 2006 và 12,357 tấn năm 2005. Ngoài ra, còn có các nước khác như: Sri Lanka: 3,200 tấn năm 2006 và 3,000 tấn năm 2005 dạng mạch, và Madagascar là 15,000 trong cả hai năm. Cũng theo USGS, sản lượng điện cực than chì tại Mỹ trong năm 2006 đạt 132,000 tấn, trị giá 495 triệu USD, 146,000 tấn trong năm 2005 trị giá 391 triệu USD, và sản lượng sợi cacbon năm 2006 là 8,160 tấn trị giá 172 triệu USD và trong năm 2005 là 7,020 tấn trị giá 134 triệu USD. Ứng dụng Công dụng được biết đến nhiều nhất của than chì là làm ruột các loại bút chì (không liên quan gì về mặt hóa học với chì kim loại). Không giống như kim cương, graphit là một chất dẫn điện và có nhiều ứng dụng liên quan, ví dụ như là vật liệu chế tạo các điện cực của đèn hồ quang, điện cực của pin, acquy,... Than chì còn có các ứng dụng trong sản xuất thép, vật liệu composite, vật liệu chịu lửa,... Graphit thông thường không được sử dụng trong dạng nguyên chất như là vật liệu có cấu trúc (ngoại trừ RCC) vì tính dễ vỡ của nó, nhưng các thuộc tính cơ học của các composit sợi cacbon và gang đúc xám chịu ảnh hưởng rất mạnh của graphit trong chúng. Graphit cũng được sử dụng như là vỏ bọc (khuôn) và phần điều tiết trong các lò phản ứng nguyên tử. Thuộc tính cho neutron đi qua rất ít theo mặt cắt ngang làm cho nó cũng được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các tấm trong graphit đóng góp vào một ứng dụng quan trọng trong công nghiệp khác - bột graphit được sử dụng như chất bôi trơn dạng khô. Các nghiên cứu gần đây cho rằng hiệu ứng gọi là siêu nhớt có thể cũng được tính cho ứng dụng này. Hình ảnh Xem thêm Thù hình của carbon Sợi carbon Kim cương Graphen Ống nano carbon Bút chì Tham khảo Liên kết ngoài The Graphite Page Trang tiếng Anh Các dạng thù hình carbon Chất liệu nghệ thuật Khoáng vật hệ sáu phương Khoáng vật tự sinh Chất dẫn điện Chất bôi trơn khô Vật liệu chịu lửa
773
5437
https://vi.wikipedia.org/wiki/Teluri
Teluri
Teluri (tiếng Latinh: Tellurium) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Te và số nguyên tử bằng 52. Nó có màu sáng óng ánh bạc của á kim, giòn và có độc tính trung bình, trông giống thiếc. Teluri có quan hệ hóa học gần gũi với selen và lưu huỳnh. Nó hay được dùng trong pha chế hợp kim và chất bán dẫn. Nó thường được tìm thấy trong ở dạng tự sinh trong tự nhiên như các tinh thể nguyên tố. Teluri phổ biến trong vũ trụ hơn là trên Trái Đất. Nó là nguyên tố cực kỳ hiếm trong vỏ Trái Đất, hiếm tương đương platin, một phần là do sự hình thành của hợp chất với hydro dễ bay hơi làm cho nguyên tố này bị mất trong không gian ở dạng khí trong quá trình hình thành tinh vân nóng của hành tinh. Teluri không có chức năng sinh học, mặc dù nấm có thể kết hợp nó trong vị trí của lưu huỳnh và selen trong các amino acid như telluro-cysteine và telluro-methionine. Trong cơ thể con người, teluri một phần được chuyển hóa thành dimethyl teluride, (CH3)2Te. Thuộc tính Teluri là nguyên tố hiếm, có tính chất hóa học giống oxy, lưu huỳnh, selen và poloni (các nguyên tố của nhóm nguyên tố 16). Ở dạng tinh thể, teluri có màu sáng bạc và khi ở trạng thái nguyên chất, nó có óng ánh kim loại. Nó giòn, dễ vỡ, dễ nghiền thành bột. Teluri vô định hình có thể được tạo ra từ kết tủa trong axit chứa teluri (Te(OH)6). Tuy nhiên có tranh cãi rằng dạng kết tủa có thể không thực sự vô định hình mà gồm các vi tinh thể. Teluri là một chất bán dẫn loại p, có độ dẫn điện phụ thuộc hướng sắp xếp của các nguyên tử trong tinh thể. Liên hệ hóa học với selen và lưu huỳnh, độ dẫn điện của teluri tăng nhẹ khi được chiếu sáng. Chất bán dẫn teluri có thể được pha thêm đồng, vàng, bạc hay kim loại khác. Teluri cháy trong không khí tạo lửa màu lục lam và sinh ra teluri oxide. Khi nóng chảy, teluri ăn mòn đồng, sắt và thép không gỉ. Ứng dụng Pha chế hợp kim: cho thêm vào chì để tăng độ cứng, độ bền và chống sự ăn mòn của acid sulfuric. Cho thêm vào đồng và thép không gỉ để dễ chế tạo. Cho thêm vào gang để dễ làm nguội. Dùng trong đồ sứ. Hợp chất của teluri với bismuth (Bi2Te3) và chì (PbTe) được dùng trong các thiết bị nhiệt điện. Dùng trong ngòi nổ. Dùng làm hợp kim với cadmi (cadmi(II) teluride, CdTe) để sản xuất pin mặt trời có hiệu suất sinh điện cao. Lịch sử Teluri (tiếng Latin nghĩa là đất) được khám phá năm 1782 bởi Franz-Joseph Müller von Reichenstein ở Rumani. Năm 1798 nó được đặt tên bởi Martin Heinrich Klaproth, người đã chiết tách được chất này. Những năm 1960, các ứng dụng nhiệt điện và công nghệ chế tạo thép thuận tiện đã nâng nhu cầu sử dụng teluri. Độ phổ biến Teluri thỉnh thoảng có thể tìm thấy ở dạng nguyên chất trong tự nhiên, nhưng thường hay thấy trong các hợp chất với vàng, hay các kim loại khác. Do cùng chuỗi hóa học với selen và lưu huỳnh, teluri cũng tạo hợp chất tương tự với các kim loại, hiđrô and hay các ion kiểu này, gọi là telurit. Vàng và bạc telurit được coi là các quặng tốt. Độ phổ biến của teluri trong vỏ Trái Đất có thể so sánh với platin, teluri là một trong những nguyên tố rắn bền và hiếm trong vỏ Trái Đất. Nó chiếm khoảng 1 µg/kg, trong khi nguyên tố đất hiếm nhóm Lanthan trong vỏ Trái Đất chiếm 500 µg/kg. Đồng vị Teluri có 30 đồng vị đã biết, với khối lượng nguyên tử từ 108 đến 137. Teluri là một trong những nguyên tố nhẹ nhất trải qua phân rã anpha, với các đồng vị 106Te đến 110Te được biết là phân rã theo cơ chế này. Trong tự nhiên tồn tại 8 đồng vị teluri (bảng bên), 122Te, 124Te, 125Te và 126Te là bền, trong khi 4 đồng vị còn lại 120Te, 123Te, 128Te and 130Te có tính phóng xạ. Các đồng vị bền chỉ chiếm 33,2% trong các teluri tự nhiên; điều này có thể do chu kỳ bán rã dài của các đồng vi phóng xạ. Chu kỳ bán rã của chúng dao động từ 1013 đến 2,2.1024 năm (đối với 128Te). Do đó, 128Te là đồng vị có chu kỳ bán rã lâu nhất trong tất cả các hạt nhân phóng xạ, bằng khoảng 160 tỉ (1012) lần tuổi của vũ trụ. Sản xuất Nguồn thu teluri chủ yếu từ bùn dính tại các điện cực anode trong lúc điện phân tinh lọc các xốp đồng. Xử lý 500 tấn quặng đồng thu hồi được 0,45 kg teluri. Teluri được sản xuất chủ yếu ở Hoa Kỳ, Peru, Nhật Bản và Canada. Năm 2009, theo Cục Địa chất Anh, Hoa Kỳ sản xuất 50 tấn, Peru 7 t, Nhật 40 t và Canada 16 t. Cảnh báo Nồng độ teluri 0,01 mg/m3 hay ít hơn trong không khí gây nên mùi giống mùi tỏi. Teluri và các hợp chất của nó được coi là độc và cần phải cẩn trọng khi làm việc với chúng. Tham khảo Liên kết ngoài WebElements.com – Tellurium EnvironmentalChemistry.com – Tellurium Los Alamos National Laboratory – Tellurium Nguyên tố hóa học Á kim Nhóm nguyên tố 16 Khoáng vật hệ sáu phương Khoáng vật tự sinh
939
5447
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A1c%20c%E1%BB%95%20%C4%91i%E1%BB%83n
Nhạc cổ điển
Bài này hàm ý nói về thể loại âm nhạc cổ điển trong văn hoá châu Âu.Về các loại nhạc cổ điển của các nền văn hoá không thuộc châu Âu xin xem bài: Danh sách các loại nhạc cổ điển ngoài châu Âu, hoặc thể loại âm nhạc giai đoạn cuối thế kỷ XVIII xin xem Âm nhạc giai đoạn cổ điển, Nhạc cổ điển là dòng nhạc nghệ thuật được sản xuất, hoặc được bắt nguồn từ truyền thống tế lễ ở phương Tây bao gồm cả nhạc tôn giáo và nhạc thế tục, một khoảng thời gian rộng lớn từ khoảng thế kỷ thứ Xl đến thời điểm hiện tại. Các tiêu chuẩn chính của loại nhạc truyền thống này được hệ thống hóa giữa những năm 1550 và 1900, gọi là giai đoạn thực hành chung. Nhạc Âu Châu được phân biệt rõ ràng với nhiều loại nhạc không có nguồn gốc từ châu Âu và nhạc thị trường bởi những hệ thống ký hiệu âm nhạc của chính nó được sử dụng từ thế kỷ XVI. Ký hiệu âm nhạc ở phương Tây được các nhà soạn nhạc sử dụng để quy định cho người biểu diễn về cao độ, tốc độ, phách, nhịp điệu riêng và cách thể hiện chính xác nhất của một đoạn nhạc. Thể loại nhạc này cho phép mọi người có thể biểu diễn tùy hứng và cải biên tự do, mà chúng ta thường xuyên được nghe trong những dòng nhạc nghệ thuật không bắt nguồn từ châu Âu (như trong nhạc Ấn Độ cổ điển và nhạc dân gian của Nhật Bản) và nhạc thị trường. Thuật ngữ "nhạc cổ điển" không xuất hiện cho đến đầu thế kỷ XIX, khi người ta nỗ lực "phong thánh" cho khoảng thời gian vàng son của Johann Sebastian Bach và Beethoven. Tham khảo mới nhất của thuật ngữ này được ghi lại bởi Từ điển tiếng Anh Oxford là khoảng vào năm 1836. Các giai đoạn chính của nhạc cổ điển Các tác phẩm âm nhạc cổ điển được phân chia theo các giai đoạn chính sau: Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi đơn âm với các ca khúc thế tục. Phục hưng: khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu. Baroque: khoảng 1600-1750, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn. Cổ điển: khoảng 1730-1820, là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách. Lãng mạn, 1815-1910: là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời. Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện đại và Hậu Hiện đại. Âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ XXI. Tiếp đầu ngữ tân thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ XX hay đương đại được soạn theo phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v. Ví dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm "Tân Cổ Điển". Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, các giai đoạn có thể gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách. Biểu đồ dưới đây liệt kê các nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng nhất theo các thời kỳ. Xem danh sách đầy đủ hơn tại Biểu đồ niên đại các nhà soạn nhạc cổ điển. Bản chất của nhạc cổ điển Đặc điểm chính Chất văn học Đặc điểm nổi bật nhất của âm nhạc cổ điển là tác phẩm được ghi lại bằng ký hiệu âm nhạc. Các chất lượng bằng văn bản của âm nhạc thể hiện sự bảo tồn các tác phẩm. Chất kỹ nghệ Việc thực hiện tiết mục âm nhạc cổ điển đòi hỏi một mức độ đáng kể, sự hiểu biết thấu đáo các nguyên tắc âm và hài hòa, kiến thức thực hành hiệu suất, và quen thuộc với phong cách, nhà soạn nhạc là trong số các kỹ năng cần thiết nhất cho các nhạc sĩ được đào tạo. Chất nghệ thuật Âm nhạc là một nghệ thuật, có thể nói âm nhạc cổ điển là nghệ thuật âm nhạc phát triển sớm ở châu Âu và có sức ảnh hưởng đến nhân loại; trong âm nhạc cổ điển, các nhạc sĩ đã gửi tâm tư, ý nguyện của mình trong các giai điệu, lời ca và một phần rõ rệt nữa là đã thể hiện được ranh giới giữa các giai đoạn phát triển trong âm nhạc cổ điển nói riêng và sự liên quan với lịch sử châu Âu nói chung. Tính phát triển Đã quá rõ ràng để thấy được sự phát triển của âm nhạc cổ điển, đó là sự phát triển lên một cấp bậc mới qua các giai đoạn; tại thời kì chuyển giao chúng ta thấy được sự phát triển, thay thế các nhạc cụ; sự phát triển, thay thế các thể loại nhằm mục đích làm mới hơn và phù hợp với thời kì lịch sử đương thời. Tính xã hội Nghệ thuật do con người tạo nên, do vậy nghệ thuật cũng đáp ứng cho nhu cầu con người mà con người làm nên xã hội nên nghệ thuật cũng có tính xã hội trong đó. Chúng ta đã được biết về lịch sử phát triển của châu Âu vì vậy âm nhạc cổ điển cũng dựa trên đó mà phát triển theo nên trong âm nhạc cổ điển cũng thể hiện những đặc trưng của từng mốc giai đoạn lịch sử. Gốc thương mại Âm nhạc cổ điển cũng đóng góp một phần không nhỏ cho ngành công nghiệp âm nhạc được thể hiện qua các hình thức giải trí. Như chúng ta đã biết việc hằng năm các ca sĩ, nghệ sĩ tung các sản phẩm của mình ra thị trường dưới các hình thức như băng đĩa nhạc, các buổi hòa nhạc góp phần không nhỏ cho vấn đề tài chính. Gốc giáo dục Âm nhạc cổ điển đã xuất hiện trong các ấn phẩm của ngành giáo dục, các sách báo tạp chí về âm nhạc và đồng thời cũng là những bài tập vỡ lòng khi bước chân vào thế giới âm nhạc; từ thời cổ điển cho đến thời lãng mạn đã thể hiện điều đó. Nhạc cổ điển theo nghĩa "âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển" Bài chính: Âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển Trong lịch sử âm nhạc, thuật ngữ nhạc cổ điển còn có một nghĩa ít khi dùng để chỉ âm nhạc thuộc giai đoạn trong lịch sử âm nhạc tính từ thời Carl Philipp Emanuel Bach cho đến Beethoven—tính ra khoảng từ 1730–1820. Khi dùng theo nghĩa này, thông thường hai chữ c và đ trong nhạc cổ điển được viết hoa để tránh nhầm lẫn. Nhạc cụ diễn tấu Trong nhạc cổ điển, số lượng và chủng loại nhạc cụ để diễn tấu thường có số lượng lớn và rất phong phú. Danh sách dưới đây chỉ nêu nhữnng nhạc cụ trong Dàn nhạc giao hưởng. Người diễn xuất Nhạc trưởng Nhạc công ca sĩ Các nhà soạn nhạc cổ điển Đây là danh sách những nhà soạn nhạc cổ điển xếp theo giai đoạn. Không phải tất cả các nhà soạn nhạc đều có thể xếp vào một giai đoạn vì các nhạc sĩ hoạt động ở cuối một thời kì âm nhạc thì cũng hoạt động vào đầu thời kì âm nhạc tiếp theo. Danh sách các nhà soạn nhạc cổ điển Thuật ngữ nhạc cổ điển Về các thuật ngữ trong âm nhạc cổ điển phương Tây, xin đọc: Từ vựng âm nhạc phương Tây Thuật ngữ tiếng Ý trong âm nhạc Xem thêm Nhạc phim Nhạc điện tử nghệ thuật Nhạc cổ điển Ấn Độ Nhạc trò chơi điện tử Tham khảo Sách tham khảo Everett, Walter (1997). "Swallowed by a Song: Paul Simon's Crisis of Chromaticism", Understanding Rock: Essays in Musical Analysis. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-510004-2. Middleton, Richard (1990/2002). Studying Popular Music. Philadelphia: Open University Press. ISBN 0-335-15275-9. Becker, Judith (1969). "The Anatomy of a Mode", Ethnomusicology 13, no.2:267-79. Liên kết ngoài Tiếng Anh ClassicalArchives Mutopiaproject.org  – bản nhạc miễn phí dùng dạng PDF và Lilypond Danh sách các bản nhạc cổ điển (tải về được) Tiếng Việt Nhaccodien.info - Trang thông tin về âm nhạc cổ điển bằng tiếng Việt "Nhạc cổ điển là gì?" - Bài giảng của Leonard Bernstein (Phụ đề tiếng Việt) Bài cơ bản dài trung bình Âm nhạc châu Âu Bài cơ bản sơ khai Lịch sử âm nhạc
1,510
5452
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20Taniyama%E2%80%93Shimura
Định lý Taniyama–Shimura
Định lý Taniyama–Shimura là một định lý xây dựng một mối liên hệ quan trọng giữa các đường cong elip, một khái niệm trong hình học đại số và các dạng modular, là các hàm holomorphic tuần hoàn được miêu tả trong lý thuyết số. Định lý này bắt nguồn từ giả thuyết Taniyama-Shimura, còn phần chứng minh được Andrew Wiles, Christophe Breuil, Brian Conrad, Fred Diamond và Richard Taylor hoàn chỉnh. Việc Andrew Wiles hoàn tất chứng minh định lý Taniyama-Shimura trực tiếp dẫn đến chứng minh định lý lớn Fermat nổi tiếng của Pierre de Fermat. Nếu p là một số nguyên tố và E là một đường cong elip trên tập Q, tập số hữu tỉ, ta có thể rút gọn phương trình xác định E modulo p với mọi giá trị của p. Nhưng nếu với giá trị của p hữu hạn, ta có thể tìm được một đường cong elip trên trường hữu hạn với phần tử. Khi đó dãy: là một bất biến quan trọng của đường cong elip E. Mọi dạng modular đều phát triển thành một dãy số bằng biến đổi Fourier. Một đường cong elip có dãy số thích hợp với một dạng modular thì được gọi là modular. Định lý Taniyama–Shimura phát biểu như sau: Mọi đường cong elip trên tập Q đều là modular Xem thêm Đường cong elip Dạng modular Tham khảo Đại số tô pô Toán học tô pô Đường cong elip Lý thuyết số Taniyama Taniyama-Shimura, Định lý
244
5453
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20th%E1%BB%A9c%20Euler
Công thức Euler
Công thức Euler là một công thức toán học trong ngành giải tích phức, được xây dựng bởi nhà toán học người Thụy Sĩ Leonhard Euler. Công thức chỉ ra mối liên hệ giữa hàm số lượng giác và hàm số mũ phức. Cụ thể, với mọi số thực x, ta có: Ở đây e là cơ số logarit tự nhiên, i là đơn vị của số phức, và cos và sin lần lượt là các hàm số lượng giác cosin và sin. Học sinh Anh, Mỹ còn viết là cis x vì các chữ cái c, i, s nhắc nhở đến cos, i, sin. Khai triển từ công thức trên, các hàm số: và: có thể được viết dưới dạng sau: Trường hợp đặc biệt: khi: , ta có:, từ đó dẫn đến công thức rút gọn nổi tiếng: Chứng minh Bằng cách sử dụng chuỗi Taylor Sau đây là một cách chứng minh công thức Euler bằng cách sử dụng khai triển chuỗi Taylor cũng như các tính chất cơ bản về lũy thừa của số i: Các hàm ex, cos(x) và sin(x) (với giả sử x là số thực) có thể được viết như sau: Do bán kính hội tụ của mỗi chuỗi nêu trên là vô hạn, chúng ta có thể thay thế x bởi iz, với z là số phức. Khi đó: Việc sắp xếp lại các số hạng là thích hợp do mỗi chuỗi đều là chuỗi hội tụ tuyệt đối. Lấy z = x là một số thực sẽ dẫn đến đẳng thức nguyên thủy mà Euler đã khám phá ra. Bằng cách sử dụng phép tính vi tích phân Xét hàm số xác định bởi: Ta sẽ chứng minh rằng khác 0 với mọi x Thật vậy; giả sử thì ; do đó ; vậy (vô lý) Do đó mẫu của: khác 0 Bây giờ tính đạo hàm của: theo quy tắc chia; dễ thấy Vì vậy: phải là hàm hằng; có nghĩa là với mọi: thì Bây giờ cho: ta thấy:; do đó: vậy Bằng cách sử dụng phương trình vi phân thường Xét hàm số xác định bởi Chú ý rằng là hằng số, đạo hàm bậc nhất và bậc hai của sẽ là do theo định nghĩa. Từ đó chúng ta xây dựng phương trình vi phân thường tuyến tính có bậc 2 như sau: hay Đây là một phương trình vi phân thường bậc 2, do đó nó sẽ có hai nghiệm độc lập tuyến tính là: Cả và đều là các hàm số thực có đạo hàm bậc hai đồng nhất với giá trị âm của chính nó. Ngoài ra, bất kỳ một tổ hợp tuyến tính nào của các nghiệm của một phương trình vi phân thuần nhất cũng sẽ lại là một nghiệm của nó. Do vậy, nghiệm tổng quát của phương trình vi phân đã nêu là {| | | |- | | |} với mọi hằng số và Tuy nhiên, không phải mọi giá trị của các hằng số này đều thỏa mãn điều kiện ban đầu của hàm : . Các điều kiện ban đầu giống nhau này (áp dụng cho nghiệm tổng quát) sẽ dẫn đến kết quả sau Từ đó cho và sau cùng là Xem thêm Đơn vị ảo Hàm mũ với số phức Liên kết ngoài Elements ò Algebra Số phức Giải tích phức Khái niệm toán học mang tên Euler E (hằng số toán học) pl:Wzór Eulera#Tożsamość Eulera
579
5462
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20thi%C3%AAn%20v%C4%83n
Vật lý thiên văn
Vật lý thiên văn là một phần của ngành thiên văn học có quan hệ với vật lý ở trong vũ trụ, bao gồm các tính chất vật lý (cường độ ánh sáng, tỉ trọng, nhiệt độ, và các thành phần hóa học) của các thiên thể chẳng hạn như ngôi sao, thiên hà, và không gian liên sao, cũng như các ảnh hưởng qua lại của chúng. Công việc nghiên cứu Vật lý vũ trụ học là vật lý thiên văn mang tính lý thuyết trong phạm vi rộng nhất. Bởi vì ngành vật lý thiên văn là một lĩnh vực mênh mông, nên các nhà vật lý học thiên thể thường áp dụng các ngành khoa học khác trong vật lý, bao gồm cơ khí, điện từ học, cơ học thống kê, nhiệt động lực học, cơ học lượng tử, tính tương đối, vật lý nguyên tử, vật lý hạt nhân, và vật lý nguyên tử, phân tử và quang học. Trong thực nghiệm, ngành nghiên cứu thiên văn hiện đại bao gồm một phần quan trọng dựa trên nền tảng vật lý cơ bản. Tên gọi của ngành học trong các trường đại học ("vật lý thiên văn" hay "thiên văn học") thường liên quan nhiều đến lịch sử của ngành hơn là nội dung nghiên cứu. Vật lý thiên văn được đào tạo trong rất nhiều trường đại học với bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thông qua các khoa như kỹ thuật hàng không vũ trụ, vật lý hoặc thiên văn học. Lịch sử Mặc dù thiên văn học đã có lịch sử lâu đời nhưng vẫn được xét là một ngành riêng biệt với vật lý. Trong quan điểm về thế giới của Aristotle, Trời đất luôn gắn liền với sự hoàn hảo, các vật thể trên bầu trời tồn tại như một quả cầu hoàn hảo có quỹ đạo tròn hoàn hảo; trong khi đó Trái Đất thuộc về sự không hoàn hảo; 2 quan điểm này không được xem là có liên quan với nhau. Aristarchus của Samos (khoảng 310-khoảng 250 trước Công Nguyên) đầu tiên đề ra sự vận động của các thiên thể được giải thích rằng Trái Đất và tất cả các hành tinh trong Hệ mặt trời đều quay xung quanh Mặt trời. Thuyết nhật tâm của Aristarchus không được chấp nhận trong thế giới Hy Lạp cổ đại trong nhiều thế kỷ, và quan điểm Mặt trời và các hành tinh quay xung quanh Trái Đất trở thành cơ bản không thể chối cãi, cho đến khi Nicolaus Copernicus làm sống lại mô hình Nhật tâm trong thế kỷ 16. Năm 1609, Galileo Galilei phát hiện ra 4 vệ tinh sáng nhất của Sao Mộc, và ghi nhận quỹ đạo của chúng so với Sao Mộc, điều đó mâu thuẫn với giáo lý Địa tâm của Nhà thờ Cơ đốc giáo vào lúc đó, và thoát khỏi sự trừng phạt bằng cách bảo vệ quan điểm của ông được sinh ra bởi toán học, không phải từ những triết lý tự nhiên, mặc dù nó thật sự khó hiểu. Phần lớn các số liệu thiên văn chính xác được quan sát bởi Tycho Brahe đã đặt nền móng cho sự phát triển các học thuyết sau này về vũ trụ. Đầu tiên là các quy tắc dựa trên số liệu thực nghiệm, điển hình là ba định luật của Kepler về sự chuyển động của các hành tinh, đề xướng vào thế kỷ 17. Sau đó, Newton đã tạo một cầu nối giữa các định luật của Kepler và động lực học của Galileo bằng việc cho rằng có sự giống nhau giữa động lực học của các vật thể trên Trái Đất và động lực học giữa của các hành tinh và Mặt Trăng. Cơ học thiên thể - sự áp dụng định luật hấp dẫn và các định luật của Newton để giải thích các định luật của Kepler về sự chuyển động của các hành tinh, đã trở thành sự hợp nhất đầu tiên của vật lý và thiên văn học. Sau khi Isaac Newton công bố quyển Principia, ngành hàng hải đã bắt đầu có những chuyển biến. Bắt đầu vào những năm 1970, thế giới bắt đầu để ý đến việc sử dụng một hệ vĩ độ mới, cũng như dùng những chiếc đồng hồ chuẩn xác. Nhu cầu của ngành hàng hải thời bấy giờ đã đặt ra yêu cầu cho một cuộc chạy đua về các số liệu liệu quan sát thiên văn và phương tiện ngày càng chính xác hơn, cũng như một nền tảng khoa học mạnh mẽ hơn nữa. Vào những năm cuối thế kỉ 19, người ta tìm ra rằng khi phân tích ánh sáng mặt trời, ta sẽ quan sát được một hệ thống các vạch quang phổ (trong vùng tồn tại rất ít hoặc không có ánh sáng trắng). Thực nghiệm đã cho thấy rằng các khí nóng cũng phát ra quang phổ vạch, điều đặc biệt là mỗi một nguyên tố hóa học chỉ phát ra những vạch quang phổ đặc trưng riêng biệt tương ứng. Điều này chứng tỏ rằng chúng ta có thể tìm hiểu xem trên Mặt trời có các nguyên tố hóa học nào, bằng cách so sánh các vạch quang phổ từ ánh sáng mặt trời với các vạch quang phổ của các nguyên tố hóa học đã có sẵn ở Trái Đất. Thực vậy, nguyên tố heli đầu tiên đã được tìm thấy từ quang phổ mặt trời, sau đó mới tìm thấy trên Trái Đất, người ta đã nhân điều này mà đặt tên cho nó. Trong suốt thể kỷ 20, với sự tiến bộ của quang phổ học (môn học nghiên cứu về các vạch quang phổ), đặc biệt là những kết quả của vật lý lượng tử, đã cho phép chúng ta sự hiểu biết rõ hơn về thiên văn học, cũng như lý giải các số liệu thực nghiệm của nó. Đối tượng của ngành vật lý thiên văn Phần lớn các ngành quan sát của vật lý thiên văn đều dựa trên phổ sóng điện từ: Ngành thiên văn vô tuyến nghiên cứu các bức xạ có bước sóng lớn hơn vài milimet. Sóng vô tuyến thường được phát ra bởi các vật thể lạnh, bao gồm cả các khí và các đám mây bụi trong không gian. Bức xạ viba nền và sự dịch chuyển về phía đỏ đã minh chứng cho lý thuyết Big Bang, các Pulsar cũng được phát hiện ở tần số của sóng viba. Việc nghiên cứu các sóng này đòi hỏi phải có những kính thiên văn vô tuyến rất lớn. Ngành thiên văn học hồng ngoại nghiên cứu các bức xạ có bước sóng dài hơn bước sóng thuộc vùng nhìn thấy, nhưng ngắn hơn bước sóng của sóng viba. Ngành thiên văn học hồng ngoại thường sử dụng các kính thiên văn tương tự như kính thiên văn quang học. Các vật thể lạnh hơn các sao (chẳng hạn như hành tinh) thừong là đối tựong chính của ngành này. Ngành thiên văn quang học là ngành lâu đời nhất của thiên văn học, những chiếc kính được trang bị bộ cảm biến hình ảnh hoặc kính quang phổ là loại thường được sử dụng nhất]]. Vì khí quyển của Trái Đất gây ảnh hưởng lên các quan sát bằng quang học, nên kính viễn vọng không gian được đưa vào sử dụng, nhằm tạo ra các bức ảnh có chất lượng cao nhất. Ở khoảng cách này, các ngôi sao và nhiều quang phổ của chúng được quan sát rất rõ, tạo điều kiện cho nghiên cứu thành phần hóa học của sao, thậm chí của các thiên hà. Xem thêm Vũ trụ học vật lý Liên kết Website Vật Lý Thiên Văn Tham khảo Phân ngành thiên văn học Thiên văn
1,319
5466
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pha%20%28v%E1%BA%ADt%20ch%E1%BA%A5t%29
Pha (vật chất)
Trong các ngành khoa học vật lý, một pha là một vùng không gian (một hệ nhiệt động), trong đó tất cả các tính chất vật lý của vật liệu về cơ bản là đồng nhất. Ví dụ về tính chất vật lý bao gồm mật độ, chỉ số khúc xạ, từ hóa và thành phần hóa học. Một mô tả đơn giản là một pha là một vùng vật liệu đồng nhất về mặt hóa học, khác biệt về mặt vật lý và thường là có thể tách rời về mặt cơ học. Trong một hệ thống bao gồm nước đá và nước trong bình thủy tinh, các khối nước đá là một pha, nước là pha thứ hai và không khí ẩm là pha thứ ba so với nước đá và nước. Thủy tinh của bình là một pha riêng biệt khác. Thuật ngữ pha đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa với trạng thái của vật chất, nhưng có thể có một số pha trộn lẫn của cùng một trạng thái của vật chất. Ngoài ra, thuật ngữ pha đôi khi được sử dụng để chỉ một tập hợp các trạng thái cân bằng được phân định theo các biến trạng thái như áp suất và nhiệt độ theo ranh giới pha trên sơ đồ pha. Do các ranh giới pha liên quan đến những thay đổi trong tổ chức vật chất, chẳng hạn như thay đổi từ lỏng sang rắn hoặc thay đổi tinh tế hơn từ cấu trúc tinh thể này sang cấu trúc tinh thể khác, nên cách sử dụng sau này tương tự như sử dụng "pha" như một từ đồng nghĩa với trạng thái vật chất. Tuy nhiên, trạng thái của vật chất và cách sử dụng sơ đồ pha không tương xứng với định nghĩa chính thức được nêu ở trên và ý nghĩa dự định phải được xác định một phần từ bối cảnh sử dụng thuật ngữ này. Vật chất thông thường có thể ở các dạng sau: Thể rắn Thể lỏng Thể khí Plasma Quark-gluon plasma Đông đặc Bose-Einstein Đông đặc fermion Vật chất lạ, tinh thể lỏng, siêu lỏng, siêu rắn, siêu dẫn, thuận từ, sắt từ... Xem thêm Trạng thái vật chất Tham khảo Liên kết ngoài Vật lý học Vật lý vật chất ngưng tụ Khái niệm vật lý Kỹ thuật nhiệt động lực học
397
5476
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ion
Ion
Ion hay điện tích là một nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị mất hay nhận thêm được một hay nhiều electron. Một ion mang điện tích âm, khi nó thu được một hay nhiều electron, được gọi là anion hay điện tích âm, và một ion mang điện tích dương khi nó mất một hay nhiều electron, được gọi là cation hay điện tích dương. Quá trình tạo ra các ion hay điện tích gọi là ion hóa. Các nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị ion hóa được biểu diễn dưới dạng các số viết nhỏ lên trên, bên phải ký hiệu của nguyên tử hay nhóm nguyên tử, thể hiện số lượng electron mà nó thu được hay mất đi (nếu lớn hơn 1) và dấu + hay − tùy theo nó mất hay thu được (các) electron. Trong trường hợp mất hay thu được chỉ một electron thì không cần ghi giá trị số. Ví dụ H+ hay Cl−. Các kim loại có xu hướng tạo ra các cation (mất đi electron) trong khi các phi kim loại có xu hướng tạo ra anion, ví dụ natri tạo ra cation Na+ trong khi clo tạo ra các anion Cl-. Năng lượng ion hóa Năng lượng cần thiết để tạo ra cation bằng cách loại bỏ electron từ một nguyên tử trung hòa về điện là năng lượng ion hóa. Nói chung, năng lượng ion hóa thứ n của nguyên tử là năng lượng cần để loại bỏ electron thứ n sau khi n - 1 electron trước đã bị loại bỏ. Mỗi một năng lượng ion hóa kế tiếp là lớn hơn một cách đáng kể so với năng lượng ở mức trước đó. Đặc biệt, sự thay đổi năng lượng tăng lên một cách đột ngột khi các electron của một lớp obitan nào đó trong nguyên tử đã bị loại bỏ hết. Vì lý do này, các cation có xu hướng được tạo ra theo hướng bỏ hết các electron của cùng một lớp obitan. Ví dụ, natri được tìm thấy như là Na+, nhưng không phải là Na2+ vì cần năng lượng lớn để ion hóa. Tương tự, magnesi được tìm thấy như là Mg2+, mà không phải là Mg3+, và nhôm có thể tồn tại ở dạng cation Al3+. Khi một nhóm các nguyên tử thu được các electron, chúng cũng trở thành các ion, chẳng hạn như SO42-. Lịch sử Các ion lần đầu tiên được lý thuyết hóa bởi Michael Faraday khoảng năm 1830, để miêu tả các thành phần của phân tử mà chuyển động về phía anion hay cation. Tuy nhiên, cơ chế mà các chuyển động này có thể diễn ra đã không được miêu tả cho đến tận năm 1884 khi Svante August Arrhenius trong luận án tiến sĩ của mình trong trường đại học tổng hợp Uppsala đã miêu tả chúng. Lý thuyết của ông ban đầu đã không được chấp nhận (ông nhận được học vị tiến sĩ với điểm thấp nhất để được vượt qua) nhưng luận án tiến sĩ của ông đã đoạt giải Nobel về hóa học năm 1903. Ngôn từ học Từ ion đã được đặt tên bởi Michael Faraday, từ tiếng Hy Lạp , động tính từ thời hiện tại của , "chuyển động", vì thế là "người đi lại". Danh pháp này dựa trên xu hướng của các anion chuyển động về phía anốt, và của các cation chuyển động về phía catốt. Vì thế, anion () và cation (κ) có nghĩa là "(một thứ) đi lên" và "(một thứ) đi xuống", một cách tương ứng, và anốt, , và catốt, κ, có nghĩa là "đi lên" và "đi xuống", tương ứng từ , "đường". Tham khảo Ion Hóa học Hóa lý Hạt mang điệntích
627
5488
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%A5i
Bụi
Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn có đường kính nhỏ cỡ vài micrômét đến nửa milimét, tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một thời gian sau. Các hạt to hơn có thể gọi là cát, sỏi. Khi bụi phân tán mạnh trong không khí hay các chất khí nói chung, hỗn hợp khí và bụi được gọi là aerosol rắn. Bụi có nhiều tính chất vật lý khác so với khi chúng ở trạng thái chất rắn hay chất lỏng vĩ mô. Xem thêm vật lý sỏi. Trong khí quyển Trái Đất Trong khí quyển Trái Đất, bụi sinh ra từ một số nguồn: đất mịn bị gió cuốn lên, các hoạt động núi lửa, và ô nhiễm không khí. Các hạt bụi trôi nổi trong khí quyển có thể hấp thụ và bức xạ nhiệt năng của ánh sáng Mặt Trời và tạo nên hiệu ứng mạnh cho khí hậu của Trái Đất. Trong nhà Bụi trong nhà, gồm bụi trong khí quyển trộn với bụi sinh ra do ma sát của các đồ vật trong nhà, chủ yếu từ da người, sợi vải trên quần áo, chăn... Một số côn trùng nhỏ trong nhà ăn các thành phần hữu cơ của bụi này. Các chất thải của chúng cũng trở thành bụi và có thể gây dị ứng cho người. Ngoài đường Cũng tương tự bụi trong nhà, bụi ngoài đường xuất phát từ đất, từ ma sát trong hoạt động của con người và động vật. Đặc biệt hiện nay ở những nơi dân cư đông đúc, xe cộ qua lại nhiều, làm cho lượng bụi trong khong khí tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Bụi và sức khỏe Khống chế bụi Sử dụng máy lọc không khí Trong nhà Chổi quét dùng thu gom các bụi lớn. Phương pháp này có thể không hiệu quả cho các bụi nhỏ, và cuốn các bụi nhỏ lên không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe Chổi lau sử dụng độ ẩm, thu dọn hiệu quả nhiều bụi trong nhà Máy hút bụi, thu hút hiệu quả nhiều bụi. Ngoài đường Thường ở những nơi đông đúc, nhiều khói bụi, xuất hiện nhiều xe có tính năng phun nước xuống lòng đường, làm sạch đường và làm giảm bụi trong không khí. Ngoài ra cũng phải kể đến tác dụng của các hồ chứa, hồ điều hòa, cây cối góp phần làm không khí trong lành hơn. Trên sa mạc Trong khoảng không vũ trụ Bụi luôn tồn tại trong khoảng không vũ trụ và có thể quan sát thấy khi chúng làm nhòe ảnh các ngôi sao, hay tạo nên các nền hấp thụ hoặc phát xạ sóng điện từ. Bụi và khí trong vũ trụ có thể tự tụ tập lại dưới lực hấp dẫn để sinh ra các hệ hành tinh. Kích thước các hạt bụi này lớn hơn hạt bụi thông thường, khoảng từ vài milimét đến vài mét. Xem thêm Bão bụi Hệ phân tán cao Tham khảo Sức khỏe Làm sạch
512
5490
https://vi.wikipedia.org/wiki/Natri
Natri
Natri (bắt nguồn từ từ tiếng Latinh mới: natrium) hay Sodium là một nguyên tố hóa học hóa trị một trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Na và số nguyên tử bằng 11, nguyên tử khối bằng 23. Natri là kim loại mềm, màu trắng bạc, hoạt động mạnh, và thuộc nhóm kim loại kiềm; nó chỉ có một đồng vị bền là 23Na. Kim loại nguyên chất không có mặt trong tự nhiên nên để có được dạng này phải điều chế từ các hợp chất của nó; natri được Humphry Davy cô lập đầu tiên năm 1807 bằng cách điện phân natri hydroxide. Natri là nguyên tố phổ biến thứ 6 trong vỏ Trái Đất, và có mặt trong nhiều loại khoáng vật như felspat, sodalit và đá muối. Phần lớn muối natri là những hợp chất hòa tan mạnh trong nước, và natri của chúng bị rò rỉ do hoạt động của nước nên chlor và natri là các nguyên tố hòa tan phổ biến nhất theo khối lượng trong các vùng biển trên Trái Đất. Nhiều hợp chất natri được sử dụng rộng rãi như natri hydroxide để làm xà phòng và tẩy trắng nhựa bị ố vàng, và natri chloride dùng làm chất tan băng và là một chất dinh dưỡng (muối ăn). Natri là một nguyên tố thiết yếu cho tất cả động vật và một số thực vật. Ở động vật, các ion natri được dùng làm chất đối nghịch với các ion kali để tạo thành các điện tích trên các màng tế bào, cho phép truyền các xung thần kinh khi điện tích bị mất đi. Nhu cầu thiết yếu của natri đối với động vật làm cho nó được phân loại là một khoáng vô cơ trong khẩu phần ăn. Tính chất Tính chất vật lý Natri ở điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn là một kim loại mềm, màu bạc, khi bị oxy hóa chuyển sang màu trắng xám trừ khi nó được cất giữ trong dầu hoặc khí trơ. Natri có thể bị cắt dễ dàng bằng dao, và là một chất dẫn nhiệt và điện tốt. Các tính chất này thay đổi rõ rệt khi tăng áp suất: ở 1,5 Mbar, màu sắc thay đổi từ bạc sang đen; ở 1,9 Mbar vật liệu trở nên trong, có màu đỏ; và ở 3 Mbar natri là chất rắn trong suốt không màu. Tất cả các đồng phân ở áp suất cao này là chất cách điện và electride. Khi natri hoặc các hợp chất của natri cháy, chúng chuyển thành màu vàng, do các electron ở lớp 3s của natri bị kích thích phát ra photon khi chúng từ phân lớp 3p trở về 3s; bước sóng của các photon này tương ứng với đường D có giá trị 589,3 nm. Tương tác orbitan liên quan đến electron trong phân lớp 3p chia đường D thành 2; cấu trúc siêu mịn liên quan đến cả hai orbitan tạo ra nhiều đường hơn. Tính chất hóa học Natri thường ít phản ứng hơn kali và phản ứng mạnh hơn lithi. Natri nổi trong nước và có phản ứng mãnh liệt với nước, tạo ra hydro và các ion hydroxide. Nếu được chế thành dạng bột đủ mịn, natri sẽ tự bốc cháy trong không khí. Kim loại natri có tính khử mạnh, để khử các ion natri cần −2,71 vôn. Do đó, để tách natri kim loại từ các hợp chất của nó cần sử dụng một lượng năng lượng lớn. Tuy nhiên, kali và lithi còn có mức âm nhiều hơn. Đồng vị Có 20 đồng vị của natri đã được biết đến. Đồng vị ổn định duy nhất là 23Na. Natri có hai đồng vị phóng xạ nguồn gốc vũ trụ là (22Na, chu kỳ bán rã = 2,605 năm; 24Na, chu kỳ bán rã ≈ 15 giờ). Tất cả các đồng vị còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn một phút. Hai đồng phân hạt nhân đã được phát hiện, đồng phân có thời gian tồn tại lâu hơn 24mNa có chu kỳ bán rã khoảng 20,2 micro giây. Phát xạ neutron cấp, như các vụ tai nạn hạt nhân, chuyển đổi một số 23Na trong máu người thành 24Na; bằng cách đo hàm lượng 24Na tương quan với 23Na, liều trị phát xạ neutron cho bệnh nhân có thể tính toán được. Sự phổ biến 23Na được tạo ra từ quá trình đốt cháy carbon trong các sao bởi sự hợp hạch của hai nguyên tử carbon; quá trình này cần nhiệt độ trên 600 megakelvin và ngôi sao có khối lượng ít nhất bằng 3 lần khối lượng Mặt Trời. Natri là nguyên tố tương đối phổ biến trong các ngôi sao và quang phổ vạch D của nguyên tố này là nằm trong số các vạch rõ nhất từ ánh sáng của các sao. Natri chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ Trái Đất, làm nó trở thành nguyên tố phổ biến thứ sáu nói chung và là kim loại kiềm phổ biến nhất. Trong môi trường liên sao, natri được xác định bằng đường D; mặc dù nó có nhiệt độ hóa hơi cao, sự phổ biến của nó cho phép tàu Mariner 10 phát hiện nó trong khí quyển của Sao Thủy. Natri còn được phát hiện trong ít nhất một sao chổi; các nhà thiên văn học trong quá trình quan sát sao chổi Hale-Bopp năm 1997 đã quan sát được đuôi sao chổi bằng natri, nó bao gồm các nguyên tử trung hòa điện và kéo dài khoảng 50 triệu km. Lịch sử Muối ăn là một loại hàng hóa quan trọng trong các hoạt động của con người, các tấm muối đôi khi được giao cho lính La Mã cùng với lương thực của họ. Ở châu Âu thời Trung cổ các hợp chất của natri với tên Latin sonadum đã được sử dụng như là thuốc chữa đau đầu. Tên gọi sodium trong tiếng Anh được cho là có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập suda, nghĩa là đau đầu, vì tính chất giảm đau của natri carbonat hay soda được biết khá rõ từ rất sớm. Ký hiệu của natri được Jöns Jakob Berzelius công bố đầu tiên trong hệ thống ký hiệu nguyên tử của ông, và có tên trong tiếng Latinh mới là natrium, nhằm ám chỉ tên gọi trong tiếng Hy Lạp của natron, một loại muối tự nhiên ban đầu được làm từ natri carbonat ngậm nước. Về tính lịch sử, natron có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp và gia đình, sau đó trở nên ít chú ý khi có nhiều hợp chất natri khác. Mặc dù vậy, natri, đôi khi còn được gọi là soda một thời gian dài được xem là một hợp chất, bản thân kim loại không được cô lập mãi cho đến năm 1807 khi Sir Humphry Davy điện phân natri hydroxide. Sản xuất Có khoảng 100.000 tấn natri kim loại được sản xuất hàng năm. Natri kim loại được sản xuất thương mại đầu tiên năm 1855 bằng cách khử carbon nhiệt từ natri carbonat ở 1100 °C, hay còn gọi là công nghệ Deville: Na2CO3 + 2 C → 2 Na + 3 CO Quá trình liên quan dựa trên sự khử natri hydroxide được phát triển năm 1886. Natri hiện được sản xuất thương mại bằng phương pháp điện phân natri chloride nóng chảy, theo công nghệ được cấp bằng sáng chế năm 1924. Phương pháp này rẻ tiền hơn so với phương pháp cũ là điện phân xút ăn da nóng chảy. Natri kim loại có giá khoảng 15 đến 20 cent Mỹ trên một pound (0,30 USD/kg đến 0,45 USD/kg) năm 1997 nhưng loại dùng trong các phản ứng hóa học (ACS) của natri có giá khoảng 35 USD trên pound (75 USD/kg) vào năm 1990. Nó là kim loại rẻ tiền nhất tính theo khối lượng. Natri dạng thuốc thử được cung cấp với số lượng hàng tấn có giá khoảng 3,30 $US/kg năm 2009; số lượng mua ít hơn có giá khác nhau dao động trong khoảng 165 $US/kg; giá cao một phần là do chi phí vận chuyển vật liệu độc hại. Vì natri là kim loại kiềm đứng trước Mg nên muốn sản xuất natri phải điện phân nóng chảy các muối của natri: 2NaCl → 2Na + Cl2 Ứng dụng Natri trong dạng kim loại của nó là thành phần quan trọng trong sản xuất ester và các hợp chất hữu cơ. Kim loại kiềm này là thành phần của natri chloride (NaCl, muối ăn) là một chất quan trọng cho sự sống. Các ứng dụng khác còn có: Trong một số hợp kim để cải thiện cấu trúc của chúng. Trong xà phòng (trong hợp chất với các acid béo). Làm trơn bề mặt kim loại. Làm tinh khiết kim loại nóng chảy. Trong các đèn hơi natri, một thiết bị cung cấp ánh sáng từ điện năng có hiệu quả. Như là một chất lỏng dẫn nhiệt trong một số loại lò phản ứng nguyên tử. Hợp chất Natri chloride, được biết đến nhiều hơn như muối ăn, là hợp chất phổ biến nhất của natri được sử dụng làm các chất chống đông đá, tan đá, chất bảo quản và nấu ăn. Natri bicarbonat, mononatri glutamat được sử dụng chủ yếu trong nấu ăn. Cùng với kali, nhiều dược phẩm quan trọng đã cho thêm natri vào để cải thiện ứng dụng sinh học của chúng; mặc dù trong hầu hết các trường hợp, kali là loại ion tốt hơn, natri được chọn do chi phí và khối lượng nguyên tử thấp. Natri hiđrat được dùng làm chất nền cho nhiều phản ứng khác nhau (như phản ứng aldol) trong hóa hữu cơ, và là chất khử trong hóa vô cơ. Natri còn có mặt trong nhiều khoáng chất, chẳng hạn amphibol, cryôlit, muối mỏ, diêm tiêu, zêôlit, v.v. Các hợp chất của natri rất quan trọng trong các công nghiệp hóa chất, thủy tinh, luyện kim, sản xuất giấy, dầu mỏ, xà phòng và dệt may. Nói chung xà phòng là muối của natri với các acid béo. Các xà phòng natri là cứng hơn (độ nóng chảy cao hơn) so với xà phòng kali. Các hợp chất quan trọng nhất đối với công nghiệp là muối (NaCl), sôđa khan (Na2CO3), bột nở (NaHCO3), xút ăn da (NaOH), diêm tiêu Chile (NaNO3), đi- và tri-natri phosphat, natri thiosulfat (hypo, Na2S2O3·5H2O), và borac (Na2B4O7·10H2O). Trong các hợp chất của nó, natri thường tạo liên kết ion với nước và các anion, và được xem là một acid Lewis mạnh. Cảnh báo Dạng bột của natri là chất nổ mạnh trong nước và là chất độc có khả năng liên kết và rời liên kết với nhiều nguyên tố khác. Làm việc hay tiếp xúc với natri phải cực kỳ cẩn thận trong mọi lúc, mọi nơi. Natri phải được bảo quản trong khí trơ hay dầu mỏ. Sinh lý học và ion Na Các ion natri đóng vai trò khác nhau trong nhiều quá trình sinh lý học. Ví dụ, các tế bào dễ bị kích thích dựa vào sự tiếp nhận ion Na+ để sinh ra sự phân cực. Một ví dụ của nó là biến đổi tín hiệu trong hệ thần kinh trung ương. Tham khảo Los Alamos National Laboratory – Sodium Liên kết ngoài WebElements.com – Sodium EnvironmentalChemistry.com – Sodium The Wooden Periodic Table Table's Entry on Sodium Chú thích Chất khoáng dinh dưỡng Chất chống ẩm Natri
1,932
5501
https://vi.wikipedia.org/wiki/Calci
Calci
Calcium (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp calcium /kalsjɔm/), còn được viết là canxi, là nguyên tố hoá học ký hiệu Ca, số thứ tự 20 trong bảng tuần hoàn. Nó là một kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối là 40. Calcium là nguyên tố thiết yếu cho sinh vật sống, đặc biệt trong sinh lý học tế bào và tồn tại dưới 3 dạng trong máu: 50% dưới dạng ion Ca2+, gần 50% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với phosphate, citrate, carbonate. Ở đây có sự di chuyển ion Ca2+ vào và ra khỏi tế bào chất có vai trò mang tín hiệu cho nhiều quá trình tế bào. Là một khoáng chất chính trong việc tạo xương, răng và vỏ sò, calcium là kim loại phổ biến nhất về khối lượng có trong nhiều loài động vật. Đặc tính Về hóa học, calcium là một kim loại mềm và phản ứng mạnh (mặc dù chỉ cứng hơn chì, nó có thể bị cắt bằng dao một cách khó khăn). Nó là nguyên tố kim loại có màu bạc phải được tách ra bằng phương pháp điện phân từ muối nóng chảy như calci chloride. Khi được tạo ra, nó nhanh chóng hình thành một lớp áo oxide và nitrite màu trắng xám do tiếp xúc với không khí. Ở dạng khối, kim loại khó đốt cháy, thậm chí còn khó hơn các miếng magnesi; nhưng khi cắt ra, kim loại cháy trong không khí cho ngọn lửa cam-đỏ có độ chói cao. Kim loại calci phản ứng với nước tạo khí hydro với tốc độ nhanh đến mức có thể nhận biết được, nhưng không đủ nhanh ở nhiệt độ phòng để tạo ra nhiều nhiệt, do vậy nên nó rất hữu ích trong việc dùng sản xuất hydro. Tuy nhiên, khi ở dạng bột nó phản ứng với nước cực kỳ nhanh do diện tích bề mặt tiếp xúc tăng do ở dạng bột. Một phần phản ứng với nước bị chậm lại do nó tạo ra sản phẩm không hòa tan là calcium hydroxide có tính bảo vệ. Calci có tỉ trọng 1,55 g/cm³, là kim loại kiềm thổ nhẹ nhất; magie (1,74) và beryli (1,84) nặng hơn mặc dù chúng có số khối nhỏ hơn. Kể từ strontium trở đi, các kim loại kiềm thổ có tỷ trọng tăng theo số khối. Calci có hai đồng hình. Calci có điện trở suất lớn hơn đồng và nhôm, tính trên cùng khối lượng, do nó có khối lượng riêng thấp hơn, nó cũng là chất dẫn điện tốt hơn hai loại trên. Tuy nhiên, trong thực tế nó ít khi được sử dụng bởi rất dễ phản ứng với không khí. Các muối của calci không màu cho dù calci ở dạng nào đi nữa, và ion calci hòa tan (Ca2+) cũng không màu. Cùng với các muối của magnesi và các muối của kim loại kiềm thổ khác, các muối calci thường tan khá trong nước ngoại trừ calci hydroxide, calci sulfat, calci cacbonat và calci phosphat. Khi ở trong dung dịch, ion calci cho nhiều vị giác ấn tượng như mặn, chua, trơn. Lịch sử Vôi ở dạng vật liệu xây dựng đã được sử dụng từ thời tiền sử cách nay khoảng 7000 đến 14000 TCN. Lò vôi được định tuổi đầu tiên có niên đại 2500 TCN và được tìm thấy ở Khafajah Mesopotamia. Calcium (từ tiếng Latin , thuộc về calcis, nghĩa là "vôi") đã được biết từ rất sớm vào thế kỷ I khi người La Mã cổ đại điều chế vôi ở dạng calci oxide. Văn liệu năm 975 ghi nhận rằng calci sulfat là chất hữu ích trong việc hình thành xương. Nó không được tách biệt mãi cho đến năm 1808 ở Anh khi Sir Humphry Davy điện phân một hỗn hợp gồm vôi và thủy ngân oxide.. Ứng dụng Calci là một thành phần quan trọng của khẩu phần dinh dưỡng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa calci có thể dẫn đến sỏi thận (vì khi nồng độ cao dễ bị kết tinh gây ngưng trệ quá trình bài tiết). Vitamin D là cần thiết để hấp thụ calci. Các sản phẩm sữa chứa một lượng lớn calci. Để hiểu thêm về vai trò của calci trong thế giới sự sống, xem thêm bài Calci trong sinh học. Các ứng dụng khác còn có: Chất khử trong việc điều chế các kim loại khác như urani, zirconi hay thori. Chất chống oxy hóa, chống sulfide hóa hay chống carbide hóa cho các loại hợp kim chứa hay không chứa sắt. Một chất tạo thành trong các hợp kim của nhôm, beryli, đồng, chì hay magiê. Nó được sử dụng trong sản xuất xi măng hay vữa xây sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Đồng vị calci-48 được sử dụng để tổng hợp một số nguyên tố siêu urani như nobeli hay oganesson. Đồng vị Calci có 6 đồng vị ổn định, hai trong chúng có nguồn gốc tự nhiên: đồng vị Ca40 và đồng vị phóng xạ Ca41 với chu kỳ bán rã = 103.000 năm. 97% của nguyên tố này là ở dạng Ca40. Ca40 là một trong các sản phẩm sinh ra bởi sự phân rã của K40, cùng với Ar40. Trong khi tỷ lệ K/Ar được sử dụng rộng rãi trong địa chất học thì sự phổ biến của Ca40 trong tự nhiên đã cản trở việc sử dụng chỉ số K/Ca này trong địa chất. Không giống như các đồng vị có nguồn gốc vũ trụ được tạo ra trong khí quyển, Ca41 được sản xuất do việc hấp thụ neutron của Ca40. Phần lớn của việc tạo ra đồng vị này là ở những mét cao nhất hay ở những lớp đất đá mà ở đó các bức xạ neutron vũ trụ là đủ mạnh. Ca41 đã thu được sự chú ý của các nhà khoa học trong nghiên cứu các chòm sao vì Ca41 phân rã thành K41, một chỉ số quan trọng của các bất thường trong hệ Mặt Trời. Calci trong sinh học Calci là nguyên tố thiết yếu cho sự sống. Mức calci trong động vật có vú được kiểm soát chặt. regulated, Trong cơ thể thì 98% calci nằm ở xương và răng; 2% còn lại là ion calci nằm trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ, đông máu. Trong máu, Ca ở dưới 3 dạng: 50% dưới dạng ion Ca++, gần 50% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với phosphat, citrat, carbonat. Nếu tuyến cận giáp bị kích thích do thiếu calci, tuyến cận giáp phải liên tục tiết ra quá nhiều hooc môn, chức năng tuyến cận giáp làm việc quá mức nên không còn kiểm soát được nồng độ calci trong máu nữa, do vậy nồng độ calci trong máu tăng cao, dẫn đến loạn nhịp tim. Khi nhịp tim loạn thì tuyến giáp lại phải tiết ra hooc môn để giảm nồng độ calci trong máu, chuyển lượng calci thừa đó ra ngoài tới các tổ chức khác để duy trì ổn định nồng độ calci trong máu. Quá trình đó gọi là "calci di chuyển". Phương trình CaO + H2O → Ca(OH)2 CaO + 2CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 CaCO3 (to) → CaO + CO2↑ Ca + 2HCl → CaCl2 + H2↑ CaO + 3C → CaC2 + CO (xảy ra ở nhiệt độ 3.000 °C) Chú thích Các hợp chất Ca (Calci) Kim loại kiềm thổ Chất khoáng dinh dưỡng Calci Chất dinh dưỡng bổ sung Từ gốc Pháp
1,294
5517
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tantal
Tantal
Tantal (tiếng Latinh: Tantalum) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ta và số nguyên tử bằng 73. Nó là nguyên tố hiếm, cứng, có màu xám-xanh óng ánh, là kim loại chuyển tiếp, chống ăn mòn rất tốt, thường có trong khoáng chất tantalít. tantal được dùng trong các dụng cụ phẫu thuật và cấy ghép trong cơ thể, vì nó không phản ứng với các dịch thể. Thuộc tính Tantal màu xám, nặng, dễ uốn, cứng, dễ gia công, chống ăn mòn bởi acid rất tốt, dẫn điện và nhiệt tốt. Ở nhiệt độ dưới 150 C tantal không phản ứng hóa học với chất nào, ngay cả với nước cường toan, và chỉ bị ăn mòn bởi acid hydrofluoric, dung dịch acid chứa ion fluor và sulfide trioxide. Nhiệt độ nóng chảy của tantal chỉ thấp hơn wolfram và rheni (chảy tại 3.290 K, sôi tại 5.731 K). tantal có điện dung lớn nhất trong số các hóa chất dùng trong tụ điện. Ứng dụng Tantal được sử dụng chủ yếu, dưới dạng bột kim loại, để tạo ra các linh kiện điện tử, như trong các tụ điện tantal, có điện dung lớn mà kích thước nhỏ. Do kích thuớc và khối lượng nhỏ, các tụ điện tantal được dùng nhiều trong các điện thoại di động, máy nhắn tin, máy tính cá nhân và điện tử của ô tô. Tantal cũng được dùng để tạo ra nhiều hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao, cứng mà dễ gia công. Khi pha với các kim loại khác, nó cũng được dùng để làm các dụng cụ tôi luyện chế tạo các siêu hợp kim cho động cơ phản lực, dụng cụ thí nghiệm hóa học, lò phản ứng hạt nhân, các bộ phận của lò luyện chân không và các bộ phận của tên lửa. Nó dẻo và có thể kéo thành sợi nhỏ, có thể dùng như dây tóc làm bốc hơi các kim loại khác như nhôm. Vì không phản ứng với các dung dịch trong cơ thể, và không gây dị ứng tantal được dùng nhiều để chế tạo dụng cụ phẫu thuật. Tantal oxide còn được dùng để tạo kính có chiết suất cao cho thấu kính của máy quay. Lịch sử Tantal (tiếng Hy Lạp là tantalos, một nhân vật huyền thoại) được tìm thấy ở Thụy Điển năm 1802 bởi Anders Ekeberg và được chiết tách năm 1820 bởi Jöns Berzelius. Nhiều nhà hóa học thời đó đã tin là niobi và tantal là một nguyên tố cho mãi đến năm 1844 và 1866 khi các nghiên cứu đã cho thấy acid niobic và tantalic là khác nhau. Các nghiên cứu đầu tiên chỉ tạo ra được tantal không nguyên chất và mẫu nguyên chất đầu tiên được tạo ra bởi Werner von Bolton năm 1903. Các dây tóc làm bởi tantal được dùng cho bóng đèn cho đến khi wolfram thay thế nó. Tên tantal được đặt theo tantalus, cha của Niobe trong thần thoại Hy Lạp. Độ phổ biến Tantal được ước tính chiếm khoảng 1 ppm hoặc 2 ppm trong lớp vỏ Trái Đất theo khối lượng. Có một số loại khoáng vật tantal, chỉ vài loại trong số đó được dùng làm nguyên liệu thô trong công nghiệp sản xuất tantal như: tantalt, microlit, wodginit, euxenit, polycrase. tantalt (Fe,Mn) Ta2O6 là khoáng vật tách tantal quan trọng nhất. tantalt có cùng cấu trúc khoáng vật với columbit (Fe,Mn) (Ta,Nb)2O6; nếu Ta nhiều hơn Nb thì nó được gọi là tantalt và ngược lại thì gọi là columbit (hay niobit). Tỷ trọng của tantalt và các khoáng vật chứa tantal khác cao làm cho nó được tác ra bằng phương pháp trọng lực. Các khoáng vật khác gồm samarskit và fergusonit. Quặng tantal có ở Úc, Brasil, Canada, Congo, Mozambique, Nigeria, Bồ Đào Nha, Thái Lan... Tantalt hay lẫn với columbit trong quặng coltan. Việc khai khoáng quặng này ở Congo đã gây nên nhiều vấn đề về quyền con người và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Nhiều quy trình phức tạp cần thực hiện để tách tantal khỏi niobi. Các phương pháp điều chế thương mại có thể gồm: điện phân hợp chất kali florotantalat nóng chảy, khử hợp chất trên bằng natri, hay bằng phản ứng giữa hợp chất tantal Carbide với tantal oxide. tantal còn là sản phẩm phụ của tinh luyện thiếc. Hợp chất Các nhà khoa học tại Los Alamos National Laboratory đã chế tạo được chất composít chứa tantal và cacbon thuộc vào loại vật liệu cứng nhất mà con người tạo ra. Đồng vị Tantal tự nhiên có hai đồng vị. Ta-181 là đồng vị bền còn Ta-180m là đồng vị phóng xạ chuyển hóa chậm thành chất đồng phân nguyên tử với chu kỳ bán rã khoảng 1015 năm. Cảnh báo Các hợp chất chứa tantal rất hiếm gặp, và kim loại này thường không gây nên vấn đề gì trong phòng thí nghiệm, nhưng nó vẫn nên được coi là rất độc. Có bằng chứng cho thấy hợp chất của tantal có thể gây nên khối u, và bụi kim loại tantal có thể gây cháy hay nổ. Tham khảo (tiếng Anh) Los Alamos National Laboratory - tantalum Liên kết ngoài (tiếng Anh) WebElements.com - tantalum EnvironmentalChemistry.com - tantalum Tantalum-Niobium International Study Center Nguyên tố hóa học Kim loại chuyển tiếp
897
5524
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n%20%C4%91%E1%BB%99ng
Chuyển động
Chuyển động, trong vật lý, là sự thay đổi vị trí trong không gian theo thời gian của chất điểm hay một hệ chất điểm. Trong đó chất điểm là một điểm hình học không có kích thước hoặc kích thước vô cùng nhỏ bé nhưng có khối lượng. Chất điểm không thay đổi vị trí trong không gian theo thời gian thì đứng yên. Chuyển động của chất điểm chỉ có 2 dạng là chuyển động đều (tức là chuyển động với vận tốc không đổi) và chuyển động có gia tốc (tức là có sự thay đổi vận tốc khi chuyển động). Chất điểm không chịu tác dụng của lực thì sẽ đứng yên hoặc chuyển động đều, tức là gia tốc bằng 0. Tập hợp nhiều chất điểm gọi là hệ chất điểm. Các chất điểm trong hệ chất điểm có thể độc lập chuyển động hay đứng yên, và giữa chúng có thể có sự thay đổi hay không thay đổi khoảng cách tương đối với nhau theo thời gian. Sự chuyển động tương đối của hệ chất điểm có được là nhờ các loại lực tương tác giữa chúng với nhau (trong bốn loại lực cơ bản). Hệ chất điểm mà luôn giữ các khoảng cách tương đối giữa các chất điểm trong hệ không đổi, dù các chất điểm thuộc hệ có chuyển động hay đứng yên, thì được gọi là vật rắn hay ngắn gọn là vật (Như vậy, vật rắn là hệ chất điểm có khối lượng, luôn giữ khoảng cách với nhau không đổi khi chuyển động). Khoảng cách không đổi của các chất điểm trong vật rắn đem lại sự phụ thuộc không tự do của các chất điểm gọi là liên kết của chất điểm trong vật rắn. Các dạng chuyển động cơ bản của vật rắn bao gồm chuyển động tịnh tiến, và chuyển động quay quanh trục hay tâm. Các loại chuyển động phức tạp của vật rắn đều có thể phân tích thành 2 dạng chuyển động cơ bản trên. Định luật Newton Vào thế kỷ 17, Newton là nhà khoa học gia người Anh đầu tiên nghiên cứu về Chuyển động của vật từ các khái niệm cơ học cơ bản ban đầu và tìm ra các loại Chuyển động cơ bản của vật cùng với các tính chất của các chuyển động được thể hiện qua các công thức chuyển động. Vật và lực tương tác với nhau theo định luật vạn vật hẫp dẫn và 3 định luật Newton: Vật ở nguyên trạng thái khi không có lực tương tác, thay đổi trạng thái khi có lực tương tác Vật sẽ tạo một phản lực chống lại lực tương tác Ở trạng thái cân bằng, tổng lực tương tác với vật bằng không Lực hút giữa hai vật tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách và tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng Tính chất chuyển động Vận tốc Vận tốc là đạo hàm của quỹ đạo chuyển động theo thời gian. Vận tốc cho biết tốc độ di chuyển của vật. Trong chuyển động đều vận tốc là hằng số và trị số được tính bằng tỉ lệ quãng đường chia thời gian: . Gia tốc Bài chi tiết: Gia tốc Gia tốc là đạo hàm của vận tốc theo thời gian. Gia tốc cho biết thay đổi của vận tốc di chuyển. Trong chuyển động đều hoặc đứng yên gia tốc có trị số bằng 0. Trong chuyển động nhanh dần đều hay chậm dần đều gia tốc là hằng số và trị số được tính bằng tỉ lệ của vận tốc chia thời gian: . Quãng đường Quãng đường là trị số độ dài quỹ đạo chuyển động của vật. Quãng đường tính bằng tích của vận tốc nhân thời gianː . Lực Lực là một đại lượng tương tác với vật để thực hiện một việc. Lực tác động gây ra chuyển động cho chất điểm có trị số bằng tích số giữa khối lượng của chất điểm chuyển động với gia tốc chuyển động của chất điểm đó, phương chiều của lực trùng với phương chiều của gia tốc. Công Công cho biết khả năng của lực thực hiện một việc. Tính bằng tích của Lực với quãng đường Năng lượng Năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất. Các loại chuyển động cơ bản Chuyển động thẳng Chuyển động tròn Động lượng Dao động Sóng Chuyển động đều Chuyển động không đều Chuyển động tương đối Các loại chuyển động của chất điểm Chuyển động thẳng đều là loại chuyển động đều của chất điểm với vận tốc không đổi trên quỹ đạo thẳng. Chuyển động quay đều là loại chuyển động đều của chất điểm với vận tốc (là vận tốc góc) không đổi quay quanh một điểm tâm hay một trục (chuyển động đều trong tọa độ cực). Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động có gia tốc của chất điểm nhưng gia tốc là hằng số dương. Chuyển động chậm dần đều là chuyển động có gia tốc của chất điểm nhưng gia tốc là hằng số âm. Chuyển động có gia tốc biến thiên. Các loại chuyển động của vật rắn Chuyển động tịnh tiến của vật rắn là chuyển động của vật mà đường nối 2 điểm bất kỳ của vật luôn luôn song song với chính nó. Chuyển động quay quanh trục của vật rắn Chuyển động song phẳng Chuyển động quay quanh khối tâm của vật rắn Tham khảo Cơ học Chuyển động Khái niệm vật lý
922
5533
https://vi.wikipedia.org/wiki/Silic
Silic
Silic là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Si và số nguyên tử bằng 14 Nó là nguyên tố phổ biến sau oxy trong vỏ Trái Đất (25,8 %), cứng, có màu xám sẫm - ánh xanh kim loại, là á kim có hóa trị +4. Thuộc tính Trong dạng tinh thể, silic có màu xám sẫm ánh kim. Mặc dù là một nguyên tố tương đối trơ, silic vẫn có phản ứng với các halogen và các chất kiềm loãng, nhưng phần lớn acid (trừ tổ hợp acid nitric và acid flohiđric) không tác dụng với nó. Silic nguyên tố truyền khoảng hơn 95% các bước sóng hồng ngoại. Tinh thể silic nguyên chất hiếm tìm thấy trong tự nhiên, thông thường nó nằm trong dạng silic dioxide (SiO2). Các tinh thể silic nguyên chất tìm thấy trong tạp chất của vàng hay dung nham núi lửa. Nó có hệ số kháng nhiệt âm. Silic hoạt động hóa học kém hơn cacbon là nguyên tố tương tự nó về mặt hóa học. Nó có trong đất sét, fenspat, granit, thạch anh và cát, chủ yếu trong dạng dioxide silic (hay silica) và các silicat (Các hợp chất chứa silic, oxy và kim loại trong dạng R-SiO3). Lịch sử Silic (tên Latinh: silex, silicis có nghĩa là đá lửa) lần đầu tiên được nhận ra bởi Antoine Lavoisier năm 1787, và sau đó đã bị Humphry Davy vào năm 1800 cho là hợp chất. Năm 1811 Gay Lussac và Thénard có lẽ đã điều chế ra silic vô định hình không nguyên chất khi nung nóng kali với tetraflorua silic SiF4. Năm 1824 Berzelius điều chế silic vô định hình sử dụng phương pháp giống như của Lussac. Berzelius cũng đã làm tinh khiết sản phẩm bằng cách rửa nó nhiều lần. Vì silic là nguyên tố quan trọng trong các thiết bị bán dẫn và công nghệ cao, nên khu vực công nghệ cao ở California được đặt tên là Silicon Valley (Thung lũng Silicon), tức đặt tên theo nguyên tố này. Ứng dụng Silic là nguyên tố rất có ích, là cực kỳ cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp. Dioxide silic trong dạng cát và đất sét là thành phần quan trọng trong chế tạo bê tông và gạch cũng như trong sản xuất xi măng Portland. Silic là nguyên tố rất quan trọng cho thực vật và động vật. Silica dạng nhị nguyên tử phân lập từ nước để tạo ra lớp vỏ bảo vệ tế bào. Các ứng dụng khác có: Gốm/men sứ - Là vật liệu chịu lửa sử dụng trong sản xuất các vật liệu chịu lửa và các silicat của nó được sử dụng trong sản xuất men sứ và đồ gốm. Thép - Silic là thành phần quan trọng trong một số loại thép. Đồng thau - Phần lớn đồng thau được sản xuất có chứa hợp kim của đồng với silic. Thủy tinh - Silica từ cát là thành phần cơ bản của thủy tinh. Thủy tinh có thể sản xuất thành nhiều chủng loại đồ vật với những thuộc tính lý học khác nhau. Silica được sử dụng như vật liệu cơ bản trong sản xuất kính cửa sổ, đồ chứa (chai lọ), và sứ cách điện cũng như nhiều đồ vật có ích khác. Giấy nhám - Carbide silic là một trong những vật liệu mài mòn quan trọng nhất. Vật liệu bán dẫn - Silic siêu tinh khiết có thể trộn thêm asen, bo, gali hay phosphor để làm silic dẫn điện tốt hơn trong các transistor, pin mặt trời hay các thiết bị bán dẫn khác được sử dụng trong công nghiệp điện tử và các ứng dụng kỹ thuật cao (hi-tech) khác. Trong các photonic - Silic được sử dụng trong các laser để sản xuất ánh sáng đơn sắc có bước sóng 456 nm. Vật liệu y tế - Silicon là hợp chất dẻo chứa các liên kết silic-oxy và silic-cacbon; chúng được sử dụng trong các ứng dụng như nâng ngực nhân tạo và lăng kính tiếp giáp (kính úp tròng). LCD và pin mặt trời - Silic vô định hình có hứa hẹn trong các ứng dụng như điện tử chẳng hạn chế tạo màn hình tinh thể lỏng (LCD) với giá thành thấp và màn rộng. Nó cũng được sử dụng để chế tạo pin mặt trời. Xây dựng - Silica là thành phần quan trọng nhất trong gạch vì tính hoạt hóa thấp của nó. Ngoài ra nó còn là một thành phần của xi măng. Sự phổ biến Silic là thành phần cơ bản của các loại aerolit là một loại của các thiên thạch và của các tektit là dạng tự nhiên của thủy tinh. Theo khối lượng, silic chiếm 29,5% vỏ Trái Đất, là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxy. Silic nguyên tố không tìm thấy trong tự nhiên. Nó thường xuất hiện trong các oxide và silicat. Cát, amêtít, mã não (agate), thạch anh, đá tinh thể, đá lửa, jatpe, và opan là những dạng tự nhiên của silic dưới dạng oxide. Granit, amiăng, fenspat, đất sét, hoócblen, mica là những dạng khoáng chất silicat. Sản xuất Silic được sản xuất công nghiệp bằng cách nung nóng silica siêu sạch trong lò luyện bằng hồ quang với các điện cực cacbon. Ở nhiệt độ trên 1900 °C, Silic lỏng được thu hồi ở đáy lò, sau đó nó được tháo ra và làm nguội. Silic sản xuất theo công nghệ này gọi là silic loại luyện kim và nó ít nhất đạt 99% tinh khiết. Năm 2000, silic loại này có giá khoảng $ 0,56 trên một pao ($1,23/kg). . Làm tinh khiết Việc sử dụng silic trong các thiết bị bán dẫn đòi hỏi phải có độ tinh khiết cao hơn so với sản xuất bằng phương pháp trên. Có một số phương pháp làm tinh khiết silic được sử dụng để sản xuất silic có độ tinh khiết cao. Phương pháp vật lý Các kỹ thuật làm tinh khiết silic đầu tiên dựa trên cơ sở thực tế là nếu silic nóng chảy và sau đó đông đặc lại thì những phần cuối khi đông đặc bao giờ cũng chứa nhiều tạp chất. Các phương pháp sớm nhất để làm tinh khiết silic, lần đầu tiên được miêu tả năm 1919 và sử dụng trong một số hữu hạn nền tảng để sản xuất các thành phần của rađa trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, bao gồm việc đập vỡ silic phẩm chất công nghiệp và hòa tan từng phần bột silic trong acid. Khi bị đập vỡ, silic bị làm vỡ để những khu vực có nhiều tạp chất yếu hơn sẽ nằm ra phía ngoài của các hạt silic được tạo ra, chúng sẽ bị acid hòa tan, để lại sản phẩm tinh khiết hơn. Trong khu vực nung chảy, phương pháp đầu tiên làm tinh khiết silic được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, các thỏi silic phẩm cấp công nghiệp được nung nóng tại một đầu. Sau đó, nguồn nhiệt chuyển động rất chậm dọc theo chiều dài của thỏi, giữ cho chỉ một đoạn ngắn của thỏi nóng chảy và silic được làm nguội và tái đông đặc ở phía sau nó. Vì phần lớn các tạp chất có xu hướng nằm trong phần nóng chảy hơn là trong phần tái đông đặc, nên khi quá trình này kết thúc, phần lớn tạp chất của thỏi sẽ chuyển về đầu nóng chảy sau cùng. Đầu này sau đó bị cắt bỏ, và quy trình này được lặp lại nếu muốn có silic với phẩm cấp cao hơn. Phương pháp hóa học Ngày nay, silic được làm sạch bằng cách chuyển nó thành các hợp chất silic để dễ dàng làm tinh khiết hơn là làm tinh khiết trực tiếp silic, và sau đó chuyển hợp chất của nó trở lại thành silic nguyên chất. Triclorosilan là hợp chất của silic được sử dụng rộng rãi nhất như chất trung gian, mặc dầu tetrachloride silic và silan cũng được sử dụng. Khi các khí này được thổi qua silic ở nhiệt độ cao, chúng phân hủy để tạo ra silic có độ tinh khiết cao. Trong công nghệ Siemens, các thỏi silic có độ tinh khiết cao được đưa vào triclorosilan ở nhiệt độ 1150 °C. Khí triclorosilan phân hủy và lắng đọng silic bổ sung trên thỏi, làm to nó theo phản ứng sau: 2HSiCl3 → Si + 2HCl + SiCl4 Silic sản xuất từ phương pháp này và các công nghệ tương tự gọi là silic đa tinh thể. Silic đa tinh thể thông thường có tạp chất ở mức một phần tỷ hoặc thấp hơn. Cùng thời gian đó, DuPont đã sản xuất silic siêu sạch bằng cách cho tetrachloride silic phản ứng với hơi kẽm nguyên chất ở nhiệt độ 950 °C, theo phản ứng: SiCl4 + 2Zn → Si + 2ZnCl2 Tuy nhiên, kỹ thuật này đã vấp phải những vấn đề thực tế (chẳng hạn như sản phẩm phụ chloride kẽm đông đặc lại và dính vào sản phẩm) và cuối cùng nó đã bị bỏ đi để sử dụng chỉ mỗi công nghệ Siemens. Tinh thể hóa Công nghệ Czochralski thông thường được sử dụng để sản xuất các tinh thể silic đơn có độ tinh khiết cao để sử dụng trong các thiết bị bán dẫn bằng silic ở trạng thái rắn. Đồng vị Silic có chín đồng vị, với số A từ 25 đến 33. Si28 (đồng vị phổ biến nhất, 92,23%), Si29 (4,67%) và Si30 (3,1%) là ổn định; Si32 là đồng vị phóng xạ sản xuất bằng phân rã agon. Chu kỳ bán rã của nó, được xác định là khoảng 276 năm, và nó phân rã bằng bức xạ beta thành P32 (có cả chu kỳ bán rã 14,28 năm) và sau đó thành Si32. Cảnh báo Các bệnh nghiêm trọng về phổi được biết đến như bệnh nhiễm silic (silicosis) thường gặp ở những người thợ mỏ, cắt đá và những người phải làm việc trong môi trường nhiều bụi silic. Tham khảo Los Alamos National Laboratory – Silicon Liên kết ngoài WebElements.com – Silicon EnvironmentalChemistry.com – Silicon Mineral.Galleries.com – Silicon Nguyên tố hóa học Á kim Vật liệu bán dẫn Hợp chất silic Bán dẫn Phi kim Khoáng vật tự sinh
1,726
5535
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chlor
Chlor
Chlor (hay clo, danh pháp IUPAC là chlorine) là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cl và số nguyên tử bằng 17, thường tồn tại ở phân tử dạng 2 nguyên tử (Cl2). Nguyên tố này là một halogen, nằm ở ô số 17, thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Ion chlor là một thành phần của muối ăn và các hợp chất khác, nó phổ biến trong tự nhiên và chất cần thiết để tạo ra phần lớn các loại hình sự sống, bao gồm cả cơ thể người. Chlor có ái lực điện tử cao nhất và có độ âm điện đứng thứ 3 trong tất cả các nguyên tố. Ở dạng khí, nó có màu vàng lục nhạt, nó nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần, có mùi hắc khó ngửi, và là chất độc cực mạnh. Ở dạng nguyên tố trong điều kiện chuẩn, chlor là một chất oxy hóa mạnh, được sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng rất mạnh, cũng như là thuốc thử cần thiết trong ngành công nghiệp hóa chất. Là một chất khử trùng thông thường, các hợp chất chlor được sử dụng trong các bể bơi để giữ sạch sẽ và vệ sinh. Ở thượng tầng khí quyển, chlor chứa trong phân tử chlorofluorocarbons, ký hiệu CFC, có liên quan trong việc gây hại tầng ozone. Lịch sử Chlor được phát hiện năm 1774 bởi Carl Wilhelm Scheele, là người đã sai lầm khi cho rằng nó chứa oxy. Chlor được đặt tên năm 1810 bởi Humphry Davy, là người khẳng định nó là một nguyên tố. Tính chất Tính chất công vật lý Chlor là khí có mùi xốc rất độc, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Chlor là khí hóa lỏng dưới áp suất 8 bar ở nhiệt độ phòng. Kích thước cột chất lỏng là ca. 0.3x 3 cm. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, hai nguyên tử chlor hình thành các phân tử có hai nguyên tử Cl2. Đây là một chất khí màu vàng xanh có mùi đặc biệt mạnh mẽ của nó, mùi thuốc tẩy. Sự gắn kết giữa hai nguyên tử là tương đối yếu (chỉ 242,58 ± 0,004 kJ/ mol), mà làm cho phân tử Cl2 phản ứng cao. Điểm sôi bầu không khí thường xuyên là khoảng -34˚C, nhưng nó có thể được hóa lỏng ở nhiệt độ phòng với áp lực trên 8 atm. Nguyên tố này là thành viên của nhóm halogen tạo ra một loạt các muối và được tách ra từ các chloride thông qua quá trình oxy hóa hay phổ biến hơn là điện phân. Chlor là một khí có khả năng phản ứng ngay lập tức gần như với mọi nguyên tố. Ở 10 °C một lít nước hòa tan 3,10 lít chlor và ở 30 °C chỉ là 1,77 lít. Tính chất hóa học Ngoài những tính chất hóa học của một phi kim như tác dụng với hầu hết kim loại tạo thành muối chloride, tác dụng với hydro tạo khí hydro chloride (phản ứng này cần ánh sáng mặt trời hoặc Mg cháy, ở nhiệt độ thường trong bóng tối không xảy ra, tỉ lệ mol 1:1 là hỗn hợp nổ). Phương pháp chlor hóa là sử dụng khí chlor mới sinh (khí chlor mới sinh có khả năng hoạt hóa rất cao hơn hẳn khí chlor đã được cất giữ trong các bình chứa một thời gian) tác dụng trực tiếp với đối tượng cần chlor hóa như các kim loại, oxide kim loại hoặc các hợp chất hữu cơ (benzen, toluen...), với nước, base,... Chlor thể hiện một số hóa tính trong phản ứng chlor hóa như sau: a)Tác dụng với nước tạo dung dịch nước chlor: Cl2 (k) + H2O (l) ↔ HCl (dd) + HClO (dd) Dung dịch nước chlor là dung dịch hỗn hợp giữa Cl2, HCl và HClO nên có màu vàng lục, mùi hắc của chlor; dung dịch acid lúc đầu làm giấy quỳ chuyển sang màu đỏ nhưng nhanh chóng bị mất màu ngay sau đó do tác dụng oxy hóa mạnh của acid hypochlorơ HClO. b)Tác dụng với dung dịch natri hydroxide NaOH tạo dung dịch nước Giaven: Cl2 (k) + 2NaOH (dd) → NaCl (dd) + NaClO (dd) + H2O (l) Dung dịch nước Javen là hỗn hợp hai muối Natri chloride NaCl và natri hypochlorit NaClO, có tính tẩy màu vì tương tự như acid hypochlorơ HClO, natri hypochlorit NaClO là chất oxy hóa mạnh. c)Tác dụng với kim loại tạo muối chloride (trừ Au, Pt,..) Cu + Cl2 -> CuCl2 (Cần nhiệt độ) 2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3 d)Ngoài ra, Cl2 còn có thể tác dụng với kiềm dạng rắn ở nhiệt độ cao: 3Cl2(k) + 6KOH (r) −(t°)-> 5KCl (dd) + KClO3 (dd) + 3H2O (l) Thuộc tính Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, hai nguyên tử chlor hình thành các phân tử có hai nguyên tử Cl. Đây là một chất khí màu vàng xanh có mùi đặc biệt mạnh mẽ của nó, mùi thuốc tẩy. Sự gắn kết giữa hai nguyên tử là tương đối yếu (chỉ 242,580 ± 0,004 kJ / mol), mà làm cho phân tử Cl2 phản ứng cao. Điểm sôi bầu không khí thường xuyên là khoảng -34 ˚ C, nhưng nó có thể được hóa lỏng ở nhiệt độ phòng với áp lực trên 8 atm. Ở dạng nguyên tố, chlor có dạng khí (ở điều kiện tiêu chuẩn) nhị nguyên tử (phân tử) có màu vàng lục nhạt. Nguyên tố này là thành viên của nhóm halogen tạo ra một loạt các muối và được tách ra từ các chloride thông qua quá trình oxy hóa hay phổ biến hơn là điện phân. Chlor là một khí có khả năng phản ứng ngay lập tức gần như với mọi nguyên tố. Ở 10 °C một lít nước hòa tan 3,10 lít chlor và ở 30 °C chỉ là 1,77 lít. Đồng vị Có hai đồng vị chính ổn định của chlor, với khối lượng 35 và 37, tìm thấy trong tự nhiên với tỷ lệ 3:1, tạo ra các nguyên tử chlor trong tự nhiên có khối lượng nguyên tử chung xấp xỉ 35.453. Chlor có 9 đồng vị với khối lượng nguyên tử trong khoảng 32 đến 40. Chỉ có hai đồng vị là có trong tự nhiên: Cl35 (75,77%) và Cl37 (24,23%) là ổn định, Ứng dụng Chlor là một hóa chất quan trọng trong làm tinh khiết nước, trong việc khử trùng hay tẩy trắng và là khí gây ngạt (mù tạt). Chlor được sử dụng rộng rãi trong sản xuất của nhiều đồ vật sử dụng hàng ngày. Sử dụng (trong dạng acid hypochlorơ HClO) để diệt khuẩn từ nước uống và trong các bể bơi. Thậm chí một lượng nhỏ nước uống hiện nay cũng là được xử lý với chlor. Sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, khử trùng, thuốc nhuộm, thực phẩm, thuốc trừ sâu, sơn, sản phẩm hóa dầu, chất dẻo, dược phẩm, dệt may, dung môi và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác. Trong hóa hữu cơ chất này được sử dụng rộng rãi như là chất oxy hóa và chất thế vì chlor thông thường tạo ra nhiều thuộc tính có ý nghĩa trong các hợp chất hữu cơ khi nó thây thế hydro (chẳng hạn như trong sản xuất cao su tổng hợp). Chlor cũng được sử dụng trong sản xuất các muối chlorat, chloroform, carbon tetrachloride và trong việc chiết xuất brom. Sự phổ biến Trong tự nhiên chlor chỉ được tìm thấy trong dạng các ion chloride (Cl-). Các ion chloride tạo ra các loại muối hòa tan trong nước biển — khoảng 1,9% khối lượng của nước biển là các ion chloride. Trong nước của biển Chết và các mỏ nước mặn ngầm thì nồng độ của các ion chloride còn cao hơn nữa. Phần lớn các muối chloride hòa tan trong nước, vì thế các chloride rắn thông thường chỉ tìm thấy trong những vùng khí hậu khô hoặc ở sâu dưới đất. Trong lớp vỏ Trái Đất, chlor có giá trị trung bình khoảng 126 ppm,, chủ yếu ở dạng halit (muối mỏ) (natri chloride), sylvit (kali chloride) và carnalit (magnesi chloride, kali chloride ngậm sáu phân tử nước). Có hơn 2000 hợp chất của chlor vô cơ tồn tại trong tự nhiên. Trong vũ trụ, chlor được tạo ra trong các vụ nổ siêu tân tinh. Về công nghiệp, chlor nguyên tố được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch natri chloride bão hòa. Cùng với chlor, quy trình khử chlor của kim loại kiềm sinh ra khí hydro và natri hydroxide, theo phản ứng sau: 2NaCl + 2H2O → Cl2 + H2 + 2NaOH Xem thêm Chlorroflorocarbon Tham khảo Chlor Hợp chất chlor Từ gốc Pháp Nguyên tố hóa học An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Thuốc thiết yếu của WHO
1,477
5539
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%BB%20%C4%91%E1%BA%B9p%20c%E1%BB%A7a%20to%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc
Vẻ đẹp của toán học
Vẻ đẹp của Toán học mô tả quan niệm rằng một số nhà toán học có thể lấy được niềm vui từ công việc của họ, và từ toán học nói chung. Họ thể hiện niềm vui này bằng cách mô tả toán học (hoặc, ít nhất, một số khía cạnh của toán học) là đẹp. Các nhà toán học mô tả toán học dưới dạng một hình thức nghệ thuật hoặc, ở mức tối thiểu, là một hoạt động sáng tạo. So sánh thường được thực hiện với âm nhạc và thơ. Bertrand Russell đã thể hiện ý thức về vẻ đẹp toán học của mình bằng những lời này:Paul Erdős bày tỏ quan điểm của mình trên ineffability của toán học khi ông nói: "Tại sao những con số đẹp? Nó giống như hỏi tại sao Giao hưởng số 9 của Beethoven đẹp. Nếu bạn không thấy lý do tại sao, ai đó không thể cho bạn biết. Tôi biết con số đẹp. Nếu chúng không đẹp, không có gì đẹp hơn". Nét đẹp qua các con số Phép nhân 12345679 x 09 = 111.111.111 12345679 x 18 = 222.222.222 12345679 x 27 = 333.333.333 12345679 x 36 = 444.444.444 12345679 x 45 = 555.555.555 12345679 x 54 = 666.666.666 12345679 x 63 = 777.777.777 12345679 x 72 = 888.888.888 12345679 x 81 = 999.999.999 2. Bình phương 1 x 1 = 1 11 x 11 = 121 111 x 111 = 12321 1111 x 1111 = 1234321 11111 x 11111 = 123454321 111111 x 111111 = 12345654321 1111111 x 1111111 = 1234567654321 11111111 x 11111111 = 123456787654321 111111111 x 111111111 = 12345678987654321 Nét đẹp qua các công thức Nét đẹp trong các phương pháp chứng minh Các nhà toán học miêu tả các phương pháp chứng minh của mình một cách thanh nhã. Phụ thuộc vào nội dung của bài toán, họ có thể: Chứng minh bằng việc sử dụng một cách ít nhất các giả thiết hay kết quả ban đầu. Chứng minh bằng cách biến đổi một cách ngạc nhiên một kết quả từ những định lý tưởng chừng như không có mối liên hệ gì với bài toán. Chứng minh bằng một phương pháp hay hướng đi hoàn toàn mới mẻ. Chứng minh theo một phương pháp tổng quát, từ đó có thể giải quyết được nhiều bài toán tương tự khác. Trong công việc nghiên cứu một cách chứng minh thanh nhã, các nhà toán học đi theo nhiều con đường chứng minh khác nhau để dẫn tới kết quả, cách chứng minh đầu tiên chưa chắc đã là cách chứng minh hoàn hảo nhất. Định lý Pytago, , là một ví dụ điển hình vì nó có rất nhiều các cách chứng minh được đưa ra. Một ví dụ khác là Định lý tương hỗ bậc II (quadratic reciprocity), riêng Carl Friedrich Gauss đã đưa ra trên 10 cách chứng minh khác nhau cho định lý này. Định lý tương hỗ phát biểu: Nếu tồn tại một số nguyên x và các số nguyên dương n, p, q sao cho , q được gọi là phần dư bậc n của p khi và chỉ khi có khả năng tìm được nghiệm x. Định lý tương hỗ (hay định lý nghịch đảo) là sự liên hệ giữa "q là phần dư bậc n của p" và "p là phần dư bậc n của q". Viết theo ký hiệu của Lâm Đức Chung là: và . Với trường hợp n = 2, gọi là Định lý tương hỗ bậc II, được Gauss đưa ra chứng minh hoàn thiện lần đầu tiên. Gauss đồng thời cũng giải quyết với trường hợp n = 3, gọi là Định lý tương hỗ bậc III, sử dụng dạng nguyên , trong đó β là nghiệm của phương trình và a', b là các số nguyên hữu tỉ. Gauss có gợi ý với trường hợp n = 4 (Định lý tương hỗ bậc IV), sử dụng số nguyên Gaussian (một số nguyên Gaussian là một số phức có dạng a + bi, trong đó a và b là các số nguyên). Phần chứng minh tổng quát, với bậc n là số nguyên tố, được đưa ra bởi Ferdinand Eisenstein trong những năm 1844–1850, và Ernst Eduard Kummer trong những năm 1850–1861. Và định lý tương hỗ dạng tổng quát với mọi n được chứng minh bởi Emil Artin vào những năm 1920, do đó, định lý này còn gọi là Định lý tương hỗ Artin. Nhà toán học người Hung Paul Erdős thì tưởng tượng rằng Thượng đế có một cuốn sách chứa tất cả những các chứng minh đẹp đẽ nhất trong toán học. Mỗi khi Erdos muốn miêu tả một cách chứng minh độc đáo, ông đều nói "Cách chứng minh ấy nằm trong cuốn sách này đó". Ngược lại, các kết quả từ suy luận lôgic, chứa các bước tính tỉ mỉ, không được xếp vào hàng các cách chứng minh thanh nhã, mà gọi là các chứng minh khó coi hay thô kệch. Ví dụ những cách chứng minh phụ thuộc vào việc giới hạn các trường hợp riêng biệt, như phương pháp vét cạn được sử dụng trong chứng minh Định lý bốn màu. Nét đẹp trong các kết quả tìm ra Các nhà toán học nhận ra cái đẹp trong các kết quả của bài toán, như việc nó liên hệ giữa hai lĩnh vực toán học, mà với cái nhìn đầu tiên ta sẽ cho rằng chúng hoàn toàn không có mối liên hệ gì với nhau. Những kết quả như này được coi là độc đáo và sâu sắc. Một trong những kết quả sâu sắc đó chính là biểu thức Euler , được Richard Feynman cho là "công thức đặc biệt nhất trong toán học". Một ví dụ khác chính là định lý Taniyama-Shimura, định lý này được phát biểu một cách ngắn gọn như sau: "mọi đường cong ellip trên tập Q đều là modular". Nó là cầu nối quan trọng giữa đường cong ellip, một khái niệm trong hình học đại số, và các dạng modular, là những hàm holmorphic tuần hoàn được miêu tả trong lý thuyết số. Tên gọi của định lý này bắt nguồn từ giả thuyết Taniyama-Shimura, còn phần chứng minh được hoàn thành bởi Andrew Wiles, Christophe Breuil, Brian Conrad, Fred Diamond và Richard Taylor. Nét đẹp trong sự bí ẩn Một số nhà toán học biểu lộ niềm tin về toán học như với những thuyết thần bí. Tiêu biểu là nhóm Pythagoras, họ là những nhà toán học và triết gia sống ở những năm 582–496 trước công nguyên, là những người "khai sinh ra các con số" và tin tưởng một cách xác thực về các con số này. Họ tin vào sự tuyệt đối của các con số, do đó đã không chấp nhận việc Hippasus chứng minh sự tồn tại của số vô tỉ. Còn Galileo Galilei, một nhà vật lý nổi tiếng thì cho rằng "Toán học là ngôn ngữ mà Thượng đế đã viết lên vũ trụ".Một nhà vật lý khác là Johannes Kepler tin tưởng rằng tỷ số của các vòng quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời đã được sắp xếp bởi bàn tay Thượng đế, ứng với năm khối Platonic đồng tâm, mỗi quỹ đạo nằm trên mặt cầu ngoại tiếp của một đa diện và mặt cầu nội tiếp của một đa diện khác. Vì chỉ có đúng 5 khối Platonic nên giả thuyết của Kepler chỉ cung cấp 5 quỹ đạo hành tinh, và nó đã bị bác bỏ với sự phát hiện ra Sao Thiên Vương, hành tinh thứ bảy. Paul Erdos thì biểu lộ quan điểm của mình về sự không thể diễn tả được của toán học khi ông nói rằng "Tại sao các con số lại mang một vẻ đẹp? Nó giống như việc hỏi tại sao bản Giao hưởng số 9 của Beethoven lại đẹp. Nếu bạn không nhận ra nó thì người khác không thể nói cho bạn được. Tôi biết các con số là đẹp. Chúng mà không đẹp thì chẳng có thứ gì là đẹp nữa.''" Bức tranh nghệ thuật của toán học Xem thêm Gian nan con đường đi tìm lời giải bài toán Fermat Tham khảo Liên kết ngoài Tiếng Anh: Is Mathematics Beautiful? Links Concerning Beauty and Mathematics Mathematics and Beauty The Beauty of Mathematics Justin Mullins Edna St. Vincent Millay (poet): Euclid alone has looked on beauty bare The method for transformation of music into an image through numbers and geometrical proportions Terence Tao, What is good mathematics? Tiếng Việt: Lịch sử toán học-Những phát minh Triết học toán học Thuật ngữ toán học Toán học sơ cấp Vẻ đẹp thẩm mỹ Toán học và nghệ thuật
1,529
5553
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt
Mật
Mật là dịch màu vàng hơi xanh, vị đắng và có tính kiềm được tiết từ gan ở hầu hết động vật có xương sống. Ở nhiều loài, mật được lưu giữ trong túi mật giữa các bữa ăn và được đổ vào tá tràng khi ăn, ở đó nó hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn. Sinh lý học Thành phần của dịch mật bao gồm: nước, muối mật, sắc tố mật, cholesterol, muối vô cơ, axit béo, lecithin, mỡ và phosphat kiềm. Muối mật Muối mật là muối Kali hoặc Natri của các acid mật liên hợp có nguồn gốc từ cholesterol với glycin hoặc taurin. Có hai loại muối mật: glycocholat Natri (Kali) và taurocholat Natri (Kali). Muối mật có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu lipid (nhũ tương hóa lipid) ở ruột non và giúp cho hấp thu các vitamin tan trong lipid: A, D, E và K. Khi xuống đến hồi tràng, 95% muối mật được tái hấp thu rồi theo tĩnh mạch cửa trở về gan và được tái bài tiết, gọi là chu trình ruột gan (hình trên). Còn lại 5% muối mật được đào thải theo phân có tác dụng giữ nước trong phân và duy trì nhu động ruột già. Các muối mật (glycine và taurine) ở chừng mực nào đó đóng vai trò như chất tẩy giặt, kết hợp với các phospholipid làm vỡ các giọt mỡ trong quá trình nhũ tương hoá mỡ, tạo thành các hạt micelle, nhờ đó hỗ trợ hấp thu mỡ. Ngoài chức năng tiêu hoá, mật còn là đường bài tiết các sản phẩm thoái hoá của hemoglobin là bilirubin, tạo nên màu sắc của mật. Mật cũng chứa cholesterol, đôi khi tích tụ bên trong túi mật tạo thành sỏi cholesterol. Sắc tố mật Sắc tố mật là sản phẩm chuyển hóa của nhân Hem, có trong hemoglobin và các chất chứa nhân Hem như Myoglobin... (Sắc tố mật hay còn gọi theo thông thường do thành phần chính có chứa bilirubin, Biliverdin) là một chất hình thành ở gan từ sản phẩm thoái hóa Hem trong cơ thể và sau đó được thải ra theo dịch mật.(Bile pigments, including bilirubin and biliverdin, are endogenous compounds belonging to the porphyrin family of molecules) Cholesterol Tế bào gan tổng hợp cholesterol để sản xuất muối mật, một phần cholesterol được thải ra theo dịch mật để giữ hằng định cholesterol máu. Khi xuống đến ruột, 1 lượng cholesterol được tái hấp thu trở lại. Cholesterol không tan trong dịch mật, để tan được nó phải ở dưới dạng micelle cùng với muối mật và lecithin và gọi là sự bão hòa cholesterol của mật. Khi mật mất khả năng bão hòa này (do tăng cholesterol hoặc do giảm muối mật và lecithin), cholesterol sẽ tủa tạo nên sỏi. Khác Mật từ động vật bị giết mổ có thể được trộn với xà phòng; hỗn hợp này có thể dùng để tẩy vết bẩn trên vải dệt. Gan người sản xuất khoảng 1 lit mật mỗi ngày. Vì mật làm tăng hấp thu mỡ, nó cũng giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong mỡ: A, D, E và K. Xem thêm Sỏi mật Gan Viêm gan Tham khảo Hệ tiêu hóa Sinh lý học Phân tử sinh học Chất lỏng cơ thể Gan học
550
5554
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%ADt
Lít
Lít ( theo cách viết Anh Anh hoặc theo cách viết của tiếng Anh Mỹ) (ký hiệu SI là L hay l, ký hiệu khác được sử dụng: ℓ) là một đơn vị đo thể tích. 1 lít tương đương với 1 đêximét khối (dm³), 1.000 xentimét khối (cm³) hoặc 0,001 mét khối (m³). Một đêximét khối (hoặc lít) chiếm thể tích (xem hình vẽ) và bằng một phần nghìn mét khối. Ban đầu, hệ mét của Pháp sử dụng lít làm đơn vị cơ sở. Từ lít có nguồn gốc từ litron, một đơn vị cổ trong tiếng Pháp có tên xuất phát từ Byzantine trong tiếng Hy Lạp. Từ Byzantine vốn không phải một đơn vị tính thể tích mà là một đơn vị trọng lượng theo tiếng La Tinh Hậu Trung Cổ, và bằng khoảng 0,831 lít. Lít cũng được sử dụng trong một số phiên bản sau này của hệ mét. Ngoài ra, Lít cũng là một trong số những đơn vị ngoài Sl và được chấp nhận sử dụng với SI, bên cạnh đơn vị thể tích của SI là mét khối (m³). Cách viết mà Văn phòng Cân đo Quốc tế sử dụng là "litre", một cách viết được hầu hết các quốc gia nói tiếng Anh sử dụng chung. Cách viết "liter" chủ yếu được sử dụng trong tiếng Anh Mỹ. Một lít nước lỏng có khối lượng gần đúng một kilôgam, vì kilôgam ban đầu được định nghĩa vào năm 1795 là khối lượng của một decimet khối nước ở nhiệt độ băng tan (). Về sau, mét và kilôgam được định nghĩa lại làm cho mối quan hệ này không còn chính xác nữa. Định nghĩa Một lít là một decimet khối, là thể tích của một hình lập phương (1 L ≡ 1 dm³ ≡ 1.000 cm³). Do đó 1 L ≡ 0,001 m³ ≡ 1.000 cm³ và 1 m³ (tức là mét khối, là đơn vị SI cho thể tích) chính xác là 1.000 L. Từ năm 1901 đến năm 1964, lít được định nghĩa là thể tích của một kg nước tinh khiết ở tỷ trọng tối đa (+4 °C) và áp suất tiêu chuẩn. Kilôgam lại được quy định là khối lượng của Kilôgam nguyên mẫu quốc tế (một hình trụ platin/iridi cụ thể) và được dự tính có cùng khối lượng với 1 lít nước nêu trên. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng xi lanh quá lớn khoảng 28 phần triệu, do đó trong một thời gian, một lít là khoảng 1,000028 dm³. Ngoài ra, cũng như bất kỳ chất lỏng nào, mối quan hệ khối lượng - thể tích của nước phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, độ tinh khiết và tính đồng vị của chất đồng vị. Vào năm 1964, định nghĩa liên quan giữa lít và khối lượng đã được thay thế bằng định nghĩa hiện tại. Mặc dù lít không phải là đơn vị SI, nhưng vẫn được CGPM (cơ quan tiêu chuẩn xác định SI) chấp nhận để sử dụng với SI. CGPM đã xác định các ký hiệu được chấp nhận của lít. Một lít có thể tích bằng milistere, một đơn vị đo lường không phải SI đã lỗi thời thường được sử dụng cho thước đo khô. Không có tiêu chuẩn quốc tế quy định khi nào sử dụng lít và khi nào sử dụng mét khối. Trong thực tế, lít thường được dùng cho những vật được đo bởi dung tích hoặc kích thước của vật chứa nó (như dung dịch hay hạt trái cây), trong khi mét khối (và các đơn vị dẫn xuất) được dùng cho những vật được đo bằng kích thước hoặc sự chiếm chỗ của nó. Lít cũng thường được dùng trong một số phép tính, như tỉ trọng (kg/L), cho phép dễ dàng so sánh với tỉ trọng của nước. Tiền tố SI áp dụng cho lít Mặc dù không phải là đơn vị SI chính thức, nhưng Lít vẫn có thể được sử dụng với các tiền tố SI. Đơn vị dẫn xuất được sử dụng phổ biến nhất là mililit, được định nghĩa là một phần nghìn lít, và cũng thường được gọi bằng tên đơn vị dẫn xuất SI là "centimet khối". Đây là một biện pháp được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong y học, nấu ăn và kỹ thuật ô tô. Trong bảng dưới đây là một số đơn vị khác, các thuật ngữ được in đậm là những thuật ngữ thường được sử dụng. Tuy nhiên, một số nhà chức trách không khuyến khích sử dụng một trong số các tiền tố này; ví dụ như ở Hoa Kỳ, NIST ủng hộ việc sử dụng mililit hoặc lít thay vì centilit. Có hai ký hiệu tiêu chuẩn quốc tế cho lít: L và l. Ở Hoa Kỳ, chữ cái trước được ưa chuộng hơn, bởi trong một số phông chữ, chữ và chữ số có nguy cơ bị nhầm lẫn. Chuyển đổi đơn vị không thuộc hệ mét Ký hiệu Ký hiệu nguyên thủy cho lít là l (chữ l thường). Để hạn chế nhầm lẫn với số 1, L (chữ L hoa) được chấp nhận là ký hiệu thay thế từ năm 1979. Viện tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng chữ L hoa. Chữ L hoa cũng thường được dùng ở Canada và Úc. Trước năm 1979, ký hiệu ℓ (l nhỏ viết tay, U+2113), được sử dụng ở một số nước; thí dụ như nó được khuyến cáo bởi ấn phẩm M33 của Viện tiêu chuẩn Nam Phi (South African Bureau of Standards) vào thập niên 1970. Ký hiệu này vẫn được sử dụng phổ biến nhưng không được BIPM chính thức công nhận. Hiện nay, theo chương trình GDPT 2018 , môn Hóa học có kí hiệu Millilít được viết là mL thay cho kí hiệu cũ trước đó là ml của CTGDPT 2006 Lịch sử Năm 1793, lít được giới thiệu ở Pháp như là "Đơn vị đo lường cộng hoà" (Republican Measures), và được định nghĩa là một đêximét khối. Nó có nguồn gốc từ một đơn vị cũ của Pháp, litron, và tên gọi này xuất phát từ tiếng Hy Lạp và Latinh. Năm 1879, CIPM sử dụng định nghĩa của lít, và ký hiệu l (chữ l thường). Năm 1901, tại hội nghị CGPM lần thứ 3, lít được tái định nghĩa dựa trên khoảng không gian chiếm bởi 1 kg nước tinh khiết ở nhiệt độ có tỉ trọng tối đa (3,98 °C) dưới áp suất 1 atm. Với định nghĩa này, 1 lít bằng 1,000028 dm³ (một số tài liệu tham khảo trước kia ghi là 1,000027 dm³). Năm 1964, tại hội nghị CGPM lần 12, lít lại được định nghĩa thêm lần nữa, trong mối liên hệ chính xác với mét, như là một tên gọi khác cho đêximét khối, tức là chính xác 1 dm³. NIST Reference Năm 1979, tại hội nghị CGPM lần 16, ký hiệu thay thế L (chữ L hoa) được đưa vào sử dụng. Nó cũng được chấp thuận. Hội nghị này cũng tuyên bố là tương lai chỉ một trong 2 ký hiệu được giữ lại, nhưng vào năm 1990 hội nghị này nói còn quá sớm để làm điều đó. Xem thêm Claude Émile Jean-Baptiste Litre Pint Gallon Chú thích Tham khảo Nguồn Bureau International des Poids et Mesures. (2006). "The International System of Units (SI)" (on-line browser): Table 6 (Non-SI units accepted for use with the International System). Retrieved 2008-08-24 National Institute of Standards and Technology. (December 2003). The NIST Reference on Constants, Units, and Uncertainty: International System of Units (SI) (web site): Note on SI units. Retrieved 2008-08-24. Recommending uppercase letter L. Retrieved 2008-08-24. Taylor, B.N. and Thompson, A. (Eds.). (2008a). The International System of Units (SI) . United States version of the English text of the eighth edition (2006) of the International Bureau of Weights and Measures publication Le Système International d' Unités (SI) (Special Publication 330). Gaithersburg, MD: National Institute of Standards and Technology. Retrieved 2008-08-18. Taylor, B.N. and Thompson, A. (2008b). Guide for the Use of the International System of Units (Special Publication 811). Gaithersburg, MD: National Institute of Standards and Technology. Retrieved 2008-08-23. Turner, J. (Deputy Director of the National Institute of Standards and Technology). (16 May 2008)."Interpretation of the International System of Units (the Metric System of Measurement) for the United States". Federal Register Vol. 73, No. 96, p. 28432-3. UK National Physical Laboratory. Non-SI Units Liên kết ngoài "Sổ tay SI" của BIPM "(Bảng 6 -) Các đơn vị không SI được chấp nhận sử dụng cùng với Hệ đo lường quốc tế" của BIPM Lưu ý của NIST về các đơn vị SI NIST khuyến cáo chữ L hoa Trang "các đơn vị không SI được quốc tế công nhận" của phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh Đơn vị đo thể tích Bài cơ bản sơ khai
1,485
5563
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BB%8F%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Sách đỏ Việt Nam
Sách đỏ Việt Nam là danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những Nghị định và Chỉ thị về việc quản lý bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam. Dự án Sách đỏ Việt Nam được công bố lần đầu tiên năm 1992. Đây là công trình do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện với sự tài trợ của Quỹ SIDA (Thụy Điển). Các tiêu chuẩn sử dụng trong Sách đỏ Việt Nam được xây dựng trên nền các tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN. Các phiên bản Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên phần động vật được xuất bản năm 1992 với 365 loài nằm trong danh mục, phần thực vật được xuất bản năm 1996 với 356 loài nằm trong danh mục. Kết quả thực hiện Sách đỏ Việt Nam 2004 cho thấy tổng số loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa đã lên đến 857 loài, gồm 407 loài động vật và 450 loài thực vật, tức số loài đang bị đe dọa đã tăng đáng kể. Trong phần động vật, nếu như mức độ bị đe dọa cao nhất trong Sách đỏ Việt Nam 1992 chỉ ở hạng Nguy cấp thì năm 2004 đã có 6 loài bị coi là tuyệt chủng trên lãnh thổ Việt Nam. Số loài ở mức Nguy cấp là 149 loài, tăng rất nhiều so với 71 loài trong Sách đỏ Việt Nam 1992. Có 46 loài được xếp ở hạng Rất nguy cấp. Phiên bản mới nhất hiện nay là Sách đỏ Việt Nam 2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008 , theo số liệu này hiện nay tại Việt Nam có 882 loài (418 loài động vật và 464 loại thực vật) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992. Trong đó có 116 loài động vật được coi là "rất nguy cấp" và 45 loài thực vật "rất nguy cấp" (trong số 196 loài thực vật đang "nguy cấp"). Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao và hoa lan hài . Ngoài Sách đỏ Việt Nam 2007, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam còn hoàn thành việc soạn thảo Danh lục đỏ Việt Nam 2007. Thứ hạng và tiêu chuẩn đánh giá Sách đỏ Việt Nam 2007 sử dụng tiêu chuẩn IUCN 2.3 của Sách đỏ IUCN 1994. Tuyệt chủng - EX - Extinct Một taxon được coi là tuyệt chủng khi không còn nghi ngờ là cá thể cuối cùng của taxon đó đã chết. Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên - EW - Extinct in the wild Một taxon được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn thấy trong điều kiện gây trồng, nuôi nhốt hoặc chỉ là một (hoặc nhiều) quần thể tự nhiên hóa đã trở lại bên ngoài vùng phân bố cũ. Rất nguy cấp - CR - Critically Endangered Một taxon được coi là rất nguy cấp khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai trước mắt. Nguy cấp - EN - Endangered Một taxon được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần. Sẽ nguy cấp - VU - Vulnerable Một taxon được coi là sẽ nguy cấp khi chưa phải là nguy cấp hoặc rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần. Ít nguy cấp - LR - Lower risk Một taxon được coi là ít nguy cấp khi không đáp ứng một tiêu chuẩn nào của các thứ hạng rất nguy cấp, nguy cấp hoặc sẽ nguy cấp. Thứ hạng này có thể phân thành 3 thứ hạng phụ. Phụ thuộc bảo tồn - cd Bao gồm các taxon hiện là đối tượng của một chương trình bảo tồn liên tục, riêng biệt cho taxon đó hoặc nơi ở của nó; nếu chương trình này ngừng lại, sẽ dẫn tới taxon này bị chuyển sang một trong các thứ hạng trên trong khoảng thời gian 5 năm. Sắp bị đe dọa - nt Bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn nhưng lại rất gần với sẽ nguy cấp. Ít lo ngại - lc Bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa. Thiếu dẫn liệu - DD - Data deficient Một taxon được coi là thiếu dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ truyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể. Một taxon trong thứ hạng này có thể đã được nghiên cứu kỹ, đã được biết nhiều về sinh học, song vẫn thiếu các dẫn liệu thích hợp về sự phân bố và độ phong phú. Như vậy, taxon loại này không thuộc một thứ hạng đe dọa nào, cũng không tương ứng với thứ hạng LR. Không đánh giá - NE - Not evaluated Một taxon được coi là không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng. Các mức độ đe dọa Delisted Tương đương với mức độ ưu tiên thấp. (LC - Ít quan tâm) P4 Mức độ ưu tiên cho loài ít được biết đến, tương đương với NT - Gần bị đe dọa. P3 Mức độ ưu tiên cao hơn P4, tương đương với VU - Sắp nguy cấp. P2 Mức độ ưu tiên cao hơn P3, tương đương EN - Nguy cấp. P1 Mức độ ưu tiên cao nhất, tương đương với CR - Cực kỳ nguy cấp. R Mức độ đe dọa và ưu tiên cao nhất, tương đương CR: PE - Cực kỳ nguy cấp: có nguy cơ tuyệt chủng. X Tương đương EX - tuyệt chủng. Tham khảo Xem thêm Sách đỏ IUCN Đa dạng sinh vật Việt Nam Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam Danh mục sách đỏ cây trồng Việt Nam Liên kết ngoài (tiếng Việt) Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Trang web về Sinh vật Rừng Việt Nam (tiếng Anh) IUCN Red List of Threatened Species Đọc thêm IUCN, 2004. Summary Statistics for Globally Threatened Species. cập nhật ngày 12 tháng Hai, 2005. IUCN, 2004. Results of IUCN Red List of Threatened Species: Database Search. cập nhật ngày 12 tháng Hai, 2005. IUCN, 1994. Categories & Criteria (version 2.3). cập nhật ngày 12 tháng Hai, 2005. IUCN, 2001. Categories & Criteria (version 3.1). cập nhật ngày 12 tháng Hai, 2005. Sinh thái học Bảo tồn ở Việt Nam
1,204
5573
https://vi.wikipedia.org/wiki/Neon
Neon
Neon là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ne và số nguyên tử bằng 10, nguyên tử khối bằng 20. Là một khí hiếm không màu, gần như trơ, neon tạo ra ánh sáng màu đỏ khi sử dụng trong các ống phóng điện chân không và đèn neon, nó có trong không khí với một lượng rất nhỏ. Thuộc tính Neon là khí hiếm nhẹ thứ hai sau heli, tạo ra ánh sáng da cam ánh đỏ trong ống phóng điện chân không và có khả năng làm lạnh gấp 40 lần heli lỏng và 3 lần so với hiđrô lỏng (trên cùng một đơn vị thể tích). Trong phần lớn các ứng dụng nó là chất làm lạnh rẻ tiền hơn so với heli. Trong số mọi khí hiếm, neon có cường độ xả điện tích mạnh nhất ở các hiệu điện thế và cường độ dòng điện bình thường. Lịch sử Neon (tiếng Hy Lạp: νέος (neos), có nghĩa là "mới") được phát hiện năm 1898 bởi William Ramsay và Morris Travers. Neon được phát hiện bởi Sir William Ramsay, một nhà hóa học người Scotland, và Morris M. Travers, một nhà hóa học người Anh, ngay sau khi họ phát hiện ra nguyên tố krypton vào năm 1898. Giống như krypton, neon được phát hiện thông qua nghiên cứu về không khí hóa lỏng. Ứng dụng Ánh sáng màu da cam ánh đỏ mà neon phát ra trong các đèn neon được sử dụng rộng rãi trong các biển quảng cáo. Từ "neon" cũng được sử dụng chung để chỉ các loại ánh sáng quảng cáo trong khi thực tế rất nhiều khí khác cũng được sử dụng để tạo ra các loại màu sắc khác. Các ứng dụng khác có: Đèn chỉ thị điện thế cao. Thu lôi. Ống đo bước sóng. Ống âm cực trong ti vi. Neon và heli được sử dụng để tạo ra các loại laser khí. Neon lỏng được sử dụng trong công nghiệp như một chất làm lạnh nhiệt độ cực thấp có tính kinh tế. Sự phổ biến Neon thông thường được tìm thấy ở dạng khí với các phân tử chỉ có một nguyên tử. Neon là khí hiếm tìm thấy trong khí quyển Trái Đất với tỷ lệ 1/65.000, được sản xuất từ không khí siêu lạnh được chưng cất từng phần từ không khí lỏng. Hợp chất Mặc dù neon trong các mục đích thông dụng là một nguyên tố trơ, nhưng nó có thể tạo ra hợp chất kỳ dị với flo trong phòng thí nghiệm. Người ta vẫn không chắc chắn là có các hợp chất của neon trong tự nhiên hay không nhưng một số chứng cứ cho thấy nó có thể là đúng. Các ion, như Ne+, (NeAr)+, (NeH)+ và (HeNe)+, cũng đã được quan sát từ các nghiên cứu quang phổ và khối lượng phổ. Ngoài ra, neon còn tạo ra hiđrat không ổn định. Đồng vị Neon có ba đồng vị ổn định: 20Ne (90,48%), 21Ne (0,27%) và Ne22 (9,25%).21Ne và 22Ne có nguồn gốc phóng xạ hạt nhân và các biến đổi của chúng được hiểu rất rõ. Ngược lại, Ne20 không được coi là có nguồn gốc phóng xạ hạt nhân và nguồn gốc biến đổi của nó trên Trái Đất là một điều gây tranh cãi nóng bỏng. Phản ứng hạt nhân cơ bản để sinh ra các đồng vị neon là bức xạ neutron, phân rã alpha của 24Mg và 25Mg, để tạo ra 21Ne và 22Ne một cách tương ứng. Các hạt alpha thu được từ chuỗi phân rã dây chuyền của urani, trong khi các neutron được sản xuất chủ yếu bởi phản ứng phụ từ các hạt alpha. Kết quả cuối cùng sinh ra có xu hướng về phía các tỷ lệ 20Ne/22Ne thấp hơn và 21Ne/22Ne cao hơn được quan sát trong các loại đá giàu urani, chẳng hạn như granit. Phân tích đồng vị của các loại đá phơi nhiễm ra ngoài khí quyển đã chỉ ra rằng 21Ne có nguồn gốc vũ trụ. Đồng vị này được sinh ra bởi các phản ứng va đập trên Mg, Na, Si và Al. Bằng cách phân tích cả ba đồng vị, thành phần nguồn gốc vũ trụ có thể được tách khỏi neon nguồn gốc macma và neon nguồn gốc phản ứng hạt nhân. Điều này cho thấy neon sẽ là công cụ có ích trong việc xác định niên đại phơi nhiễm vũ trụ của các đá bề mặt và các thiên thạch. Tương tự như xenon, thành phần neon được quan sát trong các mẫu khí núi lửa là giàu 20Ne, cũng như 21Ne có nguồn gốc phản ứng hạt nhân so với thành phần của 22Ne. Thành phần các đồng vị neon của các mẫu lấy từ lớp phủ của Trái Đất này đại diện cho các nguồn phi-khí quyển của neon. Các thành phần giàu 20Ne được cho là thành phần nguyên thủy của khí hiếm này trên Trái Đất, có thể có nguồn gốc từ neon mặt trời. Sự phổ biến của 20Ne cũng tìm thấy trong kim cương, được coi là nguồn neon mặt trời trên Trái Đất. Tham khảo Liên kết ngoài Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, Hoa Kỳ – Neon WebElements.com – Neon EnvironmentalChemistry.com – Neon Đây là nguyên tố – Neon "Hong Kong Neonsigns" website Nguyên tố hóa học Khí hiếm
907
5580
https://vi.wikipedia.org/wiki/Coenzyme%20A
Coenzyme A
Coenzyme A (viết tắt CoA, CoASH hay HSCoA, chữ A viết tắt cho acetyl hoá) là một trong các phân tử trung tâm trong chuyển hoá, có cấu tạo gồm các đơn vị β-mercaptoethylamine, panthothenate và adenosine triphosphate. Coenzyme A tham gia trong quá trình oxy hoá acid béo và chu trình acid citric. Chức năng chính của CoA là vận chuyển các nhóm acyl bởi liên kết thioester tại đầu tận cùng sulfhydryl của nó, tạo thành chất dẫn xuất gọi là acyl-CoA. Nhóm acyl thường liên kết với CoA là đơn vị acetyl, khi đó chất dẫn xuất được gọi là acetyl-CoA. Acetyl-CoA là một phân tử quan trọng. Nó là tiền chất của HMG CoA, đây là thành phần thiết yếu trong tổng hợp cholesterol và ketone. Acetyl-CoA cũng cung cấp nhóm acetyl cho choline để tạo thành acetylcholine, qua xúc tác của choline acetyltransferase. Nhiệm vụ chính khác của nó là mang nguyên tử carbon của nhóm acetyl vào chu trình acid citric để được oxy hoá tạo năng lượng cho cơ thể. Quá trình chuyển pyruvate thành acetyl-CoA được gọi là Phản ứng pyruvate dehydrogenase. Phản ứng này được xúc tác bởi phức hợp men pyruvate dehydrogenase. Men này gồm 60 bán đơn vị: 24 pyruvate dehydrogenase, 24 dihydrolipoyl transacetylase và 12 dihydrolipoyl dehydrogenase (thường được viết là E1, E2 và E3). 24 pyruvate dehydrogenase chứa coenzyme TPP, 24 dihydrolipoyl transacetylase chứa lipoate và coenzyme A, và 12 dihydrolipoyl dehydrogenase chứa các coenzyme FAD và NAD+. Thông qua một phản ứng phức tạp, pyruvate được khử carboxyl và chuyển thành acetaldehyde, sau đó gắn với coenzyme A trong khi NAD+ được khử thành NADH và H+. Xem thêm Chu trình acid citric Đường chuyển hoá HMG-CoA reductase Tham khảo Hóa sinh Thiol Trao đổi chất
293
5598
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20so%E1%BA%A1n%20nh%E1%BA%A1c%20c%E1%BB%95%20%C4%91i%E1%BB%83n
Danh sách nhà soạn nhạc cổ điển
Đây là danh sách những nhà soạn nhạc cổ điển xếp theo giai đoạn. Lưu ý danh sách dưới đây không nêu tất cả các nhà soạn nhạc cổ điển mà chỉ nêu những tác giả có tầm ảnh hưởng lớn đối với từng giai đoạn nói riêng và âm nhạc cổ điển nói chung. Xem dạng biểu đồ tại Biểu đồ niên đại các nhà soạn nhạc cổ điển. Giai đoạn Trung cổ (1100 - 1400) Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Trung cổ {| class="wikitable sortable" !Tên !Chân dung !Năm sinh !Năm mất !Tác phẩm nổi tiếng !Ghi chú |- | Trước 1100 |- | Romanos Người viết nhạc || ||490 || 556 || ||Một trong những nhà soạn nhạc thánh ca người Hy Lạp xuất sắc nhất, người đã gây ảnh hưởng vào thế kỷ thứ 6, thế kỷ được gọi là "Thời kỳ Vàng" của Đế chế Byzantine |- | Yared || ||525 || 571 || ||Nhà soạn nhạc truyền thuyết của Ethiopia, người sáng tạo ra nhạc truyền thống của Chính thống giáo Đông phương và hệ thống ký hiệu âm nhạc của riêng Ethiopia |- | Khosrovidukht || ||Thế kỷ 8 || Thế kỷ 8 || ||Một trong những nhà soạn nhạc nữ được biết đến sớm nhất |- | Otfrid von Weissenburg || ||800 ||Sau 870 || ||Con người ông với tư cách là một nhà soạn nhạc hiện không rõ ràng, nhưng một vài bản sao chép các bài thơ của ông tồn tại dưới dạng các ký hiệu âm nhạc |- | Kassia || ||805/810 ||Trước 865 || ||Một trong những nhà soạn nhạc đầu tiên mà các tác phẩm còn sót lại và có thể được diễn giải bởi các nhà soạn nhạc và học giả hiện đại |- | Notker Người nói lắp || ||840 ||912 || ||Người được chấp nhận là "Thầy tu của Thánh Gall" |- | Stephen xứ Liège || ||850 ||920 ||In Festi Sanctisissimae Trinitatis || |- | Odo xứ Cluny || ||878 ||942 || ||Cha trưởng thứ hai của Cluny |- | Adémar de Chabannes || ||989 ||1034 || ||Một người làm giả tác phẩm văn học thành công |- | Guido d’Arezzo || ||991/992 ||Sau 1033 || || Phát triển khuông nhạc, phương tiện ghi âm còn duy trì đến bây giờ |- | Wipo xứ Burgundy || ||995 ||1048 ||Gesta Chuonradi II imperatoris || |- | Hermann xứ Reichenau || ||1013 ||1054 ||Alma Redemptoris Mater<ref>Handbook of Prayers by James Socías 2006 ISBN 0-87973-579-1 page 472</ref> || |- | 1100 - 1200 |- | Godric xứ Finchale || ||1065 ||1170 || ||Chưa bao giờ là một người trung thành chính thức |- | Adam của Saint Victor || ||Thế kỷ 11 ||1146 || ||Nhà thơ, nhà soạn nhạc phong phú về thể loại nhạc thánh ca và sequence |- | Jocelin của Soissons || ||Thế kỷ 11 ||1152 || ||Đối thủ triết học của Pierre Abélard |- | Guilhem de Peitieus || ||1071 || 1126 || || Là hát rong đầu tiên |- | Hildegard xứ Bingen || ||1098 ||1179 || || Nhà soạn nhạc nữ thời kỳ Trung cổ xuất sắc nhất |- | Marcabru || ||1099 || 1130 - 1150 || || |- | Bernard of Cluny || ||1100 || 1153 || || |- | Jaufre Rudel || ||1113 || 1170 || || |- | Arnaut Guilhem de Marsan || ||1116 || 1160 - 1180 || || |- | Bernart de Ventadorn || ||1130 || 1190/1200|| || |- | Raimon de Miraval || ||1135 || 1220|| || |- | Giraut de Bornelh || ||1138 || 1215 || || |- | Beatritz de Dia || ||1140 || 1175 || || |- | Raimbaut d'Aurenga || ||1147 || 1173 || || |- | Arnaut Daniel || ||1150 || 1200 || || |- | Léonin || ||1150 ||1201 || || |- | Raimbaut de Vaqueiras || ||1150 || 1207 || Kalenda Maya || |- | Richard Tim Sư Tử || ||1157 ||1199 || || |- | Gace Brule || ||1160 || 1213 || || |- | Gaucelm Faidit || ||1170 || 1202 ||S'om pogues partir son voler || |- | Wolfram von Eschenbach || ||1170 || 1220|| || |- | Walther von der Vogelweide || ||1170 || 1230||Palästinalied || Một trong những Minnesang nổi tiếng nhất |- | Peire Vidal || ||1175 ||1205|| ||| |- | Guilhem Ademar || |||1175 || 1217 || || |- | Aimeric de Peguilhan || ||1175 ||1230 || || |- | Gautier de Coincy || ||1177 ||1236 || Efforcier m'estuet ma voiz || Một trong những Trouvères nổi tiếng nhất thời Trung cổ |- | 1200 - 1300 |- | Peire Cardenal || ||1180 || 1278 || || |- | Neidhart von Reuental || ||1190 ||1236/1237 || Mayenzît || Một trong những Minnesang nổi tiếng nhất |- | Theobald I of Navarre|| ||1201 || 1253|| || |- | Richard de Fournival || ||1201 || 1260 || || |- | Martin Codax || ||1210 || 1270|| || |- | Alfonso el Sabio || ||1221 || 1284|| Cantigas de Santa Maria (Cantiga 26, Cantiga 77, Cantiga 119, Cantiga 166, Cantiga 384) || Một trong những Trovadorismo nổi tiếng nhất |- | Konrad von Würzburg || ||1230 || 1287 || || |- | Guiraut Riquier || ||1230 ||1292 || || |- | Adam de la Halle || ||1237 || 1288 || Or est Bayard || Một trong những Trouvères nổi tiếng với phong cách Ars Antiqua |- | Meister Rumelant || ||1243 || 1286/1287 || || |- | Franco of Cologne || ||thế kỷ XIII || thế kỷ XIII || || |- | 1300 - 1400 |- | John Koukouzelis || ||1280 ||1360 || ||Là nhà cải cách của âm nhạc lễ giáo Chính thống giáo Đông phương |- | Philippe de Vitry || ||1291 ||1361 || || Sáng tạo ra ars nova |- | Guillaume de Machaut || ||1300 ||1377 || Douce dame jolie, Je vivroie liement, Quant je suis mis au retour || Nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất với các phong cách cuối thời trung cổ đầu thời phục hưng như Ars nova, Rondeau, Virelai, Ballade |- | Lorenzo da Firenze || ||1325 || 1386 || || |- | Francesco Landini || ||1325 || 1397 || || Nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất với phong cách Trecento |- | Jacopo da Bologna || ||1340 || 1386 || || |- | Antonio Zacara da Teramo || ||1350 || 1413/1416|| || |- | Paolo da Firenze || ||1355 || 1436 || || |- | Hugo von Montfort || ||1357 || 1423 || || |- | Johannes Ciconia || ||1370 || 1412 || || |- | Leonel Power || ||1370 đến 1385 || 1445 || ||Cùng với Dunstaple trở thành những hình mẫu lớn của âm nhạc Anh thế kỷ 15 |- | Franciscus Andrieu || ||1377 || 1400 || || |- | Oswald von Wolkenstein || ||1376/1377 || 1445 || Wer die Ougen will verschüren || Một trong những Minnesang cuối cùng |} Giai đoạn Phục hưng (1400 - 1600) Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Phục hưng Giai đoạn Baroque (1600 - 1750) Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Baroque Giai đoạn Cổ điển (1735 - 1835) Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển Giai đoạn Lãng mạn (1830 - 1910)Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Lãng mạn Âm nhạc cổ điển thế kỷ 20 Xem thêm Âm nhạc cổ điển thế kỷ 20, Âm nhạc cổ điển thế kỷ 21'' Âm nhạc cổ điển thế kỷ 21 Xem thêm Danh sách các nhà soạn nhạc Danh sách các nhà soạn nhạc cổ điển thế kỷ 21 Nhạc cổ điển Chú thích Nhà soạn nhạc
1,155
5622
https://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu%20acid
Siêu acid
Trong hóa học, một siêu acid (theo định nghĩa ban đầu) là một acid có độ acid lớn hơn acid sulfuric () nguyên chất 100%, có hàm acid Hammett (H0) là −12. Theo định nghĩa hiện đại, một siêu acid là một môi trường trong đó chemical potential của proton cao hơn acid sulfuric nguyên chất. Các siêu acid có bán trên thị trường bao gồm acid triflic () (viết tắt của acid trifluoromethanesulfonic), và acid fluorosulfuric (), cả hai đều mạnh hơn khoảng 1.000 lần (tức là có giá trị H0 âm hơn) so với acid sulfuric. Hầu hết các siêu acid mạnh được điều chế bằng cách kết hợp acid Lewis mạnh và acid Brønsted mạnh. Một siêu acid mạnh thuộc loại này là acid fluoroantimonic. Một nhóm siêu acid khác, nhóm acid carboran, chứa một số acid mạnh nhất đã được biết đến. Ví dụ Các giá trị sau đây biểu thị hàm acid Hammett đối với một số siêu acid, mạnh nhất là acid fluoroantimonic. Độ acid tăng được biểu thị bằng các giá trị nhỏ hơn (trong trường hợp này là âm hơn) của H0. Acid fluoroantimonic (HF:SbF5, H0 = −28). Acid magic (HSO3F:SbF5, H0 = −23). Acid triflidic (CH(CF3SO2)3, H0 = −18,6). Các acid carboran (H(HCB11X11), H0 ≤ −18, được xác định gián tiếp và phụ thuộc vào các substituent). Acid fluoroboric (HF:BF3, H0 = −16,6). Acid bistriflimidic (NH(CF3SO2)2, H0 = −15,8. Giá trị ước tính được tính từ giá trị pKa trong 1,2-dichloroethan so với acid triflic). Acid fluorosulfuric (FSO3H, H0 = −15,1). Hydro fluoride (HF, H0 = −15,1). Acid triflic (HOSO2CF3, H0 = −14,9). Oleum (SO3:H2SO4, H0 = −14,5). Acid perchloric (HClO4, H0 = −13). Acid sulfuric (H2SO4, H0 = −11,9). Xem thêm Siêu base Tham khảo Acid
292
5626
https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn%20k%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%99ng%20h%C3%B3a%20tr%E1%BB%8B%20ph%E1%BB%91i%20tr%C3%AD
Liên kết cộng hóa trị phối trí
Liên kết cộng hóa trị phối trí, còn được gọi là liên kết cộng hóa trị phối hợp, liên kết cộng hóa trị cho–nhận, liên kết phối trí hay liên kết lưỡng cực (tiếng Anh: coordinate covalent bond, dative bond, dipolar bond, hoặc coordinate bond) là một dạng liên kết cộng hóa trị hai tâm, hai electron (2c-2e) (two-center, two-electron covalent bond), trong đó hai electron dùng chung chỉ đến từ một nguyên tử duy nhất. Khi liên kết được tạo thành, độ bền của nó không khác gì so với liên kết cộng hóa trị. Liên kết của các ion kim loại với các phối tử liên quan đến loại tương tác này. Loại tương tác này là trung tâm của lý thuyết acid và base Lewis. Liên kết cộng hóa trị phối trí thường được tìm thấy trong các phức chất. Ví dụ nhỏ|300x300px|Sự hình thành một adduct của amonia và bor trifluoride, liên quan đến sự hình thành liên kết cộng hóa trị phối trí. Liên kết cộng hóa trị phối trí khá phổ biến. Trong tất cả các phức chất nước kim loại [M(H2O)n]m+, liên kết giữa nước và cation kim loại được mô tả là liên kết cộng hóa trị phối trí. Tương tác kim loại–phối tử trong hầu hết các hợp chất cơ kim và hầu hết các hợp chất phối trí được mô tả tương tự nhau. Thuật ngữ liên kết lưỡng cực được sử dụng trong hóa hữu cơ cho các hợp chất như amin oxide mà cấu trúc electron có thể được mô tả dưới dạng amin cơ bản "tặng" hai electron cho nguyên tử oxy. → O Mũi tên → chỉ ra rằng cả hai electron trong liên kết đều bắt nguồn từ moiety amin. Trong một liên kết cộng hóa trị tiêu chuẩn, mỗi nguyên tử đóng góp một electron. Do đó, một cách mô tả khác là amin nhường một electron cho nguyên tử oxy, sau đó, electron này được sử dụng cùng với electron chưa ghép cặp còn lại trên nguyên tử nitơ, để tạo thành liên kết cộng hóa trị tiêu chuẩn. Quá trình chuyển electron từ nitơ sang oxy tạo ra các điện tích hình thức, vì vậy cấu trúc electron cũng có thể được mô tả là: Tham khảo Liên kết ngoài Chemguide Cộng hóa trị phối hợp
387
5631
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng
Xây dựng
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt. Tại những nước phát triển, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp từ 6-9% Tổng sản phẩm nội địa. Hoạt động xây dựng bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán và thi công tới khi dự án hoàn tất và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Mặc dù hoạt động này thường được xem là riêng lẻ, song trong thực tế, đó là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố. Đầu tiên, một nhà quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý công việc chung, sau đó những nhà thầu, kỹ sư tư vấn thiết kế, kỹ sư thi công, kiến trúc sư, tư vấn giám sát... chịu trách nhiệm điều hành, thực hiện và giám sát hoạt động của dự án. Một dự án thành công đòi hỏi một kế hoạch xây dựng hiệu quả, bao gồm việc thiết kế và thi công đảm bảo phù hợp với địa điểm xây dựng và đúng với ngân sách đề ra trong dự toán; tổ chức thi công hợp lý, thuận tiện cho việc chuyên chở, lưu trữ vật liệu xây dựng; đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn lao động; giảm thiểu những ảnh hưởng tới cộng đồng... Các khái niệm Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. "Công trình xây dựng" là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. Các hoạt động xây dựng phải tuân thủ theo quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài, thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng. "Giấy phép xây dựng" là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. "Công trường xây dựng" là phạm vi khu vực diễn ra các hoạt động xây dựng đã được sự cho phép của chính quyền. Các thành phần cơ bản hình thành một công trường xây dựng là: Khu lán trại dành cho cán bộ, công nhân; khu vực tập kết vật tư vật liệu; khu vực mà công trình xây dựng được xây dựng trực tiếp trên đó. "Thi công xây dựng" công trình bao gồm: xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình đã có. Phân loại Các công trình xây dựng thường được phân chia thành ba loại chính: công trình nhà, công trình cơ sở hạ tầng và công trình công nghiệp. Công trình nhà thường được phân chia theo mục đích sử dụng dùng làm nơi sinh sống (nhà ở) hay là không (trung tâm thương mại, trường đại học, viện nghiên cứu...). Cơ sở hạ tầng bao gồm những công trình phục vụ cộng đồng như đập, cầu, cống, hầm, đường sá... Công trình công nghiệp bao gồm các nhà máy như lọc dầu, hoá chất, nhà máy điện, sản xuất công nghiệp, hầm mỏ. Xem thêm Kiến trúc Kiến trúc sư Kỹ sư xây dựng Kết cấu xây dựng cao tầng Khoa học xây dựng Quản lý xây dựng Xây dựng cao tầng Thiết kế nội thất Chung cư Thợ hồ Nề ngõa Tham khảo Liên kết ngoài Thương mại Khu vực hai của nền kinh tế Bất động sản
792
5638
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82n%20x%C3%A1%20Qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF
Ân xá Quốc tế
Ân xá Quốc tế, hoặc Tổ chức Ân xá Quốc tế (; AI) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, đặt ra mục đích bảo vệ tất cả quyền con người đã được trịnh trọng nêu ra trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các chuẩn mực quốc tế khác. Đặc biệt, Ân xá Quốc tế hoạt động nhằm giải thoát tất cả tù nhân lương tâm; nhằm bảo đảm các tù chính trị được xử công bằng và công khai; nhằm bãi bỏ án tử hình, tra tấn, và các hình thức đối xử khác với tù nhân mà họ cho là tàn bạo; nhằm chấm dứt các vụ ám sát chính trị và mất tích cưỡng bức; hủy bỏ các ý định xấu và chống lại mọi sự vi phạm nhân quyền, bất kể là do chính phủ hay tổ chức khác. Lịch sử Ân xá Quốc tế được ông Peter Benenson, một luật sư người Anh, thành lập năm 1961. Benenson đọc báo và sửng sốt rồi tức giận trước câu chuyện hai sinh viên người Bồ Đào Nha bị xử tù 7 năm vì đã nâng cốc mừng tự do. Benenson liền viết cho David Astor, biên tập viên tờ The Observer, ông này cho đăng bài báo của Benenson nhan đề Những người tù bị bỏ quên ngày 28 tháng 5, kêu gọi độc giả viết thư ủng hộ hai sinh viên. Sự phản hồi thật là dồn dập đến nỗi trong có một năm mà các nhóm viết thư đã được thành lập tại hơn một tá quốc gia, họ viết để bảo vệ những nạn nhân của bất công ở bất cứ đâu. Đến giữa năm 1962, Ân xá Quốc tế đã có các nhóm hoạt động hoặc thành lập ở Đức, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Ireland, Canada, Tích Lan (nay là Sri Lanka), Hy Lạp, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand, Ghana, Israel, México, Argentina, Jamaica, Malaysia, Congo (Brazzaville) (nay là Cộng hoà Congo), Ethiopia, Nigeria, Miến Điện (nay là Myanmar) và Ấn Độ. Cuối năm ấy, Diana Redhouse, một thành viên của một trong các nhóm trên, đã thiết kế biểu tượng của tổ chức là Ngọn nến trong vòng dây kẽm gai. Trong những năm đầu, Ân xá Quốc tế chỉ tập trung vào các điều 18 và 19 của bản Tuyên ngôn Nhân quyền — 2 điều liên quan đến tù chính trị. Tuy nhiên, với thời gian, tổ chức đã mở rộng sứ mạng để hoạt động vì những nạn nhân của các hình thức vi phạm nhân quyền khác, không chỉ vì những tù nhân lương tâm. Riêng trong năm 2000, Ân xá Quốc tế đã hoạt động nhân danh 3685 cá nhân, và đã cải thiện được điều kiện của tù nhân trong hơn một phần 3 số trường hợp. Ngày nay có hơn 7500 nhóm Ân xá Quốc tế với khoảng 1 triệu thành viên hoạt động ở 162 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ khi thành lập, Ân xá Quốc tế đã bảo vệ hơn 44600 tù nhân ở hàng trăm quốc gia. Năm 1977, Ân xá Quốc tế được trao tặng Giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới. Mục tiêu và chiến lược Ân xá Quốc tế nhằm mục đích củng cố mọi quyền căn bản của con người như đã nêu trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Với niềm tin đó, Ân xá hoạt động để: Giải phóng mọi tù nhân lương tâm (prisoner of conscience, khái niệm này dùng để chỉ một người bị tù vì thực hành niềm tin của họ một cách hoà bình, hơi khác với cách hiểu thông thường về tù chính trị); Bảo đảm các phiên toà diễn ra công khai và công bằng; Bãi bỏ tử hình và mọi hình thức tra tấn và đối xử tàn bạo với tù nhân; Chấm dứt những sự khủng bố, giết chóc và mất tích được nhà nước bật đèn xanh; Giúp đỡ những người tìm chỗ nương náu chính trị; Hợp tác với các tổ chức cùng mục đích chấm dứt vi phạm nhân quyền; Nâng cao cảnh giác về mọi sự vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Quan hệ với Việt Nam Việt Nam đã mở cuộc đối thoại với Ân xá Quốc tế (Amnesty International), cho một nhóm các nhà bảo vệ nhân quyền thuộc tổ chức này gặp gỡ các nhà đối lập trọng yếu và các giới chức chính quyền trong những cuộc tiếp xúc diễn ra lần đầu tiên kể từ khi chấm dứt cuộc chiến Việt Nam. Chuyến đi sang Việt Nam của tổ chức này kéo dài 6 ngày, chấm dứt vào ngày 02 tháng 3 năm 2013. Trong Phúc trình thường niên về nhân quyền Việt Nam năm 2012, tổ chức này cho rằng: Việt Nam vẫn tiếp tục cấm đoán nghiêm ngặt quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân. Việt Nam vẫn đàn áp mạnh tay những người bất đồng chính kiến dám chỉ trích các chính sách của nhà nước và các đối tượng dễ bị đàn áp nhất là những nhà hoạt động dân chủ, kêu gọi cải cách, hoặc phản đối các chính sách về môi trường, đất đai, quyền lao động, và quyền tự do tôn giáo. Bà Janice Beanland, chuyên trách vận động về tình hình nhân quyền Việt Nam, phát biểu với VOA Việt ngữ: "Nói về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm qua, nổi bật nhất là tình trạng tiếp tục đàn áp quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân, tiếp tục bỏ tù những người có quan điểm khác biệt với chính quyền, những nhà hoạt động xã hội về quyền đất đai hay quyền của công nhân. Không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Hà Nội sẽ thay đổi xu hướng này. Tình hình nhân quyền Việt Nam càng lúc lại càng tồi tệ đi trong những năm gần đây.". Chỉ trích Các chỉ trích tổ chức Ân xá Quốc tế có thể được phân thành hai loại chính: các cáo buộc về thiên vị trong chọn lựa và các cáo buộc về thiên vị có liên quan đến hệ tư tưởng. Trong các chỉ trích thuộc loại thứ hai, nhiều chính phủ, trong đó có Trung Quốc, Congo Kinshasa, Israel, Nga, Hàn Quốc, Mỹ, và Việt Nam đã phản đối Ân xá Quốc tế về những báo cáo mà các chính phủ này khẳng định là một chiều, hay vì Ân xá Quốc tế đã không coi các mối đe dọa an ninh là một nhân tố cần xem xét. Các công ty cũng tham gia chỉ trích, trong đó có hãng Total. . Năm 2016, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã có phản ứng về Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới 2015-2016 của Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), trong đó khẳng định đây là một báo cáo "không cân bằng" và "không xét đến bối cảnh đặc biệt" của tình hình nước này. Bộ ngoại giao Thái Lan cho rằng báo cáo đã "phớt lờ các thách thức dai dẳng mà Thái Lan đang đối mặt, đó là nhu cầu cần phải có sự cân bằng giữa quyền tự do tụ tập và tự do bày tỏ quan điểm trong khi phải ngăn chặn các xung đột chính trị tái diễn.". Những bài phê bình Jonathan V. Last, Calling It Like They See It, FrontPageMagazine, ngày 3 tháng 4 năm 2003. Alleges AI has anti-American/Israel bias. Christopher Archangelli, Amnesty for Iraq, FrontPageMagazine, ngày 24 tháng 4 năm 2003. Allages AI has anti-American bias regarding Iraq. NGO Monitor Criticisms of Amnesty International – Points to a running list of criticism of various NGOs, AI in particular. Michael Mandel, How America Gets Away With Murder: Illegal Wars, Collateral Damage and Crimes Against Humanity, Pluto Press 2004. Alleges AI is selective in defending "human rights", in particular, regarding the US-Iraq war 2003, and the War in the Balkans. Paul de Rooij, AI: Say It Isn't So , CounterPunch, Oct. 31, 2002. Paul de Rooij, AI: The Case of a Rape Foretold , CounterPunch, Nov. 26, 2003. Paul de Rooij, AI: A false beacon? , CounterPunch, Oct. 13, 2004. Contains a reading list. Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Amnesty International's website Peter Benenson: The Forgotten Prisoners The Observer, May 28, 1961 Willam Schulz, Security Is a Human Right, Too , New York Times, ngày 18 tháng 4 năm 2004. AI's 2004 annual report on human rights abuses (Summary ) AI's 2005 annual report on human rights abuses Tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình Tổ chức phi chính phủ Tổ chức nhân quyền Giam giữ Tổ chức nhân quyền quốc tế Tổ chức có trụ sở tại Vương quốc Liên hiệp Anh
1,487
5660
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu%E1%BA%ADn
Nhuận
Bài này nói về nhuận trong các loại lịch. Nhuận trong tiếng Việt còn có nghĩa khác, xem Nhuận. Nhuận hay nhuần (chữ Hán: 閏) là sự bổ sung thêm ngày, tuần hay tháng vào một số lịch để làm cho lịch phù hợp với các mùa thời tiết. Năm mặt trời hay năm thời tiết không phải là một số nguyên các ngày, nhưng năm trong các lịch thì lại phải là số nguyên ngày. Cách duy nhất để giải quyết sai biệt giữa năm mặt trời và năm trên lịch là biến đổi số ngày của mỗi năm trong các loại lịch. Dương lịch Trong nhiều loại lịch, điều này được làm bằng cách bổ sung thêm một ngày dôi ra vào năm nhuận hay năm nhuần để chúng có 366 ngày thay vì 365 ngày như trong các năm thường. Ngày thêm vào này được gọi là ngày nhuận. Trong lịch Gregory, ngày nhuận là ngày 29 tháng 2. Âm lịch và âm dương lịch Năm mặt trời cũng không phải là chứa một số nguyên các tháng mặt trăng, vì thế các loại âm dương lịch phải có sự thay đổi về số lượng tháng trong từng năm. Thông thường mỗi năm âm dương lịch có 12 tháng, nhưng thỉnh thoảng lại có năm có 13 tháng. Tháng thêm vào được gọi là tháng nhuận. Năm âm (âm dương) lịch có 13 tháng cũng được gọi là năm nhuận Lặt vặt ISO 8601 chứa một thông số cho năm 52-tuần. Năm bất kỳ mà có 53 ngày thứ Năm thì được coi là có 53 tuần; tuần dôi ra này cũng có thể coi như tuần nhuận. Việc xác định năm nào là nhuận có thể được tính toán (lịch Julius, lịch Gregory, lịch Trung Quốc và lịch Do Thái cổ), hoặc được xác định theo các quan sát thiên văn (lịch Iran). Xem thêm Lịch Lịch Julius Lịch Gregory Lịch Iran Lịch Do Thái cổ (lịch Hêbrơ) Lịch Hindu Lịch Trung Quốc Giây nhuận Tham khảo Lịch Đơn vị đo thời gian
333
5675
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20di%E1%BB%87n%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20d%C3%B9ng
Giao diện người dùng
Giao diện người sử dụng (tiếng Anh: User Interface, viết tắt: UI) là điểm tương tác và giao tiếp giữa người và máy tính trong một thiết bị. Điều này có thể bao gồm màn hình hiển thị, bàn phím, chuột và sự xuất hiện của máy tính để bàn. Đó cũng là cách mà người sử dụng tương tác với một ứng dụng hoặc trang web. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc ngày càng nhiều của doanh nghiệp vào các ứng dụng web. ứng dụng di động, mạng xã hội đã khiến nhiều công ty đặt ưu tiên cao hơn cho UI trong nỗ lực cải thiện trải nghiệm chung của người dùng. Sơ lược lịch sử hình thành Máy tính hàng loạt & Giao diện dòng lệnh (Batch Computer & Command Line Interface) Giao diện người dùng của máy tính hàng loạt (Batch computer) bao gồm đầu vào của thẻ đục lỗ hoặc phương tiện tương đương và ngoài bảng điều khiển này, con người không có tương tác với các máy tính trong thời gian thực. Giao diện dòng lệnh đã giảm đáng kể độ trễ xuống vài giây thay vì ngày hoặc giờ vì giao diện người dùng là một loạt các giao dịch đáp ứng yêu cầu. Và điều quan trọng là cho phép người dùng thay đổi suy nghĩ về các giao dịch để đáp ứng dữ liệu thời gian thực từ các giao dịch trước đó. Hình thành giao diện người dùng đồ họa (Graphic User Interface) nhỏ|Photo by Charles Deluvio on Unsplash Giao diện người dùng kỹ thuật số và hệ thống con trỏ chuột có thể cho phép trải nghiệm người dùng hấp dẫn hơn. GUI đầu tiên được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Xerox Palo (parc) vào năm 1970 và là sự khởi đầu của sự đổi mới đồ họa máy tính cho tới thời điểm hiện nay.. Sự vươn lên của điện thoại thông minh (smartphone) Đến cuối năm 2010, thiết kế giao diện người sử dụng máy tính bắt đầu thay đổi đáng kể do sự phổ biến của điện thoại thông minh. Sự thay đổi lớn trong phần cứng máy tính này khiến các nhà thiết kế phải suy nghĩ lại về giao diện ban đầu. Các quy tắc, quy chuẩn (principles) Theo phương pháp thiết kế hướng tập trung vào sử dụng (usage-centered design), những nguyên tắc này là: Nguyên tắc cấu trúc: Tổ chức giao diện người sử dụng một cách có chủ đích, dựa trên các mô hình rõ ràng, nhất quán, rõ ràng và dễ nhận biết đối với người sử dụng.Ví dụ như việc đặt những thứ liên quan lại với nhau và tách biệt những thứ không liên quan Nguyên tắc đơn giản: Làm cho các tác vụ phổ biến, thường xuyên sử dụng trở nên dễ dàng, đơn giản. Đồng thời cung cấp các phím tắt hữu ích để rút ngắn các các quy trình dài hơn. Nguyên tắc hiển thị: Làm cho tất cả các tùy chọn và yếu tố cần thiết cho một tác vụ nhất định hiển thị cùng lúc mà không làm cho người sử dụng mất tập trung với thông tin không liên quan hoặc dư thừa. Một thiết kế tốt là thiết kế không áp đảo, bắt buộc người sử dụng với các lựa chọn thay thế hoặc nhầm lẫn với thông tin không cần thiết. Nguyên tắc phản hồi: Thiết kế phải thông báo cho người sử dụng về các hành động hoặc giải thích về các thay đổi trạng thái, điều kiện và các lỗi hoặc các trường hợp ngoại lệ có liên quan và được người sử dụng quan tâm. Quá trình này phải thông qua ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn và quen thuộc với họ. Nguyên tắc linh hoạt: Thiết kế nên linh hoạt, giảm chi phí sai sót. Đồng thời ngăn ngừa lỗi bất cứ khi nào có thể bằng cách tiếp nhận các thông tin và trình tự khác nhau. Từ đó tiến hành diễn giải một cách hợp lý. Nguyên tắc tái sử dụng: Thiết kế nên sử dụng lại các thành phần và hành vi bên trong và bên ngoài, duy trì tính nhất quán với mục đích thay vì chỉ nhất quán tùy ý, do đó giảm nhu cầu người sử dụng phải suy nghĩ lại và ghi nhớ Các dạng của UI trái|nhỏ|379x379px|Photo by Gradienta on Unsplash Cấu trúc theo dòng lệnh (Command-line) Giao diện dòng lệnh cho phép người sử dụng tương tác với máy tính bằng cách nhập lệnh. Máy tính hiển thị lời nhắc, các nút phím trong lệnh. Người dùng thực hiện bằng thao tác nhấn phím Enter hoặc Return. Tương tác bằng menu và bảng chọn (Menu-driven) Loại giao diện này cho phép bạn tương tác với máy tính hoặc thiết bị bằng cách thực hiện theo cách của bạn thông qua một loạt các màn hình hoặc menu. Hãy nghĩ về máy tính bảng hoặc điện thoại di động của bạn, cả hai đều sử dụng giao diện điều khiển menu. Bạn được trình bày với một menu, bạn đưa ra lựa chọn và sau đó menu tiếp theo xuất hiện trên màn hình. Giao diện đồ hoạ người dùng (Graphic User Interface): Là một thuật ngữ trong ngành công nghiệp máy tính. Đó là một cách giao tiếp với máy tính hay các thiết bị điện tử bằng hình ảnh và chữ viết thay vì chỉ là các dòng lệnh đơn thuần. GUI được sử dụng phổ biến trong máy tính, các thiết bị cầm tay, các thiết bị đa phương tiện, hoặc các linh kiện điện tử trong văn phòng Xem thêm Trải nghiệm người dùng Phân tích tìm kiếm Phân tích trang web Quảng cáo bám đuổi Quảng cáo biểu ngữ Quảng cáo lập trình Quảng cáo trực tuyến Thương hiệu số Tiếp thị chuyển đổi Tiếp thị liên kết Tiếp thị email Tiếp thị trở lại Tự động hóa tiếp thị Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cục bộ Trang kết quả của công cụ tìm kiếm Truyền thông trong sản phẩm Xác thực khách hàng tiềm năng Thiết kế web Thiết kế web đáp ứng Thương mại điện tử Thanh toán điện tử Quản lý quan hệ khách hàng Tiền điện tử Ứng dụng OTT Đồng thiết kế khách hàng Google Panda Tham khảo Thực tế ảo Giao tiếp ở người Tương tác người-máy
1,084
5676
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20Y%20t%E1%BA%BF%20Th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi
Tổ chức Y tế Thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (viết tắt TCYTTG; - WHO; - OMS) là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, WHO đóng vai trò thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, WHO tham gia giúp đỡ các quốc gia thành viên, WHO cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người, WHO sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người. Kể từ khi WHO được thành lập, nó đã đóng một vai trò hàng đầu trong việc loại trừ bệnh đậu mùa. Các ưu tiên hiện tại của tổ chức bao gồm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là HIV / AIDS, Ebola, sốt rét và lao; giảm thiểu những tác động của bệnh không truyền nhiễm; theo dõi sức khoẻ sinh sản và tình dục, sự phát triển và tuổi già; Dinh dưỡng, an ninh lương thực và ăn uống lành mạnh; sức khỏe nghề nghiệp; lạm dụng thuốc kháng sinh; và thúc đẩy sự phát triển của các báo cáo, các ấn phẩm và kết nối mạng toàn cầu. WHO được Liên Hợp Quốc thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948. WHO kế thừa phần nhiều chức trách và tài nguyên từ tổ chức tiền thân của nó là Tổ chức Sức khoẻ (Organisation de la Santé), một cơ quan của Hội Quốc Liên trước đây. WHO có trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Tổng Giám đốc hiện nay là Tedros_Adhanom, đảm trách từ năm 2017. Ngân sách 2015 của WHO là khoảng 4 tỷ đô la Mỹ trong đó khoảng 930 triệu đô la Mỹ sẽ được cung cấp bởi các quốc gia thành viên với thêm 3 tỷ đô la Mỹ nữa là từ đóng góp tự nguyện. Song vào tháng 7 năm 2020 Mỹ đã chính thức tuyên bố ngưng hẳn tài trợ. Thành viên Năm 2015 WHO có 194 thành viên quốc gia hay vùng lãnh thổ. Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định tối cao của WHO, họp hàng năm tại Geneva, Thuỵ Sĩ vào tháng 5 với sự tham dự của tất cả các nước thành viên. Đại hội đồng đề cử Tổng Giám đốc, thông qua chính sách tài chính và ngân sách chương trình của WHO. Nhiệm vụ Mục tiêu của WHO là giúp mọi người có được sức khoẻ tốt nhất. Từ năm 1977, Hội đồng Y tế Thế giới đề ra khẩu hiệu "Sức khoẻ cho tất cả mọi người vào năm 2000" và coi là ưu tiên cao nhất của WHO. Để đạt được những mục tiêu này, tổ chức WHO đã đề ra bốn định hướng chiến lược tác động qua lại lẫn nhau: Giảm tỉ lệ tử vong, tỉ lệ mắc bệnh và tật nguyền cao quá mức, đặc biệt trong các nhóm dân cư nghèo và bị thiệt thòi; Cổ vũ lối sống lành mạnh và giảm các yếu tố gây nguy cơ cho sức khoẻ con người do các nguyên nhân môi trường, kinh tế, xã hội và hành vi gây ra; Xây dựng các hệ thống y tế trong đó nâng cao một cách công bằng các kết quả đầu ra về sức khoẻ, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của nhân dân và công bằng về tài chính; Xây dựng môi trường thể chế và chính sách thuận lợi trong ngành y tế, đẩy mạnh có hiệu quả vị thế y tế trong chính sách phát triển, môi trường, kinh tế và xã hội. Ngoài các định hướng chiến lược này, WHO cũng xác định các ưu tiên cụ thể như phòng chống các bệnh sốt rét, lao phổi, sức khoẻ tâm thần, thuốc lá, các bệnh không truyền nhiễm (ung thư, tim mạch...), mang thai an toàn hơn và sức khoẻ trẻ em, HIV/AIDS, sức khoẻ và môi trường, an toàn thực phẩm, truyền máu an toàn, hệ thống y tế. Cấu trúc Tổng Giám đốc: Đứng đầu WHO là Tổng Giám đốc, do Đại hội đồng bầu ra. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc và Ban Thư ký. Hội đồng chấp hành WHO: gồm 32 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm. Nhiệm vụ của Hội đồng chấp hành là thực hiện các quyết định và chính sách của Đại hội đồng, góp ý kiến và thúc đẩy hoạt động của Đại hội đồng. Việt Nam là thành viên của Hội đồng chấp hành WHO từ tháng 5/2003 đến tháng 5/2005. Văn phòng khu vực: WHO có 6 Văn phòng khu vực trên thế giới và các Văn phòng Đại diện ở các nước thành viên. Văn phòng WHO tại Hà Nội do một Đại diện của WHO đứng đầu. Tổng Giám đốc và Hội đồng chấp hành Ngày hành động quốc tế do WHO đề xuất Ngày hành động quốc tế, hay ngày lễ quốc tế, do WHO đề xuất và được công nhận. Thập kỷ 2011-2020 là Thập kỷ hành động vì an toàn đường bộ (Decade of Action for Road Safety) được WHO đề xuất và được Liên Hợp Quốc công nhận trong Nghị quyết A/RES/64/255.ws Đại sứ thiện chí WHO Đại sứ thiện chí Tổ chức Y tế Thế giới (WHO Goodwill Ambassador) là những người có danh tiếng, uy tín được WHO lựa chọn nhằm sử dụng tài năng cũng như danh tiếng của họ phục vụ cho các mục đích phát triển y tế và phúc lợi ở các nước trên thế giới. Tổ chức Sứ mệnh toàn cầu (Global Embassy] ) có danh sách các đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới cũng như các tổ chức khác của Liên hợp quốc. Tham khảo Xem thêm Hệ thống Liên Hợp Quốc Trụ sở Liên Hợp Quốc Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva Danh sách các tổ chức Liên Hợp Quốc theo vị trí Lists of countries and territories Liên kết ngoài Tổ chức Y tế Thế giới - Français Tổ chức Y tế Thế giới - English Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (tiếng Anh) Statement on the human right to essential medicines Fanpagetrên Facebook Tổ chức sức khỏe quốc tế Tổ chức y học và sức khỏe Cơ quan chuyên môn thuộc Liên Hợp Quốc Bài cơ bản dài trung bình Nhóm Phát triển Liên Hợp Quốc
1,079
5679
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20ph%E1%BA%A7n%20m%E1%BB%81m
Công nghệ phần mềm
Công nghệ phần mềm () là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Ngành học kỹ sư phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, và thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử (software testing), và bảo trì phần mềm. Kỹ sư phần mềm còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm (software ergonomics), và kỹ sư hệ thống (systems engineering). Lịch sử Nghề nghiệp Các ngành chuyên sâu Kĩ nghệ phần mềm có thể được chia thành 10 ngành chuyên sâu, đó là: Yêu cầu phần mềm: Phân tách, phân tích, đặc tả và phê chuẩn các yêu cầu đối với phần mềm. Thiết kế phần mềm: Việc thiết kế phần mềm thường được hoàn thành bằng các công cụ Computer-Aided Software Engineering (CASE) và sử dụng các tiêu chuẩn định dạng, như Unified Modeling Language (UML). Phát triển phần mềm: Xây dựng phần mềm thông qua việc dùng các ngôn ngữ lập trình. Kiểm thử phần mềm: Kiểm thử phần mềm là quá trình thực thi 1 chương trình với mục đích tìm ra lỗi. Kiểm thử phần mềm mục đích để đảm bảo sản phẩm phần mềm đáp ứng chính xác, đầy đủ và đúng theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của sản phẩm đã đặt ra. Bảo trì phần mềm: Các hệ thống phần mềm thường có nhiều vấn đề và cần được cải tiến trong một thời gian dài sau khi đã được hoàn tất vào lần đầu tiên. Lĩnh vực con này xem xét các vấn đề đó. Quản lý cấu hình phần mềm: Bởi vì các hệ thống phần mềm rất phức tạp, cấu hình của chúng (ví dụ như kiểm soát phiên bản và mã nguồn) phải được quản lý bằng các phương pháp chuẩn và có cấu trúc. Quản lý kĩ nghệ phần mềm: Quản lý hệ thống phần mềm vay mượn rất nhiều khái niệm từ quản lý dự án, nhưng có nhiều khác biệt nhỏ gặp trong phần mềm mà không gặp trong các ngành quản lý khác. Quy trình phát triển phần mềm: Quy trình xây dựng phần mềm là điều tranh cãi giữa các nhà thực hành; một số quy trình nổi tiếng là Mô hình Thác nước, Mô hình Xoắn ốc, Phát triển Tăng tiến và Lặp, và Phát triển Linh hoạt. Các công cụ kĩ thuật phần mềm, xem bài Computer Aided Software Engineering Chất lượng phần mềm Các ngành liên quan Kĩ nghệ phần mềm liên quan đến các ngành khoa học máy tính, khoa học quản lý, và kĩ nghệ hệ thống. Tham khảo Xem thêm Phần mềm Sản xuất phần mềm Thiết kế phần mềm Kiểm thử phần mềm Bảo trì phần mềm Quản lý dự án phần mềm Chất lượng của hệ thống phần mềm Đọc thêm Liên kết ngoài Phần mềm Phần mềm Chuyên ngành kỹ thuật
535
5683
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20quy%E1%BB%83n
Thủy quyển
Thủy quyển (trong tiếng Hy Lạp cổ ὕδωρ hydōr, là "nước" và σφαῖρα là quả cầu, "sphere") là lượng nước được tìm thấy ở trên, dưới bề mặt và trong khí quyển của một hành tinh, tiểu hành tinh hay vệ tinh tự nhiên . Mặc dù thủy quyển của Trái Đất đã tồn tại hơn 4 tỷ năm, nhưng nó vẫn tiếp tục thay đổi về mặt kích thước. Điều này được gây ra bởi sự tách giãn đáy biển và trôi dạt lục địa, và nó đã làm cho các vùng đất và đại dương được sắp xếp lại Người ta đã ước tính rằng có khoảng nước trên Trái Đất. Nó bao gồm nước ở dạng lỏng và đóng băng từ nước ngầm, đại dương, hồ và các con suối. Trong số đó, Nước mặn chiếm khoảng 97.5%, và nước ngọt chỉ chiếm 2.5%. Trong số nước ngọt này, 68.9% thì ở dạng băng, dạng tuyết phủ vĩnh viễn ở Bắc Cực, Nam Cực, và sông băng vùng núi; chỉ 30.8% nước ngọt này ở dạng nước ngầm; và chỉ 0.3% nước ngọt trên Trái Đất nằm trong các hệ thống sông ngòi, hồ chứa dễ tiếp cận. Tổng khối lượng thủy quyển trên Trái Đất vào khoảng 1.4 × 1018 tấn, chiểm khoảng 0.023% tổng khối lượng của Trái Đất. Ở bất kì thời điểm nào thì cũng có 20 × 1012 tấn thủy quyển tồn tại ở dạng hơi nước trong khí quyển Trái Đất (về mặt thực tế, 1 cm khối nước nặng 1 tấn). Xấp xỉ 71% bề mặt Trái Đất, diện tích khoảng 361 triệu km vuông (139.5 triệu dặm vuông), được bao phủ bởi đại dương. Độ mặn trung bình của đại dương trên Trái Đất là khoảng 35 grams muối trên mỗi kg nước biển (3.5%). Vòng tuần hoàn nước Trên Trái Đất, Vòng tuần hoàn nước là quá trình lưu chuyển của nước trong thủy quyển. Nó bao gồm nước có dưới bề mặt Trái Đất, trong các lớp đất, đá thạch quyển (tức nước ngầm), nước trong cơ thể động vật và thực vật (sinh quyển), nước bao phủ trên bề mặt Trái Đất trong các dạng lỏng và rắn, cũng như nước trong khí quyển trong dạng hơi nước, các đám mây và các dạng mưa, tuyết, mưa đá, sương. Năng lượng mặt trời, dưới dạng nhiệt và ánh sáng (cô lập), và trọng lực là nguyên nhân gây ra sự chuyển trạng thái (pha) của nước. Hầu hết sự bay hơi xảy ra ở các đại dương, và nước trở lại với mặt đất bằng những cơn mưa. Sự thăng hoa là sự bay hơi trực tiếp từ băng và tuyết (thể rắn). Sự thoát hơi nước xảy ra khi nước bay hơi qua các lỗ nhỏ hoặc khí khổng của thực vật. Thuật ngữ Sự bay hơi nước được các nhà thủy văn dùng để gọi chung ba quá trình thoát hơi nước, sự thăng hoa và sự bay hơi. Marq de Villiers đã miêu tả thủy quyển là một hệ thống tuần hoàn kín trong đó có xuất hiện nước. Thủy quyển phức tạp, đa dạng, phụ thuộc lẫn nhau, toàn diện và ổn định; và “dường như được xây dựng nhằm mục đích điều chỉnh cuộc sống." De Villiers tuyên bố rằng, "Trên Trái Đất, tổng lượng nước gần như chắc chắn không thay đổi kể từ khi có thời gian địa chất: những gì chúng ta có sau đó chúng ta vẫn có. Nước có thể bị ô nhiễm, lạm dụng và sử dụng không đúng cách nhưng nó không được tạo ra cũng không bị phá hủy, nó chỉ di chuyển. Không có bằng chứng nào cho thấy hơi nước thoát ra ngoài không gian. " " Mỗi năm, lượng nước tuần hoàn trên Trái Đất ở vào khoảng 577.000 km³ nước. Lượng nước này bốc hơi từ bề mặt đại dương (502,800 km³) và từ đất liền (74,200 km³). Cùng lượng nước đó rơi xuống mặt đất từ khí quyển dưới dạng mưa, 458,000 km³ trên bề mặt đại dương và 119,000 km³ trên đất liền. Sự khác biệt giữa lượng mưa và lượng bốc hơi từ mặt đất (119,000 - 74,200 = 44,800 km³/năm) bằng tổng dòng chảy của các con sông trên Trái Đất (42,700 km³/năm) và dòng chảy nước ngầm trực tiếp ra đại dương (2100 km³/năm). Đây là những nguồn nước ngọt chính để hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống và các hoạt động kinh tế của con người." Nước là nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Vì 2/3 Trái Đất bị bao phủ bởi nước, Trái Đất còn được gọi là hành tinh xanh, hay hành tinh nước. Thủy quyển đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của khí quyển ở thời điểm hiện tại. Đại dương giữ một vai trò quan trọng trong vấn đề này. Khi Trái Đất được hình thành, nó chỉ có một bầu khí quyển rất mỏng giàu khí hydro và heli, tương tự như bầu khí quyển hiện tại của sao Thủy. Sau đó, khí hydro và heli đã bị trục xuất khỏi khí quyển. Các khí và hơi nước được giải phóng khi Trái Đất nguội đi đã trở thành bầu khí quyển hiện tại. Các loại khí và hơi nước khác do núi lửa phun ra cũng đi vào khí quyển. Khi Trái Đất hạ nhiệt, hơi nước trong khí quyển ngưng tụ và rơi xuống dưới dạng mưa. Bầu không khí lạnh hơn khi carbon dioxide trong khí quyển hòa tan vào nước mưa. Vì thế, hơi nước càng ngưng tụ và tiếp tục rơi xuống dưới dạng mưa. Nước mưa này lấp đầy những vùng trũng trên bề mặt Trái Đất và hình thành các đại dương. Người ta ước tính rằng điều này xảy ra khoảng 4 tỉ năm về trước. Các dạng sống đầu tiên bắt đầu hình thành ở các đại dương. Những sinh vật này lúc đó không hô hấp bằng oxy. Sau này, khi vi khuẩn lam tiến hoá, quá trình chuyển đổi carbon dioxide thành thực phẩm và oxy bắt đầu. Do đó, bầu khí quyển của Trái Đất có thành phần khác biệt so với các hành tinh khác và cho phép sự sống phát triển trên Trái Đất. Sự hồi phục các vùng chứa nước Theo Igor A. Shiklomanov, mất khoảng 2500 năm để hoàn toàn lấp đầy và bổ sung nước ở các đại dương; con số đó là 10,000 năm ở các vùng đất đóng băng vĩnh cửu và các núi băng, 1500 năm ở các tầng nước ngầm dưới sâu và các dòng sông băng; 17 năm với hồ và 16 ngày với các dòng sông. Lượng nước ngọt khả dụng cụ thể " Thuật ngữ “Lượng nước ngọt khả dụng cụ thể” là lượng nước ngọt bình quân đầu người dư (sau khi sử dụng)." Các nguồn nước ngọt phân bố không đồng đều cả về không gian lẫn thời gian; và có thể chuyển trạng thái từ lũ lụt sang hạn hán chỉ trong vòng vài tháng, ở cùng một khu vực. Năm 1998, 76% dân số thế giới có lượng nước ngọt khả dụng cụ thể dưới 5,0 nghìn m³ mỗi năm trên đầu người. Đến năm 1998, 35% dân số toàn cầu phải chịu "nguồn cung cấp nước rất thấp hoặc vô cùng thấp"; và Shiklomanov dự đoán rằng tình hình sẽ xấu đi trong thế kỷ XXI với "phần lớn dân số Trái Đất sẽ sống trong điều kiện cung cấp nước rất thấp hoặc vô cùng thấp " vào năm 2025. Chỉ có 2,5% nước ngọt trong thủy quyển và chỉ có 0,25% lượng nước ngọt đó là có thể tiếp cận và sử dụng được. Xem thêm Châu Nam Cực Tầng ngậm nước Sinh khối Xói mòn Sông băng Hồ Đại dương Thổ quyển Sông Ô nhiễm nước Lưu vực Mưa Tuyết Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Ground Water - USGS Nước Địa chất học Sinh thái học Thủy sinh thái học Thủy văn học Môi trường tự nhiên toàn cầu Địa lý học tự nhiên
1,359
5687
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng
Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến kế hoạch, thi công và quản lý các công trình xây dựng như đường cao tốc, cầu, sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, tòa nhà hay cao ốc, đập, hồ chứa nước, công trình trên biển... Các dự án xây dựng đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật và những nguyên tắc quản lý, thủ tục kinh doanh, kinh tế học, luật pháp và những mối quan hệ giữa các bên trong dự án. Kỹ sư xây dựng tham gia vào giai đoạn khảo sát mặt bằng, vị trí, địa chất công trình...; tham gia vào giai đoạn thiết kế sơ bộ, thiết kế bản vẽ thi công, đảm bảo và kiểm soát chất lượng công trình; đảm nhiệm vai trò tư vấn, giám sát ví như kiểm tra vật liệu, chất lượng bê tông, lập và theo dõi tiến độ dự án. Ngoài ra người kỹ sư xây dựng với vai trò là kỹ sư định giá còn đảm nhiệm công tác đo bóc khối lượng dự toán, lập và thẩm định giá công trình nhằm đưa ra những số liệu về chi phí cho toàn bộ dự án. Các phân ngành trong xây dựng gồm: Kết cấu Địa kỹ thuật Kỹ thuật vận tải Kỹ thuật môi trường Kỹ thuật thủy lợi Xây dựng Vật liệu xây dựng Xem thêm Quản lý xây dựng Kỹ thuật xây dựng dân dụng Kỹ thuật kết cấu Kỹ sư xây dựng (Civil enginneer) Kỹ sư định giá (Quantity surveyor) Tham khảo Xây dựng Nghề nghiệp xây dựng Kỹ thuật xây dựng dân dụng
262
5690
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1%20h%E1%BB%8Dc%20%C4%91%E1%BA%A5t
Cơ học đất
Cơ học đất là một nhánh liên ngành của cơ học ứng dụng, địa chất công trình nghiên cứu các tính chất vật lý, cơ học của đất để áp dụng vào mục đích xây dựng, các nguyên nhân quyết định các đặc trưng đó, nghiên cứu trạng thái ứng suất - biến dạng của đất, cường độ chống cắt, áp lực hông của đất (tường chắn), sức chịu tải của nền móng, độ lún của nền đất, và sự ổn định của mái dốc. Karl von Terzaghi, cha đẻ của cơ học đất, đã có những đóng góp to lớn trong ngành địa chất thế giới. Đối tượng nghiên cứu của có học đất là đất thiên nhiên được hình thành do phong hóa, do trầm tích và sau khi hình thành lại luôn biến đổi do tác động của môi trường xung quanh. Đất thường dùng làm nền, làm vật liệu hoặc môi trường xây dựng. Tóm tắt Người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng môn Cơ học đất là Charles Augustin Coulomb (1736-1806) - một nhà khoa học người Pháp và sau đó đến năm 1925 nhà khoa học Karl von Terzaghi (1883-1963) người Áo chính thức đưa Cơ học đất - môn khoa học ứng dụng - trở thành một môn khoa học độc lập. Từ đó đến nay Cơ học đất đã có sự phát triển mạnh mẽ trong cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, đặc biệt là sự phát triển công nghệ để nghiên cứu thực nghiệm về đất. Những nội dung của Cơ học đất gồm các vấn đề sau: - Tính chất vật lý và cơ học của đất, xác định các tính chất xây dựng phù hợp với công trình riêng biệt. - Đưa ra các mô hình của các tính chất cơ bản của đất bằng ngôn ngữ cơ học hay toán học. - Dự báo các điều kiện kỹ thuật (biến dạng lún, sức chịu tải, độ ổn định...) có kể đến các ảnh hưởng của thời gian, phương pháp thi công, vật liệu, thiết bị... - Đưa ra các giải pháp công trình bao gồm các giải pháp nền, móng. Các tính chất cơ bản của đất Trong điều kiện tự nhiên, đất là một hợp thể phức tạp gồm 3 thể: thể rắn, thể lỏng và khí.khi các lỗ rỗng trong đất chứa đầy nước thì nó gồm 2 thể: rắn và lỏng. Nếu chúng ta dùng sơ đồ 3 thể, tượng trưng cho thể tích đất, thì dễ dàng có khái niệm về phân lượng mỗi thể trong đất. Các tính chất cơ học của đất phụ thuộc trực tiếp vào tương tác của ba thể này với nhau, ngoài ra còn phụ thuộc vào ứng suất tác dụng lên đất và sự thay đổi nhiệt độ... Pha rắn của đất gồm nhiều thành phần có tỷ lệ thay đổi khác nhau như tinh thể sét và các khoáng phi sét (non-clay minerals), các loại đất sét phi tinh thể (vô định hình-noncrystalline), vật chất hữu cơ, và các loại muối kết tủa. Những khoáng chất này thường được tạo bởi từ các nguyên tử của các nguyên tố phổ biến như oxy, silic, hydro, và nhôm, chúng tạo thành nhiều dạng tinh thể khác nhau. Những nguyên tố này kết hợp cùng với calci, kali, natri, magie, và cacbon chiếm trên 99% khối lượng của đất.. Các hạt rắn được phân loại theo kích thước như đất sét, đất bùn, cát, sỏi, sỏi cuội, đá cuội. Pha lỏng trong đất thông thường chứa chủ yếu là nước cùng với một lượng khác nhau các chất điện ly hòa tan trong nước. Các hợp chất hữu cơ, bao gồm cả hòa tan và không hòa tan được đều có trong đất, chúng xâm nhập vào đất do từ các nguồn và tác động khác nhau. Pha khí, đặc biệt trong đất bão hòa, thường là không khí, mặc dù các khí hữu cơ có thể có mặt trong những nơi có hoạt động sinh học cao hoặc trong đất bị ô nhiễm hóa học. Các khoáng vật trong đất quyết định đến kích thước, hình dạng, và các tính chất vật lý và hóa học của đất và từ đó ảnh hưởng đến khả năng chịu tải trọng, chịu nén của đất. Cấu trúc của đất là sự kết hợp các hiệu ứng khung(tổ hợp hạt, sự sắp xếp hình học của các hạt, các nhóm hạt, và không gian lỗ rỗng trong đất), thành phần, và lực tương tác giữa các hạt. Cấu trúc của đất cũng được sử dụng để tính đến sự khác nhau giữa các tính chất của đất thiên nhiên (cấu trúc) và đất đã bị tác động (destructured) [1]. Cấu trúc của đất phản ánh tất cả các khía cạnh của các thành phần đất, lịch sử, trạng thài hiện tại, và môi trường xung quanh đất. Ở điều kiện ban đầu đất có cấu trúc lỗ rỗng cao hoặc đất đã bị nén chặt; trong khi đất lâu đời có độ rỗng thấp phản ánh điều kiện tàng trữ trước đây bị thay đổi nhiều hơn nữa. Đất, giống như các vật liệu kỹ thuật khác, bị biến dạng khi đặt dưới tải. Biến dạng này bao gồm hai loại - sự cắt, hoặc trượt, biến dạng và nén. Nhìn chung, đất không thể chịu được lực kéo. Trong một số trường hợp các hạt đất có thể được liên kết với nhau và đất có thể chịu được một lực kéo nhỏ, nhưng không thể chịu được trong thời gian dài. Các hạt cát và sỏi thành phần bao gồm chủ yếu là silic. Chúng có thể được làm tròn nhẵn do quá trình mài mòn trong nước và gió, hoặc có hình dạng góc cạnh, hoặc bất cứ hình dạng trung gian nào, và các hạt có được các kích thước tương đương nhau. Các hạt sét nảy sinh từ quá trình phong hóa của các tinh thể đá như fenspat, và thường bao gồm alumino-khoáng chất silicat. Chúng thường có hình dạng vảy (phiến), với diện tích bề mặt lớn hơn so với khối lượng của chúng. Do khối lượng vô cùng nhỏ, tính chất của các tinh thể bị chi phối bởi các lực hút và đẩy tĩnh điện trên bề mặt của chúng. Cùng với lực hút này và sự hấp thụ nước vào các bề mặt của các tinh thể, độ dày của lớp bị ảnh hưởng bởi các muối hòa tan trong nước. Phân tích độ hạt Mỗi nhóm hạt đất có đặc tính riêng như: - Nhóm hạt cát có tính rời ở trạng thái khô hoặc bão hòa. - Nhóm hạt sét có tính dẻo khi chứa một lượng nước nhất định. Tập trung có hai nhóm chính: - Nhóm hạt thô: đá hộc, cuội, sỏi, cát. - Nhóm hạt mịn: bột, sét và keo. Đất tự nhiên gồm nhiều loại sản phẩm phong hóa khác nhau nên có nhiều kích cỡ và thành phần khoáng khác nhau. Đặc tính của một loại đất phụ thuộc và hàm lượng chứa các nhóm hạt, cấu trúc khung hạt đang tồn tại, kích thước lỗ rỗng và lượng nước chứa trong các lỗ rỗng. Để phân tích thành phần hạt trong một mẫu đất, hai thí nghiệm thường được sử dụng là thí nghiệm rây sàng cho nhóm hạt thô và thí nghiệm lắng đọng cho nhóm hạt mịn. Mục đích hai thí nghiệm trên là nhằm xác định hàm lượng (%) theo trọng lượng của mỗi nhóm hạt trong mẫu đất đang khảo sát, kết quả thí nghiệm được diễn tả trên đồ thị mà trục hoành là đường kính hạt theo tỷ lệ lôgarit thập phân và trục tung là phần trăm cỡ hạt mịn hơn. Với đất hạt thô để phân tích cỡ hạt thí nghiệm rây với bộ rây chuẩn theo thứ tự rây có mắt rây lớn đặt lên trên và nhỏ dần xuống duối, cuối cùng là đáy rây. Các kích thước rây theo tiêu chuẩn ASTM: Ghi chú: No là cỡ rây hoặc số rây. Ví dụ No-3 có nghĩa là trên chiều dài 1 inch trên rây có 3 mắt rây. No200 có nghĩa là trên chiều dài 1 inch trên rây có 200 mắt rây. Để phân tích cỡ hạt thành phần mịn, các phòng thí nghiệm thường sử dụng phương pháp lắng đọng các hạt đất trong nước và đo trọng lượng riêng của hỗn hợp đất - nước, từ đó suy ra hàm lượng cỡ hạt đất nhờ định luật Stockes. Ứng suất hữu hiệu Khái niệm ứng suất hữu hiệu (Effective Stress) là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Karl Von Terzaghi trong cơ học đất. Nó được đo bằng phần áp lực truyền lên kết cấu phần kết cấu hạt đất (tập hợp các hạt tương tác với nhau), và xác định khả năng chống lại ứng suất cắt của đất. Nó không thể đo được một cách trực tiếp, mà bằng hiệu giữa hai tham số có thể đo được trực tiếp hoặc được ước lượng với một độ tin cậy Ứng suất hữu hiệu σ ''' trên một mặt phẳng trong một khối đất bằng hiệu số giữa ứng suất tổng (σ) và áp lực nước lỗ rỗng (u''): Từ trên, chúng ta thấy ứng suất hữu hiệu không phải là ứng suất tiếp xúc thực giữa hạt với hạt, mà là ứng suất trung bình giữa các hạt trên một diện tích phẳng. Chú thích Tham khảo Kỹ thuật xây dựng Cơ học ứng dụng Cơ học đất
1,586
5697
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4%20th%E1%BB%8B%20h%C3%B3a
Đô thị hóa
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Ta cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống... Các nước phát triển (như tại Châu Âu, Hoa Kỳ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 87%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam) (khoảng ~35%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển. Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm). Đới nóng là nơi có tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới. Tỉ lệ dân đô thị ngày càng tăng và các siêu đô thị ngày càng nhiều. Các quá trình Theo khái niệm của ngành địa lý, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm: Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị hoặc như là sự nhập cư đến đô thị. Sự kết hợp của các yếu tố trên. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao dẫn tới sự mở rộng các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới). Tác động Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị" (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị. Ảnh hưởng Đô thị hóa làm ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến số lượng, chất lượng dân số đô thị. Quá trình này còn làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia. Tích cực Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. Tiêu cực Đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề như nghèo đói lạc hậu, mù chữ; tệ nạn như trộm cắp, ô nhiễm môi trường, phân chia giàu nghèo... Đô Thị Hoá tại Việt Nam Tỉ lệ đô thị hoá cả nước năm 2023 là 40%. Danh sách 10 tỉnh thành đô thị hoá cao nhất cả nước: 1. Đà Nẵng: 87,45%. 2. Bình Dương: 84,32%. 3. Thành phố Hồ Chí Minh: 77,77%. 4. Cần Thơ: 70,50%. 5. Quảng Ninh: 67,50%. 6. Bà Rịa - Vũng Tàu: 66,96%. 7. Thừa Thiên Huế: 52,81%. 8. Bắc Ninh: 51,32%. 9. Hà Nội: 49,05%. 10. Hải Phòng: 45,58%. Xem thêm Các nhân tố đóng góp vào sự đô thị hóa: Theo lịch sử: Tham khảo Quy hoạch đô thị Phát triển Địa lý đô thị Sử dụng đất Cách mạng công nghiệp Nhân khẩu học Di cư
923
5701
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan%20h%E1%BB%87%20nh%C3%A2n%20qu%E1%BA%A3
Quan hệ nhân quả
Quan hệ nhân quả (còn được gọi là nhân quả, hay nguyên nhân và kết quả) là sự ảnh hưởng trong đó một sự kiện, diễn biến, trạng thái, hay một sự vật (nguyên nhân) đóng góp vào sự xảy ra hoặc hình thành của một sự kiện, diễn biến, trạng thái, hay sự vật khác (kết quả). Nguyên nhân có thể chịu trách nhiệm một phần hoặc toàn phần cho kết quả, và kết quả có thể phụ thuộc một phần hay toàn phần vào nguyên nhân. Tuy nhiên, nói chung một quá trình thường có nhiều nguyên nhân, hay còn gọi là các tác nhân của nó, và đều xảy ra ở trong quá khứ của nó. Một kết quả cũng có thể trở thành một nguyên nhân hay tác nhân của nhiều kết quả khác nữa, đều xảy ra trong tương lai của nó. Một số học giả coi khái niệm nhân quả là tiên nghiệm siêu hình so với khái niệm không gian và thời gian. Quan hệ nhân quả là một sự trừu tượng hóa diễn tả cách thế giới vận hành. Do là một khái niệm cơ bản, nhân quả thường được dùng để giải thích các khái niệm khác về sự diễn biến, thay vì nó được giải thích bởi những khái niệm khác cơ bản hơn. Bởi điều này, có thể cần đến bước nhảy trực giác để có thể nắm bắt được nó. Theo đó, nhân quả cũng thường được hiểu ngầm trong logic và cấu trúc của ngôn ngữ hàng ngày. Quan hệ nhân quả vẫn là một chủ đề quan trọng trong triết học đương đại. Xem thêm Hiệu ứng domino Thời gian Lý thuyết hỗn loạn Nguyên lý vị nhân Hiệu ứng cánh bướm Phản ứng dây chuyền Nghịch lý ông nội Con mèo của Schrödinger Gà hay trứng Phương pháp Kepner-Tregoe Tham khảo Tham khảo khác Azamat Abdoullaev (2000). The Ultimate of Reality: Reversible Causality, in Proceedings of the 20th World Congress of Philosophy, Boston: Philosophy Documentation Centre, Internet site, Paideia Project On-Line: http://www.bu.edu/wcp/MainMeta.htm Dorschel, Andreas, 'The Crypto-Metaphysic of 'Ultimate Causes'. Remarks on an alleged Exposé' (transl. Edward Craig), in: Ratio, N.S. I (1988), nr. 2, pp. 97–112. Green, Celia (2003). The Lost Cause: Causation and the Mind-Body Problem. Oxford: Oxford Forum. ISBN 0-9536772-1-4 Includes three chapters on causality at the microlevel in physics. Judea Pearl (2000). Causality: Models of Reasoning and Inference Cambridge University Press ISBN 978-0-521-77362-1 Rosenberg, M. (1968). The Logic of Survey Analysis. New York: Basic Books, Inc. Spirtes, Peter, Clark Glymour and Richard Scheines Causation, Prediction, and Search, MIT Press, ISBN 0-262-19440-6 University of California journal articles, including Judea Pearl's articles between 1984 and 1998 . Liên kết ngoài Mete Avcı Metheus , 2013, Nedenselliğin bir eleştirisi "The Art and Science of Cause and Effect": a slide show and tutorial lecture by Judea Pearl Donald Davidson: Causal Explanation of Action The Internet Encyclopedia of Philosophy leadsto: a public available collection comprising more than 5000 causalities Causal inference in statistics: An overview, by Judea Pearl (September 2009) Dictionary of the History of Ideas: Causation Dictionary of the History of Ideas: Causation in History Dictionary of the History of Ideas: Causation in Law People's Epidemiology Library Khái niệm vật lý Quan niệm trong siêu hình học Quan hệ nhân quả Triết học khoa học Khái niệm nhận thức luận
562
5705
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%95%20M%C3%B6ssbauer
Phổ Mössbauer
Phổ Mossbauer, hay còn gọi là phương pháp phổ Mossbauer, là một phương pháp của vật lý thực nghiệm, phương pháp này dựa trên hiệu ứng Mossbauer để nghiên cứu tính chất vật lý và hoá học và sự phụ thuộc vào thời gian của các tính chất của các vật liệu. Hạt nhân của nguyên tử có thể ở các trạng thái với mức năng lượng khác nhau. Bằng việc hấp thụ hay phát xạ tia (sóng điện từ có năng lượng rất cao) hạt nhân có thể thay đổi các trạng thái năng lượng đó. Vì hạt nhân trong vật liệu có các tương tác điện từ với môi trường xung quanh nên sự dịch chuyển các mức năng lượng liên quan chặt chẽ đến tương tác với môi trường. Do đó, nếu ta đo được dịch chuyển năng lượng, ta có thể biết thông tin hóa, lý của vật liệu. Tuy nhiên có hai khó khăn trong việc xác định các thông tin đó là tương tác siêu tinh tế (Anh ngữ: hyperfine) giữa hạt nhân với môi trường xung quanh rất nhỏ và sự giật lùi của hạt nhân khi hấp thụ hoặc phát xạ tia . Hãy xem xét một hạt nhân tự do, khi hấp thụ hoặc phát xạ tia , hạt nhân này sẽ bị giật lùi để bảo toàn mô men động lượng, điều này giống như khi ta bắn một viên đạn, khẩu súng sẽ bị giật về phía sau, khẩu súng càng lớn thì sự giật lùi càng nhỏ và ngược lại. Mossbauer đã khám phá ra rằng, nếu hạt nhân ở trong chất rắn thì khối lượng hiệu dụng của nó rất lớn. Nếu năng lượng tia đủ nhỏ thì sự giật lùi của hạt nhân sẽ thấp bằng năng lượng để tạo ra các dao động mạng trong chất rắn (tiếng Anh: phonon), và do đó, toàn bộ hệ sẽ bị giật lùi, điều này làm cho năng lượng giật gần như bằng không và hạt nhân trong chất rắn sẽ hấp thụ và phát xạ tia có năng lượng bằng nhau, ta có cộng hưởng. Trong hiệu ứng Mossbauer, nguồn phát tia là một nguồn phóng xạ, thường dùng là đồng vị Fe57 hoặc Co57. Nguồn này chuyển động tương đối với mẫu nghiên cứu, và do đó, năng lượng của tia sẽ bị thay đổi chút ít khi tốc độ nguồn thay đổi nhờ vào hiệu ứng Doppler. Sơ đồ tách mức năng lượng hạt nhân do các tương tác siêu tinh tế khác nhau và phổ Mossbauer tương ứng Nếu hạt nhân phát xạ tia ở nguồn phát và hạt nhân hấp thụ tia ở mẫu là đồng nhất (ví dụ cùng là Fe chẳng hạn) thì dịch chuyển năng lượng là đồng nhất và ta được một phổ hấp thụ như cột đồ thị thứ nhất trong hình với đỉnh cực đại tại vận tốc nguồn bằng 0. Câu hỏi là hiệu ứng này có thể đo được tương tác cực kỳ nhỏ bé giữa hạt nhân nguyên tử với môi trường hay không? Độ phân giải của hiệu ứng phụ thuộc vào sự mở rộng do việc hạt nhân hấp thụ tia nhảy lên trạng thái kích thích rồi ở đó một khoảng thời gian (gọi là khoảng thời gian sống trung bình) trước khi trở về trạng thái ban đầu kèm với việc phát xạ tia . Đối với Fe57, độ rộng vạch là 5×10−9 eV so với 14.4 keV của chùm tia tương ứng với chiều dày của một tờ giấy so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Chính vì độ nhạy rất cao như thế mà hiệu ứng có thể thu được tương tác siêu tinh tế trong vật liệu. Khi nghiên cứu một vật liệu nào đó ta cần phải điều chỉnh năng lượng của chùm tia đến sao cho có cộng hưởng xảy ra, người ta điều chỉnh năng lượng bằng cách cho nguồn phát tia chuyển động lại gần hoặc ra xa mẫu nghiên cứu với tốc độ vài mm/s. Năng lượng của chuyển động của nguồn phát cỡ mm/s là rất nhỏ so với vận tốc chuyển động của tia gần 3×1011 mm/s (vận tốc ánh sáng) chính là độ biến đổi cần thiết để thu được tương tác siêu tinh tế trong mẫu nghiên cứu. Khi hạt nhân của mẫu hấp thụ tia thì trạng thái năng lượng của nó bị thay đổi và sự thay đổi đó xảy ra theo ba cách khác nhau: dịch chuyển Isomer, tách mức tứ cực, và tách mức từ. Dịch chuyển Isomer (còn gọi là dịch chuyển hóa học) xuất hiện do hạt nhân có một thể tích khác không, do đó, hàm sóng của điện tử khác không tại vị trí của hạt nhân làm xuất hiện một tương tác Coulomb giữa điện tử và hạt nhân làm thay đổi trạng thái hạt nhân. Đối với Fe chẳng hạn, nếu có nhiều điện tử d (lớp điện tử nằm bên trong hạt nhân) sẽ chắn hạt nhân với điện tử s (lớp điện tử nằm bên ngoài) làm cho tương tác hạt nhân – điện tử s bị yếu đi và các điện tử s sẽ trải rộng ra khỏi hạt nhân và hệ quả là mật độ điện tích của điện tử s bị giảm đi. Nếu môi trường điện tử s của hạt nhân phát xạ và hạt nhân hấp thụ khác nhau thì sẽ gây ra một sai khác về mức năng lượng cộng hưởng. Và ta sẽ thấy toàn bộ phổ bị dịch về phía trái hoặc phải so với điểm 0 (cột thứ hai trong hình). Dịch chuyển Isomer dùng để xác định các trạng thái hóa trị, các trạng thái liên kết, sự chắn của điện tử và độ âm điện. Ví dụ cấu hình điện tử của Fe+2 và Fe+3 tương ứng là (3d)6 và (3d)5 thì mật độ điện tử s của Fe+2 sẽ nhỏ hơn mật độ điện tử s của Fe+3 và do đó dịch chuyển Isomer của Fe+2 sẽ lớn hơn của Fe+3. Tách mức tứ cực xuất hiện do phân bố điện tích xung quanh hạt nhân (có mô men xung lượng > 1/2) không phải là hình cầu. Sự phân bố điện tích không đối xứng đó tạo ra một điện trường không đối xứng (gradient điện trường) làm tách mức năng lượng của hạt nhân. Với đồng vị Fe57, trạng thái kích thích bị tách thành hai trạng thái 1/2 và 3/2 là xuất hiện hai vạch trong phổ Mossbauer (cột thứ ba). Tách mức từ xuất hiện do hạt nhân có một mô men từ spin. Khi có mặt của từ trường sẽ xuất hiện một tương tác Zeeman giữa mô men từ hạt nhân với từ trường. Các điện tử có mô men từ do chuyển động của chúng trên quỹ đạo xung quanh hạt nhân gọi là mô men từ quỹ đạo, và chuyển động xung quanh mình chúng gọi là mô men từ spin. Nếu các lớp điện tử không bị lấp đầy hoàn toàn thì các mô men từ quỹ đạo, mô men từ spin và sự phân cực của mật độ spin tạo ra các từ trường nội tác dụng lên hạt nhân. Nếu tác dụng một từ trường ngoài thì đó là từ trường ngoại tác dụng lên hạt nhân. Tất cả các từ trường đó hợp lại làm xuất hiện sáu vạch phổ (cột cuối cùng trong hình). Vị trí của các vạch có liên quan đến độ lớn của các mức năng lượng nhưng cường độ của các vạch thì liên quan đến góc giữa tia và mô men spin hạt nhân. Giá trị tương đối của các vạch ngoài cùng – giữa – trong cùng là 3 – – 1. Tức là tỷ lệ giữa vạch trong cùng và ngoài cùng luôn bằng 1/3, nhưng vạch giữa có thể có các giá trị từ 0 đến 4 phụ thuộc vào q là góc giữa mô men spin của hạt nhân và chùm tia . Đối với mẫu đa tinh thể vạch giữa có cường độ trung bình bằng 2 nhưng đối với mẫu đơn tinh thể hoặc dưới tác dụng của từ trường ngoài thì cường độ của các vạch này có thể cho các thông tin về hướng và độ trật tự từ. Các tương tác Isomer, từ cực, từ và tổ hợp của chúng là các thông tin quan trọng của phổ Mossbauer. Tham khảo Phổ Mossbauer Vật lý nguyên tử Phổ học Kỹ thuật khoa học
1,450
5723
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%204%20n%C4%83m%202005
Tháng 4 năm 2005
Thứ hai, ngày 25 tháng 4 năm 2005 Bulgaria và România ký hiệp định gia nhập Liên minh châu Âu. Trật đường rầy xe lửa ở Amagasaki, Nhật Bản làm chết 73 người. Chủ nhật, ngày 24 tháng 4 năm 2005 Faure Gnassingbé thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Togo với hơn 60% số phiếu. Thứ sáu, ngày 22 tháng 4 năm 2005 Sau sự thành công của phương án Wikipedia, Microsoft cho rằng để cho độc giả tự bổ sung và sửa đổi các bài viết của họ là một việc làm có lợi. Tổng biên tập cho bách khoa toàn thư Microsoft Encarta, Gary Alt, nói đến việc khai thác kiến thức tự do của vô số người. Khác với các dự án của Tập đoàn Wikimedia, nơi các thay đổi thông thường được phát hành trực tiếp, các thay đổi của Encarta sẽ được kiểm tra bởi các biên tập viên được Microsoft này đặc biệt thâu nhận nhằm để mở rộng cuốn từ điển bách khoa của họ. (n:de: n:en:) Thứ năm, ngày 21 tháng 4 năm 2005 NASA hoãn chuyến bay của tàu vũ trụ Discovery. Thời điểm phóng tàu vũ trụ được ấn định lại vào ngày 22 tháng 5. Như vậy việc tiếp nối các chuyến bay tàu con thoi ở Cape Canaveral từ khi tàu vũ trụ "Columbia" rơi hơn hai năm trước đây tiếp tục bị trì hoãn. (n:de:) Thứ tư, ngày 20 tháng 4 năm 2005 Quốc hội Hy Lạp thông qua Hiến pháp Liên minh châu Âu. (n:de:) Alfredo Palacio trở thành tổng thống lâm thời của Ecuador sau khi quốc hội cách chức Lucio Gutíerrez sau một thời gian có nhiều người biểu tình. Máy bay rơi ở Tehran. (n:de:) Thứ ba, ngày 19 tháng 4 năm 2005 Đức hồng y người Đức Joseph Ratzinger được bầu làm Giáo hoàng vào ngày thứ hai của hội nghị hồng y, lấy hiệu là Beneđitô XVI. (BBC VNN VOA) Thủ tướng tiểu bang Baden-Württemberg (Đức), Erwin Teufel, xin từ chức. Người kế nhiệm sẽ được bầu vào ngày 27 tháng 4. Chủ nhật, ngày 17 tháng 4 năm 2005 Nhiều bản viết bị mất của Sophocles, Euripides, Archilochus, và tác phẩm cổ điển khác, và có thể cả một số sách Phúc âm Kitô giáo bị mất, đang tìm lại được từ những sách giấy cói ở Oxyrhynchus tại Ai Cập. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản suy thoái khi Trung Quốc bác bỏ yêu cầu của Nhật buộc Trung Quốc phải xin lỗi về những cuộc biểu tình lớn tại một số thành phố Trung Quốc liên quan đến những tranh cãi về sách giáo khoa lịch sử Nhật. Thứ tư, ngày 6 tháng 4 năm 2005 Hoàng thân Rainier III Công quốc Monaco qua đời, thọ 81 tuổi. Thay ông là Hoàng tử Albert, 47 tuổi, độc thân. (BBC) Thứ hai, ngày 4 tháng 4 năm 2005 Israel bắt đầu đổ 10000 tấn rác thải xuống Bờ Tây mỗi tháng. Việc này được xem là vi phạm các hiệp ước quốc tế, và có thể gây ô nhiễm nguồn nước chính của Palestine. (Haaretz) Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết có ít nhất 3797 người bị hành quyết và 7395 người bị kết án tử hình trong năm 2004. (Ân xá Quốc tế ) Tổng thống Kyrgyzstan bị lật đổ, ông Askar Akayev chính thức tuyên bố từ chức tại Đại sứ quán Kyrgyzstan ở Nga. (Báo Lao động) Kỹ sư người Pháp gốc Việt André Trương Trọng Thi, được xem là "cha đẻ máy vi tính" qua đời tại Pháp sau hơn hai năm rưỡi nằm viện, thọ 69 tuổi. (Tuổi trẻ) Sự kiện tháng qua Tham khảo Tháng tư Năm 2005
604
5724
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A2y%20nhu%E1%BA%ADn
Giây nhuận
Giây nhuận là sự điều chỉnh (chèn thêm) một giây thường áp dụng cho Thời gian Phối hợp Quốc tế để giữ cho thời gian của ngày theo chuẩn thời gian đó gần với thời gian Mặt Trời trung bình. Các giây nhuận là cần thiết để giữ các chuẩn thời gian đồng bộ với các loại lịch thông thường, mà nền tảng của nó là các quan sát thiên văn. Bảng danh sách giây nhuận Lý do, nguyên tắc chèn Trước đây, để đo thời gian, người ta thường dùng đồng hồ nước, đồng hồ quả lắc hoặc đồng hồ Mặt Trời. Tuy nhiên, từ năm 1950, Cơ quan quan sát sự quay của Trái Đất (IERS) sử dụng đồng hồ nguyên tử, có khả năng đo thời gian với độ chính xác cao: 50 triệu năm mới chỉ chệch 1 giây. Văn phòng quốc tế về trọng lượng và đo lường (BIPM), có trụ sở ở Pháp, hiện dùng một hệ thống gồm 250 đồng hồ nguyên tử được đặt rải rác trên thế giới, quyết định về thời gian nguyên tử quốc tế (TAI - International Atomic Time) và thời gian phối hợp toàn cầu (UTC - Coordinate Universal Time). Tuy nhiên, TAI được tính toán dựa trên máy móc, trong khi UTC được tính dựa theo các chu kỳ mọc và lặn của Mặt Trời. Các tiêu chuẩn phổ biến của thời gian thông thường dựa trên "Giờ phối hợp quốc tế" (UTC), mà chúng được duy trì bằng cách sử dụng các đồng hồ nguyên tử có độ chính xác rất cao. Ngược lại, sự tự quay của Trái Đất, được đo theo thang thời gian UT1, là không đều (dù rất nhỏ). Hiện tượng thủy triều, dưới tác động của lực hấp dẫn của Mặt Trăng, khiến Trái Đất quay chậm lại do động năng quay bị chuyển hóa thành dạng năng lượng khác trong việc nâng hạ nước trên bề mặt Trái Đất. Theo thời gian thì ngày mặt trời trở nên dài hơn, dẫn đến chênh lệch rất nhỏ trong chu kỳ tự quay của Trái Đất nhưng cũng đủ để tạo ra sự khác biệt giữa giờ TAI và giờ UTC do đó đôi khi cần có sự điều chỉnh về thời gian. Để giữ cho chuẩn phổ biến của UTC gần với thời gian mặt trời trung bình, UTC thỉnh thoảng phải sửa chữa bằng cách điều chỉnh chèn vào, tức "nhuận", một (1) giây. Giây nguyên tử là nhanh hơn một chút hơn so với giá trị nó lẽ ra phải có để giữ cho ngày trung bình chính xác bằng 86.400 giây nguyên tử. Vì Trái Đất tự quay chậm dần đi, tần suất thêm vào các giây nhuận sẽ tăng lên theo thời gian. Khoảng 50.000 năm sau, người ta có thể cho rằng một ngày có 86.401 giây nếu như định nghĩa của giây theo SI là không thay đổi. Thông báo về việc chèn giây nhuận sẽ được đưa ra khi sai số giữa UTC và UT1 đạt trên mức 0,5 giây, để giữ cho sai số giữa UTC và UT1 không vượt quá ±0.9 giây. Sau UTC 23:59:59, một giây nhuận dương ở 23:59:60 sẽ được tính, trước khi đồng hồ chỉ tới 00:00:00 của ngày hôm sau. Giây nhuận âm là có thể nếu như sự tự quay của Trái Đất trở thành nhanh hơn; trong trường hợp này, 23:59:58 sẽ được kế tiếp bởi 00:00:00. Các giây nhuận chỉ được tính ở cuối tháng UTC, và đã từng được chèn thêm vào cuối ngày 30 tháng 6 hoặc 31 tháng 12. Không giống như ngày nhuận, chúng diễn ra đồng thời trên toàn thế giới; ví dụ, giây nhuận vào ngày 31 tháng 12 theo thời gian chuẩn miền đông nước Mỹ là giây vào thời điểm 18 giờ 59 phút 60 giây chiều. Áp dụng Theo lịch sử, các giây nhuận đã được chèn thêm vào khoảng sau từng 18 tháng. Tuy nhiên, sự tự quay của Trái Đất là không thể dự đoán trước trong một khoảng thời gian dài, vì thế không thể dự đoán trước sự cần thiết phải thêm vào xa hơn là một năm về phía tương lai. Giữa tháng 1 năm 1972 và tháng 11 năm 2001, IERS (viết tắt trong tiếng Anh của tổ chức: International Earth Rotation and Reference Systems Service tức Dịch vụ quốc tế các hệ thống tham chiếu và sự tự quay Trái Đất) đã ra chỉ thị chèn vào giây nhuận trong 22 trường hợp. Cho tới nay, khoảng thời gian dài nhất mà không cần giây nhuận là từ giây nhuận ngày 31/12/1998 tới giây nhuận ngày 31/12/2005. Ngày 14 tháng 1 năm 2005, IERS thông báo là sẽ KHÔNG có giây nhuận vào cuối tháng 6 năm 2005. Đây là trách nhiệm của IERS trong việc đo lường sự tự quay của Trái Đất và xác định cần hay không cần giây nhuận. Sự xác định của họ được thông báo trong Tập san C (Bulletin C), thông thường được xuất bản sáu tháng một lần. Dự kiến, Liên hiệp quốc tế các ngành liên lạc viễn thông (UIT) có thể sẽ xem xét việc chấm dứt sử dụng giây nhuận. Lưu ý rằng giây nhuận không có liên quan gì với năm nhuận. Tham khảo Liên kết ngoài Giây nhuận cuối cùng Một giây sẽ được thêm vào ngày 30/6/2012 IERS Bulletin C, where leap seconds are announced IERS information about Bulletin C and when leap seconds may occur IERS Archive, to view old announcements USNO article on leap seconds UTC might be redefined without Leap Seconds Efforts to abolish leap seconds Đơn vị đo thời gian
950
5730
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%B0%C6%A1ng
Sương
Sương hay còn gọi là giọt sương hay sương móc hay móc (tiếng Hán-Việt: lộ thủy) là các thuật ngữ để chỉ những giọt nước nhỏ xuất hiện trên các vật thể vào buổi sáng sớm hay có khi là buổi chiều, kết quả của sự ngưng tụ. Sương được tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển đọng lại thành dạng giọt nước sau một ngày nắng ấm. Hạt sương xuất hiện trong đêm trên mặt những vật thể bị hao nhiệt. Ở nhiệt độ thấp, khí trời không chứa được hơi ẩm như trước khiến lượng hơi nước dư ra phải đọng lại (ngưng tụ). Khi nhiệt độ tiếp tục hạ thấp thì hạt sương cấu tạo sẽ trong dạng nước đá gọi là sương muối. Sương thông thường được gắn liền với sự tinh khiết và tươi mát. Ví dụ: Ở Việt Nam, các cụ già thường có sở thích pha chè (trà) bằng nước thu được từ sương mai (sương buổi sáng sớm). Ở Mỹ có các loại đồ uống nổi tiếng như Mountain Dew và Sierra Mist, trong tên của nó đều có liên quan đến từ sương hay sương mù. Hình thành Sương thường xuất hiện vào những đêm quang mây, gió nhẹ, nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao. Trong thời tiết như vậy, bức xạ hiệu dụng mạnh, nhiệt độ các cảnh vật trên mặt đất hạ thấp. Không khí tiếp xúc với chúng bị lạnh và hơi nước ngưng kết lại thành các giọt nước bám vào cảnh vật ấy. Nước sẽ ngưng tụ thành các giọt nhỏ phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí. Nhiệt độ và độ ẩm tương đối mà tại đó các giọt nước có thể hình thành được gọi là điểm sương. Khi nhiệt độ bề mặt giảm xuống, đạt tới điểm sương, hơi nước trong khí quyển ngưng tụ để tạo thành các giọt nhỏ trên bề mặt. Quá trình này phân biệt sương với các dạng khí tượng thủy văn khác, được hình thành trực tiếp trong không khí bằng cách làm lạnh nó tới điểm sương (thông thường xung quanh các nhân ngưng tụ) như sương mù hay mây. Tuy nhiên, các nguyên lý nhiệt động lực học của sự hình thành là giống như nhau. Yếu tố tụ sương Một vật thể sẽ hao nhiệt khi nó mất nhiều nhiệt lượng vì bức xạ hồng ngoại phát ra nhiều hơn là năng lượng nhận được dưới dạng bức xạ mặt trời. Trường hợp này rõ nhất vào những đêm trời quang mây. Điều kiện thứ hai là khi một vật có độ dẫn nhiệt kém thì phần năng lượng mất đi từ lớp trên sẽ không được thay thế từ nhiệt năng của các lớp sâu ấm hơn nên lớp trên cùng sẽ lạnh đủ để tụ sương. Các vật thể thích hợp cho sự hình thành sương vì thế là những vật dẫn nhiệt kém hay bị cách biệt ít nhiều khỏi mặt đất. Những vật thể với bề mặt phi kim loại hay được che phủ như là lớp mạ ánh kim là những vật thể với bức xạ tia hồng ngoại kém. Các điều kiện thời tiết thích hợp bao gồm trời quang mây và ít hơi nước trong phần cao của khí quyển để giảm thiểu các hiệu ứng nhà kính và độ ẩm thích hợp của không khí gần mặt đất. Đêm có sương điển hình thường được coi là những đêm tĩnh gió vì gió sẽ đẩy khí nóng từ các tầng không khí trên xuống làm giảm lạnh ở tầng dưới. Nếu khí quyển là nguồn chính của hơi ẩm, thì một lượng thông gió nhất định vẫn là cần thiết để thay thế hơi nước đã ngưng tụ. Tốc độ gió tối ưu cao nhất có thể thấy trên các đảo khô cằn. Tuy nhiên, nếu đất ẩm cận kề là nguồn chính của hơi nước thì gió luôn luôn là bất lợi cho sự hình thành sương. Các nguyên lý hình thành sương không chỉ hạn chế áp dụng về đêm và ở ngoài trời. Điển hình là khi một người đeo cặp mắt kính bước vào một không gian mới và gặp luồng khí ấm và ẩm thì "sương" sẽ tụ trên cặp kính đó. Một số quy trình công nghiệp được căn cứ trên nguyên lý đó. Tuy nhiên, thuật ngữ thường dùng trong những trường hợp đó là ngưng tụ chư không phải tụ sương. Tác động Vì phụ thuộc vào cân bằng bức xạ, nên lượng sương có thể đạt được tối đa trên lý thuyết là khoảng 0,8 mm mỗi đêm. Tuy nhiên, rất hiếm khi lượng đó vượt quá 0,5 mm. Phần lớn các vùng khí hậu trên thế giới, lượng sương trung bình hàng năm rất nhỏ so với lượng mưa. Trong những khu vực với mùa khô đáng kể, các dạng thực vật như địa y hay thông non có thể thu lợi từ sương. Riêng sa mạc Atacama và sa mạc Namib là hai vùng đất chủ yếu nơi sương mù là nguồn tưới chính vì gần như không có mưa. Một tác động khác của sương đối với thực vật là vai trò làm môi trường sống cho các mầm bệnh như nấm Phytophthora infestans, thường nhiễm loài khoai tây. Văn hóa Trong thần thoại Hy Lạp, Ersa là nữ thần sương. Sương, được biết đến trong tiếng Hebrew như là טל (tal), là rất quan trọng trong tín ngưỡng Do Thái đối với các mục đích nông nghiệp và thần học. Trong ngày đầu tiên của lễ Vượt Qua, người điều khiển ban ca mặc áo lễ màu trắng, điều khiển buổi lễ trong đó ông cầu nguyện để có sương từ thời điểm đó cho tới lễ hội Sukkot. Trong mùa mưa giữa tháng 12 và lễ Vượt Qua cũng có các bổ sung trong Amidah để cầu sương đến cùng mưa. Cũng có nhiều kiến giải nói tới sương như là công cụ để phục sinh cơ bản. Xem thêm Điểm sương Sương mù Sương muối Mù Mưa băng Mưa Ghi chú Liên kết ngoài Sương muối, sương giá và sương móc bản lưu 14/9/2008 Giáng thủy
1,041
5732
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%B0%C6%A1ng%20m%C3%B9
Sương mù
Sương mù là một thể aerosol bao gồm các hạt nước siêu nhỏ hoặc các tinh thể băng được nén chặt trong không khí tại hoặc gần mặt đất. Sương mù có thể được xem là một dạng mây bay thấp, thường có hình dáng của địa tầng, và chịu tác động bởi các vùng nước, điều kiện địa hình và gió trong khu vực xung quanh. Ngược lại, sương mù ảnh hưởng đến các hoạt động của con người, bao gồm vận tải, du lịch, và tác chiến. Sương mù xuất hiện khi hơi nước bắt đầu ngưng tụ. Trong quá trình này, các phân tử hơi nước kết hợp với nhau để tại thành các hạt nước nhỏ trong không khí. Biển sương mù, thứ thường xuất hiện gần các khu vực nước mặn, được hình thành khi hơi nước ngưng tụ trên các mảnh tinh thể muối. Sương mù có thể giống, nhưng ít trong suốt hơn, sương mù mỏng (bạc vụ). Phân loại Sương mù cấu tạo bằng nhiều cách, phụ thuộc vào phương thức giảm nhiệt để gây ra sự ngưng tụ Sương mù bức xạ: được tạo thành khi mặt đất giảm nhiệt lúc hoàng hôn bởi bức xạ nhiệt (hồng ngoại) tỏa ra trong điều kiện yên tĩnh với bầu trời quang đãng. Lớp đất lạnh khiến ngưng đọng trong không khí gần đó bằng truyền dẫn nhiệt. Trong sự yên tĩnh hoàn hảo, lớp sương mù có thể thấp hơn 1 mét nhưng sự chuyển động hỗn loạn có thể tạo ra lớp sương mù dày hơn. Loại hình này phổ biến trong mùa thu và thông thường không tồn tại lâu sau bình minh. Sương mù gió: xảy ra khi không khí ẩm chuyển động qua bề mặt lạnh do gió và bị làm lạnh. Dạng này của sương mù là phổ biến trên biển khi không khí vùng nhiệt đới gặp gỡ với nước lạnh hơn của các vĩ độ cao hơn. Nó cũng là phổ biến khi hai luồng không khí có các đặc trung khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm (frông) đi qua khu vực lạnh. Sương mù hơi: là dạng cục bộ nhất, được tạo ra do luồng không khí lạnh đi trên nước ấm hơn. Hơi nước nhanh chóng đi vào khí quyển bằng cách bay hơi và sự ngưng tụ xảy ra khi đạt tới điểm sương, tạo ra lớp hơi mỏng và yếu. Sương mù hơi là phổ biến ở các khu vực gần hai địa cực, cũng như xung quanh các hồ sâu và rộng vào cuối mùa thu và đầu mùa đông. Nó rất gần với hiện tượng tuyết hiệu ứng hồ hay mưa hiệu ứng hồ, và thông thường sinh ra sương giá, hoặc đôi khi là sương muối. Sương mù ngưng đọng: (hay sương mù mưa) tạo thành do các giọt nước bị ngưng đọng rơi xuống lớp không khí khô hơn ở dưới các đám mây, các giọt nước bay hơi thành hơi nước. Hơi nước bị làm lạnh và tại điểm sương nó ngưng tụ và tạo ra sương mù. Sương mù núi: tạo thành khi gió thổi không khí trên các chỗ dốc, làm lạnh đoạn nhiệt nó khi nó được nâng lên và làm cho hơi ẩm trong không khí phải ngưng tụ. Loại hình này thường tạo ra sương giá trên các đỉnh núi. Sương mù thung lũng: tạo thành trong các thung lũng núi, thông thường trong mùa đông. Nó là kết quả của sự đảo lộn nhiệt độ sinh ra bởi không khí lạnh nặng hơn đi vào trong các thung lũng, với không khí ấm hơn đi qua các ngọn núi ở phía trên. Nó là sương mù bức xạ bị giam giữ bởi địa hình khu vực, và có thể tồn tại trong vài ngày trong điều kiện yên tĩnh. Ở thung lũng trung tâm California, sương mù thung lũng được nói đến như là Tule fog. Sương mù băng: là bất kỳ dạng sương mù nào khi các giọt nước bị đóng băng thành các tinh thể nước đá nhỏ trong không khí. Nói chung, loại hình này yêu cầu nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng, làm cho nó chỉ phổ biến ở gần Bắc cực hay châu Nam cực. Các lượng cực kỳ nhỏ của chúng rơi xuống tạo ra dạng ngưng tụ gọi là tinh thể nước đá, thông thường thấy có ở Barrow, Alaska. Mọi loại hình sương mù tạo ra khi độ ẩm tương đối đạt tới 100%, và nhiệt độ không khí có xu hướng giảm xuống dưới điểm sương, ép nó xuống thấp hơn bằng cách làm cho hơi nước ngưng tụ. Ngoài ra còn loại sương mù khô là hiện tượng khí quyển bị vẩn đục nhẹ do sự tồn tại của các hạt bụi, khói gây nên. Cảnh báo Sương mù làm giảm tầm nhìn. Các loại xe cộ phải đi chậm hơn và phải sử dụng nhiều ánh sáng hơn. Ánh sáng vàng là thích hợp trong điều kiện sương mù. Đặc biệt nguy hiểm khi sương mù là cục bộ, do người lái xe bị bất ngờ. Sương mù cũng là tai hại đối với ngành hàng không. Người ta đã cố gắng phát triển nhiều phương pháp để làm tan sương mù như sử dụng nhiệt hay các tinh thể muối. Các phương pháp này đạt được một số hiệu quả ở nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng. Xem thêm Khói sương Sương muối Điểm sương Sương giá Sương móc Sương đồi(núi) Tham khảo Liên kết ngoài Sương mù trên trang Khí tượng Thủy văn Khí tượng học Thời tiết
955
5737
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83m%20s%C6%B0%C6%A1ng
Điểm sương
Điểm sương hay còn gọi là điểm ngưng sương, nhiệt độ hóa sương (tiếng Anh: dew point) của một khối không khí, ở áp suất khí quyển cố định, là nhiệt độ mà ở đó thành phần hơi nước trong khối không khí ngưng đọng thành nước lỏng. Nói cách khác, điểm sương là nhiệt độ mà độ ẩm tương đối của khối không khí đạt đến 100%. Khi điểm sương thấp hơn điểm đóng băng, thì nó gọi là điểm băng giá, thay vì tạo ra sương, nó sẽ tạo ra sương giá hay sương muối do sự ngưng đọng. Điểm sương không phụ thuộc vào sự hiện diện của oxy, nitơ hay các chất khí khác hơi nước trong không khí. Sự hình thành của sương có thể xảy ra ở điểm sương ngay cả khi khí duy nhất tồn tại trong hỗn hợp không khí là hơi nước. Khi nhiệt độ cao hơn điểm sương thì áp suất thành phần của hơi nước tăng lên và nước có thể bay hơi vào không khí. Điếm sương xác định độ ẩm tương đối. Khi độ ẩm tương đối cao, điểm sương gần với nhiệt độ hiện tại của không khí. Nếu độ ẩm tương đối là 100%, điểm sương sẽ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ không khí lúc đó. Nếu độ ẩm tương đối giảm điểm sương sẽ thấp hơn đối với cùng một nhiệt độ của khối không khí. Nhiều người có cảm thấy khó chịu với điểm sương cao. Những người đã quen với khí hậu lục địa thông thường bắt đầu cảm thấy khó chịu khi điểm sương đạt tới khoảng 15° - 20°C. Phần lớn những người sống trong khu vực này sẽ cho rằng điểm sương trên 21 °C là rất ngột ngạt. Tham khảo Khí tượng học Thời tiết Chuyển pha Nhiệt độ Chất khí sv:Luftfuktighet#Daggpunkt
303
5750
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thang%20b%C3%A3o%20Saffir%E2%80%93Simpson
Thang bão Saffir–Simpson
Thang bão Saffir–Simpson là thang phân loại bão được sử dụng nhiều nhất cho các xoáy thuận nhiệt đới ở Tây Bán cầu có cường độ vượt quá cường độ của các áp thấp nhiệt đới và các trận bão nhiệt đới. Thang này chia các cơn bão thành 5 cấp được phân biệt theo cường độ sức gió kéo dài của nó. Để phân loại như là một cơn bão, một xoáy thuận nhiệt đới phải có sức gió kéo dài tối đa ít nhất là 74 dặm trên giờ (33 mét trên giây; 64 knot hay 119 kilômét trên giờ). Cao nhất trong thang bão này là cấp 5 là các cơn bão có sức gió trên 155 mph (69 m/s; 136 kt; 249 km/h). Sự phân loại này được sử dụng để đo khả năng gây thiệt hại và ngập lụt do bão gây nên khi đổ bộ vào đất liền, mặc dù nó bị phê phán là quá đơn giản. Về mặt chính thức, thang bão Saffir–Simpson được sử dụng để mô tả các cơn bão hình thành ở Đại Tây Dương và bắc Thái Bình Dương về phía đông đường đổi ngày quốc tế. Các khu vực hay quốc gia khác sử dụng sơ đồ phân loại của họ, chủ yếu dựa theo thang sức gió Beaufort, chẳng hạn như Nha khí tượng học Úc sử dụng thang độ 1–5 gọi là tropical cyclone severity categories (các cấp dữ dội của bão). Không giống như thang Saffir–Simpson, các cấp dữ dội dựa trên gió giật mạnh nhất mà không phải là gió kéo dài. Các cấp dữ dội được chia độ thấp hơn so với thang Saffir–Simpson, với cấp dữ dội 2 của bão chỉ gần bằng cấp 1 của thang bão Saffir–Simpson. Lịch sử Thang bão Saffir–Simpson là thang phân loại bão theo cường độ gió kéo dài, được kỹ sư dân dụng Herbert Saffir và nhà khí tượng học Bob Simpson, giám đốc Trung tâm dự báo bão quốc gia Hoa Kỳ (NHC) phát triển năm 1971. Thang bão này được giới thiệu với công chúng năm 1973, và sử dụng phổ biến sau khi Neil Frank thay thế Simpson lãnh đạo NHC năm 1974. Thang ban đầu được Saffir, một kỹ sư kết cấu, xây dựng năm 1969 khi thực hiện công việc do Liên hiệp quốc ủy nhiệm để nghiên cứu xây dựng nhà ở giá rẻ trong các khu vực nhiều bão. Trong khi nghiên cứu, Saffir nhận ra rằng không có một thang đơn giản để miêu tả các tác động có thể xảy ra của một cơn bão. Biết được lợi ích của thang Richter trong việc mô tả các trận động đất, ông nghĩ ra thang từ 1 đến 5 dựa trên vận tốc gió có thể gây hư hại dự kiến cho các kiến trúc xây dựng. Saffir cung cấp thang này cho NHC, và Simpson bổ sung thêm các hiệu ứng sóng cồn của bão (chiều cao sóng) và ngập lụt. Tuy nhiên, năm 2009, NHC đã loại bỏ các khoảng khí áp và sóng cồn ra khỏi các cấp, biến đổi nó thành thang sức gió thuần túy. Thang bão này không tính tới lượng mưa hay vị trí, nghĩa là một cơn bão cấp 2 nếu đi qua một thành phố lớn sẽ có thể gây thiệt hại lớn hơn cơn bão cấp 5 đi qua khu vực nông thôn. NHC quyết định rằng cho mùa bão 2009 người ta sẽ dùng thang gió bão Saffir–Simpson thử nghiệm (SSHWS), vẫn dựa trên thang SSHS, nhưng loại trừ mức độ ngập lụt và các ước tính sóng cồn. Trung tâm này trích dẫn một loạt các trận bão làm các lý do để loại bỏ thông tin "không chính xác về mặt khoa học", như bão Katrina và bão Ike với cả hai đều có sóng cồn cao hơn so với ước tính và bão Charley với sóng cồn thấp hơn mức dự báo. Các cấp Thang bão này chia tách các cơn bão biển thành 5 cấp khác biệt, dựa trên sức gió, khí áp trung tâm và sóng cồn. Trung tâm dự báo bão quốc gia Hoa Kỳ phân loại bão cấp 3 trở lên là các trận bão lớn. Phần lớn các tổ chức dự báo thời tiết sử dụng định nghĩa cho sức gió kéo dài do Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) khuyến cáo, trong đó định rõ các sức gió đo đạc tại độ cao 10 m (33 ft) trong 10 phút và sau đó lấy số liệu trung bình. Ngược lại, Cục dự báo thời tiết quốc gia Hoa Kỳ định nghĩa sức gió kéo dài như là tốc độ gió trung bình trong thời gian 1 phút tại độ cao 10 m (33 ft). Các giá trị khí áp tâm bão và sóng cồn là xấp xỉ và thường phụ thuộc các yếu tố khác, như quy mô của cơn bão và vị trí của nó. Cường độ của các cơn bão ví dụ tính theo cả thời gian đổ bộ vào đất liền và cường độ tối đa. Thang bão này là gần đúng với logarit của sức gió, và tốc độ gió tối đa cho cấp "c" (c=1, 2, 3) có thể biểu diễn như sau: dặm trên giờ, làm tròn tới bội số gần nhất của 5. Năm cấp được sắp xếp trong bảng sau theo trật tự tăng dần lên: Mọi vận tốc gió dựa trên cơ sở trung bình một phút. Giá trị của áp suất tâm bão là xấp xỉ. Cường độ các cơn bão ví dụ là đo theo thời gian đổ bộ vào đất liền. Phê phán Một số nhà khoa học, như Kerry Emanuel và Lakshmi Kantha, đã phê phán thang này là quá đơn giản hóa, chỉ ra rằng thang này không tính đến quy mô tự nhiên của cơn bão mà cũng không tính tới lượng giáng thủy do nó sinh ra. Ngoài ra, họ và một số người khác chỉ ra rằng thang Saffir–Simpson, không giống như thang Richter được dùng để đo động đất, là không bỏ ngỏ, và được lượng tử hóa thành một lượng nhỏ các cấp. Các phân loại thay thế được đề xuất bao gồm Chỉ số cường độ bão, dựa trên áp suất động lực do gió bão gây ra, và Chỉ số nguy hiểm bão, dựa trên tốc độ gió bề mặt, bán kính sức gió tối đa của cơn bão và tốc độ dịch chuyển của nó. Cả hai thang này đều liên tục và hơi giống thang Richter. Tuy nhiên, chưa có thang nào được các tổ chức chính thức sử dụng. Cấp 6 Sau một loạt các trận bão mạnh của mùa bão Đại Tây Dương 2005, một vài nhà bình luận báo chí và một số nhà khoa học đã đề xuất việc đưa vào cấp 6, và họ gợi ý rằng cấp 6 là bão với sức gió trên 174 hoặc 180 mph (78–80 m/s; 150–155 knot; 280–290 km/h). Chỉ một số ít trận bão trong lịch sử đạt tới cấp giả thuyết này. Phần lớn trong số chúng là các trận siêu bão tây Thái Bình Dương, đáng chú ý như bão Tip năm 1979 với sức gió kéo dài 190 mph. Theo Robert Simpson, không có lý do để có cấp 6 trên thang Saffir–Simpson là do nó được thiết kế để đo đạc thiệt hại tiềm năng của một cơn bão đối với các kết cấu nhân tạo. Nếu tốc độ gió của cơn bão là trên 155 mph (250 km/h) thì thiệt hại đối với một công trình xây dựng sẽ là "nghiêm trọng không phụ thuộc vào việc nó được xây dựng tốt như thế nào". Tham khảo Liên kết ngoài Descriptions of the likely damage and flooding caused by each category of hurricane Interview with Herbert Saffir, contains description of the scale's history Saffir-Simpson(cấp bão)
1,316
5751
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4%20men%20%28v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%29
Mô men (vật lý)
Mô men (tiếng Anh là Moment), M, của một vectơ B có gốc tại G tính từ tâm O là tích véc tơ: M = r × B ở đó r là véc tơ khoảng cách nối O tới G. Đọc tên một cách đầy đủ, người ta có thể nói M là mô men tương ứng với trục đi qua điểm 0, hay đơn giản, "mô men M quanh O". Mô men trong vật lý học là khái niệm được phát triển để mở rộng nhiều tính chất của chuyển động thẳng sang cho chuyển động quay của vật rắn. Định luật trục song song Mô men phụ thuộc vào tâm quay O. Nếu MA là mô men quanh điểm A, thì mô men quanh điểm B là ở đó R là vectơ từ điểm B tới điểm A. Cách biểu diễn này còn được gọi là định luật trục song song. Với trường hợp mô men là tổng của các mô men thành phần, như trong các hệ động lực rắn, ở đó mỗi thành phần của hệ sẽ tạo ra một mô men, sự thay đổi của trục được tính bằng: ở đó hay chuyển sang, Các đại lượng liên quan Một số đại lượng cơ học quan trọng được phát triển cho chuyển động quay từ những ứng dụng của các mô men: Mô men quán tính (I = m r2), tương ứng với khối lượng trong chuyển động quay. Mô men động lượng (L = I ω), tương ứng với động lượng trong chuyển động quay. Mô men lực (τ = F×r), tương ứng với lực trong chuyển động quay. Trong cơ học lượng tử: Spin Mô men từ quỹ đạo Mô men từ spin Xem thêm mô men (toán học) Tham khảo Chuyển động quay Cơ học vật rắn Giải tích toán học Đại lượng vật lý bg:Момент на сила el:Ροπή fa:گشتاور (فیزیک) sq:Momenti tr:Moment (fizik)
302
5755
https://vi.wikipedia.org/wiki/Magnesi
Magnesi
Magnesi, tiếng Việt còn được đọc là Ma-giê (Latinh: Magnesium) là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Mg và số nguyên tử bằng 12. Thuộc tính Magnesi là kim loại tương đối cứng, màu trắng bạc, nhẹ (chỉ nặng khoảng nhôm nếu cùng thể tích) bị xỉn nhẹ đi khi để ngoài không khí. Ở dạng bột, kim loại này bị đốt nóng và bắt lửa khi để vào chỗ ẩm và cháy với ngọn lửa màu trắng. Khi ở dạng tấm dày, nó khó bắt lửa, nhưng khi ở dạng lá mỏng thì nó bắt cháy rất dễ. Khi đã bắt lửa, rất khó dập, nó có thể cháy trong nitơ (tạo ra magnesi nitride) và cả trong carbon dioxide. Magnesi không tan trong nước nhưng nước nóng đun sôi thì có thể hòa tan Magnesi. Lịch sử Tên gọi của nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, khi chỉ tới một khu vực ở Thessaly gọi là Magnesia. Người Anh Joseph Black nhận ra magnesi là một nguyên tố vào năm 1755, Năm 1808, Sir Humphrey Davy bằng điện phân đã cô lập được kim loại magnesi nguyên chất từ hỗn hợp của magnesia và HgO. Năm 1831, A. A. B. Bussy điều chế được nó trong dạng cố kết. Magnesi là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong vỏ Trái Đất. Nó là một kim loại kiềm thổ, vì thế không tồn tại trong tự nhiên ở dạng đơn chất. Nó được tìm thấy trong các khoáng chất như magnesit, dolomit v.v. Ứng dụng Nó được sử dụng để làm cho hợp kim nhẹ bền, đặc biệt là cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, và cũng được sử dụng trong flashbulbs và pháo hoa bởi vì nó đốt cháy với một ngọn lửa trắng rực rỡ. Các hợp chất của magnesi, chủ yếu là magnesi oxide, được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt và thép, các kim loại màu, thủy tinh hay xi măng. Magnesi oxide và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nó được sử dụng để tạo các hợp kim nhôm - magnesi dùng trong sản xuất vỏ đồ hộp, cũng như trong các thành phần cấu trúc của ô tô và máy móc. Ngoài ra magnesi kim loại còn được sử dụng để khử lưu huỳnh từ sắt hay thép. Các công dụng khác: Magnesi, giống như nhôm, là cứng và nhẹ, vì thế nó được sử dụng trong một số các thành phần cấu trúc của các loại xe tải và ô tô dung tích lớn. Đặc biệt, các bánh xe ô tô cấp cao được làm từ hợp kim magnesi được gọi là mag wheels (tiếng Anh, nghĩa là bánh xe magnesi). Các tấm khắc quang học trong công nghiệp in. Nằm trong hợp kim, nó là quan trọng cho các kết cấu máy bay và tên lửa. Khi pha thêm vào nhôm, nó cải thiện các tính chất cơ-lý, làm nhôm dễ hàn và dễ chế tạo hơn. Là tác nhân bổ sung trong các chất nổ thông thường và sử dụng trong sản xuất gang cầu. Là chất khử để sản xuất urani tinh khiết và các kim loại khác từ muối của chúng. Magnesi hydroxide Mg(OH)2 được sử dụng trong sữa magnesi, magnesi chloride và magnesi sulfat trong các muối Epsom và magnesi citrat được sử dụng trong y tế. Magnesi oxide được dùng để tạo ra lò sưởi và lò luyện kim vì nhiệt độ nóng chảy của nó là rất cao. Bột magnesi carbonat (MgCO3) được sử dụng bởi các vận động viên điền kinh như các vận động viên thể dục dụng cụ và cử tạ, để cải thiện khả năng nắm chặt dụng cụ. Magnesi stearat là chất bột màu trắng dễ cháy với các thuộc tính bôi trơn. Trong công nghệ dược phẩm nó được sử dụng trong sản xuất các viên thuốc nén, để ngăn cho các viên nén không bị dính vào thiết bị trong quá trình nén thuốc. Các sử dụng khác bao gồm đèn flash trong nhiếp ảnh, pháo hoa, bao gồm cả bom cháy. Nguồn Kim loại này được sản xuất thông qua điện phân magnesi chloride nóng chảy, thu được từ các nguồn nước mặn, nước suối khoáng hay nước biển. Mặc dù magnesi được tìm thấy trong hơn 60 khoáng chất, nhưng chỉ có dolomit, magnesit, bruxit, cacnalit, bột tan, và olivin là có giá trị thương mại. Cô lập: cathode: Mg2+ + 2e- → Mg anode: 2Cl- → Cl2 (khí) + 2e- Hợp chất trong cơ thể sống Magnesi hữu cơ là quan trọng cho cả thực vật và động vật. Chất diệp lục (Chlorophyll) là các porphyrin có magnesi ở trung tâm. Khẩu phần dinh dưỡng của người lớn là 300-400 mg/ngày, phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, trọng lượng. Nhiều loại enzyme cần có cation magnesi cho các phản ứng xúc tác của chúng, đặc biệt là các enzyme sử dụng ATP. Không đủ magnesi trong cơ thể sinh ra các chứng co thắt cơ, và nó liên quan đến các chứng bệnh tim mạch (cardiovascular), tiểu đường, huyết áp cao và loãng xương. Sự thiếu hụt cấp tính là hiếm hơn. Các nguồn thức ăn Các loại rau xanh như rau bi na (spinach) cung cấp nhiều magnesi vì nguyên tử trung tâm của chất diệp lục là magnesi. Các loại quả hạch, hạt, một số ngũ cốc là nguồn cung cấp magnesi. Việc ăn uống nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ cung cấp tương đối đầy đủ magnesi cho cơ thể. Magnesi trong các loại lương thực, thực phẩm chế biến quá kỹ thông thường bị mất nhiều magnesi. Ví dụ, bánh mì trắng thông thường có ít magnesi hơn bánh mì đen vì cám và phôi giàu magnesi đã bị loại bỏ khi làm trắng bột mì. Nước có thể cung cấp magnesi, nhưng lượng magnesi này thường nhỏ và dao động theo nguồn nước. Nước "cứng" chứa nhiều magnesi hơn nước "mềm". Các nghiên cứu về dinh dưỡng không tính đến lượng magnesi này, và do vậy có thể dẫn đến việc tính không đầy đủ lượng magnesi cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là một số loại thức ăn và lượng magnesi chúng có: Rau bi na (1/2 chén) = 80 miligam (mg) Dầu lạc (2 thìa chè) = 50 mg Các loại đậu mắt đen (1/2 chén) = 45 mg Sữa, ít béo (1 cup) = 40 mg Đồng vị 24Mg là đồng vị ổn định có ứng dụng trong địa chất học, tương tự như 26Al.24Mg là sản phẩm phân rã của 26Al, có chu kỳ bán rã 717.000 năm. Sự giàu có của 24Mg ổn định được tìm thấy trong một số thiên thạch chondrit carbon giàu Ca-Al. Sự phổ biến bất thường của 26Mg là do sự phân rã của 26Al trong các thiên thạch này. Vì thế, thiên thạch phải được tạo ra trong tinh vân trước khi 26Al phân rã. Vì điều này, các mảnh vỡ thiên thạch là những vật thể già nhất trong hệ Mặt Trời và chúng chứa thông tin về lịch sử của hệ Mặt Trời trong giai đoạn đầu tiên của nó. Cảnh báo Magnesi kim loại và hợp kim là rất dễ cháy trong dạng nguyên chất và dễ chảy khi ở dạng bột. Magnesi phản ứng và giải phóng nhiệt rất nhanh khi tiếp xúc với không khí hay nước và cát, Mg có tính khử rất mạnh, nên có thể "lấy Oxi" từ không những H2O, CO2, mà cả trong cát (SiO2) 2Mg + SiO2 ---> 2MgO + Si. Cần phải đeo kính khi làm việc với magnesi. Ánh sáng trắng chói lòa của magnesi có thể làm tổn thương mắt. Không được dùng nước để dập ngọn lửa cháy do magnesi, vì nó làm ngọn lửa cháy to hơn, theo phản ứng sau: Mg(rắn) + 2H2O(lỏng) → Mg(OH)2(dung dịch) + H2(khí) Các bình cứu hỏa chứa dioxide carbon CO2 cũng không được dùng do magnesi cháy trong carbon dioxid. Phải dập lửa bằng các bình cứu hỏa bằng hóa chất khô cấp D (nếu có) hoặc dùng bột phủ vào để dập lửa do Magnesi gây nên Mức cao nhất theo DRI để hấp thụ magnesi là 350 mg/ngày. Triệu chứng chung của thừa magnesi là tiêu chảy. Không được cấp cho trẻ em các loại hình thuốc chứa magnesi. Liên kết ngoài WebElements.com – Magnesium EnvironmentalChemistry.com – Magnesium Magnesium Deficiency The Magnesium Website Magnesium Dietary Reference Intake Dietary Magnesium Chú thích Kim loại kiềm thổ Chất khoáng dinh dưỡng Magnesi Phụ gia thực phẩm
1,450
5756
https://vi.wikipedia.org/wiki/OpenGL
OpenGL
OpenGL (Open Graphics Library) là một API đa nền tảng, đa ngôn ngữ cho kết xuất đồ họa vector 2D và 3D. API thường được sử dụng để tương tác với bộ xử lý đồ họa (GPU), nhằm đạt được tốc độ kết xuất phần cứng. Silicon Graphics, Inc. (SGI) Bắt đầu phát triển OpenGL năm 1991 và phát hành nó vào 30 tháng 6 năm 1992; Nó dùng trong các ứng dụng CAD, thực tế ảo, mô phỏng khoa học, mô phỏng thông tin, video game. Từ năm 2006, OpenGL được quản lý bởi consortium công nghệ phi lợi nhuận Khronos Group. Đối thủ chính của OpenGL là DirectX của Microsoft. Thiết kế Đặc tả OpenGL mô tả một API trừu tượng để vẽ đồ họa 2D và 3D. Mặc dù API có thể được triển khai hoàn toàn trong phần mềm, nhưng nó được thiết kế để triển khai hầu hết hoặc hoàn toàn trong phần cứng. API được định nghĩa là một tập hợp các hàm có thể được gọi bởi chương trình khách, cùng với một tập hợp các hằng số nguyên được đặt tên (ví dụ, hằng số GL_TEXTURE_2D, tương ứng với số thập phân 3553). Mặc dù các định nghĩa hàm bề ngoài tương tự như các định nghĩa của ngôn ngữ lập trình C, chúng không phụ thuộc vào ngôn ngữ. Vì vậy, OpenGL có nhiều language bindings, một số liên kết đáng chú ý nhất là WebGL ràng buộc JavaScript (API, dựa trên OpenGL ES 2.0, cho kết xuất 3D từ trong trình duyệt web); C binding WGL, GLX và CGL; C binding cung cấp bởi iOS; và Java, C bindings cung cấp bởi Android. Ngoài việc không phụ thuộc vào ngôn ngữ, OpenGL cũng đa nền tảng. Đặc tả kỹ thuật không nói gì về chủ đề lấy và quản lý ngữ cảnh OpenGL, để lại điều này như một chi tiết của windowing system. Vì lý do tương tự, OpenGL hoàn toàn quan tâm đến việc hiển thị, không cung cấp API nào liên quan đến đầu vào, âm thanh hoặc windowing. Phát triển OpenGL là một API hiện đang được phát triển. Các phiên bản mới của thông số kỹ thuật OpenGL được Khronos Group phát hành thường xuyên, mỗi phiên bản đều mở rộng API để hỗ trợ nhiều tính năng mới khác nhau. Chi tiết của mỗi phiên bản được quyết định bởi sự đồng thuận giữa các thành viên của Nhóm, bao gồm các nhà sản xuất card đồ họa, nhà thiết kế hệ điều hành và các công ty công nghệ nói chung như Mozilla và Google. Ngoài các tính năng được yêu cầu bởi API lõi, các nhà cung cấp bộ xử lý đồ họa (GPU) có thể cung cấp thêm chức năng ở dạng tiện ích mở rộng. Các tiện ích mở rộng có thể giới thiệu các chức năng mới và hằng số mới, đồng thời có thể nới lỏng hoặc loại bỏ các hạn chế đối với các chức năng OpenGL hiện có. Các nhà cung cấp có thể sử dụng tiện ích mở rộng để hiển thị các API tùy chỉnh mà không cần sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp khác hoặc toàn bộ Nhóm Khronos, điều này làm tăng đáng kể tính linh hoạt của OpenGL. Tất cả các tiện ích mở rộng được thu thập và được xác định bởi OpenGL Registry. Mỗi tiện ích mở rộng được liên kết với một số nhận dạng ngắn, dựa trên tên của công ty đã phát triển nó. Ví dụ: định danh của Nvidia là NV, là một phần của tên mở rộng GL_NV_half_float, hằng số GL_HALF_FLOAT_NV và hàm glVertex2hNV. Nếu nhiều nhà cung cấp đồng ý triển khai cùng một chức năng bằng cách sử dụng cùng một API, thì một tiện ích mở rộng dùng chung có thể được phát hành, sử dụng số nhận dạng EXT. Trong những trường hợp như vậy, cũng có thể xảy ra trường hợp Ban Đánh giá Kiến trúc của Khronos Group chấp thuận rõ ràng cho phần mở rộng, trong trường hợp đó ARB định danh được sử dụng. Các tính năng được giới thiệu bởi mỗi phiên bản OpenGL mới thường được hình thành từ các tính năng kết hợp của một số tiện ích mở rộng được triển khai rộng rãi, đặc biệt là các tiện ích mở rộng thuộc loại ARB hoặc EXT. OpenGL được thiết kế nhằm thỏa mãn mục đích chính sau: Che giấu sự tương tác phức tạp với các bộ máy xúc tiến 3 chiều bằng cách đưa ra một giao diện lập trình thống nhất. Che giấu các sự khác biệt giữa các phần cứng 3 chiều bằng cách bắt buộc các phần cứng tương thích OpenGL phải hỗ trợ tất cả các chức năng của giao diện OpenGL. Nếu cần, các chức năng chưa được hỗ trợ đầy đủ bởi phần cứng có thể được hỗ trợ bằng phần mềm. Các thao tác OpenGL cơ bản là nhận các nguyên hàm hình học như điểm, đường thẳng và đa giác rồi chuyển thành các điểm đồ họa (pixel) trên màn hình. Điều này được thực hiện bởi luồng ống dẫn đồ họa (graphics pipeline). Nó còn được gọi là bộ máy trạng thái OpenGL. Đa số các lệnh OpenGL được dùng để tạo ra các hình học cơ bản đã gặp ở trên hoặc là quy định cách chuyển đổi hình học trong bộ máy trạng thái OpenGL. Trước khi OpenGL 2.0 ra đời, mỗi giai đoạn trong luồng ống dẫn đồ họa thi hành một nhiệm vụ nhất định, khó có thể thay đổi được. Từ phiên bản OpenGL 2.0, một số giai đoạn đó có thể sửa đổi bằng cách dùng ngôn ngữ chuyển màu GLSL. Hình ảnh Xem thêm GLSL - Ngôn ngữ chuyển màu OpenGL Cg - Ngôn ngữ chuyển màu của hãng nVidia dùng cho OpenGL Java OpenGL - OpenGL cho Java OpenGL ES - OpenGL for embedded systems OpenAL - Thư viện âm thanh tự do thiết kế với mục địch dùng chung với OpenGL. OpenSL ES - Một thư viện âm thanh khác Graphics pipeline GLUT - Thư viện công cụ cho OpenGL GLU - Thư viện hàm cho các ứng dụng OpenGL Assimp - Thư viện nhập dữ liệu từ các tập tin đồ họa 3D Mesa 3D - Một thư viện thực thi OpenGL mã nguồn mở Direct3D - Thư viện đồ họa của Microsoft Light Weight Java Game Library VirtualGL Vulkan - API đồ hoạ đa nền tảng Tham khảo Liên kết ngoài Trang chính OpenGL Phần mềm năm 1992 API đồ họa 3D Giao diện lập trình ứng dụng Phần mềm đa nền tảng Thư viện đồ họa Tiêu chuẩn đồ họa Phát triển trò chơi điện tử Phần mềm phát triển trò chơi máy tính Thực tế ảo
1,140
5757
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20lu%E1%BA%ADt%20Amp%C3%A8re
Định luật Ampère
Trong vật lý, định luật Ampere là tương đương từ lực với định luật Gauss, được phát biểu bởi André-Marie Ampère. Nó liên kết sự lan truyền từ trường trong mạch kín với dòng điện đi qua đoạn mạch: trong đó: là từ trường, là thành phần vi phân của mạch kín , là dòng điện đi qua diện tích bao phủ bởi đường cong , là độ từ thẩm của môi trường, là đường tích phân theo mạch kín . Định luật Ampere cho thấy mọi dòng điện đều sinh ra quanh nó một từ trường. Định luật Ampere tổng quát James Clerk Maxwell nhận thấy sự mâu thuẫn lôgic khi áp dụng định luật Ampere trong khi nạp điện cho tụ điện, và vì thế ông kết luận định luật này chưa hoàn thiện. Để giải quyết vấn đề, ông nêu ra khái niệm dòng dịch chuyển và tạo ra phiên bản tổng quát của định luật Ampere, được hợp nhất lại trong phương trình Maxwell. Công thức tổng quát như sau: trong đó: là thông lượng của điện trường xuyên qua bề mặt . Định luật Ampere-Maxwell này có thể viết dưới dạng vi phân: trong đó số hạng thứ hai phát sinh ra từ dòng dịch chuyển; bỏ qua nó sinh ra dạng vi phân của định luật Ampere gốc. Xem thêm Định luật vật lý Tham khảo Điện từ học Định luật Tĩnh từ học Tĩnh điện học
231
5763
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BF%20ph%E1%BA%A9m%20EM
Chế phẩm EM
Chế phẩm EM (tiếng Anh: Effective Microorganisms) là sự kết hợp của nhiều loại vi sinh vật phổ biến, đặc biệt là những loại không cần oxy hóa, được trồng trong một dung dịch chứa nhiều chất dinh dưỡng từ mật đường (được gọi là dung dịch dưỡng molasses), do công ty EM Research Organization, Inc. sản xuất. Nhiều trong số những chất gọi là "Pit additive" được sử dụng để cải thiện hiệu suất của các hệ thống vệ sinh như hố xí, hố chứa phân và nhà máy xử lý nước thải cũng dựa trên công nghệ EM. Dù các nhà sản xuất có tuyên bố gì, các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khoa học để kiểm tra hiệu quả của các chất phụ gia này đều cho thấy không có bằng chứng về lợi ích lâu dài. Các nghiên cứu đã chứng minh EM-A và EM-Bokashi không ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng và vi sinh vật đất trong các thí nghiệm thực tế như sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp. Các thành phần có thể có Một sản phẩm được đặt tên thương hiệu là EM-1 Microbial Inoculant từng được ra mắt ban đầu vào khoảng năm 1985. Các hỗn hợp EM bao gồm: Vi khuẩn acid lactic: Lactobacillus casei Vi khuẩn quang hợp: Rhodopseudomonas palustris Men nấu bia: Saccharomyces cerevisiae Các loại vi sinh vật có lợi tự nhiên tồn tại và phát triển mạnh trong môi trường hỗn hợp. Trong bài thuyết trình "EM: Công Nghệ Toàn Diện Cho Nhân Loại", Higa đã tạo ra một hỗn hợp vi sinh vật bằng cách sử dụng các loại thông thường có mặt ở mọi môi trường, giống như những loại thường được sử dụng trong ngành thực phẩm, chẳng hạn như Vi khuẩn Acid Lactic, Vi khuẩn Quang hợp và Men nấu bia. Higa nói rằng EM đã phát triển một cách ngẫu nhiên. Nền tảng Ý tưởng "vi khuẩn thân thiện" do giáo sư Teruo Higa của Đại học Ryukyus ở Okinawa, Nhật Bản, phát triển. Vào những năm 1980, ông đã đề xuất việc kết hợp khoảng 80 loại vi khuẩn khác nhau có thể tích cực ảnh hưởng đến quá trình phân hủy vật chất hữu cơ để tạo ra sự sống. Ông cũng đưa ra "nguyên tắc ưu thế" để giải thích tác động của "Vi khuẩn Hiệu quả" của mình. Ông phân loại vi khuẩn thành ba nhóm: "vi khuẩn tích cực" (tái tạo), "vi khuẩn tiêu cực" (phân hủy, suy thoái) và "vi khuẩn cơ hội" (tái tạo hoặc suy thoái). Theo ông, tỷ lệ giữa vi khuẩn "tích cực" và "tiêu cực" quan trọng trong mọi môi trường (đất, nước, không khí, ruột người), vì chúng có tương tác tích cực hoặc tiêu cực, ảnh hưởng đến tái tạo hoặc suy thoái. Ông cho rằng việc bổ sung vi khuẩn có lợi có thể tích cực ảnh hưởng đến môi trường cụ thể. Xác minh Ý tưởng này không có bằng chứng khoa học chứng minh những tuyên bố chính của nó và đã bị thách thức. Năm 1994, ông Higa cùng với chuyên gia vi sinh vật đất đai James F Parr đã thừa nhận điều này trong một bài báo và kết luận rằng "vấn đề chính... là khả năng tái tạo và thiếu kết quả nhất quán.". Nhiều nhà nghiên cứu đã xem xét việc sử dụng EM để sản xuất phân bón hữu cơ và ảnh hưởng của nó đến cây trồng và đất. Tuy nhiên, họ không thể phân tách được tác động của vi sinh vật trong các liệu trình EM và tác động của dung dịch dưỡng EM trong chất mang. Tác động này đến sự phát triển cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả tác động của dung dịch dưỡng EM chứa vi sinh vật, tác động của vi sinh vật tự nhiên trong đất và tác động gián tiếp của các chất do vi sinh vật sản xuất (như hormone thực vật và chất điều hòa tăng trưởng). "Chế phẩm vi sinh EM" đã được xem xét về hiệu quả qua thí nghiệm trường hợp nông nghiệp hữu cơ tại Zürich, Thụy Sĩ từ 2003 đến 2006. Nghiên cứu đã phân tách tác động của vi sinh vật EM và dung dịch dưỡng chất EM trong chất mang của liệu pháp sử dụng EM. "Thí nghiệm được thiết kế để tách biệt tác động của vi sinh vật trong các liệu pháp EM (EM-Bokashi và EM-A) và chất mang của chúng (được tiệt trùng)." Chế phẩm vi sinh EM không có tác động đến năng suất và vi sinh học đất trong vai trò phân bón sinh học trong nông nghiệp hữu cơ. Các tác động quan sát được liên quan đến hiệu ứng của chất mang giàu dinh dưỡng trong chuẩn bị EM. "Do đó, 'Chế phẩm vi sinh EM' sẽ không thể cải thiện năng suất và chất lượng đất trong trung hạn (3 năm) trong nông nghiệp hữu cơ." Trong một nghiên cứu năm 2010, Factura và đồng nghiệp đã thu phân người bằng cách sử dụng thùng không khí (sử dụng phương pháp Bokashi - toilet khô) trong một vài tuần. Sau mỗi lần thu phân, họ thêm hỗn hợp của than sinh học, vôi và đất. Hai loại vi khuẩn đã được thử nghiệm - nước muối cải chua (cải chua chua ngọt) và chế phẩm EM thương mại. Sự kết hợp giữa than củi và vi khuẩn đã rất hiệu quả trong việc kiểm soát mùi và ổn định chất liệu. Chế phẩm EM không mang lại lợi ích hơn so với nước muối cải chua.. Vì chỉ có ít nghiên cứu sử dụng phương pháp khoa học nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật hiệu quả (EM), nên các khẳng định của nhà sản xuất về hiệu ứng lâu dài cần phải được đánh giá trong điều kiện dự định. Các ứng dụng EM-Bokashi, một phương pháp do Higa phát minh và tiếp thị, sử dụng chế phẩm vi sinh thương mại để lên men phân hữu cơ từ bếp. Các liệu pháp sử dụng EM-Bokashi không cho thấy tác động nào đối với vi sinh học đất hoặc như phân bón sinh học gây ra bởi vi sinh vật EM. Những hiệu ứng quan sát được liên quan đến tác động của chất mang phân tự nhiên giàu dinh dưỡng trong chuẩn bị EM-Bokashi. Sữa chua tự nhiên, hoặc nước muối cải chua (cải chua chua ngọt) có thể thay thế thành công cho bã EM-bokashi thương mại. Tại Ấn Độ, chế phẩm vi sinh vật hiệu quả đã được sử dụng để cố gắng xử lý một số hồ nước bị ô nhiễm bởi nước thải tại Bangalore vào năm 2015. Sau lũ lụt Bangkok năm 2011, chế phẩm vi sinh vật hiệu quả đã được sử dụng để cố gắng xử lý nước bị ô nhiễm. Phương pháp khoa học để nghiên cứu các ứng dụng của các phụ gia trong xử lý nước thải đã đưa ra kết luận rằng các hiệu ứng có lợi trong dài hạn chưa được chứng minh. Các phụ gia thêm vào để cải thiện hiệu suất hệ thống vệ sinh thường không có hiệu quả, vì "lượng vi khuẩn được thêm vào lỗ thoát nước bằng phụ gia rất nhỏ so với lượng đã có trong phân bùn. Tương tự, một số phụ gia dựa trên việc thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn vào phân bùn để nuôi vi khuẩn và khuyến khích phát triển chúng, nhưng phân bùn từ phòng vệ sinh đã giàu chất dinh dưỡng." Trong tình huống này, chế phẩm vi sinh vật hiệu quả được sử dụng để xử lý nước ô nhiễm bởi phân bùn, thường kết hợp với bokashi mudballs để khử trùng và tiêu thụ phân bùn cũng như khử trùng nước. Chú thích Nông nghiệp Phân huỷ sinh học Sinh thái học Công nghệ môi trường
1,339
5769
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng%20k%C3%ADnh
Lăng kính
Lăng kính là một dụng cụ quang học, sử dụng để khúc xạ, phản xạ và tán xạ ánh sáng sang các màu quang phổ (như màu sắc của cầu vồng). Lăng kính thường được làm theo dạng kim tự tháp đứng, có đáy là hình tam giác. Tia sáng đi từ một môi trường (như môi trường không khí) sang một môi trường khác (như thủy tinh trong lăng kính), nó sẽ bị chậm lại, và giống như kết quả, nó sẽ hoặc bị cong (khúc xạ) hoặc bị phản xạ hoặc đồng thời xảy ra cả hai hiện tượng trên. Góc mà tia sáng hợp với trục thẳng góc tại điểm mà tia sáng đi vào trong lăng kính được gọi là góc tới, và góc tạo ra ở đầu bên kia, qua quá trình khúc xạ được gọi là góc ló. Tương tự, tia sáng đi vào trong lăng kính được gọi là tia tới và tia sáng đi ra ngoài lăng kính được gọi là tia ló. Các lăng kính phản xạ được sử dụng để phản xạ ánh sáng, ví dụ như các ống nhòm, vì, nhờ hiện tượng phản xạ toàn phần, chúng dễ dàng được sử dụng hơn là các gương. Các lăng kính tán sắc được sử dụng để chia ánh sáng thành các thành phần quang phổ màu, bởi vì độ khúc xạ của chúng phụ thuộc vào bước sóng của tia sáng (hiện tượng tán sắc); khi một tia sáng trắng đi vào trong lăng kính, nó có một góc tới xác định, trải qua quá trình khúc xạ, và phản xạ bên trong lăng kính, dẫn đến việc tia sáng bị bẻ cong, hay gập khúc, và vì vậy, màu sắc của tia sáng ló sẽ khác nhau. Ánh sáng màu xanh có bước sóng nhỏ hơn ánh sáng màu đỏ và vì vậy nó cong hơn so với ánh sáng màu đỏ. Cũng có loại lăng kính phân cực, nó có thể chia ánh sáng thành các thành phần phân cực khác nhau. Isaac Newton là người đầu tiên cho rằng các lăng kính có thể chia ánh sáng ra các màu từ ánh sáng trắng. Newton đã đặt một lăng kính thứ hai, nơi mà các ánh sáng sau khi tán sắc sẽ đi vào trong nó, và tìm thấy rằng, các màu sắc không hề thay đổi. Ông ấy kết luận các lăng kính phân chia các màu sắc. Ông còn sử dụng một thấu kính, giống như một lăng kính thứ hai để tạo ra cầu vồng từ ánh sáng trắng. Các loại lăng kính Lăng kính tán xạ Lăng kính tán xạ được dùng để phân tách ánh sáng đa sắc thành những tia sáng đơn sắc, phụ thuộc vào tần sô của ánh sáng chiếu vào nó. Các loại lăng kính tán xạ: Lăng kính tam giác Lăng kính Abbe Lăng kính Pellin-Broca Lăng kính Amici Lăng kính phản xạ Lăng kính phản xạ được dùng để phản xạ ánh sáng, dùng trong máy ảnh và ống nhòm. Lăng kính ngũ giác (lăng kính năm mặt) Lăng kính Porro Lăng kính Porro-Abbe Lăng kính Abbe-Koenig Lăng kính Schmidt-Pechan Lăng kính Dove Lăng kính Dichroic Lăng kính Amici roof Lăng kính phân cực Lăng kính phân cực có thể chia chùm sáng thành phần khác nhau. Chúng thường được chế tạo từ vật liệu phân cực. Lăng kính Nicol Lăng kính Wollaston Lăng kính Rochon Lăng kính Glan-Foucault Lăng kính Glan-Taylor Lăng kính Glan-Thompson Các công thức Trường hợp tổng quát Khi một tia sáng đi vào trong một lăng kính, tại điểm tới I, nó sẽ tạo ra góc tới với phương pháp tuyến (đường thẳng vuông góc với mặt phẳng của lăng kính tại điểm tới I), gọi là , một phần của ánh sáng sẽ phản xạ, phần còn lại đi vào trong lăng kính, được gọi là hiện tượng khúc xạ. Tia sáng sẽ bị gập khúc, hoặc khuỳnh ra tùy theo môi trường của lăng kính, vì thế nó sẽ tạo ra một góc lệch, gọi là . Ánh sáng tiếp tục đi đến mặt lăng kinh bên kia, quá trình phản xạ và khúc xạ lại diễn ra tương tự, với môi trường ngược lại. Kết quả, nó sẽ tạo ra góc lệch và góc ló . Công thức tổng quát đó là: Góc lệch: Với n là chiết suất lăng kính đối với mặt ngoài. Trường hợp góc nhỏ Khi góc và đều nhỏ (ở đây nhỏ ý chỉ khoảng ≪ 10 độ), thì mọi góc khác cũng nhỏ, vì thế ta có: Chiều lệch của tia sáng : Lệch về đáy lăng kính, trường hợp này thường diễn ra. : Lệch về đỉnh lăng kính, trường hợp này ít gặp Độ lệch cực tiểu Điều kiện: Khi ấy: và Và chiết suất được tính theo công thức: Điều kiện có tia ló với Chỉ tính được nếu Khi thì mặt thứ hai của lăng kính luôn luôn phản xạ. Ảnh cho bởi lăng kính Chỉ có ảnh rõ nét nếu: Chùm tia tới là một chùm nhỏ đến gần đỉnh Góc tới trung bình của chùm tới ứng với độ lệch cực tiểu Ảnh và vật cách đều A và hợp với A góc Các bài toán về lăng kính Vẽ đường đi của tia sáng Trường hợp có góc D cực tiểu Lăng kính kết hợp với một quang cụ khác Lăng kính tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau Tham khảo Dụng cụ quang học
930
5781
https://vi.wikipedia.org/wiki/Peter%20Benenson
Peter Benenson
Peter James Henry Solomon Benenson (31 tháng 7 năm 1921 – 25 tháng 2 năm 2005) là một luật sư người Anh, người sáng lập tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế. Peter sinh ở Luân Đôn, khi còn nhỏ đã mất cha, ông học với gia sư là W. H. Auden trước khi vào học ở Eton College. Sau khi ông ngoại mất, ông lấy họ mẹ là Benenson để tưởng nhớ ông ngoại. Ông bắt đầu học đại học tại Trường Balliol của Đại học Oxford nhưng Chiến tranh thế giới thứ hai cắt ngang việc học của ông. Từ 1941 đến 1945, Benenson làm việc tại Bletchley Park, trung tâm giải mã của nước Anh, ở "Testery", một bộ phận nghiên cứu giải mã máy chữ điện báo của Đức . Sau khi giải ngũ năm 1946, Benenson bắt đầu hành nghề luật sư, sau đó gia nhập đảng Lao động, nhưng ra tranh cử thất bại. Năm 1958 ông đổi đạo, theo Công giáo La Mã. Năm sau ông cảm thấy đau ốm bèn sang Ý dưỡng bệnh. Năm 1961 Benenson bị sốc và tức giận trước bài về hai sinh viên người Bồ Đào Nha ở Coimbra bị kết án 7 năm tù vì đã nâng ly mừng tự do (chuyện xảy dưới chế độ chuyên quyền của António de Oliveira Salazar). Ông viết cho David Astor, biên tập viên tờ báo The Observer. Ngày 28 tháng 5 xuất hiện bài báo của Benenson nhan đề Những người tù bị bỏ quên . Bức thư kêu gọi độc giả viết thư để ủng hộ hai sinh viên. Để phối hợp hoạt động viết thư đó, một cuộc gặp gỡ giữa Benenson và 6 người khác vào tháng 7 tại Luxembourg đã thành lập ra Ân xá Quốc tế. Sự phản hồi dồn dập đến nỗi trong vòng có 1 năm mà các nhóm viết thư đã được lập ra ở hơn 1 tá quốc gia. Benenson được bổ nhiệm làm tổng thư ký của tổ chức, đến năm 1964 thì rút lui do sức khoẻ kém. Người ta lập ra chức danh cố vấn gọi là chủ tịch Điều hành quốc tế dành cho ông. Năm 1966, ông bắt đầu khiếu nại rằng một số thành viên điều hành khác không đủ tư cách. Một cuộc thẩm tra được tiến hành, sau đó đã báo cáo tại Elsinore (Đan Mạch) năm 1967. Các khiếu nại bị bác bỏ, và Benenson từ chức. Mặc dù không hề hoạt động trở lại trong tổ chức, về sau Benenson đã giảng hoà với các thành viên điều hành khác, trong đó có Seán MacBride. Ông mất năm 2005 tại Bệnh viện John Radcliffe (Oxford), thọ 83 tuổi. Xem thêm Người Anh gốc Do Thái (tiếng Anh) Chú thích Liên kết ngoài Amnesty International biography (tiếng Anh) Người sáng lập Ân xá Quốc tế qua đời (BBC Việt ngữ) Luật sư Anh Ân xá Quốc tế Nhà hoạt động nhân quyền Sinh năm 1921 Mất năm 2005 Cựu học sinh Eton College Người ủng hộ bất bạo động
503
5787
https://vi.wikipedia.org/wiki/Andr%C3%A9-Marie%20Amp%C3%A8re
André-Marie Ampère
André-Marie Ampère (20 tháng 1 năm 1775 – 10 tháng 6 năm 1836) là nhà vật lý người Pháp và là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường và phát biểu thành định luật mang tên ông (định luật Ampere). Đơn vị đo cường độ dòng điện được mang tên ông là ampere và ampere kế. Cuộc đời Ông sinh ra ở Lyon, gần với Poleymieux - quê của cha ông. Ông có tính tò mò và lòng say mê theo đuổi kiến thức từ khi còn rất nhỏ, người ta nói rằng ông đã đưa ra lời giải cho các tổng số học lớn bằng cách sử dụng các viên sỏi và mẩu bánh bích quy trước khi biết con số. Cha ông dạy ông tiếng Latinh, nhưng sau đó đã bỏ khi nhận thấy khả năng và khuynh hướng nghiên cứu toán học của con trai. Tuy vậy chàng thanh niên trẻ tuổi Ampère sau này đã học lại tiếng Latinh để giúp ông hiểu được các tác phẩm của Euler và Bernoulli. Cuối đời ông đã nói rằng ông biết nhiều nhất về toán học khi ông 18 tuổi, tuy vậy ông cũng đọc rất nhiều sách vở của các lĩnh vực khác như lịch sử, các ghi chép trong các chuyến du hành, thơ ca, triết học và khoa học tự nhiên. Khi Lyon bị rơi vào tay quân đội Cách mạng Pháp năm 1793, cha của Ampère, người giữ chức vụ juge de paix (thẩm phán trị an), đã chống lại một cách kiên quyết cuộc cách mạng này, do đó đã bị bỏ tù và sau đó đã chết trên đoạn đầu đài. Sự kiện này gây ấn tượng sâu sắc đối với tâm hồn nhạy cảm của Andre-Marie, trong vài năm sau đó ông đã chìm trong sự lãnh cảm. Sau đó sở thích của ông đã được đánh thức bởi một số bức thư về thực vật học khi chúng đến tay ông, và từ thực vật học ông đã chuyển sang nghiên cứu thơ ca cổ điển, và tự mình viết những bài thơ. Sau này, ông cho biết đến năm 18 tuổi, ông tìm thấy ba mốc lớn của cuộc đời ông là rước lễ lần đầu, đọc bài "Eulogy of Descartes (Điếu văn cho Descartes)" của nhà thơ Pháp Antoine Leonard Thomas và sự kiện chiếm ngục Bastille .(Nguyễn Văn Thành) Năm 1796 ông gặp Julie Carron, và họ đã gắn bó với nhau, quá trình gặp gỡ của hai người đã được ông ghi chép lại rất chất phác trong tạp chí (Amorum). Năm 1799 họ cưới nhau. Vào khoảng năm 1796 Ampère giảng dạy toán học, hóa học và ngoại ngữ tại Lyon; năm 1801 ông chuyển tới Bourg, làm giáo sư môn vật lý và hóa học, để lại người vợ ốm đau và con nhỏ (là Jean Jacques Ampère) ở Lyon. Vợ ông mất năm 1804, ông đã không bao giờ lấy lại được thăng bằng vì mất mát này. Cùng năm này ông được bổ nhiệm làm giáo sư môn toán của trường trung học (lycée) ở Lyon. Bài báo nhỏ của ông Considérations sur la théorie mathématique du jeu, trong đó miêu tả những khả năng thắng bạc thay vì chơi may rủi, được xuất bản năm 1802 và đã giành được sự chú ý của Jean Baptiste Joseph Delambre, là người đã giới thiệu ông làm giáo sư ở Lyon, và sau đó một thời gian (năm 1804) là vị trí trợ giảng ở trường Bách khoa Paris, ở đó ông được bầu là giáo sư toán năm 1809. Tại đây ông tiếp tục theo đuổi các nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu đa ngành với một sự chuyên cần không suy giảm. Ông được kết nạp làm thành viên của Viện Hàn lâm Pháp năm 1814. Ông đã thiết lập mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, và trong phát triển khoa học về điện từ trường, hay như ông gọi đó là điện động lực học, là lĩnh vực tên tuổi của Ampère đã được công nhận. Vào ngày 11 tháng 9 năm 1820 ông được biết về phát minh của Hans Christian Ørsted rằng kim nam châm chịu tác động của dòng điện. Vào ngày 18 tháng 9 cùng năm ông gửi một báo cáo tới Viện hàn lâm, báo cáo này chứa đựng những bình luận hoàn thiện hơn về hiện tượng này. Toàn bộ lĩnh vực này đã được mở ra khi ông khảo sát và phát biểu công thức toán học không những để giải thích hiện tượng điện từ trường mà còn dự đoán nhiều sự kiện và hiện tượng mới. Các bài báo gốc của ông về đề tài này có thể tìm thấy trong Ann. Chim. Phys. trong khoảng từ năm 1820 đến năm 1828. Sau đó ông đã viết bài Essai sur la philosophie des sciences rất có giá trị. Ngoài ra, ông đã viết một loạt các luận văn và bài báo, trong đó có hai bài về tích phân của các phương trình vi phân (Jour. École Polytechn. x., xi.). Ông mất ở Marseille và được hỏa táng ở nghĩa trang Montmartre, Paris. Sự hào hiệp và tính cách đơn giản của ông được thể hiện trong cuốn sách của ông Journal et correspondance (Paris, 1872). Bốn mươi lăm năm sau, các nhà toán học đã công nhận ông. Đóng góp Cống hiến của Ampère trong khoa học rất lớn. Là một nhà toán học hàng đầu, ông đã chỉ ra cách sử dụng ngành khoa học này như thế nào. Ông coi toán học là một ngành của triết học, là cơ sở để đưa các phát minh trong vật lý trở thành các công thức định lượng. Vai trò của toán học là nâng cao tính chính xác, cũng như một phương tiện thực nghiệm của vật lý hiện đại. Là một nhà tiên đoán vĩ đại, ông đã đưa các tư tưởng khoa học, từ đó đã mở ra các hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học rộng lớn. Tên tuổi của ông được xếp ngang hàng với các nhà bác học vĩ đại khác của nước Pháp. Ampere có nhiều đóng góp trong lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, triết học. Trong toán học ông nghiên cứu lý thuyết xác suất, giải tích và ứng dụng toán học vào vật lý. Công trình của Ampère trong vật lý đạt được hàng loạt các thành tựu vĩ đại. Dựa vào phát hiện của Ørsted năm 1820 về tác dụng của dòng địện lên kim nam châm, ông đã nghiên cứu bằng thực nghiệm, tìm ra lực điện từ và phát biểu thành định luật mang tên ông (Xem định luật Ampere). Lực điện từ là một trong các lực cơ bản của tự nhiên, cơ sở của điện động lực học. Định luật Ampère cho phép xác định chiều và trị số của lực điện từ, là cơ sở chế tạo động cơ điện. Công thức Ampère và định luật Faraday là hai cơ sở chính để James Clerk Maxwell xây dựng nên lý thuyết trường điện từ. Ampère đã phát biểu quy tắc xác định từ trường của dòng điện (quy tắc vặn nút chai), tiên đoán dòng điện phân tử để giải thích bản chất từ của vật liệu sắt từ. Sau Ampère, vật liệu sắt từ trở nên rất phổ biến. Trong hoá học, ông đã tìm ra định luật sau này gọi là định luật Avogadro-Ampère. Ông còn là một nhà thực nghiệm tài ba. Ông đã thiết kế và tự làm nhiều thiết bị phục vụ cho các thí nghiệm của mình. Những thiết bị này đã trở thành nền tảng cho các dụng cụ đo điện (như ampe kế, vôn kế, điện trở kế...). Ông còn là cha đẻ của các lý thuyết về phần tử vô hướng, của từ xuyến và của nam châm điện. Xem thêm Ampere Ampe kế Định luật Ampere Giải Ampère Tham khảo và chú thích Liên kết ngoài Bài này sử dụng các thông tin công cộng thuộc bách khoa toàn thư 1911 Encyclopædia Britannica Ngoài ra, các dữ liệu khác có thể tham khảo tại đây: http://www-groups.dcs.st-and.ac.uk/~history/Mathematicians/Ampere.html Ampère, André-Marie Ampère, André-Marie Tín hữu Công giáo Pháp Ampère, André-Marie Collège de France Nhà vật lý thực nghiệm Mất năm 1836 Sinh năm 1775 Tĩnh điện học Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp Người Lyon
1,406
5797
https://vi.wikipedia.org/wiki/Spin
Spin
Spin là một đại lượng vật lý, có bản chất của mô men động lượng và là một khái niệm thuần túy lượng tử, không có sự tương ứng trong cơ học cổ điển. Trong cơ học cổ điển, mô men xung lượng được biểu diễn bằng công thức L = r × p, còn mô men spin trong cơ học lượng tử vẫn tồn tại ở một hạt có khối lượng bằng 0, bởi vì spin là bản chất nội tại của hạt đó. Các hạt cơ bản như electron, quark đều có spin bằng (sau đây sẽ gọi tắt là 1/2), ngay cả khi nó được coi là chất điểm và không có cấu trúc nội tại. Khái niệm spin được Ralph Kronig đồng thời và độc lập với ông, là George Unlenbeck, Samuel Goudsmit đưa ra lần đầu vào năm 1925. Ý tưởng hình thành Một hạt cơ bản như electron có thể quay trên một quỹ đạo xung quanh hạt nhân như Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Chỉ có điều khác, cách miêu tả sự tự quay của electron khác với cách miêu tả sự tự quay của Trái Đất. Khi một đối tượng quay quanh mình nó, tất cả các điểm trên trục quay, giống như tâm điểm của một đĩa quay, đều không chuyển động. Tuy nhiên, nếu một vật nào đó có dạng điểm, thì nó sẽ không có những điểm khác nằm ngoài bất kỳ trục quay nào. Và như vậy, sẽ không có chuyển động tự quay của một hạt điểm. Tuy nhiên, suy luận trên đã bị nghi ngờ bởi những nhà vật lý lượng tử. Năm 1925, hai nhà vật lý người Hà Lan là George Uhlenbeck và Samuel Goudsmit đã nhận thấy rằng một khối lượng lớn các số liệu thực nghiệm khó hiểu liên quan đến tính chất của ánh sáng phát xạ và hấp thụ bởi các nguyên tử có thể giải thích được nếu như giả thiết rằng electron có một mô men từ riêng đặc biệt. Trước đó, nhà vật lý người Pháp, Andre Marie Ampere đã chứng tỏ rằng các điện tích chuyển động sinh ra từ trường, George Uhlenbeck và Samuel Goudsmit cũng đi theo hướng đó và cho rằng electron có một loại chuyển động đặc biệt tạo ra tính chất từ phù hợp với các số liệu đo được: đó là chuyển động tự quay, hay còn gọi là spin. Hai ông đã viết một bài báo ngắn, với kết luận "các electron vừa quay vừa tự quay". Theo bài báo ngắn trên, mỗi electron trong vũ trụ luôn luôn và mãi mãi tự quay với một tốc độ cố định và không bao giờ thay đổi và vì thế chúng luôn có mô men động lượng riêng (sau gọi tắt là spin). Spin của electron không phải diễn tả trạng thái chuyển động nhất thời như đối với những vật quen thuộc mà diễn tả trạng thái tự quay cố hữu, không rõ nguyên nhân, xung quanh một trục riêng của nó. Quan niệm này sau đó được chứng tỏ rằng có mâu thuẫn với lý thuyết tương đối. Tuy nhiên, cho dù nguồn gốc sinh ra spin như thế nào chưa rõ, spin của tất cả các hạt cơ bản tạo nên thế giới vật chất, như electron, quark đều khác không và bằng 1/2, các hạt truyền tương tác, như photon cho tương tác điện từ, đều có spin bằng 1. Các hạt tạo bởi quark có thể có spin 1/2 như proton, neutron và cũng có thể có spin bằng 0, như pi - meson. Như vậy, spin là một đặc trưng nội tại của hạt, nó cố hữu giống như khối lượng và điện tích và được dùng để cá thể hóa hạt đó. Nếu một electron không có spin thì nó không còn là một electron nữa. Ý tưởng về spin ban đầu chỉ hình thành cho electron, nhưng sau đó các nhà vật lý đã mở rộng cho tất cả các hạt vật chất được liệt kê trong bảng các thế hệ hạt cơ bản. Hạt graviton, nếu có, là hạt truyền tương tác hấp dẫn và sẽ có spin bằng 2. Công thức toán học Toán tử Spin thỏa mãn điều kiện giao hoán tương tự như momen động lượng orbital: Trong đó εjkl là kí hiệu Levi-Civita. Toán tử lên và xuống tác động lên các eigenvectors cho ta trong đó S± = Sx ± i Sy. Không giống như momen động lượng orbital, cac eigenvector không phải là hàm điều hòa cầu. Chúng không phải là hàm của θ và φ. Không có lý do nào để giải thích cho giá trị bán nguyên của s và ms. Một tính chất khác của nó, tất cả các hạt lượng tử đều có spin nội tại. Spin được lượng tử hóa theo đơn vị của hằng số Planck, do đó hàm trạng thái của hạt là ψ = ψ(r,σ) thay vì ψ = ψ(r) với σ nhận các giá trị rời rạc Ma trận Pauli Toán tử của Spin A biểu diễn cho hạt có spin -1/2 là là toán tử vector spin còn ̀σ-s là ma trận Pauli. Trong tọa độ Cartesian, cac thành phần của nó là với trường hợp đặc biệt cho hạt spin -1/2 các ma trận Pauli cho bởi Phép xoay Như đã mô tả bên trên, cơ học lượng tử chỉ ra rằng thành phần momen động lượng đo được theo các chiều có thể nhận các giá trị rời rạc.Mô tả lượng tử đơn giản nhất của spin hạt là hệ các số phức tương ứng với biên độ xác suất của một giá trị hình chiếu cho trước của momen động lượng của một trục cho trước. Ví dụ, Một hạt có spin -1/2, ta cần hai số hạng a±1/2, -biên độ để được hình chiếu ứng với momen động lượng ħ/2 và −ħ/2, thỏa mãn: Với một hạt tổng quát với spin s, ta cần 2s+1 phép đo như vậy. Do các số trên phụ thuộc vào trục toạ độ, chúng biến đổi lẫn nhau một cách không bình thường khi trục tọa độ bị xoay. Rõ ràng định luật biến đổi phải là tuyến tính, do đó ta có thể biểu diễn chúng bằng một cách liên kết một ma trận với mỗi phép xoay, và tích của hai ma trận xoay A và B phải tương đương với biểu diễn của phép xoay AB. Hơn nữa, phép xoay phải bảo toàn tích vô hướng của cơ học lượng tử, do đó ma trận biến đổi thỏa mãn: Nói một cách toán học, những ma trận này cho biết phép biểu diễn hình chiếu unitary của nhóm biến đổi SO(3). Mỗi phép biểu diễn như vật tương ứng với phép biểu diễn của nhóm bao trùm lên SO(3), đó chính là nhóm SU(2). Có một phép biểu diễn không thể tối giản của SU(2) cho mỗi chiều, tuy nhiên phép biểu diễn này là n-chiều thực cho n lẻ và n chiều phức cho n chẵn. Với phép xoay θ theo trục với vector chuẩn hóa , U có thể viết là: trong đó , và S là vectoer của toán tử spin Ứng dụng của spin Có một ngành khoa học mới ra đời mang tên Spintronics (Điện tử học spin). Tên gọi này bắt nguồn từ việc sử dụng spin hay moment từ của electron thay vì sử dụng điện tích của nó trong các ngành như microelectronics. Tính chất từ của electron hay spin của nó được giải thích bởi Paul Dirac khi nhà vật lý thiên tài này trong nỗ lực kết hợp cơ học lượng tử và thuyết tương đối. Các dụng cụ sử dụng tính chất spin của điện tử có thể được dùng trong các máy tính lượng tử và thông tin lượng tử trong tương lai. Thực tế là sự định hướng của spin điện tử được sử dụng trong các cảm biến từ, đặc biệt là trong các đầu đọc và ổ cứng từ. Trong tất cả các môi trường ghi từ thì bề mặt ghi có chứa các lớp từ, các lớp từ này được chia thành các vùng từ nhỏ (magnetic domains). Moment từ của các vùng từ này được biểu diễn bởi hai trạng thái thông tin ‘0’ và ‘1’. Trong trường hợp của ổ đĩa cứng, các trạng thái này được đọc bởi một dụng cụ mỏng và nhạy có chứa các lớp vật liệu từ và không từ xen kẽ nhau. Ưu điểm thứ hai của các dụng cụ sử dụng tính chất của spin là khả năng tích trữ. Trong những năm gần đây, nhờ sự phát hiện của hiệu ứng từ điện trở khổng lồ (GMR), mà khả năng tích trữ của các vật liệu từ tăng lên một cách nhanh chóng. Hiệu ứng từ điện trở khổng lồ được khám phá bởi Albert Fert (thuộc trường đại học Paris 11 và Peter Grunberg, nó bắt nguồn từ spin-up và spin-down của điện tử gặp các trở kháng khác nhau khi chúng đi qua các lớp từ. Các điện tử với spin định hướng cùng chiều (sắt từ) sẽ gặp một sự trở kháng bé hơn so với các điện tử có spin định hướng ngược chiều nhau. Sau sự ra đời của GMR, thì TMR (tunnelling magnetoresistance) cũng ra đời, nó sinh ra một sự thay đổi điện trở lớn hơn nhiều so với GMR trong một trường bé. Xem thêm Spintronics Số lạ Số Barion Thời gian sống hay thời gian tồn tại, đo bằng chu kỳ bán phân rã Sustainable Product Innovation Tham khảo Liên kết ngoài Ứng dụng của Spin Cơ học lượng tử Điện tử học spin Khái niệm vật lý Lý thuyết trường lượng tử Đại lượng vật lý
1,640
5801
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20h%E1%BA%A5p%20d%E1%BA%ABn
Trường hấp dẫn
Trong vật lý học, trường hấp dẫn là một mô hình được sử dụng để giải thích sự ảnh hưởng của một vật thể khối lượng lớn lên không gian bao xung quanh nó, tạo ra lực tác dụng lên một vật thể có khối lượng khác. Do đó, trường hấp dẫn được sử dụng để giải thích hiện tượng hấp dẫn, và đo bằng đơn vị newton trên kilôgram (N/kg). Trong dạng gốc của nó, hấp dẫn là một lực giữa các khối lượng điểm. Tiếp nối Newton, Laplace xây dựng mô hình hấp dẫn kiểu như trường bức xạ hoặc chất lỏng, và từ thế kỷ 19 các cách giải thích cho hiện tượng hấp dẫn đã được dạy theo lối phát biểu của một mô hình trường, hơn là lực hút giữa các điểm với nhau. Trong mô hình trường, khác biệt với hai hạt hút lẫn nhau, các hạt làm cong không thời gian thông qua khối lượng của chúng, và sự cong này được cảm nhận và đo như là một "lực". Trong mô hình này có thể nói rằng vật chất di chuyển theo cách đáp ứng lại độ cong của không thời gian, và do đó hoặc là không có lực hấp dẫn, hoặc hấp dẫn là lực giả. Cơ học cổ điển Trong cơ học cổ điển, trường hấp dẫn được miêu tả bằng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Trường hấp dẫn g xung quanh một hạt khối lượng M xác định theo cách này là một trường vectơ mà tại mỗi điểm chứa một vectơ chỉ theo hướng đi vào tâm của hạt. Độ lớn của trường tại mỗi điểm được tính bằng định luật của Newton, và miêu tả lực trên một đơn vị khối lượng tác động lên một vật thể bất kỳ nằm tại điểm đó trong không gian. Bởi vì trường lực này là bảo toàn, do vậy thế năng trên mỗi đơn vị khối lượng, Φ, tại mỗi điểm trong không gian đi kèm với trường lực; hay còn gọi là thế năng hấp dẫn. Phương trình trường hấp dẫn là với F là lực hấp dẫn, m là khối lượng của hạt thử, R là vị trí của hạt thử, là vectơ đơn vị theo hướng của R, t là thời gian, G là hằng số hấp dẫn, và ∇ là toán tử del. Phương trình này chứa đựng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, và mối liên hệ giữa thế năng hấp dẫn và gia tốc của trường. Lưu ý rằng d2R/dt2 và F/m cả hai đều bằng gia tốc trọng trường g (tương đương với gia tốc quán tính, do vậy có cùng dạng phương trình toán học, nhưng cũng được định nghĩa bằng lực hấp dẫn trên một đơn vị khối lượng). Dấu trừ được thêm vào vì lực tác dụng hút hai vật. Phương trình trường tương đương theo dạng mật độ khối lượng ρ của khối lượng hút là: mà cũng bao hàm định luật Gauss cho hấp dẫn, và phương trình Poisson cho hấp dẫn. Định luật Newton và định luật Gauss là tương đương về mặt toán học và liên hệ với nhau bởi định lý phân kỳ. Phương trình Poisson thu được bằng cách lấy phân kỳ ở cả hai vế của phương trình trước đó. Những phương trình cổ điển này là các phương trình chuyển động dạng vi phân cho một hạt thử nằm trong trường hấp dẫn, có nghĩa là khi viết ra và giải phương trình cho phép xác định và miêu tả chuyển động của khối lượng thử. Trường hấp dẫn bởi nhiều hạt được miêu tả bằng cộng vectơ của mỗi trường bao quanh cho từng hạt. Một vật nằm trong trường hấp dẫn của nhiều hạt sẽ chịu một lực bằng tổng vectơ của mỗi lực mà nó chịu từ từng trường riêng rẽ. Điều này tương đương với phương trình toán học: nghĩa là trường hấp dẫn tác dụng lên khối lượng mj là tổng của mọi trường hấp dẫn do các khối lượng mi khác, ngoại trừ chính mj. Vectơ đơn vị theo hướng của vectơ . Thuyết tương đối rộng Trong thuyết tương đối rộng, trường hấp dẫn được miêu tả bằng tenxơ mêtric là nghiệm của phương trình trường Einstein đối với mỗi một cấu hình phân bố vật chất của tenxơ ứng suất–năng lượng, Ở đây T là tenxơ ứng suất–năng lượng, G là tenxơ Einstein, và c là tốc độ ánh sáng, Những phương trình này phụ thuộc vào sự phân bố vật chất và năng lượng trong vùng không gian, không giống như lý thuyết của Newton khi hấp dẫn chỉ phụ thuộc vào sự phân bố của vật chất. Cũng trường hấp dẫn trong thuyết tương đối tổng quát biểu diễn cho sự cong của hình học không thời gian. Thuyết tương đối tổng quát phát biểu rằng vật thể nằm trong vùng không thời gian cong là tương đương với sự chuyển động gia tốc của nó theo hướng gradien của trường. Theo định luật hai của Newton, điều này sẽ khiến vật chịu một lực quán tính nếu nó vẫn được giữ trong trường này. Điều này giải thích tại sao một người cảm thấy bị hút xuống khi đứng trên bề mặt Trái Đất. Nói chung, trường hấp dẫn miêu tả bởi thuyết tương đối rộng chỉ khác với cơ học cổ điển trong trường hợp khối lượng là lớn (như đối với lỗ đen, sao neutron hoặc khi khối lượng tăng đáng kể so với tăng khoảng cách như ở phạm vị lớn hơn 100Mpc trên quy mô Vũ trụ) hoặc chuyển động xấp xỉ tốc độ ánh sáng. Một trong những ví dụ nổi tiếng về sự khác biệt đó là sự lệch của tia sáng khi đi gần Mặt Trời. Xem thêm Cơ học cổ điển Thế năng hấp dẫn Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton Các định luật về chuyển động của Newton Thế năng Kiểm chứng thuyết tương đối rộng Chú thích Trường (vật lý) Lực hấp dẫn Thuyết tương đối rộng Trắc địa Thuyết hấp dẫn
1,023
5804
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%B4%20vi%E1%BA%BFt
Xô viết
Xô viết (phiên âm từ Soviet, , nghĩa là hội đồng) là tên gọi chung cho các cơ quan đại biểu dân cử của các địa phương tại Đế quốc Nga, Liên Xô, Cộng hòa Liên bang Nga và một vài quốc gia khác từ giai đoạn 1917 tới năm 1993. Ý nghĩa ban đầu của nó là để chỉ các hội đồng tự quản tại các địa phương với thành phần gồm nhiều giai cấp, đảng phái. Tuy vậy, kể từ khi Nhà nước Liên bang Xô Viết (Liên Xô) thành lập năm 1922, do trùng lặp tên gọi nên khái niệm "Xô viết" thường được coi là đồng nhất với Nhà nước Liên Xô, dẫn tới sự lẫn lộn giữa 2 khái niệm này trong nhiều tài liệu. Tại Đế quốc Nga trước cách mạng tháng Mười Theo tài liệu chính thức của Liên Xô thì Xô viết đầu tiên được thành lập trong thời gian của Cách mạng Nga lần thứ nhất, vào tháng 5 năm 1905 tại Ivanovo-Voznesensk (ngày nay là Ivanovo). Tuy nhiên, trong hồi ký của mình, Volin cho rằng ông đã chứng kiến sự thành lập của Xô viết Sankt-Peterburg vào tháng 1 năm đó. Xô viết này cùng các xô viết khác đã được tổ chức như là các cơ quan đại diện cho quyền lợi của các tầng lớp dân cư cụ thể và trấn áp các hành vi phản kháng. Ban đầu các Xô viết là các cố gắng của tầng lớp thường dân trong việc thực thi dân chủ trực tiếp. Những người theo chủ nghĩa Marx tại Nga đã biến các xô viết thành công cụ chống lại nhà nước Đế quốc Nga trong giai đoạn từ Cách mạng tháng Hai tới Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Khi đó Xô viết Petrograd là một quyền lực chính trị hùng mạnh. Khẩu hiệu Вся власть советам ("Toàn thể chính quyền về tay Xô viết") đã từng rất phổ biến trong việc chống lại chính phủ lâm thời của A. F. Kerensky. Liên Xô Ngay sau Cách mạng tháng 10 Nga, các Xô viết, đã được tổ chức thành các thể chế lớn hơn, hình thành nên nền tảng mới cho việc điều hành xã hội sau cách mạng thông qua hình thức dân chủ kiểu xô viết. Khi đó tất cả các đảng phái đã hợp nhất trong Quốc hội lập hiến. Tuy nhiên, sau khoảng 1 năm tranh cãi và thảo luận trong phạm vi đảng của những người Bolshevik thì kết quả là sự thay đổi đáng kể trong chính sách của đảng. Những người Bolshevik chấp nhận quan điểm cho rằng Quốc hội lập hiến là một thể chế dân chủ kiểu tư sản, và nó là ngược lại với kiểu dân chủ trực tiếp của giai cấp công nhân mà đại diện là các xô viết. Vì thế, Quốc hội lập hiến sau Cách mạng tháng 10 đã bị giải tán với sự ủng hộ đại trà của tầng lớp lao động khu vực thành thị, dẫn tới sự gia tăng cường độ của nội chiến Nga (1917-1921). Những người Bolshevik và những người xã hội cánh tả cùng nhau chiếm phần lớn số ghế trong Đại hội các Xô viết và lập ra một chính phủ liên minh, kéo dài cho tới khi những người xã hội cánh tả rút khỏi liên minh vào mùa hè năm 1918. Từ sau năm 1922, các Xô viết đã chính thức trở thành các cơ quan quyền lực nhà nước ở các cấp. Theo thời gian, sự độc lập của các xô viết đã bị thay thế dần bằng quyền lực từ trên xuống dưới của chế độ quản lý ngày càng tập trung hóa, dựa trên hệ thống cấp bậc chặt chẽ về quyền lực trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Các "Xô viết tại Liên Xô" khác với các "Xô viết tại Đế quốc Nga trước năm 1917" (tổ chức chính quyền theo kiểu đại biểu dân cử truyền thống) ở các điểm sau: Năm 1917 – nguyên lý kinh điển để thành lập: ban đầu – Xô viết đại biểu công nhân, sau đó – Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh sĩ, muộn hơn nữa là Xô viết đại biểu người lao động, tên gọi cuối cùng – Xô viết đại biểu nhân dân. Sự hạn chế theo giai cấp trong việc tham gia vào các Xô viết và bầu cử các Xô viết đã bị bãi bỏ bằng Hiến pháp Liên Xô năm 1936. Tới năm 1919 – Quyền lực vô hạn: Do những người Bolshevik không công nhận học thuyết Tam quyền phân lập nên các xô viết có quyền tham dự và xem xét mọi vấn đề, liên quan tới các thẩm quyền như lập pháp và hành pháp. Khả năng miễn nhiệm đại biểu vào bất kỳ thời gian nào. Tới năm 1937 – Hệ thống tổ chức nhiều cấp: Các xô viết cấp cao hơn không được dân chúng mà do các xô viết cấp thấp hơn bầu ra. Bãi bỏ chế độ Xô viết Năm 1993, trong quá trình của khủng hoảng hiến pháp thì tổng thống Nga B.N. Yeltsin đã ra sắc lệnh bãi bỏ các xô viết, bắt đầu bằng việc giải tán Đại hội Đại biểu Nhân dân và Xô viết Tối cao, sau đó là các Xô viết ở mọi cấp. Trong thời gian sau này, một số cơ quan đại biểu dân cử của một vài khu vực và một số tổ chức thị chính cũng được gọi là Xô viết, nhưng nó chỉ là việc đặt tên theo truyền thống và không có gì giống với các Xô viết trước đây. Xem thêm Đại hội các Xô viết Xô viết Tối cao Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô Tham khảo Lịch sử Liên Xô Lịch sử Nga Tổ chức chính quyền Liên Xô Chủ nghĩa xã hội Cộng sản Quản lý Từ ngữ Liên Xô
989
5807
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20su%E1%BA%A5t%20%C4%91i%E1%BB%87n%20xoay%20chi%E1%BB%81u
Công suất điện xoay chiều
Công suất điện xoay chiều là phần năng lượng được chuyển qua mạch điện xoay chiều trong một đơn vị thời gian. Giới thiệu Công suất được định nghĩa như là phần năng lượng được chuyển qua một bề mặt trong một đơn vị thời gian. Đối với mạch điện một chiều, công suất, năng lượng mà mạch điện thực hiện chuyển đổi qua đường dây điện trong một đơn vị thời gian, được tính bằng công thức: Với: P là công suất U là điện áp I là độ lớn dòng điện đi qua (cường độ dòng điện). Trong mạch điện xoay chiều, các thành phần tích lũy năng lượng như cuộn cảm và tụ điện có thể tạo ra sự lệch pha của dòng điện so với hiệu điện thế. Có thể được biểu diễn về mặt toán học hiệu điện thế và dòng điện bằng số phức để thể hiện pha của các đại lượng này cho điện xoay chiều. Lúc này công suất cũng có thể biểu diễn qua số phức, kết quả của phép nhân hai số phức là hiệu điện thế và dòng điện. Giá trị tuyệt đối của công suất phức là công suất biểu kiến. Phần thực của công suất phức được gọi là công suất thực. Nó là công suất tính trung bình theo toàn chu kỳ của dòng điện xoay chiều, tạo ra sự chuyển giao thực năng lượng theo một hướng. Phần ảo của công suất phức được gọi là công suất phản kháng; do nó là công suất chuyển ngược về nguồn cung cấp năng lượng trong mỗi chu kỳ do sự tích lũy năng lượng trong các thành phần cảm kháng và dung kháng. Dòng năng lượng Trong biểu đồ, P là công suất thực, Q là công suất phản kháng, độ dài của S là công suất biểu kiến. Nhận thức được quan hệ giữa ba thành phần này là vấn đề cốt lõi của nhận thức chung về công nghệ điện xoay chiều. Quan hệ toán học giữa các thành phần này là một tổng vectơ và thông thường được biểu diễn dưới dạng số phức S = P + iQ Ở đây i là đơn vị số ảo, căn bậc hai của -1. Giả sử coi như ta có mạch điện xoay chiều bao gồm một nguồn và phụ tải tổng quát hóa, trong đó cả dòng điện và hiệu điện thế là có dạng hình sin. Nếu phụ tải là điện trở thuần túy hay hai sự phân cực theo hai chiều là cân bằng, thì chiều của dòng năng lượng không bị thay đổi và chỉ có công suất thực đi qua. Nếu phụ tải là cảm kháng hay dung kháng thuần túy thì hiệu điện thế và dòng điện lệch pha nhau đúng 90 độ (đối với dung kháng thì dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế còn đối với cảm kháng thì dòng điện chậm pha hơn so với hiệu điện thế) và do vậy sẽ không có một năng lượng thực nào qua được. Nguồn năng lượng khi đó sẽ chỉ chuyển tới, chuyển lui và được biết như là công suất phản kháng. Nếu cảm kháng (đơn giản nhất là cuộn cảm) và dung kháng (đơn giản nhất là tụ điện) được mắc song song thì dòng điện sinh ra bởi cảm kháng và dung kháng là lệch pha nhau 180 độ và vì thế chúng một phần nào đó triệt tiêu lẫn nhau hơn là bổ sung cho nhau. Trong thực tế, phần lớn các phụ tải đều có cảm kháng hay dung kháng hoặc cả hai phần này vì thế cả công suất thực và công suất phản kháng đều phải được truyền tới phụ tải. Hệ số công suất Tỷ số giữa công suất thực và công suất biểu kiến trong mạch gọi là hệ số công suất. Khi dòng xoay chiều có dạng hình sin lý tưởng, hệ số công suất là côsin của góc lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế của dòng xoay chiều. Do vậy trên thực tế người ta hay ghi hệ số công suất như là " cos " vì lý do này. Hệ số công suất bằng 1 khi hiệu điện thế và cường độ dòng điện cùng pha, và bằng 0 khi dòng điện nhanh hoặc chậm pha so với hiệu điện thế 90 độ. Hệ số công suất phải nêu rõ là nhanh hay chậm pha. Đối với hai hệ thống truyền tải điện với cùng công suất thực, hệ thống nào có hệ số công suất thấp hơn sẽ có dòng điện xoay chiều lớn hơn vì lý do năng lượng quay trả lại nguồn lớn hơn. Dòng điện lớn hơn trong các hệ thống thực tiễn có thể tạo ra nhiều thất thoát hơn và làm giảm hiệu quả truyền tải điện năng. Tương tự, đoạn mạch có hệ số công suất thấp hơn cũng sẽ có công suất biểu kiến cao hơn và nhiều thất thoát năng lượng hơn với cùng một công suất thực được truyền tải. Đoạn mạch có dung kháng sinh ra công suất phản kháng với dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế một góc 90 độ, trong khi đó thì đoạn mạch có cảm kháng sinh ra công suất phản kháng với dòng điện chậm pha hơn hiệu điện thế một góc 90 độ. Kết quả của điều này là các thành phần cảm kháng và dung kháng có xu hướng triệt tiêu lẫn nhau. Theo quy ước, dung kháng được coi là sinh ra công suất phản kháng còn cảm kháng thì tiêu thụ công suất này (điều này có lẽ có nguyên nhân là trên thực tế phần lớn các phụ tải thực trong cuộc sống là có cảm kháng và do đó công suất phản kháng phải được cấp tới chúng từ những tụ bù hệ số công suất). Trong truyền tải điện năng và phân phối chúng, có cố gắng đáng kể để kiểm soát công suất phản kháng. Điều này thông thường được thực hiện bởi việc tự động đóng/mở các cuộn cảm hay các tụ điện. Các nhà phân phối điện có thể sử dụng các đồng hồ đo điện để đo công suất phản kháng, nhằm hỗ trợ khách hàng tìm biện pháp nâng hệ số công suất lên hay xử phạt các khách hàng để hệ số công suất quá thấp (chủ yếu là các khách hàng lớn). Công suất biểu kiến được sử dụng để mô tả việc cung ứng điện năng từ nguồn. Nó là tổng vectơ của công suất thực (năng lượng thực tế được truyền từ nguồn tới phụ tải) và công suất phản kháng (là năng lượng lưu thông giữa nguồn và các thành phần lưu trữ năng lượng là cảm kháng và dung kháng của phụ tải). Nó thông thường là điều được chú ý nhiều nhất trong truyền tải và phân phối điện năng. |S|2 = P2 + Q2 Đơn vị công suất oát (W) nói chung được gắn với công suất thực tế tiêu hao. Công suất phản kháng được đo bằng vôn-ampe phản kháng (VAr) và công suất biểu kiến hay công suất phức hợp được đo bằng vôn-ampe (VA) hay các bội (ước) số của nó, chẳng hạn như kVA. Tham khảo Điện xoay chiều Công suất Điện lực
1,220
5810
https://vi.wikipedia.org/wiki/DNA%20polymerase
DNA polymerase
Các enzim DNA pôlymêraza (DNA polymerases) tạo ra các phân tử DNA bằng cách lắp ráp các nucleotide, đơn phân của DNA. Các enzim này rất cần thiết để tái bản DNA và thường làm việc theo hai nhóm cùng lúc để tạo ra hai phân tử DNA "con" giống hệt nhau từ một phân tử DNA "mẹ" ban đầu. Trong quá trình này, DNA polymeraza "đọc" từng sợi khuôn của DNA mẹ hiện có để tạo hai mạch mới, khớp theo nguyên tắc bổ sung với từng mạch khuôn. Enzim này xúc tác phản ứng hóa học sau deoxynucleoside triphotphat + DNAn điphotphat + DNAn+1 Xúc tác mở rộng DNA-template-đạo của 3'- cuối của một sợi DNA của một nucleotide tại một thời điểm. Mỗi khi một tế bào phân chia, DNA polymerase là cần thiết để giúp nhân DNA của tế bào, do đó, một bản sao của phân tử DNA ban đầu có thể được thông qua với mỗi tế bào con. Bằng cách này, thông tin di truyền được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước khi nhân đôi, phân tử DNA mẹ bắt buộc phải tháo xoắn nhờ tôpôizômêraza và tách hai mạch khuôn nhờ hêlicaza. Lịch sử Năm 1956, Arthur Kornberg và đồng nghiệp khám phá ra enzyme DNA polymerase I, còn gọi là Pol I, trong vi khuẩn Escherichia coli. Họ miêu tả quá trình nhân đôi DNA bằng DNA polymerase sao chép các trình tự base của khuôn DNA. Sau đó, năm 1959, Kornberg được trao Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa nhờ công trình này. DNA polymerase II cũng được Kornberg và Malcolm E. Gefter khám phá vào năm 1970 trong nghiên cứu của họ nhằm lý giải sâu hơn về Pol I trong quá trình nhân đôi DNA ở E. coli. Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Unusual repair mechanism in ADN polymerase lambda , Ohio State University, ngày 25 tháng 7 năm 2006. A great animation of ADN Polymerase from WEHI at 1:45 minutes in 3D macromolecular structures of ADN polymerase from the EM Data Bank(EMDB) EC 2.7.7 DNA Enzyme Quá trình nhân đôi DNA
349
5811
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u%20h%E1%BB%8Fa
Dầu hỏa
Dầu hỏa (hoặc dầu lửa, kêrôsin, KO - Kerosene Oil) (tiếng Anh: coal oil, kerosene (Mỹ và Úc), paraffin hay paraffin oil (Anh và Nam Phi)) là hỗn hợp của các hydrocarbon lỏng không màu, dễ bắt cháy, được chưng cất phân đoạn từ dầu mỏ ở nhiệt độ 150 °C đến 275 °C (các chuỗi cacbon từ C12 đến C15). Đã có thời, dầu hỏa được sử dụng như nhiên liệu cho các đèn dầu hỏa, hiện nay dầu hỏa được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực (Avtur, Jet-A, Jet-B, JP-4 hay JP-8). Một dạng của dầu hỏa là RP-1 cháy trong oxy lỏng, được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa. Thông thường, dầu hỏa được chưng cất trực tiếp từ dầu thô phải được xử lý tiếp, hoặc là trong các khối Merox hay trong các lò xử lý nước để giảm thành phần của lưu huỳnh cũng như tính ăn mòn của nó. Dầu hỏa cũng có thể được sản xuất bằng cracking dầu mỏ. Nó cũng được sử dụng như là nhiên liệu cho các bếp dầu để nấu ăn ở các nước chậm phát triển, thông thường ở đó dầu hỏa không được làm tinh khiết tốt và còn nhiều tạp chất hay thậm chí còn cả những mảnh vụn. Nhiên liệu máy bay phản lực là dầu hỏa nặng với các thông số nghiêm ngặt hơn, chủ yếu là điểm cháy và điểm đóng băng. Từ nguyên học Tên gọi kêrôsin có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp keros (κερωσ tức sáp). Tính chất hóa học Là một chất lỏng được chế tạo từ dầu mỏ, không màu và có mùi đặc trưng, có tỷ trọng d15 = từ 0,78 đến 0,80; nhiệt độ sôi trong khoảng từ 200 đến 300 độ C. Dầu hỏa được dùng làm chất đốt trong sinh hoạt, thắp đèn và làm dung môi công nghiệp. 1) Màu sắc: thường không màu, hay có dầu lửa màu tím. Dầu hỏa có màu càng nhạt (càng không màu) thì chất lượng càng cao (ngọn lửa sáng, nóng, ít khói, ít hao dầu). 2) Chiều cao và màu sắc ngọn lửa: (> 20mm). Chiều cao ngọn lửa (tính từ đầu tim đèn lên đến chỗ bắt đầu khói) càng lớn thì màu ngọn lửa càng xanh trong, chất lượng của dầu càng tốt. Dầu hỏa có nhiều keo nhựa thường có ngọn lửa thấp và vàng đục(ví dụ: như dầu lửa đỏ) khi sử dụng sẽ gây bẩn (do nhiều khói), gây hao tốn dầu (do dầu cháy không hết mà bị phân hủy). Thông thường dầu lửa phải có chiều cao ngọn lửa không khói không nhỏ hơn 20mm (theo TCVN). Ngoài ra tính chất khác của dầu lửa cũng có yêu cầu tương tự như mặt hàng xăng (tính ổn định hóa học, không có tính ăn mòn, tạp chất cơ học và nước). Tên gọi khác Trong các ngôn ngữ khác, dầu hỏa có tên gọi là: Turbosina (tiếng Tây Ban Nha) Tham khảo Alkan Công nghiệp dầu hỏa Dầu mỏ Nhiên liệu Phát minh của Hoa Kỳ Phát minh của Trung Quốc Phát minh Scotland
516
5812
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%C3%AAn%20li%E1%BB%87u%20m%C3%A1y%20bay%20ph%E1%BA%A3n%20l%E1%BB%B1c
Nhiên liệu máy bay phản lực
Nhiên liệu máy bay phản lực (JetGas) là nhiên liệu trong ngành hàng không được sử dụng cho các máy bay phản lực hay các động cơ phản lực (tuốc bin). Nhiên liệu trong ngành hàng không có phân biệt rõ ràng, nhưng được liệt kê theo hai nhóm chính: AvGas (Xăng máy bay) dễ bay hơi, dành cho máy bay có sử dụng động cơ đốt trong; và JetGas khó bay hơi, có thành phần tương tự như Dầu hỏa, dành cho các máy bay sử dụng động cơ phản lực. Vì sự nguy hiểm trong việc đặt tên, dễ gây nhầm lẫn (chủ yếu trong môi trường các chuyến bay quốc tế đa ngôn ngữ), một loạt các biện pháp phòng ngừa được đưa ra để phân biệt hai loại nhiên liệu này, trong đó có đánh dấu màu rõ ràng trên mọi thùng chứa, và phân biệt kích thước loại vòi bơm. AvGas (Xăng máy bay) được phân phối từ các vòi màu đỏ, với đường kính Φ40mm (49mm tại Mỹ). Chỗ tiếp liệu của các máy bay sử dụng động cơ đốt trong có đường kính không được phép vượt quá 60mm. Vòi phân phối JetGas có đường kính lớn hơn 60mm. Chủng loại Có nhiều chủng loại nhiên liệu phản lực dùng cho các loại máy bay phản lực, cho máy bay dân sự hay quân sự. Tên gọi của nhiên liệu phản lực không giống nhau ở các nước khác nhau. Thông dụng nhất là TRO (TR – Turboreactor) hoặc JP8 (JP – Jet Propelled), JET A1. Nhiên liệu phản lực là một hợp phần gồm các hydrocarbon từ C11-C18. Nhiên liệu máy bay phản lực về mặt thương mại được phân loại như là JET A-1 (sử dụng chủ yếu), JET A (chỉ ở Mỹ) và JET B (sử dụng trong vùng có khí hậu lạnh). Tất cả các nhiên liệu này đều là nhiên liệu trên cơ sở dầu hỏa (kêrôsin) với một số các chất phụ gia bổ sung: Tetraetyl chì (TEL) để tăng điểm bắt lửa của nhiên liệu. Các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa quá trình gum hóa. Các chất chống tĩnh điện Các chất ức chế ăn mòn. Các chất chống đóng băng. Các phụ gia sinh học (biôxít). Trong quân sự, tồn tại một loạt các loại đặc biệt của nhiên liệu máy bay phản lực. Tính chất Nhiên liệu phản lực phải bơm liên tục vào buồng đốt sau khi qua một hệ thống lọc, tại đó nó được trộn lẫn, hoá hơi trong không khí nóng, bị nén và cháy liên tục để tạo ra một hỗn hợp khí xả chuyển động định hướng về phía sau động cơ làm quay tuốc bin và thoát ra thành dòng khí tốc độ cao, đẩy máy bay về phía trước. Cơ chế cháy của nhiên liệu phản lực không đòi hỏi nhiên liệu phải có những phẩm chất cao của xăng. Những phẩm chất quan trọng nhất của nhiên liệu phản lực có liên quan đến khả năng bay hơi, nhiệt cháy, lưu tính, độ bền hoá học, tính tương hợp. Lưu tính Lưu tính của nhiên liệu phản lực có ý nghĩa quan trọng hơn ở xăng, vì máy bay thường bay ở độ cao khoảng 10Km với nhiệt độ bình chứa trên cánh có thể xuống tới dưới -50°C. Nhiên liệu phản lực phải giữ được lưu tính cần thiết ở nhiệt độ thấp đó, cụ thể phải có nhiệt độ hoá đục rất thấp, có độ nhớt nhỏ; muốn thế phải có tỷ khối không quá cao, chứa rất ít parafin nặng, gần như không chứa nước, vì độ hoà tan của nước giảm nhanh khi hạ nhiệt độ. Cụ thể: Khối lượng riêng: 0,775 – 0,840 g/ml Độ nhớt ở -20°C: < 8cSt T100: nhỏ hơn khoảng 300°C Nhiệt độ đóng băng: khoảng -50 độ C trở xuống Ở nhiệt độ âm, nước hoà tan có thể kết tinh. Những tinh thể nước đá có thể làm tắc bộ lọc ở máy bay. Việc hạn chế lượng nước có trong nhiên liệu khó hơn việc làm tăng độ tan của nước, do làm giảm nhiệt độ kết tinh nước. Có thể tránh bớt sự kết tinh nước bằng cách dùng chất phụ gia chống nước kết tinh. Chúng thường là các chất lưỡng chức ête-alcol dùng ở hàm lượng nhỏ hơn 1500ppm như tetrahydrfurfurol. Điểm khói Mặc dù làm việc ở chế độ nghèo, nhiên liệu vẫn có thể cháy không hoàn toàn, tạo muội than tích tụ trên cánh quạt tuôc bin, ở ống phun, làm cho động cơ hoạt động không ổn định, gây ồn, mài mòn, gây nóng động cơ vì sự lệch tâm và bởi các tia nhiệt. Sự tồn tại muội than ở nhiệt độ cao gây ra độ phát sáng lớn, làm mất nhiệt bởi quá trình bức xạ đó. Như vậy, nhiên liệu phản lực phải có tính chất cháy tạo ít muội than. Để đánh giá khả năng cháy đó người ta dùng đại lượng điểm khói và trị số phát sáng. Điểm khói (smoke point) còn được gọi là chiều cao ngọn lửa không khói. Đó là chiều cao, tính bằng milimét, của ngọn lửa không khói đo được nhờ một đèn chuyên dụng có tên là đèn điểm khói (smoke point lamp) theo tiêu chuẩn ASTM D1322. Nói chung hydrocarbon có tỷ số H/C lớn cho ngọn lửa không khói cao, nghĩa là ngọn lửa ít khói. Các aromatic cháy cho nhiều khói nhất, còn các parafin cho ít khói hơn cả. Nhiên liệu phản lực cần có điểm khói tối thiểu khoảng 25mm. Về phương diện này, nhiên liệu có càng ít aromatic, càng giàu parafin càng tốt. Trị số phát sáng (luminometer number) là đại lượng đặc trưng cho độ phát sáng của ngọn lửa và được xác định bằng cách so sánh với ngọn lửa của hỗn hợp tetralin (1,2,3,4-tetrahydronaphtalen) và isooctan với quy ước trị số phát sáng của chúng lần lượt là 0 và 100. Trị số phát sáng cao cho biết nhiên liệu cháy cho ít khói. Trị số phát sáng của nhiên liệu phản lực nằm trong khoảng 40-70. TRO có trị số phát sáng là 45. Trị số phát sáng được đo trong vùng quang phổ xanh nhờ lọc sáng và tế bào quang điện. Đó là một đại lượng được dùng ngày càng ít. Độ bền oxy hóa Độ bền oxy hóa nhiệt là một tính chất cần chú ý, vì nhiên liệu phản lực cần đi qua những chỗ có nhiệt độ khá cao trong máy bay, ví dụ được dùng làm chất làm lạnh đối với dầu bôi trơn, làm chất lỏng truyền động thủy lực. Ở máy bay phản lực siêu thanh, nhiệt độ bình nhiên liệu nóng lên khi bay. Nhiệt độ bình nhiên liệu có thể đạt 350°C, khi máy bay có tốc độ Mach 3,5. Ở nhiệt độ cao, khi có mặt oxy, một số hydrocarbon đặc biệt là olefin, gôm, mercaptan bị oxy hóa, tạo ra những chất ít tan và dễ tách ra ở dạng kết tủa rắn hoặc ở dạng gôm có hại. Kỹ thuật đánh giá độ bền oxy hóa nhiệt phổ biến nhất là Jet Fuel Thermal Oxidation Tester (JFTOT), ví dụ theo ASTM D3241. Mẫu được dẫn vào một ống bằng nhôm nóng tới 260°C dưới áp suất 34,5Pa. Sau 150 phút, đo độ giảm áp khi cho mẫu đó qua một tấm lọc có các lỗ kích thước 17micron. Nhiên liệu JET A1 có độ giảm áp nhở hơn 33mPa. Người ta cũng dùng phương pháp đo lượng gôm và kết tủa tạo ra khi giữ mẫu nhiên liệu vào bom dưới áp suất oxy 7 bar ở 100 độ C trong một khoảng thời gian nhất định. Ở Nga người ta đo lượng nhựa (gôm) thực tế sau khi cho nhiên liệu bay hơi trong dòng không khí; lượng nhựa thực tế phải không vượt quá 3–6 mg/100 cm³. Một số hợp chất dị nguyên tố có trong nhiên liệu có tác dụng chống oxy hóa cho nhiên liệu phản lực ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên trên 100°C chúng không còn là chất chống oxy hóa nhiệt. Có thể tăng độ bền oxy hóa nhiệt bằng cách dùng chất phụ gia chống oxy hóa. Một số ion kim loại làm giảm độ bền oxy hóa nhiệt có lẽ vì tính xúc tác của chúng. Nhiệt cháy Bình nhiên liệu máy bay phản lực không siêu thanh có thể thiết kế với thể tích không quá hạn chế, nên nhiệt cháy khối lượng là đặc trưng được chú ý, trong khi đó người ta phải quan tâm nhiều hơn đến nhiệt cháy thể tích ở các máy bay phản lực siêu thanh, vì ở đây thể tích bình nhiên liệu phải càng nhỏ càng tốt. Nhiệt cháy thể tích càng lớn, máy bay có khả năng bay càng xa. Khả năng bay hơi Khả năng bay hơi của nhiên liệu vẫn là một tính chất quan trọng, nhưng không bị giới hạn một cách nghiêm ngặt, vì không khó thay đổi cấu trúc vật lý của động cơ cho phù hợp với khả năng bay hơi của nhiên liệu. Chính vì thế mà vùng nhiệt độ sôi của nhiên liệu phản lực khá rộng, khoảng 60-300°C. Mỗi loại động cơ đòi hỏi một nhiên liệu có vùng nhiệt độ sôi hẹp hơn. Nhiệt độ T10 đặc trưng cho chế độ khởi động, T98 đặc trưng cho khả năng cháy hoàn toàn. Sự tăng khả năng bay hơi gây nguy cơ tạo bóng khí, giảm nhiệt cháy thể tích, giảm tính bôi trơn, nhưng làm quá trình cháy thuận lợi hơn. Chế xuất Các phân đoạn kerosen, LPG, phần nặng của phân đoạn xăng chưng cất trực tiếp từ một số dầu mỏ parafin, dầu mỏ naphtin có thể dùng làm nhiên liệu phản lực sau không nhiều chế hoá và pha trộn các phân đoạn hoặc một số chất phụ gia. Hai quá trình chế hoá chủ yếu là loại hợp chất lưu huỳnh, đặc biệt là ở dạng mercaptan bằng hydrotreating và loại parafin nặng có trong phân đoạn 200-300 độ C. Thường nhiên liệu phản lực được tạo ra từ phân đoạn 145-240 độ C ít nhiều mở rộng hay thu hẹp, ví dụ nhiên liệu tốt và dùng phổ biến ở Nga TC-1 là sản phẩm thu được sau khi hydrotreating phân đoạn 130-250 độ C của dầu mỏ parafin. Khác với xăng, nhiên liệu phản lực dồi dào hơn nhiều so với nhu cầu. Ở châu Âu nhiên liệu phản lực chỉ chiếm khoảng 6% thị trường dầu mỏ. Sau đây là một số yêu cầu phẩm chất và các đại lượng kỹ thuật cần có của nhiên liệu phản lực: Chú thích: ASTM: Phương pháp xác định chỉ tiêu tiêu chuẩn của Mỹ Xem thêm Nhiên liệu tên lửa Xăng máy bay Tham khảo Liên kết ngoài History of Jet Fuel Nhiên liệu Máy bay Nhiên liệu hàng không
1,821
5816
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C4%83ng%20m%C3%A1y%20bay
Xăng máy bay
Xăng máy bay là nhiên liệu có chỉ số ốctan cao, được sử dụng cho các máy bay, và các ô tô đua trong quá khứ. Xăng máy bay trong tiếng Anh được gọi là AvGas (Aviation Gasoline), phân biệt với Mogas (Motor Gasoline) là các loại xăng sử dụng hàng ngày cho ô tô, xe máy. Nhiên liệu trong ngành hàng không có phân biệt rõ ràng, nhưng được liệt kê theo hai nhóm chính: AvGas dễ bay hơi, dành cho máy bay có sử dụng động cơ đốt trong; và JetGas khó bay hơi, có thành phần tương tự như Dầu hỏa, dành cho các máy bay sử dụng động cơ phản lực. Vì sự nguy hiểm trong việc đặt tên, dễ gây nhầm lẫn (chủ yếu trong môi trường các chuyến bay quốc tế đa ngôn ngữ), một loạt các biện pháp phòng ngừa được đưa ra để phân biệt hai loại nhiên liệu này, trong đó có đánh dấu màu rõ ràng trên mọi thùng chứa, và phân biệt kích thước loại vòi bơm. AvGas được phân phối từ các vòi màu đỏ, với đường kính Φ40mm (49mm tại Mỹ). Chỗ tiếp liệu của các máy bay sử dụng động cơ đốt trong có đường kính không được phép vượt quá 60mm. Vòi phân phối JetGas có đường kính lớn hơn 60mm Thuộc tính Xăng máy bay có tính bay hơi thấp hơn so với xăng Mogas và không bay hơi nhanh, đây là thuộc tính quan trọng để sử dụng ở các cao độ lớn. Những hỗn hợp xăng máy bay ngày nay sử dụng cũng giống như khi chúng lần đầu tiên được sử dụng trong những năm khoảng 1950 - 1960. Chỉ số ốctan cao thu được là nhờ sự bổ sung của Chì Tetraetyl (viết tắt tiếng Anh: TEL), một chất tương đối độc đã bị ngừng sử dụng cho ôtô ở phần lớn các nước trong những năm 1980. Thành phần dầu mỏ chính được sử dụng trong pha trộn xăng máy bay là alkylat. Nó là hỗn hợp của các loại izôốctan khác nhau, và một số các nhà máy lọc dầu sử dụng cả reformat. Xăng máy bay hiện nay có vài loại với sự phân biệt theo nồng độ chì cực đại trong xăng. Do TEL là một phụ gia khá đắt, một lượng cực tiểu của nó thông thường được thêm vào nhiên liệu để nó đạt chỉ số ốctan yêu cầu, vì thế thông thường trên thực tế nồng độ của nó thấp hơn mức cực đại. Avgas 80/87: có ít chì nhất, cực đại là 0,5 gam chì trên 1 galông Mỹ, và nó được sử dụng trong các động cơ có tỷ số nén rất thấp. Avgas 100/130: là xăng máy bay có chỉ số ốctan cao hơn, chứa tối đa 4 gam chì trên 1 galông Mỹ, hay 1,12 gam/lít. Avgas 100LL: chứa tối đa 2 gam chì trên một galông Mỹ, hay 0,56 gam/lít, và là xăng máy bay phổ biến nhất. 100LL (LL trong tiếng Anh là ít chì) được tạo ra để thay thế cho Avgas 100/130. Trong quá khứ, các loại xăng máy bay khác cũng được sử dụng trong quân sự, chẳng hạn như Avgas 115/145. Lưu ý rằng chỉ số ốctan của xăng máy bay không thể so sánh trực tiếp với các chỉ số ốctan của xăng Mogas, do các động cơ thử nghiệm và phương pháp thử được sử dụng để xác định chỉ số này trong hai trường hợp là khác nhau. Đối với xăng máy bay, số đầu tiên (nhỏ hơn) là cấp trộn nghèo, và số thứ hai (lớn hơn) là cấp trộn giàu. Đối với xăng Mogas, chỉ số "ốctan" thông thường được biểu diễn như là chỉ số chống nổ, nó là trung bình của chỉ số ốctan, dựa trên các nghiên cứu và phương pháp thử động cơ, hay (IR+IM)/2. Để hỗ trợ phi công xác định nhiên liệu trong máy bay của họ, các chất nhuộm màu được thêm vào nhiên liệu. 80/87 có màu đỏ, 100/130 có màu xanh lục, và 100LL có màu lam, trong khi đó nhiên liệu máy bay phản lực, JET A1, là trong suốt hay vàng nhạt thì không được nhuộm màu. Chuyển đổi Rất nhiều động cơ máy bay của hàng không dân dụng được thiết kế để hoạt động với chỉ số ốctan 80/87, xấp xỉ bằng tiêu chuẩn cho ô tô ngày nay. Việc chuyển đổi trực tiếp sang hoạt động bằng nhiên liệu ô tô là tương đối phổ biến và được áp dụng thông qua quy trình chứng nhận bổ sung dạng (STC). Tuy nhiên, các hợp kim sử dụng trong các kết cấu động cơ máy bay là đã quá cũ và động cơ bị mòn ở các van là vấn đề tiềm ẩn trong việc chuyển sang dùng xăng Mogas. Rất may là lịch sử của các động cơ chuyển đổi sang Mogas đã chứng minh rằng rất ít các vấn đề về động cơ xảy ra khi dùng xăng Mogas. Vấn đề lớn hơn phát sinh ra từ khoảng áp suất hơi cho phép quá rộng của xăng Mogas và đặt ra một số rủi ro cho những người sử dụng trong hàng không nếu sự cân nhắc trong thiết kế hệ thống nhiên liệu không được xem xét kỹ. Xăng Mogas có thể bay hơi trong các đường ống dẫn xăng và sinh ra khóa hơi (các bong bóng khí trong ống dẫn) làm cho động cơ thiếu xăng. Điều này không phải là chướng ngại không thể vượt qua được, nhưng yêu cầu đơn thuần là kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống cung cấp xăng để đảm bảo việc che chắn hợp lý, tránh nhiệt độ cao và sự tồn tại của áp suất vừa đủ và sự lưu thông trong ống dẫn xăng. Ngoài vấn đề về khóa hơi, xăng Mogas không có các chất theo dõi chất lượng như xăng máy bay. Để giải quyết vấn đề này, một loại nhiên liệu máy bay được biết đến như là 82UL đã được giới thiệu. Nhiên liệu này thực chất là xăng Mogas có bổ sung chất theo dõi chất lượng và hạn chế các phụ gia thêm vào. Tiêu thụ Những nhà tiêu thụ lớn của xăng máy bay ngày nay nằm ở Bắc Mỹ, Úc, Brasil và châu Phi (chủ yếu là Nam Phi). Còn rất ít nguồn cung cấp ngoài nước Mỹ. Ở châu Âu, xăng máy bay có giá quá cao vì thế toàn bộ ngành hàng không dân dụng đang dần chuyển sang sử dụng dầu diesel, là nhiên liệu rẻ tiền hơn, phổ biến hơn và có một số ưu điểm trong sử dụng trong hàng không. Xem thêm Nhiên liệu máy bay phản lực Tham khảo Liên kết ngoài Fuel Nhiên liệu Máy bay
1,139
5817
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20c%C6%A1%20x%C4%83ng
Động cơ xăng
Động cơ xăng hay động cơ Otto (lấy theo tên của Nikolaus Otto) là một dạng động cơ đốt trong, thông thường được sử dụng cho ô tô, máy bay, các máy móc di động nhỏ như máy xén cỏ hay xe máy cũng như làm động cơ cho các loại thuyền và tàu nhỏ. Nhiên liệu của các động cơ xăng là xăng. Phổ biến nhất của động cơ xăng là động cơ bốn thì. Việc đốt cháy nhiên liệu được diễn ra trong buồng đốt bởi một hệ thống đánh lửa được tắt mở theo chu kỳ. Nơi đánh lửa là bugi có điện áp cao. Động cơ hai thì cũng được sử dụng trong các ứng dụng nhỏ hơn, nhẹ hơn, và rẻ tiền hơn nhưng nó không hiệu quả trong việc sử dụng nhiên liệu. Động cơ Wankel cũng sử dụng xăng làm nhiên liệu. Nó khác với động cơ bốn thì hay động cơ hai thì ở chỗ nó không có pittông mà sử dụng rôto. Một trong những thành phần của các động cơ xăng cũ là bộ chế hòa khí (hay còn gọi là piratơ), nó trộn xăng lẫn với không khí. Trong các động cơ xăng sau này, nó đã được thay bằng việc phun nhiên liệu. Lịch sử Động cơ xăng được phát triển vào cuối thế kỷ 19 bởi Nikolaus August Otto, dựa trên một động cơ ba thì có công suất yếu hơn rất nhiều của Étienne Lenoir. Thay đổi cơ bản là thêm vào một thì nén khí. Thiết kế đầu tiên của Otto không có nhiều điểm tương tự với các động cơ ngày nay. Đấy là một động cơ ở ngoài không khí, tức là hỗn hợp khí và nhiên liệu nổ đẩy pittông bắn ra ngoài bay tự do và chỉ trên đường quay lại pittông (hay áp suất không khí) mới tạo ra công. Năm 1876 Otto đăng ký bằng phát minh tại Đức cho một động cơ đốt trong bao gồm cả nguyên tắc bốn thì. Vì yêu cầu của người Pháp Beau de Rocha nên bằng phát minh của Otto bị hủy bỏ 10 năm sau đó ở Đức. Gottlieb Daimler và Carl Benz tại Đức (1886) và Siegfried Marcus (1888/1889) ở Viên (Áo) đã độc lập với nhau chế tạo các xe cơ giới đầu tiên bằng một động cơ Otto. Tham khảo Cơ khí Động cơ Bộ phận động cơ Kĩ thuật động cơ Chi tiết máy Xăng Công nghệ ô tô Phát minh của Đức
411
5827
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim%20lo%E1%BA%A1i
Kim loại
Trong hóa học, kim loại (chữ Hán: 金類, tiếng Hy Lạp: , Tiếng Anh: metal) là tập hợp các nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là làm tăng kích thước của dương vật trong đám mây các điện tử. Các kim loại là một trong ba nhóm các nguyên tố được phân biệt bởi độ ion hóa và các thuộc tính liên kết của chúng, cùng với các á kim và các phi kim. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, đường chéo vẽ từ bo (B) tới poloni (Po) chia tách các kim loại với các phi kim. Các nguyên tố trên đường này là các á kim, đôi khi còn gọi là bán kim loại; các nguyên tố ở bên trái của đường này là kim loại; các nguyên tố ở góc trên bên phải đường này là các phi kim. Các phi kim phổ biến hơn các kim loại trong tự nhiên, nhưng các kim loại chiếm phần lớn vị trí trong bảng tuần hoàn, khoảng 80 % các nguyên tố là kim loại. Một số kim loại được biết đến nhiều nhất là nhôm, đồng, vàng, sắt, chì, bạc, titan, urani, kẽm và thiếc. Các thù hình của kim loại có xu hướng có ánh kim, tính dẻo (dễ kéo, dễ dát mỏng,...) và là chất dẫn điện và nhiệt tốt, trong khi đó các phi kim nói chung là dễ vỡ (đối với phi kim ở trạng thái rắn), không có ánh kim (trừ một số dạng thù hình đặc biệt, như kim cương), có tính dẫn nhiệt và dẫn điện kém. Trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trong các kim loại thì thủy ngân ở trạng thái lỏng. Thuộc tính vật lý Các kim loại có những đặc trưng sau: chúng thông thường có ánh kim, có khối lượng riêng tương đối lớn, dễ kéo dài và dát mỏng, thông thường có điểm nóng chảy cao, cứng, có khả năng dẫn nhiệt và điện tốt. Các thuộc tính này chủ yếu là do mỗi nguyên tử chỉ có liên kết lỏng lẻo với các điện tử ở lớp ngoài cùng của nó (các điện tử hóa trị); vì thế các điện tử hóa trị tạo ra một lớp mây xung quanh các ion kim loại. Phần lớn các kim loại về mặt hóa học là ổn định, với ngoại lệ đáng kể là các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ, chúng nằm ở tận cùng bên trái trong bảng tuần hoàn và có độ hoạt động hóa học rất mạnh. Nói chung kim loại là những nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron hóa trị để trở thành ion dương. Nguyên tử kim loại không thể nhận thêm electron, vì thế không bao giờ trở thành ion âm. Hầu hết kim loại ở thể rắn tại nhiệt độ tiêu chuẩn (0 độ C), trừ thủy ngân (Hg) và Copernixi (Cn) là ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng. Trong tự nhiên,chỉ có một số ít kim loại như vàng, platin,...tồn tại ở dạng tự do,hầu hết các kim loại còn tồn tại ở dạng hợp chất. Hợp kim ''Đọc bài chính về Hợp kim Hợp kim là hỗn hợp hai hay nhiều nguyên tố mà trong đó có một kim loại là thành phần chính. Phần lớn các kim loại tinh khiết hoặc là quá mềm, giòn, hoặc phản ứng hóa học quá mạnh và không có ứng dụng thực tiễn. Kết hợp các kim loại với những tỉ lệ khác nhau tạo ra hợp kim nhằm thay đổi các đặc tính của kim loại tinh khiết và tạo ra các đặc tính mong muốn. Mục đích chính của việc tạo thành hợp kim là giảm độ giòn, tăng độ cứng, giảm thiểu sự ăn mòn, hoặc có khi nhằm tạo ra màu sắc hay ánh kim mong muốn. Một số ví dụ của hợp kim là thép, gang (sắt và carbon), đồng thau (đồng và kẽm), đồng thiếc (đồng và thiếc) và hợp kim Đura (nhôm và đồng). Một số hợp kim được đặc biệt thiết kế cho một số ứng dụng với yêu cầu rất khắt khe, như máy bay phản lực, có thể chứa trên 10 nguyên tố. Tính chất hóa học 1. Tác dụng với phi kim Phần lớn các kim loại hoạt động hóa học khá mạnh, phản ứng với oxi trong không khí để tạo thành oxit sau một khoảng thời gian khác nhau (ví dụ như sắt bị rỉ suốt mấy năm nhưng kali bùng cháy chỉ trong vài giây). Kim loại kiềm phải ứng mãnh liệt nhất, kế tiếp là kim loại kiềm thổ. Ví dụ: 3Fe + 2O2 -> Fe3O4 4K + O2 -> 2K2O Những kim loại chuyển tiếp bị oxy hóa trong thời gian dài hơn (như sắt, đồng, chì, niken). Một số khác, như paladi, bạch kim hay vàng, không hề phản ứng. Một số kim loại hình thành một lớp màng oxit vững chắc trên bề mặt của chúng khiến phân tử oxi không thể xuyên qua được làm cho chúng vẫn giữ được ánh kim và tính dẫn điện tốt qua hàng thập kỷ (như nhôm, một số loại thép và titan). Các oxit của kim loại mang thuộc tính base (trái ngược với các oxit phi kim, vốn mang tính axit).Sơn hay phủ một lớp oxit lên kim loại là một cách khá hiệu quả nhằm ngăn ngừa sự ăn mòn. Tuy nhiên, phải chọn một kim loại hoạt động mạnh hơn trong dãy điện hóa kim loại để phủ lên, đặc biệt khi lớp phủ có thể bị mẻ. Nước và hai kim loại tạo nên một pin điện hóa, và nếu lớp phủ kém hoạt động hơn vật phủ thì lớp phủ thực ra sẽ đẩy nhanh sự ăn mòn. 2. Tác dụng với phi kim Với kim loại đa hóa trị như Fe, Cr, Cu... thì tác dụng với halogen sẽ oxy hóa kim loại lên số oxy hóa cao. Kim loại (trừ Pt và Au) tác dụng với lưu huỳnh sinh ra muối sulfide. VD : 2Al + 3Br2 -> 2AlBr3 Hg + S -> HgS 3. Tác dụng với acid cho khí H2 Điều kiện : Kim loại phải đứng trước hidro trong dãy hoạt động hoá học VD : Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 ^ Phân loại Kim loại cơ bản Trong hóa học, cụm từ "kim loại cơ bản" được dùng để ám chỉ các kim loại bị oxy hóa hoặc ăn mòn khá dễ dàng và phản ứng khác nhau với axit clohidric loãng để tạo ra hydro. Một số ví dụ là sắt, niken, chì và kẽm. Đồng được xem là một kim loại cơ bản khi nó bị oxy hóa khá dễ dàng, mặc dù nó không phản ứng với HCl. Thông thường, cụm từ này trái nghĩa với kim loại hiếm. Ngoài ra có hai loại khác: kim loại đen và kim loại màu. Trong giả kim thuật, kim loại cơ bản là một kim loại thông dụng và rẻ tiền, đối lập với kim loại quý như vàng hay bạc. Suốt một thời gian dài, mục tiêu của các nhà giả kim thuật là tạo ra kim loại quý (thể loại gồm phần lớn kim loại màu) từ kim loại cơ bản. Kim loại đen Gồm sắt, titan, crôm, và nhiều kim loại đen khác. Kim loại đen là kim loại màu đen, có nguồn gốc từ hai trăm triệu năm trước. Nhà địa lý học (có bản ghi: nhà bác học) Lê Quý Đôn tìm thấy nó năm 1743, lúc ông 17 tuổi. Ông cùng cha là Lê Trọng Thứ đi tìm cổ vật. Kim loại màu Gồm bạc, vàng, đồng, kẽm, và nhiều kim loại màu khác. Kim loại màu là kim loại có các màu như màu vàng, màu ghi (bạc), đồng,.... Kim loại màu không có màu đen như kim loại đen Kim loại đúc nên đồ vật Trong ngành đúc tiền xưa, các đồng xu được định giá bằng lượng kim loại quý mà chúng chứa. Kim loại này được gọi tắt là kim loại đúc. Dãy điện hóa chuẩn của kim loại Dãy điện hóa chuẩn của kim loại là dãy những cặp oxy hóa-khử của kim loại được sắp xếp theo chiều thế điện cực chuẩn (E0Mn+/M (V)) của các cặp oxy hóa-khử tăng dần. Dưới đây là dãy điện hóa của một số kim loại thông dụng. Tồn tại trong tự nhiên Sắt là thành phần chính của lõi Trái Đất. Trong lớp vỏ Trái Đất, lượng kim loại nhỏ hơn phi kim, hầu hết các kim loại có dạng hợp chất trong các khoáng sản, quặng; một số kim loại tồn tại ở dạng nguyên chất (kim loại quý) như vàng, bạc, đồng, platin,... Tham khảo Liên kết ngoài Bảng tuần hoàn Kim loại Bài cơ bản dài trung bình
1,493
5828
https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn%20k%E1%BA%BFt%20kim%20lo%E1%BA%A1i
Liên kết kim loại
Liên kết kim loại là liên kết hóa học hình thành từ lực hút tĩnh điện giữa các thể dẫn electron (dưới dạng đám mây electron của các electron phân chia) và các ion kim loại mang điện tích dương. Nó có thể được mô tả là sự chia sẻ các điện tử tự do giữa một cấu trúc của các ion tích điện dương (cation). Liên kết kim loại chiếm nhiều tính chất vật lý của kim loại, chẳng hạn như độ bền, độ dẻo, điện trở nhiệt và điện và độ dẫn điện, độ trong suốt và độ bóng. Theo quan điểm truyền thống, liên kết kim loại là không phân cực, trong đó hoặc là không có sự sai khác về độ âm điện (đối với kim loại nguyên tố) hoặc rất nhỏ (đối với hợp kim) giữa các nguyên tử tham gia vào tương tác liên kết, và các điện tử tham gia trong tương tác này là tự do trong cấu trúc mạng tinh thể của kim loại. Liên kết kim loại đặc trưng cho nhiều đặc trưng vật lý của kim loại, chẳng hạn như tính dễ dát mỏng, dễ kéo dài, tính dẫn điện và dẫn nhiệt cũng như ánh kim.Một số tính chất khác của kim loại như tính cứng, nhiệt độ nóng chảy nhiệt, nhiệt độ sôi phụ thuộc vào mật độ electron trong bán kính nguyên tử kim loại. Cơ học lượng tử cũng có thể được dùng để giải thích về liên kết kim loại. Các kim loại khi liên kết sẽ tạo thành một mạng lưới tinh thể mà cụ thể là mạng kim loại (được đặc trưng bằng các ion dương nằm tại nút mạng và liên kết giữa chúng là liên kết kim loại). Mạng kim loại thông thường đối với hầu hết các kim loại là: lập phương tâm diện, lập phương tâm khối và lục phương. Trong đó, mạng lục phương và lập phương tâm diện là khít nhất. Liên kết kim loại còn phụ thuộc vào hướng liên kết của electron của từng kim loại Xem thêm Liên kết hóa học Tham khảo Kim loại Hóa học vô cơ Kim loại
356
5830
https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn%20k%E1%BA%BFt%20h%C3%B3a%20h%E1%BB%8Dc
Liên kết hóa học
Trong hóa học, liên kết hóa học là lực, giữ cho các nguyên tử cùng nhau trong các phân tử hay các tinh thể. Sự hình thành các liên kết hóa học giữa các nguyên tố để tạo nên phân tử được hệ thống hóa thành các lý thuyết liên kết hóa học. Thuyết liên kết hóa trị và khái niệm của số oxy hóa được dùng để dự đoán cấu trúc và thành phần phân tử. Thuyết vật lý cổ điển về Liên Kết Điện Tích và khái niệm của số điện âm dùng để dự đoán nhiều cấu trúc ion. Với các hợp chất phức tạp hơn, chẳng hạn các phức chất kim loại, thuyết liên kết hóa trị không thể giải thích được và sự giải thích hoàn hảo hơn phải dựa trên các cơ sở của cơ học lượng tử. Các đặc trưng không gian và khoảng năng lượng tương tác bởi các lực hóa học nối với nhau thành một sự liên tục, vì thế các thuật ngữ cho các dạng liên kết hóa học khác nhau là rất tương đối và ranh giới giữa chúng là không rõ ràng. Tuy vậy, Mọi liên kết hóa học đều nằm trong những dạng liên kết hóa học sau Liên kết ion hay liên kết điện hóa trị Liên kết cộng hóa trị Liên kết cộng hóa trị phối hợp Liên kết kim loại Liên kết hiđrô Mọi liên kết hóa học phát sinh ra từ tương tác giữa các điện tử của các nguyên tử khác nhau đưa đến quá trình hình thành liên kết chính là sự giảm mức năng lượng. Điều này cho thấy, các quá trình hình thành liên kết luôn có năng lượng đính kèm entanpi < 0 (hệ toả năng lượng). Trong liên kết điện tích, nguyên tố các điện tích liên kết với nhau qua lực hấp dẫn điện giữa hai điện tích. Vậy, các nguyên tố dễ cho hay nhận điện tử âm để trở thành điện tích dương hay âm sẻ dễ dàng liên kết với nhau. Liên kết điện tích ion được mô tả bởi vật lý cổ điển bằng lực hấp dẫn giữa các điện tích Trong liên kết cộng hóa trị, Các dạng liên kết hóa học được phân biệt bởi khoảng không gian mà các điện tử tập trung hay phân tán giữa các nguyên tử của chất đó. Các điện tử nằm trong liên kết không gắn với các nguyên tử riêng biệt, mà chúng được phân bổ trong cấu trúc ngang qua phân tử, được mô tả bởi học thuyết phổ biến đương thời là các quỹ đạo phân tử. Không giống như liên kết ion thuần túy, các liên kết cộng hóa trị có thể có các thuộc tính không đẳng hướng. Trạng thái trung gian có thể tồn tại, trong các liên kết đó là hỗn hợp của các đặc trưng cho liên kết ion phân cực và các đặc trưng của liên kết cộng hóa trị với điện tử phân tán. Liên kết cộng hóa trị thì phải dựa chủ yếu vào các khái niệm của cơ học lượng tử về khoảng không gian mà các điện tử tập trung hay phân tán với một năng lượng nhiệt tương ứng Các liên kết hóa học phải tuân theo định luật bảo tồn năng lượng Năng lượng liên kết Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền và phân tử càng khó bị phân hủy. Dưới đây là năng lượng liên kết trung bình của một số liên kết hoá học. Quan hệ giữa độ âm điện với liên kết hóa học Để đánh giá loại liên kết hóa học trong hợp chất,người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Các loại liên kết hóa học được phân loại tương đối theo quy ước kinh nghiệm dựa vào thang độ âm điện của Linus Pauling như sau: Hiệu độ âm điện chỉ cho dự đoán loại liên kết hóa học trong phân tử về mặt lý thuyết. Dự đoán này còn phải được xác minh độ đúng đắn bởi nhiều phương pháp thực nghiệm khác. Xem thêm Quỹ đạo nguyên tử Năng lượng liên kết Liên kết đôi Bảng tuần hoàn các nguyên tố Tam giác Van Arkel-Ketelaar Tham khảo Cuốn sách của Linus Pauling The Nature of the Chemical Bond (Bản chất tự nhiên của liên kết hóa học) có thể coi là cuốn sách có ảnh hưởng đáng kể nhất về hóa học trong số các sách đã được xuất bản. Liên kết ngoài Hóa học lượng tử
785
5841
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF%20h%E1%BB%87%20Altai
Ngữ hệ Altai
Ngữ hệ Altai (Altaic /ælˈteɪ.ɪk/, được đặt theo tên của dãy núi Altai ở trung tâm châu Á; có khi còn được gọi là Transeurasian, tức là hệ Liên Á-Âu) là một Sprachbund (tức một vùng địa lý trong đó các ngôn ngữ ảnh hưởng lẫn nhau nhưng không có quan hệ họ hàng), từng được khẳng định là một ngữ hệ bao gồm các ngữ hệ con Turk, Mông Cổ và Tungus, đôi khi gộp cả hệ Nhật Bản lẫn Triều Tiên. Hệ này phân bố rải rác khắp Châu Á về phía bắc 35°N và một số vùng phía đông của Châu Âu, kéo dài theo kinh độ từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Nhật Bản. Giả thuyết này đã và đang bị hầu hết các nhà ngôn học so sánh (comparative linguists) bác bỏ, nhưng vẫn còn một số ít cố bám níu lấy. Hệ Altai lần đầu tiên được đề xuất vào thế kỷ 18. Nó được chấp nhận rộng rãi cho đến những năm 1960 và vẫn được liệt kê như một ngữ hệ chính thức trong nhiều bách khoa toàn thư lẫn sách chuyên ngành. Kể từ những năm 1950, nhiều nhà ngôn học so sánh bác bỏ ý tưởng này sau khi nhận thấy nhiều từ cùng gốc (cognate) không ăn khớp, các thay đổi ngữ âm lệch lạc so với dự đoán và hai ngữ hệ Turk-Mông Cổ dường như hội tụ thay vì phân kì qua nhiều thế kỷ. Phe phản đối học thuyết Altai cho rằng những điểm tương đồng giữa các ngôn ngữ này là do ảnh hưởng lẫn nhau chứ không có quan hệ họ hàng. Phe ủng hộ giả thuyết Altai hiện nay cũng đã phải thừa nhận rằng nhiều đặc điểm tương đồng trong các ngôn ngữ Altai là kết quả của sự tiếp xúc và hội tụ ngôn ngữ, chính vì lẽ đó nên không thể coi Altai là một ngữ hệ trên lý thuyết; nhưng họ vẫn cho rằng cốt lõi các tương đồng hiện tại đó bắt nguồn từ một tổ tiên chung. Giả thuyết Altai ban đầu chỉ thống nhất ngữ hệ Turk, ngữ hệ Mông Cổ và ngữ hệ Tungus, đôi khi được gọi là "Tiểu-Altai". Các đề xuất quá trớn sau này gộp cả hệ Triều Tiên và hệ Nhật Bản vào họ "Đại-Altai" (Macro-Altaic) gây rất nhiều tranh cãi. Hầu hết người ủng hộ hệ Altai tiếp tục gộp hệ Triều Tiên vào. Tiếng Proto-Altai là thứ tiếng tổ tiên chung của họ "Macro", đã được nhà ngôn học Sergei Starostin và các cộng sự đổ công sức vào phục nguyên. Một số đề xuất cũng bao gồm cả tiếng Ainu nhưng giả thuyết này không được chấp nhận rộng rãi, ngay cả trong chính những người theo thuyết Altai. Các quan điểm Ủng hộ Âm vị học và đặc điểm ngữ pháp Các lập luận ban đầu nhằm nhóm các ngôn ngữ "Tiểu-Altai" trong một họ Ural-Altai dựa trên các đặc điểm chung như sự hài hòa nguyên âm và sự hình thái chắp dính. Theo phát biểu của nhà ngôn học Roy Andrew Miller, bằng chứng lớn nhất cho thuyết này là sự tương đồng về hình thái động từ. Từ điển Từ nguyên của Starostin và cộng sự (2003) đề xuất một loạt các luật biến đổi âm thanh giải thích sự tiến hóa từ tiếng Proto-Altai thành các ngôn ngữ hậu duệ. Ví dụ, dù hầu hết các ngôn ngữ Altai ngày nay đều sở hữu sự hài hòa nguyên âm, nhưng Proto-Altai lại thiếu đặc điểm đó; thay vào đó, sự đồng hóa nguyên âm giữa âm tiết thứ nhất và thứ hai của từ đã xảy ra trong các thứ tiếng Turkic, Mongolic, Tungus, Koreanic và Japonic. Họ cũng bao gồm một số tương ứng ngữ pháp giữa các ngôn ngữ trong cuốn từ điển. Vốn từ chung Starostin tuyên bố vào năm 1991 rằng các thành viên của nhóm Altai có khoảng 15–20% các từ chung gốc rõ ràng trong 110 từ của danh sách Swadesh-Yakhontov (một loại danh sách liệt kê để so sánh vốn từ); cụ thể, Turkic–Mongolic 20%, Turkic–Tungus 18%, Turkic–Koreanic 17%, Mongolic–Tungus 22%, Mongolic–Koreanic 16% và Tungusic–Koreanic 21%. Từ điển Từ nguyên học tái bản năm 2003 bao gồm danh sách 2.800 bộ từ chung gốc được đề xuất và các sửa đổi đối với tiếng phục nguyên Proto-Altaic. Các tác giả đã cố gắng hết sức để phân biệt giữa vốn vay mượn và vốn từ gốc của hệ Turkic, hệ Mongolic và hệ Tungus; và chỉ ra có vài từ chỉ xuất hiện trong Turkic và Tungus nhưng không xuất hiện trong Mongolic. Họ liệt kê 144 mục từ vựng cơ bản được chia sẻ, bao gồm các từ như 'mắt', 'tai', 'cổ', 'xương', 'máu', 'nước', 'đá', 'mặt trời' và 'hai'. Robbeets và Bouckaert (2018) áp dụng phương pháp suy luận Bayes trong phát sinh chủng loại học để chứng minh sự gần gũi của các ngôn ngữ Altai "hẹp" (Turkic, Mongolic và Tungusic) cùng với tiếng Nhật và tiếng Hàn, mà họ gọi là ngữ hệ Transeurasia. Nghiên cứu của họ đã cho ra cây phát sinh loại như sau: Martine Robbeets (2020) cho rằng người nói tiếng Liên Á-Âu gốc là các nông dân vùng đông bắc Trung Quốc, rồi trở thành dân chăn thả sau này. Một số phục nguyên vốn từ liên quan đến nông nghiệp của Robbeets (2020) được liệt kê bên dưới. Viết tắt PTEA = Proto-Transeurasian PA = Proto-Altaic PTk = Proto-Turkic PMo = Proto-Mongolic PTg = Proto-Tungusic PJK = Proto-Japano-Koreanic PK = Proto-Koreanic PJ = Proto-Japonic Sơ đồ của Ngữ hệ Altai Ngữ hệ Altai: Nhóm Mongolic (hay Mông Cổ) Nhánh phía Đông: tập trung tại Mông Cổ và miền bắc và tây bắc Trung Quốc, điển hình là tiếng Mông Cổ. Nhóm Turkic (hay Đột Quyết): ngôn ngữ sử dụng bởi các dân tộc Turk Nhánh Bulgar (tại Đông Âu lúc trước): các tiếng Bulgar này đã mai một, không còn nữa Nhánh phía Bắc: tập trung tại Siberia Nhánh phía Đông: tập trung tại Trung Á Nhánh phía Tây Nam: điển hình là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Azerbaijan Nhóm Tungusic (hay Thông Cổ Tư): ngôn ngữ sử dụng bởi các dân tộc Tungus Nhánh phía Bắc tập trung tại Siberia: tiếng Ainu, tiếng Ngạc Luân Xuân, tiếng Ngạc Ôn Khác và một số ngôn ngữ khác. Nhánh phía Nam: tiếng Mãn, tiếng Tích Bá, tiếng Hách Triết... Nhóm Koreanic (hay Triều Tiên): ngôn ngữ sử dụng bởi các dân tộc Triều Tiên Nhóm Japonic (hay Nhật Bản): ngôn ngữ sử dụng bởi các dân tộc Nhật Bản Nhánh phía Bắc tập trung tại Sakhalin và Hokkaido: tiếng Ainu Nhánh trung tâm tập trung tại Honshu, Shikoku và Kyushu: điển hình là tiếng Nhật Nhánh phía Nam tập trung tại quần đảo Ryukyu và Okinawa: chủ yếu nói tiếng Ryukyu và tiếng Okinawa Tham khảo Ngôn ngữ chắp dính Trung Á
1,153
5844
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%B2ng%20%C4%91i%E1%BB%87n%20Foucault
Dòng điện Foucault
Dòng điện Foucalt hay còn gọi là dòng điện xoáy (tiếng Anh: eddy current) là hiện tượng dòng điện sinh ra khi ta đặt một vật dẫn điện vào trong một từ trường biến đổi theo thời gian hay vật dẫn chuyển động cắt ngang từ trường. Nhà vật lý người Pháp Léon Foucault (1819-1868) là người đầu tiên đã chứng minh sự tồn tại của các dòng điện cảm ứng trong vật dẫn nhờ tác dụng của một từ thông biến thiên. Nguyên nhân vật lý gây nên dòng điện Foucault chính là lực Lorentz hay lực điện tương đối tính tác động lên các hạt tích điện có thể chuyển động tự do trong vật dẫn. Dòng điện Foucault luôn chống lại nguyên nhân gây ra nó, theo định luật Lenz. Nó tạo ra một cảm ứng từ có từ thông ngược nhằm chống lại sự biến thiên của từ thông đã tạo ra nó; hoặc tương tác với từ trường tạo ra nó gây ra lực cơ học luôn chống lại chuyển động của vật dẫn. Dòng điện Foucault cũng là một hiệu ứng vật lý, trong nhiều hiệu ứng liên quan đến cảm ứng điện từ, có nhiều ứng dụng hay ý nghĩa thực tiễn. Nó cũng có chung bản chất với hiệu ứng bề mặt trong các dây dẫn điện xoay chiều. Thí nghiệm của Foucault Foucault đã làm thí nghiệm sau để khám phá ra dòng điện mang tên ông. Ông quay một đĩa kim loại quanh một trục không ma sát. Đĩa quay một lúc lâu. Ông lặp lại thí nghiệm trên, nhưng đặt đĩa kim loại trong một từ trường mạnh. Đĩa nhanh chóng dừng lại khi được đưa vào từ trường, và đồng thời bị nóng lên. Thí nghiệm trên có thể giải thích như sau: Các hạt tích điện có thể chuyển động tự do trong đĩa kim loại (cụ thể là electron), chuyển động, cùng với đĩa, trong từ trường sẽ chịu lực Lorentz gây ra bởi từ trường, làm lệch quỹ đạo chuyển động. Điều này cũng có nghĩa là các hạt tích điện này sẽ chuyển động tương đối so với đĩa tạo ra dòng điện xoáy, dòng điện Foucault, trong đĩa. Dòng điện này bị cản trở bởi điện trở của đĩa và sinh ra nhiệt lượng làm nóng đĩa. Theo định luật bảo toàn năng lượng, động năng của đĩa đang quay được chuyển hóa thành nhiệt năng của nó, và đĩa buộc phải quay chậm lại khi nóng lên. Công thức tính Xem xét một vòng dây dẫn điện nằm trong từ trường. Hiệu điện thế sinh ra dọc theo vòng dây tỷ lệ với biến thiên từ thông, , qua vòng dây đó, theo dạng tích phân của định luật cảm ứng Faraday: Dòng điện chạy trong dây, dòng điện Foucault, theo định luật Ohm, tỷ lệ nghịch với điện trở, , của dây: Nếu cường độ từ trường đồng nhất, , trên toàn tiết diện cắt ngang của vòng dây dẫn (tiết diện vuông góc với từ trường), , thì từ thông là: Trong trường hợp tiết diện vòng dây, không thay đổi, biến thiên từ thông, , là: Nên dòng Foucault là: Trong trường hợp từ trường biến đổi điều hòa (, do đó ), ta có: Tác hại Trong các máy biến thế và động cơ điện, lõi sắt của chúng nằm trong từ trường biến đổi. Trong lõi có các dòng điện Foucault xuất hiện. Do hiệu ứng Joule-Lenz, năng lượng của các dòng Foucault bị chuyển hóa thành nhiệt làm máy nhanh bị nóng, một phần năng lượng bị hao phí và làm giảm hiệu suất máy. Để giảm tác hại này, người ta phải giảm dòng Foucault xuống. Muốn vậy, người ta tăng điện trở của các lõi. Người ta không dùng cả khối sắt lớn làm lõi mà dùng nhiều lá sắt mỏng được sơn cách điện và ghép lại với nhau sao cho các lát cắt song song với chiều của từ trường. Dòng điện Foucault do đó chỉ chạy trong từng lá mỏng. Vì từng lá đơn lẻ có kích thước nhỏ, do đó có điện trở lớn, nên cường độ dòng điện Foucault trong các lá đó bị giảm đi nhiều so với cường độ dòng Foucault trong cả khối sắt lớn. Vì vậy, năng lượng điện bị hao phí cũng giảm đi. Đó là lý do tại sao các máy biến thế truyền thống thường dùng các lõi tôn silic (sắt silic) được cán mỏng bởi chúng có điện trở suất sẽ làm giảm thiểu tổn hao do dòng Foucault; hoặc các lõi biến thế hiện nay sử dụng các vật liệu từ mềm đặc biệt là hợp kim tinh thể nano có điện trở suất cao. Trong kỹ thuật cao tần và siêu cao tần, người ta bắt buộc phải sử dụng lõi dẫn từ là các vật liệu gốm ferit có điện trở suất cao làm tổn hao Foucault được giảm thiểu. Lợi ích Dòng Foucault không phải là chỉ có hại. Nó cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như luyện kim, đệm từ trường, phanh từ trường... Dưới đây liệt kê một số ứng dụng: Đệm từ trường: Đặt một vật dẫn trên một từ trường tăng dần từ cao xuống thấp, khi vật rơi xuống bởi trọng lực sẽ có từ thông qua nó tăng lên, tạo dòng Foucault phản kháng lại sự rơi này. Nếu vật làm bằng chất siêu dẫn, có điện trở bằng không, tạo ra dòng điện Foucault hoàn hảo (hiệu ứng Meissner), sinh ra lực điện phản kháng đủ lớn để có thể triệt tiêu hoàn toàn trọng lực đối kháng, cho phép tạo ra đệm từ trường, nâng vật nằm cân bằng trên không trung. Đệm từ có thể được ứng dụng để nâng tàu cao tốc, giảm ma sát (do ma sát chỉ có giữa thân tàu và không khí), tăng vận tốc chuyển động của tàu. Luyện kim: Hiệu ứng được ứng dụng trong các lò điện cảm ứng, đặc biệt phù hợp với nấu chảy kim loại trong chân không để tránh tác dụng hóa học của không khí xung quanh. Người ta đặt kim loại vào trong lò và rút không khí bên trong ra. Xung quanh lò quấn dây điện. Cho dòng điện xoay chiều có tần số cao chạy qua cuộn dây đó. Dòng điện này sẽ tạo ra trong lò một từ trường biến đổi nhanh, làm xuất hiện dòng điện Foucault mạnh và tỏa ra nhiệt lượng rất lớn đủ để nấu chảy kim loại. Cuộn dây cho dòng cao tần chạy qua thường là cuộn dây có dạng các ống rỗng, sử dụng nước làm mát ở bên trong đồng thời dòng điện cao tần sẽ chỉ dẫn trên lớp vỏ ngoài do hiệu ứng lớp da. Bếp từ (hay bếp điện cảm ứng): bếp từ sử dụng trong nội trợ cũng hoạt động theo nguyên tắc tương tự. Bếp này tạo ra, trong khoảng cách vài milimét trên bề mặt bếp, một từ trường biến đổi. Đáy nồi bằng kim loại nằm trong từ trường này sẽ nóng lên, nấu chín thức ăn. Ưu điểm của bếp là tốc độ đun nấu nhanh, do giảm được nhiệt dung (không còn nhiệt dung của bếp, chỉ có nhiệt dung của nồi). Việc điều chỉnh nhiệt độ và các chế độ nấu nướng cũng được thực hiện chính xác và dễ dàng hơn. Tuy nhiên bếp có thể có các hiệu ứng cảm ứng điện từ chưa được kiểm chứng đối với sức khỏe con người. Đồng hồ đo điện: Trong một số loại đồng hồ đo điện, người ta ứng dụng dòng điện Foucault để làm tắt nhanh dao động của kim đồng hồ. Người ta gắn vào một đầu của kim một đĩa kim loại nhỏ (bằng đồng hoặc nhôm), đặt đĩa này trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Khi kim chuyển động, đĩa kim loại cũng bị chuyển động theo. Từ thông qua đĩa thay đổi làm xuất hiện trong đĩa những dòng điện Foucault. Theo định luật Lenz, dòng điện Foucault tương tác với từ trường của nam châm gây ra lực chống lại sự chuyển động của đĩa. Kết quả là dao động của kim bị tắt đi nhanh chóng. Phanh (hay thắng hay thiết bị giảm tốc): Những loại phanh theo nguyên lý trên hiện nay được dùng làm phanh hãm cho xe tải, cần trục, tàu hỏa cao tốc, hay thậm chí xe đẩy, xe đạp,... Các bánh xe đều có đĩa kim loại. Khi cần giảm tốc độ, một từ trường mạnh được đưa vào các đĩa này (ví dụ bằng cách di động một nam châm vĩnh cửu ôm qua đĩa). Lợi điểm của phương pháp phanh này là phanh không bao giờ bị hao mòn, giảm chi phí bảo dưỡng. Đồng thời việc điều chỉnh lực giảm tốc cũng có thể được thực hiện chính xác hơn phanh ma sát thông thường. Trong y tế: có một liệu pháp gọi là gắng sức trên xe đạp (ergometry) sử dụng dòng điện Foucault để xác định bệnh thiếu máu cơ tim: Xe đạp có một bánh bằng đồng nằm giữa hai cực của một nam châm điện, khi bệnh nhân đạp xe tạo ra một dòng Foucault, sinh ra một lực cản được tính bằng Ws hay KGm. Người bệnh ngồi trên xe đạp, đạp với các mức gắng sức tăng dần, mỗi lần thử kéo dài từ 3 đến 5 phút, ghi lại điện tâm đồ và đo hệ số HA sau mỗi lượt thử (H là viết tắt của hypokinesia nghĩa là giảm động, A là viết tắt của akinesia nghĩa là bất động, dyskinesia nghĩa là loạn động). Máy phát điện: Dòng Foucault chạy trong kim loại chuyển động năng vật dẫn thành năng lượng của dòng điện, do vậy cũng được ứng dụng làm máy phát điện. Microphone: Tương tự như hoạt động của máy phát điện nêu trên, năng lượng của rung động âm thanh có thể được chuyển tải thành dòng điện, mang theo thông tin của âm thanh, dùng trong một số microphone. Dò kim loại: Dòng điện Foucault còn được dùng để tham dò chất lượng các thiết bị kim loại, như ống đổi nhiệt. Tham khảo Léon Foucault Điện động lực học
1,739
5854
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20c%E1%BB%A5%20truy%20v%E1%BA%A5n%20d%E1%BB%AF%20li%E1%BB%87u
Công cụ truy vấn dữ liệu
Công cụ truy vấn dữ liệu, tên ngắn hơn là công cụ tìm kiếm (tiếng Anh: search engine), là một loại chương trình tiện ích được nhiều trang Web hay các phần mềm ứng dụng hỗ trợ nhằm giúp cho người dùng có thể tìm kiếm cụm từ, bài viết, đề tài, tập tin, hay dữ liệu được cung cấp bởi trang Web (hay bởi chính phần mềm ứng dụng) đó một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Hình thức Về hình thức thì thường một công cụ tìm kiếm thường được đặt chung với GUI (giao diện đồ họa) trong một khung riêng hay trong một menu. Phần chính của công cụ này là một khung chữ (hay hộp chữ, tiếng Anh: text box). Để kiếm một cụm từ, đề tài, bài viết, hay dữ liệu thì người dùng chỉ cần gõ vào đó các từ hay cụm từ liên quan. Cụm từ này được gọi là từ khoá (keyword). Sau khi nhấn nút ra lệnh (search) thì trang Web sẽ trả về danh sách các trang WEB hay trang mà nội dung có chứa từ khoá. Nếu không tìm ra thì hoặc sẽ báo lỗi hoặc hiển thông báo không tìm thấy và yêu cầu người dùng thực hiện những bước khác. Công cụ tìm kiếm có thể chỉ đơn giản tìm các cụm từ trong các tựa bài viết hay phức tạp hơn là được hỗ trợ bằng các máy truy tìm mà đa số là dùng Google. Tuỳ theo sự phát triển về phần mềm của công cụ tìm kiếm, nó có thể có những hỗ trợ đặc biệt. Một số công cụ tìm kiếm có khả năng truy tìm một lần nhiều cụm từ hay tìm các cụm từ thoả mãn các điều kiện khác nhau. Trong trường hợp này thì hỗ trợ thường được tăng cường bởi các phép toán. Chẳng hạn, người ta có thể kiếm các bài viết phải có mặt hai cụm từ cùng một lúc qua phép toán lôgic AND (còn được biết là phép toán lôgic +). Vài thí dụ Công cụ tìm kiếm kiếm của Wikipedia: Chỉ tìm ra tên tựa bài của văn bản nào trùng hợp với từ khoá. Công cụ tìm kiếm của phần mềm ứng dụng Microsoft Word: để mở công cụ tìm kiếm, người dùng có thể nhấp chuột lên menu"Edit"rồi chọn menu con"Find". Công cụ này chỉ cho phép tìm kiếm cụm từ nội bên trong một hồ sơ văn bản. Công cụ tìm kiếm của hệ điều hành Microsoft Windows và Adobe Reader: Cả hai công cụ này cho phép kiếm các hồ sơ có chứa từ khoá trong một hồ sơ, một thư mục hay trong tất cả các ổ đĩa của máy tính. Cơ chế hoạt động Do sự khác nhau về chức năng và mụch đích của công cụ truy tìm. cơ chế hoạt động của các công cụ tìm kiếm có thể khác nhau ít nhiều. Tuy nhiên, nguyên tắc chung vẫn là: Công cụ tìm kiếm sẽ dựa trên một cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu này được thiết lập từ tất cả các từ có mặt trong các tệp hay các bài văn bản bằng cách chỉ số hoá (indexing) các từ đó. Khi có một yêu cầu (request) thì công cụ tìm kiếm sẽ dựa trên các chỉ số tương ứng và truy ngược về văn bản nguồn. Đồng thời máy có thể dùng thêm các thuật toán chuyên biệt để phân định số lần xuất hiện của một từ hay một cụm từ trong các văn bản để dùng cho phân loại, xếp hạng hay hỗ trợ các phép toán. Trường hợp công cụ truy tìm không thể tìm ra đáp án thì nó có thể trả lời bằng cách báo lỗi hay có những phương thức xử lý khác tuỳ theo nhu cầu của người thiết kế phần mềm. Phân biệt với Máy truy tìm dữ liệu Tham khảo Hệ thống truy hồi thông tin Khoa học thông tin
671
5858
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u%20%E1%BB%A9ng%20b%E1%BB%81%20m%E1%BA%B7t
Hiệu ứng bề mặt
Hiệu ứng bề mặt là xu hướng của dòng điện xoay chiều phân bổ nó trong dây dẫn với mật độ dòng điện gần bề mặt dây dẫn lớn hơn so với ở gần lõi của nó. Nó sinh ra điện trở đủ lớn của dây dẫn với sự tăng lên của tần số dòng điện. Hiệu ứng này lần đầu tiên được giải thích bởi Lord Kelvin năm 1887. Nikola Tesla và Joseph Stefan cũng phát hiện ra hiệu ứng bề mặt này. Hiệu ứng này có tầm quan trọng thực tế trong thiết kế sự truyền tải và phân phối điện năng, cũng như trong các đoạn mạch sử dụng sóng radio và vi sóng. Biểu diễn dưới dạng toán học, mật độ dòng điện J trong dây dẫn giảm theo cơ số mũ theo độ sâu δ như sau: J = e − δ / d Trong đó: d là hằng số được gọi là hằng số độ sâu bề mặt. Nó được định nghĩa như là độ sâu dưới bề mặt của dây dẫn, mà từ đó mật độ dòng điện chỉ bằng 1/e (khoảng 0,37) lần mật độ dòng điện ở bề mặt. Nó có thể tính như sau: trong đó: ρ = suất điện trở của dây dẫn ω = tần số góc của dòng điện = 2π × tần số μ = độ thẩm từ tuyệt đối của dây dẫn Điện trở của một tấm phẳng (dày hơn nhiều so với d) đối với dòng điện xoay chiều là chính xác bằng điện trở của tấm với độ dày d đối với dòng điện một chiều. Đối với các dây dẫn dài, mỏng thì điện trở là xấp xỉ bằng điện trở của một ống dây dẫn rỗng với độ dày của vách là d khi chuyển tải dòng một chiều. Ví dụ, đối với dây dẫn tròn, điện trở xấp xỉ: trong đó: L = độ dài của dây dẫn D = đường kính của dây dẫn Phép tính xấp xỉ cuối cùng trên đây là tương đối chính xác khi D >> d. Làm giảm điện trở Một dạng của dây cáp được gọi là dây Litz (từtiếng Đức Litzendraht, nghĩa là dây dệt) được sử dụng để làm giảm hiệu ứng bề mặt cho các tần số từ vài kHz tới khoảng 1 MHz. Nó là một số các dây dẫn cô lập được bện cùng với nhau theo một kiểu mẫu được thiết kế cẩn thận từ trước, vì thế từ trường tổng thể sẽ tác động lên các dây dẫn này tương đương nhau và kết quả là dòng điện tổng cộng sẽ dược phân bổ tương đương giữa chúng. Dây Litz thông thường được sử dụng trong các dây quấn của các máy biến thế tần số cao, để tăng hiệu quả của chúng. Các máy biến thế công suất lớn được quấn bằng các dây dẫn tương tự như dây Litz, nhưng có tiết diện lớn hơn. Trong các ứng dụng khác, dây dẫn đặc được thay thế bởi các dây hình ống rỗng, chúng có cùng điện trở ở tần số cao nhưng tất nhiên là nhẹ hơn. Các dây dẫn đặc hay dạng ống có thể là được mạ bạc, tạo ra một dây dẫn tốt hơn (là vật liệu dẫn điện tốt nhất trong điều kiện tự nhiên, chỉ thua có vật liệu siêu dẫn) đồng trên bề mặt của dây dẫn. Các dây dẫn mạ bạc này có hiệu quả ở các tần số VHF và vi sóng. Vì độ sâu bề mặt rất nhỏ (lớp dẫn điện) ở các tần số này nên nó có nghĩa là các vật liệu mạ bạc có thể được sử dụng một cách kinh tế hơn với độ dày lớn hơn một chút so với độ sâu bề mặt. Ví dụ Trong dây đồng, độ sâu bề mặt ở các tần số khác nhau được thể hiện trong bảng dưới đây. Xem thêm Sóng bề mặt Tham khảo Liên kết ngoài (bằng Tiếng Anh) Skin Effect and HiFi Cables Điện từ học B Truyền tải điện Điện tử học
671
5889
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20s%E1%BB%91%20tr%E1%BB%ABu%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng
Đại số trừu tượng
Đại số trừu tượng là một ngành toán học liên quan đến việc nghiên cứu các cấu trúc đại số như nhóm, vành (toán học), trường, hay các cấu trúc tổng quát khác. Thuật ngữ đại số trừu tượng được sử dụng để phân biệt với đại số sơ cấp hay "đại số phổ thông", trong đó người ta giảng dạy các quy tắc chính xác để biến đổi các công thức và các biểu thức toán học đối với số thực và số phức, và biến số. Đại số trừu tượng trong thời gian nửa đầu của thế kỷ 20 được biết đến như là đại số hiện đại. Thuật ngữ đại số trừu tượng nhiều khi được sử dụng để chỉ đại số nói chung. Lịch sử và ví dụ Về mặt lịch sử, các cấu trúc đại số thông thường xuất hiện đầu tiên trong các nhánh khác của toán học và được nêu ra như là các tiên đề, sau đó mới được nghiên cứu đúng bản chất của chúng trong đại số trừu tượng. Vì điều này, đại số trừu tượng có các mối liên hệ liên quan tới tất cả các nhánh khác của toán học. Ví dụ về các cấu trúc đại số với phép tính hai ngôi duy nhất là: Các magma, Các tựa nhóm, Các monoid, nửa nhóm và quan trọng nhất nhóm. Các ví dụ phức tạp hơn có: vành và trường Các mô-đun và không gian véctơ đại số kết hợp và đại số Lie Các lưới và đại số Bool Các đại số phổ dụng. Lý thuyết Galois Trong đại số chung, tất cả các định nghĩa và cơ sở lập luận này được tập hợp lại để áp dụng tương đương cho mọi cấu trúc đại số. Tất cả các lớp các đối tượng trên đây cùng với khái niệm tính đồng hình, tạo thành các phạm trù, và thuyết phạm trù thường xuyên cung cấp hình thức để chuyển đổi và so sánh các cấu trúc đại số khác nhau. Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) John Beachy:Abstract Algebra On Line , Comprehensive list of definitions and theorems. Joseph Mileti: Mathematics Museum: Abstract Algebra , A good introduction to the subject in real-life terms.
378
5892
https://vi.wikipedia.org/wiki/Duy%20Xuy%C3%AAn
Duy Xuyên
Duy Xuyên là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Địa lý Huyện Duy Xuyên nằm ở phía bắc của tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Biển Đông Phía tây giáp huyện Đại Lộc và huyện Nông Sơn Phía nam giáp huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình Phía bắc giáp thành phố Hội An và thị xã Điện Bàn. Huyện Duy Xuyên có diện tích 297,85 km², dân số năm 2019 là 126.686 người, mật độ dân số đạt 425 người/km². Huyện ly là thị trấn Nam Phước nằm cạnh đường quốc lộ 1, cách thành phố Hội An khoảng 3 km về hướng tây. Huyện cũng là nơi có quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và đường sắt Bắc Nam chạy qua. Hành chính Huyện Duy Xuyên có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nam Phước (huyện lỵ) và 13 xã: Duy Châu, Duy Hải, Duy Hòa, Duy Nghĩa, Duy Phú, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Tân, Duy Thành, Duy Thu, Duy Trinh, Duy Trung, Duy Vinh. Lịch sử Sau năm 1975, huyện Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, bao gồm 11 xã: Duy An, Duy Châu, Duy Hòa, Duy Nghĩa, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Tân, Duy Thành, Duy Trinh, Duy Trung và Duy Vinh. Ngày 21 tháng 3 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 27-HĐBT. Theo đó: Thành lập thị trấn Duy Xuyên, thị trấn huyện lỵ huyện Duy Xuyên trên cơ sở 275 ha diện tích tự nhiên và 6.340 người của xã Duy An, 135 ha diện tích tự nhiên và 2.134 người của xã Duy Trung Chia xã Duy Tân thành 3 xã: Duy Tân, Duy Phú và Duy Thu Chia xã Duy Nghĩa thành 2 xã: Duy Nghĩa và Duy Hải. Ngày 29 tháng 8 năm 1994, hợp nhất thị trấn Duy Xuyên và xã Duy An thành thị trấn Nam Phước. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam vừa tái lập, bao gồm 1 thị trấn và 13 xã như hiện nay. Kinh tế - xã hội Huyện còn có khu công nghiệp Tây An đang được xúc tiến các thủ tục đầu tư xây dựng. Về nông nghiệp, Duy Xuyên nổi tiếng với nghề tơ tằm, tại khối phố Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước và xã Duy Trinh. Duy Xuyên nổi tiếng đất Quảng là miền đất học, với ngôi trường mang tên Phan Bội Châu, trường Trung hoc Phổ thông Sào Nam, ngôi trường được nhận danh hiệu anh hùng lao động. Trường đứng đầu tỉnh về chất lượng giáo dục với 50% học sinh xếp loại học lục khá giỏi, tỉ lệ đỗ vào các trường đại học và cao đẳng trên cả nước khoảng 80%/năm, nhiều thí sinh của trường còn là thủ khoa của các trường đại học cao đẳng trong các kì tuyển sinh. Văn hóa Duy Xuyên nổi tiếng với di sản thế giới Thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm. Ngoài ra, Duy Xuyên còn có kinh thành Trà Kiệu, có thủy điện Duy Sơn, đập Vĩnh Trinh. Người nổi tiếng Nhạc sĩ Thuận Yến Nhà văn Nguyễn Thành Long Giáo sư Trương Anh Tú Cầu thủ bóng đá Huỳnh Tấn Sinh Phó Chủ tịch nước Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh Chú thích Liên kết ngoài Huyện duyên hải Việt Nam
546
5894
https://vi.wikipedia.org/wiki/IRC
IRC
Bài này giải thích về dạng liên lạc trên Internet. Để đọc về các nghĩa khác, xem IRC (định hướng). IRC là chữ viết tắt từ cụm từ Internet Relay Chat (Chat chuyển tiếp Internet) trong tiếng Anh. IRC là một dạng liên lạc cấp tốc qua mạng Internet. Nó được thiết kế với mục đích chính là cho phép các nhóm người trong một phòng thảo luận (channel) liên lạc với nhau. Tuy nhiên, nó cũng cho phép hai người dùng liên lạc riêng nếu họ thích. Hiện nay IRC là mạng trò chuyện trực tuyến lớn, có vài triệu kênh trên máy phục vụ trên khắp thế giới. Giao thức viễn thông này cũ hơn IM; IRC từng là hoàn toàn dựa vào nhập thô ASCII. Tuy nhiên, hiện thời có một số ứng dụng đồ họa làm cho dễ sử dụng IRC hơn, gần bằng dùng IM. Ngoài tán gẫu, IRC còn dùng để chia sẻ tập tin và tư liệu theo hình thức mạng ngang hàng. Sự sử dụng của các kênh IRC đã giảm thường xuyên vào năm 2003, mất đi 60% của số người dùng. Vào tháng 4 năm 2011, 100 kênh IRC phục vụ hơn nửa triệu người cùng một thời điểm. Phần mềm Có nhiều ứng dụng khách IRC cho người dùng trên bất kỳ hệ điều hành. Một ứng dụng phổ biến là XChat. XChat là phần mềm miễn phí trên Linux/BSD, mặc dù phiên bản trên Windows là phần mềm dùng thử trong 30 ngày, cũng đã được dịch sang tiếng Việt. Conversation là một thí dụ của ứng dụng khách IRC mới, dễ dùng, dựa vào đồ họa. Không cần học hiểu lại cách sử dụng lệnh IRC. Các ứng dụng khách Jabber cũng có khả năng trò chuyện qua IRC, nhưng chưa có truyền tải hữu hiệu. Chương trình thông dụng khác để truy cập vào các máy chủ IRC là KVIrc và mIRC. mIRC là một phần mềm chia sẻ (shareware) dành cho người sử dụng IRC trên Windows (không hoạt động trên các hệ điều hành khác như Linux, Mac OS, PalmOS, Epoc, Atari's...), được sáng tạo, phát triển và đăng ký bản quyền bởi Khaled Mardam-Bey (). Lịch sử IRC được sáng tạo ra bởi Jarkko Oikarinen (bí danh "WiZ") vào khoảng cuối tháng 8 năm 1988 để thay thế một chương trình có tên là MUT (MultiUser Talk) trên một kênh BBS gọi là OuluBox tại Phần Lan. Ông tìm được cảm hứng cho dự án của mình từ hệ thống Bitnet Relay Chat của mạng Bitnet. IRC được nhiều người chú ý đến từ khi nó được dùng sau sự kiện "tấm màn sắt" (Iron Curtain) để viết phóng sự trực tuyến về sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết trong khi tất cả các phương tiện truyền thông khác không hoạt động được. Thời gian gần đây, nó cũng được dùng một cách tương tự để viết phóng sự trong trận chiến giữa Kuwait và Iraq. Tham khảo Liên kết ngoài Thông tin về IRC tại IRC Beginner (cho người mới dùng) IRC/2 Numerics List History of IRC IRC.org – Technical and Historical IRC6 information; Articles on the history of IRC IRChelp.org – Internet Relay Chat (IRC) help archive; Large archive of IRC-related documents IRCv3 – Working group of developers, who add new features to the protocol and write specs for them Nhắn tin nhanh TCP/IP Cộng đồng ảo Giao thức tầng ứng dụng Thuật ngữ Internet
572
5905
https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%91i%20lo%E1%BA%A1n%20v%C3%B4%20tuy%E1%BA%BFn
Rối loạn vô tuyến
Rối loạn vô tuyến là các rối loạn mật độ điện tích trên tầng điện ly của Trái Đất, khi có gió Mặt Trời mạnh, đặc biệt là trong các cơn bão từ, gây ảnh hưởng đến liên lạc vô tuyến. Khí quyển Trái Đất có tầng điện li. Không khí ở tầng này bị ion hóa bởi các hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời và từ vũ trụ, tạo ra các hạt mang điện lơ lửng. Tùy theo mật độ (n) của các hạt mang điện mà tầng điện li có khả năng cho truyền qua hoặc phản xạ các sóng vô tuyến có tần số (f) khác nhau. Mật độ các hạt mang điện lớn thì sóng phản xạ có tần số phải càng lớn: n ~ f2 Để liên lạc đi xa người ta dùng các sóng ngắn có tần số thích hợp để sóng này có thể phản xạ trên tầng điện li và do vậy sóng có thể truyền tới mọi nơi trên mặt đất. Trong thời kỳ Mặt Trời hoạt động mạnh đặc biệt là khi có sự bùng nổ thì các tia Rơnghen và các dòng electron và proton đến Trái Đất được tăng cường. Khi các dòng này va chạm vào khí quyển Trái Đất, không khí ở tầng điện li bị ion hóa mạnh hơn dẫn đến mật độ các hạt mang điện được tăng lên rất nhiều lần. Điều này dẫn đến tần số các sóng vô tuyến thỏa mãn điều kiện phản xạ ở tầng điện li bị nâng cao. Các sóng vô tuyến mà các đài phát thường dùng không còn thỏa mãn các điều kiện phản xạ nữa và do đó việc liên lạc bằng sóng vô tuyến không còn diễn ra bình thường nữa, có khi bị mất hẳn. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả cho những hoạt động phụ thuộc vào liên lạc vô tuyến trong cuộc sống của con người. Xem thêm Bão từ'' Tham khảo Trái Đất
332
5906
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3o%20t%E1%BB%AB
Bão từ
Bão từ hay bão địa từ là sự xáo trộn tạm thời từ quyển của một hành tinh gây ra bởi sóng xung kích gió sao và / hoặc đám mây từ trường (cloud of magnetic field) tương tác với từ trường của hành tinh. Hiện tượng bão từ gây ra bởi Mặt Trời được gọi là bão Mặt Trời. Trên các hành tinh Bão từ nói chung không chỉ xuất hiện trên Trái Đất mà còn được quan sát thấy ở trên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, nhất là các hành tinh có từ quyển là Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Trái Đất Các quá trình được miêu tả như sau: Các dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời sinh ra một từ trường, có độ lớn vào khoảng 6.10−9 tesla. Từ trường này ép lên từ trường Trái Đất làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên. Khi từ trường Trái Đất tăng lên, từ thông sẽ biến thiên và sinh ra một dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng từ trường của Trái Đất (theo định luật Lenz). Dòng điện cảm ứng này có thể đạt cường độ hàng triệu ampe chuyển động vòng quanh Trái Đất và gây ra một từ trường rất lớn tác dụng lên từ trường Trái Đất. Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường Trái Đất liên tục biến thiên và kim la bàn dao động mạnh. Nếu hướng của từ trường trong tầng điện ly hướng về phía Bắc, giống như hướng của từ trường Trái Đất, bão địa từ sẽ lướt qua hành tinh của chúng ta. Ngược lại, nếu từ trường hướng về phía Nam, ngược với hướng từ trường bảo vệ của Trái Đất, các cơn bão địa từ mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Trái Đất. Mặc dù khí quyển Trái Đất chặn được các dòng hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời này (gồm electron và proton), song các hạt đó làm xáo trộn từ trường của hành tinh, cụ thể là quyển từ, có thể gây ra rối loạn trong liên lạc vô tuyến hay thậm chí gây mất điện. Các vụ phun trào khí và nhiễm điện từ Mặt Trời được xếp theo 3 cấp: C là yếu, M là trung bình, X là mạnh. Tùy theo cấp cao hay thấp mà ảnh hưởng của nó lên từ trường Trái Đất gây ra bão từ nhiều hay ít. Bão từ được xếp theo cấp từ G1 đến G5, G5 là cấp mạnh nhất. Theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay các cơn bão từ xuất hiện nhiều hơn và mạnh hơn, điều này cho thấy rằng Mặt Trời đang ở vào thời kỳ hoạt động rất mạnh. Thời kỳ có bão từ là thời kỳ rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch bởi vì từ trường ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn của con người. Ngoài ra, từ trường của Trái Đất cũng giúp cho một số loài động vật thực hiện một số chức năng sống của chúng như là chức năng định hướng do đó bão từ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sống của các loài này. Phát hiện Từ tháng 5 năm 1806 đến tháng 6 năm 1807, Alexander von Humboldt đã ghi nhận được hiện tượng này bằng một la bàn từ ở Berlin. Vào ngày 21 tháng 12 năm 1806, ông thông báo rằng la bàn của ông trở nên bất thường trong một sự kiện cực quang sáng. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1859, cơn bão từ mạnh nhất được ghi nhận xuất hiện. Từ ngày 28 tháng 8 cho đến ngày 2 tháng 9 năm 1859, nhiều điển nóng Mặt Trời và các loé được quan sát trên Mặt Trời, loé lớn nhất xuất hiện vào ngày 1 tháng 9. Sự kiện này được xem là cơn bão mặt trời năm 1859 hay sự kiện Carrington. Có thể giả định rằng sự phun trào nhật hoa (CME), liên quan đến các loé, từ Mặt Trời và đến Trái Đất trong vòng 8 giờ — mà trong điều kiện bình thường thì mất khoảng 3 đến 4 ngày. Cường độ của trường địa từ đã giảm 1600 nT được ghi nhận tại Đài thiên văn Colaba. Ước tính rằng Dst vào khoảng -1760 nT. Tham khảo Xem thêm Rối loạn vô tuyến Liên kết ngoài Live solar and geomagnetic activity data at Spaceweather NOAA Space Weather Prediction Center Real time magnetograms Aurora Watch at Lancaster University USGS Geomagnetism program Geomagnetic Storm Induced HVAC Transformer Failure is Avoidable NOAA Economics — Geomagnetic Storm datasets and Economic Research Geomagnetic Storms Can Threaten Electric Power Grid Trái Đất Khoa học hành tinh Địa từ Khoa học không gian Hiện tượng của Mặt Trời Bão từ Tầng điện ly
808
5908
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh%20Kh%C3%AA
Thanh Khê
Thanh Khê là một quận nội thành thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Đây là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải và kinh tế biển, với chiều dài bờ biển khoảng 4,287 km trải dài trên 4 phường giáp vịnh Đà Nẵng ở phía bắc là Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đông, Xuân Hà, Tam Thuận, có điều kiện thuận lợi trong việc nuôi trồng, khai thác và chế biển hải sản. Địa lý Thanh Khê là quận nội thành nằm ở khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng, có vị trí địa lý: Phía đông và phía nam giáp quận Hải Châu Phía tây giáp các quận Liên Chiểu và Cẩm Lệ Phía bắc giáp Biển Đông (vịnh Đà Nẵng). Đây là quận có diện tích nhỏ nhất thành phố Đà Nẵng. Lịch sử Từ thời nhà Đường đến Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, quận Thanh Khê thuộc đất của nước Chiêm. Thời nhà Lý, nhà Trần, Nhà Hồ, được gọi là xứ Thanh Khê thuộc Nam Ô châu cũng có sự gằng co qua lại giữa Chiêm và Việt trong thời gian này. Thời nhà Hậu Lê, địa phương có tên xứ Thanh Khê thuộc thừa tuyên Quảng Nam đạo. Thời nhà Nguyễn, được gọi là xứ Thanh Khê thuộc Tourane. Tháng 10 năm 1955, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập thị xã Đà Nẵng, trong đó quận II (tương ứng với địa bàn quận Thanh Khê ngày nay) gồm 10 khu phố: Thạc Gián, Hà Khê, An Khê, Phú Lộc, Phục Đán, Chính Trạch, Xuân Đán, Tam Tòa, Thanh Khê, Xuân Hòa. Ngày 6 tháng 1 năm 1973, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa giải thể 10 khu phố thuộc quận II và chia lại thành 5 phường: Chính Gián, Thạc Gián, An Khê, Thanh Lộc Đán, Hà Tam Xuân. Tháng 2 năm 1976, hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thị xã Đà Nẵng thời Việt Nam Cộng hòa sáp nhập thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Lúc này, 3 quận I, II, III của thị xã Đà Nẵng cũ tạm thời trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 30 tháng 8 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 228-CP. Theo đó, sáp nhập 3 quận I, II, III thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành một đơn vị hành chính là thành phố Đà Nẵng. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Thành phố Đà Nẵng có địa giới hành chính bao gồm thành phố Đà Nẵng cũ và hai huyện Hòa Vang, Hoàng Sa. Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/1997/NĐ-CP. Theo đó, thành lập quận Thanh Khê trên cơ sở khu vực II thuộc thành phố Đà Nẵng cũ với 8 phường trực thuộc, bao gồm: An Khê, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Tam Thuận, Chính Gián, Thạc Gián, Tân Chính và Vĩnh Trung. Sau khi thành lập, quận có 928 ha diện tích tự nhiên và 146.241 người. Ngày 5 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 102/2005/NĐ-CP. Theo đó: Điều chỉnh địa giới hành chính 2 phường: An Khê và Thanh Lộc Đán Thành lập phường Hòa Khê trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của phường An Khê Chia phường Thanh Lộc Đán thành 2 phường: Thanh Khê Đông và Thanh Khê Tây. Quận Thanh Khê có 10 phường trực thuộc như hiện nay. Hành chính Quận Thanh Khê có 10 phường: An Khê, Chính Gián, Hòa Khê, Tam Thuận, Tân Chính, Thạc Gián, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Vĩnh Trung và Xuân Hà. Đường phố An Xuân Bàu Làng Bế Văn Đàn Cần Giuộc Cù Chính Lan Đặng Đình Vân Đặng Phúc Thông Đặng Thai Mai Đào Duy Anh Đào Duy Từ Điện Biên Phủ Đinh Núp Đinh Thị Vân Đinh Tiên Hoàng Đỗ Đức Dục Đỗ Ngọc Du Đỗ Quang Đoàn Nhữ Hài Dũng Sĩ Thanh Khê Hà Huy Tập Hải Phòng Hàm Nghi Hồ Quý Ly Hồ Tương Hoàng Hoa Thám Hoàng Thị Loan Hùng Vương Huỳnh Ngọc Huệ Kỳ Đồng Lê Đình Lý Lê Độ Lê Duẩn Lê Duy Đình Lê Lộ Lê Ngô Cát Lê Quang Sung Lê Thị Tính Lê Thị Xuyến Lê Trọng Tấn Lý Thái Tổ Lý Thái Tông Lý Triện Mai Xuân Thưởng Mẹ Hiền Mẹ Nhu Ngô Gia Khảm Nguyễn Biểu Nguyễn Cao Nguyễn Công Hãng Nguyễn Đăng Nguyễn Đình Tựu Nguyễn Đức Trung Nguyễn Gia Thiều Nguyễn Giản Thanh Nguyễn Hoàng Nguyên Hồng Nguyễn Hữu Thận Nguyễn Huy Lượng Nguyễn Khang Nguyễn Nghiêm Nguyễn Phi Khanh Nguyễn Phước Nguyên Nguyễn Phước Thái Nguyễn Tất Thành Nguyễn Thanh Năm Nguyễn Thị Bảy Nguyễn Thị Thập Nguyễn Tri Phương Nguyễn Văn Huề Nguyễn Văn Linh Nguyễn Văn Phương Ông Ích Khiêm Phạm Ngọc Mậu Phạm Nhữ Tăng Phạm Văn Nghị Phan Phu Tiên Phan Thanh Phan Xích Long Phục Đán Phùng Hưng Quang Dũng Tản Đà Thái Thị Bôi Thân Nhân Trung Thanh Tân Thúc Tề Tô Ngọc Vân Tôn Thất Đạm Tôn Thất Tùng Trần Cao Vân Trần Thái Tông Trần Thanh Trung Trấn Tống Trần Xuân Lê Trường Chinh Văn Cao Vĩnh Tân Võ Văn Tần Vũ Quỳnh Kinh tế - xã hội Quận Thanh Khê nằm ở vị trí tiếp nối các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng, nối liền 2 đầu Bắc và Nam, đi các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và quốc tế bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Nhà ga Đà Nẵng được thành lập năm 1905 khi đường sắt Đà Nẵng - Đông Hà thông suốt, tiếp sau đó là Đà Nẵng - Sài Gòn làm xong ngày 02 tháng 9 năm 1936. Sân bay Đà Nẵng làm xong năm 1928 và trải qua nhiều lần nâng cấp, mở rộng để trở thành sân bay quốc tế, một trong 2 sân bay lớn nhất miền Nam và lớn thứ 3 trong cả nước. Ngay từ những năm trước đây, khi Đà Nẵng từng bước phát triển, một số phường của quận Thanh Khê như Vĩnh Trung, Thạc Gián, Tân Chính, Chính Gián cùng các phường thuộc quận Hải Châu đã tạo thành khu trung tâm của thành phố. Ngày nay, khi Đà Nẵng phát triển và mở rộng về hướng tây thì vị trí trung tâm càng thể hiện rõ hơn. Quận Thanh Khê có quá trình hình thành lâu đời. Từ năm 1945 đến nay do yêu cầu phát triển đô thị và phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên trải qua nhiều lần tách, nhập để phù hợp với từng giai đoạn cánh mạng. Với sự lãnh đạo tài tình của đồng chí Nguyễn Văn Tĩnh, Thanh Khê trở thành quận hành chính tiểu biểu cả nước. Giáo dục Một số trường Đại học, Cao đẳng đóng trên địa bàn quận Thanh Khê như: • Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng. • Đại học Duy Tân (trường Kinh tế). • Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng. • Cao đẳng Hoa Sen. Y tế Một số bệnh viện đóng trên địa bàn quận Thanh Khê như: • Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng. • Bệnh viện Đa khoa Bình Dân. • Bệnh viện Da liễu. Chú thích Tham khảo
1,146
5911
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20h%E1%BB%8Dc
Danh sách nhà ngôn ngữ học
Sau đây là danh sách một số các nhà ngôn ngữ học. A John Langshaw Austin (1911-1960) Anh B Charles Bally (1865-1947) Pháp Yehoshua Bar-Hillel (1915-1975) Israel Émile Benveniste (1902-1976) Pháp Derek Bickerton (1926-) Hoa Kỳ Wilhelm Bleek (1827-1875) Đức Leonard Bloomfield (1887-1949) Hoa Kỳ Franz Boas (1858-1942) Hoa Kỳ Dwight Bolinger (1907-1992) Hoa Kỳ Franz Bopp (1791-1867) Đức Jorge Luis Borges (1899-1986) Argentina John Bowring (1792-1872) Anh Wilhelm Braune (1850-1926) Đức Michel Bréal (1832-1915) Pháp Karl Brugmann (1849-1919) Đức C John Chadwick (1902-1998) Anh Jean-François Champollion (1790-1832) Pháp Noam Chomsky (1928-) Hoa Kỳ David Crystal (1941-) Anh Cao Xuân Hạo () Việt Nam D Vladimir Ivanovich Dall (Владимир Иванович Даль) (1801-1872) Nga Donald Davidson (1917-2003) Hoa Kỳ Ali Akbar Dehkhoda (علی‌اکبر دهخدا) (1879-1959) Iran Berthold Delbrück (1842-1922) Đức Clement Martyn Doke (1893-1980) Cộng hòa Nam Phi E Umberto Eco (1932-) Ý Michael Everson (1963-) Hoa Kỳ, Ireland F G Brent Galloway (1944-) Hoa Kỳ Tamaz Gamkrelidze (თამაზ გამყრელიძე) (1929-) Gruzia Alexander Gode (1906-1970) Đức, Hoa Kỳ Sidney Greenbaum (1929-1996) Anh Joseph Greenberg (1914-2001) Hoa Kỳ Paul Grice (1913-1988) Anh Jakob Grimm (1785-1863) Đức Gustave Guillaume (1883-1960) Pháp H Mary Haas (1910-1996) Hoa Kỳ Péter Hajdú (1923-2002) Hungary Kenneth L. Hale (1934-2001) Hoa Kỳ Morris Halle (1923-) Latvia, Hoa Kỳ Michael Halliday (1925-) Anh, Úc Zellig Harris (1909-1992) Hoa Kỳ Louis Hjelmslev (1899-1965) Đan Mạch Wilhelm von Humboldt (1787-1835) Đức Thiên Yết Hưng ( 2003- ) East Laos I Pavle Ivić (1924-1999) Serbia J Ray Jackendoff (1945-) Hoa Kỳ Vatroslav Jagić (1838-1923) Croatia Roman Osipovich Jakobson (Роман Осипович Якобсон) (1896-1982) Nga Otto Jespersen (1860-1943) Đan Mạch Daniel Jones (1881-1967) Anh Sir William Jones (1746-1794) Anh K Vuk Stefanović Karadžić (1787-1864) Serbia Yuri Valentinovich Knorosov (Юрий Валентинович Кнорозов) (1922-) Nga Alice Kober (1907-1950) Anh Henry Kucera (1925-) Hungary L William Labov (1927-) Hoa Kỳ Sidney Lamb (1929-) Hoa Kỳ Karl Richard Lepsius (1810-1884) Đức Fred Lukoff (1920-2000) Hoa Kỳ Li Fang-kuei (1902-1987) Trung Hoa Lê Khả Kế (1918-2000) Việt Nam Lê Ngọc Trụ () Việt Nam Lê Văn Lý () Việt Nam M Nikolay Yakovlevich Marr (Никола́й Я́ковлевич Марр) (1864-1934) Nga, Gruzia André Martinet (1908-1999) Pháp Carl Meinhof (1857-1944) Đức Franc Miklošič (1813-1891) Slovenia N Nguyễn Kim Thản () Việt Nam Nguyễn Tài Cẩn () Việt Nam Nguyễn Đình Hòa () Việt Nam Nguyễn Khắc Kham () Việt Nam Nguyễn Bạt Tụy () Việt Nam Nguyễn Lân Trung () Việt Nam Nguyễn Hiến Lê () Việt Nam O P Holger Pedersen (1867-1953) Đan Mạch Mario Pei (1901-1978) Hoa Kỳ Q R Rasmus Christian Rask (1787-1832) Đan Mạch Alexandre de Rhodes (1591-1660) Pháp S Edward Sapir (1884-1939) Hoa Kỳ Ferdinand de Saussure (1857-1913) Thụy Sĩ Aurélien Sauvageot (1897-1988) Pháp Archibald Henry Sayce (1845-1933) Anh August Schleicher (1821-1868) Đức Johannes Schmidt (1843-1901) Đức John Searle (1932-) Hoa Kỳ Morris Swadesh (1909-1967) Hoa Kỳ T J. R. R. Tolkien (1892-1973) Anh Nikolai Sergeevich Trubetzkoy (Николай Сергеевич Трубецкой) (1890-1938) Nga Peter Trudgill (1941-) Anh Trương Vĩnh Ký (1837-1898) Việt Nam U V Michael Ventris (1922-1956) Anh W Diedrich Westermann (1875-1956) Đức Ernst Oswald Johannes Westphal (1919-1990) Cộng hòa Nam Phi Benjamin Lee Whorf (1897-1941) Hoa Kỳ Anna Wierzbicka (1938-) Ba Lan Nicholas Williams (1943-) Anh X Y Z L. L. Zamenhof (1859-1917) Ba Lan Ghil'ad Zuckermann (1971-) Anh, Ý, Israel, Úc Tham khảo Nhà ngôn ngữ ngôn ngữ ngôn ngữ
518
5915
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y%20Song%20B%E1%BA%A3n%20N%E1%BA%A1p
Tây Song Bản Nạp
Châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp, Thập Song Bản Nạp, Thập Song Bàn Na hay Sipsong Panna (; Tiếng Lự: ; Tiếng Thái: ,) là châu tự trị dân tộc Thái ở cực nam tỉnh Vân Nam, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, giáp giới với Phongsaly, Oudomxay, Luangnamtha (Lào) và bang Shan (Myanmar). Thủ phủ của châu là Cảnh Hồng (Jinghong, tiếng Thái: Chiềng Hung), nằm trên bờ sông Mê Kông (sông Lan Thương trong tiếng Trung). Là trung tâm du lịch của Trung Quốc cùng với Côn Minh - 2 trung tâm du lịch lớn nhất của Vân Nam. Có vị trí ngang với tỉnh Lai Châu của Việt Nam - có địa hình thấp hơn Hà Giang Tây Song Bản Nạp là quê hương của tộc người Thái (tức người Lự, cùng ngữ hệ với cách nhánh Thái Ka-dai ở Ấn Độ, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam). Khu vực này nằm ở độ cao thấp hơn so với phần lớn tỉnh Vân Nam, và có khí hậu nhiệt đới. Địa lý tự nhiên Tọa độ: 99°58' - 101°50' kinh đông và 21°09'-22°36' vĩ bắc, có sông Lan Thương (Mê Kông) chảy qua (độ dài của sông Mê Kông chảy qua khu vực này dài khoảng 180 km), nằm trên cao độ từ 800 đến 2.500 mét. Cầu treo Tây Song Bản Nạp đại kiều là một trong những cây cầu lớn nhất bắc qua sông Lan Thương. Diện tích: 19.184,45 km² trong đó diện tích đồi núi khoảng 18.000 km². Khoảng cách: Từ Cảnh Hồng tới Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam): 709 km, cách biên giới Lào - Myanmar khoảng 70 km. Nhiệt độ: Từ 10 đến 35 °C Lượng mưa: Khoảng 1.000-1.500 mm/năm Hầu hết tỉnh có địa hình đồi núi chiếm 95%, còn lại 5% là bồn địa và thung lũng. Quanh năm không có bão - khí hậu và tự nhiên rất ưu ái cho vùng này. Vì vậy, vùng Tây Song Bản Nạp còn là nơi làm bối cảnh cho phim Tây du ký (1986), khi thầy trò Đường Tăng tới Tây Thiên lấy chân kinh và còn trong tập phim "Thu phục Thỏ ngọc" (天竺收玉兔). Hệ động vật phong phú, bao gồm các loài chim như công xanh, voi, cò, chim Toucan, các loài khỉ,... Lịch sử Sipsong Panna xưa vốn là nhà nước độc lập của người Thái Lự, nhưng chịu sự chi phối của Myanmar, và sau này là của Trung Quốc và Pháp. Sự tranh chấp ảnh hưởng giữa Pháp và Đại Thanh ở Sipsong Panna dẫn tới sự phân chia xứ này làm hai. Nửa phía đông do Pháp cai trị và trở thành Phongsaly. Nửa phía tây do Đại Thanh cai trị trở thành châu Tây Song Bản Nạp ngày nay. Các đơn vị hành chính Châu tự trị Tây Song Bản Nạp được chia thành 3 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố cấp huyện (huyện cấp thị) là Cảnh Hồng (thủ phủ) và 2 huyện: Mãnh Hải (Měnghǎi xiàn 勐海县); huyện lỵ: thị trấn Tượng Sơn (Xiàngshān zhēn 象山镇) Mãnh Lạp (Měnglà xiàn 勐腊县); huyện lỵ: thị trấn Mãnh Lạp (Měnglà zhēn 勐腊镇) Mãnh trong hai địa danh trên là phiên âm chữ mường, tức là "một vùng" trong tiếng Thái. Đặc điểm Là vùng Thái tộc tự trị châu, nên Tây Song Bản Nạp giống như một Thái Lan thu nhỏ bên trong Trung Quốc. Sắc tộc người Thái ở đây thuộc nhóm Thái Lự, theo đạo Phật dòng Tiểu thừa, sống trong các ngôi nhà sàn và có những ngày lễ hội như ngày hội tạt nước tức ngày đón năm mới (Tết) vào giữa tháng 4 (tháng 6 theo lịch của người Thái), đây cũng là lễ tắm rửa cho Phật và để gột rửa những cái cũ, đón nhận cái mới tốt lành và chúc phúc cho mọi người hay những ngày hội chợ, đua thuyền rồng trên sông Mê Kông. Phụ nữ sắc tộc Thái (Dai) có trang phục là những bộ váy áo sặc sỡ. Ngôn ngữ của dân tộc này thuộc hệ ngôn ngữ Thái-Kadai. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nên ở trong khu vực này có những vườn trái cây nhiệt đới như: dừa, đu đủ, dứa, cam, các đền chùa và những khu rừng rậm nhiệt đới, tuy hiện nay chúng đang bị phá hủy với một tốc độ rất nhanh. Không xa với Cảnh Hồng là một khu bảo tồn thiên nhiên trong đó sinh sống các loài động, thực vật đặc trưng của miền nhiệt đới. Tây Song Bản Nạp là một trong những điểm thu hút khách du lịch của tỉnh Vân Nam. Tên gọi Tây Song Bản Nạp là âm Hán Việt (tiếng Hán: 西双版纳, bính âm: Xīshuāngbǎnnà) (; ), tức Thập Song Bản Na và hay được dịch sang tiếng Anh là Sipsawngpanna hay Sipsongpanna. Tên gọi của nó trong tiếng Thái có nghĩa là "Bản làng mười hai cánh đồng lúa" hay "Thập Song Bản". Xip Xoong (; ) trong ngôn ngữ của người Thái Lự (tại Việt Nam gọi là người Lự) ám chỉ số 12 (Sipsong - 十双/ - Thập Song; tiếng Thái cũng như tiếng Lào hoặc các ngôn ngữ của ngữ chi Thái đều đọc tương tự), bản nạp (panna) có nghĩa là một loại đơn vị ruộng đất để thu thuế, ý tứ chung hợp lại có nghĩa là ruộng đất (có lẽ là một nghìn khối ruộng đất). Tây Song Bản Nạp thời xa xưa gọi là Mãnh Lặc, tức là vùng đất cư trú của người Thái Lự (Mường Lự). Căn cứ ghi chép trong sách "Lặc Tây Song Bang" (ᦟᦹᧉᦉᦲᧇᦉᦸᧂᦔᦱᧂ) thì Mãnh Lặc xưa chia ra thành 12 bang (bộ lạc). Sau này chúng phát triển thành 12 cảnh (thành thị) cùng nhiều mãnh (mường). Năm 1582, quan tuyên úy Mãnh Lặc sáp nhật trên 30 mãnh thành 12 bản nạp, bao gồm: Cảnh Hồng, Mãnh Già, Mãnh Cổn, Mãnh Hải, Cảnh Lạc, Mãnh Lạp/Tịch, Mãnh Ngận, Mãnh Lạp, Mãnh Phủng, Mãnh Ô, Cảnh Đổng, Mãnh Long. Do đó mà có tên gọi Tây Song Bản Nạp. Tuy nhiên bản nạp (panna) được Hiện đại Hán ngữ từ điển giải thích là "đơn vị hành chính thuộc châu tự trị của người Thái Tây Song Bản Nạp ở Vân Nam, tương đương với huyện". Năm 1960 bản nạp được đổi thành huyện. Theo An Chi Võ Thiện Hoa thì bản nạp không phải là tiếng Lào hay tiếng Thái gốc mà là từ phiên âm chưa rõ nguồn gốc, có thể từ chữ palana trong tiếng Pali, nghĩa là chính quyền, hoặc bang, tỉnh. Như vậy Xip Soong Pan Na có thể dịch nghĩa là "12 bản nạp". Theo sách Văn hiến thông khảo đời nhà Thanh thì 12 bản nạp khi đó là: Xa Lý (tức Cảnh Hồng) Lục Khốn (Lục Thuận) Ỷ Bang Dịch Võ Phổ Đằng Mãnh Vượng (Mường Vang - nay thuộc Cảnh Hồng) Chỉnh Đổng (nay thuộc huyện Giang Thành, Phổ Nhĩ) Mãnh Ô Mãnh Lạp Mãnh Già (nay thuộc Mãnh Hải) Mãnh Lung Mãnh Vãng (nay thuộc Mãnh Hải) Khu vực này hợp thành nước Xa Lý (車里) trong lịch sử. Thành phần dân số Dân số của Tây Song Bản Nạp khoảng 994.000 người. Trong khu vực này có khoảng 14 dân tộc sinh sống. Người Thái Lặc (người Lự) (khoảng 280.000 người) chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 34%). Tiếp theo là người Hán (khoảng 200.000 người hay khoảng 24%). Ngoài ra còn có người La Hủ, người Hồi, người Dao, người Miêu (H'Mông), người Di (Lô Lô), người Cáp Nê (Hà Nhì) v.v. Liên kết ngoài Hướng dẫn du lịch Tây Song Bản Nạp bằng tiếng Anh Sightseeing in Xishuangbanna The Dai's Homecoming Queen by Time Asia Ghi chú Châu tự trị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Khu dự trữ sinh quyển Trung Quốc
1,317
5920
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BB%83m%20so%C3%A1t%20truy%20c%E1%BA%ADp%20%C4%91%E1%BB%93ng%20th%E1%BB%9Di
Kiểm soát truy cập đồng thời
Trong khoa học máy tính hay cụ thể hơn là trong bộ môn cơ sở dữ liệu, kiểm soát truy cập đồng thời là một phương pháp dùng để đảm bảo là các giao dịch cơ sở dữ liệu được thực hiện một cách an toàn (tức là không bị mất hay sai lệch dữ liệu). Kiểm soát truy cập đồng thời được đặc biệt chú trọng trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Các hệ này phải đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện một cách an toàn và tuân theo các quy tắc ACID như miêu tả bên dưới. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải có khả năng đảm bảo chỉ cho phép các trình tự thao tác thuộc loại có thể phục hồi được và có thể tuần tự hoá được, và không một thao tác nào của các giao dịch đã thành công bị mất bởi việc tiến hành hủy các giao dịch khác. Các quy tắc ACID của giao dịch Xem thêm bài ACID ACID là thuật ngữ viết tắt của bốn từ tiếng Anh là Atomic, Consistency, Isolation, và Durability: Tính nguyên tử (Atomicity) - Hoặc là toàn bộ hoặc là không thao tác nào được hoàn thành. (Hủy thao tác) Tính nhất quán (Consistency) - Tất cả các giao dịch phải chuyển cơ sở dữ liệu về trạng thái nhất quán. Tính tách biệt (Isolation) - Các giao dịch không được can thiệp lẫn nhau. Tính bền vững (Durability) - Các giao dịch thành công phải tồn tại sau các sự cố kỹ thuật. (Làm lại thao tác) Cơ chế kiểm soát truy cập đồng thời Cơ chế kiểm soát truy cập đồng thời có các loại chính sau: Loại bi quan - Việc thực thi đồng thời các giao dịch được đồng bộ hóa trước trong chu trình thực hiện của chúng. Loại lạc quan - Hoãn việc đồng bộ hóa các giao dịch cho đến khi chúng thực hiện xong. Có một vài phương pháp để kiểm tra việc truy cập đồng thời, đa số là dùng cách khóa kiểu khóa chặt hai giai đoạn (Strict 2PL locking): Khóa chặt hai giai đoạn (Strict 2PL) Khóa không chặt hai giai đoạn Khóa bảo toàn hai giai đoạn Khóa chỉ số Khóa nhiều cấp độ Khóa là đối tượng kế toán (bookkeeping) đi liền với một đối tượng cơ sở dữ liệu. Ngoài ra cũng có những phương pháp kiểm soát truy cập đồng thời không khóa. Xem thêm Lập trình truy cập đồng thời Race condition Cơ sở dữ liệu quan hệ Đồng bộ hóa Tham khảo Khoa học máy tính Cơ sở dữ liệu Quản trị dữ liệu
438
5924
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A0ng%20t%E1%BA%BF%20b%C3%A0o
Màng tế bào
Màng tế bào (hay ở sinh vật nhân thực còn được gọi là màng sinh chất) là một màng sinh học phân cách môi trường bên trong của các tế bào với môi trường bên ngoài của chúng. Màng tế bào có thể cho phép các ion, các phân tử hữu cơ thấm qua một cách có chọn lọc và kiểm soát sự di chuyển của các chất ra và vào tế bào. Chức năng cơ bản của màng tế bào là bảo vệ tế bào khỏi môi trường xung quanh. Màng tế bào tạo thành bao gồm màng lipid kép được gắn kết với các protein. Màng tế bào có liên quan đến các quá trình của tế bào như là sự liên kết tế bào, độ dẫn ion và tiếp nhận tín hiệu tế bào; ngoài ra còn đóng vai trò như là một bề mặt để kết nối một số cấu trúc ngoại bào gồm thành tế bào, glycocalyx và khung xương nội bào. Màng tế bào có thể được tái tạo nhân tạo (có ở tế bào nhân tạo). Lịch sử Bài chính: Lịch sử của lý thuyết màng tế bào Cấu trúc màng tế bào được giới thiệu theo nhiều cách khác nhau bởi nhiều tác giả khác nhau như the ectoplast (de Vries, 1885), Plasmahaut (plasma skin, Pfeffer, 1877, 1891), Hautschicht (skin layer, Pfeffer, 1886; được dùng với ý nghĩa khác bởi Hofmeister, 1867), plasmatic membrane (Pfeffer, 1900), plasma membrane, cytoplasmic membrane, cell envelope and cell membrane. Một số tác giả đã không cho rằng tại bề mặt của tế bào có một ranh giới chức năng có tính thấm thích hợp để sử dụng thuật ngữ plasmalemma (được đặt ra bởi Mast, 1924) cho các vùng ngoại bào. Năm 1972, hai nhà khoa học là Singer và Nicolson đã đưa ra mô hình cấu trúc màng sinh chất gọi là mô hình khảm - động. Theo mô hình này, màng sinh chất có lớp kép phospholipid. Liên kết phân tử protein và lipid còn có thêm nhiều phân tử carbohydrate. Ngoài ra, màng sinh chất ở tế bào động vật còn có thêm nhiều phân tử cholesterol có tác dụng tăng cường sự ổn định. Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược lại. Màng sinh chất đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của tế bào như: vận chuyển các chất, tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào, là nơi định vị của nhiều loại enzyme, các protein màng làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong một mô... Màng sinh chất có các "dấu chuẩn" là glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào lạ của cơ thể. Chức năng Màng tế bào (hay màng sinh chất) bao phủ xung quanh tế bào chất của các tế bào sống, về cơ bản màng phân cách các phần nội bào với mội trường ngoại bào. Màng tế bào còn có vai trò trong việc nâng giữ khung xương để hình thành nên hình dạng bên ngoài của tế bào và gắn kết chất nền ngoại bào với các tế bào khác lại với nhau để hình thành nên các mô. Ở các loài nấm, vi khuẩn, vi khuẩn cổ và kể cả thực vật đều có thành tế bào giúp cung cấp cơ chế hỗ trợ cho tế bào và ngăn cản các đại phân tử vượt qua nó. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc và có thể kiểm soát những gì ra và vào tế bào, do đó tạo điều kiện để vận chuyển các chất cần thiết cho sự sống. Sự di chuyển của các chất đi qua màng có thể là "thụ động" diễn ra mà tế bào không sản sinh ra năng lượng hoặc "chủ động" đòi hỏi tế bào phải tiêu hao năng lượng cho việc vận chuyển các chất. Màng nhận nhiệm vụ duy trì điện thế cho tế bào và làm việc như một bộ lọc chỉ cho phép những thứ thiết yếu vào và ra khỏi tế bào. Tế bào sử dụng một số các cơ chế chuyển đổi có liên quan đến các màng sinh học: 1. Sự thẩm thấu và khuếch tán bị động: một số chất (các phân tử nhỏ, ion) chẳng hạn như carbon dioxide (CO2) va oxi (O2) có thể di chuyển qua màng sinh chất nhờ vào sự khuếch tán - một quá trình vận chuyển bị động. Màng hoạt động như một rào chắn đối với các phân tử thiết yếu và ion, diễn ra ở nhiều nồng độ khác nhau trên hai mặt bên của màng. Chẳng hạn như nồng độ Gradien qua màng có tính bán thấm hình thành nên một luồng thẩm thấu cho nước. 2. Màng vận chuyển các kênh protein và các tác nhân vận chuyển: Các chất dinh dưỡng như đường hay amino acid phải được đưa vào trong tế bào và các sản phẩm thiết yếu của quá trình trao đổi chất phải ra khỏi tế bào. Chẳng hạn như các phân tử khuếch tán một cách bị động thông qua các kênh protein như những kênh nước (đối với nước (H2O)) trong trường hợp đủ điều kiện khuếch tán hoặc được bơm qua màng nhờ các tác nhân vận chuyển của màng vận chuyển. Các kênh protein còn được gọi là các màng thấm, chúng thường khá cụ thể, nhận biết và vận chuyển chỉ một số hoá chất có trong một nhóm thức ăn được giới hạn, thậm chí thường chỉ là đơn chất. 3. Quá trình nhập bào: là quá trình mà trong đó tế bào hấp thu các phân tử bằng cách nhấn chìm chúng. Màng sinh chất tạo ra một sự biến dạng nhỏ ở bên trong được gọi là lỗ hõm mà tại đó các chất được vận chuyển bị bao bọc lấy. Sau đó, sự biến dạng này được tách ra khỏi màng bên trong của tế bào và tạo ra một túi để chứa đựng các chất bị bao bọc. Quá trình nhập bào là quá trình cho việc tiếp nhận một bộ phận nhỏ các chất đáng tin cậy ("thực bào"), các phân tử nhỏ và ion ("ẩm bào") và đại phân tử. Quá trình nhập bào tiêu tốn năng lượng nên nó được xem như một hình thức vẩn chuyển chủ động. Với các protein màng trên màng tế bào, màng tế bào còn có thể thực hiện các chức năng: - Chức năng enzim: Xúc tác cho các phản ứng hóa học xảy ra trên màng hoặc trong tế bào - Chức năng thu nhận, truyền đạt thông tin: các thụ quan có hình dạng đặc thù để gắn với thông tin hóa học để kích thích hoặc ức chế các quá trình trong tế bào sao cho phù hợp với môi trường - Chức năng nối kết: kết nối các tế bào thành một khối ổn định - Chức năng neo màng: protein liên kết với protein sợi hoặc các sợi trong tế bào chất, tạo sự ổn định bền chắc của màng - Chức năng vận chuyển các chất qua màng Ngoài ra màng còn có thể nhận biết tế bào nhờ cacbohydrat gắn trên protein. Hình ảnh Tham khảo Sinh học tế bào Bào quan
1,238
5926
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20x%C6%B0%C6%A1ng%20t%E1%BA%BF%20b%C3%A0o
Bộ xương tế bào
Bộ xương tế bào, bộ khung nâng đỡ của tế bào, cũng như mọi bào quan khác, nó nằm trong tế bào chất. Nó có trong mọi tế bào nhân chuẩn (tế bào eukaryotic) và những nghiên cứu gần đây còn cho thấy nó có trong các tế bào chưa có nhân chuẩn nữa (tế bào prokaryotic). Bộ xương tế bào là một cấu trúc vững chắc, giúp duy trì hình dạng của tế bào, bảo vệ tế bào và giúp tế bào di động (các cấu trúc lông và roi). Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng không những trong sự vận chuyển bên trong tế bào (lấy ví dụ như các chuyển động của các túi màng và các bào quan) mà còn trong sự phân chia tế bào. Đây là một cấu trúc giống như bộ xương động vật và nổi trong tế bào chất. Bộ xương của tế bào nhân chuẩn (tế bào Eukaryotic) Bộ xương giúp nâng đỡ cấu trúc và hình dạng của tế bào bao gồm ba loại sợi chính. Các sợi Actin Actin là một phân tử polypeptit, cuộn khúc thành hình cầu. Đường kính khoảng 7 nm, loại sợi này bao gồm 2 chuỗi các phân tử actin xoắn quanh nhau. Các phân tử actin được trùng hợp nhanh chóng khi tế bào cần và ngược lại thì sẽ giải thể. Chúng nằm ngay dưới màng tế bào, bởi vì chúng giúp nâng đỡ hình dạng tế bào (sợi actin tạo thành các bó liên kết chéo), hình thành những chỗ lồi tế bào chất (như các vi mao chẳng hạn) và tham gia vào sự di truyền tính trạng. Cùng với myosin, chúng cũng tham gia vào hoạt động co cơ. Sự di động kiểu Amip, hiện tượng thực bào, sự di động của các tế bào nuôi cấy nhờ các gai nhỏ cũng phụ thuộc vào hoạt động của các sợi Actin nằm ngay dưới màng tế bào. Các sợi trung gian Các sợi trung gian là các protein hình sợi, thông thường gồm 3 chuỗi polypeptit hình sợi với kích thước khác nhau. Những sợi này có đường kính từ 8 đến 11 nanomét và bền hơn các sợi actin. Chúng tổ chức các cấu trúc không gian 3 chiều bên trong tế bào (ví dụ như chúng có trong thành phần cấu trúc của màng nhân). Có nhiều loại sợi trung gian khác nhau: Tạo thành từ vimentin: thường thấy ở các cấu trúc nâng đỡ tế bào. Tạo thành từ keratin: tìm thấy trong các tế bào da, lông, tóc. Sợi thần kinh: trong các tế bào thần kinh. Tạo thành từ lamin: cấu trúc nâng đỡ màng nhân. Các ống vi thể Đó là những ống rỗng hình trụ, đường kính khoảng 25 nm, được quấn quanh bởi 13 sợi nguyên (là các chuỗi polypeptit hình cầu, là sản phẩm nhị hợp của anpha và beta tubulin. Chúng có những biểu hiện rất hoạt tính như gắn GPT cho quá trình polymer hoá. Chúng được tổ chức bởi trung thể. Nhiệm vụ chính: Vận chuyển bên trong tế bào (liên kết với dynein và kinesin, chúng vận chuyển các bào quan như ti thể hay các túi màng). Sự vận động của lông và roi (nhờ sự trượt lên nhau của các ống vi thể). Cấu tạo nên thoi vô sắc. Tạo nên lớp màng bảo vệ ở tế bào thực vật. Bộ xương của tế bào chưa có nhân chuẩn (tế bào Prokaryotic) Bộ xương trước đây thường được nghĩ chỉ có ở tế bào nhân chuẩn, nay cũng được tìm thấy ở tế bào chưa có nhân chuẩn. Mặc dù có mối quan hệ tiến hoá khác xa nhau, sự giống nhau trong cấu trúc 3 chiều cung cấp 1 bằng chứng thuyết phục là bộ xương của 2 loạt tế bào này thật sự tương đồng. Các loại protein chính được tìm thấy trong bộ xương tế bào: FtsZ, MreB và ParM, Crescentin. Tham khảo Sinh học đại cương - Bộ môn sinh học - Khoa KHCB - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ xương tế bào
677
5927
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF%20b%C3%A0o%20ch%E1%BA%A5t
Tế bào chất
Trong sinh học tế bào, tế bào chất là tất cả các chất trong một tế bào, bao quanh bởi màng tế bào, ngoại trừ nhân. Chất nằm bên trong nhân và chứa bên trong màng nhân được gọi là nhân tế bào. Các thành phần chính của tế bào chất là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), các bào quan – cấu trúc phụ bên trong của tế bào, bao gồm tế bào chất khác nhau, ribôxôm.Tế bào chất chứa 80% là nước và thường không có màu. Tế bào chất của vi khuẩn không có: hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin và rARN. Chúng không có màng bao bọc. Ribôxôm là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ.  Đối với các sinh vật prokaryote, tế bào chất là một thành phần tương đối tự do. Tuy nhiên, tế bào chất trong tế bào eukaryote thường chứa rất nhiều bào quan và bộ khung tế bào. Chất nguyên sinh thường chứa các chất dinh dưỡng hòa tan, phân cắt các sản phẩm phế liệu, và dịch chuyển vật chất trong tế bào tạo nên hiện tượng dòng chất thải nguyên sinh của thiên nhiên. Nhân tế bào thường nằm bên trong tế bào chất và có hình dạng thay đổi khi tế bào di chuyển. Tế bào chất cũng chứa nhiều loại muối khác nhau, đây là dạng chất dẫn điện tuyệt vời để tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động của tế bào. Môi trường tế bào chất và các bào quan trong nó là yếu tố sống còn của một tế bào. Tham khảo Sinh học tế bào
344
5935
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20r%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%93ng
Cá rô đồng
Cá rô đồng (hay đơn giản là cá rô) (Anabas testudineus) là một loài cá thuộc họ Cá rô đồng sống ở môi trường nước ngọt và nước lợ. Chúng có thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị thương phẩm cao tuy rằng hơi nhiều xương. Kích thước cực đại của chúng có thể tới 250 mm. Đặc điểm Cá rô có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Các gờ của vảy và vây có màu sáng. Nắp mang cá có hình răng cưa. Chúng có một cơ quan hô hấp đặc biệt dưới mang là mang phụ, cho phép chúng có thể hấp thụ được oxy trong không khí. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm, trên hai hàm còn có răng nhỏ nhọn: hàm răng ở giữa to hơn hai bên và răng có trên xương lá mía. Phân bố Cá rô thường sinh sống được ở các loại hình mặt nước: ruộng lúa, ao, mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch... Trên thế giới, cá rô phân bố trong khoảng vĩ độ 28° bắc - 10° nam, chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Philippines, châu Phi và các quần đảo giữa Ấn Độ và châu Úc là những khu vực có nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng (từ 22 - 30 °C). Độ sâu sinh trưởng: - 0 m. Chúng được biết đến với khả năng di cư từ ao hồ này sang ao hồ khác bằng cách vượt cạn (cá rô rạch), nhất là trong mùa mưa và thông thường diễn ra trong đêm. Sinh sản Cá rô đồng từ lúc nở đến lúc phát dục khoảng 7,5 - 8 tháng tuổi. Trọng lượng cá bình quân khoảng 50 - 70gam/con. Cá sẽ mang trứng vào khoảng tháng 11 Âm Lịch (với cá nuôi trong ao, khi trời trở lạnh) và tháng 4 - tháng 5 Âm lịch (với cá tự nhiên). Phân biệt đực - cái: cá đực có thân hình thon dài hơn so với cá cái. Cá đực phát dục có tinh dịch màu trắng, dùng tay vuốt nhẹ dưới ổ bụng từ vây ngực đến vây hậu môn, tinh dịch thoát ra có màu trắng sữa. Đây là lúc chính muồi của sự thành thục, cá đã sẵn sàng cho việc sinh sản. Với cá cái, khi mang trứng, bụng sẽ phình to, mềm. Nếu dùng tay vuốt nhẹ, trứng sẽ vọt ra ngoài báo hiệu cá đang sẵn sàng cho việc sinh sản. Cá đẻ trong tự nhiên: tự bắt cặp sinh sản. Sau những cơn mưa, hoặc mực nước thủy vực thay đổi (do thủy triều) là điều kiện ngoại cảnh thích hợp - kích thích cá sinh sản. Hình thức sinh sản: bắt cặp sinh sản. Do hưng phấn nên trong quá trình bắt cặp sinh sản, cả cá cái lẫn cá đực sẽ phóng lên khỏi mặt nước liên tục. Bãi đẻ của cá là ven những bờ ao, bờ ruộng - kênh - mương, nơi nước nông - yên tĩnh và có nhiều cỏ - cây thủy sinh. Cá cái sẽ đẻ trứng vào trong nước, đồng thời với lúc trứng được đẻ ra cũng là lúc tinh trùng từ cá đực được phóng ra. Trứng ngay lập tức được thụ tinh và nổi lên trên mặt nước nhờ vào những lớp ván dầu màu vàng được phóng ra cùng lúc với trứng. Do cá không có tập tính bảo vệ trứng sau khi sinh sản (ngược lại đôi khi còn quay lại ăn cả trứng vừa đẻ ra) nên lượng trứng đẻ ra rất nhiều (bù trừ lượng hao hụt do không thụ tinh, do địch hại), thường > 3000 trứng/cá cái. Trứng sau khi thụ tinh 15 giờ sẽ bắt đầu nở thành cá bột. Thời gian nở phụ thuộc vào nhiệt độ: nhiệt độ từ 22 - 27 độ - phôi cá sẽ chết hoặc trứng nở sau 24h. Nhiệt độ từ 28 - 30 độ: trứng sẽ nở hoàn toàn từ 15 - 22 giờ. Nhiệt độ >30 độ, phôi sẽ chết hoặc cá bột nở ra sẽ bị dị hình. Trong sinh sản nhân tạo: sau khi lựa chọn những cá thể bố mẹ đã thành thục, người ta tiêm kích dục tố mang tên LRHa và cho cá bố mẹ vào những bể sinh sản hoặc lu, khạp có đậy nắp. Khi tiêm khoảng 8 giờ, cá sẽ sinh sản. Mục đích tiêm kích dục tố: cá đẻ đồng loạt sẽ chủ động về số lượng con giống, kích cỡ động loạt, chất lượng con giống Cá bột sau khi nở khoảng 12 giờ có thể tự kiếm mồi trong thủy vực. Cá bố mẹ sau khi sinh sản khoảng 1,5 tháng có thể tái phát dục và tiếp tục sinh sản. Thức ăn Cá rô là loài động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn cả các loài động vật thân mềm, cá con và thực vật, kể cả cỏ. Chúng có thể ăn các chất hữu cơ và vô cơ được coi là "bẩn" trong nước. Nó có thể ăn lẫn nhau trong trường hợp đói. Vì vậy phân cỡ rất quan trọng. Cá rô đồng có nhiều ở các đồng ruộng khu vực phía Bắc. Hình ảnh Liên kết ngoài Anabas testudineus Climbing perch Tham khảo T Động vật được mô tả năm 1792
919
5937
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20ch%C3%A9p
Cá chép
Cá chép (tên khoa học là Cyprinus carpio, là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp thế giới. Chúng có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Tên gọi của nó cũng được đặt cho một họ là họ Cá chép (Cyprinidae). Đặc điểm Có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét (4 ft) và cân nặng tối đa 37,3 kg (82,2 pao) cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% các kích cỡ và khối lượng cực đại. Koi (錦鯉 trong tiếng Nhật, 鯉魚 (bính âm: lĭ yú -lý ngư) trong tiếng Trung) là giống được nuôi làm cá cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được thế giới phương Tây biết đến thông qua con đường Nhật Bản. Tại một số địa phương ở Việt Nam, cá chép còn được gọi là cá gáy. Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Là một loại cá sống thành bầy, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hay nước lợ với pH khoảng 7,0 - 7,5, độ cứng của nước khoảng 10,0 - 15,0 dGH và khoảng nhiệt độ lý tưởng là 3-24 °C (37,4 - 75,2 °F. Cá chép, cũng giống như các biến thể khác của nó, như cá chép kính (không vảy, ngoại trừ một hàng vảy lớn chạy dọc theo thân; có nguồn gốc ở Đức), cá chép da (không vảy, trừ phần gần vây lưng) và cá chép nhiều vảy, là những loại cá ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác (bao gồm cả động vật phù du) hoặc cá chết. Tại một số quốc gia, do thói quen sục sạo dưới bùn của chúng để tìm mồi nên chúng bị coi là nguyên nhân gây ra sự phá hoại thảm thực vật ngầm cũng như sự phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa. Tại Úc có các chứng cứ mang tính giai thoại và các chứng cứ khoa học cho thấy việc đưa cá chép vào đây là nguyên nhân gây ra nước đục vĩnh cửu và giảm sút thảm thực vật ngầm trong hệ thống sông Murray-Darling, với hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái của sông, chất lượng nước và các loài cá bản địa. Do điều này, nó được những người đánh cá trong những khu vực này gọi là 'pig' (lợn) của cá nước ngọt. Tuy nhiên, ở những nơi khác nó được những người câu cá đánh giá cao do kích thước và chất lượng thịt. Ngoài ra, loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực phẩm. Người ta hiện nay đánh bắt chúng cả trong tự nhiên lẫn trong môi trường nuôi thả. Thịt của nó được dùng cả ở dạng tươi và dạng đông lạnh. Là loài cá đẻ trứng nên một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ. Cá bột bị nhiều loài cá ăn thịt khác săn bắt, chẳng hạn cá chó (Esox lucius) và cá vược miệng to (Micropterus salmoides). Tại Cộng hòa Czech, cá chép là một món ăn truyền thống trong bữa ăn tối vào dịp lễ Nô en. Phân loại Bốn phân loài là: C.c. carpio: Cá chép châu Âu, được tìm thấy ở Đông Âu (đặc biệt là sông Donau và sông Volga). C.c. yilmaz': Cá chép Deniz, được tìm thấy tại Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ (đặc biệt là xung quanh Çorum) và Victoria, Úc (xung quanh lạch Merri và hồ Coburg). C.c. haematopterus: Cá chép Amur, có nguồn gốc ở miền đông Á. C.c. rubrofuscus, từ Đông Nam Á, được coi là một loài riêng biệt Cyprinus rubrofuscus bởi nhiều tài liệu. Chúng có họ hàng với cá vàng thông thường (Carassius auratus), và có thể tạo ra con lai. Nhập cư vào Bắc Mỹ Cá chép, có nguồn gốc từ khu vực Á - Âu, được đưa vào Bắc Mỹ với một sự quảng cáo rùm beng như là "loài cá tuyệt hảo nhất thế giới" năm 1877. Chuyến đầu tiên chở 345 cá chép sống được thả xuống ao hồ ở công viên đồi Druid thuộc Baltimore, Maryland. Sau này, lượng cá dư thừa được thả ở các hồ Babcock tại Công viên Đài tưởng niệm, Washington, D.C.. Đây là dự án của Rudolf Hessel, một người nuôi cá cho chính quyền Mỹ. Đây là sự quảng cáo có lợi và thực tế cá chép đã được giới thiệu rộng rãi trên toàn nước Mỹ. Kết quả của việc giới thiệu loài ngoại lai này cho thấy cá chép nhanh chóng thích ứng với môi trường mới, chúng nhanh chóng chiếm lĩnh các khu vực sinh sống. Chúng ăn các loại rong trong ao hồ, nhưng với số lượng không nhiều như người ta vẫn đồn đại. Người ta cũng cho rằng chúng ăn trứng của các loại cá khác. Đây chỉ là điều ngụy tạo do không có chứng cứ chính xác về điều này. Cá chép làm vẩn đục các ao hồ là đúng; tuy nhiên, vẫn còn đáng ngờ về việc chúng làm đục nước đến mức đủ để làm tổn hại đến các loại cá khác. Thịt của chúng có vị thơm ngon khi nuôi trong môi trường nước sạch, nhưng vẫn có lẫn xương. Mặc dù có giá trị trong dinh dưỡng và tiêu khiển (câu cá), nhưng tại Hoa Kỳ và Úc, cá chép không được yêu thích. Cá chép bị coi là mối đe dọa đối với các loại cá bản địa. Tuy nhiên, số lượng và chủng loại cá bản địa đã suy giảm trước khi cá chép nhập cư. Dưới áp lực của nhu cầu cá nước ngọt trên thực tế là nguyên nhân để nhập khẩu cá chép. Đơn giản là cá chép có khả năng sinh sống trong những môi trường đã bị ô nhiễm sau nhiều năm không điều chỉnh lượng chất thải công nghiệp tốt hơn so với nhiều loại cá bản địa dễ nhạy cảm. Việc tiêu diệt cá chép thông thường là bỏ thuốc độc cho chết hết cá trong ao hồ, sau đó khử trùng và thả lại các loại cá khác thích hợp hơn. Do sự chịu đựng tốt của cá chép, biện pháp này hầu như không đem lại hiệu quả. Năm 2005, giải vô địch thế giới về cá chép được tổ chức tại sông Saint Lawrence ở tiểu bang New York. Các đội từ khắp thế giới sẽ thi đấu trong 5 ngày với phần thưởng trị giá $1.000.000 nếu bất kỳ người thi đấu nào phá được kỷ lục của bang New York là 50 lb 4oz (khoảng 22.82 kg). Xem thêm Danh sách các loài cá nước ngọt Chú thích Tham khảo Cyprinus carpio (TSN 163344) . ITIS. Truy nhập ngày 4 tháng 10 năm 2004. Cyprinus carpio FishBase. Ed. Ranier Froese và Daniel Pauly. Phiên bản tháng 9 năm 2004. N.p.: FishBase, 2004. Cyprinus carpio tại Arkive.org Cá chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 trên SVRVN Bài thuốc hay từ cá chép C Cá thương mại Cá chép Cá Pakistan Động vật được mô tả năm 1758 Cá nước ngọt châu Á Cá nước ngọt châu Âu
1,321
5939
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20d%E1%BB%8Bch%20c%C6%A1%20s%E1%BB%9F%20d%E1%BB%AF%20li%E1%BB%87u
Giao dịch cơ sở dữ liệu
Giao dịch cơ sở dữ liệu (database transaction) là đơn vị tương tác của một hệ quản lý cơ sở dữ liệu hoặc các hệ tương tự, mỗi giao dịch được xử lý một cách nhất quán và tin cậy mà không phụ thuộc vào các giao dịch khác. Một hệ cơ sở dữ liệu lý tưởng sẽ phải bảo đảm toàn bộ các tính chất ACID cho mỗi giao dịch. Trên thực tế, các tính chất này thường được nới lỏng để giúp việc thực thi đạt hiệu quả hơn. Trong các sản phẩm cơ sở dữ liệu, khả năng xử lý được các giao dịch cho phép người dùng đảm bảo duy trì được tính toàn vẹn của một cơ sở dữ liệu. Mỗi giao dịch có thể cần vài câu truy vấn, mỗi câu sẽ đọc và/hay viết thông tin trong cơ sở dữ liệu. Khi thực hiện các câu truy vấn phải bảo đảm là cơ sở dữ liệu chỉ được tác động bởi một số câu truy vấn. Chẳng hạn như, khi thực hiện một giao dịch chuyển tiền, nếu như tiền đã bị trừ đi trong một tài khoản thì bắt buộc phải cộng vào khoản tương ứng trong tài khoản tiền gửi kia. Ngoài ra các giao dịch cũng không được can thiệp vào nhau. Xem ACID để có thêm thông tin về các tính chất giao dịch cần thiết. Một giao dịch đơn giản thông thường được gửi đến hệ cơ sở dữ liệu bằng ngôn ngữ như SQL dưới dạng: Bắt đầu giao dịch Thực hiện các câu truy vấn (trong lúc đó bên ngoài vẫn chưa thấy được những cập nhật đối với cơ sở dữ liệu) Xác nhận giao dịch (bên ngoài thấy được cập nhật đối với cơ sở dữ liệu nếu giao dịch thành công) Nếu giao dịch không thành công ở một điểm nào đó trước khi đến giai đoạn "xác nhận" (commit), hệ cơ sở dữ liệu sẽ hủy (rollback) mọi thay đổi. Tất cả các giao dịch khác sẽ coi như là giao dịch kia chưa hề tồn tại. Một giao dịch có thể được hủy bất kỳ thời điểm nào trước khi chính thức được xác nhận. Cơ sở dữ liệu giao dịch Các cơ sở dữ liệu hỗ trợ giao dịch được gọi là cơ sở dữ liệu giao dịch. Hầu hết các cơ sở dữ liệu hiện nay (như FireBird, Mimer SQL, PostgreSQL, MySQL, Microsoft SQL Server và Oracle) đều thuộc vào loại này. Xem thêm Giao dịch phân tán Giao dịch lồng Các tính chất ACID Giao dịch nguyên vẹn Tham khảo Liên kết ngoài Transaction Processing Cơ sở dữ liệu Quản trị dữ liệu Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
452
5941
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n%20th%E1%BB%83%20%28sinh%20h%E1%BB%8Dc%29
Quần thể (sinh học)
300px|nhỏ|Hình 1: Một đàn voi hoang dã là hình ảnh của một quần thể. nhỏ|Hình 2: Các đặc điểm chính của một quần thể sinh vật. Trong sinh học, một quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, cùng sống trong một không gian xác định, vào thời điểm nhất định, có lịch sử phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác. Khái niệm "quần thể" được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là thuật ngữ dịch từ tiếng Anh: population (phát âm Quốc tế: /pɒpjʊˈleɪʃən/) dùng trong sinh thái học, di truyền học và học thuyết tiến hoá thuộc ngành sinh học. Đừng nhầm với khái niệm dân số (cũng viết là population). Một quần thể có khi chỉ sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính, hoặc có cả hai hình thức sinh sản này, nhưng những cá thể được xem là cùng quần thể, khi thoả mãn các điều kiện chính sau (hình 2):, Gồm các cá thể cùng một loài, có chung một vốn gen, giữa chúng thường có quan hệ sinh sản. Thường phân bố cùng một không gian gọi là sinh cảnh trong hệ sinh thái. Cùng có lịch sử phát triển chung, nghĩa là đã trải qua nhiều thế hệ chung sống. Tồn tại vào cùng một thời điểm đang xét đến. Ví dụ dễ hình dung hơn cả về một quần thể là một đàn voi thường tụ tập với nhau, trải qua nhiều đời cùng sống ở một nơi. Giữa chúng thường có quan hệ họ hàng, che chở bảo vệ lẫn nhau và các voi con thường được sinh ra trong đàn (hình 1). Một ví dụ khác về quần thể là một đàn toàn cá chép trong cùng một ao đã trải qua vài thế hệ sống chung với nhau. Đàn cá này rõ ràng là không thể vượt qua ao mà chúng đang sống để sang ao bên cạnh được - nghĩa là nó cách ly với quần thể cũng là cá chép ở ao liền kề. Đặc trưng cơ bản Cấu trúc giới tính, cấu trúc sinh sản Cấu trúc giới tính là tỉ lệ số cá thể đực/cái của quần thể. Cấu trúc giới tính trong thiên nhiên và trong tổng số các cá thể mới sinh thường là 1:1. Tuy nhiên tỉ lệ này luôn thay đổi phụ thuộc vào đặc tính của loài, tập tính sinh sản, điều kiện môi trường, sức sống của các cá thể đực/cái. Điều này cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể, giúp con người chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái, phù hợp cho nhu cầu sản xuất và khai thác bền vững tài nguyên. Cấu trúc sinh sản là tỉ lệ đực/cái trong đàn sinh sản. Tỉ lệ này phụ thuộc vào tập tính sinh sản của từng loài, nhằm nâng cao khả năng thụ tinh cho trứng hay sức sống của thế hệ con cái, tăng tỉ lệ sống sót,... Thành phần nhóm tuổi Đời sống của sinh vật thường gồm 3 nhóm tuổi sinh thái: trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản. Thành phần nhóm tuổi là tỉ lệ 3 nhóm tuổi đó trong quần thể, và phụ thuộc vào: tuổi thọ trung bình của loài, vùng phân bố, điều kiện sống, khả năng sống sót của từng nhóm tuổi. Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi cho ta thấy được sự phát triển của quần thể trong tương lai. Khi xếp chồng hình biểu thị các nhóm tuổi lên nhau ta được tháp tuổi (đối với quần thể người là tháp dân số). Có 3 dạng tháp như sau: Tháp phát triển: Đáy rộng, đỉnh nhọn dần chứng tỏ số con non nhiều, số cá thể già ít, tỉ lệ sinh nhiều, tử ít. Tháp ổn định: đáy rộng vừa phải, canh tháp gần như thẳng đứng chứng tỏ tỉ lệ sinh/tử xấp xỉ nhau. Tháp suy thoái: đáy hẹp, đỉnh rộng chứng tỏ tỉ lệ tử nhiều, sinh ít, nhiều cá thể già, ít con non. Sự phân bố cá thể Sự phân bố cá thể là sự chiếm cứ không gian của các cá thể trong sinh cảnh, phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tập tính của loài. Có 3 dạng phân bố: Phân bố đều khi điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao. Dạng phân bố này hiếm gặp trong tự nhiên. Phân bố theo nhóm khi điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể có xu hướng tụ lại với nhau. Dạng phân bố này hay gặp trong tự nhiên. Phân bố ngẫu nhiên là dạng trung gian của hai dạng trên, khi điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ cao cũng không có xu hướng tụ lại. Dạng phân bố này cũng ít gặp trong tự nhiên. Kích thước và mật độ Kích thước là tổng số cá thể, khối lượng hoặc năng lượng trong quần thể phù hợp với nguồn sống, không gian mà nó chiếm cứ. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường tồn tại trong quần thể có kích thước lớn và ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có kích thước nhỏ. Mối quan hệ này bị kiểm soát chủ yếu bởi nguồn nuôi dưỡng của môi trường và đặc tính thích nghi của từng loài. Công thức tính: Nt = No + B - D + I - E. Trong đó: Nt, No: Số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t và to B: Mức sinh sản D: Mức tử vong I: Mức nhập cư E: Mức di cư Trong công thức trên, mỗi số hạng có thuộc tính riêng, đặc trưng cho loài và phụ thuộc vào môi trường. Kích thước của quần thể thường có 2 mức: tối thiểu và tối đa. Mức tối thiểu đặc trưng cho loài, là mức đảm bảo đủ khoảng cách cho các cá thể có khả năng duy trì và phát triển số lượng, để thực hiện các mối quan hệ nội bộ giữa các cá thể với nhau (như mối quan hệ sinh sản, hỗ trợ, hiệu quả nhóm...); cũng như duy trì vai trò của quần thể trong thiên nhiên. Dưới mức này, quần thể sẽ bị suy thoái và diệt vong. Mức tối đa: là số lượng của quần thể có thể đạt được tương ứng với các điều kiện của môi trường. Vì vậy mức tối đa của kích thước quần thể phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường và các yếu tố sinh thái khác (cạnh tranh, bệnh tật...). Theo quy luật chung thì số lượng quần thể có thể phát triển tới mức vô hạn. Nhưng trên thực tế, không gian và nguồn sống của môi trường có hạn và luôn bị chia sẻ cho những loài khác, quần thể khác nên kích thước quần thể chỉ có thể phát triển tới một giới hạn tối đa cân bằng với điều kiện môi trường. Mật độ là số lượng, khối lượng hay năng lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể sinh sống. Nó cũng chỉ ra khoảng cách trung bình giữa các cá thể trong vùng phân bố của quần thể. Mật độ có ý nghĩa sinh học lớn, như một tín hiệu sinh học thông tin cho quần thể về trạng thái số lượng thưa hay mau để tự điều chỉnh. Khi số lượng cá thể tăng lên sẽ làm cho mật độ quần thể tăng. Điều này kéo theo việc nguồn sống của môi trường giảm đi, ô nhiễm môi trường. Do vậy mà sức sinh sản giảm, bệnh tật tăng lên làm cho nhiều cá thể bị chết, số lượng cá thể và mật độ giảm đi. Mật dộ giảm thì nguồn sống của môi trường cung cấp cho cá thể lại nhiều lên, sự ô nhiễm môi trường giảm đi, sức sống, sức sinh sản của cá thể tăng lên làm số lượng cá thể tăng. Quá trình này lặp đi lặp lại giúp quần thể duy trì số lượng phù hợp với điều kiện môi trường. Và theo đó mật độ cũng chi phối hoạt động sinh lý của cá thể. Cách xác định mật độ: Đối với quần thể vi sinh vật: đếm số lượng khuẩn lạc trong một thể tích môi trường nuôi cấy xác định. Thực vật nổi (phytoplankton), động vật nổi (zooplankton): đếm số lượng cá thể trong một thể tích nước xác định. Thực vật, động vật đáy (ít di chuyển): xác định số lượng trên ô tiêu chuẩn. Cá trong vực nước: đánh dấu cá thể, bắt lại, từ đó tìm ra kích thước của quần thể, suy ra mật độ. Công thức: (Petersent, 1896) hoặc (Seber 1982). Trong đó: N: Số lượng cá thể của quần thể tại thời điểm đánh dấu M: Số cá thể được đánh dấu của lần thu mẫu thứ nhất C: Số cá thể được đánh dấu của lần thu mẫu thứ hai R: Số cá thể được đánh dấu xuất hiện ở lần thu mẫu thứ hai Động vật lớn: Quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp: đếm tổ (chim), dấu chân (trên đường di kiếm ăn), số con bị mắc bẫy... Sức sinh sản và sự tử vong Sức sinh sản là khả năng gia tăng về mặt số lượng của quần thể. Nó phụ thuộc vào sức sinh sản của cá thể. Cụ thể: Số lượng trứng hay con trong một lần sinh, khả năng chăm sóc trứng hay con của cá thể loài đó Số lứa đẻ trong một năm (đời), tuổi trưởng thành sinh dục Mật độ Sự tử vong là mức giảm số lượng cá thể của quấn thể. Nó phụ thuộc vào: Giới tính: sức sống của cá thể cái so với đực Nhóm tuổi (cá hay tử vong ở giai đoạn trứng, thủy tức sự tử vong đồng đều ở các lứa tuổi) Điều kiện sống Xem thêm Quần xã sinh vật Hệ sinh thái Tham khảo Sinh học Sinh thái học Di truyền học en:Population ecology
1,701
5950
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20tr%E1%BA%AFm%20c%E1%BB%8F
Cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ (danh pháp hai phần: Ctenopharyngodon idella) là một loài cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), loài duy nhất của chi Ctenopharyngodon. Cá lớn có thể dài tới 1,5 mét, nặng 45 kg và sống tới 21 năm. Đặc điểm nhận dạng Thân cá trắm cỏ thon dài và có dạng hình trụ, bụng tròn, thót lại ở gần đuôi; chiều dài lớn gấp 3,6-4,3 lần chiều cao của thân và gấp 3,8-4,4 lần của chiều dài đầu; chiều dài của đuôi lớn hơn chiều rộng của nó; đầu trung bình; miệng rộng và có dạng hình cung; hàm trên dài rộng hơn hàm dưới, phần cuối của nó có thể sát xuống phía dưới mắt; không có xúc tu; các nếp mang ngắn và thưa thớt (15-19); vảy lớn và có dạng hình tròn. Hậu môn gần với vây hậu môn; màu cơ thể: phần hông màu vàng lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm; bụng màu trắng xám nhạt. Phân bổ Môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, ao hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, ưa nước sạch. Nhiệt độ: 0 - 35 °C Vĩ độ: 65°bắc - 25°nam Có thể nuôi cá trắm cỏ trong các ao thâm canh và bán thâm canh, cũng như trong các lồng hay bè nuôi nhân tạo. Các khu vực sản xuất chính Theo trang Web của FAO (Xem Liên kết ngoài), năm 2002 có 39 quốc gia và khu vực báo cáo với FAO về việc chăn nuôi cá trắm cỏ nhưng chỉ có 8 quốc gia (Bangladesh, Trung Quốc, Đài Loan, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Lào, và Malaysia) thông báo có sản lượng lớn hơn 1.000 tấn. Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất (3.419.593 tấn năm 2002, khoảng 95,7% tổng sản lượng toàn cầu). Sinh sản Trong điều kiện tự nhiên, cá trắm cỏ là loại cá bán di cư. Đến mùa sinh sản chúng di cư lên đầu nguồn các con sông để đẻ. Nước chảy và sự thay đổi mực nước là các điều kiện môi trường thiết yếu để kích thích cá đẻ tự nhiên. Trong điều kiện nhân tạo, việc đẻ trứng phải nhờ tới sự tiêm hoóc môn sinh dục (như LRH-A chiết từ não thùy cá mè chẳng hạn) cũng như tạo ra sự chuyển động của nước trong các khu vực nuôi cá sinh sản là các bể đẻ bằng xi măng đường kính 6-10 mét, mực nước sâu 2 mét. Cá đạt đến độ tuổi trưởng thành có khả năng sinh đẻ sau 4-5 năm. Trứng cá tự nhiên cũng là một nguồn để sản xuất cá giống hoặc để duy trì và cải tạo gen. Thức ăn Chủ yếu là các loại cỏ, rong và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá v.v. Trong điều kiện chăn nuôi nhân tạo, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hay thức ăn viên chẳng hạn). Bệnh và điều trị Xem thêm Cá chép Cá trắm đen Ghi chú Liên kết ngoài Phòng và điều trị bệnh cho cá trắm cỏ Cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idella Lepidoptera and some other life forms I Cá Bangladesh Cá châu Á I I S T Cá chép Cá thương mại Động vật ăn cỏ Ẩm thực Trung Quốc
551