id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
628
29.6k
gen
stringclasses
1 value
len
int64
200
2k
6580
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao%20b%C4%83ng
Sao băng
Sao băng, sao sa, hay sao đổi ngôi, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do ma sát, tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ không khí ở đây rất loãng). Khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh ra các sóng xung kích (shock wave) do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của Kim Tinh, đôi khi được gọi là quả cầu lửa. Có rất ít thiên thạch có khả năng rơi xuống đến tận mặt đất, do phần lớn chúng có kích thước và khối lượng nhỏ nên đã bị thiêu cháy hết trên đường đi xuống mặt đất hoặc đơn giản là chúng chỉ xẹt ngang qua bầu khí quyển của Trái Đất rồi lại tiếp tục hành trình của mình trong không gian do chúng có vận tốc đủ lớn để không bị rơi xuống Trái Đất. Đuôi ion hóa Trong quá trình thiên thạch đi vào tầng trên của bầu khí quyển Trái Đất, đuôi ion hóa sẽ được tạo ra, ở đó các phân tử không khí trong tầng trên của khí quyển bị ion hóa do chuyển động của thiên thạch. Đuôi ion hóa này có thể tồn tại đến 1 phút sau khi nó được tạo ra. Những thiên thạch nhỏ, có kích thước từ cỡ hạt bụi đến hạt cát đi vào khí quyển Trái Đất thường xuyên, có thể là cứ sau một vài giây ở một khu vực nào đó, vì thế các đuôi ion hóa có thể tìm thấy trong tầng trên của khí quyển tương đối liên tục. Những đuôi ion hóa như vậy đã được thử nghiệm để giữ bảo mật cho hệ thống liên lạc quân sự trên chiến trường. Ý tưởng cơ bản của hệ thống này là: các đuôi ion hóa được coi như các tấm gương phản xạ các sóng radio. Việc đảm bảo bí mật có được là do chỉ có các đài thu ở các vị trí chính xác nào đó mới thu nhận được tín hiệu từ đài phát, giống như sự phản xạ ánh sáng của các gương thông thường. Vì bản chất rời rạc của hiện tượng ion hóa, những hệ thống như vậy bị giới hạn với tốc độ truyền thông tin thấp, chủ yếu là 9.600 baud. Các thiên thạch lớn có thể tạo ra đằng sau nó các đuôi ion hóa lớn, mà sau đó chúng tương tác với từ trường Trái Đất. Khi các đuôi ion này biến mất, hàng MW năng lượng điện từ có thể được giải phóng, với đỉnh của năng lượng ở các bước sóng radio. Một điều lạ lùng là mặc dù các sóng này là sóng điện từ nhưng chúng ta vẫn có thể nghe được chúng: chúng đủ mạnh để làm cho kính cửa sổ, cây cối, kính đeo mắt, tóc quăn và một số vật liệu khác rung động. Xem ví dụ ở Listening to Leonids (NASA, 2001) để hiểu thêm về các chi tiết liên quan đến hiện tượng âm thanh này. Kỷ lục Có rất ít thiên thạch tồn tại trên mặt đất để chúng ta quan sát được. Hầu hết chúng ẩn sâu dưới các lớp đất, chỉ để lại những cái hố khổng lồ và sâu hoắm, giúp chúng ta biết chúng ở đâu mà thôi. Hố sâu nhất được biết tới hiện nay nằm ở Wilkes Land, thuộc châu Nam Cực, rộng 150 dặm, sâu 0,5 dặm. Các nhà khoa học ước đoán thiên thạch tạo nên hố này nặng tới 14 tỉ tấn và di chuyển với tốc độ 44.000 dặm/h khi va chạm vào bề mặt Trái Đất. Thiên thạch lớn nhất hiện được trưng bày trong Bảo tàng Hayden Planetarium ở Thành phố New York, nặng 34 tấn. Nó được phát hiện năm 1897 ở gần bờ biển phía tây đảo Greenland. Người ta ước tính mỗi năm chỉ có khoảng 150 vụ thiên thạch đụng vào bề mặt Trái Đất và việc con người bị những thiên thạch này đụng phải là vô cùng hiếm hoi. Huyền thoại Những niềm tin sau đây có thể tồn tại ở một số người: Nếu ước nguyện một điều gì vào đúng lúc có sao băng thì lời ước ấy sẽ thành sự thật. Người ta cho rằng mỗi một người sống trên trần gian đều có một ngôi sao chiếu mệnh, khi ngôi sao đó rơi (sao băng) thì người đó sẽ chết. Do vậy, khi nhìn thấy hiện tượng sao băng thì người ta cho rằng sẽ có một ai đó chết. Những niềm tin này thực ra không có cơ sở khoa học. Sao băng chỉ là những hạt bụi hay tảng đá có kích thước to hay nhỏ khác nhau và có nguồn gốc vũ trụ rơi vào hay bay ngang qua bầu khí quyển Trái Đất. Chúng không thể có mối liên hệ thực sự nào với những niềm tin trên đây. Văn hóa Bài hát Mưa sao băng do Minh Khang sáng tác và Ngô Kiến Huy trình bày Phim truyền hình Vườn sao băng của Hàn Quốc do Jeon Ki-sang làm đạo diễn Phim Cùng ngắm sao băng của Đài Loan Xem thêm Mưa sao băng Thiên thạch Mưa vẫn thạch tectit Tham khảo Liên kết ngoài Thiên thạch Khí quyển Trái Đất en:Meteoroid#Meteor
1,052
6591
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%205%20n%C4%83m%202005
Tháng 5 năm 2005
Trang này liệt kê những sự kiện quan trọng vào tháng 5 năm 2005. Thứ hai, ngày 2 tháng 5 Sau khủng bố tại Cairo vào thứ bảy, khoảng chừng 200 người bị cảnh sát bắt để hỏi cung. Một số ngoại trưởng tập hợp lại ở tổng hành dinh Liên Hợp Quốc tại Thành phố New York để xem lại Hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Tổ chức Giải vô địch bóng đá trong nhà Đông Nam Á 2005 tại Băng Cốc, Thái Lan Thứ tư, ngày 4 tháng 5 Abu Faraj al-Libbi, một thủ lĩnh của al-Qaeda, bị bắt ở Pakistan. Ông là người cao cấp thứ hai của al-Qaeda bị bắt. Thứ sáu, ngày 5 tháng 5 Ở nước Anh, tổng tuyển cử, đảng Lao động dưới Thủ tướng Tony Blair được bầu lại cho nhiệm kỳ thứ ba, nhưng với số phiếu thắng ít hơn trước. Michael Howard, lãnh đạo đảng Bảo thủ tuyên bố ông sẽ từ chức. Chủ nhật, ngày 8 tháng 5 Một người đã bị bắt ở Pakistan vì tưởng là nhân vật cao cấp thứ hai của al-Qaeda, Anas al-Liby, nhưng thực sự đó là Abu Faraj al-Libbi, một thành viên cấp thường của al-Qaeda. Chính phủ diễn tả lỗi này là một trường hợp "nhầm lẫn hai người vì giống hệt". TimesOnline Thứ hai, ngày 9 tháng 5 xxxx100px|Cảnh ở trên của nhà hạt nhân Sellafield]] Nhà máy tái chế Thorp của nhà máy điện hạt nhân Sellafield ở Cumbria, Anh đóng cửa sau xác nhận là 18.000 kilôgam urani và plutoni giàu phóng xạ chảy ra theo ống gãy. Iran nhận là họ đã đổi hơn 33.500 kilôgam urani thô thành khí, xong một biện pháp quan trọng để làm vũ khí hạt nhân. BBC VOA John Conyers và 88 nghị sĩ trong Quốc hội Hoa Kỳ gởi thư ngỏ đến Tổng thống George W. Bush về những tài liệu mới phát hiện, trong đó dường như thuật lại sự thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Anh về vụ xâm lược Iraq vào năm 2002. NASA có thể vừa tìm lại được xe Mars Polar Lander trên bề mặt Hỏa Tinh sau khi xem lại những hình ảnh do Mars Global Surveyor chụp. BBC Thứ sáu, ngày 13 tháng 5 Cuộc biểu tình ở Uzbekistan trở thành bạo động khi 23 người Hồi giáo bị tình nghi là cực đoan Hồi bị cảnh sát bắt vào tù và đưa ra tòa ở Andijan. Lính Uzbekistan bắn vào nhóm biểu tình, giết ít nhất 9 người và làm bị thương 34 người. Giáo hoàng Beneđictô XVI bỏ thời gian 5 năm thường phải chờ trước khi truyên phúc, xúc tiến quá trình cho Giáo hoàng Gioan Phaolô II vừa mới mất. VOA Thứ bảy, ngày 14 tháng 5 Lính Uzbekistan giết hơn 400 người ở Andijan trong cuộc biểu tình ở Đông Uzbekistan, vì 23 người Hồi giáo bị tình nghi là cực đoan Hồi bị đưa ra tòa. Tổng thống Islam Karimov bào chữa sự kiện này. VOA Ở Đài Loan (THDQ), những đảng mà đưa ủng hộ cho bổ sung cho Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc thắng 249 ghé trong 300 ghé tất cả trong Bầu cử cho Quốc hội THDQ. BBC Hàn Quốc nói là họ sẽ mở lại đàm phán với Triều Tiên gần một năm sau khi ngừng lại đàm phán. Vấn đề quan trọng là những vũ khí hạt nhân của miền Bắc. VOA Thứ hai, ngày 16 tháng 5 Quốc hội Kuwait cho đàn bà quyền bỏ phiếu. Những đàn bà 21 tuổi trở lên, dưới luật Hồi, được bỏ phiếu trong bầu cử Kuwait vào năm 2007. BBC Thứ tư, ngày 18 tháng 5 Số người bị thiệt mạng do virus Marburg ở Angôla tới 311. ReliefWeb News24 Reuters Thứ năm, ngày 19 tháng 5 Thủ tướng Paul Martin của đảng Tự do Canada qua được phiếu bất tín nhiệm sau khi Chủ tịch Hạ viện bầu chống. VNN Nhà khoa học khám phá ra là động đất tại Nam Dương năm ngoái kéo dài hơn mỗi động đất trước đó, kéo gần mười phút, đang khi phần nhiều của những động đất mạnh nhất chỉ kéo đến vài giây thôi. Nó cũng đã làm cả Trái Đất rung. CNN Một nhóm luật sư của LHQ gặp với chính phủ Indonesia để bắt đầu điều tra về những vụ vi phạm nhân quyền và giết chóc có liên quan đến độc lập của Đông Timor vào năm 1999. Laksamana Jakarta Post ReliefWeb Reuters Thứ sáu, ngày 20 tháng 5 Bão Adrian tan biến khi gặp đất liền tại Honduras sau khi 2 người bị thiệt mạng. Adrian là bão đầu tiên được đặt tên gặp El Salvador từ năm 1997. Calitoday Sau khi tới Đông Timor sáu năm trước, lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ rời khỏi nước đó. BBC VNN VOA Chủ nhật, ngày 22 tháng 5 Nambaryn Enkhbayar, thuộc đảng Cách mạng Nhân dân Mông Cổ, được bầu là Tổng thống Mông Cổ. BBC VNN Thủ tướng Gerhard Schröder của Đức loan báo sẽ tổ chức cuộc bầu cử liên bang trong năm 2005, sau khi đảng Dân chủ Xã hội thua Liên hiệp Dân chủ Thiên Chúa giáo trong cuộc bầu cử ở bang Nordrhein-Westfalen, chấm dứt 39 năm cầm quyền của đảng DCXH tại đây. BBC VNN VOA Thứ tư, ngày 25 tháng 5 Tàu vũ trụ Voyager I của NASA, vật thể nhân tạo xa Trái Đất nhất từ trước đến giờ, đã vào vùng heliosheath và sắp sửa rời khỏi Hệ Mặt Trời để vào môi trường giữa các vì sao (ISM). Đường ống dẫn dầu dài nhất trên thế giới được mở lên, nối ba thành phố Baki (Azerbaijan), Tbilisi (Gruzia), và Ceyhan (Thổ Nhĩ Kỳ). BBC Nhân dân VOA Chủ nhật, ngày 29 tháng 5 Cử tri Pháp đã bỏ phiếu chống hiệp ước hiến pháp của Liên Minh Âu Châu trong cuộc trưng cầu dân ý. Phe chống hiệp ước thắng 55% số phiếu so với 45% thuận. Cả 25 quốc gia trong LMÂC phải thông qua hiệp ước đó trước khi nó được hiệu lực. Chín nước đến nay đã thông qua, nhưng chỉ có một nước Tây Ban Nha tổ chức cuộc trưng cầu trước đây. BBC VNN VOA Thứ hai, ngày 30 tháng 5 Metropolitan Cornelius của Petra được thành người thay thế (locum tenens) của Chính Thống giáo của Jerusalem sau khi Giáo trưởng Irenaios bị cách chức, vì vụ bán đất của giáo hội trong Jerusalem cổ. Cuộc chiến đấu ở Baydhabo (Somalia) có thể làm chính phủ chuyển tiếp của Tổng thống Abdullahi Yusuf Ahmed mất quyền. VOA Thứ ba, ngày 31 tháng 5 Dominique de Villepin được Tổng thống Jacques Chirac bổ nhiệm làm Thủ tướng Pháp, do cuộc trưng cầu dân ý bị thất bại. Calitoday VNN VOA Phóng viên Bob Woodward của Washington Post xác nhận là W. Mark Felt, một cựu viên chức FBI, là "Deep Throat", sau khi ông Felt để lộ tên hiệu của ông trong một bài Vanity Fair. Deep Throat là nguồn tiết lộ tin về vụ Watergate. BBC Calitoday VNN VNN VOA Sự kiện tháng qua Tham khảo Tháng năm Năm 2005
1,172
6599
https://vi.wikipedia.org/wiki/The%20Simpsons
The Simpsons
The Simpsons (Gia đình Simpson) là một chương trình truyền hình hài kịch tình huống hoạt họa nổi tiếng của Hoa Kỳ, một trong những chương trình được chiếu lâu nhất, bắt đầu từ ngày 17 tháng 12 năm 1989 trên hệ thống truyền hình Fox Network cho đến giờ. Đến nay chương trình đã có 728 tập. Tuy là một chương trình hoạt họa, chương trình này châm biếm nhiều khía cạnh của cuộc đời, đặc biệt là lối sống của tầng lớp lao động và trung lưu tại Mỹ, văn hóa Mỹ và xã hội Mỹ nói chung. Nó đã được chiếu tại nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều ngôn ngữ, và được xem là một trong những sản phẩm văn hóa đại chúng xuất khẩu quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ. Vào ngày 3 tháng 3 năm 2021, sê-ri này đã thông báo rằng đã được đổi mới mùa 33 và 34, sau đó đã xác nhận rằng mỗi mùa có 22 tập, nâng tổng số tập từ 706 đến 750. Mùa 33 đã công chiếu lần đầu vào 26 tháng 9 năm 2021. Vào ngày 14 tháng 1 năm 2000, Gia đình Simpson đã được trao ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Các nhân vật và câu chuyện Các chuyện trong The Simpsons thường xảy ra trong một thị trấn tại Mỹ tên là Springfield. Địa điểm của thị trấn này tại Mỹ không được nói rõ vì nó tượng trưng cho một thị trấn bình thường. Các câu chuyện của chương trình này thường xoay quanh một gia đình trong tầng lớp lao động có họ là Simpson: cha mẹ, ba đứa con và các súc vật nuôi trong nhà. Các nhân vật chính là: Homer Simpson: người cha trong gia đình, khoảng 36 tuổi, làm nhân viên kiểm tra an toàn tại một nhà máy điện hạt nhân. Ông yêu vợ và các con nhưng quá... đần độn, khiến ông và gia đình phải lâm vào nhiều cuộc phiêu lưu khó tưởng tượng được. Marge Simpson: người mẹ, làm nội trợ. Bà là một người phụ nữ thông minh nhưng theo mẫu “rập khuôn” trong vai trò truyền thống của vợ và mẹ. Bart Simpson: con trai cả, 10 tuổi, học sinh lớp 4. Tính tình nghịch ngợm, thường quấy rầy cha mẹ và em gái Lisa và thầy cô trong trường. Lisa Simpson: con thứ nhì, 8 tuổi, học sinh lớp 2. Học giỏi, khôn ngoan hơn các đứa trẻ cùng lứa khác, nhưng ít có cơ hội trổ tài. Tuy rất khôn, Lisa vẫn có các ưa thích như các bé gái cùng tuổi như búp bê. Lisa thường có những tư tưởng khác biệt các thành viên khác trong gia đình (ăn chay, theo đạo Phật, v.v.). Maggie Simpson: con gái út, chưa biết nói, có thể là thần đồng. Ngoài ra chương trình có rất nhiều nhân vật phụ, như các giáo viên tại trường tiểu học Bart và Lisa đang học, các đồng nghiệp của Homer, các viên chức chính phủ, các láng giềng của gia đình, và họ hàng của gia đình, v.v. Nhiều nhân vật đôi khi được lồng tiếng bởi những người nổi tiếng như các ca sĩ, vận động viên, nhà bác học, diễn viên, nhà chính trị, v.v. Một trong những đề tài bị đem ra châm biếm nhiều nhất trong The Simpsons là các người nắm quyền. Việc này đã khiến một số nhân vật thủ cựu xã hội chỉ trích chương trình trong những năm đầu. Hầu hết các nhân vật cầm quyền trong chương trình đều bị miêu tả một cách xấu: Homer không có tinh thần trách nhiệm, trái với nhân vật người cha trong những chương trình truyền hình truyền thống. Cảnh sát trưởng Clancy Wiggum thì lại mập, lười và tham nhũng, không tôn trọng các quyền của những người bị bắt. Thị trưởng Quimby cũng tham nhũng, ăn chơi phung phí với phụ nữ. Seymour Skinner, hiệu trưởng Trường tiểu học Springfield, thì lại rụt rè, còn sống với mẹ (trong xã hội Mỹ, rất ít người đàn ông trên 30 tuổi còn sống với gia đình). Ông là một cựu quân nhân trong Chiến tranh Việt Nam, thường có nhiều ký ức về thời gian tại Việt Nam. Đức cha Lovejoy, mục sư tại nhà thờ địa phương, thì lại rất thích phê bình người khác. Trong khi các nhân vật trên chỉ bất tài chứ không có ác tâm, có một nhân vật bị xem là thật sự độc ác: Montgomery Burns chủ nhân của Nhà máy điện hạt nhân Springfield và là sếp của Homer. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều người có khuynh hướng thủ cựu lại ca ngợi chương trình này. Một trong những lý do là chương trình đề cao gia đình truyền thống (nuclear family - cha mẹ và các con sống trong một nhà) trong khi các chương trình khác đang cho thấy các gia đình không truyền thống (cha mẹ ly dị, hay không có con cái). Trong khi chương trình này có đề cập đến vấn đề ngoại tình, các việc này không xảy ra trong gia đình Simpson, và đến cuối mỗi tập, tình yêu giữa Homer và Marge càng đậm thêm. Về mặt tâm linh, Thượng đế đã hiện thân một vài lần và can thiệp vào chuyện của các nhân vật, và người láng giềng Ned Flanders được xem là một người sùng đạo gương mẫu. Cốt truyện của hầu hết các chương trình tập trung vào cuộc phiêu lưu của một thành viên nào đó trong gia đình, thường là Homer. Tuy nhiên, các việc xảy ra khó định trước được và tùy thuộc vào nhân vật. Các câu chuyện thường xảy ra gồm có: Homer có việc làm mới và hay có kế kiếm tiền nhanh. Marge có việc làm hay có thú tiêu khiển mới. Bart làm hỏng việc và cố gắng sửa sai. Lisa theo một tư tưởng hay nhóm chính trị nào mới. Cả gia đình đi du lịch. Lịch sử Các nhân vật thoạt tiên được Matt Groening tạo ra cho một chương trình truyền hình khác (chương trình này, The Tracey Ullman Show, không còn được chiếu nữa) trên hệ thống truyền hình Fox Network mới được thành lập. Sau khi được khán giả hưởng ứng nồng nhiệt, The Simpsons được ra mắt trong chương trình riêng đặc biệt cho ngày lễ Giáng Sinh. Ngay sau đó, chương trình trở thành phổ biến. Vì Bart là một đứa trẻ nghịch ngợm không chịu học hành, chương trình này gây ra nhiều cuộc tranh luận. Các nhóm phụ huynh và thủ cựu cho rằng một nhân vật hoạt hình như Bart là một gương xấu cho trẻ em. Cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush, trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo People, cho rằng chương trình này là chương trình "ngu xuẩn" nhất mà bà từng xem và đã bị chương trình châm biếm ngay sau đó (nhưng sau này bà đã thay đổi ý kiến và đề cao chương trình). Trong ngày 9 tháng 2 năm 1997, The Simpsons đã vượt qua The Flintstones (Gia đình Flintstone) để trở thành chương trình hoạt họa chiếu vào những giờ có nhiều người xem nhất (primetime). Đến năm 2005, nó đã trở thành chương trình hài hước được chiếu lâu nhất trên truyền hình Hoa Kỳ, và nếu nó vẫn còn được chiếu năm 2009, nó sẽ trở thành chương trình buổi tối lâu đời nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ. Qua nhiều năm, hầu hết mọi nhân vật chính của The Simpsons đã xuất hiện trên bìa của nhiều nguyệt san. Chương trình này đã đoạt kỷ lục với số người nổi tiếng lồng tiếng lên đến trên 300. Nó đã đoạt cả tá giải thưởng, trong đó có 21 giải Emmy, 22 giải Annie, một giải Peabody và vô số giải thưởng khác. Các diễn viên lồng tiếng đã nhiều lần tranh chấp với Fox về vấn đề lương bổng. Trong năm 1998 họ đã nghỉ làm việc, buộc Fox phải tăng lương họ từ $30.000 đến $125.000 mỗi show. Một phim phỏng theo chương trình này đang được dựng và được trình chiếu vào ngày 27 tháng 7 năm 2007. Ảnh hưởng The Simpsons là một trong những biểu tượng dễ nhận ra nhất đối với người Mỹ. Tuy hình thức là hoạt hình, để hiểu sâu các điều khôi hài trong chương trình đòi hỏi khán giả phải có kiến thức về lịch sử, khoa học, văn học, triết học, v.v. Vì thế, chương trình không những được trẻ em ưa thích mà còn được giới trí thức tán thưởng. Chương trình đã được nhiều nhà phê bình đề cao từ lúc ban đầu và một số tác giả đã viết sách nghiên cứu so sánh chương trình này với nhiều tư tưởng triết học. Sự thành công của chương trình này đã cho phép Fox và một số hệ thống truyền hình khác thí nghiệm với một số chương trình hoạt hình cho người lớn khác, như Family Guy, Futurama, King of the Hill, South Park, v.v. Nhiều câu nói từ The Simpsons đã được lặp lại nhiều lần và trở thành quen thuộc (từ D'oh được Homer thường thốt lên đã trở thành một từ chính thức trong từ điển tiếng Anh Oxford). Trong số phát hành năm 1998 viết về các thành tích trong các môn nghệ thuật và giải trí trong thế kỷ 20, tuần báo Time đã gọi The Simpsons là chương trình truyền hình hay nhất trong thế kỷ. Đồng thời trong số báo đó, Bart Simpson cũng được đưa vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất. Nó là nhân vật giả tưởng duy nhất trong danh sách này. Tham khảo Liên kết ngoài Trang chính thức Trang của người hâm mộ Phim truyền hình Mỹ thập niên 2000 Phim truyền hình Mỹ thập niên 2010 Phim truyền hình hài kịch Mỹ thập niên 1990 Phim truyền hình Mỹ thập niên 1990 Chương trình truyền hình hài kịch Mỹ thập niên 2000 Phim truyền hình hài kịch tình huống Mỹ Phim và người giành giải Annie Chương trình truyền hình tiếng Anh Chương trình truyền hình lấy bối cảnh ở Hoa Kỳ Chương trình mạng Fox Chương trình truyền hình của 20th Century Fox Television Sản phẩm phụ truyền hình
1,741
6617
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A5u%20tr%C3%BAc%20tinh%20th%E1%BB%83
Cấu trúc tinh thể
Trong khoáng vật học và tinh thể học, một cấu trúc tinh thể là một sự sắp xếp đặc biệt của các nguyên tử trong tinh thể. Một cấu trúc tinh thể gồm có một ô cơ sở và rất nhiều các nguyên tử sắp xếp theo một cách đặc biệt; vị trí của chúng được lặp lại một cách tuần hoàn trong không gian ba chiều theo một mạng Bravais. Kích thước của ô đơn vị theo các chiều khác nhau được gọi là các thông số mạng hay hằng số mạng. Tùy thuộc vào tính chất đối xứng của ô đơn vị mà tinh thể đó thuộc vào một trong các nhóm không gian khác nhau. Cấu trúc và đối xứng của tinh thể có vai trò rất quan trọng với các tính chất liên kết, tính chất điện, tính chất quang,... của tinh thể. Ô đơn vị Ô đơn vị là một cách sắp xếp của các nguyên tử trong không gian ba chiều, nếu ta lặp lại nó thì nó sẽ chiếm đầy không gian và sẽ tạo nên tinh thể. Vị trí của các nguyên tử trong ô đơn vị được mô tả bằng một hệ đơn vị hay còn gọi là một hệ cơ sở bao gồm ba thông số tương ứng với ba chiều của không gian . Đối với mỗi cấu trúc tinh thể, tồn tại một ô đơn vị quy ước, thường được chọn để mạng tinh thể có tính đối xứng cao nhất. Tuy vậy, ô đơn vị quy ước không phải luôn luôn là lựa chọn nhỏ nhất. Ô mạng cơ sở ( Tế bào đơn vị) mới là một lựa chọn nhỏ nhất mà từ đó ta có thể tạo nên tinh thể bằng cách lặp lại ô nguyên tố. Ô Wigner-Seitz là một loại ô nguyên tố mà có tính đối xứng giống như của mạng tinh thể. Hệ tinh thể Hệ tinh thể là một nhóm điểm của các mạng tinh thể (tập hợp các phép đối xứng quay và đối xứng phản xạ mà một điểm của mạng tinh thể không biến đối). Hệ tinh thể không có các nguyên tử trong các ô đơn vị. Nó chỉ là những biểu diễn hình học mà thôi. Có tất cả bảy hệ tinh thể. Hệ tinh thể đơn giản nhất và đối xứng cao nhất là hệ lập phương, các hệ tinh thể khác có tính đối xứng thấp hơn là: hệ sáu phương, hệ bốn phương, hệ ba phương (còn gọi là hình mặt thoi), hệ thoi, hệ một nghiêng, hệ ba nghiêng. Một số nhà tinh thể học coi hệ tinh thể ba phương là một phần của hệ tinh thể sáu phương. Phân loại các loại mạng tinh thể Mạng Bravais là một tập hợp các điểm tạo thành từ một điểm duy nhất theo các bước rời rạc xác định bởi các véc tơ cơ sở. Trong không gian ba chiều có tồn tại 14 mạng Bravais (phân biệt với nhau bởi các nhóm không gian). Tất các vật liệu có cấu trúc tinh thể đều thuộc vào một trong các mạng Bravais này (không tính đến các giả tinh thể). 14 mạng tinh thể được phân theo các hệ tinh thể khác nhau được trình bày ở phía bên phải của bảng. Cấu trúc tinh thể là một trong các mạng tinh thể với một ô đơn vị và các nguyên tử có mặt tại các nút mạng của các ô đơn vị nói trên. Nhóm điểm và nhóm không gian Nhóm điểm tinh thể học hoặc lớp tinh thể là một tập hợp các phép đối xứng không tịnh tiến mà dưới tác dụng của các phép đối xứng đó, tinh thể trở lại vị trí như cũ. Có tất cả 32 lớp tinh thể. Nhóm không gian của một cấu trúc tinh thể được tạo thành từ các phép đối xứng tịnh tiến bổ sung vào các phép đối xứng của các nhóm điểm. Có tất cả 230 nhóm không gian như vậy. Sai hỏng mạng Các tinh thể thực thường có các sai hỏng mạng hoặc là các điểm bất thường có mặt trong cấu trúc tinh thể lý tưởng nói ở trên. Các sai hỏng này có vai trò quyết định đến tính chất cơ và điện của các tinh thể thực. Đặc biệt là bất định xứ trong tinh thể cho phép tinh thể biến dạng dễ dàng hơn nhiều so với tinh thể hoàn hảo. Xem thêm Mạng tinh thể Tinh thể học Sai hỏng mạng tinh thể Nuôi tinh thể Tinh thể lỏng Liên kết tinh thể Tinh thể mầm Khoa học vật liệu Công nghệ vật liệu Gốm Kim loại học Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) Appendix A from the manual for Atoms, software for XAFS Intro to Minerals: Crystal Class and System Tinh thể học Khoáng vật học Khoa học vật liệu Vật lý vật chất ngưng tụ Thuộc tính hóa học
829
6652
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91%E1%BB%99ng
Chương động
Chương động là chuyển động không đều rất nhỏ trong trục tự quay của một hành tinh, vì các lực thủy triều sinh ra tuế sai của các điểm phân dao động theo thời gian, vì thế vận tốc của tuế sai không phải là một hằng số. Nó được phát hiện năm 1728 bởi nhà thiên văn người Anh James Bradley nhưng đã không được giải thích cho đến tận 20 năm sau đó. Trong trường hợp Trái Đất, nguồn cơ bản của các lực thủy triều là Mặt Trời và Mặt Trăng, chúng liên tục thay đổi vị trí tương đối với nhau và vì thế sinh ra chương động trên trục của Trái Đất. Thành phần lớn nhất của chương động Trái Đất có chu kỳ 18,6 năm, giống như tuế sai của các nút quỹ đạo của Mặt Trăng. Tuy nhiên, còn có các thành phần khác cũng theo chu kỳ và có ảnh hưởng đáng kể cần phải được tính toán tới, phụ thuộc vào độ chính xác của kết quả cần tính. Phương trình toán học biểu diễn chương động được gọi là "thuyết chương động " (xem thêm ). Nói chung, lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết, nó áp dụng các định luật vật lý và các phép đo thiên văn; tuy nhiên, ở đây có các tham số cần được điều chỉnh theo các phương thức đặc biệt nhiều hay ít để đảm bảo phù hợp nhất với các dữ liệu. Như các công bố trong các ấn phẩm của IERS, ngày nay cơ học chất rắn thuần túy không đưa ra được các thuyết tốt nhất; người ta cần phải tính đến các biến dạng của Trái Đất. Các giá trị của chương động thông thường được chia thành các thành phần song song và vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo. Thành phần song song với mặt phẳng quỹ đạo được biết đến như là chương động trong kinh độ. Thành phần vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo được biết đến như là chương động trong độ xiên. Các hệ tọa độ bầu trời dựa trên "xích đạo" và "điểm phân", điều này có nghĩa là vòng tròn lớn trên bầu trời là hình chiếu của xích đạo Trái Đất ra bên ngoài, và đường thẳng mà điểm xuân phân cắt vòng tròn này là điểm xác định vị trí bắt đầu để đo xích kinh. Các điều này bị ảnh hưởng bởi cả tuế sai của điểm phân và chương động, và do đó phụ thuộc vào các thuyết được áp dụng cho tuế sai và chương động, và vào ngày được sử dụng như là ngày tham chiếu cho hệ tọa độ. Trong các mục tiêu đơn giản nhất, các giá trị của chương động (và tuế sai) là quan trọng trong quan sát từ Trái Đất để tính toán vị trí biểu kiến của các thiên thể. Vì động lực học các hành tinh là tương đối rõ ràng, chương động có thể được tính toán trong phạm vi giây cung theo chu kỳ vài chục năm. Ở đây cũng có một sự hỗn loạn khác trong chuyển động tự quay của Trái Đất, gọi là chuyển động cực mà chỉ có thể ước tính trước vài tháng, vì nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều điều kiện biến đổi nhanh và không dự báo trước được như dòng hải lưu, hệ thống gió, cũng như các chuyển động của lõi Trái Đất. Tham khảo Hệ tọa độ thiên văn Cơ học thiên thể Chuyển động quay Thuật ngữ thiên văn học Địa động lực học
603
6664
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n%20m%E1%BA%A1ch%20%E1%BA%A3o
Chuyển mạch ảo
Chuyển mạch ảo (tiếng Anh:virtual circuit switching), tên đầy đủ là chuyển mạch gói ảo (virtual circuit packet switching), gọi tắt là mạch ảo (virtual circuit), là một kỹ thuật nối-chuyển dùng trong các mạng nhằm tận dụng ưu điểm của hai kỹ thuật nối-chuyển gói và kỹ thuật nối-chuyển mạch. Do đó, nhiều nơi còn xem đây là kỹ thuật lai. Tương tự như kỹ thuật nối-chuyển gói, phương thức này cũng cắt thông tin ra làm nhiều gói (hay khung) nhưng khác ở chỗ là các gói này sẽ được vận chuyển trên cùng một tuyến. Tuyến này được tìm ra xác định bởi lúc khởi động. Tránh được việc lựa chọn đường truyền mới (định tuyến) cho mỗi gói khi di chuyển như trong trường hợp chuyển gói. Phương thức hoạt động Khi khởi động thì một thuật toán đặc biệt sẽ giúp các nút xếp đặt một đường nối xác định giữa các nút trung chuyển để có thể chuyển dữ liệu từ máy nguồn tới máy đích gọi là một mạch ảo được mở ra và đường nối này được ghi nhớ để sau này các gói sẽ được chuyển theo cùng con đường đó.Mỗi nút trung chuyển (hay thiết bị định tuyến) phải nhớ nơi nào để khi nhận các gói của một mạch ảo đang mở về thì chuyển các gói đó đi cho đúng.Nói rõ hơn, mỗi thiết bị định tuyến (router) sẽ giữ bảng ghi nhớ đường ra (hay nút ra) cho mỗi mạch ảo đã được mở.Để làm được như vậy, trên mỗi gói của một mạch ảo sẽ có chứa thêm thông tin (hay chỉ số) để xác định mạch ảo đó và gọi là số mạch ảo (virtual circuit number) trong phần đầu của nó. Do đó, mỗi khi một gói được thiết bị định tuyến nhận về thì thiết bị đó sẽ biết được chính xác đường chuyển nào nó tới và dường chuyển nào (hay số mạch ảo nào) để chuyển đi.Như trên, các nút sẽ không dành riêng cho một cuộc chuyển tải mà có thể dùng để chuyển tải các gói ở các mạch ảo khác. Đặc điểm Vì tất cả các gói đều được chuyển trên cùng một tuyến (mạch ảo) xác định duy nhất nên trong các gói không cần chứa địa chỉ đích thay vào đó là một số mạch ảo. Và cũng do việc di chuyển trên cùng một tuyến nên các gói sẽ đến đích theo đúng thứ tự như khi gởi (khác với kỹ thuật nối-chuyển gói) và hầu như không tạo lỗi. Do đó, việc vận chuyển có thể nhanh hơn bởi các lợi thế này. Vì không có một đường chuyển thực chiếm chỗ nên kỹ thuật này không chiếm lấy tài nguyên như trong kỹ thuật nối-chuyển mạch. Một khó khăn cần được giải quyết trong kỹ thuật này là trong trường hợp khi có hai máy cùng khởi động việc xếp đặt hai mạch ảo ngược chiều nhau. Trong trường hợp này thì thuật toán sẽ lựa chon mạch ảo nào có số mạch ảo nhỏ nhất. Một điểm yếu nữa là nếu như trên đường chuyển của một mạch ảo có sự cố xảy ra (như là thiết bị định hướng trung chuyển bị hư chẳng hạn) thì coi như việc vận chuyển hoàn toàn bị huỷ. Các ví dụ của kỹ thuật nối-chuyển gói mạch ảo X.25:Đây là một bộ các giao thức phát triển bởi CCITT/ITU để dùng trong việc nối liên mạng dùng trong WAN. Giao thức này dùng để đối phó với việc không bền vững khi vận chuyển dữ liệu qua mạch điện thoại bằng cách nâng cao khả năng kiểm và sửa lỗi. Vận tốc vào khoảng 64Kbps. Frame relay hay chuyển tiếp khung:Trong kỹ thuật này thì cả hai thiết bị ở hai đầu nối đều tiến hành kiểm lỗi. Chuyển tiếp khung dùng các gói (hay khung) có độ dài khác nhau và hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu (data link layer) trong mẫu OSI. Vận tốc 56Kbps trong các mạch điện thoại, hay T-1 (1.544 Mbps) và T-3 (45 Mbps). Kỹ thuật này sẽ không dùng tới việc sửa lỗi</div> ATM hay là mốt vận chuyển không đồng bộ (từ chữ Asynchronous Transfer Mod) Thường được dùng để vận chuyển các loại thông tin đa dạng như là âm thanh, hình ảnh và dữ liệu. Các gói dữ liệu có cỡ bằng nhau cố định là 53 byte gọi là cell. Mỗi cell có 5 byte cho phần đầu và 48 byte cho phần dữ liệu. Kỹ thuật này dùng thiết bị phần cứng để tiến hành các động thái nối-chuyển. Đặc điểm của ATM là dùng kỹ thuật băng thông cao, thời gian ngưng thấp (low-delay) và nén kênh (multiplexing''). Vận tốc từ 155Mbps dến 622 Mbps.Lưu ý: chữ ATM còn để chỉ các máy chuyển tiền (Automated Teller Machine), đây là một thiết bị điện tử thường phục vụ cho các Ngân hàng. MPLS hay chuyển nhãn đa giao thức (từ chữ Multi-protocol label switching) dùng để vận chuyển các gói IP qua các mạng dùng phương pháp chuyển gói mạch ảo. Mỗi gói đều mang trong phần đầu của nó các bộ phận dùng để chứa số mạch ảo đi kèm nối sau đó với gói IP gọi là các nhãn. Kỹ thuật này dùng để nâng cao khả năng của giao thức IP. Trước khi thâm nhập vào mạng kiểu MPLS thì các gói IP sẽ được các thiết bị định tuyến ở biên (của mạng MPLS) gắn thêm các nhãn để vận dụng kỹ thuật nối-chuyển mạch ảo và trước khi rời khỏi mạng các nhãn này sẽ bị cắt bỏ trả lại dạng nguyên thủy của các gói IP bởi các thiết bị định tuyến ở vùng biên. Phương pháp này dùng để vận chuyển dữ liệu nhanh cần băng thông lớn (như là âm thanh, phim ảnh,...) và nó có thể hoạt động trong trường hợp có nhiều sự chuyển vận dữ liệu trong cùng một mạng. Xem thêm Mạng Kỹ thuật nối-chuyển Nối-chuyển gói Nối-chuyển mạch Tham khảo Wide Area Networks (WAN) Switching Technology Mạng máy tính Viễn thông Giao thức mạng
1,042
6671
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20l%C6%B0u
Hải lưu
Hải lưu hay dòng biển là dòng chuyển động trực tiếp, liên tục và tương đối ổn định của nước biển và lưu thông ở một trong các đại dương của Trái Đất. Các hải lưu có thể lưu thông trên một quãng đường dài hàng ngàn kilômét. Chúng rất quan trọng trong việc xác định khí hậu của các lục địa, đặc biệt ở những khu vực gần biển. Ví dụ nổi bật nhất là dòng Vịnh (còn gọi là hải lưu Gulf Stream từ tiếng Anh Gulf Stream), dòng hải lưu này làm cho phần tây bắc châu Âu có nhiệt độ cao hơn bất kỳ khu vực nào có cùng vĩ độ. Một ví dụ khác là quần đảo Hawaii, ở đó khí hậu có tính cận nhiệt đới và mát hơn đáng kể so với các khu vực có cùng vĩ độ nhiệt đới với nó do hải lưu California gây ra. Tuy nhiên, tầm quan trọng của các hải lưu cũng được làm sáng tỏ thêm bởi hiện tượng El Niño, trong đó sự đảo ngược tạm thời của hải lưu sinh ra những sự thay đổi khí hậu có tính khắc nghiệt hơn dọc theo bờ biển phía tây Nam Mỹ. Các hiệu ứng của El Niño trải rộng đến tận nước Úc. Các hải lưu bề mặt nói chung được lưu thông bởi gió và có xu hướng chảy theo các xoắn ốc cùng chiều kim đồng hồ ở bắc bán cầu và ngược chiều kim đồng hồ ở nam bán cầu do hiệu ứng Coriolis. Trong các hải lưu chuyển động bởi gió thì hiệu ứng xoắn ốc Ekman làm cho dòng chảy tạo ra một góc nào đó so với hướng gió. Các hải lưu sâu được lưu thông do các độ chênh lệch (gradient) của mật độ và nhiệt độ. Luân chuyển nhiệt muối, còn được gọi là "băng tải đại dương", được dùng để chỉ các hải lưu sâu chảy trong lưu vực dưới đáy các đại dương. Các dòng lưu chuyển này chảy sâu dưới đáy biển và do đó khó phát hiện và đôi khi còn được gọi là các con sông ngầm dưới đáy biển. Các hải lưu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình di cư và phân tán của các sinh vật. Các hải lưu quan trọng Bắc Băng Dương Hải lưu Đông Greenland Hải lưu Tây Greenland Hải lưu Na Uy Hải lưu đảo Baffin Đại Tây Dương Hải lưu Labrador Hải lưu Gulf Stream (hay dòng Vịnh) Hải lưu bắc xích đạo Hải lưu nam xích đạo Hải lưu Bắc Brasil Hải lưu Guinée Hải lưu Angola Hải lưu Brasil Hải lưu Benguela Hải lưu Nam Đại Tây Dương Hải lưu Falkland Thái Bình Dương Hải lưu Aleut Hải lưu Bắc Thái Bình Dương Hải lưu Đông Australia Hải lưu Humboldt (hay hải lưu Peru) Hải lưu Kuroshio (hay hải lưu Nhật Bản) Hải lưu Oyashio Hải lưu Mindanao Hải lưu bắc xích đạo Hải lưu nam xích đạo Hải lưu Cromwell Ấn Độ Dương Hải lưu Agulhas Hải lưu Đông Madagascar Hải lưu Somali Hải lưu Mozambique Hải lưu Leeuwin Hải lưu Indonesia Hải lưu bắc xích đạo Hải lưu nam xích đạo Hải lưu Tây Úc Gió mùa Ấn Độ Nam Đại Dương Hải lưu vòng Nam Cực Dòng xoay tròn Weddell Xem thêm Luân chuyển thủy nhiệt Luân chuyển nhiệt muối Tham khảo Liên kết ngoài NOAA Ocean Surface Current Analyses – Realtime (OSCAR) Near-realtime Pacific Ocean Surface Currents derived from satellite altimeter and scatterometer data. RSMAS Ocean Surface Currents Hải dương học Đại dương
561
6674
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20l%C6%B0u%20Labrador
Hải lưu Labrador
Hải lưu Labrador là dòng hải lưu lạnh ở bắc Đại Tây Dương, nó chảy từ Bắc Băng Dương về phía nam dọc theo bờ biển Labrador và đi ngang qua Newfoundland, tiếp tục đi về phía nam dọc theo bờ biển phía đông của Nova Scotia. Nó là sự nối tiếp của các dòng hải lưu tây Greenland và hải lưu đảo Baffin. Nó tiếp giáp với dòng hải lưu ấm Gơn strim (the Gulf Stream) ở Grand Banks phía đông nam của Newfoundland. Tổ hợp của hai dòng hải lưu này tạo ra hiện tượng sương mù nặng và cũng tạo ra một trong những khu vực nhiều cá nhất trên thế giới. Trong mùa xuân và đầu mùa hè, hải lưu này vận chuyển các núi băng trôi từ các dòng sông băng ở Greenland về phía nam vào trong tuyến hàng hải xuyên Đại Tây Dương. Các luồng nước lạnh của hải lưu Labrador có hiệu ứng lạnh rõ nét đối với khí hậu của các tỉnh phía Đại Tây Dương của Canada và phần bờ biển của New England. Điều này có thể thấy rất rõ trong một thực tế là giới hạn phía bắc của sự phát triển của thực vật có thể tới 15 ° xa hơn về phía nam so với Siberia, châu Âu hay các tỉnh phía tây của Canada. Tham khảo Liên kết ngoài Surface Currents in the Atlantic Ocean Labrador Địa lý Canada Địa lý Newfoundland và Labrador Hải lưu Bắc Băng Dương Hải lưu Đại Tây Dương
250
6692
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Bch%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng%20s%C4%A9
Hịch tướng sĩ
Dụ chư tì tướng hịch văn (諭諸裨將檄文) là bài hịch viết bằng văn ngôn của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn viết cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Mông Nguyên–Đại Việt lần 2. Lịch sử Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng: "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?" Hưng Đạo Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!" Vua nghe thấy vậy liền yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 30 vạn quân Nam, thảo bài Dụ chư tì tướng hịch văn để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh Mông Nguyên-Đại Việt lần 2. Phê bình Đương thời, tác phẩm được soạn với mục đích giáo huấn bọn gia thuộc trong thái ấp Hưng Đạo vương, có rất ít ảnh hưởng đối với bình diện xã hội, mãi về sau do được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư mới được hậu thế biết. Tuy nhiên, ở hậu kì hiện đại, tác phẩm được gắn với các trào lưu chủ nghĩa dân tộc để được tôn sùng làm thiên cổ hùng văn. Thậm chí, nhiều dị bản phổ biến hơn cổ bản còn tìm cách dập xóa câu chữ gốc sao cho hợp ý người hiện đại. Theo các văn bản Hán Nôm hiện tồn, đối với những quốc gia hoặc bộ lạc lân cận, quân chủ Việt lại thường xưng Trung Hoa, Trung Quốc, Trung Châu, Trung Hạ, Hoa Hạ, tự coi Hán nhân, nhằm để ví vùng trực tiếp cai trị là lõi Hán quyển ở phương Nam. Tuy vậy, khi các văn bản này được phiên dịch hoặc ấn hành theo phương thức hiện đại, đa số bị cắt bỏ hoặc xuyên tạc cũng vì lí do kì thị xen lẫn mặc cảm. Điển hình trứ tác Dụ chư tì tướng hịch văn trong cổ bản có câu "Vi trung quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm" (為中國之將侍立夷宿而無忿心), chữ "trung" (中) bị sửa thành "bang" (邦). Về mặt kết cấu, trứ tác tiếp thụ ảnh hưởng ý thức hệ hoa di, coi triều Nguyên là man tộc đã xâm phạm cõi Hoa Hạ thông qua việc tận diệt hai triều đình Đại Kim và Đại Tống, tức những đại diện chính thống của văn minh Hán quyển. Vì thế, An Nam và những phần còn lại của văn hiến Hoa Hạ phải lĩnh trọng trách giữ lấy lẽ chính thống và lề thói tổ tông. Bản thân tác giả phiếm xưng dư (余) là lối nói rất long trọng, vốn chỉ dành cho bậc quyền quý, do đó nêu bật được sức nặng của tác phẩm đối với kẻ nghe. Xem thêm An Nam Dĩ hoa vi trung Dụng hạ biến di Tham khảo Tài liệu Việt Nam Sử Lược Tập I, Trần Trọng Kim, Nhà xuất bản Đại Nam, Sài gòn, 1964 Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần, Ngô Tất Tố, Nhà xuất bản Đại Nam, Sài gòn, 1961 Tư liệu Tác phẩm của Trần Hưng Đạo Văn học Việt Nam thời Trần Tác phẩm văn học Việt Nam Tác phẩm thế kỷ 13
636
6696
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%A1n%20Ki%E1%BA%BFp%20t%C3%B4ng%20b%C3%AD%20truy%E1%BB%81n%20th%C6%B0
Vạn Kiếp tông bí truyền thư
Vạn Kiếp tông bí truyền thư (), còn gọi là Vạn Kiếp binh thư, là một tác phẩm của Trần Hưng Đạo về nghệ thuật quân sự, có lẽ chủ yếu là bày binh bố trận, nhưng đến nay đã bị thất lạc. Ông sưu tập binh pháp các nhà, làm thành bát quái cửu cung đồ, và đặt tên tác phẩm như vậy. Người ta chỉ còn biết được một ít nội dung tác phẩm này, qua lời đề tựa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư vẫn còn lưu giữ được. Lời tựa của Trần Khánh Dư Nhân Huệ Vương Khánh Dư viết bài tựa cho sách ấy như sau: Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết. Ngày xưa, Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám trái mệnh, đến Vũ Vương nhà Chu làm văn vũ sư, ngầm lo sửa đức, để lật đổ nhà Thương mà dấy nên vương nghiệp, thế là người giỏi cầm quân thì không cần phải bày trận vậy. Vua Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu đến chầu, Tôn Vũ nước Ngô đem người đẹp trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh, phía bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là người khéo bày trận không cần phải đánh vậy. Đến Mã Ngập (Sách Tấn thư chép là Mã Long) nước Tấn theo bát trận đồ, đánh vận động hàng ngàn dặm, phá được Thụ Cơ Năng để thu phục Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không bao giờ thua vậy. Cho nên trận nghĩa là "trần", là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng Đế lập phép tỉnh điền để đặt binh chế. Gia Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ Công sửa lại làm thành Lục hoa trận. Hoàn Ôn lập ra Xà thế trận có vẽ các thế trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành khuôn phép. Nhưng người đương thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến đổi. Như Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của mình (sách Thái bạch âm kinh nói về binh pháp), những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc công ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực. Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự Hung Nô (ám chỉ nhà Nguyên), phía nam uy hiếp Lâm Ấp (Chiêm Thành). Bình luận Qua đây, có thể thấy luận thuyết quân sự của Hưng Đạo Vương là những lý lẽ cao siêu trong chiến trận, nhưng kế hoạch lớn dạy cho binh sĩ. Tuy cuốn sách của ông đã tổng kết kinh nghiệm đưa đến thắng lợi cụ thể trong chiến tranh, song khi vận dụng kinh nghiệm đó, ông đã yêu cầu người học cần phải linh hoạt và sáng tạo: Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư: Sau này, con cháu và bồi thần của ta, ai học được bí thuật này phải sáng suốt mà thi hành, bày xếp thế trận; không được ngu dốt mà trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình chịu tai ương mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ đó. Tham khảo Dương Xuân Đống (2017), Văn hóa quân sự Việt Nam - văn hóa giữ nước, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 718 - 720 Nghệ thuật quân sự Sách thất truyền Tác phẩm của Trần Hưng Đạo
687
6697
https://vi.wikipedia.org/wiki/Binh%20th%C6%B0%20y%E1%BA%BFu%20l%C6%B0%E1%BB%A3c
Binh thư yếu lược
Binh gia diệu lý yếu lược hay còn gọi là Binh thư yếu lược là một tác phẩm được cho là của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, viết về nghệ thuật quân sự, đến nay đã thất truyền. Các bản Những cuốn sách hiện nay được xuất bản dưới tên gọi này chưa có gì kiểm chứng để chứng minh là có nguồn gốc từ tác phẩm của ông. Ví dụ cuốn sách được in bởi nhà xuất bản Xuân Thu, Sài Gòn năm 1969, nhưng người ta cho sách này là giả mạo, vì người ta cho rằng cuốn sách của Hưng Đạo Vương đã bị quân Minh thu về Trung Quốc, như được nhắc đến trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thọ trong bài nghiên cứu "Đi tìm nguồn gốc và năm xuất hiện của văn bản Binh thư yếu lược" công bố năm 1986, cũng xác định rằng văn bản "Binh thư yếu lược" là một ngụy thư do người sau sáng tác, sớm nhất là vào năm 1869, chứ không phải là một văn bản nguyên gốc của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn từ thời Trần. Binh thư yếu lược gồm có 4 quyển, với các chương như: Quyển 1: gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làm tướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng của binh lính, Hiệu lệnh. Quyển 2: gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuần canh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng gián điệp, Dùng cách lừa dối. Quyển 3: gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dã chiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến. Quyển 4: gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xông vây - ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng Chú thích Nghệ thuật quân sự Sách thất truyền Sách Việt Nam Binh pháp Tác phẩm của Trần Hưng Đạo
327
6706
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao%20t%E1%BB%AB
Sao từ
Sao từ là một dạng sao neutron với từ trường mạnh đến tesla, lớn hơn từ trường của Trái Đất khoảng 2.500.000 tỉ lần. Để so sánh, từ trường quanh các nam châm siêu dẫn lưỡng cực của máy gia tốc hạt lớn LHC chỉ trong khoảng từ 0.54 lên 8.3 tesla. Sự tồn tại của sao từ lần đầu được đưa ra bởi hai nhà thiên văn học Robert Duncan người Mỹ và Chrisopher Thompson người Canada vào những năm 1980. Hai ông cho rằng các sao neutron được hình thành cùng với từ trường mạnh hơn so với nhóm sao xung của chúng tới hàng trăm lần. Năm 1992, họ đã sử dùng lý thuyết sao từ để giải thích về sự tồn tại của các sóng thu được từ vụ nổ tia gamma ngày mùng 5 tháng 3 năm 1979, và sau đó là xác định vị trí của siêu tân tinh N49. Đặc điểm Chúng ta mới biết rất ít về sao từ, bởi không có sao từ nào ở gần Trái Đất. Các sao từ thường có đường kính khoảng 20 km. Tuy vậy, chúng có khối lượng gấp nhiều lần Mặt trời của chúng ta. Sao từ có mật độ đặc đến mức chỉ một mẩu nhỏ vật chất của nó đã nặng hơn 100 triệu tấn. Phần lớn các sao từ tự quay rất nhanh, ít nhất là vài vòng trong một giây. Tuổi thọ của sao từ thường ngắn. Từ trường mạnh của chúng suy yếu dần trong vòng 10.000 năm, sau đó mọi hoạt động và bức xạ tia X ngừng hẳn. Người ta ước tính trong Ngân Hà có khoảng 30 triệu sao từ đã "chết" hoặc hơn. Các chấn động trên bề mặt sao từ gây ra biến đổi bản thân ngôi sao và từ trường bao quanh nó, thường dẫn đến các vụ bùng phát tia gamma đã từng được ghi nhận trên Trái Đất năm 1979, 1998 và 2004. Sự hình thành Trong siêu tân tinh, ngôi sao chủ co lại thành sao neutron, từ trường của nó tăng đột ngột theo cường độ (cứ giảm một nửa kích thước của một đường thì từ trường tăng lên 4 lần). Duncan và Thompson đã tính được từ trường của sao neutron, thông thường là 108 tesla, thông qua cơ chế "máy phát điện", giá trị này đã tăng lên nhiều, tới khoảng 1011 tesla (hay 1015 gauss). Kết quả là hình thành một sao từ . Siêu tân tinh có thể mất đi 10% khối lượng của nó trong quá trình bùng nổ. Để những sao có khối lượng lớn gấp 10 đến 30 lần khối lượng Mặt Trời không bị co luôn thành hố đen, khối lượng của chúng phải bị giảm đi một lượng đáng kể, thậm chí đến 80% khối lượng ban đầu. Ước chừng cứ 10 vụ nổ siêu tân tinh thì có một sao từ chứ không nhiều như sao neutron hay sao xung thường thấy. Vào ngày 21 tháng 2 năm 2008, các nhà nghiên cứu thuộc NASA và trường Đại học McGill thông báo đã tìm ra một sao neutron tạm thời biến đổi từ sao xung thành sao từ. Điều đó cho thấy sao từ không đơn thuần là một dạng hiếm của sao xung nhưng có thể là một giai đoạn phát triển của một số sao xung. Lịch sử phát hiện Hướng tiếp cận sao từ Các nghiên cứu mới Quan sát sao từ Vào tháng 12 năm 2004, vụ nổ mạnh nhất ở bên ngoài hệ Mặt Trời đã được ghi nhận, tia chớp khổng lồ bao gồm bức xạ tia gamma siêu năng lượng, một phần của tia Röntgen và ánh sáng nhìn thấy được. Luồng sáng vũ trụ này trong 0,1 giây đã tạo ra một nguồn năng lượng mạnh gấp hai lần Mặt Trăng hôm rằm, phản xạ vào Mặt Trăng và chiếu sáng phần trên khí quyển của Trái Đất. Tia chớp xuyên qua Hệ Mặt Trời đã được ghi nhận bởi ít nhất 15 vệ tinh nhân tạo và trạm thăm dò vũ trụ, bao gồm cả tàu thăm dò Odyssey và Cassini. Nguồn gốc của tín hiệu lớn này chính là ngôi sao từ, nằm cách Trái Đất 50.000 năm ánh sáng. Đó là một ngôi sao kỳ lạ thuộc chòm sao Lạp Hộ với từ trường cực lớn. Theo tính toán, tổng năng lượng phát xạ của ngôi sao này trong 0,2 giây tương đương với nguồn năng lượng mà Mặt Trời phát ra trong 250.000 năm. Công suất phát sáng của nó lớn hơn một nghìn lần so với công suất của tất cả các ngôi sao trong Ngân Hà của chúng ta. Đợt bùng nổ của ngôi sao từ này đã làm ion hóa các lớp khí quyển Trái Đất và làm thay đổi một phần các bước sóng dài trong khí quyển. Các sao từ đã được quan sát thấy Tính đến tháng 7/2009, đã có 13 sao từ được xác nhận và 5 thiên thể khác đang xác định xem có phải sao từ không. 1806-20 SGR, nằm cách chúng ta 50.000 năm ánh sáng SGR 1900 +14, nằm cách chúng ta 20.000 năm ánh sáng trong chòm sao Aquila SGR 0501 +4516 CXO J164710.2-455216, nằm trong cụm thiên hà Westerlund 1, được hình thành từ một ngôi sao nặng hơn 40 lần mặt trời Xem thêm Sao Neutron Sao xung Hố đen Siêu tân tinh Bùng nổ tia gamma Bức xạ gamma Chú thích Từ Hiện tượng sao
921
6709
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20l%C6%B0u%20Humboldt
Hải lưu Humboldt
Hải lưu Humboldt (hay hải lưu Peru) là một hải lưu lạnh chảy theo hướng bắc ngoài bờ biển phía tây Nam Mỹ. Nó trở thành một phần chính của hải lưu nam xích đạo. Hải lưu này xuất phát từ Nam Đại Dương gần châu Nam Cực, và vì thế nó khoảng 7-8 C° lạnh hơn so với nước biển của đại dương cùng vĩ độ. Nước lạnh làm mát không khí và tạo ra các sa mạc ven biển của Chile (như Atacama) và Peru. Tuy nhiên, hải lưu Humbolt vận chuyển nước biển giàu chất dinh dưỡng vào trong khu vực, tạo ra một lưu vực giàu cá cho công nghiệp đánh cá của Peru. Trong mùa El Niño, hải lưu Humboldt được thay thế bằng nước ấm, nghèo chất dinh dưỡng, tạo ra sự suy giảm nhanh trong quần thể cá và chim biển mà thông thường chúng là lớn và nhiều, cũng như tạo ra mưa trong những khu vực thông thường là khô hạn và làm khô hạn những khu vực miền núi xa hơn trong đất liền mà thông thường chúng là ẩm ướt. Người ta cũng cho rằng một El Niño mạnh đã dẫn tới sự tiêu vong của Moche và các nền văn minh Peru tiền Columbia. Nó được đặt tên theo tên của nhà khoa học người Đức Alexander von Humboldt. Tham khảo Humboldt Vùng sinh thái biển Khoa học thủy sản Môi trường Peru
238
6712
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20l%C6%B0u%20Cromwell
Hải lưu Cromwell
Hải lưu Cromwell (còn gọi là Dòng ngầm xích đạo Thái Bình Dương hay Dòng ngầm xích đạo) là một sông ngầm dưới biển: Một dạng cụ thể của hải lưu như một con sông chảy dưới bề mặt đại dương. Các con sông ngầm dưới biển là quyến rũ và là một lĩnh vực tương đối mới trong hải dương học. Những điều bí ẩn đẹp này của thiên nhiên chỉ ra rằng loài người còn rất nhiều điều cần phải khám phá. Hải lưu Cromwell được phát hiện năm 1952 bởi Townsend Cromwell - một nhà nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Honolulu. Nó rộng 400 km (250 dặm) và chảy về hướng đông. Nó ẩn sâu khoảng 100 m (300 ft) dưới bề mặt của Thái Bình Dương tại xích đạo, nó là tương đối hẹp về độ sâu khi so sánh với các hải lưu khác. Độ sâu của nó chỉ khoảng 30 m (100 ft). Dung tích của nó khoảng 1.000 lần dung tích của sông Mississippi và chiều dài của nó là khoảng 5.600 km (3.500 dặm). Hải lưu Cromwell đã được liệt kê trong lần xuất bản năm 1964 của Sách kỷ lục Guinness. Townsend Cromwell Townsend Cromwell, một người thích lướt sóng, bơi lội và là một nhà hải dương học, đã phát hiện ra hải lưu mà hiện nay mang tên ông trong khi tìm kiếm dòng chảy ở khu vực xích đạo của Thái Bình Dương. Ông mất năm 1958 khi máy bay của ông bị rơi trong khi ông đang thực hiện một chuyến thám hiểm hải dương. Phát hiện Năm 1951 các nhà nghiên cứu trên boong tàu U. S. Fish and Wildlife Service research (Tàu nghiên cứu cá và các động vật hoang dã Mỹ) đã rất thích thú khi nhìn thấy dấu vết của tuyến đánh cá dài. Họ nhận ra rằng các thiết bị lặn ở sâu dưới nước bị trôi dạt về hướng đông. Điều này là không bình thường vì các dòng bề mặt của Thái Bình Dương trên xích đạo chảy về hướng tây. (Chúng chảy theo hướng gió). Năm sau, Townsend Cromwell dẫn đầu một đoàn thám hiểm để nghiên cứu xem dòng chảy của đại dương biến đổi như thế nào theo độ sâu. Họ đã phát hiện ra một dòng chảy nhanh chảy về hướng đông ở các lớp sâu dưới bề mặt. Số liệu cụ thể Độ sâu: Dòng bề mặt chuyển động theo hướng tây. Điểm chuyển hướng khoảng 40 m phía dưới, từ đó nước chảy về hướng đông. Dòng chảy này xuống tới độ sâu khoảng 400 m. Tốc độ chảy: Tổng lưu lượng khoảng 30 triệu mét khối trên giây. Vận tốc tối đa khoảng 1,5 m/s (tốc độ này khoảng 2 lần nhanh hơn so với tốc độ chảy của dòng bề mặt theo hướng tây). Chiều dài:13.000 km Tương tác với El Niño El Niño là sự đảo ngược các trạng thái thông thường ở Thái Bình Dương. Nước bề mặt chuyển động về phía tây theo hướng gió thịnh hành và nước ở dưới sâu bị ép buộc lên trên để thay thế nó. Nước bề mặt loang ngược trở lại ngang qua đại dương, mang nhiệt độ của nước ấm dọc theo bờ biển phía đông của Thái Bình Dương. Trong các năm không có El Niño, hải lưu Cromwell bị đẩy lên bề mặt bởi các núi lửa ngầm dưới biển gần quần đảo Galapágos. Hiện tượng này gọi là sự phun trào lên trên. Tuy nhiên trong những năm có El Niño thì hải lưu này không phun trào lên trên theo cách này. Nước xung quanh quần đảo vì thế là tương đối ấm trong những năm El Niño so với những năm thông thường. Hiệu ứng lên cuộc sống hoang dã Hải lưu Cromwell là giàu oxy và chất dinh dưỡng. Một lượng lớn cá tập trung xung quanh nó. Sự phun trào lên phía trên diễn ra gần quần đảo Galapágos. Nó mang lại sự cung cấp thức ăn gần bề mặt cho chim cánh cụt Galapágos. Tuy nhiên sự phun trào này là một hiện tượng rời rạc, nó không diễn ra theo chu kỳ và do đó nguồn thức ăn cũng không ổn định. Chim cánh cụt có một số thói quen phù hợp với điều này, kể cả sự linh hoạt trong thói quen sinh sản của chúng. Khả năng hiệu ứng lên khí hậu Hiệu ứng của hải lưu này lên khí hậu thế giới hiện nay vẫn chưa được tìm hiểu một cách rõ ràng. Xem thêm Hải lưu Tham khảo Liên kết ngoài Surface Ocean Currents Cromwell
771
6714
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20l%C6%B0u%20Oyashio
Hải lưu Oyashio
Hải lưu Oyashio là một hải lưu lạnh dưới bắc cực, nó chuyển động về phía nam và xoay ngược chiều kim đồng hồ ở miền tây của bắc Thái Bình Dương. Nó tiếp giáp với hải lưu Kuroshio ở bờ biển phía đông của Nhật Bản và tạo ra hải lưu bắc Thái Bình Dương (hay dòng chảy). Nước của hải lưu Oyashio xuất phát từ Bắc Băng Dương và chảy về phía nam thông qua eo biển Bering. Hải lưu này có ảnh hưởng đáng kể lên khí hậu của vùng Viễn Đông nước Nga, chủ yếu là Kamchatka và Chukotka, ở đó giới hạn phía bắc của sự sinh trưởng thực vật là 10 ° về phía nam so với vĩ độ mà nó đạt được trong đất liền ở Siberia. Nước của hải lưu Oyashio có lẽ tạo thành nguồn cá giàu nhất trên thế giới vì thành phần dinh dưỡng cực cao trong nước lạnh và do nó có thủy triều rất cao (tới 10 mét) trong một số khu vực - nó tăng khả năng làm giàu thêm các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hải lưu Oyashio cũng làm cho Vladivostok trở thành cảng phụ thuộc nhiều nhất vào khí hậu do nó bị đóng băng trong mùa đông và cần phải có tàu phá băng để giữ cho cảng có thể ra vào được trong mùa đông. Một đặc trưng quan trọng khác của hải lưu này là trong các thời kỳ băng hà, khi mực nước biển xuống thấp đã tạo ra sự hình thành của cầu nối Bering, hải lưu này không thể chuyển động và sự lạnh toàn cầu nói chung là không đáng kể trong khu vực mà nó có ảnh hưởng như ngày nay. Nó là nguyên nhân chính của trạng thái không bị đóng băng của phần lớn khu vực Đông Á - và do đó nó giải thích tại sao Đông Á vẫn giữ được khoảng 96% các loài thực vật của thế Pliocen, trong khi châu Âu chỉ giữ được khoảng 27%, mặc dù khí hậu hiện nay của khu vực này lạnh hơn nhiều so với phần lớn châu Âu. Tham khảo Oyashio Thái Bình Dương
366
6717
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh%20Ng%C3%B4%20%C4%91%E1%BA%A1i%20c%C3%A1o
Bình Ngô đại cáo
Bình Ngô đại cáo () là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà. Đặt tên tác phẩm Hiểu về từ Bình Ngô Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra nhà Minh là người Hào Châu, xưa thuộc đất Ngô, đó là đất tổ của nhà Minh. Năm 1356, Chu Nguyên Chương xưng Ngô Quốc Công, 8 năm sau ông cải xưng Ngô Vương. Bởi vậy Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Chu Nguyên Chương, vừa là nguồn gốc, quê cha đất tổ của Chu Nguyên Chương. Bình Ngô là bình tận gốc gác, giống nòi của giống họ Chu – Thái Tổ nhà Minh.Hiểu về từ Đại cáo Theo sách giáo khoa Văn học 10: Bình Ngô đại cáo dịch cho sát nghĩa là: tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô; rồi bổ sung thêm: bài này viết theo thể cáo. Theo sách giáo khoa Văn học 9: Bình Ngô đại cáo là bài cáo có quy mô lớn, nói việc dẹp yên giặc Ngô.Theo Nguyễn Đăng Na trong bài viết Bình Ngô đại cáo, một số vấn đề về chữ nghĩa: Hán ngữ đại từ điển giải thích: đại cáo [] là tên một thiên trong sách Thượng Thư. Lời tựa thiên Đại cáo có đoạn: Vũ vương mất, Tam Giám cùng Hoài di làm phản. Chu Công giúp Thành Vương trừ bỏ nhà Ân, viết Đại cáo. Khổng truyện rằng, Trình bày đại đạo [] để cáo [] với thiên hạ(trần đại đạo dĩ cáo thiên hạ), nên lấy làm tên thiên, sau dùng để phiếm xưng những bài văn có tính chất điển cáo []. Như vậy, ban đầu, đại cáo [] do hai chữ mang ý nghĩa quan trọng nhất trong mệnh đề trần đại đạo dĩ cáo thiên hạ ghép lại, dùng để gọi tên một thiên trong Kinh Thư, rồi thành từ cố định chỉ loại đặc biệt của thể cáo. Đấy là nghĩa thứ nhất gắn với thời Tây Chu của Trung Hoa cổ đại. Theo ý này, Nguyễn Trãi nhân dịp chiến thắng quân Minh bày tỏ cho thiên hạ thấy cái đại đạo - đạo lý lớn nhất của Việt Nam là đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài Bình ngô đại cáo; vừa là mục đích mà thiên Đại cáo ở sách Thượng thư hằng dương cao. Khi đi đánh Vũ Canh, Chu Thành Vương truyền Đại cáo, bình xong quân Minh, Lê Thái Tổ cũng tuyên đại cáo, tác giả muốn so sánh Lê Thái Tổ với Chu Thành Vương và muốn bài bình Ngô của thời đại vua Lê Thái Tổ mang ý nghĩa ngang tầm với thiên Đại cáo đánh Vũ Canh thời Tây Chu của Trung hoa cổ đại.Đại cáo còn có nghĩa thứ hai gắn với đương đại thời Minh. Nghĩa này cũng không kém phần quan trọng: Văn kiện pháp luật ban bố năm Hồng Vũ thứ 18 thời Minh gọi là Đại cáo. Hồng Vũ [] là niên hiệu Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương [] – người khai sáng ra nhà Minh, làm hoàng đế Trung Hoa những năm 1368 – 1398.Nguyễn Trãi muốn thiên hạ thấy rằng, bài cáo là một văn kiện mang tính pháp luật, có ý nghĩa trọng đại, ngang với văn kiện pháp luật mà Minh Thái Tổ ban bố. Văn kiện của Chu Nguyên Chương tượng trưng cho uy quyền và công cụ bảo vệ nhà Minh, ở Việt Nam, Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ dùng Đại cáo để tuyên bố bình Ngô thắng lợi và khẳng định sự độc lập của Đại Việt. Bối cảnh Năm 1427, quân khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan 2 đạo viện binh của quân Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Lê Thái Tổ sai người mang viên tướng bị bắt sống Hoàng Phúc, hai cái hổ phù, hai dấu đài ngân của quan Chinh Lỗ Phó Tướng Quân về thành Đông Quan cho Vương Thông biết. Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan biết viện binh đã bị thua, hoảng sợ viết thư xin hòa. Lê Thái Tổ chấp thuận, sai sứ giả mang tờ biểu và vật phẩm sang nhà Minh, vua Minh sai quan Lễ Bộ Thị Lang là Lý Kỳ đưa chiếu sang phong cho Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương, bỏ tòa Bố Chính và triệt quân về Tàu. Tháng chạp năm Đinh Mùi, Vương Thông theo lời ước với Bình Định Vương Lê Lợi, đem bộ binh qua sông Nhị Hà, còn thủy quân theo sau. Vì quân Minh tàn bạo, có người khuyên Lê Lợi đem quân mà giết hết đi, Lê Lợi không chấp thuận, cấp lương thảo và vật dụng cho quân Minh trở về. Năm 1428, Lê Lợi dẹp yên quân Minh, liền sai Nguyễn Trãi thay lời ngài làm tờ báo cáo cho thiên hạ biết. Tờ cáo là một thông báo cho người dân trong nước về việc đánh bại nhà Minh và sự khẳng định sự độc lập của Đại Việt. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo không chỉ tuyên bố độc lập, mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt với Trung Quốc trong lịch sử từ trước đến nay và thể hiện nhiều ý tưởng về sự công bằng, vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra, Nguyễn Trãi sử dụng Bình Ngô đại cáo để chứng minh tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trả lời câu hỏi tại sao quân khởi nghĩa Lam Sơn có thể chiến thắng quân đội nhà Minh đó là chính sách dựa vào nhân dân. Nội dung Bài Bình Ngô đại cáo là thông báo bằng văn bản và được viết theo thể văn biền ngẫu. Nguyên tác được viết bằng chữ Hán, và được các học giả như Ngô Tất Tố, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim dịch sang tiếng Việt. Kết cấu bài cáo gồm 5 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu... đến Chứng cứ còn ghi. : Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt. Đoạn 2: Từ Vừa rồi đến Trời đất chẳng dung tha. : Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh. Đoạn 3: Từ Ta đây... đến Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngờ: Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp. Đoạn 4: Từ Rốt cuộc: Lấy đại nghĩa thắng hung tàn,... đến Mà cũng xưa nay chưa từng nghe thấy: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang. Đoạn 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình. Toàn văn Tác giả Sách Lam Sơn thực lục chép rằng: nhưng theo nhà sử học Lê Quý Đôn, Lam Sơn thực lục đã bị sửa chữa nhiều lần, không phải là bản gốc nữa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Theo sách Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, soạn giả Lê Tung khi bình về vua Lê Thái Tổ, Lê Tung viết rằng: Bình Ngô Đại Cáo không câu nào không là lời nhân nghĩa, trung tín; Lam Sơn Thực Lục không chỗ nào không là đạo tu tề trị bình.Ý nghĩa Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học chức năng hành chính quan trọng không chỉ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam. Trong tác phẩm này, tác giả đã kết hợp một cách uyển chuyển giữa tính chân xác lịch sử với chất sử thi anh hùng ca qua lối văn biền ngẫu mẫu mực của một ngọn bút tài hoa uyên thâm Hán học. Chính vì thế, Bình Ngô đại cáo đã trở thành tác phẩm cổ điển sớm đi vào sách Giáo khoa từ Phổ thông cơ sở đến Phổ thông trung học và được giảng dạy ở tất cả các trường Cao đẳng, Đại học ngành khoa học xã hội - nhân văn ở Việt Nam. Tham khảo Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội - Hà Nội, 1993 Lam Sơn thực lục, Nhà xuất bản Tân Việt, 1956 Việt Nam sử lược, soạn giả Trần Trọng Kim, Nhà xuất bản văn học, 2015 Bình Ngô đại cáo, một số vấn đề về chữ nghĩa; soạn giả Nguyễn Đăng Na. Xem thêm Khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi Văn học Đại Việt thời Lê Sơ Nam Quốc Sơn Hà Chú thích Liên kết ngoài Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo - Giáo trình Đại học Cần Thơ Bình Ngô đại cáo - Một số vấn đề chữ nghĩa Lịch sử Việt Nam thời Lê sơ Tác phẩm của Nguyễn Trãi Tuyên ngôn độc lập Năm 1428 Văn biền ngẫu Văn học Việt Nam thời Lê sơ Văn bản lịch sử Việt Nam Tác phẩm văn học Việt Nam
1,575
6742
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20L%C3%BD%20%28n%C6%B0%E1%BB%9Bc%29
Đại Lý (nước)
Đại Lý (, pinyin: Dàlǐ) là một nước của người Bạch đã từng tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và một phần phía tây của Bắc Bộ Việt Nam. Đại Lý do Đoàn Tư Bình sáng lập năm 937, truyền nối 22 đời vua cho đến năm 1253, thì bị đế quốc Mông Cổ dưới thời Mông Kha thôn tính. Kinh đô là thành Đại Lý. Lịch sử Đại Lý là sự kế tiếp của quốc gia Nam Chiếu, là một quốc gia đã suy tàn từ năm 902. Có ba triều đại kế tiếp nhau là Đại Trường Hòa, Đại Thiên Hưng (Hưng Nguyên) và Đại Nghĩa Ninh đã tồn tại sau khi Nam Chiếu bị suy vong. Năm 937, Hải Thông tiết độ sứ Đoàn Tư Bình khởi binh ở 37 bộ phía đông Vân Nam chống lại vua Dương Chiếu nước Đại Nghĩa Ninh. Vua Dương Chiếu binh bại tự sát, cựu vua Đại Nghĩa Ninh là Dương Càn Trinh bỏ thành chạy trốn nhưng bị quân của Đoàn Tư Bình bắt được. Đoàn Tư Bình lập nên Đại Lý trên lãnh thổ của Đại Nghĩa Ninh Năm 1012, người Đại Lý (đời vua Đoàn Tố Liêm) lấn sang quá biên giới Đại Cồ Việt (đời vua Lý Thái Tổ), đến bến Kim Hoa và châu Vị Long để buôn bán. Vua Lý Thái Tổ sai quân bắt được người Đại Lý và hơn 1 vạn con ngựa. Mùa đông, tháng 10, năm 1013 châu Vị Long phản lại nước Đại Cồ Việt, hùa theo người Đại Lý (đời vua Đoàn Tố Liêm). Vua Lý Thái Tổ mang quân đánh, thủ lĩnh là Hà Án Tuấn sợ, đem đồ đảng trốn vào rừng núi. Năm 1014, vua Đại Lý là Đoàn Tố Liêm sai hai tướng Dương Trường Huệ, Đoàn Kính Chí đem 20 vạn quân đánh nước Đại Cồ Việt. Quân Đại Lý tiến lên đóng ở bến Kim Hoa, dũng trại Ngũ Hoa. Sau khi châu mục châu Bình Lâm là Hoàng Ân Vinh thông báo, vua Lý Thái Tổ sai Dực Thánh vương đánh bến Kim Hoa. Quân Đại Cồ Việt đánh tan quân Đại Lý, "chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số" (nguyên văn trong Đại Việt sử lược). Sau chiến thắng, vua Lý Thái Tổ hạ lệnh cho viên ngoại lang Phùng Chân, Lý Hạc mang 100 ngựa chiến của Đại Lý biếu tặng vua Tống Chân Tông. Triều đình Tống đối đãi các sứ thần Đại Cồ Việt rất hậu. Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáo Mật tông (Acarya), từ vua tới dân đều sùng đạo, vua thường tại vị một thời gian rồi xuất gia làm sư. Nước Đại Lý kéo dài 316 năm với 22 đời vua trong đó có 10 người bỏ ngôi đi tu, chẳng hạn Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh, Trung Tông Đoàn Chính Thuần, Cảnh Tông Đoàn Chính Hưng v.v. Vương triều Đại Lý gián đoạn một thời gian ngắn khoảng 2 năm, khi quyền thần Cao Thăng Thái cướp ngôi và lập ra Vương triều Đại Trung, phân chia thành 2 giai đoạn Tiền và Hậu Đại Lý. Một trong những cư dân Đại Lý là giống người Thái, trải rộng từ Vân Nam qua bắc Thái Lan, Lào và thượng du bắc Việt Nam. Người Thái gồm nhiều sắc dân như Thái Lự, Thái Đen, Thái Na, Tày, Nùng. Sau khi Đại Lý bị người Mông Cổ thôn tính, người Thái còn trốn tránh trong rừng sâu và di chuyển xuống phía nam và tây nam. Có một câu chuyện nói về sự thất thủ của Đại Lý, mặc dù nó chỉ là truyền thuyết, nhưng nó đáng được nói tới. Mặc dù quân đội của người Mông Cổ rất đông và dũng cảm, nhưng họ không thể phá vỡ sự phòng thủ của người dân Đại Lý ở thung lũng Nhĩ Hải, là nơi rất phù hợp cho phòng thủ mà chỉ cần vài người cũng có thể giữ vững được hàng năm. Người ta nói rằng người Mông Cổ đã tìm được một kẻ phản bội dẫn họ vượt qua dãy núi Thương Sơn theo một con đường bí mật, và chỉ bằng cách này thì họ mới thâm nhập và vượt qua được sự kháng cự của người Bạch. Điều này đã dẫn tới sự kết thúc của 5 thế kỷ độc lập. Năm 1274, tỉnh Vân Nam được thành lập và khu vực này từ đó trở thành một bộ phận của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự chống đối của họ Đoàn với Nhà Nguyên, và sau này là Nhà Minh chỉ thực sự chấm dứt vào cuối thế kỷ XIV. Theo Minh sử, khoảng niên hiệu Hồng Vũ của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương (1368-1398), Đoàn Thế bị bắt, Nhà Minh đổi nước của Đoàn Thế làm phủ Đại Lý, đặt vệ quân và chỉ huy sứ ti, cho thuộc vào tỉnh Vân Nam. Trong lịch sử, nước Đại Lý nhiều lần xung đột với các vương triều Đại Việt, kết cục các cuộc xung đột này phần lớn là chiến thắng của Đại Việt. Lần cuối cùng quân Đại Lý xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là cuộc chiến giữa Nhà Trần với đế quốc Mông Cổ năm 1258, khi tướng Ngột Lương Hợp Thai dẫn theo nhiều du binh Đại Lý thâm nhập Đại Việt. Các vị vua cai trị Đại Lý Tiền Đại Lý Kéo dài từ năm 937 đến năm 1094. Đại Trung Hậu Đại Lý Kéo dài từ năm 1096 đến năm 1253. Đại Lý tổng quản Từ năm 1253, Đại Lý rơi vào tay đế chế Mông Cổ. Các tổng quản vẫn là người của họ Đoàn. Cụ thể như sau: Đoàn Thật (Tư Nhật) (1261-1282) (Vũ Định Quận vương) Đoàn Trung (1283-1284) Đoàn Khánh (A Khánh) (1284-1306) Đoàn Chính (1307-1316) Đoàn Long (1317-1330) Đoàn Tuấn (1331) Đoàn Nghĩa (1332) Đoàn Quang (1333-1344) Đoàn Công (1345-1365) Đoàn Bảo (1365-1381) Đoàn Minh (1381-1382) Đoàn Thế (1382-1387) Xem thêm Kim Dung với bộ sách Thiên long bát bộ nói tới Đoàn Dự của Đại Lý Ngột Lương Hợp Thai Hốt Tất Liệt Thành cổ Đại Lý Tham khảo Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc Quốc gia cổ trong lịch sử Lào Cựu quốc gia trong lịch sử Việt Nam Quốc gia cổ trong lịch sử Myanmar Quý Châu Tứ Xuyên Người Bạch Lịch sử Vân Nam
1,083
6747
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%90%C3%ACnh%20Ngh%E1%BB%87
Dương Đình Nghệ
Dương Đình Nghệ (chữ Hán: 楊廷藝), có sách như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép là Dương Diên Nghệ (楊筵藝, 22 tháng 11 năm 874 – 937), người Ái châu, làm tướng cho Khúc Hạo. Đời Hậu Lương, vì Khúc Hạo chiếm cứ đất Giao Châu, nên Nam Hán Cao Tổ Lưu Nghiễm ở đất Quảng Châu, có cớ sai Lý Khắc Chính và Lý Tri Thuận đánh chiếm Giao Châu. Kết quả của cuộc chiến này là con trai Khúc Hạo là Khúc Thừa Mỹ bị bắt, và vua Nam Hán phong Lý Tiến thay làm Thứ sử Giao Châu. Thấy vậy, tướng Dương Đình Nghệ dấy binh lên, đánh bại được Lý Khắc Chính, và vây hãm Lý Tiến. Và khi Lý Tiến được tướng Nam Hán là Trần Bảo đem quân tới cứu, Dương Đình Nghệ một lần nữa đánh bại và chém chết được Trần Bảo. Cuối cùng là Dương Đình Nghệ đã vẻ vang giữ được thành, và oai phong tự xưng là Tiết độ sứ của Giao Châu. Sáu năm sau, Dương Đình Nghệ, tuy thắng được ngoại xâm nhưng lại chết vì nội phản, bị tướng của mình là Kiều Công Tiễn làm phản, giết chết rồi lên thay. Tên gọi Do chữ diên (延 hoặc 筵) và chữ đình 廷 gần giống nhau nên có sự "tam sao thất bản". Đại Việt sử ký toàn thư, ngoại kỷ, Quyển V chép là Dương Đình Nghệ kèm ghi chú: "Cương mục ghi Dương Diên Nghệ, người Ái Châu, tức Thanh Hóa (CMTB5, 17a). Tài liệu Trung Quốc như Tống sử (q. 488), Tư trị thông giám v.v... cũng chép là Dương Diên Nghệ. Ngũ đại sử (q. 65) chép như Toàn thư (là Đình Nghệ). Có thể nhầm nét chữ vì chữ 延 diên và chữ 廷 đình gần giống nhau." Trong số sách ghi họ tên ông là Dương Diên Nghệ có Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Ở phần tiền biên, Quyển V của sách này có ghi chú: "Sách An Nam kỷ yếu chép là Đình Nghệ. Nay theo sách Cương mục (Trung Quốc) đổi lại là Diên Nghệ." Như trên đã nói Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép là Dương Diên Nghệ. Cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh cũng chép là Dương Diên Nghệ. Sự nghiệp Bối cảnh Phía Bắc nước Việt tồn tại hai nước lớn là nhà Nam Hán và nhà Lương. Năm 919, Khúc Thừa Mỹ sai sứ sang nhà Lương xin được lĩnh tiết việt, nhà Lương trao cho. Vua Nam Hán cả giận. Diễn biến Mùa thu tháng 7 năm 923 (theo sử của Trung Quốc là năm 930), vua Nam Hán Lưu Nghiễm sai tướng là Lý Khắc Chính (hoặc Lý Thủ Dung và Lương Khắc Trinh) đem quân sang đánh Giao Châu. Lý Khắc Chính bắt được Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ đem về. Vua Nam Hán phong tước cho Dương Đình Nghệ, cho Lý Tiến làm Thứ sử Giao châu, cùng với Lý Khắc Chính giữ thành. Năm 931, Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc. Ông nuôi 3.000 giả tử (con nuôi), đặt ra trường đánh vật, chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ. Lý Tiến lo sợ, sai người cấp báo cho vua Nam Hán, cùng năm ấy, Dương Đình Nghệ đem quân vây Lý Tiến. Vua Nam Hán sai Trần Bảo (hoặc Trình Bảo) đem quân sang cứu, nhưng đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành. Lý Tiến trốn về nước, Trần Bảo vây thành, Dương Đình Nghệ đem quân ra đánh giết chết Trần Bảo. Dương Đình Nghệ giữ lấy thành, tự xưng là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ nhận lĩnh việc châu. Cái chết Mùa xuân tháng 3 năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn (hoặc Kiểu Công Tiễn) giết chết. Một nhà tướng khác của ông là Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Quê hương Sách An Nam chí lược, Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký toàn thư đều chép Dương Đình Nghệ là người Ái châu. Theo soạn giả Lê Tắc, sách An Nam chí lược, quyển Đệ nhất, Ái châu là phần thuộc Thanh Hóa. Nam-Giao đời xưa, nhà Chu gọi là Việt-Thường, nhà Tần gọi là Tượng-Quận, nhà Hán đặt làm ba quận: Giao-Châu, Cửu-Chân và Nhật-Nam. Nhà Đường lại cải Giao-Châu làm An-nam phủ, quận Cửu-Chân làm Ái-Châu, quận Nhật-Nam làm Hoan-Châu, tức là La-Thành, Thanh-Hóa và Nghệ-An ngày nay vậy. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú: Thanh Hoa nguyên trước là đất Tượng Quận, đời Hán gọi là quận Cửu Chân, Lương đặt là châu Ái, Tùy gọi là Cửu Chân, Đường lại đổi là châu Ái. Nhận định Sách An Nam chí lược, quyển Đệ thập cửu chép bài Đồ Chí Ca: Cuối đời Hàm-Thông Trung-Quốc loạn, Chuyển-vận đường xa bỏ bê trễ. Ngô-Quyền, Khúc-Hạo, Kiểu và Dương, Soán đoạt giành nhau, dân kiệt quệ. Họ Đinh, đời Tống mới phong vương, Tham khảo Việt sử tiêu án, soạn giả Ngô Thì Sĩ, dịch giả Hội Việt Nam Nghiên cứu Liên lạc Văn hóa Á Châu, Nhà Xuất bản Văn Sử 1991. An Nam chí lược, soạn giả Lê Tắc, Nhà Xuất bản Viện Đại học Huế, 1961. Đại Việt sử ký toàn thư, soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, dịch giả Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993. Lịch triều hiến chương loại chí, soạn giả Phan Huy Chú, dịch giả Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2005. Trần Trọng Kim (1919), Việt Nam sử lược. Châu Hải Đường (2018), An Nam Truyện – Ghi chép về Việt Nam trong chính sử Trung Quốc xưa. Công ty Cổ phần sách Tao Đàn, Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn. Xem thêm Tự chủ Họ Khúc Khúc Thừa Mỹ Kiều Công Tiễn Ngô Quyền Dương Tam Kha Chú thích Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Vua Việt Nam Vua Việt Nam bị giết Lịch sử Việt Nam thời Tự chủ Người Thanh Hóa Mất năm 937 Nhân vật quân sự Việt Nam thời kỳ Tiền độc lập
1,023
6749
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A7n%20m%E1%BB%81m%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng
Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống là phần mềm máy tính thiết kế cho việc vận hành và điều khiển phần cứng máy tính và cung cấp một kiến trúc cho việc chạy phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống có thể được chia thành hai loại, hệ điều hành và phần mềm tiện ích. Hệ điều hành (đại diện tiêu biểu là Microsoft Windows, Mac OS X và Linux), cho phép các phần của một máy tính làm việc với nhau bằng cách truyền dẫn dữ liệu giữa Bộ nhớ chính và ổ đĩa hoặc xuất dữ liệu ra thiết bị xuất. Nó cũng cung cấp một kiến trúc cho việc chạy phần mềm hệ thống cấp cao và phần mềm ứng dụng. Nhân là phần lõi của một hệ điều hành, cái mà định nghĩa một API cho các chương trình ứng dụng (bao gồm cả một vài phần mềm hệ thống) và trình điều khiển thiết bị. Device driver ví dụ như BIOS và thiết bị phần sụn cung cấp chức năng cơ bản để vận hành và điều khiển phần cứng kết nối hoặc xây dựng từ bên trong máy tính. Giao diện người dùng "giúp cho người dùng tương tác với máy tính". Từ thập niên 1980, giao diện đồ họa (GUI) có lẽ đã là công nghệ giao diện người dùng phổ biến nhất. Giao diện từng dòng lệnh vẫn được sử dụng phổ biến như là một tùy chọn. Phần mềm tiện ích giúp cho việc phân tích, cấu hình, đánh giá và bảo vệ máy tính, ví dụ như bảo vệ khỏi Virus. Trong một số ấn phẩm, thuật ngữ phần mềm hệ thống cũng bao gồm những công cụ phát triển phần mềm (như là trình biên dịch, trình liên kết, trình sửa lỗi). Trái ngược với phần mềm hệ thống, phần mềm cho phép người sử dụng soạn thảo tài liệu, chơi trò chơi, nghe nhạc hoặc truy cập mạng được gọi chung là phần mềm ứng dụng. Tuy nhiên không có ranh giới rõ ràng giữa phần mềm ứng dụng và hệ điều hành. Hầu hết các hệ điều hành đóng gói các phần mềm ứng dụng. Các phần mềm như vậy không được xem xét như là phần mềm hệ thống bởi vì nó có thể được gỡ bỏ mà không ảnh hưởng gì đến chức năng của phần mềm khác. Trường hợp ngoại lệ, ví dụ như là đối với trình duyệt web như là Internet Explorer của Microsoft được tranh luận tại tòa án là phần mềm hệ thống do nó không thể gỡ bỏ. Ví dụ sau này là hệ điều hành Chrome và Firefox OS mà các chức năng trình duyệt như giao diện người dùng và cách thức chạy chương trình (và các trình duyệt web khác không được cài đặt trong vùng của chúng), sau đó chúng có thể bị tranh luận rằng là (bộ phận của) hệ điều hành và sau đó là phần mềm hệ thống. Tham khảo Hệ thống
505
6772
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh%20t%E1%BB%95ng%20h%E1%BB%A3p%20protein
Sinh tổng hợp protein
Sinh tổng hợp protein là quá trình tế bào tổng hợp những phân tử protein đặc trưng và cần thiết cho hoạt động sống của mình. Quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp những phân tử RNA thông tin dựa trên trình tự khuôn của DNA. Trên khuôn mRNA mới được tạo ra, một phân tử protein sẽ được tạo thành nhờ quá trình dịch mã. Bộ máy tế bào chịu trách nhiệm thực hiện quá trình tổng hợp protein là những ribosome. Ribosome được cấu từ từ những phân tử RNA ribosome và khoảng 80 loại protein khác nhau. Khi các tiểu đơn vị ribosome liên kết với phân tử mRNA thì quá trình dịch mã được tiến hành. Khi đó, ribosome sẽ cho phép một phân tử RNA vận chuyển (tRNA) mang một loại amino acid đặc trưng đi vào. tRNA này bắt buộc phải có bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với bộ ba mã sao trên mRNA. Các amino acid lần lượt tương ứng với trình tự các bộ ba nucleotide trên mRNA sẽ liên kết với nhau để tạo thành một chuỗi polypeptide dựa vào liên kết peptit. Nhờ có trình tự sắp xếp các amino acid mà protein đa dạng, đặc thù về cấu trúc lẫn hình thái, mỗi loại protein đóng vai trò khác nhau như ; isuline điều hòa quá trình trao đổi chất, collagene và keratine cấu tạo nên tế bào và cơ thể, chuyển thành enzyme tham gia vào các quá trình sinh tổng hợp, actin và myozin giúp co cơ, giãn cơ,... Biểu hiện gen Trao đổi chất Protein
271
6773
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt%20n%E1%BB%99i%20c%E1%BB%99ng%20sinh
Thuyết nội cộng sinh
Thuyết nội cộng sinh là một học thuyết tiến hóa đề cập đến nguồn gốc của các tế bào nhân chuẩn từ. Học thuyết này lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà thực vật học Nga Konstantin Mereschkowski vào năm 1905 và 1910, và được hỗ trợ bởi bằng chứng vi sinh của Lynn Margulis vào năm 1967. Thuyết này cho rằng một số bào quan phân biệt ở tế bào nhân thực là tiến hóa qua các sinh vật nhân sơ (vi khuẩn và vi sinh vật cổ) nội cộng sinh. Thuyết nội cộng sinh cho rằng ty thể, lạp thể như lục lạp, và có thể một số bào quan khác trong tế bào nhân chuẩn là đại diện tế bào nhân sơ từng sống tự do trước đây và chiếm chỗ trong một tế bào nhờ nội cộng sinh. Cụ thể hơn, ty thể có thể là vi khuẩn hiếu khí cổ đại kiểu như Rickettsiales proteobacteria, còn lục lạp thì là vi khuẩn lam cổ đại có khả năng quang hợp. Đã có nhiều chứng cứ hỗ trợ cho học thuyết này, ta có thể điểm qua như: ty thể và lạp thể chỉ nhân lên thông qua trực phân, còn tế bào thì không thể tổng hợp mới bào quan này; các protein vận chuyển được gọi là porin được tìm thấy trong màng ngoài của ti thể, lục lạp và màng tế bào vi khuẩn; hợp chất cardiolipin chỉ được tìm thấy ở màng trong ty thể và màng tế bào vi khuẩn; một số ti thể và lạp thể chứa các phân tử DNA dạng vòng, trần tương tự như nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Bằng chứng Có nhiều bằng chứng ủng hộ rằng ti thể và lạp thể (bao gồm cả lục lạp) có nguồn gốc từ các vi khuẩn. Các ti thể và lạp thể mới chỉ được hình thành thông qua trực phân, dạng phân bào được sử dụng bởi vi khuẩn và vi sinh vật cổ. Nếu ti thể hoặc lục lạp của tế bào được loại bỏ, tế bào không có phương tiện để tạo mới những bào quân này. Ví dụ, ở một số loại tảo, chẳng hạn như Euglena, các lạp thể có thể bị phá hủy bởi một số hóa chất hoặc do thiếu ánh sáng kéo dài mà không ảnh hưởng đến tế bào. Trong trường hợp này, các lạp thể sẽ không tái sinh. Các protein vận chuyển được gọi là porin được tìm thấy trong màng ngoài của ty lạp thể và lục lạp, cũng được tìm thấy trên màng của tế bào vi khuẩn. Một lipid màng là cardiolipin chỉ được tìm thấy ở màng trong ty thể và màng tế bào vi khuẩn. Một số ty thể và một số lạp thể chứa các phân tử DNA dạng vòng tương tự như DNA của vi khuẩn cả về kích thước lẫn cấu trúc. So sánh hệ gen cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa ty thể và vi khuẩn Rickettsial. So sánh hệ gen cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa lạp thể và vi khuẩn lam. Nhiều gen trong bộ gen của ty lạp thể và lục lạp đã bị mất hoặc chuyển đến nhân của tế bào chủ. Do đó, nhiễm sắc thể của nhiều sinh vật nhân chuẩn chứa các gen có nguồn gốc từ hệ gen của ty thể và lạp thể. Ribosome của ty thể và lạp thể giống với ribosome nhân sơ (70S) hơn so với các sinh vật nhân chuẩn (80S). Protein được tạo ra bởi ty thể và lục lạp sử dụng N-formylmethionine làm amino acid khởi đầu, điều này giống với các protein được tạo ra bởi vi khuẩn chứ không phải các protein được tạo ra bởi các gen của tế bào nhân chuẩn hoặc vi sinh vật cổ. Tham khảo Đọc thêm (General textbook) (Discusses theory of origin of eukaryotic cells by incorporating mitochondria and chloroplasts into anaerobic cells with emphasis on 'phage bacterial and putative viral mitochondrial/chloroplast interactions.) (Recounts evidence that chloroplast-encoded proteins affect transcription of nuclear genes, as opposed to the more well-documented cases of nuclear-encoded proteins that affect mitochondria or chloroplasts.) (Discusses theories on how mitochondria and chloroplast genes are transferred into the nucleus, and also what steps a gene needs to go through in order to complete this process.) Liên kết ngoài Tree of Life Eukaryotes Cộng sinh DNA Tiến hóa Sinh học Sinh học tiến hóa Sinh học phát triển Di truyền học Phát sinh loài Sự kiện nội cộng sinh
761
6786
https://vi.wikipedia.org/wiki/Proton
Proton
Xem các nghĩa khác tại proton (định hướng) Proton (ký hiệu p hay p+; tiếng Hy Lạp: πρώτον nghĩa là "đầu tiên"; tiếng Việt: prô-tông) là 1 loại hạt tổ hợp, hạt hạ nguyên tử và là 1 trong 2 loại hạt chính cấu tạo nên hạt nhân của nguyên tử (hạt còn lại là neutron). Bản thân 1 hạt proton được cấu tạo thành từ 3 hạt quark nhỏ hơn (2 quark lên và 1 quark xuống), vì vậy proton mang điện tích +1e hay +1.602 ×10−19 coulomb. Có spin bán nguyên, proton là fermion. Cấu thành từ 3 quark, proton là baryon. Khối lượng 1.6726 ×10−27 kg xấp xỉ bằng khối lượng hạt neutron và gấp 1836 lần khối lượng hạt electron. Trong nguyên tử trung hòa về điện tích, số lượng hạt proton trong hạt nhân đúng bằng số lượng hạt electron của lớp vỏ nguyên tử. Số proton trong nguyên tử của 1 nguyên tố đúng bằng số điện tích hạt nhân của nguyên tố đó, và được chọn làm cơ sở để xây dựng bảng tuần hoàn. Proton và neutron được gọi là nucleon. Đồng vị phổ biến nhất của nguyên tử hydro là 1 proton riêng lẻ (không có neutron nào). Hạt nhân của các nguyên tử khác nhau tạo thành từ số các proton và neutron khác nhau. Số proton trong hạt nhân xác định tính chất hóa học của nguyên tử và xác định nên nguyên tố hóa học. Sự ổn định Proton là 1 loại hạt ổn định. Tuy nhiên chúng có thể biến đổi thành neutron thông qua quá trình bắt giữ electron. Quá trình này không xảy ra 1 cách tự nhiên mà cần có năng lượng. p+ + e− → n + ve Quá trình này có thể đảo ngược: các neutron có thể chuyển thành proton qua phân rã bêta. Theo lý thuyết thống nhất lớn, phân rã proton phải xảy ra, tuy nhiên đến nay các thí nghiệm cho thấy thời gian sống của proton ít nhất là 1035 năm. Trong hóa học Trong hóa học và hóa sinh, proton được xem là ion hydro, ký hiệu là H+. 1 chất cho proton là axit và nhận proton là base. Lịch sử Ernest Rutherford được xem là người đầu tiên khám phá ra proton. Năm 1918, Rutherford nhận thấy rằng khi các hạt alpha bắn vào hơi nitơ, máy đo sự nhấp nháy chỉ ra dấu hiệu của hạt nhân hydro. Rutherford tin rằng hạt nhân hydro này chỉ có thể đến từ nitơ, và vì vậy nitơ phải chứa hạt nhân hydro. Từ đó ông cho rằng hạt nhân hydro, có số nguyên tử 1, là 1 hạt sơ cấp. Trước Rutherford, Eugen Goldstein đã quan sát tia a nốt, tia được tạo thành từ các ion mang điện dương. Sau khi Joseph John Thomson khám phá ra electron, Goldstein cho rằng vì nguyên tử trung hòa về điện nên phải cố hạt mang điện dương trong nguyên tử và đã cố tìm ra nó. Ông đã dùng canal ray để quan sát những dòng hạt chuyển dời ngược chiều với dòng electron trong ống tia âm cực. Sau khi electron được loại ra khỏi ống tia âm cực, những hạt này được nhận thấy là mang điện dương và di chuyển về cực âm. Phản proton Phản hạt của proton được gọi là phản proton. Phản Proton là hạt có khối lượng bằng khối lượng proton nhưng mang điện tích âm. Những hạt này được phát hiện vào năm 1955 bởi Emilio Gino Segrè và Owen Chamberlain và họ đã nhận giải Nobel vật lý năm 1959 nhờ công trình này. Tham khảo Liên kết ngoài Nucleon Hạt cơ bản Baryon Khái niệm vật lý Khoa học thập niên 1910
616
6789
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dao%20%C4%91%E1%BB%99ng
Dao động
Dao động là sự lặp đi lặp lại nhiều lần một trạng thái của một vật nào đó. Trong cơ học, dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh vị trí cân bằng. Dao động cơ học là một biến thiên liên tục giữa động năng và thế năng Một ví dụ về dao động cơ học là con lắc đồng hồ. Vị trí cân bằng trong ví dụ này là khi con lắc đứng im không chạy. Một dao động được nghiên cứu nhiều trong cơ học là dao động tuần hoàn, tức là dao động lặp đi lặp lại như cũ quanh vị trí cân bằng sau những khoảng thời gian bằng nhau. Khoảng thời gian ngắn nhất mà vật lặp lại vị trí cũ được gọi là chu kì của dao động. Mọi dao động tuần hoàn đều có thể được biểu diễn thành chuỗi Fourier của các dao động điều hoà có tần số cơ bản khác nhau. Dao động lò xo Dao động dọc Lực làm cho lò xo giãn ra Lực làm cho Lò xo trở về vị trí cân bằng Ở trạng thái cân bằng Dao động ngang Lực làm cho lò xo giãn ra Lực làm cho Lò xo trở về vị trí cân bằng Ở trạng thái cân bằng Phương trình dao động tổng quát Mọi Dao động đều có thể biểu diễn bằng một phương trình Sóng dao động vi phân bậc hai có nghiệm là hàm số Sóng sin như sau Phương trình Dao động Sóng Dao động Dao động tắt dần - điều hoà - cưỡng bức Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian được gọi là dao động tắt dần. Nguyên nhân làm tắt dần dao động là do lực ma sát và lực cản của môi trường. Dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên độ dao động không đổi mà không làm thay đổi chu kỳ dao động riêng được gọi là dao động duy trì Dao động chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn được gọi là dao động cưỡng bức. Dao động cường bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức. Xem thêm Dao động điều hoà Hiện tượng phách Hệ thống động lực Thông tin phản hồi Tần số Rung động Tham khảo Chuyển động sóng
390
6790
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20thoa
Giao thoa
Trong vật lý, giao thoa là sự chồng chập của hai hoặc nhiều sóng mà qua đó một hình ảnh sóng mới được tạo ra. Giao thoa là đặc tính tiêu biểu của tính chất sóng. Giao thoa thông thường liên quan đến sự tương tác giữa các sóng mà có sự tương quan hoặc kết hợp với nhau có thể là do chúng cùng được tạo ra từ một nguồn hoặc do chúng có cùng tần số hoặc tần số rất gần nhau. Lý thuyết giao thoa Sự giao thoa của các sóng trên thực chất tuân theo nguyên lý chồng chập sóng mà ở đây chính là sự cộng gộp của các dao động. Tại mỗi điểm trong không gian nơi có sự gặp nhau của các sóng, dao động của môi trường sẽ chính là dao động tổng hợp của các dao động thành phần từ các sóng tới riêng biệt, mà nói theo ngôn ngữ của vật lý sóng sẽ là tổng của các véctơ sóng. Nhờ sự tổng cộng dao động này mà trong không gian có thể tạo ra các điểm có dao động được tăng cường (khi các sóng thành phần đồng pha) hoặc bị dập tắt (khi các sóng thành phần có pha ngược nhau) tùy thuộc vào tương quan pha giữa các sóng. Điều này tạo ra một hình ảnh giao thoa (interference pattern) khác với hình ảnh của từng sóng thành phần, được tạo ra bởi chính tập hợp các điểm có sự giao thoa tăng cường hoặc dập tắt. Hình ảnh này sẽ là một hình ảnh ổn định khi các sóng thành phần là các sóng kết hợp. Trong trường hợp các sóng kết hợp, hình ảnh giao thoa là ổn định và phụ thuộc vào độ lệch pha giữa các sóng (phụ thuộc vào sự khác biệt về đường truyền cũng như tính chất môi trường truyền sóng) - được mô tả bởi nguyên lý Huyghens. Hình ảnh giao thoa Các hình ảnh thực nghiệm về sự giao thoa của sóng lần đầu tiên được ghi lại trong thí nghiệm của nhà vật lý người Anh Thomas Young (1773 - 1829) được thực hiện vào năm 1803 trong đó hình ảnh giao thoa của sóng ánh sáng được tạo bằng cách cho ánh sáng đi qua hai khe hẹp và tạo ra các vân sáng, tối xen kẽ. Thí nghiệm này cũng là bằng chứng khẳng định tính chất sóng của ánh sáng. Thí nghiệm này đã được mở rộng cho chùm sóng điện tử và cũng thu được những kết quả tương tự và trở thành bằng chứng để khẳng định tính chất sóng của các vi hạt. Hình ảnh giao thoa ánh sáng với hệ hai khe Đây là hình ảnh ghi nhận được trong thí nghiệm của Young. Hình ảnh giao thoa thu dược trên màn ảnh đặt song song và sau hai khe hẹp sát gần nhau. Ảnh giao thoa thu được là các vân sáng tối xen kẽ song song nhau. Các vạch sáng tương ứng với cực đại giao thoa (hai sóng tăng cường) là nơi thỏa mãn điều kiện: Còn các vân tối là nơi mà 2 sóng dập tắt lẫn nhau và phải thỏa mãn điều kiện: Nếu tính theo điều kiện xấp xỉ góc nhỏ thì điều kiện của vân sáng sẽ là: Ở đây: λ là bước sóng ánh sáng, d khoảng cách giữa hai khe, n bậc giao thoa (n = 0 khi ở vân sáng trung tâm), x khoảng cách từ vị trí vân sáng đến vân trung tâm, L khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát, θn tọa độ góc của điểm khảo sát. Hệ vân Newton Là hình ảnh giao thoa thu được khi ánh sáng bị phản xạ trong môi trường bị giới hạn bởi một mặt phẳng và một mặt cầu. Hình ảnh giao thoa thu được sẽ là các vân tròn đồng tâm. Bán kính của hệ vân lúc này xác định theo công thức: Với: N là bậc giao thoa, R bán kính mặt cong, và λ là bước sóng ánh sáng. Giao thoa lượng tử tổng quát là sự kết hợp của các hạt cấu trúc trong quá trình giao thoa tạo nên các bước sóng đặc biệt. Nguồn kết hợp, sóng kết hợp Nguồn kết hợp: Hai nguồn được gọi là nguồn kết hợp khi chúng có cùng phương, cùng tần số, cùng pha hoặc độ lệch pha không đổi theo thời gian. Người ta thường kí hiệu 2 nguồn kết hợp là A và B hoặc S1 và S2.  Trong bài này, có khi Ad. dùng AB, đôi khi lại dùng S1S2. Sóng kết hợp: Hai sóng kết hợp là hai sóng xuất phát ra từ nguồn kết hợp. Xem thêm Sóng Nguyên lý chồng chập Tần số Sóng kết hợp Hiện tượng giao thoa ánh sáng Tham khảo Liên kết ngoài Behavior of Waves Thomas Young experiment Newton's Rings Chuyển động sóng
819
6791
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A2y%20%28th%E1%BB%B1c%20v%E1%BA%ADt%29
Mây (thực vật)
Mây là tên gọi chung cho khoảng 600 loài cây, chủ yếu thuộc các chi Calamus (khoảng 400 loài) và Daemonorops (khoảng 115 loài), phân bố tự nhiên thuộc các khu vực nhiệt đới của châu Á, châu Úc, châu Phi. Mây là lâm sản ngoài gỗ được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình (nội thất) như bàn, ghế hay giỏ đựng... Chúng rất giống cây tre, nhưng mây dễ phân biệt với tre là chúng đặc chứ không có thân rỗng như tre. Thân và lá đều có gai. Gai mây nhẵn bóng loáng. Quả mây vị chát to bằng hạt đậu xanh và thành từng chùm; vỏ quả mây rất ráp. Ngoài ra để sinh trưởng tốt, mây cần có một sự chăm sóc từ phía con người (tuy nhiên nó cũng rất dễ sống trong điều kiện hoang dại), trong khi tre có thể không cần điều này. Điều này làm cho nó trở thành một công cụ tiềm năng trong việc bảo vệ rừng, do nó đem lại một số lợi ích và lợi nhuận hơn là loài cây cần phải loại bỏ. Đặc tính Mây thích nghi với mọi điều kiện sống. Ở những nơi hoang sơ, những nơi đất nghèo dinh dưỡng. Mây sống thành bụi theo hình ruột gà. Trong điều kiện gieo trồng, để có được những sản phẩm cho năng suất cao, chất lượng tốt người ta sử dụng giống mây nếp. Đặc điểm giống mây này là thưa đốt, tròn đều, vỏ có màu trắng ngà, cho năng suất cao, dễ thu hoạch, chịu được mọi điều kiện thời tiết, cây có khả năng kháng chịu sâu bệnh cao. Thời vụ Ở Việt Nam, vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, trồng vào mùa xuân và mùa thu. Các tỉnh phía tây Bắc Bộ và trung du vùng khu 4 cũ trồng vào tháng 5-7. Các tỉnh nam Trung Bộ và cao nguyên trồng vào tháng 6-7. Các tỉnh Nam Bộ trồng vào tháng 7-8. Kỹ thuật Tạo luống Tuỳ theo độ dài diện tích trồng mây, có thể thiết kế quy hoạch sao cho hợp lý. Sau khi định hình được diện tích trồng, cần dọn dẹp, xới cỏ, chặt bỏ những cây và cỏ dại. Sau đó tạo thành luống có chiều cao từ 12 –15 cm. Làm đất thật tơi xốp, tiếp đó là dùng vôi bột rắc đều lên toàn bộ mặt luống. Liều lượng: 50 kg vôi bột khô/ha. Vôi bột có tác dụng khử độ pH và tiêu diệt toàn bộ côn trùng và các bào tử nấm dại. Trồng Đào hố trồng theo tiêu chuẩn sau đây: Luống cách luống: 60 cm Hàng cách hàng: 50 cm Cây cách cây: 60 cm Sau khi đào hố xong, dùng dao chuyên dụng rạch nhẹ lên thành bầu. Sau khi tháo bỏ toàn bộ phần nilông ra khỏi cây giống, đặt nhẹ cây giống vào hố. Lấp 1/3 lượng đất vào hố trồng, rồi dùng 2- 3 nắm cát đen phủ lên trên. Dùng nước tưới đẫm vào cây mới trồng. Sau khi cho đất, nước và cát phủ kín hố sẽ tạo một lực nén giữ cho cây không bị di chuyển làm ảnh hưởng đến sự ra rễ của cây giống. Khi trồng mây, chú ý không được nén chặt hoặc dẫm lên phần đất mới trồng. Theo kinh nghiệm thực tế, cây mây dễ sống nhưng khó trồng. Tuỳ theo nhiệt độ, thời tiết tính từ ngày trồng đến tháng thứ 3 phải liên tục tưới và tạo ẩm cho cây. Khi trồng nếu gặp trời mưa, vẫn phải tưới thật đẫm vào những hố đã trồng. Nếu gặp trời nắng nên tưới vào lúc trời mát. Sau khi trồng xong cần cắm mỗi hố cây một que tre, dùng sợi dây nilông nhỏ buộc chặt cây mây vào thân que tre để định vị, giúp bộ rễ phát triển mà không sợ ảnh hưởng của gió. Ứng dụng 1. Đặc tính đằm, đặc ruột, vừa dai vừa cứng. Cành cây mây làm roi chỉ gây đau đớn ngoài da nhưng cường độ cao và hầu như không gây tổn thương nội tạng.... 2. Khi cắt thành từng phần, mây có thể sử dụng như gỗ để làm đồ gia dụng. Mây cũng có thể sơn được và chúng có vân như gỗ, vì thế người ta có thể tạo ra được nhiều chủng loại màu trên bề mặt đồ bằng mây và tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau. Các phần của mây cũng có thể sử dụng đồ đan lát gia dụng hay môn thể thao cầu mây ở một số quốc gia Đông Nam Á. Ngoài ra, phần lõi bên trong có thể tách riêng và làm thành các sợi mây. Mây tiết ra một chất nhựa màu đỏ, đôi khi còn được gọi là máu rồng. Chất nhựa màu đỏ này đã được sử dụng như là thuốc nhuộm cùng với một số chất khác để nhuộm đàn vi-ô-lông (encyclopedia.com). Xem thêm Đồ nội thất bằng mây Tham khảo Liên kết ngoài Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nguyên liệu mây tre đan giai đoạn 2004-2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2004/QĐ-UB ngày 12/5/2004 của UBND tỉnh Nghệ An Những lợi ích và mối đe doạ các khu rừng mây của Trái Đất Cây sợi Gỗ
889
6800
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn%20ng%C3%B4n%20%C4%91%E1%BB%99c%20l%E1%BA%ADp
Tuyên ngôn độc lập
Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Những tuyên ngôn độc lập trong lịch sử Trong lịch sử, đã có những bản tuyên ngôn độc lập sau: A Tuyên ngôn Arbroath (1320) - Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử, tuyên bố sự độc lập của Scotland từ Anh (England). Bản Tuyên ngôn Độc lập Argentine (1816). Bản Tuyên ngôn Độc lập Ấn Độ (1947) - Ấn Độ tuyên bố độc lập từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. B Bản Tuyên ngôn Độc lập Bangladesh (1971) - Bangladesh (trước đó là Đông Pakistan) tuyên bố độc lập từ Pakistan. Bản Tuyên ngôn Độc lập Brasil (1822) - Brasil tuyên bố độc lập từ Bồ Đào Nha. C Bản Tuyên ngôn Độc lập Trung Mỹ (1821) - Ký bởi các quốc gia tại Trung Mỹ: Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua và Costa Rica. D Bản Tuyên ngôn Độc lập Cộng hòa Dominican (1844) - Cộng hòa Dominican tuyên bố độc lập từ Haiti. Đ Bản Tuyên ngôn Độc lập Đông Timor (1975) - Đông Timor (trước đó là Timor thuộc Bồ Đào Nha) tuyên bố độc lập từ Bồ Đào Nha. Tuyên bố này được nhiều quốc gia cộng sản và Thế giới thứ ba công nhận, nhưng không được công nhận bởi Úc, Bồ Đào Nha và Indonesia. Sau đó Indonesia chiếm Đông Timor. G Bản Tuyên ngôn Độc lập Guiné-Bissau (1973) - Guiné-Bissau (trước đó là Guiné thuộc Bồ Đào Nha) tuyên bố độc lập từ Bồ Đào Nha năm 1973. H Sắc lệnh Độc lập Haiti (1804) - Vào ngày 1 tháng 1 năm 1804, Jean Jacques Dessalines tuyên bố Haïti là một nước cộng hòa tự do. Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ (1776) - Hoa Kỳ tuyên bố độc lập từ Đế quốc Anh. Bản Tuyên ngôn Độc lập Hungary (1849) - Hungary tuyên bố độc lập từ Đế quốc Áo. Nhưng ngay sau đó, với giúp đỡ của Nga, triều đình Áo đã đè bẹp cuộc cách mạng của Hungary. I Bản Tuyên ngôn Độc lập Iceland (1944) - Iceland tuyên bố độc lập từ Đan Mạch sau một cuộc trưng cầu dân ý. Bản Tuyên ngôn Độc lập Indonesia (1945) - Indonesia tuyên bố độc lập từ Hà Lan. V Bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam (1945) - Việt Nam tuyên bố độc lập từ Pháp và Nhật. Những bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam Sử học Việt Nam hiện nay coi là Việt Nam có cả thảy 3 bản tuyên ngôn độc lập: Bài thơ Nam quốc sơn hà: là tác phẩm được sử dụng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Lê Hoàn) và lần thứ 2 (Lý Thường Kiệt) nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống. Bình Ngô đại cáo: Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thay lời Bình Định vương Lê Lợi năm Đinh Mùi (1427), tuyên bố bình định giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc. Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tham khảo Luật quốc tế Phong trào giải phóng dân tộc Phong trào độc lập Việt Nam
580
6847
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%20B%C3%A1o
Chi Báo
Chi Báo (Panthera) là một chi trong Họ Mèo (Felidae), chi này được đặt tên và được mô tả lần đầu bởi nhà tự nhiên học người Đức Oken vào năm 1816. Nhà phân loại học người Anh Reginald Innes Pocock đã xem xét lại sự phân loại của chi này vào năm 1916, theo đó chi này bao gồm các loài: hổ (P. tigris), sư tử (P. leo), báo đốm (P. onca) và báo hoa mai (P. pardus) dựa trên cơ sở các đặc điểm giải phẫu sọ.. Kết quả phân tích di truyền chỉ ra rằng báo tuyết (từng là Uncia uncia) cũng thuộc chi Panthera (P. uncia), một sự phân loại cũng được các nhà đánh giá IUCN chấp nhận vào năm 2008. Chỉ có 4 loài: hổ, sư tử, báo đốm và báo hoa mai có các thay đổi giải phẫu cho phép chúng có khả năng gầm rống. Nguyên nhân chủ yếu của điều này được cho là do sự hóa xương không hoàn toàn của xương móng (xương ở cuống lưỡi hình móng ngựa). Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ ra rằng khả năng gầm rống là do các đặc trưng hình thái khác, đặc biệt là thanh quản. Báo tuyết không biết gầm, mặc dù chúng cũng có sự hóa xương không hoàn toàn của xương móng, nhưng nó thiếu các đặc trưng đặc biệt của thanh quản. Tên gọi Tên gọi khoa học của chi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp πάνθηρ, panther, có nghĩa là "săn mọi thứ". Tiến hóa Ở gốc của chi Panthera có lẽ là Viretailurus schaubi, mà đôi khi cũng được coi là thành viên xuất hiện sớm của chi Puma. Các loài trong chi Panthera có lẽ có nguồn gốc từ châu Á, nhưng gốc rễ xác định của chúng thì vẫn không rõ ràng. Các nghiên cứu di truyền học và hình thái học cho rằng hổ là loài đầu tiên (trong số các loài còn sinh tồn) tách ra từ các loài khác trong chi. Khoảng 1,9 triệu năm trước thì báo đốm Mỹ đã tách ra từ nhóm còn lại, là các tổ tiên chung của báo hoa mai và sư tử ngày nay. Sư tử và báo hoa mai tách khỏi nhau vào khoảng 1-1,25 triệu năm trước. Báo tuyết đã từng được coi như là nằm ở phần gốc của chi Panthera, nhưng các nghiên cứu phân tử mới hơn cho rằng nó có thể là loài có quan hệ chị em với báo hoa mai. Loài mèo tiền sử, có lẽ có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với báo đốm Mỹ ngày nay là loài đã tuyệt chủng có tên khoa học Panthera gombaszogensis, thường được gọi là báo đốm châu Âu. Loài này đã xuất hiện vào khoảng 1,6 triệu năm trước tại khu vực ngày nay là Olivola ở Italy. Phân loại và quần thể Có nhiều danh pháp cho phân loài của 5 loài còn sinh tồn trong chi Panthera; tuy nhiên, phần nhiều các phân loài báo hoa mai và sư tử là đáng ngờ. Gần đây, người ta đã đưa ra đề nghị rằng tất cả các quần thể báo hoa mai hạ Sahara là cùng một phân loài, và tất cả các quần thể sư tử hạ Sahara cũng ở tình trạng tương tự, do chúng không đủ các khác biệt di truyền để có thể coi là phân loài riêng biệt. Một số phân loài sư tử tiền sử đã được miêu tả từ các chứng cứ lịch sử và các hóa thạch, và chúng có thể là các loài khác nhau. Báo đen (black panther) không phải là một loài riêng biệt mà chỉ là tên gọi chung cho các cá thể bị hắc tạng của chi này, chủ yếu là ở báo đốm và báo hoa mai. Phân loại (Các loài hay phân loài đã tuyệt chủng được ghi kèm với ký hiệu †) CHI PANTHERA Panthera combaszoe (báo nguyên thủy) † Panthera crassidens (báo hoa mai nguyên thủy) † Panthera gombaszoegensis (báo đốm châu Âu) † Panthera leo (sư tử) Panthera leo atrox - sư tử Bắc Mỹ hay sư tử hang Bắc Mỹ † Panthera leo azandica - sư tử đông bắc Congo Panthera leo bleyenberghi - sư tử Katanga hay sư tử tây nam Phi Panthera leo europaea - sư tử châu Âu † Panthera leo fossilis - sư tử hang châu Âu tiền Trung Pleistocen † Panthera leo hollisteri - sư tử Congo Panthera leo kamptzi Panthera leo krugeri - sư tử nam Phi hay sư tử đông nam Phi, sư tử Nam Phi Panthera leo leo - sư tử Barbary † Panthera leo melanochaita - sư tử Cape † Panthera leo massaica - sư tử Masai Panthera leo nubica - sư tử Đông Phi – đồng nghĩa của P. leo, không là phân loài? Panthera leo melanochaita Panthera leo nyanzae Panthera leo persica - sư tử châu Á Panthera leo roosevelti - sư tử Abyssinia – đồng nghĩa của P. l. massaica, không là phân loài? Panthera leo sinhaleyus - sư tử Sri Lanka hay sư tử Ceylon † Panthera leo somaliensis - sư tử Somali – đồng nghĩa của P. leo, không là phân loài? Panthera leo spelaea - sư tử hang hay sư tử Á Âu † Panthera leo senegalensis - sư tử Tây Phi hay sư tử Senegal Panthera leo vereshchagini - sư tử hang đông Siberi và Bering † Panthera leo verneyi - sư tử Kalahari – không là đồng nghĩa? Panthera onca (báo đốm Mỹ) Panthera onca arizonensis Panthera onca centralis Panthera onca goldmani Panthera onca hernandesii Panthera onca onca Panthera onca palustris Panthera onca paraguensis Panthera onca peruviana Panthera onca veracruscis Panthera onca mesembrina - báo đốm Nam Mỹ thế Pleistocen † Panthera onca augusta - báo đốm Bắc Mỹ thế Pleistocen † Panthera palaeosinensis (dạng mèo thế Pleistocen; có lẽ là tổ tiên của hổ) † Panthera pardoides (báo hoa mai nguyên thủy) † Panthera pardus (báo hoa mai) Panthera pardus adersi (báo hoa mai Zanzibar) – đồng nghĩa của P. p. pardus, không là phân loài? Panthera pardus delacouri (báo hoa mai Đông Dương) Panthera pardus fusca (báo hoa mai Ấn Độ) Panthera pardus jarvesi (báo hoa mai sa mạc Judea) – không là đồng nghĩa? Panthera pardus japonensis (báo hoa mai Hoa Bắc) Panthera pardus jarvisi (báo hoa mai Sinai) – đồng nghĩa của P. p. nimr, không là phân loài? Panthera pardus kotiya (báo hoa mai Sri Lanka) Panthera pardus melas (báo hoa mai Java) Panthera pardus nimr (báo hoa mai Arabia) Panthera pardus orientalis (báo hoa mai Amur) Panthera pardus panthera (báo hoa mai Barbary) – đồng nghĩa của P. p. pardus, không là phân loài? Panthera pardus pardus (báo hoa mai châu Phi) Panthera pardus saxicolor (báo hoa mai Ba Tư) Panthera pardus sickenbergi (báo hoa mai châu Âu † Panthera pardus tulliana (báo hoa mai Anatolia) Panthera uncia hay Uncia uncia (Báo tuyết) Panthera uncia baikalensis-romanii Panthera uncia uncia Panthera uncia uncioides Panthera schaubi (mèo tiền sử) † Panthera schreuderi (hổ tiền sử) † Panthera tigris (hổ) Panthera tigris altaica (hổ Siberi) Panthera tigris amoyensis (hổ Hoa Nam) Panthera tigris balica (hổ Bali) † Panthera tigris corbetti (hổ Đông Dương) Panthera tigris jacksoni (hổ Mã Lai) – không là đơn vị phân loại hợp lệ? Panthera tigris sondaica (hổ Java) † Panthera tigris sumatrae (hổ Sumatra) Panthera tigris tigris (hổ Bengal) Panthera tigris trinilensis (hổ Trinil) † - không là đơn vị phân loại hợp lệ? Panthera tigris virgata (hổ Caspi) † Panthera toscana (sư tử Tuscany hay báo đốm Tuscany) † - có lẽ là đồng nghĩa của báo đốm châu Âu Panthera youngi (mèo giống như sư tử Trung Hoa tiền sử) † Tham khảo Đọc thêm A. Turner: The big cats and their fossil relatives. Nhà in Đại học Columbia, 1997.ISBN 0-231-10229-1 Báo Báo
1,316
6856
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90a%20gi%C3%A1c
Đa giác
Trong hình học phẳng, đa giác là một đường gấp khúc phẳng khép kín, nghĩa là gồm những đoạn thẳng nối tiếp nhau (mỗi điểm nối là đầu mút của vừa đúng hai đoạn thẳng) cùng nằm trên một mặt phẳng và khép kín (điểm nối đầu trùng với điểm nối cuối). Phần mặt phẳng giới hạn bởi đường đa giác được gọi là hình đa giác. Những đoạn thẳng trên đường gấp khúc này được gọi là các cạnh của đa giác, còn điểm nối tiếp giữa hai cạnh được gọi là đỉnh của đa giác. Hai cạnh có chung đỉnh cũng được gọi là hai cạnh kề nhau. Đoạn thẳng nối hai đỉnh không liền kề nhau được gọi là đường chéo của đa giác. Nếu đa giác là đa giác đơn thì các cạnh và các đỉnh tạo thành ranh giới của miền đa giác, đôi khi thuật ngữ đa giác nói đến phần trong của đa giác (diện tích mở ở giữa hình này) hay cả miền trong và ranh giới. Đôi khi người ta cũng xét tới các đường gấp khúc, khép kín, không cùng nằm trong một mặt phẳng, người ta gọi chúng là các đa giác ghềnh. Tuy nhiên, thuật ngữ đa giác thường dùng cho các đa giác phẳng. Bài này chỉ nói về các đa giác phẳng. Phân loại đa giác Đa giác lồi: toàn bộ đa giác nằm về một phía của đường thẳng chứa cạnh bất kỳ nào của đa giác. Khi đó, đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ nào của đa giác đều nằm hoàn toàn trong đa giác. Xem thêm liên thông Mọi đường thẳng không chứa cạnh đa giác đều chỉ có thể cắt đường đa giác tại nhiều nhất hai điểm. Mọi góc trong đa giác lồi đều không vượt quá 180° Tổng các góc trong một đa giác lồi n cạnh bằng (n-2)180° Đa giác lồi là đa giác đơn. Đa giác lồi sao là đa giác có tồn tại điểm sao cho đoạn thẳng nối đến điểm bất kỳ y nằm trong đa giác cũng đều được chứa trong đa giác đó Xem thêm tập lồi Đa giác lõm (Concave polygon): đa giác nằm về hai phía của ít nhất một đường thẳng chứa cạnh nào đó. Khi đó, có thể có những đoạn thẳng nối hai điểm của đa giác không hoàn toàn nằm trong đa giác, và đường thẳng chứa đoạn thẳng đó cắt đường đa giác tại nhiều hơn hai điểm Đa giác lõm nhất định phải có số cạnh lớn hơn hoặc bằng bốn. Tam giác nhất định là đa giác lồi. Đa giác lõm có thể là đa giác đơn hoặc phức. Đa giác đơn (Simple polygon): đa giác mà các cạnh chỉ có thể cắt nhau tại các đầu mút (đỉnh đa giác), không có hai cạnh không kề nhau cắt nhau. Đa giác đơn có thể là đa giác lồi hoặc đa giác lõm. Đa giác không đơn (đa giác phức-Complex polygon): đa giác có hai cạnh không kề nhau cắt nhau, điểm cắt nhau đó không phải là đỉnh của đa giác. Đa giác phức là đa giác lõm. Đa giác được gọi là đa giác đều nếu tất cả các cạnh của chúng bằng nhau và tất cả các góc của chúng bằng nhau. Đặc biệt tứ giác đều chính là hình vuông. Khác với đa diện đều, đa giác đều có thể có số cạnh (góc) lớn vô cùng. Khi đó, hình dáng đa giác đều tiến dần tới hình tròn Miền đa giác Trong hình học phẳng của một đa giác đơn giản, miền đa giác là tập hợp các điểm trên mặt phẳng "nằm trong" đa giác đơn giản đó. Cách gọi tên đa giác Đa giác thường được gọi theo số cạnh của nó, người Việt quen dùng các từ chỉ số lượng trong hình học bằng phiên âm Hán-Việt. Ví dụ: Thực ra cách gọi như vậy cũng chỉ có nghĩa là hình ba góc, bốn góc,...Tuy nhiên gần đây có xu hướng Việt hoá các từ này. Trừ các từ tam giác và tứ giác đã quá quen thuộc, người ta đã bắt đầu gọi hình năm cạnh thay cho ngũ giác, hình sáu cạnh thay cho lục giác, hình mười cạnh thay cho thập giác,..., tuy chưa thông dụng lắm. Đặc biệt các đa giác với số cạnh lớn đã thường xuyên được dùng với từ Việt hoá như: hình mười cạnh, hình hai mươi cạnh,... Nếu cẩn trọng hơn thì dùng từ đa giác mười cạnh, đa giác hai mươi cạnh. Sở dĩ như vậy vì các từ Hán -Việt chỉ số đếm như thập nhất, thập nhị đã dần dần xa lạ với đa số người Việt. Xem thêm Đa diện Tham khảo Liên kết ngoài Polytope Hình học phẳng Euclid
819
6862
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1o%20Tuy%E1%BA%BFt%20%28danh%20hi%E1%BB%87u%29
Báo Tuyết (danh hiệu)
Báo Tuyết () là danh xưng không chính thức của một danh hiệu vinh dự của Liên Xô trước đây dành cho các vận động viên leo núi chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm. Danh hiệu này ban đầu dùng để tôn vinh các nhà leo núi đã chinh phục được những đỉnh núi cao ít nhất 7.000 m thuộc Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, danh hiệu này vẫn tiếp tục tồn tại và được công nhận như một danh hiệu quốc tế trong Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Lịch sử Đầu thập niên 1960, trong giới vận động viên leo núi Liên Xô đã hình thành một danh vị dành cho những nhà leo núi lừng danh đã chinh phục được những ngọn núi cao nhất của Liên Xô. Đặc biệt, nhà leo núi nào đã chinh phục được 4 ngọn núi có độ cao trên 7.000 mét, được liệt kê là những đỉnh núi khó chinh phục nhất, sẽ được tôn vinh bằng một danh hiệu không chính thức là "báo tuyết". Những ngọn núi đó là: Đỉnh Cộng sản (пик Коммунизма), cao 7.495 m (trước 1962 gọi là đỉnh Stalin) Đỉnh Chiến Thắng (пик Победы), cao 7.439 m Đỉnh Lenin (пик Ленина), cao 7.134 m Đỉnh Khorzhenevski (пик Корженевской), cao 7.105 m Ngày 12 tháng 10 năm 1967, Văn phòng Hội đồng Trung ương các đoàn thể và tổ chức thể thao Liên Xô (Бюро Центрального совета спортивных обществ и организаций СССР) ra Quyết định số 13, thành lập danh hiệu Nhà chinh phục những đỉnh núi cao nhất của Liên Xô (). Tác giả của danh hiệu này được cho là I. I. Antonovich, một nhà hoạt động thể thao lừng danh của Liên Xô. Những nhà leo núi đã từng chinh phục được 4 ngọn núi trên sẽ được công nhân danh hiệu này. Người nhận danh hiệu, sẽ được cấp một chứng chỉ và một huy hiệu danh dự. Người đầu tiên được nhận danh hiệu này là nhà leo núi Evgeny Ivanov. Tuy nhiên, trong giới leo núi, danh hiệu này vẫn được gọi theo truyền thống là "Báo Tuyết". Từ năm 1985 đến 1989, đỉnh núi Khan Tengri (пик Хан-Тенгри) cao 7.010 m đã thay thế vị trí của đỉnh Chiến Thắng. Năm 1990, Liên Xô sụp đổ, danh hiệu "Nhà chinh phục những đỉnh núi cao nhất của Liên Xô" dĩ nhiên cũng không tồn tại. Tuy nhiên, trong cộng đồng leo núi vẫn tiếp tục duy trì danh hiệu "Báo Tuyết". Số lượng đỉnh núi được tăng lên thành 5 đỉnh, xếp theo thứ tự giảm dần về độ khó và nguy hiểm khi leo: Thuộc dãy Thiên Sơn Đỉnh Chiến Thắng (còn gọi là đỉnh Jengish Chokusu) Đỉnh Khan Tengri Thuộc dãy Pamir Đỉnh Ismoil Somoni (trước năm 1998 là đỉnh Cộng sản) Đỉnh Ibn Sina (trước năm 2006 là đỉnh Lenin) Đỉnh Khorzhenevski Thông tin thêm Danh hiệu "Báo Tuyết" không chỉ công nhận cho các nhà leo núi mang quốc tịch các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây, mà còn công nhận cho nhiều nhà leo núi ngoại quốc. Từ năm 1961 đến 2010, danh hiệu "Báo Tuyết" đã được công nhận cho 567 nhà leo núi, trong đó có 29 phụ nữ. Người nhận danh hiệu chính thức đầu tiên: Evgeny Ivanov (Nga), năm 1967 Người đạt nhiều danh hiệu nhất: Boris Korshunov (Nga), với 9 lần được trao danh hiệu từ 1981-2004, riêng năm 1999 được 2 lần Người đạt danh hiệu cao tuổi nhất: cũng là Boris Korshunov. Ông đạt danh hiệu cuối cùng khi đã 69 tuổi. Người đạt danh hiệu trẻ tuổi nhất: Andrey Tselishchev (Kazakhstan), đạt danh hiệu khi mới 22 tuổi. Tham khảo Leo núi
620
6865
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao%20%C4%91%E1%BA%B7c
Sao đặc
Trong thiên văn học, sao đặc (còn gọi là vật thể đặc) dùng để chỉ các thiên thể có bản chất vật lý có thể chưa rõ lắm, nhưng có chứng cứ cho thấy chúng có khối lượng rất lớn mà có bán kính nhỏ. Các sao đặc bao gồm: Sao lùn trắng: thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình (dưới 1,4 lần khối lượng Mặt Trời) tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao. Sao neutron: thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng 1,35 đến 2,1 lần khối lượng Mặt Trời tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân. Sao lạ hay Sao quark: thiên thể tạo thành bởi vật chất suy biến ở trạng thái siêu đặc, nơi chúng bị ép đến mức vỡ ra thành các cấu tử quark (quark trên và quark dưới). Sao Preon: chúng có thể hình thành từ những ngôi sao khổng lồ sụp đổ quá không ổn định để trở thành sao neutron, nhưng không đủ để trở thành hố đen. Sao Q, còn được gọi là hố ghi hay hố xám theo nghĩa gần với hố đen Sao Boson Boson star Sao Grava Gravastar Sao tối (Dark star) và sao vật chất tối (Dark star (dark matter) Sao năng lượng tối Dark energy star Sao đen Black star (semiclassical gravity) Hố đen... Bằng chứng Xem thêm Vật chất suy biến Tham khảo Liên kết ngoài Hoàn toàn không có nguồn tham khảo Vật lý thiên văn Thuật ngữ thiên văn học Lỗ đen Loại sao
266
6870
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%89nh%20Ibn%20Sina
Đỉnh Ibn Sina
Đỉnh Lenin (tiếng Nga: Пик Ленина), nguyên thủy được biết đến là núi Kaufmann, là ngọn núi cao nhất trong dãy núi xuyên Altai của khu vực trung tâm châu Á và là đỉnh cao thứ hai trong dãy núi Pamir (7.134 m hay 23.406 ft), chỉ thua đỉnh Ismail Samani. Nó nằm trên biên giới của Tajikistan và Kyrgyzstan. Tháng 7 năm 2006 đỉnh này được đổi tên thành đỉnh Ibn Sina theo tên của học giả, thầy thuốc, nhà triết học, nhà thiên văn học, hóa học, địa chất học, lôgic học, cổ sinh học, toán học, vật lý học, nhà thơ, tâm lý học, khoa học, và nhà giáo người Ba Tư Abū ‘Alī al-Ḥusayn ibn ‘Abd Allāh ibn Sīnā Balkhi. Ngọn núi này được đặt tên sau cuộc cách mạng Nga theo tên của vị lãnh tụ đầu tiên của Liên Xô, Vladimir Ilyich Lenin. Đỉnh Lenin đã được cho là ngọn núi cao nhất ở Liên Xô cũ cho đến năm 1933 khi đỉnh Ismail Samani (được biết đến như là đỉnh Stalin vào thời gian đó) đã được thám hiểm và phát hiện ra là cao hơn. Đỉnh Lenin đã được thám hiểm lần đầu tiên vào năm 1928 bởi Karl Wien, Eugen Allwein và Erwin Schneider, các thành viên của đoàn thám hiểm Đức. Có 16 hành trình được thiết lập trên đỉnh Lenin, chín trong số đó ở phía nam và bảy ở phía bắc. Đỉnh núi này rất phổ biến trong những người leo núi vì dễ trèo và các hành trình không quá phức tạp. Tuy nhiên, đỉnh núi này không phải là không có những thảm họa. Năm 1974, toàn bộ đội thám hiểm gồm 8 nhà leo núi phái nữ đã chết trên núi trong bão. Vụ lở tuyết phát sinh bởi động đất đã giết chết 43 nhà leo núi năm 1990. Ghi chú Núi Kyrgyzstan Núi Tajikistan
314
6886
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20S%C6%A1n
Thiên Sơn
Thiên Sơn (, ; Tjansan; Thổ Nhĩ Kỳ cổ: 𐰴𐰣 𐱅𐰭𐰼𐰃, Tenğri tağ; ; , Tenger uul; , Тәңри тағ, Tengri tagh; , Teñir-Too/Ala-Too, تەڭىر-توو/الا-توو; , , تأڭئرتاۋ; , Тян-Шан, Тангритоғ, تيەن-شەن) còn được gọi là Tengri Tagh, có nghĩa là núi Thiên hoặc núi trời là một hệ thống các dãy núi nằm ở khu vực Trung Á, về phía bắc và phía tây của sa mạc Taklamakan trong khu vực biên giới của Kazakhstan, Kyrgyzstan và khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở phía tây bắc Trung Quốc. Về phía nam, nó nối liền với dãy núi Pamir. Đỉnh cao nhất của Thiên Sơn là Jengish Chokusu cao 7.439 mét (24.406 ft) trong khi điểm thấp nhất là Hố sụt Turpan nằm ở độ cao -154 mét (-505 ft) so với mực nước biển. Tên gọi Thiên Sơn được sử dụng rộng rãi hiện nay là sự phiên âm sang tiếng Trung của tên gọi trong tiếng Duy Ngô Nhĩ Tengri Tagh (dãy núi thần linh). Tên gọi trong tiếng Trung để chỉ Thiên Sơn, có thể có nguồn gốc từ tên gọi trong ngôn ngữ của người Hung Nô, Kỳ Liên (祁連) được nói tới trong Sử ký như là nơi cuối cùng nơi họ gặp nhau và sinh con đẻ cái cũng như trong ngôn ngữ của người Nguyệt Chi, mà một số tác giả cho rằng là nói tới Thiên Sơn chứ không phải dãy núi dài 1.500 km xa hơn về phía đông mà hiện nay mang tên gọi này. Một dãy núi cận kề, dãy núi Tannu-Ola (tiếng Tuva: Таңды-Уула Tangdy-Uula), cũng có tên đồng nghĩa là "dãy núi trời/thiên đường" hay "dãy núi thần thánh/thần linh"). Thiên Sơn là một dãy núi linh thiêng đối với Tengrism giáo và đỉnh cao thứ hai của nó được gọi là Khan Tengri có thể được dịch là "Chúa tể của các linh hồn". Địa lý Dãy núi nằm ở phía bắc và phía tây sa mạc Taklamakan và về phía bắc của Bồn địa Tarim ở khu vực biên giới Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tân Cương ở phía tây bắc Trung Quốc. Ở phía nam, nó kết nối với dãy núi Pamir và về phía bắc và phía đông, nó giáp với dãy núi Altay của Mông Cổ. Trong bản đồ học phương Tây như Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ thì khu vực kết thúc phía đông của Thiên Sơn thường được hiểu là ngay trước Ürümqi, trong khi dãy núi về phía đông thành phố này gọi là dãy núi Bác Cách Đạt (Bogda Shan) cao 5.445 mét. Tuy nhiên, trong bản đồ học Trung Quốc từ thời nhà Hán tới ngày nay đều đồng ý rằng Thiên Sơn được coi là bao gồm cả hai dãy Bác Cách Đạt và Barkol. Thiên Sơn là một phần của đai kiến tạo sơn Himalaya được hình thành do va chạm của các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu trong đại Tân sinh. Nó là một trong những dãy núi dài nhất ở Trung Á, kéo dài khoảng 2.800 km về phía đông từ Tashkent ở Uzbekistan. Đỉnh cao nhất của dãy núi Thiên Sơn là Jengish Chokusu với độ cao 7.439 mét (24.406 ft), là đỉnh cao nhất ở Kyrgyzstan nằm trên biên giới với Trung Quốc. Đỉnh cao thứ hai của Thiên Sơn là Khan Tengri (Chúa tể của các linh hồn) có độ cao 7.010 mét, nằm trên biên giới Kazakhstan-Kyrgyzstan. Hai đỉnh núi này được phân loại là hai đỉnh cao trên 7.000 mét nằm xa nhất về phía bắc của thế giới. Đèo Torugart, nằm ở độ cao 3.752 m (12.310 ft), nằm trên biên giới giữa Kyrgyzstan và khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Dãy núi Alatau có rừng, nằm ở cao độ thấp hơn ở phần phía bắc của Thiên Sơn là nơi có những bộ lạc du mục sinh sống nói ngữ hệ Turk. Thiên Sơn ngăn cách với cao nguyên Tây Tạng bởi sa mạc Taklimakan và bồn địa Tarim ở phía nam. Các con sông chính chảy trong khu vực Thiên Sơn là sông Syr Darya, sông Ili và sông Tarim. Hẻm núi Aksu là một phần thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Aksu-Zhabagly là địa điểm đáng chú ý tại tây bắc Thiên Sơn với hệ động thực vật hoang dã vô cùng phong phú. Băng vĩnh cửu được tìm thấy ở độ cao 3.500-3.700 mét so với mực nước biển. Ở độ cao từ 2.700-3.300 mét thì ở một vài khu vực mới có bởi vi khí hậu và vị trí, thậm chí có những khu vực băng vĩnh cửu nằm ở độ cao dưới 2.000 mét. Các sông băng trên dãy núi Thiên Sơn đã bị thu hẹp nhanh chóng và mất 27%, tương đương 5,4 tỷ tấn khối lượng băng của nó kể từ năm 1961 so với mức trung bình 7% trên toàn thế giới. Ước tính đến năm 2050, một nửa số sông băng còn lại sẽ tan chảy. Cây lá kim Picea schrenkiana là chủng loài thực vật bao phủ 90% diện tích dãy núi, cây có thể cao tới 60 m và tuổi đời 400 năm. Một trong những người châu Âu đầu tiên đến Thiên Sơn và có miêu tả về nó chi tiết là nhà thám hiểm người Nga Pyotr Semenov Tyan-Shansky vào thập niên 1850. Di sản thế giới Năm 2013, tại Hội nghị thường niên của Ủy ban Di sản thế giới, phần phía đông của dãy Thiên Sơn thuộc Tân Cương, Trung Quốc đã được công nhận là Di sản thế giới với tên gọi Tân Cương Thiên Sơn. Tây Thiên Sơn thuộc các quốc gia Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan sau đó cũng đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 2016. Di sản thế giới Tân Cương Thiên Sơn thuộc Trung Quốc bao gồm các phần: Khu bảo tồn tự nhiên quốc gia Tomur Kalajun-Kuerdening Khu bảo tồn Bayinbuluke Khu bảo tồn Bogda Di sản thế giới Tây Thiên Sơn bao gồm các phần thuộc: Khu bảo tồn thiên nhiên Karatau, Kazakhstan Khu bảo tồn thiên nhiên Aksu-Zhabagly, Kazakhstan Vườn quốc gia Sayram-Ugam, Kazakhstan Khu bảo tồn thiên nhiên Sary-Chelek, Kyrgyzstan Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Besh-Aral, Kyrgyzstan Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Padysha-Ata, Kyrgyzstan Khu bảo tồn thiên nhiên sinh quyển Chatkal, Uzbekistan Thư viện ảnh Xem thêm Hẻm núi Aksu Tham khảo The Contemporary Atlas of China. 1988. London: Marshall Editions Ltd. Tái bản 1989. Sydney: Collins Publishers Australia. The Times Comprehensive Atlas of the World. Ấn bản lần thứ 11. 2003. Times Books Group Ltd. London. Liên kết ngoài Russian mountaineering site Ghi chú Dãy núi châu Á Núi Kazakhstan Núi Kyrgyzstan Núi Trung Quốc Di sản thế giới tại Trung Quốc Di sản thế giới tại Kazakhstan Di sản thế giới tại Uzbekistan Di sản thế giới tại Kyrgyzstan T Dãy núi Trung Quốc Vùng sinh thái châu Á
1,145
6887
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD%20ch%C3%ADnh
Số lượng tử chính
Số lượng tử chính là một số lượng tử, chủ yếu thể hiện mức năng lượng của electron trong nguyên tử. Mô hình nguyên tử Bohr chỉ miêu tả được trạng thái năng lượng thấp nhất, n = 1. Nhưng trên thực tế có vô số lớp năng lượng rời rạc khác nhau. Do có nhiều số lượng các lớp, và khoảng cách giữa chúng càng lớn thì càng gần nhau, nên năng lượng biểu hiện như một vùng liên tiếp, mặc dầu chúng là các gồ rơi rạc, hay còn gọi là được lượng tử hóa. Theo thuyết lượng tử hiện đại, một vài vị trí tồn tại của electron trong nguyên tử tương ứng với sự khác nhau trong hình mẫu của sóng đứng. Như xảy ra ở một dây đàn guitar. Sự khác biệt chính là các sóng electron hoạt động trong cả ba chiều của không gian, trong khi dây đàn gita chỉ dao động trong 2 chiều. Mỗi hình mẫu sóng được định dạng bởi một số nguyên n, và được gọi là số lượng tử chính. Giá trị của n chỉ rõ số lượng đỉnh của biên (antinode) tồn tại trong một mẫu hình sóng đứng, số lượng đỉnh càng nhiều, trạng thái năng lượng càng cao. Thế năng của electron được đưa ra bởi công thức . Ở đó k là hằng số tĩnh điện, e là điện tích của electron, m là khối lượng của nó, h là hằng số Planck và n số lượng tử chính. Dấu (-) cho thấy thế năng của nó luôn luôn âm. Do năng lượng có tỉ lệ nghịch đảo bình phương với n, nên khi năng lượng tiến đến 0 thì n trở nên rất lớn, nhưng nó không bao giờ đạt tới giá trị 0. Công thức trên được đưa ra trong một phần gốc của mô hình nguyên tử Bohr và vẫn được sử dụng với nguyên tử hiđrô, nhưng không áp dụng được với các nguyên tử có nhiều hơn 2 electron. Tham khảo Số lượng tử Vật lý nguyên tử Hóa học lượng tử de:Quantenzahl#Hauptquantenzahl
345
6889
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD%20t%E1%BB%AB
Số lượng tử từ
Số lượng tử từ là một số lượng tử mô tả các trạng thái tương tác theo phương hướng trong không gian của electron trong nguyên tử với một trường điện từ bên ngoài. Orbital s, tương ứng với l = 0, là một hình cầu, và vì vậy nó không có những tính chất đặc biệt về hướng. Đám mây xác suất của một orbital p được sắp xếp dọc theo một trục kéo dài, ở một hướng bất kỳ trong không gian, do đó, cần đến một số lượng tử khác để phân biệt rõ ràng hướng của electron. "Hướng trong không gian" không có ý nghĩa khi vắng mặt của một trường lực bất kỳ, có tác dụng như là một hướng gốc. Với một nguyên tử cô lập, không có sự xuất hiện của trường mở rộng, và vì vậy, sẽ không có sự phân biệt giữa các orbital có giá trị của m khác nhau. Nếu nguyên tử được đặt vào trong một từ trường mở rộng hay một trường tĩnh điện, một hệ trục tọa độ sẽ hình thành, và các orbital có giá trị của m khác nhau sẽ tỏa ra các lớp năng lượng khác nhau. Hiệu ứng này lần đầu được phát hiện với từ trường, và đó chính là nguồn gốc của số lượng tử từ, với ký hiệu m. Trường tĩnh điện được tạo ra khi những nguyên tử hay ion khác đến gần một nguyên tử, và là nguyên nhân của việc các mưc năng lượng của các orbital có các hướng khác nhau sẽ tẽ ra các lớp năng lượng khác nhau. Đây cũng là nguồn gốc của màu sắc trong các muối vô cơ của các nguyên tố chuyển tiếp, như màu xanh của sulfat đồng. Tham khảo Số lượng tử Vật lý nguyên tử
302
6905
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n%20tr%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%B1%20ki%E1%BB%87n
Chân trời sự kiện
Chân trời sự kiện là biên phía trong của không-thời gian gần một điểm kỳ dị, tất cả các loại vật chất nếu nằm dưới giới hạn này, kể cả các sóng điện từ (gồm cả ánh sáng) đều không thể vượt ra ngoài để đến với người quan sát. Ánh sáng phát ra bên trong chân trời sự kiện không thể thoát ra ngoài, chính vì thế điểm kỳ dị của chân trời sự kiện được gọi là hố đen. Bản thân vật thể khi đi qua chân trời sự kiện sẽ không cảm thấy điều gì đặc biệt, nhưng người quan sát bên ngoài sẽ thấy vật thể tiến gần chân trời sự kiện một cách chậm dần rồi mất hẳn. Đó là do ánh sáng từ vật thể phải mất một thời gian lâu hơn để thoát khỏi lực hấp dẫn khi tiến gần chân trời sự kiện, và mất một khoảng thời gian vô tận khi đạt đến chân trời sự kiện để đến với người quan sát bên ngoài. Chính vì thế nó được gọi là chân trời vì người quan sát nhìn vật thể tiến đến chân trời sự kiện tương tự như một chiếc máy bay khuất sau chân trời thường. Khái niệm chân trời sự kiện có liên quan đến khái niệm bán kính Schwarzschild trong vật lý. Chân trời sự kiện của lỗ đen Chân trời sự kiện được biết đến là một phần của lỗ đen. Đó là ranh giới mà vận tốc thoát ly (Vận tốc vũ trụ cấp 2) của lỗ đen lớn hơn vận tốc ánh sáng. Nói chính xác hơn là mọi tia sáng (hạt) từ vật thể ở chân trời sự kiện đều bị bẻ cong về phía điểm kỳ dị. Bán kính Schwarzschild là một khái niệm về mật độ của lỗ đen, mỗi vật có một Bán kính Schwarzschild riêng. Khi vật đó được nén lại sao cho bán kính thật của vật đó nhỏ hơn với Bán kính Schwarzschild của nó thì một lỗ đen mới vừa được ra đời. Bởi theo lý thuyết, lỗ đen được hình thành do áp suất vật chất (kg/m³) quá lớn. Như vậy nếu nén Mặt Trời hay Trái Đất thành một quả cầu đủ nhỏ, ta sẽ có một lỗ đen. Thậm chí, theo lý thuyết, chiếc điện thoại di động của bạn cũng có thể trở thành lỗ đen. Tuy nhiên, để nén một vật thể thành lỗ đen ta cần một lực vượt ngưỡng Tolman – Oppenheimer – Volkoff (khoảng gấp 3 lần khối lượng mặt trời (solar masses)). Và tại sao ta lại đề cập đến Bán kính Schwarzschild? Bởi bề mặt hình cầu có bán kính bằng với Bán kính Schwarzschild chính là chân trời sự kiện. Chân trời sự kiện của vũ trụ quan sát được Chân trời phần tử của vũ trụ quan sát được là biên giới thể hiện khoảng cách xa nhất tại đó các sự kiện có thể được quan sát hiện tại. Với những sự kiện ở bên ngoài khoảng cách đó, ánh sáng không có đủ thời gian để tới được chỗ chúng ta, thậm chí nếu ánh sáng đã được phát ra từ khi vũ trụ bắt đầu. Chân trời phần tử thay đổi thế nào phụ thuộc vào trạng thái của sự mở rộng của vũ trụ. Nếu sự mở rộng có một số đặc tính, có những phần của vũ trụ sẽ không bao giờ quan sát được, dù người quan sát có phải đợi bao lâu chăng nữa để chờ ánh sáng phát ra từ các vùng đó tới nơi. Phần biên giới mà các sự kiện không bao giờ có thể được quan sát là một chân trời sự kiện, và nó thể hiện tầm mức lớn nhất của chân trời phần tử. Các tiêu chí để xác định liệu một chân trời sự kiện của vũ trụ có tồn tại không như sau. Xác định một comoving distance bởi Ở phương trình này, a là scale factor, c là tốc độ ánh sáng, và t0 là tuổi của vũ trụ. Nếu , (ví dụ các điểm được cho là xa ở mức tối đa chúng ta có thể quan sát được), thì không có chân trời sự kiện. Nếu , có chân trời sự kiện. Các ví dụ về các mô hình vũ trụ không có một chân trời sự kiện là các vụ trụ bị chi phối bởi vật chất hay bởi bức xạ. Một ví dụ về một mô hình vũ trụ với một chân trời sự kiện là một vũ trụ bị chi phối bởi hằng số vũ trụ (một de Sitter universe). Xem thêm Hố đen Bán kính Schwarzschild Lý thuyết hấp dẫn Hấp dẫn Điểm kỳ dị trần trụi Cơ học lượng tử Nghiệm Schwarzschild Kính thiên văn Chân trời sự kiện Wikibooks:Những câu thường hỏi về hố đen Tham khảo Liên kết ngoài Metrics: distances in a relativistic Universe Chân trời sự kiện và lỗ đen nhân tạo Lỗ đen Thuyết tương đối Thuật ngữ thiên văn học Thuyết tương đối rộng Vật lý thiên văn
840
6915
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%A1n%20c%E1%BB%B1c%20t%E1%BB%AB
Đơn cực từ
Trong từ học, khái niệm đơn cực từ hay từ tích (còn gọi là đơn cực Dirac) là khái niệm tương đương với khái niệm đơn cực điện hay điện tích trong tĩnh điện. Có thể hình dung một đơn cực từ là một vật thể gần giống nam châm, nhưng chỉ có cực bắc hoặc cực nam. Có thể quy ước cực bắc mang từ tích dương và cực nam mang từ tích âm; nghĩa là đơn cực từ có tổng từ tích khác không. Khái niệm này lần đầu được đưa ra vào năm 1929 bởi Paul Dirac, và sau này được nhắc đến trong thuyết thống nhất (GUT). Dirac cho rằng cơ chế của lượng tử tương đối tính dẫn đến việc lượng tử hóa cả điện tích e lần từ tích qm của điện tử hay các hạt mang điện. Từ tích của một đơn cực từ có điện tích e sẽ là: với n = 1,2,3... Quy Đổi chính là giá trị của hằng số mạng tinh thể Sự tồn tại Sự tồn tại của từ tích hiện nay vẫn là vấn đề gây tranh cãi và chưa giải quyết được. Theo phương trình Maxwell nguyên thủy ∇·B = 0 từ tích không tồn tại. Tuy nhiên, vật lý hiện đại giới thiệu giả thiết có từ tích, và đòi hỏi mở rộng phương trình Maxwell bằng vector "mật độ dòng từ" M: Theo phương trình này, dạng nguyên thủy của phương trình Maxwell chỉ đơn giản xảy ra khi từ tích bằng không. Mọi thí nghiệm từ trước đến này đều chưa quan sát được từ tích. Việc từ tích luôn bằng không đang là một thách thức trước các lý thuyết vật lý hiện đại tiên đoán về sự tồn tại của từ tích. Tham khảo Từ học Cơ học lượng tử Lý thuyết trường lượng tử
303
6919
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD%20thuy%E1%BA%BFt%20th%E1%BB%91ng%20nh%E1%BA%A5t%20l%E1%BB%9Bn
Lý thuyết thống nhất lớn
Lý thuyết thống nhất lớn, hay Thuyết thống nhất, được hình thành trong tiến trình mở rộng mô hình chuẩn của vật lý hạt. Mô hình chuẩn đã miêu tả chính xác các quan sát thu được tính đến nay, nhưng nó đã bỏ ngỏ những câu hỏi mang tính chất cơ bản, một trong số đó chính là việc tại sao tự nhiên lại cần đến 4 lực cơ bản mà không phải là 1, và tại sao độ lớn, cùng các tính chất, của chúng lại khác biệt đến vậy. Sự thành công của việc thống nhất tương tác điện từ và tương tác yếu trong thuyết điện-yếu đã dẫn đến những nỗ lực nhằm thống nhất tương tác mạnh và sau cùng là lực hấp dẫn vào làm một, với tên gọi là Lý thuyết thống nhất lớn, hay GUT (viết tắt từ tiếng Anh, Grand Unification Theory). Như trong thuyết điện yếu, sự chênh lệch về độ lớn của các mức năng lượng, dưới mức năng lượng nghỉ của các boson trung gian được miêu tả bằng việc phá vỡ đối xứng tức thời. Thuyết GUT đồng thời cũng giải thích sự tương đồng giữa điện tích electron và điện tích proton. Điểm nổi bật của thuyết GUT chính là các hằng số cặp của cả bốn tương tác đều có cùng một giá trị, gần bằng với hằng số mạng tinh thể ở mức năng lượng cao. Tuy nhiên mức năng lượng thống nhất trong lý thuyết lên đến 1015 GeV trong khi các máy gia tốc hiện tại mới chỉ đạt tới 3×103 GeV. Vì vậy, cần có một sự tiến bộ lớn trong công nghệ để thực hiện được những thí nghiệm kiểm chứng cho thuyết GUT. Sơ đồ sự thống nhất các lực căn bản Tham khảo Liên kết ngoài Vật lý hiện đại Vật lý hạt Vật lý lý thuyết Vũ trụ học vật lý
315
6938
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20V%C4%83n%20Th%E1%BB%8Bnh
Lê Văn Thịnh
Lê Văn Thịnh (chữ Hán: 黎文盛; 1038 – 1096) là người đỗ đầu trong khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam, được bổ làm quan, dần trải đến chức Thái sư triều Lý. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống, khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên cho An Nam. Tuy nhiên đến năm 1096 thì ông bị đày rồi mất, sau khi xảy ra "Vụ án hồ Dâm Đàm" (1095). Tiểu sử Lê Văn Thịnh quán tại hương Đông Cứu, nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền, cha mẹ ông là người nhân từ, thường giúp đỡ tất cả những ai có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Cha ông vừa dạy học vừa bốc thuốc trong làng và ngay từ còn nhỏ, Lê Văn Thịnh đã được cha dạy dỗ cẩn thận. Theo thần tích địa phương, ông sinh năm Dần, nhưng có nơi chép là năm Mậu Dần (1038), có nơi chép là năm Canh Dần (1050). Lê Văn Thịnh nức tiếng thông minh, học đâu nhớ đấy và nhớ rất lâu. Ông rất hiếu học, thường chong đèn đọc sách đến khuya, mẹ phải giục nhiều lần mới đi ngủ. Nhờ chuyên cần như thế nên năm mười ba tuổi, Lê Văn Thịnh đã nổi tiếng là người thông minh kinh sử, hiểu biết rộng. Mọi người trong vùng và bạn bè gọi ông là thần đồng. Năm Lê Văn Thịnh mười tám tuổi, cả cha lẫn mẹ ông đều qua đời. Ông dời đến sống ở trang Chi Nhị (nay là thôn Chi Nhị, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) và mở trường dạy học ở đây. Dân trong vùng biết tiếng ông nên cho con theo học rất đông. Tháng 2 năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường, Lê Văn Thịnh dự thi và đã đỗ đầu. Ban đầu, ông được vào hầu vua học, sau trải thăng chức Nội cấp sự, rồi Thị lang bộ Binh vào năm Bính Thìn (1076). Tháng 6 năm Giáp Tý (1084), ông được cử đi đến trại Vĩnh Bình (thuộc Cao Bằng ngày nay) để bàn nghị về việc cương giới với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc. Sau khi đã "phân giải mọi lẽ", nhà Tống chấp thuận trả lại cho Đại Việt (Việt Nam) 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng) mà họ đã chiếm trước đây, và cho thông sứ như cũ. Tiếc của, vì nghe đâu nơi ấy có vàng, người Tống có thơ rằng: Nhân tham Giao Chỉ tượng, Khướt thất Quảng Nguyên kim. Nghĩa là: Vì tham voi Giao Chỉ, Bỏ mất vàng Quảng Nguyên. Theo sử liệu, thì trong dịp này, Lê Văn Thịnh còn được vua Tống ban chức Long Đồ các Đãi chế, và sau đó được vua Lý Nhân Tông cất lên làm Thái sư vào năm Ất Sửu (1085). Cống hiến cho nhà Lý thêm 10 năm thì xảy ra "vụ án hồ Dâm Đàm" vào năm Ất Hợi (1095). Sau đó (1096), ông bị đày đi Thao Giang (thuộc Tam Nông, Vĩnh Phú ngày nay). Lê Văn Thịnh mất năm nào không rõ. Theo thông tin ở Đình Tổ (Thuận Thành), nơi thờ Lê Văn Thịnh làm Thành hoàng làng, thì Lê Văn Thịnh mất ở đó trên đường mãn hạn tù về quê, cách quê hương Đông Cứu khoảng 20 km. Vụ án hồ Dâm Đàm Sách Đại Việt sử lược ra đời vào thời Trần, kể lại vụ án như sau: "Mùa đông, tháng 11, năm Ất Hợi (1095), nhà vua (Lý Nhân Tông) xem đánh cá ở Diêu Đàm (hay Dâm Đàm, nay là Hồ Tây, Hà Nội). Lúc bấy giờ vua ngự trong một chiếc thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê Văn Thịnh vốn có mưu gian, nhân cơ hội ấy mới dùng ảo thuật làm khói sương nổi thoắt lên bao phủ cả mặt hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt. Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, vua có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy cái mác phóng ra. Khói sương theo cái mác mà tan biến đi thì thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí. Vua sai người bắt giữ Lê Văn Thịnh lại rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt Thao Giang. Trước kia, trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ là người Đại Lý (tức Vân Nam, Trung Quốc ngày nay), giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó. Và, đến đây thì làm phản". Sau đó, sách Đại Việt sử ký toàn thư ra đời vào thời Hậu Lê kể lại vụ án như sau: "Mùa xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết, an trí ở Thao Giang. Bấy giờ vua Lý Nhân Tông ra hồ Dâm Đàm, ngự thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: "Việc nguy rồi!". Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch. So lại, nội dung vụ án khá giống nhau, tuy nhiên về sau rõ ràng có sự thêm thắt (rất hoang đường) khi cho rằng Lê Văn Thịnh đã "hóa hổ" để mưu sát. Vụ án trên, lâu nay người ta đã bàn nhiều. Có người nói vì ông bị nghi kỵ nên bị hạ bệ; có người nói ông là nạn nhân bởi "sự xung đột ý thức hệ giữa Phật giáo (Quốc giáo, mà người đứng đầu là Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông) và Nho giáo (mà đứng đầu là ông) v.v... Tuy chưa thống nhất được nguyên nhân, nhưng có một điểm chung là Thái sư Lê Văn Thịnh đã bị hàm oan. Theo lưu truyền dân gian, khi sức lực tàn kiệt, Lê Văn Thịnh được ân xá, lần tìm về quê hương. Nhưng khi đến làng Điềng (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) thì yếu dần. Một nông dân thấy cụ già gầy yếu như hành khất liền biếu bát cháo hoa để cụ ăn. Bác nông dân hỏi: “Cụ có thèm ăn thứ gì nữa không ?”, ông trả lời muốn ăn một khúc cá. Bác nông dân lựa được con cá mè hoa đem nướng một khúc biếu cụ. Lê Văn Thịnh ăn cá xong nằm nghỉ và mất tại đó. Dân làng Điềng khi biết đó là Trạng nguyên Lê Văn Thịnh liền đưa cụ ra một gò nổi bên bờ sông Dâu. Xác cụ được mối đùn kín, dân làng thấy lạ liền chôn cất và lập đình thờ, tôn cụ làm Thành hoàng làng. Tại quê hương của Thái sư Lê Văn Thịnh hiện nay có hai khu di tích lập ra để thờ ông (ở Thuận Thành và Gia Bình), và khu lăng mộ của ông cũng đã được trùng tu nhiều lần. Ngày nay tại Thành phố Hồ Chí Minh có con đường và bệnh viện cùng tên, tại nơi sinh của ông có trường THPT cùng tên. Sách tham khảo Khuyết danh, Đại Việt sử lược. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư (Tập I và II). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968. Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam''. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992. Xem thêm Người bị kết án oan sai trong lịch sử Chú thích Liên kết ngoài Hai thái sư Lê Văn Thịnh: một nghịch thần, một danh nhân (hay là nỗi oan khuất của Thái sư Lê Văn thịnh) L.T.L (122/04-99) Tạp chí Sông Hương 09:35 | 06/01/2010 Sinh thế kỷ 11 Năm mất thiếu Người Bắc Ninh Quan lại nhà Lý Nhà ngoại giao Việt Nam thời Lý Minh kinh bác học Người bị thi hành án oan sai về tội giết người Người bị kết tội mưu sát hoặc giết vua Nghi án về tội giết người chưa có lời giải minh bạch trong lịch sử
1,469
6948
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng%20An%20Th%E1%BA%A1ch
Vương An Thạch
Vương An Thạch (chữ Hán: 王安石 Wang Anshi; 18 tháng 12 năm 1021 – 21 tháng 5 năm 1086), tự Giới Phủ (介甫), hiệu Bán Sơn Lão Nhân (半山老人 Banshan Laoren), người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc. Tham gia chính sự lần thứ nhất Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha đẻ là Vương Ích. Đỗ tiến sĩ năm Khánh Lịch thứ 2 (1042) đời Tống Nhân Tông. Cùng năm, được bổ dụng làm trợ lý cho quan đứng đầu thủ phủ tỉnh Dương Châu. Năm 1047, ông được thăng tri huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Năm 1051, ông được cử đến Thương Châu làm thông phán. Hết nhiệm kì này ông được điều về kinh đô. Năm 1057, ông làm tri châu Thương Châu, tỉnh Giang Tô. Năm 1058 ông lại được điều đi làm quan hình ngục Giang Đông, trông coi việc tư pháp và hành chính Giang Nam. Đến cuối năm này, sau 17 năm làm quan địa phương, ông đã viết một bài trình lên Tống Nhân Tông, nêu rõ các trì trệ hiện thời của Bắc Tống và nêu lên các biện pháp khắc phục, áp dụng tân pháp để cải cách chế độ kinh tế-xã hội, quân sự của nhà Tống nhưng thất bại do sự chống đối của các tầng lớp quan lại đương thời. Trải qua một thời gian dài hai đời vua Tống Nhân Tông và Tống Anh Tông, sau khi về chịu tang mẹ 3 năm ở quê nhà, ông ở lại đó và mở trường dạy học. Lúc còn trẻ, ông đã ưa chuộng Nho học và dốc lòng vào việc quan. Khi tuổi về già, do việc quan không đắc ý, nên ông đem lòng say mê nghiên cứu Phật học. Phật giáo lúc bấy giờ thiên về Thiền tông, có ảnh hưởng rất lớn đối với học thuật Trung Quốc đời Tống. Tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của ông là xúi giục vua Tống xua quân xâm chiếm Đại Việt để lấy uy với nước Liêu và Tây Hạ (đang có xung đột với Tống ở phía Bắc). Rốt cục quân Tống không những không đánh thắng được Đại Việt, bị hao binh tổn tướng rất nhiều mà còn bị Đại Việt đem quân đánh phá 3 châu Khâm, Liêm, Ung. Tham gia chính sự lần thứ hai Năm 1068, Tống Thần Tông lên làm vua, triều đình nhà Tống gặp phải tình huống khủng hoảng về quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội. Tống Thần Tông lên ngôi và triệu ông về kinh đô Biện Kinh, phong làm Hàn lâm viện Học sĩ. Năm 1069 ông được thăng Tham tri chính sự. Năm 1070, Vương An Thạch được cử làm Tể tướng, đã đề ra chính sách cải cách kinh tế, dựng ra phép "... Bảo Giáp, Bảo Mã làm dân bớt bị quấy, thêm giàu; làm quốc khố dồi dào, làm binh lực nước mạnh" nhằm cứu vãn tình thế khó khăn trong nước và sự uy hiếp của hai nước Liêu – Hạ ở phía Bắc và Tây Bắc Trung Quốc, đồng thời có ý đồ mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam (trong đó có Đại Việt). Tân pháp của ông xét theo quan điểm của kinh tế học hiện đại gần với tính chất của một nền kinh tế kế hoạch hóa và phúc lợi công cộng. Để thủ tiêu việc đầu cơ tích trữ và độc quyền, ông cũng đã đưa ra một hệ thống giá cả cố định, đề ra việc trả lương bổng và trợ cấp hưu trí cho quan lại cũng như trợ cấp cho những người khó khăn v.v. Nội dung tân pháp Vương An Thạch đặt ra 3 phép về việc tài chính và 2 phép về việc quân binh. Tài chính: Phép thanh miêu: khi lúa còn xanh thì nhà nước cho dân vay tiền, đến khi lúa chín thì dân lại phải trả tiền lại, tính theo lệ nhà nước đã định mà trả tiền lãi. Phép miễn dịch: cho những người dân đinh mà ai không phải sưu dịch thì được nộp tiền, để nhà nước lấy tiền ấy thuê người làm. Phép thị dịch: đặt ra một sở buôn bán ở chốn kinh sư, để có những hàng hóa gì dân sự bán không được thì nhà nước mua thu cả lấy mà bán. Những nhà buôn ai cần phải vay tiền thì cho vay, rồi cứ tính theo lệ nhà nước mà trả tiền lãi. Quân binh: Phép bảo giáp: lấy dân làm lính. Chia ra 10 nhà làm một bảo, 500 nhà làm một đô bảo. Mỗi bảo có đặt hai người chánh phó để dạy dân luyện tập võ nghệ. Phép bảo mã: nhà nước giao ngựa cho các bảo phải nuôi, có con nào chết thì dân phải theo giá đã định mà bồi thường lại. Tân pháp, hay còn gọi là biến pháp là những chủ trương cải cách đầy tiến bộ thông qua các đạo luật. Khi năm phép ấy thi hành ra thì sự chống đối của các tầng lớp quan lại lên cao. Họ cho là trái với chế độ và phong tục cũ từ thời Tam Hoàng - Ngũ Đế nhất là các quan lại theo cựu đảng như Tư Mã Quang, Tô Thức, Âu Dương Tu. Biến pháp Vương An Thạch được tiến hành một thời gian, và bị các thành phần khác ghen ghét, đấu tranh chống lại luật "thu thuế lúc lúa đang xanh" nên ông đã bị bãi chức lần thứ nhất. Giai đoạn từ 1070 đến 1075, ông mạnh tay thực hiện các biện pháp cải cách của mình. Ông còn cho sửa đổi lại hệ thống thi cử quốc gia, làm cho nó ít lệ thuộc vào Tứ Thư, Ngũ Kinh mà dựa trên cơ sở những kiến thức có giá trị thực tiễn. Điều này cũng làm cho tầng lớp quý tộc và quan lại theo trường phái Khổng Tử khó chịu. Khoảng tháng 6 năm 1074, thấy không làm được gì, ông xin từ chức. Nhưng tình hình càng trở nên phức tạp hơn. Đến tháng 3 năm 1075, Vương An Thạch lại được vua Tống triệu về chấp chính. Lần này, thì lại có làn sóng chống "luật miễn dịch" của ông. Hàng nghìn người kéo đến trước cửa nhà ông để làm náo động. Sau này, ông cử người đi điều tra sự thật và phát hiện ra phái chống đối đã giở thủ đoạn làm cho việc thi hành bị sai với đường lối ban đầu nên đã giải thích cho dân hiểu rõ sự thật. Giai đoạn từ năm 1073 đến năm 1077, ông cho tiến hành luật Thị dịch. Phái chống đối ngày càng hành động quyết liệt hơn. Ông bị chỉ trích với 7 tội lớn. Tằng Bố còn đâm ông bị thương. Thực tế, trong hai năm thi hành luật Thị dịch, cuộc sống ở kinh thành ổn định hơn. Vào năm 1076, Vương An Thạch lại được vua vời ra làm Tể tướng. Tháng 10 năm đó, vua lại phế chức ông, đồng thời ông cũng xin từ chức do vua không nghe theo các cải cách khác của ông. Tống Thần Tông trở thành người chỉ đạo cải cách sau khi Vương An Thạch từ chức, nhưng sau này, do tổn thất quá nặng nề trong cuộc xâm lược của Tây Hạ, nhà vua không còn hứng thú gì đến việc cải cách. Năm 1085 Tống Thần Tông qua đời, Tống Triết Tông mới 10 tuổi lên ngôi vua, nhà vua bổ nhiệm Tư Mã Quang làm Tể tướng. Một năm sau khi Tư Mã Quang chấp chính, các biện pháp cải cách bị loại bỏ gần hết. Tháng 10, năm Hi Ninh thứ 9 (1076) Vương An Thạch quay về Giang Ninh. Ông trồng cây, làm vườn và sinh sống ở đây hơn 10 năm. Ông hưởng thọ 64 tuổi, ôm hận "Biến pháp cải cách" thất bại. Biến pháp của ông đả kích mạnh mẽ vào quyền lợi của các đại quan, địa chủ, thương nhân, quý tộc cung đình và hoàng thân quốc thích, hạn chế đặc quyền của chúng, đương đầu với các thế lực thủ cựu. Ông bị bốn phía chĩa mũi dùi tấn công khiến ông chán nản và đi dần đến thất bại. Ông sống cuộc đời giản dị, không ham tiền tài danh vọng. Một danh nhân đương thời tặng ông biệt hiệu "Xem phú quý như phù vân, một vĩ nhân". Ông được người đời sau tôn là một trong "Đường Tống bát đại gia" (tám đại văn hào của đời Đường và đời Tống). Văn chương Ông là một trong bát đại gia về văn xuôi và thơ phú từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13 ở Trung Quốc, gồm có: Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên đời Đường, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng và ông. Thơ Bài thơ Tết Nguyên Đán của ông đã được nhiều người dịch Ngoài ra ông còn để lại nhiều bài khác như Minh phi khúc. Giai thoại Giữa Vương An Thạch và Tô Thức có một giai thoại lý thú. Tô Đông Pha đọc thơ của Vương An Thạch, thấy có hai câu: Minh nguyệt sơn đầu khiếu Hoàng khuyển ngọa hoa tâm Đông Pha chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót ở đầu núi, chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được? Do nghĩ như vậy nên Đông Pha lấy bút sửa chữ khiếu ra chữ chiếu, sửa chữ tâm thành chữ âm, thành ra: Sau đó, Tô Đông Pha bị đổi tới một nơi ở phía nam. Ở đó, Đông Pha thấy một loài chim tên là Minh nguyệt, và một loài sâu tên là Hoàng khuyển. Lúc đó, Đông Pha nhớ lại hai câu thơ của Vương An Thạch, có nghĩa là: Con chim Minh nguyệt hót ở đầu núi Con sâu Hoàng khuyển nằm giữa đóa hoa Lúc ấy Đông Pha mới biết kiến thức của mình còn kém họ Vương nhiều. Tham khảo Liên kết ngoài Đường Tống bát đại gia Nhân vật chính trị nhà Tống Người Giang Tây Nhà văn Trung Quốc thời Tống Nhà thơ Trung Quốc thời Tống Tể tướng Trung Quốc Người cải cách Trung Quốc Sinh năm 1021 Mất năm 1086 Người họ Vương tại Trung Quốc Tiến sĩ nhà Tống Công tước nhà Tống
1,754
6960
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20kinh
Ngũ kinh
Ngũ Kinh (五經 Wǔjīng) là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Năm quyển Ngũ Kinh gồm có: Kinh Thi (詩經 Shī Jīng): sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi học trò "học Kinh Thi chưa?", người học trò trả lời "chưa". Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" (sách Luận ngữ). Kinh Thư (書經 Shū Jīng): ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ. Kinh Lễ (禮記 Lǐ Jì): ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận Ngữ). Kinh Dịch (易經 Yì Jīng): nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,... Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện. Kinh Xuân Thu (春秋 Chūn Qiū): ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra. Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh. Xem thêm Tứ Thư Tham khảo Liên kết ngoài Văn hóa Trung Quốc Văn học Trung Quốc Tác phẩm Nho giáo Nho giáo
493
6961
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba%20m%C3%B9a
Ba mùa
Ba mùa là một bộ phim của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bùi được quay tại Việt Nam. Phim được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 49 năm 1999. Bên cạnh đó, phim còn được chọn để tranh tài ở hạng mục Phim quốc tế hay nhất tại giải Oscar lần thứ 72 nhưng không vào danh sách đề cử cuối cùng của Viện Hàn Lâm Mỹ. Nội dung Bộ phim miêu tả một vài nét văn hóa Việt Nam trong thời hiện tại đang dần chịu ảnh hưởng phương Tây. Bối cảnh của phim là Thành phố Hồ Chí Minh nơi những nhân vật chính đương đầu với các tác động đan xen nhiều chiều từ nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đó là mảnh đời của một anh đạp xích lô đem lòng yêu một cô gái làng chơi, một cô thôn nữ mến thương một ông thầy giáo già mắc bệnh cùi, một em bé lai vật lộn với cuộc sống vỉa hè, và một anh cựu binh Mỹ đi tìm lại đứa con rơi. Những sinh linh nhỏ nhoi, trong khung cảnh Sài Gòn ngày nay, với những ước mơ, những vui buồn, những xúc động của mỗi người, nhịp theo ba mùa: nắng, mưa và hy vọng. Giải thưởng Phim được nhận một số giải thưởng và đề cử, đặc biệt là cả ba giải khán giả (Audience Award), giám khảo (Grand Jury Prize) và quay phim (Cinematography Award) tại Liên hoan Phim Sundance trong năm 1999, trở thành bộ phim đầu tiên trong lịch sử chiến thắng cả giải giám khảo bình chọn và khán giả bình chọn tại LHP Sundance. Phim giành chiến thắng Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất tại Giải Satellite năm 2000, giải Phim đầu tay xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Portland năm 1999 và giải Quay phim xuất sắc nhất tại Giải Tinh thần độc lập năm 2000. Xem thêm Danh sách phim của Việt Nam được đệ trình lên Giải Oscar cho Phim ngoại ngữ hay nhất Tham khảo Liên kết ngoài Phim của Hãng phim Giải Phóng Điện ảnh hải ngoại Phim chính kịch Việt Nam Phim chính kịch Mỹ Phim năm 1999 Phim chính kịch thập niên 1990 Phim tiếng Việt Phim quay tại Việt Nam
380
6988
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20s%E1%BB%AD%20k%C3%BD
Đại Việt sử ký
Đại Việt sử ký (chữ Hán: 大越史記) là bộ quốc sử đầu tiên của nước Việt Nam do Lê Văn Hưu (đời Trần) soạn ra, gồm 30 quyển, chép lịch sử Việt Nam từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử nay không còn nữa và được các học giả cho rằng đã bị đem về Trung Quốc vào thời thuộc Minh, nhưng Ngô Sĩ Liên vào thời Lê đã tham khảo để soạn ra bộ Đại Việt sử ký toàn thư, trong đó có trích một số lời bình của Lê Văn Hưu đối với các nhân vật. Sau khi hoàn thành bộ sử năm 1272, Lê Văn Hưu đem dâng vua Trần Thánh Tông, được ban thưởng rất hậu. Quá trình biên soạn Lê Văn Hưu là một học giả nổi tiếng thời Trần, dưới thời Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông từng giữ các chức vụ Kiểm pháp quan, Binh bộ thượng thư, rồi thăng lên Hàn lâm viện học sĩ, Quốc sử viện giám tu. Lê Văn Hưu theo lệnh vua Trần Thái Tông biên soạn bộ chính sử đầu tiên của nhà Trần mang tên Đại Việt sử ký. Bộ sách này bao gồm 30 quyển được hoàn thành và dâng lên vua Trần Thánh Tông vào tháng 1 năm 1272 và được vua Thánh Tông hết sức khen ngợi. Lê Tắc trong An Nam chí lược cho rằng Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu được biên soạn dựa trên cơ sở bộ Việt chí (越志) của Trần Phổ được viết dưới thời Trần Thái Tông. Dưới thời thuộc Minh, nhiều cuốn sách có giá trị của Đại Việt đã bị nhà Minh tịch thu mang về Trung Quốc , trong đó có Đại Việt sử ký nên tác phẩm này về sau bị thất truyền. Tuy nhiên, nội dung của Đại Việt sử ký cùng các lời bình luận của Lê Văn Hưu về các sự kiện lịch sử đã được nhà sử học Phan Phu Tiên ghi lại và dùng làm tư liệu biên soạn bộ chính sử đầu tiên của nhà Lê dưới triều vua Lê Nhân Tông vào năm 1455. Bộ Đại Việt sử ký mới của Phan Phu Tiên bổ sung giai đoạn lịch sử từ năm 1223 khi Trần Thái Tông lên ngôi đến năm 1427 khi quân Minh rút về nước sau chiến thắng của Lê Lợi. Bộ sử của Phan Phu Tiên bao gồm 10 quyển với tên gọi Đại Việt sử ký tục biên (大越史記續編) hay Quốc sử biên lục. Sau đó, nhà sử học Ngô Sĩ Liên dựa trên các tác phẩm của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên để biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư bao gồm 15 quyển được hoàn thành năm 1479. Đại Việt sử lược, bộ sách còn sót lại của Việt Nam trong thời thuộc Minh cũng được xem là một phần còn lại của bộ Đại Việt sử ký. Nội dung Do bản gốc của Đại Việt sử ký được sử dụng trong các tác phẩm của Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên, nên rất khó phân biệt phần do Lê Văn Hưu viết và phần do người khác viết. Chúng ta chỉ biết rằng Lê Văn Hưu đã chọn thời điểm thành lập vương quốc Nam Việt (南越) của Triệu Đà vào năm 207 TCN làm điểm khởi đầu cho lịch sử Việt Nam và kết thúc tác phẩm vào thời Lý Chiêu Hoàng (1224–1225). Nội dung ban đầu của Đại Việt sử ký chỉ tồn tại dưới hình thức 30 lời bình luận của Lê Văn Hưu về các sự kiện và nhân vật lịch sử được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư: Quan điểm lịch sử Được xem là bộ quốc sử đầy đủ đầu tiên của Việt Nam, Đại Việt sử ký được Lê Văn Hưu biên soạn theo hình thức của Tư trị thông giám (資治通鑑) của Tư Mã Quang. Trong thời gian biên soạn, Lê Văn Hưu đã có cơ hội chứng kiến một trong những sự kiện chủ yếu trong thời Trần là cuộc kháng chiến của Đại Việt chống quân Nguyên lần thứ nhất năm 1258 cũng như các mối đe dọa liên tục từ nhà Nguyên sau đó. Vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đã ra lệnh cho Lê Văn Hưu biên soạn quốc sử để nhà Trần có thể học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ của Đại Việt trong việc cai trị và củng cố nền độc lập của đất nước trước các triều đại Trung Quốc. Mục đích trên của các vua nhà Trần và Lê Văn Hưu đã giải thích lý do vì sao Đại Việt sử ký chọn thời điểm thành lập vương quốc Nam Việt của Triệu Đà vào năm 207 TCN làm thời điểm khởi đầu của lịch sử Việt Nam, một quan điểm bị các nhà sử học Việt Nam sau này như Ngô Thì Sĩ ở thế kỷ 18 và các nhà sử học hiện đại phê phán vì các vua Nam Việt đều là người Hán. Căn cứ vào nền độc lập của Nam Việt trong thời Hán, Lê Văn Hưu coi Triệu Đà là người đầu tiên và là một điển hình tốt trong số các vua Việt Nam biết quan tâm đến nền độc lập của đất nước. Một ví dụ khác cho thấy Lê Văn Hưu quan tâm đến sự bình đẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc là lời bình luận của ông về sự kiện Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế năm 968, trong đó Lê Văn Hưu coi Đinh Tiên Hoàng là "bực thánh triết tiếp nối chính thống của Triệu Vương", tức là coi Đinh Tiên Hoàng là người kế thừa Triệu Đà trong công cuộc giành lại độc lập cho Việt Nam trong khi thực sự người đó là Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đánh dấu chấm dứt nền thống trị của các triều đại phương bắc ở Việt Nam. Theo Lê Văn Hưu, người có đóng góp quan trọng trong việc khôi phục nền độc lập của Việt Nam từ tay Trung Quốc là Đinh Tiên Hoàng chứ không phải là Ngô Quyền, bởi vì Ngô Quyền chỉ xưng vương trong khi Đinh Tiên Hoàng xưng đế và coi mình ngang hàng với các hoàng đế nhà Tống. Do Lê Văn Hưu rất coi trọng nền độc lập của Việt Nam nên ông thường có những nhận xét tiêu cực về các nhân vật lịch sử mà ông cho là phải chịu trách nhiệm nhiều hay ít về việc để mất nước vào tay phương bắc như trường hợp Thừa tướng Lữ Gia của nhà Triệu nước Nam Việt hay vua Lý Nam Đế. Trong khi quan điểm hiện đại ca ngợi Lý Nam Đế là một anh hùng dân tộc của Việt Nam trong cuộc khởi nghĩa chống sự đô hộ của nhà Lương thì Lê Văn Hưu lại chỉ trích tài năng của Lý Nam Đế vì ông bị Trần Bá Tiên đánh bại và Việt Nam lại mất độc lập một lần nữa. Tuy nhiên, Lê Văn Hưu đã dành những lời ca ngợi tốt đẹp nhất cho Hai Bà Trưng, những người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nhà Hán và cuối cùng thất bại dưới tay Mã Viện vào năm 42. Trong lời bình luận của Lê Văn Hưu, đàn ông Việt Nam thật đáng xấu hổ khi chỉ biết cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc trong khi Trưng Trắc, Trưng Nhị chỉ là đàn bà mà đấu tranh anh dũng cho độc lập của đất nước. Đối với những người Hán sang cai trị Việt Nam, Lê Văn Hưu đã có những nhận xét tích cực dành cho những người có đóng góp cho sự ổn định của đất nước, như việc ông trân trọng gọi thái thú Sĩ Nhiếp là Sĩ Vương, người đã giữ vững nền tự chủ của Việt Nam thoát khỏi sự cai trị trực tiếp của nhà Ngô trong một thời gian dài. Bên cạnh sự quan tâm đến nền độc lập của đất nước, Lê Văn Hưu cũng đặc biệt coi trọng khả năng trị vì đất nước của các vua Việt Nam từ Ngô Quyền đến Lý Anh Tông với các lời bình luận mang quan điểm Nho giáo. Lê Văn Hưu phê phán Lý Thái Tổ xây dựng quá nhiều chùa chiền thay vì phải tiết kiệm các nguồn lực cho đất nước và nhân dân. Việc Lý Thần Tông tôn Sùng Hiền hầu làm Thái thượng hoàng vào năm 1129 bị Lê Văn Hưu phê phán là "hóa ra hai gốc" và cho rằng Thần Tông nên tôn Lý Nhân Tông làm Thái thượng hoàng thay vì tôn cha đẻ của mình. Tuy nhiên, quan điểm của Lê Văn Hưu ít tính chất Nho giáo hơn nhiều so với Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư, trong đó Ngô Sĩ Liên gần như hoàn toàn dựa trên quan điểm Nho giáo, sở dĩ như vậy vì mối quan tâm chủ yếu của Lê Văn Hưu luôn là nền độc lập và sự bình đẳng của Việt Nam trước nước láng giềng Trung Hoa ở phương bắc. Do đó bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu được xem là tác phẩm cần thiết khẳng định nền tự chủ của Việt Nam. Chú thích và tham khảo Chú thích Tham khảo Đại Việt sử ký toàn thư (3 tập). Nhà xuất bản Khoa học xã hội (tái bản năm 2004) Liên kết ngoài Liên kết đến các trang sử điện tử Sách lịch sử Việt Nam Sách năm 1272
1,629
6994
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%ADu%20khi%E1%BA%BFu
Cửu khiếu
Cửu khiếu (nghĩa là chín lỗ) hay Chín vía (hoặc Chín phách) là phần thể xác liên quan đến phụ nữ trong tín ngưỡng và văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam vốn là văn hóa truyền miệng nên thường có nhiều dị bản và gây khó hiểu. Sau đây là một số cách giải thích chi tiết hơn về cửu khiếu. Các cách giải thích Sách của Đào Duy Anh (xem tham khảo), thiên thứ ba, chương VI "Tín ngưỡng và tế tự" ghi rằng: Hồn là cái linh phụ vào phần khí của người, là phần khinh thanh, người ta chết thì bay lên không; còn phách là cái linh phụ vào phần hình của người, là phần trọng trọc, khi người ta chết thì tiêu xuống đất. Đàn ông có ba hồn phụ vào tam tiêu và bảy phách (vía) phụ vào thất khiếu, đàn bà thì có chín phách (vía) phụ vào cửu khiếu. Và chú thích: Tam tiêu là miền miệng trên dạ dày là thượng tiêu, miền giữa dạ dày là trung tiêu, miền trên bàng quang là hạ tiêu. Thất khiếu là bảy cái lỗ trên mặt: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng. Cửu khiếu là thất khiếu với hai khiếu: lỗ sinh thực khí và hậu môn Sách của Hoàng Quốc Hải (xem tham khảo), chương "Việc tang việc hiếu" ghi rằng: ''Theo quan niệm cổ xưa, con người có 7 lỗ (thất khiếu) để hấp thụ vật chất, tinh thần mà trưởng thành. Bảy lỗ đó là: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng. Đàn bà có thêm lỗ vú và lỗ sinh dục để đẻ và nuôi con. Khi hết chức năng sinh đẻ lại trở về thất khiếu (Phật giáo phân biệt các động vật cao cấp, hễ đã có cửu khiếu (9 lỗ) đều có thể tu Phật. Vì vậy, trong lịch sử có Tôn Hành giả gốc từ con khỉ. Cửu khiếu trong trường hợp này kể cả đàn ông và đàn bà tính theo thế ổn định: 2 lỗ tai, 2 lỗ mắt, hai lỗ mũi, miệng, lỗ sinh dục, lỗ bài tiết). Tham khảo Đào Duy Anh, "Việt Nam văn hóa sử cương", (1938), Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp (tái bản), 1998 Hoàng Quốc Hải, "Văn hóa phong tục", Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2005. Xem thêm Thất khiếu Tín ngưỡng dân gian Việt Nam
396
6996
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A5t%20khi%E1%BA%BFu
Thất khiếu
Thất khiếu (nghĩa là bảy lỗ) hay Bảy vía (hoặc Bảy phách) là phần thể xác liên quan đến đàn ông trong tín ngưỡng và văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam vốn truyền miệng nên thường có nhiều dị bản và gây khó hiểu. Sau đây là một số cách giải thích chi tiết hơn về thất khiếu. Các cách giải thích Sách của Đào Duy Anh (xem tham khảo), thiên thứ ba, chương VI "Tín ngưỡng và tế tự" ghi rằng: Hồn là cái linh phụ vào phần khí của người, là phần khinh thanh, người ta chết thì bay lên không; còn phách là cái linh phụ vào phần hình của người, là phần trọng trọc, khi người ta chết thì tiêu xuống đất. Đàn ông có ba hồn phụ vào tam tiêu và bảy phách (vía) phụ vào thất khiếu, đàn bà thì có chín phách (vía) phụ vào cửu khiếu. Và chú thích: Tam tiêu là miền miệng trên dạ dày là thượng tiêu, miền giữa dạ dày là trung tiêu, miền trên bàng quang là hạ tiêu. Thất khiếu là bảy cái lỗ trên mặt: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng. Cửu khiếu là thất khiếu với hai khiếu: lỗ sinh thực khí và hậu môn Có quan niệm cho rằng con người ta, cả đàn ông và đàn bà, được coi là có chín cửa (cửu khiếu) để giao hòa với đại vũ trụ. Khi sống, cả chín khiếu đều đóng hay mở theo những thời điểm phù hợp để con người hòa hợp được với đại vũ trụ, nhưng khi chết thì cả chín khiếu phải đóng lại để hồn có thể thoát ra từ trên đỉnh đầu lên trời (trở về với đại vũ trụ hay siêu thoát), tức là giúp cho hồn không bị siêu tán (tản mạn, phân tán), nhằm sau này có thể đầu thai trở lại làm người. Đàn ông được coi là dương, có tính chất thăng (lên cao) nhiều hơn nên phần hồn có lẽ tập trung ở phía trên nhiều hơn so với đàn bà là âm có tính chất giáng (trầm lắng) nhiều hơn. Do vậy, theo quan niệm của người xưa, khi người ta chết, đối với nam chỉ cần đóng 7 khiếu trên để hồn có thể bốc lên. Bảy khiếu của đàn ông đều ở phần trên của cơ thể nên đôi khi gọi là thất khiếu dương, còn đối với nữ phải là cả chín khiếu, trong đó có 2 khiếu ở phía dưới (khiếu âm). Tham khảo Đào Duy Anh, "Việt Nam văn hóa sử cương", (1938), Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp (tái bản), 1998 Chú thích Xem thêm Cửu khiếu Tín ngưỡng dân gian Việt Nam
451
7011
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u%20tr%E1%BB%AF%20d%E1%BB%AF%20li%E1%BB%87u%20m%C3%A1y%20t%C3%ADnh
Lưu trữ dữ liệu máy tính
Bộ nhớ máy tính (tiếng Anh: Computer data storage), thường được gọi là ổ nhớ (storage) hoặc bộ nhớ (memory), là một thiết bị công nghệ bao gồm các phần tử máy tính và lưu trữ dữ liệu, được dùng để duy trì dữ liệu số. Nó là một linh kiện cơ bản có chức năng cốt lõi của các máy tính. Bộ nhớ máy tính bao gồm các bộ nhớ điện tĩnh (non-volatile memory) để lưu trữ được dữ liệu của máy tính một cách lâu dài (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì dữ liệu không bị mất đi), hoặc bộ nhớ điện động (volatile memory) để lưu dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc của máy tính (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì bộ nhớ này bị mất hết dữ liệu). Các thiết bị lưu trữ dữ liệu cho bộ nhớ lâu dài bao gồm: Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa quang, Băng từ, ROM, các loại bút nhớ... Các thiết bị lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc: RAM máy tính, Cache... Hầu hết các bộ nhớ nêu trên thuộc loại bộ nhớ có thể truy cập dữ liệu ngẫu nhiên, riêng băng từ là loại bộ nhớ truy cập tuần tự. Bộ nhớ máy tính có thể chia thành hai dạng: Bộ nhớ trong (main memory) và bộ nhớ ngoài (external storage). Chức năng Nếu không có một số lượng đáng kể bộ nhớ, một máy tính sẽ chỉ có thể thực hiện các hoạt động cố định và ngay lập tức xuất kết quả. Nó sẽ phải được cấu hình lại để thay đổi hành vi của nó. Điều này được chấp nhận cho các thiết bị như máy tính bỏ túi, bộ xử lý tín hiệu số và các thiết bị chuyên dụng khác. Máy tính Von Neumann khác biệt ở chỗ có một bộ nhớ trong đó chúng lưu trữ các lệnh vận hành và dữ liệu của chúng. Các máy tính von Neumann linh hoạt hơn ở chỗ chúng không cần phải cấu hình lại phần cứng của chúng cho mỗi chương trình mới, nhưng có thể được lập trình lại đơn giản với lệnh trong bộ nhớ mới; chúng cũng có xu hướng đơn giản hơn để thiết kế, trong đó một bộ xử lý tương đối đơn giản có thể giữ trạng thái giữa các tính toán liên tiếp để xây dựng các kết quả thủ tục phức tạp. Hầu hết các máy tính hiện đại đều là máy von Neumann. Phân cấp lưu trữ Bộ nhớ trong Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy. Còn có tên gọi khác là bộ nhớ chính (Main Memory) Bộ nhớ đệm nhanh (cache memory): Tốc độ truy xuất nhanh; Thường nằm trong CPU, một số cache cũ có thể nằm ngoài CPU: như các cache trên đế cắm kiểu slot 1, hoặc cache dạng thanh, có thể tháo rời giống như các thanh RAM ngày nay; Bao gồm Cache L1 và Cache L2, Cache L3 (L3 chỉ có ở một số CPU) có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU; Bộ nhớ chính (Main Memory): Bộ nhớ RAM (Random Access Memory), hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện; Bộ nhớ ROM (Read Only Memory), hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS. Bộ nhớ ảo (Virtual Memory); Bộ nhớ ngoài Bộ nhớ ngoài được hiểu là bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài, có thể dùng để mang đi lại được giữa các máy tính. Bao gồm: Bộ nhớ từ: đĩa cứng, Đĩa mềm,... Bộ nhớ quang: CD, DVD,... Bộ nhớ bán dẫn: flash disk, thẻ nhớ... Các loại bộ nhớ dựa trên công nghệ Flash ROM: Kết hợp với chuẩn giao tiếp máy tính USB (Universal Serial Bus) tạo ra các bộ nhớ máy tính di động thuận tiện và đa năng như: Các thiết bị giao tiếp USB lưu trữ dữ liệu, thiết bị giao tiếp USB chơi nhạc số, chơi video số; khóa bảo mật qua giao tiếp USB; thẻ nhớ... Dung lượng thiết bị lưu trữ Flash ROM đã lên tới 32GB (Samsung,Intel công bố năm 2005), trong tương lai, có thể Flash ROM sẽ dần thay thế các ổ đĩa cứng, các loại đĩa CD, DVD... Cách phân biệt trong và ngoài như trên chỉ mang tính tương đối. Ví dụ các loại ổ cứng, ổ đĩa CD có thể gắn ngoài (qua giao tiếp USB, DATA)tốc độ truy cập nhanh. Ổ đĩa mềm có thể đặt vào máy, lấy ra khỏi máy dễ dàng. dung lượng nhỏ tốc độ quay chậm, tốc độ truy cập chậm. Đĩa CD và USB là những thiết bị nhớ có dung lượng tương đối cao đến hàng trăm MB hoặc vài GB. Cách thức lưu trữ Tham khảo Kiến trúc máy tính
887
7023
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20Ki%E1%BB%81u%20d%E1%BA%A1%20b%E1%BA%A1c
Phong Kiều dạ bạc
Phong Kiều dạ bạc là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế, tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự... đặc biệt rất thích làm thơ. Bài thơ này là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, chỉ với nó ông đã được liệt vào hàng đại gia. Ông sáng tác bài này khi đi thi trượt trở về ghé qua Tô Châu, tức cảnh mà sinh tình. Nguyên tác bài thơ Phong Kiều dạ bạc sau này đã được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn Sơn. Nguyên bản chữ Hán: 楓橋夜泊 月落烏啼霜滿天 江楓魚火對愁眠 姑蘇城外寒山寺 夜半鐘聲到客船 Phiên âm Hán-Việt: Phong Kiều dạ bạc Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn San tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền "Phong Kiều dạ bạc" là một bài thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, với nhiều địa danh quen thuộc: Cô Tô- gắn với hình ảnh về người đẹp Tây Thi, Hàn San là ngôi chùa có nhiều vị sư nổi tiếng một thời và nhiều giai thoại, điển tích... Riêng bài PHONG KIỀU DẠ BẠC có một truyền thuyết khá lãng mạn: ☀Trần Trọng San trong cuốn THƠ ĐƯỜNG đã chép lại như sau: Một đêm trăng, sư cụ trụ trì chùa Hàn San, cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ: "Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung " "Bán tự ngân câu bán tự cung " Thao thức mãi sư cụ không nghĩ được hai câu tiếp; đột nhiên có tiếng gõ cửa. Thì ra là chú tiểu cũng trằn trọc vì 2 câu thơ mình mới nghĩ ra:  "Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn " "Bán trầm thủy để bán phù không."  Chú tiểu cũng không làm tiếp được, sang xin thầy giúp. Nghe xong, sư cụ mừng quá, quỳ xuống tạ Phật vì quả thật 2 câu thơ của chú tiểu hợp với 2 câu của sư cụ, thành một bài tứ tuyệt rất hay. Trần Trọng San đã dịch:  ""Mồng ba, mồng bốn, trăng mờ"" ""Nửa dường móc bạc nửa như cung trời"" ""Một bình ngọc trắng chia hai"" ""Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không""  Làm xong bài thơ này lúc nửa đêm, sư cụ bảo chú tiểu đánh chuông tạ ơn Phật. Tình cờ cũng ngay lúc ấy trên thuyền, thi sĩ Trương Kế cũng không ngủ được vì không nghĩ được câu tiếp cho hai câu "Nguyệt lạc ô đề...". Tự nhiên chuông chùa Hàn San vọng đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc bằng câu kết ""...Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền..""  Còn chùa Hàn San là một ngôi chùa hẻo lánh ngoài thành Ngô Huyện thuộc tỉnh Giang Tô. Xung quanh bát ngát rừng mai, phía sau dòng sông xanh ngắt lững lờ uốn khúc, giữa hai dãy núi sừng sững vươn mình trong làn mây trắng xóa. Chùa ở bên cầu có cây phong nên gọi là Phong Kiều. Trên sông đêm có ánh lửa chài. Bài thơ của Tần Thục đời Tống có câu: " Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự "(Quạ kêu trăng xế chùa bên cầu) và thơ Khang Hữu Vi đời Thanh, có câu "Lãnh tận Hàn San cố tự phong (Lạnh đến cả cây phong bên chùa cổ Hàn San) đều nói rõ chùa Hàn San bên cầu có cây phong. Như vậy, Giang phong và Ngư hỏa trong bài thơ trên vẫn là cây bên sông và lửa chài, chứ không phải là tên 2 quả núi Giang Phong và Ngư Hỏa như một vài giả thuyết đã nói.  Nhà thơ đời Thanh Vương Ngư Dương, từng đáp thuyền đi Tô Châu, dừng ở bến Phong Kiều, lúc ấy trời xẩm tối, mưa gió đầy trời, họ Vương đã đến bên trước cửa chùa đề hai bài thơ tứ tuyệt:  ""Nhật mộ đông đường chính lạc triều"" ""Cô bồng bạc xứ vũ tiêu tiêu"" "Sơ chung dạ hỏa Hàn San tự"" ""Ký quá Ngô phong đệ kỷ kiêu"" Dịch nghĩa: Chiều tối bờ đông chính lúc thủy triều xuống Thuyền côi chốn đậu mưa dầm dề Tiếng chuông thưa, ánh lửa đêm chùa Hàn San Nhớ đã qua cầu bên cây phong huyện Ngô Dịch thơ:  ""Chiều tối thủy triều lắng mé đông""  ""Mưa vương lất phất đậu cô bồng""  ""Hàn San ánh lửa chuông thưa thớt""  ""Ngô huyện qua cầu kế ngọn phong "" (Bản dịch: NDD)  ""Phong diệp tiêu tiêu thủy dịch không"" ""Ly cư thiên lý trướng nan đông"" ""Thập niên cựu ước Giang Nam mộng""  ""Độc thính Hàn San bán dạ chung"" dịch nghĩa:  Lá phong hiu hắt bến nước vắng không  Lìa quê nghìn dặm lòng buồn nhớ khó khuây  Mười năm ước cũ mộng về Giang Nam  Một mình nghe tiếng chuông chùa Hàn San lúc nửa đêm  ""Bến vắng rào rào trút lá phong""  ""Nhớ quê vạn lý khó khuây lòng""  ""Giang Nam hẹn ước mười năm mộng""  ""Chuông đánh, Hàn San đêm quạnh không.""  (Bản dịch: NDD)  Đã nói đến Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, không thể không nhắc đến Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục. Cả hai bài thơ phác họa dưới góc nhìn thi nhân trên con thuyền hững hờ đậu bãi sông. Một bài khi nghe tiếng chuông chùa thanh thoát đưa tới, đã xoa dịu đi nỗi trầm tư muội phiền của kẻ nhất thời bôn tẩu, đang nằm co ro khắc khoải trong khoang thuyền giá lạnh. Còn một bài thì khi nghe khúc hát văng vẳng của cô gái trẻ trên sông vang lên trong khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng, mà dường như dấy nên niềm xúc cảm u hoài trong nỗi hận mất nước.  Bạc Tần Hoài  ""Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa"" ""Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia"" ""Thương nữ bất tri vong quốc hận"" ""Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa"" (Đỗ Mục)  Dịch nghĩa:  khói lan tỏa trên nước lạnh, ánh nguyệt lan trên cát  Buổi đêm đậu thuyền tại bến sông Tần Hoài cạnh quán rượu  Cô gái trẻ không biết đến nỗi hận mất nước  Ở bên kia sông còn hát khúc Hậu Đình Hoa  Tần Hoài: tên con sông từ tỉnh Giang Tô chảy lên phía Bắc vào sông Trường Giang. Hậu Đình Hoa: tên khúc hát làm trong buổi tiệc của vua Trần Hậu Chủ và Trương Quý Phi thời Nam Bắc triều  Dịch thơ:  Thuyền Đậu Sông Tần Hoài  ""Khói trùm nước lạnh, trăng lồng cát""  ""Thuyền đậu Tần Hoài, cạnh tửu gia. "" ""Cô gái không hay buồn nước mất, "" ""Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa "" (Bản dịch: Trần Trọng San)  Khói lan phảng phất trên mặt nước, ánh trăng soi bóng trên mặt cát, thuyền nhẹ lững lờ đậu cạnh quán rượu. Cảnh trăng khuya mới tĩnh mịch làm sao. Bỗng bên kia sông vang lên một tiếng hát văng vẳng. Khúc hát trong những buổi yến tiệc vui chơi mà khiến lòng thi nhân chua xót như oán trách ai vô tình khi bồi hồi nghĩ đến nỗi hận mất nước....Các dịch giả từ Tản Đà, Nguyễn Hàm Ninh, Trần Trọng Kim... đến Trần Trọng San, Ngô Tất Tố...đều có điểm tương đồng trong cách cảm nhận. Bài thơ là nỗi buồn của Trương Kế gửi gắm trong một tiếng quạ kêu thảng thốt, lẻ loi trong đêm và nỗi sầu len vào giấc ngủ chập chờn của hàng cây phong đối diện với ánh lửa chài. Hai câu thơ tả thực mà không thực, nó hấp dẫn người đọc ở cái vẻ hư ảo của nó. Những ý thơ dường như không khớp nhau vì khi trăng lặn (nguyệt lạc), tức đã gần sáng, mà gần sáng (khác với nửa đêm - bán dạ) thì còn ai thức mà thỉnh chuông nữa. Tác giả viết những câu thơ trong chập chờn nửa tỉnh nửa mơ, gần sáng mà cứ tưởng nửa đêm. Đó là nỗi buồn của một người thi trượt, ấp ủ mộng công danh mà nay tan vỡ giống như Tú Xương vậy. Tiếng chuông đến từ chùa Hàn San, nơi có hai vị sư Hàn San và Thập Đắc nổi tiếng uyên thâm đạo học thời bấy giờ, ở ngoại thành Cô Tô đến làm khách của tác giả cũng giống như là tiếng chuông ảo. Câu thơ hay trong cái mơ màng hư ảo đó. Lấy một cái "giả thực" của ngoại cảnh để thể hiện một cái "đích thực" của tâm trạng là một đặc sắc nghệ thuật mà các tác giả cổ điển hay dùng. Nỗi buồn vô cớ hay nỗi buồn về nhân tình thế thái nói chung của tác giả, cho đến ngày nay vẫn chỉ là sự suy diễn. Một số ý kiến liên quan Một số tranh cãi trong giới thi sĩ xoay quanh hai câu thơ đầu về các từ như "ô đề", "sầu miên". Có người cho rằng phải hiểu hai từ trên như là hai địa danh là Ô Đề và Sầu Miên, nhưng nếu hiểu như vậy thì giá trị nghệ thuật của bài thơ giảm đi đáng kể, ngoài ra chưa có chứng cứ gì chứng tỏ ở khu vực này đã từng tồn tại các địa danh như vậy. Câu kết cũng bị tranh luận nhiều, do một số người cho rằng các chùa (gần như) không đánh chuông vào nửa đêm, ngoài ra nó còn mâu thuẫn với câu đề là Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên đã hàm ý trời gần sáng. Tuy nhiên, trong thơ ca, sự phá cách là một điều hết sức tự nhiên. Âu Dương Tu thì cho rằng: "Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã" (Nhà thơ vì muốn đặt câu cho hay nên lý không được thông, đó là một ngữ bệnh vậy). Sô Nghiêu trong quyển Đường thi tam bách thủ độc bản thì cho rằng: "Hậu nhân dĩ vi dạ bán vô chung thanh tương cấu bệnh, vị miễn xuy mao cầu tì" (Người đời sau lấy cớ nửa đêm không có tiếng chuông và cho là một ngữ bệnh, như thế thì chưa tránh khỏi cái thói bới lông tìm vết). Thơ Đường Trương Kế Chú thích Liên kết ngoài Hà Quảng, Trao đổi thêm về bài thơ Phong Kiều dạ bạc, 10/8/2004. Thơ Đường Thất ngôn tứ tuyệt
1,732
7041
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%E1%BB%A3ng%20L%C3%A2m
Tượng Lâm
Xem các nghĩa khác tại Tượng Lâm (định hướng) Về vùng đất Tượng Lâm (), các sử liệu Trung Hoa xưa xác nhận đó là phần đất ở vùng cực nam quận Nhật Nam, trực thuộc quyền cai trị của Giao Châu thời Bắc thuộc, ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (có tài liệu cho là đến tận cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Những nhà khảo cổ học phương Tây cho rằng Tượng Lâm có thể là phần đất chạy dọc theo bờ biển, từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, nằm trong lãnh thổ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Một số học giả Chăm học cho rằng lãnh thổ Tượng Lâm bao gồm: Indrapura (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay), Amavarati (Quảng Nam) và Vijaya (Bình Định), sau này gọi chung là bắc Chiêm Thành. Sự hòa trộn văn hóa Tượng Lâm là nơi tập cư của nhiều nhóm người xuất thân từ nhiều nền văn hóa khác nhau, một sự pha trộn văn hóa tự nhiên giữa các giống người vào thời hoang sơ. Đầu tiên là sự pha trộn văn hóa giữa các nhóm người Indonesia di cư (văn hóa Indus) và Cổ Mã Lai (văn hóa Sa Huỳnh), kế là với nhóm Việt tộc sơ sử (văn hóa Đông Sơn), sau có thêm người Hán (văn hóa Khổng-Mạnh) từ phương bắc di cư xuống và người Môn-Khmer (văn hóa Óc Eo-Phù Nam) từ tây nam đi lên. Cuối cùng là những nhóm Malaysia-Polynesia (văn hóa Mã Lai-Đa Đảo hay Nam Đảo) từ biển cả tràn vào hồi đầu Công nguyên. Nhóm sau cùng, hùng mạnh hơn, đã thu phục hay đồng hóa những nhóm có trước, để chỉ còn yếu tố Nam Đảo độc tôn, và thiết đặt quyền cai trị lâu dài (thế kỷ 1 TCN cho đến thế kỷ 1). Một số cư dân bản địa, không chấp nhận hay không chịu nổi sự cai trị của nhóm di dân mới tới, đã di tản lên vùng rừng núi sinh sống và trở thành những nhóm sắc tộc thiểu số ngày nay, nhưng không vì vậy mà quan hệ giữa đồng bằng và miền núi bị cắt đứt, dân cư hai vùng đã nương tựa nhau để tồn tại trong suốt thời gian dài. Sang thế kỷ 2, một số thương nhân Ấn Độ đến vùng đất này buôn bán và phổ biến nền văn minh, văn hóa của mình cho những nhà cầm quyền địa phương và một số thể chế tổ chức quốc gia đã được hình thành từ nam đến bắc. Một tấm bia đá tìm được ở làng Võ Cảnh (Nha Trang) cho thấy vị vương cai trị vùng đất phía nam vào thế kỷ 2 tên là Sri Mara, không có phần kế tiếp. Sri Mara chỉ là một tiểu vương Chăm pa ở phía nam (Kauthara), trong khi Khu Liên là một tiểu vương khác ở phía bắc (Indrapura). Do nằm cạnh lãnh thổ với Trung Quốc, sự hình thành Vương quốc Chăm Pa phía bắc được biết đến nhiều nhất bởi các nguồn sử liệu Trung Hoa và cũng nhờ đó người ta biết thêm về quan hệ giữa người Việt (các Lạc hầu, Lạc tướng) và người Chăm trong thời Bắc thuộc đã rất gắn bó. Cột đồng Mã Viện Cột đồng Mã Viện là mốc ranh giới đầu tiên giữa nhà Hán và dân cư gốc Nam Đảo. Sự kiện này chứng minh các nhóm dân cư gốc người Kinh theo nhà Hán sinh sống trên phần đất phía nam quận Nhật Nam rất e ngại những cuộc tấn công của người Nam Đảo từ phía nam. Về địa điểm của cột đồng, sử cổ Trung Hoa như Hậu Hán thư và Thủy Kinh chú cho rằng nó nằm ở phần lãnh thổ cực nam của nhà Hán (quận Nhật Nam) ở huyện Cửu Phong (tỉnh Quảng Trị ngày nay). Những nguồn sử khác như Tấn thư, Nam Tề thư và Lương thư cũng cho rằng cột đồng được dựng lên ở phía nam huyện Tượng Lâm (phía bắc Thừa Thiên Huế). Tân Đường thư thì cho rằng cột đồng được dựng lên ở phía nam Quảng Châu. Nổi dậy ở Tượng Lâm Sau biến cố Hai Bà Trưng, tình hình chính trị ở phía nam huyện Tượng Lâm, luôn dao động. Mùa hè năm 100, hơn 2.000 dân Tượng Lâm nổi lên phá đồn, đốt thành, giết một số quan quân cai trị. Chính quyền đô hộ phải huy động quân của các quận huyện khác đến dẹp, giết được chủ tướng, cuộc nổi loạn mới tạm yên. Từ đó chính quyền nhà Hán không dám ức hiếp một cách thô bạo dân cư tại đây nhưng đặt vùng đất này dưới quyền cai trị trực tiếp, do một binh trưởng sứ cầm đầu, đề phòng những cuộc nổi loạn sau này. Để lấy lòng dân cư địa phương, quan quân nhà Hán tổ chức phát chẩn cho dân nghèo, miễn thuế hai năm, ... Mục đích của chính sách cai trị trực tiếp này là thu thuế và nhận phẩm vật triều cống (vàng, bạc, sừng tê giác, ngà voi, móng chim ưng, hương liệu, vải lụa) càng nhiều càng tốt. Thuế và phẩm vật triều cống do những lãnh chúa địa phương thay mặt nhà Hán thu của dân. Như vậy nhà Hán vừa có thu nhập vừa không hao tốn ngân quỹ, lại duy trì được ảnh hưởng trên vùng đất đó, bù lại lãnh chúa địa phương được sắc phong và được bảo vệ khi bị tấn công. Theo sử liệu cổ của Trung Hoa (Hậu Hán thư, Lưu Long truyện, Mã Viện truyện) ghi lại thì người huyện Tượng Lâm luôn chống đối lại chính sách cai trị của nhà Hán và thường tranh chấp lẫn nhau về quyền cai trị tại vùng đất này. Tượng Lâm ở quá xa chính quốc nên sự cai trị trực tiếp của những quan đô hộ và binh lực nhà Hán làm hao tốn công quỹ mà lợi ích chính trị và kinh tế không cao, do đó đã rất lơ là. Năm 136, khoảng 1.000 dân Tượng Lâm nổi lên chống lại sự cai trị của nhà Hán và đánh chiếm huyện Tượng Lâm, họ đốt thành và giết trưởng lại (huyện trưởng). Năm sau thứ sử Giao Chỉ là Phàn Diễn phải điều hơn 10.000 binh sĩ từ hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân xuống đàn áp nhưng thất bại. Thay vì đi dẹp loạn, đoàn quân này lại phối hợp với dân quân Tượng Lâm chống lại và chiếm đóng một số thành quách khác trong quận, quan quân Đông Hán phải rút lui khỏi huyện Tượng Lâm. Năm 138, Giả Xương, quan thị ngự sử nhà Hán đi sứ phía nam, đã cùng với các quan thái thú trong quận Nhật Nam gom quân dẹp những cuộc nổi loạn ở huyện Tượng Lâm. Sau gần một năm, tất cả đều thất bại, và họ còn bị quân địa phương bao vây hơn cả năm trời. Từ đó nhà Hán mất tin tưởng ở đám quan quân địa phương và chỉ tin dùng quan quân từ Trung Hoa đưa xuống. Năm sau Hán Thuận Đế sai tướng Cổ Xương huy động 40.000 quân ở các châu Kinh, Dương, Duyên, Dự xuống đàn áp cuộc nổi dậy. Cổ Xương bị quân nổi loạn đánh bại, nhà Hán sai một tướng khác là Lý Cố mang viện binh tiếp trợ nhưng Lý Cố viện các lý do để hoãn binh. Cuộc tiến quân bị dừng lại. Những kế sách của Lý Cố là: Ly gián nội bộ những người nổi loạn bằng cách mua chuộc những lãnh chúa địa phương nhằm làm suy yếu tiềm lực của dân quân Tượng Lâm. Tránh can thiệp bằng quân sự vào những tranh chấp cục bộ của người địa phương. Chỉ để lại một quan lại người địa phương thay mặt thiên triều cai trị. Vấn đề lãnh đạo địa phương để cho người địa phương chọn lấy, người thắng cuộc được thiên triều tấn phong. Quan cai trị địa phương phải là một lãnh chúa thần phục thiên triều. Tước Vương Hầu (dành cho người nhà Hán) và Liệt Thổ (dành cho người địa phương). Để thực hiện mưu kế này, nhà Hán phong Trương Kiều làm thứ sử Giao Chỉ và Chúc Lương làm thái thú Cửu Chân; cả hai có nhiệm vụ thu thuế và nhận phẩm vật từ những quan lại được nhà Hán tấn phong. Trương Kiều đã thu phục được hàng chục ngàn dân thường của Nhật Nam và Tượng Lâm quy thuận Hán triều. Năm 144, dân quận Nhật Nam và huyện Tượng Lâm lại nổi lên chống lại ách cai trị của nhà Hán, nhưng bị thứ sử Hạ Phương đánh bại. Năm 157, Chu Đạt cùng với dân chúng Cửu Chân nổi lên giết huyện lệnh Cự Phong và thái thú Nghê Thức chiếm quyền lãnh đạo. Sự kết hợp tự nhiên giữa dân chúng hai quận Cửu Chân và Nhật Nam gây nhiều bối rối cho các quan quân cai trị. Dưới sự chỉ huy của đô úy quận Cửu Chân là Ngụy Lãng, quân Hán phản công quyết liệt, giết hơn 2.000 dân Cửu Chân, phe nổi loạn phải chạy xuống phía nam chiếm quận Nhật Nam và chống trả lại. Trong ba năm, từ 157 đến 160, quân Tượng Lâm (khoảng 20.000 người) tiến lên đánh quân Hán và chiếm nhiều huyện khác của Nhật Nam. Vài năm sau, năm 178, Lương Long cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại quân Hán, chiếm được nhiều vùng đất từ Giao Chỉ đến Hợp Phố và từ Cửu Chân đến Nhật Nam; năm 181 Hán vương cử Lã Đại mang quân sang đánh dẹp. Đến đời Hán Sơ Bình (190-193), nhân nội tình Trung Hoa rối loạn, dân Tượng Lâm, phối hợp với dân 2 quận Cửu Chân và Nhật Nam, nổi lên đánh đuổi quân Hán và giành thắng lợi. Năm 192, tiểu vương quốc Chăm pa đầu tiên phía bắc ra đời, dưới tên gọi Lâm Ấp dưới sự lãnh đạo của Khu Liên. Tiểu vương quốc này mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập của người Kinh ở phía bắc và phong trào thống nhất vương quốc Chiêm Thành ở phía nam. Xem thêm Hồ Tôn Tinh Lâm Ấp Hoàn Vương Quốc Chiêm Thành Lịch sử Chăm Pa Tham khảo Lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần 1 Lịch sử Chăm Pa Địa danh cũ Việt Nam Lịch sử Việt Nam
1,763
7046
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0n%20V%C6%B0%C6%A1ng
Hoàn Vương
Hoàn Vương (tiếng Hán: 環王國, tiếng Chăm: Panduranga) là tên ghi trong lịch sử Trung Hoa gọi vương quốc của người Chăm trong thời kỳ từ 757 đến 859, định đô tại Virapura (Hùng Tráng thành), sau là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận, nay là xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Vương quốc này được thành lập năm 757, là hệ quả của sự phân rã quốc gia Lâm Ấp. Địa phận của Hoàn Vương có lúc giới hạn trong khu vực tỉnh Ninh Thuận ngày nay. Hoàn Vương độc lập cho đến năm 859 thì thống nhất với 4 tiểu quốc khác để thành hình quốc gia Champa, tuy nhiên tính tự trị vẫn được nguyên vẹn. Nước này được xem là tiền thân của Panduranga, thành lập năm 1471, với một số biến đổi về cương vực và dân số. Các triều đại Prithi Indravarman Hoàn Vương quốc ra đời sau một cuộc thay đổi quyền lực ở Lâm Ấp, vương quốc vốn tồn tại tại vùng này trước đó. Năm 757, một tiểu vương ở phía nam Lâm Ấp nổi lên hạ bệ Bhadravarman II (một nhà vua trẻ của Lâm Ấp) vừa lên ngôi. Tiểu vương này tự xưng là Prithi Indravarman và chấm dứt dòng triều Gangaraja ở phía bắc. Theo bia ký đọc được, Prithi Indravarman là người đã thống nhất lãnh thổ Chăm Pa một cách chính danh nhất, vì được triều thần công nhận là "người thống lãnh toàn bộ đất nước như Indra, thần của các vị thần". Tuy đất nước đã được thống nhất, lãnh thổ này vẫn chưa có tên. Khi sang Trung Hoa triều cống, không biết sứ thần của Prithi Indravarman đã giải thích như thế nào mà sử liệu cổ Trung Hoa đặt tên lãnh thổ mới của người Chăm trong thời kỳ này là Hoàn Vương quốc (tức vương quyền trở về quê cũ). Việc làm đầu tiên của Prithi Indravarman là dời kinh đô Sinhapura (thành phố sư tử tức Trà Kiệu, Quảng Nam ngày nay) về Virapura. Dưới thời Prithi Indravarman, văn minh và văn hóa Ấn Độ từ phía nam đưa lên lấn át toàn bộ sinh hoạt của người Chăm phía bắc; tiếng Phạn được phổ biến rộng rãi trong giới vương quyền và các nơi thờ phụng; đạo Bà la môn được đông đảo người theo; đạo Phật nguyên thủy Thượng tọa bộ (Theravada) phát triển mạnh trong dân gian; đền đài, dinh thự và chùa tháp được xây dựng lên khắp nơi, nhiều nhất là tại Khu Lật (Huế), Amavarati (Mỹ Sơn), Sinhapura (Trà Kiệu)... để tạ ơn thần linh. Tuy vậy nguyên tắc tự trị của các tiểu vương quốc phía bắc vẫn được tôn trọng, vì trong các di tích khảo cổ trên lãnh thổ phía bắc không thấy di ảnh (hay hình tượng) của nữ thần Bhagavati, vị thần bảo hộ của Panduranga. Vị nữ thần này được Prithi Indravarman chọn làm "Bà Mẹ xứ sở" để dân chúng thờ phụng. Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (646-653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Tháp này về sau được biết dưới tên Po Nagar, hay Tháp Bà. Prithi Indravarman là một quân vương tài giỏi, đất nước thái bình và rất phồn vinh. Sự giàu có của Hoàn Vương quốc hấp dẫn các vương quốc lân bang, đặc biệt là Srivijaya (Palembang), Malayu (Malaysia), Javadvipa (Java), Nagara Phatom (Thái Lan), Sriksetra (Miến Điện) và Angkor (Chân Lạp); họ đến để trao đổi hoặc chờ dịp cướp phá. Năm 774, quân Nam Đảo (người Java và Mã Lai) từ ngoài khơi đổ bộ vào Kauthara và Panduranga, chiếm Virapura. Vua Prithi Indravarman đã chống trả lại mãnh liệt nhưng bị chết trong đám loạn quân (sau này được dân chúng tôn thờ dưới pháp danh Rudraloka). Một bia ký đọc được ở tháp Po Nagar ghi "những người đen đủi và gầy yếu từ miền xa đến, ăn những thức ăn khủng khiếp hơn xác chết, lại có tính hung ác. Bọn người này đi mành đến lấy cắp tượng linga của thần Sri Sambhu, đốt phá đền thờ [Po Nagar]". Sau cuộc tấn công này quân Nam Đảo cướp đi rất nhiều báu vật, trong đó có tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng. Satyavarman Ngay khi Prithi Indravarman vừa tử trận, một người cháu gọi ông bằng cậu tên là Cri Satyavarman được hoàng tộc tôn lên thay thế. Nhưng vừa lên ngôi, Satyavarman đã cùng hoàng tộc chạy lên miền bắc (Bình Định) lánh nạn. Tại đây, vua được cộng đồng người Chăm và người Thượng địa phương (Ba Na, Hrê) giúp thành lập một đạo quân hùng mạnh tiến xuống Kauthara tấn công quân Nam Đảo. Trước uy lực của Satyavarman, quân Nam Đảo lên thuyền bỏ chạy ra khơi, tân vương dẫn hoàng gia về lại Virapura. Tại đây, nhà vua xây thêm một cung điện mới trong thành Krong Laa và không ngờ đã sáng chế ra một phong tục mới mà các đời vua sau bắt chước theo, đó là tục trồng cây Kraik, biểu tượng của hoàng gia, trước cung điện. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay. Năm 786, Satyavarman mất (được dân chúng thờ phụng dưới pháp danh Isvaraloka), em trai út của ông được hoàng tộc đưa lên ngôi, hiệu Indravarman I(còn gọi là Nhân Đà La Bạt Ma) (786-801). Indravarman I Hay tin Satyavarman chết, năm 787, quân Java từ ngoài khơi lại tràn vào Virapura cướp phá, sát hại rất nhiều binh sĩ và dân chúng, phá tháp Hòa Lai thờ thần Bhadradhipatisvara tại phía Tây thành Virapura (gần Phan Rang ngày nay). Quân Nam Đảo chia ra làm hai nhóm, một nhóm bắt theo nhiều phụ nữ cùng báu vật chở về nước, một nhóm khác chiếm giữ Panduranga. Đến năm 799, Indravarman I mới đuổi được quân Nam Đảo ra khơi để kiến thiết lại xứ sở. Tại Virapura, nhà vua xây lại tháp Hòa Lai bằng ba tháp mới, gọi là Kalan Ba Tháp, thờ các thần Indrabhadresvara, Sankara và Narayana. Indravarman I dẹp yên được giặc giã nổi lên từ khắp nơi, như tại Candra (phía Bắc), Indra (Đông Bắc), Agni (Đông), Yama (Đông Nam), quan trọng nhất là loạn Yakshas (Nam). Yakshas là những bộ lạc người Thượng cư ngụ trên lãnh thổ đế quốc Angkor chứ không phải là quân Khmer. Harivarman I Đầu thế kỷ thứ 9, Indravarman I mất, em rể là hoàng thân Deva Rajadhiraja lên thay, hiệu Harivarman I (Kha Lê Bạt Ma). Trong hai năm đầu tân vương dồn mọi nỗ lực xây dựng lại đất nước và phục hồi thế lực quân sự. Để nhận thêm sự ủng hộ của quần chúng, nhà vua sai tể tướng Senapati Pangro trùng tu lại tháp Po Nagar vào năm 817 và xây thêm hai tháp mới cạnh tháp chính, một ở hướng Nam và một ở hướng Tây Bắc để dân chúng đến chiêm bái tượng nữ thần Bhagavati, được tạc lại bằng đá hoa cương. Sau những cố gắng vượt bực, Hoàn Vương quốc hưng thịnh trở lại, Harivarman I quyết định tấn công những quốc gia đã cướp bóc đất nước trước đó. Tháng 1 năm 803, quân Chăm tấn công châu Hoan (Tỷ Cảnh, nay là Nghệ An) và châu Ái (Hải Âm, nay là Thanh Hóa), mang về rất nhiều phẩm vật. Với lượng lúa gạo mang về miền bắc, thủy quân Hoàn Vương quốc xuất dương trừng phạt vương quốc Kelantan ở Java và Patani ở Malaysia. Khi trở về, nhà vua cho người lên miền núi mộ thêm binh sĩ. Với đạo quân này, hai lần (năm 803 và 817), Harivarman I tiến vào cao nguyên Đồng Nai thượng, đánh bại quân Khmer và kiểm soát một vùng đất rộng lớn. Để có thêm nguồn lương thực, năm 808, Harivarman I đem quân đánh chiếm châu Hoan và châu Ái lần nữa, nhưng bị thái thú Trương Châu đánh bại: 59 người trong hoàng tộc bị bắt sống, nhiều thớt voi, tàu chiến và quân trang quân dụng bị tịch thu, hơn 30.000 người bỏ xác tại trận. Qua năm sau, năm 809, Harivarman I tái chiếm châu Hoan và châu Ái một cách dễ dàng và mang về rất nhiều phẩm vật. Vikrantavarman III Con trai Harivarman I là tiểu vương đất Panduranga lên kế vị năm 817, hiệu Vikrantavarman III (Thích Lợi Tì Kiên Đà Bạt Ma). Vì tân vương còn nhỏ tuổi, triều thần phong tể tướng Senapati Par, tiểu vương đất Manidhi làm phụ chính. Viên tể tướng này đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Kambujas (Campuchia ngày nay), do vua Jayavarman II cai trị, phá nhiều thành trì Khmer trên cao nguyên Đồng Nai thượng. Để tạ ơn Bà Mẹ Xứ Sở, trong khuôn viên Po Nagar, Senapati Par cho xây thêm hai tháp mới về phía tây và tây nam, thời gian sau xây thêm ba tháp khác: một tại khu trung tâm thờ Sri Shambu, một phía Tây Bắc thờ Shandhaka và một phía Nam thờ Ganesha. Mặc dù vậy, trung tâm chính trị và tôn giáo vẫn được duy trì tại Virapura, thủ phủ Panduranga. Dưới thời Vikrantavarman III, Hoàn Vương quốc là một đất nước phồn thịnh, quân đội hùng mạnh. Một bia ký, tìm được tại tháp Po Nagar, miêu tả Vikrantavarman III như sau: "[Người] đeo những dây vàng có đính ngọc trai và ngọc bích, giống như mặt trăng tròn đầy đặn, che một chiếc lọng trắng bao phủ cả bốn phương trời bởi vì lọng còn sâu hơn cả đại dương, thân thể [Người] trang sức phủ kín bởi vương miện, đai, vòng, hoa tai, những tràng hồng ngọc... bằng vàng, từ đó phát ra ánh sáng giống như những cây leo [sáng lấp lánh]". Thư tịch cổ Trung Hoa (Cựu Đường thư) miêu tả thêm: "[Vua] mặc áo cổ bối bạch diệp... trên đeo thêm trân châu, dây chuyền vàng làm thành chuỗi...". Đẳng cấp quý tộc và phụ nữ cung đình cũng đeo trang sức quý: "Phu nhân mặc vải cổ bối triệu hà... mình trang sức dây chuyền vàng, chuỗi ngọc trai" hay "... quân đội được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau...". Kết thúc Hoàn Vương, hình thành Chiêm Thành Tuy nhiên với thời gian, Hoàn Vương lại trở thành nạn nhân của sự giàu có của mình, các thế lực lân bang liên tục tràn vào cướp phá. Trong suốt 21 năm, từ 854 đến 875, quân của đế quốc Angkor đã nhiều lần tiến đánh Hoàn Vương quốc, chiếm nhiều vùng đất rộng lớn dọc tả ngạn sông Đồng Nai, đôi khi còn băng cao nguyên Langbian đột nhập vào lãnh thổ Panduranga cướp phá. Vikrantavarman III mất năm 854 (được thờ dưới pháp danh Vikrantasvara), không người kế tự, nội bộ triều đình xảy ra tranh chấp. Năm 859, một vương tôn có nhiều chiến công, tên là Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Jaya Indravarman II. Quốc hiệu Campapura (đất nước của người Chăm -theo tiếng Phạn cổ) được Indravarman II chính thức sử dụng. Sử sách Trung Hoa phiên âm là Chang Cheng (từ chữ Campapura hay Campa mà ra), tiếng Việt là Chiêm Thành hay Chiêm Bà, tiếng Tây phương là Champa. Xem thêm Hồ Tôn Tinh Tượng Lâm Lâm Ấp Chiêm Thành Lịch sử Chăm pa Tham khảo Panduranga
1,955
7050
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu%20Li%C3%AAn
Khu Liên
Khu Liên hay Sri Mara (tiếng Tamil: திருமாறன், tiếng Thái: ศรีมาระ) là quốc vương đầu tiên của Lâm Ấp. Người ta cho rằng ông lập ra vương quốc Lâm Ấp (sau này là Chăm Pa) năm 192. Ngày tháng năm sinh cũng như mất là không rõ, chỉ biết rằng năm 270, cháu ngoại của ông là Phạm Hùng lên làm vua. Lịch sử Từ nửa cuối thế kỷ 2, phần lãnh thổ cực nam Giao Chỉ trở nên khó trị, dân cư bản địa liên tục nổi lên chống lại chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ. Tượng Lâm trở thành nơi tranh chấp thường xuyên giữa nhà Hán và dân địa phương. Năm 137-138, Khu Liên ở Tượng Lâm (Quảng Nam), chống Đông Hán. Nhân dân quận Giao Chỉ, Cửu Chân, hưởng ứng nổi dậy đốt thành giết trưởng lại. Năm 190, người Tượng Lâm nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành. Năm 192, dân Tượng Lâm giết huyện lệnh (huyện trưởng) để đưa Khu Liên lên cai trị. Khu Liên cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc riêng: Lâm Ấp. Nghi vấn Về tên gọi Khu Liên, có rất nhiều tranh cãi. Sử sách Trung Hoa viết tên vị vua đầu tiên của Lâm Ấp tên là Khu Liên. Nhiều sử gia cho rằng Khu Liên thuộc dòng dõi của bộ tộc Dừa ở phía bắc. Tuy nhiên, Khu Liên có thể không phải là tên của một người cụ thể, mà là cách gọi kính trọng một người có ngôi vị cao trong một định chế tập thể. Đối với dân chúng địa phương, "Khu" không phải là tên riêng mà là tước vị của một tộc trưởng (lãnh chúa), phiên âm từ chữ "Kurung" (như các vua Hùng) của người Việt cổ – hay chữ "Varman" của người Chăm từ tiếng Phạn, có nghĩa là tộc trưởng, lãnh chúa hay vua. Trước đó, năm 137, các quan đô hộ nhà Hán gọi quân khởi nghĩa ở Tây Quyển (Quảng Bình ngày nay) là "rợ Khu Liên". Như vậy Khu Liên có thể là tên gọi chung những người không cùng văn hóa với người Hán ở phía nam Giao Chỉ. Tên gọi này không liên quan gì đến danh xưng Sri Mara (tên một vị vương tôn người Chăm khác cùng thời kỳ, con bà Lona Lavana ở Panduranga) tìm thấy trên một bia ký bằng đá granít (rộng 1 mét, dài 1 mét, cao 2,5 mét) ở làng Võ Cạnh (nay thuộc xã Vĩnh Trung), Nha Trang. Xem thêm Lâm Ấp Lịch sử Chăm pa Tham khảo Lịch sử Việt Nam - Viện Sử học Vua Chăm Pa
452
7062
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng%20Ba
Sông Ba
Sông Ba (phần thượng lưu gọi là Ea Pa, Ia Pa hay Krông Pa, phần hạ lưu gọi là sông Đà Rằng) là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, chảy qua 3 tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900 km². Khái quát Sông dài 388 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kon Tum, từ độ cao 1.549 mét, chảy theo hướng Bắc-Nam qua các huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum, Kbang, Đắk Pơ, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa của tỉnh Gia Lai, chuyển sang hướng Tây Bắc-Đông Nam qua huyện Krông Pa (Gia Lai) rồi đi vào địa phận Phú Yên theo hướng Tây-Đông làm thành ranh giới tự nhiên giữa Sơn Hòa và Sông Hinh, giữa Sơn Hòa và Tây Hòa, giữa Tây Hòa và Phú Hòa, giữa thị xã Đông Hòa và thành phố Tuy Hòa rồi đổ ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn, phía Nam thành phố Tuy Hòa. Vùng hạ lưu của sông có tên Đà Rằng, từ này là từ đọc trại của Ea Drăng xuất phát từ tiếng Chăm cổ có nghĩa là "con sông lau sậy". Lưu vực của hệ thống sông Ba rộng 13.900 km² bao gồm cả phần phía Đông Bắc của Đắk Lắk. Sông Ba cung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, với diện tích hơn 20.000 ha, vựa lúa lớn nhất Duyên hải Nam Trung Bộ. Dọc theo sông Ba có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Cầu Đà Rằng qua sông này tại Tuy Hòa dài 1.512 m là cầu dài nhất Phú Yên. Phụ lưu Các phụ lưu quan trọng nhất của sông Ba là sông Ayun (hợp lưu với Ba ở ranh giới giữa thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa), sông Krông Năng (hợp lưu với Ba ở ranh giới giữa Gia Lai và Phú Yên) và sông Hinh (hợp lưu huyện Sông Hinh): Sông Ayun: Bắt nguồn từ đỉnh núi Krong Hơ Dung ở độ cao 1.220m, chảy theo hướng Bắc Nam, sau chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi nhập với dòng chính sông Ba tại vị trí cách thị trấn Cheo Reo khoảng 1 km về phía Bắc. Sông có diện tích lưu vực 2.950km2, độ dài sông 175 km. Sông Krông Năng: Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Tung ở độ cao 1.215m. Hướng dòng chảy chủ yếu là Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam rồi nhập với sông chính tại ranh giới Gia Lai và Phú Yên. Sông có diện tích lưu vực là 1.840km2, độ dài là 130 km. Sông Hinh: Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư H'Mu ở độ cao 2.051m. Hướng dòng chính là Tây Bắc - Đông Nam đến vĩ độ 12o5' sông chảy theo hướng Bắc - Nam rồi nhập với dòng chính tại phía trên Sơn Hòa. Sông có diện tích lưu vực là 1.040km2, độ dài là 88 km. Lịch sử Vùng hạ lưu sông Ba từ nhiều nghìn năm trước đã có nhiều bộ tộc cư ngụ. Di tích của các nền văn minh đồ đá từng tồn tại nơi đây vẫn còn được lưu giữ, điển hình là chiếc đàn đá Tuy An. Từ thế kỷ 1, tại đây dần hình thành các quốc gia như Lâm Ấp, Chiêm Thành. Có bằng chứng khảo cổ học, đào được khi xây dựng công trình thủy nông Đồng Cam tại đây, cho thấy cửa biển Đà Diễn, thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 15, đã từng là trung tâm thương mại quốc tế sầm uất. Các hiện vật đào được gồm nhiều loại tiền cổ, khối lượng đến một tấn, gồm tiền Đại Việt thời Hồng Đức, tiền "Khai nguyên thông bảo" nhà Đường, tiền Triều Tiên,... Thời Chăm có thành Hồ (ở Hòa Định ngày nay), một kinh thành, quân thành lớn. Cảng giao thương cũ ở xã Hòa An Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã hành quân vào đây trừng phạt vua Chiêm Thành vì tội quấy nhiễu vùng Hóa Châu, bắc đèo Hải Vân (Huế, và một phần Quảng Trị ngày nay). Lê Thánh Tông đã khắc lên một tảng đá lớn trên núi Thạch Bi (còn gọi là núi Đá Bia), thuộc hạ lưu sông Ba, làm mốc ranh giới Đại Việt. Đây cũng là một dấu mốc lịch sử trong quá trình Nam tiến của người Việt. Tuy đã đánh mốc như vậy, phải hơn 100 năm sau, đến năm 1578, đô chỉ huy sứ Lương Văn Chánh, vâng mệnh chúa Nguyễn Hoàng, mới đem lưu dân từ Thanh Hóa, Nghệ An và Thuận Quảng vào khai khẩn, lập xóm làng tại vùng đồng bằng Tuy Hòa. Các công trình thủy điện thủy lợi Các công trình thủy điện thủy lợi trong lưu vực sông Ba: Thủy điện An Khê & Kanak Thủy điện An Khê & Kanak nằm tại Sông Ba, huyện Kbang và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai; huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Đập Đồng Cam Ở hạ lưu sông Ba có công trình thủy nông Đồng Cam, đảm bảo ổn định tưới tiêu cho toàn bộ đồng bằng Tuy Hòa (tưới 20.000ha). Công trình này được xây dựng bởi người Pháp từ thập niên 1920. Các kỹ sư tham gia xây dựng công trình gồm người Pháp, Việt và Lào; trong đó có Trần Đăng Khoa, bộ trưởng đầu tiên của Bộ Thủy lợi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và Hoàng thân Souphanouvong, cựu chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thủy điện Sông Ba Hạ Thủy điện Sông Ba Hạ được quy hoạch trên địa bàn 15 xã miền núi thuộc hai huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) và huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ có hai tổ máy với công suất 220 MW, sản lượng điện trung bình 825 triệu Kwh/năm, khởi công tháng 4/2004 hoàn thành tháng 11/2009 . Hồ Ayun Hồ Ayun hạ bắt đầu khai thác từ năm 1995, dung tích hữu ích là 201 triệu m3, tưới cho khoảng 8.000 ha, năm 2001 bổ sung thêm công trình thủy điện với công suất lắp máy là 2,7 MW. Hồ sông Hinh Hồ sông Hinh với dung tích hữu ích là 323 triệu m3 nước phát điện năm 1999 khánh thành năm 2001 với công suất lắp máy 70 MW, tưới trực tiếp 4.500 ha, bổ sung nước cho đập Đồng Cam. Môi trường Ô nhiễm từ các nhà máy Theo báo Tiền Phong, một đoạn sông Ba dài khoảng 500m chảy qua làng Tờ Mật (xã Đông, huyện Kbang, Gia Lai) đỏ lòm, đặc quánh bùn thiếc do nhà máy tuyển quặng Kbang của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xả ra. Xuống dưới một đoạn là huyện Đak Pơ, thị xã An Khê, huyện Kông Chro, dòng sông bốc mùi hôi thối nồng nặc do các nhà máy mía đường, gỗ… xả nước, dòng sông lúc này như con lạch nhỏ màu nước gạo chở theo đầy rác. Mất nước vì nhà máy thủy điện Khi Thủy điện An Khê - Kanak bắt đầu tích nước, nhiều đoạn của sông Ba kiệt nước, chỉ còn trơ lại đá, cá chết nổi trắng sông. Khoảng 30 km cuối dòng chảy qua thị xã Ayun Pa, huyện Ia Pa, huyện Krông Pa (Gia Lai), nơi đâu cũng bắt gặp những đàn bò đang gặm cỏ trên cánh đồng mọc giữa dòng. Hạn hán 2016 Theo báo cáo về tình hình nắng hạn mới nhất của UBND tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh đã có hàng chục ngàn hécta cây trồng bị thiếu nước tưới, ước thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Các địa phương phụ thuộc nguồn nước sông Ba là Kbang, Đak Pơ, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa, Krông Pa có khoảng 5.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, hàng chục ngàn người thiếu đói. Ảnh hưởng về đời sống, văn hóa Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai, nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Tây nguyên, cho ý kiến: "Đời sống người dân Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng gắn liền với nguồn nước. Khi nguồn nước bị ô nhiễm và cạn kiệt, người dân buộc phải tìm cách thích nghi mới. Muốn hay không, nhiều tập quán đẹp trong truyền thống văn hóa của họ sẽ dần biến mất. Cứu sông chính là cứu những truyền thống văn hóa, những làng nghề đánh cá và cuộc sống của hàng triệu cư dân địa phương". Liên kết ngoài Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Ba [27/12/07], GS. TS. Ngô Đình Tuấn Chú thích Tham khảo Tuy Hòa Ba Ba Ba Hệ thống sông Ba
1,455
7063
https://vi.wikipedia.org/wiki/SSH
SSH
SSH (tiếng Anh: Secure Socket Shell) là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một cách bảo mật. SSH hoạt động ở lớp trên trong mô hình phân lớp TCP/IP. Các công cụ SSH (như là OpenSSH,...) cung cấp cho người dùng cách thức để thiết lập kết nối mạng được mã hoá để tạo một kênh kết nối riêng tư. Hơn nữa tính năng tunneling của các công cụ này cho phép chuyển tải các giao vận theo các giao thức khác. Do vậy có thể thấy khi xây dựng một hệ thống mạng dựa trên SSH, chúng ta sẽ có một hệ thống mạng riêng ảo VPN đơn giản. SSH là gì? SSH là một chương trình tương tác giữa máy chủ và máy khách có sử dụng cơ chế mã hoá đủ mạnh nhằm ngăn chặn các hiện tượng nghe trộm, đánh cắp thông tin trên đường truyền. Các chương trình trước đây: telnet, rlogin không sử dụng phương pháp mã hoá. Vì thế bất cứ ai cũng có thể nghe trộm thậm chí đọc được toàn bộ nội dung của phiên làm việc bằng cách sử dụng một số công cụ đơn giản. Sử dụng SSH là biện pháp hữu hiệu bảo mật dữ liệu trên đường truyền từ hệ thống này đến hệ thống khác. Cách thức làm việc của SSH SSH làm việc thông qua 3 bước đơn giản: Định danh host - xác định định danh của hệ thống tham gia phiên làm việc SSH. Mã hoá - thiết lập kênh làm việc mã hoá. Chứng thực - xác thực người sử dụng có quyền đăng nhập hệ thống. Định danh host Việc định danh host được thực hiện qua việc trao đổi khoá. Mỗi máy tính có hỗ trợ kiểu truyền thông SSH có một khoá định danh duy nhất. Khoá này gồm hai thành phần: khoá riêng và khoá công cộng. Khoá công cộng được sử dụng khi cần trao đổi giữa các máy chủ với nhau trong phiên làm việc SSH, dữ liệu sẽ được mã hoá bằng khoá riêng và chỉ có thể giải mã bằng khoá công khai. Khi có sự thay đổi về cấu hình trên máy chủ: thay đổi chương trình SSH, thay đổi cơ bản trong hệ điều hành, khoá định danh cũng sẽ thay đổi. Khi đó mọi người sử dụng SSH để đăng nhập vào máy chủ này đều được cảnh báo về sự thay đổi này. Khi hai hệ thống bắt đầu một phiên làm việc SSH, máy chủ sẽ gửi khoá công cộng của nó cho máy khách. Máy khách sinh ra một khoá phiên ngẫu nhiên và mã hoá khoá này bằng khoá công cộng của máy chủ, sau đó gửi lại cho máy chủ. Máy chủ sẽ giải mã khoá phiên này bằng khoá riêng của mình và nhận được khoá phiên. Khoá phiên này sẽ là khoá sử dụng để trao đổi dữ liệu giữa hai máy. Quá trình này được xem như các bước nhận diện máy chủ và máy khách. Mã hoá Sau khi hoàn tất việc thiết lập phiên làm việc bảo mật (trao đổi khoá, định danh), quá trình trao đổi dữ liệu diễn ra thông qua một bước trung gian đó là mã hoá/giải mã. Điều đó có nghĩa là dữ liệu gửi/nhận trên đường truyền đều được mã hoá và giải mã theo cơ chế đã thoả thuận trước giữa máy chủ và máy khách. Việc lựa chọn cơ chế mã hoá thường do máy khách quyết định. Các cơ chế mã hoá thường được chọn bao gồm: 3DES, IDEA, và Blowfish. Khi cơ chế mã hoá được lựa chọn, máy chủ và máy khách trao đổi khoá mã hoá cho nhau. Việc trao đổi này cũng được bảo mật dựa trên đinh danh bí mật của các máy. Kẻ tấn công khó có thể nghe trộm thông tin trao đổi trên đường truyền vì không biết được khoá mã hoá. Các thuật toán mã hoá khác nhau và các ưu, nhược điểm của từng loại: 3DES (cũng được biết như Triple-DES) -- phương pháp mã hoá mặc định cho SSH. IDEA—Nhanh hơn 3DES, nhưng chậm hơn Arcfour và Blowfish. Arcfour—Nhanh, nhưng các vấn đề bảo mật đã được phát hiện. Blowfish—Nhanh và bảo mật, nhưng các phương pháp mã hoá đang được cải tiến. Chứng thực Việc chứng thực là bước cuối cùng trong ba bước, và là bước đa dạng nhất. Tại thời điểm này, kênh trao đổi bản thân nó đã được bảo mật. Mỗi định danh và truy nhập của người sử dụng có thể được cung cấp theo rất nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, kiểu chứng thực rhosts có thể được sử dụng, nhưng không phải là mặc định; nó đơn giản chỉ kiểm tra định danh của máy khách được liệt kê trong file rhost (theo DNS và địa chỉ IP). Việc chứng thực mật khẩu là một cách rất thông dụng để định danh người sử dụng, nhưng ngoài ra cũng có các cách khác: chứng thực RSA, sử dụng ssh-keygen và ssh-agent để chứng thực các cặp khoá. Tham khảo Giao thức mạng Giao thức mật mã Tầng ứng dụng (Bộ giao thức Internet)
869
7079
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20X%C6%B0%C6%A1ng%20r%E1%BB%93ng
Họ Xương rồng
Họ Xương rồng (danh pháp khoa học: Cactaceae) thường là các loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa. Họ Cactaceae có từ 25 đến 220 chi, tùy theo nguồn (90 chi phổ biến nhất), trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài. Những cây xương rồng được biết đến như là có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô. Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ. Xương rồng gần như là loại thực vật ở châu Mỹ, ngoại trừ duy nhất là Rhipsalis baccifera, sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở châu Phi, Madagascar và Sri Lanka cũng như ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Loài này được cho là mới định cư gần đây ở các lục địa ngoài châu Mỹ (trong vài nghìn năm gần đây), có thể là do các loài chim di cư mang theo dưới dạng hạt không tiêu hóa được. Nhiều loài xương rồng khác đã thích hợp với môi trường sống mới trên các phần khác nhau của thế giới do sự đem theo của con người. Mô tả Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài ký sinh trên các loài cây khác để phát triển. Phần lớn xương rồng, trừ nhánh Pereskioideae phân loại dưới-họ (xem ảnh bên), có lá tiêu biến rất đáng kể. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15–30 cm. Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong, từ lá bắc đến cánh hoa. Số lượng nhị rất lớn, từ 50 đến 1.500 (hiếm khi ít hơn). Gần như tất cả các loài xương rồng có vị đắng, thi thoảng bên trong còn có nhựa đục. Một trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm. Trung bình, một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm. Loài xương rồng Saguaro (Carnegiea gigantea) có thể cao tới 15m (kỉ lục đo được là 17m67, trong khi đó 10 năm đầu nó chỉ cao 10 cm. Cây xương rồng "Gối bông của mẹ chồng" ("mother-in-law's cushion", Echinocactus grusonii) nhỏ nhất ở quần đảo Canaria cao 2m50 và đường kính là 1m, cho bông mỗi 6 năm. Đường kính hoa xương rồng khoảng 5–30 cm màu sắc rất sặc sỡ, lộng lẫy. Phân loại Theo Tổ chức quốc tế nghiên cứu về thực vật mọng nước hay ICSG, Họ Xương rồng bao gồm 125 đến 130 chi và 1.400–1.500 loài, thuộc 4 phân họ và số tông nhiều nhất là 9: Phân họ Pereskioideae K. Schumann Chí có 1 chi Pereskia. Phân họ Opuntioideae K. Schumann Khoảng 15 chi. Phân họ Maihuenioideae P. Fearn Chỉ có 1 chi Maihuenia, gồm 2 loài. Phân họ Cactoideae Được chia thành 9 tông, và là phân họ lớn nhất gồm các loài xương rồng đặc trưng. Chăm sóc Hầu như người chơi xương rồng kiểng trong nhà không được hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc sau khi mua, dẫn tới tuổi thọ xương rồng không cao. Đối với những chậu xương rồng kiểng trồng nơi râm, hoặc trang trí trong nhà, chúng ta không được phép tưới nước cho cây. Đối với những cây xương rồng trồng bên ngoài thì phải tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần. Muốn cây mau lớn thì phải đảm bảo vị trí đặt cây xương rồng sao cho có nhiều nắng, trung bình một ngày xương rồng phải sưởi sáu tiếng đồng hồ. Thi thoảng nên tưới xương rồng, đừng tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ.. Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm; đừng dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt. Để kiểm tra xem cây có đang thiếu nước không, chúng ta dùng một que tùng bách California đỏ cắm vào đất, nếu nó có phần sậm màu hơn màu của cả que thì đất vẫn ẩm. Loài cây quen thuộc có chung họ xương rồng Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetallum): Đây là loại hoa cảnh rất được nhiều người yêu chuộng vì đặc tính hoa đẹp chỉ nở một lần vào giữa đêm và có một sự tích giải thích về loài hoa này. Thanh long (Hylocereus undatus) : Đây là một loại cây ăn trái. Trái có mùi vị đặc trưng, hơi chua, ngọt. Vỏ trái màu từ đỏ hồng đến đỏ tía. Nhiều người Việt Nam ưa chuộng loại trái này không chỉ để ăn mà còn để chưng trên các bàn thờ rất đẹp và trang trọng. Công dụng Con người trồng xương rồng ở khắp nơi trên thế giới, nhắc đến nó ai cũng liên tưởng với một loài cây trồng chậu, một loại cây cảnh quen thuộc trong nhà hay trong những vườn kiểng có khí hậu nhiệt đới. Nó còn hình thành cảnh quan khô cằn trong những hoang mạc, hay làm nên những hòn non bộ. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Úc, lượng nước sử dụng rất thiếu thốn, nên loài thực vật chịu-hạn chiếm ưu thế. Số lượng loài phát triển nhanh chóng, như các loài: Echinopsis, Mammillaria và Cereus, bên cạnh các loài khác. Nhiều loài còn đóng vai trò chủ yếu như: xương rồng Gối bông của mẹ chồng (mother-in-law's coushion Echinocactus grusonii), xương rồng Golden Barrel dekha. Người ta thường trồng xương rồng thành hàng rào, ở những vùng sâu vùng xa thiếu điều kiện kinh tế hoặc thiếu thốn nguồn nguyên liệu tự nhiên. Như khu bảo tồn Masai Mara, Kenya là một ví dụ. Xương rồng được dùng trang trí, tạo cảnh quan thiên nhiên cho ngôi nhà và chống trộm, nhiều mục đích khác nữa. Gai nhọn của xương rồng gây đau buốt cho kẻ trộm, khiến chúng phải thoái lui và bỏ ý định ban đầu của mình. Tuỳ loại, mà sự kết hợp hình dạng xương rồng và hình dạng hàng rào sao cho thẩm mỹ nhất. Như các loại cây trồng khác, xương rồng cũng được sử dụng với mục đích thương mại, nhiều cây cho trái ăn được như giống: xương rồng lê gai (Prickly Pear opuntia), thanh long. Opuntia còn là giống cây dụ loài rệp son (hay con gọi là bọ diệp chi, dùng cho công nghiệp nhuộm ở Trung Mỹ). Loài Peyote, Lophophora williamsii, được biết đến như một vị thuốc an thần (psychoactive) của thổ dân châu Mỹ. Nhiều loài của chi Echinopsis (trước đây là Trichocereus) có đặc tính an thần. Như loài xương rồng San Pedro, mẫu vật có thể tìm dễ dàng trong các vườn ươm, có chứa hoạt chất mescaline. Nguồn gốc tên gọi Trong tiếng Anh, từ cactus (xương rồng) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ Κακτος kaktos, dùng để chỉ những loài cây kế có gai ở đây, đặc biệt là cây kế a-ti-sô, và sau đó được dùng để gọi chung cho loài có gai này (do Carolus Linnaeus khám phá năm 1753, nay thuộc họ Mammillaria). Số nhiều của dạng từ "cactus" đang gây tranh cãi: "cactoi" hay "cactuses". Có người cho rằng từ này du nhập từ tiếng Hy Lạp cổ thì phải dùng luôn số nhiều của nó (trong tiếng Hy Lạp); tuy nhiên, từ này thoả quy tắc thành lập số nhiều trong từ vựng tiếng Latin, một loại ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tiếng Anh, nên chuyển sang là "cacti". Bất chấp các tranh cãi trên, từ "cactus" được sử dụng nhiều hơn các nghĩa số ít và số nhiều của nó, đại diện cho cả hai theo từ điển Random House Unabridged Dictionary (2006). Xem thêm Vườn thực vật hoang mạc Thanh long Rệp son Chú thích Liên kết ngoài Xương rồng lê gai có trái (Opuntia engelmannii) Bộ ảnh về xương rồng và các loài mọng nước khác Bộ ảnh về xương rồng Hình và Forum thảo luận về xương rồng Hướng dẫn về xương rồng trên thế giới Intermountain Cactus: Winter Hardy Cactus Suculentas.es - Website tiếng Tây Ban Nha về xương rồng Cactus Growers Guide - Hướng dẫn chăm sóc xương rồng Hoang mạc Cây mọng nước Cây trồng trong nhà Xương rồng, họ
1,479
7096
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%A5%20ng%C3%B4n%20Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Samari%20nh%C3%A2n%20l%C3%A0nh
Dụ ngôn Người Samari nhân lành
Người Samari nhân lành hay Người Samari nhân đức là một dụ ngôn được Lu-ca ghi lại trong sách Phúc âm mang tên ông. Nhiều người tin rằng đây là dụ ngôn của Chúa Giê-su được thuật lại nhằm chuyển tải thông điệp khuyến khích lòng nhân ái dành cho mọi người, và tinh thần của Luật pháp là quan trọng hơn văn tự. Trong dụ ngôn này, Chúa Giê-su mở rộng định nghĩa về người lân cận vượt quá quan niệm thông thường. Dụ ngôn Trong sách Tin mừng theo thánh Luca, dụ ngôn được dẫn vào bằng một câu hỏi, hay còn được gọi là “Điều răn lớn”:Chúa Giê-su đáp lại câu hỏi của người thông luật bằng một câu chuyện: Bối cảnh nhỏ|Bản đồ tỉnh Giuđê vào thế kỳ 1, cho thấy Giê-ri-khô (Jericho) nằm ở phía Bắc biển Chết còn Giê-ru-sa-lem (Jerusalem) nằm ở phía Tây. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là người dân xứ Samari vào thời ấy bị đố kỵ và khinh miệt như là dân bội giáo trong mắt của người Do Thái, là những người đang quây quần lắng nghe Chúa Giê-su kể câu chuyện này. Như thế, qua dụ ngôn, Chúa Giê-su chọn cho mình chủ đề chống phân biệt chủng tộc và đề cao tinh thần hoà hợp giữa các dân tộc. Lúc ấy, cộng đồng người Samari đang bị thu hẹp dần đến mức gần như tuyệt chủng, dẫn đến hệ quả ngày càng ít người gặp gỡ hay tiếp xúc với người Samari, hoặc ngay cả nghe nói về họ. Hầu như không còn ai lưu ý đến sự tồn tại của họ. Suốt trong những ngày sống trên đất, Chúa Giê-su luôn bị những thầy thông giáo và người Pharisee theo đuổi để cáo buộc ngài là gần gũi với những kẻ thâu thuế và phường tội lỗi, "Các người Pharisee và các thầy thông giáo phàn nàn với môn đồ Ngài rằng: Sao các ông lại ăn uống với phường thu thuế và bọn người tội lỗi?". Do đó, trong dụ ngôn này, Chúa Giê-su khẳng định những lý lẽ khiến ngài hành động như thế, như được thuật lại trong Phúc âm Lu-ca, "Chúa Giê-su đáp: Không phải người khỏe mạnh cần thầy thuốc, song là người đau ốm. Ta không đến để gọi người công chính, song gọi kẻ có tội ăn năn". Người bị kẻ cướp trấn lột trong dụ ngôn là hình ảnh của những người đau ốm, thương tật trong tâm linh. Những người đầu tiên gặp kẻ khốn khổ đang nằm bên đường là thầy tư tế và người Lê-vi - những người có nhiệm vụ chăm sóc và giúp đỡ người khác - lại là những kẻ vội vàng tránh đi: một nghịch lý diễn ra trong dụ ngôn này, những người được xã hội xem là đạo cao đức trọng lại là những kẻ vô trách nhiệm, trong khi một kẻ bị xã hội khinh miệt, là người chịu đưa lưng gánh vác. Có lẽ thầy tư tế tự biện minh rằng nếu cứu giúp người mắc nạn thì buộc phải chạm tay vào thân thể một kẻ bội giáo, như thế, theo cách luận giải luật pháp của họ, sẽ trở nên bất khiết và phải thực hiện nghi lễ thanh tẩy theo đòi hỏi của lề luật Moses. Thầy tư tế thà bỏ đi để giữ mình tinh sạch theo quy định dành cho giới tư tế hơn là cứu một mạng người. Người Lê-vi (chức sắc phụng sự trong đền thờ) cũng hành động tương tự. Một thách thức ẩn giấu trong dụ ngôn này, nếu lời biện minh là đúng: Chúng ta chỉ nên thể hiện lòng nhân ái khi thuận tiện, hay cần phải đi ra để tích cực giúp đỡ người khác?". Thư của Giacôbê chương 4, câu 17 bình luận rằng: "Cho nên, kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội." Ẩn dụ Ẩn dụ về lòng nhân ái Phúc âm Mátthêu kể rằng, khi được một người hỏi: "Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?" (Mt 22:36) thì Giê-su đã trả lời: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi." (Mt 22:37); và ngài nói thêm: "ngươi phải yêu người thân cận như chính mình." (Mt 22:39). Thế nào là người thân cận (có bản dịch khác là người lân cận hay người láng giềng), trong Dụ ngôn Người Samari nhân lành này, có thể hiểu Giê-su giải thích đó là bất cứ người nào mà ta gặp, người thân cận ở đây bao gồm tất cả những người đang cần giúp đỡ, và như thế phải tỏ sự nhân ái, biết quan tâm người khác. Trong bài giảng trên núi, Giê-su cũng nhắc nhở "Phúc thay oai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương." (Mt 5:7) và "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em." (Mt 5:44) Ẩn dụ về sự Sa ngã của Loài người và về sự Cứu rỗi Theo luận giải của John W. Welch: "Nội dung của dụ ngôn này là rất thú vị và có ý nghĩa ứng dụng thực tế. Nhưng sâu xa hơn nữa, truyền thống lâu đời của Cơ Đốc giáo xem dụ ngôn này là ẩn dụ về sự sa ngã của loài người và ân sủng cứu rỗi Thiên Chúa dành cho họ. Sự thông hiểu ý nghĩa câu chuyện người Samari nhân lành của hội thánh sơ khai được thể hiện trên những tác phẩm nghệ thuật ở một giáo đường danh tiếng xây dựng từ thế kỷ 11 tại thành phố Chartres ở nước Pháp. Trên một trong những cửa sổ của nhà thờ, phần trên vẽ tranh Adam và Eva lúc bị đuổi khỏi vườn Eden do phạm tội, và ngay bên dưới là tranh vẽ về câu chuyện người Samari nhân lành." Cách luận giải theo biểu tượng này là phổ biến trong thời kỳ Trung Cổ... Từ thế kỷ thứ 2, Irênê ở Pháp và Clêmentê thành Alexandria đã nhận ra rằng người Samari nhân lành là biểu tượng cho Chúa Giê-su đang cứu rỗi loài người sa ngã mang đầy thương tích của tội lỗi. Origênê, một môn đệ của Clêmentê, giải thích rằng cách luận giải theo phép ẩn dụ này lưu truyền từ các tín hữu Cơ Đốc thời kỳ hội thánh tiên khởi: Người đàn ông đang trên đường đi xuống biểu trưng cho Adam. Giê-ru-sa-lem là thiên đàng, Giê-ri-khô là thế gian. Kẻ cướp là quyền lực thù địch. Thầy tư tế là Luật pháp, người Lê-vi là các tiên tri, người Samari là Chúa Giê-su. Các vết thương là lòng bội nghịch của con người đối với Thiên Chúa, con lừa là thân thể Chúa, quán trọ, nơi đón tiếp mọi người muốn vào, là hội thánh... Người chủ quán trọ là đầu của hội thánh, là người chăm sóc nạn nhân. Và lời hứa của người Samari sẽ trở lại biểu trưng cho sự tái lâm của Chúa Giê-su. Cách giải thích theo phép ẩn dụ này không chỉ được loan truyền bởi các môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-su, mà còn được lưu truyền suốt thời kỳ sơ khai của Cơ Đốc giáo bởi các giáo phụ như Irênê, Clêmentê, và Origênê. Trong thế kỷ thứ tư và thứ năm có Chrysostom thành Constantinopolis, Ambrôsiô thành Milano, và Augustinô thành Hippo". Ảnh hưởng Dụ ngôn này là một trong những chuyện kể nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh và ảnh hưởng của nó sâu rộng đến nỗi trong văn hoá phương Tây ngày nay, thuật ngữ "Người Samari" được dùng để chỉ người rộng lòng nhân ái, sẵn sàng ra tay giúp đỡ những người khốn khó mà không chút ngại ngần. Tại nhiều quốc gia nói tiếng Anh, luật "người Samari nhân lành" ra đời nhằm miễn thuế tính trên khoản tiền một công dân đóng góp cho các quỹ từ thiện. Ngày nay câu chuyện người Samari nhân lành được kể lại hầu như khắp nơi trên thế giới, thường được cải biên để thích ứng với những dị biệt về văn hoá và điều kiện xã hội tại nơi chốn mà nó được truyền đến. Chú thích Tham khảo Brown, Raymond E. An Introduction to the New Testament Doubleday 1997 ISBN 0-385-24767-2 Brown, Raymond E. et al. The New Jerome Biblical Commentary Prentice Hall 1990 ISBN 0-13-614934-0 Kilgallen, John J. A Brief Commentary on the Gospel of Luke Paulist Press 1988 ISBN 0-8091-2928-0 Miller, Robert J. The Complete Gospels Polebridge Press 1994 ISBN 0-06-065587-9 Welch, John W. The Good Samaritan: The Forgotten Symbols. Ensign, tháng 2 năm 2007. p. 40-47. Welch, John W. The Good Samaritan: A Type and Shadow of the Plan of Salvation. Brigham Young University Studies, spring 1999, 51–115. Người Samaria nhân lành Kitô giáo
1,514
7103
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%A5%20ng%C3%B4n%20%C4%90%E1%BB%A9a%20con%20hoang%20%C4%91%C3%A0ng
Dụ ngôn Đứa con hoang đàng
Người cha nhân hậu (hoặc Người con hoang đàng) hoặc là một trong những dụ ngôn của Chúa Giêsu, được ký thuật trong Phúc âm Lu-ca 15: 11-32. Chuyện kể về người con trai trở về sau khi tiêu xài hoang phí toàn bộ tài sản của mình. Cụm từ "Người con trai hoang đàng" ngày nay được sử dụng rộng rãi ám chỉ những người chưa trưởng thành không chịu sống theo các chuẩn mực mà cha mẹ họ muốn họ sống, nhằm giúp họ vững vàng bước chân vào đời. Nội dung Một góc nhìn Tuy câu chuyện thường được nhắc đến như là chuyện"Người con trai hoang đàng", tiêu đề này không được tìm thấy trong Tân Ước, nhìều nhà phê bình cho rằng câu chuyện nên được đặt tên"Người con đã mất", sẽ đồng bộ hơn khi được đặt vào chuỗi các dụ ngôn bao gồm Dụ ngôn Đồng bạc bị đánh mất và Dụ ngôn Chiên lạc mất. Các câu chuyện này được ký thuật ngay trước đó trong Phúc âm Lu-ca chương 15. Cả ba câu chuyện kể đều thuộc chủ đề về sự quan tâm của Thiên Chúa dành cho tội nhân chịu hối cải hơn là cho người công chính không hề sa ngã. Một số người khác cho rằng cần đổi tên tiêu đề thành"Chuyện về hai người con", tập chú vào vai trò của người con cả nhằm đả kích tính ganh tị và đầu óc hẹp hòi. Đây là một trong những dụ ngôn được biết đến nhiều nhất của Chúa Giê-su, chỉ được chép lại trong Phúc âm Lu-ca, làm nổi bật thông điệp thần học của phúc âm này: Tình yêu và ân điển của Thiên Chúa được ban cho vô điều kiện. Sự tha thứ dành cho người con không dựa trên công đức, vì từ đầu cho đến cuối câu chuyện, khó có thể tìm thấy bất cứ việc lành nào chàng trai đã làm. Chỉ cần hành động quay về trong hối cải là đủ cho tấm lòng bao dung của người cha vẫn hằng mong đợi con mình. Đứa con hoang đàng là hình ảnh khá phổ biến trong các gia đình Cơ Đốc đương đại, khi những đứa con đến tuổi trưởng thành quyết liệt khước từ niềm tin truyền thống của gia đình, bất kể những nỗ lực của cha mẹ dìu dắt con cái họ từng bước lớn lên trong đức tin, cùng những lời cầu nguyện thấm đẫm tình yêu dành cho đứa con yêu dấu. Kiêu hãnh và mạnh mẽ, chàng trai tìm đến những vùng đất xa lạ, buông mình vào các cuộc phiêu lưu, và háo hức dò tìm các giá trị mới, cho đến khi ngã quỵ trước thất bại và tuyệt vọng. Khi ấy, đứa con hoang đàng mới nhận biết hơi ấm vòng tay ôm của người cha là quý biết bao! Trong Nghệ thuật Âm nhạc Dụ ngôn Đứa con hoang đàng được nhắc đến trong bản dân ca Ái Nhĩ Lan The Wild Rover, cũng xuất hiện trong Prodigal Blues, một ca khúc được Billy Idol thể hiện, nói về cuộc đấu tranh của anh chống lại những cơn nghiện ma túy. Bono, ca sĩ của nhóm U2 cũng mượn ý tưởng từ dụ ngôn này để viết ca khúc The First Time. Cũng từ hình ảnh đứa con hoang đàng, Dustin Kensrue viết Please Come Home cho album cùng tên phát hành năm 2007. Năm 1981, nhóm Iron Maiden thu âm ca khúc Prodigal Son. Mục sư Robert Wilkins thuật lại dụ ngôn này trong ca khúc Prodigal Son được nhóm Rolling Stones cover cho album Beggar’s Banquet năm 1968. Nhóm Nashville Bluegrass thu âm Prodigal Son a capella theo âm điệu dòng nhạc phúc âm. Văn chương Có lẽ tác phẩm văn học sâu sắc nhất gợi cảm hứng từ Dụ ngôn Đứa con hoang đàng là của nhà thần học người Hà Lan Henri Nouwen, quyển The Return of the Prodigal Son, A Story of Homecoming (1992), trong đó tác giả miêu tả cuộc hành trình tâm linh của ông phần nào tác động bởi lần thưởng thức họa phẩm The Return of the Prodigal Son của Rembrandt. Theo Nouwen, câu chuyện được thể hiện trong họa phẩm của Rembrandt miêu tả ba nhân vật: người em tức là đứa con hoang đàng; người anh đang giận dữ là người luôn tự hào về phẩm hạnh của mình; và người cha luôn yêu thương con. Nouwen cho rằng tất cả tín hữu Cơ Đốc – kể cả ông – luôn phải đấu tranh để được giải thoát khỏi những"sự yếu đuối"cố hữu thể hiện qua tính cách của hai anh em, hầu có thể trải nghiệm sự tăng trưởng tâm linh mà trở thành người cha hi sinh, sẵn sàng ban cho và sẵn lòng tha thứ. Chú thích Tham khảo D. A. Holgate, Prodigality, Liberality and Meanness: The Prodigal Son in Greco-Roman Perspective. Sheffield, 1999. T. E. Phillips, Reading Issues of Poverty and Wealth in Luke-Acts. Lewiston, 2001. W. Pöhlmann, Der Verlorene Sohn und das Haus: Studien zu Lukas 15,11-32 im Horizont der Antiken Lehre von Haus, Erziehung und Ackerbau. Tübingen, 1993. Liên kết ngoài The story online The Prodigal Son, comment by Rev. George Dimopoulos, Orthodox Portal Father Cantalamessa on the Prodigal Son The Prodigal Son, comments by Kenneth E. Bailey Đứa con hoang đàng
900
7104
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9%20th%C6%B0
Tứ thư
Tứ Thư (四書 Sì shū) là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn. Chúng bao gồm: Đại Học (大學 Dà Xué) Trung Dung (中庸 Zhōng Yóng) Luận Ngữ (論語 Lùn Yǔ) Mạnh Tử (孟子 Mèng Zǐ) Thông thường người ta hay nói là: Tứ Thư Ngũ Kinh, với Ngũ Kinh gồm 5 tác phẩm Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch, Kinh Xuân Thu. Các sách này còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc. Sự học của Nho giáo có nhiều lý tưởng cao siêu, nhưng có thể nói một cách vắn tắt là: sự học chú trọng ở luân thường đạo lý, chủ trương biến hóa tùy thời, sự vụ thực tế nên không bàn đến những cái viển vông ngoài sinh hoạt của con người nơi trần thế. Tóm tắt nội dung Đại Học Đại học là một trong những kinh điển trọng yếu của nho gia. Xưa, người đến tuổi 15 thì vào học bậc đại học và được học sách này. Hai chữ "đại học" được nhà nho giải thích là "đại nhân chi học", hiểu theo 2 nghĩa, là cái học của bậc đại nhân, và là cái học để trở thành bậc đại nhân. Cách giải thích ấy phần nào hé lộ về nội dung, mục đích của bộ sách. Đại học vốn chỉ là một thiên trong sách Lễ ký (Kinh Lễ sau này), được Tăng Sâm - một học trò hạng trung của Khổng Tử chế hóa thành. Tuy nhiên, nó chỉ thuộc bộ Tứ thư vào thời Tống, với sự xuất hiện cuốn Tứ thư tập chú của Chu Hi. Trên đại quan, sách Đại học gồm 2 phần: Phần đầu có một thiên gọi là Kinh, chép lại các lời nói của Khổng Tử. Phần sau là giảng giải của Tăng Tử, gọi là Truyện, gồm 9 thiên. Đại học đưa ra ba cương lĩnh (gọi là tam cương lĩnh), bao gồm: Minh minh đức (làm sáng cái đức sáng của chính mình), Tân dân (làm mới cho dân, ngụ ý sau khi tự sửa mình thành tựu lại đứng ra giúp người cải cách, bỏ xấu theo tốt) và Chỉ ư chí thiện (an trú ở nơi chí thiện). Ba cương lĩnh này được cụ thể hóa bằng 8 điều mục nhỏ (gọi là bát điều mục), bao gồm: cách vật (tiếp cận và nhận thức sự vật), trí tri (đạt tri thức về sự vật), thành ý (làm cho ý của mình thành thực), chính tâm (làm cho tâm của mình được trung chính), tu thân (tu sửa thân mình), tề gia (xếp đặt mọi việc cho gia đình hài hòa), trị quốc (khiến cho nước được an trị), bình thiên hạ (khiến cho thiên hạ được yên bình). Minh minh đức ứng với cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm và tu thân trong bát điều mục. Tân dân ứng với tề gia và trị quốc. Chỉ ư chí thiện tương ứng với bình thiên hạ. Bắt đầu từ chỗ làm sáng cái đức vốn sáng, vì có gốc gác tiên thiên của bản thân mình, lấy đó làm khởi điểm cho sự tu đức. Kết quả cuối cùng của quá trình này là làm cho toàn bộ thiên hạ được an trị, đó là cứu cánh của nó. Sự tu đức, được coi là phổ dụng cho tất cả mọi người.Đó là cái gọi là: "Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản" (Nghĩa là: "từ vua cho đến thường dân, ai ai cũng đều lấy sự sửa mình làm gốc"). Sách Đại học dạy người ta cách tu thân và cai trị thiên hạ theo chủ trương "vi chính dĩ đức" của nho gia. Trung Dung Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong Kinh Lễ. Tử Tư là học trò của Tăng Tử, cháu nội của Khổng Tử, thọ được cái học tâm truyền của Tăng Tử. Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân. Sách Trung Dung chia làm hai phần: Phần 1: từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý trung dung, phải làm sao cho tâm được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; mức ở được gồm đủ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cho hòa với muôn vật, hợp với lòng Trời để thành người tài giỏi. Phần 2: từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung dung. Cả hai quyển sách Đại Học và Trung Dung trước đây là những thiên trong Kinh Lễ, sau các Nho gia đời Tống tách riêng ra làm hai quyển để hợp với sách Luận Ngữ và Mạnh Tử thành bộ Tứ Thư. Luận Ngữ Luận Ngữ là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau. Đọc sách này, người ta hiểu được phẩm chất tư cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông tỏ ra là người thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Như có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách. Trình Y Xuyên, một nhà Nho đời Tống nói:Có người đọc xong Luận Ngữ mà không thấy gì cả, có người đọc xong lại thấy thích thú một vài câu, có người đọc xong thì rất thích thú đến độ múa tay múa chân mà không hay biết.Bởi vậy, khi đọc Luận Ngữ, phải đọc chậm rãi, suy nghĩ tường tận, càng suy nghĩ càng phát hiện được nhiều điều hay. Trình Y Xuyên lại nói:Ai đọc xong Luận Ngữ mà vẫn còn những tính nết như trước khi chưa đọc thì người ấy chưa hiểu được sách Luận Ngữ vậy.Tóm lại sách Luận Ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo. Mạnh Tử Sách Mạnh Tử là bộ sách làm ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông như: Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chương v.v. ghi chép lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác như: học thuyết của Mặc Tử, Dương Chu. Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm học và Chính trị học. Tâm học: Từ thời Mạnh tử, ông cảm nhận được một đấng vô hình nên hay nhắc đến Trời. Mạnh Tử cho rằng mỗi người đều có tính thiện do Trời phú cho. Sự giáo dục phải lấy tính thiện đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó để phát triển thành người lương thiện. Tâm là cái thần minh của Trời ban cho người. Như vậy, tâm của ta với tâm của Trời đều cùng một thể. Học là để giữ cái Tâm, nuôi cái Tính, biết rõ lẽ Trời mà theo chính mệnh. Nhân và nghĩa vốn có sẵn trong lương tâm của người. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lương tâm bị mờ tối, thành ra bỏ mất nhân nghĩa. Mạnh Tử đề cập đến khí Hạo nhiên, cho rằng nó là cái tinh thần của người đã hợp nhất với Trời. Phần Tâm học của Mạnh Tử rất sâu xa, khiến học giả dù ở địa vị hay cảnh ngộ nào cũng giữ được phẩm giá tôn quý. Chính trị học: Mạnh Tử chủ trương: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Đây là một tư tưởng rất mới và rất táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành. Mạnh Tử nhìn nhận chế độ quân chủ, nhưng vua không có quyền lấy dân làm của riêng cho mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành. Chủ trương về chính trị của Mạnh Tử thật vô cùng mới mẻ và táo bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ thời đó không thể nào bắt bẻ được. Có thể đây là lý thuyết khởi đầu để hình thành chế độ quân chủ lập hiến sau này. Tóm lại, bộ sách Mạnh Tử rất có giá trị với Nho giáo. Phần Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo. Trình Y Xuyên nói:Kẻ đi học nên lấy hai quyển sách: Luận Ngữ và Mạnh Tử làm cốt. Đã học được hai bộ sách này rồi thì không cần học Ngũ Kinh cũng rõ thông được cái đạo của Thánh hiền.'' Tổng kết Bộ sách Tứ Thư của Nho giáo ra đời cách nay khoảng hơn 2.000 năm, đã trải qua bao sóng gió theo những giai đoạn thăng trầm của lịch sử Trung Hoa. Lần thì bị Tần Thủy Hoàng đốt, lần thì bị tiêu tan trong các cuộc nội chiến triền miên của Trung Hoa. Do vậy khó tránh được nạn "tam sao thất bản". Đến đời nhà Tống, bộ sách này mới được các danh Nho tu chỉnh. Đầu tiên là hai anh em họ Trình: Trình Hạo (1032-1085) và Trình Di (1033-1107) hiệu là Y Xuyên, nghiên cứu, soạn tập và chú giải Tứ Thư và Ngũ Kinh. Sau đó Chu Hy (1130-1200) hiệu là Hối Am, bổ cứu và sắp đặt thành chương cú cho có thứ tự phân minh. Ngày nay, có những bản sách Tứ Thư và Ngũ Kinh là do công lao của hai anh em Trình Hạo, Trình Di và của Chu Hy thời nhà Tống. Xem thêm Ngũ Kinh Thập tam kinh Tham khảo Trung Quốc tứ đại Tác phẩm Nho giáo
1,801
7105
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y%20Julius
Ngày Julius
Hôm nay là ngày Julius [] Ngày Julius hoặc số ngày Julius (viết tắt theo tiếng Anh là JDN) là số ngày đã trôi qua kể từ 12 giờ trưa Giờ Greenwich (UT) của thứ hai, ngày 1 tháng 1, năm 4713 TCN trong lịch Julius đón trước (tức là 24 tháng 11, 4714 TCN trong lịch Gregory đón trước, cũng là ngày Julius 0). Hệ thống ngày Julius thường được dùng trong thiên văn học để thống nhất mọi sự kiện thiên văn, miêu tả bởi nhiều hệ thống lịch khác nhau, vào một hệ thống ngày duy nhất. Niên kỷ Julius Niên kỷ Julius (viết tắt theo tiếng Anh là JD) là số ngày Julius cộng với phần thập phân của ngày đã trôi qua kể từ 12 giờ trưa. Trong khi số ngày Julius là số nguyên thì niên kỷ Julius là số thực, cộng thêm giờ, phút và giây, quy đổi ra phần thập phân của ngày. Ví dụ Ngày 1 tháng 1 năm 2000 trong lịch Gregory (lịch mà chúng ta sử dụng trong đời sống hiện nay) là ngày Julius số 2.451.545. Như vậy cũng có thể tính số ngày Julius bằng việc tính số ngày đã trôi qua kể từ 1 tháng 1 năm 2000, cộng thêm 2.451.545. 09:17, 20 tháng 6 2005 (UT), thời điểm bài viết này được tạo ra là niên kỷ Julius số 2.453.541,88681. Cách tính Số ngày Julius có thể tính bởi các công thức sau, sử dụng năm thiên văn (1 TCN là 0, 2 TCN là −1, 4713 TCN là −4712): a = [(14 - tháng)/ 12] y = năm + 4800 - a m= tháng + 12a - 3 Chuyển một ngày trong lịch Gregory (giữa trưa) ra số ngày Julius: JDN = ngày + [(153m + 2)/5] + 365y + [y/4] - [y/100] + [y/400] - 32045 Chuyển một ngày trong lịch Julius (giữa trưa) ra số ngày Julius: JDN= ngày + [(153m + 2)/5] + 365y + [y/4] - 32083 Trong các công thức trên [x/y] là phần nguyên của phép chia x/y. Tính niên kỷ Julius, thêm giờ, phút, giây theo UT: JD= JDN + (giờ - 12)/24 + phút/1440 + giây/86400 Ngày trong tuần có thể tìm thấy từ số ngày Julius bằng việc tìm số dư trong phép chia cho 7, với 0 nghĩa là thứ 2. Lịch sử Số ngày Julius đã được dựa trên chu kỳ Julius đề xuất bởi Joseph Scaliger năm 1583, vào thời lịch Gregory mới xuất hiện: 15 (chu kỳ Thập Ngũ) × 19 (chu kỳ Meton) × 28 (chu kỳ Mặt Trời) = 7980 năm Ngày khởi nguyên của chu kỳ này là lần cuối cùng cả ba chu kỳ ở năm đầu tiên — Scaliger chọn thời điểm khởi nguyên này vì nó xuất hiện sớm hơn mọi sự kiện lịch sử và thiên văn đã biết thời đó. Scailger chọn tên Julius vì nó hợp với tên lịch Julius đang sử dụng thời ông. Trong quyển Outlines of Astronomy, xuất bản lần đầu năm 1849, nhà thiên văn John Herschel đã viết: Năm đầu tiên của chu kỳ Julius, cũng là năm số 1 của 3 chu kỳ thành phần, là vào năm 4713 TCN, và giữa trưa ngày 1 tháng 1 của năm đó, đối với kinh tuyến đi qua Alexandria, là thời điểm khởi nguyên, để xác định các sự kiện lịch sử, bằng việc tính số nguyên ngày giữa thời điểm khởi nguyên và giữa trưa (đối với Alexandria) của ngày. Thiên đỉnh của Alexandria được chọn vì Ptolemy đã dựa vào nó khi đề xuất kỷ nguyên Nabonassar, cơ sở của mọi tính toán của ông. Các nhà thiên văn đã chọn ngày Julius của Herschel vào cuối thế kỷ 19, nhưng chọn kinh tuyến Greenwich thay cho Alexandria, sau khi Greenwich được chọn làm kinh tuyến gốc bởi một hội nghị quốc tế năm 1884. Ngày Julius bắt đầu vào giữa trưa vì vào thời Herschel đề xuất nó, các ngày trong thiên văn học đều bắt đầu vào giữa trưa. Việc chọn thời điểm giữa trưa để bắt đầu tính ngày đã có từ thời Ptolemy. Ông đã chọn giữa trưa vì Mặt Trời đi qua kinh tuyến của người quan sát luôn vào cùng thời điểm trong mọi ngày quanh năm, khác với thời điểm Mặt Trời mọc hay Mặt Trời lặn có thể thay đổi tùy mùa đến vài giờ. Giữa đêm đã không được chọn vì nó đã không thể được tính chính xác nếu chỉ dùng đồng hồ nước. Hơn nữa, nếu ngày bắt đầu từ giữa trưa, các quan sát trong đêm có thể chỉ cần ghi vào một ngày, vì cả buổi đêm nằm gọn trong một ngày (các quan sát trong đêm của Ptolemy đều phải ghi hai ngày, theo ngày Ai Cập, bắt đầu từ rạng đông, và ngày Babylon, bắt đầu lúc hoàng hôn). Việc chọn mốc giữa trưa được dùng cho nhiều quan sát thiên văn đến tận năm 1925. Xem thêm Lịch Julius Năm Julius Lịch Gregory Tham khảo (bằng tiếng Anh) Gordon Moyer, "The Origin of the Julius Day System," Sky and Telescope 61 (April 1981) 311-313. Explanatory Supplement to the Astronomical Almanac, edited by P. Kenneth Seidelmann. University Science Books, 1992. ISBN 0-935702-68-7 Liên kết ngoài U.S. Naval Observatory Julius Date Converter Julius Day and Civil Date calculator U.S. Naval Observatory Time Service article Outlines of Astronomy by John Herschel International Astronomical Union Resolution 1B: On the Use of Julius Dates Open-source date conversion software Lịch Julius Lịch thiên văn Niên đại học Cơ học thiên thể Thời gian trong thiên văn học
924
7107
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%91%C3%A0n%20b%C3%A0%20ngo%E1%BA%A1i%20t%C3%ACnh%20%28T%C3%A2n%20%C6%AF%E1%BB%9Bc%29
Người đàn bà ngoại tình (Tân Ước)
Câu chuyện Người đàn bà ngoại tình (Pericope Adulteræ) theo truyền thống là tên được đặt cho đoạn Phúc âm Gioan 7:53-8:11 . Đoạn văn ghi lại ý định ném đá một phụ nữ bị cáo buộc về tội ngoại tình của những người thuộc phái Pharisêu, và Chúa Giêsu nêu lên quan điểm về vụ việc này qua câu nói: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." Văn bản Theo bản dịch của Nhóm Phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ: Còn Đức Giê-su thì đến núi Ô-liu. Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?" Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: "Này chị, họ đâu cả rồi ? Không ai lên án chị sao ?" Người đàn bà đáp: "Thưa ông, không có ai cả." Đức Giê-su nói: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !" Ý nghĩa Qua câu nói: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi" (Ga 8:7), Chúa Giê-su muốn hướng con người nhìn về tâm hồn mình, để họ nhận biết tội lỗi bản thân và ăn năn trước khi kết tội anh em đồng loại. Hơn nữa việc kết tội không thuộc quyền của con người mà là đặc quyền của Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thẩm quyền kết án con người. Khi con người kết án anh em mình là lúc họ đặt mình ngang quyền với Thiên Chúa là Đấng Tạo dựng muôn vật. Khi bàn về câu truyện này, thánh Augustinô dùng hai từ bằng tiếng La tinh là Miseria và misericordia (Khổ đau và lòng thương xót) bởi vì "Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Ngài mà được cứu độ" (Ga 3,17) và theo nghị quyết của Công đồng Vatican II: "Người Ki Tô hữu có bổn phận nặng nề, phải hợp tác với tất cả những người khác trong việc xây dựng một thế giới xứng đáng với nhân phẩm con người hơn" (Gaudiumet Spes, 57) . Phóng tác Đoạn văn này thường được dùng trong các phóng tác phim về các Tin Mừng. Nhiều danh họa đã minh họa cho câu chuyện này, trong số đó có Giovanni Francesco Barbieri (Guercino), Pieter Bruegel il Vecchio, Antoine Caron, Lucas Cranach the Elder, Nicolas Poussin, Jacopo Tintoretto,... Đây cũng là nội dung của bài hát Chuyện người đàn bà 2000 năm trước của Song Ngọc, trong đó có những câu sau: "...Nhìn người đàn bà đang chịu tội chết Đống đá ngổn ngang. Chờ ai? Chờ tay người ném chết một người không hận thù. Người ơi, vì đâu đọa đày nhau ?! "Ai... người vô tội ? Ai... người không tội ? Hãy mạnh tay ném đá, ném đá, ném trước đi, còn đợi gì ? Ai... người vẹn toàn ? Ai... người trong sạch ?Còn chờ chi ? Ném chết ném chết, ném chết tội đồ nhân gian...!'' Chuyện người đàn bà 2000 năm trước Sách cổ đã ghi: đống đá còn nguyên...." Nhạc sĩ Song Ngọc đã khéo léo dùng những chữ tương phản như "Thế giới hiền lương / ánh mắt cuồng căm" và đặt câu hỏi, có phải vì người đời giả dối, sợ phải đối mặt với tòa án lương tri với tội của chính mình nên đã lẵng lặng bỏ đi: "Vì người vô tội hay đời giả dối ? Thế giới giả nhân ? Chào thua ! Người ơi, Tình ơi ! Ai tội đồ ? Ai tỉnh ngộ ?...". Nhưng dù sao thì "cũng vậy thôi", và câu chuyện vẫn có kết thúc tốt đẹp và câu hỏi dành riêng cho lương tâm mỗi người. Chú thích Liên kết ngoài N Người Tân Ước Nữ giới trong Tân Ước Câu chuyện trong Tân Ước Giáo lý và lời dạy của Chúa Giêsu Phúc Âm Gioan Nữ giới trong Kinh Thánh
830
7109
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c%20M%E1%BB%91i%20ph%C3%BAc
Các Mối phúc
Các Mối Phúc (Beatitudes) hay Tám Mối Phúc thật là phần trọng tâm, được biết đến nhiều nhất và yêu thích nhất của Bài giảng trên núi, được ký thuật trong các sách Phúc âm Matthew và Phúc âm Luca. Trong đó, Chúa Giê-su miêu tả các phẩm chất của người được hưởng Nước Thiên đàng, tuần tự từng phẩm chất một. Được xem là các đặc điểm của người được Thiên Chúa chúc phúc, không nên xem xét các phước hạnh này theo tiêu chuẩn "trần thế", nhưng khi được nhìn xem từ quan điểm của thiên đàng, chúng thật sự là các chân phúc (mối phúc thật). Các mối phúc, theo nguyên ngữ Hi văn, nên được hiểu là "niềm vui thoả tận đáy lòng mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh sống". Các mối phúc đã sớm được trích dẫn trong Phụng vụ Thánh thiêng (Divine Liturgy) của John Chrysostom, đến nay vẫn được xem là giáo nghi được yêu thích nhất của Giáo hội Chính thống Đông phương. Trích dẫn các Tin mừng Trong khi Mat-thêu ghi lại Tám mối phúc thật thì Luca lại ghi lại bốn chúc lành và bốn chúc dữ Mat-thêu 5.2-12 Người mở miệng dạy họ rằng: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng. Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Luca 6.20-26 Đức Giê-su ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. Phúc cho anh em khi vì Con người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế. Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than. Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế. Đọc thêm Chúa Giê-su Bài giảng trên núi Người Samaria nhân lành Người con trai hoang đàng Người đàn bà ngoại tình Tham khảo Chúa Giê-su Tân Ước Kitô giáo Từ ngữ trong Tân Ước C Câu nói của Chúa Giêsu
607
7228
https://vi.wikipedia.org/wiki/Blues
Blues
Nhạc Blues (/bluːz/) có nguồn gốc từ những điệu hát của miền tây Phi Châu được các nô lệ da đen mang sang Bắc Mỹ, đặc biệt là vùng châu thổ sông Mississippi (Mississippi Delta) tại miền nam Hoa Kỳ. Tại vùng đất mới, điệu nhạc thô sơ này được phát triển thêm với các nhạc khí mới và trở nên rất phổ thông trong các cộng đồng nô lệ người Mỹ gốc Phi khi họ tụ tập với mục đích làm việc, gặt hái, tín ngưỡng hay tiêu khiển. Dần dần nhạc Blues cũng được ưa chuộng bởi giới trẻ da trắng Hoa Kỳ. Từ đó nó đã có ảnh hưởng đến hầu hết các loại nhạc tại Bắc Mỹ: nhạc Jazz, Big bands, Ragtime, Rhythm & Blues (R&B), Soul, Rock and roll, nhạc Pop, nhạc đồng quê và ngay đến nhạc cổ điển của thế kỷ 20. Motif blues, dùng phổ biến trong nhạc jazz, blues và rock and roll, được đặc trưng bởi các gam tiến, trong đó blues mười hai thanh là phổ biến nhất. Các nốt nhạc blues, với mục đích biểu cảm, được hát hoặc chơi ngang hoặc chuyển dần (từ cung thứ 3 đến cung trưởng thứ 3) trong giọng tương ứng. Đây cũng là một phần đặc trưng quan trọng của loại nhạc này. Blues là một thể loại nhạc có những đặc điểm khác như lời bài hát, dòng âm bass, và các nhạc cụ riêng. Blues có các loại nhạc blues nhỏ hơn bao gồm blues đồng quê, chẳng hạn như nhạc blues Delta, blues Piedmont và blues Texas, và blues phong cách đô thị như Chicago blues và West Coast blues. Thế chiến II đánh dấu sự chuyển đổi từ blues acoustic sang blues điện và giới thiệu nhạc blues cho một đối tượng công chúng rộng lớn hơn, đặc biệt là những người da trắng. Trong năm 1960 và 1970, một hình thức lai tạo gọi là blues-rock đã phát triển và định hình. Ngày nay, nhạc Blues được thưởng thức hay trình diễn bởi nhiều sắc dân của các văn hóa khác nhau trên khắp thế giới: từ Nhật sang đến Anh, từ Đông Âu cho đến Nam Mỹ, từ Nga xuống đến Úc. Từ nguyên học Từ này có thể xuất phát từ thuật ngữ blue devils - "quỷ xanh", có nghĩa là u sầu và buồn bã. Việc sử dụng đầu tiên của blues theo ý nghĩa này được thực hiện trong một màn hài kịch một hồi Blue Devils của George Colman (1798). Mặc dù trong âm nhạc người Mỹ gốc Phi từ trước đó đã có thể sử dụng từ này, nó đã được chứng thực từ năm 1912, khi "Dallas Blues" Hart Wand đã trở thành tác phẩm nhạc blues có bản quyền đầu tiên. Trong lời bài hát blues thường được sử dụng để mô tả một tâm trạng chán nản. Ghi chú Tham khảo Bransford, Steve. "Blues in the Lower Chattahoochee Valley" Southern Spaces 2004 Đọc thêm Brown, Luther. "Inside Poor Monkey's", Southern Spaces, ngày 22 tháng 6 năm 2006. Dixon, Robert M.W., and John Godrich (1970). Recording the Blues. London: Studio Vista. 85 p., amply ill. SBN 289-79829-9 Welding, Peter, and Toby Brown, jt. eds. (1991). Bluesland: Portraits of Twelve Major American Blues Masters, in series, Dutton Book[s]. New York: Penguin Group. 253, [2] p., ill., chiefly with b&w photos. ISBN 0-525-93375-1 Liên kết ngoài The American Folklife Center's Online Collections and Presentations American Music: An almost comprehensive collection of historical blues recordings. The Blue Shoe Project - Nationwide (U.S.) Blues Education Programming "The Blues", documentary series by Martin Scorsese, aired on PBS The Blues Foundation The Delta Blues Museum The Music in Poetry – Viện Smithsonian lesson plan on the blues, for teachers American Music: Archive of artist and record label discographies Nhạc blues Văn hóa Mỹ-Phi Kiểu nhạc Mỹ Thể loại nhạc Bài cơ bản dài trung bình Định dạng phát thanh Lịch sử người Mỹ gốc Phi Âm nhạc Mỹ gốc Phi Nhạc đại chúng
673
7241
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0%20Ki%E1%BB%87u
Trà Kiệu
Trà Kiệu tên một làng thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một địa danh lịch sử nằm cách Đà Nẵng khoảng 38 km, gần thánh địa Mỹ Sơn. Trước năm 1975 nhiều người còn gọi tên Trà Kiệu là hòn Bửu Châu. Kinh đô Lâm Ấp Trà Kiệu là nơi đặt kinh đô của vương quốc Lâm Ấp từ khoảng năm 605 đến năm 757, với tên gọi là Simhapura. Khởi nguyên Theo sử nhà Hán thì vào năm 192 có thổ lãnh tên là Khu Liên, nổi lên chống trả lại triều đình giết huyện lệnh rồi được người Chiêm tôn làm vua đặt tên nước là Lâm Ấp. Sau này cháu ngoại là Phạm Hùng kế vị. Năm 353 thứ sử Giao Châu đánh vua Lâm Ấp là Phạm Phật. Năm 420 Đỗ Tuệ Độ lại cất binh từ Giao Châu đánh Lâm Ấp bắt nước ấy quy hàng. Được ít lâu năm 433 vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại thấy nhà Tống nội chiến, phân tranh Nam Bắc bị suy yếu nhiều nên cất binh đánh phá hai huyện Nhật Nam & Cửu Chân. Vua Tống sai Đoàn Hòa Chí đánh trả, giết hại rất nhiều. Từ năm 605 đời nhà Tùy hai bên giao chiến mãi đến năm Trinh Quan thời nhà Đường (đời Đường Thái Tông), thì sử ghi vua Lâm Ấp là Phạm Đầu Lê và con là Phạm Trấn Long đều mất. Con của bà cô là Chư Cát Địa lên ngôi đổi tên nước là "Hoàn Vương quốc". Mãi đến năm Mậu Tý 808 nhà Đường phái Trương Chu kéo binh vào đánh Hoàn Vương quốc giết hại rất nhiều. Vua Hoàn Vương yếu thế nên phải rút lui vào phía nam, đổi tên nước là Chiêm thành. Kinh đô Chiêm có tên là Simhapura (Sư tử thành) xây dựng tráng lệ nằm trong tiểu vương quốc Amaravati là 1 tiểu vương quốc hùng mạnh nhất trong 5 tiểu Vương quốc Champa. Đến đời vua Vijạya Cri (998 - 1009) thì vua Chiêm bỏ Simhapura dời vào Đồ Bàn. Cố đô cũ của người Chiêm nhập vào quốc thổ của người Việt đang tràn xuống phía nam trong cuộc Nam tiến. Simhapura được gọi là xứ Chiêm động. Mặc cho thời gian và thiên nhiên tàn phá Trà Kiệu chìm vào quên lãng. Xem thêm Đức Mẹ Trà Kiệu Ga Trà Kiệu Sinhapura Virapura Indrapura Vijaya Tham khảo Di tích tại Quảng Nam Amaravati (Chăm Pa)
402
7245
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o%20v%C4%83n
Đạo văn
Đạo văn (tiếng Anh: plagiarism; tiếng Nhật: 盗作- Đạo tác; tiếng Trung: 抄袭- Sao tập) là chiếm hữu một cách sai trái, ăn cắp, công bố ngôn ngữ, suy nghĩ, ý tưởng, hay cách diễn đạt của người khác và xem chúng như là những gì do mình tự tạo ra. Khái niệm đạo văn vẫn chưa có những định nghĩa và quy tắc rõ ràng. Đạo văn được xem là hành vi thiếu trung thực về mặt học thuật và vi phạm đạo đức báo chí. Người nào đạo văn sẽ bị phạt tiền, bị đình chỉ, và thậm chí bị đuổi học hay đuổi việc. Trong môi trường học thuật và công việc, đạo văn là một hành vi vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng; một số trường hợp đạo văn có thể cấu thành hành vi vi phạm bản quyền. Chú thích Tham khảo Alfrey, Penelope (February 2000) "Petrarch's Apes: Originality, Plagiarism and Copyright Principles within Visual Culture". MIT Communications Forum. Blum, Susan D. My Word!: Plagiarism and College Culture (2010) Eco, Umberto (1987) Fakes and Forgeries in Versus, Issues 46–48, republished in 1990 in The limits of interpretation pp. 174–202 Lynch, Jack (2002) The Perfectly Acceptable Practice of Literary Theft: Plagiarism, Copyright, and the Eighteenth Century, in Colonial Williamsburg: The Journal of the Colonial Williamsburg Foundation 24, no. 4 (Winter 2002–3), pp. 51–54. Also available online since 2006 at Writing World. Paull, Harry Major (1928) Literary ethics: a study in the growth of the literary conscience Part II, ch.X Parody and Burlesque pp. 133–40 (public domain work, author died in 1934) Liên kết ngoài Hoàng Quyên. Giới trẻ đang đạo văn nhưng... không hay biết. Báo Thanh Niên Online. Lừa dối Vấn đề giáo dục Luật sở hữu trí tuệ Tác phẩm trí tuệ Hành vi xấu Trộm cắp
287
7248
https://vi.wikipedia.org/wiki/Yogi
Yogi
Yogi hoặc yogini (tiếng Sanskrit,) là từ chỉ người luyện tập môn yoga. Từ Yogin phát sinh từ cùng một ngữ căn với tiếng La tinh "jungo" (nối kết, hợp nhất) và tiếng Đức "joch" (cái ách trói buộc). Yogi trong cuộc sống Trong đời sống thường ngày, nhà yogi không có gì khác biệt với mọi người từ ăn uống, giao tiếp đến tính dục... Chỉ có điều họ tích cực hơn về các mặt: Hành thiện, đức tin, lạc quan... Riêng đối với những vị muốn đi tới giải thoát, kỷ luật khắt khe nhiều ít tự đặt ra và tùy theo pháp môn họ chọn. Yogi và đức tin Mặc dù giải thoát là phương hướng đi tới, nhưng không phải đó là đối tượng để so đo, phán xét, nhà yogi cứ khẩn trương nhưng không vội vã, cố gắng nhưng không đặt yêu cầu, như "vô cầu" của đạo Phật. Để minh họa cho đức tin này chúng ta lấy câu nói của đạo sư Vivekananda: "... Dù phải uống cạn cả đại dương". Nghĩa là cứ kiên nhẫn đi tới, không đặt vấn đề bao lâu, có hay không, như thế nào là thành đạt. Thậm chí nếu giống như "Dã tràng xe cát biển đông", điều này cũng không làm nao núng nhà yogi. Yogi và tri thức Một yogi phải biết rõ hướng đi của mình, những trợ lực và những trở ngại, những cám dỗ của ảo giác (Maya) và tri kiến để chế ngự. Ví dụ, một yogi nắm vững Hatha yoga muốn được toàn thiện, toàn mãn phải nghiên cứu thêm các môn pháp khác như: Mantra yoga, Bhakti yoga, Jnana yoga, Dhyana yoga, Raja Yoga, Karma yoga, Samadhi yoga... Thật ra trong một môn pháp đều chứa đựng các môn khác, vì muốn đặt trọng tâm về mặt nào cho thích hợp từng yogi nên chia ra nhiều môn loại. Xem thêm Yoga Tham khảo Yoga Khổ tu
322
7255
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20lu%E1%BA%ADt%20c%E1%BA%A3m%20%E1%BB%A9ng%20Faraday
Định luật cảm ứng Faraday
Định luật cảm ứng Faraday là định luật cơ bản trong điện từ, cho biết từ trường tương tác với một mạch điện để tạo ra sức điện động (EMF) - một hiện tượng gọi là cảm ứng điện từ. Đó là nguyên lý hoạt động cơ bản của máy biến áp, cuộn cảm, các loại động cơ điện, máy phát điện và nam châm điện. Phương trình Maxwell-Faraday là sự tổng quát của định luật Faraday, và được liệt kê như là một trong các phương trình của Maxwell. Lịch sử nghiên cứu Định luật cảm ứng được khám phá bởi nhà vật lý hóa học người Anh Michael Faraday năm 1831 và Joseph Henry độc lập nghiên cứu tại cùng thời gian. Định luật Faraday Định nghĩa Theo một phiên bản phổ biến của định luật Faraday nói rằng:Suất điện động cảm ứng trong bất kỳ một mạch kín bằng âm biến thiên thời gian của từ thông bao quanh nó. Công thức Định luật cảm ứng Faraday cho biết mối liên hệ giữa biến thiên từ thông  trong diện tích mặt cắt của một vòng kín và điện trường cảm ứng dọc theo vòng đó. được tính bởi công thức: Với là một phần của diện tích bề mặt di chuyển của cuộn dây , là từ trường (còn gọi là"mật độ từ thông"), và là Tích vô hướng. Trong các thuật ngữ trực quan hơn, lượng từ thông qua đi vòng dây tỷ lệ thuận với số lượng đường sức từ đi qua nó. Dạng tích phân: với E là điện trường cảm ứng, ds là một phần tử vô cùng bé của vòng kín và dΦB/dt là biến thiên từ thông. Phương trình Maxwell–Faraday Dạng vi phân, tính theo từ trường B: Trong trường hợp của một cuộn cảm có N vòng cuốn, công thức trở thành: với V là lực điện động cảm ứng và ΔΦ/Δt là biến thiên của từ thông Φ trong khoảng thời gian Δt. Chiều của lực điện động (dấu trừ trong các biểu thức trên) phù hợp với định luật Lenz. Lịch sử Định luật cảm ứng Faraday dựa trên các thí nghiệm của Michael Farádaday vào năm 1831. Định luật ban đầu được phát biểu là: Một lực điện động được sinh ra bởi cảm ứng khi từ trường quanh vật dẫn điện thay đổi suất điện động cảm ứng tỷ lệ thuận với độ thay đổi của từ thông qua vòng mạch điện. Xem thêm Hiện tượng cảm ứng điện từ. Tham khảo Phương trình Maxwell Faraday Điện động lực học Michael Faraday
407
7286
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tham%20s%E1%BB%91%20qu%E1%BB%B9%20%C4%91%E1%BA%A1o
Tham số quỹ đạo
Các tham số quỹ đạo là các tham số cần để mô tả một quỹ đạo. Tham số quỹ đạo Kepler Mô tả quỹ đạo Kepler Quỹ đạo Kepler (đường màu đỏ trong hình vẽ) là quỹ đạo của một quả cầu khối lượng m bay quanh quả cầu khối lượng B tuân thủ các định luật Newton và tương tác với nhau bằng lực hấp dẫn. Quỹ đạo này có hình elíp, một tâm của nó trùng với vật B, nằm trên một mặt phẳng gọi là mặt phẳng quỹ đạo. Mặt phẳng này không nhất thiết trùng với mặt phẳng tham chiếu, tức là mặt phẳng x-y của hệ tọa độ Descartes x-y-z đang dùng trong định vị các vật thể. Tâm của hệ tọa độ này thường trùng với tâm quả cầu B. Để miêu tả quỹ đạo của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, người ta hay chọn hệ tọa độ hoàng đạo, có mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng hoàng đạo, tâm tại Mặt Trời và trục x trùng với phương nối Mặt Trời và Trái Đất khi Trái Đất ở vị trí xuân phân. Do vậy trục x trên mặt phẳng tham chiếu thường gọi là hướng xuân phân. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến quỹ đạo Kepler được định nghĩa như sau: Tham số Kepler Vì quỹ đạo Kepler có 7 bậc tự do (3 thành phần của vị trí, 3 thành phần vận tốc cộng với thời gian), chúng ta có thể miêu tả quỹ đạo Kepler bằng một nhóm 6 tham số cộng với thời gian. Có nhiều cách chọn 6 tham số này. Một lựa chọn truyền thống cho các tham số quỹ đạo Kepler trong thiên văn học là các tham số Kepler, đặt tên theo Johannes Kepler và các định luật của ông. Chúng gồm: Nhiều khi, bán trục lớn được dùng thay cho chu kỳ quỹ đạo. Bán trục lớn có thể được tính dựa vào 6 tham số Kepler chính thống. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời thực tế không phải là hình cầu hoàn hảo, nên các tham số quỹ đạo của chúng, khi bay quanh Mặt Trời, có thể thay đổi chậm theo thời gian, do các nhiễu loạn hay thậm chí các hiệu ứng tương đối tính. Xem thêm Lịch thiên văn Các hệ tọa độ thiên văn Tham khảo Liên kết ngoài Tiếng Anh Keplerian Elements tutorial another tutorial Spacetrack Report No. 3, a really serious treatment of orbital elements from NORAD (in pdf format) Celestrak Two-Line Elements FAQ Cơ học thiên thể Quỹ đạo fr:Orbite#Éléments orbitaux
428
7298
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20t%E1%BB%8Da%20%C4%91%E1%BB%99%20thi%C3%AAn%20v%C4%83n
Hệ tọa độ thiên văn
Trong thiên văn học, hệ tọa độ thiên văn là một hệ tọa độ mặt cầu dùng để xác định vị trí biểu kiến của thiên thể trên thiên cầu. Trong tọa độ Descartes, một vật thể có ba tọa độ trong không gian ba chiều được xác định trên ba trục x, y và z. Ngược lại hệ tọa độ thiên văn của thiên thể không xác định khoảng cách đến người quan sát mà chỉ xác định các hướng quan sát của nó trên thiên cầu. Có nhiều loại hệ tọa độ thiên văn khác nhau, được phân biệt và được đặt tên theo mặt phẳng tham chiếu (mặt phẳng cơ bản), hay các trục chính của hệ tọa độ. Mặt phẳng tham chiếu cắt thiên cầu tại đường tròn lớn nhất, chia thiên cầu thành hai nửa bằng nhau. Định nghĩa các trục và mặt phẳng trong các hệ tọa độ có thể dùng hệ thống B1950 hay hệ thống J2000 hiện đại hơn. Các hệ tọa độ thiên văn Có nhiều hệ tọa độ được dùng trong thiên văn, trong đó các hệ tọa độ phổ biến là: Hệ tọa độ chân trời có mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng chân trời, tại vị trí người quan sát. Hệ tọa độ xích đạo với mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng xích đạo của Trái Đất. Đây là hệ tọa độ thiên văn được sử dụng phổ biến nhất. Hệ tọa độ hoàng đạo dùng mặt phẳng hoàng đạo làm mặt phẳng tham chiếu. Hệ tọa độ thiên hà dùng mặt phẳng Ngân Hà làm mặt phẳng tham chiếu. Hệ tọa độ siêu thiên hà có mặt phẳng tham chiếu chứa số lượng thiên hà địa phương nhiều hơn trung bình khi quan sát từ Trái Đất. Chuyển đổi giữa các tọa độ Dưới đây đưa ra các phép chuyển đổi giữa các hệ tọa độ thiên văn. Xem lưu ý trước khi sử dụng các phương trình. Ký hiệu Hệ tọa độ chân trời , góc phương vị , góc cao Hệ tọa độ xích đạo , xích kinh , xích vĩ , góc giờ Hệ tọa độ hoàng đạo , hoàng kinh , hoàng vĩ Hệ tọa độ thiên hà , kinh độ thiên hà , vĩ độ thiên hà Các ký hiệu khác , kinh độ của người quan sát , vĩ độ của người quan sát , độ nghiêng trục quay Trái Đất (khoảng 23.4°) , thời gian sao địa phương , thời gian sao Greenwich Góc giờ ↔ xích kinh Xích đạo ↔ hoàng đạo Các phương trình cổ điển sau, được suy ra từ tính toán lượng giác cầu, đối với các phương trình cho tọa độ kinh độ được viết bên phải dấu ngoặc nhọn; chỉ cần chia phương trình thứ nhất cho phương trình thứ hai để có được phương trình với hàm tan thuận tiện hơn bên trái (phép chia này là không rõ ràng vì tan có chu kỳ 180° () trong khi cos và sin có chu kỳ 360° (2)). Công thức tương đương với ma trận quay được cho bên dưới mỗi trường hợp. Xích đạo ↔ chân trời Lưu ý rằng góc phương vị () được đo từ điểm hướng nam, chiều dương hướng theo phía tây. Góc thiên đỉnh, tức là khoảng cách góc dọc theo đường tròn lớn từ thiên đỉnh tới vị trí thiên thể, đơn giản là góc phụ với góc cao: . Khi giải phương trình để tìm phương vị , nên sử dụng hàm arctan hai đối số, ký hiệu là để tránh nhầm lẫn về giá trị góc. Hàm arctan hai đối số tính toán arctan của , với giá trị được xác định tùy theo góc phần tư chứa cặp . Do đó, giá trị phương vị là phù hợp với quy ước góc phương vị được đo từ phía nam và chiều dương tới phía tây, , trong đó . Nếu công thức trên cho một giá trị âm, nó có thể được đổi thành dương bằng cách chỉ cần cộng thêm 360°. Một lần nữa, khi giải phương trình để tìm , nên sử dụng hàm arctan hai đối số để phù hợp với quy ước phương vị được tính từ phía nam và chiều dương tới phía tây, , trong đó Xích đạo ↔ thiên hà Các phương trình bên dưới được dùng để chuyển đổi tọa độ xích đạo sang tọa độ thiên hà. là tọa độ xích đạo của Thiên cực Bắc và là kinh độ thiên hà của Thiên cực Bắc. Các giá trị này tham chiếu theo J2000.0 là: Nếu các tọa độ xích đạo được tham chiếu tới điểm phân mốc khác thì chúng phải được chỉnh tuế sai tới vị trí của chúng tại kỷ nguyên J2000.0 trước khi áp dụng các công thức trên. Các phương trình sau chuyển đổi sang tọa độ xích đạo được tham chiếu theo B2000.0. Thiên hà ↔ siêu thiên hà Lưu ý khi chuyển đổi Góc viết theo độ (°), phút (′), và giây (″) trong hệ lục thập phân phải được chuyển đổi sang số thập phân trước khi thực hiện tính toán. Việc chúng cần phải được chuyển đổi thành độ thập phân hay radian phụ thuộc vào chương trình hay máy tính riêng biệt thực hiện tính toán. Giá trị góc âm cần phải được nhập cẩn thận; phải chuyển thành . Góc theo giờ (h), phút (m), và giây (s), ví dụ góc giờ hay xích kinh, cũng cần phải được chuyển sang độ thập phân hay radian trước khi thực hiện tính toán. 1h = 15°; 1m = 15′; 1s = 15″ Góc lớn hơn 360° (2) hoặc nhỏ hơn 0°Có thể cần được tối giản trong khoảng 0°~360° (0~2) tùy thuộc chương trình hoặc máy tính thực hiện tính toán. Cosin của một vĩ độ (độ cao, xích vĩ, hoàng vĩ và vĩ độ thiên hà) không bao giờ âm theo định nghĩa, vì vĩ độ chỉ thay đổi trong khoảng giữa −90° và +90°. Các hàm lượng giác ngược arcsin, arccos và arctan có thể cho giá trị góc nhưng không xác định rõ góc phần tư chứa góc đó, nên kết quả cần được đánh giá cẩn thận. Việc sử dụng hàm arctan hai đối số (ký hiệu trên máy tính có thể là hoặc , tính arctan của và sử dụng dấu của cả hai đối số để xác định góc phần tư đúng) được khuyến khích khi tính toán kinh độ/xích kinh/phương vị. Một phương trình tìm giá trị sin, sau đó đưa vào hàm arcsin nên được sử dụng khi tính toán vĩ độ/xích vĩ/độ cao. Góc phương vị () ở đây được tham chiếu tới điểm nam trên đường chân trời, theo quy ước thiên văn thông dụng. Theo cách dùng này một vật thể nằm trên đường kinh tuyến ở phía nam so với người quan sát có = = 0°. Tuy nhiên trong hệ AltAz của Astropy, trong quy ước file FITS của Kính viễn vọng ống nhòm lớn (LBT), trong XEphem, trong thư viện Standards of Fundamental Astronomy của IAU và Phần B của Astronomical Almanac chẳng hạn, phương vị theo chiều Đông từ phía Bắc. Trong định hướng và một số ngành khác, phương vị được tính từ phía bắc. Các phương trình cho độ cao () chưa tính đến ảnh hưởng của khúc xạ khí quyển. Các phương trình cho tọa độ chân trời chưa tính đến thị sai ngày, tức là, sự sai lệch nhỏ trong vị trí của một thiên thể gây ra bởi vị trí của người quan sát trên bề mặt Trái Đất. Hiệu ứng này là đáng kể đối với Mặt Trăng, ít hơn đối với các hành tinh, và cực kỳ nhỏ đối với các ngôi sao hay các thiên thể xa hơn. Vĩ độ của người quan sát () ở đây được đo theo chiều dương về phía tây so với kinh tuyến gốc; trái với tiêu chuẩn IAU hiện hành. Xem thêm Góc phương vị – góc giữa mặt phẳng tham chiếu và một điểm Hệ quy chiếu thiên thể barycentric (BCRS) Thiên cầu – Mặt cầu tưởng tượng với bán kính rất lớn, đồng tâm với người quan sát Hệ thống tham chiếu Thiên thể Quốc tế (ICRS) và Hệ quy chiếu Thiên thể Quốc tế (ICRF) – hệ thống quy ước tham chiếu tiêu chuẩn hiện hành. Tham số quỹ đạo Hệ tọa độ hành tinh Hệ quy chiếu trái đất (TRF) Chú thích Tham khảo Tham khảo sách (bằng tiếng Anh) The Astronomical Almanac, 1984, "The Introduction of the Improved IAU System of Astronomical Constants, Time Scales and Reference Frame into the Astronomical Almanac", Supplement section, pp. S1-S39, U. S. Government Printing Office, Washington and Her Majesty's Stationery Office, London. Hohenkerk, C.Y., Yallop, B.D., Smith, C.A., Sinclair, A.T., 1992, "Celestial Reference Systems", Chapter 3, p. 167, Explanatory Supplement to the Astronomical Almanac, Seidelmann, P.K., Ed., U. S. Naval Observatory, University Science Books, Mill Valley, CA. Archinal, B.A., 1992, "Terrestrial Coordinates and the Rotation of the Earth", Chapter 4, p. 255, Explanatory Supplement to the Astronomical Almanac Seidelmann, P.K., Ed., U. S. Naval Observatory, University Science Books, Mill Valley, CA. Seidelmann, P.K., Guinot, B., Dogget, L.E., 1992, "Time", Chapter 2, p. 42, Explanatory Supplement to the Astronomical Almanac, Seidelmann, P.K., Ed., U. S. Naval Observatory, University Science Books, Mill Valley, CA. Standish, E.M., Newhall, X X, Williams, J.G. and Folkner, W.F.: 1995, "JPL Planetary and Lunar Ephemerides, DE403/LE403", JPL IOM 314.10-127. Liên kết ngoài NOVAS , the U.S. Naval Observatory's Vector Astrometry Software, an integrated package of subroutines and functions for computing various commonly needed quantities in positional astronomy. SOFA, the IAU's Standards of Fundamental Astronomy, an accessible and authoritative set of algorithms and procedures that implement standard models used in fundamental astronomy. This article was originally based on Jason Harris' Astroinfo, which comes along with KStars, a KDE Desktop Planetarium for Linux/KDE. Thuật ngữ thiên văn học Thiên văn học Bản đồ học Định hướng
1,681
7299
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20t%E1%BB%8Da%20%C4%91%E1%BB%99%20ho%C3%A0ng%20%C4%91%E1%BA%A1o
Hệ tọa độ hoàng đạo
Hệ tọa độ hoàng đạo là một hệ tọa độ thiên văn sử dụng mặt phẳng hoàng đạo làm mặt phẳng tham chiếu. Mặt phẳng hoàng đạo là mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất khi quay quanh Mặt Trời. Hình chiếu của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất lên thiên cầu vẽ thành đường hoàng đạo. Đó chính là đường biểu kiến mà Mặt Trời sẽ đi trên thiên cầu trong suốt một năm. Gốc tọa độ có thể đặt tại tâm Mặt Trời, khi đó ta có hệ tọa độ hoàng đạo nhật tâm, hoặc đặt tại tâm Trái Đất và gọi là hệ tọa độ hoàng đạo địa tâm. Với hệ này, vĩ độ được gọi là hoàng vĩ ( hoặc ), kinh độ gọi là hoàng kinh ( hoặc ). Điểm mốc được chọn là điểm xuân phân, điểm này có hoàng kinh và hoàng vĩ đều bằng 0. Góc theo chiều vĩ độ, tức là khoảng cách góc từ thiên thể đến hoàng đạo gọi là hoàng vĩ, hoàng vĩ độ hay vĩ độ hoàng đạo. Góc này nằm trong mặt phẳng vuông góc với hoàng đạo, có đỉnh tại vị trí người quan sát hoặc tâm Trái Đất, một cạnh nối với vị trí của thiên thể trên thiên cầu, cạnh kia nằm trong mặt phẳng hoàng đạo. Góc theo chiều kinh độ, nằm trong mặt phẳng hoàng đạo, tính từ điểm xuân phân ngược chiều nhật động tới khi gặp cạnh góc vĩ độ nói trên, gọi là hoàng kinh, hoàng kinh độ hay kinh độ hoàng đạo. Hệ tọa độ này thuận tiện khi xác định vị trí của các hành tinh và các thiên thể trong Hệ Mặt Trời. Các hành tinh đều có mặt phẳng quỹ đạo với độ nghiêng khá thấp so với mặt phẳng hoàng đạo nên có hoàng vĩ không lớn (trường hợp Diêm Vương Tinh lớn nhất cũng không quá 17,2°). Hệ tọa độ hoàng đạo có thể được biểu diễn theo tọa độ cầu hoặc tọa độ trục vuông góc. Hướng cơ bản nhỏ|Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời dọc theo hoàng đạo (đường màu đỏ) khi nhìn vào trong thiên cầu. Hệ tọa độ hoàng đạo được tô màu đỏ. Xích đạo thiên cầu và hệ tọa độ xích đạo được tô màu xanh, nghiêng so với hoàng đạo và có vẻ dao động so với Mặt Trời trong hình. Xích đạo thiên cầu và hoàng đạo dao động chậm do các lực nhiễu loạn tác động lên Trái Đất, do đó hướng của điểm mốc, tức là giao điểm giữa chúng tại điểm xuân phân của Bán cầu Bắc, không hoàn toàn cố định. Sự di chuyển chậm của trục quay Trái Đất, gọi là tiến động, gây ra sự quay chậm và liên tục của hệ tọa độ về phía tây quanh các cực của hoàng đạo, hoàn thành một vòng quay theo chu kỳ khoảng 26 000 năm. Ngoài ra, nó còn được tổng hợp với một sự tiến động nhỏ hơn của hoàng đạo, và một sự dao động nhỏ của trục quay Trái Đất gọi là chương động. Nhằm tham chiếu hệ tọa độ mà có thể được coi là cố định trong không gian, các chuyển động này yêu cầu phải chỉ rõ điểm phân của một thời điểm ngày tháng, được gọi là một kỷ nguyên thiên văn, khi đưa ra một vị trí trong hệ tọa độ hoàng đạo. Ba loại điểm phân thường được sử dụng là: Điểm phân trung bình của một kỷ nguyên (thường là kỷ nguyên J2000.0, nhưng có thể là B1950.0, B1900.0,...) là một hướng điểm mốc cố định tiêu chuẩn, cho phép các vị trí ở những ngày tháng khác nhau có thể được so sánh trực tiếp. Điểm phân trung bình của ngày là giao điểm của hoàng đạo của "ngày" (tức là hoàng đạo ở một vị trí trong một ngày tháng cụ thể) với xích đạo trung bình (tức là, xích đạo được quay tới vị trí hiện tại trong "ngày" đó do tiến động, nhưng không có sự dao động nhỏ theo chu kỳ của chương động). Nó thường được sử dụng trong tính toán quỹ đạo hành tinh. Điểm phân thực của ngày là giao điểm của hoàng đạo của "ngày" với xích đạo thực (tức là, xích đạo trung bình cộng với chương động). Đây là giao điểm thật sự của hai mặt phẳng ở mọi thời điểm bất kỳ, với mọi chuyển động đều được tính đến. Một vị trí trong hệ tọa độ hoàng đạo do đó thường được chỉ rõ, chẳng hạn theo điểm phân thực và hoàng đạo của ngày, điểm phân trung bình và hoàng đạo của J2000.0, hay tương tự. Lưu ý rằng không có "hoàng đạo trung bình", bởi hoàng đạo không có sự dao động nhỏ theo chu kỳ. Tọa độ cầu Kinh độ hoàng đạo Hoàng kinh hay kinh độ hoàng đạo (ký hiệu: trong hệ nhật tâm, trong hệ địa tâm) đo khoảng cách góc của một thiên thể dọc trên hoàng đạo từ hướng điểm mốc. Tương tự xích kinh của hệ tọa độ xích đạo, hướng cơ bản (hoàng kinh 0°) chỉ hướng từ Trái Đất tới Mặt Trời tại điểm xuân phân của Bán cầu Bắc. Bởi nó là hệ theo quy tắc bàn tay phải, kinh độ hoàng đạo được đo theo chiều dương tọa độ tới phía đông trên mặt phẳng cơ bản (hoàng đạo) từ 0° tới 360°. Do sự tiến động trục quay, kinh độ hoàng đạo của hầu hết các "ngôi sao cố định" tăng khoảng 50.3 giây cung mỗi năm, hay 83.8 phút cung mỗi thế kỷ, ở tốc độ tiến động chung. Tuy nhiên, đối với các sao gần các hoàng cực, tốc độ thay đổi của hoàng kinh bị chi phối bởi chuyển động nhỏ của hoàng đạo (hay của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất), do đó tốc độ thay đổi có thể là bất kỳ giá trị từ âm vô cùng tới dương vô cùng tùy thuộc vào vị trí chính xác của ngôi sao.. Vĩ độ hoàng đạo Hoàng vĩ hay vĩ độ hoàng đạo (ký hiệu: trong hệ nhật tâm, trong hệ địa tâm) đo khoảng cách góc của một thiên thể từ mặt phẳng hoàng đạo theo hướng tới hoàng cực bắc (dương) hoặc nam (âm). Ví dụ, hoàng cực bắc có hoàng vĩ +90°. Vĩ độ hoàng đạo cho các "sao cố định" không bị ảnh hưởng bởi tiến động. Khoảng cách Khoảng cách cũng cần thiết để có một tọa độ cầu hoàn chỉnh (ký hiệu: trong hệ nhật tâm, trong hệ địa tâm). Nhiều đơn vị đo khoảng cách khác nhau được sử dụng cho các thiên thể khác nhau. Bên trong hệ Mặt Trời, đơn vị thiên văn thường được sử dụng, và đối với các vật thể gần Trái Đất, bán kính Trái Đất hay kilômét được sử dụng. Ghi chú lịch sử Từ thời cổ đến cuối thế kỷ 18, kinh độ hoàng đạo từng được đo dựa vào mười hai cung hoàng đạo, với mỗi cung gồm 30° kinh độ, việc này vẫn tiếp tục trong chiêm tinh học hiện đại. Các cung hoàng đạo xấp xỉ tương ứng với các chòm sao mà hoàng đạo đi qua. Hoàng kinh từng được xác định bằng cung hoàng đạo, độ, phút, và giây. Ví dụ, hoàng kinh tức là 19.933° về phía đông từ điểm bắt đầu của cung Sư Tử. Bởi Sư Tử bắt đầu tại 120° từ điểm xuân phân, hoàng kinh đó theo cách viết ngày nay là . Ở Trung Quốc, hoàng kinh được đo dựa vào 24 Tiết khí, mỗi tiết khí gồm 15° kinh độ, và được sử dụng bởi nông lịch để đồng bộ với các thời điểm mùa màng, điều này rất quan trọng đối với các xã hội nông nghiệp. Tọa độ trục vuông góc nhỏ|Hệ tọa độ hoàng đạo nhật tâm. Điểm gốc đặt tại tâm Mặt Trời, mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng hoàng đạo, và hướng cơ bản (trục ) là điểm xuân phân. Theo quy tắc bàn tay phải, trục ở một góc 90° về phía tây của mặt phẳng tham chiếu. Trục hướng tới hoàng cực bắc. Hệ quy chiếu này tương đối cố định và thẳng hàng với điểm xuân phân. Một biến thể tọa độ trục vuông góc (tọa độ Descartes) của hệ tọa độ hoàng đạo thường được sử dụng trong các tính toán và mô phỏng quỹ đạo. Nó có gốc tọa độ ở tâm của Mặt Trời (hay ở khối tâm của hệ Mặt Trời), mặt phẳng cơ bản là mặt phẳng hoàng đạo, và trục có chiều dương tới điểm xuân phân. Hệ tọa độ có quy ước thuận tay phải, tức là, nếu ta hướng ngón cái tay phải thẳng đứng lên, nó sẽ mô phỏng trục , ngón cái chĩa ra sẽ chỉ hướng của trục , và các ngón tai còn lại cong đi sẽ chỉ theo chiều trục . Các tọa độ trục vuông góc được liên hệ với tọa độ cầu tuơng ứng bởi các công thức Chuyển đổi Chuyển đổi vectơ Descartes Chuyển đổi từ tọa độ hoàng đạo sang tọa độ xích đạo Chuyển đổi từ tọa độ xích đạo sang tọa độ hoàng đạo trong đó là độ nghiêng trục quay. Xem thêm Hệ tọa độ thiên văn Hệ tọa độ xích đạo Hoàng đạo Hoàng cực, nơi có hoàng vĩ bằng ±90° Điểm phân Xuân phân (tọa độ thiên văn) Xuân phân Chú thích và tham khảo Liên kết ngoài The Ecliptic: the Sun's Annual Path on the Celestial Sphere Durham University Department of Physics Equatorial ↔ Ecliptic coordinate converter MEASURING THE SKY A Quick Guide to the Celestial Sphere James B. Kaler, University of Illinois Hệ tọa độ thiên văn Thuật ngữ thiên văn học
1,662
7306
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n%20%C4%91%E1%BB%93
Bản đồ
Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất. Bản vẽ đơn giản miêu tả một không gian, địa điểm và hiển thị những thông số liên quan trực tiếp đến vị trí ấy có liên quan đến khu vực xung quanh. Theo các nhà khoa học: Bản đồ là sự miêu tả khái quát, thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc bề mặt thiên thể khác trên mặt phẳng trong một phép chiếu xác định, nội dung của bản đồ được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu quy ước. Bản đồ thường dùng nhất trong địa lý. Theo nghĩa này bản đồ thường có hai chiều mà vẫn biểu diễn một không gian có ba chiều đúng đắn. Môn bản đồ là khoa học và nghệ thuật vẽ bản đồ. Bản đồ còn là một khái niệm được sử dụng trong sinh học để biểu thị một hệ thống nào đó, ví dụ như bản đồ gen. Tỉ lệ Tỉ lệ của một bản đồ địa lý là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa. Chẳng hạn, nếu 1 cm trên bản đồ ứng với 1 km ngoài thực địa thì bản đồ đó có tỉ lệ 1:100000, vì 1 km = 100000 cm. Ký hiệu của tỉ lệ có dạng 1:M, trong đó số M chỉ khoảng cách thực tế lớn gấp bao nhiêu lần khoảng cách tương ứng đo trên bản đồ. Bản đồ có tỉ lệ lớn thì càng chi tiết và tương ứng với số M nhỏ. Bản đồ tỉ lệ nhỏ kém chi tiết hơn và có số M lớn. Địa lý Bản đồ hay tạo bản đồ là nghiên cứu và thực hành tạo các hình ảnh đại diện của Trái đất trên một bề mặt phẳng, và người tạo bản đồ được gọi là người vẽ bản đồ . Bản đồ đường bộ có lẽ là bản đồ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay và tạo thành một tập hợp con các bản đồ hàng hải, bao gồm các biểu đồ hàng không và hải lý , bản đồ mạng lưới đường sắt, bản đồ đi bộ đường dài và đi xe đạp. Về số lượng, số lượng lớn nhất các tờ bản đồ được vẽ có lẽ được tạo thành từ các cuộc khảo sát địa phương, do các thành phố , cơ quan quản lý, cơ quan thuế, nhà cung cấp dịch vụ khẩn cấp và các cơ quan địa phương khác thực hiện. Nhiều dự án khảo sát quốc gia đã được quân đội thực hiện, chẳng hạn như Cơ quan khảo sát vũ khí Anh : một cơ quan chính phủ dân sự, nổi tiếng quốc tế về công việc chi tiết toàn diện. Ngoài thông tin vị trí, bản đồ cũng có thể được sử dụng để phác họa các đường đồng mức biểu thị các giá trị không đổi về độ cao , nhiệt độ , lượng mưa ,... Độ chính xác Việc lập bản đồ các vùng lớn hơn, nơi không thể bỏ qua độ cong, yêu cầu các phép chiếu phải lập bản đồ từ bề mặt cong của Trái đất lên mặt phẳng. Không thể làm phẳng hình cầu xuống mặt phẳng không bị biến dạng có nghĩa là bản đồ không thể có tỷ lệ không đổi. Một số bản đồ, được gọi là bản đồ , có tỷ lệ bị bóp méo một cách cố ý để phản ánh thông tin khác với diện tích đất hoặc khoảng cách. Ví dụ, bản đồ châu Âu này (ở bên phải) đã bị bóp méo để hiển thị sự phân bố dân cư, trong khi hình dạng thô của lục địa vẫn có thể nhìn thấy rõ. Một ví dụ khác về tỷ lệ bị bóp méo là bản đồ London Underground nổi tiếng . Cấu trúc địa lý cơ bản được tôn trọng nhưng các tuyến ống (và sông Thames ) được làm nhẵn để làm rõ mối quan hệ giữa các trạm. Gần trung tâm của bản đồ, các trạm được đặt cách xa nhau hơn là gần các cạnh của bản đồ. Sự thiếu chính xác hơn nữa có thể là do cố ý. Ví dụ: các nhà lập bản đồ có thể đơn giản bỏ qua các cài đặt quân sự hoặc chỉ loại bỏ các đối tượng địa lý để nâng cao độ rõ ràng của bản đồ. Ví dụ: bản đồ đường có thể không hiển thị các tuyến đường sắt, đường thủy nhỏ hơn hoặc các đối tượng phi đường bộ nổi bật khác và ngay cả khi có, nó có thể hiển thị chúng kém rõ ràng hơn so với đường chính. Được gọi là khai báo, thực tiễn làm cho chủ đề mà người dùng quan tâm dễ đọc hơn, thường mà không ảnh hưởng đến độ chính xác tổng thể. Bản đồ dựa trên phần mềm thường cho phép người dùng chuyển đổi khai báo giữa BẬT, TẮT và TỰ ĐỘNG nếu cần. Trong AUTO, mức độ khai báo được điều chỉnh khi người dùng thay đổi tỷ lệ được hiển thị. Các loại bản đồ Bản đồ thế giới hoặc các khu vực rộng lớn thường là bản đồ 'chính trị' hoặc 'vật lý'. Bản đồ chính trị: thể hiện biên giới lãnh thổ Bản đồ vật lý là hiển thị các đặc điểm địa lý như núi, loại đất hoặc sử dụng đất bao gồm cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt và các tòa nhà. Ngoài ra còn có một số loại bản đồ: Bản đồ địa hình hiển thị độ cao và độ nổi bằng các đường đồng mức hoặc bóng đổ. Bản đồ địa chất không chỉ hiển thị bề mặt vật chất mà còn cho thấy các đặc điểm của lớp đá bên dưới, các đường đứt gãy và các cấu trúc dưới bề mặt. Tham khảo Nguồn tham khảo Trích dẫn David Buisseret, chủ biên, Quân vương, Bộ trưởng và Bản đồ: Sự xuất hiện của Bản đồ học như một công cụ của chính phủ ở Châu Âu hiện đại buổi đầu. Chicago: Nhà in Đại học Chicago, 1992, Denis E. Cosgrove (chủ biên) Ánh xạ . Sách Reaktion, 1999 Freeman, Herbert, ProducttLiterature / Freeman-White-Paper-041027.pdf Vị trí văn bản bản đồ tự động. Giấy trắng. Ahn, J. và Freeman, H., một chương trình đặt tên tự động, Proc Proc. AUTO-Carto 6, Ottawa, 1983. 444ùn455. Freeman, H., Vị trí đặt tên máy tính, Tang ch. 29, trong Hệ thống thông tin địa lý, 1, D.J. Maguire, M.F. Goodchild và D.W. Rhind, John Wiley, New York, 1991, 449 Lỗi460. Đánh dấu Monmonier, Cách nói dối với bản đồ , O'Connor, J.J. và E.F. Robertson, Lịch sử bản đồ . Scotland: Đại học St. Andrew, 2002. Xem thêm Bản đồ địa hình Bản đồ theo quốc kỳ Liên kết ngoài Trung tâm Thông tin Dữ liệu Đo đạc và Bản đồ Việt Nam Bản đồ chi tiết địa hình Việt Nam nguyên khổ, tỷ lệ 1:50.000 và 1:250.000 thực hiện bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thập kỷ 1960 Môn bản đồ Địa lý học Hình ảnh Trắc địa Bản đồ học
1,207
7313
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99%20%28g%C3%B3c%29
Độ (góc)
Độ thông thường được biểu diễn bằng ký hiệu °, là đơn vị đo lường của các góc phẳng, hay của các vị trí dọc theo một đường tròn lớn của hình cầu tính từ điểm gốc tham chiếu (chẳng hạn như Trái Đất hay của bầu trời), tương ứng với 1/360 của một vòng tự quay tròn hoàn chỉnh. Bài này viết về độ sử dụng để đo giá trị của một góc. Các nghĩa khác xem bài Độ (định hướng). Lịch sử Con số 360 có lẽ đã được chọn vì nó là số ngày trong năm của người cổ đại. Các loại lịch nguyên thủy, chẳng hạn như lịch Ba Tư sử dụng 360 ngày cho một năm. Điều này có lẽ chủ yếu là do sự quan sát của người cổ đại và họ nhận thấy các ngôi sao dường như chuyển động xung quanh sao Bắc cực tạo ra một vòng tròn với góc chuyển động cỡ chừng 1 độ trong một ngày. Ứng dụng của nó để đo các góc trong hình học có thể tìm thấy từ thời Thales, người đã phổ biến hình học trong những người Hy Lạp và sống ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ trong số những người có giao thiệp với Ai Cập và Babylon. Nó cũng là con số dễ dàng chia hết: nó có 22 ước số khác nhau (2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 12, 15, 18, 20, 24, 30, 36, 40, 45, 60, 72, 90, 120, 180), chia hết cho tất cả các số tự nhiên từ 2 đến 10 - ngoại trừ 7. (Nếu muốn có số độ trong một vòng tròn có thể chia hết cho tất cả các số từ 1 đến 10, nó phải là 2.520 độ nhưng con số này không thuận tiện lắm). Để phục vụ cho nhiều mục đích thực tiễn, độ là giá trị góc đủ nhỏ để có thể đem lại độ chính xác tương đối cần thiết. Trong những ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao hơn, ví dụ như trong thiên văn hay để tính kinh độ và vĩ độ trên Trái Đất, các giá trị số đo góc có thể viết dưới dạng phần thập phân, nhưng có một sự chia nhỏ truyền thống khác được sử dụng thường xuyên hơn. Một độ được chia thành 60 phút, và một phút thành 60 giây. Các đơn vị này, còn được gọi tương ứng là phút góc hay giây góc, được biểu diễn tương ứng bằng dấu phết đơn hay đôi, hay bằng dấu đóng trích dẫn đơn hay đôi. Ví dụ: 40,1875° = 40°31'15". Nếu cần độ chính xác cao hơn, việc lấy phần thập phân của giây thông thường được sử dụng hơn là lấy các giá trị bội số của 1/60 giây. Các đơn vị đo góc khác Trong toán học, việc đo góc theo độ ít được sử dụng, vì sự thuận tiện của tính chia hết của cơ số 360 là không cần thiết và không quá quan trọng. Vì nhiều lý do khác nhau các nhà toán học thông thường thích sử dụng đơn vị radian, là góc tương ứng với một cung tròn có độ dài bằng bán kính của chính đường tròn ấy. Vì vậy 180° = π radian, 1° ≈ 0,0174533 radian, và 1 radian ≈ 57,29578°. Với sự sáng tạo ra hệ mét, dựa trên cơ số 10 (thập phân), đã có những ý định định nghĩa "độ thập phân" (grad hay gon), vì thế giá trị độ thập phân của một góc vuông bằng 100, và như vậy một vòng tròn có giá trị góc bằng 400 độ thập phân. Trong khi ý tưởng này không thu được nhiều sự hưởng ứng nhưng phần lớn các máy tính tay (calculator) khoa học đều hỗ trợ đơn vị này. Xem thêm Góc khối Tham khảo Liên kết ngoài Đơn vị đo góc Hệ đo lường Anh Hệ đo lường Mỹ
660
7317
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99%20%28nhi%E1%BB%87t%20%C4%91%E1%BB%99%29
Độ (nhiệt độ)
Bài này viết về "độ" như là đơn vị đo nhiệt độ. Để xem các nghĩa khác, xem bài Độ (định hướng). Thuật ngữ độ được sử dụng trong một số thang đo nhiệt độ. Ký hiệu ° thông thường được sử dụng, tiếp theo sau nó là ký tự để chỉ đơn vị, ví dụ °C để chỉ độ Celsius (hay độ bách phân hoặc độ C). Trong một số ngôn ngữ nước ngoài, như trong tiếng Anh, để chỉ sự chênh lệch nhiệt độ, đôi khi người ta còn sử dụng cách viết ngược lại; chẳng hạn 100 C°, hay "100 Celsius degrees", là sự chênh lệch nhiệt độ, trong khi 100 °C, hay "100 degrees Celsius", là nhiệt độ thực tế của vật hay chất đó. Có các loại đơn vị đo nhiệt độ sau: Độ Celsius (°C đọc là độ C hay độ bách phân) Độ Delisle (°De) Độ Fahrenheit (°F đọc là độ F) Độ Newton (°N) Độ Rankine (°R hay °Ra) Độ Réaumur (°R) Độ Romer (°Ro) Độ Kelvin (°K) là tên gọi cũ của đơn vị đo lường của nhiệt độ tuyệt đối trong hệ SI. Từ năm 1967 nó đã được đơn giản hóa đi thành Kelvin, với ký hiệu chỉ sử dụng chữ cái 'K' và đọc 'Kelvin', không phải 'độ Kelvin'. Ký hiệu của độ Trong Unicode, ký hiệu của độ là U+(00B0) (°). Trong bảng mã hóa ký tự trong HTML nó là &deg;. Alt+ Code là Alt+0176. Vì sự biểu hiện giống nhau trong một số font chữ khi in ấn cũng như khi hiển thị trên màn hình máy tính, một số ký tự khác có thể bị nhầm lẫn với ký tự biểu diễn độ: "ký hiệu chỉ thị giống đực" (U+00BA, º), "vòng trên" (U+02DA, ˚), "số 0 trên" (U+2070, ⁰), số 0 trên proper (0) hay chữ "o trên" (o), và "toán tử vòng" (U+2218, ∘). Nếu ở trên giấy thì nó sẽ có một vòng tròn nhỏ ở trên.VD:0 độ. Tham khảo Đơn vị đo nhiệt độ Đơn vị tập quán
344
7330
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt%20k%C3%BD%20trong%20t%C3%B9
Nhật ký trong tù
Nhật ký trong tù (nguyên văn chữ Hán: 獄中日記; Hán-Việt: Ngục trung nhật ký) là tập thơ chữ Hán gồm 134 bài theo thể Đường luật do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc, từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943. Ngoài ra, phần cuối văn bản là bút ký đọc sách và bút ký đọc báo ghi chép tóm tắt những thông tin quan trọng về chính trị, quân sự, văn hóa quốc tế và Việt Nam đương thời. Nhật ký trong tù không chỉ ghi những cảnh sinh hoạt trong tù, mà còn có ý nghĩa tố cáo chế độ nhà tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Để tránh rắc rối với chính quyền Tưởng Giới Thạch, ở bìa đầu cuốn sổ, Hồ Chí Minh đã cẩn thận viết chệch thời gian sáng tác đi 10 năm: "29/8/1932 – 10/9/1933"; nhưng đến cuối tập thơ, trang 53, trên chữ "hoàn" (hết), Hồ Chí Minh đã dùng cùng một thứ chữ để ghi lại thời gian sáng tác chính xác: "29/8/1942 – 10/9/1943". Từ năm 1960, tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt, được nhiều người đánh giá là một thể hiện khác của con người Hồ Chí Minh qua cách nhìn là một nhà thơ. Đến nay đã được xuất bản nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp chữ Việt, Hán, Triều Tiên, Nhật Bản... Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định công nhận bảo vật quốc gia cho tác phẩm "Ngục trung Nhật ký". Hoàn cảnh ra đời Giữa tháng 8 năm 1942, dưới danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội và Quốc tế phản xâm lược Việt Nam phân hội, Nguyễn Ái Quốc từ Pác Bó sang Trùng Khánh, Trung Quốc để kêu gọi sự ủng hộ của các nước Khối Đồng Minh đối với Mặt trận Việt Minh trong công cuộc đánh đuổi Pháp và Nhật. Khi đi, Nguyễn Ái Quốc mang theo tấm danh thiếp, ở giữa in tên Hồ Chí Minh, một bên in "Tân Văn ký giả", một bên in "Việt Nam – Hoa kiều". Tên gọi Hồ Chí Minh chính thức được sử dụng từ đây. Ngày 27 tháng 8, trên đường từ Ba Mông, huyện Tĩnh Tây tới huyện lỵ Bình Mã (nay là Điền Đông) để bắt xe đi Trùng Khánh, Hồ Chí Minh bị chính quyền địa phương bắt ở thị trấn Túc Vinh, huyện Thiên Bảo (nay là Đức Bảo) vì bị tình nghi là gián điệp. Từ đây, Hồ Chí Minh đã trải qua hành trình gian nan "Quảng Tây giải khắp mười ba huyện/Mười tám nhà lao đã ở qua". Chính trong bối cảnh này, tập thơ Nhật ký trong tù đã ra đời. Người dẫn đường cho Hồ Chí Minh trong chuyến đi này là Dương Đào, nhân vật trong bài thơ số 116 "Dương Đào ốm nặng", một thanh niên người dân tộc Choang ở Tĩnh Tây, Quảng Tây cũng bị bắt và giải đi nhiều nơi. Sau khi Hồ Chí Minh được trả tự do ít lâu, Dương Đào cũng được ra tù nhưng chưa kịp về quê nhà thì chết tại Liễu Châu do bị lao lực vì tù đày. Dịp Quốc khánh Việt Nam năm 1963, Hồ Chí Minh đã mời những người có công giúp đỡ cách mạng Việt Nam ở hai huyện Tĩnh Tây và Nà Phạ sang thăm Việt Nam, trong đó có em ruột Dương Đào là Dương Thắng Cường. Khi đoàn về nước, Hồ Chí Minh đã gửi lụa biếu bà Dương Đào. Hình thức "Nhật ký trong tù" là một cuốn sổ tay nhỏ, kích thước 12,5 cm x 9,5 cm, gồm 64 tờ viết trên một mặt bằng mực Tàu, chủ yếu theo hàng dọc từ trên xuống, từ phải sang trái và 18 tờ để trắng. Bìa trước ghi bốn chữ Hán "Ngục trung nhật ký" tức "Nhật ký trong tù" kèm theo cặp số biểu thị ngày tháng năm là 29/8/1932 và 10/9/1933; bốn câu đề từ "Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao/Muốn nên sự nghiệp lớn/Tinh thần càng phải cao" và một hình vẽ hai tay bị xiềng, bàn tay đang nắm chặt. Từ tờ thứ nhất đến tờ 46 chép 131 bài thơ, đánh số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trong đó bài số 100 "Liễu Châu ngục" chỉ có tên bài mà không có nội dung thơ. Từ tờ 47 đến tờ 52 là mục đọc sách (độc thư lan). Tờ 53 chép 2 bài thơ cuối kèm theo cặp số biểu thị ngày tháng năm 29/8/1942 và 10/9/1943 cùng với chữ "Hoàn", nghĩa là "Hết". Từ tờ 62 đến 71 là mục đọc báo (khán báo lan). Số bài Trong bản gốc bút tích Ngục trung nhật ký, tác giả không đánh số thứ tự và không đặt tên bài cho bốn câu "đề từ" (Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao/Muốn nên sự nghiệp lớn/Tinh thần càng phải cao - Nam Trân dịch). Hồ Chí Minh chỉ đánh số thứ tự bắt đầu từ bài số 1 là bài Khai quyển (Mở đầu tập nhật ký) cho đến bài cuối cùng số 133 là bài Kết luận (nằm tại trang 53 của tập thơ). Tổng cộng 133 bài. Một số cuốn sách có tác dụng tra cứu quan trọng thì lại có sơ suất như cuốn: "Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù" Nhà xuất bản Giáo dục; Tuyển tập văn học, tập 3, Nhà xuất bản Văn học 1995; Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2000… đều đánh số thứ tự các bài thơ không như tác giả, mà đánh số thứ tự tính từ ngoài bìa, vì vậy bài Khai quyển trở thành bài số 2. Các bài khác do vậy cứ đẩy lên một số, dẫn đến có cuốn có 134 bài. Đánh giá Tập thơ "Nhật ký trong tù" đã được một số nhà phê bình đánh giá. Theo BBC, không chỉ các tác giả Việt Nam và phương Tây mà ngay chính các nhân vật của Trung Quốc – quê hương của thơ chữ Hán – như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này. Xuân Diệu có viết: "Thơ Nhật ký trong tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễ là dễ hiểu, giản dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở bên trong thơ, cho nên nói là rất khó... Người xưa nói: "Đối diện đàm tâm" nghĩa là mặt nhìn mặt miệng không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với nhau... Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lênin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường..." Một số bài thơ trích từ "Nhật ký trong tù" nhỏ|263x263px|Tờ gốc chép bài Thế lộ nan.|thế= Chú thích Liên kết ngoài Nghiên cứu của PGS Hoàng Tranh (Trung Quốc) về quá trình viết NKTT, phỏng vấn các nhân chứng sống, bình luận đánh giá thơ... Nhật ký trong tù trên gỗ. Triển lãm thư pháp Hàn Quốc 'Nhật ký trong tù' Tập thơ Việt Nam Trong tù Bảo vật quốc gia của Việt Nam Sáng tác trong nhà tù
1,311
7333
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20huy%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Quốc huy Việt Nam
Quốc huy Việt Nam hiện nay (nguyên thủy là Quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) được Quốc hội Việt Nam khóa I, kỳ họp Quốc hội thứ VI (từ 15 tháng 9 tới 20 tháng 9 năm 1955), phê chuẩn từ mẫu quốc huy do Chính phủ đề nghị. Mẫu quốc huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ, và họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa. Lịch sử Năm 1950, một số quốc gia trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để mở rộng quan hệ với các nước, khẳng định chủ quyền của Việt Nam thông qua hoạt động ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã có công văn gửi Ban thường vụ Quốc hội về việc sáng tác quốc huy. Năm 1951, cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy đã được phát động và đã thu hút đông đảo họa sĩ trên cả nước tham gia. Trong đó, họa sĩ Bùi Trang Chước đã có 112 bản vẽ phác thảo và chi tiết. 15 bản vẽ của ông đã được Ban mỹ thuật chọn gửi Bộ Tuyên Truyền để trình lên Chính phủ. Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam cuối cùng của ông là hình tròn, hai bên là các bông lúa, có mấy bông rủ vào bên trong ôm cái đe ở giữa phía dưới, dưới đe là dải lụa có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phía trên bên trong là ngôi sao vàng trên nền đỏ, dưới ngôi sao gần giữa trung tâm là vòng cung mặt trời, có tia chiếu sáng xung quanh, gợi lên hình ảnh buổi bình minh. Toàn bộ Quốc huy dùng hai màu vàng và đỏ, là các màu cổ truyền của hoành phi và câu đối. Các mẫu này khi trình lên Chính phủ thì được Chủ tịch Hồ Chí Minh góp ý: "Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại". Mẫu quốc huy này của ông đã được Trung Ương duyệt, và chỉ đạo chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ. Lúc đó, họa sĩ Bùi Trang Chước đang được giao một nhiệm vụ tuyệt mật là vẽ và in tiền, do đó, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã chỉnh sửa mẫu Quốc huy. Ngày 14 tháng 1 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 254-SL về việc ban bố mẫu quốc huy của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kèm theo đó là Phụ lục số 1, 2 in mẫu vẽ quốc huy có tô màu vàng kim nhũ và Quốc huy không tô màu. Năm 1976, khi đất nước Việt Nam thống nhất, mẫu Quốc huy được sửa đổi phần quốc hiệu (theo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam khóa VI). Vì vậy, Quốc huy Việt Nam chính thức mang dòng chữ (in hoa) "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM". Mô tả Khi được ban hành lần đầu năm 1956, quốc huy nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được mô tả tại Điều 2 Sắc lệnh 254/SL của Chủ tịch nước như sau: Hiến pháp năm 2013 mô tả Quốc huy tại khoản 2 Điều 13 như sau: Thiết kế Quốc huy Việt Nam được thiết kế theo mẫu: Tổng thể Quốc huy có dạng hình tròn, có hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, đối xứng qua trục dọc đi qua chính tâm của Quốc huy; Xung quanh Quốc huy là 2 bó lúa nếp chín vàng, mỗi bó có 5 cọng lúa, với 54 hạt lúa tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam; Ở giữa phía trên là ngôi sao màu vàng có 5 cánh đều, đỉnh ngôi sao hướng thẳng lên trên, 5 cánh nổi ở tâm ngôi sao, thể hiện đổ bóng với nguồn ánh sáng chiếu từ bên phải sang, theo bản đồ Việt Nam là ánh sáng ban mai từ biển Đông chiếu vào, màu vàng của các cánh sao có sự thay đổi sắc độ vàng theo đổ bóng của ánh sáng; Dưới ngôi sao là bánh xe răng, nhìn rõ tâm, bên trong bánh xe có 5 đường tròn đồng tâm, rìa ngoài bánh xe có thể nhìn thấy rõ 10 răng; Dải lụa màu đỏ cuốn quanh bó lúa, viền màu vàng, trên dải lụa có 2 dòng chữ in hoa, dòng trên ghi "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA", dòng dưới ghi "VIỆT NAM". Lỗi kỹ thuật Đầu năm 2007, họa sĩ, đại biểu Quốc hội Trần Khánh Chương cho rằng việc in ấn, sao chép hình quốc huy Việt Nam có nhiều sai sót so với Hiến pháp quy định như: Hạt lúa không thuôn nhỏ mà to tròn. Bánh xe răng không đủ 10 răng. Các đường tròn đồng tâm trong bánh xe răng không chính xác. Khe giữa 2 vành bông lúa phía trên cùng to nhỏ tùy hứng. Những mẫu quốc huy khác từng xuất hiện trong lịch sử Toàn bộ lãnh thổ Một phần lãnh thổ Xem thêm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam Quốc hiệu Việt Nam Quốc kỳ Việt Nam Quốc ca Việt Nam Tham khảo Liên kết ngoài Tác giả Quốc huy Việt Nam trên Cục Văn thư và Lưu trữ Việt Nam Chuyện chưa kể xung quanh tác giả mẫu Quốc huy Việt Nam Quốc huy Việt Nam ngày ấy và bây giờ Báo Thanh niên Việt Nam Biểu tượng của Việt Nam Tác phẩm năm 1976
918
7350
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tem%20h%E1%BB%8Dc
Tem học
Tem học hoặc Bưu chính học là ngành nghiên cứu trong lĩnh vực tem thư và tem lệ phí về hình thức, sản xuất và việc sử dụng tem sau khi được phát hành. Một số người nhầm tem học với sưu tầm tem, nhưng tem học có ý nghĩa rộng hơn. Ví dụ nhà tem học (nhà bưu chính học) có thể nghiên cứu những chiếc tem rất hiếm nhưng không nhất thiết họ phải sở hữu chúng, bởi lẽ những con tem hiếm với số lượng rất nhỏ thường được lưu trữ trong các viện bảo tàng hoặc chúng nằm trong các sưu tập tem tư nhân. Ngược lại, một người sưu tầm tem không nhất thiết phải quan tâm về nguồn gốc tem hay việc chiếc tem đó đã được sử dụng như thế nào. Từ tem học (tiếng Pháp: philatélie) được Georges Herpin sử dụng lần đầu tiên trên tạp chí Le Collectioneur de timbres-poste vào 15 tháng 11 năm 1864. Từ philatélie được tạo nên từ các từ tiếng Hy Lạp philos (người bạn) và ateleia (trả lệ phí). Một số tên khác đã được đề nghị như timbrofilie, timbrologie nhưng không được sử dụng. Tham khảo Bưu chính Giải trí Khoa học bổ trợ của lịch sử
209
7358
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tem
Tem
Tem có thể là: Tem thư là một loại dấu hiệu có giá trị nhất định, thường là một mảnh giấy hình chữ nhật, dùng để trả phí cho dịch vụ bưu chính. Tem (lệ phí) dùng để thanh toán các lệ phí thay cho tiền mặt. Tem (hải quan) là một mảnh giấy nhỏ dán lên hàng hóa chứng tỏ sự hợp pháp hay chứng thực chất lượng của hàng hóa. Tem (lương thực) ở một số quốc gia do nhà nước phát hành, dùng để phân phối hàng hóa với giá bán và số lượng quy định thời bao cấp, hay để giúp đỡ các người nghèo có thể mua lương thực với một giá rẻ. TEM: là chữ viết tắt theo tên tiếng Anh của Kính hiển vi điện tử truyền qua, nghĩa là Transmission Electron Microscope. Tem (thuế) là một loại dấu hiệu in sẵn, có giá trị như tiền... Cơ quan tài chính thu thuế bằng cách bán tem thuế cho các cơ sở sản xuất các loại hàng hoá đó và buộc họ phải dán tem vào từng sản phẩm hàng hoá đưa ra tiêu thụ. Không dán tem là lậu thuế. Giá mua tem bằng mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hoá.
207
7372
https://vi.wikipedia.org/wiki/Maser
Maser
Maser là tên viết tắt của cụm từ Microwave Amplification by Stimulation Emission of Radiation và có nghĩa là "Khuếch đại sóng vi ba bằng phát xạ kích thích". Maser và laser có cơ chế hoạt động giống nhau, chỉ khác là maser hoạt động với tần số photon ở vùng vi sóng còn laser hoạt động trong phổ cực tím, ánh sáng hay hồng ngoại. Lịch sử Những bài báo đầu tiên về maser được công bố vào năm 1954, gồm những kết quả thực nghiệm vào cùng một thời điểm nhưng độc lập bởi Charles Townes cùng đồng nghiệp tại trường Đại học Columbia ở Thành phố New York, và tiến sĩ Basov cùng tiến sĩ Prochorov ở viện Lebedev thành phố Moskva. Cả ba nhà khoa học này đều nhận giải thưởng Nobel năm 1964 cho những đóng góp của họ. Nguyên lý cơ bản dẫn đến sự ra đời của maser (hay laser) chính là khái niệm phát xạ kích thích, lần đầu được đưa ra bởi Albert Einstein năm 1917. Khái niệm này được bắt nguồn từ những hiện tượng gần gũi trong thế giới vật chất và bức xạ, đó là hấp thụ và phát xạ tức thời. Kĩ thuật Có nhiều loại maser. Nhìn chung có thể tóm thành hai loại như maser chất khí và maser chất rắn, chỉ chưa có lý thuyết về maser chất lỏng. Trong mỗi loại có nhiều loại nhỏ hơn; ví dụ, maser chất rắn có nhiều loại khác nhau như hai mức rắn và ba mức khuếch tán. Trong khi hoạt động, nhiều loại maser sử dụng heli lỏng để làm lạnh nhiệt độ xuống tới 4 K, Điều này làm giảm tiếng ồn tạo ra bởi sự rung động của electron, hạt nhân và các hạt khác. Có một số chất hóa học có khả năng khuếch tán. Trong đó có nước, base, amonia (NH3), metanol (CH3OH), formon (CH2O), monoxit silic (SiO) và ion hiđrô. Các maser khí trơ là ví dụ cho môi trường khuếch tán không phân cực. Phân loại Có hai loại maser, đó là maser nhân tạo và maser tự nhiên. Maser nhân tạo Trong maser nhân tạo, các chuỗi nguyên tử hoặc phân tử được kích thích để hình thành nên phản ứng dây chuyền. Để đạt được các bước sóng cần thiết cho việc hình thành phản ứng dây chuyền, người ta đưa dòng điện vào một khoang chứa đầy các nguyên tử hoặc phân tử, dẫn đến quá trình phát xạ, làm cho các nguyên tử từ trạng thái ban đầu được đẩy lên trạng thái kích thích, rồi từ trạng thái kích thích ngắn chuyển sang trạng thái không ổn định dài. Dần dần, các nguyên tử này được tích lũy ở cùng một vị trí và có cùng một trạng thái. Dòng maser, phát xạ kích thích, xuất hiện khi tất cả các nguyên tử tích lũy đó đồng thời tạo một bước chuyển pha, rơi xuống trạng thái ban đầu và giải phóng năng lượng với bước sóng của bức xạ sóng vi ba. Dòng bức xạ này sẽ tương tác với các nguyên tử còn chưa rơi khác, kích thích chúng giải phóng thêm photon cùng pha, cùng tần số và cùng hướng bay, dẫn đến phản ứng dây chuyền. Maser tự nhiên Maser tự nhiên hình thành ở các vì sao trong vũ trụ. Ví dụ, các phân tử nước ở vùng đang hình thành sao, sau khi trải qua quá trình nghịch chuyển, bức xạ với tần số 22 GHz, tạo ra các vạch phổ được cho là sáng nhất trong số các sóng radio đến từ vũ trụ. Ứng dụng Dòng Maser rất tập trung và liền mạch, nên nó được sử dụng rộng rãi trong khoa học và kỹ thuật. Kính thiên văn maser Thiết bị chống bạo động trong quân sự Trong y học Tham khảo Xem thêm Laser Liên kết ngoài Vật lý hiện đại Dụng cụ quang học Phát minh của Hoa Kỳ Công nghệ mới nổi
667
7376
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B2%20x%C3%A1m
Bò xám
Bò xám (Bos sauveli) còn gọi là bò Kouprey là động vật hoang dã thuộc họ Bovidae cư ngụ chủ yếu trong các vùng rừng núi thuộc miền bắc Campuchia, nam Lào, đông Thái Lan và tây Việt Nam. Chúng được phát hiện năm 1937. Hình dạng & tập tính Bò xám đực có thể dài tới 2 m và nặng từ 680 tới 900 kg (1.500 - 2.000 lb). Chúng có thân dài nhưng dẹt, chân dài và có bướu trên lưng. Bò xám có lông màu xám, nâu đen hay đen. Cặp sừng của bò xám cái có hình dạng như chiếc đàn lia, cong về phía trên giống như sừng linh dương. Cặp sừng của con đực vòng hình cung rộng hơn và cong lên và chĩa về phía trước. Sừng bò đực dài gấp đôi sừng bò cái và thường bị tước xòe ở mũi sừng trông như cặp đũa bông. Cả hai giới đều có lỗ mũi hình chữ V và đuôi dài. Bò xám có hai ngón chân móng guốc ở phần trung tâm của phần móng guốc. Ngón chân trỏ và ngón út là móng guốc nhỏ hơn, gần với xương mắt cá chân. Bò xám đực có yếm dài tới 40 cm (16 inch). Trong điều kiện tự nhiên chúng có thể sống tới 20 năm. Thức ăn bò xám chủ yếu là cỏ thay vì lá cây hay đọt cành. Vì vậy chúng hay tụ tập ở những thửa rừng thoáng. Khu vực sinh sống Bò xám sinh sống trên những sườn đồi thấp và ăn cỏ. Chúng là loài động vật ăn cả ngày lẫn đêm, ban đêm chúng ăn cỏ trong những khu vực rộng rãi ngoài trời và ban ngày chúng ăn cỏ dưới những cánh rừng. Chúng sống thành bầy đàn tới 20 con, chủ yếu là bò cái trưởng thành và bê con nhưng trong mùa khô thì có cả bò đực. Sinh sản Bò xám cái mang thai từ 8 đến 9 tháng, thời gian động đực và giao phối của chúng là vào khoảng tháng 4 hàng năm. Bê con và bò mẹ thông thường sống tách khỏi đàn cỡ 1 tháng ngay sau khi sinh. Quần thể hiện tại Hiện nay, theo một số nguồn thì không còn quá 250 con bò xám trên toàn thế giới, chủ yếu ở Campuchia; ở Thái Lan, Lào, Việt Nam có lẽ đã tuyệt chủng. Sự suy giảm số lượng của chúng có lẽ chủ yếu là do việc săn bắn không thể kiểm soát được của những người dân địa phương cũng như những người lính trong Chiến tranh Đông Dương cũng như do bệnh tật do gia súc truyền sang hay sự mất dần khu vực sinh sống bởi nạn phá rừng làm nương rẫy của con người. Thế giới: Đầu những năm 1900: Khoảng 2.000 (Curry-Lindahl 1972) 1938: 800 (Humphrey & Bain 1990) 1940: 1.000 (Burton & Pearson 1987) 1951: 500 (Humphrey & Bain 1990) 1964: 300 (Humphrey & Bain 1990) 1969: 100 (Curry-Lindahl 1972) 1970: 30 - 70 (Fitter 1974) 1975: 50 (Humphrey & Bain 1990) 1984: Có lẽ chỉ còn một vài chục con (Macdonald 1984) 1986: Ít hơn 200 (Oryx 1986d) 1988: 50 - 100 (Oryx 1988b) 1988: 100 - 300 (WCMC/WWF 1997) 1995: Vài chục con (Hendrix, 1995) 2000: Nói chung được cho là ít hơn 250 (IUCN 2000) 2003: Nói chung được cho là ít hơn 250 (IUCN 2004) Campuchia: 1952: 500 (IUCN 1968) 1959: 200 (Lekagul 1967) 1964: 200 (IUCN 1968) 1988: Ít hơn 200 (WCMC 1994) Lào: 1988: 40 - 100 (WCMC 1994) Việt Nam: 1988: 30 (WCMC 1994) Tính đến năm 2004 sau mấy đợt săn lùng tìm bò xám tại Việt Nam mà không tìm được cá thể nào, các nhà chuyên môn cho rằng giống bò này đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Liên hệ với các loài khác Các nghiên cứu gần đây của trường đại học Northwestern tại London trên trang Journal of Zoology cho thấy khi so sánh chuỗi mitochondria, bò xám Kouprey là vật lai giữa bò Zebu và Banteng. Tuy nhiên nhà khoa học Pháp Alexander Hassanin và Anne Ropiquet của Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử tự nhiên ở Paris thì cho rằng bò xám Kouprey là một loài riêng. Cả hai trường phái đểu đồng ý rằng cần tiến hành thêm nhiều xét nghiệm trước khi có thể đi đến kết luận cuối cùng. Tham khảo G. J. Galbreath, J. C. Mordacq, F. H. Weiler, 2006. Genetically solving a zoological mystery: was the kouprey (Bos sauveli) a feral hybrid? Journal of Zoology 270 (4): 561–564. Hassanin, A., and Ropiquet, A. 2004. Molecular phylogeny of the tribe Bovini (Bovidae, Bovinae) and the taxonomic status of the kouprey, Bos sauveli Urbain 1937. Mol. Phylogenet. Evol. 33(3):896-907. Database entry includes a brief justification of why this species is critically endangered and the criteria used Steve Hendrix: Quest for the Kouprey, International Wildlife Magazine, 25 (5) 1995, p. 20-23. J.R. McKinnon/S.N. Stuart: The Kouprey - An action plan for its conservation. Gland, Switzerland 1989. Steve Hendrix: The ultimate nowhere. Trekking through the Cambodian outback in search of the Kouprey, Chicago Tribune - 19 tháng 12 năm 1999. Tranh cãi chưa hồi kết về loài bò xám tại Việt Nam Chú thích Liên kết ngoài Animal info page on kouprey CSEW factsheet on kouprey The Cryptid Zoo: Kouprey Sách đỏ Việt Nam S Động vật có vú Campuchia Động vật có vú Lào Động vật có vú Thái Lan Động vật có vú Việt Nam Động vật được mô tả năm 1937
898
7386
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1o%20l%E1%BB%ADa
Báo lửa
Báo lửa (danh pháp khoa học: Catopuma temminckii) hay còn gọi là beo vàng châu Á hay Kim miêu beo lửa (tiếng Anh: Asian Golden Cat) là một loài động vật ăn thịt thuộc họ Mèo có kích thước trung bình (dài 90 cm, cộng với đuôi dài 50 cm) cân nặng 12 đến 16 kg, chủ yếu sống hoang dã. Trong điều kiện giam cầm báo lửa sống tới 20 năm, nhưng tuổi thọ trung bình của chúng trong tự nhiên thì có lẽ ngắn hơn nhiều. Lông của chúng chủ yếu có màu đỏ đậm như lông cáo hay nâu vàng, nhưng cũng có thể có màu đen hay xám. Thông thường, lớp lông của chúng trơn một màu, nhưng phía dưới có thể có đốm, và thỉnh thoảng có những điểm đốm mờ trên toàn bộ phần lông. Tuy nhiên, tại Trung Quốc còn có các sắc thái màu khác có đốm giống như báo hoa mai, làm nó nhìn như giống mèo Bengal. Lớp lông đốm này là tính trạng lặn (trong di truyền học có nghĩa là khi cho giao phối báo lửa đốm với báo lửa trơn thì con cái của chúng có lông trơn). Phân bố và nơi sống Báo lửa sinh sống trong khu vực Đông Nam Á, phổ biến từ Tây Tạng và Nepal tới miền nam Trung Quốc và Sumatra. Chúng ưa thích sống trong rừng tiếp giáp với những khu vực núi đá, và chúng còn được tìm thấy trong những cánh rừng lá xanh quanh năm cận nhiệt đới hay rừng mưa nhiệt đới. Đôi khi người ta cũng tìm thấy chúng sống trong những khu vực có địa hình bằng phẳng, rộng rãi. Cao độ phân bố của chúng là từ những vùng đất thấp tới 3.000 mét ở Himalaya. Tập tính Người ta không biết nhiều về chúng ngoài việc chúng là động vật ăn thịt hay lẩn tránh con người, và phần lớn những điều người ta biết là khi chúng bị giam cầm. Các quan sát trước đây cho rằng chúng là loài ăn đêm, nhưng các nghiên cứu gần đây trên hai con báo lửa cho thấy các kiểu hoạt động săn mồi khác nhau. Người ta cũng cho rằng chúng sống đơn lẻ. Về mặt âm học, chúng có thể rít lên, phun phì phì, kêu meo meo, kêu gừ gừ hay gầm gừ. Các biện pháp liên lạc giữa chúng với nhau trong điều kiện giam cầm còn có việc đánh dấu lãnh thổ bằng mùi, phun nước tiểu, cào vào thân và gốc cây bằng vuốt cũng như cọ đầu vào các vật thể khác nhau. Tập tính săn mồi Báo lửa thích săn mồi dưới đất, nhưng khi cần thiết chúng vẫn trèo cây. Khi đi săn chúng sử dụng các phương thức tấn công của một con mèo điển hình. Chúng săn chủ yếu là chim, thằn lằn, động vật gặm nhấm, các loài động vật có vú nhỏ, và thỉnh thoảng cả những con hươu hay nai non, và rất thích nghi với các loại thức ăn kể trên. Báo lửa được coi là đi săn thành đôi khi săn đuổi những con mồi lớn. Trong điều kiện bị giam cầm, chúng nhổ lông của các con chim lớn trước khi ăn thịt. Người ta cũng quan sát thấy chúng dọn dẹp thức ăn, một hành vi không có ở họ Mèo nói chung. Thỉnh thoảng chúng cũng săn mồi ở gần khu vực người sinh sống hay các loại gia cầm. Sinh sản Mọi điều về sinh sản của báo lửa là theo các quan sát trong điều kiện giam cầm. Chúng trưởng thành khi có độ tuổi từ 1,5 đến 2 năm tuổi. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 80 ngày; mỗi lần đẻ thông thường chỉ có một con. Con non được sinh ra trong các lỗ hổng trên cây, kẽ nứt đá và có thể trong các lỗ hổng và các nơi có chỗ ẩn nấp dưới đất. Da của con non là dày hơn và sẫm hơn, nhưng màu lông thì chúng duy trì cho đến tận cuối đời. Dựa trên những gì quan sát được trong điều kiện giam cầm, người ta cho rằng con bố đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Huyền thoại Ở một số khu vực của Thái Lan báo lửa được gọi là seua fai ("hổ lửa"). Theo truyền thuyết của khu vực này thì việc đốt lông của báo lửa sẽ làm cho hổ phải tránh xa hay loài ăn thịt cũng có hiệu ứng tương tự. Tộc người Karen còn tin rằng chỉ cần mang theo người một sợi lông báo lửa cũng đủ để dọa hổ. Rất nhiều người bản địa tin rằng báo lửa rất hung tợn, nhưng trong điều kiện giam cầm nhận biết được chúng rất lặng lẽ và dễ điều khiển. Các phân loài Có ba phân loài được biết là: Catopuma temminckii temminckii, Himalaya, Đông Nam Á, Sumatra Catopuma temminckii dominicanorum, đông nam Trung Quốc Catopuma temminckii tristis, tây nam Trung Quốc Bảo tồn Quần thể chính xác của báo lửa là không rõ, nhưng chúng được liệt kê trong "CITES: Phụ lục I" và là "Nguy cấp" theo Sách đỏ IUCN và Việt Nam. Con người săn bắt chúng để lấy lông và ngày càng tăng lên để lấy xương phục vụ cho y học cổ truyền Trung Quốc. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất đối với chúng là sự tàn phá môi trường sống. Hiện một số con báo lửa được nuôi trong các vườn thú (trong đó có Thảo cầm viên), nhưng chúng sinh đẻ rất kém. Năm 2005, Việt Nam được chọn là nơi giữ sổ cái (studbook keeper), sẽ nắm lý lịch, theo dõi và quản lý số lượng báo lửa, điều phối các hoạt động trao đổi của các loài báo lửa đang được nuôi nhốt ở các vườn thú thuộc khu vực Đông Nam Á. Chú thích Tham khảo T Động vật được mô tả năm 1827 Sách đỏ Việt Nam Động vật có vú Ấn Độ Động vật có vú Bangladesh Động vật có vú Bhutan Động vật có vú Đông Nam Á Động vật có vú Nepal Động vật có vú Trung Quốc Động vật có vú Việt Nam
1,041
7405
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20An%20M%C3%B4n
Thiên An Môn
Thiên An Môn (giản thể: 天安门, phồn thể: 天安門, bính âm: Tiān'ānmén) là cổng chính vào Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh. Nó nằm ở lề phía bắc của Quảng trường Thiên An Môn. Lúc đầu cổng này được gọi là Thừa Thiên Môn (). Cổng đã bị sét đánh làm thiệt hại trong năm 1457, và không được sửa lại cho đến 1465. Trong cuộc chiến trong cuối thời Nhà Minh, nó bị thiệt hại một lần nữa. Trong năm 1644 trong thời Nhà Thanh, cổng này lại bị quân phiến loạn dưới sự chỉ huy của Lý Tự Thành đốt cháy. Như những kiến trúc chính thức của Trung Quốc, cổng có trang trí nóc độc nhất vô nhị. Nó có số hình tượng nhiều nhất trên nóc - 10 trong mỗi bộ. Trước cổng có tượng hai con sư tử đứng trước cổng và hai con canh gác các cây cầu. Hai cột đá - mỗi cột có một con thú ở trên - cũng đứng trước cổng. Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ vị hoàng đế trong Tử Cấm Thành; con thú nhìn ra ngoài (hướng nam) sẽ khiển trách hoàng đế nếu ông ấy ở ngoài quá lâu. Đồng thời, con thú nhìn vô trong (hướng bắc) cũng sẽ khiển trách hoàng đế nếu ông ở trong quá lâu. Cổng ở giữa có chân dung của Mao Trạch Đông khổng lồ được đặt phía trên, trong khi các tường ở hướng đông và tây có những biểu ngữ khổng lồ; phía bên trái viết "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muôn năm" (), trong khi phía bên phải có viết "Đại đoàn kết nhân dân thế giới muôn năm" (). Biểu ngữ phía bên phải trước kia viết "Chính phủ trung ương nhân dân muôn năm". Trước kia cả hai biểu ngữ đều được viết bằng chữ Hoa phồn thể nhưng nay được viết bằng chữ Hoa giản thể. Các biểu ngữ này có nghĩa tượng trưng lớn, vì cụm từ "muôn năm" () cũng như hoàng cung, trước kia chỉ dành cho hoàng đế, nhưng nay người dân cũng có thể dùng được. Thiên An Môn đã được đưa vào quốc huy Trung Quốc. Xem thêm Sự kiện Thiên An Môn Tham khảo Liên kết ngoài Bí mật trong việc xây dựng Quảng trường Thiên An Môn Năm 1969, Trung Quốc đã xây dựng lại Thiên An Môn như thế nào? Di tích lịch sử tại Trung Quốc Bắc Kinh Thành cổ Trung Quốc Công trình kiến trúc Bắc Kinh
418
7411
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Thi%C3%AAn%20An%20M%C3%B4n
Quảng trường Thiên An Môn
Quảng trường Thiên An Môn (giản thể: 天安门广场, phồn thể: 天安門廣場, bính âm: Tiān'ānmén Guǎngchǎng) là một quảng trường rất lớn tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Nó được đặt tên theo Thiên An Môn, cổng thành ở phía bắc chia cách nó với Tử Cấm Thành. Nhiều người xem nơi đây là nơi tượng trưng trung tâm của Trung Quốc. Ở ngoài Trung Quốc, quảng trường này được nhiều người biết đến qua một cuộc biểu tình trong năm 1989. Sơ lược Lịch sử xây dựng quảng trường bắt đầu vào năm 1417 với một hành lang dài hình chữ " T" nối giữa Thừa Thiên Môn (năm 1651, nhà Thanh tu bổ và đổi tên thành Thiên An Môn) và Đại Minh Môn (năm 1651 đổi tên thành Đại Thanh Môn, năm 1912 đổi tên thành Trung Hoa Môn, nay đã bị phá bỏ) ở phía Bắc và Nam, và giữa Trường An Môn đông (đã bị phá bỏ) và Trường An Môn tây (đã bị phá bỏ) ở phía Đông và Tây được gọi là "Thiên bộ lang" (hành lang dài 1000 bước chân); hai bên hành lang là các công sở triều đình. Quảng trường được bao quanh bởi tường cao và người dân bị cấm tiếp cận trừ những dịp nhất định. Năm 1911, nhà Thanh sụp đổ, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đã cho phá bỏ phần tường bao quanh và một số các công trình đã bị phá bỏ khiến quảng trường trở nên thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân đi vào quảng trường.Từ đây, quảng trường trở thành nơi tụ họp của các phong trào chính trị liên quan đến vận mệnh toàn Trung Hoa. Ngày 4 tháng 5 năm 1919, phong trào Ngũ Tứ của học sinh, sinh viên, trí thức, thị dân,... Trung Quốc đấu tranh chống lại những nhượng bộ của chính quyền trước ngoại bang đã bùng nổ ở đây. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, trên thành lầu Thiên An Môn, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đọc diễn văn khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Năm 1955 đến năm 1959, hướng tới kỷ niệm 10 năm quốc khánh thì quảng trường được cải tạo thành như hiện nay với chiều dài 880m nam-bắc và chiều rộng 500m đông-tây, diện tích 440.000m². Hàng loạt công trình lớn trong Thập đại công trình được xây dựng xung quanh quảng trường như: Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Bảo tàng Cách mạng, Đài tưởng niệm các anh hùng dân tộc... Năm 1969 đến 1970, cổng Thiên An Môn được tu bổ hoàn toàn. Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai qua đời, một cuộc biểu tình chống "Bè lũ bốn tên" được tổ chức tại đây, bắt đầu cho sự kết thúc hoàn toàn của Cách mạng văn hoá. Năm 1989, tại đây đã diễn ra Thảm sát Thiên An Môn nhằm vào các sinh viên, học sinh biểu tình đòi tự do dân chủ. Hiện nay, quảng trường được sử dụng làm nơi tổ chức những sự kiện chính trị quan trọng. Đặc trưng Trong năm 1949, nó được nới rộng ra thành diện tích bây giờ. Ở giữa quảng trường có Bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân và Lăng Mao Trạch Đông. Quảng trường nằm ở giữa hai cổng đồ sộ cổ xưa: phía bắc là Thiên An Môn và phía nam là Tiền Môn. Dọc theo phía tây của quảng trường là Đại lễ đường Nhân dân. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trường An, được dùng trong các cuộc diễn hành, nằm giữa Thiên An Môn và quảng trường. Dọc theo lề phía đông và phía tây quảng trường có cây, nhưng trong quảng trường thì trống rỗng, không có cây cối hay ghế ngồi. Quảng trường được tỏa sáng bởi những cây cột đèn lớn với máy thu hình theo dõi. Khu vực bị giám sát chặt chẽ bởi cảnh sát (có và không mặc đồng phục). Sự kiện Quảng trường Thiên An Môn là nơi xảy ra nhiều sự kiện chính trị như là việc Mao Trạch Đông thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 và các buổi mít tinh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Nó cũng là nơi xảy ra nhiều phong trào phản đối, trong đó có Phong trào Ngũ Tứ (1919) đòi khoa học và dân chủ, các cuộc biểu tình trong 1976 sau cái chết của Chu Ân Lai và các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn trong năm 1989. Trong cuộc biểu tình Sự kiện Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, một số người biểu tình đã thiệt mạng trên đường về phía tây của quảng trường và một số khu vực lân cận. Một số nguồn (Graham Earnshaw và Columbia Journal Review ) cho rằng không ai bị thiệt mạng tại quảng trường. Trong báo chí các nước Tây phương, sự kiện này được gọi là Cuộc thảm sát Quảng trường Thiên An Môn (Tiananmen Massacre). Những người chống lại phong trào đòi dân chủ tại Trung Quốc phản đối cách gọi này. Tham khảo Liên kết ngoài Quảng trường Thiên An Môn nhìn từ vệ tinh Điểm tham quan ở Bắc Kinh Đông Thành, Bắc Kinh Quảng trường Bắc Kinh Quảng trường quốc gia
896
7412
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh%20long%20%28th%E1%BB%B1c%20v%E1%BA%ADt%29
Thanh long (thực vật)
{{Bảng phân loại tự động | image = Pitaya cross section ed2.jpg | taxon = Cactaceae | genus_text = Hylocereus Selenicereus| species_text = H. undatus; H. costaricensis; H. megalanthus| authority = Wilkes, 1810 – plant; (L.) Mill. – animal | diversity_link = #Species }} Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại México, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác. Tên khoa học Quả của thanh long có ba loại, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá. Chúng có tên gọi khoa học như sau:Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.Hylocereus costaricensis (đồng nghĩa: Hylocereus polyrhizus) thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ.Hylocereus megalanthus, trước đây được coi là thuộc chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.Hylocereus undatus costaricensis thuộc chi Hylocereus, ruột tím hồng với vỏ hồng hay đỏ. Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn ở dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Hương vị của nó đôi khi giống như hương vị của quả kiwi (Actinidia deliciosa). Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang; hoa có thể ăn được hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn cùng với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hóa. Thanh long tại Việt Nam còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bánh mì thanh long. Thông tin dinh dưỡng Thành phần axit béo của hai giống thanh long: Trồng tại Việt Nam Loại ruột trắng vỏ hồng hay đỏ được trồng rộng rãi ở các tỉnh như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang v.v. Loại ruột đỏ vỏ đỏ được nghiên cứu và lai tạo bởi Viện Cây Ăn Quả Miền Nam SOFRI (ấp Đông, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) hiện nay đã được trồng rộng rãi và phổ biến khắp các tỉnh tập trung ở Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Quảng Ngãi... Bên cạnh đó hiện nay giống thanh long ruột tím hồng cũng được nghiên cứu và lai tạo bởi Viện Cây Ăn Quả Miền Nam cũng đã được đưa vào trồng đại trà. Hình ảnh Tham khảo [2008]: Essential fatty acids of pitaya (dragon fruit) seed oil. Food Chemistry'' (in press) Quả Thực vật biểu sinh Trái cây nhiệt đới Họ Xương rồng Nông nghiệp nhiệt đới Cây trồng bắt nguồn từ châu Mỹ Ẩm thực Trung Bộ châu Mỹ Cactoideae
486
7434
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i%20h%E1%BB%8Da
Hội họa
Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải,... để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Thông thường, công việc này do họa sĩ thực hiện. (Họa sĩ là từ dùng để chỉ những người coi hội họa là nghề nghiệp của mình). Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sĩ. Một phần lịch sử hội họa trong nghệ thuật phương Đông lẫn phương Tây bị chi phối bởi nghệ thuật tôn giáo. Ví dụ về các loại tác phẩm này bao gồm các bức tranh miêu tả nhân vật thần thoại trên đồ gốm, các bức tranh tường, trần nhà miêu tả cảnh tượng trong kinh thánh, đến các bức tranh về cuộc đời Đức Phật và các tôn giáo phương Đông khác. Đồng thời, hội họa cũng là một trong những loại hình nằm trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản. Lịch sử Những hình vẽ về thú vật đã xuất hiện vào khoảng 30000 tới 10000 năm trước Công nguyên trên trong các hang động miền Nam nước Pháp và Tây Ban Nha. Theo các nhà khoa học, người hang động dùng mỡ động vật trộn với các loại bột màu làm màu nước và dùng lông thú hay cành cây để vẽ. Tiêu biểu là những bức hình trong hang Chauvet tại Pháp có 32.000 năm tuổi được xem là tác phẩm hội họa cổ nhất được biết đến ngày nay. Ở đây, người nguyên thủy đã dùng đất đỏ và than để thể vẽ ngựa, tê giác, sư tử, bò và voi ma mút. Đây là những bức vẽ thuộc hội họa hang động. Cách đây 30000 năm, con người đã phát minh ra các dụng cụ căn bản để vẽ tranh và không ngừng cải tiến trong các thế kỷ tiếp theo. Người Ai Cập khoảng 5000 năm trước, đã phát huy kỹ thuật vẽ tranh của riêng mình bằng cách sơn màu nước trên bùn thạch cao hay đá vôi. Việc phát minh ra nhiếp ảnh có tác động lớn đến hội họa. Trong nhiều thập kỷ sau khi bức ảnh đầu tiên được sản xuất vào năm 1829, các quy trình chụp ảnh đã được cải thiện và được thực hành rộng rãi hơn, làm mất đi phần lớn mục đích lịch sử của hội họa là cung cấp bản ghi chính xác về thế giới quan sát được. Một loạt các phong trào nghệ thuật vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20—đáng chú ý là Chủ nghĩa Ấn tượng, Chủ nghĩa Hậu Ấn tượng, Chủ nghĩa Dã thú, Chủ nghĩa Biểu hiện, Chủ nghĩa Lập thể và Chủ nghĩa Dada—đã thách thức quan điểm về thế giới thời Phục hưng. Tuy nhiên, hội họa phương Đông và châu Phi vẫn tiếp tục một lịch sử lâu dài về sự cách điệu và không trải qua quá trình biến đổi tương đương cùng một lúc. Nghệ thuật hiện đại và đương đại đã rời xa giá trị lịch sử của tính thủ công và ghi nhận lại mà chuyển sang hình thức khái niệm. Điều này đã không ngăn cản phần lớn các họa sĩ còn sống tiếp tục thực hành vẽ toàn bộ hoặc một phần tác phẩm của họ. Sức sống và tính linh hoạt của hội họa trong thế kỷ 21 bất chấp những "tuyên bố" trước đây về sự sụp đổ của nó. Trong một thời đại được đặc trưng bởi ý tưởng về sự đa nguyên, không có sự đồng thuận nào về phong cách đại diện cho thời đại. Các nghệ sĩ tiếp tục tạo ra những tác phẩm nghệ thuật quan trọng với nhiều phong cách và tính khí thẩm mỹ khác nhau—công lao của họ được giao cho công chúng và thị trường đánh giá. Phong trào nghệ thuật Nữ quyền bắt đầu từ những năm 1960 trong làn sóng nữ quyền thứ hai. Phong trào tìm cách giành quyền bình đẳng và cơ hội bình đẳng cho các nghệ sĩ nữ trên toàn thế giới. Kỹ thuật Kỹ thuật vẽ bao gồm: Vật liệu Giấy Vải Gỗ Tường Kính Nhựa Màu vẽ-Chất liệu Các màu vẽ gồm chất màu được trộn lẫn trong một chất mang. Các tính chất của hai thành phần này như độ nhớt, độ hòa tan, tốc độ bay hơi,... quyết định đặc trưng của các loại màu khác nhau. Ví dụ: Phong cách Từ "phong cách" được sử dụng với hai nghĩa: dùng để chỉ các yếu tố, kỹ thuật và phương pháp để phân biệt một họa sĩ này với các họa sĩ khác. dùng để chỉ một trường phái hội họa trong đó phân loại một nhóm các họa sĩ có chung một kỹ thuật và phương pháp thể hiện. Trường phái Thuật ngữ Chân dung Phong cảnh Tĩnh vật Danh sách các họa sĩ Xem: Danh sách họa sĩ. Một số họa sĩ nổi tiếng: Xem thêm Nghệ thuật Lịch sử hội họa Chú thích Đọc thêm Howard Daniel (1971). Encyclopedia of Themes and Subjects in Painting: Mythological, Biblical, Historical, Literary, Allegorical, and Topical. New York: Harry N. Abrams Inc. W. Stanley Taft, Jr. and James W. Mayer (2000). The Science of Paintings. Springer-Verlag. Liên kết ngoài A Treatise on Painting by Leonardo da Vinci (Kessinger Publishing) Alberti, Leone Battista, De Pictura (On Painting), 1435. On Painting, in English, De Pictura, in Latin Doerner, Max – The Materials of the Artist and Their Use in Painting: With Notes on the Techniques of the Old Masters Kandinsky - Concerning the Spiritual in Art (Dover Publications) The Journal of Eugene Delacroix (Phaidon Press) The Letters of Vincent van Gogh (Penguin Classics) Hội họa Tác phẩm nghệ thuật Bài cơ bản sơ khai
995
7435
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20l%E1%BA%ADp%20th%E1%BB%83
Chủ nghĩa lập thể
Chủ nghĩa lập thể, còn gọi là trường phái lập thể, (Cubism) là một trường phái hội họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa và điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Trong tác phẩm của họa sĩ lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người họa sĩ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các mặt phẳng giao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh. Chủ nghĩa lập thể do Georges Braque và Pablo Picasso khởi xướng năm 1906 tại khu Montmartre của kinh đô ánh sáng Paris, Pháp. Họ gặp nhau năm 1907 và làm việc cùng nhau cho đến năm 1914 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu. Nhà phê bình hội họa người Pháp Louis Vauxcelles sử dụng danh từ "lập thể" lần đầu tiên để ngụ ý rằng đó là những hình lập phương kỳ quặc vào năm 1908. Sau đó danh từ này được hai nhà khai phá của trường phái lập thể sử dụng một vài lần và cuối cùng trở thành tên gọi chính thức. Trường phái Lập thể khai sinh ở đồi Montmartre, sau đó lan ra các họa sĩ khác ở gần đó và được nhà buôn tranh Henry Kahnweiler truyền bá. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến vào năm 1910 và được gọi là chủ nghĩa lập thể. Tuy nhiên, một số họa sĩ khác cũng tự coi là họa sĩ lập thể khi đi theo các khuynh hướng khác với Braque và Picasso. Lập thể ảnh hưởng tới các nghệ sĩ vào thập niên 1910 và khơi dậy một vài trường phái nghệ thuật mới như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa biểu hiện. Các nghệ sĩ thiên tài, Braque và Picasso mở ra phương pháp mới trong cách diễn đạt và thể hiện không gian trong hội họa nhưng chính họ lại bị ảnh hưởng của các nghệ sĩ khác như Paul Cezanne, Georges Seurat, điêu khắc Iberi, nghệ thuật điêu khắc châu Phi và như sau này Braque thừa nhận, họ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dã thú. Lập thể phân tích Picasso và Braque sát cạnh bên nhau để mở đường cho ý tưởng tiền lập thể vào những năm 1906-1909 sau đó là "chủ nghĩa lập thể phân tích" (1909-1912). Vào thời kỳ này, hội họa của họ là nhiều bề mặt gần như đơn sắc, những đường thẳng không hoàn thiện, những hình khối đan xen lẫn nhau. Bức họa Les Demoiselles d'Avignon (Những cô nàng ở Avignon) của Picasso không được coi là lập thể nhưng nó lại được coi là cột mốc quan trọng để tiến đến trường phái lập thể. Trong tác phẩm này, lần đầu tiên Picasso thể hiện các hướng nhìn khác nhau cùng một lúc của vật thể ba chiều trên không gian hai chiều của bức tranh. Dựa trên ý tưởng này, Braque khai triển thêm nhiều khía cạnh khác và hai người này đã tạo ra trường phái lập thể. Một số nhà sử học còn gọi giai đoạn này của chủ nghĩa lập thể là giai đoạn bí hiểm vì các công trình được vẽ theo lối đơn sắc và khó có thể hiểu được. Người họa sĩ chỉ để lại một chút dấu vết trên bức tranh để có thể nhận ra đối tượng của họ. Lúc này, chủ nghĩa lập thể rất gần với chủ nghĩa trừu tượng. Một số chữ cái cũng được đưa vào các bức tranh để làm đầu mối gợi ý ý nghĩa của các bức tranh. Lập thể tổng hợp Giai đoạn tiếp theo của lập thể phân tích là "lập thể tổng hợp", bắt đầu vào năm 1912. Trong lập thể tổng hợp, bố cục của bức tranh gồm các chi tiết chồng chất lên nhau, những chi tiết này được tô sơn hoặc được trát sơn lên nền vải, chúng có màu sắc sặc sỡ hơn. Không giống như lập thể phân tích (ở đó vật thể bị bẻ gãy làm nhiều mảnh), lập thể tổng hợp cố gắng kết hợp nhiều vật thể với nhau để tạo nên các hình khối mới. Thời kỳ này còn đánh dấu sự ra đời của tranh dán và tranh dán giấy. Picasso đã phát minh ra tranh dán với bức tranh nổi tiếng của ông là Tĩnh vật với chiếc mây trong đó ông đã dán những miếng vải dầu lên một phần của chiếc ghế mây. Braque cũng lấy cảm hứng từ bức tranh này để tạo ra tác phẩm Đĩa hoa quả và cốc thủy tinh. Tranh dán giấy cũng gồm các vật liệu dùng để dán nhưng có điều khác là các mẩu giấy dán chính là các vật thể. Ví dụ, cốc thủy tinh trong bức tranh Đĩa hoa quả và cốc thủy tinh chính là một mẩu giấy báo được cắt thành hình chiếc cốc. Trước đó Braque đã sử dụng chữ cái nhưng các tác phẩm của thời kỳ lập thể tổng hợp đã đưa ý tưởng này đến một tầm cao mới. Các chữ cái trước đây dùng để gợi ý cho chủ đề thì này chúng chính là chủ đề. Các mẩu giấy báo là các vật dụng được các họa sĩ dùng nhiều nhất. Họ còn đi xa hơn nữa là dùng giấy với hình khắc gỗ. Sau đó còn đưa thêm các mẩu quảng cáo trên báo vào tác phẩm của họ và điều này làm cho các công trình của các nhà lập thể có thêm phần màu sắc. Các họa sĩ lập thể nổi tiếng Các nhà phê bình (Andre Salamon, Guillaume Apollinaire), các nhà thơ (Max Jacob, Pierre Reverdy, Gertrude Stein) và những người khác Jacques Lipchitz, các nhà điêu khắc Raymond Duchamp-Villon và Elie Nadelman. Xem thêm Tham khảo Liên kết ngoài About Cubism and Czech Cubism Cubism and the Cubists Pioneering Cubism Trào lưu nghệ thuật Nghệ thuật hiện đại Trường phái trừu tượng Thời kỳ Edward
1,044
7443
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eddy%20Merckx
Eddy Merckx
Eddy Merckx (sinh ngày 17 tháng 6 năm 1945 tại Meensel-Kiezegem, Bỉ) là một cựu tay đua xe đạp đường trường người Bỉ Trong khoảng thời gian từ 1965 đến 1978 ông đã chiến thắng hơn 530 cuộc đua, trong số đó có Tour de France và Giro d'Italia, mỗi giải 5 lần. Khả năng có một không hai của ông là có thể nổi bật trong tất cả các lãnh vực của bộ môn thể thao xe đạp: ông đã thắng các cuộc đua trong một ngày cổ điển, các cuộc đua vòng lớn và các cuộc đua sáu ngày, ông từng chiếm tư thế áp đảo trong các chặng leo núi, đua tính giờ và nước rút. Ngày nay Merckx được xem như là tay đua xe đạp có nhiều thành công nhất từ trước đến nay. Ngay từ năm 1966, năm thứ hai trong sự nghiệp đua xe đạp chuyên nghiệp của ông, Eddy Merckx đã bắt đầu chuỗi dài chiến thắng của mình trong bộ môn thể thao xe đạp quốc tế bằng cách chiến thắng hai "đài kỷ niệm của thể thao xe đạp": Milano-San Remo và cuộc đua vòng Flanders. Trong hai năm tiếp theo đó bên cạnh nhiều cuộc đua cổ điển ông đã thắng lần đầu giải vô địch đua xe đạp thế giới (World Cycling Championship) năm 1967 và cuộc đua vòng quanh quốc gia đầu tiên của ông, giải Giro d'Italia. Tiếp theo đó, năm 1969 ông tham dự lần đầu tiên Tour de France và đã chiếm tư thế áp đảo với một phong cách có một không hai: bên cạnh chiến thắng chung cuộc, ông về nhất trong 7 chặng đua và, ngoài ra, là tay đua độc nhất trong lịch sử đồng thời đoạt được chiếc áo dành cho cua rơ leo núi nhanh nhất và chiếc Áo xanh cho tay đua nước rút tốt nhất. Như vậy người Bỉ này thật sự đã chiến thắng tất cả những gì có thể chiến thắng được trong bộ môn thể thao xe đạp ngay từ lúc mới 24 tuổi. Mặc dù vậy thời kỳ của Merckx chỉ mới bắt đầu, thời kỳ mà ông chủ yếu ở trong các đội tuyển chuyên nghiệp Faema (1968-1970) và Molteni (1971-1975). Cho đến khi chấm dứt sự nghiệp vào năm 1977, "kẻ ăn thịt người" này, ông được gọi như vậy vì có một ý chí tấn công không ngừng nghỉ, đã thắng nhiều cuộc đua hơn tất cả các tay đua khác và đã lập vô số kỷ lục. Ông là người đứng thứ nhì trong số hiện nay là 4 người đã chiến thắng giải Tour de France 5 lần, mang chiếc Áo vàng tổng cộng 96 ngày (kỷ lục) và về nhất 34 chặng đua (kỷ lục). Mãi đến năm 2004 Lance Armstrong với 6 lần chiến thắng mới đặt ra một kỷ lục mới về chiến thắng Tour de France. Tờ báo thể thao Pháp L'Equipe, như được dự đoán trước, đã chọn ông là quán quân lớn nhất của Tour nhân dịp lễ kỷ niệm 100 năm Tour de France vào năm 2003. Nhưng ngược với những người đoạt giải Tour de France khác, trên thực tế ông cũng đã thắng tất cả các cuộc đua khác: Giro d'Italia, cuộc đua vòng khó khăn thứ nhì thế giới, cũng 5 lần (kỷ lục, chung với Alfredo Binda và Fuato Coppi). Vì cũng thắng giải Vuelta a España năm 1973, ông là một trong số chỉ có 4 tay đua đã thắng được tất cả ba giải lớn (Grands Tours). Ông cũng đã thắng Tour de Suisse một lần. Ngoài ra còn phải ghi lại cho Merckx 3 lần đoạt giải vô địch đua xe đạp thế giới (kỷ lục, chung với Alfredo Binda, Rik van Steenbergen và Óscar Freire Gómez). Gây ấn tượng nhất là danh sách chiến thắng của ông cho các cuộc đua trong ngày lớn nhất, 5 giải gọi là "đài kỷ niệm của thể thao xe đạp", các giải mà bên cạnh ông chỉ còn có Rik van Looy và Roger de Vlaeminck là đã có thể thắng được tất cả: 7 lần Milano-San Remo (kỷ lục) 2 lần vòng Flanders (tiếng Hà Lan: Ronde van Vlaanderen) 3 lần Paris-Roubaix 5 lần Lüttich-Bastogne-Lüttich (kỷ lục) 2 lần vòng đua Lombardy (tiếng Ý: ''Giro di Lombardia) Ngoài ra ông cũng nổi bật trong giải đua 6 ngày được tổ chức trong nhà vào mùa đông với 17 lần đoạt giải. Năm 1972 ông đoạt kỷ lục về vận tốc ở México: với một chiếc xe đạp đua bình thường ông đã chạy 49,431 km trong vòng 60 phút. Ông 3 lần là vận động viên của thế giới (1969, 1971, 1974) và được bầu là vận động viên của thế kỷ tại Bỉ. Tiếp theo đó Liên đoàn Xe đạp Quốc tế UCI đã bình chọn ông là vận động viên đua xe đạp xuất sắc của thế kỷ thứ 20. Ngày nay Merckx là nhà kinh doanh với một thương hiệu xe đạp mang tên ông. Ngoài ra ông còn là người tổ chức và bình luận cho nhiều cuộc đua xe đạp. Con trai Axel Merckx là tay đua có nhiều thành tích cho đội tuyển Bỉ Lotto-Domo, đoạt huy chương đồng trong Thế vận hội 2004 tại Athena (Hy Lạp). Ngày 15 tháng 9 năm 2003 trạm tàu điện ngầm mang tên ông đã được khánh thành tại Brussels. Tham khảo Merckx, Eddy Merckx, Eddy Nhân vật còn sống
915
7447
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tranh%20%C4%90%C3%B4ng%20H%E1%BB%93
Tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể. Thơ Tú Xương có tranh Đông Hồ về ngày Tết là: Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuộtLoẹt lòe trên vách bức tranh gà Đó cũng là lí do để chứng minh rằng tranh gỗ dân gian Đông Hồ rất phổ biến. Tại Bắc Ninh, có thể về làng tranh Đông Hồ, Song Hồ, Thuận Thành để xem tranh Tại Hà Nội, có thể xem tranh tại 19 ngõ 179 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội Dụng cụ vẽ tranh Đông Hồ Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc được sử dụng trong tranh Đông Hồ là màu tự nhiên: màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo; màu vàng lấy từ hoa dành dành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt; màu đỏ lấy từ gỗ vang và sỏi son trên núi Thiên Thai; màu trắng lấy từ điệp. Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô. Ván khắc in tranh có hai loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực. Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc. Dụng cụ khắc ván là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có khoảng 30-40 chiếc. Ván in màu được làm bằng gỗ mỡ bởi vì khi phết màu nên để in tranh gỗ mỡ có khả năng giữ màu cao hơn nhiều loại gỗ khác. Các loại tranh Đông Hồ Về thể loại, dựa vào nội dung chủ đề, có thể chia tranh Đông Hồ thành bảy loại chính, gồm tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt. Những thay đổi đối với thời xưa Tranh Đông Hồ rất gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc đến hầu như ai cũng đều biết cả. Tranh Đông Hồ gần gũi còn vì hình ảnh của nó đã đi vào thơ, văn trong chương trình giáo dục phổ thông. Ngày nay tục lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một, làng tranh cũng thay đổi nhiều: làng Đông Hồ ngày nay có thêm nghề làm vàng mã. Nghề giấy dó ở làng Yên Thái (Bưởi, Tây Hồ) cũng đã không còn. Tuy vậy, tranh Đông Hồ vẫn đóng vai trò như một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu. Theo đánh giá của một số họa sĩ, tranh Đông Hồ in ở thời điểm hiện tại thường không có màu sắc thắm như tranh cổ, nguyên nhân là người ta trộn màu trắng vào điệp quét giấy để bớt lượng điệp khiến giấy mất độ óng ánh và trở nên "thường", màu sắc sử dụng cũng chuyển sang loại màu công nghiệp, các bản khắc mới có bản không được tinh tế như bản cổ. Một điểm đáng lưu ý khác nữa là một số bản khắc đã đục bỏ phần chữ Hán (hoặc chữ Nôm) bên cạnh phần hình của tranh khiến tranh ít nhiều bị què cụt về mặt ý nghĩa. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ước đoán là: Thời kỳ sau năm 1945, chữ Hán và chữ Nôm bị chính quyền coi là phong kiến lạc hậu, liệt vào danh mục bài xích nên thợ in đục bỏ cho đỡ phiền nhiễu. Thế hệ sau này không phải ai cũng đọc và hiểu được các ký tự ấy nên tự ý bỏ đi. Cũng do không đọc hiểu được nên các ván khắc truyền lại "tam sao thất bản", đến mức còn lại các ký tự nhưng không đọc được ra chữ gì. Về nội dung tranh, lưu ý rằng có sự gần gũi nhất định giữa nội dung tranh khắc gỗ màu của Việt Nam với của Trung Quốc, có những tranh mà cả hai nước đều có, song tranh Đông Hồ phát triển thành một hướng riêng tồn tại nhiều thế kỷ và được thừa nhận như dòng tranh dân gian được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. Làng tranh Đông Hồ Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 25 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi đơn thuần là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến làng tranh Đông Hồ thăm và mua tranh Đông Hồ làm kỷ niệm. Một số khách sạn, nhà hàng từ Hà Nội, [Thành phố Hồ Chí Minh] cũng về đây đặt những bức tranh khổ lớn để trang trí cho cách phòng khách, hoặc phòng ăn lớn. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ đường gần nhất du khách thường đi là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phòng) đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km nữa, qua các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành-Bắc Ninh) là đến phố Hồ-huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ trái, gặp điếm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ dẫn đường xuống làng Đông Hồ. Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái. Các cụ làng Đông Hồ vẫn truyền lại mấy câu ca rằng: Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có sông tắm mát có nghề làm tranh. Làng Đông Hồ nằm ngay sát bờ sông Đuống, ngày xưa chỉ cách sông một con đê, đó là ý trong câu "Có sông tắm mát có nghề làm tranh". Ngày nay, do sự bồi lấp của dòng sông nên từ đê ra đến mép nước giờ khá xa. Còn "làng Mái có lịch có lề" thì nghĩa là gì? Tục ngữ Việt Nam có câu: giấy rách phải giữ lấy lề. Chữ "lề" ở đây tượng trưng cho những quy tắc đạo đức của người xưa, rất trọng danh dự, khí tiết. Còn dân làng Mái, dân nghệ thuật rất trọng lời ăn tiếng nói. Không như nhiều làng quê khác, người dân làng Hồ, nhất là phụ nữ, ăn nói rất lịch lãm, trên dưới thưa gửi rất rõ ràng. Người làng kể rằng kể cả từ xưa, rất hiếm khi trong làng có tiếng người mắng chửi nhau. Do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Nhưng đến nay, dân làng Hồ hiện chủ yếu sống bằng nghề làm vàng mã. Hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ. Ngày xưa, làng Đông Hồ có chợ tranh tấp nập dịp tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) với 5 phiên chợ vào các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Trong mỗi phiên chợ có hàng nghìn, hàng triệu bức tranh các loại được mang ra bán cho lái buôn, hoặc bán lẻ cho các gia đình mua về làm tranh treo Tết để mang phú quý, vinh hoa cho nhà mình. Sau phiên chợ tranh cuối cùng (26/12 Âm lịch) những gia đình nào còn lại tranh đều bọc kín đem cất chờ đến mùa tranh năm sau mang ra chợ bán. Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng vào 3 âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như: Hỡi anh đi đường cái quanDừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu Mua tờ tranh điệp tươi màuMua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều. Hình ảnh Xem thêm Tranh Hàng Trống Tranh thờ Đạo Giáo Mỹ thuật dân gian Việt Nam Khắc gỗ Tranh ghép Tranh Kim Hoàng Tranh làng Sình Tranh lụa Tham khảo Liên kết ngoài Tranh Đông Hồ Nghề làm tranh Đông Hồ là di sản quốc gia Tranh Đông Hồ đôi khi vẫn cần cho con người hiện đại Lập hồ sơ cho Nghề làm tranh Đông Hồ Tranh Đông Hồ trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Chùm ảnh: Hồn Tết xưa trong tranh Đông Hồ, báo Giáo dục Việt Nam, 03/01/12 Tranh dân gian Đông Hồ tại Cục Di sản Văn hoá, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đông Hồ Văn hóa dân gian Việt Nam Hội họa dân gian Việt Nam Văn hóa Bắc Ninh Thuận Thành Tranh Việt Nam Văn hóa Việt Nam Di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam
1,848
7454
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tranh%20th%E1%BB%9D%20%C4%90%E1%BA%A1o%20gi%C3%A1o
Tranh thờ Đạo giáo
Tranh phục vụ cho mục đích tôn giáo vốn rất phổ biến, tranh thờ Đạo giáo, như tên gọi của nó, được sử dụng trong các nghi lễ Đạo Giáo và là một phần trong hệ thống các đồ thờ cúng khác như mũ áo, thầy Tào, ấn, kiếm, mặt nạ...dùng trong những dịp lễ cúng. Đặc điểm Tranh thờ mang sắc thái và giá trị thẩm mỹ rất riêng. Tranh có lối bố cục lạ: hẹp, dài với dày đặc các nhân vật thần linh. Các nhân vật thần chủ này lại tuân theo một quy tắc xã hội: nhân vật nào có quyền năng lớn được vẽ to, chiếm vị trí trung tâm, và các thần ít quyền năng hơn thì được vẽ đơn giản, nhỏ. Màu sắc tranh thờ là màu tự nhiên, ít pha trộn như đỏ, vàng, trắng, đen, xanh lá cây... đây đó họa công còn dùng cả vàng lá, bạc lá thếp thêm vào tranh tạo nên sự quyện ấm tươi tắn - có thể dễ dàng đoán được những màu ấy trong tranh mang tính ước lệ, biểu trưng nhiều hơn là tả thực. Phong cách nghệ thuật Một trong những điều đáng chú ý nhất là phong cách nghệ thuật Đồng Hiện và Liên Hoàn được sử dụng triệt để, tạo nên hiệu quả rất cao. Nghĩa là trong cùng một khuôn tranh, người ta bắt gặp đủ các lớp không gian, thời gian, thực và ảo khác nhau; các thần chính, thần phụ, ma quỷ và con người trên cùng một mặt tranh. Lại có những bức tranh thờ vẽ đủ cả các cảnh từ mặt đất lên bầu trời, từ núi sông tới biển cả, từ địa ngục tới tiên cảnh tùy theo trí tưởng tượng của người vẽ tranh. Điều ấy khiến không gian tranh mênh mang, thời gian trong tranh vô tận chứ không ghim chặt vào một thời điểm sáng hay chiều nào. Xét về mặt nào đó, đây là một sự giải phóng về mặt tư tưởng, là một thành công trong tư duy sáng tác của các họa công tranh thờ. Các nhân vật chính Tranh vẽ một loạt các hình tượng nhân vật đáng chú ý khác nữa. Đó chính là những vị thần chủ như Thập điện diêm vương, Tứ đại nguyên súy, Tả Sư Hữu Thánh... và các thần phụ đi kèm. Những vị thần chủ chính thường được khắc họa nổi bật, các chi tiết tạo hình chọn lựa kỹ càng, mang tính biểu trưng cao, ví như hình ảnh những lưỡi lửa bừng bừng cháy trên thanh gươm của vị Tả Sư và con rắn xanh quấn quanh gươm của vị Hữu Thánh - trong bộ tranh đôi Tả Sư Hữu Thánh. Những hình ảnh nói trên là ví dụ về sự khái quát, cô đọng bằng đường nét: diễn tả sức mạnh bừng bừng không gì cản nổi (như ngọn lửa), thâm sâu lạnh lẽo (như nọc độc của con rắn xanh), thứ quyền lực bao trùm, mạnh mẽ khủng khiếp của hai vị quan chấp pháp. Các nhân vật phụ Trong khi đó, các nhân vật phụ thường được vẽ không mấy cụ thể, mang những tư thế giống hệt nhau, thậm chí đôi khi là những bản sao hoàn chỉnh về sắc độ. Chính những hình tượng phụ này cũng là một điểm rất đáng lưu ý: hàng chục hình tượng vẽ lặp lại, na ná nhau, lại xếp liền tù tì thành một hàng hay nhiều hàng chồng chéo, giống như một loại họa tiết trang trí độc đáo. Đời sống tâm linh Với các dân tộc thiểu số, người thầy cúng và các lễ thờ cúng luôn là chỗ dựa cho đời sống tâm linh của họ. Người thầy cúng được kính trọng, có uy tín trong cộng đồng và phải được cấp sắc, được học hành. Các lễ cúng không chỉ là phong tục tập quán đối với người dân tộc thiểu số mà còn là hoạt động sinh hoạt văn hóa. Gắn liền với các lễ cúng ấy, tranh thờ đóng một vai trò quan trọng (xem thêm Vai trò của Tranh thờ Đạo Giáo trong tín ngưỡng) thể hiện và diễn tả các tín ngưỡng, lối tư duy và cách hành xử trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Vai trò trong tín ngưỡng Tranh thờ nằm trong một hệ thống các đồ thờ Trong sinh hoạt thường ngày, người dân miền núi phía Bắc không dùng tranh để trang trí nơi ăn ở của mình, không chỉ tranh mà tượng hay các tác phẩm điêu khắc cũng vậy. Tranh thờ Đạo giáo - do các họa công tranh thờ vẽ và sao chép - nằm trong một hệ thống các đồ dành cho thờ cúng như áo choàng mũ, kiếm cúng, lệnh bài, mặt nạ, nhạc cụ, sách cúng... Những vật này thuộc sở hữu của thầy Tào và chỉ được bày ra trong mỗi dịp lễ cúng. Các quy tắc bảo vệ sự linh thiêng của tranh thờ Các thầy Tào có những quy tắc bảo vệ sự linh thiêng của bộ tranh thờ rất chặt chẽ: Nếu không đủ các nghi lễ trọng thể thì không được mở tranh ra vì như thế các thần tướng âm binh sẽ tràn ra phá hoại. Vì vậy, cúng xong thì phải làm lễ thu hồi âm binh thần tướng trở lại trong tranh, rồi tranh được cuộn lại, cất đi. Thầy Tào khi già yếu không còn khả năng đi cúng thì phải làm lễ "kế nghiệp" trang trọng để trao lại tranh cúng và ấn tín cho người kế cận. Nếu không có người kế cận thì phải làm lễ đem tranh cất vào đáy hang sâu, coi như giam hãm thần tướng âm binh vào đó. Khi mời họa công đến vẽ thì phải lập ra một gian riêng, biệt lập với nữ giới. Họa công còn làm các lễ thu thần chủ của tranh cũ vào gương rồi chuyển các vị sang tranh thờ mới vẽ xong, rồi lại trang trọng làm lễ tạ rồi mới sử dụng bộ tranh. Vai trò của thầy Tào Với các dân tộc thiểu số, thầy Tào và các lễ thờ cúng luôn là chỗ dựa cho đời sống tâm linh của họ. Người thầy cúng được kính trọng, có uy tín trong cộng đồng và phải được cấp sắc, được học hành. Các lễ cúng không chỉ là phong tục tập quán đối với người dân tộc thiểu số mà còn là hoạt động sinh hoạt văn hóa. Gắn liền với các lễ cúng ấy, tranh thờ đóng một vai trò quan trọng thể hiện và diễn tả các tín ngưỡng, lối tư duy và cách hành xử trong cuộc sống của đồng bào. Xem thêm Tranh Đông Hồ Tranh Hàng Trống Tranh làng Sình Tranh Kim Hoàng Tham khảo Liên kết ngoài Tranh thờ Đạo Giáo Nghệ thuật tranh thờ miền núi Văn hóa tranh thờ Đạo Giáo Hội họa Việt Nam Tranh tín ngưỡng Việt Nam
1,166
7455
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh%20H%C6%B0ng%20H%C3%B3a
Thành Hưng Hóa
Thành Hưng Hóa xưa là lỵ sở của đạo thừa tuyên Hưng Hóa, sau đổi là trấn Hưng Hóa (thời Lê Trung hưng), rồi tỉnh Hưng Hóa (thời nhà Nguyễn). Thành nằm ở ven bờ đầm Dị Nậu thuộc thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Lịch sử Tháng 6 âm lịch Năm Quang Thuận thứ bảy (1466) triều Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông chia nước Đại Việt thành 13 đạo thừa tuyên thì Hưng Hóa là một trong 13 đơn vị hành chính đó. Những đạo còn lại từ nam ra bắc là Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, và phủ Trung Đô. Sang thời nhà Nguyễn, phân chia hành chính thay đổi và đạo thừa tuyên Hưng Hóa chuyển thành tỉnh Hưng Hóa. Thành Hưng Hóa được dùng làm tỉnh lỵ, đặt các dinh phủ của quan sở tại. Ngày 10 tháng 4 năm 1884 (tức 15 tháng 3 âm lịch), tại khu vực thành Hưng Hóa đã diễn ra cuộc giao tranh quyết liệt giữa quân Pháp và liên quân Việt Nam dưới sự chỉ huy của Hoàng Kế Viêm, Nguyễn Quang Bích cùng với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim viết: Ngày 19 tháng 4 lực lượng chính quy của Pháp rút về Hà Nội, chỉ để lại một số ít đóng đồn tại Hưng Hóa. Ngày 1 tháng 5 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Hưng Hóa. Chú thích Phú Thọ Hưng Hóa
267
7459
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20nguy%C3%AAn%20th%E1%BB%A7y%20v%C3%A0%20c%E1%BB%95%20%C4%91%E1%BA%A1i
Mỹ thuật nguyên thủy và cổ đại
Mỹ thuật thời kỳ nguyên thủy và cổ đại có thể được chia thành hai thời kỳ là Mỹ thuật thời nguyên thủy kéo dài từ khoảng 40.000 đến 10.000 năm trước công nguyên (TCN) và thời kỳ tiếp theo là Mỹ thuật thời cổ đại với đặc trưng nổi bật thuộc về nền văn minh Ai Cập. Bài này chỉ trình bày những nhận định tổng quát chung về mỹ thuật của các thời kỳ đó. Mỹ thuật thời nguyên thủy Thời kỳ: Mỹ thuật nguyên thủy. Thời gian: từ 40.000 đến 10.000 năm TCN. Đặc điểm địa lý, văn hóa, xã hội Công cụ sản xuất thô sơ, đời sống săn bắt hái lượm. Xã hội chưa phân chia giai cấp, cuộc sống bầy đàn chế độ mẫu hệ. Các vết tích Mỹ thuật nguyên thủy tìm thấy ở Nam Âu, châu Á và châu Phi. Đặc điểm nghệ thuật Mỹ thuật ở thời kỳ này tồn tại dưới ba hình thức: hội họa, điêu khắc và kiến trúc và mang các tính chất sau: Nghệ thuật hang động Chủ yếu là tả thực, phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống xung quanh. Giả thiết có nguồn gốc xuất hiện từ nhu cầu cuộc sống: do lao động, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng ma thuật hay để giải trí. Hội họa Nội dung: Các hình vẽ thú vật (bò, ngựa, hươu...) trên thành và trần hang động và chân thực, hình khắc trên đất sét rồi đắp lên thành hang. Hình người sinh hoạt nhưng sơ lược, khái quát. Màu sắc: Dùng màu sắc tự nhiên. Ví dụ: hình đàn bò rừng trong hang Altarmira, hình đàn ngựa rừng trong hang Latxcô.v.v. Điêu khắc Nội dung: chủ yếu là hình người, đặc biệt miêu tả người phụ nữ, mang ý nghĩa phồn thực, nhấn mạnh những đặc điểm giới tính. Chất liệu: các tượng tròn, phù điêu trên đá. Ví dụ: tượng Vệ Nữ Wilendoff. Kiến trúc Nội dung: Các hình thức sắp xếp đá tảng thành những công trình phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, thờ cúng. Chất liệu: đá tảng to. Ví dụ: ba hình thức như Đônmen: để chôn người chết, Menhia: dùng để thờ cúng hay Crômlếch: dùng làm nơi tế lễ. Mỹ thuật cổ đại Thời kỳ: Mỹ thuật Ai Cập Thời gian: Từ 4.000 năm đến thế kỷ 4 TCN Đặc điểm địa lý, văn hóa, xã hội Vị trí địa lý: Nằm bên bờ sông Nin, vùng đông bắc Châu Phi, phía tây là sa mạc Libya, phía đông là Hồng Hải, phía bắc là Địa Trung Hải, phía nam là Ethiopia. Nên đất nước ít giao lưu với bên ngoài, văn hóa mang đậm tính chất dân tộc. Đất nước chia thành hai vùng rõ rệt: thượng Ai Cập và hạ Ai Cập. Văn hóa, tôn giáo: tín ngưỡng đa thần đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Tin tưởng và coi trọng thế giới sau cái chết, coi đó mới là cuộc sống vĩnh hằng nên văn hóa nghệ thuật cũng gắn liền với ý nghĩa này. Xã hội: đất nước đầu tiên có giai cấp. Đặc điểm nghệ thuật Tồn tại đủ ba hình thức: hội họa, kiến trúc và điêu khắc. Kiến trúc Thời kỳ đầu Nội dung: Nổi bật nhất là kiến trúc Kim Tự Tháp. Đó là nơi đặt xác nhà vua sau khi qua đời. Do tín ngưỡng của Ai Cập tin về một cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia nên sau khi nhà vua qua đời, người ta tiến hành ướp xác và đặt nó trong một khu lăng mộ kỳ vĩ để mong linh hồn con người được tồn tại vĩnh viễn. Thời cổ vương quốc là thời đại ưu thế của Kim Tự Tháp. Chất liệu: Kim Tự Tháp được xây bằng gạch có bậc thang, hình đơn giản. Sau đó là những khối đá tảng to xếp chồng lên nhau, càng lên cao càng thu nhỏ dần. Ví dụ như ở Gizeh (hay Giza) còn một quần thể kim tự tháp vĩ đại bao gồm ba kim tự tháp: Cheops, Kephren và Mykerinus, trong đó Cheops nổi tiếng nhất (xây dựng khoảng 2.900 năm TCN): cao 138 m, đáy hình vuông cạnh dài 225m. Thời kỳ sau Nội dung: Người Ai Cập không xây dựng các lăng mộ đồ sộ dựa lưng vào vách núi nữa. Đồ án kiến trúc đơn giản, với bộ phận kiến trúc cột rất quan trọng, có một số cột chính: cột hình cây thốt nốt, cột hình hoa súng và cột hình cây sậy, ngoài ra còn có cột hình người, khắc họa các sự tích. Chất liệu: Lăng tẩm bằng đá dựa lưng vào vách đá. Ví dụ như lăng vua Tuttankhamun, đền thờ Karnak, Et phu v.v.. Điêu khắc Tác phẩm: Các pho tượng Tham khảo Mỹ thuật
784
7460
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Sinh%20S%E1%BA%AFc
Nguyễn Sinh Sắc
Nguyễn Sinh Sắc (chữ Nho: 阮生色, còn gọi là Nguyễn Sinh Huy; sách báo thường gọi bằng tên cụ Phó bảng; cụ Sắc, 1862–30 tháng 12, 1929) là cha ruột của Chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên - Hồ Chí Minh. Gia đình và sự nghiệp Nguyễn Sinh Sắc là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm (người Thanh Chương, Nghệ An) và bà Hà Thị Hy làm nghề hát rong. Theo gia phả dòng họ Hà thì Ông tổ của Nguyễn Sinh Nhậm là Nguyễn Bá Phổ ở làng Kim Liên (làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An), đến thế hệ thứ tư thì ông tộc trưởng Nguyễn Bá Dân xin đổi chữ lót họ mình thành Nguyễn Sinh. Dòng họ này về sau có người đỗ đạt, thành danh. Đến thế hệ thứ 9 chia thành nhiều nhánh, có người đến Mậu Tài cùng huyện. Ông Nguyễn Sinh Nhậm (tức Nguyễn Sinh Vượng) sinh trưởng trong gia đình khá giả ở làng Sen, được học hành, lớn lên lấy vợ, sinh ra Nguyễn Sinh Trợ (tức Thuyết); chẳng bao lâu vợ mất. Tự mình nuôi con trưởng thành, ông Nhậm lấy vợ lẽ là bà Hà Thị Hy. Năm Nhâm Tuất 1862 (có tài liệu là 1863), bà Hy sinh ra Nguyễn Sinh Sắc. Một năm sau khi sinh, ông Nhậm mất. Ít lâu sau, bà Hà Thị Hy cũng qua đời, Nguyễn Sinh Sắc về ở với gia đình anh trai là ông Nguyễn Sinh Thuyết. Ông được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế cũng như gả con gái đầu của mình là Hoàng Thị Loan, một trong hai con gái làm vợ (cô kia là Hoàng Thị An). Lúc này ông 18 tuổi còn bà Loan 13 tuổi. Năm 1891, ông vào Vinh thi tú tài nhưng không đỗ. Năm 1894, ông tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Năm sau (1895), ông Sắc vào Huế thi hội bị hỏng, đã xin đi làm hành tẩu bộ Hộ. Ba năm sau, ông hỏng kỳ thi hội một lần nữa vào năm 1898. Nhờ sự vận động của ông Hồ Sĩ Tạo, với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được nhận vào học Quốc Tử Giám ở Huế. Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Trước khi dự kỳ thi hội năm 1901, với tư cách là một quan chức của triều đình Huế, ông còn tham dự Hội đồng giám khảo chấm thi kỳ thi hương tại Bình Định năm 1897 và Thanh Hóa năm 1900. Ngày 22 tháng 12 năm Canh Tý (10 tháng 2 năm 1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Ông đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ chăm sóc giùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu Phó bảng. Ông làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909. Tháng 5 năm 1907, ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê (xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Trong một lần truyền đánh đòn những người chống việc nộp thuế và sau này có một trong số họ qua đời, ông bị kiện lên cấp trên, vụ việc sau đó đến tai nhà vua Duy Tân. Vì vậy ngày 19 tháng 5 năm 1910, ông bị đưa về kinh xét xử vì các tội: - Để tù chính trị phạm vượt ngục - Hà khắc với hào lý - Bênh vực dân đen - Không thu đủ thuế. Dù biện hộ rằng không phải vì trận đòn của ông mà người kia chết, ông vẫn bị triều đình nhà Nguyễn ra sắc chỉ ngày 17 tháng 9 năm 1910 phạt đánh 100 trượng. Nhờ có Thượng thư Hồ Đắc Trung, các ông Cao Xuân Dục và Đào Tấn cùng dập đầu xin vua, hình phạt này được chuyển đổi thành hạ bốn cấp quan và sa thải. Ngày 26 tháng 2 năm 1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, cùng Nguyễn Tất Thành xuống Mỹ Tho gặp Phan Châu Trinh (một người bạn của ông đang hoạt động cách mạng, cũng là người có nhiều quan điểm giống ông), lúc này Phan Châu Trinh đang chuẩn bị sang Pháp. Ông ở lại Sài Gòn một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo Diệp Văn Kỳ, rồi đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền. Ông sống lang thang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Ông giúp nhiều chùa ở Nam Bộ dịch, chú giải kinh Phật, góp nhiều ý kiến cho phong trào Chấn hưng Phật giáo do các hoà thượng Khánh Hoà khởi xướng. Ông cũng có quan hệ với nhiều tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở đồng bằng sông Cửu Long. Gần cuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Đéc. Ông từ trần ngày 27 tháng 11 năm 1929. Phần mộ của ông hiện nằm ở 123/1 đường Phạm Hữu Lầu, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ông có năm người con, 4 người con trai và 1 người con gái. Người con trai thứ 4 tên là Nguyễn Sinh Nhuận, thường gọi là Xin, mất sớm không lâu sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời. Con gái đầu là Nguyễn Thị Thanh, còn gọi là O (cô) Chiêu Thanh, con trai giữa là Nguyễn Sinh Khiêm, thường gọi là Cả Khiêm. Người con trai thứ ba của ông là Nguyễn Sinh Cung tức Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai người con là bà Nguyễn Thị Thanh và Hồ Chí Minh đều không có con, ông Khiêm có ba người con nhưng đều mất sớm. Khu di tích Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh. Với diện tích 10 ha, khu di tích gồm có: khu mộ Nguyễn Sinh Sắc (gồm phần mộ chính và hồ sen, đài sen); nhà trưng bày giới thiệu về thân thế và cuộc đời của ông; nhà sàn Bác Hồ (được xây dựng giống như ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội với tỉ lệ 1:1), v.v... Hằng năm, lượng người từ khắp nơi kéo về nơi đây để tham quan và tìm hiểu lịch sử ngày càng tăng, làm cho nơi đây trở thành một di tích lịch sử quan trọng và nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp. Di tích Huyện đường Bình Khê (nay thuộc xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) được xếp hạng năm 2000. Đầu năm 2014, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Cụ Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê. Thư viện ảnh Xem thêm Gia đình Hồ Chí Minh Chú thích Nguồn William J. Duiker (2000). Ho Chi Minh: A Life, Hyperion Chuyện về hai người con đầu của cụ Phó Bảng Bài viết trên báo Nhân dân về hai người con đầu của cụ Phó bảng Lời truyền miệng dân gian về thân thế của Hồ Chí Minh, Trần Quốc Vượng kể lại Sinh năm 1862 Mất năm 1929 Người Nghệ An Gia đình Hồ Chí Minh Phó bảng Dòng họ Nguyễn Sinh
1,240
7461
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o%20Ninh
Bảo Ninh
Bảo Ninh (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952) là nhà văn Việt Nam viết tiểu thuyết và truyện ngắn. Tiểu sử Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Ông là con trai của Giáo sư Hoàng Tuệ (1922 - 1999), nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm 1975, ông giải ngũ. Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khoá 2 Trường viết văn Nguyễn Du. Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997. Tác phẩm Năm 1987 xuất bản truyện ngắn Trại bảy chú lùn. Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu, được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt. Đó là câu chuyện một người lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn học Phương. Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân. Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: "Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới". Tuy nhiên, trong hơn 10 năm sau đó tác phẩm đã bị cấm, không được in lại, có lẽ do quá nhạy cảm; mặc dù vậy, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam, cuốn sách vẫn rất được ưa thích. Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề "The Sorrow of War", được ca tụng rộng rãi, và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Bản dịch này được photo bán rộng rãi cho du khách nước ngoài. Đây là một cuốn sách được đọc rộng rãi ở phương Tây, và là một trong số ít sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây. Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan điểm này mà không hề lên án phía bên kia. Năm 2005, tác phẩm này được tái bản với nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu; năm 2006 tái bản với nhan đề đã trở thành nổi tiếng: Nỗi buồn chiến tranh. Bảo Ninh còn viết một số truyện ngắn về đề tài chiến tranh, trong đó truyện Khắc dấu mạn thuyền đã được dựng thành phim. Truyện ngắn "Bội phản" trong tập truyện "Văn Mới" do Nhà xuất bản Văn học xuất bản, cũng đã được ông gửi gắm nhiều tình cảm và suy nghĩ vào trong các nhân vật.Truyện ngắn "Bí ẩn của làn nước" kể về sự mất mát và hậu quả mà chiến tranh để lại Chú thích Liên kết ngoài Báo Thể thao và Văn hóa, Nhà văn Bảo Ninh: Cái thật bao giờ cũng có sức quyến rũ , đăng lại trên Báo Tuổi trẻ online ngày 07/08/2005. Nhà văn Việt Nam Quân nhân trong Chiến tranh Việt Nam Người Quảng Bình Sinh năm 1952 Nhân vật còn sống Tác giả sách cấm Sinh tại Nghệ An
640
7462
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%9Di%20k%C3%AAu%20g%E1%BB%8Di%20to%C3%A0n%20qu%E1%BB%91c%20kh%C3%A1ng%20chi%E1%BA%BFn
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, do Hồ Chí Minh soạn thảo, là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp vào giữa năm 1946 để công nhận một nước Việt Nam độc lập không thành công. Lời kêu gọi này được phát ra vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946. Đêm hôm trước - ngày 19 tháng 12, khi chiến sự bùng nổ - là ngày được gọi là "Toàn quốc kháng chiến". Câu nói Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh trong một bức thư của Hồ Chí Minh gửi những người lính của Việt Minh ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã được nhắc đến như một biểu tượng cho sự "hy sinh vì nền độc lập" của đất nước Việt Nam. Hoàn cảnh Trước khi Chiến tranh Đông Dương nổ ra, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cho là đã tìm mọi cách "cứu vãn hòa bình", chí ít cũng làm chậm lại chiến tranh để chuẩn bị đối phó, đồng thời khéo léo tìm được thế bắt đầu chiến tranh tốt nhất có thể (hay là ít xấu nhất). Hiệp định sơ bộ Việt–Pháp 6/3/1946 và Tạm ước Việt–Pháp 14/9/1946 lần lượt được ký kết, Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán. Quân của Tưởng Giới Thạch phải theo các điều ước rút về nước. Pháp liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra vào đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Ngày này được gọi là Toàn quốc kháng chiến. Ngày 3 tháng 12 năm 1946, Hồ Chí Minh đã về làng Vạn Phúc, Hà Đông, sống trong nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, vào ngày 19 tháng 12, trên căn gác xép nhỏ, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dùng để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Văn bản này đã được Trường Chinh chỉnh sửa một số chi tiết trước khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc. Ngày 20 tháng 12 tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Tây), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã phát đi "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến". Nội dung Nội dung toàn văn của "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" đã được in trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 15, trang 130, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995 như sau: Chú thích Liên kết ngoài Tác phẩm của Hồ Chí Minh Văn kiện trong Chiến tranh Đông Dương Toàn quốc kháng chiến Năm 1946 Bảo vật quốc gia của Việt Nam
494
7468
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u%20%E1%BB%A9ng%20Hall
Hiệu ứng Hall
Hiệu ứng Hall là một hiệu ứng vật lý được thực hiện khi áp dụng một từ trường vuông góc lên một bản làm bằng kim loại hay chất bán dẫn hay chất dẫn điện nói chung (thanh Hall) đang có dòng điện chạy qua. Lúc đó người ta nhận được hiệu điện thế (hiệu thế Hall) sinh ra tại hai mặt đối diện của thanh Hall. Tỷ số giữa hiệu thế Hall và dòng điện chạy qua thanh Hall gọi là điện trở Hall, đặc trưng cho vật liệu làm nên thanh Hall. Hiệu ứng này được khám phá bởi Edwin Herbert Hall vào năm 1879. ('tác động của lực chân không h=π*1/325147) 1cm=1000mtimet . Cơ chế Hiệu ứng Hall được giải thích dựa vào bản chất của dòng điện chạy trong vật dẫn điện. Dòng điện này chính là sự chuyển động của các điện tích (ví dụ như electron trong kim loại). Khi chạy qua từ trường, các điện tích chịu lực Lorentz bị đẩy về một trong hai phía của thanh Hall, tùy theo điện tích chuyển động đó âm hay dương. Sự tập trung các điện tích về một phía tạo nên sự tích điện trái dầu ở 2 mặt của thanh Hall, gây ra hiệu điện thế Hall. Công thức liên hệ giữa hiệu thế Hall, dòng điện và từ trường là:VH = (IB)/(den) với VH là hiệu thế Hall, I là cường độ dòng điện, B là cường độ từ trường, d là độ dày của thanh Hall, e là điện tích của hạt mang điện chuyển động trong thanh Hall, và n mật độ các hạt này trong thanh Hall. Công thức này cho thấy một tính chất quan trọng trong hiệu ứng Hall là nó cho phép phân biệt điện tích âm hay dương chạy trong thanh Hall, dựa vào hiệu thế Hall âm hay dương. Hiệu ứng này lần đầu tiên chứng minh rằng, trong kim loại, electron chứ không phải là proton được chuyển động tự do để mang dòng điện. Điểm thú vị nữa là, hiệu ứng cũng cho thấy trong một số chất (đặc biệt là bán dẫn), dòng điện được mang đi bởi các lỗ trống(có điện tích tổng cộng là dương) chứ không phải là electron đơn thuần. Khi từ trường lớn và nhiệt độ hạ thấp, có thể quan sát thấy hiệu ứng Hall lượng tử, thể hiện sự lượng tử hóa điện trở của vật dẫn. Với các vật liệu sắt từ, điện trở Hall bị tăng lên một cách dị thường, được biết đến là hiệu ứng Hall dị thường, tỷ lệ với độ từ hóa của vật liệu. Cơ chế vật lý của hiệu ứng này hiện vẫn còn gây tranh cãi. Ứng dụng Hiệu ứng Hall được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị đo, đầu dò. Các thiết bị này thường phát ra tín hiệu rất yếu và cần được khuếch đại. Đầu thế kỷ 20, các máy khuếch đại dùng bóng chân không quá tốn kém, nên các đầu đo kiểu này chỉ được phát triển từ khi có công nghệ vi mạch bán dẫn. Ngày nay, nhiều "đầu dò hiệu ứng Hall" chứa sẵn các máy khuếch đại bên trong. Đo cường độ dòng điệnXem thêm Ampe kếHiệu ứng Hall nhạy cảm với từ trường, mà từ trường được sinh ra từ một dòng điện bất kỳ, do đó có thể đo cường độ dòng chạy qua một dây điện khi đưa dây này gần thiết bị đo. Thiết bị có 3 đầu ra: một dây nối đất, một dây nguồn để tạo dòng chạy trong thanh Hall, một dây ra cho biết hiệu thế Hall. Phương pháp đo dòng điện này không cần sự tiếp xúc cơ học trực tiếp với mạch điện, hầu như không gây thêm điện trở phụ của máy đo trong mạch điện, và không bị ảnh hưởng bởi nguồn điện (có thể là cao thế) của mạch điện, tăng tính an toàn cho phép đo. Có vài cách để đưa dây điện mang dòng vào gần thiết bị đo như sau: Cuốn dòng cần đo Dòng điện cần đo có thể được cuốn quanh thiết bị đo. Các độ nhạy ứng với các cường độ dòng điện khác nhau có thể được thay đổi bằng số vòng cuốn quanh thiết bị đo. Phương pháp này thích hợp cho các ampe kế lắp vĩnh cửu vào cùng mạch điện. Kẹp vào dòng cần đo Thiết bị được kẹp vào dây dẫn điện. Phương pháp này dùng trong kiểm tra đo đạc, không lắp vĩnh cửu cùng mạch điện. Tính nhân Về cơ bản ứng dụng này dựa vào công thức của hiệu ứng Hall: hiệu thế Hall là tích của cường độ dòng điện (tỷ lệ với hiệu điện thế áp dụng lên thanh Hall, nhờ định luật Ohm) với cường độ từ trường (có thể được sinh ra từ một cuộn cảm, tỷ lệ với hiệu điện thế áp dụng lên cuộn cảm). Đo công suất điện Công suất tiêu thụ của một mạch điện là tích của cường độ dòng điện và hiệu điện thế trên mạch. Vậy có thể đo công suất này bằng cách đo dòng điện (như mô tả ở trên) đồng thời với việc dùng hiệu điện thế của mạch điện để nuôi dòng qua thanh Hall. Phương pháp như vậy có thể được cải tiến để đo công suất dòng điện xoay chiều trong sinh hoạt dân dụng. Nó thường chính xác hơn các thiết bị truyền thông và ít gây cản trở dòng điện Xác định vị trí và chuyển động Hiệu ứng Hall có thể dùng để xác định vị trí cơ học. Các thiết bị kiểu này không có một chi tiết cơ học chuyển động nào và có thể được chế tạo kín, chịu được bụi, chất bẩn, độ ẩm, bùn lầy... Điều này giúp các thiết bị này có thể đo đạc vị trí tiện hơn dụng cụ quang học hay cơ điện. Khởi động ô-tô Khi quay ổ khóa khởi động ô tô, một nam châm gắn cùng ổ khóa quay theo, gây nên thay đổi từ trường, được cảm nhận bởi thiết bị dùng hiệu ứng Hall. Phương pháp này tiện lợi vì nó không gây hao mòn như phương pháp cơ học khác. Dò chuyển động quay Việc dò chuyển động quay tương tự như trên rất có ích trong chế tạo hệ thống hãm phanh chống trượt nhạy bén hơn của ô tô, giúp người điều khiển xe dễ dàng hơn. Lịch sử khám phá Năm 1878, Edwin Herbert Hall, khi đang là sinh viên của trường Đại học Johns Hopkins, đọc quyển sách "Luận về thuyết Điện từ" viết bởi James Clerk Maxwell. Ông đã thắc mắc với giáo sư của mình là Henry Rowland về một nhận xét của Maxwell rằng "lực điện từ đặt lên dây dẫn không tác dụng trực tiếp lên dòng điện mà tác động lên dây dẫn mang dòng điện đó". Rowland cũng nghi ngờ tính xác thực của kết luận đó nhưng những kiểm tra bằng thực nghiệm của ông đã không mang lại kết quả phản bác. Hall quyết định tiến hành nhiều thí nghiệm và cũng đã thất bại. Cuối cùng, ông làm lại thí nghiệm của Rowland, nhưng thay thế dây dẫn kim loại trong thí nghiệm này bằng một lá vàng mỏng. Hall đã nhận thấy từ trường làm thay đổi sự phân bố điện tích trong lá vàng và làm lệch kim của điện kế nối với các mặt bên của nó. Thí nghiệm đã không chỉ thỏa mãn thắc mắc của Hall về nhận xét của Maxwell, mà đã khẳng định bản chất dòng điện trong kim loại. Ngày nay, ta biết là điều kiện thí nghiệm thời ấy chỉ tạo được từ trường yếu và hiệu ứng chỉ quan sát được khi kim loại dẫn điện rất tốt như vàng. Hall đã đi đúng hướng khi sử dụng vàng trong thí nghiệm của mình, để khám phá ra một hiệu ứng cơ bản trong vật lý chất rắn hiện đại. Phát hiện này cũng đã mang lại cho Hall một vị trí tại trường Đại học Harvard. Công trình của ông được xuất bản năm 1879. Năm 1881, sách của Maxwell được tái bản lần hai với chú thích: "Ông Hall đã phát hiện rằng một từ trường ổn định có thể làm thay đổi chút ít sự phân bố dòng điện trong phần lớn các dây dẫn, vì vậy tuyên bố của Maxwell chỉ được xem như là gần đúng." Hiệu ứng Hall không chỉ được ứng dụng trong nhiều ngành công nghệ từ cuối thế kỷ 20, mà còn là tiền đề cho các khám phá tương tự cùng thời kỳ này như hiệu ứng Hall lượng tử, một hiệu ứng đã mang lại giải thưởng Nobel vật lý cho người khám phá ra nó. Xem thêm Giải Nobel vật lý Hiệu ứng Hall lượng tử Hiệu ứng Hall spin lượng tử Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Việt) Lịch sử khám phá hiệu ứng Hall (bằng tiếng Anh) "The Hall Effect ". nist.gov. Hall, Edwin, "On a New Action of the Magnet on Electric Currents ''". American Journal of Mathematics vol 2 1879. Hiệu ứng vật lý Vật lý chất rắn Điện từ học Vật lý vật chất ngưng tụ Điện trường và từ trường trong vật chất
1,549
7470
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rau%20r%C4%83m
Rau răm
Rau răm (danh pháp hai phần: Persicaria odorata) là một loài thực vật ăn được thuộc họ Polygonaceae - họ Thân đốt hay họ Rau răm). Mô tả Rau răm là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á. Trong một số văn bản thuộc các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Anh đôi khi người ta gọi nó là Vietnamese mint(?), Vietnamese cilantro, Vietnamese coriander(?) hay Cambodian mint, tiếng Đan Mạch là Vietnamesisk koriander (?) v.v. Có tên gọi như vậy là do lá và thân non của nó được sử dụng rộng rãi và rất đặc trưng trong nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam - mà các du khách ngoại quốc rất thích, chủ yếu nó được ăn sống như một loại rau gia vị trong đĩa rau sống hay được sử dụng ở dạng thái nhỏ cho vào các món ăn như bún thang (một đặc sản của Hà Nội), miến (với thịt vịt hay ngan), cháo nấu bằng trai hay hến hoặc ăn kèm trứng vịt lộn cùng với hạt tiêu xay mịn và một chút muối ăn. Món gỏi gà xé phay cũng dùng rau răm làm tăng hương vị. Người dân ở khu vực Huế còn có món gà bóp, trong đó thịt gà trộn lẫn với rau dăm và hạt tiêu, tỏi, đường, ớt, dấm hay chanh. Rau răm còn là một trong những thành phần chính của bánh tráng trộn (1 món ăn vặt đường phố của Việt Nam). Đặc điểm Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhất trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu vĩ độ trên 32° hay quá nhiều nước. Trong điều kiện thuận lợi, thân cây có thể cao từ 15 đến 30 cm. Khi quá lạnh hoặc quá nóng, cây rau răm sẽ lụi tàn. Mặt trên lá răm màu lục sẫm, điểm đốm màu nâu nhạt còn mặt dưới màu hung đỏ. Thân răm có đốt. Ở Việt Nam răm được trồng làm rau hoặc có khi mọc tự nhiên. Rau răm có thể sinh trưởng tốt trong mùa hè ở vùng khí hâu ôn đới châu Âu. Cây rau răm ưa sáng và chịu được đất thoát nước tốt. Thành phần chính Trong tinh dầu của rau răm người ta tìm thấy các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), ngoài ra là decanol (11%). Các sesquiterpene (α-humulene, β-caryophyllene) chiếm khoảng 15% trong tinh dầu. Sử dụng ở khu vực Đông Nam Á Tại Singapore và Malaysia, lá rau răm thái nhỏ là thành phần thiết yếu của món súp laksa, người ta dùng nhiều đến mức tên gọi theo tiếng Malay daun laksa có nghĩa là "lá laksa". (Tên gọi rau răm theo tiếng Malay là Daun kesum hay Daun lak) Chưa có nghiên cứu khoa học nào đo được tác động của rau răm lên ham muốn tình dục. Theo truyền thống, ở Việt Nam, các loại thảo dược được cho là kiềm chế ham muốn tình dục. Có một câu nói trong tiếng Việt, "rau răm, giá sống", trong đó đề cập đến niềm tin phổ biến rằng rau răm làm giảm ham muốn tình dục, trong khi giá đậu có tác dụng ngược lại. Nhiều tu sĩ Phật giáo trồng rau răm trong khu vườn riêng của họ và ăn nó thường xuyên, để giúp họ sống trong đời sống độc thân Rau răm và văn hóa Việt Nam Vì là một loại rau phổ biến, rau răm có mặt trong vài câu ca dao Việt Nam như: Những người con mắt lá răm Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay. Chú thích Tham khảo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi - Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ thuật, 1977). Cây thân thảo O Cây thuốc Thực vật Việt Nam O Thực vật được mô tả năm 1974 Thảo mộc Thực vật Indomalesia Thực vật Đông Nam Á Thực vật được mô tả năm 1790
681
7477
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%A9ng%20v%E1%BB%8Bt%20l%E1%BB%99n
Trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn (hay hột vịt lộn) là món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi đã phát triển thành hình. Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ bình dân ở Việt Nam... và vẫn được quan niệm ở các nước phương Đông coi là món ăn bổ dưỡng. Trứng được bán rong hoặc tại các góc phố, các hàng ăn nhỏ. Món ăn này cũng được ưa chuộng ở một số nước châu Á khác như là Trung Quốc, Philippines và Campuchia, tuy cách chế biến có khác nhau một chút. Tại Trung Quốc, nó được gọi là áp tử đản (), phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Trong khi đó, Thái Lan gọi trứng vịt lộn là khày khao (), thường được ăn khi luộc hoặc đem nướng chín với mỡ cùng hành lá. Trứng vịt lộn tại Việt Nam thường là phôi thai vịt từ 9 đến 11 ngày tuổi, luôn được ăn cùng rau răm, gừng thái chỉ và muối khô vắt thêm chanh hoặc quất, một số địa phương khác còn ăn kèm với đồ chua ngọt. Bên cạnh đó còn có các món biến thể khác như trứng vịt lộn nhúng lẩu, trứng vịt lộn chiên, trứng gà lộn và trứng cút lộn. Tại Philippines, trứng vịt lộn (gọi là Balut theo tiếng địa phương) và được thưởng thức rộng rãi ở tại mọi tầng lớp nhân dân,có điều trứng thường chỉ được ấp đến 7 ngày và không dùng rau răm. Chế biến Trứng vịt khi phôi thành hình: rửa sạch trứng, luộc lên, để sôi kỹ 8 phút, tắt bếp và để nguyên đó 20 phút, rồi mới lấy ra, đập vỏ, ăn phần bên trong ngay lúc còn nóng. Các gia vị phổ biến đi kèm là rau răm, gừng tươi thái chỉ, muối tiêu chanh hoặc muối tiêu vắt nước tắc (quất), và dấm ớt. Thưởng thức Mỗi vùng miền khác nhau có cách thưởng thức trứng vịt lộn khác nhau. Tại Hà Nội quả trứng được gỡ khỏi vỏ và bỏ ngay vào bát nhỏ, dùng thìa xắn, ăn bình thường. Tại Sài Gòn, trứng sau khi luộc chín được đặt trên một cái chung nhỏ, đầu to của trứng hướng lên trên, sau đó chỉ việc dùng thìa bóc vỏ ở đầu trên của trứng, rồi ăn với các gia vị đi kèm. Đây cũng là món nhậu rất được người miền Nam ưa chuộng. Tại Đà Nẵng, phần gia vị ăn kèm cũng có khác hơn so với những vùng miền khác. Người ta thường làm nước mắm và đu đủ chua ngọt, thêm vào những gia vị cay và nóng như rau răm, ớt hiểm, gừng để giảm vị tanh của trứng. Tại Phan Thiết, ngoài các gia vị thông dụng, người ta còn ăn kèm trứng vịt lộn với đồ chua ngọt làm từ cà rốt và củ cải. Cách thức ăn thì giống như của miền Bắc và miền Nam. Khách du lịch phương Tây và những người lần đầu nhìn thấy và ăn thử trứng vịt lộn thường thấy e ngại và không dám ăn trứng vịt lộn. Nguyên nhân có lẽ là con vịt trong quả trứng đã hình thành rõ ràng đủ hết mọi bộ phận, lông cánh khiến họ thấy kinh sợ, đến nỗi món ăn này thường xuyên xuất hiện trong chương trình thử thách lòng can đảm Fear Factor (chương trình TV mà người tham gia còn phải ăn giun xay và các thứ tương tự khác). Ngoài ra trứng vịt lộn còn xuất hiện 2 lần trong Survivor: Palau, 1 lần trong Survivor: China. Dinh dưỡng Trứng là một hệ thống gần như khép kín tạo nên một quả trứng tươi và một quả trứng vịt lộn sẽ tương đồng về tỷ lệ các nguyên tố,sự khác biệt ở đây là biến đổi cấu trúc của các đại phân tử. Nhiều người thường có quan niệm cho rằng trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng cao hơn trứng gà hoặc trứng vịt thông thường.Tuy vậy,xét trên một quả trứng thì giữa chúng chênh lệch nhau không đáng kể,xét tổng thể thì chúng có cùng giá trị dinh dưỡng. Ở Phillippines và Đông Nam Á, trứng vịt/gà lộn là thức ăn phổ biến. Trứng được ăn sau khi được luộc.Có nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau về trứng lộn vì nó có thể là trứng gà lộn hoặc trứng vịt lộn.Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng cho trứng gà lộn hoặc trứng vịt lộn là gần như nhau. Giai thoại Vào thời vua Minh Mạng, tháng 10 năm 1822, triều đình nhà Nguyễn đã chiêu đãi đại sứ Anh John Crawfurd một bữa tiệc trong đó có món trứng lộn. Ba tô trứng lộn (hatched eggs – có thể là trứng vịt lộn hoặc gà lộn) và đã được vị đại sứ chú ý. Khi ông hỏi cậu phục vụ người Nam Kỳ, cậu ta đã rất "ngây thơ" (naïveté) nói rằng hột vịt lộn là một cao lương mĩ vị nằm ngoài tầm với của dân nghèo, chỉ được dùng cho những người đặc biệt. Thực tế, Crawfurd sau đó được biết, trứng lộn được bày bán khá phổ biến ngoài chợ với giá chỉ đắt hơn 30% so với trứng tươi. Ông cho rằng, khi người ta mới vừa mời tiệc nhau, thì trứng được đem cho gà ấp, sau 10-12 ngày, trứng sẽ chín, và lúc đãi tiệc, nó sẽ rất hợp khẩu vị của một người Việt sành ăn. Tham khảo Liên kết ngoài Món ăn - bài thuốc từ vịt Ẩm thực Việt Nam Ẩm thực Trung Quốc Ẩm thực Philippines Ẩm thực Campuchia Ẩm thực Đông Nam Á
951
7478
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mi%E1%BA%BFn
Miến
Miến hay bún tàu là loại thực phẩm dạng sợi khô, được chế biến từ bột khoai lang, bột dong, bột đậu xanh hoặc bột sắn, bán thành từng bó khoảng 1 lạng. Sợi miến làm từ bột dong thường ngon hơn: dai, trong, không "trương" lên trong lúc ăn. Nói chung, miến là một thứ đồ ăn khô sơ chế phổ biến trong các hàng quán ăn nhanh lẫn trong gia đình Việt Nam, chỉ đứng sau bún. Ở các thành phố lớn, miến cũng góp mặt trong các món ăn đường phố thông dụng như miến ngan, miến cua, miến lươn, miến trộn Hàn Quốc,... Từ nguyên Từ "miến" (chữ Hán: 麵) trong tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Trung. Trong tiếng Trung "miến" 麵 có nghĩa là loại thức ăn dạng sợi làm từ bột, khi ăn cần phải trụng nước sôi, nhưng trong tiếng Việt "miến" lại được dùng để chỉ riêng một dạng của thức ăn này. Miến trong tiếng Trung được gọi là "粉絲" (Hán-Việt: phấn ti) hoặc "粉條" (phấn điều). Chế biến Khi ăn rửa qua cho sạch và trụng trong nồi nước dùng, rồi bỏ trực tiếp vào bát. Thưởng thức trong ngày lễ, tết, cúng, giỗ ở các vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam không thể nào thiếu bát miến măng khô nấu cùng với lòng gà, mộc nhĩ, nấm hương và các gia vị khác. Có thể ăn chan với cơm tẻ, có thể ăn không. Trong món nem, người ta cũng cắt nhỏ miến trộn vào. Tham khảo Liên kết ngoài Cách làm món miến ngan bởi CandyCanCook Nguyên liệu thực phẩm Ẩm thực Việt Nam Ẩm thực Philippines Mì sợi
275
7490
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%ADnh%20hi%E1%BB%83n%20vi
Kính hiển vi
Kính hiển vi là một thiết bị phục vụ cho mục đích khoa học dùng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được bằng cách tạo ra các hình ảnh phóng đại của vật thể đó. Kính hiển vi có thể gấp độ phóng đại bình thường lên từ 40 - 3000 lần. Kỹ thuật quan sát và ghi nhận hình ảnh bằng các kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi (microscopy). Ngày nay, kính hiển vi có thể bao gồm nhiều loại từ các kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng khả kiến, cho đến các kính hiển vi điện tử, hay các kính hiển vi quét đầu dò, hoặc các kính hiển vi phát xạ quang... Kính hiển vi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như vật lý, hóa học, sinh học, khoa học vật liệu, y học và được phát triển không chỉ là công cụ quan sát mà còn là một công cụ phân tích mạnh Lịch sử Những kính hiển vi ban đầu được phát minh vào năm 1590 ở Middelburg, Hà Lan . Ba người thợ tạo kính là Hans Lippershey (người đã phát triển các kính viễn vọng trước đó), Zacharias Janssen, cùng với cha của họ là Hans Janssen là những người đầu tiên xây dựng nên những kính hiển vi sơ khai. Năm 1611, nhà toán học người Đức Johannes Kepler (1571 - 1630) đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và cải tiến tổ hợp thấu kính hội tụ và phân kỳ nói trên. Những kết quả nghiên cứu của Kepler được sử dụng cho đến bây giờ trong các loại kính hiển vi quang học hiện đại, đặc biệt là thị kính Kepler. Năm 1619, Cornelius Drebbel ở Luân Đôn đã chế tạo một kính hiểu vi phức tạp hơn bao gồm: thị kính được lắp bằng 2 thấu kính lồi, vật kính là 1 tổ hợp của kính phẳng và kính lồi, ngoài ra còn màn chắn; ảnh nhìn qua kính hiển vi này là ảnh ngược. Năm 1625, Giovanni Faber là người xây dựng một kính hiển vi hoàn chỉnh đặt tên là Galileo Galilei . Các cấu trúc của kính hiển vi quang học tiếp tục được phát triển tiếp theo đó, và kính hiển vi chỉ được sử dụng một cách phổ biến hơn ở Italia, Anh quốc, Hà Lan vào những năm 1660, 1670. Marcelo Malpighi ở Italia bắt đầu sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu cấu trúc sinh học ở phổi. Đóng góp lớn nhất thuộc về nhà phát minh người Hà Lan Antoni van Leeuwenhoek, người đã phát triển kính hiển vi để tìm ra tế bào hồng cầu và tinh trùng và đã công bố các phát hiện này . Các phát triển ban đầu về kính hiển vi là thiết bị quang học sử dụng ánh sáng khả kiến và các thấu kính thủy tinh để quan sát. Đầu thế kỷ 20, kỹ thuật hiển vi tạo sự nhảy vọt với sự ra đời của các kính hiển vi điện tử, mà mở đầu là kính hiển vi điện tử truyền qua được phát minh năm 1931 bởi Max Knoll và Ernst Ruska ở Đức , và sau đó là sự ra đời của kính hiển vi điện tử quét... Cuối thế kỷ 20, một loạt các kỹ thuật hiển vi khác được phát triển như kính hiển vi quét đầu dò, hiển vi quang học trường gần... Các loại kính hiển vi Kính hiển vi quang học Là nhóm kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến rọi lên vật cần quan sát, và các thấu kính thủy tinh để phóng đại thông qua các nguyên lý khúc xạ của ánh sáng qua thấu kính thủy tinh. Đây là kính hiển vi đầu tiên được phát triển. Ban đầu, người ta phải sử dụng mắt để nhìn trực tiếp hình ảnh được phóng đại, nhưng các kính hiển vi quang học hiện đại ngày nay có thể được gắn thêm các bộ phận chụp ảnh như phim quang học, hoặc các CCD camera để ghi hình ảnh, hoặc video. Các bộ phận chính của kính hiển vi quang học bao gồm: Nguồn sáng; Hệ hội tụ và tạo chùm sáng song song; Giá mẫu vật; Vật kính (có thể là một thấu kính hoặc một hệ thấu kính) là bộ phận chính tạo nên sự phóng đại; Hệ lật ảnh (lăng kính, thấu kính); Thị kính là thấu kính tạo ảnh quan sát cuối cùng; Hệ ghi ảnh. Trên nguyên lý, kính hiển vi quang học có thể tạo độ phóng đại lớn tới vài ngàn lần, nhưng độ phân giải của các kính hiển vi quang học truyền thống bị giới hạn bởi hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng và cho bởi: với là bước sóng ánh sáng, NA là thông số khẩu độ. Vì thế, độ phân giải của các kính hiển vi quang học tốt nhất chỉ vào khoảng vài trăm nm. Kính hiển vi quang học quét trường gần Kính hiển vi quang học quét trường gần (tiếng Anh: Near-field scanning optical microscope) là một kỹ thuật hiển vi quang học cho phép quan sát cấu trúc bề mặt với độ phân giải rất cao, vượt qua giới hạn nhiễu xạ ánh sáng khả kiến ở các kính hiển vi quang học truyền thống (trường xa). Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đặt một detector rất gần với bề mặt của mẫu vật để thu các tín hiệu từ trường phù du của sóng ánh sáng phát ra khi quét một chùm sáng trên bề mặt của mẫu vật. Với kỹ thuật này, người ta có thể chụp ảnh bề mặt với độ phân giải ngang cỡ 20 nm, phân giải đứng cỡ 2-5 nm, và chỉ phụ thuộc vào kích thước của khẩu độ . Kính hiển vi điện tử Là nhóm kỹ thuật hiển vi mà ở đó nguồn bức xạ ánh sáng được thay thế bằng các chùm điện tử hẹp được tăng tốc dưới hiệu điện thế từ vài chục kV đến vài trăm kV. Thay vì sử dụng thấu kính thủy tinh, kính hiển vi điện tử sử dụng các thấu kính từ để hội tụ chùm điện tử, và cả hệ được đặt trong buồng chân không cao. Có nhiều loại kính hiển vi điện tử khác nhau, tùy thuộc vào cách thức tương tác của chùm điện tử với mẫu vật như kính hiển vi điện tử truyền qua sử dụng chùm điện tử chiếu xuyên qua vật, hay kính hiển vi điện tử quét sử dụng chùm điện tử quét trên vật. Kính hiển vi điện tử có độ phân giải giới hạn bởi bước sóng của sóng điện tử, nhưng do sóng điện tử có bước sóng rất ngắn nên chúng có độ phân giải vượt xa các kính hiển vi quang học truyền thống, và kính hiển vi điện tử truyền qua hiện đang là loại kính hiển vi có độ phân giải tốt nhất tới cấp độ hạ nguyên tử . Ngoài ra, nhờ tương tác giữa chùm điện tử với mẫu vật, kính hiển vi điện tử còn cho phép quan sát các cấu trúc điện từ của vật rắn, và đem lại nhiều phép phân tích hóa học với chất lượng rất cao. Kính hiển vi quét đầu dò Kính hiển vi quét đầu dò (tiếng Anh: Scanning probe microscopy, thường viết tắt là SPM) là tên gọi chung của nhóm kính hiển vi mà việc tạo ảnh bề mặt của mẫu vật được thực hiện bằng cách quét một mũi dò nhỏ trên bề mặt của mẫu vật. Nhóm kính hiển vi này ra đời vào năm 1981 với phát minh của Gerd Binnig và Heinrich Rohrer (IBM Zürich) về kính hiển vi quét chui hầm (cả hai đã giành giải Nobel Vật lý năm 1986 cho phát minh này). Khác với các loại kính hiển vi khác như quang học, hay hiển vi điện tử, kính hiển vi quét đầu dò không sử dụng nguồn bức xạ để tạo ảnh, mà tạo ảnh thông qua tương tác giữa đầu dò và bề mặt của mẫu vật. Do đó, độ phân giải của kính hiển vi đầu dò chỉ bị giới hạn bởi kích thước của đầu dò. Kính hiển vi tia X Hình ảnh Các bộ phận cơ khí của kính hiển vi Tham khảo Xem thêm Danh sách phát minh và khám phá của người Hà Lan Liên kết ngoài nOOpia , nOOpia microscopy blog Milestones in Light Microscopy, Nature Publishing FAQ on Optical Microscopes Nikon MicroscopyU, tutorials from Nikon Molecular Expressions: Exploring the World of Optics and Microscopy, Florida State University. Microscopes made from bamboo at Nature.com Microscope videos Audio microscope glossary Thiết bị vi sinh học Dụng cụ quang học Dụng cụ giúp quan sát Khoa học và công nghệ Cộng hòa Hà Lan Phát minh của Hà Lan Giới thiệu thế kỷ 17 Thiết bị khoa học
1,519
7504
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%B3%20b%E1%BA%A3ng
Phó bảng
Phó bảng (; Tiến sĩ Ất khoa) là một học vị trong hệ thống khoa bảng Việt Nam trong thời Nguyễn, được áp dụng từ 1829 đến 1919. Cống sĩ đã dự thi Hội khi đậu đại khoa chia 2 hạng: hạng dưới gọi là Phó bảng/Tiến sĩ Ất khoa, hạng trên gọi là Chính bảng/Tiến sĩ Giáp khoa. Lịch sử Học vị Phó bảng được cho là xuất phát từ danh hiệu "Phụ bảng" trong hệ thống khoa cử nhà Thanh, trong đó, những người đỗ Phụ bảng là những sĩ tử giỏi, có năng lực, nhưng số lượng quá nhiều, dẫn đến vượt quá giải ngạch mà triều đình đương thời cho phép. Áp dụng tương tự cho hệ thống khoa cử trong nước, vua Minh Mạng phê chuẩn thiết lập danh hiệu Phó bảng nhằm “ngoài những quyển trúng cách, thể văn quyển nào đầy đủ, tuy không bằng người có tên trong chính bảng, nhưng cũng có thực học thì xin vào Phó bảng” để “không để sót nhân tài”. Tuy mượn hình thức Phụ bảng của Trung Quốc, nhưng triều Nguyễn đã thay đổi theo cách riêng của mình nhằm tìm ra nhân tài phục vụ bộ máy chính quyền, chẳng hạn như ở Trung Quốc, Phụ bảng thấp hơn Cử nhân, tuy nhiên ở Việt Nam thì Phó bảng thấp hơn Tiến sĩ nhưng lại cao hơn Cử nhân. Năm 1807, vua Gia Long sau khi lên ngôi, với việc chú trọng tuyển chọn nhân tài nhằm kiến thiết đất nước, đã cho tổ chức khoa thi Hương đầu tiên, nhưng chưa tổ chức kỳ thi Hội. Từ thời Minh Mạng, hệ thống khoa cử được tổ chức quy củ hơn với hai kỳ thi Hương và thi Hội được định lệ mỗi ba năm một lần. Khoa thi Hương và thi Hội diễn ra nối tiếp nhau, cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, thi Đình. Đến năm 1829, Minh Mạng quy định đỗ Đại khoa chia thành hạng Chính bảng (hạng trên) và Phó bảng (hạng dưới). Những người đỗ Chính bảng gọi là "trúng cách", được tiếp tục dự thi Đình. Những người đỗ Thứ bảng, gọi là "thứ trúng cách", được trao học vị Phó bảng và dừng lại ở kỳ thi Hội. Tuy nhiên, đến thời Tự Đức, quy định tuyển chọn Phó bảng đã thay đổi về cách tính điểm và thể lệ dự thi ở các kỳ thi Hội và thi Đình nhằm mở rộng quy mô tìm kiếm nhân tài phục vụ chính quyền. Chẳng hạn, những người chỉ đỗ "thứ trúng cách", tức Phó bảng, đều được cho vào thi Đình chứ không dừng lại ở kỳ thi Hội và tên của họ cũng được ghi danh chung một bảng với "trúng cách". Ở kỳ thi Đình thì những sĩ tử thứ trúng cách không gọi là Phó bảng, đợi sau khi thi Đình xong mới xác định Chính bảng và Phó bảng. Đến năm 1873, quy định cho phép Phó bảng vào thi Đình bị bãi bỏ vì triều đình tuy muốn tuyển chọn càng nhiều nhân tài càng tốt nhưng lo ngại việc "lấy nhiều không thể không lạm". Ân điển và phẩm chức Trong lịch sử khoa bảng triều Nguyễn, ở một số kỳ thi Đình, Phó bảng được dự thi cùng với những người đỗ Chính bảng để chọn ra Tiến sĩ (gồm Cập đệ Tam khôi, Hoàng giáp, Đồng tiến sĩ xuất thân), những người không đủ điểm sẽ được ban học vị Phó bảng. Khi đó, ân điển mà triều đình dành cho người thi đỗ Tiến sĩ và Phó bảng, như lễ Truyền lô, ban yến, ân tứ vinh quy, tương đối khác biệt. Trong đại lễ Truyền lô được tổ chức sau mỗi kỳ thi Đình, tên của những người đỗ Tiến sĩ được ghi trên giấy vàng (long đằng hoặc long tiên), gọi là danh sách Hoàng bảng (bảng vàng) đặt ở điện Thái Hòa; còn những người đỗ Phó bảng được ghi tên vào danh sách Phó bảng, viết trên giấy đỏ (hồng điều), đặt ở Tả Đãi Lậu Viện. Sau khi lễ Truyền lô kết thúc, bảng vàng ghi danh các Tiến sĩ được treo ở Phu Văn Lâu; danh sách Phó bảng chỉ được treo ở cánh hữu Phu Văn Lâu. Tuy nhiên, càng về sau, ân điển của triều đình dành cho Phó bảng càng gần giống với Tiến sĩ. Về phẩm chức, khi mới được lập vào đời vua Minh Mạng, những sĩ tử đỗ học vị Phó bảng được bổ làm Hàn lâm viện Kiểm thảo, tương đương Tòng thất phẩm. Đến các đời vua triều Nguyễn sau, vị trí bổ nhiệm quan chức cho học vị Phó bảng càng lúc càng tăng. Theo Cao Xuân Dục, vị trí cao nhất mà các Phó bảng triều Nguyễn từng nắm giữ lên đến chức Thượng thư, phẩm hàm tương đương Chánh nhị phẩm. Một số danh nhân Nguyễn Văn Siêu (1799–1872), Phó bảng năm 40 tuổi, khoa thi Hội năm Mậu Tuất – Minh Mạng thứ 19 (1838), làm quan đến Thị giảng học sĩ (hàm Tòng tứ phẩm), phụ trách giảng dạy hoàng tử, từng làm Ất sứ sang nhà Thanh. Vũ Duy Thanh (1807–1859), đỗ Phó bảng năm 44 tuổi, đỗ Thủ khoa Chế khoa, làm Tư nghiệp rồi Tế tửu Quốc tử giám Huế. Đỗ Đăng Đệ (1814–1888), đỗ Phó Bảng năm 29 tuổi, khoa Nhâm Dần – Thiệu Trị thứ 2 (1842), làm quan đến Lễ bộ Thượng thư, là nhà thơ. Hoàng Diệu (1829–1882), đỗ Phó Bảng năm 25 tuổi, khoa Quý Sửu – Tự Đức thứ 6 (1853), từng giữ chức Tổng đốc Hà Ninh (bao gồm Hà Nội và vùng phụ cận). Nguyễn Thuật (1842–1911), đỗ Phó bảng năm 27 tuổi, khoa thi Hội năm Mậu Thìn – Tự Đức thứ 21 (1868), từng làm đến chức Thượng thư, Tổng đốc Thanh Hóa. Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), Phó bảng năm 40 tuổi, làm quan Thừa biện bộ Lễ là thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phan Châu Trinh (1872–1926), đỗ Phó bảng năm 30 tuổi, khoa thi năm Tân Sửu (1901). Phạm Hy Lượng (1834-1886) , đỗ Phó bảng năm 29 tuổi, Án sát Ninh Bình Ghi chú Chú thích Tham khảo Lịch sử hệ thống giáo dục Việt Nam Thi cử Nho học Học vị Nho học Nho giáo Việt Nam
1,071
7513
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wimbledon%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Wimbledon (định hướng)
Trong sách báo tiếng Việt, khi nói đến Wimbledon thì hầu như người ta hiểu là Giải quần vợt Wimbledon, một giải thi đấu thường niên lớn (một trong 4 giải Grand Slam), tổ chức ở khu * Trong sách báo tiếng Việt, khi nói đến Wimbledon thì hầu như người ta hiểu là Giải quần vợt Wimbledon, một giải thi đấu thường niên lớn (một trong 4 giải Grand Slam), tổ chức ở khu Wimbledon, Luân Đôn. Ngoài ra Wimbledon có thể là: Wimbledon, Luân Đôn - một thị trấn ở tây nam Luân Đôn Một đơn vị bầu cử vào Nghị viện Anh của khu vực ấy, Wimbledon (đơn vị bầu cử) Wimbledon, Bắc Dakota - một thị trấn nhỏ ở bang Bắc Dakota, Hoa Kỳ AFC Wimbledon - một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Wimbledon F.C. - một câu lạc bộ bóng đá, tiền thân của Milton Keynes Dons Wimbledon (phim) - một bộ phim dựa trên giải quần vợt Wimbledon Wimbledon (SEGA) và Wimbledon 2 (SEGA) - các trò chơi video , Luân Đôn. Ngoài ra Wimbledon có thể là: Wimbledon, Luân Đôn - một thị trấn ở tây nam Luân Đôn Một đơn vị bầu cử vào Nghị viện Anh của khu vực ấy, Wimbledon (đơn vị bầu cử) Wimbledon, Bắc Dakota - một thị trấn nhỏ ở bang Bắc Dakota, Hoa Kỳ AFC Wimbledon - một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Wimbledon F.C. - một câu lạc bộ bóng đá, tiền thân của Milton Keynes Dons Wimbledon (phim) - một bộ phim dựa trên giải quần vợt Wimbledon Wimbledon (SEGA) và Wimbledon 2 (SEGA) - các trò chơi video
276
7520
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20d%C3%A2n%20gian%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Mỹ thuật dân gian Việt Nam
Mỹ thuật dân gian Việt Nam được ghi nhận gồm các hình trang trí trên trống đồng, trên các đồ khảo cổ tới điêu khắc đình làng, chùa ở nông thôn Bắc bộ và tranh dân gian. Sau khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời năm 1925, chính thức mới có sự đào tạo chính quy về hội họa. Trước mốc thời gian này, đáng kể nhất là vốn mỹ thuật dân gian với điêu khắc đình chùa và các dòng tranh dân gian như tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh Làng Sình (Huế), tranh Kim Hoàng (Hà Tây), tranh thờ Đạo Giáo (miền núi phía Bắc). Tuy nhiên kho tàng mỹ thuật dân gian Việt Nam vẫn đang tiếp tục được khám phá. Mỹ thuật cổ Việt Nam có chương đầu từ vạn năm trước ở hang Đồng Nội, ở núi Đọ Thanh Hoá, có đỉnh đầu từ Văn hoá Đông Sơn khoảng 2500 năm trước, có sự phát triển liên tục từ nghìn năm lại đây. Nền mỹ thuật ấy có phải là mỹ thuật dân gian không, có phải là nghệ thuật tạo hình không? Trong nghệ thuật tạo hình cổ Việt Nam bao gồm tất cả những sáng tạo của nhân dân Việt Nam về kiến trúc, về tượng, về tranh, về trang trí, về đồ mỹ nghệ. Ở xã hội tiền sử và sơ sử, có thể xem văn hoá nguyên thủy là văn hoá dân gian thì mỹ thuật giai đoạn lịch sử ấy chính là cội nguồn của mỹ thuật dân gian. Xem thêm Mỹ thuật Lịch sử Việt Nam Tham khảo Liên kết ngoài Mỹ thuật Việt Nam
277
7535
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1i%20chi%E1%BA%BFt%20kh%E1%BA%A5u
Tái chiết khấu
Tái chiết khấu là việc ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng trung ương thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán và đáng tin cậy thuộc sở hữu của các ngân hàng khác theo tỉ suất tái chiết khấu nhất định. Các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng chiết khấu, tái chiết khấu trên thị trường thứ cấp. Quy trình như sau: Thường trong các giao dịch tín dụng thương mại, mối quan hệ "nợ nần" giữa người mua và người bán được cam kết thông qua việc phát hành thương phiếu và các giấy tờ có giá khác. Thương phiếu gồm hối phiếu (lệnh đòi tiền do người bán ký phát cho người mua yêu cầu trả tiền) và lệnh phiếu (do người mua ký phát cam kết trả tiền cho người bán) và có thể được đem đi chiết khấu tại ngân hàng. Tuỳ vào giá trị và mức độ tin cậy của giao dịch mà ngân hàng thương mại chấp nhận chiết khấu thương phiếu đó theo tỉ suất nhất định. Ngân hàng thương mại cũng có thể đem các giấy tờ có giá đó tái chiết khấu tại các ngân hàng thương mại khác hoặc ngân hàng Trung ương theo tỉ suất tái chiết khấu khác. Thông thường việc quy định tỉ suất tái chiết khấu từ phía ngân hàng Trung ương cao hay thấp hơn tỉ suất thị trường đều có ảnh hưởng tới lượng cung tiền tệ trong lưu thông. Tham khảo Tài chính
256
7538
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C6%B0%C6%A1ng
Xương
Xương là bộ phận quan trọng của cơ thể, với chức năng khác nhau, giúp cơ thể chuyển động, bảo vệ các cơ quan nội tạng. rất quan trọng với chúng ta giúp chúng đi đứng Xương của động vật (thuộc hệ vận động) đảm nhận các vai trò trong việc tạo hình cơ thể, tạo các khoang chứa cơ quan nội tạng, hỗ trợ quá trình vận động, là nơi sản sinh của các tế bào máu.... Về mặt cấu tạo, xương chủ yếu được tạo thành từ khoáng chất (đa phần là calci) và tế bào xương. Để thực hiện chức năng này, xương cần phải có cấu trúc đặc biệt. Chức năng Nâng đỡ cơ thể Hệ thống xương bảo vệ các cơ quan trong cơ thể: Như là tủy sống nằm trong ống sống, não bộ nằm trong hộp sọ, hệ tuần hoàn và hô hấp nằm trong lồng ngực.  Chức năng vận động:Các xương dài nối với cơ bắp bằng gân. Do các cơ bám vào xương được coi như hệ đòn bẩy đến từ các khớp. Dưới tác động của hệ thần kinh, cơ co duỗi làm các xương hoạt động nên xương đóng vai trò chủ động khi vận động. Các xương nối với nhau ở khớp bởi dây chằng. Tác động qua lại của xương với cơ được nghiên cứu trong cơ sinh học. Sản xuất máu Ngoài việc nâng đỡ cơ thể, xương còn là nơi sản xuất ra hồng cầu cho máu. Chính xác hơn là tuỷ xương - thứ chất giống như thạch ở bên trong ống xương làm ra. Có hai loại tuỷ xương, loại tuỷ vàng béo ngậy(ở người già) không sinh ra hồng cầu, chỉ có loại tuỷ đỏ (ở trẻ em)ở trong xương bả vai, xương hông, xương sườn, xương ức và xương chậu mới sản xuất hồng cầu. Những dây chuyền chế tạo năng suất cao này luôn sản xuất ra 1 lượng hồng cầu bù với số lượng hồng cầu mất đi. Cấu trúc Xương tương đối cứng và có thành phần nhẹ, tạo phần tạo bởi hai thành phần chính gồm chất vô cơ và chất hữu cơ. Chất vô cơ trong xương tồn tại dưới dạng Calci phosphate trong cách sắp xếp hóa học gọi là kiểu Ca5(PO4)3OH. Chất hữu cơ trong xương có tên gọi là Ossein hay còn được gọi là cốt giao. Có sức nén tương đối cao nhưng sức căng kém. Trong khi xương giòn, có độ co giãn phụ thuộc vào thành phần sinh học (chủ yếu vào sụn). Xương có cấu trúc mắt lưới, và độ đặc tùy vào từng điểm. Trên cơ thể người có 206 xương và được chia làm 3 phần: xương đầu, xương thân (xương mình) và xương chi. Xương có thể rắn chắc hay xốp. Vỏ (lớp ngoài) xương thì rắn chắc; 2 đề ngữ có thể dùng thay thế cho nhau. Lớp ngoài xương tạo nên phần lớn khối lương của xương; nhưng, bởi vì độ đặc của nó, nên có diện tích bề mặt ít. Xương xốp có cấu trúc tổ ong, có diện tích mặt ngoài cao, như chỉ tạo phần ít của xương. Xương có thể mềm hay cứng. Xương mềm có thể thay thế trong qua trình phát triển hay hồi phục. Được gọi như thế vì cấu trúc không đồng nhất và kết quả là có sức chịu kém. Ngược lại thì xương cứng có cấu trúc song song và cứng hơn nhiều. Xương mềm thường được thay thế bởi xương cứng trong khi lớn. Xương sọ Hộp sọ cũng có khớp xương, nhưng theo kiểu khác. Hộp sọ được cấu tạo gồm 22 mảnh xương riêng lẻ hợp thành, nhưng khớp xương giữa chúng không cử động được. Các khớp hộp sọ khít chặt với nhau giống như những miếng ghép hình. Vì thế hộp sọ rất chắc chắn, rất thích hợp để bảo vệ não cũng như giữ cho khuôn mặt ta được ổn định, chứ không méo mó khi ta cử động. Xương tay Cấu tạo xương tay khá linh hoạt để có thể hoạt động hằng ngày, ngay từ khi những tổ tiên ăn lông ở lỗ của chúng ta chuyển từ việc bò bằng 4 chân sang đứng thẳng trên hai chân, họ đã sử dụng đôi tay làm nhiều việc khác hơn. Một bàn tay có tới 27 xương nhỏ để có thể cử động dễ dàng, và các ngón tay có thể chạm vào nhau. Xương chi dưới Gồm có 31 xương: xương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương cẳng chân, xương cổ chân, xương bàn chân và xương ngón chân. Xương mình Gồm 33 đốt xương sống và có chiều dài từ 60 đến 70 cm, xương mình được chia làm 5 phần và 4 đoạn cong. Xem thêm Bộ xương Thiếu xương Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài CIMSI VNN
811
7539
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20x%C6%B0%C6%A1ng
Bộ xương
Trong sinh học, bộ xương hay khung xương là một khung cứng, giúp bảo vệ và kết cấu ở nhiều loại động vật, đặc biệt là ngành động vật có dây sống và Siêu ngành Động vật lột xác. Có hai loại bộ xương khác nhau: bộ xương ngoài, đó là vỏ ngoài ổn định của một sinh vật, và bộ xương trong, mà hình thức cấu trúc hỗ trợ bên trong cơ thể. Ngoài ra còn có hai hình thức khác của bộ xương được gọi là khung xương thủy tĩnh (hydroskeleton) và khung tế bào (cytoskeleton). Bộ xương ngoài tồn tại ở nhiều động vật không có xương sống; và chúng vây quanh với những mô và cơ quan mềm của cơ thể. Bộ xương ngoài có thể trải qua thời kỳ lột xác khi động vật lớn lên. Bộ xương trong như ở những động vật có xương sống, thường được da và cơ bắp bao phủ, bộ xương này bảo vệ các cơ quan quan trọng. Bộ xương người chiếm khoảng 14% khối lượng cơ thể. Phân loại Bộ xương ngoài Bộ xương ngoài là khung xương bên ngoài cùng, và được tìm thấy trong nhiều động vật không xương sống; chúng bao bọc và bảo vệ mô mềm và các cơ quan của cơ thể. Một số loại bộ xương ngoài trải qua lột xác định kỳ khi các loài này phát triển, như trường hợp ở các động vật chân đốt bao gồm cả côn trùng và động vật giáp xác. Bộ xương ngoài được làm bằng vật liệu khác nhau bao gồm chitin (trong động vật chân đốt), các hợp chất calci (trong san hô đá và động vật thân mềm) và silicat (đối với tảo cát và radiolarians.) Bộ xương ngoài của côn trùng không chỉ là một lớp bảo vệ mà còn phục vụ như một bề mặt để gắn các cơ, như là một bảo vệ chống thấm nước và chống bị khô, và như một giác quan để động vật tương tác với môi trường. Vỏ nhuyễn thể cũng thực hiện tất cả các chức năng tương tự, ngoại trừ trong nhiều trường hợp nó không chứa các giác quan. Bộ xương ngoài có thể là khá nặng nề khi so với khối lượng tổng thể của một con vật, vì vậy trên đất liền, sinh vật có một bộ xương ngoài hầu hết là tương đối nhỏ. Các động vật thủy sản lớn có thể hỗ trợ một bộ xương ngoài to hơn vì trọng lượng chúng nhẹ hơn khi ở dưới nước. Ngao khổng lồ phía Nam, một loài ngao nước mặn cực lớn ở Thái Bình Dương, có lớp vỏ lớn cả về kích cỡ và trọng lượng. Syrinx aruanus là một loài ốc biển có vỏ rất lớn. Chú thích Giải phẫu học động vật Bộ xương người
475